SlideShare a Scribd company logo
1 of 54
Download to read offline
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN CƠ KHÍ
BỘ MÔN CƠ SỞ THIẾT KẾ MÁY VÀ ROBOT
*
ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH CƠ ĐIỆN TỬ
ĐỀ TÀI:
THIẾT KẾ, CHẾ TẠO GIÀN PHƠI THÔNG MINH
Sinh viên thực hiện:
Giáo viên hướng dẫn:
HÀ NỘI 06 - 2016
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 1
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1. Thông tin về nhóm sinh viên
Họ và tên sinh viên:
Điện thoại liên lạc: 0964 – 810 – 699. Email: lecongvinh06@gmail.com
Lớp: KT. Cơ Điện Tử Hệ đào tạo: Kỹ sư chính quy
Đồ án tốt nghiệp được thực hiện tại: Bộ môn Cơ sở Thiết kế máy và Robot,
trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Thời gian làm ĐATN: từ ngày 11/ 01/ 2016 đến 10/ 06/ 2016
2. Mục đích nội dung của ĐATN
Thiết kế, chế tạo giàn phơi thông minh.
3. Các nhiệm vụ cụ thể của ĐATN
 Tìm hiểu thị trường giàn phơi thông minh hiện nay, từ đó đề xuất ý tưởng cải
tiến và yêu cầu thiết kế, chế tạo giàn phơi thông minh.
 Thiết kế hệ thống dẫn động cho giàn phơi thông minh.
 Tính toán, lựa chọn các kết cấu cơ khí cho giàn phơi thông minh.
 Thiết kế hệ thống điều khiển giàn phơi thông minh.
 Chế tạo giàn phơi thông minh.
4. Lời cam đoan của sinh viên
Nhóm sinh viên thực hiện Đồ án tốt nghiệp - Lê Công Vinh, Nguyễn Tiến
Diện, Lâm Quyết Thắng – cam kết ĐATN là công trình nghiên cứu của bản thân
nhóm thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS. Hoàng Văn Bạo.
Các kết quả nêu trong ĐATN là trung thực, không phải là sao chép toàn văn
của bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Nhóm Tác giả ĐATN
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 2
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Điểm đánh giá (cho từng sinh viên): Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Giáo viên hướng dẫn
ThS. Hoàng Văn Bạo
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 3
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
BẢN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Tên đề tài:......................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Giáo viên phản biện:.....................................................................................................
1. Nội dung thiết kế tốt nghiệp:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
2. Nhận xét của giáo viên phản biện:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Điểm đánh giá (cho từng sinh viên): Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Giáo viên phản biện
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 4
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Nội dung của Đồ án tốt nghiệp được thực hiện dựa trên các nhiệm vụ chính như
sau:
 Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về thị trường giàn phơi thông minh hiện nay, từ đó đề
xuất ý tưởng cải tiến và yêu cầu thiết kế, chế tạo giàn phơi thông minh.
Thông qua việc tìm hiểu, nguyên cứu về thị trường giàn phơi hiện nay, cụ thể
là đi sâu tìm hiểu về nhu cầu thị trường, tìm hiểu các loại giàn phơi hiện có trên thị
trường hiện nay. Từ đó, khoanh vùng thị trường nhắm đến là các hộ gia đình trong
các khu chung cư, các khu dân cư, tòa nhà cao tầng, nơi có diện tích sinh hoạt
không nhiều và nhu cầu tối ưu diện tích là rất cần thiết. Dựa vào việc tìm hiểu mà
đề xuất ý tưởng cải tiến các loại giàn phơi hiện tại trở nên thông minh hơn, thuận
tiên cho người sử dụng và chi phí chế tạo ở mức hợp lý, đồng thời đưa ra yêu cầu cụ
thể cho quá trình thiết kế, chế tạo giàn phơi thông minh. Nội dung cụ thể của nhiệm
vụ này được trình bày cụ thể trong Chương 1: TỔNG QUAN.
 Nhiệm vụ 2: Thiết kế hệ thống cơ khí cho giàn phơi thông minh.
Từ ý tưởng cải tiến đã được đề xuất và yêu cầu thiết kế, chế tạo, chúng ta sẽ
tiến hành thiết kế hệ thống cơ khí cho giàn phơi thông minh, một phần vô cùng
quan trọng, là xương sống cho toàn bộ Đồ án tốt nghiệp. Ở đây, ta phải lên sơ đồ hệ
dẫn động giàn phơi, tính toán, thiết kế và lựa chọn động cơ, bộ truyền Trục vít –
Bánh vít, tang cuốn, cáp, ..v..v.. Toàn bộ nội dung của nhiệm vụ này được trình bày
ở Chương 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ.
 Nhiệm vụ 3: Thiết kế hệ thống điều khiển cho giàn phơi thông minh.
Để thực sự là một giàn phơi thông minh, thiết kế hệ thống điều khiển cho
giàn phơi là điều tất yếu. Với các yêu cầu như khi trời mưa thì màn che tự động hạ
xuống che chắn quần áo khỏi ướt, khi hết mưa thì tự động kéo lên. Đồng thời, giàn
phơi thông minh được cài đặt sẵn hai chế độ, một dành cho người lớn, một cái khác
thì dành cho trẻ em, tạo thuận tiện cho quá trình phơi quần áo. Toàn bộ phần thiết
kế hệ thống điều khển sẽ nằm ở Chương 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU
KHIỂN.
 Nhiệm vụ 4: Chế tạo giàn phơi thông minh
Từ những nhiệm vụ trên, chúng ta sẽ thu được những thông tin cần thiết để
có thể tiến đến bước cuối cùng là tạo nên sản phẩm thực. Ở nhiệm vụ này, sẽ được
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 5
trình bày một cách khái quát ở Chương 4: CHẾ TẠO GIÀN PHƠI THÔNG
MINH.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................11
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................12
Chương 1: TỔNG QUAN.........................................................................................13
1.1 Giời thiệu về giàn phơi................................................................................13
1.2 Các loại giàn phơi hiện nay .........................................................................15
1.2.1 Giàn phơi quay tay................................................................................16
1.2.2 Giàn phơi bấm điện...............................................................................17
1.2.3 Giàn phơi điều khiển từ xa....................................................................18
1.3 Đề xuất cải tiến hệ thống giàn phơi thông minh..........................................19
1.4 Yêu cầu thiết kế, chế tạo giàn phơi thông minh ..........................................22
Chương 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ...........................................................23
2.1 Thiết kế hệ dẫn động khung phơi ................................................................23
2.1.1 Tính chọn cáp........................................................................................24
2.1.1.1 Cấu tạo ...........................................................................................24
2.1.1.2 Phân loại.........................................................................................24
2.1.1.3 Lựa chọn loại cáp...........................................................................24
2.1.1.4 Tính toán thông số cáp...................................................................24
2.1.2 Tính chọn tang cuốn .............................................................................28
2.1.2.1 Khái niệm.......................................................................................28
2.1.2.2 Phân loại.........................................................................................28
2.1.2.3 Lựa chọn loại tang cuốn.................................................................28
2.1.2.4 Tính toán thông số Tang ................................................................29
2.1.2.5 Cố định đầu cáp lên tang................................................................32
2.1.3 Tính chọn động cơ ................................................................................32
2.1.3.1 Động cơ điện..................................................................................32
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 6
2.1.3.2 Các loại động cơ điện.....................................................................33
2.1.3.3 Công suất cần thiết trên trục tang ..................................................35
2.1.3.4 Xác định hiệu suất chung của toàn hệ thống..................................35
2.1.3.5 Xác định công suất yêu cầu trên trục động cơ...............................37
2.1.3.6 Xác định vận tốc quay của trục tang..............................................37
2.1.3.7 Xác định vận tốc quay cần thiết của động cơ ................................37
2.1.3.8 Chọn động cơ điện .........................................................................37
2.1.4 Lựa chọn bộ truyền...............................................................................38
2.1.4.1 Khái niệm.......................................................................................38
2.1.4.2 Phân loại.........................................................................................38
2.1.4.3 Truyền động trục vít – bánh vít......................................................38
2.1.4.4 Các dạng hỏng của bộ truyền trục vít ............................................39
2.1.4.5 Lựa chọn.........................................................................................40
2.2 Thiết kế hệ dẫn động bạt che.......................................................................41
2.2.1 Lựa chọn bạt che...................................................................................41
2.2.2 Tính chọn động cơ ................................................................................41
2.2.2.1 Công suất cần thiết trên trục bạt che..............................................41
2.2.2.2 Xác định hiệu suất chung của toàn hệ thống..................................42
2.2.2.3 Xác định công suất yêu cầu trên trục động cơ...............................42
2.2.2.4 Chọn động cơ điện .........................................................................43
2.2.3 Tính chọn trục quấn bạt ........................................................................43
2.2.3.1 Chọn vật liệu ..................................................................................43
2.2.3.2 Tính thiết kế trục............................................................................43
2.2.4 Tính chọn ổ bi.......................................................................................49
2.2.4.1 Khái niệm.......................................................................................49
2.2.4.2 Cấu tạo ...........................................................................................49
2.2.4.3 Chọn loại ổ lăn ...............................................................................50
2.2.4.4 Chọn sơ bộ kích thước ổ lăn ..........................................................50
2.2.4.5 Tính kiểm nghiệm khả năng tải của ổ............................................50
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 7
2.3 Lựa chọn thanh xếp .....................................................................................52
Chương 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN .................................................53
3.1 Sơ đồ khối hệ thống điều khiển...................................................................53
3.2 Giới thiệu về sensor và các động cơ dùng trong hệ thống ..........................55
3.2.1 Sensor....................................................................................................55
3.2.2 Cảm biến mưa.......................................................................................55
3.2.3 Động cơ một chiều DC .........................................................................57
3.2.4 Encoder .................................................................................................61
3.2.5 Động cơ bước (Step).............................................................................62
3.3 Tổng quan về vi điều khiển STM32, biên dịch và nạp Code vào vi điều
khiển 65
3.3.1 Sơ lược về STM32................................................................................65
3.3.2 Ứng dụng STM32 .................................................................................66
3.3.3 Tính năng nổi bật ..................................................................................66
3.3.4 Khái quát về vi điều khiển STM32F103C8T6 .....................................68
3.4 Trình biên dịch cho vi điều khiển KEILC 4, FLASH LOADER................70
3.5 Sơ đồ các mạch thiết kế thực hiện trong đề tài............................................78
3.5.1 Khối nguồn nuôi vi xử lý......................................................................78
3.5.2 Khối IC L298 đảo chiều........................................................................78
3.5.3 Khối vi xử lý.........................................................................................80
3.5.4 Khối hiển thị LCD ................................................................................81
3.6 Mạch in........................................................................................................81
3.7 Kết quả đạt được..........................................................................................82
Chương 4: CHẾ TẠO GIÀN PHƠI THÔNG MINH ...............................................83
4.1 Chế tạo khung phơi......................................................................................83
4.1.1 Khung thép V........................................................................................83
4.1.2 Khung thép hộp.....................................................................................84
4.1.3 Thanh phơi............................................................................................84
4.1.4 Thanh xếp .............................................................................................85
4.2 Chế tạo bạt che ............................................................................................86
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 8
4.3 Lắp ghép giàn phơi hoàn chỉnh ...................................................................86
KẾT LUẬN...............................................................................................................87
PHỤ LỤC..................................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................104
DANH MỤC HÌNH
STT Tên Trang
1.1 Dân số thành thị cả nước từ năm 1995 đến sơ bộ năm 2014 13
1.2 Dân số thành thị Hà Nội từ năm 1995 đến sơ bộ năm 2014 13
1.3
Dân số thành thị Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1995
đến sơ bộ năm 2014
14
1.4 Khu chung cư Times City 14
1.5 Khu chung cư Royal City 14
1.6 Khung cảnh phơi quần áo khu chung cư 15
1.7 Cảnh phơi quần áo tạm bợ 15
1.8 Giàn phơi quay tay 16
1.9 Giàn phơi bấm điện 17
1.10 Giàn phơi điều khiển từ xa 18
1.11 Ý tưởng cải tiến giàn phơi thông minh 19
1.12 Khung gá của giàn phơi thông minh 19
1.13 Thanh xếp 20
1.14 Trục cuốn bạt che nằm trên hai ổ bi liền gối 20
1.15 Thanh phơi quần áo 21
2.1 Sơ đồ dẫn động khung phơi 23
2.2 Các loại cáp thép 24
2.3 Cáp thép 27
2.4 Hình dạng một số loại tang cuốn 28
2.5 Các kích thước cơ bản của Tang 29
2.6 Tang cuốn cáp 32
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 9
2.7 Cố định đầu cáp lên tang 32
2.8 Cấu tạo động cơ bước 34
2.9a Cấu trúc động cơ bước nam châm vĩnh cửu 34
2.9b Cấu trúc động cơ bước biến từ trở 34
2.10 Động cơ bước kéo giàn phơi 38
2.11 Kết cấu của trục vít liền trục và bánh vít 39
2.12 Bộ truyền Trục vít – Bánh vít mua trên thị trường 40
2.13 Sơ đồ hệ dẫn động bạt che 41
2.14 Động cơ giảm tốc truyền động bạt che 43
2.15 Ống inox quấn bạt 45
2.16 Lục phân bố tải trọng trên trục 46
2.17 Mặt cắt ngang ống inox 47
2.18 Cấu tạo ổ lăn 49
2.19 Các thông số của ổ lăn 50
2.20 Ổ bi đỡ liền gối 51
2.21 Thanh xếp 52
3.1 Sơ đồ khối hệ thống điều khiển 53
3.2 Cấu trúc một hệ thống có Sensor 55
3.3 Mô hình của một thiết bị đo đơn giản 55
3.4 Sơ đồ chân nối cảm biến 56
3.5 Động cơ một chiều 57
3.6 Mạch cầu H 58
3.7 Sơ đồ mạch sử dụng L293B để điều khiển động cơ 59
3.8 Miêu tả ứng dụng điển hình của L298 60
3.9 Cho ứng dụng dòng lớn hơn, chúng ta dùng 2 kênh 60
3.10 Cấu tạo, nguyên lý hoạt động Encoder 61
3.11 Động cơ bước (Step) 62
3.12 Sơ lược lịch sử phát triển STM32 64
3.13 Ứng dụng STM32 64
3.14 Năng lượng tiêu thụ 65
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 10
3.15 Hiệu suất 65
3.16 Sơ đồ chân STM32F103C8T6 66
3.17 Sơ đồ mô hình tổng quan điều khiển dùng vi điều khiển 67
3.18 Khối nguồn nuôi vi xử lý 76
3.19 Sơ đồ chân của L298 76
3.20 Khối L298 (Mạch cầu H) 78
3.21 Khối vi xử lý 78
3.22 Khối hiển thị LCD 79
3.23 Mạch in 79
3.24 Mô hình Mạch điều khiển 80
4.1 Khung thép V lỗ 81
4.2 Khung thép hộp 82
4.3 Thanh phơi 82
4.4 Thanh xếp 83
4.5 Bạt che 84
4.6 Giàn phơi thông minh hoàn chỉnh 84
DANH MỤC BẢNG
STT Tên Trang
2.1 Bảng hệ số kinh nghiệm đối với lực kéo đứt nhỏ nhất 26
2.2 Nhóm chế độ làm việc của cơ cấu 27
2.3 Hệ số 27
2.4 Bảng hệ số đường kính tang 29
2.5 Trị số hiệu suất của các loại bộ truyền và ổ 36
2.6 Moduyn đàn hồi E của một số loại vật liệu 46
2.7 Ứng suất uốn cho phép của một số loại vật liệu 48
3.1 Chức năng của các chân 77
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 11
1 LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đồ án tốt nghiệp chúng em đã phải vượt qua bao nhiêu khó
khăn và thử thách. Trên chặng đường ấy, nhờ có sự động viên của thầy cô, bạn bè,
gia đình cùng với sự tạo điều kiện tốt nhất từ phía nhà trường, chúng em mới có thể
đi đến đích như ngày hôm này. Chúng em thật sự thấy biết ơn và muốn xin gửi lời
cảm ơn tới tất cả mọi người, những người đã ủng hộ, giúp đỡ chúng em trên con
đường hoàn thiện Đồ án tốt nghiệp này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Viện Cơ
khí, Bộ môn Cơ sở Thiết kế máy và Robot cùng các thầy cô đã dạy dỗ, quan tâm,
giúp đỡ, ủng hộ và tạo điều kiện cho chúng em trong những năm học tập tại trường.
Chúng em xin đặc biệt gửi lời cảm ơn đến thầy giáo ThS. Hoàng Văn Bạo,
người thầy đã luôn tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ và đặc biệt hơn cả là luôn động viên
chúng em, tiếp thêm động lực cho chúng em hoàn thiện Đồ án tốt nghiệp này.
Chúng em cũng vô cùng biết ơn Bộ môn Cơ sở Thiết kế máy và Robot, cùng
các thầy giáo trong bộ môn đã luôn tận tâm, nhiệt tình giảng dạy chúng em trong
những năm tháng ở giảng đường Đại học.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Nhóm Tác giả ĐATN
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 12
2 LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay với dự phát triển của khoa học kỹ thuật, cũng như nhu cầu đòi hỏi
con người càng cao trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó có nhu cầu
về cuộc sống tiện nghi, thông minh. Điều này đã thôi thúc những nhà thiết kế, chế
tạo ra những sản phẩm đáp ứng những tiệng nghi, thông minh đó. Một trong số đó
cần kể tới là giàn phơi thông minh. Với các nước phát triển thì nó được sử dụng
rất rộng rãi và phổ biến, còn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam thì
đang có xu hướng tìm cho mình tiện nghi thông minh đó. Mặt khác với sự phát triển
hiện đại của các khu nhà hay các khu chung cư với điện tích không lớn lắm không
gian đa số còn hạn chế vì thế mà việc nhỏ gọn mà vẫn đáp ứng được yêu cầu là rất
cần thiết nhất là các khu chung cư. Vì vậy việc có một giàn phơi thông minh sẽ
không chiếm diện tích của ban công hoặc là những nơi ban công rất nhỏ cũng có thể
lắp đặt được giàn phơi thông minh ngoài ra nó còn giúp ta thoát khỏi những rắc rối
trong việc phơi quần áo như việc điều chỉnh các mức độ cao tiện lợi cho các độ tuổi
sử dụng, tích hợp thêm cơ cấu bạt che tự động, đèn sưởi, quạt… giúp việc phơi
quần áo dễ dàng, tiện lợi, bảo vệ quần áo khỏi tác động của thời tiết như mưa, độ
ẩm cao giúp quàn mau khô hơn.
Trên nhu cầu và thị trường rộng mở đó chúng em đã bắt tay vào nghiên cứu
thiết kế, chế tạo giàn phơi thông minh. Và trong Đồ án tốt nghiệp này, chúng em sẽ
trình bày về quá trình nghiên cứu thiết kế, chế tạo giàn phơi thông minh.
Cụ thể là, chúng em sẽ bắt đầu từ việc phân tích thị trường giàn phơi thông
minh. Sau đó, đề xuất ý tưởng cải tiến giàn phơi thông minh. Từ ý tưởng này chúng
em bắt tay vào thiết kế hệ thống cơ khí, hệ thống điều khiển và cuối chế tạo giàn
phơi thông minh này. Những nội dung trên sẽ được trình bầy cụ thể trong đồ án.
Trong quá trình thiết kế, chế tạo chắc chắn chúng em sẽ không tránh khỏi
những sai sót. Chúng em rất mong nhận được những đóng góp quý báu của thầy cô
để hoàn thiện hơn nữa đồ án của mình.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 13
1 Chương 1: TỔNG QUAN
1.1 Giời thiệu về giàn phơi
Trong bối cảnh xã hội Việt Nam ngày nay, sự bùng nổ về dân số và đời sống
người dân ngày càng tăng lên đã tạo nên những thách thức mới trong cuộc sống.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam [1], ta có số liệu về dân số
thành thị cả nước từ năm 1995 đến sơ bộ năm 2014 (hình 1), dân số thành thị Hà
Nội từ năm 1995 đến sơ bộ năm 2014 (hình 2) và dân số thành thị Thành phố Hồ
Chí Minh từ năm 1995 đến sơ bộ năm 2014 (hình 3). Dựa vào những số liệu này, ta
có thể thấy được rằng, dân số thành thị trên cả nước và dân số thành thị ở các thành
phố lớn đang ngày càng tăng lên và chưa hề có dấu hiệu của việc sụt giảm.
Hình 1.1. Dân số thành thị cả nước từ năm 1995 đến sơ bộ năm 2014
Hình 1.2. Dân số thành thị Hà Nội từ năm 1995 đến sơ bộ năm 2014
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 14
Hình 1.3. Dân số thành thị Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1995
đến sơ bộ năm 2014
Mâu thuẫn ở đây chính là dân số ngày càng tăng lên mà diện tích đất thì cố
định, nó không thể tăng lên theo sự tăng dân số này. Chính vì vậy, các tòa nhà cao
tầng, các khu chung cư hình thành để giải quyết mâu thuẫn này. Chỉ ước tính trên
địa bàn Thủ đô Hà Nội thì đã có khoảng trên 20 chung cư và dự án chung cư đang
triển khai. Ta có thể kể ra một vài cái tên ở đây như: Times City, Royal City,
Vincom Bà Triệu, Imperia Sky Garden - 423 Minh Khai, D’. Le Pont D’or - 36
Hoàng Cầu, ..v...v..
Các tòa nhà chung cư xuất hiện ngày càng nhiều, giúp cho người dân có
thêm nơi cư trú. Nhưng cũng chính từ đây mà kéo theo không ít các vấn đề, đặc biệt
là trong sinh hoạt cá nhân. Vì không gian sinh hoạt của một căn hộ chung cư không
phải là nhiều, với một gia đình căn bản của Việt Nam gồm 4 thành viên thì phải tận
dụng không gian thật hiệu quả mới có thể sinh hoạt một cách tốt được. Những hoạt
Hình 1.4. Khu chung cư Times City Hình 1.5. Khu chung cư Royal City
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 15
động sinh hoạt cá nhân, đặc biệt là việc phơi quần áo đã trở thành một trong những
vấn đề khó khăn đối với nhiều hộ gia đình. Họ tận dụng tốt đa không gian để thực
hiện việc này, nhưng xem như có vẻ không hiệu quả lắm. Ta có thể thấy cảnh người
dân ở các khu chung cư phơi quần áo như thể nào ở Hình 6. Không gian sinh hoạt bị
chiếm khá lớn cho việc phơi quần áo, tạo ra khung cảnh xấu cho khu đô thị. Chưa
kể nhiều hộ gia đình còn không có cả nơi để phơi quần áo, họ phải phơi ở những
chỗ tạm bợ (Hình 7), nơi ít gió và ánh sáng, điều này làm cho quần áo trở nên ẩm
mốc và gây khó chịu cho người mặc.
Trước vấn đề cấp thiết đó và với tiềm năng lớn của nhu cầu thị trường, sản
phẩm giàn phơi quần áo đã được ra đời để phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống. Với
cuộc sống ngày càng hiện đại, đời sống của con người ngày được nâng lên mà sản
phẩm giời phơi cũng đã ngày càng được cải tiến và nâng cấp thành nhiều loại khác
nhau. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại giàn phơi hiện có trên thị trường.
1.2 Các loại giàn phơi hiện nay
Trên thị trường hiện nay có 3 loại giàn phơi chủ yếu: giàn phơi quay tay, giàn
phơi bấm điện và giàn phơi điều khiển từ xa. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 3 loại giàn
phơi này trong phần sau, cùng tìm hiểu ưu và nhược điểm của mỗi loại.
Hình 1.6. Khung cảnh phơi quần áo khu
chung cư
Hình 1.7. Cảnh phơi quần áo tạm bợ
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 16
1.2.1 Giàn phơi quay tay
Hình 1.8. Giàn phơi quay tay
 Ưu điểm:
 Kết cấu đơn giản và dễ chế tạo nhất trong các loại giàn phơi.
 Giá thành rẻ nhất trong các loại giàn phơi. Giá trung bình của một bộ giàn
phơi loại này rơi vào khoảng 1,5 triệu đồng.
 Nhược điểm:
 Vận hành phức tạp, tốn thời gian và công sức do phải quay tang cuốn
bằng tay.
 Không thể nâng hạ đồng thời cả hai thanh phơi mà chỉ nâng hạ một trong
hai thanh phơi.
 Dễ bị dao động khi bị gió thổi vì thanh phơi chỉ được giữ bởi hai sợi dây
cáp.
 Lắp đặt khá tốn thời gian.
 Không tự động bảo vệ quần áo trành được mưa.
Đây là sản phẩm được sử dụng rộng rãi nhất trên thị trường vì nó đáp ứng
được những yêu cầu cơ bản nhất của người sử dụng đồng thời giá thành rẻ là yếu tố
ảnh hưởng nhất đến việc nhiều người sử dụng sản phẩm này.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 17
1.2.2 Giàn phơi bấm điện
Hình 1.9. Giàn phơi bấm điện
 Ưu điểm:
 Kết cấu tương đối đơn giản.
 Vận hành dễ dàng, nhanh tróng nhờ sử dụng động cơ điện. Có thể nâng
thanh phơi lên, xuống hoặc dừng giữa trừng.
 Có thể đồng thời nâng hạ hai thanh phơi.
 Nhược điểm:
 Dễ giao động khi bị gió tác động do thanh phơi chỉ được giữ bởi hai sợi
cáp.
 Lắp đặt mất thời gian.
 Không có khả năng bảo vệ quần áo chống lại mưa.
Với giá thành rơi vào khoảng 4 đến 5 triệu đồng, đồng thời kết cấu khá đơn
giản, vận hành dễ dàng nên giàn phơi bấm điện cũng tương đối phổ biến trên thị
trường nhưng vẫn không bằng giàn phơi quay tay.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 18
1.2.3 Giàn phơi điều khiển từ xa
Hình 1.10. Giàn phơi điều khiển từ xa
 Ưu điểm:
 Có khả năng điều khiển từ xa.
 Dễ dàng trong việc vận hành.
 Kết cấu vững chắc, hạn chế giao động thanh phơi khi bị gió tác động.
 Lắp đạt dễ dàng.
 Có hệ thống đèn để sử dụng vào ban đêm.
 Có hệ thống quạt để làm khô quần áo khi cần thiết.
 Sử dụng nhiều thanh phơi cỏ thể dùng để phơi quần áo và phơi chăn màn.
 Nhược điểm:
 Giá thành cao. Giá thành của bộ sản phẩm này rơi vào khoảng từ 9 đến 15
triệu.
 Chưa có khả năng tự động bảo vệ quần áo khi trời mưa.
 Sử dụng động cơ điện không có encoder, nên tạo cữ cho thanh phơi phải
sử dụng kết cấu cơ khí phức tạp.
Loại giàn phơi này được xem là loại giàn phơi cao cấp nhất trên thị trường
hiện nay. Nó đem lại rất nhiều tính năng hữu ích cho người sử dụng. Tuy nhiên, vì
giá thành quá cao nên vẫn chưa được nhiều người sử dụng.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 19
1.3 Đề xuất cải tiến hệ thống giàn phơi thông minh
Dựa trên những tìm hiểu về các hệ thống giàn phơi hiện có trên thị trường,
chúng em đưa ra ý tưởng để cái tiến giàn phơi thông minh như sau:
Hình 1.11. Ý tưởng cải tiến giàn phơi thông minh
Với tiêu chí, tận dụng tối đa các Module có sẵn trên thị trường để giúp giảm
giá thành sản phẩm, tận dụng các ưu điểm và khắc phục các nhược điểm của các
loại giàn phơi có sẵn trên thị trường. Chúng em đề xuất ý tưởng cải tiến giàn phơi
thông minh với những phần chính như sau:
1. Khung gá
Hình 1.12. Khung gá của giàn phơi thông minh
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 20
2. Thanh xếp
Hình 1.13. Thanh xếp
3. Trục cuốn bạt che nằm trên hai ổ bi liền gối
Hình 1.14. Trục cuốn bạt che nằm trên hai ổ bi liền gối
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 21
4. Thanh phơi
Hình 1.15. Thanh phơi quần áo
Nguyên lý hoạt động của giàn phơi thông minh như sau:
Hệ thống thanh xếp mang thanh phơi được nâng hạ nhờ hệ thống dây cáp
được cuốn trên tang và được dẫn động bởi một động cơ Steps. Thông qua mạch
điều khiển động cơ ta có thể cài đặt ba độ cao hoạt động cho thanh phơi, bao gồm:
vị trí để người lớn treo quần áo, vị trí để trẻ em treo quần áo và vị trí phơi. Tùy
thuộc vào người sử dụng mà ta lựa chọn vị trí mong muốn.
Khi trời mưa, cảm biến mưa trên giàn phơi sẽ nhận tín hiệu, điều khiển động
cơ quấn bạt che, hạ bạt che xuống, che chắn cho quần áo tránh khỏi nước mưa hắt
vào làm ướt quần áo. Khi hết mưa, bề mặt cảm biến mưa khô, bạt che sẽ được điều
khiển để tự động quấn lên, quần áo tiếp tục được phơi.
Những cải tiến mà ý tưởng đề xuất đem lại:
 Tận dụng tối đa các kết cấu có sẵn trên thi trường như thanh xếp của loại
giàn phơi điều khiển từ xa, làm giảm giá thành chế tạo.
 Sử dụng thanh xếp, tránh xảy ra dao động thanh phơi dưới tác dụng của gió.
 Có thể chủ động bảo vệ quần áo khi trời mưa xảy ra thông qua bạt che.
 Toàn bộ thành phần được gắn lên khung gá giàn phơi tạo thuận tiện tối đa
cho quá trình lắp đặt giàn phơi.
 Sử dụng động cơ có Encoder để truyền động, cho phép người sử dụng có thể
tự thiết lập chiều cao phơi quần áo mong muốn. Đơn giản hóa kết cấu cơ khí.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 22
1.4 Yêu cầu thiết kế, chế tạo giàn phơi thông minh
Từ ý tưởng thiết kế đã được đề ra và việc khảo sát thực tế các loại giàn phơi
có mặt trên thị trường, ta đề ra yêu cầu thiết kế, chế tạo cho giàn phơi thông minh.
Với tiêu chí tính toàn cho trường hợp lớn nhất có thể, để có thể sử dụng thiết kế đó
cho các không gian lắp đặt và yêu cầu sử dụng khác nhau, ta đề ra yêu cầu thiết kế,
chế tạo giàn phơi thông minh như sau:
 Yêu cầu thiết kế, chế tạo khung phơi
Thông số yêu cầu
Thông số Kí hiệu Đơn vị Giá trị Ghi chú
Phạm vi phơi quần áo m 2,5
Chiều cao nâng, hạ m
Tải trọng nâng, hạ kg
Vận tốc nâng, hạ m/s
 Yêu cầu thiết kế, chế tạo bạt che
Thông số yêu cầu
Thông số Kí hiệu Đơn vị Giá trị Ghi chú
Chiều rộng vùng che m 3
Chiều cao vùng che m 2
Vận tốc quấn bạt m/s 0,05
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 23
2 Chương 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ
2.1 Thiết kế hệ dẫn động khung phơi
Thông số yêu cầu
Thông số Kí hiệu Đơn vị Giá trị Ghi chú
Phạm vi phơi quần áo m 2,5
Chiều cao nâng, hạ m
Tải trọng nâng, hạ kg
Vận tốc nâng, hạ m/s
Sơ đồ hệ dẫn động khung phơi
Hình 2.1. Sơ đồ dẫn động khung phơi
Động cơ được nối với bộ truyền trục vít thông qua khớp nối.
Trục vít được gá lên 1 cặp ổ lăn
Tang cuốn được gá trên 1 cặp ổ trượt
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 24
2.1.1 Tính chọn cáp
2.1.1.1 Cấu tạo
Dây là bộ phận quan trọng trong máy nâng, trong đó cáp thép bện là loại dây
được sử dụng rộng rãi. Thực tế thường sử dụng cáp bện kép: Các sợi thép con được
bện lại với nhau thành tao (dánh), sau đó các tao được bện liền với nhau quanh lõi
để tạo thành sợ cáp.
2.1.1.2 Phân loại
 Theo cấu tạo:
 Cáp bện đơn, nếu được bện trực tiếp từ các sợi thép.
 Cáp bên kép, được hình thành từ những tao cáp (cáp bện đơn) bằng
phương pháp bện.
 Theo tính chất tiếp xúc:
 Cáp tiếp xúc điểm: nếu các sợi thép trong cáp tiếp xúc nhau theo điểm.
 Cáp tiếp xúc đường: nếu các sợi thép trong cáp tiếp xúc nhau theo đường.
 Theo chiều bện:
 Cáp bện xuôi: khi chiều bện của các lớp sợi và tao cáp là như nhau.
 Cáp bện chéo: khi chiều bện của các lớp sợi và tao cáp là ngược nhau.
Hình 2.2. Các loại cáp thép
2.1.1.3 Lựa chọn loại cáp
Thông qua quá trình tìm hiểu giàn phơi thông minh, nhận thấy tính phổ biến
của loại cáp với lõi sợi thép được sử dụng nhiều trong việc nâng hạ thanh
phơi, nên chúng em quyết định lựa chọn loại cáp này để tính toán.
2.1.1.4 Tính toán thông số cáp
Trong quá trình làm việc, các sợi thép trong cáp chịu lực phức tạp gồm kéo,
uốn, xoắn, dập…trong đó kéo là chủ yếu. Để tính chọn cáp sử dụng công thức kinh
nghiệm sau:
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 25
Trong đó:
 là lực căng lớn nhất.
 là hệ số an toàn được chọn theo chế độ làm việc.
 là lực kéo đứt cho phép, thường được xác định bằng thực nghiệm.
Tuy nhiên, do cơ cấu nâng hạ tương đối nhẹ, cáp được chọn có kích thước
nhỏ nên không thể tính chọn cáp qua lực kéo đứt cho phép, nên chúng ta sẽ tính
chọn cáp qua đường kính cáp nhỏ nhất.
Tham khảo tài liệu [2], ta có:
Đường kính cáp nhỏ nhất được xác định theo công thức sau:
√
Trong đó:
 là đường kính tính toán nhỏ nhất của cáp, mm
 là lực căng cáp lớn nhất, N
Lực căng cáp lớn nhất chính là phần tải trọng mà cáp phải chịu. Theo yêu
cầu tính toán, tải trọng nâng hạ , ta có:
Với: g là gia tốc trọng trường, để thuận lợi cho tính toán ta chọn:
Suy ra:
 là hệ số chọn cáp
Giá trị của hệ số chọn cáp là hàm số của hệ số an toàn và được tính theo
công thức sau:
√
Trong đó:
là hệ số chọn cáp (nhỏ nhất).
là hệ số kinh nghiệm đối với lực kéo đứt nhỏ nhất ứng với kết cấu
cáp đã cho.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 26
Tham khảo tài liệu [3], ta có Bảng hệ số như sau:
Bảng 2.1. Bảng hệ số kinh nghiệm đối với lực kéo đứt nhỏ nhất
Loại cáp Hệ số
6 x 7 với lõi sợi chỉ
6 x 7 với lõi sợi thép
6 x 24 FC với lõi sợi chỉ
6 x 37 M với lõi sợi chỉ
6 x 37 M với lõi thép
6 x 19 với lõi sợi chỉ
6 x 19 với lõi thép
6 x 36 với lõi sợi chỉ
6 x 36 với lõi thép
8 x 19 với lõi thép
8 x 36 với lõi thép
18 x 7
34 (M) x 7
35 (W) x 7
0,332
0,359
0,286
0,295
0,319
0,330
0,356
0,330
0,.356
0,356
0,356
0,328
0,318
0,360 (cáp cấp độ bền đến 1960)
0,350 (cáp cấp độ bền trên 1960)
Đối với loại cáp, với lõi sợi thép, ta có hệ số
là giới hạn bền kéo nhỏ nhất của sợi dùng bện cáp, Mpa
Giới hạn bền kéo nhỏ nhất của sợi dùng bện cáp do nhà sản xuất quy định.
Nó có bốn giá trị thường được sử dụng là và . Với loại cáp
đã chọn ta có:
là hệ số an toàn thực tế nhỏ nhất.
Hệ số được chọn qua nhóm chế độ làm việc của cơ cấu được cho trong
Bảng 2.2 và Bảng 2.3
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 27
Bảng 2.2. Nhóm chế độ làm việc của cơ cấu
TCVN 4244: 1986 Quay tay Nhẹ Trung bình Nặng Rất nặng
TCVN 5862: 1995
Bảng 2.3. Hệ số
Nhóm chế độ làm việc
3,15 3,35 3,55 4,0 4,5 5,6 7,1 9,0
Với tính toán thiết kế tải trọng nâng/hạ là 40kg trong khi thực tế giàn phơi
thông minh của ta luôn hoạt động ở dưới mức tải trọng tương đối nhiều. Nên ta
chọn chế độ làm việc ở đây nhẹ hay tương ứng là , tra Bảng 3.2, ta có ngay:
Suy ra:
√ √
Do đó:
√ √
Đường kính danh nghĩa của cáp được chọn phải thỏa mãn điều kiện:
Suy ra:
Vậy chọn loại cáp 6 x 7 với lõi sợi thép (cáp gồm 6 tao,
mỗi tao gồm 7 sợi cáp nhỏ)
Đường kính cáp: .
Hình 2.3. Cáp thép
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 28
2.1.2 Tính chọn tang cuốn
2.1.2.1 Khái niệm
Tang cuốn là bộ phận cuốn dây trong cơ cấu nâng, biến chuyển động quay
thành chuyển động tịnh tiến nâng/hạ vât.
2.1.2.2 Phân loại
 Theo cấu tạo:
 Tang trụ.
 Tang côn.
 Tang hình yên ngựa.
 Theo số lớp cáp:
 Tang một lớp cáp.
 Tang cuốn cáp nhiều lớp.
 Theo bề mặt tang:
 Tang trơn.
 Tang xẻ rãnh.
 Theo phương pháp chế tạo:
 Tang đúc.
 Tang hàn.
 Theo vật liệu:
 Tang sắt.
 Tang nhựa.
Hình 2.4. Hình dạng một số loại tang cuốn
2.1.2.3 Lựa chọn loại tang cuốn
Với mục đích sử dụng tang cuốn trong đồ án là để quấn cáp kéo giàn phơi,
với chế độ làm việc nhẹ. Đồng thời, tham khảo các tang cuốn trên thị trường dùng
cho giàn phơi thông minh, nên chúng em quyết định lựa chọn tang cuốn xẻ rãnh
được chế tạo từ nhựa.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 29
2.1.2.4 Tính toán thông số Tang
Hình 2.5. Các kích thước cơ bản của Tang
 Xác định đường kính danh nghĩa
Đường kính danh nghĩa của tang là đo đường kính theo tâm lớp cáp thứ nhất,
được xác định theo đường kính cáp và hệ số đường kính tang:
Trong đó:
 là đường kính danh nghĩa của tang cuốn.
 là hệ số đường kính tang
Tham khảo tài liệu [2], ta có Bảng hệ số đường kính tang như sau:
Bảng 2.4. Bảng hệ số đường kính tang
Nhóm chế độ làm việc của cơ cấu
M1
M2
M3
M4
M5
M6
M7
M8
11,2
12,5
14,0
16,0
18,0
20,0
22,4
25,0
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 30
Với chế độ làm việc M3 đã được chọn từ phần 2.1.1.4 – Tính toán thông số
cáp, ta có:
 là đường kính cáp
Như đã tính toán ở trên ta có:
Do đó:
Chọn đường kính danh nghĩa của tang cuốn:
 Chiều dài tang cuốn cáp
Tính từ số vòng cáp trên một lớp và khoảng cách giữa các vòng cáp
(bước cuộn cáp là ) thì chiều dài tang cuốn cáp được xác định như sau:
Trong đó:
 là bước cuốn cáp
Trường hợp sử dụng Tang xẻ rãnh ta có:
Với d là đường kính cáp đã chọn
Suy ra:
Ta lựa chọn bước cuốn cáp là:
 là số vòng cáp trên một lớp
Ta có:
Với:
là số vòng làm việc
Ta có:
là bội suất pa lăng bằng số nhánh dây treo vật, theo thiết kế .
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 31
là chiều cao nâng/hạ, theo yêu cầu
là đường kính danh nghĩa của Tang, đã có
Suy ra:
là số vòng cáp dự trữ trên tang.
Ta có:
Chọn:
là số vòng cố định cáp trên tang.
Ta có:
Chọn:
Vậy:
Suy ra:
Chọn chiều dài tang:
 Ta có thông số của Tang cuốn như sau:
 Tang xẻ rãnh cuốn một lớp cáp
 Đường kính danh nghĩa của tang
 Chiều dài tang
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 32
Hình 2.6. Tang cuốn cáp
2.1.2.5 Cố định đầu cáp lên tang
Có thể sử dụng bu lông, tấm kẹp hoặc vít chặn để cố định cáp lên tang cuốn, hoặc
có thể cố định cáp bằng ốc chặn trên tang cuốn.
Hình 2.7. Cố định đầu cáp lên tang
2.1.3 Tính chọn động cơ
2.1.3.1 Động cơ điện
Chọn động cơ điện để dẫn động máy móc hoặc các thiết bị công nghệ là giai
đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình tính toán, thiết kế hệ dẫn động. Trong
trường hợp dùng hộp giảm tốc và động cơ biệt lâp, việc chọn đúng loại động cơ có
ảnh hưởng rất nhiều đến việc lựa chọn hộp giảm tốc cũng như các bộ truyền ngoài
hộp. Muốn chọn đúng động cơ cần hiểu rõ đặc tính và phạm vi sử dụng của từng
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 33
loại, đồng thời cần chú ý đến yêu cầu làm việc cụ thể của thiết bị cần được dẫn
động.
2.1.3.2 Các loại động cơ điện
 Động cơ điện một chiều
Cho phép thay đổi trị số của moment và vận tốc góc trong phạm vi rộng, đảm
bảo khởi động êm, hãm và đảo chiều dễ dàng, do đó được dùng rộng rãi trong các
thiết bị vận chuyển bằng điện, thang máy, máy trục, các thiết bị thí nghiệm…
 Động cơ điện xoay chiều ba pha
 Động cơ điện xoay chiều ba pha đồng bộ
Động cơ ba pha đồng bộ có vận tốc góc không đổi, không phụ thuộc vào trị
số của tải trọng và thực tế không điều chỉnh được.
So với động cơ ba pha không đồng bộ, động cơ ba pha đồng bộ có ưu điểm
hiệu suất và cos hệ số quá tải lớn, nhưng có nhược điểm là thiết bị tương đối phức
tạp, giá thành tương đối cao vì phải có thiết bị phụ để khởi động động cơ. Vì vậy
động cơ ba pha đồng bộ được sử dụng trong những trường hợp hiệu suất động cơ và
trị số cos có vai trò quyết định (thí dụ khi yêu cầu công suất động cơ lớn – trên
100 kw lại ít phải mở máy và dừng máy), cũng như khi cần đảm bảo chặt chẽ trị số
không đổi của vận tốc góc.
 Động cơ ba pha không đồng bộ gồm hai kiểu: Roto dây quấn và roto lồng
sóc.
Động cơ ba pha không đồng bộ roto dây quấn cho phép điều chỉnh vận tốc
trong một phạm vi nhỏ (khoảng 5%), có dòng điện mở máy nhỏ nhưng hệ số cos
thấp, giá thành cao, kích thước lớn, và vận hành phức tạp. Dùng thích hợp khi cần
điều chỉnh trong phạm vi hẹp để tìm ra vận tốc thích hợp của dây truyền công nghệ
đã được lắp đặt.
Động cơ ba pha không đồng bộ roto lồng sóc có ưu điểm là kết cấu đơn giản,
giá thành tương đối hạ, dễ bảo quản, làm việc tin cậy, có thể mắc trực tiếp vào lưới
điện ba pha không cần biến đổi dòng điện. Nhược điểm của nó là hiệu suất và hệ số
công suất thấp (so với động cơ ba pha đồng bộ), không điều chỉnh được vận tốc (so
với động cơ một chiều và động cơ ba pha không đồng bộ roto dây quấn).
 Động cơ bước
Động cơ bước là một loại động cơ điện có nguyên lý và ứng dụng khác biệt
với đa số các loại động cơ điện thông thường. Chúng thực chất là một động cơ đồng
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 34
bộ dùng để biến đổi các tín hiệu điều khiển dưới dạng các xung điện rời rạc kế tiếp
nhau thành các chuyển động góc quay hoặc các chuyển động của Rotor.
Hình 2.8. Cấu tạo động cơ bước
Động cơ bước được chia làm hai loại là động cơ nam châm vĩnh cửu và động
cơ biến từ trở (cũng có loại động cơ hỗn hợp nữa, nhưng nó không khác biệt gì
với động cơ nam châm vĩnh cửu). Động cơ nam châm vĩnh cửu có các nấc khi dùng
tay xoay nhẹ rotor của chúng, trong khi động cơ biến từ trở thì dường như xoay
tự do (mặc dù cảm thấy chúng cũng có những nấc nhẹ bởi sự giảm từ tính trong
rotor). Có thể phân biệt hai loại động cơ này bằng ôm kế. Động cơ biến
từ trở thường có 3 mấu, với một dây về chung, trong khi đó, động cơ nam châm
vĩnh cửu thường có hai mấu phân biệt, có hoặc không có nút trung tâm. Nút trung
tâm được dùng trong động cơ nam châm vĩnh cửu đơn cực.
Hình 2.9a. Cấu trúc động cơ bước nam châm
vĩnh cửu
Hình 2.9b. Cấu trúc động cơ
bước biến từ trở
Động cơ bước phong phú về góc quay. Các động cơ kém nhất quay
90 độ mỗi bước, trong khi đó các động cơ nam châm vĩnh cửu xử lý cao thường
quay 1.8 độ đến 0.72 độ mỗi bước. Với một bộ điều khiển, hầu hết các loại động
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 35
cơ nam châm vĩnh cửu và hỗn hợp đều có thể chạy ở chế độ nửa bước, và một vài
bộ điều khiển có thể điều khiển các phân bước nhỏ hơn hay còn gọi là vi bước.
Đối với cả động cơ nam châm vĩnh cửu và động cơ biến từ trở, nếu chỉ một
mấu của động cơ được kích, rotor (ở không tải) sẽ nhảy đến một góc cố định và
sau đó giữ nguyên ở góc đó cho đến khi moment xoắn vượt qua giá trị moment
xoắn giữ (hold torque) của động cơ.
Ngoài các loại động cơ phân tích ở trên thì còn có động cơ giảm tốc, động cơ
rung, động cơ servo…
Từ việc phân tích các loại động cơ, ưu, nhược điểm của từng loại cũng như
mục đích yêu cầu của đồ án chúng em là muốn điều khiển khung phơi lên xuống
theo các mức có thể thay đổi được thông qua cài đặt số vòng quay của động cơ nên
chúng em đã chọn lựa động cơ bước để dẫn động khung phơi.
2.1.3.3 Công suất cần thiết trên trục tang
Theo yêu cầu thiết kế, tải trọng nâng/hạ:
Suy ra, lực kéo lớn nhất trên Tang:
Với gia tốc trọng trường
Ta có:
Công suất trên trục tang:
Theo yêu cầu thiết kế, vận tốc nâng/hạ , ta có:
2.1.3.4 Xác định hiệu suất chung của toàn hệ thống
Hiệu suất chung của toàn hệ thống được xác định như sau:
∏
Trong đó: là hiệu suất của chi tiết hoặc bộ truyền thứ i; k là số chi tiết hay
bộ truyền thứ i đó:
Tra bảng 2.3 – Trang 19 – Tài liệu [5] về Trị số hiệu suất của các bộ truyền
và ổ như bảng sau:
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 36
Bảng 2.5. Trị số hiệu suất của các loại bộ truyền và ổ
Tên gọi
Hiệu suất của bộ truyền hoặc ổ
Được che kín Để hở
Bộ truyền bánh răng trụ
Bộ truyền bánh răng côn
Bộ truyền trục vít
- Tự hãm
- Không tự hãm với Z1 = 1
Z2 = 2
Z3 = 4
Bộ truyền xích
Bộ truyền bánh ma sát
Bộ truyền đai
Một cặp ổ lăn
Một cặp ổ trượt
0,96 – 0,98
0,95 – 0,97
0,30 – 0,40
0,70 – 0,75
0,75 – 0,82
0,87 – 0,92
0,95 – 0,97
0,90 – 0,96
0,99 – 0,995
0,98 – 0,99
0.93 – 0.95
0,92 – 0,94
0,2 – 0,3
0,9 – 0,93
0,70 – 0,88
0,95 – 0,96
Dựa vào bảng trên, ta xác định được các thông số như sau:
Tên gọi Kí hiệu Số lượng Giá trị chọn Ghi chú
Hiệu suất khớp nối 1
Hiệu suất 1 cặp ổ lăn 1
Hiệu suất bộ truyền trục vít tự
hãm được che kín
1
Hiệu suất 1 cặp ổ trượt 1
 Do đó:
∏
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 37
2.1.3.5 Xác định công suất yêu cầu trên trục động cơ
Công suất yêu cầu trên trục động cơ điện:
2.1.3.6 Xác định vận tốc quay của trục tang
 Vận tốc quay của trục máy công tác định tính theo công thức sau:
Với là vận tốc nâng/hạ, theo yêu cầu thiết kế ; là đường
kính danh nghĩa của Tang, theo tính toán ở trên .
 Do đó:
2.1.3.7 Xác định vận tốc quay cần thiết của động cơ
 Vận tốc quay sơ bộ của động cơ cần có:
Trong đó:
+ là số vòng quay sơ bộ mà động cơ cần có
+ là vận tốc quay của trục tang. Đã được tính toán ở phần trên.
+ là tỉ số truyền sơ bộ của hệ thống
Ta sử dụng Bộ truyền trục vít – bánh vít để truyền động cho tang cuốn cáp.
Dựa trên các bộ truyền trục vít – bánh vít trong cơ cấu nâng hạ trên thị trường và
các bộ truyền trục vít – bánh vít được sử dụng trong hệ thống giàn phơi thông minh,
ta lựa chọn:
Do đó:
 Từ ta chọn được tốc độ đồng bộ của động cơ điện:
2.1.3.8 Chọn động cơ điện
 Theo các tính toán trên ta đã có:
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 38
Dựa vào số liệu trên, kết hợp với mục đích sử dụng cho giàn phơi thông
minh, chúng em đã lựa chọn và đi mua loại động cơ bước kéo giàn phơi có các
thông số như sau:
 Điện áp 24 V
 Dòng 2 A
 1,8 độ/ bước.
2.1.4 Lựa chọn bộ truyền
2.1.4.1 Khái niệm
Hộp giảm tốc là cơ cấu truyền động bằng ăn khớp
trực tiếp, có tỉ số truyền không đổi và được dùng để
giảm vận tốc góc, tăng moment xoắn và là bộ máy trung
gian giữa động cơ điện và bộ phận làm việc của máy
công tác.
2.1.4.2 Phân loại
 Theo tỉ số truyền chung của hộp giảm tốc:
 Hộp giảm tốc một cấp
 Hộp giảm tốc nhiều cấp
 Theo loại truyền động trong hộp giảm tốc:
 Hộp giảm tốc bánh răng trụ: khai triển, phân đôi, đồng trục.
 Hộp giảm tốc bánh răng côn hoặc côn- trụ.
 Hộp giảm tốc trục vít, trục vít- bánh răng.
 Hộp giảm tốc bánh răng hành tinh.
 Hộp giảm tốc bánh răng sóng.
Trong quá trình thiết kế hệ dẫn động cho khung phơi, chúng em đã quyết
định sử dụng bộ truyền trục vít – bánh vít vì sự thông dụng cũng như những ưu
điểm của nó. Sau đây chúng em sẽ trình bầy kỹ hơn về bộ truyền trục vít – bánh vít
để nêu bật lên tại sao chúng em lại sử dụng bộ truyền này trong truyền động khung
phơi.
2.1.4.3 Truyền động trục vít – bánh vít
Truyền động trục vít gồm trục vít và bánh vít ăn khớp với nhau. Nó được
dùng để truyền động giữa các trục chéo nhau, góc giữa hai trục thường là 90o
.
Trục vít thường được chế tạo liền với trục, còn bánh vít thì chế tạo riêng rồi
lắp lên trục. bánh vít có thể chế tạo liền một khối hoặc ghép lại.
Hình 2.10. Động cơ
bước kéo giàn phơi
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 39
Hình 2.11. Kết cấu của trục vít liền trục và bánh vít
 Ưu điểm của bộ truyền
 Tỉ số truyền lớn.
 Làm việc êm và không ồn.
 Có khả năng tự hãm.
 Nhược điểm:
 Hiệu suất thấp, sinh nhiệt nhiều nên thường phải dùng các biện pháp làm
nguội.
 Vật liệu làm bánh vít tương đối đắt.
2.1.4.4 Các dạng hỏng của bộ truyền trục vít
Trong quá trình làm việc, bộ truyền trục vít- bánh vít có thể xuất hiện các
dạng hỏng sau:
 Dính xước bề mặt, thường xảy ra ở các bộ truyền có áp suất trên bề mặt tiếp
xúc lớn, vận tốc làm việc tương đối lớn. Trên bề mặt ren trục vít có dính các
hạt kim loại bị bứt ra từ bánh vít. Mặt ren trở nên sần sùi. Đồng thời mặt răng
bánh vít bị cào xước. Chất lượng bề mặt giảm đáng kể, bộ truyền làm việc
không tốt nữa.
Nguyên nhân: Do ứng suất lớn và nhiệt độ cao làm vật liệu của bánh vít tại
chỗ tiếp xúc đạt đến trạng thái chảy dẻo. Kim loại bị bứt ra dính trên mặt ren trục
vít tạo thành các vấu, các vấu này cào xước mặt răng bánh vít.
 Mòn răng bánh vít và ren trục vít do vận tốc trượt rất lớn, nên tốc độ mòn
cao. Vật liệu của bánh vít có cơ tính thấp, bánh vít bị mòn nhiều hơn.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 40
 Biến dạng mặt răng, trên răng bánh vít có những chỗ lồi lõm, dạng răng bị
thay đổi, bộ truyền ăn khớp không tốt nữa. Dạng hỏng này thường xuất hiện
ở các bộ truyền có áp suất trên mặt tiếp xúc lớn.
 Gẫy răng bánh vít, một hoặc vài răng tách rời khỏi bánh vít. Gẫy răng là
dạng hỏng nguy hiểm. Gẫy răng có thể do quá tải hoặc do bị mỏi khi ứng
suất uốn trên tiết diện chân răng vượt quá giá trị cho phép.
 Tróc rỗ mặt răng, trên mặt ren trục vít và răng bánh vít có những lỗ nhỏ và
sâu, làm hỏng mặt răng, bộ truyền làm việc không tốt nữa.
2.1.4.5 Lựa chọn
Với tỉ số truyền bộ truyền trục vít mong muốn , cùng sự tìm hiểu thị
trường kỹ lưỡng trước khi chọn tỉ số truyền, chúng em ra thị trường và dễ dàng lựa
chọn được bộ truyền trục vít mong muốn.
Hình 2.12. Bộ truyền Trục vít – Bánh vít mua trên thị trường
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 41
2.2 Thiết kế hệ dẫn động bạt che
Thông số yêu cầu
Thông số Kí hiệu Đơn vị Giá trị Ghi chú
Chiều rộng vùng che m 3
Chiều cao vùng che m 2
Vận tốc quấn bạt m/s 0,05
Sơ đồ hệ dẫn động bạt che:
Hình 2.13. Sơ đồ hệ dẫn động bạt che
2.2.1 Lựa chọn bạt che
Nhận thấy trên thị trường bạt dành cho mái hiên di động đang ngày càng trở
nên phổ biến, đồng thời loại bạt này cũng có khả năng chống lại được nắng mưa.
Nên chúng em quyết định sử dụng loại bạt dùng cho mái hiên di động làm bạt che
trong thiết kế giàn phơi thông minh.
Theo quá trình tìm hiểu trên thị trường thì được biết, chất liệu làm bạt là
Tarpaulin, hai mặt của bạt có tráng lớp PVC tránh bám bụi, có độ dày 0,45 mm.
Khối lượng của bạt là 0,373 kg.
2.2.2 Tính chọn động cơ
2.2.2.1 Công suất cần thiết trên trục bạt che
Theo yêu cầu thiết kế, ta có:
 Chiều rộng vùng che:
 Chiều cao vùng che:
Như vậy, để đáp ứng được yêu cầu thiết kế ta phải sử dụng bạt
che
Khối lượng bạt che:
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 42
Để bạt luôn căng, hướng thẳng góc xuống dưới và để tránh bị bay khi gió
thổi thì ở đầu phía dưới của bạt được cố định bởi một thanh inox dài 3m, có khối
lượng:
Do đó, lực kéo lớn nhất tác dụng lên trục bạt che:
Hay:
Công suất trên trục bạt tre:
Theo yêu cầu thiết kế, vận tốc nâng/hạ bạt , ta có:
2.2.2.2 Xác định hiệu suất chung của toàn hệ thống
Hiệu suất chung của toàn hệ thống được xác định như sau:
∏
Trong đó: là hiệu suất của chi tiết hoặc bộ truyền thứ i; k là số chi tiết hay
bộ truyền thứ i đó:
Tra bảng 2.3 – Trang 19 – Tài liệu [5] về Trị số hiệu suất của các bộ truyền
và ổ ta có:
Tên gọi Kí hiệu Số lượng Giá trị chọn Ghi chú
Hiệu suất khớp nối 1
Hiệu suất 1 cặp ổ lăn 1
 Do đó:
∏
2.2.2.3 Xác định công suất yêu cầu trên trục động cơ
 Công suất yêu cầu trên trục động cơ điện:
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 43
2.2.2.4 Chọn động cơ điện
Do trục động cơ được nối trực tiếp với trục của bạt che thông qua khớp nối,
nên để đảm bảo vận tốc nâng hạ bạt , thì vận tốc dài của động cơ
phải là .
Từ hai dữ kiện:
Chúng em tiến hành đi mua động cơ giảm tốc tích hợp Encoder, và thu được
động cơ có thông sô như sau:
 Điện áp 12 V
 Dòng 2 A
Hình 2.14. Động cơ giảm tốc truyền động bạt che
2.2.3 Tính chọn trục quấn bạt
2.2.3.1 Chọn vật liệu
Với yêu cầu của bài toán như trên, và do tổng khối lượng kéo bạt không quá
lớn (4,8kg) nên chúng em chọn vật liệu làm trục quấn bạt là thép ống inox, vừa giúp
cơ cấu nhẹ hơn lại đảm bảo cho trục không bị han gỉ khi tiếp xúc với nước mưa.
2.2.3.2 Tính thiết kế trục
Tính toán thiết kế trục nhằm xác định đường kính, chiều dài và các đoạn trục
đáp ứng các yêu cầu về độ bền, kết cấu, lắp ghép và công nghệ. Muốn vậy cần biết
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 44
trị số, phương, chiều và điểm đặt của tải trọng tác dụng lên trục, khoảng cách giữa
các gối đỡ và từ gối đỡ đến các chi tiết lắp trên trục.
Đối với trục, độ bền thường là chỉ tiêu quan trọng nhất về khả năng làm việc.
Do đó trục thường được thiết kế theo điều kiện độ bền. Ngoài ra, tùy trường hợp cụ
thể, còn phải xét đến độ cứng và dao động của trục.
Tính thiết kế trục tiến hành theo các bước:
 Xác định tải trọng tác dụng lên trục.
 Tính sơ bộ đường kính trục.
 Kiểm nghiệm trục về độ cứng uốn.
a) Xác định tải trọng tác dụng lên trục
Tải trọng chủ yếu tác dụng lên trục là:
 Trọng lượng bản thân trục.
 Trọng lượng của bạt và ống phía cuối bạt.
Còn moment ma sát trong ổ trục tác dụng lên trục được bỏ qua vì trị số của
chúng khá nhỏ.
b) Tính sơ bộ đường kính trục
Đường kính trục được tính sơ bộ thông qua moment xoắn. Sở dĩ tính theo
moment xoắn vì lúc này chiều dài trục chưa được xác định, do đó chưa tìm được
moment uốn.
√
[ ]
Trong đó:
D là đường kính trục (mm).
T là moment xoắn tác dụng lên trục (N.mm).
[ ] là ứng suất xoắn cho phép (MPa).
T là moment xoắn trên trục được xác định qua công suất động cơ và số vòng
quay trên trục động cơ kéo bạt.
Với:
P là công suất của động cơ kéo bạt (w).
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 45
 Động cơ chúng em mua để kéo bạt có U=12 (V), I=2 (A), nên công
suất động cơ là: P=U.I=12.2=24 (V)
n là tốc độ quay của động cơ kéo bạt, n=60 (vòng/phút). (phần tính động cơ
kéo bạt)
[ ] là ứng suất uốn cho phép của vật liệu, với vật liệu chế tạo trục là thép
không gỉ, [ ] = 15…30 MPa. Vì khi tính đường kính trục không xét đến ứng suất
uốn, cho nên để bù lại, phải lấy [ ] thấp xuống khá nhiều, vậy nên chọn [ ] =15
MPa.
Do đó:
√
[ ]
√
Vì kích thước ống inox được thiết kế theo dãy tiêu chuẩn: 9,5; 12,7; 15,9;
19,05; 21,7; 25; 25,4; 27,2; 31,8; 42,7…. nên chúng em chọn loại thép ống có các
kích thước như sau:
 Đường kính ngoài của thép ống inox là D=15.9 (mm), (dễ lắp với đường
kính của khớp nối, lấy bằng 16(mm) trong tính toán kiểm nghiệm).
 Chiều dài: l= 3200 (mm).
 Độ dày: 1 (mm).
Hình 2.15. Ống inox quấn bạt
c) Kiểm nghiệm trục về độ cứng uốn
Độ cứng uốn có ảnh hưởng quan trọng đến các cơ cấu của trục khi làm việc,
nếu không đủ độ cứng uốn trục bị biến dạng uốn lớn sẽ ảnh hưởng đến sự làm việc
bình thường của trục và của các chi tiết lắp trên trục. Do đó ta cần kiểm nghiệm về
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 46
độ cứng uốn đối với vị trí mà có độ võng lớn nhất xem có thỏa mãi điều kiện ứng
suất cho phép tại mặt cắt đó hay không.
Giả sử tải trọng của bạt được phân bố đều trên chiều dài của trục như hình
5.2.
Hình 2.16. Lục phân bố tải trọng trên trục
Với: q= 15 (N/m) là tải trọng phân bố trên trục.
l= 3200 (mm) là chiều dài của trục quấn bạt.
Từ biểu đồ có thể thấy tại chính giữa trục sẽ bị võng lớn nhất. Do đó chúng
em sẽ kiểm nghiệm độ cứng uốn tại vị trí chính giữa.
Tham khảo tài liệu [7] ta có
 Độ võng của trục tại chính giữa trục là:
Trong đó:
E: moduyn đàn hồi
Ta có bảng Moduyn đàn hổi E của một số loại vật liệu như sau:
Bảng 2.6.Moduyn đàn hồi E của một số loại vật liệu
Vật liệu E (MN/m2
)
Thép
Gang (xám, trắng)
Đồng, hợp kim đồng (đồng vàng, đồng đen)
2,1.105
(1,154..1,6).105
1,0.105
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 47
Nhôm và đuyara
Khối xây:
-Bằng đá vôi
-Bằng gạch
Bê tông nặng (khô cứng tự nhiên)
Gỗ dọc thớ
Cao su
0,7.105
0,6.105
0,03.105
(0,214..0,38).105
0,1.105
0,00008.105
Từ đó ta xác định được:
: Moment quán tính của mặt cắt ngang.
Với chi tiết trục của chúng em là ống inox rỗng, do vậy mặt cắt ngang sẽ có
dạng như sau:
Hình 2.17. Mặt cắt ngang ống inox
Công thức tính moment quán tính mặt cắt ngang đối với trục trung hòa:
Suy ra, độ võng tại tâm của trục là:
 Kiểm nghiệm: Với      k nσ = σ = σ
Dầm có mặt cắt đối xứng qua mặt trung hòa thì điều kiện về ứng suất uốn
cho phép là:
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 48
 max
max
x
M
σ = σ
W

Trong đó: xM là moment uốn lớn nhất (tại chính giữa):
2 2
max
15.3,2
19,2(Nm)
8 8
ql
M    .
xW là moduyn chống uốn:
3 4 3 4 7
x
0,014
W 0,1 (1 ( ) ) 0,1.0,016 (1 ( ) ) 1,695.10
0,016
d
D
D

     (m3
).
 ứng suất uốn cho phép:
8max
max 7
x
M 19,2
σ = 1,13.10
W 1,695.10
  (N/m2
).
So sánh với bảng 2.7 ta thấy:
  8
maxσ σ =1.6×10 (N/m2
)
Do đó trục đảm bảo về điều kiện uốn.
Bảng 2.7. Ứng suất uốn cho phép của một số loại vật liệu
Vật liệu
 σ
(MN/m2
)
Kéo Nén
Thép xây dựng số 3
Thép xây dựng số 5
Đồng
Nhôm
Đuyara
Gang xám
1,6.102
1,4.102
(0,3..1,2).102
(0,3..0,8).102
(0,8..1,5).102
(0,28..0,8).102
1,6.102
1,4.102
(0,3..1,2).102
(0,3..0,8).102
(0,8..1,5).102
(1,2..1,5).102
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 49
2.2.4 Tính chọn ổ bi
2.2.4.1 Khái niệm
Ổ lăn dùng để đỡ trục, giữ cho trục có vị trí xác định trong không gian, tiếp
nhận tải trọng và truyền đến bệ máy.
2.2.4.2 Cấu tạo
Hình 2.18. Cấu tạo ổ lăn
Ổ lăn thường gồm bốn bộ phận chính là vòng ngoài, vòng trong, con lăn và
gá cố định (vòng cách).
Vòng trong và vòng ngoài thường có rãnh, vòng trong lắp với ngõng trục,
vòng ngoài lắp với gối trục (vỏ máy, thân máy). Thường chỉ vòng trong cùng quay
với trục còn vòng ngoài đứng yên. Rãnh có tác dụng giảm bớt ứng suất tiếp xúc của
bi, hạn chế bi di động dọc trục.
 Ưu điểm:
 Hệ số ma sát nhỏ.
 Chăm sóc và bôi trơn đơn giản, ít tốn vật liệu bôi trơn.
 Mức độ tiêu chuẩn hóa và tính lắp lẫn cao, do đó thay thế thuận tiện, giá
thành chế tạo tương đối thấp khi sản xuất loạt lớn.
 Nhược điểm:
 Kích thước hướng kính lớn.
 Lắp ghép tương đối khó khăn.
 Khả năng giảm chấn kém.
 Lực quán tính tác dụng lên ổ bi lớn khi làm việc với vận tốc cao.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 50
2.2.4.3 Chọn loại ổ lăn
Chọn ổ bi đỡ một dãy bởi chịu được lực hướng tâm, đồng thời chịu được lực
dọc trục không quá lớn, cho phép vòng ổ bi nghiêng dưới 1/4 độ, làm việc với số
vòng quay cao, giá thành ổ thấp nhất.
2.2.4.4 Chọn sơ bộ kích thước ổ lăn
Dựa vào kết cấu trục đã thiết kế với D = 16 (mm), t chọn sơ bộ ổ lăn theo bảng sau:
Hình 2.19. Các thông số của ổ lăn
Ổ bi đc chọn có các thông số sau:
+ d = 17 (mm).
+ D = 30 (mm).
+ C = 2.85 (KN).
+ Co = 1.68 (KN).
2.2.4.5 Tính kiểm nghiệm khả năng tải của ổ
Do ổ lăn làm việc với n = 60 (vòng/phút) > 10 (vòng/phút) nên tiến hành
chọn ổ theo khả năng tải động để tránh tróc vì mỏi, giúp đảm bảo độ bền lâu (tuổi
thọ) của ổ.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 51
Khả năng tải động được tính theo công thức:
1
m
C=Q.L
Trong đó:
+ m=3: đối với ổ bi
+ L: Tuổi thọ của ổ lăn tính theo triệu vòng
-6
hL=60.10 .n.L = 6 3
60.10 .60.20.10
= 72 (triệu vòng)
+ Q: Tải trọng động của ổ lăn được tính theo công thức:
r a t dQ=(XVF +YF ).k .k
Với: Fr và Fa là tải trọng hướng tâm và tải trọng dọc trục.
V = 1 là vòng trong quay.
Kt, kd chọn = 1
Do là ổ bi 1 dãy,trục và các chi tiết trên trục đều chuyển động quay tròn nên
lực dọc trục Fa = 0 (N).
Các lực tác dụng lên ổ bi: r1 r2F = F =
mg
2
=
6.10
2
=30 (N)
(m: khối lượng của trục + bạt + thanh giữ)
Xét tỉ số a
r
F
V.F
= 0, chọn e = 0.19, dựa vào bảng 11.4 [2] tra đc X=1, Y=0.
Tính tải trọng động: Q = (1.1.30 + 0.0) = 30 (N)
Khả năng tải động:
1
. m
C Q L =
1
3
30.72 = 124 (N) = 0.124 (KN) < rC = 2.85 (KN)
Ổ đã chọn đảm bảo khả năng tải động.
Vậy ổ đã chọn phù hợp.
Tải bản FULL (105 trang): bit.ly/2Ywib4t
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 52
Hình 2.20. Ổ bi đỡ liền gối
2.3 Lựa chọn thanh xếp
Hình 2.21. Thanh xếp
Thanh xếp là một chi tiết vô cùng quan trọng trong giàn phơi thông minh. Nó
đảm nhận nhiệm vụ móc các thanh phơi, truyền chuyển động giúp nâng hạ các
thanh phơi đồng thời làm tăng độ vững cho thanh phơi, tránh đi hiện tượng dao
động khi bị giỏ tác động mạnh
Với tiêu chí tận dụng tối đa các chi tiết sẵn có trên thị trường, với tải trọng
nâng/hạ theo yêu cầu , ta hoàn toàn có thể ra thị trường tìm mua được
ngay thanh xếp thảo mãn yêu cầu vì sự phổ biến của nó.
Tải bản FULL (105 trang): bit.ly/2Ywib4t
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo
SVTH: Trang 53
Chương 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
Yêu cầu thiết kế hệ thống điều khiển
 Giàn phơi hoạt động ở các chể độ:
 Chế độ phơi (tương ứng với độ cao cao nhất H0)
 Chế độ người lớn (tương ứng với độ cao H2)
 Chế độ trẻ em (tương ứng với độ cao H3)
 Chế độ tạm dừng, lên, xuống điều khiển bằng nút bấm.
Trong đó: H0>H2>H3 và các giá gị H0, H2, H3 có thể cài đặt được nhờ điều
khiển số vòng quay của động cơ bước.
 Bạt che hoạt động ở các chế độ:
 Khi nhận tín hiệu từ cảm biến mưa, báo có mưa thì bạt được tự động hạ
xuống, khi cảm biến mưa báo tạnh mưa(khô) bạt tự động kéo lên.
 Có các chế độ lên, xuống, tạm dừng nhờ điều khiển bằng nút bấm.
Từ độ cao H0 xuống độ cao H1 được xác lập nhờ điều khiển số vòng quay
động cơ DC tích hợp encoder.
2.4 Sơ đồ khối hệ thống điều khiển
Hình 3.1. Sơ đồ khối hệ thống điều khiển
3771751

More Related Content

What's hot

đề Tài thiết kế hệ thống đèn giao thông tại ngã tư
đề Tài thiết kế hệ thống đèn giao thông tại ngã tưđề Tài thiết kế hệ thống đèn giao thông tại ngã tư
đề Tài thiết kế hệ thống đèn giao thông tại ngã tưnataliej4
 
4.2.1. thiết kế bộ điều khiển trượt cho robot 2 bậc tự do và mô phỏng trên ma...
4.2.1. thiết kế bộ điều khiển trượt cho robot 2 bậc tự do và mô phỏng trên ma...4.2.1. thiết kế bộ điều khiển trượt cho robot 2 bậc tự do và mô phỏng trên ma...
4.2.1. thiết kế bộ điều khiển trượt cho robot 2 bậc tự do và mô phỏng trên ma...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đồ án Đo và điều khiển tốc độ động cơ dùng 8051
Đồ án Đo và điều khiển tốc độ động cơ dùng 8051Đồ án Đo và điều khiển tốc độ động cơ dùng 8051
Đồ án Đo và điều khiển tốc độ động cơ dùng 8051Vida Stiedemann
 
Đồ án thiết kế robot dò đường
Đồ án thiết kế robot dò đườngĐồ án thiết kế robot dò đường
Đồ án thiết kế robot dò đườngKiều Tú
 
Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ dc sử dụng bộ điều khiển pid và p...
Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ dc sử dụng bộ điều khiển pid và p...Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ dc sử dụng bộ điều khiển pid và p...
Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ dc sử dụng bộ điều khiển pid và p...Man_Ebook
 
Lập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 6 profinet
Lập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 6 profinetLập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 6 profinet
Lập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 6 profinetXuân Thủy Nguyễn
 
File báo cáo đồ án smarthome
File báo cáo đồ án smarthomeFile báo cáo đồ án smarthome
File báo cáo đồ án smarthomeKim Long
 
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​Man_Ebook
 
ĐỒ ÁN - Nghiên cứu thiết kế hệ thống điều khiển đóng mở cửa tự động thông min...
ĐỒ ÁN - Nghiên cứu thiết kế hệ thống điều khiển đóng mở cửa tự động thông min...ĐỒ ÁN - Nghiên cứu thiết kế hệ thống điều khiển đóng mở cửa tự động thông min...
ĐỒ ÁN - Nghiên cứu thiết kế hệ thống điều khiển đóng mở cửa tự động thông min...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Đề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PID
Đề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PIDĐề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PID
Đề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PID
 
đề Tài thiết kế hệ thống đèn giao thông tại ngã tư
đề Tài thiết kế hệ thống đèn giao thông tại ngã tưđề Tài thiết kế hệ thống đèn giao thông tại ngã tư
đề Tài thiết kế hệ thống đèn giao thông tại ngã tư
 
Đề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắc
Đề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắcĐề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắc
Đề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắc
 
4.2.1. thiết kế bộ điều khiển trượt cho robot 2 bậc tự do và mô phỏng trên ma...
4.2.1. thiết kế bộ điều khiển trượt cho robot 2 bậc tự do và mô phỏng trên ma...4.2.1. thiết kế bộ điều khiển trượt cho robot 2 bậc tự do và mô phỏng trên ma...
4.2.1. thiết kế bộ điều khiển trượt cho robot 2 bậc tự do và mô phỏng trên ma...
 
Đồ án Đo và điều khiển tốc độ động cơ dùng 8051
Đồ án Đo và điều khiển tốc độ động cơ dùng 8051Đồ án Đo và điều khiển tốc độ động cơ dùng 8051
Đồ án Đo và điều khiển tốc độ động cơ dùng 8051
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Lưu Đồ Giải Thuật Và Chương Trình Điều Khiển.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Lưu Đồ Giải Thuật Và Chương Trình Điều Khiển.docxĐồ Án Tốt Nghiệp Lưu Đồ Giải Thuật Và Chương Trình Điều Khiển.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Lưu Đồ Giải Thuật Và Chương Trình Điều Khiển.docx
 
Điều khiển bám cho robot di động sử dụng bộ điều khiển mờ
Điều khiển bám cho robot di động sử dụng bộ điều khiển mờĐiều khiển bám cho robot di động sử dụng bộ điều khiển mờ
Điều khiển bám cho robot di động sử dụng bộ điều khiển mờ
 
Đồ án thiết kế robot dò đường
Đồ án thiết kế robot dò đườngĐồ án thiết kế robot dò đường
Đồ án thiết kế robot dò đường
 
Đề tài: Chế tạo và điều khiển cánh tay robot 3 bậc tự do, HAY
Đề tài: Chế tạo và điều khiển cánh tay robot 3 bậc tự do, HAYĐề tài: Chế tạo và điều khiển cánh tay robot 3 bậc tự do, HAY
Đề tài: Chế tạo và điều khiển cánh tay robot 3 bậc tự do, HAY
 
Đề tài: Điều khiển cửa tự động sử dụng hệ vi điều khiển, HAY, 9đ
Đề tài: Điều khiển cửa tự động sử dụng hệ vi điều khiển, HAY, 9đĐề tài: Điều khiển cửa tự động sử dụng hệ vi điều khiển, HAY, 9đ
Đề tài: Điều khiển cửa tự động sử dụng hệ vi điều khiển, HAY, 9đ
 
Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ dc sử dụng bộ điều khiển pid và p...
Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ dc sử dụng bộ điều khiển pid và p...Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ dc sử dụng bộ điều khiển pid và p...
Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ dc sử dụng bộ điều khiển pid và p...
 
Lập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 6 profinet
Lập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 6 profinetLập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 6 profinet
Lập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 6 profinet
 
File báo cáo đồ án smarthome
File báo cáo đồ án smarthomeFile báo cáo đồ án smarthome
File báo cáo đồ án smarthome
 
Đề tài: Ứng dụng xử lý ảnh trong hệ thống phân loại sản phẩm
Đề tài: Ứng dụng xử lý ảnh trong hệ thống phân loại sản phẩmĐề tài: Ứng dụng xử lý ảnh trong hệ thống phân loại sản phẩm
Đề tài: Ứng dụng xử lý ảnh trong hệ thống phân loại sản phẩm
 
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​
 
Đề tài: Hệ thống giám sát quá trình chiết rót và đóng nắp chai tự động
Đề tài: Hệ thống giám sát quá trình chiết rót và đóng nắp chai tự độngĐề tài: Hệ thống giám sát quá trình chiết rót và đóng nắp chai tự động
Đề tài: Hệ thống giám sát quá trình chiết rót và đóng nắp chai tự động
 
Luận văn: Xây dựng mô hình cánh tay robot 5 bậc tự do, HAY
Luận văn: Xây dựng mô hình cánh tay robot 5 bậc tự do, HAYLuận văn: Xây dựng mô hình cánh tay robot 5 bậc tự do, HAY
Luận văn: Xây dựng mô hình cánh tay robot 5 bậc tự do, HAY
 
ĐỒ ÁN - Nghiên cứu thiết kế hệ thống điều khiển đóng mở cửa tự động thông min...
ĐỒ ÁN - Nghiên cứu thiết kế hệ thống điều khiển đóng mở cửa tự động thông min...ĐỒ ÁN - Nghiên cứu thiết kế hệ thống điều khiển đóng mở cửa tự động thông min...
ĐỒ ÁN - Nghiên cứu thiết kế hệ thống điều khiển đóng mở cửa tự động thông min...
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống giám sát nhiệt độ - độ ẩm phòng trồng nấm bào ngư
Đề tài: Thiết kế hệ thống giám sát nhiệt độ - độ ẩm phòng trồng nấm bào ngưĐề tài: Thiết kế hệ thống giám sát nhiệt độ - độ ẩm phòng trồng nấm bào ngư
Đề tài: Thiết kế hệ thống giám sát nhiệt độ - độ ẩm phòng trồng nấm bào ngư
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống tưới cây tự động, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống tưới cây tự động, HAY, 9đĐề tài: Thiết kế hệ thống tưới cây tự động, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống tưới cây tự động, HAY, 9đ
 

Similar to THIẾT KẾ, CHẾ TẠO GIÀN PHƠI ĐỒ THÔNG MINH

Thiết kế và chế tạo robot gắp thức ăn.pdf
Thiết kế và chế tạo robot gắp thức ăn.pdfThiết kế và chế tạo robot gắp thức ăn.pdf
Thiết kế và chế tạo robot gắp thức ăn.pdfMan_Ebook
 
Thiết kế và chế tạo robot vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời.pdf
Thiết kế và chế tạo robot vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời.pdfThiết kế và chế tạo robot vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời.pdf
Thiết kế và chế tạo robot vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời.pdfMan_Ebook
 
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT THỜI TIẾT TRONG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG C...
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT THỜI TIẾT TRONG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG C...THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT THỜI TIẾT TRONG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG C...
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT THỜI TIẾT TRONG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG C...Man_Ebook
 
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT THỜI TIẾT TRONG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG C...
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT THỜI TIẾT TRONG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG C...THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT THỜI TIẾT TRONG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG C...
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT THỜI TIẾT TRONG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG C...Man_Ebook
 
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT THỜI TIẾT TRONG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG C...
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT THỜI TIẾT TRONG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG C...THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT THỜI TIẾT TRONG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG C...
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT THỜI TIẾT TRONG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG C...Man_Ebook
 
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot phân loại sản phẩm.pdf
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot phân loại sản phẩm.pdfThiết kế và chế tạo cánh tay robot phân loại sản phẩm.pdf
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot phân loại sản phẩm.pdfMan_Ebook
 
Thiết kế và chế tạo hệ thống chống trộm xe máy.pdf
Thiết kế và chế tạo hệ thống chống trộm xe máy.pdfThiết kế và chế tạo hệ thống chống trộm xe máy.pdf
Thiết kế và chế tạo hệ thống chống trộm xe máy.pdfMan_Ebook
 
Thiết kế hệ thống rửa xe tự động và chế tạo mô hình.pdf
Thiết kế hệ thống rửa xe tự động và chế tạo mô hình.pdfThiết kế hệ thống rửa xe tự động và chế tạo mô hình.pdf
Thiết kế hệ thống rửa xe tự động và chế tạo mô hình.pdfMan_Ebook
 
Thiết kế chế tạo mô hình phân loại sản phẩm tự động theo hình dáng.pdf
Thiết kế chế tạo mô hình phân loại sản phẩm tự động theo hình dáng.pdfThiết kế chế tạo mô hình phân loại sản phẩm tự động theo hình dáng.pdf
Thiết kế chế tạo mô hình phân loại sản phẩm tự động theo hình dáng.pdfMan_Ebook
 
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động.pdfThiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động.pdfMan_Ebook
 
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 6 bậc tự do.pdf
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 6 bậc tự do.pdfThiết kế và chế tạo cánh tay robot 6 bậc tự do.pdf
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 6 bậc tự do.pdfMan_Ebook
 
thitkvchtocnhtayrobot6bctdo-231003074803-0b5466d1.pdf
thitkvchtocnhtayrobot6bctdo-231003074803-0b5466d1.pdfthitkvchtocnhtayrobot6bctdo-231003074803-0b5466d1.pdf
thitkvchtocnhtayrobot6bctdo-231003074803-0b5466d1.pdfHTOOFFICIAL
 
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 5 bậc tự do, NGUYỄN TRỌNG TUẤN ANH.pdf
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 5 bậc tự do, NGUYỄN TRỌNG TUẤN ANH.pdfThiết kế và chế tạo cánh tay robot 5 bậc tự do, NGUYỄN TRỌNG TUẤN ANH.pdf
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 5 bậc tự do, NGUYỄN TRỌNG TUẤN ANH.pdfMan_Ebook
 
Thiết kế và chế tạo mô hình phân loại sản phẩm sử dụng cánh tay robot.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình phân loại sản phẩm sử dụng cánh tay robot.pdfThiết kế và chế tạo mô hình phân loại sản phẩm sử dụng cánh tay robot.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình phân loại sản phẩm sử dụng cánh tay robot.pdfMan_Ebook
 
Thiết kế và chế tạo robot gắp thức ăn sử dụng xử lý ảnh và tay gắp mềm.pdf
Thiết kế và chế tạo robot gắp thức ăn sử dụng xử lý ảnh và tay gắp mềm.pdfThiết kế và chế tạo robot gắp thức ăn sử dụng xử lý ảnh và tay gắp mềm.pdf
Thiết kế và chế tạo robot gắp thức ăn sử dụng xử lý ảnh và tay gắp mềm.pdfMan_Ebook
 

Similar to THIẾT KẾ, CHẾ TẠO GIÀN PHƠI ĐỒ THÔNG MINH (20)

Thiết kế và chế tạo robot gắp thức ăn.pdf
Thiết kế và chế tạo robot gắp thức ăn.pdfThiết kế và chế tạo robot gắp thức ăn.pdf
Thiết kế và chế tạo robot gắp thức ăn.pdf
 
Thiết kế và chế tạo robot vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời.pdf
Thiết kế và chế tạo robot vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời.pdfThiết kế và chế tạo robot vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời.pdf
Thiết kế và chế tạo robot vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời.pdf
 
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT THỜI TIẾT TRONG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG C...
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT THỜI TIẾT TRONG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG C...THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT THỜI TIẾT TRONG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG C...
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT THỜI TIẾT TRONG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG C...
 
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT THỜI TIẾT TRONG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG C...
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT THỜI TIẾT TRONG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG C...THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT THỜI TIẾT TRONG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG C...
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT THỜI TIẾT TRONG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG C...
 
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT THỜI TIẾT TRONG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG C...
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT THỜI TIẾT TRONG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG C...THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT THỜI TIẾT TRONG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG C...
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT THỜI TIẾT TRONG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG C...
 
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot phân loại sản phẩm.pdf
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot phân loại sản phẩm.pdfThiết kế và chế tạo cánh tay robot phân loại sản phẩm.pdf
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot phân loại sản phẩm.pdf
 
Thiết kế và chế tạo hệ thống chống trộm xe máy.pdf
Thiết kế và chế tạo hệ thống chống trộm xe máy.pdfThiết kế và chế tạo hệ thống chống trộm xe máy.pdf
Thiết kế và chế tạo hệ thống chống trộm xe máy.pdf
 
Thiết kế hệ thống rửa xe tự động và chế tạo mô hình.pdf
Thiết kế hệ thống rửa xe tự động và chế tạo mô hình.pdfThiết kế hệ thống rửa xe tự động và chế tạo mô hình.pdf
Thiết kế hệ thống rửa xe tự động và chế tạo mô hình.pdf
 
Thiết kế chế tạo mô hình phân loại sản phẩm tự động theo hình dáng.pdf
Thiết kế chế tạo mô hình phân loại sản phẩm tự động theo hình dáng.pdfThiết kế chế tạo mô hình phân loại sản phẩm tự động theo hình dáng.pdf
Thiết kế chế tạo mô hình phân loại sản phẩm tự động theo hình dáng.pdf
 
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động.pdfThiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động.pdf
 
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 6 bậc tự do.pdf
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 6 bậc tự do.pdfThiết kế và chế tạo cánh tay robot 6 bậc tự do.pdf
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 6 bậc tự do.pdf
 
thitkvchtocnhtayrobot6bctdo-231003074803-0b5466d1.pdf
thitkvchtocnhtayrobot6bctdo-231003074803-0b5466d1.pdfthitkvchtocnhtayrobot6bctdo-231003074803-0b5466d1.pdf
thitkvchtocnhtayrobot6bctdo-231003074803-0b5466d1.pdf
 
Đề tài: Quang báo hiển thị bằng led ma trận, HAY
Đề tài: Quang báo hiển thị bằng led ma trận, HAYĐề tài: Quang báo hiển thị bằng led ma trận, HAY
Đề tài: Quang báo hiển thị bằng led ma trận, HAY
 
Đề tài: Tìm hiểu hệ điều hành Android Wear, HAY, 9đ
Đề tài: Tìm hiểu hệ điều hành Android Wear, HAY, 9đĐề tài: Tìm hiểu hệ điều hành Android Wear, HAY, 9đ
Đề tài: Tìm hiểu hệ điều hành Android Wear, HAY, 9đ
 
Hệ thống tự động phân luồng câu hỏi và giải đáp yêu cầu, 9đ
Hệ thống tự động phân luồng câu hỏi và giải đáp yêu cầu, 9đHệ thống tự động phân luồng câu hỏi và giải đáp yêu cầu, 9đ
Hệ thống tự động phân luồng câu hỏi và giải đáp yêu cầu, 9đ
 
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 5 bậc tự do, NGUYỄN TRỌNG TUẤN ANH.pdf
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 5 bậc tự do, NGUYỄN TRỌNG TUẤN ANH.pdfThiết kế và chế tạo cánh tay robot 5 bậc tự do, NGUYỄN TRỌNG TUẤN ANH.pdf
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 5 bậc tự do, NGUYỄN TRỌNG TUẤN ANH.pdf
 
Thiết kế và chế tạo mô hình phân loại sản phẩm sử dụng cánh tay robot.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình phân loại sản phẩm sử dụng cánh tay robot.pdfThiết kế và chế tạo mô hình phân loại sản phẩm sử dụng cánh tay robot.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình phân loại sản phẩm sử dụng cánh tay robot.pdf
 
Thiết kế và chế tạo robot gắp thức ăn sử dụng xử lý ảnh và tay gắp mềm.pdf
Thiết kế và chế tạo robot gắp thức ăn sử dụng xử lý ảnh và tay gắp mềm.pdfThiết kế và chế tạo robot gắp thức ăn sử dụng xử lý ảnh và tay gắp mềm.pdf
Thiết kế và chế tạo robot gắp thức ăn sử dụng xử lý ảnh và tay gắp mềm.pdf
 
Luận văn: Phân tích bài toán tuyến tính kết cấu dàn, HOT
Luận văn: Phân tích bài toán tuyến tính kết cấu dàn, HOTLuận văn: Phân tích bài toán tuyến tính kết cấu dàn, HOT
Luận văn: Phân tích bài toán tuyến tính kết cấu dàn, HOT
 
Đề tài: Thiết kế hộp thuốc thông minh cho người bệnh, HAY
Đề tài: Thiết kế hộp thuốc thông minh cho người bệnh, HAYĐề tài: Thiết kế hộp thuốc thông minh cho người bệnh, HAY
Đề tài: Thiết kế hộp thuốc thông minh cho người bệnh, HAY
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

THIẾT KẾ, CHẾ TẠO GIÀN PHƠI ĐỒ THÔNG MINH

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN CƠ KHÍ BỘ MÔN CƠ SỞ THIẾT KẾ MÁY VÀ ROBOT * ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH CƠ ĐIỆN TỬ ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ, CHẾ TẠO GIÀN PHƠI THÔNG MINH Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: HÀ NỘI 06 - 2016
  • 2. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 1 PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1. Thông tin về nhóm sinh viên Họ và tên sinh viên: Điện thoại liên lạc: 0964 – 810 – 699. Email: lecongvinh06@gmail.com Lớp: KT. Cơ Điện Tử Hệ đào tạo: Kỹ sư chính quy Đồ án tốt nghiệp được thực hiện tại: Bộ môn Cơ sở Thiết kế máy và Robot, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Thời gian làm ĐATN: từ ngày 11/ 01/ 2016 đến 10/ 06/ 2016 2. Mục đích nội dung của ĐATN Thiết kế, chế tạo giàn phơi thông minh. 3. Các nhiệm vụ cụ thể của ĐATN  Tìm hiểu thị trường giàn phơi thông minh hiện nay, từ đó đề xuất ý tưởng cải tiến và yêu cầu thiết kế, chế tạo giàn phơi thông minh.  Thiết kế hệ thống dẫn động cho giàn phơi thông minh.  Tính toán, lựa chọn các kết cấu cơ khí cho giàn phơi thông minh.  Thiết kế hệ thống điều khiển giàn phơi thông minh.  Chế tạo giàn phơi thông minh. 4. Lời cam đoan của sinh viên Nhóm sinh viên thực hiện Đồ án tốt nghiệp - Lê Công Vinh, Nguyễn Tiến Diện, Lâm Quyết Thắng – cam kết ĐATN là công trình nghiên cứu của bản thân nhóm thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS. Hoàng Văn Bạo. Các kết quả nêu trong ĐATN là trung thực, không phải là sao chép toàn văn của bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Nhóm Tác giả ĐATN
  • 3. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 2 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Điểm đánh giá (cho từng sinh viên): Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Giáo viên hướng dẫn ThS. Hoàng Văn Bạo
  • 4. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 3 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI BẢN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Tên đề tài:...................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Giáo viên phản biện:..................................................................................................... 1. Nội dung thiết kế tốt nghiệp: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 2. Nhận xét của giáo viên phản biện: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Điểm đánh giá (cho từng sinh viên): Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Giáo viên phản biện
  • 5. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 4 TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Nội dung của Đồ án tốt nghiệp được thực hiện dựa trên các nhiệm vụ chính như sau:  Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về thị trường giàn phơi thông minh hiện nay, từ đó đề xuất ý tưởng cải tiến và yêu cầu thiết kế, chế tạo giàn phơi thông minh. Thông qua việc tìm hiểu, nguyên cứu về thị trường giàn phơi hiện nay, cụ thể là đi sâu tìm hiểu về nhu cầu thị trường, tìm hiểu các loại giàn phơi hiện có trên thị trường hiện nay. Từ đó, khoanh vùng thị trường nhắm đến là các hộ gia đình trong các khu chung cư, các khu dân cư, tòa nhà cao tầng, nơi có diện tích sinh hoạt không nhiều và nhu cầu tối ưu diện tích là rất cần thiết. Dựa vào việc tìm hiểu mà đề xuất ý tưởng cải tiến các loại giàn phơi hiện tại trở nên thông minh hơn, thuận tiên cho người sử dụng và chi phí chế tạo ở mức hợp lý, đồng thời đưa ra yêu cầu cụ thể cho quá trình thiết kế, chế tạo giàn phơi thông minh. Nội dung cụ thể của nhiệm vụ này được trình bày cụ thể trong Chương 1: TỔNG QUAN.  Nhiệm vụ 2: Thiết kế hệ thống cơ khí cho giàn phơi thông minh. Từ ý tưởng cải tiến đã được đề xuất và yêu cầu thiết kế, chế tạo, chúng ta sẽ tiến hành thiết kế hệ thống cơ khí cho giàn phơi thông minh, một phần vô cùng quan trọng, là xương sống cho toàn bộ Đồ án tốt nghiệp. Ở đây, ta phải lên sơ đồ hệ dẫn động giàn phơi, tính toán, thiết kế và lựa chọn động cơ, bộ truyền Trục vít – Bánh vít, tang cuốn, cáp, ..v..v.. Toàn bộ nội dung của nhiệm vụ này được trình bày ở Chương 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ.  Nhiệm vụ 3: Thiết kế hệ thống điều khiển cho giàn phơi thông minh. Để thực sự là một giàn phơi thông minh, thiết kế hệ thống điều khiển cho giàn phơi là điều tất yếu. Với các yêu cầu như khi trời mưa thì màn che tự động hạ xuống che chắn quần áo khỏi ướt, khi hết mưa thì tự động kéo lên. Đồng thời, giàn phơi thông minh được cài đặt sẵn hai chế độ, một dành cho người lớn, một cái khác thì dành cho trẻ em, tạo thuận tiện cho quá trình phơi quần áo. Toàn bộ phần thiết kế hệ thống điều khển sẽ nằm ở Chương 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN.  Nhiệm vụ 4: Chế tạo giàn phơi thông minh Từ những nhiệm vụ trên, chúng ta sẽ thu được những thông tin cần thiết để có thể tiến đến bước cuối cùng là tạo nên sản phẩm thực. Ở nhiệm vụ này, sẽ được
  • 6. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 5 trình bày một cách khái quát ở Chương 4: CHẾ TẠO GIÀN PHƠI THÔNG MINH. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................11 LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................12 Chương 1: TỔNG QUAN.........................................................................................13 1.1 Giời thiệu về giàn phơi................................................................................13 1.2 Các loại giàn phơi hiện nay .........................................................................15 1.2.1 Giàn phơi quay tay................................................................................16 1.2.2 Giàn phơi bấm điện...............................................................................17 1.2.3 Giàn phơi điều khiển từ xa....................................................................18 1.3 Đề xuất cải tiến hệ thống giàn phơi thông minh..........................................19 1.4 Yêu cầu thiết kế, chế tạo giàn phơi thông minh ..........................................22 Chương 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ...........................................................23 2.1 Thiết kế hệ dẫn động khung phơi ................................................................23 2.1.1 Tính chọn cáp........................................................................................24 2.1.1.1 Cấu tạo ...........................................................................................24 2.1.1.2 Phân loại.........................................................................................24 2.1.1.3 Lựa chọn loại cáp...........................................................................24 2.1.1.4 Tính toán thông số cáp...................................................................24 2.1.2 Tính chọn tang cuốn .............................................................................28 2.1.2.1 Khái niệm.......................................................................................28 2.1.2.2 Phân loại.........................................................................................28 2.1.2.3 Lựa chọn loại tang cuốn.................................................................28 2.1.2.4 Tính toán thông số Tang ................................................................29 2.1.2.5 Cố định đầu cáp lên tang................................................................32 2.1.3 Tính chọn động cơ ................................................................................32 2.1.3.1 Động cơ điện..................................................................................32
  • 7. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 6 2.1.3.2 Các loại động cơ điện.....................................................................33 2.1.3.3 Công suất cần thiết trên trục tang ..................................................35 2.1.3.4 Xác định hiệu suất chung của toàn hệ thống..................................35 2.1.3.5 Xác định công suất yêu cầu trên trục động cơ...............................37 2.1.3.6 Xác định vận tốc quay của trục tang..............................................37 2.1.3.7 Xác định vận tốc quay cần thiết của động cơ ................................37 2.1.3.8 Chọn động cơ điện .........................................................................37 2.1.4 Lựa chọn bộ truyền...............................................................................38 2.1.4.1 Khái niệm.......................................................................................38 2.1.4.2 Phân loại.........................................................................................38 2.1.4.3 Truyền động trục vít – bánh vít......................................................38 2.1.4.4 Các dạng hỏng của bộ truyền trục vít ............................................39 2.1.4.5 Lựa chọn.........................................................................................40 2.2 Thiết kế hệ dẫn động bạt che.......................................................................41 2.2.1 Lựa chọn bạt che...................................................................................41 2.2.2 Tính chọn động cơ ................................................................................41 2.2.2.1 Công suất cần thiết trên trục bạt che..............................................41 2.2.2.2 Xác định hiệu suất chung của toàn hệ thống..................................42 2.2.2.3 Xác định công suất yêu cầu trên trục động cơ...............................42 2.2.2.4 Chọn động cơ điện .........................................................................43 2.2.3 Tính chọn trục quấn bạt ........................................................................43 2.2.3.1 Chọn vật liệu ..................................................................................43 2.2.3.2 Tính thiết kế trục............................................................................43 2.2.4 Tính chọn ổ bi.......................................................................................49 2.2.4.1 Khái niệm.......................................................................................49 2.2.4.2 Cấu tạo ...........................................................................................49 2.2.4.3 Chọn loại ổ lăn ...............................................................................50 2.2.4.4 Chọn sơ bộ kích thước ổ lăn ..........................................................50 2.2.4.5 Tính kiểm nghiệm khả năng tải của ổ............................................50
  • 8. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 7 2.3 Lựa chọn thanh xếp .....................................................................................52 Chương 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN .................................................53 3.1 Sơ đồ khối hệ thống điều khiển...................................................................53 3.2 Giới thiệu về sensor và các động cơ dùng trong hệ thống ..........................55 3.2.1 Sensor....................................................................................................55 3.2.2 Cảm biến mưa.......................................................................................55 3.2.3 Động cơ một chiều DC .........................................................................57 3.2.4 Encoder .................................................................................................61 3.2.5 Động cơ bước (Step).............................................................................62 3.3 Tổng quan về vi điều khiển STM32, biên dịch và nạp Code vào vi điều khiển 65 3.3.1 Sơ lược về STM32................................................................................65 3.3.2 Ứng dụng STM32 .................................................................................66 3.3.3 Tính năng nổi bật ..................................................................................66 3.3.4 Khái quát về vi điều khiển STM32F103C8T6 .....................................68 3.4 Trình biên dịch cho vi điều khiển KEILC 4, FLASH LOADER................70 3.5 Sơ đồ các mạch thiết kế thực hiện trong đề tài............................................78 3.5.1 Khối nguồn nuôi vi xử lý......................................................................78 3.5.2 Khối IC L298 đảo chiều........................................................................78 3.5.3 Khối vi xử lý.........................................................................................80 3.5.4 Khối hiển thị LCD ................................................................................81 3.6 Mạch in........................................................................................................81 3.7 Kết quả đạt được..........................................................................................82 Chương 4: CHẾ TẠO GIÀN PHƠI THÔNG MINH ...............................................83 4.1 Chế tạo khung phơi......................................................................................83 4.1.1 Khung thép V........................................................................................83 4.1.2 Khung thép hộp.....................................................................................84 4.1.3 Thanh phơi............................................................................................84 4.1.4 Thanh xếp .............................................................................................85 4.2 Chế tạo bạt che ............................................................................................86
  • 9. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 8 4.3 Lắp ghép giàn phơi hoàn chỉnh ...................................................................86 KẾT LUẬN...............................................................................................................87 PHỤ LỤC..................................................................................................................88 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................104 DANH MỤC HÌNH STT Tên Trang 1.1 Dân số thành thị cả nước từ năm 1995 đến sơ bộ năm 2014 13 1.2 Dân số thành thị Hà Nội từ năm 1995 đến sơ bộ năm 2014 13 1.3 Dân số thành thị Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1995 đến sơ bộ năm 2014 14 1.4 Khu chung cư Times City 14 1.5 Khu chung cư Royal City 14 1.6 Khung cảnh phơi quần áo khu chung cư 15 1.7 Cảnh phơi quần áo tạm bợ 15 1.8 Giàn phơi quay tay 16 1.9 Giàn phơi bấm điện 17 1.10 Giàn phơi điều khiển từ xa 18 1.11 Ý tưởng cải tiến giàn phơi thông minh 19 1.12 Khung gá của giàn phơi thông minh 19 1.13 Thanh xếp 20 1.14 Trục cuốn bạt che nằm trên hai ổ bi liền gối 20 1.15 Thanh phơi quần áo 21 2.1 Sơ đồ dẫn động khung phơi 23 2.2 Các loại cáp thép 24 2.3 Cáp thép 27 2.4 Hình dạng một số loại tang cuốn 28 2.5 Các kích thước cơ bản của Tang 29 2.6 Tang cuốn cáp 32
  • 10. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 9 2.7 Cố định đầu cáp lên tang 32 2.8 Cấu tạo động cơ bước 34 2.9a Cấu trúc động cơ bước nam châm vĩnh cửu 34 2.9b Cấu trúc động cơ bước biến từ trở 34 2.10 Động cơ bước kéo giàn phơi 38 2.11 Kết cấu của trục vít liền trục và bánh vít 39 2.12 Bộ truyền Trục vít – Bánh vít mua trên thị trường 40 2.13 Sơ đồ hệ dẫn động bạt che 41 2.14 Động cơ giảm tốc truyền động bạt che 43 2.15 Ống inox quấn bạt 45 2.16 Lục phân bố tải trọng trên trục 46 2.17 Mặt cắt ngang ống inox 47 2.18 Cấu tạo ổ lăn 49 2.19 Các thông số của ổ lăn 50 2.20 Ổ bi đỡ liền gối 51 2.21 Thanh xếp 52 3.1 Sơ đồ khối hệ thống điều khiển 53 3.2 Cấu trúc một hệ thống có Sensor 55 3.3 Mô hình của một thiết bị đo đơn giản 55 3.4 Sơ đồ chân nối cảm biến 56 3.5 Động cơ một chiều 57 3.6 Mạch cầu H 58 3.7 Sơ đồ mạch sử dụng L293B để điều khiển động cơ 59 3.8 Miêu tả ứng dụng điển hình của L298 60 3.9 Cho ứng dụng dòng lớn hơn, chúng ta dùng 2 kênh 60 3.10 Cấu tạo, nguyên lý hoạt động Encoder 61 3.11 Động cơ bước (Step) 62 3.12 Sơ lược lịch sử phát triển STM32 64 3.13 Ứng dụng STM32 64 3.14 Năng lượng tiêu thụ 65
  • 11. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 10 3.15 Hiệu suất 65 3.16 Sơ đồ chân STM32F103C8T6 66 3.17 Sơ đồ mô hình tổng quan điều khiển dùng vi điều khiển 67 3.18 Khối nguồn nuôi vi xử lý 76 3.19 Sơ đồ chân của L298 76 3.20 Khối L298 (Mạch cầu H) 78 3.21 Khối vi xử lý 78 3.22 Khối hiển thị LCD 79 3.23 Mạch in 79 3.24 Mô hình Mạch điều khiển 80 4.1 Khung thép V lỗ 81 4.2 Khung thép hộp 82 4.3 Thanh phơi 82 4.4 Thanh xếp 83 4.5 Bạt che 84 4.6 Giàn phơi thông minh hoàn chỉnh 84 DANH MỤC BẢNG STT Tên Trang 2.1 Bảng hệ số kinh nghiệm đối với lực kéo đứt nhỏ nhất 26 2.2 Nhóm chế độ làm việc của cơ cấu 27 2.3 Hệ số 27 2.4 Bảng hệ số đường kính tang 29 2.5 Trị số hiệu suất của các loại bộ truyền và ổ 36 2.6 Moduyn đàn hồi E của một số loại vật liệu 46 2.7 Ứng suất uốn cho phép của một số loại vật liệu 48 3.1 Chức năng của các chân 77
  • 12. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 11 1 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được đồ án tốt nghiệp chúng em đã phải vượt qua bao nhiêu khó khăn và thử thách. Trên chặng đường ấy, nhờ có sự động viên của thầy cô, bạn bè, gia đình cùng với sự tạo điều kiện tốt nhất từ phía nhà trường, chúng em mới có thể đi đến đích như ngày hôm này. Chúng em thật sự thấy biết ơn và muốn xin gửi lời cảm ơn tới tất cả mọi người, những người đã ủng hộ, giúp đỡ chúng em trên con đường hoàn thiện Đồ án tốt nghiệp này. Chúng em xin chân thành cảm ơn trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Viện Cơ khí, Bộ môn Cơ sở Thiết kế máy và Robot cùng các thầy cô đã dạy dỗ, quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ và tạo điều kiện cho chúng em trong những năm học tập tại trường. Chúng em xin đặc biệt gửi lời cảm ơn đến thầy giáo ThS. Hoàng Văn Bạo, người thầy đã luôn tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ và đặc biệt hơn cả là luôn động viên chúng em, tiếp thêm động lực cho chúng em hoàn thiện Đồ án tốt nghiệp này. Chúng em cũng vô cùng biết ơn Bộ môn Cơ sở Thiết kế máy và Robot, cùng các thầy giáo trong bộ môn đã luôn tận tâm, nhiệt tình giảng dạy chúng em trong những năm tháng ở giảng đường Đại học. Chúng em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Nhóm Tác giả ĐATN
  • 13. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 12 2 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay với dự phát triển của khoa học kỹ thuật, cũng như nhu cầu đòi hỏi con người càng cao trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó có nhu cầu về cuộc sống tiện nghi, thông minh. Điều này đã thôi thúc những nhà thiết kế, chế tạo ra những sản phẩm đáp ứng những tiệng nghi, thông minh đó. Một trong số đó cần kể tới là giàn phơi thông minh. Với các nước phát triển thì nó được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến, còn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam thì đang có xu hướng tìm cho mình tiện nghi thông minh đó. Mặt khác với sự phát triển hiện đại của các khu nhà hay các khu chung cư với điện tích không lớn lắm không gian đa số còn hạn chế vì thế mà việc nhỏ gọn mà vẫn đáp ứng được yêu cầu là rất cần thiết nhất là các khu chung cư. Vì vậy việc có một giàn phơi thông minh sẽ không chiếm diện tích của ban công hoặc là những nơi ban công rất nhỏ cũng có thể lắp đặt được giàn phơi thông minh ngoài ra nó còn giúp ta thoát khỏi những rắc rối trong việc phơi quần áo như việc điều chỉnh các mức độ cao tiện lợi cho các độ tuổi sử dụng, tích hợp thêm cơ cấu bạt che tự động, đèn sưởi, quạt… giúp việc phơi quần áo dễ dàng, tiện lợi, bảo vệ quần áo khỏi tác động của thời tiết như mưa, độ ẩm cao giúp quàn mau khô hơn. Trên nhu cầu và thị trường rộng mở đó chúng em đã bắt tay vào nghiên cứu thiết kế, chế tạo giàn phơi thông minh. Và trong Đồ án tốt nghiệp này, chúng em sẽ trình bày về quá trình nghiên cứu thiết kế, chế tạo giàn phơi thông minh. Cụ thể là, chúng em sẽ bắt đầu từ việc phân tích thị trường giàn phơi thông minh. Sau đó, đề xuất ý tưởng cải tiến giàn phơi thông minh. Từ ý tưởng này chúng em bắt tay vào thiết kế hệ thống cơ khí, hệ thống điều khiển và cuối chế tạo giàn phơi thông minh này. Những nội dung trên sẽ được trình bầy cụ thể trong đồ án. Trong quá trình thiết kế, chế tạo chắc chắn chúng em sẽ không tránh khỏi những sai sót. Chúng em rất mong nhận được những đóng góp quý báu của thầy cô để hoàn thiện hơn nữa đồ án của mình. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
  • 14. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 13 1 Chương 1: TỔNG QUAN 1.1 Giời thiệu về giàn phơi Trong bối cảnh xã hội Việt Nam ngày nay, sự bùng nổ về dân số và đời sống người dân ngày càng tăng lên đã tạo nên những thách thức mới trong cuộc sống. Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam [1], ta có số liệu về dân số thành thị cả nước từ năm 1995 đến sơ bộ năm 2014 (hình 1), dân số thành thị Hà Nội từ năm 1995 đến sơ bộ năm 2014 (hình 2) và dân số thành thị Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1995 đến sơ bộ năm 2014 (hình 3). Dựa vào những số liệu này, ta có thể thấy được rằng, dân số thành thị trên cả nước và dân số thành thị ở các thành phố lớn đang ngày càng tăng lên và chưa hề có dấu hiệu của việc sụt giảm. Hình 1.1. Dân số thành thị cả nước từ năm 1995 đến sơ bộ năm 2014 Hình 1.2. Dân số thành thị Hà Nội từ năm 1995 đến sơ bộ năm 2014
  • 15. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 14 Hình 1.3. Dân số thành thị Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1995 đến sơ bộ năm 2014 Mâu thuẫn ở đây chính là dân số ngày càng tăng lên mà diện tích đất thì cố định, nó không thể tăng lên theo sự tăng dân số này. Chính vì vậy, các tòa nhà cao tầng, các khu chung cư hình thành để giải quyết mâu thuẫn này. Chỉ ước tính trên địa bàn Thủ đô Hà Nội thì đã có khoảng trên 20 chung cư và dự án chung cư đang triển khai. Ta có thể kể ra một vài cái tên ở đây như: Times City, Royal City, Vincom Bà Triệu, Imperia Sky Garden - 423 Minh Khai, D’. Le Pont D’or - 36 Hoàng Cầu, ..v...v.. Các tòa nhà chung cư xuất hiện ngày càng nhiều, giúp cho người dân có thêm nơi cư trú. Nhưng cũng chính từ đây mà kéo theo không ít các vấn đề, đặc biệt là trong sinh hoạt cá nhân. Vì không gian sinh hoạt của một căn hộ chung cư không phải là nhiều, với một gia đình căn bản của Việt Nam gồm 4 thành viên thì phải tận dụng không gian thật hiệu quả mới có thể sinh hoạt một cách tốt được. Những hoạt Hình 1.4. Khu chung cư Times City Hình 1.5. Khu chung cư Royal City
  • 16. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 15 động sinh hoạt cá nhân, đặc biệt là việc phơi quần áo đã trở thành một trong những vấn đề khó khăn đối với nhiều hộ gia đình. Họ tận dụng tốt đa không gian để thực hiện việc này, nhưng xem như có vẻ không hiệu quả lắm. Ta có thể thấy cảnh người dân ở các khu chung cư phơi quần áo như thể nào ở Hình 6. Không gian sinh hoạt bị chiếm khá lớn cho việc phơi quần áo, tạo ra khung cảnh xấu cho khu đô thị. Chưa kể nhiều hộ gia đình còn không có cả nơi để phơi quần áo, họ phải phơi ở những chỗ tạm bợ (Hình 7), nơi ít gió và ánh sáng, điều này làm cho quần áo trở nên ẩm mốc và gây khó chịu cho người mặc. Trước vấn đề cấp thiết đó và với tiềm năng lớn của nhu cầu thị trường, sản phẩm giàn phơi quần áo đã được ra đời để phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống. Với cuộc sống ngày càng hiện đại, đời sống của con người ngày được nâng lên mà sản phẩm giời phơi cũng đã ngày càng được cải tiến và nâng cấp thành nhiều loại khác nhau. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại giàn phơi hiện có trên thị trường. 1.2 Các loại giàn phơi hiện nay Trên thị trường hiện nay có 3 loại giàn phơi chủ yếu: giàn phơi quay tay, giàn phơi bấm điện và giàn phơi điều khiển từ xa. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 3 loại giàn phơi này trong phần sau, cùng tìm hiểu ưu và nhược điểm của mỗi loại. Hình 1.6. Khung cảnh phơi quần áo khu chung cư Hình 1.7. Cảnh phơi quần áo tạm bợ
  • 17. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 16 1.2.1 Giàn phơi quay tay Hình 1.8. Giàn phơi quay tay  Ưu điểm:  Kết cấu đơn giản và dễ chế tạo nhất trong các loại giàn phơi.  Giá thành rẻ nhất trong các loại giàn phơi. Giá trung bình của một bộ giàn phơi loại này rơi vào khoảng 1,5 triệu đồng.  Nhược điểm:  Vận hành phức tạp, tốn thời gian và công sức do phải quay tang cuốn bằng tay.  Không thể nâng hạ đồng thời cả hai thanh phơi mà chỉ nâng hạ một trong hai thanh phơi.  Dễ bị dao động khi bị gió thổi vì thanh phơi chỉ được giữ bởi hai sợi dây cáp.  Lắp đặt khá tốn thời gian.  Không tự động bảo vệ quần áo trành được mưa. Đây là sản phẩm được sử dụng rộng rãi nhất trên thị trường vì nó đáp ứng được những yêu cầu cơ bản nhất của người sử dụng đồng thời giá thành rẻ là yếu tố ảnh hưởng nhất đến việc nhiều người sử dụng sản phẩm này.
  • 18. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 17 1.2.2 Giàn phơi bấm điện Hình 1.9. Giàn phơi bấm điện  Ưu điểm:  Kết cấu tương đối đơn giản.  Vận hành dễ dàng, nhanh tróng nhờ sử dụng động cơ điện. Có thể nâng thanh phơi lên, xuống hoặc dừng giữa trừng.  Có thể đồng thời nâng hạ hai thanh phơi.  Nhược điểm:  Dễ giao động khi bị gió tác động do thanh phơi chỉ được giữ bởi hai sợi cáp.  Lắp đặt mất thời gian.  Không có khả năng bảo vệ quần áo chống lại mưa. Với giá thành rơi vào khoảng 4 đến 5 triệu đồng, đồng thời kết cấu khá đơn giản, vận hành dễ dàng nên giàn phơi bấm điện cũng tương đối phổ biến trên thị trường nhưng vẫn không bằng giàn phơi quay tay.
  • 19. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 18 1.2.3 Giàn phơi điều khiển từ xa Hình 1.10. Giàn phơi điều khiển từ xa  Ưu điểm:  Có khả năng điều khiển từ xa.  Dễ dàng trong việc vận hành.  Kết cấu vững chắc, hạn chế giao động thanh phơi khi bị gió tác động.  Lắp đạt dễ dàng.  Có hệ thống đèn để sử dụng vào ban đêm.  Có hệ thống quạt để làm khô quần áo khi cần thiết.  Sử dụng nhiều thanh phơi cỏ thể dùng để phơi quần áo và phơi chăn màn.  Nhược điểm:  Giá thành cao. Giá thành của bộ sản phẩm này rơi vào khoảng từ 9 đến 15 triệu.  Chưa có khả năng tự động bảo vệ quần áo khi trời mưa.  Sử dụng động cơ điện không có encoder, nên tạo cữ cho thanh phơi phải sử dụng kết cấu cơ khí phức tạp. Loại giàn phơi này được xem là loại giàn phơi cao cấp nhất trên thị trường hiện nay. Nó đem lại rất nhiều tính năng hữu ích cho người sử dụng. Tuy nhiên, vì giá thành quá cao nên vẫn chưa được nhiều người sử dụng.
  • 20. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 19 1.3 Đề xuất cải tiến hệ thống giàn phơi thông minh Dựa trên những tìm hiểu về các hệ thống giàn phơi hiện có trên thị trường, chúng em đưa ra ý tưởng để cái tiến giàn phơi thông minh như sau: Hình 1.11. Ý tưởng cải tiến giàn phơi thông minh Với tiêu chí, tận dụng tối đa các Module có sẵn trên thị trường để giúp giảm giá thành sản phẩm, tận dụng các ưu điểm và khắc phục các nhược điểm của các loại giàn phơi có sẵn trên thị trường. Chúng em đề xuất ý tưởng cải tiến giàn phơi thông minh với những phần chính như sau: 1. Khung gá Hình 1.12. Khung gá của giàn phơi thông minh
  • 21. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 20 2. Thanh xếp Hình 1.13. Thanh xếp 3. Trục cuốn bạt che nằm trên hai ổ bi liền gối Hình 1.14. Trục cuốn bạt che nằm trên hai ổ bi liền gối
  • 22. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 21 4. Thanh phơi Hình 1.15. Thanh phơi quần áo Nguyên lý hoạt động của giàn phơi thông minh như sau: Hệ thống thanh xếp mang thanh phơi được nâng hạ nhờ hệ thống dây cáp được cuốn trên tang và được dẫn động bởi một động cơ Steps. Thông qua mạch điều khiển động cơ ta có thể cài đặt ba độ cao hoạt động cho thanh phơi, bao gồm: vị trí để người lớn treo quần áo, vị trí để trẻ em treo quần áo và vị trí phơi. Tùy thuộc vào người sử dụng mà ta lựa chọn vị trí mong muốn. Khi trời mưa, cảm biến mưa trên giàn phơi sẽ nhận tín hiệu, điều khiển động cơ quấn bạt che, hạ bạt che xuống, che chắn cho quần áo tránh khỏi nước mưa hắt vào làm ướt quần áo. Khi hết mưa, bề mặt cảm biến mưa khô, bạt che sẽ được điều khiển để tự động quấn lên, quần áo tiếp tục được phơi. Những cải tiến mà ý tưởng đề xuất đem lại:  Tận dụng tối đa các kết cấu có sẵn trên thi trường như thanh xếp của loại giàn phơi điều khiển từ xa, làm giảm giá thành chế tạo.  Sử dụng thanh xếp, tránh xảy ra dao động thanh phơi dưới tác dụng của gió.  Có thể chủ động bảo vệ quần áo khi trời mưa xảy ra thông qua bạt che.  Toàn bộ thành phần được gắn lên khung gá giàn phơi tạo thuận tiện tối đa cho quá trình lắp đặt giàn phơi.  Sử dụng động cơ có Encoder để truyền động, cho phép người sử dụng có thể tự thiết lập chiều cao phơi quần áo mong muốn. Đơn giản hóa kết cấu cơ khí.
  • 23. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 22 1.4 Yêu cầu thiết kế, chế tạo giàn phơi thông minh Từ ý tưởng thiết kế đã được đề ra và việc khảo sát thực tế các loại giàn phơi có mặt trên thị trường, ta đề ra yêu cầu thiết kế, chế tạo cho giàn phơi thông minh. Với tiêu chí tính toàn cho trường hợp lớn nhất có thể, để có thể sử dụng thiết kế đó cho các không gian lắp đặt và yêu cầu sử dụng khác nhau, ta đề ra yêu cầu thiết kế, chế tạo giàn phơi thông minh như sau:  Yêu cầu thiết kế, chế tạo khung phơi Thông số yêu cầu Thông số Kí hiệu Đơn vị Giá trị Ghi chú Phạm vi phơi quần áo m 2,5 Chiều cao nâng, hạ m Tải trọng nâng, hạ kg Vận tốc nâng, hạ m/s  Yêu cầu thiết kế, chế tạo bạt che Thông số yêu cầu Thông số Kí hiệu Đơn vị Giá trị Ghi chú Chiều rộng vùng che m 3 Chiều cao vùng che m 2 Vận tốc quấn bạt m/s 0,05
  • 24. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 23 2 Chương 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ 2.1 Thiết kế hệ dẫn động khung phơi Thông số yêu cầu Thông số Kí hiệu Đơn vị Giá trị Ghi chú Phạm vi phơi quần áo m 2,5 Chiều cao nâng, hạ m Tải trọng nâng, hạ kg Vận tốc nâng, hạ m/s Sơ đồ hệ dẫn động khung phơi Hình 2.1. Sơ đồ dẫn động khung phơi Động cơ được nối với bộ truyền trục vít thông qua khớp nối. Trục vít được gá lên 1 cặp ổ lăn Tang cuốn được gá trên 1 cặp ổ trượt
  • 25. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 24 2.1.1 Tính chọn cáp 2.1.1.1 Cấu tạo Dây là bộ phận quan trọng trong máy nâng, trong đó cáp thép bện là loại dây được sử dụng rộng rãi. Thực tế thường sử dụng cáp bện kép: Các sợi thép con được bện lại với nhau thành tao (dánh), sau đó các tao được bện liền với nhau quanh lõi để tạo thành sợ cáp. 2.1.1.2 Phân loại  Theo cấu tạo:  Cáp bện đơn, nếu được bện trực tiếp từ các sợi thép.  Cáp bên kép, được hình thành từ những tao cáp (cáp bện đơn) bằng phương pháp bện.  Theo tính chất tiếp xúc:  Cáp tiếp xúc điểm: nếu các sợi thép trong cáp tiếp xúc nhau theo điểm.  Cáp tiếp xúc đường: nếu các sợi thép trong cáp tiếp xúc nhau theo đường.  Theo chiều bện:  Cáp bện xuôi: khi chiều bện của các lớp sợi và tao cáp là như nhau.  Cáp bện chéo: khi chiều bện của các lớp sợi và tao cáp là ngược nhau. Hình 2.2. Các loại cáp thép 2.1.1.3 Lựa chọn loại cáp Thông qua quá trình tìm hiểu giàn phơi thông minh, nhận thấy tính phổ biến của loại cáp với lõi sợi thép được sử dụng nhiều trong việc nâng hạ thanh phơi, nên chúng em quyết định lựa chọn loại cáp này để tính toán. 2.1.1.4 Tính toán thông số cáp Trong quá trình làm việc, các sợi thép trong cáp chịu lực phức tạp gồm kéo, uốn, xoắn, dập…trong đó kéo là chủ yếu. Để tính chọn cáp sử dụng công thức kinh nghiệm sau:
  • 26. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 25 Trong đó:  là lực căng lớn nhất.  là hệ số an toàn được chọn theo chế độ làm việc.  là lực kéo đứt cho phép, thường được xác định bằng thực nghiệm. Tuy nhiên, do cơ cấu nâng hạ tương đối nhẹ, cáp được chọn có kích thước nhỏ nên không thể tính chọn cáp qua lực kéo đứt cho phép, nên chúng ta sẽ tính chọn cáp qua đường kính cáp nhỏ nhất. Tham khảo tài liệu [2], ta có: Đường kính cáp nhỏ nhất được xác định theo công thức sau: √ Trong đó:  là đường kính tính toán nhỏ nhất của cáp, mm  là lực căng cáp lớn nhất, N Lực căng cáp lớn nhất chính là phần tải trọng mà cáp phải chịu. Theo yêu cầu tính toán, tải trọng nâng hạ , ta có: Với: g là gia tốc trọng trường, để thuận lợi cho tính toán ta chọn: Suy ra:  là hệ số chọn cáp Giá trị của hệ số chọn cáp là hàm số của hệ số an toàn và được tính theo công thức sau: √ Trong đó: là hệ số chọn cáp (nhỏ nhất). là hệ số kinh nghiệm đối với lực kéo đứt nhỏ nhất ứng với kết cấu cáp đã cho.
  • 27. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 26 Tham khảo tài liệu [3], ta có Bảng hệ số như sau: Bảng 2.1. Bảng hệ số kinh nghiệm đối với lực kéo đứt nhỏ nhất Loại cáp Hệ số 6 x 7 với lõi sợi chỉ 6 x 7 với lõi sợi thép 6 x 24 FC với lõi sợi chỉ 6 x 37 M với lõi sợi chỉ 6 x 37 M với lõi thép 6 x 19 với lõi sợi chỉ 6 x 19 với lõi thép 6 x 36 với lõi sợi chỉ 6 x 36 với lõi thép 8 x 19 với lõi thép 8 x 36 với lõi thép 18 x 7 34 (M) x 7 35 (W) x 7 0,332 0,359 0,286 0,295 0,319 0,330 0,356 0,330 0,.356 0,356 0,356 0,328 0,318 0,360 (cáp cấp độ bền đến 1960) 0,350 (cáp cấp độ bền trên 1960) Đối với loại cáp, với lõi sợi thép, ta có hệ số là giới hạn bền kéo nhỏ nhất của sợi dùng bện cáp, Mpa Giới hạn bền kéo nhỏ nhất của sợi dùng bện cáp do nhà sản xuất quy định. Nó có bốn giá trị thường được sử dụng là và . Với loại cáp đã chọn ta có: là hệ số an toàn thực tế nhỏ nhất. Hệ số được chọn qua nhóm chế độ làm việc của cơ cấu được cho trong Bảng 2.2 và Bảng 2.3
  • 28. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 27 Bảng 2.2. Nhóm chế độ làm việc của cơ cấu TCVN 4244: 1986 Quay tay Nhẹ Trung bình Nặng Rất nặng TCVN 5862: 1995 Bảng 2.3. Hệ số Nhóm chế độ làm việc 3,15 3,35 3,55 4,0 4,5 5,6 7,1 9,0 Với tính toán thiết kế tải trọng nâng/hạ là 40kg trong khi thực tế giàn phơi thông minh của ta luôn hoạt động ở dưới mức tải trọng tương đối nhiều. Nên ta chọn chế độ làm việc ở đây nhẹ hay tương ứng là , tra Bảng 3.2, ta có ngay: Suy ra: √ √ Do đó: √ √ Đường kính danh nghĩa của cáp được chọn phải thỏa mãn điều kiện: Suy ra: Vậy chọn loại cáp 6 x 7 với lõi sợi thép (cáp gồm 6 tao, mỗi tao gồm 7 sợi cáp nhỏ) Đường kính cáp: . Hình 2.3. Cáp thép
  • 29. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 28 2.1.2 Tính chọn tang cuốn 2.1.2.1 Khái niệm Tang cuốn là bộ phận cuốn dây trong cơ cấu nâng, biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến nâng/hạ vât. 2.1.2.2 Phân loại  Theo cấu tạo:  Tang trụ.  Tang côn.  Tang hình yên ngựa.  Theo số lớp cáp:  Tang một lớp cáp.  Tang cuốn cáp nhiều lớp.  Theo bề mặt tang:  Tang trơn.  Tang xẻ rãnh.  Theo phương pháp chế tạo:  Tang đúc.  Tang hàn.  Theo vật liệu:  Tang sắt.  Tang nhựa. Hình 2.4. Hình dạng một số loại tang cuốn 2.1.2.3 Lựa chọn loại tang cuốn Với mục đích sử dụng tang cuốn trong đồ án là để quấn cáp kéo giàn phơi, với chế độ làm việc nhẹ. Đồng thời, tham khảo các tang cuốn trên thị trường dùng cho giàn phơi thông minh, nên chúng em quyết định lựa chọn tang cuốn xẻ rãnh được chế tạo từ nhựa.
  • 30. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 29 2.1.2.4 Tính toán thông số Tang Hình 2.5. Các kích thước cơ bản của Tang  Xác định đường kính danh nghĩa Đường kính danh nghĩa của tang là đo đường kính theo tâm lớp cáp thứ nhất, được xác định theo đường kính cáp và hệ số đường kính tang: Trong đó:  là đường kính danh nghĩa của tang cuốn.  là hệ số đường kính tang Tham khảo tài liệu [2], ta có Bảng hệ số đường kính tang như sau: Bảng 2.4. Bảng hệ số đường kính tang Nhóm chế độ làm việc của cơ cấu M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 11,2 12,5 14,0 16,0 18,0 20,0 22,4 25,0
  • 31. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 30 Với chế độ làm việc M3 đã được chọn từ phần 2.1.1.4 – Tính toán thông số cáp, ta có:  là đường kính cáp Như đã tính toán ở trên ta có: Do đó: Chọn đường kính danh nghĩa của tang cuốn:  Chiều dài tang cuốn cáp Tính từ số vòng cáp trên một lớp và khoảng cách giữa các vòng cáp (bước cuộn cáp là ) thì chiều dài tang cuốn cáp được xác định như sau: Trong đó:  là bước cuốn cáp Trường hợp sử dụng Tang xẻ rãnh ta có: Với d là đường kính cáp đã chọn Suy ra: Ta lựa chọn bước cuốn cáp là:  là số vòng cáp trên một lớp Ta có: Với: là số vòng làm việc Ta có: là bội suất pa lăng bằng số nhánh dây treo vật, theo thiết kế .
  • 32. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 31 là chiều cao nâng/hạ, theo yêu cầu là đường kính danh nghĩa của Tang, đã có Suy ra: là số vòng cáp dự trữ trên tang. Ta có: Chọn: là số vòng cố định cáp trên tang. Ta có: Chọn: Vậy: Suy ra: Chọn chiều dài tang:  Ta có thông số của Tang cuốn như sau:  Tang xẻ rãnh cuốn một lớp cáp  Đường kính danh nghĩa của tang  Chiều dài tang
  • 33. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 32 Hình 2.6. Tang cuốn cáp 2.1.2.5 Cố định đầu cáp lên tang Có thể sử dụng bu lông, tấm kẹp hoặc vít chặn để cố định cáp lên tang cuốn, hoặc có thể cố định cáp bằng ốc chặn trên tang cuốn. Hình 2.7. Cố định đầu cáp lên tang 2.1.3 Tính chọn động cơ 2.1.3.1 Động cơ điện Chọn động cơ điện để dẫn động máy móc hoặc các thiết bị công nghệ là giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình tính toán, thiết kế hệ dẫn động. Trong trường hợp dùng hộp giảm tốc và động cơ biệt lâp, việc chọn đúng loại động cơ có ảnh hưởng rất nhiều đến việc lựa chọn hộp giảm tốc cũng như các bộ truyền ngoài hộp. Muốn chọn đúng động cơ cần hiểu rõ đặc tính và phạm vi sử dụng của từng
  • 34. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 33 loại, đồng thời cần chú ý đến yêu cầu làm việc cụ thể của thiết bị cần được dẫn động. 2.1.3.2 Các loại động cơ điện  Động cơ điện một chiều Cho phép thay đổi trị số của moment và vận tốc góc trong phạm vi rộng, đảm bảo khởi động êm, hãm và đảo chiều dễ dàng, do đó được dùng rộng rãi trong các thiết bị vận chuyển bằng điện, thang máy, máy trục, các thiết bị thí nghiệm…  Động cơ điện xoay chiều ba pha  Động cơ điện xoay chiều ba pha đồng bộ Động cơ ba pha đồng bộ có vận tốc góc không đổi, không phụ thuộc vào trị số của tải trọng và thực tế không điều chỉnh được. So với động cơ ba pha không đồng bộ, động cơ ba pha đồng bộ có ưu điểm hiệu suất và cos hệ số quá tải lớn, nhưng có nhược điểm là thiết bị tương đối phức tạp, giá thành tương đối cao vì phải có thiết bị phụ để khởi động động cơ. Vì vậy động cơ ba pha đồng bộ được sử dụng trong những trường hợp hiệu suất động cơ và trị số cos có vai trò quyết định (thí dụ khi yêu cầu công suất động cơ lớn – trên 100 kw lại ít phải mở máy và dừng máy), cũng như khi cần đảm bảo chặt chẽ trị số không đổi của vận tốc góc.  Động cơ ba pha không đồng bộ gồm hai kiểu: Roto dây quấn và roto lồng sóc. Động cơ ba pha không đồng bộ roto dây quấn cho phép điều chỉnh vận tốc trong một phạm vi nhỏ (khoảng 5%), có dòng điện mở máy nhỏ nhưng hệ số cos thấp, giá thành cao, kích thước lớn, và vận hành phức tạp. Dùng thích hợp khi cần điều chỉnh trong phạm vi hẹp để tìm ra vận tốc thích hợp của dây truyền công nghệ đã được lắp đặt. Động cơ ba pha không đồng bộ roto lồng sóc có ưu điểm là kết cấu đơn giản, giá thành tương đối hạ, dễ bảo quản, làm việc tin cậy, có thể mắc trực tiếp vào lưới điện ba pha không cần biến đổi dòng điện. Nhược điểm của nó là hiệu suất và hệ số công suất thấp (so với động cơ ba pha đồng bộ), không điều chỉnh được vận tốc (so với động cơ một chiều và động cơ ba pha không đồng bộ roto dây quấn).  Động cơ bước Động cơ bước là một loại động cơ điện có nguyên lý và ứng dụng khác biệt với đa số các loại động cơ điện thông thường. Chúng thực chất là một động cơ đồng
  • 35. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 34 bộ dùng để biến đổi các tín hiệu điều khiển dưới dạng các xung điện rời rạc kế tiếp nhau thành các chuyển động góc quay hoặc các chuyển động của Rotor. Hình 2.8. Cấu tạo động cơ bước Động cơ bước được chia làm hai loại là động cơ nam châm vĩnh cửu và động cơ biến từ trở (cũng có loại động cơ hỗn hợp nữa, nhưng nó không khác biệt gì với động cơ nam châm vĩnh cửu). Động cơ nam châm vĩnh cửu có các nấc khi dùng tay xoay nhẹ rotor của chúng, trong khi động cơ biến từ trở thì dường như xoay tự do (mặc dù cảm thấy chúng cũng có những nấc nhẹ bởi sự giảm từ tính trong rotor). Có thể phân biệt hai loại động cơ này bằng ôm kế. Động cơ biến từ trở thường có 3 mấu, với một dây về chung, trong khi đó, động cơ nam châm vĩnh cửu thường có hai mấu phân biệt, có hoặc không có nút trung tâm. Nút trung tâm được dùng trong động cơ nam châm vĩnh cửu đơn cực. Hình 2.9a. Cấu trúc động cơ bước nam châm vĩnh cửu Hình 2.9b. Cấu trúc động cơ bước biến từ trở Động cơ bước phong phú về góc quay. Các động cơ kém nhất quay 90 độ mỗi bước, trong khi đó các động cơ nam châm vĩnh cửu xử lý cao thường quay 1.8 độ đến 0.72 độ mỗi bước. Với một bộ điều khiển, hầu hết các loại động
  • 36. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 35 cơ nam châm vĩnh cửu và hỗn hợp đều có thể chạy ở chế độ nửa bước, và một vài bộ điều khiển có thể điều khiển các phân bước nhỏ hơn hay còn gọi là vi bước. Đối với cả động cơ nam châm vĩnh cửu và động cơ biến từ trở, nếu chỉ một mấu của động cơ được kích, rotor (ở không tải) sẽ nhảy đến một góc cố định và sau đó giữ nguyên ở góc đó cho đến khi moment xoắn vượt qua giá trị moment xoắn giữ (hold torque) của động cơ. Ngoài các loại động cơ phân tích ở trên thì còn có động cơ giảm tốc, động cơ rung, động cơ servo… Từ việc phân tích các loại động cơ, ưu, nhược điểm của từng loại cũng như mục đích yêu cầu của đồ án chúng em là muốn điều khiển khung phơi lên xuống theo các mức có thể thay đổi được thông qua cài đặt số vòng quay của động cơ nên chúng em đã chọn lựa động cơ bước để dẫn động khung phơi. 2.1.3.3 Công suất cần thiết trên trục tang Theo yêu cầu thiết kế, tải trọng nâng/hạ: Suy ra, lực kéo lớn nhất trên Tang: Với gia tốc trọng trường Ta có: Công suất trên trục tang: Theo yêu cầu thiết kế, vận tốc nâng/hạ , ta có: 2.1.3.4 Xác định hiệu suất chung của toàn hệ thống Hiệu suất chung của toàn hệ thống được xác định như sau: ∏ Trong đó: là hiệu suất của chi tiết hoặc bộ truyền thứ i; k là số chi tiết hay bộ truyền thứ i đó: Tra bảng 2.3 – Trang 19 – Tài liệu [5] về Trị số hiệu suất của các bộ truyền và ổ như bảng sau:
  • 37. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 36 Bảng 2.5. Trị số hiệu suất của các loại bộ truyền và ổ Tên gọi Hiệu suất của bộ truyền hoặc ổ Được che kín Để hở Bộ truyền bánh răng trụ Bộ truyền bánh răng côn Bộ truyền trục vít - Tự hãm - Không tự hãm với Z1 = 1 Z2 = 2 Z3 = 4 Bộ truyền xích Bộ truyền bánh ma sát Bộ truyền đai Một cặp ổ lăn Một cặp ổ trượt 0,96 – 0,98 0,95 – 0,97 0,30 – 0,40 0,70 – 0,75 0,75 – 0,82 0,87 – 0,92 0,95 – 0,97 0,90 – 0,96 0,99 – 0,995 0,98 – 0,99 0.93 – 0.95 0,92 – 0,94 0,2 – 0,3 0,9 – 0,93 0,70 – 0,88 0,95 – 0,96 Dựa vào bảng trên, ta xác định được các thông số như sau: Tên gọi Kí hiệu Số lượng Giá trị chọn Ghi chú Hiệu suất khớp nối 1 Hiệu suất 1 cặp ổ lăn 1 Hiệu suất bộ truyền trục vít tự hãm được che kín 1 Hiệu suất 1 cặp ổ trượt 1  Do đó: ∏
  • 38. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 37 2.1.3.5 Xác định công suất yêu cầu trên trục động cơ Công suất yêu cầu trên trục động cơ điện: 2.1.3.6 Xác định vận tốc quay của trục tang  Vận tốc quay của trục máy công tác định tính theo công thức sau: Với là vận tốc nâng/hạ, theo yêu cầu thiết kế ; là đường kính danh nghĩa của Tang, theo tính toán ở trên .  Do đó: 2.1.3.7 Xác định vận tốc quay cần thiết của động cơ  Vận tốc quay sơ bộ của động cơ cần có: Trong đó: + là số vòng quay sơ bộ mà động cơ cần có + là vận tốc quay của trục tang. Đã được tính toán ở phần trên. + là tỉ số truyền sơ bộ của hệ thống Ta sử dụng Bộ truyền trục vít – bánh vít để truyền động cho tang cuốn cáp. Dựa trên các bộ truyền trục vít – bánh vít trong cơ cấu nâng hạ trên thị trường và các bộ truyền trục vít – bánh vít được sử dụng trong hệ thống giàn phơi thông minh, ta lựa chọn: Do đó:  Từ ta chọn được tốc độ đồng bộ của động cơ điện: 2.1.3.8 Chọn động cơ điện  Theo các tính toán trên ta đã có:
  • 39. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 38 Dựa vào số liệu trên, kết hợp với mục đích sử dụng cho giàn phơi thông minh, chúng em đã lựa chọn và đi mua loại động cơ bước kéo giàn phơi có các thông số như sau:  Điện áp 24 V  Dòng 2 A  1,8 độ/ bước. 2.1.4 Lựa chọn bộ truyền 2.1.4.1 Khái niệm Hộp giảm tốc là cơ cấu truyền động bằng ăn khớp trực tiếp, có tỉ số truyền không đổi và được dùng để giảm vận tốc góc, tăng moment xoắn và là bộ máy trung gian giữa động cơ điện và bộ phận làm việc của máy công tác. 2.1.4.2 Phân loại  Theo tỉ số truyền chung của hộp giảm tốc:  Hộp giảm tốc một cấp  Hộp giảm tốc nhiều cấp  Theo loại truyền động trong hộp giảm tốc:  Hộp giảm tốc bánh răng trụ: khai triển, phân đôi, đồng trục.  Hộp giảm tốc bánh răng côn hoặc côn- trụ.  Hộp giảm tốc trục vít, trục vít- bánh răng.  Hộp giảm tốc bánh răng hành tinh.  Hộp giảm tốc bánh răng sóng. Trong quá trình thiết kế hệ dẫn động cho khung phơi, chúng em đã quyết định sử dụng bộ truyền trục vít – bánh vít vì sự thông dụng cũng như những ưu điểm của nó. Sau đây chúng em sẽ trình bầy kỹ hơn về bộ truyền trục vít – bánh vít để nêu bật lên tại sao chúng em lại sử dụng bộ truyền này trong truyền động khung phơi. 2.1.4.3 Truyền động trục vít – bánh vít Truyền động trục vít gồm trục vít và bánh vít ăn khớp với nhau. Nó được dùng để truyền động giữa các trục chéo nhau, góc giữa hai trục thường là 90o . Trục vít thường được chế tạo liền với trục, còn bánh vít thì chế tạo riêng rồi lắp lên trục. bánh vít có thể chế tạo liền một khối hoặc ghép lại. Hình 2.10. Động cơ bước kéo giàn phơi
  • 40. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 39 Hình 2.11. Kết cấu của trục vít liền trục và bánh vít  Ưu điểm của bộ truyền  Tỉ số truyền lớn.  Làm việc êm và không ồn.  Có khả năng tự hãm.  Nhược điểm:  Hiệu suất thấp, sinh nhiệt nhiều nên thường phải dùng các biện pháp làm nguội.  Vật liệu làm bánh vít tương đối đắt. 2.1.4.4 Các dạng hỏng của bộ truyền trục vít Trong quá trình làm việc, bộ truyền trục vít- bánh vít có thể xuất hiện các dạng hỏng sau:  Dính xước bề mặt, thường xảy ra ở các bộ truyền có áp suất trên bề mặt tiếp xúc lớn, vận tốc làm việc tương đối lớn. Trên bề mặt ren trục vít có dính các hạt kim loại bị bứt ra từ bánh vít. Mặt ren trở nên sần sùi. Đồng thời mặt răng bánh vít bị cào xước. Chất lượng bề mặt giảm đáng kể, bộ truyền làm việc không tốt nữa. Nguyên nhân: Do ứng suất lớn và nhiệt độ cao làm vật liệu của bánh vít tại chỗ tiếp xúc đạt đến trạng thái chảy dẻo. Kim loại bị bứt ra dính trên mặt ren trục vít tạo thành các vấu, các vấu này cào xước mặt răng bánh vít.  Mòn răng bánh vít và ren trục vít do vận tốc trượt rất lớn, nên tốc độ mòn cao. Vật liệu của bánh vít có cơ tính thấp, bánh vít bị mòn nhiều hơn.
  • 41. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 40  Biến dạng mặt răng, trên răng bánh vít có những chỗ lồi lõm, dạng răng bị thay đổi, bộ truyền ăn khớp không tốt nữa. Dạng hỏng này thường xuất hiện ở các bộ truyền có áp suất trên mặt tiếp xúc lớn.  Gẫy răng bánh vít, một hoặc vài răng tách rời khỏi bánh vít. Gẫy răng là dạng hỏng nguy hiểm. Gẫy răng có thể do quá tải hoặc do bị mỏi khi ứng suất uốn trên tiết diện chân răng vượt quá giá trị cho phép.  Tróc rỗ mặt răng, trên mặt ren trục vít và răng bánh vít có những lỗ nhỏ và sâu, làm hỏng mặt răng, bộ truyền làm việc không tốt nữa. 2.1.4.5 Lựa chọn Với tỉ số truyền bộ truyền trục vít mong muốn , cùng sự tìm hiểu thị trường kỹ lưỡng trước khi chọn tỉ số truyền, chúng em ra thị trường và dễ dàng lựa chọn được bộ truyền trục vít mong muốn. Hình 2.12. Bộ truyền Trục vít – Bánh vít mua trên thị trường
  • 42. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 41 2.2 Thiết kế hệ dẫn động bạt che Thông số yêu cầu Thông số Kí hiệu Đơn vị Giá trị Ghi chú Chiều rộng vùng che m 3 Chiều cao vùng che m 2 Vận tốc quấn bạt m/s 0,05 Sơ đồ hệ dẫn động bạt che: Hình 2.13. Sơ đồ hệ dẫn động bạt che 2.2.1 Lựa chọn bạt che Nhận thấy trên thị trường bạt dành cho mái hiên di động đang ngày càng trở nên phổ biến, đồng thời loại bạt này cũng có khả năng chống lại được nắng mưa. Nên chúng em quyết định sử dụng loại bạt dùng cho mái hiên di động làm bạt che trong thiết kế giàn phơi thông minh. Theo quá trình tìm hiểu trên thị trường thì được biết, chất liệu làm bạt là Tarpaulin, hai mặt của bạt có tráng lớp PVC tránh bám bụi, có độ dày 0,45 mm. Khối lượng của bạt là 0,373 kg. 2.2.2 Tính chọn động cơ 2.2.2.1 Công suất cần thiết trên trục bạt che Theo yêu cầu thiết kế, ta có:  Chiều rộng vùng che:  Chiều cao vùng che: Như vậy, để đáp ứng được yêu cầu thiết kế ta phải sử dụng bạt che Khối lượng bạt che:
  • 43. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 42 Để bạt luôn căng, hướng thẳng góc xuống dưới và để tránh bị bay khi gió thổi thì ở đầu phía dưới của bạt được cố định bởi một thanh inox dài 3m, có khối lượng: Do đó, lực kéo lớn nhất tác dụng lên trục bạt che: Hay: Công suất trên trục bạt tre: Theo yêu cầu thiết kế, vận tốc nâng/hạ bạt , ta có: 2.2.2.2 Xác định hiệu suất chung của toàn hệ thống Hiệu suất chung của toàn hệ thống được xác định như sau: ∏ Trong đó: là hiệu suất của chi tiết hoặc bộ truyền thứ i; k là số chi tiết hay bộ truyền thứ i đó: Tra bảng 2.3 – Trang 19 – Tài liệu [5] về Trị số hiệu suất của các bộ truyền và ổ ta có: Tên gọi Kí hiệu Số lượng Giá trị chọn Ghi chú Hiệu suất khớp nối 1 Hiệu suất 1 cặp ổ lăn 1  Do đó: ∏ 2.2.2.3 Xác định công suất yêu cầu trên trục động cơ  Công suất yêu cầu trên trục động cơ điện:
  • 44. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 43 2.2.2.4 Chọn động cơ điện Do trục động cơ được nối trực tiếp với trục của bạt che thông qua khớp nối, nên để đảm bảo vận tốc nâng hạ bạt , thì vận tốc dài của động cơ phải là . Từ hai dữ kiện: Chúng em tiến hành đi mua động cơ giảm tốc tích hợp Encoder, và thu được động cơ có thông sô như sau:  Điện áp 12 V  Dòng 2 A Hình 2.14. Động cơ giảm tốc truyền động bạt che 2.2.3 Tính chọn trục quấn bạt 2.2.3.1 Chọn vật liệu Với yêu cầu của bài toán như trên, và do tổng khối lượng kéo bạt không quá lớn (4,8kg) nên chúng em chọn vật liệu làm trục quấn bạt là thép ống inox, vừa giúp cơ cấu nhẹ hơn lại đảm bảo cho trục không bị han gỉ khi tiếp xúc với nước mưa. 2.2.3.2 Tính thiết kế trục Tính toán thiết kế trục nhằm xác định đường kính, chiều dài và các đoạn trục đáp ứng các yêu cầu về độ bền, kết cấu, lắp ghép và công nghệ. Muốn vậy cần biết
  • 45. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 44 trị số, phương, chiều và điểm đặt của tải trọng tác dụng lên trục, khoảng cách giữa các gối đỡ và từ gối đỡ đến các chi tiết lắp trên trục. Đối với trục, độ bền thường là chỉ tiêu quan trọng nhất về khả năng làm việc. Do đó trục thường được thiết kế theo điều kiện độ bền. Ngoài ra, tùy trường hợp cụ thể, còn phải xét đến độ cứng và dao động của trục. Tính thiết kế trục tiến hành theo các bước:  Xác định tải trọng tác dụng lên trục.  Tính sơ bộ đường kính trục.  Kiểm nghiệm trục về độ cứng uốn. a) Xác định tải trọng tác dụng lên trục Tải trọng chủ yếu tác dụng lên trục là:  Trọng lượng bản thân trục.  Trọng lượng của bạt và ống phía cuối bạt. Còn moment ma sát trong ổ trục tác dụng lên trục được bỏ qua vì trị số của chúng khá nhỏ. b) Tính sơ bộ đường kính trục Đường kính trục được tính sơ bộ thông qua moment xoắn. Sở dĩ tính theo moment xoắn vì lúc này chiều dài trục chưa được xác định, do đó chưa tìm được moment uốn. √ [ ] Trong đó: D là đường kính trục (mm). T là moment xoắn tác dụng lên trục (N.mm). [ ] là ứng suất xoắn cho phép (MPa). T là moment xoắn trên trục được xác định qua công suất động cơ và số vòng quay trên trục động cơ kéo bạt. Với: P là công suất của động cơ kéo bạt (w).
  • 46. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 45  Động cơ chúng em mua để kéo bạt có U=12 (V), I=2 (A), nên công suất động cơ là: P=U.I=12.2=24 (V) n là tốc độ quay của động cơ kéo bạt, n=60 (vòng/phút). (phần tính động cơ kéo bạt) [ ] là ứng suất uốn cho phép của vật liệu, với vật liệu chế tạo trục là thép không gỉ, [ ] = 15…30 MPa. Vì khi tính đường kính trục không xét đến ứng suất uốn, cho nên để bù lại, phải lấy [ ] thấp xuống khá nhiều, vậy nên chọn [ ] =15 MPa. Do đó: √ [ ] √ Vì kích thước ống inox được thiết kế theo dãy tiêu chuẩn: 9,5; 12,7; 15,9; 19,05; 21,7; 25; 25,4; 27,2; 31,8; 42,7…. nên chúng em chọn loại thép ống có các kích thước như sau:  Đường kính ngoài của thép ống inox là D=15.9 (mm), (dễ lắp với đường kính của khớp nối, lấy bằng 16(mm) trong tính toán kiểm nghiệm).  Chiều dài: l= 3200 (mm).  Độ dày: 1 (mm). Hình 2.15. Ống inox quấn bạt c) Kiểm nghiệm trục về độ cứng uốn Độ cứng uốn có ảnh hưởng quan trọng đến các cơ cấu của trục khi làm việc, nếu không đủ độ cứng uốn trục bị biến dạng uốn lớn sẽ ảnh hưởng đến sự làm việc bình thường của trục và của các chi tiết lắp trên trục. Do đó ta cần kiểm nghiệm về
  • 47. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 46 độ cứng uốn đối với vị trí mà có độ võng lớn nhất xem có thỏa mãi điều kiện ứng suất cho phép tại mặt cắt đó hay không. Giả sử tải trọng của bạt được phân bố đều trên chiều dài của trục như hình 5.2. Hình 2.16. Lục phân bố tải trọng trên trục Với: q= 15 (N/m) là tải trọng phân bố trên trục. l= 3200 (mm) là chiều dài của trục quấn bạt. Từ biểu đồ có thể thấy tại chính giữa trục sẽ bị võng lớn nhất. Do đó chúng em sẽ kiểm nghiệm độ cứng uốn tại vị trí chính giữa. Tham khảo tài liệu [7] ta có  Độ võng của trục tại chính giữa trục là: Trong đó: E: moduyn đàn hồi Ta có bảng Moduyn đàn hổi E của một số loại vật liệu như sau: Bảng 2.6.Moduyn đàn hồi E của một số loại vật liệu Vật liệu E (MN/m2 ) Thép Gang (xám, trắng) Đồng, hợp kim đồng (đồng vàng, đồng đen) 2,1.105 (1,154..1,6).105 1,0.105
  • 48. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 47 Nhôm và đuyara Khối xây: -Bằng đá vôi -Bằng gạch Bê tông nặng (khô cứng tự nhiên) Gỗ dọc thớ Cao su 0,7.105 0,6.105 0,03.105 (0,214..0,38).105 0,1.105 0,00008.105 Từ đó ta xác định được: : Moment quán tính của mặt cắt ngang. Với chi tiết trục của chúng em là ống inox rỗng, do vậy mặt cắt ngang sẽ có dạng như sau: Hình 2.17. Mặt cắt ngang ống inox Công thức tính moment quán tính mặt cắt ngang đối với trục trung hòa: Suy ra, độ võng tại tâm của trục là:  Kiểm nghiệm: Với      k nσ = σ = σ Dầm có mặt cắt đối xứng qua mặt trung hòa thì điều kiện về ứng suất uốn cho phép là:
  • 49. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 48  max max x M σ = σ W  Trong đó: xM là moment uốn lớn nhất (tại chính giữa): 2 2 max 15.3,2 19,2(Nm) 8 8 ql M    . xW là moduyn chống uốn: 3 4 3 4 7 x 0,014 W 0,1 (1 ( ) ) 0,1.0,016 (1 ( ) ) 1,695.10 0,016 d D D       (m3 ).  ứng suất uốn cho phép: 8max max 7 x M 19,2 σ = 1,13.10 W 1,695.10   (N/m2 ). So sánh với bảng 2.7 ta thấy:   8 maxσ σ =1.6×10 (N/m2 ) Do đó trục đảm bảo về điều kiện uốn. Bảng 2.7. Ứng suất uốn cho phép của một số loại vật liệu Vật liệu  σ (MN/m2 ) Kéo Nén Thép xây dựng số 3 Thép xây dựng số 5 Đồng Nhôm Đuyara Gang xám 1,6.102 1,4.102 (0,3..1,2).102 (0,3..0,8).102 (0,8..1,5).102 (0,28..0,8).102 1,6.102 1,4.102 (0,3..1,2).102 (0,3..0,8).102 (0,8..1,5).102 (1,2..1,5).102
  • 50. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 49 2.2.4 Tính chọn ổ bi 2.2.4.1 Khái niệm Ổ lăn dùng để đỡ trục, giữ cho trục có vị trí xác định trong không gian, tiếp nhận tải trọng và truyền đến bệ máy. 2.2.4.2 Cấu tạo Hình 2.18. Cấu tạo ổ lăn Ổ lăn thường gồm bốn bộ phận chính là vòng ngoài, vòng trong, con lăn và gá cố định (vòng cách). Vòng trong và vòng ngoài thường có rãnh, vòng trong lắp với ngõng trục, vòng ngoài lắp với gối trục (vỏ máy, thân máy). Thường chỉ vòng trong cùng quay với trục còn vòng ngoài đứng yên. Rãnh có tác dụng giảm bớt ứng suất tiếp xúc của bi, hạn chế bi di động dọc trục.  Ưu điểm:  Hệ số ma sát nhỏ.  Chăm sóc và bôi trơn đơn giản, ít tốn vật liệu bôi trơn.  Mức độ tiêu chuẩn hóa và tính lắp lẫn cao, do đó thay thế thuận tiện, giá thành chế tạo tương đối thấp khi sản xuất loạt lớn.  Nhược điểm:  Kích thước hướng kính lớn.  Lắp ghép tương đối khó khăn.  Khả năng giảm chấn kém.  Lực quán tính tác dụng lên ổ bi lớn khi làm việc với vận tốc cao.
  • 51. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 50 2.2.4.3 Chọn loại ổ lăn Chọn ổ bi đỡ một dãy bởi chịu được lực hướng tâm, đồng thời chịu được lực dọc trục không quá lớn, cho phép vòng ổ bi nghiêng dưới 1/4 độ, làm việc với số vòng quay cao, giá thành ổ thấp nhất. 2.2.4.4 Chọn sơ bộ kích thước ổ lăn Dựa vào kết cấu trục đã thiết kế với D = 16 (mm), t chọn sơ bộ ổ lăn theo bảng sau: Hình 2.19. Các thông số của ổ lăn Ổ bi đc chọn có các thông số sau: + d = 17 (mm). + D = 30 (mm). + C = 2.85 (KN). + Co = 1.68 (KN). 2.2.4.5 Tính kiểm nghiệm khả năng tải của ổ Do ổ lăn làm việc với n = 60 (vòng/phút) > 10 (vòng/phút) nên tiến hành chọn ổ theo khả năng tải động để tránh tróc vì mỏi, giúp đảm bảo độ bền lâu (tuổi thọ) của ổ.
  • 52. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 51 Khả năng tải động được tính theo công thức: 1 m C=Q.L Trong đó: + m=3: đối với ổ bi + L: Tuổi thọ của ổ lăn tính theo triệu vòng -6 hL=60.10 .n.L = 6 3 60.10 .60.20.10 = 72 (triệu vòng) + Q: Tải trọng động của ổ lăn được tính theo công thức: r a t dQ=(XVF +YF ).k .k Với: Fr và Fa là tải trọng hướng tâm và tải trọng dọc trục. V = 1 là vòng trong quay. Kt, kd chọn = 1 Do là ổ bi 1 dãy,trục và các chi tiết trên trục đều chuyển động quay tròn nên lực dọc trục Fa = 0 (N). Các lực tác dụng lên ổ bi: r1 r2F = F = mg 2 = 6.10 2 =30 (N) (m: khối lượng của trục + bạt + thanh giữ) Xét tỉ số a r F V.F = 0, chọn e = 0.19, dựa vào bảng 11.4 [2] tra đc X=1, Y=0. Tính tải trọng động: Q = (1.1.30 + 0.0) = 30 (N) Khả năng tải động: 1 . m C Q L = 1 3 30.72 = 124 (N) = 0.124 (KN) < rC = 2.85 (KN) Ổ đã chọn đảm bảo khả năng tải động. Vậy ổ đã chọn phù hợp. Tải bản FULL (105 trang): bit.ly/2Ywib4t
  • 53. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 52 Hình 2.20. Ổ bi đỡ liền gối 2.3 Lựa chọn thanh xếp Hình 2.21. Thanh xếp Thanh xếp là một chi tiết vô cùng quan trọng trong giàn phơi thông minh. Nó đảm nhận nhiệm vụ móc các thanh phơi, truyền chuyển động giúp nâng hạ các thanh phơi đồng thời làm tăng độ vững cho thanh phơi, tránh đi hiện tượng dao động khi bị giỏ tác động mạnh Với tiêu chí tận dụng tối đa các chi tiết sẵn có trên thị trường, với tải trọng nâng/hạ theo yêu cầu , ta hoàn toàn có thể ra thị trường tìm mua được ngay thanh xếp thảo mãn yêu cầu vì sự phổ biến của nó. Tải bản FULL (105 trang): bit.ly/2Ywib4t
  • 54. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Văn Bạo SVTH: Trang 53 Chương 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN Yêu cầu thiết kế hệ thống điều khiển  Giàn phơi hoạt động ở các chể độ:  Chế độ phơi (tương ứng với độ cao cao nhất H0)  Chế độ người lớn (tương ứng với độ cao H2)  Chế độ trẻ em (tương ứng với độ cao H3)  Chế độ tạm dừng, lên, xuống điều khiển bằng nút bấm. Trong đó: H0>H2>H3 và các giá gị H0, H2, H3 có thể cài đặt được nhờ điều khiển số vòng quay của động cơ bước.  Bạt che hoạt động ở các chế độ:  Khi nhận tín hiệu từ cảm biến mưa, báo có mưa thì bạt được tự động hạ xuống, khi cảm biến mưa báo tạnh mưa(khô) bạt tự động kéo lên.  Có các chế độ lên, xuống, tạm dừng nhờ điều khiển bằng nút bấm. Từ độ cao H0 xuống độ cao H1 được xác lập nhờ điều khiển số vòng quay động cơ DC tích hợp encoder. 2.4 Sơ đồ khối hệ thống điều khiển Hình 3.1. Sơ đồ khối hệ thống điều khiển 3771751