SlideShare a Scribd company logo
1 of 118
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NGUYỄN NGỌC THANH XUÂN
BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NGUYỄN NGỌC THANH XUÂN
BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8380107
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN HUỲNH THANH NGHỊ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Ngọc Thanh Xuân, mã số sinh viên: 7701240664A, là học
viên lớp Cao học Luật, Khóa 24 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại
học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề
tài “Bảo vệ cổ đông trong lĩnh vực ngân hàng: Pháp luật và thực tiễn” (Sau đây gọi
tắt là “Luận văn”).
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là
kết quả điều tra, tổng hợp, nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn
của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý
kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả, trích dẫn một số Điều luật, Nghị định,
Thông tư và các Văn bản có liên quan. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn
cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong
Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực./.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018
Tác giả
Nguyễn Ngọc Thanh Xuân
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
2. Argibank Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
3. BIDV Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
4. BKS Ban kiểm soát
5. CAR Tỷ lệ an toàn vốn
6. CTCP Công ty cổ phần
7. ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
8. Eximbank Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam
9. FCB Ngân hàng thương mại cổ phần Đệ Nhất
10. HĐQT Hội đồng quản trị
11. NHNN Ngân hàng nhà nước
12. NHTM Ngân hàng thương mại
13. NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
14. OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
15. Sacombank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
16. SCB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
17. TCTD Tổ chức tín dụng
18. TGĐ Tổng giám đốc
19. TNB Ngân hàng thương mại cổ phần Tín Nghĩa
20. TNHH Trách nhiệm hữu hạn
21. Trustbank Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín
Công ty TNHH MTV quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng
22. VAMC
tại Việt Nam
23. VietcombankNgân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương
24. Vinamilk Công ty cổ phần Sữa Việt Nam
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Trong quá trình hội nhập quốc tế và thực hiện lộ trình mở cửa thị trường ngân
hàng Việt Nam, điều này dẫn đến việc số lượng ngân hàng trong nước và ngân hàng
nước ngoài tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, sự gia tăng số lượng ngân hàng
thương mại trong nước lại không vì mục tiêu phục vụ cho nền kinh tế, mà một số
những ngân hàng thương mại được thành lập chủ yếu phục vụ cho hệ thống kinh
doanh sân sau của các cổ đông lớn nắm quyền chi phối trong ngân hàng thương mại.
Do đó, khi bị tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế, hệ
thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam lâm vào tình trạng khó khăn với
chất lượng hoạt động kém, nguy cơ đổ vỡ đã xảy ra.
Hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần trong suốt
thời gian mở cửa thị trường tài chính chưa được pháp luật điều chỉnh kịp thời với
những biến tướng xảy ra trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Vì
vậy, đã xuất hiện mô hình sở hữu chéo giữa ngân hàng với doanh nghiệp phi ngân
hàng, với nhóm cổ đông cá nhân hoặc giữa ngân hàng với ngân hàng. Hơn nữa, việc
kinh doanh yếu kém đã đẩy các ngân hàng thương mại cổ phần đứng bên bờ vực
phá sản từ đó buộc phải sáp nhập, hợp nhất hoặc bị nhà nước mua lại với giá 0
đồng. Việc sở hữu chồng chéo trong hệ thống các ngân hàng nhằm mục đích phục
vụ cho lợi ích của các cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu phần lớn cổ phần trong ngân
hàng thương mại. Chính những điều này đã làm xâm hại đến quyền và lợi ích của
nhà đầu tư, cổ đông đang diễn ra một cách phổ biến trong thời gian gần đây.
Với cùng hoạt động đầu tư nhưng phần lợi ích thì nhóm cổ đông lớn được hưởng
trong khi rủi ro hay thiệt hại thì cổ đông nhỏ hoặc nhóm cổ đông không nắm quyền
chi phối lại phải gánh chịu, điều này xuất phát từ việc bất cân xứng thông tin đối với
khoản đầu tư và đã tác động tiêu cực đến sự phát triển của thị trường chứng khoán
như làm suy giảm khả năng huy động vốn cổ đông trong và ngoài nước của các
ngân hàng thương mại. Việc suy giảm đầu tư từ các cổ đông nước ngoài đã làm
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2
cho hệ thống ngân hàng rất khó tiếp cận được với công nghệ cũng như kinh nghiệm
quản lý, điều hành của các nước trên thế giới. Do các cổ đông nước ngoài đầu tư
vào hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần thường sẽ đem theo công nghệ và kinh
nghiệm để vận dụng vào hệ thống ngân hàng trong nước. Trong bối cảnh, hệ thống
ngân hàng thương mại cổ phần đang trong giai đoạn tái cơ cấu và nâng cao năng lực
tài chính thì vấn đề thiết lập các hành lang pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích của nhà
đầu tư nhằm để gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn cũng như kinh nghiệm của
các nhà đầu tư nước ngoài là rất cần thiết.
Vì những lý do trên, Tác giả quyết định chọn đề tài ”Bảo vệ cổ đông trong ngân
hàng thương mại cổ phần theo pháp luật Việt Nam” để làm Luận văn thạc sĩ luật
học cho mình với mong muốn đánh giá thực trạng pháp luật doanh nghiệp, Luật các
tổ chức tín dụng, Luật đầu tư, pháp luật chứng khoán… từ góc độ bảo vệ quyền và
lợi ích của cổ đông trong lĩnh vực ngân hàng thương mại cổ phần để đưa ra một số
giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định về bảo vệ cổ đông trong lĩnh vực
ngân hàng tại Việt Nam.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Lợi ích của các cổ đông trong các công ty cổ phần thường không giống nhau,
các cổ đông lớn thường nắm quyền chi phối và thực hiện các công việc theo hướng
có lợi cho mình. Do đó, làm thế nào để bảo vệ các cổ đông là vấn đề có tính chất
quan trọng, vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của thị trường
chứng khoán. Chính vì vậy, việc bảo vệ các cổ đông trong công ty cổ phần là vấn đề
thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý, nhà khoa học, tiêu biểu như
sau :
Sách ”Luật doanh nghiệp, Bảo vệ cổ đông – pháp luật và thực tiễn” của
PGS –TS Bùi Xuân Hải, xuất bản năm 2011, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
Đây là cuốn sách được phát triển trên cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ
vào năm 2010. Dựa trên nền tảng của Luật doanh nghiệp 2005, PGS –TS Bùi
Xuân Hải đã tập trung phân tích các vấn đề về lý luận, thực trạng pháp luật và
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3
thực tiễn hoạt động của các công ty liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích
của các cổ đông, thành viên công ty.
Ngoài ra, có một số công trình nghiên cứu vấn đề bảo vệ cổ đông thiểu số dưới
góc độ pháp luật, thông qua các luận văn và đề tài nghiên cứu khoa học như:
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật “Bảo vệ cổ đông thiểu số trong công
ty cổ phần - So sánh giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật Vương Quốc Anh”,
của tác giả Nguyễn Hoàng Thuỳ Trang thực hiện năm 2008 tại Đại học Luật
TP HCM đã tập trung phân tích các vấn đề pháp lý trong việc bảo vệ cổ đông
thiểu số nêu lên thực tiễn thực hiện pháp luật và so sánh thực trạng, thực tiễn
với pháp luật của Vương Quốc Anh từ đó đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện
pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần để nâng cao hiệu
quả thực hiện pháp luật trong việc bảo vệ cổ đông thiểu số để áp dụng cho các
công ty cổ phần.
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật “Bảo vệ cổ đông thiểu số trong công
ty cổ phần ở Việt Nam” của tác giả Đỗ Thái Hán thực hiện năm 2012 tại Đại
học Luật Hà Nội đã tập trung phân tích thực trạng bảo vệ cổ đông thiểu số
trong công ty cổ phần ở Việt Nam và so sánh với pháp luật một số nước trên
thế giới để đưa ra một số nghiên cứu tham khảo áp dụng nhằm xây dựng và
bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở Việt Nam.
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật “Bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong
công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán theo pháp luật Việt Nam”, của tác
giả Đinh Thị Kiều Trang, thực hiện năm 2009 tại Đại học Luật Hà Nội. Tác
giả tập trung nghiên cứu đối với các công ty cổ phần hậu cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước, đánh giá thực trạng pháp luật cũng như tình hình vi phạm
các quyền lợi của cổ đông, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện
các quy định về bảo vệ cổ đông nói chung và cổ đông trong các công ty cổ
phần chưa niêm yết chứng khoán theo pháp luật Việt Nam.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Đề tài khoa học ”Bảo vệ cổ đông thiểu số: Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4
kiến nghị cho sửa đổi Luật doanh nghiệp”, của tác giả Phan Đức Hiếu –
Trưởng ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, thực hiện năm
2014 tại Bộ kế hoạch và đầu tư. Tác giả tập trung nghiên cứu các thực tiễn
quốc tế tốt về bảo vệ quyền của cổ đông thiểu số như quyền, cơ chế bảo vệ và
pháp luật bảo vệ quyền của cổ đông thiểu số; đánh giá thực trạng bảo vệ cổ
đông thiểu số trong thực tiễn quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam, từ đó đề
xuất một số kiến nghị cụ thể nhằm phát huy vai trò của pháp luật về doanh
nghiệp trong việc bảo vệ quyền của cổ đông thiểu số.
Hơn nữa, có rất nhiều bài báo, tạp chí bình luận về vấn đề bảo vệ cổ đông trong
công ty cổ phần chủ yếu phân tích các khía cạnh của luật áp dụng vào thực tiễn có
đủ cơ sở để bảo vệ các cổ đông nhà đầu tư:
Bài viết “Quyền của cổ đông thiểu số theo pháp luật Việt Nam”của tác giả
Quách Thúy Quỳnh, Giảng viên khoa đào tạo thẩm phán Học viện tư pháp,
đăng trên tạp chí Luật học số 4/2010. Trong bài viết, tác giả đã đưa ra 4 kiến
nghị liên quan đến việc bảo vệ cổ đông thiểu số như: cải thiện quyền biểu
quyết của cổ đông thiểu số, tăng cường quyền tiếp cận thông tin, sửa đổi quy
định về tỷ lệ bỏ phiếu, tăng cường các quyền khắc phục của cổ đông.
Bài viết “Bảo vệ cổ đông thiểu số ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”
của tác giả Lê Thị Xuân Huế, Cục quản lý đăng ký kinh doanh1
, bài viết tập
trung phân tích thực trạng bảo vệ cổ đông thiểu số ở Việt Nam dựa theo đánh
giá của World Bank.
Nhìn chung, phần lớn các vấn đề được nêu trong những bài nghiên cứu này tập
trung vào các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của cổ đông, nhóm cổ đông nhỏ
bị cổ đông lớn xâm phạm đến quyền lợi. Những giao dịch nội gián, bị chèn ép và bị
lãng quên bởi những người quản lý công ty hay chính bởi các cổ đông lớn dẫn đến
thiệt hại cho các cổ đông nhỏ. Từ những phân tích nhận định đó các nhà nghiên cứu
1Lê Thị Xuân Huế (2017), “Bảo vệ cổ đông thiểu số ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, đăng trên web
kinh tế và dự báo của Bộ kế hoạch và đầu tư (http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/91-8946-bao-ve-co-dong-thieu-
so-o-viet-nam--thuc-trang-va-giai-phap.html) đăng ngày 01/08/2017, truy cập ngày 07/10/2018
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5
đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện luật pháp để nâng cao việc bảo vệ cổ đông tạo
ra môi trường đầu tư minh bạch. Phạm vi nghiên cứu của các đề tài, luận văn tập
trung là các công ty cổ phần đã niêm yết hoặc chưa niêm yết trên thị trường chứng
khoán.
Về tổng thể, Tác giả chưa thấy có công trình nào nghiên cứu về vấn đề bảo vệ
quyền lợi của cổ đông trong lĩnh vực ngân hàng thương mại. Hơn nữa, lĩnh vực
ngân hàng là một trung gian tài chính nó thúc đẩy sự phát triển của dòng vốn cho
nền kinh tế. Tuy nhiên, gần đây việc điều hành kinh doanh của các ngân hàng liên
tục xảy ra nhiều biến động mà chủ yếu là các cổ đông lớn trong suốt thời gian dài đã
dùng quyền để chi phối những nhà quản lý ngân hàng thực hiện các giao dịch nội
gián, cũng như không minh bạch thông tin điều này đã làm xâm phạm đến quyền và
lợi ích của cổ đông, nhà đầu tư dẫn đến nhiều thiệt hại. Chính vì vậy, việc Tác giả
chọn đề tài ”Bảo vệ cổ đông trong ngân hàng thương mại cổ phần theo pháp luật
Việt Nam” với nội dung trọng tâm phân tích về việc bảo vệ cổ đông ở lĩnh vực ngân
hàng thương mại cổ phần đang diễn ra trong thực tiễn với bối cảnh Ngân hàng nhà
nước đang thực hiện việc tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt
Nam là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, hoàn toàn không trùng lắp với các
công trình khoa học đã được công bố trước đó.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là nhằm làm sáng tỏ một số lý luận về quyền
lợi của các cổ đông trong ngân hàng thương mại cổ phần theo quy định tại Luật
doanh nghiệp 2014 và Luật các tổ chức tín dụng 2010, đồng thời đánh giá thực
trạng bị xâm hại quyền lợi của cổ đông nhỏ, cổ đông không chi phối từ phía cổ đông
lớn nắm quyền chi phối tại các ngân hàng thương mại cổ phần đã diễn ra trong thời
gian vừa qua. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định trong
lĩnh vực ngân hàng thương mại cổ phần để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
các cổ đông, nhà đầu tư tại Việt Nam trong thời gian tới.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
6
4. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các quy định của pháp luật Việt Nam về
bảo vệ cổ đông trong lĩnh vực ngân hàng thương mại, chủ yếu là sử dụng Luật
doanh nghiệp 2014 và Luật các tổ chức tín dụng 2010 và các văn bản pháp lý có
liên quan đến việc bảo vệ cổ đông. Tác giả sẽ đưa vào thực trạng một số bất cập
đang diễn ra trong lĩnh vực ngân hàng thương mại cổ phần làm tình huống để phân
tích. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng một số quy định của pháp luật nước ngoài làm
tham chiếu để phân tích, so sánh với những quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn chỉ tập trung ở các quy định của pháp luật tại
Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 và các văn bản
pháp lý có liên quan về việc bảo vệ cổ đông trong lĩnh vực ngân hàng thương mại
cổ phần. Luận văn không nghiên cứu các vấn đề liên quan đến bảo vệ cổ đông trong
ngân hàng Thương mại cổ phần ở khía cạnh kinh tế học, xã hội học cũng như các
quy định pháp luật khác không liên quan.
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu để làm rõ những mục đích
nghiên cứu, chi tiết như sau:
Phương pháp nghiên cứu luật học: dùng để nhận diện những vấn đề pháp
lý đang trục trặc, lựa chọn ra giải pháp cũng như đưa ra những lập luận cho
quan điểm về những vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp phân tích luật viết: sử dụng để phân tích sâu vào nội dung
của các quy định trong hiến pháp, luật, văn bản dưới luật để đưa ra những
nhận định đối với quy định của luật hiện hành như: Luật doanh nghiệp, Luật
các tổ chức tín dụng, Điều lệ và Quy chế quản trị của các ngân hàng thương
mại cổ phần nhằm hiểu rõ ý chí của nhà làm luật để giải thích về những quy
định của luật.
Phương pháp so sánh: để thấy điểm giống nhau và khác nhau giữa khung
pháp lý về bảo vệ cổ đông trong ngân hàng thương mại cổ phần so với công
ty cổ phần.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
7
Ngoài các phương pháp nói trên, Luận văn còn sử dụng phương pháp nghiên
cứu lý luận kết hợp với thực tiễn và dùng sự kiện để chứng minh nhận định nên ra
trong luận văn.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Toàn bộ các vấn đề nghiên cứu trong luận văn nhằm mục đích trả lời cho các
câu hỏi xung quanh việc bảo vệ cổ đông thiểu số trong lĩnh vực ngân hàng thương
mại cổ phần, như sau:
Thứ nhất, quy định pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số tại các ngân hàng
thương mại cổ phần có sự khác biệt gì so với việc bảo vệ cổ đông thiểu số tại
các công ty cổ phần?
Thứ hai, những quy định của pháp luật hiện hành tại Việt Nam đã đủ để
bảo vệ cho cổ đông và cổ đông thiểu số trước những biến động của thị trường
và trước sự áp đảo của cổ đông lớn chưa?
Thứ ba, cần điều chỉnh những quy định pháp luật nào để có thể giảm bớt
những thiệt hại mà các cổ đông phải gánh chịu trước sự yếu thế so với nhóm
cổ đông lớn?
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung của
Luận văn được chia thành 2 Chương :
Chương 1: Lý luận chung về bảo vệ cổ đông trong ngân hàng thương mại
cổ phần
Chương 2: Thực trạng bảo vệ cổ đông trong ngân hàng thương mại cổ
phần tại Việt Nam và một số giải pháp hoàn thiện
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
8
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
1.1. Khái quát về cổ đông trong ngân hàng thương mại cổ phần
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần và ngân hàng
thương mại cổ phần.
1.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần
Về lịch sử, CTCP ra đời dựa trên nền tảng của sự phát triển kinh tế, sau loại hình
công ty đối nhân nhưng lại là loại hình công ty đối vốn đầu tiên. CTCP xuất hiện
khi nhu cầu vốn của các nhà kinh doanh gia tăng mà năng lực của họ không đủ đáp
ứng cho nhu cầu hoạt động, từ đó mô hình CTCP ra đời và sau này được pháp luật
hoàn thiện thành định chế pháp lý.
Theo nghiên cứu mới nhất về lịch sử hình thành, CTCP ra đời từ năm 3000 trước
công nguyên ở vùng Địa Trung Hải, tuy nhiên trong giai đoạn đầu CTCP chỉ là sự
bỏ vốn vào hoạt động của các cá nhân vào tổ hợp hoặc là hội trong lĩnh vực hàng
hải là chủ yếu.2
Mãi cho đến năm 1600, mô hình CTCP chính thức được hình thành
là công ty Đông Ấn (East India Company) ở nước Anh, nó được thành lập bởi một
nhóm gồm 218 cổ đông hoạt động trong lĩnh vực hải cảng và được cấp phép độc
quyền kinh doanh trong vòng 15 năm ở vùng Đông Ấn. Đến năm 1874 công ty này
bị giải thể do hết thời hạn cấp phép và không được gia hạn.
Ở nước Anh, việc các CTCP ra đời đã tạo nên thị trường mua bán giao dịch cổ
phần, các nhà đầu cơ đã làm lủng đoạn thị trường gây nên cơn sốt giá. Do đó, việc
thành lập CTCP bị buộc phải xin phép thành lập với rất nhiều điều kiện ràng buộc
và thời gian cấp phép chỉ từ 20 năm đến 50 năm. Ngoài ra, CTCP vào thời kỳ này
chỉ được thành lập dành riêng cho lĩnh vực kinh doanh quốc tế, hàng hải còn các
ngành nghề khác thì theo hình thức hùn hạp cùng làm và chịu trách nhiệm liên đới.
Chính vì những bất cập trên nên số lượng các CTCP được thành lập ở Anh giảm
mạnh để chuyển sang thành lập tại Mỹ, buộc chính quyền Anh thay đổi những quy
định cứng nhắc đối với việc thành lập CTCP. Từ năm 1720 cho đến năm 1862, các
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2
Nguyễn Ngọc Bích – Nguyễn Đình Cung, Công ty vốn, quản lý và tranh chấp theo Luật doanh nghiệp
2005, NXB Tri thức, các chi tiết trình bày được tóm gọn từ trang 32 đến trang 38 của tài liệu này.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
9
CTCP được thành lập theo luật về CTCP với trách nhiệm hữu hạn.
Ở Mỹ, loại hình CTCP phát triển mạnh hơn so với ở Anh, ban đầu mô hình này
được thành lập chủ yếu để phục vụ cho hoạt động xây dựng giao thông đường sắt.
Nguyên nhân là do ngành xây dựng đường sắt cần nhiều nguồn vốn tài trợ mà thị
trường chứng khoán ở New York phát triển mạnh và cũng tại nơi này, năm 1811
chính quyền ban New York đồng ý công bố luật về tính trách nhiệm hữu hạn dành
cho các công ty sản xuất. Chính vì thế, mọi nguồn vốn đầu tư trên thế giới vào thời
điểm này đã đổ về New York và tính trách nhiệm hữu hạn trở nên phổ biến vì bang
nào không dùng đến tính trách nhiệm hữu hạn thì sẽ không thể thu hút dòng vốn đầu
tư vào bang đó.
Tại Việt Nam, các mô hình công ty cổ phần được du nhập khi Việt Nam là thuộc
địa của các nước tư bản như Bộ luật thương mại 1807, Luật công ty TNHH 1925,
Dân luật Bắc Kỳ 1931, và Dân luật Trung Kỳ 1936 – 1938 lần lượt được dịch các
mô hình công ty theo pháp, luật của các nước thực dân ra tiếng việt3
.
Từ sau năm 1954 cho đến khi thống nhất đất nước năm 1975 và cho đến những
năm đầu của thập niên 80 thì tất cả hình thức Công ty không hầu như không được
pháp luật thừa nhận. Khái niệm về mô hình công ty trong giai đoạn này không được
hiểu đúng bản chất pháp lý mà nó được hiểu theo hình thức kinh doanh. Hai chữ
“Công ty” trong thời bao cấp vẫn được dùng để chỉ một số nhà máy, xí nghiệp quốc
doanh sản xuất và cung cấp dịch vụ4
.
Cuối năm 1987, đánh dấu cột mốc xuất hiện loại hình công ty TNHH trong Luật
đầu tư nước ngoài được Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày
29/12/19875
. Cùng thời gian này, các quỹ tín dụng xuất hiện “như nấm sau cơn
mưa”6
, đến năm 1990 đã có đến 7000 các quỹ tín dụng được thành lập và huy động
hơn 350 tỷ đồng, một hình thức sơ khai của công ty cổ phần đã được hình thành.
3
Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình Luật kinh tế, tái bản lần 1, NXB Công an nhân dân, trang 192
4
Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình Luật kinh tế, tái bản lần 1, NXB Công an nhân dân, trang 195
5
Nguyễn Ngọc Bích – Nguyễn Đình Cung, Công ty vốn, quản lý và tranh chấp theo Luật doanh nghiệp
2005, NXB Tri thức, trang 50, 51
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
6
Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình Luật kinh tế, tái bản lần 1, NXB Công an nhân dân, trang 195
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
10
Khi Luật công ty được ban hành vào ngày 21/12/1990 thì mô hình CTCP mới
được pháp luật thừa nhận và áp dụng trong đời sống kinh doanh của người Việt
Nam. Để điều chỉnh và áp dụng kịp thời với các loại hình kinh doanh sau thời điểm
Luật công ty được ban hành nhiều văn bản dưới luật nhằm điều chỉnh hoạt động của
các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau nhưng được tổ chức dưới dạng
CTCP như trong Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 01/10/1998 quy định
về các loại hình tổ chức tín dụng có hình thức tổ chức tín dụng cổ phần của nhà
nước và nhân dân, nó được hiểu là các Ngân hàng thương mại cổ phần là hình thức
hoạt động của CTCP hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ.
1.1.1.2. Sự hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ
phần.
Hình thức sơ khai của ngân hàng trong lịch sử có thể được hình thành trước khi
con người phát minh ra tiền, vì ban đầu với những tài sản là lương thực như: ngũ
cốc, nông sản, gia cầm rồi sau này đến vàng, trong thời gian chưa sử dụng hết các
nhà tư bản đem gửi tại các đền thờ - đây là nơi an toàn nhất vào thời điểm này. Do
đó, các đền thờ trong thời kỳ này giống như 1 ngân hàng là nơi cất trữ tài sản và
phục vụ cho các tầng lớp quý tộc, nhà buôn, hoàng triều và thời điểm này ngân hàng
sơ khai không dành người dân bình thường trong xã hội.
Hoạt động ngân hàng phát triển từ thế kỷ thứ IV trước công nguyên, ở vùng Địa
Trung Hải. Tại Ai Cập, ngũ cốc đã được sử dụng như loại tiền tệ bên cạnh các kim
loại quý như vàng, bạc. Thời đó, ngân hàng hoạt động với hệ thống tín dụng thương
mại, trong đó, việc thanh toán chỉ cần ghi sổ từ tài khoản của người mua sang tài
khoản của người bán mà không cần sử dụng tiền mặt. Đây là nghiệp bù trừ hay
thanh toán điện tử của các ngân hàng hiện đại.
Thời kỳ đầu, ngân hàng hoạt động với một số nghiệp vụ đơn giản như: đổi tiền,
chuyển tiền, bảo hộ tiền, cho vay. Ngành ngân hàng trải qua nhiều bước thăng trầm
trong lịch sử hình thành từ thời thượng cổ đến thời kỳ trung cổ và bị gián đoạn do
sự sụp đổ của đế quốc La Mã, cho đến thời kỳ phục hưng ngành ngân hàng mới
được phục hồi và phát triển mạnh.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
11
Đến thế kỷ thứ 17, loại hình ngân hàng hiện đại mới xuất hiện trên thế giới với
các ngân hàng được thành lập: năm 1609 ở Hà Lan, năm 1619 ở Đức và năm 1694 ở
Anh.
Ở Việt Nam, Ngân hàng Quốc gia chính thức được thành lập theo Sắc lệnh số
15/SL ngày 06/05/1951 của chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn 1945 – 1975
thời kỳ chiến tranh tại Việt Nam ngân hàng trong thời kỳ này chủ yếu là nơi cất giữ
tiền để phục vụ chiến tranh và thực hiện các nghiệp vụ đơn giản như cho vay để
phát triển sản xuất.
Hoạt động ngân hàng thời kỳ 1976 – 1985, hệ thống ngân hàng Việt Nam bước
sang giai đoạn cải tiến và mở rộng hoạt động của ngân hàng theo Quyết định 32/CP
ngày 11/2/1977 của Hội đồng Chính phủ, Tổng giám đốc NHNN đã ban hành Thể
lệ cho vay vốn lưu động và quy định về cho vay đầu tư xây dựng cơ bản đối với các
xí nghiệp quốc doanh.
Giai đoạn thực hiện đổi mới toàn diện và sâu sắc hệ thống ngân hàng từ năm
1986 đến nay nền kinh tế được chuyển dịch dần từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung
sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Năm 1997, Quốc hội thông qua
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng, tạo nền tảng
pháp lý căn bản hơn cho hệ thống ngân hàng tiếp tục đổi mới phù hợp với cơ chế thị
trường và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Sau nhiều lần điều chỉnh, đến nay các
ngân hàng, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước được điều chỉnh theo Luật các tổ
chức tín dụng 2010.
1.1.2. Khái quát chung về Ngân hàng thương mại cổ phần
1.1.2.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
Ở Mỹ: NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp các dịch vụ tài
chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: "Ngân hàng thương
mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc
của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
12
nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính".7
Ở Việt Nam: Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ với nhiệm vụ
cơ bản nhất là huy động vốn và cho vay vốn, là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức,
thu hút vốn từ nơi nhàn rỗi và đưa vốn đến những nơi thiếu hụt, đây chính là hoạt
động chính của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, ngoài
những chức năng nêu trên NHTM còn được định nghĩa tại khoản 2 điều 4 luật các
Tổ chức tín dụng, NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt
động ngân hàng theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi
nhuận.
Như vậy, NHTM là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ, là trung gian tài
chính giữa người gửi tiền và người vay tiền với mục tiêu mang lại lợi nhuận. Ngoài
ra, NHTM còn có thể cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thỏa mãn nhu cầu về sản
phẩm, dịch vụ trong xã hội.
1.1.2.2.Cơ cấu tổ chức và quản trị ngân hàng thương mại
Theo quy định tại Điều 32 Luật các TCTD 2010 quy định “Cơ cấu tổ chức quản
lý của tổ chức tín dụng được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần bao gồm Đại
hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc)”.
Như vậy, với mô hình của NHTMCP là 1 loại hình của công ty cổ phần với đầy đủ
cơ cấu tổ chức của loại hình công ty cổ phần quy định trong Luật doanh nghiệp.
Cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành ở NHTMCP gồm nhiều phòng ban và cấp
quản lý đặc biệt hệ thống kiểm soát nội bộ khá lớn. Tuy nhiên, bộ máy quản lý
chính tại NHTMCP được phân biệt theo chức năng với hai cơ cấu quyền lực là cấp
quản trị điều hành và cấp quản lý kinh doanh. Tùy thuộc vào quy mô hoạt động của
từng NHTMCP thì bộ máy quản trị điều hành cũng sẽ khác nhau tuy nhiên nhìn
chung tất cả các TCTD hiện đang hoạt động tại Việt Nam thì bộ máy quản trị điều
hành đều phải có: hội đồng quản trị, ban kiểm soát và ban Tổng giám đốc. Tổng
7http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tai-lieu/tai-lieu-bien-tap/item/421-nhung-van-de-co-ban-ve-ngan-
hang-thuong-mai-trong-nen-kinh-te-thi-truong thứ 3 ngày 12/04/2017
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
13
giám đốc sẽ chi phối điều hành các công việc hằng ngày vì vậy dưới ban tổng giám
đốc sẽ có bộ máy trực thuộc để hoạt động kinh doanh. Tiêu chuẩn năng lực của bộ
máy quản trị NHTMCP được quy định rất rõ trong Luật các TCTD, ngoài ra thẩm
quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản trị điều hành như thành viên hội
đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc phải được sự phê chuẩn của
NHNN dựa theo đề nghị của Hội đồng quản trị. Nhiệm vụ chức năng của bộ máy
điều hành NHTMCP như sau:
Hội đồng quản trị: Giữ vai trò quản trị TCTD, số lượng thành viên tối
thiểu là 5 thành viên và tối đa là 11 thành viên, trong đó có ít nhất 1 thành
viên độc lập. Hội đồng quản trị phải có ít nhất một phần hai tổng số thành
viên là thành viên độc lập và thành viên không phải là người điều hành
TCTD. Ngoài ra, Chủ tịch của Hội đồng quản trị không được đồng thời tham
gia hội đồng quản trị hoặc quản lý điều hành tổ chức tín dụng khác8
.
Ban kiểm soát: Giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật, điều lệ
của TCTD, tình hình tài chính trong việc quản trị điều hành TCTD chịu trách
nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông. Ngoài ra, ban kiểm soát còn có bộ phận
giúp việc là bộ phận kiểm toán nội bộ để thực hiện nhiệm vụ của mình. Số
thành viên trong ban kiểm soát tối thiểu là 3 người, đồng thời số thành viên
của ban kiểm soát tối thiểu một phần hai là thành viên chuyên trách. Trong
đó, một người làm trưởng ban kiểm soát hoạt động theo chế độ chuyên trách,
nhiệm kỳ của ban kiểm soát là không quá 5 năm9
.
Tổng giám đốc: là người điều hành cao nhất của TCTD, chịu trách nhiệm
trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. Tổng
giám đốc phải là những người có trình độ chuyên môn, năng lực điều hành
một tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và phải cư trú
tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm. Giúp việc cho tổng giám đốc là
phó tổng giám đốc.
8
Điều 34 và điều 62 Luật các Tổ chức tín dụng 2010
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
9
Điều 44 và điều 45 Luật các Tổ chức tín dụng 2010
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
14
1.1.2.3 Mối quan hệ giữa pháp luật doanh nghiệp và pháp luật chuyên
ngành trong điều chỉnh việc thành lập, tổ chức quản trị và hoạt động của ngân
hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam:
Các TCTD ở Việt Nam có thể được thành lập dưới các dạng: công ty cổ phần,
công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty TNHH một thành viên hoặc có thể là
hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân. Tuy nhiên, phần lớn các TCTD trong nước được
thành lập theo mô hình công ty cổ phần. Do đó, các NHTMCP bản thân chúng là
các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Nhưng nó là công ty cổ
phần với loại hình đặc biệt cơ cấu tổ chức và thành lập NHTMCP chịu sự chi phối
bởi Luật doanh nghiệp và Luật các TCTD.
Trên nền tảng quy định của Luật doanh nghiệp, NHTMCP còn phải tuân thủ các
quy định của Luật các tổ chức tín dụng từ việc thành lập cho đến tổ chức hoạt động,
điều hành trong NHTMCP. Vì các pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng là
một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên trước khi thành lập các
TCTD phải có đủ các điều kiện thành lập mới được cấp phép như: vốn pháp định tối
thiểu 3.000 tỷ đồng10
, có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý, có
quy chế quản lý nội bộ về tổ chức hoạt động.
Đối với mô hình hoạt động của NHTMCP thì giống mô hình hoạt động của công ty
cổ phần tuy nhiên trong Luật các tổ chức tín dụng quy định rõ các thành phần quản trị
điều hành bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, Tổng
giám đốc trong khi trong tại điều 134 Luật doanh nghiệp cho phép công ty cổ phần
được lựa chọn cơ cấu tổ chức hoạt động theo hai mô hình có ban kiểm soát hoặc không
có ban kiểm soát. Như vậy, với quy mô phải có tối thiểu 100 cổ đông, không hạn chế số
lượng tối đa11
và ngành nghề kinh doanh đặc thù nên tất các các NHTMCP đều phải
hoạt động theo mô hình phải có ban kiểm soát và ban kiểm soát giữ vai trò quan trọng
trong việc điều hành giám sát hoạt động của ngân hàng.
10
Nghị định 07/VBHN-NHNN ngày 25/11/2013 của Ngân hàng nhà nước về ban hành danh mục mức
vốn pháp định của các tổ chức tín dụng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
11
Khoản 6 điều 52 Luật các tổ chức tín dụng 2010
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
15
1.1.3. Quyền của cổ đông trong Ngân hàng thương mại cổ phần
Để tạo ra môi trường đầu tư lành mạnh, bảo vệ các nhà đầu tư thì nhà nước phải
sử dụng pháp luật làm công cụ để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, theo đó Luật
doanh nghiệp đã quy định rất rõ về quyền của cổ đông khi thực hiện việc góp vốn
đầu tư vào doanh nghiệp. Những cơ chế kiểm soát bên trong thông qua cấu trúc
quản trị nội bộ, hay cơ chế kiểm soát bên ngoài và thiết chế đảm bảo thực thi pháp
luật là những yếu tố bổ trợ, yếu tố đảm bảo là điều kiện cho các quyền cổ đông
được thực thi nhằm bảo vệ cổ đông12
.
Một trong những nguyên tắc quan trọng của pháp luật doanh nghiệp là bảo vệ
quyền lợi ích chính đáng của cổ đông, đảm bảo sự công bằng giữa cổ đông lớn và
cổ đông nhỏ về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của cổ đông13
. Khoản 5 điều 113 Luật
doanh nghiệp 2010 quy định “mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở
hữu nó các quyền và lợi ích ngang nhau”. Đối với cổ đông đầu tư vào các NHTM vì
đây là ngành nghề thuộc lĩnh vực lĩnh vực đặc thù của nền kinh tế nên nhà nước sẽ
kiểm soát chặt việc chi phối của từng doanh nghiệp này. Do đó, ngoài việc bảo vệ
quyền và lợi ích của cổ đông theo Luật doanh nghiệp thì Luật các tổ chức tín dụng
cũng là phương tiện bảo vệ hiệu quả đối với các cổ đông.
1.1.3.1. Quyền mua và chuyển nhượng cổ phần
Theo khoản 3 điều 53 Luật các tổ chức tín dụng quy định “các cổ đông được ưu
tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ
đông”, điều khoản này cũng được quy định trong Luật doanh nghiệp tuy nhiên với
quyền mua thêm cổ phần phải tuân thủ về tỷ lệ sở hữu tối đa đối với từng cổ đông là
cá nhân – tối đa 5% vốn điều lệ hoặc cổ đông là tổ chức – tối đa 15% vốn điều lệ.
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 5 Luật các TCTD 2010 “tổ chức tín dụng phải
có tối thiểu 100 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa”, ngoài ra số lượng tối đa
với cổ đông là cá nhân chỉ được sở hữu là 5% vốn điều lệ và 15% vốn điều lệ đối
12
Quách Thúy Quỳnh, Quyền của cổ đông thiểu số theo pháp luật Việt Nam, Tạp chí Luật học, tháng 4-
2010, trang 19
13
Bùi Xuân Hải, Luật doanh nghiệp bảo vệ cổ đông Pháp luật và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, trang
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
198
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
16
với cổ đông là tổ chức, đây là các điều khoản nhằm tránh sự chi phối của cổ đông
lớn gây ra bất lợi cho các cổ đông nhỏ nên luật cũng hạn chế việc sở hữu của các cổ
đông tránh sự ảnh hưởng của cổ đông lớn trong việc điều hành NHTM nhằm gây
bất lợi cho cổ đông nhỏ. Ngoài ra, đối với cổ phần ưu đãi cổ tức do chính NHTM
phát hành thì các đối tượng là thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát, Tổng
giám đốc và người quản lý điều hành khác của NHTM không được quyền mua đối
với loại cổ phần này.
Đối với việc chuyển nhượng cổ phần, Luật doanh nghiệp cho phép tự do chuyển
nhượng cổ phần ngoại trừ một số trường hợp hạn chế hoặc Điều lệ công ty quy
định. Tuy nhiên, để tránh việc các cổ đông chuyển nhượng cổ phần gây bất lợi cho
các cổ đông khác thông qua việc đẩy giá trị cổ phần tăng cao trong thời gian điều
hành quản lý ngân hàng và bán lại số cổ phần đang sở hữu để thu lợi. Luật các
TCTD đã hạn chế việc chuyển nhượng cổ phần đối với các cổ đông đang là người
quản lý, điều hành trực tiếp ngân hàng trong thời gian đảm nhiệm chức vụ và trong
thời gian xử lý hậu quả theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc của Ngân
hàng nhà nước14
.
1.1.3.2. Quyền tiếp cận thông tin và quản trị
Đây là một trong những quyền cơ bản nhất của cổ đông, trên nguyên tắc đảm
bảo sự công bằng về quyền và lợi giữa các cổ đông tại khoản 1 điều 114 Luật doanh
nghiệp và khoản 6 điều 53 Luật các TCTD đều quy định rất rõ việc này. Với quyền
tiếp cận thông tin các cổ đông có thể tiếp cận được các nguồn thông tin về tình hình
kinh doanh, tình hình tài chính, điều lệ và các quy định nội bộ của ngân hàng, từ
những thông tin có được các cổ đông sẽ biết cách sử dụng hiệu quả các quyền khác
để bảo vệ mình như quyền khởi kiện, quyền về quản trị công ty, quyền yêu cầu mua
lại cổ phần. Ngoài ra, đối với các cổ phiếu của ngân hàng được niêm yết đại chúng
trên thị trường chứng khoán thì thông tin được quy định phải niêm yết công khai
tình hình kinh doanh, tài chính và những thông tin giao dịch bất thường quy định tại
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
14
Điều 56 Luật các tổ chức tín dụng 2010
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
17
chương VIII Luật chứng khoán về việc công bố thông tin điều này giúp cổ đông dễ
dàng tiếp cận với thông tin đầy đủ và kịp thời.
Tuy nhiên, việc tiếp cận thông tin còn phụ thuộc vào tỷ lệ sở hữu cổ phần, tại
khoản 2 điều 114 Luật doanh nghiệp quy định với những cổ đông, nhóm cổ đông sở
hữu từ 10% tổng số cổ phần trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng mới có
đầy đủ các quyền của cổ đông như: được đề cử người vào HĐQT và BKS, được
xem xét các nghị quyết của hội đồng quản trị và báo cáo tài chính. Hơn nữa, với
những nhóm cổ đông lớn còn có quyền yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề
quản lý điều hành. Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ
trong việc tiếp cận thông tin quản trị của doanh nghiệp trong việc nắm giữ cổ phần
và cổ đông nhỏ sẽ chịu rủi ro nhiều hơn so với cổ đông lớn vì quyền tiếp cận thông
tin bị bất cân xứng.
1.1.3.3. Quyền dự họp và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông
Cơ quan quản lý cao nhất của loại hình công ty cổ phần là ĐHĐCĐ và phải thực
hiện họp thường niên mỗi năm một lần theo quy định tại khoản 1 điều 136 Luật
doanh nghiệp. Việc tham gia vào cuộc họp thường niên này giúp các cổ đông nắm
rõ hoạt động kinh doanh của ngân hàng hằng năm, vì vậy việc tham dự họp là quyền
của các cổ đông tại khoản 1 điều 114 Luật doanh nghiệp và khoản 1 điều 53 Luật
các TCTD quy định mỗi cổ đông phổ thông đều có quyền tham dự họp đại hội đồng
cổ đông và được quyền phát biểu ý kiến, mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu
quyết.
Trong thực tế, không phải tất cả cổ đông đều được tham dự cuộc họp ĐHĐCĐ
hoặc sự có mặt của các cổ đông nhỏ lẻ gần như chỉ để đủ cơ cấu. Với những thay
đổi điều lệ hoạt động hoặc kế hoạch kinh doanh, nhiều TCTD đã chỉ lấy ý kiến của
các cổ đông lớn mà bỏ qua các cổ đông nhỏ. Do một số TCTD đã quy định trong
Điều lệ là chỉ có những cổ đông với một mức sở hữu cổ phần nhất định mới được
quyền trực tiếp tham dự họp và biểu quyết tại ĐHĐCĐ, không mời nhà đầu tư nhỏ
lẻ đến dự ĐHĐCĐ hoặc không cung cấp tài liệu cho các nhà đầu tư này trước khi
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
18
họp ĐHĐCĐ15
. Vì vậy, các cổ đông sở hữu ít cổ phần không liên kết thành nhóm có đủ
điều kiện thì đương nhiên mất quyền dự họp và biểu quyết. Ngoài ra, các CTCP thường
đưa ra lý do giảm chi phí cho việc tổ chức cuộc họp, dễ dàng sắp xếp cơ sở vật chất cho
việc tổ chức họp, đây là sự phân biệt đối xử đối với cổ đông thiểu số16
,
vi phạm quyền cơ bản của cổ đông theo quy định tại điều 114 Luật doanh nghiệp và
điều 53 Luật các TCTD. Khi các cổ đông nhỏ bị hạn chế quyền tham dự ĐHĐCĐ,
đồng nghĩa với việc mất đi quyền tiếp cận, trao đổi, chất vấn ban lãnh đạo thì không
thể đảm bảo tính khách quan, công bằng. Việc mất quyền dự họp diễn ra thường
xuyên sẽ làm cho các nhà đầu tư mất lòng tin vào những quy định của pháp luật và
ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế17
.
1.1.3.4. Quyền bầu, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị
Đây là nhóm quyền liên quan đến việc tham gia vào quản trị của cổ đông, nó ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi ích trực tiếp của cổ đông. HĐQT đóng vai trò trung tâm
trong cơ cấu quản trị công ty của một doanh nghiệp. HĐQT chịu trách nhiệm cuối
cùng không chỉ về các vấn đề quản trị mà còn chủ động gánh vác và hoàn thành các
trách nhiệm mà công ty trông đợi HĐQT giải quyết18
. Do đó, việc bầu thành viên
HĐQT là quyền của các cổ đông. Tuy nhiên, đối với các NHTMCP thì các cổ đông
chỉ được quyền đề xuất thành viên HĐQT còn quyền phê chuẩn đồng ý thuộc về
thẩm quyền của cơ quan quản lý là Ngân hàng nhà nước19
.
Theo khoản 2 và khoản 4 điều 114 Luật doanh nghiệp quy định các cổ đông
hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời
gian liên tục sáu tháng hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại điều lệ của công ty
thì có quyền đề cử người vào HĐQT và ban kiểm soát. Tùy theo quyết định của
15
Phạm Trí Hùng – Nguyễn Trung Thắng (2012), CEO và Hội đồng quản trị, NXB Lao động – Xã hội, trang
66
16
Bùi Xuân Hải, Luật doanh nghiệp bảo vệ cổ đông Pháp luật và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, trang
212
17
Trương Vĩnh Xuân, Quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông nhỏ công ty cổ phần hiện nay, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, số 5 (166) tháng 3/2010, trang 48
18
Phạm Trí Hùng – Nguyễn Trung Thắng, CEO và Hội đồng quản trị, NXB Lao động – Xã hội, năm 2012,
trang 59
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
19
Khoản 1 điều 51 Luật các TCTD quy định danh sách những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên
HĐQT phải được Ngân hàng nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi bầu, bổ nhiệm.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
19
ĐHĐCĐ thì các cổ đông/nhóm cổ đông được quyền đề cử một hoặc một số người
làm ứng viên HĐQT. Đối với bầu thành viên HĐQT thì tại khoản 9 điều 53 Luật
các TCTD quy định các cổ đông phổ thông được ứng cử, đề cử người vào HĐQT
theo quy định điều lệ của TCTD hoặc theo quy định của pháp luật. Như vậy, Luật
các TCTD không quy định mức sở hữu tối thiểu số lượng cổ phần để đề cử vào
HĐQT mà để các TCTD tự quyết định phân chia số lượng thành viên HĐQT.
1.1.3.5. Quyền yêu cầu mua lại cổ phần
Các cổ đông có quyền yêu cầu CTCP mua lại phần vốn góp của mình, đây được
xem như một trong các quyền quan trọng để bảo vệ cổ đông thiểu số. Khi cổ đông
biểu quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền,
nghĩa vụ của cổ đông theo quy định tại điều lệ có quyền yêu cầu CTCP mua lại cổ
phần của mình, yêu cầu này phải được lập thành văn bản và gửi đến CTCP trong
vòng 10 kể từ ngày nghị quyết được thông qua20
. Như vậy, đối với cơ chế này luật
doanh nghiệp cho phép các cổ đông tự bảo vệ chính họ khi các cổ đông lớn đưa ra
những thay đổi có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của chính bản thân của cổ
đông nhỏ hoặc trong trường hợp công ty bị thâu tóm bởi nhóm cổ đông lớn và họ
chiếm tỷ lệ đa số để thay đổi những quy định của công ty theo hướng có lợi cho cổ
đông lớn nhằm gây thiệt hại cho cổ đông nhỏ. Tuy nhiên, việc cổ đông yêu cầu mua
lại cổ phần đối với các NHTMCP thì còn phải chịu tác động bởi Luật các TCTD,
không phải tất cả mọi yêu cầu của cổ đông về việc mua lại cổ phần đều được thực
hiện mà NHTMCP chỉ được mua lại cổ phần khi vẫn đảm bảo được các tỷ lệ an
toàn trong hoạt động ngân hàng, giá trị thực của vốn điều lệ không được giảm hơn
mức vốn pháp định21
.
Về cơ chế xác định giá mua Luật doanh nghiệp quy định CTCP phải mua lại cổ
phần theo yêu cầu của cổ đông với giá trị thị trường hoặc giá tính theo nguyên tắc
20
Điều 129 luật doanh nghiệp 2014
21
Điều 57 Luật các TCTD 2010: tổ chức chỉ được mua lại cổ phần của cổ đông nếu sau khi thanh toán hết số
cổ phần mua lại mà vẫn đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng, giá trị thực của vốn điều lệ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
không giảm thấp hơn mức vốn pháp định; trường hợp mua lại cổ phần dẫn đến việc giảm vốn điều lệ của
TCTD thì phải được ngân hàng nhà nước chấp thuận trước bằng văn bản.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
20
tại Điều lệ trong thời gian 90 ngày kể từ ngày yêu cầu, trong trường hợp không thỏa
thuận được giá thì các bên có thể thuê một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp để
định giá.
1.1.3.6. Quyền khởi kiện người quản lý
Điểm mới và nổi bật của Luật doanh nghiệp 2015 so với các Luật doanh nghiệp
trước đây chính là bổ sung thêm quyền khởi kiện của các cổ đông đối với người
quản lý điều hành doanh nghiệp như: thành viên hội đồng quản trị, giám đốc, tổng
giám đốc. Theo quy định tại điều 161 Luật doanh nghiệp quy định cổ đông, nhóm
cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông trong thời hạn 6 tháng có quyền tự
mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên Hội
đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc. Khởi kiện người quản lý công ty được
xem là một trong các quyền cơ bản của cổ đông và nó đã nhiều lần được Ngân hàng
thế giới sử dụng là tiêu chí quan trọng để đánh giá về mức độ bảo vệ nhà đầu tư của
các nền kinh tế22
. Theo báo cáo kinh doanh năm 2016 của Ngân hàng thế giới, mức
độ bảo vệ cổ đông thiểu số (protecting minority investors) của Việt Nam đứng thứ
118 trong số 189 nền kinh tế khác trên thế giới23
, chỉ số này được cải thiện rất nhiều
trong các năm qua, năm 2006 là 170 trong tổng số 174 nền kinh tế và năm 2008 là
170 trong tổng số 181 nền kinh tế. Các tiêu chí để xếp hạng của Ngân hàng thế giới
đối với chỉ số bảo vệ nhà đầu tư dựa trên các tiêu chí như: tính minh bạch trong các
giao dịch, tính chịu trách nhiệm của giám đốc, khả năng của các cổ đông trong việc
kiện những người điều hành quản lý với những hành vi sai trái, các chỉ số ưu tiên
trong việc bảo vệ nhà đầu tư24
.
22
Bùi Xuân Hải, Luật doanh nghiệp bảo vệ cổ đông Pháp luật và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, trang
234
23 Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới tại website:
http://www.doingbusiness.org/data/exploreeconomies/vietnam/#protecting-minority-investors truy cập vào
thứ 7 ngày 15/4/2017
24
Protecting Minority Investors: The indicators below describe three dimensions of investor protection:
transparency of transactions (Extent of Disclosure Index), liability for self-dealing (Extent of Director
Liability Index), shareholders’ ability to sue officers and directors for misconduct (Ease of Shareholder Suits
Index) and Strength of Investor Protection Index. The indexes vary between 0 and 10, with higher values
indicating greater disclosure, greater liability of directors, greater powers of shareholders to challenge the
transaction, and better investor protection.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
21
Quyền khởi kiện người quản lý có thể xem đây là quyền tự vệ của cổ đông. Theo
PGS-TS Phạm Duy Nghĩa thì “Không ai hiểu doanh nghiệp rõ hơn là các nhà quản
trị, thông tin “tay trong” dễ dàng có thể biến thành tiền có lợi cho cá nhân và gia
đình họ. Cổ đông phải dựa vào thông tin do người quản trị cung cấp, bởi vậy họ cần
được bảo vệ trước những luồng thông tin bất cân xứng. Nếu pháp luật và các thiết
chế thực thi còn kém hiệu quả thì những nhà đầu tư này buộc phải tìm cách bảo vệ
đồng tiền của họ; họ tìm cách tiệm cận với mọi nguồn thông tin và can dự vào tất cả
các quyết định kinh doanh có thể ảnh hưởng đáng kể đến nguồn vốn đầu tư”25
.
Bằng việc ghi nhận quyền khởi kiện của người quản lý công ty trong luật đã thể
hiện được 2 mục đích cơ bản. Thứ nhất, tạo điều kiện cho cổ đông phục hồi lại
những quyền bị mất do hành vi vi phạm của người quản lý gây ra. Thứ hai, pháp
luật đã tạo ra một cơ chế răn đe đối với người quản lý để họ phải thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ, bổn phận của mình.
1.1.3.7. Quyền của nhóm cổ đông thiểu số
Hai hay nhiều cổ đông có thể liên kết với nhau thành nhóm cổ đông để gia tăng
số lượng cổ phần nắm giữ từ đó gia tăng quyền trong việc được cung cấp tài liệu, đề
cử người tham gia vào Hội đồng quản trị, ban kiểm soát. Tại khoản 2 điều 114 Luật
doanh nghiệp quy định cổ đông/nhóm cổ đông sở hữu từ 10% số cổ phần phổ thông
trở lên trong thời gian liên tục 6 tháng hoặc quy định tỷ lệ nhỏ hơn theo điều lệ công
ty. Như vậy, các cổ đông nhỏ khi thực hiện liên kết với nhau để tăng tỷ lệ sở hữu
hơn 10% thì ngoài những quyền của cổ đông phổ thông; cổ đông, nhóm cổ đông sẽ
có thêm một số quyền quan trọng như: đề cử người vào Hội đồng quản trị và ban
kiểm soát; xem xét và trích lục các nghị quyết của HĐQT, báo cáo tài chính hằng
năm, yêu cầu ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều
hành hoạt động kinh doanh.
Đối với Luật doanh nghiệp không quy định tỷ lệ sở hữu tối đa đối với các doanh
nghiệp, cá nhân. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong hoạt động điều hành tín dụng,
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
25
Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình Luật kinh tế, tái bản lần 1, NXB Công an nhân dân, trang 296
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
22
điều 55 Luật các TCTD quy định rất cụ thể về tỷ lệ sở hữu tối đa của mỗi thành viên
trong NHTMCP, đối với cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn
điều lệ; cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ; cổ đông
và người có liên quan đến cổ đông thì không được sở hữu quá 20% vốn điều lệ.
Luật các TCTD quy định tỷ lệ sở hữu tối đa nhằm hạn chế việc cá nhân hay tổ chức
chi phối nắm giữ nhiều cổ phần để chi phối toàn bộ hoạt động, lợi dụng quyền hạn
để làm những việc mang lại lợi ích cá nhân, điều này cũng nhằm bảo vệ quyền và
lợi ích của các cổ đông nhỏ trong việc đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng.
1.2. Sự cần thiết và vai trò của việc bảo vệ cổ đông trong Ngân hàng thương
mại cổ phần.
1.2.1. Sự cần thiết phải bảo vệ cổ đông trong ngân hàng thương mại
1.2.1.1. Hạn chế sự lạm quyền của người quản lý công ty:
Mô hình hoạt động hiện tại của các NHTMCP phân biệt chủ yếu theo hai cơ cấu
quyền lực là cấp quản trị điều hành và cấp quản lý kinh doanh. Một là Cấp quản trị
điều hành là HĐQT gồm Chủ tịch HĐQT và một số thành viên chuyên trách, làm
việc theo chế độ tập thể. Về nguyên tắc HĐQT thực hiện chức năng quản lý đối với
mọi hoạt động của NHTM, chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn; ban hành
điều lệ, các cơ chế, qui chế tổ chức và hoạt động của ngân hàng. Hai là cấp quản lý
kinh doanh là Ban điều hành gồm Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, Kế toán
trưởng và các phòng ban tham mưu giúp việc tại hội sở chính. Như vậy, với mô
hình này thì HĐQT thực hiện nhiệm vụ xây dựng chiến lược và Ban tổng giám đốc
chịu trách nhiệm thực hiện chiến lược đó.
Với những cổ đông sở hữu tỷ lệ cổ phần từ 10% vốn điều lệ trở lên là có quyền
đề cử người tham gia vào HĐQT, tùy theo điều lệ của từng NHTMCP quy định số
lượng cổ phần sở hữu tương ứng với số lượng người đề cử vào HĐQT26
, như vậy
26
Theo quy chế tổ chức và hoạt động của HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam: Nguyên
tắc đề cử người vào HĐQT được thực hiện như sau: Các cổ đông nắm giữ tối thiểu 5% số cổ phần có quyền
biểu quyết trong thời hạn liên tục ít nhất 06 (sáu) tháng có quyền gộp số quyền biểu quyết của từng người lại
với nhau để đề cử các ứng cử viên HĐQT. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm giữ từ 5% đến dưới 10% sổ cổ
phần có quyền biểu quyết trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng được đề cử 01 (một) thành viên; từ 10%
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đến dưới 30% được đề cử 02 (hai) thành viên; từ 30% đến dưới 50% được đề cử 03 (ba) thành viên; từ 50%
đến dưới 65% được đề cử 04 (bốn) thành viên và nếu từ 65% trở lên được đề cử đủ số ứng viên
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
23
với những cổ đông sở hữu nhiều cổ phần thì có thể chiếc ghế Chủ tịch HĐQT sẽ
thuộc về nhóm cổ đông sở hữu nhiều cổ phần. Vì vậy, việc điều hành kinh doanh
của NHTMCP sẽ không tránh khỏi việc lạm dụng quyền chi phối của HĐQT lên
người quản lý.
1.2.1.2. Mối quan hệ bất bình đẳng giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ.
Dựa vào tỷ lệ sở hữu cổ phần mà cổ đông nắm giữ để phân loại cổ đông, được
chia thành hai loại: cổ đông sở hữu nhiều vốn còn gọi là cổ đông lớn và cổ đông sở
hữu ít vốn còn gọi là cổ đông nhỏ. Theo Luật doanh nghiệp quy định tất cả các cổ
đông đều có quyền và lợi ích đối với phần vốn góp của mình nhưng không phải tất
cả các cổ đông đều có các quyền lợi, khả năng tham gia chi phối hoạt động, kiểm
soát công ty giống nhau. Khi có mâu thuẫn, tranh chấp thì “cổ đông lớn có khả năng
lợi dụng sức mạnh để bóc lột cổ đông thiểu số”27
. Với cổ đông lớn thì sẽ có quyền
cử người tham gia vào HĐQT và chiếm đa số thành viên trong HĐQT, khi đó họ có
khả năng sẽ chi phối tới việc ra quyết định và đưa những người nhà vào các vị trí
quản lý, điều hành và kiểm soát. Vì vậy, các cổ đông lớn có thể lợi dụng vào việc
này để thông qua các quyết định các giao dịch nhằm mang lại lợi ích cho bản thân
họ nhằm gây thiệt hại đến lợi ích của cổ đông nhỏ trong Ngân hàng. Vì thế, người ta
thường gọi người quản lý trong công ty cùng với các cổ đông lớn là người nhà, kẻ
bên trong còn cổ đông nhỏ bị coi là “người ngoài”.
Cổ đông nhỏ luôn là trung tâm của quản trị và là đối tượng mà các nhà làm luật
luôn phải quan tâm khi xây dựng pháp luật doanh nghiệp. Cổ đông nhỏ chiếm số
lượng đa số, rất đông có thể lên đến 90% số lượng cổ đông trong NHTMCP nhưng
tỷ lệ cổ phần mà tất cả họ nắm giữ lại rất nhỏ không đáng kể so với cổ đông lớn và
hầu như họ chẳng có vai trò gì trong quản trị điều hành ngân hàng. Do nắm số
lượng cổ phần thấp nên họ không có bất kỳ quyền hoặc được cung cấp các thông tin
nội bộ và luôn bị cổ đông lớn áp đảo và nắm quyền biểu quyết, thông qua các quyết
định. Vì số lượng cổ đông thiểu số thường nhiều ở những công ty đại chúng nên họ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
27
Phạm Duy Nghĩa, Chuyên khảo Luật kinh tế, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, trang 256
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
24
thường không biết nhau trong khi các cổ đông lớn lại quá hiểu về nhau thậm chí còn
liên kết với nhau để thông qua các quyết định đường lối, chính sách phát triển công
ty. Khi họp ĐHĐCĐ người ta hầu như không thấy được vai trò của cổ đông thiểu số
tại cuộc họp, mà chủ yếu chỉ tập trung nghe và “tiếp thu” các đề xuất từ phía cổ
đông lớn28
.
1.2.2. Vai trò của việc bảo vệ cổ đông
1.2.2.1. Vai trò đối với công ty và nhà đầu tư
Đối với nhà đầu tư khi bỏ tiền ra mua cổ phần đồng nghĩa với việc bỏ tiền ra
mua thứ tài sản vô hình được gọi là cổ phần, khi thì được xác nhận bởi một tờ cổ
phiếu, khi chỉ được ghi nhận qua bút toán hoặc danh sách cổ đông. Giá trị cổ phần
phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp phát hành ra nó, khi doanh
nghiệp bị phá sản thì cổ phần chẳng có giá trị nhiều hơn mảnh giấy đã dùng để in ra
nó. Thị trường chứng khoán và các NHTMCP sẽ lớn mạnh nếu (i) nhà đầu tư có cơ
sở tin rằng những thông tin về doanh nghiệp, kế hoạch kinh doanh cũng như tương
lại của doanh nghiệp do người quản trị đưa ra là đáng tin cậy, (ii) người quản trị
doanh nghiệp thu tiền của dân để kinh doanh một cách hợp lý vì lợi ích của cổ đông
chứ không vì lợi ích riêng của bản thân và gia đình họ mà bóc lột của cổ đông thiểu
số29
. Chính vì vậy, việc bảo vệ nhà đầu tư, cổ đông trước những thông tin bất cân
xứng là trọng tâm của pháp luật để giúp nhà đầu tư yên tâm khi ra quyết định đầu tư
vào doanh nghiệp.
Các cổ đông sở hữu số vốn góp lớn luôn có khả năng chi phối mạnh mẽ đến các
hoạt động của công ty, còn cổ đông nhỏ do sự yếu thế hơn về tỷ lệ sở hữu cổ phần
nên khả năng tham gia quản lý, điều hành và giám sát hoạt động của công ty luôn bị
hạn chế và kéo theo đó là quyền lợi của họ không được đảm bảo, thậm chí là luôn bị
các cổ đông lớn chèn ép, xâm phạm quyền lợi. Do đó, thông qua việc bảo vệ cổ
đông giúp các doanh nghiệp minh bạch hóa thông tin nội bộ công ty và giúp cho cô
28
Trần Huỳnh Thanh Nghị (2010), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số
torng công ty cổ phần theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2005, Tham luận kỷ yếu hội thảo “bảo vệ cổ
đông: Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong pháp luật doanh nghiệp Việt Nam, trang 38
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
29
Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình Luật kinh tế, tái bản lần 1, NXB Công an nhân dân, trang 266
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
25
đông nhỏ thực hiện quyền giám sát hoạt động của doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được
rủi ro bị người quản lý lợi dụng gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty.
1.2.2.2. Vai trò thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và thu hút đầu tư
Việc đánh giá môi trường đầu tư kinh doanh của Ngân hàng thế giới trong
những năm vừa qua đối với các quốc gia trong đó chỉ tiêu quan trọng được đưa ra
để đánh giá là việc bảo vệ nhà đầu tư. Vì nhà đầu tư sẽ không bỏ vốn kinh doanh
nếu quyền và lợi ích chính đáng của họ không được pháp luật bảo đảm thực thi.
Chính vì vậy, trong quá trình sửa đổi Luật doanh nghiệp, từ Luật công ty 1990 sau
ba lần sửa đổi đến Luật doanh nghiệp 2015 thì vai trò bảo vệ cổ đông thiểu số được
gia tăng lên theo sự thay đổi của Luật doanh nghiệp. Việc đánh giá chỉ số bảo vệ
nhà đầu tư của Việt Nam cũng gia tăng qua các năm trong báo cáo của Ngân hàng
thế giới, năm 2009 xếp hạng 170 trong tổng số 180 nền kinh tế toàn cầu và đứng
trong nhóm yếu kém nhất trên thế giới. Tuy nhiên, chỉ số này dần được cải thiện đến
năm 2014 chỉ số này là 157 trong tổng số 189 nền kinh tế và đến 2016 tức là sau khi
Luật doanh nghiệp 2015 có hiệu lực thì chỉ số này gia tăng đáng kể lên mức 118
trong tổng 189 nền kinh tế30
. Tại báo cáo kinh doanh 2017 của Ngân hàng thế giới
thì Việt Nam được đánh giá tăng chỉ số bảo vệ cổ đông thiểu số qua các điểm, một
là dễ dàng kiện ban giám đốc trong trường hợp gây thiệt hại từ việc thực hiện các
giao dịch giữa các bên liên quan; hai là tăng cường quyền của cổ đông và vai trò
chính trong việc ra quyết định; ba là tăng cường cơ cấu sở hữu và kiểm soát của
công ty; bốn là tăng các yêu cầu đối với việc minh bạch thông tin công ty31
.
Việc bảo vệ cổ đông thiểu số trong Luật doanh nghiệp 2015 thể hiện rất rõ nét
trong việc thay đổi một số nội dung: (i) giảm tỷ lệ biểu quyết thông qua quyết định
của ĐHĐCĐ, với quyết định thông thường là 51% và quyết định quan trọng là 65%
(theo điều 144 Luật doanh nghiệp) trong khi theo Luật doanh nghiệp 2005 tỷ lệ này
30
Theo báo cáo World Bank 2009, 2014 và 2016
31
Theo Doing Business 2017, trang 186: “Vietnam strengthened minority investor protections by making it
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
easier to sue directors in cases of prejudicial transactions between interested parties, by increasing
shareholder rights and role in major corporate decisions, by strengthening the ownership and control
structures of companies and by increasing corporate transparency requirements”.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
26
là 65% và 75%; (ii) giảm tỷ lệ tham dự họp đối với điều kiện tiến hành họp
ĐHĐCĐ, lần thứ nhất và lần thứ hai tương ứng là 51% và 33% (theo điều 141 Luật
doanh nghiệp) trong khi theo Luật doanh nghiệp 2005 tỷ lệ này là 65% và 51%; (iii)
quyền khởi kiện người quản lý công ty (theo điều 161 Luật doanh nghiệp); (iv) yêu
cầu công khai hóa thông tin kịp thời, đầy đủ đối với công ty cổ phần (theo điều 171
Luật doanh nghiệp). Việc thay đổi Luật doanh nghiệp trong giai đoạn này cũng là
bước tiến tốt trong việc gia tăng vai trò bảo vệ nhà đầu tư nhằm để gia tăng thu hút
nguồn vốn đầu tư phát triển nền kinh tế. Bởi vì, khi quyền lợi của các cổ đông trong
công ty cổ phần được bảo đảm, thì các nhà đầu tư sẽ yên tâm trong hoạt động đầu
tư, kinh doanh của mình. Từ đó, góp phần làm lành mạnh môi trường kinh doanh và
nâng cao hiệu quả của việc huy động vốn cho nền kinh tế32
. Bên cạnh đó, bảo vệ
được quyền lợi của cổ đông còn là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm
lành mạnh hoá môi trường kinh doanh để thu hút đầu tư.
1.2.2.3. Đảm bảo sự phát triển của loại hình công ty cổ phần và thị
trường chứng khoán
Phương thức đầu tư của các nhà đầu tư vào nền kinh tế gồm hai loại: đầu tư trực
tiếp và đầu tư gián tiếp. Nếu đầu tư trực tiếp vào nền kinh tế thì sẽ tạo ra nhiều công
ăn việc làm thêm cho xã hội trong khi đầu tư gián tiếp là một kênh có thể huy động
tiền nhàn rỗi trong dân cư vào nền kinh tế thông qua việc đầu tư mua cổ phần trong
một số doanh nghiệp. Vì vậy, trong trường hợp các nhà đầu tư không an tâm với số
vốn bỏ ra đầu tư sẽ làm cho nền kinh tế chậm phát triển vì nguồn tiền nhàn rỗi lúc
này sẽ được sử dụng qua các kênh truyền thống và an toàn như gửi tiết kiệm, mua
trái phiếu chính phủ. Việc bảo vệ cổ đông, bảo vệ các nhà đầu tư, nhất là các nhà
đầu tư nhỏ là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của thị trường chứng khoán của
một quốc gia.
Khi các nhà đầu tư được bảo vệ thì quy mô đầu tư sẽ gia tăng bên cạnh sự gia
tăng về số lượng và chất lượng các nhà đầu tư cũng sẽ tăng nhanh bởi vì họ sẽ tự tin
32 Phan Hoàng Ngọc, Bảo vệ quyền của cổ đông công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm
2014, Tạp chí dân chủ và Pháp luật, tại website: http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/phap-luat-kinh-
te.aspx?ItemID=153 truy cập ngày 18/04/2017.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
27
hơn trong việc bảo vốn vào các doanh nghiệp vì quyền lợi của họ được pháp luật
bảo vệ. Nếu pháp luật thực hiện tốt việc bảo vệ cho các cổ đông nhỏ có thể thu hút
nguồn vốn thừa trong dân đang để dưới sang sổ tiết kiệm thành các khoản đầu tư
vào nền kinh tế. Nghiên cứu của Giáo sư Bradley nhấn mạnh rằng tác động của các
cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ yếu kém hơn ở những nền kinh tế có mức độ bảo vệ
nhà đầu tư tốt hơn và có chuẩn mực quản trị công ty tốt. Kinh nghiệm của Thái Lan,
Nhật Bản, Singapore và Indonesia trong cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á – Thái
Bình Dương cuối thế kỷ 20 có thể coi là một minh chứng33
1.3. Cách thức và biện pháp bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong ngân hàng
thương mại cổ phần
1.3.1. Cách thức bảo vệ quyền lợi của cổ đông
1.3.1.1. Bảo vệ cổ đông bằng công cụ pháp luật
CTCP hay NHTMCP đều là các pháp nhân để được công nhận sự tồn tại của nó
thông qua các văn kiện pháp lý cấu tạo nên. Theo Luật doanh nghiệp quy định đối
với hai văn kiện chính này bao gồm: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và điều lệ
công ty. Bản điều lệ công ty trước hết là do các cổ đông sáng lập tạo nên, (i) về mục
đích nó quy định quyền hạn và bổn phận của các cổ đông, của các thành viên hội
đồng quản trị, (ii) về tác dụng nó điều chỉnh các hoạt động nội bộ của công ty,
(iii) về pháp lý nó bản hợp đồng giữa công ty với các cổ đông và giữa các cổ đông
với nhau34
. Các tính năng của điều lệ nghe chừng có vẻ là công cụ hữu hiệu để điều
chỉnh các mối quan hệ trong công ty tuy nhiên trên thực tế điều lệ chỉ là công cụ
tăng thêm quyền cho các cổ đông lớn vì vậy việc bảo vệ cổ đông thiểu số không thể
chỉ trông cậy vào bản điều lệ. Mặc khác, khi mà phần lớn nhiều CTCP không quan
tâm đến việc soạn thảo bản điều lệ theo đúng với thực trạng của mình mà thường sử
dụng bản điều lệ mẫu rất đơn giản. Như vậy, nhà nước bằng công cụ pháp luật phải
đặt ra các nguyên tắc, quy định nhằm giúp các cổ đông thiểu số có thể bảo vệ chính
mình. Với các công ty cổ phần đại chúng được niêm yết trên thị trường chứng
33
Bùi Xuân Hải, Luật doanh nghiệp bảo vệ cổ đông Pháp luật và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, trang
146
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
34
Nguyễn Ngọc Bích – Nguyễn Đình Cung, Công ty vốn, quản lý và tranh chấp theo Luật doanh
nghiệp 2005, NXB Tri thức, trang 95
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
28
khoán thì việc bảo vệ các cổ đông trong công ty sẽ có thêm công cụ hỗ trợ nữa là
Luật chứng khoán. Tóm lại, nhà nước sử dụng công cụ pháp luật để bảo vệ cổ đông
qua các hình thức sau: (i) quy định về quyền của cổ đông đặc biệt là cổ đông thiểu
số, Luật doanh nghiệp 2015 đã bổ sung phần quyền khởi kiện dành cho cổ đông
thiểu số, (ii) quy định về nghĩa vụ của chủ thể có liên quan đến quyền và lợi ích của
cổ đông, (iii) tạo điều kiện cho cổ đông thực hiện các quyền khi thực tế xảy ra tranh
chấp.
1.3.1.2. Bảo vệ cổ đông thông qua cơ chế điều chỉnh của điều lệ.
Cùng với các quy định của pháp luật, điều lệ là một trong những văn bản quy
định nội bộ doanh nghiệp do các cổ đông sáng lập công ty lập ra, nó điều chỉnh các
quan hệ về điều hành quản lý, giải quyết các vấn đề phát sinh và định hướng phát
triển trong một doanh nghiệp. Ngoài ra, điều lệ còn là bản hợp đồng giữa các cổ
đông với nhau giữa doanh nghiệp với các cổ đông, do đó việc xây dựng bản điều lệ
càng chi tiết sẽ giảm thiểu được các vấn đề phát sinh tranh chấp. Hậu quả của việc
xây dựng bản điều lệ sơ xài là khi công ty đi vào hoạt động sẽ xảy ra hàng loạt các
tranh chấp vì bản điều lệ không có những quy định cụ thể đúng với thực trạng của
công ty. Vì vậy, theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2015, tất cả các công ty
được thành lập đều phải có điều lệ và nó phải được xây dựng trên cơ sở phù hợp với
quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn. Tại điều 25 Luật doanh
nghiệp quy định rất chi tiết về những nội dung của bản điều lệ và có nội dung khá
quan trọng là ngoài những quy định bắt buộc của Luật doanh nghiệp đối với điều lệ
công ty thì điều lệ công ty còn bao gồm những nội dung khác do thành viên, cổ
đông thỏa thuận nhưng không được trái với quy định của pháp luật, như vậy một
công ty khi soạn thảo bản điều lệ thì có thể thêm nội dung khác mà mình thấy cần
thiết. Đối với các công ty niêm yết phải thực hiện xây dựng theo điều lệ mẫu theo
quyết định số 15/2007/QĐ-BTC ngày 19/3/2007 và phải xây dựng quy chế quản trị
công ty theo quyết định số 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/3/2007 của Bộ tài chính.
Tuy nói bản điều là quy định quyền và nghĩa vụ của các cổ đông nhưng nó chính
là sự sắp đặt mà người sáng lập công ty đưa ra nhằm cân bằng quyền lợi trong công
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
29
ty ở một mức độ nào đó để có thể thu hút được nhiều vốn mà vẫn giữ được quyền
kiểm soát cho mình. Vì thế, ngoài những ràng buộc của luật không thể thay đổi
được thì cổ đông sáng lập sẽ tính toán để giải quyết hai vấn đề chính (i) dành cho
các cổ đông những quyền lợi như thế nào để khuyến khích họ bỏ tiền vào công ty
của mình; (ii) ấn định trung tâm quyền lực trong công ty, phân chia quyền hành giữa
ĐHĐCĐ, HĐQT35
. Bản điều lệ có thể được xem là “hiến pháp” của công ty do đó
khi có những thay đổi liên quan đến điều lệ phải được cơ quan có thẩm quyền cao
nhất của công ty thông qua là ĐHĐCĐ với tỷ lệ thể hiện ý chí đồng thuận cao nhất
của các cổ đông. Vì vậy, việc bảo vệ cổ đông ngoài công cụ pháp luật thì còn có bản
điều lệ công ty tuy nhiên trên thực tế nhiều doanh nghiệp đã làm ra bản điều lệ với
quyền lợi nghiên về phía nhóm cổ đông lớn nắm quyền chi phối hoặc cổ đông sáng
lập ra công ty.
1.3.2. Biện pháp bảo vệ quyền lợi của cổ đông
1.3.2.1. Về điều kiện họp và thông qua quyết định của đại hội cổ đông.
Điều 141 Luật doanh nghiệp 2014 quy định cuộc họp được tiến hành khi có cổ
đông dự họp đại diện cho ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết thay vì là 65% tổng
số phiếu biểu quyết theo Luật doanh nghiệp 2005. Đối với điều kiện diễn ra cuộc
họp triệu tập lần hai khi cuộc họp thứ nhất không đủ điều tiến hành họp với tỷ lệ tối
thiểu 33% tổng số phiếu biểu quyết tham dự họp thay vì là 51% tổng số phiếu biểu
quyết theo Luật doanh nghiệp 2005, và việc triệu tập họp lần ba là không phụ thuộc
vào số lượng phiếu biểu quyết của cổ đông. Như vậy, Luật doanh nghiệp 2015 đã
thay đổi lớn ở điều kiện tham dự họp theo đúng với thông lệ quốc tế và cam kết gia
nhập WTO. Luật công ty của nhiều nước phát triển quy định điều kiện để thông qua
các quyết định thông thường của ĐHĐCĐ là ít nhất 51% tổng sổ cổ phần có quyền
biểu quyết như Luật công ty của Australia, New Zealand, Trung Quốc, và nhiều tiểu
bang ở Hoa Kỳ. Thậm chí luật công ty của Đức không quy định phải có số cổ đông
đại diện ít nhất bao nhiêu phần trăm trong tổng số cổ phần có quyền biểu quyết để
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
35
Nguyễn Ngọc Bích – Nguyễn Đình Cung, Công ty vốn, quản lý và tranh chấp theo Luật doanh
nghiệp 2005, NXB Tri thức, trang 98
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
30
đại hội có thể tiến hành hoặc có thể quyết nghị36
.
Luật các TCTD không quy định về điều kiện tiến hành họp ĐHĐCĐ vì vậy các
NHTMCP phải tuân thủ theo điều kiện tiến hành họp ĐHĐCĐ của Luật doanh
nghiệp tuy nhiên tại khoản 3 điều 59 Luật các TCTD quy định tỷ lệ số phiếu biểu
quyết thông qua tại cuộc họp là 51% tổng số phiếu biểu quyết đối với việc phê
chuẩn quy định về tổ chức và hoạt động của HĐQT, ban kiểm soát và 65% tổng số
phiếu biểu quyết với những vấn đề liên quan đến việc thay đổi điều lệ, vốn điều lệ,
đầu tư mua bán tài sản và việc chia tách hợp nhất. Như vậy, việc tiến hành họp
ĐHĐCĐ của các NHTMCP phải có tỷ lệ tham dự họp tối thiểu là 65% tổng số
phiếu biểu quyết khi nội dung họp liên quan đến các vấn đề quan trọng như nêu
trên. Đây là sự thiếu thống nhất trong pháp luật doanh nghiệp tại Việt Nam.
Việc quy định tỷ lệ tham dự họp hay tỷ lệ thông qua quyết định tại cuộc họp
ĐHĐCĐ là 51% hay 65% đôi khi cũng không thể bảo vệ được các cổ đông thiểu số
trong một số trường hợp như NHTMCP Ngoại Thương, tổng số cổ phần đang lưu
hành là 3,597,768,575 cổ phần trong số đó thì cổ đông nhà nước nắm giữ 77,11%
vốn điều lệ còn lại là cổ đông nước ngoài chiếm 15% vốn điều lệ và nhóm cổ đông
nhỏ chiếm 7,89% vốn điều lệ37
. Do đó, ở NHTMCP Ngoại Thương thì tất cả mọi
việc đều do cổ đông nhà nước quyết định, các cổ đông khác đành phải chấp nhận
theo cổ đông lớn. Tuy nhiên, trong trường hợp của NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt
Nam thì quy định tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông tham dự họp lại phát huy hiệu
quả. Ngày 29/4/2016 ĐHĐCĐ thường niên của Eximbank bất thành vì chỉ có tổng
số cổ đông đại diện cho 617 triệu cổ phần với tỷ lệ là 50,19% cổ đông có quyền
biểu quyết đến dự họp. Theo quy định của pháp luật và điều lệ Eximbank, tổng số
cổ đông dự họp thấp hơn tỷ lệ 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, không đủ
36
Bùi Xuân Hải, Luật doanh nghiệp bảo vệ cổ đông Pháp luật và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, trang
259, 260
37 Nguồn Sở giao dịch chứng khoán TPHCM,
https://www.hsx.vn/Modules/Listed/Web/SymbolView?id=188&rid=507825502
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
31
điều kiện tiến hành Đại hội38
. Chính vì điều kiện này mà ĐHĐCĐ của Eximbank
trong năm 2016 đã diễn ra bất thành do thiếu tỷ lệ tham dự họp theo quy định của
luật và điều lệ.
1.3.2.2. Thông qua phương thức bầu dồn phiếu
Cơ chế bầu dồn phiếu là mỗi cổ đông có sẽ có tổng số phiếu biểu quyết tương
ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân cho số lượng thành viên được bầu của HĐQT
hoặc ban kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết hoặc một phần tổng số phiếu bầu
của mình cho một hoặc một số ứng cử viên. Đặc điểm quan trọng của bầu dồn phiếu
là các cổ đông có quyền cùng nhau lập nhóm để đề cử và dồn phiếu bầu cho người
do họ đề cử, số lượng ứng cử viên mà mỗi nhóm đề cử phụ thuộc vào số lượng ứng
cử viên do đại hội quyết định và tỷ lệ sở hữu cổ phần của mỗi nhóm. Như vậy, cổ
đông hoặc nhóm cổ đông chỉ nắm 10%, thậm chí ít hơn số phiếu bầu cũng có thể
đưa được người đại diện của mình vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, thay vì
ít nhất phải 51% như bầu cử thông thường. Nếu bầu cử theo cách thức bình thường,
thì số người trúng cử hoàn toàn phụ thuộc vào số phiếu bầu của một nhóm sở hữu
đa số cổ phần có quyền biểu quyết (trên 50%) trong mọi trường hợp. Còn bầu cử
theo phương thức dồn phiếu, nhóm cổ đông đa số chỉ bầu được đa số, chứ không
phải là toàn bộ số người trúng cử. Bên cạnh đó, số lượng thành viên được bầu dồn
phiếu càng nhiều, thì nhóm cổ đông thiểu số càng có nhiều cơ hội bầu được số ứng
viên sát với tỷ lệ biểu quyết của mình.
Khác với Luật Doanh nghiệp 2005 là việc biểu quyết bầu thành viên HĐQT và
Ban Kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, khoản 3 điều 144
Luật Doanh nghiệp 2014 quy định nếu điều lệ công ty không quy định khác việc
biểu quyết bầu thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát phải thực hiện theo phương
thức bầu dồn phiếu. Như vậy, phương thức bầu dồn phiếu không được quy định bắt
buộc thực hiện như Luật Doanh nghiệp 2005 (Điểm c Khoản 3 Điều 104).
38 Thanh - Dương (2016), Đại hội cổ đông bất thành vì hai nhóm cổ đông lớn không tham dự
http://m.baocongthuong.com.vn/dai-hoi-co-dong-eximbank-bat-thanh-vi-hai-nhom-co-dong-lon-khong-
tham-du.html truy cập thứ 3 ngày 25/4/2017
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc
Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc

More Related Content

Similar to Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc

Similar to Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc (20)

Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAY
 
ĐIỀU KIỆN CHO VAY TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN NGÂN HÀNG SH...
ĐIỀU KIỆN CHO VAY TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN NGÂN HÀNG SH...ĐIỀU KIỆN CHO VAY TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN NGÂN HÀNG SH...
ĐIỀU KIỆN CHO VAY TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN NGÂN HÀNG SH...
 
Luận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng ở Việt NamLuận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng ở Việt Nam
 
Đề tài: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại, HOT
Đề tài: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại, HOTĐề tài: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại, HOT
Đề tài: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại, HOT
 
Luận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại
Luận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mạiLuận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại
Luận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại
 
Luận văn: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi tại ngân hàng SHB, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi tại ngân hàng SHB, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi tại ngân hàng SHB, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi tại ngân hàng SHB, HAY
 
Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...
Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...
Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ thực tiễn thành ph...
 
Luận văn: Bảo lãnh để bảo đảm tiền vay của Ngân hàng theo luật
Luận văn: Bảo lãnh để bảo đảm tiền vay của Ngân hàng theo luậtLuận văn: Bảo lãnh để bảo đảm tiền vay của Ngân hàng theo luật
Luận văn: Bảo lãnh để bảo đảm tiền vay của Ngân hàng theo luật
 
Pháp luật về bảo lãnh của ngân hàng từ thực tiễn ngân hàng thương mại cổ phần...
Pháp luật về bảo lãnh của ngân hàng từ thực tiễn ngân hàng thương mại cổ phần...Pháp luật về bảo lãnh của ngân hàng từ thực tiễn ngân hàng thương mại cổ phần...
Pháp luật về bảo lãnh của ngân hàng từ thực tiễn ngân hàng thương mại cổ phần...
 
Luận văn: Pháp luật về lãi suất cho vay bằng Việt Nam đồng, HAY
Luận văn: Pháp luật về lãi suất cho vay bằng Việt Nam đồng, HAYLuận văn: Pháp luật về lãi suất cho vay bằng Việt Nam đồng, HAY
Luận văn: Pháp luật về lãi suất cho vay bằng Việt Nam đồng, HAY
 
Luận văn: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9 ĐIỂMLuận văn: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9 ĐIỂM
 
BẢO LÃNH ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM...
BẢO LÃNH ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM...BẢO LÃNH ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM...
BẢO LÃNH ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM...
 
Luận văn: Pháp luật về cho vay và đảm bảo an toàn khi cho vay
Luận văn: Pháp luật về cho vay và đảm bảo an toàn khi cho vayLuận văn: Pháp luật về cho vay và đảm bảo an toàn khi cho vay
Luận văn: Pháp luật về cho vay và đảm bảo an toàn khi cho vay
 
BÀI MẪU Luận văn Cổ Đông trong công ty cổ phần, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Cổ Đông trong công ty cổ phần, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Cổ Đông trong công ty cổ phần, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Cổ Đông trong công ty cổ phần, 9 ĐIỂM
 
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...
 
Luận văn: Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong Công ty, 9đ
Luận văn: Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong Công ty, 9đLuận văn: Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong Công ty, 9đ
Luận văn: Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong Công ty, 9đ
 
Luận văn: Quyền lợi của cổ đông thiểu số theo luật doanh nghiệp
Luận văn: Quyền lợi của cổ đông thiểu số theo luật doanh nghiệpLuận văn: Quyền lợi của cổ đông thiểu số theo luật doanh nghiệp
Luận văn: Quyền lợi của cổ đông thiểu số theo luật doanh nghiệp
 
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng AgribankHuy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
 
Khóa Luận Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng techcombank.doc
Khóa Luận Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng techcombank.docKhóa Luận Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng techcombank.doc
Khóa Luận Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng techcombank.doc
 
Thế Chấp Tài Sản - Biện Pháp Đảm Bảo Tiền Vay Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thƣ...
Thế Chấp Tài Sản - Biện Pháp Đảm Bảo Tiền Vay Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thƣ...Thế Chấp Tài Sản - Biện Pháp Đảm Bảo Tiền Vay Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thƣ...
Thế Chấp Tài Sản - Biện Pháp Đảm Bảo Tiền Vay Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thƣ...
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 (20)

Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.doc
Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.docTác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.doc
Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.doc
 
Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...
Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...
Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...
 
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.docLuận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
 
Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...
Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...
Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...
 
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
 
Nhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.doc
Nhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.docNhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.doc
Nhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.doc
 
Nefficient After Sale Service Performance At Samsung.doc
Nefficient After Sale Service Performance At Samsung.docNefficient After Sale Service Performance At Samsung.doc
Nefficient After Sale Service Performance At Samsung.doc
 
Luận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.doc
Luận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.docLuận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.doc
Luận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.doc
 
Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...
Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...
Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...
 
Luận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.doc
Luận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.docLuận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.doc
Luận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.doc
 
Luận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.doc
Luận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.docLuận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.doc
Luận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.doc
 
Luận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.doc
Luận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.docLuận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.doc
Luận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.doc
 
Luận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.doc
Luận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.docLuận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.doc
Luận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.doc
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.doc
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.docLuận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.doc
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.doc
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 

Luận Văn Bảo Vệ Cổ Đông Trong Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN NGỌC THANH XUÂN BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN NGỌC THANH XUÂN BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN HUỲNH THANH NGHỊ
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Ngọc Thanh Xuân, mã số sinh viên: 7701240664A, là học viên lớp Cao học Luật, Khóa 24 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Bảo vệ cổ đông trong lĩnh vực ngân hàng: Pháp luật và thực tiễn” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả điều tra, tổng hợp, nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả, trích dẫn một số Điều luật, Nghị định, Thông tư và các Văn bản có liên quan. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực./. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018 Tác giả Nguyễn Ngọc Thanh Xuân
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 2. Argibank Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 3. BIDV Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 4. BKS Ban kiểm soát 5. CAR Tỷ lệ an toàn vốn 6. CTCP Công ty cổ phần 7. ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông 8. Eximbank Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam 9. FCB Ngân hàng thương mại cổ phần Đệ Nhất 10. HĐQT Hội đồng quản trị 11. NHNN Ngân hàng nhà nước 12. NHTM Ngân hàng thương mại 13. NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần 14. OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế 15. Sacombank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín 16. SCB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn 17. TCTD Tổ chức tín dụng 18. TGĐ Tổng giám đốc 19. TNB Ngân hàng thương mại cổ phần Tín Nghĩa 20. TNHH Trách nhiệm hữu hạn 21. Trustbank Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín Công ty TNHH MTV quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng 22. VAMC tại Việt Nam 23. VietcombankNgân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương 24. Vinamilk Công ty cổ phần Sữa Việt Nam
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Trong quá trình hội nhập quốc tế và thực hiện lộ trình mở cửa thị trường ngân hàng Việt Nam, điều này dẫn đến việc số lượng ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, sự gia tăng số lượng ngân hàng thương mại trong nước lại không vì mục tiêu phục vụ cho nền kinh tế, mà một số những ngân hàng thương mại được thành lập chủ yếu phục vụ cho hệ thống kinh doanh sân sau của các cổ đông lớn nắm quyền chi phối trong ngân hàng thương mại. Do đó, khi bị tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế, hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam lâm vào tình trạng khó khăn với chất lượng hoạt động kém, nguy cơ đổ vỡ đã xảy ra. Hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần trong suốt thời gian mở cửa thị trường tài chính chưa được pháp luật điều chỉnh kịp thời với những biến tướng xảy ra trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Vì vậy, đã xuất hiện mô hình sở hữu chéo giữa ngân hàng với doanh nghiệp phi ngân hàng, với nhóm cổ đông cá nhân hoặc giữa ngân hàng với ngân hàng. Hơn nữa, việc kinh doanh yếu kém đã đẩy các ngân hàng thương mại cổ phần đứng bên bờ vực phá sản từ đó buộc phải sáp nhập, hợp nhất hoặc bị nhà nước mua lại với giá 0 đồng. Việc sở hữu chồng chéo trong hệ thống các ngân hàng nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của các cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu phần lớn cổ phần trong ngân hàng thương mại. Chính những điều này đã làm xâm hại đến quyền và lợi ích của nhà đầu tư, cổ đông đang diễn ra một cách phổ biến trong thời gian gần đây. Với cùng hoạt động đầu tư nhưng phần lợi ích thì nhóm cổ đông lớn được hưởng trong khi rủi ro hay thiệt hại thì cổ đông nhỏ hoặc nhóm cổ đông không nắm quyền chi phối lại phải gánh chịu, điều này xuất phát từ việc bất cân xứng thông tin đối với khoản đầu tư và đã tác động tiêu cực đến sự phát triển của thị trường chứng khoán như làm suy giảm khả năng huy động vốn cổ đông trong và ngoài nước của các ngân hàng thương mại. Việc suy giảm đầu tư từ các cổ đông nước ngoài đã làm
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2 cho hệ thống ngân hàng rất khó tiếp cận được với công nghệ cũng như kinh nghiệm quản lý, điều hành của các nước trên thế giới. Do các cổ đông nước ngoài đầu tư vào hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần thường sẽ đem theo công nghệ và kinh nghiệm để vận dụng vào hệ thống ngân hàng trong nước. Trong bối cảnh, hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần đang trong giai đoạn tái cơ cấu và nâng cao năng lực tài chính thì vấn đề thiết lập các hành lang pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư nhằm để gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn cũng như kinh nghiệm của các nhà đầu tư nước ngoài là rất cần thiết. Vì những lý do trên, Tác giả quyết định chọn đề tài ”Bảo vệ cổ đông trong ngân hàng thương mại cổ phần theo pháp luật Việt Nam” để làm Luận văn thạc sĩ luật học cho mình với mong muốn đánh giá thực trạng pháp luật doanh nghiệp, Luật các tổ chức tín dụng, Luật đầu tư, pháp luật chứng khoán… từ góc độ bảo vệ quyền và lợi ích của cổ đông trong lĩnh vực ngân hàng thương mại cổ phần để đưa ra một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định về bảo vệ cổ đông trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Lợi ích của các cổ đông trong các công ty cổ phần thường không giống nhau, các cổ đông lớn thường nắm quyền chi phối và thực hiện các công việc theo hướng có lợi cho mình. Do đó, làm thế nào để bảo vệ các cổ đông là vấn đề có tính chất quan trọng, vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của thị trường chứng khoán. Chính vì vậy, việc bảo vệ các cổ đông trong công ty cổ phần là vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý, nhà khoa học, tiêu biểu như sau : Sách ”Luật doanh nghiệp, Bảo vệ cổ đông – pháp luật và thực tiễn” của PGS –TS Bùi Xuân Hải, xuất bản năm 2011, Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Đây là cuốn sách được phát triển trên cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ vào năm 2010. Dựa trên nền tảng của Luật doanh nghiệp 2005, PGS –TS Bùi Xuân Hải đã tập trung phân tích các vấn đề về lý luận, thực trạng pháp luật và
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3 thực tiễn hoạt động của các công ty liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của các cổ đông, thành viên công ty. Ngoài ra, có một số công trình nghiên cứu vấn đề bảo vệ cổ đông thiểu số dưới góc độ pháp luật, thông qua các luận văn và đề tài nghiên cứu khoa học như: Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật “Bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần - So sánh giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật Vương Quốc Anh”, của tác giả Nguyễn Hoàng Thuỳ Trang thực hiện năm 2008 tại Đại học Luật TP HCM đã tập trung phân tích các vấn đề pháp lý trong việc bảo vệ cổ đông thiểu số nêu lên thực tiễn thực hiện pháp luật và so sánh thực trạng, thực tiễn với pháp luật của Vương Quốc Anh từ đó đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trong việc bảo vệ cổ đông thiểu số để áp dụng cho các công ty cổ phần. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật “Bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở Việt Nam” của tác giả Đỗ Thái Hán thực hiện năm 2012 tại Đại học Luật Hà Nội đã tập trung phân tích thực trạng bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở Việt Nam và so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới để đưa ra một số nghiên cứu tham khảo áp dụng nhằm xây dựng và bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật “Bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán theo pháp luật Việt Nam”, của tác giả Đinh Thị Kiều Trang, thực hiện năm 2009 tại Đại học Luật Hà Nội. Tác giả tập trung nghiên cứu đối với các công ty cổ phần hậu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đánh giá thực trạng pháp luật cũng như tình hình vi phạm các quyền lợi của cổ đông, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện các quy định về bảo vệ cổ đông nói chung và cổ đông trong các công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán theo pháp luật Việt Nam.
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Đề tài khoa học ”Bảo vệ cổ đông thiểu số: Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4 kiến nghị cho sửa đổi Luật doanh nghiệp”, của tác giả Phan Đức Hiếu – Trưởng ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, thực hiện năm 2014 tại Bộ kế hoạch và đầu tư. Tác giả tập trung nghiên cứu các thực tiễn quốc tế tốt về bảo vệ quyền của cổ đông thiểu số như quyền, cơ chế bảo vệ và pháp luật bảo vệ quyền của cổ đông thiểu số; đánh giá thực trạng bảo vệ cổ đông thiểu số trong thực tiễn quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam, từ đó đề xuất một số kiến nghị cụ thể nhằm phát huy vai trò của pháp luật về doanh nghiệp trong việc bảo vệ quyền của cổ đông thiểu số. Hơn nữa, có rất nhiều bài báo, tạp chí bình luận về vấn đề bảo vệ cổ đông trong công ty cổ phần chủ yếu phân tích các khía cạnh của luật áp dụng vào thực tiễn có đủ cơ sở để bảo vệ các cổ đông nhà đầu tư: Bài viết “Quyền của cổ đông thiểu số theo pháp luật Việt Nam”của tác giả Quách Thúy Quỳnh, Giảng viên khoa đào tạo thẩm phán Học viện tư pháp, đăng trên tạp chí Luật học số 4/2010. Trong bài viết, tác giả đã đưa ra 4 kiến nghị liên quan đến việc bảo vệ cổ đông thiểu số như: cải thiện quyền biểu quyết của cổ đông thiểu số, tăng cường quyền tiếp cận thông tin, sửa đổi quy định về tỷ lệ bỏ phiếu, tăng cường các quyền khắc phục của cổ đông. Bài viết “Bảo vệ cổ đông thiểu số ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” của tác giả Lê Thị Xuân Huế, Cục quản lý đăng ký kinh doanh1 , bài viết tập trung phân tích thực trạng bảo vệ cổ đông thiểu số ở Việt Nam dựa theo đánh giá của World Bank. Nhìn chung, phần lớn các vấn đề được nêu trong những bài nghiên cứu này tập trung vào các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của cổ đông, nhóm cổ đông nhỏ bị cổ đông lớn xâm phạm đến quyền lợi. Những giao dịch nội gián, bị chèn ép và bị lãng quên bởi những người quản lý công ty hay chính bởi các cổ đông lớn dẫn đến thiệt hại cho các cổ đông nhỏ. Từ những phân tích nhận định đó các nhà nghiên cứu 1Lê Thị Xuân Huế (2017), “Bảo vệ cổ đông thiểu số ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, đăng trên web kinh tế và dự báo của Bộ kế hoạch và đầu tư (http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/91-8946-bao-ve-co-dong-thieu- so-o-viet-nam--thuc-trang-va-giai-phap.html) đăng ngày 01/08/2017, truy cập ngày 07/10/2018
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5 đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện luật pháp để nâng cao việc bảo vệ cổ đông tạo ra môi trường đầu tư minh bạch. Phạm vi nghiên cứu của các đề tài, luận văn tập trung là các công ty cổ phần đã niêm yết hoặc chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán. Về tổng thể, Tác giả chưa thấy có công trình nào nghiên cứu về vấn đề bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong lĩnh vực ngân hàng thương mại. Hơn nữa, lĩnh vực ngân hàng là một trung gian tài chính nó thúc đẩy sự phát triển của dòng vốn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, gần đây việc điều hành kinh doanh của các ngân hàng liên tục xảy ra nhiều biến động mà chủ yếu là các cổ đông lớn trong suốt thời gian dài đã dùng quyền để chi phối những nhà quản lý ngân hàng thực hiện các giao dịch nội gián, cũng như không minh bạch thông tin điều này đã làm xâm phạm đến quyền và lợi ích của cổ đông, nhà đầu tư dẫn đến nhiều thiệt hại. Chính vì vậy, việc Tác giả chọn đề tài ”Bảo vệ cổ đông trong ngân hàng thương mại cổ phần theo pháp luật Việt Nam” với nội dung trọng tâm phân tích về việc bảo vệ cổ đông ở lĩnh vực ngân hàng thương mại cổ phần đang diễn ra trong thực tiễn với bối cảnh Ngân hàng nhà nước đang thực hiện việc tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, hoàn toàn không trùng lắp với các công trình khoa học đã được công bố trước đó. 3. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là nhằm làm sáng tỏ một số lý luận về quyền lợi của các cổ đông trong ngân hàng thương mại cổ phần theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014 và Luật các tổ chức tín dụng 2010, đồng thời đánh giá thực trạng bị xâm hại quyền lợi của cổ đông nhỏ, cổ đông không chi phối từ phía cổ đông lớn nắm quyền chi phối tại các ngân hàng thương mại cổ phần đã diễn ra trong thời gian vừa qua. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định trong lĩnh vực ngân hàng thương mại cổ phần để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông, nhà đầu tư tại Việt Nam trong thời gian tới.
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 6 4. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ cổ đông trong lĩnh vực ngân hàng thương mại, chủ yếu là sử dụng Luật doanh nghiệp 2014 và Luật các tổ chức tín dụng 2010 và các văn bản pháp lý có liên quan đến việc bảo vệ cổ đông. Tác giả sẽ đưa vào thực trạng một số bất cập đang diễn ra trong lĩnh vực ngân hàng thương mại cổ phần làm tình huống để phân tích. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng một số quy định của pháp luật nước ngoài làm tham chiếu để phân tích, so sánh với những quy định của pháp luật Việt Nam. 5. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của Luận văn chỉ tập trung ở các quy định của pháp luật tại Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 và các văn bản pháp lý có liên quan về việc bảo vệ cổ đông trong lĩnh vực ngân hàng thương mại cổ phần. Luận văn không nghiên cứu các vấn đề liên quan đến bảo vệ cổ đông trong ngân hàng Thương mại cổ phần ở khía cạnh kinh tế học, xã hội học cũng như các quy định pháp luật khác không liên quan. Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu để làm rõ những mục đích nghiên cứu, chi tiết như sau: Phương pháp nghiên cứu luật học: dùng để nhận diện những vấn đề pháp lý đang trục trặc, lựa chọn ra giải pháp cũng như đưa ra những lập luận cho quan điểm về những vấn đề nghiên cứu. Phương pháp phân tích luật viết: sử dụng để phân tích sâu vào nội dung của các quy định trong hiến pháp, luật, văn bản dưới luật để đưa ra những nhận định đối với quy định của luật hiện hành như: Luật doanh nghiệp, Luật các tổ chức tín dụng, Điều lệ và Quy chế quản trị của các ngân hàng thương mại cổ phần nhằm hiểu rõ ý chí của nhà làm luật để giải thích về những quy định của luật. Phương pháp so sánh: để thấy điểm giống nhau và khác nhau giữa khung pháp lý về bảo vệ cổ đông trong ngân hàng thương mại cổ phần so với công ty cổ phần.
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 7 Ngoài các phương pháp nói trên, Luận văn còn sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tiễn và dùng sự kiện để chứng minh nhận định nên ra trong luận văn. 6. Câu hỏi nghiên cứu Toàn bộ các vấn đề nghiên cứu trong luận văn nhằm mục đích trả lời cho các câu hỏi xung quanh việc bảo vệ cổ đông thiểu số trong lĩnh vực ngân hàng thương mại cổ phần, như sau: Thứ nhất, quy định pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số tại các ngân hàng thương mại cổ phần có sự khác biệt gì so với việc bảo vệ cổ đông thiểu số tại các công ty cổ phần? Thứ hai, những quy định của pháp luật hiện hành tại Việt Nam đã đủ để bảo vệ cho cổ đông và cổ đông thiểu số trước những biến động của thị trường và trước sự áp đảo của cổ đông lớn chưa? Thứ ba, cần điều chỉnh những quy định pháp luật nào để có thể giảm bớt những thiệt hại mà các cổ đông phải gánh chịu trước sự yếu thế so với nhóm cổ đông lớn? 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn được chia thành 2 Chương : Chương 1: Lý luận chung về bảo vệ cổ đông trong ngân hàng thương mại cổ phần Chương 2: Thực trạng bảo vệ cổ đông trong ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam và một số giải pháp hoàn thiện
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 8 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 1.1. Khái quát về cổ đông trong ngân hàng thương mại cổ phần 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần và ngân hàng thương mại cổ phần. 1.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Về lịch sử, CTCP ra đời dựa trên nền tảng của sự phát triển kinh tế, sau loại hình công ty đối nhân nhưng lại là loại hình công ty đối vốn đầu tiên. CTCP xuất hiện khi nhu cầu vốn của các nhà kinh doanh gia tăng mà năng lực của họ không đủ đáp ứng cho nhu cầu hoạt động, từ đó mô hình CTCP ra đời và sau này được pháp luật hoàn thiện thành định chế pháp lý. Theo nghiên cứu mới nhất về lịch sử hình thành, CTCP ra đời từ năm 3000 trước công nguyên ở vùng Địa Trung Hải, tuy nhiên trong giai đoạn đầu CTCP chỉ là sự bỏ vốn vào hoạt động của các cá nhân vào tổ hợp hoặc là hội trong lĩnh vực hàng hải là chủ yếu.2 Mãi cho đến năm 1600, mô hình CTCP chính thức được hình thành là công ty Đông Ấn (East India Company) ở nước Anh, nó được thành lập bởi một nhóm gồm 218 cổ đông hoạt động trong lĩnh vực hải cảng và được cấp phép độc quyền kinh doanh trong vòng 15 năm ở vùng Đông Ấn. Đến năm 1874 công ty này bị giải thể do hết thời hạn cấp phép và không được gia hạn. Ở nước Anh, việc các CTCP ra đời đã tạo nên thị trường mua bán giao dịch cổ phần, các nhà đầu cơ đã làm lủng đoạn thị trường gây nên cơn sốt giá. Do đó, việc thành lập CTCP bị buộc phải xin phép thành lập với rất nhiều điều kiện ràng buộc và thời gian cấp phép chỉ từ 20 năm đến 50 năm. Ngoài ra, CTCP vào thời kỳ này chỉ được thành lập dành riêng cho lĩnh vực kinh doanh quốc tế, hàng hải còn các ngành nghề khác thì theo hình thức hùn hạp cùng làm và chịu trách nhiệm liên đới. Chính vì những bất cập trên nên số lượng các CTCP được thành lập ở Anh giảm mạnh để chuyển sang thành lập tại Mỹ, buộc chính quyền Anh thay đổi những quy định cứng nhắc đối với việc thành lập CTCP. Từ năm 1720 cho đến năm 1862, các
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2 Nguyễn Ngọc Bích – Nguyễn Đình Cung, Công ty vốn, quản lý và tranh chấp theo Luật doanh nghiệp 2005, NXB Tri thức, các chi tiết trình bày được tóm gọn từ trang 32 đến trang 38 của tài liệu này.
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 9 CTCP được thành lập theo luật về CTCP với trách nhiệm hữu hạn. Ở Mỹ, loại hình CTCP phát triển mạnh hơn so với ở Anh, ban đầu mô hình này được thành lập chủ yếu để phục vụ cho hoạt động xây dựng giao thông đường sắt. Nguyên nhân là do ngành xây dựng đường sắt cần nhiều nguồn vốn tài trợ mà thị trường chứng khoán ở New York phát triển mạnh và cũng tại nơi này, năm 1811 chính quyền ban New York đồng ý công bố luật về tính trách nhiệm hữu hạn dành cho các công ty sản xuất. Chính vì thế, mọi nguồn vốn đầu tư trên thế giới vào thời điểm này đã đổ về New York và tính trách nhiệm hữu hạn trở nên phổ biến vì bang nào không dùng đến tính trách nhiệm hữu hạn thì sẽ không thể thu hút dòng vốn đầu tư vào bang đó. Tại Việt Nam, các mô hình công ty cổ phần được du nhập khi Việt Nam là thuộc địa của các nước tư bản như Bộ luật thương mại 1807, Luật công ty TNHH 1925, Dân luật Bắc Kỳ 1931, và Dân luật Trung Kỳ 1936 – 1938 lần lượt được dịch các mô hình công ty theo pháp, luật của các nước thực dân ra tiếng việt3 . Từ sau năm 1954 cho đến khi thống nhất đất nước năm 1975 và cho đến những năm đầu của thập niên 80 thì tất cả hình thức Công ty không hầu như không được pháp luật thừa nhận. Khái niệm về mô hình công ty trong giai đoạn này không được hiểu đúng bản chất pháp lý mà nó được hiểu theo hình thức kinh doanh. Hai chữ “Công ty” trong thời bao cấp vẫn được dùng để chỉ một số nhà máy, xí nghiệp quốc doanh sản xuất và cung cấp dịch vụ4 . Cuối năm 1987, đánh dấu cột mốc xuất hiện loại hình công ty TNHH trong Luật đầu tư nước ngoài được Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 29/12/19875 . Cùng thời gian này, các quỹ tín dụng xuất hiện “như nấm sau cơn mưa”6 , đến năm 1990 đã có đến 7000 các quỹ tín dụng được thành lập và huy động hơn 350 tỷ đồng, một hình thức sơ khai của công ty cổ phần đã được hình thành. 3 Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình Luật kinh tế, tái bản lần 1, NXB Công an nhân dân, trang 192 4 Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình Luật kinh tế, tái bản lần 1, NXB Công an nhân dân, trang 195 5 Nguyễn Ngọc Bích – Nguyễn Đình Cung, Công ty vốn, quản lý và tranh chấp theo Luật doanh nghiệp 2005, NXB Tri thức, trang 50, 51
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 6 Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình Luật kinh tế, tái bản lần 1, NXB Công an nhân dân, trang 195
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 10 Khi Luật công ty được ban hành vào ngày 21/12/1990 thì mô hình CTCP mới được pháp luật thừa nhận và áp dụng trong đời sống kinh doanh của người Việt Nam. Để điều chỉnh và áp dụng kịp thời với các loại hình kinh doanh sau thời điểm Luật công ty được ban hành nhiều văn bản dưới luật nhằm điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau nhưng được tổ chức dưới dạng CTCP như trong Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 01/10/1998 quy định về các loại hình tổ chức tín dụng có hình thức tổ chức tín dụng cổ phần của nhà nước và nhân dân, nó được hiểu là các Ngân hàng thương mại cổ phần là hình thức hoạt động của CTCP hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ. 1.1.1.2. Sự hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần. Hình thức sơ khai của ngân hàng trong lịch sử có thể được hình thành trước khi con người phát minh ra tiền, vì ban đầu với những tài sản là lương thực như: ngũ cốc, nông sản, gia cầm rồi sau này đến vàng, trong thời gian chưa sử dụng hết các nhà tư bản đem gửi tại các đền thờ - đây là nơi an toàn nhất vào thời điểm này. Do đó, các đền thờ trong thời kỳ này giống như 1 ngân hàng là nơi cất trữ tài sản và phục vụ cho các tầng lớp quý tộc, nhà buôn, hoàng triều và thời điểm này ngân hàng sơ khai không dành người dân bình thường trong xã hội. Hoạt động ngân hàng phát triển từ thế kỷ thứ IV trước công nguyên, ở vùng Địa Trung Hải. Tại Ai Cập, ngũ cốc đã được sử dụng như loại tiền tệ bên cạnh các kim loại quý như vàng, bạc. Thời đó, ngân hàng hoạt động với hệ thống tín dụng thương mại, trong đó, việc thanh toán chỉ cần ghi sổ từ tài khoản của người mua sang tài khoản của người bán mà không cần sử dụng tiền mặt. Đây là nghiệp bù trừ hay thanh toán điện tử của các ngân hàng hiện đại. Thời kỳ đầu, ngân hàng hoạt động với một số nghiệp vụ đơn giản như: đổi tiền, chuyển tiền, bảo hộ tiền, cho vay. Ngành ngân hàng trải qua nhiều bước thăng trầm trong lịch sử hình thành từ thời thượng cổ đến thời kỳ trung cổ và bị gián đoạn do sự sụp đổ của đế quốc La Mã, cho đến thời kỳ phục hưng ngành ngân hàng mới được phục hồi và phát triển mạnh.
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 11 Đến thế kỷ thứ 17, loại hình ngân hàng hiện đại mới xuất hiện trên thế giới với các ngân hàng được thành lập: năm 1609 ở Hà Lan, năm 1619 ở Đức và năm 1694 ở Anh. Ở Việt Nam, Ngân hàng Quốc gia chính thức được thành lập theo Sắc lệnh số 15/SL ngày 06/05/1951 của chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn 1945 – 1975 thời kỳ chiến tranh tại Việt Nam ngân hàng trong thời kỳ này chủ yếu là nơi cất giữ tiền để phục vụ chiến tranh và thực hiện các nghiệp vụ đơn giản như cho vay để phát triển sản xuất. Hoạt động ngân hàng thời kỳ 1976 – 1985, hệ thống ngân hàng Việt Nam bước sang giai đoạn cải tiến và mở rộng hoạt động của ngân hàng theo Quyết định 32/CP ngày 11/2/1977 của Hội đồng Chính phủ, Tổng giám đốc NHNN đã ban hành Thể lệ cho vay vốn lưu động và quy định về cho vay đầu tư xây dựng cơ bản đối với các xí nghiệp quốc doanh. Giai đoạn thực hiện đổi mới toàn diện và sâu sắc hệ thống ngân hàng từ năm 1986 đến nay nền kinh tế được chuyển dịch dần từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Năm 1997, Quốc hội thông qua Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng, tạo nền tảng pháp lý căn bản hơn cho hệ thống ngân hàng tiếp tục đổi mới phù hợp với cơ chế thị trường và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Sau nhiều lần điều chỉnh, đến nay các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước được điều chỉnh theo Luật các tổ chức tín dụng 2010. 1.1.2. Khái quát chung về Ngân hàng thương mại cổ phần 1.1.2.1. Khái niệm ngân hàng thương mại Ở Mỹ: NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: "Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 12 nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính".7 Ở Việt Nam: Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ với nhiệm vụ cơ bản nhất là huy động vốn và cho vay vốn, là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức, thu hút vốn từ nơi nhàn rỗi và đưa vốn đến những nơi thiếu hụt, đây chính là hoạt động chính của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, ngoài những chức năng nêu trên NHTM còn được định nghĩa tại khoản 2 điều 4 luật các Tổ chức tín dụng, NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận. Như vậy, NHTM là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ, là trung gian tài chính giữa người gửi tiền và người vay tiền với mục tiêu mang lại lợi nhuận. Ngoài ra, NHTM còn có thể cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thỏa mãn nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ trong xã hội. 1.1.2.2.Cơ cấu tổ chức và quản trị ngân hàng thương mại Theo quy định tại Điều 32 Luật các TCTD 2010 quy định “Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc)”. Như vậy, với mô hình của NHTMCP là 1 loại hình của công ty cổ phần với đầy đủ cơ cấu tổ chức của loại hình công ty cổ phần quy định trong Luật doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành ở NHTMCP gồm nhiều phòng ban và cấp quản lý đặc biệt hệ thống kiểm soát nội bộ khá lớn. Tuy nhiên, bộ máy quản lý chính tại NHTMCP được phân biệt theo chức năng với hai cơ cấu quyền lực là cấp quản trị điều hành và cấp quản lý kinh doanh. Tùy thuộc vào quy mô hoạt động của từng NHTMCP thì bộ máy quản trị điều hành cũng sẽ khác nhau tuy nhiên nhìn chung tất cả các TCTD hiện đang hoạt động tại Việt Nam thì bộ máy quản trị điều hành đều phải có: hội đồng quản trị, ban kiểm soát và ban Tổng giám đốc. Tổng 7http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tai-lieu/tai-lieu-bien-tap/item/421-nhung-van-de-co-ban-ve-ngan- hang-thuong-mai-trong-nen-kinh-te-thi-truong thứ 3 ngày 12/04/2017
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 13 giám đốc sẽ chi phối điều hành các công việc hằng ngày vì vậy dưới ban tổng giám đốc sẽ có bộ máy trực thuộc để hoạt động kinh doanh. Tiêu chuẩn năng lực của bộ máy quản trị NHTMCP được quy định rất rõ trong Luật các TCTD, ngoài ra thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản trị điều hành như thành viên hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc phải được sự phê chuẩn của NHNN dựa theo đề nghị của Hội đồng quản trị. Nhiệm vụ chức năng của bộ máy điều hành NHTMCP như sau: Hội đồng quản trị: Giữ vai trò quản trị TCTD, số lượng thành viên tối thiểu là 5 thành viên và tối đa là 11 thành viên, trong đó có ít nhất 1 thành viên độc lập. Hội đồng quản trị phải có ít nhất một phần hai tổng số thành viên là thành viên độc lập và thành viên không phải là người điều hành TCTD. Ngoài ra, Chủ tịch của Hội đồng quản trị không được đồng thời tham gia hội đồng quản trị hoặc quản lý điều hành tổ chức tín dụng khác8 . Ban kiểm soát: Giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật, điều lệ của TCTD, tình hình tài chính trong việc quản trị điều hành TCTD chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông. Ngoài ra, ban kiểm soát còn có bộ phận giúp việc là bộ phận kiểm toán nội bộ để thực hiện nhiệm vụ của mình. Số thành viên trong ban kiểm soát tối thiểu là 3 người, đồng thời số thành viên của ban kiểm soát tối thiểu một phần hai là thành viên chuyên trách. Trong đó, một người làm trưởng ban kiểm soát hoạt động theo chế độ chuyên trách, nhiệm kỳ của ban kiểm soát là không quá 5 năm9 . Tổng giám đốc: là người điều hành cao nhất của TCTD, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. Tổng giám đốc phải là những người có trình độ chuyên môn, năng lực điều hành một tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm. Giúp việc cho tổng giám đốc là phó tổng giám đốc. 8 Điều 34 và điều 62 Luật các Tổ chức tín dụng 2010
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 9 Điều 44 và điều 45 Luật các Tổ chức tín dụng 2010
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 14 1.1.2.3 Mối quan hệ giữa pháp luật doanh nghiệp và pháp luật chuyên ngành trong điều chỉnh việc thành lập, tổ chức quản trị và hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam: Các TCTD ở Việt Nam có thể được thành lập dưới các dạng: công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty TNHH một thành viên hoặc có thể là hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân. Tuy nhiên, phần lớn các TCTD trong nước được thành lập theo mô hình công ty cổ phần. Do đó, các NHTMCP bản thân chúng là các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Nhưng nó là công ty cổ phần với loại hình đặc biệt cơ cấu tổ chức và thành lập NHTMCP chịu sự chi phối bởi Luật doanh nghiệp và Luật các TCTD. Trên nền tảng quy định của Luật doanh nghiệp, NHTMCP còn phải tuân thủ các quy định của Luật các tổ chức tín dụng từ việc thành lập cho đến tổ chức hoạt động, điều hành trong NHTMCP. Vì các pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên trước khi thành lập các TCTD phải có đủ các điều kiện thành lập mới được cấp phép như: vốn pháp định tối thiểu 3.000 tỷ đồng10 , có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý, có quy chế quản lý nội bộ về tổ chức hoạt động. Đối với mô hình hoạt động của NHTMCP thì giống mô hình hoạt động của công ty cổ phần tuy nhiên trong Luật các tổ chức tín dụng quy định rõ các thành phần quản trị điều hành bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, Tổng giám đốc trong khi trong tại điều 134 Luật doanh nghiệp cho phép công ty cổ phần được lựa chọn cơ cấu tổ chức hoạt động theo hai mô hình có ban kiểm soát hoặc không có ban kiểm soát. Như vậy, với quy mô phải có tối thiểu 100 cổ đông, không hạn chế số lượng tối đa11 và ngành nghề kinh doanh đặc thù nên tất các các NHTMCP đều phải hoạt động theo mô hình phải có ban kiểm soát và ban kiểm soát giữ vai trò quan trọng trong việc điều hành giám sát hoạt động của ngân hàng. 10 Nghị định 07/VBHN-NHNN ngày 25/11/2013 của Ngân hàng nhà nước về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 11 Khoản 6 điều 52 Luật các tổ chức tín dụng 2010
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 15 1.1.3. Quyền của cổ đông trong Ngân hàng thương mại cổ phần Để tạo ra môi trường đầu tư lành mạnh, bảo vệ các nhà đầu tư thì nhà nước phải sử dụng pháp luật làm công cụ để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, theo đó Luật doanh nghiệp đã quy định rất rõ về quyền của cổ đông khi thực hiện việc góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Những cơ chế kiểm soát bên trong thông qua cấu trúc quản trị nội bộ, hay cơ chế kiểm soát bên ngoài và thiết chế đảm bảo thực thi pháp luật là những yếu tố bổ trợ, yếu tố đảm bảo là điều kiện cho các quyền cổ đông được thực thi nhằm bảo vệ cổ đông12 . Một trong những nguyên tắc quan trọng của pháp luật doanh nghiệp là bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của cổ đông, đảm bảo sự công bằng giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của cổ đông13 . Khoản 5 điều 113 Luật doanh nghiệp 2010 quy định “mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền và lợi ích ngang nhau”. Đối với cổ đông đầu tư vào các NHTM vì đây là ngành nghề thuộc lĩnh vực lĩnh vực đặc thù của nền kinh tế nên nhà nước sẽ kiểm soát chặt việc chi phối của từng doanh nghiệp này. Do đó, ngoài việc bảo vệ quyền và lợi ích của cổ đông theo Luật doanh nghiệp thì Luật các tổ chức tín dụng cũng là phương tiện bảo vệ hiệu quả đối với các cổ đông. 1.1.3.1. Quyền mua và chuyển nhượng cổ phần Theo khoản 3 điều 53 Luật các tổ chức tín dụng quy định “các cổ đông được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông”, điều khoản này cũng được quy định trong Luật doanh nghiệp tuy nhiên với quyền mua thêm cổ phần phải tuân thủ về tỷ lệ sở hữu tối đa đối với từng cổ đông là cá nhân – tối đa 5% vốn điều lệ hoặc cổ đông là tổ chức – tối đa 15% vốn điều lệ. Theo quy định tại Khoản 6 Điều 5 Luật các TCTD 2010 “tổ chức tín dụng phải có tối thiểu 100 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa”, ngoài ra số lượng tối đa với cổ đông là cá nhân chỉ được sở hữu là 5% vốn điều lệ và 15% vốn điều lệ đối 12 Quách Thúy Quỳnh, Quyền của cổ đông thiểu số theo pháp luật Việt Nam, Tạp chí Luật học, tháng 4- 2010, trang 19 13 Bùi Xuân Hải, Luật doanh nghiệp bảo vệ cổ đông Pháp luật và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, trang
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 198
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 16 với cổ đông là tổ chức, đây là các điều khoản nhằm tránh sự chi phối của cổ đông lớn gây ra bất lợi cho các cổ đông nhỏ nên luật cũng hạn chế việc sở hữu của các cổ đông tránh sự ảnh hưởng của cổ đông lớn trong việc điều hành NHTM nhằm gây bất lợi cho cổ đông nhỏ. Ngoài ra, đối với cổ phần ưu đãi cổ tức do chính NHTM phát hành thì các đối tượng là thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc và người quản lý điều hành khác của NHTM không được quyền mua đối với loại cổ phần này. Đối với việc chuyển nhượng cổ phần, Luật doanh nghiệp cho phép tự do chuyển nhượng cổ phần ngoại trừ một số trường hợp hạn chế hoặc Điều lệ công ty quy định. Tuy nhiên, để tránh việc các cổ đông chuyển nhượng cổ phần gây bất lợi cho các cổ đông khác thông qua việc đẩy giá trị cổ phần tăng cao trong thời gian điều hành quản lý ngân hàng và bán lại số cổ phần đang sở hữu để thu lợi. Luật các TCTD đã hạn chế việc chuyển nhượng cổ phần đối với các cổ đông đang là người quản lý, điều hành trực tiếp ngân hàng trong thời gian đảm nhiệm chức vụ và trong thời gian xử lý hậu quả theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc của Ngân hàng nhà nước14 . 1.1.3.2. Quyền tiếp cận thông tin và quản trị Đây là một trong những quyền cơ bản nhất của cổ đông, trên nguyên tắc đảm bảo sự công bằng về quyền và lợi giữa các cổ đông tại khoản 1 điều 114 Luật doanh nghiệp và khoản 6 điều 53 Luật các TCTD đều quy định rất rõ việc này. Với quyền tiếp cận thông tin các cổ đông có thể tiếp cận được các nguồn thông tin về tình hình kinh doanh, tình hình tài chính, điều lệ và các quy định nội bộ của ngân hàng, từ những thông tin có được các cổ đông sẽ biết cách sử dụng hiệu quả các quyền khác để bảo vệ mình như quyền khởi kiện, quyền về quản trị công ty, quyền yêu cầu mua lại cổ phần. Ngoài ra, đối với các cổ phiếu của ngân hàng được niêm yết đại chúng trên thị trường chứng khoán thì thông tin được quy định phải niêm yết công khai tình hình kinh doanh, tài chính và những thông tin giao dịch bất thường quy định tại
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 14 Điều 56 Luật các tổ chức tín dụng 2010
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 17 chương VIII Luật chứng khoán về việc công bố thông tin điều này giúp cổ đông dễ dàng tiếp cận với thông tin đầy đủ và kịp thời. Tuy nhiên, việc tiếp cận thông tin còn phụ thuộc vào tỷ lệ sở hữu cổ phần, tại khoản 2 điều 114 Luật doanh nghiệp quy định với những cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng mới có đầy đủ các quyền của cổ đông như: được đề cử người vào HĐQT và BKS, được xem xét các nghị quyết của hội đồng quản trị và báo cáo tài chính. Hơn nữa, với những nhóm cổ đông lớn còn có quyền yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề quản lý điều hành. Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ trong việc tiếp cận thông tin quản trị của doanh nghiệp trong việc nắm giữ cổ phần và cổ đông nhỏ sẽ chịu rủi ro nhiều hơn so với cổ đông lớn vì quyền tiếp cận thông tin bị bất cân xứng. 1.1.3.3. Quyền dự họp và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông Cơ quan quản lý cao nhất của loại hình công ty cổ phần là ĐHĐCĐ và phải thực hiện họp thường niên mỗi năm một lần theo quy định tại khoản 1 điều 136 Luật doanh nghiệp. Việc tham gia vào cuộc họp thường niên này giúp các cổ đông nắm rõ hoạt động kinh doanh của ngân hàng hằng năm, vì vậy việc tham dự họp là quyền của các cổ đông tại khoản 1 điều 114 Luật doanh nghiệp và khoản 1 điều 53 Luật các TCTD quy định mỗi cổ đông phổ thông đều có quyền tham dự họp đại hội đồng cổ đông và được quyền phát biểu ý kiến, mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết. Trong thực tế, không phải tất cả cổ đông đều được tham dự cuộc họp ĐHĐCĐ hoặc sự có mặt của các cổ đông nhỏ lẻ gần như chỉ để đủ cơ cấu. Với những thay đổi điều lệ hoạt động hoặc kế hoạch kinh doanh, nhiều TCTD đã chỉ lấy ý kiến của các cổ đông lớn mà bỏ qua các cổ đông nhỏ. Do một số TCTD đã quy định trong Điều lệ là chỉ có những cổ đông với một mức sở hữu cổ phần nhất định mới được quyền trực tiếp tham dự họp và biểu quyết tại ĐHĐCĐ, không mời nhà đầu tư nhỏ lẻ đến dự ĐHĐCĐ hoặc không cung cấp tài liệu cho các nhà đầu tư này trước khi
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 18 họp ĐHĐCĐ15 . Vì vậy, các cổ đông sở hữu ít cổ phần không liên kết thành nhóm có đủ điều kiện thì đương nhiên mất quyền dự họp và biểu quyết. Ngoài ra, các CTCP thường đưa ra lý do giảm chi phí cho việc tổ chức cuộc họp, dễ dàng sắp xếp cơ sở vật chất cho việc tổ chức họp, đây là sự phân biệt đối xử đối với cổ đông thiểu số16 , vi phạm quyền cơ bản của cổ đông theo quy định tại điều 114 Luật doanh nghiệp và điều 53 Luật các TCTD. Khi các cổ đông nhỏ bị hạn chế quyền tham dự ĐHĐCĐ, đồng nghĩa với việc mất đi quyền tiếp cận, trao đổi, chất vấn ban lãnh đạo thì không thể đảm bảo tính khách quan, công bằng. Việc mất quyền dự họp diễn ra thường xuyên sẽ làm cho các nhà đầu tư mất lòng tin vào những quy định của pháp luật và ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế17 . 1.1.3.4. Quyền bầu, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị Đây là nhóm quyền liên quan đến việc tham gia vào quản trị của cổ đông, nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích trực tiếp của cổ đông. HĐQT đóng vai trò trung tâm trong cơ cấu quản trị công ty của một doanh nghiệp. HĐQT chịu trách nhiệm cuối cùng không chỉ về các vấn đề quản trị mà còn chủ động gánh vác và hoàn thành các trách nhiệm mà công ty trông đợi HĐQT giải quyết18 . Do đó, việc bầu thành viên HĐQT là quyền của các cổ đông. Tuy nhiên, đối với các NHTMCP thì các cổ đông chỉ được quyền đề xuất thành viên HĐQT còn quyền phê chuẩn đồng ý thuộc về thẩm quyền của cơ quan quản lý là Ngân hàng nhà nước19 . Theo khoản 2 và khoản 4 điều 114 Luật doanh nghiệp quy định các cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục sáu tháng hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại điều lệ của công ty thì có quyền đề cử người vào HĐQT và ban kiểm soát. Tùy theo quyết định của 15 Phạm Trí Hùng – Nguyễn Trung Thắng (2012), CEO và Hội đồng quản trị, NXB Lao động – Xã hội, trang 66 16 Bùi Xuân Hải, Luật doanh nghiệp bảo vệ cổ đông Pháp luật và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, trang 212 17 Trương Vĩnh Xuân, Quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông nhỏ công ty cổ phần hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, số 5 (166) tháng 3/2010, trang 48 18 Phạm Trí Hùng – Nguyễn Trung Thắng, CEO và Hội đồng quản trị, NXB Lao động – Xã hội, năm 2012, trang 59
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 19 Khoản 1 điều 51 Luật các TCTD quy định danh sách những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên HĐQT phải được Ngân hàng nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi bầu, bổ nhiệm.
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 19 ĐHĐCĐ thì các cổ đông/nhóm cổ đông được quyền đề cử một hoặc một số người làm ứng viên HĐQT. Đối với bầu thành viên HĐQT thì tại khoản 9 điều 53 Luật các TCTD quy định các cổ đông phổ thông được ứng cử, đề cử người vào HĐQT theo quy định điều lệ của TCTD hoặc theo quy định của pháp luật. Như vậy, Luật các TCTD không quy định mức sở hữu tối thiểu số lượng cổ phần để đề cử vào HĐQT mà để các TCTD tự quyết định phân chia số lượng thành viên HĐQT. 1.1.3.5. Quyền yêu cầu mua lại cổ phần Các cổ đông có quyền yêu cầu CTCP mua lại phần vốn góp của mình, đây được xem như một trong các quyền quan trọng để bảo vệ cổ đông thiểu số. Khi cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông theo quy định tại điều lệ có quyền yêu cầu CTCP mua lại cổ phần của mình, yêu cầu này phải được lập thành văn bản và gửi đến CTCP trong vòng 10 kể từ ngày nghị quyết được thông qua20 . Như vậy, đối với cơ chế này luật doanh nghiệp cho phép các cổ đông tự bảo vệ chính họ khi các cổ đông lớn đưa ra những thay đổi có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của chính bản thân của cổ đông nhỏ hoặc trong trường hợp công ty bị thâu tóm bởi nhóm cổ đông lớn và họ chiếm tỷ lệ đa số để thay đổi những quy định của công ty theo hướng có lợi cho cổ đông lớn nhằm gây thiệt hại cho cổ đông nhỏ. Tuy nhiên, việc cổ đông yêu cầu mua lại cổ phần đối với các NHTMCP thì còn phải chịu tác động bởi Luật các TCTD, không phải tất cả mọi yêu cầu của cổ đông về việc mua lại cổ phần đều được thực hiện mà NHTMCP chỉ được mua lại cổ phần khi vẫn đảm bảo được các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng, giá trị thực của vốn điều lệ không được giảm hơn mức vốn pháp định21 . Về cơ chế xác định giá mua Luật doanh nghiệp quy định CTCP phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông với giá trị thị trường hoặc giá tính theo nguyên tắc 20 Điều 129 luật doanh nghiệp 2014 21 Điều 57 Luật các TCTD 2010: tổ chức chỉ được mua lại cổ phần của cổ đông nếu sau khi thanh toán hết số cổ phần mua lại mà vẫn đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng, giá trị thực của vốn điều lệ
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 không giảm thấp hơn mức vốn pháp định; trường hợp mua lại cổ phần dẫn đến việc giảm vốn điều lệ của TCTD thì phải được ngân hàng nhà nước chấp thuận trước bằng văn bản.
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 20 tại Điều lệ trong thời gian 90 ngày kể từ ngày yêu cầu, trong trường hợp không thỏa thuận được giá thì các bên có thể thuê một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp để định giá. 1.1.3.6. Quyền khởi kiện người quản lý Điểm mới và nổi bật của Luật doanh nghiệp 2015 so với các Luật doanh nghiệp trước đây chính là bổ sung thêm quyền khởi kiện của các cổ đông đối với người quản lý điều hành doanh nghiệp như: thành viên hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc. Theo quy định tại điều 161 Luật doanh nghiệp quy định cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông trong thời hạn 6 tháng có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc. Khởi kiện người quản lý công ty được xem là một trong các quyền cơ bản của cổ đông và nó đã nhiều lần được Ngân hàng thế giới sử dụng là tiêu chí quan trọng để đánh giá về mức độ bảo vệ nhà đầu tư của các nền kinh tế22 . Theo báo cáo kinh doanh năm 2016 của Ngân hàng thế giới, mức độ bảo vệ cổ đông thiểu số (protecting minority investors) của Việt Nam đứng thứ 118 trong số 189 nền kinh tế khác trên thế giới23 , chỉ số này được cải thiện rất nhiều trong các năm qua, năm 2006 là 170 trong tổng số 174 nền kinh tế và năm 2008 là 170 trong tổng số 181 nền kinh tế. Các tiêu chí để xếp hạng của Ngân hàng thế giới đối với chỉ số bảo vệ nhà đầu tư dựa trên các tiêu chí như: tính minh bạch trong các giao dịch, tính chịu trách nhiệm của giám đốc, khả năng của các cổ đông trong việc kiện những người điều hành quản lý với những hành vi sai trái, các chỉ số ưu tiên trong việc bảo vệ nhà đầu tư24 . 22 Bùi Xuân Hải, Luật doanh nghiệp bảo vệ cổ đông Pháp luật và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, trang 234 23 Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới tại website: http://www.doingbusiness.org/data/exploreeconomies/vietnam/#protecting-minority-investors truy cập vào thứ 7 ngày 15/4/2017 24 Protecting Minority Investors: The indicators below describe three dimensions of investor protection: transparency of transactions (Extent of Disclosure Index), liability for self-dealing (Extent of Director Liability Index), shareholders’ ability to sue officers and directors for misconduct (Ease of Shareholder Suits Index) and Strength of Investor Protection Index. The indexes vary between 0 and 10, with higher values indicating greater disclosure, greater liability of directors, greater powers of shareholders to challenge the transaction, and better investor protection.
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 21 Quyền khởi kiện người quản lý có thể xem đây là quyền tự vệ của cổ đông. Theo PGS-TS Phạm Duy Nghĩa thì “Không ai hiểu doanh nghiệp rõ hơn là các nhà quản trị, thông tin “tay trong” dễ dàng có thể biến thành tiền có lợi cho cá nhân và gia đình họ. Cổ đông phải dựa vào thông tin do người quản trị cung cấp, bởi vậy họ cần được bảo vệ trước những luồng thông tin bất cân xứng. Nếu pháp luật và các thiết chế thực thi còn kém hiệu quả thì những nhà đầu tư này buộc phải tìm cách bảo vệ đồng tiền của họ; họ tìm cách tiệm cận với mọi nguồn thông tin và can dự vào tất cả các quyết định kinh doanh có thể ảnh hưởng đáng kể đến nguồn vốn đầu tư”25 . Bằng việc ghi nhận quyền khởi kiện của người quản lý công ty trong luật đã thể hiện được 2 mục đích cơ bản. Thứ nhất, tạo điều kiện cho cổ đông phục hồi lại những quyền bị mất do hành vi vi phạm của người quản lý gây ra. Thứ hai, pháp luật đã tạo ra một cơ chế răn đe đối với người quản lý để họ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận của mình. 1.1.3.7. Quyền của nhóm cổ đông thiểu số Hai hay nhiều cổ đông có thể liên kết với nhau thành nhóm cổ đông để gia tăng số lượng cổ phần nắm giữ từ đó gia tăng quyền trong việc được cung cấp tài liệu, đề cử người tham gia vào Hội đồng quản trị, ban kiểm soát. Tại khoản 2 điều 114 Luật doanh nghiệp quy định cổ đông/nhóm cổ đông sở hữu từ 10% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục 6 tháng hoặc quy định tỷ lệ nhỏ hơn theo điều lệ công ty. Như vậy, các cổ đông nhỏ khi thực hiện liên kết với nhau để tăng tỷ lệ sở hữu hơn 10% thì ngoài những quyền của cổ đông phổ thông; cổ đông, nhóm cổ đông sẽ có thêm một số quyền quan trọng như: đề cử người vào Hội đồng quản trị và ban kiểm soát; xem xét và trích lục các nghị quyết của HĐQT, báo cáo tài chính hằng năm, yêu cầu ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Đối với Luật doanh nghiệp không quy định tỷ lệ sở hữu tối đa đối với các doanh nghiệp, cá nhân. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong hoạt động điều hành tín dụng,
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 25 Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình Luật kinh tế, tái bản lần 1, NXB Công an nhân dân, trang 296
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 22 điều 55 Luật các TCTD quy định rất cụ thể về tỷ lệ sở hữu tối đa của mỗi thành viên trong NHTMCP, đối với cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ; cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ; cổ đông và người có liên quan đến cổ đông thì không được sở hữu quá 20% vốn điều lệ. Luật các TCTD quy định tỷ lệ sở hữu tối đa nhằm hạn chế việc cá nhân hay tổ chức chi phối nắm giữ nhiều cổ phần để chi phối toàn bộ hoạt động, lợi dụng quyền hạn để làm những việc mang lại lợi ích cá nhân, điều này cũng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các cổ đông nhỏ trong việc đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng. 1.2. Sự cần thiết và vai trò của việc bảo vệ cổ đông trong Ngân hàng thương mại cổ phần. 1.2.1. Sự cần thiết phải bảo vệ cổ đông trong ngân hàng thương mại 1.2.1.1. Hạn chế sự lạm quyền của người quản lý công ty: Mô hình hoạt động hiện tại của các NHTMCP phân biệt chủ yếu theo hai cơ cấu quyền lực là cấp quản trị điều hành và cấp quản lý kinh doanh. Một là Cấp quản trị điều hành là HĐQT gồm Chủ tịch HĐQT và một số thành viên chuyên trách, làm việc theo chế độ tập thể. Về nguyên tắc HĐQT thực hiện chức năng quản lý đối với mọi hoạt động của NHTM, chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn; ban hành điều lệ, các cơ chế, qui chế tổ chức và hoạt động của ngân hàng. Hai là cấp quản lý kinh doanh là Ban điều hành gồm Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và các phòng ban tham mưu giúp việc tại hội sở chính. Như vậy, với mô hình này thì HĐQT thực hiện nhiệm vụ xây dựng chiến lược và Ban tổng giám đốc chịu trách nhiệm thực hiện chiến lược đó. Với những cổ đông sở hữu tỷ lệ cổ phần từ 10% vốn điều lệ trở lên là có quyền đề cử người tham gia vào HĐQT, tùy theo điều lệ của từng NHTMCP quy định số lượng cổ phần sở hữu tương ứng với số lượng người đề cử vào HĐQT26 , như vậy 26 Theo quy chế tổ chức và hoạt động của HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam: Nguyên tắc đề cử người vào HĐQT được thực hiện như sau: Các cổ đông nắm giữ tối thiểu 5% số cổ phần có quyền biểu quyết trong thời hạn liên tục ít nhất 06 (sáu) tháng có quyền gộp số quyền biểu quyết của từng người lại với nhau để đề cử các ứng cử viên HĐQT. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm giữ từ 5% đến dưới 10% sổ cổ phần có quyền biểu quyết trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng được đề cử 01 (một) thành viên; từ 10%
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đến dưới 30% được đề cử 02 (hai) thành viên; từ 30% đến dưới 50% được đề cử 03 (ba) thành viên; từ 50% đến dưới 65% được đề cử 04 (bốn) thành viên và nếu từ 65% trở lên được đề cử đủ số ứng viên
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 23 với những cổ đông sở hữu nhiều cổ phần thì có thể chiếc ghế Chủ tịch HĐQT sẽ thuộc về nhóm cổ đông sở hữu nhiều cổ phần. Vì vậy, việc điều hành kinh doanh của NHTMCP sẽ không tránh khỏi việc lạm dụng quyền chi phối của HĐQT lên người quản lý. 1.2.1.2. Mối quan hệ bất bình đẳng giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ. Dựa vào tỷ lệ sở hữu cổ phần mà cổ đông nắm giữ để phân loại cổ đông, được chia thành hai loại: cổ đông sở hữu nhiều vốn còn gọi là cổ đông lớn và cổ đông sở hữu ít vốn còn gọi là cổ đông nhỏ. Theo Luật doanh nghiệp quy định tất cả các cổ đông đều có quyền và lợi ích đối với phần vốn góp của mình nhưng không phải tất cả các cổ đông đều có các quyền lợi, khả năng tham gia chi phối hoạt động, kiểm soát công ty giống nhau. Khi có mâu thuẫn, tranh chấp thì “cổ đông lớn có khả năng lợi dụng sức mạnh để bóc lột cổ đông thiểu số”27 . Với cổ đông lớn thì sẽ có quyền cử người tham gia vào HĐQT và chiếm đa số thành viên trong HĐQT, khi đó họ có khả năng sẽ chi phối tới việc ra quyết định và đưa những người nhà vào các vị trí quản lý, điều hành và kiểm soát. Vì vậy, các cổ đông lớn có thể lợi dụng vào việc này để thông qua các quyết định các giao dịch nhằm mang lại lợi ích cho bản thân họ nhằm gây thiệt hại đến lợi ích của cổ đông nhỏ trong Ngân hàng. Vì thế, người ta thường gọi người quản lý trong công ty cùng với các cổ đông lớn là người nhà, kẻ bên trong còn cổ đông nhỏ bị coi là “người ngoài”. Cổ đông nhỏ luôn là trung tâm của quản trị và là đối tượng mà các nhà làm luật luôn phải quan tâm khi xây dựng pháp luật doanh nghiệp. Cổ đông nhỏ chiếm số lượng đa số, rất đông có thể lên đến 90% số lượng cổ đông trong NHTMCP nhưng tỷ lệ cổ phần mà tất cả họ nắm giữ lại rất nhỏ không đáng kể so với cổ đông lớn và hầu như họ chẳng có vai trò gì trong quản trị điều hành ngân hàng. Do nắm số lượng cổ phần thấp nên họ không có bất kỳ quyền hoặc được cung cấp các thông tin nội bộ và luôn bị cổ đông lớn áp đảo và nắm quyền biểu quyết, thông qua các quyết định. Vì số lượng cổ đông thiểu số thường nhiều ở những công ty đại chúng nên họ
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 27 Phạm Duy Nghĩa, Chuyên khảo Luật kinh tế, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, trang 256
  • 42. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 24 thường không biết nhau trong khi các cổ đông lớn lại quá hiểu về nhau thậm chí còn liên kết với nhau để thông qua các quyết định đường lối, chính sách phát triển công ty. Khi họp ĐHĐCĐ người ta hầu như không thấy được vai trò của cổ đông thiểu số tại cuộc họp, mà chủ yếu chỉ tập trung nghe và “tiếp thu” các đề xuất từ phía cổ đông lớn28 . 1.2.2. Vai trò của việc bảo vệ cổ đông 1.2.2.1. Vai trò đối với công ty và nhà đầu tư Đối với nhà đầu tư khi bỏ tiền ra mua cổ phần đồng nghĩa với việc bỏ tiền ra mua thứ tài sản vô hình được gọi là cổ phần, khi thì được xác nhận bởi một tờ cổ phiếu, khi chỉ được ghi nhận qua bút toán hoặc danh sách cổ đông. Giá trị cổ phần phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp phát hành ra nó, khi doanh nghiệp bị phá sản thì cổ phần chẳng có giá trị nhiều hơn mảnh giấy đã dùng để in ra nó. Thị trường chứng khoán và các NHTMCP sẽ lớn mạnh nếu (i) nhà đầu tư có cơ sở tin rằng những thông tin về doanh nghiệp, kế hoạch kinh doanh cũng như tương lại của doanh nghiệp do người quản trị đưa ra là đáng tin cậy, (ii) người quản trị doanh nghiệp thu tiền của dân để kinh doanh một cách hợp lý vì lợi ích của cổ đông chứ không vì lợi ích riêng của bản thân và gia đình họ mà bóc lột của cổ đông thiểu số29 . Chính vì vậy, việc bảo vệ nhà đầu tư, cổ đông trước những thông tin bất cân xứng là trọng tâm của pháp luật để giúp nhà đầu tư yên tâm khi ra quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. Các cổ đông sở hữu số vốn góp lớn luôn có khả năng chi phối mạnh mẽ đến các hoạt động của công ty, còn cổ đông nhỏ do sự yếu thế hơn về tỷ lệ sở hữu cổ phần nên khả năng tham gia quản lý, điều hành và giám sát hoạt động của công ty luôn bị hạn chế và kéo theo đó là quyền lợi của họ không được đảm bảo, thậm chí là luôn bị các cổ đông lớn chèn ép, xâm phạm quyền lợi. Do đó, thông qua việc bảo vệ cổ đông giúp các doanh nghiệp minh bạch hóa thông tin nội bộ công ty và giúp cho cô 28 Trần Huỳnh Thanh Nghị (2010), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số torng công ty cổ phần theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2005, Tham luận kỷ yếu hội thảo “bảo vệ cổ đông: Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong pháp luật doanh nghiệp Việt Nam, trang 38
  • 43. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 29 Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình Luật kinh tế, tái bản lần 1, NXB Công an nhân dân, trang 266
  • 44. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 25 đông nhỏ thực hiện quyền giám sát hoạt động của doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được rủi ro bị người quản lý lợi dụng gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty. 1.2.2.2. Vai trò thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và thu hút đầu tư Việc đánh giá môi trường đầu tư kinh doanh của Ngân hàng thế giới trong những năm vừa qua đối với các quốc gia trong đó chỉ tiêu quan trọng được đưa ra để đánh giá là việc bảo vệ nhà đầu tư. Vì nhà đầu tư sẽ không bỏ vốn kinh doanh nếu quyền và lợi ích chính đáng của họ không được pháp luật bảo đảm thực thi. Chính vì vậy, trong quá trình sửa đổi Luật doanh nghiệp, từ Luật công ty 1990 sau ba lần sửa đổi đến Luật doanh nghiệp 2015 thì vai trò bảo vệ cổ đông thiểu số được gia tăng lên theo sự thay đổi của Luật doanh nghiệp. Việc đánh giá chỉ số bảo vệ nhà đầu tư của Việt Nam cũng gia tăng qua các năm trong báo cáo của Ngân hàng thế giới, năm 2009 xếp hạng 170 trong tổng số 180 nền kinh tế toàn cầu và đứng trong nhóm yếu kém nhất trên thế giới. Tuy nhiên, chỉ số này dần được cải thiện đến năm 2014 chỉ số này là 157 trong tổng số 189 nền kinh tế và đến 2016 tức là sau khi Luật doanh nghiệp 2015 có hiệu lực thì chỉ số này gia tăng đáng kể lên mức 118 trong tổng 189 nền kinh tế30 . Tại báo cáo kinh doanh 2017 của Ngân hàng thế giới thì Việt Nam được đánh giá tăng chỉ số bảo vệ cổ đông thiểu số qua các điểm, một là dễ dàng kiện ban giám đốc trong trường hợp gây thiệt hại từ việc thực hiện các giao dịch giữa các bên liên quan; hai là tăng cường quyền của cổ đông và vai trò chính trong việc ra quyết định; ba là tăng cường cơ cấu sở hữu và kiểm soát của công ty; bốn là tăng các yêu cầu đối với việc minh bạch thông tin công ty31 . Việc bảo vệ cổ đông thiểu số trong Luật doanh nghiệp 2015 thể hiện rất rõ nét trong việc thay đổi một số nội dung: (i) giảm tỷ lệ biểu quyết thông qua quyết định của ĐHĐCĐ, với quyết định thông thường là 51% và quyết định quan trọng là 65% (theo điều 144 Luật doanh nghiệp) trong khi theo Luật doanh nghiệp 2005 tỷ lệ này 30 Theo báo cáo World Bank 2009, 2014 và 2016 31 Theo Doing Business 2017, trang 186: “Vietnam strengthened minority investor protections by making it
  • 45. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 easier to sue directors in cases of prejudicial transactions between interested parties, by increasing shareholder rights and role in major corporate decisions, by strengthening the ownership and control structures of companies and by increasing corporate transparency requirements”.
  • 46. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 26 là 65% và 75%; (ii) giảm tỷ lệ tham dự họp đối với điều kiện tiến hành họp ĐHĐCĐ, lần thứ nhất và lần thứ hai tương ứng là 51% và 33% (theo điều 141 Luật doanh nghiệp) trong khi theo Luật doanh nghiệp 2005 tỷ lệ này là 65% và 51%; (iii) quyền khởi kiện người quản lý công ty (theo điều 161 Luật doanh nghiệp); (iv) yêu cầu công khai hóa thông tin kịp thời, đầy đủ đối với công ty cổ phần (theo điều 171 Luật doanh nghiệp). Việc thay đổi Luật doanh nghiệp trong giai đoạn này cũng là bước tiến tốt trong việc gia tăng vai trò bảo vệ nhà đầu tư nhằm để gia tăng thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển nền kinh tế. Bởi vì, khi quyền lợi của các cổ đông trong công ty cổ phần được bảo đảm, thì các nhà đầu tư sẽ yên tâm trong hoạt động đầu tư, kinh doanh của mình. Từ đó, góp phần làm lành mạnh môi trường kinh doanh và nâng cao hiệu quả của việc huy động vốn cho nền kinh tế32 . Bên cạnh đó, bảo vệ được quyền lợi của cổ đông còn là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm lành mạnh hoá môi trường kinh doanh để thu hút đầu tư. 1.2.2.3. Đảm bảo sự phát triển của loại hình công ty cổ phần và thị trường chứng khoán Phương thức đầu tư của các nhà đầu tư vào nền kinh tế gồm hai loại: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Nếu đầu tư trực tiếp vào nền kinh tế thì sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm thêm cho xã hội trong khi đầu tư gián tiếp là một kênh có thể huy động tiền nhàn rỗi trong dân cư vào nền kinh tế thông qua việc đầu tư mua cổ phần trong một số doanh nghiệp. Vì vậy, trong trường hợp các nhà đầu tư không an tâm với số vốn bỏ ra đầu tư sẽ làm cho nền kinh tế chậm phát triển vì nguồn tiền nhàn rỗi lúc này sẽ được sử dụng qua các kênh truyền thống và an toàn như gửi tiết kiệm, mua trái phiếu chính phủ. Việc bảo vệ cổ đông, bảo vệ các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nhỏ là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của thị trường chứng khoán của một quốc gia. Khi các nhà đầu tư được bảo vệ thì quy mô đầu tư sẽ gia tăng bên cạnh sự gia tăng về số lượng và chất lượng các nhà đầu tư cũng sẽ tăng nhanh bởi vì họ sẽ tự tin 32 Phan Hoàng Ngọc, Bảo vệ quyền của cổ đông công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, Tạp chí dân chủ và Pháp luật, tại website: http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/phap-luat-kinh- te.aspx?ItemID=153 truy cập ngày 18/04/2017.
  • 47. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 27 hơn trong việc bảo vốn vào các doanh nghiệp vì quyền lợi của họ được pháp luật bảo vệ. Nếu pháp luật thực hiện tốt việc bảo vệ cho các cổ đông nhỏ có thể thu hút nguồn vốn thừa trong dân đang để dưới sang sổ tiết kiệm thành các khoản đầu tư vào nền kinh tế. Nghiên cứu của Giáo sư Bradley nhấn mạnh rằng tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ yếu kém hơn ở những nền kinh tế có mức độ bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn và có chuẩn mực quản trị công ty tốt. Kinh nghiệm của Thái Lan, Nhật Bản, Singapore và Indonesia trong cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương cuối thế kỷ 20 có thể coi là một minh chứng33 1.3. Cách thức và biện pháp bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong ngân hàng thương mại cổ phần 1.3.1. Cách thức bảo vệ quyền lợi của cổ đông 1.3.1.1. Bảo vệ cổ đông bằng công cụ pháp luật CTCP hay NHTMCP đều là các pháp nhân để được công nhận sự tồn tại của nó thông qua các văn kiện pháp lý cấu tạo nên. Theo Luật doanh nghiệp quy định đối với hai văn kiện chính này bao gồm: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và điều lệ công ty. Bản điều lệ công ty trước hết là do các cổ đông sáng lập tạo nên, (i) về mục đích nó quy định quyền hạn và bổn phận của các cổ đông, của các thành viên hội đồng quản trị, (ii) về tác dụng nó điều chỉnh các hoạt động nội bộ của công ty, (iii) về pháp lý nó bản hợp đồng giữa công ty với các cổ đông và giữa các cổ đông với nhau34 . Các tính năng của điều lệ nghe chừng có vẻ là công cụ hữu hiệu để điều chỉnh các mối quan hệ trong công ty tuy nhiên trên thực tế điều lệ chỉ là công cụ tăng thêm quyền cho các cổ đông lớn vì vậy việc bảo vệ cổ đông thiểu số không thể chỉ trông cậy vào bản điều lệ. Mặc khác, khi mà phần lớn nhiều CTCP không quan tâm đến việc soạn thảo bản điều lệ theo đúng với thực trạng của mình mà thường sử dụng bản điều lệ mẫu rất đơn giản. Như vậy, nhà nước bằng công cụ pháp luật phải đặt ra các nguyên tắc, quy định nhằm giúp các cổ đông thiểu số có thể bảo vệ chính mình. Với các công ty cổ phần đại chúng được niêm yết trên thị trường chứng 33 Bùi Xuân Hải, Luật doanh nghiệp bảo vệ cổ đông Pháp luật và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, trang 146
  • 48. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 34 Nguyễn Ngọc Bích – Nguyễn Đình Cung, Công ty vốn, quản lý và tranh chấp theo Luật doanh nghiệp 2005, NXB Tri thức, trang 95
  • 49. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 28 khoán thì việc bảo vệ các cổ đông trong công ty sẽ có thêm công cụ hỗ trợ nữa là Luật chứng khoán. Tóm lại, nhà nước sử dụng công cụ pháp luật để bảo vệ cổ đông qua các hình thức sau: (i) quy định về quyền của cổ đông đặc biệt là cổ đông thiểu số, Luật doanh nghiệp 2015 đã bổ sung phần quyền khởi kiện dành cho cổ đông thiểu số, (ii) quy định về nghĩa vụ của chủ thể có liên quan đến quyền và lợi ích của cổ đông, (iii) tạo điều kiện cho cổ đông thực hiện các quyền khi thực tế xảy ra tranh chấp. 1.3.1.2. Bảo vệ cổ đông thông qua cơ chế điều chỉnh của điều lệ. Cùng với các quy định của pháp luật, điều lệ là một trong những văn bản quy định nội bộ doanh nghiệp do các cổ đông sáng lập công ty lập ra, nó điều chỉnh các quan hệ về điều hành quản lý, giải quyết các vấn đề phát sinh và định hướng phát triển trong một doanh nghiệp. Ngoài ra, điều lệ còn là bản hợp đồng giữa các cổ đông với nhau giữa doanh nghiệp với các cổ đông, do đó việc xây dựng bản điều lệ càng chi tiết sẽ giảm thiểu được các vấn đề phát sinh tranh chấp. Hậu quả của việc xây dựng bản điều lệ sơ xài là khi công ty đi vào hoạt động sẽ xảy ra hàng loạt các tranh chấp vì bản điều lệ không có những quy định cụ thể đúng với thực trạng của công ty. Vì vậy, theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2015, tất cả các công ty được thành lập đều phải có điều lệ và nó phải được xây dựng trên cơ sở phù hợp với quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn. Tại điều 25 Luật doanh nghiệp quy định rất chi tiết về những nội dung của bản điều lệ và có nội dung khá quan trọng là ngoài những quy định bắt buộc của Luật doanh nghiệp đối với điều lệ công ty thì điều lệ công ty còn bao gồm những nội dung khác do thành viên, cổ đông thỏa thuận nhưng không được trái với quy định của pháp luật, như vậy một công ty khi soạn thảo bản điều lệ thì có thể thêm nội dung khác mà mình thấy cần thiết. Đối với các công ty niêm yết phải thực hiện xây dựng theo điều lệ mẫu theo quyết định số 15/2007/QĐ-BTC ngày 19/3/2007 và phải xây dựng quy chế quản trị công ty theo quyết định số 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/3/2007 của Bộ tài chính. Tuy nói bản điều là quy định quyền và nghĩa vụ của các cổ đông nhưng nó chính là sự sắp đặt mà người sáng lập công ty đưa ra nhằm cân bằng quyền lợi trong công
  • 50. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 29 ty ở một mức độ nào đó để có thể thu hút được nhiều vốn mà vẫn giữ được quyền kiểm soát cho mình. Vì thế, ngoài những ràng buộc của luật không thể thay đổi được thì cổ đông sáng lập sẽ tính toán để giải quyết hai vấn đề chính (i) dành cho các cổ đông những quyền lợi như thế nào để khuyến khích họ bỏ tiền vào công ty của mình; (ii) ấn định trung tâm quyền lực trong công ty, phân chia quyền hành giữa ĐHĐCĐ, HĐQT35 . Bản điều lệ có thể được xem là “hiến pháp” của công ty do đó khi có những thay đổi liên quan đến điều lệ phải được cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty thông qua là ĐHĐCĐ với tỷ lệ thể hiện ý chí đồng thuận cao nhất của các cổ đông. Vì vậy, việc bảo vệ cổ đông ngoài công cụ pháp luật thì còn có bản điều lệ công ty tuy nhiên trên thực tế nhiều doanh nghiệp đã làm ra bản điều lệ với quyền lợi nghiên về phía nhóm cổ đông lớn nắm quyền chi phối hoặc cổ đông sáng lập ra công ty. 1.3.2. Biện pháp bảo vệ quyền lợi của cổ đông 1.3.2.1. Về điều kiện họp và thông qua quyết định của đại hội cổ đông. Điều 141 Luật doanh nghiệp 2014 quy định cuộc họp được tiến hành khi có cổ đông dự họp đại diện cho ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết thay vì là 65% tổng số phiếu biểu quyết theo Luật doanh nghiệp 2005. Đối với điều kiện diễn ra cuộc họp triệu tập lần hai khi cuộc họp thứ nhất không đủ điều tiến hành họp với tỷ lệ tối thiểu 33% tổng số phiếu biểu quyết tham dự họp thay vì là 51% tổng số phiếu biểu quyết theo Luật doanh nghiệp 2005, và việc triệu tập họp lần ba là không phụ thuộc vào số lượng phiếu biểu quyết của cổ đông. Như vậy, Luật doanh nghiệp 2015 đã thay đổi lớn ở điều kiện tham dự họp theo đúng với thông lệ quốc tế và cam kết gia nhập WTO. Luật công ty của nhiều nước phát triển quy định điều kiện để thông qua các quyết định thông thường của ĐHĐCĐ là ít nhất 51% tổng sổ cổ phần có quyền biểu quyết như Luật công ty của Australia, New Zealand, Trung Quốc, và nhiều tiểu bang ở Hoa Kỳ. Thậm chí luật công ty của Đức không quy định phải có số cổ đông đại diện ít nhất bao nhiêu phần trăm trong tổng số cổ phần có quyền biểu quyết để
  • 51. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 35 Nguyễn Ngọc Bích – Nguyễn Đình Cung, Công ty vốn, quản lý và tranh chấp theo Luật doanh nghiệp 2005, NXB Tri thức, trang 98
  • 52. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 30 đại hội có thể tiến hành hoặc có thể quyết nghị36 . Luật các TCTD không quy định về điều kiện tiến hành họp ĐHĐCĐ vì vậy các NHTMCP phải tuân thủ theo điều kiện tiến hành họp ĐHĐCĐ của Luật doanh nghiệp tuy nhiên tại khoản 3 điều 59 Luật các TCTD quy định tỷ lệ số phiếu biểu quyết thông qua tại cuộc họp là 51% tổng số phiếu biểu quyết đối với việc phê chuẩn quy định về tổ chức và hoạt động của HĐQT, ban kiểm soát và 65% tổng số phiếu biểu quyết với những vấn đề liên quan đến việc thay đổi điều lệ, vốn điều lệ, đầu tư mua bán tài sản và việc chia tách hợp nhất. Như vậy, việc tiến hành họp ĐHĐCĐ của các NHTMCP phải có tỷ lệ tham dự họp tối thiểu là 65% tổng số phiếu biểu quyết khi nội dung họp liên quan đến các vấn đề quan trọng như nêu trên. Đây là sự thiếu thống nhất trong pháp luật doanh nghiệp tại Việt Nam. Việc quy định tỷ lệ tham dự họp hay tỷ lệ thông qua quyết định tại cuộc họp ĐHĐCĐ là 51% hay 65% đôi khi cũng không thể bảo vệ được các cổ đông thiểu số trong một số trường hợp như NHTMCP Ngoại Thương, tổng số cổ phần đang lưu hành là 3,597,768,575 cổ phần trong số đó thì cổ đông nhà nước nắm giữ 77,11% vốn điều lệ còn lại là cổ đông nước ngoài chiếm 15% vốn điều lệ và nhóm cổ đông nhỏ chiếm 7,89% vốn điều lệ37 . Do đó, ở NHTMCP Ngoại Thương thì tất cả mọi việc đều do cổ đông nhà nước quyết định, các cổ đông khác đành phải chấp nhận theo cổ đông lớn. Tuy nhiên, trong trường hợp của NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam thì quy định tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông tham dự họp lại phát huy hiệu quả. Ngày 29/4/2016 ĐHĐCĐ thường niên của Eximbank bất thành vì chỉ có tổng số cổ đông đại diện cho 617 triệu cổ phần với tỷ lệ là 50,19% cổ đông có quyền biểu quyết đến dự họp. Theo quy định của pháp luật và điều lệ Eximbank, tổng số cổ đông dự họp thấp hơn tỷ lệ 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, không đủ 36 Bùi Xuân Hải, Luật doanh nghiệp bảo vệ cổ đông Pháp luật và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, trang 259, 260 37 Nguồn Sở giao dịch chứng khoán TPHCM, https://www.hsx.vn/Modules/Listed/Web/SymbolView?id=188&rid=507825502
  • 53. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 31 điều kiện tiến hành Đại hội38 . Chính vì điều kiện này mà ĐHĐCĐ của Eximbank trong năm 2016 đã diễn ra bất thành do thiếu tỷ lệ tham dự họp theo quy định của luật và điều lệ. 1.3.2.2. Thông qua phương thức bầu dồn phiếu Cơ chế bầu dồn phiếu là mỗi cổ đông có sẽ có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân cho số lượng thành viên được bầu của HĐQT hoặc ban kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết hoặc một phần tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên. Đặc điểm quan trọng của bầu dồn phiếu là các cổ đông có quyền cùng nhau lập nhóm để đề cử và dồn phiếu bầu cho người do họ đề cử, số lượng ứng cử viên mà mỗi nhóm đề cử phụ thuộc vào số lượng ứng cử viên do đại hội quyết định và tỷ lệ sở hữu cổ phần của mỗi nhóm. Như vậy, cổ đông hoặc nhóm cổ đông chỉ nắm 10%, thậm chí ít hơn số phiếu bầu cũng có thể đưa được người đại diện của mình vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, thay vì ít nhất phải 51% như bầu cử thông thường. Nếu bầu cử theo cách thức bình thường, thì số người trúng cử hoàn toàn phụ thuộc vào số phiếu bầu của một nhóm sở hữu đa số cổ phần có quyền biểu quyết (trên 50%) trong mọi trường hợp. Còn bầu cử theo phương thức dồn phiếu, nhóm cổ đông đa số chỉ bầu được đa số, chứ không phải là toàn bộ số người trúng cử. Bên cạnh đó, số lượng thành viên được bầu dồn phiếu càng nhiều, thì nhóm cổ đông thiểu số càng có nhiều cơ hội bầu được số ứng viên sát với tỷ lệ biểu quyết của mình. Khác với Luật Doanh nghiệp 2005 là việc biểu quyết bầu thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, khoản 3 điều 144 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định nếu điều lệ công ty không quy định khác việc biểu quyết bầu thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu. Như vậy, phương thức bầu dồn phiếu không được quy định bắt buộc thực hiện như Luật Doanh nghiệp 2005 (Điểm c Khoản 3 Điều 104). 38 Thanh - Dương (2016), Đại hội cổ đông bất thành vì hai nhóm cổ đông lớn không tham dự http://m.baocongthuong.com.vn/dai-hoi-co-dong-eximbank-bat-thanh-vi-hai-nhom-co-dong-lon-khong- tham-du.html truy cập thứ 3 ngày 25/4/2017