SlideShare a Scribd company logo
1 of 160
Download to read offline
1
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NỘI
VĂN KIỆN DỰ ÁN
ĐỔI MỚI CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
CAO ĐẲNG ĐIỀU DƢỠNG DỰA TRÊN NĂNG LỰC
THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP
THUỘC TIỂU HỢP PHẦN 1.2 CỦA DỰ ÁN “GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ”
Đƣợc phê quyệt kèm theo quyết định số /QĐ-BYT ngày tháng
năm của Bộ trƣởng Bộ Y tế
Tháng 6/2016
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2
THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN 4
BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN 5
CƠ SỞ ĐỀ XUẤT NHÀ TÀI TRỢ NƢỚC NGOÀI 31
MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN 35
MÔ TẢ DỰ ÁN 37
ĐỐI TƢỢNG THỤ HƢỞNG 72
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN, GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN 74
TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN 80
TỔNG VỐN DỰ ÁN 90
ĐIỀU KIỆN RÀNG BUỘC VỀ SỬ DỤNG VỐN ODA, VỐN VAY ƢU ĐÃI 92
CƠ CHẾ TÀI CHÍNH TRONG NƢỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN 93
CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN TRƢỚC 94
TÍNH BỀN VỮNG CỦA DỰ ÁN 95
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Cam kết của nhà trƣờng 99
Phụ lục 2: Chƣơng trình đào tạo hiện tại 100
Phụ lục 3: Chuẩn đầu ra 108
Phụ lục 4: Khung chƣơng trình đào tạo mới 112
Phụ lục 5: Sơ đồ quản lý chƣơng trình đổi mới 135
Phụ lục 6: Kế hoạch hoạt động chi tiết năm 2016, 2017 138
Phụ lục 7: Danh mục các gói mua sắm thiết bị, tƣ vấn 145
Phụ lục 7a: Danh mục thiết bị 146
Phụ lục 7b: Danh mục đề xuất tƣ vấn 148
Phụ lục 8: Kinh phí chi tiết đề xuất
(Tổng hợp ngân sách cho từng hoạt động trong 5 năm) 149
Phụ lục 8a: Kinh phí chi tiết cho từng hoạt động
(Tổng hợp ngân sách cho từng cấu phần trong 5 năm) 151
Phụ lục 9: Danh mục tài liệu trích dẫn 157
Phụ lục 10: Báo cáo tự đánh giá 158
1
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng 1. Mục tiêu, hoạt động và kết quả/chỉ số đầu ra 39
Bảng 2. Kế hoạch thực hiện tổng thể 75
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức Ban quản lý dự án 81
2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
AP Atlantic Philanthropies Tổ chức AP
ASEAN Association of South East
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
CĐYTHN Hanoi Medical College Trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nội
CPMU/BQLDA
TW
Central Project Management
Unit
Ban Quản lý dự án trung ƣơng
CSN Competency Standards for
Vietnam Nurses
Tiêu chuẩn năng lực cơ bản
của điều dƣỡng Việt Nam
CTĐM Chƣơng trình đổi mới
CTĐT Chƣơng trình đào tạo
Dự án AP –QUT Building capacity for nurse
education in Vietnam 2009 –
2012
Dự án nâng cao năng lực đào
tạo điều dƣỡng Việt Nam
GOVN Government of Vietnam Chính phủ Việt Nam
HĐ KH&ĐT Hội đồng Khoa học và đào tạo
HPET Health Professionals Education
and Training for Health System
Reform Project
Dự án Giáo dục và Đào tạo
nhân lực y tế phục vụ cải cách
hệ thống y tế
KHCB Khoa học cơ bản
KN Kỹ năng
KT Kiến thức
MCQ Multiple Choice Questions Câu hỏi có nhiều lựa chọn
MOET
(Bộ GD&ĐT)
Ministry of Education and
Training
Bộ Giáo dục và Đào tạo
MOH Ministry of Health Bộ Y tế
MRA Asean Mutual Recognition
Arrangement of Nursing
Service
Hiệp định khung Asean về
dịch vụ Điều dƣỡng
3
NQ Nghị quyết
OSCE Objective Structure Clinical
Examination
Thi lâm sàng theo cấu trúc
khách quan
QĐ Quyết định
QUT Queensland University of
Technology
Trƣờng đại học công nghệ
Queensland
SMS Strengthening Capacity of
Teaching for Medical
Schools Project
Dự án nâng cao năng lực
giảng dạy điều dƣỡng các
trƣờng cao đẳng và trung cấp
y
SOE Standard Oral Examination Thi vấn đáp chuẩn
TTg Thủ tƣớng
TW Trung ƣơng
WB World Bank Ngân hàng Thế giới
WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
WPSEAR Western Pacific South East
Asia Region
khu vực Tây Thái Bình
Dƣơng và Đông Nam Á
YHCS Y học cơ sở
4
I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án: Đổi mới chƣơng trình đào tạo Điều dƣỡng dựa trên
năng lực thực hành nghề nghiệp thuộc tiểu hợp phần 1.2 của dự
án “Giáo dục và Đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống
y tế” (HPET).
2. Mã ngành dự án: 86
3. Nhà tài trợ, đồng tài trợ nƣớc ngoài: Ngân hàng thế giới (The World
Bank).
4. Tên và địa chỉ liên lạc của cơ quan chủ quản và chủ dự án:
- Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội.
Địa chỉ liên hệ: 12 phố Lê Lai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: 04. 8253536
Fax: 04. 8243126
- Chủ dự án: Trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nội.
Địa chỉ: 35 phố Đoàn Thị Điểm, phƣờng Quốc Tử Giám, quận Đống
Đa, Hà Nội.
Số điện thoại: (84) 04. 373 26303/04. 384 52814 -221.241
Fax: (84) 04. 3732 2556
5. Thời gian dự kiến thực hiện dự án: Từ khi đƣợc phê duyệt theo quyết
định đến 5/2020.
6. Địa điểm thực hiện dự án: Trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nội, 35 phố
Đoàn Thị Điểm, phƣờng Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội.
5
II. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN
6
1. Giới thiệu tóm tắt về Dự án HPET
Dự án “Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y
tế” (viết tắt là Dự án HPET) do Bộ Y tế là cơ quan chủ quản đƣợc triển khai
tại 28 trƣờng đại học, cao đẳng và khoa Điều dƣỡng. Các hoạt động can thiệp
của dự án sẽ đƣợc triển khai tại 15 tỉnh và 62 huyện nghèo.
Mục tiêu chung của Dự án là “Nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo
nhân lực y tế, quản lý y tế và tăng cƣờng năng lực chăm sóc sức khỏe ban đầu
tại tuyến y tế cơ sở”.
Dự án bao gồm 4 hợp phần: (i) Cải thiện toàn diện chất lƣợng giáo dục
nhân lực y tế đối với một số chƣơng trình giáo dục nhân lực y tế trọng tâm;
(ii) Nâng cao năng lực quản lý y tế và quản lý, sử dụng nhân lực y tế; (iii)
Nâng cao năng lực y tế cơ sở nhằm cải thiện hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban
đầu; (iv) Quản lý dự án.
2. Bối cảnh và sự cần thiết của dự án
2.1. Sự phù hợp và các đóng góp của dự án vào chiến lược, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của quốc gia, quy hoạch phát triển ngành, vùng và địa
phương
Chuyên ngành Điều dƣỡng đã và đang phát triển thành một ngành học
đa khoa, có nhiều chuyên khoa sau đại học và song hành phát triển với các
chuyên ngành Y, Dƣợc, Y tế Công cộng trong Ngành y tế. Nghề điều dƣỡng
đã phát triển thành một ngành dịch vụ công cộng thiết yếu, cần cho mọi
ngƣời, mọi gia đình. Nhu cầu về dịch vụ chăm sóc có chất lƣợng ngày càng
gia tăng ở mọi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển Sự gia tăng dân số
già làm tăng nhu cầu chăm sóc điều dƣỡng tại nhà và tại các cơ sở y tế. Trình
độ điều dƣỡng viên xu thế cao đẳng và đại học hóa đang trở thành yêu cầu tối
thiểu để đƣợc đăng ký hành nghề và đƣợc công nhận là điều dƣỡng chuyên
nghiệp giữa các quốc gia khu vực Asean (Association of South East Asian
Nations) và trên toàn thế giới. Di cƣ điều dƣỡng đang diễn ra trên phạm vi
toàn cầu.
7
Năm 2004 tại Kuala Lumpur, các cơ quan đăng ký điều dƣỡng và các
lãnh đạo điều dƣỡng trong khu vực Tây Thái Bình Dƣơng và Đông Nam Á
của Tổ chức Y tế Thế giới (WPSEAR - Western Pacific South East Asia
Region) đã thông qua các tiêu chuẩn năng lực chung cho điều dƣỡng.
Tháng 12 năm 2006 các Bộ trƣởng Thƣơng mại của các quốc gia trong
khu vực Đông nam Á đã ký kết Hiệp định khung Asean về Dịch vụ Điều
dƣỡng (MRA - Asean Mutual Recognition Arrangement of Nursing Service)
[8]. Năm 2009, thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về ngƣời hành nghề y giữa các
nƣớc Asean đã đƣợc ký trong đó có Việt Nam [9]. Các yêu cầu trong thỏa
thuận này là điều dƣỡng viên sẽ đƣợc chuẩn bị để đáp ứng các tiêu chuẩn
chuyên nghiệp và cấp giấy phép trong khu vực Asean. Thỏa thuận này đặt ra
các yêu cầu cần có các tiêu chuẩn giáo dục và năng lực dự kiến của các điều
dƣỡng viên chuyên nghiệp và đòi hỏi mỗi quốc gia phải cấp giấy phép cho
điều dƣỡng viên và giám sát năng lực của họ trong thực hành.
Sự phát triển không đồng đều và đa dạng của ngành Điều dƣỡng trong
tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế tất yếu sẽ dẫn đến nhu cầu chuẩn hóa
hệ thống đào tạo, chuẩn hóa trình độ điều dƣỡng viên để tạo điều kiện cho
việc di chuyển điều dƣỡng và sự công nhận lẫn nhau về trình độ điều dƣỡng
giữa các nƣớc khu vực Asean.
Tại Việt Nam, đƣợc sự quan tâm của Bộ Y tế, ngành Điều dƣỡng của
Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng. Chất lƣợng chăm sóc ngƣời bệnh
đã có nhiều chuyển biến rõ rệt thông qua việc đổi mới các mô hình phân công
chăm sóc, tổ chức chăm sóc ngƣời bệnh toàn diện, chuẩn hoá các kỹ thuật
điều dƣỡng. Vai trò và vị thế nghề nghiệp của Điều dƣỡng viên đã có những
thay đổi cơ bản. Tuy nhiên, ngành điều dƣỡng đang đứng trƣớc nhiều thách
thức của sự phát triển: thiếu đội ngũ giáo viên và thiếu chuyên gia đầu ngành
về Điều dƣỡng.
Theo tóm tắt số liệu thống kê 2013 của Bộ Y tế, cả nƣớc có hơn 96.689
điều dƣỡng, chiếm 45% nhân lực chuyên môn của ngành y tế [3]. Tỷ lệ Điều
8
dƣỡng/ bác sỹ là 1,4/1,0 vẫn còn thấp so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế
giới là 3,5. Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực y tế, đến năm 2020 Việt
Nam dự kiến cần khoảng 220.000 điều dƣỡng viên [4], [5]. Nhƣ vậy còn thiếu
nhiều điều dƣỡng trong các cơ sở khám chữa bệnh.
Năm 2012, Bộ Y tế ban hành Bộ Chuẩn năng lực cơ bản của Điều
dƣỡng Việt Nam để các cơ sở đào tạo, sử dụng điều dƣỡng nghiên cứu áp
dụng và để thông tin cho các nƣớc trong khu vực và thế giới về chuẩn năng
lực điều dƣỡng Việt Nam [2]. Kế hoạch đƣợc đƣa ra để Việt Nam đáp ứng
các yêu cầu của Hiệp định Dịch vụ lẫn nhau nhằm gi p các điều dƣỡng viên
có thể đƣợc giáo dục tốt, đáp ứng các tiêu chuẩn do khu vực và quốc tế đề ra.
Đại hội Đảng lần thứ XI đã xác định một trong các định hƣớng phát
triển kinh tế - xã hội là nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đổi mới toàn
diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo, trong đó nhấn mạnh việc “Đổi
mới mạnh mẽ nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp dạy và học ở tất cả các
cấp, bậc học…” (Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013, Hội
nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X về đổi mới căn bản
và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế, sau đây gọi tắt là Nghị quyết 29).
Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10 tháng 1 năm 2013 về Phê duyệt
Chiến lƣợc quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai
đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đƣa ra mục tiêu: “Phát triển
nguồn nhân lực y tế cả về số lƣợng và chất lƣợng; tăng cƣờng nhân lực y tế
cho khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và
một số chuyên khoa; chú trọng phát triển nhân lực y tế có trình độ cao”. Giải
pháp để đạt đƣợc mục tiêu này là: “Nâng cấp các cơ sở đào tạo cán bộ y tế,
nâng cao chất lƣợng giảng viên, đổi mới chƣơng trình, tài liệu và phƣơng
pháp giảng dạy, bảo đảm đủ cán bộ y tế và cơ cấu hợp lý cho các vùng và các
lĩnh vực y tế” [7]
9
Năm 2013, Bộ Y tế ban hành Chƣơng trình hành động quốc gia về tăng
cƣờng công tác điều dƣỡng, hộ sinh giai đoạn từ nay đến năm 2020 [5]. Theo
đó, điều dƣỡng viên khi tốt nghiệp phải đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn năng lực
thực hành nghề nghiệp và phải có giấy phép hành nghề.
Song song với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2014 cũng ban
hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng chƣơng trình đào tạo điều
dƣỡng trình độ đại học, cao đẳng [1].
Năm 2015, Thông tƣ liên tịch của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ số
26/2015/TTLT-BYT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
điều dƣỡng, hộ sinh và kỹ thuật y [6]. Trong đó quy định rõ phân hạng chức
danh, nghề nghiệp điều dƣỡng với các tiêu chuẩn dựa theo Chuẩn năng lực cơ
bản của Điều dƣỡng Việt Nam. Điều này cho thấy sự cấp thiết của việc hoàn
chỉnh và phát triển chƣơng trình đào tạo nhằm nâng cao năng lực chăm sóc
toàn diện của điều dƣỡng. Đích hƣớng tới của chƣơng trình đào tạo là sinh
viên ngành điều dƣỡng khi tốt nghiệp phải đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn năng
lực cơ bản của ngƣời điều dƣỡng Việt Nam.
Trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nội (CĐYTHN/HMC) có một đội ngũ giảng
viên giàu kinh nghiệm với 10 khoá đào tạo cao đẳng điều dƣỡng và hơn 40
năm đào tạo trung cấp điều dƣỡng. Cơ sở vật chất của Nhà trƣờng tƣơng đối
đầy đủ, cơ sở thực hành lâm sàng phong phú và thuận tiện cho sinh viên. Sứ
mệnh của của trƣờng CĐYTHN là “Cung cấp một cách đầy đủ cho học sinh –
sinh viên những chương trình giáo dục giúp họ phát triển năng lực thực hành
cũng như năng lực nhận thức về văn hoá, chính trị và chuyên môn. Học sinh –
sinh viên sau khi tốt nghiệp, có thể suy nghĩ chín chắn, giao tiếp có hiệu quả
và sở hữu kiến thức đầy đủ về các chuyên ngành được đào tạo, về tình trạng
sức khoẻ, kỹ năng chăm sóc, điều dưỡng cho từng cá nhân, nhóm người, cộng
đồng trong một thế giới và xã hội luôn thay đổi”. Tầm nhìn và Chiến lƣợc
phát triển đến năm 2020, nhà trƣờng phấn đấu xây dựng trƣờng CĐYTHN trở
thành một trƣờng đại học Y - Dƣợc đa ngành, đào tạo cho Hà Nội và cả nƣớc
10
các cán bộ y tế có đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ đề hoàn thành nhiệm vụ
đƣợc giao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân ở mọi
nơi, trong một môi trƣờng cạnh tranh. Với sứ mệnh và tầm nhìn đó, Ban giám
hiệu nhà trƣờng cùng toàn thể cán bộ, giảng viên nhận thức sâu sắc sự đòi hỏi
việc cải cách chƣơng trình đào tạo nhằm đáp ứng với các yêu cầu thực tế, đặc
biệt là yêu cầu hội nhập.
Nắm bắt những vấn đề trên, đặt mình vào nhiệm vụ thực hiện Quy
hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam nói chung, của thành phố Hà
Nội nói riêng; chiến lƣợc phát triển của Ngành Y tế và Ngành Giáo dục,
Trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nội xây dựng dự án “Đổi mới chương trình đào
tạo Điều dưỡng dựa trên năng lực thực hành nghề nghiệp thuộc tiểu hợp
phần 1.2 của dự án Giáo dục và Đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ
thống y tế (HPET)”.
2.2. Mối quan hệ với các chương trình, dự án khác nhằm hỗ trợ giải quyết
các vấn đề có liên quan của chương trình, dự án
Để thực hiện Tầm nhìn và chiến lƣợc phát triển, Nhà trƣờng đã thực
hiện một số dự án nâng cấp chất lƣợng đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Từ năm 2009 – 2012, Tổ chức Atlantic Philanthropies (AP) và Trƣờng
Đại học Công Nghệ Queensland (QUT- Queensland University of
Technology) đã đóng góp vào quá trình phát triển ngành điều dƣỡng thông
qua việc tài trợ cho Dự án “Chiến lược phát triển điều dưỡng thông qua giáo
dục điều dưỡng tại Việt Nam thuộc chương trình dự án điều dưỡng tại Việt
Nam”. Trƣờng CĐYTHN đã tham gia dự án QUT từ giai đoạn 1 với các kết
quả thu đƣợc rất ý nghĩa. CĐYTHN đã chỉnh sửa chƣơng trình đào tạo
(CTĐT) Điều dƣỡng 3 năm theo hƣớng giảng dạy theo năng lực ở một số học
phần. Từ 2013, Nhà trƣờng giảng dạy học phần Điều dƣỡng cơ sở 1,2 cho cao
đẳng điều dƣỡng 3 năm với giáo trình Kỹ năng thực hành điều dƣỡng tài trợ
bởi Dự án nâng cao năng lực giảng dạy các trƣờng cao đẳng và trung cấp y tế
(SMS). Đội ngũ giảng viên đã có thay đổi rõ rệt về nhận thức và phƣơng pháp
11
giảng dạy tích cực dựa trên năng lực, lấy sinh viên làm trung tâm. Cơ sở vật
chất đƣợc cải thiện đáp ứng một phần yêu cầu giảng dạy mới. Đặc biệt trƣờng
phát triển đƣợc hệ thống cơ sở thực hành chuyên môn mạnh bao gồm các
bệnh viện tuyến trung ƣơng và địa phƣơng, trung tâm y tế. Một số giảng viên
thỉnh giảng đã đƣợc tập huấn và phối hợp có hiệu quả với giảng viên cơ hữu
trong giảng dạy lâm sàng dựa trên năng lực.
Tuy nhiên, đánh giá hiệu quả của dự án QUT cũng cho thấy còn nhiều
mặt tồn tại mà Nhà trƣờng cần phải khắc phục, điều chỉnh. Trong đó hạn chế
lớn nhất chính là Chuẩn năng lực Điều dƣỡng cơ bản Việt Nam chƣa đƣợc áp
dụng một cách hệ thống và toàn diện từ chuẩn đầu ra, chƣơng trình đào tạo,
phƣơng pháp dạy và học, phƣơng pháp và hình thức lƣợng giá, hệ thống kiểm
định chất lƣợng. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị còn thiếu thốn, chƣa đáp ứng
đƣợc yêu cầu của việc dạy và học theo năng lực (báo cáo tự đánh giá – phụ
lục 10).
Hai dự án QUT và HPET cùng hƣớng đến mục tiêu chung về đào tạo
điều dƣỡng tại Việt Nam nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và theo đ ng
chủ trƣơng của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo dựa trên năng lực.
Việc kế thừa các kết quả của dự án QUT nhƣ tận dụng nguồn nhân lực, tài
liệu, cơ sở vật chất, tƣ vấn quốc tế của QUT. Từ đó triển khai rộng rãi ở tất cả
các bộ môn và cơ sở lâm sàng là cần thiết nhằm tránh trùng lặp giữa hai dự
án, hơn nữa từ đó tập trung mở rộng, duy trì việc triển khai chƣơng trình đào
tạo dựa trên năng lực. Vì vậy, trƣờng tận dụng kết quả đã đạt đƣợc từ dự án
QUT – SMS đồng thời xây dựng Dự án “Đổi mới chƣơng trình đào tạo
Điều dƣỡng dựa trên năng lực thực hành nghề nghiệp” để tiếp tục phát
triển và hoàn thiện chƣơng trình đào tạo điều dƣỡng theo năng lực để thực
hiện chiến lƣợc phát triển chung của nhà trƣờng.
3. Sự cần thiết của dự án
3.1. Báo cáo tự đánh giá của trường
3.1.1. Tóm tắt sơ lược
12
Chƣơng trình đào tạo Cao đẳng ngành Điều dƣỡng hiện nay của Trƣờng
Cao đẳng Y tế Hà Nội đƣợc xây dựng dựa trên chƣơng trình khung của Bộ
Giáo dục và Đào tạo năm 2010, theo học chế niên chế. Nhà trƣờng đã có 2 lần
điều chỉnh chƣơng trình đào tạo cho phù hợp hơn với yêu cầu đổi mới trong
nƣớc và khu vực hiện nay, đặc biệt là từ khi Bộ Y tế ban hành Chuẩn năng lực
cơ bản của Điều dƣỡng Việt Nam. Tuy nhiên, qua tự đánh giá định kì, Nhà
trƣờng vẫn tự thấy còn cần phải tiếp tục chỉnh sửa. Tồn tại lớn nhất của
chƣơng trình này là nội dung, kế hoạch tổ chức và phƣơng pháp dạy và học
thể hiện sự liên kết lỏng lẻo giữa kiến thức và thực hành nhằm tiến tới mục
tiêu là các năng lực nghề nghiệp và chƣa xây dựng đƣợc chuẩn đầu ra theo
tiêu chuẩn năng lực cơ bản của điều dƣỡng Việt Nam.
Theo kế hoạch hoạt động của Nhà trƣờng, năm 2016 Nhà trƣờng tiến
hành chỉnh sửa lần 3 chƣơng trình đào tạo với quyết tâm đạt chuẩn đầu ra cho
sinh viên đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn năng lực cơ bản của Điều dƣỡng trong
nƣớc. Dự án HPET là cơ hội gi p Nhà trƣờng thuận lợi hơn trong việc hoàn
thành kế hoạch này.
Mục tiêu chính của dự án là đổi mới chƣơng trình đào tạo cao đẳng điều
dƣỡng dựa trên năng lực với những hoạt động chính là: (1) năm 2016 xây
dựng chuẩn đầu ra theo chuẩn năng lực điều dƣỡng Việt Nam; (2) xây dựng
chƣơng trình đào tạo mới dựa trên năng lực trong năm 2017; (3) từ năm 2017,
nhà trƣờng sẽ phát triển chiến lƣợc dạy và học theo chuẩn năng lực; xây dựng
chiến lƣợc lƣợng giá theo năng lực; phát triển hệ thống quản lý, giám sát, đảm
bảo chất lƣợng theo năng lực; (4) đến năm 2020, sẽ tiến hành đánh giá kết quả
dự án và báo cáo tổng kết, điều chỉnh và triển khai đào tạo liên tục.
3.1.2. Tóm tắt kế hoạch chiến lược của nhà trường trong đổi mới chương
trình đào tạo
Trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nội đƣợc thành lập ngày 10/04/2006 theo
Quyết định số 1796/QĐ – BGD&ĐT của Bộ giáo dục và Đào tạo, trên cơ sở
Trƣờng Trung cấp Y tế Hà Nội. Trƣờng có bề dày lịch sử 50 năm xây dựng và
13
phát triển. Hiện tại với đội ngũ giảng viên cơ hữu là 129 giảng viên gồm: 01
PGS; 06 Tiến sỹ; 60 Thạc sỹ; 62 Đại học và hơn 60 giảng viên kiêm nhiệm tại
bệnh viện tuyến Trung ƣơng và Hà Nội có trình độ chuyên môn, khả năng
thực hành tay nghề cao để phối hợp với nhà trƣờng trong công tác đào tạo học
sinh – sinh viên.
Ý thức cao đƣợc vai trò của việc đổi mới chƣơng trình đào tạo đối với
chất lƣợng nguồn nhân lực y tế, trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nội trong thời gian
vừa qua đã không ngừng học tập, cập nhật và thay đổi thƣờng xuyên chƣơng
trình đào tạo Cao đẳng điều dƣỡng để kịp thời đáp ứng đƣợc nhu cầu xã hội
ngày càng cao trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Chƣơng trình Đào đạo tạo điều dƣỡng của trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nội
đƣợc xây dựng dựa trên chƣơng trình khung của bộ Giáo dục và Đạo tạo vào
năm 2010. Nhà trƣờng đã tiến hành rà soát toàn diện và chỉnh sửa vào năm
2012 và năm 2014 theo hƣớng giảng dạy dựa trên năng lực. Đề cƣơng chi tiết
của một số môn học đƣợc xây dựng theo hƣớng tích hợp đa chiều. Sự tham
gia của chuyên gia đến từ các bệnh viện trong hội đồng Khoa học và đào tạo
(HĐ KH&ĐT) làm cho chƣơng trình giảng dạy của trƣờng rất gần với thực tế
nghề nghiệp.
Giai đoạn 2008 – 2012, trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nội đã tham gia dự
án QUT về “Chiến lược phát triển điều dưỡng thông qua giáo dục điều dưỡng
tại Việt Nam thuộc chương trình dự án điều dưỡng tại Việt Nam”. Các giảng
viên cơ hữu và thỉnh giảng đã đƣợc tập huấn về phƣơng pháp giảng dạy theo
năng lực, cơ sở vật chất đƣợc nâng cấp phù hợp.
Với mục tiêu duy trì và triển khai có hiệu quả phƣơng pháp giảng dạy
dựa trên năng lực mà dự án QUT đã hỗ trợ, nhà trƣờng thƣờng xuyên tổ chức
các cuộc hội thảo về giảng dạy dựa trên năng lực, đối tƣợng tham dự bao gồm
cả giảng viên cơ hữu lẫn giảng viên kiêm nhiệm tại các bệnh viện.
Dù có rất nhiều nỗ lực để cải tiến chất lƣợng đào tạo y khoa, nhƣng
chƣơng trình giảng dạy hiện nay vẫn còn một số điểm yếu. Bản báo cáo tự
14
đánh giá năm 2015 thống nhất: (1) chƣơng trình giảng dạy còn ngh o nàn với
nội dung hạn chế và thiếu tính tích hợp, lồng ghép; (2) nội dung học tiền lâm
sàng phần lớn dựa vào các quan niệm truyền thống về dạy và học theo sách
giáo khoa; (3) phƣơng pháp sƣ phạm đƣợc sử dụng hầu nhƣ là các bài giảng
theo nhóm lớn và giảng dạy/học tập theo cách lấy giảng viên làm trung tâm,
không khuyến khích các sinh viên học tập một cách chủ động; (4) đánh giá
sinh viên nặng về kiến thức lý thuyết, đánh giá thực hành mới dừng ở kỹ
năng, chƣa đánh giá năng lực. Điều này tiếp tục nhấn mạnh sự cần thiết phải
cải cách chƣơng trình giảng dạy toàn diện để đáp ứng với sứ mệnh mới và kế
hoạch chiến lƣợc của trƣờng. Đổi mới chƣơng trình đào tạo điều dƣỡng theo
hƣớng tiếp cận dựa trên năng lực là dự án trọng điểm của trƣờng trong giai
đoạn phát triển 2015 – 2020.
Việc đƣợc tham gia “Phát triển chương trình đào tạo điều dưỡng dựa
trên năng lực” thuộc dự án “Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải
cách hệ thống y tế” của Bộ Y tế là một cơ hội tốt để trƣờng Cao đẳng Y tế Hà
Nội thực hiện thành công chiến lƣợc của nhà trƣờng trong thời gian tới.
Mục tiêu tổng thể của dự án là cải cách và tăng cƣờng chất lƣợng đối với
chƣơng trình đào tạo điều dƣỡng theo hƣớng chuẩn năng lực nghề nghiệp
thông qua một cuộc cải cách chƣơng trình toàn diện nhằm đào tạo đội ngũ
điều dƣỡng thế kỷ 21 với ý thức cung cấp dịch vụ chăm sóc, phòng bệnh phù
hợp và hiệu quả cho ngƣời dân.
Việc tham gia dự án sẽ góp phần gi p trƣờng CĐYTHN vƣợt qua những
thách thức đang đối diện. Trong dự án này, chƣơng trình đào tạo điều dƣỡng
hiện tại sẽ đƣợc thiết kế lại hƣớng tới một chƣơng trình đào tạo dựa trên năng
lực. Thông qua một chƣơng trình giảng dạy tích hợp, tập trung vào thực hành
và kết quả đầu ra (chuẩn năng lực), chƣơng trình giảng dạy mới sẽ củng cố
khả năng của sinh viên trong ứng dụng kiến thức, giải quyết vấn đề, năng lực
lâm sàng, giao tiếp, mối quan hệ giữa các cá nhân, hành vi chuyên nghiệp,
làm việc theo nhóm đa ngành và học tập suốt đời. Nhà trƣờng sẽ xây dựng
15
một chƣơng trình giám sát chất lƣợng toàn diện và liên tục để theo dõi quá
trình cải cách và các kết quả đã đạt đƣợc, cũng nhƣ thiết lập một cơ sở dữ liệu
cần thiết cho việc tự đánh giá trong tƣơng lai. Điều này sẽ cho phép nhà
Trƣờng tiếp cận các tiêu chuẩn và tiêu chí do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra
cũng nhƣ các tiêu chí kiểm định quốc tế trong tƣơng lai.
3.1.3. Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo
3.1.3.1. Tiêu chuẩn 1: Sứ mệnh và tầm nhìn
Sứ mệnh của trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nội đƣợc ban hành tại Quyết
định số 613/QĐ-CĐYT-TCHC ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Hiệu trƣởng
trƣờng Cao đẳng y tế Hà Nội. Với sứ mệnh là “tuân theo sứ mệnh của ngành
giáo dục đào tạo và ngành y tế Việt Nam. Sứ mệnh đó là cung cấp một cách
đầy đủ cho học sinh – sinh viên những chƣơng trình giáo dục giúp họ phát
triển năng lực thực hành cũng nhƣ năng lực nhận thức về văn hoá, chính trị và
chuyên môn. Học sinh – sinh viên sau khi tốt nghiệp, có thể suy nghĩ chín
chắn, giao tiếp có hiệu quả và sở hữu kiến thức đầy đủ về các chuyên ngành
đƣợc đào tạo, về tình trạng sức khoẻ, kỹ năng chăm sóc, điều dƣỡng cho từng
cá nhân, nhóm ngƣời, cộng đồng trong một thế giới và xã hội luôn thay đổi”
[H2.01.01];
Cùng với Sứ mệnh, Nhà trƣờng cũng xác định Tầm nhìn 2020 “Phấn
đấu xây dựng Trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nội trở thành Đại học Y - Dƣợc đa
ngành, đào tạo cho Hà Nội và cả nƣớc các cán bộ y tế có đủ kiến thức và kỹ
năng đề hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu chăm sóc
sức khoẻ của nhân dân ở mọi nơi, trong một môi trƣờng cạnh tranh”
[H2.01.01].
Điểm mạnh: Nhà trƣờng đã ban hành đƣợc sứ mệnh, phù hợp với yêu
cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với định hƣớng phát triển của Nhà
trƣờng cũng nhƣ gắn với chiến lƣợc phát triển ngành Y tế Hà Nội nói riêng và
hệ thống Y tế Việt Nam nói chung. Sứ mệnh Nhà trƣờng phù hợp với nhu cầu
sức khỏe của cộng đồng, nhu cầu của hệ thống y tế và các khía cạnh khác của
16
trách nhiệm giải trình xã hội. Sứ mệnh và tầm nhìn cũng nêu rõ Nhà trƣờng
cam kết không ngừng phát triển, điều chỉnh để cung cấp một chƣơng trình đào
tạo đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội không ngừng thay đổi.
Tồn tại: Sứ mệnh và tầm nhìn chƣa nhấn mạnh cam kết đào tạo những
nhân viên y tế đáp ứng đƣợc “chuẩn năng lực quốc gia và khu vực”. Trong
Sứ mệnh và Tầm nhìn cũng chƣa khẳng định đào tạo nhân viên y tế có cam
kết học tập suốt đời và nghiên cứu khoa học để phát triển năng lực.
3.1.3.2. Tiêu chuẩn 2: Chương trình đào tạo dựa trên năng lực
Chƣơng trình đào tạo ngành Điều dƣỡng của trƣờng đƣợc xây dựng căn
cứ theo chƣơng trình khung ban hành k m Quyết định số 11/2010/TT-
BDGĐT ngày 23 tháng 3 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo [H2.02.01].
Từ đó đến nay chƣơng trình đã qua 2 lần định kỳ rà soát, điều chỉnh, bổ sung
theo hƣớng cải tiến và nâng cao chất lƣợng [H2.02.02].
Trong chƣơng trình đào tạo, Nhà trƣờng quy định rõ thời lƣợng đào tạo
toàn khóa là 160 đơn vị học trình (chƣa tính học phần Giáo dục quốc phòng –
an ninh và Giáo dục thể chất), thời lƣợng cho các khối kiến thức giáo dục đại
cƣơng 40 đơn vị học trình, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành
85 đơn vị học trình, kiến thức bổ trợ đặc thù: 30 đơn vị học trình [phụ lục 2].
Trƣờng cũng đã ban hành chuẩn đầu ra cho ngành Điều dƣỡng bậc cao
đẳng [H2.01.02].
Điểm mạnh:
- Mục tiêu:
+ Chƣơng trình đào tạo có mục tiêu rõ ràng, khái quát cả chƣơng trình
và cụ thể cho từng học phần và nhất quán giữa mục tiêu của chƣơng trình,
mục tiêu của từng học phần và mục tiêu của từng bài học. Mục tiêu học tập
thể hiện mục tiêu về thái độ, kiến thức, kỹ năng mà ngƣời học cần có sau khi
hoàn thành khóa học, đáp ứng các quy định hiện hành của Luật giáo dục đại
học;
+ Đƣợc công bố rộng rãi;
17
+ Chƣơng trình thƣờng xuyên đƣợc rà soát, điều chỉnh, bổ sung, cập
nhật phù hợp với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mới, với các quy định của
nhà nƣớc và nhu cầu ngƣời học;
- Chuẩn đầu ra:
+ Nhà trƣờng có ban hành Chuẩn đầu ra cho sinh viên với các yêu cầu
về phẩm chất chính trị, đạo đức, kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp;
+ Chuẩn đầu ra có tham khảo Chuẩn năng lực cơ bản của điều dƣỡng
Việt Nam do Bộ Y tế ban hành và Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều
dƣỡng viên do Hội Điều dƣỡng Việt Nam ban hành;
+ Nội dung chuẩn đầu ra đáp ứng đƣợc về kiến thức, kỹ năng tối thiểu
trong yêu cầu sử dụng điều dƣỡng;
+ Nội dung chuẩn đầu ra gắn với mục tiêu, sứ mệnh của Nhà trƣờng,
phù hợp với thực tiễn địa phƣơng và yêu cầu của ngành;
- Chương trình đào tạo:
+ Chƣơng trình đào tạo đƣợc xây dựng đáp ứng các yêu cầu của quốc gia
và hƣớng tới hội nhập quốc tế nhƣ: đáp ứng phần lớn các yêu cầu chuyên
môn, đạo đức nghề nghiệp, quản lý và pháp luật trong lĩnh vực điều dƣỡng;
đáp ứng nhu cầu chăm sóc thông thƣờng của ngƣời bệnh, gia đình ngƣời bệnh
và cộng đồng; xây dựng gắn liền với chiến lƣợc phát triển nhân lực, các chính
sách y tế của quốc gia;
+ Điểm mạnh nhất của chƣơng trình đào tạo bao gồm những vấn đề cốt
lõi về kiến thức, kỹ năng và thái độ trong thực hành nghề nghiệp điều dƣỡng.
Các nội dung khoa học y học cơ sở đƣợc đƣa vào chƣơng trình giảng dạy
nhằm giúp sinh viên nắm đƣợc kiến thức, các phƣơng pháp khoa học căn bản
để tiếp thu và áp dụng khoa học lâm sàng. Chƣơng trình đào tạo bao gồm các
học phần chăm sóc trẻ em đến ngƣời lớn các chuyên ngành nội, ngoại, chuyên
khoa, …thể hiện đƣợc việc chăm sóc con ngƣời trong suốt cuộc đời. Nội dung
chƣơng trình cũng đề cập đến các vấn đề ƣu tiên chăm sóc sức khỏe của quốc
gia và khu vực nhƣ các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu, tiêm chủng mở
18
rộng, chƣơng trình phòng chống suy dinh dƣỡng, tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô
hấp cấp ở trẻ em, vấn đề các bệnh dịch truyền nhiễm, chƣơng trình phòng
chống HIV-AIDS, …
+ Học phần Quản lý điều dƣỡng, Thực hành nghiên cứu khoa học đã
đƣợc đƣa vào nội dung chƣơng trình đào tạo từ năm 2010. Vấn đề pháp lý và
đạo đức nghề nghiệp (yêu cầu bắt buộc của chuẩn đầu ra của sinh viên) đã
đƣợc cụ thể hóa trong chƣơng trình đào tạo;
+ Chƣơng trình đào tạo đƣợc xây dựng trên cơ sở tham khảo chƣơng
trình đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học về điều dƣỡng có uy tín trong
nƣớc và trên thế giới nhƣ Đại học Y Hà Nội, Đại học Điều dƣỡng Nam Định,
của Queensland (thông qua dự án QUT). Chƣơng trình đào tạo đƣợc xây dựng
với sự góp ý của Hội đồng khoa học Nhà trƣờng bao gồm các giảng viên, các
chuyên gia y tế và giáo dục y tế trong nƣớc, quốc tế và đại diện đơn vị tuyển
dụng lao động;
+ Cấu tr c chƣơng trình đào tạo quy định rõ các khối kiến thức, tính hệ
thống, có sự phân bố tƣơng đối hợp lý giữa lý thuyết, thực hành. Một số học
phần bổ trợ đƣợc lựa chọn đáp ứng yêu cầu cần đạt đƣợc theo mục tiêu và
chuẩn đầu ra của chƣơng trình đào tạo;
+ Cấu tr c chƣơng trình đào tạo hợp lý, đảm bảo có tính liên thông
giữa các trình độ đào tạo;
+ Kế hoạch đào tạo và đề cƣơng chi tiết đƣợc xây dựng và thực hiện đầy
đủ, đáp ứng yêu cầu đào tạo điều dƣỡng và đƣợc định kỳ rà soát, đánh giá, điều
chỉnh và bổ sung;
Tồn tại:
- Mục tiêu: chƣa bắt kịp yêu cầu đào tạo ngành điều dƣỡng trong tình
hình mới, đặc biệt chƣa hƣớng tới năng lực mà mới chỉ dừng lại ở kiến thức,
kĩ năng và thái độ rời rạc, thiếu gắn kết;
- Chuẩn đầu ra:
19
+ Chuẩn đầu ra chƣa xây dựng thành các tiêu chí rõ ràng, chi tiết cho
từng học phần và lƣợng giá đƣợc và nhất là chƣa lấy Chuẩn năng lực điều
dƣỡng Việt Nam và Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dƣỡng viên làm tiêu
chuẩn. Do đó nội dung chuẩn đầu ra mới chỉ đáp ứng đƣợc kiến thức, kỹ năng
tối thiểu, chƣa phù hợp với yêu cầu sử dụng điều dƣỡng tại Việt Nam và hội
nhập khu vực, quốc tế;
+ Chuẩn đầu ra cũng chƣa nhấn mạnh yêu cầu cần đạt những kỹ năng
mềm cần thiết;
- Chương trình đào tạo
+ Khả năng đáp ứng với các yêu cầu của quốc gia và hƣớng tới hội nhập
quốc tế còn yếu nhƣ: chƣa lấy Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dƣỡng Việt
Nam làm tiêu chuẩn đầu ra nên chƣơng trình đào tạo chƣa gắn liền với chiến
lƣợc phát triển nhân lực, các chính sách y tế của quốc gia (kì thi cấp chứng
chỉ hành nghề trong tƣơng lai), chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu hội nhập quốc tế
(sinh viên tốt nghiệp chƣa đạt tiêu chuẩn năng lực điều dƣỡng của khu vực).
+ Khối lƣợng kiến thức, thời lƣợng học lý thuyết còn nhiều, thời lƣợng
thực hành còn hạn chế. Vì vậy sinh viên chƣa có nhiều thời gian tƣơng tác với
ngƣời bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh;
+ Điểm yếu nhất của chƣơng trình đào tạo là thiếu sự lồng ghép, tích
hợp kiến thức giữa các học phần một cách có hệ thống. Các học phần cơ sở
ngành hầu hết đƣợc giảng dạy trong năm 1, các học phần chuyên ngành chỉ
đƣợc học từ kì 2 và cũng không nhiều, các học phần khoa học cơ bản chung
bắt buộc cho tất cả các ngành bị dồn nhiều vào năm 1 làm cho sinh viên thiếu
hứng thú. Kiến thức giữa các học phần trong 1 kì và giữa các học kì phần lớn
chƣa đƣợc kết nối và lồng ghép. Kiến thức y học cơ sở chƣa lồng ghép, tích
hợp cùng học phần chuyên ngành. Các học phần về pháp luật và y đức bố trí
muộn không liên kết với các học phần thực hành chăm sóc sức khỏe để giúp
hình thành năng lực phát triển nghề nghiệp và tuân thủ pháp luật, đạo đức
điều dƣỡng. Chƣa sắp xếp, tổ chức khóa học tại trƣờng và tại cơ sở thực hành
20
lâm sàng phù hợp theo từng cấp độ trong tiến trình đào tạo có đối chiếu với
Chuẩn năng lực cơ bản của điều dƣỡng Việt Nam. Do đó nội dung chƣơng
trình còn cồng kềnh, trùng lắp.
+ Phƣơng pháp giảng dạy và học tập chƣa thực sự dựa trên năng lực và
chƣa dựa vào những bằng chứng mới nhất, đáng tin cậy nhất, chƣa lấy sinh
viên làm trung tâm, do đó kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phối hợp và khả năng ra
quyết định chăm sóc của sinh viên còn hạn chế;
+ Chƣơng trình chƣa ch trọng hình thành những kỹ năng mềm cần
thiết giúp sinh viên tự học, cam kết học suốt đời và giúp giao tiếp, làm việc
nhóm hiệu quả;
+ Chƣơng trình chƣa cập nhật sự phát triển của khoa học, công nghệ,
và lâm sàng, đáp ứng nhu cầu hiện tại và nhu cầu trong tƣơng lai của xã hội
và hệ thống y tế;
+ Chƣơng trình đào tạo chƣa có ý kiến góp ý của nhà tuyển dụng và các
cựu sinh viên.
3.1.3.3. Tiêu chuẩn 3: Lượng giá sinh viên
Căn cứ các quy chế, các văn bản hƣớng dẫn của Bộ Giáo dục & Đào
tạo về phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập của HSSV nhà trƣờng đã xây
dựng đƣợc quy định về công tác khảo thí trong đó xuyên suốt từ khâu xét tƣ
cách dự thi, ra đề, coi thi, chấm thi [H3.03.01].
Hình thức lƣợng giá sinh viên của từng học phần do các bộ môn đề
xuất đƣợc Hiệu trƣởng phê duyệt, ghi rõ trong chƣơng trình chi tiết và đƣợc
công khai cho sinh viên từ đầu khóa học [H3.03.02]. Lƣợng giá lý thuyết
đƣợc thực hiện bằng thi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Lƣợng giá thực
hành, yêu cầu sinh viên thực hiện một kỹ năng thực hành trong phòng thí
nghiệm, trên mô hình hoặc trên ngƣời bệnh cụ thể hoặc thi chạy trạm. Một số
học phần thực hành đã có bảng kiểm và thang điểm rõ ràng để đảm bảo sự
khách quan và công bằng khi đánh giá sinh viên. [H3.03.03], [H3.03.04].
Điểm mạnh:
21
- Nhà trƣờng đã xác định, tuyên bố và công bố các nguyên tắc, phƣơng
pháp và cách thức đánh giá sinh viên, bao gồm tiêu chí cho xác định điểm
đạt/trƣợt, thang điểm và số lần đƣợc phép thi lại ngay khi nhập học, khi bắt
đầu mỗi học phần bởi phòng Đào tạo, phụ trách bộ môn, giảng viên, giáo viên
chủ nhiệm và trên website. Những quy định này tuân theo quy chế đào tạo của
Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Nhà trƣờng đã đánh giá kết quả học tập đảm bảo nghiêm túc, khách
quan, chính xác, công bằng và phù hợp với hình thức đào tạo. Nhà trƣờng
cũng thực hiện quy trình phúc khảo đảm bảo tính công bằng;
- Đã ứng dụng công nghệ thông tin để làm đề thi, đảm bảo quy trình
bảo mật đề thi theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo;
- Nhà trƣờng sử dụng nhiều phƣơng pháp đánh giá khác nhau: trắc
nghiệm, tự luận, tiểu luận, bài báo cáo, bài thực hành, chạy trạm…
- Nhà trƣờng đã mời đại diện các cơ sở sử dụng nhân lực điều dƣỡng,
các chuyên gia ngoài trƣờng tham gia cùng đánh giá các học phần thực hành
tại cơ sở y tế, đặc biệt là kì thi tốt nghiệp cuối khóa.
- Đảm bảo an toàn, chính xác trong lƣu trữ kết quả học tập và rèn luyện
của ngƣời học, đảm bảo thuận lợi cho việc phổ biến, quản lý, truy cập và tổng
hợp báo cáo.
Tồn tại:
- Hình thức thi lý thuyết hầu hết là trắc nghiệm và tự luận kiến thức,
trắc nhiệm loại ngỏ ngắn/điền từ, trắc nghiệm đ ng/sai vẫn có tỷ trọng cao
trong các bài thi. Hình thức thi thực hành chạy trạm (OSPE) mới chỉ đánh giá
đƣợc việc tuân thủ quy trình kỹ thuật. Đánh giá thực hành tại cơ sở y tế chƣa
có quy trình thống nhất. Những hình thức này không đánh giá đƣợc năng lực
thực hành của sinh viên. Sự đánh giá mới tập trung chủ yếu vào kiến thức và
kỹ năng, ít đánh giá thái độ. Do vậy chƣa đánh giá đƣợc năng lực của sinh
viên sau mỗi học phần, kỳ học và năm học, chƣa đảm bảo sinh viên đạt chuẩn
đầu ra mong muốn;
22
- Lƣợng giá chủ yếu tập trung vào đánh giá thành tích học. Phƣơng
pháp lƣợng giá cho việc học chƣa đƣợc giảng viên dùng để cải tiến phƣơng
pháp giảng. Sinh viên cũng không đƣợc khuyến khích dung phƣơng pháp
lƣợng giá nhƣ việc học để tự định hƣớng kết quả học tập. Lƣợng giá các học
phần vẫn quá nặng cho phần lý thuyết, chƣa có sự cân xứng giữa lý thuyết và
kỹ năng, chƣa kết nối giữa lý thuyết và thực hành;
- Ngân hàng đề thi chƣa cấu trúc phù hợp để phân biệt đƣợc trình độ
của sinh viên;
- Việc lƣu trữ, báo cáo kết quả lƣợng giá sinh viên chƣa khoa học, quản
lý thiếu chặt chẽ, đồng bộ do chƣa có phần mềm quản lý đào tạo.
3.1.3.4. Tiêu chuẩn 4: Tuyển sinh và công tác hỗ trợ sinh viên
- Công tác tuyển sinh
Hằng năm nhà trƣờng đã xác định chỉ tiêu tuyển sinh căn cứ vào các
văn bản quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nguồn lực của nhà trƣờng
[H4.04.01]. Từ năm học 2015-2016 nhà trƣờng tổ chức xét tuyển và lựa chọn
sinh viên dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT đối với thí sinh đăng ký sử dụng
kết quả thi để xét tuyển Đại học, Cao đẳng [H4.04.02].
Điểm mạnh:
- Công tác tuyển sinh của nhà trƣờng đảm bảo tính công bằng, khách
quan, đúng quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, đảm bảo các yêu cầu sử dụng
nhân lực trong lĩnh vực điều dƣỡng;
- Tổ chức tuyển sinh nghiêm túc, triển khai đ ng tiến độ, đạt hiệu quả
tốt. Kết quả tuyển sinh chính xác, khách quan, không có biểu hiện tiêu cực.
- Số lƣợng tuyển sinh phù hợp với năng lực đào tạo của cơ sở đào tạo
và theo nhu cầu xã hội;
- Các thông tin liên quan đến tuyển sinh đƣợc thông báo công khai, rõ
ràng, minh bạch trên nhiều kênh thông tin. Không có đơn thƣ khiếu nại về
công tác tuyển sinh trong 5 năm vừa qua.
Tồn tại:
23
- Việc tuyên truyền, giới thiệu về ngành chƣa sâu, rộng, chƣa đa dạng
hóa về hình thức tuyên truyền; chƣa sử dụng các kênh truyền thông khác nhƣ:
tƣ vấn tuyển sinh trên đài truyền hình, tham gia triển lãm việc làm... do vậy
nhiều thí sinh còn chƣa hiểu rõ về ngành đào tạo, chuẩn đầu ra, chƣơng trình,
hình thức đào tạo, cơ hội việc làm của nhà trƣờng.
- Công tác hỗ trợ sinh viên
Đầu mỗi khóa học nhà trƣờng đầu tổ chức “tuần sinh hoạt công dân”
cho sinh viên nhằm giới thiệu về quy chế đào tạo, quy chế HSSV của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, tổng quan về ngành điều dƣỡng, chƣơng trình đào tạo, các
quy trình thi, kiểm tra, quy trình đánh giá kết quả rèn luyện [H4.04.03].
Nhà trƣờng cũng luôn quan tâm đến chế độ chính sách của sinh viên:
miễn giảm học phí, học bổng khuyến khích học tập (học bổng Phạm Ngọc
Thạch), chính sách vay vốn tín dụng đào tạo, chính sách ƣu đãi đào tạo, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm thân thể HSSV, ƣu tiên xét vào ở khu nội trú, chế độ con
thƣơng binh, liệt sỹ [H4.04.04].
Nhà trƣờng thƣờng xuyên quan tâm tới việc tổ chức các hoạt động
ngoại khóa cho sinh viên. Sinh viên đƣợc tạo điều kiện để tu dƣỡng và rèn
luyện đạo đức, tƣ tƣởng thông qua các hoạt động của Nhà trƣờng, của các cấp
và của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Các hoạt động này đƣợc tổ chức dƣới
nhiều hình thức, thu hút nhiều ngƣời học tham gia và đã đạt đƣợc kết quả
đáng khích lệ, thể hiện qua những hoạt động mang tính giáo dục cao
[H4.04.05].
Dƣới sự chỉ đạo của Đảng bộ nhà trƣờng, công tác đoàn thể đã có tác
dụng tốt trong việc rèn luyện chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức và lối sống cho
ngƣời học. Năm 2016 đã có 87 học sinh sinh viên đƣợc Đảng bộ Nhà trƣờng
duyệt đi học lớp Bồi dƣỡng kiến thức về Đảng [H4.04.06].
Điểm mạnh
- Ngƣời học đƣợc phổ biến đầy đủ các quy định cần thiết;
24
- Nhà trƣờng đã quan tâm đến từng sinh viên trong các vấn đề đảm bảo
các chế độ chính sách xã hội, chăm sóc sức khỏe, hoạt động văn hóa, văn
nghệ, thể thao và đảm bảo an toàn cho sinh viên trong học tập, thực hành
nghề nghiệp;
- Ngƣời học đƣợc tạo điều kiện rèn luyện tƣ tƣởng chính trị, đạo đức,
lối sống và tham gia tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
và các đoàn thể khác theo quy định của pháp luật.
Tồn tại:
- Chƣa có cẩm nang đào tạo cho sinh viên ngay từ khi nhập học;
- Các hoạt động ngoại khóa về nâng cao hình ảnh, vị thế nghề nghiệp
chƣa phong ph .
3.1.3.5. Tiêu chuẩn 5: Cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý
Hiện nay, nhà trƣờng có 200 cán bộ, giảng viên và nhân viên, trong đó
có 129 giảng viên (70% giảng viên điều dƣỡng có trình độ trên đại học; 9
giảng viên trình độ thạc sỹ điều dƣỡng). Nhà trƣờng vẫn đang có kế hoạch
tiếp tục tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ cho giảng viên, cán bộ và nhân viên, tạo điều kiện cho họ tham gia các
hoạt động chuyên môn nghiệp vụ ở trong nƣớc và ở nƣớc ngoài, chú trọng đào
tạo và phát triển các giảng viên trẻ [H5.05.01]. Nhà trƣờng cũng có đội ngũ
100 giảng viên thỉnh giảng hƣớng dẫn thực hành lâm sàng có trình độ đại học
trở lên và có thâm niên công tác chuyên môn theo đ ng quy định của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Bộ Y tế;
Điểm mạnh
Giảng viên: Đội ngũ cán bộ giảng viên của nhà trƣờng đã đạt đƣợc
100% trình độ chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo [H5.05.04].
Đƣợc hỗ trợ của dự án QUT, đã có 10 giảng viên nhà trƣờng là chuyên gia
đào tạo kỹ năng giảng viên cho Bộ Y tế, trên 60 giảng viên đƣợc học và áp
dụng có hiệu quả phƣơng pháp giảng dạy tích cực. Nhà trƣờng có đội ngũ
giảng viên kiêm nhiệm tại các cơ sở thực hành mạnh với 50 giảng viên thỉnh
25
giảng đã đƣợc đào tạo phƣơng pháp giảng dạy tích cực. Sự phối hợp giảng
dạy và quản lý của giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng đã trở nên gắn kết.
Nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo, hằng năm nhà trƣờng tổ chức đánh
giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua các buổi thi giáo viên dạy
giỏi cấp trƣờng [H5.05.05]. Công tác thi giáo viên dạy giỏi cấp trƣờng đƣợc
tổ chức khách quan, có quy trình chặt chẽ đã tạo ra bƣớc chuyển mới trong
đội ngũ giảng viên đặc biệt là giảng viên trẻ về phƣơng pháp giảng dạy và
nghiên cứu khoa học.
Các giảng viên đều tham gia nghiên cứu khoa học với chất lƣợng đề tài
cao, đảm bảo tính khoa học, chính xác.
- Cán bộ quản lý: Đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng các tiêu chuẩn theo
quy định về đào tạo điều dƣỡng trình độ cao đẳng. Đội ngũ cán bộ quản lý
đƣợc phân định trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng về quản lý tổ chức và quản lý
hoạt động dạy và học. Nhà trƣờng định kỳ tổng kết đánh giá để nâng cao hiệu
quả công tác giảng dạy của giảng viên và công tác quản lý của cán bộ quản lý.
Tồn tại:
- Còn nhiều giảng viên chƣa có kinh nghiệm và phƣơng pháp dạy học
và lƣợng giá theo chƣơng trình mới dựa trên năng lực của điều dƣỡng, đặc
biệt các học phần y học cơ sở: Sinh lý bệnh, Giải phẫu – sinh lý, Lý sinh, Sinh
học, Hóa học, Giao tiếp – giáo dục sức khỏe;
- Hệ thống giảng viên thỉnh giảng tại các cơ sở y tế chƣa đƣợc chuẩn
hóa và đồng bộ. Số lƣợng giảng viên thỉnh giảng đƣợc đào tạo giảng dạy theo
năng lực còn thiếu;
- Còn ít giảng viên điều dƣỡng trình độ thạc sỹ, chƣa có giảng viên điều
dƣỡng có trình độ tiến sỹ. Tỷ lệ giảng viên là bác sỹ còn cao so với giảng viên
điều dƣỡng;
- Trình độ ngoại ngữ của cán bộ quản lý, giảng viên còn bị hạn chế
trong khả năng giao tiếp và đọc tài liệu, do đó chƣa phát huy đƣợc việc sử
dụng ngoại ngữ trong giao tiếp, giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
26
3.1.3.6. Tiêu chuẩn 6: Các nguồn lực cho chƣơng trình
Trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nội đƣợc xây dựng trên tổng diện tích
7901,09m2 với 23 giảng đƣờng phục vụ giảng dạy lý thuyết, 23 phòng thực
hành, thí nghiệm đƣợc trang bị các thiết bị cơ bản đáp ứng nhƣ cầu dạy/học
và đảm bảo đƣợc yêu cầu của chƣơng trình đào tạo [H6.06.01]. Hằng năm,
nhà trƣờng đều có kế hoạch mua sắm trang thiết bị, sửa chữa, nâng cấp cơ sở
vật chất để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu dạy/học [H6.06.02]. Thƣ viện của
trƣờng có có diện tích sử dụng 216 m2
, có 4 phòng. Thƣ viện có hệ thống
phòng đọc phù hợp cho độc giả, có 10 máy tính nối mạng internet phục vụ
miễn phí cho bạn đọc. Tổng đầu sách giáo trình phục vụ dạy/học là 56, số
lƣợng trên 6000 bản và tài liệu tham khảo trên 1000 tên sách. Kinh phí bổ
sung sách cho thƣ viện là 30 triệu đồng/ 1 năm. Hiện nay, hệ thống thƣ viện
đƣợc quản lý bằng mạng máy tính (sử dụng phần mềm thƣ viện) [H6.06.03].
Nhà trƣờng ký văn bản phối hợp đào tạo với 24 bệnh viện, 16 trung tâm
y tế, đảm bảo đủ tiêu chuẩn thực hành theo năng lực cho sinh viên tuy nhiên
chƣa có quy trình phối hợp hoạt động thống nhất trong quản lý.
Điểm mạnh
- Cơ sở vật chất:
Số lƣợng phòng học, phòng thực hành, cơ sở thực hành nghề nghiệp cơ
bản đáp ứng đƣợc nhu cầu giảng dạy, học tập tối thiểu. Các trang thiết bị phục
vụ giảng dạy, thực hành đƣợc mua sắm hàng năm nhằm cải thiện điều kiện
học tập cho học sinh – sinh viên.
Thế mạnh rất lớn của trƣờng còn là mối liên kết Viện – Trƣờng bền
vững nhiều năm qua hợp đồng phối hợp đào tạo và với việc chia sẻ nhiều
trách nhiệm chung trong hoạt động của ngành y tế. Số lƣợng cơ sở thực hành
chăm sóc chuyên nghiệp đủ đáp ứng đƣợc yêu cầu đào tạo theo năng lực;
- Tài chính: Có kế hoạch tài chính và quản lý tài chính đảm bảo cho hoạt
động đào tạo điều dƣỡng; Thực hiện đ ng chế độ kiểm tra, giám sát, đánh giá
và báo cáo về tài chính theo quy định; Có các nguồn tài chính hợp pháp phục
27
vụ chƣơng trình. Nhà trƣờng thực hiện công khai tài chính và có cơ chế để
cán bộ, giảng viên tham gia kiểm tra và giám sát tài chính.
Tồn tại
- Chƣa có trung tâm thực hành tiền lâm sàng để dạy học tập trung vào
thực hành cho sinh viên trƣớc khi sang thực hành bệnh viện;
- Số lƣợng và điều kiện hạ tầng, trang thiết bị phòng học lý thuyết và
thực hành chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đào tạo theo năng lực;
- Chƣa thiết lập và ứng dụng hệ thống quản lý đào tạo bằng phần mềm
trong toàn trƣờng;
- Số lƣợng máy tính tại các giảng đƣờng dạy học lý thuyết đã cũ, cấu
hình thấp và mới chỉ cung cấp đủ ở mức tối thiểu về số lƣợng;
- Diện tích của thƣ viện còn hẹp, hệ thống sách, tài liệu tham khảo còn
chƣa nhiều, chƣa phong ph để đáp ứng nhu cầu hội nhập về giáo dục, chƣa
có thƣ viện điện tử, chƣa phát triển e-learning;
- Chƣa có nhà tập đa năng phục vụ cho các hoạt động thể dục thể thao;
- Còn thiếu kinh phí để duy trì và cải thiện chƣơng trình đào tạo, nâng
cấp cơ sở vật chất.
3.1.3.7. Tiêu chuẩn 7: Đánh giá chƣơng trình đào tạo
Công tác đánh giá chƣơng trình đào tạo đƣợc Nhà trƣờng thực hiện
theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo và đã hoàn thành báo cáo tự đánh
giá. Kết quả báo cáo tự đánh giá đƣợc công khai trong toàn trƣờng và tới các
cơ quan quản lý các cấp, các sơ sở y tế.
Điểm mạnh:
- Thực hiện đánh giá nghiêm t c, khoa học, trung thực, đ ng quy định;
- Đánh giá đƣợc sử dụng làm bằng chứng để nghiên cứu, điều chỉnh
chƣơng trình đào tạo, nâng cao chất lƣợng giáo dục;
Tồn tại:
- Chƣa thực hiện đánh giá tình hình việc làm của sinh viên sau tốt
nghiệp;
28
- Chƣơng trình đào tạo chƣa đƣợc đánh giá, kiểm định một cách chƣa
có ý kiến góp ý của nhà tuyển dụng trong việc xây dựng chƣơng trình.
- Việc điều chỉnh, bổ sung chƣơng trình đào tạo chủ yếu dựa vào yêu
cầu và năng lực nội tại, chƣa thật sự xuất phát từ những đòi hỏi của xã hội, từ
sự đóng góp ý kiến và phản biện của bên ngoài.
3.1.3.8. Tiêu chuẩn 8: Lãnh đạo và quản lý
Năm 2012, Nhà trƣờng đã ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của
trƣờng trong đó quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của Ban giám hiệu, từng
phòng, khoa và bộ môn trực thuộc khoa. Căn cứ Quyết định số 6595/QĐ -
UBND ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội
về việc qui định lại chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của Trƣờng Cao đẳng
Y tế Hà Nội, Nhà trƣờng đã từng bƣợc kiện toàn cơ cấu tổ chức ngày càng
vững mạnh.
Hội đồng Khoa học và Đào tạo (KH&ĐT) của trƣờng đƣợc thành lập do
Hiệu trƣởng làm chủ tịch. Hội đồng tƣ vấn cho Hiệu trƣởng về xây dựng mục
tiêu, chƣơng trình đào tạo phù hợp với thực tiễn và chƣơng trình khung do Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Đội ngũ cán bộ quản lý của trƣờng gồm có 36 ngƣời gồm hiệu trƣởng và
phó hiệu trƣởng, trƣởng, phó các phòng, ban, khoa, bộ môn. Trong đó về trình
độ có 6 tiến sỹ, 5 đang đi học nghiên cứu sinh, 25 thạc sỹ. Trong đó Khoa Y
đƣợc thành lập năm 2007, khoa Điều dƣỡng thành lập năm 2016 trên cơ sở bộ
môn Điều dƣỡng với nhân lực đáp ứng đƣợc yêu cầu giảng dạy điều dƣỡng.
* Những điểm mạnh
- Đội ngũ lãnh đạo và quản lý đủ số lƣợng, vững mạnh về năng lực,
đƣợc tổ chức khoa học, phân rõ chức năng, nhiệm vụ hợp lý, đ ng quy định;
- Các phòng chức năng, các khoa, các bộ môn đƣợc thành lập, sắp xếp
phù hợp với quy mô, điều kiện của trƣờng.
- Tập thể các đơn vị đoàn kết nhất trí hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị
đƣợc giao.
29
- Đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức, có năng lực quản lý,
tâm huyết và có trách nhiệm với công việc đƣợc giao, có năng lực chuyên
môn đáp ứng đƣợc yêu cầu, mục tiêu, chức năng và hƣớng phát triển của nhà
trƣờng
* Những tồn tại
- Thành phần của Hội đồng KH&ĐT chƣa có đại diện các nhà tuyển
dụng, các tổ chức kinh tế - xã hội bên ngoài trƣờng.
- Một số cán bộ quản lý trẻ chƣa đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng về nghiệp vụ
quản lý. Đặc biệt quản lý chƣơng trình đào tạo theo năng lực và quản lý các
dự án là một nội dung còn mới, các cán bộ chƣa có kinh nghiệm.
3.1.3.9. Tiêu chuẩn 9: Đổi mới liên tục
Xác định đổi mới liên tục là nhiệm vụ then chốt trong đổi mới đào tạo,
đáp ứng nhu cầu xã hội và phù hợp với yêu cầu của cán bộ điều dƣỡng tại các
cơ sở y tế, nhà trƣờng thực hiện nhiều giải pháp đổi mới quản lý, chƣơng trình
đào tạo, lƣợng giá, quản lý học sinh - sinh viên.
Đổi mới về quản lý: nhà trƣờng xây dựng mô hình tổ chức mới theo điều
lệ trƣờng Cao đẳng, Đề án nhân sự mới đã trình và đƣợc UBND Thành phố
Hà Nội phê duyệt.
Đổi mới chƣơng trình đào tạo: chƣơng trình đào tạo đƣợc đánh giá, xem
xét hàng năm. Từ năm học 2013-2014, nhà trƣờng đã xem xét và điều chỉnh
chƣơng trình đào tạo toàn diện. Theo kế hoạch, năm 2016, nhà trƣờng sẽ một
lần nữa nghiên cứu điều chỉnh chƣơng trình.
* Những điểm mạnh
- Nhà trƣờng có nhiều hoạt động đổi mới về quản lý, chƣơng trình đào
tạo, lƣợng giá và quản lý học sinh - sinh viên.
* Những tồn tại
- Các hoạt động đổi mới chƣa thƣờng xuyên, chƣa có sự tham gia của
các cơ sở y tế, cựu sinh viên.
30
Sau khi tự đánh giá chƣơng trình đào tạo, Nhà trƣờng xác định kế
hoạch hành động chính cần thực hiện để cải thiện chất lƣợng là đổi mới căn
bản chƣơng trình đào tạo từ chuẩn đầu ra, khung chƣơng trình, hệ thống học
liệu, giáo trình, phƣơng pháp dạy – học và lƣợng giá theo chuẩn năng lực cơ
bản của điều dƣỡng Việt Nam.
4. Nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật bằng vốn ODA, vốn vay ƣu đãi
Kế hoạch đổi mới chƣơng trình đào tạo cử nhân điều dƣỡng dựa trên
năng lực đòi hỏi Trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nội phải huy động nhiều nguồn
lực trong khi Nhà trƣờng còn gặp rất nhiều khó khăn nhƣ kinh phí hạn hẹp, cơ
sở hạ tầng, trang thiết bị còn thiếu, thiếu tƣ vấn bởi các chuyên gia y tế và đào
tạo trong và ngoài nƣớc. Trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nội là trƣờng công lập,
kinh phí cho hoạt động đào tạo đƣợc cung cấp từ ngân sách nhà nƣớc. Nhà
trƣờng rất mong muốn đƣợc hỗ trợ kỹ thuật bằng nhiều nguồn khác nhau,
trong đó có nguồn vốn ODA, vốn vay ƣu đãi để để hoàn thiện và thực hiện
thành công kế hoạch.
31
III. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT NHÀ TÀI TRỢ NƢỚC NGOÀI
32
1. Tính phù hợp của mục tiêu dự án với chính sách và định hƣớng ƣu
tiên của nhà tài trợ
Trong Chiến lƣợc hợp tác quốc gia của Ngân hàng Thế giới giai đoạn
2012 – 2016 có đƣa ra ba trụ cột ƣu tiên hỗ trợ Việt Nam. Trong đó trụ cột 3
là mở rộng các cơ hội để hỗ trợ Chính phủ xây dựng và thực hiện chính sách,
sao cho ngày càng có nhiều ngƣời dân đƣợc hƣởng lợi ích từ quá trình phát
triển của đất nƣớc, nhất là khi Việt Nam đã trở thành một quốc gia có thu
nhập trung bình. Một trong các kết quả mong đợi của trụ cột này là tỷ lệ
ngƣời nghèo và cận ngh o đƣợc tiếp cận với các dịch vụ khám chữa bệnh ở
các cơ sở y tế công lập tăng lên.
Thực hiện đƣợc mục tiêu này, cải thiện nguồn nhân lực y tế là hết sức
cần thiết để Việt Nam có đủ khả năng cung cấp các dịch vụ y tế có chất lƣợng
tại các cơ sở y tế công lập ở các tuyến, đặc biệt là tuyến cơ sở, là nơi ngƣời
nghèo và cận nghèo có khả năng tiếp cận lớn nhất. Để cải thiện nguồn nhân
lực y tế, cần thiết phải quan tâm tới đổi mới đào tạo nhân lực y tế mà hiện tại
đang đƣợc đánh giá là có chất lƣợng thấp, và đổi mới về quản lý, sử dụng
nhân lực y tế, nhằm đảm bảo sử dụng phù hợp trong các điều kiện ở các vùng
khác nhau trong cả nƣớc.
Trong một báo cáo chung giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế
giới – Báo cáo Việt Nam 2035, bên cạnh hai thông điệp đầu về tốc độ tăng
trƣởng kinh tế và tăng cƣờng phát huy các kết quả ấn tƣợng của Việt Nam về
bình đẳng và công bằng xã hội, thông điệp cuối cùng của báo cáo là về quản
lý nhà nƣớc. Với mục tiêu cải cách toàn bộ nền hành chính trong lĩnh vực
quản lý y tế, Dự án HPET với sự đầu tƣ chuyên sâu từ các hoạt động hỗ trợ
cải cách các cơ chế quản lý tổ chức sử dụng nhân lực y tế, phát triển các
chƣơng trình đào tạo chuyên sâu về quản lý y tế, tổ chức thực hiện các hoạt
động giảng dạy dựa trên năng lực hoàn toàn phù hợp với thông điệp cuối cùng
của Báo cáo Việt Nam 2035.
33
Các phân tích trên cho thấy mục tiêu của dự án rất phù hợp với chính
sách và định hƣớng ƣu tiên của nhà tài trợ. Mục tiêu của dự án đổi mới
chƣơng trình đào tạo cao đẳng điều dƣỡng dựa trên năng lực thực hành nghề
nghiệp của Trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nội cũng hoàn toàn phù hợp với mục
tiêu chung của Dự án, chính sách và định hƣớng ƣu tiên của nhà tài trợ.
2. Lí do lựa chọn và lợi thế của nhà tài trợ về công nghệ, kinh nghiệm
quản lý, tƣ vấn chính sách thuộc lĩnh vực đƣợc tài trợ.
Ngân hàng Thế giới nối lại các hoạt động của mình tại Việt Nam từ
năm 1993, và một trong các lĩnh vực hỗ trợ đƣợc Ngân hàng Thế giới lựa
chọn ngay từ thời điểm đó là y tế. Bên cạnh các dự án nhỏ, ngành y tế đã nhận
đƣợc một só dự án lớn do Ngân hàng Thế giới tài trợ nhƣ: Dự án hỗ trợ y tế
quốc gia, Dự án các trung tâm an toàn truyền máu khu vực. Bởi vậy có thể nói
Ngân hàng Thế giới đã có kinh nghiệm về quản lý, tƣ vấn chính sách trong
lĩnh vực y tế.
Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới là một trong những nhà
cung cấp ODA lớn nhất Việt Nam để thực hiện các chƣơng trình y tế trong
lĩnh vực tăng cƣờng cung cấp dịch vụ và phòng chống bệnh tật. Nhiều dự án
từ nguồn hỗ trợ này đã và đang triển khai có hiệu quả tại Việt Nam nhƣ Dự án
hỗ trợ y tế quốc gia, Dự án các trung tâm an toàn truyền máu khu vực, Dự án
phòng chống HIV/AIDS, Dự án Hỗ trợ y tế vùng đồng bằng song Cửu Long,
Dự án Hỗ trợ y tế 7 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc, Dự án Hỗ trợ y
tế các tỉnh Bắc Trung Bộ với vốn viện trợ từ 30 triệu – 90 triệu USD cho mỗi
dự án. Gần đây nhất, Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam đã ký Hiệp
định tài chính cho dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện.
Với cam kết mạnh mẽ, năng lực tài chính và kỹ thuật, và kinh nghiệm
sẵn có trong lĩnh vực hỗ trợ cung cấp dịch vụ xã hội cho các nhóm ngƣời
ngh o, ngƣời dân tộc thiểu số và khó khăn, Ngân hàng Thế giới có lợi thế rất
lớn trong việc phối hợp với chính phủ Việt Nam xác định các vấn đề ƣu tiên
và hỗ trợ triển khai dự án trong lĩnh vực y tế. Chính phủ Việt Nam với những
34
kinh nghiệm từ các dự án trƣớc đó cũng cho thấy khả năng đáp ứng của phía
Việt Nam trong việc thực hiện dự án mà Ngân hàng Thế giới là chủ đầu tƣ.
35
IV. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
36
1. Mục tiêu tổng quát
Với mô hình tích hợp, chú trọng thực hành và kết quả học tập (chuẩn
đầu ra), chƣơng trình mới sẽ giúp sinh viên có khả năng đạt đƣợc các chuẩn
năng lực cơ bản của Điều dƣỡng Việt Nam.
2. Mục tiêu cụ thể
1. Điều chỉnh, bổ sung lại Sứ mệnh và Tầm nhìn của nhà trƣờng trong
việc đào tạo điều dƣỡng đáp ứng nhu cầu của xã hội;
2. Điều chỉnh và áp dụng Chuẩn đầu ra cho chƣơng trình đào tạo theo
chuẩn năng lực cơ bản điều dƣỡng Việt Nam;
3. Đổi mới và thực hiện có hiệu quả chƣơng trình đào tạo Cao đẳng ngành
Điều dƣỡng theo hƣớng tích hợp, dựa trên thực hành và Chuẩn năng
lực đầu ra;
4. Phát triển chiến lƣợc dạy và học theo chuẩn năng lực, lấy sinh viên làm
trung tâm; phát triển năng lực giao tiếp, cộng tác, làm việc nhóm và học
tập suốt đời cho sinh viên;
5. Đổi mới hệ thống đánh giá sinh viên theo năng lực và chuẩn đầu ra;
6. Hoàn thiện đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý chƣơng tình đào tạo
chuyên nghiệp, đáp ứng đƣợc yêu cầu của chƣơng trình đổi mới;
7. Tăng cƣờng trang bị các máy móc, thiết bị, mô hình, học vụ phục vụ
cho dạy và học dựa trên chuẩn năng lực thực hành nghề nghiệp;
8. Hệ thống hóa điều hành, quản lý, giám sát, đảm bảo chất lƣợng;
9. Giám sát, đánh giá kết quả dự án và bảo cáo tổng kết, điều chỉnh định
kỳ và duy trì đào tạo liên tục;
10.Đăng ký kiểm định chƣơng trình đào tạo điều dƣỡng dựa trên chuẩn
năng lực thực hành nghề nghiệp.
37
V. MÔ TẢ DỰ ÁN
38
1. Nguyên tắc đổi mới chƣơng trình đào tạo
- Nguyên tắc chính: tích hợp, tập trung vào năng lực thực hành, dạy học
theo chuẩn đầu ra và chuẩn năng lực cơ bản của điều dƣỡng Việt Nam.
- Các chuẩn năng lực chính cần nhấn mạnh trong dự án mới:
+ Lĩnh vực 1 (Năng lực thực hành chăm sóc): thay đổi phƣơng thức
phát triển kiến thức và kỹ năng đơn lẻ, thiếu kết nối của chƣơng trình cũ, tập
trung phát triển thực hành và hình thành năng lực thực sự cho sinh viên.
+ Lĩnh vực 2 (Năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp) và lĩnh vực
3 (Năng lực thực hành theo pháp luật, đạo đức nghề nghiệp): Tích hợp các nội
dung này trong tất cả các học phần thực hành nhƣ là điểm mới nổi bật khác
biệt với chƣơng trình cũ.
- Các kinh nghiệm học tập chính chúng tôi muốn tập trung vào sinh viên:
+ Học và tự lƣợng giá dựa trên chuẩn đầu ra và chuẩn năng lực của điều
dƣỡng Việt Nam;
+ Phát triển khả năng tự học và phát triển nghề nghiệp, phát triển kỹ
năng phản hồi và tự phản hồi;
+ Phát triển năng lực tƣ duy tích cực, phân tích, sáng tạo trong giải
quyết vấn đề;
+ Phát triển khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, phối hợp
trong học tập và làm việc;
- Mục tiêu đổi mới: Với mô hình tích hợp, chú trọng thực hành và kết
quả học tập (chuẩn đầu ra), chƣơng trình mới sẽ giúp sinh viên có khả năng
đạt đƣợc các chuẩn năng lực cơ bản của Điều dƣỡng Việt Nam.
2. Các hoạt động và chỉ số thực hiện của dự án
Các hoạt động và chỉ số thực hiện, kết quả đầu ra đƣợc thiết kế bám sát
từng mục tiêu cụ thể và hƣớng tới đích đến là mục tiêu tổng quát của dự án
(bảng 1). Căn cứ các hoạt động và chỉ số thực hiện, kết quả đầu ra này
CĐYTHN xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể từng năm, phân bổ nguồn lực
cho phù hợp. Các hoạt động và chỉ số, kết quả đầu ra chính là cơ sở để Ban
quản lý dự án (BQLDA) trƣờng, BQLDA trung ƣơng, Bộ Y tế giám sát, đánh
giá thực hiện kế hoạch hàng năm và đánh giá kết quả đầu ra của dự án.
39
Bảng 1: Mục tiêu, hoạt động và kết quả đầu ra
Mục tiêu Chƣơng trình hoạt động Kết quả đầu ra
MT 1. Điều chỉnh, bổ sung
lại sứ mệnh và tầm nhìn
của nhà trƣờng trong việc
đào tạo điều dƣỡng đáp
ứng nhu cầu của xã hội
- HĐ 1.1. Viết lại sứ mệnh và Tầm nhìn
đến 2020, định hƣớng 2030.
- KQ 1.1.1. Dự thảo về Sứ mệnh và Tầm nhìn mới.
- KQ 1.1.2. Biên bản họp Đảng uỷ, Ban Giám
Hiệu, cán bộ chủ chốt góp ý Sứ mệnh và Tầm
Nhìn mới.
- HĐ 1.2. Hội thảo lấy ý kiến đồng thuận
của tập thể toàn trƣờng.
- KQ 1.2. Biên bản họp lấy ý kiến đồng thuận và
cam kết thực hiện của toàn trƣờng.
- HĐ 1.3. Ban hành và công bố Sứ mệnh
và Tầm nhìn mới.
- KQ 1.3. Văn bản của nhà trƣờng ban hành về Sứ
mệnh và Tầm nhìn mới.
MT 2. Điều chỉnh và áp
dụng chuẩn đầu ra cho
chƣơng trình đào tạo theo
chuẩn năng lực cơ bản điều
dƣỡng Việt Nam
- HĐ 2.1. Xây dựng mục tiêu và chuẩn đầu
ra cho chƣơng trình đào tạo mới
- KQ 2.1.1. Dự thảo về Chuẩn đầu ra cho Cao
đẳng ngành Điều dƣỡng.
- KQ 2.1.2. Biên bản họp Hội đồng Khoa học &
Đào tạo về việc thẩm định và góp ý Chuẩn đầu ra.
- HĐ 2.2. Ban hành và công bố Chuẩn đầu
ra cho Cao đẳng ngành Điều dƣỡng
- KQ 2.2. Chuẩn đầu ra và Quyết định ban hành
Chuẩn đầu ra.
- HĐ 2.3. Áp dụng chuẩn đầu ra cho khóa
học 2017- 2020
- KQ 2.3. Quyết định áp dụng thí điểm chuẩn đầu
ra cho khóa học 2017- 2020;
40
MT3. Đổi mới và thực hiện
chƣơng trình đào tạo Cao
đẳng ngành điều dƣỡng
theo hƣớng tích hợp, dựa
trên thực hành và chuẩn
năng lực đầu ra
- HĐ 3.1. Tổ chức các hội thảo, lớp tập
huấn hỗ trợ kỹ thuật cần thiết về tích hợp
và lồng ghép trong phát triển CTĐT theo
năng lực, viết đề cƣơng chi tiết, viết giáo
trình.
- KQ 3.1.1. Kế hoạch tổ chức các hội thảo, tập
huấn.
- KQ 3.1.2. Nội dung các hội thảo, tập huấn.
- KQ 3.1.2. Danh sách các cán bộ tham gia hội
thảo, tập huấn.
- KQ 3.1.3. Biên bản ghi kết quả hội thảo, tập
huấn.
- HĐ 3.2. Cấu trúc lại chƣơng trình khung
đào tạo theo chuẩn đầu ra mới từ năm 1
đến năm 3.
- KQ 3.2.1. Quyết định thành lập ban biên soạn
CTĐT.
- KQ 3.2.2. Biên bản họp Hội đồng KH&ĐT thông
qua CTĐT mới.
- KQ 3.2.3. Mô hình tổng thể chƣơng trình đào tạo
mới (phụ lục 5)
- KQ 3.2.4. Quyết định về việc phê duyệt CTĐT
mới.
- HĐ 3.3. Xây dựng chƣơng trình chi tiết
các học phần theo CTĐT mới.
- KQ 3.3.1. Quyết định thành lập Hội đồng góp ý
chƣơng trình chi tiết các học phần.
- KQ 3.3.2. Biên bản họp Hội đồng góp ý chƣơng
41
trình chi tiết các học phần.
- KQ 3.3.3. Văn bản mô tả chƣơng trình chi tiết
các học phần.
- KQ 3.3.4. Quyết định phê duyệt và ban hành
chƣơng trình chi tiết các học phần.
- HĐ 3.4. Xây dựng đƣợc các đề cƣơng chi
tiết các học phần theo CTĐT mới.
- KQ 3.4.1. Quyết định thành lập Hội đồng góp ý
đề cƣơng chi tiết các học phần.
- KQ 3.4.2. Biên bản họp Hội đồng góp ý đề
cƣơng chi tiết các học phần.
- KQ 3.4.3. Văn bản mô tả đề cƣơng chi tiết các
học phần.
- KQ 3.4.4. Quyết định phê duyệt và ban hành đề
cƣơng chi tiết các học phần.
- HĐ 3.5. Triển khai viết sách, giáo trình. - KQ 3.5.1. Quyết định Ban biên soạn giáo trình.
- KQ 3.5.2. Quyết định thành lập Hội đồng thẩm
định, nghiệm thu giáo trình.
- KQ 3.5.3. Sách, giáo trình đƣợc nghiệm thu.
- KQ 3.5.4. Quyết định phê duyệt giáo trình.
42
- KQ 3.5.5. Kế hoạch in giáo trình.
MT4. Phát triển chiến lƣợc
dạy và học theo chuẩn năng
lực, lấy sinh viên làm trung
tâm; phát triển năng lực
giao tiếp, cộng tác, làm việc
nhóm và học tập suốt đời
cho sinh viên
- HĐ 4.1. Tập huấn xây dựng giáo án dạy -
học tích cực, lấy sinh viên làm trung tâm,
bao gồm giáo án lý thuyết, thực hành, e-
learning, hệ thống bài tập tình huống.
- HĐ 4.1.1. Kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn.
- HĐ 4.1.2. Nội dung các lớp tập huấn.
- HĐ 4.1.3. Danh sách giảng viên tham gia tập
huấn.
- HĐ 4.1.4. Sản phẩm của lớp tập huấn: biên bản
tổng kết lớp tập huấn, bài tập của lớp tập huấn (các
giáo án).
- HĐ 4.2. Xây dựng các giáo án dạy - học,
tài liệu dạy -học
- KQ 4.2.1 Giáo án dạy giáo án lý thuyết, giáo
thực hành.
- KQ 4.2.2. Tài liệu dạy học của tất cả các học
phần e- learming, hệ thống bài tập tình huống của
tất cả các học phần
- HĐ 4.3. Xây dựng quy trình quản lý, hỗ
trợ và giám sát sinh viên.
- KQ 4.3.1. Văn bản mô tả Quy định, Quy trình.
- KQ 4.3.2. Quyết định ban hành các quy định và
quy trình.
- HĐ 4.4. Tổ chức các hội thảo, tập huấn
để phát triển năng lực giao tiếp, cộng tác,
- KQ 4.4.1. Kế hoạch tổ chức hội thảo, tập huấn.
- KQ 4.4.2. Nội dung các hội thảo, các lớp tập
43
làm việc nhóm và học tập suốt đời cho sinh
viên.
huấn.
- KQ 4.4.3. Danh sách sinh viên tham gia hội thảo,
tập huấn.
- KQ 4.4.4. Kết quả đánh giá sinh viên qua các bài
tập nhóm, thảo luận, tiểu luận, báo cáo và đặc biệt
là sổ theo dõi học tập.
MT5. Đổi mới hệ thống
đánh giá sinh viên theo
năng lực và chuẩn đầu ra
- HĐ 5.1. Xây dựng quy định, tiêu chuẩn
để đánh giá sinh viên theo năng lực và
chuẩn đầu ra
- KQ 5.1. Văn bản quy định và tiêu chuẩn đánh giá
sinh viên theo năng lực và chuẩn đầu ra.
- KQ 5.2. Quyết định ban hành quy định và tiêu
chuẩn dánh giá sinh viên.
- HĐ 5.2. Tổ chức các hội thảo, các lớp tập
huấn về kỹ thuật xây dựng bài kiểm tra
sinh viên, bảng kiểm, thang điểm, câu hỏi
MCQ, bộ OSCE dựa trên chuẩn đầu ra.
- KQ 5.2.1. Kế hoạch tổ chức hội thảo, tập huấn.
- KQ 5.2.2. Nội dung các hội thảo, các lớp tập
huấn.
- KQ 5.2.3. Danh sách giảng viên tham gia hội
thảo, tập huấn.
- KQ 5.2.4. Biên bản tổng kết hội thảo, tập huấn và
sản phẩm của hội thảo, tập huấn (bài tập xây dựng
bài kiểm tra sinh viên, bảng kiểm, thang điểm, câu
44
hỏi MCQ, bộ OSCE).
- HĐ 5.3. Xây dựng bài kiểm tra sinh viên,
phát triển bảng kiểm, thang điểm cho tất cả
các học phần
- KQ 5.3.1. Bài kiểm tra sinh viên, phát triển bảng
kiểm, thang điểm cho tất cả các học phần.
- KQ 5.3.2. Biên bản họp Hội đồng KH&ĐT thẩm
định và nghiệm thu thang điểm, bảng kiểm.
- KQ 5.3.3. Quyết định ban hành và sử dụng bảng
kiểm, thang điểm.
- HĐ 5.4. Xây dựng ngân hàng câu hỏi
MCQ tự học và thi hết học phần dựa trên
chuẩn đầu ra
- KQ 5.4.1. Ngân hàng câu hỏi MCQ tự học và thi
kết thúc học phần.
- KQ 5.4.2. Biên bản họp Hội đồng KH&ĐT thẩm
định và nghiệm thu ngân hàng câu hỏi MCQ.
- KQ 5.4.3. Quyết định ban hành và sử dụng ngân
hàng câu hỏi MCQ.
- HĐ 5.5. Xây dựng bộ công cụ thi OSCE
dựa trên chuẩn đầu ra
- KQ 5.5.1. Bộ công cụ thi OSCE.
- KQ 5.5.2. Biên bản họp Hội đồng KH&ĐT thẩm
định và nghiệm thu bộ công cụ thi OSCE.
- KQ 5.5.3. Quyết định ban hành và sử dụng bộ
công cụ thi OSCE.
45
- HĐ 5.6. Đánh giá sự tiến triển các năng
lực, tính tin cậy, hiệu quả, hiệu lực của các
hoạt động lƣợng giá
- KQ 5.6.1. Biểu mẫu thu thập, báo cáo phân tích
số liệu về đánh giá sự thay đổi năng lực theo năm
và tính tin cậy, hiệu quả, hiệu lực của các hoạt
động lƣợng giá thƣờng xuyên cũng nhƣ kết thúc.
- KQ 5.6.2. Báo cáo về những vấn đề đã đƣợc xem
xét lại, cải thiện và chỉnh sửa khi cần thiết.
- HĐ 5.7. Áp dụng hệ thống đánh giá để
đánh giá sinh viên khóa đào tạo 2017-
2020.
- KQ 5.7.1. Kết quả đánh giá sinh viên qua từng
học phần, từng kỳ và từng khóa.
- KQ 5.7.2. Biên bản họp Hội đồng KH&ĐT để
rtust kinh nghiệm, đề xuất điều chỉnh.
- KQ 5.7.3. Văn bản về kế hoạch điều chỉnh cho
khóa tiếp theo.
MT6. Phát triển đội ngũ
giảng viên và cán bộ quản
lý chƣơng tình đào tạo
chuyên nghiệp, đáp ứng
đƣợc yêu cầu của chƣơng
trình đổi mới
- HĐ 6.1. Tham quan học tập trong và
ngoài nƣớc về mô hình đào tạo điều dƣỡng
theo năng lực.
- KQ 6.1. Kế hoạch tổ chức tham quan học tập.
- KQ 6.2. Danh sách cán bộ, giảng viên đƣợc cử đi
tham quan học tập.
- KQ 6.3. Báo cáo kết quả sau mỗi chuyến tham
quan học tập.
- HĐ 6.2. Tổ chức các hội thảo, các lớp tập - KQ 6.2.1. Kế hoạch tổ chức hội thảo, tập huấn.
46
huấn cho giảng viên cơ hữu về phƣơng
pháp giảng dạy mới (thuyết giảng với câu
hỏi clicker, học dựa trên ca lâm sàng, học
theo đội nhóm, giảng dạy e-learning, sử
dụng trung tâm tiền lâm sàng)
- KQ 6.2.2. Nội dung các hội thảo, các lớp tập
huấn.
- KQ 6.2.3. Danh sách giảng viên tham gia hội
thảo, tập huấn.
- KQ 6.2.4. Biên bản tổng kết hội thảo, tập huấn và
sản phẩm của hội thảo, tập huấn (bài giảng đạt yêu
cầu).
- KQ 6.2.5. Danh sách giảng viên áp dụng đƣợc
các phƣơng pháp giảng dạy mới.
- KQ 6.2.6. Số lƣợng tiết giảng áp dụng phƣơng
pháp giảng dạy mới.
- HĐ 6.3. Tổ chức lớp tập huấn cho giảng
viên thỉnh giảng tại các cơ sở thực hành về
phƣơng pháp giảng dạy y học theo năng
lực.
- KQ 6.3.1. Kế hoạch tổ chức tập huấn.
- KQ 6.3.2. Nội dung các lớp tập huấn.
- KQ 6.3.3. Danh sách giảng viên tham gia tập
huấn.
- KQ 6.3.4. Biên bản tổng kết các lớp tập huấn và
sản phẩm của lớp tập huấn (bài giảng đạt yêu cầu).
- KQ 6.3.5. Danh sách giảng viên áp dụng đƣợc
47
các phƣơng pháp giảng dạy mới.
- KQ 6.3.6. Số lƣợng tiết giảng áp dụng phƣơng
pháp giảng dạy mới.
- KQ 6.3.7. Danh sách cơ sở thực tập áp dụng
đƣợc quản lý và giảng dạy theo năng lực.
- HĐ 6.4. Tổ chức các buổi hội thảo, tập
huấn nâng cao năng lực của đội ngũ quản
lý theo CTĐM.
- KQ 6.4.1. Kế hoạch tổ chức hội thảo, tập huấn.
- KQ 6.4.2. Nội dung các hội thảo, các lớp tập
huấn.
- KQ 6.4.3. Danh sách cán bộ tham gia hội thảo,
tập huấn.
- KQ 6.4.4. Biên bản tổng kết hội thảo, tập huấn và
sản phẩm của hội thảo, tập huấn (kế hoạch,
phƣơng án quản lý trong phạm vi công việc của
cán bộ).
- HĐ 6.5. Tổ chức hội thảo về phối hợp
đào tạo và quản lý đào tạo viện – trƣờng.
- KQ 6.5.1. Kế hoạch tổ chức hội thảo.
- KQ 6.5.2. Nội dung các hội thảo.
- KQ 6.5.3. Danh sách đại diện các cơ sở thực
hành và cán bộ quản lý, giảng viên hƣớng dẫn thực
48
hành của trƣờng tham gia hội thảo.
- KQ 6.5.4. Biên bản tổng kết hội thảo.
MT 7. Tăng cƣờng trang bị
các máy móc, thiết bị, mô
hình, học vụ phục vụ cho
dạy và học dựa trên chuẩn
năng lực thực hành nghề
nghiệp
- HĐ 7.1. Cải tạo cơ sở vật chất cũ thành
trung tâm tiền lâm sàng.
- KQ 7.1. Trung tâm tiền lâm sàng đƣợc đƣa vào
hoạt động.
- HĐ 7.2. Mua mới máy móc, mô hình
thực tập cho trung tâm tiền lâm sàng.
- KQ 7.2. Hệ thống máy móc, mô hình thực tập
của trung tâm tiền lâm sàng (có danh sách chi tiết
trong phụ lục)
- HĐ 7.3. Phát triển trung tâm công nghệ
thông tin.
- KQ 7.3. Trung tâm công nghệ thông tin đƣợc sửa
chữa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý CTĐT, tổ
chức dạy – học e-learning và lƣợng giá trên máy
tính.
- HĐ 7.4. Mua trang thiết bị cho trung tâm
công nghệ thông tin.
- KQ 7.4.1. Website dành cho chƣơng trình đổi
mới đã đƣợc xây dựng.
- KQ 7.4.2. Hệ thống máy tính, máy chủ hoạt động
đáp ứng đƣợc yêu cầu.
- HĐ 7.5. Trang bị phần mềm quản lý đào
tạo.
- KQ 7.5. Phần mềm quản lý đào tạo đƣợc cài đặt
và sử dụng trong toàn trƣờng.
MT8. Hệ thống hoá điều - HĐ 8.1. Tổ chức hội thảo tập huấn về - KQ 8.1.1. Kế hoạch tổ chức hội thảo, tập huấn.
49
hành, quản lý, giám sát,
đảm bảo chất lƣợng theo
năng lực
quản trị CTĐM (kế hoạch, mục đích,
chƣơng trình, việc sử dụng kết quả và tính
hữu dụng của chƣơng trình).
- KQ 8.1.2. Nội dung các hội thảo, các lớp tập
huấn.
- KQ 8.1.3. Danh sách cán bộ tham gia hội thảo,
tập huấn.
- KQ 8.1.4. Biên bản tổng kết hội thảo, tập huấn.
HĐ 8.2. Mời tƣ vấn về quản trị CTĐM - KQ 8.2.1. Hợp đồng với chuyên gia tƣ vấn.
- KQ 8.2.2. Biên bản nghiệm thu hợp đồng
- HĐ 8.3. Thiết kế chƣơng trình đánh giá
và giám sát CTĐM (mục tiêu, điều khoản
tham chiếu cho từng thành viên cũng nhƣ
quy chế thực hiện chức năng-nhiệm vụ)
- KQ 8.3.1 Sơ đồ tổ chức hoạt động của các nhóm
quản trị chƣơng trình.
- KQ 8.3.2. Bản mô tả công việc và trách nhiệm
của từng thành viên trong nhóm đƣợc xác định,
phê duyệt và công bố.
- KQ 8.3.3. Mô hình, biểu mẫu, công cụ đánh giá
tính tích hợp, hiệu quả cải thiện năng lực sinh viên
của tất cả các bài giảng, thực tập lâm sàng và hoạt
động giảng dạy.
- HĐ 8.4. Thiết lập chính sách mở đối với
cách tiếp cận, báo cáo và sử dụng kết quả
- KQ 8.4.1. Bảng câu hỏi đánh giá đƣợc phát triển
và quản lý.
50
từ chƣơng trình. - KQ 8.4.2. Kết quả đánh giá đƣợc báo cáo, xem
xét lại và những đề nghị cho sự cải thiện và thay
đổi đƣợc thảo luận và thực hiện.
- KQ 8.4.3. Các chính sách liên quan truy cập,
phân phối và xuất bản bài giảng và kết quả đánh
giá giảng dạy đƣợc xây dựng và phổ biến.
- HĐ 8.5. Thông báo đến giảng viên, viên
chức về kế hoạch, mục đích, chƣơng trình,
việc sử dụng kết quả và tính hữu dụng của
chƣơng trình để họ thấm nhuần và sẵn sàng
tham gia, tác nghiệp viện trƣờng để đổi
mới bền vững.
- KQ 8.5. Các sản phẩm tƣơng đƣơng đƣợc công
bố trên website chƣơng trình đổi mới.
MT 9. Giám sát và đánh
giá kết quả dự án và báo
cáo tổng kết, điều chỉnh
định kỳ và duy trì đào tạo
liên tục
- HĐ 9.1. Giám sát và đánh giá kết quả
định kỳ.
- KQ 9.1.1. Kế hoạch giám sát và đánh giá định
kỳ.
- KQ 9.1.2. Báo cáo kết quả định kỳ.
- HĐ 9.2. Thực hiện phân tích thực trạng
chƣơng trình trên kết quả đánh giá định kỳ
và thống nhất giải pháp hoàn thiện.
- KQ 9.2.1. Bản phân tích thực trạng thực hiện
chƣơng trình định kỳ.
- KQ 9.2.2. Biên bản thống nhất giải pháp hoàn
51
thiện.
- KQ 9.2.3. Kế hoạch hoàn thiện chƣơng trình.
- HĐ 9.3. Đánh giá kết quả dự án và tiếp
tục áp dụng triển khai CTĐT mới.
- KQ 9.3.1. Báo cáo kết quả dự án.
- KQ 9.3.2. Kế hoạch thực hiện tiếp theo.
MT10. Đăng ký kiểm định
CTĐT điều dƣỡng dựa trên
chuẩn năng lực thực hành
nghề nghiệp.
- HĐ 10.1. Lập Hồ sơ gửi cơ quan cấp trên
kiểm định.
- KQ 10.1.1. Hồ sơ kiểm định.
- KQ 10.1.2. Kết quả kiểm định.
- HĐ 10.2. Công bố chƣơng trình đào tạo
điều dƣỡng dựa trên chuẩn năng lực thực
hành nghề nghiệp.
- KQ 10.2. Văn bản công bố CTĐT đƣợc gửi tới
các cấp và công bố trên website.
52
3. Chƣơng trình hoạt động
3.1. Kế hoạch điều chỉnh, bổ sung Sứ mệnh và Tầm nhìn
3.1.1. Mục tiêu của hoạt động
Năm 2016, Nhà trƣờng sẽ ban hành văn bản về Sứ mệnh và Tầm nhìn
mới đến 2020, định hƣớng 2030.
3.1.2. Cơ chế, kế hoạch hoạt động, quá trình thực hiện và các chỉ số
Sứ mệnh mới khẳng định đổi mới chƣơng trình đào tạo theo năng lực
cho tất cả các ngành học trong đó có ngành điều dƣỡng. Lấy ngƣời học làm
trung tâm là quyết sách, định hƣớng trọng tâm của Nhà trƣờng. Tầm nhìn
thống nhất với Sứ mệnh và hƣớng tới mục tiêu năm 2020, Nhà trƣờng phải
hoàn thiện chƣơng trình đào tạo theo năng lực cho cao đẳng điều dƣỡng và
đảm bảo chuẩn đầu ra của sinh viên đạt chuẩn năng lực cơ bản của điều
dƣỡng Việt Nam. Sứ mệnh và Tầm nhìn sẽ là kim chỉ nam cho mọi kế hoạch
hành động của các đơn vị trong toàn trƣờng.
Vấn đề điều chỉnh Sứ mệnh và Tầm nhìn sẽ do Đảng ủy, Ban Giám
hiệu chỉ đạo, tổ chức lấy ý kiến đồng thuận sâu rộng từ cán bộ chủ chốt đến
từng giảng viên, cán bộ nhà trƣờng; lƣu bằng các văn bản thống nhất và cam
kết thực hiện. Sứ mệnh và Tầm nhìn đƣợc ban hành rộng rãi bằng văn bản
trong và ngoài trƣờng.
3.1.3. Tính bền vững và trách nhiệm của các bên
- Đảng ủy, BGH CĐYTHN chịu trách nhiệm trƣớc BQLDA về cam kết
thực hiện Sứ mệnh và Tầm nhìn.
- Sứ mệnh và Tầm nhìn đƣợc thống nhất và đồng thuận trong toàn
trƣờng, thể hiện ý chí của toàn bộ lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, học sinh sinh
viên quyết tâm thực hiện.
- Sứ mệnh và Tầm nhìn phù hợp với định hƣớng, chiến lƣợc phát triển
của Đảng, Nhà nƣớc, Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế, bối cảnh trong nƣớc và quốc tế.
- Mục tiêu của các hoạt động của các đơn vị trong trƣờng đều đƣợc tập
trung, định hƣớng và xây dựng dựa trên Sứ mệnh và Tầm nhìn ban hành.
53
- Sứ mệnh và Tầm nhìn đƣợc lƣu trữ bằng văn bản và công bố rộng rãi
trên website nhà trƣờng.
3.2. Kế hoạch điều chỉnh và áp dụng chuẩn đầu ra gắn với chuẩn năng lực
và năng lực hành nghề
3.2.1. Mục tiêu của hoạt động: Ban hành và đƣa vào sử dụng chuẩn đầu ra
cho chƣơng trình đào tạo theo năng lực của điều dƣỡng Việt Nam nhƣ là đích
đến để định hƣớng đổi mới chƣơng trình đào tạo, phƣơng pháp dạy – học,
lƣợng giá, đánh giá.
3.2.2. Cơ chế, kế hoạch hoạt động, chương trình thực hiện, chỉ số
Năm 2016 là năm CĐYTHN sẽ xây dựng và ban hành chuẩn đầu ra cho
chƣơng trình đổi mới (CTĐM) và chuẩn đầu ra này sẽ đƣợc đƣa vào sử dụng
từ năm 2017. Việc xây dựng và ban hành Chuẩn đầu ra phải đƣợc thực hiện
bởi Ban Quản lý dự án, các chuyên gia đào tạo, kiểm định chất lƣợng của Hội
đồng Khoa học và đào tạo trƣờng (HĐ KH&ĐT), góp ý của các chuyên gia
ngoài trƣờng. Chuẩn đầu ra đƣợc công bố rộng rãi toàn trƣờng, các cơ quan,
ban ngành, trên wesite của trƣờng, sổ tay sinh viên. Chuẩn đầu ra cùng các
hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình đào tạo đƣợc thông báo, giải thích cho sinh
viên ngay khi nhập học và trong quá trình hỗ trợ sinh viên học tập.
Chuẩn đầu ra cho chƣơng trình đào tạo cao đẳng ngành Điều dƣỡng của
Trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nội đƣợc xây dựng trên Chuẩn năng lực cơ bản của
Điều dƣỡng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1352/QĐ-BYT ngày
21 tháng 4 năm 2012 của Bộ Y tế. Chuẩn đầu ra thể hiện đƣợc rõ 3 lĩnh vực
năng lực chuyên môn cơ bản cần đạt đƣợc: (i) năng lực thực hành chăm sóc;
(ii) năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp; (iii) năng lực thực hành theo
pháp luật đạo đức nghề nghiệp [phụ lục 3]. Trong Chuẩn đầu ra, các nhóm
năng lực nhƣ năng lực quản lý, phát triển nghề nghiệp, đặc biệt năng lực “tự
học và học suốt đời”, “năng lực hoạt động nhóm” sẽ đƣợc hoàn thiện trong
chƣơng trình mới. Các tiêu chuẩn năng lực cần đạt trong chuẩn đầu ra sẽ
quyết định tiêu chuẩn, phƣơng pháp, hình thức lƣợng giá và đến lƣợt lƣợng
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi
Cdytehanoi

More Related Content

What's hot

đề áN phát triển bệnh viện đkkv nam bình thuận giai đoạn 2016 – 2020
đề áN phát triển bệnh viện đkkv nam bình thuận giai đoạn 2016 – 2020đề áN phát triển bệnh viện đkkv nam bình thuận giai đoạn 2016 – 2020
đề áN phát triển bệnh viện đkkv nam bình thuận giai đoạn 2016 – 2020jackjohn45
 
Nhan thuc, thai do va muc do tham gia cac hoat dong cham soc suc khoe tai nha...
Nhan thuc, thai do va muc do tham gia cac hoat dong cham soc suc khoe tai nha...Nhan thuc, thai do va muc do tham gia cac hoat dong cham soc suc khoe tai nha...
Nhan thuc, thai do va muc do tham gia cac hoat dong cham soc suc khoe tai nha...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Đề tài: Quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế, HAY - Gửi miễn phí...
Đề tài: Quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế, HAY - Gửi miễn phí...Đề tài: Quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế, HAY - Gửi miễn phí...
Đề tài: Quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế, HAY - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
GÓP Ý VỀ ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TRONG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ_08/10/2015
GÓP Ý VỀ ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TRONG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ_08/10/2015GÓP Ý VỀ ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TRONG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ_08/10/2015
GÓP Ý VỀ ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TRONG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ_08/10/2015HA VO THI
 
mô hình lồng ghép nguyên tắc y học gia đình nhằm nâng cao năng lực và chất lư...
mô hình lồng ghép nguyên tắc y học gia đình nhằm nâng cao năng lực và chất lư...mô hình lồng ghép nguyên tắc y học gia đình nhằm nâng cao năng lực và chất lư...
mô hình lồng ghép nguyên tắc y học gia đình nhằm nâng cao năng lực và chất lư...Thanh Liem Vo
 

What's hot (6)

đề áN phát triển bệnh viện đkkv nam bình thuận giai đoạn 2016 – 2020
đề áN phát triển bệnh viện đkkv nam bình thuận giai đoạn 2016 – 2020đề áN phát triển bệnh viện đkkv nam bình thuận giai đoạn 2016 – 2020
đề áN phát triển bệnh viện đkkv nam bình thuận giai đoạn 2016 – 2020
 
Nhan thuc, thai do va muc do tham gia cac hoat dong cham soc suc khoe tai nha...
Nhan thuc, thai do va muc do tham gia cac hoat dong cham soc suc khoe tai nha...Nhan thuc, thai do va muc do tham gia cac hoat dong cham soc suc khoe tai nha...
Nhan thuc, thai do va muc do tham gia cac hoat dong cham soc suc khoe tai nha...
 
Luận văn: Chính sách phát triển nhân lực tại Bệnh viện đa khoa
Luận văn: Chính sách phát triển nhân lực tại Bệnh viện đa khoaLuận văn: Chính sách phát triển nhân lực tại Bệnh viện đa khoa
Luận văn: Chính sách phát triển nhân lực tại Bệnh viện đa khoa
 
Đề tài: Quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế, HAY - Gửi miễn phí...
Đề tài: Quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế, HAY - Gửi miễn phí...Đề tài: Quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế, HAY - Gửi miễn phí...
Đề tài: Quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế, HAY - Gửi miễn phí...
 
GÓP Ý VỀ ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TRONG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ_08/10/2015
GÓP Ý VỀ ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TRONG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ_08/10/2015GÓP Ý VỀ ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TRONG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ_08/10/2015
GÓP Ý VỀ ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TRONG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ_08/10/2015
 
mô hình lồng ghép nguyên tắc y học gia đình nhằm nâng cao năng lực và chất lư...
mô hình lồng ghép nguyên tắc y học gia đình nhằm nâng cao năng lực và chất lư...mô hình lồng ghép nguyên tắc y học gia đình nhằm nâng cao năng lực và chất lư...
mô hình lồng ghép nguyên tắc y học gia đình nhằm nâng cao năng lực và chất lư...
 

Similar to Cdytehanoi

Thuc hien chinh sach phat trien nguon nhan luc tu thuc tien benh vien da khoa...
Thuc hien chinh sach phat trien nguon nhan luc tu thuc tien benh vien da khoa...Thuc hien chinh sach phat trien nguon nhan luc tu thuc tien benh vien da khoa...
Thuc hien chinh sach phat trien nguon nhan luc tu thuc tien benh vien da khoa...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN ĐKKV NINH HÒA GIAI ĐOẠN NĂM 2015 - 2020 VÀ TẦM...
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN ĐKKV NINH HÒA GIAI ĐOẠN NĂM 2015 - 2020 VÀ TẦM...QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN ĐKKV NINH HÒA GIAI ĐOẠN NĂM 2015 - 2020 VÀ TẦM...
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN ĐKKV NINH HÒA GIAI ĐOẠN NĂM 2015 - 2020 VÀ TẦM...nataliej4
 
ĐỀ ÁN THÀNH LẬP, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG Y KHOA QUỐC GIA
ĐỀ ÁN THÀNH LẬP, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG Y KHOA QUỐC GIA ĐỀ ÁN THÀNH LẬP, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG Y KHOA QUỐC GIA
ĐỀ ÁN THÀNH LẬP, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG Y KHOA QUỐC GIA nataliej4
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfNuioKila
 
Quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh và chữa bệnh nội trú tại Bệnh viện Quốc ...
Quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh và chữa bệnh nội trú tại Bệnh viện Quốc ...Quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh và chữa bệnh nội trú tại Bệnh viện Quốc ...
Quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh và chữa bệnh nội trú tại Bệnh viện Quốc ...Man_Ebook
 
Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú tại bệnh ...
Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú tại bệnh ...Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú tại bệnh ...
Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú tại bệnh ...hieu anh
 
Thực trạng thực hiện công tác giáo dục sức khoẻ của nhân viên y tế cho người ...
Thực trạng thực hiện công tác giáo dục sức khoẻ của nhân viên y tế cho người ...Thực trạng thực hiện công tác giáo dục sức khoẻ của nhân viên y tế cho người ...
Thực trạng thực hiện công tác giáo dục sức khoẻ của nhân viên y tế cho người ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghien cuu thuc trang nhan thuc, thuc hanh y duc cua dieu duong vien tai benh...
Nghien cuu thuc trang nhan thuc, thuc hanh y duc cua dieu duong vien tai benh...Nghien cuu thuc trang nhan thuc, thuc hanh y duc cua dieu duong vien tai benh...
Nghien cuu thuc trang nhan thuc, thuc hanh y duc cua dieu duong vien tai benh...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Nguyen Khue
 
Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...
Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...
Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

Similar to Cdytehanoi (20)

Thuc hien chinh sach phat trien nguon nhan luc tu thuc tien benh vien da khoa...
Thuc hien chinh sach phat trien nguon nhan luc tu thuc tien benh vien da khoa...Thuc hien chinh sach phat trien nguon nhan luc tu thuc tien benh vien da khoa...
Thuc hien chinh sach phat trien nguon nhan luc tu thuc tien benh vien da khoa...
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN ĐKKV NINH HÒA GIAI ĐOẠN NĂM 2015 - 2020 VÀ TẦM...
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN ĐKKV NINH HÒA GIAI ĐOẠN NĂM 2015 - 2020 VÀ TẦM...QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN ĐKKV NINH HÒA GIAI ĐOẠN NĂM 2015 - 2020 VÀ TẦM...
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN ĐKKV NINH HÒA GIAI ĐOẠN NĂM 2015 - 2020 VÀ TẦM...
 
BÀI MẪU LUẬN VĂN: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân, 9 ĐIỂMBÀI MẪU LUẬN VĂN: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân, 9 ĐIỂM
 
ĐỀ ÁN THÀNH LẬP, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG Y KHOA QUỐC GIA
ĐỀ ÁN THÀNH LẬP, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG Y KHOA QUỐC GIA ĐỀ ÁN THÀNH LẬP, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG Y KHOA QUỐC GIA
ĐỀ ÁN THÀNH LẬP, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG Y KHOA QUỐC GIA
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
 
Quản Lý Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Tại Bệnh Viện E Thành Phố Hà Nội
Quản Lý Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Tại Bệnh Viện E Thành Phố Hà NộiQuản Lý Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Tại Bệnh Viện E Thành Phố Hà Nội
Quản Lý Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Tại Bệnh Viện E Thành Phố Hà Nội
 
Luận văn: Xã hội hóa y tế tại Bệnh viện Bạch Mai, HOT
Luận văn: Xã hội hóa y tế tại Bệnh viện Bạch Mai, HOTLuận văn: Xã hội hóa y tế tại Bệnh viện Bạch Mai, HOT
Luận văn: Xã hội hóa y tế tại Bệnh viện Bạch Mai, HOT
 
Quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh và chữa bệnh nội trú tại Bệnh viện Quốc ...
Quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh và chữa bệnh nội trú tại Bệnh viện Quốc ...Quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh và chữa bệnh nội trú tại Bệnh viện Quốc ...
Quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh và chữa bệnh nội trú tại Bệnh viện Quốc ...
 
Luận văn: Chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y Dược
Luận văn: Chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y DượcLuận văn: Chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y Dược
Luận văn: Chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y Dược
 
Đề tài: Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y Dược
Đề tài: Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y DượcĐề tài: Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y Dược
Đề tài: Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y Dược
 
Luận văn: Phát triển chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng, HAY!
Luận văn: Phát triển chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng, HAY!Luận văn: Phát triển chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng, HAY!
Luận văn: Phát triển chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng, HAY!
 
Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú tại bệnh ...
Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú tại bệnh ...Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú tại bệnh ...
Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú tại bệnh ...
 
Thực trạng thực hiện công tác giáo dục sức khoẻ của nhân viên y tế cho người ...
Thực trạng thực hiện công tác giáo dục sức khoẻ của nhân viên y tế cho người ...Thực trạng thực hiện công tác giáo dục sức khoẻ của nhân viên y tế cho người ...
Thực trạng thực hiện công tác giáo dục sức khoẻ của nhân viên y tế cho người ...
 
Xã hội hóa y tế tại Bệnh viện Bạch Mai
Xã hội hóa y tế tại Bệnh viện Bạch MaiXã hội hóa y tế tại Bệnh viện Bạch Mai
Xã hội hóa y tế tại Bệnh viện Bạch Mai
 
Nghien cuu thuc trang nhan thuc, thuc hanh y duc cua dieu duong vien tai benh...
Nghien cuu thuc trang nhan thuc, thuc hanh y duc cua dieu duong vien tai benh...Nghien cuu thuc trang nhan thuc, thuc hanh y duc cua dieu duong vien tai benh...
Nghien cuu thuc trang nhan thuc, thuc hanh y duc cua dieu duong vien tai benh...
 
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú
 
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
 
Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...
Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...
Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...
 
Luận văn thạc sĩ chính sách công - Xã hội hóa y tế tại Bệnh viện Bạch Mai.doc
Luận văn thạc sĩ chính sách công - Xã hội hóa y tế tại Bệnh viện Bạch Mai.docLuận văn thạc sĩ chính sách công - Xã hội hóa y tế tại Bệnh viện Bạch Mai.doc
Luận văn thạc sĩ chính sách công - Xã hội hóa y tế tại Bệnh viện Bạch Mai.doc
 

Recently uploaded

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

Cdytehanoi

  • 1. 1 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NỘI VĂN KIỆN DỰ ÁN ĐỔI MỚI CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG ĐIỀU DƢỠNG DỰA TRÊN NĂNG LỰC THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP THUỘC TIỂU HỢP PHẦN 1.2 CỦA DỰ ÁN “GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ” Đƣợc phê quyệt kèm theo quyết định số /QĐ-BYT ngày tháng năm của Bộ trƣởng Bộ Y tế Tháng 6/2016
  • 2. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2 THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN 4 BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN 5 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT NHÀ TÀI TRỢ NƢỚC NGOÀI 31 MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN 35 MÔ TẢ DỰ ÁN 37 ĐỐI TƢỢNG THỤ HƢỞNG 72 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN, GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN 74 TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN 80 TỔNG VỐN DỰ ÁN 90 ĐIỀU KIỆN RÀNG BUỘC VỀ SỬ DỤNG VỐN ODA, VỐN VAY ƢU ĐÃI 92 CƠ CHẾ TÀI CHÍNH TRONG NƢỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN 93 CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN TRƢỚC 94 TÍNH BỀN VỮNG CỦA DỰ ÁN 95 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Cam kết của nhà trƣờng 99 Phụ lục 2: Chƣơng trình đào tạo hiện tại 100 Phụ lục 3: Chuẩn đầu ra 108 Phụ lục 4: Khung chƣơng trình đào tạo mới 112 Phụ lục 5: Sơ đồ quản lý chƣơng trình đổi mới 135 Phụ lục 6: Kế hoạch hoạt động chi tiết năm 2016, 2017 138 Phụ lục 7: Danh mục các gói mua sắm thiết bị, tƣ vấn 145 Phụ lục 7a: Danh mục thiết bị 146 Phụ lục 7b: Danh mục đề xuất tƣ vấn 148 Phụ lục 8: Kinh phí chi tiết đề xuất (Tổng hợp ngân sách cho từng hoạt động trong 5 năm) 149 Phụ lục 8a: Kinh phí chi tiết cho từng hoạt động (Tổng hợp ngân sách cho từng cấu phần trong 5 năm) 151 Phụ lục 9: Danh mục tài liệu trích dẫn 157 Phụ lục 10: Báo cáo tự đánh giá 158
  • 3. 1 DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Bảng 1. Mục tiêu, hoạt động và kết quả/chỉ số đầu ra 39 Bảng 2. Kế hoạch thực hiện tổng thể 75 Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức Ban quản lý dự án 81
  • 4. 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt AP Atlantic Philanthropies Tổ chức AP ASEAN Association of South East Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CĐYTHN Hanoi Medical College Trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nội CPMU/BQLDA TW Central Project Management Unit Ban Quản lý dự án trung ƣơng CSN Competency Standards for Vietnam Nurses Tiêu chuẩn năng lực cơ bản của điều dƣỡng Việt Nam CTĐM Chƣơng trình đổi mới CTĐT Chƣơng trình đào tạo Dự án AP –QUT Building capacity for nurse education in Vietnam 2009 – 2012 Dự án nâng cao năng lực đào tạo điều dƣỡng Việt Nam GOVN Government of Vietnam Chính phủ Việt Nam HĐ KH&ĐT Hội đồng Khoa học và đào tạo HPET Health Professionals Education and Training for Health System Reform Project Dự án Giáo dục và Đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế KHCB Khoa học cơ bản KN Kỹ năng KT Kiến thức MCQ Multiple Choice Questions Câu hỏi có nhiều lựa chọn MOET (Bộ GD&ĐT) Ministry of Education and Training Bộ Giáo dục và Đào tạo MOH Ministry of Health Bộ Y tế MRA Asean Mutual Recognition Arrangement of Nursing Service Hiệp định khung Asean về dịch vụ Điều dƣỡng
  • 5. 3 NQ Nghị quyết OSCE Objective Structure Clinical Examination Thi lâm sàng theo cấu trúc khách quan QĐ Quyết định QUT Queensland University of Technology Trƣờng đại học công nghệ Queensland SMS Strengthening Capacity of Teaching for Medical Schools Project Dự án nâng cao năng lực giảng dạy điều dƣỡng các trƣờng cao đẳng và trung cấp y SOE Standard Oral Examination Thi vấn đáp chuẩn TTg Thủ tƣớng TW Trung ƣơng WB World Bank Ngân hàng Thế giới WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới WPSEAR Western Pacific South East Asia Region khu vực Tây Thái Bình Dƣơng và Đông Nam Á YHCS Y học cơ sở
  • 6. 4 I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN 1. Tên dự án: Đổi mới chƣơng trình đào tạo Điều dƣỡng dựa trên năng lực thực hành nghề nghiệp thuộc tiểu hợp phần 1.2 của dự án “Giáo dục và Đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế” (HPET). 2. Mã ngành dự án: 86 3. Nhà tài trợ, đồng tài trợ nƣớc ngoài: Ngân hàng thế giới (The World Bank). 4. Tên và địa chỉ liên lạc của cơ quan chủ quản và chủ dự án: - Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Địa chỉ liên hệ: 12 phố Lê Lai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 04. 8253536 Fax: 04. 8243126 - Chủ dự án: Trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nội. Địa chỉ: 35 phố Đoàn Thị Điểm, phƣờng Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội. Số điện thoại: (84) 04. 373 26303/04. 384 52814 -221.241 Fax: (84) 04. 3732 2556 5. Thời gian dự kiến thực hiện dự án: Từ khi đƣợc phê duyệt theo quyết định đến 5/2020. 6. Địa điểm thực hiện dự án: Trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nội, 35 phố Đoàn Thị Điểm, phƣờng Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội.
  • 7. 5 II. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN
  • 8. 6 1. Giới thiệu tóm tắt về Dự án HPET Dự án “Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế” (viết tắt là Dự án HPET) do Bộ Y tế là cơ quan chủ quản đƣợc triển khai tại 28 trƣờng đại học, cao đẳng và khoa Điều dƣỡng. Các hoạt động can thiệp của dự án sẽ đƣợc triển khai tại 15 tỉnh và 62 huyện nghèo. Mục tiêu chung của Dự án là “Nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo nhân lực y tế, quản lý y tế và tăng cƣờng năng lực chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến y tế cơ sở”. Dự án bao gồm 4 hợp phần: (i) Cải thiện toàn diện chất lƣợng giáo dục nhân lực y tế đối với một số chƣơng trình giáo dục nhân lực y tế trọng tâm; (ii) Nâng cao năng lực quản lý y tế và quản lý, sử dụng nhân lực y tế; (iii) Nâng cao năng lực y tế cơ sở nhằm cải thiện hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu; (iv) Quản lý dự án. 2. Bối cảnh và sự cần thiết của dự án 2.1. Sự phù hợp và các đóng góp của dự án vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, quy hoạch phát triển ngành, vùng và địa phương Chuyên ngành Điều dƣỡng đã và đang phát triển thành một ngành học đa khoa, có nhiều chuyên khoa sau đại học và song hành phát triển với các chuyên ngành Y, Dƣợc, Y tế Công cộng trong Ngành y tế. Nghề điều dƣỡng đã phát triển thành một ngành dịch vụ công cộng thiết yếu, cần cho mọi ngƣời, mọi gia đình. Nhu cầu về dịch vụ chăm sóc có chất lƣợng ngày càng gia tăng ở mọi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển Sự gia tăng dân số già làm tăng nhu cầu chăm sóc điều dƣỡng tại nhà và tại các cơ sở y tế. Trình độ điều dƣỡng viên xu thế cao đẳng và đại học hóa đang trở thành yêu cầu tối thiểu để đƣợc đăng ký hành nghề và đƣợc công nhận là điều dƣỡng chuyên nghiệp giữa các quốc gia khu vực Asean (Association of South East Asian Nations) và trên toàn thế giới. Di cƣ điều dƣỡng đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu.
  • 9. 7 Năm 2004 tại Kuala Lumpur, các cơ quan đăng ký điều dƣỡng và các lãnh đạo điều dƣỡng trong khu vực Tây Thái Bình Dƣơng và Đông Nam Á của Tổ chức Y tế Thế giới (WPSEAR - Western Pacific South East Asia Region) đã thông qua các tiêu chuẩn năng lực chung cho điều dƣỡng. Tháng 12 năm 2006 các Bộ trƣởng Thƣơng mại của các quốc gia trong khu vực Đông nam Á đã ký kết Hiệp định khung Asean về Dịch vụ Điều dƣỡng (MRA - Asean Mutual Recognition Arrangement of Nursing Service) [8]. Năm 2009, thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về ngƣời hành nghề y giữa các nƣớc Asean đã đƣợc ký trong đó có Việt Nam [9]. Các yêu cầu trong thỏa thuận này là điều dƣỡng viên sẽ đƣợc chuẩn bị để đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên nghiệp và cấp giấy phép trong khu vực Asean. Thỏa thuận này đặt ra các yêu cầu cần có các tiêu chuẩn giáo dục và năng lực dự kiến của các điều dƣỡng viên chuyên nghiệp và đòi hỏi mỗi quốc gia phải cấp giấy phép cho điều dƣỡng viên và giám sát năng lực của họ trong thực hành. Sự phát triển không đồng đều và đa dạng của ngành Điều dƣỡng trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế tất yếu sẽ dẫn đến nhu cầu chuẩn hóa hệ thống đào tạo, chuẩn hóa trình độ điều dƣỡng viên để tạo điều kiện cho việc di chuyển điều dƣỡng và sự công nhận lẫn nhau về trình độ điều dƣỡng giữa các nƣớc khu vực Asean. Tại Việt Nam, đƣợc sự quan tâm của Bộ Y tế, ngành Điều dƣỡng của Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng. Chất lƣợng chăm sóc ngƣời bệnh đã có nhiều chuyển biến rõ rệt thông qua việc đổi mới các mô hình phân công chăm sóc, tổ chức chăm sóc ngƣời bệnh toàn diện, chuẩn hoá các kỹ thuật điều dƣỡng. Vai trò và vị thế nghề nghiệp của Điều dƣỡng viên đã có những thay đổi cơ bản. Tuy nhiên, ngành điều dƣỡng đang đứng trƣớc nhiều thách thức của sự phát triển: thiếu đội ngũ giáo viên và thiếu chuyên gia đầu ngành về Điều dƣỡng. Theo tóm tắt số liệu thống kê 2013 của Bộ Y tế, cả nƣớc có hơn 96.689 điều dƣỡng, chiếm 45% nhân lực chuyên môn của ngành y tế [3]. Tỷ lệ Điều
  • 10. 8 dƣỡng/ bác sỹ là 1,4/1,0 vẫn còn thấp so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là 3,5. Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực y tế, đến năm 2020 Việt Nam dự kiến cần khoảng 220.000 điều dƣỡng viên [4], [5]. Nhƣ vậy còn thiếu nhiều điều dƣỡng trong các cơ sở khám chữa bệnh. Năm 2012, Bộ Y tế ban hành Bộ Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dƣỡng Việt Nam để các cơ sở đào tạo, sử dụng điều dƣỡng nghiên cứu áp dụng và để thông tin cho các nƣớc trong khu vực và thế giới về chuẩn năng lực điều dƣỡng Việt Nam [2]. Kế hoạch đƣợc đƣa ra để Việt Nam đáp ứng các yêu cầu của Hiệp định Dịch vụ lẫn nhau nhằm gi p các điều dƣỡng viên có thể đƣợc giáo dục tốt, đáp ứng các tiêu chuẩn do khu vực và quốc tế đề ra. Đại hội Đảng lần thứ XI đã xác định một trong các định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội là nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo, trong đó nhấn mạnh việc “Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học…” (Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, sau đây gọi tắt là Nghị quyết 29). Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10 tháng 1 năm 2013 về Phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đƣa ra mục tiêu: “Phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lƣợng và chất lƣợng; tăng cƣờng nhân lực y tế cho khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và một số chuyên khoa; chú trọng phát triển nhân lực y tế có trình độ cao”. Giải pháp để đạt đƣợc mục tiêu này là: “Nâng cấp các cơ sở đào tạo cán bộ y tế, nâng cao chất lƣợng giảng viên, đổi mới chƣơng trình, tài liệu và phƣơng pháp giảng dạy, bảo đảm đủ cán bộ y tế và cơ cấu hợp lý cho các vùng và các lĩnh vực y tế” [7]
  • 11. 9 Năm 2013, Bộ Y tế ban hành Chƣơng trình hành động quốc gia về tăng cƣờng công tác điều dƣỡng, hộ sinh giai đoạn từ nay đến năm 2020 [5]. Theo đó, điều dƣỡng viên khi tốt nghiệp phải đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn năng lực thực hành nghề nghiệp và phải có giấy phép hành nghề. Song song với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2014 cũng ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng chƣơng trình đào tạo điều dƣỡng trình độ đại học, cao đẳng [1]. Năm 2015, Thông tƣ liên tịch của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ số 26/2015/TTLT-BYT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dƣỡng, hộ sinh và kỹ thuật y [6]. Trong đó quy định rõ phân hạng chức danh, nghề nghiệp điều dƣỡng với các tiêu chuẩn dựa theo Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dƣỡng Việt Nam. Điều này cho thấy sự cấp thiết của việc hoàn chỉnh và phát triển chƣơng trình đào tạo nhằm nâng cao năng lực chăm sóc toàn diện của điều dƣỡng. Đích hƣớng tới của chƣơng trình đào tạo là sinh viên ngành điều dƣỡng khi tốt nghiệp phải đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn năng lực cơ bản của ngƣời điều dƣỡng Việt Nam. Trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nội (CĐYTHN/HMC) có một đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm với 10 khoá đào tạo cao đẳng điều dƣỡng và hơn 40 năm đào tạo trung cấp điều dƣỡng. Cơ sở vật chất của Nhà trƣờng tƣơng đối đầy đủ, cơ sở thực hành lâm sàng phong phú và thuận tiện cho sinh viên. Sứ mệnh của của trƣờng CĐYTHN là “Cung cấp một cách đầy đủ cho học sinh – sinh viên những chương trình giáo dục giúp họ phát triển năng lực thực hành cũng như năng lực nhận thức về văn hoá, chính trị và chuyên môn. Học sinh – sinh viên sau khi tốt nghiệp, có thể suy nghĩ chín chắn, giao tiếp có hiệu quả và sở hữu kiến thức đầy đủ về các chuyên ngành được đào tạo, về tình trạng sức khoẻ, kỹ năng chăm sóc, điều dưỡng cho từng cá nhân, nhóm người, cộng đồng trong một thế giới và xã hội luôn thay đổi”. Tầm nhìn và Chiến lƣợc phát triển đến năm 2020, nhà trƣờng phấn đấu xây dựng trƣờng CĐYTHN trở thành một trƣờng đại học Y - Dƣợc đa ngành, đào tạo cho Hà Nội và cả nƣớc
  • 12. 10 các cán bộ y tế có đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ đề hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân ở mọi nơi, trong một môi trƣờng cạnh tranh. Với sứ mệnh và tầm nhìn đó, Ban giám hiệu nhà trƣờng cùng toàn thể cán bộ, giảng viên nhận thức sâu sắc sự đòi hỏi việc cải cách chƣơng trình đào tạo nhằm đáp ứng với các yêu cầu thực tế, đặc biệt là yêu cầu hội nhập. Nắm bắt những vấn đề trên, đặt mình vào nhiệm vụ thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam nói chung, của thành phố Hà Nội nói riêng; chiến lƣợc phát triển của Ngành Y tế và Ngành Giáo dục, Trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nội xây dựng dự án “Đổi mới chương trình đào tạo Điều dưỡng dựa trên năng lực thực hành nghề nghiệp thuộc tiểu hợp phần 1.2 của dự án Giáo dục và Đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế (HPET)”. 2.2. Mối quan hệ với các chương trình, dự án khác nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề có liên quan của chương trình, dự án Để thực hiện Tầm nhìn và chiến lƣợc phát triển, Nhà trƣờng đã thực hiện một số dự án nâng cấp chất lƣợng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Từ năm 2009 – 2012, Tổ chức Atlantic Philanthropies (AP) và Trƣờng Đại học Công Nghệ Queensland (QUT- Queensland University of Technology) đã đóng góp vào quá trình phát triển ngành điều dƣỡng thông qua việc tài trợ cho Dự án “Chiến lược phát triển điều dưỡng thông qua giáo dục điều dưỡng tại Việt Nam thuộc chương trình dự án điều dưỡng tại Việt Nam”. Trƣờng CĐYTHN đã tham gia dự án QUT từ giai đoạn 1 với các kết quả thu đƣợc rất ý nghĩa. CĐYTHN đã chỉnh sửa chƣơng trình đào tạo (CTĐT) Điều dƣỡng 3 năm theo hƣớng giảng dạy theo năng lực ở một số học phần. Từ 2013, Nhà trƣờng giảng dạy học phần Điều dƣỡng cơ sở 1,2 cho cao đẳng điều dƣỡng 3 năm với giáo trình Kỹ năng thực hành điều dƣỡng tài trợ bởi Dự án nâng cao năng lực giảng dạy các trƣờng cao đẳng và trung cấp y tế (SMS). Đội ngũ giảng viên đã có thay đổi rõ rệt về nhận thức và phƣơng pháp
  • 13. 11 giảng dạy tích cực dựa trên năng lực, lấy sinh viên làm trung tâm. Cơ sở vật chất đƣợc cải thiện đáp ứng một phần yêu cầu giảng dạy mới. Đặc biệt trƣờng phát triển đƣợc hệ thống cơ sở thực hành chuyên môn mạnh bao gồm các bệnh viện tuyến trung ƣơng và địa phƣơng, trung tâm y tế. Một số giảng viên thỉnh giảng đã đƣợc tập huấn và phối hợp có hiệu quả với giảng viên cơ hữu trong giảng dạy lâm sàng dựa trên năng lực. Tuy nhiên, đánh giá hiệu quả của dự án QUT cũng cho thấy còn nhiều mặt tồn tại mà Nhà trƣờng cần phải khắc phục, điều chỉnh. Trong đó hạn chế lớn nhất chính là Chuẩn năng lực Điều dƣỡng cơ bản Việt Nam chƣa đƣợc áp dụng một cách hệ thống và toàn diện từ chuẩn đầu ra, chƣơng trình đào tạo, phƣơng pháp dạy và học, phƣơng pháp và hình thức lƣợng giá, hệ thống kiểm định chất lƣợng. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị còn thiếu thốn, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của việc dạy và học theo năng lực (báo cáo tự đánh giá – phụ lục 10). Hai dự án QUT và HPET cùng hƣớng đến mục tiêu chung về đào tạo điều dƣỡng tại Việt Nam nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và theo đ ng chủ trƣơng của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo dựa trên năng lực. Việc kế thừa các kết quả của dự án QUT nhƣ tận dụng nguồn nhân lực, tài liệu, cơ sở vật chất, tƣ vấn quốc tế của QUT. Từ đó triển khai rộng rãi ở tất cả các bộ môn và cơ sở lâm sàng là cần thiết nhằm tránh trùng lặp giữa hai dự án, hơn nữa từ đó tập trung mở rộng, duy trì việc triển khai chƣơng trình đào tạo dựa trên năng lực. Vì vậy, trƣờng tận dụng kết quả đã đạt đƣợc từ dự án QUT – SMS đồng thời xây dựng Dự án “Đổi mới chƣơng trình đào tạo Điều dƣỡng dựa trên năng lực thực hành nghề nghiệp” để tiếp tục phát triển và hoàn thiện chƣơng trình đào tạo điều dƣỡng theo năng lực để thực hiện chiến lƣợc phát triển chung của nhà trƣờng. 3. Sự cần thiết của dự án 3.1. Báo cáo tự đánh giá của trường 3.1.1. Tóm tắt sơ lược
  • 14. 12 Chƣơng trình đào tạo Cao đẳng ngành Điều dƣỡng hiện nay của Trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nội đƣợc xây dựng dựa trên chƣơng trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2010, theo học chế niên chế. Nhà trƣờng đã có 2 lần điều chỉnh chƣơng trình đào tạo cho phù hợp hơn với yêu cầu đổi mới trong nƣớc và khu vực hiện nay, đặc biệt là từ khi Bộ Y tế ban hành Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dƣỡng Việt Nam. Tuy nhiên, qua tự đánh giá định kì, Nhà trƣờng vẫn tự thấy còn cần phải tiếp tục chỉnh sửa. Tồn tại lớn nhất của chƣơng trình này là nội dung, kế hoạch tổ chức và phƣơng pháp dạy và học thể hiện sự liên kết lỏng lẻo giữa kiến thức và thực hành nhằm tiến tới mục tiêu là các năng lực nghề nghiệp và chƣa xây dựng đƣợc chuẩn đầu ra theo tiêu chuẩn năng lực cơ bản của điều dƣỡng Việt Nam. Theo kế hoạch hoạt động của Nhà trƣờng, năm 2016 Nhà trƣờng tiến hành chỉnh sửa lần 3 chƣơng trình đào tạo với quyết tâm đạt chuẩn đầu ra cho sinh viên đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn năng lực cơ bản của Điều dƣỡng trong nƣớc. Dự án HPET là cơ hội gi p Nhà trƣờng thuận lợi hơn trong việc hoàn thành kế hoạch này. Mục tiêu chính của dự án là đổi mới chƣơng trình đào tạo cao đẳng điều dƣỡng dựa trên năng lực với những hoạt động chính là: (1) năm 2016 xây dựng chuẩn đầu ra theo chuẩn năng lực điều dƣỡng Việt Nam; (2) xây dựng chƣơng trình đào tạo mới dựa trên năng lực trong năm 2017; (3) từ năm 2017, nhà trƣờng sẽ phát triển chiến lƣợc dạy và học theo chuẩn năng lực; xây dựng chiến lƣợc lƣợng giá theo năng lực; phát triển hệ thống quản lý, giám sát, đảm bảo chất lƣợng theo năng lực; (4) đến năm 2020, sẽ tiến hành đánh giá kết quả dự án và báo cáo tổng kết, điều chỉnh và triển khai đào tạo liên tục. 3.1.2. Tóm tắt kế hoạch chiến lược của nhà trường trong đổi mới chương trình đào tạo Trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nội đƣợc thành lập ngày 10/04/2006 theo Quyết định số 1796/QĐ – BGD&ĐT của Bộ giáo dục và Đào tạo, trên cơ sở Trƣờng Trung cấp Y tế Hà Nội. Trƣờng có bề dày lịch sử 50 năm xây dựng và
  • 15. 13 phát triển. Hiện tại với đội ngũ giảng viên cơ hữu là 129 giảng viên gồm: 01 PGS; 06 Tiến sỹ; 60 Thạc sỹ; 62 Đại học và hơn 60 giảng viên kiêm nhiệm tại bệnh viện tuyến Trung ƣơng và Hà Nội có trình độ chuyên môn, khả năng thực hành tay nghề cao để phối hợp với nhà trƣờng trong công tác đào tạo học sinh – sinh viên. Ý thức cao đƣợc vai trò của việc đổi mới chƣơng trình đào tạo đối với chất lƣợng nguồn nhân lực y tế, trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nội trong thời gian vừa qua đã không ngừng học tập, cập nhật và thay đổi thƣờng xuyên chƣơng trình đào tạo Cao đẳng điều dƣỡng để kịp thời đáp ứng đƣợc nhu cầu xã hội ngày càng cao trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Chƣơng trình Đào đạo tạo điều dƣỡng của trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nội đƣợc xây dựng dựa trên chƣơng trình khung của bộ Giáo dục và Đạo tạo vào năm 2010. Nhà trƣờng đã tiến hành rà soát toàn diện và chỉnh sửa vào năm 2012 và năm 2014 theo hƣớng giảng dạy dựa trên năng lực. Đề cƣơng chi tiết của một số môn học đƣợc xây dựng theo hƣớng tích hợp đa chiều. Sự tham gia của chuyên gia đến từ các bệnh viện trong hội đồng Khoa học và đào tạo (HĐ KH&ĐT) làm cho chƣơng trình giảng dạy của trƣờng rất gần với thực tế nghề nghiệp. Giai đoạn 2008 – 2012, trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nội đã tham gia dự án QUT về “Chiến lược phát triển điều dưỡng thông qua giáo dục điều dưỡng tại Việt Nam thuộc chương trình dự án điều dưỡng tại Việt Nam”. Các giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng đã đƣợc tập huấn về phƣơng pháp giảng dạy theo năng lực, cơ sở vật chất đƣợc nâng cấp phù hợp. Với mục tiêu duy trì và triển khai có hiệu quả phƣơng pháp giảng dạy dựa trên năng lực mà dự án QUT đã hỗ trợ, nhà trƣờng thƣờng xuyên tổ chức các cuộc hội thảo về giảng dạy dựa trên năng lực, đối tƣợng tham dự bao gồm cả giảng viên cơ hữu lẫn giảng viên kiêm nhiệm tại các bệnh viện. Dù có rất nhiều nỗ lực để cải tiến chất lƣợng đào tạo y khoa, nhƣng chƣơng trình giảng dạy hiện nay vẫn còn một số điểm yếu. Bản báo cáo tự
  • 16. 14 đánh giá năm 2015 thống nhất: (1) chƣơng trình giảng dạy còn ngh o nàn với nội dung hạn chế và thiếu tính tích hợp, lồng ghép; (2) nội dung học tiền lâm sàng phần lớn dựa vào các quan niệm truyền thống về dạy và học theo sách giáo khoa; (3) phƣơng pháp sƣ phạm đƣợc sử dụng hầu nhƣ là các bài giảng theo nhóm lớn và giảng dạy/học tập theo cách lấy giảng viên làm trung tâm, không khuyến khích các sinh viên học tập một cách chủ động; (4) đánh giá sinh viên nặng về kiến thức lý thuyết, đánh giá thực hành mới dừng ở kỹ năng, chƣa đánh giá năng lực. Điều này tiếp tục nhấn mạnh sự cần thiết phải cải cách chƣơng trình giảng dạy toàn diện để đáp ứng với sứ mệnh mới và kế hoạch chiến lƣợc của trƣờng. Đổi mới chƣơng trình đào tạo điều dƣỡng theo hƣớng tiếp cận dựa trên năng lực là dự án trọng điểm của trƣờng trong giai đoạn phát triển 2015 – 2020. Việc đƣợc tham gia “Phát triển chương trình đào tạo điều dưỡng dựa trên năng lực” thuộc dự án “Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế” của Bộ Y tế là một cơ hội tốt để trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nội thực hiện thành công chiến lƣợc của nhà trƣờng trong thời gian tới. Mục tiêu tổng thể của dự án là cải cách và tăng cƣờng chất lƣợng đối với chƣơng trình đào tạo điều dƣỡng theo hƣớng chuẩn năng lực nghề nghiệp thông qua một cuộc cải cách chƣơng trình toàn diện nhằm đào tạo đội ngũ điều dƣỡng thế kỷ 21 với ý thức cung cấp dịch vụ chăm sóc, phòng bệnh phù hợp và hiệu quả cho ngƣời dân. Việc tham gia dự án sẽ góp phần gi p trƣờng CĐYTHN vƣợt qua những thách thức đang đối diện. Trong dự án này, chƣơng trình đào tạo điều dƣỡng hiện tại sẽ đƣợc thiết kế lại hƣớng tới một chƣơng trình đào tạo dựa trên năng lực. Thông qua một chƣơng trình giảng dạy tích hợp, tập trung vào thực hành và kết quả đầu ra (chuẩn năng lực), chƣơng trình giảng dạy mới sẽ củng cố khả năng của sinh viên trong ứng dụng kiến thức, giải quyết vấn đề, năng lực lâm sàng, giao tiếp, mối quan hệ giữa các cá nhân, hành vi chuyên nghiệp, làm việc theo nhóm đa ngành và học tập suốt đời. Nhà trƣờng sẽ xây dựng
  • 17. 15 một chƣơng trình giám sát chất lƣợng toàn diện và liên tục để theo dõi quá trình cải cách và các kết quả đã đạt đƣợc, cũng nhƣ thiết lập một cơ sở dữ liệu cần thiết cho việc tự đánh giá trong tƣơng lai. Điều này sẽ cho phép nhà Trƣờng tiếp cận các tiêu chuẩn và tiêu chí do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra cũng nhƣ các tiêu chí kiểm định quốc tế trong tƣơng lai. 3.1.3. Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo 3.1.3.1. Tiêu chuẩn 1: Sứ mệnh và tầm nhìn Sứ mệnh của trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nội đƣợc ban hành tại Quyết định số 613/QĐ-CĐYT-TCHC ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Hiệu trƣởng trƣờng Cao đẳng y tế Hà Nội. Với sứ mệnh là “tuân theo sứ mệnh của ngành giáo dục đào tạo và ngành y tế Việt Nam. Sứ mệnh đó là cung cấp một cách đầy đủ cho học sinh – sinh viên những chƣơng trình giáo dục giúp họ phát triển năng lực thực hành cũng nhƣ năng lực nhận thức về văn hoá, chính trị và chuyên môn. Học sinh – sinh viên sau khi tốt nghiệp, có thể suy nghĩ chín chắn, giao tiếp có hiệu quả và sở hữu kiến thức đầy đủ về các chuyên ngành đƣợc đào tạo, về tình trạng sức khoẻ, kỹ năng chăm sóc, điều dƣỡng cho từng cá nhân, nhóm ngƣời, cộng đồng trong một thế giới và xã hội luôn thay đổi” [H2.01.01]; Cùng với Sứ mệnh, Nhà trƣờng cũng xác định Tầm nhìn 2020 “Phấn đấu xây dựng Trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nội trở thành Đại học Y - Dƣợc đa ngành, đào tạo cho Hà Nội và cả nƣớc các cán bộ y tế có đủ kiến thức và kỹ năng đề hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân ở mọi nơi, trong một môi trƣờng cạnh tranh” [H2.01.01]. Điểm mạnh: Nhà trƣờng đã ban hành đƣợc sứ mệnh, phù hợp với yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với định hƣớng phát triển của Nhà trƣờng cũng nhƣ gắn với chiến lƣợc phát triển ngành Y tế Hà Nội nói riêng và hệ thống Y tế Việt Nam nói chung. Sứ mệnh Nhà trƣờng phù hợp với nhu cầu sức khỏe của cộng đồng, nhu cầu của hệ thống y tế và các khía cạnh khác của
  • 18. 16 trách nhiệm giải trình xã hội. Sứ mệnh và tầm nhìn cũng nêu rõ Nhà trƣờng cam kết không ngừng phát triển, điều chỉnh để cung cấp một chƣơng trình đào tạo đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội không ngừng thay đổi. Tồn tại: Sứ mệnh và tầm nhìn chƣa nhấn mạnh cam kết đào tạo những nhân viên y tế đáp ứng đƣợc “chuẩn năng lực quốc gia và khu vực”. Trong Sứ mệnh và Tầm nhìn cũng chƣa khẳng định đào tạo nhân viên y tế có cam kết học tập suốt đời và nghiên cứu khoa học để phát triển năng lực. 3.1.3.2. Tiêu chuẩn 2: Chương trình đào tạo dựa trên năng lực Chƣơng trình đào tạo ngành Điều dƣỡng của trƣờng đƣợc xây dựng căn cứ theo chƣơng trình khung ban hành k m Quyết định số 11/2010/TT- BDGĐT ngày 23 tháng 3 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo [H2.02.01]. Từ đó đến nay chƣơng trình đã qua 2 lần định kỳ rà soát, điều chỉnh, bổ sung theo hƣớng cải tiến và nâng cao chất lƣợng [H2.02.02]. Trong chƣơng trình đào tạo, Nhà trƣờng quy định rõ thời lƣợng đào tạo toàn khóa là 160 đơn vị học trình (chƣa tính học phần Giáo dục quốc phòng – an ninh và Giáo dục thể chất), thời lƣợng cho các khối kiến thức giáo dục đại cƣơng 40 đơn vị học trình, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành 85 đơn vị học trình, kiến thức bổ trợ đặc thù: 30 đơn vị học trình [phụ lục 2]. Trƣờng cũng đã ban hành chuẩn đầu ra cho ngành Điều dƣỡng bậc cao đẳng [H2.01.02]. Điểm mạnh: - Mục tiêu: + Chƣơng trình đào tạo có mục tiêu rõ ràng, khái quát cả chƣơng trình và cụ thể cho từng học phần và nhất quán giữa mục tiêu của chƣơng trình, mục tiêu của từng học phần và mục tiêu của từng bài học. Mục tiêu học tập thể hiện mục tiêu về thái độ, kiến thức, kỹ năng mà ngƣời học cần có sau khi hoàn thành khóa học, đáp ứng các quy định hiện hành của Luật giáo dục đại học; + Đƣợc công bố rộng rãi;
  • 19. 17 + Chƣơng trình thƣờng xuyên đƣợc rà soát, điều chỉnh, bổ sung, cập nhật phù hợp với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mới, với các quy định của nhà nƣớc và nhu cầu ngƣời học; - Chuẩn đầu ra: + Nhà trƣờng có ban hành Chuẩn đầu ra cho sinh viên với các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; + Chuẩn đầu ra có tham khảo Chuẩn năng lực cơ bản của điều dƣỡng Việt Nam do Bộ Y tế ban hành và Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dƣỡng viên do Hội Điều dƣỡng Việt Nam ban hành; + Nội dung chuẩn đầu ra đáp ứng đƣợc về kiến thức, kỹ năng tối thiểu trong yêu cầu sử dụng điều dƣỡng; + Nội dung chuẩn đầu ra gắn với mục tiêu, sứ mệnh của Nhà trƣờng, phù hợp với thực tiễn địa phƣơng và yêu cầu của ngành; - Chương trình đào tạo: + Chƣơng trình đào tạo đƣợc xây dựng đáp ứng các yêu cầu của quốc gia và hƣớng tới hội nhập quốc tế nhƣ: đáp ứng phần lớn các yêu cầu chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, quản lý và pháp luật trong lĩnh vực điều dƣỡng; đáp ứng nhu cầu chăm sóc thông thƣờng của ngƣời bệnh, gia đình ngƣời bệnh và cộng đồng; xây dựng gắn liền với chiến lƣợc phát triển nhân lực, các chính sách y tế của quốc gia; + Điểm mạnh nhất của chƣơng trình đào tạo bao gồm những vấn đề cốt lõi về kiến thức, kỹ năng và thái độ trong thực hành nghề nghiệp điều dƣỡng. Các nội dung khoa học y học cơ sở đƣợc đƣa vào chƣơng trình giảng dạy nhằm giúp sinh viên nắm đƣợc kiến thức, các phƣơng pháp khoa học căn bản để tiếp thu và áp dụng khoa học lâm sàng. Chƣơng trình đào tạo bao gồm các học phần chăm sóc trẻ em đến ngƣời lớn các chuyên ngành nội, ngoại, chuyên khoa, …thể hiện đƣợc việc chăm sóc con ngƣời trong suốt cuộc đời. Nội dung chƣơng trình cũng đề cập đến các vấn đề ƣu tiên chăm sóc sức khỏe của quốc gia và khu vực nhƣ các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu, tiêm chủng mở
  • 20. 18 rộng, chƣơng trình phòng chống suy dinh dƣỡng, tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, vấn đề các bệnh dịch truyền nhiễm, chƣơng trình phòng chống HIV-AIDS, … + Học phần Quản lý điều dƣỡng, Thực hành nghiên cứu khoa học đã đƣợc đƣa vào nội dung chƣơng trình đào tạo từ năm 2010. Vấn đề pháp lý và đạo đức nghề nghiệp (yêu cầu bắt buộc của chuẩn đầu ra của sinh viên) đã đƣợc cụ thể hóa trong chƣơng trình đào tạo; + Chƣơng trình đào tạo đƣợc xây dựng trên cơ sở tham khảo chƣơng trình đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học về điều dƣỡng có uy tín trong nƣớc và trên thế giới nhƣ Đại học Y Hà Nội, Đại học Điều dƣỡng Nam Định, của Queensland (thông qua dự án QUT). Chƣơng trình đào tạo đƣợc xây dựng với sự góp ý của Hội đồng khoa học Nhà trƣờng bao gồm các giảng viên, các chuyên gia y tế và giáo dục y tế trong nƣớc, quốc tế và đại diện đơn vị tuyển dụng lao động; + Cấu tr c chƣơng trình đào tạo quy định rõ các khối kiến thức, tính hệ thống, có sự phân bố tƣơng đối hợp lý giữa lý thuyết, thực hành. Một số học phần bổ trợ đƣợc lựa chọn đáp ứng yêu cầu cần đạt đƣợc theo mục tiêu và chuẩn đầu ra của chƣơng trình đào tạo; + Cấu tr c chƣơng trình đào tạo hợp lý, đảm bảo có tính liên thông giữa các trình độ đào tạo; + Kế hoạch đào tạo và đề cƣơng chi tiết đƣợc xây dựng và thực hiện đầy đủ, đáp ứng yêu cầu đào tạo điều dƣỡng và đƣợc định kỳ rà soát, đánh giá, điều chỉnh và bổ sung; Tồn tại: - Mục tiêu: chƣa bắt kịp yêu cầu đào tạo ngành điều dƣỡng trong tình hình mới, đặc biệt chƣa hƣớng tới năng lực mà mới chỉ dừng lại ở kiến thức, kĩ năng và thái độ rời rạc, thiếu gắn kết; - Chuẩn đầu ra:
  • 21. 19 + Chuẩn đầu ra chƣa xây dựng thành các tiêu chí rõ ràng, chi tiết cho từng học phần và lƣợng giá đƣợc và nhất là chƣa lấy Chuẩn năng lực điều dƣỡng Việt Nam và Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dƣỡng viên làm tiêu chuẩn. Do đó nội dung chuẩn đầu ra mới chỉ đáp ứng đƣợc kiến thức, kỹ năng tối thiểu, chƣa phù hợp với yêu cầu sử dụng điều dƣỡng tại Việt Nam và hội nhập khu vực, quốc tế; + Chuẩn đầu ra cũng chƣa nhấn mạnh yêu cầu cần đạt những kỹ năng mềm cần thiết; - Chương trình đào tạo + Khả năng đáp ứng với các yêu cầu của quốc gia và hƣớng tới hội nhập quốc tế còn yếu nhƣ: chƣa lấy Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dƣỡng Việt Nam làm tiêu chuẩn đầu ra nên chƣơng trình đào tạo chƣa gắn liền với chiến lƣợc phát triển nhân lực, các chính sách y tế của quốc gia (kì thi cấp chứng chỉ hành nghề trong tƣơng lai), chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu hội nhập quốc tế (sinh viên tốt nghiệp chƣa đạt tiêu chuẩn năng lực điều dƣỡng của khu vực). + Khối lƣợng kiến thức, thời lƣợng học lý thuyết còn nhiều, thời lƣợng thực hành còn hạn chế. Vì vậy sinh viên chƣa có nhiều thời gian tƣơng tác với ngƣời bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh; + Điểm yếu nhất của chƣơng trình đào tạo là thiếu sự lồng ghép, tích hợp kiến thức giữa các học phần một cách có hệ thống. Các học phần cơ sở ngành hầu hết đƣợc giảng dạy trong năm 1, các học phần chuyên ngành chỉ đƣợc học từ kì 2 và cũng không nhiều, các học phần khoa học cơ bản chung bắt buộc cho tất cả các ngành bị dồn nhiều vào năm 1 làm cho sinh viên thiếu hứng thú. Kiến thức giữa các học phần trong 1 kì và giữa các học kì phần lớn chƣa đƣợc kết nối và lồng ghép. Kiến thức y học cơ sở chƣa lồng ghép, tích hợp cùng học phần chuyên ngành. Các học phần về pháp luật và y đức bố trí muộn không liên kết với các học phần thực hành chăm sóc sức khỏe để giúp hình thành năng lực phát triển nghề nghiệp và tuân thủ pháp luật, đạo đức điều dƣỡng. Chƣa sắp xếp, tổ chức khóa học tại trƣờng và tại cơ sở thực hành
  • 22. 20 lâm sàng phù hợp theo từng cấp độ trong tiến trình đào tạo có đối chiếu với Chuẩn năng lực cơ bản của điều dƣỡng Việt Nam. Do đó nội dung chƣơng trình còn cồng kềnh, trùng lắp. + Phƣơng pháp giảng dạy và học tập chƣa thực sự dựa trên năng lực và chƣa dựa vào những bằng chứng mới nhất, đáng tin cậy nhất, chƣa lấy sinh viên làm trung tâm, do đó kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phối hợp và khả năng ra quyết định chăm sóc của sinh viên còn hạn chế; + Chƣơng trình chƣa ch trọng hình thành những kỹ năng mềm cần thiết giúp sinh viên tự học, cam kết học suốt đời và giúp giao tiếp, làm việc nhóm hiệu quả; + Chƣơng trình chƣa cập nhật sự phát triển của khoa học, công nghệ, và lâm sàng, đáp ứng nhu cầu hiện tại và nhu cầu trong tƣơng lai của xã hội và hệ thống y tế; + Chƣơng trình đào tạo chƣa có ý kiến góp ý của nhà tuyển dụng và các cựu sinh viên. 3.1.3.3. Tiêu chuẩn 3: Lượng giá sinh viên Căn cứ các quy chế, các văn bản hƣớng dẫn của Bộ Giáo dục & Đào tạo về phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập của HSSV nhà trƣờng đã xây dựng đƣợc quy định về công tác khảo thí trong đó xuyên suốt từ khâu xét tƣ cách dự thi, ra đề, coi thi, chấm thi [H3.03.01]. Hình thức lƣợng giá sinh viên của từng học phần do các bộ môn đề xuất đƣợc Hiệu trƣởng phê duyệt, ghi rõ trong chƣơng trình chi tiết và đƣợc công khai cho sinh viên từ đầu khóa học [H3.03.02]. Lƣợng giá lý thuyết đƣợc thực hiện bằng thi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Lƣợng giá thực hành, yêu cầu sinh viên thực hiện một kỹ năng thực hành trong phòng thí nghiệm, trên mô hình hoặc trên ngƣời bệnh cụ thể hoặc thi chạy trạm. Một số học phần thực hành đã có bảng kiểm và thang điểm rõ ràng để đảm bảo sự khách quan và công bằng khi đánh giá sinh viên. [H3.03.03], [H3.03.04]. Điểm mạnh:
  • 23. 21 - Nhà trƣờng đã xác định, tuyên bố và công bố các nguyên tắc, phƣơng pháp và cách thức đánh giá sinh viên, bao gồm tiêu chí cho xác định điểm đạt/trƣợt, thang điểm và số lần đƣợc phép thi lại ngay khi nhập học, khi bắt đầu mỗi học phần bởi phòng Đào tạo, phụ trách bộ môn, giảng viên, giáo viên chủ nhiệm và trên website. Những quy định này tuân theo quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Nhà trƣờng đã đánh giá kết quả học tập đảm bảo nghiêm túc, khách quan, chính xác, công bằng và phù hợp với hình thức đào tạo. Nhà trƣờng cũng thực hiện quy trình phúc khảo đảm bảo tính công bằng; - Đã ứng dụng công nghệ thông tin để làm đề thi, đảm bảo quy trình bảo mật đề thi theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo; - Nhà trƣờng sử dụng nhiều phƣơng pháp đánh giá khác nhau: trắc nghiệm, tự luận, tiểu luận, bài báo cáo, bài thực hành, chạy trạm… - Nhà trƣờng đã mời đại diện các cơ sở sử dụng nhân lực điều dƣỡng, các chuyên gia ngoài trƣờng tham gia cùng đánh giá các học phần thực hành tại cơ sở y tế, đặc biệt là kì thi tốt nghiệp cuối khóa. - Đảm bảo an toàn, chính xác trong lƣu trữ kết quả học tập và rèn luyện của ngƣời học, đảm bảo thuận lợi cho việc phổ biến, quản lý, truy cập và tổng hợp báo cáo. Tồn tại: - Hình thức thi lý thuyết hầu hết là trắc nghiệm và tự luận kiến thức, trắc nhiệm loại ngỏ ngắn/điền từ, trắc nghiệm đ ng/sai vẫn có tỷ trọng cao trong các bài thi. Hình thức thi thực hành chạy trạm (OSPE) mới chỉ đánh giá đƣợc việc tuân thủ quy trình kỹ thuật. Đánh giá thực hành tại cơ sở y tế chƣa có quy trình thống nhất. Những hình thức này không đánh giá đƣợc năng lực thực hành của sinh viên. Sự đánh giá mới tập trung chủ yếu vào kiến thức và kỹ năng, ít đánh giá thái độ. Do vậy chƣa đánh giá đƣợc năng lực của sinh viên sau mỗi học phần, kỳ học và năm học, chƣa đảm bảo sinh viên đạt chuẩn đầu ra mong muốn;
  • 24. 22 - Lƣợng giá chủ yếu tập trung vào đánh giá thành tích học. Phƣơng pháp lƣợng giá cho việc học chƣa đƣợc giảng viên dùng để cải tiến phƣơng pháp giảng. Sinh viên cũng không đƣợc khuyến khích dung phƣơng pháp lƣợng giá nhƣ việc học để tự định hƣớng kết quả học tập. Lƣợng giá các học phần vẫn quá nặng cho phần lý thuyết, chƣa có sự cân xứng giữa lý thuyết và kỹ năng, chƣa kết nối giữa lý thuyết và thực hành; - Ngân hàng đề thi chƣa cấu trúc phù hợp để phân biệt đƣợc trình độ của sinh viên; - Việc lƣu trữ, báo cáo kết quả lƣợng giá sinh viên chƣa khoa học, quản lý thiếu chặt chẽ, đồng bộ do chƣa có phần mềm quản lý đào tạo. 3.1.3.4. Tiêu chuẩn 4: Tuyển sinh và công tác hỗ trợ sinh viên - Công tác tuyển sinh Hằng năm nhà trƣờng đã xác định chỉ tiêu tuyển sinh căn cứ vào các văn bản quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nguồn lực của nhà trƣờng [H4.04.01]. Từ năm học 2015-2016 nhà trƣờng tổ chức xét tuyển và lựa chọn sinh viên dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT đối với thí sinh đăng ký sử dụng kết quả thi để xét tuyển Đại học, Cao đẳng [H4.04.02]. Điểm mạnh: - Công tác tuyển sinh của nhà trƣờng đảm bảo tính công bằng, khách quan, đúng quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, đảm bảo các yêu cầu sử dụng nhân lực trong lĩnh vực điều dƣỡng; - Tổ chức tuyển sinh nghiêm túc, triển khai đ ng tiến độ, đạt hiệu quả tốt. Kết quả tuyển sinh chính xác, khách quan, không có biểu hiện tiêu cực. - Số lƣợng tuyển sinh phù hợp với năng lực đào tạo của cơ sở đào tạo và theo nhu cầu xã hội; - Các thông tin liên quan đến tuyển sinh đƣợc thông báo công khai, rõ ràng, minh bạch trên nhiều kênh thông tin. Không có đơn thƣ khiếu nại về công tác tuyển sinh trong 5 năm vừa qua. Tồn tại:
  • 25. 23 - Việc tuyên truyền, giới thiệu về ngành chƣa sâu, rộng, chƣa đa dạng hóa về hình thức tuyên truyền; chƣa sử dụng các kênh truyền thông khác nhƣ: tƣ vấn tuyển sinh trên đài truyền hình, tham gia triển lãm việc làm... do vậy nhiều thí sinh còn chƣa hiểu rõ về ngành đào tạo, chuẩn đầu ra, chƣơng trình, hình thức đào tạo, cơ hội việc làm của nhà trƣờng. - Công tác hỗ trợ sinh viên Đầu mỗi khóa học nhà trƣờng đầu tổ chức “tuần sinh hoạt công dân” cho sinh viên nhằm giới thiệu về quy chế đào tạo, quy chế HSSV của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổng quan về ngành điều dƣỡng, chƣơng trình đào tạo, các quy trình thi, kiểm tra, quy trình đánh giá kết quả rèn luyện [H4.04.03]. Nhà trƣờng cũng luôn quan tâm đến chế độ chính sách của sinh viên: miễn giảm học phí, học bổng khuyến khích học tập (học bổng Phạm Ngọc Thạch), chính sách vay vốn tín dụng đào tạo, chính sách ƣu đãi đào tạo, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể HSSV, ƣu tiên xét vào ở khu nội trú, chế độ con thƣơng binh, liệt sỹ [H4.04.04]. Nhà trƣờng thƣờng xuyên quan tâm tới việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên. Sinh viên đƣợc tạo điều kiện để tu dƣỡng và rèn luyện đạo đức, tƣ tƣởng thông qua các hoạt động của Nhà trƣờng, của các cấp và của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Các hoạt động này đƣợc tổ chức dƣới nhiều hình thức, thu hút nhiều ngƣời học tham gia và đã đạt đƣợc kết quả đáng khích lệ, thể hiện qua những hoạt động mang tính giáo dục cao [H4.04.05]. Dƣới sự chỉ đạo của Đảng bộ nhà trƣờng, công tác đoàn thể đã có tác dụng tốt trong việc rèn luyện chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức và lối sống cho ngƣời học. Năm 2016 đã có 87 học sinh sinh viên đƣợc Đảng bộ Nhà trƣờng duyệt đi học lớp Bồi dƣỡng kiến thức về Đảng [H4.04.06]. Điểm mạnh - Ngƣời học đƣợc phổ biến đầy đủ các quy định cần thiết;
  • 26. 24 - Nhà trƣờng đã quan tâm đến từng sinh viên trong các vấn đề đảm bảo các chế độ chính sách xã hội, chăm sóc sức khỏe, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và đảm bảo an toàn cho sinh viên trong học tập, thực hành nghề nghiệp; - Ngƣời học đƣợc tạo điều kiện rèn luyện tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống và tham gia tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các đoàn thể khác theo quy định của pháp luật. Tồn tại: - Chƣa có cẩm nang đào tạo cho sinh viên ngay từ khi nhập học; - Các hoạt động ngoại khóa về nâng cao hình ảnh, vị thế nghề nghiệp chƣa phong ph . 3.1.3.5. Tiêu chuẩn 5: Cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý Hiện nay, nhà trƣờng có 200 cán bộ, giảng viên và nhân viên, trong đó có 129 giảng viên (70% giảng viên điều dƣỡng có trình độ trên đại học; 9 giảng viên trình độ thạc sỹ điều dƣỡng). Nhà trƣờng vẫn đang có kế hoạch tiếp tục tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên, cán bộ và nhân viên, tạo điều kiện cho họ tham gia các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ ở trong nƣớc và ở nƣớc ngoài, chú trọng đào tạo và phát triển các giảng viên trẻ [H5.05.01]. Nhà trƣờng cũng có đội ngũ 100 giảng viên thỉnh giảng hƣớng dẫn thực hành lâm sàng có trình độ đại học trở lên và có thâm niên công tác chuyên môn theo đ ng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế; Điểm mạnh Giảng viên: Đội ngũ cán bộ giảng viên của nhà trƣờng đã đạt đƣợc 100% trình độ chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo [H5.05.04]. Đƣợc hỗ trợ của dự án QUT, đã có 10 giảng viên nhà trƣờng là chuyên gia đào tạo kỹ năng giảng viên cho Bộ Y tế, trên 60 giảng viên đƣợc học và áp dụng có hiệu quả phƣơng pháp giảng dạy tích cực. Nhà trƣờng có đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm tại các cơ sở thực hành mạnh với 50 giảng viên thỉnh
  • 27. 25 giảng đã đƣợc đào tạo phƣơng pháp giảng dạy tích cực. Sự phối hợp giảng dạy và quản lý của giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng đã trở nên gắn kết. Nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo, hằng năm nhà trƣờng tổ chức đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua các buổi thi giáo viên dạy giỏi cấp trƣờng [H5.05.05]. Công tác thi giáo viên dạy giỏi cấp trƣờng đƣợc tổ chức khách quan, có quy trình chặt chẽ đã tạo ra bƣớc chuyển mới trong đội ngũ giảng viên đặc biệt là giảng viên trẻ về phƣơng pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Các giảng viên đều tham gia nghiên cứu khoa học với chất lƣợng đề tài cao, đảm bảo tính khoa học, chính xác. - Cán bộ quản lý: Đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định về đào tạo điều dƣỡng trình độ cao đẳng. Đội ngũ cán bộ quản lý đƣợc phân định trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng về quản lý tổ chức và quản lý hoạt động dạy và học. Nhà trƣờng định kỳ tổng kết đánh giá để nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy của giảng viên và công tác quản lý của cán bộ quản lý. Tồn tại: - Còn nhiều giảng viên chƣa có kinh nghiệm và phƣơng pháp dạy học và lƣợng giá theo chƣơng trình mới dựa trên năng lực của điều dƣỡng, đặc biệt các học phần y học cơ sở: Sinh lý bệnh, Giải phẫu – sinh lý, Lý sinh, Sinh học, Hóa học, Giao tiếp – giáo dục sức khỏe; - Hệ thống giảng viên thỉnh giảng tại các cơ sở y tế chƣa đƣợc chuẩn hóa và đồng bộ. Số lƣợng giảng viên thỉnh giảng đƣợc đào tạo giảng dạy theo năng lực còn thiếu; - Còn ít giảng viên điều dƣỡng trình độ thạc sỹ, chƣa có giảng viên điều dƣỡng có trình độ tiến sỹ. Tỷ lệ giảng viên là bác sỹ còn cao so với giảng viên điều dƣỡng; - Trình độ ngoại ngữ của cán bộ quản lý, giảng viên còn bị hạn chế trong khả năng giao tiếp và đọc tài liệu, do đó chƣa phát huy đƣợc việc sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp, giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
  • 28. 26 3.1.3.6. Tiêu chuẩn 6: Các nguồn lực cho chƣơng trình Trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nội đƣợc xây dựng trên tổng diện tích 7901,09m2 với 23 giảng đƣờng phục vụ giảng dạy lý thuyết, 23 phòng thực hành, thí nghiệm đƣợc trang bị các thiết bị cơ bản đáp ứng nhƣ cầu dạy/học và đảm bảo đƣợc yêu cầu của chƣơng trình đào tạo [H6.06.01]. Hằng năm, nhà trƣờng đều có kế hoạch mua sắm trang thiết bị, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu dạy/học [H6.06.02]. Thƣ viện của trƣờng có có diện tích sử dụng 216 m2 , có 4 phòng. Thƣ viện có hệ thống phòng đọc phù hợp cho độc giả, có 10 máy tính nối mạng internet phục vụ miễn phí cho bạn đọc. Tổng đầu sách giáo trình phục vụ dạy/học là 56, số lƣợng trên 6000 bản và tài liệu tham khảo trên 1000 tên sách. Kinh phí bổ sung sách cho thƣ viện là 30 triệu đồng/ 1 năm. Hiện nay, hệ thống thƣ viện đƣợc quản lý bằng mạng máy tính (sử dụng phần mềm thƣ viện) [H6.06.03]. Nhà trƣờng ký văn bản phối hợp đào tạo với 24 bệnh viện, 16 trung tâm y tế, đảm bảo đủ tiêu chuẩn thực hành theo năng lực cho sinh viên tuy nhiên chƣa có quy trình phối hợp hoạt động thống nhất trong quản lý. Điểm mạnh - Cơ sở vật chất: Số lƣợng phòng học, phòng thực hành, cơ sở thực hành nghề nghiệp cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu giảng dạy, học tập tối thiểu. Các trang thiết bị phục vụ giảng dạy, thực hành đƣợc mua sắm hàng năm nhằm cải thiện điều kiện học tập cho học sinh – sinh viên. Thế mạnh rất lớn của trƣờng còn là mối liên kết Viện – Trƣờng bền vững nhiều năm qua hợp đồng phối hợp đào tạo và với việc chia sẻ nhiều trách nhiệm chung trong hoạt động của ngành y tế. Số lƣợng cơ sở thực hành chăm sóc chuyên nghiệp đủ đáp ứng đƣợc yêu cầu đào tạo theo năng lực; - Tài chính: Có kế hoạch tài chính và quản lý tài chính đảm bảo cho hoạt động đào tạo điều dƣỡng; Thực hiện đ ng chế độ kiểm tra, giám sát, đánh giá và báo cáo về tài chính theo quy định; Có các nguồn tài chính hợp pháp phục
  • 29. 27 vụ chƣơng trình. Nhà trƣờng thực hiện công khai tài chính và có cơ chế để cán bộ, giảng viên tham gia kiểm tra và giám sát tài chính. Tồn tại - Chƣa có trung tâm thực hành tiền lâm sàng để dạy học tập trung vào thực hành cho sinh viên trƣớc khi sang thực hành bệnh viện; - Số lƣợng và điều kiện hạ tầng, trang thiết bị phòng học lý thuyết và thực hành chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đào tạo theo năng lực; - Chƣa thiết lập và ứng dụng hệ thống quản lý đào tạo bằng phần mềm trong toàn trƣờng; - Số lƣợng máy tính tại các giảng đƣờng dạy học lý thuyết đã cũ, cấu hình thấp và mới chỉ cung cấp đủ ở mức tối thiểu về số lƣợng; - Diện tích của thƣ viện còn hẹp, hệ thống sách, tài liệu tham khảo còn chƣa nhiều, chƣa phong ph để đáp ứng nhu cầu hội nhập về giáo dục, chƣa có thƣ viện điện tử, chƣa phát triển e-learning; - Chƣa có nhà tập đa năng phục vụ cho các hoạt động thể dục thể thao; - Còn thiếu kinh phí để duy trì và cải thiện chƣơng trình đào tạo, nâng cấp cơ sở vật chất. 3.1.3.7. Tiêu chuẩn 7: Đánh giá chƣơng trình đào tạo Công tác đánh giá chƣơng trình đào tạo đƣợc Nhà trƣờng thực hiện theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo và đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá. Kết quả báo cáo tự đánh giá đƣợc công khai trong toàn trƣờng và tới các cơ quan quản lý các cấp, các sơ sở y tế. Điểm mạnh: - Thực hiện đánh giá nghiêm t c, khoa học, trung thực, đ ng quy định; - Đánh giá đƣợc sử dụng làm bằng chứng để nghiên cứu, điều chỉnh chƣơng trình đào tạo, nâng cao chất lƣợng giáo dục; Tồn tại: - Chƣa thực hiện đánh giá tình hình việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp;
  • 30. 28 - Chƣơng trình đào tạo chƣa đƣợc đánh giá, kiểm định một cách chƣa có ý kiến góp ý của nhà tuyển dụng trong việc xây dựng chƣơng trình. - Việc điều chỉnh, bổ sung chƣơng trình đào tạo chủ yếu dựa vào yêu cầu và năng lực nội tại, chƣa thật sự xuất phát từ những đòi hỏi của xã hội, từ sự đóng góp ý kiến và phản biện của bên ngoài. 3.1.3.8. Tiêu chuẩn 8: Lãnh đạo và quản lý Năm 2012, Nhà trƣờng đã ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trƣờng trong đó quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của Ban giám hiệu, từng phòng, khoa và bộ môn trực thuộc khoa. Căn cứ Quyết định số 6595/QĐ - UBND ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc qui định lại chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của Trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nội, Nhà trƣờng đã từng bƣợc kiện toàn cơ cấu tổ chức ngày càng vững mạnh. Hội đồng Khoa học và Đào tạo (KH&ĐT) của trƣờng đƣợc thành lập do Hiệu trƣởng làm chủ tịch. Hội đồng tƣ vấn cho Hiệu trƣởng về xây dựng mục tiêu, chƣơng trình đào tạo phù hợp với thực tiễn và chƣơng trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Đội ngũ cán bộ quản lý của trƣờng gồm có 36 ngƣời gồm hiệu trƣởng và phó hiệu trƣởng, trƣởng, phó các phòng, ban, khoa, bộ môn. Trong đó về trình độ có 6 tiến sỹ, 5 đang đi học nghiên cứu sinh, 25 thạc sỹ. Trong đó Khoa Y đƣợc thành lập năm 2007, khoa Điều dƣỡng thành lập năm 2016 trên cơ sở bộ môn Điều dƣỡng với nhân lực đáp ứng đƣợc yêu cầu giảng dạy điều dƣỡng. * Những điểm mạnh - Đội ngũ lãnh đạo và quản lý đủ số lƣợng, vững mạnh về năng lực, đƣợc tổ chức khoa học, phân rõ chức năng, nhiệm vụ hợp lý, đ ng quy định; - Các phòng chức năng, các khoa, các bộ môn đƣợc thành lập, sắp xếp phù hợp với quy mô, điều kiện của trƣờng. - Tập thể các đơn vị đoàn kết nhất trí hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đƣợc giao.
  • 31. 29 - Đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức, có năng lực quản lý, tâm huyết và có trách nhiệm với công việc đƣợc giao, có năng lực chuyên môn đáp ứng đƣợc yêu cầu, mục tiêu, chức năng và hƣớng phát triển của nhà trƣờng * Những tồn tại - Thành phần của Hội đồng KH&ĐT chƣa có đại diện các nhà tuyển dụng, các tổ chức kinh tế - xã hội bên ngoài trƣờng. - Một số cán bộ quản lý trẻ chƣa đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng về nghiệp vụ quản lý. Đặc biệt quản lý chƣơng trình đào tạo theo năng lực và quản lý các dự án là một nội dung còn mới, các cán bộ chƣa có kinh nghiệm. 3.1.3.9. Tiêu chuẩn 9: Đổi mới liên tục Xác định đổi mới liên tục là nhiệm vụ then chốt trong đổi mới đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội và phù hợp với yêu cầu của cán bộ điều dƣỡng tại các cơ sở y tế, nhà trƣờng thực hiện nhiều giải pháp đổi mới quản lý, chƣơng trình đào tạo, lƣợng giá, quản lý học sinh - sinh viên. Đổi mới về quản lý: nhà trƣờng xây dựng mô hình tổ chức mới theo điều lệ trƣờng Cao đẳng, Đề án nhân sự mới đã trình và đƣợc UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt. Đổi mới chƣơng trình đào tạo: chƣơng trình đào tạo đƣợc đánh giá, xem xét hàng năm. Từ năm học 2013-2014, nhà trƣờng đã xem xét và điều chỉnh chƣơng trình đào tạo toàn diện. Theo kế hoạch, năm 2016, nhà trƣờng sẽ một lần nữa nghiên cứu điều chỉnh chƣơng trình. * Những điểm mạnh - Nhà trƣờng có nhiều hoạt động đổi mới về quản lý, chƣơng trình đào tạo, lƣợng giá và quản lý học sinh - sinh viên. * Những tồn tại - Các hoạt động đổi mới chƣa thƣờng xuyên, chƣa có sự tham gia của các cơ sở y tế, cựu sinh viên.
  • 32. 30 Sau khi tự đánh giá chƣơng trình đào tạo, Nhà trƣờng xác định kế hoạch hành động chính cần thực hiện để cải thiện chất lƣợng là đổi mới căn bản chƣơng trình đào tạo từ chuẩn đầu ra, khung chƣơng trình, hệ thống học liệu, giáo trình, phƣơng pháp dạy – học và lƣợng giá theo chuẩn năng lực cơ bản của điều dƣỡng Việt Nam. 4. Nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật bằng vốn ODA, vốn vay ƣu đãi Kế hoạch đổi mới chƣơng trình đào tạo cử nhân điều dƣỡng dựa trên năng lực đòi hỏi Trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nội phải huy động nhiều nguồn lực trong khi Nhà trƣờng còn gặp rất nhiều khó khăn nhƣ kinh phí hạn hẹp, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị còn thiếu, thiếu tƣ vấn bởi các chuyên gia y tế và đào tạo trong và ngoài nƣớc. Trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nội là trƣờng công lập, kinh phí cho hoạt động đào tạo đƣợc cung cấp từ ngân sách nhà nƣớc. Nhà trƣờng rất mong muốn đƣợc hỗ trợ kỹ thuật bằng nhiều nguồn khác nhau, trong đó có nguồn vốn ODA, vốn vay ƣu đãi để để hoàn thiện và thực hiện thành công kế hoạch.
  • 33. 31 III. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT NHÀ TÀI TRỢ NƢỚC NGOÀI
  • 34. 32 1. Tính phù hợp của mục tiêu dự án với chính sách và định hƣớng ƣu tiên của nhà tài trợ Trong Chiến lƣợc hợp tác quốc gia của Ngân hàng Thế giới giai đoạn 2012 – 2016 có đƣa ra ba trụ cột ƣu tiên hỗ trợ Việt Nam. Trong đó trụ cột 3 là mở rộng các cơ hội để hỗ trợ Chính phủ xây dựng và thực hiện chính sách, sao cho ngày càng có nhiều ngƣời dân đƣợc hƣởng lợi ích từ quá trình phát triển của đất nƣớc, nhất là khi Việt Nam đã trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình. Một trong các kết quả mong đợi của trụ cột này là tỷ lệ ngƣời nghèo và cận ngh o đƣợc tiếp cận với các dịch vụ khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế công lập tăng lên. Thực hiện đƣợc mục tiêu này, cải thiện nguồn nhân lực y tế là hết sức cần thiết để Việt Nam có đủ khả năng cung cấp các dịch vụ y tế có chất lƣợng tại các cơ sở y tế công lập ở các tuyến, đặc biệt là tuyến cơ sở, là nơi ngƣời nghèo và cận nghèo có khả năng tiếp cận lớn nhất. Để cải thiện nguồn nhân lực y tế, cần thiết phải quan tâm tới đổi mới đào tạo nhân lực y tế mà hiện tại đang đƣợc đánh giá là có chất lƣợng thấp, và đổi mới về quản lý, sử dụng nhân lực y tế, nhằm đảm bảo sử dụng phù hợp trong các điều kiện ở các vùng khác nhau trong cả nƣớc. Trong một báo cáo chung giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới – Báo cáo Việt Nam 2035, bên cạnh hai thông điệp đầu về tốc độ tăng trƣởng kinh tế và tăng cƣờng phát huy các kết quả ấn tƣợng của Việt Nam về bình đẳng và công bằng xã hội, thông điệp cuối cùng của báo cáo là về quản lý nhà nƣớc. Với mục tiêu cải cách toàn bộ nền hành chính trong lĩnh vực quản lý y tế, Dự án HPET với sự đầu tƣ chuyên sâu từ các hoạt động hỗ trợ cải cách các cơ chế quản lý tổ chức sử dụng nhân lực y tế, phát triển các chƣơng trình đào tạo chuyên sâu về quản lý y tế, tổ chức thực hiện các hoạt động giảng dạy dựa trên năng lực hoàn toàn phù hợp với thông điệp cuối cùng của Báo cáo Việt Nam 2035.
  • 35. 33 Các phân tích trên cho thấy mục tiêu của dự án rất phù hợp với chính sách và định hƣớng ƣu tiên của nhà tài trợ. Mục tiêu của dự án đổi mới chƣơng trình đào tạo cao đẳng điều dƣỡng dựa trên năng lực thực hành nghề nghiệp của Trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nội cũng hoàn toàn phù hợp với mục tiêu chung của Dự án, chính sách và định hƣớng ƣu tiên của nhà tài trợ. 2. Lí do lựa chọn và lợi thế của nhà tài trợ về công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tƣ vấn chính sách thuộc lĩnh vực đƣợc tài trợ. Ngân hàng Thế giới nối lại các hoạt động của mình tại Việt Nam từ năm 1993, và một trong các lĩnh vực hỗ trợ đƣợc Ngân hàng Thế giới lựa chọn ngay từ thời điểm đó là y tế. Bên cạnh các dự án nhỏ, ngành y tế đã nhận đƣợc một só dự án lớn do Ngân hàng Thế giới tài trợ nhƣ: Dự án hỗ trợ y tế quốc gia, Dự án các trung tâm an toàn truyền máu khu vực. Bởi vậy có thể nói Ngân hàng Thế giới đã có kinh nghiệm về quản lý, tƣ vấn chính sách trong lĩnh vực y tế. Trong những năm qua, Ngân hàng Thế giới là một trong những nhà cung cấp ODA lớn nhất Việt Nam để thực hiện các chƣơng trình y tế trong lĩnh vực tăng cƣờng cung cấp dịch vụ và phòng chống bệnh tật. Nhiều dự án từ nguồn hỗ trợ này đã và đang triển khai có hiệu quả tại Việt Nam nhƣ Dự án hỗ trợ y tế quốc gia, Dự án các trung tâm an toàn truyền máu khu vực, Dự án phòng chống HIV/AIDS, Dự án Hỗ trợ y tế vùng đồng bằng song Cửu Long, Dự án Hỗ trợ y tế 7 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc, Dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh Bắc Trung Bộ với vốn viện trợ từ 30 triệu – 90 triệu USD cho mỗi dự án. Gần đây nhất, Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam đã ký Hiệp định tài chính cho dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện. Với cam kết mạnh mẽ, năng lực tài chính và kỹ thuật, và kinh nghiệm sẵn có trong lĩnh vực hỗ trợ cung cấp dịch vụ xã hội cho các nhóm ngƣời ngh o, ngƣời dân tộc thiểu số và khó khăn, Ngân hàng Thế giới có lợi thế rất lớn trong việc phối hợp với chính phủ Việt Nam xác định các vấn đề ƣu tiên và hỗ trợ triển khai dự án trong lĩnh vực y tế. Chính phủ Việt Nam với những
  • 36. 34 kinh nghiệm từ các dự án trƣớc đó cũng cho thấy khả năng đáp ứng của phía Việt Nam trong việc thực hiện dự án mà Ngân hàng Thế giới là chủ đầu tƣ.
  • 37. 35 IV. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
  • 38. 36 1. Mục tiêu tổng quát Với mô hình tích hợp, chú trọng thực hành và kết quả học tập (chuẩn đầu ra), chƣơng trình mới sẽ giúp sinh viên có khả năng đạt đƣợc các chuẩn năng lực cơ bản của Điều dƣỡng Việt Nam. 2. Mục tiêu cụ thể 1. Điều chỉnh, bổ sung lại Sứ mệnh và Tầm nhìn của nhà trƣờng trong việc đào tạo điều dƣỡng đáp ứng nhu cầu của xã hội; 2. Điều chỉnh và áp dụng Chuẩn đầu ra cho chƣơng trình đào tạo theo chuẩn năng lực cơ bản điều dƣỡng Việt Nam; 3. Đổi mới và thực hiện có hiệu quả chƣơng trình đào tạo Cao đẳng ngành Điều dƣỡng theo hƣớng tích hợp, dựa trên thực hành và Chuẩn năng lực đầu ra; 4. Phát triển chiến lƣợc dạy và học theo chuẩn năng lực, lấy sinh viên làm trung tâm; phát triển năng lực giao tiếp, cộng tác, làm việc nhóm và học tập suốt đời cho sinh viên; 5. Đổi mới hệ thống đánh giá sinh viên theo năng lực và chuẩn đầu ra; 6. Hoàn thiện đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý chƣơng tình đào tạo chuyên nghiệp, đáp ứng đƣợc yêu cầu của chƣơng trình đổi mới; 7. Tăng cƣờng trang bị các máy móc, thiết bị, mô hình, học vụ phục vụ cho dạy và học dựa trên chuẩn năng lực thực hành nghề nghiệp; 8. Hệ thống hóa điều hành, quản lý, giám sát, đảm bảo chất lƣợng; 9. Giám sát, đánh giá kết quả dự án và bảo cáo tổng kết, điều chỉnh định kỳ và duy trì đào tạo liên tục; 10.Đăng ký kiểm định chƣơng trình đào tạo điều dƣỡng dựa trên chuẩn năng lực thực hành nghề nghiệp.
  • 39. 37 V. MÔ TẢ DỰ ÁN
  • 40. 38 1. Nguyên tắc đổi mới chƣơng trình đào tạo - Nguyên tắc chính: tích hợp, tập trung vào năng lực thực hành, dạy học theo chuẩn đầu ra và chuẩn năng lực cơ bản của điều dƣỡng Việt Nam. - Các chuẩn năng lực chính cần nhấn mạnh trong dự án mới: + Lĩnh vực 1 (Năng lực thực hành chăm sóc): thay đổi phƣơng thức phát triển kiến thức và kỹ năng đơn lẻ, thiếu kết nối của chƣơng trình cũ, tập trung phát triển thực hành và hình thành năng lực thực sự cho sinh viên. + Lĩnh vực 2 (Năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp) và lĩnh vực 3 (Năng lực thực hành theo pháp luật, đạo đức nghề nghiệp): Tích hợp các nội dung này trong tất cả các học phần thực hành nhƣ là điểm mới nổi bật khác biệt với chƣơng trình cũ. - Các kinh nghiệm học tập chính chúng tôi muốn tập trung vào sinh viên: + Học và tự lƣợng giá dựa trên chuẩn đầu ra và chuẩn năng lực của điều dƣỡng Việt Nam; + Phát triển khả năng tự học và phát triển nghề nghiệp, phát triển kỹ năng phản hồi và tự phản hồi; + Phát triển năng lực tƣ duy tích cực, phân tích, sáng tạo trong giải quyết vấn đề; + Phát triển khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, phối hợp trong học tập và làm việc; - Mục tiêu đổi mới: Với mô hình tích hợp, chú trọng thực hành và kết quả học tập (chuẩn đầu ra), chƣơng trình mới sẽ giúp sinh viên có khả năng đạt đƣợc các chuẩn năng lực cơ bản của Điều dƣỡng Việt Nam. 2. Các hoạt động và chỉ số thực hiện của dự án Các hoạt động và chỉ số thực hiện, kết quả đầu ra đƣợc thiết kế bám sát từng mục tiêu cụ thể và hƣớng tới đích đến là mục tiêu tổng quát của dự án (bảng 1). Căn cứ các hoạt động và chỉ số thực hiện, kết quả đầu ra này CĐYTHN xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể từng năm, phân bổ nguồn lực cho phù hợp. Các hoạt động và chỉ số, kết quả đầu ra chính là cơ sở để Ban quản lý dự án (BQLDA) trƣờng, BQLDA trung ƣơng, Bộ Y tế giám sát, đánh giá thực hiện kế hoạch hàng năm và đánh giá kết quả đầu ra của dự án.
  • 41. 39 Bảng 1: Mục tiêu, hoạt động và kết quả đầu ra Mục tiêu Chƣơng trình hoạt động Kết quả đầu ra MT 1. Điều chỉnh, bổ sung lại sứ mệnh và tầm nhìn của nhà trƣờng trong việc đào tạo điều dƣỡng đáp ứng nhu cầu của xã hội - HĐ 1.1. Viết lại sứ mệnh và Tầm nhìn đến 2020, định hƣớng 2030. - KQ 1.1.1. Dự thảo về Sứ mệnh và Tầm nhìn mới. - KQ 1.1.2. Biên bản họp Đảng uỷ, Ban Giám Hiệu, cán bộ chủ chốt góp ý Sứ mệnh và Tầm Nhìn mới. - HĐ 1.2. Hội thảo lấy ý kiến đồng thuận của tập thể toàn trƣờng. - KQ 1.2. Biên bản họp lấy ý kiến đồng thuận và cam kết thực hiện của toàn trƣờng. - HĐ 1.3. Ban hành và công bố Sứ mệnh và Tầm nhìn mới. - KQ 1.3. Văn bản của nhà trƣờng ban hành về Sứ mệnh và Tầm nhìn mới. MT 2. Điều chỉnh và áp dụng chuẩn đầu ra cho chƣơng trình đào tạo theo chuẩn năng lực cơ bản điều dƣỡng Việt Nam - HĐ 2.1. Xây dựng mục tiêu và chuẩn đầu ra cho chƣơng trình đào tạo mới - KQ 2.1.1. Dự thảo về Chuẩn đầu ra cho Cao đẳng ngành Điều dƣỡng. - KQ 2.1.2. Biên bản họp Hội đồng Khoa học & Đào tạo về việc thẩm định và góp ý Chuẩn đầu ra. - HĐ 2.2. Ban hành và công bố Chuẩn đầu ra cho Cao đẳng ngành Điều dƣỡng - KQ 2.2. Chuẩn đầu ra và Quyết định ban hành Chuẩn đầu ra. - HĐ 2.3. Áp dụng chuẩn đầu ra cho khóa học 2017- 2020 - KQ 2.3. Quyết định áp dụng thí điểm chuẩn đầu ra cho khóa học 2017- 2020;
  • 42. 40 MT3. Đổi mới và thực hiện chƣơng trình đào tạo Cao đẳng ngành điều dƣỡng theo hƣớng tích hợp, dựa trên thực hành và chuẩn năng lực đầu ra - HĐ 3.1. Tổ chức các hội thảo, lớp tập huấn hỗ trợ kỹ thuật cần thiết về tích hợp và lồng ghép trong phát triển CTĐT theo năng lực, viết đề cƣơng chi tiết, viết giáo trình. - KQ 3.1.1. Kế hoạch tổ chức các hội thảo, tập huấn. - KQ 3.1.2. Nội dung các hội thảo, tập huấn. - KQ 3.1.2. Danh sách các cán bộ tham gia hội thảo, tập huấn. - KQ 3.1.3. Biên bản ghi kết quả hội thảo, tập huấn. - HĐ 3.2. Cấu trúc lại chƣơng trình khung đào tạo theo chuẩn đầu ra mới từ năm 1 đến năm 3. - KQ 3.2.1. Quyết định thành lập ban biên soạn CTĐT. - KQ 3.2.2. Biên bản họp Hội đồng KH&ĐT thông qua CTĐT mới. - KQ 3.2.3. Mô hình tổng thể chƣơng trình đào tạo mới (phụ lục 5) - KQ 3.2.4. Quyết định về việc phê duyệt CTĐT mới. - HĐ 3.3. Xây dựng chƣơng trình chi tiết các học phần theo CTĐT mới. - KQ 3.3.1. Quyết định thành lập Hội đồng góp ý chƣơng trình chi tiết các học phần. - KQ 3.3.2. Biên bản họp Hội đồng góp ý chƣơng
  • 43. 41 trình chi tiết các học phần. - KQ 3.3.3. Văn bản mô tả chƣơng trình chi tiết các học phần. - KQ 3.3.4. Quyết định phê duyệt và ban hành chƣơng trình chi tiết các học phần. - HĐ 3.4. Xây dựng đƣợc các đề cƣơng chi tiết các học phần theo CTĐT mới. - KQ 3.4.1. Quyết định thành lập Hội đồng góp ý đề cƣơng chi tiết các học phần. - KQ 3.4.2. Biên bản họp Hội đồng góp ý đề cƣơng chi tiết các học phần. - KQ 3.4.3. Văn bản mô tả đề cƣơng chi tiết các học phần. - KQ 3.4.4. Quyết định phê duyệt và ban hành đề cƣơng chi tiết các học phần. - HĐ 3.5. Triển khai viết sách, giáo trình. - KQ 3.5.1. Quyết định Ban biên soạn giáo trình. - KQ 3.5.2. Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, nghiệm thu giáo trình. - KQ 3.5.3. Sách, giáo trình đƣợc nghiệm thu. - KQ 3.5.4. Quyết định phê duyệt giáo trình.
  • 44. 42 - KQ 3.5.5. Kế hoạch in giáo trình. MT4. Phát triển chiến lƣợc dạy và học theo chuẩn năng lực, lấy sinh viên làm trung tâm; phát triển năng lực giao tiếp, cộng tác, làm việc nhóm và học tập suốt đời cho sinh viên - HĐ 4.1. Tập huấn xây dựng giáo án dạy - học tích cực, lấy sinh viên làm trung tâm, bao gồm giáo án lý thuyết, thực hành, e- learning, hệ thống bài tập tình huống. - HĐ 4.1.1. Kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn. - HĐ 4.1.2. Nội dung các lớp tập huấn. - HĐ 4.1.3. Danh sách giảng viên tham gia tập huấn. - HĐ 4.1.4. Sản phẩm của lớp tập huấn: biên bản tổng kết lớp tập huấn, bài tập của lớp tập huấn (các giáo án). - HĐ 4.2. Xây dựng các giáo án dạy - học, tài liệu dạy -học - KQ 4.2.1 Giáo án dạy giáo án lý thuyết, giáo thực hành. - KQ 4.2.2. Tài liệu dạy học của tất cả các học phần e- learming, hệ thống bài tập tình huống của tất cả các học phần - HĐ 4.3. Xây dựng quy trình quản lý, hỗ trợ và giám sát sinh viên. - KQ 4.3.1. Văn bản mô tả Quy định, Quy trình. - KQ 4.3.2. Quyết định ban hành các quy định và quy trình. - HĐ 4.4. Tổ chức các hội thảo, tập huấn để phát triển năng lực giao tiếp, cộng tác, - KQ 4.4.1. Kế hoạch tổ chức hội thảo, tập huấn. - KQ 4.4.2. Nội dung các hội thảo, các lớp tập
  • 45. 43 làm việc nhóm và học tập suốt đời cho sinh viên. huấn. - KQ 4.4.3. Danh sách sinh viên tham gia hội thảo, tập huấn. - KQ 4.4.4. Kết quả đánh giá sinh viên qua các bài tập nhóm, thảo luận, tiểu luận, báo cáo và đặc biệt là sổ theo dõi học tập. MT5. Đổi mới hệ thống đánh giá sinh viên theo năng lực và chuẩn đầu ra - HĐ 5.1. Xây dựng quy định, tiêu chuẩn để đánh giá sinh viên theo năng lực và chuẩn đầu ra - KQ 5.1. Văn bản quy định và tiêu chuẩn đánh giá sinh viên theo năng lực và chuẩn đầu ra. - KQ 5.2. Quyết định ban hành quy định và tiêu chuẩn dánh giá sinh viên. - HĐ 5.2. Tổ chức các hội thảo, các lớp tập huấn về kỹ thuật xây dựng bài kiểm tra sinh viên, bảng kiểm, thang điểm, câu hỏi MCQ, bộ OSCE dựa trên chuẩn đầu ra. - KQ 5.2.1. Kế hoạch tổ chức hội thảo, tập huấn. - KQ 5.2.2. Nội dung các hội thảo, các lớp tập huấn. - KQ 5.2.3. Danh sách giảng viên tham gia hội thảo, tập huấn. - KQ 5.2.4. Biên bản tổng kết hội thảo, tập huấn và sản phẩm của hội thảo, tập huấn (bài tập xây dựng bài kiểm tra sinh viên, bảng kiểm, thang điểm, câu
  • 46. 44 hỏi MCQ, bộ OSCE). - HĐ 5.3. Xây dựng bài kiểm tra sinh viên, phát triển bảng kiểm, thang điểm cho tất cả các học phần - KQ 5.3.1. Bài kiểm tra sinh viên, phát triển bảng kiểm, thang điểm cho tất cả các học phần. - KQ 5.3.2. Biên bản họp Hội đồng KH&ĐT thẩm định và nghiệm thu thang điểm, bảng kiểm. - KQ 5.3.3. Quyết định ban hành và sử dụng bảng kiểm, thang điểm. - HĐ 5.4. Xây dựng ngân hàng câu hỏi MCQ tự học và thi hết học phần dựa trên chuẩn đầu ra - KQ 5.4.1. Ngân hàng câu hỏi MCQ tự học và thi kết thúc học phần. - KQ 5.4.2. Biên bản họp Hội đồng KH&ĐT thẩm định và nghiệm thu ngân hàng câu hỏi MCQ. - KQ 5.4.3. Quyết định ban hành và sử dụng ngân hàng câu hỏi MCQ. - HĐ 5.5. Xây dựng bộ công cụ thi OSCE dựa trên chuẩn đầu ra - KQ 5.5.1. Bộ công cụ thi OSCE. - KQ 5.5.2. Biên bản họp Hội đồng KH&ĐT thẩm định và nghiệm thu bộ công cụ thi OSCE. - KQ 5.5.3. Quyết định ban hành và sử dụng bộ công cụ thi OSCE.
  • 47. 45 - HĐ 5.6. Đánh giá sự tiến triển các năng lực, tính tin cậy, hiệu quả, hiệu lực của các hoạt động lƣợng giá - KQ 5.6.1. Biểu mẫu thu thập, báo cáo phân tích số liệu về đánh giá sự thay đổi năng lực theo năm và tính tin cậy, hiệu quả, hiệu lực của các hoạt động lƣợng giá thƣờng xuyên cũng nhƣ kết thúc. - KQ 5.6.2. Báo cáo về những vấn đề đã đƣợc xem xét lại, cải thiện và chỉnh sửa khi cần thiết. - HĐ 5.7. Áp dụng hệ thống đánh giá để đánh giá sinh viên khóa đào tạo 2017- 2020. - KQ 5.7.1. Kết quả đánh giá sinh viên qua từng học phần, từng kỳ và từng khóa. - KQ 5.7.2. Biên bản họp Hội đồng KH&ĐT để rtust kinh nghiệm, đề xuất điều chỉnh. - KQ 5.7.3. Văn bản về kế hoạch điều chỉnh cho khóa tiếp theo. MT6. Phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý chƣơng tình đào tạo chuyên nghiệp, đáp ứng đƣợc yêu cầu của chƣơng trình đổi mới - HĐ 6.1. Tham quan học tập trong và ngoài nƣớc về mô hình đào tạo điều dƣỡng theo năng lực. - KQ 6.1. Kế hoạch tổ chức tham quan học tập. - KQ 6.2. Danh sách cán bộ, giảng viên đƣợc cử đi tham quan học tập. - KQ 6.3. Báo cáo kết quả sau mỗi chuyến tham quan học tập. - HĐ 6.2. Tổ chức các hội thảo, các lớp tập - KQ 6.2.1. Kế hoạch tổ chức hội thảo, tập huấn.
  • 48. 46 huấn cho giảng viên cơ hữu về phƣơng pháp giảng dạy mới (thuyết giảng với câu hỏi clicker, học dựa trên ca lâm sàng, học theo đội nhóm, giảng dạy e-learning, sử dụng trung tâm tiền lâm sàng) - KQ 6.2.2. Nội dung các hội thảo, các lớp tập huấn. - KQ 6.2.3. Danh sách giảng viên tham gia hội thảo, tập huấn. - KQ 6.2.4. Biên bản tổng kết hội thảo, tập huấn và sản phẩm của hội thảo, tập huấn (bài giảng đạt yêu cầu). - KQ 6.2.5. Danh sách giảng viên áp dụng đƣợc các phƣơng pháp giảng dạy mới. - KQ 6.2.6. Số lƣợng tiết giảng áp dụng phƣơng pháp giảng dạy mới. - HĐ 6.3. Tổ chức lớp tập huấn cho giảng viên thỉnh giảng tại các cơ sở thực hành về phƣơng pháp giảng dạy y học theo năng lực. - KQ 6.3.1. Kế hoạch tổ chức tập huấn. - KQ 6.3.2. Nội dung các lớp tập huấn. - KQ 6.3.3. Danh sách giảng viên tham gia tập huấn. - KQ 6.3.4. Biên bản tổng kết các lớp tập huấn và sản phẩm của lớp tập huấn (bài giảng đạt yêu cầu). - KQ 6.3.5. Danh sách giảng viên áp dụng đƣợc
  • 49. 47 các phƣơng pháp giảng dạy mới. - KQ 6.3.6. Số lƣợng tiết giảng áp dụng phƣơng pháp giảng dạy mới. - KQ 6.3.7. Danh sách cơ sở thực tập áp dụng đƣợc quản lý và giảng dạy theo năng lực. - HĐ 6.4. Tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý theo CTĐM. - KQ 6.4.1. Kế hoạch tổ chức hội thảo, tập huấn. - KQ 6.4.2. Nội dung các hội thảo, các lớp tập huấn. - KQ 6.4.3. Danh sách cán bộ tham gia hội thảo, tập huấn. - KQ 6.4.4. Biên bản tổng kết hội thảo, tập huấn và sản phẩm của hội thảo, tập huấn (kế hoạch, phƣơng án quản lý trong phạm vi công việc của cán bộ). - HĐ 6.5. Tổ chức hội thảo về phối hợp đào tạo và quản lý đào tạo viện – trƣờng. - KQ 6.5.1. Kế hoạch tổ chức hội thảo. - KQ 6.5.2. Nội dung các hội thảo. - KQ 6.5.3. Danh sách đại diện các cơ sở thực hành và cán bộ quản lý, giảng viên hƣớng dẫn thực
  • 50. 48 hành của trƣờng tham gia hội thảo. - KQ 6.5.4. Biên bản tổng kết hội thảo. MT 7. Tăng cƣờng trang bị các máy móc, thiết bị, mô hình, học vụ phục vụ cho dạy và học dựa trên chuẩn năng lực thực hành nghề nghiệp - HĐ 7.1. Cải tạo cơ sở vật chất cũ thành trung tâm tiền lâm sàng. - KQ 7.1. Trung tâm tiền lâm sàng đƣợc đƣa vào hoạt động. - HĐ 7.2. Mua mới máy móc, mô hình thực tập cho trung tâm tiền lâm sàng. - KQ 7.2. Hệ thống máy móc, mô hình thực tập của trung tâm tiền lâm sàng (có danh sách chi tiết trong phụ lục) - HĐ 7.3. Phát triển trung tâm công nghệ thông tin. - KQ 7.3. Trung tâm công nghệ thông tin đƣợc sửa chữa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý CTĐT, tổ chức dạy – học e-learning và lƣợng giá trên máy tính. - HĐ 7.4. Mua trang thiết bị cho trung tâm công nghệ thông tin. - KQ 7.4.1. Website dành cho chƣơng trình đổi mới đã đƣợc xây dựng. - KQ 7.4.2. Hệ thống máy tính, máy chủ hoạt động đáp ứng đƣợc yêu cầu. - HĐ 7.5. Trang bị phần mềm quản lý đào tạo. - KQ 7.5. Phần mềm quản lý đào tạo đƣợc cài đặt và sử dụng trong toàn trƣờng. MT8. Hệ thống hoá điều - HĐ 8.1. Tổ chức hội thảo tập huấn về - KQ 8.1.1. Kế hoạch tổ chức hội thảo, tập huấn.
  • 51. 49 hành, quản lý, giám sát, đảm bảo chất lƣợng theo năng lực quản trị CTĐM (kế hoạch, mục đích, chƣơng trình, việc sử dụng kết quả và tính hữu dụng của chƣơng trình). - KQ 8.1.2. Nội dung các hội thảo, các lớp tập huấn. - KQ 8.1.3. Danh sách cán bộ tham gia hội thảo, tập huấn. - KQ 8.1.4. Biên bản tổng kết hội thảo, tập huấn. HĐ 8.2. Mời tƣ vấn về quản trị CTĐM - KQ 8.2.1. Hợp đồng với chuyên gia tƣ vấn. - KQ 8.2.2. Biên bản nghiệm thu hợp đồng - HĐ 8.3. Thiết kế chƣơng trình đánh giá và giám sát CTĐM (mục tiêu, điều khoản tham chiếu cho từng thành viên cũng nhƣ quy chế thực hiện chức năng-nhiệm vụ) - KQ 8.3.1 Sơ đồ tổ chức hoạt động của các nhóm quản trị chƣơng trình. - KQ 8.3.2. Bản mô tả công việc và trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm đƣợc xác định, phê duyệt và công bố. - KQ 8.3.3. Mô hình, biểu mẫu, công cụ đánh giá tính tích hợp, hiệu quả cải thiện năng lực sinh viên của tất cả các bài giảng, thực tập lâm sàng và hoạt động giảng dạy. - HĐ 8.4. Thiết lập chính sách mở đối với cách tiếp cận, báo cáo và sử dụng kết quả - KQ 8.4.1. Bảng câu hỏi đánh giá đƣợc phát triển và quản lý.
  • 52. 50 từ chƣơng trình. - KQ 8.4.2. Kết quả đánh giá đƣợc báo cáo, xem xét lại và những đề nghị cho sự cải thiện và thay đổi đƣợc thảo luận và thực hiện. - KQ 8.4.3. Các chính sách liên quan truy cập, phân phối và xuất bản bài giảng và kết quả đánh giá giảng dạy đƣợc xây dựng và phổ biến. - HĐ 8.5. Thông báo đến giảng viên, viên chức về kế hoạch, mục đích, chƣơng trình, việc sử dụng kết quả và tính hữu dụng của chƣơng trình để họ thấm nhuần và sẵn sàng tham gia, tác nghiệp viện trƣờng để đổi mới bền vững. - KQ 8.5. Các sản phẩm tƣơng đƣơng đƣợc công bố trên website chƣơng trình đổi mới. MT 9. Giám sát và đánh giá kết quả dự án và báo cáo tổng kết, điều chỉnh định kỳ và duy trì đào tạo liên tục - HĐ 9.1. Giám sát và đánh giá kết quả định kỳ. - KQ 9.1.1. Kế hoạch giám sát và đánh giá định kỳ. - KQ 9.1.2. Báo cáo kết quả định kỳ. - HĐ 9.2. Thực hiện phân tích thực trạng chƣơng trình trên kết quả đánh giá định kỳ và thống nhất giải pháp hoàn thiện. - KQ 9.2.1. Bản phân tích thực trạng thực hiện chƣơng trình định kỳ. - KQ 9.2.2. Biên bản thống nhất giải pháp hoàn
  • 53. 51 thiện. - KQ 9.2.3. Kế hoạch hoàn thiện chƣơng trình. - HĐ 9.3. Đánh giá kết quả dự án và tiếp tục áp dụng triển khai CTĐT mới. - KQ 9.3.1. Báo cáo kết quả dự án. - KQ 9.3.2. Kế hoạch thực hiện tiếp theo. MT10. Đăng ký kiểm định CTĐT điều dƣỡng dựa trên chuẩn năng lực thực hành nghề nghiệp. - HĐ 10.1. Lập Hồ sơ gửi cơ quan cấp trên kiểm định. - KQ 10.1.1. Hồ sơ kiểm định. - KQ 10.1.2. Kết quả kiểm định. - HĐ 10.2. Công bố chƣơng trình đào tạo điều dƣỡng dựa trên chuẩn năng lực thực hành nghề nghiệp. - KQ 10.2. Văn bản công bố CTĐT đƣợc gửi tới các cấp và công bố trên website.
  • 54. 52 3. Chƣơng trình hoạt động 3.1. Kế hoạch điều chỉnh, bổ sung Sứ mệnh và Tầm nhìn 3.1.1. Mục tiêu của hoạt động Năm 2016, Nhà trƣờng sẽ ban hành văn bản về Sứ mệnh và Tầm nhìn mới đến 2020, định hƣớng 2030. 3.1.2. Cơ chế, kế hoạch hoạt động, quá trình thực hiện và các chỉ số Sứ mệnh mới khẳng định đổi mới chƣơng trình đào tạo theo năng lực cho tất cả các ngành học trong đó có ngành điều dƣỡng. Lấy ngƣời học làm trung tâm là quyết sách, định hƣớng trọng tâm của Nhà trƣờng. Tầm nhìn thống nhất với Sứ mệnh và hƣớng tới mục tiêu năm 2020, Nhà trƣờng phải hoàn thiện chƣơng trình đào tạo theo năng lực cho cao đẳng điều dƣỡng và đảm bảo chuẩn đầu ra của sinh viên đạt chuẩn năng lực cơ bản của điều dƣỡng Việt Nam. Sứ mệnh và Tầm nhìn sẽ là kim chỉ nam cho mọi kế hoạch hành động của các đơn vị trong toàn trƣờng. Vấn đề điều chỉnh Sứ mệnh và Tầm nhìn sẽ do Đảng ủy, Ban Giám hiệu chỉ đạo, tổ chức lấy ý kiến đồng thuận sâu rộng từ cán bộ chủ chốt đến từng giảng viên, cán bộ nhà trƣờng; lƣu bằng các văn bản thống nhất và cam kết thực hiện. Sứ mệnh và Tầm nhìn đƣợc ban hành rộng rãi bằng văn bản trong và ngoài trƣờng. 3.1.3. Tính bền vững và trách nhiệm của các bên - Đảng ủy, BGH CĐYTHN chịu trách nhiệm trƣớc BQLDA về cam kết thực hiện Sứ mệnh và Tầm nhìn. - Sứ mệnh và Tầm nhìn đƣợc thống nhất và đồng thuận trong toàn trƣờng, thể hiện ý chí của toàn bộ lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, học sinh sinh viên quyết tâm thực hiện. - Sứ mệnh và Tầm nhìn phù hợp với định hƣớng, chiến lƣợc phát triển của Đảng, Nhà nƣớc, Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế, bối cảnh trong nƣớc và quốc tế. - Mục tiêu của các hoạt động của các đơn vị trong trƣờng đều đƣợc tập trung, định hƣớng và xây dựng dựa trên Sứ mệnh và Tầm nhìn ban hành.
  • 55. 53 - Sứ mệnh và Tầm nhìn đƣợc lƣu trữ bằng văn bản và công bố rộng rãi trên website nhà trƣờng. 3.2. Kế hoạch điều chỉnh và áp dụng chuẩn đầu ra gắn với chuẩn năng lực và năng lực hành nghề 3.2.1. Mục tiêu của hoạt động: Ban hành và đƣa vào sử dụng chuẩn đầu ra cho chƣơng trình đào tạo theo năng lực của điều dƣỡng Việt Nam nhƣ là đích đến để định hƣớng đổi mới chƣơng trình đào tạo, phƣơng pháp dạy – học, lƣợng giá, đánh giá. 3.2.2. Cơ chế, kế hoạch hoạt động, chương trình thực hiện, chỉ số Năm 2016 là năm CĐYTHN sẽ xây dựng và ban hành chuẩn đầu ra cho chƣơng trình đổi mới (CTĐM) và chuẩn đầu ra này sẽ đƣợc đƣa vào sử dụng từ năm 2017. Việc xây dựng và ban hành Chuẩn đầu ra phải đƣợc thực hiện bởi Ban Quản lý dự án, các chuyên gia đào tạo, kiểm định chất lƣợng của Hội đồng Khoa học và đào tạo trƣờng (HĐ KH&ĐT), góp ý của các chuyên gia ngoài trƣờng. Chuẩn đầu ra đƣợc công bố rộng rãi toàn trƣờng, các cơ quan, ban ngành, trên wesite của trƣờng, sổ tay sinh viên. Chuẩn đầu ra cùng các hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình đào tạo đƣợc thông báo, giải thích cho sinh viên ngay khi nhập học và trong quá trình hỗ trợ sinh viên học tập. Chuẩn đầu ra cho chƣơng trình đào tạo cao đẳng ngành Điều dƣỡng của Trƣờng Cao đẳng Y tế Hà Nội đƣợc xây dựng trên Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dƣỡng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1352/QĐ-BYT ngày 21 tháng 4 năm 2012 của Bộ Y tế. Chuẩn đầu ra thể hiện đƣợc rõ 3 lĩnh vực năng lực chuyên môn cơ bản cần đạt đƣợc: (i) năng lực thực hành chăm sóc; (ii) năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp; (iii) năng lực thực hành theo pháp luật đạo đức nghề nghiệp [phụ lục 3]. Trong Chuẩn đầu ra, các nhóm năng lực nhƣ năng lực quản lý, phát triển nghề nghiệp, đặc biệt năng lực “tự học và học suốt đời”, “năng lực hoạt động nhóm” sẽ đƣợc hoàn thiện trong chƣơng trình mới. Các tiêu chuẩn năng lực cần đạt trong chuẩn đầu ra sẽ quyết định tiêu chuẩn, phƣơng pháp, hình thức lƣợng giá và đến lƣợt lƣợng