SlideShare a Scribd company logo
1 of 14
Chương 3: Chính sách quản lý nhập khẩu của Hoa Kỳ lên mặt hàng thủy sản
Tại Hoa Kỳ, việc quản lý nhập khẩu thúy sản nói riêng và thực phẩm nói chung
do một số tổ chức chịu trách nhiệm. Trong số đó có Chính phủ Hoa Kỳ - nơi ban
hành một số luật và quy định để đảm bảo an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, việc nhập
khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ còn phải tuân theo các quy định liên bang trong lĩnh vực
thủy sản và thực phẩm, như:
- Hệ thống Đăng ký liên bang gồm 2 luật: Luật Đăng ký liên bang và Luật Thủ
tục hành chính.
- Các luật và quy định theo sự quản lý của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược
phẩm Hoa Kỳ, thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ chăm sóc sức khỏe (DHHS) và Tổ chức
Dịch vụ Sức khỏe Cộng đồng (PHS).
Ngoài Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), việc nhập khẩu
thủy sản vào Hoa Kỳ phải tuân thủ theo sự quản lý của Tổ chức Dịch vụ Nghề cá
biển Quốc gia (NMFS) và Tổ chức Dịch vụ Cá và Động vật hoang dã (FWS). Việc
nhập khẩu động vật biển cũng chịu sự quản lý của NMFS và FWS.
Nhìn chung, Hoa Kỳ kiểm soát thủy sản nhập khẩu không thông qua hạn ngạch
mà quản lý thông qua hai biện pháp chủ yếu là Thuế nhập khẩu thủy sản và kiểm
soát chặt chẽ bằng các biện pháp, quy định đối với mặt hàng này. Theo Cơ quan Hải
quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ, nước này chỉ áp dụng hạn ngạch nhập khẩu đối
với cá ngừ và cá trống.
3.1. Chính sách thuế quan đối với mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ
Hệ thống thuế quan của Hoa Kỳ là Biểu Thuế quan hài hòa của Hợp chúng quốc
Hòa Kỳ (Harmonized Tariff Schedule - HTS). Được chính thức thông qua ngày 1
tháng 1năm 1989, hệ thống này được xây dựng dựa trên Hệ thống Mô tả hàng hóa
và Mã số Hài hòa của Hội đồng Hợp tác Hải quan - một tổ chức liên chính phủ có
trụ sở tại Bruxen. Đây được coi là hệ thống hài hó và được hầu hết các quốc gia
thương mại lớn sử dụng.
Hầu hết các loại thuế quan của Hoa Kỳ đánh theo tỷ lệ trên giá trị - tức là mức
thuế được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm trên giá trị hàng nhập khẩu. Một số
hàng nhập khẩu, thường là nông sản và các loại hàng chế biến khác, là đối tượng
chịu "thuế theo số lượng" - đó là một loại thuế ấn định đối với một số lượng nhất
định. Một số sản phẩm phải chịu thuế gộp, loại kết hợp thuế theo tỷ lệ trên giá trị và
thuế theo số lượng. Một số các trường hợp gần như đặc biệt phải chịu các mức thuế
khác, áp dụng theo Luật thuế chống trợ cấp, Luật thuế chống bán phá giá.
Các mức thuế:
- Mức thuế tối huệ quốc (MFN), hay còn gọi là mức thuế dành cho các nước có quan
hệ Thương mại bình thường (NTR), được áp dụng với những nước thành viên Tổ
chức thương mại thế giới (WTO) và những nước tuy chưa phải là thành viên WTO
nhưng đã ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Hàng hoá của các
nước thuộc diện đối xử tối huệ quốc sẽ chịu các mức thuế như nhau khi vào Hoa Kỳ.
Khi Hoa Kỳ giảm, loại bỏ, hoặc thay đổi một loại thuế quan, thì sự thay đổi đó được
áp dụng bình đẳng với tất cả các quốc gia được hưởng MFN. Hàng nhập khẩu từ các
nước không có MFN (NonMFN) sẽ phải chịu mức thuế cao hơn rất nhiều.
Việt Nam được hưởng mức thuế MFN của Hoa Kỳ.
- Ngoài ra, Hoa Kỳ còn áp dụng các mức thuế ưu đãi khác (không áp dụng đối với
Việt Nam) như: Mức thuế áp dụng với Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA);
Chế độ ưu đãi độ thuế quan phổ cập (Generalized System of Preferences - GSP);
Sáng kiến Khu vực Lòng chảo Caribê (Caribbean Basin Initiative - CBI); Luật ưu
đãi thương mại Andean (Andean Trade Preference Act - ATPA); Luật Hỗ trợ Phát
triển Châu Phi (African Growth and Opportunity Act - AGOA) và các hiệp định
thương mại tự do song phương khác.
Dưới đây là Biểu thuế về một số mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào thị trường
Hoa Kỳ (Nguồn: Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ (United States International Trade
Commission)). Việt Nam được hưởng mức thuế MFN của Hoa Kỳ - Mức thuế này
được trình bày trong cột 3 của biểu thuế.
Bảng 3.1. Biểu thuế tóm gọn một số mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào thị
trường Hoa Kỳ
Mã thuế Mặt hàng
Mức thuế dành
cho các nước có
quan hệ
Thương mại
bình thường
Mức thuế dành cho các
nước không hưởng quy
chế quan hệ Thương
mại bình thường
0301 Cá tươi sống 0% 0%
0302 Các bộ phận còn lại
sau khi cắt phile tươi
hoặc đông lạnh
0% 2,2 - 4,4 cent/kg
0304 Phile cá, thịt cá đã lóc
xương tươi hoặc đông
lạnh
0% Một số 0%, một số 5,5
cent/kg
0305 Cá khô, ướp muối,
xông khói
4 - 7% 25 - 30%
0305.13 Tôm các loại đông
lạnh
0% 0%
0305.14 đến
0305.24
Thịt cua đông lạnh 7,5% 15%
0307 Các loại nghêu sò 0% 0%
0307.60 Ốc 5% 20%
1601 - 1604 Các loại thực phẩm
chế biến từ cá
0,9 - 6 cent/kg 6,6 - 22 cent/kg
1605 - 10.05 Cua chế biến chính 10% 20%
1605 - 10.20 Thịt cua 0% 22,5%
1605 - 30.05 Tôm hùm chế biến 10% 20%
Đối với thủy sản Việt Nam, ngày 29/5/2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã
ra quyết định sơ bộ áp thuế chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh của Việt
Nam. Như vậy, Hoa Kỳ đang áp cùng lúc 2 loại thuế đánh vào tôm Việt Nam gồm
thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp, ảnh hưởng nặng nề tới ngành tôm
xuất khẩu của Việt Nam. Trong thời gian này, ngoài Việt Nam còn có 6 nước khác
gồm Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ và Indonesia cũng bị Hoa
Kỳ áp thuế chống trợ cấp sơ bộ.Đối với cá tra, đầu năm 2013, Bộ Thưong mại Hoa
Kỳ (DOC) cũng vừa phán quyết tăng thuế chống bán phá giá cá tra phi lê đông lạnh
của Việt Nam với mức thuế tăng khoảng 65% so với mức thuế ban đầu.
3.2. Các quy định về việc nhập khẩu mặt hàng thủy sản vào Hoa Kỳ
3.2.1. Quy định về xuất xứ và nhãn mác hàng hóa
Khi muốn xuất khẩu sang Hoa Kỳ, các nhà sản xuất, xuất khẩu (trong đó có các
doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam) phải đăng ký với FDA trước khi mặt hàng của họ
có thể được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Năm 2011, Cục Quản lý Thực phẩm và
Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã triển khai các quy định của Luật Hiện đại hóa An
toàn thực phẩm (FSMA) liên quan đến kiểm soát hàng hóa nông sản, thủy sản nhập
khẩu từ các nước (trong đó có Việt Nam).Theo đó, áp dụng Điều 102 của FSMA, tất
cả các cơ sở chế biến nông sản và thủy sản xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của
FDA phải thực hiện đăng ký mới và đăng ký lại với FDA vào ngày 01/10 - 31/12 các
năm chẵn để được cấp một mã số kinh doanh mới. Mã số này có giá trị trong 02
năm. Kể từ ngày 01/01/2013, các lô hàng thực phẩm của cơ sở không có mã số kinh
doanh mới hợp lệ sẽ bị lưu giữ tại cảng hoặc bị từ chối nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
Theo Luật Liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm, nhãn hàng thực
phẩm cần phải nêu những thông tin cụ thể, ở những vị trí có thể nhìn rõ và với
những nội dung mà nguời tiêu dùng thông thường có thể đọc và hiểu. Các thông tin
cụ thể liên quan tới kích cỡ chữ, vị trí… được nêu trong các quy định của FDA (21
CFR 101), trong đó bao gồm cả những yêu cầu theo Luật Liên bang về Thực phẩm,
Dược phẩm và Mỹ phẩm và Luật Nhãn mác và Đóng gói.
Các yêu cầu cơ bản về nhãn mác tại Hoa Kỳ:
Nhãn mác hàng thực phẩm phải được ghi bằng tiếng Anh hoặc đồng thời cả
tiếng Anh và một thứ tiếng khác. Luật Thuế 1930 yêu cầu tất cả các mặt hàng nhập
khẩu phải ghi tên nước xuất xứ bằng tiếng Anh.
Nếu hàng thực phẩm được đóng gói, những thông tin sau đây bắt buộc phải
được nêu bằng tiếng Anh trên nhãn mác bao bì:
(1) Tên sản phẩm: Tên thông thường của sản phẩm phải được xuất hiện trên diện
tích chính của nhãn mác, in đậm và theo những dòng song song với đáy bao bì. Hình
thức của sản phẩm cũng phải được nêu rõ, ví dụ như: “cắt lát”, “nguyên con” hoặc
“băm nhỏ” (hoặc dạng khác), trừ trường hợp có ảnh sản phẩm hoặc sản phẩm có thể
nhìn được qua container. Nếu sản phẩm được quy định theo tiêu chuẩn, cần sử dụng
tên sản phẩm đã được định rõ trong bộ tiêu chuẩn đó.
Hầu hết các doanh nghiệp thủy sản nước ta chỉ cần bán được sản phẩm cho các
đối tác ở Mỹ, mà không quan tâm đến việc sau đó sản phẩm đến với người tiêu dùng
với nhãn mác nào. Trong khi thị trường Mỹ vốn rất đa dạng và đôi khi xảy ra những
việc rất kỳ cục, chỉ riêng việc đặt tên cho cá tra, cá basa cũng đã gây rất nhiều phiền
nhiễu cho xuất khẩu thủy sản của nước ta. Trong cuộc gặp gỡ với các doanh nghiệp
xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữa tháng 12/2009, ông John Connelly, Chủ tịch Hiệp
hội Thuỷ sản Mỹ (NFI) đã kiến nghị Vasep nên tiến hành nghiên cứu, hãy đưa ra tên
chung mà thị trường Mỹ ưa thích nhất để áp dụng chung cho các sản phẩm cá tra, cá
basa của Việt Nam xuất vào Mỹ.
(2) Trọng lượng tịnh: Cần nêu chính xác trọng lượng thực tế của thực phẩm có
trong bao bì. Đơn vị tính trọng lượng tính theo pound, gallon, hệ mét cũng được sử
dụng và phải ghi bằng tiếng Anh. Số lượng thành phần sản phẩm phải được ghi ở
phần chính trên nhãn mác, theo những dòng song song với đáy bao bì. Nếu diện tích
trình bày nhãn mác của bao bì lớn hơn 5 inch vuông, diện tích ghi số lượng thành
phần sản phẩm phải thấp hơn 30% nhãn mác. Phần ghi này phải theo kích cỡ chữ
tùy thuộc theo diện tích phần trình bày của nhãn mác và phải tách rời so với những
thông tin khác.
(3) Tên, địa chỉ, thành phố, nước của nhà sản xuất, nhà đóng gói hoặc nhà phân
phối: Thông tin này có thể được ghi ở phần trình bày chính của nhãn mác hoặc ở
phần khác. Nếu sản phẩm không phải được sản xuất bởi cá nhân hoặc công ty có tên
trong nhãn mác, thì cần ghi rõ: “Manufactured for”, “Distributed by” hoặc cụm từ có
ý nghĩa tương tự.
(4) Nguyên liệu: Cần liệt kê danh sách nguyên liệu thực phẩm với tên thông
thường và theo thứ tự trọng lượng. Nếu nguyên liệu đó có chứa 2 hoặc nhiều hơn
các nguyên liệu phụ khác, thì nguyên liệu phụ cũng phải được liệt kê trong ngoặc
đơn theo tên gọi thông thường và theo thứ tự giảm dần về trọng lượng. Phụ gia và
chất tạo màu thực phẩm: cũng phải được liệt kê giống như phần nguyên liệu.
(5) Thông tin về dinh dưỡng: Theo Luật Đào tạo và Nhãn mác dinh dưỡng
(NLEA), nhãn dinh dưỡng phải được nêu trong nhãn mác thực phẩm hoặc đi kèm
với nhãn mác. FDA quy định một mẫu thống nhất bao gồm cả cỡ khẩu phần, số
lượng khẩu phần/container và thành phần dinh dưỡng của thực phẩm trong một khẩu
phần.m.
3.2.2. Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chịu trách nhiệm kiểm
soát vấn đề an toàn vệ sinh đối với các loại cá và thủy sản nhập khẩu vào thị trường
Hoa Kỳ. Cơ quan này sử dụng các công cụ để phát hiện những môi nguy hại hiện có
hoặc có nguy cơ phát sinh và thực hiện những hành động cần thiết để bảo vệ sự an
toàn và sức khỏe cộng đồng. Với nỗ lực và trách nhiệm của mình, FDA đã ban hành
rất nhiều các quy định, hướng dẫn về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Các quy định kiểm soát an toàn thực phẩm đối với hàng thủy sản của Hoa Kỳ rất
nghiêm ngặt theo nguyên tắc Hệ thống Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới
hạn (HACCP) và Thực hành Sản xuất tốt (Good Manufacturing Practices – GMP).
Hoa Kỳ không yêu cầu các lô hàng thủy sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải có chứng
thư vệ sinh (Health Certificate), nhưng đề cao trách nhiệm của nhà sản xuất trong
áp dụng HACCP, kiểm soát tốt điều kiện sản xuất.
3.2.2.1. Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP)
Theo Bộ luật Liên bang Hoa Kỳ 21 CFR, chỉ có các doanh nghiệp nước ngoài
nào đã thực hiện theo chương trình HACCP có hiệu quả mới được xuất khẩu thuỷ
sản vào thị trường Hoa Kỳ. Đây là một hệ thống quản lý chất lượng mang tính
phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng thực phẩm thông qua
việc phân tích những mối nguy và thực hiện các biện pháp kiểm soát tại các điểm
kiểm soát tới hạn. HACCP nhấn mạnh tính nhất thiết phải kiểm soát dây chuyền
công nghệ sản xuất để đảm bảo an toàn, vệ sinh cho sản phẩm thay vì kiểm soát sản
phẩm cuối cùng.
Để được phép đưa hàng thuỷ sản vào Hoa Kỳ, doanh nghiệp xuất khẩu phải tự
mình hoặc thông qua nhà nhập khẩu gửi kế hoạch, chương trình HACCP tới FDA.
FDA xem xét khi cần sẽ kiểm tra và sẽ chỉ cấp phép cho những doanh nghiệp đạt
yêu cẩu theo kết luận của FDA.
FDA kiểm tra từng lô hàng nhập khẩu. Nếu phát hiện có lô hàng không đảm bảo
an toàn, vệ sinh thực phẩm hoặc có các vi phạm khác, lô hàng sẽ bị FDA từ chối
nhập khẩu, bị gửi trả về nước hoặc tiêu huỷ tại chỗ với chi phí do doanh nghiệp
chịu; đồng thời, tên doanh nghiệp sẽ bị đưa lên mạng Internet ở chế độ “Cảnh báo
nhanh” (Detention). 5 lô hàng tiếp theo của doanh nghiệp này sẽ bị tự động giữ ở
cảng nhập để kiểm tra theo chế độ tự động. Chỉ sau khi cả 5 lô hàng đó đều đảm bản
an toàn, vệ sinh và doanh nghiệp làm đơn đề nghị, FDA mới xoá tên doanh nghiệp
đó ra khỏi danh sách “Cảnh báo nhanh”.
Nếu nước xuất khẩu thuỷ sản sang Hoa Kỳ đã ký được Bản ghi nhớ (MOU) với
FDA, cơ quan có thẩm quyền cao nhất về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm của
nước xuất khẩu sẽ tự chỉ định các doanh nghiệp được đưa thuỷ sản vào Hoa Kỳ mà
không cần trình kế hoạch, chương trình HACCP. Tuy nhiên, FDA chỉ mới ký MOU
cho mặt hàng nhuyễn thể 2 mảnh với Canada, Hàn Quốc và một số nước Nam Mỹ.
Đối với hàng thủy sản nhập khẩu, Hoa Kỳ thực hiện các biện pháp kiểm tra sau:
- Kiểm tra các cơ sở chế biến ở nước ngoài,
- Lấy mẫu hàng thủy sản dự định sẽ nhập khẩu vào Hoa Kỳ,
- Giám sát nội địa mẫu hàng nhập khẩu,
- Kiểm tra nhà nhập khẩu thủy sản,
- Đánh giá các thiết bị lưu trữ sản phẩm thủy sản
- Những chương trình đánh giá nước ngoài,
- Thông tin liên quan từ các đối tác nước ngoài và các văn phòng FDA ở nước
ngoài.
3.2.2.2. Thực hành sản phẩm tốt GMP
Các nhà chế biến các loại thực phẩm được bán tại Hoa Kỳ cần phải thực hiện
theo chương trình Thực hành Sản xuất tốt (GMP). Những quy định này chỉ rõ các
nhà chế biến và phân phối phải lưu tâm tới việc giữ cho thực phẩm sạch và an toàn
trong quá trình sản xuất, đóng gói và vận chuyển. Các quy đinh của GMP được nêu
trong Các quy định Liên bang về Mã Hoa Kỳ.
3.2.2.3. Luật Hiện đại hóa An toàn thực phẩm 2011
Ngày 4/1/2011, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã chính thức ký ban
hành Luật Hiện đại hóa An toàn thực phẩm (FSMA), sửa đổi Luật Liên bang về
Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm liên quan đến an toàn chuỗi cung cấp thực
phẩm. Luật mới được thực hiện theo 4 nguyên tắc: ngăn ngừa, tăng cường kiểm
tra, đảm bảo tính an toàn cho thực phẩm và tăng cường quan hệ đối tác. FSMA
mở rộng quyền quản lý của FDA về các thủ tục an toàn thực phẩm trong nước
và quốc tế trong sản xuất, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển thực
phẩm.
Theo Luật mới này, FDA có thể đình chỉ đăng ký của các cơ sở sản xuất
thực phẩm, có hiệu lực ngăn cản việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ của bất kỳ doanh
nghiệp nước ngoài nào. FDA có thể bất ngờ, ngẫu nhiên kiểm tra mẫu hàng của
bất kỳ doanh nghiệp nào xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Trong quá trình thanh tra,
FDA đặc biệt quan tâm tới các lĩnh vực vệ sinh như an toàn nguồn nước; điều
kiện vệ sinh của các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm; duy trì nơi vệ sinh tay và
các phòng vệ sinh; việc ghi nhãn, lưu trữ hàng hóa và việc sử dụng các hóa chất
độc hại…
3.2.3. Quy định về phụ gia thực phẩm
Chỉ những chất phụ gia và tạo màu thực phẩm được FDA chấp thuận mới có thể
được bán trên thị trường Hoa Kỳ. Tương tự như vậy, chỉ có những chất phụ gia và
tạo màu thực phẩm được FDA chấp thuận mới có thể được sử dụng trong những
thực phẩm lưu thông trên thị trường. Chất được cho phép sử dụng như thực phẩm
hoặc phụ gia tạo màu thực phẩm cần đáp ứng theo các quy định trong Luật Liên
bang về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm Hoa Kỳ.
3.2.4. Quy định về dư lượng hóa chất và các chất gây ô nhiễm
Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) thiết lập các tiêu chuẩn (dung sai) cho
việc sử dụng hóa chất trong sản xuất các sản phẩm thực phẩm. Quy định về các mức
tiêu chuẩn về sử dụng hóa chất được áp dụng đối với tất cả các sản phẩm dùng cho
con người và động vật được sản xuất tại Hoa Kỳ hoặc đưa vào thị trường Hoa Kỳ.
Các nhà sản xuất thực phẩm chỉ được sử dụng những hóa chất đã được đăng ký
sử dụng trên một sản phẩm cụ thể hoặc nhóm các sản phẩm được nêu cụ thể và theo
chỉ dẫn trên nhãn hóa chất. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA)
và Tổ chức Dịch vụ Kiểm tra và An toàn Thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp
Hoa Kỳ (USDA) sẽ kiểm tra việc tuân thủ các quy định của EPA về dư lượng hóa
chất trong các sản phẩm thực phẩm được đưa vào thị trường Hoa Kỳ. FDA và FSIS
thẩm tra các mức dư lượng hóa chất không an toàn trong thực phẩm.
3.2.5. Quy định về bảo vệ môi trường và nguồn lợi
Dưới đây là qui định của một số luật chủ yếu của Hoa Kỳ có sử dụng những
biện pháp hạn chế nhập khẩu để ép các chính phủ nước ngoài áp dụng những thông
lệ bảo vệ cá heo, hải sản, chim rừng, và các loài động vật khác có nguy cơ bị diệt
chủng.
Luật bảo vệ động vật biển có vú 1972 (MMPA)
Luật này được ban hành năm 1972 cấm nhập khẩu động vật biển có vú và các
sản phẩm của các loài động vật này, trừ một số ít trường hợp đặc biệt như vì mục
đích nghiên cứu khoa học. Luật này cũng dành quyền cho Bộ trưởng Tài chính cấm
nhập khẩu cá hoặc các sản phẩm chế biến từ cá được đánh bắt bằng kỹ thuật dẫn đến
làm chết hoặc bị thương nghiêm trọng các loài động vật có vú ở đại dương vượt quá
mức tiêu chuẩn của Hoa Kỳ.
Luật bảo tồn cá heo quốc tế
Năm 1992, Hoa Kỳ đã ban hành Luật bảo tồn cá heo quốc tế. Luật này uỷ quyền
cho Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ ký kết các thỏa thuận quốc tế tạm ngừng trên
phạm vi toàn cầu trong thời gian ít nhất là 5 năm bắt đầu từ 1/3/1994 tập quán cố ý
bao vây cá heo bằng lưới quét trong khi đánh bắt cá ngừ. Những qui định về cấm
vận nhập khẩu vào Hoa Kỳ theo Luật MMPA sẽ không áp dung với những nước ký
kết thỏa thuận tạm ngừng nói trên với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Luât này cũng dành
quyền cho Tổng thống chỉ đạo Bộ Tài chính cấm nhập khẩu một số mặt hàng từ
nước đã ký thỏa thuận tạm ngừng nói trên với Hoa Kỳ song sau đó lại không thực
hiện. Bộ Thương mại có trách nhiệm theo dõi thực hiện các thoả thuận tạm ngừng.
Mục 609 Luật công Hoa Kỳ 101-162
Hoa Kỳ đã cấm nhập khẩu tôm đánh bắt tự nhiên từ các khu vực trên thế giới,
nếu việc đánh bắt có thể gây nguy hiểm hoặc đe dọa đến loài rùa biển, trừ những
nước được chứng nhận đã yêu cầu thuyền đánh bắt tôm của họ sử dụng các thiết bị
ngăn rùa biển. Các thuyền đánh bắt tôm của Hoa Kỳ cũng phải đáp ứng yêu cầu
tương tự. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo danh sách các nước được chứng nhận
hàng năm vào ngày 1 tháng 5. Một số nước đã không thừa nhận lệnh cấm này tại
WTO và coi đây là một biện pháp bảo hộ tinh vi cho ngành đánh bắt tôm Hoa Kỳ.
Đạo luật năm 1973 về các loài động vật có nguy cơ bị diệt chủng
Luật này cho phép Bộ Nội vụ Hoa Kỳ được quyền cấm nhập khẩu một số loài
hoặc họ động vật được coi là có nguy cơ bị diệt chủng.
Luật thực thi lệnh cấm đánh cá ngoài khơi xa bằng lưới quét
Luật này được ban hành năm 1992 nhằm hỗ trợ cho việc thực thi trên phạm vi
quốc tế Nghị quyết của Liên hiệp quốc cấm đánh bắt cá bằng lưới quét qui mô lớn ở
ngoài khơi xa sau ngày 31/12/1992. Theo Luật này, Bộ Thương mại có trách nhiệm
định kỳ phát hiện và báo cáo lên Tổng thống những nước vi phạm lệnh cấm của
Liên hiệp quốc, Trong vòng 30 ngày sau khi nhận được báo cáo của Bộ Thương mại,
Tổng thống phải tiến hành tham vấn với nước bị phát hiện vi phạm để thỏa thuận
chấm dứt ngay lập tức vi phạm đó. Nếu trong vòng 90 ngày tham vấn không đạt
được kết quả thỏa đáng thì Tổng thống sẽ chỉ đạo Bộ trưởng Tài chính cấm nhập
khẩu các loại thủy sản có vỏ (tôm, cua, sò, hến...), cá và các sản phẩm cá, và thiết bị
câu cá thể thao từ nước liên quan. Nếu nước vi phạm không chấm dứt việc đánh bắt
bằng lưới quét qui mô lớn trong vòng 6 tháng sau khi bị phát hiện hoặc có hành
động trả đũa đối với lệnh cấm nhập ban đầu của Hoa Kỳ thì nước đó sẽ bị cấm vận
thêm các mặt hàng khác.
3.2.6. Luật thuế chống bán phá giá
Hoa Kỳ áp dụng thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng xuất khẩu sang
Hoa Kỳ với mức giá thấp hơn giá bán của hàng hóa ở nước xuất xứ hoặc ở nước thứ
3 thay thế thích hợp.
Thuế chống bán phá giá được áp dụng khi có đủ hai điều kiện:
+ Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) phải xác định hàng nước ngoài đang được bán
phá giá hoặc có thể sẽ được bán phá giá ở thì trường Hoa Kỳ.
+ Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC) phải xác định hàng nhập khẩu
được bán phá giá đang gây thiệt hại vật chất hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất hoặc
ngăn cản hình thành ngành công nghiệp tương tự tại Hoa Kỳ.
Thuế chống bán phá giá sẽ được ấn định bằng mức chênh lệch giữa “giá trị
thông thường” và mức giá xuất khẩu vào Hoa Kỳ. DOC sẽ xác định giá trị thông
thường của hàng nhập khẩu bằng một trong ba cách:
+ Giá bán của hàng hóa tại thị trường nội địa.
+ Giá bán hàng hóa sang thị trường thứ ba.
+ “Giá trị tính toán” của hàng hóa bằng tổng chi phí sản xuất cộng với các
khoản lợi nhuận, tiền hoa hồng bán hàng, và các chi phí hành chính khác như đóng
gói.
“Giá trị tính toán” được coi là giá trị thông thường để tính biên phá giá khi giá
bán ở thị trường nội địa hoặc giá bán sang nước thứ ba thấp hơn chi phí sản xuất
hoặc hàng hóa đang bị điều tra không bán ở thị trường nội địa hoặc không được bán
sang nước thứ ba.
Nếu từ hai nước trở lên bị bị kiện bán phá giá hoặc trợ giá, luật yêu cầu USITC
đánh giá lũy tích số lượng và ảnh hưởng của các hàng nhập khẩu tương tự từ các
nước bị kiện nếu chúng cạnh tranh với nhau và với sản phẩm tương tự của Hòa Kỳ
trên thị trường Hoa Kỳ. Nếu hàng nhập khẩu từ một nước đang bị điều tra được coi
là không đáng kể, việc điều tra nước đó sẽ được dừng lại. Cũng có những quy định
miễn trừ áp dụng những quy tắc lũy tích ví dụ như việc áp dụng đối với các nước
được hưởng ưu đãi của Sáng kiến Lòng chảo Caribe (CBI) và đối với Israel.
Kể từ năm 2004, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam phải chịu mức thuế
CBPG liên tục trong 6 lần xem xét hành chính trước đó. Đến đầu tháng 9/2013,
DOC công nhận toàn bộ 33 doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam tham gia đợt
xem xét hành chính lần thứ 7 (POR7) đều không bán phá giá tôm trên trên thị trường
Hoa Kỳ và các doanh nghiệp này đều nhận mức thuế 0%. Tuy nhiên, tháng 9/2014,
DOC lại công bố kết quả chính thức đợt rà soát hành chính lần thứ 8 (POR8) về thuế
CBPG đối với tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam với thuế suất cao bất thường.
Từ năm 2004, Việt Nam đã khiếu kiện DOC lên WTO trong cách tính thuế
chống bán phá giá lên mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam xuất vào Mỹ.
Mới đây, trong phán quyết cuối cùng của mình, WTO cho rằng việc Mỹ sử dụng
phương pháp zeroing trong vụ tôm xuất khẩu của Việt Nam là không phù hợp với
quy định của WTO, do đó Mỹ không được tiếp tục áp dụng phương pháp này. Đồng
thời khuyến nghị chính phủ Mỹ điều chỉnh các quy định phù hợp với Hiệp định
CBPG của WTO cũng như Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT
1994).
Năm 2014 vừa qua, USITC đã có quyết định cuối cùng về việc tiếp tục áp thuế
chống bán phá giá (CBPG) đối với cá tra, ba sa nhập khẩu từ Việt Nam sau khi rà
soát thuế lần thứ hai đối với mặt hàng này. Theo đó, ít nhất 5 năm nữa, cá tra Việt
Nam sẽ vẫn bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá, trừ phi các đợt xem xét hàng năm
DOC kết luận cá tra Việt Nam không bán phá giá vào Mỹ thì vụ kiện mới chấm dứt.
Quyết định của ITC dựa trên kết luận của DOC cho rằng nếu thu hồi lệnh áp thuế
chống bán phá giá có thể dẫn tới việc tiếp tục hoặc tái diễn hành vi bán phá giá tại
thị trường Mỹ với biên độ phá giá có thể lên đến 63,88%.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
http://vietnam-ustrade.org/index.php?
f=news&do=detail&id=7&lang=vietnamese
http://www.usitc.gov/tata/hts/bychapter/index.htm (Chapter 3)
http://vietnam-ustrade.org/index.php?
f=news&do=detail&id=1&lang=vietnamese
http://www.spsvietnam.gov.vn/Lists/Tin%20tc%20Vit%20Nam/DispForm.aspx?
ID=136
http://www.congthuongbentre.gov.vn/home/ca-tra-basa-viet-nam-tiep-tuc-bi-my-ap-
thue-chong-ban-pha-gia-W2707.htm
http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/hang-hoa-gia-ca-thuong-mai-xuat-nhap-
khau
Phần này H chưa biết trình bày sao nên sẽ tham khảo mn và làm lại sau nha =))
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DOC : Bộ Thương Mại Hoa Kỳ
USITC : Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ
KẾT LUẬN
Hoa Kỳ là một thị trường hấp dẫn, có sức mua cao, mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh
doanh cho các đối tác. Mặt hàng thủy sản Việt Nam cũng đã, đang và tiếp tục thâm
nhập vào thị trường này.
Quy mô nhập khẩu của Hoa Kỳ rất lớn và cũng là thị trường cạnh tranh gay gắt và
khắt khe. Việt Nam xuất khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ với mức thuế tối huệ quốc - thấp
hơn rất nhiều so với các nước không được hưởng quy chế Thương mại bình thường.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn thường xuyên gặp phải rào cản thương mại do nước này
xây dựng lên. Thời gian vừa qua, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Hoa Kỳ phải
gánh chịu thuế chống bán phá giá và thuế trợ cấp như đối với mặt hàng tôm, cá tra
và cá ba sa. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp không ít khó khăn từ
chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ. Từ tiêu chuẩn tên gọi, đặt tên nhãn mác, nguồn
gốc xuất xứ; quy định an toàn vệ sinh thực phẩm; quy định về phụ gia và dư lượng
hóa chất; quy định về môi trường và nguồn lợi;... Không ít trường hợp, các quy
chuẩn đặt ra cao quá mức cần thiết.
Luật pháp và các rào cản thương mại chi phối môi trường kinh doanh ở Hoa Kỳ,
các tranh chấp vẫn thường xuyên xảy ra. Các tranh chấp thương mại liên quan đến
quy định chống bán phá giá mặt hàng tôm và cá da trơn Việt Namxuất khẩu sang
Hoa Kỳ đang được WTO xử lý giải quyết. Trước các tình huống có thể dẫn đến kiện
tụng, các doanh nghiệp Việt Nam cần bình tĩnh và nên tích cực hợp tác. Để từng
bước thâm nhập và phát triển trên thị trường Hoa Kỳ, hơn bất cứ ở thị trường nào
khác, các doanh nghiệp Việt Nam cần đặc biệt lưu ý tìm hiểu kỹ đối tác, luật lệ cũng
như tập quán kinh doanh của thị trường này.

More Related Content

What's hot

Pttc cong ty_co_phan_banh_keo_bibica_0894
Pttc cong ty_co_phan_banh_keo_bibica_0894Pttc cong ty_co_phan_banh_keo_bibica_0894
Pttc cong ty_co_phan_banh_keo_bibica_0894
luu_nguyenxuan
 
quyền chọn
quyền chọnquyền chọn
quyền chọn
Loren Bime
 
Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)
Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)
Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)
pikachukt04
 
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủChính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Linh Lư
 
Bảng so sánh giữa các nguồn luật điều chỉnh giới hạn của người chuyên chở tro...
Bảng so sánh giữa các nguồn luật điều chỉnh giới hạn của người chuyên chở tro...Bảng so sánh giữa các nguồn luật điều chỉnh giới hạn của người chuyên chở tro...
Bảng so sánh giữa các nguồn luật điều chỉnh giới hạn của người chuyên chở tro...
Chi Chank
 

What's hot (20)

TRẮC NGHIỆM TRỊ GIÁ HẢI QUAN
TRẮC NGHIỆM TRỊ GIÁ HẢI QUANTRẮC NGHIỆM TRỊ GIÁ HẢI QUAN
TRẮC NGHIỆM TRỊ GIÁ HẢI QUAN
 
Pttc cong ty_co_phan_banh_keo_bibica_0894
Pttc cong ty_co_phan_banh_keo_bibica_0894Pttc cong ty_co_phan_banh_keo_bibica_0894
Pttc cong ty_co_phan_banh_keo_bibica_0894
 
Cách soạn thảo hợp đồng ngoại thương
Cách soạn thảo hợp đồng ngoại thươngCách soạn thảo hợp đồng ngoại thương
Cách soạn thảo hợp đồng ngoại thương
 
BÀI TIỂU LUẬN VỀ INCOTERMS
BÀI TIỂU LUẬN VỀ INCOTERMS BÀI TIỂU LUẬN VỀ INCOTERMS
BÀI TIỂU LUẬN VỀ INCOTERMS
 
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biểnĐề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
 
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nướcLuận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước
Luận văn: Chủ trương Duy Tân về kinh tế của các sĩ phu yêu nước
 
mẫu doanh nghiệp mở LC tai ngân hàng Đông Á
mẫu doanh nghiệp mở LC tai ngân hàng Đông Ámẫu doanh nghiệp mở LC tai ngân hàng Đông Á
mẫu doanh nghiệp mở LC tai ngân hàng Đông Á
 
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sữa Abbott, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sữa Abbott, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sữa Abbott, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sữa Abbott, 9 ĐIỂM!
 
quyền chọn
quyền chọnquyền chọn
quyền chọn
 
Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)
Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)
Quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế (Phần 2)
 
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   TS. BÙI QUANG  XUÂNBÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   TS. BÙI QUANG  XUÂN
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Thư giá
Thư giáThư giá
Thư giá
 
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAYĐề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAY
 
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủChính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủ
 
Lý thuyet hien dai ve thuong mai quoc te
Lý thuyet hien dai ve thuong mai quoc teLý thuyet hien dai ve thuong mai quoc te
Lý thuyet hien dai ve thuong mai quoc te
 
Đánh giá chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của KFC
Đánh giá chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của KFCĐánh giá chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của KFC
Đánh giá chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của KFC
 
Đề tài: Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu xoài Đồng Tháp, HAY, 9đ
Đề tài: Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu xoài Đồng Tháp, HAY, 9đĐề tài: Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu xoài Đồng Tháp, HAY, 9đ
Đề tài: Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu xoài Đồng Tháp, HAY, 9đ
 
Bảng so sánh giữa các nguồn luật điều chỉnh giới hạn của người chuyên chở tro...
Bảng so sánh giữa các nguồn luật điều chỉnh giới hạn của người chuyên chở tro...Bảng so sánh giữa các nguồn luật điều chỉnh giới hạn của người chuyên chở tro...
Bảng so sánh giữa các nguồn luật điều chỉnh giới hạn của người chuyên chở tro...
 

Similar to Chinh sach quan ly nhap khau cua hoa ky

So tay quy dinh nhap khau thuy san vao nhat ban
So tay quy dinh nhap khau thuy san vao nhat banSo tay quy dinh nhap khau thuy san vao nhat ban
So tay quy dinh nhap khau thuy san vao nhat ban
Advantage Logistics
 
Các sự kiện liên quan đến cuộc chiến
Các sự kiện liên quan đến cuộc chiếnCác sự kiện liên quan đến cuộc chiến
Các sự kiện liên quan đến cuộc chiến
ankhoa1234
 
Nhung rao can thuong mai
Nhung rao can thuong maiNhung rao can thuong mai
Nhung rao can thuong mai
N9uy3n2un9
 
Xuất xứ hàng hóa
Xuất xứ hàng hóaXuất xứ hàng hóa
Xuất xứ hàng hóa
kennho2928
 
Luat Thue xuat nhap khau 2016
Luat Thue xuat nhap khau 2016Luat Thue xuat nhap khau 2016

Similar to Chinh sach quan ly nhap khau cua hoa ky (20)

dffggg
dffgggdffggg
dffggg
 
So tay quy dinh nhap khau thuy san vao nhat ban
So tay quy dinh nhap khau thuy san vao nhat banSo tay quy dinh nhap khau thuy san vao nhat ban
So tay quy dinh nhap khau thuy san vao nhat ban
 
Các sự kiện liên quan đến cuộc chiến
Các sự kiện liên quan đến cuộc chiếnCác sự kiện liên quan đến cuộc chiến
Các sự kiện liên quan đến cuộc chiến
 
Đề tài: Quy định trong Hiệp định Nông nghiệp của GATT_WTO về trợ cấp nông sản
Đề tài: Quy định trong Hiệp định Nông nghiệp của GATT_WTO về trợ cấp nông sảnĐề tài: Quy định trong Hiệp định Nông nghiệp của GATT_WTO về trợ cấp nông sản
Đề tài: Quy định trong Hiệp định Nông nghiệp của GATT_WTO về trợ cấp nông sản
 
Hướng dẫn chi tiết nội dung ghi nhãn thực phẩm
Hướng dẫn chi tiết nội dung ghi nhãn thực phẩmHướng dẫn chi tiết nội dung ghi nhãn thực phẩm
Hướng dẫn chi tiết nội dung ghi nhãn thực phẩm
 
Thong tư hop nhat thue gtgt 2
Thong tư hop nhat thue gtgt 2Thong tư hop nhat thue gtgt 2
Thong tư hop nhat thue gtgt 2
 
Afta 3 (bo-tai_chinh)
Afta 3 (bo-tai_chinh)Afta 3 (bo-tai_chinh)
Afta 3 (bo-tai_chinh)
 
Nhung rao can thuong mai
Nhung rao can thuong maiNhung rao can thuong mai
Nhung rao can thuong mai
 
Chương trình giám sát Nhập khẩu Thủy sản của Mỹ (tiếng Việt)
Chương trình giám sát Nhập khẩu Thủy sản của Mỹ (tiếng Việt)Chương trình giám sát Nhập khẩu Thủy sản của Mỹ (tiếng Việt)
Chương trình giám sát Nhập khẩu Thủy sản của Mỹ (tiếng Việt)
 
Quản lý thực phẩm chức năng của các nước trên thế giới và Việt Nam
Quản lý thực phẩm chức năng của các nước trên thế giới và Việt NamQuản lý thực phẩm chức năng của các nước trên thế giới và Việt Nam
Quản lý thực phẩm chức năng của các nước trên thế giới và Việt Nam
 
Cac bien phap han che nhap khau phi the quan
Cac bien phap han che nhap khau phi the quanCac bien phap han che nhap khau phi the quan
Cac bien phap han che nhap khau phi the quan
 
Tài liệu thuế 8
Tài liệu thuế 8Tài liệu thuế 8
Tài liệu thuế 8
 
Bài 8
Bài 8Bài 8
Bài 8
 
Bài mẫu Tiểu luận về hiệp định evfta, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về hiệp định evfta, HAYBài mẫu Tiểu luận về hiệp định evfta, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về hiệp định evfta, HAY
 
Thông tư 29/2023/TT-BYT: HƯỚNG DẪN NỘI DUNG, CÁCH GHI THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG, ...
Thông tư 29/2023/TT-BYT: HƯỚNG DẪN NỘI DUNG, CÁCH GHI THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG, ...Thông tư 29/2023/TT-BYT: HƯỚNG DẪN NỘI DUNG, CÁCH GHI THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG, ...
Thông tư 29/2023/TT-BYT: HƯỚNG DẪN NỘI DUNG, CÁCH GHI THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG, ...
 
Xuất xứ hàng hóa
Xuất xứ hàng hóaXuất xứ hàng hóa
Xuất xứ hàng hóa
 
Xuất xứ hàng hóa
Xuất xứ hàng hóaXuất xứ hàng hóa
Xuất xứ hàng hóa
 
đIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wto
đIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wtođIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wto
đIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wto
 
Xuất khẩu thủy sản - quí II/2013- thủy sản trường phát
Xuất khẩu thủy sản - quí II/2013- thủy sản trường phátXuất khẩu thủy sản - quí II/2013- thủy sản trường phát
Xuất khẩu thủy sản - quí II/2013- thủy sản trường phát
 
Luat Thue xuat nhap khau 2016
Luat Thue xuat nhap khau 2016Luat Thue xuat nhap khau 2016
Luat Thue xuat nhap khau 2016
 

Recently uploaded

527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
nLuThin
 
Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!
Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!
Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!
Uy Hoàng
 

Recently uploaded (20)

Catalogue Thiết bị điện 2023 TNC .pdf
Catalogue Thiết bị điện 2023 TNC    .pdfCatalogue Thiết bị điện 2023 TNC    .pdf
Catalogue Thiết bị điện 2023 TNC .pdf
 
Catalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdf
Catalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdfCatalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdf
Catalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdf
 
Catalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdf
Catalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdfCatalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdf
Catalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdf
 
catalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdf
catalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdfcatalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdf
catalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdf
 
Catalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdf
Catalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdfCatalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdf
Catalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdf
 
HSNL HAPULICO 29.05.2023 (VI) đầy đủ.pdf
HSNL HAPULICO 29.05.2023 (VI) đầy đủ.pdfHSNL HAPULICO 29.05.2023 (VI) đầy đủ.pdf
HSNL HAPULICO 29.05.2023 (VI) đầy đủ.pdf
 
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
 
Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!
Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!
Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!
 
Cataogue thiết bị vệ sinh inax 042024.NEW.pdf
Cataogue thiết bị vệ sinh inax 042024.NEW.pdfCataogue thiết bị vệ sinh inax 042024.NEW.pdf
Cataogue thiết bị vệ sinh inax 042024.NEW.pdf
 
Catalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdf
Catalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdfCatalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdf
Catalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdf
 
Catalog Karofi KTF - 888 brochure (4).pdf
Catalog Karofi KTF - 888 brochure (4).pdfCatalog Karofi KTF - 888 brochure (4).pdf
Catalog Karofi KTF - 888 brochure (4).pdf
 
Catalog Grohe_Promotion_Leaflet_A4_CC2023.pdf
Catalog Grohe_Promotion_Leaflet_A4_CC2023.pdfCatalog Grohe_Promotion_Leaflet_A4_CC2023.pdf
Catalog Grohe_Promotion_Leaflet_A4_CC2023.pdf
 
Catalog Đen led Kingled - Kingeco 2024.pdf
Catalog Đen led Kingled - Kingeco 2024.pdfCatalog Đen led Kingled - Kingeco 2024.pdf
Catalog Đen led Kingled - Kingeco 2024.pdf
 
[SEO] Hướng dẫn tạo backlink_Chiến thuật linkbuilding trong SEO.docx
[SEO] Hướng dẫn tạo backlink_Chiến thuật linkbuilding trong SEO.docx[SEO] Hướng dẫn tạo backlink_Chiến thuật linkbuilding trong SEO.docx
[SEO] Hướng dẫn tạo backlink_Chiến thuật linkbuilding trong SEO.docx
 
Catalog Tiền phong Bảng giá PVC 01.07.23.pdf
Catalog Tiền phong Bảng giá PVC 01.07.23.pdfCatalog Tiền phong Bảng giá PVC 01.07.23.pdf
Catalog Tiền phong Bảng giá PVC 01.07.23.pdf
 
Catalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdf
Catalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdfCatalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdf
Catalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdf
 
Catalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdf
Catalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdfCatalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdf
Catalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdf
 
Catalog Tiền Phong Bảng giá PE 01.07.23.pdf
Catalog Tiền Phong Bảng giá PE 01.07.23.pdfCatalog Tiền Phong Bảng giá PE 01.07.23.pdf
Catalog Tiền Phong Bảng giá PE 01.07.23.pdf
 
Catalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdf
Catalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdfCatalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdf
Catalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdf
 
Catalog BG - ổ cắm, công tắc PK Sino.pdf
Catalog BG - ổ cắm, công tắc PK Sino.pdfCatalog BG - ổ cắm, công tắc PK Sino.pdf
Catalog BG - ổ cắm, công tắc PK Sino.pdf
 

Chinh sach quan ly nhap khau cua hoa ky

  • 1. Chương 3: Chính sách quản lý nhập khẩu của Hoa Kỳ lên mặt hàng thủy sản Tại Hoa Kỳ, việc quản lý nhập khẩu thúy sản nói riêng và thực phẩm nói chung do một số tổ chức chịu trách nhiệm. Trong số đó có Chính phủ Hoa Kỳ - nơi ban hành một số luật và quy định để đảm bảo an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ còn phải tuân theo các quy định liên bang trong lĩnh vực thủy sản và thực phẩm, như: - Hệ thống Đăng ký liên bang gồm 2 luật: Luật Đăng ký liên bang và Luật Thủ tục hành chính. - Các luật và quy định theo sự quản lý của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ chăm sóc sức khỏe (DHHS) và Tổ chức Dịch vụ Sức khỏe Cộng đồng (PHS). Ngoài Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), việc nhập khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ phải tuân thủ theo sự quản lý của Tổ chức Dịch vụ Nghề cá biển Quốc gia (NMFS) và Tổ chức Dịch vụ Cá và Động vật hoang dã (FWS). Việc nhập khẩu động vật biển cũng chịu sự quản lý của NMFS và FWS. Nhìn chung, Hoa Kỳ kiểm soát thủy sản nhập khẩu không thông qua hạn ngạch mà quản lý thông qua hai biện pháp chủ yếu là Thuế nhập khẩu thủy sản và kiểm soát chặt chẽ bằng các biện pháp, quy định đối với mặt hàng này. Theo Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ, nước này chỉ áp dụng hạn ngạch nhập khẩu đối với cá ngừ và cá trống. 3.1. Chính sách thuế quan đối với mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ Hệ thống thuế quan của Hoa Kỳ là Biểu Thuế quan hài hòa của Hợp chúng quốc Hòa Kỳ (Harmonized Tariff Schedule - HTS). Được chính thức thông qua ngày 1 tháng 1năm 1989, hệ thống này được xây dựng dựa trên Hệ thống Mô tả hàng hóa và Mã số Hài hòa của Hội đồng Hợp tác Hải quan - một tổ chức liên chính phủ có trụ sở tại Bruxen. Đây được coi là hệ thống hài hó và được hầu hết các quốc gia thương mại lớn sử dụng. Hầu hết các loại thuế quan của Hoa Kỳ đánh theo tỷ lệ trên giá trị - tức là mức thuế được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm trên giá trị hàng nhập khẩu. Một số
  • 2. hàng nhập khẩu, thường là nông sản và các loại hàng chế biến khác, là đối tượng chịu "thuế theo số lượng" - đó là một loại thuế ấn định đối với một số lượng nhất định. Một số sản phẩm phải chịu thuế gộp, loại kết hợp thuế theo tỷ lệ trên giá trị và thuế theo số lượng. Một số các trường hợp gần như đặc biệt phải chịu các mức thuế khác, áp dụng theo Luật thuế chống trợ cấp, Luật thuế chống bán phá giá. Các mức thuế: - Mức thuế tối huệ quốc (MFN), hay còn gọi là mức thuế dành cho các nước có quan hệ Thương mại bình thường (NTR), được áp dụng với những nước thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và những nước tuy chưa phải là thành viên WTO nhưng đã ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Hàng hoá của các nước thuộc diện đối xử tối huệ quốc sẽ chịu các mức thuế như nhau khi vào Hoa Kỳ. Khi Hoa Kỳ giảm, loại bỏ, hoặc thay đổi một loại thuế quan, thì sự thay đổi đó được áp dụng bình đẳng với tất cả các quốc gia được hưởng MFN. Hàng nhập khẩu từ các nước không có MFN (NonMFN) sẽ phải chịu mức thuế cao hơn rất nhiều. Việt Nam được hưởng mức thuế MFN của Hoa Kỳ. - Ngoài ra, Hoa Kỳ còn áp dụng các mức thuế ưu đãi khác (không áp dụng đối với Việt Nam) như: Mức thuế áp dụng với Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA); Chế độ ưu đãi độ thuế quan phổ cập (Generalized System of Preferences - GSP); Sáng kiến Khu vực Lòng chảo Caribê (Caribbean Basin Initiative - CBI); Luật ưu đãi thương mại Andean (Andean Trade Preference Act - ATPA); Luật Hỗ trợ Phát triển Châu Phi (African Growth and Opportunity Act - AGOA) và các hiệp định thương mại tự do song phương khác. Dưới đây là Biểu thuế về một số mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ (Nguồn: Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ (United States International Trade Commission)). Việt Nam được hưởng mức thuế MFN của Hoa Kỳ - Mức thuế này được trình bày trong cột 3 của biểu thuế. Bảng 3.1. Biểu thuế tóm gọn một số mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ
  • 3. Mã thuế Mặt hàng Mức thuế dành cho các nước có quan hệ Thương mại bình thường Mức thuế dành cho các nước không hưởng quy chế quan hệ Thương mại bình thường 0301 Cá tươi sống 0% 0% 0302 Các bộ phận còn lại sau khi cắt phile tươi hoặc đông lạnh 0% 2,2 - 4,4 cent/kg 0304 Phile cá, thịt cá đã lóc xương tươi hoặc đông lạnh 0% Một số 0%, một số 5,5 cent/kg 0305 Cá khô, ướp muối, xông khói 4 - 7% 25 - 30% 0305.13 Tôm các loại đông lạnh 0% 0% 0305.14 đến 0305.24 Thịt cua đông lạnh 7,5% 15% 0307 Các loại nghêu sò 0% 0%
  • 4. 0307.60 Ốc 5% 20% 1601 - 1604 Các loại thực phẩm chế biến từ cá 0,9 - 6 cent/kg 6,6 - 22 cent/kg 1605 - 10.05 Cua chế biến chính 10% 20% 1605 - 10.20 Thịt cua 0% 22,5% 1605 - 30.05 Tôm hùm chế biến 10% 20% Đối với thủy sản Việt Nam, ngày 29/5/2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ra quyết định sơ bộ áp thuế chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam. Như vậy, Hoa Kỳ đang áp cùng lúc 2 loại thuế đánh vào tôm Việt Nam gồm thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp, ảnh hưởng nặng nề tới ngành tôm xuất khẩu của Việt Nam. Trong thời gian này, ngoài Việt Nam còn có 6 nước khác gồm Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ và Indonesia cũng bị Hoa Kỳ áp thuế chống trợ cấp sơ bộ.Đối với cá tra, đầu năm 2013, Bộ Thưong mại Hoa Kỳ (DOC) cũng vừa phán quyết tăng thuế chống bán phá giá cá tra phi lê đông lạnh của Việt Nam với mức thuế tăng khoảng 65% so với mức thuế ban đầu. 3.2. Các quy định về việc nhập khẩu mặt hàng thủy sản vào Hoa Kỳ
  • 5. 3.2.1. Quy định về xuất xứ và nhãn mác hàng hóa Khi muốn xuất khẩu sang Hoa Kỳ, các nhà sản xuất, xuất khẩu (trong đó có các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam) phải đăng ký với FDA trước khi mặt hàng của họ có thể được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Năm 2011, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã triển khai các quy định của Luật Hiện đại hóa An toàn thực phẩm (FSMA) liên quan đến kiểm soát hàng hóa nông sản, thủy sản nhập khẩu từ các nước (trong đó có Việt Nam).Theo đó, áp dụng Điều 102 của FSMA, tất cả các cơ sở chế biến nông sản và thủy sản xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của FDA phải thực hiện đăng ký mới và đăng ký lại với FDA vào ngày 01/10 - 31/12 các năm chẵn để được cấp một mã số kinh doanh mới. Mã số này có giá trị trong 02 năm. Kể từ ngày 01/01/2013, các lô hàng thực phẩm của cơ sở không có mã số kinh doanh mới hợp lệ sẽ bị lưu giữ tại cảng hoặc bị từ chối nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Theo Luật Liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm, nhãn hàng thực phẩm cần phải nêu những thông tin cụ thể, ở những vị trí có thể nhìn rõ và với những nội dung mà nguời tiêu dùng thông thường có thể đọc và hiểu. Các thông tin cụ thể liên quan tới kích cỡ chữ, vị trí… được nêu trong các quy định của FDA (21 CFR 101), trong đó bao gồm cả những yêu cầu theo Luật Liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm và Luật Nhãn mác và Đóng gói. Các yêu cầu cơ bản về nhãn mác tại Hoa Kỳ: Nhãn mác hàng thực phẩm phải được ghi bằng tiếng Anh hoặc đồng thời cả tiếng Anh và một thứ tiếng khác. Luật Thuế 1930 yêu cầu tất cả các mặt hàng nhập khẩu phải ghi tên nước xuất xứ bằng tiếng Anh. Nếu hàng thực phẩm được đóng gói, những thông tin sau đây bắt buộc phải được nêu bằng tiếng Anh trên nhãn mác bao bì: (1) Tên sản phẩm: Tên thông thường của sản phẩm phải được xuất hiện trên diện tích chính của nhãn mác, in đậm và theo những dòng song song với đáy bao bì. Hình thức của sản phẩm cũng phải được nêu rõ, ví dụ như: “cắt lát”, “nguyên con” hoặc “băm nhỏ” (hoặc dạng khác), trừ trường hợp có ảnh sản phẩm hoặc sản phẩm có thể nhìn được qua container. Nếu sản phẩm được quy định theo tiêu chuẩn, cần sử dụng tên sản phẩm đã được định rõ trong bộ tiêu chuẩn đó. Hầu hết các doanh nghiệp thủy sản nước ta chỉ cần bán được sản phẩm cho các đối tác ở Mỹ, mà không quan tâm đến việc sau đó sản phẩm đến với người tiêu dùng
  • 6. với nhãn mác nào. Trong khi thị trường Mỹ vốn rất đa dạng và đôi khi xảy ra những việc rất kỳ cục, chỉ riêng việc đặt tên cho cá tra, cá basa cũng đã gây rất nhiều phiền nhiễu cho xuất khẩu thủy sản của nước ta. Trong cuộc gặp gỡ với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữa tháng 12/2009, ông John Connelly, Chủ tịch Hiệp hội Thuỷ sản Mỹ (NFI) đã kiến nghị Vasep nên tiến hành nghiên cứu, hãy đưa ra tên chung mà thị trường Mỹ ưa thích nhất để áp dụng chung cho các sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam xuất vào Mỹ. (2) Trọng lượng tịnh: Cần nêu chính xác trọng lượng thực tế của thực phẩm có trong bao bì. Đơn vị tính trọng lượng tính theo pound, gallon, hệ mét cũng được sử dụng và phải ghi bằng tiếng Anh. Số lượng thành phần sản phẩm phải được ghi ở phần chính trên nhãn mác, theo những dòng song song với đáy bao bì. Nếu diện tích trình bày nhãn mác của bao bì lớn hơn 5 inch vuông, diện tích ghi số lượng thành phần sản phẩm phải thấp hơn 30% nhãn mác. Phần ghi này phải theo kích cỡ chữ tùy thuộc theo diện tích phần trình bày của nhãn mác và phải tách rời so với những thông tin khác. (3) Tên, địa chỉ, thành phố, nước của nhà sản xuất, nhà đóng gói hoặc nhà phân phối: Thông tin này có thể được ghi ở phần trình bày chính của nhãn mác hoặc ở phần khác. Nếu sản phẩm không phải được sản xuất bởi cá nhân hoặc công ty có tên trong nhãn mác, thì cần ghi rõ: “Manufactured for”, “Distributed by” hoặc cụm từ có ý nghĩa tương tự. (4) Nguyên liệu: Cần liệt kê danh sách nguyên liệu thực phẩm với tên thông thường và theo thứ tự trọng lượng. Nếu nguyên liệu đó có chứa 2 hoặc nhiều hơn các nguyên liệu phụ khác, thì nguyên liệu phụ cũng phải được liệt kê trong ngoặc đơn theo tên gọi thông thường và theo thứ tự giảm dần về trọng lượng. Phụ gia và chất tạo màu thực phẩm: cũng phải được liệt kê giống như phần nguyên liệu. (5) Thông tin về dinh dưỡng: Theo Luật Đào tạo và Nhãn mác dinh dưỡng (NLEA), nhãn dinh dưỡng phải được nêu trong nhãn mác thực phẩm hoặc đi kèm với nhãn mác. FDA quy định một mẫu thống nhất bao gồm cả cỡ khẩu phần, số lượng khẩu phần/container và thành phần dinh dưỡng của thực phẩm trong một khẩu phần.m. 3.2.2. Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chịu trách nhiệm kiểm soát vấn đề an toàn vệ sinh đối với các loại cá và thủy sản nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Cơ quan này sử dụng các công cụ để phát hiện những môi nguy hại hiện có
  • 7. hoặc có nguy cơ phát sinh và thực hiện những hành động cần thiết để bảo vệ sự an toàn và sức khỏe cộng đồng. Với nỗ lực và trách nhiệm của mình, FDA đã ban hành rất nhiều các quy định, hướng dẫn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Các quy định kiểm soát an toàn thực phẩm đối với hàng thủy sản của Hoa Kỳ rất nghiêm ngặt theo nguyên tắc Hệ thống Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) và Thực hành Sản xuất tốt (Good Manufacturing Practices – GMP). Hoa Kỳ không yêu cầu các lô hàng thủy sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải có chứng thư vệ sinh (Health Certificate), nhưng đề cao trách nhiệm của nhà sản xuất trong áp dụng HACCP, kiểm soát tốt điều kiện sản xuất. 3.2.2.1. Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) Theo Bộ luật Liên bang Hoa Kỳ 21 CFR, chỉ có các doanh nghiệp nước ngoài nào đã thực hiện theo chương trình HACCP có hiệu quả mới được xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Hoa Kỳ. Đây là một hệ thống quản lý chất lượng mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng thực phẩm thông qua việc phân tích những mối nguy và thực hiện các biện pháp kiểm soát tại các điểm kiểm soát tới hạn. HACCP nhấn mạnh tính nhất thiết phải kiểm soát dây chuyền công nghệ sản xuất để đảm bảo an toàn, vệ sinh cho sản phẩm thay vì kiểm soát sản phẩm cuối cùng. Để được phép đưa hàng thuỷ sản vào Hoa Kỳ, doanh nghiệp xuất khẩu phải tự mình hoặc thông qua nhà nhập khẩu gửi kế hoạch, chương trình HACCP tới FDA. FDA xem xét khi cần sẽ kiểm tra và sẽ chỉ cấp phép cho những doanh nghiệp đạt yêu cẩu theo kết luận của FDA. FDA kiểm tra từng lô hàng nhập khẩu. Nếu phát hiện có lô hàng không đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm hoặc có các vi phạm khác, lô hàng sẽ bị FDA từ chối nhập khẩu, bị gửi trả về nước hoặc tiêu huỷ tại chỗ với chi phí do doanh nghiệp chịu; đồng thời, tên doanh nghiệp sẽ bị đưa lên mạng Internet ở chế độ “Cảnh báo nhanh” (Detention). 5 lô hàng tiếp theo của doanh nghiệp này sẽ bị tự động giữ ở cảng nhập để kiểm tra theo chế độ tự động. Chỉ sau khi cả 5 lô hàng đó đều đảm bản an toàn, vệ sinh và doanh nghiệp làm đơn đề nghị, FDA mới xoá tên doanh nghiệp đó ra khỏi danh sách “Cảnh báo nhanh”. Nếu nước xuất khẩu thuỷ sản sang Hoa Kỳ đã ký được Bản ghi nhớ (MOU) với FDA, cơ quan có thẩm quyền cao nhất về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm của nước xuất khẩu sẽ tự chỉ định các doanh nghiệp được đưa thuỷ sản vào Hoa Kỳ mà không cần trình kế hoạch, chương trình HACCP. Tuy nhiên, FDA chỉ mới ký MOU
  • 8. cho mặt hàng nhuyễn thể 2 mảnh với Canada, Hàn Quốc và một số nước Nam Mỹ. Đối với hàng thủy sản nhập khẩu, Hoa Kỳ thực hiện các biện pháp kiểm tra sau: - Kiểm tra các cơ sở chế biến ở nước ngoài, - Lấy mẫu hàng thủy sản dự định sẽ nhập khẩu vào Hoa Kỳ, - Giám sát nội địa mẫu hàng nhập khẩu, - Kiểm tra nhà nhập khẩu thủy sản, - Đánh giá các thiết bị lưu trữ sản phẩm thủy sản - Những chương trình đánh giá nước ngoài, - Thông tin liên quan từ các đối tác nước ngoài và các văn phòng FDA ở nước ngoài. 3.2.2.2. Thực hành sản phẩm tốt GMP Các nhà chế biến các loại thực phẩm được bán tại Hoa Kỳ cần phải thực hiện theo chương trình Thực hành Sản xuất tốt (GMP). Những quy định này chỉ rõ các nhà chế biến và phân phối phải lưu tâm tới việc giữ cho thực phẩm sạch và an toàn trong quá trình sản xuất, đóng gói và vận chuyển. Các quy đinh của GMP được nêu trong Các quy định Liên bang về Mã Hoa Kỳ. 3.2.2.3. Luật Hiện đại hóa An toàn thực phẩm 2011 Ngày 4/1/2011, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã chính thức ký ban hành Luật Hiện đại hóa An toàn thực phẩm (FSMA), sửa đổi Luật Liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm liên quan đến an toàn chuỗi cung cấp thực phẩm. Luật mới được thực hiện theo 4 nguyên tắc: ngăn ngừa, tăng cường kiểm tra, đảm bảo tính an toàn cho thực phẩm và tăng cường quan hệ đối tác. FSMA mở rộng quyền quản lý của FDA về các thủ tục an toàn thực phẩm trong nước và quốc tế trong sản xuất, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển thực phẩm. Theo Luật mới này, FDA có thể đình chỉ đăng ký của các cơ sở sản xuất thực phẩm, có hiệu lực ngăn cản việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ của bất kỳ doanh nghiệp nước ngoài nào. FDA có thể bất ngờ, ngẫu nhiên kiểm tra mẫu hàng của bất kỳ doanh nghiệp nào xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Trong quá trình thanh tra, FDA đặc biệt quan tâm tới các lĩnh vực vệ sinh như an toàn nguồn nước; điều kiện vệ sinh của các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm; duy trì nơi vệ sinh tay và các phòng vệ sinh; việc ghi nhãn, lưu trữ hàng hóa và việc sử dụng các hóa chất
  • 9. độc hại… 3.2.3. Quy định về phụ gia thực phẩm Chỉ những chất phụ gia và tạo màu thực phẩm được FDA chấp thuận mới có thể được bán trên thị trường Hoa Kỳ. Tương tự như vậy, chỉ có những chất phụ gia và tạo màu thực phẩm được FDA chấp thuận mới có thể được sử dụng trong những thực phẩm lưu thông trên thị trường. Chất được cho phép sử dụng như thực phẩm hoặc phụ gia tạo màu thực phẩm cần đáp ứng theo các quy định trong Luật Liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm Hoa Kỳ. 3.2.4. Quy định về dư lượng hóa chất và các chất gây ô nhiễm Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) thiết lập các tiêu chuẩn (dung sai) cho việc sử dụng hóa chất trong sản xuất các sản phẩm thực phẩm. Quy định về các mức tiêu chuẩn về sử dụng hóa chất được áp dụng đối với tất cả các sản phẩm dùng cho con người và động vật được sản xuất tại Hoa Kỳ hoặc đưa vào thị trường Hoa Kỳ. Các nhà sản xuất thực phẩm chỉ được sử dụng những hóa chất đã được đăng ký sử dụng trên một sản phẩm cụ thể hoặc nhóm các sản phẩm được nêu cụ thể và theo chỉ dẫn trên nhãn hóa chất. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Tổ chức Dịch vụ Kiểm tra và An toàn Thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) sẽ kiểm tra việc tuân thủ các quy định của EPA về dư lượng hóa chất trong các sản phẩm thực phẩm được đưa vào thị trường Hoa Kỳ. FDA và FSIS thẩm tra các mức dư lượng hóa chất không an toàn trong thực phẩm. 3.2.5. Quy định về bảo vệ môi trường và nguồn lợi Dưới đây là qui định của một số luật chủ yếu của Hoa Kỳ có sử dụng những biện pháp hạn chế nhập khẩu để ép các chính phủ nước ngoài áp dụng những thông lệ bảo vệ cá heo, hải sản, chim rừng, và các loài động vật khác có nguy cơ bị diệt chủng. Luật bảo vệ động vật biển có vú 1972 (MMPA) Luật này được ban hành năm 1972 cấm nhập khẩu động vật biển có vú và các sản phẩm của các loài động vật này, trừ một số ít trường hợp đặc biệt như vì mục đích nghiên cứu khoa học. Luật này cũng dành quyền cho Bộ trưởng Tài chính cấm
  • 10. nhập khẩu cá hoặc các sản phẩm chế biến từ cá được đánh bắt bằng kỹ thuật dẫn đến làm chết hoặc bị thương nghiêm trọng các loài động vật có vú ở đại dương vượt quá mức tiêu chuẩn của Hoa Kỳ. Luật bảo tồn cá heo quốc tế Năm 1992, Hoa Kỳ đã ban hành Luật bảo tồn cá heo quốc tế. Luật này uỷ quyền cho Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ ký kết các thỏa thuận quốc tế tạm ngừng trên phạm vi toàn cầu trong thời gian ít nhất là 5 năm bắt đầu từ 1/3/1994 tập quán cố ý bao vây cá heo bằng lưới quét trong khi đánh bắt cá ngừ. Những qui định về cấm vận nhập khẩu vào Hoa Kỳ theo Luật MMPA sẽ không áp dung với những nước ký kết thỏa thuận tạm ngừng nói trên với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Luât này cũng dành quyền cho Tổng thống chỉ đạo Bộ Tài chính cấm nhập khẩu một số mặt hàng từ nước đã ký thỏa thuận tạm ngừng nói trên với Hoa Kỳ song sau đó lại không thực hiện. Bộ Thương mại có trách nhiệm theo dõi thực hiện các thoả thuận tạm ngừng. Mục 609 Luật công Hoa Kỳ 101-162 Hoa Kỳ đã cấm nhập khẩu tôm đánh bắt tự nhiên từ các khu vực trên thế giới, nếu việc đánh bắt có thể gây nguy hiểm hoặc đe dọa đến loài rùa biển, trừ những nước được chứng nhận đã yêu cầu thuyền đánh bắt tôm của họ sử dụng các thiết bị ngăn rùa biển. Các thuyền đánh bắt tôm của Hoa Kỳ cũng phải đáp ứng yêu cầu tương tự. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo danh sách các nước được chứng nhận hàng năm vào ngày 1 tháng 5. Một số nước đã không thừa nhận lệnh cấm này tại WTO và coi đây là một biện pháp bảo hộ tinh vi cho ngành đánh bắt tôm Hoa Kỳ. Đạo luật năm 1973 về các loài động vật có nguy cơ bị diệt chủng Luật này cho phép Bộ Nội vụ Hoa Kỳ được quyền cấm nhập khẩu một số loài hoặc họ động vật được coi là có nguy cơ bị diệt chủng. Luật thực thi lệnh cấm đánh cá ngoài khơi xa bằng lưới quét Luật này được ban hành năm 1992 nhằm hỗ trợ cho việc thực thi trên phạm vi quốc tế Nghị quyết của Liên hiệp quốc cấm đánh bắt cá bằng lưới quét qui mô lớn ở ngoài khơi xa sau ngày 31/12/1992. Theo Luật này, Bộ Thương mại có trách nhiệm định kỳ phát hiện và báo cáo lên Tổng thống những nước vi phạm lệnh cấm của Liên hiệp quốc, Trong vòng 30 ngày sau khi nhận được báo cáo của Bộ Thương mại, Tổng thống phải tiến hành tham vấn với nước bị phát hiện vi phạm để thỏa thuận
  • 11. chấm dứt ngay lập tức vi phạm đó. Nếu trong vòng 90 ngày tham vấn không đạt được kết quả thỏa đáng thì Tổng thống sẽ chỉ đạo Bộ trưởng Tài chính cấm nhập khẩu các loại thủy sản có vỏ (tôm, cua, sò, hến...), cá và các sản phẩm cá, và thiết bị câu cá thể thao từ nước liên quan. Nếu nước vi phạm không chấm dứt việc đánh bắt bằng lưới quét qui mô lớn trong vòng 6 tháng sau khi bị phát hiện hoặc có hành động trả đũa đối với lệnh cấm nhập ban đầu của Hoa Kỳ thì nước đó sẽ bị cấm vận thêm các mặt hàng khác. 3.2.6. Luật thuế chống bán phá giá Hoa Kỳ áp dụng thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ với mức giá thấp hơn giá bán của hàng hóa ở nước xuất xứ hoặc ở nước thứ 3 thay thế thích hợp. Thuế chống bán phá giá được áp dụng khi có đủ hai điều kiện: + Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) phải xác định hàng nước ngoài đang được bán phá giá hoặc có thể sẽ được bán phá giá ở thì trường Hoa Kỳ. + Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC) phải xác định hàng nhập khẩu được bán phá giá đang gây thiệt hại vật chất hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất hoặc ngăn cản hình thành ngành công nghiệp tương tự tại Hoa Kỳ. Thuế chống bán phá giá sẽ được ấn định bằng mức chênh lệch giữa “giá trị thông thường” và mức giá xuất khẩu vào Hoa Kỳ. DOC sẽ xác định giá trị thông thường của hàng nhập khẩu bằng một trong ba cách: + Giá bán của hàng hóa tại thị trường nội địa. + Giá bán hàng hóa sang thị trường thứ ba. + “Giá trị tính toán” của hàng hóa bằng tổng chi phí sản xuất cộng với các khoản lợi nhuận, tiền hoa hồng bán hàng, và các chi phí hành chính khác như đóng gói. “Giá trị tính toán” được coi là giá trị thông thường để tính biên phá giá khi giá bán ở thị trường nội địa hoặc giá bán sang nước thứ ba thấp hơn chi phí sản xuất
  • 12. hoặc hàng hóa đang bị điều tra không bán ở thị trường nội địa hoặc không được bán sang nước thứ ba. Nếu từ hai nước trở lên bị bị kiện bán phá giá hoặc trợ giá, luật yêu cầu USITC đánh giá lũy tích số lượng và ảnh hưởng của các hàng nhập khẩu tương tự từ các nước bị kiện nếu chúng cạnh tranh với nhau và với sản phẩm tương tự của Hòa Kỳ trên thị trường Hoa Kỳ. Nếu hàng nhập khẩu từ một nước đang bị điều tra được coi là không đáng kể, việc điều tra nước đó sẽ được dừng lại. Cũng có những quy định miễn trừ áp dụng những quy tắc lũy tích ví dụ như việc áp dụng đối với các nước được hưởng ưu đãi của Sáng kiến Lòng chảo Caribe (CBI) và đối với Israel. Kể từ năm 2004, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam phải chịu mức thuế CBPG liên tục trong 6 lần xem xét hành chính trước đó. Đến đầu tháng 9/2013, DOC công nhận toàn bộ 33 doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam tham gia đợt xem xét hành chính lần thứ 7 (POR7) đều không bán phá giá tôm trên trên thị trường Hoa Kỳ và các doanh nghiệp này đều nhận mức thuế 0%. Tuy nhiên, tháng 9/2014, DOC lại công bố kết quả chính thức đợt rà soát hành chính lần thứ 8 (POR8) về thuế CBPG đối với tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam với thuế suất cao bất thường. Từ năm 2004, Việt Nam đã khiếu kiện DOC lên WTO trong cách tính thuế chống bán phá giá lên mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam xuất vào Mỹ. Mới đây, trong phán quyết cuối cùng của mình, WTO cho rằng việc Mỹ sử dụng phương pháp zeroing trong vụ tôm xuất khẩu của Việt Nam là không phù hợp với quy định của WTO, do đó Mỹ không được tiếp tục áp dụng phương pháp này. Đồng thời khuyến nghị chính phủ Mỹ điều chỉnh các quy định phù hợp với Hiệp định CBPG của WTO cũng như Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT 1994). Năm 2014 vừa qua, USITC đã có quyết định cuối cùng về việc tiếp tục áp thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với cá tra, ba sa nhập khẩu từ Việt Nam sau khi rà soát thuế lần thứ hai đối với mặt hàng này. Theo đó, ít nhất 5 năm nữa, cá tra Việt Nam sẽ vẫn bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá, trừ phi các đợt xem xét hàng năm DOC kết luận cá tra Việt Nam không bán phá giá vào Mỹ thì vụ kiện mới chấm dứt. Quyết định của ITC dựa trên kết luận của DOC cho rằng nếu thu hồi lệnh áp thuế chống bán phá giá có thể dẫn tới việc tiếp tục hoặc tái diễn hành vi bán phá giá tại thị trường Mỹ với biên độ phá giá có thể lên đến 63,88%. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 13. http://vietnam-ustrade.org/index.php? f=news&do=detail&id=7&lang=vietnamese http://www.usitc.gov/tata/hts/bychapter/index.htm (Chapter 3) http://vietnam-ustrade.org/index.php? f=news&do=detail&id=1&lang=vietnamese http://www.spsvietnam.gov.vn/Lists/Tin%20tc%20Vit%20Nam/DispForm.aspx? ID=136 http://www.congthuongbentre.gov.vn/home/ca-tra-basa-viet-nam-tiep-tuc-bi-my-ap- thue-chong-ban-pha-gia-W2707.htm http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/hang-hoa-gia-ca-thuong-mai-xuat-nhap- khau Phần này H chưa biết trình bày sao nên sẽ tham khảo mn và làm lại sau nha =)) DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DOC : Bộ Thương Mại Hoa Kỳ USITC : Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ KẾT LUẬN Hoa Kỳ là một thị trường hấp dẫn, có sức mua cao, mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh cho các đối tác. Mặt hàng thủy sản Việt Nam cũng đã, đang và tiếp tục thâm nhập vào thị trường này. Quy mô nhập khẩu của Hoa Kỳ rất lớn và cũng là thị trường cạnh tranh gay gắt và khắt khe. Việt Nam xuất khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ với mức thuế tối huệ quốc - thấp hơn rất nhiều so với các nước không được hưởng quy chế Thương mại bình thường. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn thường xuyên gặp phải rào cản thương mại do nước này xây dựng lên. Thời gian vừa qua, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Hoa Kỳ phải
  • 14. gánh chịu thuế chống bán phá giá và thuế trợ cấp như đối với mặt hàng tôm, cá tra và cá ba sa. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp không ít khó khăn từ chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ. Từ tiêu chuẩn tên gọi, đặt tên nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ; quy định an toàn vệ sinh thực phẩm; quy định về phụ gia và dư lượng hóa chất; quy định về môi trường và nguồn lợi;... Không ít trường hợp, các quy chuẩn đặt ra cao quá mức cần thiết. Luật pháp và các rào cản thương mại chi phối môi trường kinh doanh ở Hoa Kỳ, các tranh chấp vẫn thường xuyên xảy ra. Các tranh chấp thương mại liên quan đến quy định chống bán phá giá mặt hàng tôm và cá da trơn Việt Namxuất khẩu sang Hoa Kỳ đang được WTO xử lý giải quyết. Trước các tình huống có thể dẫn đến kiện tụng, các doanh nghiệp Việt Nam cần bình tĩnh và nên tích cực hợp tác. Để từng bước thâm nhập và phát triển trên thị trường Hoa Kỳ, hơn bất cứ ở thị trường nào khác, các doanh nghiệp Việt Nam cần đặc biệt lưu ý tìm hiểu kỹ đối tác, luật lệ cũng như tập quán kinh doanh của thị trường này.