SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ LIÊN
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ
“GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
Hà Nội - 2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ LIÊN
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ
“GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Trí Nhiệm
Hà Nội - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số
liệu, kết quả điều tra nêu trong luận văn này là trung thực, được ghi rõ nguồn
gốc, một cách minh bạch, đầy đủ. Đề tài nghiên cứu này chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Liên
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và thực hiện luận văn này, ngoài sự
nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, dạy dỗ và hướng dẫn của
các thầy giáo, cô giáo, giảng dạy khoa Báo chí – Truyền thông trường Đại học
Khoa học - Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội), người thân và bạn bè.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Trí Nhiệm là người
trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình làm luận văn.
Trong quá trình làm luận văn, bản thân tôi đã rất cố gắng bằng tất cả sự
đam mê và năng lực của mình. Song do nguồn tài liệu khan hiếm và hạn chế
của bản thân chưa có kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học nên chắc chắn
luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được
sự chỉ bảo ý kiến của các thầy cô giáo, sự góp ý chân thành của bạn bè và
đồng nghiệp.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Liên
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Bộ NN&PTNN Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
CNH- HĐH Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa
GCNS Giải cứu nông sản
NN-NT
PT&TH
Nông nghiệp, nông thôn
Phát thanh và truyền hình
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.................................................... 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 8
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 8
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu .....................................................10
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài........................................................12
7. Bố cục luận văn...........................................................................................13
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO IN VỚI VẤN ĐỀ GIẢI CỨU
NÔNG SẢN....................................................................................................14
1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài....................................14
1.1.1. Báo in ....................................................................................................14
1.1.2. Nông sản................................................................................................15
1.1.3. Nông dân ...............................................................................................16
1.1.4. Giải cứu.................................................................................................17
1.1.5. Giải cứu nông sản.................................................................................18
1.2. Tầm quan trọng của nông sản đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở
Việt Nam hiện nay.........................................................................................19
1.3. Vai trò của báo in trong việc giải cứu nông sản cho nông dân..........23
1.4. Những nguyên tắc và yêu cầu trong việc báo chí thực hiện “giải cứu
nông sản”........................................................................................................27
1.5. Nội dung, phương pháp giải cứu nông sản cho nông dân của báo in ......31
1.5.1. Nội dung................................................................................................31
1.5.2. Phương pháp.........................................................................................32
Tiểu kết chương 1............................................................................................36
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG BÁO IN VỚI VẤN ĐỀ GIẢI CỨU NÔNG
SẢN CHO NÔNG DÂN................................................................................37
2.1. Giới thiệu các tờ báo trong diện khảo sát............................................37
2.1.1 Báo Nhân dân.........................................................................................37
2.1.2 Báo Nông nghiệp....................................................................................38
2.1.3 Báo Thái Bình ........................................................................................39
2.2. Thực trạng vấn đề giải cứu nông sản cho nông dân trên báo Nhân
dân, báo Nông Nghiệp Việt Nam và báo Thái Bình (từ tháng 3/2017 đến
3/2018) ............................................................................................................40
2.2.1. Tần suất các vụ việc giải cứu nông sản trong thời gian khảo sát ........40
2.2.2. Nội dung chính thể hiện của các bài báo khảo sát về đề tài giải cứu ..43
2.2.3. Hình thức thể hiện của các bài báo về đề tài giải cứu nông sản..........60
2.3. Những ƣu điểm và hạn chế của các bài báo khảo sát.........................66
2.3.1. Ưu điểm.................................................................................................67
2.3.2. Hạn chế .................................................................................................70
Tiểu kết chương 2............................................................................................75
Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ GIẢI CỨU NÔNG SẢN CHO NÔNG DÂN CỦA BÁO CHÍ..............76
3.1. Những vấn đề đặt ra ..............................................................................76
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả giải cứu nông sản cho nông dân của
báo chí ............................................................................................................79
3.2.1. Giải pháp cụ thể....................................................................................79
3.2.2. Giải pháp chiến lược.............................................................................86
Tiểu kết chương 3............................................................................................98
KẾT LUẬN....................................................................................................99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................102
PHỤ LỤC.....................................................................................................107
DANH MỤC BẢNG
ảng 2.1 Khía cạnh đề cập trên báo Nhân dân...............................................59
ảng 2.2 Khía cạnh đề cập trên báo Nông nghiệp Việt Nam.........................59
ảng 2.3 Khía cạnh đề cập trên báo Thái Bình ..............................................59
ảng 2.4 Các thể loại báo chí sử dụng trên báo Nhân dân .............................62
ảng 2.5 Các thể loại báo chí sử dụng trên báo Nông nghiệp VN.................62
ảng 2.6 Các thể loại báo chí sử dụng trên báo Thái Bình ............................62
ảng 2.7 Anh/Chị có theo dõi các thông tin về nông nghiệp qua báo in .......71
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu lợn ....................................................41
Hình 2.2. Các thể loại báo chí được sử dụng..................................................61
Hình 2.3 Số lượng bài báo ..............................................................................66
Hình 2.4 Mức độ quan tâm theo dõi thông tin trên báo in của nông dân (khảo
sát tháng 10/2017 tại Đông Hưng, Hưng Hà, Tiền Hải, tỉnh Thái ình .......71
Hình 2.5 ênh tiếp cận thông tin giải cứu thịt lợn của nông dân (khảo sát
tháng 10/2017 tại Đông Hưng, Hưng Hà, Tiền Hải,.......................................73
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kể từ sau Đổi mới (1986), ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được
những thành tựu to lớn và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã
hội của đất nước. Nông nghiệp phát triển đã đảm bảo vững chắc an ninh
lương thực quốc gia, tạo việc làm và thu nhập cho 70% dân cư, là nhân tố
quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Bất
chấp những khó khăn về thị trường, thiên tai và dịch bệnh, nông nghiệp luôn
duy trì tăng trưởng ở mức tương đối khá. Kể từ năm 2007 đến nay, Việt Nam
chứng kiến tình trạng suy thoái của nền kinh tế do những yếu kém trong quản
lý chính sách vĩ mô trong nước và ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh
tế thế giới, trong bối cảnh khó khăn, sản xuất nông nghiệp nổi lên như một
mảng sáng đáng khích lệ nhất của nền kinh tế.
Trong giai đoạn 2007 - 2015, nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình
quân 3,35%/năm. Năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới,
cả hai ngành công nghiệp và dịch vụ đều gặp khó khăn nên tốc độ tăng trưởng
giảm mạnh, duy chỉ có nông nghiệp vẫn duy trì tốc độ tăng, nhờ đó giúp hạn
chế bớt khó khăn cho nền kinh tế. Tuy nhiên từ năm 2009 đến nay, sản xuất
và tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng sản xuất nông nghiệp có
xu hướng chững lại và giảm mạnh chỉ còn 1,91% vào năm 2009, phục hồi vào
các năm 2010, 2011 và lại sụt giảm mạnh vào các năm 2012, 2013 (còn
2,63% , năm 2014 có dấu hiệu tăng lên nhưng đến năm 2015 lại giảm về
2,41%, năm 2016 tiếp tục giảm xuống mức 1,36%
Năm 2017 sau những báo động đỏ của ngành sản xuất nông nghiệp,
cả xã hội đã chung tay với những biện pháp tích cực từ các bộ, ban, ngành,
địa phương. Những biện pháp tổng lực đã mang lại những kết quả bước đầu,
sản xuất nông nghiệp có dấu hiệu phục hồi nhưng tốc độ tăng tổng sản phẩm
trong nước ngành nông nghiệp cũng chỉ đạt 2,90 % (NCIF- Trung tâm thông
tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia).
2
Trong những năm gần đây, điệp khúc được mùa, sản lượng tăng, khó
khăn đầu ra, giảm giá khiến không ít loại nông sản Việt phải trông chờ giải
cứu . Một vài cuộc giải cứu , điển hình như:
Đầu năm 2015, Indonesia bất ngờ ngừng nhập khẩu hành tím Sóc
Trăng. Sản lượng hành tím lên tới 150.000 tấn khó có cách tiêu thụ.Giá hành
giảm xuống chỉ còn 3.000 – 4.000 đồng/kg. Người nông dân lao đao sau một
vụ mùa bội thu. Đoàn viên, thanh niên cả nước đã chung tay giải cứu hành
tím, phân phối đi cả nước. Trong năm 2015, 2017, dưa hấu Quảng Nam,
Quảng Ngãi xuống giá kỷ lục. Sản lượng dư thừa hàng nghìn tấn, không tìm
được đầu ra. Nông dân phải cho bò ăn dưa, bỏ hoang ruộng. Nhiều tổ chức, cá
nhân đã thu mua dưa của bà con nông dân với giá cao hơn thương lái. Vận
chuyển đi các địa phương kêu gọi giải cứu [53].
Cũng trong năm 2015, sản lượng thanh long tại Bình Thuận tăng cao.
Trong khi đó, thương lái Trung Quốc đột ngột ngừng mua khiến Bình Thuận
dư 1.500 tấn thanh long. Giá thanh long xuống thấp kỷ lục, loại 1 mới được
1.000 đồng/kg. Sau đó, nhiều địa phương và doanh nghiệp trong cả nước đã
tập trung giải cứu [55].
Đầu năm 2016, Trung Quốc ngừng nhập khẩu chuối từ Philippines.
Thương lái Trung Quốc tìm mua chuối Việt Nam nên đẩy giá lên cao, nông
dân Đông Nam ộ đổ xô trồng chuối đến đầu năm 2017, sản lượng chuối quá
lớn khiến dư cung, Trung Quốc nhập chuối từ Philippines trở lại, giá chuối
giảm liên tiếp đến 10 lần tại Tây Ninh, Đồng Nai… Giá rẻ, nông dân để chuối
rụng chín cây và làm thức ăn cho bò và dê [53].
Từ đầu năm 2017, sản lượng thịt lợn trong nước tăng kỷ lục.Trung
Quốc ngừng nhập heo tiểu ngạch. Giá lợn hơi giảm kỷ lục, có nơi chỉ khoảng
10.000 – 15.000 đồng/kg. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kêu gọi
toàn xã hội chung tay giải cứu thịt lợn giúp bà con nông dân, tránh ảnh
hưởng nền chăn nuôi trong nước [53].
3
Trước sự bùng nổ về công nghệ và dòng chảy vũ bão của thông tin.
Báo chí ngày càng khẳng định được vị thế quyền lực mềm trong xã hội. Sự
lên ngôi của các loại hình thức báo chí mới, đe dọa đến sự tồn vong của các
hình thức báo chí truyền thống. Báo in – (một người bạn) gần gũi với người
nông dân, những người tưởng như có thời gian để nghiền ngẫm một tờ báo in,
giờ đây mối quan hệ đó cũng trở nên xa cách. Thực tế cho thấy các tờ báo
in chưa thực sự phát huy hết vai trò của mình trong công cuộc giải cứu nông
sản . Với uy tín và mạng lưới kết nối, báo chí nói chung và báo in nói riêng
còn có thể đóng góp nhiều hơn nữa trong việc giải cứu nông sản và câu
chuyện phát triển nông nghiệp bền vững.
Trong công cuộc giải cứu nông sản, hầu hết các cơ quan báo chí từ
trung ương đến địa phương đều tập trung thông tin nhanh, chính xác đến các
cơ quan ban ngành, tạo sự kết nối giữa nông dân, doanh nghiệp và các cơ
quan chức năng liên quan. Nhờ báo chí, các cuộc giải cứu trong thời gian
qua đã được thực hiện nhanh hơn, sớm hơn và hiệu quả hơn. Tìm hiểu vai trò
của báo chí trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp cũng đã có những đề tài
nghiên cứu của các nhà khoa học, sinh viên đề cập tới như: áo chí với sự
nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn , Những vấn đề then chốt của
viêc phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH , Vấn đề nông
nghiệp, nông dân, nông thôn trên báo in Việt Nam… Nhưng chưa có đề tài
nào tập trung nghiên cứu vai trò của báo chí mà cụ thể là các tờ báo với vấn
đề giải cứu nông sản . Với mong muốn tìm hiểu phương thức, kinh nghiệm
từ những hoạt động giải cứu nông sản có sự tham gia của báo chí, qua đó
rút ra những bài học hữu ích đối với việc phát huy vai trò của báo chí trong
những hoàn cảnh mới của đất nước.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận về báo chí và thực tiễn triển khai các
hoạt động của các cơ quan báo chí từ những sự kiện nêu trên, tác giả lựa chọn
đề tài luận văn: Báo chí với vấn đề giải cứu nông sản cho nông dân”
4
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những thập kỷ gần đây, bước phát triển nhảy vọt của kỹ thuật
truyền thông là một trong những hiện tượng gây tác động mạnh mẽ đến đời
sống xã hội, làm thay đổi cả bản chất của xã hội cũng như đời sống tâm lý,
các chuẩn mực văn hóa và những thói quen của con người. Sự tiếp cận dễ
dàng với điện thoại di động và máy vi tính được kết nối mạng Internet toàn
cầu, đã giúp cho công chúng có thể gửi đi cách chớp nhoáng thông điệp và lời
nói, hình ảnh tĩnh và động đến những nơi xa xôi và cô lập nhất của thế giới:
một khả năng mà các thế hệ đi trước khó thực hiện nổi.
Chính vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò, chức năng,
nguyên tắc hoạt động và hiệu quả của báo chí. Một số công trình được coi là
những cuốn sách đặt nền móng cho việc nghiên cứu vai trò, chức năng,
nguyên tắc hoạt động và hiệu quả của báo chí, ví dụ Cơ sở lý luận báo chí
(Tạ Ngọc Tấn chủ biên, 1999 , Truyền thông đại chúng (Tạ Ngọc Tấn,
2001 , Cơ sở lý luận báo chí truyền thông (Dương Xuân Sơn, Đinh Văn
Hường, Trần Quang, 2004 , … Các cuốn sách cung cấp những hiểu biết có
tính hệ thống về các phương tiện truyền thông đại chúng và những nguyên
tắc, phương pháp cơ bản nhằm quản lý, điều hành, phát huy tốt vai trò, sức
mạnh của các phương tiện truyền thông đại chúng trong công cuộc xây dựng
và phát triển đất nước.
Rất nhiều công trình khai thác vai trò của báo chí đối với một lĩnh vực cụ
thể, như: Vai trò của báo chí trong phòng, chống diễn biến hòa bình trên
lĩnh vực tư tưởng văn hóa (Bộ Quốc Phòng, 2017 ; Vai trò của báo chí
trong định hướng dư luận xã hội (Đỗ Chí Nghĩa, 2012 ; áo chí với thông
tin đối ngoại (Lê Thanh Bình, 2012 , áo chí với vấn đề biến đổi khí hậu
(Đinh Văn Hường, 2016 , Quyền được nói: Vai trò của truyền thông đại
chúng trong phát triển kinh tế (Nguyễn Thị Hòa, 2006 , Truyền thông đại
5
chúng trong công tác lãnh đạo, quản lý (Vũ Đình Hòe, 2000 , Vai trò của
truyền thông đại chúng trong giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay (Trần
Ngọc Tăng, 2001 , Về vai trò giám sát xã hội và phản biện xã hội của báo
chí Việt Nam (Đặng Thị Thu Hương, 2013 … Một trong những thành viên
nghiên cứu chính đề tài, TS. Đặng Vũ Huân là chủ trì công trình nghiên cứu
cấp Bộ về Tăng cường vai trò của thiết chế truyền thông trong việc bảo vệ
quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam (2016
- Cuốn sách “Lịch sử các lý thuyết truyền thông” của tác giả Armand
Mattelart & Mchele Mattelart, dịch giả Hồ Thị Hòa đã phân tích và giải thích
sự đa diện và sự bùng nổ của phạm vi nghiên cứu về truyền thông, mà về mặt
lich sử, đã luôn nằm trong sự tranh chấp giữa các hệ thống vật thể và các hệ
thống phi vật thể, giữa cá nhân và xã hội giữa tự do ý chí và các xu hướng
quyết định luận xã hội. Trong các bối cảnh lịch sử khác nhau, những sự căng
thẳng và đối kháng này, vốn là khởi nguồn của những quan điểm và dẫn đến
sự hình thành của các trường phái, các trào lưu và các xu hướng truyền thông.
- Cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” của tác giả Tạ Ngọc Tấn (chủ biên),
(1999 , đã trình bày hệ thống những kiến thức cơ bản của lý luận báo chí như:
quan niệm chung về báo chí, tính giai cấp của báo chí, tự do báo chí, các chức
năng của báo chí, luật pháp, nguyên tắc hoạt động và lao động sáng tạo trong
báo chí.
- Cuốn “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông”của tác giả Dương Xuân
Sơn, Trần Quang, Đinh Văn Hường (2004), đã đưa ra ba mô hình lý thuyết
truyền thông hiện đại, lý thuyết phương tiện truyền thông đề cập đến sự phức
tạp của các nguyên tắc triết học chính trị xã hội bằng việc tổ chức các ý tưởng
về mối quan hệ giữa truyền thông và xã hội.
- Cuốn sách “Các loại hình báo chí truyền thông” của PGS.TS. Dương
Xuân Sơn đã cung cấp những hiểu biết cơ bản, có hệ thống về khái niệm, đặc
trưng, đặc điểm của truyền thông và truyền thông đại chúng hiện đại. Cuốn
6
sách cũng đưa ra những ưu điểm và hạn chế, nguyên tắc và phương pháp sáng
tạo, xu hướng phát triển riêng của từng loại hình.
- Cuốn sách “100 bản quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới” của tác
giả Nguyễn Thị Trường Giang đã đưa ra những vấn đề cơ bản của các quy tắc
đạo đức nghề báo trên thế giới và Việt Nam. Cuốn sách cung cấp những kiến
thức tổng quan về nguyên tắc, tiêu chuẩn chung trong các bản quy tắc đạo đức
nghề báo trên thế giới.
- Bài viết Truyền thông phát triển – Một hướng đi mới cho báo chí các
nước đang phát triển”của tác giả Nguyễn Minh Nguyệt đăng trên Tạp chí
Thông tin Khoa học xã hội - Số 312 ra 12/2008 trình bày các ý tưởng cơ bản
về truyền thông phát triển, lợi ích của truyền thông phát triển đối nông nghiệp
ở các quốc gia đang phát triển nói chung, Việt Nam nói riêng.
Nông nghiệp là đề tài lớn của báo chí. Do đó, có nhiều đề tài nghiên cứu.
Tuy nhiên, nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài áo chí với vấn đề giải
cứu nông sản cho nông dân tác giả đưa ra một số khảo sát như sau:
- Luận văn thạc sĩ Tư vấn khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân
trên báo chí Việt Nam của tác giả Bùi Thị Hồng Vân (2011), nghiên cứu một
số lý luận liên quan đến đặc trưng của các loại hình báo in, phát thanh, truyền
hình, khảo sát những sản phẩm liên quan đến chỉ dẫn, tư vấn khoa học, kĩ
thuật nông nghiệp, đồng thời đề xuất những khía cạnh lý luận của xu hướng
làm chỉ dẫn – tư vấn trên báo chí Việt Nam.
- Luận văn thạc sĩ Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên báo in
Việt Nam (khảo sát các báo Hà Nội mới, Nông Nghiệp Việt Nam và Nông
thôn Ngày nay , của tác giả Lê Thái Hà (2010 , đưa ra những nội dung mà cơ
quan báo chí cần nhận thức về nông nghiệp, nông dân, nông thôn để tiến
hành tuyên truyền trên báo in. Thông qua khảo sát đánh giá thực tiễn tuyên
truyền về nông nghiệp, nông dân, nông thôn từ các tờ báo để đưa ra kiến nghị,
giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn trên báo in.
7
- Luận văn thạc sĩ áo chí đồng bằng sông Cửu Long với vấn đề truyền
thông, quảng bá sản phẩm nông nghiệp địa phương , của tác giả Lê Minh
Tuấn (2015 , đưa ra hệ thống lý thuyết và cơ sở thực tiễn của vấn đề báo chí
truyền thông, quảng bá sản phẩm nông nghiệp. Luận văn phân tích, đánh giá
thực trạng vai trò của các sản phẩm báo chí thuộc diện khảo sát trong việc
truyền thông, quảng bá sản phẩm nông nghiệp của địa phương, đồng thời đưa
ra giải pháp đổi mới phương thức truyền thông, quảng bá sản phẩm nông
nghiêp địa phương
- Luận văn thạc sĩ Tuyên truyền thương hiệu nông sản Việt Nam trên
sóng truyền hình của tác giả Trương Thị Hải Yến (2012), chỉ ra những giải
pháp khoa học nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả tuyên truyền thương hiệu
nông sản thông qua một số chương trình truyền hình, để có thể nâng cao năng
lực và hiệu quả tác động của báo chí đối với quá trình phát triển kinh tế nông
nghiệp nước ta hiện nay.
- Luận văn thạc sĩ áo in địa phương với việc phát triển nông nghiệp ở
đồng bằng Sông Cửu Long của tác giả Trần An Phước (2013), có những
khảo sát, phân tích thực trạng ở một số tờ báo in để đưa ra những giải pháp
giúp báo chí mà cụ thể là báo in trong việc phát triển nông nghiêp ở đồng
bằng Sông Cửu Long.
- Luận văn thạc sĩ Vai trò của báo chí trong việc phổ biến, giáo dục
pháp luật cho nông dân – qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa của tác giả Phan Thị
Phi Nga đã làm sáng tỏ cở sở lý luận về vai trò của báo chí trong việc phổ
biến, giáo dục pháp luật cho nông dân. Thông qua việc đánh giá thực trạng ở
tinh Thanh Hóa, luận văn đã đề xuất những giải pháp mang tính hê thống,
đồng bộ nhằm nâng cao vai trò của báo chí trong công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật cho nông dân.
Như vậy, đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến hoặc
nông nghiệp, hoặc nông thôn, hoặc nông dân đã có nhiều, nhưng các công
8
trình trên tập trung đi sâu vào vai trò của báo chí với sự phát triển nông
nghiệp nói chung, chưa có nghiên cứu nào tổng hợp, đánh giá vai trò của báo
chí phát huy thế nào trong trường hợp cụ thể như: nông sản được mùa nhưng
mất giá.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề
tài, luận văn khảo sát thực trạng các bài báo viết về đề tài giải cứu nông sản
trên báo in từ đó đề xuất giải pháp khuyến nghị nhằm giúp báo in thực hiện
tốt hơn vai trò, nhiệm vụ của mình.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để có thể đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, người nghiên cứu
xác định cần phải thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu dưới đây:
- Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề báo chí giải cứu
nông sản cho nông dân
- Thông qua việc nghiên cứu, tham khảo tài liệu để xây dựng khung lý
thuyết nghiên cứu về vai trò, nội dung, phương pháp giải cứu nông sản thể
hiện trên báo chí.
- Khảo sát và phân tích các bài báo viết về đề tài giải cứu nông sản ,
đăng tải trên báo Nhân dân, báo Nông nghiệp Việt Nam, báo Thái Bình từ
tháng 3 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần phát huy vai trò
của báo in trong việc giải cứu nông sản trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề giải cứu nông sản cho
nông dân của báo in.
9
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Hệ thống truyền thông đại chúng ở Việt Nam khá phong phú. Theo báo
cáo mới nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện cả nước có 859 tờ báo,
tạp chí in, trong đó có 199 báo (báo TW có 86 báo, địa phương có 113 báo ;
660 Tạp chí (TW có 523 tờ, địa phương có 137 tờ), 135 báo, tạp chí điện tử.
Trong đó có 112 báo, tạp chí điện tử của cơ quan báo chí in và 23 báo, tạp chí
điện tử độc lập. Ngoài ra, cả nước có 258 trang thông tin điện tử tổng hợp của
các cơ quan báo chí được cấp phép. 67 đài phát thanh – truyền hình địa
phương, 01 Đài truyền hình kỹ thuật số; 64 Đài phát thanh,truyền hình địa
phương (riêng Thành phố Hồ Chí Minh có hai đài: Đài Truyền hình TP. Hồ
Chí Minh và Đài Tiếng nói nhân dân TP. Hồ Chí Minh). Tổng số kênh phát
thanh, truyền hình trong nước được cấp phép là 268 kênh; số lượng kênh
nước ngoài cung cấp trên dịch vụ truyền hình trả tiền là 47 kênh, 3 đài quốc
gia, phát sóng 172 kênh chương trình phát thanh và truyền hình quảng bá.
Tuy nhiên, do điều kiện thời gian nghiên cứu và khuôn khổ quy định
của luận văn thạc sỹ, trong luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu các
tác phẩm được đăng tải trên các tờ báo: Nhân dân, Nông nghiệp Việt Nam và
báo Thái ình. áo Nhân dân là cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam
– đại diện cho hệ thống báo chí trung ương. áo Nông nghiệp Việt Nam là cơ
quan ngôn luận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, là diễn đàn vì sự
phát triển và nâng cao dân trí nông thôn, phục vụ bạn đọc là những cán bộ và
đông đảo lao động đang hoạt động trong mọi ngành sản xuất, công tác của
ngành nông nghiệp, cũng như các bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này. Báo
Thái ình là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh Thái Bình, là tiếng nói của
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thái Bình.
Thời gian khảo sát của đề tài từ tháng 3 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018.
10
5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên nền tảng khoa học duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về
phát huy vài trò của báo chí đối với phát triển nông nghiệp; cơ sở lý luận báo
chí truyền thông, lý luận báo in, đạo đức báo chí; xu hướng báo chí và truyền
thông hiện đại.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp chung như phương pháp tổng hợp,
phân tích, so sánh đối chiếu.
Ngoài ra còn áp dụng các phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: chọn lọc, nghiên cứu các tài liệu
trên nhiều nguồn như sách, báo, tạp chí và các nguồn thông tin trên mạng
internet về nông nghiệp, nông sản, báo chí, vai trò của báo chí. Đây được xem
là một trong những phương pháp trọng tâm, giúp tác giả có thêm kiến thức
sâu rộng về lý luận báo chí, tạo nền tảng về nhận thức. Từ đó, đưa ra những
nhận định, đánh giá, kết luận trong quá trình nghiên cứu. Mục đích của
phương pháp này là để xây dựng khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, thông kê: nhằm khảo sát, thống kê các tin, bài
có liên quan đến giải cứu nông sản được đăng tải trên ba tờ báo trong thời
gian từ tháng 3/2017 đến 3/2018 để có được cái nhìn tổng quan về mật độ, tần
suất các bài báo viết về giải cứu nông sản .
- Phương pháp phân tích thông điệp được sử dụng để làm rõ hơn nội
dung, hình thức, những ưu điểm và hạn chế của các tác phẩm viết về đề tài
giải cứu nông sản trên 3 tờ báo trong diện khảo sát. Từ đó, đưa ra những
giải pháp có tính ứng dụng tốt hơn.
11
- Phỏng vấn sâu để thu thập ý kiến của chuyên gia nằm xây dựng giải
pháp cho vấn đề giải cứu nông sản của báo chí. Tác giả lựa chọn hai đối
tượng phỏng vấn: một là chuyên gia về lĩnh vực nông nghiệp và hai là phóng
viên phụ trách mảng nông nghiệp của một cơ quan báo chí. Cuộc phỏng vấn
nhằm đánh giá một cách tổng quan về vai trò và những phương pháp mà báo
chí thực hiện để giải cứu nông sản cho nông dân. Với đối tượng chuyên gia về
lĩnh vực nông nghiệp tác giả đưa ra tiêu chí lựa chọn: là đại diện của cơ quan
quản lý về nông nghiệp, từng làm công việc quản lý lâu năm, có nhiều kinh
nghiệm và hiểu sâu về nông nghiệp Việt Nam. Với đối tượng phóng viên
chuyên trách mảng nông nghiệp_họ là trực tiếp theo dõi, viết bài, sản xuất
chương trình liên quan đến nông nghiệp, trực tiếp tham gia vào quá trình giải
cứu nông sản của nông dân. Tác giả thiết kế hệ thống các câu hỏi đi theo vấn
đề chứ không máy móc hỏi tất cả các câu hỏi đã chuẩn bị với đối tượng được
nghiên cứu. Số lượng các câu hỏi không nên nhiều mà giới hạn câu hỏi cho
từng đối tượng cụ thể. Với đối tượng đại diện cơ quan quản lý nông nghiệp,
tác giả tập trung khai thác nội dung thông tin về nguyên nhân, giải pháp bền
vững cho vấn đề giải cứu nông sản. Từ đó có những đánh giá, đối chiếu với
thực trạng báo chí đang phản ánh. Với đối tượng phóng viên chuyên trách
mảng nông nghiệp, tác giả tập trung khai thác nội dung thông tin liên quan
đến chất lượng các bài báo và vai trò của báo chí trong việc giải cứu nông
sản cho nông dân. Trong phỏng vấn sâu, cách đặt câu hỏi cũng đòi hỏi trình
độ kỹ thuật nhất định. Để các đối tượng tự do thể hiện quan điểm và không
giấu thông tin.
- Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi để làm rõ những đánh
giá của bạn đọc về tác động, tầm ảnh hưởng của các bài báo trong việc giải
cứu nông sản cho nông dân. Đồng thời, thu thập ý kiến cá nhân về mức độ
quan tâm đến các thông tin trên báo chí. Số lượng phiếu phát ra 100 phiếu.
Địa bàn khảo sát: huyện Đông Hưng và huyện Hưng Hà. Mỗi địa bàn phát 50
12
phiếu. Đối tượng khảo sát: nông dân. Từ đó sử dụng phương pháp SPSS tổng
hợp và xử lý số liệu để đưa ra các biểu bảng nhằm làm rõ kết quả nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Đóng góp mới về khoa học
- Hệ thống lại những lý thuyết cơ bản về vai trò, chức năng của báo chí
với phát triển nông nghiệp
- Xây dựng khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu- báo in với vấn đề
giải cứu nông sản cho nông dân
- Cung cấp thông tin, phân tích, đánh giá về các bài báo có đề tài liên
quan đến vấn đề giải cứu nông sản .
- Đánh giá thực trạng báo in với vấn đề giải cứu…
- Cung cấp những phương pháp, nguyên tắc của báo chí trong việc
giải cứu nông sản
6.2. Ý nghĩa lý luận
- Góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận vấn đề báo in với giải cứu nông sản
- Góp phần làm sáng tỏ những khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên
cứu như: báo chí, tác phẩm báo chí, nông nghiệp, nông sản, giải cứu nông
sản. Mặt khác, đề tài cũng góp phần khẳng định báo chí có vai trong quan
trọng trong giải cứu nông sản cho nông dân. Tuy nhiên, muốn thực hiện tốt
vai trò đó, các tác phẩm phải đảm bảo tiêu chí của nó.
6.3. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn góp phần làm rõ nội dung nhận thức về nông nghiệp và vị
trí của nông nghiệp trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước thông qua
hoạt động báo chí, truyền thông. Qua đó khẳng định những đóng góp của báo
in trong việc tuyên truyền đưa nghị quyết Đảng vào cuộc sống.
- Luận văn cung cấp bức tranh thực hiện việc giải cứu nông sản của
báo chí. Nhằm giúp dư luận có cách nhìn nhận đúng đắn về vai trò của báo
chí trong việc phát triển nông nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung.
13
- Kết quả đề tài có thể là tài liệu tham khảo có giá trị với những phóng
viên phụ trách nông nghiệp, sinh viên báo chí, những ai quan tâm nghiên cứu
vấn đề nông sản Việt
- Bằng việc khảo sát những bài báo đã đăng tải trên các báo, luận văn
đề xuất những giải pháp có thể giúp báo chí làm tốt vai trò của mình trong
việc giải cứu nông sản .
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn
bao gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về báo in với vấn đề giải cứu nông sản
Chương 2: Thực trạng báo Nhân dân, báo Nông Nghiệp Việt Nam, báo
Thái Bình với vấn đề giải cứu nông sản cho nông dân
Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao hiệu quả giải cứu
nông sản cho nông dân của báo in
14
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO IN VỚI VẤN ĐỀ
GIẢI CỨU NÔNG SẢN
1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.1.1. Báo in
Trước hết, để tìm hiểu khái niệm báo in , cần làm rõ khái niệm báo
chí . Theo Luật báo chí Việt Nam, 2016: Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là
cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội –
nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân.
Cũng theo Luật báo chí 2016, Báo in là loại hình báo chí sử dụng chữ
viết, tranh, ảnh, thực hiện bằng phương tiện in để phát hành đến bạn đọc, gồm
báo in, tạp chí in.
Báo in là 1 loại hình báo chí sử dụng ngôn ngữ viết, hình ảnh tĩnh (ảnh,
hình đồ họa để chuyển tải các sự kiện vấn đề xảy ra trong đời sống xã hội,
mang tính thời sự, chân thực khách quan, thông qua kỹ thuật in ấn có phương
thức phát hành trao tay và được xuất bản định kỳ, gồm báo in, tạp chí.
Định kỳ của báo in có nhiều loại khác nhau như: hàng ngày, thưa kỳ
(2,3,5 ngày một số) hàng tuần. Định kỳ báo in chính là sự xuất hiện theo chu
kỳ đều đặn và cố định của sản phẩm báo. Chu kỳ xuất hiện của báo in có ý
nghĩa quan trọng đối với báo in vì nó quy định thời điểm mà công chúng đón
nhận sản phẩm báo in. Ví dụ, cứ 6h sáng hàng ngày người ta có thể mua các
tờ nhật báo buổi sáng ở bất kỳ quầy bán báo nào trong thành phố. Nếu định kỳ
của báo in bị phá vỡ có nghĩa là phá vỡ luôn cả thói quen mua (hay nhận) báo
in vào giờ đó của người đọc.
Báo in (báo viết) là loại hình báo chí xuất hiện lâu đời nhất, đã từng có
thời kỳ hoàng kim rực rỡ khi chiếm vị thế độc tôn trong việc chuyển tải thông
tin đến bạn đọc. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các loại
15
hình báo chí khác như: phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử ra đời, báo
in bước vào thời kỳ vất vả duy trì, thậm chí là có nguy cơ suy tàn.
So với các loại hình báo chí như phát thanh, truyền hình, báo mạng
điện tủ, đối với báo in, công chúng chọn tiếp nhận hoàn toàn chủ động. Chủ
động từ việc lựa chọn sản phẩm truyền thông theo nhu cầu đến việc lựa chọn
không gian, thời gian để tiếp nhận.
Trên phương tiện kỹ thuật, báo in đơn giản hơn rất nhiều so với các loại
hình báo khác. Thông tin đăng tải trên báo in thường là những bài viết bình
luận sâu sắc, đảm bảo tính chuyên môn cao. Tuy nhiên, việc phát hành báo in
khá tốn kém, chậm chạp, phụ thuộc vào phương tiện vận tải, đường sá giao
thông và tác phong làm việc. Thêm nữa, sự phản hồi cả độc giả đối với báo in
phải trải qua nhiều khâu, thậm chí cần phải có đơn khiếu nại bài báo.
Trong thời đại, truyền thông số hóa, sự tương tác với công chúng được
tính bằng giây thì báo in thực sự gặp rất nhiều bất lợi về tính cạnh tranh so với
các loại hình báo chí khác. Tuy nhiên, thế mạnh sở hữu của báo in sẽ không
bao giờ mất vì nó gắn liền với văn hóa đọc, gắn với thuộc tính văn bia khi
biết chọn lọc và phân tích thông tin đa chiều, theo chiều sâu trí tuệ và cảm xúc
để tác động và khơi dậy những giá trị nhân văn sâu lắng trong mỗi con người
trong sự phù hợp với công chúng – nhóm đối tượng về sự kiện và vấn đề
thông tin.
1.1.2. Nông sản
Theo Hiệp định Nông nghiệp của Tổ chức thương mại thế giới WTO
thì nông sản bao gồm: Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ,
bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi…; Các
sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt…; Các sản phẩm được chế
biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước
ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô…
Nông sản là những sản phẩm hoặc bán thành phẩm của ngành sản xuất
hàng hóa thông qua cây trồng và phát triển cây trồng.
16
Sản phẩm nông nghiệp bao gồm nhiều nhóm hàng thực phẩm, tơ sợi,
nhiên liệu, nguyên vật liệu, dược phẩm và ma túy bất hợp pháp (thuốc lá, cần
sa), các sản phẩm độc đáo đặc thù [62].
Trong thực tiễn thương mại thế giới, nông sản thường được chia làm
hai nhóm, gồm nông sản nhiệt đới và nhóm còn lại.
Chưa có định nghĩa thống nhất thế nào là nông sản nhiệt đới nhưng
những loại đồ uống (như chè, cà phê, ca cao , bông và nhóm có sợi khác như
đay, lanh, những loại quả (như chuối, xoài, ổi và một số nông sản khác được
xếp vào nhóm nông sản nhiệt đới…
1.1.3. Nông dân
Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản
xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các
ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời
kì lịch sử, người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình
thành nên giai cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội [62].
Các nhà nghiên cứu nhân học định nghĩa nông dân thông qua những
thói quen và chuẩn mực văn hóa, đặc trưng bằng sự thu hẹp tầm nhìn và định
hướng đến truyền thống. Những nỗ lực mô tả nông dân như một phạm trù
khái quát như thế, lẫn lộn với các loại hình học nhằm kết hợp mọi hình thức
kinh tế xã hội khác nhau được gọi là nông dân. Tuy nhiên, cũng như trong
giới kinh tế học Marxit, không có một định nghĩa chính xác hay hữu dụng nào
được nêu ra, và thuật ngữ này vẫn bị coi là một phạm trù kinh tế - xã hội có
tính mô tả hơn là tính khám phá hữu ích [43].
Cuốn sách nổi tiếng của Eric Wolf về các cuộc chiến tranh nông dân
thế kỷ XX dành một phần viết về Việt Nam, đều lấy cảm hứng từ sự phân tích
kinh tế nông dân như cộ nguồn của các phong trào xã hội và các cuộc chiến
tranh nổi dậy. Ngoài cuốn Nông dân, các bài báo gần đây nhất của tác giả đều
17
nỗ lực làm rõ sự phân biệt giữa nông dân và các hình thức khác của người sản
xuất nông nghiệp.
Wolf xác định các đặc trưng của nông dân bằng cách đối lập nó với cái
mà ông gọi là người nguyên thủy và nông dan. Nông dân được định nghĩa
là những người trồng trọt ở nông thôn và họ không phải là nông gia ( chủ các
trang trại). Nông trại về cơ bản là một doanh nghiệp, ở đó các yếu tố đầu vào
của sản xuất được kết hợp lại, sau đó các sản phẩm của nông trại sẽ được bán
ra ngoài thị trường với giá cao hơn.Còn người nông dân, xét về phương diện
kinh tế lại không điều hành doanh nghiệp, mà quản lý nền kinh tế gia đình.
Như vậy, nông dân là người lao động cư trú ở nông thôn sống chủ yếu
bằng nghề làm ruộng, sau đó bằng các ngành, nghề mà tư liệu sản xuất chính
là đất đai tùy theo từng thời kỳ lịch sử ở từng nước, có quyền sở hữu khác
nhau về ruộng đất.
1.1.4. Giải cứu
Giải cứu theo nghĩa đen của từ vựng là cứu vớt khỏi tai nạn . Trên
thế giới, khi xảy ra vụ bắt cóc con tin, chính quyền và lực lượng chức năng sử
dụng mọi phương tiện, hình thức, quyền lực… để xử lý vụ việc, giải cứu được
nhiều con tin, hạn chế thấp nhất và có thể tránh thiệt hại hoàn toàn về người là
giải pháp được cho là thành công nhất. Có nghĩa là từ giải cứu được hiểu là
cứu vớt con người khỏi tai nạn.
Thế giới đã chứng kiến những cuộc giải cứu thần kỳ như: chiến dịch
giải cứu 13 người của đội bóng, tại hang động Tham Luang, Thái Lan vào
tháng 7 năm 2018, với sự tham gia của hơn 1.000 người. Giải cứu 33 thợ mỏ
bị sập hầm ở Chile vào tháng 8 năm 2010.Tháng 12 năm 2015, giải cứu thợ
mỏ Trung Quốc sau 36 ngày mắc kẹt. Giải cứu 9 công nhân trong hầm mỏ
Quecreek tháng 7 năm 2002...
Từ giải cứu được dùng để chỉ tình thế nguy hiểm hoàn toàn không còn
khả năng tự xử lý, bắt buộc cần tới sự trợ giúp gấp rút và kịp thời. Nếu như
18
không được một lực lượng kịp thời cứu giúp thì những thiệt hại khôn lường sẽ
xảy ra và kéo theo nhiều hệ lụy.
Những từ gần nghĩa với từ giải cứu: cứu giúp, giải nguy, cứu rỗi, cứu
nguy… mỗi từ đều có những ý nghĩa cụ thể riêng biệt nhưng đều mang nội
hàm ý là giải thoát ra khỏi những nguy hiểm hay khổ đau.
1.1.5. Giải cứu nông sản
Mấy năm trở lại đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên
các diễn đàn bàn về vấn đề nông nghiệp, xuất hiện một cụm từ giải cứu nông
sản với tần xuất thường xuyên và trở thành vấn đề nóng của toàn xã hội.
Cụm từ giải cứu nông sản hiểu theo nghĩa đen là đưa nông sản ra khỏi tình
trạng nguy cấp - gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Mặc dù hiện nay các sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã có
mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu nông sản trong quý
I năm 2018 đạt gần 8,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước và đạt
21,4% mục tiêu của năm 2018. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn hiện nay
là cả người nông dân cũng như doanh nghiệp đều ít quan tâm đến nghiên cứu
thị trường, tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu, nhất là hàng hóa xuất khẩu theo
chuẩn quốc tế. Một phần do từ trước đến nay, Việt Nam chủ yếu xuất nông
sản thô qua đường tiểu ngạch, không bị xét giấy tờ nên nhiều mặt hàng nông
sản bị một số thị trường xuất khẩu cảnh báo [53].
Trong nhiều năm qua, nông sản Việt Nam quá lệ thuộc vào thị trường
Trung Quốc. Có đến 70% nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường
Trung Quốc [55]. Bởi đây là thị trường khá dễ tính, không yêu cầu, đòi hỏi
cao nên thuận lợi, phù hợp với thói quen sản xuất lâu nay của nông dân Việt
Nam.Các thương lái Trung Quốc đều hiểu rất rõ các sản phẩm nông nghiệp
Việt Nam. Họ biết mùa nào nên thu mua sản phẩm gì, ở đâu còn người nông
dân Việt thì phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường truyền thống này. Tuy nhiên,
phần lớn nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc lại qua đường tiểu ngạch nên
19
diễn ra tình trạng các thương lái mua nông sản Việt Nam với giá cao trong
một vài vụ mùa rồi đột ngột ngừng mua vào những vụ sau là một trong những
nguyên nhân dẫn đến những cuộc khủng hoảng thừa của nông sản Việt.
Nông dân vì lợi nhuận trước mắt mà phá vỡ quy hoạch của từng loại
nông sản, ngành mà Bộ NN&PTNN và chính quyền địa phương đã đưa ra.
Các chuyên gia về nông nghiệp cũng cho biết rất nhiều loại nông sản hiện đã
vượt diện tích so với định hướng đề ra. Theo ông Lê Văn Đức, Phó cục
trưởng Cục Trồng trọt, diện tích trồng hồ tiêu tại Tây Nguyên và Đông Nam
bộ vượt quy hoạch dẫn tới tình trạng rớt giá thảm hại như hiện nay (có thời
điểm chỉ còn 80.000 đồng/kg la do năm 2015, khi giá hồ tiêu tăng cao
(200.000 đồng/kg), các hộ nông dân đã mở rộng diện tích ngoài quy hoạch
hoặc trồng xen canh (khoảng 15% diện tích). Thậm chí có nơi còn chặt cà phê
chuyển sang trồng hồ tiêu. Tình trạng được giá phá quy hoạch đã và đang
xảy ra phổ biến ở nhiều địa phương, trong khi đặc thù sản xuất nông sản ở
nước ta là mùa vụ và phụ thuộc và thời tiết, kém khâu thu hoạch – chế biến –
bảo quản nên dẫn điệp khúc được mùa mất giá khiến toàn xã hội phải tập
trung giải cứu nông sản hằng năm [53].
Như vậy cụm từ giải cứu nông sản được hiểu là huy động các nguồn
lực, tìm kiếm các giải pháp giúp nông sản Việt Nam vượt qua tình trạng nguy
cấp (cung vượt quá cầu , người nông dân thay vì bán sản phẩm ra thị trường
lại phải tự mình tiêu hủy sản phẩm vì không có thị trường. Hiện tượng các sản
phẩm nông nghiệp thường xuyên rơi vào tình trạng cần giải cứu đặt ra rất
nhiều vấn đề cho các cơ quan ban, ngành, địa phương.
1.2. Tầm quan trọng của nông sản đối với sự phát triển kinh tế xã
hội ở Việt Nam hiện nay
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn hay còn gọi là "tam nông" (theo
cách nói tắt, phổ biến hiện nay) là vấn đề được Đảng Cộng sản Việt Nam rất
quan tâm và coi trọng trong thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng như quá
20
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. ởi lẽ, điểm xuất phát của Việt Nam đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
từ một nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân là lực lượng đông đảo, chiếm đa
số trong xã hội. Vai trò quan trọng của nông sản của nông dân mà khái quát là
các chính sách về nông nghiệp, nông thôn đối với sự phát triển kinh tế xã hội
ở nước ta được thể hiện rõ nét qua các văn kiện của các kỳ đại hội.
Khởi đầu thời kì đổi mới toàn diện đất nước được xác định là mốc son
Đại hội VI của Đảng (tháng 12/1986). Những bước đi đầu tiên trong cải tiến
cơ chế quản lý đã cho thấy sự xuất hiện sớm hơn của tư duy mới, cách làm
mới trong lĩnh vực kinh tế, trong đó có Chỉ thị 100 (tháng 10/1981) của Ban
í Thư T.Ư Đảng về khoán sản phẩm trong nông nghiệp, về thay đổi cách
chỉ đạo, tổ chức sản xuất, quản lý hợp tác xã nông nghiệp, đã đem laị niềm
phấn khởi và khí thế mới ở nông thôn, giải phóng sức sản xuất cho hàng triệu
nông dân.
Thắng lợi của cơ chế khoán 100 (khoán đến nhóm và người lao động),
đã tạo nền tảng để ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 10 về đổi mới
cơ chế quản lý kinh tế trong nông nghiệp, trong đó xác định rõ vai trò của
kinh tế hộ, coi hộ gia đình xã viên hợp tác xã nông nghiệp là đơn vị kinh tế tự
chủ, được giao quyền sử dụng ruộng đất…
Tác dụng của cơ chế khoán 10 cộng với những thành tựu về thuỷ lợi, cải
tạo giống, thâm canh tăng năng xuất ở đồng bằng Bắc Bộ và mở rộng diện tích
đất canh tác ở đồng bằng sông Cửu Long đã đưa nền nông nghiệp nghiệp Việt
Nam sang trang sử mới. Từ chỗ thiếu ăn triền miên, đến năm 1988 vẫn còn
phải nhập khẩu hơn 450.000 tấn gạo, nhưng từ năm 1989, Việt Nam vừa bảo
đảm nhu cầu lương thực trong nước, có dự trữ, vừa xuất khẩu gạo mỗi năm từ
1 đến 1,5 triệu tấn và tiến dần lên tới 4 đến 4,5 triệu tấn như hiện nay…
Các văn kiện đại hội lần thứ VII, VIII,IX của Đảng và nhiều chỉ thị,
nghị quyết Hội nghị Trung ương trong các nhiệm kì đó đều thể hiện rõ chủ
21
trương chiến lược nhất quán đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn từng
bước xác định ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển toàn diện kinh tế
nông thôn và xây dựng nông thôn mới, tiến đến khẳng định thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới,
đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực kì
quan trọng cả trước mắt và lâu dài.
Để đưa nền nông nghiệp Việt Nam trở thành nền nông nghiệp hiện đại,
để dân ta giàu nước ta mạnh, Đảng ta tại Hội nghị Trung ương 5 khoá IX đã
đưa ra một quyết sách: đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp và kinh tế nông thôn Việt Nam với nội dung chủ yếu là đẩy
nhanh ba cuộc chuyển đổi sâu rộng:
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh trong
công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn.
- Chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng tăng nhanh lao động công
nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn (ly nông không ly hương .
Tiến hành ba cuộc chuyển đổi sâu rộng này là tiến hành đồng thời ba
cuộc cách mạng: Cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật,
cách mạng tư tưởng văn hoá. a cuộc chuyển đổi này là giải pháp chiến lược
là con đường dưa nông nghiệp Việt Nam lên sản xuất lớn hiện đại, đưa nông
thôn Việt Nam lên giàu mạnh, văn minh.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (tháng 4/2006 , Đảng ta nhấn
mạnh: "Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông
thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng . Hội nghị lần thứ Bảy, Ban Chấp
hành Trung ương khóa X (tháng 8/2008 , Đảng đã ra Nghị quyết chuyên về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó khẳng định: "Nông nghiệp, nông
dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát
22
triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh,
quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường
sinh thái của đất nước". (Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Hội nghị lần
thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn.) Thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng như quá trình đổi mới, đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong những năm qua đều
khẳng định vị trí quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đồng thời
khẳng định nhận thức đúng đắn của Đảng ta về tầm chiến lược của vấn đề
tam nông .
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng diễn ra tháng 1/2011đã
thông qua nhiều văn kiện quan trọng, quyết định đối với sự phát triển toàn
diện và bền vững của đất nước trong giai đoạn cách mạng mới. Lồng ghép
trong các văn kiện đó, Đảng ta tiếp tục đưa ra những quan điểm chỉ đạo đối
với vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Để góp phần nghiên cứu, quán
triệt Nghị quyết của Đảng đang được triển khai rộng khắp trong cán bộ, đảng
viên và nhân dân, dưới đây tác giả bài viết phân tích và làm rõ những nội
dung quan điểm cơ bản của Đảng về vấn đề "tam nông" cần được quán triệt
vận dụng vào giải quyết những vấn đề thực tiễn nông nghiệp, nông dân, nông
thôn nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Đại hội XI của Đảng đã khẳng định và đánh giá cao những thành tựu
trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, những kết quả đạt được của nông
nghiệp, nông dân, nông thôn nói riêng, trong đó nhấn mạnh: "Sự phát triển ổn
định trong ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực đã đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia. Kinh tế nông thôn và đời sống nông dân được cải
thiện hơn trước. Việc tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn,
đầu tư phát triển giống mới có năng suất, chất lượng cao, phát triển các cụm
công nghiệp, làng nghề, tiểu thủ công nghiệp... đã có tác động tích cực đến
việc sản xuất, tạo việc làm và xóa đói, giảm nghèo" [7 tr.151,152].
23
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn mà cụ thể là nông sản _ một vấn đề
rất lớn, luôn mang tính thời sự nóng hổi đối với nước ta.Để giải quyết thành
công "đại vấn đề" này, Đảng phải có quan điểm chỉ đạo đúng đắn và những
giải pháp, lộ trình thực hiện phù hợp với từng giai đoạn cụ thể. Quan điểm chỉ
đạo của Đảng đối với vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn thường xuyên
được Đảng ta bổ sung, hoàn thiện dựa trên sự tổng kết thực tiễn tình hình
nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở mỗi giai đoạn phát triển của đất nước.
Chính vì vậy, việc quán triệt quan điểm của Đảng về vấn đề "tam nông" vào
giải quyết các vấn đề thực tiễn của nông nghiệp, nông dân, nông thôn cũng là
một nhiệm vụ thường xuyên đối với các cấp, các ngành, các địa phương, đội
ngũ cán bộ quản lý có liên quan và chính bản thân nông dân. Từ đường lối
chính sách phát triển hiệu quả, có thể khẳng định nông thôn, nông nghiệp và
nông dân Việt Nam đã có những đóng góp to lớn và rất đáng tự hào cho sự
nghiệp phát triển chung của toàn dân tộc.
1.3. Vai trò của báo in trong việc giải cứu nông sản cho nông dân
Báo chí là một phương tiện của truyền thông đại chúng, với khả năng
tác động một cách rộng lớn nhanh chóng và mạnh mẽ vào xã hội, hoạt động
báo chí có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh
tế xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng.
Vai trò đầu tiên, trong hoạt động tư tưởng của báo chí là nâng cao tính
tự giác và nhận thức cho quần chúng. Báo chí có nhiệm vụ định hướng xã hội
bằng việc tác động vào ý thức quần chúng tạo ra khả năng định hướng hành
động và hành động đúng của quần chúng vì lợi ích của giai cấp, của xã hội.Vì
vậy, báo chí luôn được xác định là một trong những phương tiện quan trọng
của Đảng thực hiện chức năng giáo dục chính trị tư tưởng cho quần chúng,
định hướng và hướng dẫn dư luận xã hội.
Nông dân Việt Nam luôn bị động trong vấn đề tiêu thụ nông sản. Nhận
định thường trực trong các báo cáo nông nghiệp là: được mùa – mất giá. Một
24
vấn đề tồn tại hàng chục năm nay ở ngành nông nghiệp nước ta đó chính là
sản xuất manh mún, thiếu tập trung, thiếu liên kết, yếu kỹ thuật. Vấn đề đó
làm cho nông sản làm ra không ổn định về số lượng; không đồng đều về chất
lượng. Như vậy việc tiêu thụ sản phẩm sẽ gặp không ít khó khăn.
Tập quán sản xuất và tác phong nông nghiệp còn quá cao, làm việc theo
phong trào nên thiếu đi tính kỉ luật và liên kết. Liên kết trong sản xuất bền
vững sẽ hình thành liên kết tiêu thụ ổn định. Tính nông dân biểu hiện trong
việc dễ bắt chước theo những gì mình thấy, mình nghe mà chưa thật sự tìm
hiểu sâu về những đối tượng đó tạo thành những phong trào nhà nhà sản xuất
loại này, đồng đồng trồng cây loại này, dẫn đến cung vượt qua xa cầu và cuối
cùng là nông dân tự làm khó lẫn nhau.
Điển hình cho việc này là phong trào trồng ớt vào năm 2015. Trong
những năm 2013, 2014, đôi lúc giá ớt lên cao 60 – 70 ngàn đ/kg nhưng sau
khi nông dân đổ xổ đi trồng ớt thì giá ớt thậm chí chỉ còn 1-2000đ/kg và thậm
chí là không có người thu mua, nên ớt vứt bỏ đầy đồng. Vấn đề này xuất phát
từ hai nguyên nhân điển hình: Một là chúng ta chưa có một kênh xuất khẩu
chính thống với sản lượng ổn định mà chỉ xuất khẩu theo kiểu chập (lúc
xuất được, lúc không); Hai là tính sản xuất ồ ạt thiếu quy hoạch, tùy hứng của
nông dân. Khi thấy người này trồng cây gì, nuôi con gì được lợi nhuận cao là
ngay lập tức làm theo, và làm theo một cách ồ ạt, không chỉ một thôn, một xã,
một huyện mà phong trào này có lúc còn vượt ranh giới tỉnh. Do sản lượng
lúc thu hoạch quá nhiều. Nếu có xuất khẩu được thì cũng khó có thể ngay lập
tức tiêu thụ hết số sản lượng tăng vọt.
Trong chuyện này cũng phải nhắc đến sự nhiệt tình quá mức của
công tác khuyến nông và các báo đài. Khi thấy một đối tượng sản xuất nào đó
mang lại hiệu quả kinh tế cao thì lập tức khuyến nông, các phương tiện truyền
thông đưa tin khắp nơi. Trước những thông tin có cánh ấy, một số nông dân
không khỏi động lòng . Và chuyện họ làm theo cũng là điều dễ hiểu.
25
Thứ hai, báo chí cần làm tốt vai trò thông tin tư vấn. Không chỉ dừng
lại ở mức độ đưa thông tin mà còn phải chọn lọc, định hướng. Tư duy sản
xuất của nông dân chưa cao, kỹ thuật sản xuất chưa sâu nên không dám mạnh
dạn theo đuổi một đối tượng cây trồng vật nuôi để tạo tính ổn định, bền vững.
Do vậy cần lắm những thông tin có tính chọn lọc của những người làm công
tác thông tin tuyên truyền. Cần lắm những nhà báo có đủ tâm sức để giúp
nông dân hình thành những vùng canh tác chuyên canh. Tạo nên những
thương hiệu đặc trưng vùng và có chính sách cũng những kế hoạch lâu dài với
những vùng sản xuất đó. Các bài viết trên các báo còn là tài liệu quý giúp
người dân tìm hiểu, học tập nâng cao kiến thức, trình độ về mọi mặt. Thông
qua các phương tiện truyền thông đại chúng, cùng một lúc nhiều người cùng
theo dõi một chương trình phát thanh, truyền hình, hay đọc một bài báo… đều
có khả năng hòa nhập những cá nhân riêng rẽ thành một cộng đồng rộng lớn,
cùng quan tâm đến một vấn đề của xã hội và cùng hành động vì lợi ích chung.
Đây chính là cơ sở để báo chí phát huy vai trò tích cực trong việc góp phần
giải cứu nông sản cho nông dân.
Thực hiện yêu cầu này, trước hết, báo chí cần phải đăng tải giải thích,
hướng dẫn việc thực hiện các văn bản pháp luật, pháp lệnh của Quốc hội, các
chủ trương, chính sách của Chính phủ, chương trình hành động của các cấp,
các ngành, các đơn vị thực hiện nghị quyết của Đảng liên quan đến nông
nghiệp mà trực tiếp là vấn đề nông sản. Điều rất quan trọng là báo chí phải
bám sát thực tiễn, để phản ánh quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Kịp thời phát hiện những hiện tượng bất thường trong quy hoạch, đầu tư phát
triển nhằm ngăn chặn những vấn đề có yếu tố tiềm ẩn, cảnh báo nguy cơ trước
khi hậu quả xảy ra. Chẳng hạn như việc bà con nông dân của một địa phương
hay một vùng bất ngờ đầu từ lớn vào lĩnh vực mới của nông nghiệp, phá vỡ
quy hoạch hay khả năng được mùa lớn trên diện rộng do các yếu tố khách
quan nào đó…
26
Thứ ba, báo chí cần trở thành cầu nối thông tin đa chiều giữa các bên.
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, các phương tiện truyền thông
đại chúng có tác động vô cùng to lớn đến đời sống xã hội. Khả năng thông tin
nhiều chiều, tác động trực tiếp và đồng thời đến đại bộ phận công chúng trong
xã hội, tạo thành dư luận xã hội dẫn đến thay đổi hành vi. Không chỉ có vậy,
truyền thông đại chúng hiện nay còn là phương tiện tuyên truyền hữu hiệu
nhất của Nhà nước, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội. Tác động của nó
không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn là kênh truyền tải những
tri thức khoa học, cung cấp những dịch vụ giải trí vô cùng hấp dẫn.
Đồng thời, báo chí cũng là kênh thông tin phát hiện ra nhân tố mới,
kinh nghiệm hay nhằm nhân rộng những điển hình tiên tiến, cổ vũ phong trào
thi đua phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn.
Song song với việc phát hiện nhân rộng các điển hình tiên tiến, báo chí
cần phát hiện, đấu tranh kịp thời và kiên quyết với những biểu hiện tiêu cực
trong quá trình thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Trên đây là những vai trò khái quát mà báo chí nói chung cần đảm nhận
đối với việc phát triển nông nghiệp. Báo in với tư cách là loại hình báo chí ra
đời sớm, có truyền thống phát triển lâu năm, trong việc giải cứu nông sản cho
nông dân, có thể nói, báo in nắm giữ một vai trò quan trọng mang tính quyết
định. Trước hết, đây là diễn đàn của nhân dân (mà cụ thể là của nông dân),
báo in cần tập hợp, phản ánh kịp thời các sáng tạo của quần chúng trong quá
trình thực hiện Nghị quyết Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Và
điều rất quan trọng là tập hợp phản ánh kịp thời ý kiến đóng góp của nông dân
đối với từng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến
nông sản Việt.
Với mức độ khác nhau, báo in cần phải tiến hành công tác lý luận. Để
thực hiện yêu cầu này, báo in không chỉ truyền bá các quan điểm lý luận trong
27
các Nghị quyết của Đảng mà báo chí còn phải đi sâu tham gia tổng kết thực
tiễn, đóng góp tích cực trong việc hoàn thiện chủ trương đường lối của Đảng và
Nhà nước trong thời kỳ mới. Tích cực đóng góp vào quá trình giữ vững và tăng
cường ổn định kinh tế, xã hội. Phát triển nông sản cho nông dân góp phần xây
dựng bền vững NN-NT là vấn đề có vị trí và vai trò quan trọng chiến lược
trong quá trình CNH-HĐH. Đối với đất nước nông nghiệp, đại bộ phận dân cư
sống ở nông thôn như Việt Nam thì vấn đề đó càng trở nên cấp thiết.
Nông nghiệp – nông dân – nông thôn luôn là vấn đề mới và mở nhưng
cũng đầy khó khăn phức tạp; tuyên truyền hiệu quả về nội dung này trên báo
in như thế nào đòi hỏi các cơ quan báo chí truyền thông, nhà báo cần phải nỗ
lực hơn mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng.
Những năm qua báo chí nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ trên
nhiều mặt, tạo được diện mạo mới trong báo chí xu thế hiện đại và hội
nhập.Báo chí thực sự đã trở thành cầu nối quan trọng giữa nông dân với Đảng
– Nhà nước – Doanh nghiệp. Vượt lên những khó khăn chung của hệ thống
báo chí truyền thông. Tất cả các báo đều nỗ lực tự chủ về tài chính, hoạt động
đạt nhiều thành tựu to lớn, từng bước tạo dựng được thương hiệu, bản sắc
riêng để lại dấu ấn trong lòng người đọc.
1.4. Những nguyên tắc và yêu cầu trong việc báo chí thực hiện “giải cứu
nông sản”
Mọi hoạt động của báo chí đều được thực hiện dựa trên chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn. Việc thực hiện giải cứu nông sản trước hết cũng
cần đảm bảo những nguyên tắc, yêu cầu chung trong các quy tắc đạo đức
nghề báo như:
- Tôn trọng sự thật, đảm bảo tính chính xác, trung thực, công bằng và
khách quan: Phản ánh các sự kiện và vấn đề với thực tế đầy đủ các chi tiết,
không thêm, không bớt, không thiên lệch, thiên vị; thông tin sự kiện đúng như
nó vốn có trong thực tiễn.
28
- Tôn trọng quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí: Quyền được
thông tin là quyền cơ bản của con người, được hiến pháp và pháp luật bảo vệ.
- Đảm bảo tính nhân văn: Đó là thái độ tiếp cận, đánh giá các sự kiện
và vấn đề trong cuộc sống hàng ngày liên quan đến cộng đồng cũng như số
phận con người. Lựa chọn đề tài, góc nhìn và chi tiết nào để đăng tải thông
tin. Hàm lượng văn hóa và giá trị nhân văn của tác phẩm báo chí có thể ẩn
chứa sức mạnh dồi dào đằng sau những chi tiết do nhà báo cung cấp. Thông
qua những chi tiết cụ thể, sinh động và đang cựa quậy ấy sẽ ánh lên nhân cách
nghề nghiệp của nhà báo. Báo chí thông tin về tiêu cực nhưng cố gắng luôn
nhằm đạt được hiệu ứng tác động xã hội tích cực. hơi dậy, tìm ra hướng đi,
cách giải quyết vấn đề.
- Giữ gìn niềm tin của công chúng: Nhà báo cần có óc phân tích tốt, cần
phải biết phân tích bản chất sự kiện và vấn đề cũng như năng lực tác động của
nó trong mối quan hệ đang đặt ra. Bởi nếu thông tin nhanh mà thiếu chọn lọc,
cân nhắc và nhất là thiếu phân tích thì có thể khả năng đem lại niềm tin cho
công chúng sẽ bị suy giảm. Mà mỗi khi công chúng mất niềm tin và thông tin
báo chí, thì sức mạnh xã hội của báo chí sẽ suy giảm, thậm chí không còn.
áo chí đánh mất niềm tin nơi công chúng là mất tất cả.
Ngoài ra, việc báo chí giải cứu nông sản cần tuân thủ theo những
nguyên tắc và yêu cầu cụ thể sau đây:
Nâng cao dân trí, tuyên truyền đường lối, chủ trương chính sách của
Đảng về lĩnh vực nông nghiệp
Với chức năng thông tin nhằm nâng cao dân trí, báo chí có trách nhiệm
lớn trong việc tuyên truyền đường lối chính sách, chủ trương của Đảng. Người
làm báo về nông nghiệp, nông thôn bắt buộc phải nắm vững các quan điểm,
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước chỉ đạo cũng như có sự am hiểu
nhất định về lĩnh vực này. Hướng dẫn cụ thể về cơ cấu, quy hoạch, cây trồng -
vật nuôi, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Bám sát và thông tin kịp thời các hoạt
29
động trong nông nghiệp. Đồng thời, cung cấp thông tin cho các cấp, các ngành,
cho nông dân những thông tin thiết thực và kiến thức về thổ nhưỡng, khí hậu,
quá trình sinh học của từng giống cây, giống con mới,…những thông tin,
những kiến thức về đưa công nghiệp – nhất là công nghiệp chế biến và dịch vụ
– về nông thôn, những thông tin nhằm bồi dưỡng đào tạo nông dân có tri thức,
có kinh nghiệm, có bản lĩnh để tiến hành ba bước chuyển đổi cách mạng sâu
sắc trên mặt nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Đặc biệt phải thông tin có trách
nhiệm về giá cả, về các thị trường trong nước, khu vực và thế giới đối với từng
sản phẩm nông nghiệp. Điều rất quan trọng là báo chí phải thông tin những
kiến thức và hướng dẫn các hình thức hợp tác, liên kết của nông dân trong từng
xóm ấp, làng, xã; hợp tác liên kết giữa các vùng, hợp tác liên kết giữa nông dân
với hợp tác xã, với các doanh nghiệp…
Đưa tin kịp thời, phong phú, đa dạng, phù hợp với đối tượng công chúng
Đưa tin kịp thời, phong phú, đa dạng, thông tin có chiều rộng và sâu,
thông tin mới, nhanh sâu sát các vấn đề của nông nghiệp, nông thôn. Nếu
thận trọng quá, vào cuộc chậm thì có lỗi với bạn đọc nhà nông; nhưng nếu
đưa tin ào ào, góp phần làm cho thực trạng ùn ứ nông sản thêm nặng nề, mà
không thúc đẩy, đề xuất được giải pháp gì, thì cũng là những bài báo vô tích
sự [54].
Người nông dân ở các vùng nông thôn luôn là những đối tượng cần
được ưu tiên cập nhật thông tin hơn cả, do đó phải thông tin một cách nhanh
chóng, chính xác đến họ. Thông tin đưa đến lớp đối tượng này cũng cần đảm
bảo phong phú, đa dạng cả về hình thức, nội dung và cách thức phản ánh vấn
đề. Đa dạng hoá các hình thức thông tin, sử dụng các thể loại phối hợp, ngôn
ngữ phù hợp với trình độ, tâm lý của người dân.Việc lựa chọn cách thức
thông tin cũng quan trọng như lựa chọn nội dung.Đối với nông nghiệp, nông
thôn, người nông dân, việc này càng quan trọng.Nếu không có cách thức phản
ánh và ngôn ngữ sử dụng phù hợp, họ có thể không tiếp nhận được thông tin.
30
Vì vậy, người phóng viên cần phải hết sức chú ý, cân nhắc khi lựa chọn góc
độ, ngôn ngữ thông tin.
Thêm vào đó, công chúng của các bài báo trong việc giải cứu nông
sản bao gồm các đối tượng khác nhau: nông dân, doanh nghiệp, người dân,
các cơ quan ban, ngành, địa phương…vì thế các bài báo cần chú trọng đến
từng đối tượng công chúng với những thông điệp cụ thể.
Tách biệt quảng cáo với bài báo
Một trong những nhiệm vụ quan trọng khi thực hiện giải cứu nông
sản cho nông dân là giúp cho các mặt hàng nông sản tìm được đầu ra, càng
nhiều đối tượng biết đến thì việc tiêu thụ sản phẩm càng dễ dàng. Nhưng báo
chí có những chức năng và vai trò rõ ràng được quy định theo Luật, quảng
cáo cũng vậy, không thể vì mong muốn trước mắt mà bài báo trở thành bài
quảng cáo. Quảng cáo là hình thức tuyên truyền, giới thiệu thông tin về sản
phẩm nhằm tác động đến hành vi, thói quen của người tiêu dùng. Mục đích
trực tiếp của quảng cáo là thương mại.Trong trường hợp này, nhiệm vụ của
báo chí là giải cứu mang tính chiều sâu, lâu dài và bền vững. Việc có những
bài báo vì mong muốn có thể giúp người dân bán được càng nhiều hàng càng
tốt đã đưa ra những thông tin phóng đại về sản phẩm không những không
giúp cải thiện tình hình mà còn gây ra tâm lý nghi ngờ đối với người dân. Vì
thế, tách biệt bài báo với quảng cáo được xem là một trong những nguyên tắc
của việc báo chí tham gia vào giải cứu nông sản .
Không đưa tin mang tính “võ đoán”
Việc giải cứu nông sản trở thành điểm nóng của vấn đề nông nghiệp
đã khiến không ít bài báo chạy theo dư luận, làm nhiễu loạn thông tin, thậm
chí còn là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng nông sản phải giải cứu .
Trường hợp sau đây là một ví dụ điển hình: Gia đình tôi có trồng 1,5ha vải
thiều. Mỗi khi bước vào vụ thu hoạch vải thiều, các báo, đài lại đưa tin. Có
báo đưa đúng, nhưng cũng có báo đưa chưa chính xác. Ví như, vụ vải thiều
31
năm ngoái, có báo vội đưa tin về được mùa, mất giá, có báo nói phía Trung
Quốc giở chiêu trò ngừng mua để ép giá… Nhưng cái chính do bên Trung
Quốc cũng đang vào vụ thu hoạch vải thiều, nên họ mua giảm đi so với mọi
năm, không phải là ngừng. Cách đưa tin như thế khiến cho người trồng vải
thiệt hại bởi thương lái được đà ép giá, kéo giá càng lúc càng giảm từ 9.000
đồng/kg xuống còn 4.000 đồng/kg khi vào giữa vụ [54]. Việc báo chí đưa tin
mang tính quy chụp, võ đoán cũng được xem như việc đưa tin sai sự thật,
nhưng có thể dưới góc độ nào đó tác giả không cố tình hoặc không ý thức
được hành động của mình đã làm trầm trọng hơn thiệt hại của nhà nông. Báo
chí có nhiệm vụ đưa thông tin dự báo, định hướng thị trường tốt, tuyệt đối
không đưa tin mang tính quy chụp, võ đoán.
1.5. Nội dung, phƣơng pháp giải cứu nông sản cho nông dân của báo in
1.5.1. Nội dung
Vài năm trở lại đây, nhất là từ năm 2017 đến nay, cụm từ được nhắc
đến nhiều nhất trong lĩnh vực nông nghiệp có lẽ là giải cứu . Từ giải cứu
thanh long, giải cứu dưa hấu, giải cứu hành, ớt, củ cải…, giải cứu thịt
lợn. Giải cứu nông sản trở thành đề tài lớn cho báo chí Việt Nam: nguyên
nhân, thực trạng, giải pháp… cho thấy tính cấp bách của vấn đề. Mục tiêu
phát triển của quốc gia là trở thành một nước công nghiệp hóa – hiện đại hóa
nhưng dựa trên sự phát triển ổn định và bền vững của một nền nông nghiệp.
Trong các cuộc giải cứu nông sản báo chí nói chung và báo in nói riêng
đóng vai trò quan trọng. Nhờ báo in, các cuộc giải cứu trong thời gian qua
đã được thực hiện nhanh hơn, sớm hơn và hiệu quả hơn. Các bài báo in khi đề
cập đến vấn đề giải cứu nông sản tập trung chủ yếu vào các nội dung sau:
- Thông tin về các mặt hàng nông sản cần giải cứu
- Thực trạng về giải cứu nông sản đang được tiến hành
- Nguyên nhân dẫn đến việc nông sản liên tục cần giải cứu, đề xuất các
giải pháp giải cứu nông sản
32
- Bình luận, đánh giá về các giải pháp giải cứu nông sản đang được
triển khai
- Từ câu chuyện giải cứu nông sản bàn luận đến các vấn đề phát triển
nông nghiệp bền vững: kết cấu, cấu trúc ngành nông nghiệp, ổn định và mở
rộng thị trường tiêu thụ nông sản, xây dựng thương hiệu nông sản Việt.
1.5.2. Phương pháp
Phương pháp là cách thức, con đường, biện pháp để thực hiện một hoạt
động nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Phương pháp có thể được hiểu là các
hoạt động được thực hiện nhằm giải quyết một vấn đề hay hiện tượng xã hội.
Như vậy, tìm hiểu phương pháp tức là tìm hiểu các yếu tố, cách thức, biện
pháp và mối quan hệ giữa chúng theo một trật tự logíc nhằm hướng tới một
mục tiêu nào đó. Những phương pháp nổi bật được báo chí sử dụng và triển
khai hiệu quả trong thời gian qua:
Tổ chức chiến dịch thông tin
Chức năng thông tin là chức năng quan trọng hàng đầu của báo chí.
áo chí ra đời là nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin giao tiếp của công chúng và
sự phát triển của báo chí cũng dựa trên sự gia tăng nhu cầu thông tin – giao
tiếp trong xã hội, hợp tác lao động, chống lại các mối nguy hiểm.
Báo chí thực hiện chức năng thông tin – giao tiếp là nhằm thực hiện các
chức năng khác. Mọi chức năng của báo chí đều được thực hiện thông qua
con đường thông tin. áo chí thông tin để thực hiện chức năng giáo dục,
thông tin để thực hiện vai trò giám sát, quản lý xã hội, thông tin để thực hiện
chức năng văn hóa, giải trí…
Trong các cuộc giải cứu này báo chí đóng vai trò quan trọng trong
việc thông tin nhanh, chính xác đến các cơ quan ban, ngành.Và phải khẳng
định một điều, báo chí luôn đi đầu trong các cuộc giải cứu . Sức lan tỏa của
báo chí rất nhanh và lớn, nhất là trong xu thế báo chí kết nối mạng internet
toàn cầu.
33
Vai trò của báo chí không chỉ là phản ánh đời sống xã hội qua việc
thông tin nhanh nhất, chân thực nhất những sự kiện thời sự trong đời sống, mà
còn ở việc định hướng thông tin tới công chúng. Bên cạnh đó, một bài báo
hay, bình luận, phân tích sắc sảo cũng sẽ có tác động mạnh tới người làm
chính sách.Các bài bình luận phân tích của báo chí trong các cuộc giải cứu
đã có giá trị mở đường dư luận xã hội. Từ đó, cần có sự tiếp cận từ nhiều
phía, báo chí đã tìm đến các chuyên gia kinh tế, chuyên gia trong lĩnh vực
nông nghiệp để có cái nhìn khách quan, chứ không chỉ dựa theo ý kiến của
người chăn nuôi, thông tin từ các doanh nghiệp để từ đó Chính phủ có hướng
xử lý kịp thời.
Trực tiếp tổ chức giải cứu
Trên thực tế, ngay từ đầu tháng 12/2016, khi các dấu hiệu bất thường
về việc tăng đàn lợn một cách nhanh chóng cùng với đó là sự sụt giá nghiêm
trọng ngay thời gian cao điểm giáp Tết, nhiều cơ quan báo chí đã ngay lập tức
có thông tin từ các địa phương, cập nhật liên tục diễn biến giá hàng ngày để
bà con nông dân và các cơ quan chức năng được biết. Đồng thời, cũng gần
như ngay lập tức nhờ có sự vào cuộc của báo chí, ộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đã có các văn bản cảnh báo về tình hình phát triển nóng đầu
lợn cả nước khiến giá xuống quá thấp thời gian qua; đồng thời tăng thực hiện
chuỗi liên kết, nuôi theo tín hiệu thị trường.
Trước các thông tin liên tục từ các cơ quan báo chí, ộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đã kêu gọi các cấp, các ngành chung tay hỗ trợ. Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã yêu cầu các giải pháp căn cơ để về lâu
dài có thể giúp ngành chăn nuôi phát triển. Cùng chung tay giải cứu là các
bộ, ngành khác như ộ Công Thương, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước...
Trong một nỗ lực xây dựng ý tưởng, thúc đẩy tìm kiếm giải pháp mang
tính thị trường hỗ trợ nông dân giảm thiệt hại do được mùa mất giá , việc
xây dựng biệt đội giải cứu sớm chính là việc xây dựng các mạng lưới thông
34
tin, bám sát thực tế với những giải pháp mang tính thị trường, vận hành theo
dự án, để hỗ trợ nông dân, với sự chung tay của nhiều bên. Trước hết nhằm
dự báo và giảm thiểu tối đa những thiệt hại khi triển khai cuộc giải cứu
nông sản muộn.
Thúc đẩy các cơ quan chức năng hành động
Trước tình hình cấp bách của vấn đề, báo chí cũng tạo áp lực, thúc ép
việc các cơ quan chức năng vào cuộc. ởi vậy, theo ông Nguyễn im Đoán,
Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, khi báo chí phản ánh tình hình
thua lỗ nặng nề, lợn tồn đọng, giá rẻ như cho khi Trung Quốc ngừng mua đã
tác động tạo nên một cuộc giải cứu cho người nuôi lợn. Các đơn vị bán lẻ,
siêu thị đã chấp nhận giảm giá bán thịt 20-30% để kích cầu tiêu dùng, tăng
đầu ra. Các công ty chăn nuôi, giết mổ đã bắt đầu tiến hành tăng thu mua lợn,
giết thịt cấp đông với số lượng lớn hơn bình thường. Hiệp hội Chăn nuôi
Đồng Nai đã phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh thu mua lợn hơi với giá cao hơn giá thị trường 20-25%, mở
các điểm bán ngay tại các huyện, thành phố với giá thịt rẻ hơn thị trường 25-
40% [57].
ởi thế, vai trò, chức năng giám sát, phản biện của báo chí ngày càng
được khẳng định và sức mạnh của báo chí, niềm tin của công chúng đối với
cơ quan báo chí cũng ngày được nâng cao. Trao đổi với báo chí về câu
chuyện giá thịt lợn giảm trong thời gian qua, Thứ trưởng ộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn thừa nhận, do những nỗ lực của các bộ
ngành, địa phương và cả báo chí nên giá lợn hơi trong mấy ngày qua đã tăng
lên. Và cảm ơn các cơ quan báo chí đã tuyên truyền rất tốt để giải cứu giá
thịt lợn, tạo ra tâm lý yên tâm vượt qua khó khăn này.
Nhờ đi đến tận từng địa phương, gặp trực tiếp người chăn nuôi, trong
các cuộc giải cứu báo chí đã đi sâu vào thực tế, phản ánh kịp thời tâm tư,
nguyện vọng chính đáng của người chăn nuôi đến với các cơ quan chức năng
35
góp phần giúp các cuộc giải cứu nông sản đi sâu, đúng và đến được tới
người dân.
Tổ chức các sự kiện để kết nối các bên liên quan
Trong cuộc giải cứu thịt lợn thời gian qua, rất nhiều cơ quan báo chí
đã tạo các diễn đàn mở để người chăn nuôi và doanh nghiệp có thể gặp nhau
và tiếp cận được các giải pháp của các cơ quan chức năng. Ngay từ khi có dấu
hiệu giảm giá, một số tờ báo đã có những tin bài phản ánh giá lợn giảm, sản
lượng chăn nuôi có nguy cơ dư thừa ở một số địa phương. Trang Thị trường
của áo Hải quan đã đăng nhiều bài phản ánh về những bất cập trong chăn
nuôi lợn, trong khâu phân phối và những bất cập trong quản lý chuỗi sản
phẩm thịt lợn... Nhiều báo cũng đã có những hoạt động thiết thực, có thể kể
đến chương trình ết nối giải cứu người chăn nuôi lợn của áo Nông thôn
Ngày nay/ áo điện tử Dân Việt. Chương trình đã chia sẻ với những khó khăn
với người chăn nuôi lợn, làm cầu nối giúp các hộ chăn nuôi kết nối với doanh
nghiệp, siêu thị, các tổ chức để tiêu thụ sản phẩm; kêu gọi bạn đọc, nhà từ
thiện cùng hỗ trợ giúp bà con nông dân. Đồng thời, áo Nông thôn Ngày nay
cũng kêu gọi các doanh nghiệp, siêu thị, điểm bán lẻ... đang có nhu cầu mua
thịt lợn trên toàn quốc liên lạc thông tin tới b áo để có thể có được những
nguồn hàng đảm bảo chất lượng, đồng thời đây cũng là cách doanh nghiệp hỗ
trợ giúp bà con nông dân tiêu thụ lợn.
Cùng với đó, báo chí đã khơi gợi vấn đề, mở diễn đàn tập hợp ý kiến
của các nhà khoa học, chuyên gia và các tầng lớp nhân dân hay tập hợp danh
sách người chăn nuôi cần được giải cứu để từ đó các chính sách, sự hỗ trợ đến
được với họ nhanh và chính xác hơn.
36
Tiểu kết chƣơng 1
Hoạt động Giải cứu nông sản của báo chí không chỉ giúp người nông
dân giải quyết được những vấn đề cấp bách trước mắt của tình trạng được
mùa mất giá mà còn góp phần kết nối, tạo diễn đàn đưa vấn đề ra bàn luận ở
những cấp độ khác nhau. Từ vấn đề giải cứu nông sản nhìn ra rộng hơn là
sự phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.
Trong chương 1, tác giả đã đưa ra hệ thống lý luận, các khái niệm về
các vấn đề liên quan đến báo chí với giải cứu nông sản . Hệ thống lý luận
bao gồm: tầm quan trọng của nông sản đối với sự phát triển kinh tế; vai trò
của báo in trong việc giải cứu nông sản cho nông dân; nội dung, phương pháp
giải cứu nông sản của báo in và những nguyên tắc, yêu cầu của việc báo in
tham gia giải cứu nông sản cho nông dân. Đây là những nền tảng cơ bản để
tác giả phân tích thực trạng vấn đề báo chí trong giải cứu nông sản. Để có
được những nhận định cụ thể về chất lượng thông tin trên các tờ báo và rút ra
những kết quả nghiên cứu.
Trên thực tế, sức lan tỏa của báo chí kinh tế mạnh và rộng hơn thực
chất của nền kinh tế. Ví dụ: tăng trưởng GDP Việt Nam là 6,5% thì đối với
báo chí kinh tế là tỉ lệ so sánh giữa năm sau và năm trước… Sức lan tỏa này
sẽ tác động trở lại các tầng lọc nghiên cứu và chính sách, để rồi tăng thêm
giá trị cho nền kinh tế như sự minh bạch và bền vững [10 tr.27].
Thông qua việc khảo sát một số tờ báo cụ thể ở chương 2. Những hoạt
động này đã mang lại những kết quả nhất định trong việc tìm kiếm đầu ra cho
nông sản, nâng cao nhận thức của người dân và toàn xã hội, kết nối nguồn
lực.Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế cần phải giải quyết, cần rút kinh
nghiệm cho việc xây dựng và triển khai các mục tiêu dài hạn hơn.
37
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG BÁO IN VỚI VẤN ĐỀ GIẢI CỨU
NÔNG SẢN CHO NÔNG DÂN
2.1. Giới thiệu các tờ báo trong diện khảo sát
2.1.1 Báo Nhân dân
Ngày 19/8/1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà ra đời. Đây cũng là giai đoạn bước ngoặt đánh dấu sự phát
triển mới của dòng báo chí cách mạng. Ngày 11 đến ngày 19/2/1951 Đại hội
toàn quốc lần thứ II của Đảng, Nghị quyết của Đại hội Đảng chỉ rõ, tờ báo Sự
thật đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, nay thay thế bởi tờ Nhân dân.
Ngày 11/3/1951 báo Nhân dân ra số đầu tiên, in 6 trang.Trong những
số đầu, Nhân dân phát hành mỗi kỳ gần 2 vạn bản.
Tổng biên tập đầu tiên của báo là nhà báo Hoàng Tùng, đến năm 1982
là Hồng Hà, rồi Hà Đăng (1987 , Hữu Thọ (1992 , Hồng Vinh (từ 1996 ,
Đinh Thế Huynh (từ 2001 , Thuận Hữu (từ 2011 đến nay
Ngày 12/2/1969, Nhân dân chủ nhật ra số đầu tiên, khổ nhỏ bằng tờ báo
hằng ngày gấp tư. Tháng 2/1995, Nhân dân chủ nhật đổi tên thành Nhân dân
cuối tuần.Tháng 5/1997, báo ra thêm số Nhân dân hàng tháng. Với tất cả
những ấn phẩm trên, cùng với Nhân dân hàng ngày ra với 8 trang khổ lớn
(trước chỉ có 4 trang , báo có điều kiện mở rộng thông tin, đề cập toàn diện
đến các vấn đề thời sự chính trị - xã hội và cả văn hóa - nghệ thuật, thể dục -
thể thao.
Cuối tháng 8/1975, báo Nhân dân lập bộ phận thường trực ở miền
Nam. áo tăng xuất bản hàng ngày từ 4 trang lên 6 trang với số lượng 25 vạn
bản/ngày. Năm 1985, báo Nhân dân ra đặc san hàng tháng và nội san Người
làm báo Nhân dân , trở thành tờ báo đầu tiên xuất bản đặc san hàng tháng.
Ngày 21/6/1998, báo Nhân dân điện tử bằng tiếng Việt ra số đầu hòa mạng
internet, đến ngày 11/3/1999 ra bản bằng tiếng Anh, đáp ứng nhu cầu thông tin
của bạn đọc là người Việt Nam ở nước ngoài, cũng như người ngoại quốc.
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học.pdf
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học.pdf
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học.pdf
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học.pdf
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học.pdf
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học.pdf
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học.pdf
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học.pdf
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học.pdf
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học.pdf
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học.pdf
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học.pdf
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học.pdf
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học.pdf
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học.pdf
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học.pdf
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học.pdf
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học.pdf
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học.pdf
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học.pdf
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học.pdf
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học.pdf
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học.pdf
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học.pdf
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học.pdf
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học.pdf
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học.pdf
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học.pdf
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học.pdf

More Related Content

Similar to BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học.pdf

Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdfPhát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Man_Ebook
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAYLuận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam Định
Luận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam ĐịnhLuận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam Định
Luận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam Định
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Dự án tăng cường năng lực thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu t...
Dự án tăng cường năng lực thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu t...Dự án tăng cường năng lực thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu t...
Dự án tăng cường năng lực thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu t...
nataliej4
 
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOTLuận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAYLuận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, HAY
Luận án: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, HAYLuận án: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, HAY
Luận án: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
nataliej4
 
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
KhoTi1
 
Luận án: Quan hệ bất bình đẳng thu nhập và kinh tế ở Tây Nguyên
Luận án: Quan hệ bất bình đẳng thu nhập và kinh tế ở Tây NguyênLuận án: Quan hệ bất bình đẳng thu nhập và kinh tế ở Tây Nguyên
Luận án: Quan hệ bất bình đẳng thu nhập và kinh tế ở Tây Nguyên
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tếLuận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chínhLuận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...
PinkHandmade
 
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính cấp Trung ương
Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính cấp Trung ươngHoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính cấp Trung ương
Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính cấp Trung ương
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thônLuận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học.pdf (20)

Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdfPhát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAYLuận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam Định
Luận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam ĐịnhLuận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam Định
Luận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam Định
 
Dự án tăng cường năng lực thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu t...
Dự án tăng cường năng lực thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu t...Dự án tăng cường năng lực thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu t...
Dự án tăng cường năng lực thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu t...
 
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOTLuận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
 
Luận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAYLuận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAY
 
Luận án: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, HAY
Luận án: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, HAYLuận án: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, HAY
Luận án: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, HAY
 
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
 
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
 
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
 
Luận án: Quan hệ bất bình đẳng thu nhập và kinh tế ở Tây Nguyên
Luận án: Quan hệ bất bình đẳng thu nhập và kinh tế ở Tây NguyênLuận án: Quan hệ bất bình đẳng thu nhập và kinh tế ở Tây Nguyên
Luận án: Quan hệ bất bình đẳng thu nhập và kinh tế ở Tây Nguyên
 
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tếLuận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
 
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
 
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chínhLuận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính
 
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...
 
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung...
 
Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính cấp Trung ương
Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính cấp Trung ươngHoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính cấp Trung ương
Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính cấp Trung ương
 
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thônLuận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
 
Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
 

More from TieuNgocLy

THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ.pdf
THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ.pdfTHI HÀNH ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ.pdf
THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ.pdf
TieuNgocLy
 
Cách trưng bày và bố trí sản phẩm của circle k tại Việt Nam 9870993.pdf
Cách trưng bày và bố trí sản phẩm của circle k tại Việt Nam 9870993.pdfCách trưng bày và bố trí sản phẩm của circle k tại Việt Nam 9870993.pdf
Cách trưng bày và bố trí sản phẩm của circle k tại Việt Nam 9870993.pdf
TieuNgocLy
 
HẠ THÂN NHIỆT ĐIỀU TRỊ TRONG NGỪNG TUẦN HOÀN- THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM.pdf
HẠ THÂN NHIỆT ĐIỀU TRỊ TRONG NGỪNG TUẦN HOÀN- THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM.pdfHẠ THÂN NHIỆT ĐIỀU TRỊ TRONG NGỪNG TUẦN HOÀN- THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM.pdf
HẠ THÂN NHIỆT ĐIỀU TRỊ TRONG NGỪNG TUẦN HOÀN- THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM.pdf
TieuNgocLy
 
现代汉语广告中的成语研究 = Nghiên cứu thành ngữ trong ngôn ngữ quảng cáo của tiếng Hán hi...
现代汉语广告中的成语研究 = Nghiên cứu thành ngữ trong ngôn ngữ quảng cáo của tiếng Hán hi...现代汉语广告中的成语研究 = Nghiên cứu thành ngữ trong ngôn ngữ quảng cáo của tiếng Hán hi...
现代汉语广告中的成语研究 = Nghiên cứu thành ngữ trong ngôn ngữ quảng cáo của tiếng Hán hi...
TieuNgocLy
 
Nghiên cứu hệ thống chống bó cứng phanh trên xe mazda CX 5 2013.pdf
Nghiên cứu hệ thống chống bó cứng phanh trên xe mazda CX 5 2013.pdfNghiên cứu hệ thống chống bó cứng phanh trên xe mazda CX 5 2013.pdf
Nghiên cứu hệ thống chống bó cứng phanh trên xe mazda CX 5 2013.pdf
TieuNgocLy
 
Chức Năng Hoạch Định Quản Trị Học.pdf
Chức Năng Hoạch Định Quản Trị Học.pdfChức Năng Hoạch Định Quản Trị Học.pdf
Chức Năng Hoạch Định Quản Trị Học.pdf
TieuNgocLy
 
NHẬN THỨC VỀ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ BIỂU HIỆN CẢNH BÁO ĐỘT QỤY NÃO CỦA NGƯỜI BỆNH ...
NHẬN THỨC VỀ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ BIỂU HIỆN CẢNH BÁO ĐỘT QỤY NÃO CỦA NGƯỜI BỆNH ...NHẬN THỨC VỀ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ BIỂU HIỆN CẢNH BÁO ĐỘT QỤY NÃO CỦA NGƯỜI BỆNH ...
NHẬN THỨC VỀ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ BIỂU HIỆN CẢNH BÁO ĐỘT QỤY NÃO CỦA NGƯỜI BỆNH ...
TieuNgocLy
 
HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...
HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...
HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...
TieuNgocLy
 
Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...
Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...
Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...
TieuNgocLy
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...
TieuNgocLy
 
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
TieuNgocLy
 
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdfNhững vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
TieuNgocLy
 
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdfPháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
TieuNgocLy
 
Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...
Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...
Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...
TieuNgocLy
 
Bài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdf
Bài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdfBài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdf
Bài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdf
TieuNgocLy
 
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
TieuNgocLy
 
Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...
Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...
Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...
TieuNgocLy
 
Bài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdf
Bài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdfBài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdf
Bài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdf
TieuNgocLy
 
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdfNhững Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
TieuNgocLy
 
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH VIỆN ĐK HOÀN MỸ SÀI GÒN.pdf
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH VIỆN ĐK HOÀN MỸ SÀI GÒN.pdfBÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH VIỆN ĐK HOÀN MỸ SÀI GÒN.pdf
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH VIỆN ĐK HOÀN MỸ SÀI GÒN.pdf
TieuNgocLy
 

More from TieuNgocLy (20)

THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ.pdf
THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ.pdfTHI HÀNH ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ.pdf
THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ.pdf
 
Cách trưng bày và bố trí sản phẩm của circle k tại Việt Nam 9870993.pdf
Cách trưng bày và bố trí sản phẩm của circle k tại Việt Nam 9870993.pdfCách trưng bày và bố trí sản phẩm của circle k tại Việt Nam 9870993.pdf
Cách trưng bày và bố trí sản phẩm của circle k tại Việt Nam 9870993.pdf
 
HẠ THÂN NHIỆT ĐIỀU TRỊ TRONG NGỪNG TUẦN HOÀN- THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM.pdf
HẠ THÂN NHIỆT ĐIỀU TRỊ TRONG NGỪNG TUẦN HOÀN- THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM.pdfHẠ THÂN NHIỆT ĐIỀU TRỊ TRONG NGỪNG TUẦN HOÀN- THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM.pdf
HẠ THÂN NHIỆT ĐIỀU TRỊ TRONG NGỪNG TUẦN HOÀN- THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM.pdf
 
现代汉语广告中的成语研究 = Nghiên cứu thành ngữ trong ngôn ngữ quảng cáo của tiếng Hán hi...
现代汉语广告中的成语研究 = Nghiên cứu thành ngữ trong ngôn ngữ quảng cáo của tiếng Hán hi...现代汉语广告中的成语研究 = Nghiên cứu thành ngữ trong ngôn ngữ quảng cáo của tiếng Hán hi...
现代汉语广告中的成语研究 = Nghiên cứu thành ngữ trong ngôn ngữ quảng cáo của tiếng Hán hi...
 
Nghiên cứu hệ thống chống bó cứng phanh trên xe mazda CX 5 2013.pdf
Nghiên cứu hệ thống chống bó cứng phanh trên xe mazda CX 5 2013.pdfNghiên cứu hệ thống chống bó cứng phanh trên xe mazda CX 5 2013.pdf
Nghiên cứu hệ thống chống bó cứng phanh trên xe mazda CX 5 2013.pdf
 
Chức Năng Hoạch Định Quản Trị Học.pdf
Chức Năng Hoạch Định Quản Trị Học.pdfChức Năng Hoạch Định Quản Trị Học.pdf
Chức Năng Hoạch Định Quản Trị Học.pdf
 
NHẬN THỨC VỀ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ BIỂU HIỆN CẢNH BÁO ĐỘT QỤY NÃO CỦA NGƯỜI BỆNH ...
NHẬN THỨC VỀ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ BIỂU HIỆN CẢNH BÁO ĐỘT QỤY NÃO CỦA NGƯỜI BỆNH ...NHẬN THỨC VỀ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ BIỂU HIỆN CẢNH BÁO ĐỘT QỤY NÃO CỦA NGƯỜI BỆNH ...
NHẬN THỨC VỀ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ BIỂU HIỆN CẢNH BÁO ĐỘT QỤY NÃO CỦA NGƯỜI BỆNH ...
 
HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...
HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...
HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...
 
Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...
Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...
Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...
 
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
 
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdfNhững vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
 
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdfPháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
 
Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...
Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...
Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...
 
Bài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdf
Bài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdfBài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdf
Bài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdf
 
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
 
Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...
Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...
Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...
 
Bài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdf
Bài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdfBài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdf
Bài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdf
 
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdfNhững Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
 
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH VIỆN ĐK HOÀN MỸ SÀI GÒN.pdf
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH VIỆN ĐK HOÀN MỸ SÀI GÒN.pdfBÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH VIỆN ĐK HOÀN MỸ SÀI GÒN.pdf
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH VIỆN ĐK HOÀN MỸ SÀI GÒN.pdf
 

Recently uploaded

PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PhuongMai559533
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tếchương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
Qucbo964093
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 

Recently uploaded (13)

PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tếchương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 

BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ LIÊN BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Hà Nội - 2019
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ LIÊN BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Mã số: 60 32 01 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Trí Nhiệm Hà Nội - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu, kết quả điều tra nêu trong luận văn này là trung thực, được ghi rõ nguồn gốc, một cách minh bạch, đầy đủ. Đề tài nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Liên
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và thực hiện luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, dạy dỗ và hướng dẫn của các thầy giáo, cô giáo, giảng dạy khoa Báo chí – Truyền thông trường Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội), người thân và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Trí Nhiệm là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình làm luận văn. Trong quá trình làm luận văn, bản thân tôi đã rất cố gắng bằng tất cả sự đam mê và năng lực của mình. Song do nguồn tài liệu khan hiếm và hạn chế của bản thân chưa có kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học nên chắc chắn luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo ý kiến của các thầy cô giáo, sự góp ý chân thành của bạn bè và đồng nghiệp. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Liên
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Bộ NN&PTNN Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CNH- HĐH Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa GCNS Giải cứu nông sản NN-NT PT&TH Nông nghiệp, nông thôn Phát thanh và truyền hình
  • 6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.................................................... 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 8 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 8 5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu .....................................................10 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài........................................................12 7. Bố cục luận văn...........................................................................................13 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO IN VỚI VẤN ĐỀ GIẢI CỨU NÔNG SẢN....................................................................................................14 1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài....................................14 1.1.1. Báo in ....................................................................................................14 1.1.2. Nông sản................................................................................................15 1.1.3. Nông dân ...............................................................................................16 1.1.4. Giải cứu.................................................................................................17 1.1.5. Giải cứu nông sản.................................................................................18 1.2. Tầm quan trọng của nông sản đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện nay.........................................................................................19 1.3. Vai trò của báo in trong việc giải cứu nông sản cho nông dân..........23 1.4. Những nguyên tắc và yêu cầu trong việc báo chí thực hiện “giải cứu nông sản”........................................................................................................27 1.5. Nội dung, phương pháp giải cứu nông sản cho nông dân của báo in ......31 1.5.1. Nội dung................................................................................................31 1.5.2. Phương pháp.........................................................................................32 Tiểu kết chương 1............................................................................................36
  • 7. Chƣơng 2: THỰC TRẠNG BÁO IN VỚI VẤN ĐỀ GIẢI CỨU NÔNG SẢN CHO NÔNG DÂN................................................................................37 2.1. Giới thiệu các tờ báo trong diện khảo sát............................................37 2.1.1 Báo Nhân dân.........................................................................................37 2.1.2 Báo Nông nghiệp....................................................................................38 2.1.3 Báo Thái Bình ........................................................................................39 2.2. Thực trạng vấn đề giải cứu nông sản cho nông dân trên báo Nhân dân, báo Nông Nghiệp Việt Nam và báo Thái Bình (từ tháng 3/2017 đến 3/2018) ............................................................................................................40 2.2.1. Tần suất các vụ việc giải cứu nông sản trong thời gian khảo sát ........40 2.2.2. Nội dung chính thể hiện của các bài báo khảo sát về đề tài giải cứu ..43 2.2.3. Hình thức thể hiện của các bài báo về đề tài giải cứu nông sản..........60 2.3. Những ƣu điểm và hạn chế của các bài báo khảo sát.........................66 2.3.1. Ưu điểm.................................................................................................67 2.3.2. Hạn chế .................................................................................................70 Tiểu kết chương 2............................................................................................75 Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI CỨU NÔNG SẢN CHO NÔNG DÂN CỦA BÁO CHÍ..............76 3.1. Những vấn đề đặt ra ..............................................................................76 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả giải cứu nông sản cho nông dân của báo chí ............................................................................................................79 3.2.1. Giải pháp cụ thể....................................................................................79 3.2.2. Giải pháp chiến lược.............................................................................86 Tiểu kết chương 3............................................................................................98 KẾT LUẬN....................................................................................................99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................102 PHỤ LỤC.....................................................................................................107
  • 8. DANH MỤC BẢNG ảng 2.1 Khía cạnh đề cập trên báo Nhân dân...............................................59 ảng 2.2 Khía cạnh đề cập trên báo Nông nghiệp Việt Nam.........................59 ảng 2.3 Khía cạnh đề cập trên báo Thái Bình ..............................................59 ảng 2.4 Các thể loại báo chí sử dụng trên báo Nhân dân .............................62 ảng 2.5 Các thể loại báo chí sử dụng trên báo Nông nghiệp VN.................62 ảng 2.6 Các thể loại báo chí sử dụng trên báo Thái Bình ............................62 ảng 2.7 Anh/Chị có theo dõi các thông tin về nông nghiệp qua báo in .......71 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu lợn ....................................................41 Hình 2.2. Các thể loại báo chí được sử dụng..................................................61 Hình 2.3 Số lượng bài báo ..............................................................................66 Hình 2.4 Mức độ quan tâm theo dõi thông tin trên báo in của nông dân (khảo sát tháng 10/2017 tại Đông Hưng, Hưng Hà, Tiền Hải, tỉnh Thái ình .......71 Hình 2.5 ênh tiếp cận thông tin giải cứu thịt lợn của nông dân (khảo sát tháng 10/2017 tại Đông Hưng, Hưng Hà, Tiền Hải,.......................................73
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kể từ sau Đổi mới (1986), ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nông nghiệp phát triển đã đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm và thu nhập cho 70% dân cư, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Bất chấp những khó khăn về thị trường, thiên tai và dịch bệnh, nông nghiệp luôn duy trì tăng trưởng ở mức tương đối khá. Kể từ năm 2007 đến nay, Việt Nam chứng kiến tình trạng suy thoái của nền kinh tế do những yếu kém trong quản lý chính sách vĩ mô trong nước và ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới, trong bối cảnh khó khăn, sản xuất nông nghiệp nổi lên như một mảng sáng đáng khích lệ nhất của nền kinh tế. Trong giai đoạn 2007 - 2015, nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân 3,35%/năm. Năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, cả hai ngành công nghiệp và dịch vụ đều gặp khó khăn nên tốc độ tăng trưởng giảm mạnh, duy chỉ có nông nghiệp vẫn duy trì tốc độ tăng, nhờ đó giúp hạn chế bớt khó khăn cho nền kinh tế. Tuy nhiên từ năm 2009 đến nay, sản xuất và tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng sản xuất nông nghiệp có xu hướng chững lại và giảm mạnh chỉ còn 1,91% vào năm 2009, phục hồi vào các năm 2010, 2011 và lại sụt giảm mạnh vào các năm 2012, 2013 (còn 2,63% , năm 2014 có dấu hiệu tăng lên nhưng đến năm 2015 lại giảm về 2,41%, năm 2016 tiếp tục giảm xuống mức 1,36% Năm 2017 sau những báo động đỏ của ngành sản xuất nông nghiệp, cả xã hội đã chung tay với những biện pháp tích cực từ các bộ, ban, ngành, địa phương. Những biện pháp tổng lực đã mang lại những kết quả bước đầu, sản xuất nông nghiệp có dấu hiệu phục hồi nhưng tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước ngành nông nghiệp cũng chỉ đạt 2,90 % (NCIF- Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia).
  • 10. 2 Trong những năm gần đây, điệp khúc được mùa, sản lượng tăng, khó khăn đầu ra, giảm giá khiến không ít loại nông sản Việt phải trông chờ giải cứu . Một vài cuộc giải cứu , điển hình như: Đầu năm 2015, Indonesia bất ngờ ngừng nhập khẩu hành tím Sóc Trăng. Sản lượng hành tím lên tới 150.000 tấn khó có cách tiêu thụ.Giá hành giảm xuống chỉ còn 3.000 – 4.000 đồng/kg. Người nông dân lao đao sau một vụ mùa bội thu. Đoàn viên, thanh niên cả nước đã chung tay giải cứu hành tím, phân phối đi cả nước. Trong năm 2015, 2017, dưa hấu Quảng Nam, Quảng Ngãi xuống giá kỷ lục. Sản lượng dư thừa hàng nghìn tấn, không tìm được đầu ra. Nông dân phải cho bò ăn dưa, bỏ hoang ruộng. Nhiều tổ chức, cá nhân đã thu mua dưa của bà con nông dân với giá cao hơn thương lái. Vận chuyển đi các địa phương kêu gọi giải cứu [53]. Cũng trong năm 2015, sản lượng thanh long tại Bình Thuận tăng cao. Trong khi đó, thương lái Trung Quốc đột ngột ngừng mua khiến Bình Thuận dư 1.500 tấn thanh long. Giá thanh long xuống thấp kỷ lục, loại 1 mới được 1.000 đồng/kg. Sau đó, nhiều địa phương và doanh nghiệp trong cả nước đã tập trung giải cứu [55]. Đầu năm 2016, Trung Quốc ngừng nhập khẩu chuối từ Philippines. Thương lái Trung Quốc tìm mua chuối Việt Nam nên đẩy giá lên cao, nông dân Đông Nam ộ đổ xô trồng chuối đến đầu năm 2017, sản lượng chuối quá lớn khiến dư cung, Trung Quốc nhập chuối từ Philippines trở lại, giá chuối giảm liên tiếp đến 10 lần tại Tây Ninh, Đồng Nai… Giá rẻ, nông dân để chuối rụng chín cây và làm thức ăn cho bò và dê [53]. Từ đầu năm 2017, sản lượng thịt lợn trong nước tăng kỷ lục.Trung Quốc ngừng nhập heo tiểu ngạch. Giá lợn hơi giảm kỷ lục, có nơi chỉ khoảng 10.000 – 15.000 đồng/kg. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kêu gọi toàn xã hội chung tay giải cứu thịt lợn giúp bà con nông dân, tránh ảnh hưởng nền chăn nuôi trong nước [53].
  • 11. 3 Trước sự bùng nổ về công nghệ và dòng chảy vũ bão của thông tin. Báo chí ngày càng khẳng định được vị thế quyền lực mềm trong xã hội. Sự lên ngôi của các loại hình thức báo chí mới, đe dọa đến sự tồn vong của các hình thức báo chí truyền thống. Báo in – (một người bạn) gần gũi với người nông dân, những người tưởng như có thời gian để nghiền ngẫm một tờ báo in, giờ đây mối quan hệ đó cũng trở nên xa cách. Thực tế cho thấy các tờ báo in chưa thực sự phát huy hết vai trò của mình trong công cuộc giải cứu nông sản . Với uy tín và mạng lưới kết nối, báo chí nói chung và báo in nói riêng còn có thể đóng góp nhiều hơn nữa trong việc giải cứu nông sản và câu chuyện phát triển nông nghiệp bền vững. Trong công cuộc giải cứu nông sản, hầu hết các cơ quan báo chí từ trung ương đến địa phương đều tập trung thông tin nhanh, chính xác đến các cơ quan ban ngành, tạo sự kết nối giữa nông dân, doanh nghiệp và các cơ quan chức năng liên quan. Nhờ báo chí, các cuộc giải cứu trong thời gian qua đã được thực hiện nhanh hơn, sớm hơn và hiệu quả hơn. Tìm hiểu vai trò của báo chí trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp cũng đã có những đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học, sinh viên đề cập tới như: áo chí với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn , Những vấn đề then chốt của viêc phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH , Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên báo in Việt Nam… Nhưng chưa có đề tài nào tập trung nghiên cứu vai trò của báo chí mà cụ thể là các tờ báo với vấn đề giải cứu nông sản . Với mong muốn tìm hiểu phương thức, kinh nghiệm từ những hoạt động giải cứu nông sản có sự tham gia của báo chí, qua đó rút ra những bài học hữu ích đối với việc phát huy vai trò của báo chí trong những hoàn cảnh mới của đất nước. Xuất phát từ những vấn đề lý luận về báo chí và thực tiễn triển khai các hoạt động của các cơ quan báo chí từ những sự kiện nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài luận văn: Báo chí với vấn đề giải cứu nông sản cho nông dân”
  • 12. 4 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những thập kỷ gần đây, bước phát triển nhảy vọt của kỹ thuật truyền thông là một trong những hiện tượng gây tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội, làm thay đổi cả bản chất của xã hội cũng như đời sống tâm lý, các chuẩn mực văn hóa và những thói quen của con người. Sự tiếp cận dễ dàng với điện thoại di động và máy vi tính được kết nối mạng Internet toàn cầu, đã giúp cho công chúng có thể gửi đi cách chớp nhoáng thông điệp và lời nói, hình ảnh tĩnh và động đến những nơi xa xôi và cô lập nhất của thế giới: một khả năng mà các thế hệ đi trước khó thực hiện nổi. Chính vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò, chức năng, nguyên tắc hoạt động và hiệu quả của báo chí. Một số công trình được coi là những cuốn sách đặt nền móng cho việc nghiên cứu vai trò, chức năng, nguyên tắc hoạt động và hiệu quả của báo chí, ví dụ Cơ sở lý luận báo chí (Tạ Ngọc Tấn chủ biên, 1999 , Truyền thông đại chúng (Tạ Ngọc Tấn, 2001 , Cơ sở lý luận báo chí truyền thông (Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang, 2004 , … Các cuốn sách cung cấp những hiểu biết có tính hệ thống về các phương tiện truyền thông đại chúng và những nguyên tắc, phương pháp cơ bản nhằm quản lý, điều hành, phát huy tốt vai trò, sức mạnh của các phương tiện truyền thông đại chúng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Rất nhiều công trình khai thác vai trò của báo chí đối với một lĩnh vực cụ thể, như: Vai trò của báo chí trong phòng, chống diễn biến hòa bình trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa (Bộ Quốc Phòng, 2017 ; Vai trò của báo chí trong định hướng dư luận xã hội (Đỗ Chí Nghĩa, 2012 ; áo chí với thông tin đối ngoại (Lê Thanh Bình, 2012 , áo chí với vấn đề biến đổi khí hậu (Đinh Văn Hường, 2016 , Quyền được nói: Vai trò của truyền thông đại chúng trong phát triển kinh tế (Nguyễn Thị Hòa, 2006 , Truyền thông đại
  • 13. 5 chúng trong công tác lãnh đạo, quản lý (Vũ Đình Hòe, 2000 , Vai trò của truyền thông đại chúng trong giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay (Trần Ngọc Tăng, 2001 , Về vai trò giám sát xã hội và phản biện xã hội của báo chí Việt Nam (Đặng Thị Thu Hương, 2013 … Một trong những thành viên nghiên cứu chính đề tài, TS. Đặng Vũ Huân là chủ trì công trình nghiên cứu cấp Bộ về Tăng cường vai trò của thiết chế truyền thông trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam (2016 - Cuốn sách “Lịch sử các lý thuyết truyền thông” của tác giả Armand Mattelart & Mchele Mattelart, dịch giả Hồ Thị Hòa đã phân tích và giải thích sự đa diện và sự bùng nổ của phạm vi nghiên cứu về truyền thông, mà về mặt lich sử, đã luôn nằm trong sự tranh chấp giữa các hệ thống vật thể và các hệ thống phi vật thể, giữa cá nhân và xã hội giữa tự do ý chí và các xu hướng quyết định luận xã hội. Trong các bối cảnh lịch sử khác nhau, những sự căng thẳng và đối kháng này, vốn là khởi nguồn của những quan điểm và dẫn đến sự hình thành của các trường phái, các trào lưu và các xu hướng truyền thông. - Cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” của tác giả Tạ Ngọc Tấn (chủ biên), (1999 , đã trình bày hệ thống những kiến thức cơ bản của lý luận báo chí như: quan niệm chung về báo chí, tính giai cấp của báo chí, tự do báo chí, các chức năng của báo chí, luật pháp, nguyên tắc hoạt động và lao động sáng tạo trong báo chí. - Cuốn “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông”của tác giả Dương Xuân Sơn, Trần Quang, Đinh Văn Hường (2004), đã đưa ra ba mô hình lý thuyết truyền thông hiện đại, lý thuyết phương tiện truyền thông đề cập đến sự phức tạp của các nguyên tắc triết học chính trị xã hội bằng việc tổ chức các ý tưởng về mối quan hệ giữa truyền thông và xã hội. - Cuốn sách “Các loại hình báo chí truyền thông” của PGS.TS. Dương Xuân Sơn đã cung cấp những hiểu biết cơ bản, có hệ thống về khái niệm, đặc trưng, đặc điểm của truyền thông và truyền thông đại chúng hiện đại. Cuốn
  • 14. 6 sách cũng đưa ra những ưu điểm và hạn chế, nguyên tắc và phương pháp sáng tạo, xu hướng phát triển riêng của từng loại hình. - Cuốn sách “100 bản quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới” của tác giả Nguyễn Thị Trường Giang đã đưa ra những vấn đề cơ bản của các quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới và Việt Nam. Cuốn sách cung cấp những kiến thức tổng quan về nguyên tắc, tiêu chuẩn chung trong các bản quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới. - Bài viết Truyền thông phát triển – Một hướng đi mới cho báo chí các nước đang phát triển”của tác giả Nguyễn Minh Nguyệt đăng trên Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội - Số 312 ra 12/2008 trình bày các ý tưởng cơ bản về truyền thông phát triển, lợi ích của truyền thông phát triển đối nông nghiệp ở các quốc gia đang phát triển nói chung, Việt Nam nói riêng. Nông nghiệp là đề tài lớn của báo chí. Do đó, có nhiều đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài áo chí với vấn đề giải cứu nông sản cho nông dân tác giả đưa ra một số khảo sát như sau: - Luận văn thạc sĩ Tư vấn khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam của tác giả Bùi Thị Hồng Vân (2011), nghiên cứu một số lý luận liên quan đến đặc trưng của các loại hình báo in, phát thanh, truyền hình, khảo sát những sản phẩm liên quan đến chỉ dẫn, tư vấn khoa học, kĩ thuật nông nghiệp, đồng thời đề xuất những khía cạnh lý luận của xu hướng làm chỉ dẫn – tư vấn trên báo chí Việt Nam. - Luận văn thạc sĩ Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên báo in Việt Nam (khảo sát các báo Hà Nội mới, Nông Nghiệp Việt Nam và Nông thôn Ngày nay , của tác giả Lê Thái Hà (2010 , đưa ra những nội dung mà cơ quan báo chí cần nhận thức về nông nghiệp, nông dân, nông thôn để tiến hành tuyên truyền trên báo in. Thông qua khảo sát đánh giá thực tiễn tuyên truyền về nông nghiệp, nông dân, nông thôn từ các tờ báo để đưa ra kiến nghị, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên báo in.
  • 15. 7 - Luận văn thạc sĩ áo chí đồng bằng sông Cửu Long với vấn đề truyền thông, quảng bá sản phẩm nông nghiệp địa phương , của tác giả Lê Minh Tuấn (2015 , đưa ra hệ thống lý thuyết và cơ sở thực tiễn của vấn đề báo chí truyền thông, quảng bá sản phẩm nông nghiệp. Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của các sản phẩm báo chí thuộc diện khảo sát trong việc truyền thông, quảng bá sản phẩm nông nghiệp của địa phương, đồng thời đưa ra giải pháp đổi mới phương thức truyền thông, quảng bá sản phẩm nông nghiêp địa phương - Luận văn thạc sĩ Tuyên truyền thương hiệu nông sản Việt Nam trên sóng truyền hình của tác giả Trương Thị Hải Yến (2012), chỉ ra những giải pháp khoa học nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả tuyên truyền thương hiệu nông sản thông qua một số chương trình truyền hình, để có thể nâng cao năng lực và hiệu quả tác động của báo chí đối với quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp nước ta hiện nay. - Luận văn thạc sĩ áo in địa phương với việc phát triển nông nghiệp ở đồng bằng Sông Cửu Long của tác giả Trần An Phước (2013), có những khảo sát, phân tích thực trạng ở một số tờ báo in để đưa ra những giải pháp giúp báo chí mà cụ thể là báo in trong việc phát triển nông nghiêp ở đồng bằng Sông Cửu Long. - Luận văn thạc sĩ Vai trò của báo chí trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho nông dân – qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa của tác giả Phan Thị Phi Nga đã làm sáng tỏ cở sở lý luận về vai trò của báo chí trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho nông dân. Thông qua việc đánh giá thực trạng ở tinh Thanh Hóa, luận văn đã đề xuất những giải pháp mang tính hê thống, đồng bộ nhằm nâng cao vai trò của báo chí trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho nông dân. Như vậy, đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến hoặc nông nghiệp, hoặc nông thôn, hoặc nông dân đã có nhiều, nhưng các công
  • 16. 8 trình trên tập trung đi sâu vào vai trò của báo chí với sự phát triển nông nghiệp nói chung, chưa có nghiên cứu nào tổng hợp, đánh giá vai trò của báo chí phát huy thế nào trong trường hợp cụ thể như: nông sản được mùa nhưng mất giá. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài, luận văn khảo sát thực trạng các bài báo viết về đề tài giải cứu nông sản trên báo in từ đó đề xuất giải pháp khuyến nghị nhằm giúp báo in thực hiện tốt hơn vai trò, nhiệm vụ của mình. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để có thể đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, người nghiên cứu xác định cần phải thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu dưới đây: - Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề báo chí giải cứu nông sản cho nông dân - Thông qua việc nghiên cứu, tham khảo tài liệu để xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu về vai trò, nội dung, phương pháp giải cứu nông sản thể hiện trên báo chí. - Khảo sát và phân tích các bài báo viết về đề tài giải cứu nông sản , đăng tải trên báo Nhân dân, báo Nông nghiệp Việt Nam, báo Thái Bình từ tháng 3 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018. - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần phát huy vai trò của báo in trong việc giải cứu nông sản trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề giải cứu nông sản cho nông dân của báo in.
  • 17. 9 4.2. Phạm vi nghiên cứu Hệ thống truyền thông đại chúng ở Việt Nam khá phong phú. Theo báo cáo mới nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện cả nước có 859 tờ báo, tạp chí in, trong đó có 199 báo (báo TW có 86 báo, địa phương có 113 báo ; 660 Tạp chí (TW có 523 tờ, địa phương có 137 tờ), 135 báo, tạp chí điện tử. Trong đó có 112 báo, tạp chí điện tử của cơ quan báo chí in và 23 báo, tạp chí điện tử độc lập. Ngoài ra, cả nước có 258 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí được cấp phép. 67 đài phát thanh – truyền hình địa phương, 01 Đài truyền hình kỹ thuật số; 64 Đài phát thanh,truyền hình địa phương (riêng Thành phố Hồ Chí Minh có hai đài: Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh và Đài Tiếng nói nhân dân TP. Hồ Chí Minh). Tổng số kênh phát thanh, truyền hình trong nước được cấp phép là 268 kênh; số lượng kênh nước ngoài cung cấp trên dịch vụ truyền hình trả tiền là 47 kênh, 3 đài quốc gia, phát sóng 172 kênh chương trình phát thanh và truyền hình quảng bá. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian nghiên cứu và khuôn khổ quy định của luận văn thạc sỹ, trong luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu các tác phẩm được đăng tải trên các tờ báo: Nhân dân, Nông nghiệp Việt Nam và báo Thái ình. áo Nhân dân là cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam – đại diện cho hệ thống báo chí trung ương. áo Nông nghiệp Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, là diễn đàn vì sự phát triển và nâng cao dân trí nông thôn, phục vụ bạn đọc là những cán bộ và đông đảo lao động đang hoạt động trong mọi ngành sản xuất, công tác của ngành nông nghiệp, cũng như các bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này. Báo Thái ình là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh Thái Bình, là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thái Bình. Thời gian khảo sát của đề tài từ tháng 3 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018.
  • 18. 10 5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện trên nền tảng khoa học duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về phát huy vài trò của báo chí đối với phát triển nông nghiệp; cơ sở lý luận báo chí truyền thông, lý luận báo in, đạo đức báo chí; xu hướng báo chí và truyền thông hiện đại. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng một số phương pháp chung như phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh đối chiếu. Ngoài ra còn áp dụng các phương pháp: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: chọn lọc, nghiên cứu các tài liệu trên nhiều nguồn như sách, báo, tạp chí và các nguồn thông tin trên mạng internet về nông nghiệp, nông sản, báo chí, vai trò của báo chí. Đây được xem là một trong những phương pháp trọng tâm, giúp tác giả có thêm kiến thức sâu rộng về lý luận báo chí, tạo nền tảng về nhận thức. Từ đó, đưa ra những nhận định, đánh giá, kết luận trong quá trình nghiên cứu. Mục đích của phương pháp này là để xây dựng khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu - Phương pháp khảo sát, thông kê: nhằm khảo sát, thống kê các tin, bài có liên quan đến giải cứu nông sản được đăng tải trên ba tờ báo trong thời gian từ tháng 3/2017 đến 3/2018 để có được cái nhìn tổng quan về mật độ, tần suất các bài báo viết về giải cứu nông sản . - Phương pháp phân tích thông điệp được sử dụng để làm rõ hơn nội dung, hình thức, những ưu điểm và hạn chế của các tác phẩm viết về đề tài giải cứu nông sản trên 3 tờ báo trong diện khảo sát. Từ đó, đưa ra những giải pháp có tính ứng dụng tốt hơn.
  • 19. 11 - Phỏng vấn sâu để thu thập ý kiến của chuyên gia nằm xây dựng giải pháp cho vấn đề giải cứu nông sản của báo chí. Tác giả lựa chọn hai đối tượng phỏng vấn: một là chuyên gia về lĩnh vực nông nghiệp và hai là phóng viên phụ trách mảng nông nghiệp của một cơ quan báo chí. Cuộc phỏng vấn nhằm đánh giá một cách tổng quan về vai trò và những phương pháp mà báo chí thực hiện để giải cứu nông sản cho nông dân. Với đối tượng chuyên gia về lĩnh vực nông nghiệp tác giả đưa ra tiêu chí lựa chọn: là đại diện của cơ quan quản lý về nông nghiệp, từng làm công việc quản lý lâu năm, có nhiều kinh nghiệm và hiểu sâu về nông nghiệp Việt Nam. Với đối tượng phóng viên chuyên trách mảng nông nghiệp_họ là trực tiếp theo dõi, viết bài, sản xuất chương trình liên quan đến nông nghiệp, trực tiếp tham gia vào quá trình giải cứu nông sản của nông dân. Tác giả thiết kế hệ thống các câu hỏi đi theo vấn đề chứ không máy móc hỏi tất cả các câu hỏi đã chuẩn bị với đối tượng được nghiên cứu. Số lượng các câu hỏi không nên nhiều mà giới hạn câu hỏi cho từng đối tượng cụ thể. Với đối tượng đại diện cơ quan quản lý nông nghiệp, tác giả tập trung khai thác nội dung thông tin về nguyên nhân, giải pháp bền vững cho vấn đề giải cứu nông sản. Từ đó có những đánh giá, đối chiếu với thực trạng báo chí đang phản ánh. Với đối tượng phóng viên chuyên trách mảng nông nghiệp, tác giả tập trung khai thác nội dung thông tin liên quan đến chất lượng các bài báo và vai trò của báo chí trong việc giải cứu nông sản cho nông dân. Trong phỏng vấn sâu, cách đặt câu hỏi cũng đòi hỏi trình độ kỹ thuật nhất định. Để các đối tượng tự do thể hiện quan điểm và không giấu thông tin. - Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi để làm rõ những đánh giá của bạn đọc về tác động, tầm ảnh hưởng của các bài báo trong việc giải cứu nông sản cho nông dân. Đồng thời, thu thập ý kiến cá nhân về mức độ quan tâm đến các thông tin trên báo chí. Số lượng phiếu phát ra 100 phiếu. Địa bàn khảo sát: huyện Đông Hưng và huyện Hưng Hà. Mỗi địa bàn phát 50
  • 20. 12 phiếu. Đối tượng khảo sát: nông dân. Từ đó sử dụng phương pháp SPSS tổng hợp và xử lý số liệu để đưa ra các biểu bảng nhằm làm rõ kết quả nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Đóng góp mới về khoa học - Hệ thống lại những lý thuyết cơ bản về vai trò, chức năng của báo chí với phát triển nông nghiệp - Xây dựng khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu- báo in với vấn đề giải cứu nông sản cho nông dân - Cung cấp thông tin, phân tích, đánh giá về các bài báo có đề tài liên quan đến vấn đề giải cứu nông sản . - Đánh giá thực trạng báo in với vấn đề giải cứu… - Cung cấp những phương pháp, nguyên tắc của báo chí trong việc giải cứu nông sản 6.2. Ý nghĩa lý luận - Góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận vấn đề báo in với giải cứu nông sản - Góp phần làm sáng tỏ những khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: báo chí, tác phẩm báo chí, nông nghiệp, nông sản, giải cứu nông sản. Mặt khác, đề tài cũng góp phần khẳng định báo chí có vai trong quan trọng trong giải cứu nông sản cho nông dân. Tuy nhiên, muốn thực hiện tốt vai trò đó, các tác phẩm phải đảm bảo tiêu chí của nó. 6.3. Ý nghĩa thực tiễn - Luận văn góp phần làm rõ nội dung nhận thức về nông nghiệp và vị trí của nông nghiệp trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước thông qua hoạt động báo chí, truyền thông. Qua đó khẳng định những đóng góp của báo in trong việc tuyên truyền đưa nghị quyết Đảng vào cuộc sống. - Luận văn cung cấp bức tranh thực hiện việc giải cứu nông sản của báo chí. Nhằm giúp dư luận có cách nhìn nhận đúng đắn về vai trò của báo chí trong việc phát triển nông nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung.
  • 21. 13 - Kết quả đề tài có thể là tài liệu tham khảo có giá trị với những phóng viên phụ trách nông nghiệp, sinh viên báo chí, những ai quan tâm nghiên cứu vấn đề nông sản Việt - Bằng việc khảo sát những bài báo đã đăng tải trên các báo, luận văn đề xuất những giải pháp có thể giúp báo chí làm tốt vai trò của mình trong việc giải cứu nông sản . 7. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn bao gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về báo in với vấn đề giải cứu nông sản Chương 2: Thực trạng báo Nhân dân, báo Nông Nghiệp Việt Nam, báo Thái Bình với vấn đề giải cứu nông sản cho nông dân Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao hiệu quả giải cứu nông sản cho nông dân của báo in
  • 22. 14 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO IN VỚI VẤN ĐỀ GIẢI CỨU NÔNG SẢN 1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 1.1.1. Báo in Trước hết, để tìm hiểu khái niệm báo in , cần làm rõ khái niệm báo chí . Theo Luật báo chí Việt Nam, 2016: Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân. Cũng theo Luật báo chí 2016, Báo in là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, tranh, ảnh, thực hiện bằng phương tiện in để phát hành đến bạn đọc, gồm báo in, tạp chí in. Báo in là 1 loại hình báo chí sử dụng ngôn ngữ viết, hình ảnh tĩnh (ảnh, hình đồ họa để chuyển tải các sự kiện vấn đề xảy ra trong đời sống xã hội, mang tính thời sự, chân thực khách quan, thông qua kỹ thuật in ấn có phương thức phát hành trao tay và được xuất bản định kỳ, gồm báo in, tạp chí. Định kỳ của báo in có nhiều loại khác nhau như: hàng ngày, thưa kỳ (2,3,5 ngày một số) hàng tuần. Định kỳ báo in chính là sự xuất hiện theo chu kỳ đều đặn và cố định của sản phẩm báo. Chu kỳ xuất hiện của báo in có ý nghĩa quan trọng đối với báo in vì nó quy định thời điểm mà công chúng đón nhận sản phẩm báo in. Ví dụ, cứ 6h sáng hàng ngày người ta có thể mua các tờ nhật báo buổi sáng ở bất kỳ quầy bán báo nào trong thành phố. Nếu định kỳ của báo in bị phá vỡ có nghĩa là phá vỡ luôn cả thói quen mua (hay nhận) báo in vào giờ đó của người đọc. Báo in (báo viết) là loại hình báo chí xuất hiện lâu đời nhất, đã từng có thời kỳ hoàng kim rực rỡ khi chiếm vị thế độc tôn trong việc chuyển tải thông tin đến bạn đọc. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các loại
  • 23. 15 hình báo chí khác như: phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử ra đời, báo in bước vào thời kỳ vất vả duy trì, thậm chí là có nguy cơ suy tàn. So với các loại hình báo chí như phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tủ, đối với báo in, công chúng chọn tiếp nhận hoàn toàn chủ động. Chủ động từ việc lựa chọn sản phẩm truyền thông theo nhu cầu đến việc lựa chọn không gian, thời gian để tiếp nhận. Trên phương tiện kỹ thuật, báo in đơn giản hơn rất nhiều so với các loại hình báo khác. Thông tin đăng tải trên báo in thường là những bài viết bình luận sâu sắc, đảm bảo tính chuyên môn cao. Tuy nhiên, việc phát hành báo in khá tốn kém, chậm chạp, phụ thuộc vào phương tiện vận tải, đường sá giao thông và tác phong làm việc. Thêm nữa, sự phản hồi cả độc giả đối với báo in phải trải qua nhiều khâu, thậm chí cần phải có đơn khiếu nại bài báo. Trong thời đại, truyền thông số hóa, sự tương tác với công chúng được tính bằng giây thì báo in thực sự gặp rất nhiều bất lợi về tính cạnh tranh so với các loại hình báo chí khác. Tuy nhiên, thế mạnh sở hữu của báo in sẽ không bao giờ mất vì nó gắn liền với văn hóa đọc, gắn với thuộc tính văn bia khi biết chọn lọc và phân tích thông tin đa chiều, theo chiều sâu trí tuệ và cảm xúc để tác động và khơi dậy những giá trị nhân văn sâu lắng trong mỗi con người trong sự phù hợp với công chúng – nhóm đối tượng về sự kiện và vấn đề thông tin. 1.1.2. Nông sản Theo Hiệp định Nông nghiệp của Tổ chức thương mại thế giới WTO thì nông sản bao gồm: Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi…; Các sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt…; Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô… Nông sản là những sản phẩm hoặc bán thành phẩm của ngành sản xuất hàng hóa thông qua cây trồng và phát triển cây trồng.
  • 24. 16 Sản phẩm nông nghiệp bao gồm nhiều nhóm hàng thực phẩm, tơ sợi, nhiên liệu, nguyên vật liệu, dược phẩm và ma túy bất hợp pháp (thuốc lá, cần sa), các sản phẩm độc đáo đặc thù [62]. Trong thực tiễn thương mại thế giới, nông sản thường được chia làm hai nhóm, gồm nông sản nhiệt đới và nhóm còn lại. Chưa có định nghĩa thống nhất thế nào là nông sản nhiệt đới nhưng những loại đồ uống (như chè, cà phê, ca cao , bông và nhóm có sợi khác như đay, lanh, những loại quả (như chuối, xoài, ổi và một số nông sản khác được xếp vào nhóm nông sản nhiệt đới… 1.1.3. Nông dân Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời kì lịch sử, người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình thành nên giai cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội [62]. Các nhà nghiên cứu nhân học định nghĩa nông dân thông qua những thói quen và chuẩn mực văn hóa, đặc trưng bằng sự thu hẹp tầm nhìn và định hướng đến truyền thống. Những nỗ lực mô tả nông dân như một phạm trù khái quát như thế, lẫn lộn với các loại hình học nhằm kết hợp mọi hình thức kinh tế xã hội khác nhau được gọi là nông dân. Tuy nhiên, cũng như trong giới kinh tế học Marxit, không có một định nghĩa chính xác hay hữu dụng nào được nêu ra, và thuật ngữ này vẫn bị coi là một phạm trù kinh tế - xã hội có tính mô tả hơn là tính khám phá hữu ích [43]. Cuốn sách nổi tiếng của Eric Wolf về các cuộc chiến tranh nông dân thế kỷ XX dành một phần viết về Việt Nam, đều lấy cảm hứng từ sự phân tích kinh tế nông dân như cộ nguồn của các phong trào xã hội và các cuộc chiến tranh nổi dậy. Ngoài cuốn Nông dân, các bài báo gần đây nhất của tác giả đều
  • 25. 17 nỗ lực làm rõ sự phân biệt giữa nông dân và các hình thức khác của người sản xuất nông nghiệp. Wolf xác định các đặc trưng của nông dân bằng cách đối lập nó với cái mà ông gọi là người nguyên thủy và nông dan. Nông dân được định nghĩa là những người trồng trọt ở nông thôn và họ không phải là nông gia ( chủ các trang trại). Nông trại về cơ bản là một doanh nghiệp, ở đó các yếu tố đầu vào của sản xuất được kết hợp lại, sau đó các sản phẩm của nông trại sẽ được bán ra ngoài thị trường với giá cao hơn.Còn người nông dân, xét về phương diện kinh tế lại không điều hành doanh nghiệp, mà quản lý nền kinh tế gia đình. Như vậy, nông dân là người lao động cư trú ở nông thôn sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng, sau đó bằng các ngành, nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai tùy theo từng thời kỳ lịch sử ở từng nước, có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. 1.1.4. Giải cứu Giải cứu theo nghĩa đen của từ vựng là cứu vớt khỏi tai nạn . Trên thế giới, khi xảy ra vụ bắt cóc con tin, chính quyền và lực lượng chức năng sử dụng mọi phương tiện, hình thức, quyền lực… để xử lý vụ việc, giải cứu được nhiều con tin, hạn chế thấp nhất và có thể tránh thiệt hại hoàn toàn về người là giải pháp được cho là thành công nhất. Có nghĩa là từ giải cứu được hiểu là cứu vớt con người khỏi tai nạn. Thế giới đã chứng kiến những cuộc giải cứu thần kỳ như: chiến dịch giải cứu 13 người của đội bóng, tại hang động Tham Luang, Thái Lan vào tháng 7 năm 2018, với sự tham gia của hơn 1.000 người. Giải cứu 33 thợ mỏ bị sập hầm ở Chile vào tháng 8 năm 2010.Tháng 12 năm 2015, giải cứu thợ mỏ Trung Quốc sau 36 ngày mắc kẹt. Giải cứu 9 công nhân trong hầm mỏ Quecreek tháng 7 năm 2002... Từ giải cứu được dùng để chỉ tình thế nguy hiểm hoàn toàn không còn khả năng tự xử lý, bắt buộc cần tới sự trợ giúp gấp rút và kịp thời. Nếu như
  • 26. 18 không được một lực lượng kịp thời cứu giúp thì những thiệt hại khôn lường sẽ xảy ra và kéo theo nhiều hệ lụy. Những từ gần nghĩa với từ giải cứu: cứu giúp, giải nguy, cứu rỗi, cứu nguy… mỗi từ đều có những ý nghĩa cụ thể riêng biệt nhưng đều mang nội hàm ý là giải thoát ra khỏi những nguy hiểm hay khổ đau. 1.1.5. Giải cứu nông sản Mấy năm trở lại đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên các diễn đàn bàn về vấn đề nông nghiệp, xuất hiện một cụm từ giải cứu nông sản với tần xuất thường xuyên và trở thành vấn đề nóng của toàn xã hội. Cụm từ giải cứu nông sản hiểu theo nghĩa đen là đưa nông sản ra khỏi tình trạng nguy cấp - gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Mặc dù hiện nay các sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu nông sản trong quý I năm 2018 đạt gần 8,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước và đạt 21,4% mục tiêu của năm 2018. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn hiện nay là cả người nông dân cũng như doanh nghiệp đều ít quan tâm đến nghiên cứu thị trường, tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu, nhất là hàng hóa xuất khẩu theo chuẩn quốc tế. Một phần do từ trước đến nay, Việt Nam chủ yếu xuất nông sản thô qua đường tiểu ngạch, không bị xét giấy tờ nên nhiều mặt hàng nông sản bị một số thị trường xuất khẩu cảnh báo [53]. Trong nhiều năm qua, nông sản Việt Nam quá lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Có đến 70% nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc [55]. Bởi đây là thị trường khá dễ tính, không yêu cầu, đòi hỏi cao nên thuận lợi, phù hợp với thói quen sản xuất lâu nay của nông dân Việt Nam.Các thương lái Trung Quốc đều hiểu rất rõ các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam. Họ biết mùa nào nên thu mua sản phẩm gì, ở đâu còn người nông dân Việt thì phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường truyền thống này. Tuy nhiên, phần lớn nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc lại qua đường tiểu ngạch nên
  • 27. 19 diễn ra tình trạng các thương lái mua nông sản Việt Nam với giá cao trong một vài vụ mùa rồi đột ngột ngừng mua vào những vụ sau là một trong những nguyên nhân dẫn đến những cuộc khủng hoảng thừa của nông sản Việt. Nông dân vì lợi nhuận trước mắt mà phá vỡ quy hoạch của từng loại nông sản, ngành mà Bộ NN&PTNN và chính quyền địa phương đã đưa ra. Các chuyên gia về nông nghiệp cũng cho biết rất nhiều loại nông sản hiện đã vượt diện tích so với định hướng đề ra. Theo ông Lê Văn Đức, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, diện tích trồng hồ tiêu tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ vượt quy hoạch dẫn tới tình trạng rớt giá thảm hại như hiện nay (có thời điểm chỉ còn 80.000 đồng/kg la do năm 2015, khi giá hồ tiêu tăng cao (200.000 đồng/kg), các hộ nông dân đã mở rộng diện tích ngoài quy hoạch hoặc trồng xen canh (khoảng 15% diện tích). Thậm chí có nơi còn chặt cà phê chuyển sang trồng hồ tiêu. Tình trạng được giá phá quy hoạch đã và đang xảy ra phổ biến ở nhiều địa phương, trong khi đặc thù sản xuất nông sản ở nước ta là mùa vụ và phụ thuộc và thời tiết, kém khâu thu hoạch – chế biến – bảo quản nên dẫn điệp khúc được mùa mất giá khiến toàn xã hội phải tập trung giải cứu nông sản hằng năm [53]. Như vậy cụm từ giải cứu nông sản được hiểu là huy động các nguồn lực, tìm kiếm các giải pháp giúp nông sản Việt Nam vượt qua tình trạng nguy cấp (cung vượt quá cầu , người nông dân thay vì bán sản phẩm ra thị trường lại phải tự mình tiêu hủy sản phẩm vì không có thị trường. Hiện tượng các sản phẩm nông nghiệp thường xuyên rơi vào tình trạng cần giải cứu đặt ra rất nhiều vấn đề cho các cơ quan ban, ngành, địa phương. 1.2. Tầm quan trọng của nông sản đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện nay Nông nghiệp, nông dân, nông thôn hay còn gọi là "tam nông" (theo cách nói tắt, phổ biến hiện nay) là vấn đề được Đảng Cộng sản Việt Nam rất quan tâm và coi trọng trong thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng như quá
  • 28. 20 trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. ởi lẽ, điểm xuất phát của Việt Nam đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân là lực lượng đông đảo, chiếm đa số trong xã hội. Vai trò quan trọng của nông sản của nông dân mà khái quát là các chính sách về nông nghiệp, nông thôn đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta được thể hiện rõ nét qua các văn kiện của các kỳ đại hội. Khởi đầu thời kì đổi mới toàn diện đất nước được xác định là mốc son Đại hội VI của Đảng (tháng 12/1986). Những bước đi đầu tiên trong cải tiến cơ chế quản lý đã cho thấy sự xuất hiện sớm hơn của tư duy mới, cách làm mới trong lĩnh vực kinh tế, trong đó có Chỉ thị 100 (tháng 10/1981) của Ban í Thư T.Ư Đảng về khoán sản phẩm trong nông nghiệp, về thay đổi cách chỉ đạo, tổ chức sản xuất, quản lý hợp tác xã nông nghiệp, đã đem laị niềm phấn khởi và khí thế mới ở nông thôn, giải phóng sức sản xuất cho hàng triệu nông dân. Thắng lợi của cơ chế khoán 100 (khoán đến nhóm và người lao động), đã tạo nền tảng để ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 10 về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong nông nghiệp, trong đó xác định rõ vai trò của kinh tế hộ, coi hộ gia đình xã viên hợp tác xã nông nghiệp là đơn vị kinh tế tự chủ, được giao quyền sử dụng ruộng đất… Tác dụng của cơ chế khoán 10 cộng với những thành tựu về thuỷ lợi, cải tạo giống, thâm canh tăng năng xuất ở đồng bằng Bắc Bộ và mở rộng diện tích đất canh tác ở đồng bằng sông Cửu Long đã đưa nền nông nghiệp nghiệp Việt Nam sang trang sử mới. Từ chỗ thiếu ăn triền miên, đến năm 1988 vẫn còn phải nhập khẩu hơn 450.000 tấn gạo, nhưng từ năm 1989, Việt Nam vừa bảo đảm nhu cầu lương thực trong nước, có dự trữ, vừa xuất khẩu gạo mỗi năm từ 1 đến 1,5 triệu tấn và tiến dần lên tới 4 đến 4,5 triệu tấn như hiện nay… Các văn kiện đại hội lần thứ VII, VIII,IX của Đảng và nhiều chỉ thị, nghị quyết Hội nghị Trung ương trong các nhiệm kì đó đều thể hiện rõ chủ
  • 29. 21 trương chiến lược nhất quán đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn từng bước xác định ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới, tiến đến khẳng định thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực kì quan trọng cả trước mắt và lâu dài. Để đưa nền nông nghiệp Việt Nam trở thành nền nông nghiệp hiện đại, để dân ta giàu nước ta mạnh, Đảng ta tại Hội nghị Trung ương 5 khoá IX đã đưa ra một quyết sách: đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn Việt Nam với nội dung chủ yếu là đẩy nhanh ba cuộc chuyển đổi sâu rộng: - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. - Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh trong công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn. - Chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng tăng nhanh lao động công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn (ly nông không ly hương . Tiến hành ba cuộc chuyển đổi sâu rộng này là tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: Cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng văn hoá. a cuộc chuyển đổi này là giải pháp chiến lược là con đường dưa nông nghiệp Việt Nam lên sản xuất lớn hiện đại, đưa nông thôn Việt Nam lên giàu mạnh, văn minh. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (tháng 4/2006 , Đảng ta nhấn mạnh: "Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng . Hội nghị lần thứ Bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa X (tháng 8/2008 , Đảng đã ra Nghị quyết chuyên về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó khẳng định: "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát
  • 30. 22 triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước". (Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.) Thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng như quá trình đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong những năm qua đều khẳng định vị trí quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đồng thời khẳng định nhận thức đúng đắn của Đảng ta về tầm chiến lược của vấn đề tam nông . Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng diễn ra tháng 1/2011đã thông qua nhiều văn kiện quan trọng, quyết định đối với sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước trong giai đoạn cách mạng mới. Lồng ghép trong các văn kiện đó, Đảng ta tiếp tục đưa ra những quan điểm chỉ đạo đối với vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Để góp phần nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết của Đảng đang được triển khai rộng khắp trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, dưới đây tác giả bài viết phân tích và làm rõ những nội dung quan điểm cơ bản của Đảng về vấn đề "tam nông" cần được quán triệt vận dụng vào giải quyết những vấn đề thực tiễn nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đại hội XI của Đảng đã khẳng định và đánh giá cao những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, những kết quả đạt được của nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói riêng, trong đó nhấn mạnh: "Sự phát triển ổn định trong ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực đã đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Kinh tế nông thôn và đời sống nông dân được cải thiện hơn trước. Việc tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đầu tư phát triển giống mới có năng suất, chất lượng cao, phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề, tiểu thủ công nghiệp... đã có tác động tích cực đến việc sản xuất, tạo việc làm và xóa đói, giảm nghèo" [7 tr.151,152].
  • 31. 23 Nông nghiệp, nông dân, nông thôn mà cụ thể là nông sản _ một vấn đề rất lớn, luôn mang tính thời sự nóng hổi đối với nước ta.Để giải quyết thành công "đại vấn đề" này, Đảng phải có quan điểm chỉ đạo đúng đắn và những giải pháp, lộ trình thực hiện phù hợp với từng giai đoạn cụ thể. Quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn thường xuyên được Đảng ta bổ sung, hoàn thiện dựa trên sự tổng kết thực tiễn tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở mỗi giai đoạn phát triển của đất nước. Chính vì vậy, việc quán triệt quan điểm của Đảng về vấn đề "tam nông" vào giải quyết các vấn đề thực tiễn của nông nghiệp, nông dân, nông thôn cũng là một nhiệm vụ thường xuyên đối với các cấp, các ngành, các địa phương, đội ngũ cán bộ quản lý có liên quan và chính bản thân nông dân. Từ đường lối chính sách phát triển hiệu quả, có thể khẳng định nông thôn, nông nghiệp và nông dân Việt Nam đã có những đóng góp to lớn và rất đáng tự hào cho sự nghiệp phát triển chung của toàn dân tộc. 1.3. Vai trò của báo in trong việc giải cứu nông sản cho nông dân Báo chí là một phương tiện của truyền thông đại chúng, với khả năng tác động một cách rộng lớn nhanh chóng và mạnh mẽ vào xã hội, hoạt động báo chí có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Vai trò đầu tiên, trong hoạt động tư tưởng của báo chí là nâng cao tính tự giác và nhận thức cho quần chúng. Báo chí có nhiệm vụ định hướng xã hội bằng việc tác động vào ý thức quần chúng tạo ra khả năng định hướng hành động và hành động đúng của quần chúng vì lợi ích của giai cấp, của xã hội.Vì vậy, báo chí luôn được xác định là một trong những phương tiện quan trọng của Đảng thực hiện chức năng giáo dục chính trị tư tưởng cho quần chúng, định hướng và hướng dẫn dư luận xã hội. Nông dân Việt Nam luôn bị động trong vấn đề tiêu thụ nông sản. Nhận định thường trực trong các báo cáo nông nghiệp là: được mùa – mất giá. Một
  • 32. 24 vấn đề tồn tại hàng chục năm nay ở ngành nông nghiệp nước ta đó chính là sản xuất manh mún, thiếu tập trung, thiếu liên kết, yếu kỹ thuật. Vấn đề đó làm cho nông sản làm ra không ổn định về số lượng; không đồng đều về chất lượng. Như vậy việc tiêu thụ sản phẩm sẽ gặp không ít khó khăn. Tập quán sản xuất và tác phong nông nghiệp còn quá cao, làm việc theo phong trào nên thiếu đi tính kỉ luật và liên kết. Liên kết trong sản xuất bền vững sẽ hình thành liên kết tiêu thụ ổn định. Tính nông dân biểu hiện trong việc dễ bắt chước theo những gì mình thấy, mình nghe mà chưa thật sự tìm hiểu sâu về những đối tượng đó tạo thành những phong trào nhà nhà sản xuất loại này, đồng đồng trồng cây loại này, dẫn đến cung vượt qua xa cầu và cuối cùng là nông dân tự làm khó lẫn nhau. Điển hình cho việc này là phong trào trồng ớt vào năm 2015. Trong những năm 2013, 2014, đôi lúc giá ớt lên cao 60 – 70 ngàn đ/kg nhưng sau khi nông dân đổ xổ đi trồng ớt thì giá ớt thậm chí chỉ còn 1-2000đ/kg và thậm chí là không có người thu mua, nên ớt vứt bỏ đầy đồng. Vấn đề này xuất phát từ hai nguyên nhân điển hình: Một là chúng ta chưa có một kênh xuất khẩu chính thống với sản lượng ổn định mà chỉ xuất khẩu theo kiểu chập (lúc xuất được, lúc không); Hai là tính sản xuất ồ ạt thiếu quy hoạch, tùy hứng của nông dân. Khi thấy người này trồng cây gì, nuôi con gì được lợi nhuận cao là ngay lập tức làm theo, và làm theo một cách ồ ạt, không chỉ một thôn, một xã, một huyện mà phong trào này có lúc còn vượt ranh giới tỉnh. Do sản lượng lúc thu hoạch quá nhiều. Nếu có xuất khẩu được thì cũng khó có thể ngay lập tức tiêu thụ hết số sản lượng tăng vọt. Trong chuyện này cũng phải nhắc đến sự nhiệt tình quá mức của công tác khuyến nông và các báo đài. Khi thấy một đối tượng sản xuất nào đó mang lại hiệu quả kinh tế cao thì lập tức khuyến nông, các phương tiện truyền thông đưa tin khắp nơi. Trước những thông tin có cánh ấy, một số nông dân không khỏi động lòng . Và chuyện họ làm theo cũng là điều dễ hiểu.
  • 33. 25 Thứ hai, báo chí cần làm tốt vai trò thông tin tư vấn. Không chỉ dừng lại ở mức độ đưa thông tin mà còn phải chọn lọc, định hướng. Tư duy sản xuất của nông dân chưa cao, kỹ thuật sản xuất chưa sâu nên không dám mạnh dạn theo đuổi một đối tượng cây trồng vật nuôi để tạo tính ổn định, bền vững. Do vậy cần lắm những thông tin có tính chọn lọc của những người làm công tác thông tin tuyên truyền. Cần lắm những nhà báo có đủ tâm sức để giúp nông dân hình thành những vùng canh tác chuyên canh. Tạo nên những thương hiệu đặc trưng vùng và có chính sách cũng những kế hoạch lâu dài với những vùng sản xuất đó. Các bài viết trên các báo còn là tài liệu quý giúp người dân tìm hiểu, học tập nâng cao kiến thức, trình độ về mọi mặt. Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, cùng một lúc nhiều người cùng theo dõi một chương trình phát thanh, truyền hình, hay đọc một bài báo… đều có khả năng hòa nhập những cá nhân riêng rẽ thành một cộng đồng rộng lớn, cùng quan tâm đến một vấn đề của xã hội và cùng hành động vì lợi ích chung. Đây chính là cơ sở để báo chí phát huy vai trò tích cực trong việc góp phần giải cứu nông sản cho nông dân. Thực hiện yêu cầu này, trước hết, báo chí cần phải đăng tải giải thích, hướng dẫn việc thực hiện các văn bản pháp luật, pháp lệnh của Quốc hội, các chủ trương, chính sách của Chính phủ, chương trình hành động của các cấp, các ngành, các đơn vị thực hiện nghị quyết của Đảng liên quan đến nông nghiệp mà trực tiếp là vấn đề nông sản. Điều rất quan trọng là báo chí phải bám sát thực tiễn, để phản ánh quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Kịp thời phát hiện những hiện tượng bất thường trong quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm ngăn chặn những vấn đề có yếu tố tiềm ẩn, cảnh báo nguy cơ trước khi hậu quả xảy ra. Chẳng hạn như việc bà con nông dân của một địa phương hay một vùng bất ngờ đầu từ lớn vào lĩnh vực mới của nông nghiệp, phá vỡ quy hoạch hay khả năng được mùa lớn trên diện rộng do các yếu tố khách quan nào đó…
  • 34. 26 Thứ ba, báo chí cần trở thành cầu nối thông tin đa chiều giữa các bên. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, các phương tiện truyền thông đại chúng có tác động vô cùng to lớn đến đời sống xã hội. Khả năng thông tin nhiều chiều, tác động trực tiếp và đồng thời đến đại bộ phận công chúng trong xã hội, tạo thành dư luận xã hội dẫn đến thay đổi hành vi. Không chỉ có vậy, truyền thông đại chúng hiện nay còn là phương tiện tuyên truyền hữu hiệu nhất của Nhà nước, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội. Tác động của nó không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn là kênh truyền tải những tri thức khoa học, cung cấp những dịch vụ giải trí vô cùng hấp dẫn. Đồng thời, báo chí cũng là kênh thông tin phát hiện ra nhân tố mới, kinh nghiệm hay nhằm nhân rộng những điển hình tiên tiến, cổ vũ phong trào thi đua phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Song song với việc phát hiện nhân rộng các điển hình tiên tiến, báo chí cần phát hiện, đấu tranh kịp thời và kiên quyết với những biểu hiện tiêu cực trong quá trình thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trên đây là những vai trò khái quát mà báo chí nói chung cần đảm nhận đối với việc phát triển nông nghiệp. Báo in với tư cách là loại hình báo chí ra đời sớm, có truyền thống phát triển lâu năm, trong việc giải cứu nông sản cho nông dân, có thể nói, báo in nắm giữ một vai trò quan trọng mang tính quyết định. Trước hết, đây là diễn đàn của nhân dân (mà cụ thể là của nông dân), báo in cần tập hợp, phản ánh kịp thời các sáng tạo của quần chúng trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Và điều rất quan trọng là tập hợp phản ánh kịp thời ý kiến đóng góp của nông dân đối với từng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến nông sản Việt. Với mức độ khác nhau, báo in cần phải tiến hành công tác lý luận. Để thực hiện yêu cầu này, báo in không chỉ truyền bá các quan điểm lý luận trong
  • 35. 27 các Nghị quyết của Đảng mà báo chí còn phải đi sâu tham gia tổng kết thực tiễn, đóng góp tích cực trong việc hoàn thiện chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ mới. Tích cực đóng góp vào quá trình giữ vững và tăng cường ổn định kinh tế, xã hội. Phát triển nông sản cho nông dân góp phần xây dựng bền vững NN-NT là vấn đề có vị trí và vai trò quan trọng chiến lược trong quá trình CNH-HĐH. Đối với đất nước nông nghiệp, đại bộ phận dân cư sống ở nông thôn như Việt Nam thì vấn đề đó càng trở nên cấp thiết. Nông nghiệp – nông dân – nông thôn luôn là vấn đề mới và mở nhưng cũng đầy khó khăn phức tạp; tuyên truyền hiệu quả về nội dung này trên báo in như thế nào đòi hỏi các cơ quan báo chí truyền thông, nhà báo cần phải nỗ lực hơn mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng. Những năm qua báo chí nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ trên nhiều mặt, tạo được diện mạo mới trong báo chí xu thế hiện đại và hội nhập.Báo chí thực sự đã trở thành cầu nối quan trọng giữa nông dân với Đảng – Nhà nước – Doanh nghiệp. Vượt lên những khó khăn chung của hệ thống báo chí truyền thông. Tất cả các báo đều nỗ lực tự chủ về tài chính, hoạt động đạt nhiều thành tựu to lớn, từng bước tạo dựng được thương hiệu, bản sắc riêng để lại dấu ấn trong lòng người đọc. 1.4. Những nguyên tắc và yêu cầu trong việc báo chí thực hiện “giải cứu nông sản” Mọi hoạt động của báo chí đều được thực hiện dựa trên chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn. Việc thực hiện giải cứu nông sản trước hết cũng cần đảm bảo những nguyên tắc, yêu cầu chung trong các quy tắc đạo đức nghề báo như: - Tôn trọng sự thật, đảm bảo tính chính xác, trung thực, công bằng và khách quan: Phản ánh các sự kiện và vấn đề với thực tế đầy đủ các chi tiết, không thêm, không bớt, không thiên lệch, thiên vị; thông tin sự kiện đúng như nó vốn có trong thực tiễn.
  • 36. 28 - Tôn trọng quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí: Quyền được thông tin là quyền cơ bản của con người, được hiến pháp và pháp luật bảo vệ. - Đảm bảo tính nhân văn: Đó là thái độ tiếp cận, đánh giá các sự kiện và vấn đề trong cuộc sống hàng ngày liên quan đến cộng đồng cũng như số phận con người. Lựa chọn đề tài, góc nhìn và chi tiết nào để đăng tải thông tin. Hàm lượng văn hóa và giá trị nhân văn của tác phẩm báo chí có thể ẩn chứa sức mạnh dồi dào đằng sau những chi tiết do nhà báo cung cấp. Thông qua những chi tiết cụ thể, sinh động và đang cựa quậy ấy sẽ ánh lên nhân cách nghề nghiệp của nhà báo. Báo chí thông tin về tiêu cực nhưng cố gắng luôn nhằm đạt được hiệu ứng tác động xã hội tích cực. hơi dậy, tìm ra hướng đi, cách giải quyết vấn đề. - Giữ gìn niềm tin của công chúng: Nhà báo cần có óc phân tích tốt, cần phải biết phân tích bản chất sự kiện và vấn đề cũng như năng lực tác động của nó trong mối quan hệ đang đặt ra. Bởi nếu thông tin nhanh mà thiếu chọn lọc, cân nhắc và nhất là thiếu phân tích thì có thể khả năng đem lại niềm tin cho công chúng sẽ bị suy giảm. Mà mỗi khi công chúng mất niềm tin và thông tin báo chí, thì sức mạnh xã hội của báo chí sẽ suy giảm, thậm chí không còn. áo chí đánh mất niềm tin nơi công chúng là mất tất cả. Ngoài ra, việc báo chí giải cứu nông sản cần tuân thủ theo những nguyên tắc và yêu cầu cụ thể sau đây: Nâng cao dân trí, tuyên truyền đường lối, chủ trương chính sách của Đảng về lĩnh vực nông nghiệp Với chức năng thông tin nhằm nâng cao dân trí, báo chí có trách nhiệm lớn trong việc tuyên truyền đường lối chính sách, chủ trương của Đảng. Người làm báo về nông nghiệp, nông thôn bắt buộc phải nắm vững các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước chỉ đạo cũng như có sự am hiểu nhất định về lĩnh vực này. Hướng dẫn cụ thể về cơ cấu, quy hoạch, cây trồng - vật nuôi, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Bám sát và thông tin kịp thời các hoạt
  • 37. 29 động trong nông nghiệp. Đồng thời, cung cấp thông tin cho các cấp, các ngành, cho nông dân những thông tin thiết thực và kiến thức về thổ nhưỡng, khí hậu, quá trình sinh học của từng giống cây, giống con mới,…những thông tin, những kiến thức về đưa công nghiệp – nhất là công nghiệp chế biến và dịch vụ – về nông thôn, những thông tin nhằm bồi dưỡng đào tạo nông dân có tri thức, có kinh nghiệm, có bản lĩnh để tiến hành ba bước chuyển đổi cách mạng sâu sắc trên mặt nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Đặc biệt phải thông tin có trách nhiệm về giá cả, về các thị trường trong nước, khu vực và thế giới đối với từng sản phẩm nông nghiệp. Điều rất quan trọng là báo chí phải thông tin những kiến thức và hướng dẫn các hình thức hợp tác, liên kết của nông dân trong từng xóm ấp, làng, xã; hợp tác liên kết giữa các vùng, hợp tác liên kết giữa nông dân với hợp tác xã, với các doanh nghiệp… Đưa tin kịp thời, phong phú, đa dạng, phù hợp với đối tượng công chúng Đưa tin kịp thời, phong phú, đa dạng, thông tin có chiều rộng và sâu, thông tin mới, nhanh sâu sát các vấn đề của nông nghiệp, nông thôn. Nếu thận trọng quá, vào cuộc chậm thì có lỗi với bạn đọc nhà nông; nhưng nếu đưa tin ào ào, góp phần làm cho thực trạng ùn ứ nông sản thêm nặng nề, mà không thúc đẩy, đề xuất được giải pháp gì, thì cũng là những bài báo vô tích sự [54]. Người nông dân ở các vùng nông thôn luôn là những đối tượng cần được ưu tiên cập nhật thông tin hơn cả, do đó phải thông tin một cách nhanh chóng, chính xác đến họ. Thông tin đưa đến lớp đối tượng này cũng cần đảm bảo phong phú, đa dạng cả về hình thức, nội dung và cách thức phản ánh vấn đề. Đa dạng hoá các hình thức thông tin, sử dụng các thể loại phối hợp, ngôn ngữ phù hợp với trình độ, tâm lý của người dân.Việc lựa chọn cách thức thông tin cũng quan trọng như lựa chọn nội dung.Đối với nông nghiệp, nông thôn, người nông dân, việc này càng quan trọng.Nếu không có cách thức phản ánh và ngôn ngữ sử dụng phù hợp, họ có thể không tiếp nhận được thông tin.
  • 38. 30 Vì vậy, người phóng viên cần phải hết sức chú ý, cân nhắc khi lựa chọn góc độ, ngôn ngữ thông tin. Thêm vào đó, công chúng của các bài báo trong việc giải cứu nông sản bao gồm các đối tượng khác nhau: nông dân, doanh nghiệp, người dân, các cơ quan ban, ngành, địa phương…vì thế các bài báo cần chú trọng đến từng đối tượng công chúng với những thông điệp cụ thể. Tách biệt quảng cáo với bài báo Một trong những nhiệm vụ quan trọng khi thực hiện giải cứu nông sản cho nông dân là giúp cho các mặt hàng nông sản tìm được đầu ra, càng nhiều đối tượng biết đến thì việc tiêu thụ sản phẩm càng dễ dàng. Nhưng báo chí có những chức năng và vai trò rõ ràng được quy định theo Luật, quảng cáo cũng vậy, không thể vì mong muốn trước mắt mà bài báo trở thành bài quảng cáo. Quảng cáo là hình thức tuyên truyền, giới thiệu thông tin về sản phẩm nhằm tác động đến hành vi, thói quen của người tiêu dùng. Mục đích trực tiếp của quảng cáo là thương mại.Trong trường hợp này, nhiệm vụ của báo chí là giải cứu mang tính chiều sâu, lâu dài và bền vững. Việc có những bài báo vì mong muốn có thể giúp người dân bán được càng nhiều hàng càng tốt đã đưa ra những thông tin phóng đại về sản phẩm không những không giúp cải thiện tình hình mà còn gây ra tâm lý nghi ngờ đối với người dân. Vì thế, tách biệt bài báo với quảng cáo được xem là một trong những nguyên tắc của việc báo chí tham gia vào giải cứu nông sản . Không đưa tin mang tính “võ đoán” Việc giải cứu nông sản trở thành điểm nóng của vấn đề nông nghiệp đã khiến không ít bài báo chạy theo dư luận, làm nhiễu loạn thông tin, thậm chí còn là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng nông sản phải giải cứu . Trường hợp sau đây là một ví dụ điển hình: Gia đình tôi có trồng 1,5ha vải thiều. Mỗi khi bước vào vụ thu hoạch vải thiều, các báo, đài lại đưa tin. Có báo đưa đúng, nhưng cũng có báo đưa chưa chính xác. Ví như, vụ vải thiều
  • 39. 31 năm ngoái, có báo vội đưa tin về được mùa, mất giá, có báo nói phía Trung Quốc giở chiêu trò ngừng mua để ép giá… Nhưng cái chính do bên Trung Quốc cũng đang vào vụ thu hoạch vải thiều, nên họ mua giảm đi so với mọi năm, không phải là ngừng. Cách đưa tin như thế khiến cho người trồng vải thiệt hại bởi thương lái được đà ép giá, kéo giá càng lúc càng giảm từ 9.000 đồng/kg xuống còn 4.000 đồng/kg khi vào giữa vụ [54]. Việc báo chí đưa tin mang tính quy chụp, võ đoán cũng được xem như việc đưa tin sai sự thật, nhưng có thể dưới góc độ nào đó tác giả không cố tình hoặc không ý thức được hành động của mình đã làm trầm trọng hơn thiệt hại của nhà nông. Báo chí có nhiệm vụ đưa thông tin dự báo, định hướng thị trường tốt, tuyệt đối không đưa tin mang tính quy chụp, võ đoán. 1.5. Nội dung, phƣơng pháp giải cứu nông sản cho nông dân của báo in 1.5.1. Nội dung Vài năm trở lại đây, nhất là từ năm 2017 đến nay, cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong lĩnh vực nông nghiệp có lẽ là giải cứu . Từ giải cứu thanh long, giải cứu dưa hấu, giải cứu hành, ớt, củ cải…, giải cứu thịt lợn. Giải cứu nông sản trở thành đề tài lớn cho báo chí Việt Nam: nguyên nhân, thực trạng, giải pháp… cho thấy tính cấp bách của vấn đề. Mục tiêu phát triển của quốc gia là trở thành một nước công nghiệp hóa – hiện đại hóa nhưng dựa trên sự phát triển ổn định và bền vững của một nền nông nghiệp. Trong các cuộc giải cứu nông sản báo chí nói chung và báo in nói riêng đóng vai trò quan trọng. Nhờ báo in, các cuộc giải cứu trong thời gian qua đã được thực hiện nhanh hơn, sớm hơn và hiệu quả hơn. Các bài báo in khi đề cập đến vấn đề giải cứu nông sản tập trung chủ yếu vào các nội dung sau: - Thông tin về các mặt hàng nông sản cần giải cứu - Thực trạng về giải cứu nông sản đang được tiến hành - Nguyên nhân dẫn đến việc nông sản liên tục cần giải cứu, đề xuất các giải pháp giải cứu nông sản
  • 40. 32 - Bình luận, đánh giá về các giải pháp giải cứu nông sản đang được triển khai - Từ câu chuyện giải cứu nông sản bàn luận đến các vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững: kết cấu, cấu trúc ngành nông nghiệp, ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, xây dựng thương hiệu nông sản Việt. 1.5.2. Phương pháp Phương pháp là cách thức, con đường, biện pháp để thực hiện một hoạt động nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Phương pháp có thể được hiểu là các hoạt động được thực hiện nhằm giải quyết một vấn đề hay hiện tượng xã hội. Như vậy, tìm hiểu phương pháp tức là tìm hiểu các yếu tố, cách thức, biện pháp và mối quan hệ giữa chúng theo một trật tự logíc nhằm hướng tới một mục tiêu nào đó. Những phương pháp nổi bật được báo chí sử dụng và triển khai hiệu quả trong thời gian qua: Tổ chức chiến dịch thông tin Chức năng thông tin là chức năng quan trọng hàng đầu của báo chí. áo chí ra đời là nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin giao tiếp của công chúng và sự phát triển của báo chí cũng dựa trên sự gia tăng nhu cầu thông tin – giao tiếp trong xã hội, hợp tác lao động, chống lại các mối nguy hiểm. Báo chí thực hiện chức năng thông tin – giao tiếp là nhằm thực hiện các chức năng khác. Mọi chức năng của báo chí đều được thực hiện thông qua con đường thông tin. áo chí thông tin để thực hiện chức năng giáo dục, thông tin để thực hiện vai trò giám sát, quản lý xã hội, thông tin để thực hiện chức năng văn hóa, giải trí… Trong các cuộc giải cứu này báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc thông tin nhanh, chính xác đến các cơ quan ban, ngành.Và phải khẳng định một điều, báo chí luôn đi đầu trong các cuộc giải cứu . Sức lan tỏa của báo chí rất nhanh và lớn, nhất là trong xu thế báo chí kết nối mạng internet toàn cầu.
  • 41. 33 Vai trò của báo chí không chỉ là phản ánh đời sống xã hội qua việc thông tin nhanh nhất, chân thực nhất những sự kiện thời sự trong đời sống, mà còn ở việc định hướng thông tin tới công chúng. Bên cạnh đó, một bài báo hay, bình luận, phân tích sắc sảo cũng sẽ có tác động mạnh tới người làm chính sách.Các bài bình luận phân tích của báo chí trong các cuộc giải cứu đã có giá trị mở đường dư luận xã hội. Từ đó, cần có sự tiếp cận từ nhiều phía, báo chí đã tìm đến các chuyên gia kinh tế, chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp để có cái nhìn khách quan, chứ không chỉ dựa theo ý kiến của người chăn nuôi, thông tin từ các doanh nghiệp để từ đó Chính phủ có hướng xử lý kịp thời. Trực tiếp tổ chức giải cứu Trên thực tế, ngay từ đầu tháng 12/2016, khi các dấu hiệu bất thường về việc tăng đàn lợn một cách nhanh chóng cùng với đó là sự sụt giá nghiêm trọng ngay thời gian cao điểm giáp Tết, nhiều cơ quan báo chí đã ngay lập tức có thông tin từ các địa phương, cập nhật liên tục diễn biến giá hàng ngày để bà con nông dân và các cơ quan chức năng được biết. Đồng thời, cũng gần như ngay lập tức nhờ có sự vào cuộc của báo chí, ộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có các văn bản cảnh báo về tình hình phát triển nóng đầu lợn cả nước khiến giá xuống quá thấp thời gian qua; đồng thời tăng thực hiện chuỗi liên kết, nuôi theo tín hiệu thị trường. Trước các thông tin liên tục từ các cơ quan báo chí, ộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kêu gọi các cấp, các ngành chung tay hỗ trợ. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã yêu cầu các giải pháp căn cơ để về lâu dài có thể giúp ngành chăn nuôi phát triển. Cùng chung tay giải cứu là các bộ, ngành khác như ộ Công Thương, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước... Trong một nỗ lực xây dựng ý tưởng, thúc đẩy tìm kiếm giải pháp mang tính thị trường hỗ trợ nông dân giảm thiệt hại do được mùa mất giá , việc xây dựng biệt đội giải cứu sớm chính là việc xây dựng các mạng lưới thông
  • 42. 34 tin, bám sát thực tế với những giải pháp mang tính thị trường, vận hành theo dự án, để hỗ trợ nông dân, với sự chung tay của nhiều bên. Trước hết nhằm dự báo và giảm thiểu tối đa những thiệt hại khi triển khai cuộc giải cứu nông sản muộn. Thúc đẩy các cơ quan chức năng hành động Trước tình hình cấp bách của vấn đề, báo chí cũng tạo áp lực, thúc ép việc các cơ quan chức năng vào cuộc. ởi vậy, theo ông Nguyễn im Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, khi báo chí phản ánh tình hình thua lỗ nặng nề, lợn tồn đọng, giá rẻ như cho khi Trung Quốc ngừng mua đã tác động tạo nên một cuộc giải cứu cho người nuôi lợn. Các đơn vị bán lẻ, siêu thị đã chấp nhận giảm giá bán thịt 20-30% để kích cầu tiêu dùng, tăng đầu ra. Các công ty chăn nuôi, giết mổ đã bắt đầu tiến hành tăng thu mua lợn, giết thịt cấp đông với số lượng lớn hơn bình thường. Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đã phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh thu mua lợn hơi với giá cao hơn giá thị trường 20-25%, mở các điểm bán ngay tại các huyện, thành phố với giá thịt rẻ hơn thị trường 25- 40% [57]. ởi thế, vai trò, chức năng giám sát, phản biện của báo chí ngày càng được khẳng định và sức mạnh của báo chí, niềm tin của công chúng đối với cơ quan báo chí cũng ngày được nâng cao. Trao đổi với báo chí về câu chuyện giá thịt lợn giảm trong thời gian qua, Thứ trưởng ộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn thừa nhận, do những nỗ lực của các bộ ngành, địa phương và cả báo chí nên giá lợn hơi trong mấy ngày qua đã tăng lên. Và cảm ơn các cơ quan báo chí đã tuyên truyền rất tốt để giải cứu giá thịt lợn, tạo ra tâm lý yên tâm vượt qua khó khăn này. Nhờ đi đến tận từng địa phương, gặp trực tiếp người chăn nuôi, trong các cuộc giải cứu báo chí đã đi sâu vào thực tế, phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người chăn nuôi đến với các cơ quan chức năng
  • 43. 35 góp phần giúp các cuộc giải cứu nông sản đi sâu, đúng và đến được tới người dân. Tổ chức các sự kiện để kết nối các bên liên quan Trong cuộc giải cứu thịt lợn thời gian qua, rất nhiều cơ quan báo chí đã tạo các diễn đàn mở để người chăn nuôi và doanh nghiệp có thể gặp nhau và tiếp cận được các giải pháp của các cơ quan chức năng. Ngay từ khi có dấu hiệu giảm giá, một số tờ báo đã có những tin bài phản ánh giá lợn giảm, sản lượng chăn nuôi có nguy cơ dư thừa ở một số địa phương. Trang Thị trường của áo Hải quan đã đăng nhiều bài phản ánh về những bất cập trong chăn nuôi lợn, trong khâu phân phối và những bất cập trong quản lý chuỗi sản phẩm thịt lợn... Nhiều báo cũng đã có những hoạt động thiết thực, có thể kể đến chương trình ết nối giải cứu người chăn nuôi lợn của áo Nông thôn Ngày nay/ áo điện tử Dân Việt. Chương trình đã chia sẻ với những khó khăn với người chăn nuôi lợn, làm cầu nối giúp các hộ chăn nuôi kết nối với doanh nghiệp, siêu thị, các tổ chức để tiêu thụ sản phẩm; kêu gọi bạn đọc, nhà từ thiện cùng hỗ trợ giúp bà con nông dân. Đồng thời, áo Nông thôn Ngày nay cũng kêu gọi các doanh nghiệp, siêu thị, điểm bán lẻ... đang có nhu cầu mua thịt lợn trên toàn quốc liên lạc thông tin tới b áo để có thể có được những nguồn hàng đảm bảo chất lượng, đồng thời đây cũng là cách doanh nghiệp hỗ trợ giúp bà con nông dân tiêu thụ lợn. Cùng với đó, báo chí đã khơi gợi vấn đề, mở diễn đàn tập hợp ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia và các tầng lớp nhân dân hay tập hợp danh sách người chăn nuôi cần được giải cứu để từ đó các chính sách, sự hỗ trợ đến được với họ nhanh và chính xác hơn.
  • 44. 36 Tiểu kết chƣơng 1 Hoạt động Giải cứu nông sản của báo chí không chỉ giúp người nông dân giải quyết được những vấn đề cấp bách trước mắt của tình trạng được mùa mất giá mà còn góp phần kết nối, tạo diễn đàn đưa vấn đề ra bàn luận ở những cấp độ khác nhau. Từ vấn đề giải cứu nông sản nhìn ra rộng hơn là sự phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững. Trong chương 1, tác giả đã đưa ra hệ thống lý luận, các khái niệm về các vấn đề liên quan đến báo chí với giải cứu nông sản . Hệ thống lý luận bao gồm: tầm quan trọng của nông sản đối với sự phát triển kinh tế; vai trò của báo in trong việc giải cứu nông sản cho nông dân; nội dung, phương pháp giải cứu nông sản của báo in và những nguyên tắc, yêu cầu của việc báo in tham gia giải cứu nông sản cho nông dân. Đây là những nền tảng cơ bản để tác giả phân tích thực trạng vấn đề báo chí trong giải cứu nông sản. Để có được những nhận định cụ thể về chất lượng thông tin trên các tờ báo và rút ra những kết quả nghiên cứu. Trên thực tế, sức lan tỏa của báo chí kinh tế mạnh và rộng hơn thực chất của nền kinh tế. Ví dụ: tăng trưởng GDP Việt Nam là 6,5% thì đối với báo chí kinh tế là tỉ lệ so sánh giữa năm sau và năm trước… Sức lan tỏa này sẽ tác động trở lại các tầng lọc nghiên cứu và chính sách, để rồi tăng thêm giá trị cho nền kinh tế như sự minh bạch và bền vững [10 tr.27]. Thông qua việc khảo sát một số tờ báo cụ thể ở chương 2. Những hoạt động này đã mang lại những kết quả nhất định trong việc tìm kiếm đầu ra cho nông sản, nâng cao nhận thức của người dân và toàn xã hội, kết nối nguồn lực.Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế cần phải giải quyết, cần rút kinh nghiệm cho việc xây dựng và triển khai các mục tiêu dài hạn hơn.
  • 45. 37 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG BÁO IN VỚI VẤN ĐỀ GIẢI CỨU NÔNG SẢN CHO NÔNG DÂN 2.1. Giới thiệu các tờ báo trong diện khảo sát 2.1.1 Báo Nhân dân Ngày 19/8/1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Đây cũng là giai đoạn bước ngoặt đánh dấu sự phát triển mới của dòng báo chí cách mạng. Ngày 11 đến ngày 19/2/1951 Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng, Nghị quyết của Đại hội Đảng chỉ rõ, tờ báo Sự thật đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, nay thay thế bởi tờ Nhân dân. Ngày 11/3/1951 báo Nhân dân ra số đầu tiên, in 6 trang.Trong những số đầu, Nhân dân phát hành mỗi kỳ gần 2 vạn bản. Tổng biên tập đầu tiên của báo là nhà báo Hoàng Tùng, đến năm 1982 là Hồng Hà, rồi Hà Đăng (1987 , Hữu Thọ (1992 , Hồng Vinh (từ 1996 , Đinh Thế Huynh (từ 2001 , Thuận Hữu (từ 2011 đến nay Ngày 12/2/1969, Nhân dân chủ nhật ra số đầu tiên, khổ nhỏ bằng tờ báo hằng ngày gấp tư. Tháng 2/1995, Nhân dân chủ nhật đổi tên thành Nhân dân cuối tuần.Tháng 5/1997, báo ra thêm số Nhân dân hàng tháng. Với tất cả những ấn phẩm trên, cùng với Nhân dân hàng ngày ra với 8 trang khổ lớn (trước chỉ có 4 trang , báo có điều kiện mở rộng thông tin, đề cập toàn diện đến các vấn đề thời sự chính trị - xã hội và cả văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao. Cuối tháng 8/1975, báo Nhân dân lập bộ phận thường trực ở miền Nam. áo tăng xuất bản hàng ngày từ 4 trang lên 6 trang với số lượng 25 vạn bản/ngày. Năm 1985, báo Nhân dân ra đặc san hàng tháng và nội san Người làm báo Nhân dân , trở thành tờ báo đầu tiên xuất bản đặc san hàng tháng. Ngày 21/6/1998, báo Nhân dân điện tử bằng tiếng Việt ra số đầu hòa mạng internet, đến ngày 11/3/1999 ra bản bằng tiếng Anh, đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc là người Việt Nam ở nước ngoài, cũng như người ngoại quốc.