SlideShare a Scribd company logo
ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN Ở TRẺ EM LỨA TUỔI HỌC ĐƯỜNG
ThS. BS. Phạm Minh Triết
MỤC TIÊU:
− Hiểu được các đặc điểm phát triển cơ bản về thể chất.
− Hiểu được các đặc điểm phát triển cơ bản về nhận thức.
− Hiểu được các đặc điểm phát triển cơ bản về xã hội, cảm xúc và đạo đức.
− Biết được một số bệnh lý thường gặp.
NỘI DUNG:
Dựa vào các đặc điểm phát triển, sự phát triển ở trẻ em thường được chia thành những
giai đoạn chính: nhũ nhi (infancy): lúc mới sinh đến 12 tháng, tiền học đường (early
childhood): 1 – 5 tuổi, học đường (middle childhood): 5 – 11 tuổi, vị thành niên (adolescent):
11 – 21 tuổi. Bài này đề cập đến những đặc điểm phát triển của trẻ ở độ tuổi học đường.
Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu tách khỏi gia đình, gia tăng sự độc lập của bản thân và tìm
kiếm sự chấp nhận của thầy cô, bạn bè và những người trưởng thành khác. Lòng tự trọng là
cốt lõi của sự phát triển trong giai đoạn này vì trẻ đã có đủ nhận thức để tự đánh giá bản thân
cũng như hiểu được nhận xét của những người khác về trẻ. Trẻ được đánh giá dựa vào những
thể hiện của trẻ trong xã hội, ví dụ như học giỏi, chơi thể thao hay. Trong giai đoạn này trẻ
cũng chịu nhiều áp lực từ mong đợi của cha mẹ và áp lực từ bạn bè.
I. PHÁT TRIỂN VỀ THỂ CHẤT
1. Đặc điểm:
Trong giai đoạn này, cơ thể trẻ tiếp tục phát triển nhưng không diễn ra liên tục. Trung
bình mỗi năm trẻ tăng cân 3 – 3,5 kg, tăng chiều cao 6 – 7 cm. Mỗi năm có 3 – 6 đợt phát
triển đột ngột tùy theo từng cá thể. Vòng đầu tăng 2 – 3 cm trong suốt giai đoạn, phản ánh sự
phát triển chậm lại về khối lượng của não. Cơ thể phát triển theo chiều thẳng đứng, chân trở
nên dài so với thân mình.
Vùng đầu mặt bắt đầu có sự thay đổi rõ rệt. Vùng giữa và dưới khuôn mặt phát triển
dần dần. Răng sữa bắt đầu thay vào khoảng 6 tuổi. Đến 9 tuổi, trẻ có 8 răng cửa và 4 răng
hàm trưởng thành. Răng tiền hàm bắt đầu xuất hiện khoảng 11 – 12 tuổi. Các mô bạch huyết
bắt đầu phì đại, thường dẫn đến sự phát triển nhiều của amidan vòm và amidan khẩu cái.
Hệ vận động cũng có sự phát triển mạnh. Sức mạnh, sự kết hợp và sức chịu đựng của
cơ tăng rõ rệt. Trẻ từ 7 đến 8 tuổi bắt đầu có thể thực hiện những động tác khó như khiêu vũ
hoặc ném bóng vào rổ nếu có sự đam mê và được tập luyện. Thói quen ngồi nhiều, ít vận
động ở lứa tuổi này có liên quan đến nguy cơ béo phì và mắc bệnh tim mạch sau này.
Những cảm nhận về hình ảnh cơ thể bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn này. Trẻ 5 – 6 tuổi
bắt đầu nói về cảm giác không hài lòng về cơ thể của mình. Đến 8 – 9 tuổi, nhiều trẻ bắt đầu
thử ăn kiêng, thường là các phương pháp không khoa học.
Trước tuổi dậy thì, sự nhạy cảm của vùng hạ đồi và tuyến yên thay đổi, dẫn đến sự
tăng tổng hợp gonadotropin. Hầu hết các trẻ, mặc dù các cơ quan sinh dục đều chưa phát triển
như người trưởng thành nhưng sự hấp dẫn giới tính và các hành vi tình dục như thủ dâm bắt
đầu xuất hiện và duy trì cho đến tuổi dậy thì. Một số trẻ gái có thể có ngực phát triển và có
kinh nguyệt. Tỷ lệ trưởng thành tùy thuộc vào địa lý, chủng tộc và quốc gia.
2. Gợi ý cho phụ huynh và bác sĩ nhi khoa:
Lứa tuổi này nhìn chung có sức khỏe rất tốt. Tuy nhiên, trẻ có nhiều khác biệt nhau về
hình thể, vóc dáng và khả năng. Vì vậy, ở độ tuổi này trẻ thường hay so sánh bản thân với
người khác về thể chất và khả năng. Cảm giác sợ hãi bị “khuyết tật” có thể làm trẻ tránh né
những hoạt động mà cơ thể bị bộc lộ như ở bơi lội, tập thể dục hoặc khám bệnh. Những trẻ có
khuyết tật về thể chất có thể có những ảnh hưởng nhất định. Những nguy cơ về sức khỏe, xã
hội và tâm lý có khuynh hướng xuất hiện cùng lúc.
Trẻ cần được khuyến khích tham gia các hoạt động thể chất. Tham gia vào các môn
thể thao, các hoạt động có tổ chức để phát triển những kỹ năng, khả năng làm việc theo
nhóm, tăng cường sức khỏe cũng như cảm giác đạt được thành tích. Tuy vậy, áp lực cạnh
tranh khi các hoạt động không còn mang tính giải trí có thể gây ra những tác động không tốt.
Do xương chưa trưởng thành, trẻ trước dậy thì không nên tham gia vào các hoạt động có
nhiều va chạm và áp lực vì có thể làm tăng nguy cơ chấn thương.
II. PHÁT TRIỂN VỀ NHẬN THỨC
Tỷ lệ cơ thể người từ bào thai đến trưởng thành
1. Đặc điểm:
Có sự thay đổi rõ rệt về nhận thức của trẻ ở độ tuổi này so với độ tuổi trước. Ở độ tuổi
trước trẻ tin vào những điều kỳ diệu, xem mình là trung tâm và nhận thức chỉ dựa vào điều trẻ
nhìn thấy. Ở độ tuổi này trẻ biết áp dụng các qui luật dựa trên hiện tượng quan sát được, đa
chiều và biết dựa vào các qui luật vật lý như định luật bảo toàn khối lượng. Khả năng hiểu
thời gian và không gian bắt đầu hình thành và hoàn thiện.
Mặc dù khái niệm “sẵn sàng đi học” còn nhiều tranh luận, nhưng hầu hết những trẻ ở
độ tuổi trên 5 bắt đầu có thể đi học ở trường. Ở độ tuổi này, trẻ được yêu cầu phải thuần thục
các kỹ năng viết, đọc hiểu, làm toán cơ bản cũng như phải ngồi tập trung học trong 45 phút.
2. Gợi ý cho phụ huynh và bác sĩ nhi khoa:
Khả năng nhận thức giúp cho trẻ hiểu được một cách đơn giản về bệnh tật và sự cần
thiết của việc điều trị bệnh mặc dù trẻ có thể còn những suy nghĩ không hợp lý. Trẻ có thể
hiểu được mình bị viêm phổi do có vi trùng tấn công vào cơ thể nhưng vẫn có suy nghĩ mình
bị bệnh là do bị trừng phạt vì không vâng lời.
Ở độ tuổi này, những rối loạn liên quan đến việc học bắt đầu được phát hiện như rối
loạn đọc, rối loạn làm toán, rối loạn viết diễn đạt, tăng động kém tập trung. Các bệnh lý khác
có liên quan đến nhận thức như rối loạn tự kỷ hoặc chậm phát triển cũng có thể gặp ở lứa tuổi
này, thường là dạng nhẹ hoặc không điển hình vì phần lớn đã được phát hiện ở lứa tuổi nhỏ
hơn. Triệu chứng đau không rõ nguyên nhân như đau bụng, đau cơ, đau đầu hoặc những thói
quen bất thường (cắn móng tay, bức tóc, ngậm ngón tay cái) cũng hay gặp và thường liên
quan đến sự căng thẳng. Việc đánh giá để tìm ra những nguyên nhân gây căng thẳng cho trẻ
thường có kết quả tốt hơn là chỉ đi tìm những nguyên nhân thực thể y khoa.
Bên cạnh những rối loạn liên quan đến việc học, các yếu tố khác cũng có thể ảnh
hưởng đến khả năng học của trẻ. Những yếu tố liên quan đến bản thân trẻ như: giảm thính
lực, thị lực, bệnh mãn tính, hình ảnh bản thân yếu, lòng tự trọng thấp. Những yếu tố liên quan
đến gia đình như: cha mẹ ly thân hoặc ly dị, trẻ bị ngược đãi hoặc bị bỏ rơi, bệnh hoặc cái
chết của người thân trong gia đình, khó khăn về kinh tế, mong đợi không phù hợp của cha
mẹ. Những yếu tố liên quan đến môi trường học tập như: trường công/tư/quốc tế, chương
trình học, sỉ số lớp học, mối quan hệ của trẻ với thầy cô và với bạn bè, mong đợi không phù
hợp của thầy cô.
III. PHÁT TRIỂN VỀ XÃ HỘI, CẢM XÚC VÀ ĐẠO ĐỨC
1. Đặc điểm:
Ở độ tuổi này, những hoạt động của trẻ đều hướng đến sự sáng tạo và hiệu quả. Tính
chăm chỉ và cảm giác không muốn thấp kém giúp cho trẻ phát triển về mặt xã hội và cảm
xúc. Những thay đổi diễn ra ở ba nơi: ở nhà, ở trường và ở môi trường lân cận; trong đó, nhà
và gia đình có ảnh hưởng quan trọng nhất. Sự độc lập của trẻ được tăng lên thể hiện qua
những thời điểm đáng nhớ như: lần đầu tiên ngủ ở nhà bạn hoặc lần đầu tiên cắm trại qua
đêm. Phụ huynh nên yêu cầu trẻ có những nỗ lực ở trường và các hoạt động ngoại khóa, cổ
vũ sự thành công và cũng chấp nhận vô điều kiện những thất bại của trẻ.
Nhờ trẻ giúp những việc vặt trong nhà có trả công bằng những món tiền nhỏ giúp trẻ
biết phụ giúp gia đình cũng như hiểu được giá trị của đồng tiền. Anh chị em ruột đóng vai trò
như những người cạnh tranh, người hỗ trợ sự trung thành cũng như làm tấm gương học tập.
Việc bắt đầu đi học cũng là lúc trẻ rời gia đình xa hơn và vai trò của giáo viên, bạn
học trở nên quan trọng. Trẻ thường chơi theo nhóm, thường là bạn cùng giới, giúp trẻ phát
triển về mặt xã hội cũng như năng lực bản thân. Việc được mọi người ưa thích là một nhân tố
quan trọng của lòng tự trọng, trẻ có thể có được qua những món đồ trẻ sở hữu (quần áo, đồ
chơi điện tử) hoặc qua những đặc điểm của bản thân, qua những thành tích và qua những kỹ
năng xã hội.
Những trẻ sẵn sàng thích nghi với những qui tắc của bạn cùng lứa và dễ đạt được
thành công. Những trẻ có kiểu cách cá nhân hoặc có sự khác biệt rõ dễ bị chọc ghẹo. Những
trẻ này có thể đau khổ vì sự khác biệt hoặc có thể bị bối rối vì không được mọi người ưa
thích. Những trẻ có khiếm khuyết những kỹ năng xã hội có thể mất nhiều thời gian để có
được sự công nhận của mọi người và thường gặp nhiều thất bại lập đi lập lại. Những nhận xét
từ bạn cùng lứa như xấu xí, mập, ngu ngốc có thể ảnh hưởng đến hình ảnh bản thân trẻ, đến
tính cách và đến thành tích học tập của trẻ. Phụ huynh có thể tác động gián tiếp thông qua
việc thay đổi nhóm bạn của con mình bằng cách di chuyển đến một nơi mới hoặc cho trẻ
tham gia những hoạt động có cấu trúc sau giờ học.
Môi trường lân cận trẻ cũng có nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Những
nguy cơ (ví dụ như giao thông đông đúc, sự bắt nạt, người lạ) đòi hỏi trẻ phải có sự phán
đoán và tài ứng xử tốt. Những tương tác với bạn cùng lứa không có sự giám sát của người lớn
đưa đến việc trẻ tăng khả năng giải quyết mâu thuẫn hoặc khả năng đánh nhau. Việc tiếp xúc
những vấn đề người lớn như bạo lực, tình dục hoặc coi trọng vật chất có thể rất nguy hiểm,
làm tăng thêm cảm giác không có quyền lực của trẻ trong một thế giới lớn hơn. Những tưởng
tượng để bù đắp về khả năng có quyền lực làm cho trẻ say mê những nhân vật anh hùng hoặc
siêu nhân. Khả năng cân bằng giữa tưởng tượng và khả năng xử lý những thách thức trong
thế giới thật phù hợp cho thấy sự phát triển bình thường của trẻ về mặt cảm xúc.
Về mặt đạo đức, từ 5 đến 6 tuổi, trẻ bắt đầu phát triển ý thức, hiểu được những luật lệ
xã hội. Trẻ phân biệt được đúng sai nhưng cần có môi trường và sự động viên để củng cố. Trẻ
sẽ chấp nhận những giá trị của gia đình và cộng đồng, tìm sự chấp nhận của bạn bè, cha mẹ
và những người trưởng thành mà trẻ muốn noi theo. Những qui ước xã hội rất quan trọng,
ngay cả khi trẻ không hiểu được những nguyên nhân phía sau những qui ước. Lúc đầu, trẻ
tuân thủ nghiêm ngặt những khái niệm đạo đức, dựa vào những qui định rõ ràng. Đến lúc 10
tuổi, hầu hết những trẻ hiểu được sự công bằng và sự có qua có lại.
2. Gợi ý cho phụ huynh và bác sĩ nhi khoa:
Trẻ cần sự hỗ trợ không điều kiện cũng như những yêu cầu thực tế. Việc hỏi thăm trẻ
về những việc xảy ra trong ngày có thể giúp phát hiện sớm các vấn đề. Phụ huynh có thể gặp
khó khăn khi cho phép con mình tự lập hoặc có thể đặt nhiều áp lực lên con mình trong việc
học tập hoặc thi đấu. Những trẻ phải nỗ lực nhiều để đạt được yêu cầu của cha mẹ có thể có
những vấn đề về hành vi hoặc những than phiền về tâm thể.
Những vấn đề trong gia đình có thể làm trẻ mất đi một nơi an toàn để phục hồi năng
lượng và cảm xúc của mình. Trong môi trường xung quanh trẻ, bạo lực có thể ảnh hưởng xấu
đến sự độc lập của trẻ. Những trẻ lớn có thể tham gia những băng đảng như là một phương
tiện tự bảo vệ, một cách đạt được sự nhìn nhận và thuộc về một nhóm. Những trẻ hay bắt nạt
người khác và/hoặc là nạn nhân của của bắt nạt nên được đánh giá vì hành vi này có liên
quan đến rối loạn khí sắc, vấn đề gia đình và vấn đề thích nghi học tập. Phụ huynh nên tránh
cho trẻ tiếp xúc những nguy cơ khi có thể.
Ở độ tuổi này, trẻ ít khi đi khám, vì vậy, mỗi lần trẻ gặp bác sĩ là một cơ hội để đánh
giá những hoạt động của trẻ trong các nơi: nhà, trường, môi trường xung quanh trẻ. Những
hành vi không thích nghi trong và ngoài gia đình xuất hiện khi tác động của môi trường vượt
quá khả năng thích ứng của trẻ. Do việc tiếp xúc thường xuyên và khả năng ảnh hưởng của
phương tiện truyền thông, phu huynh nên chú ý đến việc trẻ sử dụng tivi và internet. Việc
xem tivi nên hạn chế ít hơn 2 giờ/ngày và phụ huynh nên giám sát tất cả các chương trình trẻ
xem.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Kliegman RM, Stanton BF, St. Geme JW, Schor NF, Behrman RE, eds. 2011.
Nelson Textbook of Pediatrics, 19th
Edition.
2. Hagan JF, Shaw JS, Duncan PM, eds. 2008. Bright Futures: Guidelines for
Health Supervision of Infants, Children, and Adolescents, Third Edition. Elk
Grove Village, IL: American Academy of Pediatrics.
3. Jellinek M, Patel BP, Froehle MC, eds. 2002. Bright Futures in Practice: Mental
Health—Volume I. Practice Guide. Arlington, VA: National Center for Education
in Maternal and Child Health.
3. Jellinek M, Patel BP, Froehle MC, eds. 2002. Bright Futures in Practice: Mental
Health—Volume I. Practice Guide. Arlington, VA: National Center for Education
in Maternal and Child Health.

More Related Content

What's hot

GIẢI PHẪU GỐI
GIẢI PHẪU GỐIGIẢI PHẪU GỐI
GIẢI PHẪU GỐI
Tín Nguyễn-Trương
 
Suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡngSuy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng
Martin Dr
 
ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI
ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚIĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI
ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI
SoM
 
Giải phẫu xương
Giải phẫu xươngGiải phẫu xương
Giải phẫu xương
Khanh Nguyễn
 
Những khái niệm cơ bản trong sinh lý bệnh
Những khái niệm cơ bản trong sinh lý bệnhNhững khái niệm cơ bản trong sinh lý bệnh
Những khái niệm cơ bản trong sinh lý bệnh
mtasunpat
 
Tủy sống
Tủy sốngTủy sống
Tủy sống
Song sau
 
Mô xương
Mô xươngMô xương
Mô xương
Lam Nguyen
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC
Tín Nguyễn-Trương
 
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNGSINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SoM
 
Giải phẫu hệ Tiết niệu - Đại học Y Hà Nội
Giải phẫu hệ Tiết niệu - Đại học Y Hà NộiGiải phẫu hệ Tiết niệu - Đại học Y Hà Nội
Giải phẫu hệ Tiết niệu - Đại học Y Hà Nội
VuKirikou
 
GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ MẮT
GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ MẮTGIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ MẮT
GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ MẮT
SoM
 
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐQuản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
TS DUOC
 
CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU
CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦUCHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU
CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU
SoM
 
[Bài giảng, thần kinh] nao
[Bài giảng, thần kinh] nao[Bài giảng, thần kinh] nao
[Bài giảng, thần kinh] naotailieuhoctapctump
 
giaiphausinhlyheco
giaiphausinhlyhecogiaiphausinhlyheco
giaiphausinhlyheco
Khanh Nguyễn
 
CƠ VÙNG MÔNG VÀ VÙNG ĐÙI
CƠ VÙNG MÔNG VÀ VÙNG ĐÙICƠ VÙNG MÔNG VÀ VÙNG ĐÙI
CƠ VÙNG MÔNG VÀ VÙNG ĐÙI
Tín Nguyễn-Trương
 
GP Hệ sinh dục
GP Hệ sinh dụcGP Hệ sinh dục
HỆ THẦN KINH
HỆ THẦN KINHHỆ THẦN KINH
HỆ THẦN KINH
SoM
 
TÂM LÝ HỌC BỆNH NHÂN
TÂM LÝ HỌC BỆNH NHÂNTÂM LÝ HỌC BỆNH NHÂN
TÂM LÝ HỌC BỆNH NHÂNNgoc Quang
 
GIẢI PHẪU TỦY GAI - HÀNH CẦU TRUNG TIỂU NÃO THẤT
GIẢI PHẪU TỦY GAI - HÀNH CẦU TRUNG TIỂU NÃO THẤTGIẢI PHẪU TỦY GAI - HÀNH CẦU TRUNG TIỂU NÃO THẤT
GIẢI PHẪU TỦY GAI - HÀNH CẦU TRUNG TIỂU NÃO THẤT
Tín Nguyễn-Trương
 

What's hot (20)

GIẢI PHẪU GỐI
GIẢI PHẪU GỐIGIẢI PHẪU GỐI
GIẢI PHẪU GỐI
 
Suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡngSuy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng
 
ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI
ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚIĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI
ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI
 
Giải phẫu xương
Giải phẫu xươngGiải phẫu xương
Giải phẫu xương
 
Những khái niệm cơ bản trong sinh lý bệnh
Những khái niệm cơ bản trong sinh lý bệnhNhững khái niệm cơ bản trong sinh lý bệnh
Những khái niệm cơ bản trong sinh lý bệnh
 
Tủy sống
Tủy sốngTủy sống
Tủy sống
 
Mô xương
Mô xươngMô xương
Mô xương
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC
 
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNGSINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
 
Giải phẫu hệ Tiết niệu - Đại học Y Hà Nội
Giải phẫu hệ Tiết niệu - Đại học Y Hà NộiGiải phẫu hệ Tiết niệu - Đại học Y Hà Nội
Giải phẫu hệ Tiết niệu - Đại học Y Hà Nội
 
GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ MẮT
GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ MẮTGIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ MẮT
GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ MẮT
 
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐQuản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
 
CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU
CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦUCHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU
CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU
 
[Bài giảng, thần kinh] nao
[Bài giảng, thần kinh] nao[Bài giảng, thần kinh] nao
[Bài giảng, thần kinh] nao
 
giaiphausinhlyheco
giaiphausinhlyhecogiaiphausinhlyheco
giaiphausinhlyheco
 
CƠ VÙNG MÔNG VÀ VÙNG ĐÙI
CƠ VÙNG MÔNG VÀ VÙNG ĐÙICƠ VÙNG MÔNG VÀ VÙNG ĐÙI
CƠ VÙNG MÔNG VÀ VÙNG ĐÙI
 
GP Hệ sinh dục
GP Hệ sinh dụcGP Hệ sinh dục
GP Hệ sinh dục
 
HỆ THẦN KINH
HỆ THẦN KINHHỆ THẦN KINH
HỆ THẦN KINH
 
TÂM LÝ HỌC BỆNH NHÂN
TÂM LÝ HỌC BỆNH NHÂNTÂM LÝ HỌC BỆNH NHÂN
TÂM LÝ HỌC BỆNH NHÂN
 
GIẢI PHẪU TỦY GAI - HÀNH CẦU TRUNG TIỂU NÃO THẤT
GIẢI PHẪU TỦY GAI - HÀNH CẦU TRUNG TIỂU NÃO THẤTGIẢI PHẪU TỦY GAI - HÀNH CẦU TRUNG TIỂU NÃO THẤT
GIẢI PHẪU TỦY GAI - HÀNH CẦU TRUNG TIỂU NÃO THẤT
 

Similar to 1. dac diem phat trien tre em lua tuoi hoc duong

[ABCS VIỆT NAM] phuong-phap-ky-luat-tich-cuc
[ABCS VIỆT NAM]  phuong-phap-ky-luat-tich-cuc[ABCS VIỆT NAM]  phuong-phap-ky-luat-tich-cuc
[ABCS VIỆT NAM] phuong-phap-ky-luat-tich-cuc
abcs vietnam
 
24.VN.Adolescent VN.pptx
24.VN.Adolescent VN.pptx24.VN.Adolescent VN.pptx
24.VN.Adolescent VN.pptx
ThoNguyen667059
 
Thuyết tâm lí xã hội
Thuyết tâm lí xã hộiThuyết tâm lí xã hội
Thuyết tâm lí xã hội
Lenam711.tk@gmail.com
 
3. Sự phát triển tâm lý tuổi dậy thì
3. Sự phát triển tâm lý tuổi dậy thì3. Sự phát triển tâm lý tuổi dậy thì
3. Sự phát triển tâm lý tuổi dậy thì
Lenam711.tk@gmail.com
 
Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí tuổi học sinh thpt 5995278
Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí tuổi học sinh thpt 5995278Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí tuổi học sinh thpt 5995278
Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí tuổi học sinh thpt 5995278
jackjohn45
 
Dacdiemtamlyhsthpt
DacdiemtamlyhsthptDacdiemtamlyhsthpt
Dacdiemtamlyhsthptvuthanhtien
 
Tài liệu tâm lý học thcs
Tài liệu   tâm lý học thcsTài liệu   tâm lý học thcs
Tài liệu tâm lý học thcs
tranthemy42
 
[downloadsachmienphi.com] Tuổi Mới Lớn Và Vấn Đề Tình Dục.pdf
[downloadsachmienphi.com] Tuổi Mới Lớn Và Vấn Đề Tình Dục.pdf[downloadsachmienphi.com] Tuổi Mới Lớn Và Vấn Đề Tình Dục.pdf
[downloadsachmienphi.com] Tuổi Mới Lớn Và Vấn Đề Tình Dục.pdf
style tshirt
 
Đặc điểm giao tiếp trong môi trường giáo dục hoà nhập của trẻ rối loạn phổ tự...
Đặc điểm giao tiếp trong môi trường giáo dục hoà nhập của trẻ rối loạn phổ tự...Đặc điểm giao tiếp trong môi trường giáo dục hoà nhập của trẻ rối loạn phổ tự...
Đặc điểm giao tiếp trong môi trường giáo dục hoà nhập của trẻ rối loạn phổ tự...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHCN Chậm phát triển trí tuệ
PHCN Chậm phát triển trí tuệPHCN Chậm phát triển trí tuệ
PHCN Chậm phát triển trí tuệ
Nguyễn Bá Khánh Hòa
 
Tam ly tre em co hoan canh kho khan
Tam ly tre em co hoan canh kho khanTam ly tre em co hoan canh kho khan
Tam ly tre em co hoan canh kho khan
foreman
 
7 lý do khiến việc giáo dục trẻ nghiêm khắc là sai lầm
7 lý do khiến việc giáo dục trẻ nghiêm khắc là sai lầm7 lý do khiến việc giáo dục trẻ nghiêm khắc là sai lầm
7 lý do khiến việc giáo dục trẻ nghiêm khắc là sai lầm
Giangcdby06
 
Biếng ăn ở trẻ em
Biếng ăn ở trẻ emBiếng ăn ở trẻ em
Biếng ăn ở trẻ em
Thanh Liem Vo
 
YHGĐ2.pptx
YHGĐ2.pptxYHGĐ2.pptx
YHGĐ2.pptx
Nevermore12154
 
Erikson
EriksonErikson
Erikson
Nhat Nguyen
 
Bieng an tre em new
Bieng an tre em newBieng an tre em new
Bieng an tre em new
minhphuongpnt07
 
Bai 2.1. Cac cong cu danh gia gia dinh updated 10.9.13.ppt
Bai 2.1. Cac cong cu danh gia gia dinh updated 10.9.13.pptBai 2.1. Cac cong cu danh gia gia dinh updated 10.9.13.ppt
Bai 2.1. Cac cong cu danh gia gia dinh updated 10.9.13.ppt
TrnAnh117
 
Bản tin CLB DMD tháng 5 - 2013
Bản tin CLB DMD tháng 5 - 2013Bản tin CLB DMD tháng 5 - 2013
Bản tin CLB DMD tháng 5 - 2013
Đoàn Nguyễn Xuân
 
Tài liệu giáo dục trẻ 4 tuổi của Úc
Tài liệu giáo dục trẻ 4 tuổi của ÚcTài liệu giáo dục trẻ 4 tuổi của Úc
Tài liệu giáo dục trẻ 4 tuổi của Úc
Nội thất trẻ em Kidslife
 
Tre cung-dau-phai-lam-sao
Tre cung-dau-phai-lam-saoTre cung-dau-phai-lam-sao
Tre cung-dau-phai-lam-sao
Hà Thu
 

Similar to 1. dac diem phat trien tre em lua tuoi hoc duong (20)

[ABCS VIỆT NAM] phuong-phap-ky-luat-tich-cuc
[ABCS VIỆT NAM]  phuong-phap-ky-luat-tich-cuc[ABCS VIỆT NAM]  phuong-phap-ky-luat-tich-cuc
[ABCS VIỆT NAM] phuong-phap-ky-luat-tich-cuc
 
24.VN.Adolescent VN.pptx
24.VN.Adolescent VN.pptx24.VN.Adolescent VN.pptx
24.VN.Adolescent VN.pptx
 
Thuyết tâm lí xã hội
Thuyết tâm lí xã hộiThuyết tâm lí xã hội
Thuyết tâm lí xã hội
 
3. Sự phát triển tâm lý tuổi dậy thì
3. Sự phát triển tâm lý tuổi dậy thì3. Sự phát triển tâm lý tuổi dậy thì
3. Sự phát triển tâm lý tuổi dậy thì
 
Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí tuổi học sinh thpt 5995278
Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí tuổi học sinh thpt 5995278Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí tuổi học sinh thpt 5995278
Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí tuổi học sinh thpt 5995278
 
Dacdiemtamlyhsthpt
DacdiemtamlyhsthptDacdiemtamlyhsthpt
Dacdiemtamlyhsthpt
 
Tài liệu tâm lý học thcs
Tài liệu   tâm lý học thcsTài liệu   tâm lý học thcs
Tài liệu tâm lý học thcs
 
[downloadsachmienphi.com] Tuổi Mới Lớn Và Vấn Đề Tình Dục.pdf
[downloadsachmienphi.com] Tuổi Mới Lớn Và Vấn Đề Tình Dục.pdf[downloadsachmienphi.com] Tuổi Mới Lớn Và Vấn Đề Tình Dục.pdf
[downloadsachmienphi.com] Tuổi Mới Lớn Và Vấn Đề Tình Dục.pdf
 
Đặc điểm giao tiếp trong môi trường giáo dục hoà nhập của trẻ rối loạn phổ tự...
Đặc điểm giao tiếp trong môi trường giáo dục hoà nhập của trẻ rối loạn phổ tự...Đặc điểm giao tiếp trong môi trường giáo dục hoà nhập của trẻ rối loạn phổ tự...
Đặc điểm giao tiếp trong môi trường giáo dục hoà nhập của trẻ rối loạn phổ tự...
 
PHCN Chậm phát triển trí tuệ
PHCN Chậm phát triển trí tuệPHCN Chậm phát triển trí tuệ
PHCN Chậm phát triển trí tuệ
 
Tam ly tre em co hoan canh kho khan
Tam ly tre em co hoan canh kho khanTam ly tre em co hoan canh kho khan
Tam ly tre em co hoan canh kho khan
 
7 lý do khiến việc giáo dục trẻ nghiêm khắc là sai lầm
7 lý do khiến việc giáo dục trẻ nghiêm khắc là sai lầm7 lý do khiến việc giáo dục trẻ nghiêm khắc là sai lầm
7 lý do khiến việc giáo dục trẻ nghiêm khắc là sai lầm
 
Biếng ăn ở trẻ em
Biếng ăn ở trẻ emBiếng ăn ở trẻ em
Biếng ăn ở trẻ em
 
YHGĐ2.pptx
YHGĐ2.pptxYHGĐ2.pptx
YHGĐ2.pptx
 
Erikson
EriksonErikson
Erikson
 
Bieng an tre em new
Bieng an tre em newBieng an tre em new
Bieng an tre em new
 
Bai 2.1. Cac cong cu danh gia gia dinh updated 10.9.13.ppt
Bai 2.1. Cac cong cu danh gia gia dinh updated 10.9.13.pptBai 2.1. Cac cong cu danh gia gia dinh updated 10.9.13.ppt
Bai 2.1. Cac cong cu danh gia gia dinh updated 10.9.13.ppt
 
Bản tin CLB DMD tháng 5 - 2013
Bản tin CLB DMD tháng 5 - 2013Bản tin CLB DMD tháng 5 - 2013
Bản tin CLB DMD tháng 5 - 2013
 
Tài liệu giáo dục trẻ 4 tuổi của Úc
Tài liệu giáo dục trẻ 4 tuổi của ÚcTài liệu giáo dục trẻ 4 tuổi của Úc
Tài liệu giáo dục trẻ 4 tuổi của Úc
 
Tre cung-dau-phai-lam-sao
Tre cung-dau-phai-lam-saoTre cung-dau-phai-lam-sao
Tre cung-dau-phai-lam-sao
 

More from SoM

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
SoM
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
SoM
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
SoM
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
SoM
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
SoM
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
SoM
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
SoM
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
SoM
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
SoM
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
SoM
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
SoM
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
SoM
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
SoM
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
SoM
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
SoM
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
SoM
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
SoM
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
SoM
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
SoM
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
SoM
 

More from SoM (20)

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
 

Recently uploaded

SGK cũ khối u nguyên bào nuôi.pdf tuyệt vời luôn các bạn
SGK cũ khối u nguyên bào nuôi.pdf tuyệt vời luôn các bạnSGK cũ khối u nguyên bào nuôi.pdf tuyệt vời luôn các bạn
SGK cũ khối u nguyên bào nuôi.pdf tuyệt vời luôn các bạn
HongBiThi1
 
Sinh Học - Bộ Y Tế - Testyhoc.vn -rất hay các bạn ạ
Sinh Học - Bộ Y Tế - Testyhoc.vn -rất hay các bạn ạSinh Học - Bộ Y Tế - Testyhoc.vn -rất hay các bạn ạ
Sinh Học - Bộ Y Tế - Testyhoc.vn -rất hay các bạn ạ
HongBiThi1
 
NCT_Gãy ổ cối.pdf hay các bạn bác sĩ ạ quan trọng
NCT_Gãy ổ cối.pdf hay các bạn bác sĩ ạ quan trọngNCT_Gãy ổ cối.pdf hay các bạn bác sĩ ạ quan trọng
NCT_Gãy ổ cối.pdf hay các bạn bác sĩ ạ quan trọng
HongBiThi1
 
SGK Vết thương bàn tay Y6.pdf rất hay các bạn ạ
SGK Vết thương bàn tay Y6.pdf rất hay các bạn ạSGK Vết thương bàn tay Y6.pdf rất hay các bạn ạ
SGK Vết thương bàn tay Y6.pdf rất hay các bạn ạ
HongBiThi1
 
NCT_Gãy xương chậu Bs. Đỗ Văn Minh.pdf rất hay
NCT_Gãy xương chậu Bs. Đỗ Văn Minh.pdf rất hayNCT_Gãy xương chậu Bs. Đỗ Văn Minh.pdf rất hay
NCT_Gãy xương chậu Bs. Đỗ Văn Minh.pdf rất hay
HongBiThi1
 
Chảy máu trong và sau đẻ.pptx hay nha các bạn
Chảy máu trong và sau đẻ.pptx hay nha các bạnChảy máu trong và sau đẻ.pptx hay nha các bạn
Chảy máu trong và sau đẻ.pptx hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK mới chảy máu sau đẻ.pdf hay lắm các bạn ạ
SGK mới chảy máu sau đẻ.pdf hay lắm các bạn ạSGK mới chảy máu sau đẻ.pdf hay lắm các bạn ạ
SGK mới chảy máu sau đẻ.pdf hay lắm các bạn ạ
HongBiThi1
 
NCT_Khoang.pdf hay nha các bạn bác sĩ trẻ
NCT_Khoang.pdf hay nha các bạn bác sĩ trẻNCT_Khoang.pdf hay nha các bạn bác sĩ trẻ
NCT_Khoang.pdf hay nha các bạn bác sĩ trẻ
fdgdfsgsdfgsdf
 
SGK mới thai quá ngày sinh.pdf ngắn gọn, súc tích.
SGK mới thai quá ngày sinh.pdf ngắn gọn, súc tích.SGK mới thai quá ngày sinh.pdf ngắn gọn, súc tích.
SGK mới thai quá ngày sinh.pdf ngắn gọn, súc tích.
fdgdfsgsdfgsdf
 
NCT_GÃY XƯƠNG CHẬU - thầy Sơn.pdf cũ nhưng quan trọng
NCT_GÃY XƯƠNG CHẬU - thầy Sơn.pdf cũ nhưng quan trọngNCT_GÃY XƯƠNG CHẬU - thầy Sơn.pdf cũ nhưng quan trọng
NCT_GÃY XƯƠNG CHẬU - thầy Sơn.pdf cũ nhưng quan trọng
HongBiThi1
 
ĐÁNH GIÁ 10 Địa Chỉ Phá Thai Ở Đâu Đà Nẵng
ĐÁNH GIÁ 10 Địa Chỉ Phá Thai Ở Đâu Đà NẵngĐÁNH GIÁ 10 Địa Chỉ Phá Thai Ở Đâu Đà Nẵng
ĐÁNH GIÁ 10 Địa Chỉ Phá Thai Ở Đâu Đà Nẵng
Đa khoa Đà Nẵng 180 Trần Phú
 
SGK cũ đẻ non.pdf rất hay các bạn bác sĩ ạ
SGK cũ đẻ non.pdf rất hay các bạn bác sĩ ạSGK cũ đẻ non.pdf rất hay các bạn bác sĩ ạ
SGK cũ đẻ non.pdf rất hay các bạn bác sĩ ạ
HongBiThi1
 
SGK Nhiễm trùng bàn tay.pdf rất hay các bạn ạ
SGK Nhiễm trùng bàn tay.pdf rất hay các bạn ạSGK Nhiễm trùng bàn tay.pdf rất hay các bạn ạ
SGK Nhiễm trùng bàn tay.pdf rất hay các bạn ạ
fdgdfsgsdfgsdf
 
SGK Hội chứng chèn ép khoang.pdf hay các bạn ơi
SGK Hội chứng chèn ép khoang.pdf hay các bạn ơiSGK Hội chứng chèn ép khoang.pdf hay các bạn ơi
SGK Hội chứng chèn ép khoang.pdf hay các bạn ơi
fdgdfsgsdfgsdf
 
Danh sách các cơ sở trong nước đạt tiêu chuẩn GLP (30_05_2024).pdf
Danh sách các cơ sở trong nước đạt tiêu chuẩn GLP (30_05_2024).pdfDanh sách các cơ sở trong nước đạt tiêu chuẩn GLP (30_05_2024).pdf
Danh sách các cơ sở trong nước đạt tiêu chuẩn GLP (30_05_2024).pdf
Phngon26
 
Quyết định số 340/QĐ-QLD về việc ban hành danh mục 111 thuốc nước ngoài được ...
Quyết định số 340/QĐ-QLD về việc ban hành danh mục 111 thuốc nước ngoài được ...Quyết định số 340/QĐ-QLD về việc ban hành danh mục 111 thuốc nước ngoài được ...
Quyết định số 340/QĐ-QLD về việc ban hành danh mục 111 thuốc nước ngoài được ...
Phngon26
 
Danh sách các công ty trong nước đạt tiêu chuẩn GMP (30_05_2024).pdf
Danh sách các công ty trong nước đạt tiêu chuẩn GMP (30_05_2024).pdfDanh sách các công ty trong nước đạt tiêu chuẩn GMP (30_05_2024).pdf
Danh sách các công ty trong nước đạt tiêu chuẩn GMP (30_05_2024).pdf
Phngon26
 
SGK Gãy xương chậu.pdf bài này rất khó nhé
SGK Gãy xương chậu.pdf bài này rất khó nhéSGK Gãy xương chậu.pdf bài này rất khó nhé
SGK Gãy xương chậu.pdf bài này rất khó nhé
HongBiThi1
 
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LÂM SÀNG DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG CHO BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀN...
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LÂM SÀNG DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG CHO BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀN...HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LÂM SÀNG DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG CHO BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀN...
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LÂM SÀNG DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG CHO BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀN...
TBFTTH
 
NCT_VẾT THƯƠNG BÀN TAY - thầy Minh.pdf hay
NCT_VẾT THƯƠNG BÀN TAY - thầy Minh.pdf hayNCT_VẾT THƯƠNG BÀN TAY - thầy Minh.pdf hay
NCT_VẾT THƯƠNG BÀN TAY - thầy Minh.pdf hay
HongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

SGK cũ khối u nguyên bào nuôi.pdf tuyệt vời luôn các bạn
SGK cũ khối u nguyên bào nuôi.pdf tuyệt vời luôn các bạnSGK cũ khối u nguyên bào nuôi.pdf tuyệt vời luôn các bạn
SGK cũ khối u nguyên bào nuôi.pdf tuyệt vời luôn các bạn
 
Sinh Học - Bộ Y Tế - Testyhoc.vn -rất hay các bạn ạ
Sinh Học - Bộ Y Tế - Testyhoc.vn -rất hay các bạn ạSinh Học - Bộ Y Tế - Testyhoc.vn -rất hay các bạn ạ
Sinh Học - Bộ Y Tế - Testyhoc.vn -rất hay các bạn ạ
 
NCT_Gãy ổ cối.pdf hay các bạn bác sĩ ạ quan trọng
NCT_Gãy ổ cối.pdf hay các bạn bác sĩ ạ quan trọngNCT_Gãy ổ cối.pdf hay các bạn bác sĩ ạ quan trọng
NCT_Gãy ổ cối.pdf hay các bạn bác sĩ ạ quan trọng
 
SGK Vết thương bàn tay Y6.pdf rất hay các bạn ạ
SGK Vết thương bàn tay Y6.pdf rất hay các bạn ạSGK Vết thương bàn tay Y6.pdf rất hay các bạn ạ
SGK Vết thương bàn tay Y6.pdf rất hay các bạn ạ
 
NCT_Gãy xương chậu Bs. Đỗ Văn Minh.pdf rất hay
NCT_Gãy xương chậu Bs. Đỗ Văn Minh.pdf rất hayNCT_Gãy xương chậu Bs. Đỗ Văn Minh.pdf rất hay
NCT_Gãy xương chậu Bs. Đỗ Văn Minh.pdf rất hay
 
Chảy máu trong và sau đẻ.pptx hay nha các bạn
Chảy máu trong và sau đẻ.pptx hay nha các bạnChảy máu trong và sau đẻ.pptx hay nha các bạn
Chảy máu trong và sau đẻ.pptx hay nha các bạn
 
SGK mới chảy máu sau đẻ.pdf hay lắm các bạn ạ
SGK mới chảy máu sau đẻ.pdf hay lắm các bạn ạSGK mới chảy máu sau đẻ.pdf hay lắm các bạn ạ
SGK mới chảy máu sau đẻ.pdf hay lắm các bạn ạ
 
NCT_Khoang.pdf hay nha các bạn bác sĩ trẻ
NCT_Khoang.pdf hay nha các bạn bác sĩ trẻNCT_Khoang.pdf hay nha các bạn bác sĩ trẻ
NCT_Khoang.pdf hay nha các bạn bác sĩ trẻ
 
SGK mới thai quá ngày sinh.pdf ngắn gọn, súc tích.
SGK mới thai quá ngày sinh.pdf ngắn gọn, súc tích.SGK mới thai quá ngày sinh.pdf ngắn gọn, súc tích.
SGK mới thai quá ngày sinh.pdf ngắn gọn, súc tích.
 
NCT_GÃY XƯƠNG CHẬU - thầy Sơn.pdf cũ nhưng quan trọng
NCT_GÃY XƯƠNG CHẬU - thầy Sơn.pdf cũ nhưng quan trọngNCT_GÃY XƯƠNG CHẬU - thầy Sơn.pdf cũ nhưng quan trọng
NCT_GÃY XƯƠNG CHẬU - thầy Sơn.pdf cũ nhưng quan trọng
 
ĐÁNH GIÁ 10 Địa Chỉ Phá Thai Ở Đâu Đà Nẵng
ĐÁNH GIÁ 10 Địa Chỉ Phá Thai Ở Đâu Đà NẵngĐÁNH GIÁ 10 Địa Chỉ Phá Thai Ở Đâu Đà Nẵng
ĐÁNH GIÁ 10 Địa Chỉ Phá Thai Ở Đâu Đà Nẵng
 
SGK cũ đẻ non.pdf rất hay các bạn bác sĩ ạ
SGK cũ đẻ non.pdf rất hay các bạn bác sĩ ạSGK cũ đẻ non.pdf rất hay các bạn bác sĩ ạ
SGK cũ đẻ non.pdf rất hay các bạn bác sĩ ạ
 
SGK Nhiễm trùng bàn tay.pdf rất hay các bạn ạ
SGK Nhiễm trùng bàn tay.pdf rất hay các bạn ạSGK Nhiễm trùng bàn tay.pdf rất hay các bạn ạ
SGK Nhiễm trùng bàn tay.pdf rất hay các bạn ạ
 
SGK Hội chứng chèn ép khoang.pdf hay các bạn ơi
SGK Hội chứng chèn ép khoang.pdf hay các bạn ơiSGK Hội chứng chèn ép khoang.pdf hay các bạn ơi
SGK Hội chứng chèn ép khoang.pdf hay các bạn ơi
 
Danh sách các cơ sở trong nước đạt tiêu chuẩn GLP (30_05_2024).pdf
Danh sách các cơ sở trong nước đạt tiêu chuẩn GLP (30_05_2024).pdfDanh sách các cơ sở trong nước đạt tiêu chuẩn GLP (30_05_2024).pdf
Danh sách các cơ sở trong nước đạt tiêu chuẩn GLP (30_05_2024).pdf
 
Quyết định số 340/QĐ-QLD về việc ban hành danh mục 111 thuốc nước ngoài được ...
Quyết định số 340/QĐ-QLD về việc ban hành danh mục 111 thuốc nước ngoài được ...Quyết định số 340/QĐ-QLD về việc ban hành danh mục 111 thuốc nước ngoài được ...
Quyết định số 340/QĐ-QLD về việc ban hành danh mục 111 thuốc nước ngoài được ...
 
Danh sách các công ty trong nước đạt tiêu chuẩn GMP (30_05_2024).pdf
Danh sách các công ty trong nước đạt tiêu chuẩn GMP (30_05_2024).pdfDanh sách các công ty trong nước đạt tiêu chuẩn GMP (30_05_2024).pdf
Danh sách các công ty trong nước đạt tiêu chuẩn GMP (30_05_2024).pdf
 
SGK Gãy xương chậu.pdf bài này rất khó nhé
SGK Gãy xương chậu.pdf bài này rất khó nhéSGK Gãy xương chậu.pdf bài này rất khó nhé
SGK Gãy xương chậu.pdf bài này rất khó nhé
 
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LÂM SÀNG DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG CHO BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀN...
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LÂM SÀNG DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG CHO BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀN...HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LÂM SÀNG DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG CHO BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀN...
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LÂM SÀNG DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG CHO BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀN...
 
NCT_VẾT THƯƠNG BÀN TAY - thầy Minh.pdf hay
NCT_VẾT THƯƠNG BÀN TAY - thầy Minh.pdf hayNCT_VẾT THƯƠNG BÀN TAY - thầy Minh.pdf hay
NCT_VẾT THƯƠNG BÀN TAY - thầy Minh.pdf hay
 

1. dac diem phat trien tre em lua tuoi hoc duong

  • 1. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN Ở TRẺ EM LỨA TUỔI HỌC ĐƯỜNG ThS. BS. Phạm Minh Triết MỤC TIÊU: − Hiểu được các đặc điểm phát triển cơ bản về thể chất. − Hiểu được các đặc điểm phát triển cơ bản về nhận thức. − Hiểu được các đặc điểm phát triển cơ bản về xã hội, cảm xúc và đạo đức. − Biết được một số bệnh lý thường gặp. NỘI DUNG: Dựa vào các đặc điểm phát triển, sự phát triển ở trẻ em thường được chia thành những giai đoạn chính: nhũ nhi (infancy): lúc mới sinh đến 12 tháng, tiền học đường (early childhood): 1 – 5 tuổi, học đường (middle childhood): 5 – 11 tuổi, vị thành niên (adolescent): 11 – 21 tuổi. Bài này đề cập đến những đặc điểm phát triển của trẻ ở độ tuổi học đường. Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu tách khỏi gia đình, gia tăng sự độc lập của bản thân và tìm kiếm sự chấp nhận của thầy cô, bạn bè và những người trưởng thành khác. Lòng tự trọng là cốt lõi của sự phát triển trong giai đoạn này vì trẻ đã có đủ nhận thức để tự đánh giá bản thân cũng như hiểu được nhận xét của những người khác về trẻ. Trẻ được đánh giá dựa vào những thể hiện của trẻ trong xã hội, ví dụ như học giỏi, chơi thể thao hay. Trong giai đoạn này trẻ cũng chịu nhiều áp lực từ mong đợi của cha mẹ và áp lực từ bạn bè. I. PHÁT TRIỂN VỀ THỂ CHẤT 1. Đặc điểm: Trong giai đoạn này, cơ thể trẻ tiếp tục phát triển nhưng không diễn ra liên tục. Trung bình mỗi năm trẻ tăng cân 3 – 3,5 kg, tăng chiều cao 6 – 7 cm. Mỗi năm có 3 – 6 đợt phát triển đột ngột tùy theo từng cá thể. Vòng đầu tăng 2 – 3 cm trong suốt giai đoạn, phản ánh sự phát triển chậm lại về khối lượng của não. Cơ thể phát triển theo chiều thẳng đứng, chân trở nên dài so với thân mình. Vùng đầu mặt bắt đầu có sự thay đổi rõ rệt. Vùng giữa và dưới khuôn mặt phát triển dần dần. Răng sữa bắt đầu thay vào khoảng 6 tuổi. Đến 9 tuổi, trẻ có 8 răng cửa và 4 răng hàm trưởng thành. Răng tiền hàm bắt đầu xuất hiện khoảng 11 – 12 tuổi. Các mô bạch huyết bắt đầu phì đại, thường dẫn đến sự phát triển nhiều của amidan vòm và amidan khẩu cái. Hệ vận động cũng có sự phát triển mạnh. Sức mạnh, sự kết hợp và sức chịu đựng của cơ tăng rõ rệt. Trẻ từ 7 đến 8 tuổi bắt đầu có thể thực hiện những động tác khó như khiêu vũ hoặc ném bóng vào rổ nếu có sự đam mê và được tập luyện. Thói quen ngồi nhiều, ít vận động ở lứa tuổi này có liên quan đến nguy cơ béo phì và mắc bệnh tim mạch sau này.
  • 2. Những cảm nhận về hình ảnh cơ thể bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn này. Trẻ 5 – 6 tuổi bắt đầu nói về cảm giác không hài lòng về cơ thể của mình. Đến 8 – 9 tuổi, nhiều trẻ bắt đầu thử ăn kiêng, thường là các phương pháp không khoa học. Trước tuổi dậy thì, sự nhạy cảm của vùng hạ đồi và tuyến yên thay đổi, dẫn đến sự tăng tổng hợp gonadotropin. Hầu hết các trẻ, mặc dù các cơ quan sinh dục đều chưa phát triển như người trưởng thành nhưng sự hấp dẫn giới tính và các hành vi tình dục như thủ dâm bắt đầu xuất hiện và duy trì cho đến tuổi dậy thì. Một số trẻ gái có thể có ngực phát triển và có kinh nguyệt. Tỷ lệ trưởng thành tùy thuộc vào địa lý, chủng tộc và quốc gia. 2. Gợi ý cho phụ huynh và bác sĩ nhi khoa: Lứa tuổi này nhìn chung có sức khỏe rất tốt. Tuy nhiên, trẻ có nhiều khác biệt nhau về hình thể, vóc dáng và khả năng. Vì vậy, ở độ tuổi này trẻ thường hay so sánh bản thân với người khác về thể chất và khả năng. Cảm giác sợ hãi bị “khuyết tật” có thể làm trẻ tránh né những hoạt động mà cơ thể bị bộc lộ như ở bơi lội, tập thể dục hoặc khám bệnh. Những trẻ có khuyết tật về thể chất có thể có những ảnh hưởng nhất định. Những nguy cơ về sức khỏe, xã hội và tâm lý có khuynh hướng xuất hiện cùng lúc. Trẻ cần được khuyến khích tham gia các hoạt động thể chất. Tham gia vào các môn thể thao, các hoạt động có tổ chức để phát triển những kỹ năng, khả năng làm việc theo nhóm, tăng cường sức khỏe cũng như cảm giác đạt được thành tích. Tuy vậy, áp lực cạnh tranh khi các hoạt động không còn mang tính giải trí có thể gây ra những tác động không tốt. Do xương chưa trưởng thành, trẻ trước dậy thì không nên tham gia vào các hoạt động có nhiều va chạm và áp lực vì có thể làm tăng nguy cơ chấn thương. II. PHÁT TRIỂN VỀ NHẬN THỨC Tỷ lệ cơ thể người từ bào thai đến trưởng thành
  • 3. 1. Đặc điểm: Có sự thay đổi rõ rệt về nhận thức của trẻ ở độ tuổi này so với độ tuổi trước. Ở độ tuổi trước trẻ tin vào những điều kỳ diệu, xem mình là trung tâm và nhận thức chỉ dựa vào điều trẻ nhìn thấy. Ở độ tuổi này trẻ biết áp dụng các qui luật dựa trên hiện tượng quan sát được, đa chiều và biết dựa vào các qui luật vật lý như định luật bảo toàn khối lượng. Khả năng hiểu thời gian và không gian bắt đầu hình thành và hoàn thiện. Mặc dù khái niệm “sẵn sàng đi học” còn nhiều tranh luận, nhưng hầu hết những trẻ ở độ tuổi trên 5 bắt đầu có thể đi học ở trường. Ở độ tuổi này, trẻ được yêu cầu phải thuần thục các kỹ năng viết, đọc hiểu, làm toán cơ bản cũng như phải ngồi tập trung học trong 45 phút. 2. Gợi ý cho phụ huynh và bác sĩ nhi khoa: Khả năng nhận thức giúp cho trẻ hiểu được một cách đơn giản về bệnh tật và sự cần thiết của việc điều trị bệnh mặc dù trẻ có thể còn những suy nghĩ không hợp lý. Trẻ có thể hiểu được mình bị viêm phổi do có vi trùng tấn công vào cơ thể nhưng vẫn có suy nghĩ mình bị bệnh là do bị trừng phạt vì không vâng lời. Ở độ tuổi này, những rối loạn liên quan đến việc học bắt đầu được phát hiện như rối loạn đọc, rối loạn làm toán, rối loạn viết diễn đạt, tăng động kém tập trung. Các bệnh lý khác có liên quan đến nhận thức như rối loạn tự kỷ hoặc chậm phát triển cũng có thể gặp ở lứa tuổi này, thường là dạng nhẹ hoặc không điển hình vì phần lớn đã được phát hiện ở lứa tuổi nhỏ hơn. Triệu chứng đau không rõ nguyên nhân như đau bụng, đau cơ, đau đầu hoặc những thói quen bất thường (cắn móng tay, bức tóc, ngậm ngón tay cái) cũng hay gặp và thường liên quan đến sự căng thẳng. Việc đánh giá để tìm ra những nguyên nhân gây căng thẳng cho trẻ thường có kết quả tốt hơn là chỉ đi tìm những nguyên nhân thực thể y khoa. Bên cạnh những rối loạn liên quan đến việc học, các yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng học của trẻ. Những yếu tố liên quan đến bản thân trẻ như: giảm thính lực, thị lực, bệnh mãn tính, hình ảnh bản thân yếu, lòng tự trọng thấp. Những yếu tố liên quan đến gia đình như: cha mẹ ly thân hoặc ly dị, trẻ bị ngược đãi hoặc bị bỏ rơi, bệnh hoặc cái chết của người thân trong gia đình, khó khăn về kinh tế, mong đợi không phù hợp của cha mẹ. Những yếu tố liên quan đến môi trường học tập như: trường công/tư/quốc tế, chương trình học, sỉ số lớp học, mối quan hệ của trẻ với thầy cô và với bạn bè, mong đợi không phù hợp của thầy cô. III. PHÁT TRIỂN VỀ XÃ HỘI, CẢM XÚC VÀ ĐẠO ĐỨC 1. Đặc điểm: Ở độ tuổi này, những hoạt động của trẻ đều hướng đến sự sáng tạo và hiệu quả. Tính chăm chỉ và cảm giác không muốn thấp kém giúp cho trẻ phát triển về mặt xã hội và cảm xúc. Những thay đổi diễn ra ở ba nơi: ở nhà, ở trường và ở môi trường lân cận; trong đó, nhà và gia đình có ảnh hưởng quan trọng nhất. Sự độc lập của trẻ được tăng lên thể hiện qua
  • 4. những thời điểm đáng nhớ như: lần đầu tiên ngủ ở nhà bạn hoặc lần đầu tiên cắm trại qua đêm. Phụ huynh nên yêu cầu trẻ có những nỗ lực ở trường và các hoạt động ngoại khóa, cổ vũ sự thành công và cũng chấp nhận vô điều kiện những thất bại của trẻ. Nhờ trẻ giúp những việc vặt trong nhà có trả công bằng những món tiền nhỏ giúp trẻ biết phụ giúp gia đình cũng như hiểu được giá trị của đồng tiền. Anh chị em ruột đóng vai trò như những người cạnh tranh, người hỗ trợ sự trung thành cũng như làm tấm gương học tập. Việc bắt đầu đi học cũng là lúc trẻ rời gia đình xa hơn và vai trò của giáo viên, bạn học trở nên quan trọng. Trẻ thường chơi theo nhóm, thường là bạn cùng giới, giúp trẻ phát triển về mặt xã hội cũng như năng lực bản thân. Việc được mọi người ưa thích là một nhân tố quan trọng của lòng tự trọng, trẻ có thể có được qua những món đồ trẻ sở hữu (quần áo, đồ chơi điện tử) hoặc qua những đặc điểm của bản thân, qua những thành tích và qua những kỹ năng xã hội. Những trẻ sẵn sàng thích nghi với những qui tắc của bạn cùng lứa và dễ đạt được thành công. Những trẻ có kiểu cách cá nhân hoặc có sự khác biệt rõ dễ bị chọc ghẹo. Những trẻ này có thể đau khổ vì sự khác biệt hoặc có thể bị bối rối vì không được mọi người ưa thích. Những trẻ có khiếm khuyết những kỹ năng xã hội có thể mất nhiều thời gian để có được sự công nhận của mọi người và thường gặp nhiều thất bại lập đi lập lại. Những nhận xét từ bạn cùng lứa như xấu xí, mập, ngu ngốc có thể ảnh hưởng đến hình ảnh bản thân trẻ, đến tính cách và đến thành tích học tập của trẻ. Phụ huynh có thể tác động gián tiếp thông qua việc thay đổi nhóm bạn của con mình bằng cách di chuyển đến một nơi mới hoặc cho trẻ tham gia những hoạt động có cấu trúc sau giờ học. Môi trường lân cận trẻ cũng có nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Những nguy cơ (ví dụ như giao thông đông đúc, sự bắt nạt, người lạ) đòi hỏi trẻ phải có sự phán đoán và tài ứng xử tốt. Những tương tác với bạn cùng lứa không có sự giám sát của người lớn đưa đến việc trẻ tăng khả năng giải quyết mâu thuẫn hoặc khả năng đánh nhau. Việc tiếp xúc những vấn đề người lớn như bạo lực, tình dục hoặc coi trọng vật chất có thể rất nguy hiểm, làm tăng thêm cảm giác không có quyền lực của trẻ trong một thế giới lớn hơn. Những tưởng tượng để bù đắp về khả năng có quyền lực làm cho trẻ say mê những nhân vật anh hùng hoặc siêu nhân. Khả năng cân bằng giữa tưởng tượng và khả năng xử lý những thách thức trong thế giới thật phù hợp cho thấy sự phát triển bình thường của trẻ về mặt cảm xúc. Về mặt đạo đức, từ 5 đến 6 tuổi, trẻ bắt đầu phát triển ý thức, hiểu được những luật lệ xã hội. Trẻ phân biệt được đúng sai nhưng cần có môi trường và sự động viên để củng cố. Trẻ sẽ chấp nhận những giá trị của gia đình và cộng đồng, tìm sự chấp nhận của bạn bè, cha mẹ và những người trưởng thành mà trẻ muốn noi theo. Những qui ước xã hội rất quan trọng, ngay cả khi trẻ không hiểu được những nguyên nhân phía sau những qui ước. Lúc đầu, trẻ tuân thủ nghiêm ngặt những khái niệm đạo đức, dựa vào những qui định rõ ràng. Đến lúc 10 tuổi, hầu hết những trẻ hiểu được sự công bằng và sự có qua có lại. 2. Gợi ý cho phụ huynh và bác sĩ nhi khoa:
  • 5. Trẻ cần sự hỗ trợ không điều kiện cũng như những yêu cầu thực tế. Việc hỏi thăm trẻ về những việc xảy ra trong ngày có thể giúp phát hiện sớm các vấn đề. Phụ huynh có thể gặp khó khăn khi cho phép con mình tự lập hoặc có thể đặt nhiều áp lực lên con mình trong việc học tập hoặc thi đấu. Những trẻ phải nỗ lực nhiều để đạt được yêu cầu của cha mẹ có thể có những vấn đề về hành vi hoặc những than phiền về tâm thể. Những vấn đề trong gia đình có thể làm trẻ mất đi một nơi an toàn để phục hồi năng lượng và cảm xúc của mình. Trong môi trường xung quanh trẻ, bạo lực có thể ảnh hưởng xấu đến sự độc lập của trẻ. Những trẻ lớn có thể tham gia những băng đảng như là một phương tiện tự bảo vệ, một cách đạt được sự nhìn nhận và thuộc về một nhóm. Những trẻ hay bắt nạt người khác và/hoặc là nạn nhân của của bắt nạt nên được đánh giá vì hành vi này có liên quan đến rối loạn khí sắc, vấn đề gia đình và vấn đề thích nghi học tập. Phụ huynh nên tránh cho trẻ tiếp xúc những nguy cơ khi có thể. Ở độ tuổi này, trẻ ít khi đi khám, vì vậy, mỗi lần trẻ gặp bác sĩ là một cơ hội để đánh giá những hoạt động của trẻ trong các nơi: nhà, trường, môi trường xung quanh trẻ. Những hành vi không thích nghi trong và ngoài gia đình xuất hiện khi tác động của môi trường vượt quá khả năng thích ứng của trẻ. Do việc tiếp xúc thường xuyên và khả năng ảnh hưởng của phương tiện truyền thông, phu huynh nên chú ý đến việc trẻ sử dụng tivi và internet. Việc xem tivi nên hạn chế ít hơn 2 giờ/ngày và phụ huynh nên giám sát tất cả các chương trình trẻ xem. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Kliegman RM, Stanton BF, St. Geme JW, Schor NF, Behrman RE, eds. 2011. Nelson Textbook of Pediatrics, 19th Edition. 2. Hagan JF, Shaw JS, Duncan PM, eds. 2008. Bright Futures: Guidelines for Health Supervision of Infants, Children, and Adolescents, Third Edition. Elk Grove Village, IL: American Academy of Pediatrics.
  • 6. 3. Jellinek M, Patel BP, Froehle MC, eds. 2002. Bright Futures in Practice: Mental Health—Volume I. Practice Guide. Arlington, VA: National Center for Education in Maternal and Child Health.
  • 7. 3. Jellinek M, Patel BP, Froehle MC, eds. 2002. Bright Futures in Practice: Mental Health—Volume I. Practice Guide. Arlington, VA: National Center for Education in Maternal and Child Health.