SlideShare a Scribd company logo
1 of 108
Download to read offline
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
TRẦN TRỌNG DŨNG
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ RỪNG TỰ NHIÊN HIỆU QUẢ Ở HUYỆN HƯỚNG HÓA,
TỈNH QUẢNG TRỊ
LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành: Lâm học
HUẾ - 2017
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
TRẦN TRỌNG DŨNG
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ RỪNG TỰ NHIÊN HIỆU QUẢ Ở HUYỆN HƯỚNG HÓA,
TỈNH QUẢNG TRỊ
LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60620201
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN VĂN LỢI
HUẾ - 2017
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Trần Trọng Dũng
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Huế, Phòng
Đào tạo sau Đại học, quý thầy cô giáo khoa Lâm nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
giúp tôi hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu này. Đặc biệt tôi xin được bày
tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS. Nguyễn Văn Lợi đã trực tiếp
hướng dẫn chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Hạt Kiểm Lâm huyện Hướng Hóa, các
đồng chí lãnh đạo UBND huyện, Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa-Đakrông,
UBND xã Hướng Tân, Tân Hợp, Húc và một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện
Hướng Hóa đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ khi điều tra thực địa.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình, bạn bè
đã luôn sát cánh và động viên giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và thực
hiện luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện, nhưng do kiến thức còn nhiều
hạn chế, thời gian và tư liệu tham khảo cũng có hạn nên luận văn chắc chắn không
tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu, bổ sung
của các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Huế, tháng năm 2018
Tác giả luận văn
Trần Trọng Dũng
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
iii
TÓM TẮT
Hướng Hóa là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam của tỉnh Quảng Trị diện
tích tự nhiên 115.235 ha là huyện có diện tích tự nhiên lớn trong đó 3 xã thuộc khu
vực nghiên cứu gồm xã Húc, Hướng Tân và Tân hợp là ba xã thuộc 3 khu vực đại
diện các đặc trưng về tự nhiên, kinh tế - xã hội cho toàn huyện: Bắc Hướng Hóa, Nam
Hướng Hóa và khu vực dọc đường chín với tổng diện tích rừng tự nhiên của 03 xã là
3.550 ha chiếm 7,87% diện tích rừng tự nhiên của toàn huyện và là các xã thuộc xã đặc
biệt khó khăn với trên 50% số hộ gia đình thuộc hộ nghèo[1]. Tình hình phá rừng trái
pháp luật, lấn chiếm đất lâm nghiệp, chặt cây rừng lấy gỗ, đốt than, mua bán, cất giữ,
vận chuyển lâm sản, trái phép trên địa bàn huyện vẫn còn xãy ra, tình hình thực hiện
các dự án phát triển kinh tế làm ảnh hưởng đến rừng và đất rừng tự nhiên. Nhằm đánh
giá thực trạng quản lý bảo vệ rừng và đề ra những giải pháp chiến lược tốt để thực hiện
nhiệm vụ quản lý bảo vệ và sử dụng rừng tự nhiên có hiệu quả trước mắt cũng như lâu
dài trên địa bàn Huyện. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề
xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng
Trị" đặt ra là hết sức cần thiết.
Mục đích của đề tài:
Đánh giá và phân tích được những tác động cũng như những bất cấp trong công
tác quản lý tài nguyên rừng tự nhiên của 3 xã Húc, Hướng Tân, Tân Hợp, từ đó đề xuất
được các giải pháp nhằm nâng quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng tự nhiên hiệu quả đối với
khu vực nghiên cứu.
Để thực hiện được các nội dung và mục tiêu, đề tài tiến hành sử dụng các phương
pháp nghiên cứu chính sau: Kế thừa kết quả nghiên cứu và các tài liệu đã có.Tiến hành
khảo sát thực tiễn tại địa bàn. Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA)
trong quá trình nghiên cứu. Tham khảo ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý,
ý kiến của cán bộ địa phương, hội thảo liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu.
Các kết quả chính đạt được của đề tài:
Hiện trạng rưng tự nhiên của xã Húc với diện tích là: 2.012,4 ha được quản lý chủ
yếu là BQL rừng phòng hộ Hướng Hóa – Đakrông, UBND xã và các hộ gia đình, Rừng
tự nhiên của xã Hướng Tân với diện tích là 330,4 ha được quản lý bởi BQL rừng phòng
hộ Hướng Hóa – Đakrông, cộng đồng và UBND xã, Rừng tự nhiên của xã Tân Hợp với
diện tích là 918,4 ha được quản lý bởi BQL rừng phòng hộ Hướng Hóa – Đakrông, các
hộ gia đình, cộng đồng, UBND xã và UBND xã.
Về công tác quản lý bảo vệ rừng và lâm sản trên địa bàn huyện Hướng Hóa
nói chúng và 03 xã Húc, Hướng Tân, Tân Hợp nói riêng là một trong những khu
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
iv
vực của huyện vi phạm về quản lý lâm sản cao nhất với những diễn biến phức tạp
qua các năm cụ thể: Năm 2014 là 55 vụ, số gỗ thu giữ là: 57,49 m3
; năm 2015 là
32 vụ Số gỗ thu giữ là: 55,17 m3
, năm 2016 là 28 vụ, số gỗ thu giữ là: 40,93 m3
.
Tình trạng chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng diễn ra trên diện rộng quy mô phức
tạp và tăng dần qua các năm. Trên địa bàn huyện xảy ra trên các điểm nóng xã Tân
Hợp, xã Húc, xã Hướng Tân cụ thể: Năm 2014 là 34 vụ, với diện tích lấn chiếm là
56 ha, năm 2015 là 40 vụ với diện tích là 72 ha, năm 2016 là 52 vụ với diện tích là
91 ha.
Khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ xảy ra quanh năm chủ yếu tập trung vào các
loài gỗ có giá trị cao như Lim xẹt, Sến mủ, Giổ, Trường, Sao… các loại LSNG bị khai
thác nhiều đó là măng tre, lan Kim Tuyến, các loại Phong Lan rừng, cây Huyết Đằng,
hạt Giổi, các loại mây, lá nón...Hoạt động săn bắt là mối đe dọa chính lên sự sống còn
của các loài động vật hoang dã trong khu vực.
Tình hình chuyển đổi mục đích sự dụng rừng và đất rừng để thực hiện các dự án
phát triển kinh tế, trong đó diện tích rừng tự nhiên ở khu vực nghiên cứu bị chuyển đổi
trong năm 2016 là 404,5 ha, kèm theo đó là hệ lụy về tình hình mất an ninh trật tự trên
địa bàn, sự mâu thuẫn của người dân địa phương với chính quyền và với các dự án.
Công tác phối hợp giữa các chủ rừng còn hạn chế chưa thống nhất đồng bộ, đang
còn cơ chế “mệnh ai người đó làm”.
Hệ thống chính sách pháp luật về quản lý bảo vệ rừng và lâm sản đã tương đối
đầy đủ và hoàn thiện đáp ứng những đòi hỏi khách quan trong công tác quản lý
bảo vệ rừng và lâm sản từ các chủ trương, chính sách về giao đất, giao rừng, bảo vệ
phát triển rừng, cơ chế ứng trước gỗ khi giao rừng cho cộng đồng, kinh doanh chế biến
lâm sản, hỗ trợ đầu tư, các quy định về quy hoạch phân loại rừng, tổ chức quản lý bảo
vệ... Nhưng bên cạnh đó việc tổ chức vẫn còn chung chung, chưa đưa ra được các
chính sách phù hợp với các điều kiện của từng địa phương vẫn còn chung chung so với
toàn huyện. Trong các chính sách vẫn còn nhiều kẻ hở, chưa sát thực nên trong quá
trình triển khai thực hiện còn gặp nhiều vướng mắc.
Công tác quản lý bảo vệ rừng tự nhiên và lâm sản tại huyện Hướng Hóa nói
chung và 03 xã Húc, Hướng Tân, Tân Hợp nói riêng ngoài những thuận lợi thì vẫn tồn
tại một số khó khăn nhất định như diện tích rừng rộng lớn, địa hình hiểm trở và chia
cắt mạnh, điều kiện dân sinh, kinh tế đồng bào các vùng núi còn gặp nhiều khó khăn
đời sống một bộ phận nhân dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp truyền thống và còn
phụ thuộc vào các hoạt động khai thác lâm sản, săn bắt động vật hoang dã.
Qua việc nghiên cứu đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý bảo vệ rừng tự nhiên: Hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật lâm
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
v
nghiệp. Chú trọng các chương trình phát triển kinh tế và nâng cao đời sống người
dân. Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, xử lý các hành vi khai
thác, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, chế biến lâm sản trái phép. Xem xét việc
chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất rừng để phát triển kinh tế với bảo vệ môi
trường đặc biệt là rừng tự nhiên. Vận động mọi tầng lớp người dân tham gia, có cơ
chế chính sách từ trên xuống nhằm thực hiện một cách đồng bộ và bảo vệ rừng
được tốt hơn.
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................ii
TÓM TẮT ...........................................................................................................................iii
MỤC LỤC...........................................................................................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................................x
DANH MỤC BẢNG...........................................................................................................xi
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ.........................................................................................xii
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................................1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................................................2
2.1. MỤC TIÊU CHUNG ....................................................................................................2
2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ ....................................................................................................2
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN......................................................................2
3.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC................................................................................................2
3.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN...............................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .....................................................................4
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. ..........................................4
1.1.1 Tổng quan về quản lý rừng..........................................................................................4
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỂN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................................5
1.2.1. Những nghiên cứu về quản lý rừng trên thế giới........................................................5
1.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................................6
1.2.3. Tình hình quản lý bảo vệ rừng trên thế giới ...............................................................8
1.2.4. Tình hình quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam..............................................................11
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ...................................................................................................................................16
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:................................16
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:..............................................................................................16
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu:.................................................................................................16
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
vii
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.......................................................................................16
2.2.1. Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu........................16
2.2.2. Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng tự nhiên của 3 xã Húc, Hướng Tân, Tân
Hợp.....................................................................................................................................16
2.2.3. Nghiên cứu các phong tục tập quán của từng địa phương cụ thể trong việc quản lý,
bảo vệ và sử dụng rừng tự nhiên. .......................................................................................16
2.2.4. Nghiên cứu các tác động đến tài nguyên rừng tự nhiên tại khu vực nghiên
cứu......................................................................................................................................16
2.2.5. Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng tự nhiên trên địa bàn xã Húc, xã
Hướng Tân, Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị................................................16
2.2.6. Đề xuất một số biện pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng tự nhiên cho xã Húc, xã
Hướng Tân, Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị................................................17
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................................................17
2.3.1. Kế thừa kết quả nghiên cứu và các tài liệu đã có về vấn đề liên quan.....................17
2.3.2. Khảo sát thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu.................................................................17
2.3.3. Phương pháp chuyên gia ..........................................................................................18
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..........................................19
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN
RỪNG TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU.....................................................19
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hướng Hóa....................................19
3.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Tân Hợp, Hướng Tân, Húc.....................25
3.1.3. Hiện trạng rừng phân theo ba loại rừng của huyện Hướng Hóa ..............................33
3.1.4. Hiện trạng rừng của xã Húc......................................................................................35
3.1.5. Hiện trạng rừng của xã Hướng Tân..........................................................................39
3.1.6. Hiện trạng rừng của xã Tân Hợp..............................................................................42
3.1.7. Tổng hợp diện tích rừng tự nhiên của 03 xã trong khu vực nghiên cứu ..................45
3.2. NHỮNG PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU TRONG
VIỆC QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ SỬ DỤNG RỪNG TỰ NHIÊN.....................................46
3.2.1 Đối với xã Húc huyện Hướng Hóa:...........................................................................46
3.2.2. Đối với xã Hướng Tân huyện Hướng Hóa:..............................................................48
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
viii
3.3. NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TỰ NHIÊN Ở KHU VỰC
NGHIÊN CỨU...................................................................................................................51
3.3.1. Tác động từ việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, thu hồi đất sản xuất của các hộ
gia đình để phục vụ các dự án phát triển kinh tế:...............................................................51
3.3.2. Tác động từ các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, dự án trồng rừng sản xuất...........52
3.3.3. Tác động từ việc đóng cửa rừng và ngừng xuất khẩu gỗ của nước bạn Lào............53
3.3.4. Tác động gián tiếp của việc xây dựng hệ thống đường giao thông..........................54
3.4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ SỬ DỤNG RỪNG TỰ
NHIÊN TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU..........................................................................54
3.4.1. Thực trạng và những nỗ lực bảo vệ rừng ở ba xã vùng nghiên cứu........................54
3.4.2. Thực trạng vi phạm các quy định về quản lý lâm sản trong khu vực nghiên cứu.........59
3.4.3. Tình trạng chặt phá rừng và lấn chiếm đất rừng.......................................................62
3.4.4. Khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trái phép..............................................................64
3.4.5. Tình trạng buôn bán lâm sản trái phép.....................................................................65
3.5. ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BÊN CÓ LIÊN QUAN TRONG CÔNG
TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ, SỬ DỤNG RỪNG TỰ NHIÊN...........................................67
3.6. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ TỒN TẠI TRONG QUẢN LÝ, BẢO VỆ
RỪNG VÀ LÂM SẢN.......................................................................................................68
3.6.1. Thuận lợi...................................................................................................................68
3.6.2. Khó khăn...................................................................................................................69
3.7. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ........................................................................................71
3.8. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO
VỆ RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN.............................................................................72
3.8.1. Hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật lâm nghiệp..........................................72
3.8.2. Hoàn thành công tác giao đất giao rừng ở những diện tích rừng do UBND xã quản
lý cho các cộng đồng, hộ gia đình quản lý. ........................................................................73
3.8.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường trách nhiệm của các tổ chức trong hoạt động
về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.........74
3.8.4. Phát triển kinh tế và nâng cao đời sống người dân...................................................78
3.8.5. Xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị bảo vệ rừng...................................79
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ix
3.8.6. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, khuyến lâm và quan tâm phát triển
nguồn nhân lực ...................................................................................................................79
3.8.7. Phòng cháy chữa cháy rừng......................................................................................79
3.8.8. Quản lý rừng tự nhiên bền vững toàn phần theo chứng chỉ FSC.............................80
3.8.9. Thực hiện tốt công tác điều tra, kiểm kê nhằm đánh giá đúng hiện trạng tài nguyên
rừng, tổ chức theo dõi diễn biến rừng, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý,
bảo vệ và phát triển rừng....................................................................................................81
3.8.10. Ưu tiên phát triển trồng cây gỗ lớn, cây lâu năm, cây có giá trị kinh tế cao, kết hợp
với khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, nôi dưỡng rừng............................................................81
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................83
4.1. KẾT LUẬN.................................................................................................................83
4.2. KIẾN NGHỊ.................................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................86
PHỤ LỤC...........................................................................................................................89
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TNR Tài nguyên rừng
QLRBV Quản lý bảo vệ rừng
UBND Ủy ban nhân dân
LSNG Lâm sản ngoài gỗ
RPH Rừng phòng hộ
TX Thường xanh
TN Tự nhiên
LN Lâm nghiệp
PTNT Phát triển nông thôn
BQL Ban quản lý
BCĐ Ban chỉ đạo
BQL RPH Ban quản lý rừng phòng hộ
BTTN Bảo tồn thiên nhiên
KT-QP Kinh tế quốc phòng
BVR Bảo vệ rừng
PCCCR Phòng chống cháy rừng
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
QSDĐ Quyền sử dụng đất
BCC
Dự án bảo tồn đa dạng sinh học tiểu vùng
sông Mê Công giai đoạn II
FSC Hội đồng quản trị rừng quốc tế
FAO Tổ chức lương nông của Liên Hợp Quốc
ITTO: Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
xi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Hiện trạng rừng phân theo ba loại rừng của huyện Hướng Hóa........................33
Bảng 3.2. Biến động diện tích rừng từ năm 2013 đến 2016 của huyện Hướng Hóa.........34
Bảng 3.3. Hiện trạng rừng và đất rừng theo mục đích sử dụng của xã Húc .....................35
Bảng 3.4. Hiện trạng rừng và đất rừng theo chủ quản lý của xã Húc ...............................37
Bảng 3.5. Hiện trạng rừng và đất rừng theo mục đích sử dụng của xã Hướng Tân...........39
Bảng 3.6. Hiện trạng rừng và đất rừng theo chủ quản lý của xã Hướng Tân.....................40
Bảng 3.7. Hiện trạng rừng và đất rừng theo mục đích sử dụng của xã Tân Hợp...............42
Bảng 3.8. Hiện trạng rừng và đất rừng theo chủ quản lý của xã Tân Hợp ........................43
Bảng 3.9. Thống kê hiện trạng rừng và đất rừng theo mục đích sử dụng rừng.................45
Bảng 3.10 Biểu thống kê hiện trạng rừng và đất rừng theo chủ quản lý sử dụng rừng....45
Bảng 3.11. Thực trạng và những nỗ lực bảo vệ rừng ở ba xã vùng nghiên cứu................54
Bảng 3.12. Tổng hợp các vụ vi phạm luật về quản lý lâm sản trên địa bàn huyện............59
Bảng 3.13. Tổng hợp các loại lâm sản và phương tiện bị tịch thu trên địa bàn huyện......59
Bảng 3.14. Tổng hợp các vụ vi phạm luật về quản lý lâm sản tại xã Húc.......................60
Bảng 3.15. Bảng tổng hợp các vụ vi phạm luật về quản lý lâm sản tại xã Hướng Tân.....61
Bảng 3.16. Tổng hợp các vụ vi phạm luật về quản lý lâm sản tại xã Tân Hợp.................61
Bảng 3.17. Tổng hợp tình trạng phá rừng và lấn chiếm đất rừng của khu vực nghiên cứu.
............................................................................................................................................62
Bảng 3.18. Bảng tổng hợp về khai thác gỗ trái phép ở khu vực nghiên cứu.....................64
Bảng 3.19. Giá các loại gỗ trước và sau thời điểm hạn chế nhập khẩu gỗ từ Lào.............66
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
xii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Hướng Hóa...............................................................19
Hình 3.2. Sơ đồ về mối quan hệ giữa các bên trong công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng
rừng tự nhiên ở khu vực nghiên cứu...................................................................................67
Biều đồ 3.1. Biểu đồ về số vụ vi phạm của 3 xã khu vực nghiên cứu so với toàn huyện từ
năm 2014 đến năm 2016 ....................................................................................................62
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
1
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng nói chung đóng một vai trọng hết sức quan trọng đối với con người, rừng
cung cấp gỗ làm nhà, thức ăn, dược liệu và các nhu cầu phục vụ cuộc sống của con
người đó là những giá trị hữu hình mà con người hàng ngày khai thác từ rừng thì bên
cạnh đó rừng nó là lá phổi xanh cung cấp Oxy để duy trì sự sống, là tấm lá chắn bảo vệ
con người, là môi trường sống của các loại động vật, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo
tồn đa dạng sinh học, du lịch cảnh quan, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cũng như an ninh
biên giới quốc gia.
Trong những năm qua để làm tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng, nhà nước ta đã
ban hành nhiều chủ trương chính sách, văn bản quy phạm pháp luật quy định trong
lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và phát triển rừng. Nhà nước đầu tư nhiều kinh phí,
khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về công tác trồng rừng để phủ
xanh đất trống đồi núi trọc, khoanh nuôi bảo vệ, xúc tiến tái sinh các rừng non, rừng
nghèo, thành lập các khu bảo tồn và phát triển vốn rừng. Những hoạt động có ý nghĩa
hết sức quan trọng về kinh tế, khoa học môi trường sinh thái và an ninh quốc phòng...
Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân từ khách quan đến chủ quan: Như thiếu lực lượng
chuyên trách, thiếu kính phí đầu tư, thiếu kiến thức... nên tình trạng xâm hại đến tài
nguyên rừng ở một số nơi xảy ra nghiêm trọng, làm cho diện tích rừng tự nhiên ngày
càng bị thu hẹp, trữ lượng và chất lượng rừng giảm sút. Một số động thực vật khai thác
quá mức dẫn đến có nguy cơ bị tuyệt chủng, mức độ đa dạng sinh học của rừng bị
giảm đi.
Huyện Hướng Hóa là một huyện miền núi nằm ở phía của tỉnh Quảng Trị với
diện tích đất tự nhiên 115.235 ha. Dân số đến cuối năm 2016 là: 86,2 nghìn người, với
03 dân tộc sinh sống chủ yếu là: Pa Kô, Vân Kiều, Kinh[1]. Trong thời gian gần đây
những áp lực từ việc mở rộng diện tích đất sản xuất cho các hộ gia đình, áp lực từ các dự
án thủy điện, các dự án phát triển Nông, Lâm nghiệp trên địa bàn, việc chuyển đổi mục
đích sử dụng đất từ rừng phòng hộ sang đất sản xuất một cách bừa bãi, chưa khai thác
được hết hiệu quả của rừng trong việc phát triển kinh tế mang lại từ rừng.
Xã Húc, xã Hướng Tân, Tân hợp là ba xã thuộc 3 khu vực đại diện các đặc trưng
về tự nhiên, kinh tế - xã hội cho toàn huyện: Bắc Hướng Hóa, Nam Hướng Hóa và khu
vực dọc đường chín với tổng diện tích rừng tự nhiên của 03 xã lớn 3.261,2 ha chiếm
7,6% diện tích rừng tự nhiên của toàn huyện và là các xã thuộc xã đặc biệt khó khăn với
50% số hộ gia đình thuộc hộ nghèo. Trong đó có cả diện tích rừng tự nhiên chủ yếu là
rừng phòng hộ và rừng sản xuất do Ban quản lý rừng Phòng hộ Hướng Hóa Đakrông,
UBND xã và cộng đồng hộ gia đình quản lý. Trong khi đó diện tích rừng tự nhiên được
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
2
các hộ gia đình và quản lý từ 3 đến 5 ha/hộ gia đình. Cuộc sống của các cộng đồng dân
cư ở đây chủ yếu dựa vào sản xuất Nông - Lâm nghiệp lại có điều kiện kinh tế khó khăn
không phát huy được tiền năng từ rừng mang lại. Vì vậy áp lực từ các hoạt động khai
thác gỗ và vác lâm sản, lấm chiếm đất rừng để làm đất sản xuất của các hộ gia đình,
cộng đồng dân cư tới tài nguyên rừng là rất lớn nên diện tích và chất lượng rừng tự
nhiên ngày càng giảm xuống.
Trước những thực trạng về công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng tự nhiên còn
nhiều bất cập đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất
giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị”
làm cơ sở khoa học, lý luận nhằm đưa ra các giải pháp để quản lý, sử dụng, bảo vệ và
phát triển rừng tự nhiên một cách hợp lý, bền vững góp phần nâng cao hiệu quả về
kinh tế đồng thời bảo vệ được các nguồn tài nguyên rừng.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. MỤC TIÊU CHUNG
Đánh giá và phân tích được những tác động cũng như những bất cấp trong công
tác quản lý tài nguyên rừng tự nhiên của 3 xã Húc, Hướng Tân, Tân Hợp, từ đó đề xuất
được các giải pháp nhằm nâng quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng tự nhiên hiệu quả đối với
khu vực nghiên cứu.
2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ
- Nghiên cứu được điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội, hiện trạng tài nguyên
rừng tự nhiên và các điều kiện khác cũng như những các phong tục tập quán của địa
phương cụ thể và những hạn chế trong việc thực hiện quản lý tài nguyên thiên nhiên
theo các quy định của pháp luật và các luật tục của địa phương.
- Đánh giá được tình hình khai thác, sử dụng, thị trường và công tác quản lý các
lâm sản trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng
rừng rừng tự nhiên có hiệu quả cho 3 xã Húc, Hướng Tân, Tân Hợp.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN
3.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC
Kết quả đề tài sẽ là cơ sở cơ sở dữ liệu hiện trạng rừng và đất rừng, là cơ sở lý
luận cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý lâm nghiệp đưa ra những chủ
trương, ban hành những quy định phù hợp nhằm quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên
rừng tự nhiên kết hợp với phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái ở xã Húc, xã
Hướng Tân, xã Tân Hợp huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
3
3.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN
- Kết quả của Đề tài là tài liệu khoa học cơ bản về hiện trạng rừng và đất rừng,
tình hình quản lý và sử dụng rừng, từ đó phát hiện những vấn đề bất cập trong quản lý
tài nguyên rừng về thực hiện theo luật pháp và theo luật tục của địa phương và những
xung đột của các cộng đồng dân cư với chính quyền địa phương, với các tổ chức quản lý
rừng tự nhiên trên địa bàn của xã Húc, xã Hướng Tân, Tân Hợp.
- Đề tài nêu ra những vấn đề tồn tại của các dự án triển khai trên địa bàn có sự tác
động đến tài nguyên rừng tự nhiên từ đó xem xét được việc phát triển kinh tế với việc
bảo vệ rừng tự nhiên của khu vực.
- Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để triển khai các hoạt động lâm nghiệp
trong thời gian tới nhằm đảm bảo việc phát triển kinh tế, xã hội, ổn định an ninh chính
trị đi đôi với việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng một cách có hiệu quả.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho các hoạt động nghiên
cứu khoa học khác về quản lý tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn xã Húc, Hướng Tân,
Tân Hợp sau này.
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.1.1 Tổng quan về quản lý rừng.
Khoa học về quản lý rừng đã được hình thành từ cuối thế kỷ thứ 18, đầu thế kỷ
19. Ban đầu chỉ chú trọng đến khai thác, sử dụng gỗ được lâu dài, liên tục; khi gỗ có
giá trị thương mại trao đổi lớn. Chủ rừng muốn có nhiều lãi suất bằng cách nâng cao
năng suất, sản lượng gỗ trên một đơn vị diện tích; trên cơ sở các giải pháp kỹ thuật tạo
rừng, nuôi dưỡng, khai thác, thương mại dần dần trở thành các môn khoa học được
nghiên cứu áp dụng. Suốt thế kỷ XIX và gần hết thế kỷ XX, khoa học quản lý rừng
luôn nhằm mục tiêu sản lượng ổn định, nghĩa là năm sau không ít hơn năm trước; từ
đó các lý thuyết về điều chỉnh sản lượng theo diện tích, theo cấp năng suất để hàng
năm có thu hoạch gỗ, thu nhập đồng đều đã được xây dựng, phát triển cho môn quản
lý/quy hoạch rừng (Forest management)[3]. Việt Nam, sau khi đất nước hoàn toàn
thống nhất, Đảng và Chính phủ đã chỉ đạo ngành lâm nghiệp tăng cường nghiên cứu
và áp dụng các thành tựu của khoa học quản lý rừng nhằm giữ vững sản lượng khai
thác ổn định và không lạm dụng vào nguồn tài nguyên rừng.
- Quản lý rừng bền vững: Theo Tổ chức gỗ nhiệt đới (ITTO): “QLRBV là quá
trình quản lý những lâm phần ổn định nhằm đạt được một hay nhiều hơn những mục
tiêu quản lý đề ra một cách rõ ràng như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và
dịch vụ rừng mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị truyền thống và
năng suất tương lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn đối
với môi trường tự nhiên và xã hội”.
- Nửa cuối của thế kỷ XX, trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công
nghệ, môi trường, con người chờ đợi ở rừng nhiều hơn nữa các khả năng cung ứng
không chỉ về gỗ, lâm sản ngoài gỗ mà còn các chức năng bảo vệ môi trường như:
phòng hộ nguồn nước, chống thiên tai, bảo tồn đa dạng sinh học, giáo dục thẩm mỹ,
môi trường v.v.. môn quản lý rừng đã giao thoa với nhiều môn khoa học khác và cũng
do vậy mang nhiều tên khác nhau như: quản lý rừng, điều chế rừng, quy hoạch rừng,
thiết kế kinh doanh rừng. Ở Việt Nam, những năm 80 – 90 của thế kỷ 20, các đơn vị
quản lý rừng tự nhiên (Lâm trường, các đơn vị làm kinh tế lâm nghiệp...) đều phải xây
dựng Phương án điều chế rừng (Kế hoạch quản lý). Tuy nhiên các phương án điều chế
rừng hay quy hoạch Phạm Hoài Đức, Nguyễn Ngọc Lung – 2012. Bài giảng Quản lý
rừng bền vững và Chứng chỉ rừng 4 rừng vẫn tập trung vào mục tiêu lợi dụng tài
nguyên rừng là chính, tất cả các hoạt động quản lý rừng đều xoay quanh mục tiêu khai
thác gỗ, phát triển kinh tế đất nước nói chung và của đơn vị nói riêng. Cùng với sự tiến
bộ của khoa học, kỹ thuật và phát triển kinh tế - xã hội, quản lý rừng đã chuyển từ
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
5
quản lý kinh doanh gỗ sang quản lý kinh doanh nhiều mặt tài nguyên rừng, quản lý hệ
sinh thái rừng và cuối cùng là quản lý rừng bền vững trên cơ sở các tiêu chuẩn, tiêu chí
được xác lập chặt chẽ, toàn diện về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. Quản lý
rừng bền vững đòi hỏi chủ rừng phải lập Kế hoạch quản lý rừng chi tiết, rõ ràng và
giám sát chặt chẽ các hoạt động lâm nghiệp. Tất cả các hoạt động từ xây dựng, phát
triển rừng đều tuân theo kế hoạch được lập, trong đó kế hoạch khai thác gỗ và bảo vệ
môi trường giữ vai trò quan trọng. Đã có một thời gian dài các Công ty Lâm nghiệp
chỉ tập trung vào mục tiêu kinh tế, đạt được khối lượng khai thác đã đặt ra, ít hoặc
không quan tâm tới vai trò của rừng trong phát triển xã hội và đặc biệt là bảo vệ môi
trường của địa phương. Để đảm bảo rừng sản xuất được quản lý bền vững, trước hết
các cơ sở sản xuất kinh doanh rừng phải đạt "Tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững".
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỂN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2.1. Những nghiên cứu về quản lý rừng trên thế giới
Khi tài nguyên rừng bị suy thoái nghiêm trọng thì con người mới nhận thức
được rằng tài nguyên rừng là có hạn và đang bị suy giảm nhanh chóng, nhất là tài
nguyên rừng nhiệt đới. Theo tổ chức FAO (2003), vào những năm 1990-1995 ở các
nước đang phát triển đã có hơn 65 triệu ha rừng bị mất. Năm 2000, diện tích rừng toàn
thế giới kể cả rừng tự nhiên và rừng trồng còn hơn 3.869 triệu ha với độ che phủ chiếm
29,6% lãnh thổ.
Trước tình hình trên, đã có nhiều giải pháp tăng cường QLRBV như: Cộng đồng
quốc tế đã thành lập nhiều tổ chức, tiến hành nhiều hội nghị, đề xuất và cam kết nhiều
công ước về bảo vệ và phát triển rừng trong đó có Chiến lược bảo tồn (năm 1980 và
điều chỉnh năm 1991), Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO năm 1983), Chương trình
hành động của tổ chức Nông lương (FAO năm1985), Hội nghị Liên hiệp quốc về môi
trường và phát triển (UNCED tại Rio deJaneiro năm1992), Công ước quốc tế về buôn bán
các loài động thực vật quý hiếm (CITES), Công ước về Đa dạng sinh học (CBD năm
1992), Công ước về thay đổi khí hậu toàn cầu (CGCC năm 1994), Công ước về chống sa
mạc hóa (CCD năm 1996), Hiệp định quốc tế về gỗ nhiệt đới (ITTA năm 1997).
Tháng 9/1998, Hội nghị lần thứ XIII tại Hà Nội, các nước trong khu vực Đông
Nam Á đã thỏa thuận về đề nghị của Malaysia xây dựng bộ tiêu chí và chỉ số vùng
ASIAN về QLRBV (viết tắt là C&I ASEAN). Thực chất C&I ASEAN cũng giống như
C&I của ITTO, bao gồm 7 tiêu chí và cũng chia làm 2 cấp quản lý là cấp quốc gia và
cấp đơn vị.
Ngoài ra, còn có các nghiên cứu về chính sách QLRBV, như là:
Nghiên cứu của Gilmour D.A. (1999) đã cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến hiệu tính kém hiệu quả của các chương trình quản lý tài nguyên thiên nhiên
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
6
(TNTN) là chưa giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích giữa các cá nhân trong cộng đồng,
giữa lợi ích cộng đồng địa phương và lợi ích quốc gia, do đó chưa phát huy được nội
lực của các cộng đồng để quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng. Vì vậy, quản lý TNR cần
phát triển theo hướng kết hợp hoạt động bảo tồn và phát triển tài nguyên với hoạt động
sản xuất để cải thiện chất lượng cuộc sống người dân, thống nhất lợi ích của người dân
và lợi ích quốc gia trong hoạt động bảo tồn và phát triển TNR.
Subedi và cộng sự đã sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA)
để nghiên cứu quản lý cây và đất đai tại hai cộng đồng nông thôn ở miền Đông Terai,
Nepan. Kết quả nghiên cứu đã góp sức vào việc phát triển lợi tức và công việc làm ăn
thông qua dự án do cơ quan phát triển quốc tê Thụy Điển (SIDA) và FAO tài trợ.
Poffenberger, M. và cộng sự (1993) đã có nghiên cứu điểm tại Vườn quốc gia
Dong Yai nằm ở Đông Bắc và khu phòng hộ Nam Sa ở phía Bắc Thái Lan. Kết quả tại
Dong Yai, người dân đã chứng minh được khả năng của họ trong việc tự tổ chức các
hoạt động bảo tồn, đồng thời phối hợp với Cục Lâm nghiệp Hoàng Gia xây dựng hệ
thống quản lý rừng đảm bảo ổn định về môi trường sinh thái và phục vụ lợi ích của
người dân trong khu vực. Tại Nam Sa, cộng đồng người dân cũng rất thành công trong
công tác quản lý rừng phòng hộ. Trong báo cáo "Liên minh cộng đồng quản lý rừng ở
Thái Lan" họ khẳng định rằng: Nếu Chính phủ có chính sách khuyến khích và chuyển
giao quyền lực thì người dân chắc chắn sẽ thành công trong việc kiểm soát tài nguyên.
1.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Tháng 12 năm 1998 hội thảo Quốc gia về Quản lý rừng bền vững do Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên Đông Dương (WWF
Đông Dương), Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Hà Nội và Hội đồng quản trị rừng
quốc tế (FSC) đồng tài trợ đã tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, kết quả hội thảo đã
thống nhất thành lập tổ công tác quốc gia về QLRBV và chứng chỉ rừng, đồng thời
đề xuất chương trình hoạt động trong năm đầu tiên. Để nâng cao hiệu quả, chất lượng
hoạt động QLRBV và cấp chứng chỉ rừng ở nước ta, Viện quản lý bền vững và chứng
chỉ rừng (trực thuộc hội KHKT Lâm nghiệp Việt Nam) được thành lập vào tháng 6
năm 2006.
Viện quản lý bền vững và chứng chỉ rừng cùng các chuyên gia hàng đầu trong
và ngoài nước đã nhóm họp để xây dựng Bộ tiêu chuẩn QLRBV cho Việt Nam, đến
nay đã hoàn thành phiên bản 9C. Bên cạnh đó, có nhiều công trình nghiên cứu phân
tích những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng TNR bền vững, một số đề tài nghiên
cứu đã bước đầu đề xuất các giải pháp cụ thể áp dụng như:
Nghiên cứu “Quản lý rừng và hưởng lợi trong giao đất giao rừng” tại Tây
Nguyên của PGS.TS Bảo Huy, năm 2005. Tác giả đã đã nêu được việc giao rừng
không thể chỉ thực hiện việc giao rừng mà cần phải có những giải pháp hỗ trợ, phải có kế
hoạch quản lý sử dụng và được giám sát thường xuyên bởi cộng đồng, cơ quan quản lý.
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
7
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá tình hình thực hiện Quyết định 178/2001/QĐ-TTg
và đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách hưởng lợi đối với cá nhân, hộ gia đình và cộng
đồng được giao, được thuê và nhận khoán rừng, đất lâm nghiệp” của TS. Nguyễn
Nghĩa Biên, năm 2005. Đề tài đã đánh giá tình thình thực hiện chính sách hưởng lợi
theo quyết định 178/2001/QĐ-TTg và đề xuất, sữa đổi bổ sung góp phần hoàn thiện cơ
chế hưởng lợi đối đối với cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng được giao, được thuê và
nhận khoán rừng, đất lâm nghiệp.
Công trình "Sử dụng đất tổng hợp bền vững" của Nguyễn Xuân Quát năm
1996, tác giả đã nêu lên những điều cần biết về đất đai, phân tích tình hình sử dụng đất
đai, cũng như các mô hình sử dụng đất bền vững, mô hình khoanh nuôi và phục hồi
rừng ở Việt Nam. Đồng thời bước đầu đề xuất tập đoàn cây trồng nhằm sử dụng bền
vững và ổn định đất rừng.
Phạm Đức Lâm và Lê Huy Cường (1998) đã đưa ra các giải pháp quản lý và sử
dụng TNR bền vững tại lưu vực sông Sê San.
Hồ Viết Sắc (1998) đã đề xuất một số giải pháp về xã hội và quản lý.Tác giả đã
đưa ra các giải pháp nhằm quản lý bền vững rừng khộp ở Ea Súp - Đắc Lắc.
Đỗ Đình Sâm (1998) đã phản ánh thực trạng du canh, đánh giá sự ảnh hưởng
của nó, đồng thời nêu lên một số giải pháp chính sách về định canh và biện pháp kỹ
thuật canh tác trên đất dốc nhằm QLRBV ở Việt Nam.
Đánh giá hiện trạng quản lý rừng và đất rừng làm cơ sở đề xuất sử dụng tài
nguyên rừng bền vững ở ĐakLak của TS.Bảo Huy, năm 1998. Tác giả đã thu thập,
phân tích biến động tài nguyên rừng, biến động cấu trúc rừng và tính chất đất rừng sản
xuất qua quá trình khai thác để đề xuất quản lý, sử dụng tài nguyên rừng, đất rừng phù
hợp với quan điểm phát triển bền vững.
Nghiên cứu thí điểm đầu tiên về quy hoạch sử dụng đất và giao đất rừng tự
nhiên được thực hiện ở lâm trường EaHleo, lâm trường Quảng Trực, lâm trường
Quảng Tân và lâm trường Đak Ghềnh của tỉnh ĐakLak năm 1999.
Nhóm nghiên cứu về quản lý rừng Cộng đồng ở xã Đak Nuê huyện Lak nằm
trong vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung do tác giả Bảo Huy, Trần Hữu
Nghị và Nguyễn Hải Nam. Nhóm tác giả đã khuyến nghị giao cho các hộ và cộng
đồng quyết định nuôi dưỡng, khai thác rừng với sự hỗ trợ kỹ thuật của các cơ quan
hữu quan. Đồng thời cũng đề xuất các chính sách hỗ trợ đầu tư cho hộ gia đình và
cộng đồng bảo vệ và phát triển rừng theo quan điểm bền vững.
Nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên ở Tây Nguyên và khả năng ứng dụng trong
kinh doanh rừng tự nhiên của TS.Trần Văn Con, năm 1999. Tác giả đánh giá lại các
nghiên cứu về cấu trúc rừng tự nhiên ở vùng Tây nguyên để xem xét thực trạng sự
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
8
hiểu biết, khả năng ứng dụng hiểu biết về cấu trúc rừng tự nhiên để đề xuất các định
hướng nghiên cứu tiếp về cấu trúc của rừng tây nguyên.
Sử dụng tài nguyên đất nước hợp lý làm cơ sở phát triển nông nghiệp bền
vững ở tỉnh ĐakLak của GS-TS Trần An Phong, năm 2001. Tác giả đánh giá lại tài
nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, hiện trạng và định hướng chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, hiệu quả sử dụng đất và đề xuất sử dụng tài nguyên đất và nước hợp lý
làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh ĐakLak.
1.2.3. Tình hình quản lý bảo vệ rừng trên thế giới
Lịch sử quản lý rừng nhiệt đới được phát triển từ những năm đầu của thế kỷ
19 ở Ấn Độ, Mianma và nhanh chóng lan rộng sang nhiều khu vực ở châu Phi.
Khởi đầu, hoạt động quản lý được thực hiện nhằm bảo vệ có hệ thống các nguồn tài
nguyên gỗ. Ở giai đoạn sau này, các hoạt động quản lý được đa dạng hóa như:
chuyển đổi rừng tự nhiên thành rừng trồng hoặc nông lâm kết hợp (các hệ thống
chuyển đổi), tác động nhằm tạo ra rừng tự nhiên có năng suất cao hơn (các hệ thống
chặt trắng), hoặc giảm thiểu tác động và sử dụng tái sinh tự nhiên để tạo ra các lâm
phần có mục tiêu lấy gỗ (các hệ thống tái sinh tự nhiên). Ngoài ra, quản lý rừng
cũng bao gồm các hệ thống phục hồi bằng việc phục hồi lại rừng trên đất đã bị
thoái hóa (các hệ thống phục hồi). Tình hình quản lý, bảo vệ rừng trên thế giới đến
nay chủ yếu trải qua hai giai đoạn: [4].
- Giai đoạn từ thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20
Giai đoạn này, hệ thống quản lý rừng ở nhiều nước chủ yếu vẫn dựa trên các
mô hình kiểm soát quốc gia, Chính phủ giữ quyền quản lý các khu rừng tự nhiên thông
qua các cơ quan Lâm nghiệp. Khai thác lâm sản phục vụ nhu cầu nguyên liệu từ lâm
sản cho sự phát triển của các ngành công nghiệp. Người dân hầu như không hề được
hưởng lợi từ rừng và vì vậy họ cũng không quan tâm, không có trách nhiệm về vấn đề
xây dựng, bảo vệ và phát triển vốn rừng. Giai đoạn này, hoạt động khai thác rừng nhiệt
đới chủ yếu được thực hiện bởi sức lao động của con người và động vật mà chưa sử
dụng máy móc trong quá trình khai thác. Chính vì vậy, các biện pháp khai thác này
không gây tác động lớn cho rừng tự nhiên.
- Giai đoạn từ giữa thế kỷ 20 đến nay
Giai đoạn này tài nguyên rừng ở nhiều quốc gia đã bị giảm sút một cách nhanh
chóng, môi trường sinh thái bị huỷ hoại nghiêm trọng. Các hoạt động khai thác công
nghiệp rừng tự nhiên phát triển mạnh mẽ do nhu cầu gỗ tăng vọt trên thế giới. Các
phương pháp khai thác cơ giới hóa ở các nước vùng ôn đới được sử dụng ở các vùng
nhiệt đới ngày càng nhiều với cường độ ngày càng cao. Hệ quả là, rất nhiều khu rừng
nhiệt đới bị phá hoại nghiêm trọng sau khai thác. Vấn đề khai thác rừng tự nhiên bền
vững trở thành mối quan tâm của nhiều tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, sử
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
9
dụng, bảo tồn rừng tự nhiên nhiệt đới trên thế giới. Hàng loạt các hệ thống kỹ thuật
khai thác giảm thiểu tác động được đề xuất từ những năm 90 thế kỷ 20 trở lại đây.
Trong đó đáng kể nhất là các hệ thống biện pháp kỹ thuật quản lý sử dụng rừng xây
dựng bởi ITTO (1990), Poore và Sayer (1990), FAO (1993, 1996) và FSC (1994, sửa
đổi năm 2000).
Rất nhiều kỹ thuật sử dụng trong các phương thức khai thác được đề xuất này
là kinh nghiệm rút ra từ hệ thống khai thác áp dụng cho rừng nhiệt đới ở Australia.
Trong rất nhiều hệ thống biện pháp kỹ thuật khai thác giảm thiểu tác động được đề
xuất, quy trình khai thác được xây dựng bởi FAO (1996) (Dykstra và Heinrich, 1996)
có ảnh hưởng rộng rãi nhất trong các nước có rừng tự nhiên nhiệt đới. Trên cơ sở quy
trình này, với sự hỗ trợ của FAO, nhiều nước đã xây dựng được quy trình khai thác cụ
thể phù hợp với điều kiện của nước mình.
Để bảo vệ được diện tích rừng hiện còn và không ngừng phát triển vốn rừng,
cộng đồng quốc tế đã thành lập nhiều tổ chức, tiến hành nhiều hội nghị, đề xuất và
cam kết nhiều Công ước Bảo vệ và Phát triển rừng, trong đó có Tổ chức gỗ nhiệt
đới quốc tế (ITTO năm 1983), Chiến lược bảo tồn quốc tế (năm 1980), Công ước
về buôn bán các loài động, thực vật quý hiếm (CITES), Công ước về thay đổi khí
hậu toàn cầu (CGCC, 1994), Công ước về chống sa mạc hóa (CCD, 1996), Hiệp
định quốc tế về gỗ nhiệt đới (ITTA, 1997), Hội nghị Quốc tế về môi trường và phát
triển (UNCED, 1992)…
Đồng thời, với sự hình thành của nhiều tổ chức quốc tế, hệ thống quản lý
rừng của các nước trên thế giới cũng đa dạng hơn, ngoài hình thức quản lý tập
trung như trước đây còn có những hình thức quản lý khác như, lâm nghiệp trang
trại, lâm nghiệp xã hội (Nepal, Thái Lan, Philippin...). Hiện nay, ở các nước đang
phát triển, khi sản xuất nông lâm nghiệp còn chiếm vị trí quan trọng đối với người
dân nông thôn miền núi, thì quản lý rừng theo hình thức phát triển lâm nghiệp xã
hội đang là một trong những mô hình được đánh giá cao cả về phương diện kinh tế,
xã hội và môi trường sinh thái.
Cùng với Diễn đàn về rừng được thành lập năm 2000, Liên Hợp Quốc đã quyết
định chọn năm 2011 là Năm Quốc tế về rừng với mục tiêu chính là thúc đẩy việc quản
lý, bảo tồn và phát triển bền vững tất cả các loại rừng; các nguyên tắc trong Chương
trình Nghị sự 21 về công tác chống phá rừng. Thông qua các hoạt động trong năm
Quốc tế về rừng tại các quốc gia và khu vực, Liên Hợp Quốc mong muốn mật độ che
phủ rừng trên toàn thế giới sẽ gia tăng đáng kể thông qua quản lý rừng bền vững
(SFM), bao gồm bảo vệ, phục hồi trồng rừng và tái trồng rừng, cùng những nỗ lực
ngăn chặn suy thoái rừng. Đồng thời, giảm những tác động kinh tế - xã hội và môi
trường đến rừng bằng cách cải thiện sinh kế của người dân sống phụ thuộc vào rừng.
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
10
Trước đây trên thế giới có khoảng 17,6 tỷ ha rừng đến năm 1991, theo thống kê
của PAO diện tích rừng chỉ còn 3.117 triệu ha, mỗi năm trung bình diện tích bị thu hẹp
khoảng 11 triệu ha. Trong khi đó diện tích rừng trồng chỉ bằng 1/10 diện tích bị mất. Ở
Châu Phi và Châu Á Thái Bình Dương đã mất đi khoảng 9 triệu ha rừng, ở Châu Mỹ
mất 18,4 triệu ha rừng. Nạn phá rừng diễn ra trầm trọng ở 56 nước nhiệt đới với tốc độ
phá rừng từ những năm trước đó, đến năm 2000 thế giới mất đi khoảng 225 triệu ha,
diện tích rừng được khai phá làm đất trồng trọt.
Do nạn phá rừng nên đất trồng trọt cũng bị xói mòn nặng, sa mạc hoá ngày càng
diễn ra trầm trọng. Hiện nay 875 triệu người phải sống ở vùng sa mạc làm mất đi 26 tỷ
đô la giá trị sản phẩm mỗi năm. Hàng năm trên thế giới mất đi khoảng 12 tỷ tấn đất bề
mặt, với số lượng này có thể sản xuất ra khoảng 50 triệu tấn lương thực mỗi năm. Hàng
ngàn hồ chứa nước ở vùng nhiệt đới đang bị cạn dần, tuổi thọ của nhiều công trình thuỷ
điện vùng nhiệt đới đang bị rút ngắn.
Tuy nhiên trước sự nỗ lực của mỗi quốc gia, công tác quản lý và xây dựng phát
triển trên thế giới đã có nhiều chuyển biến tích cực: chuyển từ mục đích sản xuất mang
lại lợi ích kinh tế sang sử dụng rừng bền vững, kết hợp cả 3 lợi ích: Kinh tế, xã hội và
môi trường sinh thái. Thế giới đã thực hiện các biện pháp quản lý bảo vệ rừng theo
hướng đình chỉ khai thác gỗ vùng đặc chủng, các khu bảo tồn thiên nhiên, phát triển du
lịch sinh thái, quan tâm đến tác dụng bảo vệ môi trường.
Ở Ấn Độ: Trong những năm 1988-1989 ở một số bang đã thực hiện việc chuyển
giao, việc quản lý một phần rừng cộng đồng cho các cộng đồng nông nghiệp năm 1988
chính sách nông nghiệp cần được khuyến khích phát triển, tự xác định vị trí của mình
trong công việc bảo vệ các khu rừng ma họ có nhiều quyền lợi.
Ở Philippine: Đã áp dung công trình lâm nghiệp xã hội tổng hợp, Chính phủ
giao quyền sử dung đất lâm nghiệp cho cá nhân, quần chúng và cộng đồng trong 25
năm (và giai đoạn trong 25 năm nữa) thiết lập rừng cộng đồng và giao quyền cho
nhóm quản lí.
Ở Trung Quốc: Kinh doanh lâm nghiệp dựa trên nền kinh tế nhiều thành phần:
phát triển nhiều ngành kinh tế lâm sản chế biến lâm sản nâng cao hiệu quả sử dụng tài
nguyên rừng kết hợp coi trong các mặt môi trường sinh thái và xã hội. Từ 1981 Trung
Quốc đã tiến hành giao đất giao rừng cho hộ gia đình, bên cạnh đó ban hành nhiều luật
chính sách kinh tế để tạo điều kiện tới việc lưu truyền và trao đổi quyền sử dụng tài
nguyên rừng.
Phân cấp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp chuyển dao dần trách
nhiệm và quyền lực về quản lý rừng từ cấp trung ương đến cơ sở. Xúc tiến giao đất,
giao rừng cho nhân dân, thực hiện tư nhân hoá đất đai cơ sở kinh doanh lâm nghiệp để
tạo điều kiện cho quản lý rừng, năng động và đem lại nhiều lợi nhuận kinh tế cao.
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
11
1.2.4. Tình hình quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam
Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở Việt Nam diễn biến
theo các giai đoạn lịch sử. Các hệ thống tổ chức và quản lý lâm nghiệp ở Việt Nam có
thể chia làm ba giai đoạn [4]: Thời kỳ trước 1945; Thời kỳ kinh tế kế hoạch tập trung
(1946-1990); Thời kỳ chuyển sang nền kinh tế thị trường (từ 1991).
- Giai đoạn trước năm 1945 (thời kỳ Pháp thuộc):
Hầu hết tài nguyên rừng ở Việt Nam bị khai thác, sử dụng tự do. Tuy nhiên, giai
đoạn này các ngành công nghiệp chưa phát triển nên nhu cầu lâm sản của người dân và
xã hội còn thấp, việc khai thác gỗ chủ yếu phục vụ sự nghiệp chống giặc ngoại xâm,
sự suy giảm tài nguyên rừng chưa có ảnh hưởng lớn. Theo số liệu thống kê diện tích
rừng nước ta vào năm 1943 còn khoảng 14,3 triệu ha, với độ che phủ khoảng 43,3%;
công tác quản lý bảo vệ rừng ở giai đoạn này ít được chú trọng.
Đơn vị quản lý rừng trong thời kỳ này được gọi là hạt lâm nghiệp có quy mô
tương đương với cấp tỉnh. Nội dung hoạt động lâm nghiệp trong thời kỳ này chủ yếu là
quản lý tài nguyên rừng nhằm để thu thuế là chính. Để thực hiện mục tiêu khai thác tài
nguyên rừng, người ta đã chia rừng thành ba loại:
+ Rừng không thuộc quản lý của Nhà nước. Đây là những khu rừng ở vùng sâu
vùng xa với mật độ dân địa phương rất thấp, khó tiếp cận và kiểm soát. Ở những khu
rừng này dân địa phương có quyền tự do khai thác gỗ, lâm sản và phát nương làm rẫy
để đáp ứng các nhu cầu hàng ngày của họ.
+ Rừng khai thác là những khu rừng tự nhiên nằm gần các khu dân cư và có
điều kiện giao thông thuận lợi. Rừng được phân chia thành các đơn vị quản lý, được
kiểm kê tài nguyên, điều tra các thông tin cơ bản phục vụ quản lý. Các đơn vị rừng
được chia thành các coup (cúp) khai thác và Nhà nước quy định cấp kính tối thiểu
được phép khai thác. Kiểm lâm đặt các trạm kiểm soát ở cửa rừng, tất cả các gỗ khai
thác ra được chấp nhận, đóng búa, nộp thuế và cho phép lưu thông.
+ Rừng quan trọng là những khu rừng có vị trí quan trong về kinh tế được khai
thác và bảo vệ trong suốt luân kỳ; hoặc là những khu rừng có chức năng quan trọng
khác như rừng đầu nguồn cần bảo vệ nghiêm ngặt.
- Giai đoạn từ năm 1946 đến năm 1990
Cùng với sự ra đời của ngành Lâm nghiệp, phần lớn diện tích rừng và đất lâm
nghiệp ở miền Bắc được Nhà nước quy hoạch và giao cho các Lâm trường quốc doanh
quản lý. Trong giai đoạn này, Lâm trường quốc doanh chủ yếu làm nhiệm vụ khai thác
lâm sản để phục vụ cho các yêu cầu của nhân dân, bảo vệ Tổ quốc và tái thiết đất
nước. Nhiệm vụ xây dựng và phát triển vốn rừng tuy có đặt ra nhưng ít được các đơn
vị sản xuất quan tâm đúng mức. Diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp một cách nhanh
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
12
chóng, tỷ lệ che phủ của rừng ở nước ta đến năm 1976 chỉ còn 33,8%. Nhiều diện tích
rừng có trữ lượng lớn bị khai thác quá mức chuyển thành những khu rừng thứ sinh
nghèo kiệt.
Cũng trong giai đoạn này, nhằm giữ lại và hạn chế tác động tiêu cực đến một số
khu rừng quý, ngày 07/7/1962, Chính phủ Việt Nam đã ra Quyết định thành lập các
khu rừng cấm Cúc Phương (khu bảo vệ đầu tiên, sau trở thành vườn quốc gia đầu tiên
của Việt Nam). Sau đó ngành Lâm nghiệp đã phát hiện và đề xuất 49 khu rừng cấm ở
các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, do đất nước đang trong thời kỳ chiến tranh và những hạn
chế về điều kiện kinh tế kỹ thuật nên việc xây dựng, quản lý và bảo vệ các khu nói trên
không được tốt.
Về các hình thức quản lý rừng, sau năm 1945 ngành lâm nghiệp được quản lý
bởi Nha lâm chính thuộc Bộ canh nông với nhiệm vụ được qui định là: (i) Quản lý lâm
phận: ngăn ngừa sự tàn phá rừng và sự lạm dụng lâm sản, gìn giữ các khu rừng có
quan hệ đến sự điều hoà khí hậu và mực nước của các triền sông, giữ vững các cồn cát
để khỏi lấn vào nội địa; (ii) Thi hành lâm pháp; (iii) Thi hành thể lệ về săn bắn.
Các hoạt động lâm nghiệp trong giai đoạn này luôn gắn liền với nhiệm vụ
kháng chiến và tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ: Xây dựng chính sách thể chế lâm
nghiệp bao gồm: Xoá bỏ các thể lệ lâm nghiệp độc quyền, xây dựng tổ chức và chính
sách thể chế lâm nghiệp mới; cải tiến chế độ thu tiền bán khoán lâm sản; chính sách
phát triển trồng cây gây rừng; các thể chế về bảo vệ rừng, sản xuất, lưu thông và xuất
nhập khẩu lâm sản; Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng; Khai thác gỗ và lâm sản phục vụ
yêu cầu kháng chiến; Vận động nhân dân trồng cây; Đóng góp các nguồn thu của
ngành lâm nghiệp vào ngân sách; Đào tạo cán bộ lâm nghiệp; Công tác nghiên cứu
lâm nghiệp.
Đến giai đoạn 1956-1975 được đánh dấu bởi sự thành lập của Tổng cục Lâm
nghiệp (TCLN) như là cơ quan đầu não của ngành lâm nghiệp. Ở cấp tỉnh có các ty
lâm nghiệp để quản lý nhà nước về lâm nghiệp. Hoạt động lâm nghiệp trong thời kỳ
này chủ yếu vẫn là khai thác và bảo vệ rừng tự nhiên. Lượng gỗ khai thác thời kỳ này
trung bình khoảng 1,5 triệu m3/năm. Nhiệm vụ trồng rừng tuy có được chú ý nhưng
qui mô nhỏ (50.000 ha/năm) và tỷ lệ thành rừng rất thấp (khoảng 30%).
Giai đoạn 1976-1990 là những năm có nhiều thay đổi trong hệ thống tổ chức và
chính sách quản lý lâm nghiệp được đánh dấu bằng sự thành lập Bộ Lâm nghiệp năm
1976. Năm 1986 rừng được quy hoạch thành ba loại theo chức năng, đó là: Rừng sản
xuất; Rừng phòng hộ và Rừng đặc dụng. Rừng được giải thửa thành các tiểu khu có
diện tích bình quân khoảng 1.000 ha để làm đơn vị quản lý. Các hoạt động quản lý và
sản xuất lâm nghiệp của ba loại rừng nói trên được nghiên cứu phát triển và có nhiều
đổi mới trong giai đoạn này. Tổ chức của các hệ thống quản lý ba loại rừng có thể
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
13
được tóm lược như sau: Đối với rừng sản xuất: được quản lý bởi các Liên hiệp lâm
nông công nghiệp và các lâm trường quốc doanh. Đối với rừng phòng hộ: các vùng
đầu nguồn trọng yếu như Sông Đà, Dầu Tiếng, Trị An, Thạch Nham có các ban quản
lý rừng phòng hộ trực thuộc Bộ Lâm nghiệp, các khu rừng phòng hộ khác do các lâm
trường quản lý hoặc các ban quản lý rừng phòng hộ trực thuộc tỉnh, liên hiệp... Đối với
rừng đặc dụng: thành lập các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên có ban
quản lý để bảo vệ nghiêm ngặt theo qui chế riêng.
- Giai đoạn từ năm 1991 đến nay
Giai đoạn này, các hoạt động quản lý tài nguyên rừng thời kỳ đầu diễn ra khá
phức tạp, nhất là khu vực phía Nam và Tây Nguyên. Các khu kinh tế mới ra đời, các
doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội hoạt động trong lĩnh
vực lâm nghiệp được thành lập tràn lan đã gây sức ép lớn vào tài nguyên rừng. Mặt
khác, tỷ lệ gia tăng dân số giai đoạn này cũng rất cao nên tình trạng chặt phá rừng tự
nhiên để mở rộng các khu dân cư, lấy đất canh tác, lấy gỗ, củi... diễn ra ngày một
nghiêm trọng. Hàng triệu ha rừng tự nhiên bị khai thác, chặt phá, chuyển đổi mục đích
sử dụng... để phục vụ cho phát triển kinh tế, kiến thiết đất nước sau chiến tranh. Đây
cũng là thời kỳ đất nước chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự mất rừng, đó là nạn hạn hán, lũ
lụt, sạt lở đất, cháy rừng... xảy ra mạnh mẽ, khí hậu thay đổi ngày càng khắc nghiệt hơn.
Do những thập kỷ trước ở nước ta toàn bộ rừng và đất lâm nghiệp thuộc quyền
sở hữu của nhà nước trên danh nghĩa rừng của toàn dân vì thế mà mọi người dân đều
có quyền khai thác. Lợi dụng bất kì nguồn tài nguyên co từ rừng và đất rừng, đến việc
rừng bị khai thác triệt để dẫn đến rừng ngày càng cạn kiệt dần là điều không thể tránh
khỏi. Phạm vào đó là tình trạng du canh, du cư hoạt động đốt nương làm rẫy, dân số
tăng nhanh làm tài nguyên rừng nước ta bị tàn phá nặng nề hơn. Năm 1943- 1945 diện
tích rừng nước ta là 14,5 triệu, nhưng đến năm 1995 còn khoảng 9,5 triệu ha độ che
phủ là 28,2%. Sự suy giảm tài nguyên rừng không chỉ làm gảm chữ số lượng gỗ, lâm
sản mà kéo dài sự suy giảm về tính đa dạng sinh học, khả năng bảo vệ đất, nguồn
nước, công ăn việc làm và cả nguồn lợi khác của nhân dân ta.
Từ tháng 10/1995, Bộ Lâm nghiệp (cũ) cùng với Bộ Thủy lợi (cũ) sát nhập vào
với Bộ Nông nghiệp (cũ) để thành lập Bộ NN&PTNT. Bốn định hướng đổi mới về
chiến lược phát triển lâm nghiệp đã được vạch ra trên cơ sở của dự án “Nghiên cứu
tổng quan phát triển Lâm nghiệp Việt Nam”: (i) Chuyển lâm nghiệp từ ngành kinh tế
có nhiệm vụ khai thác tài nguyên rừng là chính, trở thành một ngành kinh tế có nhiệm
vụ cơ bản là xây dựng và phát triển vốn rừng. (ii) Chuyển lâm nghiệp từ một ngành
kinh tế chỉ có Nhà nước và tập thể sang một nền lâm nghiệp xã hội, thu hút nhiều
thành phần kinh tế trong đó có cả hộ gia đình, cá nhân và các lực lượng xã hội tham
gia xây dựng rừng và kinh doanh rừng; (iii) Chuyển lâm nghiệp từ một nền kinh tế
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
14
chuyên khai thác gỗ tự nhiên sang một ngành kinh tế kinh doanh nhiều sản phẩm, phát
triển nhiều ngành nghề; (iv) Chuyển lâm nghiệp từ tình trạng quảng canh, trình độ
khoa học kỹ thuật thấp sang xây dựng một ngành lâm nghiệp, thâm canh, có trình độ
khoa học kỹ thuật cao.
Chính vì những lí do trên nên nhà nước đã có những thay đổi mới trong công
tác quản lí và bảo vệ rừng kịp thời giảm bớt những áp lực vào rừng. Ngày 12/8/1991
tại kì họp Quốc hội khoá VII đã chính thức thông qua Luật Bảo vệ và phát triển rừng
đến ngày 19/8/1991 Chủ tịch nước đã ra quyết định số: 58/LCT-HĐNN chính thức ban
hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng; năm 1992 Chính phủ phê duyệt chương trình
327/CP nhằm phủ xanh đất trồng đồi núi trọc được bắt đầu từ năm 1992 đến 1998 và
chương trình trồng mới 5.000.000 ha rừng kéo dài đến năm 2010; ngày 15/01/1994
Chính phủ ban hành Nghị định số 02, Nghị định 163/1999 ngày 16/11/1999 về giao
đất cho các tổ chức, hội gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm
nghiệp, ngày 29/11/2006 Chính phủ ban hành Nghị định 77/CP về xử lý hành chính
cho công tác quản lý và bảo vệ rừng; Nghị định số:32/2006/NĐ-CP về quản lý thực
vật rừng, động vật hoang dã quý hiếm; Chỉ thị số 286-287 TTg 01/5/1997 của chính
phủ về việc truy quét các tổ chức cá nhân phá hại rừng, Quyết định số 661 TTG ngày
29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình mục tiêu trồng mới 5.000.000 ha
rừng; gần đây nhất là nghị định 159/2007 CP ngày 2/10/2007của chính phủ về quản lý
rừng; Nghị định 99/2009 ngày 02/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Mục tiêu của Đảng, Nhà nước ta đặt ra đối với công tác tài nguyên, bảo vệ
rừng và giao đất lâm nghiệp là: (i) Ngăn chăn tận gốc các hành vi vi phạm pháp
luật quản lý bảo vệ phát triển rừng. (ii) Thiết lập hệ thống chủ rừng trên phạm vi
toàn quốc với từng loại rừng: Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất từng
bước thực hiện mỗi mảnh đất, khu, là rừng đã có chủ cụ thể và tiến hành xã hội hoá
nghề rừng. (iii) Tạo điều kiện cho nông dân hộ gia đình tổ chức sản xuất, đổi mới
cơ cấu cây trồng vật nuôi hạn chế và đi đến xoá bỏ tình trạng độc canh cây lúa, phá
rừng làm lương rẫy, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hoá nông thôn. (iv) Góp phần quan trọng về việc bảo vệ rừng, phủ xanh đất trồng
đồi núi trọc, bảo vệ môi trường.
Từ khi có những đổi mới về pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước trong
lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và đất rừng ở nước ta kịp thời động viên khích lệ bà con
dân tộc ít người. Đây cũng là sự chuyển đổi nhanh chóng từ quản lý bảo về rừng theo
hướng lâm nghiệp xã hội nhằm hướng tới sử dụng quản lý đất bền lâu.
Như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý, bảo
vệ rừng, thể hiện bằng sự đổi mới cơ chế chính sách, nhiều công trình nghiên cứu nâng
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
15
cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng được quan tâm đầu tư hỗ trợ. Sự đổi mới này càng
được phát huy mạnh mẽ từ khi Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ban hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng vào năm 1991 và sửa đổi lại vào năm 2004.
Đến năm 2012, toàn quốc có trên 13,86 triệu ha rừng, đạt độ che phủ đạt 42% [5].
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
16
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
+ Rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên ở xã Húc, xã Hướng Tân,
Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
+ Ban Quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa – Đakrông
+ Cộng đồng dân cư ở ở xã Húc, xã Hướng Tân, Tân Hợp huyện Hướng Hóa –
tỉnh Quảng Trị.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Nghiên cứu tại xã Húc, xã Hướng Tân, Tân Hợp, huyện Hướng
Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Về thời gian: Nghiên cứu tiến hành từ tháng 7/2017 đến tháng 3/2018
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu.
2.2.2. Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng tự nhiên của 3 xã Húc, Hướng Tân,
Tân Hợp.
2.2.3. Nghiên cứu các phong tục tập quán của từng địa phương cụ thể trong việc
quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng tự nhiên.
2.2.4. Nghiên cứu các tác động đến tài nguyên rừng tự nhiên tại khu vực
nghiên cứu.
2.2.5. Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng tự nhiên trên địa bàn xã
Húc, xã Hướng Tân, Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
- Thực trạng và những nỗ lực bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở vùng nghiên cứu
-Tình trạng chặt phá rừng và lấn chiếm đất rừng
-Khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trái phép
-Tình trạng buôn bán lâm sản trái phép
-Thực trạng công tác quản lý bảo vệ lâm sản
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
17
-Đánh giá mối quan hệ giữa các bên có liên quan trong công tác quản lý, bảo
vệ, sử dụng rừng tự nhiên
- Phân tích các thuận lợi, khó khăn trong quản lý các loại lâm sản
2.2.6. Đề xuất một số biện pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng tự nhiên cho xã
Húc, xã Hướng Tân, Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
- Đề xuất giải pháp về quản lý rừng tự nhiên
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Kế thừa kết quả nghiên cứu và các tài liệu đã có về vấn đề liên quan
- Tình hình cơ bản về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội.
+ Tài liệu về địa lý, đất đai, thổ nhưỡng;
+ Tài liệu khí hậu thuỷ văn;
+ Dân sinh kinh tế xã hội;
+ Báo cáo kiểm kê rừng năm 2016 của huyện Hướng Hóa.
+ Bản đồ giao đất lâm nghiệp, khoán quản lý bảo vệ rừng, bản đồ hiện trạng rừng.
+ Các báo cáo tổng kết công tác quản lý bảo vệ rừng của ban Quản lý rừng
phòng hộ Hướng Hóa-Đakrông;
- Các kết quả nghiên cứu, báo cáo đánh giá tổng kết việc thực hiện chính sách
bảo vệ phát triển lâm nghiệp từ Trung ương đến địa phương,
2.3.2. Khảo sát thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu
- Phương pháp điều tra các thông tin.
Để thu thập các số liệu về kinh tế xã hội, luận văn sử dụng linh hoạt các phương
pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và một số công cụ của phương pháp đánh giá
nông thôn có sự tham gia (PRA), cụ thể:
+ Điều tra kinh tế hộ gia đình: Điều tra phỏng vấn 30 hộ gia đình/1 xã qua hệ
thống mẫu điều tra có sẵn. Số hộ phỏng vấn được xác định trên cơ sở phân loại theo
các mức diện tích đất (nhiều, trung bình và ít), kinh tế hộ (giàu, trung bình, nghèo).
Trước khi tiến hành điều tra, dựa theo kết quả khảo sát sơ bộ trong dân và ý kiến cán
bộ xã, kết hợp với số liệu thống kê giao đất của xã tiến hành sơ bộ phân loại các gia
đình nhận đất thành 3 nhóm theo diện tích đất lâm nghiệp tính bình quân trên địa bàn.
+ Điều tra các thông tin về xã hội được tiến hành đồng thời với điều tra kinh tế
nhờ công cụ là bộ câu hỏi mở ghi trong phiếu điều tra theo các chỉ tiêu cơ bản: mức độ
tham gia của người dân; việc nhận đất và nhận rừng có làm tăng thu nhập hay không;
khả năng nhận thức của người dân.
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
18
+ Điều tra các thông tin về môi trường được tiến hành bằng phương pháp phỏng
vấn trực tiếp người dân có thời gian sống ở khu vực nghiên cứu, đồng thời kết hợp với
những quan sát, đánh giá trực tiếp của người nghiên cứu trên địa bàn nghiên cứu.
+ Điểu tra tình hình mua bán, sử dụng các loại tài nguyên rừng trong cộng đồng
các hộ gia đình.
2.3.3. Phương pháp chuyên gia
Để đảm bảo tính khách quan cũng như tính đúng đắn và chính xác của những
kết luận và đề xuất của luận văn phù hợp với thực tiễn, trong quá trình nghiên cứu và
phân tích kết quả nghiên cứu, luận văn tiến hành:
- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý;
- Tham khảo ý kiến của cán bộ địa phương;
- Tham khảo ý kiến Kiểm lâm địa bàn;
- Tham gia hội thảo liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu trong khu vực nghiên cứu.
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
19
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG TÀI
NGUYÊN RỪNG TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hướng Hóa
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lí
Hướng Hoá là huyện miền núi vùng cao, có diện tích tự nhiên toàn huyện là:
115.086 ha. Dân số đến cuối năm 2016 là 84.458 người. Mật độ dân số là 73.3
người/km2
, Có 3 dân tộc sinh sống chủ yếu là Vân Kiều, Pa Kô và dân tộc Kinh.
Huyện Hướng Hóa có biên giới nằm về phía Tây của tỉnh Quảng Trị, là một
trong mười đơn vị hành chính của tỉnh Quảng Trị:
+ Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình.
+ Phía Tây và Nam giáp nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
+ Phía Đông giáp huyện Gio Linh, Vĩnh Linh và Đakrông.
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Hướng Hóa
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
20
Toàn huyện có 22 đơn vị hành chính, trong đó có 20 xã và 02 thị trấn ( Khe
Sanh và Lao Bảo ) với 13 xã đặc biệt khó khăn, 11 xã giáp với biên giới Lào có cửa
khẩu quốc tế Lao Bảo nằm trên trục đường quốc lộ 9 nối liền với các nước trong khu
vực: Lào, Thái Lan, My An Ma và khu vực miền Trung Việt Nam. Có đường biên giới
dài 156 km, tiếp giáp với 3 huyện biên giới bạn Lào.
-Khí hậu
Khí hậu mang những nét điển hình của khí hậu nhiệt đời gió mùa, quanh năm
nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23,080
C. Lượng mưa bình quân là 199,9
mm/năm. Khí hậu Huyện Hướng Hoá được chia ra 3 vùng tiểu khí hậu mang những
sắc thái khác nhau.
Tiểu vùng khí hậu Đông - Trường Sơn: Gồm các xã nằm phía Bắc của huyện
( Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Linh, Hướng Sơn ) đây là vùng chịu ảnh hưởng
rõ nét của nhiệt đới gió mùa Đông Bắc. Nền nhiệt tăng cao vào mùa nống và chịu
ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng, nhiệt độ bình quân cả năm tương đối
cao 23,080
C.
Tiểu vùng khí hậu chuyển tiếp giáp các xã Hướng Phùng, Hướng Tân, Tân
Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Húc và thị trấn Khe Sanh ) là vùng chịu ảnh hưởng của chế
độ khí hậu giao thoa giữa Đông và Tây Trường Sơn. Nền khí hậu tương đối ôn hoà
trong năm, mang sắc thái Á nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm là 23,080
C. Đặc biệt thị
trấn Khe Sanh nằm ở giữa đỉnh Trường Sơn nên có khí hậu khá lí tưởng, là lợi thế cho
việc phát triển du lịch và nghỉ dưỡng.
Tiểu vùng khí hậu Tây Trường Sơn: còn lại nằm ở phía Tây Nam của Huyện là
vùng chịu ảnh hưởng rõ nét của chế độ khí hậu nhiệt đới với nền nhiệt cao hầu như
quanh năm, nhiệt độ trung bình năm là 23,080
C.
Các tiểu vùng khí hậu đã tạo cho huyện Hướng Hoá là vùng có tài nguyên khí
hậu đa dạng, đây thực sự là một trong những thế mạnh để phát triển nội lực và thu hút
đầu tư vào địa bàn.
- Đất đai, địa hình.
* Đất đai: Hướng Hoá với tổng diện tích tự nhiên là 115.086,7 ha. Trong đó:
+ Diện tích đất khu dân cư chiếm 0,57 %
+ Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 24,6%
+ Diện tích đất chuyên dùng chiếm 2,54 %
+ Diện tích đất chưa sử dụng chiếm 58,2 %
+ Diện tích đất nông nghiệp chiếm 14,09 %
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
21
Đất đai với nhiều loại đất bao gồm các loại:
Đất mùn vàng đỏ trên đá granit và đá granit-nai chiếm 5,26%
+ Đất đỏ vàng trên đá granit, trên đá granit-nai, trên đá gơnai, trên đá phiến sét
chiếm tổng là 73,1%
+ Đất thung lũng dốc tụ 0,4%, đất xói mòn trơ sỏi đá 0,83%
+ Đất vàng nhạt trên đá cát 13,61%, đất nâu tím trên đá phiến tím 3,58%
+ Đất nâu đỏ trên đá bazan 2,525, đất vàng nâu trên đá bazan 0,02%
+ Đất phù xa không được bồi đắp 0,4%, đất phù xa suối 0,28%
Với các loại đất như vậy rất thuận tiện cho việc phát Nông - Lâm nghiệp, trồng
rất nhiều loại cây đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày như cà phê, hồ tiêu, cao su và
các loại cây ăn quả như nhãn, xoài chuối. Hệ thực vật tự nhiên phong phú với nhiều
loài cây gỗ quý như Kiền, Muồng, Giáng Hương, Giổi…
* Địa hình: Địa thế núi rừng ở huyện Hướng Hoá rất đa dạng, núi và sông xen
kẻ nhau tạo thành đị hình chia cắt, sông suối bắt nguồn từ núi cao.
* Chế độ thuỷ văn: Huyện Hướng Hoá có nguồn nước dồi dào từ những con
sông: Xê Păng Hiêng, Xê Pôn, Rào Quán và hệ thống ao hồ, hàng trăm con suối khe
nhỏ nước ngầm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Đặc biêt, công
trình thuỷ lợi - Thuỷ điện Quảng Trị, trên sông Rào. Ngoài ra còn có các công trình
thuỷ điện Hạ Rào Quán và thuỷ điện La La đang xây dựng, tạo điều kiện phát triển
điện lưới trên địa bàn huyện nói riêng và tỉnh nhà nói chung, đồng thời tưới tiêu phục
vụ sản xuất nông nghiệp cho bà con tại huyện.
- Tài nguyên rừng và các tiềm năng phát triển rừng.
Tài nguyên rừng: Tổng diện tích rừng hiện có 51.207,1 ha trong đó: Rừng tự
nhiên là 45.128,2 ha, rừng trồng là 6.087,9 ha. Rừng tự nhiên chủ yếu do ban quản lý
KBTTN Bắc Hướng Hóa quản lý là 21.971,8 ha, Ban quản lý RPH Hướng Hóa –
Đkarông quản lý là 9.829,2 ha, rừng cộng đồng và hộ gia đình được giao là 4.226,8 ha,
rừng do các lực lượng vũ trang quản lý là 1.992,6 ha, rừng tự nhiên do các UBND xã
quản lý là 11.332,4 ha, rừng trồng của các hộ gia đình là 1.814,3 ha.
Hàng năm việc khai thác các loại rừng trồng trên địa bàn huyện khoảng
100ha/năm với trữ lượng 40m3/ha chủ yếu là gỗ nguyên liệu giấy.
Tiềm năng phát triển rừng: Hiện nay trên địa bàn toàn huyện diện tích rừng và
đất rừng được quy hoạch cho công tác phát triển rừng còn rất lớn 1000 ha đến năm
2025 đã được phê duyệt trong Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2025 tầm
nhìn đến 2030 của huyên, Công tác phát triển rừng hiện nay được chú ý quan tâm rất
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
22
nhiều trong đó có dự án Đầu tư bảo vệ và phát triển rừng chú trọng công tác trồng mới
trên các diện tích rừng bị phá, trên các diện tích canh tác nông nghiệp đất bị bạc màu
với diện tích trung bình 200ha/năm với loài cây chủ yếu là các loại keo nhằm phủ xanh
đồi núi trọc, cải tạo đất, chống xói mòn bảo vệ các diện tích đất canh tác nông nghiệp,
tăng nguồn thu nhập cho người dân, dự án BCC với các hạng mục làm giàu rừng,
khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, trồng rừng, giao rừng cho cộng đồng
trên các diện tích rừng phòng hộ là rừng sản xuất nhằm nối liền dãi rừng của các khu
bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa và khu bảo tồn thiên nhiên Đkrông và các khu bảo
tồn thiên nhiên khác, Dự án trồng rừng Mác ca với diện tích với quy mô 100 ha tại xã
Tân Hợp, dự án trồng cây Sa chi trên địa bàn xã Hướng Linh với diện tích ban đầu là
200 ha, các dự án đã được triển khai bước đầu cho thấy tiềm năng phát triển các loại
cây lâm nghiệp cho sản phẩm phụ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
* Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên của vùng:
Hướng hóa là một địa bàn có khí hậu thuận lợi, tiềm năng đất đai đa dạng và
phong phú, hệ động vật và thực vật phát triển đây là một trong những tiềm năng cho
cộng đồng dân cư ở đây phát triển về nghề rừng góp phần vào công cuộc xóa đói giảm
nghèo trên địa bàn. Bên cạnh những thuận lợi cũng gặp rất nhiều khó khăn như: địa
hình chia cắt bỡi các con sông suối, độ dốc cũng tương đối lớn, hệ thống giao thông đi
lại còn hạn chế, các tuyến đường dân sinh và đường lâm nghiệp còn ít chưa đến được
các vùng sâu vùng xa nên vào mùa mưa gặp rất nhiều khó khăn cho người dân trong
các hoạt động sản xuất cung như việc đi lại, huyện Hướng Hóa là nơi có lượng mưa
tương đối lớn nên lượng mùn bị trôi rữa rất nhanh, một số vùng thường bị ngập úng
trong mùa mưa, đất đai bị bạc màu. Ngoài ra người dân ở đây tham gia vào các hoạt
động lâm nghiệp có số lượng lớn song kinh nghiệm về sản xuất lâm nghiệp của họ
vẫn còn hạn chế nhiều chủ yếu dựa và các điều kiện có sẵn, chưa chủ động, chưa áp
dụng được các tiến bộ khoa học vào sản xuất, sảm phẩm thu được chưa tương xứng
với tiềm năng.
3.1.1.2. Đặc điểm về kinh tế:
Với quyết tâm luôn nâng cao tinh thần đoàn kết tương thân tương ái và phát huy
truyền thống anh hùng phấn đấu để đời sống nhân dân luôn được ấm no hạnh phúc.
Sau bao năm vượt qua khó khăn, thách thức. Đảng bộ và nhân dân huyện Hướng Hoá
đã nỗ lực phát huy và xây dựng huyện nhà khởi sắc trên tất cả các lĩnh vực. Nhờ biết
khai thác và phát triển phù hợp với tiềm năng kinh tế - văn hoá, đến nay huyện đã đạt
được nhiều kết quả đáng kể, với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt
trên 16 % . Riêng năm 2016 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,7%.
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
23
* Sản xuất nông nghiệp
Trong sản xuất nông nghiệp, Hướng Hoá đã tập trung chuyển dịch cơ cấu cây
trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, hình thành các vùng chuyên canh sản
xuất các sản phẩm có năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, gắn sản xuất nông
nghiệp với công nghiệp chế biến, chăn nuôi phát triển cả số lượng lẫn chủng loại.
- Trồng trọt: Tổng giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp ước đạt 31,2
triệu đồng, trong đó giá trị thu hoạch cây hằng năm đạt 20,6 triệu đồng/ha/năm, cây
lâu năm đạt được 41,61 triệu đồng/ha/năm. Tổng diện tích gieo trồng bình quân hàng
năm đạt được 9.6142. Tổng sản lượng lương thực có hạt bình quân hàng năm đạt 8.412
tấn (trong đó thóc 7208 tấn).
Cây Cà Phê được xác định là một trong những cây trồng chủ lực. Tổng diện tích
cây Cà Phê hiện có 4.092.6 ha, năng suất bình quân ước đạt 14 – 15 tấn/ha, sản lượng
bình quân đạt 5.000-6.000 tấn cà phê nhân, giá trị bình quân hằng năm đạt 150 tỉ đồng.
Diện tích hồ tiêu hiện có 245,9 ha, năng suất 6,1 tạ/ha, sản lượng đạt 117,4 tấn. Diện
tích ngô hiện có 1.068,8 ha với năng suất 38 tạ/ha, diện tích Cao Su tiểu điền hiện có
371 ha đang trong thời kì kiến thiết cơ bản, tập trung chủ yếu ở xã A Dơi. Diện tích
cây ăn quả hiện có 2.532 ha, trong đó diện tích thu hoạch 2.108,4 ha như: Chuối, xoài,
vải, nhãn, dứa...sản lượng thu hoạch 16.120,0 tấn.
Nhìn chung kinh tế nông nghiệp nông thôn tiếp tục phát triển theo định hướng
sản xuất hàng hoá và đạt kết quả tốt, cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển đổi có hiệu quả
nhất là đã tạo được chuyển biến tích cực về giống, kinh tế hợp tác xã, kinh tế trang trại
và kinh tế hộ gia đình tiếp tục được đầu tư phát triển rộng rải trong nhân dân đồng thời
khai thác tối đa sử dụng có hiệu quả các công trình thuỷ lợi và áp dụng các tiến bộ
khoa học kỷ thuật, thâm canh tăng năng suất, đưa các loại giống vào sản xuất nhằm
tăng sản lượng của các loại cây trồng.
-Chăn nuôi: Tiếp tục phát triển ổn định theo hướng sản xuất hàng hoá, áp
dụng khá rộng rải các tiến bộ khoa học kỷ thuật, nhất là về giống, cơ cấu vật nuôi được
phát triển đa dạng. Tuy nhiên dịch cúm gia cầm và dịch lỡ mồm long móng ở trâu bò
xãy ra trên địa bàn đã làm ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi, công tác phòng chống dịch
bệnh cơ bản đã triển khai thực hiện tốt. Riêng năm 2015, nổi cộm tình trạng nhập lậu
trâu bò bằng đường tiểu ngạch qua tuyến biên giới đã gây khó khăn trong việc quản lý
phòng chống các loại dịch bệnh thường xãy ra ở gia súc, tuy nhiên UBND Huyện đã
tăng cường chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra xử lí và giám sát chặt chẽ công tác
tiêm phòng nhằm ngăn chặn dịch bệnh gia súc có nguy cơ xảy ra trên địa bàn.
Tổng số đàn gia súc hiện có: Đàn trâu: 3.859 con, Đàn bò: 11.715 con, Đàn lợn:
17.289 con, Đàn dê: 7.745 con, Đàn ngựa: 17 con, Gia cầm các loại: 68.398 con, Gia
cầm khác : 136.796 con.
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf

More Related Content

Similar to Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf

đáNh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc khmer ven biển ...
đáNh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc khmer ven biển ...đáNh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc khmer ven biển ...
đáNh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc khmer ven biển ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luân Văn Thạc SĨ Giải pháp quản lý rừng tại tỉnh Kon Tum.doc
Luân Văn Thạc SĨ Giải pháp quản lý rừng tại tỉnh Kon Tum.docLuân Văn Thạc SĨ Giải pháp quản lý rừng tại tỉnh Kon Tum.doc
Luân Văn Thạc SĨ Giải pháp quản lý rừng tại tỉnh Kon Tum.docsividocz
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về rừng sản xuất trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉn...
Luận Văn Quản lý nhà nước về rừng sản xuất trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉn...Luận Văn Quản lý nhà nước về rừng sản xuất trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉn...
Luận Văn Quản lý nhà nước về rừng sản xuất trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉn...sividocz
 
Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...
Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...
Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.docQuản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở h...
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở h...Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở h...
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Laiv.doc
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Laiv.docQuản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Laiv.doc
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Laiv.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận văn: Tổ chức kinh tế theo Luật bảo vệ và phát triển rừng, 9đ - Gửi miễn ...
Luận văn: Tổ chức kinh tế theo Luật bảo vệ và phát triển rừng, 9đ - Gửi miễn ...Luận văn: Tổ chức kinh tế theo Luật bảo vệ và phát triển rừng, 9đ - Gửi miễn ...
Luận văn: Tổ chức kinh tế theo Luật bảo vệ và phát triển rừng, 9đ - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...
Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...
Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...PinkHandmade
 

Similar to Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf (20)

BÀI MẪU Luận văn Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng, 9 ĐIỂM
 
Luân Văn Quản lý rừng thông trên địa bàn Huyện Sơn Hà, Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luân Văn Quản lý rừng thông trên địa bàn Huyện Sơn Hà, Tỉnh Quảng Ngãi.docLuân Văn Quản lý rừng thông trên địa bàn Huyện Sơn Hà, Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luân Văn Quản lý rừng thông trên địa bàn Huyện Sơn Hà, Tỉnh Quảng Ngãi.doc
 
Xử phạt vi phạm trong quản lý và bảo vệ rừng tỉnh Quảng Bình, 9đ
Xử phạt vi phạm trong quản lý và bảo vệ rừng tỉnh Quảng Bình, 9đXử phạt vi phạm trong quản lý và bảo vệ rừng tỉnh Quảng Bình, 9đ
Xử phạt vi phạm trong quản lý và bảo vệ rừng tỉnh Quảng Bình, 9đ
 
đáNh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc khmer ven biển ...
đáNh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc khmer ven biển ...đáNh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc khmer ven biển ...
đáNh giá hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng vùng dân tộc khmer ven biển ...
 
Luân Văn Thạc SĨ Giải pháp quản lý rừng tại tỉnh Kon Tum.doc
Luân Văn Thạc SĨ Giải pháp quản lý rừng tại tỉnh Kon Tum.docLuân Văn Thạc SĨ Giải pháp quản lý rừng tại tỉnh Kon Tum.doc
Luân Văn Thạc SĨ Giải pháp quản lý rừng tại tỉnh Kon Tum.doc
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên rừng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên rừng, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên rừng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên rừng, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về rừng sản xuất trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉn...
Luận Văn Quản lý nhà nước về rừng sản xuất trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉn...Luận Văn Quản lý nhà nước về rừng sản xuất trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉn...
Luận Văn Quản lý nhà nước về rừng sản xuất trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉn...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...
Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...
Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...
 
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.docQuản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.doc
 
Luận án: Phát triển, quản lý rừng phòng hộ bền vững tại Quảng Trị
Luận án: Phát triển, quản lý rừng phòng hộ bền vững tại Quảng TrịLuận án: Phát triển, quản lý rừng phòng hộ bền vững tại Quảng Trị
Luận án: Phát triển, quản lý rừng phòng hộ bền vững tại Quảng Trị
 
Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Bằng Phương Thức Giao Khoán
Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Bằng Phương Thức Giao KhoánBảo Vệ Và Phát Triển Rừng Bằng Phương Thức Giao Khoán
Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Bằng Phương Thức Giao Khoán
 
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở h...
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở h...Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở h...
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở h...
 
Quản lý nhà nước về rừng trồng trên địa bàn huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.doc
Quản lý nhà nước về rừng trồng trên địa bàn huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.docQuản lý nhà nước về rừng trồng trên địa bàn huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.doc
Quản lý nhà nước về rừng trồng trên địa bàn huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.doc
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý lâm sản, 9đ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý lâm sản, 9đLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý lâm sản, 9đ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý lâm sản, 9đ
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng, 9 điểm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng, 9 điểmLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng, 9 điểm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng, 9 điểm
 
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Laiv.doc
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Laiv.docQuản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Laiv.doc
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Laiv.doc
 
Luận văn: Tổ chức kinh tế theo Luật bảo vệ và phát triển rừng, 9đ - Gửi miễn ...
Luận văn: Tổ chức kinh tế theo Luật bảo vệ và phát triển rừng, 9đ - Gửi miễn ...Luận văn: Tổ chức kinh tế theo Luật bảo vệ và phát triển rừng, 9đ - Gửi miễn ...
Luận văn: Tổ chức kinh tế theo Luật bảo vệ và phát triển rừng, 9đ - Gửi miễn ...
 
Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...
Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...
Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ TRẦN TRỌNG DŨNG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỪNG TỰ NHIÊN HIỆU QUẢ Ở HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP Chuyên ngành: Lâm học HUẾ - 2017 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  • 2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ TRẦN TRỌNG DŨNG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỪNG TỰ NHIÊN HIỆU QUẢ Ở HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60620201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN VĂN LỢI HUẾ - 2017 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Trần Trọng Dũng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Huế, Phòng Đào tạo sau Đại học, quý thầy cô giáo khoa Lâm nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu này. Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS. Nguyễn Văn Lợi đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Hạt Kiểm Lâm huyện Hướng Hóa, các đồng chí lãnh đạo UBND huyện, Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa-Đakrông, UBND xã Hướng Tân, Tân Hợp, Húc và một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Hướng Hóa đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ khi điều tra thực địa. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình, bạn bè đã luôn sát cánh và động viên giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện, nhưng do kiến thức còn nhiều hạn chế, thời gian và tư liệu tham khảo cũng có hạn nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu, bổ sung của các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Huế, tháng năm 2018 Tác giả luận văn Trần Trọng Dũng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  • 5. iii TÓM TẮT Hướng Hóa là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam của tỉnh Quảng Trị diện tích tự nhiên 115.235 ha là huyện có diện tích tự nhiên lớn trong đó 3 xã thuộc khu vực nghiên cứu gồm xã Húc, Hướng Tân và Tân hợp là ba xã thuộc 3 khu vực đại diện các đặc trưng về tự nhiên, kinh tế - xã hội cho toàn huyện: Bắc Hướng Hóa, Nam Hướng Hóa và khu vực dọc đường chín với tổng diện tích rừng tự nhiên của 03 xã là 3.550 ha chiếm 7,87% diện tích rừng tự nhiên của toàn huyện và là các xã thuộc xã đặc biệt khó khăn với trên 50% số hộ gia đình thuộc hộ nghèo[1]. Tình hình phá rừng trái pháp luật, lấn chiếm đất lâm nghiệp, chặt cây rừng lấy gỗ, đốt than, mua bán, cất giữ, vận chuyển lâm sản, trái phép trên địa bàn huyện vẫn còn xãy ra, tình hình thực hiện các dự án phát triển kinh tế làm ảnh hưởng đến rừng và đất rừng tự nhiên. Nhằm đánh giá thực trạng quản lý bảo vệ rừng và đề ra những giải pháp chiến lược tốt để thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ và sử dụng rừng tự nhiên có hiệu quả trước mắt cũng như lâu dài trên địa bàn Huyện. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị" đặt ra là hết sức cần thiết. Mục đích của đề tài: Đánh giá và phân tích được những tác động cũng như những bất cấp trong công tác quản lý tài nguyên rừng tự nhiên của 3 xã Húc, Hướng Tân, Tân Hợp, từ đó đề xuất được các giải pháp nhằm nâng quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng tự nhiên hiệu quả đối với khu vực nghiên cứu. Để thực hiện được các nội dung và mục tiêu, đề tài tiến hành sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau: Kế thừa kết quả nghiên cứu và các tài liệu đã có.Tiến hành khảo sát thực tiễn tại địa bàn. Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) trong quá trình nghiên cứu. Tham khảo ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý, ý kiến của cán bộ địa phương, hội thảo liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu. Các kết quả chính đạt được của đề tài: Hiện trạng rưng tự nhiên của xã Húc với diện tích là: 2.012,4 ha được quản lý chủ yếu là BQL rừng phòng hộ Hướng Hóa – Đakrông, UBND xã và các hộ gia đình, Rừng tự nhiên của xã Hướng Tân với diện tích là 330,4 ha được quản lý bởi BQL rừng phòng hộ Hướng Hóa – Đakrông, cộng đồng và UBND xã, Rừng tự nhiên của xã Tân Hợp với diện tích là 918,4 ha được quản lý bởi BQL rừng phòng hộ Hướng Hóa – Đakrông, các hộ gia đình, cộng đồng, UBND xã và UBND xã. Về công tác quản lý bảo vệ rừng và lâm sản trên địa bàn huyện Hướng Hóa nói chúng và 03 xã Húc, Hướng Tân, Tân Hợp nói riêng là một trong những khu PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  • 6. iv vực của huyện vi phạm về quản lý lâm sản cao nhất với những diễn biến phức tạp qua các năm cụ thể: Năm 2014 là 55 vụ, số gỗ thu giữ là: 57,49 m3 ; năm 2015 là 32 vụ Số gỗ thu giữ là: 55,17 m3 , năm 2016 là 28 vụ, số gỗ thu giữ là: 40,93 m3 . Tình trạng chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng diễn ra trên diện rộng quy mô phức tạp và tăng dần qua các năm. Trên địa bàn huyện xảy ra trên các điểm nóng xã Tân Hợp, xã Húc, xã Hướng Tân cụ thể: Năm 2014 là 34 vụ, với diện tích lấn chiếm là 56 ha, năm 2015 là 40 vụ với diện tích là 72 ha, năm 2016 là 52 vụ với diện tích là 91 ha. Khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ xảy ra quanh năm chủ yếu tập trung vào các loài gỗ có giá trị cao như Lim xẹt, Sến mủ, Giổ, Trường, Sao… các loại LSNG bị khai thác nhiều đó là măng tre, lan Kim Tuyến, các loại Phong Lan rừng, cây Huyết Đằng, hạt Giổi, các loại mây, lá nón...Hoạt động săn bắt là mối đe dọa chính lên sự sống còn của các loài động vật hoang dã trong khu vực. Tình hình chuyển đổi mục đích sự dụng rừng và đất rừng để thực hiện các dự án phát triển kinh tế, trong đó diện tích rừng tự nhiên ở khu vực nghiên cứu bị chuyển đổi trong năm 2016 là 404,5 ha, kèm theo đó là hệ lụy về tình hình mất an ninh trật tự trên địa bàn, sự mâu thuẫn của người dân địa phương với chính quyền và với các dự án. Công tác phối hợp giữa các chủ rừng còn hạn chế chưa thống nhất đồng bộ, đang còn cơ chế “mệnh ai người đó làm”. Hệ thống chính sách pháp luật về quản lý bảo vệ rừng và lâm sản đã tương đối đầy đủ và hoàn thiện đáp ứng những đòi hỏi khách quan trong công tác quản lý bảo vệ rừng và lâm sản từ các chủ trương, chính sách về giao đất, giao rừng, bảo vệ phát triển rừng, cơ chế ứng trước gỗ khi giao rừng cho cộng đồng, kinh doanh chế biến lâm sản, hỗ trợ đầu tư, các quy định về quy hoạch phân loại rừng, tổ chức quản lý bảo vệ... Nhưng bên cạnh đó việc tổ chức vẫn còn chung chung, chưa đưa ra được các chính sách phù hợp với các điều kiện của từng địa phương vẫn còn chung chung so với toàn huyện. Trong các chính sách vẫn còn nhiều kẻ hở, chưa sát thực nên trong quá trình triển khai thực hiện còn gặp nhiều vướng mắc. Công tác quản lý bảo vệ rừng tự nhiên và lâm sản tại huyện Hướng Hóa nói chung và 03 xã Húc, Hướng Tân, Tân Hợp nói riêng ngoài những thuận lợi thì vẫn tồn tại một số khó khăn nhất định như diện tích rừng rộng lớn, địa hình hiểm trở và chia cắt mạnh, điều kiện dân sinh, kinh tế đồng bào các vùng núi còn gặp nhiều khó khăn đời sống một bộ phận nhân dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp truyền thống và còn phụ thuộc vào các hoạt động khai thác lâm sản, săn bắt động vật hoang dã. Qua việc nghiên cứu đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng tự nhiên: Hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật lâm PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  • 7. v nghiệp. Chú trọng các chương trình phát triển kinh tế và nâng cao đời sống người dân. Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, xử lý các hành vi khai thác, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, chế biến lâm sản trái phép. Xem xét việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất rừng để phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường đặc biệt là rừng tự nhiên. Vận động mọi tầng lớp người dân tham gia, có cơ chế chính sách từ trên xuống nhằm thực hiện một cách đồng bộ và bảo vệ rừng được tốt hơn. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  • 8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................ii TÓM TẮT ...........................................................................................................................iii MỤC LỤC...........................................................................................................................vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................................x DANH MỤC BẢNG...........................................................................................................xi DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ.........................................................................................xii MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................................1 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................................................2 2.1. MỤC TIÊU CHUNG ....................................................................................................2 2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ ....................................................................................................2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN......................................................................2 3.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC................................................................................................2 3.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN...............................................................................................3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .....................................................................4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. ..........................................4 1.1.1 Tổng quan về quản lý rừng..........................................................................................4 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỂN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................................5 1.2.1. Những nghiên cứu về quản lý rừng trên thế giới........................................................5 1.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................................6 1.2.3. Tình hình quản lý bảo vệ rừng trên thế giới ...............................................................8 1.2.4. Tình hình quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam..............................................................11 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................................................................16 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:................................16 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:..............................................................................................16 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu:.................................................................................................16 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  • 9. vii 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.......................................................................................16 2.2.1. Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu........................16 2.2.2. Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng tự nhiên của 3 xã Húc, Hướng Tân, Tân Hợp.....................................................................................................................................16 2.2.3. Nghiên cứu các phong tục tập quán của từng địa phương cụ thể trong việc quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng tự nhiên. .......................................................................................16 2.2.4. Nghiên cứu các tác động đến tài nguyên rừng tự nhiên tại khu vực nghiên cứu......................................................................................................................................16 2.2.5. Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng tự nhiên trên địa bàn xã Húc, xã Hướng Tân, Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị................................................16 2.2.6. Đề xuất một số biện pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng tự nhiên cho xã Húc, xã Hướng Tân, Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị................................................17 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................................................17 2.3.1. Kế thừa kết quả nghiên cứu và các tài liệu đã có về vấn đề liên quan.....................17 2.3.2. Khảo sát thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu.................................................................17 2.3.3. Phương pháp chuyên gia ..........................................................................................18 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..........................................19 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU.....................................................19 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hướng Hóa....................................19 3.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Tân Hợp, Hướng Tân, Húc.....................25 3.1.3. Hiện trạng rừng phân theo ba loại rừng của huyện Hướng Hóa ..............................33 3.1.4. Hiện trạng rừng của xã Húc......................................................................................35 3.1.5. Hiện trạng rừng của xã Hướng Tân..........................................................................39 3.1.6. Hiện trạng rừng của xã Tân Hợp..............................................................................42 3.1.7. Tổng hợp diện tích rừng tự nhiên của 03 xã trong khu vực nghiên cứu ..................45 3.2. NHỮNG PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU TRONG VIỆC QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ SỬ DỤNG RỪNG TỰ NHIÊN.....................................46 3.2.1 Đối với xã Húc huyện Hướng Hóa:...........................................................................46 3.2.2. Đối với xã Hướng Tân huyện Hướng Hóa:..............................................................48 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  • 10. viii 3.3. NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TỰ NHIÊN Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU...................................................................................................................51 3.3.1. Tác động từ việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, thu hồi đất sản xuất của các hộ gia đình để phục vụ các dự án phát triển kinh tế:...............................................................51 3.3.2. Tác động từ các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, dự án trồng rừng sản xuất...........52 3.3.3. Tác động từ việc đóng cửa rừng và ngừng xuất khẩu gỗ của nước bạn Lào............53 3.3.4. Tác động gián tiếp của việc xây dựng hệ thống đường giao thông..........................54 3.4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ SỬ DỤNG RỪNG TỰ NHIÊN TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU..........................................................................54 3.4.1. Thực trạng và những nỗ lực bảo vệ rừng ở ba xã vùng nghiên cứu........................54 3.4.2. Thực trạng vi phạm các quy định về quản lý lâm sản trong khu vực nghiên cứu.........59 3.4.3. Tình trạng chặt phá rừng và lấn chiếm đất rừng.......................................................62 3.4.4. Khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trái phép..............................................................64 3.4.5. Tình trạng buôn bán lâm sản trái phép.....................................................................65 3.5. ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BÊN CÓ LIÊN QUAN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ, SỬ DỤNG RỪNG TỰ NHIÊN...........................................67 3.6. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ TỒN TẠI TRONG QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG VÀ LÂM SẢN.......................................................................................................68 3.6.1. Thuận lợi...................................................................................................................68 3.6.2. Khó khăn...................................................................................................................69 3.7. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ........................................................................................71 3.8. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN.............................................................................72 3.8.1. Hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật lâm nghiệp..........................................72 3.8.2. Hoàn thành công tác giao đất giao rừng ở những diện tích rừng do UBND xã quản lý cho các cộng đồng, hộ gia đình quản lý. ........................................................................73 3.8.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường trách nhiệm của các tổ chức trong hoạt động về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.........74 3.8.4. Phát triển kinh tế và nâng cao đời sống người dân...................................................78 3.8.5. Xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị bảo vệ rừng...................................79 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  • 11. ix 3.8.6. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, khuyến lâm và quan tâm phát triển nguồn nhân lực ...................................................................................................................79 3.8.7. Phòng cháy chữa cháy rừng......................................................................................79 3.8.8. Quản lý rừng tự nhiên bền vững toàn phần theo chứng chỉ FSC.............................80 3.8.9. Thực hiện tốt công tác điều tra, kiểm kê nhằm đánh giá đúng hiện trạng tài nguyên rừng, tổ chức theo dõi diễn biến rừng, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng....................................................................................................81 3.8.10. Ưu tiên phát triển trồng cây gỗ lớn, cây lâu năm, cây có giá trị kinh tế cao, kết hợp với khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, nôi dưỡng rừng............................................................81 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................83 4.1. KẾT LUẬN.................................................................................................................83 4.2. KIẾN NGHỊ.................................................................................................................85 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................86 PHỤ LỤC...........................................................................................................................89 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  • 12. x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TNR Tài nguyên rừng QLRBV Quản lý bảo vệ rừng UBND Ủy ban nhân dân LSNG Lâm sản ngoài gỗ RPH Rừng phòng hộ TX Thường xanh TN Tự nhiên LN Lâm nghiệp PTNT Phát triển nông thôn BQL Ban quản lý BCĐ Ban chỉ đạo BQL RPH Ban quản lý rừng phòng hộ BTTN Bảo tồn thiên nhiên KT-QP Kinh tế quốc phòng BVR Bảo vệ rừng PCCCR Phòng chống cháy rừng NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn QSDĐ Quyền sử dụng đất BCC Dự án bảo tồn đa dạng sinh học tiểu vùng sông Mê Công giai đoạn II FSC Hội đồng quản trị rừng quốc tế FAO Tổ chức lương nông của Liên Hợp Quốc ITTO: Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  • 13. xi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Hiện trạng rừng phân theo ba loại rừng của huyện Hướng Hóa........................33 Bảng 3.2. Biến động diện tích rừng từ năm 2013 đến 2016 của huyện Hướng Hóa.........34 Bảng 3.3. Hiện trạng rừng và đất rừng theo mục đích sử dụng của xã Húc .....................35 Bảng 3.4. Hiện trạng rừng và đất rừng theo chủ quản lý của xã Húc ...............................37 Bảng 3.5. Hiện trạng rừng và đất rừng theo mục đích sử dụng của xã Hướng Tân...........39 Bảng 3.6. Hiện trạng rừng và đất rừng theo chủ quản lý của xã Hướng Tân.....................40 Bảng 3.7. Hiện trạng rừng và đất rừng theo mục đích sử dụng của xã Tân Hợp...............42 Bảng 3.8. Hiện trạng rừng và đất rừng theo chủ quản lý của xã Tân Hợp ........................43 Bảng 3.9. Thống kê hiện trạng rừng và đất rừng theo mục đích sử dụng rừng.................45 Bảng 3.10 Biểu thống kê hiện trạng rừng và đất rừng theo chủ quản lý sử dụng rừng....45 Bảng 3.11. Thực trạng và những nỗ lực bảo vệ rừng ở ba xã vùng nghiên cứu................54 Bảng 3.12. Tổng hợp các vụ vi phạm luật về quản lý lâm sản trên địa bàn huyện............59 Bảng 3.13. Tổng hợp các loại lâm sản và phương tiện bị tịch thu trên địa bàn huyện......59 Bảng 3.14. Tổng hợp các vụ vi phạm luật về quản lý lâm sản tại xã Húc.......................60 Bảng 3.15. Bảng tổng hợp các vụ vi phạm luật về quản lý lâm sản tại xã Hướng Tân.....61 Bảng 3.16. Tổng hợp các vụ vi phạm luật về quản lý lâm sản tại xã Tân Hợp.................61 Bảng 3.17. Tổng hợp tình trạng phá rừng và lấn chiếm đất rừng của khu vực nghiên cứu. ............................................................................................................................................62 Bảng 3.18. Bảng tổng hợp về khai thác gỗ trái phép ở khu vực nghiên cứu.....................64 Bảng 3.19. Giá các loại gỗ trước và sau thời điểm hạn chế nhập khẩu gỗ từ Lào.............66 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  • 14. xii DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Hướng Hóa...............................................................19 Hình 3.2. Sơ đồ về mối quan hệ giữa các bên trong công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng tự nhiên ở khu vực nghiên cứu...................................................................................67 Biều đồ 3.1. Biểu đồ về số vụ vi phạm của 3 xã khu vực nghiên cứu so với toàn huyện từ năm 2014 đến năm 2016 ....................................................................................................62 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  • 15. 1 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng nói chung đóng một vai trọng hết sức quan trọng đối với con người, rừng cung cấp gỗ làm nhà, thức ăn, dược liệu và các nhu cầu phục vụ cuộc sống của con người đó là những giá trị hữu hình mà con người hàng ngày khai thác từ rừng thì bên cạnh đó rừng nó là lá phổi xanh cung cấp Oxy để duy trì sự sống, là tấm lá chắn bảo vệ con người, là môi trường sống của các loại động vật, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, du lịch cảnh quan, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cũng như an ninh biên giới quốc gia. Trong những năm qua để làm tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng, nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương chính sách, văn bản quy phạm pháp luật quy định trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và phát triển rừng. Nhà nước đầu tư nhiều kinh phí, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về công tác trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, khoanh nuôi bảo vệ, xúc tiến tái sinh các rừng non, rừng nghèo, thành lập các khu bảo tồn và phát triển vốn rừng. Những hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng về kinh tế, khoa học môi trường sinh thái và an ninh quốc phòng... Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân từ khách quan đến chủ quan: Như thiếu lực lượng chuyên trách, thiếu kính phí đầu tư, thiếu kiến thức... nên tình trạng xâm hại đến tài nguyên rừng ở một số nơi xảy ra nghiêm trọng, làm cho diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp, trữ lượng và chất lượng rừng giảm sút. Một số động thực vật khai thác quá mức dẫn đến có nguy cơ bị tuyệt chủng, mức độ đa dạng sinh học của rừng bị giảm đi. Huyện Hướng Hóa là một huyện miền núi nằm ở phía của tỉnh Quảng Trị với diện tích đất tự nhiên 115.235 ha. Dân số đến cuối năm 2016 là: 86,2 nghìn người, với 03 dân tộc sinh sống chủ yếu là: Pa Kô, Vân Kiều, Kinh[1]. Trong thời gian gần đây những áp lực từ việc mở rộng diện tích đất sản xuất cho các hộ gia đình, áp lực từ các dự án thủy điện, các dự án phát triển Nông, Lâm nghiệp trên địa bàn, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ rừng phòng hộ sang đất sản xuất một cách bừa bãi, chưa khai thác được hết hiệu quả của rừng trong việc phát triển kinh tế mang lại từ rừng. Xã Húc, xã Hướng Tân, Tân hợp là ba xã thuộc 3 khu vực đại diện các đặc trưng về tự nhiên, kinh tế - xã hội cho toàn huyện: Bắc Hướng Hóa, Nam Hướng Hóa và khu vực dọc đường chín với tổng diện tích rừng tự nhiên của 03 xã lớn 3.261,2 ha chiếm 7,6% diện tích rừng tự nhiên của toàn huyện và là các xã thuộc xã đặc biệt khó khăn với 50% số hộ gia đình thuộc hộ nghèo. Trong đó có cả diện tích rừng tự nhiên chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng sản xuất do Ban quản lý rừng Phòng hộ Hướng Hóa Đakrông, UBND xã và cộng đồng hộ gia đình quản lý. Trong khi đó diện tích rừng tự nhiên được PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  • 16. 2 các hộ gia đình và quản lý từ 3 đến 5 ha/hộ gia đình. Cuộc sống của các cộng đồng dân cư ở đây chủ yếu dựa vào sản xuất Nông - Lâm nghiệp lại có điều kiện kinh tế khó khăn không phát huy được tiền năng từ rừng mang lại. Vì vậy áp lực từ các hoạt động khai thác gỗ và vác lâm sản, lấm chiếm đất rừng để làm đất sản xuất của các hộ gia đình, cộng đồng dân cư tới tài nguyên rừng là rất lớn nên diện tích và chất lượng rừng tự nhiên ngày càng giảm xuống. Trước những thực trạng về công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng tự nhiên còn nhiều bất cập đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị” làm cơ sở khoa học, lý luận nhằm đưa ra các giải pháp để quản lý, sử dụng, bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên một cách hợp lý, bền vững góp phần nâng cao hiệu quả về kinh tế đồng thời bảo vệ được các nguồn tài nguyên rừng. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. MỤC TIÊU CHUNG Đánh giá và phân tích được những tác động cũng như những bất cấp trong công tác quản lý tài nguyên rừng tự nhiên của 3 xã Húc, Hướng Tân, Tân Hợp, từ đó đề xuất được các giải pháp nhằm nâng quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng tự nhiên hiệu quả đối với khu vực nghiên cứu. 2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ - Nghiên cứu được điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội, hiện trạng tài nguyên rừng tự nhiên và các điều kiện khác cũng như những các phong tục tập quán của địa phương cụ thể và những hạn chế trong việc thực hiện quản lý tài nguyên thiên nhiên theo các quy định của pháp luật và các luật tục của địa phương. - Đánh giá được tình hình khai thác, sử dụng, thị trường và công tác quản lý các lâm sản trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng rừng tự nhiên có hiệu quả cho 3 xã Húc, Hướng Tân, Tân Hợp. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN 3.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC Kết quả đề tài sẽ là cơ sở cơ sở dữ liệu hiện trạng rừng và đất rừng, là cơ sở lý luận cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý lâm nghiệp đưa ra những chủ trương, ban hành những quy định phù hợp nhằm quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên rừng tự nhiên kết hợp với phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái ở xã Húc, xã Hướng Tân, xã Tân Hợp huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  • 17. 3 3.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN - Kết quả của Đề tài là tài liệu khoa học cơ bản về hiện trạng rừng và đất rừng, tình hình quản lý và sử dụng rừng, từ đó phát hiện những vấn đề bất cập trong quản lý tài nguyên rừng về thực hiện theo luật pháp và theo luật tục của địa phương và những xung đột của các cộng đồng dân cư với chính quyền địa phương, với các tổ chức quản lý rừng tự nhiên trên địa bàn của xã Húc, xã Hướng Tân, Tân Hợp. - Đề tài nêu ra những vấn đề tồn tại của các dự án triển khai trên địa bàn có sự tác động đến tài nguyên rừng tự nhiên từ đó xem xét được việc phát triển kinh tế với việc bảo vệ rừng tự nhiên của khu vực. - Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để triển khai các hoạt động lâm nghiệp trong thời gian tới nhằm đảm bảo việc phát triển kinh tế, xã hội, ổn định an ninh chính trị đi đôi với việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng một cách có hiệu quả. - Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu khoa học khác về quản lý tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn xã Húc, Hướng Tân, Tân Hợp sau này. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  • 18. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1.1.1 Tổng quan về quản lý rừng. Khoa học về quản lý rừng đã được hình thành từ cuối thế kỷ thứ 18, đầu thế kỷ 19. Ban đầu chỉ chú trọng đến khai thác, sử dụng gỗ được lâu dài, liên tục; khi gỗ có giá trị thương mại trao đổi lớn. Chủ rừng muốn có nhiều lãi suất bằng cách nâng cao năng suất, sản lượng gỗ trên một đơn vị diện tích; trên cơ sở các giải pháp kỹ thuật tạo rừng, nuôi dưỡng, khai thác, thương mại dần dần trở thành các môn khoa học được nghiên cứu áp dụng. Suốt thế kỷ XIX và gần hết thế kỷ XX, khoa học quản lý rừng luôn nhằm mục tiêu sản lượng ổn định, nghĩa là năm sau không ít hơn năm trước; từ đó các lý thuyết về điều chỉnh sản lượng theo diện tích, theo cấp năng suất để hàng năm có thu hoạch gỗ, thu nhập đồng đều đã được xây dựng, phát triển cho môn quản lý/quy hoạch rừng (Forest management)[3]. Việt Nam, sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Đảng và Chính phủ đã chỉ đạo ngành lâm nghiệp tăng cường nghiên cứu và áp dụng các thành tựu của khoa học quản lý rừng nhằm giữ vững sản lượng khai thác ổn định và không lạm dụng vào nguồn tài nguyên rừng. - Quản lý rừng bền vững: Theo Tổ chức gỗ nhiệt đới (ITTO): “QLRBV là quá trình quản lý những lâm phần ổn định nhằm đạt được một hay nhiều hơn những mục tiêu quản lý đề ra một cách rõ ràng như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ rừng mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị truyền thống và năng suất tương lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn đối với môi trường tự nhiên và xã hội”. - Nửa cuối của thế kỷ XX, trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ, môi trường, con người chờ đợi ở rừng nhiều hơn nữa các khả năng cung ứng không chỉ về gỗ, lâm sản ngoài gỗ mà còn các chức năng bảo vệ môi trường như: phòng hộ nguồn nước, chống thiên tai, bảo tồn đa dạng sinh học, giáo dục thẩm mỹ, môi trường v.v.. môn quản lý rừng đã giao thoa với nhiều môn khoa học khác và cũng do vậy mang nhiều tên khác nhau như: quản lý rừng, điều chế rừng, quy hoạch rừng, thiết kế kinh doanh rừng. Ở Việt Nam, những năm 80 – 90 của thế kỷ 20, các đơn vị quản lý rừng tự nhiên (Lâm trường, các đơn vị làm kinh tế lâm nghiệp...) đều phải xây dựng Phương án điều chế rừng (Kế hoạch quản lý). Tuy nhiên các phương án điều chế rừng hay quy hoạch Phạm Hoài Đức, Nguyễn Ngọc Lung – 2012. Bài giảng Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng 4 rừng vẫn tập trung vào mục tiêu lợi dụng tài nguyên rừng là chính, tất cả các hoạt động quản lý rừng đều xoay quanh mục tiêu khai thác gỗ, phát triển kinh tế đất nước nói chung và của đơn vị nói riêng. Cùng với sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và phát triển kinh tế - xã hội, quản lý rừng đã chuyển từ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  • 19. 5 quản lý kinh doanh gỗ sang quản lý kinh doanh nhiều mặt tài nguyên rừng, quản lý hệ sinh thái rừng và cuối cùng là quản lý rừng bền vững trên cơ sở các tiêu chuẩn, tiêu chí được xác lập chặt chẽ, toàn diện về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. Quản lý rừng bền vững đòi hỏi chủ rừng phải lập Kế hoạch quản lý rừng chi tiết, rõ ràng và giám sát chặt chẽ các hoạt động lâm nghiệp. Tất cả các hoạt động từ xây dựng, phát triển rừng đều tuân theo kế hoạch được lập, trong đó kế hoạch khai thác gỗ và bảo vệ môi trường giữ vai trò quan trọng. Đã có một thời gian dài các Công ty Lâm nghiệp chỉ tập trung vào mục tiêu kinh tế, đạt được khối lượng khai thác đã đặt ra, ít hoặc không quan tâm tới vai trò của rừng trong phát triển xã hội và đặc biệt là bảo vệ môi trường của địa phương. Để đảm bảo rừng sản xuất được quản lý bền vững, trước hết các cơ sở sản xuất kinh doanh rừng phải đạt "Tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững". 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỂN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.2.1. Những nghiên cứu về quản lý rừng trên thế giới Khi tài nguyên rừng bị suy thoái nghiêm trọng thì con người mới nhận thức được rằng tài nguyên rừng là có hạn và đang bị suy giảm nhanh chóng, nhất là tài nguyên rừng nhiệt đới. Theo tổ chức FAO (2003), vào những năm 1990-1995 ở các nước đang phát triển đã có hơn 65 triệu ha rừng bị mất. Năm 2000, diện tích rừng toàn thế giới kể cả rừng tự nhiên và rừng trồng còn hơn 3.869 triệu ha với độ che phủ chiếm 29,6% lãnh thổ. Trước tình hình trên, đã có nhiều giải pháp tăng cường QLRBV như: Cộng đồng quốc tế đã thành lập nhiều tổ chức, tiến hành nhiều hội nghị, đề xuất và cam kết nhiều công ước về bảo vệ và phát triển rừng trong đó có Chiến lược bảo tồn (năm 1980 và điều chỉnh năm 1991), Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO năm 1983), Chương trình hành động của tổ chức Nông lương (FAO năm1985), Hội nghị Liên hiệp quốc về môi trường và phát triển (UNCED tại Rio deJaneiro năm1992), Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật quý hiếm (CITES), Công ước về Đa dạng sinh học (CBD năm 1992), Công ước về thay đổi khí hậu toàn cầu (CGCC năm 1994), Công ước về chống sa mạc hóa (CCD năm 1996), Hiệp định quốc tế về gỗ nhiệt đới (ITTA năm 1997). Tháng 9/1998, Hội nghị lần thứ XIII tại Hà Nội, các nước trong khu vực Đông Nam Á đã thỏa thuận về đề nghị của Malaysia xây dựng bộ tiêu chí và chỉ số vùng ASIAN về QLRBV (viết tắt là C&I ASEAN). Thực chất C&I ASEAN cũng giống như C&I của ITTO, bao gồm 7 tiêu chí và cũng chia làm 2 cấp quản lý là cấp quốc gia và cấp đơn vị. Ngoài ra, còn có các nghiên cứu về chính sách QLRBV, như là: Nghiên cứu của Gilmour D.A. (1999) đã cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiệu tính kém hiệu quả của các chương trình quản lý tài nguyên thiên nhiên PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  • 20. 6 (TNTN) là chưa giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích giữa các cá nhân trong cộng đồng, giữa lợi ích cộng đồng địa phương và lợi ích quốc gia, do đó chưa phát huy được nội lực của các cộng đồng để quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng. Vì vậy, quản lý TNR cần phát triển theo hướng kết hợp hoạt động bảo tồn và phát triển tài nguyên với hoạt động sản xuất để cải thiện chất lượng cuộc sống người dân, thống nhất lợi ích của người dân và lợi ích quốc gia trong hoạt động bảo tồn và phát triển TNR. Subedi và cộng sự đã sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) để nghiên cứu quản lý cây và đất đai tại hai cộng đồng nông thôn ở miền Đông Terai, Nepan. Kết quả nghiên cứu đã góp sức vào việc phát triển lợi tức và công việc làm ăn thông qua dự án do cơ quan phát triển quốc tê Thụy Điển (SIDA) và FAO tài trợ. Poffenberger, M. và cộng sự (1993) đã có nghiên cứu điểm tại Vườn quốc gia Dong Yai nằm ở Đông Bắc và khu phòng hộ Nam Sa ở phía Bắc Thái Lan. Kết quả tại Dong Yai, người dân đã chứng minh được khả năng của họ trong việc tự tổ chức các hoạt động bảo tồn, đồng thời phối hợp với Cục Lâm nghiệp Hoàng Gia xây dựng hệ thống quản lý rừng đảm bảo ổn định về môi trường sinh thái và phục vụ lợi ích của người dân trong khu vực. Tại Nam Sa, cộng đồng người dân cũng rất thành công trong công tác quản lý rừng phòng hộ. Trong báo cáo "Liên minh cộng đồng quản lý rừng ở Thái Lan" họ khẳng định rằng: Nếu Chính phủ có chính sách khuyến khích và chuyển giao quyền lực thì người dân chắc chắn sẽ thành công trong việc kiểm soát tài nguyên. 1.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam Tháng 12 năm 1998 hội thảo Quốc gia về Quản lý rừng bền vững do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên Đông Dương (WWF Đông Dương), Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Hà Nội và Hội đồng quản trị rừng quốc tế (FSC) đồng tài trợ đã tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, kết quả hội thảo đã thống nhất thành lập tổ công tác quốc gia về QLRBV và chứng chỉ rừng, đồng thời đề xuất chương trình hoạt động trong năm đầu tiên. Để nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động QLRBV và cấp chứng chỉ rừng ở nước ta, Viện quản lý bền vững và chứng chỉ rừng (trực thuộc hội KHKT Lâm nghiệp Việt Nam) được thành lập vào tháng 6 năm 2006. Viện quản lý bền vững và chứng chỉ rừng cùng các chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước đã nhóm họp để xây dựng Bộ tiêu chuẩn QLRBV cho Việt Nam, đến nay đã hoàn thành phiên bản 9C. Bên cạnh đó, có nhiều công trình nghiên cứu phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng TNR bền vững, một số đề tài nghiên cứu đã bước đầu đề xuất các giải pháp cụ thể áp dụng như: Nghiên cứu “Quản lý rừng và hưởng lợi trong giao đất giao rừng” tại Tây Nguyên của PGS.TS Bảo Huy, năm 2005. Tác giả đã đã nêu được việc giao rừng không thể chỉ thực hiện việc giao rừng mà cần phải có những giải pháp hỗ trợ, phải có kế hoạch quản lý sử dụng và được giám sát thường xuyên bởi cộng đồng, cơ quan quản lý. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  • 21. 7 Đề tài nghiên cứu “Đánh giá tình hình thực hiện Quyết định 178/2001/QĐ-TTg và đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách hưởng lợi đối với cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng được giao, được thuê và nhận khoán rừng, đất lâm nghiệp” của TS. Nguyễn Nghĩa Biên, năm 2005. Đề tài đã đánh giá tình thình thực hiện chính sách hưởng lợi theo quyết định 178/2001/QĐ-TTg và đề xuất, sữa đổi bổ sung góp phần hoàn thiện cơ chế hưởng lợi đối đối với cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng được giao, được thuê và nhận khoán rừng, đất lâm nghiệp. Công trình "Sử dụng đất tổng hợp bền vững" của Nguyễn Xuân Quát năm 1996, tác giả đã nêu lên những điều cần biết về đất đai, phân tích tình hình sử dụng đất đai, cũng như các mô hình sử dụng đất bền vững, mô hình khoanh nuôi và phục hồi rừng ở Việt Nam. Đồng thời bước đầu đề xuất tập đoàn cây trồng nhằm sử dụng bền vững và ổn định đất rừng. Phạm Đức Lâm và Lê Huy Cường (1998) đã đưa ra các giải pháp quản lý và sử dụng TNR bền vững tại lưu vực sông Sê San. Hồ Viết Sắc (1998) đã đề xuất một số giải pháp về xã hội và quản lý.Tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm quản lý bền vững rừng khộp ở Ea Súp - Đắc Lắc. Đỗ Đình Sâm (1998) đã phản ánh thực trạng du canh, đánh giá sự ảnh hưởng của nó, đồng thời nêu lên một số giải pháp chính sách về định canh và biện pháp kỹ thuật canh tác trên đất dốc nhằm QLRBV ở Việt Nam. Đánh giá hiện trạng quản lý rừng và đất rừng làm cơ sở đề xuất sử dụng tài nguyên rừng bền vững ở ĐakLak của TS.Bảo Huy, năm 1998. Tác giả đã thu thập, phân tích biến động tài nguyên rừng, biến động cấu trúc rừng và tính chất đất rừng sản xuất qua quá trình khai thác để đề xuất quản lý, sử dụng tài nguyên rừng, đất rừng phù hợp với quan điểm phát triển bền vững. Nghiên cứu thí điểm đầu tiên về quy hoạch sử dụng đất và giao đất rừng tự nhiên được thực hiện ở lâm trường EaHleo, lâm trường Quảng Trực, lâm trường Quảng Tân và lâm trường Đak Ghềnh của tỉnh ĐakLak năm 1999. Nhóm nghiên cứu về quản lý rừng Cộng đồng ở xã Đak Nuê huyện Lak nằm trong vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung do tác giả Bảo Huy, Trần Hữu Nghị và Nguyễn Hải Nam. Nhóm tác giả đã khuyến nghị giao cho các hộ và cộng đồng quyết định nuôi dưỡng, khai thác rừng với sự hỗ trợ kỹ thuật của các cơ quan hữu quan. Đồng thời cũng đề xuất các chính sách hỗ trợ đầu tư cho hộ gia đình và cộng đồng bảo vệ và phát triển rừng theo quan điểm bền vững. Nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên ở Tây Nguyên và khả năng ứng dụng trong kinh doanh rừng tự nhiên của TS.Trần Văn Con, năm 1999. Tác giả đánh giá lại các nghiên cứu về cấu trúc rừng tự nhiên ở vùng Tây nguyên để xem xét thực trạng sự PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  • 22. 8 hiểu biết, khả năng ứng dụng hiểu biết về cấu trúc rừng tự nhiên để đề xuất các định hướng nghiên cứu tiếp về cấu trúc của rừng tây nguyên. Sử dụng tài nguyên đất nước hợp lý làm cơ sở phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh ĐakLak của GS-TS Trần An Phong, năm 2001. Tác giả đánh giá lại tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, hiện trạng và định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hiệu quả sử dụng đất và đề xuất sử dụng tài nguyên đất và nước hợp lý làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh ĐakLak. 1.2.3. Tình hình quản lý bảo vệ rừng trên thế giới Lịch sử quản lý rừng nhiệt đới được phát triển từ những năm đầu của thế kỷ 19 ở Ấn Độ, Mianma và nhanh chóng lan rộng sang nhiều khu vực ở châu Phi. Khởi đầu, hoạt động quản lý được thực hiện nhằm bảo vệ có hệ thống các nguồn tài nguyên gỗ. Ở giai đoạn sau này, các hoạt động quản lý được đa dạng hóa như: chuyển đổi rừng tự nhiên thành rừng trồng hoặc nông lâm kết hợp (các hệ thống chuyển đổi), tác động nhằm tạo ra rừng tự nhiên có năng suất cao hơn (các hệ thống chặt trắng), hoặc giảm thiểu tác động và sử dụng tái sinh tự nhiên để tạo ra các lâm phần có mục tiêu lấy gỗ (các hệ thống tái sinh tự nhiên). Ngoài ra, quản lý rừng cũng bao gồm các hệ thống phục hồi bằng việc phục hồi lại rừng trên đất đã bị thoái hóa (các hệ thống phục hồi). Tình hình quản lý, bảo vệ rừng trên thế giới đến nay chủ yếu trải qua hai giai đoạn: [4]. - Giai đoạn từ thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20 Giai đoạn này, hệ thống quản lý rừng ở nhiều nước chủ yếu vẫn dựa trên các mô hình kiểm soát quốc gia, Chính phủ giữ quyền quản lý các khu rừng tự nhiên thông qua các cơ quan Lâm nghiệp. Khai thác lâm sản phục vụ nhu cầu nguyên liệu từ lâm sản cho sự phát triển của các ngành công nghiệp. Người dân hầu như không hề được hưởng lợi từ rừng và vì vậy họ cũng không quan tâm, không có trách nhiệm về vấn đề xây dựng, bảo vệ và phát triển vốn rừng. Giai đoạn này, hoạt động khai thác rừng nhiệt đới chủ yếu được thực hiện bởi sức lao động của con người và động vật mà chưa sử dụng máy móc trong quá trình khai thác. Chính vì vậy, các biện pháp khai thác này không gây tác động lớn cho rừng tự nhiên. - Giai đoạn từ giữa thế kỷ 20 đến nay Giai đoạn này tài nguyên rừng ở nhiều quốc gia đã bị giảm sút một cách nhanh chóng, môi trường sinh thái bị huỷ hoại nghiêm trọng. Các hoạt động khai thác công nghiệp rừng tự nhiên phát triển mạnh mẽ do nhu cầu gỗ tăng vọt trên thế giới. Các phương pháp khai thác cơ giới hóa ở các nước vùng ôn đới được sử dụng ở các vùng nhiệt đới ngày càng nhiều với cường độ ngày càng cao. Hệ quả là, rất nhiều khu rừng nhiệt đới bị phá hoại nghiêm trọng sau khai thác. Vấn đề khai thác rừng tự nhiên bền vững trở thành mối quan tâm của nhiều tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, sử PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  • 23. 9 dụng, bảo tồn rừng tự nhiên nhiệt đới trên thế giới. Hàng loạt các hệ thống kỹ thuật khai thác giảm thiểu tác động được đề xuất từ những năm 90 thế kỷ 20 trở lại đây. Trong đó đáng kể nhất là các hệ thống biện pháp kỹ thuật quản lý sử dụng rừng xây dựng bởi ITTO (1990), Poore và Sayer (1990), FAO (1993, 1996) và FSC (1994, sửa đổi năm 2000). Rất nhiều kỹ thuật sử dụng trong các phương thức khai thác được đề xuất này là kinh nghiệm rút ra từ hệ thống khai thác áp dụng cho rừng nhiệt đới ở Australia. Trong rất nhiều hệ thống biện pháp kỹ thuật khai thác giảm thiểu tác động được đề xuất, quy trình khai thác được xây dựng bởi FAO (1996) (Dykstra và Heinrich, 1996) có ảnh hưởng rộng rãi nhất trong các nước có rừng tự nhiên nhiệt đới. Trên cơ sở quy trình này, với sự hỗ trợ của FAO, nhiều nước đã xây dựng được quy trình khai thác cụ thể phù hợp với điều kiện của nước mình. Để bảo vệ được diện tích rừng hiện còn và không ngừng phát triển vốn rừng, cộng đồng quốc tế đã thành lập nhiều tổ chức, tiến hành nhiều hội nghị, đề xuất và cam kết nhiều Công ước Bảo vệ và Phát triển rừng, trong đó có Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO năm 1983), Chiến lược bảo tồn quốc tế (năm 1980), Công ước về buôn bán các loài động, thực vật quý hiếm (CITES), Công ước về thay đổi khí hậu toàn cầu (CGCC, 1994), Công ước về chống sa mạc hóa (CCD, 1996), Hiệp định quốc tế về gỗ nhiệt đới (ITTA, 1997), Hội nghị Quốc tế về môi trường và phát triển (UNCED, 1992)… Đồng thời, với sự hình thành của nhiều tổ chức quốc tế, hệ thống quản lý rừng của các nước trên thế giới cũng đa dạng hơn, ngoài hình thức quản lý tập trung như trước đây còn có những hình thức quản lý khác như, lâm nghiệp trang trại, lâm nghiệp xã hội (Nepal, Thái Lan, Philippin...). Hiện nay, ở các nước đang phát triển, khi sản xuất nông lâm nghiệp còn chiếm vị trí quan trọng đối với người dân nông thôn miền núi, thì quản lý rừng theo hình thức phát triển lâm nghiệp xã hội đang là một trong những mô hình được đánh giá cao cả về phương diện kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Cùng với Diễn đàn về rừng được thành lập năm 2000, Liên Hợp Quốc đã quyết định chọn năm 2011 là Năm Quốc tế về rừng với mục tiêu chính là thúc đẩy việc quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững tất cả các loại rừng; các nguyên tắc trong Chương trình Nghị sự 21 về công tác chống phá rừng. Thông qua các hoạt động trong năm Quốc tế về rừng tại các quốc gia và khu vực, Liên Hợp Quốc mong muốn mật độ che phủ rừng trên toàn thế giới sẽ gia tăng đáng kể thông qua quản lý rừng bền vững (SFM), bao gồm bảo vệ, phục hồi trồng rừng và tái trồng rừng, cùng những nỗ lực ngăn chặn suy thoái rừng. Đồng thời, giảm những tác động kinh tế - xã hội và môi trường đến rừng bằng cách cải thiện sinh kế của người dân sống phụ thuộc vào rừng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  • 24. 10 Trước đây trên thế giới có khoảng 17,6 tỷ ha rừng đến năm 1991, theo thống kê của PAO diện tích rừng chỉ còn 3.117 triệu ha, mỗi năm trung bình diện tích bị thu hẹp khoảng 11 triệu ha. Trong khi đó diện tích rừng trồng chỉ bằng 1/10 diện tích bị mất. Ở Châu Phi và Châu Á Thái Bình Dương đã mất đi khoảng 9 triệu ha rừng, ở Châu Mỹ mất 18,4 triệu ha rừng. Nạn phá rừng diễn ra trầm trọng ở 56 nước nhiệt đới với tốc độ phá rừng từ những năm trước đó, đến năm 2000 thế giới mất đi khoảng 225 triệu ha, diện tích rừng được khai phá làm đất trồng trọt. Do nạn phá rừng nên đất trồng trọt cũng bị xói mòn nặng, sa mạc hoá ngày càng diễn ra trầm trọng. Hiện nay 875 triệu người phải sống ở vùng sa mạc làm mất đi 26 tỷ đô la giá trị sản phẩm mỗi năm. Hàng năm trên thế giới mất đi khoảng 12 tỷ tấn đất bề mặt, với số lượng này có thể sản xuất ra khoảng 50 triệu tấn lương thực mỗi năm. Hàng ngàn hồ chứa nước ở vùng nhiệt đới đang bị cạn dần, tuổi thọ của nhiều công trình thuỷ điện vùng nhiệt đới đang bị rút ngắn. Tuy nhiên trước sự nỗ lực của mỗi quốc gia, công tác quản lý và xây dựng phát triển trên thế giới đã có nhiều chuyển biến tích cực: chuyển từ mục đích sản xuất mang lại lợi ích kinh tế sang sử dụng rừng bền vững, kết hợp cả 3 lợi ích: Kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Thế giới đã thực hiện các biện pháp quản lý bảo vệ rừng theo hướng đình chỉ khai thác gỗ vùng đặc chủng, các khu bảo tồn thiên nhiên, phát triển du lịch sinh thái, quan tâm đến tác dụng bảo vệ môi trường. Ở Ấn Độ: Trong những năm 1988-1989 ở một số bang đã thực hiện việc chuyển giao, việc quản lý một phần rừng cộng đồng cho các cộng đồng nông nghiệp năm 1988 chính sách nông nghiệp cần được khuyến khích phát triển, tự xác định vị trí của mình trong công việc bảo vệ các khu rừng ma họ có nhiều quyền lợi. Ở Philippine: Đã áp dung công trình lâm nghiệp xã hội tổng hợp, Chính phủ giao quyền sử dung đất lâm nghiệp cho cá nhân, quần chúng và cộng đồng trong 25 năm (và giai đoạn trong 25 năm nữa) thiết lập rừng cộng đồng và giao quyền cho nhóm quản lí. Ở Trung Quốc: Kinh doanh lâm nghiệp dựa trên nền kinh tế nhiều thành phần: phát triển nhiều ngành kinh tế lâm sản chế biến lâm sản nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên rừng kết hợp coi trong các mặt môi trường sinh thái và xã hội. Từ 1981 Trung Quốc đã tiến hành giao đất giao rừng cho hộ gia đình, bên cạnh đó ban hành nhiều luật chính sách kinh tế để tạo điều kiện tới việc lưu truyền và trao đổi quyền sử dụng tài nguyên rừng. Phân cấp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp chuyển dao dần trách nhiệm và quyền lực về quản lý rừng từ cấp trung ương đến cơ sở. Xúc tiến giao đất, giao rừng cho nhân dân, thực hiện tư nhân hoá đất đai cơ sở kinh doanh lâm nghiệp để tạo điều kiện cho quản lý rừng, năng động và đem lại nhiều lợi nhuận kinh tế cao. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  • 25. 11 1.2.4. Tình hình quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở Việt Nam diễn biến theo các giai đoạn lịch sử. Các hệ thống tổ chức và quản lý lâm nghiệp ở Việt Nam có thể chia làm ba giai đoạn [4]: Thời kỳ trước 1945; Thời kỳ kinh tế kế hoạch tập trung (1946-1990); Thời kỳ chuyển sang nền kinh tế thị trường (từ 1991). - Giai đoạn trước năm 1945 (thời kỳ Pháp thuộc): Hầu hết tài nguyên rừng ở Việt Nam bị khai thác, sử dụng tự do. Tuy nhiên, giai đoạn này các ngành công nghiệp chưa phát triển nên nhu cầu lâm sản của người dân và xã hội còn thấp, việc khai thác gỗ chủ yếu phục vụ sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, sự suy giảm tài nguyên rừng chưa có ảnh hưởng lớn. Theo số liệu thống kê diện tích rừng nước ta vào năm 1943 còn khoảng 14,3 triệu ha, với độ che phủ khoảng 43,3%; công tác quản lý bảo vệ rừng ở giai đoạn này ít được chú trọng. Đơn vị quản lý rừng trong thời kỳ này được gọi là hạt lâm nghiệp có quy mô tương đương với cấp tỉnh. Nội dung hoạt động lâm nghiệp trong thời kỳ này chủ yếu là quản lý tài nguyên rừng nhằm để thu thuế là chính. Để thực hiện mục tiêu khai thác tài nguyên rừng, người ta đã chia rừng thành ba loại: + Rừng không thuộc quản lý của Nhà nước. Đây là những khu rừng ở vùng sâu vùng xa với mật độ dân địa phương rất thấp, khó tiếp cận và kiểm soát. Ở những khu rừng này dân địa phương có quyền tự do khai thác gỗ, lâm sản và phát nương làm rẫy để đáp ứng các nhu cầu hàng ngày của họ. + Rừng khai thác là những khu rừng tự nhiên nằm gần các khu dân cư và có điều kiện giao thông thuận lợi. Rừng được phân chia thành các đơn vị quản lý, được kiểm kê tài nguyên, điều tra các thông tin cơ bản phục vụ quản lý. Các đơn vị rừng được chia thành các coup (cúp) khai thác và Nhà nước quy định cấp kính tối thiểu được phép khai thác. Kiểm lâm đặt các trạm kiểm soát ở cửa rừng, tất cả các gỗ khai thác ra được chấp nhận, đóng búa, nộp thuế và cho phép lưu thông. + Rừng quan trọng là những khu rừng có vị trí quan trong về kinh tế được khai thác và bảo vệ trong suốt luân kỳ; hoặc là những khu rừng có chức năng quan trọng khác như rừng đầu nguồn cần bảo vệ nghiêm ngặt. - Giai đoạn từ năm 1946 đến năm 1990 Cùng với sự ra đời của ngành Lâm nghiệp, phần lớn diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở miền Bắc được Nhà nước quy hoạch và giao cho các Lâm trường quốc doanh quản lý. Trong giai đoạn này, Lâm trường quốc doanh chủ yếu làm nhiệm vụ khai thác lâm sản để phục vụ cho các yêu cầu của nhân dân, bảo vệ Tổ quốc và tái thiết đất nước. Nhiệm vụ xây dựng và phát triển vốn rừng tuy có đặt ra nhưng ít được các đơn vị sản xuất quan tâm đúng mức. Diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp một cách nhanh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  • 26. 12 chóng, tỷ lệ che phủ của rừng ở nước ta đến năm 1976 chỉ còn 33,8%. Nhiều diện tích rừng có trữ lượng lớn bị khai thác quá mức chuyển thành những khu rừng thứ sinh nghèo kiệt. Cũng trong giai đoạn này, nhằm giữ lại và hạn chế tác động tiêu cực đến một số khu rừng quý, ngày 07/7/1962, Chính phủ Việt Nam đã ra Quyết định thành lập các khu rừng cấm Cúc Phương (khu bảo vệ đầu tiên, sau trở thành vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam). Sau đó ngành Lâm nghiệp đã phát hiện và đề xuất 49 khu rừng cấm ở các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, do đất nước đang trong thời kỳ chiến tranh và những hạn chế về điều kiện kinh tế kỹ thuật nên việc xây dựng, quản lý và bảo vệ các khu nói trên không được tốt. Về các hình thức quản lý rừng, sau năm 1945 ngành lâm nghiệp được quản lý bởi Nha lâm chính thuộc Bộ canh nông với nhiệm vụ được qui định là: (i) Quản lý lâm phận: ngăn ngừa sự tàn phá rừng và sự lạm dụng lâm sản, gìn giữ các khu rừng có quan hệ đến sự điều hoà khí hậu và mực nước của các triền sông, giữ vững các cồn cát để khỏi lấn vào nội địa; (ii) Thi hành lâm pháp; (iii) Thi hành thể lệ về săn bắn. Các hoạt động lâm nghiệp trong giai đoạn này luôn gắn liền với nhiệm vụ kháng chiến và tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ: Xây dựng chính sách thể chế lâm nghiệp bao gồm: Xoá bỏ các thể lệ lâm nghiệp độc quyền, xây dựng tổ chức và chính sách thể chế lâm nghiệp mới; cải tiến chế độ thu tiền bán khoán lâm sản; chính sách phát triển trồng cây gây rừng; các thể chế về bảo vệ rừng, sản xuất, lưu thông và xuất nhập khẩu lâm sản; Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng; Khai thác gỗ và lâm sản phục vụ yêu cầu kháng chiến; Vận động nhân dân trồng cây; Đóng góp các nguồn thu của ngành lâm nghiệp vào ngân sách; Đào tạo cán bộ lâm nghiệp; Công tác nghiên cứu lâm nghiệp. Đến giai đoạn 1956-1975 được đánh dấu bởi sự thành lập của Tổng cục Lâm nghiệp (TCLN) như là cơ quan đầu não của ngành lâm nghiệp. Ở cấp tỉnh có các ty lâm nghiệp để quản lý nhà nước về lâm nghiệp. Hoạt động lâm nghiệp trong thời kỳ này chủ yếu vẫn là khai thác và bảo vệ rừng tự nhiên. Lượng gỗ khai thác thời kỳ này trung bình khoảng 1,5 triệu m3/năm. Nhiệm vụ trồng rừng tuy có được chú ý nhưng qui mô nhỏ (50.000 ha/năm) và tỷ lệ thành rừng rất thấp (khoảng 30%). Giai đoạn 1976-1990 là những năm có nhiều thay đổi trong hệ thống tổ chức và chính sách quản lý lâm nghiệp được đánh dấu bằng sự thành lập Bộ Lâm nghiệp năm 1976. Năm 1986 rừng được quy hoạch thành ba loại theo chức năng, đó là: Rừng sản xuất; Rừng phòng hộ và Rừng đặc dụng. Rừng được giải thửa thành các tiểu khu có diện tích bình quân khoảng 1.000 ha để làm đơn vị quản lý. Các hoạt động quản lý và sản xuất lâm nghiệp của ba loại rừng nói trên được nghiên cứu phát triển và có nhiều đổi mới trong giai đoạn này. Tổ chức của các hệ thống quản lý ba loại rừng có thể PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  • 27. 13 được tóm lược như sau: Đối với rừng sản xuất: được quản lý bởi các Liên hiệp lâm nông công nghiệp và các lâm trường quốc doanh. Đối với rừng phòng hộ: các vùng đầu nguồn trọng yếu như Sông Đà, Dầu Tiếng, Trị An, Thạch Nham có các ban quản lý rừng phòng hộ trực thuộc Bộ Lâm nghiệp, các khu rừng phòng hộ khác do các lâm trường quản lý hoặc các ban quản lý rừng phòng hộ trực thuộc tỉnh, liên hiệp... Đối với rừng đặc dụng: thành lập các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên có ban quản lý để bảo vệ nghiêm ngặt theo qui chế riêng. - Giai đoạn từ năm 1991 đến nay Giai đoạn này, các hoạt động quản lý tài nguyên rừng thời kỳ đầu diễn ra khá phức tạp, nhất là khu vực phía Nam và Tây Nguyên. Các khu kinh tế mới ra đời, các doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp được thành lập tràn lan đã gây sức ép lớn vào tài nguyên rừng. Mặt khác, tỷ lệ gia tăng dân số giai đoạn này cũng rất cao nên tình trạng chặt phá rừng tự nhiên để mở rộng các khu dân cư, lấy đất canh tác, lấy gỗ, củi... diễn ra ngày một nghiêm trọng. Hàng triệu ha rừng tự nhiên bị khai thác, chặt phá, chuyển đổi mục đích sử dụng... để phục vụ cho phát triển kinh tế, kiến thiết đất nước sau chiến tranh. Đây cũng là thời kỳ đất nước chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự mất rừng, đó là nạn hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất, cháy rừng... xảy ra mạnh mẽ, khí hậu thay đổi ngày càng khắc nghiệt hơn. Do những thập kỷ trước ở nước ta toàn bộ rừng và đất lâm nghiệp thuộc quyền sở hữu của nhà nước trên danh nghĩa rừng của toàn dân vì thế mà mọi người dân đều có quyền khai thác. Lợi dụng bất kì nguồn tài nguyên co từ rừng và đất rừng, đến việc rừng bị khai thác triệt để dẫn đến rừng ngày càng cạn kiệt dần là điều không thể tránh khỏi. Phạm vào đó là tình trạng du canh, du cư hoạt động đốt nương làm rẫy, dân số tăng nhanh làm tài nguyên rừng nước ta bị tàn phá nặng nề hơn. Năm 1943- 1945 diện tích rừng nước ta là 14,5 triệu, nhưng đến năm 1995 còn khoảng 9,5 triệu ha độ che phủ là 28,2%. Sự suy giảm tài nguyên rừng không chỉ làm gảm chữ số lượng gỗ, lâm sản mà kéo dài sự suy giảm về tính đa dạng sinh học, khả năng bảo vệ đất, nguồn nước, công ăn việc làm và cả nguồn lợi khác của nhân dân ta. Từ tháng 10/1995, Bộ Lâm nghiệp (cũ) cùng với Bộ Thủy lợi (cũ) sát nhập vào với Bộ Nông nghiệp (cũ) để thành lập Bộ NN&PTNT. Bốn định hướng đổi mới về chiến lược phát triển lâm nghiệp đã được vạch ra trên cơ sở của dự án “Nghiên cứu tổng quan phát triển Lâm nghiệp Việt Nam”: (i) Chuyển lâm nghiệp từ ngành kinh tế có nhiệm vụ khai thác tài nguyên rừng là chính, trở thành một ngành kinh tế có nhiệm vụ cơ bản là xây dựng và phát triển vốn rừng. (ii) Chuyển lâm nghiệp từ một ngành kinh tế chỉ có Nhà nước và tập thể sang một nền lâm nghiệp xã hội, thu hút nhiều thành phần kinh tế trong đó có cả hộ gia đình, cá nhân và các lực lượng xã hội tham gia xây dựng rừng và kinh doanh rừng; (iii) Chuyển lâm nghiệp từ một nền kinh tế PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  • 28. 14 chuyên khai thác gỗ tự nhiên sang một ngành kinh tế kinh doanh nhiều sản phẩm, phát triển nhiều ngành nghề; (iv) Chuyển lâm nghiệp từ tình trạng quảng canh, trình độ khoa học kỹ thuật thấp sang xây dựng một ngành lâm nghiệp, thâm canh, có trình độ khoa học kỹ thuật cao. Chính vì những lí do trên nên nhà nước đã có những thay đổi mới trong công tác quản lí và bảo vệ rừng kịp thời giảm bớt những áp lực vào rừng. Ngày 12/8/1991 tại kì họp Quốc hội khoá VII đã chính thức thông qua Luật Bảo vệ và phát triển rừng đến ngày 19/8/1991 Chủ tịch nước đã ra quyết định số: 58/LCT-HĐNN chính thức ban hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng; năm 1992 Chính phủ phê duyệt chương trình 327/CP nhằm phủ xanh đất trồng đồi núi trọc được bắt đầu từ năm 1992 đến 1998 và chương trình trồng mới 5.000.000 ha rừng kéo dài đến năm 2010; ngày 15/01/1994 Chính phủ ban hành Nghị định số 02, Nghị định 163/1999 ngày 16/11/1999 về giao đất cho các tổ chức, hội gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, ngày 29/11/2006 Chính phủ ban hành Nghị định 77/CP về xử lý hành chính cho công tác quản lý và bảo vệ rừng; Nghị định số:32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật hoang dã quý hiếm; Chỉ thị số 286-287 TTg 01/5/1997 của chính phủ về việc truy quét các tổ chức cá nhân phá hại rừng, Quyết định số 661 TTG ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình mục tiêu trồng mới 5.000.000 ha rừng; gần đây nhất là nghị định 159/2007 CP ngày 2/10/2007của chính phủ về quản lý rừng; Nghị định 99/2009 ngày 02/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Mục tiêu của Đảng, Nhà nước ta đặt ra đối với công tác tài nguyên, bảo vệ rừng và giao đất lâm nghiệp là: (i) Ngăn chăn tận gốc các hành vi vi phạm pháp luật quản lý bảo vệ phát triển rừng. (ii) Thiết lập hệ thống chủ rừng trên phạm vi toàn quốc với từng loại rừng: Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất từng bước thực hiện mỗi mảnh đất, khu, là rừng đã có chủ cụ thể và tiến hành xã hội hoá nghề rừng. (iii) Tạo điều kiện cho nông dân hộ gia đình tổ chức sản xuất, đổi mới cơ cấu cây trồng vật nuôi hạn chế và đi đến xoá bỏ tình trạng độc canh cây lúa, phá rừng làm lương rẫy, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá nông thôn. (iv) Góp phần quan trọng về việc bảo vệ rừng, phủ xanh đất trồng đồi núi trọc, bảo vệ môi trường. Từ khi có những đổi mới về pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và đất rừng ở nước ta kịp thời động viên khích lệ bà con dân tộc ít người. Đây cũng là sự chuyển đổi nhanh chóng từ quản lý bảo về rừng theo hướng lâm nghiệp xã hội nhằm hướng tới sử dụng quản lý đất bền lâu. Như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý, bảo vệ rừng, thể hiện bằng sự đổi mới cơ chế chính sách, nhiều công trình nghiên cứu nâng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  • 29. 15 cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng được quan tâm đầu tư hỗ trợ. Sự đổi mới này càng được phát huy mạnh mẽ từ khi Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng vào năm 1991 và sửa đổi lại vào năm 2004. Đến năm 2012, toàn quốc có trên 13,86 triệu ha rừng, đạt độ che phủ đạt 42% [5]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  • 30. 16 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: + Rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên ở xã Húc, xã Hướng Tân, Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. + Ban Quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa – Đakrông + Cộng đồng dân cư ở ở xã Húc, xã Hướng Tân, Tân Hợp huyện Hướng Hóa – tỉnh Quảng Trị. 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Nghiên cứu tại xã Húc, xã Hướng Tân, Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Về thời gian: Nghiên cứu tiến hành từ tháng 7/2017 đến tháng 3/2018 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.2.1. Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu. 2.2.2. Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng tự nhiên của 3 xã Húc, Hướng Tân, Tân Hợp. 2.2.3. Nghiên cứu các phong tục tập quán của từng địa phương cụ thể trong việc quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng tự nhiên. 2.2.4. Nghiên cứu các tác động đến tài nguyên rừng tự nhiên tại khu vực nghiên cứu. 2.2.5. Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng tự nhiên trên địa bàn xã Húc, xã Hướng Tân, Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. - Thực trạng và những nỗ lực bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở vùng nghiên cứu -Tình trạng chặt phá rừng và lấn chiếm đất rừng -Khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trái phép -Tình trạng buôn bán lâm sản trái phép -Thực trạng công tác quản lý bảo vệ lâm sản PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  • 31. 17 -Đánh giá mối quan hệ giữa các bên có liên quan trong công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng tự nhiên - Phân tích các thuận lợi, khó khăn trong quản lý các loại lâm sản 2.2.6. Đề xuất một số biện pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng tự nhiên cho xã Húc, xã Hướng Tân, Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. - Đề xuất giải pháp về quản lý rừng tự nhiên 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Kế thừa kết quả nghiên cứu và các tài liệu đã có về vấn đề liên quan - Tình hình cơ bản về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội. + Tài liệu về địa lý, đất đai, thổ nhưỡng; + Tài liệu khí hậu thuỷ văn; + Dân sinh kinh tế xã hội; + Báo cáo kiểm kê rừng năm 2016 của huyện Hướng Hóa. + Bản đồ giao đất lâm nghiệp, khoán quản lý bảo vệ rừng, bản đồ hiện trạng rừng. + Các báo cáo tổng kết công tác quản lý bảo vệ rừng của ban Quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa-Đakrông; - Các kết quả nghiên cứu, báo cáo đánh giá tổng kết việc thực hiện chính sách bảo vệ phát triển lâm nghiệp từ Trung ương đến địa phương, 2.3.2. Khảo sát thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu - Phương pháp điều tra các thông tin. Để thu thập các số liệu về kinh tế xã hội, luận văn sử dụng linh hoạt các phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và một số công cụ của phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA), cụ thể: + Điều tra kinh tế hộ gia đình: Điều tra phỏng vấn 30 hộ gia đình/1 xã qua hệ thống mẫu điều tra có sẵn. Số hộ phỏng vấn được xác định trên cơ sở phân loại theo các mức diện tích đất (nhiều, trung bình và ít), kinh tế hộ (giàu, trung bình, nghèo). Trước khi tiến hành điều tra, dựa theo kết quả khảo sát sơ bộ trong dân và ý kiến cán bộ xã, kết hợp với số liệu thống kê giao đất của xã tiến hành sơ bộ phân loại các gia đình nhận đất thành 3 nhóm theo diện tích đất lâm nghiệp tính bình quân trên địa bàn. + Điều tra các thông tin về xã hội được tiến hành đồng thời với điều tra kinh tế nhờ công cụ là bộ câu hỏi mở ghi trong phiếu điều tra theo các chỉ tiêu cơ bản: mức độ tham gia của người dân; việc nhận đất và nhận rừng có làm tăng thu nhập hay không; khả năng nhận thức của người dân. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  • 32. 18 + Điều tra các thông tin về môi trường được tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp người dân có thời gian sống ở khu vực nghiên cứu, đồng thời kết hợp với những quan sát, đánh giá trực tiếp của người nghiên cứu trên địa bàn nghiên cứu. + Điểu tra tình hình mua bán, sử dụng các loại tài nguyên rừng trong cộng đồng các hộ gia đình. 2.3.3. Phương pháp chuyên gia Để đảm bảo tính khách quan cũng như tính đúng đắn và chính xác của những kết luận và đề xuất của luận văn phù hợp với thực tiễn, trong quá trình nghiên cứu và phân tích kết quả nghiên cứu, luận văn tiến hành: - Tham khảo ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý; - Tham khảo ý kiến của cán bộ địa phương; - Tham khảo ý kiến Kiểm lâm địa bàn; - Tham gia hội thảo liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu trong khu vực nghiên cứu. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  • 33. 19 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hướng Hóa 3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lí Hướng Hoá là huyện miền núi vùng cao, có diện tích tự nhiên toàn huyện là: 115.086 ha. Dân số đến cuối năm 2016 là 84.458 người. Mật độ dân số là 73.3 người/km2 , Có 3 dân tộc sinh sống chủ yếu là Vân Kiều, Pa Kô và dân tộc Kinh. Huyện Hướng Hóa có biên giới nằm về phía Tây của tỉnh Quảng Trị, là một trong mười đơn vị hành chính của tỉnh Quảng Trị: + Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình. + Phía Tây và Nam giáp nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. + Phía Đông giáp huyện Gio Linh, Vĩnh Linh và Đakrông. Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Hướng Hóa PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  • 34. 20 Toàn huyện có 22 đơn vị hành chính, trong đó có 20 xã và 02 thị trấn ( Khe Sanh và Lao Bảo ) với 13 xã đặc biệt khó khăn, 11 xã giáp với biên giới Lào có cửa khẩu quốc tế Lao Bảo nằm trên trục đường quốc lộ 9 nối liền với các nước trong khu vực: Lào, Thái Lan, My An Ma và khu vực miền Trung Việt Nam. Có đường biên giới dài 156 km, tiếp giáp với 3 huyện biên giới bạn Lào. -Khí hậu Khí hậu mang những nét điển hình của khí hậu nhiệt đời gió mùa, quanh năm nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23,080 C. Lượng mưa bình quân là 199,9 mm/năm. Khí hậu Huyện Hướng Hoá được chia ra 3 vùng tiểu khí hậu mang những sắc thái khác nhau. Tiểu vùng khí hậu Đông - Trường Sơn: Gồm các xã nằm phía Bắc của huyện ( Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Linh, Hướng Sơn ) đây là vùng chịu ảnh hưởng rõ nét của nhiệt đới gió mùa Đông Bắc. Nền nhiệt tăng cao vào mùa nống và chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng, nhiệt độ bình quân cả năm tương đối cao 23,080 C. Tiểu vùng khí hậu chuyển tiếp giáp các xã Hướng Phùng, Hướng Tân, Tân Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Húc và thị trấn Khe Sanh ) là vùng chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu giao thoa giữa Đông và Tây Trường Sơn. Nền khí hậu tương đối ôn hoà trong năm, mang sắc thái Á nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm là 23,080 C. Đặc biệt thị trấn Khe Sanh nằm ở giữa đỉnh Trường Sơn nên có khí hậu khá lí tưởng, là lợi thế cho việc phát triển du lịch và nghỉ dưỡng. Tiểu vùng khí hậu Tây Trường Sơn: còn lại nằm ở phía Tây Nam của Huyện là vùng chịu ảnh hưởng rõ nét của chế độ khí hậu nhiệt đới với nền nhiệt cao hầu như quanh năm, nhiệt độ trung bình năm là 23,080 C. Các tiểu vùng khí hậu đã tạo cho huyện Hướng Hoá là vùng có tài nguyên khí hậu đa dạng, đây thực sự là một trong những thế mạnh để phát triển nội lực và thu hút đầu tư vào địa bàn. - Đất đai, địa hình. * Đất đai: Hướng Hoá với tổng diện tích tự nhiên là 115.086,7 ha. Trong đó: + Diện tích đất khu dân cư chiếm 0,57 % + Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 24,6% + Diện tích đất chuyên dùng chiếm 2,54 % + Diện tích đất chưa sử dụng chiếm 58,2 % + Diện tích đất nông nghiệp chiếm 14,09 % PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  • 35. 21 Đất đai với nhiều loại đất bao gồm các loại: Đất mùn vàng đỏ trên đá granit và đá granit-nai chiếm 5,26% + Đất đỏ vàng trên đá granit, trên đá granit-nai, trên đá gơnai, trên đá phiến sét chiếm tổng là 73,1% + Đất thung lũng dốc tụ 0,4%, đất xói mòn trơ sỏi đá 0,83% + Đất vàng nhạt trên đá cát 13,61%, đất nâu tím trên đá phiến tím 3,58% + Đất nâu đỏ trên đá bazan 2,525, đất vàng nâu trên đá bazan 0,02% + Đất phù xa không được bồi đắp 0,4%, đất phù xa suối 0,28% Với các loại đất như vậy rất thuận tiện cho việc phát Nông - Lâm nghiệp, trồng rất nhiều loại cây đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày như cà phê, hồ tiêu, cao su và các loại cây ăn quả như nhãn, xoài chuối. Hệ thực vật tự nhiên phong phú với nhiều loài cây gỗ quý như Kiền, Muồng, Giáng Hương, Giổi… * Địa hình: Địa thế núi rừng ở huyện Hướng Hoá rất đa dạng, núi và sông xen kẻ nhau tạo thành đị hình chia cắt, sông suối bắt nguồn từ núi cao. * Chế độ thuỷ văn: Huyện Hướng Hoá có nguồn nước dồi dào từ những con sông: Xê Păng Hiêng, Xê Pôn, Rào Quán và hệ thống ao hồ, hàng trăm con suối khe nhỏ nước ngầm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Đặc biêt, công trình thuỷ lợi - Thuỷ điện Quảng Trị, trên sông Rào. Ngoài ra còn có các công trình thuỷ điện Hạ Rào Quán và thuỷ điện La La đang xây dựng, tạo điều kiện phát triển điện lưới trên địa bàn huyện nói riêng và tỉnh nhà nói chung, đồng thời tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp cho bà con tại huyện. - Tài nguyên rừng và các tiềm năng phát triển rừng. Tài nguyên rừng: Tổng diện tích rừng hiện có 51.207,1 ha trong đó: Rừng tự nhiên là 45.128,2 ha, rừng trồng là 6.087,9 ha. Rừng tự nhiên chủ yếu do ban quản lý KBTTN Bắc Hướng Hóa quản lý là 21.971,8 ha, Ban quản lý RPH Hướng Hóa – Đkarông quản lý là 9.829,2 ha, rừng cộng đồng và hộ gia đình được giao là 4.226,8 ha, rừng do các lực lượng vũ trang quản lý là 1.992,6 ha, rừng tự nhiên do các UBND xã quản lý là 11.332,4 ha, rừng trồng của các hộ gia đình là 1.814,3 ha. Hàng năm việc khai thác các loại rừng trồng trên địa bàn huyện khoảng 100ha/năm với trữ lượng 40m3/ha chủ yếu là gỗ nguyên liệu giấy. Tiềm năng phát triển rừng: Hiện nay trên địa bàn toàn huyện diện tích rừng và đất rừng được quy hoạch cho công tác phát triển rừng còn rất lớn 1000 ha đến năm 2025 đã được phê duyệt trong Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2025 tầm nhìn đến 2030 của huyên, Công tác phát triển rừng hiện nay được chú ý quan tâm rất PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  • 36. 22 nhiều trong đó có dự án Đầu tư bảo vệ và phát triển rừng chú trọng công tác trồng mới trên các diện tích rừng bị phá, trên các diện tích canh tác nông nghiệp đất bị bạc màu với diện tích trung bình 200ha/năm với loài cây chủ yếu là các loại keo nhằm phủ xanh đồi núi trọc, cải tạo đất, chống xói mòn bảo vệ các diện tích đất canh tác nông nghiệp, tăng nguồn thu nhập cho người dân, dự án BCC với các hạng mục làm giàu rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, trồng rừng, giao rừng cho cộng đồng trên các diện tích rừng phòng hộ là rừng sản xuất nhằm nối liền dãi rừng của các khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa và khu bảo tồn thiên nhiên Đkrông và các khu bảo tồn thiên nhiên khác, Dự án trồng rừng Mác ca với diện tích với quy mô 100 ha tại xã Tân Hợp, dự án trồng cây Sa chi trên địa bàn xã Hướng Linh với diện tích ban đầu là 200 ha, các dự án đã được triển khai bước đầu cho thấy tiềm năng phát triển các loại cây lâm nghiệp cho sản phẩm phụ mang lại hiệu quả kinh tế cao. * Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên của vùng: Hướng hóa là một địa bàn có khí hậu thuận lợi, tiềm năng đất đai đa dạng và phong phú, hệ động vật và thực vật phát triển đây là một trong những tiềm năng cho cộng đồng dân cư ở đây phát triển về nghề rừng góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo trên địa bàn. Bên cạnh những thuận lợi cũng gặp rất nhiều khó khăn như: địa hình chia cắt bỡi các con sông suối, độ dốc cũng tương đối lớn, hệ thống giao thông đi lại còn hạn chế, các tuyến đường dân sinh và đường lâm nghiệp còn ít chưa đến được các vùng sâu vùng xa nên vào mùa mưa gặp rất nhiều khó khăn cho người dân trong các hoạt động sản xuất cung như việc đi lại, huyện Hướng Hóa là nơi có lượng mưa tương đối lớn nên lượng mùn bị trôi rữa rất nhanh, một số vùng thường bị ngập úng trong mùa mưa, đất đai bị bạc màu. Ngoài ra người dân ở đây tham gia vào các hoạt động lâm nghiệp có số lượng lớn song kinh nghiệm về sản xuất lâm nghiệp của họ vẫn còn hạn chế nhiều chủ yếu dựa và các điều kiện có sẵn, chưa chủ động, chưa áp dụng được các tiến bộ khoa học vào sản xuất, sảm phẩm thu được chưa tương xứng với tiềm năng. 3.1.1.2. Đặc điểm về kinh tế: Với quyết tâm luôn nâng cao tinh thần đoàn kết tương thân tương ái và phát huy truyền thống anh hùng phấn đấu để đời sống nhân dân luôn được ấm no hạnh phúc. Sau bao năm vượt qua khó khăn, thách thức. Đảng bộ và nhân dân huyện Hướng Hoá đã nỗ lực phát huy và xây dựng huyện nhà khởi sắc trên tất cả các lĩnh vực. Nhờ biết khai thác và phát triển phù hợp với tiềm năng kinh tế - văn hoá, đến nay huyện đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt trên 16 % . Riêng năm 2016 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,7%. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  • 37. 23 * Sản xuất nông nghiệp Trong sản xuất nông nghiệp, Hướng Hoá đã tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất các sản phẩm có năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, chăn nuôi phát triển cả số lượng lẫn chủng loại. - Trồng trọt: Tổng giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp ước đạt 31,2 triệu đồng, trong đó giá trị thu hoạch cây hằng năm đạt 20,6 triệu đồng/ha/năm, cây lâu năm đạt được 41,61 triệu đồng/ha/năm. Tổng diện tích gieo trồng bình quân hàng năm đạt được 9.6142. Tổng sản lượng lương thực có hạt bình quân hàng năm đạt 8.412 tấn (trong đó thóc 7208 tấn). Cây Cà Phê được xác định là một trong những cây trồng chủ lực. Tổng diện tích cây Cà Phê hiện có 4.092.6 ha, năng suất bình quân ước đạt 14 – 15 tấn/ha, sản lượng bình quân đạt 5.000-6.000 tấn cà phê nhân, giá trị bình quân hằng năm đạt 150 tỉ đồng. Diện tích hồ tiêu hiện có 245,9 ha, năng suất 6,1 tạ/ha, sản lượng đạt 117,4 tấn. Diện tích ngô hiện có 1.068,8 ha với năng suất 38 tạ/ha, diện tích Cao Su tiểu điền hiện có 371 ha đang trong thời kì kiến thiết cơ bản, tập trung chủ yếu ở xã A Dơi. Diện tích cây ăn quả hiện có 2.532 ha, trong đó diện tích thu hoạch 2.108,4 ha như: Chuối, xoài, vải, nhãn, dứa...sản lượng thu hoạch 16.120,0 tấn. Nhìn chung kinh tế nông nghiệp nông thôn tiếp tục phát triển theo định hướng sản xuất hàng hoá và đạt kết quả tốt, cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển đổi có hiệu quả nhất là đã tạo được chuyển biến tích cực về giống, kinh tế hợp tác xã, kinh tế trang trại và kinh tế hộ gia đình tiếp tục được đầu tư phát triển rộng rải trong nhân dân đồng thời khai thác tối đa sử dụng có hiệu quả các công trình thuỷ lợi và áp dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật, thâm canh tăng năng suất, đưa các loại giống vào sản xuất nhằm tăng sản lượng của các loại cây trồng. -Chăn nuôi: Tiếp tục phát triển ổn định theo hướng sản xuất hàng hoá, áp dụng khá rộng rải các tiến bộ khoa học kỷ thuật, nhất là về giống, cơ cấu vật nuôi được phát triển đa dạng. Tuy nhiên dịch cúm gia cầm và dịch lỡ mồm long móng ở trâu bò xãy ra trên địa bàn đã làm ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi, công tác phòng chống dịch bệnh cơ bản đã triển khai thực hiện tốt. Riêng năm 2015, nổi cộm tình trạng nhập lậu trâu bò bằng đường tiểu ngạch qua tuyến biên giới đã gây khó khăn trong việc quản lý phòng chống các loại dịch bệnh thường xãy ra ở gia súc, tuy nhiên UBND Huyện đã tăng cường chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra xử lí và giám sát chặt chẽ công tác tiêm phòng nhằm ngăn chặn dịch bệnh gia súc có nguy cơ xảy ra trên địa bàn. Tổng số đàn gia súc hiện có: Đàn trâu: 3.859 con, Đàn bò: 11.715 con, Đàn lợn: 17.289 con, Đàn dê: 7.745 con, Đàn ngựa: 17 con, Gia cầm các loại: 68.398 con, Gia cầm khác : 136.796 con. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma