SlideShare a Scribd company logo
1 of 66
Download to read offline
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------
DỰ ÁN ĐẦU TƢ
ĐẦU TƢ XÂY DỰNG KHU DU LỊCH SINH
THÁI THÁC BẢN BA
CHỦ ĐẦU TƢ
CÔNG TY TNHH SÔNG GÂM
Giám đốc
ĐƠN VỊ TƢ VẤN
CÔNG TY CP TƢ VẤN ĐẦU TƢ
DỰ ÁN VIỆT
Tổng Giám đốc
TRẦN VĂN KẾT NGUYỄN VĂN MAI
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 3
MỤC LỤC
CHƢƠNG I.......................................................................................................... 6
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 6
I. Giới thiệu về chủ đầu tư............................................................................. 6
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án...................................................................... 6
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.................................................................... 6
IV. Các căn cứ pháp lý.................................................................................. 7
V. Mục tiêu dự án.......................................................................................... 8
V.1. Mục tiêu chung...................................................................................... 8
V.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 9
Chƣơng II........................................................................................................... 10
ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN........................................... 10
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.................................... 10
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.............................................. 10
I.2. Điều kiện xã hội vùng dự án................................................................. 12
II. Quy mô sản xuất của dự án. ................................................................... 23
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường:............................................................... 23
II.2. Quy mô đầu tư của dự án..................................................................... 28
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án...................................... 29
III.1. Địa điểm xây dựng............................................................................. 29
III.2. Hình thức đầu tư................................................................................. 30
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ........ 30
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.......................................................... 30
IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án... 31
Chƣơng III ......................................................................................................... 32
PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA
CHỌN PHƢƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ....................................... 32
I. Phân tích qui mô đầu tư........................................................................... 32
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 4
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. .............................. 35
Chƣơng IV.......................................................................................................... 41
CÁC PHƢƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .................................................... 41
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ
tầng...................................................................................................................... 41
II. Các phương án xây dựng công trình. ..................................................... 41
II.1. Phương án tổ chức thực hiện............................................................... 44
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án..... 44
Chƣơng V........................................................................................................... 45
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG
CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG................................. 45
I. Đánh giá tác động môi trường................................................................. 45
I.1. Giới thiệu chung ................................................................................... 45
I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường.................................... 45
I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án................................ 46
II. Các nguồn có khả năng gây ô nhiễm và các chất gây ô nhiễm.............. 46
II.1 Nguồn gây ra ô nhiễm .......................................................................... 46
II.2.Mức độ ảnh hưởng tới môi trường....................................................... 48
II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường... 49
IV. Kết luận................................................................................................. 51
Chƣơng VI.......................................................................................................... 52
TỔNG VỐN ĐẦU TƢ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA
DỰ ÁN ................................................................................................................ 52
I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án. .............................................. 52
III. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án........................................ 59
1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ................................................. 59
2. Phương án vay..................................................................................... 60
3. Các thông số tài chính của dự án......................................................... 61
3.1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay................................................................... 61
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 5
3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. .......................... 61
3.3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.................... 62
3.5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)...................................... 63
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 64
I. Kết luận.................................................................................................... 64
II. Đề xuất và kiến nghị............................................................................... 64
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN .... 65
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 6
CHƢƠNG I
MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu về chủ đầu tƣ.
Chủ đầu tư : CÔNG TY TNHH SÔNG GÂM
Tháng 01/2018
Mã số doanh nghiệp : 5000207589.
Đại diện pháp luật: TRẦN VĂN KẾT
Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc
Địa chỉ trụ sở: Tổ luộc 1, Thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên
Quang, Việt Nam.
Chủ đầu tư : Công ty TNHH Sông Gâm
Địa điểm : xã Trung Hà, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang.
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
Tên dự án: Đầu tư Khu du lịch sinh thái Thác Bản Ba.
Địa điểm xây dựng: xã Trung Hà, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang.
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác dự
án.
Tổng mức đầu tư: 4.213.643.413.000 đồng. Trong đó:
+Vốn tự có (tự huy động): 572.347.810.000 đồng.
+Vốn vay tín dụng : 3.641.295.603.000 đồng.
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.
Là tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch với nhiều loại hình du lịch, Tuyên
Quang đã và đang trở thành điểm đến của đông đảo du khách trong và ngoài
nước. Những năm qua, Tuyên Quang đã trở thành địa chỉ du lịch được nhiều du
khách biết đến trên bản đồ du lịch Việt Nam. Không chỉ đến một lần, nhiều du
khách đã coi Tuyên Quang là điểm đến quen thuộc trong mỗi chuyến hành trình
về với thiên nhiên. Với phương châm hết lòng phục vụ khách hàng, các khu,
điểm du trong tỉnh đã và đang chiếm được cảm tình, sự yêu mến, tin cậy của du
khách gần xa.
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 7
Năm 2010, lượng khách du lịch đến Tuyên Quang mới chỉ đạt mức hơn
500.000 lượt, đến năm 2016 đã đạt hơn 1,4 triệu lượt. Những tháng đầu tiên của
năm 2017 đã có hơn 400.000 lượt khách đến với Tuyên Quang. Với mục tiêu
đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, tạo động lực thúc đẩy
kinh tế - xã hội phát triển,Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ
XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 tiếp tục xác định “Khai thác tiềm năng để phát triển
du lịch” là 1 trong 3 khâu đột phá với mục tiêu đến năm 2020.
Tuyên Quang có nhiều tiềm năng lớn để phát triển du lịch, nhất là các sản
phẩm du lịch lịch sử, văn hóa - khai thác hệ thống di tích lịch sử cách mạng.
Hiện nay Tuyên Quang mới chỉ phát triển mạnh các sản phẩm du lịch lịch sử,
văn hóa - khai thác hệ thống di tích lịch sử cách mạng trong tỉnh, hạt nhân là
Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào. Ngoài ra, sản phẩm du lịch tâm
linh cũng được xem là thế mạnh hiện nay và đang thu hút được lượng lớn khách
nội địa, nhất là ở các đền thờ Mẫu; du lịch sinh thái tại huyện Nà Hang, khu bảo
tồn thiên nhiên Tát Kẻ - Bản Bung, các làng văn hóa dân tộc Tày, Dao, Mông...
Tuy nhiên, du lịch kết hợp nghỉ dưỡng tại tỉnh vẫn còn thiếu và yếu.
Thác Bản Ba đã được công nhận là Di tích Quốc gia vào năm 2007 và là
một trong những điểm đến của những người yêu thích thiên nhiên và khám phá
mạo hiểm.
Chính vì vậy, chúng tôi đã phối hợp với Dự Án Việt tiến hành nghiên cứu
và lập dự án "Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba".
IV. Các căn cứ pháp lý.
Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm
2004 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc
Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 8
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý
chi phí đầu tư xây dựng;
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý
chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng;
Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc
công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Quyết định số 2426/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ Phê duyệt Điều
chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm
2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025.
Kế hoạch ngày 23 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên
Quang về Phát triển du lịch Tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016-2020.
V. Mục tiêu dự án.
V.1. Mục tiêu chung.
- Phát triển du lịch gắn kết chặt chẽ với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo
tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, khôi phục các lễ hội,
làng nghề truyền thống; phát triển các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, nhất
là đặc sản của địa phương phục vụ phát triển kinh tế và phục vụ nhu cầu du lịch.
- Khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch địa phương trong mối tương
quan với vùng, cả nước trên trường quốc tế. Qua đó, xác định mô hình đặc
trưng, có tính hấp dẫn cao để góp phần thúc đẩy du lịch Tuyên Quang phát triển.
-Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái. Từ đó, góp phần tuyên truyền cho
khách du lịch nội địa cũng như du khách quốc tế về vấn đề bảo tồn, tình yêu
thiên nhiên.
- Phát triển du lịch Tuyên Quang vừa truyền thống vừa hiện đại để phát
huy các giá trị văn hoá dân gian của các dân tộc góp phần đa dạng sản phẩm du
lịch.
- Góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân
trong vùng và tạo ra một địa điểm vui chơi, du lịch sinh thái lành mạnh cho
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 9
người dân địa phương cũng như du khách trong và ngoài nước.
- Đóng góp ngân sách cho địa phương thông qua thuế nhằm đầu tư vào các
lợi ích chung của toàn xã hội.
V.2. Mục tiêu cụ thể.
Bên cạnh, tôn tạo lại thác có chiều dài gần 3500 km, xây dựng hệ thống
bậc thang cho khách tham quan thuận lợi, tránh được rủi ro khi tham quan thác,
xây dựng hồ nuôi cá ở tầng thác 3 và vườn hoa đặc trưng vùng miền ở tấng thác
thứ 2. Dự án “ Xây dựng khu du lịch sinh thái thác Bản Ba” xây dựng các hạng
mục khác để phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước như:
+ Nhà hàng phục vụ các món ăn đặc sản vùng miền.
+ Khu sinh hoạt cộng đồng.
+ Khu làng nghề truyền thống.
+ Hệ thống cáp treo dài khoảng 3 km.
+ Khu nhà sàn theo phong các của dân tộc Tày và Dao bản địa, resort,
khách sạn 3 sao tích hợp các tiện ích thu hút khách du lịch đến nghỉ dưỡng như
khu spa – massage, khu bar- cà phê, karaoke…
+ Khu vui chơi giải trí thể dục thể thao như sân tenis, cầu lông, sân bóng
đá, bóng chuyền, khu vui chơi ngoài trời và trong nhà với các trò chơi hấp dẫn
như tàu lượn, vòng quay mặt trời…
Khi dự án đi vào hoạt động ổn định dự kiến hằng thu hút hơn 60 vạn khách
tham quan du lịch.
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 10
Chƣơng II
ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.
Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Đông Bắc, cách thủ đô Hà Nội
khoảng 165 km, có toạ độ địa lý 21o
30’- 22o
40’ vĩ độ Bắc và 103o
50’-1050
40’
kinh độ Đông.
+ Phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang.
+ Phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên.
+ Phía Tây giáp tỉnh Yên Bái.
+ Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ.
Địa hình của Tuyên Quang khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao
và sông suối, đặc biệt ở phía Bắc tỉnh. Phía Nam tỉnh, địa hình thấp dần, ít bị
chia cắt hơn, có nhiều đồi núi và thung lũng chạy dọc theo các sông. Có thể chia
Tuyên Quang thành 3 vùng địa hình sau: (1) vùng núi phía Bắc tỉnh gồm các
huyện Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên và phía Bắc huyện Yên Sơn, độ cao phổ
biến từ 200 – 600 m và giảm dần xuống phía Nam, độ dốc trung bình 250
, (2)
vùng đồi núi giữa tỉnh gồm: phía Nam huyện Yên Sơn, thị xã Tuyên Quang và
phía Bắc huyện Sơn Dương, độ cao trung bình dưới 500 m và hướng thấp dần từ
Bắc xuống Nam, độ dốc thấp dần dưới 250
, (3) vùng đồi núi phía Nam tỉnh là
vùng thuộc phía Nam huyện Sơn Dương, mang đặc điểm địa hình trung du.
Khí hậu: Khí hậu Tuyên Quang được chia thành 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ,
Thu, Đông; trong đó mùa Đông khô, lạnh và mùa Hạ nóng, ẩm, mưa nhiều.
Lượng mưa trung bình năm 1.500mm - 1.800mm, nhiệt độ trung bình 22ᵒ
C -
24ᵒ
C, độ ẩm bình quân năm 85%. Diện tích đất tự nhiên 5.867km². Nền đất có
kết cấu tốt nên thuận lợi cho các công trình công nghiệp và kết cấu hạ tầng.
Độ ẩm bình quân năm là 85%. Tuyên Quang có 3 sông lớn chảy qua đó là:
Sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy. Sông Lô có đoạn chảy qua tỉnh dài 145
km, lưu lượng lớn nhất 11.700 m3
/giây, lưu lượng nhỏ nhất 128 m3
/giây. Đây là
đường thuỷ nối Tuyên Quang với các tỉnh khác liền kề và có khả năng vận tải
với các xà lan, tàu thuyền có sức chứa hàng chục tấn vào mùa khô và hàng trăm
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 11
tấn vào mùa mưa; sông Gâm, đoạn chảy qua tỉnh dài 170 km, có khả năng vận
tải đường thuỷ, nối các huyện Na Hang, Chiêm Hoá với tỉnh lỵ; sông Phó Đáy,
đoạn chảy trên địa phận Tuyên Quang dài 84 km. Ngoài ra, Tuyên Quang còn có
các sông nhỏ khác liên kết với nhau thành mạng lưới theo lưu vực 3 sông chính.
Đây là nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, đồng thời chứa
đựng tiềm năng phát triển thuỷ điện; Trên sông Gâm, tại Na Hang có nhà máy
thuỷ điện Tuyên Quang với công suất 342 MW.
Tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên đất: Do điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều làm lớp vỏ phong hoá
của đất Tuyên Quang tương đối dày, cộng với thảm thực vật còn khá có tác dụng
bảo vệ mặt đất nên sự thoái hoá của đất ở mức độ nhẹ. Đất Tuyên Quang có các
nhóm chính: đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, diện tích 389.834 ha, chiếm
67,2% diện tích tự nhiên; đất vàng nhạt trên đá cát, có diện tích 66.986 ha,
chiếm 11,55%; đất đỏ vàng trên đá macma, diện tích 24.168 ha, chiếm 4,17%
diện tích; đất vàng đỏ trên đá biến chất, diện tích 22.602 ha, chiếm 3,89%; đất
phù sa ven suối, diện tích 9.621 ha, chiếm 1,66%; đất dốc tụ - thung lũng, diện
tích 8.002 ha, chiếm 1,38%; ngoài ra còn có một số loại đất khác chiếm diện tích
nhỏ: đất nâu vàng, đất mun vàng nhạt, đất nâu đỏ; đất phù sa không được bồi
đắp… Tóm lại, tài nguyên đất của Tuyên Quang hết sức phong phú về chủng
loại, chất lượng tương đối tốt, đặc biệt là các huyện phía nam, thích ứng với các
loại cây trồng.
Tài nguyên rừng: Tổng diện tích rừng Tuyên Quang có khoảng 357.354
ha, trong đó rừng tự nhiên là 287.606 ha và rừng trồng là 69.737 ha. Độ che phủ
của rừng đạt trên 51%. Rừng tự nhiên đại bộ phận giữ vai trò phòng hộ 213.849
ha, chiếm 74,4% diện tích rừng hiện có. Rừng đặc dụng 44.840 ha, chiếm
15,6%, còn lại là rừng sản xuất 28.917 ha, chiếm 10,05%.
Có thể nói, về cơ bản rừng tự nhiên Tuyên Quang có trữ lượng gỗ còn rất
thấp, việc hạn chế khai thác lâm sản sẽ hợp với thực trạng tài nguyên rừng. Tuy
nhiên, Tuyên Quang vẫn còn hơn 15.378 ha rừng tre, nứa tự nhiên. Trong tổng
diện tích rừng trồng có 44.057 ha rừng trồng cho mục đích sản xuất với các loại
như: thông, mỡ, bạch đàn, keo, bồ đề… Tuyên Quang có khả năng phát triển
kinh tế lâm nghiệp, đồng thời phát triển rừng trên diện tích đồi, núi chưa sử
dụng khoảng 120.965 ha
Tuyên Quang có 02 khu bảo tồn thiên nhiên: Khu bảo tồn thiên nhiên Tát
Kẻ - Bản Bung thuộc huyện Na Hang và khu Cham Chu thuộc huyện Hàm Yên.
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 12
Tài nguyên khoáng sản: Tuyên Quang có nhiều loại khoáng sản khác
nhau nhưng phần lớn có quy mô nhỏ, phân tán, khó khăn trong việc khai thác.
- Ba rít: Ðã phát hiện được 24 điểm có ba rít thuộc các huyện Sơn Dương,
Yên Sơn và Chiêm Hoá có trữ lượng trên 2 triệu tấn.
- Măng gan: Tập trung chủ yếu ở các huyện Chiêm Hoá và một điểm ở
huyện Na Hang. Hiện có 2 điểm ở huyện Chiêm Hoá đã thăm dò với trữ lượng
khoảng 3,2 triệu tấn.
- Ăngtymoan: Ðã phát hiện 15 điểm có ăngtymoan ở các huyện Chiêm Hoá
, Na Hang và Yên Sơn . Thăm dò 4 điểm tại Chiêm Hoá có trữ lượng 1,2 triệu
tấn.
- Ðá vôi: ước lượng ở Tuyên Quang có hàng tỷ m3 đáng chú ý nhất là hai
mỏ đá vôi Tràng Ðà trữ lượng khoảng trên 1 tỷ tấn có hàm lượng cao từ 49 -
54% đủ tiêu chuẩn sản xuất xi măng mác cao; mỏ đá trắng Bạch Mã ở huyện
Hàm Yên có trữ lượng khoảng 100 triệu m3
là nguyên liệu tốt để sản xuất đá ốp
lát tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Có thể khẳng định rằng nguồn đá vôi của
Tuyên Quang khá dồi dào là loại khoáng sản có khả năng khai thác tốt nhất
trong các loại khoáng sản để tạo ra một loại sản phẩm chủ lực.
- Ðất sét: Ðất sét được thấy ở nhiều nơi thuộc thị xã Tuyên Quang, trong đó
đáng chú ý nhất mỏ sét bên cạnh mỏ đá vôi Tràng Ðà được dùng để sản xuất xi
măng.
Ngoài các loại khoáng sản trên, Tuyên Quang còn nhiều khoáng sản như
vonfram, pirít, kẽm, cao lanh, sét chịu lửa, nước khoáng, vàng, cát, sỏi ... đang
được khai thác với quy mô nhỏ.
I.2. Điều kiện xã hội vùng dự án.
I.2.1. Thực trạng kinh tế - xã hội.
Năm 2016, kinh tế của tỉnh Tuyên Quang tiếp tục duy trì phát triển, các
chỉ tiêu tăng khá so với cùng kỳ; nông lâm nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo
hướng sản xuất hàng hóa; các dịch vụ phát triển ổn định; hệ thống kết cấu hạ
tầng tiếp tục được chú trọng đầu tư; giáo dục, y tế, thực hiện chính sách xã hội
có nhiều tiến bộ, nhất là công tác chăm lo cho người nghèo, đồng bào ở vùng
sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; an sinh xã hội, quốc phòng - an ninh được
giữ vững. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, một số sản
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 13
phẩm công nghiệp tăng trưởng thấp so với kế hoạch; tiến độ triển khai một số dự
án công nghiệp, giao thông, xây dựng còn chậm chưa đảm bảo kế hoạch.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
 Nông nghiệp
 Cây hàng năm: Diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm sơ bộ cả năm
2016 gieo trồng được 100.537,49 ha, giảm 1,7% (giảm 1.733,96 ha) so với cả
năm 2015.
- Cây lúa: Diện tích gieo trồng được 45.127,47 ha, đạt 102,2% kế hoạch,
giảm 0,97% (giảm 441,82 ha) so với cả năm 2015; năng suất đạt 58,5 tạ/ha đạt
98,32%, tăng 0,09%; Sản lượng đạt 263.997,17 tấn, đạt 100,53% giảm 0,88%.
- Cây ngô: Diện tích trồng ngô được 18.366,34 ha, đạt 120,32% kế hoạch,
giảm 1,2% (giảm 223,38 ha) so với cả năm 2015; năng suất đạt 43,77 tạ/ha, đạt
94,74%; tăng 0,46%; sản lượng đạt 80.398,33 tấn, đạt 113,97%, giảm 0,74
 Cây lâu năm: Về diện tích toàn tỉnh hiện có 23.741,18 ha, tăng 5,17% so
với cùng kỳ năm 2015. Trong đó một số cây trồng chủ yếu sau:
- Cây chè diện tích cho sản phẩm là 8.328 ha, đạt 101,01% kế hoạch, tăng
1,08% so với cùng kỳ năm 2015; năng suất đạt 79,04 tạ/ha, đạt 100,82%, tăng
1,39%; sản lượng đạt 65.819,73 tấn, đạt 101,79%, tăng 2,47%.
- Cây lâu năm khác là 1.030,75 ha, giảm 5,29%.Trong đó:
+ Cây xoài diện tích trồng là 220,05 ha, giảm 0,40%; năng suất đạt 49,07
tạ/ha, tăng 1,58%; sản lượng Cây xoài đạt 1.052,22 tấn, tăng 1,35%.
+ Cây chuối trồng là 1.760,91 ha, tăng 5,65%; Năng suất cây chuối đạt
84,64 tạ/ha, tăng 1,68%; sản lượng cây chuối đạt 13.763,04 tấn, tăng 8,35%. -
Cây thanh long trồng là 132,35 ha, tăng 11,17%; năng suất đạt cây thanh long
đạt 49,70 tạ/ha, tăng 7,05%; sản lượng cây thanh long đạt 473,88 tấn, tăng
28,49%. 10
+ Cây dứa trồng là 27,14 ha, giảm 7,37%; Năng suất cây dứa đạt 45,21
tạ/ha, tăng 2,64%; sản lượng cây dứa đạt 118,18 tấn, tăng 0,33%.
 Về chăn nuôi
a) Về số lượng đàn gia súc, gia cầm
- Đàn trâu: Tổng đàn là 113.722 con, tăng 3,17% (tăng 3.489 con) so với
cùng kỳ năm 2015.
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 14
- Đàn bò: Tổng đàn là 30.240 con, tăng 41,62% (tăng 8.887 con) so với
cùng kỳ năm 2015. Trong đó: Bò lai 11.105 con, bò sữa 3.106 con, bò cái sữa
2.063 con. 12 Nguyên nhân đàn bò tăng so với năm trước là do: Thực hiện
Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ
nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020; Đề án tăng cường
năng lực quản lý nhà nước về giống vật nuôi đến năm 2020 (ban hành Quyết
định số 680/QĐ-BNN-CN ngày 07/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn); thực hiện nhân rộng mô hình nông dân chế biến thức ăn chăn nuôi
theo hướng bán công nghiệp, đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển
chăn nuôi đại gia súc, coi đây là một trong những chương trình kinh tế quan
trọng để nâng cao thu nhập cho người dân và giảm nghèo bền vững ở địa
phương như: Hỗ trợ trâu, bò sinh sản từ Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc
Chương trình 135; từ chính sách theo Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND ngày
22/7/2014 của Hội đồng Nhân dân tỉnh về cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất
hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi và hội, đoàn thể là 797 con (phân bổ
tại các huyện Hàm Yên, Yên Sơn, Chiêm Hóa và thành phố Tuyên Quang); số
còn lại là bò sinh sản và hộ dân mua từ các tỉnh lân cận...
- Đàn lợn: Tổng đàn là 595.730 con, tăng 5,95% (tăng 33.440 con) so với
cùng kỳ năm 2015.
- Đàn gia cầm: Tổng đàn là 5.406,09 nghìn, tăng 4,94% ( tăng 224,32 nghìn
con) so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó: Đàn gà là 4.789,86 nghìn con, tăng
4,72% (tăng 215,86 nghìn con
 Về sản xuất lâm nghiệp (tính đến ngày 15/12/2016)
Để hoàn thành kế hoạch trồng rừng được giao, năm 2015 UBND tỉnh đã
chỉ đạo các ngành chức năng chủ động hướng dẫn và kiểm tra UBND các huyện,
thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan tăng cường thực hiện công tác quản
lý đất lâm nghiệp. Bố trí đất trồng, cây giống, dọn thực bì và cuốc hố... khẩn
trương đẩy nhanh tiến độ triển khai công tác rà soát, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cho các doanh nghiệp và các chủ trồng rừng.
a). Kết quả trồng rừng Toàn tỉnh trồng được 10.937,7 ha, đạt 104,17% kế
hoạch, giảm 24,24% so với cùng kỳ năm 2015. Chia ra:
- Trồng rừng tập trung 10.537,1 ha, đạt 103,81%, giảm 24,02%. Trong đó:
Trồng rừng sản xuất 10.276,4 ha, đạt 103,80% và giảm 25,37%; Trồng rừng
phòng hộ 260,7 ha, đạt 104,28% và giảm 26,25%;
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 15
- Trồng cây phân tán: 733,4 nghìn cây, tương đương 400,6 ha), đạt
114,46%, giảm 29,39%.
b). Khai thác gỗ rừng trồng 14 Toàn tỉnh khai thác được 722.597 m 3 gỗ
(chủ yếu là gỗ rừng trồng), đạt 94,46% kế hoạch, tăng 9,32% so với cùng kỳ
năm 2016, trong đó: Khai thác gỗ lâm trường được 136.557m3 , đạt 116,72%;
khai thác gỗ hộ gia đình là 586.039 m 3 , đạt 90,44%.
c). Công tác quản lý bảo vệ rừng Được các cấp, các ngành chú trọng quan
tâm. Tiếp tục công tác ứng dụng công nghệ thông tin của chi cục kiểm lâm vào
việc bảo vệ, phát triển rừng đã đem lại nhiều kết quả đáng ghi nhận, như phát
hiện nhanh những vụ cháy rừng để xử lý kịp thời. Việc quản lý đất lâm nghiệp
đến từng lô, khoảnh, từng loại cây trong rừng đã chặt chẽ, chi tiết; những vụ
cháy rừng, xâm hại rừng được phát hiện kịp thời …Theo báo cáo của Chi cục
kiểm lâm tỉnh, trong năm 2016 trên địa bàn toàn tỉnh không có vụ cháy rừng nào
xảy ra. Số vụ chặt phá rừng 47 vụ, diện tích rừng bị chặt phá 8,041ha. Xử lý
nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, đã kiểm tra,
phát hiện và xử lý tịch thu 176 phương tiện; 357 m3 gỗ các loại; phạt hành chính
và bán thanh lý tài sản 6.133 triệu đồng (đã thu nộp ngân sách 5.596 triệu đồng).
 Về thuỷ sản
a). Về diện tích nuôi trồng
- Về diện tích nuôi ao hồ: Năm 2016, tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản
toàn tỉnh hiện có 2.985,88 ha tăng 0,32% so với cùng kỳ năm 2015. Chia ra:
Diện tích nuôi thả cá thịt là 2.952,59 ha, tăng 0,25%; diện tích nuôi thủy sản
khác là 1,35 ha, tăng 58,82%; diện tích ươm cá giống là 31,94 ha, tăng 5,34%.
- Nuôi thuỷ sản lồng, bè: Toàn tỉnh hiện có 480 hộ, tăng 5,96% (tăng 27
hộ) so với cùng kỳ năm 2015; số lồng cá là 1.458 lồng, tăng 10,12% (tăng 134
lồng); tổng thể tích nuôi lồng, bè là 26.634,2 m3, tăng 13,30% (tăng 3.126,4
m3). Số lồng, bè và thể tích lồng bè tăng so với cùng kỳ năm 2015 là do người
dân nuôi trồng thủy sản lồng bè đã nhận thức được lợi ích và hiệu quả đem lại
kinh tế cao cho hộ, nên số hộ đầu tư nuôi cá lồng ngày càng tăng nhất là trên
vùng hồ thuỷ điện tăng mạnh với quy mô lớn.
b). Về sản lượng thủy sản Tổng sản lượng thủy sản đạt 7.012,44 tấn, tăng
2,76% so với cùng kỳ năm;
Sản xuất công nghiệp
 Chỉ số phát triển công nghiệp
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 16
- Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 12 so với tháng trước tăng 103,02%.
Nguyên nhân tăng chủ yếu ở hầu hết các ngành kinh tế, trong đó các ngành tăng
cao so với tháng trước là ngành: Khai khoáng tăng 108,26%; công nghiệp chế
biến, chế tạo tăng 162,31%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi
nước tăng 9,97%;... Trong các ngành công nghiệp cấp I duy nhất có ngành cung
cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 5,25%, nguyên
nhân do ngành công nghiệp khai thác, xử lý và cung cấp nước giảm 10,18%,
trong tháng thời tiết chuyển mùa nhu cầu dùng nước cũng giảm so với tháng
trước.
- Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 12 so với cùng kỳ năm 2015 giảm
22,88%. Nguyên nhân giảm chính thuộc các ngành (phân theo ngành cấp II
VISIC 2007) là ngành khai khoáng khác giảm 13,43%; và đặc biệt là ngành sản
xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước giảm 45,51%, nguyên
nhân chính là do tháng 12 năm 2016 thời tiết hanh và khô, lượng mưa thấp dẫn
tới nhu cầp sử dụng, sản lượng điện sản xuất đạt thấp hơn so với cùng kỳ (sản
lượng giảm 16% so với cùng kỳ)...Tuy nhiên vẫn có ngành chỉ số phát triển
công nghiệp tăng cao như ngành sản xuất trang phục tăng 113,82%; nguyên
nhân chính trong tháng các nhà máy trên địa bàn tăng 16 cường sản xuất phục
vụ xuất khẩu (riêng tháng 12 sản phẩm may mặc xuất khẩu đạt trên 2,4 triệu sản
phẩm tăng 39,77% so với cùng kỳ năm 2015).
- Chỉ số cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo: Chỉ số sản xuất
công nghiệp cộng dồn ước từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo giảm 21,08% so
với cùng kỳ năm 2015. Phân theo ngành công nghiệp cấp I: Công nghiệp khai
khoáng giảm 33,67%; công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 12,49%; sản xuất và
phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước giảm 20,76%; cung cấp nước, hoạt
động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,62%; ... 6.2. Sản phẩm công
nghiệp chủ yếu Ước tính kết quả thực hiện tháng 12 năm 2016: Một số sản phẩm
công nghiệp tăng so với cùng kỳ năm 2015 như: Xi măng đạt 106.112 tấn, tăng
21,97%; giấy xuất khẩu đạt 800 tấn, tăng 45,19%; may mặc xuất khẩu đạt 2.460
nghìn cái, tăng 39,77%;... Một số mặt hàng giảm như: Điện sản xuất đạt 42 triệu
kw, giảm 16%; chè chế biến đạt 570 tấn, giảm 39,1%; bột ba rít đạt 5.154 tấn,
giảm 14,1%; bột fenspat nghiền đạt 22.709 tấn, giảm 7,97%; trang in đạt 18
triệu trang, giảm 28%;... Ước tính thực hiện 12 tháng năm 2016: Một số sản
phẩm công nghiệp chủ yếu tăng so với cùng kỳ năm 2015 như: Điện thương
phẩm tăng 1,68%; đường kính trắng tăng 30,88%; bột fenspat nghiền tăng
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 17
15,78%; giấy xuất khẩu tăng 11,04%; feromangan tăng 19,55%; ... Tuy nhiên,
cũng có một số sản phẩm chủ yếu giảm như: Điện sản xuất giảm 25,54%; chè
chế biến giảm 58,24%; bột ba rít giảm 33,85%; bột giấy giảm 14,67%; gạch xây
giảm 36,65%; may mặc xuất khẩu giảm 6,68%; ... Năm 2016, Ban Thường vụ
Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải
pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2020, định hướng đến
năm 2025; Kế hoạch đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản,
sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2016-2020. Kiểm tra,
nắm tình hình sản xuất công nghiệp, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn,
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gắn với nâng cao chất
lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp. Chỉ đạo đẩy
nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án công nghiệp: Nhà máy điện sinh
khối, Nhà máy sản xuất bia Hà Nội, Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi...
Hoạt động thƣơng mại, dịch vụ
 Công tác quản lý nhà nước về thương mại
Năm 2016 thị trường hàng hoá, dịch vụ trên địa bàn tỉnh diễn ra khá sôi
động, nguồn cung dồi dào, hàng hoá đảm bảo lưu thông thông suốt. Để có được
kết quả đó là nhờ vào sự nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền địa phương, các Sở,
Ban, ngành và các huyện, thành phố đã có những giải pháp chủ yếu chỉ đạo và
điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, kiềm chế lạm phát, ổn
định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang
đã có những văn bản chỉ đạo, giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành chức năng,
các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc và hiệu quả, đồng thời tạo
điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp có năng lực thương mại, xuất nhập
khẩu, đầu tư xây dựng trung tâm thương mại, chợ theo quy hoạch.
 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng :
Ước tính thực hiện tháng 12 năm 2016 Đạt 1.089,49 tỷ đồng, tăng 6,11%
so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó:
- Phân theo loại hình kinh tế: Kinh tế nhà nước đạt 72,1 tỷ đồng, tăng
18,77%; kinh tế tập thể đạt 0,79 tỷ đồng, tăng 11,86%; kinh tế cá thể đạt 771,89
tỷ đồng, tăng 1,6%; kinh tế tư nhân đạt 244,71 tỷ đồng, tăng 19%.
- Phân theo ngành hoạt động: Thương nghiệp thực hiện đạt 961,29 tỷ
đồng, tăng 5,63%; lưu trú và ăn uống đạt 93,52 tỷ đồng, tăng 16,43%; dịch vụ
đạt 34,68 tỷ đồng, giảm 4,75%.
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 18
- Phân theo nhóm hàng: Lương thực thực phẩm đạt trên 415,09 tỷ đồng,
tăng 9,29%; gỗ và vật liệu xây dưng đạt trên 96,66 tỷ đồng, tăng 8,83%; phương
tiện đi lai (trừ ô tô, kể cả phụ tùng) đạt trên 37,2 tỷ đồng, tăng 23,88%;... Một số
nhóm hàng hoá tăng là do hiện nay đã bước vào những tháng cuối năm và tết
Nguyên Đán Đinh Dậu 2017 tình hình đi lại, mua bán và trao đổi hàng hoá tăng
làm cho giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sông tăng.
 Ước tính thực hiện 12 tháng đầu năm 2016
Đạt 12.175,62 tỷ đồng, tăng 6,87% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó:
- Phân theo loại hình kinh tế: Kinh tế nhà nước đạt trên 716 tỷ đồng, giảm
8,21%; kinh tế tập thể đạt trên 9,6 tỷ đồng, tăng 38,26%; kinh tế cá thể đạt trên
8.797,2 tỷ đồng, tăng 5,96%; kinh tế tư nhân đạt trên 2.652,5 tỷ đồng, tăng
15,14%. 18
- Phân theo ngành hoạt động: Thương nghiệp thực hiện đạt trên 10.793,7
tỷ đồng, tăng 6,61%; lưu trú và ăn uống đạt trên 985,1 tỷ đồng, tăng 13,54%;
dịch vụ đạt trên 396,7 tỷ đồng, giảm 1,03%.
- Phân theo nhóm hàng: Lương thực, thực phẩm đạt trên 4.757,7 tỷ đồng,
tăng 6,67%; hàng may mặc đạt trên 555,5 tỷ đồng, tăng 6,4%; đồ dùng, dụng cụ
trang thiết bị gia đình đạt trên 717,3 tỷ đồng, tăng 13,38%; gỗ và vật liệu xây
dựng đạt trên 1.145,6 tỷ đồng, tăng 17,64%; phương tiên đi lại (kể cả phụ tùng)
đạt trên 579,8 tỷ đồng tăng 54,71%; nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) đạt trên
280,4 tỷ đồng, tăng 93,48%;... Tuy nhiên mặt hàng xăng dầu các loại đạt trên
1.005,5 tỷ đồng, giảm 25,4%; vật phẩm, văn hoá, giáo dục đạt trên 164,3 tỷ
đồng, giảm 7,98%; ...
I.2.2. Các vấn đề xã hội
1. Dân số, lao động, việc làm và đời sống dân cƣ
- Đánh giá chung về đời sống dân cư tình hình kinh tế - xã hội năm 2016,
trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nhìn chung ổn định, kinh tế phát triển, an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân được nâng lên,
chỉ số giá tiêu dùng năm 2016 so với năm 2015 tăng 5,55%, chỉ số giá của một
số mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân tăng chậm đặc
biết chỉ số giá của một số nhóm hàng như (lương thực, ăn uống ngoài gia đình
giao thông, bưu chính viễn thông) giảm so với cùng kỳ. Đặc biệt giá xăng dầu
tăng đã làm ảnh hưởng đến sản xuất và đáp ứng nhu cầu lưu thông của người
dân. Năm 2016, đời sống của dân cư trong tỉnh gặp không ít khó khăn: Sản xuất
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 19
nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản diễn ra trong điều kiện không được thuận
lợi rét đậm, rét hại xảy ra trên diện rộng nhất là vào thời vụ xuống giống, giữa
vụ sâu bệnh phát sinh; dịch bệnh rải rác xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm; thiên
tai mưa bão liên tục xảy ra, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp,
tác động tới đời sống sinh hoạt của người dân nhất là dân cư khu vực nông thôn.
Trong năm 2016, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 9 vụ thiên tai làm 973,7 ha
diện tích lúa và 709,74 ha diện tích hoa màu bị thiệt hại; 1.405 gia súc, gia cầm
bị chết trong đó: 120 con trâu chết do rét; 40,33 ha diện tích nuôi trồng thủy sản
bị thiệt hại; làm tốc mái 2.596 ngôi nhà và bị sập 18 ngôi nhà. Ước tính tổng giá
trị thiệt hại lên tới trên 26,9 tỷ đồng, không có thiệt hại về người. Trước tình
hình đó Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã kịp thời có các chính sách hỗ trợ cho
các hộ gặp khó khăn về sản xuất nông, lâm nghiệp và hỗ trợ gạo, tiền cho các hộ
thiếu đói trong dịp Tết và trong thời gian giáp hạt, Tỉnh đã chỉ đạo các huyện,
thành phố hỗ trợ giống lúa, ngô cho hộ nghèo, hộ cận nghèo để phát triển sản
xuất.
- Tình hình đời sống cán bộ, công nhân viên chức, người lao động hưởng
lương và giải quyết việc làm. Năm 2016, sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh nhìn chung ổn định, có sự tăng trưởng hơn so với cùng
kỳ năm trước và có những dấu hiệu phục hồi tích cực, các lĩnh vực kinh doanh
của các doanh nghiệp hoạt động đạt kết quả, sản phẩm sản xuất đã tìm được đầu
ra, doanh nghiệp có doanh thu. Do sản xuất phát triển, đời sống của người lao
động được cải thiện, người lao động có lương tuy không cao nhưng cũng vừa đủ
để chi tiêu dùng cho các sản phẩm thiết yếu đảm bảo đời sống.
- Thực trạng đời sống dân cư nông thôn: Sản xuất nông nghiệp năm 2016
tiếp tục được các cơ quan chuyên môn tập trung chỉ đạo cơ sở thực hiện các biện
pháp kỹ thuật thâm canh tiên tiến, đưa giống mới vào sản xuất, bổ sung tăng
cường các nguồn lực phục vụ sản xuất nông nghiệp, tại các huyện, thành phố
UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương, chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất
chi tiết tới xã và tới thôn bản; phân công cán bộ chỉ đạo và thực hiện hỗ trợ kịp
thời cho sản xuất. Mở các lớp tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất, phát tờ rơi
cho các hộ nông dân; tăng cường công tác dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh hại
cây trồng, hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp, phát hiện và phòng trừ
sâu bệnh kịp thời. Tổ chức triển khai thực hiện các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật vào sản xuất hiệu quả, như: Phát triển các mô hình chăn nuôi theo hướng
an toàn, sạch bệnh; nuôi cá Lăng lồng trên hồ, nuôi cá chép ruộng vụ đông, nuôi
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 20
cá rô phi đơn tính, cá bỗng, cá chiên…; tăng cường phối hợp quảng bá liên kết
phát triển thị trường tiêu thụ nội địa, tập trung vào thị trường các thành phố lớn
và các tỉnh lân cận đối với các sản phẩm như: Cam sành Hàm Yên, bưởi Soi Hà,
hồng không hạt Xuân Vân. Triển khai ứng dụng nhiều đề tài chọn giống, khảo
nghiệm cây trồng hiệu quả kinh tế cao, giải pháp tăng năng suất cây trồng, vật
nuôi trên địa bàn tỉnh.
- Công tác giảm nghèo: Theo kết quả Tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo
năm 2015, kết quả toàn tỉnh có 55.827 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 27,81%), 18.050
hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 8,99%). Để tổ chức triển khai thực hiện công tác giảm
nghèo, trong năm 2016. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện
Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016-2020, giao chỉ tiêu kế hoạch giảm tỷ lệ
hộ nghèo năm 2016 với mức giảm 3%. Triển khai thực hiện kế hoạch giảm
nghèo năm 2016, thực hiện kịp thời các chế độ, chính sách đối với hộ nghèo, cận
nghèo, tập trung thực hiện các giải pháp giảm nghèo ở các xã xây dựng nông
thôn mới năm 2016. Ước thực hiện năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,63% (từ
27,81% xuống còn 24,18%).
- Về công tác phòng chống tệ nạn xã hội: Tính đến ngày 30/11/2016 tổng
số người nghiện ma túy và bị phát hiện sử dụng trái phép ma túy trên địa bàn
toàn tỉnh là 999 người, trong đó: Đang cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh –
Giáo dục
- Lao động xã hội tỉnh 07 người; áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường
đồng thời Cai nghiện tại gia đình, cộng đồng 41 người; quản lý sau cai: 277
người; Đang điều trị Metadone 282 người; Quản lý trong trại tạm giam: 63
người; số người sử dụng trái phép chất ma túy đang ở tại gia đình, cộng đồng:
326 người.
2. Công tác an sinh xã hội
Trong năm 2016 tỉnh Tuyên Quang đã giải quyết việc làm cho 21.863 lao
động, đạt 115% kế hoạch. Trong đó: Lao động được tạo việc làm trong các
ngành kinh tế tại tỉnh 15.313 người; lao động đi làm việc tại các tỉnh, thành phố
6.236 người; xuất khẩu lao động 314 người; tư vấn lao động việc làm và học
nghề cho 8.250 lượt người, đạt 102%. tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,48% (từ 27,81%
xuống còn 23,33%), đạt 149,3%; giải quyết đúng, đủ, kịp thời chế độ, chính
sách cho người có công với cách mạng. Vận động, xây dựng và ủng hộ Quỹ Đền
ơn đáp nghĩa cấp tỉnh được 2.979 triệu đồng; (trong đó Quỹ cấp tỉnh: 742 triệu
đồng, Quỹ cấp huyện: 1.327 triệu đồng; Quỹ cấp xã: 910 triệu đồng). Tỉnh đã
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 21
đào tạo nghề Hướng dẫn các huyện, thành phố xây dựng Chương trình Lao động
việc làm.
- Dạy nghề giai đoạn 2016 – 2020. Công tác giáo dục nghề nghiệp ngày càng
được quan tâm, mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp được củng cố và hoàn
thiện với tổng số 15 cơ sở gồm: 01 trường Cao đẳng; 03 trường Trung cấp; 10
trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 01 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Kết quả đã
tuyển sinh và đào tạo cho: 9.681 người đạt 121% kế hoạch, trong đó đào tạo
trình độ trung cấp là 558 người, đạt 112% kế hoạch, đào tạo trình sơ cấp và
thường xuyên là 9.026 người đạt 123% kế hoạch. Tuy nhiên đào tạo ở trình độ
cao đẳng vẫn còn gặp nhiều khó khăn với 97 người đạt 65% so với kế hoạch.
Chính sách đối với người có công với cách mạng: Quan tâm, chăm lo đời sống
của đối tượng người có công với cách mạng, trong năm các huyện, thành phố đã
tổ chức tặng quà cho người có công với cách mạng nhân dịp các ngày Lễ, Tết
năm 2016. Hỗ trợ 50% kinh phí làm mới và sửa chữa nhà ở những người có
công, kết quả hỗ trợ tổng số: 827 nhà, số kinh phí: 12.390 triệu đồng. (Trong đó:
Làm mới: 412 nhà, số kinh phí: 8.240 triệu đồng; Sửa chữa: 415 nhà, số kinh
phí: 4.150 triệu đồng). Tổ chức điều dưỡng người có công năm 2016 cho 1.434
đối tượng. Hoàn thành điều tra và nhập dữ liệu điều tra thông tin 4.309 liệt sĩ,
thân nhân liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ. Tổng hợp kết quả vận động
Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” cấp tỉnh năm 2016 được 597,5 triệu đồng, triển khai
thực hiện chế độ chính sách đối với người có công đảm bảo đúng, đủ, kịp thời.
3. Giáo dục, đào tạo
Năm 2016, Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện rà soát
hệ thống mạng lưới trường lớp các cấp học, đánh giá xếp loại các phòng giáo
dục - đào tạo trong toàn tỉnh; Kế hoạch phát triển hệ thống trường phổ thông dân
tộc bán trú tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016-2020. Tổ chức thi tuyển dụng viên
chức sự nghiệp giáo dục bậc Mầm non và bậc Tiểu học năm 2015. Duy trì, giữ
vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập
giáo dục trung học cơ sở và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Tiếp
tục đầu tư cơ sở vật chất và thực hiện cơ chế, chính sách thu hút giảng viên trình
độ cao và khuyến khích sinh viên Trường Đại học Tân Trào; đề án phát triển
Trường trung học phổ thông Chuyên Tuyên Quang giai đoạn 2011-2020. Tổ
chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế với
tỷ lệ thi đỗ tốt nghiệp đạt 98,8% (năm 2015 đạt 93,55%). Thực hiện tốt các điều
kiện khai giảng năm học năm học 2016-2017, tỷ lệ huy động trẻ đi mẫu giáo đạt
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 22
100%, tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, tỷ lệ huy động học sinh lớp 5 vào lớp
6 là 100%.
4. Tình hình trật tự trị an, an toàn xã hội và an toàn giao thông
Năm 2016 công tác đảm bảo trật tư an toàn giao thông đã được các cấp,
chính quyền và các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm. Sở
giao thông vận tải đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ
công tác đào tạo, sát hạch các giấy phép lai xe mô tô hạng A1, A2 theo đúng quy
định của Bộ Giao thông vận tải, bảo đảm chất lượng sát hạch lái xe. Các chiến
sỹ cảnh sát kiên quyết xử lý, lập biên bản xử phát vi phạm về trật tự an toàn giao
thông, thực hiện lồng ghép với việc ban hành xử phạt vi phạm về trật tự an toàn
giao thông, kết hợp với công tác tuyên truyền, giáo dục đối với người vi phạm,
góp phần nâng cao ý thực trách nhiệm của người tham gia giao thông.
4.1. Về trật tự trị an, an toàn xã hội
- Trật tự trị an, an toàn xã hội tháng 12 năm 2016: Từ ngày 14/11/2016 đến
ngày 13/12/2016, toàn tỉnh đã phát hiện 28 vụ với 52 đối tượng phạm pháp hình
sự; phát hiện 14 vụ và 14 đối tượng phạm pháp tệ nạn ma tuý. So với tháng
trước: Số vụ phạm pháp hình sự giảm 2 vụ, đối tượng phạm tội tăng 19 đối
tượng; số vụ buôn bán, vận chuyển tàng trữ, sử dụng ma tuý trái phép bị phát
hiện tăng 5 vụ, tăng 5 đối tượng phạm tội; số vụ phạm pháp kinh tế giảm 01 vụ
và giảm 5 đối tượng phạm tội.
- Trật tự trị an, an toàn xã hội năm 2016: Từ ngày 14/12/2015 đến ngày
13/12/2016, toàn tỉnh đã phát hiện 5 vụ phạm pháp kinh tế, với 12 đối tượng
phạm tội; 413 vụ với 589 đối tượng phạm pháp hình sự; phát hiện 162 vụ và 182
đối tượng phạm pháp tệ nạn ma tuý. So với cùng kỳ năm trước: Số vụ phạm
pháp tăng 7 đối tượng phạm tội; tăng 49 vụ và giảm 58 đối tượng phạm phám
hình sự; số đối tượng buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng ma tuý trái phép
bị phát hiện tăng 64 vụ và tăng 51 đối tượng.
4.2. Về an toàn giao thông
- An toàn giao thông tháng 12 năm 2016: Trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 5 vụ
tai nạn giao thông, 3 người bị chết, bị thương 8 người, tổng giá trị thiệt hại là 3
triệu đồng; so với tháng trước: Giảm 6 vụ tai nạn giao thông; giảm 4 người bị
thương do tai nan giao thông, giảm 12 triệu đồng về thiệt hại tài sản;
- An toàn giao thông năm 2016: Trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 107 vụ tai nạn
giao thông, làm chết 41 người, bị thương 106 người, tổng giá trị thiệt hại là 420
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 23
triệu đồng; so với cùng kỳ năm trước: Tăng 29 vụ tai nạn giao thông, giảm 3
người chết, tăng 47 người bị thương; tăng 351 triệu đồng về tài sản. Trên đây là
báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 và cả năm 2016. Cục Thống kê
Tuyên Quang trân trọng báo cáo./.
II. Quy mô sản xuất của dự án.
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường:
 Đánh giá nhu cầu thị trƣờng du lịch
+ Tuy kinh tế khó khăn, đi du lịch vẫn còn là một thói quen của đông đảo
người dân các quốc gia. Đóng góp 6% cho tổng GDP toàn thế giới, ngành du
lịch năm 2015 có số lượt khách quốc tế là hơn 1 tỷ lượt khách và dự báo sẽ tiếp
tục tăng trưởng với tốc độ 3,3% để đạt mức 1,8 tỷ lượt khách năm 2030. Trong
đó, đáng lưu ý là các thị trường mới nổi sẽ đạt mức tăng trưởng gấp đôi so với
trước và chiếm hơn một nửa lượng khách du lịch - ước tính với con số khách
đến riêng các thị trường này đạt 1 tỷ lượt vào năm 2030.
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 24
Nguồn: UNWTO (2015)
+ Nhu cầu về sản phẩm du lịch sẽ có sự thay đổi, khách du lịch đang trong
xu hướng thay đổi hành vi từ kiểu “viếng thăm, ngắm cảnh” thông thường tới
các điểm đến mà muốn tìm hiểu sâu hơn về các giá trị và cuộc sống của bản địa
nhằm phát triển bản thân cá nhân của chính mình Các hình thức này đang được
gọi chung là du lịch vì sức khỏe (tinh thần và tâm trí - Wellness Tourism).
+ Ngoài ra, với Việt Nam là một nước có đường bờ biển dài, bên cạnh các
phương thức đi lại của khách du lịch theo truyền thống cần lưu ý một phương
thức đang nổi lên là du lịch bằng tàu biển (cruise) - đã xuất hiện và tập trung ở
một số điểm đến ven biển như Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, Vũng Tàu và Phú
Quốc. Theo một số số liệu, trong năm 2012, Việt Nam đón trên 285.000 lượt du
khách tàu biển – dù mới chiếm khoảng 5% tổng lượng khách du lịch đến Việt
Nam song đây là một xu hướng mới theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới
(UNWTO) trong chiến lược phát triển du lịch tàu biển đến năm 2020.
+ Công nghệ phục vụ du lịch cũng có sự thay đổi- do đặc tính di chuyển
cao, các dịch vụ xúc tiến, bán sản phẩm du lịch cũng sẽ đòi hỏi sự thay đổi theo
yêu cầu của sản phẩm với mức độ phản hồi ngay lập tức để tạo sự hài lòng và
thoải mái cho khách. Một con số thống kê nhanh sơ bộ cho biết giao dịch bán
hàng qua mạng trên toàn thế giới năm 2012 đạt 524 tỷ USD, tăng trưởng với tốc
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 25
độ 8,4% và còn được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng cao hơn nữa- 9,5-10% trong
giai đoạn 5 năm tới đây.
Đi sâu vào các đặc thù của xu hƣớng du lịch, có thể lƣu ý thêm một số
điểm nhƣ sau của thị trƣờng khách quốc tế:
Thứ nhất: Cơ cấu nguồn khách sẽ ngày càng đa dạng:
+ Về khả năng chi tiêu: du lịch đang ngày càng phổ biến, không chỉ những
người giàu có từ các nước phát triển mới đi du lịch mà tất cả các tầng lớp khác,
từ nhiều quốc gia khác nhau cũng tham gia ngày càng đông đảo;
+ Về độ tuổi: người già, người mới nghỉ hưu đi du lịch ngày càng nhiều
nên cần có những chương trình đặc biệt phục vụ nhu cầu về nghỉ dưỡng cho đối
tượng khách này.
+ Về nhân thân: số người độc thân đi du lịch ngày càng tăng.
+ Về giới tính: Những thay đổi về vai trò và trách nhiệm trong gia đình
khiến khách là phụ nữ ngày càng tăng, yêu cầu các cơ sở có những cải tiến, bổ
sung các trang thiết bị, vật dụng và các dịch vụ, lịch trình phù hợp với nhu cầu
của nữ thương nhân.
+ Về loại hình: ngày càng nhiều những nhóm gia đình đăng ký đi du lịch
với sự tham gia của đầy đủ các thành viên của cả ba thế hệ trong gia đình, đặc
biệt các dịp lễ, cuối tuần và kỳ nghỉ hè của trẻ em.
Thứ hai: Xu hƣớng chọn các dịch vụ, hàng hoá bền vững, có nhãn sinh
thái, thân thiện với môi trƣờng.
Đây là xu hướng của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, nhất là khách
đến từ các nước châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật, Thái Lan. Họ có ý thức và nhu cầu cao
về an toàn và sức khoẻ, ngày càng nhiều người muốn quay về với thiên nhiên.
Vì vậy, cần triển khai thực hiện và tập trung tuyên truyền cho các những chương
trình, dịch vụ thân thiện với môi trường.
Thứ ba: ngày càng nhiều người sử dụng thời gian nhàn rỗi và thu nhập để
nghỉ ngơi và hưởng thụ các dịch vụ có lợi cho sức khoẻ và sắc đẹp.
Đáp ứng xu hướng này, cần tạo những khu vực không hút thuốc lá, không
bán và phục vụ rượu mạnh, bổ sung các thực đơn tăng cường rau, củ, quả chứng
minh được nguồn gốc, các món ăn ít béo, đường, calo hoặc ít carbohydrate, các
đồ uống ít calo và ít cafein, tăng cường tổ chức câu lạc bộ sức khoẻ với những
dụng cụ, thiết bị thể thao, phòng tập yoga, sân tennis, bể bơi, bể sục, phòng tắm
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 26
nước khoáng, ngâm thuốc bắc, nơi phơi nắng hoặc các phòng matxa... ; các dịch
vụ du lịch kết hợp chữa bệnh thời đại như các bệnh gut, tiểu đường, tim mạch
..v.v.
Thứ tư: Xu hướng ngày càng tăng nhu cầu khách lựa chọn chương trình du
lịch có sự kết hợp giữa các loại hình du lịch.
Ví dụ: nghỉ biển kết hợp với hội nghị, du lịch khen thưởng kết hợp thăm
dò thị trường, du lịch nghỉ dưỡng ngắn ngày kết hợp với casino..v.v. đòi hỏi các
cơ sở đa dạng hoá các sản phẩm như tạo chương trình nghỉ ngơi tham quan di
tích lịch sử kết hợp thăm trang trại trồng rau, chè và cây ăn quả, tổ chức các hoạt
động giải trí trên biển.
Thứ năm: xu hướng chọn tour du lịch tự thiết kế, đặt chỗ qua mạng; tự lựa
chọn dịch vụ, không đi theo tour trọn gói.
Du lịch mang tính cá nhân nhiều nhất là dịch vụ ăn uống. Vì vậy các doanh
nghiệp lữ hành, vận chuyển, khách sạn thường kết hợp tổ chức các chương trình
chỉ cung ứng một phần dịch vụ du lịch như Hãng Hàng không quốc gia Việt
Nam (Vietnam Airlines) đã tổ chức khá thành công gói sản phẩm Free and Easy
chỉ gồm vé máy bay, dịch vụ đón tiễn sân bay và 3 đêm khách sạn. Nếu có nhu
cầu, khách có thể tiếp tục mua tour lẻ và các dịch vụ khác tại điểm đến. Như
vậy, để hỗ trợ thúc đẩy xu hướng này, cần hỗ trợ nâng cao năng lực tiếp cận thị
trường của các doanh nghiệp, cơ quan xúc tiến du lịch bằng các công cụ cập
nhật theo đời sống hiện đại như các mạng mobile, mạng xã hội như Facebook,
Twitter…
Thứ sáu: Xu hướng đi nghỉ rời xa những nơi đô thị ồn ào, đến những nơi
yên tỉnh, biệt lập. Đây là một xu hướng khiến các điểm du lịch ở các vùng xa
trung tâm đô thị ngày càng đông khách. Như vậy, xuất khẩu của dịch vụ du lịch
có tiềm năng lớn cho những vùng sâu vùng xa và đặc biệt khả năng cùng hỗ trợ
xúc tiến thương mại. Trong thời gian tới cần chú trọng hơn tới xu thế du lịch vì
sức khỏe, vì xu hướng này hiện chưa được nhìn nhận một cách thích đáng trong
các chiến lược phát triển du lịch của tỉnh, vùng và cả nước. Theo đó cần đẩy
mạnh liên kết vùng theo chuỗi cung ứng, hình thành các mô hình giúp phát triển
sản phẩm du lịch mới: du lịch văn hóa, du lịch chăm sóc sức khỏe cá nhân, du
lịch MICE, du lịch tàu biển, định vị du lịch cho từng khu vực.
 Tiềm năng du lịch của Tuyên Quang
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 27
Lượng khách du lịch đến Tuyên Quang từ mức hơn 500.000 lượt vào năm
2010, đến năm 2016 đã đạt hơn 1,4 triệu lượt. Riêng những tháng đầu tiên của
năm 2017, đã có hơn 400.000 lượt khách đến với Tuyên Quang.
Tuyên Quang sở hữu nhiều điều kiện để phát triển tốt các loại hình du lịch,
trong đó nổi bật là Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào; Khu di tích Quốc gia
đặc biệt Kim Bình; Khu du lịch sinh thái Na Hang với diện tích rừng nguyên
sinh rất lớn, với trên 8.000 ha lòng hồ cùng với nhiều hang động, danh lam,
thắng cảnh là điều kiện phát triển du lịch sinh thái, mạo hiểm; Khu du lịch Suối
khoáng Mỹ Lâm với nguồn nước khoáng nóng 680C độc đáo tốt nhất miền Bắc
cùng với hệ sinh thái hài hòa là điều kiện lý tưởng để phát triển du lịch nghỉ
dưỡng; Tuyên Quang là một vùng văn hóa đa hương sắc với nhiều dân tộc anh
em, mỗi một dân tộc lại có những nét văn hóa riêng của mình. Cái riêng kết hợp
cùng với cái chung tạo thành nét độc đáo trong văn hóa tín ngưỡng.
Giống như một bảo tàng văn hoá, kiến trúc nghệ thuật, tôn giáo, tính
ngưỡng, đã và đang là điểm đến ưa thích của khách du lịch tâm linh trong và
ngoài nước. Điểm nổi bật là thành phố Tuyên Quang, nơi có 13 ngôi đền thờ
mẫu “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” và càng ý nghĩa
hơn khi được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của
nhân loại. Đặc biệt, lễ hội Thành Tuyên - điểm nhấn quan trọng trong phát triển
du lịch, quảng bá con người, quê hương Xứ Tuyên đến bạn bè, du khách gần xa
và đã được sách kỷ lục Guinness Việt Nam xác nhận kỷ lục lễ hội có nhiều mô
hình đèn Trung thu độc đáo, lớn nhất Việt Nam. Lễ hội Lồng tông, nghi lễ hát
Then của người Tày; Lễ hội cấp sắc, hát Páo Dung của người Dao; hát Soọng
Cô của người Sán Dìu; hát Sình Ca của người Cao Lan, được công nhận là di
sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, riêng nghi lễ hát Then của người Tày, đang
hoàn thiện hồ sơ để trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại
diện của nhân loại.
Tuy nhiên, hiện Tuyên Quang mới chỉ phát triển mạnh các sản phẩm du
lịch lịch sử, văn hóa - khai thác hệ thống di tích lịch sử cách mạng trong tỉnh.
Được biết, sắp tới Tập đoàn Xây dựng Xuân Trường (Ninh Bình), một trong
số doanh nghiệp có bề dầy kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động du lịch ở Việt
Nam đã khảo sát và có kế hoạch đầu tư phát triển một số loại hình du lịch thế
mạnh của tỉnh, mở ra một triển vọng mới, đánh thức tiềm năng, lợi thế về du lịch
ở Tuyên Quang. Đặc biệt, nhà đầu tư này cam kết cùng với tỉnh sẽ xây dựng hồ
sơ đề nghị UNESCO công nhận Khu du lịch sinh thái huyện Na Hang, Lâm
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 28
Bình là Di sản thiên nhiên thế giới để quảng bá và thu hút du khách. Ngoài ra,
Tuyên Quang và Hà Giang cùng bắt tay nhau hợp tác năm lĩnh vực, trong đó về
lĩnh vực du lịch, 2 bên tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch, khảo sát xây
dựng kết nối tua, tuyến du lịch gắn với phát triển các sản phẩm du lịch mới
nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch.
Theo ông Trần Văn Lương, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, để tạo
môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác cải
cách thủ tục hành chính, loại bỏ tối thiểu 30% các thủ tục hành chính gây phiền
hà cho các nhà đầu tư. Thực hiện tốt cơ chế “Một cửa liên thông” nhằm tạo điều
kiện tối đa về thủ tục hành chính cho nhà đầu tư.
II.2. Quy mô đầu tư của dự án.
Diện tích đất thực hiện dự án : 55 ha, với các hạng mục như sau:
TT Nội dung Diện tích (m²)
1 Cổng chào 350
2 Khu lễ tân
- Điểm bán vé, check in 600
- Nhà giới thiệu sản phẩm 3.000
3 Khu nhà hàng
- Nhà hàng phục vụ ăn uống đặc sản 1.000
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 29
TT Nội dung Diện tích (m²)
- Nhà hàng buffet 500
4 Khu nhà sàn (dân tộc Tày và Dao)
- Nhà sàn hoạt động cộng đồng 2.400
- Nhà tre phục vụ khách đoàn 2.500
5 Khu lưu trú.
- Nhà nghỉ Homestay 1.200
- Khách sạn 3 sao. 2.000
- Khu resort 1.200
8 Khu sân khấu trung tâm
- Sân khấu trong nhà 1.000
- Khuôn viên ngoài trời kết hợp 2.500
9 Khu thể dục - thể thao
- Bể bơi tập thể 2.500
- Sân tenis 1.338
- Sân cầu lông ( 2 sân đôi + 3 sân đơn) 609
- Sân bóng chuyền ( 3 sân) 1.260
- Sân bóng mini (3 sân) 13.818
- Căn tin 1.200
10 Khu vui chơi
- Khu vui chơi ngoài trời 3.200
- Khu vui chơi trong nhà 1.000
11 Khu cắm trại 2.700
- Hệ thống giao thông tổng thể 90.000
- Hệ thống cây xanh, cảnh quan 152.458
- Hệ thống xử lý chất thải rắn 5.000
12 Khu vực thác nước. Trong đó 256.667
- Khu nuôi cá tầm, cá hồi ( tầng 3 thác) 400
-
Vườn hoa đặc trưng vùng miền ( tầng 2
thác)
400
III. Địa điểm và hình thức đầu tƣ xây dựng dự án.
III.1. Địa điểm xây dựng.
Dự án đầu tư “Xây dựng khu du lịch sinh thái thác Bản Ba” tại Tuyên
Quang.thôn Bản Ba, xã Trung Hà, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, nằm ở
phía Tây Bắc của khu bảo tồn thiên nhiên Chạm Chu là dãy núi giáp ranh giữa
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 30
huyện Chiêm Hóa với huyện Hàm Yên của tỉnh Tuyên Quang .
- Phía Đông giáp dãy núi Phiêng Khàng, thôn Bản Ba, xã Trung Hà, huyện
Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang.
- Phía Tây giáp dãy núi Khau Nhoi, thôn Bản Ba, xã Trung Hà, huyện
Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang.
- Phía Nam giáp cánh đồng thôn Bản Ba, xã Trung Hà, huyện Chiêm Hoá,
tỉnh Tuyên Quang.
- Phía Bắc giáp dãy núi Khau Nhoi, xã Đức Xuân, huyện Bắc Quang, tỉnh
Hà Giang.
III.2. Hình thức đầu tư.
Dự án đầu tư theo hình thức xây dựng mới.
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án.
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.
Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất của dự án
TT Nội dung Diện tích (m²) Tỷ lệ
1 Cổng chào 350 0,06%
2 Khu lễ tân
- Điểm bán vé, check in 600 0,11%
- Nhà giới thiệu sản phẩm 3.000 0,55%
3 Khu nhà hàng
- Nhà hàng phục vụ ăn uống đặc sản 1.000 0,18%
- Nhà hàng buffet 500 0,09%
4 Khu nhà sàn (dân tộc Tày và Dao) 0,00%
- Nhà sàn hoạt động cộng đồng 2.400 0,44%
- Nhà tre phục vụ khách đoàn 2.500 0,45%
5 Khu lưu trú. 0,00%
- Nhà nghỉ Homestay 1.200 0,22%
- Khách sạn 3 sao. 2.000 0,36%
- Khu resort 1.200 0,22%
8 Khu sân khấu trung tâm 0,00%
- Sân khấu trong nhà 1.000 0,18%
- Khuôn viên ngoài trời kết hợp 2.500 0,45%
9 Khu thể dục - thể thao 0,00%
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 31
TT Nội dung Diện tích (m²) Tỷ lệ
- Bể bơi tập thể 2.500 0,45%
- Sân tenis 1.338 0,24%
- Sân cầu lông ( 2 sân đôi + 3 sân đơn) 609 0,11%
- Sân bóng chuyền ( 3 sân) 1.260 0,23%
- Sân bóng mini (3 sân) 13.818 2,51%
- Căn tin 1.200 0,22%
10 Khu vui chơi 0,00%
- Khu vui chơi ngoài trời 3.200 0,58%
- Khu vui chơi trong nhà 1.000 0,18%
11 Khu cắm trại 2.700 0,49%
- Hệ thống giao thông tổng thể 90.000 16,36%
- Hệ thống cây xanh, cảnh quan 152.458 27,72%
- Hệ thống xử lý chất thải rắn 5.000 0,91%
12 Khu vực thác nước. Trong đó 256.667 46,67%
- Khu nuôi cá tầm, cá hồi ( tầng 3 thác) 400 0,07%
-
Vườn hoa đặc trưng vùng miền ( tầng 2
thác)
400 0,07%
Tổng cộng 550.000 100,00%
IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.
Các vật tư đầu vào trong quá trình trùng tu, tôn tạo và xây dựng khu du lịch
tại thác Bản Ba đều có bán tại địa phương và trong nước. Vì vậy các nguyên vật
liệu yếu tố đầu vào trong quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp
ứng kịp thời.
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động của dự án sau này, dự
kiến sử dụng nguồn lao động dồi dào tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho
quá trình thực hiện dự án.
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 32
Chƣơng III
PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
I. Phân tích qui mô đầu tƣ.
Bảng tổng hợp danh mục đầu tƣ của dự án
TT Nội dung ĐVT Số lƣợng
I Xây dựng
1 Cổng chào
1,1 Cổng vào chân thác 1 Cái 1
1,2 Cổng ngang chân thác 2 Cái 1
2 Khu lễ tân
- Điểm bán vé, check in m² 600
- Nhà giới thiệu sản phẩm m² 3.000
- Bãi đỗ xe, đón khách m² 2.020
3 Khu nhà hàng
- Nhà hàng phục vụ ăn uống đặc sản m² 1.000
- Nhà hàng buffet m² 500
4 Khu nhà sàn (dân tộc Tày và Dao)
- Nhà sàn hoạt động cộng đồng m² 2.400
- Nhà tre phục vụ khách đoàn m² 2.500
5 Khu lưu trú.
- Nhà nghỉ Homestay m² 1.200
- Khách sạn 3 sao. m² 2.000
- Khu resort m² 1.200
- Sân vườn cảnh quan m² 500
6 Khu làng nghề truyền thống dân tộc m² 5.000
7 Khu trồng rau sạch m² 10.000
8 Khu sân khấu trung tâm
- Sân khấu trong nhà m² 1.000
- Khuôn viên ngoài trời kết hợp m² 2.500
9 Khu thể dục - thể thao
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 33
TT Nội dung ĐVT Số lƣợng
- Bể bơi tập thể m² 2.500
- Sân tenis m² 1.338
- Sân cầu lông ( 2 sân đôi + 3 sân đơn) m² 609
- Sân bóng chuyền ( 3 sân) m² 1.260
- Sân bóng mini (3 sân) m² 13.818
- Căn tin m² 1.200
10 Khu vui chơi
- Khu vui chơi ngoài trời m² 3.200
- Khu vui chơi trong nhà m² 1.000
11 Khu cắm trại m² 2.700
12 Khu nuôi cá tầm, cá hồi ( tầng 3 thác) m² 400
13
Vườn hoa đặc trưng vùng miền ( tầng 2
thác)
m² 400
14 Đường đi dạng bậc đá lên thác kmd 3
15
Cải tạo 3 thác, bể bơi và khu vực hai bên
dòng suối
16 Cầu bê tông Chiếc 2
17
Nhà ga đi, nhà ga đến, khu kỹ thuật, nhà
điều hành của hệ thống cáp treo
m² 1.200
18 Các hạng mục chung
-
Xây dựng các kios bán đồ lưu niệm (50
kios)
m² 1.200
- Nhà văn phòng điều hành m² 3.000
- Nhà ăn, nhà nghỉ công nhân viên m² 4.500
- Khu vệ sinh - thay đồ ( mỗi thác 1 khu) m² 180
- Hệ thống giao thông tổng thể m² 90.000
- Hệ thống cây xanh, cảnh quan m² 152.458
- Hệ thống cấp điện tổng thể HT 1
- Hệ thống thoát nước tổng thể HT 1
- Hệ thống thông tin liên lạc HT 1
- Hệ thống xử lý chất thải rắn m² 5.000
II Thiết bị
1 Hệ thống cáp treo Đồng bộ 1
2 Hệ thống âm thanh, ánh sáng toàn khu Đồng bộ 1
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 34
TT Nội dung ĐVT Số lƣợng
3 Thiết bị bàn ghế các loại Đồng bộ 1
4 Thiết bị phục vụ ẩm thực Đồng bộ 1
5 Thiết bị quản lý điều hành
- Máy in, máy tính Bộ 1
- Hệ thống camera kiểm soát tổng thể Bộ 1
- Hệ thống loa thông báo tổng thể Bộ 1
9 Thiết bị khu dịch vụ khách sạn Đồng bộ 1
10 Thiết bị ẩm thực BBQ
- Bàn ghế các loại Đồng bộ 1
- Thiết bị chế biến và bếp nướng Đồng bộ
1
- Thiết bị tủ kệ, bảo quản, máy thái thịt,… Đồng bộ 1
11 Thiết bị khu vui chơi
- Thiết bị vui chơi ngoài trời
+ Đu quay nhún nữ hoàng Bộ 3
+ Phi cơ Apolo Bộ 2
+ Ngựa quay hoàng gia Bộ 2
+ Đĩa bay thiếu nhi Bộ 3
+ Tàu lượn xoắn Apple Bộ 1
+ Vòng quay mặt trời Bộ 2
- Thiết bị trong nhà
+ Nhà hơi bộ 2
+ Khu trò chơi liên hoàn Bộ 2
+ Thiết bị trò chơi điện tử các loại Bộ 2
12 Mua giống ban đầu
- Cá các loại ( cá tầm cá hồi) Đồng bộ 1
- Hoa các loại Đồng bộ 1
13
Xe 16 chỗ chở cán bộ công nhân viên
chức
Chiếc 2
14 Thiết bị khác Đồng bộ 1
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 35
II. Phân tích lựa chọn phƣơng án kỹ thuật, công nghệ.
Thác Bản Ba là thắng cảnh cấp quốc gia theo quyết định số 08/2007/QĐ -
BVHTT ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Bộ Văn hóa. Phong cảnh hoang sơ với
hệ sinh thái là những cánh rừng cổ thụ vài trăm năm tuổi, thảm thực vật phong
phú, dòng thác đổ xuống tạo nên khung cảnh đẹp như tranh vẽ. Dưới chân thác
nước là những cánh đồng tốt tươi quanh năm. Tất cả đã tạo cho thác Bản Ba một
vẻ đẹp nguyên sơ và đầy thơ mộng. Thác Bản Ba có ba tầng thác. Tầng thác thứ
nhất có tên gọi là Tát Củm, là tầng thác có dáng vẻ hùng vĩ và thơ mộng nhất.
Chân thác là “vực rồng” (tiếng Tày gọi là “vằng tạng” hay “vằng luồng”), nơi có
vách đá giống như hình rồng cuốn, có mạch nước ngầm phun ra giống hình
tượng rồng phun nước hòa với ánh sáng mặt trời tạo ra 7 sắc cầu vồng lung linh
kỳ ảo. Tầng thác thứ 2 có tên gọi là Thác Cao, là tầng thác được chia làm hai
nhánh đổ xuống trông như hai dải lụa trắng tung bay trong không gian giữa núi
rừng. Dưới chân thác có một vực nước trong xanh có tên là “vực quyên”, du
khách có thể đắm mình dưới vùng nước trong xanh và mát mẻ. Trên bờ của tầng
thác này có những phiến đá trông như hình rồng uốn mình nằm phục trên bờ tạo
nên vẻ hoang sơ, kỳ vĩ mà hấp dẫn đến lạ thường. Tầng thác thứ 3 chảy dọc theo
những phiến đá vôi xuống vực sâu có tên gọi là Vực Linh (vực linh thiêng). Tại
đây du khách có thể đắm mình xuống dòng nước trong xanh và mát dịu, lắng
nghe âm thanh của dòng thác đổ và tiếng hót của các loài chim rừng... Với
những nét độc đáo của thác, dự án Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba được thiết
kế dựa trên ý tưởng bảo tồn nét hoang sơ, kĩ vĩ của thác bên cạnh đó cũng xây
dựng nhiều hạng mục công trình để cung cấp các dịch vụ nghỉ dưỡng hiện đại
nhằm mang đến cho du khách một cảm giác thư thái thoải mái, xua tan những
mệt mỏi sau những ngày làm việc căng thẳng.
Đến với khu du lịch sinh thái thác Bản Ba, du khách được chiêm ngưỡng
những cảnh đẹp đầy ấn tượng mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người, những
giờ phút dạo chơi bên dòng thác sẽ mang đến cho du khách một cảm giác thư
thái thoải mái, được khám phá khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình.
Ngăn giữa mỗi tầng thác thường có những vũng nước nhỏ, là nơi để khách
phương xa thỏa thích bơi lội trong làn nước mát lạnh.
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 36
Đặc biệt, trên tầng 2 thác là một vườn hoa với các loại hoa đặc trưng vùng
miền và hồ nuôi cá tầm và cá hồi.
Những ngôi nhà sản của người bản địa là nơi khách nghỉ chân sau những
giờ khám phá thác Bản Ba. Nghỉ dưỡng ở nhà sàn, giữa núi rừng đại ngàn tĩnh
lặng, du khách thực sự đắm chìm trong thiên nhiên miền sơn cước.
Nhiều món ăn đặc sản được phục vụ tại đây, như rau dớn, cá suối nướng,
gà đồi, thịt ướp chua,mắm cá ruộng, xôi ngũ sắc, cơm lam chấm muối vừng ,sắn
nướng...
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 37
Hay được nghe những câu chuyện truyền thuyết gắn liền với dòng thác mà
du khách còn được khám phá được tìm hiểu về phong tục tập quán, làng nghề và
những truyền thuyết mang đậm bản sắc văn hoá của các bà con dân tộc nơi đây.
Các hoạt động đốt lửa trại, giao lưu với đồng bào dân tộc ở địa phương và
tham gia nhiều trò chơi truyền thống như tung còn, đẩy gậy, kéo co...
Đến với thác Bản Ba các bạn còn được nghe những làn điệu then của dân
tộc Tày, sình ca, páo dung của dân tộc Dao và Nùng. Họ cất tiếng hát để làm lên
khí thế tưng bừng làm tan đi mọi mệt mỏi sau những ngày lao động mệt nhọc.
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 38
Bên cạnh đó, dự án cũng đầu tư các công trình hiện đại phục dụ nhu cầu
tham quan nghỉ dưỡng của khách du lịch như:
Khách sạn theo tiêu chuẩn 3 sao trong đó có quán bar và karaoke, cùng khu
spa – massge hiện đại với các dịch vụ đem lại cảm giác thoải mái tiên nghi cho
khách hàng.
Trong khuôn viên khu du lịch, một bể bơi nhân tạo được xây dựng nhằm
phục vụ tối đa nhu cầu của khách du lịch:
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 39
Các sân tennis, sân bóng đá mini phục vụ nhu cầu của du khách yêu thể
thao.
Hệ thống cáp treo từ chân lên đỉnh thác với điểm dừng ở thác 2 và 3, giúp
du khách có thể ngắm nhìn thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ và di chuyển lên tầng
cao của thác một cách dễ dàng.
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 40
Khu vui chơi trong nhà và ngoài trời với các chơi không chỉ hấp dẫn khách
du lịch nhí, mà càng thu hút khách hàng mọi lứa tuổi khác...
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 41
Chƣơng IV
CÁC PHƢƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Phƣơng án giải phóng mặt bằng, tái định cƣ và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ
tầng.
Dự án đầu tư với hình thức thuê đất theo đúng quy định hiện hành. Sau khi
được chấp thuận chủ trương đầu tư, chúng tôi sẽ tiến hành thực hiện các bước về
đất theo quy định.
II. Các phƣơng án xây dựng công trình.
STT Nội dung ĐVT Số lƣợng
I Xây dựng
1 Cổng chào
1,1 Cổng vào chân thác 1 Cái 1
1,2 Cổng ngang chân thác 2 Cái 1
2 Khu lễ tân
- Điểm bán vé, check in m² 600
- Nhà giới thiệu sản phẩm m² 3.000
- Bãi đỗ xe, đón khách m² 2.020
3 Khu nhà hàng
- Nhà hàng phục vụ ăn uống đặc sản m² 1.000
- Nhà hàng buffet m² 500
4 Khu nhà sàn (dân tộc Tày và Dao)
- Nhà sàn hoạt động cộng đồng m² 2.400
- Nhà tre phục vụ khách đoàn m² 2.500
5 Khu lưu trú.
- Nhà nghỉ Homestay m² 1.200
- Khách sạn 3 sao. m² 2.000
- Khu resort m² 1.200
- Sân vườn cảnh quan m² 500
6 Khu làng nghề truyền thống dân tộc m² 5.000
7 Khu trồng rau sạch m² 10.000
8 Khu sân khấu trung tâm
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 42
STT Nội dung ĐVT Số lƣợng
- Sân khấu trong nhà m² 1.000
- Khuôn viên ngoài trời kết hợp m² 2.500
9 Khu thể dục - thể thao
- Bể bơi tập thể m² 2.500
- Sân tenis m² 1.338
- Sân cầu lông ( 2 sân đôi + 3 sân đơn) m² 609
- Sân bóng chuyền ( 3 sân) m² 1.260
- Sân bóng mini (3 sân) m² 13.818
- Căn tin m² 1.200
10 Khu vui chơi
- Khu vui chơi ngoài trời m² 3.200
- Khu vui chơi trong nhà m² 1.000
11 Khu cắm trại m² 2.700
12 Khu nuôi cá tầm, cá hồi ( tầng 3 thác) m² 400
13 Vườn hoa đặc trưng vùng miền ( tầng 2 thác) m² 400
14 Đường đi dạng bậc đá lên thác kmd 3
15 Cải tạo 3 thác, bể bơi và khu vực hai bên dòng suối
16 Cầu bê tông Chiếc 2
17
Nhà ga đi, nhà ga đến, khu kỹ thuật, nhà điều hành
của hệ thống cáp treo
m² 1.200
18 Các hạng mục chung
- Xây dựng các kios bán đồ lưu niệm (50 kios) m² 1.200
- Nhà văn phòng điều hành m² 3.000
- Nhà ăn, nhà nghỉ công nhân viên m² 4.500
- Khu vệ sinh - thay đồ ( mỗi thác 1 khu) m² 180
- Hệ thống giao thông tổng thể m² 90.000
- Hệ thống cây xanh, cảnh quan m² 152.458
- Hệ thống cấp điện tổng thể HT 1
- Hệ thống thoát nước tổng thể HT 1
- Hệ thống thông tin liên lạc HT 1
- Hệ thống xử lý chất thải rắn m² 5.000
II Thiết bị
1 Hệ thống cáp treo
Đồng
bộ
1
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 43
STT Nội dung ĐVT Số lƣợng
2 Hệ thống âm thanh, ánh sáng toàn khu
Đồng
bộ
1
3 Thiết bị bàn ghế các loại
Đồng
bộ 1
4 Thiết bị phục vụ ẩm thực
Đồng
bộ
1
5 Thiết bị quản lý điều hành
- Máy in, máy tính Bộ 1
- Hệ thống camera kiểm soát tổng thể Bộ 1
- Hệ thống loa thông báo tổng thể Bộ 1
9 Thiết bị khu dịch vụ khách sạn
Đồng
bộ
1
10 Thiết bị ẩm thực BBQ
- Bàn ghế các loại
Đồng
bộ
1
- Thiết bị chế biến và bếp nướng
Đồng
bộ
1
- Thiết bị tủ kệ, bảo quản, máy thái thịt,…
Đồng
bộ
1
11 Thiết bị khu vui chơi
- Thiết bị vui chơi ngoài trời
+ Đu quay nhún nữ hoàng Bộ 3
+ Phi cơ Apolo Bộ 2
+ Ngựa quay hoàng gia Bộ 2
+ Đĩa bay thiếu nhi Bộ 3
+ Tàu lượn xoắn Apple Bộ 1
+ Vòng quay mặt trời Bộ 2
- Thiết bị trong nhà
+ Nhà hơi bộ 2
+ Khu trò chơi liên hoàn Bộ 2
+ Thiết bị trò chơi điện tử các loại Bộ 2
12 Mua giống ban đầu
- Cá các loại ( cá tầm cá hồi)
Đồng
bộ
1
- Hoa các loại
Đồng
bộ
1
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 44
STT Nội dung ĐVT Số lƣợng
13 Xe 16 chỗ chở cán bộ công nhân viên chức Chiếc 2
14 Thiết bị khác
Đồng
bộ
1
II.1. Phƣơng án tổ chức thực hiện.
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý triển khai thực hiện và thành lập bộ phận điều
hành hoạt động của dự án theo mô hình sau:
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án.
 Lập và phê duyệt dự án trong năm 2018.
 Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và khai thác dự án.
Ban quản lý khu du lịch
Khối văn phòng Khối điều hành
Tài chính
kế toán
Phòng vật
tƣ
Công Ty TNHH Sông Gâm
Tổ chức
hành chính
Marketing Phòng bảo
vệ
Phòng nhân sự
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 45
Chƣơng V
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG
CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG
I. Đánh giá tác động môi trƣờng.
I.1. Giới thiệu chung
Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu
tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng dự án và khu
vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để
nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường
và cho xây dựng khi dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu
chuẩn môi trường.
I.2. Các quy định và các hƣớng dẫn về môi trƣờng.
Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam tháng 06 năm 2005.
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 2006 về
việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi
trường.
Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của chính phủ về quản lý chất
thải rắn.
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 2 năm 2008 về
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8
năm 2006 cuả Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của luật Bảo vệ Môi trường.
Nghị định 117/2009/NĐ-CP của chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Thông tư số 05/2008/ TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày
18/12/2008 về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc hướng dẫn điều
kiện hành nghề, thủ tục lập hồ sơ, đăng ký cấp phép hành nghề, mã số quản lý
chất thải nguy hại.
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 46
Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành
Danh mục chất thải nguy hại kèm theo Danh mục chất thải nguy hại.
Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ
Tài Nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt Nam về
Môi trường và bãi bỏ áp dụng một số các Tiêu chuẩn đã quy định theo quyết
định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ
KHCN và Môi trường.
I.3. Các tiêu chuẩn về môi trƣờng áp dụng cho dự án
Để tiến hành thiết kế và thi công Dự án đòi hỏi phải đảm bảo được đúng
theo các tiêu chuẩn môi trường sẽ được liệt kê sau đây.
- Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí : QCVN
05:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung
quanh, tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo QĐ 3733/2002/QĐ-BYT 10/10/2002
của Bộ trưởng bộ Y Tế, QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
- Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng nước: QCVN 14:2008/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn : QCVN 26:2010/BTNMT Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
II. Các nguồn có khả năng gây ô nhiễm và các chất gây ô nhiễm
II.1 Nguồn gây ra ô nhiễm
 Chất thải rắn
 Rác thải trong quá trình thi công xây dựng trung tâm điều hành và các
công trình phụ trợ đi kèm: các loại bao bì đựng nguyên vật liệu như giấy và một
lượng nhỏ các loại bao nilon, đất đá do các hoạt động đào đất xây dựng.
 Sự rơi vãi vật liệu như đá, cát, ... trong quá trình vận chuyển của các
thiết bị chuyên dụng đến nơi xây dựng.
 Vật liệu dư thừa và các phế liệu thải ra.
 Chất thải sinh hoạt của lực lượng nhân công lao động tham gia thi
công.
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 47
 Chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động dự án đến từ khách
tham quan.
 Chất thải là chất hữu cơ như thức ăn dư thừa, chất thải vô cơ như túi
nilon, bào bì…phát sinh trong quá trình vận hành khách sạn, nhà hàng.
 Chất thải khí
 Chất thải khí là nguồn gây ô nhiễm chính cho bầu khí quyển, khí thải
có thể phát ra từ các hoạt động trong các quá trình thi công từ giai đoạn chuẩn bị
nguyên vật liệu và tiến thành thi công trùng tu tôn tạo. Chủ yếu là khí thải phát
sinh do hoạt động của động cơ máy móc thi công cơ giới, phương tiện vận
chuyển vật tư dụng cụ, thiết bị phục vụ cho thi công.
 Trong giai đoạn vận hành, hầu như dự án không phát ra chất thải khí.
 Chất thải lỏng
Chất thải lỏng có ảnh hưởng trực tiếp đến vệ sinh môi trường trong khu vực
xây dựng khu biệt thự gây ảnh hưởng đến môi trường lân cận. Chất thải lỏng của
dự án gồm có nước thải từ quá trình xây dựng và nước thải sinh hoạt của công
nhân.
 Dự án chỉ sử dụng nước trong các quá trình phối trộn nguyên vật liệu
và một lượng nhỏ dùng cho việc tưới đường, tưới đất để giữ ẩm và hạn chế bụi
phát tán vào môi trường xung quanh. Lượng nước thải từ quá trình xây dựng chỉ
gồm các loại chất trơ như đất cát, không mang các hàm lượng hữu cơ, các chất ô
nhiễm thấm vào lòng đất.
 Nước thải sinh hoạt của của công nhân trong giai đoạn thi công rất ít,
chủ yếu là nước tắm rửa đơn thuần và một phần rất nhỏ các hoạt động vệ sinh
khác vì trong quá trình xây dựng hầu hết tất cả công nhân xây dựng không ở lại,
chỉ có một hoặc hai người ở lại bảo quản vật tư.
 Trong quá trình vận hành, chất thải lỏng hầu như đến từ khách sạn và
nhà hàng trong vùng.
 Tiếng ồn
 Gây ra những ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh làm giảm khả năng
tập trung và giảm năng suất lao động. Tiếng ồn có thể sinh ra theo những con
đường sau nhưng phải được kiểm soát và duy trì ở trong khoảng 80 – 85dBA
theo tiêu chuẩn quy định, tiếng ồn có thể phát sinh từ những nguồn.
Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 48
 Động cơ, máy móc, và những thiết bị phục vụ xây dựng, lắp đặt.
 Trong quá trình lao động như gò, hàn các chi tiết kim loại, và khung
kèo sắt … và quá trình đóng, tháo côppha, giàn giáo, vận chuyển vật liệu…
 Từ động cơ máy nén khí, bơm, máy phát điện …
 Trong quá trình vậ hành, tiếng ồn là không đáng kể.
 Bụi và khói
 Khi hàm lượng bụi và khói vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ra những
bệnh về đường hô hấp làm giảm khả năng lao động của công nhân. Bụi và khói
được sinh ra từ những lý do sau:
 Từ các hoạt động chuyên chở vật liệu, tập kết đổ vật liệu đến nơi xây
dựng.
 Từ các đống tập kết vật liệu.
 Từ các hoạt động đào bới san lấp.
 Từ quá trình thi công: quá trình phối trộn nguyên vật liệu, quá trình
đóng tháo côppha…
II.2.Mức độ ảnh hƣởng tới môi trƣờng
 Ảnh hƣởng đến chất lƣợng không khí:
Chất lượng không khí của khu vực xây dựng sẽ chịu ít nhiều biến đổi do
các hoạt động thực thi Dự án. Tuy nhiên, trong hai giai đoạn thi công xây dựng
và tháo dỡ công trình ngưng hoạt động, khói bụi và khí thải là tác nhân ô nhiễm
đáng chú ý nhất. Khí thải sinh ra từ các động cơ máy móc chủ yếu là khí NOx,
CO, CO2, SO2....Lượng khí thải phát sinh bởi hoạt động riêng rẽ các loại máy
móc đạt tiêu chuẩn kỹ thuật là không đáng kể, trong điều kiện môi trường làm
việc thông thoáng ngoài trời thì mức độ ảnh hưởng trực tiếp đến con người là
không đáng kể tuy nhiên khi hàm lượng cao nó sẽ là tác nhân gây ra những ô
nhiễm cho môi trường và con người như: khí SO2 hoà tan được trong nước nên
dễ phản ứng với cơ quan hô hấp người và động vật.
 Ảnh hƣởng đến giao thông
Hoạt động của các loại phương tiện vận tải phục vụ dự án sẽ làm gia tăng
mật độ lưu thông trên các tuyến đường vào khu vực, mang theo những bụi bẩn
DỰ ÁN THÁC TẢN BA
DỰ ÁN THÁC TẢN BA
DỰ ÁN THÁC TẢN BA
DỰ ÁN THÁC TẢN BA
DỰ ÁN THÁC TẢN BA
DỰ ÁN THÁC TẢN BA
DỰ ÁN THÁC TẢN BA
DỰ ÁN THÁC TẢN BA
DỰ ÁN THÁC TẢN BA
DỰ ÁN THÁC TẢN BA
DỰ ÁN THÁC TẢN BA
DỰ ÁN THÁC TẢN BA
DỰ ÁN THÁC TẢN BA
DỰ ÁN THÁC TẢN BA
DỰ ÁN THÁC TẢN BA
DỰ ÁN THÁC TẢN BA
DỰ ÁN THÁC TẢN BA
DỰ ÁN THÁC TẢN BA

More Related Content

What's hot

Du an du lich sinh thai ket hop nong nghiep 0918755356
Du an du lich sinh thai ket hop nong nghiep 0918755356Du an du lich sinh thai ket hop nong nghiep 0918755356
Du an du lich sinh thai ket hop nong nghiep 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Báo cáo nghiên cứu khả thi tiểu dự án phát triển thủy lợi phục vụ nông nghiệp...
Báo cáo nghiên cứu khả thi tiểu dự án phát triển thủy lợi phục vụ nông nghiệp...Báo cáo nghiên cứu khả thi tiểu dự án phát triển thủy lợi phục vụ nông nghiệp...
Báo cáo nghiên cứu khả thi tiểu dự án phát triển thủy lợi phục vụ nông nghiệp...nataliej4
 
dự án khu du lịch sinh thái nghĩ dưỡng 0918755356
dự án khu du lịch sinh thái nghĩ dưỡng 0918755356dự án khu du lịch sinh thái nghĩ dưỡng 0918755356
dự án khu du lịch sinh thái nghĩ dưỡng 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án năng lượng mặt trời 0918755356
Dự án năng lượng mặt trời  0918755356Dự án năng lượng mặt trời  0918755356
Dự án năng lượng mặt trời 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp với du lịch trải nghiệm 0918755356
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp với du lịch trải nghiệm 0918755356Dự án trồng cây dược liệu kết hợp với du lịch trải nghiệm 0918755356
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp với du lịch trải nghiệm 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARMDỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARMduan viet
 

What's hot (20)

Thuyết minh dự án Khu biệt thự Sandbay Lagi tỉnh Bình Thuận | duanviet.com.v...
Thuyết minh dự án Khu biệt thự Sandbay Lagi tỉnh Bình Thuận  | duanviet.com.v...Thuyết minh dự án Khu biệt thự Sandbay Lagi tỉnh Bình Thuận  | duanviet.com.v...
Thuyết minh dự án Khu biệt thự Sandbay Lagi tỉnh Bình Thuận | duanviet.com.v...
 
Du an du lich sinh thai ket hop nong nghiep 0918755356
Du an du lich sinh thai ket hop nong nghiep 0918755356Du an du lich sinh thai ket hop nong nghiep 0918755356
Du an du lich sinh thai ket hop nong nghiep 0918755356
 
Dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Năng lượng mặt trời Phương A...
Dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Năng lượng mặt trời Phương A...Dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Năng lượng mặt trời Phương A...
Dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Năng lượng mặt trời Phương A...
 
Nhà máy tái chế và xử lý chất thải Phú Quốc - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Nhà máy tái chế và xử lý chất thải Phú Quốc - www.duanviet.com.vn - 0918755356Nhà máy tái chế và xử lý chất thải Phú Quốc - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Nhà máy tái chế và xử lý chất thải Phú Quốc - www.duanviet.com.vn - 0918755356
 
Báo cáo nghiên cứu khả thi tiểu dự án phát triển thủy lợi phục vụ nông nghiệp...
Báo cáo nghiên cứu khả thi tiểu dự án phát triển thủy lợi phục vụ nông nghiệp...Báo cáo nghiên cứu khả thi tiểu dự án phát triển thủy lợi phục vụ nông nghiệp...
Báo cáo nghiên cứu khả thi tiểu dự án phát triển thủy lợi phục vụ nông nghiệp...
 
Đề tài: Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ODA, HAY
Đề tài: Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ODA, HAYĐề tài: Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ODA, HAY
Đề tài: Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ODA, HAY
 
dự án khu du lịch sinh thái nghĩ dưỡng 0918755356
dự án khu du lịch sinh thái nghĩ dưỡng 0918755356dự án khu du lịch sinh thái nghĩ dưỡng 0918755356
dự án khu du lịch sinh thái nghĩ dưỡng 0918755356
 
Dự án đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng resort tân thuận đông | Lập dự án Việt | ...
Dự án đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng resort tân thuận đông | Lập dự án Việt | ...Dự án đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng resort tân thuận đông | Lập dự án Việt | ...
Dự án đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng resort tân thuận đông | Lập dự án Việt | ...
 
Dự án năng lượng mặt trời 0918755356
Dự án năng lượng mặt trời  0918755356Dự án năng lượng mặt trời  0918755356
Dự án năng lượng mặt trời 0918755356
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...
 
20210115 thuyet minh santory
20210115  thuyet minh santory20210115  thuyet minh santory
20210115 thuyet minh santory
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu cây trồng Công nghệ cao tỉnh Ni...
Thuyết minh dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu cây trồng Công nghệ cao tỉnh Ni...Thuyết minh dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu cây trồng Công nghệ cao tỉnh Ni...
Thuyết minh dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu cây trồng Công nghệ cao tỉnh Ni...
 
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp với du lịch trải nghiệm 0918755356
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp với du lịch trải nghiệm 0918755356Dự án trồng cây dược liệu kết hợp với du lịch trải nghiệm 0918755356
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp với du lịch trải nghiệm 0918755356
 
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARMDỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO Q-FARM
 
Thuyết minh dự án đầu tư Khu du lịch Sandbay Hoàng Hà tỉnh Bình Thuận | duan...
Thuyết minh dự án đầu tư Khu du lịch Sandbay Hoàng Hà tỉnh Bình Thuận  | duan...Thuyết minh dự án đầu tư Khu du lịch Sandbay Hoàng Hà tỉnh Bình Thuận  | duan...
Thuyết minh dự án đầu tư Khu du lịch Sandbay Hoàng Hà tỉnh Bình Thuận | duan...
 
Xây dựng Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Kết Hợp Du Lịch Locamex tỉnh Kiên Gian...
Xây dựng Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Kết Hợp Du Lịch Locamex tỉnh Kiên Gian...Xây dựng Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Kết Hợp Du Lịch Locamex tỉnh Kiên Gian...
Xây dựng Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Kết Hợp Du Lịch Locamex tỉnh Kiên Gian...
 
Thuyết minh dự án Bệnh viện chuẩn đoán y khoa kỹ thuật cao tỉnh Tiền Giang |...
 Thuyết minh dự án Bệnh viện chuẩn đoán y khoa kỹ thuật cao tỉnh Tiền Giang |... Thuyết minh dự án Bệnh viện chuẩn đoán y khoa kỹ thuật cao tỉnh Tiền Giang |...
Thuyết minh dự án Bệnh viện chuẩn đoán y khoa kỹ thuật cao tỉnh Tiền Giang |...
 
Tư vấn lập dự án Resort Safe Dwelling tại An Giang | duanviet.com.vn | 091875...
Tư vấn lập dự án Resort Safe Dwelling tại An Giang | duanviet.com.vn | 091875...Tư vấn lập dự án Resort Safe Dwelling tại An Giang | duanviet.com.vn | 091875...
Tư vấn lập dự án Resort Safe Dwelling tại An Giang | duanviet.com.vn | 091875...
 
Du an-nmsx-nuoc-yen
Du an-nmsx-nuoc-yenDu an-nmsx-nuoc-yen
Du an-nmsx-nuoc-yen
 
Thuyết minh dự án Chế biến Nam Dược tỉnh Quảng Ngãi 0918755356
Thuyết minh dự án Chế biến Nam Dược tỉnh Quảng Ngãi  0918755356Thuyết minh dự án Chế biến Nam Dược tỉnh Quảng Ngãi  0918755356
Thuyết minh dự án Chế biến Nam Dược tỉnh Quảng Ngãi 0918755356
 

Similar to DỰ ÁN THÁC TẢN BA

Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng Bắc Giang - www.la...
Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng Bắc Giang - www.la...Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng Bắc Giang - www.la...
Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng Bắc Giang - www.la...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Khu du lịch sinh thái Phương Anh tỉnh Đồng Nai - PICC - www.lapduandautu.vn 0...
Khu du lịch sinh thái Phương Anh tỉnh Đồng Nai - PICC - www.lapduandautu.vn 0...Khu du lịch sinh thái Phương Anh tỉnh Đồng Nai - PICC - www.lapduandautu.vn 0...
Khu du lịch sinh thái Phương Anh tỉnh Đồng Nai - PICC - www.lapduandautu.vn 0...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Khu biệt thự du lịch nghỉ dưỡng Phước Gia An - Bà Rịa Vũng Tàu - www.lapduand...
Khu biệt thự du lịch nghỉ dưỡng Phước Gia An - Bà Rịa Vũng Tàu - www.lapduand...Khu biệt thự du lịch nghỉ dưỡng Phước Gia An - Bà Rịa Vũng Tàu - www.lapduand...
Khu biệt thự du lịch nghỉ dưỡng Phước Gia An - Bà Rịa Vũng Tàu - www.lapduand...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Sinh Thái Tân Mỹ Hiệp | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư - d...
Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Sinh Thái Tân Mỹ Hiệp | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư - d...Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Sinh Thái Tân Mỹ Hiệp | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư - d...
Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Sinh Thái Tân Mỹ Hiệp | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư - d...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Nghỉ Dưỡng Reort Tân Thuận Đông | Dịch Vụ Lập Dự Án ...
Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Nghỉ Dưỡng Reort Tân Thuận Đông | Dịch Vụ Lập Dự Án ...Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Nghỉ Dưỡng Reort Tân Thuận Đông | Dịch Vụ Lập Dự Án ...
Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Nghỉ Dưỡng Reort Tân Thuận Đông | Dịch Vụ Lập Dự Án ...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Khu du lịch sinh thái Tân Mỹ Hiệp tỉnh Bình Định | PICC www.lapduandautu.vn 0...
Khu du lịch sinh thái Tân Mỹ Hiệp tỉnh Bình Định | PICC www.lapduandautu.vn 0...Khu du lịch sinh thái Tân Mỹ Hiệp tỉnh Bình Định | PICC www.lapduandautu.vn 0...
Khu du lịch sinh thái Tân Mỹ Hiệp tỉnh Bình Định | PICC www.lapduandautu.vn 0...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Du an khu du lịch sinh thai 0918755356
Du an khu du lịch sinh thai 0918755356Du an khu du lịch sinh thai 0918755356
Du an khu du lịch sinh thai 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án Khu du lịch sinh thái Vĩnh Khang tỉnh Quảng Ninh | lapduandautu.vn - 09...
Dự án Khu du lịch sinh thái Vĩnh Khang tỉnh Quảng Ninh | lapduandautu.vn - 09...Dự án Khu du lịch sinh thái Vĩnh Khang tỉnh Quảng Ninh | lapduandautu.vn - 09...
Dự án Khu du lịch sinh thái Vĩnh Khang tỉnh Quảng Ninh | lapduandautu.vn - 09...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHU BIỆT THỰ DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG PHƯỚC GIA AN
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHU BIỆT THỰ DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG PHƯỚC GIA AN THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHU BIỆT THỰ DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG PHƯỚC GIA AN
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHU BIỆT THỰ DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG PHƯỚC GIA AN nataliej4
 

Similar to DỰ ÁN THÁC TẢN BA (20)

Dự án thác bản ba final
Dự án thác bản ba finalDự án thác bản ba final
Dự án thác bản ba final
 
Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng Bắc Giang 0918755356
Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng Bắc Giang 0918755356Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng Bắc Giang 0918755356
Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng Bắc Giang 0918755356
 
Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng Bắc Giang - www.la...
Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng Bắc Giang - www.la...Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng Bắc Giang - www.la...
Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng Bắc Giang - www.la...
 
Khu du lịch sinh thái Phương Anh tỉnh Đồng Nai - PICC - www.lapduandautu.vn 0...
Khu du lịch sinh thái Phương Anh tỉnh Đồng Nai - PICC - www.lapduandautu.vn 0...Khu du lịch sinh thái Phương Anh tỉnh Đồng Nai - PICC - www.lapduandautu.vn 0...
Khu du lịch sinh thái Phương Anh tỉnh Đồng Nai - PICC - www.lapduandautu.vn 0...
 
Khu biệt thự du lịch nghỉ dưỡng Phước Gia An - Bà Rịa Vũng Tàu - www.lapduand...
Khu biệt thự du lịch nghỉ dưỡng Phước Gia An - Bà Rịa Vũng Tàu - www.lapduand...Khu biệt thự du lịch nghỉ dưỡng Phước Gia An - Bà Rịa Vũng Tàu - www.lapduand...
Khu biệt thự du lịch nghỉ dưỡng Phước Gia An - Bà Rịa Vũng Tàu - www.lapduand...
 
Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Sinh Thái Tân Mỹ Hiệp | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư - d...
Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Sinh Thái Tân Mỹ Hiệp | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư - d...Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Sinh Thái Tân Mỹ Hiệp | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư - d...
Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Sinh Thái Tân Mỹ Hiệp | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư - d...
 
Dự án thuyết minh khu dịch vụ Tân Việt Đức | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án thuyết minh khu dịch vụ Tân Việt Đức | duanviet.com.vn | 0918755356Dự án thuyết minh khu dịch vụ Tân Việt Đức | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án thuyết minh khu dịch vụ Tân Việt Đức | duanviet.com.vn | 0918755356
 
Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Nghỉ Dưỡng Reort Tân Thuận Đông | Dịch Vụ Lập Dự Án ...
Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Nghỉ Dưỡng Reort Tân Thuận Đông | Dịch Vụ Lập Dự Án ...Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Nghỉ Dưỡng Reort Tân Thuận Đông | Dịch Vụ Lập Dự Án ...
Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Nghỉ Dưỡng Reort Tân Thuận Đông | Dịch Vụ Lập Dự Án ...
 
Khu du lịch Resort Sapa - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381
Khu du lịch Resort Sapa - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381Khu du lịch Resort Sapa - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381
Khu du lịch Resort Sapa - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381
 
Khu du lịch sinh thái Tân Mỹ Hiệp tỉnh Bình Định - www.duanviet.com.vn - 0918...
Khu du lịch sinh thái Tân Mỹ Hiệp tỉnh Bình Định - www.duanviet.com.vn - 0918...Khu du lịch sinh thái Tân Mỹ Hiệp tỉnh Bình Định - www.duanviet.com.vn - 0918...
Khu du lịch sinh thái Tân Mỹ Hiệp tỉnh Bình Định - www.duanviet.com.vn - 0918...
 
Khu du lịch sinh thái Tân Mỹ Hiệp tỉnh Bình Định | PICC www.lapduandautu.vn 0...
Khu du lịch sinh thái Tân Mỹ Hiệp tỉnh Bình Định | PICC www.lapduandautu.vn 0...Khu du lịch sinh thái Tân Mỹ Hiệp tỉnh Bình Định | PICC www.lapduandautu.vn 0...
Khu du lịch sinh thái Tân Mỹ Hiệp tỉnh Bình Định | PICC www.lapduandautu.vn 0...
 
Dự án Khu du lịch sinh thái Vĩnh Khang tỉnh Quảng Ninh | duanviet.com.vn | 0...
 Dự án Khu du lịch sinh thái Vĩnh Khang tỉnh Quảng Ninh | duanviet.com.vn | 0... Dự án Khu du lịch sinh thái Vĩnh Khang tỉnh Quảng Ninh | duanviet.com.vn | 0...
Dự án Khu du lịch sinh thái Vĩnh Khang tỉnh Quảng Ninh | duanviet.com.vn | 0...
 
Du an khu du lịch sinh thai 0918755356
Du an khu du lịch sinh thai 0918755356Du an khu du lịch sinh thai 0918755356
Du an khu du lịch sinh thai 0918755356
 
Dự án Khu biệt thự Du lịch Nghỉ dưỡng Phước Gia An tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 091...
Dự án Khu biệt thự Du lịch Nghỉ dưỡng Phước Gia An tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 091...Dự án Khu biệt thự Du lịch Nghỉ dưỡng Phước Gia An tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 091...
Dự án Khu biệt thự Du lịch Nghỉ dưỡng Phước Gia An tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 091...
 
Dự án Khu du lịch sinh thái Vĩnh Khang tỉnh Quảng Ninh | lapduandautu.vn - 09...
Dự án Khu du lịch sinh thái Vĩnh Khang tỉnh Quảng Ninh | lapduandautu.vn - 09...Dự án Khu du lịch sinh thái Vĩnh Khang tỉnh Quảng Ninh | lapduandautu.vn - 09...
Dự án Khu du lịch sinh thái Vĩnh Khang tỉnh Quảng Ninh | lapduandautu.vn - 09...
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHU BIỆT THỰ DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG PHƯỚC GIA AN
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHU BIỆT THỰ DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG PHƯỚC GIA AN THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHU BIỆT THỰ DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG PHƯỚC GIA AN
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHU BIỆT THỰ DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG PHƯỚC GIA AN
 
Xây dựng công viên lịch sử văn hóa dân tộc TPHCM - duanviet.com.vn - 0918755356
Xây dựng công viên lịch sử văn hóa dân tộc TPHCM - duanviet.com.vn - 0918755356Xây dựng công viên lịch sử văn hóa dân tộc TPHCM - duanviet.com.vn - 0918755356
Xây dựng công viên lịch sử văn hóa dân tộc TPHCM - duanviet.com.vn - 0918755356
 
Thuyết minh dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái kết hợp nuôi trồng thủy sản P...
Thuyết minh dự án đầu tư  Khu du lịch sinh thái kết hợp nuôi trồng thủy sản P...Thuyết minh dự án đầu tư  Khu du lịch sinh thái kết hợp nuôi trồng thủy sản P...
Thuyết minh dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái kết hợp nuôi trồng thủy sản P...
 
Thuyết minh dự án Khu du lịch Resort Dự Án Việt Sapa | duanviet.com.vn | 091...
Thuyết minh dự án Khu du lịch Resort Dự Án Việt Sapa  | duanviet.com.vn | 091...Thuyết minh dự án Khu du lịch Resort Dự Án Việt Sapa  | duanviet.com.vn | 091...
Thuyết minh dự án Khu du lịch Resort Dự Án Việt Sapa | duanviet.com.vn | 091...
 
Khu du lịch Homestay kết hợp
Khu du lịch Homestay kết hợp Khu du lịch Homestay kết hợp
Khu du lịch Homestay kết hợp
 

More from duan viet

DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂY
DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂYDỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂY
DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂYduan viet
 
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆSƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆduan viet
 
DỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃI
DỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃIDỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃI
DỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃIduan viet
 
NHÀ MÁY TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI GIA LAI
NHÀ MÁY TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI GIA LAINHÀ MÁY TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI GIA LAI
NHÀ MÁY TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI GIA LAIduan viet
 
DỰ ÁN CHĂN NUÔI TRỒNG TRỌT _ QUẢNG TRỊ
DỰ ÁN CHĂN NUÔI TRỒNG TRỌT _ QUẢNG TRỊDỰ ÁN CHĂN NUÔI TRỒNG TRỌT _ QUẢNG TRỊ
DỰ ÁN CHĂN NUÔI TRỒNG TRỌT _ QUẢNG TRỊduan viet
 
Dự án truong sinh
Dự án truong sinhDự án truong sinh
Dự án truong sinhduan viet
 
Dự án truong sinh
Dự án truong sinhDự án truong sinh
Dự án truong sinhduan viet
 
Du an nha may cafe watermark
Du an nha may cafe watermarkDu an nha may cafe watermark
Du an nha may cafe watermarkduan viet
 
Dự án khu du lịch sinh thái
Dự án khu du lịch sinh tháiDự án khu du lịch sinh thái
Dự án khu du lịch sinh tháiduan viet
 
Dự án dược liệu watermark
Dự án dược liệu watermarkDự án dược liệu watermark
Dự án dược liệu watermarkduan viet
 
Dự án dược liệu
Dự án dược liệuDự án dược liệu
Dự án dược liệuduan viet
 
Du an rac ninh binh
Du an rac ninh binh Du an rac ninh binh
Du an rac ninh binh duan viet
 
Dự án căn hộ
Dự án căn hộDự án căn hộ
Dự án căn hộduan viet
 
Dự án gio linh
Dự án gio linh  Dự án gio linh
Dự án gio linh duan viet
 
Dự án heo thái nguyên
Dự án heo thái nguyênDự án heo thái nguyên
Dự án heo thái nguyênduan viet
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trườngBáo cáo đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trườngduan viet
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trườngBáo cáo đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trườngduan viet
 
Du an cong nghe cao yu na
Du an cong nghe cao yu na Du an cong nghe cao yu na
Du an cong nghe cao yu na duan viet
 
LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNGLẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNGduan viet
 
ĐTM TÔN THẤT ĐẠM
ĐTM TÔN THẤT ĐẠMĐTM TÔN THẤT ĐẠM
ĐTM TÔN THẤT ĐẠMduan viet
 

More from duan viet (20)

DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂY
DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂYDỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂY
DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ SƠ CHẾ RAU CỦ QUẢ TÂN QUÝ TÂY
 
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆSƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ
 
DỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃI
DỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃIDỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃI
DỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃI
 
NHÀ MÁY TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI GIA LAI
NHÀ MÁY TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI GIA LAINHÀ MÁY TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI GIA LAI
NHÀ MÁY TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI GIA LAI
 
DỰ ÁN CHĂN NUÔI TRỒNG TRỌT _ QUẢNG TRỊ
DỰ ÁN CHĂN NUÔI TRỒNG TRỌT _ QUẢNG TRỊDỰ ÁN CHĂN NUÔI TRỒNG TRỌT _ QUẢNG TRỊ
DỰ ÁN CHĂN NUÔI TRỒNG TRỌT _ QUẢNG TRỊ
 
Dự án truong sinh
Dự án truong sinhDự án truong sinh
Dự án truong sinh
 
Dự án truong sinh
Dự án truong sinhDự án truong sinh
Dự án truong sinh
 
Du an nha may cafe watermark
Du an nha may cafe watermarkDu an nha may cafe watermark
Du an nha may cafe watermark
 
Dự án khu du lịch sinh thái
Dự án khu du lịch sinh tháiDự án khu du lịch sinh thái
Dự án khu du lịch sinh thái
 
Dự án dược liệu watermark
Dự án dược liệu watermarkDự án dược liệu watermark
Dự án dược liệu watermark
 
Dự án dược liệu
Dự án dược liệuDự án dược liệu
Dự án dược liệu
 
Du an rac ninh binh
Du an rac ninh binh Du an rac ninh binh
Du an rac ninh binh
 
Dự án căn hộ
Dự án căn hộDự án căn hộ
Dự án căn hộ
 
Dự án gio linh
Dự án gio linh  Dự án gio linh
Dự án gio linh
 
Dự án heo thái nguyên
Dự án heo thái nguyênDự án heo thái nguyên
Dự án heo thái nguyên
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trườngBáo cáo đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trườngBáo cáo đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
 
Du an cong nghe cao yu na
Du an cong nghe cao yu na Du an cong nghe cao yu na
Du an cong nghe cao yu na
 
LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNGLẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
 
ĐTM TÔN THẤT ĐẠM
ĐTM TÔN THẤT ĐẠMĐTM TÔN THẤT ĐẠM
ĐTM TÔN THẤT ĐẠM
 

DỰ ÁN THÁC TẢN BA

  • 1. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba.
  • 2. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------    ---------- DỰ ÁN ĐẦU TƢ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC BẢN BA CHỦ ĐẦU TƢ CÔNG TY TNHH SÔNG GÂM Giám đốc ĐƠN VỊ TƢ VẤN CÔNG TY CP TƢ VẤN ĐẦU TƢ DỰ ÁN VIỆT Tổng Giám đốc TRẦN VĂN KẾT NGUYỄN VĂN MAI
  • 3. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 3 MỤC LỤC CHƢƠNG I.......................................................................................................... 6 MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 6 I. Giới thiệu về chủ đầu tư............................................................................. 6 II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án...................................................................... 6 III. Sự cần thiết xây dựng dự án.................................................................... 6 IV. Các căn cứ pháp lý.................................................................................. 7 V. Mục tiêu dự án.......................................................................................... 8 V.1. Mục tiêu chung...................................................................................... 8 V.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 9 Chƣơng II........................................................................................................... 10 ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN........................................... 10 I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.................................... 10 I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.............................................. 10 I.2. Điều kiện xã hội vùng dự án................................................................. 12 II. Quy mô sản xuất của dự án. ................................................................... 23 II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường:............................................................... 23 II.2. Quy mô đầu tư của dự án..................................................................... 28 III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án...................................... 29 III.1. Địa điểm xây dựng............................................................................. 29 III.2. Hình thức đầu tư................................................................................. 30 IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ........ 30 IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.......................................................... 30 IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án... 31 Chƣơng III ......................................................................................................... 32 PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ....................................... 32 I. Phân tích qui mô đầu tư........................................................................... 32
  • 4. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 4 II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. .............................. 35 Chƣơng IV.......................................................................................................... 41 CÁC PHƢƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .................................................... 41 I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng...................................................................................................................... 41 II. Các phương án xây dựng công trình. ..................................................... 41 II.1. Phương án tổ chức thực hiện............................................................... 44 IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án..... 44 Chƣơng V........................................................................................................... 45 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG................................. 45 I. Đánh giá tác động môi trường................................................................. 45 I.1. Giới thiệu chung ................................................................................... 45 I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường.................................... 45 I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án................................ 46 II. Các nguồn có khả năng gây ô nhiễm và các chất gây ô nhiễm.............. 46 II.1 Nguồn gây ra ô nhiễm .......................................................................... 46 II.2.Mức độ ảnh hưởng tới môi trường....................................................... 48 II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường... 49 IV. Kết luận................................................................................................. 51 Chƣơng VI.......................................................................................................... 52 TỔNG VỐN ĐẦU TƢ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ................................................................................................................ 52 I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án. .............................................. 52 III. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án........................................ 59 1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ................................................. 59 2. Phương án vay..................................................................................... 60 3. Các thông số tài chính của dự án......................................................... 61 3.1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay................................................................... 61
  • 5. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 5 3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. .......................... 61 3.3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.................... 62 3.5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)...................................... 63 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 64 I. Kết luận.................................................................................................... 64 II. Đề xuất và kiến nghị............................................................................... 64 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN .... 65
  • 6. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 6 CHƢƠNG I MỞ ĐẦU I. Giới thiệu về chủ đầu tƣ. Chủ đầu tư : CÔNG TY TNHH SÔNG GÂM Tháng 01/2018 Mã số doanh nghiệp : 5000207589. Đại diện pháp luật: TRẦN VĂN KẾT Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Địa chỉ trụ sở: Tổ luộc 1, Thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, Việt Nam. Chủ đầu tư : Công ty TNHH Sông Gâm Địa điểm : xã Trung Hà, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang. II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án. Tên dự án: Đầu tư Khu du lịch sinh thái Thác Bản Ba. Địa điểm xây dựng: xã Trung Hà, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang. Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác dự án. Tổng mức đầu tư: 4.213.643.413.000 đồng. Trong đó: +Vốn tự có (tự huy động): 572.347.810.000 đồng. +Vốn vay tín dụng : 3.641.295.603.000 đồng. III. Sự cần thiết xây dựng dự án. Là tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch với nhiều loại hình du lịch, Tuyên Quang đã và đang trở thành điểm đến của đông đảo du khách trong và ngoài nước. Những năm qua, Tuyên Quang đã trở thành địa chỉ du lịch được nhiều du khách biết đến trên bản đồ du lịch Việt Nam. Không chỉ đến một lần, nhiều du khách đã coi Tuyên Quang là điểm đến quen thuộc trong mỗi chuyến hành trình về với thiên nhiên. Với phương châm hết lòng phục vụ khách hàng, các khu, điểm du trong tỉnh đã và đang chiếm được cảm tình, sự yêu mến, tin cậy của du khách gần xa.
  • 7. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 7 Năm 2010, lượng khách du lịch đến Tuyên Quang mới chỉ đạt mức hơn 500.000 lượt, đến năm 2016 đã đạt hơn 1,4 triệu lượt. Những tháng đầu tiên của năm 2017 đã có hơn 400.000 lượt khách đến với Tuyên Quang. Với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển,Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 tiếp tục xác định “Khai thác tiềm năng để phát triển du lịch” là 1 trong 3 khâu đột phá với mục tiêu đến năm 2020. Tuyên Quang có nhiều tiềm năng lớn để phát triển du lịch, nhất là các sản phẩm du lịch lịch sử, văn hóa - khai thác hệ thống di tích lịch sử cách mạng. Hiện nay Tuyên Quang mới chỉ phát triển mạnh các sản phẩm du lịch lịch sử, văn hóa - khai thác hệ thống di tích lịch sử cách mạng trong tỉnh, hạt nhân là Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào. Ngoài ra, sản phẩm du lịch tâm linh cũng được xem là thế mạnh hiện nay và đang thu hút được lượng lớn khách nội địa, nhất là ở các đền thờ Mẫu; du lịch sinh thái tại huyện Nà Hang, khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - Bản Bung, các làng văn hóa dân tộc Tày, Dao, Mông... Tuy nhiên, du lịch kết hợp nghỉ dưỡng tại tỉnh vẫn còn thiếu và yếu. Thác Bản Ba đã được công nhận là Di tích Quốc gia vào năm 2007 và là một trong những điểm đến của những người yêu thích thiên nhiên và khám phá mạo hiểm. Chính vì vậy, chúng tôi đã phối hợp với Dự Án Việt tiến hành nghiên cứu và lập dự án "Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba". IV. Các căn cứ pháp lý. Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
  • 8. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 8 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Quyết định số 2426/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025. Kế hoạch ngày 23 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang về Phát triển du lịch Tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016-2020. V. Mục tiêu dự án. V.1. Mục tiêu chung. - Phát triển du lịch gắn kết chặt chẽ với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, khôi phục các lễ hội, làng nghề truyền thống; phát triển các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, nhất là đặc sản của địa phương phục vụ phát triển kinh tế và phục vụ nhu cầu du lịch. - Khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch địa phương trong mối tương quan với vùng, cả nước trên trường quốc tế. Qua đó, xác định mô hình đặc trưng, có tính hấp dẫn cao để góp phần thúc đẩy du lịch Tuyên Quang phát triển. -Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái. Từ đó, góp phần tuyên truyền cho khách du lịch nội địa cũng như du khách quốc tế về vấn đề bảo tồn, tình yêu thiên nhiên. - Phát triển du lịch Tuyên Quang vừa truyền thống vừa hiện đại để phát huy các giá trị văn hoá dân gian của các dân tộc góp phần đa dạng sản phẩm du lịch. - Góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong vùng và tạo ra một địa điểm vui chơi, du lịch sinh thái lành mạnh cho
  • 9. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 9 người dân địa phương cũng như du khách trong và ngoài nước. - Đóng góp ngân sách cho địa phương thông qua thuế nhằm đầu tư vào các lợi ích chung của toàn xã hội. V.2. Mục tiêu cụ thể. Bên cạnh, tôn tạo lại thác có chiều dài gần 3500 km, xây dựng hệ thống bậc thang cho khách tham quan thuận lợi, tránh được rủi ro khi tham quan thác, xây dựng hồ nuôi cá ở tầng thác 3 và vườn hoa đặc trưng vùng miền ở tấng thác thứ 2. Dự án “ Xây dựng khu du lịch sinh thái thác Bản Ba” xây dựng các hạng mục khác để phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước như: + Nhà hàng phục vụ các món ăn đặc sản vùng miền. + Khu sinh hoạt cộng đồng. + Khu làng nghề truyền thống. + Hệ thống cáp treo dài khoảng 3 km. + Khu nhà sàn theo phong các của dân tộc Tày và Dao bản địa, resort, khách sạn 3 sao tích hợp các tiện ích thu hút khách du lịch đến nghỉ dưỡng như khu spa – massage, khu bar- cà phê, karaoke… + Khu vui chơi giải trí thể dục thể thao như sân tenis, cầu lông, sân bóng đá, bóng chuyền, khu vui chơi ngoài trời và trong nhà với các trò chơi hấp dẫn như tàu lượn, vòng quay mặt trời… Khi dự án đi vào hoạt động ổn định dự kiến hằng thu hút hơn 60 vạn khách tham quan du lịch.
  • 10. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 10 Chƣơng II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Đông Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 165 km, có toạ độ địa lý 21o 30’- 22o 40’ vĩ độ Bắc và 103o 50’-1050 40’ kinh độ Đông. + Phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang. + Phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên. + Phía Tây giáp tỉnh Yên Bái. + Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Địa hình của Tuyên Quang khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối, đặc biệt ở phía Bắc tỉnh. Phía Nam tỉnh, địa hình thấp dần, ít bị chia cắt hơn, có nhiều đồi núi và thung lũng chạy dọc theo các sông. Có thể chia Tuyên Quang thành 3 vùng địa hình sau: (1) vùng núi phía Bắc tỉnh gồm các huyện Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên và phía Bắc huyện Yên Sơn, độ cao phổ biến từ 200 – 600 m và giảm dần xuống phía Nam, độ dốc trung bình 250 , (2) vùng đồi núi giữa tỉnh gồm: phía Nam huyện Yên Sơn, thị xã Tuyên Quang và phía Bắc huyện Sơn Dương, độ cao trung bình dưới 500 m và hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ dốc thấp dần dưới 250 , (3) vùng đồi núi phía Nam tỉnh là vùng thuộc phía Nam huyện Sơn Dương, mang đặc điểm địa hình trung du. Khí hậu: Khí hậu Tuyên Quang được chia thành 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông; trong đó mùa Đông khô, lạnh và mùa Hạ nóng, ẩm, mưa nhiều. Lượng mưa trung bình năm 1.500mm - 1.800mm, nhiệt độ trung bình 22ᵒ C - 24ᵒ C, độ ẩm bình quân năm 85%. Diện tích đất tự nhiên 5.867km². Nền đất có kết cấu tốt nên thuận lợi cho các công trình công nghiệp và kết cấu hạ tầng. Độ ẩm bình quân năm là 85%. Tuyên Quang có 3 sông lớn chảy qua đó là: Sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy. Sông Lô có đoạn chảy qua tỉnh dài 145 km, lưu lượng lớn nhất 11.700 m3 /giây, lưu lượng nhỏ nhất 128 m3 /giây. Đây là đường thuỷ nối Tuyên Quang với các tỉnh khác liền kề và có khả năng vận tải với các xà lan, tàu thuyền có sức chứa hàng chục tấn vào mùa khô và hàng trăm
  • 11. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 11 tấn vào mùa mưa; sông Gâm, đoạn chảy qua tỉnh dài 170 km, có khả năng vận tải đường thuỷ, nối các huyện Na Hang, Chiêm Hoá với tỉnh lỵ; sông Phó Đáy, đoạn chảy trên địa phận Tuyên Quang dài 84 km. Ngoài ra, Tuyên Quang còn có các sông nhỏ khác liên kết với nhau thành mạng lưới theo lưu vực 3 sông chính. Đây là nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, đồng thời chứa đựng tiềm năng phát triển thuỷ điện; Trên sông Gâm, tại Na Hang có nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang với công suất 342 MW. Tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên đất: Do điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều làm lớp vỏ phong hoá của đất Tuyên Quang tương đối dày, cộng với thảm thực vật còn khá có tác dụng bảo vệ mặt đất nên sự thoái hoá của đất ở mức độ nhẹ. Đất Tuyên Quang có các nhóm chính: đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, diện tích 389.834 ha, chiếm 67,2% diện tích tự nhiên; đất vàng nhạt trên đá cát, có diện tích 66.986 ha, chiếm 11,55%; đất đỏ vàng trên đá macma, diện tích 24.168 ha, chiếm 4,17% diện tích; đất vàng đỏ trên đá biến chất, diện tích 22.602 ha, chiếm 3,89%; đất phù sa ven suối, diện tích 9.621 ha, chiếm 1,66%; đất dốc tụ - thung lũng, diện tích 8.002 ha, chiếm 1,38%; ngoài ra còn có một số loại đất khác chiếm diện tích nhỏ: đất nâu vàng, đất mun vàng nhạt, đất nâu đỏ; đất phù sa không được bồi đắp… Tóm lại, tài nguyên đất của Tuyên Quang hết sức phong phú về chủng loại, chất lượng tương đối tốt, đặc biệt là các huyện phía nam, thích ứng với các loại cây trồng. Tài nguyên rừng: Tổng diện tích rừng Tuyên Quang có khoảng 357.354 ha, trong đó rừng tự nhiên là 287.606 ha và rừng trồng là 69.737 ha. Độ che phủ của rừng đạt trên 51%. Rừng tự nhiên đại bộ phận giữ vai trò phòng hộ 213.849 ha, chiếm 74,4% diện tích rừng hiện có. Rừng đặc dụng 44.840 ha, chiếm 15,6%, còn lại là rừng sản xuất 28.917 ha, chiếm 10,05%. Có thể nói, về cơ bản rừng tự nhiên Tuyên Quang có trữ lượng gỗ còn rất thấp, việc hạn chế khai thác lâm sản sẽ hợp với thực trạng tài nguyên rừng. Tuy nhiên, Tuyên Quang vẫn còn hơn 15.378 ha rừng tre, nứa tự nhiên. Trong tổng diện tích rừng trồng có 44.057 ha rừng trồng cho mục đích sản xuất với các loại như: thông, mỡ, bạch đàn, keo, bồ đề… Tuyên Quang có khả năng phát triển kinh tế lâm nghiệp, đồng thời phát triển rừng trên diện tích đồi, núi chưa sử dụng khoảng 120.965 ha Tuyên Quang có 02 khu bảo tồn thiên nhiên: Khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - Bản Bung thuộc huyện Na Hang và khu Cham Chu thuộc huyện Hàm Yên.
  • 12. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 12 Tài nguyên khoáng sản: Tuyên Quang có nhiều loại khoáng sản khác nhau nhưng phần lớn có quy mô nhỏ, phân tán, khó khăn trong việc khai thác. - Ba rít: Ðã phát hiện được 24 điểm có ba rít thuộc các huyện Sơn Dương, Yên Sơn và Chiêm Hoá có trữ lượng trên 2 triệu tấn. - Măng gan: Tập trung chủ yếu ở các huyện Chiêm Hoá và một điểm ở huyện Na Hang. Hiện có 2 điểm ở huyện Chiêm Hoá đã thăm dò với trữ lượng khoảng 3,2 triệu tấn. - Ăngtymoan: Ðã phát hiện 15 điểm có ăngtymoan ở các huyện Chiêm Hoá , Na Hang và Yên Sơn . Thăm dò 4 điểm tại Chiêm Hoá có trữ lượng 1,2 triệu tấn. - Ðá vôi: ước lượng ở Tuyên Quang có hàng tỷ m3 đáng chú ý nhất là hai mỏ đá vôi Tràng Ðà trữ lượng khoảng trên 1 tỷ tấn có hàm lượng cao từ 49 - 54% đủ tiêu chuẩn sản xuất xi măng mác cao; mỏ đá trắng Bạch Mã ở huyện Hàm Yên có trữ lượng khoảng 100 triệu m3 là nguyên liệu tốt để sản xuất đá ốp lát tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Có thể khẳng định rằng nguồn đá vôi của Tuyên Quang khá dồi dào là loại khoáng sản có khả năng khai thác tốt nhất trong các loại khoáng sản để tạo ra một loại sản phẩm chủ lực. - Ðất sét: Ðất sét được thấy ở nhiều nơi thuộc thị xã Tuyên Quang, trong đó đáng chú ý nhất mỏ sét bên cạnh mỏ đá vôi Tràng Ðà được dùng để sản xuất xi măng. Ngoài các loại khoáng sản trên, Tuyên Quang còn nhiều khoáng sản như vonfram, pirít, kẽm, cao lanh, sét chịu lửa, nước khoáng, vàng, cát, sỏi ... đang được khai thác với quy mô nhỏ. I.2. Điều kiện xã hội vùng dự án. I.2.1. Thực trạng kinh tế - xã hội. Năm 2016, kinh tế của tỉnh Tuyên Quang tiếp tục duy trì phát triển, các chỉ tiêu tăng khá so với cùng kỳ; nông lâm nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa; các dịch vụ phát triển ổn định; hệ thống kết cấu hạ tầng tiếp tục được chú trọng đầu tư; giáo dục, y tế, thực hiện chính sách xã hội có nhiều tiến bộ, nhất là công tác chăm lo cho người nghèo, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; an sinh xã hội, quốc phòng - an ninh được giữ vững. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, một số sản
  • 13. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 13 phẩm công nghiệp tăng trưởng thấp so với kế hoạch; tiến độ triển khai một số dự án công nghiệp, giao thông, xây dựng còn chậm chưa đảm bảo kế hoạch. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản  Nông nghiệp  Cây hàng năm: Diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm sơ bộ cả năm 2016 gieo trồng được 100.537,49 ha, giảm 1,7% (giảm 1.733,96 ha) so với cả năm 2015. - Cây lúa: Diện tích gieo trồng được 45.127,47 ha, đạt 102,2% kế hoạch, giảm 0,97% (giảm 441,82 ha) so với cả năm 2015; năng suất đạt 58,5 tạ/ha đạt 98,32%, tăng 0,09%; Sản lượng đạt 263.997,17 tấn, đạt 100,53% giảm 0,88%. - Cây ngô: Diện tích trồng ngô được 18.366,34 ha, đạt 120,32% kế hoạch, giảm 1,2% (giảm 223,38 ha) so với cả năm 2015; năng suất đạt 43,77 tạ/ha, đạt 94,74%; tăng 0,46%; sản lượng đạt 80.398,33 tấn, đạt 113,97%, giảm 0,74  Cây lâu năm: Về diện tích toàn tỉnh hiện có 23.741,18 ha, tăng 5,17% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó một số cây trồng chủ yếu sau: - Cây chè diện tích cho sản phẩm là 8.328 ha, đạt 101,01% kế hoạch, tăng 1,08% so với cùng kỳ năm 2015; năng suất đạt 79,04 tạ/ha, đạt 100,82%, tăng 1,39%; sản lượng đạt 65.819,73 tấn, đạt 101,79%, tăng 2,47%. - Cây lâu năm khác là 1.030,75 ha, giảm 5,29%.Trong đó: + Cây xoài diện tích trồng là 220,05 ha, giảm 0,40%; năng suất đạt 49,07 tạ/ha, tăng 1,58%; sản lượng Cây xoài đạt 1.052,22 tấn, tăng 1,35%. + Cây chuối trồng là 1.760,91 ha, tăng 5,65%; Năng suất cây chuối đạt 84,64 tạ/ha, tăng 1,68%; sản lượng cây chuối đạt 13.763,04 tấn, tăng 8,35%. - Cây thanh long trồng là 132,35 ha, tăng 11,17%; năng suất đạt cây thanh long đạt 49,70 tạ/ha, tăng 7,05%; sản lượng cây thanh long đạt 473,88 tấn, tăng 28,49%. 10 + Cây dứa trồng là 27,14 ha, giảm 7,37%; Năng suất cây dứa đạt 45,21 tạ/ha, tăng 2,64%; sản lượng cây dứa đạt 118,18 tấn, tăng 0,33%.  Về chăn nuôi a) Về số lượng đàn gia súc, gia cầm - Đàn trâu: Tổng đàn là 113.722 con, tăng 3,17% (tăng 3.489 con) so với cùng kỳ năm 2015.
  • 14. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 14 - Đàn bò: Tổng đàn là 30.240 con, tăng 41,62% (tăng 8.887 con) so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó: Bò lai 11.105 con, bò sữa 3.106 con, bò cái sữa 2.063 con. 12 Nguyên nhân đàn bò tăng so với năm trước là do: Thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020; Đề án tăng cường năng lực quản lý nhà nước về giống vật nuôi đến năm 2020 (ban hành Quyết định số 680/QĐ-BNN-CN ngày 07/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); thực hiện nhân rộng mô hình nông dân chế biến thức ăn chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp, đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc, coi đây là một trong những chương trình kinh tế quan trọng để nâng cao thu nhập cho người dân và giảm nghèo bền vững ở địa phương như: Hỗ trợ trâu, bò sinh sản từ Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135; từ chính sách theo Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014 của Hội đồng Nhân dân tỉnh về cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi và hội, đoàn thể là 797 con (phân bổ tại các huyện Hàm Yên, Yên Sơn, Chiêm Hóa và thành phố Tuyên Quang); số còn lại là bò sinh sản và hộ dân mua từ các tỉnh lân cận... - Đàn lợn: Tổng đàn là 595.730 con, tăng 5,95% (tăng 33.440 con) so với cùng kỳ năm 2015. - Đàn gia cầm: Tổng đàn là 5.406,09 nghìn, tăng 4,94% ( tăng 224,32 nghìn con) so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó: Đàn gà là 4.789,86 nghìn con, tăng 4,72% (tăng 215,86 nghìn con  Về sản xuất lâm nghiệp (tính đến ngày 15/12/2016) Để hoàn thành kế hoạch trồng rừng được giao, năm 2015 UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng chủ động hướng dẫn và kiểm tra UBND các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan tăng cường thực hiện công tác quản lý đất lâm nghiệp. Bố trí đất trồng, cây giống, dọn thực bì và cuốc hố... khẩn trương đẩy nhanh tiến độ triển khai công tác rà soát, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp và các chủ trồng rừng. a). Kết quả trồng rừng Toàn tỉnh trồng được 10.937,7 ha, đạt 104,17% kế hoạch, giảm 24,24% so với cùng kỳ năm 2015. Chia ra: - Trồng rừng tập trung 10.537,1 ha, đạt 103,81%, giảm 24,02%. Trong đó: Trồng rừng sản xuất 10.276,4 ha, đạt 103,80% và giảm 25,37%; Trồng rừng phòng hộ 260,7 ha, đạt 104,28% và giảm 26,25%;
  • 15. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 15 - Trồng cây phân tán: 733,4 nghìn cây, tương đương 400,6 ha), đạt 114,46%, giảm 29,39%. b). Khai thác gỗ rừng trồng 14 Toàn tỉnh khai thác được 722.597 m 3 gỗ (chủ yếu là gỗ rừng trồng), đạt 94,46% kế hoạch, tăng 9,32% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó: Khai thác gỗ lâm trường được 136.557m3 , đạt 116,72%; khai thác gỗ hộ gia đình là 586.039 m 3 , đạt 90,44%. c). Công tác quản lý bảo vệ rừng Được các cấp, các ngành chú trọng quan tâm. Tiếp tục công tác ứng dụng công nghệ thông tin của chi cục kiểm lâm vào việc bảo vệ, phát triển rừng đã đem lại nhiều kết quả đáng ghi nhận, như phát hiện nhanh những vụ cháy rừng để xử lý kịp thời. Việc quản lý đất lâm nghiệp đến từng lô, khoảnh, từng loại cây trong rừng đã chặt chẽ, chi tiết; những vụ cháy rừng, xâm hại rừng được phát hiện kịp thời …Theo báo cáo của Chi cục kiểm lâm tỉnh, trong năm 2016 trên địa bàn toàn tỉnh không có vụ cháy rừng nào xảy ra. Số vụ chặt phá rừng 47 vụ, diện tích rừng bị chặt phá 8,041ha. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, đã kiểm tra, phát hiện và xử lý tịch thu 176 phương tiện; 357 m3 gỗ các loại; phạt hành chính và bán thanh lý tài sản 6.133 triệu đồng (đã thu nộp ngân sách 5.596 triệu đồng).  Về thuỷ sản a). Về diện tích nuôi trồng - Về diện tích nuôi ao hồ: Năm 2016, tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh hiện có 2.985,88 ha tăng 0,32% so với cùng kỳ năm 2015. Chia ra: Diện tích nuôi thả cá thịt là 2.952,59 ha, tăng 0,25%; diện tích nuôi thủy sản khác là 1,35 ha, tăng 58,82%; diện tích ươm cá giống là 31,94 ha, tăng 5,34%. - Nuôi thuỷ sản lồng, bè: Toàn tỉnh hiện có 480 hộ, tăng 5,96% (tăng 27 hộ) so với cùng kỳ năm 2015; số lồng cá là 1.458 lồng, tăng 10,12% (tăng 134 lồng); tổng thể tích nuôi lồng, bè là 26.634,2 m3, tăng 13,30% (tăng 3.126,4 m3). Số lồng, bè và thể tích lồng bè tăng so với cùng kỳ năm 2015 là do người dân nuôi trồng thủy sản lồng bè đã nhận thức được lợi ích và hiệu quả đem lại kinh tế cao cho hộ, nên số hộ đầu tư nuôi cá lồng ngày càng tăng nhất là trên vùng hồ thuỷ điện tăng mạnh với quy mô lớn. b). Về sản lượng thủy sản Tổng sản lượng thủy sản đạt 7.012,44 tấn, tăng 2,76% so với cùng kỳ năm; Sản xuất công nghiệp  Chỉ số phát triển công nghiệp
  • 16. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 16 - Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 12 so với tháng trước tăng 103,02%. Nguyên nhân tăng chủ yếu ở hầu hết các ngành kinh tế, trong đó các ngành tăng cao so với tháng trước là ngành: Khai khoáng tăng 108,26%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 162,31%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước tăng 9,97%;... Trong các ngành công nghiệp cấp I duy nhất có ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 5,25%, nguyên nhân do ngành công nghiệp khai thác, xử lý và cung cấp nước giảm 10,18%, trong tháng thời tiết chuyển mùa nhu cầu dùng nước cũng giảm so với tháng trước. - Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 12 so với cùng kỳ năm 2015 giảm 22,88%. Nguyên nhân giảm chính thuộc các ngành (phân theo ngành cấp II VISIC 2007) là ngành khai khoáng khác giảm 13,43%; và đặc biệt là ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước giảm 45,51%, nguyên nhân chính là do tháng 12 năm 2016 thời tiết hanh và khô, lượng mưa thấp dẫn tới nhu cầp sử dụng, sản lượng điện sản xuất đạt thấp hơn so với cùng kỳ (sản lượng giảm 16% so với cùng kỳ)...Tuy nhiên vẫn có ngành chỉ số phát triển công nghiệp tăng cao như ngành sản xuất trang phục tăng 113,82%; nguyên nhân chính trong tháng các nhà máy trên địa bàn tăng 16 cường sản xuất phục vụ xuất khẩu (riêng tháng 12 sản phẩm may mặc xuất khẩu đạt trên 2,4 triệu sản phẩm tăng 39,77% so với cùng kỳ năm 2015). - Chỉ số cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo: Chỉ số sản xuất công nghiệp cộng dồn ước từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo giảm 21,08% so với cùng kỳ năm 2015. Phân theo ngành công nghiệp cấp I: Công nghiệp khai khoáng giảm 33,67%; công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 12,49%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước giảm 20,76%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,62%; ... 6.2. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu Ước tính kết quả thực hiện tháng 12 năm 2016: Một số sản phẩm công nghiệp tăng so với cùng kỳ năm 2015 như: Xi măng đạt 106.112 tấn, tăng 21,97%; giấy xuất khẩu đạt 800 tấn, tăng 45,19%; may mặc xuất khẩu đạt 2.460 nghìn cái, tăng 39,77%;... Một số mặt hàng giảm như: Điện sản xuất đạt 42 triệu kw, giảm 16%; chè chế biến đạt 570 tấn, giảm 39,1%; bột ba rít đạt 5.154 tấn, giảm 14,1%; bột fenspat nghiền đạt 22.709 tấn, giảm 7,97%; trang in đạt 18 triệu trang, giảm 28%;... Ước tính thực hiện 12 tháng năm 2016: Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng so với cùng kỳ năm 2015 như: Điện thương phẩm tăng 1,68%; đường kính trắng tăng 30,88%; bột fenspat nghiền tăng
  • 17. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 17 15,78%; giấy xuất khẩu tăng 11,04%; feromangan tăng 19,55%; ... Tuy nhiên, cũng có một số sản phẩm chủ yếu giảm như: Điện sản xuất giảm 25,54%; chè chế biến giảm 58,24%; bột ba rít giảm 33,85%; bột giấy giảm 14,67%; gạch xây giảm 36,65%; may mặc xuất khẩu giảm 6,68%; ... Năm 2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025; Kế hoạch đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2016-2020. Kiểm tra, nắm tình hình sản xuất công nghiệp, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp. Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án công nghiệp: Nhà máy điện sinh khối, Nhà máy sản xuất bia Hà Nội, Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi... Hoạt động thƣơng mại, dịch vụ  Công tác quản lý nhà nước về thương mại Năm 2016 thị trường hàng hoá, dịch vụ trên địa bàn tỉnh diễn ra khá sôi động, nguồn cung dồi dào, hàng hoá đảm bảo lưu thông thông suốt. Để có được kết quả đó là nhờ vào sự nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền địa phương, các Sở, Ban, ngành và các huyện, thành phố đã có những giải pháp chủ yếu chỉ đạo và điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã có những văn bản chỉ đạo, giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành chức năng, các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc và hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp có năng lực thương mại, xuất nhập khẩu, đầu tư xây dựng trung tâm thương mại, chợ theo quy hoạch.  Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng : Ước tính thực hiện tháng 12 năm 2016 Đạt 1.089,49 tỷ đồng, tăng 6,11% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó: - Phân theo loại hình kinh tế: Kinh tế nhà nước đạt 72,1 tỷ đồng, tăng 18,77%; kinh tế tập thể đạt 0,79 tỷ đồng, tăng 11,86%; kinh tế cá thể đạt 771,89 tỷ đồng, tăng 1,6%; kinh tế tư nhân đạt 244,71 tỷ đồng, tăng 19%. - Phân theo ngành hoạt động: Thương nghiệp thực hiện đạt 961,29 tỷ đồng, tăng 5,63%; lưu trú và ăn uống đạt 93,52 tỷ đồng, tăng 16,43%; dịch vụ đạt 34,68 tỷ đồng, giảm 4,75%.
  • 18. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 18 - Phân theo nhóm hàng: Lương thực thực phẩm đạt trên 415,09 tỷ đồng, tăng 9,29%; gỗ và vật liệu xây dưng đạt trên 96,66 tỷ đồng, tăng 8,83%; phương tiện đi lai (trừ ô tô, kể cả phụ tùng) đạt trên 37,2 tỷ đồng, tăng 23,88%;... Một số nhóm hàng hoá tăng là do hiện nay đã bước vào những tháng cuối năm và tết Nguyên Đán Đinh Dậu 2017 tình hình đi lại, mua bán và trao đổi hàng hoá tăng làm cho giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sông tăng.  Ước tính thực hiện 12 tháng đầu năm 2016 Đạt 12.175,62 tỷ đồng, tăng 6,87% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó: - Phân theo loại hình kinh tế: Kinh tế nhà nước đạt trên 716 tỷ đồng, giảm 8,21%; kinh tế tập thể đạt trên 9,6 tỷ đồng, tăng 38,26%; kinh tế cá thể đạt trên 8.797,2 tỷ đồng, tăng 5,96%; kinh tế tư nhân đạt trên 2.652,5 tỷ đồng, tăng 15,14%. 18 - Phân theo ngành hoạt động: Thương nghiệp thực hiện đạt trên 10.793,7 tỷ đồng, tăng 6,61%; lưu trú và ăn uống đạt trên 985,1 tỷ đồng, tăng 13,54%; dịch vụ đạt trên 396,7 tỷ đồng, giảm 1,03%. - Phân theo nhóm hàng: Lương thực, thực phẩm đạt trên 4.757,7 tỷ đồng, tăng 6,67%; hàng may mặc đạt trên 555,5 tỷ đồng, tăng 6,4%; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình đạt trên 717,3 tỷ đồng, tăng 13,38%; gỗ và vật liệu xây dựng đạt trên 1.145,6 tỷ đồng, tăng 17,64%; phương tiên đi lại (kể cả phụ tùng) đạt trên 579,8 tỷ đồng tăng 54,71%; nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) đạt trên 280,4 tỷ đồng, tăng 93,48%;... Tuy nhiên mặt hàng xăng dầu các loại đạt trên 1.005,5 tỷ đồng, giảm 25,4%; vật phẩm, văn hoá, giáo dục đạt trên 164,3 tỷ đồng, giảm 7,98%; ... I.2.2. Các vấn đề xã hội 1. Dân số, lao động, việc làm và đời sống dân cƣ - Đánh giá chung về đời sống dân cư tình hình kinh tế - xã hội năm 2016, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nhìn chung ổn định, kinh tế phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân được nâng lên, chỉ số giá tiêu dùng năm 2016 so với năm 2015 tăng 5,55%, chỉ số giá của một số mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân tăng chậm đặc biết chỉ số giá của một số nhóm hàng như (lương thực, ăn uống ngoài gia đình giao thông, bưu chính viễn thông) giảm so với cùng kỳ. Đặc biệt giá xăng dầu tăng đã làm ảnh hưởng đến sản xuất và đáp ứng nhu cầu lưu thông của người dân. Năm 2016, đời sống của dân cư trong tỉnh gặp không ít khó khăn: Sản xuất
  • 19. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 19 nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản diễn ra trong điều kiện không được thuận lợi rét đậm, rét hại xảy ra trên diện rộng nhất là vào thời vụ xuống giống, giữa vụ sâu bệnh phát sinh; dịch bệnh rải rác xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm; thiên tai mưa bão liên tục xảy ra, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, tác động tới đời sống sinh hoạt của người dân nhất là dân cư khu vực nông thôn. Trong năm 2016, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 9 vụ thiên tai làm 973,7 ha diện tích lúa và 709,74 ha diện tích hoa màu bị thiệt hại; 1.405 gia súc, gia cầm bị chết trong đó: 120 con trâu chết do rét; 40,33 ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; làm tốc mái 2.596 ngôi nhà và bị sập 18 ngôi nhà. Ước tính tổng giá trị thiệt hại lên tới trên 26,9 tỷ đồng, không có thiệt hại về người. Trước tình hình đó Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã kịp thời có các chính sách hỗ trợ cho các hộ gặp khó khăn về sản xuất nông, lâm nghiệp và hỗ trợ gạo, tiền cho các hộ thiếu đói trong dịp Tết và trong thời gian giáp hạt, Tỉnh đã chỉ đạo các huyện, thành phố hỗ trợ giống lúa, ngô cho hộ nghèo, hộ cận nghèo để phát triển sản xuất. - Tình hình đời sống cán bộ, công nhân viên chức, người lao động hưởng lương và giải quyết việc làm. Năm 2016, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhìn chung ổn định, có sự tăng trưởng hơn so với cùng kỳ năm trước và có những dấu hiệu phục hồi tích cực, các lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động đạt kết quả, sản phẩm sản xuất đã tìm được đầu ra, doanh nghiệp có doanh thu. Do sản xuất phát triển, đời sống của người lao động được cải thiện, người lao động có lương tuy không cao nhưng cũng vừa đủ để chi tiêu dùng cho các sản phẩm thiết yếu đảm bảo đời sống. - Thực trạng đời sống dân cư nông thôn: Sản xuất nông nghiệp năm 2016 tiếp tục được các cơ quan chuyên môn tập trung chỉ đạo cơ sở thực hiện các biện pháp kỹ thuật thâm canh tiên tiến, đưa giống mới vào sản xuất, bổ sung tăng cường các nguồn lực phục vụ sản xuất nông nghiệp, tại các huyện, thành phố UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương, chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất chi tiết tới xã và tới thôn bản; phân công cán bộ chỉ đạo và thực hiện hỗ trợ kịp thời cho sản xuất. Mở các lớp tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất, phát tờ rơi cho các hộ nông dân; tăng cường công tác dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh hại cây trồng, hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Tổ chức triển khai thực hiện các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất hiệu quả, như: Phát triển các mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn, sạch bệnh; nuôi cá Lăng lồng trên hồ, nuôi cá chép ruộng vụ đông, nuôi
  • 20. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 20 cá rô phi đơn tính, cá bỗng, cá chiên…; tăng cường phối hợp quảng bá liên kết phát triển thị trường tiêu thụ nội địa, tập trung vào thị trường các thành phố lớn và các tỉnh lân cận đối với các sản phẩm như: Cam sành Hàm Yên, bưởi Soi Hà, hồng không hạt Xuân Vân. Triển khai ứng dụng nhiều đề tài chọn giống, khảo nghiệm cây trồng hiệu quả kinh tế cao, giải pháp tăng năng suất cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh. - Công tác giảm nghèo: Theo kết quả Tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015, kết quả toàn tỉnh có 55.827 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 27,81%), 18.050 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 8,99%). Để tổ chức triển khai thực hiện công tác giảm nghèo, trong năm 2016. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016-2020, giao chỉ tiêu kế hoạch giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 với mức giảm 3%. Triển khai thực hiện kế hoạch giảm nghèo năm 2016, thực hiện kịp thời các chế độ, chính sách đối với hộ nghèo, cận nghèo, tập trung thực hiện các giải pháp giảm nghèo ở các xã xây dựng nông thôn mới năm 2016. Ước thực hiện năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,63% (từ 27,81% xuống còn 24,18%). - Về công tác phòng chống tệ nạn xã hội: Tính đến ngày 30/11/2016 tổng số người nghiện ma túy và bị phát hiện sử dụng trái phép ma túy trên địa bàn toàn tỉnh là 999 người, trong đó: Đang cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh 07 người; áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường đồng thời Cai nghiện tại gia đình, cộng đồng 41 người; quản lý sau cai: 277 người; Đang điều trị Metadone 282 người; Quản lý trong trại tạm giam: 63 người; số người sử dụng trái phép chất ma túy đang ở tại gia đình, cộng đồng: 326 người. 2. Công tác an sinh xã hội Trong năm 2016 tỉnh Tuyên Quang đã giải quyết việc làm cho 21.863 lao động, đạt 115% kế hoạch. Trong đó: Lao động được tạo việc làm trong các ngành kinh tế tại tỉnh 15.313 người; lao động đi làm việc tại các tỉnh, thành phố 6.236 người; xuất khẩu lao động 314 người; tư vấn lao động việc làm và học nghề cho 8.250 lượt người, đạt 102%. tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,48% (từ 27,81% xuống còn 23,33%), đạt 149,3%; giải quyết đúng, đủ, kịp thời chế độ, chính sách cho người có công với cách mạng. Vận động, xây dựng và ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp tỉnh được 2.979 triệu đồng; (trong đó Quỹ cấp tỉnh: 742 triệu đồng, Quỹ cấp huyện: 1.327 triệu đồng; Quỹ cấp xã: 910 triệu đồng). Tỉnh đã
  • 21. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 21 đào tạo nghề Hướng dẫn các huyện, thành phố xây dựng Chương trình Lao động việc làm. - Dạy nghề giai đoạn 2016 – 2020. Công tác giáo dục nghề nghiệp ngày càng được quan tâm, mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp được củng cố và hoàn thiện với tổng số 15 cơ sở gồm: 01 trường Cao đẳng; 03 trường Trung cấp; 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 01 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Kết quả đã tuyển sinh và đào tạo cho: 9.681 người đạt 121% kế hoạch, trong đó đào tạo trình độ trung cấp là 558 người, đạt 112% kế hoạch, đào tạo trình sơ cấp và thường xuyên là 9.026 người đạt 123% kế hoạch. Tuy nhiên đào tạo ở trình độ cao đẳng vẫn còn gặp nhiều khó khăn với 97 người đạt 65% so với kế hoạch. Chính sách đối với người có công với cách mạng: Quan tâm, chăm lo đời sống của đối tượng người có công với cách mạng, trong năm các huyện, thành phố đã tổ chức tặng quà cho người có công với cách mạng nhân dịp các ngày Lễ, Tết năm 2016. Hỗ trợ 50% kinh phí làm mới và sửa chữa nhà ở những người có công, kết quả hỗ trợ tổng số: 827 nhà, số kinh phí: 12.390 triệu đồng. (Trong đó: Làm mới: 412 nhà, số kinh phí: 8.240 triệu đồng; Sửa chữa: 415 nhà, số kinh phí: 4.150 triệu đồng). Tổ chức điều dưỡng người có công năm 2016 cho 1.434 đối tượng. Hoàn thành điều tra và nhập dữ liệu điều tra thông tin 4.309 liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ. Tổng hợp kết quả vận động Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” cấp tỉnh năm 2016 được 597,5 triệu đồng, triển khai thực hiện chế độ chính sách đối với người có công đảm bảo đúng, đủ, kịp thời. 3. Giáo dục, đào tạo Năm 2016, Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện rà soát hệ thống mạng lưới trường lớp các cấp học, đánh giá xếp loại các phòng giáo dục - đào tạo trong toàn tỉnh; Kế hoạch phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016-2020. Tổ chức thi tuyển dụng viên chức sự nghiệp giáo dục bậc Mầm non và bậc Tiểu học năm 2015. Duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất và thực hiện cơ chế, chính sách thu hút giảng viên trình độ cao và khuyến khích sinh viên Trường Đại học Tân Trào; đề án phát triển Trường trung học phổ thông Chuyên Tuyên Quang giai đoạn 2011-2020. Tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế với tỷ lệ thi đỗ tốt nghiệp đạt 98,8% (năm 2015 đạt 93,55%). Thực hiện tốt các điều kiện khai giảng năm học năm học 2016-2017, tỷ lệ huy động trẻ đi mẫu giáo đạt
  • 22. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 22 100%, tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, tỷ lệ huy động học sinh lớp 5 vào lớp 6 là 100%. 4. Tình hình trật tự trị an, an toàn xã hội và an toàn giao thông Năm 2016 công tác đảm bảo trật tư an toàn giao thông đã được các cấp, chính quyền và các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm. Sở giao thông vận tải đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ công tác đào tạo, sát hạch các giấy phép lai xe mô tô hạng A1, A2 theo đúng quy định của Bộ Giao thông vận tải, bảo đảm chất lượng sát hạch lái xe. Các chiến sỹ cảnh sát kiên quyết xử lý, lập biên bản xử phát vi phạm về trật tự an toàn giao thông, thực hiện lồng ghép với việc ban hành xử phạt vi phạm về trật tự an toàn giao thông, kết hợp với công tác tuyên truyền, giáo dục đối với người vi phạm, góp phần nâng cao ý thực trách nhiệm của người tham gia giao thông. 4.1. Về trật tự trị an, an toàn xã hội - Trật tự trị an, an toàn xã hội tháng 12 năm 2016: Từ ngày 14/11/2016 đến ngày 13/12/2016, toàn tỉnh đã phát hiện 28 vụ với 52 đối tượng phạm pháp hình sự; phát hiện 14 vụ và 14 đối tượng phạm pháp tệ nạn ma tuý. So với tháng trước: Số vụ phạm pháp hình sự giảm 2 vụ, đối tượng phạm tội tăng 19 đối tượng; số vụ buôn bán, vận chuyển tàng trữ, sử dụng ma tuý trái phép bị phát hiện tăng 5 vụ, tăng 5 đối tượng phạm tội; số vụ phạm pháp kinh tế giảm 01 vụ và giảm 5 đối tượng phạm tội. - Trật tự trị an, an toàn xã hội năm 2016: Từ ngày 14/12/2015 đến ngày 13/12/2016, toàn tỉnh đã phát hiện 5 vụ phạm pháp kinh tế, với 12 đối tượng phạm tội; 413 vụ với 589 đối tượng phạm pháp hình sự; phát hiện 162 vụ và 182 đối tượng phạm pháp tệ nạn ma tuý. So với cùng kỳ năm trước: Số vụ phạm pháp tăng 7 đối tượng phạm tội; tăng 49 vụ và giảm 58 đối tượng phạm phám hình sự; số đối tượng buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng ma tuý trái phép bị phát hiện tăng 64 vụ và tăng 51 đối tượng. 4.2. Về an toàn giao thông - An toàn giao thông tháng 12 năm 2016: Trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 5 vụ tai nạn giao thông, 3 người bị chết, bị thương 8 người, tổng giá trị thiệt hại là 3 triệu đồng; so với tháng trước: Giảm 6 vụ tai nạn giao thông; giảm 4 người bị thương do tai nan giao thông, giảm 12 triệu đồng về thiệt hại tài sản; - An toàn giao thông năm 2016: Trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 107 vụ tai nạn giao thông, làm chết 41 người, bị thương 106 người, tổng giá trị thiệt hại là 420
  • 23. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 23 triệu đồng; so với cùng kỳ năm trước: Tăng 29 vụ tai nạn giao thông, giảm 3 người chết, tăng 47 người bị thương; tăng 351 triệu đồng về tài sản. Trên đây là báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 và cả năm 2016. Cục Thống kê Tuyên Quang trân trọng báo cáo./. II. Quy mô sản xuất của dự án. II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường:  Đánh giá nhu cầu thị trƣờng du lịch + Tuy kinh tế khó khăn, đi du lịch vẫn còn là một thói quen của đông đảo người dân các quốc gia. Đóng góp 6% cho tổng GDP toàn thế giới, ngành du lịch năm 2015 có số lượt khách quốc tế là hơn 1 tỷ lượt khách và dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 3,3% để đạt mức 1,8 tỷ lượt khách năm 2030. Trong đó, đáng lưu ý là các thị trường mới nổi sẽ đạt mức tăng trưởng gấp đôi so với trước và chiếm hơn một nửa lượng khách du lịch - ước tính với con số khách đến riêng các thị trường này đạt 1 tỷ lượt vào năm 2030.
  • 24. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 24 Nguồn: UNWTO (2015) + Nhu cầu về sản phẩm du lịch sẽ có sự thay đổi, khách du lịch đang trong xu hướng thay đổi hành vi từ kiểu “viếng thăm, ngắm cảnh” thông thường tới các điểm đến mà muốn tìm hiểu sâu hơn về các giá trị và cuộc sống của bản địa nhằm phát triển bản thân cá nhân của chính mình Các hình thức này đang được gọi chung là du lịch vì sức khỏe (tinh thần và tâm trí - Wellness Tourism). + Ngoài ra, với Việt Nam là một nước có đường bờ biển dài, bên cạnh các phương thức đi lại của khách du lịch theo truyền thống cần lưu ý một phương thức đang nổi lên là du lịch bằng tàu biển (cruise) - đã xuất hiện và tập trung ở một số điểm đến ven biển như Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, Vũng Tàu và Phú Quốc. Theo một số số liệu, trong năm 2012, Việt Nam đón trên 285.000 lượt du khách tàu biển – dù mới chiếm khoảng 5% tổng lượng khách du lịch đến Việt Nam song đây là một xu hướng mới theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) trong chiến lược phát triển du lịch tàu biển đến năm 2020. + Công nghệ phục vụ du lịch cũng có sự thay đổi- do đặc tính di chuyển cao, các dịch vụ xúc tiến, bán sản phẩm du lịch cũng sẽ đòi hỏi sự thay đổi theo yêu cầu của sản phẩm với mức độ phản hồi ngay lập tức để tạo sự hài lòng và thoải mái cho khách. Một con số thống kê nhanh sơ bộ cho biết giao dịch bán hàng qua mạng trên toàn thế giới năm 2012 đạt 524 tỷ USD, tăng trưởng với tốc
  • 25. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 25 độ 8,4% và còn được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng cao hơn nữa- 9,5-10% trong giai đoạn 5 năm tới đây. Đi sâu vào các đặc thù của xu hƣớng du lịch, có thể lƣu ý thêm một số điểm nhƣ sau của thị trƣờng khách quốc tế: Thứ nhất: Cơ cấu nguồn khách sẽ ngày càng đa dạng: + Về khả năng chi tiêu: du lịch đang ngày càng phổ biến, không chỉ những người giàu có từ các nước phát triển mới đi du lịch mà tất cả các tầng lớp khác, từ nhiều quốc gia khác nhau cũng tham gia ngày càng đông đảo; + Về độ tuổi: người già, người mới nghỉ hưu đi du lịch ngày càng nhiều nên cần có những chương trình đặc biệt phục vụ nhu cầu về nghỉ dưỡng cho đối tượng khách này. + Về nhân thân: số người độc thân đi du lịch ngày càng tăng. + Về giới tính: Những thay đổi về vai trò và trách nhiệm trong gia đình khiến khách là phụ nữ ngày càng tăng, yêu cầu các cơ sở có những cải tiến, bổ sung các trang thiết bị, vật dụng và các dịch vụ, lịch trình phù hợp với nhu cầu của nữ thương nhân. + Về loại hình: ngày càng nhiều những nhóm gia đình đăng ký đi du lịch với sự tham gia của đầy đủ các thành viên của cả ba thế hệ trong gia đình, đặc biệt các dịp lễ, cuối tuần và kỳ nghỉ hè của trẻ em. Thứ hai: Xu hƣớng chọn các dịch vụ, hàng hoá bền vững, có nhãn sinh thái, thân thiện với môi trƣờng. Đây là xu hướng của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, nhất là khách đến từ các nước châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật, Thái Lan. Họ có ý thức và nhu cầu cao về an toàn và sức khoẻ, ngày càng nhiều người muốn quay về với thiên nhiên. Vì vậy, cần triển khai thực hiện và tập trung tuyên truyền cho các những chương trình, dịch vụ thân thiện với môi trường. Thứ ba: ngày càng nhiều người sử dụng thời gian nhàn rỗi và thu nhập để nghỉ ngơi và hưởng thụ các dịch vụ có lợi cho sức khoẻ và sắc đẹp. Đáp ứng xu hướng này, cần tạo những khu vực không hút thuốc lá, không bán và phục vụ rượu mạnh, bổ sung các thực đơn tăng cường rau, củ, quả chứng minh được nguồn gốc, các món ăn ít béo, đường, calo hoặc ít carbohydrate, các đồ uống ít calo và ít cafein, tăng cường tổ chức câu lạc bộ sức khoẻ với những dụng cụ, thiết bị thể thao, phòng tập yoga, sân tennis, bể bơi, bể sục, phòng tắm
  • 26. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 26 nước khoáng, ngâm thuốc bắc, nơi phơi nắng hoặc các phòng matxa... ; các dịch vụ du lịch kết hợp chữa bệnh thời đại như các bệnh gut, tiểu đường, tim mạch ..v.v. Thứ tư: Xu hướng ngày càng tăng nhu cầu khách lựa chọn chương trình du lịch có sự kết hợp giữa các loại hình du lịch. Ví dụ: nghỉ biển kết hợp với hội nghị, du lịch khen thưởng kết hợp thăm dò thị trường, du lịch nghỉ dưỡng ngắn ngày kết hợp với casino..v.v. đòi hỏi các cơ sở đa dạng hoá các sản phẩm như tạo chương trình nghỉ ngơi tham quan di tích lịch sử kết hợp thăm trang trại trồng rau, chè và cây ăn quả, tổ chức các hoạt động giải trí trên biển. Thứ năm: xu hướng chọn tour du lịch tự thiết kế, đặt chỗ qua mạng; tự lựa chọn dịch vụ, không đi theo tour trọn gói. Du lịch mang tính cá nhân nhiều nhất là dịch vụ ăn uống. Vì vậy các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển, khách sạn thường kết hợp tổ chức các chương trình chỉ cung ứng một phần dịch vụ du lịch như Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã tổ chức khá thành công gói sản phẩm Free and Easy chỉ gồm vé máy bay, dịch vụ đón tiễn sân bay và 3 đêm khách sạn. Nếu có nhu cầu, khách có thể tiếp tục mua tour lẻ và các dịch vụ khác tại điểm đến. Như vậy, để hỗ trợ thúc đẩy xu hướng này, cần hỗ trợ nâng cao năng lực tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp, cơ quan xúc tiến du lịch bằng các công cụ cập nhật theo đời sống hiện đại như các mạng mobile, mạng xã hội như Facebook, Twitter… Thứ sáu: Xu hướng đi nghỉ rời xa những nơi đô thị ồn ào, đến những nơi yên tỉnh, biệt lập. Đây là một xu hướng khiến các điểm du lịch ở các vùng xa trung tâm đô thị ngày càng đông khách. Như vậy, xuất khẩu của dịch vụ du lịch có tiềm năng lớn cho những vùng sâu vùng xa và đặc biệt khả năng cùng hỗ trợ xúc tiến thương mại. Trong thời gian tới cần chú trọng hơn tới xu thế du lịch vì sức khỏe, vì xu hướng này hiện chưa được nhìn nhận một cách thích đáng trong các chiến lược phát triển du lịch của tỉnh, vùng và cả nước. Theo đó cần đẩy mạnh liên kết vùng theo chuỗi cung ứng, hình thành các mô hình giúp phát triển sản phẩm du lịch mới: du lịch văn hóa, du lịch chăm sóc sức khỏe cá nhân, du lịch MICE, du lịch tàu biển, định vị du lịch cho từng khu vực.  Tiềm năng du lịch của Tuyên Quang
  • 27. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 27 Lượng khách du lịch đến Tuyên Quang từ mức hơn 500.000 lượt vào năm 2010, đến năm 2016 đã đạt hơn 1,4 triệu lượt. Riêng những tháng đầu tiên của năm 2017, đã có hơn 400.000 lượt khách đến với Tuyên Quang. Tuyên Quang sở hữu nhiều điều kiện để phát triển tốt các loại hình du lịch, trong đó nổi bật là Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào; Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Bình; Khu du lịch sinh thái Na Hang với diện tích rừng nguyên sinh rất lớn, với trên 8.000 ha lòng hồ cùng với nhiều hang động, danh lam, thắng cảnh là điều kiện phát triển du lịch sinh thái, mạo hiểm; Khu du lịch Suối khoáng Mỹ Lâm với nguồn nước khoáng nóng 680C độc đáo tốt nhất miền Bắc cùng với hệ sinh thái hài hòa là điều kiện lý tưởng để phát triển du lịch nghỉ dưỡng; Tuyên Quang là một vùng văn hóa đa hương sắc với nhiều dân tộc anh em, mỗi một dân tộc lại có những nét văn hóa riêng của mình. Cái riêng kết hợp cùng với cái chung tạo thành nét độc đáo trong văn hóa tín ngưỡng. Giống như một bảo tàng văn hoá, kiến trúc nghệ thuật, tôn giáo, tính ngưỡng, đã và đang là điểm đến ưa thích của khách du lịch tâm linh trong và ngoài nước. Điểm nổi bật là thành phố Tuyên Quang, nơi có 13 ngôi đền thờ mẫu “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” và càng ý nghĩa hơn khi được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đặc biệt, lễ hội Thành Tuyên - điểm nhấn quan trọng trong phát triển du lịch, quảng bá con người, quê hương Xứ Tuyên đến bạn bè, du khách gần xa và đã được sách kỷ lục Guinness Việt Nam xác nhận kỷ lục lễ hội có nhiều mô hình đèn Trung thu độc đáo, lớn nhất Việt Nam. Lễ hội Lồng tông, nghi lễ hát Then của người Tày; Lễ hội cấp sắc, hát Páo Dung của người Dao; hát Soọng Cô của người Sán Dìu; hát Sình Ca của người Cao Lan, được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, riêng nghi lễ hát Then của người Tày, đang hoàn thiện hồ sơ để trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, hiện Tuyên Quang mới chỉ phát triển mạnh các sản phẩm du lịch lịch sử, văn hóa - khai thác hệ thống di tích lịch sử cách mạng trong tỉnh. Được biết, sắp tới Tập đoàn Xây dựng Xuân Trường (Ninh Bình), một trong số doanh nghiệp có bề dầy kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động du lịch ở Việt Nam đã khảo sát và có kế hoạch đầu tư phát triển một số loại hình du lịch thế mạnh của tỉnh, mở ra một triển vọng mới, đánh thức tiềm năng, lợi thế về du lịch ở Tuyên Quang. Đặc biệt, nhà đầu tư này cam kết cùng với tỉnh sẽ xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Khu du lịch sinh thái huyện Na Hang, Lâm
  • 28. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 28 Bình là Di sản thiên nhiên thế giới để quảng bá và thu hút du khách. Ngoài ra, Tuyên Quang và Hà Giang cùng bắt tay nhau hợp tác năm lĩnh vực, trong đó về lĩnh vực du lịch, 2 bên tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch, khảo sát xây dựng kết nối tua, tuyến du lịch gắn với phát triển các sản phẩm du lịch mới nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch. Theo ông Trần Văn Lương, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, để tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, loại bỏ tối thiểu 30% các thủ tục hành chính gây phiền hà cho các nhà đầu tư. Thực hiện tốt cơ chế “Một cửa liên thông” nhằm tạo điều kiện tối đa về thủ tục hành chính cho nhà đầu tư. II.2. Quy mô đầu tư của dự án. Diện tích đất thực hiện dự án : 55 ha, với các hạng mục như sau: TT Nội dung Diện tích (m²) 1 Cổng chào 350 2 Khu lễ tân - Điểm bán vé, check in 600 - Nhà giới thiệu sản phẩm 3.000 3 Khu nhà hàng - Nhà hàng phục vụ ăn uống đặc sản 1.000
  • 29. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 29 TT Nội dung Diện tích (m²) - Nhà hàng buffet 500 4 Khu nhà sàn (dân tộc Tày và Dao) - Nhà sàn hoạt động cộng đồng 2.400 - Nhà tre phục vụ khách đoàn 2.500 5 Khu lưu trú. - Nhà nghỉ Homestay 1.200 - Khách sạn 3 sao. 2.000 - Khu resort 1.200 8 Khu sân khấu trung tâm - Sân khấu trong nhà 1.000 - Khuôn viên ngoài trời kết hợp 2.500 9 Khu thể dục - thể thao - Bể bơi tập thể 2.500 - Sân tenis 1.338 - Sân cầu lông ( 2 sân đôi + 3 sân đơn) 609 - Sân bóng chuyền ( 3 sân) 1.260 - Sân bóng mini (3 sân) 13.818 - Căn tin 1.200 10 Khu vui chơi - Khu vui chơi ngoài trời 3.200 - Khu vui chơi trong nhà 1.000 11 Khu cắm trại 2.700 - Hệ thống giao thông tổng thể 90.000 - Hệ thống cây xanh, cảnh quan 152.458 - Hệ thống xử lý chất thải rắn 5.000 12 Khu vực thác nước. Trong đó 256.667 - Khu nuôi cá tầm, cá hồi ( tầng 3 thác) 400 - Vườn hoa đặc trưng vùng miền ( tầng 2 thác) 400 III. Địa điểm và hình thức đầu tƣ xây dựng dự án. III.1. Địa điểm xây dựng. Dự án đầu tư “Xây dựng khu du lịch sinh thái thác Bản Ba” tại Tuyên Quang.thôn Bản Ba, xã Trung Hà, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, nằm ở phía Tây Bắc của khu bảo tồn thiên nhiên Chạm Chu là dãy núi giáp ranh giữa
  • 30. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 30 huyện Chiêm Hóa với huyện Hàm Yên của tỉnh Tuyên Quang . - Phía Đông giáp dãy núi Phiêng Khàng, thôn Bản Ba, xã Trung Hà, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang. - Phía Tây giáp dãy núi Khau Nhoi, thôn Bản Ba, xã Trung Hà, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang. - Phía Nam giáp cánh đồng thôn Bản Ba, xã Trung Hà, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang. - Phía Bắc giáp dãy núi Khau Nhoi, xã Đức Xuân, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. III.2. Hình thức đầu tư. Dự án đầu tư theo hình thức xây dựng mới. IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án. Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất của dự án TT Nội dung Diện tích (m²) Tỷ lệ 1 Cổng chào 350 0,06% 2 Khu lễ tân - Điểm bán vé, check in 600 0,11% - Nhà giới thiệu sản phẩm 3.000 0,55% 3 Khu nhà hàng - Nhà hàng phục vụ ăn uống đặc sản 1.000 0,18% - Nhà hàng buffet 500 0,09% 4 Khu nhà sàn (dân tộc Tày và Dao) 0,00% - Nhà sàn hoạt động cộng đồng 2.400 0,44% - Nhà tre phục vụ khách đoàn 2.500 0,45% 5 Khu lưu trú. 0,00% - Nhà nghỉ Homestay 1.200 0,22% - Khách sạn 3 sao. 2.000 0,36% - Khu resort 1.200 0,22% 8 Khu sân khấu trung tâm 0,00% - Sân khấu trong nhà 1.000 0,18% - Khuôn viên ngoài trời kết hợp 2.500 0,45% 9 Khu thể dục - thể thao 0,00%
  • 31. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 31 TT Nội dung Diện tích (m²) Tỷ lệ - Bể bơi tập thể 2.500 0,45% - Sân tenis 1.338 0,24% - Sân cầu lông ( 2 sân đôi + 3 sân đơn) 609 0,11% - Sân bóng chuyền ( 3 sân) 1.260 0,23% - Sân bóng mini (3 sân) 13.818 2,51% - Căn tin 1.200 0,22% 10 Khu vui chơi 0,00% - Khu vui chơi ngoài trời 3.200 0,58% - Khu vui chơi trong nhà 1.000 0,18% 11 Khu cắm trại 2.700 0,49% - Hệ thống giao thông tổng thể 90.000 16,36% - Hệ thống cây xanh, cảnh quan 152.458 27,72% - Hệ thống xử lý chất thải rắn 5.000 0,91% 12 Khu vực thác nước. Trong đó 256.667 46,67% - Khu nuôi cá tầm, cá hồi ( tầng 3 thác) 400 0,07% - Vườn hoa đặc trưng vùng miền ( tầng 2 thác) 400 0,07% Tổng cộng 550.000 100,00% IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án. Các vật tư đầu vào trong quá trình trùng tu, tôn tạo và xây dựng khu du lịch tại thác Bản Ba đều có bán tại địa phương và trong nước. Vì vậy các nguyên vật liệu yếu tố đầu vào trong quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời. Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động của dự án sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động dồi dào tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện dự án.
  • 32. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 32 Chƣơng III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ I. Phân tích qui mô đầu tƣ. Bảng tổng hợp danh mục đầu tƣ của dự án TT Nội dung ĐVT Số lƣợng I Xây dựng 1 Cổng chào 1,1 Cổng vào chân thác 1 Cái 1 1,2 Cổng ngang chân thác 2 Cái 1 2 Khu lễ tân - Điểm bán vé, check in m² 600 - Nhà giới thiệu sản phẩm m² 3.000 - Bãi đỗ xe, đón khách m² 2.020 3 Khu nhà hàng - Nhà hàng phục vụ ăn uống đặc sản m² 1.000 - Nhà hàng buffet m² 500 4 Khu nhà sàn (dân tộc Tày và Dao) - Nhà sàn hoạt động cộng đồng m² 2.400 - Nhà tre phục vụ khách đoàn m² 2.500 5 Khu lưu trú. - Nhà nghỉ Homestay m² 1.200 - Khách sạn 3 sao. m² 2.000 - Khu resort m² 1.200 - Sân vườn cảnh quan m² 500 6 Khu làng nghề truyền thống dân tộc m² 5.000 7 Khu trồng rau sạch m² 10.000 8 Khu sân khấu trung tâm - Sân khấu trong nhà m² 1.000 - Khuôn viên ngoài trời kết hợp m² 2.500 9 Khu thể dục - thể thao
  • 33. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 33 TT Nội dung ĐVT Số lƣợng - Bể bơi tập thể m² 2.500 - Sân tenis m² 1.338 - Sân cầu lông ( 2 sân đôi + 3 sân đơn) m² 609 - Sân bóng chuyền ( 3 sân) m² 1.260 - Sân bóng mini (3 sân) m² 13.818 - Căn tin m² 1.200 10 Khu vui chơi - Khu vui chơi ngoài trời m² 3.200 - Khu vui chơi trong nhà m² 1.000 11 Khu cắm trại m² 2.700 12 Khu nuôi cá tầm, cá hồi ( tầng 3 thác) m² 400 13 Vườn hoa đặc trưng vùng miền ( tầng 2 thác) m² 400 14 Đường đi dạng bậc đá lên thác kmd 3 15 Cải tạo 3 thác, bể bơi và khu vực hai bên dòng suối 16 Cầu bê tông Chiếc 2 17 Nhà ga đi, nhà ga đến, khu kỹ thuật, nhà điều hành của hệ thống cáp treo m² 1.200 18 Các hạng mục chung - Xây dựng các kios bán đồ lưu niệm (50 kios) m² 1.200 - Nhà văn phòng điều hành m² 3.000 - Nhà ăn, nhà nghỉ công nhân viên m² 4.500 - Khu vệ sinh - thay đồ ( mỗi thác 1 khu) m² 180 - Hệ thống giao thông tổng thể m² 90.000 - Hệ thống cây xanh, cảnh quan m² 152.458 - Hệ thống cấp điện tổng thể HT 1 - Hệ thống thoát nước tổng thể HT 1 - Hệ thống thông tin liên lạc HT 1 - Hệ thống xử lý chất thải rắn m² 5.000 II Thiết bị 1 Hệ thống cáp treo Đồng bộ 1 2 Hệ thống âm thanh, ánh sáng toàn khu Đồng bộ 1
  • 34. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 34 TT Nội dung ĐVT Số lƣợng 3 Thiết bị bàn ghế các loại Đồng bộ 1 4 Thiết bị phục vụ ẩm thực Đồng bộ 1 5 Thiết bị quản lý điều hành - Máy in, máy tính Bộ 1 - Hệ thống camera kiểm soát tổng thể Bộ 1 - Hệ thống loa thông báo tổng thể Bộ 1 9 Thiết bị khu dịch vụ khách sạn Đồng bộ 1 10 Thiết bị ẩm thực BBQ - Bàn ghế các loại Đồng bộ 1 - Thiết bị chế biến và bếp nướng Đồng bộ 1 - Thiết bị tủ kệ, bảo quản, máy thái thịt,… Đồng bộ 1 11 Thiết bị khu vui chơi - Thiết bị vui chơi ngoài trời + Đu quay nhún nữ hoàng Bộ 3 + Phi cơ Apolo Bộ 2 + Ngựa quay hoàng gia Bộ 2 + Đĩa bay thiếu nhi Bộ 3 + Tàu lượn xoắn Apple Bộ 1 + Vòng quay mặt trời Bộ 2 - Thiết bị trong nhà + Nhà hơi bộ 2 + Khu trò chơi liên hoàn Bộ 2 + Thiết bị trò chơi điện tử các loại Bộ 2 12 Mua giống ban đầu - Cá các loại ( cá tầm cá hồi) Đồng bộ 1 - Hoa các loại Đồng bộ 1 13 Xe 16 chỗ chở cán bộ công nhân viên chức Chiếc 2 14 Thiết bị khác Đồng bộ 1
  • 35. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 35 II. Phân tích lựa chọn phƣơng án kỹ thuật, công nghệ. Thác Bản Ba là thắng cảnh cấp quốc gia theo quyết định số 08/2007/QĐ - BVHTT ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Bộ Văn hóa. Phong cảnh hoang sơ với hệ sinh thái là những cánh rừng cổ thụ vài trăm năm tuổi, thảm thực vật phong phú, dòng thác đổ xuống tạo nên khung cảnh đẹp như tranh vẽ. Dưới chân thác nước là những cánh đồng tốt tươi quanh năm. Tất cả đã tạo cho thác Bản Ba một vẻ đẹp nguyên sơ và đầy thơ mộng. Thác Bản Ba có ba tầng thác. Tầng thác thứ nhất có tên gọi là Tát Củm, là tầng thác có dáng vẻ hùng vĩ và thơ mộng nhất. Chân thác là “vực rồng” (tiếng Tày gọi là “vằng tạng” hay “vằng luồng”), nơi có vách đá giống như hình rồng cuốn, có mạch nước ngầm phun ra giống hình tượng rồng phun nước hòa với ánh sáng mặt trời tạo ra 7 sắc cầu vồng lung linh kỳ ảo. Tầng thác thứ 2 có tên gọi là Thác Cao, là tầng thác được chia làm hai nhánh đổ xuống trông như hai dải lụa trắng tung bay trong không gian giữa núi rừng. Dưới chân thác có một vực nước trong xanh có tên là “vực quyên”, du khách có thể đắm mình dưới vùng nước trong xanh và mát mẻ. Trên bờ của tầng thác này có những phiến đá trông như hình rồng uốn mình nằm phục trên bờ tạo nên vẻ hoang sơ, kỳ vĩ mà hấp dẫn đến lạ thường. Tầng thác thứ 3 chảy dọc theo những phiến đá vôi xuống vực sâu có tên gọi là Vực Linh (vực linh thiêng). Tại đây du khách có thể đắm mình xuống dòng nước trong xanh và mát dịu, lắng nghe âm thanh của dòng thác đổ và tiếng hót của các loài chim rừng... Với những nét độc đáo của thác, dự án Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba được thiết kế dựa trên ý tưởng bảo tồn nét hoang sơ, kĩ vĩ của thác bên cạnh đó cũng xây dựng nhiều hạng mục công trình để cung cấp các dịch vụ nghỉ dưỡng hiện đại nhằm mang đến cho du khách một cảm giác thư thái thoải mái, xua tan những mệt mỏi sau những ngày làm việc căng thẳng. Đến với khu du lịch sinh thái thác Bản Ba, du khách được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp đầy ấn tượng mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người, những giờ phút dạo chơi bên dòng thác sẽ mang đến cho du khách một cảm giác thư thái thoải mái, được khám phá khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình. Ngăn giữa mỗi tầng thác thường có những vũng nước nhỏ, là nơi để khách phương xa thỏa thích bơi lội trong làn nước mát lạnh.
  • 36. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 36 Đặc biệt, trên tầng 2 thác là một vườn hoa với các loại hoa đặc trưng vùng miền và hồ nuôi cá tầm và cá hồi. Những ngôi nhà sản của người bản địa là nơi khách nghỉ chân sau những giờ khám phá thác Bản Ba. Nghỉ dưỡng ở nhà sàn, giữa núi rừng đại ngàn tĩnh lặng, du khách thực sự đắm chìm trong thiên nhiên miền sơn cước. Nhiều món ăn đặc sản được phục vụ tại đây, như rau dớn, cá suối nướng, gà đồi, thịt ướp chua,mắm cá ruộng, xôi ngũ sắc, cơm lam chấm muối vừng ,sắn nướng...
  • 37. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 37 Hay được nghe những câu chuyện truyền thuyết gắn liền với dòng thác mà du khách còn được khám phá được tìm hiểu về phong tục tập quán, làng nghề và những truyền thuyết mang đậm bản sắc văn hoá của các bà con dân tộc nơi đây. Các hoạt động đốt lửa trại, giao lưu với đồng bào dân tộc ở địa phương và tham gia nhiều trò chơi truyền thống như tung còn, đẩy gậy, kéo co... Đến với thác Bản Ba các bạn còn được nghe những làn điệu then của dân tộc Tày, sình ca, páo dung của dân tộc Dao và Nùng. Họ cất tiếng hát để làm lên khí thế tưng bừng làm tan đi mọi mệt mỏi sau những ngày lao động mệt nhọc.
  • 38. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 38 Bên cạnh đó, dự án cũng đầu tư các công trình hiện đại phục dụ nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng của khách du lịch như: Khách sạn theo tiêu chuẩn 3 sao trong đó có quán bar và karaoke, cùng khu spa – massge hiện đại với các dịch vụ đem lại cảm giác thoải mái tiên nghi cho khách hàng. Trong khuôn viên khu du lịch, một bể bơi nhân tạo được xây dựng nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của khách du lịch:
  • 39. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 39 Các sân tennis, sân bóng đá mini phục vụ nhu cầu của du khách yêu thể thao. Hệ thống cáp treo từ chân lên đỉnh thác với điểm dừng ở thác 2 và 3, giúp du khách có thể ngắm nhìn thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ và di chuyển lên tầng cao của thác một cách dễ dàng.
  • 40. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 40 Khu vui chơi trong nhà và ngoài trời với các chơi không chỉ hấp dẫn khách du lịch nhí, mà càng thu hút khách hàng mọi lứa tuổi khác...
  • 41. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 41 Chƣơng IV CÁC PHƢƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN I. Phƣơng án giải phóng mặt bằng, tái định cƣ và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. Dự án đầu tư với hình thức thuê đất theo đúng quy định hiện hành. Sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư, chúng tôi sẽ tiến hành thực hiện các bước về đất theo quy định. II. Các phƣơng án xây dựng công trình. STT Nội dung ĐVT Số lƣợng I Xây dựng 1 Cổng chào 1,1 Cổng vào chân thác 1 Cái 1 1,2 Cổng ngang chân thác 2 Cái 1 2 Khu lễ tân - Điểm bán vé, check in m² 600 - Nhà giới thiệu sản phẩm m² 3.000 - Bãi đỗ xe, đón khách m² 2.020 3 Khu nhà hàng - Nhà hàng phục vụ ăn uống đặc sản m² 1.000 - Nhà hàng buffet m² 500 4 Khu nhà sàn (dân tộc Tày và Dao) - Nhà sàn hoạt động cộng đồng m² 2.400 - Nhà tre phục vụ khách đoàn m² 2.500 5 Khu lưu trú. - Nhà nghỉ Homestay m² 1.200 - Khách sạn 3 sao. m² 2.000 - Khu resort m² 1.200 - Sân vườn cảnh quan m² 500 6 Khu làng nghề truyền thống dân tộc m² 5.000 7 Khu trồng rau sạch m² 10.000 8 Khu sân khấu trung tâm
  • 42. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 42 STT Nội dung ĐVT Số lƣợng - Sân khấu trong nhà m² 1.000 - Khuôn viên ngoài trời kết hợp m² 2.500 9 Khu thể dục - thể thao - Bể bơi tập thể m² 2.500 - Sân tenis m² 1.338 - Sân cầu lông ( 2 sân đôi + 3 sân đơn) m² 609 - Sân bóng chuyền ( 3 sân) m² 1.260 - Sân bóng mini (3 sân) m² 13.818 - Căn tin m² 1.200 10 Khu vui chơi - Khu vui chơi ngoài trời m² 3.200 - Khu vui chơi trong nhà m² 1.000 11 Khu cắm trại m² 2.700 12 Khu nuôi cá tầm, cá hồi ( tầng 3 thác) m² 400 13 Vườn hoa đặc trưng vùng miền ( tầng 2 thác) m² 400 14 Đường đi dạng bậc đá lên thác kmd 3 15 Cải tạo 3 thác, bể bơi và khu vực hai bên dòng suối 16 Cầu bê tông Chiếc 2 17 Nhà ga đi, nhà ga đến, khu kỹ thuật, nhà điều hành của hệ thống cáp treo m² 1.200 18 Các hạng mục chung - Xây dựng các kios bán đồ lưu niệm (50 kios) m² 1.200 - Nhà văn phòng điều hành m² 3.000 - Nhà ăn, nhà nghỉ công nhân viên m² 4.500 - Khu vệ sinh - thay đồ ( mỗi thác 1 khu) m² 180 - Hệ thống giao thông tổng thể m² 90.000 - Hệ thống cây xanh, cảnh quan m² 152.458 - Hệ thống cấp điện tổng thể HT 1 - Hệ thống thoát nước tổng thể HT 1 - Hệ thống thông tin liên lạc HT 1 - Hệ thống xử lý chất thải rắn m² 5.000 II Thiết bị 1 Hệ thống cáp treo Đồng bộ 1
  • 43. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 43 STT Nội dung ĐVT Số lƣợng 2 Hệ thống âm thanh, ánh sáng toàn khu Đồng bộ 1 3 Thiết bị bàn ghế các loại Đồng bộ 1 4 Thiết bị phục vụ ẩm thực Đồng bộ 1 5 Thiết bị quản lý điều hành - Máy in, máy tính Bộ 1 - Hệ thống camera kiểm soát tổng thể Bộ 1 - Hệ thống loa thông báo tổng thể Bộ 1 9 Thiết bị khu dịch vụ khách sạn Đồng bộ 1 10 Thiết bị ẩm thực BBQ - Bàn ghế các loại Đồng bộ 1 - Thiết bị chế biến và bếp nướng Đồng bộ 1 - Thiết bị tủ kệ, bảo quản, máy thái thịt,… Đồng bộ 1 11 Thiết bị khu vui chơi - Thiết bị vui chơi ngoài trời + Đu quay nhún nữ hoàng Bộ 3 + Phi cơ Apolo Bộ 2 + Ngựa quay hoàng gia Bộ 2 + Đĩa bay thiếu nhi Bộ 3 + Tàu lượn xoắn Apple Bộ 1 + Vòng quay mặt trời Bộ 2 - Thiết bị trong nhà + Nhà hơi bộ 2 + Khu trò chơi liên hoàn Bộ 2 + Thiết bị trò chơi điện tử các loại Bộ 2 12 Mua giống ban đầu - Cá các loại ( cá tầm cá hồi) Đồng bộ 1 - Hoa các loại Đồng bộ 1
  • 44. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 44 STT Nội dung ĐVT Số lƣợng 13 Xe 16 chỗ chở cán bộ công nhân viên chức Chiếc 2 14 Thiết bị khác Đồng bộ 1 II.1. Phƣơng án tổ chức thực hiện. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý triển khai thực hiện và thành lập bộ phận điều hành hoạt động của dự án theo mô hình sau: IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án.  Lập và phê duyệt dự án trong năm 2018.  Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và khai thác dự án. Ban quản lý khu du lịch Khối văn phòng Khối điều hành Tài chính kế toán Phòng vật tƣ Công Ty TNHH Sông Gâm Tổ chức hành chính Marketing Phòng bảo vệ Phòng nhân sự
  • 45. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 45 Chƣơng V ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG I. Đánh giá tác động môi trƣờng. I.1. Giới thiệu chung Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng dự án và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho xây dựng khi dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường. I.2. Các quy định và các hƣớng dẫn về môi trƣờng. Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam tháng 06 năm 2005. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường. Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của chính phủ về quản lý chất thải rắn. Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 2 năm 2008 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 cuả Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường. Nghị định 117/2009/NĐ-CP của chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Thông tư số 05/2008/ TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 18/12/2008 về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề, thủ tục lập hồ sơ, đăng ký cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
  • 46. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 46 Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại kèm theo Danh mục chất thải nguy hại. Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường và bãi bỏ áp dụng một số các Tiêu chuẩn đã quy định theo quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN và Môi trường. I.3. Các tiêu chuẩn về môi trƣờng áp dụng cho dự án Để tiến hành thiết kế và thi công Dự án đòi hỏi phải đảm bảo được đúng theo các tiêu chuẩn môi trường sẽ được liệt kê sau đây. - Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí : QCVN 05:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo QĐ 3733/2002/QĐ-BYT 10/10/2002 của Bộ trưởng bộ Y Tế, QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. - Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng nước: QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. - Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn : QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. II. Các nguồn có khả năng gây ô nhiễm và các chất gây ô nhiễm II.1 Nguồn gây ra ô nhiễm  Chất thải rắn  Rác thải trong quá trình thi công xây dựng trung tâm điều hành và các công trình phụ trợ đi kèm: các loại bao bì đựng nguyên vật liệu như giấy và một lượng nhỏ các loại bao nilon, đất đá do các hoạt động đào đất xây dựng.  Sự rơi vãi vật liệu như đá, cát, ... trong quá trình vận chuyển của các thiết bị chuyên dụng đến nơi xây dựng.  Vật liệu dư thừa và các phế liệu thải ra.  Chất thải sinh hoạt của lực lượng nhân công lao động tham gia thi công.
  • 47. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 47  Chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động dự án đến từ khách tham quan.  Chất thải là chất hữu cơ như thức ăn dư thừa, chất thải vô cơ như túi nilon, bào bì…phát sinh trong quá trình vận hành khách sạn, nhà hàng.  Chất thải khí  Chất thải khí là nguồn gây ô nhiễm chính cho bầu khí quyển, khí thải có thể phát ra từ các hoạt động trong các quá trình thi công từ giai đoạn chuẩn bị nguyên vật liệu và tiến thành thi công trùng tu tôn tạo. Chủ yếu là khí thải phát sinh do hoạt động của động cơ máy móc thi công cơ giới, phương tiện vận chuyển vật tư dụng cụ, thiết bị phục vụ cho thi công.  Trong giai đoạn vận hành, hầu như dự án không phát ra chất thải khí.  Chất thải lỏng Chất thải lỏng có ảnh hưởng trực tiếp đến vệ sinh môi trường trong khu vực xây dựng khu biệt thự gây ảnh hưởng đến môi trường lân cận. Chất thải lỏng của dự án gồm có nước thải từ quá trình xây dựng và nước thải sinh hoạt của công nhân.  Dự án chỉ sử dụng nước trong các quá trình phối trộn nguyên vật liệu và một lượng nhỏ dùng cho việc tưới đường, tưới đất để giữ ẩm và hạn chế bụi phát tán vào môi trường xung quanh. Lượng nước thải từ quá trình xây dựng chỉ gồm các loại chất trơ như đất cát, không mang các hàm lượng hữu cơ, các chất ô nhiễm thấm vào lòng đất.  Nước thải sinh hoạt của của công nhân trong giai đoạn thi công rất ít, chủ yếu là nước tắm rửa đơn thuần và một phần rất nhỏ các hoạt động vệ sinh khác vì trong quá trình xây dựng hầu hết tất cả công nhân xây dựng không ở lại, chỉ có một hoặc hai người ở lại bảo quản vật tư.  Trong quá trình vận hành, chất thải lỏng hầu như đến từ khách sạn và nhà hàng trong vùng.  Tiếng ồn  Gây ra những ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh làm giảm khả năng tập trung và giảm năng suất lao động. Tiếng ồn có thể sinh ra theo những con đường sau nhưng phải được kiểm soát và duy trì ở trong khoảng 80 – 85dBA theo tiêu chuẩn quy định, tiếng ồn có thể phát sinh từ những nguồn.
  • 48. Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 48  Động cơ, máy móc, và những thiết bị phục vụ xây dựng, lắp đặt.  Trong quá trình lao động như gò, hàn các chi tiết kim loại, và khung kèo sắt … và quá trình đóng, tháo côppha, giàn giáo, vận chuyển vật liệu…  Từ động cơ máy nén khí, bơm, máy phát điện …  Trong quá trình vậ hành, tiếng ồn là không đáng kể.  Bụi và khói  Khi hàm lượng bụi và khói vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ra những bệnh về đường hô hấp làm giảm khả năng lao động của công nhân. Bụi và khói được sinh ra từ những lý do sau:  Từ các hoạt động chuyên chở vật liệu, tập kết đổ vật liệu đến nơi xây dựng.  Từ các đống tập kết vật liệu.  Từ các hoạt động đào bới san lấp.  Từ quá trình thi công: quá trình phối trộn nguyên vật liệu, quá trình đóng tháo côppha… II.2.Mức độ ảnh hƣởng tới môi trƣờng  Ảnh hƣởng đến chất lƣợng không khí: Chất lượng không khí của khu vực xây dựng sẽ chịu ít nhiều biến đổi do các hoạt động thực thi Dự án. Tuy nhiên, trong hai giai đoạn thi công xây dựng và tháo dỡ công trình ngưng hoạt động, khói bụi và khí thải là tác nhân ô nhiễm đáng chú ý nhất. Khí thải sinh ra từ các động cơ máy móc chủ yếu là khí NOx, CO, CO2, SO2....Lượng khí thải phát sinh bởi hoạt động riêng rẽ các loại máy móc đạt tiêu chuẩn kỹ thuật là không đáng kể, trong điều kiện môi trường làm việc thông thoáng ngoài trời thì mức độ ảnh hưởng trực tiếp đến con người là không đáng kể tuy nhiên khi hàm lượng cao nó sẽ là tác nhân gây ra những ô nhiễm cho môi trường và con người như: khí SO2 hoà tan được trong nước nên dễ phản ứng với cơ quan hô hấp người và động vật.  Ảnh hƣởng đến giao thông Hoạt động của các loại phương tiện vận tải phục vụ dự án sẽ làm gia tăng mật độ lưu thông trên các tuyến đường vào khu vực, mang theo những bụi bẩn