SlideShare a Scribd company logo
1 of 126
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TRẦN THẢO NGUYÊN
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Ở TỈNH TUYÊN QUANG
MÃ TÀI LIỆU: 80438
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
MÃ SỐ: 60 38 01 02
NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN MINH SẢN
Hà Nội, năm 2017
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám đốc Học viện
Hành chính quốc gia, khoa sau đại học cùng các thầy, cô giáo của Học viện
Hành chính quốc gia đã tận tình giảng dạy cho tôi học tập chương trình Thạc
sĩ luật Hiến pháp và luật hành chính.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. NGUYỄN MINH SẢN đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo, cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh
Tuyên Quang đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thu thập tài liệu và
nghiên cứu luận văn.
Tác giả
TRẦN THẢO NGUYÊN
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được xuất
phát từ yêu cầu cấp thiết phát sinh trong công việc để hình thành hướng
nghiên cứu. Các tài liệu trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên
tắc và kết quả trình bày trong luận văn được thu thập được trong quá trình
nghiên cứu là trung thực.
Tác giả luận văn
Trần Thảo Nguyên
MỤC LỤC
Trang phụ bìa.
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mụccác ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mụccác bảng
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ.................. 13
1.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ............. 13
1.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính................................................... 13
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ ........................................................................... 19
1.1.3.Phânloạivi phạmhành chínhtronglĩnhvực giao thôngđườngbộ.... 23
1.2.Xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực giao thông đường bộ... 25
1.2.1. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ................................................................................... 25
1.2.2. Đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ................................................................................... 26
1.2.3. Hình thức, nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ..................................................................... 28
1.2.4. Thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ..................................................................... 37
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ............................................................... 46
1.3.1. Chất lượng của pháp luật............................................................ 46
1.3.2. Tổ chức thực hiện pháp luật pháp luật......................................... 47
1.3.3.Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và xử phạt
nghiêm minh những vi phạm pháp luật................................................. 48
1.3.4.Ý thức pháp luật của cán bộ công chức và nhân dân..................... 49
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ...................................................................... 50
Chương 2. THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở TỈNH TUYÊN
QUANG .................................................................................................. 51
2.1. Khái quát tình hình giao thông đường bộ ở tỉnh Tuyên Quang .... 51
2.1.1. Vị trí địa lý................................................................................ 51
2.1.2.Dân cư....................................................................................... 54
2.2. Phân tích thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ ở tỉnh Tuyên Quang .................................... 56
2.2.1.Tình hình vi phạm hành chính trong giao trong đường bộ
những năm gần đây............................................................................. 56
2.2.2.Thực trạng hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang thời gian qua ........ 64
2.3.Đánh giá chung thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ ở tỉnh Tuyên Quang ............................. 76
2.3.1Những kết quả đạt được............................................................... 76
2.3.2. Những hạn chế, bất cập............................................................... 79
2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế, bất cập......................................... 86
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ...................................................................... 91
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO XỬ
PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở TỈNH TUYÊN QUANG................................. 92
3.1.Phương hướng đảm bảo xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ ở tỉnh Tuyên Quang ............................. 92
3.2.Giải pháp đảm bảo xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ ở tỉnh Tuyên Quang........................................... 94
3.2.1. Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.................................... 94
3.2.2. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự
an toàn giao thông đường bộ ............................................................... 97
3.2.3. Tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về
giao thông đường bộ ......................................................................... 100
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm định chất lượng an toàn kỹ thuật và
bảo vệ mội trường đối với xe cơ giới, quản lý phương tiện xe cơ giới
và công tác đào tạo, sát hạch thi, cấp giấy phép lái xe ......................... 104
3.2.5. Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, tăng cường bảo
vệ kết cấu hạ tầng và hành lang an toàn giao thông đường bộ.............. 107
3.2.6. Nâng cao phẩm chất đạo đức chính trị và chuyên môn kỹ thuật
cho lực lượng làm nhiệm vụ .............................................................. 110
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................... 111
KẾT LUẬN........................................................................................... 112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATGT : An toàn giao thông
ATGTĐB : An toàn giao thông đường bộ
GTĐB : Giao thông đường bộ
QLNN : Quản lý nhà nước
QPPL : Quy phạm pháp luật
TNGT : Tai nạn giao thông
TNGTĐB : Tai nạn giao thông đường bộ
TTATXH : Trật tự an toàn xã hội
UBND : ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số vụ vi phạm hành chính giao thông đường bộ đã được xử
lý trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010 - 2015............ 57
Bảng 2.2: Tổng hợp số vụ lái xe ô tô bị xử phạt vi phạm hành chính về
quy tắc giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
(từ năm 2010 đến 2015) ........................................................... 67
Bảng 2.3: Tổng hợp số vụ lái xe mô tô bị xử lý vi phạm hành chính về
quy tắc giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
(từ năm 2010 đến 2015) ........................................................... 68
Bảng 2.4: Tổng hợp số vụ phương tiện cơ giới không đảm bảo an toàn
kỹ thuật khi tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang (từ năm 2010 đến năm 2015)......................................... 70
Bảng 2.5: Tổng hợp số vụ người điều khiển phương tiện cơ giới không
giấy phép khi tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang (từ năm 2010 đến năm 2015)......................................... 74
Bảng 2.6: Tổng hợp số vụ vi phạm quy định vận tải đường bộ bị xử lý
trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (từ năm 2010 đến năm 2015) ..... 75
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở mỗi quốc gia luôn là sản phẩm
được kế thừa của nhiều hoạt động khác nhau trên tất cả các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh, quốc phòng. Trật tự, an toàn giao thông
đường bộ được xem là bộ mặt của xã hội, là tiêu chí cơ bản phản ánh tiềm lực
kinh tế, năng lực quản lý và mức độ văn minh của mỗi quốc gia. Dưới góc độ
kinh tế, hoạt động giao thông được xem như mạch máu của nền kinh tế quốc
dân. Sự hình thành, tồn tại và phát triển ở mỗi vùng đô thị, khu kinh tế phụ
thuộc vào quy mô tổ chức hoạt động giao thông và yêu cầu đảm bảo trật tự,
an toàn giao thông của quốc gia đó. Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông là yêu
cầu, nhiệm vụ cơ bản của mọi quốc gia; là điều kiện để phát triển kinh tế,
củng cố an ninh, quốc phòng và ổn định trật tự xã hội.
Nhận thức vai trò quan trọng của trật tự, an toàn giao thông đường bộ,
những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và các
văn bản quy phạm pháp luật như: Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 22/4/2003, Chỉ
thi ̣ số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Luật
giao thông đường bộ năm 2001, năm 2008; các Nghị quyết số 14/2002/NQ-
QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội; Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày
19/11/2002, Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 và Nghị quyết số
88/2011/NQ-CP ngày 24/6/2011 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách
nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, v.v… Đặc biệt, quy
hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030; Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, được xây dựng nhằm
thiết lập kỷ cương và từng bước ổn định tình hình trật tự, an toàn giao thông
đường bộ trên phạm vi cả nước.
2
Tuy nhiên, trong điều kiện kết cấu hạ tầng giao thông nói chung, kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu phát
triển kinh tế, xã hội thì hoạt động quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao
thông đường bộ đã và đang bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập; hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật về giao thông đường bộ và xử phát vi phạm hành chính
(XPVPHC) trong trong lĩnh vực giao thông đường bộ (GTĐB) thiếu tính
đồng bộ, tính thống nhất; quy định về XPVPHC trong trong lĩnh vực GTĐB
bị phân tán, chồng chéo, thiếu thống nhất, còn chung chung và chưa hoàn
toàn phù hợp; chưa phân định rõ trách nhiệm chính của các bộ, ngành, trách
nhiệm của cơ quan phối hợp và trách nhiệm của ủy ban nhân dân các cấp về
phạm vi, thẩm quyền XPVPHC trong trong lĩnh vực GTĐB; đội ngũ cán bộ,
công chức quản lý và thực thi XPVPHC trong trong lĩnh vực GTĐB chưa đáp
ứng yêu cầu cả về phẩm chất và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; nguồn lực
tài chính, các điều kiện phương tiện, máy móc và trang thiết bị đầu tư cho
hoạt động XPVPHC trong trong lĩnh vực GTĐB còn thiếu và lạc hậu, chưa
bảo đảm với yêu cầu nhiệm vụ. Trong khi đó, sự gia tăng về kinh tế và phát
triển của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đã thúc đẩy số lượng phương
tiện cơ giới đường bộ, đặc biệt là mô tô, xe gắn máy, xe máy điện gia tăng
nhanh chóng. Lưu lượng, khối lượng GTĐB tăng nhanh, kéo theo các vấn đề
liên quan như xung đột giao thông, tai nạn giao thông, ùn tắc, vi phạm trật tự,
an toàn GTĐB ở đô thị và tai nạn giao thông ở các vùng nông thôn gia tăng.
Trong khi, nhận thức, ý thức chấp hành các yêu cầu về an toàn giao thông
đường bộ của người tham gia giao thông và của cộng đồng vẫn còn thấp kém,
dẫn đến vi phạm và tai nạn GTĐB ở Việt Nam diễn biến ngày càng phức tạp.
Từ năm 2007 đến nay tai nạn giao thông đường bộ có xu hướng giảm (giảm
về số vụ, số người chết và số người bị thương), nhưng số người chết vẫn ở
mức cao (trung bình gần 10.000 người chết trong một năm với tổng dân số 98
triệu dân), vi phạm và tai nạn GTĐB giảm chưa ổn định, thiếu tính bền vững.
3
Theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát giao thông, từ năm 2010 đến
hết năm 2015, lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ toàn quốc đã xử phạt
34.514.138 trường hợp vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông
đường bộ, kho bạc nhà nước thu trên 14 nghìn tỷ đồng, tước quyền sử dụng
giấy phép lái xe có thời hạn 2.087.267 trường hợp, tạm giữ 168.655 xe ô tô,
3.704.806 xe mô tô, xe gắn máy và trên 61 nghìn phương tiện khác. Phân tích
các hành vi vi phạm cho thấy: vi phạm chạy quá tốc độ quy định chiếm
16,85%; vi phạm đi không đúng phần đường, làn đường chiếm 10,87%; vi
phạm tránh, vượt không đúng quy định chiếm 0,35%; vi phạm chở quá số
người quy định chiếm 1,58%; vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều
khiển phương tiện chiếm 1,64%; vi phạm chở hàng quá tải chiếm 1,39%; xe ô
tô vi phạm không đảm bảo hoặc không đủ thiết bị an toàn chiếm 1%; vi phạm
chuyển hướng không đúng nơi quy định chiếm 0,46%; điều khiển phương tiện
không có giấy phép lái xe chiếm 3,5%; không chấp hành tín hiệu giao thông
chiếm 0,4%; người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm
hoặc đội mũ bảo hiểm không đúng quy cách chiếm 37,23%, v.v... Mặc dù,
Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải và Uỷ ban nhân dân các cấp
đã huy động các lực lượng Cảnh sát cơ động, Cảnh sát hình sự, Cảnh sát trật
tự, Cảnh sát cơ động phản ứng nhanh, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự
xã hội, lực lượng Công an xã, Thanh tra giao thông và các lượng khác tham
gia thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tuần tra,
kiểm soát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật
nhưng tình hình vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ vẫn
còn diễn biến phức tạp và ngày càng gia tăng.
Đề quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
(TTATGTĐB) có sự đổi mới cơ bản, bền vững và tăng cường hiệu lực, hiệu
quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB đã đặt ra nhiều vấn đề lý
4
luận, pháp lý cần phải giải đáp thấu đáo, có căn cứ khoa học và thực tiễn. Vì
vậy, việc nghiên cứu đề tài "Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang" là yêu cầu tất yếu khách quan,
cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài luận văn
Tìm hiểu tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn "Xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang"
cho thấy các nhà khoa học đã tiếp cận theo nhiều cách khác nhau, cụ thể như:
Cuốn sách về “Giải pháp hoạt động triển khai và sử dụng hệ thống
giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ của lực lượng
Cảnh sát giao thông”, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội năm 2012 của TS.
Nguyễn Quang Nghĩa (Chủ biên) và các cộng sự đã phân tích cơ sở lý thuyết
cơ bản về triển khai và sử dụng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm
TTATGTĐB của lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT), qua việc làm rõ:
khái niệm, vị trí và vai trò của hệ thống giám sát, xử lý vi phạm TTATGTĐB
của lực lượng CSGT; đưa ra các yêu cầu cơ bản của việc triển khai và sử
dụng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm TTATGTĐB của lực lượng CSGT;
phân loại, cấu tạo và những tính năng kỹ thuật cơ bản của hệ thống giám sát,
xử lý vi phạm TTATGTĐB; quy định pháp lý về việc triển khai và sử dụng hệ
thống giám sát, xử lý vi phạm TTATGTĐB của lực lượng CSGTĐB. Trên cơ
sở đó, cuốn sách phân tích tình hình, đặc điểm việc triển khai, sử dụng hệ
thống giám sát, xử lý vi phạm TTATGTĐB của lực lượng CSGT như: liên
quan đến việc triển khai và sử dụng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm
TTATGTĐB trên tuyến quốc lộ 1A (đoạn Pháp Vân - Ninh Bình); rút ra
những nhận xét, đánh giá về thực trạng triển khai và sử dụng hệ thống giám
sát, xử lý vi phạm TTATGTĐB của lực lượng CSGT. Qua đó, dự báo một số
yếu tố tác động đến hoạt động triển khai và sử dụng hệ thống giám sát, xử lý
5
vi phạm TTATGTĐB của lực lượng CSGT và đề xuất giải pháp có cơ sở
khoa học, bảo đảm tính khả thi và phù hợp nhằm triển khai và sử dụng có hệ
thống hệ thống giám sát, xử lý vi phạm TTATGTĐB của lực lượng CSGT.
Cuốn sách chuyên khảo về “Trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên
địa bàn 5 thành phốtrực thuộc Trung ương - Thực trạng và giải pháp”, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội năm 2014 của tập thể tác giả: Đại tá, PGS,TS.
Phạm Đình Xinh; Thượng tá, ThS. Phùng Xuân Hào; Thiếu tá, TS. Lê Huy
Trí; Đại úy, TS. Nguyễn Thành Trung; Đại úy, ThS. Đặng Đức Minh; Trung
úy, ThS. Nguyễn Đức Khiêm; Trung úy, ThS. Nguyễn Thế Anh và cán bộ
Trung tâm Nghiên cứu An toàn giao thông, Học viện Cảnh sát nhân dân đã
tập trung làm rõ đặc điểm, tình hình TTATGTĐB trên địa bàn 5 thành phố
trực thuộc Trung ương về vị trí địa lý, dân cư, tình hình kinh tế - xã hội; kết
cấu đường bộ; số lượng, hoạt động vận tải của phương tiện giao thông trên
mạng lưới đường bộ; phân tích thực trạng bảo đảm TTATGTĐB trên địa bàn
5 thành phố trực thuộc Trung ương trong giai đoạn 2011-2013; đánh giá
chung về tình hình TTATGT đường bộ và thực trạng bảo đảm TTATGTĐB
trên địa bàn 5 thành phố trực thuộc Trung ương; dự báo xu hướng phát triển
của loại hình GTĐB và đề xuất giải pháp bảo đảm TTATGTĐB trên địa bàn 5
thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian tới, gồm: tăng cường lãnh
đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng trên địa bàn các thành phố; xác định rõ trách
nhiệm quản lý của chính quyền các cấp; xây dựng và hoàn thiện hạ tầng
GTĐB và tổ chức GTĐB; giảm thiểu tai nạn GTĐB, ùn tắc giao thông
(UTGT) và đấu tranh phòng chống tội phạm hoạt động trên các tuyến GTĐB
của lực lượng Cảnh sát nhân dân: tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát trên
các tuyến và địa bàn trọng điểm thường xảy ra tai nạn GTĐB; xây dựng các
chuyên đề và mở các cao điểm tuần tra kiểm soát, tập trung xử lý các hành vi
vi phạm TTATGTĐB; tăng cường công tác điều tra cơ bản về tổ chức giao
6
thông trên các tuyến, địa bàn trọng điểm thường xảy ra tai nạn giao thông;
đấu tranh phòng, chống tội phạm hoạt động trên các tuyến GTĐB.
Luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Thủy về đề tài:
“Đổi mới quản lý nhà nước về giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội trong
thời kỳ hội nhập và phát triển”, chuyên ngành Quản lý hành chính công, hoàn
thành năm 2014 tại Học viện Hành chính Quốc gia. Luận án đã tập trung
nghiên cứu các nội dung cơ bản sau:
Luận án đã phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đổi
mới QLNN về giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập
và phát triển; xây dựng cơ sở lý luận về đổi mới QLNN về giao thông đô thị
thông qua việc phân tích, làm rõ các khái niệm: QLNN về giao thông đô thị;
quản lý giao thông đô thị bền vững; xác định chủ thể, đối tượng, phương
pháp, công cụ, biện pháp, nhiệm vụ và các hoạt động quản lý; luận giải sự ảnh
hưởng của bối cảnh hội nhập và phát triển đến giao thông đô thị nói chung và
giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội nói riêng và sự cần thiết phải đổi mới
QLNN về giao thông đô thị theo hướng quản lý giao thông đô thị bền vững;
lược thuật kinh nghiệm của một số thành phố lớn của một số nước trên thế
giới có sự tương đồng nhất định về điều kiện tự nhiên, văn hóa pháp lý để rút
ra những giá trị tham khảo cho các thành phố lớn ở Việt Nam; phân tích thực
trạng giao thông đô thị và thực trạng QLNN về giao thông đô thị tại thành phố
Hà Nội, đánh giá chung về những kết quả đạt được, chỉ rõ hạn chế, yếu kém
và những vấn đề đặt ra trong quản lý giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội;
đề xuất giải pháp có cơ sở khoa học, bảo đảm tính khả thi nhằm đổi mới
QLNN về giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội theo hướng quản lý giao
thông đô thị bền vững trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Nguyễn Ngọc Thạch về đề tài
“Nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông
7
đường bộ ở Việt Nam” chuyên ngành tổ chức và quản lý vận tải, hoàn thành
năm 2015 tại Trường Đại học Giao thông vận tải. Luận án đã xây dựng cơ sở
lý luận về an toàn GTĐB thông qua việc phân tích, làm rõ khái niệm an toàn
GTĐB; các điều kiện bảo đảm an toàn GTĐB và các yếu tố ảnh hưởng đến an
toàn GTĐB, trong đó phân tích sâu về các khía cạnh kết cấu hạ tầng, phương
tiện, người điều khiển phương tiện và môi trường; luận án phân tích thực
trạng an toàn GTĐB ở Việt Nam và đưa ra kết luận: tai nạn giao thông thường
xảy ra do sự kết hợp của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, vì vậy cần
phải có giải pháp đồng bộ mới có thể phát huy tối đa hiệu quả của từng giải
pháp; trên cơ sở đó, luận án đề xuất các giải pháp có tính đồng bộ, hệ thống
nhằm bảo đảm GTĐB ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm
2030. Đồng thời, luận án đã đề xuất một số kiến nghị với Quốc hội, Chính
phủ, các bộ, ban ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về việc bổ sung
những quy định trong luật, nghị định, thông tư, cũng như phối hợp thực hiện,
v.v… nhằm triển khai thực hiện các giải pháp trên trong điều kiện Việt Nam.
Bên cạnh đó cong một số luận văn thạc sỹ của: Nguyễn Quang Huy
(2007), Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao
thông (qua thực tế tỉnh Thái Nguyên). Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại học
quốc gia Hà Nội; Đào Văn Minh (2008), Quản lý nhà nước bằng pháp luật về
trật tự an toàn giao thông đường bộ của chính quyền cơ sở ở tỉnh Thanh Hóa
hiện nay. Luận văn thạc sỹ bảo vệ tại Học viện Chính trị- Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh; Hồ Thanh Hiền (2012), Xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ qua thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng, Luận văn
thạc sỹ Luật Đại học quốc gia Hà Nội.
Ngoài ra, còn một số bài viết đăng trên các Tạp chí như: Lý Huy Tuấn:
Quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông đô thị, Tạp chí Quản lý nhà
nước, số 3 - 2003; Nguyễn Thúy Anh: “Đổi mới quản lý nhà nước về giao
8
thông công cộng trong đô thị lớn ở nước ta”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 5-
2003; Vũ Ngọc Dương(2009), Thực trạng và giải pháp về trật tự an toàn giao
thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Tạp chí Khoa học công nghệ và
môi trường, số 4 năm 2009, v.v…
Tình hình nghiên cứu trên cho thấy, các công trình nghiên cứu gồm sách
chuyên khảo, luận án, luận văn và bài báo, trong chừng mực nhất định đã góp
phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn quan trọng về
XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB. Tuy vậy, cho đến nay chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên biệt về: "Xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang". Luận văn là công
trình khoa học đầu tiên, nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên biệt về "Xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên
Quang", dưới góc độ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Với kết quả nghiên
cứu của luận văn, chúng tôihy vọng sẽ góp phần khắc phục tình trạng nêu trên.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Luận văn hướng tới làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực trạng XPVPHC
trong lĩnh vực GTĐB để đưa ra phương hướng và các giải pháp nhằm tăng
cường hiệu lực, hiệu quả XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Để thực hiện được mục đích trên đây, luận văn có những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, xây dựng cơ sở lý luận về XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB
thông qua việc phân tích, làm rõ: khái niệm XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB;
đặc điểm XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB; hành vi vi phạm, hình thức, mức
xử phạt XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB; thẩm quyền, thủ tục XPVPHC trong
lĩnh vực GTĐB; vai trò XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB và các yếu tố ảnh
hưởng đến XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB.
9
Thứ hai, phân tích thực trạng XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh
Tuyên Quang; đánh giá chung về những kết quả đạt được, những hạn chế, bất
cập và nguyên nhân của hạn chế, bất cập về XPVPHC trong lĩnh vực GTĐBở
tỉnh Tuyên Quang.
Thứ ba, trên cơ sở dự báo tình hình, tổng hợp kết quả nghiên cứu, xác
định phương hướng và đề xuất các giải pháp XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB
ở tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định là hoạt động
XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang là đề tài có nội
dung rộng lớn và phức tạp, dưới góc độ khoa học Luật Hiến pháp và Luật
Hành chính, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động XPVPHC trong lĩnh
vực GTĐB của chủ thể quản lý là Cảnh sát giao thông ở tỉnh Tuyên Quang từ
năm 2010 đến 2016.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu của luận văn
Luận văn được nghiên cứu trên cở sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh
và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước
trong lĩnh vực quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn sử dụng phương pháp tiếp cận của khoa học Luật Hiến pháp và
Luật Hành chính hiện đại, các lý thuyết về quản lý để xây dựng cơ sở khoa học
để giải quyết chủ đề nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
10
Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: việc tìm hiểu các nghiên cứu
đã có về XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB, từ các nghiên cứu này làm cơ sở để
nhận diện lịch sử và kết quả của vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở tham khảo
những giá trị tương đồng của các kết quả này, luận văn phân tích, hệ thống
hóa cơ sở lý luận, cung cấp những luận cứ khoa học cho việc phân tích, đánh
giá thực trạng XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang. Phương
pháp này được sử dụng trong nghiên cứu các tài liệu phục vụ phân tích tình
hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn; nghiên cứu các vấn đề lý
luận tại Chương 1; nghiên cứu các tài liệu để đánh giá thực trạng XPVPHC
trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang tại Chương 2.
Phương pháp đánh giá, tổng kết thực tiễn: nghiên cứu tình hình và thực
trạng XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang, nhằm đánh giá
toàn diện và khách quan về XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên
Quang. Từ tổng kết thực tiễn tổ chức thực thi XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB
ở tỉnh Tuyên Quang (thông qua kết quả thống kê các tài liệu, số liệu các vụ
việc vi phạm và xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, v.v...),
luận văn rút ra các kết luận về thực trạng XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở
tỉnh Tuyên Quang. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong Chương 2
của luận văn.
Phương pháp so sánh và dự báo: phương pháp này được luận văn sử
dụng phân tích và đánh giá tình hình, đặc điểm XPVPHC trong lĩnh vực
GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang trong từng địa bàn, từng giai đoạn cụ thể; qua đó,
xác định những ưu điểm, bất cập về cả lý luận và thực tiễn XPVPHC trong
lĩnh vực GTĐB làm cơ sở cho việc đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm
bảo đảm hiệu lực, hiệu quả XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên
Quang. Phương pháp này được sử dụng trong Chương 1, Chương 2 và
Chương 3 của luận văn.
11
Phương pháp phân tích, tổng hợp: phương pháp này được sử dụng
trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài luận văn để giải quyết từng nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể. Phương pháp này hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý
luận về XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB; làm rõ thực trạng XPVPHC trong
lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang để chỉ ra các kết quả đạt được, những
hạn chế, bất cập và nguyên nhân của thực trạng này. Trên cơ sở đó, luận văn
đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả
XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng linh hoạt một số phương pháp bổ trợ
khác như mô hình hóa để mô phỏng hiện trạng từng nội dung nghiên cứu, sơ
đồ hóa về tổ chức bộ máy, số lượng, chất lượng cán bộ, công chức và kết quả
XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang theo thời gian.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung,
hoàn thiện lý thuyết về Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Hệ thống lý
thuyết này là căn cứ trực tiếp để tham chiếu thực tiễn hoạt động XPVPHC
trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang. Những kết quả này không chỉ góp
phần nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân và cả hệ thống chính trị
trong việc chấp hành pháp luật về TTATGTĐB và khẳng định vai trò quan
trọng của XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB mà còn làm sáng rõ những quan
điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước ta trong XPVPHC trong lĩnh vực
GTĐB trong thời gian qua.
Ý nghĩa thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của luận văn, nhất là
các kết luận khoa học về thực trạng XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh
Tuyên Quang đã trực tiếp cung cấp luận cứ quan trọng cho các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền trong hoạch định, thực thi và hoàn thiện chính sách,
pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và XPVPHC trong lĩnh
12
vực GTĐB. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài
liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo chuyên
ngành và liên ngành, v.v…
7. Kết cấuluận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB;
Chương 2. Thực trạng XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên
Quang;
Chương 3. Phương hướng và giải pháp XPVPHC trong lĩnh vực
GTĐBở tỉnh Tuyên Quang
13
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
1.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính
Như chúng ta đã biết, Nhà nước là một tổ chức được xã hội thành lập
nên để thực hiện việc quản lý, phát triển xã hội. Để có thể thực hiện được vai
trò đó, Nhà nước luôn phải tác động lên các quan hệ xã hội bằng một hệ thống
các quy tắc quản lý nhà nước được quy định trong các văn bản quy phạm
pháp luật. Trên thực tế, trong đời sống xã hội luôn xảy ra tình trạng vi phạm
các quy tắc quản lý nhà nước. Các vi phạm đó diễn ra hàng ngày trong đời
sống xã hội, từ những hành vi đơn giản và phổ biến như hút thuốc lá nơi công
cộng, đến những hành vi vi phạm có tính chất nguy hiểm hơn như tham gia
giao thông đường bộ không đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều, lạng lách đánh
võng, gây tai nạn,…hoặc hành vi làm ô nhiễm môi trường, xây dựng trái
phép, trốn thuế… Những hành vi vi phạm rất đa dạng và “có mặt” trong tất cả
các lĩnh vực quản lý nhà nước.
Dưới góc độ lý luận về pháp luật, vi phạm pháp luật được cấu thành bởi
các mặt khách quan, chủ quan, khách thể và chủ thể của nó. Tổng hợp các yếu
tố đó ta có thể hiểu vi phạm pháp luậtlà hành vi nguyhiểm cho xã hội do chủ
thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một các cố ý hoặc vô ý xâm hại
đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Dựa theo các tiêu chí khác nhau mà vi phạm pháp luật được phân thành
nhiều loại khác nhau. Căn cứ vào khách thể vi phạm, mức độ, tính chất nguy
hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, vi phạm pháp luật được chia thành các
loại sau:
14
- Vi phạm hình sự (tội phạm): là những hành vi nguy hiểm cho xã hội,
có lỗi và được quy định trong bộ luật hình sự.
- Vi phạm hành chính: là những hành vi trái pháp luật, có lỗi nhưng
mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quan hệ
xã hội được pháp luật hành chính bảo vệ phát sinh trong quá trình quản lý
nhà nước.
- Vi phạm dân sự: là những hành vi trái luật dân sự, hay ngược lại với
truyền thống, phong tục tập quán, đạo đức xã hội được nhà nước thừa nhận,
có lỗi, xâm hại tới các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân và quan hệ phi tài
sản có liên quan tới tài sản được pháp luật dân sự bảo vệ.
- Vi phạm kỷ luật: là hành vi có lỗi, trái với các quy tắc kỷ luật lao
động, học tập, công vụ nhà nước trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp,
trường học được pháp luật lao động, hành chính và các văn bản nội quy của
từng cơ quan, doanh nghiệp quy định.
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã đưa ra định nghĩa pháp lý
về “vi phạm hành chính”. Khoản 1 Điều 2 của Luật quy định [33]: Vi phạm
hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định
của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy
định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Định nghĩa trên đưa ra các dấu hiệu pháp lý cơ bản của vi phạm hành
chính, đó là: tính xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước, có lỗi, tính trái
pháp luật hành chính và phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Vi phạm hành chính là một dạng vi phạm pháp luật, do đó nó cũng bao
gồm các yếu tố cấu thành pháp lý là mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể
và khách thể. Dưới đây, các dấu hiệu và yếu tố cấu thành pháp lý của vi phạm
hành chính sẽ được xem xét trong mối quan hệ thống nhất với nhau.
15
Mặt khách quan của vi phạm hành chính
Mặt khách quan của vi phạm hành chính là những biểu hiện ra bên
ngoài thế giới khách quan của vi phạm hành chính, thông thường các biểu
hiện ra bên ngoài của hành vi vi phạm là hành vi, thời gian, địa điểm, công cụ,
phương tiện hay mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hành chính và
hậu quả của vi phạm hành chính.
Hành vi của vi phạm hành chính là những biểu hiện của con người hoặc
tổ chức tác động vào thế giới khách quan qua hình thức bên ngoài cụ thể gây
tác hại đến sự phát triển bình thường của trật tự quản lý. Những biểu hiện này
được kiểm soát và điều khiển bởi ý thức và ý chí của chủ thể vi phạm hành
chính. Hành vi là biểu hiện rõ nhất trong mặt khách quan của vi phạm hành
chính, chúng có ý nghĩa quyết định đến nội dung biểu hiện khác trong mặt
khách quan (hậu quả, công cụ phương tiện, thời gian, địa điểm); đồng thờihành
vi cũng là thể thống nhất giữa mặt khách quan và chủ quan. Hành vi khách
quan của vi phạm hành chính có thể là hành vi hành động hoặc không hành
động. Song dù biểu hiện bằng hình thức nào đi chăng nữa thì nó cũng chỉ bị coi
là vi phạm hành chính khi hành vi đó trái với pháp luật. Hành vi trái pháp luật
hành chính là dấu hiệu pháp lý cơ bản của vi phạm hành chính, nhưng đây
không phải là thuộc tính riêng của vi phạm hành chính. Rất nhiều hành vi tội
phạm cũng là hành vi trái pháp luật hành chính. Để phân biệt vi phạm hành
chính với tội phạm trong trường hợp cả hai loại hành vi có cùng chung khách
thể, người ta lấy tiêu chí là tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Hành vi vi
phạm hành chính ít nguy hiểm cho xã hội hơn so với tội phạm hình sự.
Hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hành chính
và hậu quả của vi phạm hành chính vi phạm hành chính: Chính là tính xâm hại
khách quan của vi phạm hành chính, được thể hiện ở vi phạm hành chính đã
xâm hại hoặc đe dọa xâm hại các quan hệ đã được pháp luật quy định thành
16
quy tắc quản lý nhà nước. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp hậu quả của vi
phạm hành chính được biểu hiện ở các thiệt hại cụ thể về sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự, về tự do thân thể của cá nhân hoặc làm thiệt hại về tài sản của
Nhà nước, tập thể và công dân. Hậu quả của vi phạm hành chính là kết quả
của hành vi vi phạm hành chính do con người hoặc tổ chức thực hiện. Do đó
giữa hành vi vi phạm hành chính và hậu quả vi phạm hành chính có mối quan
hệ hữu cơ, trong đó hậu quả của vi phạm hành chính có tiền đề xuất hiện của
nó là hành vi khách quan của vi phạm hành chính; sự tồn tại mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi vi phạm hành chính và hậu quả của vi phạm hành
chính dựa trên các căn cứ sau: Một là; hành vi vi phạm hành chính xảy ra
trước hậu quả xâm hại các mối quan hệ về mặt thời gian; Hai là, hành vi vi
phạm phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả xâm hại các
quan hệ xã hội; Ba là, hậu quả vi phạm đã xảy ra phải là sự hiện thực hóa khả
năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi vi phạm. Ngoài những biểu
hiện trên, về mặt khách quan của vi phạm cn có một số dấu hiệu khách quan
khác như: thời gian, địa điểm, công cụ và phương tiện vi phạm.
Mặt chủ quan của vi phạm hành chính
Mặt chủ quan của vi phạm hành chính là những quan hệ tâm lý bên
trong của chủ thể. Yếu tố cơ bản nhất của mặt chủ quan là tính có lỗi. Lỗi
chính là trạng thái tâm lý của người vi phạm, biểu hiện thái độ của người đó
đối với hành vi vi phạm và hậu quả của hành vi đó. Yêu cầu về lỗi trong Luật
hành chính không cao như trong Luật hình sự, trong nhiều trường hợp chỉ cần
có lỗi nghĩa là người vi phạm biết hoặc có thể biết tính chất sai phạm của
mình là đủ để xác định vi phạm hành chính xảy ra. Đối với luật hình sự đòi
hỏi phải chính xác hơn, không chỉ xác định lỗi mà còn phải xác định cho được
hình thức và mức độ lỗi; mặt khác lỗi trong Luật hình sự chỉ đặt ra với cá
nhân vi phạm, trong hành chính lỗi đặt ra cho cả cá nhân và tổ chức vi phạm.
17
Lỗi trong vi phạm hành chính thể hiện dưới hai hình thức: lỗi cố ý và lỗi vô ý.
Lỗi cố ý trong vi phạm hành chính là chủ thể nhận thức được hành vi của
mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện. Lỗi vô ý trong vi phạm
hành chính là lỗi của cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hành vi trái pháp luật do
vô tình thiếu thận trọng mà không nhân thức được nghĩa vụ pháp lý bắt buộc
mặc dù họ có đầy đủ khả năng xử sự theo đúng nghĩa vụ pháp lý quy định.
Chủ thể của vi phạm hành chính
Khác với luật hình sự xác định chủ thể tội phạm chỉ có thể là cá nhân,
trong luật hành chính chủ thể vi phạm hành chính có thể là cá nhân hoặc tổ
chức; cá nhân hoặc tổ chức chỉ có thể trở thành chủ thể của vi phạm hành
chính khi có năng lực trách nhiệm pháp lý hành chính.
Đối với cá nhân: Cá nhân là chủ thể của vi phạm hành chính bao gồm
công dân Việt Nam và người nước ngoài (trừ những người được hưởng quyền
ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và lãnh sự) mà thực hiện hành vi vi phạm hành
chính trên lãnh thổ Việt Nam, vùng đặc quyền kinh tế, vùng tiếp giáp lãnh
hải. Những người này phải có năng lực trách nhiệm hành chính. Năng lực
trách nhiệm pháp lý hành chính thể hiện khả năng nhận thức của con người
với hành vi vi phạm, vì thế hai yếu tố để xác định năng lực pháp lý đối với cá
nhân là: Đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật, không mắc bệnh làm mất
khả năng nhận thức của hành vi. Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính năm
2012 xác định đối tượng bị xử phạt hành chính là cá nhân bao gồm: Người từ
đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do
cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi hành vi vi
phạm hành chính (điểm a khoản 1).
Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm
hành chính thì bị xử phạt như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng
hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình
18
chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử
phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm
quyền xử phạt.
Mặt khác, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 còn quy định:
Người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi vi phạm hành chính thì bị phạt cảnh cáo;
Người chưa thành niên vi phạm hành chính gây ra thiệt hại thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật; trong trường hợp này người chưa thành
niên không có tiền nộp phạt thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó
phải nộp thay, quy định như trên không có nghĩa là xử phạt cả người không vi
phạm mà ở đây chúng ta hướng tới trách nhiệm giáo dục ý thức pháp luật cho
người chưa thành niên.
Đối với tổ chức: Pháp luật hành chính coi tổ chức là chủ thể của vi
phạm hành chính gồm: cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế. Cơ
quan, tổ chức nước ngoài nếu vi phạm hành chính trên lãnh thổ Việt Nam,
vùng đặc quyền kinh tế, vùng tiếp giáp lãnh hải thì bị xử phạt như cơ quan, tổ
chức Việt Nam (trừ tổ chức được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao).
Khách thể của vi phạm hành chính
Khách thể của vi phạm hành chính là cái mà vi phạm xâm hại tới. Đó
chính là các quan hệ xã hội được các quy tắc quản lý nhà nước bảo vệ. Các
quan hệ xã hội bị/có thể bị vi phạm hành chính xâm phạm rất đa dạng, đó là:
trật tự nhà nước và xã hội, sở hữu xã hội chủ nghĩa, quyền, lợi ích hợp pháp
của công dân,...
Khách thể của vi phạm hành chính được chia thành các loại sau:
Khách thể chung: đó là các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý
nhà nước, hay nói cách khác là trật tự quản lý nhà nước nói chung.
Khách thể loại: là những quan hệ xã hội có cùng hoặc gần tính chất với
nhau trong từng lĩnh vực nhất định của quản lý nhà nước. Các quan hệ này
19
được phát sinh trong cũng một lĩnh vực hoạt động quản lý nhà nước, do vậy
chúng có mối liên hệ với nhau, gắn liền với từng phạm vi quản lý nhà nước.
Khách thể trực tiếp: là quan hệ xã hội cụ thể được pháp luật quy định
và bảo vệ, bị chính hành vi vi phạm hành chính phạm xâm hại tới.
1.1.2. Khái niệm và đặcđiểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ
Trên cơ sở lý luận về vi phạm hành chính nói chung đã được phân tích
ở trên, chúng ta sẽ làm rõ vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ nói riêng.
Văn bản pháp quy hiện hành trực tiếp quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (GTĐB) và đường sắt là
Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 không đưa ra định nghĩa pháp
lý thế nào là vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Điều
này cũng diễn ra tương tự với Nghị định bị thay thế trước đó là Nghị định số
171/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2013. Tuy nhiên hai văn bản này lại xác định
phạm vi của thuật ngữ “lĩnh vực giao thông đường bộ” theo các hiểu tại các
Nghị định này. Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, “lĩnh
vực giao thông đường bộ” được xác định bởi loại phương tiện tham gia giao
thông, đó là: a) Máy kéo; b) Các loại xe tương tự xe ô tô; c) Các loại xe
tương tự xe mô tô; d) Xe máy điện; đ) Các loại xe tương tự xe gắn máy; e)
Xe đạp máy.
Từ góc độ lý luận, có thể thấy đã từng có một định nghĩa pháp lý về vi
phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB. Khoản 2 Điều 1 Nghị định số
34/2010/NĐ–CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính Phủ về việc quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ: “Vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là những hành vi của cá
nhân, tổ chức vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông
20
đường bộ một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy
định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính…” [9].
Như vậy, điều luật này đã đưa ra định nghĩa pháp lý về vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Qua định nghĩa này, chúng ta
thấy được các dấu hiệu pháp lý cơ bản của vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ là: tính xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước
về giao thông đường bộ, có lỗi, tính trái pháp luật hành chính và bị xử phạt
hành chính.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có đặc điểm
của vi phạm hành chính nói chung, song bên cạnh đó nó cũng có những đặc
điểm riêng sau đây:
Khách thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
là những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực giao thông đường bộ được
bảo vệ bởi các quy phạm pháp luật hành chính.
Đặc trưng của cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ thường là sử dụng kết cấu trực tiếp. Việc xác định vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định tập trung và chủ yếu
ở văn bản chuyên ngành về giao thông đường bộ, chứ không theo lối kết cấu
dẫn chiếu như một số lĩnh vực khác – nơi mà việc xác định vi phạm thường
phải căn cứ vào các văn bản pháp luật chuyên ngành khác, ví dụ như lĩnh vực
bảo vệ môi trường.
Tính chất và mức độ hậu quả của vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ phụ thuộc chủ yếu vào những thiệt hại thực tế và hành vi
đó gây ra hoặc có thể gây ra cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác
và của chính chủ thể vi phạm.
Giao thông đường bộ được tạo thành bởi nhiều thành phần, dẫn đến
hoạt động bảo vệ trật tự an toàn giao thông đường bộ được pháp luật quy định
21
khá đa dạng và phong phú, bao gồm các nội dung: bảo vệ quy tắc giao thông
đường bộ, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, về kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ, quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao
thông và về vận tải đường bộ.
Xuất phát từ tính đa dạng và phong phú của các hoạt động bảo vệ trật tự
an toàn giao thông đường bộ, nên vi phạm hành chính trong lĩnh vực này
được pháp luật quy định có đặc điểm khá rộng và đa dạng tương ứng với các
nội dung được pháp luật về giao thông đường bộ bảo vệ. Đặc điểm này được
thể hiện tập trung ở Luật Giao thông đường bộ năm 2008, các Nghị định đã
hết hiệu lực như: Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010
của Chính Phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ, Nghị định số 33/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định
34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ, Nghị định 71/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2010/NĐ-
CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (có hiệu
lực 10/11/2012), Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2013 (thay thế
Nghị định số 34/2010/NĐ-CP và Nghị định 71/2012/NĐ-CP), và Nghị định
hiện hành: Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 Quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Một vấn đề quan trọng khi nghiên cứu vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ đó là việc phân định giữa vi phạm hành chính và tội
phạm về giao thông đường bộ.
Dưới góc độ khoa học pháp lý hình sự có thể hiểu:tộiphạm về giao thông
đường bộ là các hành vi nguy hiểm cho xã hộiđược quy định trong Bộ luật hình
sự Việt Nam, xâm hại tới các quan hệ xã hội về đảm bảo an toàn giao thông
đường bộ.
22
Các tội phạm về giao thông đường bộ được quy định tại 06 điều luật
trong chương XIX, Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
[30] về Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Đó là các
điều luật từ Điều 203 đến Điều 207 (Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ; Điều 203. Tội cản trở giao thông
đường bộ; Điều 204. Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường
bộ không bảo đảm an toàn; Điều 205. Tội điều động hoặc giao cho người
không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ; Điều
206. Tội tổ chức đua xe trái phép; Điều 207. Tội đua xe trái phép).
Vi phạm hành chính và tội phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ
đều là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, điểm khác nhau ở đây chỉ là
“mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi”. Hành vi vi phạm hành chính về
giao thông đường bộ ít nguy hiểm cho xã hội hơn so với hành vi bị coi là tội
phạm về môi trường. Để xác định mức độ nguy hiểm khác nhau cho xã hội
của vi phạm hành chính và tội phạm nói chung, có thể dựa trên những tiêu chí
sau: i) Tính chất của khách thể bị xâm hại; ii) Chủ thể; iii) Mức độ hậu quả;
iv) Số lượng tang vật, hàng hóa,…viphạm;v) Tái phạm hành chính (đã bị xử
phạt hành chính mà còn vi phạm); vi) Hình thức lỗi, động cơ, mục đích.
Có thể thấy, việc xác định ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội
phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất
lớn trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ của các cơ
quan chức năng. Việc xác định thiếu chính xác các hành vi có thể là nguyên
nhân có tính bước ngoặt cho những sai phạm trong quá trình áp dụng pháp
luật của các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền. Đây là vấn đề cần được nghiên
cứu sâu ở chuyên khảo khác. Trong phạm vi luận văn này, tác giả tập trung
vào nội dung chính là hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ ở tỉnh Tuyên Quang, tức là tiếp cận vấn đề dưới góc độ
hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước.
23
1.1.3. Phân loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ
Chương II – Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định 06 nhóm hành vi
bị coi là vi phạm hành chính (Mục 1 đến Mục 6), bao gồm [18]:
Các hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ;
Các hành viviphạm quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Các hành vi vi phạm quy định về phương tiện tham gia giao thông
đường bộ;
Các hành vi vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham
gia giao thông đường bộ;
Các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ;
Các hành vi vi phạm khác liên quan đến giao thông đường bộ.
Sự phân loại các nhóm hành vi như trên không thay đổi so với quy định
tại Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 về quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, và cũng thống
nhất với các nhóm hành vi được quy định theo Luật Giao thông đường bộ
2008. Cụ thể như sau:
Nhóm thứ nhất: Các hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
Nhóm này gồm các hành vi quy định tại Mục 1 Chương II của Nghị
định số 46/2016/NĐ-CP (từ Điều 5 đến Điều 11). Đó là những quy định mang
tính chỉ dẫn bắt buộc đối với người tham gia giao thông nhằm đảm bảo an
toàn cho chính họ và những người khác xung quanh.
Nhóm thứ hai: Các hành vi vi phạm quy chế về kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ
Nhóm này gồm các hành vi quy định tại Mục 2 Chương II của Nghị
định số 46/2016/NĐ-CP (từ Điều 12 đến Điều 15). Đây là các hành vi vi
phạm quy định của Luật Giao thông đường bộ về tiêu chuẩn, điều kiện an
toàn đối với các công trình hạ tầng giao thông đường bộ.
24
Nhóm thứ ba: Các hành vi vi phạm quy chế về phương tiện tham gia
giao thông đường bộ
Nhóm này gồm các hành vi quy định tại Mục 3 Chương II của Nghị
định số 46/2016/NĐ-CP (từ Điều 16 đến Điều 20). Đây là các hành vi vi
phạm quy định tại của Luật Giao thông đường bộ về tiêu chuẩn, điều kiện an
toàn với các phương tiện giao thông đường bộ.
Nhóm thứ tư: Các hành vi vi phạm quy định về người điều khiển
phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Nhóm này gồm các hành vi quy định tại Mục 4 Chương II của Nghị
định số 46/2016/NĐ-CP (từ Điều 21 đến Điều 22). Đây là các hành vi vi
phạm quy định của Luật Giao thông đường bộ về điều kiện chuyên môn, độ
tuổi, sức khỏe… đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông
đường bộ.
Nhóm thứ năm: Các hành vi vi phạm về vận tải đường bộ
Nhóm này gồm các hành vi quy định tại Mục 5 Chương II của Nghị
định số 46/2016/NĐ-CP (từ Điều 23 đến Điều 28). Đây là các hành vi vi
phạm quy định của Luật Giao thông đường bộ về điều kiện an toàn đối với
người, hàng hóa khi vận chuyển bằng phương tiện giao thông đường bộ.
Nhóm thứ sáu: Các hành vi vi phạm khác liên quan đến giao thông
đường bộ
Nhóm này gồm các hành vi quy định tại Mục 6 Chương II của Nghị
định số 46/2016/NĐ-CP (từ Điều 29 đến Điều 38). Các hành vi này tuy không
trực tiếp ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ nhưng lại có những tác
động xấu đến trật tự, an ninh xã hội.
Như vậy có thể thấy, về mặt quy phạm pháp luật, việc quy định rõ ràng
và tập trung các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP là một sự thuận lợi cho công tác tra cứu
25
và áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này, cùng với Luật xử lý vi phạm hành
chính 2012 đã xác định rõ thẩm quyền của các chủ thể tham gia đảm bảo trật
tự an toàn giao thông đường bộ. Đây cũng là cơ sở pháp lý cho hoạt động
quản lý nhà nước về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ ở tỉnh Tuyên Quang mà luận văn đề cập.
1.2.Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
1.2.1. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ
Vi phạm hành chính cũng như mọi vi phạm pháp luật khác đều là hành
vi trái pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội, cần bị áp dụng các biện pháp xử
phạt vi phạm, trong đó có xử phạt hành chính. Nó trực tiếp xâm hại đến
những quy tắc quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã
hội, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của các các cá nhân và tổ chức.
Vì lẽ đó xử phạt vi phạm hành chính là những nội dung rất quan trọng của
hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Xử phạt vi phạm hành chính bao
gồm nhiều hoạt động khác nhau do các cơ quan nhà nước, người có thẩm
quyền tiến hành căn cứ vào quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
đưa ra định nghĩa pháp lý về xử phạt hành chính: Xử phạtvi phạm hànhchính
là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp
khắc phụchậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành
chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.[30,trg.2]
Như vậy, có thể thấy hai nội dung của thuật ngữ “xử phạt vi phạm hành
chính” là: 1) là hệ thống các quy định pháp luật hành chính điều chỉnh hoạt
động áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính, 2) là
hoạt động xử phạt hành chính, từ khâu phát hiện vi phạm, tìm kiếm quy định
áp dụng, đến khâu áp dụng biện pháp xử phạt tương ứng với vi phạm.
26
Từ khái niệm xử phạt vi phạm hành chính nói trên, chúng ta có thể rút
ra khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
như sau:
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là
người có thẩm quyền áp dụng nhữngchếtài pháp luậthành chính đối với chủ
thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo thủ tục do
luật hành chính quy định.
1.2.2. Đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ
Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính nêu trên phản ánh những đặc
điểm cơ bản sau đây của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính:
Thứ nhất: Xử phạt vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có vi
phạm hành chính xảy ra. Cơ sở để xử phạt hành chính là hành vi vi phạm
hành chính. Như vậy, để thực hiện hoạt động xử phạt vi phạm hành chính
trước hết đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền xử phạt phải xem xét đã có vi
phạm hành chính xảy ra hay chưa.
Thứ hai, xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động áp dụng pháp luật
do các cá nhân có thẩm quyền quản lý hành chính thực hiện. Việc tiến hành
xử phạt vi phạm hành chính đòi hỏi phải đúng trình tự, thủ tục đã được pháp
luật quy định. Kết quả xử phạt vi phạm hành chính phải thể hiện bằng quyết
định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực pháp luật.
Xử phạt hành chính được áp dụng theo trình tự do các quy phạm thủ
tục của luật hành chính quy định (trình tự hành chính) chứ không phải trình
tự, thủ tục tư pháp. Việc áp dụng trình tự này đơn giản hơn nhiều so với trình
tự áp dụng cưỡng chế hình sự và cưỡng chế kỷ luật
Thứ ba: Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động cưỡng chế nhà nước
do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành và được đảm bảo bằng quyền lực nhà
27
nước. Mối quan hệ trong xử phạt vi phạm hành chính là mối quan hệ pháp luật
giữa một bên là Nhà nước – một bên là tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.
Để tránh lạm quyền, bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của cá nhân, tổ chức và
xã hội, pháp luật quy định thủ tục tố tụng hành chính, tức hoạt động xử phạt vi
phạm hành chính bị kiểm soát bởi chính Nhà nước và xã hội.
Thứ tư: Mục đích của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính là nhằm
truy cứu trách nhiệm hành chính một hành vi vi phạm cụ thể và quan trọng
hơn là giáo dục, ngăn chặn những hành vi vi phạm. Qua đó, buộc chủ thể vi
phạm hành chính phải gánh chịu một biện pháp cưỡng chế tương xứng với
hành vi vi phạm do mình gây ra. Hay nói cách khác, vi phạm hành chính là cơ
sở làm phát sinh các hoạt động xử phạt vi phạm hành chính.
Ngoài những đặc điểm chung nói trên, xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ còn có những đặc điểm riêng, đó là:
Do đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ nên hoạt động xử phạt vi phạm hành chính có thể được bắt đầu ở những
địa điểm bất kỳ không có định nơi mà hành vi vi phạm diễn ra. Nếu vi phạm
hành chính trong những lĩnh vực khác thường gắn liền với những địa điểm
tĩnh (xây dựng, môi trường, thuế, công nghệ thông tin,…) thì vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có thể diễn ra ở bất cứ nơi nào mà
có sự tham gia của người dân vào giao thông đường bộ. Như đã đề cập ở phần
đầu, giao thông đường bộ là một hệ thống – mạng lưới đường bộ phủ khắp địa
bàn một đơn vị hành chính, một khu vực nhất định. Do vậy mà đặc thù của
quá trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này gắn liền với sự “di
động” của địa điểm nơi diễn ra hành vi vi phạm.
Cũng chính từ đặc thù nói trên mà mà hoạt động xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ chủ yếu được được thực hiện trên cơ
sở bắt quả tang hành vi vi phạm. Đường bộ là nơi diễn ra hoạt động của con
28
người khi tham gia giao thông. Đó là một không gian công cộng không của
riêng ai. Do vậy mà hành vi vi phạm hành chính thường dễ được biểu hiện ra
bên ngoài – tức tính dễ bị phát hiện. Vì vậy mà vi phạm cần được bắt quả tang
và không nhất thiết phải trải qua thủ tục giám định như trong lĩnh vực môi
trường. Cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ chủ
yếu là cấu thành hình thức, nên khi hành vi có biểu hiện của sự vi phạm, đã là
căn cứ để lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính. Điều này cũng đồng nghĩa
với việc sẽ cần sự hỗ trợ rất lớn từ các phương tiện kỹ thuật trong quá trình
thiết lập các chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm hành chính.
Do địa điểm vi phạm hành chính là “di dộng”, “không cố định” gắn
với không gian là “đường bộ”, nên việc phát hiện, xác minh hành vi vi phạm
là điều khó khăn, nhất là trong điều kiện cần nhiều phương tiện hỗ trợ xử phạt
vi phạm. Ở khía cạnh khác, tính không cố định về địa điểm vi phạm hành
chính khiến cho công tác giám sát hoạt động xử phạt vi phạm hành chính đối
với người có thẩm quyền là điều gặp nhiều khó khăn. Chính tại đây có thể
phát sinh những tiêu cực trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong giao
thông đường bộ.
1.2.3. Hình thức, nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ
1.2.3.1. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ
Các hình thức phạt chính
Cảnh cáo: là hình thức xử phạt được áp dụng đối với các cá nhân, tổ
chức có hành vi vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc
đối với hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi
đến dưới 16 tuổi thực hiện.
29
Phạt tiền: Là hình thức xử phạt có tính chất nghiêm khắc hơn hình thức
phạt cảnh cáo, bởi lẽ hình thức xử phạt này gây thiệt hại về vật chất với người
bị xử phạt. Đây là hình thức xử phạt được áp dụng phổ biến nhất để xử phạt
hầu hết các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
hiện nay. Trên thực tế, hình thức xử phạt này có tác dụng rất lớn trong việc
phòng, chống vi phạm hành chính cũng như răn đe, giáo dục ý thức chấp hành
pháp luật trong xã hội.
Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành
vi vi phạm hành chính là mức trung bình khung tiền phạt quy định đối với
hành vi đó, nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm
xuống thấp hơn mức trung bình nhưng không được giảm quá mức tối thiểu
của khung tiền phạt. Nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có
thể tăng lên cao hơn mức trung bình nhưng không được vượt quá mức tối đa
của khung tiền phạt.
Các hình thức phạt bổ sung
Hình thức thứ nhất: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề.
Giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc bằng, chứng chỉ hành nghề hoặc
giấy phép khác là những loại giấy tờ pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp cho cá nhân, tổ chức nhằm cho phép hoặc công nhận cá nhân, tổ
chức đó được quyền thực hiện một hoạt động nhất định. Khi áp dụng biện
pháp này cần lưu ý theo hướng dẫn tại Điều 11 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP
ngày 01 tháng 8 năm 2016 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì giấy phép đăng kí kinh
doanh và các loại chứng chỉ, văn bằng gắn với nhân thân người được cấp mà
không có mục đích cho phép hành nghề (ví dụ bằng tốt nghiệp đại học, chứng
chỉ nghiệp vụ sư phạm….) không phải là đối tượng để áp dụng hình thức xử
phạt này.
30
Hình thức thứ hai: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để
thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
Bản chất của hình thức xử phạt này là tước bỏ quyền sở hữu của cá
nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính đối với vật, tiền hoặc phương
tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính và chuyển thành
sở hữu Nhà nước. Hình thức xử phạt này không áp dụng trong trường hợp
tang vật, phương tiện thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng của người khác
nhưng bị chủ thể vi phạm hành chính chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép.
Trong trường hợp này, tang vật, phương tiện đó phải được trả lại cho chủ sở
hữu hoặc người quản lý, người sử dụng hợp pháp vì họ không có trách nhiệm
pháp lý gì đối với việc tang vật, phương tiện đó bị sử dụng vào hành vi vi
phạm hành chính. Tang vật này chỉ bị tịch thu, sung công quỹ nếu như không
xác định được người sở hữu, quản lý, sử dụng hợp pháp hoặc những người
này không đến nhận lại. Trường hợp nếu như tang vật là văn hóa phẩm độc
hại, hàng giả không có giá trị sử dụng, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con
người, vật nuôi, cây trồng thì bị tịch thu để tiêu hủy. Việc thu tang vật,
phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ chỉ đặt ra khi tang vật, phương tiện đó trực tiếp liên quan đến hành
vi vi phạm hành chính và hành vi vi phạm đó được quy định trong Nghị định
về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Các biện pháp khắc phục hậu quả
Ngoài các hình thức trách nhiệm hành chính mang tính chất xử phạt nói
trên, pháp luật còn quy định những biện pháp trách nhiệm hành chính mang tính
chất khôi phục những quyền, lợi ích hợp pháp bị vi phạm hành chính xâm hại.
Điều 4 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định Các biện pháp khắc phục hậu quả
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt bao gồm:
31
1) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm
hành chính gâyra;
2) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy
phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
3) Buộc thực hiện biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trường do vi phạm hành chính gâyra;
4) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam hoặctái xuất phương tiện;
5) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm
hành chính;
6) Các biện pháp khắcphụchậu quả khác được quy định tại Chương II
và Chương III của Nghịđịnh này.
Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo
quy định tại Khoản 2 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
1.2.3.2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ
* Nguyên tắc chung
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính nói chung là những quan điểm
chủ đạo, có tính chất nền tảng, làm cơ sở cho việc xử phạt các vi phạm hành
chính đảm bảo cho mọi vi phạm hành chính phải được xử phạt kịp thời, kiên
quyết, triệt để, nghiêm minh, đúng pháp luật nhằm đảm bảo trật tự, an toàn
giao thông đường bộ nói riêng và bảo vệ trật tự quản lý nhà nước nói chung.
Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
phải được quán triệt các nguyên tắc chung, cơ bản sau đây:
Nguyên tắc đề cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trong việc phát hiện, đình chỉ kịp thời, kiên quyết đấu tranh, xử phạt nhanh
chóng, nghiêm minh, khắcphụctriệtđể hậu quả doviphạm hànhchính gây ra.
32
Đây là nguyên tắc cơ bản, quan trọng được quy định trong các văn bản
quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Việc tuân thủ và thực
hiện tốt nguyên tắc này có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả đấu
tranh phòng, chống vi phạm hành chính nói chung, vi phạm hành chính trong
lĩnh vực an ninh, trật tự nói riêng. Yêu cầu của nguyên tắc này là các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, có trách nhiệm tích cực, chủ động phát hiện kịp thời
các hành vi vi phạm, ngăn ngừa những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra nếu
hành vi vi vi phạm đó vẫn tiếp diễn. Theo đó, các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phải chủ động phát hiện vi phạm hành chính và khẩn trương đình chỉ
ngay hành vi đó nhằm hạn chế tối đa hậu quả tiêu cực phát sinh. Khi phát hiện
hành vi vi phạm hành chính xảy ra, phải xử phạt vụ việc một cách kiên quyết,
nhanh chóng, công minh, triệt để, đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
Nguyên tắc pháp chế
Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính cũng như các tổ chức, cá nhân là chủ thể của vi phạm hành
chính phải triệt để tuân thủ pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Nội
dung của nguyên tắc này là:
Thứ nhất: Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi thực hiện một
hành vi được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan có
thẩm quyền ban hành. Thực tế cho thấy hầu hết các quy định về các vi phạm
hành chínhđược quy định trong gần 50 Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính, chỉ có một ít số hành vi được quy định trong luật hoặc pháp
lệnh chuyên ngành. Trách nhiệm hành chính của cá nhân, tổ chức chỉ phát sinh
khi họ thực hiện hành vi đã được các văn bản quy phạm pháp luật quy định là vi
phạm hành chính với hình thức và mức phạt cụ thể. Nguyên tắc này cho phép
loại trừ khả năng bị xử phạt vi phạm hành chính nếu hành vi đó được quy định
trong những văn bản ban hành không đúng thẩm quyền (ví dụ như văn bản do
33
mộtcơ quan cấp Bộ hoặc Ủybannhân dân cấp tỉnhbanhành). Mục đíchcủa của
nguyên tắc này là phòng ngừa sự tùy tiện trong việc quy định về xử phạt viphạm
hành chính. Đồng thời đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tích
cực hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính để đáp ứng nhu cầu điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực này.
Thứ hai: Việc xử phạt vi phạm hành chính phải do người có thẩm
quyền tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục đã được pháp luật quy định. Căn
cứ vào nguyên tắc này thì một quyết định xử phạt hŕnh chính chỉ có giá trị
pháp lý khi được ban hành bởi chức danh có thẩm quyền xử phạt đối với hành
vi vi phạm hành chính đó và việc xử phạt được tiến hành tuân thủ đúng các
quy định của pháp luật về thủ tục, trình tự, hình thức xử phạt , mức phạt… Để
đảm bảo cho nguyên tắc này được thực hiện nghiêm túc, Luật xử lý vi phạm
hành chính quy định rõ các chức danh thuộc nhiều cơ quan quản lý nhà nước
khác nhau có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Thứ ba: Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi các quy định của pháp luật về xử
phạt vi phạm hành chính phải được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn
quốc. Theo đó, trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, mọi hành vi vi phạm hành
chính có cùng tính chất, mức độ vi phạm, do những chủ thể có địa vị pháp lý
như nhau thực hiện thì phải áp dụng các hình thức xử phạt như nhau.
Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hành chính
Yêu cầu của nguyên tắc này là một hành vi vi phạm hành chính chỉ có
thể bị xử phạt hành chính hoặc bị áp dụng biện pháp xử phạt hành chính khác
một lần. Cơ quan có thẩm quyền không thể hai lần ban hành quyết định xử
phạt hành chính đối với một hành vi vi phạm hoặc cũng không thể cùng lúc
vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính, vừa ban hành quyết định áp
dụng một biện pháp xử phạt hành chính khác đối với một vi phạm hành chính.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi
34
phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm đó. Một người thực hiện nhiều hành
vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
Nguyên tắc xử phạtvi phạm hành chính tương xứng với tính chất, mức
độ của hành vi vi phạm và nhân thân người vi phạm
Đây là nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hành chính đối với chủ thể
thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Nội dung của nguyên tắc này là cơ
quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất,
mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình thiết khác để quyết
định hình thức, biện pháp xử phạt cho phù hợp. Cụ thể là, khi xem xét trách
nhiệm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải
đánh giá toàn diện, khách quan về tính chất, mức độ vi phạm của hành vi; xác
định các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ các đặc điểm nhân thân có liên
quan của chủ thể vi phạm để quyết định hình thức và mức phạt cho phù hợp.
Nguyên tắc loại trừ trách nhiệm hành chính
Theo nguyên tắc chung, mọi hành vi vi phạm hành chính xẩy ra đều
bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định
trong trường hợp một hành vi vi phạm hành chính đã xảy ra nhưng có
những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm của hành vi, hoặc chủ thể thực
hiện hành vi ở tình trạng không có năng lực trách nhiệm hành chính thì
không đặt ra vấn đề truy cứu trách nhiệm hành chính đối với chủ thể thực
hiện hành vi đó. Với quan điểm như vậy, Luật xử lý vi phạm hành chính
2012 quy định những trường hợp không xử phạt hành chính tại Điều 11:
“Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây: 1.
Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết; 2. Thực
hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng; 3. Thực hiện
hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ; 4. Thực hiện hành vi vi
phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng; 5. Người thực hiện hành vi vi
35
phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực
hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành
chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này”.
Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn trốn tránh một nguy cơ
đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, quyền và lợi ích
chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần
thiết người đang có hành vi xâm hại các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng là hành vicủa một ngườivì bảo vệ lợiích của mình
là hành vi của một người vì bảo vệ lợi íchcủa Nhà nước, của cơ quan, tổ chức,
bảo vệ quyền, lợiích chính đáng của mình hoặc của ngườikhác mà chống trả lại
một cách cần thiết người đang có hành vi xâm hại các lợi ích nóitrên.
Người thực hiện hành vi do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp
không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành đó.
Trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong khi
đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả nâng nhận thức
hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì chủ thể thực hiện hành vi vi
phạm hành chính được loại trừ trách nhiệm hành chính do họ thực hiện hành
vi đó trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hành chính.
* Nguyên tắc cụ thể của việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ
Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm
hành chính phảiđược tiến hành nhanh chóng, khách quan, triệt để. Mọi hậu
quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định
của pháp luật. [30,trg.2]
Đây là nguyên tắc nền tảng, quan trọng hàng đầu trong việc xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Việc quán triệt và
36
thực hiện tốt nguyên tắc này có ý nghĩa quyết định đối với việc nâng cao
hiệu quả đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ.
Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạtkhi vi phạm quy định tại Nghị định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Theo quy định của nguyên tắc này thì trách nhiệm hành chính của cá
nhân, tổ chức chỉ phát sinh khi họ thực hiện những hành vi vi phạm được quy
định trong hai Nghị định nêu trên, ngoài ra chỉ có Nghị quyết của Chính Phủ
về tăng cường các biện pháp kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông
là có quy định một số biện pháp xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ. Đây là nguyên tắc quan trọng, nhằm ngăn chặn sự tùy tiện khi xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
phảido người có thẩm quyền thực hiện và được tiến hành theo quy định của
pháp luật.
Nguyên tắc này có thể được xem là sự thể hiện của nguyên tắc pháp
chế trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ. Theo đó, một quyết định xử phạt vi phạm hành chính chỉ có giá trị
pháp lý khi được ban hành bởi chức danh có thẩm quyền xử phạt đối với hành
vi vi phạm hành chính đó và việc xử phạt được tiến hành tuân thủ đúng các
quy định của pháp luật.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉbị xử phạthành chính một lần. Cá
nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hànhchính thì bị xử phạt từng
hành vi vi phạm. Nếu nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi
phạm hànhchính thì mỗi cá nhân, tổ chức vi phạm đều bị xử phạt. [30,trg.2]
Theo yêu cầu của nguyên tắc này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
không thể hai lần ra quyết định xử phạt hành chính đối với một hành vi vi
37
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; một người thực hiện
nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;
nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi
phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm đó. Trong trường hợp này, trách
nhiệm hành chính được cá thể hóa theo từng chủ đề của vi phạm hành chính.
Việc quyết định hình thức và mức xử phạt cụ thể đối với từng người cần được
tính toán trên cơ sở tính chất, mức độ vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc
giảm nhẹ trách nhiệm hành chính đối với người có hành vi vi phạm.
Việc xử phạtvi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi
phạm, nhân thân của người vi phạm và những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
để quyết định hình thức, mức xử phạtvà các biện pháp xử phạtthích hợp theo
quy định;không xử phạtvi phạm hành chính đốivới người vi phạm trong các
trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng về chính đáng, sự kiện bất ngờ
hoặc vi phạm hành chính trong khi đăng mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh
khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.
[30,trg.2]
Đây là nguyên tắc có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc quyết định
hình thức và mức xử phạt cụ thể đối với một vi phạm hành chính. Yêu cầu đặt
ra của nguyên tắc này là, việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào
tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm
nhẹ hoặc tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử phạt thích hợp.
1.2.4.Thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ
1.2.4.1 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Thẩm quyền quy định hành vi vi phạm hành chính tại Chương 2 của
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 bao gồm thẩm quyền quy định hành vi vi
phạm hành chính cụ thể, hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung,
38
biện pháp khắc phục hậu quá áp dụng đối với từng hành vi vi phạm hành
chính; quy định khung và mức tiên phạt trong trường hợp phạt tiền; quy định
các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính. Việc
xác định khung và mức tiền phạt đối với hành vi vi hành chính được căn cứ
vào tính chất, mức độ của hành vi đó.
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP. [18,trg.59]
Chủ tịch UBND các cấp, Trưởng Công an các cấp có thẩm quyền xử
phạt đối với các hành vi vi phạm qụy định trong phạm vi quản lý của địa
phương mình.
Cảnh sát giao thông đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành
vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ của người và phương tiện
tham gia giao thông trên đường bộ.
Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát
quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng Công an cấp xã trong phạm vi
chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đên trật tự an toàn giao thông
đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại
các điểm, khoản, điều của các Nghị định nêu trên.
Thanh tra đường bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có
thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về hoạt động vận
tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến
xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghi, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí, cơ sở
kinh doanh vận tải đường bộ, khi phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ
trên đường bộ; hành vi vi phạm quy định về đào tạo sát hạch, cấp Giấy phép
lái xe, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới,
bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của
công trình đường bộ và một số hành vi vi phạm khác quỵ định tại ; các điểm,
khoản, điều của các Nghị định nêu trên.
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang

More Related Content

Similar to Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang

Similar to Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang (20)

Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở việt nam hiện nay ...
Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở việt nam hiện nay ...Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở việt nam hiện nay ...
Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở việt nam hiện nay ...
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - từ thực tiễn ...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - từ thực tiễn ...Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - từ thực tiễn ...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - từ thực tiễn ...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Kết Cấu Hạ Tầng Giao Thông Đường BỘ Ở Tỉnh Quảng Bình
Quản Lý Nhà Nước Về Kết Cấu Hạ Tầng Giao Thông Đường BỘ Ở Tỉnh Quảng BìnhQuản Lý Nhà Nước Về Kết Cấu Hạ Tầng Giao Thông Đường BỘ Ở Tỉnh Quảng Bình
Quản Lý Nhà Nước Về Kết Cấu Hạ Tầng Giao Thông Đường BỘ Ở Tỉnh Quảng Bình
 
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, HOT - Gửi miễn ph...
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, HOT - Gửi miễn ph...Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, HOT - Gửi miễn ph...
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, HOT - Gửi miễn ph...
 
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộPhổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
 
Đề tài: Phổ biến pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Phổ biến pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, HOTĐề tài: Phổ biến pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Phổ biến pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, HOT
 
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại Hà Nội
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại Hà NộiPhổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại Hà Nội
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại Hà Nội
 
Đề tài: Phương tiện vận tải xuất nhập cảnh tại Chi cục Hải quan, HAY
Đề tài: Phương tiện vận tải xuất nhập cảnh tại Chi cục Hải quan, HAYĐề tài: Phương tiện vận tải xuất nhập cảnh tại Chi cục Hải quan, HAY
Đề tài: Phương tiện vận tải xuất nhập cảnh tại Chi cục Hải quan, HAY
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về phương tiện vận tải xuất nhập cảnh
Luận văn: Quản lý Nhà nước về phương tiện vận tải xuất nhập cảnhLuận văn: Quản lý Nhà nước về phương tiện vận tải xuất nhập cảnh
Luận văn: Quản lý Nhà nước về phương tiện vận tải xuất nhập cảnh
 
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý nhà nước về an toàn giao thông, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý nhà nước về an toàn giao thông, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn: Quản lý nhà nước về an toàn giao thông, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý nhà nước về an toàn giao thông, 9 ĐIỂM
 
Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy
Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủyVi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy
Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy
 
Nghiên Cứu Giải Pháp Quy Hoạch Bãi Đỗ Xe Cho Thành Phố Buôn Ma Thuột Tỉnh Đăk...
Nghiên Cứu Giải Pháp Quy Hoạch Bãi Đỗ Xe Cho Thành Phố Buôn Ma Thuột Tỉnh Đăk...Nghiên Cứu Giải Pháp Quy Hoạch Bãi Đỗ Xe Cho Thành Phố Buôn Ma Thuột Tỉnh Đăk...
Nghiên Cứu Giải Pháp Quy Hoạch Bãi Đỗ Xe Cho Thành Phố Buôn Ma Thuột Tỉnh Đăk...
 
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOTĐề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, HOT
 
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên GiangNăng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
 
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên GiangNăng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
 
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên GiangNăng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
 
Giải pháp triển khai xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ tại tỉ...
Giải pháp triển khai xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ tại tỉ...Giải pháp triển khai xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ tại tỉ...
Giải pháp triển khai xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ tại tỉ...
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên biền, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên biền, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên biền, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên biền, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOTLuận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOT
 

More from luanvantrust

More from luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Recently uploaded (20)

xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THẢO NGUYÊN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở TỈNH TUYÊN QUANG MÃ TÀI LIỆU: 80438 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH MÃ SỐ: 60 38 01 02 NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN MINH SẢN Hà Nội, năm 2017
  • 2. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám đốc Học viện Hành chính quốc gia, khoa sau đại học cùng các thầy, cô giáo của Học viện Hành chính quốc gia đã tận tình giảng dạy cho tôi học tập chương trình Thạc sĩ luật Hiến pháp và luật hành chính. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. NGUYỄN MINH SẢN đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn này. Tôi xin cảm ơn lãnh đạo, cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Tuyên Quang đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thu thập tài liệu và nghiên cứu luận văn. Tác giả TRẦN THẢO NGUYÊN
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được xuất phát từ yêu cầu cấp thiết phát sinh trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu. Các tài liệu trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận văn được thu thập được trong quá trình nghiên cứu là trung thực. Tác giả luận văn Trần Thảo Nguyên
  • 4. MỤC LỤC Trang phụ bìa. Lời cam đoan Mục lục Danh mụccác ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mụccác bảng MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ.................. 13 1.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ............. 13 1.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính................................................... 13 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ........................................................................... 19 1.1.3.Phânloạivi phạmhành chínhtronglĩnhvực giao thôngđườngbộ.... 23 1.2.Xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực giao thông đường bộ... 25 1.2.1. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ................................................................................... 25 1.2.2. Đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ................................................................................... 26 1.2.3. Hình thức, nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ..................................................................... 28 1.2.4. Thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ..................................................................... 37 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ............................................................... 46 1.3.1. Chất lượng của pháp luật............................................................ 46 1.3.2. Tổ chức thực hiện pháp luật pháp luật......................................... 47
  • 5. 1.3.3.Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và xử phạt nghiêm minh những vi phạm pháp luật................................................. 48 1.3.4.Ý thức pháp luật của cán bộ công chức và nhân dân..................... 49 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ...................................................................... 50 Chương 2. THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở TỈNH TUYÊN QUANG .................................................................................................. 51 2.1. Khái quát tình hình giao thông đường bộ ở tỉnh Tuyên Quang .... 51 2.1.1. Vị trí địa lý................................................................................ 51 2.1.2.Dân cư....................................................................................... 54 2.2. Phân tích thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở tỉnh Tuyên Quang .................................... 56 2.2.1.Tình hình vi phạm hành chính trong giao trong đường bộ những năm gần đây............................................................................. 56 2.2.2.Thực trạng hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang thời gian qua ........ 64 2.3.Đánh giá chung thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở tỉnh Tuyên Quang ............................. 76 2.3.1Những kết quả đạt được............................................................... 76 2.3.2. Những hạn chế, bất cập............................................................... 79 2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế, bất cập......................................... 86 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ...................................................................... 91 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở TỈNH TUYÊN QUANG................................. 92 3.1.Phương hướng đảm bảo xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở tỉnh Tuyên Quang ............................. 92
  • 6. 3.2.Giải pháp đảm bảo xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở tỉnh Tuyên Quang........................................... 94 3.2.1. Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.................................... 94 3.2.2. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ............................................................... 97 3.2.3. Tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ ......................................................................... 100 3.2.4. Tăng cường công tác kiểm định chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ mội trường đối với xe cơ giới, quản lý phương tiện xe cơ giới và công tác đào tạo, sát hạch thi, cấp giấy phép lái xe ......................... 104 3.2.5. Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, tăng cường bảo vệ kết cấu hạ tầng và hành lang an toàn giao thông đường bộ.............. 107 3.2.6. Nâng cao phẩm chất đạo đức chính trị và chuyên môn kỹ thuật cho lực lượng làm nhiệm vụ .............................................................. 110 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................... 111 KẾT LUẬN........................................................................................... 112 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 1
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATGT : An toàn giao thông ATGTĐB : An toàn giao thông đường bộ GTĐB : Giao thông đường bộ QLNN : Quản lý nhà nước QPPL : Quy phạm pháp luật TNGT : Tai nạn giao thông TNGTĐB : Tai nạn giao thông đường bộ TTATXH : Trật tự an toàn xã hội UBND : ủy ban nhân dân
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Số vụ vi phạm hành chính giao thông đường bộ đã được xử lý trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010 - 2015............ 57 Bảng 2.2: Tổng hợp số vụ lái xe ô tô bị xử phạt vi phạm hành chính về quy tắc giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (từ năm 2010 đến 2015) ........................................................... 67 Bảng 2.3: Tổng hợp số vụ lái xe mô tô bị xử lý vi phạm hành chính về quy tắc giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (từ năm 2010 đến 2015) ........................................................... 68 Bảng 2.4: Tổng hợp số vụ phương tiện cơ giới không đảm bảo an toàn kỹ thuật khi tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (từ năm 2010 đến năm 2015)......................................... 70 Bảng 2.5: Tổng hợp số vụ người điều khiển phương tiện cơ giới không giấy phép khi tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (từ năm 2010 đến năm 2015)......................................... 74 Bảng 2.6: Tổng hợp số vụ vi phạm quy định vận tải đường bộ bị xử lý trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (từ năm 2010 đến năm 2015) ..... 75
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở mỗi quốc gia luôn là sản phẩm được kế thừa của nhiều hoạt động khác nhau trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh, quốc phòng. Trật tự, an toàn giao thông đường bộ được xem là bộ mặt của xã hội, là tiêu chí cơ bản phản ánh tiềm lực kinh tế, năng lực quản lý và mức độ văn minh của mỗi quốc gia. Dưới góc độ kinh tế, hoạt động giao thông được xem như mạch máu của nền kinh tế quốc dân. Sự hình thành, tồn tại và phát triển ở mỗi vùng đô thị, khu kinh tế phụ thuộc vào quy mô tổ chức hoạt động giao thông và yêu cầu đảm bảo trật tự, an toàn giao thông của quốc gia đó. Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông là yêu cầu, nhiệm vụ cơ bản của mọi quốc gia; là điều kiện để phát triển kinh tế, củng cố an ninh, quốc phòng và ổn định trật tự xã hội. Nhận thức vai trò quan trọng của trật tự, an toàn giao thông đường bộ, những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và các văn bản quy phạm pháp luật như: Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 22/4/2003, Chỉ thi ̣ số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Luật giao thông đường bộ năm 2001, năm 2008; các Nghị quyết số 14/2002/NQ- QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội; Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19/11/2002, Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 và Nghị quyết số 88/2011/NQ-CP ngày 24/6/2011 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, v.v… Đặc biệt, quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, được xây dựng nhằm thiết lập kỷ cương và từng bước ổn định tình hình trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên phạm vi cả nước.
  • 10. 2 Tuy nhiên, trong điều kiện kết cấu hạ tầng giao thông nói chung, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội thì hoạt động quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã và đang bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giao thông đường bộ và xử phát vi phạm hành chính (XPVPHC) trong trong lĩnh vực giao thông đường bộ (GTĐB) thiếu tính đồng bộ, tính thống nhất; quy định về XPVPHC trong trong lĩnh vực GTĐB bị phân tán, chồng chéo, thiếu thống nhất, còn chung chung và chưa hoàn toàn phù hợp; chưa phân định rõ trách nhiệm chính của các bộ, ngành, trách nhiệm của cơ quan phối hợp và trách nhiệm của ủy ban nhân dân các cấp về phạm vi, thẩm quyền XPVPHC trong trong lĩnh vực GTĐB; đội ngũ cán bộ, công chức quản lý và thực thi XPVPHC trong trong lĩnh vực GTĐB chưa đáp ứng yêu cầu cả về phẩm chất và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; nguồn lực tài chính, các điều kiện phương tiện, máy móc và trang thiết bị đầu tư cho hoạt động XPVPHC trong trong lĩnh vực GTĐB còn thiếu và lạc hậu, chưa bảo đảm với yêu cầu nhiệm vụ. Trong khi đó, sự gia tăng về kinh tế và phát triển của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đã thúc đẩy số lượng phương tiện cơ giới đường bộ, đặc biệt là mô tô, xe gắn máy, xe máy điện gia tăng nhanh chóng. Lưu lượng, khối lượng GTĐB tăng nhanh, kéo theo các vấn đề liên quan như xung đột giao thông, tai nạn giao thông, ùn tắc, vi phạm trật tự, an toàn GTĐB ở đô thị và tai nạn giao thông ở các vùng nông thôn gia tăng. Trong khi, nhận thức, ý thức chấp hành các yêu cầu về an toàn giao thông đường bộ của người tham gia giao thông và của cộng đồng vẫn còn thấp kém, dẫn đến vi phạm và tai nạn GTĐB ở Việt Nam diễn biến ngày càng phức tạp. Từ năm 2007 đến nay tai nạn giao thông đường bộ có xu hướng giảm (giảm về số vụ, số người chết và số người bị thương), nhưng số người chết vẫn ở mức cao (trung bình gần 10.000 người chết trong một năm với tổng dân số 98 triệu dân), vi phạm và tai nạn GTĐB giảm chưa ổn định, thiếu tính bền vững.
  • 11. 3 Theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát giao thông, từ năm 2010 đến hết năm 2015, lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ toàn quốc đã xử phạt 34.514.138 trường hợp vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, kho bạc nhà nước thu trên 14 nghìn tỷ đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn 2.087.267 trường hợp, tạm giữ 168.655 xe ô tô, 3.704.806 xe mô tô, xe gắn máy và trên 61 nghìn phương tiện khác. Phân tích các hành vi vi phạm cho thấy: vi phạm chạy quá tốc độ quy định chiếm 16,85%; vi phạm đi không đúng phần đường, làn đường chiếm 10,87%; vi phạm tránh, vượt không đúng quy định chiếm 0,35%; vi phạm chở quá số người quy định chiếm 1,58%; vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện chiếm 1,64%; vi phạm chở hàng quá tải chiếm 1,39%; xe ô tô vi phạm không đảm bảo hoặc không đủ thiết bị an toàn chiếm 1%; vi phạm chuyển hướng không đúng nơi quy định chiếm 0,46%; điều khiển phương tiện không có giấy phép lái xe chiếm 3,5%; không chấp hành tín hiệu giao thông chiếm 0,4%; người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không đúng quy cách chiếm 37,23%, v.v... Mặc dù, Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải và Uỷ ban nhân dân các cấp đã huy động các lực lượng Cảnh sát cơ động, Cảnh sát hình sự, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát cơ động phản ứng nhanh, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, lực lượng Công an xã, Thanh tra giao thông và các lượng khác tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tuần tra, kiểm soát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật nhưng tình hình vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ vẫn còn diễn biến phức tạp và ngày càng gia tăng. Đề quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB) có sự đổi mới cơ bản, bền vững và tăng cường hiệu lực, hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB đã đặt ra nhiều vấn đề lý
  • 12. 4 luận, pháp lý cần phải giải đáp thấu đáo, có căn cứ khoa học và thực tiễn. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang" là yêu cầu tất yếu khách quan, cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài luận văn Tìm hiểu tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn "Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang" cho thấy các nhà khoa học đã tiếp cận theo nhiều cách khác nhau, cụ thể như: Cuốn sách về “Giải pháp hoạt động triển khai và sử dụng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông”, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội năm 2012 của TS. Nguyễn Quang Nghĩa (Chủ biên) và các cộng sự đã phân tích cơ sở lý thuyết cơ bản về triển khai và sử dụng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm TTATGTĐB của lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT), qua việc làm rõ: khái niệm, vị trí và vai trò của hệ thống giám sát, xử lý vi phạm TTATGTĐB của lực lượng CSGT; đưa ra các yêu cầu cơ bản của việc triển khai và sử dụng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm TTATGTĐB của lực lượng CSGT; phân loại, cấu tạo và những tính năng kỹ thuật cơ bản của hệ thống giám sát, xử lý vi phạm TTATGTĐB; quy định pháp lý về việc triển khai và sử dụng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm TTATGTĐB của lực lượng CSGTĐB. Trên cơ sở đó, cuốn sách phân tích tình hình, đặc điểm việc triển khai, sử dụng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm TTATGTĐB của lực lượng CSGT như: liên quan đến việc triển khai và sử dụng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm TTATGTĐB trên tuyến quốc lộ 1A (đoạn Pháp Vân - Ninh Bình); rút ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng triển khai và sử dụng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm TTATGTĐB của lực lượng CSGT. Qua đó, dự báo một số yếu tố tác động đến hoạt động triển khai và sử dụng hệ thống giám sát, xử lý
  • 13. 5 vi phạm TTATGTĐB của lực lượng CSGT và đề xuất giải pháp có cơ sở khoa học, bảo đảm tính khả thi và phù hợp nhằm triển khai và sử dụng có hệ thống hệ thống giám sát, xử lý vi phạm TTATGTĐB của lực lượng CSGT. Cuốn sách chuyên khảo về “Trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn 5 thành phốtrực thuộc Trung ương - Thực trạng và giải pháp”, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội năm 2014 của tập thể tác giả: Đại tá, PGS,TS. Phạm Đình Xinh; Thượng tá, ThS. Phùng Xuân Hào; Thiếu tá, TS. Lê Huy Trí; Đại úy, TS. Nguyễn Thành Trung; Đại úy, ThS. Đặng Đức Minh; Trung úy, ThS. Nguyễn Đức Khiêm; Trung úy, ThS. Nguyễn Thế Anh và cán bộ Trung tâm Nghiên cứu An toàn giao thông, Học viện Cảnh sát nhân dân đã tập trung làm rõ đặc điểm, tình hình TTATGTĐB trên địa bàn 5 thành phố trực thuộc Trung ương về vị trí địa lý, dân cư, tình hình kinh tế - xã hội; kết cấu đường bộ; số lượng, hoạt động vận tải của phương tiện giao thông trên mạng lưới đường bộ; phân tích thực trạng bảo đảm TTATGTĐB trên địa bàn 5 thành phố trực thuộc Trung ương trong giai đoạn 2011-2013; đánh giá chung về tình hình TTATGT đường bộ và thực trạng bảo đảm TTATGTĐB trên địa bàn 5 thành phố trực thuộc Trung ương; dự báo xu hướng phát triển của loại hình GTĐB và đề xuất giải pháp bảo đảm TTATGTĐB trên địa bàn 5 thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian tới, gồm: tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng trên địa bàn các thành phố; xác định rõ trách nhiệm quản lý của chính quyền các cấp; xây dựng và hoàn thiện hạ tầng GTĐB và tổ chức GTĐB; giảm thiểu tai nạn GTĐB, ùn tắc giao thông (UTGT) và đấu tranh phòng chống tội phạm hoạt động trên các tuyến GTĐB của lực lượng Cảnh sát nhân dân: tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát trên các tuyến và địa bàn trọng điểm thường xảy ra tai nạn GTĐB; xây dựng các chuyên đề và mở các cao điểm tuần tra kiểm soát, tập trung xử lý các hành vi vi phạm TTATGTĐB; tăng cường công tác điều tra cơ bản về tổ chức giao
  • 14. 6 thông trên các tuyến, địa bàn trọng điểm thường xảy ra tai nạn giao thông; đấu tranh phòng, chống tội phạm hoạt động trên các tuyến GTĐB. Luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Thủy về đề tài: “Đổi mới quản lý nhà nước về giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập và phát triển”, chuyên ngành Quản lý hành chính công, hoàn thành năm 2014 tại Học viện Hành chính Quốc gia. Luận án đã tập trung nghiên cứu các nội dung cơ bản sau: Luận án đã phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đổi mới QLNN về giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập và phát triển; xây dựng cơ sở lý luận về đổi mới QLNN về giao thông đô thị thông qua việc phân tích, làm rõ các khái niệm: QLNN về giao thông đô thị; quản lý giao thông đô thị bền vững; xác định chủ thể, đối tượng, phương pháp, công cụ, biện pháp, nhiệm vụ và các hoạt động quản lý; luận giải sự ảnh hưởng của bối cảnh hội nhập và phát triển đến giao thông đô thị nói chung và giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội nói riêng và sự cần thiết phải đổi mới QLNN về giao thông đô thị theo hướng quản lý giao thông đô thị bền vững; lược thuật kinh nghiệm của một số thành phố lớn của một số nước trên thế giới có sự tương đồng nhất định về điều kiện tự nhiên, văn hóa pháp lý để rút ra những giá trị tham khảo cho các thành phố lớn ở Việt Nam; phân tích thực trạng giao thông đô thị và thực trạng QLNN về giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội, đánh giá chung về những kết quả đạt được, chỉ rõ hạn chế, yếu kém và những vấn đề đặt ra trong quản lý giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội; đề xuất giải pháp có cơ sở khoa học, bảo đảm tính khả thi nhằm đổi mới QLNN về giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội theo hướng quản lý giao thông đô thị bền vững trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Nguyễn Ngọc Thạch về đề tài “Nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông
  • 15. 7 đường bộ ở Việt Nam” chuyên ngành tổ chức và quản lý vận tải, hoàn thành năm 2015 tại Trường Đại học Giao thông vận tải. Luận án đã xây dựng cơ sở lý luận về an toàn GTĐB thông qua việc phân tích, làm rõ khái niệm an toàn GTĐB; các điều kiện bảo đảm an toàn GTĐB và các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn GTĐB, trong đó phân tích sâu về các khía cạnh kết cấu hạ tầng, phương tiện, người điều khiển phương tiện và môi trường; luận án phân tích thực trạng an toàn GTĐB ở Việt Nam và đưa ra kết luận: tai nạn giao thông thường xảy ra do sự kết hợp của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, vì vậy cần phải có giải pháp đồng bộ mới có thể phát huy tối đa hiệu quả của từng giải pháp; trên cơ sở đó, luận án đề xuất các giải pháp có tính đồng bộ, hệ thống nhằm bảo đảm GTĐB ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Đồng thời, luận án đã đề xuất một số kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ban ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về việc bổ sung những quy định trong luật, nghị định, thông tư, cũng như phối hợp thực hiện, v.v… nhằm triển khai thực hiện các giải pháp trên trong điều kiện Việt Nam. Bên cạnh đó cong một số luận văn thạc sỹ của: Nguyễn Quang Huy (2007), Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông (qua thực tế tỉnh Thái Nguyên). Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại học quốc gia Hà Nội; Đào Văn Minh (2008), Quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ của chính quyền cơ sở ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay. Luận văn thạc sỹ bảo vệ tại Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Hồ Thanh Hiền (2012), Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ Luật Đại học quốc gia Hà Nội. Ngoài ra, còn một số bài viết đăng trên các Tạp chí như: Lý Huy Tuấn: Quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông đô thị, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 3 - 2003; Nguyễn Thúy Anh: “Đổi mới quản lý nhà nước về giao
  • 16. 8 thông công cộng trong đô thị lớn ở nước ta”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 5- 2003; Vũ Ngọc Dương(2009), Thực trạng và giải pháp về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Tạp chí Khoa học công nghệ và môi trường, số 4 năm 2009, v.v… Tình hình nghiên cứu trên cho thấy, các công trình nghiên cứu gồm sách chuyên khảo, luận án, luận văn và bài báo, trong chừng mực nhất định đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn quan trọng về XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB. Tuy vậy, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên biệt về: "Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang". Luận văn là công trình khoa học đầu tiên, nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên biệt về "Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang", dưới góc độ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Với kết quả nghiên cứu của luận văn, chúng tôihy vọng sẽ góp phần khắc phục tình trạng nêu trên. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn Luận văn hướng tới làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực trạng XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB để đưa ra phương hướng và các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Để thực hiện được mục đích trên đây, luận văn có những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, xây dựng cơ sở lý luận về XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB thông qua việc phân tích, làm rõ: khái niệm XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB; đặc điểm XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB; hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB; thẩm quyền, thủ tục XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB; vai trò XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB và các yếu tố ảnh hưởng đến XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB.
  • 17. 9 Thứ hai, phân tích thực trạng XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang; đánh giá chung về những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của hạn chế, bất cập về XPVPHC trong lĩnh vực GTĐBở tỉnh Tuyên Quang. Thứ ba, trên cơ sở dự báo tình hình, tổng hợp kết quả nghiên cứu, xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định là hoạt động XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang là đề tài có nội dung rộng lớn và phức tạp, dưới góc độ khoa học Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB của chủ thể quản lý là Cảnh sát giao thông ở tỉnh Tuyên Quang từ năm 2010 đến 2016. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu của luận văn Luận văn được nghiên cứu trên cở sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. 5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn sử dụng phương pháp tiếp cận của khoa học Luật Hiến pháp và Luật Hành chính hiện đại, các lý thuyết về quản lý để xây dựng cơ sở khoa học để giải quyết chủ đề nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
  • 18. 10 Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: việc tìm hiểu các nghiên cứu đã có về XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB, từ các nghiên cứu này làm cơ sở để nhận diện lịch sử và kết quả của vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở tham khảo những giá trị tương đồng của các kết quả này, luận văn phân tích, hệ thống hóa cơ sở lý luận, cung cấp những luận cứ khoa học cho việc phân tích, đánh giá thực trạng XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang. Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu các tài liệu phục vụ phân tích tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn; nghiên cứu các vấn đề lý luận tại Chương 1; nghiên cứu các tài liệu để đánh giá thực trạng XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang tại Chương 2. Phương pháp đánh giá, tổng kết thực tiễn: nghiên cứu tình hình và thực trạng XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang, nhằm đánh giá toàn diện và khách quan về XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang. Từ tổng kết thực tiễn tổ chức thực thi XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang (thông qua kết quả thống kê các tài liệu, số liệu các vụ việc vi phạm và xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, v.v...), luận văn rút ra các kết luận về thực trạng XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong Chương 2 của luận văn. Phương pháp so sánh và dự báo: phương pháp này được luận văn sử dụng phân tích và đánh giá tình hình, đặc điểm XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang trong từng địa bàn, từng giai đoạn cụ thể; qua đó, xác định những ưu điểm, bất cập về cả lý luận và thực tiễn XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB làm cơ sở cho việc đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang. Phương pháp này được sử dụng trong Chương 1, Chương 2 và Chương 3 của luận văn.
  • 19. 11 Phương pháp phân tích, tổng hợp: phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài luận văn để giải quyết từng nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể. Phương pháp này hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB; làm rõ thực trạng XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang để chỉ ra các kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của thực trạng này. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng linh hoạt một số phương pháp bổ trợ khác như mô hình hóa để mô phỏng hiện trạng từng nội dung nghiên cứu, sơ đồ hóa về tổ chức bộ máy, số lượng, chất lượng cán bộ, công chức và kết quả XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang theo thời gian. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa lý luận, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung, hoàn thiện lý thuyết về Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Hệ thống lý thuyết này là căn cứ trực tiếp để tham chiếu thực tiễn hoạt động XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang. Những kết quả này không chỉ góp phần nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân và cả hệ thống chính trị trong việc chấp hành pháp luật về TTATGTĐB và khẳng định vai trò quan trọng của XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB mà còn làm sáng rõ những quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước ta trong XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB trong thời gian qua. Ý nghĩa thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của luận văn, nhất là các kết luận khoa học về thực trạng XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang đã trực tiếp cung cấp luận cứ quan trọng cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạch định, thực thi và hoàn thiện chính sách, pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và XPVPHC trong lĩnh
  • 20. 12 vực GTĐB. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành và liên ngành, v.v… 7. Kết cấuluận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB; Chương 2. Thực trạng XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở tỉnh Tuyên Quang; Chương 3. Phương hướng và giải pháp XPVPHC trong lĩnh vực GTĐBở tỉnh Tuyên Quang
  • 21. 13 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 1.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 1.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính Như chúng ta đã biết, Nhà nước là một tổ chức được xã hội thành lập nên để thực hiện việc quản lý, phát triển xã hội. Để có thể thực hiện được vai trò đó, Nhà nước luôn phải tác động lên các quan hệ xã hội bằng một hệ thống các quy tắc quản lý nhà nước được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Trên thực tế, trong đời sống xã hội luôn xảy ra tình trạng vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước. Các vi phạm đó diễn ra hàng ngày trong đời sống xã hội, từ những hành vi đơn giản và phổ biến như hút thuốc lá nơi công cộng, đến những hành vi vi phạm có tính chất nguy hiểm hơn như tham gia giao thông đường bộ không đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều, lạng lách đánh võng, gây tai nạn,…hoặc hành vi làm ô nhiễm môi trường, xây dựng trái phép, trốn thuế… Những hành vi vi phạm rất đa dạng và “có mặt” trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước. Dưới góc độ lý luận về pháp luật, vi phạm pháp luật được cấu thành bởi các mặt khách quan, chủ quan, khách thể và chủ thể của nó. Tổng hợp các yếu tố đó ta có thể hiểu vi phạm pháp luậtlà hành vi nguyhiểm cho xã hội do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một các cố ý hoặc vô ý xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Dựa theo các tiêu chí khác nhau mà vi phạm pháp luật được phân thành nhiều loại khác nhau. Căn cứ vào khách thể vi phạm, mức độ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, vi phạm pháp luật được chia thành các loại sau:
  • 22. 14 - Vi phạm hình sự (tội phạm): là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi và được quy định trong bộ luật hình sự. - Vi phạm hành chính: là những hành vi trái pháp luật, có lỗi nhưng mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quan hệ xã hội được pháp luật hành chính bảo vệ phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước. - Vi phạm dân sự: là những hành vi trái luật dân sự, hay ngược lại với truyền thống, phong tục tập quán, đạo đức xã hội được nhà nước thừa nhận, có lỗi, xâm hại tới các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân và quan hệ phi tài sản có liên quan tới tài sản được pháp luật dân sự bảo vệ. - Vi phạm kỷ luật: là hành vi có lỗi, trái với các quy tắc kỷ luật lao động, học tập, công vụ nhà nước trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, trường học được pháp luật lao động, hành chính và các văn bản nội quy của từng cơ quan, doanh nghiệp quy định. Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã đưa ra định nghĩa pháp lý về “vi phạm hành chính”. Khoản 1 Điều 2 của Luật quy định [33]: Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Định nghĩa trên đưa ra các dấu hiệu pháp lý cơ bản của vi phạm hành chính, đó là: tính xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước, có lỗi, tính trái pháp luật hành chính và phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Vi phạm hành chính là một dạng vi phạm pháp luật, do đó nó cũng bao gồm các yếu tố cấu thành pháp lý là mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể. Dưới đây, các dấu hiệu và yếu tố cấu thành pháp lý của vi phạm hành chính sẽ được xem xét trong mối quan hệ thống nhất với nhau.
  • 23. 15 Mặt khách quan của vi phạm hành chính Mặt khách quan của vi phạm hành chính là những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm hành chính, thông thường các biểu hiện ra bên ngoài của hành vi vi phạm là hành vi, thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện hay mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hành chính và hậu quả của vi phạm hành chính. Hành vi của vi phạm hành chính là những biểu hiện của con người hoặc tổ chức tác động vào thế giới khách quan qua hình thức bên ngoài cụ thể gây tác hại đến sự phát triển bình thường của trật tự quản lý. Những biểu hiện này được kiểm soát và điều khiển bởi ý thức và ý chí của chủ thể vi phạm hành chính. Hành vi là biểu hiện rõ nhất trong mặt khách quan của vi phạm hành chính, chúng có ý nghĩa quyết định đến nội dung biểu hiện khác trong mặt khách quan (hậu quả, công cụ phương tiện, thời gian, địa điểm); đồng thờihành vi cũng là thể thống nhất giữa mặt khách quan và chủ quan. Hành vi khách quan của vi phạm hành chính có thể là hành vi hành động hoặc không hành động. Song dù biểu hiện bằng hình thức nào đi chăng nữa thì nó cũng chỉ bị coi là vi phạm hành chính khi hành vi đó trái với pháp luật. Hành vi trái pháp luật hành chính là dấu hiệu pháp lý cơ bản của vi phạm hành chính, nhưng đây không phải là thuộc tính riêng của vi phạm hành chính. Rất nhiều hành vi tội phạm cũng là hành vi trái pháp luật hành chính. Để phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm trong trường hợp cả hai loại hành vi có cùng chung khách thể, người ta lấy tiêu chí là tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Hành vi vi phạm hành chính ít nguy hiểm cho xã hội hơn so với tội phạm hình sự. Hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hành chính và hậu quả của vi phạm hành chính vi phạm hành chính: Chính là tính xâm hại khách quan của vi phạm hành chính, được thể hiện ở vi phạm hành chính đã xâm hại hoặc đe dọa xâm hại các quan hệ đã được pháp luật quy định thành
  • 24. 16 quy tắc quản lý nhà nước. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp hậu quả của vi phạm hành chính được biểu hiện ở các thiệt hại cụ thể về sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, về tự do thân thể của cá nhân hoặc làm thiệt hại về tài sản của Nhà nước, tập thể và công dân. Hậu quả của vi phạm hành chính là kết quả của hành vi vi phạm hành chính do con người hoặc tổ chức thực hiện. Do đó giữa hành vi vi phạm hành chính và hậu quả vi phạm hành chính có mối quan hệ hữu cơ, trong đó hậu quả của vi phạm hành chính có tiền đề xuất hiện của nó là hành vi khách quan của vi phạm hành chính; sự tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hành chính và hậu quả của vi phạm hành chính dựa trên các căn cứ sau: Một là; hành vi vi phạm hành chính xảy ra trước hậu quả xâm hại các mối quan hệ về mặt thời gian; Hai là, hành vi vi phạm phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả xâm hại các quan hệ xã hội; Ba là, hậu quả vi phạm đã xảy ra phải là sự hiện thực hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi vi phạm. Ngoài những biểu hiện trên, về mặt khách quan của vi phạm cn có một số dấu hiệu khách quan khác như: thời gian, địa điểm, công cụ và phương tiện vi phạm. Mặt chủ quan của vi phạm hành chính Mặt chủ quan của vi phạm hành chính là những quan hệ tâm lý bên trong của chủ thể. Yếu tố cơ bản nhất của mặt chủ quan là tính có lỗi. Lỗi chính là trạng thái tâm lý của người vi phạm, biểu hiện thái độ của người đó đối với hành vi vi phạm và hậu quả của hành vi đó. Yêu cầu về lỗi trong Luật hành chính không cao như trong Luật hình sự, trong nhiều trường hợp chỉ cần có lỗi nghĩa là người vi phạm biết hoặc có thể biết tính chất sai phạm của mình là đủ để xác định vi phạm hành chính xảy ra. Đối với luật hình sự đòi hỏi phải chính xác hơn, không chỉ xác định lỗi mà còn phải xác định cho được hình thức và mức độ lỗi; mặt khác lỗi trong Luật hình sự chỉ đặt ra với cá nhân vi phạm, trong hành chính lỗi đặt ra cho cả cá nhân và tổ chức vi phạm.
  • 25. 17 Lỗi trong vi phạm hành chính thể hiện dưới hai hình thức: lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi cố ý trong vi phạm hành chính là chủ thể nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện. Lỗi vô ý trong vi phạm hành chính là lỗi của cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hành vi trái pháp luật do vô tình thiếu thận trọng mà không nhân thức được nghĩa vụ pháp lý bắt buộc mặc dù họ có đầy đủ khả năng xử sự theo đúng nghĩa vụ pháp lý quy định. Chủ thể của vi phạm hành chính Khác với luật hình sự xác định chủ thể tội phạm chỉ có thể là cá nhân, trong luật hành chính chủ thể vi phạm hành chính có thể là cá nhân hoặc tổ chức; cá nhân hoặc tổ chức chỉ có thể trở thành chủ thể của vi phạm hành chính khi có năng lực trách nhiệm pháp lý hành chính. Đối với cá nhân: Cá nhân là chủ thể của vi phạm hành chính bao gồm công dân Việt Nam và người nước ngoài (trừ những người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và lãnh sự) mà thực hiện hành vi vi phạm hành chính trên lãnh thổ Việt Nam, vùng đặc quyền kinh tế, vùng tiếp giáp lãnh hải. Những người này phải có năng lực trách nhiệm hành chính. Năng lực trách nhiệm pháp lý hành chính thể hiện khả năng nhận thức của con người với hành vi vi phạm, vì thế hai yếu tố để xác định năng lực pháp lý đối với cá nhân là: Đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật, không mắc bệnh làm mất khả năng nhận thức của hành vi. Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 xác định đối tượng bị xử phạt hành chính là cá nhân bao gồm: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi hành vi vi phạm hành chính (điểm a khoản 1). Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử phạt như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình
  • 26. 18 chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt. Mặt khác, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 còn quy định: Người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi vi phạm hành chính thì bị phạt cảnh cáo; Người chưa thành niên vi phạm hành chính gây ra thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; trong trường hợp này người chưa thành niên không có tiền nộp phạt thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó phải nộp thay, quy định như trên không có nghĩa là xử phạt cả người không vi phạm mà ở đây chúng ta hướng tới trách nhiệm giáo dục ý thức pháp luật cho người chưa thành niên. Đối với tổ chức: Pháp luật hành chính coi tổ chức là chủ thể của vi phạm hành chính gồm: cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế. Cơ quan, tổ chức nước ngoài nếu vi phạm hành chính trên lãnh thổ Việt Nam, vùng đặc quyền kinh tế, vùng tiếp giáp lãnh hải thì bị xử phạt như cơ quan, tổ chức Việt Nam (trừ tổ chức được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao). Khách thể của vi phạm hành chính Khách thể của vi phạm hành chính là cái mà vi phạm xâm hại tới. Đó chính là các quan hệ xã hội được các quy tắc quản lý nhà nước bảo vệ. Các quan hệ xã hội bị/có thể bị vi phạm hành chính xâm phạm rất đa dạng, đó là: trật tự nhà nước và xã hội, sở hữu xã hội chủ nghĩa, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân,... Khách thể của vi phạm hành chính được chia thành các loại sau: Khách thể chung: đó là các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý nhà nước, hay nói cách khác là trật tự quản lý nhà nước nói chung. Khách thể loại: là những quan hệ xã hội có cùng hoặc gần tính chất với nhau trong từng lĩnh vực nhất định của quản lý nhà nước. Các quan hệ này
  • 27. 19 được phát sinh trong cũng một lĩnh vực hoạt động quản lý nhà nước, do vậy chúng có mối liên hệ với nhau, gắn liền với từng phạm vi quản lý nhà nước. Khách thể trực tiếp: là quan hệ xã hội cụ thể được pháp luật quy định và bảo vệ, bị chính hành vi vi phạm hành chính phạm xâm hại tới. 1.1.2. Khái niệm và đặcđiểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Trên cơ sở lý luận về vi phạm hành chính nói chung đã được phân tích ở trên, chúng ta sẽ làm rõ vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nói riêng. Văn bản pháp quy hiện hành trực tiếp quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (GTĐB) và đường sắt là Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 không đưa ra định nghĩa pháp lý thế nào là vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Điều này cũng diễn ra tương tự với Nghị định bị thay thế trước đó là Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2013. Tuy nhiên hai văn bản này lại xác định phạm vi của thuật ngữ “lĩnh vực giao thông đường bộ” theo các hiểu tại các Nghị định này. Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, “lĩnh vực giao thông đường bộ” được xác định bởi loại phương tiện tham gia giao thông, đó là: a) Máy kéo; b) Các loại xe tương tự xe ô tô; c) Các loại xe tương tự xe mô tô; d) Xe máy điện; đ) Các loại xe tương tự xe gắn máy; e) Xe đạp máy. Từ góc độ lý luận, có thể thấy đã từng có một định nghĩa pháp lý về vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB. Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 34/2010/NĐ–CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính Phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ: “Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là những hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông
  • 28. 20 đường bộ một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính…” [9]. Như vậy, điều luật này đã đưa ra định nghĩa pháp lý về vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Qua định nghĩa này, chúng ta thấy được các dấu hiệu pháp lý cơ bản của vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là: tính xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước về giao thông đường bộ, có lỗi, tính trái pháp luật hành chính và bị xử phạt hành chính. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có đặc điểm của vi phạm hành chính nói chung, song bên cạnh đó nó cũng có những đặc điểm riêng sau đây: Khách thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực giao thông đường bộ được bảo vệ bởi các quy phạm pháp luật hành chính. Đặc trưng của cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thường là sử dụng kết cấu trực tiếp. Việc xác định vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định tập trung và chủ yếu ở văn bản chuyên ngành về giao thông đường bộ, chứ không theo lối kết cấu dẫn chiếu như một số lĩnh vực khác – nơi mà việc xác định vi phạm thường phải căn cứ vào các văn bản pháp luật chuyên ngành khác, ví dụ như lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tính chất và mức độ hậu quả của vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phụ thuộc chủ yếu vào những thiệt hại thực tế và hành vi đó gây ra hoặc có thể gây ra cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác và của chính chủ thể vi phạm. Giao thông đường bộ được tạo thành bởi nhiều thành phần, dẫn đến hoạt động bảo vệ trật tự an toàn giao thông đường bộ được pháp luật quy định
  • 29. 21 khá đa dạng và phong phú, bao gồm các nội dung: bảo vệ quy tắc giao thông đường bộ, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông và về vận tải đường bộ. Xuất phát từ tính đa dạng và phong phú của các hoạt động bảo vệ trật tự an toàn giao thông đường bộ, nên vi phạm hành chính trong lĩnh vực này được pháp luật quy định có đặc điểm khá rộng và đa dạng tương ứng với các nội dung được pháp luật về giao thông đường bộ bảo vệ. Đặc điểm này được thể hiện tập trung ở Luật Giao thông đường bộ năm 2008, các Nghị định đã hết hiệu lực như: Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính Phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Nghị định số 33/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Nghị định 71/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2010/NĐ- CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (có hiệu lực 10/11/2012), Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2013 (thay thế Nghị định số 34/2010/NĐ-CP và Nghị định 71/2012/NĐ-CP), và Nghị định hiện hành: Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Một vấn đề quan trọng khi nghiên cứu vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đó là việc phân định giữa vi phạm hành chính và tội phạm về giao thông đường bộ. Dưới góc độ khoa học pháp lý hình sự có thể hiểu:tộiphạm về giao thông đường bộ là các hành vi nguy hiểm cho xã hộiđược quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam, xâm hại tới các quan hệ xã hội về đảm bảo an toàn giao thông đường bộ.
  • 30. 22 Các tội phạm về giao thông đường bộ được quy định tại 06 điều luật trong chương XIX, Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) [30] về Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Đó là các điều luật từ Điều 203 đến Điều 207 (Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; Điều 203. Tội cản trở giao thông đường bộ; Điều 204. Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn; Điều 205. Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ; Điều 206. Tội tổ chức đua xe trái phép; Điều 207. Tội đua xe trái phép). Vi phạm hành chính và tội phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ đều là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, điểm khác nhau ở đây chỉ là “mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi”. Hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ ít nguy hiểm cho xã hội hơn so với hành vi bị coi là tội phạm về môi trường. Để xác định mức độ nguy hiểm khác nhau cho xã hội của vi phạm hành chính và tội phạm nói chung, có thể dựa trên những tiêu chí sau: i) Tính chất của khách thể bị xâm hại; ii) Chủ thể; iii) Mức độ hậu quả; iv) Số lượng tang vật, hàng hóa,…viphạm;v) Tái phạm hành chính (đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm); vi) Hình thức lỗi, động cơ, mục đích. Có thể thấy, việc xác định ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ của các cơ quan chức năng. Việc xác định thiếu chính xác các hành vi có thể là nguyên nhân có tính bước ngoặt cho những sai phạm trong quá trình áp dụng pháp luật của các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền. Đây là vấn đề cần được nghiên cứu sâu ở chuyên khảo khác. Trong phạm vi luận văn này, tác giả tập trung vào nội dung chính là hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở tỉnh Tuyên Quang, tức là tiếp cận vấn đề dưới góc độ hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước.
  • 31. 23 1.1.3. Phân loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Chương II – Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định 06 nhóm hành vi bị coi là vi phạm hành chính (Mục 1 đến Mục 6), bao gồm [18]: Các hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ; Các hành viviphạm quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Các hành vi vi phạm quy định về phương tiện tham gia giao thông đường bộ; Các hành vi vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ; Các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ; Các hành vi vi phạm khác liên quan đến giao thông đường bộ. Sự phân loại các nhóm hành vi như trên không thay đổi so với quy định tại Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, và cũng thống nhất với các nhóm hành vi được quy định theo Luật Giao thông đường bộ 2008. Cụ thể như sau: Nhóm thứ nhất: Các hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ Nhóm này gồm các hành vi quy định tại Mục 1 Chương II của Nghị định số 46/2016/NĐ-CP (từ Điều 5 đến Điều 11). Đó là những quy định mang tính chỉ dẫn bắt buộc đối với người tham gia giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho chính họ và những người khác xung quanh. Nhóm thứ hai: Các hành vi vi phạm quy chế về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Nhóm này gồm các hành vi quy định tại Mục 2 Chương II của Nghị định số 46/2016/NĐ-CP (từ Điều 12 đến Điều 15). Đây là các hành vi vi phạm quy định của Luật Giao thông đường bộ về tiêu chuẩn, điều kiện an toàn đối với các công trình hạ tầng giao thông đường bộ.
  • 32. 24 Nhóm thứ ba: Các hành vi vi phạm quy chế về phương tiện tham gia giao thông đường bộ Nhóm này gồm các hành vi quy định tại Mục 3 Chương II của Nghị định số 46/2016/NĐ-CP (từ Điều 16 đến Điều 20). Đây là các hành vi vi phạm quy định tại của Luật Giao thông đường bộ về tiêu chuẩn, điều kiện an toàn với các phương tiện giao thông đường bộ. Nhóm thứ tư: Các hành vi vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Nhóm này gồm các hành vi quy định tại Mục 4 Chương II của Nghị định số 46/2016/NĐ-CP (từ Điều 21 đến Điều 22). Đây là các hành vi vi phạm quy định của Luật Giao thông đường bộ về điều kiện chuyên môn, độ tuổi, sức khỏe… đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Nhóm thứ năm: Các hành vi vi phạm về vận tải đường bộ Nhóm này gồm các hành vi quy định tại Mục 5 Chương II của Nghị định số 46/2016/NĐ-CP (từ Điều 23 đến Điều 28). Đây là các hành vi vi phạm quy định của Luật Giao thông đường bộ về điều kiện an toàn đối với người, hàng hóa khi vận chuyển bằng phương tiện giao thông đường bộ. Nhóm thứ sáu: Các hành vi vi phạm khác liên quan đến giao thông đường bộ Nhóm này gồm các hành vi quy định tại Mục 6 Chương II của Nghị định số 46/2016/NĐ-CP (từ Điều 29 đến Điều 38). Các hành vi này tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ nhưng lại có những tác động xấu đến trật tự, an ninh xã hội. Như vậy có thể thấy, về mặt quy phạm pháp luật, việc quy định rõ ràng và tập trung các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP là một sự thuận lợi cho công tác tra cứu
  • 33. 25 và áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này, cùng với Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 đã xác định rõ thẩm quyền của các chủ thể tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ. Đây cũng là cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở tỉnh Tuyên Quang mà luận văn đề cập. 1.2.Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 1.2.1. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Vi phạm hành chính cũng như mọi vi phạm pháp luật khác đều là hành vi trái pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội, cần bị áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm, trong đó có xử phạt hành chính. Nó trực tiếp xâm hại đến những quy tắc quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của các các cá nhân và tổ chức. Vì lẽ đó xử phạt vi phạm hành chính là những nội dung rất quan trọng của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Xử phạt vi phạm hành chính bao gồm nhiều hoạt động khác nhau do các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền tiến hành căn cứ vào quy định của pháp luật. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 đưa ra định nghĩa pháp lý về xử phạt hành chính: Xử phạtvi phạm hànhchính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phụchậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.[30,trg.2] Như vậy, có thể thấy hai nội dung của thuật ngữ “xử phạt vi phạm hành chính” là: 1) là hệ thống các quy định pháp luật hành chính điều chỉnh hoạt động áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính, 2) là hoạt động xử phạt hành chính, từ khâu phát hiện vi phạm, tìm kiếm quy định áp dụng, đến khâu áp dụng biện pháp xử phạt tương ứng với vi phạm.
  • 34. 26 Từ khái niệm xử phạt vi phạm hành chính nói trên, chúng ta có thể rút ra khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ như sau: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là người có thẩm quyền áp dụng nhữngchếtài pháp luậthành chính đối với chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo thủ tục do luật hành chính quy định. 1.2.2. Đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính nêu trên phản ánh những đặc điểm cơ bản sau đây của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính: Thứ nhất: Xử phạt vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có vi phạm hành chính xảy ra. Cơ sở để xử phạt hành chính là hành vi vi phạm hành chính. Như vậy, để thực hiện hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trước hết đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền xử phạt phải xem xét đã có vi phạm hành chính xảy ra hay chưa. Thứ hai, xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động áp dụng pháp luật do các cá nhân có thẩm quyền quản lý hành chính thực hiện. Việc tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đòi hỏi phải đúng trình tự, thủ tục đã được pháp luật quy định. Kết quả xử phạt vi phạm hành chính phải thể hiện bằng quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực pháp luật. Xử phạt hành chính được áp dụng theo trình tự do các quy phạm thủ tục của luật hành chính quy định (trình tự hành chính) chứ không phải trình tự, thủ tục tư pháp. Việc áp dụng trình tự này đơn giản hơn nhiều so với trình tự áp dụng cưỡng chế hình sự và cưỡng chế kỷ luật Thứ ba: Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động cưỡng chế nhà nước do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành và được đảm bảo bằng quyền lực nhà
  • 35. 27 nước. Mối quan hệ trong xử phạt vi phạm hành chính là mối quan hệ pháp luật giữa một bên là Nhà nước – một bên là tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính. Để tránh lạm quyền, bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của cá nhân, tổ chức và xã hội, pháp luật quy định thủ tục tố tụng hành chính, tức hoạt động xử phạt vi phạm hành chính bị kiểm soát bởi chính Nhà nước và xã hội. Thứ tư: Mục đích của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính là nhằm truy cứu trách nhiệm hành chính một hành vi vi phạm cụ thể và quan trọng hơn là giáo dục, ngăn chặn những hành vi vi phạm. Qua đó, buộc chủ thể vi phạm hành chính phải gánh chịu một biện pháp cưỡng chế tương xứng với hành vi vi phạm do mình gây ra. Hay nói cách khác, vi phạm hành chính là cơ sở làm phát sinh các hoạt động xử phạt vi phạm hành chính. Ngoài những đặc điểm chung nói trên, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ còn có những đặc điểm riêng, đó là: Do đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nên hoạt động xử phạt vi phạm hành chính có thể được bắt đầu ở những địa điểm bất kỳ không có định nơi mà hành vi vi phạm diễn ra. Nếu vi phạm hành chính trong những lĩnh vực khác thường gắn liền với những địa điểm tĩnh (xây dựng, môi trường, thuế, công nghệ thông tin,…) thì vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có thể diễn ra ở bất cứ nơi nào mà có sự tham gia của người dân vào giao thông đường bộ. Như đã đề cập ở phần đầu, giao thông đường bộ là một hệ thống – mạng lưới đường bộ phủ khắp địa bàn một đơn vị hành chính, một khu vực nhất định. Do vậy mà đặc thù của quá trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này gắn liền với sự “di động” của địa điểm nơi diễn ra hành vi vi phạm. Cũng chính từ đặc thù nói trên mà mà hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ chủ yếu được được thực hiện trên cơ sở bắt quả tang hành vi vi phạm. Đường bộ là nơi diễn ra hoạt động của con
  • 36. 28 người khi tham gia giao thông. Đó là một không gian công cộng không của riêng ai. Do vậy mà hành vi vi phạm hành chính thường dễ được biểu hiện ra bên ngoài – tức tính dễ bị phát hiện. Vì vậy mà vi phạm cần được bắt quả tang và không nhất thiết phải trải qua thủ tục giám định như trong lĩnh vực môi trường. Cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ chủ yếu là cấu thành hình thức, nên khi hành vi có biểu hiện của sự vi phạm, đã là căn cứ để lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ cần sự hỗ trợ rất lớn từ các phương tiện kỹ thuật trong quá trình thiết lập các chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm hành chính. Do địa điểm vi phạm hành chính là “di dộng”, “không cố định” gắn với không gian là “đường bộ”, nên việc phát hiện, xác minh hành vi vi phạm là điều khó khăn, nhất là trong điều kiện cần nhiều phương tiện hỗ trợ xử phạt vi phạm. Ở khía cạnh khác, tính không cố định về địa điểm vi phạm hành chính khiến cho công tác giám sát hoạt động xử phạt vi phạm hành chính đối với người có thẩm quyền là điều gặp nhiều khó khăn. Chính tại đây có thể phát sinh những tiêu cực trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ. 1.2.3. Hình thức, nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 1.2.3.1. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Các hình thức phạt chính Cảnh cáo: là hình thức xử phạt được áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện.
  • 37. 29 Phạt tiền: Là hình thức xử phạt có tính chất nghiêm khắc hơn hình thức phạt cảnh cáo, bởi lẽ hình thức xử phạt này gây thiệt hại về vật chất với người bị xử phạt. Đây là hình thức xử phạt được áp dụng phổ biến nhất để xử phạt hầu hết các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ hiện nay. Trên thực tế, hình thức xử phạt này có tác dụng rất lớn trong việc phòng, chống vi phạm hành chính cũng như răn đe, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trong xã hội. Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó, nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống thấp hơn mức trung bình nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt. Nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên cao hơn mức trung bình nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt. Các hình thức phạt bổ sung Hình thức thứ nhất: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc bằng, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép khác là những loại giấy tờ pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức nhằm cho phép hoặc công nhận cá nhân, tổ chức đó được quyền thực hiện một hoạt động nhất định. Khi áp dụng biện pháp này cần lưu ý theo hướng dẫn tại Điều 11 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2016 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì giấy phép đăng kí kinh doanh và các loại chứng chỉ, văn bằng gắn với nhân thân người được cấp mà không có mục đích cho phép hành nghề (ví dụ bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm….) không phải là đối tượng để áp dụng hình thức xử phạt này.
  • 38. 30 Hình thức thứ hai: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Bản chất của hình thức xử phạt này là tước bỏ quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính đối với vật, tiền hoặc phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính và chuyển thành sở hữu Nhà nước. Hình thức xử phạt này không áp dụng trong trường hợp tang vật, phương tiện thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng của người khác nhưng bị chủ thể vi phạm hành chính chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép. Trong trường hợp này, tang vật, phương tiện đó phải được trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, người sử dụng hợp pháp vì họ không có trách nhiệm pháp lý gì đối với việc tang vật, phương tiện đó bị sử dụng vào hành vi vi phạm hành chính. Tang vật này chỉ bị tịch thu, sung công quỹ nếu như không xác định được người sở hữu, quản lý, sử dụng hợp pháp hoặc những người này không đến nhận lại. Trường hợp nếu như tang vật là văn hóa phẩm độc hại, hàng giả không có giá trị sử dụng, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng thì bị tịch thu để tiêu hủy. Việc thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ chỉ đặt ra khi tang vật, phương tiện đó trực tiếp liên quan đến hành vi vi phạm hành chính và hành vi vi phạm đó được quy định trong Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Các biện pháp khắc phục hậu quả Ngoài các hình thức trách nhiệm hành chính mang tính chất xử phạt nói trên, pháp luật còn quy định những biện pháp trách nhiệm hành chính mang tính chất khôi phục những quyền, lợi ích hợp pháp bị vi phạm hành chính xâm hại. Điều 4 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định Các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt bao gồm:
  • 39. 31 1) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gâyra; 2) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; 3) Buộc thực hiện biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gâyra; 4) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặctái xuất phương tiện; 5) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính; 6) Các biện pháp khắcphụchậu quả khác được quy định tại Chương II và Chương III của Nghịđịnh này. Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. 1.2.3.2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ * Nguyên tắc chung Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính nói chung là những quan điểm chủ đạo, có tính chất nền tảng, làm cơ sở cho việc xử phạt các vi phạm hành chính đảm bảo cho mọi vi phạm hành chính phải được xử phạt kịp thời, kiên quyết, triệt để, nghiêm minh, đúng pháp luật nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ nói riêng và bảo vệ trật tự quản lý nhà nước nói chung. Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải được quán triệt các nguyên tắc chung, cơ bản sau đây: Nguyên tắc đề cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc phát hiện, đình chỉ kịp thời, kiên quyết đấu tranh, xử phạt nhanh chóng, nghiêm minh, khắcphụctriệtđể hậu quả doviphạm hànhchính gây ra.
  • 40. 32 Đây là nguyên tắc cơ bản, quan trọng được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Việc tuân thủ và thực hiện tốt nguyên tắc này có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính nói chung, vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự nói riêng. Yêu cầu của nguyên tắc này là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có trách nhiệm tích cực, chủ động phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm, ngăn ngừa những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra nếu hành vi vi vi phạm đó vẫn tiếp diễn. Theo đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải chủ động phát hiện vi phạm hành chính và khẩn trương đình chỉ ngay hành vi đó nhằm hạn chế tối đa hậu quả tiêu cực phát sinh. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính xảy ra, phải xử phạt vụ việc một cách kiên quyết, nhanh chóng, công minh, triệt để, đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Nguyên tắc pháp chế Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cũng như các tổ chức, cá nhân là chủ thể của vi phạm hành chính phải triệt để tuân thủ pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Nội dung của nguyên tắc này là: Thứ nhất: Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi thực hiện một hành vi được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Thực tế cho thấy hầu hết các quy định về các vi phạm hành chínhđược quy định trong gần 50 Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính, chỉ có một ít số hành vi được quy định trong luật hoặc pháp lệnh chuyên ngành. Trách nhiệm hành chính của cá nhân, tổ chức chỉ phát sinh khi họ thực hiện hành vi đã được các văn bản quy phạm pháp luật quy định là vi phạm hành chính với hình thức và mức phạt cụ thể. Nguyên tắc này cho phép loại trừ khả năng bị xử phạt vi phạm hành chính nếu hành vi đó được quy định trong những văn bản ban hành không đúng thẩm quyền (ví dụ như văn bản do
  • 41. 33 mộtcơ quan cấp Bộ hoặc Ủybannhân dân cấp tỉnhbanhành). Mục đíchcủa của nguyên tắc này là phòng ngừa sự tùy tiện trong việc quy định về xử phạt viphạm hành chính. Đồng thời đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tích cực hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính để đáp ứng nhu cầu điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực này. Thứ hai: Việc xử phạt vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục đã được pháp luật quy định. Căn cứ vào nguyên tắc này thì một quyết định xử phạt hŕnh chính chỉ có giá trị pháp lý khi được ban hành bởi chức danh có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính đó và việc xử phạt được tiến hành tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về thủ tục, trình tự, hình thức xử phạt , mức phạt… Để đảm bảo cho nguyên tắc này được thực hiện nghiêm túc, Luật xử lý vi phạm hành chính quy định rõ các chức danh thuộc nhiều cơ quan quản lý nhà nước khác nhau có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Thứ ba: Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính phải được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Theo đó, trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, mọi hành vi vi phạm hành chính có cùng tính chất, mức độ vi phạm, do những chủ thể có địa vị pháp lý như nhau thực hiện thì phải áp dụng các hình thức xử phạt như nhau. Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hành chính Yêu cầu của nguyên tắc này là một hành vi vi phạm hành chính chỉ có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị áp dụng biện pháp xử phạt hành chính khác một lần. Cơ quan có thẩm quyền không thể hai lần ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với một hành vi vi phạm hoặc cũng không thể cùng lúc vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính, vừa ban hành quyết định áp dụng một biện pháp xử phạt hành chính khác đối với một vi phạm hành chính. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi
  • 42. 34 phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm đó. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nguyên tắc xử phạtvi phạm hành chính tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và nhân thân người vi phạm Đây là nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hành chính đối với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Nội dung của nguyên tắc này là cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình thiết khác để quyết định hình thức, biện pháp xử phạt cho phù hợp. Cụ thể là, khi xem xét trách nhiệm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải đánh giá toàn diện, khách quan về tính chất, mức độ vi phạm của hành vi; xác định các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ các đặc điểm nhân thân có liên quan của chủ thể vi phạm để quyết định hình thức và mức phạt cho phù hợp. Nguyên tắc loại trừ trách nhiệm hành chính Theo nguyên tắc chung, mọi hành vi vi phạm hành chính xẩy ra đều bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định trong trường hợp một hành vi vi phạm hành chính đã xảy ra nhưng có những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm của hành vi, hoặc chủ thể thực hiện hành vi ở tình trạng không có năng lực trách nhiệm hành chính thì không đặt ra vấn đề truy cứu trách nhiệm hành chính đối với chủ thể thực hiện hành vi đó. Với quan điểm như vậy, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định những trường hợp không xử phạt hành chính tại Điều 11: “Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây: 1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết; 2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng; 3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ; 4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng; 5. Người thực hiện hành vi vi
  • 43. 35 phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này”. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn trốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm hại các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng là hành vicủa một ngườivì bảo vệ lợiích của mình là hành vi của một người vì bảo vệ lợi íchcủa Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, bảo vệ quyền, lợiích chính đáng của mình hoặc của ngườikhác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm hại các lợi ích nóitrên. Người thực hiện hành vi do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành đó. Trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả nâng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính được loại trừ trách nhiệm hành chính do họ thực hiện hành vi đó trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hành chính. * Nguyên tắc cụ thể của việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm hành chính phảiđược tiến hành nhanh chóng, khách quan, triệt để. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật. [30,trg.2] Đây là nguyên tắc nền tảng, quan trọng hàng đầu trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Việc quán triệt và
  • 44. 36 thực hiện tốt nguyên tắc này có ý nghĩa quyết định đối với việc nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạtkhi vi phạm quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Theo quy định của nguyên tắc này thì trách nhiệm hành chính của cá nhân, tổ chức chỉ phát sinh khi họ thực hiện những hành vi vi phạm được quy định trong hai Nghị định nêu trên, ngoài ra chỉ có Nghị quyết của Chính Phủ về tăng cường các biện pháp kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông là có quy định một số biện pháp xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Đây là nguyên tắc quan trọng, nhằm ngăn chặn sự tùy tiện khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phảido người có thẩm quyền thực hiện và được tiến hành theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc này có thể được xem là sự thể hiện của nguyên tắc pháp chế trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Theo đó, một quyết định xử phạt vi phạm hành chính chỉ có giá trị pháp lý khi được ban hành bởi chức danh có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính đó và việc xử phạt được tiến hành tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Một hành vi vi phạm hành chính chỉbị xử phạthành chính một lần. Cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hànhchính thì bị xử phạt từng hành vi vi phạm. Nếu nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hànhchính thì mỗi cá nhân, tổ chức vi phạm đều bị xử phạt. [30,trg.2] Theo yêu cầu của nguyên tắc này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không thể hai lần ra quyết định xử phạt hành chính đối với một hành vi vi
  • 45. 37 phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm; nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm đó. Trong trường hợp này, trách nhiệm hành chính được cá thể hóa theo từng chủ đề của vi phạm hành chính. Việc quyết định hình thức và mức xử phạt cụ thể đối với từng người cần được tính toán trên cơ sở tính chất, mức độ vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hành chính đối với người có hành vi vi phạm. Việc xử phạtvi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân của người vi phạm và những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để quyết định hình thức, mức xử phạtvà các biện pháp xử phạtthích hợp theo quy định;không xử phạtvi phạm hành chính đốivới người vi phạm trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng về chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đăng mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. [30,trg.2] Đây là nguyên tắc có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc quyết định hình thức và mức xử phạt cụ thể đối với một vi phạm hành chính. Yêu cầu đặt ra của nguyên tắc này là, việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử phạt thích hợp. 1.2.4.Thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 1.2.4.1 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính Thẩm quyền quy định hành vi vi phạm hành chính tại Chương 2 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 bao gồm thẩm quyền quy định hành vi vi phạm hành chính cụ thể, hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung,
  • 46. 38 biện pháp khắc phục hậu quá áp dụng đối với từng hành vi vi phạm hành chính; quy định khung và mức tiên phạt trong trường hợp phạt tiền; quy định các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính. Việc xác định khung và mức tiền phạt đối với hành vi vi hành chính được căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi đó. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP. [18,trg.59] Chủ tịch UBND các cấp, Trưởng Công an các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm qụy định trong phạm vi quản lý của địa phương mình. Cảnh sát giao thông đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ của người và phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng Công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đên trật tự an toàn giao thông đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của các Nghị định nêu trên. Thanh tra đường bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghi, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí, cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ, khi phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đường bộ; hành vi vi phạm quy định về đào tạo sát hạch, cấp Giấy phép lái xe, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ và một số hành vi vi phạm khác quỵ định tại ; các điểm, khoản, điều của các Nghị định nêu trên.