SlideShare a Scribd company logo
1 of 74
Download to read offline
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------  ----------
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ CHIẾU XẠ
CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ CHIẾU XẠ ÁNH DƯƠNG
ĐỊA ĐIỂM: KHU CÔNG NGHỆ CAO, QUẬN 9, TP.HCM
----Tháng ……./2018----
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------  ----------
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ CHIẾU XẠ
CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ
CHIẾU XẠ ÁNH DƯƠNG
PHẠM QUỐC VINH
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ DỰ ÁN VIỆT
NGUYỄN BÌNH MINH
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 3
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU....................................................................................... 6
I. Giới thiệu về chủ đầu tư............................................................................. 6
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án...................................................................... 6
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.................................................................... 6
IV. Các căn cứ pháp lý.................................................................................. 8
V. Mục tiêu dự án.......................................................................................... 8
CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN.................... 9
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án...................................... 9
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án................................................ 9
I.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án. ................................................. 13
II. Quy mô sản xuất của dự án. ................................................................... 16
II.1 Đánh giá nhu cầu thị trường................................................................. 16
II.2 Quy mô sản xuất của dự án .................................................................. 20
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án...................................... 21
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ........ 21
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ............... 23
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình..................................... 23
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. .............................. 24
II.1. Xử lý Vật liệu (Chế tạo màng lọc bằng kỹ thuật chiếu chùm ion gia
tốc)............................................................................................................... 24
II.2. Công nghệ lưu hoá các chất đàn hồi.................................................... 24
II.3. Các quy trình biến tính vật liệu polyme bằng bức xạ.......................... 26
II.4. Xử lý Môi trường (Xử lý nguồn nước thải bằng bức xạ).................... 28
II.5. Làm sạch khói nhà máy bằng công nghệ bức xạ................................. 29
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 4
II.6. Khử trùng dụng cụ y tế........................................................................ 31
II.7. Xử lý bức xạ thực phẩm ...................................................................... 34
CHƯƠNG IV: CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .......................... 47
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ
tầng...................................................................................................................... 47
II. Các phương án xây dựng công trình. ..................................................... 47
III. Phương án tổ chức thực hiện................................................................. 48
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án..... 48
CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP
PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG. 50
I. Đánh giá tác động môi trường................................................................. 50
I.1 Giới thiệu chung: ................................................................................... 50
I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường.................................... 50
I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án ................................ 51
I.4. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng ........................................... 51
II. Tác động của dự án tới môi trường........................................................ 52
II.1. Nguồn gây ra ô nhiễm ......................................................................... 52
II.2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường...................................................... 53
II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường... 55
II.4. Kết luận: ............................................................................................. 57
CHƯƠNG VI: TỔNG VỐN ĐẦU TƯ –NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ
HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ................................................................................. 58
I. Tổng vốn đầu tư của dự án. ..................................................................... 58
II. Nguồn vốn thực hiện dự án. ................................................................... 60
III. Phân tích hiệu quá kinh tế và phương án trả nợ của dự án................... 68
III.1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án.................................................. 68
III.2 Phương án vay..................................................................................... 68
III.3 Các thông số tài chính của dự án. ....................................................... 69
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 5
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 72
I. Kết luận.................................................................................................... 72
II. Đề xuất và kiến nghị............................................................................... 72
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN .... 74
Phụ lục 1 Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn của dự án thực hiện dự án........... 74
Phụ lục 2 Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án.................................... 74
Phụ lục 3 Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án.............. 74
Phụ lục 4 Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án. ............................... 74
Phụ lục 5 Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án....................................... 74
Phụ lục 6 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án............. 74
Phụ lục 7 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án...... 74
Phụ lục 8 Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án........ 74
Phụ lục 9 Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án... 74
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 6
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu về chủ đầu tư
- Chủ đầu tư: Công ty Cổ Phần Công nghệ Chiếu Xạ Ánh Dương
- Mã số thuế: 0315183389 cấp ngày 24/7/2018, nơi cấp: Phòng Đăng ký
kinh doanh Sở Kế hoạch Và Đầu tư Tp.HCM ;
Đại diện pháp luật: Ông Phạm Quốc Vinh Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ trụ sở: 19M Đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, Quận Bình
Thạnh, Tp.HCM
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án
Tên dự án: Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
Địa điểm xây dựng: Khu công nghệ cao, Quận 9, Tp.HCM
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác dự
án.
Tổng mức đầu tư của dự án: 838.929.809.000 đồng (Tám trăm ba mươi
tám tỷ, chín trăm hai mươi chín triệu tám trăm linh chín nghìn đồng)
Trong đó:
+ Vốn huy động (tự có): 251.678.943.000 đồng.
+ Vốn vay: 601.553.366.000 đồng.
III. Sự cần thiết xây dựng dự án
Công nghệ bức xạ là quá trình xử lý bằng bức xạ liên quan tới các biến
đổi hoá - lý, lý - sinh khi vật chất hấp thụ bức xạ năng lượng cao. Sự kiện xảy ra
từ thời điểm khoảng 10-15 giây sau khi các hạt bức xạ đi qua vật chất, tạo ra các
ion và các hạt ở trạng thái kích thích tới thời điểm các phản ứng hoá học đã
hoàn thành. Nói chung các biến đổi hoá học kết thúc trong vòng vài mili giây
hoặc vài phút. Những quá trình diễn ra trước và sau thời điểm 10-15 giây
thường là đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực hoá bức xạ và sinh học bức xạ.
Từ nhiều năm nay, công nghệ bức xạ trở thành công cụ đổi mới trong
công nghiệp, làm tăng hiệu quả công nghiệp, tăng năng suất lao động, tiết kiệm
năng lượng và bảo vệ môi trường.
Có thể nêu ra một số thành tựu điển hình của công nghệ bức xạ trong thời
gian gần đây:
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 7
- Các máy gia tốc ion nặng (máy cấy ion) có thể tạo ra vi mạch với kích
thước dưới 0,1 µm. Ở Nhật Bản hiện có tới 400 máy cấy ion làm việc trong lĩnh
vực bán dẫn và vi điện tử.
- 100% vật liệu vách ngăn trong các loại pin siêu nhỏ là vật liệu polyme
xử lý bằng bức xạ.
- Vật liệu sợi composit SiC là loại vật liệu sử dụng trong kỹ thuật hàng
không và vũ trụ được xử lý bằng bức xạ, có thể chịu tới nhiệt độ 1800o
C, trong
khi xử lý bằng nhiệt chỉ chịu được nhiệt độ 1200o
C.
- Hàng năm kỹ thuật xử lý bề mặt trên toàn thế giới sử dụng 20 triệu tấn
hóa chất, trong đó 40% lượng hoá chất này bay vào khí quyển gây ô nhiễm môi
trường và tạo ra hiệu ứng nhà kính. Kỹ thuật xử lý bức xạ chỉ cho 1% lượng hóa
chất bay vào môi trường.
- 80% bao bì thực phẩm ở Châu Âu và Bắc Mỹ được xử lý bề mặt bằng
bức xạ.
- 90% lượng SO2 và 85% lượng NOx là những chất độc từ khói công
nghiệp có thể biến thành phân bón dùng trong nông nghiệp nếu xử lý bức xạ
electron. Quá trình này cho phép giảm đáng kể hiệu ứng nhà kính của Trái đất
và các trận mưa axít.
- Trong công nghiệp sản xuất dụng cụ y tế, 40% đến 50% sản phẩm được
khử trùng bằng công nghệ bức xạ. Dự báo trong những năm tới tỷ lệ này có thể
đạt tới 80%.
- Trong thực phẩm, chiếu xạ được sử dụng để làm giảm hoặc loại bỏ các
nguy cơ gây bệnh do thực phẩm sinh ra. Tùy thuộc vào liều lượng, một số hoặc
tất cả các mầm bệnh sinh vật, vi sinh vật, vi khuẩn, virus có trong thực phẩm sẽ
bị phá hủy hoặc trở nên không có khả năng sinh sản. Chiếu xạ cũng được sử
dụng làm giảm tổn thất sau thu hoạch. Bên cạnh việc làm giảm các tác nhân gây
bệnh, thì chiếu xạ cũng tác động tới các tế bào, làm chậm tốc độ tác động của
các enzym vốn được sản sinh ra trong quá trình tự nhiên và là tác nhân có thể
làm thay đổi thực phẩm. Do đó làm chậm quá trình hư hỏng, chín hay mọc mầm
của rau củ quả.
- Có trên 40 nước với 120 chủng loại thực phẩm đã thương mại hoá thực
phẩm chiếu xạ. Xử lý bức xạ từ nhiều năm nay trở thành một trong những lĩnh
vực nghiên cứu phát triển quan trọng được cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc
tế (IAEA) khuyến cáo và tài trợ.
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 8
Với những ứng dụng điển hình, hiệu quả của Công nghệ bức xạ như trên,
Dự án đầu tư máy chiếu xạ ILU 14 của Công ty CP Công nghệ chiếu xạ Ánh
Dương (CT Ánh Dương) sẽ tập trung nghiên cứu và ứng dụng triển khai vào các
lĩnh vực tiềm năng như: công nghiệp, vật liệu, môi trường, dụng cụ y tế và thực
phẩm. Vì vậy, Công Ty CP Công nghệ Chiếu Xạ Ánh Dương phối hợp cùng
công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự Án Việt tiến hành nghiên cứu và xây dựng
“Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ” tại TP. HCM nhằm
phát huy tiềm năng và thế mạnh của doanh nghiệp cũng như đẩy nhanh tốc độ
phát triển kinh tế - xã hội.
IV. Các căn cứ pháp lý
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội;
Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý
chi phí đầu tư xây dựng;
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý
chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý
dự án đầu tư xây dựng;
Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc
công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
V. Mục tiêu dự án
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ chiếu xạ vào các lĩnh vực vật liệu mới,
xử lý môi trường, công nghiệp và các lĩnh vực tiềm năng khác.
- Phối hợp với các nhà chuyên môn chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ
bức xạ đào tạo đội ngũ các nhà nghiên cứu trẻ của thành phố và khu vực.
- Chiếu xạ các sản phẩm bao gồm thực phẩm, dụng cụ y tế, dược phẩm,
mỹ phẩm và các sản phẩm khác có nhu cầu chiếu xạ thanh trùng và tiệt trùng.
- Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận lớn người dân.
- Góp phần vào sự phát triển kinh tế địa phương cũng như đất nước nói
chung.
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 9
CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án
Vị trí địa lý:
Thành phố Hồ Chí Minh có toạ độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' –
106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh,
Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt
Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm
thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay
 Khí hậu thời tiết.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo.
Cũng như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết TP. HCM là
nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 10
phối môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô
từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của trạm
Tân Sơn Nhất, qua các yếu tố khí tượng chủ yếu; cho thấy những đặc trưng khí
hậu Thành Phố Hồ Chí Minh như sau:
- Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2
/năm. Số giờ
nắng trung bình/tháng 160-270 giờ. Nhiệt độ không khí trung bình 270
C. Nhiệt
độ cao tuyệt đối 400
C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,80
C. Tháng có nhiệt độ trung
bình cao nhất là tháng 4 (28,80
C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là
khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 (25,70
C). Hàng năm có tới trên 330 ngày có
nhiệt độ trung bình 25-280
C. Ðiều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự
phát triển các chủng loại cây trồng và vật nuôi đạt năng suất sinh học cao; đồng
thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa trong các chất thải, góp
phần làm giảm ô nhiễm môi trường đô thị.
- Lượng mưa cao, bình quân/năm 1.949 mm. Năm cao nhất 2.718 mm
(1908) và năm nhỏ nhất 1.392 mm (1958). Số ngày mưa trung bình/năm là 159
ngày. Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 11; trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất.
Các tháng 1, 2, 3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể. Trên phạm vi không
gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, có khuynh hướng tăng dần theo
trục Tây Nam - Ðông Bắc. Ðại bộ phận các quận nội thành và các huyện phía
Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận huyện phía Nam và Tây Nam.
- Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%; bình quân mùa
mưa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức
thấp tuyệt đối xuống tới 20%.
- Về gió, Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió
chính và chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc. Gió Tây -Tây
Nam từ Ấn Ðộ Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10,
tốc độ trung bình 3,6m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình
4,5 m/s. Gió Bắc- Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ
tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4 m/s. Ngoài ra có gió tín phong,
hướng Nam - Ðông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7
m/s. Về cơ bản TP. HCM thuộc vùng không có gió bão. Năm 1997, do biến
động bởi hiện tượng El-Nino gây nên cơn bão số 5, chỉ một phần huyện Cần Giờ
bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ.
 Ðịa chất - đất đai.
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 11
Ðất đai Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành trên hai hướng trầm
tích: trầm tích Pleixtoxen và trầm tích Holoxen.
Trầm tích Pleixtoxen (trầm tích phù sa cổ): chiếm hầu hết phần phía Bắc,
Tây Bắc và Ðông Bắc thành phố, gồm phần lớn các huyện Củ Chi, Hóc môn,
Bắc Bình Chánh, quận Thủ Ðức, Bắc-Ðông Bắc quận 9 và đại bộ phận khu vực
nội thành cũ.
Ðiểm chung của tướng trầm tích này, thường là địa hình đồi gò hoặc lượn
sóng, cao từ 20-25m và xuống tới 3-4m, mặt nghiêng về hướng Ðông Nam.
Dưới tác động tổng hợp của nhiều yếu tố tự nhiên như sinh vật, khí hậu, thời
gian và hoạt động của con người, qua quá trình xói mòn và rữa trôi..., trầm tích
phù sa cổ đã phát triển thành nhóm đất mang những đặc trưng riêng. Nhóm đất
xám, với qui mô hơn 45.000 ha, tức chiếm tỷ lệ 23,4% diện tích đất thành phố.
Ở Thành phố Hồ Chí Minh, đất xám có ba loại: đất xám cao, có nơi bị bạc
màu; đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và đất xám gley; trong đó, hai loại đầu
chiếm phần lớn diện tích. Ðất xám nói chung có thành phần cơ giới chủ yếu là
cát pha đến thịt nhẹ, khả năng giữ nước kém; mực nước ngầm tùy nơi và tùy
mùa biến động sâu từ 1-2m đến 15m. Ðất chua, độ pH khoảng 4,0-5,0. Ðất xám
tuy nghèo dinh dưỡng, nhưng đất có tầng dày, nên thích hợp cho sự phát triển
của nhiều loại cây trồng nông lâm nghiệp, có khả năng cho năng suất và hiệu
qủa kinh tế cao, nếu áp dụng biện pháp luân canh, thâm canh tốt. Nền đất xám,
phù hợp đối với sử dụng bố trí các công trình xây dựng cơ bản.
Trầm tích Holoxen (trầm tích phù sa trẻ): tại thành phố Hồ Chí Minh,
trầm tích này có nhiều nguồn gốc-ven biển, vũng vịnh, sông biển, aluvi lòng
sông và bãi bồi... nên đã hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa
có diện tích 15.100 ha (7,8%), nhóm đất phèn 40.800 ha (21,2%) và đất phèn
mặn (45.500 ha (23,6). Ngoài ra có một diện tích nhỏ khoảng hơn 400 ha (0,2%)
là "giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi
gò.
 Nguồn nước và thủy văn.
Về nguồn nước, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn,
Thành phố Hồ Chí minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất phát triển.
Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (Ðà Lạt) và hợp lưu
bởi nhiều sông khác, như sông La Ngà, sông Bé, nên có lưu vực lớn, khoảng
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 12
45.000 km2
. Nó có lưu lượng bình quân 20-500 m3
/s và lưu lượng cao nhất trong
mùa lũ lên tới 10.000 m3
/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m3
nước và là nguồn nước
ngọt chính của Thành phố Hồ Chí Minh. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn
Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến thành phố với chiều dài 200 km và chảy dọc
trên địa phận thành phố dài 80 km. Hệ thống các chi lưu của sông Sài Gòn rất
nhiều và có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m3
/s.
Bề rộng của sông Sài Gòn tại Thành phố thay đổi từ 225m đến 370m và
độ sâu tới 20m. Sông Ðồng Nai nối thông qua sông Sài Gòn ở phần nội thành
mở rộng, bởi hệ thống kênh Rạch Chiếc. Sông Nhà Bè hình thành từ chỗ hợp
lưu của sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn, các trung tâm thành phố khoảng 5km
về phía Ðông Nam. Nó chảy ra biển Ðông bằng hai ngả chính -ngả Soài Rạp dài
59km, bề rộng trung bình 2km, lòng sông cạn, tốc độ dòng chảy chậm; ngả Lòng
Tàu đổ ra vịnh Gành Rái, dài 56km, bề rộng trung bình 0,5km, lòng sông sâu, là
đường thủy chính cho tàu bè ra vào bến cảng Sài Gòn.
Ngoài trục các sông chính kể trên ra, thành phố còn có mạng lưới kênh
rạch chằng chịt, như ởhệ thống sông Sài Gòn có các rạch Láng The, Bàu Nông,
rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến
Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi và ở phần phía Nam Thành phố
thuộc địa bàn các huyện Nhà Bè, Cần Giờ mật độ kênh rạch dày đặc; cùng với
hệ thống kênh cấp 3-4 của kênh Ðông-Củ Chi và các kênh đào An Hạ, kênh
Xáng, Bình Chánh đã giúp cho việc tưới tiêu thuận lợi và đang dần dần từng
bước thực hiện các dự án giải tỏa, nạo vét kênh rạch, chỉnh trang ven bờ, tô điểm
vẻ đẹp cảnh quan sông nước, phát huy lợi thế hiếm có đối với một đô thị lớn.
Nước ngầm ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhìn chung khá phong phú tập
trung ở vùng nửa phần phía Bắc-trên trầm tích Pleixtoxen; càng xuống phía
Nam (Nam Bình Chánh, quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ)-trên trầm tích Holoxen, nước
ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.
Ðại bộ phận khu vực nội thành cũ có nguồn nước ngầm rất đáng kể,
nhưng chất lượng nước không tốt lắm. Tuy nhiên, trong khu vực này, nước
ngầm vẫn thường được khai thác ở ba tầng chủ yếu: 0-20m, 60-90m và 170-
200m. Khu vực các quận huyện 12, Hóc môn và Củ Chi có trữ lượng nước ngầm
rất dồi dào, chất lượng nước rất tốt, thường được khai thác ở tầng 60-90m. Ðây
là nguồn nước bổ sung quan trọng của thành phố
Về thủy văn, hầu hết các sông rạch Thành phố Hồ Chí Minh đều chịu ảnh
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 13
hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông. Mỗi ngày, nước lên xuống hai
lần, theo đó thủy triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố, gây
nên tác động không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát
nước ở khu vực nội thành.
Mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10m. Tháng có mực nước cao
nhất là tháng 10-11, thấp nhất là các tháng 6-7. Về mùa khô, lưu lượng của
nguồn các sông nhỏ, độ mặn 4% có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn đến quá Lái
Thiêu, có năm đến đến tận Thủ Dầu Một và trên sông Ðồng Nai đến Long Ðại.
Mùa mưa lưu lượng của nguồn lớn, nên mặn bị đẩy lùi ra xa hơn và độ mặn bị
pha loãng đi nhiều.
Từ khi có các công trình thủy điện Trị An và thủy lợi Dầu Tiếng ở thượng
nguồn, chế độ chảy tự nhiên chuyển sang chế độ chảy điều tiết qua tuốt bin, đập
tràn và cống đóng-xả, nên môi trường vùng hạ du từ Bắc Nhà Bè trở nên chịu
ảnh hưởng của nguồn, nói chung đã được cải thiện theo chiều hướng ngọt hóa.
Dòng chảy vào mùa kiệt tăng lên, đặc biệt trong các tháng từ tháng 2 đến tháng
5 tăng 3-6 lần so với tự nhiên.
Vào mùa mưa, lượng nước được điều tiết giữ lại trên hồ, làm giảm thiểu
khả năng úng lụt đối với những vùng trũng thấp; nhưng ngược lại, nước mặn lại
xâm nhập vào sâu hơn. Tuy nhiên, nhìn chung, đã mở rộng được diện tích cây
trồng bằng việc tăng vụ mùa canh tác. Ngoài ra, việc phát triển các hệ thống
kênh mương, đã có tác dụng nâng cao mực nước ngầm trên tầng mặt lên 2-3m,
tăng thêm nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của thành
phố.
I.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án
Điểm nổi bật trong kết quả điều hành kinh tế - xã hội năm 2017 của thành
phố là môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, thủ tục hành chính
có nhiều tiến bộ; việc lặp lại trật tự đô thị được người dân ủng hộ. Trong năm,
Thành phố đã đẩy mạnh việc giải ngân các công trình xây dựng cơ bản, rà soát
phân bổ vốn đầu tư, tập trung ứng vốn cho dự án tuyến đường sắt Bến Thành –
Suối Tiên, kịp thời ngăn chặn tình trạng sốt giá nhà đất ở các vùng ven. Đặc biệt
đã tổ chức làm việc với các cơ quan trung ương về báo cáo sơ kết 5 năm thực
hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ
phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và được Quốc Hội thông qua
Nghị quyết 54/2017/QH14 ngày 24/11/2017 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 14
thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh, tạo động lực cho Thành phố phát triển
bền vững và nhanh hơn nữa trong những năm tiếp theo.
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 8,25% so năm trước (năm
2016 tăng 8,05%). Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) đạt 107,90% (năm 2016
đạt 107,33%); tổng vốn đầu tư xã hội đạt 365,71 ngàn tỷ đồng, so cùng kỳ tăng
18,4%, so với GRDP bằng 34,5%; tổng thu cân đối ngân Nhà nước đạt 347.986
tỷ đồng, đạt 100,03% dự toán, tăng 13,32%; tổng chi ngân sách địa phương (trừ
tạm ứng) 67.075 tỷ đồng, đạt 94,94% dự toán, tăng 40,36% so cùng kỳ; tổng dư
nợ tín dụng đến 1/12/2017 tăng 17,27% so với tháng 12/2016.
Công Nghiệp
Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố tháng 12 tiếp tục
tăng trưởng ổn định. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính
tháng 12 tăng 6,37% so với tháng trước. Trong đó: công nghiệp chế biến, chế
tạo tăng 6,65%; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng
4,69%; hoạt động khai khoáng giảm 2,12%; ngành sản xuất và phân phối điện
giảm 5,16%.
Xây dựng
Giá trị sản xuất xây dựng cả năm theo giá hiện hành ước đạt 247.525,16
tỷ đồng, bao gồm:
+ Khu vực Nhà nước đạt 14.719,23 tỷ đồng, chiếm 5,95%;
+ Khu vực ngoài Nhà nước đạt 212.732,65 tỷ đồng, chiếm 85,94%;
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 20.073,29 tỷ đồng, chiếm 8,11%.
Trong tổng giá trị sản xuất: giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà chiếm
53,36%; công trình kỹ thuật dân dụng chiếm 28,36% và hoạt động xây dựng
chuyên dụng chiếm 18,28%. Giá trị sản xuất xây dựng cả năm theo giá so sánh
ước đạt 191.848,42 tỷ đồng, tăng 8,19% so với năm 2016, bao gồm:
+ Khu vực Nhà nước đạt 11.329,06 tỷ đồng, giảm 15,95%;
+ Khu vực ngoài Nhà nước đạt 164.678,71 tỷ đồng, tăng 10,97%;
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 15.840,65 tỷ đồng, tăng 2,59%.
Trong tổng giá trị sản xuất: giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà tăng
11,15%; công trình kỹ thuật dân dụng tăng 1,61% và hoạt động xây dựng
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 15
chuyên dụng tăng 10,55%.
Trồng trọt
Diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 41.552,9 ha, giảm 1,8% so với
năm 2016. Trong đó, diện tích lúa chiếm 46,2%, giảm 1,5%; sản lượng đạt
86.253,3 tấn, tăng 1,3% so năm trước. Diện tích gieo trồng rau các loại chiếm
19%, giảm 0,6%, sản lượng đạt 230.626,6 tấn, tăng 3,4%. Diện tích hoa, cây
cảnh là 1.366,4 ha, tăng 9,2%. Nhìn chung, năng suất các loại cây trồng hàng
năm tăng so với năm trước.
Chăn nuôi
Theo kết quả điều tra chăn nuôi ngày 1/10/2017, có 958 hộ chăn nuôi trâu
với tổng đàn 5.377 con, tăng 7,6% so với thời điểm 1/10/2016; trong đó, sản
lượng thịt hơi xuất chuồng trong kỳ đạt 583 tấn, tăng 3,7% so với cùng kỳ. Đàn
bò có 7.810 hộ nuôi bò thịt và 5.798 hộ nuôi bò sữa với tổng đàn bò 125 ngàn
con, giảm 2,1%; trong đó, đàn bò thịt chiếm 32,5% tổng đàn, tăng 8,2% và đàn
bò sữa chiếm 67,5%, giảm 6,4%. Chăn nuôi heo có 5.671 hộ với tổng đàn 302,8
ngàn con, tăng 7,6%. Gia cầm và chăn nuôi khác có 4.620 đơn vị nuôi gà với
tổng đàn 424,6 ngàn con, tăng 1,6%; trong đó, đàn gà thịt chiếm 94,5% tổng đàn
gà, tập trung tại hộ gia công cho công ty CP và trang trại gà An Phú - Củ Chi
thuộc Tổng Công Ty Nông Nghiệp Sài Gòn.
Lâm nghiệp
Tổng diện tích rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn Thành phố hiện nay là
38.864 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 35.794 ha. Tỉ lệ che phủ rừng đạt
17,46%, tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh là 37,15%. Tính đến nay, sản lượng cây
lâm nghiệp trồng phân tán là 251.000 cây, tăng 1,74% so với cùng kỳ năm trước.
Diện tích trồng rừng được chăm sóc là 581 ha, tăng 7% so với cùng kỳ năm
trước.
Thủy sản
Sản lượng thủy sản năm 2017 ước đạt 59.043,6 tấn, tăng 0,45% so năm
trước. Trong đó, sản lượng cá ước đạt 18.956,7 tấn, giảm 2,21%; sản lượng tôm
ước đạt 16.085,1 tấn, giảm 1,85%; sản lượng thủy sản khác ước đạt 24.001,8
tấn, tăng 4,32%. Trong đó:
- Sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 19.976,7 tấn, tăng 1%. Trong đó,
sản lượng khai thác thủy sản biển chiếm 86,4%, tăng 1,7%; sản lượng khai thác
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 16
thủy sản nội địa chiếm 13,6%, giảm 3%.
- Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 39.067,0 tấn, tăng 0,2%. Trong
đó, sản lượng cá chiếm 21,6%, giảm 8%; tôm chiếm 32,6%, giảm 2,6%; sản
lượng thủy sản khác chiếm 45,8%, tăng 6,8%.
Dân số
Dân số: ước tính dân số trung bình trên địa bàn thành phố năm 2017 có
8.611,1 ngàn người, tăng 2% so với năm 2016. Giải quyết việc làm: dự ước cả
năm 2017, giải quyết việc làm cho 323.225 lượt người (đạt 115,44 % kế hoạch
năm), số việc làm mới tạo ra là 133.331 chỗ việc làm mới (đạt 106,66 % kế
hoạch năm), tổ chức 80 phiên giao dịch việc làm. Bên cạnh giải quyết việc làm
trong nước, dự ước số lao động được giải quyết việc làm thông qua hoạt động
xuất khẩu lao động là 14.212 người.
II. Quy mô sản xuất của dự án
II.1 Đánh giá nhu cầu thị trường
Hiện ở Việt Nam có 10 máy chiếu xạ sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu và
tiêu dùng trong nước. Danh sách được liệt kê ở bảng sau:
Các thiết bị chiếu xạ công nghiệp ở Việt Nam hiện nay (04/2018)
Tên công ty Năm
thành
lập
Tên máy và
hoạt độ ban đầu
Mục đích ban
đầu
Sở
hữu
Nước
sản
xuất
Vị trí
đặt
máy
Trung tâm
chiếu xạ Hà
Nội
1991 Máy chiếu xạ
nguồn Cobalt-
60, 107 kCi
Bảo quản thực
phẩm, ức chế
nẩy mầm rau củ
quả
Nhà
nước
Liên xô Hà Nội
Trung tâm
Nghiên cứu và
Triển khai
Công nghệ
bức xạ
3/1999 Máy chiếu xạ
nguồn Cobalt-
60, 400 kCi
Dụng cụ y tế,
đông nam dược
và thực phẩm
Nhà
nước
Hungary Tp.
HCM
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 17
Công ty
TNHH Sơn
Sơn
7/2004
10/2006
Máy chiếu xạ
nguồn tia X
được chuyển đổi
từ 2 máy gia tốc,
5 MeV-120 kW
Thanh trùng
thực phẩm và
rau quả
Tư
nhân
Hoa kỳ Tp.
HCM
Công ty cổ
phần An Phú
5/2005
6/2006
Máy chiếu xạ
nguồn Cobalt-
60, 1MCi
Dụng cụ y tế,
đông nam dược
và thực phẩm
Đa
sở
hữu
Hungary Bình
Dương
Tập đoàn Thái
Sơn
3/2009 Máy chiếu xạ
nguồn Cobalt-
60, 800kCi
Dụng cụ y tế,
đông nam dược
và thực phẩm
Tư
nhân
Hungary Cần
Thơ
Công ty cổ
phần An Phú
9/2011 Máy chiếu xạ
nguồn Cobalt-
60, 500kCi
Dụng cụ y tế,
đông nam dược
và thực phẩm
Đa
sở
hữu
Hungary Vĩnh
Long
Trung tâm
Nghiên cứu và
Triển khai
Công nghệ
bức xạ
8/2012 Máy chiếu xạ
nguồn tia
Electron
10MeV-15kW
Dụng cụ y tế,
đông nam dược
và thực phẩm
Nhà
nước
Nga Tp.
HCM
Tập đoàn Thái
Sơn
8/2012 Máy chiếu xạ
nguồn Cobalt-
60, 800kCi
Dụng cụ y tế,
đông nam dược
và thực phẩm
Tư
nhân
Trung
Quốc
Cần
Thơ
Cơ sở chiếu
xạ Đà Nẵng
Dự kiến
9/2018
Máy chiếu xạ
nguồn Cobalt-
60, 200kCi
Dụng cụ y tế,
đông nam dược
và thực phẩm
Nhà
nước
Việt
Nam
Đà
Nẵng
Cơ sở chiếu
xạ Đồng Nai
Dự kiến
4/2019
Máy chiếu xạ
nguồn Cobalt-
60, 300kCi
Dụng cụ y tế,
đông nam dược
và thực phẩm
Nhà
nước
Việt
Nam
Đồng
Nai
Muốn xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu, Nhật,
Úc,...nông sản tươi, thực phẩm đông lạnh hoặc thực phẩm khô sẽ phải được
chiếu xạ, tức là dùng tia năng lượng cao như tia gamma, electron hoặc tia X để
chiếu vào trái cây, thực phẩm, các tia này sẽ tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh có
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 18
trong thực phẩm, cũng như làm bất hoạt các loại côn trùng gây hại có bên trong
quả. Ngoài ra, các tia này còn làm chậm chín hoặc ức chế nẩy mầm để có thể
vận chuyển trong thời gian dài trời đến Mỹ và châu Âu. Các doanh nghiệp trong
khu vực như Thái Lan, Philippines, Trung Quốc...đầu tư các nhà máy chiếu xạ
rất nhiều nhằm chiếu xạ thanh trùng, tiệt trùng các sản phẩm phục vụ cho xuất
khẩu lẫn tiêu dùng trong nước với mục đích hạn chế vi sinh vật gây bệnh có
trong thực phẩm và kéo dài tuổi thọ nông sản bán ở siêu thị. Đa số các nước
nhập khẩu bắt buộc sản phẩm phải chiếu xạ vì họ sợ vi sinh vật gây bệnh có
trong thực phẩm làm người tiêu dùng của họ nhiễm bệnh hoặc côn trùng có hại
từ nông sản của nước trồng trọt gây hại cho ngành nông nghiệp của nước nhập
khẩu.
Hiện nay, trái cây Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 40 quốc gia và vùng
lãnh thổ, trong đó nhiều loại trái cây rất được ưa chuộng như thanh long, xoài,
chôm chôm, nhãn, vải ... Trong những năm gần đây nhiều nước phát triển như
Mỹ, Úc, New Zealand … đã áp dụng biện pháp chiếu xạ như một biện pháp
kiểm dịch bắt buộc đối với công tác xuất nhập khẩu trái cây tươi.
Công nghệ chiếu xạ đã được Tổ chức Y tế thế giới, Cơ quan Năng lượng
nguyên tử quốc tế và Tổ chức Nông Lương thế giới khẳng định hiệu quả trong
việc bảo đảm và nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm soát
dịch bệnh từ nguồn gốc thực phẩm.
Hiện nay, chiếu xạ thực phẩm đã được ứng dụng ở hơn 50 quốc gia trên
thế giới. Trong đó, nhiều nước đã ứng dụng chiếu xạ như một biện pháp kiểm
dịch thực vật hiệu quả đối với nông sản và rau quả tươi để phòng ngừa các côn
trùng gây hại lây lan và phát tán theo con đường thương mại quốc tế.
Mỹ là một trong những quốc gia trên thế giới đi đầu trong việc ứng dụng
chiếu xạ trong kiểm dịch thực vật. Đặc biệt, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã
xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn cho việc xử lý kiểm dịch thực vật cho tất cả các
loại mặt hàng nông sản và trái cây tươi nhập khẩu vào Mỹ (Treatment Manual),
trong đó biện pháp chiếu xạ được ứng dụng trên nhiều mặt hàng và xử lý được
nhiều loại côn trùng gây hại có trong hàng nông sản.
Ngoài ra, tổ chức Bảo vệ thực vật Quốc tế (IPPC) đã xây dựng và ban
hành tiêu chuẩn quốc tế về biện pháp Kiểm dịch thực vật (ISPM) số 18: “Hướng
dẫn cho việc sử dụng chiếu xạ như là biện pháp Kiểm dịch thực vật”. Tiêu chuẩn
này sẽ giúp sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam dễ dàng thâm nhập vào các thị
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 19
trường khó tính sau khi được xử lý bức xạ tại các cơ sở chiếu xạ của Việt Nam.
Tại Việt Nam, xử lý chiếu xạ đã và đang từng bước được sử dụng như
một biện pháp xử lý kiểm dịch hiệu quả và xu thế đối với các nông sản xuất
khẩu; đồng thời là biện pháp xử lý hiệu quả đối với thực phẩm đông lạnh hoặc
khô thay dần các biện pháp xử lý bằng hóa chất có hại cho sức khỏe người tiêu
dùng và lạc hậu. Ngoài ra, công nghệ chiếu xạ cũng là biện pháp xử lý kinh tế và
tiên tiến đối với các sản phẩm trong công nghiệp, vật liệu, y tế, mỹ phẩm, môi
trường và lĩnh vực tiềm năng khác.
Theo số liệu thống kê của Công ty An Phú trong năm 2016 có hơn 10.500
tấn hoa quả tươi được kiểm dịch bằng chiếu xạ để xuất khẩu sang các thị trường
Mỹ, Nhật Bản, tăng gấp đôi so với năm 2015, trong đó, sản lượng thanh long
sang Mỹ và xoài sang Hàn Quốc đều tăng trưởng trên 2 lần.
Với số liệu từ Vinagamma hàng xử lý chiếu xạ năm 2016 đối với sản
phẩm dụng cụ y tế là 3.401 m3
và thực phẩm các loại là 10.754 tấn, năm 2017
đối với sản phẩm dụng cụ y tế là 3.413 m3
và thực phẩm các loại là 14.068 tấn.
Sản lượng chiếu xạ ở Vinagamma theo thống kê chỉ chiếm 1/3 hàng chiếu xạ ở
khu vực miền Nam (gồm Công ty An Phú, Thái Sơn và Sơn Sơn). Vì vậy sản
lượng chiếu xạ năm 2017 ở miền Nam vào khoảng 10.239 m3
và thực phẩm các
loại là 42.204 tấn.
Đánh giá nhu cầu thị trường thủy hải sản xuất khẩu năm 2018 (số liệu từ
VASEP), sau khi tăng 17% trong quý I/2018 với gần 1,8 tỷ USD, xuất khẩu thủy
sản Việt Nam trong quý II tăng chậm lại với mức 5,7% đạt 2,2 tỷ USD. Nguyên
nhân do xuất khẩu tôm giảm 5% vì giá tôm giảm, nguồn cung tăng. Bước sang
tháng 7, với khoảng 793 triệu USD, xuất khẩu thủy sản có chiều hướng tăng
mạnh hơn (tăng 7%) sau khi mức tăng trưởng chững lại còn 3% trong tháng 6.
Kết quả xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm đạt khoảng 4,78 tỷ USD, tăng 8,5%
so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm (triệu USD)
Sản phẩm T1-7/2018 % tăng,
giảm
Tôm các loại 1.984,292 5,5
trong đó: - Tôm chân trắng 1,338,531 10,0
- Tôm sú 474,062 -4,0
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 20
Cá tra 1,200,195 19,5
Cá ngừ 359,335 11,0
trong đó: - Cá ngừ mã HS
16
167,599 17,0
- Cá ngừ mã HS
03
191,736 6,2
Cá các loại khác (trừ cá
ngừ, cá tra)
765,031 9,0
Nhuyễn thể 415,480 5,0
trong đó: - Mực và bạch
tuộc
359,829 8,0
- Nhuyễn thể hai
mảnh vỏ
55,503 -9,9
Cua, ghẹ và Giáp xác khác 56,855 2,0
TỔNG CỘNG 4.781,187 8,5
Nếu ước tính trung bình khoảng 17 USD cho 1kg hàng thủy hải sản thì
sản lượng xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam khoảng 281.246 tấn trong 7 tháng
đầu năm 2018.
So sánh chỉ sản lượng thủy hải sản xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2018 với
tổng sản lượng chiếu xạ năm 2017 (bao gồm gia vị, thức ăn gia súc v.v…) thì
sản phẩm chiếu xạ chỉ chiếm 20-25% trong tổng số sản phẩm cần chiếu xạ để
xuất khẩu. Điều này nói lên nhu cầu tiềm năng cho việc xử lý bằng chiếu xạ còn
rất lớn; nói cách khác nhu cầu của thị trường còn rất lớn nên việc đầu tư cho dự
án của Công ty CP Công nghệ chiếu xạ Ánh Dương là cần thiết, thiết thực và
hiệu quả.
II.2 Quy mô sản xuất của dự án
Diện tích đất: Dự án được xây dựng trên diện tích đất 8,8 ha tại khu công
nghệ cao, quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.
STT Nội dung ĐVT Số lượng
I Xây dựng 88.000
1 Khu chiếu xạ m2 5.000
2 Kho khô m2 15.000
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 21
STT Nội dung ĐVT Số lượng
3 Kho lạnh m2 12.000
4 Khu hành chính 1 m2 1.000
5
Khu nhà nghỉ cho chuyên gia và cho CN
tăng ca
m2 1.500
6
Bãi xe (Nơi đậu cho xe giao và nhận
hàng)
m2 4.500
7 Bãi xe của CBCN viện công ty m2 1.000
8 Trạm phát điện m2 500
9 Khu nghiên cứu chuyển giao công nghệ m2 3.000
10 Khu đóng gói dán nhãn m2 9.000
11 Khu nghiên cứu đào tạo m2 2.000
12 Kho lưu trữ mẫu m2 500
13 Nơi tập trung container xuất nhập hàng m2 20.000
14 Công viên cây xanh m2 8.000
15 Khu hành chính 2 m2 1.000
16 Giao thông nội bộ m2 4.000
17 Hệ thống cấp nước tổng thể HT 1
18 Hệ thống cấp điện tổng thể HT 1
19 Hệ thống thoát nước tổng thể HT 1
20 Hệ thống phòng cháy chữa cháy HT 1
21 Hệ thống camera giám sát HT 1
22 Hệ thống xử lí chất thải HT 1
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án
III.1. Địa điểm xây dựng
Dự án được xây dựng tại Khu Công nghệ cao, Quận 9, Thành phố Hồ Chí
Minh.
III.2. Hình thức đầu tư
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ được đầu tư theo hình
thức xây dựng mới.
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 22
BẢNG CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT
TT Nội dung
Diện tích
(m²)
Tỷ lệ (%)
1 Khu chiếu xạ 5.000 5,68
2 Kho khô 15.000 17,05
3 Kho lạnh 12.000 13,64
4 Khu hành chính 1 1.000 1,14
5 Khu nhà nghỉ tạm cho CN tăng ca 1.500 1,70
6 Bãi xe (Nơi đậu cho xe giao và nhận hàng) 4.500 5,11
7 Bãi xe của CBCN viện công ty 1.000 1,14
8 Trạm phát điện 500 0,57
9 Khu nghiên cứu chuyển giao công nghệ 3000 3,41
10 Khu đóng gói dán nhãn 9.000 10,23
11 Khu nghiên cứu đào tạo 2.000 2,27
12 Kho lưu trữ mẫu 500 0,57
13 Nơi tập trung container xuất nhập hàng 20.000 22,73
14 Công viên cây xanh 8.000 9,09
15 Khu hành chính 2 1.000 1,14
16 Giao thông nội bộ 4.000 4,55
Tổng cộng 88.000 100,00
IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án
Về phần xây dựng dự án: Nguồn lao động dồi dào và vật liệu xây dựng
đều có tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào
phục vụ cho quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Về phần quản lý và các sản phẩm của dự án: Nhân công quản lý và duy trì
hoạt động của dự án tương đối dồi dào, các sản vật đều có sẵn tại địa phương.
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 23
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình
Bảng tổng hợp các hạng mục công trình xây dựng của dự án
STT Nội dung ĐVT Số lượng
I Xây dựng 88.000
1 Khu chiếu xạ m2 5.000
2 Kho khô m2 15.000
3 Kho lạnh m2 12.000
4 Khu hành chính 1 m2 1.000
5 Khu nhà nghỉ tạm cho CN tăng ca m2 1.500
6
Bãi xe (Nơi đậu cho xe giao và nhận
hàng)
m2 4.500
7 Bãi xe của CBCN viện công ty m2 1.000
8 Trạm phát điện m2 500
9 Khu nghiên cứu chuyển giao công nghệ m2 3.000
10 Khu đóng gói dán nhãn m2 9.000
11 Khu nghiên cứu đào tạo m2 2.000
12 Kho lưu trữ mẫu m2 500
13 Nơi tập trung container xuất nhập hàng m2 20.000
14 Công viên cây xanh m2 8.000
15 Khu hành chính 2 m2 1.000
16 Giao thông nội bộ m2 4.000
17 Hệ thống cấp nước tổng thể HT 1
18 Hệ thống cấp điện tổng thể HT 1
19 Hệ thống thoát nước tổng thể HT 1
20 Hệ thống phòng cháy chữa cháy HT 1
21 Hệ thống camera giám sát HT 1
22 Hệ thống xử lí chất thải HT 1
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 24
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ
II.1. Xử lý Vật liệu (Chế tạo màng lọc bằng chiếu trên máy gia tốc)
Màng lọc nano có tính năng chọn lọc
Sau khi chiếu chùm electron các màng polyme, có thể tạo ra các vết nano
ẩn có kích cỡ 200 nm. Quá trình tẩm thực hoá học có thể tạo ra các ống nano có
kích thước khác nhau tuỳ theo mục đích sử dụng. Chẳng hạn để lọc các phần tử
albumin đường kính của ống nano thường có kích thước nhỏ hơn 600 nm, còn
để lọc globulin kích thước ống nano có thể tới 900 nm. Hình dưới là màng lọc
nano có kích thước khác nhau (Tư liệu của JAERI-Nhật Bản).
II.2. Công nghệ lưu hoá các chất đàn hồi
a. Sản xuất các vật liệu cách nhiệt bền nhiệt tự dính
Chế tạo băng dính cách điện chịu nhiệt
Nguyên lý: Lưu hoá hay là khâu mạch.
Quy trình: Việc chế tạo sản phẩm này bao gồm các công đoạn sau:
1) Chuẩn bị phối liệu ban đầu gồm từ hỗn hợp cao su và một số phụ gia;
2) Trộn phối liệu ở nhiệt độ ≤ 50o
C;
3) Tạo băng cao su nguyên liệu trên đế polyetylen và cuộn thành bánh với
đường kính từ 12-15 cm;
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 25
4) Lưu hoá bằng chiếu xạ bằng nguồn Co-60 hoặc tia X (máy gia tốc);
5) Đóng gói sản phẩm trong gói polyetylen.
Để chế tạo băng dính, ta lấy hỗn hợp cao su polygetepolyxyloxan có chứa
Bo. Nguyên liệu này có khả năng tự bám dính và hấp thụ nhiệt độ phòng. Tính
tự bám dính có được nhờ nhóm B÷O trong mạch polyme.
Liều chiếu: từ 100 - 130 kGy, suất liều 2,2 Gy/s.
Thiết bị: Máy gia tốc hoặc nguồn Co-60.
Sản phẩm có thể hoạt động ở nhiệt độ 250o
C, độ bám dính tốt, chịu nước,
chịu nhiệt độ thấp.
Chế tạo vải thuỷ tinh cao su
Nguyên lý: lưu hoá cao su.
Quy trình chuẩn bị nguyên vật liệu:
1) Tẩm vải thuỷ tinh dung dịch polyxyloxan;
2) Phủ một lớp hỗn hợp mủ cao su;
3) Dùng rulô phủ tiếp một lớp màng mỏng polyetylen giữa lớp thứ nhất và lớp
thứ hai.
Chiếu xạ bằng chùm electron trên băng chuyển động liên tục với liều hấp
thụ 50-70 kGy. Cũng có thể chiếu xạ bằng tia gamma của nguồn Co-60 để lưu
hoá. Trong trường hợp này sản phẩm được chiếu theo từng cuộn.
Sản phẩm có độ bền cơ, chịu nhiệt cao, chịu nước, cách điện tốt.
b. Quá trình lưu hoá bức xạ các chất đàn hồi khác
Đệm, phớt cao su: Dùng nguồn Co-60 hoặc chùm electron chiếu mủ cao
su.
Lốp ô tô: Lúc đầu người ta cho rằng chế tạo lốp ô tô bằng phương pháp
lưu hoá bức xạ là có triển vọng. Tuy nhiên, các nghiên cứu về sau cho thấy vấn
đề không đơn giản. Nguyên nhân là tính phức tạp của đối tượng, tính đa dạng về
thành phần và độ bền khác nhau của các chất trong quá trình chiếu xạ. Do đó,
đối với đối tượng này, xử lý bức xạ cũng không thể hiện tính ưu việt rõ rệt so
với phương pháp xử lý nhiệt.
Tuy nhiên, việc kết hợp giữa xử lý bức xạ và xử lý nhiệt cho kết quả nhất
định như tạo phôi tăng độ bám dính của lốp xe đối với mặt đường bằng bức xạ.
Việc tạo phôi bằng bức xạ có tác dụng tăng độ bám dính của lốp xe đối với mặt
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 26
đường, đồng thời làm giảm thời gian chế tạo sản phẩm xuống 20%.
Lưu hoá mủ cao su tự nhiên (latex)
Ở Indonesia có các hệ thử nghiệm lưu hoá mủ cao su bằng nguồn Co-60
(225kCi). Sản lượng 3000 tấn/năm. Thiết bị gồm 3 bộ phận: bộ phận nhũ tương
hoá nguyên liệu, bộ phận trộn và phản ứng lưu hoá.
Trong bộ phận nhũ tương hoá, người ta chuẩn bị nhũ tương hoá từ CCl4
và nước. Nhũ tương đưa vào bộ phận trộn để trộn từ từ với latex. Hỗn hợp sau
đó được đưa và vào buồng lưu hoá để chiếu gamma từ nguồn Co-60. CCl4 được
sử dụng làm chất tăng nhạy. Thiết bị hoạt động theo chu trình, mỗi mẻ được
1550kg latex và 40kg nhũ tương. Suất liều 2,27 kGy/h, liều 30 kGy. Cao su lưu
hoá có chất lượng tương đương xử lý nhiệt. Hệ chiếu xạ latex khác của Malaysia
có công suất 6000 tấn/năm.
II.3. Các quy trình biến tính vật liệu polyme bằng bức xạ
a. Chế tạo vỏ cáp và dây điện bằng khâu mạch bức xạ
Các vật liệu xử lý bằng bức xạ có độ bền cơ, nhiệt cao, tính chất cách điện
được cải thiện, đặc biệt ở nhiệt độ cao. Bảng sau giới thiệu các giới hạn nhiệt độ
của các loại cáp điện vỏ bọc polyetylen.
Giới hạn nhiệt độ của các loại cáp điện dùng polyetylen làm vỏ bọc, To
C
Qua bảng trên ta thấy polyetylen được khâu mạch bức xạ chịu nhiệt độ
cao hơn ở mọi phương án sử dụng.
Các loại polyme thông thường dùng làm lớp cách điện xử lý bằng bức xạ
là polyetylen (- CH2 -CH2 -), polyvinylclorua (-CH2:CHCl-).
Quá trình chiếu: Liên tục.
Nguồn bức xạ để khâu mạch: Máy gia tốc electron công suất 100-150
kW. Ngoài ra còn có thể sử dụng bức xạ hãm (tia X)
- Liều hấp thụ: 200 – 400 kGy. Dùng chất tăng nhạy có thể giảm liều
Dạng xử lý Sử dụng lâu
dài
Dưới
100h/năm
Sử dụng không thường xuyên
Không xử lý 75 - 140
Khâu mạch hoá 90 130 250
Khâu mạch bức xạ 150 200 350
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 27
xuống 100 - 200 kGy.
- Bề dày tối ưu d đối với e-
: Tùy theo bề dày của cáp, người ta sử dụng
năng lượng của electron sao cho thích hợp.
- Giá thành xử lý giảm 2,1 lần so với xử lý nhiệt.
Đây là lĩnh vực chiếm ưu thế của công nghệ bức xạ so với công nghệ hóa học.
Bề dày tối ưu d của polyetylen ở năng lượng electron khác nhau
Năng lượng E,
(MeV)
Bề dày d,
(g/cm3
)
Năng lượng E,
(MeV)
Bề dày d,
(g/cm3
)
0,3 0,019 1,5 0,449
0,4 0,051 2 0,634
0,5 0,085 3 1,02
0,6 0,119 4 1,4
0,8 0,190 5 1,17
1,0 0,263 10 3,68
b. Chế tạo ống và màng co nhiệt
Lĩnh vực lớn thứ hai về xử lý vật liệu của công nghệ bức xạ là chế tạo ống
và màng co nhiệt. Quy trình này dựa trên hiện tượng khâu mạch polyme và hiệu
ứng nhớ, chủ yếu là đối với polyetylen.
- Các sản phẩm thường gặp: phim, ống, băng, túi, các loại bao bì ... Các sản
phẩm thường được sử dụng trong ngành điện kỹ thuật, công nghiệp thực
phẩm, đóng tàu, chế tạo máy, công nghiệp điện tử và một số lĩnh vực khác.
- Các polyme thường dùng: polyetylen, polyvinylclorua, polyvinylidenflorid
...
- Nguồn bức xạ: Máy gia tốc electron có năng lượng từ 1- 3 MeV, trường hợp
chiếu màng máy có năng lượng nhỏ hơn, từ 0,5 – 1 MeV. Ngoài ra có thể
dùng cả bức xạ gamma của nguồn Co-60 để chiếu xạ.
- Sau khi xử lý bức xạ, tỷ lệ co kích thước của sản phẩm có thể tới 15 - 20%.
c. Chế tạo polyetylen xốp bằng bức xạ
Nguyên lý: Dựa trên quá trình khâu mạch.
Quy trình: gồm 4 giai đoạn.
- Giai đoạn 1: Chuẩn bị nguyên liệu ban đầu polyetylen, chất tạo khí và
một số chất phụ gia. Chất tạo khí có thể dùng diazodicarbonamit
(NH2CON = NCONH2). Chất này bị phân huỷ ở nhiệt độ 200o
C. Khi
phân huỷ 1g chất khí tạo ra 200 – 240 cm3
CO2, CO, N2 và NH3. Phụ
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 28
thuộc vào hệ số tạo bọt (độ tăng thể tích của polyme so với thể tích ban
đầu), lượng chất tạo bọt thường có thể tới 10% khối lượng. Hệ số tạo bọt
10 ÷ 40 tương ứng với mật độ polyetylen xốp khoảng 1 ÷ 0,025 g/cm3
. Để
giảm nhiệt độ phân huỷ của chất tạo khí. Cần cho thêm chất tăng kích
động tạo bọt (thường là stearat kẽm C17H35COOZn) với 1 ÷ 1,5% khối
lượng. Ngoài ra có thể thêm một số chất chống oxi hoá, chất tăng nhạy,
chất màu v. v.
- Giai đoạn 2: Tạo ra các phôi tấm trên cơ sở của nguyên liệu trên. Thao
tác này được thực hiện bằng phương pháp ép liên tục trên máy ép có đầu
hở. Để lúc tạo phôi không tạo ra sự phân huỷ khí, nhiệt độ của nguyên
liệu không được vượt quá 300o
C.
- Giai đoạn 3: Chiếu chùm electron với năng lượng 0,5 - 4 MeV. Liều chiếu
tối ưu là 50 - 70 kGy.
- Giai đoạn 4: Việc tạo bọt khí trong các phôi chiếu xạ được thực hiện do
sự phân huỷ chất tạo khí khi bị đốt nóng ở nhiệt độ 180o
C.
Mục đích của chiếu xạ là tăng độ nhớt của polyetylen nóng chảy bằng quá
trình khâu mạch. Do đó, các chất khí khó thoát ra khỏi phôi và thể tích của
polyme tăng lên. Việc gia nhiệt được thực hiện theo hai bước:
Bước 1: Các tấm polyme đã chiếu xạ được gia nhiệt sơ bộ tới nhiệt độ
dưới nhiệt độ phân huỷ khí nhằm mục đích loại bỏ ứng suất nội và đảm bảo tính
đồng đều của quá trình tạo khí ở giai đoạn tiếp theo.
Bước 2: Tiếp tục nâng nhiệt độ tới nhiệt độ tạo khí bằng bức xạ hồng
ngoại và không khí nóng.
Polyetylen xốp khâu mạch bức xạ có tính chất cách nhiệt và giảm chấn
động tốt, ít hấp thụ nước và có độ đàn hồi cao. Chúng được sử dụng trong công
nghệ ô tô, xây dựng dân dụng, chế tạo các dụng cụ thể thao, vật liệu cách điện,
bao bì ...
II.4. Xử lý Môi trường (Xử lý nguồn nước thải bằng bức xạ)
Các nghiên cứu và công nghệ xử lý nước thải được tiến hành theo các
bước xử lý sau đây:
1) Xử lý bức xạ các nguồn nước tự nhiên;
2) Làm sạch bằng bức xạ các nguồn nước thải công nghiệp;
3) Xử lý bức xạ các chất lắng đọng của nước thải. Quá trình xử lý nước
thải được tiến hành đồng thời với quá trình khử tính lây nhiễm các mầm bệnh
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 29
của nước.
a. Xử lý nước tự nhiên
Nước tự nhiên trước khi sử dụng làm nước uống, thường được làm sạch
chủ yếu đối với các chất hữu cơ vốn làm cho nước có màu, đồng thời khử mùi
và vị không bình thường của nước.
Dùng tia gamma của nguồn Co-60 hoặc máy gia tốc với liều thấp khoảng
1 kGy, người ta có thể khử được màu, tẩy uế và diệt khuẩn để nước có thể sử
dụng làm nước sinh hoạt. Việc khử màu chủ yếu liên quan tới sự phân huỷ các
chất mùn bởi các sản phẩm phân tích bức xạ, mà vai trò quan trọng nhất là các
gốc tự do O
H. Cũng ở liều 1 kGy mùi bị khử hoàn toàn, độ nhiễm độc vi khuẩn
và nhiễm độc ký sinh trùng trong nước giảm đi rất nhiều. Cho nên có thể coi liều
1 kGy là liều làm sạch nước.
Trong việc xử lý nước, máy gia tốc electron cũng rất triển vọng. Theo tính
toán một máy gia tốc công suất 500 kW có thể xử lý nước cung cấp cho thành
phố 100.000 dân.
b. Xử lý nước thải công nghiệp
Nước thải công nghiệp thường chứa rất nhiều chất độc hại, những chất
này khó phân huỷ và lại có nồng độ tương đối cao. Để phân huỷ chúng cần liều
D ≥ 10 kGy. Nói chung người ta thường kết hợp nhiều phương pháp: hoá học,
sinh học, bức xạ v.v.
Sau khi làm sạch bằng phương pháp hoá học và sinh học, chỉ cần một liều
bức xạ rất nhỏ để làm sạch nước thải, cỡ 0,1 ÷ 0,3 kGy.
c. Xử lý các chất lắng đọng từ nước thải và bùn hoạt tính
Các chất lắng đọng thường chiếm từ 0,5 - 8% thể tích nước thải. Liều
lượng 25 kGy được coi là liều lượng tiệt trùng đối với bùn và chất lắng đọng.
Sản phẩm có thể dùng làm phân bón trong nông nghiệp.
II.5. Làm sạch khói nhà máy bằng công nghệ bức xạ
Ô nhiễm môi trường là vấn đề toàn cầu. Sự phát tán các chất SO2 và NOx
vào khí quyển từ các nhà máy điện chạy bằng than và dầu, cũng như từ các nhà
máy công nghiệp là một trong những nguồn ô nhiễm chủ yếu. Các chất gây ô
nhiễm này tạo ra các trận mưa axít và làm tăng hiệu ứng nhà kính với sự nóng
dần lên của khí quyển Trái đất.
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 30
- Kỹ thuật xử lý bằng electron: Là một kỹ thuật mới, tách đồng thời các
chất nói trên từ khói thải, đã được nghiên cứu ở một số nước và hiện có
một số thiết bị công nghiệp, chẳng hạn ở Mỹ, Nhật, Ba Lan.
Sơ đồ của quy trình xử lý khí thải bằng chùm electron
1- Khí thải từ nhà máy điện,
2- Nước phun,
3- Hạt sương được làm lạnh,
4- Nguồn nuôi,
5- Máy gia tốc Electron,
6- Bộ thu gom sản phẩm phụ,
7- Phân bón,
8- Ống thoát khí
- Nội dung của phương pháp: Khí thải phát ra được làm lạnh bằng phun các
hạt nước kích thước nhỏ tới nhiệt độ 70o
C. Khí này đi qua buồng chiếu và
được chiếu bằng chùm electron với sự hiện diện của amoniac (NH3) được
trộn trước khi đưa vào buồng chiếu. Khí SO2 và NOx được biến thành axit
tương ứng của chúng, sau đó biến thành amoni sulfat và amoni nitrat. Các
chất này được thu hồi bằng các máy tĩnh điện. Chính các sản phẩm phụ
này là phân bón cho nông nghiệp. Các phản ứng có thể xảy ra như sau:
NOx HNO3
SO2 H2SO4
O•
H,O,HO•
2
O•
H,O,HO•
2
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 31
H2SO4 (NH4)2 SO4
(NH4)2SO4 (NH4)2SO4.2NH4NO3
- Thiết bị: Máy gia tốc electron, năng lượng 0,5 ÷ 1,5 MeV, công suất 10 ÷
50 kW, dòng ~20 mA, với một vài tổ máy, nhiệt độ 60 ÷ 150°C.
- Hiệu quả: Việc xử lý liên tục cho phép tách 95% khí SO2 và 80% khí NOx
ra khỏi khói thải.
- Tính ưu việt của quy trình công nghệ:
+ Đây là quy trình duy nhất tách đồng thời SO2 và NOx;
+ Sản phẩm phụ được dùng làm phân bón;
+ Quy trình không đòi hỏi nhiều nước;
+ Đáp ứng được yêu cầu tách SO2 và NOx.
Chiếu xạ cạnh tranh được với các quy trình hiện đại về tách SO2 và cạnh
tranh về mặt kinh tế, đặc biệt đối với các nhà máy nhiệt điện (Tư liệu của
JAERI).
II.6. Khử trùng dụng cụ y tế
Khử trùng dụng cụ y tế là một lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhất của công
nghệ bức xạ. Trong một vài năm tới, tỷ lệ dụng cụ y tế được xử lý bằng bức xạ
có thể đạt tới 80% vì xử lý bằng khí Ethylenoxid sẽ bị loại bỏ vì phương pháp
này còn tồn dư khí độc trong sản phẩm sau xử lý.
Nguồn bức xạ chủ yếu sử dụng để khử trùng dụng cụ y tế là tia gamma
Co-60 và chùm tia electron.
NH3
NH3
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 32
Khử trùng bằng bức xạ là một kỹ thuật tổng hợp, nó liên quan tới sinh học
bức xạ và hoá bức xạ. Dưới tác dụng của bức xạ, người ta phải giải quyết hai
vấn đề:
- Tiêu diệt vi trùng, hay nói chính xác hơn là làm mất khả năng sinh sản của
chúng;
- Ngăn chặn khả năng phân huỷ bức xạ của đối tượng được khử trùng.
Rõ ràng vấn đề đầu tiên liên quan tới sinh học bức xạ, còn vấn đề thứ hai
liên quan tới hoá bức xạ.
Hiện nay trong công nghệ tiệt trùng y tế, người ta chưa có khả năng tiêu
diệt hoàn toàn vi sinh vật có hại mà chỉ có khả năng giảm xác suất lây nhiễm của
chúng để nó không vượt quá 10-6
.
Khả năng chống bức xạ của vi sinh vật có hại được xác định chủ yếu bằng
độ bền bức xạ của axit nucleic. Tiệt trùng là quá trình phá huỷ các ADN của vi
sinh vật có hại sao cho số phân tử axit nucleic có khả năng phân chia tế bào
giảm từ 6 ÷ 9 bậc.
Động lực học của quá trình bất hoạt của vi sinh vật có hại tuân theo luật
hàm mũ. Quy luật này được mô tả bằng mô hình truyền năng lượng. Ở các liều
thấp quá trình diệt vi sinh vật giảm chậm do quá trình phục hồi của hệ tế bào
(Hình Độ sống sót của vi sinh vật). Trong quá trình chiếu xạ người ta hay sử
dụng khái niệm D10 là giá trị liều làm chết 90% lượng vi sinh vật có hại hoặc
liều mà tại đó 10% vi sinh vật có hại còn sống sót. Liều tiệt trùng được công
nhận là 25 kGy, nhưng ở các nước Bắc Âu liều tiệt trùng được công nhận là từ
35 ÷ 50 kGy, phụ thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn ban đầu.
Các nghiên cứu cho thấy đa số các polyme sử dụng làm dụng cụ y tế, hầu
như không biến đổi tính chất ở liều tiệt trùng như polyetylen, polypropylen,
polyamit, cao su silicon. Chỉ có polyaxetan và polytetrafluoetylen là bị phá huỷ
mạnh ở liều 25 kGy.
Một trong những yêu cầu khi khử trùng là tính đồng đều liều. Cần phải
đảm bảo để liều cực tiểu Dmin = 25 kGy.
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 33
Độ sống sót của vi sinh vật có hại L khi bị chiếu xạ
Tính ưu việt của khử trùng bằng chiếu xạ dụng y tế:
+ Tiêu tốn năng lượng thấp hơn so với xử lý nhiệt;
+ Xử lý được các vật liệu dễ bị biến dạng do nhiệt;
+ Xử lý được dụng cụ trong bao bì kín;
+ Không tạo ra các độc chất như xử lý hoá nhiệt;
+ Dễ điều khiển;
+ Xử lý liên tục và dễ tự động hoá.
Tư liệu của Trung tâm VINAGAMMA
L, đvtđ
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 34
II.7. Xử lý bức xạ thực phẩm
Xử lý bức xạ đối với thực phẩm được áp dụng chủ yếu để làm ngưng hoặc
làm chậm sự phát triển và nảy mầm của rau củ, cải thiện chất lượng của sản
phẩm, diệt sâu bọ, khử trùng và tiệt trùng. Dây chuyền chiếu xạ thực phẩm giới
thiệu trên.
Theo liều lượng, người ta chia quá trình xử lý thực phẩm làm 3 loại:
- Liều thấp (dưới 1 kGy): Sử dụng để hạn chế sự nảy mầm của rau, củ, làm
chậm quá trình chín của hoa quả và diệt côn trùng. Có thể tạo ra các màng
chiếu xạ để bảo quản rau quả (Hình 7).
- Liều trung bình (từ 1 ÷ 10 kGy): Dùng để kéo dài thời gian bảo quản của
thực phẩm, giảm sự lây nhiễm của vi sinh vật, cải thiện một số tính chất
công nghệ.
- Liều cao (từ 10 ÷ 60 kGy): Dùng để tiệt trùng, diệt vi rút, xử lý đồ hộp.
Bảo quản quả xoài bằng màng chitosan chiếu xạ
(Ảnh bên trái: xoài không chiếu xạ)
Với tính ưu việt của công nghệ bức xạ, hiện nay trên thế giới cũng như ở
Việt Nam đang sử dụng 2 loại thiết bị chủ yếu đó là máy chiếu xạ nguồn Co-60
(đa số) và máy chiếu xạ gia tốc (thiểu số). Nhưng máy gia tốc có ưu điểm là
không dùng nguồn phóng xạ mà sử dụng nguồn điện dân dụng bình thường,
trong khi đó máy chiếu xạ nguồn Co-60 sử dụng nguồn phóng xạ Co-60 hiện
nay có 2 vấn đề lớn là việc vận chuyển nguồn quá khó khắn và tốn kém (không
kinh tế) và 1 vấn đề rất quan trọng là chất thải phóng xạ sau khi nguồn không
còn sử dụng nữa.
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 35
Dây chuyền chiếu xạ thực phẩm, Cầu Diễn, Hà Nội
(Tư liệu của Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội)
Chiếu xạ thực phẩm là quá trình trong đó một sản phẩm hoặc hàng hóa
được chiếu bởi chùm tia bức xạ ion hóa để cải thiện sự an toàn và duy trì chất
lượng của hàng hóa thực phẩm. Trong quá trình chiếu xạ, năng lượng được
truyền từ một nguồn bức xạ ion hóa vào sản phẩm được xử lý. Chiếu xạ là một
trong số ít công nghệ thực phẩm có thể duy trì chất lượng thực phẩm và giải
quyết các vấn đề về an toàn thực phẩm và an ninh mà không ảnh hưởng đáng kể
đến mùi vị hoặc dinh dưỡng của thực phẩm. Chiếu xạ có khả năng làm chậm
quá trình chín, ức chế nảy mầm trong củ, kiểm soát sự hư hỏng và tiêu diệt vi
sinh vật gây bệnh trong thực phẩm cũng như ngăn chặn sự lây lan của côn trùng.
Quá trình này không làm tăng nhiệt độ thực phẩm, không để lại dư lượng độc
hại và có thể được áp dụng cho thực phẩm đóng gói, do đó hạn chế khả năng tái
nhiễm khuẩn hoặc tái hủy hoại (re-infestation) các thực phẩm được chiếu xạ.
Thực phẩm chiếu xạ được đóng gói trong các thùng chứa và di chuyển
bằng băng tải vào một buồng có nguồn bức xạ được che chắn. Ở đó thực phẩm
được tiếp xúc một thời gian ngắn với chùm tia bức xạ. Năng lượng của chùm tia
bức xạ được truyền qua thực phẩm tạo ra các phản ứng ion hóa, các gốc tự do và
các phân tử kích thích. Những yếu tố này gây ra các phản ứng hóa học với các
phân tử sinh học thiết yếu, chẳng hạn như axit nucleic (DNA, RNA), màng lipid,
protein và carbohydrate của vi khuẩn, các tác nhân gây bệnh khác và côn trùng
gây hại cho chúng. Kết quả là, các sinh vật này chết hoặc không thể sinh sản, số
của chúng được giữ lại. Thức ăn hầu như không thay đổi, nhưng vi khuẩn, ký
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 36
sinh trùng và nấm có hại được giảm đáng kể về số lượng hoặc loại bỏ hoàn toàn.
Công nghệ tương tự được sử dụng để khử trùng các dụng cụ y tế để chúng
có thể được sử dụng trong phẫu thuật hoặc cấy ghép mà không có nguy cơ
nhiễm trùng.
Cơ sở chiếu xạ về bản chất là một nhà kho chứa một máy chiếu xạ. Máy
chiếu xạ là một hệ thiết bị, ở đó các sản phẩm được tiếp xúc với nguồn bức xạ
ion hóa. Trong các hệ chiếu xạ sử dụng chùm tia điện tử và tia X, việc tắt nguồn
điện sẽ tăt sự phát xạ của chùm tia bức xạ. Điều này làm tăng mức độ an toàn
bức xạ trong quá trình vận hành.
Sơ đồ tổng quan của một nhà máy chiếu xạ. 1 và 2 là khối thiết bị phát chùm tia
bức xạ. (Nguồn: http://beamcomplex.com/#models)
Hiện nay, trong công nghệ chiếu xạ thực phẩm các nguồn bức xạ được sử
dụng bao gồm: 1) nguồn đồng vị phát bức xạ gam-ma: Co-60, năng lượng: 1,33
MeV, Cs-137, năng lượng: 0,66 MeV; 2) Máy gia tốc điện tử (EB-electron
beam), năng lượng cực đại cho phép: 10 MeV; 3) Máy phát tia X, năng lượng
cực đại cho phép: 7,5 MeV. Các đặc điểm kỹ thuật của từng nguồn phóng xạ
được trình bày ở Bảng dưới đây.
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 37
Các đặc điểm kỹ thuật của từng nguồn phóng xạ
Tham số Nguồn gamma EB Tia X
Nguồn phát
Các đồng vị phóng
xạ
Điện Điện
Bức xạ Phô tôn (Photon) Điện tử Phô tôn
Khả năng đâm
xuyên cực đại ( với
mật độ 1g/cm3
)
300 mm
38 mm ( cho
điện tử có năng
lượng 10 MeV
400 mm
Suất liều 2,8 ×10-3
kG/s 100 kG/s 0,27 kG/s
Hướng phát tia
Đẳng hướng
(isotropic)
Một chiều
(unidirectional)
Đạt đỉnh (forward
peaked)
Thời gian chiếu 120 phút 3 phút ------
(Nguồn: Kemi Odueke et al., Effects of Gamma Irradiation on the Shelf-Life of
Dairy-like Product, 18th World Congress of Food Science and Technology,
Dublin, Ireland, 22 August, 2016)
Ngày nay, công nghệ bức xạ dựa trên máy gia tốc các hạt mang điện và
năng lượng bức xạ hãm (bremsstrahlung) đang ngày càng được quan tâm trong
lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử. Các máy gia tốc điện tử năng lượng
cao có thể được sử dụng để khử trùng các sản phẩm thực phẩm, khử trùng chất
thải y tế, làm sạch nước, biến tính vật liệu, nghiên cứu cấu trúc vật liệu v.v… Để
có thể áp dụng vào các lĩnh vực này, năng lượng của chùm điện tử phải đạt từ
7,5 ÷ 10 MeV và công suất của chùm tia phải ≥100 kW. Hiệu quả của việc
chuyển đổi năng lượng RF thành năng lượng hạt tích điện (tức là hiệu suất của
máy gia tốc) là đặc tính quan trọng nhất của các máy gia tốc điện tử.
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 38
Nguyên lý hoạt động của công nghệ chiếu xạ bằng EB
(Chú thích: Magnet power supply: nguổn điện tạo ra từ trường; Vacuum
Control: hệ điều khiển độ chân không; System Control: Hệ điều khiền; Pulse
Power Supply: nguồn điện xung; Gun Control: Hệ điều khiển bộ phát điện tử;
Electron Gun: Bộ phát điện tử; Klystron: ống tạo vi sóng điện từ; Accelerator
Tube: Ống gia tốc; Radiation Shield: tường che chắn bức xạ; Bending Magnet:
Hệ từ trường nắn cong tia, Scan Magnet: Hệ từ trường chỉnh tia tới mẫu chiếu;
Scan Horn:
Các đặc điểm nổi bật của công nghệ dùng máy gia tốc điện tử trong chiếu
xạ là:
- Không cần nguồn đồng vị phóng xạ.
- Không tạo ra bức xạ dư trong sản phẩm thực phẩm sau khi chiếu xạ.
- Phá hủy tuyệt đối vi sinh vật trong vật chiếu, thời hạn sử dụng của sản
phẩm thực phẩm tăng lên.
- Các đặc tính về khẩu vị của các sản phẩm thực phẩm không thay đổi sau
khi khử trùng.
- Khả năng kháng khuẩn cao của thiết bị y tế sau khi khử trùng.
- Thân thiện với môi trường.
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 39
Một loại máy gia tốc ILU trong tiếng Nga có nghĩa là Máy gia tốc tuyến
tính xung) với năng lượng chùm hạt 5 MeV và công suất chùm lên tới 50 kW
được phát triển bởi Viện Vật lý hạt nhân Budker (Budker Institute of Nuclear
Physics, Siberian Branch, Russian Academy of Sciences,. Akademika
Lavrent’eva 11, Novosibirsk, 630090 Russia-BINP). Để mở rộng lĩnh vực ứng
dụng của các máy gia tốc này, một loại máy gia tốc electron công suất cao (lên
tới 100 kW) mới cho năng lượng 7,5 - 10,0 MeV đã được phát triển. Mô hình
này, được gọi là ILU 14, được thiết kế để hoạt động ở chế độ chiếu xạ chùm
điện tử (electron) trực tiếp và, ngoài ra, ở chế độ chuyển đổi sang tia X. Máy gia
tốc ILU 14 thừa kế các đặc tính chính của gia đình ILU, chẳng hạn như sử dụng
bộ dao động tự kích thích RF (RF- radiofrequency), nhưng có một số đặc điểm
riêng biệt. ILU 14 được dự kiến sẽ được sử dụng làm cơ sở để thiết kế các máy
gia tốc RF dễ vận hành và đáng tin cậy có khả năng cạnh tranh với các máy gia
tốc công nghiệp có sẵn trong phạm vi năng lượng này.
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ gia tốc ILU-14
Chú thích: Accelerating structure: Phần cấu trúc cho gia tốc điện tử;
Converter: Bộ chuyển đổi sang tia X; Modulator: Bộ điều biến, GI-50A: Triot và
dòng chuyển pha.
Vacuum gate: cổng chân hút chân không; RF gun- bộ phát điện tử tần số
cao;
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 40
Scan magnets- hệ từ trường quét chùm tia
Hình ảnh thực tế của ILU-14 đã được đưa vào hoạt động ở Matxcơva năm 2014
Với những ưu điểm của máy giá tốc so với máy chiếu xạ sử dụng nguồn
Co-60, dự án của Công ty CP Công nghệ chiếu xạ Ánh Dương sẽ đầu tư máy gia
tốc tuyến tính ILU 14 7,5MeV, 100kW sử dụng được 2 chế độ chiếu xạ bằng
chùm tia electron và bằng tia X sẽ đáp ứng cho việc nghiên cứu, ứng dụng công
nghệ bức xạ trong việc xử lý vật liệu mới, xử lý môi trường và xử lý thực phẩm
xuất khẩu phục vụ cho nhu cầu phát triển của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng,
cũng như cả nước nói chung.
Số lượng thực phẩm được chiếu xạ đang tăng lên mỗi năm, chủ yếu ở khu vực
châu Á và Thái Bình Dương và ở châu Mỹ. Phần lớn các loại thực phẩm này
được xử lý bằng chiếu xạ gam-ma (gamma) trong các thiết bị đa năng cùng với
việc chiếu xạ các sản phẩm thương mại khác, chủ yếu được sử dụng để khử
trùng các thiết bị y tế, cải thiện chất lượng vi sinh và mỹ phẩm hoặc thay đổi các
tính chất của vật liệu. Trong tương lai, nhiều loại thực phẩm sẽ được chiếu xạ,
bởi vì công nghệ chiếu xạ trở nên khả thi về mặt kinh tế hơn, số lượng cơ sở
chuyên về chiếu xạ thực phẩm có thể tăng lên. Các nguồn máy (máy gia tốc
electron và máy X quang) dự kiến sẽ trở thành chủ yếu theo thời gian
Ở nước ta hiện nay chỉ có 5 đơn vị đang hoạt động trong ngành chiếu xạ thực
phẩm: Chiếu xạ An Phú, TNHH Thái Sơn; Công ty TNHH Chế biến thủy hải
sản Sơn Sơn; Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công Nghệ Bức Xạ trực
(VINAGAMMA) và Trung tâm Chiếu Xạ Hà Nội (thuộc Viện Năng lượng
nguyên tử Việt Nam). Tuy nhiên, hầu hết nguồn bức xạ là Co-60, chỉ có hai máy
gia tốc điện tử với công nghệ kinh điển (gia tốc tuyến tính thẳng) được sử dụng.
Điều này cho thấy xu hướng sử dụng các công nghệ hiện đại trong lĩnh vực
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 41
chiếu xạ ở nước ta còn hạn chế.
Việc áp dụng công nghệ máy gia tốc điện tử năng lượng cao và có thể chuyển
đổi thành máy phát tia X trong chiếu xạ thực phẩm và khử trùng có những ưu
việt sau đây:
- Kích thước nhỏ gọn cho phép đặt nó ngay trong khu vực sản xuất. Ngoài ra
có khả năng lắp đặ gần khu vực sản xuất trong một tòa nhà riêng biệt và cung
cấp dịch vụ cho nhà sản xuất chuyên biệt cũng như cho các công ty khác.
- Tiết kiệm điện. Máy gia tốc chỉ hoạt động khi có điện có nghĩa là sẽ tiết
kiệm điện bằng cách chỉ dùng điện trong quá trình khử trùng, có thể tắt nó khi
cần.
- Không cần phải sử dụng nguổn đồng vị phóng xạ, không có ô nhiễm từ hóa
chất và Cobalt-60, phương pháp thân thiện với môi trường. Bảo vệ tuyệt đối
khỏi bức xạ phông.
- Nhân viên có thể được kiểm soát liều bức xạ trong quá trình khử trùng.
- Các thiết bị có thể được đặt và sử dụng vào đầu quá trình công nghệ và trong
bất kỳ giai đoạn sản xuất nào khác.
- Có thể điều chỉnh công suất phù hợp với năng suất khác nhau cho công việc
hiệu quả hơn.
-Có khả năng cơ giới hóa và tự động hoá quy trình công nghệ.
Máy gia tốc thẳng điện tử công suất cao (lên tới 100 kW) công suất cao ILU-
14 cho năng lượng chùm hạt điện tử 7,5–10,0 MeV. Tần số hoạt động của máy
gia tốc là 176 MHz, và tổng hiệu suất là 26%. Do cấu trúc mô đun của máy gia
tốc, năng lượng electron và năng lượng chùm tia có thể thay đổi trong giới hạn
nhất định bằng cách thay đổi sắp xếp kiểu mô-đun. Một mẫu thử nghiệm 5 MeV
của máy gia tốc này đã được sản xuất và thử nghiệm thành công. Các thông số
thiết kế của nó được xác minh trong các thí nghiệm như sau: chùm tia trung bình
trong chu kỳ RF là 600 mA, công suất chùm xung là 2,5 MW và hiệu suất chùm
điện tử (electron) là 68%. Bằng cách áp dụng một điện áp RF bổ sung vào
khoảng cách lưới âm cực của nguồn phát điện tử, hiệu suất chuyên đổi của chùm
điện tử đã đạt được 96%.
So với các máy gia tốc tuyến tính xung công suất cao đã biết, ILU 14 có một
số tính năng tiên tiến nổi bật như sau:
(1)Hệ gia tốc với cấu trúc đa luồng sóng đứng tần số thấp với các khoang
khớp nối trục được sử dụng để gia tốc các hạt điện tử (electron). Hệ cấu
trúc được lắp ráp từ các mô-đun riêng lẻ sử dụng miếng đệm In-đi-um
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 42
(indium). Các mô-đun có chứa một khoang khớp nối đầy đủ và hai nửa
khoang gia tốc. Cấu trúc gia tốc cho các electron có năng lượng lên đến
10 MeV chứa sáu mô-đun thuộc loại này. Cấu trúc này được kích thích
bởi một bộ dao động tự động dựa trên các ГИ 50А triot hiệu suất cao, nhờ
đó máy gia tốc có giá trị cạnh tranh về hiệu quả công nghiệp.
(2)Bộ phát RF triot (triode RF gun) với một lưới có độ trong suốt cao đặc
biệt được sử dụng như một nguồn electron. Bộ phát được đặt trực tiếp vào
khoảng cách gia tốc đầu tiên. Việc sử dụng một điện áp RF bổ sung vào
khoảng cách cực âm của bộ phát giúp duy trì phổ năng lưdợng hẹp của
chùm electron công suất cao, điều này cần thiết để làm giảm sự mất mát
của chùm hạt điện tử khi đi qua hệ cấu trúc và cho ra hiệu suất cao khi
chuyển đổi năng lượng của chum điện tử thành tia X.
(3)Bộ dao động hai tầng được sử dụng trong máy gia tốc có vòng phản hồi
đóng nhờ cấu trúc gia tốc. Như vậy, hệ thống ổn định tần số của cấu trúc
gia tốc hoặc bộ dao động sẽ không cần do đó cả bộ dao động và hệ thống
điều khiển máy gia tốc được trở nên đơn giản đáng kể.
(4)Do máy gia tốc có cấu trúc mô-đun nên các mô-đun có thể được chế tạo
và lắp ráp từng phần riêng lẻ, điều này cho phép lắp đặt, thay thế, di dời
rất thuận tiện.
Các đặc điểm công nghệ tiên tiến trên giúp đơn giản hóa đáng kể thiết kế,
giảm chi phí của toàn bộ máy gia tốc, cải thiện độ tin cậy và giảm chi phí bảo trì
nó.
(Nguồn tài liệu: A. A. Bryazgin, V. I. Bezuglov, E. N. Kokin, M. V. Korobeinikov,
G. I.Kuznetsov, I. G. Makarov, G. N. Ostreiko, A. D. Panfilov, V. M. Radchenko,
G. V. Serdobintsev, A. V. Sidorov, V. V. Tarnetsky, M. A. Tiunov, B. L.
Faktorovich, K. N. Chernov, and V. G. Cheskidov, ILU-14 Industrial Electron
Linear Acceleratorwith a Modular Structure, Instruments and Experimental
Techniques, 2011, Vol. 54, No. 3, pp. 295–311).
II.8 Phát hiện thực phẩm chiếu xạ và đánh giá liều đã chiếu lên thực phẩm
Với việc đưa các phương pháp để phát hiện thực phẩm chiếu xạ và đánh giá
liều đã chiếu lên thực phẩm (Detection of Irradiated Food and Evaluation of the
Irrdiation Dose) CT Ánh Dương sẽ đi tiên phong trong lĩnh vực chiếu xạ và an
toàn thực phẩm vì sẽ giải quyết đồng thời hai vấn đề:
- Phát huy tính ưu việt của kỹ thuật chiếu xạ trong bảo quản thực phẩm.
- Đánh giá và kiểm soát an tòa vệ sinh thực phẩm của các sản phẩm chiếu xạ.
-
Yêu cầu thực tế:
Bên cạnh các lợi ích to lớn, việc phát hiện thực phẩm chiếu xạ và liều chiếu
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 43
cũng trở nên cần thiết vì các lý do sau:
• Chiếu xạ quá liều sẽ gây ra một loạt các thay đổi trong thực phẩm.
• Không phải tất cả các thay đổi trong thực phẩm đều được xác định và cũng
không được hiểu tường tận.
• Thực phẩm chiếu xạ không được phải được chấp nhận hoàn toàn bởi tất cả
người tiêu dùng.
Kiểm soát thích hợp thực phẩm được chiếu xạ là rất quan trọng để tạo
thuận lợi cho việc buôn bán các loại thực phẩm chiếu xạ và tăng cường sự tự tin
của người tiêu dùng, sự lựa chọn của người tiêu dùng và sự an toàn.
Chiếu xạ thực phẩm được chấp thuận ở một số quốc gia nhưng chỉ được
chấp nhận trên các sản phẩm cụ thể. Do đó cần có các phương pháp xác định các
loại thực phẩm chiếu xạ để:
• Kiểm tra việc tuân thủ các quy định hiện hành.
• Cung cấp cho người tiêu dùng cơ hội để lựa chọn ( thực phẩm chiếu xạ hoặc
không)
• Tạo điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán thực phẩm quốc tế.
Từ năm 1993, Ủy ban châu Âu đã ủy quyền cho Ủy ban Tiêu chuẩn hóa
Châu Âu (CEN) chuẩn hóa các phương pháp phát hiện thực phẩm chiếu xạ.
Đất nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, quá trình trao đổi
thương mại và xuất nhập khẩu trong đó có thực phẩm là tất yếu và ngày càng
rộng mở. Chúng ta cũng đã có quá trình hơn 20 năm chiếu xạ thực phẩm, Tuy
nhiên cho đến nay, việc phát hiện thực phẩm chiếu xạ và đánh giá liều đã chiếu
chưa được quan tâm ở nước ta. Đây là một lỗ hổng lớn cũng như nhu cầu cần
phải được giải quyết trong vấn đề an toàn và vệ sinh thực phẩm.
Về khía cạnh kỹ thuật
Giống như các quá trình chế biến thực phẩm khác, chiếu xạ tạo ra những thay
đổi vật lý và hóa học, nhưng mức độ thay đổi này khác nhau đáng kể. So với các
loại thực phẩm được khử trùng bằng nhiệt, ví dụ, mức độ thay đổi hóa học trong
thực phẩm khử trùng bằng bức xạ tương đối nhỏ và đồng đều.
Một phương pháp phát hiện lý tưởng của thực phẩm chiếu xạ nên:
- Đo hiệu ứng bức xạ cụ thể, tỷ lệ thuận với liều chiếu
- Không bị ảnh hưởng bởi các thông số xử lý và điều kiện bảo quản hoặc khoảng
thời gian giữa quá trình chiếu xạ và phân tích.
Các phương pháp phát hiện chiếu xạ trong thực phẩm có thể được phân loại
thành ba nhóm cơ bản:
• Phương pháp hóa học
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 44
• Phương pháp vật lý
• Phương pháp sinh học
Theo tiêu chuẩn Châu Âu, hiện nay các phương pháp hiện hành được sử dụng để
xác định các loại thực phẩm chiếu xạ (EN) là:
-Phát hiện các thực phẩm chiếu xạ có chứa chất béo - Phân tích GC hydrocacbon
[EN 1784: 2003]
-Phát hiện các loại thực phẩm chiếu xạ có chứa chất béo - Phân tích GC / MS
của 2-Alkylcyclobutanones [EN 1785: 2003]
-Phát hiện thực phẩm chiếu xạ có chứa xương - Phương pháp ESR quang phổ
[EN 1786: 1996]
-Phát hiện thức ăn được chiếu xạ có chứa cellulose. Phương pháp Quang phổ
ESR [EN 1787: 2000]
- Phát hiện phát quang nhiệt của thực phẩm chiếu xạ từ đó khoáng chất silicat có
thể bị cô lập [EN 1788: 2001].
-Phát hiện thực phẩm chiếu xạ có chứa đường tinh thể bằng quang phổ ESR
[EN13708: 2001]
-Phát hiện thực phẩm chiếu xạ sử dụng phát quang quang điện [EN 13751:
2002]
-Phát hiện thức ăn được chiếu xạ bằng cách sử dụng phương pháp lọc trực tiếp
kỹ thuật số / bộ đếm (DEFT / APC) - Phương pháp sàng lọc [EN 13783: 2001]
-Xét nghiệm DNA Comet để phát hiện thực phẩm chiếu xạ - Phương pháp sàng
lọc [EN 13784: 2001]
-Kiểm tra vi sinh cho thực phẩm chiếu xạ sử dụng quy trình LAL / GNB [EN
14569: 2004]
Về đầu tư thiết bị
Do đây là vấn đề còn mới đối với chúng ta, các thiết bị đòi hỏi một nguồn đầu tư
lớn cả về nhân lực, vật lực và công nghệ. Vì vậy, trước mắt có thể tập trung vào
các thiết bị sau:
- Fisons GC 8000 Gas Chromatography WITH AS800 AUTOSAMPLER
- Bruker X Band ESR Spectrometer Electron Spin Resonance spectrometer
(ESR)
- PSLfood - detection system for irradiated food (RadPro International
GmbH)
- Xray Dose- x-ray irradiator for food samples (RadPro International GmbH)
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 45
Thiết bị: Fisons GC 8000 Gas Chromatography
Thiết bị: Bruker X Band ESR Spectrometer Electron Spin Resonance spectrometer
(ESR)
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 46
Thiết bị: PSLfood - detection system for irradiated food (RadPro International
GmbH)
Thiết bị: Xray Dose- x-ray irradiator for food samples (RadPro International GmbH)
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 47
CHƯƠNG IV: CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ
tầng.
Chủ đầu tư sẽ thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai theo quy định hiện
hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ
quan ban ngành và luật định.
II. Các phương ánxây dựng công trình.
Danh mục công trình xây dựng và thiết bị của dự án
STT Nội dung ĐVT Số lượng
I Xây dựng 88.000
1 Khu chiếu xạ m2 5.000
2 Kho khô m2 15.000
3 Kho lạnh m2 12.000
4 Khu hành chính 1 m2 1.000
5 Khu nhà nghỉ tạm cho CN tăng ca m2 1.500
6 Bãi xe (Nơi đậu cho xe giao và nhận hàng) m2 4.500
7 Bãi xe của CBCN viện công ty m2 1.000
8 Trạm phát điện m2 500
9 Khu nghiên cứu m2 3.000
10 Khu đóng gói dán nhãn m2 9.000
11 Khu nghiên cứu đào tạo m2 2.000
12 Kho lưu trữ mẫu m2 500
13 Nơi tập trung container xuất nhập hàng m2 20.000
14 Công viên cây xanh m2 8.000
15 Khu hành chính 2 m2 1.000
16 Giao thông nội bộ m2 4.000
17 Hệ thống cấp nước tổng thể HT 1
18 Hệ thống cấp điện tổng thể HT 1
19 Hệ thống thoát nước tổng thể HT 1
20 Hệ thống phòng cháy chữa cháy HT 1
21 Hệ thống camera giám sát HT 1
22 Hệ thống xử lí chất thải HT 1
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 48
STT Nội dung ĐVT Số lượng
II Thiết bị
1
Máy gia tốc tuyến tính ILU 14 phát chùm
EB và X ray
Cái 2
2 Máy phát điện dự phòng Cái 1
3 Hệ làm lạnh trung tâm Cái 1
4 Hệ đo liều hấp thụ (máy quang phổ) Cái 2
5 Liều kế phim B3000 Cái 2
6 Fisons GC 8000 Gas Chromatography
WITH AS800 AUTOSAMPLER
Hệ thống 1
7 Bruker X Band ESR Spectrometer Electron
Spin Resonance spectrometer (ESR)
Hệ thống 1
8 PSLfood - detection system for irradiated
food (RadPro International GmbH)
Hệ thống 1
9
Xray Dose- x-ray irradiator for food
samples (RadPro International GmbH)
Hệ thống 1
10 Xe nâng Cái 3
11 Thiết bị văn phòng bộ 1
12 Thiết bị phòng thí nghiệm bộ 1
III. Phương án tổ chức thực hiện
Dự án chủ yếu sử dụng lao động của địa phương. Đối với lao động
chuyên môn nghiệp vụ, dự án sẽ tuyển dụng và lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ cho con em trong vùng để từ đó về phục vụ dự án trong quá trình
hoạt động sau này.
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án.
Giai đoạn 1:
- Lập và phê duyệt dự án trong năm 2018.
- Tiến hành xây dựng từ 2019-2021
- Tiến hành lắp đặt thiết bị máy 1 trong năm 2022
- Dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2022
Giai đoạn 2:
- Tiến hành xây dựng máy 2 từ 2022-2024
Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ
ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 49
- Tiến hành lắp đặt thiết bị máy 1 trong năm 2025
- Dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2026
- Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và khai thác dự án.
Dự án Đầu tư Nghiên cứu và phát triển Công nghệ chiếu xạ TPHCM 0918755356
Dự án Đầu tư Nghiên cứu và phát triển Công nghệ chiếu xạ TPHCM 0918755356
Dự án Đầu tư Nghiên cứu và phát triển Công nghệ chiếu xạ TPHCM 0918755356
Dự án Đầu tư Nghiên cứu và phát triển Công nghệ chiếu xạ TPHCM 0918755356
Dự án Đầu tư Nghiên cứu và phát triển Công nghệ chiếu xạ TPHCM 0918755356
Dự án Đầu tư Nghiên cứu và phát triển Công nghệ chiếu xạ TPHCM 0918755356
Dự án Đầu tư Nghiên cứu và phát triển Công nghệ chiếu xạ TPHCM 0918755356
Dự án Đầu tư Nghiên cứu và phát triển Công nghệ chiếu xạ TPHCM 0918755356
Dự án Đầu tư Nghiên cứu và phát triển Công nghệ chiếu xạ TPHCM 0918755356
Dự án Đầu tư Nghiên cứu và phát triển Công nghệ chiếu xạ TPHCM 0918755356
Dự án Đầu tư Nghiên cứu và phát triển Công nghệ chiếu xạ TPHCM 0918755356
Dự án Đầu tư Nghiên cứu và phát triển Công nghệ chiếu xạ TPHCM 0918755356
Dự án Đầu tư Nghiên cứu và phát triển Công nghệ chiếu xạ TPHCM 0918755356
Dự án Đầu tư Nghiên cứu và phát triển Công nghệ chiếu xạ TPHCM 0918755356
Dự án Đầu tư Nghiên cứu và phát triển Công nghệ chiếu xạ TPHCM 0918755356
Dự án Đầu tư Nghiên cứu và phát triển Công nghệ chiếu xạ TPHCM 0918755356
Dự án Đầu tư Nghiên cứu và phát triển Công nghệ chiếu xạ TPHCM 0918755356
Dự án Đầu tư Nghiên cứu và phát triển Công nghệ chiếu xạ TPHCM 0918755356
Dự án Đầu tư Nghiên cứu và phát triển Công nghệ chiếu xạ TPHCM 0918755356
Dự án Đầu tư Nghiên cứu và phát triển Công nghệ chiếu xạ TPHCM 0918755356
Dự án Đầu tư Nghiên cứu và phát triển Công nghệ chiếu xạ TPHCM 0918755356
Dự án Đầu tư Nghiên cứu và phát triển Công nghệ chiếu xạ TPHCM 0918755356
Dự án Đầu tư Nghiên cứu và phát triển Công nghệ chiếu xạ TPHCM 0918755356
Dự án Đầu tư Nghiên cứu và phát triển Công nghệ chiếu xạ TPHCM 0918755356
Dự án Đầu tư Nghiên cứu và phát triển Công nghệ chiếu xạ TPHCM 0918755356

More Related Content

What's hot

Thuyết minh dự án viện dưỡng lão
Thuyết minh dự án viện dưỡng lãoThuyết minh dự án viện dưỡng lão
Thuyết minh dự án viện dưỡng lãoLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư
đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tưđồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư
đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tưdiepthevien
 
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
dự án nhà máy sảm xuất bao bì
dự án nhà máy sảm xuất bao bìdự án nhà máy sảm xuất bao bì
dự án nhà máy sảm xuất bao bìtuanpro102
 
Thuyết minh Dự án Đầu tư Nhà hàng Khách sạn tại tỉnh Sóc Trăng 0903034381
Thuyết minh Dự án Đầu tư Nhà hàng Khách sạn tại tỉnh Sóc Trăng 0903034381	Thuyết minh Dự án Đầu tư Nhà hàng Khách sạn tại tỉnh Sóc Trăng 0903034381
Thuyết minh Dự án Đầu tư Nhà hàng Khách sạn tại tỉnh Sóc Trăng 0903034381 CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Thuyết minh dự án cây xăng 0918755356
Thuyết minh dự án cây xăng 0918755356Thuyết minh dự án cây xăng 0918755356
Thuyết minh dự án cây xăng 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 

What's hot (20)

Báo cáo tiền khả thi dự án Bệnh viện đa khoa Việt Tâm - Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ...
Báo cáo tiền khả thi dự án Bệnh viện đa khoa Việt Tâm - Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ...Báo cáo tiền khả thi dự án Bệnh viện đa khoa Việt Tâm - Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ...
Báo cáo tiền khả thi dự án Bệnh viện đa khoa Việt Tâm - Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ...
 
Thuyết minh dự án viện dưỡng lão
Thuyết minh dự án viện dưỡng lãoThuyết minh dự án viện dưỡng lão
Thuyết minh dự án viện dưỡng lão
 
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
 
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
 
Mẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạo
Mẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạoMẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạo
Mẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạo
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
 
Dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại sinh thái
Dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại sinh tháiDự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại sinh thái
Dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại sinh thái
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...
 
Dự án xây dựng trường trung học cơ sở
Dự án xây dựng trường trung học cơ sởDự án xây dựng trường trung học cơ sở
Dự án xây dựng trường trung học cơ sở
 
đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư
đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tưđồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư
đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy đốt rác sinh hoạt và tái chế cao su phế thải...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chuối Công nghệ cao 2000 ha tỉnh Bình Phước w...
 Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chuối Công nghệ cao 2000 ha tỉnh Bình Phước w... Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chuối Công nghệ cao 2000 ha tỉnh Bình Phước w...
Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chuối Công nghệ cao 2000 ha tỉnh Bình Phước w...
 
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nước đóng chai FLC Quy Nhơn | Dịch vụ lập dự án...
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nước đóng chai FLC Quy Nhơn | Dịch vụ lập dự án...Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nước đóng chai FLC Quy Nhơn | Dịch vụ lập dự án...
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nước đóng chai FLC Quy Nhơn | Dịch vụ lập dự án...
 
dự án nhà máy sảm xuất bao bì
dự án nhà máy sảm xuất bao bìdự án nhà máy sảm xuất bao bì
dự án nhà máy sảm xuất bao bì
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất thủy tinh lỏng và các sản phẩm thủy tinh t...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất thủy tinh lỏng và các sản phẩm thủy tinh t...Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất thủy tinh lỏng và các sản phẩm thủy tinh t...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất thủy tinh lỏng và các sản phẩm thủy tinh t...
 
Thuyết minh dự án Khu công nghiệp Hoàng Lộc tỉnh Long An | duanviet.com.vn |...
 Thuyết minh dự án Khu công nghiệp Hoàng Lộc tỉnh Long An | duanviet.com.vn |... Thuyết minh dự án Khu công nghiệp Hoàng Lộc tỉnh Long An | duanviet.com.vn |...
Thuyết minh dự án Khu công nghiệp Hoàng Lộc tỉnh Long An | duanviet.com.vn |...
 
Thuyết minh Dự án Đầu tư Nhà hàng Khách sạn tại tỉnh Sóc Trăng 0903034381
Thuyết minh Dự án Đầu tư Nhà hàng Khách sạn tại tỉnh Sóc Trăng 0903034381	Thuyết minh Dự án Đầu tư Nhà hàng Khách sạn tại tỉnh Sóc Trăng 0903034381
Thuyết minh Dự án Đầu tư Nhà hàng Khách sạn tại tỉnh Sóc Trăng 0903034381
 
Thuyết minh dự án cây xăng 0918755356
Thuyết minh dự án cây xăng 0918755356Thuyết minh dự án cây xăng 0918755356
Thuyết minh dự án cây xăng 0918755356
 

Similar to Dự án Đầu tư Nghiên cứu và phát triển Công nghệ chiếu xạ TPHCM 0918755356

Dự án đầu tư nghiên cứu và phát triển Công nghệ chiếu xạ tại TPHCM | lapduand...
Dự án đầu tư nghiên cứu và phát triển Công nghệ chiếu xạ tại TPHCM | lapduand...Dự án đầu tư nghiên cứu và phát triển Công nghệ chiếu xạ tại TPHCM | lapduand...
Dự án đầu tư nghiên cứu và phát triển Công nghệ chiếu xạ tại TPHCM | lapduand...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Thuyết minh dự án Kho bãi than và nhà máy sản xuất vật liệu xây không nung Hậ...
Thuyết minh dự án Kho bãi than và nhà máy sản xuất vật liệu xây không nung Hậ...Thuyết minh dự án Kho bãi than và nhà máy sản xuất vật liệu xây không nung Hậ...
Thuyết minh dự án Kho bãi than và nhà máy sản xuất vật liệu xây không nung Hậ...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CNC KẾT HỢP ĐIỆN MẶT TRỜI
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CNC KẾT HỢP ĐIỆN MẶT TRỜIDỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CNC KẾT HỢP ĐIỆN MẶT TRỜI
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CNC KẾT HỢP ĐIỆN MẶT TRỜILẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án sẩn xuất đệm lót sinh học và viên nén 0918755356
Dự án sẩn xuất đệm lót sinh học và viên nén 0918755356Dự án sẩn xuất đệm lót sinh học và viên nén 0918755356
Dự án sẩn xuất đệm lót sinh học và viên nén 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án sản xuất đệm lót sinh học và viên nén
Dự án sản xuất đệm lót sinh học và viên nénDự án sản xuất đệm lót sinh học và viên nén
Dự án sản xuất đệm lót sinh học và viên nénLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án năng lượng mặt trời 0918755356
Dự án năng lượng mặt trời  0918755356Dự án năng lượng mặt trời  0918755356
Dự án năng lượng mặt trời 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy điện năng lượng mặt trời kết hợp NNCNC tỉnh ...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy điện năng lượng mặt trời kết hợp NNCNC tỉnh ...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy điện năng lượng mặt trời kết hợp NNCNC tỉnh ...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy điện năng lượng mặt trời kết hợp NNCNC tỉnh ...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381
Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381
Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái 0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp  du lịch sinh thái 0918755356Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp  du lịch sinh thái 0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Nong nghiep-cong-nghe-cao-ket-hop-du-lich-sinh-thai-260219
Nong nghiep-cong-nghe-cao-ket-hop-du-lich-sinh-thai-260219Nong nghiep-cong-nghe-cao-ket-hop-du-lich-sinh-thai-260219
Nong nghiep-cong-nghe-cao-ket-hop-du-lich-sinh-thai-260219LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và nuôi trồng thủ...
Dự án đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và nuôi trồng thủ...Dự án đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và nuôi trồng thủ...
Dự án đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và nuôi trồng thủ...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Thuyết minh dự án trường liên cấp chuẩn quốc tế.docx
Thuyết minh dự án trường liên cấp chuẩn quốc tế.docxThuyết minh dự án trường liên cấp chuẩn quốc tế.docx
Thuyết minh dự án trường liên cấp chuẩn quốc tế.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án trường liên cấp chuẩn quốc tế.docx
Thuyết minh dự án trường liên cấp chuẩn quốc tế.docxThuyết minh dự án trường liên cấp chuẩn quốc tế.docx
Thuyết minh dự án trường liên cấp chuẩn quốc tế.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án trường liên cấp chuẩn quốc tế.docx
Thuyết minh dự án trường liên cấp chuẩn quốc tế.docxThuyết minh dự án trường liên cấp chuẩn quốc tế.docx
Thuyết minh dự án trường liên cấp chuẩn quốc tế.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 

Similar to Dự án Đầu tư Nghiên cứu và phát triển Công nghệ chiếu xạ TPHCM 0918755356 (20)

Dự án đầu tư nghiên cứu và phát triển Công nghệ chiếu xạ tại TPHCM | lapduand...
Dự án đầu tư nghiên cứu và phát triển Công nghệ chiếu xạ tại TPHCM | lapduand...Dự án đầu tư nghiên cứu và phát triển Công nghệ chiếu xạ tại TPHCM | lapduand...
Dự án đầu tư nghiên cứu và phát triển Công nghệ chiếu xạ tại TPHCM | lapduand...
 
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệpdự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
 
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệpdự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
 
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệpdự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
 
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy sản xuất Quạt công nghiệp và thiết ...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy sản xuất Quạt công nghiệp và thiết ...Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy sản xuất Quạt công nghiệp và thiết ...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy sản xuất Quạt công nghiệp và thiết ...
 
Thuyết minh dự án Kho bãi than và nhà máy sản xuất vật liệu xây không nung Hậ...
Thuyết minh dự án Kho bãi than và nhà máy sản xuất vật liệu xây không nung Hậ...Thuyết minh dự án Kho bãi than và nhà máy sản xuất vật liệu xây không nung Hậ...
Thuyết minh dự án Kho bãi than và nhà máy sản xuất vật liệu xây không nung Hậ...
 
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CNC KẾT HỢP ĐIỆN MẶT TRỜI
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CNC KẾT HỢP ĐIỆN MẶT TRỜIDỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CNC KẾT HỢP ĐIỆN MẶT TRỜI
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CNC KẾT HỢP ĐIỆN MẶT TRỜI
 
Dự án sẩn xuất đệm lót sinh học và viên nén 0918755356
Dự án sẩn xuất đệm lót sinh học và viên nén 0918755356Dự án sẩn xuất đệm lót sinh học và viên nén 0918755356
Dự án sẩn xuất đệm lót sinh học và viên nén 0918755356
 
Dự án sản xuất đệm lót sinh học và viên nén
Dự án sản xuất đệm lót sinh học và viên nénDự án sản xuất đệm lót sinh học và viên nén
Dự án sản xuất đệm lót sinh học và viên nén
 
Dự án năng lượng mặt trời 0918755356
Dự án năng lượng mặt trời  0918755356Dự án năng lượng mặt trời  0918755356
Dự án năng lượng mặt trời 0918755356
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy điện năng lượng mặt trời kết hợp NNCNC tỉnh ...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy điện năng lượng mặt trời kết hợp NNCNC tỉnh ...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy điện năng lượng mặt trời kết hợp NNCNC tỉnh ...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy điện năng lượng mặt trời kết hợp NNCNC tỉnh ...
 
Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356
 
Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381
Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381
Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381
 
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái 0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp  du lịch sinh thái 0918755356Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp  du lịch sinh thái 0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái 0918755356
 
Nong nghiep-cong-nghe-cao-ket-hop-du-lich-sinh-thai-260219
Nong nghiep-cong-nghe-cao-ket-hop-du-lich-sinh-thai-260219Nong nghiep-cong-nghe-cao-ket-hop-du-lich-sinh-thai-260219
Nong nghiep-cong-nghe-cao-ket-hop-du-lich-sinh-thai-260219
 
Dự án đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và nuôi trồng thủ...
Dự án đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và nuôi trồng thủ...Dự án đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và nuôi trồng thủ...
Dự án đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và nuôi trồng thủ...
 
Thuyết minh dự án Phương án sản xuất mô hình chăn nuôi gia cầm ứng dụng Công ...
Thuyết minh dự án Phương án sản xuất mô hình chăn nuôi gia cầm ứng dụng Công ...Thuyết minh dự án Phương án sản xuất mô hình chăn nuôi gia cầm ứng dụng Công ...
Thuyết minh dự án Phương án sản xuất mô hình chăn nuôi gia cầm ứng dụng Công ...
 
Thuyết minh dự án trường liên cấp chuẩn quốc tế.docx
Thuyết minh dự án trường liên cấp chuẩn quốc tế.docxThuyết minh dự án trường liên cấp chuẩn quốc tế.docx
Thuyết minh dự án trường liên cấp chuẩn quốc tế.docx
 
Thuyết minh dự án trường liên cấp chuẩn quốc tế.docx
Thuyết minh dự án trường liên cấp chuẩn quốc tế.docxThuyết minh dự án trường liên cấp chuẩn quốc tế.docx
Thuyết minh dự án trường liên cấp chuẩn quốc tế.docx
 
Thuyết minh dự án trường liên cấp chuẩn quốc tế.docx
Thuyết minh dự án trường liên cấp chuẩn quốc tế.docxThuyết minh dự án trường liên cấp chuẩn quốc tế.docx
Thuyết minh dự án trường liên cấp chuẩn quốc tế.docx
 

More from Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt

More from Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt (20)

Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồngThuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
 
Thuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thải
Thuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thảiThuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thải
Thuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thải
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆUTHUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
 
DU AN NHA MAY DAU THUC VAT
DU AN NHA MAY DAU THUC VATDU AN NHA MAY DAU THUC VAT
DU AN NHA MAY DAU THUC VAT
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂYDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
 
DU AN GACH KHONG NUNG
DU AN GACH KHONG NUNGDU AN GACH KHONG NUNG
DU AN GACH KHONG NUNG
 
chăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ caochăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ cao
 
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
 
0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx
0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx
0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx
 
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356
 
Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356
 
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh tháiDự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
 
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
 
Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...
Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...
Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...
 
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
 
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
 
Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...
Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...
Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...
 
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...
 
Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu từ vào nông ngh...
Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu từ vào nông ngh...Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu từ vào nông ngh...
Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu từ vào nông ngh...
 

Dự án Đầu tư Nghiên cứu và phát triển Công nghệ chiếu xạ TPHCM 0918755356

  • 1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------  ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CHIẾU XẠ CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ CHIẾU XẠ ÁNH DƯƠNG ĐỊA ĐIỂM: KHU CÔNG NGHỆ CAO, QUẬN 9, TP.HCM ----Tháng ……./2018----
  • 2. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------  ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CHIẾU XẠ CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ CHIẾU XẠ ÁNH DƯƠNG PHẠM QUỐC VINH ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ DỰ ÁN VIỆT NGUYỄN BÌNH MINH
  • 3. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 3 MỤC LỤC CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU....................................................................................... 6 I. Giới thiệu về chủ đầu tư............................................................................. 6 II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án...................................................................... 6 III. Sự cần thiết xây dựng dự án.................................................................... 6 IV. Các căn cứ pháp lý.................................................................................. 8 V. Mục tiêu dự án.......................................................................................... 8 CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN.................... 9 I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án...................................... 9 I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án................................................ 9 I.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án. ................................................. 13 II. Quy mô sản xuất của dự án. ................................................................... 16 II.1 Đánh giá nhu cầu thị trường................................................................. 16 II.2 Quy mô sản xuất của dự án .................................................................. 20 III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án...................................... 21 IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ........ 21 CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ............... 23 I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình..................................... 23 II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. .............................. 24 II.1. Xử lý Vật liệu (Chế tạo màng lọc bằng kỹ thuật chiếu chùm ion gia tốc)............................................................................................................... 24 II.2. Công nghệ lưu hoá các chất đàn hồi.................................................... 24 II.3. Các quy trình biến tính vật liệu polyme bằng bức xạ.......................... 26 II.4. Xử lý Môi trường (Xử lý nguồn nước thải bằng bức xạ).................... 28 II.5. Làm sạch khói nhà máy bằng công nghệ bức xạ................................. 29
  • 4. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 4 II.6. Khử trùng dụng cụ y tế........................................................................ 31 II.7. Xử lý bức xạ thực phẩm ...................................................................... 34 CHƯƠNG IV: CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .......................... 47 I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng...................................................................................................................... 47 II. Các phương án xây dựng công trình. ..................................................... 47 III. Phương án tổ chức thực hiện................................................................. 48 IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án..... 48 CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG. 50 I. Đánh giá tác động môi trường................................................................. 50 I.1 Giới thiệu chung: ................................................................................... 50 I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường.................................... 50 I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án ................................ 51 I.4. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng ........................................... 51 II. Tác động của dự án tới môi trường........................................................ 52 II.1. Nguồn gây ra ô nhiễm ......................................................................... 52 II.2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường...................................................... 53 II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường... 55 II.4. Kết luận: ............................................................................................. 57 CHƯƠNG VI: TỔNG VỐN ĐẦU TƯ –NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ................................................................................. 58 I. Tổng vốn đầu tư của dự án. ..................................................................... 58 II. Nguồn vốn thực hiện dự án. ................................................................... 60 III. Phân tích hiệu quá kinh tế và phương án trả nợ của dự án................... 68 III.1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án.................................................. 68 III.2 Phương án vay..................................................................................... 68 III.3 Các thông số tài chính của dự án. ....................................................... 69
  • 5. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 5 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 72 I. Kết luận.................................................................................................... 72 II. Đề xuất và kiến nghị............................................................................... 72 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN .... 74 Phụ lục 1 Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn của dự án thực hiện dự án........... 74 Phụ lục 2 Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án.................................... 74 Phụ lục 3 Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án.............. 74 Phụ lục 4 Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án. ............................... 74 Phụ lục 5 Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án....................................... 74 Phụ lục 6 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án............. 74 Phụ lục 7 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án...... 74 Phụ lục 8 Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án........ 74 Phụ lục 9 Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án... 74
  • 6. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 6 CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU I. Giới thiệu về chủ đầu tư - Chủ đầu tư: Công ty Cổ Phần Công nghệ Chiếu Xạ Ánh Dương - Mã số thuế: 0315183389 cấp ngày 24/7/2018, nơi cấp: Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch Và Đầu tư Tp.HCM ; Đại diện pháp luật: Ông Phạm Quốc Vinh Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ trụ sở: 19M Đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án Tên dự án: Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ Địa điểm xây dựng: Khu công nghệ cao, Quận 9, Tp.HCM Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác dự án. Tổng mức đầu tư của dự án: 838.929.809.000 đồng (Tám trăm ba mươi tám tỷ, chín trăm hai mươi chín triệu tám trăm linh chín nghìn đồng) Trong đó: + Vốn huy động (tự có): 251.678.943.000 đồng. + Vốn vay: 601.553.366.000 đồng. III. Sự cần thiết xây dựng dự án Công nghệ bức xạ là quá trình xử lý bằng bức xạ liên quan tới các biến đổi hoá - lý, lý - sinh khi vật chất hấp thụ bức xạ năng lượng cao. Sự kiện xảy ra từ thời điểm khoảng 10-15 giây sau khi các hạt bức xạ đi qua vật chất, tạo ra các ion và các hạt ở trạng thái kích thích tới thời điểm các phản ứng hoá học đã hoàn thành. Nói chung các biến đổi hoá học kết thúc trong vòng vài mili giây hoặc vài phút. Những quá trình diễn ra trước và sau thời điểm 10-15 giây thường là đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực hoá bức xạ và sinh học bức xạ. Từ nhiều năm nay, công nghệ bức xạ trở thành công cụ đổi mới trong công nghiệp, làm tăng hiệu quả công nghiệp, tăng năng suất lao động, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Có thể nêu ra một số thành tựu điển hình của công nghệ bức xạ trong thời gian gần đây:
  • 7. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 7 - Các máy gia tốc ion nặng (máy cấy ion) có thể tạo ra vi mạch với kích thước dưới 0,1 µm. Ở Nhật Bản hiện có tới 400 máy cấy ion làm việc trong lĩnh vực bán dẫn và vi điện tử. - 100% vật liệu vách ngăn trong các loại pin siêu nhỏ là vật liệu polyme xử lý bằng bức xạ. - Vật liệu sợi composit SiC là loại vật liệu sử dụng trong kỹ thuật hàng không và vũ trụ được xử lý bằng bức xạ, có thể chịu tới nhiệt độ 1800o C, trong khi xử lý bằng nhiệt chỉ chịu được nhiệt độ 1200o C. - Hàng năm kỹ thuật xử lý bề mặt trên toàn thế giới sử dụng 20 triệu tấn hóa chất, trong đó 40% lượng hoá chất này bay vào khí quyển gây ô nhiễm môi trường và tạo ra hiệu ứng nhà kính. Kỹ thuật xử lý bức xạ chỉ cho 1% lượng hóa chất bay vào môi trường. - 80% bao bì thực phẩm ở Châu Âu và Bắc Mỹ được xử lý bề mặt bằng bức xạ. - 90% lượng SO2 và 85% lượng NOx là những chất độc từ khói công nghiệp có thể biến thành phân bón dùng trong nông nghiệp nếu xử lý bức xạ electron. Quá trình này cho phép giảm đáng kể hiệu ứng nhà kính của Trái đất và các trận mưa axít. - Trong công nghiệp sản xuất dụng cụ y tế, 40% đến 50% sản phẩm được khử trùng bằng công nghệ bức xạ. Dự báo trong những năm tới tỷ lệ này có thể đạt tới 80%. - Trong thực phẩm, chiếu xạ được sử dụng để làm giảm hoặc loại bỏ các nguy cơ gây bệnh do thực phẩm sinh ra. Tùy thuộc vào liều lượng, một số hoặc tất cả các mầm bệnh sinh vật, vi sinh vật, vi khuẩn, virus có trong thực phẩm sẽ bị phá hủy hoặc trở nên không có khả năng sinh sản. Chiếu xạ cũng được sử dụng làm giảm tổn thất sau thu hoạch. Bên cạnh việc làm giảm các tác nhân gây bệnh, thì chiếu xạ cũng tác động tới các tế bào, làm chậm tốc độ tác động của các enzym vốn được sản sinh ra trong quá trình tự nhiên và là tác nhân có thể làm thay đổi thực phẩm. Do đó làm chậm quá trình hư hỏng, chín hay mọc mầm của rau củ quả. - Có trên 40 nước với 120 chủng loại thực phẩm đã thương mại hoá thực phẩm chiếu xạ. Xử lý bức xạ từ nhiều năm nay trở thành một trong những lĩnh vực nghiên cứu phát triển quan trọng được cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) khuyến cáo và tài trợ.
  • 8. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 8 Với những ứng dụng điển hình, hiệu quả của Công nghệ bức xạ như trên, Dự án đầu tư máy chiếu xạ ILU 14 của Công ty CP Công nghệ chiếu xạ Ánh Dương (CT Ánh Dương) sẽ tập trung nghiên cứu và ứng dụng triển khai vào các lĩnh vực tiềm năng như: công nghiệp, vật liệu, môi trường, dụng cụ y tế và thực phẩm. Vì vậy, Công Ty CP Công nghệ Chiếu Xạ Ánh Dương phối hợp cùng công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Dự Án Việt tiến hành nghiên cứu và xây dựng “Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ” tại TP. HCM nhằm phát huy tiềm năng và thế mạnh của doanh nghiệp cũng như đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. IV. Các căn cứ pháp lý Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội; Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội; Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. V. Mục tiêu dự án - Nghiên cứu ứng dụng công nghệ chiếu xạ vào các lĩnh vực vật liệu mới, xử lý môi trường, công nghiệp và các lĩnh vực tiềm năng khác. - Phối hợp với các nhà chuyên môn chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ bức xạ đào tạo đội ngũ các nhà nghiên cứu trẻ của thành phố và khu vực. - Chiếu xạ các sản phẩm bao gồm thực phẩm, dụng cụ y tế, dược phẩm, mỹ phẩm và các sản phẩm khác có nhu cầu chiếu xạ thanh trùng và tiệt trùng. - Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận lớn người dân. - Góp phần vào sự phát triển kinh tế địa phương cũng như đất nước nói chung.
  • 9. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 9 CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án Vị trí địa lý: Thành phố Hồ Chí Minh có toạ độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay  Khí hậu thời tiết. Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết TP. HCM là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi
  • 10. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 10 phối môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của trạm Tân Sơn Nhất, qua các yếu tố khí tượng chủ yếu; cho thấy những đặc trưng khí hậu Thành Phố Hồ Chí Minh như sau: - Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2 /năm. Số giờ nắng trung bình/tháng 160-270 giờ. Nhiệt độ không khí trung bình 270 C. Nhiệt độ cao tuyệt đối 400 C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,80 C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (28,80 C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 (25,70 C). Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25-280 C. Ðiều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại cây trồng và vật nuôi đạt năng suất sinh học cao; đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa trong các chất thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đô thị. - Lượng mưa cao, bình quân/năm 1.949 mm. Năm cao nhất 2.718 mm (1908) và năm nhỏ nhất 1.392 mm (1958). Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày. Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất. Các tháng 1, 2, 3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam - Ðông Bắc. Ðại bộ phận các quận nội thành và các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận huyện phía Nam và Tây Nam. - Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%; bình quân mùa mưa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt đối xuống tới 20%. - Về gió, Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc. Gió Tây -Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình 3,6m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s. Gió Bắc- Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4 m/s. Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam - Ðông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7 m/s. Về cơ bản TP. HCM thuộc vùng không có gió bão. Năm 1997, do biến động bởi hiện tượng El-Nino gây nên cơn bão số 5, chỉ một phần huyện Cần Giờ bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ.  Ðịa chất - đất đai.
  • 11. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 11 Ðất đai Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành trên hai hướng trầm tích: trầm tích Pleixtoxen và trầm tích Holoxen. Trầm tích Pleixtoxen (trầm tích phù sa cổ): chiếm hầu hết phần phía Bắc, Tây Bắc và Ðông Bắc thành phố, gồm phần lớn các huyện Củ Chi, Hóc môn, Bắc Bình Chánh, quận Thủ Ðức, Bắc-Ðông Bắc quận 9 và đại bộ phận khu vực nội thành cũ. Ðiểm chung của tướng trầm tích này, thường là địa hình đồi gò hoặc lượn sóng, cao từ 20-25m và xuống tới 3-4m, mặt nghiêng về hướng Ðông Nam. Dưới tác động tổng hợp của nhiều yếu tố tự nhiên như sinh vật, khí hậu, thời gian và hoạt động của con người, qua quá trình xói mòn và rữa trôi..., trầm tích phù sa cổ đã phát triển thành nhóm đất mang những đặc trưng riêng. Nhóm đất xám, với qui mô hơn 45.000 ha, tức chiếm tỷ lệ 23,4% diện tích đất thành phố. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, đất xám có ba loại: đất xám cao, có nơi bị bạc màu; đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và đất xám gley; trong đó, hai loại đầu chiếm phần lớn diện tích. Ðất xám nói chung có thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha đến thịt nhẹ, khả năng giữ nước kém; mực nước ngầm tùy nơi và tùy mùa biến động sâu từ 1-2m đến 15m. Ðất chua, độ pH khoảng 4,0-5,0. Ðất xám tuy nghèo dinh dưỡng, nhưng đất có tầng dày, nên thích hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng nông lâm nghiệp, có khả năng cho năng suất và hiệu qủa kinh tế cao, nếu áp dụng biện pháp luân canh, thâm canh tốt. Nền đất xám, phù hợp đối với sử dụng bố trí các công trình xây dựng cơ bản. Trầm tích Holoxen (trầm tích phù sa trẻ): tại thành phố Hồ Chí Minh, trầm tích này có nhiều nguồn gốc-ven biển, vũng vịnh, sông biển, aluvi lòng sông và bãi bồi... nên đã hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa có diện tích 15.100 ha (7,8%), nhóm đất phèn 40.800 ha (21,2%) và đất phèn mặn (45.500 ha (23,6). Ngoài ra có một diện tích nhỏ khoảng hơn 400 ha (0,2%) là "giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò.  Nguồn nước và thủy văn. Về nguồn nước, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất phát triển. Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (Ðà Lạt) và hợp lưu bởi nhiều sông khác, như sông La Ngà, sông Bé, nên có lưu vực lớn, khoảng
  • 12. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 12 45.000 km2 . Nó có lưu lượng bình quân 20-500 m3 /s và lưu lượng cao nhất trong mùa lũ lên tới 10.000 m3 /s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m3 nước và là nguồn nước ngọt chính của Thành phố Hồ Chí Minh. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến thành phố với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Hệ thống các chi lưu của sông Sài Gòn rất nhiều và có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m3 /s. Bề rộng của sông Sài Gòn tại Thành phố thay đổi từ 225m đến 370m và độ sâu tới 20m. Sông Ðồng Nai nối thông qua sông Sài Gòn ở phần nội thành mở rộng, bởi hệ thống kênh Rạch Chiếc. Sông Nhà Bè hình thành từ chỗ hợp lưu của sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn, các trung tâm thành phố khoảng 5km về phía Ðông Nam. Nó chảy ra biển Ðông bằng hai ngả chính -ngả Soài Rạp dài 59km, bề rộng trung bình 2km, lòng sông cạn, tốc độ dòng chảy chậm; ngả Lòng Tàu đổ ra vịnh Gành Rái, dài 56km, bề rộng trung bình 0,5km, lòng sông sâu, là đường thủy chính cho tàu bè ra vào bến cảng Sài Gòn. Ngoài trục các sông chính kể trên ra, thành phố còn có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, như ởhệ thống sông Sài Gòn có các rạch Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi và ở phần phía Nam Thành phố thuộc địa bàn các huyện Nhà Bè, Cần Giờ mật độ kênh rạch dày đặc; cùng với hệ thống kênh cấp 3-4 của kênh Ðông-Củ Chi và các kênh đào An Hạ, kênh Xáng, Bình Chánh đã giúp cho việc tưới tiêu thuận lợi và đang dần dần từng bước thực hiện các dự án giải tỏa, nạo vét kênh rạch, chỉnh trang ven bờ, tô điểm vẻ đẹp cảnh quan sông nước, phát huy lợi thế hiếm có đối với một đô thị lớn. Nước ngầm ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhìn chung khá phong phú tập trung ở vùng nửa phần phía Bắc-trên trầm tích Pleixtoxen; càng xuống phía Nam (Nam Bình Chánh, quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ)-trên trầm tích Holoxen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Ðại bộ phận khu vực nội thành cũ có nguồn nước ngầm rất đáng kể, nhưng chất lượng nước không tốt lắm. Tuy nhiên, trong khu vực này, nước ngầm vẫn thường được khai thác ở ba tầng chủ yếu: 0-20m, 60-90m và 170- 200m. Khu vực các quận huyện 12, Hóc môn và Củ Chi có trữ lượng nước ngầm rất dồi dào, chất lượng nước rất tốt, thường được khai thác ở tầng 60-90m. Ðây là nguồn nước bổ sung quan trọng của thành phố Về thủy văn, hầu hết các sông rạch Thành phố Hồ Chí Minh đều chịu ảnh
  • 13. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 13 hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông. Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó thủy triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố, gây nên tác động không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành. Mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10m. Tháng có mực nước cao nhất là tháng 10-11, thấp nhất là các tháng 6-7. Về mùa khô, lưu lượng của nguồn các sông nhỏ, độ mặn 4% có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn đến quá Lái Thiêu, có năm đến đến tận Thủ Dầu Một và trên sông Ðồng Nai đến Long Ðại. Mùa mưa lưu lượng của nguồn lớn, nên mặn bị đẩy lùi ra xa hơn và độ mặn bị pha loãng đi nhiều. Từ khi có các công trình thủy điện Trị An và thủy lợi Dầu Tiếng ở thượng nguồn, chế độ chảy tự nhiên chuyển sang chế độ chảy điều tiết qua tuốt bin, đập tràn và cống đóng-xả, nên môi trường vùng hạ du từ Bắc Nhà Bè trở nên chịu ảnh hưởng của nguồn, nói chung đã được cải thiện theo chiều hướng ngọt hóa. Dòng chảy vào mùa kiệt tăng lên, đặc biệt trong các tháng từ tháng 2 đến tháng 5 tăng 3-6 lần so với tự nhiên. Vào mùa mưa, lượng nước được điều tiết giữ lại trên hồ, làm giảm thiểu khả năng úng lụt đối với những vùng trũng thấp; nhưng ngược lại, nước mặn lại xâm nhập vào sâu hơn. Tuy nhiên, nhìn chung, đã mở rộng được diện tích cây trồng bằng việc tăng vụ mùa canh tác. Ngoài ra, việc phát triển các hệ thống kênh mương, đã có tác dụng nâng cao mực nước ngầm trên tầng mặt lên 2-3m, tăng thêm nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của thành phố. I.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án Điểm nổi bật trong kết quả điều hành kinh tế - xã hội năm 2017 của thành phố là môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, thủ tục hành chính có nhiều tiến bộ; việc lặp lại trật tự đô thị được người dân ủng hộ. Trong năm, Thành phố đã đẩy mạnh việc giải ngân các công trình xây dựng cơ bản, rà soát phân bổ vốn đầu tư, tập trung ứng vốn cho dự án tuyến đường sắt Bến Thành – Suối Tiên, kịp thời ngăn chặn tình trạng sốt giá nhà đất ở các vùng ven. Đặc biệt đã tổ chức làm việc với các cơ quan trung ương về báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và được Quốc Hội thông qua Nghị quyết 54/2017/QH14 ngày 24/11/2017 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc
  • 14. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 14 thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh, tạo động lực cho Thành phố phát triển bền vững và nhanh hơn nữa trong những năm tiếp theo. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 8,25% so năm trước (năm 2016 tăng 8,05%). Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) đạt 107,90% (năm 2016 đạt 107,33%); tổng vốn đầu tư xã hội đạt 365,71 ngàn tỷ đồng, so cùng kỳ tăng 18,4%, so với GRDP bằng 34,5%; tổng thu cân đối ngân Nhà nước đạt 347.986 tỷ đồng, đạt 100,03% dự toán, tăng 13,32%; tổng chi ngân sách địa phương (trừ tạm ứng) 67.075 tỷ đồng, đạt 94,94% dự toán, tăng 40,36% so cùng kỳ; tổng dư nợ tín dụng đến 1/12/2017 tăng 17,27% so với tháng 12/2016. Công Nghiệp Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố tháng 12 tiếp tục tăng trưởng ổn định. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính tháng 12 tăng 6,37% so với tháng trước. Trong đó: công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,65%; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,69%; hoạt động khai khoáng giảm 2,12%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 5,16%. Xây dựng Giá trị sản xuất xây dựng cả năm theo giá hiện hành ước đạt 247.525,16 tỷ đồng, bao gồm: + Khu vực Nhà nước đạt 14.719,23 tỷ đồng, chiếm 5,95%; + Khu vực ngoài Nhà nước đạt 212.732,65 tỷ đồng, chiếm 85,94%; + Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 20.073,29 tỷ đồng, chiếm 8,11%. Trong tổng giá trị sản xuất: giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà chiếm 53,36%; công trình kỹ thuật dân dụng chiếm 28,36% và hoạt động xây dựng chuyên dụng chiếm 18,28%. Giá trị sản xuất xây dựng cả năm theo giá so sánh ước đạt 191.848,42 tỷ đồng, tăng 8,19% so với năm 2016, bao gồm: + Khu vực Nhà nước đạt 11.329,06 tỷ đồng, giảm 15,95%; + Khu vực ngoài Nhà nước đạt 164.678,71 tỷ đồng, tăng 10,97%; + Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 15.840,65 tỷ đồng, tăng 2,59%. Trong tổng giá trị sản xuất: giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà tăng 11,15%; công trình kỹ thuật dân dụng tăng 1,61% và hoạt động xây dựng
  • 15. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 15 chuyên dụng tăng 10,55%. Trồng trọt Diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 41.552,9 ha, giảm 1,8% so với năm 2016. Trong đó, diện tích lúa chiếm 46,2%, giảm 1,5%; sản lượng đạt 86.253,3 tấn, tăng 1,3% so năm trước. Diện tích gieo trồng rau các loại chiếm 19%, giảm 0,6%, sản lượng đạt 230.626,6 tấn, tăng 3,4%. Diện tích hoa, cây cảnh là 1.366,4 ha, tăng 9,2%. Nhìn chung, năng suất các loại cây trồng hàng năm tăng so với năm trước. Chăn nuôi Theo kết quả điều tra chăn nuôi ngày 1/10/2017, có 958 hộ chăn nuôi trâu với tổng đàn 5.377 con, tăng 7,6% so với thời điểm 1/10/2016; trong đó, sản lượng thịt hơi xuất chuồng trong kỳ đạt 583 tấn, tăng 3,7% so với cùng kỳ. Đàn bò có 7.810 hộ nuôi bò thịt và 5.798 hộ nuôi bò sữa với tổng đàn bò 125 ngàn con, giảm 2,1%; trong đó, đàn bò thịt chiếm 32,5% tổng đàn, tăng 8,2% và đàn bò sữa chiếm 67,5%, giảm 6,4%. Chăn nuôi heo có 5.671 hộ với tổng đàn 302,8 ngàn con, tăng 7,6%. Gia cầm và chăn nuôi khác có 4.620 đơn vị nuôi gà với tổng đàn 424,6 ngàn con, tăng 1,6%; trong đó, đàn gà thịt chiếm 94,5% tổng đàn gà, tập trung tại hộ gia công cho công ty CP và trang trại gà An Phú - Củ Chi thuộc Tổng Công Ty Nông Nghiệp Sài Gòn. Lâm nghiệp Tổng diện tích rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn Thành phố hiện nay là 38.864 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 35.794 ha. Tỉ lệ che phủ rừng đạt 17,46%, tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh là 37,15%. Tính đến nay, sản lượng cây lâm nghiệp trồng phân tán là 251.000 cây, tăng 1,74% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích trồng rừng được chăm sóc là 581 ha, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Thủy sản Sản lượng thủy sản năm 2017 ước đạt 59.043,6 tấn, tăng 0,45% so năm trước. Trong đó, sản lượng cá ước đạt 18.956,7 tấn, giảm 2,21%; sản lượng tôm ước đạt 16.085,1 tấn, giảm 1,85%; sản lượng thủy sản khác ước đạt 24.001,8 tấn, tăng 4,32%. Trong đó: - Sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 19.976,7 tấn, tăng 1%. Trong đó, sản lượng khai thác thủy sản biển chiếm 86,4%, tăng 1,7%; sản lượng khai thác
  • 16. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 16 thủy sản nội địa chiếm 13,6%, giảm 3%. - Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 39.067,0 tấn, tăng 0,2%. Trong đó, sản lượng cá chiếm 21,6%, giảm 8%; tôm chiếm 32,6%, giảm 2,6%; sản lượng thủy sản khác chiếm 45,8%, tăng 6,8%. Dân số Dân số: ước tính dân số trung bình trên địa bàn thành phố năm 2017 có 8.611,1 ngàn người, tăng 2% so với năm 2016. Giải quyết việc làm: dự ước cả năm 2017, giải quyết việc làm cho 323.225 lượt người (đạt 115,44 % kế hoạch năm), số việc làm mới tạo ra là 133.331 chỗ việc làm mới (đạt 106,66 % kế hoạch năm), tổ chức 80 phiên giao dịch việc làm. Bên cạnh giải quyết việc làm trong nước, dự ước số lao động được giải quyết việc làm thông qua hoạt động xuất khẩu lao động là 14.212 người. II. Quy mô sản xuất của dự án II.1 Đánh giá nhu cầu thị trường Hiện ở Việt Nam có 10 máy chiếu xạ sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Danh sách được liệt kê ở bảng sau: Các thiết bị chiếu xạ công nghiệp ở Việt Nam hiện nay (04/2018) Tên công ty Năm thành lập Tên máy và hoạt độ ban đầu Mục đích ban đầu Sở hữu Nước sản xuất Vị trí đặt máy Trung tâm chiếu xạ Hà Nội 1991 Máy chiếu xạ nguồn Cobalt- 60, 107 kCi Bảo quản thực phẩm, ức chế nẩy mầm rau củ quả Nhà nước Liên xô Hà Nội Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ bức xạ 3/1999 Máy chiếu xạ nguồn Cobalt- 60, 400 kCi Dụng cụ y tế, đông nam dược và thực phẩm Nhà nước Hungary Tp. HCM
  • 17. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 17 Công ty TNHH Sơn Sơn 7/2004 10/2006 Máy chiếu xạ nguồn tia X được chuyển đổi từ 2 máy gia tốc, 5 MeV-120 kW Thanh trùng thực phẩm và rau quả Tư nhân Hoa kỳ Tp. HCM Công ty cổ phần An Phú 5/2005 6/2006 Máy chiếu xạ nguồn Cobalt- 60, 1MCi Dụng cụ y tế, đông nam dược và thực phẩm Đa sở hữu Hungary Bình Dương Tập đoàn Thái Sơn 3/2009 Máy chiếu xạ nguồn Cobalt- 60, 800kCi Dụng cụ y tế, đông nam dược và thực phẩm Tư nhân Hungary Cần Thơ Công ty cổ phần An Phú 9/2011 Máy chiếu xạ nguồn Cobalt- 60, 500kCi Dụng cụ y tế, đông nam dược và thực phẩm Đa sở hữu Hungary Vĩnh Long Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ bức xạ 8/2012 Máy chiếu xạ nguồn tia Electron 10MeV-15kW Dụng cụ y tế, đông nam dược và thực phẩm Nhà nước Nga Tp. HCM Tập đoàn Thái Sơn 8/2012 Máy chiếu xạ nguồn Cobalt- 60, 800kCi Dụng cụ y tế, đông nam dược và thực phẩm Tư nhân Trung Quốc Cần Thơ Cơ sở chiếu xạ Đà Nẵng Dự kiến 9/2018 Máy chiếu xạ nguồn Cobalt- 60, 200kCi Dụng cụ y tế, đông nam dược và thực phẩm Nhà nước Việt Nam Đà Nẵng Cơ sở chiếu xạ Đồng Nai Dự kiến 4/2019 Máy chiếu xạ nguồn Cobalt- 60, 300kCi Dụng cụ y tế, đông nam dược và thực phẩm Nhà nước Việt Nam Đồng Nai Muốn xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu, Nhật, Úc,...nông sản tươi, thực phẩm đông lạnh hoặc thực phẩm khô sẽ phải được chiếu xạ, tức là dùng tia năng lượng cao như tia gamma, electron hoặc tia X để chiếu vào trái cây, thực phẩm, các tia này sẽ tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh có
  • 18. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 18 trong thực phẩm, cũng như làm bất hoạt các loại côn trùng gây hại có bên trong quả. Ngoài ra, các tia này còn làm chậm chín hoặc ức chế nẩy mầm để có thể vận chuyển trong thời gian dài trời đến Mỹ và châu Âu. Các doanh nghiệp trong khu vực như Thái Lan, Philippines, Trung Quốc...đầu tư các nhà máy chiếu xạ rất nhiều nhằm chiếu xạ thanh trùng, tiệt trùng các sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu lẫn tiêu dùng trong nước với mục đích hạn chế vi sinh vật gây bệnh có trong thực phẩm và kéo dài tuổi thọ nông sản bán ở siêu thị. Đa số các nước nhập khẩu bắt buộc sản phẩm phải chiếu xạ vì họ sợ vi sinh vật gây bệnh có trong thực phẩm làm người tiêu dùng của họ nhiễm bệnh hoặc côn trùng có hại từ nông sản của nước trồng trọt gây hại cho ngành nông nghiệp của nước nhập khẩu. Hiện nay, trái cây Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó nhiều loại trái cây rất được ưa chuộng như thanh long, xoài, chôm chôm, nhãn, vải ... Trong những năm gần đây nhiều nước phát triển như Mỹ, Úc, New Zealand … đã áp dụng biện pháp chiếu xạ như một biện pháp kiểm dịch bắt buộc đối với công tác xuất nhập khẩu trái cây tươi. Công nghệ chiếu xạ đã được Tổ chức Y tế thế giới, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế và Tổ chức Nông Lương thế giới khẳng định hiệu quả trong việc bảo đảm và nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm soát dịch bệnh từ nguồn gốc thực phẩm. Hiện nay, chiếu xạ thực phẩm đã được ứng dụng ở hơn 50 quốc gia trên thế giới. Trong đó, nhiều nước đã ứng dụng chiếu xạ như một biện pháp kiểm dịch thực vật hiệu quả đối với nông sản và rau quả tươi để phòng ngừa các côn trùng gây hại lây lan và phát tán theo con đường thương mại quốc tế. Mỹ là một trong những quốc gia trên thế giới đi đầu trong việc ứng dụng chiếu xạ trong kiểm dịch thực vật. Đặc biệt, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn cho việc xử lý kiểm dịch thực vật cho tất cả các loại mặt hàng nông sản và trái cây tươi nhập khẩu vào Mỹ (Treatment Manual), trong đó biện pháp chiếu xạ được ứng dụng trên nhiều mặt hàng và xử lý được nhiều loại côn trùng gây hại có trong hàng nông sản. Ngoài ra, tổ chức Bảo vệ thực vật Quốc tế (IPPC) đã xây dựng và ban hành tiêu chuẩn quốc tế về biện pháp Kiểm dịch thực vật (ISPM) số 18: “Hướng dẫn cho việc sử dụng chiếu xạ như là biện pháp Kiểm dịch thực vật”. Tiêu chuẩn này sẽ giúp sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam dễ dàng thâm nhập vào các thị
  • 19. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 19 trường khó tính sau khi được xử lý bức xạ tại các cơ sở chiếu xạ của Việt Nam. Tại Việt Nam, xử lý chiếu xạ đã và đang từng bước được sử dụng như một biện pháp xử lý kiểm dịch hiệu quả và xu thế đối với các nông sản xuất khẩu; đồng thời là biện pháp xử lý hiệu quả đối với thực phẩm đông lạnh hoặc khô thay dần các biện pháp xử lý bằng hóa chất có hại cho sức khỏe người tiêu dùng và lạc hậu. Ngoài ra, công nghệ chiếu xạ cũng là biện pháp xử lý kinh tế và tiên tiến đối với các sản phẩm trong công nghiệp, vật liệu, y tế, mỹ phẩm, môi trường và lĩnh vực tiềm năng khác. Theo số liệu thống kê của Công ty An Phú trong năm 2016 có hơn 10.500 tấn hoa quả tươi được kiểm dịch bằng chiếu xạ để xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Nhật Bản, tăng gấp đôi so với năm 2015, trong đó, sản lượng thanh long sang Mỹ và xoài sang Hàn Quốc đều tăng trưởng trên 2 lần. Với số liệu từ Vinagamma hàng xử lý chiếu xạ năm 2016 đối với sản phẩm dụng cụ y tế là 3.401 m3 và thực phẩm các loại là 10.754 tấn, năm 2017 đối với sản phẩm dụng cụ y tế là 3.413 m3 và thực phẩm các loại là 14.068 tấn. Sản lượng chiếu xạ ở Vinagamma theo thống kê chỉ chiếm 1/3 hàng chiếu xạ ở khu vực miền Nam (gồm Công ty An Phú, Thái Sơn và Sơn Sơn). Vì vậy sản lượng chiếu xạ năm 2017 ở miền Nam vào khoảng 10.239 m3 và thực phẩm các loại là 42.204 tấn. Đánh giá nhu cầu thị trường thủy hải sản xuất khẩu năm 2018 (số liệu từ VASEP), sau khi tăng 17% trong quý I/2018 với gần 1,8 tỷ USD, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong quý II tăng chậm lại với mức 5,7% đạt 2,2 tỷ USD. Nguyên nhân do xuất khẩu tôm giảm 5% vì giá tôm giảm, nguồn cung tăng. Bước sang tháng 7, với khoảng 793 triệu USD, xuất khẩu thủy sản có chiều hướng tăng mạnh hơn (tăng 7%) sau khi mức tăng trưởng chững lại còn 3% trong tháng 6. Kết quả xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm đạt khoảng 4,78 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm (triệu USD) Sản phẩm T1-7/2018 % tăng, giảm Tôm các loại 1.984,292 5,5 trong đó: - Tôm chân trắng 1,338,531 10,0 - Tôm sú 474,062 -4,0
  • 20. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 20 Cá tra 1,200,195 19,5 Cá ngừ 359,335 11,0 trong đó: - Cá ngừ mã HS 16 167,599 17,0 - Cá ngừ mã HS 03 191,736 6,2 Cá các loại khác (trừ cá ngừ, cá tra) 765,031 9,0 Nhuyễn thể 415,480 5,0 trong đó: - Mực và bạch tuộc 359,829 8,0 - Nhuyễn thể hai mảnh vỏ 55,503 -9,9 Cua, ghẹ và Giáp xác khác 56,855 2,0 TỔNG CỘNG 4.781,187 8,5 Nếu ước tính trung bình khoảng 17 USD cho 1kg hàng thủy hải sản thì sản lượng xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam khoảng 281.246 tấn trong 7 tháng đầu năm 2018. So sánh chỉ sản lượng thủy hải sản xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2018 với tổng sản lượng chiếu xạ năm 2017 (bao gồm gia vị, thức ăn gia súc v.v…) thì sản phẩm chiếu xạ chỉ chiếm 20-25% trong tổng số sản phẩm cần chiếu xạ để xuất khẩu. Điều này nói lên nhu cầu tiềm năng cho việc xử lý bằng chiếu xạ còn rất lớn; nói cách khác nhu cầu của thị trường còn rất lớn nên việc đầu tư cho dự án của Công ty CP Công nghệ chiếu xạ Ánh Dương là cần thiết, thiết thực và hiệu quả. II.2 Quy mô sản xuất của dự án Diện tích đất: Dự án được xây dựng trên diện tích đất 8,8 ha tại khu công nghệ cao, quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. STT Nội dung ĐVT Số lượng I Xây dựng 88.000 1 Khu chiếu xạ m2 5.000 2 Kho khô m2 15.000
  • 21. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 21 STT Nội dung ĐVT Số lượng 3 Kho lạnh m2 12.000 4 Khu hành chính 1 m2 1.000 5 Khu nhà nghỉ cho chuyên gia và cho CN tăng ca m2 1.500 6 Bãi xe (Nơi đậu cho xe giao và nhận hàng) m2 4.500 7 Bãi xe của CBCN viện công ty m2 1.000 8 Trạm phát điện m2 500 9 Khu nghiên cứu chuyển giao công nghệ m2 3.000 10 Khu đóng gói dán nhãn m2 9.000 11 Khu nghiên cứu đào tạo m2 2.000 12 Kho lưu trữ mẫu m2 500 13 Nơi tập trung container xuất nhập hàng m2 20.000 14 Công viên cây xanh m2 8.000 15 Khu hành chính 2 m2 1.000 16 Giao thông nội bộ m2 4.000 17 Hệ thống cấp nước tổng thể HT 1 18 Hệ thống cấp điện tổng thể HT 1 19 Hệ thống thoát nước tổng thể HT 1 20 Hệ thống phòng cháy chữa cháy HT 1 21 Hệ thống camera giám sát HT 1 22 Hệ thống xử lí chất thải HT 1 III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án III.1. Địa điểm xây dựng Dự án được xây dựng tại Khu Công nghệ cao, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. III.2. Hình thức đầu tư Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ được đầu tư theo hình thức xây dựng mới. IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án
  • 22. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 22 BẢNG CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT TT Nội dung Diện tích (m²) Tỷ lệ (%) 1 Khu chiếu xạ 5.000 5,68 2 Kho khô 15.000 17,05 3 Kho lạnh 12.000 13,64 4 Khu hành chính 1 1.000 1,14 5 Khu nhà nghỉ tạm cho CN tăng ca 1.500 1,70 6 Bãi xe (Nơi đậu cho xe giao và nhận hàng) 4.500 5,11 7 Bãi xe của CBCN viện công ty 1.000 1,14 8 Trạm phát điện 500 0,57 9 Khu nghiên cứu chuyển giao công nghệ 3000 3,41 10 Khu đóng gói dán nhãn 9.000 10,23 11 Khu nghiên cứu đào tạo 2.000 2,27 12 Kho lưu trữ mẫu 500 0,57 13 Nơi tập trung container xuất nhập hàng 20.000 22,73 14 Công viên cây xanh 8.000 9,09 15 Khu hành chính 2 1.000 1,14 16 Giao thông nội bộ 4.000 4,55 Tổng cộng 88.000 100,00 IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án Về phần xây dựng dự án: Nguồn lao động dồi dào và vật liệu xây dựng đều có tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời. Về phần quản lý và các sản phẩm của dự án: Nhân công quản lý và duy trì hoạt động của dự án tương đối dồi dào, các sản vật đều có sẵn tại địa phương.
  • 23. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 23 CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình Bảng tổng hợp các hạng mục công trình xây dựng của dự án STT Nội dung ĐVT Số lượng I Xây dựng 88.000 1 Khu chiếu xạ m2 5.000 2 Kho khô m2 15.000 3 Kho lạnh m2 12.000 4 Khu hành chính 1 m2 1.000 5 Khu nhà nghỉ tạm cho CN tăng ca m2 1.500 6 Bãi xe (Nơi đậu cho xe giao và nhận hàng) m2 4.500 7 Bãi xe của CBCN viện công ty m2 1.000 8 Trạm phát điện m2 500 9 Khu nghiên cứu chuyển giao công nghệ m2 3.000 10 Khu đóng gói dán nhãn m2 9.000 11 Khu nghiên cứu đào tạo m2 2.000 12 Kho lưu trữ mẫu m2 500 13 Nơi tập trung container xuất nhập hàng m2 20.000 14 Công viên cây xanh m2 8.000 15 Khu hành chính 2 m2 1.000 16 Giao thông nội bộ m2 4.000 17 Hệ thống cấp nước tổng thể HT 1 18 Hệ thống cấp điện tổng thể HT 1 19 Hệ thống thoát nước tổng thể HT 1 20 Hệ thống phòng cháy chữa cháy HT 1 21 Hệ thống camera giám sát HT 1 22 Hệ thống xử lí chất thải HT 1
  • 24. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 24 II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ II.1. Xử lý Vật liệu (Chế tạo màng lọc bằng chiếu trên máy gia tốc) Màng lọc nano có tính năng chọn lọc Sau khi chiếu chùm electron các màng polyme, có thể tạo ra các vết nano ẩn có kích cỡ 200 nm. Quá trình tẩm thực hoá học có thể tạo ra các ống nano có kích thước khác nhau tuỳ theo mục đích sử dụng. Chẳng hạn để lọc các phần tử albumin đường kính của ống nano thường có kích thước nhỏ hơn 600 nm, còn để lọc globulin kích thước ống nano có thể tới 900 nm. Hình dưới là màng lọc nano có kích thước khác nhau (Tư liệu của JAERI-Nhật Bản). II.2. Công nghệ lưu hoá các chất đàn hồi a. Sản xuất các vật liệu cách nhiệt bền nhiệt tự dính Chế tạo băng dính cách điện chịu nhiệt Nguyên lý: Lưu hoá hay là khâu mạch. Quy trình: Việc chế tạo sản phẩm này bao gồm các công đoạn sau: 1) Chuẩn bị phối liệu ban đầu gồm từ hỗn hợp cao su và một số phụ gia; 2) Trộn phối liệu ở nhiệt độ ≤ 50o C; 3) Tạo băng cao su nguyên liệu trên đế polyetylen và cuộn thành bánh với đường kính từ 12-15 cm;
  • 25. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 25 4) Lưu hoá bằng chiếu xạ bằng nguồn Co-60 hoặc tia X (máy gia tốc); 5) Đóng gói sản phẩm trong gói polyetylen. Để chế tạo băng dính, ta lấy hỗn hợp cao su polygetepolyxyloxan có chứa Bo. Nguyên liệu này có khả năng tự bám dính và hấp thụ nhiệt độ phòng. Tính tự bám dính có được nhờ nhóm B÷O trong mạch polyme. Liều chiếu: từ 100 - 130 kGy, suất liều 2,2 Gy/s. Thiết bị: Máy gia tốc hoặc nguồn Co-60. Sản phẩm có thể hoạt động ở nhiệt độ 250o C, độ bám dính tốt, chịu nước, chịu nhiệt độ thấp. Chế tạo vải thuỷ tinh cao su Nguyên lý: lưu hoá cao su. Quy trình chuẩn bị nguyên vật liệu: 1) Tẩm vải thuỷ tinh dung dịch polyxyloxan; 2) Phủ một lớp hỗn hợp mủ cao su; 3) Dùng rulô phủ tiếp một lớp màng mỏng polyetylen giữa lớp thứ nhất và lớp thứ hai. Chiếu xạ bằng chùm electron trên băng chuyển động liên tục với liều hấp thụ 50-70 kGy. Cũng có thể chiếu xạ bằng tia gamma của nguồn Co-60 để lưu hoá. Trong trường hợp này sản phẩm được chiếu theo từng cuộn. Sản phẩm có độ bền cơ, chịu nhiệt cao, chịu nước, cách điện tốt. b. Quá trình lưu hoá bức xạ các chất đàn hồi khác Đệm, phớt cao su: Dùng nguồn Co-60 hoặc chùm electron chiếu mủ cao su. Lốp ô tô: Lúc đầu người ta cho rằng chế tạo lốp ô tô bằng phương pháp lưu hoá bức xạ là có triển vọng. Tuy nhiên, các nghiên cứu về sau cho thấy vấn đề không đơn giản. Nguyên nhân là tính phức tạp của đối tượng, tính đa dạng về thành phần và độ bền khác nhau của các chất trong quá trình chiếu xạ. Do đó, đối với đối tượng này, xử lý bức xạ cũng không thể hiện tính ưu việt rõ rệt so với phương pháp xử lý nhiệt. Tuy nhiên, việc kết hợp giữa xử lý bức xạ và xử lý nhiệt cho kết quả nhất định như tạo phôi tăng độ bám dính của lốp xe đối với mặt đường bằng bức xạ. Việc tạo phôi bằng bức xạ có tác dụng tăng độ bám dính của lốp xe đối với mặt
  • 26. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 26 đường, đồng thời làm giảm thời gian chế tạo sản phẩm xuống 20%. Lưu hoá mủ cao su tự nhiên (latex) Ở Indonesia có các hệ thử nghiệm lưu hoá mủ cao su bằng nguồn Co-60 (225kCi). Sản lượng 3000 tấn/năm. Thiết bị gồm 3 bộ phận: bộ phận nhũ tương hoá nguyên liệu, bộ phận trộn và phản ứng lưu hoá. Trong bộ phận nhũ tương hoá, người ta chuẩn bị nhũ tương hoá từ CCl4 và nước. Nhũ tương đưa vào bộ phận trộn để trộn từ từ với latex. Hỗn hợp sau đó được đưa và vào buồng lưu hoá để chiếu gamma từ nguồn Co-60. CCl4 được sử dụng làm chất tăng nhạy. Thiết bị hoạt động theo chu trình, mỗi mẻ được 1550kg latex và 40kg nhũ tương. Suất liều 2,27 kGy/h, liều 30 kGy. Cao su lưu hoá có chất lượng tương đương xử lý nhiệt. Hệ chiếu xạ latex khác của Malaysia có công suất 6000 tấn/năm. II.3. Các quy trình biến tính vật liệu polyme bằng bức xạ a. Chế tạo vỏ cáp và dây điện bằng khâu mạch bức xạ Các vật liệu xử lý bằng bức xạ có độ bền cơ, nhiệt cao, tính chất cách điện được cải thiện, đặc biệt ở nhiệt độ cao. Bảng sau giới thiệu các giới hạn nhiệt độ của các loại cáp điện vỏ bọc polyetylen. Giới hạn nhiệt độ của các loại cáp điện dùng polyetylen làm vỏ bọc, To C Qua bảng trên ta thấy polyetylen được khâu mạch bức xạ chịu nhiệt độ cao hơn ở mọi phương án sử dụng. Các loại polyme thông thường dùng làm lớp cách điện xử lý bằng bức xạ là polyetylen (- CH2 -CH2 -), polyvinylclorua (-CH2:CHCl-). Quá trình chiếu: Liên tục. Nguồn bức xạ để khâu mạch: Máy gia tốc electron công suất 100-150 kW. Ngoài ra còn có thể sử dụng bức xạ hãm (tia X) - Liều hấp thụ: 200 – 400 kGy. Dùng chất tăng nhạy có thể giảm liều Dạng xử lý Sử dụng lâu dài Dưới 100h/năm Sử dụng không thường xuyên Không xử lý 75 - 140 Khâu mạch hoá 90 130 250 Khâu mạch bức xạ 150 200 350
  • 27. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 27 xuống 100 - 200 kGy. - Bề dày tối ưu d đối với e- : Tùy theo bề dày của cáp, người ta sử dụng năng lượng của electron sao cho thích hợp. - Giá thành xử lý giảm 2,1 lần so với xử lý nhiệt. Đây là lĩnh vực chiếm ưu thế của công nghệ bức xạ so với công nghệ hóa học. Bề dày tối ưu d của polyetylen ở năng lượng electron khác nhau Năng lượng E, (MeV) Bề dày d, (g/cm3 ) Năng lượng E, (MeV) Bề dày d, (g/cm3 ) 0,3 0,019 1,5 0,449 0,4 0,051 2 0,634 0,5 0,085 3 1,02 0,6 0,119 4 1,4 0,8 0,190 5 1,17 1,0 0,263 10 3,68 b. Chế tạo ống và màng co nhiệt Lĩnh vực lớn thứ hai về xử lý vật liệu của công nghệ bức xạ là chế tạo ống và màng co nhiệt. Quy trình này dựa trên hiện tượng khâu mạch polyme và hiệu ứng nhớ, chủ yếu là đối với polyetylen. - Các sản phẩm thường gặp: phim, ống, băng, túi, các loại bao bì ... Các sản phẩm thường được sử dụng trong ngành điện kỹ thuật, công nghiệp thực phẩm, đóng tàu, chế tạo máy, công nghiệp điện tử và một số lĩnh vực khác. - Các polyme thường dùng: polyetylen, polyvinylclorua, polyvinylidenflorid ... - Nguồn bức xạ: Máy gia tốc electron có năng lượng từ 1- 3 MeV, trường hợp chiếu màng máy có năng lượng nhỏ hơn, từ 0,5 – 1 MeV. Ngoài ra có thể dùng cả bức xạ gamma của nguồn Co-60 để chiếu xạ. - Sau khi xử lý bức xạ, tỷ lệ co kích thước của sản phẩm có thể tới 15 - 20%. c. Chế tạo polyetylen xốp bằng bức xạ Nguyên lý: Dựa trên quá trình khâu mạch. Quy trình: gồm 4 giai đoạn. - Giai đoạn 1: Chuẩn bị nguyên liệu ban đầu polyetylen, chất tạo khí và một số chất phụ gia. Chất tạo khí có thể dùng diazodicarbonamit (NH2CON = NCONH2). Chất này bị phân huỷ ở nhiệt độ 200o C. Khi phân huỷ 1g chất khí tạo ra 200 – 240 cm3 CO2, CO, N2 và NH3. Phụ
  • 28. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 28 thuộc vào hệ số tạo bọt (độ tăng thể tích của polyme so với thể tích ban đầu), lượng chất tạo bọt thường có thể tới 10% khối lượng. Hệ số tạo bọt 10 ÷ 40 tương ứng với mật độ polyetylen xốp khoảng 1 ÷ 0,025 g/cm3 . Để giảm nhiệt độ phân huỷ của chất tạo khí. Cần cho thêm chất tăng kích động tạo bọt (thường là stearat kẽm C17H35COOZn) với 1 ÷ 1,5% khối lượng. Ngoài ra có thể thêm một số chất chống oxi hoá, chất tăng nhạy, chất màu v. v. - Giai đoạn 2: Tạo ra các phôi tấm trên cơ sở của nguyên liệu trên. Thao tác này được thực hiện bằng phương pháp ép liên tục trên máy ép có đầu hở. Để lúc tạo phôi không tạo ra sự phân huỷ khí, nhiệt độ của nguyên liệu không được vượt quá 300o C. - Giai đoạn 3: Chiếu chùm electron với năng lượng 0,5 - 4 MeV. Liều chiếu tối ưu là 50 - 70 kGy. - Giai đoạn 4: Việc tạo bọt khí trong các phôi chiếu xạ được thực hiện do sự phân huỷ chất tạo khí khi bị đốt nóng ở nhiệt độ 180o C. Mục đích của chiếu xạ là tăng độ nhớt của polyetylen nóng chảy bằng quá trình khâu mạch. Do đó, các chất khí khó thoát ra khỏi phôi và thể tích của polyme tăng lên. Việc gia nhiệt được thực hiện theo hai bước: Bước 1: Các tấm polyme đã chiếu xạ được gia nhiệt sơ bộ tới nhiệt độ dưới nhiệt độ phân huỷ khí nhằm mục đích loại bỏ ứng suất nội và đảm bảo tính đồng đều của quá trình tạo khí ở giai đoạn tiếp theo. Bước 2: Tiếp tục nâng nhiệt độ tới nhiệt độ tạo khí bằng bức xạ hồng ngoại và không khí nóng. Polyetylen xốp khâu mạch bức xạ có tính chất cách nhiệt và giảm chấn động tốt, ít hấp thụ nước và có độ đàn hồi cao. Chúng được sử dụng trong công nghệ ô tô, xây dựng dân dụng, chế tạo các dụng cụ thể thao, vật liệu cách điện, bao bì ... II.4. Xử lý Môi trường (Xử lý nguồn nước thải bằng bức xạ) Các nghiên cứu và công nghệ xử lý nước thải được tiến hành theo các bước xử lý sau đây: 1) Xử lý bức xạ các nguồn nước tự nhiên; 2) Làm sạch bằng bức xạ các nguồn nước thải công nghiệp; 3) Xử lý bức xạ các chất lắng đọng của nước thải. Quá trình xử lý nước thải được tiến hành đồng thời với quá trình khử tính lây nhiễm các mầm bệnh
  • 29. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 29 của nước. a. Xử lý nước tự nhiên Nước tự nhiên trước khi sử dụng làm nước uống, thường được làm sạch chủ yếu đối với các chất hữu cơ vốn làm cho nước có màu, đồng thời khử mùi và vị không bình thường của nước. Dùng tia gamma của nguồn Co-60 hoặc máy gia tốc với liều thấp khoảng 1 kGy, người ta có thể khử được màu, tẩy uế và diệt khuẩn để nước có thể sử dụng làm nước sinh hoạt. Việc khử màu chủ yếu liên quan tới sự phân huỷ các chất mùn bởi các sản phẩm phân tích bức xạ, mà vai trò quan trọng nhất là các gốc tự do O H. Cũng ở liều 1 kGy mùi bị khử hoàn toàn, độ nhiễm độc vi khuẩn và nhiễm độc ký sinh trùng trong nước giảm đi rất nhiều. Cho nên có thể coi liều 1 kGy là liều làm sạch nước. Trong việc xử lý nước, máy gia tốc electron cũng rất triển vọng. Theo tính toán một máy gia tốc công suất 500 kW có thể xử lý nước cung cấp cho thành phố 100.000 dân. b. Xử lý nước thải công nghiệp Nước thải công nghiệp thường chứa rất nhiều chất độc hại, những chất này khó phân huỷ và lại có nồng độ tương đối cao. Để phân huỷ chúng cần liều D ≥ 10 kGy. Nói chung người ta thường kết hợp nhiều phương pháp: hoá học, sinh học, bức xạ v.v. Sau khi làm sạch bằng phương pháp hoá học và sinh học, chỉ cần một liều bức xạ rất nhỏ để làm sạch nước thải, cỡ 0,1 ÷ 0,3 kGy. c. Xử lý các chất lắng đọng từ nước thải và bùn hoạt tính Các chất lắng đọng thường chiếm từ 0,5 - 8% thể tích nước thải. Liều lượng 25 kGy được coi là liều lượng tiệt trùng đối với bùn và chất lắng đọng. Sản phẩm có thể dùng làm phân bón trong nông nghiệp. II.5. Làm sạch khói nhà máy bằng công nghệ bức xạ Ô nhiễm môi trường là vấn đề toàn cầu. Sự phát tán các chất SO2 và NOx vào khí quyển từ các nhà máy điện chạy bằng than và dầu, cũng như từ các nhà máy công nghiệp là một trong những nguồn ô nhiễm chủ yếu. Các chất gây ô nhiễm này tạo ra các trận mưa axít và làm tăng hiệu ứng nhà kính với sự nóng dần lên của khí quyển Trái đất.
  • 30. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 30 - Kỹ thuật xử lý bằng electron: Là một kỹ thuật mới, tách đồng thời các chất nói trên từ khói thải, đã được nghiên cứu ở một số nước và hiện có một số thiết bị công nghiệp, chẳng hạn ở Mỹ, Nhật, Ba Lan. Sơ đồ của quy trình xử lý khí thải bằng chùm electron 1- Khí thải từ nhà máy điện, 2- Nước phun, 3- Hạt sương được làm lạnh, 4- Nguồn nuôi, 5- Máy gia tốc Electron, 6- Bộ thu gom sản phẩm phụ, 7- Phân bón, 8- Ống thoát khí - Nội dung của phương pháp: Khí thải phát ra được làm lạnh bằng phun các hạt nước kích thước nhỏ tới nhiệt độ 70o C. Khí này đi qua buồng chiếu và được chiếu bằng chùm electron với sự hiện diện của amoniac (NH3) được trộn trước khi đưa vào buồng chiếu. Khí SO2 và NOx được biến thành axit tương ứng của chúng, sau đó biến thành amoni sulfat và amoni nitrat. Các chất này được thu hồi bằng các máy tĩnh điện. Chính các sản phẩm phụ này là phân bón cho nông nghiệp. Các phản ứng có thể xảy ra như sau: NOx HNO3 SO2 H2SO4 O• H,O,HO• 2 O• H,O,HO• 2
  • 31. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 31 H2SO4 (NH4)2 SO4 (NH4)2SO4 (NH4)2SO4.2NH4NO3 - Thiết bị: Máy gia tốc electron, năng lượng 0,5 ÷ 1,5 MeV, công suất 10 ÷ 50 kW, dòng ~20 mA, với một vài tổ máy, nhiệt độ 60 ÷ 150°C. - Hiệu quả: Việc xử lý liên tục cho phép tách 95% khí SO2 và 80% khí NOx ra khỏi khói thải. - Tính ưu việt của quy trình công nghệ: + Đây là quy trình duy nhất tách đồng thời SO2 và NOx; + Sản phẩm phụ được dùng làm phân bón; + Quy trình không đòi hỏi nhiều nước; + Đáp ứng được yêu cầu tách SO2 và NOx. Chiếu xạ cạnh tranh được với các quy trình hiện đại về tách SO2 và cạnh tranh về mặt kinh tế, đặc biệt đối với các nhà máy nhiệt điện (Tư liệu của JAERI). II.6. Khử trùng dụng cụ y tế Khử trùng dụng cụ y tế là một lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhất của công nghệ bức xạ. Trong một vài năm tới, tỷ lệ dụng cụ y tế được xử lý bằng bức xạ có thể đạt tới 80% vì xử lý bằng khí Ethylenoxid sẽ bị loại bỏ vì phương pháp này còn tồn dư khí độc trong sản phẩm sau xử lý. Nguồn bức xạ chủ yếu sử dụng để khử trùng dụng cụ y tế là tia gamma Co-60 và chùm tia electron. NH3 NH3
  • 32. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 32 Khử trùng bằng bức xạ là một kỹ thuật tổng hợp, nó liên quan tới sinh học bức xạ và hoá bức xạ. Dưới tác dụng của bức xạ, người ta phải giải quyết hai vấn đề: - Tiêu diệt vi trùng, hay nói chính xác hơn là làm mất khả năng sinh sản của chúng; - Ngăn chặn khả năng phân huỷ bức xạ của đối tượng được khử trùng. Rõ ràng vấn đề đầu tiên liên quan tới sinh học bức xạ, còn vấn đề thứ hai liên quan tới hoá bức xạ. Hiện nay trong công nghệ tiệt trùng y tế, người ta chưa có khả năng tiêu diệt hoàn toàn vi sinh vật có hại mà chỉ có khả năng giảm xác suất lây nhiễm của chúng để nó không vượt quá 10-6 . Khả năng chống bức xạ của vi sinh vật có hại được xác định chủ yếu bằng độ bền bức xạ của axit nucleic. Tiệt trùng là quá trình phá huỷ các ADN của vi sinh vật có hại sao cho số phân tử axit nucleic có khả năng phân chia tế bào giảm từ 6 ÷ 9 bậc. Động lực học của quá trình bất hoạt của vi sinh vật có hại tuân theo luật hàm mũ. Quy luật này được mô tả bằng mô hình truyền năng lượng. Ở các liều thấp quá trình diệt vi sinh vật giảm chậm do quá trình phục hồi của hệ tế bào (Hình Độ sống sót của vi sinh vật). Trong quá trình chiếu xạ người ta hay sử dụng khái niệm D10 là giá trị liều làm chết 90% lượng vi sinh vật có hại hoặc liều mà tại đó 10% vi sinh vật có hại còn sống sót. Liều tiệt trùng được công nhận là 25 kGy, nhưng ở các nước Bắc Âu liều tiệt trùng được công nhận là từ 35 ÷ 50 kGy, phụ thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn ban đầu. Các nghiên cứu cho thấy đa số các polyme sử dụng làm dụng cụ y tế, hầu như không biến đổi tính chất ở liều tiệt trùng như polyetylen, polypropylen, polyamit, cao su silicon. Chỉ có polyaxetan và polytetrafluoetylen là bị phá huỷ mạnh ở liều 25 kGy. Một trong những yêu cầu khi khử trùng là tính đồng đều liều. Cần phải đảm bảo để liều cực tiểu Dmin = 25 kGy.
  • 33. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 33 Độ sống sót của vi sinh vật có hại L khi bị chiếu xạ Tính ưu việt của khử trùng bằng chiếu xạ dụng y tế: + Tiêu tốn năng lượng thấp hơn so với xử lý nhiệt; + Xử lý được các vật liệu dễ bị biến dạng do nhiệt; + Xử lý được dụng cụ trong bao bì kín; + Không tạo ra các độc chất như xử lý hoá nhiệt; + Dễ điều khiển; + Xử lý liên tục và dễ tự động hoá. Tư liệu của Trung tâm VINAGAMMA L, đvtđ
  • 34. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 34 II.7. Xử lý bức xạ thực phẩm Xử lý bức xạ đối với thực phẩm được áp dụng chủ yếu để làm ngưng hoặc làm chậm sự phát triển và nảy mầm của rau củ, cải thiện chất lượng của sản phẩm, diệt sâu bọ, khử trùng và tiệt trùng. Dây chuyền chiếu xạ thực phẩm giới thiệu trên. Theo liều lượng, người ta chia quá trình xử lý thực phẩm làm 3 loại: - Liều thấp (dưới 1 kGy): Sử dụng để hạn chế sự nảy mầm của rau, củ, làm chậm quá trình chín của hoa quả và diệt côn trùng. Có thể tạo ra các màng chiếu xạ để bảo quản rau quả (Hình 7). - Liều trung bình (từ 1 ÷ 10 kGy): Dùng để kéo dài thời gian bảo quản của thực phẩm, giảm sự lây nhiễm của vi sinh vật, cải thiện một số tính chất công nghệ. - Liều cao (từ 10 ÷ 60 kGy): Dùng để tiệt trùng, diệt vi rút, xử lý đồ hộp. Bảo quản quả xoài bằng màng chitosan chiếu xạ (Ảnh bên trái: xoài không chiếu xạ) Với tính ưu việt của công nghệ bức xạ, hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam đang sử dụng 2 loại thiết bị chủ yếu đó là máy chiếu xạ nguồn Co-60 (đa số) và máy chiếu xạ gia tốc (thiểu số). Nhưng máy gia tốc có ưu điểm là không dùng nguồn phóng xạ mà sử dụng nguồn điện dân dụng bình thường, trong khi đó máy chiếu xạ nguồn Co-60 sử dụng nguồn phóng xạ Co-60 hiện nay có 2 vấn đề lớn là việc vận chuyển nguồn quá khó khắn và tốn kém (không kinh tế) và 1 vấn đề rất quan trọng là chất thải phóng xạ sau khi nguồn không còn sử dụng nữa.
  • 35. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 35 Dây chuyền chiếu xạ thực phẩm, Cầu Diễn, Hà Nội (Tư liệu của Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội) Chiếu xạ thực phẩm là quá trình trong đó một sản phẩm hoặc hàng hóa được chiếu bởi chùm tia bức xạ ion hóa để cải thiện sự an toàn và duy trì chất lượng của hàng hóa thực phẩm. Trong quá trình chiếu xạ, năng lượng được truyền từ một nguồn bức xạ ion hóa vào sản phẩm được xử lý. Chiếu xạ là một trong số ít công nghệ thực phẩm có thể duy trì chất lượng thực phẩm và giải quyết các vấn đề về an toàn thực phẩm và an ninh mà không ảnh hưởng đáng kể đến mùi vị hoặc dinh dưỡng của thực phẩm. Chiếu xạ có khả năng làm chậm quá trình chín, ức chế nảy mầm trong củ, kiểm soát sự hư hỏng và tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm cũng như ngăn chặn sự lây lan của côn trùng. Quá trình này không làm tăng nhiệt độ thực phẩm, không để lại dư lượng độc hại và có thể được áp dụng cho thực phẩm đóng gói, do đó hạn chế khả năng tái nhiễm khuẩn hoặc tái hủy hoại (re-infestation) các thực phẩm được chiếu xạ. Thực phẩm chiếu xạ được đóng gói trong các thùng chứa và di chuyển bằng băng tải vào một buồng có nguồn bức xạ được che chắn. Ở đó thực phẩm được tiếp xúc một thời gian ngắn với chùm tia bức xạ. Năng lượng của chùm tia bức xạ được truyền qua thực phẩm tạo ra các phản ứng ion hóa, các gốc tự do và các phân tử kích thích. Những yếu tố này gây ra các phản ứng hóa học với các phân tử sinh học thiết yếu, chẳng hạn như axit nucleic (DNA, RNA), màng lipid, protein và carbohydrate của vi khuẩn, các tác nhân gây bệnh khác và côn trùng gây hại cho chúng. Kết quả là, các sinh vật này chết hoặc không thể sinh sản, số của chúng được giữ lại. Thức ăn hầu như không thay đổi, nhưng vi khuẩn, ký
  • 36. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 36 sinh trùng và nấm có hại được giảm đáng kể về số lượng hoặc loại bỏ hoàn toàn. Công nghệ tương tự được sử dụng để khử trùng các dụng cụ y tế để chúng có thể được sử dụng trong phẫu thuật hoặc cấy ghép mà không có nguy cơ nhiễm trùng. Cơ sở chiếu xạ về bản chất là một nhà kho chứa một máy chiếu xạ. Máy chiếu xạ là một hệ thiết bị, ở đó các sản phẩm được tiếp xúc với nguồn bức xạ ion hóa. Trong các hệ chiếu xạ sử dụng chùm tia điện tử và tia X, việc tắt nguồn điện sẽ tăt sự phát xạ của chùm tia bức xạ. Điều này làm tăng mức độ an toàn bức xạ trong quá trình vận hành. Sơ đồ tổng quan của một nhà máy chiếu xạ. 1 và 2 là khối thiết bị phát chùm tia bức xạ. (Nguồn: http://beamcomplex.com/#models) Hiện nay, trong công nghệ chiếu xạ thực phẩm các nguồn bức xạ được sử dụng bao gồm: 1) nguồn đồng vị phát bức xạ gam-ma: Co-60, năng lượng: 1,33 MeV, Cs-137, năng lượng: 0,66 MeV; 2) Máy gia tốc điện tử (EB-electron beam), năng lượng cực đại cho phép: 10 MeV; 3) Máy phát tia X, năng lượng cực đại cho phép: 7,5 MeV. Các đặc điểm kỹ thuật của từng nguồn phóng xạ được trình bày ở Bảng dưới đây.
  • 37. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 37 Các đặc điểm kỹ thuật của từng nguồn phóng xạ Tham số Nguồn gamma EB Tia X Nguồn phát Các đồng vị phóng xạ Điện Điện Bức xạ Phô tôn (Photon) Điện tử Phô tôn Khả năng đâm xuyên cực đại ( với mật độ 1g/cm3 ) 300 mm 38 mm ( cho điện tử có năng lượng 10 MeV 400 mm Suất liều 2,8 ×10-3 kG/s 100 kG/s 0,27 kG/s Hướng phát tia Đẳng hướng (isotropic) Một chiều (unidirectional) Đạt đỉnh (forward peaked) Thời gian chiếu 120 phút 3 phút ------ (Nguồn: Kemi Odueke et al., Effects of Gamma Irradiation on the Shelf-Life of Dairy-like Product, 18th World Congress of Food Science and Technology, Dublin, Ireland, 22 August, 2016) Ngày nay, công nghệ bức xạ dựa trên máy gia tốc các hạt mang điện và năng lượng bức xạ hãm (bremsstrahlung) đang ngày càng được quan tâm trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử. Các máy gia tốc điện tử năng lượng cao có thể được sử dụng để khử trùng các sản phẩm thực phẩm, khử trùng chất thải y tế, làm sạch nước, biến tính vật liệu, nghiên cứu cấu trúc vật liệu v.v… Để có thể áp dụng vào các lĩnh vực này, năng lượng của chùm điện tử phải đạt từ 7,5 ÷ 10 MeV và công suất của chùm tia phải ≥100 kW. Hiệu quả của việc chuyển đổi năng lượng RF thành năng lượng hạt tích điện (tức là hiệu suất của máy gia tốc) là đặc tính quan trọng nhất của các máy gia tốc điện tử.
  • 38. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 38 Nguyên lý hoạt động của công nghệ chiếu xạ bằng EB (Chú thích: Magnet power supply: nguổn điện tạo ra từ trường; Vacuum Control: hệ điều khiển độ chân không; System Control: Hệ điều khiền; Pulse Power Supply: nguồn điện xung; Gun Control: Hệ điều khiển bộ phát điện tử; Electron Gun: Bộ phát điện tử; Klystron: ống tạo vi sóng điện từ; Accelerator Tube: Ống gia tốc; Radiation Shield: tường che chắn bức xạ; Bending Magnet: Hệ từ trường nắn cong tia, Scan Magnet: Hệ từ trường chỉnh tia tới mẫu chiếu; Scan Horn: Các đặc điểm nổi bật của công nghệ dùng máy gia tốc điện tử trong chiếu xạ là: - Không cần nguồn đồng vị phóng xạ. - Không tạo ra bức xạ dư trong sản phẩm thực phẩm sau khi chiếu xạ. - Phá hủy tuyệt đối vi sinh vật trong vật chiếu, thời hạn sử dụng của sản phẩm thực phẩm tăng lên. - Các đặc tính về khẩu vị của các sản phẩm thực phẩm không thay đổi sau khi khử trùng. - Khả năng kháng khuẩn cao của thiết bị y tế sau khi khử trùng. - Thân thiện với môi trường.
  • 39. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 39 Một loại máy gia tốc ILU trong tiếng Nga có nghĩa là Máy gia tốc tuyến tính xung) với năng lượng chùm hạt 5 MeV và công suất chùm lên tới 50 kW được phát triển bởi Viện Vật lý hạt nhân Budker (Budker Institute of Nuclear Physics, Siberian Branch, Russian Academy of Sciences,. Akademika Lavrent’eva 11, Novosibirsk, 630090 Russia-BINP). Để mở rộng lĩnh vực ứng dụng của các máy gia tốc này, một loại máy gia tốc electron công suất cao (lên tới 100 kW) mới cho năng lượng 7,5 - 10,0 MeV đã được phát triển. Mô hình này, được gọi là ILU 14, được thiết kế để hoạt động ở chế độ chiếu xạ chùm điện tử (electron) trực tiếp và, ngoài ra, ở chế độ chuyển đổi sang tia X. Máy gia tốc ILU 14 thừa kế các đặc tính chính của gia đình ILU, chẳng hạn như sử dụng bộ dao động tự kích thích RF (RF- radiofrequency), nhưng có một số đặc điểm riêng biệt. ILU 14 được dự kiến sẽ được sử dụng làm cơ sở để thiết kế các máy gia tốc RF dễ vận hành và đáng tin cậy có khả năng cạnh tranh với các máy gia tốc công nghiệp có sẵn trong phạm vi năng lượng này. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ gia tốc ILU-14 Chú thích: Accelerating structure: Phần cấu trúc cho gia tốc điện tử; Converter: Bộ chuyển đổi sang tia X; Modulator: Bộ điều biến, GI-50A: Triot và dòng chuyển pha. Vacuum gate: cổng chân hút chân không; RF gun- bộ phát điện tử tần số cao;
  • 40. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 40 Scan magnets- hệ từ trường quét chùm tia Hình ảnh thực tế của ILU-14 đã được đưa vào hoạt động ở Matxcơva năm 2014 Với những ưu điểm của máy giá tốc so với máy chiếu xạ sử dụng nguồn Co-60, dự án của Công ty CP Công nghệ chiếu xạ Ánh Dương sẽ đầu tư máy gia tốc tuyến tính ILU 14 7,5MeV, 100kW sử dụng được 2 chế độ chiếu xạ bằng chùm tia electron và bằng tia X sẽ đáp ứng cho việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ bức xạ trong việc xử lý vật liệu mới, xử lý môi trường và xử lý thực phẩm xuất khẩu phục vụ cho nhu cầu phát triển của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, cũng như cả nước nói chung. Số lượng thực phẩm được chiếu xạ đang tăng lên mỗi năm, chủ yếu ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương và ở châu Mỹ. Phần lớn các loại thực phẩm này được xử lý bằng chiếu xạ gam-ma (gamma) trong các thiết bị đa năng cùng với việc chiếu xạ các sản phẩm thương mại khác, chủ yếu được sử dụng để khử trùng các thiết bị y tế, cải thiện chất lượng vi sinh và mỹ phẩm hoặc thay đổi các tính chất của vật liệu. Trong tương lai, nhiều loại thực phẩm sẽ được chiếu xạ, bởi vì công nghệ chiếu xạ trở nên khả thi về mặt kinh tế hơn, số lượng cơ sở chuyên về chiếu xạ thực phẩm có thể tăng lên. Các nguồn máy (máy gia tốc electron và máy X quang) dự kiến sẽ trở thành chủ yếu theo thời gian Ở nước ta hiện nay chỉ có 5 đơn vị đang hoạt động trong ngành chiếu xạ thực phẩm: Chiếu xạ An Phú, TNHH Thái Sơn; Công ty TNHH Chế biến thủy hải sản Sơn Sơn; Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công Nghệ Bức Xạ trực (VINAGAMMA) và Trung tâm Chiếu Xạ Hà Nội (thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam). Tuy nhiên, hầu hết nguồn bức xạ là Co-60, chỉ có hai máy gia tốc điện tử với công nghệ kinh điển (gia tốc tuyến tính thẳng) được sử dụng. Điều này cho thấy xu hướng sử dụng các công nghệ hiện đại trong lĩnh vực
  • 41. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 41 chiếu xạ ở nước ta còn hạn chế. Việc áp dụng công nghệ máy gia tốc điện tử năng lượng cao và có thể chuyển đổi thành máy phát tia X trong chiếu xạ thực phẩm và khử trùng có những ưu việt sau đây: - Kích thước nhỏ gọn cho phép đặt nó ngay trong khu vực sản xuất. Ngoài ra có khả năng lắp đặ gần khu vực sản xuất trong một tòa nhà riêng biệt và cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất chuyên biệt cũng như cho các công ty khác. - Tiết kiệm điện. Máy gia tốc chỉ hoạt động khi có điện có nghĩa là sẽ tiết kiệm điện bằng cách chỉ dùng điện trong quá trình khử trùng, có thể tắt nó khi cần. - Không cần phải sử dụng nguổn đồng vị phóng xạ, không có ô nhiễm từ hóa chất và Cobalt-60, phương pháp thân thiện với môi trường. Bảo vệ tuyệt đối khỏi bức xạ phông. - Nhân viên có thể được kiểm soát liều bức xạ trong quá trình khử trùng. - Các thiết bị có thể được đặt và sử dụng vào đầu quá trình công nghệ và trong bất kỳ giai đoạn sản xuất nào khác. - Có thể điều chỉnh công suất phù hợp với năng suất khác nhau cho công việc hiệu quả hơn. -Có khả năng cơ giới hóa và tự động hoá quy trình công nghệ. Máy gia tốc thẳng điện tử công suất cao (lên tới 100 kW) công suất cao ILU- 14 cho năng lượng chùm hạt điện tử 7,5–10,0 MeV. Tần số hoạt động của máy gia tốc là 176 MHz, và tổng hiệu suất là 26%. Do cấu trúc mô đun của máy gia tốc, năng lượng electron và năng lượng chùm tia có thể thay đổi trong giới hạn nhất định bằng cách thay đổi sắp xếp kiểu mô-đun. Một mẫu thử nghiệm 5 MeV của máy gia tốc này đã được sản xuất và thử nghiệm thành công. Các thông số thiết kế của nó được xác minh trong các thí nghiệm như sau: chùm tia trung bình trong chu kỳ RF là 600 mA, công suất chùm xung là 2,5 MW và hiệu suất chùm điện tử (electron) là 68%. Bằng cách áp dụng một điện áp RF bổ sung vào khoảng cách lưới âm cực của nguồn phát điện tử, hiệu suất chuyên đổi của chùm điện tử đã đạt được 96%. So với các máy gia tốc tuyến tính xung công suất cao đã biết, ILU 14 có một số tính năng tiên tiến nổi bật như sau: (1)Hệ gia tốc với cấu trúc đa luồng sóng đứng tần số thấp với các khoang khớp nối trục được sử dụng để gia tốc các hạt điện tử (electron). Hệ cấu trúc được lắp ráp từ các mô-đun riêng lẻ sử dụng miếng đệm In-đi-um
  • 42. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 42 (indium). Các mô-đun có chứa một khoang khớp nối đầy đủ và hai nửa khoang gia tốc. Cấu trúc gia tốc cho các electron có năng lượng lên đến 10 MeV chứa sáu mô-đun thuộc loại này. Cấu trúc này được kích thích bởi một bộ dao động tự động dựa trên các ГИ 50А triot hiệu suất cao, nhờ đó máy gia tốc có giá trị cạnh tranh về hiệu quả công nghiệp. (2)Bộ phát RF triot (triode RF gun) với một lưới có độ trong suốt cao đặc biệt được sử dụng như một nguồn electron. Bộ phát được đặt trực tiếp vào khoảng cách gia tốc đầu tiên. Việc sử dụng một điện áp RF bổ sung vào khoảng cách cực âm của bộ phát giúp duy trì phổ năng lưdợng hẹp của chùm electron công suất cao, điều này cần thiết để làm giảm sự mất mát của chùm hạt điện tử khi đi qua hệ cấu trúc và cho ra hiệu suất cao khi chuyển đổi năng lượng của chum điện tử thành tia X. (3)Bộ dao động hai tầng được sử dụng trong máy gia tốc có vòng phản hồi đóng nhờ cấu trúc gia tốc. Như vậy, hệ thống ổn định tần số của cấu trúc gia tốc hoặc bộ dao động sẽ không cần do đó cả bộ dao động và hệ thống điều khiển máy gia tốc được trở nên đơn giản đáng kể. (4)Do máy gia tốc có cấu trúc mô-đun nên các mô-đun có thể được chế tạo và lắp ráp từng phần riêng lẻ, điều này cho phép lắp đặt, thay thế, di dời rất thuận tiện. Các đặc điểm công nghệ tiên tiến trên giúp đơn giản hóa đáng kể thiết kế, giảm chi phí của toàn bộ máy gia tốc, cải thiện độ tin cậy và giảm chi phí bảo trì nó. (Nguồn tài liệu: A. A. Bryazgin, V. I. Bezuglov, E. N. Kokin, M. V. Korobeinikov, G. I.Kuznetsov, I. G. Makarov, G. N. Ostreiko, A. D. Panfilov, V. M. Radchenko, G. V. Serdobintsev, A. V. Sidorov, V. V. Tarnetsky, M. A. Tiunov, B. L. Faktorovich, K. N. Chernov, and V. G. Cheskidov, ILU-14 Industrial Electron Linear Acceleratorwith a Modular Structure, Instruments and Experimental Techniques, 2011, Vol. 54, No. 3, pp. 295–311). II.8 Phát hiện thực phẩm chiếu xạ và đánh giá liều đã chiếu lên thực phẩm Với việc đưa các phương pháp để phát hiện thực phẩm chiếu xạ và đánh giá liều đã chiếu lên thực phẩm (Detection of Irradiated Food and Evaluation of the Irrdiation Dose) CT Ánh Dương sẽ đi tiên phong trong lĩnh vực chiếu xạ và an toàn thực phẩm vì sẽ giải quyết đồng thời hai vấn đề: - Phát huy tính ưu việt của kỹ thuật chiếu xạ trong bảo quản thực phẩm. - Đánh giá và kiểm soát an tòa vệ sinh thực phẩm của các sản phẩm chiếu xạ. - Yêu cầu thực tế: Bên cạnh các lợi ích to lớn, việc phát hiện thực phẩm chiếu xạ và liều chiếu
  • 43. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 43 cũng trở nên cần thiết vì các lý do sau: • Chiếu xạ quá liều sẽ gây ra một loạt các thay đổi trong thực phẩm. • Không phải tất cả các thay đổi trong thực phẩm đều được xác định và cũng không được hiểu tường tận. • Thực phẩm chiếu xạ không được phải được chấp nhận hoàn toàn bởi tất cả người tiêu dùng. Kiểm soát thích hợp thực phẩm được chiếu xạ là rất quan trọng để tạo thuận lợi cho việc buôn bán các loại thực phẩm chiếu xạ và tăng cường sự tự tin của người tiêu dùng, sự lựa chọn của người tiêu dùng và sự an toàn. Chiếu xạ thực phẩm được chấp thuận ở một số quốc gia nhưng chỉ được chấp nhận trên các sản phẩm cụ thể. Do đó cần có các phương pháp xác định các loại thực phẩm chiếu xạ để: • Kiểm tra việc tuân thủ các quy định hiện hành. • Cung cấp cho người tiêu dùng cơ hội để lựa chọn ( thực phẩm chiếu xạ hoặc không) • Tạo điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán thực phẩm quốc tế. Từ năm 1993, Ủy ban châu Âu đã ủy quyền cho Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Châu Âu (CEN) chuẩn hóa các phương pháp phát hiện thực phẩm chiếu xạ. Đất nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, quá trình trao đổi thương mại và xuất nhập khẩu trong đó có thực phẩm là tất yếu và ngày càng rộng mở. Chúng ta cũng đã có quá trình hơn 20 năm chiếu xạ thực phẩm, Tuy nhiên cho đến nay, việc phát hiện thực phẩm chiếu xạ và đánh giá liều đã chiếu chưa được quan tâm ở nước ta. Đây là một lỗ hổng lớn cũng như nhu cầu cần phải được giải quyết trong vấn đề an toàn và vệ sinh thực phẩm. Về khía cạnh kỹ thuật Giống như các quá trình chế biến thực phẩm khác, chiếu xạ tạo ra những thay đổi vật lý và hóa học, nhưng mức độ thay đổi này khác nhau đáng kể. So với các loại thực phẩm được khử trùng bằng nhiệt, ví dụ, mức độ thay đổi hóa học trong thực phẩm khử trùng bằng bức xạ tương đối nhỏ và đồng đều. Một phương pháp phát hiện lý tưởng của thực phẩm chiếu xạ nên: - Đo hiệu ứng bức xạ cụ thể, tỷ lệ thuận với liều chiếu - Không bị ảnh hưởng bởi các thông số xử lý và điều kiện bảo quản hoặc khoảng thời gian giữa quá trình chiếu xạ và phân tích. Các phương pháp phát hiện chiếu xạ trong thực phẩm có thể được phân loại thành ba nhóm cơ bản: • Phương pháp hóa học
  • 44. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 44 • Phương pháp vật lý • Phương pháp sinh học Theo tiêu chuẩn Châu Âu, hiện nay các phương pháp hiện hành được sử dụng để xác định các loại thực phẩm chiếu xạ (EN) là: -Phát hiện các thực phẩm chiếu xạ có chứa chất béo - Phân tích GC hydrocacbon [EN 1784: 2003] -Phát hiện các loại thực phẩm chiếu xạ có chứa chất béo - Phân tích GC / MS của 2-Alkylcyclobutanones [EN 1785: 2003] -Phát hiện thực phẩm chiếu xạ có chứa xương - Phương pháp ESR quang phổ [EN 1786: 1996] -Phát hiện thức ăn được chiếu xạ có chứa cellulose. Phương pháp Quang phổ ESR [EN 1787: 2000] - Phát hiện phát quang nhiệt của thực phẩm chiếu xạ từ đó khoáng chất silicat có thể bị cô lập [EN 1788: 2001]. -Phát hiện thực phẩm chiếu xạ có chứa đường tinh thể bằng quang phổ ESR [EN13708: 2001] -Phát hiện thực phẩm chiếu xạ sử dụng phát quang quang điện [EN 13751: 2002] -Phát hiện thức ăn được chiếu xạ bằng cách sử dụng phương pháp lọc trực tiếp kỹ thuật số / bộ đếm (DEFT / APC) - Phương pháp sàng lọc [EN 13783: 2001] -Xét nghiệm DNA Comet để phát hiện thực phẩm chiếu xạ - Phương pháp sàng lọc [EN 13784: 2001] -Kiểm tra vi sinh cho thực phẩm chiếu xạ sử dụng quy trình LAL / GNB [EN 14569: 2004] Về đầu tư thiết bị Do đây là vấn đề còn mới đối với chúng ta, các thiết bị đòi hỏi một nguồn đầu tư lớn cả về nhân lực, vật lực và công nghệ. Vì vậy, trước mắt có thể tập trung vào các thiết bị sau: - Fisons GC 8000 Gas Chromatography WITH AS800 AUTOSAMPLER - Bruker X Band ESR Spectrometer Electron Spin Resonance spectrometer (ESR) - PSLfood - detection system for irradiated food (RadPro International GmbH) - Xray Dose- x-ray irradiator for food samples (RadPro International GmbH)
  • 45. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 45 Thiết bị: Fisons GC 8000 Gas Chromatography Thiết bị: Bruker X Band ESR Spectrometer Electron Spin Resonance spectrometer (ESR)
  • 46. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 46 Thiết bị: PSLfood - detection system for irradiated food (RadPro International GmbH) Thiết bị: Xray Dose- x-ray irradiator for food samples (RadPro International GmbH)
  • 47. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 47 CHƯƠNG IV: CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. Chủ đầu tư sẽ thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai theo quy định hiện hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ quan ban ngành và luật định. II. Các phương ánxây dựng công trình. Danh mục công trình xây dựng và thiết bị của dự án STT Nội dung ĐVT Số lượng I Xây dựng 88.000 1 Khu chiếu xạ m2 5.000 2 Kho khô m2 15.000 3 Kho lạnh m2 12.000 4 Khu hành chính 1 m2 1.000 5 Khu nhà nghỉ tạm cho CN tăng ca m2 1.500 6 Bãi xe (Nơi đậu cho xe giao và nhận hàng) m2 4.500 7 Bãi xe của CBCN viện công ty m2 1.000 8 Trạm phát điện m2 500 9 Khu nghiên cứu m2 3.000 10 Khu đóng gói dán nhãn m2 9.000 11 Khu nghiên cứu đào tạo m2 2.000 12 Kho lưu trữ mẫu m2 500 13 Nơi tập trung container xuất nhập hàng m2 20.000 14 Công viên cây xanh m2 8.000 15 Khu hành chính 2 m2 1.000 16 Giao thông nội bộ m2 4.000 17 Hệ thống cấp nước tổng thể HT 1 18 Hệ thống cấp điện tổng thể HT 1 19 Hệ thống thoát nước tổng thể HT 1 20 Hệ thống phòng cháy chữa cháy HT 1 21 Hệ thống camera giám sát HT 1 22 Hệ thống xử lí chất thải HT 1
  • 48. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 48 STT Nội dung ĐVT Số lượng II Thiết bị 1 Máy gia tốc tuyến tính ILU 14 phát chùm EB và X ray Cái 2 2 Máy phát điện dự phòng Cái 1 3 Hệ làm lạnh trung tâm Cái 1 4 Hệ đo liều hấp thụ (máy quang phổ) Cái 2 5 Liều kế phim B3000 Cái 2 6 Fisons GC 8000 Gas Chromatography WITH AS800 AUTOSAMPLER Hệ thống 1 7 Bruker X Band ESR Spectrometer Electron Spin Resonance spectrometer (ESR) Hệ thống 1 8 PSLfood - detection system for irradiated food (RadPro International GmbH) Hệ thống 1 9 Xray Dose- x-ray irradiator for food samples (RadPro International GmbH) Hệ thống 1 10 Xe nâng Cái 3 11 Thiết bị văn phòng bộ 1 12 Thiết bị phòng thí nghiệm bộ 1 III. Phương án tổ chức thực hiện Dự án chủ yếu sử dụng lao động của địa phương. Đối với lao động chuyên môn nghiệp vụ, dự án sẽ tuyển dụng và lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho con em trong vùng để từ đó về phục vụ dự án trong quá trình hoạt động sau này. IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án. Giai đoạn 1: - Lập và phê duyệt dự án trong năm 2018. - Tiến hành xây dựng từ 2019-2021 - Tiến hành lắp đặt thiết bị máy 1 trong năm 2022 - Dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2022 Giai đoạn 2: - Tiến hành xây dựng máy 2 từ 2022-2024
  • 49. Dự án Nghiên cứu và phát triển công nghệ chiếu xạ ĐVTV: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt 49 - Tiến hành lắp đặt thiết bị máy 1 trong năm 2025 - Dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2026 - Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và khai thác dự án.