SlideShare a Scribd company logo
1 of 49
Download to read offline
1. Công nghệ chế biến sữa thanh trùng
Sữa thanh trùng là một trong những sản phẩm sữa có quy trình công nghệ
đơn giản nhất. Sản phẩm có thể đựng trong hộp giấy, chai nhựa hoặc chai thuỷ
tinh. Sản phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp ( 5-7 0
C). Trong điều kiện không
mở bao bì thì sản phẩm có thể bảo quản trong khoảng thời gian tối đa từ 7 – 10
ngày.
Quy trình sản xuất sữa thanh trùng
1. Chuẩn hoá: mục đích của quá trình chuẩn hoá là hiệu chỉnh hàm lượng chất
béo trong béo. Nếu sữa nguyên liệu có hàm lượng chất béo thấp, ta sẽ bổ sung
thêm cream vào. Lượng chất béo trong cream tối thiểu không thấp hơn 12% và
thường dao động từ 35- 40. Ngược lại, nếu nguyên liệu có hàm lượng chất béo
cao, ta có thể bổ sung sữa gầy hoặc sử dụng quá trình ly tâm để tách bớt chất
béo ra khỏi sữa.
2. Bài khí : Qúa trình bài khí là bắt buộc khi sữa chứa nhiều khí, đặc biệt khi
hàm lượng các chất dễ bay hơi trong sữa tăng cao. Kho đó mục đích của quá
trình bào khí là tăng hiệu quả truyền nhiệt cho quá trình thanh trùng và cải thiện
hương vị sản phẩm.
3. Đồng hoá: nhắm xé nhỏ các hạt cầu béo làm chúng phân tán đều trong sữa,
tránh hiện tượng phân lớp, gia tăng độ đồng nhất của sản phẩm, giúp thời gian
bảo quản sản phẩm được lâu hơn.
4 Thanh trùng: giúp tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh trong sữa, tiêu diệt hoặc
ức chế các nhóm vi sinh vật hoại sinh lẫn các enzyme nhằm kéo dài thời gian
bảo quản sản phẩm. Đối với sản phẩm sữa người ta thường sử dụng chế độ”
nhiệt độ cao- thời gian ngắn”. Trong điều kiện sữa nguyên liệu đạt các quy định
chung về chỉ tiêu vi sinh. Quá trình thanh trùng thực hiện ở 72-75 o
C trong 15-
20 giây.
5. Rót sản phẩm và bao gói: yêu cầu quan trọng của quá trình rót sản phẩm là
phải thực hiện trong điều kiện vô trùng để tránh tái nhiễm vi sinh vật vào thành
phẩm. Do đó, vấn đề vệ sinh thiết bị, nhà xưởng tại khu vực chiết rót và bao gói
cần phải được quan tâm hàng đầu.
6. Bảo quản sản phẩm: đối với sản phẩm sữa thanh trùng trong quá trình bảo
quản phải được thực hiện ở nhiệt độ thấp (5- 7O
C), tránh sự tiếp xúc trực tiếp với
ánh sáng nhất là ánh sáng mặt trời.
2. Công nghệ sản xuất sữa chua lên men
Dây chuyền sản xuất sữa chua bao gồm các tiêu chuẩn hoà của chất béo
và các nội dung chất khô, xử lý nhiệt và đồng nhất . Người ta cho rằng sữa đã
được chuẩn hoá theo hàm lượng chất béo cần thiết trước khi đưa vào dây chuyền
và tiêu chuẩn hoá của hàm lượng chất khô diễn ra trong một thiết bị bay hơi
trong máy sữa chua.
Nếu hàm lượng chất khô được điều chỉnh bằng cách bổ sung sữa bột, các
thiết bị sử dụng tương tự như mô tả trong “ sữa kết hợp lại”. Bất kỳ chất phụ gia,
chẳng hạn như chất ổn định, vitamin... có thể được đo vào sữa trước khi xử lý
nhiệt. Khi sữa chua đã được điều trị trước đó và làm lạnh đến nhiệt độ tiêm
phòng, các thủ tục để điều trị thêm phụ thuộc vào việc thiết lập, khuấ y động,
thức uống, động lạnh hoặc sữa chua cô đặc là được sản xuất. Chất lượng của sữa
chua và kết cấu và hương vị là điều cần thiết.
Sữa chua điều chỉnh trước đó, làm lạnh tới nhiệt độ ủ, được bơm và bể ủ
bệnh. Đồng thời một khối lượng đặt trước của số lượng lớn khởi được đinh
lượng vào dòng sữa. Sau khi một chiếc xe tăng đã được lắp đầy. Kích độn bắt
đầu và tiếp tục trong một thời gian gian ngắn để đảm bảo phân phối thống nhất
của văn hoá khởi.
Các thùng ử bệnh là cách nhiệt đẻ đảm bảo nhiệt độ không đổi trong suốt
thời kỳ ủ bênh, Các xe tăng có thể được trang bị với mét Ph để kiểm tra sự phát
triển của tính axit. Trong sản xuất đặc trung của sữa chua khuấy thời gian ủ bệnh
là từ 2.5 đến 3 giờ ở 42-430
C khi loại thông thường của hàng loại starter (2,5 –
3% chế phẩm ) được sử dụng.
Để đạt được chất lượng tối ưu, làm mát từ 42- 430
C đến 15- 220
C nên
được thực hiện trong vòng 30 phút sau khi lý tưởng Ph đã được đạy tới ngăn
chặn phát triển của vi khuẩn. Các cực phải được xử lý về mặt cơ học nhạc nhàng
để sản phẩm cuối cùng sẽ có sự nhất quán chính xác. Làm lạnh diễn ra trong bộ
trao đổi nhiệt dạng tấm với tấm đặc biệt.
Sau khi làm lạnh đến 15- 220
C, sữa chua là đã sẵn sàng để đóng gói. Trái cây và
hương vị khác nhau có thể được thêm vào với sữa chua khi nói được chuyển từ
thùng đệm cho các máy làm đầy. Điều này được thực hiện liên tục với một máy
bơm đo tốc độc biến mà nuôi các thành phần vào sữa chua trong đơn vị trái cây
trộn. Các đơn vị pha trộn tĩnh và thiết kế hợp vệ sinh để đảm bảo rằng trái cây là
triệt để để trộn vào sữa chua. Bơm định lượng trái cây và bơm thức ăn sữa chua
hoạt động đồng bộ.
3. Công nghệ sản xuất pho mát
Phô mát hay còn được gọi phô mai là sản phẩm lên men được chế biến từ
sữa với sự tham gia của một số nhóm vi sinh vật.
Đây là một loạt thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, bảo quản được lâu:
- Phô mát giàu đạm, hàm lượng canxin cao và chất dinh dưỡng dồi dào.
- Các protein, chất béo trong phô mai đều ở dạng cơ thể dễ hấp thụ, có đầy
đủ các axit amin không thay thế, các vitamin và chất khoáng.
Nguyên liệu sản xuất
Sữa
Sữa dùng để sản xuất pho mát không những phải là sữa tốt, đạt các tiêu
chuẩn hoá lý, sinh học như để sản xuất các sản phẩm sữa lên men khác mà còn
có yêu cầu đặc biệt khác, đó là khả năng đông tụ bằng renin và khả năng tách
whey của hạt pho mát. Yếu tố về thời tiết các mùa trong năm cũng ảnh hưởng
đến tính chất này của sữa. Người ra khác phục bằng cách bổ sung CaCl2, lên
men phụ…
Chất béo
Để sản xuất phô mai có hàm lượng béo cao người ta thêm cream hay sữa
bơ.
Các chất béo này cần phải nghiêm ngặt về chỉ tiêu vi sinh vật.
Tác nhân đông tụ sữa
Enzym rennet là hỗn hợp của chymosin và pepsin.
Ngày nay để làm giảm giá thành sản phẩm người ta sử dụng các tác nhân
đông tụ sữa có nguồn gốc từ thực vật và vi sinh vật.
Giống vi sinh vật
Phổ biến nhất trong sản xuất phô mai là vi khuẩn lactic ưa ấm ( T = 25 –
35ºC) và ưa nhiệt ( T= 37- 45ºC) với cơ chế lên men lactic đồng hình và dị hình.
Nhóm vi khuản propionic được sử dụng trong giai đoạn ử chính một số loại
phô mai như Gruyere, Jarlsberg, Emmenthal…
Các loại nấm mốc thuộc giống Penicillium như P.camemberti,
P.roqueforti… được sử dụng cho giai đoạn ủ chín một số loại pho mai bán mềm.
Phụ gia và các nguyên liệu khác: Cacl2, CO2, NaNO3, KNO3…. Chất màu,
đường, nước ép trái cây…
Quy trình sản xuất phô mai dê
Giải thích quy trình:
Xử lý nhiệt:
Mục đích : chuẩn bị
Quá trình xử lý nhiệt nhằm tiêu diệt và ức chế hệ VSV và enzyme trong
sữa .
Thiết bị và các thông số công nghệ :
- Sử dụng thiết bị trao đổi nhiệt dạng bản mỏng hoặc dạng ống lồng ống .
- Nhiệt độ và thời gian xử lý nhiệt ở 64 - 65o
C trong thời gian 15-20 giây
Các biến đổi nguyên liệu :
· Sinh học và hóa sinh : các vi sinh vật và enzyme trong sữa bị ức chế
· Hóa lý : một số protein bị biến tính nhiệt . Sau biến tính nhiệt độ , độ
hòa tan của protein bị giảm xuống là do sự xuất hiện các nhóm kỵ nước ở bề mặt
phân tử làm dễ dàng cho các phân tử protein bị giãn mạch và tập hợp lại với
nhau .
· Hóa học : Nhiệt độ tăng làm cho các phản ứng hoá học xảy ra dễ
dàng . Quan trọng nhất là phản ứng Maillard giữa nhóm khử của đường lactose
và nhóm acid amin peptide có trong sữa tạo thành melanoidin . Do phương pháp
xử lý ở nhiệt độ thấp nên phản ứng màu chưa thể hiện rõ .
· Vật lý :
- Tỉ trọng của sữa sau xử lý nhiệt giảm .
- Độ nhớt của sữa tăng .
- Độ tan giảm do làm lộ các nhóm kỵ nước .
- Khả năng giữ nước giảm .
- Nhiệt độ quá cao sẽ ảnh hướng đến khả năng kết tinh .
Chuẩn hóa :
Mục đích : hoàn thiện
Hiệu chỉnh hàm lượng chất béo trong sữa tươi trước khi đưa vào sản xuất
phô mai .
Thiết bị và thông số công nghệ :
Trong trường hợp hàm lượng chất béo trong sữa cao hơn yêu cầu : sử dụng
hệ thống chuẩn hóa sữa gồm các thiết bị truyền nhiệt , thiết bị ly tâm và các
dụng cụ đo tỷ trọng và lưu lượng dòng chảy , các van và hộp điều khiển . Nếu
hàm lượng chất béo trong sữa tươi thấp hơn yêu cầu : ta sử dụng một thiết bị
phối trộn hình trụ đứng , có cánh khuấy và bộ phận gia nhiệt . Có thể bổ sung
kem hoặc AMF vào sữa.
Sữa được chuẩn hóa về hàm lượng 28g/l . Thỉnh thoảng , người ta hiệu
chỉnh cả hàm lượng protein .
Các biến đổi của nguyên liệu :
Trong quá trình chuẩn hóa các chỉ tiêu vật lý của sữa sẽ thay đổi như tỷ
trọng và hệ số truyền nhiệt ...
Lên men sơ bộ :
Mục đích :
Hoàn thiện : một số cấu tử hương sẽ được vi sinh vật tổng hợp trong quá
trình lên men sơ bộ. Chúng sẽ góp phần hình thành nên tính chất cảm quan đặc
trưng của phô mai thành phẩm .
Chuẩn bị : lên men sơ bộ sẽ làm giảm nhẹ pH của sữa tươi chuẩn bị cho
quá trình đông tụ .
Các biến đổi của nguyên liệu :
Sinh học: tăng cường sự trao đổi chất và sự sinh trưởng của vi khuẩn
lactic. Các vi khuẩn lactic lên men đồng hình sẽ tạo ra acid lactic .Vi khuẩn lên
men lactic dị hình sẽ góp phần đa dạng hóa các chỉ tiêu về mùi , vị và cấu trúc
cho sản phẩm .
Hóa sinh : Đường lactoza qua quá trình lên men sẽ tạo thành acid piruvic
dưới tác dụng của lactatdehydrogenza của vi khuẩn sẽ tạo thành axit lactic .
Hóa học : quá trình lên men lactic giảm pH trong sữa tạo điều kiện thuận
lợi cho quá trình đông tụ к-casein
Hóa lý : có sự động tụ của sữa nhưng tốc độ động tụ thấp do sự giảm pH
của sữa .
Vật lý : có sự tỏa nhiệt .
Thiết bị và thông số công nghệ :
Sử dụng thiết bị hình trụ đứng bên ngoài có vỏ áo để điều nhiệt , bên trong
có cánh khuấy để đảo trộn khi cấy giống .
Nhiệt độ quá trình lên men sơ bộ là 8 – 14 O
C , thời gian lên men kéo dài
15 -20 giờ . Khi quá trình lên men kết thúc , pH của sữa sẽ là 6.30 - 6.35
Thanh trùng :
Mục đích công nghệ : chuẩn bị
Quá trình này sẽ ức chế vi sinh vật có trong sữa sau quá trình lên men sơ bộ
để chuẩn bị cấy vi sinh vật mới .
Các biến đổi của nguyên liệu :
Sinh học : các vi sinh vật gây bệnh và hư hỏng sữa bị tiêu diệt .
Hóa lý : Một số phân tử protein bị biến tính nhiệt . Tùy theo chế độ xử lý
nhiệt mà mức độ biến tính của các protein sẽ khác .
Hóa học : Nhiệt độ thúc đẩy các phản ứng hóa học xảy ra . Quan trọng
nhất là phản ứng tạo tạo màu cho sữa : Maillard .
Vật lý : Tỷ trọng và độ nhớt của sữa sẽ thay đổi trong quá trình xử lý nhiệt
Các thiết bị và thông số :
Sử dụng thiết bị trao đổi dạng bản mỏng hoặc dạng ống lồng ống để thanh
trùng sữa . Sữa nguyên liệu được thanh trùng ở 72 – 760
C trong thời gian 15-
20 giây .
Quá trình cấy và lên men :
Mục đích công nghệ :
Chuẩn bị : quá trình lên men tiếp tục làm giảm nhẹ pH để chuẩn bị cho hoạt
động xúc tác của enzyme trong quá trình động tụ sữa tiếp theo .
Hoàn thiện : quá trình lên men sẽ tiếp tục sinh ra nhiều cấu tử hương , góp
phần tạo nên mùi vị đặc trưng cho sản phẩm.
Các biến đổi của nguyên liệu :
Sinh học hai đườn: Số lượng vi sinh vật tăng . Quá trình trao đổi chất được
tăng cường . Quá trình lên men lactic diễn ra trong tế bào của vi khuẩn . Quá
trình lên men sẽ sử dụng đường lactose trong sữa để tạo thành acid lactic theo g
khác nhau :
Lên men đồng hình như nhóm vi khuẩn lactic đồng hình như Streptococcus
thermophilus , Lactobacillus bulgaricus ,.. thì chu trình đường phân là quá trình
chuyển hóa glucose thành acid lactic .
Lên men dị hình : như giống Leuconostoc sẽ chuyển hóa glucose theo chu
trình pentose - phosphate tạo thành các acid lactic và ethanol , CO2 , và các chất
hương cho phomai .
Hóa sinh : Xảy ra vô số các phản ứng chuyển hóa sử dụng enzyme xúc tác
trong chu trình đường phân và chu trình pentose nhằm tạo ra acid lactic . Trong
quá trình lên men dị hình ngoài việc tạo thành acid lactic còn tạo các chất thơm
cho phomai ( diaxetyl , axetoin , axit bay hơi , .. ) .
Ví dụ : vi khuẩn Streptococcus diaxetylactic .
Các diaxetyl sẽ được tạo thành từ sự chuyển hóa lactoza .
Các axit piruvic nhờ có enzyme decacboxylaza nên được chuyển thành
axetaldehyt và sau đó nhờ sự ngưng tụ tạo diaxetyl hoặc axeton .
Hóa lý : Trong quá trình lên men sẽ sinh ra nhiều sản phẩm bay hơi như
CO2 và rượu ethanol , ...
Làm đông tụ sữa do quá trình lên men đã làm giảm giá trị pI
Vật lý : Quá trình lên men làm tăng nhiệt độ và tỏa nhiệt ra bên ngoài .
Cảm quan : Tạo ra những hợp chất hương đặc trưng cho sản phẩm .
Do lên men đã làm giảm giá trị pI nên gây nên sự đông tụ к-casein , hình
thành nên cấu trúc cho sản phẩm phomai .
Hóa học : Làm giảm pH của sữa , pH trong canh trường trong khoảng 6.1 -
6.35 .
Xảy ra một số phản ứng trong các chu trình trao đổi chất của vi sinh vật
như : phản ứng thủy phân , phản ứng tách nước hay nhân nước , ...
Thiết bị và thông số :
Sử dụng thiết bị hình trụ đứng bên ngoài có vỏ áo để điều nhiệt , bên trong
có cánh khuấy để đảo trộn khi cấy giống .
Tiến hành cấy vi sinh vật với tỉ lệ 1.5 – 2.0 % ( v/v ) . Theo Lequet ( 1986 )
, thời gian lên men chỉ kéo dài từ 15phút cho đến 1 giờ 30 phút , nhiệt độ lên
men khoảng 33 - 36o
C . Sau lên men pH sữa đạt 6.1 – 6.35 .
Các chú ý :
Quá trình thanh trùng đã phá vỡ cân bằng giữa muối , làm giảm lượng muối
canxi mà kết quả làm giảm khả năng đông tụ của sữa bằng men sữa ( renin ) .
Để khắc phục nhược điểm này người ta bổ sung canxi dưới dạng CaCl2 với hàm
lượng 0.025 – 0.075 g/l.
Đông tụ :
· Mục đích công nghệ :
Chế biến : làm đông tụ các к-casein trong sữa . Sự đông tụ trong sữa sẽ quyết
định đến cấu trúc , chất lượng của phomai thành phẩm sau này .
· Các biến đổi của nguyên liệu:
Sinh học : hệ VSV bao gồm vi khuẩn lactic và nấm men và
nấm Geotricum candidum vẫn tiếp tục các hoạt động trao đổi chất .
Hóa sinh : biến đổi hóa sinh quan trọng nhất là phản ứng thủy phân к-
casein do enzyme chymosin xúc tác . Đầu mono của phân tử к-casein ( đầu ưa
béo ) được liên kết với các phân tử αs và β-casein trong micelle luôn hướng về
tâm micelle , còn đầu carboxyl ( đầu ưa nước ) luôn hướng ra ngoài vùng biên
micelle . Chymosin sẽ xúc tác phản ứng thủy phân liên kết peptide tại vị trí giữa
acid amino số 105 ( phe ) và acid số 106 ( met ) trong phân tử k-casein làm cho
cấu trúc của các micelle trong sữa trở nên ổn định.
Một số hình ảnh thiết bị máy móc trong dây chuyền sản xuất pho mát
4. Công nghệ sản xuất sữa bột
Thuyết minh sơ đồ công nghệ
Chuẩn hóa
Qúa trình này có mục đích hiệu chỉnh hàm lượng chất béo có trong nguyên
liệu. Tùy vào chỉ tiêu chất béo trong sản phẩm để hiệu chỉnh hàm lượng béo
thích hợp cho nguyên liệu và được thực hiện trên dây chuyền tự động.
Sữa nguyên liệu được bơm vào máy ly taam hoạt động theo nguyên tắc liên
tục. Có hai dòng sản phẩm thoát ra khỏi thiết bị là dòng sữa gầy và dòng cream.
Một phần cream sẽ được phối trộn trở lại với dòng sữa gầy để hàm lượng chất
béo trong hỗn hợp đạt giá trị yêu cầu.
Thanh trùng
Qúa trình thanh trùng nhắm làm giảm số VSV trong sữa xuống dưới mức
thấp nhất, đồng thời vô hotaj các enzyme, đặc biệt là nhóm enzyme bền nhiệt
lipase.
Thông thường sữa được thanh trùng ở 80- 85o
C trong vài giây. Để đảm bảo
tiêu diệt VSV và hạn chế các biến đỏi về chất lượng sữa do nhiệt độn, hiện nay
một số nhà máy sử dụng kết hợp phương pháp ly tâm hoặc vi lọc để tách bớt
VSV trước khi xử lý nhiệt.
Cô đặc
Mục đích quá trình cô đặc là tách bớt một lượng nước ra khỏi sữa để tiết
kiệm cho phí năng lượng cho quá trình sấy sữa tiếp theo.
Để ha nhệt độ cô đặc, người ta thường sử dụng phương pháp cô đặc chân
không. Nhiệt độ sữa trong quá trình cô đặc không vượt quá 760
C. Trong sản
xuất hiện nay, người ta thường dung thiết bị cô đạc nhiều cấp dạng màng rơi.
Ngoài ra, theo phương pháp mới, nguồi ta có thể cô đặc sữa bằng
membrane.
Đồng hóa
Sau quá trình cô đặc, hàm lượng chất béo trong sữa khá cao. Một số nhà
sản xuất thực hiện quá trình đồng hóa để làm giảm kích thước hạt béo và phân
bỏ đều trong sữa. Để quá trình đồng hóa hiệu quả, người ta thường sử dụng thiết
bị đồng hóa hai cấp.
Sấy .
Qúa trình sáy tách nước trong sữa dưới tác dụng của nhiệt độ để làm ấm
trong sản phẩm cuối cùng không quá 5% và thu được sản phẩm dạng bột.
Người ta có thể sử dụng các thiết bị sấy như : thiết bị sấy thăng hoa, thiết bị
sấy trục hoặc thiết bị sấy phun
Xử lý
Sữa bột sau khi sấy phun sẽ được đưa qua hệ thống rây rồi vào thiết bị
đóng gói. Sữa bột nguyên cream có hàm lương béo khá cao nên khoa hòa tan
trong nước. Vì vậy trong giai đoạn xử lý sữa, người ta có thể thực hiện quá trình
lecithine hòa để khắc phục nhược điểm đó.
Bao gói
Thông thường, sản phẩm được đựng trong bao bì giấy hoặc bao bì kim loại.
Yêu cầu chung của bao bì là phải hạn chế sự tiếp xúc của ánh sang, không khí và
độ ẩm từ môi trường xung quanh đến sản phẩm.
5. Công nghệ sản xuất Bơ
Bơ (butter) là sản phẩm chế biến từ chất béo của sữa. Hàm lượng chất béo
trong bơ rất cao và chiếm trung bình 80% khối lượng sản phẩm.
Quy trình sản xuất bơ .
Thuyết minh quy trình công nghệ
Thanh trùng:
Mục đích của quá trình thanh trùng là tiêu diệt hệ vi sinh vật và ức chế
hoạt tính các enzyme trong cream. Nhiệt độ thanh trùng thường sử dụng là
90÷950
C trong thời gian 15÷20 giây.
Nếu tăng nhiệt độ và thời gian thanh trùng thì hiệu quả của quá trình sẽ
tăng. Tuy nhiên cream có mùi nấu và ảnh hưởng xấu đến chất lượng bơ thành
phẩm.
Nếu cream có mùi lạ thì ta sử dụng phương pháp bài khí kết hợp thực hiện
cùng với quá trình thanh trùng cream.
Xử lý nhiệt-lạnh:
Mục đích của quá trình này là kết tinh một lượng chất béo có trong cream.
Do cream chứa hỗn hợp chất béo có điểm nóng chảy khác nhau nên nhiệt độ kết
tinh của chúng cũng khác nhau. Thông thường, người ta dựa vào chỉ số iod của
cream để chọn chế độ xử lý nhiệt-lạnh tối ưu.
Tạo hạt bơ:
Quá trình tạo hạt bơ và xử lý có thể thực hiện theo phương pháp gián
đoạn hoặc liên tục với các công đoạn sau đây:
• Khuấy đảo hỗn hợp cream có chứa các tinh thể chất béo để
biến chúng thành các hạt bơ và sữa bơ.
• Tách sữa bơ để thu nhận các hạt bơ.
• Xử lý các hạt bơ riêng lẻ để tạo thành một khối kết dính.
• Bổ sung muối và phân bố đều trong toàn bộ khối bơ.
• Hiệu chỉnh độ ẩm và phân bố đều các hạt nước nhỏ li ti trong
toàn bộ khối sản phẩm.
• Xử lý chân không để làm giảm lượng khí có trong khối bơ.
Bao gói:
Hiện nay, quá trình bao gói sản phẩm được thực hiện trên hệ thống thiết bị
làm việc tự động. Loại thiết bị thích hợp nhất là giấy nhôm hoặc hộp plastic do
chúng ngăn cản được ánh sang, ẩm và hạn chế tối đa sự tổn thất các cấu tử
hương có trong bơ. Sau đó, chúng tiếp tục được xếp vào những thùng carton rồi
đem bảo quản trong kho lạnh.
6. Công nghệ chế biến thức ăn tinh.
Là loại thức ăn có khối lượng nhỏ nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng trong
1 kg thức ăn rất lớn. Hàm lượng chất xơ < 18%. Nhóm này bao gồm các loại
hạt ngũ cốc và bột của ngô, mì, lúa gạo…, bột và khô dầu đậu nành, bột và khô
dầu lạc, các loại hạt của cây họ đậu và các loại thức ăn hỗn hợp được sản xuất
công nghiệp. Đặc điểm của thức ăn tinh là hàm lượng nước và xơ đều thấp, chứa
nhiều chất quan trọng như : đạm, chất bột, đường, chất béo, chất khoán và
vitamin. Tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng khá cao. Thông thường, người ta sử
dụng thức ăn tinh để hoàn thiện các loại khẩu phần ăn được cấu thành từ các
thức ăn thô.
- Cám gạo: là một trong những loại thức ăn tinh quan trọng và được dùng
phổ biến trong chăn nuôi gia súc. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của
cám gạo phụ thuộc vào quy trình xay xát lúa, thời gian bảo quản. Cám gạo còn
mới có mùi thơm, vị ngọt, nhưng nếu để lâu nhất là trong điều kiện bảo quản
kém trở nên ôi thiu, khét, có vị đắng, thậm chí bị vón cục, mốc và không sử
dụng được nữa. Cám gạo có thể được coi là loại thức ăn tinh cung cấp năng
lương và đạm trong khẩu phần ăn của gia súc. Tuy nhiên, không nên sử dụng
cám gạo trong khẩu phần với tỷ lệ quá cao, bởi vì hàm lượng canxi trong cám
gạo rất thấp. Cần bổ sung bột xương, bột sò và muối ăn vào khẩu phần có tỷ lệ
cám gạo cao. Cám chiếm 7 – 8% khối lượng của hạt lúa.
Bột ngô : có hàm lượng tinh bột cao và được sử dụng như là một nguồn
cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, cũng như cám gạo, không nên chỉ sử dụng bột
ngô như là một nguồn thức ăn tinh duy nhất, mà phải trộn thêm bột xương, bột
sò và muối ăn vào khẩu phần, bởi vì hàm lượng các chất khoáng, nhất là canxi
và phosphore trong bột ngô thấp.
- Bột khoai sắn: được sản xuất ra từ củ sắn thái lát, phô khô và nghiền nhỏ.
Bột sắn là loại thức ăn giàu chất đường, giàu tinh bột, nhưng lại nghèo chất đạm,
canxi và phosphore. Vì vậy, khi sử dụng cần bổ sung thêm ure, các loại thức ăn
giàu đamh như bã đậu tương, bã bia và các chất khoáng… để nâng cao giá trị
dinh dưỡng của khẩu phần. Bột sắn là loại thức ăn rẻ, sắn lát phơi khô có thể bảo
quản dễ dàng quanh năm. Một điểm bất lợi của sắn là có chứa một lượng Hidro
xyanua có tính độc rất cao, có thể gây chết cho động vật nói chung, gia súc nói
riêng, thậm chí cả người. Để làm giảm hàng lượng loại HCN, khi sử dụng củ
sắn, cần lột vỏ, ngâm vào nước và khay nước nhiều lần trước khi thái lát và phơi
khô. Cũng có thể nấu chín để loại bỏ HCN.
- Bánh khô dầu: là một nhóm các phụ phẩm có được sau khi chiết tách dầu
từ các loại hạt có dầu bao gồm: khô dầu lạc, khô dầu đậu tương, khô dầu hạt
bông, khô dầu vừng, khô dầu dừa, khô dàu hạt hướng dương… Khô dầu sẵn có
ở nước ta và được xem là loại nguyên liệu thức ăn cung cấp năng lượng và bổ
sung đạm cho gia súc. Nhìn chung, khô dầu đậu tương, khô dầu thường chứa ít
canxi, phosphore, vì vậy khi sử dụng cần bổ sung thêm khoáng. Có thể cho gia
súc ăn khô dầu riêng lẻ hoặc phối hợp với một số loại thức ăn khác thành thức
ăn tinh hỗn hợp. Các loại khô dầu trong quá trình bảo quản thường hay bị ẩm
dẫn tới bị mốc, sản sinh ra độc tố nấm mốc, cần hết sức chú ý khi bảo quản.
Quy trình công nghệ sản xuất
Nguyên liệu thô
Thùng tiếp liệu
Đĩa nam châm
Thùng chứa
Đĩa nam châm
Máy nghiền búa
Thùng tiếp nhận Cân định lượng
Thùng tiếp liệu
Đĩa nam châm
Sàng tạp chất
Thùng chứa
Thùng chứa
Ép viên
Làm nguội và bẻ vụn
Vựa chứa sản phẩm
bột
Thùng chứa
Rỉ đườngThành phần vi lượng Máy trộn
Sàng viên
Vựa chứa sản phẩm
viên
Cân và đóng bao
Thành phẩm
Thuyết minh dây chuyền công nghệ:
Nguyên liệu sử dụng:
- Nguyên liệu thô : ngô, khoai, sắn, khô dầu đậu nành
- Nguyên liệu mịn : cám gạo, bột cá, bột vỏ sò và một số thành khoáng vi
lượng khác.
- Nguyên liệu lỏng : rỉ đường
Dây chuyền tiếp nhận và xử lý nguyên liệu
✓ Dây chuyền tiếp nhận và xử lý nguyên liệu thô:
a/ Dây chuyền tiếp nhận và xử lý nguyên liệu thô
- Tiếp nhận nguyên liệu:
Sau khi được vận chuyển về từ kho chứa của nhà máy, nguyên liệu theo các
thiết bị vận chuyển đi vào các vựa chứa. Tuỳ theo năng suất hằng ngày mà chọn
năng suất của gàu cho phù hợp.
- Xử lý nguyên liệu:
+ Làm sạch: Nguyên liệu trong quá trình thu hoạch cũng như nhu cầu vận
chuyển có lẫn các tạp chất như đất đá, các mảnh kim loại. Do đó cần loại bỏ các
tạp chất để không ảnh hưởng đến các công đoạn tiếp theo cũng như chất lượng
sản phẩm cuối cùng. Sử dụng nam châm và sàn quay để loại các tạp chất trong
công đoạn làm sạch.
+Nghiền nguyên liệu: Nghiền nguyên liệu thô để đạt được kích thước theo
yêu cầu, tạo khả năng trộn đồng đều giữa các cấu từ các chất dinh dưỡng được
phân bố đồng đềi và tăng khả năng tiêu hoá. Hơn nữa nguyên liệu được nghiền
mịn sẽ thuận lợi cho quá trình tạo viên làm cho viên thức ăn có bề mặt bóng dễ
liên kết giữa các cấu từ thành phần.
+ Thiết bị nghiền : Dùng máy nghiền búa có má nghiền phụ.
+ Tại đây nguyên liệu bị tác động bởi các lực va đập và cọ xát trên má
nghiền, phá vỡ tạo thành các hạt mịn có kích thước theo yêu cầu.
Qúa trình nghiền đóng
Vai trò quan trọn trong công đoạn sản xuất vì nó ảnh hưởng lớn đến chất
lượng sản phẩn và khả năng hấp thụ sản phẩm của vật nuôi.
Dây chuyền tiếp nhận và xử lý
nguyên liệu mịn:
a. Tiếp nhận nguyên liệu : Cũng
tương tự như tiếp nhận nguyên liêu
thôi. Mỗi nguyên liệu được vận
chuyển đến vựa chứa khác nhau.
b. Làm sạch: Sử dụng nam
châm và sang để tách kim loại và các
tạp chất tương tự như làm sạch
nguyên liệu thô.
Dây chuyền định lượng và phối trộn
- Máy định mức có nhiệm vụ xác định mức độ, liều lượng các thành phần
thức ăn cho từng loại hỗn hợp thức ăn theo quy định đối với từng loại vật nuôi,
càng đảm bảo chính xác càng tốt. Đặc biệt đối với những thành phần thức ăn bổ
sung chiếm tỉ lệ nhỏ đòi hỏi độ chính xác cao, độ định mức phải thấp nếu quá
mức quy định có thể tác hại đến cơ thể vật nuôi.
- Thiết bị định mức: có thể dùng cân tự động tự trút tải khi đã đủ mức khối
lượng.
- Máy trộn thức ăn có nhiệm vụ khuấy
trộn các thành phần thức ăn đã được định
mức thành một hỗn hợp đồng đều, đảm bảo
cho vật nuôi đủ tỷ lệ các thành phần trong
đó.
- Thiết bị : dùng máy trộn có bộ phận
trộn quay, thùng chứa cố định. Bội phận
khuấy trộn của máy là một vít đứng quay
trong thùng chứa.
Dây chuyền tạo viên
- Định hình các hỗn hợp thức ăn thành viên và dạng bánh. Từ đó làm chặt
các hỗn hợp, tăng khối lượng riêng, giảm khả năng hút ẩm và oxy hoá trong
không khí, giữ chất dinh dưỡng.
- Nhờ đó hỗn hợp thức ăn được bảo quản lâu hơn, gọn hơn dễ dàng vận
chuyển.
Dây chuyền cân và đóng bao sản phẩm
Hỗn hợp sau đảo trộn sẽ có sản phẩm dạng bột, nếu đưa qua công đoạn tạo
viên sẽ có sản phẩm dạng viên. Sản phẩm được đóng bao 30 -50 kg nhờ cân và
đóng bao tự động.
Hình: Cân và đóng bao
Hình : Viên và thành phẩm
7. Kỹ thuật sơ chế rau củ quả
Sơ chế là khâu vô cùng quan trọng quyết định đến vấn đề vệ sinh an toàn
thực phẩm, đặc biệt là các loại rau củ, bởi đây là thực phẩm dễ bị hỏng và biến
đổi. Việc ứng dụng công nghệ vào sơ chế các loại rau củ giúp rút ngắn thời gian
ở quá trình này và đảm bảo độ tươi ngon khi đến với người tiêu dùng. Sau đây là
quy trình sợ chế rau củ quả được thực hiện bằng dây chuyền tự động.
1. Rau, củ, quả được phân loại riêng, được xếp vào dây chuyền sơ chế tự
động.
2. Tách bỏ phần lá già, hỏng, rau, củ quả, lựa chọn lấy rau tốt, phân loại
theo chất lượng và kích thước.
3. Rau củ quả sẽ theo băng chuyền để được rửa bỏ bùn đất bằng nước sạch
lần 1. Hệ thống nước sạch đảo chiều liên tục giúp rửa sạch bùn đất mang mà
không làm dập, nát rau, củ quả.
4. Ngâm rửa lần 2 trong nước ozone 2-3 ppm, 15’.
5. Rửa lại bằng nước sạch
6. Rau, củ, quả sẽ được chuyển đến công đoạn sấy khô, loại bỏ nước thừa
bám trên rau, củ quả, tránh bị dập, rửa.
7. Đóng gói gói rau củ quả sau khi để ráo nước
8. Kỹ thuật trồng sắn
Chuẩn bị đất
Cây sắn có đặc tính nông học là dễ trồng, thích nghi với nhiều loại đất và
vùng sinh thái khác nhau; chịu được các điều kiện khô hạn và có thể trồng được
ở các vùng khí hậu có lượng mưa thấp; tuy nhiên, cây sắn không chịu được
ngập- úng.
Ở Việt Nam, cây sắn đựợc trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: đất
rừng mới được khai thác, đất luân- xen canh với các loại cây công nghiệp, cây
thực phẩm (cây họ đỗ, lúa nước) và đất hoang hóa. Do nhu cầu để hình thành và
phát triển rễ củ, cây sắn cần đất tơi xốp thông thoáng. Vì vậy, đất trồng sắn nhất
thiết phải được chuẩn bị kỹ trước khi trồng, các công việc bao gồm: thu dọn rễ
cây và tàn dư thực vật, cày- bừa (1- 2 lần) và san lấp mặt bằng. Ở những diện
tích đất có độ dốc lớn (> 30%) như đất đồi núi thì không cần cày bừa mà cuốc
hốc trồng trực tiếp. Đối với đất trồng sắn trên các chân ruộng luân canh lúa nước
thì sau khi nước rút và thu hoạch lúa cần chuẩn bị đất sớm để xuống giống nhằm
tranh thủ và tận dụng được ẩm độ đất, gồm các khâu: xử lý cỏ dại, san lấp mặt
bằng (nếu đất bị úng cục bộ có thể vét mương hoặc rãnh thoát nước), cày hoặc
phay đất sớm và kéo liếp ngay sau khi nước rút.
Chuẩn bị giống
Các giống sắn có năng suất cao được trồng phổ biến trong sản xuất hiện
nay bao gồm: KM419, KM101, KM94, KM140, KM98-5, NA1, KM98- 7,
KM21- 12, 06Sa08, HL- S10, HL- S11. Giống sắn KM94 đang bị nhiểm nặng
bệnh chổi rồng (phytoplasma sp.); mặt khác các vùng sản xuất sắn của Đông
Nam bộ (Tây Ninh) hiện nay đang bị nhiễm rệp sáp hồng rất nặng do đó không
nên sử dụng nguồn giống sắn bị nhiễm bệnh hoặc ở các vùng có rệp sáp gây hại.
Giống sắn để trồng trên diện rộng hoặc sản xuất đại trà phải lấy từ những
ruộng sản xuất tốt hoặc các ruộng nhân giống riêng (nếu có), tuổi của cây sắn
trong các ruộng này đạt từ 8 tháng trở lên. Cây sắn dùng làm giống phải khỏe
mạnh, không bị nhiễm sâu- bệnh, nhặt mắt, không buông lóng, khi chuẩn bị
hom giống nên loại bỏ những cây giống bị khô (không có nhựa mủ) và bị trầy,
xước trong quá trình vận chuyển.
Thời gian bảo quản cây giống không quá 60 ngày (tính từ khi thu hoạch),
sau khi thu hoạch vận chuyển và bảo quản ngay tại những nơi khô ráo và có
bóng mát. Có nhiều cách để bảo quản khác nhau như: bó từng bó để nằm hoặc
dựng đứng cây giống trong bóng râm, hoặc có thể cắm thẳng từng cây xuống đất
theo từng cụm từ 500- 1000 cây/cụm. Trong thời gian bảo quản cây giống có thể
bị rệp sáp hoặc các loại côn trùng gây hại, vì thế có thể sử dụng các loại thuốc
diệt côn trùng phun định kì (tuần/ lần) để phòng trừ.
Hom sắn để trồng lấy từ đoạn giữa thân cây sắn, chiều dài của hom sắn
trồng sản xuất là 15- 20cm, đạt tối thiểu là 6- 8 mắt, không nên chặt hom quá
ngắn hoặc quá dài, những hom sắn mầm ngủ thể hiện không rõ phải lọai bỏ. Khi
chặt hom dùng các loại dụng cụ sắc- bén để chặt và tránh làm cho hom bị
thương tổn về mặt cơ giới như trầy vỏ hoặc dập phần thân gỗ của hom.
Để tránh cho hom giống bị sâu bệnh phá hoại nên xử lý hom giống trước
khi trồng bằng cách nhúng vào các hỗn hợp thuốc diệt nấm và côn trùng thông
dụng hoặc rải thuốc trừ côn trùng theo hàng và hốc trước khi đặt hom sắn.
(Thiamethoxam, Gauclo 600Fs, Enalclo 40Fs, Ridomin).
Thời vụ trồng
Khu vực Tây Nguyên thường có hai thời vụ trồng sắn: vụ đầu mùa mưa,
xuống giống từ 30/04 đến 15/06, thu hoạch sau khi trồng 7- 11 tháng; vụ cuối
mùa mưa, xuống giống 15/09 đến 15/10, thu hoạch vào cuối tháng 9, tháng 10
của năm sau. Ngoài ra, cũng có thể trồng sắn vào thời điểm các ngày nắng trong
năm nếu chủ động được nước tưới và đất trồng. Vụ đầu mùa mưa, nên tranh thủ
trồng sớm khi đất đủ ẩm độ, không nên trồng vào các thời điểm có mưa nhiều
hoặc khô hạn làm giảm khả năng mọc mầm của hom sắn (do ẩm độ đất cao hoặc
thấp, nhiệt độ thấp dẫn đến hom sắn nảy mầm kém, rễ sắn hô hấp kém, các tác
nhân nấm- bệnh và côn trùng dễ tấn công và gây hại cho hom sắn).
Các vùng khác tùy theo mùa vụ của vùng mà xuống giống.
Phương pháp trồng
Có ba phương pháp trồng hom sắn: Trồng hom nằm ngang trên những diện
tích đất tương đối bằng phẳng, ở những diện tích đất có mưa nhiều thoát nước
kém có thể kéo luống hoặc lên líp để trồng với các phương pháp hom xiên hoặc
hom đứng. Ngoài ra, nếu trồng vào vụ cuối mưa ẩm độ đất thấp thì nên trồng
hom đứng hoặc xiên
Khoảng cách và mật độ trồng
Tùy theo giống và theo đất để bố trí khoảng cách và mật độ trồng thích
hợp, đối với các giống thân thẳng, ít hoặc không phân nhánh (như KM140,
KM101, KM419…) là 1,0m x 0,8 - 0,7m hoặc 0,8 x0,8m, tương ứng mật độ là
12.500 cây – 15.625 cây/ ha. Đối với các giống sắn có thân cong, phân cành
nhiều (như KM94, KM414, KM98-5…) khoảng cách trồng thích hợp là 1,0m x
1,0m- 0,8m, tương ứng 10.000- 12.500 cây. Đất tốt và trung bình trồng với
khoảng cách 1,0x 1,0m, tương đưong với 10.000 cây/ ha, đất xấu trồng với
khoảng cách 1 m x 0,9 m hoặc 0,8 m x 0,8 m (tương đương với 12.500 cây và
15.625 cây/ha).
Bón phân, tưới nước
Phân bón
Tùy theo các loại đất mà bón với các công thức khác nhau, có thể kết hợp
giữa bón phân vô cơ với phân hữu cơ như: phân chuồng, phân xanh và các loại
phân hữu cơ dạng lỏng.
Để đạt năng suất củ từ 25- 40tấn/ ha thì công thức bón NPK cho sắn là:
80N + 40P2O5 + 80K2O& 160N + 80P2O5 + 160K2O
Đối với các vùng có điều kiện thời tiết, đất đai và chế độ nước tưới để đạt
năng suất từ 45- 60 tấn củ tươi/ ha, có thể bón với công thức cho 1 ha là:
Phân hữu cơ: 10- 15 tấn phân chuồng hoặc 3 tấn vi sinh kết hợp 2 tấn vôi.
Phân Khoáng: 250N + 130P2O5 + 250- 300K2O. Tương đương 550 kg
Urea + 815 kg lân supe + (420- 500kg KCl)
Kỹ thuật bón:
+ Bón lót: toàn bộ vôi, phân chuồng hoặc (vi sinh), lân (tương đương 850
kg super lân) được bón trước khi cày lần 2.
+ Bón thúc lần 1 vào giai đoạn từ 25- 30 ngày sau khi trồng: 1/3
phân đạm+ 1/3 phân kali.
+ Bón thúc lần 2 vào giai đoạn sau khi trồng từ 50- 60 ngày: 1/3
phân đạm + 1/3 phân kali.
+ Bón thúc lần 3: toàn bộ lượng đạm và kali còn lại, bón ở thời điểm 80 –
90 ngày sau trồng.
Thời điểm bón: bón khi đất có đủ ẩm độ, tránh bón phân vào lúc trời nắng
hoặc đang mưa lớn.
Phương pháp và kỹ thuật bón: phân lân và phân hữu cơ bón lót khi cày
bừa hoặc bón theo hàng hay hốc trước khi trồng; phân đạm và phân kali bón
theo hốc (cuốc hốc cách gốc hoặc hom sắn 15- 20cm rải phân xuống và lấp lại).
Tưới nước
Trong điều kiện chủ động được nước tưới có thể tưới bổ sung vào cuối mùa
mưa hoặc trong những tháng bị khô hạn hoặc khi trồng vào mùa khô. Thông
thường có thể tưới nước cho cây sắn từ 6- 10 lần/ vụ; khoảng cách giữa các lần
tưới từ 2- 3 tuần/ lần.
Phòng trừ cỏ dại
Phun thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm Dual với lượng dùng là 2,5Lít/ ha (phun
ngay sau khi trồng, đảm bảo lượng nước phun và ẩm độ đất đủ cho thuốc có thể
thấm xuống đất từ 2- 3cm), sau đó làm cỏ bằng tay 2 lần vào thời điểm 3 tháng
sau trồng và 6 tháng sau trồng.
Có thể làm cỏ bằng tay 1 lần sau khi trồng từ 25- 30 ngày, sau khi làm cỏ
xong phun thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm Dual với lượng dùng là 1,5 lít/ ha.
Đối với các chân ruộng luân canh với lúa nước cần xử lý cỏ dại trước khi
trồng (bằng các nhóm thuốc diệt cỏ gốc Glyphosate).
Phòng trừ sâu bệnh
Một số bệnh hại trên sắn: bệnh cháy lá do vi khuẩn, bệnh đốm lá, bệnh
chổi rồng. Biện pháp phòng trừ tốt nhất là sử dụng cây giống sạch bệnh, bón
phân cân đối, đầy đủ.
Một số sâu hại trên sắn: mối, rệp sáp; trong đó mối là loại sâu hại chủ yếu
và quan trọng trên sắn. Mối gây hại chủ yếu ở giai đoạn mới trồng và quá trình
bảo quản. Để phòng trừ mối gây hại, sử dụng Diazan 10H từ 3 - 5kg /ha rải vào
đất khi cày bừa hoặc theo hốc lúc trồng.
Thu hoạch, bảo quản
Thu hoạch đúng thời điểm (thường tùy theo chu kỳ sinh trưởng của từng
giống sắn), khi hàm lượng tinh bột trong củ đạt từ 27- 30%, hoặc khi cây đã
rụng gần hết lá ngọn (còn lại khoảng 6- 8 lá) và lá đã chuyển từ màu xanh sang
vàng nhạt. Có nhiều phương pháp thu họach khác nhau: thu họach bằng cơ giới,
các dụng cụ thủ công và nhổ trực tiếp bằng tay. Thu hoạch đến đâu vận chuyển
ngay đến các cơ sở chế biến, tránh để lâu hoặc phơi nắng ngoài đồng làm giảm
hàm lượng tinh bột trong củ. Đối với trường hợp bán sắn lát, sắn thu hoach đến
đâu thì phải tiến hành xắt lát rồi phơi khô tại ruộng. Sắn lát khô với ẩm độ từ 11-
12% cỏ thể đem bán ngay hoặc bảo quản trong bao- kho chứa, cần xử lý các loại
thuốc xông hơi để phòng trừ côn trùng và mọt.
9. Kỹ thuật trồng ngô lai
Thời vụ:
- Vụ đông xuân: Gieo hạt trong tháng 12, khi hết mưa, độ ẩm đất khoảng
70%.
- Vụ hè: Gieo từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4.
- Vụ mùa, thu: Gieo từ cuối tháng 6 đến trước ngày 10/8.
Cơ cấu giống:
Cơ cấu giống phải phù hợp với từng mùa vụ, đất đai và khả năng đầu tư
của từng hộ nông dân.
- Vụ đông xuân, đất tốt, khả năng đầu tư cao thì dùng giống dài ngày, tiềm
năng năng suất cao như: LVN 10, DK 5252, T7, DK 414, B.9999, BiO 06.
- Vụ hè, vụ thu nên dùng giống ngắn ngày như giống C 919, CP 989, LVN
61.
Chọn đất và kỹ thuật làm đất:
+ Chọn đất: Chọn đất tốt, tầng canh tác dày, giữ ẩm và thoát nước tốt, nếu
chua phèn thì phải bón vôi cải tạo đất.
+ Làm đất: Cày sâu, bừa kỹ, làm sạch cỏ dại.
Lượng giống gieo trồng, kỹ thuật gieo:
a) Lượng giống: 16 – 20kg/ha.
b) Mật độ khoảng cách: Mật độ khuyến cáo như sau:
- Đất tốt, đầu tư cao, giống thấp cây hàng cách hàng 50 – 60cm, cây cách
cây 25 -27cm, đảm bảo mật độ 67.000 – 80.000 cây/ha.
- Đất có độ phì trung bình, đầu tư thấp thì gieo mật độ hàng cách hàng 60 –
65cm, cây cách cây 25 – 27cm đảm bảo mật độ 57.000 – 67.000 cây/ha.
* Lưu ý: Vụ đông xuân, vụ hè thu bố trí mật độ cao hơn vụ mùa.
- Sau khi làm đất xong cần phải lên luống. Tùy theo mật độ khoảng cách
mà lên luống cho phù hợp; có thể mỗi luống rộng 80 – 100cm (luống đôi) hoặc
30cm (luống đơn), chiều cao luống 20cm, rãnh rộng 20 – 25cm, để chủ động
tưới nước khi gặp hạn và tiêu nước khi gặp mưa lớn.
c) Kỹ thuật gieo:
Sau khi lên luống xong, rạch hàng sâu 12 – 15cm, bón phân lân lót, lấp kín
phân rồi mới gieo hạt. Độ sâu lấp hạt tùy theo điều kiện đất đai của từng mùa vụ,
thông thường 3 – 5cm.
* Lưu ý:
- Tùy theo độ phì của đất, mùa vụ, mật độ gieo mà lên luống cho phù hợp.
- Chỉ gieo 1 hạt/hốc, không gieo hạt tiếp xúc với phân bón và dành một ít
hạt gieo vào bầu để trồng dặm, đảm bảo mật độ.
Phân bón:
a) Lượng phân bón được khuyến cáo bón cho 500m2
, như sau:
- Phân chuồng: 500kg hoặc thay thế bằng 50kg phân hữu cơ vi sinh.
- Vôi 25kg, phân đạm urê 15 – 17kg, phân lân 20 – 25 kg, phân kali 7 –
10kg.
b) Cách bón:
- Bón lót:
+ Vôi được bón trước khi gieo hạt 7 – 10 ngày, vãi đều trên mặt.
+ Phân chuồng, phân lân được bón khi rạch hàng xong lấp kín phân rồi mới
gieo hạt.
- Bón thúc:
+ Bón lần 1: Sau gieo 10 – 12 ngày (lúc ngô 3 – 4 lá): 5kg urê, kết hợp với
làm cỏ, xới xáo, lấp kín phân, vét rãnh, vun luống nhẹ.
+ Bón lần 2: Sau khi gieo 20 – 25 ngày (lúc ngô 7 – 8 lá): 5 – 6kg urê + 3 –
4kg kali, kết hợp với làm cỏ, xới xáo, lấp kín phân vét rãnh sâu, vun cao luống
để thuận tiện cho việc tưới và tiêu nước khi cần thiết.
+ Bón lần 3: Sau khi gieo 45 – 50 ngày (ngô xoáy nõn): 5 – 6kg urê + 4-
6kg kali còn lại. Kết hợp làm cỏ xới xáo, vét rãnh, vun cao luống, vun cao gốc
ngô lai để đảm bảo tưới nước và tiêu nước nhanh khi có mưa to, đồng thời tăng
khả năng chống hạn chống đổ cho cây ngô.
c) Lưu ý:
Bón phân cách gốc ngô 8 – 10cm, lấp kín phân, không để phân tiếp xúc với
gốc cây ngô làm ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng phân bón.
Tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây ngô, nhất là giai đoạn cây ngô
lai dưới 40 ngày sau gieo, định kỳ 7 – 10 ngày/ lần sử dụng các loại phân bón lá
như HQ, Atonik, Komix, KNO3… phun lên toàn bộ diện tích vào lúc chiều mát,
phun 2 – 3 lần để bổ sung dinh dưỡng và tăng khả năng chống hạn, chống nóng
cho cây ngô lai trong điều kiện thời tiết khô hạn.
Nước tưới:
Cây ngô lai rất cần nước nhưng kém chịu úng và kém chịu hạn so với một
số cây trồng khác. Do vậy, cần phải tưới nước để đảm bảo nhu cầu nước cho cây
ngô, nhất là giai đoạn trổ cờ phun râu, nên áp dụng biện pháp tưới thấm theo
rãnh để tiết kiệm nước nâng cao hiệu quả kinh tế.
Rút (bẻ) cờ:
Một số cây sinh trưởng xấu, khi cờ mới nhú ra thì rút cờ nhằm tập trung
dinh dưỡng để nuôi cây và tạo điều kiện cho cây đó nhận phấn của cây khác
khỏe hơn giúp cho hạt, bắp lớn hơn. Có thể rút 10–15% số cây. Đây cũng là một
trong những biện pháp tăng năng suất.
Phòng trừ sâu bệnh:
a) Sâu hại:
- Sâu hại thời kỳ cây con: Đối với các loại sâu keo, sâu xám… cắn phá cây
con thì dùng Vibasu 10H, Diazan 10H rải gần gốc cây, liều lượng 1kg/sào.
- Đối với sâu đục thân hại ngô là đối tượng nguy hiểm nhất đối với nghề
trồng ngô. Dùng thuốc Vibasu 10H hoặc Diazan 10H rơi vào loa kèn 8 – 10
hạt vào thời điểm sau khi gieo 20, 30, 40 ngày. Đối với sâu đục bắp, sâu phá hại
trên râu. Dùng thuốc Basudin50N, Regent 800WG, Tango 800WG … phun khi
thấy sâu xuất hiện (liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì).
b) Bệnh hại:Đối với các bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, bệnh thối cổ rễ có thể
dùng các loại thuốc Anvil 5SC, Validacin3EC pha nồng độ 1/500, Tilt super liều
lượng 15cc/bình 16 lít. Phun đẫm lên toàn bộ diện tích bị bệnh.
Thu hoạch:
Khi lá bao bắp đã khô, hạt cứng nên chặt ngọn phơi bắp. Nên tách hạt sớm
phơi khô tới ẩm độ 12 – 14% để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Chú ý: Hạt giống ngô lai chỉ sử dụng 1 lần, không sử dụng ngô lai thương
phẩm để làm giống.
10.Kỹ thuật trồng đỗ xanh
Chọn giống
- Giống V 87-13: Giống này có chiều cao trung bình từ 50 -60cm, phân
cành tốt, khả năng tái tạo bộ lá mạnh, vì vậy, sau khi thu hoạch nếu cung cấp
đầy đủ chất dinh dưỡng, cây đỗ xanh sẽ cho thêm một đợt bông thứ hai với năng
suất vào khoảng 50-60% đợt đầu. Giống V87-13 có hạt đóng kín khá đều, tương
đối lớn, màu xanh thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng và xuất khẩu. Năng
suất trung bình vào khoảng 1,2 tấn/hécta. Đỗ xanh tốt có thể đạt 2 tấn/hécta. Khả
năng chống chịu đối với bệnh khảm vàng do virus và bệnh đốm lá ở mức trung
bình.
- Giống HL89 E3: Đây là giống có tính thích nghi rộng thích hợp trên
nhiều chân đất, hạt đóng khít, dạng hình oval, màu xanh mỡ rất đẹp. Trọng
lượng 1.000 hạt khoảng 50 - 53g. Đặc điểm của 2 giống V87-13 và HL89 E3 là
hạt không bị chuyển màu nếu gặp mưa trong quá trình thu hái.
- Giống 91-15: Giống này cây cao trung bình khoảng 60 - 65cm, phơi bông
nên rất thuận tiện cho công tác phòng trừ sâu hại, hạt có dạng hình trụ, màu xanh
mỡ được người tiêu dùng ưa thích. Tỷ lệ hái đợt đầu vào khoảng 70 - 80%.
Giống này chống chịu bệnh khảm vàng và đốm lá ở mức trung bình.
Nông dân trồng đỗ ở ấp 8, xã Xuân Bắc (huyện Xuân Lộc) dùng cây tưới
phun tiết kiệm nước, tránh cây bị bật gốc.
- Giống V94-208: là giống có năng suất cao, trung bình từ 1,4-1,5
tấn/hécta, có những nơi đạt 2,8 tấn/hécta. Đặc điểm nổi bật của giống V94-208
cao 75cm, thân to, lá rộng, quả nằm trên mặt lá, hạt to, hình trụ màu xanh đậm,
bóng. Tuy nhiên, loại giống này có nhược điểm hạt đóng không khít trong trái,
vì vậy khi gặp điều kiện dinh dưỡng không tốt các hạt sẽ không đều. Đồng thời,
hạt đỗ V94-208 rất dễ đổi màu khi thu hái gặp trời mưa hoặc phơi không kịp và
dễ bị mọt. Khả năng chống chịu bệnh khảm vàng của giống ở mức trung bình -
yếu cho nên chỉ gieo trồng trong vụ đông-xuân.
2/ Làm đất trồng
- Đất trồng đỗ xanh yêu cầu phải làm tơi xốp nên cày bừa kỹ và làm sạch
cỏ. Cây đỗ xanh không chịu ngập úng, tùy địa thế mà chọn biện pháp làm đất
như là đánh luống hoặc tỉa lan. Nhưng nên gieo đỗ xanh theo hàng để thuận tiện
cho việc chăm sóc. Ở các chân đất không bằng phẳng nên chú ý làm rãnh thoát
nước.
3/ Gieo hạt
- Hạt đỗ xanh nảy mầm khỏe nếu đảm bảo được 2 yếu tố nhiệt và ẩm. Để
đảm bảo đầy đủ nhiệt cho hạt nảy mầm, nhiều nông dân có tập quán gieo đón
mưa. Nếu gặp năm mưa thuận thì năng suất rất cao, nhưng đa số các cơn mưa
đầu vụ thất thường, nhiều vụ gieo đi gieo lại 2-3 lần rất tốn kém. Để giảm sự bấp
bênh ở khâu gieo hạt, bà con cần chú ý phần dự báo thời tiết trên các phương
tiện truyền thông. Đỗ xanh có thể gieo sạ theo hàng, gieo hốc. Tùy theo phương
thức gieo mà lượng giống thay đổi, thông thường là lượng giống sử dụng ít nhất
từ 15-16 kg/hécta.
4/ Phân bón và chăm sóc
- Lượng phân bón thích hợp cho 1 hécta đỗ xanh trên vùng đất đỏ Đông
Nam bộ là 90kg urê, 300kg super lân và 90kg kali và chia làm 3 lần để bón.
- Lần thứ nhất: Bón toàn bộ lân, 1/3 đạm, 1/3 kali.
- Lần thứ hai: Bón thúc đợt 1 khi cây được 3 lá thật. Lượng phân bón là
1/3 urê và 1/3 kali. Do đỗ xanh có số lá ít, vì vậy nên kết hợp bón thúc đợt 1 với
làm cỏ lần đầu
- Lần thứ 3 sau khi gieo 25 ngày, ta tiến hành bón thúc toàn bộ lượng phân
còn lại và kết hợp với làm cỏ, vun gốc.
- Đỗ xanh là cây trồng chịu hạn tốt, trồng vào mùa khô chỉ tưới 2-3
lần/tuần. Sử dụng cây tưới phun để tưới cho đỗ xanh vừa tiết kiệm nước và tránh
bật gốc làm ảnh hưởng đến phát triển sinh trưởng của cây.
5/ Thu hoạch
- Đỗ xanh trồng được khoảng 45 - 50 ngày bắt đầu cho thu hoạch. Khi thu
hoạch chỉ hái những quả chín chuyển màu nâu, nên thu trái vào buổi chiều, tránh
thu vào buổi trưa những quả chín khô sẽ bị bung ra làm tỷ lệ hao hụt cao.
- Quả đỗ xanh sau khi thu hoạch về đem phơi nắng khoảng 3-4 ngày đập
tách lấy hạt làm sạch bụi, phơi tiếp 1-2 ngày và cho vào bao để bảo quản.
11.Kỹ thuật trồng lúa
Chọn giống lúa
Nên sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng từ 90-100 ngày, năng suất
cao, chống chịu với một số sâu bệnh chính và có phẩm chất gạo tốt đủ tiêu
chuẩn xuất khẩu như OM1490, OMCS2000, IR64, MTL250, VD95-20, AS996,
OM3536, Lúa thơm, v.v.
Chuẩn bị đất
Đối với vụ Đông xuân:
• Dọn sạch cỏ.
• Trục đánh bùn và san bằng mặt ruộng bằng máy cày bánh lồng có
trang kèm theo.
Đối với vụ Hè thu:
• Cày đất bằng máy với độ sâu từ 15-20 cm.
• Phơi ải trong thời gian 1 tháng.
• Bừa, trục và san bằng mặt ruộng bằng máy kéo bánh lồng có công
cụ trang phẳng mặt ruộng kèm theo.
Chú ý: Ruộng phải bằng phẳng, có hệ thống thoát nước tốt và không đọng
nước.
Biện pháp gieo sạ
Chuẩn bị hạt giống
• Làm sạch hạt lúa trước khi ngâm ủ bằng cách ngâm hạt trong nước
muối 15% để loại bỏ hạt lép lửng và lẫn tạp.
• Sau đó, cho vào bao ngâm trong nước sạch 24 - 30 giờ. Xử lý hạt
giống trước khi đem ủ bằng phân bón lá HVP GA3
• Rửa bằng nước sạch, để ráo nước, ủ trong 24 – 36 giờ tùy giống
đảm bảo hạt vừa nhú mầm.
• Xử lý với thuốc Cruiser plus (tốt nhất là lúc ngót lần cuối khoảng
12 giờ trước khi gieo) trước khi gieo.
Biện pháp gieo sạ
• Gieo hàng bằng công cụ gieo hàng kéo tay hoặc liên hợp với máy
kéo.
• Lượng hạt giống gieo: 100-120 kg/ha.
• Khoảng cách gieo: hàng cách hàng 20 cm.
Bón phân
Ở giai đoạn để nhánh (22-25 NSS) và làm đòng (42-45 NSS), sử dụng bảng
so màu lá để điều chỉnh lượng phân đạm cần bón.
Tùy theo loại đất và mùa vụ mà loại phân, liều lượng và thời gian bón cho
lúa (tính cho 1000 m2
) như sau:
*Đất phù sa:
• Vụ hè thu: Nên bón lót trước khi gieo 20-25 kg phân hữu cơ sinh
học HVP 401.B (dạng hạt) + 2 kg HVP ORGANIC (hoặc có thể bón ở
giai đoạn 7-10 ngày sau gieo); ở giai đoạn 7-10 ngày sau gieo (NSG) bón:
15 kg NPK (20-20-15); giai đoạn 22-25 NSG bón: 4-5 kg DAP + 7-8 kg
Urea; giai đoạn 42-45 NSG bón: 5-6 kg Urea + 3 kg KCl.
• Vụ đông xuân: Nên bón lót trước khi gieo 30-35 kg phân hữu cơ
sinh học HVP 401.B (dạng hạt) + 2 – 3 kg HVP ORGANIC (hoặc có thể
bón ở giai đoạn 7-10 ngày sau gieo); ở giai đoạn 7-10 ngày sau gieo
(NSG) bón: 10 kg NPK (20-20-15) + 4-5 kg Urea; giai đoạn 22-25 NSG
bón: 4-5 kg DAP + 7-8 kg Urea; giai đoạn 42-45 NSG bón: 7-8 kg Urea +
3 kg KCl. Phun KNO3 trước và sau trỗ 7 ngày, 150 g/bình 8 lít, 4 bình.
* Đất phèn nhẹ và trung bình
• Vụ hè thu: Nên bón lót trước khi gieo 30-35 kg phân hữu cơ sinh
học HVP 401.B (dạng hạt) + 2 kg HVP ORGANIC (hoặc có thể bón ở
giai đoạn 7-10 ngày sau gieo); ở giai đoạn 7-10 ngày sau gieo (NSG) bón:
15 kg NPK (20-20-15); giai đoạn 22-25 NSG bón: 6-7 kg DAP + 6-7 kg
Urea; giai đoạn 42-45 NSG bón: 4-5 kg Urea + 3 kg KCl.
• Vụ đông xuân: Nên bón lót trước khi gieo 35 – 40 kg phân hữu cơ
sinh học HVP 401.B (dạng hạt) + 2 – 3 kg HVP ORGANIC (hoặc có thể
bón ở giai đoạn 7-10 ngày sau gieo); ở giai đoạn 7-10 ngày sau gieo
(NSG) bón: 10 kg NPK (20-20-15); giai đoạn 22-25 NSG bón: 5-6 kg
DAP + 6-7 kg Urea; giai đoạn 42-45 NSG bón: 5-6 kg Urea + 3 kg KCl.
*Sử dụng phân bón lá: Để cung cấp kịp thời dinh dưỡng cho sự phát triển
của cây lúa theo từng giai đoạn có thể sử dụng phân bón lá theo quy trình sau:
+ Giai đoạn 7-10 ngày sau gieo phun HVP 401.N chuyên lúa để kích thích
bộ rễ lúa phát triển mạnh.
+ Giai đoạn sau sạ 15 – 20 ngày phun HVP GIÀU LÂN VÀ MAGIÊ -
THẦN DƯỢC GIẢI ĐỘC PHÈN để kích thích lúa đẻ nhánh (ở những vùng
đất phèn, lúa bị ngộ độc hữu cơ có thể phun sớm hơn (7 ngày sau gieo) và phun
định kỳ cách nhau 7 ngày/lần).
+ Giai đoạn 40 – 45 ngày sau sạ phun HVP-SIÊU TO HẠT + HVP GIÀU
LÂN VÀ MAGIÊ - THẦN DƯỢC GIẢI ĐỘC PHÈN để giúp lúa làm đòng
tốt, đòng to mập.
+ Giai đoạn trước khi trổ 7 – 10 ngày (55 – 60 NSG) phun HVP AUXIN
ORGANIC để giúp lúa trổ nhanh và tập trung.
+ Khi lúa bắt đầu trổ sẹt phun HVP- SIÊU TO HẠT giúp tăng tỉ lệ hạt
chắc/bông, giảm tỉ lệ bạc bụng.
+ Khi lúa ngậm sữa phun HVP 1001.S (0-25-25) 2 lần mỗi lần các nhau 7-
10 ngày. Giúp hạt lúa sáng đẹp, tăng năng suất và chất lượng hạt gạo thành
phẩm.
Quản lý nước
- Giai đoạn cây con (0-7 NSG): rút cạn nước trước khi sạ và giữ khô mặt
ruộng trong vòng 3 ngày sau khi gieo, ngày thứ 4 cho nước láng mặt ruộng 1
ngày sau đó rút cạn để đảm bảo đủ ẩm bề mặt ruộng.
- Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (7-42 NSG): Giữ nước trên mặt ruộng ở
mức 5-7 cm. Trong giai đoạn này vào lúc khoảng 30-35 NSG cần tháo cạn nước
cho đất nứt nẻ chân chim, lá lúa hơi vàng, sau đó cho nước mới vào.
- Giai đoạn sinh trưởng sinh thực (42-65 NSG): Giữ nước trong ruộng ở
mức 3-5 cm.
- Giai đoạn chín (65-95 NSG): Giữ nước trong ruộng ở mức 2-3 cm cho
đến giai đoạn chín vàng (7-10 ngày trước khi thu hoạch) tháo cạn nước trong
ruộng.
Phòng trừ cỏ dại
Có thể sử dụng một số loại thuốc phòng trừ cỏ dại như sau: Sofit 300EC,
Meco 60EC, Vigor 33EC, Sirius 10WP, Nominee 10SC, Tiller-s, Ronstar 25EC,
OK 720DD, Facet 25SC, v.v.
Phòng trừ sâu hại
Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM). Khi thật cần thiết, có thể sử
dụng một trong các loại thuốc sau đây để phòng trừ:
• Rầy nâu: Applaud 10BHN, Actara 25WG, Bassa 50ND, Mipcin
25BHN và Trebon 10ND.
• Bù lạch: Actara 25WG, Bassa 50ND, Fastac 5ND, Regent
300WDG và Trebon 10ND.
• Sâu phao: Fastac 5ND, Padan 95SP và Regent hai lúa xanh
300WDG.
• Sâu cuốn lá: DDVP 50ND, Fastac 5ND, Padan 95SP và Trebon
10ND.
• Sâu dục thân: Basudin 10H, Padan 95SP, Regent hai lúa xanh
300WDG và Regent 10H.
• Bọ xít các loại: Bassa 50ND và Padan 10H.
Phòng trừ bệnh hại
Bệnh đạo ôn: Thăm đồng thường xuyên 5-7 ngày lần để phát hiện bệnh
kịp thời. Khi thấy có một vài vết bệnh xuất hiện, sử dụng thuốc hóa học như:
Beam 20WP; Trizole 20WP; Fuji-one 40EC; Bump 650WP; FILIA-525EC;
Kabim 30EC... để phun.
Bệnh khô vằn: Sử dụng các loại thuốc như Anvil, Tilt super, Amistar
Top…
Bệnh Bạc lá: Bệnh Bạc lá do vi khuẩn gây ra, bệnh thường phát triển và
gây hại nặng vụ Hè Thu trong giai đoạn 40 NSG trở đi. Bệnh lây lan qua con
đường hạt giống. Để phòng trị bệnh chủ yếu sử dụng giống kháng kết hợp với
xử lý hạt giống như đã khuyến cáo.
Phòng trừ chuột
- Phối hợp nhiều biện pháp cùng 1 lúc: Thời vụ tập trung, vệ sinh đồng
ruộng, đặt bẫy, đào hang, bỏ khí đá vào hang, bơm nước vào hang, dùng chó săn
bắt.
- Đánh bả chuột: dùng lúa mộng hay thức ăn gia súc làm mồi trộn với thuốc
Fokeba 5% hay Zinphos 20 % với tỉ lệ 1/50, nên đặt nhiều đợt, cách nhau 4-5
đêm, giá để mồi có thể là ống tre, vỏ dừa. Sử dụng thuốc viên Klerat 0,05 % để
nhét vào miệng hang.
Bẫy cây trồng: trong khu vực khoảng 1 km2 (100 ha) bố trí 5 ruộng gieo
trồng sớm hơn 1 tháng, cách nhau 500 m, mỗi ruộng có hàng rào ny lông cao
80-100cm và 8 lồng hom (2/bờ). Sử dụng giống lúa thơm để dẫn dụ chuột.
- Dùng thuốc xông hơi như DDVP, Phosphine hay khí đá bỏ vào hang và
bịt miệng hang lại.
- Gặt lúa dồn từ xung quanh vào giữa, cuối cùng bao lưới để bắt.
Thu hoạch
- Thời gian thu hoạch: Thu hoạch vào lúc sau trỗ 28-32 ngày hoặc khi thấy
85-90% số hạt trên bông đã chín vàng. Nếu cắt sớm hay trễ đều làm tăng tỷ lệ
hao hụt.
- Nên sử dụng máy gặt dải hàng để cắt lúa.
- Sau khi cắt tiến hành suốt ngay, không nên phơi mớ trên ruộng.
- Sử dụng máy đập lúa trục dọc (tuốt lúa, máy nhai) để suốt lúa.
Chế biến, bảo quản (sơ chế)
- Trong vụ đông xuân, phơi thóc trên sân gạch, xi măng hoặc sân đất. Nên
sử dụng lưới nilon lót dưới trong quá trình phơi, phơi từ 2-3 ngày là được.
- Trong vụ hè thu, sử dụng máy sấy trụ đứng STĐ-1000, máy sấy tĩnh vỉ
ngang hoặc lều sấy liên hợp với quạt thông gió SLQ-2000 để làm khô lúa.
- Sau khi làm khô, rê sạch và sử dụng bao để đựng. Bảo quản lúa ở những
nơi khô ráo và thoáng. Nếu bảo quản trong thời gian dưới 3 tháng, độ ẩm thóc
đạt 13-14%. Nếu thời gian bảo quản trên 3 tháng, độ ẩm phải dưới 13%.
12. Công nghệ chế biến tinh bột sắn
Thuyết minh quy trình:
Quy trình sản xuất bao gồm các công đoạn chính sau:
- Nạp liệu - mài.
- Trích ly.
- Phân ly.
- Ly tâm tách nước.
- Sấy.
- Đóng bao.
✓ Nạp liệu – mài
Sắn sau khi được thu mua từ vùng sản xuất, được xe chở về tập kết trước
cổng nhà máy, trước khi vào bãi chứa nguyên liệu thì xe đi qua cân để xác định
khối lượng, sau khi đổ nguyên liệu vào bãi xe được cân lần 2 để xác định khối
lượng nguyên liệu. Sau đó phòng KCS sẻ tiến hành lấy mẫu để kiểm tra hàm
lượng bột, tỷ lệ hư hỏng và tạp chất để định giá cho người bán. Tại bãi nguyên
liệu xe xúc tiến hành xúc sắn đưa sắn vào phễu nạp liệu. Sắn được đưa xuống
băng tải 1 nhờ một sàng rung và đưa lên lồng bóc vỏ. Ở băng tải 1 có bố trí công
nhân làm sạch các tạp chất lớn như bao bì, củi...
Khi lồng bóc vỏ quay làm cho sắn chuyển động theo lồng, và tạo ra lực ma
sát giữa nguyên liệu với thành thiết bị giữa nguyên liệu với nguyên liệu. Và
nước được phun vào nhằm tăng cường khả năng làm sạch lớp vỏ lụa. Ở đây thì
lớp vỏ lụa chỉ được bóc ra khoảng 40 – 45% và các tạp chất đất, đá cũng được
tách ra. Sau khi được tách vỏ sơ bộ thì sắn được đổ xuống bể rửa nước.
Bể rửa nước chia làm 4 ngăn, ngăn số 4 và 2 chứa nước, ngăn số 3 và số 1
khô. Trong đó ngăn số 4 sử dụng nước sạch để làm sạch lần cuối. khi hoạt động
cánh khuấy sẻ làm cho sắn bị đảo trộn làm tăng lực ma sát giữa nguyên liệu và
nguyên liệu, giữa nguyên liệu với cánh khuấy, giữa nguyên liệu với thân thiết bị
do đó vỏ lụa bị tách ra. Gần cuối ngăn số 4 có hệ thống phun nước sạch để làm
sạch sắn. Các tạp chất chuyển qua hệ thống xử lý chất thải.
Sau khi ra khỏi bể rửa nước, sắn được đưa đến máy băm nhờ băng tải 2, và
trên đó có bố trí công nhân để tiếp tục làm sạch một lần nữa nhằm mục đích loại
bỏ tạp chất tạo điều kiện cho máy băm và máy mài hoạt động tốt. Ở máy băm, sắn
được băm nhỏ với kích thước khoảng 1-2cm, băm xong sắn được đưa xuống
thùng phân phối, thùng phân phối có nhiệm vụ điều tiết lượng sắn xuống máy
mài, nhờ vít định lượng và cánh gạt được điều chỉnh nhờ bộ biến tần. Máy mài
gồm có lưỡi dao hình răng cưa được gắn trên các roto, khi roto quay sẻ bào mịn
sắn làm cho sắn mịn hơn và có bổ sung thêm dịch sữa từ náy trích ly do đó tinh
bột trong sắn thoát ra triệt để.
✓ Trích ly
Sau khi mài hỗn hợp dịch sữa được bơm qua hệ thống trích ly thô gồm có
6 máy trích ly chia làm 3 cụm. Đầu tiên hỗn hợp được bơm vào máy trích ly 1
và 2, 2 máy này có kích thước lỗ lưới là 125 m. hệ thống trích ly hoạt động
theo nguyên tắc ly tâm, dịch sữa có kích thước nhỏ sẽ lọt qua lỗ lưới, còn bã có
kích thước lớn bị giữ lại trên lưới. Ở máy trích ly 1, sau khi trích ly dịch sữa
được chứa ở thùng chứa sữa D và dịch sữa máy 2 chứa ở thùng chứa sữa A.
Phần bã của 2 máy trích ly được chứa ở thùng chứa bã 1 và được bơm lên máy
trích ly 3 và 4. Kích thước lỗ lưới của 2 mayd trích ly này là 400  m. Sau khi
trích ly dịch sữa của 2 máy trích ly này được chứa ở thùng chứa sữa B và nó cấp
cho 2 máy trích ly 5 và 6 có kích thước lỗ lưới là 400 m , bã được đưa ra ngoài
còn dịch sữa đưa xuống thùng sữa B.
Sau khi trích ly thô, dịch sữa ở thùng chứa sữa A được bơm qua máy trích
ly tinh 7 và 8, chúng có kích thước lỗ lưới là 100  m . Dịch sữa ở máy 7 được
chứa ở thùng chứa sữa D và của máy 8 được chứa ở thùng chứa sữa S1. Phần bã
của 2 máy được đưa về thùng chứa bã A. Dịch sữa ở thùng chứa sữa D được
bơm bơm đến máy trích ly tinh 9 và 10 kích thước lỗ lưới là 75  m. Sau khi
trích ly dịch sữa được chứa ở thùng chứa sữa S1. Dịch sữa ở thùng B được bơm
cấp cho máy mài và một phần cho các máy trích ly tinh 7, 8. Tốc độ quay của
máy trích ly thô là 1200 vòng/phút, 980 vòng/phút đối với máy trích ly tinh. Quá
trình trích ly loại bỏ hầu hết các tạp chất có kích thước lớn, thu được dịch sữa
bột có Bolme từ 2 – 40
.
✓ Phân ly
Dịch sữa ở thùng S1 được bơm bơm vào máy phân ly 1 và 2. Trước khi vào
máy phân ly 1 và 2 thì dịch sữa đi qua hệ thống cyclon để loại bỏ các tạp chất
cát sỏi. Sau đó đi qua thiết bị lọc chổi quay để tách xơ còn sót lại trong dịch
sữa. Khi vào máy phân ly thì dưới tác dụng của lực ly tâm các hạt tinh bột có
khối lượng lớn sẻ bị văng vào thành thiết bị và theo các pét phun thoát ra ngoài.
Các thành phần có khối lượng nhỏ như dịch bào, protein di chuyển vào trong
trục theo đường ống đi ra ngoài. Trong quá trình phân ly có bổ sung thêm nước
để tạo điều kiện cho quá trình phân ly. Sau khi phân ly dịch sữa chứa ở thùng
chứa sữa S2 nồng đồ khoảng 10 – 12 Be. Tại thùng S2 bổ sung thêm nước sạch
để Bome 8 – 10 Be. Sau đó dịch sữa lại được bơm hút qua máy phân ly 3, sau
khi ra khỏi máy phân ly 3 thì dich sữa được chứa ở thùng chứa sữa đặc và có
nồng độ 18 – 20 Be. Thành phần chủ yếu của dịch sữa cuối này là tinh bột, nước
và một phần rất nhỏ là dịch bào, protein còn sót lại.
✓ Ly tâm tách nước
Sau khi phân ly bột sữa có nồng độ 18- 20 Be được bơm vào máy ly tâm
nhằm tách hàm lượng nước tự do có trong bột làm cho quá trình sấy dễ dàng
hơn.
Từ thùng chứa sữa đặc, sữa được bơm vào máy ly tâm ở dạng tia nhờ vòi
phun. Nước được tách ra khỏi dịch sữa qua 2 giai đoạn. Đầu tiên thì nước sẻ
lọt qua lớp vải và thoát ra ngoài cho đến khi lớp bột dày lên không thể thoát
ra được nữa thì nước bắt đầu dâng lên trên bề mặt lớp bột và tràn ra ngoài.
Nước thoát ra được đưa về thùng sữa 4 và 5. Sau khi tách nước bột có độ ẩm
khoảng 32 – 35 % .
✓ Sấy
Sau khi ly tâm bột được băng tải chuyển đến thùng phân phối bột ẩm,
thùng có nhiệm vụ chứa bột và phân phối bột cho quá trình sấy bột. Ở thùng
phân phối có lắp trục vít để đánh tơi bột tránh hiện tượng bột đóng cục do bột có
độ ẩm cao, và có thêm 1 vít định lượng để xác định lượng bột đưa vào sấy. Vít
được điều chỉnh bằng thiết bị biến tần. Không khí được quạt hút thổi vào
caloriphe để đốt nóng không khí nâng nhiệt độ không khí từ nhiệt độ môi trường
lên đến tối đa là 210 – 2200
C. Khi bột được cấp vào máy sấy thì sẻ được vít
phân tán đánh tơi bột giúp quá trình sấy được tốt hơn. Không khí nóng ở dưới
thổi lên và kéo theo lượng bột ẩm lúc này xảy ra quá trình trao đổi nhiệt và
không khí nóng sẻ mang lượng nước tự do trong bột ra ngoài. Càng lên cao bột
càng được làm khô. Sau khi ra khỏi tháp sấy bột được đưa vào cyclon để thu hồi
bột, không khí mang hơi ẩm và các cấu tử được đưa ra ngoài. Sau khi sấy bột có
độ ẩm khoảng 12 -13%. Trước khi qua hệ thống đóng bao thì được kiểm tra độ
ẩm bằng cảm quan nhờ cảm nhận bằng tay.
✓ Đóng bao
Bột sau khi sấy được quạt hút đưa qua hệ thống cyclone gồm 3 chiếc. Có 2
cái mắc song song với nhau, các phần tử bột nặng sẻ rơi xuống đáy cyclon và
được sàng rây để loại bỏ các hạt bột thô. Đầu ra của 2 cyclon này được mắc nối
tiếp với cyclon còn lại. Ở cyclon này chủ yếu là thu hồi các cấu tử nhẹ như dịch
bào, chất xơ… Phần bột này có hàm lượng tinh bột thấp Khoảng 60 – 65 % hàm
lượng tinh bột.
Bột sau khi qua máy rây rơi xuống thùng chứa.Và được đóng bao bởi máy
đóng bao tự động với khối lượng mỗi bao là 50Kg.
13. Công nghệ sản xuất bạt nhựa tabulin
Vật liệu bạt đã giúp giảm chi phí rất nhiều trong công nghiệp xây dựng và
dân dụng. Không chỉ có giá thành thấp, mà các sản phẩm bạt đều rất dễ thi công,
tạo dáng, kết hợp màu sắc. Bạt được sử dụng rộng rãi vì các sản phẩm thật tiện
dụng: bạt che, mái hiên, mái che, bạt phủ ô tô, bạt làm ô, dù, túi xách, bao bì và
rất nhiều ứng dụng khác.

More Related Content

What's hot

Nước ép quả đục
Nước ép quả đụcNước ép quả đục
Nước ép quả đụcKej Ry
 
168334925 đánh-giá-cảm-quan
168334925 đánh-giá-cảm-quan168334925 đánh-giá-cảm-quan
168334925 đánh-giá-cảm-quanhuyen2204
 
Công nghệ-muối-chua-rau-củ
Công nghệ-muối-chua-rau-củCông nghệ-muối-chua-rau-củ
Công nghệ-muối-chua-rau-củAnh Thu
 
cn sản xuất đường
cn sản xuất đườngcn sản xuất đường
cn sản xuất đườngVu Binh
 
THỰC HÀNH KỸ THUẬT THỰC PHẨM
THỰC HÀNH KỸ THUẬT THỰC PHẨMTHỰC HÀNH KỸ THUẬT THỰC PHẨM
THỰC HÀNH KỸ THUẬT THỰC PHẨM056874235q
 
đánh giá cảm quan thực phẩm phép thử phân biệt
đánh giá cảm quan thực phẩm phép thử phân biệtđánh giá cảm quan thực phẩm phép thử phân biệt
đánh giá cảm quan thực phẩm phép thử phân biệtFood chemistry-09.1800.1595
 
Tài liệu Nấm men
Tài liệu Nấm menTài liệu Nấm men
Tài liệu Nấm menvisinh11012
 
đồ án tốt nghiệp sản xuất cồn 96 độ từ tinh bột sắn
 đồ án tốt nghiệp sản xuất cồn 96 độ từ tinh bột sắn đồ án tốt nghiệp sản xuất cồn 96 độ từ tinh bột sắn
đồ án tốt nghiệp sản xuất cồn 96 độ từ tinh bột sắnLanh Nguyen
 
Chuong 4 ky thuat trich ly bang sieu toi han
Chuong 4   ky thuat trich ly bang sieu toi hanChuong 4   ky thuat trich ly bang sieu toi han
Chuong 4 ky thuat trich ly bang sieu toi hanRatana Koem
 
tài liệu sấy 2015
 tài liệu sấy 2015 tài liệu sấy 2015
tài liệu sấy 2015trietav
 
Đồ Án Sấy Cà Phê Nhân Bằng Thiết Bị Sấy Thùng Quay Năng Suất 2000 Kg Khô.H (K...
Đồ Án Sấy Cà Phê Nhân Bằng Thiết Bị Sấy Thùng Quay Năng Suất 2000 Kg Khô.H (K...Đồ Án Sấy Cà Phê Nhân Bằng Thiết Bị Sấy Thùng Quay Năng Suất 2000 Kg Khô.H (K...
Đồ Án Sấy Cà Phê Nhân Bằng Thiết Bị Sấy Thùng Quay Năng Suất 2000 Kg Khô.H (K...nataliej4
 
quá trình thiết bị cô đặc
quá trình thiết bị cô đặcquá trình thiết bị cô đặc
quá trình thiết bị cô đặctrietav
 

What's hot (20)

Nước ép quả đục
Nước ép quả đụcNước ép quả đục
Nước ép quả đục
 
168334925 đánh-giá-cảm-quan
168334925 đánh-giá-cảm-quan168334925 đánh-giá-cảm-quan
168334925 đánh-giá-cảm-quan
 
Quá trình chưng cất
Quá trình chưng cấtQuá trình chưng cất
Quá trình chưng cất
 
Công nghệ-muối-chua-rau-củ
Công nghệ-muối-chua-rau-củCông nghệ-muối-chua-rau-củ
Công nghệ-muối-chua-rau-củ
 
cn sản xuất đường
cn sản xuất đườngcn sản xuất đường
cn sản xuất đường
 
THỰC HÀNH KỸ THUẬT THỰC PHẨM
THỰC HÀNH KỸ THUẬT THỰC PHẨMTHỰC HÀNH KỸ THUẬT THỰC PHẨM
THỰC HÀNH KỸ THUẬT THỰC PHẨM
 
Chuong7
Chuong7Chuong7
Chuong7
 
Chung cất
Chung cấtChung cất
Chung cất
 
đánh giá cảm quan thực phẩm phép thử phân biệt
đánh giá cảm quan thực phẩm phép thử phân biệtđánh giá cảm quan thực phẩm phép thử phân biệt
đánh giá cảm quan thực phẩm phép thử phân biệt
 
Công nghệ sản xuất mì chính
Công nghệ sản xuất mì chínhCông nghệ sản xuất mì chính
Công nghệ sản xuất mì chính
 
Tài liệu Nấm men
Tài liệu Nấm menTài liệu Nấm men
Tài liệu Nấm men
 
đồ án tốt nghiệp sản xuất cồn 96 độ từ tinh bột sắn
 đồ án tốt nghiệp sản xuất cồn 96 độ từ tinh bột sắn đồ án tốt nghiệp sản xuất cồn 96 độ từ tinh bột sắn
đồ án tốt nghiệp sản xuất cồn 96 độ từ tinh bột sắn
 
Cong nghe san xuat pho mai
Cong nghe san xuat pho maiCong nghe san xuat pho mai
Cong nghe san xuat pho mai
 
Chuong1
Chuong1Chuong1
Chuong1
 
Chuong 4 ky thuat trich ly bang sieu toi han
Chuong 4   ky thuat trich ly bang sieu toi hanChuong 4   ky thuat trich ly bang sieu toi han
Chuong 4 ky thuat trich ly bang sieu toi han
 
tài liệu sấy 2015
 tài liệu sấy 2015 tài liệu sấy 2015
tài liệu sấy 2015
 
Đồ Án Sấy Cà Phê Nhân Bằng Thiết Bị Sấy Thùng Quay Năng Suất 2000 Kg Khô.H (K...
Đồ Án Sấy Cà Phê Nhân Bằng Thiết Bị Sấy Thùng Quay Năng Suất 2000 Kg Khô.H (K...Đồ Án Sấy Cà Phê Nhân Bằng Thiết Bị Sấy Thùng Quay Năng Suất 2000 Kg Khô.H (K...
Đồ Án Sấy Cà Phê Nhân Bằng Thiết Bị Sấy Thùng Quay Năng Suất 2000 Kg Khô.H (K...
 
Bai giang cam quan
Bai giang cam quanBai giang cam quan
Bai giang cam quan
 
quá trình thiết bị cô đặc
quá trình thiết bị cô đặcquá trình thiết bị cô đặc
quá trình thiết bị cô đặc
 
Lên men
Lên menLên men
Lên men
 

Similar to SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ

Da thiet ke_nha_may_sua_05c_hkrmzet_20130415042727_577
Da thiet ke_nha_may_sua_05c_hkrmzet_20130415042727_577Da thiet ke_nha_may_sua_05c_hkrmzet_20130415042727_577
Da thiet ke_nha_may_sua_05c_hkrmzet_20130415042727_577thutaho163
 
1.condenesd milk sua dac co duong
1.condenesd milk  sua dac co duong1.condenesd milk  sua dac co duong
1.condenesd milk sua dac co duongCang Nguyentrong
 
Slide
SlideSlide
Slidelong
 
Đồ Án Công Nghệ Lên Men
Đồ Án Công Nghệ Lên Men Đồ Án Công Nghệ Lên Men
Đồ Án Công Nghệ Lên Men nataliej4
 
Bài thuyết trình nhóm 6. phomat (1)
Bài thuyết trình nhóm 6. phomat (1)Bài thuyết trình nhóm 6. phomat (1)
Bài thuyết trình nhóm 6. phomat (1)Luong NguyenThanh
 
Nhom 16 thu 4- tiet 7,8 - f201
Nhom 16  thu 4- tiet 7,8 - f201Nhom 16  thu 4- tiet 7,8 - f201
Nhom 16 thu 4- tiet 7,8 - f201Minaxelo
 
tài liệu liên quan thanh trùng sữa tươi .docx
tài liệu liên quan thanh trùng sữa tươi .docxtài liệu liên quan thanh trùng sữa tươi .docx
tài liệu liên quan thanh trùng sữa tươi .docxHoangThiTuyetSuongB2
 
Báo cáo quy trình thiết bị ii
Báo cáo quy trình thiết bị iiBáo cáo quy trình thiết bị ii
Báo cáo quy trình thiết bị iiLuong NguyenThanh
 
CHIẾN-LƯỢT-SẢN-PHẨM-CỦA-SẢN-PHÂM-PEPSI.docx
CHIẾN-LƯỢT-SẢN-PHẨM-CỦA-SẢN-PHÂM-PEPSI.docxCHIẾN-LƯỢT-SẢN-PHẨM-CỦA-SẢN-PHÂM-PEPSI.docx
CHIẾN-LƯỢT-SẢN-PHẨM-CỦA-SẢN-PHÂM-PEPSI.docxTuấn Trần Quốc
 
Hoa thuc pham_0337
Hoa thuc pham_0337Hoa thuc pham_0337
Hoa thuc pham_0337dungtrt1905
 

Similar to SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ (20)

Qttb3 (1) (1)
Qttb3 (1) (1)Qttb3 (1) (1)
Qttb3 (1) (1)
 
Da thiet ke_nha_may_sua_05c_hkrmzet_20130415042727_577
Da thiet ke_nha_may_sua_05c_hkrmzet_20130415042727_577Da thiet ke_nha_may_sua_05c_hkrmzet_20130415042727_577
Da thiet ke_nha_may_sua_05c_hkrmzet_20130415042727_577
 
Sản xuất sữa chua
Sản xuất sữa chuaSản xuất sữa chua
Sản xuất sữa chua
 
1.condenesd milk sua dac co duong
1.condenesd milk  sua dac co duong1.condenesd milk  sua dac co duong
1.condenesd milk sua dac co duong
 
Slide
SlideSlide
Slide
 
Milk
MilkMilk
Milk
 
Đồ Án Công Nghệ Lên Men
Đồ Án Công Nghệ Lên Men Đồ Án Công Nghệ Lên Men
Đồ Án Công Nghệ Lên Men
 
Bài thuyết trình nhóm 6. phomat (1)
Bài thuyết trình nhóm 6. phomat (1)Bài thuyết trình nhóm 6. phomat (1)
Bài thuyết trình nhóm 6. phomat (1)
 
Nhom 16 thu 4- tiet 7,8 - f201
Nhom 16  thu 4- tiet 7,8 - f201Nhom 16  thu 4- tiet 7,8 - f201
Nhom 16 thu 4- tiet 7,8 - f201
 
tài liệu liên quan thanh trùng sữa tươi .docx
tài liệu liên quan thanh trùng sữa tươi .docxtài liệu liên quan thanh trùng sữa tươi .docx
tài liệu liên quan thanh trùng sữa tươi .docx
 
Báo cáo quy trình thiết bị ii
Báo cáo quy trình thiết bị iiBáo cáo quy trình thiết bị ii
Báo cáo quy trình thiết bị ii
 
Công Nghệ Chế Biến Sữa Đặc Có Đường Làm Từ Nguyên Liệu Sữa Tươi.docx
Công Nghệ Chế Biến Sữa Đặc Có Đường Làm Từ Nguyên Liệu Sữa Tươi.docxCông Nghệ Chế Biến Sữa Đặc Có Đường Làm Từ Nguyên Liệu Sữa Tươi.docx
Công Nghệ Chế Biến Sữa Đặc Có Đường Làm Từ Nguyên Liệu Sữa Tươi.docx
 
CHIẾN-LƯỢT-SẢN-PHẨM-CỦA-SẢN-PHÂM-PEPSI.docx
CHIẾN-LƯỢT-SẢN-PHẨM-CỦA-SẢN-PHÂM-PEPSI.docxCHIẾN-LƯỢT-SẢN-PHẨM-CỦA-SẢN-PHÂM-PEPSI.docx
CHIẾN-LƯỢT-SẢN-PHẨM-CỦA-SẢN-PHÂM-PEPSI.docx
 
Phan sx sua chua
Phan sx sua chuaPhan sx sua chua
Phan sx sua chua
 
Chuong 2
Chuong 2Chuong 2
Chuong 2
 
Hoa thuc pham_0337
Hoa thuc pham_0337Hoa thuc pham_0337
Hoa thuc pham_0337
 
Profile Tata Milk Company
Profile Tata Milk CompanyProfile Tata Milk Company
Profile Tata Milk Company
 
Casein
CaseinCasein
Casein
 
Sản xuất bơ (butter processing)
Sản xuất bơ (butter processing)Sản xuất bơ (butter processing)
Sản xuất bơ (butter processing)
 
Kiểm tra chất lượng từng công đoạn trong quá trình sản xuất sữa tiệt trùng.doc
Kiểm tra chất lượng từng công đoạn trong quá trình sản xuất sữa tiệt trùng.docKiểm tra chất lượng từng công đoạn trong quá trình sản xuất sữa tiệt trùng.doc
Kiểm tra chất lượng từng công đoạn trong quá trình sản xuất sữa tiệt trùng.doc
 

More from duan viet

DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂY
DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂYDỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂY
DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂYduan viet
 
DỰ ÁN KHU DU LỊCH SINH THÁI TÂN MỸ HIỆP _ BÌNH ĐỊNH
DỰ ÁN KHU DU LỊCH SINH THÁI TÂN MỸ HIỆP _ BÌNH ĐỊNHDỰ ÁN KHU DU LỊCH SINH THÁI TÂN MỸ HIỆP _ BÌNH ĐỊNH
DỰ ÁN KHU DU LỊCH SINH THÁI TÂN MỸ HIỆP _ BÌNH ĐỊNHduan viet
 
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARMDỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARMduan viet
 
DỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃI
DỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃIDỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃI
DỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃIduan viet
 
NHÀ MÁY TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI GIA LAI
NHÀ MÁY TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI GIA LAINHÀ MÁY TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI GIA LAI
NHÀ MÁY TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI GIA LAIduan viet
 
DỰ ÁN THÁC TẢN BA
DỰ ÁN THÁC TẢN BADỰ ÁN THÁC TẢN BA
DỰ ÁN THÁC TẢN BAduan viet
 
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠNDỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠNduan viet
 
CÔNG VIÊN CHUYÊN ĐỀ VỀ VẢO TỒN CÂY THUỐC QUÝ VÀ DƯỢC LIỆU CỦA VIỆT NAM KẾT HỢ...
CÔNG VIÊN CHUYÊN ĐỀ VỀ VẢO TỒN CÂY THUỐC QUÝ VÀ DƯỢC LIỆU CỦA VIỆT NAM KẾT HỢ...CÔNG VIÊN CHUYÊN ĐỀ VỀ VẢO TỒN CÂY THUỐC QUÝ VÀ DƯỢC LIỆU CỦA VIỆT NAM KẾT HỢ...
CÔNG VIÊN CHUYÊN ĐỀ VỀ VẢO TỒN CÂY THUỐC QUÝ VÀ DƯỢC LIỆU CỦA VIỆT NAM KẾT HỢ...duan viet
 
DỰ ÁN CHĂN NUÔI TRỒNG TRỌT _ QUẢNG TRỊ
DỰ ÁN CHĂN NUÔI TRỒNG TRỌT _ QUẢNG TRỊDỰ ÁN CHĂN NUÔI TRỒNG TRỌT _ QUẢNG TRỊ
DỰ ÁN CHĂN NUÔI TRỒNG TRỌT _ QUẢNG TRỊduan viet
 
Dự án truong sinh
Dự án truong sinhDự án truong sinh
Dự án truong sinhduan viet
 
Dự án truong sinh
Dự án truong sinhDự án truong sinh
Dự án truong sinhduan viet
 
Du an nha may cafe watermark
Du an nha may cafe watermarkDu an nha may cafe watermark
Du an nha may cafe watermarkduan viet
 
Dự án khu du lịch sinh thái
Dự án khu du lịch sinh tháiDự án khu du lịch sinh thái
Dự án khu du lịch sinh tháiduan viet
 
Dự án dược liệu watermark
Dự án dược liệu watermarkDự án dược liệu watermark
Dự án dược liệu watermarkduan viet
 
Dự án dược liệu
Dự án dược liệuDự án dược liệu
Dự án dược liệuduan viet
 
Du an rac ninh binh
Du an rac ninh binh Du an rac ninh binh
Du an rac ninh binh duan viet
 
Dự án căn hộ
Dự án căn hộDự án căn hộ
Dự án căn hộduan viet
 
Dự án gio linh
Dự án gio linh  Dự án gio linh
Dự án gio linh duan viet
 
Dự án heo thái nguyên
Dự án heo thái nguyênDự án heo thái nguyên
Dự án heo thái nguyênduan viet
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trườngBáo cáo đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trườngduan viet
 

More from duan viet (20)

DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂY
DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂYDỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂY
DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂY
 
DỰ ÁN KHU DU LỊCH SINH THÁI TÂN MỸ HIỆP _ BÌNH ĐỊNH
DỰ ÁN KHU DU LỊCH SINH THÁI TÂN MỸ HIỆP _ BÌNH ĐỊNHDỰ ÁN KHU DU LỊCH SINH THÁI TÂN MỸ HIỆP _ BÌNH ĐỊNH
DỰ ÁN KHU DU LỊCH SINH THÁI TÂN MỸ HIỆP _ BÌNH ĐỊNH
 
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARMDỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
 
DỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃI
DỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃIDỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃI
DỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃI
 
NHÀ MÁY TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI GIA LAI
NHÀ MÁY TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI GIA LAINHÀ MÁY TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI GIA LAI
NHÀ MÁY TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI GIA LAI
 
DỰ ÁN THÁC TẢN BA
DỰ ÁN THÁC TẢN BADỰ ÁN THÁC TẢN BA
DỰ ÁN THÁC TẢN BA
 
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠNDỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
 
CÔNG VIÊN CHUYÊN ĐỀ VỀ VẢO TỒN CÂY THUỐC QUÝ VÀ DƯỢC LIỆU CỦA VIỆT NAM KẾT HỢ...
CÔNG VIÊN CHUYÊN ĐỀ VỀ VẢO TỒN CÂY THUỐC QUÝ VÀ DƯỢC LIỆU CỦA VIỆT NAM KẾT HỢ...CÔNG VIÊN CHUYÊN ĐỀ VỀ VẢO TỒN CÂY THUỐC QUÝ VÀ DƯỢC LIỆU CỦA VIỆT NAM KẾT HỢ...
CÔNG VIÊN CHUYÊN ĐỀ VỀ VẢO TỒN CÂY THUỐC QUÝ VÀ DƯỢC LIỆU CỦA VIỆT NAM KẾT HỢ...
 
DỰ ÁN CHĂN NUÔI TRỒNG TRỌT _ QUẢNG TRỊ
DỰ ÁN CHĂN NUÔI TRỒNG TRỌT _ QUẢNG TRỊDỰ ÁN CHĂN NUÔI TRỒNG TRỌT _ QUẢNG TRỊ
DỰ ÁN CHĂN NUÔI TRỒNG TRỌT _ QUẢNG TRỊ
 
Dự án truong sinh
Dự án truong sinhDự án truong sinh
Dự án truong sinh
 
Dự án truong sinh
Dự án truong sinhDự án truong sinh
Dự án truong sinh
 
Du an nha may cafe watermark
Du an nha may cafe watermarkDu an nha may cafe watermark
Du an nha may cafe watermark
 
Dự án khu du lịch sinh thái
Dự án khu du lịch sinh tháiDự án khu du lịch sinh thái
Dự án khu du lịch sinh thái
 
Dự án dược liệu watermark
Dự án dược liệu watermarkDự án dược liệu watermark
Dự án dược liệu watermark
 
Dự án dược liệu
Dự án dược liệuDự án dược liệu
Dự án dược liệu
 
Du an rac ninh binh
Du an rac ninh binh Du an rac ninh binh
Du an rac ninh binh
 
Dự án căn hộ
Dự án căn hộDự án căn hộ
Dự án căn hộ
 
Dự án gio linh
Dự án gio linh  Dự án gio linh
Dự án gio linh
 
Dự án heo thái nguyên
Dự án heo thái nguyênDự án heo thái nguyên
Dự án heo thái nguyên
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trườngBáo cáo đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
 

SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ

  • 1. 1. Công nghệ chế biến sữa thanh trùng Sữa thanh trùng là một trong những sản phẩm sữa có quy trình công nghệ đơn giản nhất. Sản phẩm có thể đựng trong hộp giấy, chai nhựa hoặc chai thuỷ tinh. Sản phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp ( 5-7 0 C). Trong điều kiện không mở bao bì thì sản phẩm có thể bảo quản trong khoảng thời gian tối đa từ 7 – 10 ngày. Quy trình sản xuất sữa thanh trùng 1. Chuẩn hoá: mục đích của quá trình chuẩn hoá là hiệu chỉnh hàm lượng chất béo trong béo. Nếu sữa nguyên liệu có hàm lượng chất béo thấp, ta sẽ bổ sung thêm cream vào. Lượng chất béo trong cream tối thiểu không thấp hơn 12% và thường dao động từ 35- 40. Ngược lại, nếu nguyên liệu có hàm lượng chất béo cao, ta có thể bổ sung sữa gầy hoặc sử dụng quá trình ly tâm để tách bớt chất béo ra khỏi sữa. 2. Bài khí : Qúa trình bài khí là bắt buộc khi sữa chứa nhiều khí, đặc biệt khi hàm lượng các chất dễ bay hơi trong sữa tăng cao. Kho đó mục đích của quá trình bào khí là tăng hiệu quả truyền nhiệt cho quá trình thanh trùng và cải thiện hương vị sản phẩm.
  • 2. 3. Đồng hoá: nhắm xé nhỏ các hạt cầu béo làm chúng phân tán đều trong sữa, tránh hiện tượng phân lớp, gia tăng độ đồng nhất của sản phẩm, giúp thời gian bảo quản sản phẩm được lâu hơn. 4 Thanh trùng: giúp tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh trong sữa, tiêu diệt hoặc ức chế các nhóm vi sinh vật hoại sinh lẫn các enzyme nhằm kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm. Đối với sản phẩm sữa người ta thường sử dụng chế độ” nhiệt độ cao- thời gian ngắn”. Trong điều kiện sữa nguyên liệu đạt các quy định chung về chỉ tiêu vi sinh. Quá trình thanh trùng thực hiện ở 72-75 o C trong 15- 20 giây. 5. Rót sản phẩm và bao gói: yêu cầu quan trọng của quá trình rót sản phẩm là phải thực hiện trong điều kiện vô trùng để tránh tái nhiễm vi sinh vật vào thành phẩm. Do đó, vấn đề vệ sinh thiết bị, nhà xưởng tại khu vực chiết rót và bao gói cần phải được quan tâm hàng đầu. 6. Bảo quản sản phẩm: đối với sản phẩm sữa thanh trùng trong quá trình bảo quản phải được thực hiện ở nhiệt độ thấp (5- 7O C), tránh sự tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng nhất là ánh sáng mặt trời.
  • 3. 2. Công nghệ sản xuất sữa chua lên men Dây chuyền sản xuất sữa chua bao gồm các tiêu chuẩn hoà của chất béo và các nội dung chất khô, xử lý nhiệt và đồng nhất . Người ta cho rằng sữa đã được chuẩn hoá theo hàm lượng chất béo cần thiết trước khi đưa vào dây chuyền và tiêu chuẩn hoá của hàm lượng chất khô diễn ra trong một thiết bị bay hơi trong máy sữa chua.
  • 4. Nếu hàm lượng chất khô được điều chỉnh bằng cách bổ sung sữa bột, các thiết bị sử dụng tương tự như mô tả trong “ sữa kết hợp lại”. Bất kỳ chất phụ gia, chẳng hạn như chất ổn định, vitamin... có thể được đo vào sữa trước khi xử lý nhiệt. Khi sữa chua đã được điều trị trước đó và làm lạnh đến nhiệt độ tiêm phòng, các thủ tục để điều trị thêm phụ thuộc vào việc thiết lập, khuấ y động, thức uống, động lạnh hoặc sữa chua cô đặc là được sản xuất. Chất lượng của sữa chua và kết cấu và hương vị là điều cần thiết. Sữa chua điều chỉnh trước đó, làm lạnh tới nhiệt độ ủ, được bơm và bể ủ bệnh. Đồng thời một khối lượng đặt trước của số lượng lớn khởi được đinh lượng vào dòng sữa. Sau khi một chiếc xe tăng đã được lắp đầy. Kích độn bắt đầu và tiếp tục trong một thời gian gian ngắn để đảm bảo phân phối thống nhất của văn hoá khởi. Các thùng ử bệnh là cách nhiệt đẻ đảm bảo nhiệt độ không đổi trong suốt thời kỳ ủ bênh, Các xe tăng có thể được trang bị với mét Ph để kiểm tra sự phát triển của tính axit. Trong sản xuất đặc trung của sữa chua khuấy thời gian ủ bệnh là từ 2.5 đến 3 giờ ở 42-430 C khi loại thông thường của hàng loại starter (2,5 – 3% chế phẩm ) được sử dụng. Để đạt được chất lượng tối ưu, làm mát từ 42- 430 C đến 15- 220 C nên được thực hiện trong vòng 30 phút sau khi lý tưởng Ph đã được đạy tới ngăn chặn phát triển của vi khuẩn. Các cực phải được xử lý về mặt cơ học nhạc nhàng
  • 5. để sản phẩm cuối cùng sẽ có sự nhất quán chính xác. Làm lạnh diễn ra trong bộ trao đổi nhiệt dạng tấm với tấm đặc biệt. Sau khi làm lạnh đến 15- 220 C, sữa chua là đã sẵn sàng để đóng gói. Trái cây và hương vị khác nhau có thể được thêm vào với sữa chua khi nói được chuyển từ thùng đệm cho các máy làm đầy. Điều này được thực hiện liên tục với một máy bơm đo tốc độc biến mà nuôi các thành phần vào sữa chua trong đơn vị trái cây trộn. Các đơn vị pha trộn tĩnh và thiết kế hợp vệ sinh để đảm bảo rằng trái cây là triệt để để trộn vào sữa chua. Bơm định lượng trái cây và bơm thức ăn sữa chua hoạt động đồng bộ. 3. Công nghệ sản xuất pho mát Phô mát hay còn được gọi phô mai là sản phẩm lên men được chế biến từ sữa với sự tham gia của một số nhóm vi sinh vật. Đây là một loạt thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, bảo quản được lâu: - Phô mát giàu đạm, hàm lượng canxin cao và chất dinh dưỡng dồi dào. - Các protein, chất béo trong phô mai đều ở dạng cơ thể dễ hấp thụ, có đầy đủ các axit amin không thay thế, các vitamin và chất khoáng.
  • 6. Nguyên liệu sản xuất Sữa Sữa dùng để sản xuất pho mát không những phải là sữa tốt, đạt các tiêu chuẩn hoá lý, sinh học như để sản xuất các sản phẩm sữa lên men khác mà còn có yêu cầu đặc biệt khác, đó là khả năng đông tụ bằng renin và khả năng tách whey của hạt pho mát. Yếu tố về thời tiết các mùa trong năm cũng ảnh hưởng đến tính chất này của sữa. Người ra khác phục bằng cách bổ sung CaCl2, lên men phụ… Chất béo Để sản xuất phô mai có hàm lượng béo cao người ta thêm cream hay sữa bơ. Các chất béo này cần phải nghiêm ngặt về chỉ tiêu vi sinh vật. Tác nhân đông tụ sữa Enzym rennet là hỗn hợp của chymosin và pepsin. Ngày nay để làm giảm giá thành sản phẩm người ta sử dụng các tác nhân đông tụ sữa có nguồn gốc từ thực vật và vi sinh vật. Giống vi sinh vật Phổ biến nhất trong sản xuất phô mai là vi khuẩn lactic ưa ấm ( T = 25 – 35ºC) và ưa nhiệt ( T= 37- 45ºC) với cơ chế lên men lactic đồng hình và dị hình.
  • 7. Nhóm vi khuản propionic được sử dụng trong giai đoạn ử chính một số loại phô mai như Gruyere, Jarlsberg, Emmenthal… Các loại nấm mốc thuộc giống Penicillium như P.camemberti, P.roqueforti… được sử dụng cho giai đoạn ủ chín một số loại pho mai bán mềm. Phụ gia và các nguyên liệu khác: Cacl2, CO2, NaNO3, KNO3…. Chất màu, đường, nước ép trái cây… Quy trình sản xuất phô mai dê Giải thích quy trình:
  • 8. Xử lý nhiệt: Mục đích : chuẩn bị Quá trình xử lý nhiệt nhằm tiêu diệt và ức chế hệ VSV và enzyme trong sữa . Thiết bị và các thông số công nghệ : - Sử dụng thiết bị trao đổi nhiệt dạng bản mỏng hoặc dạng ống lồng ống . - Nhiệt độ và thời gian xử lý nhiệt ở 64 - 65o C trong thời gian 15-20 giây Các biến đổi nguyên liệu : · Sinh học và hóa sinh : các vi sinh vật và enzyme trong sữa bị ức chế · Hóa lý : một số protein bị biến tính nhiệt . Sau biến tính nhiệt độ , độ hòa tan của protein bị giảm xuống là do sự xuất hiện các nhóm kỵ nước ở bề mặt phân tử làm dễ dàng cho các phân tử protein bị giãn mạch và tập hợp lại với nhau . · Hóa học : Nhiệt độ tăng làm cho các phản ứng hoá học xảy ra dễ dàng . Quan trọng nhất là phản ứng Maillard giữa nhóm khử của đường lactose và nhóm acid amin peptide có trong sữa tạo thành melanoidin . Do phương pháp xử lý ở nhiệt độ thấp nên phản ứng màu chưa thể hiện rõ . · Vật lý : - Tỉ trọng của sữa sau xử lý nhiệt giảm . - Độ nhớt của sữa tăng . - Độ tan giảm do làm lộ các nhóm kỵ nước . - Khả năng giữ nước giảm . - Nhiệt độ quá cao sẽ ảnh hướng đến khả năng kết tinh . Chuẩn hóa : Mục đích : hoàn thiện Hiệu chỉnh hàm lượng chất béo trong sữa tươi trước khi đưa vào sản xuất phô mai . Thiết bị và thông số công nghệ : Trong trường hợp hàm lượng chất béo trong sữa cao hơn yêu cầu : sử dụng hệ thống chuẩn hóa sữa gồm các thiết bị truyền nhiệt , thiết bị ly tâm và các dụng cụ đo tỷ trọng và lưu lượng dòng chảy , các van và hộp điều khiển . Nếu
  • 9. hàm lượng chất béo trong sữa tươi thấp hơn yêu cầu : ta sử dụng một thiết bị phối trộn hình trụ đứng , có cánh khuấy và bộ phận gia nhiệt . Có thể bổ sung kem hoặc AMF vào sữa. Sữa được chuẩn hóa về hàm lượng 28g/l . Thỉnh thoảng , người ta hiệu chỉnh cả hàm lượng protein . Các biến đổi của nguyên liệu : Trong quá trình chuẩn hóa các chỉ tiêu vật lý của sữa sẽ thay đổi như tỷ trọng và hệ số truyền nhiệt ... Lên men sơ bộ : Mục đích : Hoàn thiện : một số cấu tử hương sẽ được vi sinh vật tổng hợp trong quá trình lên men sơ bộ. Chúng sẽ góp phần hình thành nên tính chất cảm quan đặc trưng của phô mai thành phẩm . Chuẩn bị : lên men sơ bộ sẽ làm giảm nhẹ pH của sữa tươi chuẩn bị cho quá trình đông tụ . Các biến đổi của nguyên liệu : Sinh học: tăng cường sự trao đổi chất và sự sinh trưởng của vi khuẩn lactic. Các vi khuẩn lactic lên men đồng hình sẽ tạo ra acid lactic .Vi khuẩn lên men lactic dị hình sẽ góp phần đa dạng hóa các chỉ tiêu về mùi , vị và cấu trúc cho sản phẩm . Hóa sinh : Đường lactoza qua quá trình lên men sẽ tạo thành acid piruvic dưới tác dụng của lactatdehydrogenza của vi khuẩn sẽ tạo thành axit lactic . Hóa học : quá trình lên men lactic giảm pH trong sữa tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đông tụ к-casein Hóa lý : có sự động tụ của sữa nhưng tốc độ động tụ thấp do sự giảm pH của sữa . Vật lý : có sự tỏa nhiệt . Thiết bị và thông số công nghệ : Sử dụng thiết bị hình trụ đứng bên ngoài có vỏ áo để điều nhiệt , bên trong có cánh khuấy để đảo trộn khi cấy giống . Nhiệt độ quá trình lên men sơ bộ là 8 – 14 O C , thời gian lên men kéo dài 15 -20 giờ . Khi quá trình lên men kết thúc , pH của sữa sẽ là 6.30 - 6.35
  • 10. Thanh trùng : Mục đích công nghệ : chuẩn bị Quá trình này sẽ ức chế vi sinh vật có trong sữa sau quá trình lên men sơ bộ để chuẩn bị cấy vi sinh vật mới . Các biến đổi của nguyên liệu : Sinh học : các vi sinh vật gây bệnh và hư hỏng sữa bị tiêu diệt . Hóa lý : Một số phân tử protein bị biến tính nhiệt . Tùy theo chế độ xử lý nhiệt mà mức độ biến tính của các protein sẽ khác . Hóa học : Nhiệt độ thúc đẩy các phản ứng hóa học xảy ra . Quan trọng nhất là phản ứng tạo tạo màu cho sữa : Maillard . Vật lý : Tỷ trọng và độ nhớt của sữa sẽ thay đổi trong quá trình xử lý nhiệt Các thiết bị và thông số : Sử dụng thiết bị trao đổi dạng bản mỏng hoặc dạng ống lồng ống để thanh trùng sữa . Sữa nguyên liệu được thanh trùng ở 72 – 760 C trong thời gian 15- 20 giây . Quá trình cấy và lên men : Mục đích công nghệ : Chuẩn bị : quá trình lên men tiếp tục làm giảm nhẹ pH để chuẩn bị cho hoạt động xúc tác của enzyme trong quá trình động tụ sữa tiếp theo . Hoàn thiện : quá trình lên men sẽ tiếp tục sinh ra nhiều cấu tử hương , góp phần tạo nên mùi vị đặc trưng cho sản phẩm. Các biến đổi của nguyên liệu : Sinh học hai đườn: Số lượng vi sinh vật tăng . Quá trình trao đổi chất được tăng cường . Quá trình lên men lactic diễn ra trong tế bào của vi khuẩn . Quá trình lên men sẽ sử dụng đường lactose trong sữa để tạo thành acid lactic theo g khác nhau : Lên men đồng hình như nhóm vi khuẩn lactic đồng hình như Streptococcus thermophilus , Lactobacillus bulgaricus ,.. thì chu trình đường phân là quá trình chuyển hóa glucose thành acid lactic .
  • 11. Lên men dị hình : như giống Leuconostoc sẽ chuyển hóa glucose theo chu trình pentose - phosphate tạo thành các acid lactic và ethanol , CO2 , và các chất hương cho phomai . Hóa sinh : Xảy ra vô số các phản ứng chuyển hóa sử dụng enzyme xúc tác trong chu trình đường phân và chu trình pentose nhằm tạo ra acid lactic . Trong quá trình lên men dị hình ngoài việc tạo thành acid lactic còn tạo các chất thơm cho phomai ( diaxetyl , axetoin , axit bay hơi , .. ) . Ví dụ : vi khuẩn Streptococcus diaxetylactic . Các diaxetyl sẽ được tạo thành từ sự chuyển hóa lactoza . Các axit piruvic nhờ có enzyme decacboxylaza nên được chuyển thành axetaldehyt và sau đó nhờ sự ngưng tụ tạo diaxetyl hoặc axeton . Hóa lý : Trong quá trình lên men sẽ sinh ra nhiều sản phẩm bay hơi như CO2 và rượu ethanol , ... Làm đông tụ sữa do quá trình lên men đã làm giảm giá trị pI Vật lý : Quá trình lên men làm tăng nhiệt độ và tỏa nhiệt ra bên ngoài . Cảm quan : Tạo ra những hợp chất hương đặc trưng cho sản phẩm . Do lên men đã làm giảm giá trị pI nên gây nên sự đông tụ к-casein , hình thành nên cấu trúc cho sản phẩm phomai . Hóa học : Làm giảm pH của sữa , pH trong canh trường trong khoảng 6.1 - 6.35 . Xảy ra một số phản ứng trong các chu trình trao đổi chất của vi sinh vật như : phản ứng thủy phân , phản ứng tách nước hay nhân nước , ... Thiết bị và thông số : Sử dụng thiết bị hình trụ đứng bên ngoài có vỏ áo để điều nhiệt , bên trong có cánh khuấy để đảo trộn khi cấy giống . Tiến hành cấy vi sinh vật với tỉ lệ 1.5 – 2.0 % ( v/v ) . Theo Lequet ( 1986 ) , thời gian lên men chỉ kéo dài từ 15phút cho đến 1 giờ 30 phút , nhiệt độ lên men khoảng 33 - 36o C . Sau lên men pH sữa đạt 6.1 – 6.35 . Các chú ý : Quá trình thanh trùng đã phá vỡ cân bằng giữa muối , làm giảm lượng muối canxi mà kết quả làm giảm khả năng đông tụ của sữa bằng men sữa ( renin ) .
  • 12. Để khắc phục nhược điểm này người ta bổ sung canxi dưới dạng CaCl2 với hàm lượng 0.025 – 0.075 g/l. Đông tụ : · Mục đích công nghệ : Chế biến : làm đông tụ các к-casein trong sữa . Sự đông tụ trong sữa sẽ quyết định đến cấu trúc , chất lượng của phomai thành phẩm sau này . · Các biến đổi của nguyên liệu: Sinh học : hệ VSV bao gồm vi khuẩn lactic và nấm men và nấm Geotricum candidum vẫn tiếp tục các hoạt động trao đổi chất . Hóa sinh : biến đổi hóa sinh quan trọng nhất là phản ứng thủy phân к- casein do enzyme chymosin xúc tác . Đầu mono của phân tử к-casein ( đầu ưa béo ) được liên kết với các phân tử αs và β-casein trong micelle luôn hướng về tâm micelle , còn đầu carboxyl ( đầu ưa nước ) luôn hướng ra ngoài vùng biên micelle . Chymosin sẽ xúc tác phản ứng thủy phân liên kết peptide tại vị trí giữa acid amino số 105 ( phe ) và acid số 106 ( met ) trong phân tử k-casein làm cho cấu trúc của các micelle trong sữa trở nên ổn định. Một số hình ảnh thiết bị máy móc trong dây chuyền sản xuất pho mát
  • 13. 4. Công nghệ sản xuất sữa bột Thuyết minh sơ đồ công nghệ Chuẩn hóa Qúa trình này có mục đích hiệu chỉnh hàm lượng chất béo có trong nguyên liệu. Tùy vào chỉ tiêu chất béo trong sản phẩm để hiệu chỉnh hàm lượng béo thích hợp cho nguyên liệu và được thực hiện trên dây chuyền tự động. Sữa nguyên liệu được bơm vào máy ly taam hoạt động theo nguyên tắc liên tục. Có hai dòng sản phẩm thoát ra khỏi thiết bị là dòng sữa gầy và dòng cream. Một phần cream sẽ được phối trộn trở lại với dòng sữa gầy để hàm lượng chất béo trong hỗn hợp đạt giá trị yêu cầu.
  • 14. Thanh trùng Qúa trình thanh trùng nhắm làm giảm số VSV trong sữa xuống dưới mức thấp nhất, đồng thời vô hotaj các enzyme, đặc biệt là nhóm enzyme bền nhiệt lipase. Thông thường sữa được thanh trùng ở 80- 85o C trong vài giây. Để đảm bảo tiêu diệt VSV và hạn chế các biến đỏi về chất lượng sữa do nhiệt độn, hiện nay một số nhà máy sử dụng kết hợp phương pháp ly tâm hoặc vi lọc để tách bớt VSV trước khi xử lý nhiệt. Cô đặc Mục đích quá trình cô đặc là tách bớt một lượng nước ra khỏi sữa để tiết kiệm cho phí năng lượng cho quá trình sấy sữa tiếp theo. Để ha nhệt độ cô đặc, người ta thường sử dụng phương pháp cô đặc chân không. Nhiệt độ sữa trong quá trình cô đặc không vượt quá 760 C. Trong sản xuất hiện nay, người ta thường dung thiết bị cô đạc nhiều cấp dạng màng rơi. Ngoài ra, theo phương pháp mới, nguồi ta có thể cô đặc sữa bằng membrane. Đồng hóa Sau quá trình cô đặc, hàm lượng chất béo trong sữa khá cao. Một số nhà sản xuất thực hiện quá trình đồng hóa để làm giảm kích thước hạt béo và phân bỏ đều trong sữa. Để quá trình đồng hóa hiệu quả, người ta thường sử dụng thiết bị đồng hóa hai cấp. Sấy . Qúa trình sáy tách nước trong sữa dưới tác dụng của nhiệt độ để làm ấm trong sản phẩm cuối cùng không quá 5% và thu được sản phẩm dạng bột. Người ta có thể sử dụng các thiết bị sấy như : thiết bị sấy thăng hoa, thiết bị sấy trục hoặc thiết bị sấy phun Xử lý Sữa bột sau khi sấy phun sẽ được đưa qua hệ thống rây rồi vào thiết bị đóng gói. Sữa bột nguyên cream có hàm lương béo khá cao nên khoa hòa tan trong nước. Vì vậy trong giai đoạn xử lý sữa, người ta có thể thực hiện quá trình lecithine hòa để khắc phục nhược điểm đó. Bao gói
  • 15. Thông thường, sản phẩm được đựng trong bao bì giấy hoặc bao bì kim loại. Yêu cầu chung của bao bì là phải hạn chế sự tiếp xúc của ánh sang, không khí và độ ẩm từ môi trường xung quanh đến sản phẩm. 5. Công nghệ sản xuất Bơ Bơ (butter) là sản phẩm chế biến từ chất béo của sữa. Hàm lượng chất béo trong bơ rất cao và chiếm trung bình 80% khối lượng sản phẩm. Quy trình sản xuất bơ .
  • 16. Thuyết minh quy trình công nghệ Thanh trùng: Mục đích của quá trình thanh trùng là tiêu diệt hệ vi sinh vật và ức chế hoạt tính các enzyme trong cream. Nhiệt độ thanh trùng thường sử dụng là 90÷950 C trong thời gian 15÷20 giây. Nếu tăng nhiệt độ và thời gian thanh trùng thì hiệu quả của quá trình sẽ tăng. Tuy nhiên cream có mùi nấu và ảnh hưởng xấu đến chất lượng bơ thành phẩm. Nếu cream có mùi lạ thì ta sử dụng phương pháp bài khí kết hợp thực hiện cùng với quá trình thanh trùng cream. Xử lý nhiệt-lạnh: Mục đích của quá trình này là kết tinh một lượng chất béo có trong cream. Do cream chứa hỗn hợp chất béo có điểm nóng chảy khác nhau nên nhiệt độ kết
  • 17. tinh của chúng cũng khác nhau. Thông thường, người ta dựa vào chỉ số iod của cream để chọn chế độ xử lý nhiệt-lạnh tối ưu. Tạo hạt bơ: Quá trình tạo hạt bơ và xử lý có thể thực hiện theo phương pháp gián đoạn hoặc liên tục với các công đoạn sau đây: • Khuấy đảo hỗn hợp cream có chứa các tinh thể chất béo để biến chúng thành các hạt bơ và sữa bơ. • Tách sữa bơ để thu nhận các hạt bơ. • Xử lý các hạt bơ riêng lẻ để tạo thành một khối kết dính. • Bổ sung muối và phân bố đều trong toàn bộ khối bơ. • Hiệu chỉnh độ ẩm và phân bố đều các hạt nước nhỏ li ti trong toàn bộ khối sản phẩm. • Xử lý chân không để làm giảm lượng khí có trong khối bơ. Bao gói: Hiện nay, quá trình bao gói sản phẩm được thực hiện trên hệ thống thiết bị làm việc tự động. Loại thiết bị thích hợp nhất là giấy nhôm hoặc hộp plastic do chúng ngăn cản được ánh sang, ẩm và hạn chế tối đa sự tổn thất các cấu tử hương có trong bơ. Sau đó, chúng tiếp tục được xếp vào những thùng carton rồi đem bảo quản trong kho lạnh. 6. Công nghệ chế biến thức ăn tinh. Là loại thức ăn có khối lượng nhỏ nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng trong 1 kg thức ăn rất lớn. Hàm lượng chất xơ < 18%. Nhóm này bao gồm các loại hạt ngũ cốc và bột của ngô, mì, lúa gạo…, bột và khô dầu đậu nành, bột và khô dầu lạc, các loại hạt của cây họ đậu và các loại thức ăn hỗn hợp được sản xuất công nghiệp. Đặc điểm của thức ăn tinh là hàm lượng nước và xơ đều thấp, chứa nhiều chất quan trọng như : đạm, chất bột, đường, chất béo, chất khoán và vitamin. Tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng khá cao. Thông thường, người ta sử dụng thức ăn tinh để hoàn thiện các loại khẩu phần ăn được cấu thành từ các thức ăn thô. - Cám gạo: là một trong những loại thức ăn tinh quan trọng và được dùng phổ biến trong chăn nuôi gia súc. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của cám gạo phụ thuộc vào quy trình xay xát lúa, thời gian bảo quản. Cám gạo còn mới có mùi thơm, vị ngọt, nhưng nếu để lâu nhất là trong điều kiện bảo quản
  • 18. kém trở nên ôi thiu, khét, có vị đắng, thậm chí bị vón cục, mốc và không sử dụng được nữa. Cám gạo có thể được coi là loại thức ăn tinh cung cấp năng lương và đạm trong khẩu phần ăn của gia súc. Tuy nhiên, không nên sử dụng cám gạo trong khẩu phần với tỷ lệ quá cao, bởi vì hàm lượng canxi trong cám gạo rất thấp. Cần bổ sung bột xương, bột sò và muối ăn vào khẩu phần có tỷ lệ cám gạo cao. Cám chiếm 7 – 8% khối lượng của hạt lúa. Bột ngô : có hàm lượng tinh bột cao và được sử dụng như là một nguồn cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, cũng như cám gạo, không nên chỉ sử dụng bột ngô như là một nguồn thức ăn tinh duy nhất, mà phải trộn thêm bột xương, bột sò và muối ăn vào khẩu phần, bởi vì hàm lượng các chất khoáng, nhất là canxi và phosphore trong bột ngô thấp. - Bột khoai sắn: được sản xuất ra từ củ sắn thái lát, phô khô và nghiền nhỏ. Bột sắn là loại thức ăn giàu chất đường, giàu tinh bột, nhưng lại nghèo chất đạm, canxi và phosphore. Vì vậy, khi sử dụng cần bổ sung thêm ure, các loại thức ăn giàu đamh như bã đậu tương, bã bia và các chất khoáng… để nâng cao giá trị dinh dưỡng của khẩu phần. Bột sắn là loại thức ăn rẻ, sắn lát phơi khô có thể bảo quản dễ dàng quanh năm. Một điểm bất lợi của sắn là có chứa một lượng Hidro xyanua có tính độc rất cao, có thể gây chết cho động vật nói chung, gia súc nói riêng, thậm chí cả người. Để làm giảm hàng lượng loại HCN, khi sử dụng củ sắn, cần lột vỏ, ngâm vào nước và khay nước nhiều lần trước khi thái lát và phơi khô. Cũng có thể nấu chín để loại bỏ HCN. - Bánh khô dầu: là một nhóm các phụ phẩm có được sau khi chiết tách dầu từ các loại hạt có dầu bao gồm: khô dầu lạc, khô dầu đậu tương, khô dầu hạt bông, khô dầu vừng, khô dầu dừa, khô dàu hạt hướng dương… Khô dầu sẵn có ở nước ta và được xem là loại nguyên liệu thức ăn cung cấp năng lượng và bổ sung đạm cho gia súc. Nhìn chung, khô dầu đậu tương, khô dầu thường chứa ít canxi, phosphore, vì vậy khi sử dụng cần bổ sung thêm khoáng. Có thể cho gia súc ăn khô dầu riêng lẻ hoặc phối hợp với một số loại thức ăn khác thành thức ăn tinh hỗn hợp. Các loại khô dầu trong quá trình bảo quản thường hay bị ẩm dẫn tới bị mốc, sản sinh ra độc tố nấm mốc, cần hết sức chú ý khi bảo quản. Quy trình công nghệ sản xuất Nguyên liệu thô Thùng tiếp liệu Đĩa nam châm
  • 19. Thùng chứa Đĩa nam châm Máy nghiền búa Thùng tiếp nhận Cân định lượng Thùng tiếp liệu Đĩa nam châm Sàng tạp chất Thùng chứa Thùng chứa Ép viên Làm nguội và bẻ vụn Vựa chứa sản phẩm bột
  • 20. Thùng chứa Rỉ đườngThành phần vi lượng Máy trộn Sàng viên Vựa chứa sản phẩm viên Cân và đóng bao Thành phẩm
  • 21. Thuyết minh dây chuyền công nghệ: Nguyên liệu sử dụng: - Nguyên liệu thô : ngô, khoai, sắn, khô dầu đậu nành - Nguyên liệu mịn : cám gạo, bột cá, bột vỏ sò và một số thành khoáng vi lượng khác. - Nguyên liệu lỏng : rỉ đường Dây chuyền tiếp nhận và xử lý nguyên liệu ✓ Dây chuyền tiếp nhận và xử lý nguyên liệu thô: a/ Dây chuyền tiếp nhận và xử lý nguyên liệu thô - Tiếp nhận nguyên liệu: Sau khi được vận chuyển về từ kho chứa của nhà máy, nguyên liệu theo các thiết bị vận chuyển đi vào các vựa chứa. Tuỳ theo năng suất hằng ngày mà chọn năng suất của gàu cho phù hợp. - Xử lý nguyên liệu: + Làm sạch: Nguyên liệu trong quá trình thu hoạch cũng như nhu cầu vận chuyển có lẫn các tạp chất như đất đá, các mảnh kim loại. Do đó cần loại bỏ các tạp chất để không ảnh hưởng đến các công đoạn tiếp theo cũng như chất lượng sản phẩm cuối cùng. Sử dụng nam châm và sàn quay để loại các tạp chất trong công đoạn làm sạch. +Nghiền nguyên liệu: Nghiền nguyên liệu thô để đạt được kích thước theo yêu cầu, tạo khả năng trộn đồng đều giữa các cấu từ các chất dinh dưỡng được phân bố đồng đềi và tăng khả năng tiêu hoá. Hơn nữa nguyên liệu được nghiền mịn sẽ thuận lợi cho quá trình tạo viên làm cho viên thức ăn có bề mặt bóng dễ liên kết giữa các cấu từ thành phần. + Thiết bị nghiền : Dùng máy nghiền búa có má nghiền phụ. + Tại đây nguyên liệu bị tác động bởi các lực va đập và cọ xát trên má nghiền, phá vỡ tạo thành các hạt mịn có kích thước theo yêu cầu. Qúa trình nghiền đóng Vai trò quan trọn trong công đoạn sản xuất vì nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩn và khả năng hấp thụ sản phẩm của vật nuôi.
  • 22. Dây chuyền tiếp nhận và xử lý nguyên liệu mịn: a. Tiếp nhận nguyên liệu : Cũng tương tự như tiếp nhận nguyên liêu thôi. Mỗi nguyên liệu được vận chuyển đến vựa chứa khác nhau. b. Làm sạch: Sử dụng nam châm và sang để tách kim loại và các tạp chất tương tự như làm sạch nguyên liệu thô. Dây chuyền định lượng và phối trộn - Máy định mức có nhiệm vụ xác định mức độ, liều lượng các thành phần thức ăn cho từng loại hỗn hợp thức ăn theo quy định đối với từng loại vật nuôi, càng đảm bảo chính xác càng tốt. Đặc biệt đối với những thành phần thức ăn bổ sung chiếm tỉ lệ nhỏ đòi hỏi độ chính xác cao, độ định mức phải thấp nếu quá mức quy định có thể tác hại đến cơ thể vật nuôi. - Thiết bị định mức: có thể dùng cân tự động tự trút tải khi đã đủ mức khối lượng. - Máy trộn thức ăn có nhiệm vụ khuấy trộn các thành phần thức ăn đã được định mức thành một hỗn hợp đồng đều, đảm bảo cho vật nuôi đủ tỷ lệ các thành phần trong đó. - Thiết bị : dùng máy trộn có bộ phận trộn quay, thùng chứa cố định. Bội phận khuấy trộn của máy là một vít đứng quay trong thùng chứa. Dây chuyền tạo viên - Định hình các hỗn hợp thức ăn thành viên và dạng bánh. Từ đó làm chặt các hỗn hợp, tăng khối lượng riêng, giảm khả năng hút ẩm và oxy hoá trong không khí, giữ chất dinh dưỡng. - Nhờ đó hỗn hợp thức ăn được bảo quản lâu hơn, gọn hơn dễ dàng vận chuyển. Dây chuyền cân và đóng bao sản phẩm
  • 23. Hỗn hợp sau đảo trộn sẽ có sản phẩm dạng bột, nếu đưa qua công đoạn tạo viên sẽ có sản phẩm dạng viên. Sản phẩm được đóng bao 30 -50 kg nhờ cân và đóng bao tự động. Hình: Cân và đóng bao Hình : Viên và thành phẩm 7. Kỹ thuật sơ chế rau củ quả Sơ chế là khâu vô cùng quan trọng quyết định đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là các loại rau củ, bởi đây là thực phẩm dễ bị hỏng và biến đổi. Việc ứng dụng công nghệ vào sơ chế các loại rau củ giúp rút ngắn thời gian ở quá trình này và đảm bảo độ tươi ngon khi đến với người tiêu dùng. Sau đây là quy trình sợ chế rau củ quả được thực hiện bằng dây chuyền tự động.
  • 24. 1. Rau, củ, quả được phân loại riêng, được xếp vào dây chuyền sơ chế tự động. 2. Tách bỏ phần lá già, hỏng, rau, củ quả, lựa chọn lấy rau tốt, phân loại theo chất lượng và kích thước. 3. Rau củ quả sẽ theo băng chuyền để được rửa bỏ bùn đất bằng nước sạch lần 1. Hệ thống nước sạch đảo chiều liên tục giúp rửa sạch bùn đất mang mà không làm dập, nát rau, củ quả.
  • 25. 4. Ngâm rửa lần 2 trong nước ozone 2-3 ppm, 15’. 5. Rửa lại bằng nước sạch 6. Rau, củ, quả sẽ được chuyển đến công đoạn sấy khô, loại bỏ nước thừa bám trên rau, củ quả, tránh bị dập, rửa. 7. Đóng gói gói rau củ quả sau khi để ráo nước
  • 26. 8. Kỹ thuật trồng sắn Chuẩn bị đất Cây sắn có đặc tính nông học là dễ trồng, thích nghi với nhiều loại đất và vùng sinh thái khác nhau; chịu được các điều kiện khô hạn và có thể trồng được ở các vùng khí hậu có lượng mưa thấp; tuy nhiên, cây sắn không chịu được ngập- úng. Ở Việt Nam, cây sắn đựợc trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: đất rừng mới được khai thác, đất luân- xen canh với các loại cây công nghiệp, cây
  • 27. thực phẩm (cây họ đỗ, lúa nước) và đất hoang hóa. Do nhu cầu để hình thành và phát triển rễ củ, cây sắn cần đất tơi xốp thông thoáng. Vì vậy, đất trồng sắn nhất thiết phải được chuẩn bị kỹ trước khi trồng, các công việc bao gồm: thu dọn rễ cây và tàn dư thực vật, cày- bừa (1- 2 lần) và san lấp mặt bằng. Ở những diện tích đất có độ dốc lớn (> 30%) như đất đồi núi thì không cần cày bừa mà cuốc hốc trồng trực tiếp. Đối với đất trồng sắn trên các chân ruộng luân canh lúa nước thì sau khi nước rút và thu hoạch lúa cần chuẩn bị đất sớm để xuống giống nhằm tranh thủ và tận dụng được ẩm độ đất, gồm các khâu: xử lý cỏ dại, san lấp mặt bằng (nếu đất bị úng cục bộ có thể vét mương hoặc rãnh thoát nước), cày hoặc phay đất sớm và kéo liếp ngay sau khi nước rút. Chuẩn bị giống Các giống sắn có năng suất cao được trồng phổ biến trong sản xuất hiện nay bao gồm: KM419, KM101, KM94, KM140, KM98-5, NA1, KM98- 7, KM21- 12, 06Sa08, HL- S10, HL- S11. Giống sắn KM94 đang bị nhiểm nặng bệnh chổi rồng (phytoplasma sp.); mặt khác các vùng sản xuất sắn của Đông Nam bộ (Tây Ninh) hiện nay đang bị nhiễm rệp sáp hồng rất nặng do đó không nên sử dụng nguồn giống sắn bị nhiễm bệnh hoặc ở các vùng có rệp sáp gây hại. Giống sắn để trồng trên diện rộng hoặc sản xuất đại trà phải lấy từ những ruộng sản xuất tốt hoặc các ruộng nhân giống riêng (nếu có), tuổi của cây sắn trong các ruộng này đạt từ 8 tháng trở lên. Cây sắn dùng làm giống phải khỏe mạnh, không bị nhiễm sâu- bệnh, nhặt mắt, không buông lóng, khi chuẩn bị hom giống nên loại bỏ những cây giống bị khô (không có nhựa mủ) và bị trầy, xước trong quá trình vận chuyển. Thời gian bảo quản cây giống không quá 60 ngày (tính từ khi thu hoạch), sau khi thu hoạch vận chuyển và bảo quản ngay tại những nơi khô ráo và có bóng mát. Có nhiều cách để bảo quản khác nhau như: bó từng bó để nằm hoặc dựng đứng cây giống trong bóng râm, hoặc có thể cắm thẳng từng cây xuống đất theo từng cụm từ 500- 1000 cây/cụm. Trong thời gian bảo quản cây giống có thể bị rệp sáp hoặc các loại côn trùng gây hại, vì thế có thể sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng phun định kì (tuần/ lần) để phòng trừ. Hom sắn để trồng lấy từ đoạn giữa thân cây sắn, chiều dài của hom sắn trồng sản xuất là 15- 20cm, đạt tối thiểu là 6- 8 mắt, không nên chặt hom quá ngắn hoặc quá dài, những hom sắn mầm ngủ thể hiện không rõ phải lọai bỏ. Khi chặt hom dùng các loại dụng cụ sắc- bén để chặt và tránh làm cho hom bị thương tổn về mặt cơ giới như trầy vỏ hoặc dập phần thân gỗ của hom.
  • 28. Để tránh cho hom giống bị sâu bệnh phá hoại nên xử lý hom giống trước khi trồng bằng cách nhúng vào các hỗn hợp thuốc diệt nấm và côn trùng thông dụng hoặc rải thuốc trừ côn trùng theo hàng và hốc trước khi đặt hom sắn. (Thiamethoxam, Gauclo 600Fs, Enalclo 40Fs, Ridomin). Thời vụ trồng Khu vực Tây Nguyên thường có hai thời vụ trồng sắn: vụ đầu mùa mưa, xuống giống từ 30/04 đến 15/06, thu hoạch sau khi trồng 7- 11 tháng; vụ cuối mùa mưa, xuống giống 15/09 đến 15/10, thu hoạch vào cuối tháng 9, tháng 10 của năm sau. Ngoài ra, cũng có thể trồng sắn vào thời điểm các ngày nắng trong năm nếu chủ động được nước tưới và đất trồng. Vụ đầu mùa mưa, nên tranh thủ trồng sớm khi đất đủ ẩm độ, không nên trồng vào các thời điểm có mưa nhiều hoặc khô hạn làm giảm khả năng mọc mầm của hom sắn (do ẩm độ đất cao hoặc thấp, nhiệt độ thấp dẫn đến hom sắn nảy mầm kém, rễ sắn hô hấp kém, các tác nhân nấm- bệnh và côn trùng dễ tấn công và gây hại cho hom sắn). Các vùng khác tùy theo mùa vụ của vùng mà xuống giống. Phương pháp trồng Có ba phương pháp trồng hom sắn: Trồng hom nằm ngang trên những diện tích đất tương đối bằng phẳng, ở những diện tích đất có mưa nhiều thoát nước kém có thể kéo luống hoặc lên líp để trồng với các phương pháp hom xiên hoặc hom đứng. Ngoài ra, nếu trồng vào vụ cuối mưa ẩm độ đất thấp thì nên trồng hom đứng hoặc xiên Khoảng cách và mật độ trồng
  • 29. Tùy theo giống và theo đất để bố trí khoảng cách và mật độ trồng thích hợp, đối với các giống thân thẳng, ít hoặc không phân nhánh (như KM140, KM101, KM419…) là 1,0m x 0,8 - 0,7m hoặc 0,8 x0,8m, tương ứng mật độ là 12.500 cây – 15.625 cây/ ha. Đối với các giống sắn có thân cong, phân cành nhiều (như KM94, KM414, KM98-5…) khoảng cách trồng thích hợp là 1,0m x 1,0m- 0,8m, tương ứng 10.000- 12.500 cây. Đất tốt và trung bình trồng với khoảng cách 1,0x 1,0m, tương đưong với 10.000 cây/ ha, đất xấu trồng với khoảng cách 1 m x 0,9 m hoặc 0,8 m x 0,8 m (tương đương với 12.500 cây và 15.625 cây/ha). Bón phân, tưới nước Phân bón Tùy theo các loại đất mà bón với các công thức khác nhau, có thể kết hợp giữa bón phân vô cơ với phân hữu cơ như: phân chuồng, phân xanh và các loại phân hữu cơ dạng lỏng. Để đạt năng suất củ từ 25- 40tấn/ ha thì công thức bón NPK cho sắn là: 80N + 40P2O5 + 80K2O& 160N + 80P2O5 + 160K2O Đối với các vùng có điều kiện thời tiết, đất đai và chế độ nước tưới để đạt năng suất từ 45- 60 tấn củ tươi/ ha, có thể bón với công thức cho 1 ha là: Phân hữu cơ: 10- 15 tấn phân chuồng hoặc 3 tấn vi sinh kết hợp 2 tấn vôi. Phân Khoáng: 250N + 130P2O5 + 250- 300K2O. Tương đương 550 kg Urea + 815 kg lân supe + (420- 500kg KCl) Kỹ thuật bón: + Bón lót: toàn bộ vôi, phân chuồng hoặc (vi sinh), lân (tương đương 850 kg super lân) được bón trước khi cày lần 2. + Bón thúc lần 1 vào giai đoạn từ 25- 30 ngày sau khi trồng: 1/3 phân đạm+ 1/3 phân kali. + Bón thúc lần 2 vào giai đoạn sau khi trồng từ 50- 60 ngày: 1/3 phân đạm + 1/3 phân kali. + Bón thúc lần 3: toàn bộ lượng đạm và kali còn lại, bón ở thời điểm 80 – 90 ngày sau trồng. Thời điểm bón: bón khi đất có đủ ẩm độ, tránh bón phân vào lúc trời nắng hoặc đang mưa lớn.
  • 30. Phương pháp và kỹ thuật bón: phân lân và phân hữu cơ bón lót khi cày bừa hoặc bón theo hàng hay hốc trước khi trồng; phân đạm và phân kali bón theo hốc (cuốc hốc cách gốc hoặc hom sắn 15- 20cm rải phân xuống và lấp lại). Tưới nước Trong điều kiện chủ động được nước tưới có thể tưới bổ sung vào cuối mùa mưa hoặc trong những tháng bị khô hạn hoặc khi trồng vào mùa khô. Thông thường có thể tưới nước cho cây sắn từ 6- 10 lần/ vụ; khoảng cách giữa các lần tưới từ 2- 3 tuần/ lần. Phòng trừ cỏ dại Phun thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm Dual với lượng dùng là 2,5Lít/ ha (phun ngay sau khi trồng, đảm bảo lượng nước phun và ẩm độ đất đủ cho thuốc có thể thấm xuống đất từ 2- 3cm), sau đó làm cỏ bằng tay 2 lần vào thời điểm 3 tháng sau trồng và 6 tháng sau trồng. Có thể làm cỏ bằng tay 1 lần sau khi trồng từ 25- 30 ngày, sau khi làm cỏ xong phun thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm Dual với lượng dùng là 1,5 lít/ ha. Đối với các chân ruộng luân canh với lúa nước cần xử lý cỏ dại trước khi trồng (bằng các nhóm thuốc diệt cỏ gốc Glyphosate). Phòng trừ sâu bệnh Một số bệnh hại trên sắn: bệnh cháy lá do vi khuẩn, bệnh đốm lá, bệnh chổi rồng. Biện pháp phòng trừ tốt nhất là sử dụng cây giống sạch bệnh, bón phân cân đối, đầy đủ. Một số sâu hại trên sắn: mối, rệp sáp; trong đó mối là loại sâu hại chủ yếu và quan trọng trên sắn. Mối gây hại chủ yếu ở giai đoạn mới trồng và quá trình bảo quản. Để phòng trừ mối gây hại, sử dụng Diazan 10H từ 3 - 5kg /ha rải vào đất khi cày bừa hoặc theo hốc lúc trồng. Thu hoạch, bảo quản Thu hoạch đúng thời điểm (thường tùy theo chu kỳ sinh trưởng của từng giống sắn), khi hàm lượng tinh bột trong củ đạt từ 27- 30%, hoặc khi cây đã rụng gần hết lá ngọn (còn lại khoảng 6- 8 lá) và lá đã chuyển từ màu xanh sang vàng nhạt. Có nhiều phương pháp thu họach khác nhau: thu họach bằng cơ giới, các dụng cụ thủ công và nhổ trực tiếp bằng tay. Thu hoạch đến đâu vận chuyển ngay đến các cơ sở chế biến, tránh để lâu hoặc phơi nắng ngoài đồng làm giảm hàm lượng tinh bột trong củ. Đối với trường hợp bán sắn lát, sắn thu hoach đến đâu thì phải tiến hành xắt lát rồi phơi khô tại ruộng. Sắn lát khô với ẩm độ từ 11-
  • 31. 12% cỏ thể đem bán ngay hoặc bảo quản trong bao- kho chứa, cần xử lý các loại thuốc xông hơi để phòng trừ côn trùng và mọt. 9. Kỹ thuật trồng ngô lai Thời vụ: - Vụ đông xuân: Gieo hạt trong tháng 12, khi hết mưa, độ ẩm đất khoảng 70%. - Vụ hè: Gieo từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4. - Vụ mùa, thu: Gieo từ cuối tháng 6 đến trước ngày 10/8. Cơ cấu giống: Cơ cấu giống phải phù hợp với từng mùa vụ, đất đai và khả năng đầu tư của từng hộ nông dân. - Vụ đông xuân, đất tốt, khả năng đầu tư cao thì dùng giống dài ngày, tiềm năng năng suất cao như: LVN 10, DK 5252, T7, DK 414, B.9999, BiO 06. - Vụ hè, vụ thu nên dùng giống ngắn ngày như giống C 919, CP 989, LVN 61. Chọn đất và kỹ thuật làm đất: + Chọn đất: Chọn đất tốt, tầng canh tác dày, giữ ẩm và thoát nước tốt, nếu chua phèn thì phải bón vôi cải tạo đất. + Làm đất: Cày sâu, bừa kỹ, làm sạch cỏ dại.
  • 32. Lượng giống gieo trồng, kỹ thuật gieo: a) Lượng giống: 16 – 20kg/ha. b) Mật độ khoảng cách: Mật độ khuyến cáo như sau: - Đất tốt, đầu tư cao, giống thấp cây hàng cách hàng 50 – 60cm, cây cách cây 25 -27cm, đảm bảo mật độ 67.000 – 80.000 cây/ha. - Đất có độ phì trung bình, đầu tư thấp thì gieo mật độ hàng cách hàng 60 – 65cm, cây cách cây 25 – 27cm đảm bảo mật độ 57.000 – 67.000 cây/ha. * Lưu ý: Vụ đông xuân, vụ hè thu bố trí mật độ cao hơn vụ mùa. - Sau khi làm đất xong cần phải lên luống. Tùy theo mật độ khoảng cách mà lên luống cho phù hợp; có thể mỗi luống rộng 80 – 100cm (luống đôi) hoặc 30cm (luống đơn), chiều cao luống 20cm, rãnh rộng 20 – 25cm, để chủ động tưới nước khi gặp hạn và tiêu nước khi gặp mưa lớn. c) Kỹ thuật gieo: Sau khi lên luống xong, rạch hàng sâu 12 – 15cm, bón phân lân lót, lấp kín phân rồi mới gieo hạt. Độ sâu lấp hạt tùy theo điều kiện đất đai của từng mùa vụ, thông thường 3 – 5cm. * Lưu ý: - Tùy theo độ phì của đất, mùa vụ, mật độ gieo mà lên luống cho phù hợp. - Chỉ gieo 1 hạt/hốc, không gieo hạt tiếp xúc với phân bón và dành một ít hạt gieo vào bầu để trồng dặm, đảm bảo mật độ. Phân bón: a) Lượng phân bón được khuyến cáo bón cho 500m2 , như sau: - Phân chuồng: 500kg hoặc thay thế bằng 50kg phân hữu cơ vi sinh. - Vôi 25kg, phân đạm urê 15 – 17kg, phân lân 20 – 25 kg, phân kali 7 – 10kg. b) Cách bón: - Bón lót: + Vôi được bón trước khi gieo hạt 7 – 10 ngày, vãi đều trên mặt. + Phân chuồng, phân lân được bón khi rạch hàng xong lấp kín phân rồi mới gieo hạt. - Bón thúc:
  • 33. + Bón lần 1: Sau gieo 10 – 12 ngày (lúc ngô 3 – 4 lá): 5kg urê, kết hợp với làm cỏ, xới xáo, lấp kín phân, vét rãnh, vun luống nhẹ. + Bón lần 2: Sau khi gieo 20 – 25 ngày (lúc ngô 7 – 8 lá): 5 – 6kg urê + 3 – 4kg kali, kết hợp với làm cỏ, xới xáo, lấp kín phân vét rãnh sâu, vun cao luống để thuận tiện cho việc tưới và tiêu nước khi cần thiết. + Bón lần 3: Sau khi gieo 45 – 50 ngày (ngô xoáy nõn): 5 – 6kg urê + 4- 6kg kali còn lại. Kết hợp làm cỏ xới xáo, vét rãnh, vun cao luống, vun cao gốc ngô lai để đảm bảo tưới nước và tiêu nước nhanh khi có mưa to, đồng thời tăng khả năng chống hạn chống đổ cho cây ngô. c) Lưu ý: Bón phân cách gốc ngô 8 – 10cm, lấp kín phân, không để phân tiếp xúc với gốc cây ngô làm ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng phân bón. Tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây ngô, nhất là giai đoạn cây ngô lai dưới 40 ngày sau gieo, định kỳ 7 – 10 ngày/ lần sử dụng các loại phân bón lá như HQ, Atonik, Komix, KNO3… phun lên toàn bộ diện tích vào lúc chiều mát, phun 2 – 3 lần để bổ sung dinh dưỡng và tăng khả năng chống hạn, chống nóng cho cây ngô lai trong điều kiện thời tiết khô hạn. Nước tưới: Cây ngô lai rất cần nước nhưng kém chịu úng và kém chịu hạn so với một số cây trồng khác. Do vậy, cần phải tưới nước để đảm bảo nhu cầu nước cho cây ngô, nhất là giai đoạn trổ cờ phun râu, nên áp dụng biện pháp tưới thấm theo rãnh để tiết kiệm nước nâng cao hiệu quả kinh tế. Rút (bẻ) cờ: Một số cây sinh trưởng xấu, khi cờ mới nhú ra thì rút cờ nhằm tập trung dinh dưỡng để nuôi cây và tạo điều kiện cho cây đó nhận phấn của cây khác khỏe hơn giúp cho hạt, bắp lớn hơn. Có thể rút 10–15% số cây. Đây cũng là một trong những biện pháp tăng năng suất. Phòng trừ sâu bệnh: a) Sâu hại: - Sâu hại thời kỳ cây con: Đối với các loại sâu keo, sâu xám… cắn phá cây con thì dùng Vibasu 10H, Diazan 10H rải gần gốc cây, liều lượng 1kg/sào. - Đối với sâu đục thân hại ngô là đối tượng nguy hiểm nhất đối với nghề trồng ngô. Dùng thuốc Vibasu 10H hoặc Diazan 10H rơi vào loa kèn 8 – 10
  • 34. hạt vào thời điểm sau khi gieo 20, 30, 40 ngày. Đối với sâu đục bắp, sâu phá hại trên râu. Dùng thuốc Basudin50N, Regent 800WG, Tango 800WG … phun khi thấy sâu xuất hiện (liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì). b) Bệnh hại:Đối với các bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, bệnh thối cổ rễ có thể dùng các loại thuốc Anvil 5SC, Validacin3EC pha nồng độ 1/500, Tilt super liều lượng 15cc/bình 16 lít. Phun đẫm lên toàn bộ diện tích bị bệnh. Thu hoạch: Khi lá bao bắp đã khô, hạt cứng nên chặt ngọn phơi bắp. Nên tách hạt sớm phơi khô tới ẩm độ 12 – 14% để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Chú ý: Hạt giống ngô lai chỉ sử dụng 1 lần, không sử dụng ngô lai thương phẩm để làm giống. 10.Kỹ thuật trồng đỗ xanh
  • 35. Chọn giống - Giống V 87-13: Giống này có chiều cao trung bình từ 50 -60cm, phân cành tốt, khả năng tái tạo bộ lá mạnh, vì vậy, sau khi thu hoạch nếu cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cây đỗ xanh sẽ cho thêm một đợt bông thứ hai với năng suất vào khoảng 50-60% đợt đầu. Giống V87-13 có hạt đóng kín khá đều, tương đối lớn, màu xanh thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng và xuất khẩu. Năng suất trung bình vào khoảng 1,2 tấn/hécta. Đỗ xanh tốt có thể đạt 2 tấn/hécta. Khả năng chống chịu đối với bệnh khảm vàng do virus và bệnh đốm lá ở mức trung bình. - Giống HL89 E3: Đây là giống có tính thích nghi rộng thích hợp trên nhiều chân đất, hạt đóng khít, dạng hình oval, màu xanh mỡ rất đẹp. Trọng lượng 1.000 hạt khoảng 50 - 53g. Đặc điểm của 2 giống V87-13 và HL89 E3 là hạt không bị chuyển màu nếu gặp mưa trong quá trình thu hái. - Giống 91-15: Giống này cây cao trung bình khoảng 60 - 65cm, phơi bông nên rất thuận tiện cho công tác phòng trừ sâu hại, hạt có dạng hình trụ, màu xanh mỡ được người tiêu dùng ưa thích. Tỷ lệ hái đợt đầu vào khoảng 70 - 80%. Giống này chống chịu bệnh khảm vàng và đốm lá ở mức trung bình. Nông dân trồng đỗ ở ấp 8, xã Xuân Bắc (huyện Xuân Lộc) dùng cây tưới phun tiết kiệm nước, tránh cây bị bật gốc. - Giống V94-208: là giống có năng suất cao, trung bình từ 1,4-1,5 tấn/hécta, có những nơi đạt 2,8 tấn/hécta. Đặc điểm nổi bật của giống V94-208 cao 75cm, thân to, lá rộng, quả nằm trên mặt lá, hạt to, hình trụ màu xanh đậm,
  • 36. bóng. Tuy nhiên, loại giống này có nhược điểm hạt đóng không khít trong trái, vì vậy khi gặp điều kiện dinh dưỡng không tốt các hạt sẽ không đều. Đồng thời, hạt đỗ V94-208 rất dễ đổi màu khi thu hái gặp trời mưa hoặc phơi không kịp và dễ bị mọt. Khả năng chống chịu bệnh khảm vàng của giống ở mức trung bình - yếu cho nên chỉ gieo trồng trong vụ đông-xuân. 2/ Làm đất trồng - Đất trồng đỗ xanh yêu cầu phải làm tơi xốp nên cày bừa kỹ và làm sạch cỏ. Cây đỗ xanh không chịu ngập úng, tùy địa thế mà chọn biện pháp làm đất như là đánh luống hoặc tỉa lan. Nhưng nên gieo đỗ xanh theo hàng để thuận tiện cho việc chăm sóc. Ở các chân đất không bằng phẳng nên chú ý làm rãnh thoát nước. 3/ Gieo hạt - Hạt đỗ xanh nảy mầm khỏe nếu đảm bảo được 2 yếu tố nhiệt và ẩm. Để đảm bảo đầy đủ nhiệt cho hạt nảy mầm, nhiều nông dân có tập quán gieo đón mưa. Nếu gặp năm mưa thuận thì năng suất rất cao, nhưng đa số các cơn mưa đầu vụ thất thường, nhiều vụ gieo đi gieo lại 2-3 lần rất tốn kém. Để giảm sự bấp bênh ở khâu gieo hạt, bà con cần chú ý phần dự báo thời tiết trên các phương tiện truyền thông. Đỗ xanh có thể gieo sạ theo hàng, gieo hốc. Tùy theo phương thức gieo mà lượng giống thay đổi, thông thường là lượng giống sử dụng ít nhất từ 15-16 kg/hécta. 4/ Phân bón và chăm sóc - Lượng phân bón thích hợp cho 1 hécta đỗ xanh trên vùng đất đỏ Đông Nam bộ là 90kg urê, 300kg super lân và 90kg kali và chia làm 3 lần để bón. - Lần thứ nhất: Bón toàn bộ lân, 1/3 đạm, 1/3 kali. - Lần thứ hai: Bón thúc đợt 1 khi cây được 3 lá thật. Lượng phân bón là 1/3 urê và 1/3 kali. Do đỗ xanh có số lá ít, vì vậy nên kết hợp bón thúc đợt 1 với làm cỏ lần đầu - Lần thứ 3 sau khi gieo 25 ngày, ta tiến hành bón thúc toàn bộ lượng phân còn lại và kết hợp với làm cỏ, vun gốc. - Đỗ xanh là cây trồng chịu hạn tốt, trồng vào mùa khô chỉ tưới 2-3 lần/tuần. Sử dụng cây tưới phun để tưới cho đỗ xanh vừa tiết kiệm nước và tránh bật gốc làm ảnh hưởng đến phát triển sinh trưởng của cây. 5/ Thu hoạch
  • 37. - Đỗ xanh trồng được khoảng 45 - 50 ngày bắt đầu cho thu hoạch. Khi thu hoạch chỉ hái những quả chín chuyển màu nâu, nên thu trái vào buổi chiều, tránh thu vào buổi trưa những quả chín khô sẽ bị bung ra làm tỷ lệ hao hụt cao. - Quả đỗ xanh sau khi thu hoạch về đem phơi nắng khoảng 3-4 ngày đập tách lấy hạt làm sạch bụi, phơi tiếp 1-2 ngày và cho vào bao để bảo quản. 11.Kỹ thuật trồng lúa Chọn giống lúa Nên sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng từ 90-100 ngày, năng suất cao, chống chịu với một số sâu bệnh chính và có phẩm chất gạo tốt đủ tiêu chuẩn xuất khẩu như OM1490, OMCS2000, IR64, MTL250, VD95-20, AS996, OM3536, Lúa thơm, v.v. Chuẩn bị đất Đối với vụ Đông xuân: • Dọn sạch cỏ. • Trục đánh bùn và san bằng mặt ruộng bằng máy cày bánh lồng có trang kèm theo. Đối với vụ Hè thu: • Cày đất bằng máy với độ sâu từ 15-20 cm.
  • 38. • Phơi ải trong thời gian 1 tháng. • Bừa, trục và san bằng mặt ruộng bằng máy kéo bánh lồng có công cụ trang phẳng mặt ruộng kèm theo. Chú ý: Ruộng phải bằng phẳng, có hệ thống thoát nước tốt và không đọng nước. Biện pháp gieo sạ Chuẩn bị hạt giống • Làm sạch hạt lúa trước khi ngâm ủ bằng cách ngâm hạt trong nước muối 15% để loại bỏ hạt lép lửng và lẫn tạp. • Sau đó, cho vào bao ngâm trong nước sạch 24 - 30 giờ. Xử lý hạt giống trước khi đem ủ bằng phân bón lá HVP GA3 • Rửa bằng nước sạch, để ráo nước, ủ trong 24 – 36 giờ tùy giống đảm bảo hạt vừa nhú mầm. • Xử lý với thuốc Cruiser plus (tốt nhất là lúc ngót lần cuối khoảng 12 giờ trước khi gieo) trước khi gieo. Biện pháp gieo sạ • Gieo hàng bằng công cụ gieo hàng kéo tay hoặc liên hợp với máy kéo. • Lượng hạt giống gieo: 100-120 kg/ha. • Khoảng cách gieo: hàng cách hàng 20 cm. Bón phân Ở giai đoạn để nhánh (22-25 NSS) và làm đòng (42-45 NSS), sử dụng bảng so màu lá để điều chỉnh lượng phân đạm cần bón. Tùy theo loại đất và mùa vụ mà loại phân, liều lượng và thời gian bón cho lúa (tính cho 1000 m2 ) như sau: *Đất phù sa: • Vụ hè thu: Nên bón lót trước khi gieo 20-25 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401.B (dạng hạt) + 2 kg HVP ORGANIC (hoặc có thể bón ở giai đoạn 7-10 ngày sau gieo); ở giai đoạn 7-10 ngày sau gieo (NSG) bón: 15 kg NPK (20-20-15); giai đoạn 22-25 NSG bón: 4-5 kg DAP + 7-8 kg Urea; giai đoạn 42-45 NSG bón: 5-6 kg Urea + 3 kg KCl.
  • 39. • Vụ đông xuân: Nên bón lót trước khi gieo 30-35 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401.B (dạng hạt) + 2 – 3 kg HVP ORGANIC (hoặc có thể bón ở giai đoạn 7-10 ngày sau gieo); ở giai đoạn 7-10 ngày sau gieo (NSG) bón: 10 kg NPK (20-20-15) + 4-5 kg Urea; giai đoạn 22-25 NSG bón: 4-5 kg DAP + 7-8 kg Urea; giai đoạn 42-45 NSG bón: 7-8 kg Urea + 3 kg KCl. Phun KNO3 trước và sau trỗ 7 ngày, 150 g/bình 8 lít, 4 bình. * Đất phèn nhẹ và trung bình • Vụ hè thu: Nên bón lót trước khi gieo 30-35 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401.B (dạng hạt) + 2 kg HVP ORGANIC (hoặc có thể bón ở giai đoạn 7-10 ngày sau gieo); ở giai đoạn 7-10 ngày sau gieo (NSG) bón: 15 kg NPK (20-20-15); giai đoạn 22-25 NSG bón: 6-7 kg DAP + 6-7 kg Urea; giai đoạn 42-45 NSG bón: 4-5 kg Urea + 3 kg KCl. • Vụ đông xuân: Nên bón lót trước khi gieo 35 – 40 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401.B (dạng hạt) + 2 – 3 kg HVP ORGANIC (hoặc có thể bón ở giai đoạn 7-10 ngày sau gieo); ở giai đoạn 7-10 ngày sau gieo (NSG) bón: 10 kg NPK (20-20-15); giai đoạn 22-25 NSG bón: 5-6 kg DAP + 6-7 kg Urea; giai đoạn 42-45 NSG bón: 5-6 kg Urea + 3 kg KCl. *Sử dụng phân bón lá: Để cung cấp kịp thời dinh dưỡng cho sự phát triển của cây lúa theo từng giai đoạn có thể sử dụng phân bón lá theo quy trình sau: + Giai đoạn 7-10 ngày sau gieo phun HVP 401.N chuyên lúa để kích thích bộ rễ lúa phát triển mạnh. + Giai đoạn sau sạ 15 – 20 ngày phun HVP GIÀU LÂN VÀ MAGIÊ - THẦN DƯỢC GIẢI ĐỘC PHÈN để kích thích lúa đẻ nhánh (ở những vùng đất phèn, lúa bị ngộ độc hữu cơ có thể phun sớm hơn (7 ngày sau gieo) và phun định kỳ cách nhau 7 ngày/lần). + Giai đoạn 40 – 45 ngày sau sạ phun HVP-SIÊU TO HẠT + HVP GIÀU LÂN VÀ MAGIÊ - THẦN DƯỢC GIẢI ĐỘC PHÈN để giúp lúa làm đòng tốt, đòng to mập. + Giai đoạn trước khi trổ 7 – 10 ngày (55 – 60 NSG) phun HVP AUXIN ORGANIC để giúp lúa trổ nhanh và tập trung. + Khi lúa bắt đầu trổ sẹt phun HVP- SIÊU TO HẠT giúp tăng tỉ lệ hạt chắc/bông, giảm tỉ lệ bạc bụng.
  • 40. + Khi lúa ngậm sữa phun HVP 1001.S (0-25-25) 2 lần mỗi lần các nhau 7- 10 ngày. Giúp hạt lúa sáng đẹp, tăng năng suất và chất lượng hạt gạo thành phẩm. Quản lý nước - Giai đoạn cây con (0-7 NSG): rút cạn nước trước khi sạ và giữ khô mặt ruộng trong vòng 3 ngày sau khi gieo, ngày thứ 4 cho nước láng mặt ruộng 1 ngày sau đó rút cạn để đảm bảo đủ ẩm bề mặt ruộng. - Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (7-42 NSG): Giữ nước trên mặt ruộng ở mức 5-7 cm. Trong giai đoạn này vào lúc khoảng 30-35 NSG cần tháo cạn nước cho đất nứt nẻ chân chim, lá lúa hơi vàng, sau đó cho nước mới vào. - Giai đoạn sinh trưởng sinh thực (42-65 NSG): Giữ nước trong ruộng ở mức 3-5 cm. - Giai đoạn chín (65-95 NSG): Giữ nước trong ruộng ở mức 2-3 cm cho đến giai đoạn chín vàng (7-10 ngày trước khi thu hoạch) tháo cạn nước trong ruộng. Phòng trừ cỏ dại Có thể sử dụng một số loại thuốc phòng trừ cỏ dại như sau: Sofit 300EC, Meco 60EC, Vigor 33EC, Sirius 10WP, Nominee 10SC, Tiller-s, Ronstar 25EC, OK 720DD, Facet 25SC, v.v. Phòng trừ sâu hại Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM). Khi thật cần thiết, có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau đây để phòng trừ: • Rầy nâu: Applaud 10BHN, Actara 25WG, Bassa 50ND, Mipcin 25BHN và Trebon 10ND. • Bù lạch: Actara 25WG, Bassa 50ND, Fastac 5ND, Regent 300WDG và Trebon 10ND. • Sâu phao: Fastac 5ND, Padan 95SP và Regent hai lúa xanh 300WDG. • Sâu cuốn lá: DDVP 50ND, Fastac 5ND, Padan 95SP và Trebon 10ND. • Sâu dục thân: Basudin 10H, Padan 95SP, Regent hai lúa xanh 300WDG và Regent 10H. • Bọ xít các loại: Bassa 50ND và Padan 10H.
  • 41. Phòng trừ bệnh hại Bệnh đạo ôn: Thăm đồng thường xuyên 5-7 ngày lần để phát hiện bệnh kịp thời. Khi thấy có một vài vết bệnh xuất hiện, sử dụng thuốc hóa học như: Beam 20WP; Trizole 20WP; Fuji-one 40EC; Bump 650WP; FILIA-525EC; Kabim 30EC... để phun. Bệnh khô vằn: Sử dụng các loại thuốc như Anvil, Tilt super, Amistar Top… Bệnh Bạc lá: Bệnh Bạc lá do vi khuẩn gây ra, bệnh thường phát triển và gây hại nặng vụ Hè Thu trong giai đoạn 40 NSG trở đi. Bệnh lây lan qua con đường hạt giống. Để phòng trị bệnh chủ yếu sử dụng giống kháng kết hợp với xử lý hạt giống như đã khuyến cáo. Phòng trừ chuột - Phối hợp nhiều biện pháp cùng 1 lúc: Thời vụ tập trung, vệ sinh đồng ruộng, đặt bẫy, đào hang, bỏ khí đá vào hang, bơm nước vào hang, dùng chó săn bắt. - Đánh bả chuột: dùng lúa mộng hay thức ăn gia súc làm mồi trộn với thuốc Fokeba 5% hay Zinphos 20 % với tỉ lệ 1/50, nên đặt nhiều đợt, cách nhau 4-5 đêm, giá để mồi có thể là ống tre, vỏ dừa. Sử dụng thuốc viên Klerat 0,05 % để nhét vào miệng hang. Bẫy cây trồng: trong khu vực khoảng 1 km2 (100 ha) bố trí 5 ruộng gieo trồng sớm hơn 1 tháng, cách nhau 500 m, mỗi ruộng có hàng rào ny lông cao 80-100cm và 8 lồng hom (2/bờ). Sử dụng giống lúa thơm để dẫn dụ chuột. - Dùng thuốc xông hơi như DDVP, Phosphine hay khí đá bỏ vào hang và bịt miệng hang lại. - Gặt lúa dồn từ xung quanh vào giữa, cuối cùng bao lưới để bắt. Thu hoạch - Thời gian thu hoạch: Thu hoạch vào lúc sau trỗ 28-32 ngày hoặc khi thấy 85-90% số hạt trên bông đã chín vàng. Nếu cắt sớm hay trễ đều làm tăng tỷ lệ hao hụt. - Nên sử dụng máy gặt dải hàng để cắt lúa. - Sau khi cắt tiến hành suốt ngay, không nên phơi mớ trên ruộng. - Sử dụng máy đập lúa trục dọc (tuốt lúa, máy nhai) để suốt lúa. Chế biến, bảo quản (sơ chế)
  • 42. - Trong vụ đông xuân, phơi thóc trên sân gạch, xi măng hoặc sân đất. Nên sử dụng lưới nilon lót dưới trong quá trình phơi, phơi từ 2-3 ngày là được. - Trong vụ hè thu, sử dụng máy sấy trụ đứng STĐ-1000, máy sấy tĩnh vỉ ngang hoặc lều sấy liên hợp với quạt thông gió SLQ-2000 để làm khô lúa. - Sau khi làm khô, rê sạch và sử dụng bao để đựng. Bảo quản lúa ở những nơi khô ráo và thoáng. Nếu bảo quản trong thời gian dưới 3 tháng, độ ẩm thóc đạt 13-14%. Nếu thời gian bảo quản trên 3 tháng, độ ẩm phải dưới 13%. 12. Công nghệ chế biến tinh bột sắn
  • 43.
  • 44.
  • 45. Thuyết minh quy trình: Quy trình sản xuất bao gồm các công đoạn chính sau: - Nạp liệu - mài. - Trích ly. - Phân ly. - Ly tâm tách nước. - Sấy. - Đóng bao. ✓ Nạp liệu – mài Sắn sau khi được thu mua từ vùng sản xuất, được xe chở về tập kết trước cổng nhà máy, trước khi vào bãi chứa nguyên liệu thì xe đi qua cân để xác định khối lượng, sau khi đổ nguyên liệu vào bãi xe được cân lần 2 để xác định khối lượng nguyên liệu. Sau đó phòng KCS sẻ tiến hành lấy mẫu để kiểm tra hàm lượng bột, tỷ lệ hư hỏng và tạp chất để định giá cho người bán. Tại bãi nguyên liệu xe xúc tiến hành xúc sắn đưa sắn vào phễu nạp liệu. Sắn được đưa xuống băng tải 1 nhờ một sàng rung và đưa lên lồng bóc vỏ. Ở băng tải 1 có bố trí công nhân làm sạch các tạp chất lớn như bao bì, củi... Khi lồng bóc vỏ quay làm cho sắn chuyển động theo lồng, và tạo ra lực ma sát giữa nguyên liệu với thành thiết bị giữa nguyên liệu với nguyên liệu. Và nước được phun vào nhằm tăng cường khả năng làm sạch lớp vỏ lụa. Ở đây thì lớp vỏ lụa chỉ được bóc ra khoảng 40 – 45% và các tạp chất đất, đá cũng được tách ra. Sau khi được tách vỏ sơ bộ thì sắn được đổ xuống bể rửa nước. Bể rửa nước chia làm 4 ngăn, ngăn số 4 và 2 chứa nước, ngăn số 3 và số 1 khô. Trong đó ngăn số 4 sử dụng nước sạch để làm sạch lần cuối. khi hoạt động cánh khuấy sẻ làm cho sắn bị đảo trộn làm tăng lực ma sát giữa nguyên liệu và nguyên liệu, giữa nguyên liệu với cánh khuấy, giữa nguyên liệu với thân thiết bị do đó vỏ lụa bị tách ra. Gần cuối ngăn số 4 có hệ thống phun nước sạch để làm sạch sắn. Các tạp chất chuyển qua hệ thống xử lý chất thải.
  • 46. Sau khi ra khỏi bể rửa nước, sắn được đưa đến máy băm nhờ băng tải 2, và trên đó có bố trí công nhân để tiếp tục làm sạch một lần nữa nhằm mục đích loại bỏ tạp chất tạo điều kiện cho máy băm và máy mài hoạt động tốt. Ở máy băm, sắn được băm nhỏ với kích thước khoảng 1-2cm, băm xong sắn được đưa xuống thùng phân phối, thùng phân phối có nhiệm vụ điều tiết lượng sắn xuống máy mài, nhờ vít định lượng và cánh gạt được điều chỉnh nhờ bộ biến tần. Máy mài gồm có lưỡi dao hình răng cưa được gắn trên các roto, khi roto quay sẻ bào mịn sắn làm cho sắn mịn hơn và có bổ sung thêm dịch sữa từ náy trích ly do đó tinh bột trong sắn thoát ra triệt để. ✓ Trích ly Sau khi mài hỗn hợp dịch sữa được bơm qua hệ thống trích ly thô gồm có 6 máy trích ly chia làm 3 cụm. Đầu tiên hỗn hợp được bơm vào máy trích ly 1 và 2, 2 máy này có kích thước lỗ lưới là 125 m. hệ thống trích ly hoạt động theo nguyên tắc ly tâm, dịch sữa có kích thước nhỏ sẽ lọt qua lỗ lưới, còn bã có kích thước lớn bị giữ lại trên lưới. Ở máy trích ly 1, sau khi trích ly dịch sữa được chứa ở thùng chứa sữa D và dịch sữa máy 2 chứa ở thùng chứa sữa A. Phần bã của 2 máy trích ly được chứa ở thùng chứa bã 1 và được bơm lên máy trích ly 3 và 4. Kích thước lỗ lưới của 2 mayd trích ly này là 400  m. Sau khi trích ly dịch sữa của 2 máy trích ly này được chứa ở thùng chứa sữa B và nó cấp cho 2 máy trích ly 5 và 6 có kích thước lỗ lưới là 400 m , bã được đưa ra ngoài còn dịch sữa đưa xuống thùng sữa B. Sau khi trích ly thô, dịch sữa ở thùng chứa sữa A được bơm qua máy trích ly tinh 7 và 8, chúng có kích thước lỗ lưới là 100  m . Dịch sữa ở máy 7 được chứa ở thùng chứa sữa D và của máy 8 được chứa ở thùng chứa sữa S1. Phần bã của 2 máy được đưa về thùng chứa bã A. Dịch sữa ở thùng chứa sữa D được bơm bơm đến máy trích ly tinh 9 và 10 kích thước lỗ lưới là 75  m. Sau khi trích ly dịch sữa được chứa ở thùng chứa sữa S1. Dịch sữa ở thùng B được bơm cấp cho máy mài và một phần cho các máy trích ly tinh 7, 8. Tốc độ quay của máy trích ly thô là 1200 vòng/phút, 980 vòng/phút đối với máy trích ly tinh. Quá trình trích ly loại bỏ hầu hết các tạp chất có kích thước lớn, thu được dịch sữa bột có Bolme từ 2 – 40 . ✓ Phân ly
  • 47. Dịch sữa ở thùng S1 được bơm bơm vào máy phân ly 1 và 2. Trước khi vào máy phân ly 1 và 2 thì dịch sữa đi qua hệ thống cyclon để loại bỏ các tạp chất cát sỏi. Sau đó đi qua thiết bị lọc chổi quay để tách xơ còn sót lại trong dịch sữa. Khi vào máy phân ly thì dưới tác dụng của lực ly tâm các hạt tinh bột có khối lượng lớn sẻ bị văng vào thành thiết bị và theo các pét phun thoát ra ngoài. Các thành phần có khối lượng nhỏ như dịch bào, protein di chuyển vào trong trục theo đường ống đi ra ngoài. Trong quá trình phân ly có bổ sung thêm nước để tạo điều kiện cho quá trình phân ly. Sau khi phân ly dịch sữa chứa ở thùng chứa sữa S2 nồng đồ khoảng 10 – 12 Be. Tại thùng S2 bổ sung thêm nước sạch để Bome 8 – 10 Be. Sau đó dịch sữa lại được bơm hút qua máy phân ly 3, sau khi ra khỏi máy phân ly 3 thì dich sữa được chứa ở thùng chứa sữa đặc và có nồng độ 18 – 20 Be. Thành phần chủ yếu của dịch sữa cuối này là tinh bột, nước và một phần rất nhỏ là dịch bào, protein còn sót lại. ✓ Ly tâm tách nước Sau khi phân ly bột sữa có nồng độ 18- 20 Be được bơm vào máy ly tâm nhằm tách hàm lượng nước tự do có trong bột làm cho quá trình sấy dễ dàng hơn. Từ thùng chứa sữa đặc, sữa được bơm vào máy ly tâm ở dạng tia nhờ vòi phun. Nước được tách ra khỏi dịch sữa qua 2 giai đoạn. Đầu tiên thì nước sẻ lọt qua lớp vải và thoát ra ngoài cho đến khi lớp bột dày lên không thể thoát ra được nữa thì nước bắt đầu dâng lên trên bề mặt lớp bột và tràn ra ngoài. Nước thoát ra được đưa về thùng sữa 4 và 5. Sau khi tách nước bột có độ ẩm khoảng 32 – 35 % . ✓ Sấy Sau khi ly tâm bột được băng tải chuyển đến thùng phân phối bột ẩm, thùng có nhiệm vụ chứa bột và phân phối bột cho quá trình sấy bột. Ở thùng phân phối có lắp trục vít để đánh tơi bột tránh hiện tượng bột đóng cục do bột có độ ẩm cao, và có thêm 1 vít định lượng để xác định lượng bột đưa vào sấy. Vít được điều chỉnh bằng thiết bị biến tần. Không khí được quạt hút thổi vào caloriphe để đốt nóng không khí nâng nhiệt độ không khí từ nhiệt độ môi trường lên đến tối đa là 210 – 2200 C. Khi bột được cấp vào máy sấy thì sẻ được vít phân tán đánh tơi bột giúp quá trình sấy được tốt hơn. Không khí nóng ở dưới
  • 48. thổi lên và kéo theo lượng bột ẩm lúc này xảy ra quá trình trao đổi nhiệt và không khí nóng sẻ mang lượng nước tự do trong bột ra ngoài. Càng lên cao bột càng được làm khô. Sau khi ra khỏi tháp sấy bột được đưa vào cyclon để thu hồi bột, không khí mang hơi ẩm và các cấu tử được đưa ra ngoài. Sau khi sấy bột có độ ẩm khoảng 12 -13%. Trước khi qua hệ thống đóng bao thì được kiểm tra độ ẩm bằng cảm quan nhờ cảm nhận bằng tay. ✓ Đóng bao Bột sau khi sấy được quạt hút đưa qua hệ thống cyclone gồm 3 chiếc. Có 2 cái mắc song song với nhau, các phần tử bột nặng sẻ rơi xuống đáy cyclon và được sàng rây để loại bỏ các hạt bột thô. Đầu ra của 2 cyclon này được mắc nối tiếp với cyclon còn lại. Ở cyclon này chủ yếu là thu hồi các cấu tử nhẹ như dịch bào, chất xơ… Phần bột này có hàm lượng tinh bột thấp Khoảng 60 – 65 % hàm lượng tinh bột. Bột sau khi qua máy rây rơi xuống thùng chứa.Và được đóng bao bởi máy đóng bao tự động với khối lượng mỗi bao là 50Kg. 13. Công nghệ sản xuất bạt nhựa tabulin
  • 49. Vật liệu bạt đã giúp giảm chi phí rất nhiều trong công nghiệp xây dựng và dân dụng. Không chỉ có giá thành thấp, mà các sản phẩm bạt đều rất dễ thi công, tạo dáng, kết hợp màu sắc. Bạt được sử dụng rộng rãi vì các sản phẩm thật tiện dụng: bạt che, mái hiên, mái che, bạt phủ ô tô, bạt làm ô, dù, túi xách, bao bì và rất nhiều ứng dụng khác.