SlideShare a Scribd company logo
1
ĐỀ CƯƠNGCƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
1. Những dấu ấn của hoàn cảnh tự nhiên- sinh thái trong các thành tố văn
hóa Việt Nam truyền thống.
Việt Nam trải qua hàng nghìn năm hình thành và phát triển, với
nền lịch sử văn hóa lâu đời được hình thành bởi nhiều yếu tố, trong đó
phải kể đến yếu tố về điều kiện tự nhiên.
Việt Nam là 1 đất nước trong khu vực Đông Nam Á có điều kiện
địa lý và khí hậu khá thuận lợi. Là Quốc Gia có mạng lưới sông ngòi dày
đặc,phân bố đồng đều khắp cả nước. Trung bình cứ 20km ta lại gặp 1 cửa
sông, cả nước có 2360 sông có chiều dài lớn hơn 10km. Việt Nam là 1
quốc gia có khí hậu nhiệt-ẩm-gió mùa và được chia ra làm 2 vùng ngăn
cách bởi dãy núi Bạch Mã,chia cắt Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng. Từ dãy
núi Bạch Mã trở ra là vùng khí hậu phía bắc mang khí hậu nhiệt đới gió
mùa có mùa đông lạnh. Miền khí hậu phía Nam, từ dãy Bạch Mã trở vào
có khí hậu cận xích đạo.
Sống trong điều kiện tự nhiên như vậy đã tạo ra sự đa dạng và nét
riêng biệt trong nền văn hóa Việt Nam. Với hai tính chất quan trọng của
nền văn
hóa đó là tính sông nước và tính thực vật. Nhờ vào đặc điểm địa hình có
mạng lưới sông ngòi dày đặc và điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc phát
triển
của thực vật có hệ sinh thái đa dạng, đã tạo ra thời kì kinh tế hái lượm và
thời kì kinh tế nông nghiệp.
Về ăn uống, mâm cơm truyền thống của người Việt Nam gồm 3
món chính là cơm, cá-thịt và canh. Do ở vùng nhiệt đới cho nên người
Việt thường chuộng chất đạm từ thủy hải sản như tôm, cá hơn là những
chất đạm đến từ dê, gà bò…. Cách chế biến món ăn đơn giản chủ yếu là
dùng nước nhiều, chuộng những món ăn thanh đạm,lên men và ủ bảo
quản để tránh bị ôi thiu do thời tiết nóng ấm và tránh vi khuẩn phát sinh.
Về ăn mặc, người Việt làm quần áo từ những chất liệu có nguồn
gốc thực vật, mỏng, nhẹ, thấm mồ hôi. Cách mặc truyền thống của người
Việt là nam ở trần đóng khố, đi đất còn nữ thì mặc yếm hoặc váy. Vải
nhuộm được làm từ các
nguyên liệu tự nhiên như tơ tằm, củ nâu và chàm. Người Việt ăn mặc gọn
gàng, đơn giản để thích nghi với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, dễ dàng đi
lại, lao động trên những cánh đồng.
Về nhà ở, kiểu nhà ở truyền thống của người dân Việt Nam là nhà
sàn. Đây là kiểu nhà thích hợp cho cả miền sông nước và miền núi. Nó
không chỉ có tác dụng đối phó với môi trường sông nước ngập lụt quanh
năm mà còn có tác dụng đối phó với thời tiết mưa nhiều gây lũ rừng ở
miền núi và ngập lụt định kì ở vùng thấp khí hậu nhiệt đới ẩm có độ ẩm
cao, hạn chế và ngăn côn trùng, thú dữ. Người dân thường sử dụng các vật
liệu như tre, nứa có sẵn, các vật liệu thiên nhiên đơn giản. Ngày nay, nhà ở
những vùng hay ngập nước và các nhà kho vẫn duy trì kiến trúc nhà sàn.
Vào thế kỉ XVII nhiều ngôi đình như Đình Bảng (Hà Bắc) vẫn làm theo lối
nhà sàn. Người Việt chuộng tính nhà cao cửa rộng, làm nhà ở hướng Nam,
Đông nam. Việt Nam vẫn nằm trong vùng nhiệt đới ẩm nên rất dễ bị ẩm
mốc và những con côn trùng, sâu bọ tấn công cho nên người Việt đã xây
"nhà cao" để đổi phó đồng thời cũng giúp cho nhà thoáng mát hơn. Còn
"cửa rộng" là để tránh cải nắng bị hắt xiên và chiều vào nhà.
Bên cạnh đời sống vật chất,đời sống văn hóa của người Việt cũng
mang đậm tính sông nước. Dấu ấn sông nước đặc trong: ngói vây cá,mái
cong uốn lượn hình sóng nước, nhà thuyền, nhà bè, tên gọi các bộ phận gỗ
như: tàu mái, mũi tàu, dạ tàu, then thu, câu tàu...
Về giao thông, đường bộ kém phát triển nhưng đường thủy phát
triển
rất mạnh. Phương tiện đi lại khá phong phú như tàu, ghe, thuyền, thúng….
Người Việt rất giỏi đi trên sông nước, giỏi bắc cầu, vẽ mắt cho thuyền
chiến, (Ví dụ như trận đánh lịch sử của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng
năm 938) Quan hệ giao thương có thể diễn ra mọi nơi, đặc biệt là các khu
chợ nổi ở miền Tây. Đô thị là những thương cảng ven biển, ven sông.
Về tín ngưỡng, ở 1 số nơi người Việt thờ cây (đa,lúa, gạo); thờ
thần đất,thần nông nghiệp (lễ cúng Thần lúa của người Mạ). Thờ các vị
thần sông nước hoặc thờ các loài sống ở vùng sông nước (lễ hội rước nước
ở Đền Trần – Nam Định, 3 chén nước trên bản thờ gia tiên, tranh phong
thủy cá chép).
Về tang ma người Việt có các lễ như: lễ phạn hàm đặt đồng xu vào
miệng người chết, động tác chèo đò khi hạ quan tài người chết, bắc cầu.
2
Không chỉ vậy các lễ hội, lễ tết ở Việt Nam cũng rất phong phủ, đa dạng.
Theo mùa vụ của lúa nước sẽ có các nghi lễ và trò chơi liên quan đến
mước: thi chèo thuyền,…
Về ngôn từ người Việt có nhiều từ liên quan đến nông nghiệp và
sử dụng nhiều hình ảnh sông mước để vi von như: Tâm lý linh hoạt, mềm
mại như nước, "nước nổi bèo nổi".
Nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới-ẩm-gió mùa nên dân ta đã biến khó
khăn thành lợi thế, phát triển mạnh nền kinh tế nông nghiệp đặc biệt là lúa
nước. Kỹ thuật trồng lúa dần được cảithiện tạo ra năng suất cao đồng thời
mở rộng địa bàn sản suất và cư trú. Dân ta đã khai phá, cải tạo, mở rộng
đất đaiđể trồng lúa nước và xây dựng làng mạc. Người dân cũng trú trọng
đến thủy lợi, đắp đê,đào kênh. Ở những vùng có địa hình cao như vùng
núi, dân ta đã thể hiện cách ứng xử của mình với đất đai, địa hình bằng
cách tạo ra các ruộng bậc thang để canh tác.
Từ những dấu ấn về nét ăn uống, trang phục, nhà ở, giao thông,
phong tục, tập quán, ngôn từ ta thấy rõ được tính sông nước và tính thực
vật trong cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người Việt bao đời
nay.
2. Những đặc trưng cơ bản của tổ chức Làng Việt truyền thống
Làng xã là nơi từ bao đời nay cư dân người Việt cư trú, lao động,
sản xuất và tổ chức các sinh hoạt văn hóa, tinh thần. Văn hóa làng xã đã đi
vào ký ức người Việt với những giá trị vật chất và tinh thần rất gần gũi,
thân thương. Sự hình thành làng xã gắn với việc phát triển của sản xuất
nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp lúa nước. Giáo sư Trần Quốc Vượng
đã khẳng định: “Trong quá khứ và thậm chí đến gần đây văn minh- văn
hiến Việt Nam vẫn thuộc phạm
trù văn minh lúa nước, văn hóa Việt Nam là văn hóa xóm làng”.
Nguyên tắc tổ chức làng gồm cùng huyết thống và cùng địa vực.
Trong làng quê vốn tồn tại hai loại quan hệ huyết thống và địa vực hai loại
quan
hệ này ở vùng châu thổ Sông Hồng thường không tách biệt mà hòa hợp
với nhau. Hôn nhân cùng làng đã gắn bó thêm mối quan hệ làng xã. Quan
hệ giữa người trong làng với nhau rất mật thiết, cũng có vị trí quan trọng
trong sinh hoạt con người. Hàng xóm không chỉ là người cùng địa vực mà
còn có thể là anh em họ hàng sinh sống cùng nhau.
Làng Việt được hình thành theo 3 cách: Thứ nhất, tan rã từ xã hội
nguyên thủy; thứ hai hình thành từ việc định cư của một dòng họ, thứ ba là
do vai trò của nhà nước. Rất nhiều làng Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ có
nguồn gốc từ thời nguyên thủy. Các làng này vẫn mang nặng những tàn dư
nguyên thủy với bộ phận đất công không nhỏ. Bên cạnh đó là sự hiện diện
của các làng Việt từ việc khai khẩn của một hoặc nhiều dòng họ. Dân cư
của một làng thường phát triển bởi sự tăng lên của các thành viên trong
dòng họ.
Làng Việt Bắc Bộ thường bố trí theo lối co cụm là phổ biến. Chính cách tổ
chức làng như vậy đã tạo nên những ốc đảo,khu vực không gian cư trú
riêng của mỗi làng. Và từ đặc điểm cư trú đó kéo theo hoạt động kinh tế
khá khép kín.
Hai đặc trưng cơ bản của văn hóa làng xã truyền thống Việt Nam
chính là: tính cộng đồng và tính tự trị.
Biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng là sân đình, bến nước,
cây đa. Bất cứ làng nào cũng có một ngôi đình bởi đó là trung tâm hành
chính, nơi diễn ra mọi công việc quan trọng như hội họp, bàn việc làng,
việc nước, thu sưu thuế. Tính cộng đồng trong phạm vi làng xã là cơ sở tạo
nên tính đồng nhất trong hàng loạt lĩnh vực như đồng tộc, đồng niên, đồng
hương, đồng nghiệp và tất yếu dẫn đến sự đồng nhất trong phạm vi quốc
gia: Đồng bào (sinh ra từ một bọc trứng). Tính đồng nhất (cùng hội, cùng
cảnh ngộ) đã giúp cho người Việt có tính đoàn kết, gắn bó rất cao, luôn
yêu thương, giúp đỡ nhau, coi người trong cộng đồng như anh em trong
nhà. Nhưng cũng chính từ tính đồng nhất đó mà ý thức con người, ý chí cá
nhân bị thủ tiêu, luôn hòa tan vào các mối quan hệ xã hội; giải quyết xung
đột theo hướng “hòa cả làng”. Tính đồng nhất dẫn đến thói dựa dẫm, ỷ lại
“nước nổi, bèo nổi” kéo theo tư tưởng cầu an, cả nể.
Biểu tượng truyền thống của tính tự trị là lũy tre. Rặng tre bao bọc
quanh làng trở thành một thứ thành lũy kiên cố, bất khả xâm phạm. Làng
Việt xưa thường là một đơn vị cộng đồng tại một vùng đất nhất định. Họ
cùng nhau làm ăn sinh sống cố định trên mảnh đất gọi là quê hương. Một
làng thường được bao bọc bởi lũy tre xanh thông thương với bên ngoài
bằng một cáicổng làng.
3
Mặt khác tính tự trị nhấn mạnh vào sự khác biệt do đó mà sinh ra tư hữu,
ích kỷ. Bè nhà ai người ấy chống; ai có thân thì lo, “của mình thì giữ bo
bo, của người thì để cho bò nó ăn”; “Trai làng ở quá còn đông, cớ sao em
lại lấy chồng ngụ cư”…Tiếp nữa là óc gia trưởng, tôn ty, áp đặt ý muốn
của mình vào người khác.
Văn hóa làng xã chính là thành trì, pháo đàibảo vệ bản sắc văn
hóa dân tộc. Trong quá trình hội nhập hiện nay,trên cơ sở tiếp thu một
cách có chọn lọc,
đào thải những yếu tố văn hóa trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc để
đưa đất nước hội nhập sâu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
3. Tín ngưỡng: khái niệm, nguồn gốc. Một số tín ngưỡng dân gian của
người Việt.
Tín ngưỡng là sự thần thánh hóa, thiêng liêng hóa của con người
đối với một hay nhiều hiện tượng, nhân vật nào đó, là sản phẩm văn hóa
được hình thành trong mối quan hệ giữa con người với môi trường tự
nhiên, môi trường xã hội và với chính bản thân mình. Tín ngưỡng được
hình thành khi nhận thức con người còn hạn chế, con người chưa thể hoặc
không thể giải thích các hiện tượng xảy ra xung quanh mình. Vì thế tín
ngưỡng của Việt Nam rất đa dạng, có thể kể đến một số tín ngưỡng tiêu
biểu như tục thờ 1 số hiện tượng tự nhiên (thần Sông, thần biển), 1 số loại
thực vật, động vật, tín ngưỡng thờ và suy tôn con người như: tổ tiên nhà, tổ
tiên làng, các vị anh hùng có công với dân tộc (thành Hoàng Làng), tổ tiên
nước (các Vua Hùng), các hình tượng Mẫu,…..
Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, trong tín ngưỡng của chúng ta gắn
chặt với
môi trường tự nhiên, từ những thuở đầu tiên của nền văn minh Đông Sơn
thờ thần Mặt Trời, con người ta tin vào tự nhiên, tin vào ánh sáng cho đến
hiện tại người ta vẫn còn thờ các thần cây “thần cây đa,ma cây gạo cú cáo
cây đề”. Dân ta thờ Bà Trời, Bà Đất,Bà Nước...những nữ thần cai quản
các hiện tượng tự nhiên than thiết nhất với cuộc sống của người dân trồng
lúa nước. Về sau do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nên có thêm Thổ
Công, Ngọc Hoàng, Hà Bá. Các bà vẫn tồn tại song song tồn tại dưới
những tên khác như: Mẫu Cửu Trùng, Bà Thiên, Bà Thủy. Ngoài ra còn có
các thần Mây-Mưa-Sấm-Chớp nhưng đến khi Phật giáo du nhập vào Việt
Nam nhóm nữ thần này được nhào nặn thành hệ thống Tứ Pháp: Pháp
Vân-Pháp Vũ-Pháp Lôi-Pháp Diện.Đặc biệt là người ở các vùng sông
nước thì chim, rắn, cá sấu là những loài được tôn sùng hàng đầu. Thiên
hướng nông nghiệp còn đẩy các con vật lên mức biểu trưng:
Tiên, Rồng. Theo truyền thuyết thì tổ tiên của người Việt thuộc “họ Hồng
Bàng” và là “giống Rồng Tiên”.
Tín ngưỡng sùng bái con người , người ta tin rằng khi chết là về
với ông bà, tổtiên nơi chin suối, tin rằng dù ở nơi chin suối nhưng ông bà,
tổ tiên vẫn thường xuyên đi về thăm nom, phù hộ cho con cháu và đồng
thời nó cũng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, đề cao đạo hiếu. Đó
là cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiến. Ở Việt Nam nó dường như
là 1 tôn giáo vì ngay cả những gia đình không tin vào thần thánh cũng đặt
bàn thờ tổ tiên trong nhà. Người Việt thì coi trọng ngày giỗ, mất vì họ tin
rằng đó là ngày con người ta trở về với cõi vĩnh hằng. Ngoài ngày giỗ thì
người Việt cũng thường thắp hương tổ tiên vào những ngày lễ, tết, mùng 1,
rằm hoặc những ngày có sự kiện quan trọng.
Tín ngưỡng thành Hoàng Làng, là tín ngưỡng chịu ảnh hưởng của
văn
hóa Trung Hoa, du nhập vào Việt Nam từ thời Đường. Cũng như Thổ
Công trong 1 nhà, thành Hoàng cũng là vị thần che chở, cai quản định đoạt
phúc họa cho người dân nơi đó.Tín ngưỡng thờ thành Hoàng làng bắt đầu
xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ thứ XVI. Trước thể kỉ XVI nước ta đã
xuất hiện những ngôi đình nhưng đó chỉ là 1 địa điểm để người dân dừng
chân nghỉ mệt, sau thế kỉ XVI thì đình mới là nơi để thờ ông/bà thành
Hoàng làng. Các vị thần thành Hoàng rất đa dạng, có thể là Nam thần hoặc
Nữ thần nhưng ở Việt Nam thì các vị thần trong đình thường là Nam thần
chỉ có khoảng hơn 100 người phụ nữ được thờ làm thành Hoàng làng.
Những vị thần có thể là những nhân thần (những vị anh hùng dân tộc,
nhưng người có công với lịch sử,
ới làng đó) hoặc những nhiên thần (các vị thần thuộc về tự nhiên như thần
sông,
thần rắn, thần hổ….). Ở thời kì quân chủ, các vị thành Hoàng làng được
nhà nướcsắc phong thành: Tối linh thượng đẳng thần ( các anh hùng dân
tộc hoặc các anh hùng văn hóa lớn), Thượng đẳng thần, Trung đẳng thần.
4
Thần Hoàng được thờ ở bên trong các đình làng hoặc phối thở ở đền thậm
chí ở cả đình và đền. Để tưởng nhớ các vị thành hoàng làng thì hàng năm
sẽ có ngày lễ được gọi là hội làng, nó không chỉ để tưởng nhớ đến các vị
thần mà còn là nét sinh hoạt của cộng đồng cầucho 1 năm mưa gió thuận
hòa, quốc thái dân an.
Tín ngưỡng phồn thực là sự sùng bái, thiêng hóa sự sinh sản và để
con
người thể hiện niềm tin về sự sinh sôi của tạo vật và con người. Từ thời xa
xưa đếnnay nhân dân ta có tục thờ biểu tượng của sinh thực khí và tục thờ
hành vi giao phối. Thờ sinh thực khí và hành vi giao phối vô cùng phổ
biến ở các nước có nền văn minh nông nghiệp điển hình là Đông Nam Á
và vì vậy mà càng tạo thêm nét đẹp độc đáo trong tín ngưỡng phồn thực.
Có thể nói đây là biểu tượng của năng lượng sinh ra muôn loài vì vậy đây
là quan niệm mang đến một cuộc sống tươi đẹp, sinh sôi nảy nở, mùa
màng bội thu. Khi mùa xuân đến thường tổ chức các lễ hội và cùng nhau
thăm hỏi, ăn chơi và cầu may ở các đền chùa như: Lễ hội rước “của quý” ở
Lạng Sơn thường diễn ra vào ngày 15 tháng giêng mỗi năm, lễ hội ông
Hùng – bà Đà hay lễ hội rước pháo ở Đồng Kỵ - Bắc Ninh. Ngoài những
lễ hội thì những biểu tượng về sự sinh thành được nhân dân chạm khắc đá,
gỗ có thể thấy ở tượng nhà mồ Tây nguyên hoặc ở trong các ngôi chùa
trong các loại cột đá tự nhiên hoặc được tạc ra hoặc trong các hốc cây, các
kẽ nứt trên đá như trong cột đá chùa Dạm hay cột Đào Thịnh, hay chày
cối, chiếc trống đồng là những biểu tượng của hạnh phúc cho vợ chồng có
nhiều con cái, của sự quyền lực. Văn hóa phồn thực còn được thể hiện
trong các loại bánh làm bằng nếp giống bánh chưng nhưng không có nhân,
chúng có tên bánh cúng và bánh cấp đây là loại bánh dân gian của người
Chăm thường thấy ở những dịp lễ, tết.
Tín ngưỡng thờ “Tứ bất tử” là một trong những giá trị văn hóa tinh
thần của dân tộc Việt Nam. Nó là biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết cộng
đồng trong sự nghiệp đấu tranh“dựng nước và giữ nước”,cho khát vọng
xây dựng một cuộc sống vật chất phồn vinh và tinh thần hạnh phúc. Ngày
nay, tín ngưỡng thờ “Tứ bất tử’ vẫn tiếp tục có những ảnh hướng tích cực
đến đời sống tinh thần cũng như sự nghiệp chấn hưng đất nước của dân tộc
Việt Nam.
“Tứ bất tử” là tên gọi chung của bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt
Nam.
“Tứ bất tử” thứ nhất; Thánh Tản Viên tượng trưng cho ước vọng chinh
phục tự nhiên, chiến thắng thiên tai.
“Tứ bất tử” thứ hai; Đức Thánh Gióng (Phù Đổng Thiên Vương) tượng
trưng cho tinh thần đoàn kết, chống ngoại xâm.
“Tứ bất tử” thứ ba; Thánh Chử Đạo Tổ (Chử đồng tử) tượng trưng cho tình
yêu, hôn nhân và sự sung túc, giàu sang.
“Tứ bất tử” thứ tư; Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Mẫu Thượng Thiên), tượng
trưng cho cuộc sống tinh thần, phúc đức,văn thơ.
Tín ngưỡng thờ Đạo Mẫu là tín ngưỡng dân gian vô cùng phong
phú của người Việt cổ được truyền từ thế hệ này sang đến thế hệ khác. Có
nguồn gốc là sự hòa trộn giữa tín ngưỡng thờ nữ thần truyền thống cùng
với các yếu tố của Đạo giáo, Phật giáo, quan niệm về tứ bất tử, thể hiện
Nguyên lí mẹ trong nền văn hóa Việt Nam. Trong quá trình phát triển, đạo
mẫu có mối quan hệ tương giao với các hệ tín ngưỡng và các tôn giáo khác
trong đó có Đạo Phật. Tín ngưỡng thờ nữ thần và Đạo giáo có tính tương
đối nhất quán về điện thần và các phủ, các thần, được thể hiện nổi bật
trong huyền thoại về Man nương và nhà sư Khâu đà la. Bốn ngôi chùa
quanh vùng Dâu là nơi thờ các nữ thần Pháp Vân, Pháp vũ, Pháp lôi và
Pháp Điện, đây là những nhân tố về vũ trụ luận nguyên sơ, với mỗi nữ
thần được hiểu các hiện tượng tự nhiên như mây, mưa, sấm, chớp. Thể
hiện ý thức nhân sinh, cội nguồn dân tộc, đất nước chứa đựng lòng yêu
nước. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu có sự phát triển từ hình thức sơ khai từ
Nữ thần, tiếp đến là Mẫu Thần và cao nhất là Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Thờ
Mẫu tam phủ, tứ phủ xuất hiện từ thế kỷ XVI, cùng thời kì với sự xuất
hiện của tín ngưỡng thờ thành hoàng làng. Tam phủ, tứ phủ là nơi có Mẫu
ngự trị. Mẫu tam phủ là nói đến 3 mẫu: Mẫu thượng thiên cai quản vùng
trời, Mẫu thủy cai quản vùng nước và mẫu Thượng Ngàn cai quản vùng
đồi núi. Mẫu tứ phủ thì thêm 1 bà mẫu nữa là Mẫu Liễu Hạnh- người cai
quản thế giới con người. Hệ thống thần điện là một hệ thống nhất quán
gồm: Ngọc Hoàng, Tam tòa thánh Mẫu, Ngũ vị vương quan, Tứ vị chầu
bà, Ngũ vị hoàng tử, Thập nhị vương cô, Thập nhị vương cậu,Quan ngũ
hổ, Ông Lốt.Tín ngưỡng thờ Mẫu là một hiện tượng văn hóa dân gian tổng
thể. Vì nó tích hợp giữa đạo lí truyền thống và các yếu tố của đạo giáo,
5
phật giáo.Gắn bó với tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống huyền thoại, bài văn
chầu, truyện thơ nôm, đại tư. Bên cạnh đó, khi nói đến tín ngưỡng thờ Mẫu
phải nhắc đến các hình thái: Điện thờ, hát chầu văn, hầu đồng, múa bóng
và hát bóng. Tuy nhiên hình thức lên đồng là hiện tượng tâm linh của các
bà đồng để cầu may mắn, sức khỏe, vì thế mà sẽ có những người lợi dụng
những điểm đó để chiếm đoạt tài sản cũng như gây hại đến sức khỏe. Năm
2016, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ được công nhận là di sản
văn hóa phi
vật thể của nhân loại vì nó thể hiện sự tích hợp của văn hóa truyền thống,
thể hiện nguồn gốc của thờ Phụ nữ, tôn trọng người phụ nữ.
4. Quá trình du nhập, đặc điểm và ảnh hưởng của Phật giáo ở Việt Nam
Phật giáo là một trào lưu triết học – tôn giáo xuất hiện vào khoảng
cuối thế kỷ thứ 6 TCN ở bắc Ấn Độ. Người sáng lập ra hệ thống triết học –
tôn giáo này là Tất Đạt Đa (Siddhatha), thái tử của vua Tịnh Phạn
(Suddhodana) thuộc bộ tộc Sakiya.Thế giới, vũ trụ, theo quan niệm Phật
giáo, là luôn vận động, biến đổi, không có trước, không có sau, vô thủy, vô
chung, vô thường. Nhân sinh quan Phật giáo xuất phát từ quan niệm cho
rằng đời là bể khổ, và nguyên nhân của nó là sinh, lão, bệnh, tử. Những
giáo lý mang nặng tính triết lý, đạo đức này đã có một ảnh hưởng sâu rộng
lên phong tục, tập quán, văn hóa, văn minh của nhiều dân tộc, trong đó có
Việt Nam.
Phật giáo là một tôn giáo được truyền vào nước ta từ rất sớm, từ
những năm đầu công nguyên và chủ yếu trực tiếp từ Ấn Độ. Mười thế kỷ
đầu Phật giáo truyền bá vào Việt Nam, mặc dù trong hoàn cảnh đất nước
bị xâm lược và đô hộ nhưng đạo Phật đã tạo ra được những ảnh hưởng
trong nhân dân và có những sự chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới khi
đất nước độc lập, tự chủ.
Từ thế kỷ X, nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập, tự chủ sau một
ngàn năm Bắc thuộc. Việc này đã tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển
sang một bước mới. Dưới hai triều đại Đinh - Lê, tuy không tuyên bố Phật
giáo là Quốc đạo nhưng đã công nhận Phật giáo là tôn giáo chính của cả
nước. Các triều Vua Đinh - Lê có nhiều chính sách nâng đỡ đạo Phật. Đặc
biệt Vua Lê Đại Hành và Vua Đinh Tiên Hoàng đã trọng dụng và phong
thưởng cho nhiều nhà sư có công giúp Vua lo việc triều chính.
Dưới triều nhà Trần, Phật giáo Việt Nam phát triển tới mức cực
thịnh và trở thành tôn giáo chính thống của cả nước. Vị vua đầu tiên của
Triều Trần là vua Trần Thái Tông trong ba mươi ba năm giữ ngôi (1225-
1258), ông vừa trị quốc vừa nghiên cứu Phật giáo và trở thành người có
trình độ Phật học uyên thâm. Bản thân ông cũng đã viết rất nhiều sách văn
thơ mang tư tưởng Phật giáo như Thiền tông chỉ nam, Lục thời xám hối
khóa nghi, Kim cương tam muội chú giải...
Từ triều Lê Sơ (thế kỷ XV) trở đi, chế độ Phong kiến ở Việt Nam
phát triển lên một bước mới, lấy Nho giáo làm chỗ dựa cho tư tưởng chính
trị và đạo đức nên Phật giáo từ chỗ phát triển cực thịnh đã suy yếu dần.
Tuy nhiên với truyền thống yêu nước,gắn bó với dân tộc thì Phật giáo vẫn
giữ được gốc rễ sâu bền trong lòng nhân dân; đồng thời với thái độ khoan
dung, Phật giáo đã làm cho tư tưởng Tam giáo (Phật,Lão, Nho) vốn có từ
trước bắt đầu mang một sắc thái mới.
Đầu thế kỷ XX, phong trào Chấn hưng Phật giáo không chỉ diễn ra
ở Việt Nam mà còn diễn ra ở nhiều nước; đó là kết quả tất yếu của những
biến đổi lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội, tư tưởng. Phong trào Chấn hưng
Phật giáo nổ ra ở Trung Quốc, Nhật Bản sau đó lan ra nhiều nước Châu Á
với các khẩu hiệu cách mạng giáo lý, cách mạng giáo chế, cách mạng giáo
hội. Phong trào chấn hưng Phật giáo ngoài mang ý nghĩa tôn giáo thì còn
có ý nghĩa chính trị xã hội tích cực gắn với công cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc; đó là một số nhà sư cùng một số nhân sĩ trí thức yêu nước, mến
đạo, muốn đạo Phật phát triển nên đã sử dụng ngọn cờ Phật giáo để đoàn
kết, tập hợp lực lượng chống thực dân Pháp.
Phong trào Chấn hưng Phật giáo diễn ra ở Sài Gòn và một số tỉnh
miền Nam vào năm 1920 gắn với tên tuổi của các nhà sư tiên phong như
Khánh Hòa (1877-1947), Thiện Chiếu (1898-1974)...miền Trung, miền
Bắc với các nhà sư như: Hòa thượng Giác Tiên (1880-1936), Thượng tọa
Tố Liên (1903-1977), Thượng tọa Trí Hải (1906-1979)..
Sau đạithắng mùa xuân năm 1975, đất nước hòa bình, độc lập,
thống nhất đã tạo cơ duyên thuận lợi cho giới Phật giáo thực hiện một Phật
sự lớn được đặt ra từ lâu. Đó là việc thống nhất các tổ chức hệ phái Phật
giáo trong một tổ chức chung.
6
Tháng 2/1980, Ban vận động Phật giáo thống nhất đã được thành
lập với 33 vị tăng, ni, cư sĩ đạidiện cho các tổ chức hệ phái của Phật giáo
cả nước.
Tháng 11/1981, Hội nghị đại biểu thống nhất Phật giáo đã được long trọng
tổ chức ại thủ đô Hà Nội với 165 đại biểu là tăng, ni, cư sĩ của 09 hệ phái
Phật giáo trong cả nước. Tại hội nghị trên đã thống nhất lập ra Giáo hội
Phật giáo Việt Nam và thông qua Hiến chương, chương trình hành động
của Giáo hội với đường hướng "Đạo pháp- Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội".
Theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện nay cả nước có
hơn 4,6 triệu tín đồ phật tử quy y tam bảo, 893 đơn vị gia đình phật tử;
44.498 tăng, ni;
có 14.775 tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm phật đường; có 04 học viện Phật
giáo; hơn 30 trường Trung cấp Phật học; đạo Phật có các tạp chí như: Tạp
chí nghiên cứu Phật học, tạp chí văn hóa Phật giáo, tạp chí Khuông Việt....
Qua tìm hiểu sơ lược cho thấy, Phật giáo có mặt ở nước ta từ rất
sớm, trên cơ sở tiếp thu ảnh hưởng từ cả 02 phía Ấn Độ và Trung Quốc.
Phật giáo Việt Nam hội tụ cả 02 dòng Phật giáo Bắc tông và Phật giáo
Nam tông và chịu ảnh hưởng của 03 tông phái lớn của Phật giáo đại thừa
đó là Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông. Đồng thời Phật giáo Việt Nam
còn chịu ảnh hưởng bởi Nho giáo, Lão giáo, phong tục tập quán dân gian
nên tạo ra những nét riêng biệt. Phật giáo Việt Nam có bề dày lịch sử gần
hai chục thế kỷ. Trong quá trình đó, Phật giáo Việt Nam đã luôn giữ và
làm tốt vai trò "Hộ quốc an dân" góp phần quan trọng trong quá trình xây
dựng nền văn hóa dân tộc. Ngày nay với đường hướng tiến bộ "Đạo pháp -
Dân tộc- Chủ nghĩa xã hội", tăng, ni, tín đồ phật giáo cả nước tiếp tục có
những đóng góp quan trọng trong quá trình đổi mới và xây dựng đất nước.

More Related Content

Similar to Cơ sở văn hóa Việt Nam

Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngLễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
ttkhhanam
 
Đình làng Bắc Bộ Việt Nam - Kiến trúc Nhiệt đới
Đình làng Bắc Bộ Việt Nam - Kiến trúc Nhiệt đớiĐình làng Bắc Bộ Việt Nam - Kiến trúc Nhiệt đới
Đình làng Bắc Bộ Việt Nam - Kiến trúc Nhiệt đới
luongthuykhe
 
verrypopularinstructmentitelligentknowlege.pptx
verrypopularinstructmentitelligentknowlege.pptxverrypopularinstructmentitelligentknowlege.pptx
verrypopularinstructmentitelligentknowlege.pptx
NguynHi232828
 
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngLễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngttkhhanam
 
Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17
Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17
Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17
NgcHoa15
 
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀINAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
Chau Duong
 
Tailieu.vncty.com so sanh-van_hoa_thai_lan_vn_3443
Tailieu.vncty.com so sanh-van_hoa_thai_lan_vn_3443Tailieu.vncty.com so sanh-van_hoa_thai_lan_vn_3443
Tailieu.vncty.com so sanh-van_hoa_thai_lan_vn_3443
Trần Đức Anh
 
Cơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT NamCơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT Namguest2414f
 
Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô trên địa bàn quận...
Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô trên địa bàn quận...Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô trên địa bàn quận...
Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô trên địa bàn quận...
nataliej4
 
Chương III VĂN HÓA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI TS. BÙI QUANG XUÂN
Chương III VĂN HÓA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI  TS. BÙI QUANG XUÂNChương III VĂN HÓA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI  TS. BÙI QUANG XUÂN
Chương III VĂN HÓA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI TS. BÙI QUANG XUÂN
Minh Chanh
 
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc BộVùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc BộHoàng Mai
 
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Cơ sở văn hóa Việt NamCơ sở văn hóa Việt Nam
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Đào Trịnh
 
So sánh quốc gia dân tộc với dân tộc tộc người
So sánh quốc gia dân tộc với dân tộc tộc ngườiSo sánh quốc gia dân tộc với dân tộc tộc người
So sánh quốc gia dân tộc với dân tộc tộc người
HoiNguynTh6
 
Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieu
Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieuDia li dia_phuong_tinh_bac_lieu
Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieuhuyensu
 
[Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào
[Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào [Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào
[Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào
Thủy Nguyễn
 
Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...
Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...
Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Giới thiệu-tổng-quát-về-vùng-duyên-hải-nam-trung-bộ
Giới thiệu-tổng-quát-về-vùng-duyên-hải-nam-trung-bộGiới thiệu-tổng-quát-về-vùng-duyên-hải-nam-trung-bộ
Giới thiệu-tổng-quát-về-vùng-duyên-hải-nam-trung-bộ
dngphngNam
 
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạngVăn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Pham Van Tam
 
Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh sóc Trang
Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh sóc TrangQuản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh sóc Trang
Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh sóc Trang
Van Thien
 
6 vung xinh dep viet nam
6 vung xinh dep viet nam6 vung xinh dep viet nam
6 vung xinh dep viet nam
DuDu122
 

Similar to Cơ sở văn hóa Việt Nam (20)

Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngLễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
 
Đình làng Bắc Bộ Việt Nam - Kiến trúc Nhiệt đới
Đình làng Bắc Bộ Việt Nam - Kiến trúc Nhiệt đớiĐình làng Bắc Bộ Việt Nam - Kiến trúc Nhiệt đới
Đình làng Bắc Bộ Việt Nam - Kiến trúc Nhiệt đới
 
verrypopularinstructmentitelligentknowlege.pptx
verrypopularinstructmentitelligentknowlege.pptxverrypopularinstructmentitelligentknowlege.pptx
verrypopularinstructmentitelligentknowlege.pptx
 
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngLễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
 
Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17
Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17
Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17
 
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀINAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
 
Tailieu.vncty.com so sanh-van_hoa_thai_lan_vn_3443
Tailieu.vncty.com so sanh-van_hoa_thai_lan_vn_3443Tailieu.vncty.com so sanh-van_hoa_thai_lan_vn_3443
Tailieu.vncty.com so sanh-van_hoa_thai_lan_vn_3443
 
Cơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT NamCơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT Nam
 
Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô trên địa bàn quận...
Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô trên địa bàn quận...Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô trên địa bàn quận...
Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô trên địa bàn quận...
 
Chương III VĂN HÓA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI TS. BÙI QUANG XUÂN
Chương III VĂN HÓA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI  TS. BÙI QUANG XUÂNChương III VĂN HÓA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI  TS. BÙI QUANG XUÂN
Chương III VĂN HÓA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc BộVùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
 
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Cơ sở văn hóa Việt NamCơ sở văn hóa Việt Nam
Cơ sở văn hóa Việt Nam
 
So sánh quốc gia dân tộc với dân tộc tộc người
So sánh quốc gia dân tộc với dân tộc tộc ngườiSo sánh quốc gia dân tộc với dân tộc tộc người
So sánh quốc gia dân tộc với dân tộc tộc người
 
Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieu
Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieuDia li dia_phuong_tinh_bac_lieu
Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieu
 
[Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào
[Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào [Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào
[Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào
 
Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...
Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...
Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...
 
Giới thiệu-tổng-quát-về-vùng-duyên-hải-nam-trung-bộ
Giới thiệu-tổng-quát-về-vùng-duyên-hải-nam-trung-bộGiới thiệu-tổng-quát-về-vùng-duyên-hải-nam-trung-bộ
Giới thiệu-tổng-quát-về-vùng-duyên-hải-nam-trung-bộ
 
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạngVăn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
 
Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh sóc Trang
Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh sóc TrangQuản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh sóc Trang
Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh sóc Trang
 
6 vung xinh dep viet nam
6 vung xinh dep viet nam6 vung xinh dep viet nam
6 vung xinh dep viet nam
 

Recently uploaded

insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
UyenDang34
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 

Recently uploaded (18)

insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 

Cơ sở văn hóa Việt Nam

  • 1. 1 ĐỀ CƯƠNGCƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM 1. Những dấu ấn của hoàn cảnh tự nhiên- sinh thái trong các thành tố văn hóa Việt Nam truyền thống. Việt Nam trải qua hàng nghìn năm hình thành và phát triển, với nền lịch sử văn hóa lâu đời được hình thành bởi nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến yếu tố về điều kiện tự nhiên. Việt Nam là 1 đất nước trong khu vực Đông Nam Á có điều kiện địa lý và khí hậu khá thuận lợi. Là Quốc Gia có mạng lưới sông ngòi dày đặc,phân bố đồng đều khắp cả nước. Trung bình cứ 20km ta lại gặp 1 cửa sông, cả nước có 2360 sông có chiều dài lớn hơn 10km. Việt Nam là 1 quốc gia có khí hậu nhiệt-ẩm-gió mùa và được chia ra làm 2 vùng ngăn cách bởi dãy núi Bạch Mã,chia cắt Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng. Từ dãy núi Bạch Mã trở ra là vùng khí hậu phía bắc mang khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Miền khí hậu phía Nam, từ dãy Bạch Mã trở vào có khí hậu cận xích đạo. Sống trong điều kiện tự nhiên như vậy đã tạo ra sự đa dạng và nét riêng biệt trong nền văn hóa Việt Nam. Với hai tính chất quan trọng của nền văn hóa đó là tính sông nước và tính thực vật. Nhờ vào đặc điểm địa hình có mạng lưới sông ngòi dày đặc và điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc phát triển của thực vật có hệ sinh thái đa dạng, đã tạo ra thời kì kinh tế hái lượm và thời kì kinh tế nông nghiệp. Về ăn uống, mâm cơm truyền thống của người Việt Nam gồm 3 món chính là cơm, cá-thịt và canh. Do ở vùng nhiệt đới cho nên người Việt thường chuộng chất đạm từ thủy hải sản như tôm, cá hơn là những chất đạm đến từ dê, gà bò…. Cách chế biến món ăn đơn giản chủ yếu là dùng nước nhiều, chuộng những món ăn thanh đạm,lên men và ủ bảo quản để tránh bị ôi thiu do thời tiết nóng ấm và tránh vi khuẩn phát sinh. Về ăn mặc, người Việt làm quần áo từ những chất liệu có nguồn gốc thực vật, mỏng, nhẹ, thấm mồ hôi. Cách mặc truyền thống của người Việt là nam ở trần đóng khố, đi đất còn nữ thì mặc yếm hoặc váy. Vải nhuộm được làm từ các nguyên liệu tự nhiên như tơ tằm, củ nâu và chàm. Người Việt ăn mặc gọn gàng, đơn giản để thích nghi với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, dễ dàng đi lại, lao động trên những cánh đồng. Về nhà ở, kiểu nhà ở truyền thống của người dân Việt Nam là nhà sàn. Đây là kiểu nhà thích hợp cho cả miền sông nước và miền núi. Nó không chỉ có tác dụng đối phó với môi trường sông nước ngập lụt quanh năm mà còn có tác dụng đối phó với thời tiết mưa nhiều gây lũ rừng ở miền núi và ngập lụt định kì ở vùng thấp khí hậu nhiệt đới ẩm có độ ẩm cao, hạn chế và ngăn côn trùng, thú dữ. Người dân thường sử dụng các vật liệu như tre, nứa có sẵn, các vật liệu thiên nhiên đơn giản. Ngày nay, nhà ở những vùng hay ngập nước và các nhà kho vẫn duy trì kiến trúc nhà sàn. Vào thế kỉ XVII nhiều ngôi đình như Đình Bảng (Hà Bắc) vẫn làm theo lối nhà sàn. Người Việt chuộng tính nhà cao cửa rộng, làm nhà ở hướng Nam, Đông nam. Việt Nam vẫn nằm trong vùng nhiệt đới ẩm nên rất dễ bị ẩm mốc và những con côn trùng, sâu bọ tấn công cho nên người Việt đã xây "nhà cao" để đổi phó đồng thời cũng giúp cho nhà thoáng mát hơn. Còn "cửa rộng" là để tránh cải nắng bị hắt xiên và chiều vào nhà. Bên cạnh đời sống vật chất,đời sống văn hóa của người Việt cũng mang đậm tính sông nước. Dấu ấn sông nước đặc trong: ngói vây cá,mái cong uốn lượn hình sóng nước, nhà thuyền, nhà bè, tên gọi các bộ phận gỗ như: tàu mái, mũi tàu, dạ tàu, then thu, câu tàu... Về giao thông, đường bộ kém phát triển nhưng đường thủy phát triển rất mạnh. Phương tiện đi lại khá phong phú như tàu, ghe, thuyền, thúng…. Người Việt rất giỏi đi trên sông nước, giỏi bắc cầu, vẽ mắt cho thuyền chiến, (Ví dụ như trận đánh lịch sử của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938) Quan hệ giao thương có thể diễn ra mọi nơi, đặc biệt là các khu chợ nổi ở miền Tây. Đô thị là những thương cảng ven biển, ven sông. Về tín ngưỡng, ở 1 số nơi người Việt thờ cây (đa,lúa, gạo); thờ thần đất,thần nông nghiệp (lễ cúng Thần lúa của người Mạ). Thờ các vị thần sông nước hoặc thờ các loài sống ở vùng sông nước (lễ hội rước nước ở Đền Trần – Nam Định, 3 chén nước trên bản thờ gia tiên, tranh phong thủy cá chép). Về tang ma người Việt có các lễ như: lễ phạn hàm đặt đồng xu vào miệng người chết, động tác chèo đò khi hạ quan tài người chết, bắc cầu.
  • 2. 2 Không chỉ vậy các lễ hội, lễ tết ở Việt Nam cũng rất phong phủ, đa dạng. Theo mùa vụ của lúa nước sẽ có các nghi lễ và trò chơi liên quan đến mước: thi chèo thuyền,… Về ngôn từ người Việt có nhiều từ liên quan đến nông nghiệp và sử dụng nhiều hình ảnh sông mước để vi von như: Tâm lý linh hoạt, mềm mại như nước, "nước nổi bèo nổi". Nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới-ẩm-gió mùa nên dân ta đã biến khó khăn thành lợi thế, phát triển mạnh nền kinh tế nông nghiệp đặc biệt là lúa nước. Kỹ thuật trồng lúa dần được cảithiện tạo ra năng suất cao đồng thời mở rộng địa bàn sản suất và cư trú. Dân ta đã khai phá, cải tạo, mở rộng đất đaiđể trồng lúa nước và xây dựng làng mạc. Người dân cũng trú trọng đến thủy lợi, đắp đê,đào kênh. Ở những vùng có địa hình cao như vùng núi, dân ta đã thể hiện cách ứng xử của mình với đất đai, địa hình bằng cách tạo ra các ruộng bậc thang để canh tác. Từ những dấu ấn về nét ăn uống, trang phục, nhà ở, giao thông, phong tục, tập quán, ngôn từ ta thấy rõ được tính sông nước và tính thực vật trong cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người Việt bao đời nay. 2. Những đặc trưng cơ bản của tổ chức Làng Việt truyền thống Làng xã là nơi từ bao đời nay cư dân người Việt cư trú, lao động, sản xuất và tổ chức các sinh hoạt văn hóa, tinh thần. Văn hóa làng xã đã đi vào ký ức người Việt với những giá trị vật chất và tinh thần rất gần gũi, thân thương. Sự hình thành làng xã gắn với việc phát triển của sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp lúa nước. Giáo sư Trần Quốc Vượng đã khẳng định: “Trong quá khứ và thậm chí đến gần đây văn minh- văn hiến Việt Nam vẫn thuộc phạm trù văn minh lúa nước, văn hóa Việt Nam là văn hóa xóm làng”. Nguyên tắc tổ chức làng gồm cùng huyết thống và cùng địa vực. Trong làng quê vốn tồn tại hai loại quan hệ huyết thống và địa vực hai loại quan hệ này ở vùng châu thổ Sông Hồng thường không tách biệt mà hòa hợp với nhau. Hôn nhân cùng làng đã gắn bó thêm mối quan hệ làng xã. Quan hệ giữa người trong làng với nhau rất mật thiết, cũng có vị trí quan trọng trong sinh hoạt con người. Hàng xóm không chỉ là người cùng địa vực mà còn có thể là anh em họ hàng sinh sống cùng nhau. Làng Việt được hình thành theo 3 cách: Thứ nhất, tan rã từ xã hội nguyên thủy; thứ hai hình thành từ việc định cư của một dòng họ, thứ ba là do vai trò của nhà nước. Rất nhiều làng Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ có nguồn gốc từ thời nguyên thủy. Các làng này vẫn mang nặng những tàn dư nguyên thủy với bộ phận đất công không nhỏ. Bên cạnh đó là sự hiện diện của các làng Việt từ việc khai khẩn của một hoặc nhiều dòng họ. Dân cư của một làng thường phát triển bởi sự tăng lên của các thành viên trong dòng họ. Làng Việt Bắc Bộ thường bố trí theo lối co cụm là phổ biến. Chính cách tổ chức làng như vậy đã tạo nên những ốc đảo,khu vực không gian cư trú riêng của mỗi làng. Và từ đặc điểm cư trú đó kéo theo hoạt động kinh tế khá khép kín. Hai đặc trưng cơ bản của văn hóa làng xã truyền thống Việt Nam chính là: tính cộng đồng và tính tự trị. Biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng là sân đình, bến nước, cây đa. Bất cứ làng nào cũng có một ngôi đình bởi đó là trung tâm hành chính, nơi diễn ra mọi công việc quan trọng như hội họp, bàn việc làng, việc nước, thu sưu thuế. Tính cộng đồng trong phạm vi làng xã là cơ sở tạo nên tính đồng nhất trong hàng loạt lĩnh vực như đồng tộc, đồng niên, đồng hương, đồng nghiệp và tất yếu dẫn đến sự đồng nhất trong phạm vi quốc gia: Đồng bào (sinh ra từ một bọc trứng). Tính đồng nhất (cùng hội, cùng cảnh ngộ) đã giúp cho người Việt có tính đoàn kết, gắn bó rất cao, luôn yêu thương, giúp đỡ nhau, coi người trong cộng đồng như anh em trong nhà. Nhưng cũng chính từ tính đồng nhất đó mà ý thức con người, ý chí cá nhân bị thủ tiêu, luôn hòa tan vào các mối quan hệ xã hội; giải quyết xung đột theo hướng “hòa cả làng”. Tính đồng nhất dẫn đến thói dựa dẫm, ỷ lại “nước nổi, bèo nổi” kéo theo tư tưởng cầu an, cả nể. Biểu tượng truyền thống của tính tự trị là lũy tre. Rặng tre bao bọc quanh làng trở thành một thứ thành lũy kiên cố, bất khả xâm phạm. Làng Việt xưa thường là một đơn vị cộng đồng tại một vùng đất nhất định. Họ cùng nhau làm ăn sinh sống cố định trên mảnh đất gọi là quê hương. Một làng thường được bao bọc bởi lũy tre xanh thông thương với bên ngoài bằng một cáicổng làng.
  • 3. 3 Mặt khác tính tự trị nhấn mạnh vào sự khác biệt do đó mà sinh ra tư hữu, ích kỷ. Bè nhà ai người ấy chống; ai có thân thì lo, “của mình thì giữ bo bo, của người thì để cho bò nó ăn”; “Trai làng ở quá còn đông, cớ sao em lại lấy chồng ngụ cư”…Tiếp nữa là óc gia trưởng, tôn ty, áp đặt ý muốn của mình vào người khác. Văn hóa làng xã chính là thành trì, pháo đàibảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Trong quá trình hội nhập hiện nay,trên cơ sở tiếp thu một cách có chọn lọc, đào thải những yếu tố văn hóa trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc để đưa đất nước hội nhập sâu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 3. Tín ngưỡng: khái niệm, nguồn gốc. Một số tín ngưỡng dân gian của người Việt. Tín ngưỡng là sự thần thánh hóa, thiêng liêng hóa của con người đối với một hay nhiều hiện tượng, nhân vật nào đó, là sản phẩm văn hóa được hình thành trong mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và với chính bản thân mình. Tín ngưỡng được hình thành khi nhận thức con người còn hạn chế, con người chưa thể hoặc không thể giải thích các hiện tượng xảy ra xung quanh mình. Vì thế tín ngưỡng của Việt Nam rất đa dạng, có thể kể đến một số tín ngưỡng tiêu biểu như tục thờ 1 số hiện tượng tự nhiên (thần Sông, thần biển), 1 số loại thực vật, động vật, tín ngưỡng thờ và suy tôn con người như: tổ tiên nhà, tổ tiên làng, các vị anh hùng có công với dân tộc (thành Hoàng Làng), tổ tiên nước (các Vua Hùng), các hình tượng Mẫu,….. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, trong tín ngưỡng của chúng ta gắn chặt với môi trường tự nhiên, từ những thuở đầu tiên của nền văn minh Đông Sơn thờ thần Mặt Trời, con người ta tin vào tự nhiên, tin vào ánh sáng cho đến hiện tại người ta vẫn còn thờ các thần cây “thần cây đa,ma cây gạo cú cáo cây đề”. Dân ta thờ Bà Trời, Bà Đất,Bà Nước...những nữ thần cai quản các hiện tượng tự nhiên than thiết nhất với cuộc sống của người dân trồng lúa nước. Về sau do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nên có thêm Thổ Công, Ngọc Hoàng, Hà Bá. Các bà vẫn tồn tại song song tồn tại dưới những tên khác như: Mẫu Cửu Trùng, Bà Thiên, Bà Thủy. Ngoài ra còn có các thần Mây-Mưa-Sấm-Chớp nhưng đến khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam nhóm nữ thần này được nhào nặn thành hệ thống Tứ Pháp: Pháp Vân-Pháp Vũ-Pháp Lôi-Pháp Diện.Đặc biệt là người ở các vùng sông nước thì chim, rắn, cá sấu là những loài được tôn sùng hàng đầu. Thiên hướng nông nghiệp còn đẩy các con vật lên mức biểu trưng: Tiên, Rồng. Theo truyền thuyết thì tổ tiên của người Việt thuộc “họ Hồng Bàng” và là “giống Rồng Tiên”. Tín ngưỡng sùng bái con người , người ta tin rằng khi chết là về với ông bà, tổtiên nơi chin suối, tin rằng dù ở nơi chin suối nhưng ông bà, tổ tiên vẫn thường xuyên đi về thăm nom, phù hộ cho con cháu và đồng thời nó cũng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, đề cao đạo hiếu. Đó là cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiến. Ở Việt Nam nó dường như là 1 tôn giáo vì ngay cả những gia đình không tin vào thần thánh cũng đặt bàn thờ tổ tiên trong nhà. Người Việt thì coi trọng ngày giỗ, mất vì họ tin rằng đó là ngày con người ta trở về với cõi vĩnh hằng. Ngoài ngày giỗ thì người Việt cũng thường thắp hương tổ tiên vào những ngày lễ, tết, mùng 1, rằm hoặc những ngày có sự kiện quan trọng. Tín ngưỡng thành Hoàng Làng, là tín ngưỡng chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, du nhập vào Việt Nam từ thời Đường. Cũng như Thổ Công trong 1 nhà, thành Hoàng cũng là vị thần che chở, cai quản định đoạt phúc họa cho người dân nơi đó.Tín ngưỡng thờ thành Hoàng làng bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ thứ XVI. Trước thể kỉ XVI nước ta đã xuất hiện những ngôi đình nhưng đó chỉ là 1 địa điểm để người dân dừng chân nghỉ mệt, sau thế kỉ XVI thì đình mới là nơi để thờ ông/bà thành Hoàng làng. Các vị thần thành Hoàng rất đa dạng, có thể là Nam thần hoặc Nữ thần nhưng ở Việt Nam thì các vị thần trong đình thường là Nam thần chỉ có khoảng hơn 100 người phụ nữ được thờ làm thành Hoàng làng. Những vị thần có thể là những nhân thần (những vị anh hùng dân tộc, nhưng người có công với lịch sử, ới làng đó) hoặc những nhiên thần (các vị thần thuộc về tự nhiên như thần sông, thần rắn, thần hổ….). Ở thời kì quân chủ, các vị thành Hoàng làng được nhà nướcsắc phong thành: Tối linh thượng đẳng thần ( các anh hùng dân tộc hoặc các anh hùng văn hóa lớn), Thượng đẳng thần, Trung đẳng thần.
  • 4. 4 Thần Hoàng được thờ ở bên trong các đình làng hoặc phối thở ở đền thậm chí ở cả đình và đền. Để tưởng nhớ các vị thành hoàng làng thì hàng năm sẽ có ngày lễ được gọi là hội làng, nó không chỉ để tưởng nhớ đến các vị thần mà còn là nét sinh hoạt của cộng đồng cầucho 1 năm mưa gió thuận hòa, quốc thái dân an. Tín ngưỡng phồn thực là sự sùng bái, thiêng hóa sự sinh sản và để con người thể hiện niềm tin về sự sinh sôi của tạo vật và con người. Từ thời xa xưa đếnnay nhân dân ta có tục thờ biểu tượng của sinh thực khí và tục thờ hành vi giao phối. Thờ sinh thực khí và hành vi giao phối vô cùng phổ biến ở các nước có nền văn minh nông nghiệp điển hình là Đông Nam Á và vì vậy mà càng tạo thêm nét đẹp độc đáo trong tín ngưỡng phồn thực. Có thể nói đây là biểu tượng của năng lượng sinh ra muôn loài vì vậy đây là quan niệm mang đến một cuộc sống tươi đẹp, sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu. Khi mùa xuân đến thường tổ chức các lễ hội và cùng nhau thăm hỏi, ăn chơi và cầu may ở các đền chùa như: Lễ hội rước “của quý” ở Lạng Sơn thường diễn ra vào ngày 15 tháng giêng mỗi năm, lễ hội ông Hùng – bà Đà hay lễ hội rước pháo ở Đồng Kỵ - Bắc Ninh. Ngoài những lễ hội thì những biểu tượng về sự sinh thành được nhân dân chạm khắc đá, gỗ có thể thấy ở tượng nhà mồ Tây nguyên hoặc ở trong các ngôi chùa trong các loại cột đá tự nhiên hoặc được tạc ra hoặc trong các hốc cây, các kẽ nứt trên đá như trong cột đá chùa Dạm hay cột Đào Thịnh, hay chày cối, chiếc trống đồng là những biểu tượng của hạnh phúc cho vợ chồng có nhiều con cái, của sự quyền lực. Văn hóa phồn thực còn được thể hiện trong các loại bánh làm bằng nếp giống bánh chưng nhưng không có nhân, chúng có tên bánh cúng và bánh cấp đây là loại bánh dân gian của người Chăm thường thấy ở những dịp lễ, tết. Tín ngưỡng thờ “Tứ bất tử” là một trong những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam. Nó là biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết cộng đồng trong sự nghiệp đấu tranh“dựng nước và giữ nước”,cho khát vọng xây dựng một cuộc sống vật chất phồn vinh và tinh thần hạnh phúc. Ngày nay, tín ngưỡng thờ “Tứ bất tử’ vẫn tiếp tục có những ảnh hướng tích cực đến đời sống tinh thần cũng như sự nghiệp chấn hưng đất nước của dân tộc Việt Nam. “Tứ bất tử” là tên gọi chung của bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam. “Tứ bất tử” thứ nhất; Thánh Tản Viên tượng trưng cho ước vọng chinh phục tự nhiên, chiến thắng thiên tai. “Tứ bất tử” thứ hai; Đức Thánh Gióng (Phù Đổng Thiên Vương) tượng trưng cho tinh thần đoàn kết, chống ngoại xâm. “Tứ bất tử” thứ ba; Thánh Chử Đạo Tổ (Chử đồng tử) tượng trưng cho tình yêu, hôn nhân và sự sung túc, giàu sang. “Tứ bất tử” thứ tư; Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Mẫu Thượng Thiên), tượng trưng cho cuộc sống tinh thần, phúc đức,văn thơ. Tín ngưỡng thờ Đạo Mẫu là tín ngưỡng dân gian vô cùng phong phú của người Việt cổ được truyền từ thế hệ này sang đến thế hệ khác. Có nguồn gốc là sự hòa trộn giữa tín ngưỡng thờ nữ thần truyền thống cùng với các yếu tố của Đạo giáo, Phật giáo, quan niệm về tứ bất tử, thể hiện Nguyên lí mẹ trong nền văn hóa Việt Nam. Trong quá trình phát triển, đạo mẫu có mối quan hệ tương giao với các hệ tín ngưỡng và các tôn giáo khác trong đó có Đạo Phật. Tín ngưỡng thờ nữ thần và Đạo giáo có tính tương đối nhất quán về điện thần và các phủ, các thần, được thể hiện nổi bật trong huyền thoại về Man nương và nhà sư Khâu đà la. Bốn ngôi chùa quanh vùng Dâu là nơi thờ các nữ thần Pháp Vân, Pháp vũ, Pháp lôi và Pháp Điện, đây là những nhân tố về vũ trụ luận nguyên sơ, với mỗi nữ thần được hiểu các hiện tượng tự nhiên như mây, mưa, sấm, chớp. Thể hiện ý thức nhân sinh, cội nguồn dân tộc, đất nước chứa đựng lòng yêu nước. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu có sự phát triển từ hình thức sơ khai từ Nữ thần, tiếp đến là Mẫu Thần và cao nhất là Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ xuất hiện từ thế kỷ XVI, cùng thời kì với sự xuất hiện của tín ngưỡng thờ thành hoàng làng. Tam phủ, tứ phủ là nơi có Mẫu ngự trị. Mẫu tam phủ là nói đến 3 mẫu: Mẫu thượng thiên cai quản vùng trời, Mẫu thủy cai quản vùng nước và mẫu Thượng Ngàn cai quản vùng đồi núi. Mẫu tứ phủ thì thêm 1 bà mẫu nữa là Mẫu Liễu Hạnh- người cai quản thế giới con người. Hệ thống thần điện là một hệ thống nhất quán gồm: Ngọc Hoàng, Tam tòa thánh Mẫu, Ngũ vị vương quan, Tứ vị chầu bà, Ngũ vị hoàng tử, Thập nhị vương cô, Thập nhị vương cậu,Quan ngũ hổ, Ông Lốt.Tín ngưỡng thờ Mẫu là một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể. Vì nó tích hợp giữa đạo lí truyền thống và các yếu tố của đạo giáo,
  • 5. 5 phật giáo.Gắn bó với tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống huyền thoại, bài văn chầu, truyện thơ nôm, đại tư. Bên cạnh đó, khi nói đến tín ngưỡng thờ Mẫu phải nhắc đến các hình thái: Điện thờ, hát chầu văn, hầu đồng, múa bóng và hát bóng. Tuy nhiên hình thức lên đồng là hiện tượng tâm linh của các bà đồng để cầu may mắn, sức khỏe, vì thế mà sẽ có những người lợi dụng những điểm đó để chiếm đoạt tài sản cũng như gây hại đến sức khỏe. Năm 2016, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vì nó thể hiện sự tích hợp của văn hóa truyền thống, thể hiện nguồn gốc của thờ Phụ nữ, tôn trọng người phụ nữ. 4. Quá trình du nhập, đặc điểm và ảnh hưởng của Phật giáo ở Việt Nam Phật giáo là một trào lưu triết học – tôn giáo xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ thứ 6 TCN ở bắc Ấn Độ. Người sáng lập ra hệ thống triết học – tôn giáo này là Tất Đạt Đa (Siddhatha), thái tử của vua Tịnh Phạn (Suddhodana) thuộc bộ tộc Sakiya.Thế giới, vũ trụ, theo quan niệm Phật giáo, là luôn vận động, biến đổi, không có trước, không có sau, vô thủy, vô chung, vô thường. Nhân sinh quan Phật giáo xuất phát từ quan niệm cho rằng đời là bể khổ, và nguyên nhân của nó là sinh, lão, bệnh, tử. Những giáo lý mang nặng tính triết lý, đạo đức này đã có một ảnh hưởng sâu rộng lên phong tục, tập quán, văn hóa, văn minh của nhiều dân tộc, trong đó có Việt Nam. Phật giáo là một tôn giáo được truyền vào nước ta từ rất sớm, từ những năm đầu công nguyên và chủ yếu trực tiếp từ Ấn Độ. Mười thế kỷ đầu Phật giáo truyền bá vào Việt Nam, mặc dù trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược và đô hộ nhưng đạo Phật đã tạo ra được những ảnh hưởng trong nhân dân và có những sự chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới khi đất nước độc lập, tự chủ. Từ thế kỷ X, nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập, tự chủ sau một ngàn năm Bắc thuộc. Việc này đã tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển sang một bước mới. Dưới hai triều đại Đinh - Lê, tuy không tuyên bố Phật giáo là Quốc đạo nhưng đã công nhận Phật giáo là tôn giáo chính của cả nước. Các triều Vua Đinh - Lê có nhiều chính sách nâng đỡ đạo Phật. Đặc biệt Vua Lê Đại Hành và Vua Đinh Tiên Hoàng đã trọng dụng và phong thưởng cho nhiều nhà sư có công giúp Vua lo việc triều chính. Dưới triều nhà Trần, Phật giáo Việt Nam phát triển tới mức cực thịnh và trở thành tôn giáo chính thống của cả nước. Vị vua đầu tiên của Triều Trần là vua Trần Thái Tông trong ba mươi ba năm giữ ngôi (1225- 1258), ông vừa trị quốc vừa nghiên cứu Phật giáo và trở thành người có trình độ Phật học uyên thâm. Bản thân ông cũng đã viết rất nhiều sách văn thơ mang tư tưởng Phật giáo như Thiền tông chỉ nam, Lục thời xám hối khóa nghi, Kim cương tam muội chú giải... Từ triều Lê Sơ (thế kỷ XV) trở đi, chế độ Phong kiến ở Việt Nam phát triển lên một bước mới, lấy Nho giáo làm chỗ dựa cho tư tưởng chính trị và đạo đức nên Phật giáo từ chỗ phát triển cực thịnh đã suy yếu dần. Tuy nhiên với truyền thống yêu nước,gắn bó với dân tộc thì Phật giáo vẫn giữ được gốc rễ sâu bền trong lòng nhân dân; đồng thời với thái độ khoan dung, Phật giáo đã làm cho tư tưởng Tam giáo (Phật,Lão, Nho) vốn có từ trước bắt đầu mang một sắc thái mới. Đầu thế kỷ XX, phong trào Chấn hưng Phật giáo không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà còn diễn ra ở nhiều nước; đó là kết quả tất yếu của những biến đổi lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội, tư tưởng. Phong trào Chấn hưng Phật giáo nổ ra ở Trung Quốc, Nhật Bản sau đó lan ra nhiều nước Châu Á với các khẩu hiệu cách mạng giáo lý, cách mạng giáo chế, cách mạng giáo hội. Phong trào chấn hưng Phật giáo ngoài mang ý nghĩa tôn giáo thì còn có ý nghĩa chính trị xã hội tích cực gắn với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc; đó là một số nhà sư cùng một số nhân sĩ trí thức yêu nước, mến đạo, muốn đạo Phật phát triển nên đã sử dụng ngọn cờ Phật giáo để đoàn kết, tập hợp lực lượng chống thực dân Pháp. Phong trào Chấn hưng Phật giáo diễn ra ở Sài Gòn và một số tỉnh miền Nam vào năm 1920 gắn với tên tuổi của các nhà sư tiên phong như Khánh Hòa (1877-1947), Thiện Chiếu (1898-1974)...miền Trung, miền Bắc với các nhà sư như: Hòa thượng Giác Tiên (1880-1936), Thượng tọa Tố Liên (1903-1977), Thượng tọa Trí Hải (1906-1979).. Sau đạithắng mùa xuân năm 1975, đất nước hòa bình, độc lập, thống nhất đã tạo cơ duyên thuận lợi cho giới Phật giáo thực hiện một Phật sự lớn được đặt ra từ lâu. Đó là việc thống nhất các tổ chức hệ phái Phật giáo trong một tổ chức chung.
  • 6. 6 Tháng 2/1980, Ban vận động Phật giáo thống nhất đã được thành lập với 33 vị tăng, ni, cư sĩ đạidiện cho các tổ chức hệ phái của Phật giáo cả nước. Tháng 11/1981, Hội nghị đại biểu thống nhất Phật giáo đã được long trọng tổ chức ại thủ đô Hà Nội với 165 đại biểu là tăng, ni, cư sĩ của 09 hệ phái Phật giáo trong cả nước. Tại hội nghị trên đã thống nhất lập ra Giáo hội Phật giáo Việt Nam và thông qua Hiến chương, chương trình hành động của Giáo hội với đường hướng "Đạo pháp- Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội". Theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện nay cả nước có hơn 4,6 triệu tín đồ phật tử quy y tam bảo, 893 đơn vị gia đình phật tử; 44.498 tăng, ni; có 14.775 tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm phật đường; có 04 học viện Phật giáo; hơn 30 trường Trung cấp Phật học; đạo Phật có các tạp chí như: Tạp chí nghiên cứu Phật học, tạp chí văn hóa Phật giáo, tạp chí Khuông Việt.... Qua tìm hiểu sơ lược cho thấy, Phật giáo có mặt ở nước ta từ rất sớm, trên cơ sở tiếp thu ảnh hưởng từ cả 02 phía Ấn Độ và Trung Quốc. Phật giáo Việt Nam hội tụ cả 02 dòng Phật giáo Bắc tông và Phật giáo Nam tông và chịu ảnh hưởng của 03 tông phái lớn của Phật giáo đại thừa đó là Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông. Đồng thời Phật giáo Việt Nam còn chịu ảnh hưởng bởi Nho giáo, Lão giáo, phong tục tập quán dân gian nên tạo ra những nét riêng biệt. Phật giáo Việt Nam có bề dày lịch sử gần hai chục thế kỷ. Trong quá trình đó, Phật giáo Việt Nam đã luôn giữ và làm tốt vai trò "Hộ quốc an dân" góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng nền văn hóa dân tộc. Ngày nay với đường hướng tiến bộ "Đạo pháp - Dân tộc- Chủ nghĩa xã hội", tăng, ni, tín đồ phật giáo cả nước tiếp tục có những đóng góp quan trọng trong quá trình đổi mới và xây dựng đất nước.