SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
ISO 22000- Tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm (26/03/2014)
VIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM (FOOD SAFETY INSTITUTE)
Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội
Điện thoại: 043.662.1891 - Fax: 043.633.1137
Email: info@fsi.org.vn
Tiêu chuẩn ISO 22000 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo sự liên kết chặt chẽ trong chuổi dây chuyền cung ứng về thực
phẩm được xây dựng bởi những chuyên gia & tổ chức quốc tế về lĩnh vực thực phẩm có kết hợp với những nguyên tắc của hệ thống
HACCP về vệ sinh thực phẩm (Hazard Analysis and Critical Control Point - Phân tích mối nguy & kiểm soát những điểm trọng yếu trong quá
trình sản xuất - chế biến thực phẩm) và với Ủy ban thực phẩm CODEX (CODEX - Cơ quan liên kết giữa Tổ chức lương nông thế giới của
Liên hiệp quốc FAO (United Nations’ Food and Agriculture Organization) và Tổ chức Y tế thế giới WHO (World Health Organization) để biên
soạn các tiêu chuẩn về thực phẩm).
Các mối nguy về an toàn thực phẩm có thể được đưa vào bất kỳ giai đoạn nào của dây chuyền cung ứng thực phẩm do vậy kiểm soát đầy đủ xuyên
suốt trong toàn chuỗi dây chuyền là cần thiết, do vậy an toàn thực phẩm là trách nhiệm liên ngành được đảm bảo thông qua sự liên kết giữa các bên
tham gia vào chuổi quá trình này. Đây là tiêu chuẩn mới cho phép áp dụng đối với tất cả loại hình tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân... liên quan trong
chuỗi dây chuyền thực phẩm để đảm bảo về an toàn thực phẩm. Phạm vi áp dụng bao gồm từ sau thu hoạch nông nghiệp, nhà sản xuất thức ăn cho
súc vật, nhà sản xuất thiết bị phục vụ sản xuất thực phẩm, những nhà sản xuất ở giai đoạn đầu đến các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, vận chuyển,
lưu giữ, lưu kho thực phẩm và kể cả những cửa hàng bán lẽ và đại lý dịch vụ thực phẩm, những tổ chức liên quan như cung cấp thiết bị, bao gói, nhà
cung cấp chất phụ gia thực phẩm, những doanh nghiệp/tổ chức làm dịch vụ vệ sinh - dọn dẹp trong các nơi chế biến, sản xuất, buôn bán thực phẩm.
Các căn bệnh mà nguyên nhân gây ra do an toàn thực phẩm ngày càng nâng cao đáng kể trong các quốc gia phát triển và đang phát triển vì vậy việc
áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 là rất cần thiết.
Các mối nguy về sức khỏe, các căn bệnh từ an toàn thực phẩm có thể gây ra các chi phí đáng kể cho các quốc gia từ việc điều trị bệnh, mất việc, chi
phí bảo hiểm, bồi thường. ISO 22000 bao gồm các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm trong chuỗi dây chuyền cung ứng mà một
tổ chức/doanh nghiệp cần chứng minh năng lực quản lý các mối nguy trong dây chuyền sản xuất - chế biến thực phẩm để có thể cung cấp sản phẩm
cuối cùng một cách an toàn, đáp ứng yêu cầu của khách hàng cũng như các luật định về an toàn thực phẩm.
Lợi ích của chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm thực phẩm(15/04/2014)
Việc đáp ứng các Quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm thực phẩm là một yêu cầu và chuẩn mực xuyên suốt trong hoạt động quản lý chất
lượng, an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, là tiêu chí trong hoạt động quản lý, kiểm tra, thanh tra của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền và là chuẩn mực để người tiêu dùng thực phẩm tại Việt Nam lựa chọn các sản phẩm thực phẩm để sử dụng.
Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (ATTP) đang ngày càng chứng tỏ những ảnh hưởng mang tính vĩ mô
trong công tác chăm sóc sức khỏe con người. Những ảnh hưởng về sức khỏe, kinh tế, xã hội bắt nguồn
từ nguyên nhân do mất an toàn thực phẩm đã được thể hiện qua các báo cáo của tổ chức Y tế thế giới
(WHO), tổ chức Nông Lương thế giới (FAO) và của các bộ ngành liên quan. Các thống kê cho thấy các
bệnh lây truyền qua thực phẩm và hậu quả của các vụ ngộ độc thực phẩm đã làm tử vong hàng nghìn
người, hàng triệu người phải nhập viện, hàng chục triệu người chịu ảnh hưởng lâu dài về sức khỏe, về
khía cạnh đời sống xã hội, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội và chất lượng cuộc sống của người
dân.
Luật An toàn Thực phẩm là văn bản quy phạm pháp luật cao nhất được xây dựng nhằm tạo một hệ
thống các quy định, yêu cầu bắt buộc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm để bảo đảm các
sản phẩm thực phẩm là an toàn cho người Việt Nam sử dụng. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực
phẩm tại Việt Nam bắt buộc phải tuân thủ các quy định tại Luật An toàn thực phẩm, đồng thời vừa là để
đảm bảo sản xuất ra các sản phẩm an toàn, tránh các rủi ro xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm do sản
phẩm của mình sản xuất ra, vừa là trách nhiệm với người tiêu dùng nói riêng và với cộng đồng nói
chung. Một yêu cầu bắt buộc được nhấn mạnh trong Luật An toàn Thực phẩm (Khoản 1 Điều 10) về điều
kiện chung bảo đảm an toàn đối với thực phẩm là phải “Đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân
thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y,
kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính
mạng con người”. Việc đáp ứng các Quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm là một yêu cầu và chuẩn
mực xuyên suốt trong hoạt động quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh
doanh thực phẩm, là tiêu chí trong hoạt động quản lý, kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền và là chuẩn mực để người tiêu dùng thực phẩm tại Việt Nam lựa chọn các sản phẩm
thực phẩm để sử dụng.
Hiện nay, các cơ quan quản lý nhà nước đang tăng cường truyền thông để định hướng người tiêu dùng lựa
chọn các sản phẩm thực phẩm đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, được chứng nhận phù hợp Quy chuẩn và có
dấu công bố hợp quy trên nhãn. Đồng thời, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm hơn, hiểu biết hơn, thông
thái hơn về các sản phẩm an toàn, đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật. Trước thực tế đó nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh thực phẩm đã quan tâm hơn đến việc áp dụng các Quy chuẩn kỹ thuật vào hoạt động sản xuất, công bố hợp
quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan quản lý nhà nước, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp
đang rất băn khoăn liên quan đến việc làm sao để được chứng nhận hợp Quy và tổ chức nào đủ năng lực và chứng
nhận hợp Quy sẽ đem lại lợi ích gì?
Trả lời cho các câu hỏi nêu trên thì theo quy định của pháp luật (Điều 47, Luật Tiêu chuẩn Quy chuẩn kỹ thuật)
hoạt động đánh giá chứng nhận hợp quy thực phẩm được thực hiện bởi Tổ chức chứng nhận thứ ba có đủ năng lực,
độc lập, khách quan và được cơ quan quản lý nhà nước chỉ định. Hoạt động đánh giá chứng nhận hợp quy bao gồm
các bước: đánh giá sự phù hợp giữa Tiêu chuẩn cơ sở với Quy chuẩn kỹ thuật, đánh giá điều kiện bảo đảm ATTP,
lấy mẫu và thử nghiệm mẫu điển hình về chất lượng, an toàn thực phẩm. Sản phẩm thực phẩm của doanh nghiệp
được chứng nhận hợp quy sẽ đem lại các lợi ích như sau:
1. Giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm thực phẩm an toàn với chất lượng và giá cả sản phẩm luôn ổn định
–Thông qua việc đánh giá chứng nhận hợp quy được thực hiện bởi Tổ chức chứng nhận bên thứ ba sẽ thiết lập
các hoạt động kiểm soát, các kiến nghị cải tiến, mang lại giá trị gia tăng, giúp nâng cao chất lượng, an toàn
thực phẩm của sản phẩm và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
2. Làm tăng sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với sản phẩm thực phẩm của doanh nghiệp và tạo lợi thế
cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối - Thông qua dấu Hợp quy gắn trên
bao bì sản phẩm và thông tin, logo của Tổ chức chứng nhận bên thứ ba đủ năng lực, độc lập, khách quan và
được chỉ định;
3. Dễ dàng hoàn thiện các thủ tục công bố hợp quy gửi Cục ATTP/Chi cục ATTP do hồ sơ đăng ký đơn giản,
được sự chấp nhận và tin tưởng của Cơ quan quản lý nhà nước – Thông qua Chứng chỉ chứng nhận hợp quy
của Tổ chức chứng nhận bên thứ ba đủ năng lực, độc lập, khách quan và được chỉ định (quy định tại khoản 1,
Điều 5, Nghị định 38/2012/NĐ-CP);
4. Có thể thiết lập một hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm xuyên suốt từ điều kiện bảo đảm an
toàn thực phẩm trong quá trình chế biến, đến chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường để nâng cao chất
lượng sản phẩm và thương hiệu cho doanh nghiệp – Thông qua khả năng được chứng nhận theo các hệ thống
quản lý chất lượng tiên tiến như GMP, HACCP, ISO 22000 kết hợp với hoạt động chứng nhận hợp quy thực
phẩm bởi Tổ chức chứng nhận thứ ba.
5. Phù hợp với yêu cầu của pháp luật, sản phẩm thực phẩm được chứng nhận phù hợp Quy chuẩn sẽ được đánh
giá cao, dễ dàng lưu thông trên thị trường, đáp ứng các yêu cầu kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà
nước;
Quang Hưng IRC
Quy trình chứng nhận Hợp quy thực phẩm (15/04/2014)
Quy trình Chứng nhận Hợp quy thực phẩm của Viện An toàn Thực phẩm (FSI)- Công ty CP Chứng nhận và Giám định Vinacert (Vinacert-
Control) đã được Cục An toàn Thực phẩm - Bộ Y tế đánh giá phù hợp với Quy định Việt Nam và các chuẩn mực quốc tế.
A. Các Bước đánh giá chính:
Hoạt động chứng nhận hợp quy thực phẩm của Viện An toàn Thực phẩm (FSI) thuộc Công ty CP chứng
nhận và Giám định Vinacert gồm các bước đánh giá chính như sau:
1. Đánh giá sự phù hợp giữa Tiêu chuẩn cơ sở với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
2. Đánh giá điều kiện bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất sản phẩm;
3. Lấy mẫu, thử nghiệm mẫu điển hình tại chỗ và lấy mẫu thử nghiệm mẫu điển hình tại Phòng kiểm nghiệm được công nhận hoặc được Bộ Y tế chỉ
định.
B. Quy trình thực hiện:
Quang Hưng IRC
Vì sao nên lựa chọn dịch vụ chứng nhận Hợp quy thực phẩm của Viện An toàn Thực phẩm, Vinacert-
Control (15/04/2014)
Quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy Thực phẩm số 122/QĐ-ATTP của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế là minh chứng cho
năng lực của Viện An toàn Thực phẩm trực thuộc Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định Vinacert trong việc chứng nhận các sản
phẩm thực phẩm phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn thực phẩm và thể hiện phương châm hoạt động của Viện là “Nâng
cao kiến thức, trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm cho người sản xuất, kinh doanh thực phẩm”.
Viện An toàn Thực phẩm là một tổ chức hoạt động khoa học công nghệ được thành lập theo Luật Khoa
học và Công nghệ, được Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội cấp đăng ký hoạt động khoa học công nghệ
số B – 01/2014/ĐK-KH&CN, ngày 08/01/2014 và là một tổ chức có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài
khoản riêng, trụ sở làm việc tại thành phố Hà Nội. Với vai trò là một tổ chức hoạt động khoa học công
nghệ trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, Viện An toàn Thực phẩm (FSI) trực thuộc Công ty CP Chứng
nhận và Giám định Vinacert (Vinacert-Control) cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ chứng nhận
hợp quy thực phẩm chuyên nghiệp, chất lượng, thỏa mãn mọi nhu cầu thích đáng của khách hàng dựa
trên các quy tắc của tổ chức chứng nhận.
Dịch vụ chứng nhận Hợp quy thực phẩm của Viện An toàn Thực phẩm (Công ty CP Chứng nhận và
Giám định Vinacert) sẽ mang tới các lợi ích cho khách hàng như sau:
1. Đảm bảo sản phẩm thực phẩm của khách hàng đáp ứng các yêu cầu của luật pháp – Thông
qua việc FSI được Cục ATTP chỉ định và được tổ chức công nhận quốc tế xác nhận năng lực phù
hợp theo chuẩn quốc tế trong lĩnh vực chứng nhận).
2. Tăng sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thực phẩm được gắn dấu hợp quy
và thông tin, logo của tổ chức chứng nhận hợp quy trên bao bì là Viện An toàn Thực phẩm - một tổ
chức hoạt động khoa học công nghệ trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
3. Đội ngũ chuyên gia có trình độ, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, đã từng làm
việc trong các cơ quan quản lý nhà nước như Cục An toàn Thực phẩm – Bộ Y tế, Cục Quản lý
Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Viện Công nghiệp Thực phẩm
– Bộ Công Thương), am hiểu pháp luật Việt Nam về ATTP sẽ mang lại những phát hiện đánh giá,
cải tiến, và mang lại giá trị gia tăng, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức được đánh giá.
4. Hệ thống chứng nhận trải khắp toàn quốc, cung cấp các dịch vụ chứng nhận cho khách hàng ở
bất kể mọi nơi. Khách hàng tiết kiệm được chi phí, thời gian với quy trình đánh giá khoa học, thủ
tục nhanh chóng, thuận lợi. Kết quả đánh giá luôn luôn khách quan, công bằng, bảo mật. Bảo đảm
thông tin công khai, minh bạch cho khách hàng với các bên có liên quan.
5. Hoạt động đánh giá chứng nhận hợp quy thực phẩm, lấy mẫu, thử nghiệm mẫu điển hình các
chỉ tiêu ATTP theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được thuận tiện, với chi phí thử nghiệm ưu đãi
do Vinacert-Control có Phòng kiểm nghiệm đáp ứng ISO 17025 và đang đăng ký để Cục An toàn
Thực phẩm – Bộ Y tế chỉ định là Phòng kiểm nghiệm thực phẩm.
6. Đối với các khách hàng sử dụng dịch vụ chứng nhận hợp quy thực phẩm sẽ được FSI-VICB áp
dụng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ như sau;
+ Hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hồ sơ, thủ tục công bố hợp quy tại Cục ATTP/Chi cục ATTP;
+ Đối với các khách hàng chưa được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm
theo ISO 22000 hoặc GMP-HACCP (theo TCVN 5603:2008) sẽ được VICB hỗ trợ chứng nhận các
hệ thống quản lý này với giá ưu đãi (nếu khách hàng có được chứng nhận theo GMP, HACCP,
ISO 22000 sẽ được giảm chế độ kiểm nghiệm định kỳ xuống còn 01 lần/năm thay vì 02 lần/năm
nếu không được chứng nhận, đây là yêu cầu bắt buộc tại Khoản 1, Điều 13 Thông tư số
19/2012/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn về công bố hợp quy).
+ Đối với các khách hàng đã được FSI-VICB chứng nhận hợp quy đối với một hoặc một vài sản
phẩm thực phẩm có Quy chuẩn kỹ thuật thì đối với các sản phẩm thực phẩm khác của doanh
nghiệp chưa có quy chuẩn kỹ thuật thì VICB sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện hoạt động công bố
phù hợp quy định an toàn thực phẩm (hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, thủ tục nộp hồ sơ và nhận
Giấy tiếp nhận/Giấy xác nhận).
Quyết định số 122/QĐ-BYT ngày 03/4/2014 của Bộ Y tế về việc chỉ định Viện An toàn Thực phẩm (Công
ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định Vinacert) là tổ chức chứng nhận Hợp quy đối với thực phẩm.
Hướng dẫn xây dựng Tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm thực phẩm (15/04/2014)
Sản phẩm thực phẩm là sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) và theo quy định tại điểm b khoản
1 Điều 5 Luật Chất lượng Sản phẩm, hàng hóa thì phải được quản lý chất lượng trên cơ sở Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng.
Để có thể áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm thực phẩm, Cơ sở sản xuất, kinh
doanh thực phẩm cần xây dựng Tiêu chuẩn cơ sở trên cơ sở tham chiếu Quy chuẩn tương ứng, ban
hành và công bố áp dụng. Viện An toàn Thực phẩm thuộc Công ty CP chứng nhận và Giám định Vinacert
đã căn cứ trên Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng
dẫn về xây dựng và áp dụng Tiêu chuẩn và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
xây dựng Tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm thực phẩm như sau:
A. Các yêu cầu:
- TCCS do cơ sở xây dựng không được trái với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. TCCS của cơ
sở phải được công bố và khách hàng chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản
phẩm của mình theo tiêu chuẩn cơ sở đã công bố áp dụng;
- Quyết định ban hành Tiêu chuẩn cơ sở là bằng chứng cho việc cam kết tuân thủ của lãnh đạo doanh
nghiệp, TCCS phải có số ký hiệu riêng và có thông tin thể hiện số hiệu Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mà
khách hàng đã tham chiếu để xây dựng Tiêu chuẩn cơ sở;
- Tất cả các chỉ tiêu (loại A, B, C) đã được quy định trong các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có liên quan
đến sản phẩm đăng ký chứng nhận hợp quy phải được cơ sở tuân thủ và thể hiện đầy đủ trong Tiêu
chuẩn cơ sở;
B. Biểu mẫu
1. Quyết định ban hành và công bố áp dụng Tiêu chuẩn cơ sở (theo yêu cầu tại mục 3.2 Chương
IV, Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN) tải tại đây;
2. Mẫu Tiêu chuẩn cơ sở được thiết kế dựa trên sự tham khảo Mẫu bản thông tin chi tiết về sản
phẩm (Mẫu số 03a, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP) tải tại đây;
C. Quy trình xây dựng (Tham chiếu Chương IV, Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN):
1. Yêu cầu và căn cứ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở
1.1. Yêu cầu đối với tiêu chuẩn cơ sở
1.1.1. Tiêu chuẩn cơ sở không được trái với quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật hiện
hành.
1.1.2. Tiêu chuẩn cơ sở cần được xây dựng phù hợp với trình độ tiến bộ khoa học và công nghệ,
đáp ứng được yêu cầu quản lý, sản xuất kinh doanh của cơ sở.
1.2. Căn cứ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở
Tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ
kỹ thuật, kinh nghiệm, nhu cầu và khả năng thực tiễn của cơ sở. Các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu
chuẩn quốc tế, khu vực hoặc nước ngoài tương ứng được khuyến khích sử dụng để xây dựng
hoặc chấp nhận thành tiêu chuẩn cơ sở.
2. Loại và phương thức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở
2.1. Loại tiêu chuẩn cơ sở
Tiêu chuẩn cơ sở có thể gồm các loại sau:
- Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật;
- Tiêu chuẩn phương pháp thử, phương pháp đo và hiệu chuẩn;
- Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển, bảo quản;
- Tiêu chuẩn quá trình;
- Tiêu chuẩn dịch vụ;
- Tiêu chuẩn môi trường.
Tùy theo loại hình, quy mô hoạt động, mục đích, yêu cầu quản lý nội bộ, các cơ sở có thể vận
dụng cách thức phân loại trên hoặc bổ sung loại tiêu chuẩn mới để quy định về phân loại tiêu
chuẩn một cách thích hợp cho cơ sở mình.
2.2. Phương thức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở
Tiêu chuẩn cơ sở có thể được xây dựng theo những phương thức cơ bản sau:
- Chấp nhận tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước
ngoài tương ứng thành tiêu chuẩn cơ sở;
- Xây dựng mới tiêu chuẩn cơ sở trên cơ sở sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công
nghệ, các kết quả thử nghiệm, đánh giá, phân tích và thực nghiệm;
- Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn cơ sở hiện hành.
3. Trình tự, thủ tục xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở
3.1. Tuỳ theo quy mô, loại hình sản xuất kinh doanh của cơ sở, trình tự, thủ tục xây dựng và
công bố tiêu chuẩn cơ sở (sau đây viết tắt là TCCS) có thể bao gồm những bước như sau:
Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng TCCS ;
Bước 2: Biên soạn dự thảo TCCS;
Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo TCCS;
Bước 4: Tổ chức hội nghị chuyên đề về dự thảo TCCS;
Bước 5: Xử lý ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo TCCS;
Bước 6: Lập hồ sơ dự thảo TCCS;
Bước 7: Thẩm tra dự thảo TCCS;
Bước 8: Công bố TCCS;
Bước 9: In ấn TCCS.
3.2. Công bố TCCS
Người đứng đầu cơ sở xem xét và quyết định bằng văn bản về việc công bố TCCS . Hồ sơ dự
thảo TCCS được lưu trữ tại cơ sở.
3.3. Thể hiện nội dung và trình bày tiêu chuẩn cơ sở
3.3.1. Ký hiệu tiêu chuẩn cơ sở được thể hiện như sau:
- Số hiệu và năm ban hành tiêu chuẩn cơ sở được phân cách bằng dấu hai chấm (:)và được đặt
sau ký hiệu TCCSv;
- Chữ viết tắt tên cơ sở công bố (ban hành) tiêu chuẩn cơ sở được đặt sau năm ban hành tiêu
chuẩn cơ sở và được phân cách bằng dấu gạch chéo.
Ví dụ: TCCS 27:2006/XXX là ký hiệu của tiêu chuẩn cơ sở có số hiệu là 27, do công ty có tên
giao dịch viết tắt là XXX xây dựng và công bố năm 2006.
3.3.2. Nội dung tiêu chuẩn cơ sở cần có các phần sau:
- Mục lục;
- Phần thông tin mở đầu;
- Phần cơ bản (phần khái quát, phần kỹ thuật);
- Phần thông tin bổ sung.
Khuôn khổ, mẫu trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn cơ sở có thể tham khảo TCVN 1-2 về
trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia. 3.3.3. Tiêu chuẩn cơ sở cần phải trình bày
ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, dễ đọc, không sai lỗi, không gây nhầm lẫn và hiểu thành nhiều
nghĩa.
3.3.4. Tiêu chuẩn cơ sở có thể đóng rời từng tiêu chuẩn hoặc thành từng tập tiêu chuẩn theo chủ
đề hoặc đối tượng tiêu chuẩn.
Các trang của TCCS cần được đánh số và có thể được in dưới dạng tờ rời để thuận tiện cho việc
bổ sung, huỷ bỏ hoặc thay thế nội dung. Tiêu chuẩn cơ sở có thể có tờ bìa hoặc không có tờ bìa.
3.4. Căn cứ hướng dẫn chung này, các cơ sở tổ chức xây dựng các quy trình, hướng dẫn cụ thể
về xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở phù hợp với điều kiện, quy mô của cơ sở.
Viện An toàn Thực phẩm thuộc Công ty CP chứng nhận và Giám định Vinacert phổ biến đến các
cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm để áp dụng.
Quang Hưng IRC
Sản phẩm thực phẩm trước khi đưa ra thị trường bắt buộc phải công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy
định ATTP (08/04/2014)
Sản phẩm thực phẩm là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Luật Chất lượng Sản phẩm, hàng hóa thì phải
được quản lý chất lượng trên cơ sở Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do
người sản xuất công bố áp dụng.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Chất lượng Sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 thì sản phẩm
thực phẩm là sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hóa nhóm 2). Cũng
theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Luật Chất lượng Sản phẩm, hàng hóa thì sản phẩm, hàng hóa
nhóm 2 được quản lý chất lượng trên cơ sở Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng.
Điều 3 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm nêu rõ “1. Thực
phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực
phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường” và “2. Sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy
định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu
thông trên thị trường cho đến khi quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được ban hành và có hiệu lực”.
Như vậy, theo quy định tại Luật an toàn thực phẩm và Luật Chất lượng Sản phẩm, hàng hóa thì doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh một trong các sản
phẩm là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn/phụ gia thực phẩm/chất hỗ trợ chế biến thực phẩm/dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
muốn đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường bắt buộc phải công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Nếu doanh
nghiệp không thực hiện công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm mà lại đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trưởng thì sẽ
bị lực lượng quản lý thị trường kiểm tra và xử phạt theo Luật xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm của
các cơ quan quản lý nhà nước xử phạt, đình chỉ sản xuất theo Luật Thanh tra.
Sản xuất kinh doanh thực phẩm là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện và chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng. Do đó, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm ngoài trách nhiệm đảm bảo an toàn thực phẩm; áp dụng các
chương trình quản lý chất lượng trong sản xuất kinh doanh thực phẩm như GMP, HACCP, ISO 22000 còn phải đáp ứng các quy định của pháp luật về
chất lượng, an toàn thực phẩm. Một trong các quy định bắt buộc của pháp luật Việt Nam đó là quy định về việc sản phẩm thực phẩm phải đáp ứng
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, được chứng nhận phù hợp Quy chuẩn và công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trước khi
đưa ra thị trường tiêu thụ và do đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở nhập khẩu thực phẩm tại Việt Nam bắt buộc phải tuân thủ nếu
muốn tham gia vào ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Hiện nay, Bộ Y tế đã ban hành hai Thông tư là Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09/11/2012 hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp
quy định an toàn thực phẩm và Thông tư số 11/2013/TT-BYT ngày 08/4/2013 hướng dẫn chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy đối với thực phẩm đã
qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm để tạo hành
lang pháp lý cho hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
Viện An toàn Thực phẩm là một tổ chức khoa học và công nghệ trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trực thuộc Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám
định Vinacert (VICB) đã được Cục An toàn Thực phẩm đánh giá đủ năng lực thực hiện chứng nhận hợp quy thực phẩm và ban hành Quyết định số
122/QĐ-ATTP ngày 03/4/2013 chỉ định Viện An toàn thực phẩm (Công ty cổ phần chứng nhận và giám định VinaCert) là tổ chức chứng nhận hợp quy
thực phẩm. Với Quyết định chỉ định này, Viện An toàn Thực phẩm sẽ song hành cùng doanh nghiệp trong hoạt động nâng cao chất lượng, an toàn đối
với các sản phẩm thực phẩm để đáp ứng các yêu cầu trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và cung cấp dịch vụ chứng nhận hợp quy thực phẩm, cũng
như hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định An toàn Thực phẩm.
Quang Hưng IRC
Thủ tục công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (08/07/2014)
1) Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm là gì?
Theo thông tư 19/2012/TT-BYT của bộ Y tế, Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm là việc tổ chức, cá nhân
tự công bố sản phẩm phù hợp với quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương
ứng.
Đây là một thủ tục bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trước khi đưa sản phẩm ra
lưu thông sản phẩm ra thị trường.
2) Trình tự công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
a) Bước 1: Đánh giá phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm tại phòng kiểm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập
được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận; đánh giá phù hợp quy định an toàn thực phẩm dựa trên
kết quả kiểm nghiệm và quy định chi tiết áp dụng cho từng loại sản phẩm dựa trên các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm
theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Trong trường hợp Việt Nam chưa có quy định thì áp dụng theo
quy định của Codex.
b) Bước 2: Đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm lập và nộp hồ sơ công bố đến cơ quan tiếp nhận đăng ký theo quy định.
3) Hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
a) Hồ sơ pháp lý chung, được lập thành một quyển, bao gồm:
- Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ
chức, cá nhân;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy đinh;
- Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức,
cá nhân có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000
hoặc tương đương ( nếu có )
b) Hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm
- Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm,
- Bản thông tin chi tiết về sản phẩm
- Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an
toàn, do các đối tượng sau cấp: Phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định
hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng); hoặc Phòng
kiểm nghiệm của nước xuất xứ được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thừa nhận (bản gốc hoặc bản
sao có công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự).
- Kế hoạch kiểm soát chất lượng;
- Kế hoạch giám sát định kỳ;
- Mẫu nhãn sản;
- Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh đối với sản phẩm lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam để đối chiếu khi nộp
hồ sơ;
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc chứng nhận y tế hoặc giấy chứng nhận tương đương do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp trong đó có nội dung thể hiện sản phẩm an toàn
với sức khỏe người tiêu dùng và phù hợp với pháp luật về thực phẩm ( đôi với sản phẩm nhập khẩu );
4) Thẩm quyền tiếp nhận và cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy dịnh ATTP.
a) Cục An toàn thực phẩm đối với thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực, các sản phẩm
nhập khẩu là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; xác
nhận bằng văn bản đối với sản phẩm nhập khẩu (trừ thực phẩm chức năng) chỉ nhằm phục vụ sản xuất trong nội bộ
doanh nghiệp, kinh doanh trong siêu thị, khách sạn bốn sao trở lên;
b) Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm đã qua chế biến bao gói
sẵn (trừ thực phẩm chức năng), vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản
xuất, kinh doanh sản phẩm đó đóng trên địa bàn;
c) Cục An toàn thực phẩm hoặc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính đóng trên
địa bàn đối với sản phẩm sản xuất trong nước có mục đích xuất khẩu khi có yêu cầu của nước nhập khẩu;
d) Cục An toàn thực phẩm hoặc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính đóng trên
địa bàn: Sản phẩm có cùng chất lượng của cùng một tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm nhưng được sản
xuất tại hai tỉnh, thành phố trở lên.
Hồng Điệp IRC
Trang chủ
Sức khỏe
Cỡ chữ : A- A A+
Chia sẻ:
ISO 22000:2005 - Tiêu chuẩn quốc tế mới về an toàn thực phẩm
05/09/2005 12:21
Tin tức
0
Bình luận
Fanpage Thanh Niên
Tôi Viết
Theo Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO thì tổ chức ISO vừa ban hành tiêu chuẩn mới ISO 22000:2005 Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - các yêu cầu đối với
chức trong dây chuyền cung ứng thực phẩm - vào ngày 1/9/2005.
Tiêu chuẩn mới ISO 22000:2005 hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo sự liên kết chặt chẽ trong chuổi dây chuyền cung ứng về thực phẩm được xây dựng bởi
chuyên gia & tổ chức quốc tế về lĩnh vực thực phẩm có kết hợp với những nguyên tắc của hệ thống HACCP về vệ sinh thực phẩm (Hazard Analysis and Critical Control Point
mối nguy & kiểm soát những điểm trọng yếu trong quá trình sản xuất - chế biến thực phẩm) và với Ủy ban thực phẩm CODEX (CODEX - Cơ quan liên kết giữa Tổ chức lương
giới của Liên hiệp quốc FAO (United Nations’ Food and Agriculture Organization) và Tổ chức Y tế thế giới WHO (World Health Organization) để biên soạn các tiêu chuẩn về th
Các mối nguy về an toàn thực phẩm có thể được đưa vào bất kỳ giai đoạn nào của dây chuyền cung ứng thực phẩm do vậy kiểm soát đầy đủ xuyên suốt trong toàn chuỗi dây
cần thiết, do vậy an toàn thực phẩm là trách nhiệm liên ngành được đảm bảo thông qua sự liên kết giữa các bên tham gia vào chuổi quá trình này. Đây là tiêu chuẩn mới cho p
dụng đối với tất cả loại hình tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân... liên quan trong chuỗi dây chuyền thực phẩm để đảm bảo về an toàn thực phẩm. Phạm vi áp dụng bao gồm từ sa
hoạch nông nghiệp, nhà sản xuất thức ăn cho súc vật, nhà sản xuất thiết bị phục vụ sản xuất thực phẩm, những nhà sản xuất ở giai đoạn đầu đến các doanh nghiệp sản xuất,
vận chuyển, lưu giữ, lưu kho thực phẩm và kể cả những cửa hàng bán lẽ và đại lý dịch vụ thực phẩm, những tổ chức liên quan như cung cấp thiết bị, bao gói, nhà cung cấp ch
thực phẩm, những doanh nghiệp/tổ chức làm dịch vụ vệ sinh - dọn dẹp trong các nơi chế biến, sản xuất, buôn bán thực phẩm.
Các căn bệnh mà nguyên nhân gây ra do an toàn thực phẩm ngày càng nâng cao đáng kể trong các quốc gia phát triển và đang phát triển vì vậy việc áp dụng tiêu chuẩn mới
22000:2005 là rất cần thiết.
Các mối nguy về sức khỏe, các căn bệnh từ an toàn thực phẩm có thể gây ra các chi phí đáng kể cho các quốc gia từ việc điều trị bệnh, mất việc, chi phí bảo hiểm, bồi thường
22000:2005 bao gồm các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm trong chuỗi dây chuyền cung ứng mà một tổ chức/doanh nghiệp cần chứng minh năng lực q
mối nguy trong dây chuyền sản xuất - chế biến thực phẩm để có thể cung cấp sản phẩm cuối cùng một cách an toàn, đáp ứng yêu cầu của khách hàng cũng như các luật định
thực phẩm.
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phù hợp tiêu chuẩn ISO 22000:2005 cũng tương thích với hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001:2000 - do vậy những tổ chức đã áp dụng ISO 9001:2000 có thể dễ dàng mở rộng việc áp dụng ISO 22000:2005. Trung tâm Kỹ thuật Ti
chuẩn Đo lường Chất
2 (QUATEST 2) và Hộ
Phòng Thử nghiệm Vi
Nam - VINALAB tổ ch
khóa học về: Quản lý
lượng phòng thí nghiệ
hợp tiêu chuẩn ISO/IE
17025:2005 dành cho
lãnh đạo Phòng thí ng
quản lý chất lượng, qu
kỹ thuật, cán bộ giám
cán bộ ký phiếu kết qu
nhân viên lấy mẫu, nh
viên nhận mẫu, kiểm
nghiệm viên phòng thí
nghiệm, các cán bộ là
công tác nghiên cứu, đ
tạo, quản lý. Thời gian
- 22/9/2005 (đăng ký t
ngày 10/9).
Để biết thêm chi tiết x
lòng liên hệ Trung tâm
thuật 2 - QUATEST 2
97 Lý Thái Tổ - Đà Nẵ
Fax: (0.511) 820 868
mail: quatest2@dng.v
hoặcxuansts@hcm.vn
(liên hệ: A.Chiến 0913
380 hoặc (0.511) 831
Việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000:2005 tạo điều kiện cho việc hợp tác giữa các doanh nghiệp và các tổ chức liên quan sản xuất, chế biến, vận chuyển, bao gói, lưu k
cấp thiết bị & dịch vụ... thực phẩm nhằm hỗ trợ cho việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm về việc thống nhất hóa các chuẩn mực quốc tế về an toàn thực phẩm.
Hiện nay, bộ tiêu chuẩn ISO 22000:2005 gồm có các tiêu chuẩn sau đây:
• ISO/TS 22004, Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm: Hướng dẫn áp dụng ISO 22000:2005 ban hành vào tháng 11/2005 (Food safety management systems - Guidance on th
application of ISO 22000:2005).
• ISO/TS 22003, Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm: Các yêu cầu cho các tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (Food safety management s
Requirements for bodies providing audit and certification of food safety management systems) sẽ ban hành vào Quý 1/2006.
• ISO 22005, Liên kết chuẩn trong chuỗi dây chuyền thực phẩm và thức ăn súc vật - những nguyên tắc & hướng dẫn chung cho thiết kế và phát triển hệ thống (Dự thảo tiêu c
(Traceability in the feed and food chain - General principles and guidance for system design and development, Draft International Standard).
Các doanh nghiệp có thể liên hệ mua tiêu chuẩn ISO 22000:2005 trên ISO Web site http://www.iso.org với giá 118 Swiss francs (Order ISO 22000)
hoặc tại Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng http://www.tcvn.gov.v
Chứng nhận hợp quy thực phẩm

More Related Content

What's hot

32 giáo trình tập huấn kiền thức VSATTP
32 giáo trình tập huấn kiền thức VSATTP32 giáo trình tập huấn kiền thức VSATTP
32 giáo trình tập huấn kiền thức VSATTPhhtpcn
 
Iso 22000 final1_5518
Iso 22000 final1_5518Iso 22000 final1_5518
Iso 22000 final1_5518Phú Quý Lê
 
133364171213.quan ly-chat-luong-va-an-toan-tren-rau-qua
133364171213.quan ly-chat-luong-va-an-toan-tren-rau-qua133364171213.quan ly-chat-luong-va-an-toan-tren-rau-qua
133364171213.quan ly-chat-luong-va-an-toan-tren-rau-quaNgoc Le Nguyen
 
Giáo trình quản lý chất lượng
Giáo trình quản lý chất lượngGiáo trình quản lý chất lượng
Giáo trình quản lý chất lượngLe Nguyen Truong Giang
 
So tay chat luong
So tay chat luongSo tay chat luong
So tay chat luongxuanduong92
 
Quản trị chất_lượng
Quản trị chất_lượngQuản trị chất_lượng
Quản trị chất_lượngcongdan_it
 
đảm bảo chất lượng trong truong dai hoc
đảm bảo chất lượng trong truong dai hocđảm bảo chất lượng trong truong dai hoc
đảm bảo chất lượng trong truong dai hocxuanduong92
 
Bài giảng Quản Trị Chất Lượng
Bài giảng Quản Trị Chất LượngBài giảng Quản Trị Chất Lượng
Bài giảng Quản Trị Chất LượngShare Tai Lieu
 
Tapbaigiang qtcl
Tapbaigiang qtclTapbaigiang qtcl
Tapbaigiang qtclNguyet Ngo
 
Quản trị chất lượng sản phẩm
Quản trị chất lượng sản phẩmQuản trị chất lượng sản phẩm
Quản trị chất lượng sản phẩmLV=
 
Quan ly chat luong bai giang
Quan ly chat luong  bai giangQuan ly chat luong  bai giang
Quan ly chat luong bai gianghoanglamhn2012
 
Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩmCác nhân tố bên trong ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩmHuỳnh Phát
 

What's hot (20)

Kiem soat quy trinh theo haccp
Kiem soat quy trinh theo haccpKiem soat quy trinh theo haccp
Kiem soat quy trinh theo haccp
 
32 giáo trình tập huấn kiền thức VSATTP
32 giáo trình tập huấn kiền thức VSATTP32 giáo trình tập huấn kiền thức VSATTP
32 giáo trình tập huấn kiền thức VSATTP
 
Iso 22000 final1_5518
Iso 22000 final1_5518Iso 22000 final1_5518
Iso 22000 final1_5518
 
133364171213.quan ly-chat-luong-va-an-toan-tren-rau-qua
133364171213.quan ly-chat-luong-va-an-toan-tren-rau-qua133364171213.quan ly-chat-luong-va-an-toan-tren-rau-qua
133364171213.quan ly-chat-luong-va-an-toan-tren-rau-qua
 
Giáo trình quản lý chất lượng
Giáo trình quản lý chất lượngGiáo trình quản lý chất lượng
Giáo trình quản lý chất lượng
 
So tay chat luong
So tay chat luongSo tay chat luong
So tay chat luong
 
Quản trị chất_lượng
Quản trị chất_lượngQuản trị chất_lượng
Quản trị chất_lượng
 
gmp & iso LECTURE
gmp & iso LECTUREgmp & iso LECTURE
gmp & iso LECTURE
 
đảm bảo chất lượng trong truong dai hoc
đảm bảo chất lượng trong truong dai hocđảm bảo chất lượng trong truong dai hoc
đảm bảo chất lượng trong truong dai hoc
 
Bài giảng Quản Trị Chất Lượng
Bài giảng Quản Trị Chất LượngBài giảng Quản Trị Chất Lượng
Bài giảng Quản Trị Chất Lượng
 
Hồ sơ tài liệu trong HS GMP sản xuất TPCN
Hồ sơ tài liệu trong HS GMP sản xuất TPCNHồ sơ tài liệu trong HS GMP sản xuất TPCN
Hồ sơ tài liệu trong HS GMP sản xuất TPCN
 
HƯỚNG DẪN CỦA ASEAN VỀ THỰC HÀNH TỐT SẢN XUẤT MỸ PHẨM
HƯỚNG DẪN CỦA ASEAN VỀ THỰC HÀNH TỐT SẢN XUẤT MỸ PHẨMHƯỚNG DẪN CỦA ASEAN VỀ THỰC HÀNH TỐT SẢN XUẤT MỸ PHẨM
HƯỚNG DẪN CỦA ASEAN VỀ THỰC HÀNH TỐT SẢN XUẤT MỸ PHẨM
 
Bảng câu hỏi hướng dẫn tự kiểm tra trong HS GMP
Bảng câu hỏi hướng dẫn tự kiểm tra trong HS GMPBảng câu hỏi hướng dẫn tự kiểm tra trong HS GMP
Bảng câu hỏi hướng dẫn tự kiểm tra trong HS GMP
 
Tapbaigiang qtcl
Tapbaigiang qtclTapbaigiang qtcl
Tapbaigiang qtcl
 
Quản trị chất lượng sản phẩm
Quản trị chất lượng sản phẩmQuản trị chất lượng sản phẩm
Quản trị chất lượng sản phẩm
 
Quan ly chat luong bai giang
Quan ly chat luong  bai giangQuan ly chat luong  bai giang
Quan ly chat luong bai giang
 
Hướng dẫn CGMP Asean
Hướng dẫn CGMP AseanHướng dẫn CGMP Asean
Hướng dẫn CGMP Asean
 
Quyet dinh 1570 2000 byt_qd- glp(2)
Quyet dinh 1570 2000 byt_qd- glp(2)Quyet dinh 1570 2000 byt_qd- glp(2)
Quyet dinh 1570 2000 byt_qd- glp(2)
 
Hướng dẫn của Asean về "Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm" (CGMP - ASEAN)
Hướng dẫn của Asean về "Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm" (CGMP - ASEAN)Hướng dẫn của Asean về "Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm" (CGMP - ASEAN)
Hướng dẫn của Asean về "Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm" (CGMP - ASEAN)
 
Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩmCác nhân tố bên trong ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
 

Similar to Iso 22000

Hướng dẫn thực hành tốt sản xuất (gmp) thực phẩm chức năng.
Hướng dẫn thực hành tốt sản xuất (gmp) thực phẩm chức năng.Hướng dẫn thực hành tốt sản xuất (gmp) thực phẩm chức năng.
Hướng dẫn thực hành tốt sản xuất (gmp) thực phẩm chức năng.Tư vấn GMP, cGMP, ISO
 
General principles-of-food-hygiene-haccp-2020/ Các nguyên tắc chung về vệ sin...
General principles-of-food-hygiene-haccp-2020/ Các nguyên tắc chung về vệ sin...General principles-of-food-hygiene-haccp-2020/ Các nguyên tắc chung về vệ sin...
General principles-of-food-hygiene-haccp-2020/ Các nguyên tắc chung về vệ sin...duongle0
 
Giay phep ve sinh an toan thuc pham
Giay phep ve sinh an toan thuc phamGiay phep ve sinh an toan thuc pham
Giay phep ve sinh an toan thuc phamChè Suối Giàng
 
Kiểm nghiệm cá viên
Kiểm nghiệm cá viênKiểm nghiệm cá viên
Kiểm nghiệm cá viênphuc nguyen
 
Bảng giá các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm - AZF.VN
Bảng giá các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm - AZF.VNBảng giá các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm - AZF.VN
Bảng giá các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm - AZF.VNMrBnh
 
Báo phí thực phẩm chức năng nk
Báo phí thực phẩm chức năng nkBáo phí thực phẩm chức năng nk
Báo phí thực phẩm chức năng nkOleifera Moringa
 
Hướng dẫn thực hành tốt sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe GMP HS (bản chính)
Hướng dẫn thực hành tốt sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe GMP HS (bản chính) Hướng dẫn thực hành tốt sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe GMP HS (bản chính)
Hướng dẫn thực hành tốt sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe GMP HS (bản chính) Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế GMP EU
 
Thực phẩm chức năng không thử nghiệm lâm sàng là vi phạm pháp luật
Thực phẩm chức năng không thử nghiệm lâm sàng là vi phạm pháp luậtThực phẩm chức năng không thử nghiệm lâm sàng là vi phạm pháp luật
Thực phẩm chức năng không thử nghiệm lâm sàng là vi phạm pháp luậtphuc nguyen
 
Luận án: Quản lý về An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn phí qua ...
Luận án: Quản lý về An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn phí qua ...Luận án: Quản lý về An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn phí qua ...
Luận án: Quản lý về An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn phí qua ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án tiến sĩ luật học quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở việt nam hiệ...
Luận án tiến sĩ luật học quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở việt nam hiệ...Luận án tiến sĩ luật học quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở việt nam hiệ...
Luận án tiến sĩ luật học quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở việt nam hiệ...nataliej4
 
THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...
THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...
THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...Cậu Ba
 
Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng
Hồ sơ công bố thực phẩm chức năngHồ sơ công bố thực phẩm chức năng
Hồ sơ công bố thực phẩm chức năngphuc nguyen
 

Similar to Iso 22000 (20)

Hướng dẫn thực hành tốt sản xuất (gmp) thực phẩm chức năng.
Hướng dẫn thực hành tốt sản xuất (gmp) thực phẩm chức năng.Hướng dẫn thực hành tốt sản xuất (gmp) thực phẩm chức năng.
Hướng dẫn thực hành tốt sản xuất (gmp) thực phẩm chức năng.
 
Dự thảo thực hành tốt sản xuất Thực phẩm chức năng (Dự thảo HS GMP)
Dự thảo thực hành tốt sản xuất Thực phẩm chức năng (Dự thảo HS GMP)Dự thảo thực hành tốt sản xuất Thực phẩm chức năng (Dự thảo HS GMP)
Dự thảo thực hành tốt sản xuất Thực phẩm chức năng (Dự thảo HS GMP)
 
Dự thảo HS GMP
Dự thảo HS GMPDự thảo HS GMP
Dự thảo HS GMP
 
General principles-of-food-hygiene-haccp-2020/ Các nguyên tắc chung về vệ sin...
General principles-of-food-hygiene-haccp-2020/ Các nguyên tắc chung về vệ sin...General principles-of-food-hygiene-haccp-2020/ Các nguyên tắc chung về vệ sin...
General principles-of-food-hygiene-haccp-2020/ Các nguyên tắc chung về vệ sin...
 
Giay phep ve sinh an toan thuc pham
Giay phep ve sinh an toan thuc phamGiay phep ve sinh an toan thuc pham
Giay phep ve sinh an toan thuc pham
 
Kiểm nghiệm cá viên
Kiểm nghiệm cá viênKiểm nghiệm cá viên
Kiểm nghiệm cá viên
 
Thông tư 18/2019/TT-BYT: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH SẢN XUẤT TỐT (GMP) TRONG SẢN XUẤ...
Thông tư 18/2019/TT-BYT: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH SẢN XUẤT TỐT (GMP) TRONG SẢN XUẤ...Thông tư 18/2019/TT-BYT: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH SẢN XUẤT TỐT (GMP) TRONG SẢN XUẤ...
Thông tư 18/2019/TT-BYT: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH SẢN XUẤT TỐT (GMP) TRONG SẢN XUẤ...
 
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH SẢN XUẤT TỐT (GMP) TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM B...
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH SẢN XUẤT TỐT (GMP) TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM B...HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH SẢN XUẤT TỐT (GMP) TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM B...
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH SẢN XUẤT TỐT (GMP) TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM B...
 
Thông tư hướng dẫn thực hành sản xuất tốt GMP trong sản xuất kinh doanh TPBVSK
Thông tư hướng dẫn thực hành sản xuất tốt GMP trong sản xuất kinh doanh TPBVSKThông tư hướng dẫn thực hành sản xuất tốt GMP trong sản xuất kinh doanh TPBVSK
Thông tư hướng dẫn thực hành sản xuất tốt GMP trong sản xuất kinh doanh TPBVSK
 
Thông tư 48/2015/TT BYT quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong s...
Thông tư 48/2015/TT BYT quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong s...Thông tư 48/2015/TT BYT quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong s...
Thông tư 48/2015/TT BYT quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong s...
 
Bảng giá các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm - AZF.VN
Bảng giá các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm - AZF.VNBảng giá các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm - AZF.VN
Bảng giá các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm - AZF.VN
 
Báo phí thực phẩm chức năng nk
Báo phí thực phẩm chức năng nkBáo phí thực phẩm chức năng nk
Báo phí thực phẩm chức năng nk
 
Hướng dẫn thực hành tốt sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe GMP HS (bản chính)
Hướng dẫn thực hành tốt sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe GMP HS (bản chính) Hướng dẫn thực hành tốt sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe GMP HS (bản chính)
Hướng dẫn thực hành tốt sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe GMP HS (bản chính)
 
Thực phẩm chức năng không thử nghiệm lâm sàng là vi phạm pháp luật
Thực phẩm chức năng không thử nghiệm lâm sàng là vi phạm pháp luậtThực phẩm chức năng không thử nghiệm lâm sàng là vi phạm pháp luật
Thực phẩm chức năng không thử nghiệm lâm sàng là vi phạm pháp luật
 
Luận án: Quản lý về An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn phí qua ...
Luận án: Quản lý về An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn phí qua ...Luận án: Quản lý về An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn phí qua ...
Luận án: Quản lý về An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn phí qua ...
 
Luận án tiến sĩ luật học quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở việt nam hiệ...
Luận án tiến sĩ luật học quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở việt nam hiệ...Luận án tiến sĩ luật học quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở việt nam hiệ...
Luận án tiến sĩ luật học quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở việt nam hiệ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ở Việt Nam, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ở Việt Nam, HOT
 
THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...
THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...
THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...
 
Thuc hanh tot san xuat thuoc
Thuc hanh tot san xuat thuocThuc hanh tot san xuat thuoc
Thuc hanh tot san xuat thuoc
 
Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng
Hồ sơ công bố thực phẩm chức năngHồ sơ công bố thực phẩm chức năng
Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng
 

Iso 22000

  • 1. ISO 22000- Tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm (26/03/2014) VIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM (FOOD SAFETY INSTITUTE) Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội Điện thoại: 043.662.1891 - Fax: 043.633.1137 Email: info@fsi.org.vn Tiêu chuẩn ISO 22000 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo sự liên kết chặt chẽ trong chuổi dây chuyền cung ứng về thực phẩm được xây dựng bởi những chuyên gia & tổ chức quốc tế về lĩnh vực thực phẩm có kết hợp với những nguyên tắc của hệ thống HACCP về vệ sinh thực phẩm (Hazard Analysis and Critical Control Point - Phân tích mối nguy & kiểm soát những điểm trọng yếu trong quá trình sản xuất - chế biến thực phẩm) và với Ủy ban thực phẩm CODEX (CODEX - Cơ quan liên kết giữa Tổ chức lương nông thế giới của Liên hiệp quốc FAO (United Nations’ Food and Agriculture Organization) và Tổ chức Y tế thế giới WHO (World Health Organization) để biên soạn các tiêu chuẩn về thực phẩm). Các mối nguy về an toàn thực phẩm có thể được đưa vào bất kỳ giai đoạn nào của dây chuyền cung ứng thực phẩm do vậy kiểm soát đầy đủ xuyên suốt trong toàn chuỗi dây chuyền là cần thiết, do vậy an toàn thực phẩm là trách nhiệm liên ngành được đảm bảo thông qua sự liên kết giữa các bên tham gia vào chuổi quá trình này. Đây là tiêu chuẩn mới cho phép áp dụng đối với tất cả loại hình tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân... liên quan trong chuỗi dây chuyền thực phẩm để đảm bảo về an toàn thực phẩm. Phạm vi áp dụng bao gồm từ sau thu hoạch nông nghiệp, nhà sản xuất thức ăn cho súc vật, nhà sản xuất thiết bị phục vụ sản xuất thực phẩm, những nhà sản xuất ở giai đoạn đầu đến các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, vận chuyển, lưu giữ, lưu kho thực phẩm và kể cả những cửa hàng bán lẽ và đại lý dịch vụ thực phẩm, những tổ chức liên quan như cung cấp thiết bị, bao gói, nhà cung cấp chất phụ gia thực phẩm, những doanh nghiệp/tổ chức làm dịch vụ vệ sinh - dọn dẹp trong các nơi chế biến, sản xuất, buôn bán thực phẩm. Các căn bệnh mà nguyên nhân gây ra do an toàn thực phẩm ngày càng nâng cao đáng kể trong các quốc gia phát triển và đang phát triển vì vậy việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 là rất cần thiết. Các mối nguy về sức khỏe, các căn bệnh từ an toàn thực phẩm có thể gây ra các chi phí đáng kể cho các quốc gia từ việc điều trị bệnh, mất việc, chi phí bảo hiểm, bồi thường. ISO 22000 bao gồm các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm trong chuỗi dây chuyền cung ứng mà một tổ chức/doanh nghiệp cần chứng minh năng lực quản lý các mối nguy trong dây chuyền sản xuất - chế biến thực phẩm để có thể cung cấp sản phẩm cuối cùng một cách an toàn, đáp ứng yêu cầu của khách hàng cũng như các luật định về an toàn thực phẩm. Lợi ích của chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm thực phẩm(15/04/2014)
  • 2. Việc đáp ứng các Quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm thực phẩm là một yêu cầu và chuẩn mực xuyên suốt trong hoạt động quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, là tiêu chí trong hoạt động quản lý, kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và là chuẩn mực để người tiêu dùng thực phẩm tại Việt Nam lựa chọn các sản phẩm thực phẩm để sử dụng. Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (ATTP) đang ngày càng chứng tỏ những ảnh hưởng mang tính vĩ mô trong công tác chăm sóc sức khỏe con người. Những ảnh hưởng về sức khỏe, kinh tế, xã hội bắt nguồn từ nguyên nhân do mất an toàn thực phẩm đã được thể hiện qua các báo cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổ chức Nông Lương thế giới (FAO) và của các bộ ngành liên quan. Các thống kê cho thấy các bệnh lây truyền qua thực phẩm và hậu quả của các vụ ngộ độc thực phẩm đã làm tử vong hàng nghìn người, hàng triệu người phải nhập viện, hàng chục triệu người chịu ảnh hưởng lâu dài về sức khỏe, về khía cạnh đời sống xã hội, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội và chất lượng cuộc sống của người dân. Luật An toàn Thực phẩm là văn bản quy phạm pháp luật cao nhất được xây dựng nhằm tạo một hệ thống các quy định, yêu cầu bắt buộc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm để bảo đảm các sản phẩm thực phẩm là an toàn cho người Việt Nam sử dụng. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam bắt buộc phải tuân thủ các quy định tại Luật An toàn thực phẩm, đồng thời vừa là để đảm bảo sản xuất ra các sản phẩm an toàn, tránh các rủi ro xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm do sản phẩm của mình sản xuất ra, vừa là trách nhiệm với người tiêu dùng nói riêng và với cộng đồng nói chung. Một yêu cầu bắt buộc được nhấn mạnh trong Luật An toàn Thực phẩm (Khoản 1 Điều 10) về điều kiện chung bảo đảm an toàn đối với thực phẩm là phải “Đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người”. Việc đáp ứng các Quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm là một yêu cầu và chuẩn mực xuyên suốt trong hoạt động quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, là tiêu chí trong hoạt động quản lý, kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và là chuẩn mực để người tiêu dùng thực phẩm tại Việt Nam lựa chọn các sản phẩm thực phẩm để sử dụng. Hiện nay, các cơ quan quản lý nhà nước đang tăng cường truyền thông để định hướng người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm thực phẩm đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, được chứng nhận phù hợp Quy chuẩn và có dấu công bố hợp quy trên nhãn. Đồng thời, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm hơn, hiểu biết hơn, thông thái hơn về các sản phẩm an toàn, đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật. Trước thực tế đó nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã quan tâm hơn đến việc áp dụng các Quy chuẩn kỹ thuật vào hoạt động sản xuất, công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan quản lý nhà nước, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp đang rất băn khoăn liên quan đến việc làm sao để được chứng nhận hợp Quy và tổ chức nào đủ năng lực và chứng nhận hợp Quy sẽ đem lại lợi ích gì? Trả lời cho các câu hỏi nêu trên thì theo quy định của pháp luật (Điều 47, Luật Tiêu chuẩn Quy chuẩn kỹ thuật) hoạt động đánh giá chứng nhận hợp quy thực phẩm được thực hiện bởi Tổ chức chứng nhận thứ ba có đủ năng lực, độc lập, khách quan và được cơ quan quản lý nhà nước chỉ định. Hoạt động đánh giá chứng nhận hợp quy bao gồm các bước: đánh giá sự phù hợp giữa Tiêu chuẩn cơ sở với Quy chuẩn kỹ thuật, đánh giá điều kiện bảo đảm ATTP, lấy mẫu và thử nghiệm mẫu điển hình về chất lượng, an toàn thực phẩm. Sản phẩm thực phẩm của doanh nghiệp được chứng nhận hợp quy sẽ đem lại các lợi ích như sau: 1. Giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm thực phẩm an toàn với chất lượng và giá cả sản phẩm luôn ổn định –Thông qua việc đánh giá chứng nhận hợp quy được thực hiện bởi Tổ chức chứng nhận bên thứ ba sẽ thiết lập các hoạt động kiểm soát, các kiến nghị cải tiến, mang lại giá trị gia tăng, giúp nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
  • 3. 2. Làm tăng sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với sản phẩm thực phẩm của doanh nghiệp và tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối - Thông qua dấu Hợp quy gắn trên bao bì sản phẩm và thông tin, logo của Tổ chức chứng nhận bên thứ ba đủ năng lực, độc lập, khách quan và được chỉ định; 3. Dễ dàng hoàn thiện các thủ tục công bố hợp quy gửi Cục ATTP/Chi cục ATTP do hồ sơ đăng ký đơn giản, được sự chấp nhận và tin tưởng của Cơ quan quản lý nhà nước – Thông qua Chứng chỉ chứng nhận hợp quy của Tổ chức chứng nhận bên thứ ba đủ năng lực, độc lập, khách quan và được chỉ định (quy định tại khoản 1, Điều 5, Nghị định 38/2012/NĐ-CP); 4. Có thể thiết lập một hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm xuyên suốt từ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến, đến chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường để nâng cao chất lượng sản phẩm và thương hiệu cho doanh nghiệp – Thông qua khả năng được chứng nhận theo các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như GMP, HACCP, ISO 22000 kết hợp với hoạt động chứng nhận hợp quy thực phẩm bởi Tổ chức chứng nhận thứ ba. 5. Phù hợp với yêu cầu của pháp luật, sản phẩm thực phẩm được chứng nhận phù hợp Quy chuẩn sẽ được đánh giá cao, dễ dàng lưu thông trên thị trường, đáp ứng các yêu cầu kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước; Quang Hưng IRC Quy trình chứng nhận Hợp quy thực phẩm (15/04/2014) Quy trình Chứng nhận Hợp quy thực phẩm của Viện An toàn Thực phẩm (FSI)- Công ty CP Chứng nhận và Giám định Vinacert (Vinacert- Control) đã được Cục An toàn Thực phẩm - Bộ Y tế đánh giá phù hợp với Quy định Việt Nam và các chuẩn mực quốc tế. A. Các Bước đánh giá chính: Hoạt động chứng nhận hợp quy thực phẩm của Viện An toàn Thực phẩm (FSI) thuộc Công ty CP chứng nhận và Giám định Vinacert gồm các bước đánh giá chính như sau: 1. Đánh giá sự phù hợp giữa Tiêu chuẩn cơ sở với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
  • 4. 2. Đánh giá điều kiện bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất sản phẩm; 3. Lấy mẫu, thử nghiệm mẫu điển hình tại chỗ và lấy mẫu thử nghiệm mẫu điển hình tại Phòng kiểm nghiệm được công nhận hoặc được Bộ Y tế chỉ định. B. Quy trình thực hiện: Quang Hưng IRC Vì sao nên lựa chọn dịch vụ chứng nhận Hợp quy thực phẩm của Viện An toàn Thực phẩm, Vinacert- Control (15/04/2014) Quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy Thực phẩm số 122/QĐ-ATTP của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế là minh chứng cho năng lực của Viện An toàn Thực phẩm trực thuộc Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định Vinacert trong việc chứng nhận các sản phẩm thực phẩm phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn thực phẩm và thể hiện phương châm hoạt động của Viện là “Nâng cao kiến thức, trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm cho người sản xuất, kinh doanh thực phẩm”. Viện An toàn Thực phẩm là một tổ chức hoạt động khoa học công nghệ được thành lập theo Luật Khoa học và Công nghệ, được Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội cấp đăng ký hoạt động khoa học công nghệ số B – 01/2014/ĐK-KH&CN, ngày 08/01/2014 và là một tổ chức có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, trụ sở làm việc tại thành phố Hà Nội. Với vai trò là một tổ chức hoạt động khoa học công nghệ trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, Viện An toàn Thực phẩm (FSI) trực thuộc Công ty CP Chứng nhận và Giám định Vinacert (Vinacert-Control) cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ chứng nhận hợp quy thực phẩm chuyên nghiệp, chất lượng, thỏa mãn mọi nhu cầu thích đáng của khách hàng dựa trên các quy tắc của tổ chức chứng nhận. Dịch vụ chứng nhận Hợp quy thực phẩm của Viện An toàn Thực phẩm (Công ty CP Chứng nhận và Giám định Vinacert) sẽ mang tới các lợi ích cho khách hàng như sau: 1. Đảm bảo sản phẩm thực phẩm của khách hàng đáp ứng các yêu cầu của luật pháp – Thông qua việc FSI được Cục ATTP chỉ định và được tổ chức công nhận quốc tế xác nhận năng lực phù hợp theo chuẩn quốc tế trong lĩnh vực chứng nhận).
  • 5. 2. Tăng sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thực phẩm được gắn dấu hợp quy và thông tin, logo của tổ chức chứng nhận hợp quy trên bao bì là Viện An toàn Thực phẩm - một tổ chức hoạt động khoa học công nghệ trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. 3. Đội ngũ chuyên gia có trình độ, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, đã từng làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước như Cục An toàn Thực phẩm – Bộ Y tế, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Viện Công nghiệp Thực phẩm – Bộ Công Thương), am hiểu pháp luật Việt Nam về ATTP sẽ mang lại những phát hiện đánh giá, cải tiến, và mang lại giá trị gia tăng, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức được đánh giá. 4. Hệ thống chứng nhận trải khắp toàn quốc, cung cấp các dịch vụ chứng nhận cho khách hàng ở bất kể mọi nơi. Khách hàng tiết kiệm được chi phí, thời gian với quy trình đánh giá khoa học, thủ tục nhanh chóng, thuận lợi. Kết quả đánh giá luôn luôn khách quan, công bằng, bảo mật. Bảo đảm thông tin công khai, minh bạch cho khách hàng với các bên có liên quan. 5. Hoạt động đánh giá chứng nhận hợp quy thực phẩm, lấy mẫu, thử nghiệm mẫu điển hình các chỉ tiêu ATTP theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được thuận tiện, với chi phí thử nghiệm ưu đãi do Vinacert-Control có Phòng kiểm nghiệm đáp ứng ISO 17025 và đang đăng ký để Cục An toàn Thực phẩm – Bộ Y tế chỉ định là Phòng kiểm nghiệm thực phẩm. 6. Đối với các khách hàng sử dụng dịch vụ chứng nhận hợp quy thực phẩm sẽ được FSI-VICB áp dụng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ như sau; + Hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hồ sơ, thủ tục công bố hợp quy tại Cục ATTP/Chi cục ATTP; + Đối với các khách hàng chưa được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm theo ISO 22000 hoặc GMP-HACCP (theo TCVN 5603:2008) sẽ được VICB hỗ trợ chứng nhận các hệ thống quản lý này với giá ưu đãi (nếu khách hàng có được chứng nhận theo GMP, HACCP, ISO 22000 sẽ được giảm chế độ kiểm nghiệm định kỳ xuống còn 01 lần/năm thay vì 02 lần/năm nếu không được chứng nhận, đây là yêu cầu bắt buộc tại Khoản 1, Điều 13 Thông tư số 19/2012/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn về công bố hợp quy). + Đối với các khách hàng đã được FSI-VICB chứng nhận hợp quy đối với một hoặc một vài sản phẩm thực phẩm có Quy chuẩn kỹ thuật thì đối với các sản phẩm thực phẩm khác của doanh nghiệp chưa có quy chuẩn kỹ thuật thì VICB sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện hoạt động công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, thủ tục nộp hồ sơ và nhận Giấy tiếp nhận/Giấy xác nhận). Quyết định số 122/QĐ-BYT ngày 03/4/2014 của Bộ Y tế về việc chỉ định Viện An toàn Thực phẩm (Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định Vinacert) là tổ chức chứng nhận Hợp quy đối với thực phẩm.
  • 6.
  • 7.
  • 8. Hướng dẫn xây dựng Tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm thực phẩm (15/04/2014) Sản phẩm thực phẩm là sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) và theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Luật Chất lượng Sản phẩm, hàng hóa thì phải được quản lý chất lượng trên cơ sở Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng. Để có thể áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm thực phẩm, Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần xây dựng Tiêu chuẩn cơ sở trên cơ sở tham chiếu Quy chuẩn tương ứng, ban hành và công bố áp dụng. Viện An toàn Thực phẩm thuộc Công ty CP chứng nhận và Giám định Vinacert đã căn cứ trên Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về xây dựng và áp dụng Tiêu chuẩn và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm xây dựng Tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm thực phẩm như sau: A. Các yêu cầu: - TCCS do cơ sở xây dựng không được trái với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. TCCS của cơ sở phải được công bố và khách hàng chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm của mình theo tiêu chuẩn cơ sở đã công bố áp dụng; - Quyết định ban hành Tiêu chuẩn cơ sở là bằng chứng cho việc cam kết tuân thủ của lãnh đạo doanh nghiệp, TCCS phải có số ký hiệu riêng và có thông tin thể hiện số hiệu Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mà khách hàng đã tham chiếu để xây dựng Tiêu chuẩn cơ sở; - Tất cả các chỉ tiêu (loại A, B, C) đã được quy định trong các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có liên quan đến sản phẩm đăng ký chứng nhận hợp quy phải được cơ sở tuân thủ và thể hiện đầy đủ trong Tiêu chuẩn cơ sở; B. Biểu mẫu 1. Quyết định ban hành và công bố áp dụng Tiêu chuẩn cơ sở (theo yêu cầu tại mục 3.2 Chương IV, Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN) tải tại đây; 2. Mẫu Tiêu chuẩn cơ sở được thiết kế dựa trên sự tham khảo Mẫu bản thông tin chi tiết về sản phẩm (Mẫu số 03a, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP) tải tại đây; C. Quy trình xây dựng (Tham chiếu Chương IV, Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN): 1. Yêu cầu và căn cứ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở
  • 9. 1.1. Yêu cầu đối với tiêu chuẩn cơ sở 1.1.1. Tiêu chuẩn cơ sở không được trái với quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật hiện hành. 1.1.2. Tiêu chuẩn cơ sở cần được xây dựng phù hợp với trình độ tiến bộ khoa học và công nghệ, đáp ứng được yêu cầu quản lý, sản xuất kinh doanh của cơ sở. 1.2. Căn cứ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở Tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm, nhu cầu và khả năng thực tiễn của cơ sở. Các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hoặc nước ngoài tương ứng được khuyến khích sử dụng để xây dựng hoặc chấp nhận thành tiêu chuẩn cơ sở. 2. Loại và phương thức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở 2.1. Loại tiêu chuẩn cơ sở Tiêu chuẩn cơ sở có thể gồm các loại sau: - Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật; - Tiêu chuẩn phương pháp thử, phương pháp đo và hiệu chuẩn; - Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển, bảo quản; - Tiêu chuẩn quá trình; - Tiêu chuẩn dịch vụ; - Tiêu chuẩn môi trường. Tùy theo loại hình, quy mô hoạt động, mục đích, yêu cầu quản lý nội bộ, các cơ sở có thể vận dụng cách thức phân loại trên hoặc bổ sung loại tiêu chuẩn mới để quy định về phân loại tiêu chuẩn một cách thích hợp cho cơ sở mình. 2.2. Phương thức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở Tiêu chuẩn cơ sở có thể được xây dựng theo những phương thức cơ bản sau: - Chấp nhận tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng thành tiêu chuẩn cơ sở;
  • 10. - Xây dựng mới tiêu chuẩn cơ sở trên cơ sở sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, các kết quả thử nghiệm, đánh giá, phân tích và thực nghiệm; - Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn cơ sở hiện hành. 3. Trình tự, thủ tục xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở 3.1. Tuỳ theo quy mô, loại hình sản xuất kinh doanh của cơ sở, trình tự, thủ tục xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở (sau đây viết tắt là TCCS) có thể bao gồm những bước như sau: Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng TCCS ; Bước 2: Biên soạn dự thảo TCCS; Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo TCCS; Bước 4: Tổ chức hội nghị chuyên đề về dự thảo TCCS; Bước 5: Xử lý ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo TCCS; Bước 6: Lập hồ sơ dự thảo TCCS; Bước 7: Thẩm tra dự thảo TCCS; Bước 8: Công bố TCCS; Bước 9: In ấn TCCS. 3.2. Công bố TCCS Người đứng đầu cơ sở xem xét và quyết định bằng văn bản về việc công bố TCCS . Hồ sơ dự thảo TCCS được lưu trữ tại cơ sở. 3.3. Thể hiện nội dung và trình bày tiêu chuẩn cơ sở 3.3.1. Ký hiệu tiêu chuẩn cơ sở được thể hiện như sau: - Số hiệu và năm ban hành tiêu chuẩn cơ sở được phân cách bằng dấu hai chấm (:)và được đặt sau ký hiệu TCCSv; - Chữ viết tắt tên cơ sở công bố (ban hành) tiêu chuẩn cơ sở được đặt sau năm ban hành tiêu chuẩn cơ sở và được phân cách bằng dấu gạch chéo.
  • 11. Ví dụ: TCCS 27:2006/XXX là ký hiệu của tiêu chuẩn cơ sở có số hiệu là 27, do công ty có tên giao dịch viết tắt là XXX xây dựng và công bố năm 2006. 3.3.2. Nội dung tiêu chuẩn cơ sở cần có các phần sau: - Mục lục; - Phần thông tin mở đầu; - Phần cơ bản (phần khái quát, phần kỹ thuật); - Phần thông tin bổ sung. Khuôn khổ, mẫu trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn cơ sở có thể tham khảo TCVN 1-2 về trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia. 3.3.3. Tiêu chuẩn cơ sở cần phải trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, dễ đọc, không sai lỗi, không gây nhầm lẫn và hiểu thành nhiều nghĩa. 3.3.4. Tiêu chuẩn cơ sở có thể đóng rời từng tiêu chuẩn hoặc thành từng tập tiêu chuẩn theo chủ đề hoặc đối tượng tiêu chuẩn. Các trang của TCCS cần được đánh số và có thể được in dưới dạng tờ rời để thuận tiện cho việc bổ sung, huỷ bỏ hoặc thay thế nội dung. Tiêu chuẩn cơ sở có thể có tờ bìa hoặc không có tờ bìa. 3.4. Căn cứ hướng dẫn chung này, các cơ sở tổ chức xây dựng các quy trình, hướng dẫn cụ thể về xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở phù hợp với điều kiện, quy mô của cơ sở. Viện An toàn Thực phẩm thuộc Công ty CP chứng nhận và Giám định Vinacert phổ biến đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm để áp dụng. Quang Hưng IRC Sản phẩm thực phẩm trước khi đưa ra thị trường bắt buộc phải công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định ATTP (08/04/2014)
  • 12. Sản phẩm thực phẩm là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Luật Chất lượng Sản phẩm, hàng hóa thì phải được quản lý chất lượng trên cơ sở Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng. Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Chất lượng Sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 thì sản phẩm thực phẩm là sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hóa nhóm 2). Cũng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Luật Chất lượng Sản phẩm, hàng hóa thì sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được quản lý chất lượng trên cơ sở Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng. Điều 3 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm nêu rõ “1. Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường” và “2. Sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường cho đến khi quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được ban hành và có hiệu lực”. Như vậy, theo quy định tại Luật an toàn thực phẩm và Luật Chất lượng Sản phẩm, hàng hóa thì doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh một trong các sản phẩm là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn/phụ gia thực phẩm/chất hỗ trợ chế biến thực phẩm/dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm muốn đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường bắt buộc phải công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Nếu doanh nghiệp không thực hiện công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm mà lại đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trưởng thì sẽ bị lực lượng quản lý thị trường kiểm tra và xử phạt theo Luật xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm của các cơ quan quản lý nhà nước xử phạt, đình chỉ sản xuất theo Luật Thanh tra. Sản xuất kinh doanh thực phẩm là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện và chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng. Do đó, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm ngoài trách nhiệm đảm bảo an toàn thực phẩm; áp dụng các chương trình quản lý chất lượng trong sản xuất kinh doanh thực phẩm như GMP, HACCP, ISO 22000 còn phải đáp ứng các quy định của pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm. Một trong các quy định bắt buộc của pháp luật Việt Nam đó là quy định về việc sản phẩm thực phẩm phải đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, được chứng nhận phù hợp Quy chuẩn và công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ và do đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở nhập khẩu thực phẩm tại Việt Nam bắt buộc phải tuân thủ nếu muốn tham gia vào ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Hiện nay, Bộ Y tế đã ban hành hai Thông tư là Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09/11/2012 hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và Thông tư số 11/2013/TT-BYT ngày 08/4/2013 hướng dẫn chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy đối với thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Viện An toàn Thực phẩm là một tổ chức khoa học và công nghệ trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trực thuộc Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định Vinacert (VICB) đã được Cục An toàn Thực phẩm đánh giá đủ năng lực thực hiện chứng nhận hợp quy thực phẩm và ban hành Quyết định số 122/QĐ-ATTP ngày 03/4/2013 chỉ định Viện An toàn thực phẩm (Công ty cổ phần chứng nhận và giám định VinaCert) là tổ chức chứng nhận hợp quy thực phẩm. Với Quyết định chỉ định này, Viện An toàn Thực phẩm sẽ song hành cùng doanh nghiệp trong hoạt động nâng cao chất lượng, an toàn đối với các sản phẩm thực phẩm để đáp ứng các yêu cầu trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và cung cấp dịch vụ chứng nhận hợp quy thực phẩm, cũng như hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định An toàn Thực phẩm.
  • 13. Quang Hưng IRC Thủ tục công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (08/07/2014) 1) Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm là gì? Theo thông tư 19/2012/TT-BYT của bộ Y tế, Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm phù hợp với quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Đây là một thủ tục bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông sản phẩm ra thị trường. 2) Trình tự công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. a) Bước 1: Đánh giá phù hợp quy định an toàn thực phẩm Tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm tại phòng kiểm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận; đánh giá phù hợp quy định an toàn thực phẩm dựa trên kết quả kiểm nghiệm và quy định chi tiết áp dụng cho từng loại sản phẩm dựa trên các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Trong trường hợp Việt Nam chưa có quy định thì áp dụng theo quy định của Codex. b) Bước 2: Đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm Tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm lập và nộp hồ sơ công bố đến cơ quan tiếp nhận đăng ký theo quy định. 3) Hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. a) Hồ sơ pháp lý chung, được lập thành một quyển, bao gồm: - Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân; - Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy đinh; - Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương ( nếu có ) b) Hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm - Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm,
  • 14. - Bản thông tin chi tiết về sản phẩm - Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn, do các đối tượng sau cấp: Phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng); hoặc Phòng kiểm nghiệm của nước xuất xứ được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thừa nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự). - Kế hoạch kiểm soát chất lượng; - Kế hoạch giám sát định kỳ; - Mẫu nhãn sản; - Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh đối với sản phẩm lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam để đối chiếu khi nộp hồ sơ; - Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc chứng nhận y tế hoặc giấy chứng nhận tương đương do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp trong đó có nội dung thể hiện sản phẩm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và phù hợp với pháp luật về thực phẩm ( đôi với sản phẩm nhập khẩu ); 4) Thẩm quyền tiếp nhận và cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy dịnh ATTP. a) Cục An toàn thực phẩm đối với thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực, các sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; xác nhận bằng văn bản đối với sản phẩm nhập khẩu (trừ thực phẩm chức năng) chỉ nhằm phục vụ sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp, kinh doanh trong siêu thị, khách sạn bốn sao trở lên; b) Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn (trừ thực phẩm chức năng), vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó đóng trên địa bàn; c) Cục An toàn thực phẩm hoặc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính đóng trên địa bàn đối với sản phẩm sản xuất trong nước có mục đích xuất khẩu khi có yêu cầu của nước nhập khẩu; d) Cục An toàn thực phẩm hoặc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính đóng trên địa bàn: Sản phẩm có cùng chất lượng của cùng một tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm nhưng được sản xuất tại hai tỉnh, thành phố trở lên. Hồng Điệp IRC Trang chủ
  • 15. Sức khỏe Cỡ chữ : A- A A+ Chia sẻ:
  • 16. ISO 22000:2005 - Tiêu chuẩn quốc tế mới về an toàn thực phẩm
  • 18. Tin tức 0 Bình luận Fanpage Thanh Niên Tôi Viết Theo Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO thì tổ chức ISO vừa ban hành tiêu chuẩn mới ISO 22000:2005 Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - các yêu cầu đối với chức trong dây chuyền cung ứng thực phẩm - vào ngày 1/9/2005. Tiêu chuẩn mới ISO 22000:2005 hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo sự liên kết chặt chẽ trong chuổi dây chuyền cung ứng về thực phẩm được xây dựng bởi chuyên gia & tổ chức quốc tế về lĩnh vực thực phẩm có kết hợp với những nguyên tắc của hệ thống HACCP về vệ sinh thực phẩm (Hazard Analysis and Critical Control Point mối nguy & kiểm soát những điểm trọng yếu trong quá trình sản xuất - chế biến thực phẩm) và với Ủy ban thực phẩm CODEX (CODEX - Cơ quan liên kết giữa Tổ chức lương giới của Liên hiệp quốc FAO (United Nations’ Food and Agriculture Organization) và Tổ chức Y tế thế giới WHO (World Health Organization) để biên soạn các tiêu chuẩn về th Các mối nguy về an toàn thực phẩm có thể được đưa vào bất kỳ giai đoạn nào của dây chuyền cung ứng thực phẩm do vậy kiểm soát đầy đủ xuyên suốt trong toàn chuỗi dây cần thiết, do vậy an toàn thực phẩm là trách nhiệm liên ngành được đảm bảo thông qua sự liên kết giữa các bên tham gia vào chuổi quá trình này. Đây là tiêu chuẩn mới cho p dụng đối với tất cả loại hình tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân... liên quan trong chuỗi dây chuyền thực phẩm để đảm bảo về an toàn thực phẩm. Phạm vi áp dụng bao gồm từ sa hoạch nông nghiệp, nhà sản xuất thức ăn cho súc vật, nhà sản xuất thiết bị phục vụ sản xuất thực phẩm, những nhà sản xuất ở giai đoạn đầu đến các doanh nghiệp sản xuất, vận chuyển, lưu giữ, lưu kho thực phẩm và kể cả những cửa hàng bán lẽ và đại lý dịch vụ thực phẩm, những tổ chức liên quan như cung cấp thiết bị, bao gói, nhà cung cấp ch thực phẩm, những doanh nghiệp/tổ chức làm dịch vụ vệ sinh - dọn dẹp trong các nơi chế biến, sản xuất, buôn bán thực phẩm. Các căn bệnh mà nguyên nhân gây ra do an toàn thực phẩm ngày càng nâng cao đáng kể trong các quốc gia phát triển và đang phát triển vì vậy việc áp dụng tiêu chuẩn mới 22000:2005 là rất cần thiết. Các mối nguy về sức khỏe, các căn bệnh từ an toàn thực phẩm có thể gây ra các chi phí đáng kể cho các quốc gia từ việc điều trị bệnh, mất việc, chi phí bảo hiểm, bồi thường 22000:2005 bao gồm các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm trong chuỗi dây chuyền cung ứng mà một tổ chức/doanh nghiệp cần chứng minh năng lực q mối nguy trong dây chuyền sản xuất - chế biến thực phẩm để có thể cung cấp sản phẩm cuối cùng một cách an toàn, đáp ứng yêu cầu của khách hàng cũng như các luật định thực phẩm.
  • 19. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phù hợp tiêu chuẩn ISO 22000:2005 cũng tương thích với hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 - do vậy những tổ chức đã áp dụng ISO 9001:2000 có thể dễ dàng mở rộng việc áp dụng ISO 22000:2005. Trung tâm Kỹ thuật Ti chuẩn Đo lường Chất 2 (QUATEST 2) và Hộ Phòng Thử nghiệm Vi Nam - VINALAB tổ ch khóa học về: Quản lý lượng phòng thí nghiệ hợp tiêu chuẩn ISO/IE 17025:2005 dành cho lãnh đạo Phòng thí ng quản lý chất lượng, qu kỹ thuật, cán bộ giám cán bộ ký phiếu kết qu nhân viên lấy mẫu, nh viên nhận mẫu, kiểm nghiệm viên phòng thí nghiệm, các cán bộ là công tác nghiên cứu, đ tạo, quản lý. Thời gian - 22/9/2005 (đăng ký t ngày 10/9). Để biết thêm chi tiết x lòng liên hệ Trung tâm thuật 2 - QUATEST 2 97 Lý Thái Tổ - Đà Nẵ Fax: (0.511) 820 868 mail: quatest2@dng.v hoặcxuansts@hcm.vn (liên hệ: A.Chiến 0913 380 hoặc (0.511) 831
  • 20. Việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000:2005 tạo điều kiện cho việc hợp tác giữa các doanh nghiệp và các tổ chức liên quan sản xuất, chế biến, vận chuyển, bao gói, lưu k cấp thiết bị & dịch vụ... thực phẩm nhằm hỗ trợ cho việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm về việc thống nhất hóa các chuẩn mực quốc tế về an toàn thực phẩm. Hiện nay, bộ tiêu chuẩn ISO 22000:2005 gồm có các tiêu chuẩn sau đây: • ISO/TS 22004, Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm: Hướng dẫn áp dụng ISO 22000:2005 ban hành vào tháng 11/2005 (Food safety management systems - Guidance on th application of ISO 22000:2005). • ISO/TS 22003, Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm: Các yêu cầu cho các tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (Food safety management s Requirements for bodies providing audit and certification of food safety management systems) sẽ ban hành vào Quý 1/2006. • ISO 22005, Liên kết chuẩn trong chuỗi dây chuyền thực phẩm và thức ăn súc vật - những nguyên tắc & hướng dẫn chung cho thiết kế và phát triển hệ thống (Dự thảo tiêu c (Traceability in the feed and food chain - General principles and guidance for system design and development, Draft International Standard). Các doanh nghiệp có thể liên hệ mua tiêu chuẩn ISO 22000:2005 trên ISO Web site http://www.iso.org với giá 118 Swiss francs (Order ISO 22000) hoặc tại Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng http://www.tcvn.gov.v Chứng nhận hợp quy thực phẩm