SlideShare a Scribd company logo
1 of 64
Download to read offline
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------
BÁO CÁO TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN
DỰ ÁN TRANG TRẠI
THEO MÔ HÌNH VAC
Chủ đầu tư:
Địa điểm: Xã Hưng Long, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
___ Tháng 03/2019 ___
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------
BÁO CÁO TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN
DỰ ÁN TRANG TRẠI
THEO MÔ HÌNH VAC
CHỦ ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
DỰ ÁN VIỆT
Giám đốc
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 3
MỤC LỤC
I. Giới thiệu về chủ đầu tư..................................................................................... 6
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.............................................................................. 6
III. Sự cần thiết đầu tư dự án................................................................................. 6
IV. Các căn cứ pháp lý.......................................................................................... 7
V. Mục tiêu dự án.................................................................................................. 8
V.1. Mục tiêu chung.............................................................................................. 8
V.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................. 8
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN....................... 10
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. ........................................... 10
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án...................................................... 10
I.2. Điều kiện xã hội vùng dự án......................................................................... 12
II. Quy mô sản xuất của dự án. ........................................................................... 19
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường........................................................................ 20
II.2. Quy mô đầu tư của dự án............................................................................. 21
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.............................................. 22
III.1. Địa điểm xây dựng..................................................................................... 22
III.2. Hình thức đầu tư......................................................................................... 22
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ................ 22
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.................................................................. 22
IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án........... 22
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ............................... 24
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình............................................. 24
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật.......................................................... 25
II.1. Kỹ thuật chăn nuôi heo................................................................................ 25
II.2. Kỹ thuật nuôi gà thả vườn ........................................................................... 29
II.3. Kỹ thuật nuôi ngỗng .................................................................................... 33
II.4. Kỹ thuật nuôi cá........................................................................................... 34
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 4
II.5. Kỹ thuật trồng trọt ....................................................................................... 37
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN............................... 43
I.Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ
tầng.................................................................................................................... 43
I.1. Chuẩn bị mặt bằng dự án. ............................................................................. 43
I.2. Phương án tái định cư. .................................................................................. 43
II. Các phương án xây dựng công trình............................................................... 43
III. Phương án tổ chức thực hiện......................................................................... 45
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án............. 45
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG
CHỐNG CHÁY NỔ.......................................................................................... 46
I. Đánh giá tác động môi trường. ........................................................................ 46
I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường............................................ 46
I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án ........................................ 47
I.4. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng.................................................... 47
II. Tác động của dự án tới môi trường. ............................................................... 47
II.1. Nguồn gây ra ô nhiễm ................................................................................. 48
II.2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường .............................................................. 49
II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường. .......... 50
II.4. Kết luận:....................................................................................................... 52
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU
QUẢ CỦA DỰ ÁN........................................................................................... 53
I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án........................................................ 53
II. Cơ cấu và Tiến độ vốn thực hiện dự án.......................................................... 56
III. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án................................................ 58
III.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ........................................................ 58
III.2. Phương án vay............................................................................................ 60
III.3. Các thông số tài chính của dự án. .............................................................. 60
KẾT LUẬN......................................................................................................... 63
I. Kết luận............................................................................................................ 63
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 5
II. Đề xuất và kiến nghị....................................................................................... 63
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ......... 64
Phụ lục 1 Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn của dự án thực hiện dự án............. Error!
Bookmark not defined.
Phụ lục 2 Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án.Error! Bookmark not defined.
Phụ lục 3 Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án................ Error!
Bookmark not defined.
Phụ lục 4 Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án.Error! Bookmark not
defined.
Phụ lục 5 Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án. .. Error! Bookmark not defined.
Phụ lục 6 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án............... Error!
Bookmark not defined.
Phụ lục 7 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án........ Error!
Bookmark not defined.
Phụ lục 8 Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án.......... Error!
Bookmark not defined.
Phụ lục 9 Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án..... Error!
Bookmark not defined.
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 6
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu về chủ đầu tư.
Chủ đầu tư: Hộ Kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:
Đại diện pháp luật:
Email:
SĐT:
Địa chỉ trụ sở:
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
Tên dự án: Dự án trang trại theo mô hình VAC
Địa điểm xây dựng: Xứ đồng Hồng Châu, thôn Đống Thanh, xã Hưng Long,
huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác dự
án.
Tổng mức đầu tư của dự án: 6.500.000.000 đồng. (Sáu tỷ năm trăm triệu
đồng). Trong đó:
- Vốn huy động (tự có) (69,23%) : 4.500.000.000 đồng.
- Vốn vay (30,77%) : 2.000.000.000 đồng.
III. Sự cần thiết đầu tư dự án.
Nước ta hiện là một nước nông nghiệp, trong quá trình xây dựng đất nước
Đảng và nhà nước ta đang phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại hóa. Trong
những năm gần đây nền kinh tế- xã hội nước ta đã phát triển một cách mạnh mẻ.
Các ngành công nghiệp, dịch vụ và công nghệ phát triển đa dạng. Tuy nhiên đối
với Việt Nam nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng trong đó chăn nuôi
đóng vai trò quan trọng thiết yếu. Đặc biệt những năm gần đây thời tiết khắc
nghiệt, dịch bệnh hoành hành, giá cả mặt hàng nông nghiệp và chăn nuôi bấp
bênh. Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, lương thực, thực phẩm đặc biệt
là thịt heo không cung cấp đủ cho thị trường nội địa dẫn đến ảnh hưởng đến vấn
đề an ninh lương thực của đất nước. Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp luôn được
các cấp lãnh đạo và cơ quan nhà nước quan tâm, đặc biệt là vấn đề đầu tư và tiếp
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 7
cận các công nghệ, kỹ thuật tiến bộ trong trồng trọt và chăn nuôi từng bước nâng
cao năng xuất. Đồng thời với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước trong
các ngành sản xuất nông nghiệp đã tạo điều kiện cho ngành kinh tế này phát triển
và từng bước đi vào hiện đại.
Các sản phẩm nuôi của Việt Nam chủ yếu vẫn để tiêu thụ ở thị trường nội
địa. Với thị trường xuất khẩu, chúng ta thường hay không thành công là do chất
lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế. Hơn nữa,
xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, mà cụ thể là thịt heo hiện đang đứng trước một
thực tế khó khăn là giá bán khá cao so với một số nước khác, không cạnh tranh
được mà nguyên nhân sâu xa cũng chính vì hình thức chăn nuôi ở nước ta vẫn là
hình thức truyền thống và lạc hậu nên năng suất sản lượng thấp, chi phí cao.
Hiện nay các cơ sở chăn nuôi kỹ thuật tiên tiến hiện đại vẫn còn ít. Quy mô
của các cơ sở vẫn còn nhỏ hẹp, chưa thể cung cấp ra thị trường cùng một lúc một
lượng sản phẩm lớn. Trong khi đó nhu cầu về nông sản thực phẩm cụ thể là thịt
heo của thị trường là rất cao, nhất là heo được chăn nuôi từ quy trình kỹ thuật hiện
đại, đảm bảo chất lượng, an toàn và vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh thị trường trong
nước còn rộng lớn thì thị trường xuất khẩu còn bỡ ngỡ.
Hòa chung với sự phát triển kinh tế của đất nước với sức trẻ, trí tuệ, lòng
nhiệt huyết khát vọng làm giàu, hộ kinh doanh ... đã phối hợp với Công Ty Cổ
Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt tiến hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư “Dự
án trang trại theo mô hình VAC ...”.
IV. Các căn cứ pháp lý.
 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội;
 Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội
 nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội
 nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của
 Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016;
 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý
 chi phí đầu tư xây dựng;
 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 8
 chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng;
 Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công
bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
 Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về Chính sách tín dụng phục
vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
V. Mục tiêu dự án.
V.1. Mục tiêu chung.
- Phát triển chăn nuôi heo và đặc biệt là heo thịt để tăng hiệu quả sử dụng các
nguồn nguyên liệu, phụ phế phẩm từ nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm có
chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội và xuất khẩu.
- Phát triển chăn nuôi heo gắn chặt với quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh
Hưng Yên.
- Tạo sự chuyển dịch trong chăn nuôi heo theo hướng liên kết chuỗi từ sản
xuất đến tiêu thụ sản phẩm, tạo ra sản phẩm an toàn, năng suất cao, giá thành
hạ, đáp ứng nhu cầu thị trường và lợi nhuận của người chăn nuôi.
- Ứng dụng và tiếp thu công nghệ chăn nuôi heo hiện đại của thế giới, từng
bước thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, phát triển ngành chăn nuôi heo địa
phương có tính cạnh tranh và hiệu quả hơn.
- Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy
nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của
địa phương, của tỉnh Hưng Yên.
- Hơn nữa, Dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho
người dân, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi
trường xã hội tại địa phương.
V.2. Mục tiêu cụ thể.
- Phát triển dự án theo mô hình VAC: Trồng các loại cây ăn quả (cam, quất,
chuối …), cây cảnh; nuôi lợn, gà, ngỗng; ao nuôi cá sạch…
- Dự án tiến hành đầu tư xây dựng 1 trại heo thịt hàng năm cung cấp ra cho thị
trường khoảng 700 con heo thịt.
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 9
- Góp phần phát triển kinh tế của địa phương.
- Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng
cao cuộc sống cho người dân.
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 10
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.
Vị trí địa lý:
Mỹ Hào là huyện thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh
Hưng Yên, trong giới hạn địa lý có tọa độ từ 200
53’đến 200
58’ vĩ độ Bắc, 1060
02’
đến 1060
10’ kinh độ Đông. Mỹ Hào có địa giới hành chính:
- Phía Bắc: giáp huyện Văn Lâm;
- Phía Nam: giáp huyện Ân Thi;
- Phía Tây: giáp huyện Yên Mỹ;
- Phía Đông: giáp huyện Cẩm Giàng, huyện Bình Giang (tỉnh Hải Dương).
Điều kiện tự nhiên:
a) Địa hình, địa mạo:
Huyện Mỹ Hào thuộc vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa hình bằng
phẳng. Độ dốc nền trung bình rất nhỏ, từ 0,001% đến 0,008%; hướng dốc chính
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 11
từ Tây Bắc về Đông Nam; cao độ nền tự nhiên trung bình từ 2,5m đến 3,5m. Đây
là khu vực có cốt cao độ khá cao trong tỉnh và vùng, ít bị ngập lụt.
b) Khí hậu:
Khí hậu huyện Mỹ Hào mang tính chất nhiệt đới gió mùa, hằng năm chia thành
hai mùa nóng, lạnh rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 24o
C. Mùa nóng từ
tháng 4 đến tháng 10 có mưa nhiều; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, ít
mưa. Độ ẩm không khí trung bình năm 87,5%. Lượng mưa trung bình năm: 1.500
- 1.600mm. Gió Đông Bắc thổi vào mùa lạnh và gió Đông Nam thổi vào mùa
nóng. Vào tháng 6, tháng 7 xuất hiện đợt gió khô nóng, mùa đông từ tháng 12 đến
tháng 2 năm sau có những đợt rét đậm kéo dài. Khí hậu tương đối thuận lợi cho
sản xuất nông nghiệp, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm.
c) Thủy văn:
Huyện Mỹ Hào chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Hồng thông qua các
phân lưu là sông Bắc Hưng Hải (đi qua phía Nam Huyện) và sông Cửu An (đi qua
phía Đông Huyện).
- Sông Hồng chạy dọc theo ranh giới phía Tây của tỉnh Hưng Yên, cách huyện
Mỹ Hào khoảng 15km về phía Tây. Sông rộng 3 - 4km và sâu, có nhiều cồn bãi
lớn, mực nước mùa cạn là +1,58m, mùa lũ là +4,7m. Lưu lượng trung bình 850 -
950m3/s, lưu lượng cao nhất mùa lũ là 8.160m3/s, lưu lượng thấp nhất mùa kiệt
là 105m3/s. Vào mùa kiệt tốc độ dòng chảy nước sông dao động khoảng 0,2:
0,4m/s, mùa lũ 1,3: 1,5 m/s. Bề rộng dòng sông là 500 - 1.000m, đỉnh lũ năm với
báo động cấp I là 9,5m.
- Sông Bắc Hưng Hải: Chạy qua ranh Nam Huyện tại xã Ngọc Lâm, Hưng
Long. Đoạn qua Huyện có chiều dài 6km; chiều rộng 70:100m, lưu lượng 75 ¸
105m/s, mực nước sông được điều tiết và kiểm soát trung bình +2,0m, vào mùa
mưa có thể lên tới +4,2m.
- Sông Cửu An vốn là phân lưu của sông Hồng và là một nhánh chính của hệ
thống thủy nông Bắc Hưng Hải, chạy qua ranh giới phía Đông Nam Huyện với
chiều dài khoảng 4km, chiều rộng 50 - 130m, hai con sông này góp phần quan
trọng vào việc ổn định lượng nước tưới tiêu cho nông nghiệp toàn vùng và huyện
Mỹ Hào. Mực nước sông cũng được điều tiết và kiểm soát nên trung bình +1,9m,
vào mùa mưa có thể lên tới +4,4m.
- Các tuyến sông nội đồng của Huyện gồm sông Bần Vũ Xá (15km), kênh Trần
Thành Ngọ (7,25km) và sông Cầu Lường giữ vai trò quan trọng trong việc cung
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 12
cấp nguồn nước tưới, tiêu trực tiếp phục vụ sản xuất và đời sống trong Huyện,
đồng thời bồi đắp phù sa hàng năm. Ngoài ra, Huyện còn có hệ thống hồ, đập, các
sông, kênh nội đồng nhỏ khác, khi cần thiết có sự điều tiết của hệ thống trạm bơm.
- Do có hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải điều tiết nên lũ chỉ xuất hiện tại sông
Hồng và không ảnh hưởng huyện Mỹ Hào. Trong Huyện rất ít khu vực thường
xuyên bị ngập úng (kể cả những vùng thấp nhất ở phía Đông Nam Huyện).
I.2. Điều kiện xã hội vùng dự án.
Huyện Mỹ Hào có 7.936 ha diện tích tự nhiên với dân số sau quy đổi là
152.605 người (tính đến ngày 31/12/2014); có 13 đơn vị hành chính trực thuộc
gồm thị trấn là Bần Yên Nhân và 12 xã (Nhân Hòa, Phan Đình Phùng, Dị Sử,
Phùng Chí Kiên, Cẩm Xá, Dương Quang, Bạch Sam, Xuân Dục, Hưng
Long, Minh Đức, Ngọc Lâm, Hòa Phong); Trong đó, thị trấn Bần Yên Nhân là
huyện lỵ của huyện Mỹ Hào, cách thành phố Hưng Yên 36km, cách Hà Nội 34km,
cách thành phố Hải Phòng 73km, cách thành phố Hải Dương 25km, cách thành
phố Bắc Ninh 35km được quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hưng Yên xác định là
một đô thị trung tâm tiểu vùng, là vùng kinh tế động lực thứ cấp của Tỉnh. Thị
trấn Bần Yên Nhân mở rộng đã được Bộ Xây dựng công nhận đạt tiêu chuẩn đô
thị loại IV tại Quyết định số 1588/QĐ-BXD ngày 30/12/2014 với vai trò là động
lực phát triển kinh tế của Tỉnh, có sức lan toả đến vùng lân cận, thúc đẩy kinh tế
các huyện phía Bắc và phía Đông của Tỉnh.
Về quan hệ vùng liên tỉnh, Huyện Mỹ Hào là một trung tâm phát triển công
nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng Thủ đô; được ảnh hưởng tích
cực bởi các hành lang kinh tế - kỹ thuật - đô thị quan trọng của vùng Bắc bộ gồm:
QL5A, QL39A, QL38, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường vành đai 4 Hà Nội,
đường sắt Hà Nội - Hải Phòng. Do vậy, Mỹ Hào có điều kiện giao lưu trong vùng
Bắc bộ với các trung tâm như: Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòng, các cảng biển
miền Bắc, cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
Đối với tỉnh Hưng Yên, Huyện Mỹ Hào là một cực trong tam giác phát triển
công nghiệp, dịch vụ phía Bắc của tỉnh Hưng Yên (Như Quỳnh - Văn Giang - Phố
Nối); là một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, tài chính của tỉnh Hưng Yên, trung
tâm của vùng các huyện Mỹ Hào, Ân Thi, Khoái Châu.
Ngoài ra, Huyện Mỹ Hào còn có mối quan hệ mật thiết với các trung tâm
phát triển lân cận như tỉnh Bắc Ninh, vùng phía Tây tỉnh Hải Dương. Mối quan
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 13
hệ chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ, sản xuất và tiêu thụ nông phẩm. Trong đó Mỹ
Hào là địa phương có nhiều trung tâm, cơ sở sản xuất kinh doanh phụ trợ và xúc
tiến thương mại cho các địa phương trên (sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh
thiết bị công nghiệp, phương tiện giao thông, hàng Tiểu thủ công nghiệp, hàng
thủ công, mỹ nghệ).
1. Tăng trưởng kinh tế
Năm 2018, kinh tế của tỉnh tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, 6
tháng đầu tăng 8,93%, cả năm tăng 9,64% so với năm 2017, đây là năm có tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao nhất trong 5 năm trở lại đây, trong đó quan trọng nhất là
sự tiếp tục giữ được sự ổn định và phát triển của cả ba khu vực nông, lâm nghiệp
thủy sản; công nghiệp, xây dựng; thương mại, dịch vụ.
2. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ, khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm xuống; công nghiệp, xây dựng, thương
mại, dịch vụ có xu hướng tăng lên.
Năm 2018, cơ cấu kinh tế của tỉnh như sau: nông, lâm nghiệp thủy sản còn
10,58%; công nghiệp-xây dựng 51,56%; thương mại, dịch vụ (bao gồm thuế sản
phẩm trừ trợ cấp sản phẩm) 37,86%. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền
với chính sách phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian vừa qua, đó là phát huy
cao nhất tiềm năng, lợi thế của địa phương; khai thác, sử dụng có hiệu quả mọi
nguồn lực để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; tập trung đầu tư xây dựng,
tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp và dịch vụ; coi trọng
phát triển nông nghiệp công nghệ cao, gắn với xây dựng nông thôn mới để phát
triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa; thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm những lĩnh vực có lợi thế,
có giá trị tăng cao, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất
lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
3. Nông nghiệp và thủy sản
Sản xuất nông nghiệp năm 2018 có nhiều thuận lợi, năng suất hầu hết các loại
cây trồng, vật nuôi đều tăng. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng
3,50% so với năm trước. Cụ thể tình hình sản xuất như sau:
Sản xuất cây hàng năm: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 92.523
ha, giảm 5,44% (giảm 5.321 ha) so với năm 2017. Trong đó: Diện tích gieo trồng
lúa 66.399 ha, giảm 5,65% (giảm 3.973 ha); ngô 6.926 ha, giảm 900 ha (giảm
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 14
11,50%); cây lấy củ có chất bột 526 ha, giảm 10,81% (giảm 64 ha); cây công
nghiệp hàng năm 1.942 ha, giảm 17,89% (giảm 423 ha); cây rau, đậu, hoa, cây
cảnh 15.585 ha, tăng 0,75%. Năng suất các loại cây trồng đều tăng, trong đó: Lúa
62,56 tạ/ha, tăng 3,08 tạ/ha so với năm 2017; ngô 59,74 tạ/ha, tăng 1,09 tạ/ha;
khoai lang 153,78 tạ/ha, tăng 1,92 tạ/ha; lạc 34,93 tạ/ha, tăng 1,14 tạ/ha; đậu tương
21,41 tạ/ha, tăng 1,01 tạ/ha; rau các loại 234,06 tạ/ha, tăng 5,89 tạ/ha; đậu các loại
18,79 tạ/ha, tăng 0,05 tạ/ha. Sản lượng một số cây trồng như sau: Lúa 415.444
tấn, giảm 0,75% (giảm 3.141 tấn) so với năm 2017; ngô 41.372 tấn, giảm 9,86%
(giảm 4.528 tấn); khoai lang 6.859 tấn, giảm 12,06% (giảm 941 tấn); lạc 2.942
tấn, giảm 1,28% (giảm 38 tấn); đậu tương 2.382 tấn, giảm 22,14% (giảm 662 tấn);
rau các loại 302.850 tấn, tăng 12.493 tấn (tăng 4,30%); đậu các loại 1.484 tấn,
giảm 21,89 % (giảm 416 tấn).
Sản xuất cây lâu năm: Diện tích cây lâu năm tăng mạnh trong những năm gần
đây do địa phương có chủ trương chuyển đổi chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu
quả sang trồng cây hàng năm, kết hợp chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Theo báo
cáo kết quả chuyển đổi từ năm 2015-2017, toàn tỉnh đã chuyển đổi được 3.102
ha; theo kế hoạch chuyển đổi giai đoạn 2018-2020, toàn tỉnh chuyển đổi 7.133 ha.
Trong những năm gần đây hiệu quả kinh tế từ các mô hình chuyển đổi ngày
càng được nâng cao, nhiều mô hình sản xuất hiệu quả đạt khá, hình thành theo
chuỗi phát triển và có giá trị thu nhập cao. Năm 2018, diện tích cây lâu ăn quả đạt
12.061 ha, tăng 14,92% (tăng 1.566 ha) so với năm 2017. Một số cây ăn quả có
diện tích tăng cao so với năm 2017 như: Cây nhãn 4.469 ha, tăng 14,48%; cây
cam, quýt và cây có múi khác 3.115 ha, tăng 15,50%; cây chuối 2.340 ha, tăng
8,42%; cây ổi 686 ha, tăng 13,50%.... Năm nay, thời tiết thuận lợi cho quá trình
ra hoa, đậu quả của một số loại cây ăn quả như vải, nhãn, cam, bưởi... Vì vậy,
năng suất, sản lượng của các loại cây ăn quả này cao hơn so với năm trước.
Ước tính sản lượng một số loại cây trồng chủ yếu như sau: Sản lượng nhãn
đạt 42.300 tấn, tăng 37,67%; chuối đạt 48.500 tấn, tăng 8,35%; sản lượng cam đạt
28.900 tấn, tăng 7,13%; vải 10.150 tấn, tăng 33,82% so với năm 2017. Sản xuất
cây vụ đông năm 2019: Theo báo cáo tiến độ sản xuất đến ngày 25/12/2018, toàn
tỉnh gieo trồng đạt 10.574 ha các loại cây vụ đông, bằng 80,84% so với cùng kỳ
năm trước và đạt 87,46% kế hoạch đề ra. Nguyên nhân chủ yếu do có không ít
khó khăn như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giá nhân công cao, công
làm đất tăng nhanh, trong khi giá sản phẩm cây vụ đông không tăng, gây khó khăn
cho nông dân trong đầu tư thâm canh, giảm hiệu quả sản xuất; nguồn lao động trẻ
bị thu hút vào làm trong các doanh nghiệp và dịch vụ thương mại, xây dựng nên
nhiều nơi thiếu lao động, nhất là các huyện phía bắc tỉnh; sản xuất vụ đông chưa
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 15
tạo thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, khó khăn trong tưới tiêu, bảo vệ sản
xuất. Do vậy, dự tính tổng diện tích gieo trồng vụ đông năm nay khả năng sẽ
không đạt kế hoạch. Đến nay, toàn tỉnh đã thu hoạch 5.966 ha rau màu vụ đông.
Trong đó: cây ngô 783 ha; bí các loại 1.265 ha; dược liệu, hoa cây cảnh 362
ha; rau, màu các loại 3.556 ha. Do nền nhiệt các tỉnh phía Bắc giảm xuống, đây
là điều kiện thuận lợi cho cây vụ đông phát triển nhanh và cho năng suất cao.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm: Bước sang năm 2018, tình hình chăn nuôi trên địa
bàn tỉnh ổn định, giá thịt lợn hơi xuất chuồng có xu hướng tăng so với năm 2017,
đàn gia cầm phát triển mạnh một số giống gà đặc sản như: gà lai, gà Đông Tảo.
Mặt khác, năm nay trên địa bàn tỉnh không có dịch bệnh xảy ra, nên đàn gia
súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh tăng cả về số lượng và sản lượng. Đàn trâu 2.721
con, tăng 0,48%; đàn bò 35.385 con, tăng 0,78%; đàn lợn 585.953 con, tăng
1,87%; đàn gia cầm 8.654 nghìn con, tăng 3,33%. Sản lượng chăn nuôi ước đạt
144.337 tấn, tăng 1,83% so với năm 2017, trong đó thịt lợn hơi xuất chuồng đạt
112.830 tấn, tăng 1,60%. b. Nuôi trồng thuỷ sản Tình hình sản xuất thuỷ sản giữ
được ổn định và từng bước đa dạng giống nuôi trồng. Một số mô hình nuôi cá thịt
thương phẩm tại các huyện Khoái Châu, Mỹ Hào, Ân Thi… theo tiêu chuẩn
Vietgap đem lại giá trị kinh tế khá cho nông dân. Diện tích nuôi trồng thủy sản
đạt 5.661,10 ha.
Toàn tỉnh có 46 cơ sở nuôi cá lồng, bè, tập trung ở thành phố Hưng Yên, Văn
Giang, Khoái Châu, tổng số 250 lồng nuôi với thể tích 31.827 m3. Các bè nuôi cá
đều nằm trên sông Hồng, tận dụng đặc điểm dòng nước sông sạch và luôn chảy
nên mật độ cá nuôi rất dày và cho năng suất trên 1 đơn vị thể tích (m3) khá cao.
Năm 2018, ước tính sản lượng thuỷ sản đạt 41.485 tấn, tăng 5,43% so với cùng
kỳ năm 2017. Trong đó: sản lượng khai thác đạt 690 tấn, giảm 3,48%; sản lượng
nuôi trồng đạt 40.795 tấn, tăng 5,60%. Sản xuất giống thuỷ sản vẫn ổn định, tương
đương năm 2017. 4. Sản xuất công nghiệp a. Chỉ số sản xuất công nghiệp Chỉ số
sản xuất công nghiệp tháng Mười Hai tăng 11,95% so với cùng kỳ năm 2017.
4. Công nghiệp
Công nghiệp khai khoáng giảm 0,70%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng
11,87%; sản xuất và phân phối điện tăng 13,04%; cung cấp nước, hoạt động quản
lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 17,01%. Một số sản phẩm công nghiệp trong
tháng tăng so với cùng kỳ năm 2017 như: mỳ, phở, miến, bún, cháo ăn liền tăng
5,52%; thức ăn cho gia súc tăng 3,38%; thức ăn cho gia cầm tăng 37,95%; thùng,
hộp bằng giấy bằng bìa cứng tăng 2,54%; sơn và véc ni tan trong môi trường nước
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 16
tăng 11,05%; sản phẩm bằng plastic tăng 13,96%; gạch xây dựng bằng đất sét
nung (trừ gốm, sứ) quy chuẩn 220x105x60mm tăng 7,39%; mạch điện tử tích hợp
tăng 11,67%; động cơ đa năng một chiều/xoay chiều có công suất >37,5W tăng
21,65%; sợi quang và các bó sợi quang, cáp sợi tăng 5,78%; dây điện đơn dạng
cuộn tăng 3,78%; phụ tùng của xe có động cơ tăng 16,41%. Năm 2018, Chỉ số
sản xuất công nghiệp tăng 10,93% so với năm 2017.
Trong đó: Công nghiệp khai khoáng (cát) giảm 6,69%; công nghiệp chế biến,
chế tạo tăng 10,69%; sản xuất và phân phối điện tăng 14,64%; cung cấp nước,
hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 16,26%. Một số sản phẩm công
nghiệp tăng so với cùng kỳ năm 2017 như: mỳ, phở, miến, bún, cháo ăn liền tăng
7,41%; thức ăn cho gia súc tăng 8,02%; thức ăn cho gia cầm tăng 26,56%; thùng,
hộp bằng giấy bằng bìa cứng tăng 6,42%; sơn và véc ni tan trong môi trường nước
tăng 12,89%; sản phẩm bằng plastic tăng 12,18%; gạch xây dựng bằng đất sét
nung (trừ gốm, sứ) quy chuẩn 220x105x60mm tăng 7,98%; sắt thép các loại tăng
7,70%; mạch điện tử tích hợp tăng 12,0%; động cơ đa năng một chiều/xoay chiều
có công suất >37,5W tăng 21,99%; sợi quang và các bó sợi quang, cáp sợi tăng
6,45%; dây điện đơn dạng cuộn tăng 9,18%; phụ tùng của xe có động cơ tăng
8,73%.
5. Hoạt động đầu tư, xây dựng
Năm 2018, vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh ước đạt 31.547.880 triệu
đồng, tăng 11,08% so với năm 2017. Phân theo nguồn vốn: Vốn đầu tư thuộc ngân
sách nhà nước đạt 2.373.736 triệu đồng, tăng 13,43%; vốn trái phiếu Chính phủ
1.105.689 triệu đồng, tăng 1,47%; vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước
776.988 triệu đồng, tăng 2,17%; vốn vay từ các nguồn khác (của khu vực nhà
nước) 179.321 triệu đồng, giảm 3,76%; vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước
(vốn tự có) 50.812 triệu đồng, giảm 17,29%; vốn đầu tư của dân cư và tư nhân
16.682.049 triệu đồng, tăng 10,57%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 9.896.818
triệu đồng, tăng 14,66%; vốn huy động khác 482.467 triệu đồng, giảm 2,05%.
Thực hiện vốn đầu tư ngân sách địa phương tháng Mười Hai ước đạt 252.090
triệu đồng, tăng 16,63% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó: Vốn ngân sách cấp
tỉnh đạt 108.220 triệu đồng, tăng 2,04%; vốn ngân sách cấp huyện đạt 74.390 triệu
đồng, tăng 27,15%; vốn ngân sách cấp xã đạt 69.480 triệu đồng, tăng 34,71%.
Năm 2018, vốn đầu tư ngân sách địa phương ước đạt 2.164.566 triệu đồng, tăng
14,33% so với năm 2017. Trong đó: Vốn ngân sách cấp tỉnh đạt 958.572 triệu
đồng, tăng 1,56%; vốn ngân sách cấp huyện 605.808 triệu đồng, tăng 26,23%;
vốn ngân sách cấp xã 600.186 triệu đồng, tăng 27,84%.
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 17
Hoạt động đầu tư nước ngoài: Tính đến 19/12/2018, toàn tỉnh có 419 dự án có
vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động, với tổng số vốn đăng ký là 4.345.194
nghìn USD, trong đó, từ đầu năm đến nay có 29 dự án đăng ký mới với số vốn
đăng ký là 129.098 nghìn USD. Các quốc gia có số dự án, vốn đầu tư chủ yếu là:
Thứ nhất là Nhật Bản có 153 dự án, vốn đăng ký là 2.849.583 nghìn USD, chiếm
65,58% tổng vốn đăng ký; thứ hai là Hàn Quốc có 125 dự án, vốn đăng ký 642.800
nghìn USD, chiếm 14,79% tổng vốn đăng ký; thứ ba là Trung Quốc có 84 dự án,
vốn đăng ký 455.790 nghìn USD, chiếm 10,49% tổng số vốn đăng ký.
6. Thương mại, dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong tháng Mười Hai ước đạt 2.795.246
triệu đồng, tăng 2,18% so với tháng trước và tăng 14,16% so với tháng cùng kỳ
năm 2017. Trong đó: kinh tế nhà nước 6.815 triệu đồng, tăng 41,14% so với cùng
kỳ năm 2017; kinh tế tập thể 577 triệu đồng, giảm 17,97%; kinh tế cá thể
1.746.350 triệu đồng, tăng 8,57%; kinh tế tư nhân 985.914 triệu đồng, tăng
24,94%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 55.590 triệu đồng, tăng 22,55%.
Theo ngành kinh tế: thương nghiệp đạt 2.230.796 triệu đồng, tăng 12,13%;
khách sạn, nhà hàng 149.717 triệu đồng, tăng 14,89%; doanh thu du lịch 560 triệu
đồng, tăng 12,0%; doanh thu dịch vụ khác 414.173 triệu đồng, tăng 25,87%. Ước
tính năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ đạt 31.038.523 triệu đồng, tăng
11,73% so với năm 2017. Trong đó: Kinh tế nhà nước 65.723 triệu đồng, tăng
8,51%; tập thể 7.671 triệu đồng, tăng 4,60%; cá thể 19.859.603 triệu đồng, tăng
10,63%; tư nhân 10.506.975 triệu đồng, tăng 13,61%; kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài 598.551 triệu đồng, tăng 16,56%.
Theo ngành kinh tế: thương nghiệp đạt 24.981.008 triệu đồng, tăng 11,26%;
khách sạn, nhà hàng 1.668.098 triệu đồng, tăng 9,35%; doanh thu du lịch 6.844
triệu đồng, tăng 19,32%; doanh thu dịch vụ khác 4.382.928 triệu đồng, tăng
15,27%.
7. Hoạt động vận tải
a. Hoạt động vận tải hành khách
Vận tải hành khách tháng Mười Hai ước đạt 1.358 nghìn lượt người vận chuyển
và 81.204 nghìn lượt người luân chuyển, lần lượt tăng 17,40% về lượt người vận
chuyển và tăng 11,44% về lượt người luân chuyển so với cùng kỳ năm 2017;
doanh thu vận tải hành khách ước đạt 62.415 triệu đồng, tăng 18,20%. Năm 2018,
vận tải hành khách ước đạt 14.831 nghìn lượt người vận chuyển và 862.618 nghìn
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 18
lượt người luân chuyển, lần lượt tăng 14,37% về lượt người vận chuyển và tăng
11,34% về lượt người luân chuyển so với cùng kỳ năm 2017; doanh thu vận tải
hành khách ước đạt 659.335 triệu đồng, tăng 15,99%.
b. Hoạt động vận tải hàng hóa
Vận tải hàng hoá tháng Mười Hai ước đạt 3.067 nghìn tấn vận chuyển và
112.362 nghìn tấn luân chuyển, lần lượt tăng 17,71% về tấn hàng hóa vận chuyển
và tăng 16,60% về tấn hàng hóa luân chuyển so với cùng kỳ năm 2017; doanh thu
vận tải hàng hóa ước đạt 256.054 triệu đồng, tăng 17,50%. Năm 2018, vận tải
hàng hóa ước đạt 30.899 nghìn tấn vận chuyển và 1.112.491 nghìn tấn luân
chuyển, lần lượt tăng 14,10% về tấn hàng hóa vận chuyển và tăng 13,72% về tấn
hàng hóa luân chuyển so với năm 2017; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt
2.502.606 triệu đồng, tăng 14,36%. 8. Hoạt động tài chính, ngân hàng a. Thu ngân
sách nhà nước Năm 2018, thu ngân sách nhà nước ước đạt 12.572.348 triệu đồng,
tăng 4,08% so với năm 2017 và đạt 106,46% kế hoạch. Trong đó: Thu nội địa
9.400.000 triệu đồng, tăng 8,80%; thuế xuất nhập khẩu 3.172.348 triệu đồng, giảm
6,04%.
Một số khoản thu nội địa như sau: Thu từ DNNN Trung ương 230.000 triệu
đồng, giảm 15,20%; thu từ DNNN địa phương 31.000 triệu đồng, tăng 14,30%;
thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 2.000.000 triệu đồng, tăng 43,10%; thu
từ khu vực ngoài quốc doanh 3.300.000 triệu đồng, bằng với cùng kỳ năm 2017;
thu lệ phí trước bạ 295.000 triệu đồng, tăng 12,50%; thuế thu nhập cá nhân
750.000 triệu đồng, tăng 19,10%; các khoản thu về nhà đất 2.179.000 triệu đồng,
tăng 0,47%; các khoản thu khác 234.000 triệu đồng, tăng 4,52%. b. Chi ngân sách
nhà nước Tính đến ngày 19/12/2018, chi ngân sách nhà nước địa phương đạt
8.508.915 triệu đồng, đạt 97,56% kế hoạch năm.
Trong đó: Chi đầu tư phát triển 3.060.237 triệu đồng, đạt 115,34% kế hoạch;
chi thường xuyên 5.448.679 triệu đồng, đạt 89,79% kế hoạch. Một số lĩnh vực chi
thường xuyên như sau: Chi sự nghiệp kinh tế 515.130 triệu đồng; chi giáo dục,
đào tạo 1.993.644 triệu đồng; chi sự nghiệp y tế 606.487 triệu đồng; chi sự nghiệp
văn hóa, thể dục thể thao 120.916 triệu đồng; chi đảm bảo xã hội 411.078 triệu
đồng; chi quản lý hành chính 1.286.397 triệu đồng; chi khác 481.868 triệu đồng.
c. Hoạt động ngân hàng Tính đến 30/11/2018, tổng nguồn vốn của các tổ chức tín
dụng đạt 72.845.806 triệu đồng, tăng 12,92% so với thời điểm 31/12/2017. Trong
đó, Nguồn vốn huy động trong dân cư và các tổ chức kinh tế đạt 63.195.444 triệu
đồng, tăng 12,81% và chiếm 86,75% tổng nguồn vốn. Tổng dư nợ đối với nền
kinh tế đạt 55.853.471 triệu đồng, tăng 11,75% so với thời điểm 31/12/2017.
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 19
Trong đó: Dư nợ cho vay ngắn hạn 39.019.254 triệu đồng, tăng 14,15%; dư nợ
cho vay trung và dài hạn 16.834.217 triệu đồng, tăng 6,56%.
Dư nợ cho vay bằng nội tệ 53.266.347 triệu đồng, tăng 11,68%; dư nợ cho
vay bằng ngoại tệ 2.587.124 triệu đồng, tăng 13,18%. Về chất lượng tín dụng: Nợ
xấu (nhóm 3,4,5) là 1.337.746 triệu đồng (chiếm 2,40% tổng dư nợ), tăng 84,42%
so với thời điểm 31/12/2017. 9. Chỉ số giá a. Chỉ số giá tiêu dùng Thời gian qua,
tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ kết nối
trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với các tỉnh, thành phố trong cả nước như: Tham
gia hội chợ thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn; hội chợ quảng bá thương hiệu
nhãn Hưng Yên; hội chợ nông nghiệp quốc tế Agroviet; Hội nghị kết nối cung
cầu toàn quốc... qua đó cũng góp phần làm thị trường tiêu dùng trong tỉnh sôi
động hơn. Giá cả các mặt hàng tiêu dùng trong năm tương đối bình ổn, không có
sự tăng giá đột biến cho thấy công tác điều hành bình ổn giá cả thị trường của các
cấp các ngành tại tỉnh đạt hiệu quả cao. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm
2018 giảm 0,31% so với tháng trước. Có 6/11 nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số
giá tăng so với tháng trước, bao gồm: Đồ uống và thuốc lá tăng 0,85%; may mặc,
mũ nón, giày dép tăng 0,69%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,62%; thuốc và
dịch vụ y tế tăng 6,07%; văn hóa giải trí và du lịch tăng 0,34%; hàng hóa và dịch
vụ khác tăng 0,02%. Có 4/11 nhóm hàng hoá, dịch vụ có chỉ số giá giảm so với
tháng trước, bao gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 1,08%; nhà ở, điện nước,
chất đốt và VLXD giảm 0,78%; giao thông giảm 4,69%; bưu chính viễn thông
giảm 0,27%.
So với tháng 12/2017, Chỉ số giá tiêu dùng tháng Mười Hai năm nay tăng
2,31%. Trong đó: Nhóm hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng 5,23%; đồ uống
và thuốc lá tăng 1,28%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,78%; nhà ở, điện,
nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 1,11%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng
1,43%; thuốc và dịch vụ y tế giảm 0,53%; dịch vụ giao thông tăng 2,48%; bưu
chính, viễn thông giảm 1,15%; dịch vụ giáo dục tăng 1,80%; văn hóa, thể thao,
giải trí tăng 2,57%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,36%. Bình quân chung cả
năm 2018, Chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,42% so với năm 2017. Trong đó: Nhóm
hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng 4,24%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,41%;
hàng may mặc, mũ nón, giầy, dép tăng 1,15%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật
liệu xây dựng tăng 2,66%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,06%; thuốc và dịch
vụ y tế tăng 17,32%; dịch vụ giao thông tăng 8,36%; bưu chính, viễn thông giảm
0,80%; dịch vụ giáo dục tăng 3,04%; dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí tăng 2,39%;
hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,83%.
II. Quy mô sản xuất của dự án.
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 20
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường
Những báo cáo thị trường trong những năm gần đây cho thấy sự gia tăng
mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ các loại thịt tại Việt Nam; dự báo đến năm 2019,
tổng sản lượng tiêu thụ thịt tại Việt Nam sẽ vượt mốc 4 triệu tấn. Chiếm gần 65%
tổng sản lượng tiêu thụ, thịt heo vẫn sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong bữa ăn của
người Việt; tuy nhiên mức tăng trưởng đáng kể ước tính đạt 3-5%/năm dự kiến sẽ
mở ra những triển vọng khả quan cho lượng tiêu thụ thịt gia cầm và thịt bò trong
thời gian tới.
Trái ngược với sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ, tăng trưởng trong
nguồn cung các loại thịt được giữ ở mức ổn định, dao động trong khoảng 1-
3%/năm, dự kiến tổng sản lượng thịt vượt mốc 4.1 triệu tấn vào năm 2019. Mức
tăng trưởng này chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường và trong khi nguồn cung
cho thịt heo ổn định và đáp ứng đủ nhu cầu nội địa, nguồn cung cho thịt bò và thịt
gia cầm lại rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng.
b. Tiềm năng, thách thức và tầm nhìn cho ngành thịt.
Dựa trên các báo cáo phân tích, Ipsos Business Consulting nhận định triển
vọng phát triển của ngành thịt Việt Nam là rất khả quan dựa trên một nền kinh tế
có tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm nhanh nhất châu Á, một cơ cấu dăn số trẻ và
gia tăng trong chi tiêu dùng.
Tuy nhiên, để thành công trên chính sân nhà của mình, các doanh nghiệp
Việt Nam cũng nên cân nhắc những thách thức tiềm ẩn trong ngành; điển hình
như những rào cản thuế quan bị dỡ bỏ sau khi các hiệp định thương mại được kí
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 21
kết gây biến động về giá bán trên thị trường, hay thói quen chuộng hàng nhập
khẩu, hàng có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài của một bộ phận người tiêu dùng
Việt Nam.
Một vài chiến lược và hướng phát triển dành cho các doanh nghiệp nội địa
trong ngành thịt như:
+ Phát triển ngang: thiết kể quy mô doanh nghiệp lớn, chịu trách nhiệm nhiều
khâu trong chuỗi giá trị với các hộ chăn nuôi gia đình là những đối tác vệ
tinh.
+ Phát triển dọc: mô hình chăn nuôi và phân phối kín nhằm giảm mức độ
cạnh tranh về giá.
+ Tập trung phát triển mô hình kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhằm làm giảm
mức độ lệ thuộc vào các sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.
II.2. Quy mô đầu tư của dự án.
STT Nội dung
Số
lượng
ĐVT
Diện tích
(m2)
I Xây dựng 112.871
1 Nhà điều hành 2 tầng 100
2 Nhà bảo vệ 1 tầng 20
3 Nhà kho 1 tầng 200
4 Nhà ở công nhân 2 tầng 100
5 Khu chuồng trại chăn nuôi lợn thịt 500
6 Ao cá 4.000
7 Khu nuôi gà 200
8 Khu nuôi ngỗng 200
9 Khu trồng rau sạch 10.000
10 Khu trồng cây ăn quả 60.000
11 Giao thông tổng thể 37.493
12 Kho chứa thức ăn chăn nuôi 1 m2 16
13 Bế chứa xử lý phân chuồng 1 m3 22
14
Bế chứa nước phân bón cho cây
trồng
1 m3 20
15 Đường điện 1 m 2.500
16 Hệ thống tưới tiêu tự động 1 m 10.000
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 22
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.
III.1. Địa điểm xây dựng.
Dự án trang trại theo mô hình VAC ... được thực hiện tại Xứ đồng Hồng
Châu, thôn Đống Thanh, xã Hưng Long, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
III.2. Hình thức đầu tư.
Dự án được đầu tư theo hình thức xây dựng mới.
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án.
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.
TT Nội dung Diện tích (m²) Tỷ lệ (%)
1 Nhà điều hành 100 0,09
2 Nhà bảo vệ 20 0,02
3 Nhà kho 200 0,18
4 Nhà ở công nhân 100 0,09
5 Khu chuồng trại chăn nuôi lợn thịt 500 0,44
6 Ao cá 4.000 3,54
7 Khu nuôi gà 200 0,18
8 Khu nuôi ngỗng 200 0,18
9 Khu trồng rau sạch 10.000 8,86
10 Khu trồng cây ăn quả 60.000 53,16
11 Giao thông tổng thể 37.493 33,22
12 Kho chứa thức ăn chăn nuôi 16 0,01
13 Bế chứa xử lý phân chuồng 22 0,02
14 Bế chứa nước phân bón cho cây trồng 20 0,02
Tổng cộng 112.871 100
IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.
Các vật tư đầu vào như: nguyên vật liệu và xây dựng đều có bán tại địa
phương và trong nước nên nguyên vật liệu các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá
trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động của dự án sau này, dự
kiến sử dụng nguồn lao động tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình
thực hiện dự án
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 23
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 24
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình.
Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình của dự án
STT Nội dung
Số
lượng
ĐVT
Diện tích
(m2)
I Xây dựng 112.871
1 Nhà điều hành 2 tầng 100
2 Nhà bảo vệ 1 tầng 20
3 Nhà kho 1 tầng 200
4 Nhà ở công nhân 2 tầng 100
5 Khu chuồng trại chăn nuôi lợn thịt 500
6 Ao cá 4.000
7 Khu nuôi gà 200
8 Khu nuôi ngỗng 200
9 Khu trồng rau sạch 10.000
10 Khu trồng cây ăn quả 60.000
11 Giao thông tổng thể 37.493
12 Kho chứa thức ăn chăn nuôi 1 m2 16
13 Bế chứa xử lý phân chuồng 1 m3 22
14
Bế chứa nước phân bón cho cây
trồng
1 m3 20
15 Đường điện 1 m 2.500
16 Hệ thống tưới tiêu tự động 1 m 10.000
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 25
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật.
II.1. Kỹ thuật chăn nuôi heo
1. Giữ đàn lợn nuôi trong môi trường được bảo vệ:
+ Khu vực chăn nuôi phải cách xa nhà ở;
+ Có hàng rào ngăn cách với các khu vực khác;
+ Hạn chế tối đa người lạ đi vào khu vực chăn nuôi;
+ Trước cổng, trước mỗi dãy chuồng phải có hố sát trùng;
+ Phải thường xuyên định kỳ tiêu độc khử trùng dụng cụ và khu vực chăn nuôi;
+ Chất thải chăn nuôi được thu gom và xử lý bằng các biện pháp thích hợp.
Trang trại nuôi lợn thịt
2. Chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý tốt đàn lợn:
+ Cung cấp đầy đủ thức ăn chăn nuôi tự chế biến theo kỹ thuật chế biến thức
ăn chăn nuôi hữu cơ.
+ Nước uống sạch cho gia lợn;
+ Chuồng nuôi đúng quy cách và đảm bảo mật độ nuôi hợp lý;
+ Định kỳ tiêm phòng và tẩy giun sán cho lợn.
3. Kiểm soát mọi thứ ra vào khu vực chăn nuôi:
+ Phải biết rõ lai lịch nguồn gốc, tình trạng bệnh tật của đàn lợn mới nhập;
+ Lợn mới mang về phải nuôi cách ly theo quy định;
+ Kiểm soát thức ăn chăn nuôi và dụng cụ chăn nuôi đưa vào trại;
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 26
+ Tránh để chim hoang dã, các loài gặm nhấm, chó, mèo, chuột và người lạ vào
khu vực chăn nuôi.
4. Sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn cho người sử dụng:
+ Thời gian ngưng thuốc trước khi bán để giết mổ đúng quy định.
+ Có sổ sách ghi chép thời gian dùng vắc-xin và thuốc phòng trị bệnh cụ thể
của từng đàn, cá thể.
5. Mục tiêu nuôi dưỡng:
- Tốn ít thức ăn, lợn khỏe mạnh, lớn nhanh.
- Chất lượng thịt tốt, tỷ lệ thịt nạc cao, tỷ lệ thịt móc hàm cao, an toàn với người
tiêu dùng.
- Chi phí thức ăn thấp nhất bằng cách tự sản xuất thức ăn cho lợn bằng nguồn
nguyên liệu sẵn có như ngô, khoai, sắn,...vừa tiết kiệm chi phí và đem lại nguồn
dinh dưỡng cao.
6. Chọn giống để nuôi lợn thịt:
- Lợn lai F1 (giữa lợn đực ngoại và cái nội), có khả năng tăng trọng khá, tỷ lệ
nạc cao hơn lợn nội thuần.
- Lợn lai 2 máu ngoại, lợn lai 3 và 4 máu ngoại thường thể hiện ưu thế lai cao
(lớn nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn, khả năng chống chịu bệnh tật tốt hơn so
với giống lợn ngoại nguyên chùng nuôi thịt).
+ Lợn lai 2 máu ngoại hiện nay là con lai F1 giữa giống lợn Landrace va giống
lợn Yorkshire.
+ Lợn lai 3 máu ngoại hiện nay là con lai giữa lợn nái F1 (Landrace x
Yorkshire) phối với đực lợn Duroc. Lợn lai 3 máu ngoại giảm từ 0,1 – 0,3 kg thức
ăn/kg tăng khối lượng, rút ngắn thời gian nuôi từ 4 – 6 ngày, tăng tỷ lệ nạc từ 1 –
2% so với nuôi lợn thuần chủng.
Chọn lọc để nuôi thịt: Nên chọn những lợn con:
- Khỏe mạnh, không có khuyết tật (úng, chân yếu…), lông da mịn màng, hồng
hào.
- Thân hình phát triển cân đối (trường mình, rộng lưng, nở ngực, mông to, 4
chân khỏe).
7. Nhập giống lợn:
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 27
- Lợn nhập vào trang trại phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giấy chứng nhận
kiểm dịch động vật, tiêm phòng vắc xin, thuốc điều trị đã sử dụng (nếu có). Tốt
nhất nên nhập từ các trại đã có chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Chỉ nên mua
lợn mới từ 1 đến 2 trại đảm bảo an toàn dịch, hạn chế nguy cơ mang bệnh vào trại.
- Khi lợn về đến trại, phải chuyển lợn xuống ngay, đưa vào khu cách ly để nuôi
thích nghi. Ghi nhận lại tất cả các biểu hiện bệnh tật của lợn trong quá trình nuôi
thích nghi.
- Sau khi nhập lợn phải lên kế hoạch tiêm phòng cho đàn lợn, quan tâm đến
một số bệnh như; lở mồm long móng, dịch tả, hội chứng rối loạn hô hấp và sinh
sản (PRRS),….
- Cử người thường trực để kịp thời cách ly lợn bị bệnh, nghi có bệnh và điều trị
những con bị tổn thương do cắn nhau, bị bệnh.
- Tập cho lợn đi vệ sinh đúng chỗ vào vị trí quy định trong một vài ngày đầu.
8. Kỹ thuật nuôi dưỡng:
Giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần qua các giai đoạn của lợn thịt:
Khối lượng cơ thể
(kg)
Protein thô (%) Năng lượng trao đổi (ME) kcal
10-30 17-18 3100-3200
31 - 60 15 3100
61 - 100 13 3000
Cách cho ăn, uống:
- Có thể cho lợn ăn tự do hoặc theo bữa.
- Đối với lợn nhỏ dưới 30 kg cho ăn 3 bữa/ngày, lợn lớn hơn cho ăn 2 bữa/ngày.
- Lợn được cung cấp đầy đủ nước sạch bằng vòi uống tự động.
- Cho lợn ăn đúng và đủ khẩu phần đối với từng giai đoạn lợn.
- Cách tính lượng thức ăn cho một lợn thịt/ngày
Khối lượng
cơ thể (kg)
Cách tính lượng thức
ăn/ngày
Mức ăn/ngày (kg)
tính TB cho 1 giai
đoạn
Số
bữa/ngày
10-30 5,3% x Khối lượng lợn 1,05 3
31 - 60 4,3% x Khối lượng lợn 2,16 2
61 - 100 3,4% x Khối lượng lợn 3,07 2
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 28
Ví dụ lợn có khối lượng 40 kg lượng thức ăn cần 1 ngày là 40 x 4,3% = 1,72
kg.
Tuy nhiên để chăn nuôi lợn thịt đạt tỷ lệ nạc cao có thể áp dụng khuyến cáo cho
lợn ăn hạn chế từ ngoài 60 kg khối lượng cơ thể. Mức ăn hạn chế là cho ăn giảm
hơn từ 15 – 20% so với mức ăn tự do ở trên.
Định mức ăn hạn chế của lợn thịt
Khối lượng cơ thể
(kg)
Lượng thức
ăn/con/ngày (kg)
Hàm lượng Protein và Năng
lượng trong 1 kg thức ăn
18 0,9 Protein: 17%-18%
Năng lượng: 3100 Kcal
27 1,2
38 1,5
Protein: 15%
Năng lượng: 3100 Kcal
50 2
60 2,2
68 2,3-2,4
Protein: 13%
Năng lượng: 3000 Kcal
75 2,4-2,6
85 2,6-2,8
86-100 2,6-2,8
9. Kỹ thuật chăm sóc quản lý đàn lợn thịt:
9.1. Về chuồng nuôi và mật độ nuôi
- Chuồng nuôi thoáng mát về mùa Hè và ấm áp về mùa Đông.
- Nền chuồng cần chắc chắn không trơn trượt, có độ dốc 2-3% để thoát nước
thải nhanh. Nên sử dụng công nghệ đệm lót sinh học.
- Chuồng có máng ăn và vòi uống tự động cho lợn; 1 vòi cho 10 lợn, độ cao
của núm uống tự động phải phù hợp cho từng độ tuổi của lợn thịt.
- Không nên nuôi lợn với mật độ quá dày, tối đa là 1 con/m2, số lợn/1 ô nên từ
10-15 con.
- Nhiệt độ thích hợp cho lợn thịt từ 10-30 kg là 20-22oC, cho lợn thịt từ 30-100
kg là 15-16oC.
9.2. Vệ sinh thú y
- Tẩy giun sán cho lợn khi 18-22 kg
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 29
- Kết thúc nuôi 1 lứa lợn cần vệ sinh chuồng trại bằng nước vôi pha loãng hoặc
các chất sát trùng và để trống chuồng trong thời gian 1 tuần mới nuôi lứa khác.
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo quy định
Lịch tiêm phòng cho lợn con và lợn thịt
Loại tiêm phòng Thời gian tiêm (ngày tuổi)
Tiếm sắt lần 1 3-Feb
Tiếm sắt lần 2 13-Oct
Vắc-xin dịch tả lợn lần 1 20
Vắc-xin dịch tả lợn lần 2 45
Vắc-xin thương hàn lần 1 20
Vắc-xin thương hàn lần 2 28-34
Vắc xin phù đầu 28-35
Vắc -xin tụ - dấu 60
II.2. Kỹ thuật nuôi gà thả vườn
 Nuôi gà con
Chuẩn bị quây úm
- Quây úm nên làm bằng cót bố trí trong chuồng úm, không nên làm gần cửa
ra vào tránh gió lùa. Các tấm cót có chiều cao từ 60 – 80cm, có thể dùng các tấm
quây vòng tròn có đường kính 2,8 – 3,0m hoặc hình chữ nhật có kích thước 2×3m
khoảng 6 m². Một quây gà đường kính như trên nuôi được 400 gà con vào mùa hè
và 500con vào mùa đông.
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 30
– Bố trí trong quây úm: Khay, mẹt cho gà con ăn và máng uống nhỏ được bố
trí xen kẽ nhau trong quây đảm bảo cho gà con ăn uống được thuận tiện. Sưởi ấm
giữ nhiệt trong quây úm dùng bóng hồng ngoại để cung cấp nhiệt sưởi, treo cao 40
– 50 cm so với mặt nền đảm bảo nhiệt độ trong quây úm trong 3 tuần đầu từ 35 –
32oC, vào những ngày trời lạnh cần phủ thêm chiếu hoặc mành lưới đen lên trên
quây úm có tác dụng không làm cho nhiệt thoát ra ngoài, giữ ấm cho gà con và tiết
kiệm được điện.
- Chú ý thời gian chiếu sáng: cho gà con từ 24 – 8 tiếng/ngày trong từ 1 – 30
ngày tuổi. Ban ngày có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên. Điều này vừa giúp tiết kiệm
điện vừa sử dụng ánh sáng tự nhiên giúp gà phát triển tốt và diệt khuẩn trong môi
trường chuồng nuôi.
Trước khi nhận gà vào quây phải
- Kéo rèm che kín chuồng
- Bật đèn sưởi ấm trong quây úm khoảng 2 giờ nếu thời tiết ngoài trời lạnh
- Cho nước vào máng uống. Trong nước uống cần pha thêm thuốc kháng sinh,
Bcomplex, và đường Glucoz theo hướng dẫn. Nước uống phải là nước sạch, an
toàn và có thể đun nước cho ấm nếu úm gà vào mùa lạnh. Nước uống được cho vào
máng gallon loại 1,5-2lit, đáy máng uống được kê phẳng bằng gạch mỏng đặt trên
đệm lót.
Trải đều và mỏng thức ăn cho gà con lên máng ăn, để xen kẽ với máng uống
tránh để dưới ngay bóng điện.
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 31
- Sau khi thả gà vào quây: Kiểm tra lại số lượng con sống và con chết, loại
bỏ những con chết và gà không đạt tiêu chuẩn ra khỏi chuồng, quan sát và phân bố
đều gà trong quây úm để gà uống nước và ăn ngay.
 Quy trình nuôi dưỡng
- Từ tuần thứ nhất đến tuần thứ ba dùng thức ăn gà con chủng loại 1-21.
- Từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 6 dùng thức ăn gà dò chủng loại 21-42 ngày.
- Từ tuần thứ 7 trở đi dùng thức ăn gà vỗ béo chủng loại 43 ngày – xuất bán.
- Khi chuyển thức ăn từ thức ăn gà con sang thức ăn gà dò, công thức thay đổi
cho gà ăn như sau:
+ Ngày thứ nhất 75% thức ăn cũ và 25% thức ăn mới
+ Ngày thứ hai 50% thức ăn cũ và 50% thức ăn mới
+ Ngày thứ ba 25% thức ăn cũ và 75% thức ăn mới
+ Ngày thứ tư cho ăn 100% thức ăn mới
- Tuần thứ nhất đến hết tuần thứ hai cho gà ăn bằng khay hoặc mẹt(100 gà đặt
1 khay ăn). Rải mỏng, đều thức ăn lên khay ăn hoặc mẹt độ dầy 1cm, sau đó từ 2-
3 giờ cạo sạch thức ăn lẫn phân có trong khay đem sàng để gạt bỏ phân ra ngoài,
tận thu thức ăn cũ và tiếp thêm lượt mỏng thức ăn mới.
- Cho gà ăn tự do cả ngày đêm, bổ sung thêm thức ăn cho gà trong một ngày
đêm từ 6-7 lần.
- Khi gà được 3 tuần tuổi trở đi thay thế khay ăn bằng máng ăn cỡ trung bình
P30 hoặc máng đại P50( 25 – 30 con/máng), cần treo máng bằng dây, miệng máng
đặt ngang với lưng gà
- Cho gà uống nước: Dùng máng uống gallon chứa nước cho gà uống, dùng
máng cỡ 4,0 lít hoặc 8 lít. Để máng uống kê thật phẳng bằng gạch cao hơn độn lót
chuồng từ 4 cm đến 5 cm để gà không bới độn lót vào làm bẩn nước uống.
Máng uống đặt với số lượng 100 con cho 1 máng. Máng uống được rửa sạch
hàng ngày theo quy định của thú y, hàng ngày thay nước uống cho gà khoảng 4 lần
(sáng, chiều, tối, và giữa đêm).
 Chuẩn bị vườn thả gà
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 32
Vườn thả thiết kế bằng phẳng, có trồng cây hoặc tạo dàn cây che mát. Vườn
thả đảm bảo đủ rộng cho gà vận động, diện tích vườn thả và chuồng nuôi có tỷ lệ
3:1 tức là cứ 1m2 chuồng nuôi cần 3m2 sân vườn. Chu vi cần được rào lưới hoặc
xây tường bao đảm bảo gà không thể bay qua hoặc chui ra ngoài. Chỉ thả gà khi
thời tiết khô và ấm, thời tiết bất thuận (sau mưa, lạnh ẩm dài ngày) phải nuôi nhốt
hoàn toàn trong chuồng với mật độ 7-8 con/m2 .
Vườn thả gà
Giai đoạn một tháng gần xuất bán, ngoài cám hỗn hợp có thể bổ sung thêm
rau xanh, chất xơ, nguồn đạm từ ngoài như giun quế, bã bia… giúp gà thu nhận
thêm protein tạo thịt săn chắc, giảm mỡ, chất lượng thịt cao hơn.
Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ nuôi gà
- Giai đoạn úm hàng ngày kiểm tra và dọn rìa xung quanh máng uống, độn
chuồng bị ướt, xới đảo độn lót chuồng từ 7 – 10 ngày/lần và bổ sung thêm lượt
mỏng độn lót. Không thay độn lót chuồng thường xuyên.
Vệ sinh chuồng trại
- Để đảm bảo cho đàn gà khỏe mạnh, chuồng nuôi, vườn chăn thả phải thường
xuyên vệ sinh sát trùng bằng các loại thuốc sát trùng một tuần một lần hoặc vôi bột
15 ngày/ lần. Phòng bệnh cho gà theo đúng lịch.
- Máng ăn hàng ngày phải vệ sinh bằng cách dùng khăn lau sạch trước khi đổ
thức ăn, tiêu độc máng ăn 1 lần/tuần.
- Máng uống hàng ngày phải cọ rửa.
Các thiết bị trong chuồng
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 33
- Phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng nuôi 1 lần/tuần trong trường hợp khu
vực không có dịch bệnh và 3 ngày/lần khi khu vực xung quanh có dịch bệnh.
- Hàng ngày phải thay thuốc sát trùng trong khay để trước cửa ra vào chuồng
nuôi.
- Khu vục vườn thả phải dọn dẹp, san lấp những hố vũng, phát quang bụi rậm,
không được để sân vườn đọng nước.
II.3. Kỹ thuật nuôi ngỗng
Chọn ngỗng con
Chọn Ngỗng phải là những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mắt sáng, chân bước
đi vững vàng và đạt khối lượng cơ thể từ 85 đến 100gam/con.
Kỹ thuật nuôi Ngỗng
Trong kỹ thuật nuôi Ngỗng thì chuồng trại lại khá quan trọng bởi đây là loài
vật thích chạy nhảy tắm nắng nên không gian phải quây theo kiểu mở. Cụ thể, dù
không cần phải cầu kỳ nhưng chuồng trại phải thoáng, có nhiều ánh sáng và khoảng
sân rộng. Quây xung quanh bằng dây thép gai vững chắc tránh Ngỗng bay và chạy
nhảy ra ngoài.
Vì chúng rất nhanh lớn nên cần sử dụng máng ăn có kích thước
45cm*60cm*2cm dùng cho 25 - 30 ngỗng con. Máng uống cũng phải to để đủ
lượng nước cho chúng uống hàng ngày.
Nuôi Ngỗng ở thời kỳ đầu khoảng một tháng tuổi, nếu nhiệt độ thấp Ngỗng
không chịu được rét, vì khả năng điều tiết thân nhiệt kém, nên nhốt Ngỗng mới nở
trong quây kín bằng cót cao từ 0,8 - 1m, giữ nhiệt độ khoảng 30 - 320C. Nếu nhiệt
độ ngoài trời quá thấp, phải thắp bóng điện, trong vòng một tuần lễ đầu. Trong giai
đoạn này không nên cho ra ngoài, chỉ cho chúng ăn rau tươi non trộn lẫn với cám
ngô, cám gạo. Sau đó mới cho Ngỗng làm quen dần với môi trường xung quanh và
chăn thả ở những nơi có nguồn thức ăn như cỏ, rau.
Ngỗng thịt có thể nuôi chăn thả cả một đàn đông, từ vài chục con đến vài trăm
con. Lứa tuổi của Ngỗng trong đàn không được chênh lệch nhau nhiều để chúng
lớn đều dễ chăm sóc.
Dinh dưỡng
Con Ngỗng được ví như một cỗ máy xén cỏ, khả năng vặt cỏ của ngỗng tốt hơn
bò. Ngỗng có thể vặt tận gốc cây cỏ, cả phần củ rễ. Ngoài thức ăn xanh thì Ngỗng
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 34
cũng ăn ngô, thóc, cám công nghiệp, gạo, mỳ...Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm
vitamin để chúng tăng sức đề kháng.
Vỗ béo Ngỗng
Tùy điều kiện từng gia đình nuôi mà có thể xuất chuồng sau 90 ngày, 120 hay
150 ngày tuổi. Để tăng nhanh trọng lượng Ngỗng đồng thời làm tăng chất lượng
thịt cho Ngỗng ăn tăng thức ăn tinh, giảm vận động. Thời gian vỗ béo 12-15 ngày
trước khi bán, không kéo dài hơn tốn thức ăn mà ít hiệu quả.
Phòng bệnh
Nuôi Ngỗng cũng rất dễ nhiễm bệnh tụ huyết trùng do vi khuẩn, bệnh phó
thương hàn, hay bệnh cắn lông, rỉa lông... Do đó, bạn không nên nuôi lẫn lộn giữa
vịt, ngan và ngỗng. Chuồng trại cần làm vệ sinh thật chu đáo, kể cả các dụng cụ ăn
uống cần được tẩy uế sát trùng theo định kỳ thời gian, nhất là khi có dịch bệnh xảy
ra.
Thu hoạch
Nhìn chung sau khi nuôi 3-4 tháng, Ngỗng thường đạt trọng lượng 4- 4,5kg,
những giống Ngỗng ngoại nhập có thể cao hơn, đạt 4,5- 5kg. Nếu Ngỗng được nuôi
dưỡng chăm sóc tốt ngay từ đầu thì thời gian có thể rút ngắn không tới 3-4 tháng
nuôi.
II.4. Kỹ thuật nuôi cá
Áp dụng với các loại các nước ngọt như : cá trắm cỏ, cá mè trắng, cá mè hoa,
cá trôi mrigan, cá rô…
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 35
1. Cá mè trắng 2. Cá rô
- Điều kiện ao nuôi
– Các ao hồ ờ trong làng xóm, do đào ao vật thổ tạo ra; nếu ao bị tù, cớm, bùn
đóng lại quá nhiều, phải tát cạn, dọn sạch cây que, nếu ao nhỏ phải được cải tạo,
phá bờ ao nhỏ làm thành ao có diện tích 360 m2 – 1.500m2; vét (hút) bớt bùn lên
vườn, chi đế lại 1 lớp 20 – 30cm;
– Ao có độ pH – 6,7 không tù cớm, có nguồn nuớc cấp vào và thoát đi dễ dàng,
không bị ô nhiễm;
– Ao có bờ cao hơn mức mưa cao nhất tử 0,4 – 0,5m, cống phải có đăng rào
chắn, giữ cho cá không đi được.
- Chuẩn bị ao nuôi
Ao là môi trường sống của cá, để cho cá lớn nhanh đạt năng xuẩt cao, tránh
bệnh tật, cần phải làm tốt việc chuẩn bị ao nuôi:
– Hàng năm hoặc hai năm một lần, ao nuôi cá phải được tát cạn vào cuối năm
hoặc đầu xuân, bắt cá lớn, chọn để lại cá nhỏ; bốc bùn ở đáy ao vứt lên quanh bờ,
lấp hết hang hốc, cây cỏ, dùng trang trang phảng đáy và quanh bờ, dùng 10 – 15 kg
vôi bột/1000m² rác đều quanh bờ và đáy, diệt hết cá tạp, phơi nắng 7-10 ngày cho
mùn bã hữu cơ đáy ao phân hủy.
– Lọc nước vào ao qua cống có vật chắn là vải màn hoặc bao trấu, ngăn cá tạp
theo vào ăn hại thức ăn; nước tháo vào sâu 0,8 – 1m, dùng 100-150 kg phân
chuồng/100m², ủ mục rắc đều khắp ao hoặc dùng phân ủ một hố ở góc ao định kỳ
múc nước té khắp ao, cho sinh vật làm thức ăn cho cá phát triển.
- Kỹ thuật nuôi
Thả cá:
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 36
– Cá thả phải chọn giổng cá khoẻ mạnh, vây vẩy hoàn chỉnh không có vểt bệnh,
cá sáng con, đều con, không còi cọc: Trắm cỏ từ 100 – 150 gr/con; cá mè, trôi từ
12 – 15 cm/con; cá chim trắng, rô phi từ 8 – 10 cm/con.
– Mật độ thả:
+ Thả bình thường thì mật độ 1,5 – 2 con/m².
+ Nếu nuôi bán thâm canh thì thả 2 – 3 con/m².
– Thời vụ thả:
+ Cuối tháng 3 dầu tháng 4 thả cá giống vào ao đã tẩy dọn sẵn, để thu hoạch tỉa
vào tháng 10-11.
+ Nếu chuyển cá nhỏ năm trước sang thì thả vào tháng 11-12, giữ cá qua đông,
chăm sóc nuôi, thu hoạch tỉa vào tháng 8 – tháng 9 năm sau.
Chăm sóc quản lý:
– Cá nuôi từ tháng 4 chăm sóc cho ăn; nếu ao nuôi thông thường thì 7 – 10 ngày
phải bón phân 1 lần, mỗi lần từ 50 – 70 kg/100m²; phân ủ mục rắc khắp ao, cũng
cỏ thể dùng phân cỏ, rác ủ ở góc ao, định kỳ hoà nước phân té khắp mặt ao, lượng
té nhiều hay ít là căn cứ quan sát mầu nước, lá chuối non là tốt, nếu nhạt thỉ tăng
phân và ngược lại;
– Nếu nuôi thâm canh thả mật độ dày 2-3 con/m² thì phải cho ăn thức ăn tổng
hợp chế biến như ngô, khoai và 25% đạm cho cá chóng lớn,
Tất cà các trường hợp ao nuôi thông thường đến thời kỳ vỗ béo chuẩn bị thu
hoạch trước 1 – 2 tháng dều phải dùng thức ăn tinh cho ăn thêm hàng ngày vào
sáng sớm hoặc chiều tối với lượng 7 – 8% trọng lượng cá trong ao.
Hàng ngày phải kiểm tra bờ cống tránh để rò rỉ cá đi mất; thường xuyên vệ sinh
dọn sạch cỏ rác thừa nơi cá ăn, định kỳ 10 – 15 ngày đùa ao 1 lần để đề phòng cá
bị bệnh và khí độc bốc đi, cá hoạt động khoẻ phòng độc bệnh cho cá.
Trước tháng 3 và tháng 9 hằng năm, cần cho cá ăn thuốc Triên Đắc 1 cùa Trung
Quốc ứong mỗi ngày l lần. Mồi lần dùng 10 gr thuốc trộn với thức ăn đã nấu chín
cho 50 kg cá, ăn trong 3 ngày liền dể đề phòng cá mác bệnh.
Nếu cá đã mắc bệnh đốm đỏ thì sừ dụng thuốc Triên Đắc 50g trộn với thức ăn
là cám nấu cho 50 kg cá ăn, cho ăn 3 ngày liền.
- Thu hoạch:
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 37
Cá nuôi được 6-8 tháng đạt cỡ thu hoạch nên tiến hành thu hoạch theo 2 cách:
– Đánh tỉa – Thả bù: Cuối hàng năm khi thu hoạch cá, chọn để lại các loại cá
giống lớn, đối với trắm 150 – 200 g/con; trôi 15-20 cm/con.
Thả cá vào ao đã tẩy dọn, tháng 3 nuôi tích cực, đến tháng 8, tháng 9 kéo lưới
thu tỉa các loại cá to, thả tiếp loại cá nhỏ để nuôi. Cuối năm thu 1 lần nữa, 2 năm
tát cạn thu hoạch và tẩy đọn vệ sinh ao.
– Thu hoạch hằng năm: Cá nuôi tích cực 1 năm đạt cỡ như cá trắm 1,5-2 kg/con;
chép 0,35 kg/con, thì kéo lưới thu hoạch bớt và tát cạn bắt hết, tẩy dọn nuôi tiếp
năm sau.
II.5. Kỹ thuật trồng trọt
1. Kỹ thuật trồng rau củ quả theo tiêu chuẩn VietGAP:
a. Chọn đất trồng
 Đất cao, thoát nước thích hợp với sự sinh trưởng của đối tượng cây trồng
 Cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp và bệnh viện ít nhất 2km, với
chất thải sinh hoạt thành phố ít nhất 200 m.
 Đất không được có tồn dư hóa chất độc hại.
b. Nguồn nước tưới
 Sử dụng nguồn nước tưới từ sông không bị ô nhiễm hoặc phải qua xử lý.
 Sử dụng nước giếng khoan (đối với rau xà lách và các loại rau gia vị).
 Dùng nước sạch để pha phân bón lá và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).
c. Giống
 Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất giống. Giống nhập nội phải qua kiểm dịch.
 Chỉ gieo trồng các loại giống tốt và trồng cây con khỏe mạnh, không mang
nguồn sâu bệnh.
 Hạt giống trước khi gieo cần được xử lý hóa chất hoặc nhiệt để diệt nguồn
sâu bệnh.
d. Phân bón
 Tăng cường sử dụng phân hữu cơ hoai mục bón cho rau củ quả .
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 38
 Tuyệt đối không bón các loại phân chuồng chưa ủ hoai, không dùng phân
tươi pha loãng nước để tưới.
 Sử dụng phân hoá học bón thúc vừa đủ theo yêu cầu của từng loại rau. Cần
kết thúc bón trước khi thu hoạch ít nhất 15 ngày.
e. Phòng trừ sâu bệnh
 Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM (integrated Pest
Management).
 Luân canh cây trồng hợp lý.
 Sử dụng giống tốt, chống chịu sâu bệnh và sạch bệnh.
 Chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây (tạo cây khỏe).
 Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng.
 Sử dụng nhân lực bắt giết sâu.
 Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh hợp lý.
 Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp
đối với sâu, bệnh.
Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết và theo các yêu cầu sau:
 Không sử dụng loại thuốc cấm sử dụng cho rau.
 Chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các
động vật khác và con người.
 Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc).
 Tùy theo loại thuốc mà thực hiện theo hướng dẫn về sử dụng và thời gian
thu hoạch.
f. Sử dụng một số biện pháp khác
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 39
 Sử dụng nhà lưới, nhà kính để che chắn: nhà lưới, nhà kính có tác dụng hạn
chế sâu, bệnh, cỏ dại, sương giá, nắng hạn, rút ngắn thời gian sinh trưởng của rau,
ít dùng thuốc bảo vệ thực vật.
 Sử dụng màng nilon để phủ đất sẽ hạn chế sâu, bệnh, cỏ dại, tiết kiệm nước
tưới, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
g. Thu hoạch
 Thu hoạch đúng độ chín, đúng theo yêu cầu của từng loại, loại bỏ lá già héo,
trái bị sâu bệnh và dị dạng.
 Rửa kỹ bằng nước sạch, dùng bao túi sạch để chứa đựng.
2. Công nghệ sản xuất VietGAP – GlobalGAP cho cây ăn quả.
Dự án sẽ tiến hành trồng các loại cây ăn quả như: Cam, quýt, chuối, … Đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ trang trại tới bàn ăn là mục tiêu mà cả cộng đồng
đang hướng tới. Nuôi trồng nông sản thực phẩm là mắt xích đầu tiên của chuỗi
cung cấp thực phẩm, vì thế việc đảm bảo vệ sinh an toàn nông sản thực phẩm có ý
nghĩa vô cùng quyết định cho sự an toàn vệ sinh của thực phẩm trên bàn ăn.
 Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP.
GlobalGAP là một bộ tiêu chuẩn được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho
sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) trên toàn cầu. Đại diện hợp
pháp của Ban thư ký GlobalGAP là tổ chức phi lợi nhuận mang tên FoodPLUS
GmbH có trụ sở tại Đức.
Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP được xây dựng bởi một hiệp hội bình đẳng của các
nhà sản xuất, các nhà bán lẻ, các tổ chức dịch vụ, các nhà cung cấp sản phẩm nông
nghiệp, các tổ chức chứng nhận, các công ty tư vấn, các nhà sản xuất phân bón và
thuốc bảo vệ thực vật, các trường đại học...và các hiệp hội của họ. Các thành viên
này tham gia GlobalGAP với các tư cách khác nhau, với mục tiêu cụ thể khác nhau
nhưng đều vì mục đích chung của GlobalGAP.
Hiệp hội GlobalGAP cung cấp tiêu chuẩn và khuôn khổ cho chứng nhận bên
thứ 3 độc lập đối với các quá trình sản xuất tại các trang trại trồng trọt, chăn nuôi,
thủy sản và chỉ thừa nhận các tổ chức chứng nhận được công nhận năng lực theo
tiêu chuẩn ISO/IEC Guide 65 hoặc EN 45011. Đến nay, GlobalGAP có sự tham
gia của hơn 100 tổ chức chứng nhận từ khoảng 80 quốc gia khác nhau. Mục tiêu
cuối cùng của GlobalGAP là phát triển nông nghiệp một cách bền vững trên các
quốc gia thành viên.
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 40
GlobalGAP là công cụ quản lý trang trại nhằm
 Đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.
 Đảm bảo vệ sinh an toàn cho nông sản thực phẩm.
 Hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản.
 Sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn lực sản xuất nông nghiệp.
 Làm giàu nông dân và phát triển nông thôn.
 Bảo vệ môi trường và cảnh quan chung.
Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP là công cụ kết nối giữa doanh nghiệp với doanh
nghiệp, giữa nhà sản xuất với người cung ứng nông sản thực phẩm, vì thế nó không
hướng tới việc gắn nhãn trên sản phẩm dành cho người tiêu dùng cuối cùng, mà
quan tâm tới sản lượng và địa điểm sản xuất. Bằng việc đăng ký số GGN (Global
GAP Number), cung cấp và cập nhật thông tin của nhà sản xuất đã được chứng
nhận trên Cơ sở dữ liệu của GlobalGAP, nhà cung cấp sẽ có cơ hội tự giới thiệu về
chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, phương thức sản xuất, mức độ an toàn, mùa thu
hoạch và sản lượng của sản phẩm của mình. Bằng việc trở thành thành viên để có
quyền truy cập hệ thống dữ liệu này, các nhà cung cấp có thể tìm kiếm nguồn hàng
một cách nhanh chóng, thuận lợi và tin cậy.
 Yêu cầu của tiêu chuẩn GlobalGAP
Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP ra đời phiên bản đầu tiên năm 2000, cứ sau 3 năm
áp dụng thì tiêu chuẩn GlobalGAP lại được xem xét và sửa đổi (nếu cần).
Để có thể áp dụng được cho các trang trại với các sản phẩm khác nhau (cây
trồng, vật nuôi và thủy sản) với đặc thù sản xuất khác nhau, bộ tiêu chuẩn được
thiết kế thành 3 loại tài liệu bao gồm:
 Quy định chung/General Regulation (GR) - tài liệu cung cấp các thông tin
tổng thể, về tổ chức chứng nhận, các phương thức chứng nhận và yêu cầu đào tạo
đối với chuyên gia đánh giá.
 Các điểm kiểm soát và tiêu chí sự phù hợp/Control Points and Compliance
Criteria (CPCC) - tài liệu đưa ra các điểm cần kiểm soát và tiêu chí phù hợp cho
từng điểm; Các điểm kiểm soát và tiêu chí sự phù hợp được cụ thể hóa theo các
môdun sản phẩm khác nhau và được phân tầng theo mô hình dưới đây.
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 41
 Bảng kiểm tra/Checklist (CL) - tài liệu dùng để các chuyên gia sử dụng trong
quá trình đánh giá, cả đánh giá nội bộ lẫn đánh giá của tổ chức chứng nhận; Thực
chất bảng kiểm tra này chính là yêu cầu rút gọn của tài liệu thứ 2 nói trên.
Vì thế khi áp dụng, một nhà sản xuất một nhóm sản phẩm phải:
 Đáp ứng các yêu cầu trong Quy định chung đối với nhà sản xuất;
 Phù hợp với yêu cầu kiểm soát có trong 3 văn bản có liên quan (ví dụ trang
trại sản xuất rau phải áp dụng quy định kiểm soát cho mọi trang trại, cho ngành
trồng trọt, và cho rau quả);
 Đánh giá nội bộ cho theo bảng kiểm tra dành cho trang trại rau quả và thêm
bảng kiểm tra dành cho hệ thống quản lý chất lượng (nếu định chứng nhận theo
nhóm).
 Phương thức chứng nhận GlobalGAP
Nhà sản xuất có thể lựa chọn chứng nhận GlobalGAP theo một trong 4 phương
thức sau:
 Một nhà sản xuất riêng lẻ đăng ký chứng nhận theo tiêu chuẩn GLOBALGAP
để nhận được giấy chứng nhận cho riêng mình.
 Một nhóm nhà sản xuất có cùng 1 tư cách pháp nhân có thể đăng ký chứng
nhận theo nhóm theo tiêu chuẩn GLOBALGAP để được nhận giấy chứng nhận
chung khi đủ điều kiện.
 Một nhà sản xuất riêng lẻ đăng ký chứng nhận GLOBALGAP thông qua
đánh giá đối chuẩn (Benchmarking) với một tiêu chuẩn GAP khác để nhận được
giấy chứng nhận cho riêng mình.
 Một nhóm nhà sản xuất có cùng 1 tư cách pháp nhân có thể đăng ký chứng
nhận GLOBALGAP thông qua đánh giá đối chuẩn (Benchmarking) với một tiêu
chuẩn GAP khác để được nhận giấy chứng nhận chung khi đủ điều kiện.
 Thủ tục chứng nhận GLOBALGAP.
Về cơ bản, thủ tục chứng nhận sẽ do các tổ chức chứng nhận xây dựng phù
hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC Guide 65 hoặc EN 45011 (nghĩa là tổ chức
chứng nhận phải được công nhận) và đáp ứng các quy định riêng của Global GAP
(nghĩa là tổ chức chứng nhận phải được Global GAP phê duyệt).
 Quá trình xây dựng và áp dụng GlobalGAP vào trang trại.
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 42
Để có lòng tin lâu dài của người tiêu dùng, nhà sản xuất nông nghiệp phải xây
dựng, duy trì và bảo vệ thương hiệu sản phẩm của mình thông qua 4 nhóm hoạt
động sau:
 Xây dựng, áp dụng và chứng nhận quy trình nuôi trồng an toàn trong trang
trại theo tiêu chuẩn GlobalGAP;
 Xây dựng cơ chế, cách nhận biết và truy xét nguồn gốc sản phẩm (ghi chép
và lưu hồ sơ về nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất trong trang trại và khách
hàng mua sản phẩm đầu ra); hoạt động này nên được tiến hành lồng ghép với việc
kiểm soát hoạt động sản xuất theo tiêu chuẩn.
 Thực hiện thủ tục đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu thương mại trong nước và
quốc tế (nếu cần) và các biện pháp thực tiễn để chống hàng giả, hàng nhái;
 Thực hiện các giải pháp tiếp thị hữu hiệu để kết nối với thị trường (hệ thống
phân phối, thông tin trên nhãn/ bao bì, quảng cáo, triển lãm, hội thảo, hoạt động xã
hội/công ích…).
Để có được thị trường và giá bán tốt hơn, các nhà sản xuất cần (tự mình hoặc
có sự hỗ trợ của tư vấn) thực hiện các hoạt động chính sau đây:
 Đào tạo nhận thức chung về vai trò và tác dụng của việc xây dựng và áp dụng
Global GAP cho tất cả người làm;
 Nghiên cứu tiêu chuẩn, quy phạm pháp luật của nơi sản xuất và thị trường
xuất khẩu để xây dựng cách thức nuôi/ trồng đáp ứng yêu cầu;
 Thực hiện việc nuôi/ trồng theo quy trình đã xây dựng, ghi chép và lưu hồ sơ
cần thiết theo yêu cầu đã xây dựng;
 Đào tạo đánh giá viên nội bộ và tiến hành đánh giá nội bộ trước khi đăng ký
chứng nhận;
 Tham gia và thực hiện quá trình chứng nhận với tổ chức chứng nhận đã được
công nhận và phê duyệt;
 Thực hiện tiếp các hoạt động xây dựng thương hiệu và thị trường để có được
giá bán tốt hơn.
Chứng nhận GlobalGAP được coi là cây cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu
dùng.
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 43
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở
hạ tầng.
I.1. Chuẩn bị mặt bằng dự án.
- Diện tích đất sử dụng cho dự án 112.871 m2
nằm tại Xứ đồng Hồng Châu,
thôn Đống Thanh, xã Hưng Long, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
- Hiện trạng: Đất nông nghiệp
- Hình thức: thuê đất nhà nước 50 năm trả tiền hàng năm.
Chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện đầy đủ các
thủ tục về đất đai theo quy định hiện hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện đúng
theo tinh thần chỉ đạo của các cơ quan ban ngành và luật định.
I.2. Phương án tái định cư.
Khu vực lập Dự án không có dân cư sinh sống nên không thực hiện việc đền
bù giải tỏa và tái định cư.
II. Các phương án xây dựng công trình.
Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị
STT Nội dung
Số
lượng
ĐVT
Diện tích
(m2)
I Xây dựng 112.871
1 Nhà điều hành 2 tầng 100
2 Nhà bảo vệ 1 tầng 20
3 Nhà kho 1 tầng 200
4 Nhà ở công nhân 2 tầng 100
5
Khu chuồng trại chăn nuôi lợn
thịt
500
6 Ao cá 4.000
7 Khu nuôi gà 200
8 Khu nuôi ngỗng 200
9 Khu trồng rau sạch 10.000
10 Khu trồng cây ăn quả 60.000
11 Giao thông tổng thể 37.493
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 44
STT Nội dung
Số
lượng
ĐVT
Diện tích
(m2)
12 Kho chứa thức ăn chăn nuôi 1 m2 16
13 Bế chứa xử lý phân chuồng 1 m3 22
14
Bế chứa nước phân bón cho cây
trồng
1 m3 20
15 Đường điện 1 m 2.500
16 Hệ thống tưới tiêu tự động 1 m 10.000
II Thiết bị
1
Máy chế biến thức ăn chăn nuôi
đa năng 3A2,2Kw
2 Cái
2 Máy bơm nước phân 1 Cái
3
Máy bơm hệ thống tưới tiêu tự
động
1 Cái
4 Máy vi tính làm việc 1 Bộ
5 Máy in 2 mặt 1 Cái
6 Hệ thống mạng internet 1 Bộ
7
Hệ thống camera giám sát chuồng
trại
1 Bộ
8
Hệ thống điện thắp sáng, sinh
hoạt
1 Bộ
9
Thiết bị văn phòng cho nhà điều
hành
1 Bộ
III Cây giống, con giống
1
Cây cam 3.400
Cây
2
Cây quất 20.000
Cây
3
Cây chuối 4.000
Cây
4 Giống lợn thịt 700
Con
5 Ngỗng giống 100
Con
6 Gà giống 100
Con
7 Cá giống 50
tấn
8 Rau giống 10
kg
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 45
III. Phương án tổ chức thực hiện.
Dự án được chủ đầu tư trực tiếp tổ chức triển khai, tiến hành xây dựng và
khai thác dự án khi đi vào hoạt động.
Dự án chủ yếu sử dụng lao động của địa phương. Đối với lao động chuyên
môn nghiệp vụ, dự án sẽ tuyển dụng và lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ cho con em trong vùng để từ đó về phục vụ dự án trong quá trình hoạt động
sau này.
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án.
- Lập và phê duyệt dự án trong năm 2019.
- Tiến hành xây dựng lắp đặt thiết bị trong năm 2019.
- Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và khai thác dự án.
Dự án trang trại theo mô hình VAC ...
Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 46
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI
PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
I. Đánh giá tác động môi trường.
Giới thiệu chung:
Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu
tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng và khu vực lân
cận, vì vậy chúng tôi đã kết hợp cùng Dự Án Việt để từ đó đưa ra các giải pháp
khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những
tác động rủi ro cho môi trường và cho xây dựng dự án được thực thi, đáp ứng
được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường.
I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường.
 Luật bảo vệ môi trường 2014 số 55/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày
01/01/2015.
 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi
trường có hiệu lực từ ngày 01/04/2015.
 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 01/04/2015.
 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thay thế Nghị
định 179/2013/NĐ-CP (Phần phụ lục) & 81/2006/NĐ-CP với mức phạt
tăng lên nhiều lần có hiệu lực từ ngày 01/02/2017.
 Nghị định 21/2008/NĐ-CP N sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định
số 80/2006/NĐ-CP
 Nghị định 80/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật bảo vệ môi trường.
 Thông tư 27/2015/TT-BTNMT Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường có hiệu
lực từ ngày 15/07/2015 thay thế thông tư số 26/2011/TT-BTNM.
 Thông tư 26/2015/TT-BTNMT Quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và
kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và
đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản có hiệu lực từ ngày
15/07/2015 thay thế thông tư số01/2012/TT-BTNMT.
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet.com.vn | 0918755356

More Related Content

What's hot

Thuyết minh dự án đầu tư Trung tâm thể thao phức hợp Long Thới
Thuyết minh dự án đầu tư Trung tâm thể thao phức hợp Long ThớiThuyết minh dự án đầu tư Trung tâm thể thao phức hợp Long Thới
Thuyết minh dự án đầu tư Trung tâm thể thao phức hợp Long Thới
Công ty môi trường Newtech Co
 

What's hot (20)

Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ caoThuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao
 
Thuyết minh dự án chung cư thương mại
Thuyết minh dự án chung cư thương mạiThuyết minh dự án chung cư thương mại
Thuyết minh dự án chung cư thương mại
 
Thuyết minh Dự án Đầu tư Nhà hàng Khách sạn tại tỉnh Sóc Trăng 0903034381
Thuyết minh Dự án Đầu tư Nhà hàng Khách sạn tại tỉnh Sóc Trăng 0903034381	Thuyết minh Dự án Đầu tư Nhà hàng Khách sạn tại tỉnh Sóc Trăng 0903034381
Thuyết minh Dự án Đầu tư Nhà hàng Khách sạn tại tỉnh Sóc Trăng 0903034381
 
Dự án chăn nuôi dê 0918755356
Dự án chăn nuôi dê 0918755356Dự án chăn nuôi dê 0918755356
Dự án chăn nuôi dê 0918755356
 
Thuyết minh Dự án Trang trại Chăn nuôi Lợn đen - Gà Cỏ - Vịt bầu theo mô hình...
Thuyết minh Dự án Trang trại Chăn nuôi Lợn đen - Gà Cỏ - Vịt bầu theo mô hình...Thuyết minh Dự án Trang trại Chăn nuôi Lợn đen - Gà Cỏ - Vịt bầu theo mô hình...
Thuyết minh Dự án Trang trại Chăn nuôi Lợn đen - Gà Cỏ - Vịt bầu theo mô hình...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trung tâm thể thao phức hợp Long Thới
Thuyết minh dự án đầu tư Trung tâm thể thao phức hợp Long ThớiThuyết minh dự án đầu tư Trung tâm thể thao phức hợp Long Thới
Thuyết minh dự án đầu tư Trung tâm thể thao phức hợp Long Thới
 
Thuyết minh đầu tư xây dựng siêu thị Mini Bình Thạnh
Thuyết minh đầu tư xây dựng siêu thị Mini Bình ThạnhThuyết minh đầu tư xây dựng siêu thị Mini Bình Thạnh
Thuyết minh đầu tư xây dựng siêu thị Mini Bình Thạnh
 
Dự án Khách sạn 4 sao Hưng Nguyên huyện Phú Quốc tỉnh Kiên Giang 0903034381
Dự án Khách sạn 4 sao Hưng Nguyên huyện Phú Quốc tỉnh Kiên Giang 0903034381Dự án Khách sạn 4 sao Hưng Nguyên huyện Phú Quốc tỉnh Kiên Giang 0903034381
Dự án Khách sạn 4 sao Hưng Nguyên huyện Phú Quốc tỉnh Kiên Giang 0903034381
 
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi CT...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi CT...Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi CT...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi CT...
 
Dự án trồng cây dược liệu 0918755356
Dự án trồng cây dược liệu 0918755356Dự án trồng cây dược liệu 0918755356
Dự án trồng cây dược liệu 0918755356
 
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
 
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng- www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng- www.duanviet.com.vn 0918755356
 
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docxDỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docx
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
 
Thuyết minh dự án Khu dân cư én vàng TPHCM 0918755356
Thuyết minh dự án Khu dân cư én vàng TPHCM 0918755356Thuyết minh dự án Khu dân cư én vàng TPHCM 0918755356
Thuyết minh dự án Khu dân cư én vàng TPHCM 0918755356
 
Dự án nuôi cá bồn bạt công nghệ cao 0918755356
Dự án nuôi cá bồn bạt công nghệ cao 0918755356Dự án nuôi cá bồn bạt công nghệ cao 0918755356
Dự án nuôi cá bồn bạt công nghệ cao 0918755356
 
Thuyết minh dự án Phương án sản xuất mô hình chăn nuôi gia cầm ứng dụng Công ...
Thuyết minh dự án Phương án sản xuất mô hình chăn nuôi gia cầm ứng dụng Công ...Thuyết minh dự án Phương án sản xuất mô hình chăn nuôi gia cầm ứng dụng Công ...
Thuyết minh dự án Phương án sản xuất mô hình chăn nuôi gia cầm ứng dụng Công ...
 
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
 
Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng Bắc Giang 0918755356
Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng Bắc Giang 0918755356Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng Bắc Giang 0918755356
Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng Bắc Giang 0918755356
 
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
 

Similar to Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet.com.vn | 0918755356

Similar to Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet.com.vn | 0918755356 (20)

Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...
 
Dự án Khu liên hợp giết mổ gia súc gia cầm, sơ chế sản phẩm nông nghiệp và ch...
Dự án Khu liên hợp giết mổ gia súc gia cầm, sơ chế sản phẩm nông nghiệp và ch...Dự án Khu liên hợp giết mổ gia súc gia cầm, sơ chế sản phẩm nông nghiệp và ch...
Dự án Khu liên hợp giết mổ gia súc gia cầm, sơ chế sản phẩm nông nghiệp và ch...
 
Dự án Khu liên hợp giết mổ gia súc gia cầm, sơ chế sản phẩm nông nghiệp và c...
 Dự án Khu liên hợp giết mổ gia súc gia cầm, sơ chế sản phẩm nông nghiệp và c... Dự án Khu liên hợp giết mổ gia súc gia cầm, sơ chế sản phẩm nông nghiệp và c...
Dự án Khu liên hợp giết mổ gia súc gia cầm, sơ chế sản phẩm nông nghiệp và c...
 
DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂY
DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂYDỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂY
DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂY
 
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO YUNA
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO YUNADỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO YUNA
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO YUNA
 
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội - www.duanviet.com.vn ...
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội - www.duanviet.com.vn ...Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội - www.duanviet.com.vn ...
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội - www.duanviet.com.vn ...
 
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...
 
XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ANH PHÁT
XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ANH PHÁTXÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ANH PHÁT
XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ANH PHÁT
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng Kiên Giang - www.l...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng Kiên Giang - www.l...Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng Kiên Giang - www.l...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng Kiên Giang - www.l...
 
Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356
Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356
Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356
 
Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356
Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356
Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356
 
Báo cáo tiền khả thi dự án trang trại chăn nuôi gia cầm | duanviet.com.vn | 0...
Báo cáo tiền khả thi dự án trang trại chăn nuôi gia cầm | duanviet.com.vn | 0...Báo cáo tiền khả thi dự án trang trại chăn nuôi gia cầm | duanviet.com.vn | 0...
Báo cáo tiền khả thi dự án trang trại chăn nuôi gia cầm | duanviet.com.vn | 0...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước giải khát Năng lượng hữu cơ Đông Dươn...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước giải khát Năng lượng hữu cơ Đông Dươn...Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước giải khát Năng lượng hữu cơ Đông Dươn...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước giải khát Năng lượng hữu cơ Đông Dươn...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Chuối - NNCNC Đại Tây Dương tại Vũng Tàu | duanviet....
Thuyết minh dự án đầu tư Chuối - NNCNC Đại Tây Dương tại Vũng Tàu | duanviet....Thuyết minh dự án đầu tư Chuối - NNCNC Đại Tây Dương tại Vũng Tàu | duanviet....
Thuyết minh dự án đầu tư Chuối - NNCNC Đại Tây Dương tại Vũng Tàu | duanviet....
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh | duanviet...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh | duanviet...Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh | duanviet...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh | duanviet...
 
Dự án nông nghiệp và chế biến thực phẩm công nghệ cao
Dự án nông nghiệp và chế biến thực phẩm công nghệ caoDự án nông nghiệp và chế biến thực phẩm công nghệ cao
Dự án nông nghiệp và chế biến thực phẩm công nghệ cao
 
Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất sản phẩm Chuối Sấy - www.duanviet.com.vn - 0918...
Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất sản phẩm Chuối Sấy - www.duanviet.com.vn - 0918...Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất sản phẩm Chuối Sấy - www.duanviet.com.vn - 0918...
Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất sản phẩm Chuối Sấy - www.duanviet.com.vn - 0918...
 
0918755356 DU AN NUOC YEN
0918755356 DU AN NUOC YEN0918755356 DU AN NUOC YEN
0918755356 DU AN NUOC YEN
 
Du an-nmsx-nuoc-yen
Du an-nmsx-nuoc-yenDu an-nmsx-nuoc-yen
Du an-nmsx-nuoc-yen
 

More from Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt

More from Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt (20)

Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồngThuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
 
Thuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thải
Thuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thảiThuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thải
Thuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thải
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆUTHUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
 
DU AN NHA MAY DAU THUC VAT
DU AN NHA MAY DAU THUC VATDU AN NHA MAY DAU THUC VAT
DU AN NHA MAY DAU THUC VAT
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂYDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
 
DU AN GACH KHONG NUNG
DU AN GACH KHONG NUNGDU AN GACH KHONG NUNG
DU AN GACH KHONG NUNG
 
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệpdự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
 
chăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ caochăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ cao
 
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
 
0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx
0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx
0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx
 
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356
 
Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356
 
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh tháiDự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
 
Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...
Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...
Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...
 
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
 
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
 
Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...
Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...
Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...
 
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...
 
Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu từ vào nông ngh...
Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu từ vào nông ngh...Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu từ vào nông ngh...
Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu từ vào nông ngh...
 

Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet.com.vn | 0918755356

  • 1. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------    ---------- BÁO CÁO TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN DỰ ÁN TRANG TRẠI THEO MÔ HÌNH VAC Chủ đầu tư: Địa điểm: Xã Hưng Long, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên ___ Tháng 03/2019 ___
  • 2. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------    ---------- BÁO CÁO TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN DỰ ÁN TRANG TRẠI THEO MÔ HÌNH VAC CHỦ ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ DỰ ÁN VIỆT Giám đốc
  • 3. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 3 MỤC LỤC I. Giới thiệu về chủ đầu tư..................................................................................... 6 II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.............................................................................. 6 III. Sự cần thiết đầu tư dự án................................................................................. 6 IV. Các căn cứ pháp lý.......................................................................................... 7 V. Mục tiêu dự án.................................................................................................. 8 V.1. Mục tiêu chung.............................................................................................. 8 V.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................. 8 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN....................... 10 I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. ........................................... 10 I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án...................................................... 10 I.2. Điều kiện xã hội vùng dự án......................................................................... 12 II. Quy mô sản xuất của dự án. ........................................................................... 19 II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường........................................................................ 20 II.2. Quy mô đầu tư của dự án............................................................................. 21 III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.............................................. 22 III.1. Địa điểm xây dựng..................................................................................... 22 III.2. Hình thức đầu tư......................................................................................... 22 IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ................ 22 IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.................................................................. 22 IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án........... 22 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ............................... 24 I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình............................................. 24 II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật.......................................................... 25 II.1. Kỹ thuật chăn nuôi heo................................................................................ 25 II.2. Kỹ thuật nuôi gà thả vườn ........................................................................... 29 II.3. Kỹ thuật nuôi ngỗng .................................................................................... 33 II.4. Kỹ thuật nuôi cá........................................................................................... 34
  • 4. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 4 II.5. Kỹ thuật trồng trọt ....................................................................................... 37 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN............................... 43 I.Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng.................................................................................................................... 43 I.1. Chuẩn bị mặt bằng dự án. ............................................................................. 43 I.2. Phương án tái định cư. .................................................................................. 43 II. Các phương án xây dựng công trình............................................................... 43 III. Phương án tổ chức thực hiện......................................................................... 45 IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án............. 45 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ.......................................................................................... 46 I. Đánh giá tác động môi trường. ........................................................................ 46 I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường............................................ 46 I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án ........................................ 47 I.4. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng.................................................... 47 II. Tác động của dự án tới môi trường. ............................................................... 47 II.1. Nguồn gây ra ô nhiễm ................................................................................. 48 II.2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường .............................................................. 49 II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường. .......... 50 II.4. Kết luận:....................................................................................................... 52 CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN........................................................................................... 53 I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án........................................................ 53 II. Cơ cấu và Tiến độ vốn thực hiện dự án.......................................................... 56 III. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án................................................ 58 III.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ........................................................ 58 III.2. Phương án vay............................................................................................ 60 III.3. Các thông số tài chính của dự án. .............................................................. 60 KẾT LUẬN......................................................................................................... 63 I. Kết luận............................................................................................................ 63
  • 5. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 5 II. Đề xuất và kiến nghị....................................................................................... 63 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ......... 64 Phụ lục 1 Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn của dự án thực hiện dự án............. Error! Bookmark not defined. Phụ lục 2 Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án.Error! Bookmark not defined. Phụ lục 3 Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án................ Error! Bookmark not defined. Phụ lục 4 Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án.Error! Bookmark not defined. Phụ lục 5 Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án. .. Error! Bookmark not defined. Phụ lục 6 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án............... Error! Bookmark not defined. Phụ lục 7 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án........ Error! Bookmark not defined. Phụ lục 8 Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án.......... Error! Bookmark not defined. Phụ lục 9 Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án..... Error! Bookmark not defined.
  • 6. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 6 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU I. Giới thiệu về chủ đầu tư. Chủ đầu tư: Hộ Kinh doanh Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: Đại diện pháp luật: Email: SĐT: Địa chỉ trụ sở: II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án. Tên dự án: Dự án trang trại theo mô hình VAC Địa điểm xây dựng: Xứ đồng Hồng Châu, thôn Đống Thanh, xã Hưng Long, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác dự án. Tổng mức đầu tư của dự án: 6.500.000.000 đồng. (Sáu tỷ năm trăm triệu đồng). Trong đó: - Vốn huy động (tự có) (69,23%) : 4.500.000.000 đồng. - Vốn vay (30,77%) : 2.000.000.000 đồng. III. Sự cần thiết đầu tư dự án. Nước ta hiện là một nước nông nghiệp, trong quá trình xây dựng đất nước Đảng và nhà nước ta đang phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại hóa. Trong những năm gần đây nền kinh tế- xã hội nước ta đã phát triển một cách mạnh mẻ. Các ngành công nghiệp, dịch vụ và công nghệ phát triển đa dạng. Tuy nhiên đối với Việt Nam nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng trong đó chăn nuôi đóng vai trò quan trọng thiết yếu. Đặc biệt những năm gần đây thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh hoành hành, giá cả mặt hàng nông nghiệp và chăn nuôi bấp bênh. Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, lương thực, thực phẩm đặc biệt là thịt heo không cung cấp đủ cho thị trường nội địa dẫn đến ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực của đất nước. Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp luôn được các cấp lãnh đạo và cơ quan nhà nước quan tâm, đặc biệt là vấn đề đầu tư và tiếp
  • 7. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 7 cận các công nghệ, kỹ thuật tiến bộ trong trồng trọt và chăn nuôi từng bước nâng cao năng xuất. Đồng thời với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước trong các ngành sản xuất nông nghiệp đã tạo điều kiện cho ngành kinh tế này phát triển và từng bước đi vào hiện đại. Các sản phẩm nuôi của Việt Nam chủ yếu vẫn để tiêu thụ ở thị trường nội địa. Với thị trường xuất khẩu, chúng ta thường hay không thành công là do chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế. Hơn nữa, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, mà cụ thể là thịt heo hiện đang đứng trước một thực tế khó khăn là giá bán khá cao so với một số nước khác, không cạnh tranh được mà nguyên nhân sâu xa cũng chính vì hình thức chăn nuôi ở nước ta vẫn là hình thức truyền thống và lạc hậu nên năng suất sản lượng thấp, chi phí cao. Hiện nay các cơ sở chăn nuôi kỹ thuật tiên tiến hiện đại vẫn còn ít. Quy mô của các cơ sở vẫn còn nhỏ hẹp, chưa thể cung cấp ra thị trường cùng một lúc một lượng sản phẩm lớn. Trong khi đó nhu cầu về nông sản thực phẩm cụ thể là thịt heo của thị trường là rất cao, nhất là heo được chăn nuôi từ quy trình kỹ thuật hiện đại, đảm bảo chất lượng, an toàn và vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh thị trường trong nước còn rộng lớn thì thị trường xuất khẩu còn bỡ ngỡ. Hòa chung với sự phát triển kinh tế của đất nước với sức trẻ, trí tuệ, lòng nhiệt huyết khát vọng làm giàu, hộ kinh doanh ... đã phối hợp với Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt tiến hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư “Dự án trang trại theo mô hình VAC ...”. IV. Các căn cứ pháp lý.  Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội;  Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;  Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội  nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội  nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của  Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016;  Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý  chi phí đầu tư xây dựng;  Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý
  • 8. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 8  chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;  Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;  Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;  Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;  Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; V. Mục tiêu dự án. V.1. Mục tiêu chung. - Phát triển chăn nuôi heo và đặc biệt là heo thịt để tăng hiệu quả sử dụng các nguồn nguyên liệu, phụ phế phẩm từ nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội và xuất khẩu. - Phát triển chăn nuôi heo gắn chặt với quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh Hưng Yên. - Tạo sự chuyển dịch trong chăn nuôi heo theo hướng liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, tạo ra sản phẩm an toàn, năng suất cao, giá thành hạ, đáp ứng nhu cầu thị trường và lợi nhuận của người chăn nuôi. - Ứng dụng và tiếp thu công nghệ chăn nuôi heo hiện đại của thế giới, từng bước thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, phát triển ngành chăn nuôi heo địa phương có tính cạnh tranh và hiệu quả hơn. - Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Hưng Yên. - Hơn nữa, Dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho người dân, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại địa phương. V.2. Mục tiêu cụ thể. - Phát triển dự án theo mô hình VAC: Trồng các loại cây ăn quả (cam, quất, chuối …), cây cảnh; nuôi lợn, gà, ngỗng; ao nuôi cá sạch… - Dự án tiến hành đầu tư xây dựng 1 trại heo thịt hàng năm cung cấp ra cho thị trường khoảng 700 con heo thịt.
  • 9. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 9 - Góp phần phát triển kinh tế của địa phương. - Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.
  • 10. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 10 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. Vị trí địa lý: Mỹ Hào là huyện thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Hưng Yên, trong giới hạn địa lý có tọa độ từ 200 53’đến 200 58’ vĩ độ Bắc, 1060 02’ đến 1060 10’ kinh độ Đông. Mỹ Hào có địa giới hành chính: - Phía Bắc: giáp huyện Văn Lâm; - Phía Nam: giáp huyện Ân Thi; - Phía Tây: giáp huyện Yên Mỹ; - Phía Đông: giáp huyện Cẩm Giàng, huyện Bình Giang (tỉnh Hải Dương). Điều kiện tự nhiên: a) Địa hình, địa mạo: Huyện Mỹ Hào thuộc vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa hình bằng phẳng. Độ dốc nền trung bình rất nhỏ, từ 0,001% đến 0,008%; hướng dốc chính
  • 11. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 11 từ Tây Bắc về Đông Nam; cao độ nền tự nhiên trung bình từ 2,5m đến 3,5m. Đây là khu vực có cốt cao độ khá cao trong tỉnh và vùng, ít bị ngập lụt. b) Khí hậu: Khí hậu huyện Mỹ Hào mang tính chất nhiệt đới gió mùa, hằng năm chia thành hai mùa nóng, lạnh rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 24o C. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 có mưa nhiều; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, ít mưa. Độ ẩm không khí trung bình năm 87,5%. Lượng mưa trung bình năm: 1.500 - 1.600mm. Gió Đông Bắc thổi vào mùa lạnh và gió Đông Nam thổi vào mùa nóng. Vào tháng 6, tháng 7 xuất hiện đợt gió khô nóng, mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau có những đợt rét đậm kéo dài. Khí hậu tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm. c) Thủy văn: Huyện Mỹ Hào chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Hồng thông qua các phân lưu là sông Bắc Hưng Hải (đi qua phía Nam Huyện) và sông Cửu An (đi qua phía Đông Huyện). - Sông Hồng chạy dọc theo ranh giới phía Tây của tỉnh Hưng Yên, cách huyện Mỹ Hào khoảng 15km về phía Tây. Sông rộng 3 - 4km và sâu, có nhiều cồn bãi lớn, mực nước mùa cạn là +1,58m, mùa lũ là +4,7m. Lưu lượng trung bình 850 - 950m3/s, lưu lượng cao nhất mùa lũ là 8.160m3/s, lưu lượng thấp nhất mùa kiệt là 105m3/s. Vào mùa kiệt tốc độ dòng chảy nước sông dao động khoảng 0,2: 0,4m/s, mùa lũ 1,3: 1,5 m/s. Bề rộng dòng sông là 500 - 1.000m, đỉnh lũ năm với báo động cấp I là 9,5m. - Sông Bắc Hưng Hải: Chạy qua ranh Nam Huyện tại xã Ngọc Lâm, Hưng Long. Đoạn qua Huyện có chiều dài 6km; chiều rộng 70:100m, lưu lượng 75 ¸ 105m/s, mực nước sông được điều tiết và kiểm soát trung bình +2,0m, vào mùa mưa có thể lên tới +4,2m. - Sông Cửu An vốn là phân lưu của sông Hồng và là một nhánh chính của hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải, chạy qua ranh giới phía Đông Nam Huyện với chiều dài khoảng 4km, chiều rộng 50 - 130m, hai con sông này góp phần quan trọng vào việc ổn định lượng nước tưới tiêu cho nông nghiệp toàn vùng và huyện Mỹ Hào. Mực nước sông cũng được điều tiết và kiểm soát nên trung bình +1,9m, vào mùa mưa có thể lên tới +4,4m. - Các tuyến sông nội đồng của Huyện gồm sông Bần Vũ Xá (15km), kênh Trần Thành Ngọ (7,25km) và sông Cầu Lường giữ vai trò quan trọng trong việc cung
  • 12. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 12 cấp nguồn nước tưới, tiêu trực tiếp phục vụ sản xuất và đời sống trong Huyện, đồng thời bồi đắp phù sa hàng năm. Ngoài ra, Huyện còn có hệ thống hồ, đập, các sông, kênh nội đồng nhỏ khác, khi cần thiết có sự điều tiết của hệ thống trạm bơm. - Do có hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải điều tiết nên lũ chỉ xuất hiện tại sông Hồng và không ảnh hưởng huyện Mỹ Hào. Trong Huyện rất ít khu vực thường xuyên bị ngập úng (kể cả những vùng thấp nhất ở phía Đông Nam Huyện). I.2. Điều kiện xã hội vùng dự án. Huyện Mỹ Hào có 7.936 ha diện tích tự nhiên với dân số sau quy đổi là 152.605 người (tính đến ngày 31/12/2014); có 13 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn là Bần Yên Nhân và 12 xã (Nhân Hòa, Phan Đình Phùng, Dị Sử, Phùng Chí Kiên, Cẩm Xá, Dương Quang, Bạch Sam, Xuân Dục, Hưng Long, Minh Đức, Ngọc Lâm, Hòa Phong); Trong đó, thị trấn Bần Yên Nhân là huyện lỵ của huyện Mỹ Hào, cách thành phố Hưng Yên 36km, cách Hà Nội 34km, cách thành phố Hải Phòng 73km, cách thành phố Hải Dương 25km, cách thành phố Bắc Ninh 35km được quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hưng Yên xác định là một đô thị trung tâm tiểu vùng, là vùng kinh tế động lực thứ cấp của Tỉnh. Thị trấn Bần Yên Nhân mở rộng đã được Bộ Xây dựng công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV tại Quyết định số 1588/QĐ-BXD ngày 30/12/2014 với vai trò là động lực phát triển kinh tế của Tỉnh, có sức lan toả đến vùng lân cận, thúc đẩy kinh tế các huyện phía Bắc và phía Đông của Tỉnh. Về quan hệ vùng liên tỉnh, Huyện Mỹ Hào là một trung tâm phát triển công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng Thủ đô; được ảnh hưởng tích cực bởi các hành lang kinh tế - kỹ thuật - đô thị quan trọng của vùng Bắc bộ gồm: QL5A, QL39A, QL38, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường vành đai 4 Hà Nội, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng. Do vậy, Mỹ Hào có điều kiện giao lưu trong vùng Bắc bộ với các trung tâm như: Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòng, các cảng biển miền Bắc, cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Đối với tỉnh Hưng Yên, Huyện Mỹ Hào là một cực trong tam giác phát triển công nghiệp, dịch vụ phía Bắc của tỉnh Hưng Yên (Như Quỳnh - Văn Giang - Phố Nối); là một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, tài chính của tỉnh Hưng Yên, trung tâm của vùng các huyện Mỹ Hào, Ân Thi, Khoái Châu. Ngoài ra, Huyện Mỹ Hào còn có mối quan hệ mật thiết với các trung tâm phát triển lân cận như tỉnh Bắc Ninh, vùng phía Tây tỉnh Hải Dương. Mối quan
  • 13. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 13 hệ chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ, sản xuất và tiêu thụ nông phẩm. Trong đó Mỹ Hào là địa phương có nhiều trung tâm, cơ sở sản xuất kinh doanh phụ trợ và xúc tiến thương mại cho các địa phương trên (sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh thiết bị công nghiệp, phương tiện giao thông, hàng Tiểu thủ công nghiệp, hàng thủ công, mỹ nghệ). 1. Tăng trưởng kinh tế Năm 2018, kinh tế của tỉnh tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, 6 tháng đầu tăng 8,93%, cả năm tăng 9,64% so với năm 2017, đây là năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong 5 năm trở lại đây, trong đó quan trọng nhất là sự tiếp tục giữ được sự ổn định và phát triển của cả ba khu vực nông, lâm nghiệp thủy sản; công nghiệp, xây dựng; thương mại, dịch vụ. 2. Cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm xuống; công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ có xu hướng tăng lên. Năm 2018, cơ cấu kinh tế của tỉnh như sau: nông, lâm nghiệp thủy sản còn 10,58%; công nghiệp-xây dựng 51,56%; thương mại, dịch vụ (bao gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm) 37,86%. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền với chính sách phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian vừa qua, đó là phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của địa phương; khai thác, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; tập trung đầu tư xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp và dịch vụ; coi trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, gắn với xây dựng nông thôn mới để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm những lĩnh vực có lợi thế, có giá trị tăng cao, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. 3. Nông nghiệp và thủy sản Sản xuất nông nghiệp năm 2018 có nhiều thuận lợi, năng suất hầu hết các loại cây trồng, vật nuôi đều tăng. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,50% so với năm trước. Cụ thể tình hình sản xuất như sau: Sản xuất cây hàng năm: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 92.523 ha, giảm 5,44% (giảm 5.321 ha) so với năm 2017. Trong đó: Diện tích gieo trồng lúa 66.399 ha, giảm 5,65% (giảm 3.973 ha); ngô 6.926 ha, giảm 900 ha (giảm
  • 14. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 14 11,50%); cây lấy củ có chất bột 526 ha, giảm 10,81% (giảm 64 ha); cây công nghiệp hàng năm 1.942 ha, giảm 17,89% (giảm 423 ha); cây rau, đậu, hoa, cây cảnh 15.585 ha, tăng 0,75%. Năng suất các loại cây trồng đều tăng, trong đó: Lúa 62,56 tạ/ha, tăng 3,08 tạ/ha so với năm 2017; ngô 59,74 tạ/ha, tăng 1,09 tạ/ha; khoai lang 153,78 tạ/ha, tăng 1,92 tạ/ha; lạc 34,93 tạ/ha, tăng 1,14 tạ/ha; đậu tương 21,41 tạ/ha, tăng 1,01 tạ/ha; rau các loại 234,06 tạ/ha, tăng 5,89 tạ/ha; đậu các loại 18,79 tạ/ha, tăng 0,05 tạ/ha. Sản lượng một số cây trồng như sau: Lúa 415.444 tấn, giảm 0,75% (giảm 3.141 tấn) so với năm 2017; ngô 41.372 tấn, giảm 9,86% (giảm 4.528 tấn); khoai lang 6.859 tấn, giảm 12,06% (giảm 941 tấn); lạc 2.942 tấn, giảm 1,28% (giảm 38 tấn); đậu tương 2.382 tấn, giảm 22,14% (giảm 662 tấn); rau các loại 302.850 tấn, tăng 12.493 tấn (tăng 4,30%); đậu các loại 1.484 tấn, giảm 21,89 % (giảm 416 tấn). Sản xuất cây lâu năm: Diện tích cây lâu năm tăng mạnh trong những năm gần đây do địa phương có chủ trương chuyển đổi chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm, kết hợp chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Theo báo cáo kết quả chuyển đổi từ năm 2015-2017, toàn tỉnh đã chuyển đổi được 3.102 ha; theo kế hoạch chuyển đổi giai đoạn 2018-2020, toàn tỉnh chuyển đổi 7.133 ha. Trong những năm gần đây hiệu quả kinh tế từ các mô hình chuyển đổi ngày càng được nâng cao, nhiều mô hình sản xuất hiệu quả đạt khá, hình thành theo chuỗi phát triển và có giá trị thu nhập cao. Năm 2018, diện tích cây lâu ăn quả đạt 12.061 ha, tăng 14,92% (tăng 1.566 ha) so với năm 2017. Một số cây ăn quả có diện tích tăng cao so với năm 2017 như: Cây nhãn 4.469 ha, tăng 14,48%; cây cam, quýt và cây có múi khác 3.115 ha, tăng 15,50%; cây chuối 2.340 ha, tăng 8,42%; cây ổi 686 ha, tăng 13,50%.... Năm nay, thời tiết thuận lợi cho quá trình ra hoa, đậu quả của một số loại cây ăn quả như vải, nhãn, cam, bưởi... Vì vậy, năng suất, sản lượng của các loại cây ăn quả này cao hơn so với năm trước. Ước tính sản lượng một số loại cây trồng chủ yếu như sau: Sản lượng nhãn đạt 42.300 tấn, tăng 37,67%; chuối đạt 48.500 tấn, tăng 8,35%; sản lượng cam đạt 28.900 tấn, tăng 7,13%; vải 10.150 tấn, tăng 33,82% so với năm 2017. Sản xuất cây vụ đông năm 2019: Theo báo cáo tiến độ sản xuất đến ngày 25/12/2018, toàn tỉnh gieo trồng đạt 10.574 ha các loại cây vụ đông, bằng 80,84% so với cùng kỳ năm trước và đạt 87,46% kế hoạch đề ra. Nguyên nhân chủ yếu do có không ít khó khăn như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giá nhân công cao, công làm đất tăng nhanh, trong khi giá sản phẩm cây vụ đông không tăng, gây khó khăn cho nông dân trong đầu tư thâm canh, giảm hiệu quả sản xuất; nguồn lao động trẻ bị thu hút vào làm trong các doanh nghiệp và dịch vụ thương mại, xây dựng nên nhiều nơi thiếu lao động, nhất là các huyện phía bắc tỉnh; sản xuất vụ đông chưa
  • 15. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 15 tạo thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, khó khăn trong tưới tiêu, bảo vệ sản xuất. Do vậy, dự tính tổng diện tích gieo trồng vụ đông năm nay khả năng sẽ không đạt kế hoạch. Đến nay, toàn tỉnh đã thu hoạch 5.966 ha rau màu vụ đông. Trong đó: cây ngô 783 ha; bí các loại 1.265 ha; dược liệu, hoa cây cảnh 362 ha; rau, màu các loại 3.556 ha. Do nền nhiệt các tỉnh phía Bắc giảm xuống, đây là điều kiện thuận lợi cho cây vụ đông phát triển nhanh và cho năng suất cao. Chăn nuôi gia súc, gia cầm: Bước sang năm 2018, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh ổn định, giá thịt lợn hơi xuất chuồng có xu hướng tăng so với năm 2017, đàn gia cầm phát triển mạnh một số giống gà đặc sản như: gà lai, gà Đông Tảo. Mặt khác, năm nay trên địa bàn tỉnh không có dịch bệnh xảy ra, nên đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh tăng cả về số lượng và sản lượng. Đàn trâu 2.721 con, tăng 0,48%; đàn bò 35.385 con, tăng 0,78%; đàn lợn 585.953 con, tăng 1,87%; đàn gia cầm 8.654 nghìn con, tăng 3,33%. Sản lượng chăn nuôi ước đạt 144.337 tấn, tăng 1,83% so với năm 2017, trong đó thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 112.830 tấn, tăng 1,60%. b. Nuôi trồng thuỷ sản Tình hình sản xuất thuỷ sản giữ được ổn định và từng bước đa dạng giống nuôi trồng. Một số mô hình nuôi cá thịt thương phẩm tại các huyện Khoái Châu, Mỹ Hào, Ân Thi… theo tiêu chuẩn Vietgap đem lại giá trị kinh tế khá cho nông dân. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 5.661,10 ha. Toàn tỉnh có 46 cơ sở nuôi cá lồng, bè, tập trung ở thành phố Hưng Yên, Văn Giang, Khoái Châu, tổng số 250 lồng nuôi với thể tích 31.827 m3. Các bè nuôi cá đều nằm trên sông Hồng, tận dụng đặc điểm dòng nước sông sạch và luôn chảy nên mật độ cá nuôi rất dày và cho năng suất trên 1 đơn vị thể tích (m3) khá cao. Năm 2018, ước tính sản lượng thuỷ sản đạt 41.485 tấn, tăng 5,43% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó: sản lượng khai thác đạt 690 tấn, giảm 3,48%; sản lượng nuôi trồng đạt 40.795 tấn, tăng 5,60%. Sản xuất giống thuỷ sản vẫn ổn định, tương đương năm 2017. 4. Sản xuất công nghiệp a. Chỉ số sản xuất công nghiệp Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Mười Hai tăng 11,95% so với cùng kỳ năm 2017. 4. Công nghiệp Công nghiệp khai khoáng giảm 0,70%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,87%; sản xuất và phân phối điện tăng 13,04%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 17,01%. Một số sản phẩm công nghiệp trong tháng tăng so với cùng kỳ năm 2017 như: mỳ, phở, miến, bún, cháo ăn liền tăng 5,52%; thức ăn cho gia súc tăng 3,38%; thức ăn cho gia cầm tăng 37,95%; thùng, hộp bằng giấy bằng bìa cứng tăng 2,54%; sơn và véc ni tan trong môi trường nước
  • 16. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 16 tăng 11,05%; sản phẩm bằng plastic tăng 13,96%; gạch xây dựng bằng đất sét nung (trừ gốm, sứ) quy chuẩn 220x105x60mm tăng 7,39%; mạch điện tử tích hợp tăng 11,67%; động cơ đa năng một chiều/xoay chiều có công suất >37,5W tăng 21,65%; sợi quang và các bó sợi quang, cáp sợi tăng 5,78%; dây điện đơn dạng cuộn tăng 3,78%; phụ tùng của xe có động cơ tăng 16,41%. Năm 2018, Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10,93% so với năm 2017. Trong đó: Công nghiệp khai khoáng (cát) giảm 6,69%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,69%; sản xuất và phân phối điện tăng 14,64%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 16,26%. Một số sản phẩm công nghiệp tăng so với cùng kỳ năm 2017 như: mỳ, phở, miến, bún, cháo ăn liền tăng 7,41%; thức ăn cho gia súc tăng 8,02%; thức ăn cho gia cầm tăng 26,56%; thùng, hộp bằng giấy bằng bìa cứng tăng 6,42%; sơn và véc ni tan trong môi trường nước tăng 12,89%; sản phẩm bằng plastic tăng 12,18%; gạch xây dựng bằng đất sét nung (trừ gốm, sứ) quy chuẩn 220x105x60mm tăng 7,98%; sắt thép các loại tăng 7,70%; mạch điện tử tích hợp tăng 12,0%; động cơ đa năng một chiều/xoay chiều có công suất >37,5W tăng 21,99%; sợi quang và các bó sợi quang, cáp sợi tăng 6,45%; dây điện đơn dạng cuộn tăng 9,18%; phụ tùng của xe có động cơ tăng 8,73%. 5. Hoạt động đầu tư, xây dựng Năm 2018, vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh ước đạt 31.547.880 triệu đồng, tăng 11,08% so với năm 2017. Phân theo nguồn vốn: Vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước đạt 2.373.736 triệu đồng, tăng 13,43%; vốn trái phiếu Chính phủ 1.105.689 triệu đồng, tăng 1,47%; vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước 776.988 triệu đồng, tăng 2,17%; vốn vay từ các nguồn khác (của khu vực nhà nước) 179.321 triệu đồng, giảm 3,76%; vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước (vốn tự có) 50.812 triệu đồng, giảm 17,29%; vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 16.682.049 triệu đồng, tăng 10,57%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 9.896.818 triệu đồng, tăng 14,66%; vốn huy động khác 482.467 triệu đồng, giảm 2,05%. Thực hiện vốn đầu tư ngân sách địa phương tháng Mười Hai ước đạt 252.090 triệu đồng, tăng 16,63% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó: Vốn ngân sách cấp tỉnh đạt 108.220 triệu đồng, tăng 2,04%; vốn ngân sách cấp huyện đạt 74.390 triệu đồng, tăng 27,15%; vốn ngân sách cấp xã đạt 69.480 triệu đồng, tăng 34,71%. Năm 2018, vốn đầu tư ngân sách địa phương ước đạt 2.164.566 triệu đồng, tăng 14,33% so với năm 2017. Trong đó: Vốn ngân sách cấp tỉnh đạt 958.572 triệu đồng, tăng 1,56%; vốn ngân sách cấp huyện 605.808 triệu đồng, tăng 26,23%; vốn ngân sách cấp xã 600.186 triệu đồng, tăng 27,84%.
  • 17. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 17 Hoạt động đầu tư nước ngoài: Tính đến 19/12/2018, toàn tỉnh có 419 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động, với tổng số vốn đăng ký là 4.345.194 nghìn USD, trong đó, từ đầu năm đến nay có 29 dự án đăng ký mới với số vốn đăng ký là 129.098 nghìn USD. Các quốc gia có số dự án, vốn đầu tư chủ yếu là: Thứ nhất là Nhật Bản có 153 dự án, vốn đăng ký là 2.849.583 nghìn USD, chiếm 65,58% tổng vốn đăng ký; thứ hai là Hàn Quốc có 125 dự án, vốn đăng ký 642.800 nghìn USD, chiếm 14,79% tổng vốn đăng ký; thứ ba là Trung Quốc có 84 dự án, vốn đăng ký 455.790 nghìn USD, chiếm 10,49% tổng số vốn đăng ký. 6. Thương mại, dịch vụ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong tháng Mười Hai ước đạt 2.795.246 triệu đồng, tăng 2,18% so với tháng trước và tăng 14,16% so với tháng cùng kỳ năm 2017. Trong đó: kinh tế nhà nước 6.815 triệu đồng, tăng 41,14% so với cùng kỳ năm 2017; kinh tế tập thể 577 triệu đồng, giảm 17,97%; kinh tế cá thể 1.746.350 triệu đồng, tăng 8,57%; kinh tế tư nhân 985.914 triệu đồng, tăng 24,94%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 55.590 triệu đồng, tăng 22,55%. Theo ngành kinh tế: thương nghiệp đạt 2.230.796 triệu đồng, tăng 12,13%; khách sạn, nhà hàng 149.717 triệu đồng, tăng 14,89%; doanh thu du lịch 560 triệu đồng, tăng 12,0%; doanh thu dịch vụ khác 414.173 triệu đồng, tăng 25,87%. Ước tính năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ đạt 31.038.523 triệu đồng, tăng 11,73% so với năm 2017. Trong đó: Kinh tế nhà nước 65.723 triệu đồng, tăng 8,51%; tập thể 7.671 triệu đồng, tăng 4,60%; cá thể 19.859.603 triệu đồng, tăng 10,63%; tư nhân 10.506.975 triệu đồng, tăng 13,61%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 598.551 triệu đồng, tăng 16,56%. Theo ngành kinh tế: thương nghiệp đạt 24.981.008 triệu đồng, tăng 11,26%; khách sạn, nhà hàng 1.668.098 triệu đồng, tăng 9,35%; doanh thu du lịch 6.844 triệu đồng, tăng 19,32%; doanh thu dịch vụ khác 4.382.928 triệu đồng, tăng 15,27%. 7. Hoạt động vận tải a. Hoạt động vận tải hành khách Vận tải hành khách tháng Mười Hai ước đạt 1.358 nghìn lượt người vận chuyển và 81.204 nghìn lượt người luân chuyển, lần lượt tăng 17,40% về lượt người vận chuyển và tăng 11,44% về lượt người luân chuyển so với cùng kỳ năm 2017; doanh thu vận tải hành khách ước đạt 62.415 triệu đồng, tăng 18,20%. Năm 2018, vận tải hành khách ước đạt 14.831 nghìn lượt người vận chuyển và 862.618 nghìn
  • 18. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 18 lượt người luân chuyển, lần lượt tăng 14,37% về lượt người vận chuyển và tăng 11,34% về lượt người luân chuyển so với cùng kỳ năm 2017; doanh thu vận tải hành khách ước đạt 659.335 triệu đồng, tăng 15,99%. b. Hoạt động vận tải hàng hóa Vận tải hàng hoá tháng Mười Hai ước đạt 3.067 nghìn tấn vận chuyển và 112.362 nghìn tấn luân chuyển, lần lượt tăng 17,71% về tấn hàng hóa vận chuyển và tăng 16,60% về tấn hàng hóa luân chuyển so với cùng kỳ năm 2017; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 256.054 triệu đồng, tăng 17,50%. Năm 2018, vận tải hàng hóa ước đạt 30.899 nghìn tấn vận chuyển và 1.112.491 nghìn tấn luân chuyển, lần lượt tăng 14,10% về tấn hàng hóa vận chuyển và tăng 13,72% về tấn hàng hóa luân chuyển so với năm 2017; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 2.502.606 triệu đồng, tăng 14,36%. 8. Hoạt động tài chính, ngân hàng a. Thu ngân sách nhà nước Năm 2018, thu ngân sách nhà nước ước đạt 12.572.348 triệu đồng, tăng 4,08% so với năm 2017 và đạt 106,46% kế hoạch. Trong đó: Thu nội địa 9.400.000 triệu đồng, tăng 8,80%; thuế xuất nhập khẩu 3.172.348 triệu đồng, giảm 6,04%. Một số khoản thu nội địa như sau: Thu từ DNNN Trung ương 230.000 triệu đồng, giảm 15,20%; thu từ DNNN địa phương 31.000 triệu đồng, tăng 14,30%; thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 2.000.000 triệu đồng, tăng 43,10%; thu từ khu vực ngoài quốc doanh 3.300.000 triệu đồng, bằng với cùng kỳ năm 2017; thu lệ phí trước bạ 295.000 triệu đồng, tăng 12,50%; thuế thu nhập cá nhân 750.000 triệu đồng, tăng 19,10%; các khoản thu về nhà đất 2.179.000 triệu đồng, tăng 0,47%; các khoản thu khác 234.000 triệu đồng, tăng 4,52%. b. Chi ngân sách nhà nước Tính đến ngày 19/12/2018, chi ngân sách nhà nước địa phương đạt 8.508.915 triệu đồng, đạt 97,56% kế hoạch năm. Trong đó: Chi đầu tư phát triển 3.060.237 triệu đồng, đạt 115,34% kế hoạch; chi thường xuyên 5.448.679 triệu đồng, đạt 89,79% kế hoạch. Một số lĩnh vực chi thường xuyên như sau: Chi sự nghiệp kinh tế 515.130 triệu đồng; chi giáo dục, đào tạo 1.993.644 triệu đồng; chi sự nghiệp y tế 606.487 triệu đồng; chi sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao 120.916 triệu đồng; chi đảm bảo xã hội 411.078 triệu đồng; chi quản lý hành chính 1.286.397 triệu đồng; chi khác 481.868 triệu đồng. c. Hoạt động ngân hàng Tính đến 30/11/2018, tổng nguồn vốn của các tổ chức tín dụng đạt 72.845.806 triệu đồng, tăng 12,92% so với thời điểm 31/12/2017. Trong đó, Nguồn vốn huy động trong dân cư và các tổ chức kinh tế đạt 63.195.444 triệu đồng, tăng 12,81% và chiếm 86,75% tổng nguồn vốn. Tổng dư nợ đối với nền kinh tế đạt 55.853.471 triệu đồng, tăng 11,75% so với thời điểm 31/12/2017.
  • 19. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 19 Trong đó: Dư nợ cho vay ngắn hạn 39.019.254 triệu đồng, tăng 14,15%; dư nợ cho vay trung và dài hạn 16.834.217 triệu đồng, tăng 6,56%. Dư nợ cho vay bằng nội tệ 53.266.347 triệu đồng, tăng 11,68%; dư nợ cho vay bằng ngoại tệ 2.587.124 triệu đồng, tăng 13,18%. Về chất lượng tín dụng: Nợ xấu (nhóm 3,4,5) là 1.337.746 triệu đồng (chiếm 2,40% tổng dư nợ), tăng 84,42% so với thời điểm 31/12/2017. 9. Chỉ số giá a. Chỉ số giá tiêu dùng Thời gian qua, tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ kết nối trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với các tỉnh, thành phố trong cả nước như: Tham gia hội chợ thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn; hội chợ quảng bá thương hiệu nhãn Hưng Yên; hội chợ nông nghiệp quốc tế Agroviet; Hội nghị kết nối cung cầu toàn quốc... qua đó cũng góp phần làm thị trường tiêu dùng trong tỉnh sôi động hơn. Giá cả các mặt hàng tiêu dùng trong năm tương đối bình ổn, không có sự tăng giá đột biến cho thấy công tác điều hành bình ổn giá cả thị trường của các cấp các ngành tại tỉnh đạt hiệu quả cao. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm 2018 giảm 0,31% so với tháng trước. Có 6/11 nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá tăng so với tháng trước, bao gồm: Đồ uống và thuốc lá tăng 0,85%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,69%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,62%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 6,07%; văn hóa giải trí và du lịch tăng 0,34%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,02%. Có 4/11 nhóm hàng hoá, dịch vụ có chỉ số giá giảm so với tháng trước, bao gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 1,08%; nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD giảm 0,78%; giao thông giảm 4,69%; bưu chính viễn thông giảm 0,27%. So với tháng 12/2017, Chỉ số giá tiêu dùng tháng Mười Hai năm nay tăng 2,31%. Trong đó: Nhóm hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng 5,23%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,28%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,78%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 1,11%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,43%; thuốc và dịch vụ y tế giảm 0,53%; dịch vụ giao thông tăng 2,48%; bưu chính, viễn thông giảm 1,15%; dịch vụ giáo dục tăng 1,80%; văn hóa, thể thao, giải trí tăng 2,57%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,36%. Bình quân chung cả năm 2018, Chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,42% so với năm 2017. Trong đó: Nhóm hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng 4,24%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,41%; hàng may mặc, mũ nón, giầy, dép tăng 1,15%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 2,66%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,06%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 17,32%; dịch vụ giao thông tăng 8,36%; bưu chính, viễn thông giảm 0,80%; dịch vụ giáo dục tăng 3,04%; dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí tăng 2,39%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,83%. II. Quy mô sản xuất của dự án.
  • 20. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 20 II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường Những báo cáo thị trường trong những năm gần đây cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ các loại thịt tại Việt Nam; dự báo đến năm 2019, tổng sản lượng tiêu thụ thịt tại Việt Nam sẽ vượt mốc 4 triệu tấn. Chiếm gần 65% tổng sản lượng tiêu thụ, thịt heo vẫn sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong bữa ăn của người Việt; tuy nhiên mức tăng trưởng đáng kể ước tính đạt 3-5%/năm dự kiến sẽ mở ra những triển vọng khả quan cho lượng tiêu thụ thịt gia cầm và thịt bò trong thời gian tới. Trái ngược với sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ, tăng trưởng trong nguồn cung các loại thịt được giữ ở mức ổn định, dao động trong khoảng 1- 3%/năm, dự kiến tổng sản lượng thịt vượt mốc 4.1 triệu tấn vào năm 2019. Mức tăng trưởng này chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường và trong khi nguồn cung cho thịt heo ổn định và đáp ứng đủ nhu cầu nội địa, nguồn cung cho thịt bò và thịt gia cầm lại rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng. b. Tiềm năng, thách thức và tầm nhìn cho ngành thịt. Dựa trên các báo cáo phân tích, Ipsos Business Consulting nhận định triển vọng phát triển của ngành thịt Việt Nam là rất khả quan dựa trên một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm nhanh nhất châu Á, một cơ cấu dăn số trẻ và gia tăng trong chi tiêu dùng. Tuy nhiên, để thành công trên chính sân nhà của mình, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên cân nhắc những thách thức tiềm ẩn trong ngành; điển hình như những rào cản thuế quan bị dỡ bỏ sau khi các hiệp định thương mại được kí
  • 21. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 21 kết gây biến động về giá bán trên thị trường, hay thói quen chuộng hàng nhập khẩu, hàng có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài của một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam. Một vài chiến lược và hướng phát triển dành cho các doanh nghiệp nội địa trong ngành thịt như: + Phát triển ngang: thiết kể quy mô doanh nghiệp lớn, chịu trách nhiệm nhiều khâu trong chuỗi giá trị với các hộ chăn nuôi gia đình là những đối tác vệ tinh. + Phát triển dọc: mô hình chăn nuôi và phân phối kín nhằm giảm mức độ cạnh tranh về giá. + Tập trung phát triển mô hình kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhằm làm giảm mức độ lệ thuộc vào các sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu. II.2. Quy mô đầu tư của dự án. STT Nội dung Số lượng ĐVT Diện tích (m2) I Xây dựng 112.871 1 Nhà điều hành 2 tầng 100 2 Nhà bảo vệ 1 tầng 20 3 Nhà kho 1 tầng 200 4 Nhà ở công nhân 2 tầng 100 5 Khu chuồng trại chăn nuôi lợn thịt 500 6 Ao cá 4.000 7 Khu nuôi gà 200 8 Khu nuôi ngỗng 200 9 Khu trồng rau sạch 10.000 10 Khu trồng cây ăn quả 60.000 11 Giao thông tổng thể 37.493 12 Kho chứa thức ăn chăn nuôi 1 m2 16 13 Bế chứa xử lý phân chuồng 1 m3 22 14 Bế chứa nước phân bón cho cây trồng 1 m3 20 15 Đường điện 1 m 2.500 16 Hệ thống tưới tiêu tự động 1 m 10.000
  • 22. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 22 III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án. III.1. Địa điểm xây dựng. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... được thực hiện tại Xứ đồng Hồng Châu, thôn Đống Thanh, xã Hưng Long, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. III.2. Hình thức đầu tư. Dự án được đầu tư theo hình thức xây dựng mới. IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án. TT Nội dung Diện tích (m²) Tỷ lệ (%) 1 Nhà điều hành 100 0,09 2 Nhà bảo vệ 20 0,02 3 Nhà kho 200 0,18 4 Nhà ở công nhân 100 0,09 5 Khu chuồng trại chăn nuôi lợn thịt 500 0,44 6 Ao cá 4.000 3,54 7 Khu nuôi gà 200 0,18 8 Khu nuôi ngỗng 200 0,18 9 Khu trồng rau sạch 10.000 8,86 10 Khu trồng cây ăn quả 60.000 53,16 11 Giao thông tổng thể 37.493 33,22 12 Kho chứa thức ăn chăn nuôi 16 0,01 13 Bế chứa xử lý phân chuồng 22 0,02 14 Bế chứa nước phân bón cho cây trồng 20 0,02 Tổng cộng 112.871 100 IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án. Các vật tư đầu vào như: nguyên vật liệu và xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời. Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động của dự án sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện dự án
  • 23. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 23
  • 24. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 24 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình. Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình của dự án STT Nội dung Số lượng ĐVT Diện tích (m2) I Xây dựng 112.871 1 Nhà điều hành 2 tầng 100 2 Nhà bảo vệ 1 tầng 20 3 Nhà kho 1 tầng 200 4 Nhà ở công nhân 2 tầng 100 5 Khu chuồng trại chăn nuôi lợn thịt 500 6 Ao cá 4.000 7 Khu nuôi gà 200 8 Khu nuôi ngỗng 200 9 Khu trồng rau sạch 10.000 10 Khu trồng cây ăn quả 60.000 11 Giao thông tổng thể 37.493 12 Kho chứa thức ăn chăn nuôi 1 m2 16 13 Bế chứa xử lý phân chuồng 1 m3 22 14 Bế chứa nước phân bón cho cây trồng 1 m3 20 15 Đường điện 1 m 2.500 16 Hệ thống tưới tiêu tự động 1 m 10.000
  • 25. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 25 II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật. II.1. Kỹ thuật chăn nuôi heo 1. Giữ đàn lợn nuôi trong môi trường được bảo vệ: + Khu vực chăn nuôi phải cách xa nhà ở; + Có hàng rào ngăn cách với các khu vực khác; + Hạn chế tối đa người lạ đi vào khu vực chăn nuôi; + Trước cổng, trước mỗi dãy chuồng phải có hố sát trùng; + Phải thường xuyên định kỳ tiêu độc khử trùng dụng cụ và khu vực chăn nuôi; + Chất thải chăn nuôi được thu gom và xử lý bằng các biện pháp thích hợp. Trang trại nuôi lợn thịt 2. Chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý tốt đàn lợn: + Cung cấp đầy đủ thức ăn chăn nuôi tự chế biến theo kỹ thuật chế biến thức ăn chăn nuôi hữu cơ. + Nước uống sạch cho gia lợn; + Chuồng nuôi đúng quy cách và đảm bảo mật độ nuôi hợp lý; + Định kỳ tiêm phòng và tẩy giun sán cho lợn. 3. Kiểm soát mọi thứ ra vào khu vực chăn nuôi: + Phải biết rõ lai lịch nguồn gốc, tình trạng bệnh tật của đàn lợn mới nhập; + Lợn mới mang về phải nuôi cách ly theo quy định; + Kiểm soát thức ăn chăn nuôi và dụng cụ chăn nuôi đưa vào trại;
  • 26. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 26 + Tránh để chim hoang dã, các loài gặm nhấm, chó, mèo, chuột và người lạ vào khu vực chăn nuôi. 4. Sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn cho người sử dụng: + Thời gian ngưng thuốc trước khi bán để giết mổ đúng quy định. + Có sổ sách ghi chép thời gian dùng vắc-xin và thuốc phòng trị bệnh cụ thể của từng đàn, cá thể. 5. Mục tiêu nuôi dưỡng: - Tốn ít thức ăn, lợn khỏe mạnh, lớn nhanh. - Chất lượng thịt tốt, tỷ lệ thịt nạc cao, tỷ lệ thịt móc hàm cao, an toàn với người tiêu dùng. - Chi phí thức ăn thấp nhất bằng cách tự sản xuất thức ăn cho lợn bằng nguồn nguyên liệu sẵn có như ngô, khoai, sắn,...vừa tiết kiệm chi phí và đem lại nguồn dinh dưỡng cao. 6. Chọn giống để nuôi lợn thịt: - Lợn lai F1 (giữa lợn đực ngoại và cái nội), có khả năng tăng trọng khá, tỷ lệ nạc cao hơn lợn nội thuần. - Lợn lai 2 máu ngoại, lợn lai 3 và 4 máu ngoại thường thể hiện ưu thế lai cao (lớn nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn, khả năng chống chịu bệnh tật tốt hơn so với giống lợn ngoại nguyên chùng nuôi thịt). + Lợn lai 2 máu ngoại hiện nay là con lai F1 giữa giống lợn Landrace va giống lợn Yorkshire. + Lợn lai 3 máu ngoại hiện nay là con lai giữa lợn nái F1 (Landrace x Yorkshire) phối với đực lợn Duroc. Lợn lai 3 máu ngoại giảm từ 0,1 – 0,3 kg thức ăn/kg tăng khối lượng, rút ngắn thời gian nuôi từ 4 – 6 ngày, tăng tỷ lệ nạc từ 1 – 2% so với nuôi lợn thuần chủng. Chọn lọc để nuôi thịt: Nên chọn những lợn con: - Khỏe mạnh, không có khuyết tật (úng, chân yếu…), lông da mịn màng, hồng hào. - Thân hình phát triển cân đối (trường mình, rộng lưng, nở ngực, mông to, 4 chân khỏe). 7. Nhập giống lợn:
  • 27. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 27 - Lợn nhập vào trang trại phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, tiêm phòng vắc xin, thuốc điều trị đã sử dụng (nếu có). Tốt nhất nên nhập từ các trại đã có chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Chỉ nên mua lợn mới từ 1 đến 2 trại đảm bảo an toàn dịch, hạn chế nguy cơ mang bệnh vào trại. - Khi lợn về đến trại, phải chuyển lợn xuống ngay, đưa vào khu cách ly để nuôi thích nghi. Ghi nhận lại tất cả các biểu hiện bệnh tật của lợn trong quá trình nuôi thích nghi. - Sau khi nhập lợn phải lên kế hoạch tiêm phòng cho đàn lợn, quan tâm đến một số bệnh như; lở mồm long móng, dịch tả, hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS),…. - Cử người thường trực để kịp thời cách ly lợn bị bệnh, nghi có bệnh và điều trị những con bị tổn thương do cắn nhau, bị bệnh. - Tập cho lợn đi vệ sinh đúng chỗ vào vị trí quy định trong một vài ngày đầu. 8. Kỹ thuật nuôi dưỡng: Giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần qua các giai đoạn của lợn thịt: Khối lượng cơ thể (kg) Protein thô (%) Năng lượng trao đổi (ME) kcal 10-30 17-18 3100-3200 31 - 60 15 3100 61 - 100 13 3000 Cách cho ăn, uống: - Có thể cho lợn ăn tự do hoặc theo bữa. - Đối với lợn nhỏ dưới 30 kg cho ăn 3 bữa/ngày, lợn lớn hơn cho ăn 2 bữa/ngày. - Lợn được cung cấp đầy đủ nước sạch bằng vòi uống tự động. - Cho lợn ăn đúng và đủ khẩu phần đối với từng giai đoạn lợn. - Cách tính lượng thức ăn cho một lợn thịt/ngày Khối lượng cơ thể (kg) Cách tính lượng thức ăn/ngày Mức ăn/ngày (kg) tính TB cho 1 giai đoạn Số bữa/ngày 10-30 5,3% x Khối lượng lợn 1,05 3 31 - 60 4,3% x Khối lượng lợn 2,16 2 61 - 100 3,4% x Khối lượng lợn 3,07 2
  • 28. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 28 Ví dụ lợn có khối lượng 40 kg lượng thức ăn cần 1 ngày là 40 x 4,3% = 1,72 kg. Tuy nhiên để chăn nuôi lợn thịt đạt tỷ lệ nạc cao có thể áp dụng khuyến cáo cho lợn ăn hạn chế từ ngoài 60 kg khối lượng cơ thể. Mức ăn hạn chế là cho ăn giảm hơn từ 15 – 20% so với mức ăn tự do ở trên. Định mức ăn hạn chế của lợn thịt Khối lượng cơ thể (kg) Lượng thức ăn/con/ngày (kg) Hàm lượng Protein và Năng lượng trong 1 kg thức ăn 18 0,9 Protein: 17%-18% Năng lượng: 3100 Kcal 27 1,2 38 1,5 Protein: 15% Năng lượng: 3100 Kcal 50 2 60 2,2 68 2,3-2,4 Protein: 13% Năng lượng: 3000 Kcal 75 2,4-2,6 85 2,6-2,8 86-100 2,6-2,8 9. Kỹ thuật chăm sóc quản lý đàn lợn thịt: 9.1. Về chuồng nuôi và mật độ nuôi - Chuồng nuôi thoáng mát về mùa Hè và ấm áp về mùa Đông. - Nền chuồng cần chắc chắn không trơn trượt, có độ dốc 2-3% để thoát nước thải nhanh. Nên sử dụng công nghệ đệm lót sinh học. - Chuồng có máng ăn và vòi uống tự động cho lợn; 1 vòi cho 10 lợn, độ cao của núm uống tự động phải phù hợp cho từng độ tuổi của lợn thịt. - Không nên nuôi lợn với mật độ quá dày, tối đa là 1 con/m2, số lợn/1 ô nên từ 10-15 con. - Nhiệt độ thích hợp cho lợn thịt từ 10-30 kg là 20-22oC, cho lợn thịt từ 30-100 kg là 15-16oC. 9.2. Vệ sinh thú y - Tẩy giun sán cho lợn khi 18-22 kg
  • 29. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 29 - Kết thúc nuôi 1 lứa lợn cần vệ sinh chuồng trại bằng nước vôi pha loãng hoặc các chất sát trùng và để trống chuồng trong thời gian 1 tuần mới nuôi lứa khác. - Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo quy định Lịch tiêm phòng cho lợn con và lợn thịt Loại tiêm phòng Thời gian tiêm (ngày tuổi) Tiếm sắt lần 1 3-Feb Tiếm sắt lần 2 13-Oct Vắc-xin dịch tả lợn lần 1 20 Vắc-xin dịch tả lợn lần 2 45 Vắc-xin thương hàn lần 1 20 Vắc-xin thương hàn lần 2 28-34 Vắc xin phù đầu 28-35 Vắc -xin tụ - dấu 60 II.2. Kỹ thuật nuôi gà thả vườn  Nuôi gà con Chuẩn bị quây úm - Quây úm nên làm bằng cót bố trí trong chuồng úm, không nên làm gần cửa ra vào tránh gió lùa. Các tấm cót có chiều cao từ 60 – 80cm, có thể dùng các tấm quây vòng tròn có đường kính 2,8 – 3,0m hoặc hình chữ nhật có kích thước 2×3m khoảng 6 m². Một quây gà đường kính như trên nuôi được 400 gà con vào mùa hè và 500con vào mùa đông.
  • 30. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 30 – Bố trí trong quây úm: Khay, mẹt cho gà con ăn và máng uống nhỏ được bố trí xen kẽ nhau trong quây đảm bảo cho gà con ăn uống được thuận tiện. Sưởi ấm giữ nhiệt trong quây úm dùng bóng hồng ngoại để cung cấp nhiệt sưởi, treo cao 40 – 50 cm so với mặt nền đảm bảo nhiệt độ trong quây úm trong 3 tuần đầu từ 35 – 32oC, vào những ngày trời lạnh cần phủ thêm chiếu hoặc mành lưới đen lên trên quây úm có tác dụng không làm cho nhiệt thoát ra ngoài, giữ ấm cho gà con và tiết kiệm được điện. - Chú ý thời gian chiếu sáng: cho gà con từ 24 – 8 tiếng/ngày trong từ 1 – 30 ngày tuổi. Ban ngày có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên. Điều này vừa giúp tiết kiệm điện vừa sử dụng ánh sáng tự nhiên giúp gà phát triển tốt và diệt khuẩn trong môi trường chuồng nuôi. Trước khi nhận gà vào quây phải - Kéo rèm che kín chuồng - Bật đèn sưởi ấm trong quây úm khoảng 2 giờ nếu thời tiết ngoài trời lạnh - Cho nước vào máng uống. Trong nước uống cần pha thêm thuốc kháng sinh, Bcomplex, và đường Glucoz theo hướng dẫn. Nước uống phải là nước sạch, an toàn và có thể đun nước cho ấm nếu úm gà vào mùa lạnh. Nước uống được cho vào máng gallon loại 1,5-2lit, đáy máng uống được kê phẳng bằng gạch mỏng đặt trên đệm lót. Trải đều và mỏng thức ăn cho gà con lên máng ăn, để xen kẽ với máng uống tránh để dưới ngay bóng điện.
  • 31. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 31 - Sau khi thả gà vào quây: Kiểm tra lại số lượng con sống và con chết, loại bỏ những con chết và gà không đạt tiêu chuẩn ra khỏi chuồng, quan sát và phân bố đều gà trong quây úm để gà uống nước và ăn ngay.  Quy trình nuôi dưỡng - Từ tuần thứ nhất đến tuần thứ ba dùng thức ăn gà con chủng loại 1-21. - Từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 6 dùng thức ăn gà dò chủng loại 21-42 ngày. - Từ tuần thứ 7 trở đi dùng thức ăn gà vỗ béo chủng loại 43 ngày – xuất bán. - Khi chuyển thức ăn từ thức ăn gà con sang thức ăn gà dò, công thức thay đổi cho gà ăn như sau: + Ngày thứ nhất 75% thức ăn cũ và 25% thức ăn mới + Ngày thứ hai 50% thức ăn cũ và 50% thức ăn mới + Ngày thứ ba 25% thức ăn cũ và 75% thức ăn mới + Ngày thứ tư cho ăn 100% thức ăn mới - Tuần thứ nhất đến hết tuần thứ hai cho gà ăn bằng khay hoặc mẹt(100 gà đặt 1 khay ăn). Rải mỏng, đều thức ăn lên khay ăn hoặc mẹt độ dầy 1cm, sau đó từ 2- 3 giờ cạo sạch thức ăn lẫn phân có trong khay đem sàng để gạt bỏ phân ra ngoài, tận thu thức ăn cũ và tiếp thêm lượt mỏng thức ăn mới. - Cho gà ăn tự do cả ngày đêm, bổ sung thêm thức ăn cho gà trong một ngày đêm từ 6-7 lần. - Khi gà được 3 tuần tuổi trở đi thay thế khay ăn bằng máng ăn cỡ trung bình P30 hoặc máng đại P50( 25 – 30 con/máng), cần treo máng bằng dây, miệng máng đặt ngang với lưng gà - Cho gà uống nước: Dùng máng uống gallon chứa nước cho gà uống, dùng máng cỡ 4,0 lít hoặc 8 lít. Để máng uống kê thật phẳng bằng gạch cao hơn độn lót chuồng từ 4 cm đến 5 cm để gà không bới độn lót vào làm bẩn nước uống. Máng uống đặt với số lượng 100 con cho 1 máng. Máng uống được rửa sạch hàng ngày theo quy định của thú y, hàng ngày thay nước uống cho gà khoảng 4 lần (sáng, chiều, tối, và giữa đêm).  Chuẩn bị vườn thả gà
  • 32. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 32 Vườn thả thiết kế bằng phẳng, có trồng cây hoặc tạo dàn cây che mát. Vườn thả đảm bảo đủ rộng cho gà vận động, diện tích vườn thả và chuồng nuôi có tỷ lệ 3:1 tức là cứ 1m2 chuồng nuôi cần 3m2 sân vườn. Chu vi cần được rào lưới hoặc xây tường bao đảm bảo gà không thể bay qua hoặc chui ra ngoài. Chỉ thả gà khi thời tiết khô và ấm, thời tiết bất thuận (sau mưa, lạnh ẩm dài ngày) phải nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng với mật độ 7-8 con/m2 . Vườn thả gà Giai đoạn một tháng gần xuất bán, ngoài cám hỗn hợp có thể bổ sung thêm rau xanh, chất xơ, nguồn đạm từ ngoài như giun quế, bã bia… giúp gà thu nhận thêm protein tạo thịt săn chắc, giảm mỡ, chất lượng thịt cao hơn. Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ nuôi gà - Giai đoạn úm hàng ngày kiểm tra và dọn rìa xung quanh máng uống, độn chuồng bị ướt, xới đảo độn lót chuồng từ 7 – 10 ngày/lần và bổ sung thêm lượt mỏng độn lót. Không thay độn lót chuồng thường xuyên. Vệ sinh chuồng trại - Để đảm bảo cho đàn gà khỏe mạnh, chuồng nuôi, vườn chăn thả phải thường xuyên vệ sinh sát trùng bằng các loại thuốc sát trùng một tuần một lần hoặc vôi bột 15 ngày/ lần. Phòng bệnh cho gà theo đúng lịch. - Máng ăn hàng ngày phải vệ sinh bằng cách dùng khăn lau sạch trước khi đổ thức ăn, tiêu độc máng ăn 1 lần/tuần. - Máng uống hàng ngày phải cọ rửa. Các thiết bị trong chuồng
  • 33. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 33 - Phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng nuôi 1 lần/tuần trong trường hợp khu vực không có dịch bệnh và 3 ngày/lần khi khu vực xung quanh có dịch bệnh. - Hàng ngày phải thay thuốc sát trùng trong khay để trước cửa ra vào chuồng nuôi. - Khu vục vườn thả phải dọn dẹp, san lấp những hố vũng, phát quang bụi rậm, không được để sân vườn đọng nước. II.3. Kỹ thuật nuôi ngỗng Chọn ngỗng con Chọn Ngỗng phải là những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mắt sáng, chân bước đi vững vàng và đạt khối lượng cơ thể từ 85 đến 100gam/con. Kỹ thuật nuôi Ngỗng Trong kỹ thuật nuôi Ngỗng thì chuồng trại lại khá quan trọng bởi đây là loài vật thích chạy nhảy tắm nắng nên không gian phải quây theo kiểu mở. Cụ thể, dù không cần phải cầu kỳ nhưng chuồng trại phải thoáng, có nhiều ánh sáng và khoảng sân rộng. Quây xung quanh bằng dây thép gai vững chắc tránh Ngỗng bay và chạy nhảy ra ngoài. Vì chúng rất nhanh lớn nên cần sử dụng máng ăn có kích thước 45cm*60cm*2cm dùng cho 25 - 30 ngỗng con. Máng uống cũng phải to để đủ lượng nước cho chúng uống hàng ngày. Nuôi Ngỗng ở thời kỳ đầu khoảng một tháng tuổi, nếu nhiệt độ thấp Ngỗng không chịu được rét, vì khả năng điều tiết thân nhiệt kém, nên nhốt Ngỗng mới nở trong quây kín bằng cót cao từ 0,8 - 1m, giữ nhiệt độ khoảng 30 - 320C. Nếu nhiệt độ ngoài trời quá thấp, phải thắp bóng điện, trong vòng một tuần lễ đầu. Trong giai đoạn này không nên cho ra ngoài, chỉ cho chúng ăn rau tươi non trộn lẫn với cám ngô, cám gạo. Sau đó mới cho Ngỗng làm quen dần với môi trường xung quanh và chăn thả ở những nơi có nguồn thức ăn như cỏ, rau. Ngỗng thịt có thể nuôi chăn thả cả một đàn đông, từ vài chục con đến vài trăm con. Lứa tuổi của Ngỗng trong đàn không được chênh lệch nhau nhiều để chúng lớn đều dễ chăm sóc. Dinh dưỡng Con Ngỗng được ví như một cỗ máy xén cỏ, khả năng vặt cỏ của ngỗng tốt hơn bò. Ngỗng có thể vặt tận gốc cây cỏ, cả phần củ rễ. Ngoài thức ăn xanh thì Ngỗng
  • 34. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 34 cũng ăn ngô, thóc, cám công nghiệp, gạo, mỳ...Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm vitamin để chúng tăng sức đề kháng. Vỗ béo Ngỗng Tùy điều kiện từng gia đình nuôi mà có thể xuất chuồng sau 90 ngày, 120 hay 150 ngày tuổi. Để tăng nhanh trọng lượng Ngỗng đồng thời làm tăng chất lượng thịt cho Ngỗng ăn tăng thức ăn tinh, giảm vận động. Thời gian vỗ béo 12-15 ngày trước khi bán, không kéo dài hơn tốn thức ăn mà ít hiệu quả. Phòng bệnh Nuôi Ngỗng cũng rất dễ nhiễm bệnh tụ huyết trùng do vi khuẩn, bệnh phó thương hàn, hay bệnh cắn lông, rỉa lông... Do đó, bạn không nên nuôi lẫn lộn giữa vịt, ngan và ngỗng. Chuồng trại cần làm vệ sinh thật chu đáo, kể cả các dụng cụ ăn uống cần được tẩy uế sát trùng theo định kỳ thời gian, nhất là khi có dịch bệnh xảy ra. Thu hoạch Nhìn chung sau khi nuôi 3-4 tháng, Ngỗng thường đạt trọng lượng 4- 4,5kg, những giống Ngỗng ngoại nhập có thể cao hơn, đạt 4,5- 5kg. Nếu Ngỗng được nuôi dưỡng chăm sóc tốt ngay từ đầu thì thời gian có thể rút ngắn không tới 3-4 tháng nuôi. II.4. Kỹ thuật nuôi cá Áp dụng với các loại các nước ngọt như : cá trắm cỏ, cá mè trắng, cá mè hoa, cá trôi mrigan, cá rô…
  • 35. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 35 1. Cá mè trắng 2. Cá rô - Điều kiện ao nuôi – Các ao hồ ờ trong làng xóm, do đào ao vật thổ tạo ra; nếu ao bị tù, cớm, bùn đóng lại quá nhiều, phải tát cạn, dọn sạch cây que, nếu ao nhỏ phải được cải tạo, phá bờ ao nhỏ làm thành ao có diện tích 360 m2 – 1.500m2; vét (hút) bớt bùn lên vườn, chi đế lại 1 lớp 20 – 30cm; – Ao có độ pH – 6,7 không tù cớm, có nguồn nuớc cấp vào và thoát đi dễ dàng, không bị ô nhiễm; – Ao có bờ cao hơn mức mưa cao nhất tử 0,4 – 0,5m, cống phải có đăng rào chắn, giữ cho cá không đi được. - Chuẩn bị ao nuôi Ao là môi trường sống của cá, để cho cá lớn nhanh đạt năng xuẩt cao, tránh bệnh tật, cần phải làm tốt việc chuẩn bị ao nuôi: – Hàng năm hoặc hai năm một lần, ao nuôi cá phải được tát cạn vào cuối năm hoặc đầu xuân, bắt cá lớn, chọn để lại cá nhỏ; bốc bùn ở đáy ao vứt lên quanh bờ, lấp hết hang hốc, cây cỏ, dùng trang trang phảng đáy và quanh bờ, dùng 10 – 15 kg vôi bột/1000m² rác đều quanh bờ và đáy, diệt hết cá tạp, phơi nắng 7-10 ngày cho mùn bã hữu cơ đáy ao phân hủy. – Lọc nước vào ao qua cống có vật chắn là vải màn hoặc bao trấu, ngăn cá tạp theo vào ăn hại thức ăn; nước tháo vào sâu 0,8 – 1m, dùng 100-150 kg phân chuồng/100m², ủ mục rắc đều khắp ao hoặc dùng phân ủ một hố ở góc ao định kỳ múc nước té khắp ao, cho sinh vật làm thức ăn cho cá phát triển. - Kỹ thuật nuôi Thả cá:
  • 36. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 36 – Cá thả phải chọn giổng cá khoẻ mạnh, vây vẩy hoàn chỉnh không có vểt bệnh, cá sáng con, đều con, không còi cọc: Trắm cỏ từ 100 – 150 gr/con; cá mè, trôi từ 12 – 15 cm/con; cá chim trắng, rô phi từ 8 – 10 cm/con. – Mật độ thả: + Thả bình thường thì mật độ 1,5 – 2 con/m². + Nếu nuôi bán thâm canh thì thả 2 – 3 con/m². – Thời vụ thả: + Cuối tháng 3 dầu tháng 4 thả cá giống vào ao đã tẩy dọn sẵn, để thu hoạch tỉa vào tháng 10-11. + Nếu chuyển cá nhỏ năm trước sang thì thả vào tháng 11-12, giữ cá qua đông, chăm sóc nuôi, thu hoạch tỉa vào tháng 8 – tháng 9 năm sau. Chăm sóc quản lý: – Cá nuôi từ tháng 4 chăm sóc cho ăn; nếu ao nuôi thông thường thì 7 – 10 ngày phải bón phân 1 lần, mỗi lần từ 50 – 70 kg/100m²; phân ủ mục rắc khắp ao, cũng cỏ thể dùng phân cỏ, rác ủ ở góc ao, định kỳ hoà nước phân té khắp mặt ao, lượng té nhiều hay ít là căn cứ quan sát mầu nước, lá chuối non là tốt, nếu nhạt thỉ tăng phân và ngược lại; – Nếu nuôi thâm canh thả mật độ dày 2-3 con/m² thì phải cho ăn thức ăn tổng hợp chế biến như ngô, khoai và 25% đạm cho cá chóng lớn, Tất cà các trường hợp ao nuôi thông thường đến thời kỳ vỗ béo chuẩn bị thu hoạch trước 1 – 2 tháng dều phải dùng thức ăn tinh cho ăn thêm hàng ngày vào sáng sớm hoặc chiều tối với lượng 7 – 8% trọng lượng cá trong ao. Hàng ngày phải kiểm tra bờ cống tránh để rò rỉ cá đi mất; thường xuyên vệ sinh dọn sạch cỏ rác thừa nơi cá ăn, định kỳ 10 – 15 ngày đùa ao 1 lần để đề phòng cá bị bệnh và khí độc bốc đi, cá hoạt động khoẻ phòng độc bệnh cho cá. Trước tháng 3 và tháng 9 hằng năm, cần cho cá ăn thuốc Triên Đắc 1 cùa Trung Quốc ứong mỗi ngày l lần. Mồi lần dùng 10 gr thuốc trộn với thức ăn đã nấu chín cho 50 kg cá, ăn trong 3 ngày liền dể đề phòng cá mác bệnh. Nếu cá đã mắc bệnh đốm đỏ thì sừ dụng thuốc Triên Đắc 50g trộn với thức ăn là cám nấu cho 50 kg cá ăn, cho ăn 3 ngày liền. - Thu hoạch:
  • 37. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 37 Cá nuôi được 6-8 tháng đạt cỡ thu hoạch nên tiến hành thu hoạch theo 2 cách: – Đánh tỉa – Thả bù: Cuối hàng năm khi thu hoạch cá, chọn để lại các loại cá giống lớn, đối với trắm 150 – 200 g/con; trôi 15-20 cm/con. Thả cá vào ao đã tẩy dọn, tháng 3 nuôi tích cực, đến tháng 8, tháng 9 kéo lưới thu tỉa các loại cá to, thả tiếp loại cá nhỏ để nuôi. Cuối năm thu 1 lần nữa, 2 năm tát cạn thu hoạch và tẩy đọn vệ sinh ao. – Thu hoạch hằng năm: Cá nuôi tích cực 1 năm đạt cỡ như cá trắm 1,5-2 kg/con; chép 0,35 kg/con, thì kéo lưới thu hoạch bớt và tát cạn bắt hết, tẩy dọn nuôi tiếp năm sau. II.5. Kỹ thuật trồng trọt 1. Kỹ thuật trồng rau củ quả theo tiêu chuẩn VietGAP: a. Chọn đất trồng  Đất cao, thoát nước thích hợp với sự sinh trưởng của đối tượng cây trồng  Cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp và bệnh viện ít nhất 2km, với chất thải sinh hoạt thành phố ít nhất 200 m.  Đất không được có tồn dư hóa chất độc hại. b. Nguồn nước tưới  Sử dụng nguồn nước tưới từ sông không bị ô nhiễm hoặc phải qua xử lý.  Sử dụng nước giếng khoan (đối với rau xà lách và các loại rau gia vị).  Dùng nước sạch để pha phân bón lá và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). c. Giống  Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất giống. Giống nhập nội phải qua kiểm dịch.  Chỉ gieo trồng các loại giống tốt và trồng cây con khỏe mạnh, không mang nguồn sâu bệnh.  Hạt giống trước khi gieo cần được xử lý hóa chất hoặc nhiệt để diệt nguồn sâu bệnh. d. Phân bón  Tăng cường sử dụng phân hữu cơ hoai mục bón cho rau củ quả .
  • 38. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 38  Tuyệt đối không bón các loại phân chuồng chưa ủ hoai, không dùng phân tươi pha loãng nước để tưới.  Sử dụng phân hoá học bón thúc vừa đủ theo yêu cầu của từng loại rau. Cần kết thúc bón trước khi thu hoạch ít nhất 15 ngày. e. Phòng trừ sâu bệnh  Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM (integrated Pest Management).  Luân canh cây trồng hợp lý.  Sử dụng giống tốt, chống chịu sâu bệnh và sạch bệnh.  Chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây (tạo cây khỏe).  Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng.  Sử dụng nhân lực bắt giết sâu.  Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh hợp lý.  Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh. Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết và theo các yêu cầu sau:  Không sử dụng loại thuốc cấm sử dụng cho rau.  Chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con người.  Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc).  Tùy theo loại thuốc mà thực hiện theo hướng dẫn về sử dụng và thời gian thu hoạch. f. Sử dụng một số biện pháp khác
  • 39. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 39  Sử dụng nhà lưới, nhà kính để che chắn: nhà lưới, nhà kính có tác dụng hạn chế sâu, bệnh, cỏ dại, sương giá, nắng hạn, rút ngắn thời gian sinh trưởng của rau, ít dùng thuốc bảo vệ thực vật.  Sử dụng màng nilon để phủ đất sẽ hạn chế sâu, bệnh, cỏ dại, tiết kiệm nước tưới, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. g. Thu hoạch  Thu hoạch đúng độ chín, đúng theo yêu cầu của từng loại, loại bỏ lá già héo, trái bị sâu bệnh và dị dạng.  Rửa kỹ bằng nước sạch, dùng bao túi sạch để chứa đựng. 2. Công nghệ sản xuất VietGAP – GlobalGAP cho cây ăn quả. Dự án sẽ tiến hành trồng các loại cây ăn quả như: Cam, quýt, chuối, … Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ trang trại tới bàn ăn là mục tiêu mà cả cộng đồng đang hướng tới. Nuôi trồng nông sản thực phẩm là mắt xích đầu tiên của chuỗi cung cấp thực phẩm, vì thế việc đảm bảo vệ sinh an toàn nông sản thực phẩm có ý nghĩa vô cùng quyết định cho sự an toàn vệ sinh của thực phẩm trên bàn ăn.  Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP. GlobalGAP là một bộ tiêu chuẩn được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) trên toàn cầu. Đại diện hợp pháp của Ban thư ký GlobalGAP là tổ chức phi lợi nhuận mang tên FoodPLUS GmbH có trụ sở tại Đức. Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP được xây dựng bởi một hiệp hội bình đẳng của các nhà sản xuất, các nhà bán lẻ, các tổ chức dịch vụ, các nhà cung cấp sản phẩm nông nghiệp, các tổ chức chứng nhận, các công ty tư vấn, các nhà sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, các trường đại học...và các hiệp hội của họ. Các thành viên này tham gia GlobalGAP với các tư cách khác nhau, với mục tiêu cụ thể khác nhau nhưng đều vì mục đích chung của GlobalGAP. Hiệp hội GlobalGAP cung cấp tiêu chuẩn và khuôn khổ cho chứng nhận bên thứ 3 độc lập đối với các quá trình sản xuất tại các trang trại trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và chỉ thừa nhận các tổ chức chứng nhận được công nhận năng lực theo tiêu chuẩn ISO/IEC Guide 65 hoặc EN 45011. Đến nay, GlobalGAP có sự tham gia của hơn 100 tổ chức chứng nhận từ khoảng 80 quốc gia khác nhau. Mục tiêu cuối cùng của GlobalGAP là phát triển nông nghiệp một cách bền vững trên các quốc gia thành viên.
  • 40. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 40 GlobalGAP là công cụ quản lý trang trại nhằm  Đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.  Đảm bảo vệ sinh an toàn cho nông sản thực phẩm.  Hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản.  Sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn lực sản xuất nông nghiệp.  Làm giàu nông dân và phát triển nông thôn.  Bảo vệ môi trường và cảnh quan chung. Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP là công cụ kết nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa nhà sản xuất với người cung ứng nông sản thực phẩm, vì thế nó không hướng tới việc gắn nhãn trên sản phẩm dành cho người tiêu dùng cuối cùng, mà quan tâm tới sản lượng và địa điểm sản xuất. Bằng việc đăng ký số GGN (Global GAP Number), cung cấp và cập nhật thông tin của nhà sản xuất đã được chứng nhận trên Cơ sở dữ liệu của GlobalGAP, nhà cung cấp sẽ có cơ hội tự giới thiệu về chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, phương thức sản xuất, mức độ an toàn, mùa thu hoạch và sản lượng của sản phẩm của mình. Bằng việc trở thành thành viên để có quyền truy cập hệ thống dữ liệu này, các nhà cung cấp có thể tìm kiếm nguồn hàng một cách nhanh chóng, thuận lợi và tin cậy.  Yêu cầu của tiêu chuẩn GlobalGAP Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP ra đời phiên bản đầu tiên năm 2000, cứ sau 3 năm áp dụng thì tiêu chuẩn GlobalGAP lại được xem xét và sửa đổi (nếu cần). Để có thể áp dụng được cho các trang trại với các sản phẩm khác nhau (cây trồng, vật nuôi và thủy sản) với đặc thù sản xuất khác nhau, bộ tiêu chuẩn được thiết kế thành 3 loại tài liệu bao gồm:  Quy định chung/General Regulation (GR) - tài liệu cung cấp các thông tin tổng thể, về tổ chức chứng nhận, các phương thức chứng nhận và yêu cầu đào tạo đối với chuyên gia đánh giá.  Các điểm kiểm soát và tiêu chí sự phù hợp/Control Points and Compliance Criteria (CPCC) - tài liệu đưa ra các điểm cần kiểm soát và tiêu chí phù hợp cho từng điểm; Các điểm kiểm soát và tiêu chí sự phù hợp được cụ thể hóa theo các môdun sản phẩm khác nhau và được phân tầng theo mô hình dưới đây.
  • 41. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 41  Bảng kiểm tra/Checklist (CL) - tài liệu dùng để các chuyên gia sử dụng trong quá trình đánh giá, cả đánh giá nội bộ lẫn đánh giá của tổ chức chứng nhận; Thực chất bảng kiểm tra này chính là yêu cầu rút gọn của tài liệu thứ 2 nói trên. Vì thế khi áp dụng, một nhà sản xuất một nhóm sản phẩm phải:  Đáp ứng các yêu cầu trong Quy định chung đối với nhà sản xuất;  Phù hợp với yêu cầu kiểm soát có trong 3 văn bản có liên quan (ví dụ trang trại sản xuất rau phải áp dụng quy định kiểm soát cho mọi trang trại, cho ngành trồng trọt, và cho rau quả);  Đánh giá nội bộ cho theo bảng kiểm tra dành cho trang trại rau quả và thêm bảng kiểm tra dành cho hệ thống quản lý chất lượng (nếu định chứng nhận theo nhóm).  Phương thức chứng nhận GlobalGAP Nhà sản xuất có thể lựa chọn chứng nhận GlobalGAP theo một trong 4 phương thức sau:  Một nhà sản xuất riêng lẻ đăng ký chứng nhận theo tiêu chuẩn GLOBALGAP để nhận được giấy chứng nhận cho riêng mình.  Một nhóm nhà sản xuất có cùng 1 tư cách pháp nhân có thể đăng ký chứng nhận theo nhóm theo tiêu chuẩn GLOBALGAP để được nhận giấy chứng nhận chung khi đủ điều kiện.  Một nhà sản xuất riêng lẻ đăng ký chứng nhận GLOBALGAP thông qua đánh giá đối chuẩn (Benchmarking) với một tiêu chuẩn GAP khác để nhận được giấy chứng nhận cho riêng mình.  Một nhóm nhà sản xuất có cùng 1 tư cách pháp nhân có thể đăng ký chứng nhận GLOBALGAP thông qua đánh giá đối chuẩn (Benchmarking) với một tiêu chuẩn GAP khác để được nhận giấy chứng nhận chung khi đủ điều kiện.  Thủ tục chứng nhận GLOBALGAP. Về cơ bản, thủ tục chứng nhận sẽ do các tổ chức chứng nhận xây dựng phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC Guide 65 hoặc EN 45011 (nghĩa là tổ chức chứng nhận phải được công nhận) và đáp ứng các quy định riêng của Global GAP (nghĩa là tổ chức chứng nhận phải được Global GAP phê duyệt).  Quá trình xây dựng và áp dụng GlobalGAP vào trang trại.
  • 42. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 42 Để có lòng tin lâu dài của người tiêu dùng, nhà sản xuất nông nghiệp phải xây dựng, duy trì và bảo vệ thương hiệu sản phẩm của mình thông qua 4 nhóm hoạt động sau:  Xây dựng, áp dụng và chứng nhận quy trình nuôi trồng an toàn trong trang trại theo tiêu chuẩn GlobalGAP;  Xây dựng cơ chế, cách nhận biết và truy xét nguồn gốc sản phẩm (ghi chép và lưu hồ sơ về nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất trong trang trại và khách hàng mua sản phẩm đầu ra); hoạt động này nên được tiến hành lồng ghép với việc kiểm soát hoạt động sản xuất theo tiêu chuẩn.  Thực hiện thủ tục đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu thương mại trong nước và quốc tế (nếu cần) và các biện pháp thực tiễn để chống hàng giả, hàng nhái;  Thực hiện các giải pháp tiếp thị hữu hiệu để kết nối với thị trường (hệ thống phân phối, thông tin trên nhãn/ bao bì, quảng cáo, triển lãm, hội thảo, hoạt động xã hội/công ích…). Để có được thị trường và giá bán tốt hơn, các nhà sản xuất cần (tự mình hoặc có sự hỗ trợ của tư vấn) thực hiện các hoạt động chính sau đây:  Đào tạo nhận thức chung về vai trò và tác dụng của việc xây dựng và áp dụng Global GAP cho tất cả người làm;  Nghiên cứu tiêu chuẩn, quy phạm pháp luật của nơi sản xuất và thị trường xuất khẩu để xây dựng cách thức nuôi/ trồng đáp ứng yêu cầu;  Thực hiện việc nuôi/ trồng theo quy trình đã xây dựng, ghi chép và lưu hồ sơ cần thiết theo yêu cầu đã xây dựng;  Đào tạo đánh giá viên nội bộ và tiến hành đánh giá nội bộ trước khi đăng ký chứng nhận;  Tham gia và thực hiện quá trình chứng nhận với tổ chức chứng nhận đã được công nhận và phê duyệt;  Thực hiện tiếp các hoạt động xây dựng thương hiệu và thị trường để có được giá bán tốt hơn. Chứng nhận GlobalGAP được coi là cây cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng.
  • 43. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 43 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. I.1. Chuẩn bị mặt bằng dự án. - Diện tích đất sử dụng cho dự án 112.871 m2 nằm tại Xứ đồng Hồng Châu, thôn Đống Thanh, xã Hưng Long, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. - Hiện trạng: Đất nông nghiệp - Hình thức: thuê đất nhà nước 50 năm trả tiền hàng năm. Chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai theo quy định hiện hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ quan ban ngành và luật định. I.2. Phương án tái định cư. Khu vực lập Dự án không có dân cư sinh sống nên không thực hiện việc đền bù giải tỏa và tái định cư. II. Các phương án xây dựng công trình. Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị STT Nội dung Số lượng ĐVT Diện tích (m2) I Xây dựng 112.871 1 Nhà điều hành 2 tầng 100 2 Nhà bảo vệ 1 tầng 20 3 Nhà kho 1 tầng 200 4 Nhà ở công nhân 2 tầng 100 5 Khu chuồng trại chăn nuôi lợn thịt 500 6 Ao cá 4.000 7 Khu nuôi gà 200 8 Khu nuôi ngỗng 200 9 Khu trồng rau sạch 10.000 10 Khu trồng cây ăn quả 60.000 11 Giao thông tổng thể 37.493
  • 44. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 44 STT Nội dung Số lượng ĐVT Diện tích (m2) 12 Kho chứa thức ăn chăn nuôi 1 m2 16 13 Bế chứa xử lý phân chuồng 1 m3 22 14 Bế chứa nước phân bón cho cây trồng 1 m3 20 15 Đường điện 1 m 2.500 16 Hệ thống tưới tiêu tự động 1 m 10.000 II Thiết bị 1 Máy chế biến thức ăn chăn nuôi đa năng 3A2,2Kw 2 Cái 2 Máy bơm nước phân 1 Cái 3 Máy bơm hệ thống tưới tiêu tự động 1 Cái 4 Máy vi tính làm việc 1 Bộ 5 Máy in 2 mặt 1 Cái 6 Hệ thống mạng internet 1 Bộ 7 Hệ thống camera giám sát chuồng trại 1 Bộ 8 Hệ thống điện thắp sáng, sinh hoạt 1 Bộ 9 Thiết bị văn phòng cho nhà điều hành 1 Bộ III Cây giống, con giống 1 Cây cam 3.400 Cây 2 Cây quất 20.000 Cây 3 Cây chuối 4.000 Cây 4 Giống lợn thịt 700 Con 5 Ngỗng giống 100 Con 6 Gà giống 100 Con 7 Cá giống 50 tấn 8 Rau giống 10 kg
  • 45. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 45 III. Phương án tổ chức thực hiện. Dự án được chủ đầu tư trực tiếp tổ chức triển khai, tiến hành xây dựng và khai thác dự án khi đi vào hoạt động. Dự án chủ yếu sử dụng lao động của địa phương. Đối với lao động chuyên môn nghiệp vụ, dự án sẽ tuyển dụng và lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho con em trong vùng để từ đó về phục vụ dự án trong quá trình hoạt động sau này. IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án. - Lập và phê duyệt dự án trong năm 2019. - Tiến hành xây dựng lắp đặt thiết bị trong năm 2019. - Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và khai thác dự án.
  • 46. Dự án trang trại theo mô hình VAC ... Đơn vị tư vấn: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt 46 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ I. Đánh giá tác động môi trường. Giới thiệu chung: Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng và khu vực lân cận, vì vậy chúng tôi đã kết hợp cùng Dự Án Việt để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho xây dựng dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường. I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường.  Luật bảo vệ môi trường 2014 số 55/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.  18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 01/04/2015.  Nghị định số 19/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 01/04/2015.  Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thay thế Nghị định 179/2013/NĐ-CP (Phần phụ lục) & 81/2006/NĐ-CP với mức phạt tăng lên nhiều lần có hiệu lực từ ngày 01/02/2017.  Nghị định 21/2008/NĐ-CP N sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP  Nghị định 80/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.  Thông tư 27/2015/TT-BTNMT Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 15/07/2015 thay thế thông tư số 26/2011/TT-BTNM.  Thông tư 26/2015/TT-BTNMT Quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản có hiệu lực từ ngày 15/07/2015 thay thế thông tư số01/2012/TT-BTNMT.