SlideShare a Scribd company logo
1 of 44
TIấU CHUẨN QUỐC TẾ
ISO 22000: 2005
ISO 22000: 2005 Bản quyền đó được đăng kớ 1
Tiêu chuẩn Quốc tế
ISO 22000
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Các yêu cầu đối với các tổ chức
thuộc chuỗi cung ứng thực phẩm
TIấU CHUẨN QUỐC TẾ
ISO 22000: 2005
Mục lục
1 Phạm vi................................................................................................................................
6
2 Những tham khảo quy chuẩn...............................................................................................
6
3 Thuật ngữ và định nghĩa......................................................................................................
7
4 Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm...................................................................................
9
4.1 Yêu cầu chung.....................................................................................................................
9
4.2 Yêu cầu thủ tục văn bản......................................................................................................
10
5 Trách nhiệm của lãnh đạo....................................................................................................
10
5.1 Cam kết của lãnh đạo...........................................................................................................
11
5.2 Chính sách ATTP................................................................................................................
11
5.3 Hoạch định hệ thống quản lý ATTP....................................................................................
11
5.4 Trách nhiệm và quyền hạn...................................................................................................
11
5.5 Trưởng ban ATTP...............................................................................................................
11
5.6 Trao đổi thông tin................................................................................................................
12
5.7 Sự chuẩn bị và phản ứng trong trường hợp khẩn cấp..........................................................
13
5.8 Xem xét của lãnh đạo..........................................................................................................
13
6 Quản lý nguồn lực...............................................................................................................
14
6.1 Cung cấp nguồn lực.............................................................................................................
14
6.2 Nguồn nhân lực....................................................................................................................
14
6.3 Cơ sở hạ tầng.......................................................................................................................
14
6.4 Môi trường làm việc............................................................................................................
14
7 Hoạch định và tạo sản phẩm an toàn...................................................................................
14
7.1 Khái quát..............................................................................................................................
14
ISO 22000: 2005 Bản quyền đó được đăng kớ 2
TIấU CHUẨN QUỐC TẾ
ISO 22000: 2005
7.2 Chương trình tiên quyết (PRPs)...........................................................................................
15
7.3 Các bước mở đầu để thực hiện phân tích mối nguy............................................................
16
7.4 Phân tích mối nguy..............................................................................................................
18
7.5 Thiết lập các chương trình tiên quyết vận hành (PRPs) .....................................................
19
7.6 Thiết lập kế hoạch HACCP.................................................................................................
19
7.7 Cập nhật thông tin ban đầu và tài liệu của PRPs và kế hoạch HACCP...............................
21
7.8 Hoạch định thẩm tra............................................................................................................
21
7.9 Hệ thống truy tìm nguồn gốc sản phẩm...............................................................................
21
7.10 Kiểm soát sự không phù hợp...............................................................................................
22
8 Sự xác nhận tính hiệu lực, thẩm tra và cải tiến của hệ thống ATTP...................................
24
8.1 Khái quát..............................................................................................................................
24
8.2 Xác nhận giá trị sử dụng của sự kết hợp các biện pháp kiểm soát......................................
24
8.3 Kiểm soát theo dõi và đo lường...........................................................................................
24
8.4 Thẩm tra hệ thống quản lý ATTP........................................................................................
25
8.5 Cải tiến.................................................................................................................................
26
PHụ lụC A (Cung cấp thêm thông tin)
Tham chiếu giữa ISO 22000:2005 Và ISO 9001:2000.......................................................
27
PHụ lụC B (Cung cấp thêm thông tin)
So sánh chéo giữa HACCP và ISO 22000: 2005...............................................................
35
PHụ lụC C (Nâng cao)
Bản tham khảo Codex cung cấp ví dụ và các tiêu chuẩn đánh giá, bao gồm các chương
trình tiên quyết và hướng dẫn để chọn lựa và sử dụng.................................................................
37
Lời nói đầu
ISO 22000 do ủy ban kỹ thuật ISO/ TC 34 chuẩn bị, các sản phẩm
thực phẩm.
Giới thiệu
ISO 22000: 2005 Bản quyền đó được đăng kớ 3
TIấU CHUẨN QUỐC TẾ
ISO 22000: 2005
An toàn thực phẩm (ATTP) gắn liền đến những mối nguy ngộ độc thực phẩm tại nơi tiêu thụ
sản phẩm được người tiêu dùng sử dụng. Vì những mối nguy này có thể xảy ra tại bất cứ khâu
nào trong chuỗi cung ứng thực phẩm nên sự kiểm soát chặt chẽ các khâu chế biến là cần thiết.
Do vậy, ATTP được đảm bảo thông qua các nỗ lực kết hợp của các bên có liên quan đến chuỗi
cung ứng thực phẩm. Các tổ chức nằm trong chuỗi này bao gồm từ nhà cung ứng ban đầu, nhà
sản xuất nguyên liệu cho đến các nhà sản xuất, các công ty vận chuyển, kho bãi, các nhà thầu
phụ cho việc bán và cung cấp dịch vụ, sản phẩm cùng với các công ty liên quan (như nhà cung
cấp thiết bị, vật liệu đóng gói, vật liệu vệ sinh, các chất phụ gia và các nguyên liệu), các nhà
cung cấp dịch vụ cũng được kể đến. Tiêu chuẩn quốc tế này cụ thể hóa các yêu cầu cho hệ thống
quản lý ATTP kết hợp với những yếu tố quan trọng sau đây nhằm đảm bảo ATTP cho toàn bộ
chuỗi cung ứng thực phẩm đến tận lúc tiêu thụ sản phẩm:
- Trao đổi thông tin.
- Quản lý hệ thống.
- Các chương trình tiên quyết.
- Các nguyên tắc HACCP.
Trao đổi thông tin là cần thiết để đảm bảo tất cả các mối nguy ATTP đều được xác định và
kiểm soát chặt chẽ tại từng bước trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Nó nghĩa là sự trao đổi thông
tin giữa cả các tổ chức trước và sau trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Trao đổi thông tin với
khách hàng và nhà cung ứng về những mối nguy xác định và biện pháp kiểm soát sẽ giúp làm
sáng rõ những yêu cầu của khách hàng và nhà cung ứng (ví dụ: quan tâm đến tính khả thi và nhu
cầu cho những yêu cầu này và tác động của chúng tới thành phẩm cuối cùng).
Nhận biết vị trí và vai trò của tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm là cần thiết nhằm đảm
bảo quá trình trao đổi thông tin hiệu lực trong toàn chuỗi cung ứng thực phẩm để cung cấp sản
phẩm an toàn đến người tiêu dùng. Một ví dụ về các kênh trao đổi thông tin giữa các thành viên
trong chuỗi cung ứng thực phẩm được chỉ rõ trên sơ đồ 1.
Hệ thống ATTP hiệu lực nhất được thiết lập, vận hành, cập nhật trong khuôn khổ của một hệ
thống quản lý và được kết hợp với các hoạt động quản lý toàn công ty. Nó cung cấp lợi ích cao
nhất cho công ty và các bên liên quan. Tiêu chuẩn quốc tế này đã tích hợp với ISO 9001 để nhấn
mạnh vào sự tương thích giữa 2 tiêu chuẩn. Việc tham chiếu giữa 2 tiêu chuẩn này được cung
cấp trong Phụ lục A. Tiêu chuẩn quốc tế này được áp dụng độc lập bên cạnh các tiêu chuẩn quản
lý khác. Nó có thể thực hiện cùng với các yêu cầu hệ thống quản lý sẵn có, trong khi các công ty
có thể tận dụng hệ thống quản lý có sẵn đó để thiết lập nên một hệ thống quản lý ATTP đáp ứng
với yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế này.
ISO 22000: 2005 Bản quyền đó được đăng kớ 4
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000:
2005
ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 5
Cơ
quan
pháp
luật
và
chế
định
Nhà sản xuất nông sản
Nhà sản xuất thức ăn
chăn nuôi
Nhà sản xuất nguyên liệu
Nhà sản xuất thực phẩm
Nhà chế biến thực phẩm
Nhà bán buôn
Nhà bán lẻ, nhà cungcấp
dịch vụ và nhà hàng
Nhà sản xuất thuốc trừ
sâuChuỗi cung ứng thực
phẩm cho các nguyên liệu,
chất phụ gia.Vận chuyển và
kho bãiNhà sản xuất thiết
bịNhà sản xuất chất tẩy
rửaNhà sản xuất nguyên
liệu bao bì, đóng góiNhà
cung cấp dịch vụ
Khách hàng
Hình 1. Ví dụ về trao đổi thông tin trong chuỗi cung ứng thực phẩm liên
quan giữa khách hàng và nhà cung ứng.
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000:
2005
Tiêu chuẩn quốc tế này phân tích những nguyên tắc của Hệ thống Phân tích mối nguy,
điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) và các bước áp dụng từ ủy ban dinh dưỡng Codex. Với các yêu
cầu có thể kiểm tra được, nó kết hợp kế hoạch HACCP với các chương trình tiên quyết (PRPs).
Phân tích mối nguy là bước quan trọng cho một hệ thống quản lý ATTP hiệu lực, bởi vì phân
tích mối nguy giúp cho việc tổ chức các kiến thức cần thiết để tạo ra sự kết hợp hiệu lực của các
biện pháp kiểm soát. Tiêu chuẩn quốc tế này đòi hỏi tất cả các mối nguy được cho rằng có thể
xảy ra, kể cả mối nguy gắn liền với đặc thù của quá trình và cơ sở hạ tầng được sử dụng, phải
được xác định và đánh giá. Đó là những mối nguy có khả năng xảy ra trong chuỗi cung ứng thực
phẩm bao gồm cả mối nguy bắt nguồn từ loại quá trình hay cơ sở hạ tầng được sử dụng. Do vậy,
nó cung cấp các phương tiện để xác định và văn bản hoá lý giải tại sao những mối nguy chính ấy
cần được một tổ chức kiểm soát đặc biệt và tại sao những mối nguy khác thì không cần. Trong
suốt quá trình phân tích mối nguy, tổ chức xác định chiến lược sử dụng để đảm bảo kiểm soát
mối nguy bằng việc kết hợp các chương trình tiên quyết, chương trình tiên quyết vận hành và kế
hoạch HACCP.
Sự tương thích giữa những nguyên tắc HACCP trong Codex dinh
dưỡng cùng các bước xây dựng (xem tham khảo 11) và tiêu chuẩn
quốc tế này được chỉ ra tại bảng phụ lục B. Để dễ thực thi, tiêu
chuẩn đã được phát triển lên như một tiêu chuẩn có thể đánh giá
được. Tuy nhiên các tổ chức có thể tự do lựa chọn các phương
pháp và cách thức tiếp cận để đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn
này. Để trợ giúp các tổ chức riêng biệt trong việc thực hiện
tiêu chuẩn này, hướng dẫn áp dụng được nêu rõ trong ISO/ TS
2004. Tiêu chuẩn quốc tế này thiên về áp dụng cho các lĩnh vực
chỉ liên quan đến an toàn thực phẩm. Nó cũng có thể được sử dụng
để tổ chức và phản ánh tới khía cạnh khác liên quan đến thực
phẩm (chẳng hạn vấn đề về đạo đức và nhận thức của người tiêu
dùng).
Tiêu chuẩn quốc tế này cho phép một tổ chức (nhỏ hay kém
phát triển hơn) có thể thực hiện một sự kết hợp xây dựng các
biện pháp kiểm soát với bên ngoài.
Mục đích của tiêu chuẩn quốc tế này là để làm cân đối trên
phạm vi toàn cầu những quy định cho quản lý an toàn thực phẩm
đối với các doanh nghiệp trong công nghệ thực phẩm. Định hướng
áp dụng cho các tổ chức tìm kiếm một hệ thống quản lý ATTP thống
nhất, chặt chẽ và tập trung hơn là những chỉ đáp ứng các quy
định chung về mặt luật pháp. Nó quy định một tổ chức đáp ứng
được bất kỳ những quy định pháp luật về ATTP thông qua hệ thống
quản lý ATTP được xây dựng.
ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 6
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000:
2005
Hệ thống quản lý ATTP - các yêu cầu đối với tổ chức trong chuỗi cung ứng thực
phẩm
1. Phạm vi
Tiêu chuẩn quốc tế này cụ thể hóa các yêu cầu cho hệ thống quản lý ATTP nơi mà một tổ
chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm cần chứng minh khả năng kiểm soát các mối nguy ATTP
để đảm bảo thực phẩm đó an toàn tại thời điểm tiêu thụ. Nó có thể ứng dụng được cho tất cả các
tổ chức, không phân biệt quy mô miễn là nằm trong bất kỳ khâu nào của chuỗi cung ứng thực
phẩm và mong muốn thực hiện hệ thống cung cấp đồng đều thực phẩm an toàn. Tổ chức có thể
đáp ứng được bất kỳ yêu cầu nào trong tiêu chuẩn này trên cơ sở sử dụng các nguồn lực bên
trong và bên ngoài.
Tiêu chuẩn quốc tế này cụ thể hoá các quy định để một tổ chức có thể:
a) Hoạch định, thực hiện, điều hành, duy trì và cập nhật một hệ thống quản lý ATTP nhằm cung
cấp sản phẩm, theo xu hướng sử dụng, là an toàn cho người tiêu dùng.
b) Để chứng minh sự tuân theo những quy định về ATTP pháp luật và chế định.
c) Để đánh giá các yêu cầu của khách hàng và chứng tỏ rằng sự phù hợp của các yêu cầu này liên
quan đến ATTP, nhằm tăng cường tính thoả mãn khách hàng.
d) Để trao đổi thông tin một cách hiệu lực về các vấn đề ATTP với nhà cung ứng, khách hàng và
các bên có liên quan trong chuỗi cung ứng thực phẩm .
e) Để đảm bảo tổ chức tuân thủ theo chính sách ATTP đã công bố.
f) Để chứng tỏ sự phù hợp này với các tổ chức có liên quan.
g) Để đăng ký chứng nhận hệ thống quản lý ATTP với một tổ chức bên ngoài, hay tự đánh giá
hoặc tự công bố về tính thích hợp với tiêu chuẩn này.
Tất cả các quy định của tiêu chuẩn này mang tính khái quát và có thể áp dụng cho tất cả
các tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm bất kể quy mô và tính phức tạp của chúng. Nó bao
gồm cả các tổ chức trực tiếp hay gián tiếp, tham gia một hay nhiều hơn trong các khâu của chuỗi
cung ứng thực phẩm. Tổ chức tham gia trực tiếp bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn đối với nhà
nuôi trồng, nhà thu hoạch, nông dân, nhà sản xuất nguyên liệu, nhà sản xuất công nghệ, người
bán hàng, dịch vụ chế biến, dịch vụ bán đồ ăn, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lau chùi và
tẩy rửa, vận chuyển, kho bãi và dịch vụ phân phối. Các tổ chức khác tham gia gián tiếp bao gồm,
nhưng không chỉ giới hạn đối với nhà cung cấp thiết bị, chất lau chùi tẩy rửa, vật liệu đóng hàng
và các nguyên vật liệu khác.
Tiêu chuẩn quốc tế này cho phép một tổ chức nhỏ hay là kém phát triển hơn (ví dụ như
trang trại nhỏ, nhà phân phối nhỏ, một cửa hàng nhỏ hay đại lý) có thể thực hiện một sự kết hợp
phát triển bên ngoài cho các biện pháp kiểm soát.
Chú ý: hướng dẫn sử dụng được đưa ra trong ISO/ TS 2004.
2. Những tham khảo quy chuẩn
Các tài liệu tham khảo dưới đây là không thể thiếu được cho sự áp dụng của tài liệu này.
Đối với những tài liệu lỗi thời, chỉ lần xuất bản trích dẫn được đưa vào. Những tài liệu không lỗi
thời, lần xuất bản gần nhất được đưa vào.
ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 7
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000:
2005
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Vì mục đích của văn bản này, thuật ngữ và định nghĩa được đưa ra trong ISO 9000 sẽ
được ứng dụng kèm theo những định nghĩa dưới đây.
Để thuận tiện cho người sử dụng tiêu chuẩn quốc tế này, một vài định nghĩa của ISO
9000 được chú thích với lưu ý kèm theo thể hiện nó chỉ ứng dụng riêng cho trường hợp đặc biệt
này.
Chú ý: Các thuật ngữ không được định nghĩa khi chúng vẫn giữ nguyên ý trong từ điển thông
dụng. Từ được tô đậm trong phần định nghĩa này ám chỉ đến một thuật ngữ khác trong điều
khoản này và số tham khảo cho thuật ngữ đó được đưa ra trong ngoặc đơn.
3.1. ATTP
Là khái niệm về việc thực phẩm không gây hại đến người tiêu dùng khi nó được chế biến
và được ăn tuỳ theo mục đích sử dụng.
Chú ý 1: Xem thêm tham khảo [11].
Chú ý 2: ATTP chỉ liên quan đến sự xuất hiện các mối nguy ATTP (3.3) và không bao gồm
những lĩnh vực sức khoẻ cộng đồng khác, như là vấn đề suy dinh dưỡng.
3.2. Chuỗi cung ứng thực phẩm
Trình tự của trạng thái và điều hành trong sản xuất, quá trình, phân phối, lưu kho và giao
hàng thực phẩm cùng các nguyên liệu của nó từ khâu sản xuất đầu tiên đến khâu tiêu thụ.
Chú ý 1: Điều này bao gồm sản xuất thức ăn gia súc và dùng cho cho sản xuất thực phẩm.
Chú ý 2: Chuỗi cung ứng thực phẩm cũng bao gồm sản xuất nguyên liệu có xu hướng tiếp xúc
với thực phẩm hay nguyên liệu thô.
3.3. Mối nguy thực phẩm
Tác nhân sinh học, hoá học và vật lý học trong thực phẩm hay là các trạng thái của thực
phẩm, có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Chú ý 1: Xem thêm từ tham khảo [11]
Chú ý 2: Thuật ngữ "mối nguy" không nên bị nhầm lẫn với thuật ngữ "rủi ro". Mối nguy nghĩa là
sự kết hợp giữa xác suất xảy ra tác động xấu đến sức khoẻ (ví dụ như là mắc bệnh) với sự
nghiêm trọng của tác động đó (chết người, vào viện, không làm việc được, v.v…) khi tiếp xúc
với một mối nguy cụ thể. Rủi ro như được định nghĩa trong ISO/IEC mục hướng dẫn 51 là sự kết
hợp giữa xác suất xảy ra sự tổn hại và tính nghiêm trọng của việc tổn hại đó.
Chú ý 3: Mối nguy ATTP bao gồm dị ứng.
Chú ý 4: Trong phạm vi về thức ăn gia súc và nguyên liệu cho thức ăn gia súc, mối nguy ATTP
có thể xuất hiện trong và/ hay trên thức ăn chế biến và nguyên liệu đó dẫn đến nó có thể thâm
nhập vào thực phẩm qua việc tiêu thụ thức ăn của gia súc và do đó có khả năng gây ra tác động
xấu đến sức khỏe con người. Trong phạm vi về điều hành, ngoại trừ những hoạt động tiếp xúc
trực tiếp tới nguyên liệu và thành phẩm (ví dụ: sản xuất các nguyên liệu đóng gói, các chất tẩy
rửa, v.v.), mối nguy ATTP là những mối nguy có thể trực tiếp hay gián tiếp thâm nhập vào thực
phẩm vì mục đích sử dụng sản phẩm và/ hay dịch vụ, do đó có khả năng gây ra tác động xấu đến
sức khoẻ con người.
3.4. Chính sách ATTP
ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 8
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000:
2005
Các định hướng và chỉ đạo chung của một tổ chức liên quan đến ATTP (3.1) được lãnh
đạo cao nhất đề ra.
3.5. Sản phẩm cuối cùng
Là sản phẩm sẽ không đi qua thêm bất cứ một quá trình hay thay đổi bởi tổ chức nào
khác.
Chú ý: Sản phẩm tiếp tục chế biến là sản phẩm cuối cùng của tổ chức đầu tiên và là nguyên liệu
của tổ chức thứ hai.
3.6. Lưu đồ dòng chảy
Thể hiện hệ thống hoá và lưu đồ hoá các chuỗi liên kết và sự tương tác giữa các bước.
3.7. Biện pháp kiểm soát
Hoạt động kiểm tra ATTP có thể dùng để ngăn chặn hay loại bỏ một mối nguy ATTP
(3.3) hay giảm nó xuống một mức chấp nhận được.
Chú ý: Xem thêm từ tham khảo [11].
3.8. Chương trình tiên quyết (PRP)
Các điều kiện và các hoạt động cơ bản, cần thiết để duy trì
một môi trường vệ sinh trong suốt chuỗi cung ứng thực phẩm (3.2)
phù hợp cho việc sản xuất, giao hàng và cung cấp một sản phẩm
cuối cùng an toàn và thực phẩm an toàn cho tiêu dùng của cộng
đồng.
Chú ý: Các chương trình PRP cần thiết phụ thuộc vào công đoạn
trong chuỗi cung ứng thực phẩm mà tổ chức tham gia và hình thức
của tổ chức trong chuỗi này (xem phụ lục C). Ví dụ của các thuật
ngữ tương đương là thực hành nông nghiệp tốt (GAP), thực hành
chăn nuôi tốt (GVP), thực hành sản xuất tốt (GMP), thực hành vệ
sinh tốt (GHP), thực hành chế biến tốt (GPP), thực hành phân
phối tốt (GDP) và thực hành giao dịch tốt (GTP)
3.9. PRP vận hành
Chương trình tiên quyết vận hành (3.8) được xác định từ
việc phân tích mối nguy là cần thiết để có thể kiểm soát xác
suất xảy ra mối nguy ATTP (3.3) trong việc nhiễm độc hay gia
tăng mối nguy ATTP trong sản phẩm hay môi trường chế biến.
3.10. CCP, điểm kiểm soát tới hạn
Là công đoạn mà tại đó việc kiểm soát có thể áp dụng được
và cần thiết để phòng ngừa hay loại bỏ mối nguy ATTP hay giảm nó
xuống mức chấp nhận được.
Chú ý: Liên hệ từ tham chiếu [11].
3.11. Giới hạn tới hạn
ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 9
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000:
2005
Khoảng phân chia sự chấp nhận hay không chấp nhận
Chú ý 1: Liên hệ từ tham chiếu [11].
Chú ý 2: Giới hạn tới hạn được thiết lập để xác định liệu một
CCP nằm trong kiểm soát. Nếu giới hạn tới hạn bị vượt ra hay vi
phạm, sản phẩm bị cho rằng là sản phẩm không an toàn tiềm ẩn.
3.12. Theo dõi
Là hành động được tiến hành theo trình tự được hoạch định
của việc quan sát hay đo lường để đánh giá liệu biện pháp kiểm
soát được có vận hành đúng như hoạch định.
3.13. Sửa chữa
Hành động để loại bỏ một sự không phù hợp được phát hiện
Chú ý 1: Với mục đích của tiêu chuẩn này, một việc sửa chữa liên
quan đến xử lý các sản phẩm không an toàn tiềm ẩn và do đó có
thể kết hợp với hành động khắc phục.
Chú ý 2: Một sự sửa chữa, ví dụ có thể là làm lại, làm thêm và/
hay loại bỏ trình tự gây hại của sự không phù hợp (chẳng hạn
thải ra cho mục đích sử dụng khác hay dán nhãn đặc biệt).
3.14. Hành động khắc phục
Hành động nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp
được phát hiện hay trường hợp không mong muốn khác.
Chú ý 1: Có thể nhiều hơn một nguyên nhân sự không phù hợp.
Chú ý 2: Hành động khắc phục bao gồm phân tích nguyên nhân và
hành động để ngăn chặn tái diễn.
3.15. Xác nhận giá trị sử dụng
Thu thập bằng chứng là các biện pháp kiểm soát (3.7) được
quy định trong kế hoạch HACCP và PRP vận hành (3.9) có năng lực
đạt được hiệu lực.
Chú ý: Đinh nghĩa này dựa trên tham khảo [11] và thích hợp cho
lĩnh vực ATTP (3.1) hơn là định nghĩa trong ISO 9000.
3.16. Thẩm tra
Khẳng định lại, thông qua việc cung cấp các bằng chứng rõ
ràng là các yêu cầu nhất định được thực thi.
3.17. Cập nhật
Hoạt động tức thời hay có hoạch định để đảm bảo việc áp
dụng các thông tin mới nhất.
4. Hệ thống quản lý ATTP
ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 10
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000:
2005
4.1. Yêu cầu chung
Tổ chức sẽ thiết lập, văn bản hoá, thực hiện, và duy trì một hệ thống quản lý ATTP hiệu
lực và cập nhật khi cần thiết thông qua những yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Tổ chức phải xác định phạm vi của hệ thống quản lý ATTP. Phạm vi này phải nêu rõ sản
phẩm hay loại sản phẩm, các quá trình và các khu vực sản xuất thuộc hệ thống quản lý ATTP.
Tổ chức phải:
a) Đảm bảo mối nguy ATTP có khả năng xảy ra trong quá trình liên quan đến sản phẩm trong
phạm vi hệ thống được xác định, đánh giá và kiểm soát để đảm bảo sản phẩm của tổ chức, trực
tiếp hay gián tiếp, không gây hại đến khách hàng.
b) Trao đổi thông tin thích hợp trong chuỗi cung ứng thực phẩm
đối với các vấn đề an toàn có liên quan tới các sản phẩm.
c) Trao đổi các thông tin có liên quan đến xây dựng, thực thi và
cập nhật hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm trong tổ
chức, nhằm đánh giá sự cần thiết phải đảm bảo các yêu cầu của
tiêu chuẩn Quốc tế này.
d) Việc đánh giá định kỳ và cập nhật khi cần thiết hệ thống quản
lý ATTP để đảm bảo hê thống phản ánh hoạt động của tổ chức và
kết hợp với các thông tin mới nhất về các mỗi nguy ATTP cần được
kiểm soát.
Nếu tổ chức lựa chọn nguồn lực bên ngoài có ảnh hưởng đến
mức độ phù hợp của quá trình, tổ chức phải đảm bảo kiểm soát
trong từng công đoạn. Kiểm soát các nguồn lực bên ngoài sẽ phải
được xác định và văn bản hóa trong hệ thống ATTP.
4.2. Yêu cầu thủ tục văn bản
4.2.1. Khái quát
Các tài liệu của hệ thống quản lý ATTP phải bao gồm:
a) Các văn bản công bố về chính sách ATTP và các mục tiêu liên quan (xem 5.2)
b) Các thủ tục dạng văn bản và các hồ sơ theo yêu cầu của tiêu chuẩn này, và
c) Các tài liệu cần có của tổ chức để đảm bảo triển khai có hiệu lực, thực hiện và cập nhật
của hệ thống quản lý ATTP.
4.2.2. Kiểm soát tài liệu
Các tài liệu theo yêu cầu của hệ thống quản lý ATTP phải được kiểm soát. Hồ sơ là một loại
đặc biệt của tài liệu và phải được kiểm soát theo các yêu cầu tại mục 4.2.3. Việc kiểm soát phải
đảm bảo tất cả những thay đổi được kiểm tra trước khi thực hiện để xác định ảnh hưởng của
chúng đến ATTP và sự tác động đối với hệ thống quản lý ATTP. Một thủ tục dạng văn bản phải
được thiết lập để xác định việc kiểm soát cần thiết nhằm:
a) Phê duyệt tài liệu về sự thoả đáng trước khi ban hành.
b) Xem xét, cập nhật khi cần và phê duyệt lại tài liệu.
ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 11
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000:
2005
c) Đảm bảo nhận biết được các thay đổi và tình trạng sửa đổi hiện hành của tài liệu.
d) Đảm bảo các bản của tài liệu thích hợp sẵn có ở các nơi sử dụng.
e) Đảm bảo tài liệu luôn rõ ràng, dễ nhận biết.
f) Đảm bảo các tài liệu có nguồn gốc bên ngoài được nhận biết và việc phân phối chúng
được kiểm soát.
g) Ngăn ngừa việc sử dụng vô tình các tài liệu lỗi thời và áp dụng các dấu hiệu nhận biết
thích hợp nếu chúng được giữ lại vì mục đích nào đó.
4.2.3. Kiểm soát hồ sơ
Hồ sơ phải được lập và duy trì để cung cấp bằng chứng về sự phù hợp với các yêu cầu và
sự điều hành có hiệu lực của hệ thống quản lý ATTP. Hồ sơ phải rõ ràng, dễ nhận biết và dễ sử
dụng. Một thủ tục bằng văn bản để xác định việc kiểm soát cần thiết cho việc nhận biết, bảo
quản, bảo vệ, sử dụng, xác định thời gian lưu giữ và huỷ bỏ các hồ sơ.
5. Trách nhiệm của lãnh đạo
5.1. Cam kết của lãnh đạo
Lãnh đạo cao nhất phải cung cấp bằng chứng về sự cam kết của mình đối với xây dựng và
thực hiện hệ thống quản lý ATTP và cải tiến thường xuyên tính hiệu lực của hệ thống đó bằng
cách:
a) Chỉ ra ATTP được hỗ trợ bởi các mục tiêu kinh doanh của tổ chức.
b) Truyền đạt cho tổ chức về tầm quan trọng của việc đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn
này, các yêu cầu pháp luật và chế định cũng như là các yêu cầu của khách hàng liên quan
đến ATTP.
c) Thiết lập chính sách ATTP.
d) Tiến hành việc xem xét của lãnh đạo và
e) Đảm bảo sự sẵn có của các nguồn lực.
5.2. Chính sách ATTP
Lãnh đạo cao nhất phải thiết lập, văn bản hoá và truyền đạt về chính sách ATTP. Lãnh đạo
cao nhất phải đảm bảo chính sách ATTP:
a) Thích hợp với vai trò của tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm.
b) Phù hợp với các yêu cầu pháp luật và chế định và với các yêu cầu ATTP thống nhất với
khách hàng.
c) Được truyền đạt, thực hiện và duy trì tới tất cả các cấp trong tổ chức.
d) Được xem xét để luôn thích hợp (xem 5.8).
e) Truyền đạt đầy đủ (xem 5.6) và
f) Được ủng hộ bởi những mục tiêu lượng hoá được.
5.3. Hoạch định hệ thống quản lý ATTP
ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 12
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000:
2005
Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo:
a) Hoạch định hệ thống quản lý ATTP phải được tiến hành để đáp ứng các yêu cầu nêu ra
tại mục 4.1 cũng như các mục tiêu của tổ chức phục vụ cho ATTP và
b) Tính nhất quán của hệ thống quản lý ATTP được duy trì khi các thay đổi đối với hệ thống
quản lý ATTP được hoạch định và thực hiện.
5.4. Trách nhiệm và quyền hạn
Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo các trách nhiệm và quyền hạn
được xác định và thông báo trong tổ chức để đảm bảo việc điều
hành và duy trì có hiệu lực của hệ thống quản lý ATTP. Tất cả cá
nhân có trách nhiệm báo cáo sự cố với hệ thống quản lý để tìm
nguyên nhân. Người được chỉ định phải có trách nhiệm và quyền
hạn cụ thể để khởi xướng và ghi lại các hoạt động.
5.5. Trưởng Ban ATTP
Lãnh đạo cao nhất phải chỉ định một Trưởng Ban ATTP, ngoài các trách nhiệm khác ra, phải
có trách nhiệm và quyền hạn:
a) Để quản lý Ban ATTP (xem 7.3.2) và tổ chức công việc của Ban
b) Đảm bảo các thành viên trong Ban được đào tạo và giáo dục tương ứng (xem 6.2.1),
c) Đảm bảo hệ thống quản lý ATTP được thành lập, thực hiện, duy trì, cập nhật và
d) Báo cáo với lãnh đạo cao nhất về tính hiệu lực và phù hợp của hệ thống quản lý ATTP.
5.6. Trao đổi thông tin
5.6.1. Trao đổi thông tin bên ngoài
Để đảm bảo những thông tin đầy đủ với các vấn đề liên quan đến ATTP luôn sẵn có trong
toàn chuỗi cung ứng thực phẩm, tổ chức phải thành lập, thực hiện và duy trì sự sắp xếp có hiệu
lực việc trao đổi thông tin với
a) Nhà cung ứng và nhà thầu
b) Khách hàng hay người tiêu dùng, đặc biệt khi liên quan đến thông tin về sản phẩm (bao
gồm các chỉ dẫn về cách sử dụng, yêu cầu về bảo quản, và thời gian bảo quản tương
ứng), yêu cầu, hợp đồng hay đơn đặt hàng bao gồm cả các phụ lục bổ sung và sự phản
hồi của khách hàng bao gồm cả sự phàn nàn của khách hàng.
c) Cơ quan pháp luật và chế định và
d) Các tổ chức khác bị tác động hay bị ảnh hưởng bởi tính hiệu lực hay sự cập nhật của hệ
thống quản lý ATTP.
Sự trao đổi thông tin như vậy phải cung cấp thông tin về các xu hướng ATTP của sản phẩm
của tổ chức này khi nó liên quan đến các tổ chức khác trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Việc
này được áp dụng đặc biệt cho các mối nguy ATTP khi đã được nhận biết và kiểm soát bởi
các tổ chức khác trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Các hồ sơ của trao đổi thông tin phải
được duy trì.
ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 13
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000:
2005
Các yêu cầu ATTP từ các cơ quan pháp luật, chế định và từ khách hàng phải được sẵn có.
Người được giao nhiệm vụ phải có trách nhiệm và quyền hạn cụ thể để truyền đạt ra bên
ngoài bất cứ thông tin nào liên quan đến ATTP. Thông tin thu được từ cuộc trao đổi thông tin
bên ngoài phải là đầu vào của việc cập nhật hệ thống (xem 8.5.2) và xem xét của lãnh đạo
(xem 5.8.2).
5.6.2. Thông tin nội bộ
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì sự sắp xếp có hiệu lực việc truyền đạt thông tin
đến các cá nhân về vấn đề có tác động đến ATTP. Nhằm duy trì tính hiệu lực của hệ thống quản
lý ATTP, tổ chức phải đảm bảo Ban ATTP được thông báo kịp thời về sự thay đổi bao gồm,
nhưng không bị giới hạn trong những vấn đề sau đây:
a) Sản phẩm hay sản phẩm mới.
b) Nguyên liệu, thành phần và dịch vụ.
c) Hệ thống sản xuất và thiết bị sản xuất.
d) Cơ sở sản xuất, nơi đặt thiết bị, môi trường xung quanh.
e) Chương trình lau chùi và tẩy rửa.
f) Hệ thống đóng gói, lưu kho và phân phối.
g) Trình độ người lao động và sự xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn.
h) Yêu cầu về luật pháp và chế định.
i) Hiểu biết về các mối nguy ATTP và biện pháp kiểm soát.
j) Yêu cầu của khách hàng, ngành và các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ.
k) Các yêu cầu thích hợp từ các tổ chức bên ngoài có liên quan.
l) Sự phàn nàn cho thấy mối nguy ATTP liên quan tới sản phẩm.
m) Các điều kiện khác tác động đến ATTP.
Ban ATTP phải đảm bảo thông tin này thuộc phạm vi cập nhật của hệ thống quản lý ATTP
(xem 8.5.2). Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo rằng thông tin liên quan được đưa như đầu vào của
xem xét lãnh đạo (xem 5.8.2).
5.7. Sự chuẩn bị và phản ứng trong trường hợp khẩn cấp
Lãnh đạo cao nhất phải thành lập, thực hiện và duy trì các quy trình để quản lý những tình
hình khẩn cấp tiềm ẩn và các sự cố có tác động đến ATTP và những vấn đề liên quan đến vai trò
của tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm.
5.8. Xem xét của lãnh đạo
5.8.1. Khái quát
Lãnh đạo cao nhất phải xem xét định kỳ Hệ thống quản lý ATTP để đảm bảo tính luôn thích
hợp, thoả đáng và hiệu lực. Việc xem xét này phải đánh giá được cơ hội cải tiến và nhu cầu thay
đổi cho hệ thống quản lý ATTP, kể cả chính sách ATTP. Hồ sơ xem xét của lãnh đạo phải được
duy trì (xem 4.2.3).
ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 14
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000:
2005
5.8.2. Đầu vào của việc xem xét
Đầu vào của việc xem xét phải bao gồm thông tin về:
a) Hoạt động theo dõi từ các lần đánh giá trước.
b) Phân tích kết quả của các hoạt động thẩm tra (8.4.3).
c) Các yếu tố thay đổi có thể ảnh hưởng đến ATTP (xem 5.6.2).
d) Các trường hợp khẩn cấp, sự cố (xem 5.7) và thu hồi sản phẩm (xem 7.10.4).
e) Xem xét kết quả của các hoạt động cập nhật hệ thống (xem 8.5.2).
f) Xem xét các hoạt động trao đổi thông tin, bao gồm phản hồi của khách hàng (xem 5.6.1)
và
g) Đánh giá bên ngoài hay thanh tra.
Chú ý: Từ “thu hồi sản phẩm” bao gồm cả” thu lại sản phẩm đã cung ứng”.
Thông số phải được thể hiện theo cách giúp cho lãnh đạo cao nhất có thể liên hệ tới mục tiêu
của hệ thống quản lý ATTP.
5.8.3. Đầu ra của việc xem xét
Đầu ra của xem xét lãnh đạo phải bao gồm các quyết định và hành động liên quan tới:
a) Đảm bảo ATTP (xem 4.1).
b) Nâng cao tính hiệu lực của hệ thống quản lý ATTP (xem 8.5).
c) nhu cầu nguồn lực (xem 6.1) và
d) Điều chỉnh chính sách ATTP và các mục tiêu tương ứng (xem 5.2).
6. Quản lý nguồn lực
6.1. Cung cấp nguồn lực
Tổ chức phải cung cấp nguồn lực thích hợp cho việc thiết lập,
thực hiện, duy trì và cập nhật hệ thống quản lý ATTP.
6.2. Nguồn nhân lực
6.2.1. Khái quát
Ban ATTP và các nhân viên khác thực các công việc có tác động đến ATTP phải có trình độ
và phải được giáo dục, đào tạo, có kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp. Khi có sự hỗ trợ của các
chuyên gia bên ngoài cho việc xây dựng, thực hiện, điều hành, hay đánh giá hệ thống ATTP, hồ
sơ của sự cam kết hay hợp đồng xác định trách nhiệm và quyền hạn của họ cần được lưu trữ.
6.2.2. Trình độ, nhận thức và đào tạo
Tổ chức phải
a) Xác định trình độ cần thiết của các nhân viên mà hoạt động của họ liên quan đến ATTP.
b) Cung cấp đào tạo hay hoạt động khác để đảm bảo các nhân viên có trình độ cần thiết.
ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 15
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000:
2005
c) Đảm bảo các nhân viên có trách nhiệm trong việc theo dõi, sửa chữa và hành động khắc
phục của hệ thống quản lý ATTP được đào tạo.
d) Đánh giá sự thực hiện và tính hiệu lực của a) b) và c).
e) Đảm bảo các các nhân viên có nhận thức về sự liên quan và tầm quan trọng của các hoạt
động của họ ảnh hưởng tới ATTP.
f) Đảm bảo yêu cầu về việc trao đổi thông tin có hiệu lực (xem 5.6) được thấu hiểu bởi tất
cả các nhân viên mà hoạt động của họ tác động đến ATTP.
g) Duy trì các hồ sơ về đào tạo và các hoạt động được mô tả trong mục b) và c).
6.3. Cơ sở hạ tầng
Tổ chức phải cung cấp các nguồn lực cho sự thiết lập và duy trì cơ sở hạ tầng cần thiết để
thực thi những yêu cầu trong tiêu chuẩn này.
6.4. Môi trường làm việc
Tổ chức phải cung cấp các nguồn lực cho sự thiết lập và duy trì môi trường làm việc cần thiết
để thực thi những yêu cầu trong tiêu chuẩn này.
7. Hoạch định và tạo sản phẩm an toàn
7.1. Khái quát
Tổ chức phải lập kế hoạch và triển khai các quá trình cần
thiết cho cho việc tạo sản phẩm an toàn. Tổ chức phải thực hiện,
vận hành và đảm bảo tính hiệu lực của các hoạt động đã hoạch
định và bất cứ thay đổi nào của các hoạt động đó. Nó bao gồm PRP
cũng như PRP vận hành và/ hoặc kế hoạch HACCP.
7.2. Chương trình tiên quyết (PRP)
7.2.1. Tổ chức phải thiêt lập, thực hiện và duy trì PRP để hỗ trợ việc kiểm soát
a) Khả năng xảy ra của các mối nguy ATTP cho sản phẩm qua môi trưòng làm việc.
b) Sự nhiễm bẩn về sinh học, hoá học và vật lý, bao gồm sự lây nhiễm chéo giữa các sản
phẩm và
c) Các cấp độ mối nguy ATTP trong sản phẩm và môi trường chế biến sản phẩm.
7.2.2. PRP phải
a) Tương thích với nhu cầu của tổ chức liên quan đến ATTP.
b) Tương thích với quy mô và loại hình tổ chức và đặc tính tự nhiên của sản phẩm sẽ được
sản xuất tiếp hay giao hàng.
c) Được thực hiện trong toàn hệ thống sản xuất, có thể như là các chương trình áp dụng
chung hoặc là chương trình áp dụng cho một sản phẩm cụ thể hay dây chuyền sản xuất cụ
thể và
d) Được công nhận bởi Ban ATTP. Tổ chức sẽ xác định các yêu cầu pháp luật và chế định
liên quan đến những vấn đề nêu trên.
ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 16
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000:
2005
7.2.3. Khi lựa chọn và thiết lập PRP, tổ chức phải xem xét và sử dụng thông tin thích hợp, ví dụ
yêu cầu pháp luật và chế định, yêu cầu khách hàng, các hướng dẫn đã được công nhận, các quy
định của uỷ ban dinh dưỡng Codex, các quy định áp dụng và các tiêu chuẩn ngành, quốc gia
hoặc quốc tế.
Chú ý: Phụ lục C đưa ra danh sách các ấn phẩm Codex.
Tổ chức phải xem xét những vấn đề sau đây khi thiết lập những chương trình này:
a) Xây dựng và cách bố trí của nhà xưởng và các công trình tiện ích kèm theo.
b) Bố trí cơ sở, bao gồm khu sản xuất và các phương tiện cho nhân viên.
c) Cung cấp không khí, nước, năng lượng và các tiện ích khác.
d) Cung cấp dịch vụ, bao gồm thu gom rác thải và hệ thống xử lý nước thải.
e) Sự thích hợp của thiết bị và sự dễ dàng của nó trong lau chùi, bảo dưỡng và bảo trì phòng
ngừa.
f) Quản lý các nguyên liệu nhập (ví dụ: nguyên liệu thô, thành phần, hoá chất và đóng gói),
các nguồn cung cấp (ví dụ: nước, không khí, hơi nước và đá), chất thải (ví dụ: rác và
nước thải) và giao nhận sản phẩm (ví dụ: kho bãi và vận chuyển).
g) Các biện pháp ngăn ngừa sự nhiễm chéo.
h) Lau chùi và tẩy rửa.
i) Kiểm soát côn trùng, loài sinh vật gây hại.
j) Vệ sinh cá nhân.
k) Các vấn đề thích hợp khác.
Thẩm tra PRP phải được hoạch định (xem 7.8) và PRP phải được thay đổi nếu cần thiết (xem
7.7), hồ sơ của thẩm tra và thay đổi phải được duy trì. Tài liệu phải chỉ rõ các hoạt động PRP
sẽ được quản lý như thế nào.
7.3. Các bước mở đầu để thực hiện phân tích mối nguy
7.3.1. Khái quát
Tất cả các thông tin cần thiết để thực hiện phân tích mối nguy phải được thu thập, duy trì,
cập nhật và văn bản hoá. Hồ sơ phải được duy trì.
7.3.2. Ban ATTP
Một Ban ATTP phải được thành lập. Ban ATTP phải bao gồm sự kết hợp của kiến thức và
kinh nghiệm để xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý ATTP. Nó bao gồm, nhưng không giới
hạn trong sản phẩm của tổ chức, các quá trình, thiết bị và các mối nguy ATTP trong phạm vi của
hệ thống.
Hồ sơ phải được duy trì để chứng tỏ Ban ATTP có kiến thức và kinh nghiệm như yêu cầu
(xem 6.2.2).
7.3.3. Đặc tính sản phẩm
7.3.3.1. Nguyên liệu, thành phần và vật liệu tiếp xúc sản phẩm
ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 17
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000:
2005
Tất cả các nguyên liệu, thành phần và các vật liệu tiếp xúc sản phẩm sẽ được mô tả bằng tài
liệu trong phạm vi cần thiết để tiến hành phân tích mối nguy (xem 7.4), bao gồm:
a) Đặc tính sinh học, hoá học, và vật lý.
b) Tỷ lệ của các thành phần theo công thức, bao gồm cả chất phụ gia và các chất hỗ trợ quá
trình.
c) Nguồn gốc.
d) Phương pháp sản xuất.
e) Phương pháp đóng gói và giao hàng.
f) Điều kiện bảo quản và thời gian bảo quản.
g) Chuẩn bị và/ hoặc xử lý trước khi sử dụng và/ hoặc chế biến.
h) Giới hạn tới hạn có thể chấp nhận được cho ATTP hay là các tiêu chí, tiêu chuẩn chấp
nhận liên quan tới ATTP của nguyên liệu và thành phần tham gia phù hợp với mục đích
sử dụng.
Tổ chức phải xác định yêu cầu pháp luật và chế định ATTP liên quan đến các vấn đề trên.
Việc mô tả phải được cập nhật thường xuyên, khi cần thiết theo mục 7.7.
7.3.3.2. Đặc tính của sản phẩm cuối cùng
Đặc tính của sản phẩm cuối cùng phải được mô tả bằng văn bản trong phạm vi cần thiết để
tiến hành phân tích mối nguy (xem 7.4), bao gồm các thông tin sau đây:
a) Tên sản phẩm hay dấu hiệu tương tự.
b) Tỷ lệ thành phần.
c) Đặc tính sinh, hoá, vật lý liên quan đến ATTP.
d) Điều kiện bảo quản và thời gian bảo quản.
e) Đóng gói.
f) Nhãn mác liên quan đến ATTP và/ hoặc hướng dẫn giao hàng, chuẩn bị và sử dụng.
g) Phương pháp phân phối.
Tổ chức phải xác định yêu cầu pháp luật và chế định ATTP liên quan đến các vấn đề nêu
trên.
Việc mô tả phải được cập nhật thường xuyên, khi cần thiết theo mục 7.7.
7.3.4. Mục đích sử dụng
Mục đích sử dụng, biện pháp xử lý thích hợp thành phẩm và bất cứ việc xử lý hay sử dụng vô
tình nhưng sai sót với thành phẩm phải được xem xét và mô tả bằng văn bản trong phạm vi cần
thiết để phân tích mối nguy (xem 7.4).
Nhóm của người sử dụng, hay cụ thể hơn, nhóm người tiêu dùng sẽ được xác định cho mỗi
loại sản phẩm và nhóm khách hàng nhạy cảm với mối nguy ATTP nhất định dù không chủ ý
nhưng có thể xảy ra phải được xem xét.
ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 18
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000:
2005
Việc mô tả phải được cập nhật thường xuyên, khi cần thiết theo mục 7.7.
7.3.5. Lưu đồ dòng chảy, các bước chế biến và biện pháp kiểm soát.
7.3.5.1. Lưu đồ dòng chảy.
Lưu đồ dòng chảy phải được chuẩn bị cho các sản phẩm hay loại quá trình trong hệ thống
quản lý ATTP. Lưu đồ dòng chảy phải cung cấp cơ sở để đánh giá sự xuất hiện tiềm ẩn, gia tăng
hay phát sinh mối nguy ATTP. Lưu đồ dòng chảy phải rõ ràng, chính xác, đầy đủ thông tin. Lưu
đồ phải bao gồm:
a) Các trình tự và tương tác của các khâu hoạt động.
b) Bất cứ quá trình bên ngoài nào và các khâu hoạt động được chuyển giao cho bên ngoài.
c) Nơi nguyên vật liệu thô, thành phần, bán thành phẩm tham gia vào quá trình.
d) Nơi xử lý và tái chế.
e) Nơi mà sản phẩm cuối cùng, bán thành phẩm, phụ phẩm và chất thải được tạo ra hay di
chuyển.
Thông qua 7.8, Ban ATTP phải thẩm tra sự chính xác của sơ đồ bằng việc kiểm tra thực tế. Việc
thẩm tra sơ đồ phải được lưu hồ sơ.
7.3.5.2. Mô tả các bước chế biến và biện pháp kiểm soát
Các biện pháp kiểm soát hiện hành, các thông số quá trình và mức độ nghiêm ngặt cần áp
dụng hay các quy trình có thể ảnh hưởng đến ATTP, phải được mô tả trong phạm vi cần thiết để
phân tích mối nguy (xem 7.4).
Các yêu cầu từ bên ngoài (ví dụ: từ các tổ chức pháp định hay khách hàng) có thể tác động
đến mức độ nghiêm ngặt của biện pháp kiểm soát phải được mô tả. Việc mô tả phải được cập
nhật theo 7.7.
7.4. Phân tích mối nguy
7.4.1. Khái quát
Ban ATTP phải tiến hành phân tích mối nguy để xác định mối nguy nào cần được kiểm soát,
mức độ kiểm soát đòi hỏi để đảm bảo ATTP và sự kết hợp cần có của các biện pháp kiểm soát.
7.4.2. Xác định mối nguy và các mức độ chấp nhận
7.4.2.1. Tất cả mối nguy ATTP được cho rằng có thể xảy ra liên quan đến loại thực phẩm, loại
quá trình, chế biến thực tế phải được xác định và lưu hồ sơ lại. Việc xác định phải dựa trên:
a) Thông tin ban đầu và dữ liệu thu thập từ 7.3.
b) Kinh nghiệm.
c) Thông tin bên ngoài bao gồm, trong phạm vi có thể, dữ liệu dịch tễ học và quá khứ khác.
d) Thông tin từ chuỗi cung ứng thực phẩm về mối nguy ATTP có thể liên quan đến sự an
toàn của sản phẩm cuối cùng, bán thành phẩm và thực phẩm tại điểm tiêu thụ.
Các bước (từ nguyên liệu, quá trình và phân phối) tại mỗi mối nguy ATTP có thể xuất hiện
phải được nêu rõ.
ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 19
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000:
2005
7.4.2.2. Khi xác định các mối nguy, cần xem xét:
a) Các bước chế biến trước và sau một hoạt động cụ thể.
b) Thiết bị chế biến, hoạt động dịch vụ/ phục vụ và các vấn đề liên quan.
c) Các liên hệ trước và sau trong chuỗi cung ứng thực phẩm.
7.4.2.3. Đối với mỗi mối nguy ATTP được xác định, mức chấp nhận được của mối nguy ATTP
cho sản phẩm cuối cùng phải được xác định bất cứ khi nào có thể. Mức chấp nhận phải được xác
định căn cứ vào các yêu cầu pháp luật và chế định, yêu cầu ATTP cho khách hàng, mục đích sử
dụng dự định của khách hàng và dữ liệu liên quan khác. Việc xem xét và kết quả xem xét cho
việc xác định phải được lưu hồ sơ.
7.4.3. Đánh giá mối nguy
Đánh giá mối nguy phải được tiến hành để xác định, cho mỗi mối nguy ATTP được xác định
(xem 7.4.2), sự cần thiết phải loại bỏ hay giảm bớt tới các mức chấp nhận là cần thiết để sản xuất
một sản phẩm an toàn và liệu sự kiểm soát nó là cần thiết để có thể đạt các mức chấp nhận như
đã nêu.
Mỗi mối nguy ATTP phải được đánh giá theo mức độ nghiêm trọng có thể ảnh hưởng xấu
đến sức khoẻ con người và tần xuất xảy ra của chúng. Phương pháp sử dụng phải được mô tả và
kết quả của đánh giá mối nguy ATTP phải được lưu hồ sơ.
7.4.4. Lựa chọn và đánh giá các biện pháp kiểm soát
Dựa trên đánh giá mối nguy tại 7.4.3, một sự kết hợp thích ứng của các biện pháp kiểm soát
phải được lựa chọn biện pháp nào có thể phòng ngừa, loại bỏ hay giảm bớt những mối nguy
ATTP này xuống mức độ chấp nhận được. Trong sự lựa chọn này, mỗi biện pháp kiểm soát như
đã mô tả trong 7.3.5.2 phải được xem xét tới tính hiệu lực của nó đối với các mối nguy ATTP đã
xác định đó. Các biện pháp lựa chọn phải được phân loại để xem xét liệu chúng cần được quản lý
bằng PRP vận hành hay kế hoạch HACCP.
Sự lựa chọn và phân loại phải được tiến hành một cách logic
bao gồm sự đánh giá những vấn đề sau đây:
a) ảnh hưởng tới mối nguy ATTP đã nhận biết có liên quan đến mức độ nghiêm ngặt cần
duy trì.
b) Tính khả thi của việc theo dõi (ví dụ: khả năng được theo dõi bằng phương thức kịp thời
để đảm bảo có sự sửa chữa ngay lập tức).
c) Vị trí trong hệ thống liên quan tới các biện pháp kiểm soát khác.
d) Xác suất xảy ra sai lỗi trong thực thi một biện pháp kiểm soát hay mức độ biến thiên
đáng kể khi hoạt động.
e) Mức độ nghiêm trọng của hậu quả xảy ra trong trường hợp sai lỗi khi thực thi biện pháp
kiểm soát.
f) Biện pháp kiểm soát được thiết lập cụ thể và áp dụng để loại trừ hay giảm đáng kể mức
độ của mối nguy.
g) Các ảnh hưởng hợp lực (ví dụ: tương tác xảy ra giữa 2 hay nhiều biện pháp dẫn đến).
ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 20
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000:
2005
Biện pháp kiểm soát được phân loại thuộc kế hoạch HACCP phải được thực hiện theo 7.6.
Các biện pháp kiểm soát khác phải được thực hiện như PRP vận hành theo 7.5.
Phương pháp và các thông số sử dụng cho sự phân loại này phải được mô tả trong tài liệu và
kết quả của đánh giá phải được lưu hồ sơ.
7.5. Thiết lập các chương trình tiên quyết vận hành (PRPs)
PRP vận hành phải được văn bản hoá và phải bao gồm những thông tin sau đây cho mỗi
chương trình:
a) Mối nguy ATTP phải được chương trình kiểm soát (xem 7.4.4).
b) Biện pháp kiểm soát (xem 7.4.4).
c) Quy trình theo dõi chứng tỏ rằng PRP vận hành được thực hiện.
d) Sự sửa chữa và hành động khắc phục phải được thực hiện nếu sự theo dõi chỉ ra PRP vận
hành không còn được kiểm soát (xem 7.10.1 và 7.10.2).
e) Trách nhiệm và quyền hạn.
f) Hồ sơ kiểm soát.
7.6. Thiết lập kế hoạch HACCP
7.6.1. Kế hoạch HACCP
Kế hoạch HACCP phải được văn bản hoá và phải bao gồm thông tin sau đây cho mỗi điểm
kiểm soát tới hạn (CCP) xác định:
a) Mối nguy ATTP phải được kiểm soát tại CCP (xem 7.4.4).
b) Biện pháp kiểm soát (7.4.4).
c) Giới hạn tới hạn (xem 7.6.3).
d) Quy trình theo dõi (xem 7.6.4).
e) Sự sửa chữa và hành động khắc phục diễn ra khi giới hạn tới hạn bị vi phạm (xem 7.6.5).
g) Trách nhiệm và quyền hạn.
h) Hồ sơ kiểm soát.
7.6.2. Xác định điểm kiểm soát tới hạn (CCPs)
Với mỗi mối nguy được kiểm soát bằng kế hoạch HACCP, CCP phải được xác định ứng với
các biện pháp kiểm soát (xem 7.4.4).
7.6.3. Xác định giới hạn tới hạn cho CCP
Giới hạn tới hạn phải được xác định cho việc giám sát thiết lập tại mỗi CCP.
Giới hạn tới hạn phải được thiết lập để đảm bảo mức chấp nhận xác định của mối nguy
ATTP tại sản phẩm cuối cùng không bị vi phạm.
Các giới hạn tới hạn phải đo được.
Nguyên nhân cho lựa chọn giới hạn tới hạn phải được văn bản hoá.
ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 21
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000:
2005
Giới hạn tới hạn dựa trên dữ liệu chủ quan (chẳng hạn kiểm tra bằng mắt thường của sản
phẩm, quá trình, giao hàng, v.v…) phải được hỗ trợ bằng các hướng dẫn hay yêu cầu hay giáo
dục và đào tạo.
7.6.4. Hệ thống cho việc theo dõi CCP
Một hệ thống theo dõi phải được thiết lập cho mỗi CCP để chứng tỏ CCP được kiểm
soát. Hệ thống phải bao gồm việc hoạch định đo lường và giám sát liên quan tới giới hạn tới
hạn .
Hệ thống theo dõi phải bao gồm các quy trình liên quan, hướng dẫn và hồ sơ bao gồm những
vấn đề sau đây:
a) Đo lường hay quan sát cung cấp kết quả trong một khoảng thời gian thích hợp.
b) Thiết bị theo dõi được sử dụng.
c) Các phương pháp kiểm định áp dụng (8.3).
d) Tần suất theo dõi.
e) Trách nhiệm và quyền hạn liên quan đến theo dõi và đánh giá kết quả theo dõi.
f) Các yêu cầu và phương pháp lưu hồ sơ.
Các phương pháp theo dõi và tần suất phải được có khả năng xác định kịp thời khi giới hạn
tới hạn bị vi phạm để sản phẩm được phân tách trước khi sử dụng hay tiêu thụ.
7.6.5. Hành động khi kết quả theo dõi vi phạm giới hạn tới hạn
Sự sửa chữa và hành động khắc phục theo kế hoạch được tiến hành khi giới hạn tới hạn bị vi
phạm phải được ghi rõ trong kế hoạch HACCP. Hành động phải đảm bảo nguyên nhân của sự
không phù hợp được xác định, các thông số được kiểm soát tại CCP phải được kiểm soát trở lại
và sự cố đó phải được phòng ngừa tránh tái diễn (xem 7.10.2).
Quy trình bằng văn bản phải được thiết lập và duy trì cho việc xử lý sản phẩm không an toàn
tiềm ẩn để đảm bảo chúng không được xuất xưởng cho đến khi được đánh giá lại (xem 7.10.3).
7.7. Cập nhật thông tin ban đầu và tài liệu của PRP và kế hoạch
HACCP
Sau khi thiết lập PRP vận hành và kế hoạch HACCP, tổ chức phải cập nhật những thông tin
sau đây, khi cần thiết:
a) Đặc tính của sản phẩm (xem 7.3.3).
b) Sử dụng dự định(7.3.4).
c) Lưu đồ dòng chảy (7.3.5.1).
d) Các bước của quá trình (7.3.5.2).
e) Biện pháp kiểm soát (7.3.5.2).
Khi cần thiết, kế hoạch HACCP (7.6.1), các quy trình và hướng dẫn cụ thể của PRP phải
được chỉnh sửa (7.2).
7.8. Hoạch định thẩm tra
ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 22
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000:
2005
Hoạch định thẩm tra phải xác định mục đích, phương pháp, tần suất và trách nhiệm cho các
hoạt động thẩm tra. Hành động thẩm tra phải đảm bảo rằng:
a) PRP được thực hiện (7.2).
b) Đầu vào của phân tích mối nguy (7.3) liên tục được cập nhật.
c) PRP vận hành (7.5) và các yếu tố trong kế hoạch HACCP (7.6.1) được thực hiện và hiệu
lực.
d) Mức độ mối nguy trong mức chấp nhận được xác định (7.4.2) và
e) Các quy trình khác do tổ chức quy định được thực hiện và có hiệu lực.
Đầu ra của kế hoạch này phải ở dạng thích hợp với phương pháp hoạt động của tổ chức. Kết
quả thẩm tra phải được lưu hồ sơ và truyền đạt tới đội ATTP. Kết quả này phải được cung cấp để
có thể phân tích kết quả của hành động thẩm tra (8.4.3).
Nếu việc thẩm tra hệ thống dựa trên việc kiểm tra mẫu sản phẩm cuối cùng và khi mẫu kiểm
tra cho thấy sự không thích hợp với mức chấp nhận của mối nguy ATTP (7.4.2), lô sản phẩm bị
ảnh hưởng phải được xử lý như sản phẩm tiềm ẩn không an toàn (7.10.3).
7.9. Hệ thống truy tìm nguồn gốc sản phẩm
Tổ chức phải thiết lập, áp dụng hệ thống truy tìm nguồn gốc sản phẩm và mối quan hệ của
chúng với các nguyên liệu thô, các quá trình và hồ sơ vận chuyển. Hệ thống truy tìm phải có thể
xác định nguyên liệu đầu vào từ nhà cung cấp trực tiếp và sự phân phối sản phẩm cuối. Các hồ
sơ truy tìm phải được duy trì cho một giai đoạn nhất định để đánh giá hệ thống khi xử lý sản
phẩm không an toàn tiềm ẩn và trong trường hợp thu hồi sản phẩm. Hồ sơ phải phù hợp với yêu
cầu của pháp luật, chế định và yêu cầu của khách hàng có thể, ví dụ như, dựa trên việc nhận biết
lô sản phẩm cuối cùng.
7.10. Kiểm soát sự không phù hợp
7.10.1. Sự sửa chữa
Tổ chức phải đảm bảo khi giới hạn tới hạn cho CCP bị vi phạm (7.6.5), hay sự mất kiểm
soát của PRP vận hành, sản phẩm ảnh hưởng phải được xác định, kiểm soát liên quan tới việc sử
dụng và xuất xưởng sản phẩm. Một quy trình bằng văn bản phải được thiết lập và duy trì để đảm
bảo.
a) Nhận biết và đánh giá sản phẩm cuối cùng bị ảnh hưởng để xác định cách xử lý phù hợp
(7.10.3) và
b) Xem xét sự sửa chữa đã thực hiện.
Sản phẩm sản xuất trong các điều kiện mà giới hạn tới hạn bị vi phạm là các sản phẩm không an
toàn tiềm ẩn và sẽ được xử lý theo 7.10.3.
Sản phẩm sản xuất trong các điều kiện mà PRP vận hành không phù hợp phải được đánh giá về
nguyên nhân của sự không phù hợp và hậu quả liên quan tới ATTP và khi cần thiết, được xử lý
theo 7.10.3. Việc đánh giá phải được lưu hồ sơ. Tất cả các sự sửa chữa phải được người có trách
nhiệm phê duyệt và sẽ được lưu hồ sơ cùng với thông tin về bản chất của sự không phù hợp,
ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 23
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000:
2005
nguyên nhân và hậu quả, bao gồm thông tin cần thiết cho mục đích truy tìm nguồn gốc liên quan
đến lô sản phẩm không phù hợp.
7.10.2. Các hành động khắc phục
Dữ liệu theo dõi PRP vận hành và CCP phải được đánh giá của người có thẩm quyền với
kiến thức phù hợp (6.2) và có quyền hạn (5.4) để đề xuất hành động khắc phục. Hành động khắc
phục sẽ được triển khai ngay khi giới hạn tới hạn bị vi phạm (7.6.5) hoặc khi thiếu sự phù hợp
với PRP vận hành. Tổ chức phải thiết lập và duy trì các quy trình bằng văn bản nêu rõ các hành
động tương ứng để xác định và loại bỏ nguyên nhân gây ra các sự không phù hợp, ngăn chặn tái
diễn và đưa các quá trình và hệ thống được kiểm soát trở lại sau khi xảy ra sự không phù hợp.
Các hành động bao gồm:
a) Xem xét sự không phù hợp (bao gồm cả phàn nàn của khách hàng).
b) Xem xét xu hướng trong kết quả theo dõi nếu cho thấy chiều hướng tiềm ẩn đến việc mất
kiểm soát.
c) Xác định nguyên nhân của sự không phù hợp.
d) Đánh giá nhu cầu về hành động để đảm bảo sự không phù hợp không tái diễn.
e) Xác định và thực hiện các hành động cần thiết.
f) Hồ sơ lưu kết quả của các hành động khắc phục và
g) Xem xét hoạt động khắc phục để đảm bảo chúng hiệu lực.
Hành động khắc phục phải được lưu hồ sơ.
7.10.3. Xử lý sản phẩm không an toàn tiềm ẩn
7.10.3.1. Khái quát
Tổ chức phải xử lý sản phẩm không phù hợp bằng việc tiến hành các hoạt động để ngăn chặn
sản phẩm không phù hợp lưu thông trong chuỗi cung ứng thực phẩm trừ khi có thể đảm bảo
rằng:
a) Mối nguy ATTP của sản phẩm đã được giảm xuống mức chấp nhận.
b) Mối nguy ATTP của sản phẩm sẽ được giảm xuống mức độ chấp nhận (7.4.2) trước khi
nhập vào chuỗi cung ứng thực phẩm hay
c) Sản phẩm vẫn đáp ứng được mức chấp nhận được xác định cho mối nguy ATTP mặc dù
có sự không phù hợp.
Tất cả các lô sản phẩm bị ảnh hưởng trong một tình huống không phù hợp phải được tổ chức
kiểm soát cho đến khi được đánh giá lại. Nếu sản phẩm nằm ngoài sự kiểm soát của tổ chức và
được xác định là sản phẩm không an toàn, tổ chức phải thông báo tới các bên liên quan và triển
khai việc thu hồi (7.10.4).
Các hoạt động kiểm soát, các phản ứng tương ứng và thẩm quyền
xử lý sản phẩm không an toàn tiềm ẩn phải được văn bản hoá.
7.10.3.2. Đánh giá trước khi xuất xưởng
ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 24
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000:
2005
Mỗi lô sản phẩm ảnh hưởng bởi sự không phù hợp được xuất xưởng
như sản phẩm an toàn chỉ khi một trong những điều kiện sau đây
được thực thi:
a) Bằng chứng ngoài hệ thống theo dõi chứng tỏ rằng biện pháp
kiểm soát có hiệu lực.
b) Bằng chứng chỉ ra ảnh hưởng kết hợp của các biện pháp kiểm
soát cho sản phẩm cụ thể phù hợp với việc vận hành dự
định(ví dụ: mức chấp nhận được xác định phù hợp với 7.4.2).
c) Kết quả của việc lấy mẫu, phân tích và/ hoặc các hoạt động
thẩm tra khác chứng tỏ rằng lô sản phẩm bị ảnh hưởng nằm
trong mức chấp nhận được xác định cho mối nguy ATTP liên
quan.
7.10.3.3. Hủy bỏ sản phẩm không phù hợp
Sau khi đánh giá, nếu lô sản phẩm không chấp nhận để xuất
xưởng phải được xử lý theo một trong những cách sau:
a) Làm lại hay tiếp tục xử lý bên trong hay bên ngoài của tổ
chức để đảm bảo mối nguy ATTP bị loại bỏ hay giảm xuống mức
chấp nhận.
b) Huỷ bỏ và/ hoặc loại bỏ như rác thải.
7.10.4. Thu hồi
Để đảm bảo và thực hiện thuận tiện quá trình thu hồi kịp thời
và đầy đủ của lô sản phẩm cuối cùng được xác định là không an
toàn.
a) Lãnh đạo cao nhất phải chỉ định người có quyền hạn để tiến
hành một đợt thu hồi và người có trách nhiệm thực hiện việc
thu hồi đó và
b) Tổ chức phải thiết lập và duy trì các tài liệu bằng văn bản
cho việc:
1) Thông báo đến các bên liên quan (VD: cơ quan pháp luật
và chế định, khách hàng và người tiêu dùng)
2) Xử lý sản phẩm thu hồi cũng như lô sản phẩm bị ảnh
hưởng vẫn còn trong kho và
3) Trình tự hành động tiến hành.
Sản phẩm thu hồi phải được niêm phong và giữ dưới sự giám sát
cho đến khi chúng bị huỷ, sử dụng cho mục đích khác dự định ban
đầu, được xác định là an toàn cho cùng (hay khác) mục đích sử
dụng dự kiến, hoặc xử lý lại bằng cách thức để đảm bảo sản phẩm
an toàn.
ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 25
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000:
2005
Nguyên nhân, phạm vi và kết quả của việc thu hồi phải được lưu
hồ sơ và báo cáo lên lãnh đạo cao nhất như đầu vào của việc xem
xét lãnh đạo (5.8.2). Tổ chức phải thẩm tra và lưu hồ sơ tính
hiệu lực của chương trình thu hồi sản phẩm thông qua việc sử
dụng các kỹ thuật thích hợp (ví dụ: thu hồi giả hay thu hồi
thử).
8. Sự xác nhận tính hiệu lực, thẩm tra và cải tiến của hệ thống
quản lý ATTP
8.1. Khái quát
Ban ATTP phải lập kế hoạch và thực hiện các quá trình cần
thiết để xác nhận giá trị sử dụng của các biện pháp kiểm soát và
sự kết hợp giữa các biện pháp kiểm soát để thẩm tra và cải tiến
hệ thống quản lý ATTP.
8.2. Xác nhận giá trị sử dụng của sự kết hợp các biện pháp kiểm
soát
Trước khi thực hiện các biện pháp kiểm soát trong PRP vận hành
và kế hoạch HACCP và sau bất cứ thay đổi nào của chúng (8.5.2),
tổ chức phải xác nhận giá trị sử dụng (3.15).
a) Các biện pháp kiểm soát được lựa chọn có đạt được việc kiểm
soát dự định cho mối nguy ATTP theo chức năng như thiết kế
và
b) Biện pháp kiểm soát có hiệu lực và năng lực với sự kết hợp,
đảm bảo kiểm soát của mối nguy ATTP nhất định để sản phẩm
cuối cùng có khả năng đáp ứng mức chấp nhận.
Nếu kết quả của xác nhận giá trị sử dụng chỉ ra một trong hai
vấn đề trên không thể xác nhận được, các biện pháp kiểm soát
và/ hoặc sự kết hợp của chúng phải được sửa đổi và đánh giá lại
(7.4.4).
Việc sửa đổi có thể bao gồm sự thay đổi trong biện pháp kiểm
soát (ví dụ: thông số quá trình, mức độ nghiêm ngặt và/ hoặc sự
kết hợp của chúng) và/ hoặc sự thay đổi trong khâu nguyên liệu
thô, công nghệ sản xuất, đặc tính của sản phẩm cuối cùng, phương
pháp phân phối và/ hoặc mục đích sử dụng dự kiến của sản phẩm
cuối cùng.
8.3. Kiểm soát theo dõi và đo lường
Tổ chức phải cung cấp bằng chứng các phương pháp đo lường và
theo dõi cụ thể và các thiết bị là đầy đủ để thực hiện các quy
trình đo lường và theo dõi. Khi cần thiết để đảm bảo kết quả
chính xác, thiết bị và phương pháp đo lường được sử dụng.
ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 26
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000:
2005
a) Phải được hiệu chuẩn hay xác nhận định kỳ, trước khi sử
dụng, theo các chuẩn đo lường có liên quan tới tiêu chuẩn
đo lường trong nước hay quốc tế; nếu không có tiêu chuẩn
nào như vậy, cơ sở để hiệu chuẩn hay thẩm tra phải được
lưu hồ sơ;
b) Hiệu chỉnh hoặc hiệu chỉnh lại, khi cần thiết;
c) Được nhận biết để giúp xác định trạng thái hiệu chuẩn;
d) Được giữ gìn tránh bị hiệu chỉnh làm mất tính đúng đắn của
các kết quả đo;
e) Được bảo vệ để tránh hư hỏng hoặc suy giảm chất lượng trong
khi di chuyển, bảo dưỡng và lưu giữ.
Ngoài ra, tổ chức phải đánh giá và ghi nhận giá trị hiệu lực
của các kết quả đo lường trước đó khi thiết bị được phát hiện
không phù hợp với yêu cầu. Tổ chức phải tiến hành các hành động
thích hợp đối với thiết bị đó và bất kỳ sản phẩm nào bị ảnh
hưởng. Phải duy trì hồ sơ của các kết quả hiệu chuẩn và kiểm tra
xác nhận.
Khi sử dụng phần mềm máy tính để theo dõi và đo lường các yêu
cầu đã qui định, phải khẳng định khả năng thỏa mãn việc áp dụng
nhằm tới của chúng. Việc này phải được tiến hành trước lần sử
dụng đầu tiên và được xác nhận lại khi cần thiết.
8.4. Thẩm tra hệ thống quản lý ATTP
8.4.1. Đánh giá nội bộ
Tổ chức phải tiến hành đánh giá nội bộ định kỳ theo kế hoạch
để xác định xem hệ thống ATTP:
a) Có phù hợp với các bố trí sắp xếp được hoạch định đối với
các yêu cầu của tiêu chuẩn này và với các yêu cầu của hệ
thống chất lượng được tổ chức thiết lập và
b) Có được áp dụng một cách hiệu lực và được duy trì.
Tổ chức phải hoạch định chương trình đánh giá, có chú ý đến
tình trạng và tầm quan trọng của các quá trình và các khu vực
được đánh giá, cũng như kết quả của các cuộc đánh giá trước (xem
8.5.2 và 5.8.2). Chuẩn mực, phạm vi, tần suất và phương pháp
đánh giá phải được xác định. Việc lựa chọn các chuyên gia đánh
giá và tiến hành đánh giá phải đảm bảo được tính khách quan và
vô tư của quá trình đánh giá. Các chuyên gia đánh giá không được
đánh giá công việc của mình.
ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 27
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000:
2005
Trách nhiệm và các yêu cầu về việc hoạch định và tiến hành các
đánh giá, về việc báo cáo kết quả và duy trì hồ sơ phải được xác
định trong một thủ tục dạng văn bản.
Lãnh đạo chịu trách nhiệm về khu vực được đánh giá phải đảm
bảo tiến hành không chậm trễ các hành động để loại bỏ sự không
phù hợp được phát hiện trong khi đánh giá và nguyên nhân của
chúng. Các hành động tiếp theo phải bao gồm việc kiểm tra xác
nhận các hành động được tiến hành và báo cáo kết quả kiểm tra
xác nhận.
8.4.2. Đánh giá kết quả thẩm tra riêng lẻ
Ban ATTP phải đánh giá một cách có hệ thống các kết quả riêng
lẻ của thẩm tra theo hoạch định(7.8). Nếu sự thẩm tra không
chứng minh được sự phù hợp với sự sắp xếp theo hoạch định, tổ
chức phải hành động để đạt được sự phù hợp theo yêu cầu. Những
hành động ấy phải bao gồm, nhưng không bị giới hạn bởi, việc xem
xét:
a) Quy trình sẵn có và các kênh truyền thông tin (5.6 và 7.7).
b) Kết luận của sự phân tích mối nguy (7.4), sự thiết lập PRP
vận hành (7.5) và kế hoạch HACCP (7.6.1).
c) Chương trình PRP (7.2) và
d) Tính hiệu lực của quản lý nguồn nhân lực và các hoạt động
đào tạo (6.2).
8.4.3. Phân tích kết quả của hoạt động thẩm tra
Ban ATTP phải phân tích kết quả của hoạt động thẩm tra, bao
gồm kết quả của kiểm tra nội bộ (8.4.1) và kiểm tra từ bên
ngoài. Sự phân tích phải được tiến hành để :
a) Để chứng thực việc thực hiện nói chung của hệ thống đáp ứng
sự sắp xếp theo hoạch định và yêu cầu của hệ thống quản lý
ATTP do tổ chức thiết lập.
b) Để xác định nhu cầu cho cập nhật hay cải tiến hệ thống quản
lý ATTP.
c) Để xác định những xu hướng cho thấy khả năng xảy ra cao hơn
của các sản phẩm không an toàn tiềm ẩn.
d) Thiết lập thông tin để hoạch định chương trình đánh giá nội
bộ liên quan tới tình trạng và tính quan trọng của khu vực
được đánh giá và
e) Cung cấp bằng chứng là các hành động khắc phục hay sự sửa
chữa có hiệu lực.
ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 28
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000:
2005
Kết quả của việc phân tích và các hoạt động kèm theo phải được
lưu hồ sơ và phải được báo cáo, tới lãnh đạo cao nhất như đầu
vào của xem xét của lãnh đạo (5.8.2). Đây cũng phải là đầu vào
cho việc cập nhật hệ thống quản lý ATTP (8.5.2).
8.5. Cải tiến
8.5.1. Cải tiến liên tục
Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo tổ chức cải tiến liên tục tính
hiệu lực của hệ thống quản lý ATTP thông qua sử dụng việc truyền
đạt thông tin (5.6), xem xét của lãnh đạo (5.8), đánh giá nội bộ
(8.4.1), đánh giá các kết quả thẩm tra riêng lẻ (8.4.2), phân
tích các kết quả của hoạt động thẩm tra (8.4.3), xác nhận giá
trị sử dụng của sự kết hợp giữa các biện pháp kiểm soát (8.2),
hành động khắc phục (7.10.2) và việc cập nhật của hệ thống quản
lý ATTP (8.5.2).
Chú ý: ISO 9001 đưa ra sự cải tiến liên tục tính hiệu lực của
hệ thống quản lý chất lượng. ISO 9004 cung cấp hướng dẫn cải
tiến liên tục tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống quản lý
chất lượng trên cơ sở những vấn đề đã nêu trong hệ thống ISO
9001.
8.5.2. Cập nhật hệ thống quản lý ATTP
Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo hệ thống quản lý ATTP phải được
liên tục cập nhật. Để đạt được điều này, Ban ATTP phải đánh giá
hệ thống quản lý ATTP định kỳ. Ban phải đánh giá mức độ cần
thiết, xem xét việc phân tích mối nguy (7.4), PRP vận hành đã
thiết lập (7.5) và kế hoạch HACCP (7.6.1). Các hoạt động đánh
giá và cập nhật phải dựa trên:
a) Đầu vào từ trao đổi thông tin, bên ngoài cũng như nội bộ,
như đã đề cập ở mục 5.6.
b) Đầu vào từ thông tin khác liên quan đến sự thích hợp, đầy
đủ và hiệu lực của hệ thống quản lý ATTP.
c) Đầu ra từ việc phân tích kết quả của các hoạt động thẩm tra
(8.4.3) và
d) Đầu ra từ việc xem xét của lãnh đạo (5.8.3).
Các hoạt động cập nhật hệ thống phải được lưu hồ sơ và báo cáo
theo một cách thức thích hợp, như đầu vào của việc xem xét của
lãnh đạo.
PHỤ LỤC A
ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 29
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000:
2005
(Cung cấp thờm thụng tin)
Tham chiếu giữa ISO 22000:2005 và ISO 9001:2000
Bảng A. 1 - Chỉ dẫn tham khảo giữa các điều khoản của ISO 22000:2005
và các điều khoản của ISO 9001:2000
ISO 22000:2005 ISO 9001:2000
Giới thiệu 0
01
02
03
04
Giới thiệu
Khỏi quỏt
Cỏch tiếp cận theo quỏ trỡnh
Quan hệ với ISO 9004
Sự tương thích với các hệ thống quản
lý khỏc
Phạm vi 1 1 Phạm vi
Khỏi quỏt
Áp dụng
Tiờu chuẩn trớch dẫn 2 2 Tiờu chuẩn trớch dẫn
Thuật ngữ và định nghĩa 3 3 Thuật ngữ và định nghĩa
Hệ thống Quản lý an toàn thực phẩm 4 4 Hệ thống Quản lý Chất
lượng
Cỏc yờu cầu chung 4.1 4.1 Cỏc yờu cầu chung
Yờu cầu về hệ thống tài liệu 4.2 4.2 Yờu cầu về hệ thống tài liệu
Khỏi quỏt 4.2.1 4.2.
1
Khỏi quỏt
Kiểm soỏt Tài liệu 4.2.2 4.2.
3
Kiểm soỏt Tài liệu
Kiểm soát Hồ sơ 4.2.3 4.2.
4
Kiểm soát Hồ sơ
Trỏch nhiệm của Lónh đạo 5 5 Trỏch nhiệm của Lónh đạo
Cam kết của Lónh đạo 5.1 5.1 Cam kết của Lónh đạo
Chớnh sỏch an toàn thực phẩm 5.2 5.3 Chính sách Chẩt lượng
Hoạch định hệ thống quản lý an toàn thực phẩm 5.3 5.4.
2
Hoạch định Hệ thống quản lý chất
lượng
ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 30
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000:
2005
Trỏch nhiệm và quyền hạn 5.4 5.5.
1
Trỏch nhiệm và quyền hạn
Trưởng Ban an toàn thực phẩm 5.5 5.5.
2
Đại diện lónh đạo về chẩt lượng
Trao đổi thông tin 5.6 5.5 Trách nhiệm quyền hạn và trao đổi
thông tin
Trao đổi thông tin bên ngoài 5.6.1 7.2.
1
Xác định các yêu cầu liên quan tới sản
phẩm
Trao đổi thông tin nội bộ 5.6.2 7.2.
3
Trao đổi thông tin với khách hàng
5.5.
3
Trao đổi thông tin nội bộ
7.3.
7
Kiểm soát những thay đổi trong thiết
kế và phát triển
Chuẩn bị và phản ứng trong trường hợp khẩn cấp 5.7 5.2 Hướng vào khách hàng
8.5.
3
Hành động phũng ngừa
Xem xột của Lónh đạo 5.8 5.6 Xem xột của Lónh đạo
Khỏi quỏt 5.8.1 5.6.
1
Khỏi quỏt
Đầu vào của việc xem xét 5.8.2 5.6.
2
Đầu vào của việc xem xét
Đầu ra của việc xem xột 5.8.3 5.6.
3
Đầu ra của việc xem xét
Quản lý nguồn lực 6 6 Quản lý nguồn lực
Cung cấp nguồn lực 6.1 6.1 Cung cấp nguồn lực
Nguồn nhõn lực
Khỏi quỏt
Năng lực, nhận thức và đào tạo
6.2
6.2.1
6.2.2
6.2
6.2.
1
6.2.
2
Nguồn nhõn lực
Khỏi quỏt
Năng lực, nhận thức và đào tạo
Cơ sở hạ tầng 6.3 6.3 Cơ sở hạ tầng
Môi trường làm việc 6.4 6.4 Môi trường làm việc
ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 31
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000:
2005
Hoạch định và tạo sản phẩm an toàn 7 7 Hoạch định sản phẩm
Khỏi quỏt 7.1 7.1 Kế hoạch hoạch định sản phẩm
Các chương trỡnh tiờn quyết (PRPs) 7.2 6.3
6.4
7.5.
1
8.5.
3
7.5.
5
Cơ sở hạ tầng
Môi trường làm việc
Kiểm soỏt việc sản xuất và cung cấp
dịch vụ
Hành động phũng ngừa
Bảo quản sản phẩm
Các bước chuẩn bị phân tích mối nguy
Khỏi quỏt
Đội an toàn thực phẩm
Đặc tính sản phẩm
Sử dụng dự kiến
Lưu đồ dũng chảy, cỏc quỏ trỡnh và biện phỏp kiểm soỏt
7.3
7.3.1
7.3.2
7.3.3
7.3.4
7.3.5
7.3
7.4.
2
7.2.
1
7.2.
1
Thiết kế và phỏt triển
Các yêu cầu đối với việc mua hàng
Xác định các yêu cầu liên quan đến
sản phẩm
Xác định các yêu cầu liên quan đến
sản phẩm
Phõn tớch mối nguy 7.4 7.3.
1
Lập kế hoạch phỏt triển và thiết kế
Khỏi quỏt 7.4.1
Nhận biết mối nguy và xác định các mức chấp nhận
được
7.4.2
Đánh giá mối nguy 7.4.3
Lựa chọn và đánh giá các biện pháp kiểm soát 7.4.4
Thiết lập cỏc chương trỡnh tiờn quyết 7.5 7.3.
2
Đầu vào thiết kế và phát triển
Lập kế hoạch HACCP 7.6 7.3.
3
Đầu ra thiết kế và phát triển
Kế hoạch HACCP 7.6.1 7.5.
1
Kiểm soỏt sản xuất và cung cấp dịch
vụ
Nhận biết điểm kiểm soát tới hạn (CCPs) 7.6.2
Xác định giới hạn tới hạn cho các điểm kiểm soát tới hạn 7.6.3
ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 32
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000:
2005
Hệ thống theo dừi điểm kiểm soát tới hạn 7.6.4 8.2.
3
Kiểm soát và đo lường các quá trỡnh
Các hành động phải tiến hành khi cỏc kết quả theo dừi
vượt quá giới hạn tới hạn
7.6.5 8.3 Kiểm soỏt sản phẩm khụng phự hợp
Cập nhật các thông tin ban đầu và các tài liệu xác định
PRPs và kế hoạch HACCP
7.7 4.2.
3
Kiểm soỏt tài liệu
Hoạch định thẩm tra 7.8 7.3.
5
Xỏc nhận kiểm tra và thiết kế
Hệ thống truy tỡm nguồn gốc 7.9 7.5.
3
Nhận biết và kiểm tra
Kiểm soỏt sự khụng phự hợp 7.10 8.3 Kiểm soỏt sản phẩm khụng phự hợp
Sửa chữa 7.10.
1
8.3 Kiểm soỏt sản phẩm khụng phự hợp
Hành động khắc phục 7.10.
2
8.5.
2
Hành động khắc phục
Xử lý sản phẩm khụng an toàn tiềm ẩn 7.10.
3
8.3 Kiểm soỏt sản phẩm khụng phự hợp
Thu hồi sản phẩm 7.10.
4
8.3 Kiểm soỏt sản phẩm khụng phự hợp
Xỏc nhận giỏ trị sử dụng và cải tiến hệ thống
an toàn thực phẩm
8 8 Đo lường, phân tích và cải
tiến
Khỏi quỏt 8.1 8.1 Khỏi quỏt
Xỏc nhận việc kết hợp cỏc biện phỏp kiểm soỏt 8.2 8.4 Phõn tớch dữ liệu
7.3.
6
Kiểm tra thiết kế và phỏt triển
7.5.
2
Kiểm tra cỏc quỏ trỡnh sản xuất và
cung cấp dịch vụ
Kiểm soát việc kiểm tra và đo lường 8.3 7.6 Kiểm soát phương tiện theo dừi và đo
lường
Kiểm tra hệ thống an toàn thực phẩm 8.4 8.2 Theo dừi và đo lường
Đánh giá nội bộ 8.4.1 8.2.
2
Đánh giá nội bộ
Đánh giá kết quả kiểm tra riêng lẻ 8.4.2 7.3. Xem xột phỏt triển và thiết kế
ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 33
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000:
2005
4
8.2.
3
Theo dừi và đo lường các quá trỡnh
Phân tích kết quả hoạt động thẩm tra 8.4.3 8.4 Phõn tớch dữ liệu
Cải tiến 8.5 8.5 Cải tiến
Cải tiến thường xuyên 8.5.1 8.5.
1
Cải tiến thường xuyên
Cập nhật Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm 8.5.2 7.3.
4
Xem xột thiết kế và phỏt triển
ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 34
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000:
2005
Bảng A. 2 - Chỉ dẫn tham khảo giữa các điều khoản của ISO 9001:2000
và các điều khoản của ISO 22000:2005
ISO 9001:2000 ISO 22000:2005
Lời giới thiệu Lời giới thiệu
Khỏi quỏt 01
Cỏch tiếp cận theo quỏ trỡnh 02
Quan hệ với ISO 9004 03
Sự tương thích với các hệ thống quản
lý chất lượng khác
04
Phạm vi 1 1 Phạm vi
Khỏi quỏt 1.1
Áp dụng 1.2
Tiờu chuẩn trớch dẫn 2 2 Tiờu chuẩn trớch dẫn
Thuật ngữ và định nghĩa 3 3 Thuật ngữ và định nghĩa
Hệ thống quản lý chất lượng 4 4 Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Cỏc yờu cầu chung 4.1 4.1 Cỏc yờu cầu chung
Cỏc yờu cầu về hệ thống tài liệu 4.2 4.2 Cỏc yờu cầu về hệ thống tài liệu
Khỏi quỏt 4.2.
1
4.2.1 Khỏi quỏt
Sổ tay chất lượng 4.2.
2
Kiểm soỏt tài liệu 4.2.
3
4.2.2 Kiểm soỏt tài liệu
7.7 Cập nhật thụng tin chuẩn bị và cỏc tài liệu về (cỏc)
PRP và kế hoạch HACCP
Kiểm soát hồ sơ 4.2.
4
4.2.3 Kiểm soát hồ sơ
Trỏch nhiệm của lónh đạo 5 5 Trỏch nhiệm của lónh đạo
Cam kết của lónh đạo 5.1 5.1 Cam kết của lónh đạo
ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 35
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000:
2005
Hướng vào khách hàng 5.2 5.7 Chuẩn bị và phản ứng trong trường hợp khẩn cấp
Chính sách chất lượng 5.3 5.2 Chớnh sỏch an toàn thực phẩm
Hoạch định 5.4
Mục tiêu chất lượng 5.4.
1
Hoạch định quản lý chất lượng 5.4.
2
5.3 Hoạch định hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
8.5.2 Cập nhật hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Trách nhiệm, quyền hạn và trao đổi thông
tin
5.5 5.6 Trao đổi thụng tin
Trỏch nhiệm và quyền hạn 5.5.
1
5.4 Trỏch nhiệm và quyền hạn
Đại diện lónh đạo 5.5.
2
5.5 Trưởng Ban an toàn thực phẩm
Trao đổi thông tin nội bộ 5.5.
3
5.6.2 Trao đổi thông tin nội bộ
Xem xột của lónh đạo 5.6 5.8 Xem xột của lónh đạo
Khỏi quỏt 5.6.
1
5.8.1 Khỏi quỏt
Đầu vào của việc xem xét 5.6.
2
5.8.2 Đầu vào của việc xem xét
Đầu ra của việc xem xét 5.6.
3
5.8.3 Đầu ra của việc xem xét
Quản lý nguồn lực 6 6 Quản lý nguồn lực
Cung cấp nguồn lực 6.1 6.1 Cung cấp nguồn lực
Nguồn nhõn lực 6.2 6.2 Nguồn nhõn lực
Khỏi quỏt 6.2.
1
6.2.1 Khỏi quỏt
Năng lực, nhận thức và đào tạo 6.2.
2
6.2.2 Năng lực, nhận thức và đào tạo
Cơ sở vật chất hạ tầng 6.3 6.3 Cơ sở vật chất hạ tầng
7.2 Các chương trỡnh tiờn quyết (PRPs)
ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 36
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000:
2005
Môi trường làm việc 6.4 6.4 Mụi trường làm việc
7.2 Các chương trỡnh tiờn quyết (PRPs)
Tạo sản phẩm 7 7 Hoạch định và tạo sản phẩm an toàn
Hoạch định tạo sản phẩm 7.1 7.1 Khỏi quỏt
Cỏc quỏ trỡnh liờn quan đến khách hàng 7.2
Xác định các yêu cầu liên quan tới sản
phẩm
7.2.
1
7.3.4 Sử dụng dự định
7.3.5 Lưu đồ dũng chảy, các bước của quá trỡnh và biện
phỏp kiểm soỏt
5.6.1 Trao đổi thông tin với bên ngoài
Xem xột cỏc yờu cầu liờn quan tới sản
phẩm
7.2.
2
Trao đổi thông tin với khách hàng 7.2.
3
5.6.1 Trao đổi thông tin với bờn ngoài
Thiết kế và phỏt triển 7.3 7.3 Các bước chuẩn bị phân tích mối nguy
Hoạch định thiết kế và phát triển 7.3.
1
7.4 Phõn tớch mối nguy
Đầu vào của thiết kế và phát triển 7.3.
2
7.5 Thiết lập các chương trỡnh tiờn quyết vận hành
(PRPs)
Đầu ra của thiết kế và phỏt triển 7.3.
3
7.6 Lập kế hoạch HACCP
Xem xột thiết kế và phỏt triển 7.3.
4
8.4.2 Đánh giá kết quả xác nhận riêng lẻ
8.5.2 Cập nhật Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Kiểm tra xỏc nhận thiết kế và phỏt triển 7.3.
5
7.8 Hoạch định việc thẩm tra
Xỏc nhận giỏ trị sử dụng của thiết kế và
phỏt triển
7.3.
6
8.2 Xỏc nhận hiệu lực của việc kết hợp cỏc biện phỏp
kiểm soỏt
Kiểm soát thay đổi thiết kế và phát triển 7.3.
7
5.6.2 Trao đổi thông tin nội bộ
Mua hàng 7.4
Quỏ trỡnh mua hàng 7.4.
ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 37
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000:
2005
1
Thụng tin mua hàng 7.4.
2
7.3.3 Đặc tính sản phẩm
Kiểm tra xỏc nhận sản phẩm mua vào 7.4.
3
Sản xuất và cung cấp dịch vụ 7.5
Kiểm soát hoạt động sản xuất và cung cấp
dịch vụ
7.5.
1
7.2 Các chương trỡnh tiờn quyết (PRPs)
7.6.1 Kế hoạch HACCP
Xác định giỏ trị sử dụng của cỏc quỏ trỡnh
sản xuất và cung cấp dịch vụ
7.5.
2
8.2 Xỏc nhận hiệu lực của việc kết hợp cỏc biện phỏp
kiểm soỏt
Nhận biết và xác định nguồn gốc 7.5.
3
7.9 Hệ thống truy tỡm nguồn gốc
Tài sản của khỏch hàng 7.5.
4
Bảo quản sản phẩm 7.5.
5
7.2 Các chương trỡnh tiờn quyết (PRPs)
Kiểm soát phương tiện theo dừi và đo
lường
7.6 8.3 Kiểm soỏt việc theo dừi và đo lường
Đo lường, phân tích và cải tiến 8 8 Kiểm tra, xỏc nhận và cải tiến Hệ thống
quản lý an tũan thực phẩm
Khỏi quỏt 8.1 8.1 Khỏi quỏt
Theo dừi và đo lường 8.2 8.4 Xỏc nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Sự thoả món của khỏch hàng 8.2.
1
Đánh giá nội bộ 8.2.
2
8.4.1 Đánh giá nội bộ
Theo dừi và đo lường các quá trỡnh 8.2.
3
7.6.4 Hệ thống theo dừi cỏc điểm kiểm soát tới hạn
8.4.2 Đánh giá các kết quả xác nhận riêng lẻ
Theo dừi và đo lường sản phẩm 8.2.
4
Kiểm soỏt sản phẩm khụng phự hợp 8.3 7.6.5 Các hành động khi kết quả theo dừi vượt quá giới
ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 38
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000:
2005
hạn tới hạn
7.10 Kiểm soỏt sự khụng phự hợp
Phõn tớch dữ liệu 8.4 8.2 Cải tiến
8.4.3 Phân tích kết quả của hành động thẩm tra
Cải tiến 8.5 8.5 Cải tiến
Cải tiến thường xuyên 8.5.
1
8.5.1 Cải tiến thường xuyên
Hành động khắc phục 8.5.
2
7.10.
2
Hành động khắc phục
Hành động phũng ngừa 8.5.
3
5.7 Chuẩn bị và phản ứng trong trường hợp khẩn cấp
7.2 Các chương trỡnh tiờn quyết (PRPs)
PHỤ LỤC B
(Cung cấp thờm thụng tin)
So sỏnh chộo giữa HACCP và ISO 22000 : 2005
Bảng B.1 – So sánh chéo giữa các nguyên tắc HACCP và các bước áp dụng với các điều
khoản của ISO 22000 : 2005
Cỏc nguyờn Các bước áp dụng HACCP ISO 22000 : 2005
ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 39
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000:
2005
tắc HACCP
Thành lập đội HACCP Bước 1 7.3.2 Ban an toàn thực phẩm
Mụ tả sản phẩm Bước 2 7.3.3 Đặc tính sản phẩm
7.3.5.2 Mụ tả cỏc quỏ trỡnh và cỏc biện phỏp
kiểm soỏt
Xác định mục đích sử dụng Bước 3 7.3.4 Xác định mục đích sử dụng
Xây dựng sơ đồ sản xuất
Kiểm tra sơ đồ sản xuất trên
thực địa
Bước 4
Bước 5
7.3.5.1 Lưu đồ dũng chảy
Nguyờn tắc 1
Phõn tớch mối
nguy
Lập danh sỏch tất cả cỏc mối
nguy tiềm ẩn
Bước 6 7.4 Phõn tớch mối nguy
Phõn tớch mối nguy 7.4.2 Việc nhận diện mối nguy và việc xác
định các mức có thể chấp nhận được
Xem xột cỏc biện phỏp kiểm
soỏt
7.4.3 Đánh giá mối nguy
7.4.4 Việc lựa chọn và đánh giá các biện
pháp kiểm soát
Nguyờn tắc 2
Xác định các CCP
Xác định các CCP Bước 7 7.6.2 Nhận diện cỏc CCP
Nguyờn tắc 3
Thiết lập các
ngưỡng tới hạn
Thiết lập ngưỡng tới hạn cho
từng CCP
Bước 8 7.6.3 Việc xác định các giới hạn tới hạn
cho cỏc CCP
Nguyờn tắc 4
Thiết lập hệ thống
để giám sát sự
kiểm soỏt CCP
Thiết lập hệ thống giỏm sỏt
cho từng CCP
Bước 9 7.6.4 Hệ thống để giám sát các CCP
Nguyờn tắc 5
Thiết lập hành
động khắc phục
cần thiết khi việc
giám sát chỉ ra
một CCP cụ thể
không nằm dưới
sự kiểm soát
Thiết lập hành động khắc phục Bước 10 7.6.5 Hành động khi kết quả giám sát vượt
ra khỏi giới hạn tới hạn
ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 40
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000:
2005
Nguyờn tắc 6
Thiết lập các thủ
tục thẩm tra để
xác nhận
Thiết lập thủ tục thẩm tra Bước 11 7.8 Hoạch định thẩm tra
Nguyờn tắc 7
Thiết lập các tài
liệu liên quan đến
tất cả các thủ tục
và hồ sơ thích họp
với các nguyên tắc
này và việc áp
dụng chúng
Thiết lập tài liệu và lưu giữ hồ
sơ
Bước 12 4.2
7.7
Cỏc yờu cầu về tài liệu
Việc cập nhật các thông tin ban đầu
và những tài liệu chỉ rừ cỏc PRP và
kế hoạch HACCP
PHỤ LỤC C
(Nõng cao)
Bản tham khảo Codex cung cấp ví dụ về các tiêu chuẩn đánh giá, bao gồm các chương
trỡnh tiờn quyết và hướng dẫn để chọn lựa và sử dụng.
1.
1.1. Các Quy định và hướng dẫn (1)
ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 41
Iso 22000 final1_5518
Iso 22000 final1_5518
Iso 22000 final1_5518

More Related Content

What's hot

Tom luoc quan_tri_chat_luong theo iso
Tom luoc quan_tri_chat_luong theo isoTom luoc quan_tri_chat_luong theo iso
Tom luoc quan_tri_chat_luong theo isoxuanduong92
 
So tay chat luong
So tay chat luongSo tay chat luong
So tay chat luongxuanduong92
 
đảm bảo chất lượng trong truong dai hoc
đảm bảo chất lượng trong truong dai hocđảm bảo chất lượng trong truong dai hoc
đảm bảo chất lượng trong truong dai hocxuanduong92
 
Doko.vn 205355-quan-tri-chat-luong-toan-dien-tqm-honda
Doko.vn 205355-quan-tri-chat-luong-toan-dien-tqm-hondaDoko.vn 205355-quan-tri-chat-luong-toan-dien-tqm-honda
Doko.vn 205355-quan-tri-chat-luong-toan-dien-tqm-hondatrongquy1005
 
Giáo trình quản lý chất lượng
Giáo trình quản lý chất lượngGiáo trình quản lý chất lượng
Giáo trình quản lý chất lượngLe Nguyen Truong Giang
 
The gioi-phang-giaiphapiso.com profile-final 2015
The gioi-phang-giaiphapiso.com profile-final 2015The gioi-phang-giaiphapiso.com profile-final 2015
The gioi-phang-giaiphapiso.com profile-final 2015Nguyễn Đức
 
Isodoanhnghiep pdf-25631
Isodoanhnghiep pdf-25631Isodoanhnghiep pdf-25631
Isodoanhnghiep pdf-25631xuanduong92
 
Nhận thức cơ bản: Hệ thống quản lý tích hợp
Nhận thức cơ bản: Hệ thống quản lý tích hợpNhận thức cơ bản: Hệ thống quản lý tích hợp
Nhận thức cơ bản: Hệ thống quản lý tích hợphoasengroup
 
Quản trị chất_lượng
Quản trị chất_lượngQuản trị chất_lượng
Quản trị chất_lượngcongdan_it
 
kiến thức | Tư vấn | chứng nhận iso 9001 2008
kiến thức | Tư vấn |  chứng nhận iso 9001 2008kiến thức | Tư vấn |  chứng nhận iso 9001 2008
kiến thức | Tư vấn | chứng nhận iso 9001 2008hopchuanhopquy
 
Chương 4: hệ thống quản lý chất lượng
Chương 4: hệ thống quản lý chất lượngChương 4: hệ thống quản lý chất lượng
Chương 4: hệ thống quản lý chất lượngLe Nguyen Truong Giang
 
Quan ly chat luong bai giang
Quan ly chat luong  bai giangQuan ly chat luong  bai giang
Quan ly chat luong bai gianghoanglamhn2012
 
So tay chat luong
So tay chat luongSo tay chat luong
So tay chat luongxuanduong92
 
Quan tri chat luong iso goi sv [compatibility mode]
Quan tri chat luong iso goi sv [compatibility mode]Quan tri chat luong iso goi sv [compatibility mode]
Quan tri chat luong iso goi sv [compatibility mode]Huỳnh Trâm
 
Tài liệu iso 9001-2015
Tài liệu iso 9001-2015Tài liệu iso 9001-2015
Tài liệu iso 9001-2015hopchuanhopquy
 
ISO 9001:2015 Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu
ISO 9001:2015 Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu ISO 9001:2015 Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu
ISO 9001:2015 Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu Luong NguyenThanh
 

What's hot (20)

Tom luoc quan_tri_chat_luong theo iso
Tom luoc quan_tri_chat_luong theo isoTom luoc quan_tri_chat_luong theo iso
Tom luoc quan_tri_chat_luong theo iso
 
So tay chat luong
So tay chat luongSo tay chat luong
So tay chat luong
 
Iso 9000
Iso 9000Iso 9000
Iso 9000
 
đảm bảo chất lượng trong truong dai hoc
đảm bảo chất lượng trong truong dai hocđảm bảo chất lượng trong truong dai hoc
đảm bảo chất lượng trong truong dai hoc
 
Doko.vn 205355-quan-tri-chat-luong-toan-dien-tqm-honda
Doko.vn 205355-quan-tri-chat-luong-toan-dien-tqm-hondaDoko.vn 205355-quan-tri-chat-luong-toan-dien-tqm-honda
Doko.vn 205355-quan-tri-chat-luong-toan-dien-tqm-honda
 
Giáo trình quản lý chất lượng
Giáo trình quản lý chất lượngGiáo trình quản lý chất lượng
Giáo trình quản lý chất lượng
 
The gioi-phang-giaiphapiso.com profile-final 2015
The gioi-phang-giaiphapiso.com profile-final 2015The gioi-phang-giaiphapiso.com profile-final 2015
The gioi-phang-giaiphapiso.com profile-final 2015
 
Isodoanhnghiep pdf-25631
Isodoanhnghiep pdf-25631Isodoanhnghiep pdf-25631
Isodoanhnghiep pdf-25631
 
5.3.quan tri chat luong
5.3.quan tri chat luong5.3.quan tri chat luong
5.3.quan tri chat luong
 
Nhận thức cơ bản: Hệ thống quản lý tích hợp
Nhận thức cơ bản: Hệ thống quản lý tích hợpNhận thức cơ bản: Hệ thống quản lý tích hợp
Nhận thức cơ bản: Hệ thống quản lý tích hợp
 
Quản trị chất_lượng
Quản trị chất_lượngQuản trị chất_lượng
Quản trị chất_lượng
 
kiến thức | Tư vấn | chứng nhận iso 9001 2008
kiến thức | Tư vấn |  chứng nhận iso 9001 2008kiến thức | Tư vấn |  chứng nhận iso 9001 2008
kiến thức | Tư vấn | chứng nhận iso 9001 2008
 
Chương 4: hệ thống quản lý chất lượng
Chương 4: hệ thống quản lý chất lượngChương 4: hệ thống quản lý chất lượng
Chương 4: hệ thống quản lý chất lượng
 
Quan ly chat luong bai giang
Quan ly chat luong  bai giangQuan ly chat luong  bai giang
Quan ly chat luong bai giang
 
So tay chat luong
So tay chat luongSo tay chat luong
So tay chat luong
 
19315
1931519315
19315
 
Quan tri chat luong iso goi sv [compatibility mode]
Quan tri chat luong iso goi sv [compatibility mode]Quan tri chat luong iso goi sv [compatibility mode]
Quan tri chat luong iso goi sv [compatibility mode]
 
Tài liệu iso 9001-2015
Tài liệu iso 9001-2015Tài liệu iso 9001-2015
Tài liệu iso 9001-2015
 
ISO 9001:2015 Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu
ISO 9001:2015 Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu ISO 9001:2015 Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu
ISO 9001:2015 Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu
 
Iso 9001 2008
Iso 9001  2008Iso 9001  2008
Iso 9001 2008
 

Similar to Iso 22000 final1_5518

Phụ lục hướng dẫn của EU về thực hành sản xuất tốt.pdf
Phụ lục hướng dẫn của EU về thực hành sản xuất tốt.pdfPhụ lục hướng dẫn của EU về thực hành sản xuất tốt.pdf
Phụ lục hướng dẫn của EU về thực hành sản xuất tốt.pdfPhngon26
 
HƯỚNG DẪN VỀ MRL (MỨC GIỚI HẠN DƯ LƯỢNG TỐI ĐA CHO PHÉP) CHO VIỆC NHẬP KHẨU T...
HƯỚNG DẪN VỀ MRL (MỨC GIỚI HẠN DƯ LƯỢNG TỐI ĐA CHO PHÉP) CHO VIỆC NHẬP KHẨU T...HƯỚNG DẪN VỀ MRL (MỨC GIỚI HẠN DƯ LƯỢNG TỐI ĐA CHO PHÉP) CHO VIỆC NHẬP KHẨU T...
HƯỚNG DẪN VỀ MRL (MỨC GIỚI HẠN DƯ LƯỢNG TỐI ĐA CHO PHÉP) CHO VIỆC NHẬP KHẨU T...NuioKila
 
[123doc] - huong-dan-ve-mrl-muc-gioi-han-du-luong-toi-da-cho-phep-cho-viec-nh...
[123doc] - huong-dan-ve-mrl-muc-gioi-han-du-luong-toi-da-cho-phep-cho-viec-nh...[123doc] - huong-dan-ve-mrl-muc-gioi-han-du-luong-toi-da-cho-phep-cho-viec-nh...
[123doc] - huong-dan-ve-mrl-muc-gioi-han-du-luong-toi-da-cho-phep-cho-viec-nh...NuioKila
 
iso_dis_15189_Phien ban cu 2014.pdf
iso_dis_15189_Phien ban cu 2014.pdfiso_dis_15189_Phien ban cu 2014.pdf
iso_dis_15189_Phien ban cu 2014.pdfphamvantran
 
Trs 986 (2014) phụ lục 2 - who gmp cho dược phẩm - nguyên tắc cơ bản
Trs 986 (2014)   phụ lục 2 - who gmp cho dược phẩm - nguyên tắc cơ bảnTrs 986 (2014)   phụ lục 2 - who gmp cho dược phẩm - nguyên tắc cơ bản
Trs 986 (2014) phụ lục 2 - who gmp cho dược phẩm - nguyên tắc cơ bảnQC at MinhDan Pharmaceutical
 
Nguyên tắc, tiêu chuẩn tốt thực hành tốt sản xuất thuốc của tổ chức y tế thế ...
Nguyên tắc, tiêu chuẩn tốt thực hành tốt sản xuất thuốc của tổ chức y tế thế ...Nguyên tắc, tiêu chuẩn tốt thực hành tốt sản xuất thuốc của tổ chức y tế thế ...
Nguyên tắc, tiêu chuẩn tốt thực hành tốt sản xuất thuốc của tổ chức y tế thế ...Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế GMP EU
 
f904c-auditor-checklist-site-self-assessment-tool-vietnamese-aug-22.docx
f904c-auditor-checklist-site-self-assessment-tool-vietnamese-aug-22.docxf904c-auditor-checklist-site-self-assessment-tool-vietnamese-aug-22.docx
f904c-auditor-checklist-site-self-assessment-tool-vietnamese-aug-22.docxDangHoangDu
 
TCVNISO 13485 2017 TRANG THIẾT BỊ Y TẾ - HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG - YÊU CẦ...
TCVNISO 13485 2017 TRANG THIẾT BỊ Y TẾ - HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG - YÊU CẦ...TCVNISO 13485 2017 TRANG THIẾT BỊ Y TẾ - HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG - YÊU CẦ...
TCVNISO 13485 2017 TRANG THIẾT BỊ Y TẾ - HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG - YÊU CẦ...Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế GMP EU
 
Tiêu chuẩn OHSAS 18001-2007 - Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghềnghiệp...
Tiêu chuẩn OHSAS 18001-2007 - Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghềnghiệp...Tiêu chuẩn OHSAS 18001-2007 - Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghềnghiệp...
Tiêu chuẩn OHSAS 18001-2007 - Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghềnghiệp...Trần Xuân Trường
 
TCVN ISO 9001 : 2015 (ISO 9001:2015) bản tiếng Việt
TCVN ISO 9001 : 2015 (ISO 9001:2015) bản tiếng ViệtTCVN ISO 9001 : 2015 (ISO 9001:2015) bản tiếng Việt
TCVN ISO 9001 : 2015 (ISO 9001:2015) bản tiếng ViệtThư Nguyễn
 
Dt tcvn iso 22000 2018
Dt tcvn iso 22000 2018Dt tcvn iso 22000 2018
Dt tcvn iso 22000 2018quyoleco69
 

Similar to Iso 22000 final1_5518 (20)

Tcvn iso ts22004 2015_ Hướng dẫn áp dụng ISO 22000
Tcvn iso ts22004 2015_ Hướng dẫn áp dụng ISO 22000Tcvn iso ts22004 2015_ Hướng dẫn áp dụng ISO 22000
Tcvn iso ts22004 2015_ Hướng dẫn áp dụng ISO 22000
 
Phụ lục hướng dẫn của EU về thực hành sản xuất tốt.pdf
Phụ lục hướng dẫn của EU về thực hành sản xuất tốt.pdfPhụ lục hướng dẫn của EU về thực hành sản xuất tốt.pdf
Phụ lục hướng dẫn của EU về thực hành sản xuất tốt.pdf
 
Kiem soat quy trinh theo haccp
Kiem soat quy trinh theo haccpKiem soat quy trinh theo haccp
Kiem soat quy trinh theo haccp
 
HƯỚNG DẪN VỀ MRL (MỨC GIỚI HẠN DƯ LƯỢNG TỐI ĐA CHO PHÉP) CHO VIỆC NHẬP KHẨU T...
HƯỚNG DẪN VỀ MRL (MỨC GIỚI HẠN DƯ LƯỢNG TỐI ĐA CHO PHÉP) CHO VIỆC NHẬP KHẨU T...HƯỚNG DẪN VỀ MRL (MỨC GIỚI HẠN DƯ LƯỢNG TỐI ĐA CHO PHÉP) CHO VIỆC NHẬP KHẨU T...
HƯỚNG DẪN VỀ MRL (MỨC GIỚI HẠN DƯ LƯỢNG TỐI ĐA CHO PHÉP) CHO VIỆC NHẬP KHẨU T...
 
[123doc] - huong-dan-ve-mrl-muc-gioi-han-du-luong-toi-da-cho-phep-cho-viec-nh...
[123doc] - huong-dan-ve-mrl-muc-gioi-han-du-luong-toi-da-cho-phep-cho-viec-nh...[123doc] - huong-dan-ve-mrl-muc-gioi-han-du-luong-toi-da-cho-phep-cho-viec-nh...
[123doc] - huong-dan-ve-mrl-muc-gioi-han-du-luong-toi-da-cho-phep-cho-viec-nh...
 
iso_dis_15189_Phien ban cu 2014.pdf
iso_dis_15189_Phien ban cu 2014.pdfiso_dis_15189_Phien ban cu 2014.pdf
iso_dis_15189_Phien ban cu 2014.pdf
 
Tcvn 15189-2014
Tcvn 15189-2014Tcvn 15189-2014
Tcvn 15189-2014
 
Trs 986 (2014) phụ lục 2 - who gmp cho dược phẩm - nguyên tắc cơ bản
Trs 986 (2014)   phụ lục 2 - who gmp cho dược phẩm - nguyên tắc cơ bảnTrs 986 (2014)   phụ lục 2 - who gmp cho dược phẩm - nguyên tắc cơ bản
Trs 986 (2014) phụ lục 2 - who gmp cho dược phẩm - nguyên tắc cơ bản
 
TRS 986 (2014) - Phụ lục 2 - WHO GMP cho dược phẩm - Nguyên tắc cơ bản
TRS 986 (2014) - Phụ lục 2 - WHO GMP cho dược phẩm - Nguyên tắc cơ bảnTRS 986 (2014) - Phụ lục 2 - WHO GMP cho dược phẩm - Nguyên tắc cơ bản
TRS 986 (2014) - Phụ lục 2 - WHO GMP cho dược phẩm - Nguyên tắc cơ bản
 
Nguyên tắc, tiêu chuẩn tốt thực hành tốt sản xuất thuốc của tổ chức y tế thế ...
Nguyên tắc, tiêu chuẩn tốt thực hành tốt sản xuất thuốc của tổ chức y tế thế ...Nguyên tắc, tiêu chuẩn tốt thực hành tốt sản xuất thuốc của tổ chức y tế thế ...
Nguyên tắc, tiêu chuẩn tốt thực hành tốt sản xuất thuốc của tổ chức y tế thế ...
 
Nguyên tắc tiêu chuẩn GSP - Phụ lục 1 Thông tư GSP - Thông tư 36/2018/TT-BYT
Nguyên tắc tiêu chuẩn GSP - Phụ lục 1 Thông tư GSP -  Thông tư 36/2018/TT-BYTNguyên tắc tiêu chuẩn GSP - Phụ lục 1 Thông tư GSP -  Thông tư 36/2018/TT-BYT
Nguyên tắc tiêu chuẩn GSP - Phụ lục 1 Thông tư GSP - Thông tư 36/2018/TT-BYT
 
WHO GMP nguyên tắc cơ bản
WHO GMP nguyên tắc cơ bảnWHO GMP nguyên tắc cơ bản
WHO GMP nguyên tắc cơ bản
 
Thuc hanh tot san xuat thuoc
Thuc hanh tot san xuat thuocThuc hanh tot san xuat thuoc
Thuc hanh tot san xuat thuoc
 
f904c-auditor-checklist-site-self-assessment-tool-vietnamese-aug-22.docx
f904c-auditor-checklist-site-self-assessment-tool-vietnamese-aug-22.docxf904c-auditor-checklist-site-self-assessment-tool-vietnamese-aug-22.docx
f904c-auditor-checklist-site-self-assessment-tool-vietnamese-aug-22.docx
 
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 tại Công ty!
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 tại Công ty!Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 tại Công ty!
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 tại Công ty!
 
TCVNISO 13485 2017 TRANG THIẾT BỊ Y TẾ - HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG - YÊU CẦ...
TCVNISO 13485 2017 TRANG THIẾT BỊ Y TẾ - HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG - YÊU CẦ...TCVNISO 13485 2017 TRANG THIẾT BỊ Y TẾ - HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG - YÊU CẦ...
TCVNISO 13485 2017 TRANG THIẾT BỊ Y TẾ - HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG - YÊU CẦ...
 
Tiêu chuẩn OHSAS 18001-2007 - Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghềnghiệp...
Tiêu chuẩn OHSAS 18001-2007 - Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghềnghiệp...Tiêu chuẩn OHSAS 18001-2007 - Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghềnghiệp...
Tiêu chuẩn OHSAS 18001-2007 - Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghềnghiệp...
 
TCVN ISO 9001 : 2015 (ISO 9001:2015) bản tiếng Việt
TCVN ISO 9001 : 2015 (ISO 9001:2015) bản tiếng ViệtTCVN ISO 9001 : 2015 (ISO 9001:2015) bản tiếng Việt
TCVN ISO 9001 : 2015 (ISO 9001:2015) bản tiếng Việt
 
Dt tcvn iso 22000 2018
Dt tcvn iso 22000 2018Dt tcvn iso 22000 2018
Dt tcvn iso 22000 2018
 
Gmp traiming
Gmp traimingGmp traiming
Gmp traiming
 

Iso 22000 final1_5518

  • 1. TIấU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 ISO 22000: 2005 Bản quyền đó được đăng kớ 1 Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 22000 Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm Các yêu cầu đối với các tổ chức thuộc chuỗi cung ứng thực phẩm
  • 2. TIấU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 Mục lục 1 Phạm vi................................................................................................................................ 6 2 Những tham khảo quy chuẩn............................................................................................... 6 3 Thuật ngữ và định nghĩa...................................................................................................... 7 4 Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm................................................................................... 9 4.1 Yêu cầu chung..................................................................................................................... 9 4.2 Yêu cầu thủ tục văn bản...................................................................................................... 10 5 Trách nhiệm của lãnh đạo.................................................................................................... 10 5.1 Cam kết của lãnh đạo........................................................................................................... 11 5.2 Chính sách ATTP................................................................................................................ 11 5.3 Hoạch định hệ thống quản lý ATTP.................................................................................... 11 5.4 Trách nhiệm và quyền hạn................................................................................................... 11 5.5 Trưởng ban ATTP............................................................................................................... 11 5.6 Trao đổi thông tin................................................................................................................ 12 5.7 Sự chuẩn bị và phản ứng trong trường hợp khẩn cấp.......................................................... 13 5.8 Xem xét của lãnh đạo.......................................................................................................... 13 6 Quản lý nguồn lực............................................................................................................... 14 6.1 Cung cấp nguồn lực............................................................................................................. 14 6.2 Nguồn nhân lực.................................................................................................................... 14 6.3 Cơ sở hạ tầng....................................................................................................................... 14 6.4 Môi trường làm việc............................................................................................................ 14 7 Hoạch định và tạo sản phẩm an toàn................................................................................... 14 7.1 Khái quát.............................................................................................................................. 14 ISO 22000: 2005 Bản quyền đó được đăng kớ 2
  • 3. TIấU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 7.2 Chương trình tiên quyết (PRPs)........................................................................................... 15 7.3 Các bước mở đầu để thực hiện phân tích mối nguy............................................................ 16 7.4 Phân tích mối nguy.............................................................................................................. 18 7.5 Thiết lập các chương trình tiên quyết vận hành (PRPs) ..................................................... 19 7.6 Thiết lập kế hoạch HACCP................................................................................................. 19 7.7 Cập nhật thông tin ban đầu và tài liệu của PRPs và kế hoạch HACCP............................... 21 7.8 Hoạch định thẩm tra............................................................................................................ 21 7.9 Hệ thống truy tìm nguồn gốc sản phẩm............................................................................... 21 7.10 Kiểm soát sự không phù hợp............................................................................................... 22 8 Sự xác nhận tính hiệu lực, thẩm tra và cải tiến của hệ thống ATTP................................... 24 8.1 Khái quát.............................................................................................................................. 24 8.2 Xác nhận giá trị sử dụng của sự kết hợp các biện pháp kiểm soát...................................... 24 8.3 Kiểm soát theo dõi và đo lường........................................................................................... 24 8.4 Thẩm tra hệ thống quản lý ATTP........................................................................................ 25 8.5 Cải tiến................................................................................................................................. 26 PHụ lụC A (Cung cấp thêm thông tin) Tham chiếu giữa ISO 22000:2005 Và ISO 9001:2000....................................................... 27 PHụ lụC B (Cung cấp thêm thông tin) So sánh chéo giữa HACCP và ISO 22000: 2005............................................................... 35 PHụ lụC C (Nâng cao) Bản tham khảo Codex cung cấp ví dụ và các tiêu chuẩn đánh giá, bao gồm các chương trình tiên quyết và hướng dẫn để chọn lựa và sử dụng................................................................. 37 Lời nói đầu ISO 22000 do ủy ban kỹ thuật ISO/ TC 34 chuẩn bị, các sản phẩm thực phẩm. Giới thiệu ISO 22000: 2005 Bản quyền đó được đăng kớ 3
  • 4. TIấU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 An toàn thực phẩm (ATTP) gắn liền đến những mối nguy ngộ độc thực phẩm tại nơi tiêu thụ sản phẩm được người tiêu dùng sử dụng. Vì những mối nguy này có thể xảy ra tại bất cứ khâu nào trong chuỗi cung ứng thực phẩm nên sự kiểm soát chặt chẽ các khâu chế biến là cần thiết. Do vậy, ATTP được đảm bảo thông qua các nỗ lực kết hợp của các bên có liên quan đến chuỗi cung ứng thực phẩm. Các tổ chức nằm trong chuỗi này bao gồm từ nhà cung ứng ban đầu, nhà sản xuất nguyên liệu cho đến các nhà sản xuất, các công ty vận chuyển, kho bãi, các nhà thầu phụ cho việc bán và cung cấp dịch vụ, sản phẩm cùng với các công ty liên quan (như nhà cung cấp thiết bị, vật liệu đóng gói, vật liệu vệ sinh, các chất phụ gia và các nguyên liệu), các nhà cung cấp dịch vụ cũng được kể đến. Tiêu chuẩn quốc tế này cụ thể hóa các yêu cầu cho hệ thống quản lý ATTP kết hợp với những yếu tố quan trọng sau đây nhằm đảm bảo ATTP cho toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm đến tận lúc tiêu thụ sản phẩm: - Trao đổi thông tin. - Quản lý hệ thống. - Các chương trình tiên quyết. - Các nguyên tắc HACCP. Trao đổi thông tin là cần thiết để đảm bảo tất cả các mối nguy ATTP đều được xác định và kiểm soát chặt chẽ tại từng bước trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Nó nghĩa là sự trao đổi thông tin giữa cả các tổ chức trước và sau trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Trao đổi thông tin với khách hàng và nhà cung ứng về những mối nguy xác định và biện pháp kiểm soát sẽ giúp làm sáng rõ những yêu cầu của khách hàng và nhà cung ứng (ví dụ: quan tâm đến tính khả thi và nhu cầu cho những yêu cầu này và tác động của chúng tới thành phẩm cuối cùng). Nhận biết vị trí và vai trò của tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm là cần thiết nhằm đảm bảo quá trình trao đổi thông tin hiệu lực trong toàn chuỗi cung ứng thực phẩm để cung cấp sản phẩm an toàn đến người tiêu dùng. Một ví dụ về các kênh trao đổi thông tin giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng thực phẩm được chỉ rõ trên sơ đồ 1. Hệ thống ATTP hiệu lực nhất được thiết lập, vận hành, cập nhật trong khuôn khổ của một hệ thống quản lý và được kết hợp với các hoạt động quản lý toàn công ty. Nó cung cấp lợi ích cao nhất cho công ty và các bên liên quan. Tiêu chuẩn quốc tế này đã tích hợp với ISO 9001 để nhấn mạnh vào sự tương thích giữa 2 tiêu chuẩn. Việc tham chiếu giữa 2 tiêu chuẩn này được cung cấp trong Phụ lục A. Tiêu chuẩn quốc tế này được áp dụng độc lập bên cạnh các tiêu chuẩn quản lý khác. Nó có thể thực hiện cùng với các yêu cầu hệ thống quản lý sẵn có, trong khi các công ty có thể tận dụng hệ thống quản lý có sẵn đó để thiết lập nên một hệ thống quản lý ATTP đáp ứng với yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế này. ISO 22000: 2005 Bản quyền đó được đăng kớ 4
  • 5. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 5 Cơ quan pháp luật và chế định Nhà sản xuất nông sản Nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi Nhà sản xuất nguyên liệu Nhà sản xuất thực phẩm Nhà chế biến thực phẩm Nhà bán buôn Nhà bán lẻ, nhà cungcấp dịch vụ và nhà hàng Nhà sản xuất thuốc trừ sâuChuỗi cung ứng thực phẩm cho các nguyên liệu, chất phụ gia.Vận chuyển và kho bãiNhà sản xuất thiết bịNhà sản xuất chất tẩy rửaNhà sản xuất nguyên liệu bao bì, đóng góiNhà cung cấp dịch vụ Khách hàng Hình 1. Ví dụ về trao đổi thông tin trong chuỗi cung ứng thực phẩm liên quan giữa khách hàng và nhà cung ứng.
  • 6. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 Tiêu chuẩn quốc tế này phân tích những nguyên tắc của Hệ thống Phân tích mối nguy, điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) và các bước áp dụng từ ủy ban dinh dưỡng Codex. Với các yêu cầu có thể kiểm tra được, nó kết hợp kế hoạch HACCP với các chương trình tiên quyết (PRPs). Phân tích mối nguy là bước quan trọng cho một hệ thống quản lý ATTP hiệu lực, bởi vì phân tích mối nguy giúp cho việc tổ chức các kiến thức cần thiết để tạo ra sự kết hợp hiệu lực của các biện pháp kiểm soát. Tiêu chuẩn quốc tế này đòi hỏi tất cả các mối nguy được cho rằng có thể xảy ra, kể cả mối nguy gắn liền với đặc thù của quá trình và cơ sở hạ tầng được sử dụng, phải được xác định và đánh giá. Đó là những mối nguy có khả năng xảy ra trong chuỗi cung ứng thực phẩm bao gồm cả mối nguy bắt nguồn từ loại quá trình hay cơ sở hạ tầng được sử dụng. Do vậy, nó cung cấp các phương tiện để xác định và văn bản hoá lý giải tại sao những mối nguy chính ấy cần được một tổ chức kiểm soát đặc biệt và tại sao những mối nguy khác thì không cần. Trong suốt quá trình phân tích mối nguy, tổ chức xác định chiến lược sử dụng để đảm bảo kiểm soát mối nguy bằng việc kết hợp các chương trình tiên quyết, chương trình tiên quyết vận hành và kế hoạch HACCP. Sự tương thích giữa những nguyên tắc HACCP trong Codex dinh dưỡng cùng các bước xây dựng (xem tham khảo 11) và tiêu chuẩn quốc tế này được chỉ ra tại bảng phụ lục B. Để dễ thực thi, tiêu chuẩn đã được phát triển lên như một tiêu chuẩn có thể đánh giá được. Tuy nhiên các tổ chức có thể tự do lựa chọn các phương pháp và cách thức tiếp cận để đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn này. Để trợ giúp các tổ chức riêng biệt trong việc thực hiện tiêu chuẩn này, hướng dẫn áp dụng được nêu rõ trong ISO/ TS 2004. Tiêu chuẩn quốc tế này thiên về áp dụng cho các lĩnh vực chỉ liên quan đến an toàn thực phẩm. Nó cũng có thể được sử dụng để tổ chức và phản ánh tới khía cạnh khác liên quan đến thực phẩm (chẳng hạn vấn đề về đạo đức và nhận thức của người tiêu dùng). Tiêu chuẩn quốc tế này cho phép một tổ chức (nhỏ hay kém phát triển hơn) có thể thực hiện một sự kết hợp xây dựng các biện pháp kiểm soát với bên ngoài. Mục đích của tiêu chuẩn quốc tế này là để làm cân đối trên phạm vi toàn cầu những quy định cho quản lý an toàn thực phẩm đối với các doanh nghiệp trong công nghệ thực phẩm. Định hướng áp dụng cho các tổ chức tìm kiếm một hệ thống quản lý ATTP thống nhất, chặt chẽ và tập trung hơn là những chỉ đáp ứng các quy định chung về mặt luật pháp. Nó quy định một tổ chức đáp ứng được bất kỳ những quy định pháp luật về ATTP thông qua hệ thống quản lý ATTP được xây dựng. ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 6
  • 7. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 Hệ thống quản lý ATTP - các yêu cầu đối với tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm 1. Phạm vi Tiêu chuẩn quốc tế này cụ thể hóa các yêu cầu cho hệ thống quản lý ATTP nơi mà một tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm cần chứng minh khả năng kiểm soát các mối nguy ATTP để đảm bảo thực phẩm đó an toàn tại thời điểm tiêu thụ. Nó có thể ứng dụng được cho tất cả các tổ chức, không phân biệt quy mô miễn là nằm trong bất kỳ khâu nào của chuỗi cung ứng thực phẩm và mong muốn thực hiện hệ thống cung cấp đồng đều thực phẩm an toàn. Tổ chức có thể đáp ứng được bất kỳ yêu cầu nào trong tiêu chuẩn này trên cơ sở sử dụng các nguồn lực bên trong và bên ngoài. Tiêu chuẩn quốc tế này cụ thể hoá các quy định để một tổ chức có thể: a) Hoạch định, thực hiện, điều hành, duy trì và cập nhật một hệ thống quản lý ATTP nhằm cung cấp sản phẩm, theo xu hướng sử dụng, là an toàn cho người tiêu dùng. b) Để chứng minh sự tuân theo những quy định về ATTP pháp luật và chế định. c) Để đánh giá các yêu cầu của khách hàng và chứng tỏ rằng sự phù hợp của các yêu cầu này liên quan đến ATTP, nhằm tăng cường tính thoả mãn khách hàng. d) Để trao đổi thông tin một cách hiệu lực về các vấn đề ATTP với nhà cung ứng, khách hàng và các bên có liên quan trong chuỗi cung ứng thực phẩm . e) Để đảm bảo tổ chức tuân thủ theo chính sách ATTP đã công bố. f) Để chứng tỏ sự phù hợp này với các tổ chức có liên quan. g) Để đăng ký chứng nhận hệ thống quản lý ATTP với một tổ chức bên ngoài, hay tự đánh giá hoặc tự công bố về tính thích hợp với tiêu chuẩn này. Tất cả các quy định của tiêu chuẩn này mang tính khái quát và có thể áp dụng cho tất cả các tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm bất kể quy mô và tính phức tạp của chúng. Nó bao gồm cả các tổ chức trực tiếp hay gián tiếp, tham gia một hay nhiều hơn trong các khâu của chuỗi cung ứng thực phẩm. Tổ chức tham gia trực tiếp bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn đối với nhà nuôi trồng, nhà thu hoạch, nông dân, nhà sản xuất nguyên liệu, nhà sản xuất công nghệ, người bán hàng, dịch vụ chế biến, dịch vụ bán đồ ăn, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lau chùi và tẩy rửa, vận chuyển, kho bãi và dịch vụ phân phối. Các tổ chức khác tham gia gián tiếp bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn đối với nhà cung cấp thiết bị, chất lau chùi tẩy rửa, vật liệu đóng hàng và các nguyên vật liệu khác. Tiêu chuẩn quốc tế này cho phép một tổ chức nhỏ hay là kém phát triển hơn (ví dụ như trang trại nhỏ, nhà phân phối nhỏ, một cửa hàng nhỏ hay đại lý) có thể thực hiện một sự kết hợp phát triển bên ngoài cho các biện pháp kiểm soát. Chú ý: hướng dẫn sử dụng được đưa ra trong ISO/ TS 2004. 2. Những tham khảo quy chuẩn Các tài liệu tham khảo dưới đây là không thể thiếu được cho sự áp dụng của tài liệu này. Đối với những tài liệu lỗi thời, chỉ lần xuất bản trích dẫn được đưa vào. Những tài liệu không lỗi thời, lần xuất bản gần nhất được đưa vào. ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 7
  • 8. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 3. Thuật ngữ và định nghĩa Vì mục đích của văn bản này, thuật ngữ và định nghĩa được đưa ra trong ISO 9000 sẽ được ứng dụng kèm theo những định nghĩa dưới đây. Để thuận tiện cho người sử dụng tiêu chuẩn quốc tế này, một vài định nghĩa của ISO 9000 được chú thích với lưu ý kèm theo thể hiện nó chỉ ứng dụng riêng cho trường hợp đặc biệt này. Chú ý: Các thuật ngữ không được định nghĩa khi chúng vẫn giữ nguyên ý trong từ điển thông dụng. Từ được tô đậm trong phần định nghĩa này ám chỉ đến một thuật ngữ khác trong điều khoản này và số tham khảo cho thuật ngữ đó được đưa ra trong ngoặc đơn. 3.1. ATTP Là khái niệm về việc thực phẩm không gây hại đến người tiêu dùng khi nó được chế biến và được ăn tuỳ theo mục đích sử dụng. Chú ý 1: Xem thêm tham khảo [11]. Chú ý 2: ATTP chỉ liên quan đến sự xuất hiện các mối nguy ATTP (3.3) và không bao gồm những lĩnh vực sức khoẻ cộng đồng khác, như là vấn đề suy dinh dưỡng. 3.2. Chuỗi cung ứng thực phẩm Trình tự của trạng thái và điều hành trong sản xuất, quá trình, phân phối, lưu kho và giao hàng thực phẩm cùng các nguyên liệu của nó từ khâu sản xuất đầu tiên đến khâu tiêu thụ. Chú ý 1: Điều này bao gồm sản xuất thức ăn gia súc và dùng cho cho sản xuất thực phẩm. Chú ý 2: Chuỗi cung ứng thực phẩm cũng bao gồm sản xuất nguyên liệu có xu hướng tiếp xúc với thực phẩm hay nguyên liệu thô. 3.3. Mối nguy thực phẩm Tác nhân sinh học, hoá học và vật lý học trong thực phẩm hay là các trạng thái của thực phẩm, có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Chú ý 1: Xem thêm từ tham khảo [11] Chú ý 2: Thuật ngữ "mối nguy" không nên bị nhầm lẫn với thuật ngữ "rủi ro". Mối nguy nghĩa là sự kết hợp giữa xác suất xảy ra tác động xấu đến sức khoẻ (ví dụ như là mắc bệnh) với sự nghiêm trọng của tác động đó (chết người, vào viện, không làm việc được, v.v…) khi tiếp xúc với một mối nguy cụ thể. Rủi ro như được định nghĩa trong ISO/IEC mục hướng dẫn 51 là sự kết hợp giữa xác suất xảy ra sự tổn hại và tính nghiêm trọng của việc tổn hại đó. Chú ý 3: Mối nguy ATTP bao gồm dị ứng. Chú ý 4: Trong phạm vi về thức ăn gia súc và nguyên liệu cho thức ăn gia súc, mối nguy ATTP có thể xuất hiện trong và/ hay trên thức ăn chế biến và nguyên liệu đó dẫn đến nó có thể thâm nhập vào thực phẩm qua việc tiêu thụ thức ăn của gia súc và do đó có khả năng gây ra tác động xấu đến sức khỏe con người. Trong phạm vi về điều hành, ngoại trừ những hoạt động tiếp xúc trực tiếp tới nguyên liệu và thành phẩm (ví dụ: sản xuất các nguyên liệu đóng gói, các chất tẩy rửa, v.v.), mối nguy ATTP là những mối nguy có thể trực tiếp hay gián tiếp thâm nhập vào thực phẩm vì mục đích sử dụng sản phẩm và/ hay dịch vụ, do đó có khả năng gây ra tác động xấu đến sức khoẻ con người. 3.4. Chính sách ATTP ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 8
  • 9. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 Các định hướng và chỉ đạo chung của một tổ chức liên quan đến ATTP (3.1) được lãnh đạo cao nhất đề ra. 3.5. Sản phẩm cuối cùng Là sản phẩm sẽ không đi qua thêm bất cứ một quá trình hay thay đổi bởi tổ chức nào khác. Chú ý: Sản phẩm tiếp tục chế biến là sản phẩm cuối cùng của tổ chức đầu tiên và là nguyên liệu của tổ chức thứ hai. 3.6. Lưu đồ dòng chảy Thể hiện hệ thống hoá và lưu đồ hoá các chuỗi liên kết và sự tương tác giữa các bước. 3.7. Biện pháp kiểm soát Hoạt động kiểm tra ATTP có thể dùng để ngăn chặn hay loại bỏ một mối nguy ATTP (3.3) hay giảm nó xuống một mức chấp nhận được. Chú ý: Xem thêm từ tham khảo [11]. 3.8. Chương trình tiên quyết (PRP) Các điều kiện và các hoạt động cơ bản, cần thiết để duy trì một môi trường vệ sinh trong suốt chuỗi cung ứng thực phẩm (3.2) phù hợp cho việc sản xuất, giao hàng và cung cấp một sản phẩm cuối cùng an toàn và thực phẩm an toàn cho tiêu dùng của cộng đồng. Chú ý: Các chương trình PRP cần thiết phụ thuộc vào công đoạn trong chuỗi cung ứng thực phẩm mà tổ chức tham gia và hình thức của tổ chức trong chuỗi này (xem phụ lục C). Ví dụ của các thuật ngữ tương đương là thực hành nông nghiệp tốt (GAP), thực hành chăn nuôi tốt (GVP), thực hành sản xuất tốt (GMP), thực hành vệ sinh tốt (GHP), thực hành chế biến tốt (GPP), thực hành phân phối tốt (GDP) và thực hành giao dịch tốt (GTP) 3.9. PRP vận hành Chương trình tiên quyết vận hành (3.8) được xác định từ việc phân tích mối nguy là cần thiết để có thể kiểm soát xác suất xảy ra mối nguy ATTP (3.3) trong việc nhiễm độc hay gia tăng mối nguy ATTP trong sản phẩm hay môi trường chế biến. 3.10. CCP, điểm kiểm soát tới hạn Là công đoạn mà tại đó việc kiểm soát có thể áp dụng được và cần thiết để phòng ngừa hay loại bỏ mối nguy ATTP hay giảm nó xuống mức chấp nhận được. Chú ý: Liên hệ từ tham chiếu [11]. 3.11. Giới hạn tới hạn ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 9
  • 10. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 Khoảng phân chia sự chấp nhận hay không chấp nhận Chú ý 1: Liên hệ từ tham chiếu [11]. Chú ý 2: Giới hạn tới hạn được thiết lập để xác định liệu một CCP nằm trong kiểm soát. Nếu giới hạn tới hạn bị vượt ra hay vi phạm, sản phẩm bị cho rằng là sản phẩm không an toàn tiềm ẩn. 3.12. Theo dõi Là hành động được tiến hành theo trình tự được hoạch định của việc quan sát hay đo lường để đánh giá liệu biện pháp kiểm soát được có vận hành đúng như hoạch định. 3.13. Sửa chữa Hành động để loại bỏ một sự không phù hợp được phát hiện Chú ý 1: Với mục đích của tiêu chuẩn này, một việc sửa chữa liên quan đến xử lý các sản phẩm không an toàn tiềm ẩn và do đó có thể kết hợp với hành động khắc phục. Chú ý 2: Một sự sửa chữa, ví dụ có thể là làm lại, làm thêm và/ hay loại bỏ trình tự gây hại của sự không phù hợp (chẳng hạn thải ra cho mục đích sử dụng khác hay dán nhãn đặc biệt). 3.14. Hành động khắc phục Hành động nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp được phát hiện hay trường hợp không mong muốn khác. Chú ý 1: Có thể nhiều hơn một nguyên nhân sự không phù hợp. Chú ý 2: Hành động khắc phục bao gồm phân tích nguyên nhân và hành động để ngăn chặn tái diễn. 3.15. Xác nhận giá trị sử dụng Thu thập bằng chứng là các biện pháp kiểm soát (3.7) được quy định trong kế hoạch HACCP và PRP vận hành (3.9) có năng lực đạt được hiệu lực. Chú ý: Đinh nghĩa này dựa trên tham khảo [11] và thích hợp cho lĩnh vực ATTP (3.1) hơn là định nghĩa trong ISO 9000. 3.16. Thẩm tra Khẳng định lại, thông qua việc cung cấp các bằng chứng rõ ràng là các yêu cầu nhất định được thực thi. 3.17. Cập nhật Hoạt động tức thời hay có hoạch định để đảm bảo việc áp dụng các thông tin mới nhất. 4. Hệ thống quản lý ATTP ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 10
  • 11. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 4.1. Yêu cầu chung Tổ chức sẽ thiết lập, văn bản hoá, thực hiện, và duy trì một hệ thống quản lý ATTP hiệu lực và cập nhật khi cần thiết thông qua những yêu cầu của tiêu chuẩn này. Tổ chức phải xác định phạm vi của hệ thống quản lý ATTP. Phạm vi này phải nêu rõ sản phẩm hay loại sản phẩm, các quá trình và các khu vực sản xuất thuộc hệ thống quản lý ATTP. Tổ chức phải: a) Đảm bảo mối nguy ATTP có khả năng xảy ra trong quá trình liên quan đến sản phẩm trong phạm vi hệ thống được xác định, đánh giá và kiểm soát để đảm bảo sản phẩm của tổ chức, trực tiếp hay gián tiếp, không gây hại đến khách hàng. b) Trao đổi thông tin thích hợp trong chuỗi cung ứng thực phẩm đối với các vấn đề an toàn có liên quan tới các sản phẩm. c) Trao đổi các thông tin có liên quan đến xây dựng, thực thi và cập nhật hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm trong tổ chức, nhằm đánh giá sự cần thiết phải đảm bảo các yêu cầu của tiêu chuẩn Quốc tế này. d) Việc đánh giá định kỳ và cập nhật khi cần thiết hệ thống quản lý ATTP để đảm bảo hê thống phản ánh hoạt động của tổ chức và kết hợp với các thông tin mới nhất về các mỗi nguy ATTP cần được kiểm soát. Nếu tổ chức lựa chọn nguồn lực bên ngoài có ảnh hưởng đến mức độ phù hợp của quá trình, tổ chức phải đảm bảo kiểm soát trong từng công đoạn. Kiểm soát các nguồn lực bên ngoài sẽ phải được xác định và văn bản hóa trong hệ thống ATTP. 4.2. Yêu cầu thủ tục văn bản 4.2.1. Khái quát Các tài liệu của hệ thống quản lý ATTP phải bao gồm: a) Các văn bản công bố về chính sách ATTP và các mục tiêu liên quan (xem 5.2) b) Các thủ tục dạng văn bản và các hồ sơ theo yêu cầu của tiêu chuẩn này, và c) Các tài liệu cần có của tổ chức để đảm bảo triển khai có hiệu lực, thực hiện và cập nhật của hệ thống quản lý ATTP. 4.2.2. Kiểm soát tài liệu Các tài liệu theo yêu cầu của hệ thống quản lý ATTP phải được kiểm soát. Hồ sơ là một loại đặc biệt của tài liệu và phải được kiểm soát theo các yêu cầu tại mục 4.2.3. Việc kiểm soát phải đảm bảo tất cả những thay đổi được kiểm tra trước khi thực hiện để xác định ảnh hưởng của chúng đến ATTP và sự tác động đối với hệ thống quản lý ATTP. Một thủ tục dạng văn bản phải được thiết lập để xác định việc kiểm soát cần thiết nhằm: a) Phê duyệt tài liệu về sự thoả đáng trước khi ban hành. b) Xem xét, cập nhật khi cần và phê duyệt lại tài liệu. ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 11
  • 12. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 c) Đảm bảo nhận biết được các thay đổi và tình trạng sửa đổi hiện hành của tài liệu. d) Đảm bảo các bản của tài liệu thích hợp sẵn có ở các nơi sử dụng. e) Đảm bảo tài liệu luôn rõ ràng, dễ nhận biết. f) Đảm bảo các tài liệu có nguồn gốc bên ngoài được nhận biết và việc phân phối chúng được kiểm soát. g) Ngăn ngừa việc sử dụng vô tình các tài liệu lỗi thời và áp dụng các dấu hiệu nhận biết thích hợp nếu chúng được giữ lại vì mục đích nào đó. 4.2.3. Kiểm soát hồ sơ Hồ sơ phải được lập và duy trì để cung cấp bằng chứng về sự phù hợp với các yêu cầu và sự điều hành có hiệu lực của hệ thống quản lý ATTP. Hồ sơ phải rõ ràng, dễ nhận biết và dễ sử dụng. Một thủ tục bằng văn bản để xác định việc kiểm soát cần thiết cho việc nhận biết, bảo quản, bảo vệ, sử dụng, xác định thời gian lưu giữ và huỷ bỏ các hồ sơ. 5. Trách nhiệm của lãnh đạo 5.1. Cam kết của lãnh đạo Lãnh đạo cao nhất phải cung cấp bằng chứng về sự cam kết của mình đối với xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý ATTP và cải tiến thường xuyên tính hiệu lực của hệ thống đó bằng cách: a) Chỉ ra ATTP được hỗ trợ bởi các mục tiêu kinh doanh của tổ chức. b) Truyền đạt cho tổ chức về tầm quan trọng của việc đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này, các yêu cầu pháp luật và chế định cũng như là các yêu cầu của khách hàng liên quan đến ATTP. c) Thiết lập chính sách ATTP. d) Tiến hành việc xem xét của lãnh đạo và e) Đảm bảo sự sẵn có của các nguồn lực. 5.2. Chính sách ATTP Lãnh đạo cao nhất phải thiết lập, văn bản hoá và truyền đạt về chính sách ATTP. Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo chính sách ATTP: a) Thích hợp với vai trò của tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm. b) Phù hợp với các yêu cầu pháp luật và chế định và với các yêu cầu ATTP thống nhất với khách hàng. c) Được truyền đạt, thực hiện và duy trì tới tất cả các cấp trong tổ chức. d) Được xem xét để luôn thích hợp (xem 5.8). e) Truyền đạt đầy đủ (xem 5.6) và f) Được ủng hộ bởi những mục tiêu lượng hoá được. 5.3. Hoạch định hệ thống quản lý ATTP ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 12
  • 13. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo: a) Hoạch định hệ thống quản lý ATTP phải được tiến hành để đáp ứng các yêu cầu nêu ra tại mục 4.1 cũng như các mục tiêu của tổ chức phục vụ cho ATTP và b) Tính nhất quán của hệ thống quản lý ATTP được duy trì khi các thay đổi đối với hệ thống quản lý ATTP được hoạch định và thực hiện. 5.4. Trách nhiệm và quyền hạn Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo các trách nhiệm và quyền hạn được xác định và thông báo trong tổ chức để đảm bảo việc điều hành và duy trì có hiệu lực của hệ thống quản lý ATTP. Tất cả cá nhân có trách nhiệm báo cáo sự cố với hệ thống quản lý để tìm nguyên nhân. Người được chỉ định phải có trách nhiệm và quyền hạn cụ thể để khởi xướng và ghi lại các hoạt động. 5.5. Trưởng Ban ATTP Lãnh đạo cao nhất phải chỉ định một Trưởng Ban ATTP, ngoài các trách nhiệm khác ra, phải có trách nhiệm và quyền hạn: a) Để quản lý Ban ATTP (xem 7.3.2) và tổ chức công việc của Ban b) Đảm bảo các thành viên trong Ban được đào tạo và giáo dục tương ứng (xem 6.2.1), c) Đảm bảo hệ thống quản lý ATTP được thành lập, thực hiện, duy trì, cập nhật và d) Báo cáo với lãnh đạo cao nhất về tính hiệu lực và phù hợp của hệ thống quản lý ATTP. 5.6. Trao đổi thông tin 5.6.1. Trao đổi thông tin bên ngoài Để đảm bảo những thông tin đầy đủ với các vấn đề liên quan đến ATTP luôn sẵn có trong toàn chuỗi cung ứng thực phẩm, tổ chức phải thành lập, thực hiện và duy trì sự sắp xếp có hiệu lực việc trao đổi thông tin với a) Nhà cung ứng và nhà thầu b) Khách hàng hay người tiêu dùng, đặc biệt khi liên quan đến thông tin về sản phẩm (bao gồm các chỉ dẫn về cách sử dụng, yêu cầu về bảo quản, và thời gian bảo quản tương ứng), yêu cầu, hợp đồng hay đơn đặt hàng bao gồm cả các phụ lục bổ sung và sự phản hồi của khách hàng bao gồm cả sự phàn nàn của khách hàng. c) Cơ quan pháp luật và chế định và d) Các tổ chức khác bị tác động hay bị ảnh hưởng bởi tính hiệu lực hay sự cập nhật của hệ thống quản lý ATTP. Sự trao đổi thông tin như vậy phải cung cấp thông tin về các xu hướng ATTP của sản phẩm của tổ chức này khi nó liên quan đến các tổ chức khác trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Việc này được áp dụng đặc biệt cho các mối nguy ATTP khi đã được nhận biết và kiểm soát bởi các tổ chức khác trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Các hồ sơ của trao đổi thông tin phải được duy trì. ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 13
  • 14. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 Các yêu cầu ATTP từ các cơ quan pháp luật, chế định và từ khách hàng phải được sẵn có. Người được giao nhiệm vụ phải có trách nhiệm và quyền hạn cụ thể để truyền đạt ra bên ngoài bất cứ thông tin nào liên quan đến ATTP. Thông tin thu được từ cuộc trao đổi thông tin bên ngoài phải là đầu vào của việc cập nhật hệ thống (xem 8.5.2) và xem xét của lãnh đạo (xem 5.8.2). 5.6.2. Thông tin nội bộ Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì sự sắp xếp có hiệu lực việc truyền đạt thông tin đến các cá nhân về vấn đề có tác động đến ATTP. Nhằm duy trì tính hiệu lực của hệ thống quản lý ATTP, tổ chức phải đảm bảo Ban ATTP được thông báo kịp thời về sự thay đổi bao gồm, nhưng không bị giới hạn trong những vấn đề sau đây: a) Sản phẩm hay sản phẩm mới. b) Nguyên liệu, thành phần và dịch vụ. c) Hệ thống sản xuất và thiết bị sản xuất. d) Cơ sở sản xuất, nơi đặt thiết bị, môi trường xung quanh. e) Chương trình lau chùi và tẩy rửa. f) Hệ thống đóng gói, lưu kho và phân phối. g) Trình độ người lao động và sự xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn. h) Yêu cầu về luật pháp và chế định. i) Hiểu biết về các mối nguy ATTP và biện pháp kiểm soát. j) Yêu cầu của khách hàng, ngành và các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ. k) Các yêu cầu thích hợp từ các tổ chức bên ngoài có liên quan. l) Sự phàn nàn cho thấy mối nguy ATTP liên quan tới sản phẩm. m) Các điều kiện khác tác động đến ATTP. Ban ATTP phải đảm bảo thông tin này thuộc phạm vi cập nhật của hệ thống quản lý ATTP (xem 8.5.2). Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo rằng thông tin liên quan được đưa như đầu vào của xem xét lãnh đạo (xem 5.8.2). 5.7. Sự chuẩn bị và phản ứng trong trường hợp khẩn cấp Lãnh đạo cao nhất phải thành lập, thực hiện và duy trì các quy trình để quản lý những tình hình khẩn cấp tiềm ẩn và các sự cố có tác động đến ATTP và những vấn đề liên quan đến vai trò của tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm. 5.8. Xem xét của lãnh đạo 5.8.1. Khái quát Lãnh đạo cao nhất phải xem xét định kỳ Hệ thống quản lý ATTP để đảm bảo tính luôn thích hợp, thoả đáng và hiệu lực. Việc xem xét này phải đánh giá được cơ hội cải tiến và nhu cầu thay đổi cho hệ thống quản lý ATTP, kể cả chính sách ATTP. Hồ sơ xem xét của lãnh đạo phải được duy trì (xem 4.2.3). ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 14
  • 15. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 5.8.2. Đầu vào của việc xem xét Đầu vào của việc xem xét phải bao gồm thông tin về: a) Hoạt động theo dõi từ các lần đánh giá trước. b) Phân tích kết quả của các hoạt động thẩm tra (8.4.3). c) Các yếu tố thay đổi có thể ảnh hưởng đến ATTP (xem 5.6.2). d) Các trường hợp khẩn cấp, sự cố (xem 5.7) và thu hồi sản phẩm (xem 7.10.4). e) Xem xét kết quả của các hoạt động cập nhật hệ thống (xem 8.5.2). f) Xem xét các hoạt động trao đổi thông tin, bao gồm phản hồi của khách hàng (xem 5.6.1) và g) Đánh giá bên ngoài hay thanh tra. Chú ý: Từ “thu hồi sản phẩm” bao gồm cả” thu lại sản phẩm đã cung ứng”. Thông số phải được thể hiện theo cách giúp cho lãnh đạo cao nhất có thể liên hệ tới mục tiêu của hệ thống quản lý ATTP. 5.8.3. Đầu ra của việc xem xét Đầu ra của xem xét lãnh đạo phải bao gồm các quyết định và hành động liên quan tới: a) Đảm bảo ATTP (xem 4.1). b) Nâng cao tính hiệu lực của hệ thống quản lý ATTP (xem 8.5). c) nhu cầu nguồn lực (xem 6.1) và d) Điều chỉnh chính sách ATTP và các mục tiêu tương ứng (xem 5.2). 6. Quản lý nguồn lực 6.1. Cung cấp nguồn lực Tổ chức phải cung cấp nguồn lực thích hợp cho việc thiết lập, thực hiện, duy trì và cập nhật hệ thống quản lý ATTP. 6.2. Nguồn nhân lực 6.2.1. Khái quát Ban ATTP và các nhân viên khác thực các công việc có tác động đến ATTP phải có trình độ và phải được giáo dục, đào tạo, có kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp. Khi có sự hỗ trợ của các chuyên gia bên ngoài cho việc xây dựng, thực hiện, điều hành, hay đánh giá hệ thống ATTP, hồ sơ của sự cam kết hay hợp đồng xác định trách nhiệm và quyền hạn của họ cần được lưu trữ. 6.2.2. Trình độ, nhận thức và đào tạo Tổ chức phải a) Xác định trình độ cần thiết của các nhân viên mà hoạt động của họ liên quan đến ATTP. b) Cung cấp đào tạo hay hoạt động khác để đảm bảo các nhân viên có trình độ cần thiết. ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 15
  • 16. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 c) Đảm bảo các nhân viên có trách nhiệm trong việc theo dõi, sửa chữa và hành động khắc phục của hệ thống quản lý ATTP được đào tạo. d) Đánh giá sự thực hiện và tính hiệu lực của a) b) và c). e) Đảm bảo các các nhân viên có nhận thức về sự liên quan và tầm quan trọng của các hoạt động của họ ảnh hưởng tới ATTP. f) Đảm bảo yêu cầu về việc trao đổi thông tin có hiệu lực (xem 5.6) được thấu hiểu bởi tất cả các nhân viên mà hoạt động của họ tác động đến ATTP. g) Duy trì các hồ sơ về đào tạo và các hoạt động được mô tả trong mục b) và c). 6.3. Cơ sở hạ tầng Tổ chức phải cung cấp các nguồn lực cho sự thiết lập và duy trì cơ sở hạ tầng cần thiết để thực thi những yêu cầu trong tiêu chuẩn này. 6.4. Môi trường làm việc Tổ chức phải cung cấp các nguồn lực cho sự thiết lập và duy trì môi trường làm việc cần thiết để thực thi những yêu cầu trong tiêu chuẩn này. 7. Hoạch định và tạo sản phẩm an toàn 7.1. Khái quát Tổ chức phải lập kế hoạch và triển khai các quá trình cần thiết cho cho việc tạo sản phẩm an toàn. Tổ chức phải thực hiện, vận hành và đảm bảo tính hiệu lực của các hoạt động đã hoạch định và bất cứ thay đổi nào của các hoạt động đó. Nó bao gồm PRP cũng như PRP vận hành và/ hoặc kế hoạch HACCP. 7.2. Chương trình tiên quyết (PRP) 7.2.1. Tổ chức phải thiêt lập, thực hiện và duy trì PRP để hỗ trợ việc kiểm soát a) Khả năng xảy ra của các mối nguy ATTP cho sản phẩm qua môi trưòng làm việc. b) Sự nhiễm bẩn về sinh học, hoá học và vật lý, bao gồm sự lây nhiễm chéo giữa các sản phẩm và c) Các cấp độ mối nguy ATTP trong sản phẩm và môi trường chế biến sản phẩm. 7.2.2. PRP phải a) Tương thích với nhu cầu của tổ chức liên quan đến ATTP. b) Tương thích với quy mô và loại hình tổ chức và đặc tính tự nhiên của sản phẩm sẽ được sản xuất tiếp hay giao hàng. c) Được thực hiện trong toàn hệ thống sản xuất, có thể như là các chương trình áp dụng chung hoặc là chương trình áp dụng cho một sản phẩm cụ thể hay dây chuyền sản xuất cụ thể và d) Được công nhận bởi Ban ATTP. Tổ chức sẽ xác định các yêu cầu pháp luật và chế định liên quan đến những vấn đề nêu trên. ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 16
  • 17. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 7.2.3. Khi lựa chọn và thiết lập PRP, tổ chức phải xem xét và sử dụng thông tin thích hợp, ví dụ yêu cầu pháp luật và chế định, yêu cầu khách hàng, các hướng dẫn đã được công nhận, các quy định của uỷ ban dinh dưỡng Codex, các quy định áp dụng và các tiêu chuẩn ngành, quốc gia hoặc quốc tế. Chú ý: Phụ lục C đưa ra danh sách các ấn phẩm Codex. Tổ chức phải xem xét những vấn đề sau đây khi thiết lập những chương trình này: a) Xây dựng và cách bố trí của nhà xưởng và các công trình tiện ích kèm theo. b) Bố trí cơ sở, bao gồm khu sản xuất và các phương tiện cho nhân viên. c) Cung cấp không khí, nước, năng lượng và các tiện ích khác. d) Cung cấp dịch vụ, bao gồm thu gom rác thải và hệ thống xử lý nước thải. e) Sự thích hợp của thiết bị và sự dễ dàng của nó trong lau chùi, bảo dưỡng và bảo trì phòng ngừa. f) Quản lý các nguyên liệu nhập (ví dụ: nguyên liệu thô, thành phần, hoá chất và đóng gói), các nguồn cung cấp (ví dụ: nước, không khí, hơi nước và đá), chất thải (ví dụ: rác và nước thải) và giao nhận sản phẩm (ví dụ: kho bãi và vận chuyển). g) Các biện pháp ngăn ngừa sự nhiễm chéo. h) Lau chùi và tẩy rửa. i) Kiểm soát côn trùng, loài sinh vật gây hại. j) Vệ sinh cá nhân. k) Các vấn đề thích hợp khác. Thẩm tra PRP phải được hoạch định (xem 7.8) và PRP phải được thay đổi nếu cần thiết (xem 7.7), hồ sơ của thẩm tra và thay đổi phải được duy trì. Tài liệu phải chỉ rõ các hoạt động PRP sẽ được quản lý như thế nào. 7.3. Các bước mở đầu để thực hiện phân tích mối nguy 7.3.1. Khái quát Tất cả các thông tin cần thiết để thực hiện phân tích mối nguy phải được thu thập, duy trì, cập nhật và văn bản hoá. Hồ sơ phải được duy trì. 7.3.2. Ban ATTP Một Ban ATTP phải được thành lập. Ban ATTP phải bao gồm sự kết hợp của kiến thức và kinh nghiệm để xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý ATTP. Nó bao gồm, nhưng không giới hạn trong sản phẩm của tổ chức, các quá trình, thiết bị và các mối nguy ATTP trong phạm vi của hệ thống. Hồ sơ phải được duy trì để chứng tỏ Ban ATTP có kiến thức và kinh nghiệm như yêu cầu (xem 6.2.2). 7.3.3. Đặc tính sản phẩm 7.3.3.1. Nguyên liệu, thành phần và vật liệu tiếp xúc sản phẩm ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 17
  • 18. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 Tất cả các nguyên liệu, thành phần và các vật liệu tiếp xúc sản phẩm sẽ được mô tả bằng tài liệu trong phạm vi cần thiết để tiến hành phân tích mối nguy (xem 7.4), bao gồm: a) Đặc tính sinh học, hoá học, và vật lý. b) Tỷ lệ của các thành phần theo công thức, bao gồm cả chất phụ gia và các chất hỗ trợ quá trình. c) Nguồn gốc. d) Phương pháp sản xuất. e) Phương pháp đóng gói và giao hàng. f) Điều kiện bảo quản và thời gian bảo quản. g) Chuẩn bị và/ hoặc xử lý trước khi sử dụng và/ hoặc chế biến. h) Giới hạn tới hạn có thể chấp nhận được cho ATTP hay là các tiêu chí, tiêu chuẩn chấp nhận liên quan tới ATTP của nguyên liệu và thành phần tham gia phù hợp với mục đích sử dụng. Tổ chức phải xác định yêu cầu pháp luật và chế định ATTP liên quan đến các vấn đề trên. Việc mô tả phải được cập nhật thường xuyên, khi cần thiết theo mục 7.7. 7.3.3.2. Đặc tính của sản phẩm cuối cùng Đặc tính của sản phẩm cuối cùng phải được mô tả bằng văn bản trong phạm vi cần thiết để tiến hành phân tích mối nguy (xem 7.4), bao gồm các thông tin sau đây: a) Tên sản phẩm hay dấu hiệu tương tự. b) Tỷ lệ thành phần. c) Đặc tính sinh, hoá, vật lý liên quan đến ATTP. d) Điều kiện bảo quản và thời gian bảo quản. e) Đóng gói. f) Nhãn mác liên quan đến ATTP và/ hoặc hướng dẫn giao hàng, chuẩn bị và sử dụng. g) Phương pháp phân phối. Tổ chức phải xác định yêu cầu pháp luật và chế định ATTP liên quan đến các vấn đề nêu trên. Việc mô tả phải được cập nhật thường xuyên, khi cần thiết theo mục 7.7. 7.3.4. Mục đích sử dụng Mục đích sử dụng, biện pháp xử lý thích hợp thành phẩm và bất cứ việc xử lý hay sử dụng vô tình nhưng sai sót với thành phẩm phải được xem xét và mô tả bằng văn bản trong phạm vi cần thiết để phân tích mối nguy (xem 7.4). Nhóm của người sử dụng, hay cụ thể hơn, nhóm người tiêu dùng sẽ được xác định cho mỗi loại sản phẩm và nhóm khách hàng nhạy cảm với mối nguy ATTP nhất định dù không chủ ý nhưng có thể xảy ra phải được xem xét. ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 18
  • 19. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 Việc mô tả phải được cập nhật thường xuyên, khi cần thiết theo mục 7.7. 7.3.5. Lưu đồ dòng chảy, các bước chế biến và biện pháp kiểm soát. 7.3.5.1. Lưu đồ dòng chảy. Lưu đồ dòng chảy phải được chuẩn bị cho các sản phẩm hay loại quá trình trong hệ thống quản lý ATTP. Lưu đồ dòng chảy phải cung cấp cơ sở để đánh giá sự xuất hiện tiềm ẩn, gia tăng hay phát sinh mối nguy ATTP. Lưu đồ dòng chảy phải rõ ràng, chính xác, đầy đủ thông tin. Lưu đồ phải bao gồm: a) Các trình tự và tương tác của các khâu hoạt động. b) Bất cứ quá trình bên ngoài nào và các khâu hoạt động được chuyển giao cho bên ngoài. c) Nơi nguyên vật liệu thô, thành phần, bán thành phẩm tham gia vào quá trình. d) Nơi xử lý và tái chế. e) Nơi mà sản phẩm cuối cùng, bán thành phẩm, phụ phẩm và chất thải được tạo ra hay di chuyển. Thông qua 7.8, Ban ATTP phải thẩm tra sự chính xác của sơ đồ bằng việc kiểm tra thực tế. Việc thẩm tra sơ đồ phải được lưu hồ sơ. 7.3.5.2. Mô tả các bước chế biến và biện pháp kiểm soát Các biện pháp kiểm soát hiện hành, các thông số quá trình và mức độ nghiêm ngặt cần áp dụng hay các quy trình có thể ảnh hưởng đến ATTP, phải được mô tả trong phạm vi cần thiết để phân tích mối nguy (xem 7.4). Các yêu cầu từ bên ngoài (ví dụ: từ các tổ chức pháp định hay khách hàng) có thể tác động đến mức độ nghiêm ngặt của biện pháp kiểm soát phải được mô tả. Việc mô tả phải được cập nhật theo 7.7. 7.4. Phân tích mối nguy 7.4.1. Khái quát Ban ATTP phải tiến hành phân tích mối nguy để xác định mối nguy nào cần được kiểm soát, mức độ kiểm soát đòi hỏi để đảm bảo ATTP và sự kết hợp cần có của các biện pháp kiểm soát. 7.4.2. Xác định mối nguy và các mức độ chấp nhận 7.4.2.1. Tất cả mối nguy ATTP được cho rằng có thể xảy ra liên quan đến loại thực phẩm, loại quá trình, chế biến thực tế phải được xác định và lưu hồ sơ lại. Việc xác định phải dựa trên: a) Thông tin ban đầu và dữ liệu thu thập từ 7.3. b) Kinh nghiệm. c) Thông tin bên ngoài bao gồm, trong phạm vi có thể, dữ liệu dịch tễ học và quá khứ khác. d) Thông tin từ chuỗi cung ứng thực phẩm về mối nguy ATTP có thể liên quan đến sự an toàn của sản phẩm cuối cùng, bán thành phẩm và thực phẩm tại điểm tiêu thụ. Các bước (từ nguyên liệu, quá trình và phân phối) tại mỗi mối nguy ATTP có thể xuất hiện phải được nêu rõ. ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 19
  • 20. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 7.4.2.2. Khi xác định các mối nguy, cần xem xét: a) Các bước chế biến trước và sau một hoạt động cụ thể. b) Thiết bị chế biến, hoạt động dịch vụ/ phục vụ và các vấn đề liên quan. c) Các liên hệ trước và sau trong chuỗi cung ứng thực phẩm. 7.4.2.3. Đối với mỗi mối nguy ATTP được xác định, mức chấp nhận được của mối nguy ATTP cho sản phẩm cuối cùng phải được xác định bất cứ khi nào có thể. Mức chấp nhận phải được xác định căn cứ vào các yêu cầu pháp luật và chế định, yêu cầu ATTP cho khách hàng, mục đích sử dụng dự định của khách hàng và dữ liệu liên quan khác. Việc xem xét và kết quả xem xét cho việc xác định phải được lưu hồ sơ. 7.4.3. Đánh giá mối nguy Đánh giá mối nguy phải được tiến hành để xác định, cho mỗi mối nguy ATTP được xác định (xem 7.4.2), sự cần thiết phải loại bỏ hay giảm bớt tới các mức chấp nhận là cần thiết để sản xuất một sản phẩm an toàn và liệu sự kiểm soát nó là cần thiết để có thể đạt các mức chấp nhận như đã nêu. Mỗi mối nguy ATTP phải được đánh giá theo mức độ nghiêm trọng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và tần xuất xảy ra của chúng. Phương pháp sử dụng phải được mô tả và kết quả của đánh giá mối nguy ATTP phải được lưu hồ sơ. 7.4.4. Lựa chọn và đánh giá các biện pháp kiểm soát Dựa trên đánh giá mối nguy tại 7.4.3, một sự kết hợp thích ứng của các biện pháp kiểm soát phải được lựa chọn biện pháp nào có thể phòng ngừa, loại bỏ hay giảm bớt những mối nguy ATTP này xuống mức độ chấp nhận được. Trong sự lựa chọn này, mỗi biện pháp kiểm soát như đã mô tả trong 7.3.5.2 phải được xem xét tới tính hiệu lực của nó đối với các mối nguy ATTP đã xác định đó. Các biện pháp lựa chọn phải được phân loại để xem xét liệu chúng cần được quản lý bằng PRP vận hành hay kế hoạch HACCP. Sự lựa chọn và phân loại phải được tiến hành một cách logic bao gồm sự đánh giá những vấn đề sau đây: a) ảnh hưởng tới mối nguy ATTP đã nhận biết có liên quan đến mức độ nghiêm ngặt cần duy trì. b) Tính khả thi của việc theo dõi (ví dụ: khả năng được theo dõi bằng phương thức kịp thời để đảm bảo có sự sửa chữa ngay lập tức). c) Vị trí trong hệ thống liên quan tới các biện pháp kiểm soát khác. d) Xác suất xảy ra sai lỗi trong thực thi một biện pháp kiểm soát hay mức độ biến thiên đáng kể khi hoạt động. e) Mức độ nghiêm trọng của hậu quả xảy ra trong trường hợp sai lỗi khi thực thi biện pháp kiểm soát. f) Biện pháp kiểm soát được thiết lập cụ thể và áp dụng để loại trừ hay giảm đáng kể mức độ của mối nguy. g) Các ảnh hưởng hợp lực (ví dụ: tương tác xảy ra giữa 2 hay nhiều biện pháp dẫn đến). ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 20
  • 21. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 Biện pháp kiểm soát được phân loại thuộc kế hoạch HACCP phải được thực hiện theo 7.6. Các biện pháp kiểm soát khác phải được thực hiện như PRP vận hành theo 7.5. Phương pháp và các thông số sử dụng cho sự phân loại này phải được mô tả trong tài liệu và kết quả của đánh giá phải được lưu hồ sơ. 7.5. Thiết lập các chương trình tiên quyết vận hành (PRPs) PRP vận hành phải được văn bản hoá và phải bao gồm những thông tin sau đây cho mỗi chương trình: a) Mối nguy ATTP phải được chương trình kiểm soát (xem 7.4.4). b) Biện pháp kiểm soát (xem 7.4.4). c) Quy trình theo dõi chứng tỏ rằng PRP vận hành được thực hiện. d) Sự sửa chữa và hành động khắc phục phải được thực hiện nếu sự theo dõi chỉ ra PRP vận hành không còn được kiểm soát (xem 7.10.1 và 7.10.2). e) Trách nhiệm và quyền hạn. f) Hồ sơ kiểm soát. 7.6. Thiết lập kế hoạch HACCP 7.6.1. Kế hoạch HACCP Kế hoạch HACCP phải được văn bản hoá và phải bao gồm thông tin sau đây cho mỗi điểm kiểm soát tới hạn (CCP) xác định: a) Mối nguy ATTP phải được kiểm soát tại CCP (xem 7.4.4). b) Biện pháp kiểm soát (7.4.4). c) Giới hạn tới hạn (xem 7.6.3). d) Quy trình theo dõi (xem 7.6.4). e) Sự sửa chữa và hành động khắc phục diễn ra khi giới hạn tới hạn bị vi phạm (xem 7.6.5). g) Trách nhiệm và quyền hạn. h) Hồ sơ kiểm soát. 7.6.2. Xác định điểm kiểm soát tới hạn (CCPs) Với mỗi mối nguy được kiểm soát bằng kế hoạch HACCP, CCP phải được xác định ứng với các biện pháp kiểm soát (xem 7.4.4). 7.6.3. Xác định giới hạn tới hạn cho CCP Giới hạn tới hạn phải được xác định cho việc giám sát thiết lập tại mỗi CCP. Giới hạn tới hạn phải được thiết lập để đảm bảo mức chấp nhận xác định của mối nguy ATTP tại sản phẩm cuối cùng không bị vi phạm. Các giới hạn tới hạn phải đo được. Nguyên nhân cho lựa chọn giới hạn tới hạn phải được văn bản hoá. ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 21
  • 22. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 Giới hạn tới hạn dựa trên dữ liệu chủ quan (chẳng hạn kiểm tra bằng mắt thường của sản phẩm, quá trình, giao hàng, v.v…) phải được hỗ trợ bằng các hướng dẫn hay yêu cầu hay giáo dục và đào tạo. 7.6.4. Hệ thống cho việc theo dõi CCP Một hệ thống theo dõi phải được thiết lập cho mỗi CCP để chứng tỏ CCP được kiểm soát. Hệ thống phải bao gồm việc hoạch định đo lường và giám sát liên quan tới giới hạn tới hạn . Hệ thống theo dõi phải bao gồm các quy trình liên quan, hướng dẫn và hồ sơ bao gồm những vấn đề sau đây: a) Đo lường hay quan sát cung cấp kết quả trong một khoảng thời gian thích hợp. b) Thiết bị theo dõi được sử dụng. c) Các phương pháp kiểm định áp dụng (8.3). d) Tần suất theo dõi. e) Trách nhiệm và quyền hạn liên quan đến theo dõi và đánh giá kết quả theo dõi. f) Các yêu cầu và phương pháp lưu hồ sơ. Các phương pháp theo dõi và tần suất phải được có khả năng xác định kịp thời khi giới hạn tới hạn bị vi phạm để sản phẩm được phân tách trước khi sử dụng hay tiêu thụ. 7.6.5. Hành động khi kết quả theo dõi vi phạm giới hạn tới hạn Sự sửa chữa và hành động khắc phục theo kế hoạch được tiến hành khi giới hạn tới hạn bị vi phạm phải được ghi rõ trong kế hoạch HACCP. Hành động phải đảm bảo nguyên nhân của sự không phù hợp được xác định, các thông số được kiểm soát tại CCP phải được kiểm soát trở lại và sự cố đó phải được phòng ngừa tránh tái diễn (xem 7.10.2). Quy trình bằng văn bản phải được thiết lập và duy trì cho việc xử lý sản phẩm không an toàn tiềm ẩn để đảm bảo chúng không được xuất xưởng cho đến khi được đánh giá lại (xem 7.10.3). 7.7. Cập nhật thông tin ban đầu và tài liệu của PRP và kế hoạch HACCP Sau khi thiết lập PRP vận hành và kế hoạch HACCP, tổ chức phải cập nhật những thông tin sau đây, khi cần thiết: a) Đặc tính của sản phẩm (xem 7.3.3). b) Sử dụng dự định(7.3.4). c) Lưu đồ dòng chảy (7.3.5.1). d) Các bước của quá trình (7.3.5.2). e) Biện pháp kiểm soát (7.3.5.2). Khi cần thiết, kế hoạch HACCP (7.6.1), các quy trình và hướng dẫn cụ thể của PRP phải được chỉnh sửa (7.2). 7.8. Hoạch định thẩm tra ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 22
  • 23. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 Hoạch định thẩm tra phải xác định mục đích, phương pháp, tần suất và trách nhiệm cho các hoạt động thẩm tra. Hành động thẩm tra phải đảm bảo rằng: a) PRP được thực hiện (7.2). b) Đầu vào của phân tích mối nguy (7.3) liên tục được cập nhật. c) PRP vận hành (7.5) và các yếu tố trong kế hoạch HACCP (7.6.1) được thực hiện và hiệu lực. d) Mức độ mối nguy trong mức chấp nhận được xác định (7.4.2) và e) Các quy trình khác do tổ chức quy định được thực hiện và có hiệu lực. Đầu ra của kế hoạch này phải ở dạng thích hợp với phương pháp hoạt động của tổ chức. Kết quả thẩm tra phải được lưu hồ sơ và truyền đạt tới đội ATTP. Kết quả này phải được cung cấp để có thể phân tích kết quả của hành động thẩm tra (8.4.3). Nếu việc thẩm tra hệ thống dựa trên việc kiểm tra mẫu sản phẩm cuối cùng và khi mẫu kiểm tra cho thấy sự không thích hợp với mức chấp nhận của mối nguy ATTP (7.4.2), lô sản phẩm bị ảnh hưởng phải được xử lý như sản phẩm tiềm ẩn không an toàn (7.10.3). 7.9. Hệ thống truy tìm nguồn gốc sản phẩm Tổ chức phải thiết lập, áp dụng hệ thống truy tìm nguồn gốc sản phẩm và mối quan hệ của chúng với các nguyên liệu thô, các quá trình và hồ sơ vận chuyển. Hệ thống truy tìm phải có thể xác định nguyên liệu đầu vào từ nhà cung cấp trực tiếp và sự phân phối sản phẩm cuối. Các hồ sơ truy tìm phải được duy trì cho một giai đoạn nhất định để đánh giá hệ thống khi xử lý sản phẩm không an toàn tiềm ẩn và trong trường hợp thu hồi sản phẩm. Hồ sơ phải phù hợp với yêu cầu của pháp luật, chế định và yêu cầu của khách hàng có thể, ví dụ như, dựa trên việc nhận biết lô sản phẩm cuối cùng. 7.10. Kiểm soát sự không phù hợp 7.10.1. Sự sửa chữa Tổ chức phải đảm bảo khi giới hạn tới hạn cho CCP bị vi phạm (7.6.5), hay sự mất kiểm soát của PRP vận hành, sản phẩm ảnh hưởng phải được xác định, kiểm soát liên quan tới việc sử dụng và xuất xưởng sản phẩm. Một quy trình bằng văn bản phải được thiết lập và duy trì để đảm bảo. a) Nhận biết và đánh giá sản phẩm cuối cùng bị ảnh hưởng để xác định cách xử lý phù hợp (7.10.3) và b) Xem xét sự sửa chữa đã thực hiện. Sản phẩm sản xuất trong các điều kiện mà giới hạn tới hạn bị vi phạm là các sản phẩm không an toàn tiềm ẩn và sẽ được xử lý theo 7.10.3. Sản phẩm sản xuất trong các điều kiện mà PRP vận hành không phù hợp phải được đánh giá về nguyên nhân của sự không phù hợp và hậu quả liên quan tới ATTP và khi cần thiết, được xử lý theo 7.10.3. Việc đánh giá phải được lưu hồ sơ. Tất cả các sự sửa chữa phải được người có trách nhiệm phê duyệt và sẽ được lưu hồ sơ cùng với thông tin về bản chất của sự không phù hợp, ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 23
  • 24. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 nguyên nhân và hậu quả, bao gồm thông tin cần thiết cho mục đích truy tìm nguồn gốc liên quan đến lô sản phẩm không phù hợp. 7.10.2. Các hành động khắc phục Dữ liệu theo dõi PRP vận hành và CCP phải được đánh giá của người có thẩm quyền với kiến thức phù hợp (6.2) và có quyền hạn (5.4) để đề xuất hành động khắc phục. Hành động khắc phục sẽ được triển khai ngay khi giới hạn tới hạn bị vi phạm (7.6.5) hoặc khi thiếu sự phù hợp với PRP vận hành. Tổ chức phải thiết lập và duy trì các quy trình bằng văn bản nêu rõ các hành động tương ứng để xác định và loại bỏ nguyên nhân gây ra các sự không phù hợp, ngăn chặn tái diễn và đưa các quá trình và hệ thống được kiểm soát trở lại sau khi xảy ra sự không phù hợp. Các hành động bao gồm: a) Xem xét sự không phù hợp (bao gồm cả phàn nàn của khách hàng). b) Xem xét xu hướng trong kết quả theo dõi nếu cho thấy chiều hướng tiềm ẩn đến việc mất kiểm soát. c) Xác định nguyên nhân của sự không phù hợp. d) Đánh giá nhu cầu về hành động để đảm bảo sự không phù hợp không tái diễn. e) Xác định và thực hiện các hành động cần thiết. f) Hồ sơ lưu kết quả của các hành động khắc phục và g) Xem xét hoạt động khắc phục để đảm bảo chúng hiệu lực. Hành động khắc phục phải được lưu hồ sơ. 7.10.3. Xử lý sản phẩm không an toàn tiềm ẩn 7.10.3.1. Khái quát Tổ chức phải xử lý sản phẩm không phù hợp bằng việc tiến hành các hoạt động để ngăn chặn sản phẩm không phù hợp lưu thông trong chuỗi cung ứng thực phẩm trừ khi có thể đảm bảo rằng: a) Mối nguy ATTP của sản phẩm đã được giảm xuống mức chấp nhận. b) Mối nguy ATTP của sản phẩm sẽ được giảm xuống mức độ chấp nhận (7.4.2) trước khi nhập vào chuỗi cung ứng thực phẩm hay c) Sản phẩm vẫn đáp ứng được mức chấp nhận được xác định cho mối nguy ATTP mặc dù có sự không phù hợp. Tất cả các lô sản phẩm bị ảnh hưởng trong một tình huống không phù hợp phải được tổ chức kiểm soát cho đến khi được đánh giá lại. Nếu sản phẩm nằm ngoài sự kiểm soát của tổ chức và được xác định là sản phẩm không an toàn, tổ chức phải thông báo tới các bên liên quan và triển khai việc thu hồi (7.10.4). Các hoạt động kiểm soát, các phản ứng tương ứng và thẩm quyền xử lý sản phẩm không an toàn tiềm ẩn phải được văn bản hoá. 7.10.3.2. Đánh giá trước khi xuất xưởng ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 24
  • 25. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 Mỗi lô sản phẩm ảnh hưởng bởi sự không phù hợp được xuất xưởng như sản phẩm an toàn chỉ khi một trong những điều kiện sau đây được thực thi: a) Bằng chứng ngoài hệ thống theo dõi chứng tỏ rằng biện pháp kiểm soát có hiệu lực. b) Bằng chứng chỉ ra ảnh hưởng kết hợp của các biện pháp kiểm soát cho sản phẩm cụ thể phù hợp với việc vận hành dự định(ví dụ: mức chấp nhận được xác định phù hợp với 7.4.2). c) Kết quả của việc lấy mẫu, phân tích và/ hoặc các hoạt động thẩm tra khác chứng tỏ rằng lô sản phẩm bị ảnh hưởng nằm trong mức chấp nhận được xác định cho mối nguy ATTP liên quan. 7.10.3.3. Hủy bỏ sản phẩm không phù hợp Sau khi đánh giá, nếu lô sản phẩm không chấp nhận để xuất xưởng phải được xử lý theo một trong những cách sau: a) Làm lại hay tiếp tục xử lý bên trong hay bên ngoài của tổ chức để đảm bảo mối nguy ATTP bị loại bỏ hay giảm xuống mức chấp nhận. b) Huỷ bỏ và/ hoặc loại bỏ như rác thải. 7.10.4. Thu hồi Để đảm bảo và thực hiện thuận tiện quá trình thu hồi kịp thời và đầy đủ của lô sản phẩm cuối cùng được xác định là không an toàn. a) Lãnh đạo cao nhất phải chỉ định người có quyền hạn để tiến hành một đợt thu hồi và người có trách nhiệm thực hiện việc thu hồi đó và b) Tổ chức phải thiết lập và duy trì các tài liệu bằng văn bản cho việc: 1) Thông báo đến các bên liên quan (VD: cơ quan pháp luật và chế định, khách hàng và người tiêu dùng) 2) Xử lý sản phẩm thu hồi cũng như lô sản phẩm bị ảnh hưởng vẫn còn trong kho và 3) Trình tự hành động tiến hành. Sản phẩm thu hồi phải được niêm phong và giữ dưới sự giám sát cho đến khi chúng bị huỷ, sử dụng cho mục đích khác dự định ban đầu, được xác định là an toàn cho cùng (hay khác) mục đích sử dụng dự kiến, hoặc xử lý lại bằng cách thức để đảm bảo sản phẩm an toàn. ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 25
  • 26. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 Nguyên nhân, phạm vi và kết quả của việc thu hồi phải được lưu hồ sơ và báo cáo lên lãnh đạo cao nhất như đầu vào của việc xem xét lãnh đạo (5.8.2). Tổ chức phải thẩm tra và lưu hồ sơ tính hiệu lực của chương trình thu hồi sản phẩm thông qua việc sử dụng các kỹ thuật thích hợp (ví dụ: thu hồi giả hay thu hồi thử). 8. Sự xác nhận tính hiệu lực, thẩm tra và cải tiến của hệ thống quản lý ATTP 8.1. Khái quát Ban ATTP phải lập kế hoạch và thực hiện các quá trình cần thiết để xác nhận giá trị sử dụng của các biện pháp kiểm soát và sự kết hợp giữa các biện pháp kiểm soát để thẩm tra và cải tiến hệ thống quản lý ATTP. 8.2. Xác nhận giá trị sử dụng của sự kết hợp các biện pháp kiểm soát Trước khi thực hiện các biện pháp kiểm soát trong PRP vận hành và kế hoạch HACCP và sau bất cứ thay đổi nào của chúng (8.5.2), tổ chức phải xác nhận giá trị sử dụng (3.15). a) Các biện pháp kiểm soát được lựa chọn có đạt được việc kiểm soát dự định cho mối nguy ATTP theo chức năng như thiết kế và b) Biện pháp kiểm soát có hiệu lực và năng lực với sự kết hợp, đảm bảo kiểm soát của mối nguy ATTP nhất định để sản phẩm cuối cùng có khả năng đáp ứng mức chấp nhận. Nếu kết quả của xác nhận giá trị sử dụng chỉ ra một trong hai vấn đề trên không thể xác nhận được, các biện pháp kiểm soát và/ hoặc sự kết hợp của chúng phải được sửa đổi và đánh giá lại (7.4.4). Việc sửa đổi có thể bao gồm sự thay đổi trong biện pháp kiểm soát (ví dụ: thông số quá trình, mức độ nghiêm ngặt và/ hoặc sự kết hợp của chúng) và/ hoặc sự thay đổi trong khâu nguyên liệu thô, công nghệ sản xuất, đặc tính của sản phẩm cuối cùng, phương pháp phân phối và/ hoặc mục đích sử dụng dự kiến của sản phẩm cuối cùng. 8.3. Kiểm soát theo dõi và đo lường Tổ chức phải cung cấp bằng chứng các phương pháp đo lường và theo dõi cụ thể và các thiết bị là đầy đủ để thực hiện các quy trình đo lường và theo dõi. Khi cần thiết để đảm bảo kết quả chính xác, thiết bị và phương pháp đo lường được sử dụng. ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 26
  • 27. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 a) Phải được hiệu chuẩn hay xác nhận định kỳ, trước khi sử dụng, theo các chuẩn đo lường có liên quan tới tiêu chuẩn đo lường trong nước hay quốc tế; nếu không có tiêu chuẩn nào như vậy, cơ sở để hiệu chuẩn hay thẩm tra phải được lưu hồ sơ; b) Hiệu chỉnh hoặc hiệu chỉnh lại, khi cần thiết; c) Được nhận biết để giúp xác định trạng thái hiệu chuẩn; d) Được giữ gìn tránh bị hiệu chỉnh làm mất tính đúng đắn của các kết quả đo; e) Được bảo vệ để tránh hư hỏng hoặc suy giảm chất lượng trong khi di chuyển, bảo dưỡng và lưu giữ. Ngoài ra, tổ chức phải đánh giá và ghi nhận giá trị hiệu lực của các kết quả đo lường trước đó khi thiết bị được phát hiện không phù hợp với yêu cầu. Tổ chức phải tiến hành các hành động thích hợp đối với thiết bị đó và bất kỳ sản phẩm nào bị ảnh hưởng. Phải duy trì hồ sơ của các kết quả hiệu chuẩn và kiểm tra xác nhận. Khi sử dụng phần mềm máy tính để theo dõi và đo lường các yêu cầu đã qui định, phải khẳng định khả năng thỏa mãn việc áp dụng nhằm tới của chúng. Việc này phải được tiến hành trước lần sử dụng đầu tiên và được xác nhận lại khi cần thiết. 8.4. Thẩm tra hệ thống quản lý ATTP 8.4.1. Đánh giá nội bộ Tổ chức phải tiến hành đánh giá nội bộ định kỳ theo kế hoạch để xác định xem hệ thống ATTP: a) Có phù hợp với các bố trí sắp xếp được hoạch định đối với các yêu cầu của tiêu chuẩn này và với các yêu cầu của hệ thống chất lượng được tổ chức thiết lập và b) Có được áp dụng một cách hiệu lực và được duy trì. Tổ chức phải hoạch định chương trình đánh giá, có chú ý đến tình trạng và tầm quan trọng của các quá trình và các khu vực được đánh giá, cũng như kết quả của các cuộc đánh giá trước (xem 8.5.2 và 5.8.2). Chuẩn mực, phạm vi, tần suất và phương pháp đánh giá phải được xác định. Việc lựa chọn các chuyên gia đánh giá và tiến hành đánh giá phải đảm bảo được tính khách quan và vô tư của quá trình đánh giá. Các chuyên gia đánh giá không được đánh giá công việc của mình. ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 27
  • 28. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 Trách nhiệm và các yêu cầu về việc hoạch định và tiến hành các đánh giá, về việc báo cáo kết quả và duy trì hồ sơ phải được xác định trong một thủ tục dạng văn bản. Lãnh đạo chịu trách nhiệm về khu vực được đánh giá phải đảm bảo tiến hành không chậm trễ các hành động để loại bỏ sự không phù hợp được phát hiện trong khi đánh giá và nguyên nhân của chúng. Các hành động tiếp theo phải bao gồm việc kiểm tra xác nhận các hành động được tiến hành và báo cáo kết quả kiểm tra xác nhận. 8.4.2. Đánh giá kết quả thẩm tra riêng lẻ Ban ATTP phải đánh giá một cách có hệ thống các kết quả riêng lẻ của thẩm tra theo hoạch định(7.8). Nếu sự thẩm tra không chứng minh được sự phù hợp với sự sắp xếp theo hoạch định, tổ chức phải hành động để đạt được sự phù hợp theo yêu cầu. Những hành động ấy phải bao gồm, nhưng không bị giới hạn bởi, việc xem xét: a) Quy trình sẵn có và các kênh truyền thông tin (5.6 và 7.7). b) Kết luận của sự phân tích mối nguy (7.4), sự thiết lập PRP vận hành (7.5) và kế hoạch HACCP (7.6.1). c) Chương trình PRP (7.2) và d) Tính hiệu lực của quản lý nguồn nhân lực và các hoạt động đào tạo (6.2). 8.4.3. Phân tích kết quả của hoạt động thẩm tra Ban ATTP phải phân tích kết quả của hoạt động thẩm tra, bao gồm kết quả của kiểm tra nội bộ (8.4.1) và kiểm tra từ bên ngoài. Sự phân tích phải được tiến hành để : a) Để chứng thực việc thực hiện nói chung của hệ thống đáp ứng sự sắp xếp theo hoạch định và yêu cầu của hệ thống quản lý ATTP do tổ chức thiết lập. b) Để xác định nhu cầu cho cập nhật hay cải tiến hệ thống quản lý ATTP. c) Để xác định những xu hướng cho thấy khả năng xảy ra cao hơn của các sản phẩm không an toàn tiềm ẩn. d) Thiết lập thông tin để hoạch định chương trình đánh giá nội bộ liên quan tới tình trạng và tính quan trọng của khu vực được đánh giá và e) Cung cấp bằng chứng là các hành động khắc phục hay sự sửa chữa có hiệu lực. ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 28
  • 29. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 Kết quả của việc phân tích và các hoạt động kèm theo phải được lưu hồ sơ và phải được báo cáo, tới lãnh đạo cao nhất như đầu vào của xem xét của lãnh đạo (5.8.2). Đây cũng phải là đầu vào cho việc cập nhật hệ thống quản lý ATTP (8.5.2). 8.5. Cải tiến 8.5.1. Cải tiến liên tục Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo tổ chức cải tiến liên tục tính hiệu lực của hệ thống quản lý ATTP thông qua sử dụng việc truyền đạt thông tin (5.6), xem xét của lãnh đạo (5.8), đánh giá nội bộ (8.4.1), đánh giá các kết quả thẩm tra riêng lẻ (8.4.2), phân tích các kết quả của hoạt động thẩm tra (8.4.3), xác nhận giá trị sử dụng của sự kết hợp giữa các biện pháp kiểm soát (8.2), hành động khắc phục (7.10.2) và việc cập nhật của hệ thống quản lý ATTP (8.5.2). Chú ý: ISO 9001 đưa ra sự cải tiến liên tục tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng. ISO 9004 cung cấp hướng dẫn cải tiến liên tục tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng trên cơ sở những vấn đề đã nêu trong hệ thống ISO 9001. 8.5.2. Cập nhật hệ thống quản lý ATTP Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo hệ thống quản lý ATTP phải được liên tục cập nhật. Để đạt được điều này, Ban ATTP phải đánh giá hệ thống quản lý ATTP định kỳ. Ban phải đánh giá mức độ cần thiết, xem xét việc phân tích mối nguy (7.4), PRP vận hành đã thiết lập (7.5) và kế hoạch HACCP (7.6.1). Các hoạt động đánh giá và cập nhật phải dựa trên: a) Đầu vào từ trao đổi thông tin, bên ngoài cũng như nội bộ, như đã đề cập ở mục 5.6. b) Đầu vào từ thông tin khác liên quan đến sự thích hợp, đầy đủ và hiệu lực của hệ thống quản lý ATTP. c) Đầu ra từ việc phân tích kết quả của các hoạt động thẩm tra (8.4.3) và d) Đầu ra từ việc xem xét của lãnh đạo (5.8.3). Các hoạt động cập nhật hệ thống phải được lưu hồ sơ và báo cáo theo một cách thức thích hợp, như đầu vào của việc xem xét của lãnh đạo. PHỤ LỤC A ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 29
  • 30. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 (Cung cấp thờm thụng tin) Tham chiếu giữa ISO 22000:2005 và ISO 9001:2000 Bảng A. 1 - Chỉ dẫn tham khảo giữa các điều khoản của ISO 22000:2005 và các điều khoản của ISO 9001:2000 ISO 22000:2005 ISO 9001:2000 Giới thiệu 0 01 02 03 04 Giới thiệu Khỏi quỏt Cỏch tiếp cận theo quỏ trỡnh Quan hệ với ISO 9004 Sự tương thích với các hệ thống quản lý khỏc Phạm vi 1 1 Phạm vi Khỏi quỏt Áp dụng Tiờu chuẩn trớch dẫn 2 2 Tiờu chuẩn trớch dẫn Thuật ngữ và định nghĩa 3 3 Thuật ngữ và định nghĩa Hệ thống Quản lý an toàn thực phẩm 4 4 Hệ thống Quản lý Chất lượng Cỏc yờu cầu chung 4.1 4.1 Cỏc yờu cầu chung Yờu cầu về hệ thống tài liệu 4.2 4.2 Yờu cầu về hệ thống tài liệu Khỏi quỏt 4.2.1 4.2. 1 Khỏi quỏt Kiểm soỏt Tài liệu 4.2.2 4.2. 3 Kiểm soỏt Tài liệu Kiểm soát Hồ sơ 4.2.3 4.2. 4 Kiểm soát Hồ sơ Trỏch nhiệm của Lónh đạo 5 5 Trỏch nhiệm của Lónh đạo Cam kết của Lónh đạo 5.1 5.1 Cam kết của Lónh đạo Chớnh sỏch an toàn thực phẩm 5.2 5.3 Chính sách Chẩt lượng Hoạch định hệ thống quản lý an toàn thực phẩm 5.3 5.4. 2 Hoạch định Hệ thống quản lý chất lượng ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 30
  • 31. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 Trỏch nhiệm và quyền hạn 5.4 5.5. 1 Trỏch nhiệm và quyền hạn Trưởng Ban an toàn thực phẩm 5.5 5.5. 2 Đại diện lónh đạo về chẩt lượng Trao đổi thông tin 5.6 5.5 Trách nhiệm quyền hạn và trao đổi thông tin Trao đổi thông tin bên ngoài 5.6.1 7.2. 1 Xác định các yêu cầu liên quan tới sản phẩm Trao đổi thông tin nội bộ 5.6.2 7.2. 3 Trao đổi thông tin với khách hàng 5.5. 3 Trao đổi thông tin nội bộ 7.3. 7 Kiểm soát những thay đổi trong thiết kế và phát triển Chuẩn bị và phản ứng trong trường hợp khẩn cấp 5.7 5.2 Hướng vào khách hàng 8.5. 3 Hành động phũng ngừa Xem xột của Lónh đạo 5.8 5.6 Xem xột của Lónh đạo Khỏi quỏt 5.8.1 5.6. 1 Khỏi quỏt Đầu vào của việc xem xét 5.8.2 5.6. 2 Đầu vào của việc xem xét Đầu ra của việc xem xột 5.8.3 5.6. 3 Đầu ra của việc xem xét Quản lý nguồn lực 6 6 Quản lý nguồn lực Cung cấp nguồn lực 6.1 6.1 Cung cấp nguồn lực Nguồn nhõn lực Khỏi quỏt Năng lực, nhận thức và đào tạo 6.2 6.2.1 6.2.2 6.2 6.2. 1 6.2. 2 Nguồn nhõn lực Khỏi quỏt Năng lực, nhận thức và đào tạo Cơ sở hạ tầng 6.3 6.3 Cơ sở hạ tầng Môi trường làm việc 6.4 6.4 Môi trường làm việc ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 31
  • 32. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 Hoạch định và tạo sản phẩm an toàn 7 7 Hoạch định sản phẩm Khỏi quỏt 7.1 7.1 Kế hoạch hoạch định sản phẩm Các chương trỡnh tiờn quyết (PRPs) 7.2 6.3 6.4 7.5. 1 8.5. 3 7.5. 5 Cơ sở hạ tầng Môi trường làm việc Kiểm soỏt việc sản xuất và cung cấp dịch vụ Hành động phũng ngừa Bảo quản sản phẩm Các bước chuẩn bị phân tích mối nguy Khỏi quỏt Đội an toàn thực phẩm Đặc tính sản phẩm Sử dụng dự kiến Lưu đồ dũng chảy, cỏc quỏ trỡnh và biện phỏp kiểm soỏt 7.3 7.3.1 7.3.2 7.3.3 7.3.4 7.3.5 7.3 7.4. 2 7.2. 1 7.2. 1 Thiết kế và phỏt triển Các yêu cầu đối với việc mua hàng Xác định các yêu cầu liên quan đến sản phẩm Xác định các yêu cầu liên quan đến sản phẩm Phõn tớch mối nguy 7.4 7.3. 1 Lập kế hoạch phỏt triển và thiết kế Khỏi quỏt 7.4.1 Nhận biết mối nguy và xác định các mức chấp nhận được 7.4.2 Đánh giá mối nguy 7.4.3 Lựa chọn và đánh giá các biện pháp kiểm soát 7.4.4 Thiết lập cỏc chương trỡnh tiờn quyết 7.5 7.3. 2 Đầu vào thiết kế và phát triển Lập kế hoạch HACCP 7.6 7.3. 3 Đầu ra thiết kế và phát triển Kế hoạch HACCP 7.6.1 7.5. 1 Kiểm soỏt sản xuất và cung cấp dịch vụ Nhận biết điểm kiểm soát tới hạn (CCPs) 7.6.2 Xác định giới hạn tới hạn cho các điểm kiểm soát tới hạn 7.6.3 ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 32
  • 33. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 Hệ thống theo dừi điểm kiểm soát tới hạn 7.6.4 8.2. 3 Kiểm soát và đo lường các quá trỡnh Các hành động phải tiến hành khi cỏc kết quả theo dừi vượt quá giới hạn tới hạn 7.6.5 8.3 Kiểm soỏt sản phẩm khụng phự hợp Cập nhật các thông tin ban đầu và các tài liệu xác định PRPs và kế hoạch HACCP 7.7 4.2. 3 Kiểm soỏt tài liệu Hoạch định thẩm tra 7.8 7.3. 5 Xỏc nhận kiểm tra và thiết kế Hệ thống truy tỡm nguồn gốc 7.9 7.5. 3 Nhận biết và kiểm tra Kiểm soỏt sự khụng phự hợp 7.10 8.3 Kiểm soỏt sản phẩm khụng phự hợp Sửa chữa 7.10. 1 8.3 Kiểm soỏt sản phẩm khụng phự hợp Hành động khắc phục 7.10. 2 8.5. 2 Hành động khắc phục Xử lý sản phẩm khụng an toàn tiềm ẩn 7.10. 3 8.3 Kiểm soỏt sản phẩm khụng phự hợp Thu hồi sản phẩm 7.10. 4 8.3 Kiểm soỏt sản phẩm khụng phự hợp Xỏc nhận giỏ trị sử dụng và cải tiến hệ thống an toàn thực phẩm 8 8 Đo lường, phân tích và cải tiến Khỏi quỏt 8.1 8.1 Khỏi quỏt Xỏc nhận việc kết hợp cỏc biện phỏp kiểm soỏt 8.2 8.4 Phõn tớch dữ liệu 7.3. 6 Kiểm tra thiết kế và phỏt triển 7.5. 2 Kiểm tra cỏc quỏ trỡnh sản xuất và cung cấp dịch vụ Kiểm soát việc kiểm tra và đo lường 8.3 7.6 Kiểm soát phương tiện theo dừi và đo lường Kiểm tra hệ thống an toàn thực phẩm 8.4 8.2 Theo dừi và đo lường Đánh giá nội bộ 8.4.1 8.2. 2 Đánh giá nội bộ Đánh giá kết quả kiểm tra riêng lẻ 8.4.2 7.3. Xem xột phỏt triển và thiết kế ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 33
  • 34. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 4 8.2. 3 Theo dừi và đo lường các quá trỡnh Phân tích kết quả hoạt động thẩm tra 8.4.3 8.4 Phõn tớch dữ liệu Cải tiến 8.5 8.5 Cải tiến Cải tiến thường xuyên 8.5.1 8.5. 1 Cải tiến thường xuyên Cập nhật Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm 8.5.2 7.3. 4 Xem xột thiết kế và phỏt triển ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 34
  • 35. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 Bảng A. 2 - Chỉ dẫn tham khảo giữa các điều khoản của ISO 9001:2000 và các điều khoản của ISO 22000:2005 ISO 9001:2000 ISO 22000:2005 Lời giới thiệu Lời giới thiệu Khỏi quỏt 01 Cỏch tiếp cận theo quỏ trỡnh 02 Quan hệ với ISO 9004 03 Sự tương thích với các hệ thống quản lý chất lượng khác 04 Phạm vi 1 1 Phạm vi Khỏi quỏt 1.1 Áp dụng 1.2 Tiờu chuẩn trớch dẫn 2 2 Tiờu chuẩn trớch dẫn Thuật ngữ và định nghĩa 3 3 Thuật ngữ và định nghĩa Hệ thống quản lý chất lượng 4 4 Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm Cỏc yờu cầu chung 4.1 4.1 Cỏc yờu cầu chung Cỏc yờu cầu về hệ thống tài liệu 4.2 4.2 Cỏc yờu cầu về hệ thống tài liệu Khỏi quỏt 4.2. 1 4.2.1 Khỏi quỏt Sổ tay chất lượng 4.2. 2 Kiểm soỏt tài liệu 4.2. 3 4.2.2 Kiểm soỏt tài liệu 7.7 Cập nhật thụng tin chuẩn bị và cỏc tài liệu về (cỏc) PRP và kế hoạch HACCP Kiểm soát hồ sơ 4.2. 4 4.2.3 Kiểm soát hồ sơ Trỏch nhiệm của lónh đạo 5 5 Trỏch nhiệm của lónh đạo Cam kết của lónh đạo 5.1 5.1 Cam kết của lónh đạo ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 35
  • 36. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 Hướng vào khách hàng 5.2 5.7 Chuẩn bị và phản ứng trong trường hợp khẩn cấp Chính sách chất lượng 5.3 5.2 Chớnh sỏch an toàn thực phẩm Hoạch định 5.4 Mục tiêu chất lượng 5.4. 1 Hoạch định quản lý chất lượng 5.4. 2 5.3 Hoạch định hệ thống quản lý an toàn thực phẩm 8.5.2 Cập nhật hệ thống quản lý an toàn thực phẩm Trách nhiệm, quyền hạn và trao đổi thông tin 5.5 5.6 Trao đổi thụng tin Trỏch nhiệm và quyền hạn 5.5. 1 5.4 Trỏch nhiệm và quyền hạn Đại diện lónh đạo 5.5. 2 5.5 Trưởng Ban an toàn thực phẩm Trao đổi thông tin nội bộ 5.5. 3 5.6.2 Trao đổi thông tin nội bộ Xem xột của lónh đạo 5.6 5.8 Xem xột của lónh đạo Khỏi quỏt 5.6. 1 5.8.1 Khỏi quỏt Đầu vào của việc xem xét 5.6. 2 5.8.2 Đầu vào của việc xem xét Đầu ra của việc xem xét 5.6. 3 5.8.3 Đầu ra của việc xem xét Quản lý nguồn lực 6 6 Quản lý nguồn lực Cung cấp nguồn lực 6.1 6.1 Cung cấp nguồn lực Nguồn nhõn lực 6.2 6.2 Nguồn nhõn lực Khỏi quỏt 6.2. 1 6.2.1 Khỏi quỏt Năng lực, nhận thức và đào tạo 6.2. 2 6.2.2 Năng lực, nhận thức và đào tạo Cơ sở vật chất hạ tầng 6.3 6.3 Cơ sở vật chất hạ tầng 7.2 Các chương trỡnh tiờn quyết (PRPs) ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 36
  • 37. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 Môi trường làm việc 6.4 6.4 Mụi trường làm việc 7.2 Các chương trỡnh tiờn quyết (PRPs) Tạo sản phẩm 7 7 Hoạch định và tạo sản phẩm an toàn Hoạch định tạo sản phẩm 7.1 7.1 Khỏi quỏt Cỏc quỏ trỡnh liờn quan đến khách hàng 7.2 Xác định các yêu cầu liên quan tới sản phẩm 7.2. 1 7.3.4 Sử dụng dự định 7.3.5 Lưu đồ dũng chảy, các bước của quá trỡnh và biện phỏp kiểm soỏt 5.6.1 Trao đổi thông tin với bên ngoài Xem xột cỏc yờu cầu liờn quan tới sản phẩm 7.2. 2 Trao đổi thông tin với khách hàng 7.2. 3 5.6.1 Trao đổi thông tin với bờn ngoài Thiết kế và phỏt triển 7.3 7.3 Các bước chuẩn bị phân tích mối nguy Hoạch định thiết kế và phát triển 7.3. 1 7.4 Phõn tớch mối nguy Đầu vào của thiết kế và phát triển 7.3. 2 7.5 Thiết lập các chương trỡnh tiờn quyết vận hành (PRPs) Đầu ra của thiết kế và phỏt triển 7.3. 3 7.6 Lập kế hoạch HACCP Xem xột thiết kế và phỏt triển 7.3. 4 8.4.2 Đánh giá kết quả xác nhận riêng lẻ 8.5.2 Cập nhật Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm Kiểm tra xỏc nhận thiết kế và phỏt triển 7.3. 5 7.8 Hoạch định việc thẩm tra Xỏc nhận giỏ trị sử dụng của thiết kế và phỏt triển 7.3. 6 8.2 Xỏc nhận hiệu lực của việc kết hợp cỏc biện phỏp kiểm soỏt Kiểm soát thay đổi thiết kế và phát triển 7.3. 7 5.6.2 Trao đổi thông tin nội bộ Mua hàng 7.4 Quỏ trỡnh mua hàng 7.4. ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 37
  • 38. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 1 Thụng tin mua hàng 7.4. 2 7.3.3 Đặc tính sản phẩm Kiểm tra xỏc nhận sản phẩm mua vào 7.4. 3 Sản xuất và cung cấp dịch vụ 7.5 Kiểm soát hoạt động sản xuất và cung cấp dịch vụ 7.5. 1 7.2 Các chương trỡnh tiờn quyết (PRPs) 7.6.1 Kế hoạch HACCP Xác định giỏ trị sử dụng của cỏc quỏ trỡnh sản xuất và cung cấp dịch vụ 7.5. 2 8.2 Xỏc nhận hiệu lực của việc kết hợp cỏc biện phỏp kiểm soỏt Nhận biết và xác định nguồn gốc 7.5. 3 7.9 Hệ thống truy tỡm nguồn gốc Tài sản của khỏch hàng 7.5. 4 Bảo quản sản phẩm 7.5. 5 7.2 Các chương trỡnh tiờn quyết (PRPs) Kiểm soát phương tiện theo dừi và đo lường 7.6 8.3 Kiểm soỏt việc theo dừi và đo lường Đo lường, phân tích và cải tiến 8 8 Kiểm tra, xỏc nhận và cải tiến Hệ thống quản lý an tũan thực phẩm Khỏi quỏt 8.1 8.1 Khỏi quỏt Theo dừi và đo lường 8.2 8.4 Xỏc nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm Sự thoả món của khỏch hàng 8.2. 1 Đánh giá nội bộ 8.2. 2 8.4.1 Đánh giá nội bộ Theo dừi và đo lường các quá trỡnh 8.2. 3 7.6.4 Hệ thống theo dừi cỏc điểm kiểm soát tới hạn 8.4.2 Đánh giá các kết quả xác nhận riêng lẻ Theo dừi và đo lường sản phẩm 8.2. 4 Kiểm soỏt sản phẩm khụng phự hợp 8.3 7.6.5 Các hành động khi kết quả theo dừi vượt quá giới ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 38
  • 39. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 hạn tới hạn 7.10 Kiểm soỏt sự khụng phự hợp Phõn tớch dữ liệu 8.4 8.2 Cải tiến 8.4.3 Phân tích kết quả của hành động thẩm tra Cải tiến 8.5 8.5 Cải tiến Cải tiến thường xuyên 8.5. 1 8.5.1 Cải tiến thường xuyên Hành động khắc phục 8.5. 2 7.10. 2 Hành động khắc phục Hành động phũng ngừa 8.5. 3 5.7 Chuẩn bị và phản ứng trong trường hợp khẩn cấp 7.2 Các chương trỡnh tiờn quyết (PRPs) PHỤ LỤC B (Cung cấp thờm thụng tin) So sỏnh chộo giữa HACCP và ISO 22000 : 2005 Bảng B.1 – So sánh chéo giữa các nguyên tắc HACCP và các bước áp dụng với các điều khoản của ISO 22000 : 2005 Cỏc nguyờn Các bước áp dụng HACCP ISO 22000 : 2005 ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 39
  • 40. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 tắc HACCP Thành lập đội HACCP Bước 1 7.3.2 Ban an toàn thực phẩm Mụ tả sản phẩm Bước 2 7.3.3 Đặc tính sản phẩm 7.3.5.2 Mụ tả cỏc quỏ trỡnh và cỏc biện phỏp kiểm soỏt Xác định mục đích sử dụng Bước 3 7.3.4 Xác định mục đích sử dụng Xây dựng sơ đồ sản xuất Kiểm tra sơ đồ sản xuất trên thực địa Bước 4 Bước 5 7.3.5.1 Lưu đồ dũng chảy Nguyờn tắc 1 Phõn tớch mối nguy Lập danh sỏch tất cả cỏc mối nguy tiềm ẩn Bước 6 7.4 Phõn tớch mối nguy Phõn tớch mối nguy 7.4.2 Việc nhận diện mối nguy và việc xác định các mức có thể chấp nhận được Xem xột cỏc biện phỏp kiểm soỏt 7.4.3 Đánh giá mối nguy 7.4.4 Việc lựa chọn và đánh giá các biện pháp kiểm soát Nguyờn tắc 2 Xác định các CCP Xác định các CCP Bước 7 7.6.2 Nhận diện cỏc CCP Nguyờn tắc 3 Thiết lập các ngưỡng tới hạn Thiết lập ngưỡng tới hạn cho từng CCP Bước 8 7.6.3 Việc xác định các giới hạn tới hạn cho cỏc CCP Nguyờn tắc 4 Thiết lập hệ thống để giám sát sự kiểm soỏt CCP Thiết lập hệ thống giỏm sỏt cho từng CCP Bước 9 7.6.4 Hệ thống để giám sát các CCP Nguyờn tắc 5 Thiết lập hành động khắc phục cần thiết khi việc giám sát chỉ ra một CCP cụ thể không nằm dưới sự kiểm soát Thiết lập hành động khắc phục Bước 10 7.6.5 Hành động khi kết quả giám sát vượt ra khỏi giới hạn tới hạn ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 40
  • 41. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 22000: 2005 Nguyờn tắc 6 Thiết lập các thủ tục thẩm tra để xác nhận Thiết lập thủ tục thẩm tra Bước 11 7.8 Hoạch định thẩm tra Nguyờn tắc 7 Thiết lập các tài liệu liên quan đến tất cả các thủ tục và hồ sơ thích họp với các nguyên tắc này và việc áp dụng chúng Thiết lập tài liệu và lưu giữ hồ sơ Bước 12 4.2 7.7 Cỏc yờu cầu về tài liệu Việc cập nhật các thông tin ban đầu và những tài liệu chỉ rừ cỏc PRP và kế hoạch HACCP PHỤ LỤC C (Nõng cao) Bản tham khảo Codex cung cấp ví dụ về các tiêu chuẩn đánh giá, bao gồm các chương trỡnh tiờn quyết và hướng dẫn để chọn lựa và sử dụng. 1. 1.1. Các Quy định và hướng dẫn (1) ISO 22000: 2005 Bản quyền đã được đăng kí 41