SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
NGUYỄN ÁNH HỒNG
ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA BẾP ĂN TẬP THẾ
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ BIẾN TẠI
BẾP ĂN TẬP THẾ CÁC TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN HOÀI ĐỨC NĂM 2015
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01
HÀ NỘI, 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
NGUYỄN ÁNH HỒNG
ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA BẾP ĂN TẬP THẾ
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ BIẾN TẠI
BẾP ĂN TẬP THẾ CÁC TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN HOÀI ĐỨC NĂM 2015
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01
TS. Nguyễn Thị Hiếu ThS. Nguyễn Thị Kim Ngân
HÀ NỘI, 2015
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn tới:
Ban Giám hiệu, phòng đào tạo Sau đại học, các thầy cô giáo Trường Đại học Y tế
công cộng đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện cho tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Hiếu
và Th.S Nguyễn Thị Kim Ngân đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi và có
những ý kiến đóng góp quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện, hoàn thiện luận
văn.
Tôi xin cảm ơn Trung tâm y tế huyện Hoài Đức và các trường mầm non trên địa
bàn nghiên cứu đã nhiệt tình hợp tác và hỗ trợ trong quá trình tiến hành đề tài và thu
thập số liệu trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn các bạn học viên cao học khóa 17 đã động viên và chia sẻ
những kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập và làm luận văn.
Tôi luôn ghi nhớ và biết ơn sâu sắc các thành viên trong gia đình, bạn bè đã luôn
động viên chia sẻ mọi mặt để tôi vượt qua mọi khó khăn trong quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Học viên
Nguyễn Ánh Hồng
ii
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................. 4
1.1. Một số khái niệm liên quan ....................................................................................4
1.2. Vai trò của an toàn thực phẩm................................................................................7
1.2.1. Vai trò đối với sức khoẻ.................................................................................. 7
1.2.2. Vai trò đối với kinh tế - xã hội........................................................................ 9
1.3. Thực trạng ATTP..................................................................................................10
1.3.1. Thực trạng ATTP trên thế giới ..................................................................... 10
1.3.2. Thực trạng ATTP ở Việt Nam...................................................................... 11
Bảng 1.1: Thống kê NĐTP (2011 – 2014)........................................................................ 12
1.3.3. Tình hình NĐTP ở trường mầm non ............................................................ 13
1.4. Kiến thức, thực hành của người chế biến thực phẩm...........................................14
1.5. Các yếu tổ ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành ..................................................16
1.5.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức ............................................................ 16
1.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành............................................................ 17
1.6. Một số giải pháp nhằm đảm bảo ATTP tại các BATT.........................................19
1.7. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu .............................................................................20
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................. 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................23
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................................23
2.3. Thiết kế nghiên cứu ..............................................................................................23
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu ...........................................................................23
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ...............................................................................23
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu.......................................................................................... 23
iii
2.5.2. Phương pháp thu thập ............................................................................................. 23
2.5.3. Thu thập số liệu............................................................................................. 25
2.6. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá......................................................26
2.7.1. Khái niệm...................................................................................................... 26
2.7.2. Thước đo....................................................................................................... 26
2.8. Phương pháp phân tích số liệu..............................................................................27
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu............................................................................27
2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số ........................28
2.10.1. Hạn chế của nghiên cứu................................................................................ 28
2.10.2. Sai số có thể gặp phải ................................................................................... 28
2.10.3. Biện pháp khắc phục..................................................................................... 28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………....30
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..........................................................30
3.2. Điều kiện an toàn thực phẩm của bếp ăn tập thể ....................................................... 31
3.2.1. Kiến thức về ATTP của người chế biến ....................................................... 34
3.2.2. Thực hành về ATTP tại cơ sở BATT ........................................................... 40
3.3. Các yếu tố thông tin, truyền thông và sự quan tâm của các ban ngành ...............45
3.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức – thực hành ATTP...................................47
3.4.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức ATTP............................................... 47
3.4.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành ATTP.............................................. 51
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN................................................................................................ 55
4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu.............................................................55
4.1.1. Thông tin chung của người chế biến....................................................................... 55
4.1.2. Thông tin chung của bếp ăn tập thể ........................................................................ 57
iv
4.2. Kiến thức về ATTP của người chế biến ..................................................................58
4.3. Thực hành về ATTP của người chế biến trong các BATT......................................61
4.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của người chế biến ...................64
4.4.1. Các yếu tố liên quan đến kiến thức......................................................................... 64
4.4.2. Các yếu tố liên quan đến thực hành ........................................................................ 65
4.5. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu........................................................................66
KẾT LUẬN....................................................................................................................... 68
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 70
PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 76
Phụ lục 1: Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về ATTP của người chế biến của BATT tại
các trường mầm non huyện Hoài Đức năm 2015 ..............................................................76
Phụ lục 2 .........................................................................................................................86
Bảng kiểm thực hành của người chế biến tại bếp ăn tập thể ..........................................86
trường mầm non huyện Hoài Đức ..................................................................................86
Phụ lục 3 .........................................................................................................................89
Bảng kiểm điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của bếp ăn tập thể các trường mầm
non huyện Hoài Đức ..........................................................................................................89
Phụ lục 4: PHIẾU CHẤM ĐIỂM ...................................................................................92
Phụ lục 5: BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU.............................................................................. 102
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATTP An toàn thực phẩm
BATT Bếp ăn tập thể
NĐTP Ngộ độc thực phẩm
TTYT Trung tâm y tế
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thống kê NĐTP (2011 – 2014)........................................................................ 12
Bảng 2.1. Phương pháp thử xét nghiệm đánh giá một số biến số vệ sinh dụng cụ .......... 24
Bảng 2.2. Phương pháp thu thập thông tin........................................................................ 25
Bảng 3.1. Thông tin chung của người chế biến ................................................................ 30
Bảng 3.2. Điều kiện về vệ sinh cơ sở................................................................................ 31
Bảng 3.3. Điều kiện về vệ sinh đối với dụng cụ ............................................................... 31
Bảng 3.4. Điều kiện vệ sinh trong chế biến, bảo quản thực phẩm.................................... 33
Bảng 3.5. Sổ ghi chép hằng ngày và các hồ sơ liên quan ................................................. 33
Bảng 3.6. Số trường mầm non đã đạt chuẩn quốc gia ...................................................... 34
Bảng 3.7. Kiến thức về ATTP của người chế biến ........................................................... 34
Bảng 3.8. Nguổn ô nhiễm thực phẩm và nguyên nhân gây NĐTP................................... 36
Bảng 3.9. Sản phẩm cần giữ lại khi trẻ bị NĐTP.............................................................. 37
Bảng 3.10. Nội dung trên nhãn sản phẩm thực phẩm....................................................... 38
Bảng 3.11. Cách chọn cá, thịt ........................................................................................... 38
Bảng 3.12. Thực hành vệ sinh cá nhân của người chế biến.............................................. 40
Bảng 3.13. Thực hành bàn tay của người chế biến........................................................... 41
Bảng 3.14. Thực hành chế biến thức ăn của người chế biến ............................................ 42
Bảng 3.15. Thực hành bảo quản thực phẩm của người chế biến ...................................... 43
Bảng 3.16. Thực hành vận chuyển, phân phối thực phẩm của người chế biến ................ 44
Bảng 3.17. Thực hành chung của người chế biến............................................................. 44
Bảng 3.18. Đánh giá số lượng và tính thiết thực của thông tin ATTP.............................. 46
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa kiến thức ATTP và các yếu tố......................................... 48
Bảng 3.20. Mô hình hồi quy logistic dự đoán yếu tố liên quan tới kiến thức về ATTP
của chế biến tại BATT ...................................................................................................... 50
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa tập huấn và thực hành về ATTP...................................... 52
vii
Bảng 3.22. Mô hình hồi quy logistic về yếu tố liên quan tới thực hành về ATTP của
chế biến tại BATT............................................................................................................. 54
viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Sự tác động của thực phẩm đến sức khỏe ..................................................... 9
Biểu đồ 3.1: Các bệnh không được tham gia chế biến...................................................... 35
Biểu đồ 3.2. Thời gian quy định lưu mẫu thực phẩm ....................................................... 37
Biểu đồ 3.3. Kiến thức về ATTP của người chế biến....................................................... 39
Biểu đồ 3.4. Thực hành về ATTP của người chế biến...................................................... 45
Biểu đồ 3.5. Nguồn nhận được thông tin của người chế biến........................................... 45
Biểu đồ 3.6. Kênh thông tin ưa thích của người chế biến................................................. 46
Biểu đồ 3.7. Sự quan tâm của các cấp ban ngành đến người trực tiếp chế biến............... 47
ix
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Phương diện nâng cao thể chất là mục tiêu đầu tiên được nhắc đến trong 5
phương diện phát triển cho trẻ em của giáo dục mầm non bao gồm: thể chất, nhận thức,
ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ [25]. Có sự ưu tiên này là do cơ thể trẻ dưới 5
tuổi chưa hoàn thiện hệ thống miễn dịch đang trong quá trình phát triển nên khả năng
chống lại các vi khuẩn yếu hơn so với người trưởng thành. Bên cạnh đó, trẻ em ngày
nay thường được bán chú tại trường vì vậy người chế biến có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng trong việc đảm bảo an toàn đối với bếp ăn tập thể - chìa khóa để có các bữa ăn an
toàn cho học sinh mỗi ngày. Với mong muốn trẻ em có một cơ thể phát triển toàn diện
về thể chất và khỏe mạnh, trước hết cần xác định được thực trạng kiến thức, thức hành
của người chế biến về ATTP và các yếu tố liên quan, từ đó có các kế hoạch can thiệp,
nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho người chế biến về vấn đề này.Từ những lý
do đó nghiên cứu “Thực trang điều kiện an toàn thực phẩm của bếp ăn tập thể và kiến
thức, thực hành về an toàn thực phẩm của người chế biến và một số yếu tố liên quan tại
bếp ăn tập thể trường mầm non huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội năm 2015” được
thực hiện với 2 mục tiêu: (1) Mô tả thực trạng điều kiện ATTP của bếp ăn tập thể tại
các trường mầm non huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội năm 2015, (2) Mô tả kiến
thức, thực hành của người chế biến về vệ sinh ATTP tại bếp ăn tập thể trường mầm
non huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội năm 2015, và (3) Xác định một số yếu tố liên
quan đến kiến thức, thực hành của người chế biến về ATTP tại bếp ăn tập thể trường
mầm non huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội năm 2015.
Nghiên cứu được tiến hành trên 227 người chế biến tại 28 BATT tại các trường
mầm non trên địa bàn huyện Hoài Đức trong khoảng thời gian từ tháng 1/2015 đến
tháng 7/2015, sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích, với kỹ thuật phỏng
vấn bằng bộ câu hỏi để xác định kiến thức của người chế biến; sử dụng bảng kiểm
đánh giá thực hành cùng một số yếu tố liên quan và dùng xét nghiệm để xác định một
số tiêu chí. Số liệu sau khi thu thập được phân tích bằng phần mềm thống kế SPSS.
x
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 69,9% người chế biến có kiến thức đạt về
ATTP. Những yếu tố liên quan đến kiến thức bao gồm năm kinh nghiệm và trình độ
học vấn của người chế biến. Cụ thể là người chế biến có trình độ học vấn từ cao đẳng
trở lên có kiến thức đạt gấp 2,84 lần so với người có trình độ dưới cao đẳng. Người
chế biến có trên 2 năm kinh nghiệm có kiến thức đạt gấp 5,7 lần người có dưới 2 năm
kinh nghiệm.
65,2% người chế biến có thực hành đạt trong đó vệ sinh cá nhân đạt 74,4%;
thực hành bàn tay tốt đạt 70%; thực hành chế biến tốt đạt 75,7%, thực hành bảo quản
tốt 53,3% và thực hành vận chuyển, phân phối thực phẩm tốt chiếm 78,4%. Những yếu
tố liên quan đến thực hành là kiến thức của người chế biến, cụ thể là người chế biến có
kiến thức đạt thì thực hành đạt cao hơn 30 lần so với người có kiến thức chưa đạt.
Với những kết quả thu được, nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị. Đối với
Trung tâm y tế cần tăng cường truyền thông trên tivi hoặc loa đài địa phương; Tăng
cường nội dung tập huấn, truyền thông; tập huấn thường xuyên cho người chế biến.
Đối với nhà trường nên nhắc nhở người chế biến về việc đảm bảo vệ sinh bếp ăn tập
thế cần chú trọng một số điểm sau đây: các thùng rác nên có nắp đậy, chú ý không để
rác hoặc nước thải rò rỉ ra bên ngoài… Tập trung nâng cao kiến thức thông qua tập
huấn cho người chế biến vì kiến thức có tác động mạnh nhất lên thực hành.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực phẩm được chúng ta ăn, uống hằng ngày và đưa vào cơ thể thường xuyên.
Bên cạnh đó, lượng thực phẩm được sử dụng đa dạng về nguồn gốc, phức tạp về chủng
loại và được cung cấp liên tục trong suốt đời người do đó nguy cơ cá thể mắc ngộ độc
thực phẩm (NĐTP) rất cao. Chỉ một lượng thực phẩm nhỏ nếu không đảm bảo vệ sinh
cũng ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe con người. Đó có thể là ngộ độc cấp tính hoặc
nguy hiểm hơn nó ở lại trong cơ thể tích lũy theo thời gian và gây ra hiện tượng ngộ
độc mạn tính. Các hậu quả này còn trầm trọng hơn đối với trẻ em do hệ thống miễn
dịch chưa hoàn thiện, khả năng chống lại các vi khuẩn yếu hơn so với người trưởng
thành.
Trên thế giới, ATTP vẫn luôn là vấn đề được quan tâm sâu sắc ở mọi quốc gia
do nó không chỉ có vai trò to lớn cho sức khoẻ người dân mà còn tác động mạnh mẽ
đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội. Theo
Tổ chức Y tế thế giới, có ít nhất 56 triệu người bị nhiễm 1 hoặc nhiều hơn 1 loại sán lá
thông qua thực phẩm[29]. Theo thống kê hằng năm Mỹ phải chi khoảng 15,6 tỷ USD
cho các bệnh về thực phẩm gây ra. Thực phẩm cũng gây ra cái chết cho khoảng 3000
người mỗi năm [35, 38]. Ở nước ta, theo thống kê của cục ATTP ở nước ta, trong 10
năm (2002 – 2011), mỗi năm có khoảng 187,6 vụ NĐTP với 5829,7 người mắc trong
đó 51,2 người tử vong do NĐTP [9]. Trong đó có nhiều vụ NĐTP xảy ra ở BATT các
trường mầm non: Đêm ngày 25/12/2013 tại Tuy Phong (Bình Thuận) có 185 cháu từ 12
tháng tuổi đến 5 tuổi thuộc trường Mầm non Phước Thể phải nhập viện do nghi NĐTP
[1]. Gần đây nhất là 3/10/2014, Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Thủy, Hòa Bình cho
biết đã tiếp nhận 27 cháu bé vào cấp cứu vì NĐTP là học sinh trường Mầm non Hoa
Hồng [31].
Hiện nay nước ta có 13.548 trường giáo dục mầm non (nhà trẻ, mẫu giáo, mầm
non) chịu trách nhiệm nuôi dạy cho 4.148.356 trẻ. Trong đó độ tuổi nhà trẻ là 597.274
cháu và mẫu giáo là 3.551.082 cháu [26]. Tại Thủ đô Hà Nội hiện có khoảng 58.092 cơ
sở thực phẩm (tăng 2% so với năm 2014) [20]. Trong đó, số cơ sở giáo dục tổ chức cho
2
học sinh ăn bán trú khoảng 1.400 trường, trong đó, số có bếp ăn tại trường là 1.077
trường; số phải thuê nhà thầu cung cấp suất ăn là 317 trường; số có căng-tin tại trường
là 115 trường [19]. Như vậy, việc cung cấp bữa ăn bán trú, bữa ăn giữa ca tại các cơ sở
giáo dục rất phổ biến và đa dạng với nhiều hình thức khác nhau. Trong thời gian qua,
các cơ quan chức năng đã tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát ATTP, tuyên
truyền phổ biến kiến thức, xây dựng mô hình điểm bếp ăn tập thể trường học; thanh
tra, kiểm tra, xử lý vi phạm quy định pháp luật, việc đảm bảo ATTP tại các BATT trên
địa bàn thành phố từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, nguy cơ sử dụng thực phẩm
bẩn, thực phẩm không r nguồn gốc, không bảo đảm các quy định ATTP trong chế biến,
bảo quản, vận chuyển và kinh doanh thức ăn vẫn còn tồn tại [18]. Cụ thể là từ đầu năm
2015, Hà Nội tiến hành kiểm tra 57.666 lượt, trong đó xử lý hành chính 7113 cơ sở vi
phạm, phạt tiền 1771 cơ sở lên đến gần 9 tỷ đồng [20].
Tại Hoài Đức – Hà Nội, mặc dù công tác đảm bảo chất lượng ATTP đã được
quan tâm, trong hoạt động có sự phối hợp giữa ngành y tế với các ban ngành liên quan
và đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, chỉ khoảng 60% các BATT trường
mầm non trên địa bàn đạt tốt khi đi kiểm tra về những quy định về ATTP; nguyên nhân
chính dẫn đến tình trạng này là do người chế biến thực phẩm tại các BATT cụ thể như
thực hành vệ sinh cá nhân của người chế biến chưa tốt, việc chưa mặc đồ chế biến vẫn
còn tồn tại [18]. Đã có một vài nghiên cứu về ATTP tại địa bàn, tuy nhiên chủ yếu tập
trung vào người dân, các nhà quản lý và ở các mô hình thực phẩm khác mà chưa có
nghiên cứu đánh giá thực tế kiến thức, thực hành của người chế biến tại BATT trường
mầm non trên địa bàn huyện.
Nhằm tìm hiểu thực tế cũng như cung cấp thông tin xác thực cho TTYT về thực
trạng điều kiện ATTP của BATT và kiến thức, thực hành của người chế biến này,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Điều kiện an toàn thực phẩm của bếp ăn tập
thể; kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm của người chế biến và một số yếu
tố liên quan tại bếp ăn tập thể trường mầm non huyện Hoài Đức, thành phố Hà
Nội năm 2015”
3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả điều kiện ATTP của bếp ăn tập thể tại các trường mầm non huyện Hoài
Đức, thành phố Hà Nội năm 2015
2. Mô tả kiến thức, thực hành của người chế biến về ATTP tại BATT trường mầm
non huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội năm 2015.
3. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của người chế biến
về ATTP tại BATT trường mầm non huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội năm
2015.
4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm liên quan
Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ
chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử
dụng như dược phẩm [10].
Theo tiêu chuẩn Codex stan 1-1985, tại điều 2 về giải thích thuật ngữ quy định:
Thực phẩm là những chất, được chế biến toàn bộ hay chế biến một phần hoặc ở dạng
nguyên liệu thô chủ định dùng để ăn uống cho con người; bao gồm đồ uống, kẹo cao
su, những chất sử dụng trong quá trình sản xuất, chế biến hoặc bổ sung vào thực phẩm,
không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất được sử dụng như thuốc [30].
Như vậy, dù có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung, thực phẩm có rất
nhiều dạng, đó có thể là dạng tươi sống như hoa quả, rau, củ hay đã được chế biến như
cơm, bánh mì, thịt, cá, trứng... hay những sản phẩm sau khi chế biến còn được bảo
quản rồi mới sử dụng như thịt hộp, bánh kẹo... Trong suốt quá trình từ sản xuất đến sử
dụng, thực phẩm đều có thể bị ô nhiễm bởi các tác nhân sinh học, hóa học và vật lý nếu
thực hành sản xuất, chế biến, phân phối, vận chuyển, bảo quản không đảm bảo ATTP.
An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe,
tính mạng con người [10].
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý do hấp thụ thực phẩm bị ô nhiễm hoặc
thực phẩm có chứa chất độc [32].
Có 2 loại ngộ độc thực phẩm: Ngộ độ thực phẩm cấp tính và ngộ độc thực phẩm
mạn tính.
Ngộ độc thực phẩm cấp tính: Là hội chứng bệnh lý cấp tính do ăn uống phải
thực phẩm có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày – ruột (buồn nôn,
nôn, tiêu chảy…) và những triệu chứng khác tùy theo tác nhân gây ra ngộ độc với
những biểu hiện đặc trưng của từng loại ngộ độc (tê liệt thần kinh, co giật, rối loạn hô
hấp, rối loạn tuần hoàn, rối loạn vận động...). Tác nhân gây NĐTP có thể là chất độc
hóa học (hóa chất bảo vệ thực vật, kim loại nặng…), chất độc tự nhiên sẵn có trong
5
thực phẩm (saponin, alkaloid…), do độc tố của vi sinh vật (vi khuẩn, virus, ký sinh
trùng…), hoặc do chất độc sinh ra do thức ăn bị biến chất.
Ngộ độc thực phẩm mạn tính: Là hội chứng rối loạn cấu trúc và chức năng của
tế bào, tổ chức dẫn tới những hội chứng bệnh lý mạn tính hoặc các bệnh mạn tính do sự
tích lũy dần các chất độc bởi ăn uống.
Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm bao gồm: NĐTP do vi sinh vật, NĐTP
do hóa chất, NĐTP do bản thân thức ăn chứa các chất độc tự nhiên, NĐTP do thực
phẩm bị biến chất. Trong đó:
Đường lây nhiễm vi sinh vật vào thực phẩm:
- Môi trường bị ô nhiễm, vi sinh vật từ đất, nước, không khí, dụng cụ và các vật
dụng khác nhiễm vào thực phẩm.
- Do thiếu vệ sinh trong quá trình chế biến, vệ sinh cá nhân không đảm bảo (tay
người chế biến không sạch, người lành mang trùng…) làm nhiễm vi sinh vật vào thực
phẩm. Thức ăn nấu không kỹ, ăn thức ăn sống (gỏi, lẩu…).
- Do bảo quản thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, không che đậy để côn trùng,
vật nuôi…tiếp xúc vào thức ăn, làm lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh.
- Do bản thân thực phẩm, gia súc, gia cầm đã bị bệnh trước khi giết mổ, khi chế
biến, nấu nướng không bảo đảm ghết chết hết các mầm bệnh. Thịt đã bị bệnh chế biến
thành các sản phẩm như xúc xích, lạp sườn. Ngoài ra, do quá trình giết mổ, vận
chuyển, bảo quả, chế biến không đảm bảo vệ sinh an toàn cũng có thế gây nhiễm vi
sinh vật vào thực phẩm mặc dù gia súc, gia cầm trước khi giết mổ khỏe mạnh, không
có bệnh tật [32].
Đường lây nhiễm hóa chất vào thực phẩm:
- Con đường phổ biến nhất là hóa chất bảo vệ thực vật còn tồn dư trên thực phẩm
(nhiều nhất là trên rau quả) do sử dụng không đúng kỹ thuật, không đảm bảo thời gian
cách ly, đặc biệt là dùng háo chất cấm có thời gian phân hủy dài, độc tính cao.
- Các kim loại nặng có trong đất, nước ngấm vào cây, quả, rau củ hoặc các loại
thủy sản để lại tồn dư trong thực phẩm, gây ngộ độc thực phẩm cho người ăn.
6
- Do thôi nhiễm từ dụng cụ chế biến, chứa đựng, bảo quản hoặc dùng các chất tẩy
rửa gây ô nhiễm vào thực phẩm.
- Do sử dụng phụ gia thực phẩm không đúng quy định như các chất bảo quản,
ngọt nhân tạo, các chất làm rắn chắc…
- Do sử dụng thức ăn chăn nuôi gây tồn dư hóa chất, kháng sinh, hormone trong
thịt, thủy sản, sữa.
Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm do thực phẩm có sẵn chất độc tự nhiên
- Bản thân loại thực phẩm đã có nhưng chất độc đó trong quá trình phát triển và
gieo trồng
- Do quá trình sơ chế, chế biến và bảo quản không đúng chất độc đó được tăng
lên.
Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm do thực phẩm bị biến chất
- Trong quá trình bảo quản, cất giữ thực phẩm, nếu không đảm bảo quy trình vệ
sinh, các chất dinh dưỡng trong thực phẩm sẽ bị các vi sinh vật, các men phân giải, làm
cho thức ăn bị biến chất, chứa độc tố.
- Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên như ánh sáng, nhiệt độ, oxy trong không
khí, các vết kim loại… cũng làm cho thực phẩm bị hư hỏng, biến chất, làm thay đổi
mùi vị, màu sắc, cấu trúc, có thể chứa các chất trung gian chuyển hóa gây độc.
Như vậy, việc đảm bảo an toàn thực phẩm ở các khâu chọn lựa thực phẩm, sơ
chế, chế biến, bảo quản đóng góp 1 phần quan trọng hạn chế ngộ độc thực phẩm và
đảm bảo chất lượng thực phẩm an toàn.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng,
quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến
suất ăn sẵn, căng tin và BATT [10].
BATT là cơ sở chế biến, nấu nướng phục vụ cho một tập thể nhiều người cùng
ăn tại chỗ hoặc ở nơi khác. Như vậy, BATT là 1 hình thức của cơ sở kinh doanh dịch
vụ ăn uống, chuyên sản xuất chế biến thức ăn theo khẩu phần nhất định và chia trong 1
7
bao bì nhất định nhằm sẵn sàng cung cấp cho khách hàng hoặc dùng cho mục đích sử
dụng trực tiếp.
Có 4 cách phân loại BATT:
- Theo quy mô (số lượng người ăn): BATT nhỏ (phục vụ dưới 200 người ăn);
BATT vừa (phục vụ từ 200 đến 500 người ăn) và BATT lớn (phục vụ trên 500 người
ăn).
- Theo địa điểm ăn uống: BATT phục vụ ăn uống tại chỗ hoặc mang đến nới khác
phục vụ.
- Theo phương thức phân phối: BATT phục vụ cho ăn tập trung hoặc ăn phân tán.
- Theo đối tượng ăn uống: BATT phục vụ cho nhà máy, xí nghiệp, trường học,
quân đội, bệnh viện, cơ quan…[5].
Chế biến thực phẩm là quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm
tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực
phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm [10].
1.2. Vai trò của an toàn thực phẩm
An toàn thực phẩm có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội, không
những nó ảnh hưởng trực tiếp, thường xyên đến sức khỏe con người, đến sự phát triển
của giống nòi, thậm chí mạng người sử dụng, mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa,
du lịch và an ninh, an toàn xã hội. Bảo đảm an toàn thực phẩm sẽ nâng cao sức khỏe
người dân, tăng cường nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, là nền tảng cho
xóa đói giảm nghèo và mở rộng quan hệ quốc tế [22].
1.2.1. Vai trò đối với sức khoẻ
Con người muốn tồn tại nhất định phải ăn uống, thực phẩm là nguồn cung cấp
chất dinh dưỡng cho sự phát triển và đảm bảo cho một cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh
bệnh tật và duy trì nòi giống. Ước tính một đời người trung bình sử dụng 12,5 tấn thịt,
cá, trứng, sữa; 30 tấn rau, củ quả, ngũ cốc, đường và 60 – 70 m3 nước [11]. Sử dụng
thực phẩm ô nhiễm là nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc cấp tính được biểu hiện
bằng các triệu chứng như nôn, đau bụng, hoa mắt, chóng mặt… Không chỉ vậy, nếu
8
các chất độc này tích luỹ trong cơ thể sau một khoảng thời gian mới phát bệnh thì có
hậu quả còn nghiêm trọng hơn nhiều ví dụ như ung thư, rối loạn chức năng thần kinh,
tiêu hoá…thậm chí gây dị tật, dị dạng cho các thế hệ sau. Đối tượng có nguy cơ cao
nhất với các loại nguy cơ đối với sức khỏe được xác định bởi 4 yếu tố bao gồm: Sự
miễn nhiễm, dinh dưỡng, khả năng đáp ứng miễn dịch và tuổi tác [46]. Trẻ sơ sinh và
trẻ nhỏ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các bệnh truyền qua thực phẩm do hệ thống miễn
dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ và không có khả năng chống lại sự xâm nhập của
các vi khuẩn có hại như thiếu niên. Nếu trẻ ăn phải các thức ăn bị ô nhiễm sẽ dễ dàng
bị nhiễm trùng, nhiễm độc dẫn đến bệnh tật thậm chí là tử vong [47].
Hàng năm, 1,6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết vì tiêu chảy, một tỷ lệ lớn trong số
đó là thu được thông qua việc tiếp xúc với nước và thực phẩm bị nhiễm khuẩn với vi
sinh vật [51, 50]. Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và
giảm sức đề kháng, do đó làm tăng nguy cơ kéo dài và tái phát bệnh tiêu chảy [45]. Cải
thiện tiếp cận nguồn nước uống sạch và thúc đẩy thực hành an toàn thực phẩm được
các chiến lược dinh dưỡng cần thiết để ngăn chặn vòng luẩn quẩn này và giảm bệnh
suất và tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ em trên toàn thế giới [39]. Việc đảm bảo an toàn
khâu chuẩn bị thực phẩm có thể hạn chế phần lớn các bệnh truyền qua thực phẩm [48].
Công tác đảm bảo ATTP có vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược bảo vệ sức
khoẻ con người. Bên cạnh đó, ngày nay khi nguồn thực phẩm của chúng ta càng ngày
càng có tính toàn cầu hóa cao, thì các nguy cơ mới liên tục gia tăng. Thực phẩm có
chứa những vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hay chất hóa học có hại gây nên hơn 200 căn
bệnh, từ bệnh tiêu chảy cho đến các loại ung thư [53]. Nhận thức được vấn đề toàn cầu
này, WHO đã lựa chọn chủ để “Từ nông trại đến mâm cơm” làm Ngày Sức khỏe thế
giới năm 2015 (ngày 7/4).
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 50044
DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Dược điển việt nam iv 2009 (1)
Dược điển việt nam iv 2009 (1)Dược điển việt nam iv 2009 (1)
Dược điển việt nam iv 2009 (1)nguyenhoangdaochi
 
Kiểm nghiệm một số loại thuốc
Kiểm nghiệm một số loại thuốcKiểm nghiệm một số loại thuốc
Kiểm nghiệm một số loại thuốcThit Tau
 
Danh gia chat luong hanh nghe duoc cua cac nha thuoc tren dia ban thanh pho c...
Danh gia chat luong hanh nghe duoc cua cac nha thuoc tren dia ban thanh pho c...Danh gia chat luong hanh nghe duoc cua cac nha thuoc tren dia ban thanh pho c...
Danh gia chat luong hanh nghe duoc cua cac nha thuoc tren dia ban thanh pho c...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Bệnh Viện, Công Ty, Nhà Thuốc, Xí Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tại Bệnh Viện, Công Ty, Nhà Thuốc, Xí NghiệpBáo Cáo Thực Tập Tại Bệnh Viện, Công Ty, Nhà Thuốc, Xí Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tại Bệnh Viện, Công Ty, Nhà Thuốc, Xí NghiệpDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap svPhieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap svhuuson182
 
báo cáo thực tập tại Nhà thuốc tây Hồng Phúc 6
báo cáo thực tập tại Nhà thuốc tây Hồng Phúc 6báo cáo thực tập tại Nhà thuốc tây Hồng Phúc 6
báo cáo thực tập tại Nhà thuốc tây Hồng Phúc 6hieu anh
 
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh việnBáo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh việnYenPhuong16
 

What's hot (20)

Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!
 
Mẫu quy trình sản xuất - Hồ sơ lô - Danh mục hồ sơ lô trong HS GMP
Mẫu quy trình sản xuất - Hồ sơ lô - Danh mục hồ sơ lô trong HS GMPMẫu quy trình sản xuất - Hồ sơ lô - Danh mục hồ sơ lô trong HS GMP
Mẫu quy trình sản xuất - Hồ sơ lô - Danh mục hồ sơ lô trong HS GMP
 
Báo cáo thực tập tại Nhà thuốc, Báo cáo thực tế tại nhà thuốc, HAY!
Báo cáo thực tập tại Nhà thuốc, Báo cáo thực tế tại nhà thuốc, HAY!Báo cáo thực tập tại Nhà thuốc, Báo cáo thực tế tại nhà thuốc, HAY!
Báo cáo thực tập tại Nhà thuốc, Báo cáo thực tế tại nhà thuốc, HAY!
 
Báo cáo thực tập Nhà Thuốc, ngành Dược Sĩ, RẤT HAY!!
Báo cáo thực tập Nhà Thuốc, ngành Dược Sĩ, RẤT HAY!!Báo cáo thực tập Nhà Thuốc, ngành Dược Sĩ, RẤT HAY!!
Báo cáo thực tập Nhà Thuốc, ngành Dược Sĩ, RẤT HAY!!
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
 
Vstp 2010
Vstp 2010Vstp 2010
Vstp 2010
 
Dược điển việt nam iv 2009 (1)
Dược điển việt nam iv 2009 (1)Dược điển việt nam iv 2009 (1)
Dược điển việt nam iv 2009 (1)
 
Hướng dẫn thực hành tốt sản xuất thuốc của pics
Hướng dẫn thực hành tốt sản xuất thuốc của picsHướng dẫn thực hành tốt sản xuất thuốc của pics
Hướng dẫn thực hành tốt sản xuất thuốc của pics
 
Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!
 
Tài liệu hướng dẫn GDP
Tài liệu hướng dẫn GDPTài liệu hướng dẫn GDP
Tài liệu hướng dẫn GDP
 
Kiểm nghiệm một số loại thuốc
Kiểm nghiệm một số loại thuốcKiểm nghiệm một số loại thuốc
Kiểm nghiệm một số loại thuốc
 
Danh gia chat luong hanh nghe duoc cua cac nha thuoc tren dia ban thanh pho c...
Danh gia chat luong hanh nghe duoc cua cac nha thuoc tren dia ban thanh pho c...Danh gia chat luong hanh nghe duoc cua cac nha thuoc tren dia ban thanh pho c...
Danh gia chat luong hanh nghe duoc cua cac nha thuoc tren dia ban thanh pho c...
 
Báo cáo thực tập tại Nhà Máy, công ty dược, Ngành dược, HAY!
Báo cáo thực tập tại Nhà Máy, công ty dược, Ngành dược, HAY!Báo cáo thực tập tại Nhà Máy, công ty dược, Ngành dược, HAY!
Báo cáo thực tập tại Nhà Máy, công ty dược, Ngành dược, HAY!
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Bệnh Viện, Công Ty, Nhà Thuốc, Xí Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tại Bệnh Viện, Công Ty, Nhà Thuốc, Xí NghiệpBáo Cáo Thực Tập Tại Bệnh Viện, Công Ty, Nhà Thuốc, Xí Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tại Bệnh Viện, Công Ty, Nhà Thuốc, Xí Nghiệp
 
Đề tài: Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao Hà thủ ô đỏ, HAY
Đề tài: Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao Hà thủ ô đỏ, HAYĐề tài: Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao Hà thủ ô đỏ, HAY
Đề tài: Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao Hà thủ ô đỏ, HAY
 
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap svPhieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
 
báo cáo thực tập tại Nhà thuốc tây Hồng Phúc 6
báo cáo thực tập tại Nhà thuốc tây Hồng Phúc 6báo cáo thực tập tại Nhà thuốc tây Hồng Phúc 6
báo cáo thực tập tại Nhà thuốc tây Hồng Phúc 6
 
Phiếu theo dõi xuất nhập thuốc
Phiếu theo dõi xuất nhập thuốcPhiếu theo dõi xuất nhập thuốc
Phiếu theo dõi xuất nhập thuốc
 
Dinh luong vsv
Dinh luong vsvDinh luong vsv
Dinh luong vsv
 
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh việnBáo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
 

Similar to Luận văn: Điều kiện an toàn thực phẩm của bếp ăn tập thể; kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm của người chế biến và một số yếu tố liên quan tại bếp ăn tập thể trường mầm non

đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...
đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...
đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành phòng chốn...
Luận án: Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành phòng chốn...Luận án: Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành phòng chốn...
Luận án: Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành phòng chốn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng, kết quả can thiệp có bổ sung khẩu ...
Luận án: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng, kết quả can thiệp có bổ sung khẩu ...Luận án: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng, kết quả can thiệp có bổ sung khẩu ...
Luận án: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng, kết quả can thiệp có bổ sung khẩu ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...
Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...
Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Kiến thức, thực hành về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của giáo viên tạ...
Luận văn: Kiến thức, thực hành về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của giáo viên tạ...Luận văn: Kiến thức, thực hành về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của giáo viên tạ...
Luận văn: Kiến thức, thực hành về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của giáo viên tạ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Luận văn: Điều kiện an toàn thực phẩm của bếp ăn tập thể; kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm của người chế biến và một số yếu tố liên quan tại bếp ăn tập thể trường mầm non (20)

đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...
đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...
đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...
 
Luận văn: Mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc, HAY!
Luận văn: Mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc, HAY!Luận văn: Mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc, HAY!
Luận văn: Mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc, HAY!
 
Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên đị...
 
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
 
Luận án: Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành phòng chốn...
Luận án: Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành phòng chốn...Luận án: Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành phòng chốn...
Luận án: Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành phòng chốn...
 
Luận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà
Luận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát BàLuận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà
Luận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà
 
Luận án: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng, kết quả can thiệp có bổ sung khẩu ...
Luận án: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng, kết quả can thiệp có bổ sung khẩu ...Luận án: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng, kết quả can thiệp có bổ sung khẩu ...
Luận án: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng, kết quả can thiệp có bổ sung khẩu ...
 
Luận văn: Mô tả hoạt động nghề nghiệp của người bán thuốc tại cơ sở bán lẻ đạ...
Luận văn: Mô tả hoạt động nghề nghiệp của người bán thuốc tại cơ sở bán lẻ đạ...Luận văn: Mô tả hoạt động nghề nghiệp của người bán thuốc tại cơ sở bán lẻ đạ...
Luận văn: Mô tả hoạt động nghề nghiệp của người bán thuốc tại cơ sở bán lẻ đạ...
 
Luận văn: Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật chế biến xương cá tra
Luận văn: Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật chế biến xương cá traLuận văn: Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật chế biến xương cá tra
Luận văn: Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật chế biến xương cá tra
 
Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...
Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...
Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...
 
Sử dụng xỉ than Nhà máy Nhiệt điện làm chất nền trong đất, HOT
Sử dụng xỉ than Nhà máy Nhiệt điện làm chất nền trong đất, HOTSử dụng xỉ than Nhà máy Nhiệt điện làm chất nền trong đất, HOT
Sử dụng xỉ than Nhà máy Nhiệt điện làm chất nền trong đất, HOT
 
Luận văn: Kiến thức, thực hành về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của giáo viên tạ...
Luận văn: Kiến thức, thực hành về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của giáo viên tạ...Luận văn: Kiến thức, thực hành về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của giáo viên tạ...
Luận văn: Kiến thức, thực hành về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của giáo viên tạ...
 
Tình hình sử dụng thuốc và nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút
Tình hình sử dụng thuốc và nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút Tình hình sử dụng thuốc và nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút
Tình hình sử dụng thuốc và nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút
 
Luận văn: Nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút tại Điện Biên
Luận văn: Nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút tại Điện BiênLuận văn: Nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút tại Điện Biên
Luận văn: Nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút tại Điện Biên
 
Luận văn: Thực trạng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa, 9đ
Luận văn: Thực trạng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa, 9đLuận văn: Thực trạng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa, 9đ
Luận văn: Thực trạng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa, 9đ
 
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
 
Đề tài: Phát triển Bảo hiểm y tế toàn dân tại Bảo hiểm xã hội, HAY
Đề tài: Phát triển Bảo hiểm y tế toàn dân tại Bảo hiểm xã hội, HAYĐề tài: Phát triển Bảo hiểm y tế toàn dân tại Bảo hiểm xã hội, HAY
Đề tài: Phát triển Bảo hiểm y tế toàn dân tại Bảo hiểm xã hội, HAY
 
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
 
Đánh giá sự hài lòng về dịch vụ khám chữa bệnh khu vực Hóc Môn
Đánh giá sự hài lòng về dịch vụ khám chữa bệnh khu vực Hóc MônĐánh giá sự hài lòng về dịch vụ khám chữa bệnh khu vực Hóc Môn
Đánh giá sự hài lòng về dịch vụ khám chữa bệnh khu vực Hóc Môn
 
Sự hài lòng về dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện khu vực Hóc Môn
Sự hài lòng về dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện khu vực Hóc MônSự hài lòng về dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện khu vực Hóc Môn
Sự hài lòng về dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện khu vực Hóc Môn
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864 (20)

List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại họcList 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa TrướcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn: Điều kiện an toàn thực phẩm của bếp ăn tập thể; kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm của người chế biến và một số yếu tố liên quan tại bếp ăn tập thể trường mầm non

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG NGUYỄN ÁNH HỒNG ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA BẾP ĂN TẬP THẾ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ BIẾN TẠI BẾP ĂN TẬP THẾ CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN HOÀI ĐỨC NĂM 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01 HÀ NỘI, 2015
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG NGUYỄN ÁNH HỒNG ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA BẾP ĂN TẬP THẾ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ BIẾN TẠI BẾP ĂN TẬP THẾ CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN HOÀI ĐỨC NĂM 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01 TS. Nguyễn Thị Hiếu ThS. Nguyễn Thị Kim Ngân HÀ NỘI, 2015
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn tới: Ban Giám hiệu, phòng đào tạo Sau đại học, các thầy cô giáo Trường Đại học Y tế công cộng đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Hiếu và Th.S Nguyễn Thị Kim Ngân đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi và có những ý kiến đóng góp quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện, hoàn thiện luận văn. Tôi xin cảm ơn Trung tâm y tế huyện Hoài Đức và các trường mầm non trên địa bàn nghiên cứu đã nhiệt tình hợp tác và hỗ trợ trong quá trình tiến hành đề tài và thu thập số liệu trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn các bạn học viên cao học khóa 17 đã động viên và chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập và làm luận văn. Tôi luôn ghi nhớ và biết ơn sâu sắc các thành viên trong gia đình, bạn bè đã luôn động viên chia sẻ mọi mặt để tôi vượt qua mọi khó khăn trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Học viên Nguyễn Ánh Hồng
  • 4. ii MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................................ 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................. 4 1.1. Một số khái niệm liên quan ....................................................................................4 1.2. Vai trò của an toàn thực phẩm................................................................................7 1.2.1. Vai trò đối với sức khoẻ.................................................................................. 7 1.2.2. Vai trò đối với kinh tế - xã hội........................................................................ 9 1.3. Thực trạng ATTP..................................................................................................10 1.3.1. Thực trạng ATTP trên thế giới ..................................................................... 10 1.3.2. Thực trạng ATTP ở Việt Nam...................................................................... 11 Bảng 1.1: Thống kê NĐTP (2011 – 2014)........................................................................ 12 1.3.3. Tình hình NĐTP ở trường mầm non ............................................................ 13 1.4. Kiến thức, thực hành của người chế biến thực phẩm...........................................14 1.5. Các yếu tổ ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành ..................................................16 1.5.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức ............................................................ 16 1.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành............................................................ 17 1.6. Một số giải pháp nhằm đảm bảo ATTP tại các BATT.........................................19 1.7. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu .............................................................................20 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................. 23 2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................23 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................................23 2.3. Thiết kế nghiên cứu ..............................................................................................23 2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu ...........................................................................23 2.5. Phương pháp thu thập số liệu ...............................................................................23 2.5.1. Công cụ thu thập số liệu.......................................................................................... 23
  • 5. iii 2.5.2. Phương pháp thu thập ............................................................................................. 23 2.5.3. Thu thập số liệu............................................................................................. 25 2.6. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá......................................................26 2.7.1. Khái niệm...................................................................................................... 26 2.7.2. Thước đo....................................................................................................... 26 2.8. Phương pháp phân tích số liệu..............................................................................27 2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu............................................................................27 2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số ........................28 2.10.1. Hạn chế của nghiên cứu................................................................................ 28 2.10.2. Sai số có thể gặp phải ................................................................................... 28 2.10.3. Biện pháp khắc phục..................................................................................... 28 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………....30 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..........................................................30 3.2. Điều kiện an toàn thực phẩm của bếp ăn tập thể ....................................................... 31 3.2.1. Kiến thức về ATTP của người chế biến ....................................................... 34 3.2.2. Thực hành về ATTP tại cơ sở BATT ........................................................... 40 3.3. Các yếu tố thông tin, truyền thông và sự quan tâm của các ban ngành ...............45 3.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức – thực hành ATTP...................................47 3.4.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức ATTP............................................... 47 3.4.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành ATTP.............................................. 51 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN................................................................................................ 55 4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu.............................................................55 4.1.1. Thông tin chung của người chế biến....................................................................... 55 4.1.2. Thông tin chung của bếp ăn tập thể ........................................................................ 57
  • 6. iv 4.2. Kiến thức về ATTP của người chế biến ..................................................................58 4.3. Thực hành về ATTP của người chế biến trong các BATT......................................61 4.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của người chế biến ...................64 4.4.1. Các yếu tố liên quan đến kiến thức......................................................................... 64 4.4.2. Các yếu tố liên quan đến thực hành ........................................................................ 65 4.5. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu........................................................................66 KẾT LUẬN....................................................................................................................... 68 KHUYẾN NGHỊ............................................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 70 PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 76 Phụ lục 1: Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về ATTP của người chế biến của BATT tại các trường mầm non huyện Hoài Đức năm 2015 ..............................................................76 Phụ lục 2 .........................................................................................................................86 Bảng kiểm thực hành của người chế biến tại bếp ăn tập thể ..........................................86 trường mầm non huyện Hoài Đức ..................................................................................86 Phụ lục 3 .........................................................................................................................89 Bảng kiểm điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của bếp ăn tập thể các trường mầm non huyện Hoài Đức ..........................................................................................................89 Phụ lục 4: PHIẾU CHẤM ĐIỂM ...................................................................................92 Phụ lục 5: BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU.............................................................................. 102
  • 7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATTP An toàn thực phẩm BATT Bếp ăn tập thể NĐTP Ngộ độc thực phẩm TTYT Trung tâm y tế
  • 8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Thống kê NĐTP (2011 – 2014)........................................................................ 12 Bảng 2.1. Phương pháp thử xét nghiệm đánh giá một số biến số vệ sinh dụng cụ .......... 24 Bảng 2.2. Phương pháp thu thập thông tin........................................................................ 25 Bảng 3.1. Thông tin chung của người chế biến ................................................................ 30 Bảng 3.2. Điều kiện về vệ sinh cơ sở................................................................................ 31 Bảng 3.3. Điều kiện về vệ sinh đối với dụng cụ ............................................................... 31 Bảng 3.4. Điều kiện vệ sinh trong chế biến, bảo quản thực phẩm.................................... 33 Bảng 3.5. Sổ ghi chép hằng ngày và các hồ sơ liên quan ................................................. 33 Bảng 3.6. Số trường mầm non đã đạt chuẩn quốc gia ...................................................... 34 Bảng 3.7. Kiến thức về ATTP của người chế biến ........................................................... 34 Bảng 3.8. Nguổn ô nhiễm thực phẩm và nguyên nhân gây NĐTP................................... 36 Bảng 3.9. Sản phẩm cần giữ lại khi trẻ bị NĐTP.............................................................. 37 Bảng 3.10. Nội dung trên nhãn sản phẩm thực phẩm....................................................... 38 Bảng 3.11. Cách chọn cá, thịt ........................................................................................... 38 Bảng 3.12. Thực hành vệ sinh cá nhân của người chế biến.............................................. 40 Bảng 3.13. Thực hành bàn tay của người chế biến........................................................... 41 Bảng 3.14. Thực hành chế biến thức ăn của người chế biến ............................................ 42 Bảng 3.15. Thực hành bảo quản thực phẩm của người chế biến ...................................... 43 Bảng 3.16. Thực hành vận chuyển, phân phối thực phẩm của người chế biến ................ 44 Bảng 3.17. Thực hành chung của người chế biến............................................................. 44 Bảng 3.18. Đánh giá số lượng và tính thiết thực của thông tin ATTP.............................. 46 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa kiến thức ATTP và các yếu tố......................................... 48 Bảng 3.20. Mô hình hồi quy logistic dự đoán yếu tố liên quan tới kiến thức về ATTP của chế biến tại BATT ...................................................................................................... 50 Bảng 3.21. Mối liên quan giữa tập huấn và thực hành về ATTP...................................... 52
  • 9. vii Bảng 3.22. Mô hình hồi quy logistic về yếu tố liên quan tới thực hành về ATTP của chế biến tại BATT............................................................................................................. 54
  • 10. viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Sự tác động của thực phẩm đến sức khỏe ..................................................... 9 Biểu đồ 3.1: Các bệnh không được tham gia chế biến...................................................... 35 Biểu đồ 3.2. Thời gian quy định lưu mẫu thực phẩm ....................................................... 37 Biểu đồ 3.3. Kiến thức về ATTP của người chế biến....................................................... 39 Biểu đồ 3.4. Thực hành về ATTP của người chế biến...................................................... 45 Biểu đồ 3.5. Nguồn nhận được thông tin của người chế biến........................................... 45 Biểu đồ 3.6. Kênh thông tin ưa thích của người chế biến................................................. 46 Biểu đồ 3.7. Sự quan tâm của các cấp ban ngành đến người trực tiếp chế biến............... 47
  • 11. ix TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Phương diện nâng cao thể chất là mục tiêu đầu tiên được nhắc đến trong 5 phương diện phát triển cho trẻ em của giáo dục mầm non bao gồm: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ [25]. Có sự ưu tiên này là do cơ thể trẻ dưới 5 tuổi chưa hoàn thiện hệ thống miễn dịch đang trong quá trình phát triển nên khả năng chống lại các vi khuẩn yếu hơn so với người trưởng thành. Bên cạnh đó, trẻ em ngày nay thường được bán chú tại trường vì vậy người chế biến có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo an toàn đối với bếp ăn tập thể - chìa khóa để có các bữa ăn an toàn cho học sinh mỗi ngày. Với mong muốn trẻ em có một cơ thể phát triển toàn diện về thể chất và khỏe mạnh, trước hết cần xác định được thực trạng kiến thức, thức hành của người chế biến về ATTP và các yếu tố liên quan, từ đó có các kế hoạch can thiệp, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho người chế biến về vấn đề này.Từ những lý do đó nghiên cứu “Thực trang điều kiện an toàn thực phẩm của bếp ăn tập thể và kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm của người chế biến và một số yếu tố liên quan tại bếp ăn tập thể trường mầm non huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội năm 2015” được thực hiện với 2 mục tiêu: (1) Mô tả thực trạng điều kiện ATTP của bếp ăn tập thể tại các trường mầm non huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội năm 2015, (2) Mô tả kiến thức, thực hành của người chế biến về vệ sinh ATTP tại bếp ăn tập thể trường mầm non huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội năm 2015, và (3) Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của người chế biến về ATTP tại bếp ăn tập thể trường mầm non huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội năm 2015. Nghiên cứu được tiến hành trên 227 người chế biến tại 28 BATT tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Hoài Đức trong khoảng thời gian từ tháng 1/2015 đến tháng 7/2015, sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích, với kỹ thuật phỏng vấn bằng bộ câu hỏi để xác định kiến thức của người chế biến; sử dụng bảng kiểm đánh giá thực hành cùng một số yếu tố liên quan và dùng xét nghiệm để xác định một số tiêu chí. Số liệu sau khi thu thập được phân tích bằng phần mềm thống kế SPSS.
  • 12. x Kết quả nghiên cứu cho thấy có 69,9% người chế biến có kiến thức đạt về ATTP. Những yếu tố liên quan đến kiến thức bao gồm năm kinh nghiệm và trình độ học vấn của người chế biến. Cụ thể là người chế biến có trình độ học vấn từ cao đẳng trở lên có kiến thức đạt gấp 2,84 lần so với người có trình độ dưới cao đẳng. Người chế biến có trên 2 năm kinh nghiệm có kiến thức đạt gấp 5,7 lần người có dưới 2 năm kinh nghiệm. 65,2% người chế biến có thực hành đạt trong đó vệ sinh cá nhân đạt 74,4%; thực hành bàn tay tốt đạt 70%; thực hành chế biến tốt đạt 75,7%, thực hành bảo quản tốt 53,3% và thực hành vận chuyển, phân phối thực phẩm tốt chiếm 78,4%. Những yếu tố liên quan đến thực hành là kiến thức của người chế biến, cụ thể là người chế biến có kiến thức đạt thì thực hành đạt cao hơn 30 lần so với người có kiến thức chưa đạt. Với những kết quả thu được, nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị. Đối với Trung tâm y tế cần tăng cường truyền thông trên tivi hoặc loa đài địa phương; Tăng cường nội dung tập huấn, truyền thông; tập huấn thường xuyên cho người chế biến. Đối với nhà trường nên nhắc nhở người chế biến về việc đảm bảo vệ sinh bếp ăn tập thế cần chú trọng một số điểm sau đây: các thùng rác nên có nắp đậy, chú ý không để rác hoặc nước thải rò rỉ ra bên ngoài… Tập trung nâng cao kiến thức thông qua tập huấn cho người chế biến vì kiến thức có tác động mạnh nhất lên thực hành.
  • 13. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thực phẩm được chúng ta ăn, uống hằng ngày và đưa vào cơ thể thường xuyên. Bên cạnh đó, lượng thực phẩm được sử dụng đa dạng về nguồn gốc, phức tạp về chủng loại và được cung cấp liên tục trong suốt đời người do đó nguy cơ cá thể mắc ngộ độc thực phẩm (NĐTP) rất cao. Chỉ một lượng thực phẩm nhỏ nếu không đảm bảo vệ sinh cũng ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe con người. Đó có thể là ngộ độc cấp tính hoặc nguy hiểm hơn nó ở lại trong cơ thể tích lũy theo thời gian và gây ra hiện tượng ngộ độc mạn tính. Các hậu quả này còn trầm trọng hơn đối với trẻ em do hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, khả năng chống lại các vi khuẩn yếu hơn so với người trưởng thành. Trên thế giới, ATTP vẫn luôn là vấn đề được quan tâm sâu sắc ở mọi quốc gia do nó không chỉ có vai trò to lớn cho sức khoẻ người dân mà còn tác động mạnh mẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội. Theo Tổ chức Y tế thế giới, có ít nhất 56 triệu người bị nhiễm 1 hoặc nhiều hơn 1 loại sán lá thông qua thực phẩm[29]. Theo thống kê hằng năm Mỹ phải chi khoảng 15,6 tỷ USD cho các bệnh về thực phẩm gây ra. Thực phẩm cũng gây ra cái chết cho khoảng 3000 người mỗi năm [35, 38]. Ở nước ta, theo thống kê của cục ATTP ở nước ta, trong 10 năm (2002 – 2011), mỗi năm có khoảng 187,6 vụ NĐTP với 5829,7 người mắc trong đó 51,2 người tử vong do NĐTP [9]. Trong đó có nhiều vụ NĐTP xảy ra ở BATT các trường mầm non: Đêm ngày 25/12/2013 tại Tuy Phong (Bình Thuận) có 185 cháu từ 12 tháng tuổi đến 5 tuổi thuộc trường Mầm non Phước Thể phải nhập viện do nghi NĐTP [1]. Gần đây nhất là 3/10/2014, Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Thủy, Hòa Bình cho biết đã tiếp nhận 27 cháu bé vào cấp cứu vì NĐTP là học sinh trường Mầm non Hoa Hồng [31]. Hiện nay nước ta có 13.548 trường giáo dục mầm non (nhà trẻ, mẫu giáo, mầm non) chịu trách nhiệm nuôi dạy cho 4.148.356 trẻ. Trong đó độ tuổi nhà trẻ là 597.274 cháu và mẫu giáo là 3.551.082 cháu [26]. Tại Thủ đô Hà Nội hiện có khoảng 58.092 cơ sở thực phẩm (tăng 2% so với năm 2014) [20]. Trong đó, số cơ sở giáo dục tổ chức cho
  • 14. 2 học sinh ăn bán trú khoảng 1.400 trường, trong đó, số có bếp ăn tại trường là 1.077 trường; số phải thuê nhà thầu cung cấp suất ăn là 317 trường; số có căng-tin tại trường là 115 trường [19]. Như vậy, việc cung cấp bữa ăn bán trú, bữa ăn giữa ca tại các cơ sở giáo dục rất phổ biến và đa dạng với nhiều hình thức khác nhau. Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng đã tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát ATTP, tuyên truyền phổ biến kiến thức, xây dựng mô hình điểm bếp ăn tập thể trường học; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm quy định pháp luật, việc đảm bảo ATTP tại các BATT trên địa bàn thành phố từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, nguy cơ sử dụng thực phẩm bẩn, thực phẩm không r nguồn gốc, không bảo đảm các quy định ATTP trong chế biến, bảo quản, vận chuyển và kinh doanh thức ăn vẫn còn tồn tại [18]. Cụ thể là từ đầu năm 2015, Hà Nội tiến hành kiểm tra 57.666 lượt, trong đó xử lý hành chính 7113 cơ sở vi phạm, phạt tiền 1771 cơ sở lên đến gần 9 tỷ đồng [20]. Tại Hoài Đức – Hà Nội, mặc dù công tác đảm bảo chất lượng ATTP đã được quan tâm, trong hoạt động có sự phối hợp giữa ngành y tế với các ban ngành liên quan và đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, chỉ khoảng 60% các BATT trường mầm non trên địa bàn đạt tốt khi đi kiểm tra về những quy định về ATTP; nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do người chế biến thực phẩm tại các BATT cụ thể như thực hành vệ sinh cá nhân của người chế biến chưa tốt, việc chưa mặc đồ chế biến vẫn còn tồn tại [18]. Đã có một vài nghiên cứu về ATTP tại địa bàn, tuy nhiên chủ yếu tập trung vào người dân, các nhà quản lý và ở các mô hình thực phẩm khác mà chưa có nghiên cứu đánh giá thực tế kiến thức, thực hành của người chế biến tại BATT trường mầm non trên địa bàn huyện. Nhằm tìm hiểu thực tế cũng như cung cấp thông tin xác thực cho TTYT về thực trạng điều kiện ATTP của BATT và kiến thức, thực hành của người chế biến này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Điều kiện an toàn thực phẩm của bếp ăn tập thể; kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm của người chế biến và một số yếu tố liên quan tại bếp ăn tập thể trường mầm non huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội năm 2015”
  • 15. 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả điều kiện ATTP của bếp ăn tập thể tại các trường mầm non huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội năm 2015 2. Mô tả kiến thức, thực hành của người chế biến về ATTP tại BATT trường mầm non huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội năm 2015. 3. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của người chế biến về ATTP tại BATT trường mầm non huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội năm 2015.
  • 16. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số khái niệm liên quan Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm [10]. Theo tiêu chuẩn Codex stan 1-1985, tại điều 2 về giải thích thuật ngữ quy định: Thực phẩm là những chất, được chế biến toàn bộ hay chế biến một phần hoặc ở dạng nguyên liệu thô chủ định dùng để ăn uống cho con người; bao gồm đồ uống, kẹo cao su, những chất sử dụng trong quá trình sản xuất, chế biến hoặc bổ sung vào thực phẩm, không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất được sử dụng như thuốc [30]. Như vậy, dù có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung, thực phẩm có rất nhiều dạng, đó có thể là dạng tươi sống như hoa quả, rau, củ hay đã được chế biến như cơm, bánh mì, thịt, cá, trứng... hay những sản phẩm sau khi chế biến còn được bảo quản rồi mới sử dụng như thịt hộp, bánh kẹo... Trong suốt quá trình từ sản xuất đến sử dụng, thực phẩm đều có thể bị ô nhiễm bởi các tác nhân sinh học, hóa học và vật lý nếu thực hành sản xuất, chế biến, phân phối, vận chuyển, bảo quản không đảm bảo ATTP. An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người [10]. Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý do hấp thụ thực phẩm bị ô nhiễm hoặc thực phẩm có chứa chất độc [32]. Có 2 loại ngộ độc thực phẩm: Ngộ độ thực phẩm cấp tính và ngộ độc thực phẩm mạn tính. Ngộ độc thực phẩm cấp tính: Là hội chứng bệnh lý cấp tính do ăn uống phải thực phẩm có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày – ruột (buồn nôn, nôn, tiêu chảy…) và những triệu chứng khác tùy theo tác nhân gây ra ngộ độc với những biểu hiện đặc trưng của từng loại ngộ độc (tê liệt thần kinh, co giật, rối loạn hô hấp, rối loạn tuần hoàn, rối loạn vận động...). Tác nhân gây NĐTP có thể là chất độc hóa học (hóa chất bảo vệ thực vật, kim loại nặng…), chất độc tự nhiên sẵn có trong
  • 17. 5 thực phẩm (saponin, alkaloid…), do độc tố của vi sinh vật (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng…), hoặc do chất độc sinh ra do thức ăn bị biến chất. Ngộ độc thực phẩm mạn tính: Là hội chứng rối loạn cấu trúc và chức năng của tế bào, tổ chức dẫn tới những hội chứng bệnh lý mạn tính hoặc các bệnh mạn tính do sự tích lũy dần các chất độc bởi ăn uống. Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm bao gồm: NĐTP do vi sinh vật, NĐTP do hóa chất, NĐTP do bản thân thức ăn chứa các chất độc tự nhiên, NĐTP do thực phẩm bị biến chất. Trong đó: Đường lây nhiễm vi sinh vật vào thực phẩm: - Môi trường bị ô nhiễm, vi sinh vật từ đất, nước, không khí, dụng cụ và các vật dụng khác nhiễm vào thực phẩm. - Do thiếu vệ sinh trong quá trình chế biến, vệ sinh cá nhân không đảm bảo (tay người chế biến không sạch, người lành mang trùng…) làm nhiễm vi sinh vật vào thực phẩm. Thức ăn nấu không kỹ, ăn thức ăn sống (gỏi, lẩu…). - Do bảo quản thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, không che đậy để côn trùng, vật nuôi…tiếp xúc vào thức ăn, làm lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh. - Do bản thân thực phẩm, gia súc, gia cầm đã bị bệnh trước khi giết mổ, khi chế biến, nấu nướng không bảo đảm ghết chết hết các mầm bệnh. Thịt đã bị bệnh chế biến thành các sản phẩm như xúc xích, lạp sườn. Ngoài ra, do quá trình giết mổ, vận chuyển, bảo quả, chế biến không đảm bảo vệ sinh an toàn cũng có thế gây nhiễm vi sinh vật vào thực phẩm mặc dù gia súc, gia cầm trước khi giết mổ khỏe mạnh, không có bệnh tật [32]. Đường lây nhiễm hóa chất vào thực phẩm: - Con đường phổ biến nhất là hóa chất bảo vệ thực vật còn tồn dư trên thực phẩm (nhiều nhất là trên rau quả) do sử dụng không đúng kỹ thuật, không đảm bảo thời gian cách ly, đặc biệt là dùng háo chất cấm có thời gian phân hủy dài, độc tính cao. - Các kim loại nặng có trong đất, nước ngấm vào cây, quả, rau củ hoặc các loại thủy sản để lại tồn dư trong thực phẩm, gây ngộ độc thực phẩm cho người ăn.
  • 18. 6 - Do thôi nhiễm từ dụng cụ chế biến, chứa đựng, bảo quản hoặc dùng các chất tẩy rửa gây ô nhiễm vào thực phẩm. - Do sử dụng phụ gia thực phẩm không đúng quy định như các chất bảo quản, ngọt nhân tạo, các chất làm rắn chắc… - Do sử dụng thức ăn chăn nuôi gây tồn dư hóa chất, kháng sinh, hormone trong thịt, thủy sản, sữa. Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm do thực phẩm có sẵn chất độc tự nhiên - Bản thân loại thực phẩm đã có nhưng chất độc đó trong quá trình phát triển và gieo trồng - Do quá trình sơ chế, chế biến và bảo quản không đúng chất độc đó được tăng lên. Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm do thực phẩm bị biến chất - Trong quá trình bảo quản, cất giữ thực phẩm, nếu không đảm bảo quy trình vệ sinh, các chất dinh dưỡng trong thực phẩm sẽ bị các vi sinh vật, các men phân giải, làm cho thức ăn bị biến chất, chứa độc tố. - Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên như ánh sáng, nhiệt độ, oxy trong không khí, các vết kim loại… cũng làm cho thực phẩm bị hư hỏng, biến chất, làm thay đổi mùi vị, màu sắc, cấu trúc, có thể chứa các chất trung gian chuyển hóa gây độc. Như vậy, việc đảm bảo an toàn thực phẩm ở các khâu chọn lựa thực phẩm, sơ chế, chế biến, bảo quản đóng góp 1 phần quan trọng hạn chế ngộ độc thực phẩm và đảm bảo chất lượng thực phẩm an toàn. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng tin và BATT [10]. BATT là cơ sở chế biến, nấu nướng phục vụ cho một tập thể nhiều người cùng ăn tại chỗ hoặc ở nơi khác. Như vậy, BATT là 1 hình thức của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, chuyên sản xuất chế biến thức ăn theo khẩu phần nhất định và chia trong 1
  • 19. 7 bao bì nhất định nhằm sẵn sàng cung cấp cho khách hàng hoặc dùng cho mục đích sử dụng trực tiếp. Có 4 cách phân loại BATT: - Theo quy mô (số lượng người ăn): BATT nhỏ (phục vụ dưới 200 người ăn); BATT vừa (phục vụ từ 200 đến 500 người ăn) và BATT lớn (phục vụ trên 500 người ăn). - Theo địa điểm ăn uống: BATT phục vụ ăn uống tại chỗ hoặc mang đến nới khác phục vụ. - Theo phương thức phân phối: BATT phục vụ cho ăn tập trung hoặc ăn phân tán. - Theo đối tượng ăn uống: BATT phục vụ cho nhà máy, xí nghiệp, trường học, quân đội, bệnh viện, cơ quan…[5]. Chế biến thực phẩm là quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm [10]. 1.2. Vai trò của an toàn thực phẩm An toàn thực phẩm có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội, không những nó ảnh hưởng trực tiếp, thường xyên đến sức khỏe con người, đến sự phát triển của giống nòi, thậm chí mạng người sử dụng, mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa, du lịch và an ninh, an toàn xã hội. Bảo đảm an toàn thực phẩm sẽ nâng cao sức khỏe người dân, tăng cường nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, là nền tảng cho xóa đói giảm nghèo và mở rộng quan hệ quốc tế [22]. 1.2.1. Vai trò đối với sức khoẻ Con người muốn tồn tại nhất định phải ăn uống, thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển và đảm bảo cho một cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh bệnh tật và duy trì nòi giống. Ước tính một đời người trung bình sử dụng 12,5 tấn thịt, cá, trứng, sữa; 30 tấn rau, củ quả, ngũ cốc, đường và 60 – 70 m3 nước [11]. Sử dụng thực phẩm ô nhiễm là nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc cấp tính được biểu hiện bằng các triệu chứng như nôn, đau bụng, hoa mắt, chóng mặt… Không chỉ vậy, nếu
  • 20. 8 các chất độc này tích luỹ trong cơ thể sau một khoảng thời gian mới phát bệnh thì có hậu quả còn nghiêm trọng hơn nhiều ví dụ như ung thư, rối loạn chức năng thần kinh, tiêu hoá…thậm chí gây dị tật, dị dạng cho các thế hệ sau. Đối tượng có nguy cơ cao nhất với các loại nguy cơ đối với sức khỏe được xác định bởi 4 yếu tố bao gồm: Sự miễn nhiễm, dinh dưỡng, khả năng đáp ứng miễn dịch và tuổi tác [46]. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các bệnh truyền qua thực phẩm do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ và không có khả năng chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại như thiếu niên. Nếu trẻ ăn phải các thức ăn bị ô nhiễm sẽ dễ dàng bị nhiễm trùng, nhiễm độc dẫn đến bệnh tật thậm chí là tử vong [47]. Hàng năm, 1,6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết vì tiêu chảy, một tỷ lệ lớn trong số đó là thu được thông qua việc tiếp xúc với nước và thực phẩm bị nhiễm khuẩn với vi sinh vật [51, 50]. Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và giảm sức đề kháng, do đó làm tăng nguy cơ kéo dài và tái phát bệnh tiêu chảy [45]. Cải thiện tiếp cận nguồn nước uống sạch và thúc đẩy thực hành an toàn thực phẩm được các chiến lược dinh dưỡng cần thiết để ngăn chặn vòng luẩn quẩn này và giảm bệnh suất và tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ em trên toàn thế giới [39]. Việc đảm bảo an toàn khâu chuẩn bị thực phẩm có thể hạn chế phần lớn các bệnh truyền qua thực phẩm [48]. Công tác đảm bảo ATTP có vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược bảo vệ sức khoẻ con người. Bên cạnh đó, ngày nay khi nguồn thực phẩm của chúng ta càng ngày càng có tính toàn cầu hóa cao, thì các nguy cơ mới liên tục gia tăng. Thực phẩm có chứa những vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hay chất hóa học có hại gây nên hơn 200 căn bệnh, từ bệnh tiêu chảy cho đến các loại ung thư [53]. Nhận thức được vấn đề toàn cầu này, WHO đã lựa chọn chủ để “Từ nông trại đến mâm cơm” làm Ngày Sức khỏe thế giới năm 2015 (ngày 7/4).
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 50044 DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận Hoặc : + ZALO: 0932091562