SlideShare a Scribd company logo
1 of 47
Download to read offline
NHẬT KÝSố: 01 - Tháng 7/2015
Trái đất này là của
chúng mình
Phát hiện thú vị
Trâu lá mít
Nhật ký này ghi lại một phần nhỏ các câu chuyện có thật xảy ra tại Casa Hanoi.
Trong Nhật ký này, tên của các thầy cô và học sinh đều được viết tắt:
Yến Nhi: Y.N; Minh Ngọc: M.N; Nhật Minh: N.M; Tuấn Kiệt: T.K; Anh Duy: A.D; Quốc Bảo: Q.B; Cô
Tuyến: Cô T; Cô Thùy: Cô Th; Bác Hương: Bác H, Cô Chi: Cô Ch; cô Nhung: Cô Nh; Thầy Thinh: Thầy Th
Người ghi Nhật ký:
Lê Mai Hương
Nhà giáo Montessori
Chụp ảnh:
Tập thể thầy cô Casa Hanoi
Trình bày thiết kế:
Bùi Hằng
Bản quyền @Casa Hanoi 2015
http://casahanoi.edu.vn
Khai bút đầu năm học mới:
Trái đất này là của chúng mình!
Mảng tường bên ngoài là bản đồ thế giới theo bài học địa lý của Montessori, màu trắng là
cực Bắc và cực Nam, rồi đến châu Phi màu xanh lá cây, châu Âu màu đỏ, châu Á màu vàng,
châu Đại Dương
màu nâu, Bắc Mỹ
màu cam, Nam Mỹ
màu hồng. Trên các
châu đó, mọi người
sẽ viết các ngôn ngữ
của các đất nước
khác nhau, và dần
dần trong tương lai
Casa Hanoi sẽ có
học sinh và tiếp đón
khách đến từ khắp
tất cả các châu lục
để các bạn nhỏ thực sự được trải nghiệm cả thế giới ngay tại Casa Hanoi.
Ngày đầu tiên đến trường,
các bạn được tha hồ vẽ lên
tường. Ôi sao mà thích, chưa
bao giờ lại được vẽ lên
tường thoải mái như thế
này! Các cô viết các ngôn
ngữ khác nhau. Y.N và Sa
quyết định cùng nhau vẽ
một đoàn tàu.
Cô T: Một đoàn tàu thật dài!
Đoàn tàu này chở hàng hay
chở người vậy?
- Chở người cô à. Chở cả nhà
cháu đến châu Âu. Y.N vừa
nói vừa tô những chấm tròn
trong các khoang tàu.
Sa: Đến Mỹ nữa.
Cô T: Thế là chúng ta đi vòng
quanh thế giới à? Bao giờ thì
về nhà?
- Đi mãi mãi luôn, ha ha. Y.N
cười điệu cười trứ danh rất
sảng khoái của mình.
M.N thì vẽ ông mặt trời, em
vẽ một hình tròn, rồi vẽ
thêm hai cái mắt nhỏ nhỏ
híp mí và một nét miệng
cong cong.
M.N: Mẹ ơi, ông mặt trời cười
tươi mẹ à. Ông mặt trời đang
cười với M.N.
Mẹ T: Ông mặt trời tỏa nắng
ấm áp nữa. Con vẽ những tia
nắng xung quanh đi.
Các bạn nhỏ còn vẽ nhiều
hình khác nữa, những tác
phẩm mà chỉ con trẻ với tâm
hồn bay bổng mới hiểu
được…
....................................
Bác H: Bố N.M đi công tác ở châu này đấy. Châu gì ý nhỉ?
Y.N: Châu Phi ạ.
Bác H: Châu Phi có con gì?
T.K: Có con trâu.
Ha ha ha aaaaaaaa. Cười ngoác cả mồm ra vì T.K mất thôi.
Sa: Có sư tử, hươu cao cổ, tê giác, hà mã chứ.
Bác H: Bố M.N đi học ở đây này, bác H đi học ở đây này, bố Sa đi làm ở đây. Châu gì?
Y.N: Châu Âu.
Bác H: Thế châu gì có tiếng Trung với tiếng Việt đây?
Y.N: Châu Á, bố con ở châu Á.
Bác H: Châu gì có con chim và quả cùng chung một tên gọi?
................
Bác H: Quả kiwi các con
ăn chưa? Có cả con chim
cũng tên la Kiwi đấy.
Người New Zealand cũng
được gọi là Kiwi. Đây là
châu đại dương. Bố T.K
đang làm ở châu màu cam
này đấy.
T.K: Châu Mỹ.
Bác H: Đúng rồi. Bắc Mỹ.
Thế người Mỹ nói tiếng
gì?
T.K: Tiếng Mỹ.
Bác H: Người Mỹ cũng
nói tiếng Anh, nếu chúng
ta nói tiếng Anh, chúng ta sẽ nói chuyện được với
tất cả các bạn ở Bắc Mỹ và ở nhiều nước nói tiếng
Anh nữa. Châu gì màu hồng?
Sa: Nam mỹ. Anaconda sống ở đó.
Ai thích châu nào thì sẽ đứng vào châu đó nhé.
Tất cả tranh nhau châu Á vì mình đang ở đó
và Nam Mỹ vì nó màu hồng.
Kết thúc tất cả cùng hát bài Trái đất này là của chúng mình. Vui thật là vui!
Tủ đồ riêng của tớ đấy nhé
Ngày đầu tiên đến trường,
các bạn được tự chọn tủ để
đồ cho riêng mình. Cô Ch đã
chuẩn bị tên các bạn đầy đủ
và băng dính hai mặt sẵn
sàng. Bạn nào cũng nhận ra
tên của mình. Chị Sa chọn
một cái ở hàng thứ ba – ngay
dưới tủ của mẹ H. Rồi rất
ngẫu nhiên, Y.N và M.N đều
chọn hai tủ bên cạnh tủ của
chị Sa. Các bạn nhỏ tự bóc
băng dính và dán tên mình
lên tủ để đồ, vừa làm vừa trò
chuyện rôm rả.
Sa: Y.N tủ của em đâu để chị
dán giúp cho?
Y.N: Đây, em chọn tủ này, bên
cạnh tủ của chị.
Sa: Nào đưa tên em đây để chị
dán cho.
Dán xong cho Y.N, Sa quay
sang M.N.
- M.N ơi tên em đâu để chị dán
giúp cho?
- Không, em tự dán.
M.N nhất quyết.
Sa: Thôi để chị lớn
chị dán cho.
Bác H: Sa à, đó là tủ
của em, con để em tự
dán nhé. Khi nào
em cần con giúp thì
con mới giúp em
chứ.
Sa: Thế tủ của mẹ
đâu để con dán giúp
mẹ?
Mẹ H: Đây. Tủ của mẹ ở trên
tủ của con. Sa giúp mẹ nhé!
Không còn gì vui hơn, Sa
hớn hở đi lấy một chiếc ghế,
trèo lên và dán tên mẹ vào
tủ. Hơi xộc xệch nhưng mẹ
tôn trọng thành quả lao
động của Sa mẹ không sửa
lại.
M.N tự dán tên lên tủ của
mình, em cẩn thận miết từng
cạnh của tờ giấy. Dán xong
tủ của mình, M.N quay sang
hỏi mẹ T.
- Mẹ ơi tủ của mẹ đâu để em
dán?
Mẹ T: Tủ của mẹ cao lắm, để
mẹ dán.
M.N: Không, mẹ bế em lên để
em dán cho mẹ.
Thế là mẹ bế em lên và em
dán cho mẹ. Khi được mẹ
nói cảm ơn, em thích lắm.
Một hôm có hai bố con đi qua.
Con: Bố ơi sao nhà này sơn nhiều
màu thế ạ?
Bố: Nhà người ta bán sơn nên sơn
quảng cáo.
Ha ha ha. Vỡ bụng mất thôi. Đó là
một bài học cho tất cả chúng ta
những người lớn. Nếu không biết
nên dũng cảm trả lời “Bố/Mẹ
không biết.” Thế mới biết người
lớn không phải lúc nào cũng đúng
nhưng lại cứ tưởng mình lúc nào
cũng đúng.
Quá là nguy hiểm!
Ngoài hiên thật mát!
Mười giờ sáng, sau một loạt
các hoạt động vẽ tranh, leo
xà đu đa năng, đi thăng
bằng, thực hiện các bài học
cài cúc áo, gắp đũa, kẹp hạt
và đọc sách, Y.N chọn xếp
hình bông hoa mang ra bàn
ngoài hiên xếp. Em xếp và
rồi trở nên rất yên lặng, em
nghiêng người sang một
bên. … Em ngủ rồi, bông hoa
vẫn còn một cánh… Bầu trời
về trưa nắng vàng hơn, gió
từ hồ thổi vào mát quá. Em
ngủ ngon lành.
Hôm nào các bạn nhỏ không ngủ đủ là biết liền. Ngáp ngắn ngáp dài. Học
không tập trung được, hay cáu kỉnh vùng vằng. Quá lên chút nữa thì sẽ ngủ
gục ra bàn.
Các bố mẹ lưu ý cho con ngủ đủ mười hai tiếng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe và để con học
tốt ngày hôm sau.
Mười hai tiếng là thời gian ngủ chứ không tính thời gian nằm trên giường. Khi em bé ngủ đủ, em bé
sẽ cao lớn và não sẽ làm việc hiệu quả hơn vào ngày hôm sau.
Vậy làm thế nào để biết bé có ngủ đủ hay không?
Khi ngủ đủ , em bé sẽ tự thức dậy chứ không phải bị đánh thức dậy để đi học.
Y.N ngủ ngay
ngoài hiên vì
đêm hôm trước
thiếu ngủ
Trật tự xãhội
Tuần này tại Casa Hanoi các bé ăn các món Âu. Và hôm nay M.N là bếp trưởng.
Bác H hướng dẫn M.M cách lấy xoong luộc xúc xích này, phết bơ này. Mùi bơ thơm béo ngậy,
bánh mỳ gối thì thơm mềm. Sáng nay M.N lại ăn ít nên đến giờ thì ôi nhìn bánh mỳ sao mà thèm
thế. Trong lúc nhìn bác H hướng dẫn, miệng M.N cứ chóp chép. Đến khi tự tay làm, thỉnh thoảng
còn liếm môi nữa chứ.
Lúc thấy mẹ từ tầng hai đi xuống, em hỏi:
- Mẹ ơi con đói bánh mỳ quá rồi. Được ăn chưa hả mẹ?
Mẹ T: Con đang chuẩn bị cho cả nhà, rồi đợi mọi người ngồi xuống hết mình mới ăn.
M.N lại liếm môi, một lúc sau lại hỏi:
- Mẹ ơi con được ăn chưa hả mẹ?
Hic hic món bánh mỳ phết bơ này quá là hấp dẫn.
Bánh
mì bơ
ngon
tuyệt!
Cô
đồng hồ,
con
đồng hồ!
Điện thoại tắt máy cho vào tủ hết, tất cả giáo viên và
nhân viên Casa Hanoi ai cũng đeo đồng hồ. Thế nên
các bạn nhỏ cũng ao ước có đồng hồ.
Vừa đến lớp, cất xong ba lô vào tủ, Y.N đã khoe với cô
T:
- Cô ơi con có đồng hồ này!
Cô T: Wow. Y.N có một cái đồng hồ màu vàng cơ đấy?
Y.N: Vâng, con và chị Sa cùng có đồng hồ nhưng chưa có
pin đâu cô ạ.
Cô T: Chưa có pin à? Thế có xem được giờ không con?
Y.N: Chưa có pin, bố con chưa mua. Nhưng đồng hồ
này cho được xuống nước, không chết đâu cô à.
Cô T: Đồng hồ xịn thế cơ à? Cô cũng ước mình có một cái
như thế.
Y.N thấy cô nói vậy lại giơ đồng hồ lên và ngắm rất
“đắm đuối”.
Trật tự
xã hội
Sa, Y.N và M.N đang ngồi vắt vẻo trên xà
đu và nói chuyện.
Y.N nói với M.N:
- Em ơi chị bảo này!
Sa: Sao lại gọi M.N là em? M.N em mấy
tuổi?
- Em ba tuổi. M.N nói và giơ lên ba ngón
tay.
Sa: Y.N cũng ba tuổi, thế thì phải gọi M.N là
bạn chứ.
Y.N: Ừ. Em ba tuổi, M.N cũng ba tuổi thì phải
là bạn chứ nhỉ .
Sa: Chỉ có chị là bốn tuổi rưỡi là chị thôi.
Câu chuyện đến đó là hết, trật tự xã hội đã
được thiết lập. Hòa bình trở lại.
Cuối ngày các bạn ra hồ cho cá ăn.
Xong việc, nhìn trên vỉa hè có bao nhiêu là cành lá. Sa liền rủ Y.N:
Sa: Chị em mình lên kia làm tổ chim đi!
Y.N đồng ý ngay và hớn hở băng qua các bậc thang, leo lên vỉa hè.
- Chị là chim mẹ nhé? Em là chim con
Sa: Ừ chim con nằm xuống ngủ đi để mẹ ru.
- Nhưng mẹ con mình phải làm cho cái tổ thật chắc chắn đã. Con đi lấy thêm về cho mẹ nhiều cái lá
này nhé. Vừa nói Sa vừa ngắt lá từ những cành xà cừ.
Sa: Lá đây, con tha về cho mẹ nhé.
- Ha ha ta là ma đây, có sợ không, ta là ma có sừng đây. M.N cầm một cành cây khô làm sừng rồi
giả giọng ma trêu hai mẹ con chim
- Ôi phải đóng cửa vào thôi. Xình! Đóng cửa vào, không cho ma vào nhà. Sa vừa đóng cửa vừa nói.
- Ôi mẹ ơi con sợ ma! Y.N giả vờ sợ ma rồi dụi dụi vào người Sa.
- Các bạn ơi về thôi, đã đến giờ về nhà!
Giọng thầy Th vang lên. Thế là các con chim phải bò khỏi “tổ” của mình để về nhà.
Tổ chim
Thức ăn từ trên trời rơi xuống
Hôm nay bố đến trường đón M.N.
Vừa lên xe M.N đã ríu rít kể với bố:
- Bố ơi hôm nay con ăn cánh hoa phượng đấy.
Bố: Hoa phượng mà cũng ăn được á?
M.N: Vâng, hoa phượng ngọt ngọt.
Bố: Thế sao lại có hoa phượng?
M.N: Các chú chặt cây, rơi xuống vườn, thầy Th ra nhặt vào cho chúng con ăn.
Bố: Các chú chặt cây thế nào?
M.N: Có cái giống như cái dao, các chú chặt zzzzzzzzzzz thế là cành cây rơi xuống bố ạ.
Bố: À đó là cái cưa máy đấy con.
Là vì hôm nay các chú của công ty môi trường đô thị tỉa cành chống mưa bão đổ mất cây, tiếng
máy cưa zzzzzz làm cho M.N rất ấn tượng.
---------------------------
Mấy hôm trước nữa các bạn đi xem tỉa cành để chống bão cây đổ. Sa và Y.N tranh luận về việc
cưa cành cây là đúng hay sai.
Y.N: Không đúng, cành cây là của cái cây chứ. Sao lại chặt hết bóng mát?
Sa: Các cô chú cưa cây để cây khỏi bị đổ khi giông bão ý, em không nhớ à? Đổ bao nhiêu cây còn gì.
Y.N: Thế thì em đồng ý.
Cuối cùng tất cả thi nhau vốc mùn cưa về để trên giá sinh học khám phá.
Các bé thưởng thức hoa phượng
Sau nhà có một cây mít,
lá rụng xuống vàng đậm đẹp
ơi là đẹp.
Cô T và Sa làm trâu lá mít.
Trước giờ Sa chỉ làm trâu lá
đa thôi, đây là lần đầu tiên
làm trâu lá mít nên rất háo
hức. Cô T làm một con xong.
Sa: Cô ơi con muốn làm cả trâu
bố và trâu mẹ.
Cô T: Thế thì chúng ta cần
thêm mấy cái lá và mấy cái dây
nữa?
Sa: ngẫm nghĩ một lúc rồi trả
lời:
- Hai cái lá và bốn cái dây ạ.
Thế là hai cô cháu lại đi nhặt
lá mít và cành hoa lộc vừng
rơi xuống vườn.
Cô T: Thế bây giờ lá nào làm
bố, lá nào làm mẹ?
- Lá to hơn là bố cô ạ. Sa lấy
hai cái lá chồng khít lên
nhau để so xem lá nào to
hơn.
- Đây cô ạ, lá này làm trâu bố.
Vừa nói Sa vừa đưa cho cô T
chiếc lá to hơn.
Quan sát cô T làm trâu lá mít
xong, Sa xếp ba con trâu
thành một hàng. Cô T liền
nhấc chú trâu con lên, dụi
dụi húc húc vào trâu mẹ và
nói: “Mẹ ơi mẹ ơi!”
Sa: Hay là cô cháu mình đóng
kịch cô nhé?
Cô T: Kịch như thế nào cơ?
Sa: Trâu bố đi công tác về, hai
mẹ con trâu ra đón ở sân bay.
Cô T: Hay đấy, thế cô đóng
làm trâu bố nhé?
- Alô, bố đây, hai mẹ con ra sân
bay chưa?
Sa: Hai mẹ con đang đợi ở
sảnh rồi. Bố đang ở đâu rồi?
Cô T: Bố chuẩn bị hạ cánh đây.
Bố tắt máy một chút nhé. Hạ
cánh phải tắt máy đấy.
Sa: Reng, reng. Alo, alo, bố
xuống máy bay chưa?
Cô T: Bố xuống rồi. Bố đang
lấy hành lý, mua nhiều quà cho
hai mẹ con nên hành lý đầy
quá.
Sa: Hai mẹ con đang đợi bố ở
phòng chờ nhé. Hai mẹ con
mặc áo vàng đấy, bố nhìn thấy
chưa.
Vì lá mít vàng nên Sa nói
luôn là hai mẹ con trâu mặc
áo màu vàng.
Cô T: A đây rồi. Chào hai mẹ
con!
- Daddy! Daddy! Sa vừa nói
vừa cầm trâu con dụi dụi
vào trâu bố.
Thế nhưng chỉ đến chiều, cả
gia đình trâu đã bị sơn thân
màu hồng, sừng mầu xanh.
Mẹ H: Sa ơi con trâu màu gì?
Sa: Con trâu mầu đen.
Mẹ H: Theo con trâu có thích bị
sơn màu xanh màu hồng
không?
Sa ngẫm nghĩ một hồi rồi thỏ
thẻ nói vớ i mẹ :
- Tại con quên mất.
Mẹ H: Lần sau nếu con quên
con giở sách ra xem lại nhé. Mẹ
thì nhìn thấy có trâu màu đen
và trâu màu trắng thôi./.
Trâu
lá
mít
Ngày đầu tiên đi học của N.M
Ngày đầu tiên đi học trong đời, N.M cứ gào lên “Mẹ đâu? Bà đâu?” Gào lên chứ không phải là khóc.
Cả ba chị nghe thấy em gào không thèm để ý luôn vẫn làm mọi việc như bình thường. Nhưng nếu
em bé khóc vì đau thì chắc chắn các chị sẽ giúp. Các em bé luôn hiểu tiếng khóc của nhau mà.
Thế là bác H ra nói chuyện với N.M. “Dừng lại, con đừng hét lên nữa. Hét lên không hiệu quả đâu. Nếu
con cứ hét lên là bác H sẽ để cho con hét thoải mái luôn đấy.” Hiệu nghiệm với N.M ngay vì bác H đã
dặn các cô không trả lời các câu hỏi lặp đi lặp lại của N.M “Bà đâu? Mẹ đâu?”
Sau khoảng hai tiếng thấy không ai nói gì thì chàng tự ra quyết định không thèm hét nữa và bắt đầu
quan sát các chị làm việc và tự mình làm việc. Đến chiều thì bà đón cũng không chạy về nữa mà
vẫn ngồi chơi cát.
Đến mấy hôm sau đi học thì chẳng khóc một tẹo nào nữa rồi. Quyết định phải đến từ trẻ, hơn nữa
ở đây rất vui và có rất nhiều điều thú vị mà, con đừng phí thời gian khóc hãy dành thơi gian đó để
sống vui vẻ với mọi người. Như thế tốt hơn nhiều con à. Còn ở Casa Hanoi, sẽ không có ai chiều
con đâu. Con nên biết điều đó ngay từ đầu.
Buổi sáng, mẹ T và M.N đi ăn sáng.
M.N: Mẹ ơi phải ăn nhanh lên, con muốn đến lớp tập yoga mẹ ạ.
Tinh thần thể thao của học sinh Casa thật là… cao!
Quan sát các bé tập yoga, có khối điều thú vị. Ai thăng bằng được? Ai có cơ thể mềm dẻo? Ai kiểm
soát được cơ thể mình? Ai có thể lắng nghe và làm theo được hướng dẫn trong nửa tiếng?
Y.N vừa tập vừa đổ liêu xiêu trông rất ngộ.
Hy vọng một tháng sau em sẽ làm tốt hơn
Yoga
và
trẻ
nhỏ
Phát hiện thú vị
Nữ tính
Đi trên khúc cây
Buổi đầu tiên N.M đến lớp
bác H hướng dẫn tất cả các
chị đi trên khúc cây. Cô Ch
dẫn N.M ra chỗ có các khúc
cây và nói:
Cô Ch: Con thử đi. Cô tin con
sẽ làm được!
Lần đầu tiên N.M đi trên các
khúc cây nên có vẻ ngập
ngừng vì sợ. N.M bám vào
tay cô và bước những bước
đầu tiên. Bỗng nhiên, N.M
dừng lại và nói.
N.M: Cái này cao quá!
Cô C: Con bước thử đi nào!
N.M bước thử một bước và
quyết định dừng lại và đi
vào trong nhà.
Ngày đầu tiên đi học N.M còn ngập ngừng, sợ khi
bước trên các khúc cây nhưng đến cuối tuần N.M đã
bước mà chẳng còn chút sợ hãi gì khi có cô cầm tay.
Sa: Em nhìn cái gì đấy?
N.M chỉ tay vào cái con vật bé nhỏ
dưới sàn.
Sa: Trông nó giống một con ong.
Thế là hai chị em cùng cúi xuống
quan sát. Được một lúc thì chị Sa
dẫn N.M đi chơi. Nhưng có vẻ
như đối với N.M con ong khá thú
vị nên chàng quyết định quay lại
xem tiếp. Bỗng nhiên, N.M lại vào
cầm tay cô Ch dẫn tới chỗ có con
ong, chỉ vào và nói:
N.M: Con ong chết rồi.
Cô Ch cúi xuống nhìn thì thấy ba
con kiến đang tha xác con ong.
- Vì ong chết nên kiến đã đến tha xác
của ong đi đấy.
N.M nhìn kiến đưa ong đi có vẻ
đầy tiếc nuối.
Buổi chiều, các chị và em N.M đang chơi với nhau ở hiên thì thấy N.M chăm chú cúi xuống bậc
hiên nhìn cái gì đó. Thấy thế chị Sa chạy lại.
N.M chăm chú quan sát đàn kiến tha xác ong
Y.N được bác H hướng dẫn cắm hoa. Em thích thú lắm. Em cắm một lọ, hai lọ, khi cắm đến lọ thứ
ba, em nhấc cành hoa lên, ngắm cành hoa và mỉm cười thật dịu dàng. Mỗi khi cắm xong, em lại
mang lọ hoa của mình ra đặt lên bàn.
Đến giờ ăn.
Cô T: Hôm nay ai cắm hoa đẹp thế nhỉ!
- Con ạ. Y.N nhanh nhảu nói và cười đầy tự hào. Rồi em nhẹ nhàng chỉ lên bông hoa trên bàn ăn của
mình vừa cười vừa nói.
- Bông hoa bé xíu cô nhỉ?
Cô T: Ừ, vẫn đang là nụ nên bé xíu.
Hôm nay, Y.N nạo vỏ cà rốt, vỏ dưa chuộ t và nạo cà rốt để nấu
bữa trưa. Bạn ấy nạo hẳn hai củ cà rốt.
Nạo được một ít vỏ của củ thứ nhất bạn ấy hỏi bác H:
- Ai sẽ ăn vỏ cà rốt hả bác?
Bác H: Theo con nghĩ thì ai sẽ ăn?
- Chỉ có kiến mới ăn vỏ cà rốt.
Y.N nói như tự trả lờ i
mình.
Tiếp tục công việc được
thêm một lúc, Y.N giơ hai
tay lên:
Nữ tính
Nạo cà rốt = Tập viết
- Mỏi tay quá !
Sau khi giơ tay lên,
vươn vai một cái
cho đỡ mỏi, Y.N lại
quay sang chỉ vào
đĩa đựng cà rốt và
hỏi bác H:
- Cái này để ăn sống
hay nấu hả bác?
Và không đợ i Bác
H kịp trả lời, Y.N
nói luôn:
- Mẹ con không cho
con ăn cà rốt sống bao
giờ bác ạ!
Y.N lại tiếp tục công việc nạo vỏ cà rốt của mình nhưng thật
không may bạn ấy đã sơ ý làm đổ đĩa đựng vỏ cà rốt. Bạn ấy cúi
xuống nhặt nhưng trong miệng vẫn ngân nga hát.
Làm bếp thú vị thật đấy, ví
dụ như nạo vỏ cà rốt, và sau
đó nạo thật
mỏng thành
từng sợi để cho
vào nấu sốt mỳ
ý. Nạo được hai
củ cà rốt thì kéo
nét thẳng trong
tập viết lên đến
hơn trăm
đường. Hai củ
cà rốt được một
bát đầy thành
quả lao động
bằng tay trái.
Hoan hô Y.N!
Những đường nạo cà rốt cũng chính là nét viết
Chị Sa đâu?
Giờ ăn đầu tiên ở Casa Hanoi, N.M ngồi với chị Sa.
Chị Sa hướng dẫn em rửa mận, em nhặt mận từ chậu này thả vào rổ khác. Chị Sa lại nhặt lại bảo
“Em đã rửa đâu mà cho vào chậu này.”
Chị Sa hướng dẫn em cọ ngao. Hai chị em cọ 4kg ngao. Tay tha hồ khỏe. Cả cái nồi to như thế mà
mấy chị em khênh vào tận trong bếp.
Chị Sa hướng dẫn em cắt nấm. Có lẽ đây là lần đầu tiên em được cầm cái kéo.Chị Sa rủ em ra bàn
trà uống nước ăn bỏng gạo trò chuyện như người lớn.
Giờ thay vì “Mẹ đâu?” “Bà đâu?” N.M sẽ gọi “Chị Sa đâu?”
Chị Sa cứ như chim mẹ
bóc hạt dẻ cười cho N.M
ăn, ăn hết suất của mình
N.M xin nốt chỗ của chị
Sa. N.M chạy ra khỏi bàn
là chị Sa lại bế về. Biện
pháp mạnh - Cưỡng chế
luôn. Thế nhưng em lại
cười khoái chí. Các cô
băn khoăn không hiểu
N.M nặng bao nhiêu cân
mà chị Sa bế được hết
lần này đến lần khác. Chị
Sa xoắn mỳ ăn thì em
N.M cũng xoắn mỳ ăn.
Hai chị em hỉ hả với
nhau vui ra phết mặc dù
mới gặp lần đầu.
Khi mới đến M.N trèo lên nấc hai của xà đu, sau một tuần, đã thấy nằm vắt vẻo trên
tầng trên cùng với anh T.K và tất cả gọi cái xà đu là nhà của mình.
Nào trèo, nào đu, nào uốn... sắp thành vượn người đến nơi hết rồi. Dưới ánh nắng sớm tha hồ mà
đủ vitamin D3 cho cao lớn khỏe mạnh nhé.
Giờ anh T.K lại còn xì ngầu hơn uốn lộn vèo một cái từ trên xà xuống. Sa cũng đang hăm hở học
theo.
Khi thích bay các bạn sẽ
trèo tít lên nấc trên cùng
rồi nhảy xuống bãi cỏ “Mẹ
nhìn con bay này.” T.K
bay, Sa bay, Y.N bay, M.N
bay, mỗi N.M chưa dám
bay. À mà nhà mình có
mặc váy thì cũng vẫn bay
như thường.
Xá gì!
Vượnngười
8/7/2015 - Bức vẽ người đầu tiên của M.N:
M.N đang vẽ trên tường, chị
Sa đến vẽ cùng.
Sa: Chị hướng dẫn em vẽ bố
em nhé.
M.N: Vâng.
Sa: Tóc đâu, vẽ tóc vào đi chứ?
M.N cho thêm vài sợi tóc
xong ngẫm nghĩ.
- Thôi cho bố đội mũ đi.
Sa: Vẽ bố cười đi.
M.N: Vẽ bố cười duyên dáng
thôi chị ạ.
- Bố phải có tay chứ! Em vẽ tay
bố đi. Chị Sa vừa nói vừa làm
mẫu luôn.
Bác H ngồ i xem hai chị em
cười rung rinh.
Sau khi vẽ bố, M.N vẽ đến
mẹ, chị Sa, rồ i M.N.
Sau mẹ T kể đó là lần đầu
tiên M.N vẽ người.
Với giáo viên, điều khó nhất chắc là luôn phải giả vờ đó là lần đầu tiên mình khám phá ra một
điều gì đó hấp dẫn và thú vị kinh khủng. Bở i nếu không làm thế thì làm sao mà các bé thích thú
một hoạt động được cơ chứ.
Từ bác H hay dùng là “Wow!” và sau này cứ nhìn thấy vẻ mặt của Y.N và việc biểu cảm “Wow!”
là cả nhà lại cố gắng nhịn cười. Cứ như Y.N là nhà phát minh nhỏ tuổi ý.
Wow!
Bố mỉm cười duyên dáng
Bật bông
M.N thiếu ngủ nên cáu kỉnh. Bác
H thấy vậy liền hướng dẫn em
chơi đàn. Sau khi bác H hướng
dẫn, M.N ngồi luôn một chập
bập bùng.
Chiều ngủ dậy, việc đầu tiên là
nàng vào phòng chơi đàn.
Không may, chị Sa lại đang ngủ
dưới tầng một.
Sa: Sao chị đang ngủ mà em lại
chơi đàn?
M.N: Em chơi đàn cho chị ngủ đấy
chứ.
Sa................................................
Chim Sa và chim Yến Nhi
Ngoài sân của Casa Hanoi có rất nhiều chim đến. Chim họa mi, chim sâu, chim ruồi, chim sẻ.
Trên giá sinh học ngoài hiên có một cái bát. Bánh mì các bạn ăn thừa sẽ để dành cho chim ăn.
Trưa không ngủ chị Sa hay bẻ vụn bánh mì rắc ra hiên cho chim đến ăn. Nhưng kiến cũng đến,
thế là nàng lại ngồi xem kiến tha mồi về tổ.
Có hôm chim sâu đến ăn xong bay vù vào lớp, N.M thấy chim bay lại sợ. Bác H nói vớ i N.M:
- Đừng sợ con à. Chim không làm gì con cả. Chim sẽ hót cho mọi người nghe.
Có hôm thấy cái bát bánh mì vơi đi hẳn, mẹ gọi Sa.
Mẹ H: Ui Sa ơi, chim đến tha đi hai mẩu bánh mì to tướng rồi.
Sa: Không phải đâu mẹ ạ. Con với cả Y.N ăn mất đấy.
Mẹ H: Hóa ra là chim Sa và chim Y.N ăn à?
Ha ha hic hic.
Từ hôm đi học M.N được học nấu đủ các món với bác H mà lại còn bằng tiếng Anh nữa chứ.
Phết bơ bánh mì nàng cũng thích. Nấu súp nàng cũng thích. Nấu sốt mỳ ý nàng cũng thích. Ăn cái
gì cũng thấy ngon miệng.
Gì chứ các kỹ năng gọt, thái, nạo, xắt.. của các bạn nhà mình cứ lên tay vù vù. Đến cả N.M còn thái
được cà rốt nữa là. Có bộ dụng cụ xắt của Nhật, M.N được làm lần đầu tiên mà tất cả mọi con mắt
đổ dồn vào để xem. Cho nấm vào, ấn một cái xuống thế là nấm đã được thái nhỏ. Thế mới gọi là
siêu. Sau này chắc các bạn nhà mình sẽ thành Master Chef hết cho xem!
Hãy đợi đấy!
Master Chef Junior
Em bé nhất
N.M cũng có
thể thái cà
rốt
Không! Con ngủ
lại châu Âu luôn.
Tuần vừa rồi Casa Hanoi ăn toàn đồ Âu. Vào bữa trưa, Cô
H hỏ i trêu bác H:
- Cả tuần bác cho em đi châu Âu, bao giờ bác định cho cả nhà
lên máy bay về Việt Nam đấy?
Y.N: Không, con ngủ lại châu Âu luôn.
Cả nhà lại được mẻ cười no bụng.
Mát trời nên cây cỏ bị
rụng đấy!
Buổi sáng, bác H hướng dẫn các bạn ném bóng chậu. Y.N
đứng gần vườn cỏ thì bỗng thấy một cây cỏ bị rụng.
Y.N: Ơ! Cây cỏ bị rụng này!
Sa: Có mà em làm gãy ý.
Y.N: Không. Nó bị rụng thật mà chị. Chắc tại trời mát quá nên
cây cỏ bị rụng đấy chị ạ!
Cả nhà không nhịn nổi cười.
Bánh quy có thể biến thành gì nhỉ?
Các bạn nhỏ rủ nhau mang nước ra vườn ngồi uống. Thấy thế, bác H mang cho các bạn một ít
bánh quy để ngồi nhâm nhi cùng nước. M.N ăn 2/3 chiếc bánh quy và giơ phần còn lại lên nói
với chị Sa.
M.N: Chị ơi! Cái quạt này!
Nói xong, bạn ấy lại cắn thêm một ít bánh quy ở cái quạt và giơ phần còn lại lên nói:
M.N: Chị ơi! Cái thuyền này!
Chỉ giúp những việc em
không thể làm được thôi!
Buổi sáng, Sa, Y.N, M.N,
N.M cùng ra vườn chơi.
Bốn chị em đang chơi rất
vui vẻ nhưng bỗng
nhiên em N.M bị ngã và
không đứng lên. Thấy
em ngã, Y.N chạy lại đỡ
em dậy và nói với cô C
đang đi tới.
Y.N: Em ngã nên con đỡ
em dậy.
Em ở nhà là bé nhất nhà,
em đi học cũng lại bé
nhất nhà, cả nhà xông
vào yêu em, giúp em.
Khổ thân em! Bác H phải phanh các chị lại vì
chị nào cũng đòi bế em lên quay vòng quanh
dù em nặng gần bằng chị. Thơm em. Bế em.
Lấy đồ hộ em...
- Dừng lại, dừng hết
lại. Các con chỉ được
giúp em khi em nhờ
thôi. Và kể cả khi em
nhờ các con cũng chỉ
giúp những việc em
không thể tự làm. Em
có hai tay mà, em sẽ tự
làm việc của mình.
Đấy ai bảo là chỉ có
người lớn mới không
ngăn được mình, các
bạn nhỏ cũng vậy.
Bản năng của con
người là luôn muốn
giúp đỡ những
người bé hơn mình.
Sau một tháng bị thơm nhiều quá bác H phải
hướng dẫn N.M:
- Chị phải hỏi em đã. Em đồng ý mới được thơm.
Ảnh: Chị Sa lau tay giúp em
Ảnh: Chị Sa và chị Y.N đọc sách cho em N.M nghe
Đã mời khách thì phải
đợi khách chứ
Sa, M.N và Y.N đang
uống nước và ăn bánh
ngoài vườn. Sa là chủ
nhà và rót nước mời
M.N uống.
Sa: Cô Ch ơi cô có muốn
uống nước cùng tụi con
không?
Cô Ch: Cô có con ạ.
Sa: Cô vào lấy cốc đi cô!
Sau khi cô Ch lấy cốc
và ra đến bàn.
Sa: Cô Ch nhanh lên cô,
khách mà chậm thế thì
chủ nhà sẽ chẳng đợi nữa và uống hết nước cho khách chẳng còn gì mà uống bây giờ.
Cô Ch: Ô, chủ nhà phải đợi khách mới uống chứ!
Sân cát đã
trở thành
bê tông
mất rồi!
Sau một đêm mưa bão nước mưa hòa tan đất và chảy vào bể
cát
Sa: Cậu ơi bể cát đã trờ thành bê tông mất rồi!
Cậ u Th: Đó không phải là bê tông đâu con ạ, đó là bùn đấy.
Sa: Thế hả cậu?
Cậ u Th: Con sờ thử xem.
Sa và Y.N cùng chạy tới và khám phá bùn.
Y.N: Bê tông nó dính hết vào tay con rồi cậu ạ.
Sa: Đó không phải là bê tông đâu em, nó là bùn đấy! Nhỉ cậu nhỉ?
Ảnh: Các em rất thích ngồi ăn bánh, uống trà ngoài vườn
Trả lương
cho nhân
viên
Y.N và M.N đang chơi trò mẹ con trên xà đu.
Thầy Th: M.N ơi con có muốn thử đu xà xem mình giữ được bao nhiêu giây không?
M.N: Nhưng mà con không với tới được.
Thầy Th: Thầy sẽ giúp con để bám được tới đó.
Y.N: Nhưng mà Mẹ con đang ốm, Mẹ sẽ chẳng có sức để làm gì cả, cậu đừng đụng vào Mẹ để cho
Mẹ nghỉ ngơi.
Ha ha ha. Nhập vai quá đấy!
Để cho mẹ nghỉ ngơi!
Sa, Y.N và M.N đang tập đi thăng bằng trên các khúc gỗ
quanh vườn.
Thầy Th: Cho thầy tham gia với!
Sa: Nhưng cậu phải bỏ dép ra cơ. Cậu sợ à? Không đi dép
như các con thì mới xì ngầu chứ.
Hóa ra là thế, phải đi chân đất mới là xì ngầu nhé!
Sau một loạt các hoạt động ngoài trời, Sa và Y.N mỗi bạn tìm
cho mình được một nắm lá to để làm tiền. Y.N thì ở ngoài
cửa kính nhét những đồng tiền của mình nhặt được vào
trong giữa hai khe bàn, chị Sa bên trong thì vừa nhặt lá vừa
đếm 1,2,3,4,…
Thầy Th: Các con ơi chúng mình vào chuẩn bị bữa ăn cho mọi
người nào!
Sa và Y.N: Nhưng mà chúng con còn đang phải trả lương đây
này. Rồi hai bạn tiếp tục làm công việc tính lương của mình.
Thế mới biết mọi thứ người lớn làm đều không qua được
mắt các em bé.
Người lớn cứ cẩn thận!
Định nghĩa
“Xì
ngầu”
Họa mi con và Chim sâu mẹ
= Rõ vớ vẩn!
Trên cây lộc vừng, có một chú
chim họa mi to gấp ba bốn lần
chim sâu, vậy mà họa mi cứ giả
giọng chim non kêu ầm ĩ làm cho
chim sâu mẹ bé bỏng cứ phải đi
tìm mồi về mớm cho ăn cả ngày
trời, bay đi bay về không biết
bao nhiêu lần. Ăn xong chim sâu
lại bay đi mất.
Lạ thật! Có lẽ chim cũng giống
các ông bố bà mẹ, không thể chịu
được khi nghe con khóc, con
khóc một cái là mất hết lý trí,
cũng như khi chim sâu mẹ nghe
con họa mi con giả vờ bé bỏng
đòi ăn. Khổ!
Thế nên bác H đã bảo rồi, ai mà khóc lóc ầm ĩ
đòi hỏi là được khóc thoải mái chán thì thôi.
Nhưng nếu khóc vì đau, vì đói, vì buồn ngủ,
vì buồn, vì tức bạn... những lý do chính đáng
để thực sự phải khóc, bác H sẽ giúp.
Nếu các bố mẹ đến đón thấy con khóc, hay bất
cứ bạn nào đó đang khóc cũng cứ giả vờ để
yên đó. Mọi chuyện đã được quyết định rồi và
biên giới thì không bao giờ dịch chuyển cả để
các bạn biết cách cư xử đúng mực.
Chuẩn bị bữa ăn gần xong. Cậ u Th nói với Y.N
- Y.N hôm nay con ngồi cạnh cậu nhé!
Sa: Con không đồng ý như vậy, vì Y.N đã ngồi cạnh con rồi, cậu không có quyền đổi chỗ của Y.N.
Y.N: Ừ đúng rồi chị nhỉ, hôm nay em sẽ ngồi cùng chị, chị nhỉ?
Thế mới biết trẻ con bây giờ không đùa được đâu, bạn nào cũng nắm hết được quyền hành
của mình rồi cơ đấy. Đố ai bắt nạt được.
Quyền trẻ em
M.N ngày đầu đến khóc đòi mẹ nhưng vẫn cắt được củ cải
Việc ai người đó làm
Đi dạo, các bạn nhà mình rất thích đi trên kè hồ, tất cả mọi người
xung quanh xúm vào mắng mỏ các thầy cô, câu nặng nề nhất là:
“Ngã con nhà người ta xuống các cô không đền được đâu.”
Bác H tức quá quay lại nói: “Bà ạ, toàn là con cháu nhà con cả. Bạn
nào ngã con xuống vớt, bà không phải lo.” Và cả nhà cứ thế đi tiếp.
Mà họ cũng không biết, có
ngã thì cũng có rơi xuống hồ
đâu, còn một quãng thềm
rộng bốn mét nữa. Đi cả
tháng rồi có thấy ai rơi
xuống hồ đâu.
Lòng tốt đặt không đúng chỗ thật là nguy hiểm!
Các bé Casa Hanoi đi trên kè hồ Linh Đàm
Các bé Casa Hanoi cho cá ở hồ ăn
cơm
Khám phá nắp cống
Y.N và tác phẩm hoa sen
Bác H đi chợ thấy hoa sen
đẹp quá mua về Casa
Hanoi cắm. Hoa sen cắm
vào cái lọ rượu cần kỷ niệm
bác H tha từ Hòa Bình về,
mua của một bà mế người
dân tộc hẳn hoi. Tiền chẳng
đáng bao nhiêu nhưng
công mới quan trọng. Hoa
sen cắm lọ rượu cần trông
rất hợp.
Y.N chọn cắm hoa. Em
mắm môi cắt mà không
được, chán, ngồi bẻ cuống
hoa sen kéo tơ quấn quanh
ngón tay, giăng ra bàn. Bác H để yên xem em
sẽ làm gì tiếp. Sau một hồi, Y.N phát hiện ra
bẻ nhanh hơn rất nhiều, thế là bụp bụp, bông
ngắn bông dài, bông cụt lủn. Kết quả cuối cùng
lọ hoa sen lại rất đẹp, vì trông tự nhiên.
M.N và N.M đứng gãi đầu gãi tai xem Y.N.
Thấy hoa đẹp quá N.M vuốt vuốt bông hoa.
Cả buổi chiều Y.N không rời cái lá sen. Học gì
thì lá sen cũng nằm dưới gầm bàn. Mà lạ thật,
có một cái lá sen mà thơm nhận rõ. Khi lá sen
khô lại, mấy bác cháu mang ra làm mũ đội.
N.M bảo là ô. Thế là đội lên đầu cười sung
sướng. Mùi lá sen thơm mát đặc trưng. Thế
này chắc tuần sau nhà mình ăn xôi vò hạt sen
với thịt gà thôi. Không qua mùa sen lại không
được ăn.
N.M và M.N xem Y.N cắm hoa
Bác H và N.M lấy lá sen làm ô
Con bướm trắng
Cả nhà đang ngồi trong vườn chơi thì một chú
bướm trắng bay qua, thế là bài thơ “Con bướm
trắng” được giới thiệu.
Mọi thứ đều được học qua trải nghiệm, qua
tình huống thực tế, và như thế các em thích thú
hơn nhiều.
Hôm sau đi dạo, các bạn phát hiện một chú
bướm trắng bị rách cánh đang bay rất vất vả
và tội nghiệp. Thế là tất cả ngẩn ra thương cảm
bướm trắng.
Rồi ai đó lại đọc bài thơ lên. Học đi đôi với
hành mà.
Con cóc
Nhìn này, nhìn này. Nhà mình có một con cóc.
Thế là tất cả đổ xô lại gốc cây lộc vừng xem chú
cóc.
Câu vè “Con cóc là cậu ông trời” được đọc lên.
Lại thêm bài “Con cóc, con cóc nó ngồi trong
góc, nó quay cái lưng ra ngoài ấy là cóc con”
được hát lên.
Các con nhớ cẩn thận khi bước trên cỏ nhé.
Đừng dẫm chết cóc. Cóc là động vật có lợi, cóc
ăn muỗi, ruồi côn trùng để chúng không đốt
các con.
Chân ai khỏe
như chân
Chão chuộc?
Cả nhà đang chơi ở vườn, phốc một
cái, một chú chão chuộc nhảy rất xa.
Thế là tất cả lại xúm vào tìm chão
chuộc. Chưa nhìn thấy, thì chão chuộc
đã nhảy xa cách cả nửa mét. Sao chão
chuộc bé thế mà nhảy xa được thế nhỉ?
Thế là lại bắt đầu bài học nhảy xa.
Xem ai chân khỏe như chão chuộc nhé.
N.M cong cả người để nhảy. Nhưng
anh T.K vẫn nhảy xa nhất. Thú vị thật.
Có rất nhiều thứ chúng ta có thể học
từ động vật đấy. Ví dụ như việc phải lấy đà để bật như chão chuộc trong vườn.
Chúng ta lại càng phải cẩn thận khi đi lại nhé. Cư dân mới của Casa Hanoi là một chú chão chuộc.
Xe đạp là để đạp chứ!
Y.N đi xe đạp đến, loay hoay không biết làm thế nào để dắt vào.
Bác H: Y.N, con suy nghĩ đã rồi hãy làm. Con nghĩ xem làm thế nào
để mang xe vào đây đượ c.
Y.N: Con không biết.
Sa: Để con giúp em.
Bác H: Sa, con chỉ giúp khi em nhờ thôi chứ, với lại việc này em tự
làm được.
Sa: Y.N, em có cần chị giúp không?
Y.N: Có ạ.
Sa phăm phăm ra bê luôn xe
vào tận bậc thềm, đặt xuống.
Hết chỗ nói. Cái xe nặng như
thế mà bê huỳnh huỵch.
Mẹ H: À hóa ra là con giúp em
như thế. Xe đạp là để đạp chứ
có phải để bê đâu. mẹ biết con
muốn giúp em nhưng lần sau
con để em tự làm sẽ tốt hơn cho
em. Con có hiểu không?
Sa: ...
Ô tô đi tắm đi!
Đi dạo, các bạn thấy cửa hàng
rửa xe có hẳn ba cái ô tô đang
được rửa quá thú vị liền ngồi
xem.
Xịt nước này, phun xà phòng lên
này. Ơ, sao xà phòng lại chui ra
từ cái ống? Bỗ ng N.M hét lên:
“Ô tô đi tắm đi!” Tất cả cười
nhắc lại: “Ô tô đi tắm đi!”
Cái xe Everest là thú vị nhất
trong mắt các bạn nhỏ vì nó có
lốp dự trữ, lại là xe leo núi. Sau
khi bác H giải thích về tên xe, các
phát hiện tên có ba chữ E. Đây là một dịp để
thực hành kỹ năng xã hội.
Bác H: Ai sẽ là người đi hỏi chủ nhân cái xe này
xem ô tô đã đi leo núi lần nào chưa?
Y.N đứng lên nói to: Con. Rồi nhanh chân chạy
lại chỗ bác chủ xe và hỏi:
- Bác ơi xe bác đã bao giờ leo núi chưa?
Bác chủ xe: Rồi, bác lái xe đi Sapa rồi.
Sa: Con đi Sapa rồi đấy.
M.N: Con cũng đi Sapa rồi.
Bác chủ xe: Bác cũng đi Hà Giang nữa. Đã ai đi
Hà Giang chưa?
......
Câu chuyện cứ thế tiếp tục và bác chủ xe vừa nói chuyện vừa cười vì chắc chưa bao giờ gặp em bé
nào mạnh dạn như các em bé nhà Casa Hanoi. Cuối cùng các bạn tập nói. “Cảm ơn bác đã kể
chuyện cho chúng cháu.” rồi dắt tay nhau đi về.
Vì em là con gái
Mỗi khi mẹ đánh son, Sa lại chạy lại “Con thơm mẹ nhé.”
Và nàng thơm mẹ cho đến khi môi nàng cũng dính son
và chạy ra gương soi.
Mấy hôm sau Y.N mang đến một thỏi son dưỡng môi.
Mấy chị em phụ nữ tranh nhau đứng trước gương tô
son dưỡng môi.
Sau khi bác H bảo ăn rau mầm cho má đỏ môi hồng vì
rau mầm nhiều vitamin đĩa rau mầm hết vèo vèo. Ai
cũng nhìn môi M.N đỏ xem xinh ra sao.
Có hôm, cuối ngày các bạn ăn thanh long đỏ xong mang
vỏ ra giã lấy nước đỏ vẽ tranh Everest. Y.N thấy màu
hồng đẹp bảo “Con đánh móng chân.” Và rồ i hai chị em
Sa và Y.N ngồi tô móng chân bằng nước vỏ thanh long.
Đúng là không ai nghĩ ra được.
Lễ hội tháng 7 vẽ mặt, Sa và Y.N được vẽ lên môi, hai
chị em nhìn nhau cười sung sướng.
Thì em là con gái mà lại!
Chuồn chuồn bay thấp thì cao,
bay cao thì thấp bay vừa thì cao
Bác H thử xem khiếu hài hước của các bạn ra sao nên đọc cho các bạn nghe câu như trên. Nghe
xong tất cả cười ha ha hí hí. Rồ i bác H chỉ vào M.N:
- Ôi nhà mình có bao nhiêu là chuồn chuồn kìa, đi bắt đi thôi.
Tất cả đuổi theo M.N để bắt chuồn chuồn. M.N chạy vòng quanh nhà vì chuồn chuồn thực ra được
in trên váy M.N. Đến khi M.N thấy trò chơi này thú vị thì tự chạy lạ i và bảo các bạn: “Đi bắt chuồn
chuồn đi.”
Đi dạo, các bạn nhìn ngay ra chuồn chuồn đang đậu trên cành cây. Cả nhà đứng im bất động nhé.
T.K rón rén đi xuống bắt, nhưng làm sao mà bắt được. Chuồn chuồn có cánh thì bay, không bay cu
Tí bắt ngay bây giờ. Chuồn chuồn bay đi luôn, thế là xong!
Em lớn rồi em không
khóc nữa nhé!
Hôm nay ngày 23.7.2015, N.M đi học xong tự bảo với các cô như thế này: “Em lớn rồi
em không khóc nữa nhé!” Thế nên bác H và các anh chị cũng không giúp em khi đi tè
nữa. Em tự đi đi nhé. Em lớn rồi mà.
Chuyện đi tè của N.M
cũng làm mọi người
cười no khỏi ăn cơm.
Đang ăn trưa, N.M
đứng giữa nhà thò
chim ra. Bác H lấy tay
che mắt.
- N.M con chỉ làm thế
trong nhà vệ sinh thôi,
đây là lớp học. Bác xấu
hổ quá không nhìn đâu.
Sa chạy lại lấy tay che
chim cho em.
- Vào đây chị giúp.
Nói rồi dắt N.M vào
nhà vệ sinh. Tiếp đó cả
nhà được nghe.
- N.M cầm chim đi, em
phải cầm chim thì mới tè
được vào bồn vệ sinh
chứ. Thấy chưa, bắn
tung tóe rồi đây này.
Bẩn hết nhà vệ sinh rồi
đây này.
Sa cầm vòi nước xịt làm cả nhà vệ sinh ướt.
- Lần sau đi tè
em phải tè vào
đúng chỗ nước
này này, như
thế mới không
bắn ra ngoài.
Mấy hôm sau
N.M lại đi tè.
Thầy Th: Để
thầy hướng dẫn
cho con nhé.
N.M: Không!
Chị Sa ơi. Chị
Sa ơi em đi tè!
Nghe gọi, chị
Sa lại lon ton
chạy lại giúp.
Mấy hôm sau
nữa
N.M: Chị Sa ơi
em đi tè.
Sa: Em tự đi đi,
chị hướng dẫn
rồi còn gì.
N.M bước vào nhà vệ sinh rồi còn thò đầu ra
vừa báo cáo chị Sa vừa chúm chím cười.
- Chị Sa ơi em đi tè nhé!
Đám tang của Nini
Cả nhà đi dạo thì tìm được một chú chim sẻ bị thương.
T.K muốn mang chim về cứu
sống. Thế là các bạn họp nhau
lại bàn, chị Sa lấy cặp nhiệt độ
ra cặp cho chim, các bạn thay
phiên nhau lắng nghe xem tim
có còn đập không.
Chú chim sẻ được đặt tên là
Nini.
Dù tất cả đã dỗ dành cố gắng
nựng nịu làm giường hoa lộc
vừng êm ái cho Nini, nhưng
cuối cùng chim vẫn bị chết.
Bác H gập một cái quan tài
trắng cho chim sẻ. Các bạn
đi nhặt hoa lộc vừng về làm
một cái đệm màu đỏ êm
như nhung. Đặt chim sẻ
lên. Mỗi bạn lại đi nhặt
thêm mười bông hoa nữa
để phủ lên người chim sẻ.
Rồi cả nhà quyết định chôn chim sẻ dưới gốc cây khế cho mát. Sa và T.K hì hục đào mộ ở dưới. M.N
và Y.N lên tầng hai vẽ tặng Nini hoa để cắm lên mộ. Rồi các bạn chôn Nini. Nói lời tạm biệt. Lấp
đất. Cắm hai bông hoa giấy lên trên. Đám ma không ai cười đâu nhé. Đám ma là một sự kiện buồn.
Để xem có ai còn nhớ đến Nini nữa không!
Lấy cặp nhiệt độ để đo cho chim
Học thầy không tầy học bạn!
Bác H: Con biết đây là hình gì không?
Y.N: Con biết, đây là tam giác cong.
Bác H: Sao con lại biết đây là tam giác cong?
Y.N: Con nghe bác H hướng dẫn M.N con
nhớ luôn.
Bác H bận, chị Sa đi về nhà Y.N. Thế mà hai chị em lại
xung đột đẩy nhau ngã cái vèo từ trên ghế xuống. May
mà chưa vỡ đầu hay gẫy mất cái gì.
Hôm sau bác H bảo chị Sa nói chuyện với Y.N. Chị Sa
xin lỗi em. Em tha lỗi luôn.
Đến khi đi dạo, bác H chỉ cho các bạn cái biển cấm bơi
và đường gạch chéo. Y.N nhặt một cái que lên bảo
“Con gạch chéo đẩy nhau.”
Đúng rồi, đẩy nhau là bị gạch chéo luôn đấy.
Con
gạch chéo
đẩy nhau.
Trong khi
M.N học về
hình tam
giác, Y.N đã
quan sát và
ghi nhớ
Săn bắn, hái lượm
Sáng thứ sáu, cả nhà đi quanh
khu bán đảo tìm cái ăn. Quay
lại cái thuở săn bắn hái lượm.
Bác H đội mông T.K trèo lên hái sung.
Mỗi bạn cầm một cái giỏ để hứng ở dưới.
Để cho công bằng mỗi bạn được một quả
thôi nhé. Rồi đi vặt lá me chua loét ăn.
Rồi đi xin khế.
Người ta xin một quả khế trả một cục
vàng thì mình xin một quả khế trả một
nụ cười nhé.
Chán, tất cả đi ăn kem và uống cà phê
xem cá. Thực đơn đây. Ai đọc được thì
gọi kem. Ai không đọc được thì thôi nhé.
Thế mới biết tại sao lại phải học chữ. Cô
T giúp một hồi sau đó ai cũng gọi được
kem để ăn. Sau một buổi đi cà phê ai
cũng đọc được từ kem đương nhiên là
trừ N.M, em được đặc cách.
Sa và Y.N tập đọc chữ từ menu Vui sướng thưởng thức kem do chính mình gọi
Trí tưởng tượng của một em bé
Y.N nhặt được mẩu dây thừa của dây nhảy dây liền cầm lấy
buộc quanh váy của mình:
- Bác H ơi con có thắt lưng này.
Trông Y.N cuốn sợi dây quanh cái váy ngủ lại thành mốt
mới chết chứ. Lung linh ra phết. Một lúc sau nó đã thành
một sợi dây câu, một lúc sau nó đã thành đủ thứ trên giời
dưới biển.
Thế nhưng một lúc sau nó lại ở dưới đất. Bác H cất đi để
xem Y.N có biết mình bị mất không, và đến giờ vẫn không
thấy Y.N hỏi. Như thế có nghĩa là chưa quản lý được tài sản
của mình rồi.
Bài học ở đây là nếu em bé không nhớ được đồ mình có,
có nghĩa là em bé không cần phải có nó. Bố mẹ có thể cất
bớt đi hoặc luân phiên đồ dùng, đồ chơi cho bé quản lý
được.
Làm mưa
Trưa nắng, bác H gợi ý các
bạn đi làm mưa. Y.N, M.N
và Sa mỗi người một cái xô
đi vảy nước lên những viên
gạch cho mát.
Ba chị em vẩy mưa, chán
vảy tưới nhau cười hỉ hả.
Tất cả các bạn đều mát, tất
cả các viên gạch đều mát,
nhà mình mát. Đạt được
điều mong muốn. Lại cộng
thêm bao nhiêu là nụ cười
khuyến mãi.
Thế là tốt rồi!
Gạo là để nấu cơm chàng nhé!
N.M bốc gạo rắc khắp nhà. Bác H nhắc:
- N.M gạo là để nấu cơm, không phải là thứ để chơi đâu con.
N.M lấy chổi xẻng đi hót gọn vào. Thôi đã rơi ra sàn rồi thì chỗ
này để cho chim ăn vậy, nhưng em lại thấy thích thú và lại đổ ra
rắc xung quanh. Bà L bảo: “Ở trường khác thế là ăn đòn rồi đấy.”
“Vâng. Nhưng ở đây thì không ạ. Bạn ý chỉ muốn khám phá thôi, bà
cứ để bạn ý tự dọn.” Nhưng
cuối cùng thì cả T.K. Sa và
Y.N cùng giúp dọn mới nhặt
hết được gạo vào bát mang
để lên giá sinh học cho chim
ăn.
May thế
không vỡ
Y.N cầm vài thứ trên tay chạy
thế là rơi luôn cả lọ hoa xuống
sàn. Không ai nhìn, không ai
nói câu gì. Y.N tự cầm cái lọ ra
bảo: “May thế không vỡ.”
Thỉnh thoảng làm sai một điều
gì đó là một chuyện rất bình
thường. Người lớn cũng luôn
thế mà, nên với các em bé, đó
là chuyện không có gì phải nói.
Quan trọng nhất là trẻ tự nhận
thấy mình sai và tự sửa, như
thế sẽ nhớ hơn rất nhiều. Mà
có ai phải nói câu gì đâu.
Sa và Y.N đang làm mưa
Một điều kinh khủng
Hôm trước, chú công nhân
hàn đã làm bắn vào và cháy
một cái ghế của các bạn, Y.N
phát hiện ra liền gọi:
- Bác H ơi con chỉ cho một điều
kinh khủng này!
Bác H: Ôi trời, chuyện gì thế
này?
Y.N: Không phải con đâu. Con
cũng không biết ai làm. Cô Ch
ơi ra xem một điều kinh khủng
này!
Cô Ch xem xong lại đến cô
T.
Y.N: Cô T ơi ra xem một điều
kinh khủng này!
Đúng là kinh khủng quá cơ,
hihi.
Mấy hôm sau các cô học
được điều đó từ Y.N, nên
khi thấy Y.N quên cất đồ
Cô Nh: Y.N ơi cô chỉ cho con
một điều kinh khủng này!
Y.N: Con biết rồi, con quên cất
ghế đúng không?
Ha ha, thế thì không còn là
một điều kinh khủng nữa
rồi.
Bóng chày là một môn rất mới, rất khó,
thế mà N.M đập bóng rất siêu, tự ném
bóng lên cao rồi tự dùng chày đánh bay
vèo vèo.
Cứ chiều là lại ra bể cát đánh bóng chày.
Các chị ném bóng cho N.M đánh. Bác H
quan sát cứ tưởng không thể nào đánh trúng, thế mà cũng đập được mới siêu chứ. Đợi N.M lớn là
Việt nam có đội bóng chày cho xem.
Ờ mà cũng chưa chắc, em đá bóng cũng siêu lắm, hay em sẽ làm ca sỹ nhỉ vì em hát Opa gangnam
style rất sành điệu. Em thú vị ra phết đấy!
Lúc đầu thì em khóc lóc, đến khi bà về ngay lập tức một giây sau em ngừng khóc. Và được đi cho
cá ăn cơm nguội thì em chạy còn nhanh hơn cả hai chị Y.N và M.N. Hai chân em chạy vèo vèo chắc
nình nịch. Thế mới biết em chỉ dọa mọi người thôi chứ em cũng không phải dạng vừa đâu, vừa,
vừa, vừa đâu. Bác H hát trêu em, em nhận ra ngay, cười tít mắt, em lại còn hài thế chứ.
Vận động viên
bóng chày
số 1
của Casa Hanoi
Chuyện bắt đầu từ M.N vẽ một lèo vài tờ, bác H bảo “Con có
thể làm một cuốn sách.” Cô Ch hướng dẫn M.N khâu sách, anh
T.K thấy thế cũng muốn làm sách. Sách của anh là sách ngôn
ngữ. Sa thấy thế cũng làm sách. Cả nhà làm sách. T.K say mê
ngồi xâu kim khâu len khâu gáy sách thành quả lao động của
mình xong thì khâu cho cả các em nữa.
Y.N thấy thế cũng làm hẳn một cuốn sách hình học. Khâu sách,
đánh số trang, vẽ bìa... và việc mọi trang sách đều cần có nội
dung. Thế là cả tháng bảy em vẽ hình, cuốn sách đến cuối tháng
vẫn chưa xong, khi nào xong em sẽ mang về cho bố mẹ đọc.
Cả một dự án to tát thế cần có thời gian.
Con mèo mà
trèo cây cau
T.K trèo siêu cao thủ.
Nói chung là vận động của anh T.K rất siêu. Anh
còn trèo được cả cau. Sa đứng dưới lấy đầu đội
mông anh lên. Khách đến chơi nhìn thấy cười chết
ngất. Không ai có thể tưởng tượng ra được một
trường mầm non có những trò như thế, mà toàn do
trẻ tự bày ra với nhau.
Dự án
SÁCH
Cái máy giặt thú vị thật!
Cái máy giặt là
một điều kỳ diệu
với T.K và N.M.
Hai anh em tha
được giỏ đồ giặt từ
tầng một lên tầng
ba, bác H hướng
dẫn các bạn sử
dụng máy giặt,
bấm xong hai anh
em đứng trên ghế
gí mũi vào xem
cho đến khi máy
giặt xong. May mà để chế độ nhanh.
Phát hiện của T.K là “Khi quay nhanh, con chỉ
nhìn thấy màu hồng thôi.” Tất cả khăn tắm đi
bơi của các bạn
đúng là viền màu
hồng nên khi máy
quay nhanh chỉ
nhìn thấy màu
hồng.
Trưa N.M phải đi
ngủ. T.K và Sa
được bê giá ra chỗ
nắng để phơi
khăn. Thật là sung
sướng khi được
làm việc. Bác H lại hướng dẫn cách giũ phẳng
đồ rồi mới phơi ra sao, được dịp hai anh em
giũ lấy giũ để cười vang nhà. Khổ thân cái váy
xanh của bác H dính đầy những lông khăn
tắm.
Casa Hanoi có hẳn
một cái bồn rửa bát đặt theo kích cỡ của các bạn nhỏ. Đúng là công cụ quan trọng thật!
Bồn rửa đúng cỡ, các bạn tranh nhau rửa bát, rửa cốc, rửa rau củ và rửa tay.
Có hôm Sa và T.K còn quyết định không ngủ, thức rửa cho bằng hết tất cả cốc, bát, đĩa, thìa, đũa...
sau giờ ăn trưa. T.K xếp hết cốc lên giá và thốt lên: “Con rửa được bao nhiêu là cốc đây này!”
Tốt, tiếp tục phát huy!
Con
không
ngủ, con
muốn
rửa bát
Giun đâu mà giun, cuốn chiếu chứ!
Trời mưa, ốc sên bò ra nên bác H bắt được một
chú mang đến cho các bạn quan sát. Sa để ốc
sên bò lên tay mình xong cười ngặt nghẽo vì
buồn quá. Đến lớp tất cả các cái đầu chụm vào
lấy kính lúp ra soi ốc sên.
Bác H: Các bạn nhìn xem trên cây cau có con gì
nữa này.
Thế là Sa và T.K bắc ghế đi bắt một loạt sên về
để lên đĩa quan sát. Ốc sên, sên bò khắp giá
sinh học rồi bò lên cây trúc.
Đi dạo, Sa không sợ con gì cả, thấy cuốn chiếu
là bắt luôn, nó bò trên tay buồn buồn.
N.M: Con giun, con giun.
Sa: Giun đâu mà giun, cuốn chiếu chứ.
Mẹ H: Sao cuốn chiếu lại cuộn vào thế Sa?
Sa: Vì cuốn chiếu sợ mẹ ạ. Bạn ý giả vờ chết đấy.
Mẹ H: Nhìn xem cuốn chiếu có nhiều chân không
này!
Sa: Một tỉ chân mẹ nhỉ?
Mẹ H: Không được một tỉ nhưng nhiều thật đấy.
Con sẽ trả bạn ý về chỗ cũ chứ?
Sa: Vâng.
Rồi Sa và N.M, Y.N đi bắt được mấy chú cuốn
chiếu liền. Nhưng rồi lại thả về với gia đình
cuốn chiếu.
Sa cho ốc sên bò lên ta
Mấy chị em chơi cát với nhau lưng ướt đẫm mồ hôi, mặt mũi lấm lem, đầu tóc chân tay đầy cát
như trâu đầm. Thế là cả ba bạn được đi tắm trong bồn. Lần đầu tiên các bạn được tắm với nhau, chị
Sa tổ chức luôn trò chơi lặn nín thở dưới nước. Y.N và M.N tranh nhau làm theo. Xong thì dùng vòi
hoa sen chơi trò chơi cứu hỏa. Thích quá! Ướt hết cả nhà tắm rồi đây này!
Đến khi ba cô chui ra khỏi cái bồn tắm, nước đen xì, đúng là trâu đầm. Mà lại ngay giữa lòng thành
phố. Thế mới siêu chứ!
Trâu đầm
Đèn lồng đỏ
hà mình cả tiếng Trung và tiếng Việt,
tiếng Anh. Phải trang trí và mang
văn hóa Trung quốc vào nhà mình
chứ nhỉ?
Cô Th đi mua đèn lồng về treo lên. Tranh em
bé cho T.K dán lên cửa. Giờ chơi cũng đếm
bằng tiếng Trung. Hát các bài hát tiếng Trung.
Một hôm cô Th quên mất, Y.N nói tiếng Việt
và cô Th làm theo, Sa phát hiện ra là cô Th có
hiểu tiếng Việt luôn và bảo: “Small
Vietnamese?” Cả nhà nghe cô Th kể lại cười nắc
nẻ. Đúng là không giấu gì được trẻ con.
Nhưng các bạn luôn biết cô Th nói tiếng Trung
Quốc.
Cô Th còn hướng dẫn các bạn vẽ chữ tiếng
Trung như những tác phẩm nghệ thuật mới
ngầu chứ. Các bạn nhỏ đã nói tiếng Trung rồi,
cô Ch trình tiếng Trung cũng lên vèo vèo, chỉ
có mỗi bác H là lẹt đẹt đằng sau. Rõ chán!
N
Mấy cô
trò hứng
khởi lắp
và treo
đèn lồng
đỏ và
cùng nhau
học tiếng
Trung
Chiều thứ 6, ngủ dậy là cả nhà đi bơi. Sa và T.K thi nhau nhảy tùm tùm xuống bể bơi đi tìm cá
heo dưới đáy. Y.N và M.N bắt đầu từ bể trẻ con rồi sang đến bể người lớn. Mỗi N.M là sợ nước.
Thấy các anh chị chơi vui quá cũng mon men lại gần thò chân xuống.
Các bạn hát và nhảy múa dưới bể theo tiếng Anh. Các bạn bơi đuổi theo vịt mẹ vịt con. Các bạn
chơi lặn nhặt sỏi. Sa ném cả một nắm sỏi xuống đáy bể bơi, các bạn thi nhau thò chân xuống mò,
T.K và Sa thì lặn tìm. Siêu sao. Đến khi tắm tráng lại có một bài hát riêng.
Đi bơi xong về nhà ăn gì uống gì cũng ngon. Mà chân thì chắc sẽ dài ra cho xem.
Đi bơi
Các phép toán
= Phép thuật của ảo thuật gia
Đố các bạn đếm được gậy số đấy!
Sa và T.K đếm gậy số,
lấy được thẻ số tương
ứng.
- Bây giờ các bạn có muốn
xem một phép màu không?
Bác H lấy gậy số 9 đặt
xuống, đặt thêm gậy số
1 nối tiếp. Wow, thấy
chưa 9+1=10.
- Giờ đố các con đi làm số
10 sử dụng các gậy số còn
lại.
Thế là hai anh em làm tất cả các phép toán
cộng bằng 10. Giờ chỉ còn mỗi gậy số 5, làm
sao đây? Hai lần 5 là 10. Và đó là cách các bạn
học phép cộng và
phép nhân bằng
gậy số. Đó là lần
đầu tiên phép
nhân được giới
thiệu vì xét cho
cùng nhân chính
là cộng bằng
chính số đó thêm
nhiều lần nữa mà
thôi.
Xong hai anh em lấy giấy và bút chì ra ghi lại
các phép toán.
Trò chơi trí nhớ
Các bạn đặc biệt thích trò
chơi này, vì tên gọi là trò
chơi mà. Bạn phải lấy một
số, sau đó đi nhặt đúng số
bằng những viên sỏi màu
xanh ngọc đẹp tuyệt mang
về đếm trước mặt mọi người
xem có đúng không. Và
đương nhiên là phải chờ đến
lượt mình để được làm điều
đó thực sự cuốn hút các bạn
nhỏ. Các bạn có thể chơi
không chán.
Đi bơi
T.K và Sa đang làm phép cộng bằng gậy số
Các hoạt động toán học luôn cuốn hút các bạn nhỏ
Khi xúc giác có cơ hội
Thường chúng ta sử dụng thị giác và để giác
quan đó làm phần lớn việc thu thập thông tin
cho não. Nhưng với các bài học giác quan, bài
khó nhất cuối cùng luôn là bịt mắt để học.
Điều này khó hơn với người lớn vì trẻ vẫn
nhạy cảm hơn chúng ta.
Bác H thấy T.K làm các hoạt động có vẻ dễ
dàng quá liền đố: “Đố con bịt mắt mà vẫn xếp
được các khối trụ có núm đấy.” Vèo vèo T.K xếp
được 40 khối trụ to, nhỏ, dầy, mỏng, cao, thấp
khác nhau chỉ dùng xúc giác.
Sa cũng thử xếp tháp hồng và cầu thang nâu
bịt mắt. Y.N cũng thử xếp khối trụ có núm. Hai
chị em xếp nhưng thỉnh thoảng lại kéo cái bịt
mắt ra để ngó xem mình đã xếp đúng chưa.
Các cô nhìn mà không dám cười.
N.M là em bé
rất cẩn thận và
có tính trật tự
Sa xếp
40 khối
trụ có
núm với
mắt bịt
kín,
thỉnh
thoảng
lại hé ra
nhìn
Cả nhà đi qua, ai cũng nhìn thấy cái thảm bị lật lên một góc
nhưng không ai sửa. N.M đi qua thấy thế, quay lại, lật lại
góc thảm, vuốt thẳng, đi tiếp. Cái gì để xộc xệch N.M ra
sửa. Cất đồ vào tủ, thò cái dây ba lô ra là cậu chàng mở của
cất gọn gàng vào rồi mới đóng cửa tủ để đồ. Nhìn thấy rác
rơi trên sàn nhà, cúi xuống nhặt mang vứt vào thùng rác.
Giờ ngủ ga giường hơi xộc xệch là ngồi dậy kéo phẳng phiu
rồi mới nằm xuống ngủ. Thật là may có những em bé nhỏ
để đôi khi chính các em bé lại nhắc ngược lại các anh chị
lớn về tính trật tự.
Hộp nhị thức và hộp tam thức
Anh T.K được thử sức hộp nhị
thức (a+b)3. Bác H thấy T.K có
thể làm nốt nên đứng lên đi để
T.K tự làm. Xong đến hộp tam
thức (a+b+c)3 thì hơi khó, sau
khi bác H hướng dẫn T.K ngồi
làm rất say sưa, tập trung.
T.K tập trung
suy nghĩ cách
xếp hộp tam
thức
Với những em bé đã lớn hơn một chút, các bạn thường
khởi động một ngày bằng các họat động dễ rồi mới đến
các hoạt động khó. Y.N sẽ làm một loạt các hoat động rót,
xúc, gắp... M.M sẽ học tất cả các loại cài khuy. Sa sẽ đi vẽ
một loạt. T.K sẽ đi gọt, thái, cắm hoa, sắp xếp ... thế rồi
khi vào guồng các anh chị mới lên tầng hai học những bài
học khó. Điều đó chỉ bộc lộ khi trẻ được toàn quyền quyết
định làm cái gì.
N.M sẽ xếp hình, cài khuy, xúc, rót, gắp và thích nhất là
được bày bàn ăn cho tất cả mọi người. Khi em đã vào
guồng vẽ em sẽ vẽ liền tù tì vài ba bức tranh.
Khi trẻ
được toàn
quyền
quyết định
Bàn cập kênh, tại vì sàn nhà không phẳng. Y.N, Sa và T.K phát hiện ra là có thể dùng giấy vệ
sinh lót vào chân bàn thì sẽ hết cập kênh. Sau một hồi ba anh em làm việc, bàn không cập kênh
cũng kê giấy. Y.N quay lại nhìn tất cả các chân bàn trắng giấy thốt lên “Trông giống hệt như bàn
đang đi giầy nhỉ!”.
Quả là óc tưởng tượng phong phú!
Bàn đi giầy
Lễ
hội
tháng 7
uổi sáng, cả nhà lên taxi đi Viện
bảo tàng Mỹ Thuật. Các cô bắt
nhịp cho các bạn hát từ nhà lên
đến nơi vui vẻ. Các bạn nhà mình được
học đi trật tự ra sao, quan sát trong viện
bảo tàng thì phải tôn trọng mọi người
xung quanh, tôn trọng những đồ vật được trưng bày thế nào.
Xem chán các bức tượng, tất cả ra ngoài nghỉ ngơi ăn bánh, uống sữa. Chắc là buổi sáng đói, hay lao
động trí óc tốn năng lượng mà tất cả ngồi ăn uống không thấy ai nói câu gì.
Rồi đi nhặt hoa đại rụng để vào một góc hay cài lên
tóc nhau. Ôi những cái là hoàng lan rụng đẹp quá.
Đố họa sỹ nào vẽ được màu vàng đẹp thế đấy. Thế
là tất cả lại đi nhặt lá.
Xong lại tiếp tục cuộc hành trình khám phá vẻ đẹp
của Mỹ thuật. Bác H chơi đố để giúp các bạn khám
phá tranh Đông Hồ. Bức các bạn thích nhất là Cá
chép trông trăng. Xem hai bức Vinh Hoa Phú Quý,
bác H đố xem ai biết đâu là bé trai đâu là bé gái, Sa
bảo “Con gái thì tóc xòe ra.” Nhưng cuối cùng thì T.K
bảo: “Con trai ôm gà trống, con gái ôm con vịt.”
Tất cả các cô ngạc nhiên.
Và tất cả được đi vào hàng lưu niệm, mua một cái
túi thêu những con voi cho các em bé, mua tranh
những chú trâu vẽ trên giấy điệp. Y.N mua một cái
hộp đựng trang sức. Sa mua một cô gái đang gảy đàn tì bà.
B
Cuối cùng khi lên tầng 3 tất cả ngắm tranh và tự quyết định vẽ một bức tranh cho mình. Thế là học
sinh Casa Hanoi bò ra để vẽ khắp nơi. Thật là một cảnh tượng đẹp mắt khi những em bé yêu thích
mỹ thuật. Chị Sa và Y.N cùng chọn vẽ tranh bò mẹ và bê con về làng sau một ngày dài làm việc. Bò
trong mắt các bạn phải có đủ tai, sừng, mặt, bụng, đuôi và 4 cái chân. Vẽ được bò mẹ xong Y.N hết
cả chỗ để vẽ bê con. Chị Sa bảo: “Vẽ bé xíu ở chân mẹ cũng được.” “Vẽ cái đuôi đi chứ, em không thấy
à, bê con chạy cong đuôi đây này.”
Bác H chỉ ngồi nghe và cười.
gủ dậy là bắt đầu tiệc.
Trong khi các bạn
ngủ, bóng bay được
treo lên. Trong tiếng nhạc, các
cô gái Casa Hanoi thay váy đẹp,
vẽ mặt xinh, chạy tung tăng.
Mời nhau ăn bánh uống trà.
N.M thích lắm nhưng khi ngồi
thì lại sợ thế là mặt mèo của em
đúng có hai cái tai là rõ nhất.
A.D sau khi vẽ xong Spiderman
thì chạy rất nhanh đi soi gương.
N
Các bạn nhỏ
tập trung vẽ
tranh
T.K ngủ dậy muộn nhất hóa thân thành một chú hổ rừng xanh. Hổ nấp ở dưới cỏ đợi Sa và Y.N để
vồ.
Sa: Con ơi nhảy xuống đi.
Y.N: Con sợ hổ ăn thịt lắm.
Sa: Con đừng sợ cứ nhảy xuống đi mẹ sẽ cứu.
Và cứ thế các trò chơi diễn ra tự nhiên. Mấy anh em thi nhau bay từ trên xà đu xuống. Này thì váy!
Và sân chơi Casa Hanoi ngập tràn tiếng cười, những khuôn mặt rạng rỡ. A.D và Q.B sau một hồi
cũng quen và ngồi ăn nhãn với nhau cứ như đã biết từ trước.
Sân chơi Casa Hanoi
ngập tràn tiếng cười và
những khuôn mặt rạng rỡ
Thế là đã hết một tháng rồi. Thời gian trôi rất nhanh. Các bạn nhỏ đã
quen nhau. Các thầy cô cũng có thời gian để hiểu các bạn hơn.
Hy vọng sau một tháng N.M sẽ không khóc khi đi học nữa!
Hy vọng các bạn mới đến sẽ thấy rất vui vì ở Casa Hanoi chúng ta thực
sự là một gia đình!
Lưu ý: Cuộc sống thực hàng ngày của các bạn thú vị hơn nhiều so với nhật ký này vì có rất nhiều
điều xảy ra các thầy cô không thể nhớ hết, không thể ghi lại hết, cũng như không thể diễn tả sinh
động như thật được.

More Related Content

What's hot

15 de thi hsg tieng viet lop 3
15 de thi hsg tieng viet  lop 315 de thi hsg tieng viet  lop 3
15 de thi hsg tieng viet lop 3lunosin
 
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 2
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 2[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 2
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 2Đặng Phương Nam
 
Tap lam van . linh
Tap lam van . linhTap lam van . linh
Tap lam van . linhcongquyenxd
 
88 đề văn cảm thụ lớp 5
88 đề văn cảm thụ lớp 588 đề văn cảm thụ lớp 5
88 đề văn cảm thụ lớp 5dung nguyễn
 
Những bài văn tả mẹ
Những bài văn tả mẹNhững bài văn tả mẹ
Những bài văn tả mẹCuc Nguyen
 
Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 4
Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 4 Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 4
Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 4 Jackson Linh
 
Jenny phương nước biển
Jenny phương nước biểnJenny phương nước biển
Jenny phương nước biểnJenny Phương
 
Bài văn biểu cảm
Bài văn biểu cảmBài văn biểu cảm
Bài văn biểu cảmNgoc Ha Pham
 
LOVE anh GROW - Nội san lớp 5A5 - Banmai School, khóa 2011-2016
LOVE anh GROW  - Nội san lớp 5A5 - Banmai School, khóa 2011-2016LOVE anh GROW  - Nội san lớp 5A5 - Banmai School, khóa 2011-2016
LOVE anh GROW - Nội san lớp 5A5 - Banmai School, khóa 2011-2016Banmaischool
 
binkoi222
binkoi222binkoi222
binkoi222binkoi
 
Anh trai em gái tào đình
Anh trai em gái   tào đìnhAnh trai em gái   tào đình
Anh trai em gái tào đìnhstruyen68
 
www.sinh vienlangson.com anhselaicuaemnhe
www.sinh vienlangson.com   anhselaicuaemnhewww.sinh vienlangson.com   anhselaicuaemnhe
www.sinh vienlangson.com anhselaicuaemnheluudiecthu
 
Cho toi mot ve di tuoi tho
Cho toi mot ve di tuoi thoCho toi mot ve di tuoi tho
Cho toi mot ve di tuoi thonhatthai1969
 
Bàn có năm chỗ ngồi nguyễn nhật ánhtruonghocso.com
Bàn có năm chỗ ngồi   nguyễn nhật ánhtruonghocso.comBàn có năm chỗ ngồi   nguyễn nhật ánhtruonghocso.com
Bàn có năm chỗ ngồi nguyễn nhật ánhtruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 

What's hot (18)

Hướng dương tự sự
Hướng dương tự sựHướng dương tự sự
Hướng dương tự sự
 
15 de thi hsg tieng viet lop 3
15 de thi hsg tieng viet  lop 315 de thi hsg tieng viet  lop 3
15 de thi hsg tieng viet lop 3
 
Thư gửi bầu trời
Thư gửi bầu trờiThư gửi bầu trời
Thư gửi bầu trời
 
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 2
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 2[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 2
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 2
 
Tap lam van . linh
Tap lam van . linhTap lam van . linh
Tap lam van . linh
 
[Sách] Nghệ thuật sống 1
[Sách] Nghệ thuật sống 1[Sách] Nghệ thuật sống 1
[Sách] Nghệ thuật sống 1
 
88 đề văn cảm thụ lớp 5
88 đề văn cảm thụ lớp 588 đề văn cảm thụ lớp 5
88 đề văn cảm thụ lớp 5
 
Những bài văn tả mẹ
Những bài văn tả mẹNhững bài văn tả mẹ
Những bài văn tả mẹ
 
Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 4
Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 4 Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 4
Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 4
 
Jenny phương nước biển
Jenny phương nước biểnJenny phương nước biển
Jenny phương nước biển
 
Bài văn biểu cảm
Bài văn biểu cảmBài văn biểu cảm
Bài văn biểu cảm
 
LOVE anh GROW - Nội san lớp 5A5 - Banmai School, khóa 2011-2016
LOVE anh GROW  - Nội san lớp 5A5 - Banmai School, khóa 2011-2016LOVE anh GROW  - Nội san lớp 5A5 - Banmai School, khóa 2011-2016
LOVE anh GROW - Nội san lớp 5A5 - Banmai School, khóa 2011-2016
 
Emm
EmmEmm
Emm
 
binkoi222
binkoi222binkoi222
binkoi222
 
Anh trai em gái tào đình
Anh trai em gái   tào đìnhAnh trai em gái   tào đình
Anh trai em gái tào đình
 
www.sinh vienlangson.com anhselaicuaemnhe
www.sinh vienlangson.com   anhselaicuaemnhewww.sinh vienlangson.com   anhselaicuaemnhe
www.sinh vienlangson.com anhselaicuaemnhe
 
Cho toi mot ve di tuoi tho
Cho toi mot ve di tuoi thoCho toi mot ve di tuoi tho
Cho toi mot ve di tuoi tho
 
Bàn có năm chỗ ngồi nguyễn nhật ánhtruonghocso.com
Bàn có năm chỗ ngồi   nguyễn nhật ánhtruonghocso.comBàn có năm chỗ ngồi   nguyễn nhật ánhtruonghocso.com
Bàn có năm chỗ ngồi nguyễn nhật ánhtruonghocso.com
 

Viewers also liked

( Espiritismo) # - adauto reami - o deficiente, doencas congenitas, monstro...
( Espiritismo)   # - adauto reami - o deficiente, doencas congenitas, monstro...( Espiritismo)   # - adauto reami - o deficiente, doencas congenitas, monstro...
( Espiritismo) # - adauto reami - o deficiente, doencas congenitas, monstro...Instituto de Psicobiofísica Rama Schain
 
Resume_Kyle_Laughlin_2015
Resume_Kyle_Laughlin_2015Resume_Kyle_Laughlin_2015
Resume_Kyle_Laughlin_2015Kyle Laughlin
 
Nhật ký Casa Hanoi tháng 7/2015
Nhật ký Casa Hanoi tháng 7/2015Nhật ký Casa Hanoi tháng 7/2015
Nhật ký Casa Hanoi tháng 7/2015casahanoi
 
Infografik Wartezeiten am Computer
Infografik Wartezeiten am ComputerInfografik Wartezeiten am Computer
Infografik Wartezeiten am ComputerKalender Uhrzeit
 
Attractiveness Based on Like Hair Color
Attractiveness Based on Like Hair ColorAttractiveness Based on Like Hair Color
Attractiveness Based on Like Hair ColorConnor Rock
 
LED_NXT_brochure2015
LED_NXT_brochure2015LED_NXT_brochure2015
LED_NXT_brochure2015Lystel NGOMA
 
02- It3D Summit 2016 - "pas d'immersion sans design" - D. Sciamma - Strate Ec...
02- It3D Summit 2016 - "pas d'immersion sans design" - D. Sciamma - Strate Ec...02- It3D Summit 2016 - "pas d'immersion sans design" - D. Sciamma - Strate Ec...
02- It3D Summit 2016 - "pas d'immersion sans design" - D. Sciamma - Strate Ec...Virginia Grubert
 
Encuestas octavo
Encuestas octavoEncuestas octavo
Encuestas octavo43497109
 
What is Social Engineering? An illustrated presentation.
What is Social Engineering?    An illustrated presentation.What is Social Engineering?    An illustrated presentation.
What is Social Engineering? An illustrated presentation.Pratum
 

Viewers also liked (12)

Vera lciamarinzeckdecarvalhocabocla
Vera lciamarinzeckdecarvalhocaboclaVera lciamarinzeckdecarvalhocabocla
Vera lciamarinzeckdecarvalhocabocla
 
( Espiritismo) # - adauto reami - o deficiente, doencas congenitas, monstro...
( Espiritismo)   # - adauto reami - o deficiente, doencas congenitas, monstro...( Espiritismo)   # - adauto reami - o deficiente, doencas congenitas, monstro...
( Espiritismo) # - adauto reami - o deficiente, doencas congenitas, monstro...
 
Nieuwsbrief maart 2013
Nieuwsbrief maart 2013Nieuwsbrief maart 2013
Nieuwsbrief maart 2013
 
Resume_Kyle_Laughlin_2015
Resume_Kyle_Laughlin_2015Resume_Kyle_Laughlin_2015
Resume_Kyle_Laughlin_2015
 
Nhật ký Casa Hanoi tháng 7/2015
Nhật ký Casa Hanoi tháng 7/2015Nhật ký Casa Hanoi tháng 7/2015
Nhật ký Casa Hanoi tháng 7/2015
 
Infografik Wartezeiten am Computer
Infografik Wartezeiten am ComputerInfografik Wartezeiten am Computer
Infografik Wartezeiten am Computer
 
Attractiveness Based on Like Hair Color
Attractiveness Based on Like Hair ColorAttractiveness Based on Like Hair Color
Attractiveness Based on Like Hair Color
 
Reset sesion 5
Reset sesion 5Reset sesion 5
Reset sesion 5
 
LED_NXT_brochure2015
LED_NXT_brochure2015LED_NXT_brochure2015
LED_NXT_brochure2015
 
02- It3D Summit 2016 - "pas d'immersion sans design" - D. Sciamma - Strate Ec...
02- It3D Summit 2016 - "pas d'immersion sans design" - D. Sciamma - Strate Ec...02- It3D Summit 2016 - "pas d'immersion sans design" - D. Sciamma - Strate Ec...
02- It3D Summit 2016 - "pas d'immersion sans design" - D. Sciamma - Strate Ec...
 
Encuestas octavo
Encuestas octavoEncuestas octavo
Encuestas octavo
 
What is Social Engineering? An illustrated presentation.
What is Social Engineering?    An illustrated presentation.What is Social Engineering?    An illustrated presentation.
What is Social Engineering? An illustrated presentation.
 

Similar to Nhật ký Casa Hanoi tháng 7/2015

50 bai-van-mau-lop-3
50 bai-van-mau-lop-350 bai-van-mau-lop-3
50 bai-van-mau-lop-3Ngoc Tran
 
The handwriting story clip Group 5P Round 1 MARKETING CHALLENGER
The handwriting story clip Group 5P  Round 1 MARKETING CHALLENGERThe handwriting story clip Group 5P  Round 1 MARKETING CHALLENGER
The handwriting story clip Group 5P Round 1 MARKETING CHALLENGERMai Bằng
 
Sáng tạo trong dạy phân môn Học vần
Sáng tạo trong dạy phân môn Học vần Sáng tạo trong dạy phân môn Học vần
Sáng tạo trong dạy phân môn Học vần Bình Hoàng
 
Tổng hợp thư UPU Việt Nam và Quốc tế qua các năm
Tổng hợp thư UPU Việt Nam và Quốc tế qua các nămTổng hợp thư UPU Việt Nam và Quốc tế qua các năm
Tổng hợp thư UPU Việt Nam và Quốc tế qua các nămNgoc Gia Han Nguyen
 
Ho bieu chanh o theo thoi
Ho bieu chanh   o theo thoiHo bieu chanh   o theo thoi
Ho bieu chanh o theo thoiKelsi Luist
 
Phiếu bài tập môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kèm hướng dẫn làm bài)
Phiếu bài tập môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kèm hướng dẫn làm bài)Phiếu bài tập môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kèm hướng dẫn làm bài)
Phiếu bài tập môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kèm hướng dẫn làm bài)Justen Hudson
 
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3hach nguyen phan
 
bài đọc ôn đọc cho con ở nhà cho lưu loát
bài đọc ôn đọc cho con ở nhà cho lưu loátbài đọc ôn đọc cho con ở nhà cho lưu loát
bài đọc ôn đọc cho con ở nhà cho lưu loátTruongThiHoangOanhP1
 
Su phu tran long ho
Su phu tran long hoSu phu tran long ho
Su phu tran long honhatthai1969
 
Phong lan về trời
Phong lan về trờiPhong lan về trời
Phong lan về trờiPhmVitLong1
 
Chiec am sanh no hoa
Chiec am sanh no hoaChiec am sanh no hoa
Chiec am sanh no hoaDuyMinh97
 
Thư tuần 4 tháng 1.2018 lớp Rabit
Thư tuần 4 tháng 1.2018 lớp RabitThư tuần 4 tháng 1.2018 lớp Rabit
Thư tuần 4 tháng 1.2018 lớp RabitNon Mầm
 
Thư tuần 2.12.2017 lớp Bee
Thư tuần 2.12.2017 lớp BeeThư tuần 2.12.2017 lớp Bee
Thư tuần 2.12.2017 lớp BeeNon Mầm
 
Thư tuần 2 tháng 11 năm 2017 lớp Bee
Thư tuần 2 tháng 11 năm 2017 lớp BeeThư tuần 2 tháng 11 năm 2017 lớp Bee
Thư tuần 2 tháng 11 năm 2017 lớp BeeNon Mầm
 
100 đề đọc hiểu ngoài chương trình văn 9
100 đề đọc hiểu ngoài chương trình văn 9100 đề đọc hiểu ngoài chương trình văn 9
100 đề đọc hiểu ngoài chương trình văn 9nataliej4
 
LƯU DẤU YÊU THƯƠNG - Nội san lớp 5A4 - Banmai School, khóa 2011-2016
LƯU DẤU YÊU THƯƠNG - Nội san lớp 5A4 - Banmai School, khóa 2011-2016LƯU DẤU YÊU THƯƠNG - Nội san lớp 5A4 - Banmai School, khóa 2011-2016
LƯU DẤU YÊU THƯƠNG - Nội san lớp 5A4 - Banmai School, khóa 2011-2016Banmaischool
 
Phong lan về trời
Phong lan về trờiPhong lan về trời
Phong lan về trờiPhmVitLong1
 
GROW IN LOVE - Kỷ yếu lớp 5A1 (Khóa 2017 - 20220 - Ban Mai school
GROW IN LOVE - Kỷ yếu lớp 5A1 (Khóa 2017 - 20220 - Ban Mai schoolGROW IN LOVE - Kỷ yếu lớp 5A1 (Khóa 2017 - 20220 - Ban Mai school
GROW IN LOVE - Kỷ yếu lớp 5A1 (Khóa 2017 - 20220 - Ban Mai schoolBanmaischool
 

Similar to Nhật ký Casa Hanoi tháng 7/2015 (20)

50 bai-van-mau-lop-3
50 bai-van-mau-lop-350 bai-van-mau-lop-3
50 bai-van-mau-lop-3
 
The handwriting story clip Group 5P Round 1 MARKETING CHALLENGER
The handwriting story clip Group 5P  Round 1 MARKETING CHALLENGERThe handwriting story clip Group 5P  Round 1 MARKETING CHALLENGER
The handwriting story clip Group 5P Round 1 MARKETING CHALLENGER
 
Sáng tạo trong dạy phân môn Học vần
Sáng tạo trong dạy phân môn Học vần Sáng tạo trong dạy phân môn Học vần
Sáng tạo trong dạy phân môn Học vần
 
Tổng hợp thư UPU Việt Nam và Quốc tế qua các năm
Tổng hợp thư UPU Việt Nam và Quốc tế qua các nămTổng hợp thư UPU Việt Nam và Quốc tế qua các năm
Tổng hợp thư UPU Việt Nam và Quốc tế qua các năm
 
Ho bieu chanh o theo thoi
Ho bieu chanh   o theo thoiHo bieu chanh   o theo thoi
Ho bieu chanh o theo thoi
 
Phiếu bài tập môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kèm hướng dẫn làm bài)
Phiếu bài tập môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kèm hướng dẫn làm bài)Phiếu bài tập môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kèm hướng dẫn làm bài)
Phiếu bài tập môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kèm hướng dẫn làm bài)
 
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
 
bài đọc ôn đọc cho con ở nhà cho lưu loát
bài đọc ôn đọc cho con ở nhà cho lưu loátbài đọc ôn đọc cho con ở nhà cho lưu loát
bài đọc ôn đọc cho con ở nhà cho lưu loát
 
Su phu tran long ho
Su phu tran long hoSu phu tran long ho
Su phu tran long ho
 
Phong lan về trời
Phong lan về trờiPhong lan về trời
Phong lan về trời
 
Chiec am sanh no hoa
Chiec am sanh no hoaChiec am sanh no hoa
Chiec am sanh no hoa
 
Thư tuần 4 tháng 1.2018 lớp Rabit
Thư tuần 4 tháng 1.2018 lớp RabitThư tuần 4 tháng 1.2018 lớp Rabit
Thư tuần 4 tháng 1.2018 lớp Rabit
 
Tho va doi tap 2
Tho va doi tap 2Tho va doi tap 2
Tho va doi tap 2
 
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
Em học, em nghĩ, em làm (2017-2018)
 
Thư tuần 2.12.2017 lớp Bee
Thư tuần 2.12.2017 lớp BeeThư tuần 2.12.2017 lớp Bee
Thư tuần 2.12.2017 lớp Bee
 
Thư tuần 2 tháng 11 năm 2017 lớp Bee
Thư tuần 2 tháng 11 năm 2017 lớp BeeThư tuần 2 tháng 11 năm 2017 lớp Bee
Thư tuần 2 tháng 11 năm 2017 lớp Bee
 
100 đề đọc hiểu ngoài chương trình văn 9
100 đề đọc hiểu ngoài chương trình văn 9100 đề đọc hiểu ngoài chương trình văn 9
100 đề đọc hiểu ngoài chương trình văn 9
 
LƯU DẤU YÊU THƯƠNG - Nội san lớp 5A4 - Banmai School, khóa 2011-2016
LƯU DẤU YÊU THƯƠNG - Nội san lớp 5A4 - Banmai School, khóa 2011-2016LƯU DẤU YÊU THƯƠNG - Nội san lớp 5A4 - Banmai School, khóa 2011-2016
LƯU DẤU YÊU THƯƠNG - Nội san lớp 5A4 - Banmai School, khóa 2011-2016
 
Phong lan về trời
Phong lan về trờiPhong lan về trời
Phong lan về trời
 
GROW IN LOVE - Kỷ yếu lớp 5A1 (Khóa 2017 - 20220 - Ban Mai school
GROW IN LOVE - Kỷ yếu lớp 5A1 (Khóa 2017 - 20220 - Ban Mai schoolGROW IN LOVE - Kỷ yếu lớp 5A1 (Khóa 2017 - 20220 - Ban Mai school
GROW IN LOVE - Kỷ yếu lớp 5A1 (Khóa 2017 - 20220 - Ban Mai school
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 

Recently uploaded (19)

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 

Nhật ký Casa Hanoi tháng 7/2015

  • 1. NHẬT KÝSố: 01 - Tháng 7/2015 Trái đất này là của chúng mình Phát hiện thú vị Trâu lá mít
  • 2. Nhật ký này ghi lại một phần nhỏ các câu chuyện có thật xảy ra tại Casa Hanoi. Trong Nhật ký này, tên của các thầy cô và học sinh đều được viết tắt: Yến Nhi: Y.N; Minh Ngọc: M.N; Nhật Minh: N.M; Tuấn Kiệt: T.K; Anh Duy: A.D; Quốc Bảo: Q.B; Cô Tuyến: Cô T; Cô Thùy: Cô Th; Bác Hương: Bác H, Cô Chi: Cô Ch; cô Nhung: Cô Nh; Thầy Thinh: Thầy Th Người ghi Nhật ký: Lê Mai Hương Nhà giáo Montessori Chụp ảnh: Tập thể thầy cô Casa Hanoi Trình bày thiết kế: Bùi Hằng Bản quyền @Casa Hanoi 2015 http://casahanoi.edu.vn
  • 3. Khai bút đầu năm học mới: Trái đất này là của chúng mình! Mảng tường bên ngoài là bản đồ thế giới theo bài học địa lý của Montessori, màu trắng là cực Bắc và cực Nam, rồi đến châu Phi màu xanh lá cây, châu Âu màu đỏ, châu Á màu vàng, châu Đại Dương màu nâu, Bắc Mỹ màu cam, Nam Mỹ màu hồng. Trên các châu đó, mọi người sẽ viết các ngôn ngữ của các đất nước khác nhau, và dần dần trong tương lai Casa Hanoi sẽ có học sinh và tiếp đón khách đến từ khắp tất cả các châu lục để các bạn nhỏ thực sự được trải nghiệm cả thế giới ngay tại Casa Hanoi. Ngày đầu tiên đến trường, các bạn được tha hồ vẽ lên tường. Ôi sao mà thích, chưa bao giờ lại được vẽ lên tường thoải mái như thế này! Các cô viết các ngôn ngữ khác nhau. Y.N và Sa quyết định cùng nhau vẽ một đoàn tàu. Cô T: Một đoàn tàu thật dài! Đoàn tàu này chở hàng hay chở người vậy? - Chở người cô à. Chở cả nhà cháu đến châu Âu. Y.N vừa nói vừa tô những chấm tròn trong các khoang tàu. Sa: Đến Mỹ nữa. Cô T: Thế là chúng ta đi vòng quanh thế giới à? Bao giờ thì về nhà? - Đi mãi mãi luôn, ha ha. Y.N cười điệu cười trứ danh rất sảng khoái của mình. M.N thì vẽ ông mặt trời, em vẽ một hình tròn, rồi vẽ thêm hai cái mắt nhỏ nhỏ híp mí và một nét miệng cong cong. M.N: Mẹ ơi, ông mặt trời cười tươi mẹ à. Ông mặt trời đang cười với M.N. Mẹ T: Ông mặt trời tỏa nắng ấm áp nữa. Con vẽ những tia nắng xung quanh đi. Các bạn nhỏ còn vẽ nhiều hình khác nữa, những tác phẩm mà chỉ con trẻ với tâm hồn bay bổng mới hiểu được… ....................................
  • 4. Bác H: Bố N.M đi công tác ở châu này đấy. Châu gì ý nhỉ? Y.N: Châu Phi ạ. Bác H: Châu Phi có con gì? T.K: Có con trâu. Ha ha ha aaaaaaaa. Cười ngoác cả mồm ra vì T.K mất thôi. Sa: Có sư tử, hươu cao cổ, tê giác, hà mã chứ. Bác H: Bố M.N đi học ở đây này, bác H đi học ở đây này, bố Sa đi làm ở đây. Châu gì? Y.N: Châu Âu. Bác H: Thế châu gì có tiếng Trung với tiếng Việt đây? Y.N: Châu Á, bố con ở châu Á. Bác H: Châu gì có con chim và quả cùng chung một tên gọi? ................ Bác H: Quả kiwi các con ăn chưa? Có cả con chim cũng tên la Kiwi đấy. Người New Zealand cũng được gọi là Kiwi. Đây là châu đại dương. Bố T.K đang làm ở châu màu cam này đấy. T.K: Châu Mỹ. Bác H: Đúng rồi. Bắc Mỹ. Thế người Mỹ nói tiếng gì? T.K: Tiếng Mỹ. Bác H: Người Mỹ cũng nói tiếng Anh, nếu chúng ta nói tiếng Anh, chúng ta sẽ nói chuyện được với tất cả các bạn ở Bắc Mỹ và ở nhiều nước nói tiếng Anh nữa. Châu gì màu hồng? Sa: Nam mỹ. Anaconda sống ở đó. Ai thích châu nào thì sẽ đứng vào châu đó nhé. Tất cả tranh nhau châu Á vì mình đang ở đó và Nam Mỹ vì nó màu hồng. Kết thúc tất cả cùng hát bài Trái đất này là của chúng mình. Vui thật là vui!
  • 5. Tủ đồ riêng của tớ đấy nhé Ngày đầu tiên đến trường, các bạn được tự chọn tủ để đồ cho riêng mình. Cô Ch đã chuẩn bị tên các bạn đầy đủ và băng dính hai mặt sẵn sàng. Bạn nào cũng nhận ra tên của mình. Chị Sa chọn một cái ở hàng thứ ba – ngay dưới tủ của mẹ H. Rồi rất ngẫu nhiên, Y.N và M.N đều chọn hai tủ bên cạnh tủ của chị Sa. Các bạn nhỏ tự bóc băng dính và dán tên mình lên tủ để đồ, vừa làm vừa trò chuyện rôm rả. Sa: Y.N tủ của em đâu để chị dán giúp cho? Y.N: Đây, em chọn tủ này, bên cạnh tủ của chị. Sa: Nào đưa tên em đây để chị dán cho. Dán xong cho Y.N, Sa quay sang M.N. - M.N ơi tên em đâu để chị dán giúp cho? - Không, em tự dán. M.N nhất quyết. Sa: Thôi để chị lớn chị dán cho. Bác H: Sa à, đó là tủ của em, con để em tự dán nhé. Khi nào em cần con giúp thì con mới giúp em chứ. Sa: Thế tủ của mẹ đâu để con dán giúp mẹ? Mẹ H: Đây. Tủ của mẹ ở trên tủ của con. Sa giúp mẹ nhé! Không còn gì vui hơn, Sa hớn hở đi lấy một chiếc ghế, trèo lên và dán tên mẹ vào tủ. Hơi xộc xệch nhưng mẹ tôn trọng thành quả lao động của Sa mẹ không sửa lại. M.N tự dán tên lên tủ của mình, em cẩn thận miết từng cạnh của tờ giấy. Dán xong tủ của mình, M.N quay sang hỏi mẹ T. - Mẹ ơi tủ của mẹ đâu để em dán? Mẹ T: Tủ của mẹ cao lắm, để mẹ dán. M.N: Không, mẹ bế em lên để em dán cho mẹ. Thế là mẹ bế em lên và em dán cho mẹ. Khi được mẹ nói cảm ơn, em thích lắm. Một hôm có hai bố con đi qua. Con: Bố ơi sao nhà này sơn nhiều màu thế ạ? Bố: Nhà người ta bán sơn nên sơn quảng cáo. Ha ha ha. Vỡ bụng mất thôi. Đó là một bài học cho tất cả chúng ta những người lớn. Nếu không biết nên dũng cảm trả lời “Bố/Mẹ không biết.” Thế mới biết người lớn không phải lúc nào cũng đúng nhưng lại cứ tưởng mình lúc nào cũng đúng. Quá là nguy hiểm!
  • 6. Ngoài hiên thật mát! Mười giờ sáng, sau một loạt các hoạt động vẽ tranh, leo xà đu đa năng, đi thăng bằng, thực hiện các bài học cài cúc áo, gắp đũa, kẹp hạt và đọc sách, Y.N chọn xếp hình bông hoa mang ra bàn ngoài hiên xếp. Em xếp và rồi trở nên rất yên lặng, em nghiêng người sang một bên. … Em ngủ rồi, bông hoa vẫn còn một cánh… Bầu trời về trưa nắng vàng hơn, gió từ hồ thổi vào mát quá. Em ngủ ngon lành. Hôm nào các bạn nhỏ không ngủ đủ là biết liền. Ngáp ngắn ngáp dài. Học không tập trung được, hay cáu kỉnh vùng vằng. Quá lên chút nữa thì sẽ ngủ gục ra bàn. Các bố mẹ lưu ý cho con ngủ đủ mười hai tiếng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe và để con học tốt ngày hôm sau. Mười hai tiếng là thời gian ngủ chứ không tính thời gian nằm trên giường. Khi em bé ngủ đủ, em bé sẽ cao lớn và não sẽ làm việc hiệu quả hơn vào ngày hôm sau. Vậy làm thế nào để biết bé có ngủ đủ hay không? Khi ngủ đủ , em bé sẽ tự thức dậy chứ không phải bị đánh thức dậy để đi học. Y.N ngủ ngay ngoài hiên vì đêm hôm trước thiếu ngủ
  • 7. Trật tự xãhội Tuần này tại Casa Hanoi các bé ăn các món Âu. Và hôm nay M.N là bếp trưởng. Bác H hướng dẫn M.M cách lấy xoong luộc xúc xích này, phết bơ này. Mùi bơ thơm béo ngậy, bánh mỳ gối thì thơm mềm. Sáng nay M.N lại ăn ít nên đến giờ thì ôi nhìn bánh mỳ sao mà thèm thế. Trong lúc nhìn bác H hướng dẫn, miệng M.N cứ chóp chép. Đến khi tự tay làm, thỉnh thoảng còn liếm môi nữa chứ. Lúc thấy mẹ từ tầng hai đi xuống, em hỏi: - Mẹ ơi con đói bánh mỳ quá rồi. Được ăn chưa hả mẹ? Mẹ T: Con đang chuẩn bị cho cả nhà, rồi đợi mọi người ngồi xuống hết mình mới ăn. M.N lại liếm môi, một lúc sau lại hỏi: - Mẹ ơi con được ăn chưa hả mẹ? Hic hic món bánh mỳ phết bơ này quá là hấp dẫn. Bánh mì bơ ngon tuyệt! Cô đồng hồ, con đồng hồ! Điện thoại tắt máy cho vào tủ hết, tất cả giáo viên và nhân viên Casa Hanoi ai cũng đeo đồng hồ. Thế nên các bạn nhỏ cũng ao ước có đồng hồ. Vừa đến lớp, cất xong ba lô vào tủ, Y.N đã khoe với cô T: - Cô ơi con có đồng hồ này! Cô T: Wow. Y.N có một cái đồng hồ màu vàng cơ đấy? Y.N: Vâng, con và chị Sa cùng có đồng hồ nhưng chưa có pin đâu cô ạ. Cô T: Chưa có pin à? Thế có xem được giờ không con? Y.N: Chưa có pin, bố con chưa mua. Nhưng đồng hồ này cho được xuống nước, không chết đâu cô à. Cô T: Đồng hồ xịn thế cơ à? Cô cũng ước mình có một cái như thế. Y.N thấy cô nói vậy lại giơ đồng hồ lên và ngắm rất “đắm đuối”.
  • 8. Trật tự xã hội Sa, Y.N và M.N đang ngồi vắt vẻo trên xà đu và nói chuyện. Y.N nói với M.N: - Em ơi chị bảo này! Sa: Sao lại gọi M.N là em? M.N em mấy tuổi? - Em ba tuổi. M.N nói và giơ lên ba ngón tay. Sa: Y.N cũng ba tuổi, thế thì phải gọi M.N là bạn chứ. Y.N: Ừ. Em ba tuổi, M.N cũng ba tuổi thì phải là bạn chứ nhỉ . Sa: Chỉ có chị là bốn tuổi rưỡi là chị thôi. Câu chuyện đến đó là hết, trật tự xã hội đã được thiết lập. Hòa bình trở lại. Cuối ngày các bạn ra hồ cho cá ăn. Xong việc, nhìn trên vỉa hè có bao nhiêu là cành lá. Sa liền rủ Y.N: Sa: Chị em mình lên kia làm tổ chim đi! Y.N đồng ý ngay và hớn hở băng qua các bậc thang, leo lên vỉa hè. - Chị là chim mẹ nhé? Em là chim con Sa: Ừ chim con nằm xuống ngủ đi để mẹ ru. - Nhưng mẹ con mình phải làm cho cái tổ thật chắc chắn đã. Con đi lấy thêm về cho mẹ nhiều cái lá này nhé. Vừa nói Sa vừa ngắt lá từ những cành xà cừ. Sa: Lá đây, con tha về cho mẹ nhé. - Ha ha ta là ma đây, có sợ không, ta là ma có sừng đây. M.N cầm một cành cây khô làm sừng rồi giả giọng ma trêu hai mẹ con chim - Ôi phải đóng cửa vào thôi. Xình! Đóng cửa vào, không cho ma vào nhà. Sa vừa đóng cửa vừa nói. - Ôi mẹ ơi con sợ ma! Y.N giả vờ sợ ma rồi dụi dụi vào người Sa. - Các bạn ơi về thôi, đã đến giờ về nhà! Giọng thầy Th vang lên. Thế là các con chim phải bò khỏi “tổ” của mình để về nhà. Tổ chim
  • 9. Thức ăn từ trên trời rơi xuống Hôm nay bố đến trường đón M.N. Vừa lên xe M.N đã ríu rít kể với bố: - Bố ơi hôm nay con ăn cánh hoa phượng đấy. Bố: Hoa phượng mà cũng ăn được á? M.N: Vâng, hoa phượng ngọt ngọt. Bố: Thế sao lại có hoa phượng? M.N: Các chú chặt cây, rơi xuống vườn, thầy Th ra nhặt vào cho chúng con ăn. Bố: Các chú chặt cây thế nào? M.N: Có cái giống như cái dao, các chú chặt zzzzzzzzzzz thế là cành cây rơi xuống bố ạ. Bố: À đó là cái cưa máy đấy con. Là vì hôm nay các chú của công ty môi trường đô thị tỉa cành chống mưa bão đổ mất cây, tiếng máy cưa zzzzzz làm cho M.N rất ấn tượng. --------------------------- Mấy hôm trước nữa các bạn đi xem tỉa cành để chống bão cây đổ. Sa và Y.N tranh luận về việc cưa cành cây là đúng hay sai. Y.N: Không đúng, cành cây là của cái cây chứ. Sao lại chặt hết bóng mát? Sa: Các cô chú cưa cây để cây khỏi bị đổ khi giông bão ý, em không nhớ à? Đổ bao nhiêu cây còn gì. Y.N: Thế thì em đồng ý. Cuối cùng tất cả thi nhau vốc mùn cưa về để trên giá sinh học khám phá. Các bé thưởng thức hoa phượng
  • 10. Sau nhà có một cây mít, lá rụng xuống vàng đậm đẹp ơi là đẹp. Cô T và Sa làm trâu lá mít. Trước giờ Sa chỉ làm trâu lá đa thôi, đây là lần đầu tiên làm trâu lá mít nên rất háo hức. Cô T làm một con xong. Sa: Cô ơi con muốn làm cả trâu bố và trâu mẹ. Cô T: Thế thì chúng ta cần thêm mấy cái lá và mấy cái dây nữa? Sa: ngẫm nghĩ một lúc rồi trả lời: - Hai cái lá và bốn cái dây ạ. Thế là hai cô cháu lại đi nhặt lá mít và cành hoa lộc vừng rơi xuống vườn. Cô T: Thế bây giờ lá nào làm bố, lá nào làm mẹ? - Lá to hơn là bố cô ạ. Sa lấy hai cái lá chồng khít lên nhau để so xem lá nào to hơn. - Đây cô ạ, lá này làm trâu bố. Vừa nói Sa vừa đưa cho cô T chiếc lá to hơn. Quan sát cô T làm trâu lá mít xong, Sa xếp ba con trâu thành một hàng. Cô T liền nhấc chú trâu con lên, dụi dụi húc húc vào trâu mẹ và nói: “Mẹ ơi mẹ ơi!” Sa: Hay là cô cháu mình đóng kịch cô nhé? Cô T: Kịch như thế nào cơ? Sa: Trâu bố đi công tác về, hai mẹ con trâu ra đón ở sân bay. Cô T: Hay đấy, thế cô đóng làm trâu bố nhé? - Alô, bố đây, hai mẹ con ra sân bay chưa? Sa: Hai mẹ con đang đợi ở sảnh rồi. Bố đang ở đâu rồi? Cô T: Bố chuẩn bị hạ cánh đây. Bố tắt máy một chút nhé. Hạ cánh phải tắt máy đấy. Sa: Reng, reng. Alo, alo, bố xuống máy bay chưa? Cô T: Bố xuống rồi. Bố đang lấy hành lý, mua nhiều quà cho hai mẹ con nên hành lý đầy quá. Sa: Hai mẹ con đang đợi bố ở phòng chờ nhé. Hai mẹ con mặc áo vàng đấy, bố nhìn thấy chưa. Vì lá mít vàng nên Sa nói luôn là hai mẹ con trâu mặc áo màu vàng. Cô T: A đây rồi. Chào hai mẹ con! - Daddy! Daddy! Sa vừa nói vừa cầm trâu con dụi dụi vào trâu bố. Thế nhưng chỉ đến chiều, cả gia đình trâu đã bị sơn thân màu hồng, sừng mầu xanh. Mẹ H: Sa ơi con trâu màu gì? Sa: Con trâu mầu đen. Mẹ H: Theo con trâu có thích bị sơn màu xanh màu hồng không? Sa ngẫm nghĩ một hồi rồi thỏ thẻ nói vớ i mẹ : - Tại con quên mất. Mẹ H: Lần sau nếu con quên con giở sách ra xem lại nhé. Mẹ thì nhìn thấy có trâu màu đen và trâu màu trắng thôi./. Trâu lá mít
  • 11. Ngày đầu tiên đi học của N.M Ngày đầu tiên đi học trong đời, N.M cứ gào lên “Mẹ đâu? Bà đâu?” Gào lên chứ không phải là khóc. Cả ba chị nghe thấy em gào không thèm để ý luôn vẫn làm mọi việc như bình thường. Nhưng nếu em bé khóc vì đau thì chắc chắn các chị sẽ giúp. Các em bé luôn hiểu tiếng khóc của nhau mà. Thế là bác H ra nói chuyện với N.M. “Dừng lại, con đừng hét lên nữa. Hét lên không hiệu quả đâu. Nếu con cứ hét lên là bác H sẽ để cho con hét thoải mái luôn đấy.” Hiệu nghiệm với N.M ngay vì bác H đã dặn các cô không trả lời các câu hỏi lặp đi lặp lại của N.M “Bà đâu? Mẹ đâu?” Sau khoảng hai tiếng thấy không ai nói gì thì chàng tự ra quyết định không thèm hét nữa và bắt đầu quan sát các chị làm việc và tự mình làm việc. Đến chiều thì bà đón cũng không chạy về nữa mà vẫn ngồi chơi cát. Đến mấy hôm sau đi học thì chẳng khóc một tẹo nào nữa rồi. Quyết định phải đến từ trẻ, hơn nữa ở đây rất vui và có rất nhiều điều thú vị mà, con đừng phí thời gian khóc hãy dành thơi gian đó để sống vui vẻ với mọi người. Như thế tốt hơn nhiều con à. Còn ở Casa Hanoi, sẽ không có ai chiều con đâu. Con nên biết điều đó ngay từ đầu.
  • 12. Buổi sáng, mẹ T và M.N đi ăn sáng. M.N: Mẹ ơi phải ăn nhanh lên, con muốn đến lớp tập yoga mẹ ạ. Tinh thần thể thao của học sinh Casa thật là… cao! Quan sát các bé tập yoga, có khối điều thú vị. Ai thăng bằng được? Ai có cơ thể mềm dẻo? Ai kiểm soát được cơ thể mình? Ai có thể lắng nghe và làm theo được hướng dẫn trong nửa tiếng? Y.N vừa tập vừa đổ liêu xiêu trông rất ngộ. Hy vọng một tháng sau em sẽ làm tốt hơn Yoga và trẻ nhỏ
  • 13. Phát hiện thú vị Nữ tính Đi trên khúc cây Buổi đầu tiên N.M đến lớp bác H hướng dẫn tất cả các chị đi trên khúc cây. Cô Ch dẫn N.M ra chỗ có các khúc cây và nói: Cô Ch: Con thử đi. Cô tin con sẽ làm được! Lần đầu tiên N.M đi trên các khúc cây nên có vẻ ngập ngừng vì sợ. N.M bám vào tay cô và bước những bước đầu tiên. Bỗng nhiên, N.M dừng lại và nói. N.M: Cái này cao quá! Cô C: Con bước thử đi nào! N.M bước thử một bước và quyết định dừng lại và đi vào trong nhà. Ngày đầu tiên đi học N.M còn ngập ngừng, sợ khi bước trên các khúc cây nhưng đến cuối tuần N.M đã bước mà chẳng còn chút sợ hãi gì khi có cô cầm tay. Sa: Em nhìn cái gì đấy? N.M chỉ tay vào cái con vật bé nhỏ dưới sàn. Sa: Trông nó giống một con ong. Thế là hai chị em cùng cúi xuống quan sát. Được một lúc thì chị Sa dẫn N.M đi chơi. Nhưng có vẻ như đối với N.M con ong khá thú vị nên chàng quyết định quay lại xem tiếp. Bỗng nhiên, N.M lại vào cầm tay cô Ch dẫn tới chỗ có con ong, chỉ vào và nói: N.M: Con ong chết rồi. Cô Ch cúi xuống nhìn thì thấy ba con kiến đang tha xác con ong. - Vì ong chết nên kiến đã đến tha xác của ong đi đấy. N.M nhìn kiến đưa ong đi có vẻ đầy tiếc nuối. Buổi chiều, các chị và em N.M đang chơi với nhau ở hiên thì thấy N.M chăm chú cúi xuống bậc hiên nhìn cái gì đó. Thấy thế chị Sa chạy lại. N.M chăm chú quan sát đàn kiến tha xác ong
  • 14. Y.N được bác H hướng dẫn cắm hoa. Em thích thú lắm. Em cắm một lọ, hai lọ, khi cắm đến lọ thứ ba, em nhấc cành hoa lên, ngắm cành hoa và mỉm cười thật dịu dàng. Mỗi khi cắm xong, em lại mang lọ hoa của mình ra đặt lên bàn. Đến giờ ăn. Cô T: Hôm nay ai cắm hoa đẹp thế nhỉ! - Con ạ. Y.N nhanh nhảu nói và cười đầy tự hào. Rồi em nhẹ nhàng chỉ lên bông hoa trên bàn ăn của mình vừa cười vừa nói. - Bông hoa bé xíu cô nhỉ? Cô T: Ừ, vẫn đang là nụ nên bé xíu. Hôm nay, Y.N nạo vỏ cà rốt, vỏ dưa chuộ t và nạo cà rốt để nấu bữa trưa. Bạn ấy nạo hẳn hai củ cà rốt. Nạo được một ít vỏ của củ thứ nhất bạn ấy hỏi bác H: - Ai sẽ ăn vỏ cà rốt hả bác? Bác H: Theo con nghĩ thì ai sẽ ăn? - Chỉ có kiến mới ăn vỏ cà rốt. Y.N nói như tự trả lờ i mình. Tiếp tục công việc được thêm một lúc, Y.N giơ hai tay lên: Nữ tính Nạo cà rốt = Tập viết
  • 15. - Mỏi tay quá ! Sau khi giơ tay lên, vươn vai một cái cho đỡ mỏi, Y.N lại quay sang chỉ vào đĩa đựng cà rốt và hỏi bác H: - Cái này để ăn sống hay nấu hả bác? Và không đợ i Bác H kịp trả lời, Y.N nói luôn: - Mẹ con không cho con ăn cà rốt sống bao giờ bác ạ! Y.N lại tiếp tục công việc nạo vỏ cà rốt của mình nhưng thật không may bạn ấy đã sơ ý làm đổ đĩa đựng vỏ cà rốt. Bạn ấy cúi xuống nhặt nhưng trong miệng vẫn ngân nga hát. Làm bếp thú vị thật đấy, ví dụ như nạo vỏ cà rốt, và sau đó nạo thật mỏng thành từng sợi để cho vào nấu sốt mỳ ý. Nạo được hai củ cà rốt thì kéo nét thẳng trong tập viết lên đến hơn trăm đường. Hai củ cà rốt được một bát đầy thành quả lao động bằng tay trái. Hoan hô Y.N! Những đường nạo cà rốt cũng chính là nét viết
  • 16. Chị Sa đâu? Giờ ăn đầu tiên ở Casa Hanoi, N.M ngồi với chị Sa. Chị Sa hướng dẫn em rửa mận, em nhặt mận từ chậu này thả vào rổ khác. Chị Sa lại nhặt lại bảo “Em đã rửa đâu mà cho vào chậu này.” Chị Sa hướng dẫn em cọ ngao. Hai chị em cọ 4kg ngao. Tay tha hồ khỏe. Cả cái nồi to như thế mà mấy chị em khênh vào tận trong bếp. Chị Sa hướng dẫn em cắt nấm. Có lẽ đây là lần đầu tiên em được cầm cái kéo.Chị Sa rủ em ra bàn trà uống nước ăn bỏng gạo trò chuyện như người lớn. Giờ thay vì “Mẹ đâu?” “Bà đâu?” N.M sẽ gọi “Chị Sa đâu?” Chị Sa cứ như chim mẹ bóc hạt dẻ cười cho N.M ăn, ăn hết suất của mình N.M xin nốt chỗ của chị Sa. N.M chạy ra khỏi bàn là chị Sa lại bế về. Biện pháp mạnh - Cưỡng chế luôn. Thế nhưng em lại cười khoái chí. Các cô băn khoăn không hiểu N.M nặng bao nhiêu cân mà chị Sa bế được hết lần này đến lần khác. Chị Sa xoắn mỳ ăn thì em N.M cũng xoắn mỳ ăn. Hai chị em hỉ hả với nhau vui ra phết mặc dù mới gặp lần đầu.
  • 17. Khi mới đến M.N trèo lên nấc hai của xà đu, sau một tuần, đã thấy nằm vắt vẻo trên tầng trên cùng với anh T.K và tất cả gọi cái xà đu là nhà của mình. Nào trèo, nào đu, nào uốn... sắp thành vượn người đến nơi hết rồi. Dưới ánh nắng sớm tha hồ mà đủ vitamin D3 cho cao lớn khỏe mạnh nhé. Giờ anh T.K lại còn xì ngầu hơn uốn lộn vèo một cái từ trên xà xuống. Sa cũng đang hăm hở học theo. Khi thích bay các bạn sẽ trèo tít lên nấc trên cùng rồi nhảy xuống bãi cỏ “Mẹ nhìn con bay này.” T.K bay, Sa bay, Y.N bay, M.N bay, mỗi N.M chưa dám bay. À mà nhà mình có mặc váy thì cũng vẫn bay như thường. Xá gì! Vượnngười
  • 18. 8/7/2015 - Bức vẽ người đầu tiên của M.N: M.N đang vẽ trên tường, chị Sa đến vẽ cùng. Sa: Chị hướng dẫn em vẽ bố em nhé. M.N: Vâng. Sa: Tóc đâu, vẽ tóc vào đi chứ? M.N cho thêm vài sợi tóc xong ngẫm nghĩ. - Thôi cho bố đội mũ đi. Sa: Vẽ bố cười đi. M.N: Vẽ bố cười duyên dáng thôi chị ạ. - Bố phải có tay chứ! Em vẽ tay bố đi. Chị Sa vừa nói vừa làm mẫu luôn. Bác H ngồ i xem hai chị em cười rung rinh. Sau khi vẽ bố, M.N vẽ đến mẹ, chị Sa, rồ i M.N. Sau mẹ T kể đó là lần đầu tiên M.N vẽ người. Với giáo viên, điều khó nhất chắc là luôn phải giả vờ đó là lần đầu tiên mình khám phá ra một điều gì đó hấp dẫn và thú vị kinh khủng. Bở i nếu không làm thế thì làm sao mà các bé thích thú một hoạt động được cơ chứ. Từ bác H hay dùng là “Wow!” và sau này cứ nhìn thấy vẻ mặt của Y.N và việc biểu cảm “Wow!” là cả nhà lại cố gắng nhịn cười. Cứ như Y.N là nhà phát minh nhỏ tuổi ý. Wow! Bố mỉm cười duyên dáng
  • 19. Bật bông M.N thiếu ngủ nên cáu kỉnh. Bác H thấy vậy liền hướng dẫn em chơi đàn. Sau khi bác H hướng dẫn, M.N ngồi luôn một chập bập bùng. Chiều ngủ dậy, việc đầu tiên là nàng vào phòng chơi đàn. Không may, chị Sa lại đang ngủ dưới tầng một. Sa: Sao chị đang ngủ mà em lại chơi đàn? M.N: Em chơi đàn cho chị ngủ đấy chứ. Sa................................................ Chim Sa và chim Yến Nhi Ngoài sân của Casa Hanoi có rất nhiều chim đến. Chim họa mi, chim sâu, chim ruồi, chim sẻ. Trên giá sinh học ngoài hiên có một cái bát. Bánh mì các bạn ăn thừa sẽ để dành cho chim ăn. Trưa không ngủ chị Sa hay bẻ vụn bánh mì rắc ra hiên cho chim đến ăn. Nhưng kiến cũng đến, thế là nàng lại ngồi xem kiến tha mồi về tổ. Có hôm chim sâu đến ăn xong bay vù vào lớp, N.M thấy chim bay lại sợ. Bác H nói vớ i N.M: - Đừng sợ con à. Chim không làm gì con cả. Chim sẽ hót cho mọi người nghe. Có hôm thấy cái bát bánh mì vơi đi hẳn, mẹ gọi Sa. Mẹ H: Ui Sa ơi, chim đến tha đi hai mẩu bánh mì to tướng rồi. Sa: Không phải đâu mẹ ạ. Con với cả Y.N ăn mất đấy. Mẹ H: Hóa ra là chim Sa và chim Y.N ăn à? Ha ha hic hic.
  • 20. Từ hôm đi học M.N được học nấu đủ các món với bác H mà lại còn bằng tiếng Anh nữa chứ. Phết bơ bánh mì nàng cũng thích. Nấu súp nàng cũng thích. Nấu sốt mỳ ý nàng cũng thích. Ăn cái gì cũng thấy ngon miệng. Gì chứ các kỹ năng gọt, thái, nạo, xắt.. của các bạn nhà mình cứ lên tay vù vù. Đến cả N.M còn thái được cà rốt nữa là. Có bộ dụng cụ xắt của Nhật, M.N được làm lần đầu tiên mà tất cả mọi con mắt đổ dồn vào để xem. Cho nấm vào, ấn một cái xuống thế là nấm đã được thái nhỏ. Thế mới gọi là siêu. Sau này chắc các bạn nhà mình sẽ thành Master Chef hết cho xem! Hãy đợi đấy! Master Chef Junior Em bé nhất N.M cũng có thể thái cà rốt
  • 21. Không! Con ngủ lại châu Âu luôn. Tuần vừa rồi Casa Hanoi ăn toàn đồ Âu. Vào bữa trưa, Cô H hỏ i trêu bác H: - Cả tuần bác cho em đi châu Âu, bao giờ bác định cho cả nhà lên máy bay về Việt Nam đấy? Y.N: Không, con ngủ lại châu Âu luôn. Cả nhà lại được mẻ cười no bụng. Mát trời nên cây cỏ bị rụng đấy! Buổi sáng, bác H hướng dẫn các bạn ném bóng chậu. Y.N đứng gần vườn cỏ thì bỗng thấy một cây cỏ bị rụng. Y.N: Ơ! Cây cỏ bị rụng này! Sa: Có mà em làm gãy ý. Y.N: Không. Nó bị rụng thật mà chị. Chắc tại trời mát quá nên cây cỏ bị rụng đấy chị ạ! Cả nhà không nhịn nổi cười. Bánh quy có thể biến thành gì nhỉ? Các bạn nhỏ rủ nhau mang nước ra vườn ngồi uống. Thấy thế, bác H mang cho các bạn một ít bánh quy để ngồi nhâm nhi cùng nước. M.N ăn 2/3 chiếc bánh quy và giơ phần còn lại lên nói với chị Sa. M.N: Chị ơi! Cái quạt này! Nói xong, bạn ấy lại cắn thêm một ít bánh quy ở cái quạt và giơ phần còn lại lên nói: M.N: Chị ơi! Cái thuyền này!
  • 22. Chỉ giúp những việc em không thể làm được thôi! Buổi sáng, Sa, Y.N, M.N, N.M cùng ra vườn chơi. Bốn chị em đang chơi rất vui vẻ nhưng bỗng nhiên em N.M bị ngã và không đứng lên. Thấy em ngã, Y.N chạy lại đỡ em dậy và nói với cô C đang đi tới. Y.N: Em ngã nên con đỡ em dậy. Em ở nhà là bé nhất nhà, em đi học cũng lại bé nhất nhà, cả nhà xông vào yêu em, giúp em. Khổ thân em! Bác H phải phanh các chị lại vì chị nào cũng đòi bế em lên quay vòng quanh dù em nặng gần bằng chị. Thơm em. Bế em. Lấy đồ hộ em... - Dừng lại, dừng hết lại. Các con chỉ được giúp em khi em nhờ thôi. Và kể cả khi em nhờ các con cũng chỉ giúp những việc em không thể tự làm. Em có hai tay mà, em sẽ tự làm việc của mình. Đấy ai bảo là chỉ có người lớn mới không ngăn được mình, các bạn nhỏ cũng vậy. Bản năng của con người là luôn muốn giúp đỡ những người bé hơn mình. Sau một tháng bị thơm nhiều quá bác H phải hướng dẫn N.M: - Chị phải hỏi em đã. Em đồng ý mới được thơm. Ảnh: Chị Sa lau tay giúp em Ảnh: Chị Sa và chị Y.N đọc sách cho em N.M nghe
  • 23. Đã mời khách thì phải đợi khách chứ Sa, M.N và Y.N đang uống nước và ăn bánh ngoài vườn. Sa là chủ nhà và rót nước mời M.N uống. Sa: Cô Ch ơi cô có muốn uống nước cùng tụi con không? Cô Ch: Cô có con ạ. Sa: Cô vào lấy cốc đi cô! Sau khi cô Ch lấy cốc và ra đến bàn. Sa: Cô Ch nhanh lên cô, khách mà chậm thế thì chủ nhà sẽ chẳng đợi nữa và uống hết nước cho khách chẳng còn gì mà uống bây giờ. Cô Ch: Ô, chủ nhà phải đợi khách mới uống chứ! Sân cát đã trở thành bê tông mất rồi! Sau một đêm mưa bão nước mưa hòa tan đất và chảy vào bể cát Sa: Cậu ơi bể cát đã trờ thành bê tông mất rồi! Cậ u Th: Đó không phải là bê tông đâu con ạ, đó là bùn đấy. Sa: Thế hả cậu? Cậ u Th: Con sờ thử xem. Sa và Y.N cùng chạy tới và khám phá bùn. Y.N: Bê tông nó dính hết vào tay con rồi cậu ạ. Sa: Đó không phải là bê tông đâu em, nó là bùn đấy! Nhỉ cậu nhỉ? Ảnh: Các em rất thích ngồi ăn bánh, uống trà ngoài vườn
  • 24. Trả lương cho nhân viên Y.N và M.N đang chơi trò mẹ con trên xà đu. Thầy Th: M.N ơi con có muốn thử đu xà xem mình giữ được bao nhiêu giây không? M.N: Nhưng mà con không với tới được. Thầy Th: Thầy sẽ giúp con để bám được tới đó. Y.N: Nhưng mà Mẹ con đang ốm, Mẹ sẽ chẳng có sức để làm gì cả, cậu đừng đụng vào Mẹ để cho Mẹ nghỉ ngơi. Ha ha ha. Nhập vai quá đấy! Để cho mẹ nghỉ ngơi! Sa, Y.N và M.N đang tập đi thăng bằng trên các khúc gỗ quanh vườn. Thầy Th: Cho thầy tham gia với! Sa: Nhưng cậu phải bỏ dép ra cơ. Cậu sợ à? Không đi dép như các con thì mới xì ngầu chứ. Hóa ra là thế, phải đi chân đất mới là xì ngầu nhé! Sau một loạt các hoạt động ngoài trời, Sa và Y.N mỗi bạn tìm cho mình được một nắm lá to để làm tiền. Y.N thì ở ngoài cửa kính nhét những đồng tiền của mình nhặt được vào trong giữa hai khe bàn, chị Sa bên trong thì vừa nhặt lá vừa đếm 1,2,3,4,… Thầy Th: Các con ơi chúng mình vào chuẩn bị bữa ăn cho mọi người nào! Sa và Y.N: Nhưng mà chúng con còn đang phải trả lương đây này. Rồi hai bạn tiếp tục làm công việc tính lương của mình. Thế mới biết mọi thứ người lớn làm đều không qua được mắt các em bé. Người lớn cứ cẩn thận! Định nghĩa “Xì ngầu”
  • 25. Họa mi con và Chim sâu mẹ = Rõ vớ vẩn! Trên cây lộc vừng, có một chú chim họa mi to gấp ba bốn lần chim sâu, vậy mà họa mi cứ giả giọng chim non kêu ầm ĩ làm cho chim sâu mẹ bé bỏng cứ phải đi tìm mồi về mớm cho ăn cả ngày trời, bay đi bay về không biết bao nhiêu lần. Ăn xong chim sâu lại bay đi mất. Lạ thật! Có lẽ chim cũng giống các ông bố bà mẹ, không thể chịu được khi nghe con khóc, con khóc một cái là mất hết lý trí, cũng như khi chim sâu mẹ nghe con họa mi con giả vờ bé bỏng đòi ăn. Khổ! Thế nên bác H đã bảo rồi, ai mà khóc lóc ầm ĩ đòi hỏi là được khóc thoải mái chán thì thôi. Nhưng nếu khóc vì đau, vì đói, vì buồn ngủ, vì buồn, vì tức bạn... những lý do chính đáng để thực sự phải khóc, bác H sẽ giúp. Nếu các bố mẹ đến đón thấy con khóc, hay bất cứ bạn nào đó đang khóc cũng cứ giả vờ để yên đó. Mọi chuyện đã được quyết định rồi và biên giới thì không bao giờ dịch chuyển cả để các bạn biết cách cư xử đúng mực. Chuẩn bị bữa ăn gần xong. Cậ u Th nói với Y.N - Y.N hôm nay con ngồi cạnh cậu nhé! Sa: Con không đồng ý như vậy, vì Y.N đã ngồi cạnh con rồi, cậu không có quyền đổi chỗ của Y.N. Y.N: Ừ đúng rồi chị nhỉ, hôm nay em sẽ ngồi cùng chị, chị nhỉ? Thế mới biết trẻ con bây giờ không đùa được đâu, bạn nào cũng nắm hết được quyền hành của mình rồi cơ đấy. Đố ai bắt nạt được. Quyền trẻ em M.N ngày đầu đến khóc đòi mẹ nhưng vẫn cắt được củ cải
  • 26. Việc ai người đó làm Đi dạo, các bạn nhà mình rất thích đi trên kè hồ, tất cả mọi người xung quanh xúm vào mắng mỏ các thầy cô, câu nặng nề nhất là: “Ngã con nhà người ta xuống các cô không đền được đâu.” Bác H tức quá quay lại nói: “Bà ạ, toàn là con cháu nhà con cả. Bạn nào ngã con xuống vớt, bà không phải lo.” Và cả nhà cứ thế đi tiếp. Mà họ cũng không biết, có ngã thì cũng có rơi xuống hồ đâu, còn một quãng thềm rộng bốn mét nữa. Đi cả tháng rồi có thấy ai rơi xuống hồ đâu. Lòng tốt đặt không đúng chỗ thật là nguy hiểm! Các bé Casa Hanoi đi trên kè hồ Linh Đàm Các bé Casa Hanoi cho cá ở hồ ăn cơm Khám phá nắp cống
  • 27. Y.N và tác phẩm hoa sen Bác H đi chợ thấy hoa sen đẹp quá mua về Casa Hanoi cắm. Hoa sen cắm vào cái lọ rượu cần kỷ niệm bác H tha từ Hòa Bình về, mua của một bà mế người dân tộc hẳn hoi. Tiền chẳng đáng bao nhiêu nhưng công mới quan trọng. Hoa sen cắm lọ rượu cần trông rất hợp. Y.N chọn cắm hoa. Em mắm môi cắt mà không được, chán, ngồi bẻ cuống hoa sen kéo tơ quấn quanh ngón tay, giăng ra bàn. Bác H để yên xem em sẽ làm gì tiếp. Sau một hồi, Y.N phát hiện ra bẻ nhanh hơn rất nhiều, thế là bụp bụp, bông ngắn bông dài, bông cụt lủn. Kết quả cuối cùng lọ hoa sen lại rất đẹp, vì trông tự nhiên. M.N và N.M đứng gãi đầu gãi tai xem Y.N. Thấy hoa đẹp quá N.M vuốt vuốt bông hoa. Cả buổi chiều Y.N không rời cái lá sen. Học gì thì lá sen cũng nằm dưới gầm bàn. Mà lạ thật, có một cái lá sen mà thơm nhận rõ. Khi lá sen khô lại, mấy bác cháu mang ra làm mũ đội. N.M bảo là ô. Thế là đội lên đầu cười sung sướng. Mùi lá sen thơm mát đặc trưng. Thế này chắc tuần sau nhà mình ăn xôi vò hạt sen với thịt gà thôi. Không qua mùa sen lại không được ăn. N.M và M.N xem Y.N cắm hoa Bác H và N.M lấy lá sen làm ô
  • 28. Con bướm trắng Cả nhà đang ngồi trong vườn chơi thì một chú bướm trắng bay qua, thế là bài thơ “Con bướm trắng” được giới thiệu. Mọi thứ đều được học qua trải nghiệm, qua tình huống thực tế, và như thế các em thích thú hơn nhiều. Hôm sau đi dạo, các bạn phát hiện một chú bướm trắng bị rách cánh đang bay rất vất vả và tội nghiệp. Thế là tất cả ngẩn ra thương cảm bướm trắng. Rồi ai đó lại đọc bài thơ lên. Học đi đôi với hành mà. Con cóc Nhìn này, nhìn này. Nhà mình có một con cóc. Thế là tất cả đổ xô lại gốc cây lộc vừng xem chú cóc. Câu vè “Con cóc là cậu ông trời” được đọc lên. Lại thêm bài “Con cóc, con cóc nó ngồi trong góc, nó quay cái lưng ra ngoài ấy là cóc con” được hát lên. Các con nhớ cẩn thận khi bước trên cỏ nhé. Đừng dẫm chết cóc. Cóc là động vật có lợi, cóc ăn muỗi, ruồi côn trùng để chúng không đốt các con. Chân ai khỏe như chân Chão chuộc? Cả nhà đang chơi ở vườn, phốc một cái, một chú chão chuộc nhảy rất xa. Thế là tất cả lại xúm vào tìm chão chuộc. Chưa nhìn thấy, thì chão chuộc đã nhảy xa cách cả nửa mét. Sao chão chuộc bé thế mà nhảy xa được thế nhỉ? Thế là lại bắt đầu bài học nhảy xa. Xem ai chân khỏe như chão chuộc nhé. N.M cong cả người để nhảy. Nhưng anh T.K vẫn nhảy xa nhất. Thú vị thật. Có rất nhiều thứ chúng ta có thể học từ động vật đấy. Ví dụ như việc phải lấy đà để bật như chão chuộc trong vườn. Chúng ta lại càng phải cẩn thận khi đi lại nhé. Cư dân mới của Casa Hanoi là một chú chão chuộc.
  • 29. Xe đạp là để đạp chứ! Y.N đi xe đạp đến, loay hoay không biết làm thế nào để dắt vào. Bác H: Y.N, con suy nghĩ đã rồi hãy làm. Con nghĩ xem làm thế nào để mang xe vào đây đượ c. Y.N: Con không biết. Sa: Để con giúp em. Bác H: Sa, con chỉ giúp khi em nhờ thôi chứ, với lại việc này em tự làm được. Sa: Y.N, em có cần chị giúp không? Y.N: Có ạ. Sa phăm phăm ra bê luôn xe vào tận bậc thềm, đặt xuống. Hết chỗ nói. Cái xe nặng như thế mà bê huỳnh huỵch. Mẹ H: À hóa ra là con giúp em như thế. Xe đạp là để đạp chứ có phải để bê đâu. mẹ biết con muốn giúp em nhưng lần sau con để em tự làm sẽ tốt hơn cho em. Con có hiểu không? Sa: ... Ô tô đi tắm đi! Đi dạo, các bạn thấy cửa hàng rửa xe có hẳn ba cái ô tô đang được rửa quá thú vị liền ngồi xem. Xịt nước này, phun xà phòng lên này. Ơ, sao xà phòng lại chui ra từ cái ống? Bỗ ng N.M hét lên: “Ô tô đi tắm đi!” Tất cả cười nhắc lại: “Ô tô đi tắm đi!” Cái xe Everest là thú vị nhất trong mắt các bạn nhỏ vì nó có lốp dự trữ, lại là xe leo núi. Sau khi bác H giải thích về tên xe, các phát hiện tên có ba chữ E. Đây là một dịp để thực hành kỹ năng xã hội. Bác H: Ai sẽ là người đi hỏi chủ nhân cái xe này xem ô tô đã đi leo núi lần nào chưa? Y.N đứng lên nói to: Con. Rồi nhanh chân chạy lại chỗ bác chủ xe và hỏi: - Bác ơi xe bác đã bao giờ leo núi chưa? Bác chủ xe: Rồi, bác lái xe đi Sapa rồi. Sa: Con đi Sapa rồi đấy. M.N: Con cũng đi Sapa rồi. Bác chủ xe: Bác cũng đi Hà Giang nữa. Đã ai đi Hà Giang chưa? ...... Câu chuyện cứ thế tiếp tục và bác chủ xe vừa nói chuyện vừa cười vì chắc chưa bao giờ gặp em bé nào mạnh dạn như các em bé nhà Casa Hanoi. Cuối cùng các bạn tập nói. “Cảm ơn bác đã kể chuyện cho chúng cháu.” rồi dắt tay nhau đi về.
  • 30. Vì em là con gái Mỗi khi mẹ đánh son, Sa lại chạy lại “Con thơm mẹ nhé.” Và nàng thơm mẹ cho đến khi môi nàng cũng dính son và chạy ra gương soi. Mấy hôm sau Y.N mang đến một thỏi son dưỡng môi. Mấy chị em phụ nữ tranh nhau đứng trước gương tô son dưỡng môi. Sau khi bác H bảo ăn rau mầm cho má đỏ môi hồng vì rau mầm nhiều vitamin đĩa rau mầm hết vèo vèo. Ai cũng nhìn môi M.N đỏ xem xinh ra sao. Có hôm, cuối ngày các bạn ăn thanh long đỏ xong mang vỏ ra giã lấy nước đỏ vẽ tranh Everest. Y.N thấy màu hồng đẹp bảo “Con đánh móng chân.” Và rồ i hai chị em Sa và Y.N ngồi tô móng chân bằng nước vỏ thanh long. Đúng là không ai nghĩ ra được. Lễ hội tháng 7 vẽ mặt, Sa và Y.N được vẽ lên môi, hai chị em nhìn nhau cười sung sướng. Thì em là con gái mà lại! Chuồn chuồn bay thấp thì cao, bay cao thì thấp bay vừa thì cao Bác H thử xem khiếu hài hước của các bạn ra sao nên đọc cho các bạn nghe câu như trên. Nghe xong tất cả cười ha ha hí hí. Rồ i bác H chỉ vào M.N: - Ôi nhà mình có bao nhiêu là chuồn chuồn kìa, đi bắt đi thôi. Tất cả đuổi theo M.N để bắt chuồn chuồn. M.N chạy vòng quanh nhà vì chuồn chuồn thực ra được in trên váy M.N. Đến khi M.N thấy trò chơi này thú vị thì tự chạy lạ i và bảo các bạn: “Đi bắt chuồn chuồn đi.” Đi dạo, các bạn nhìn ngay ra chuồn chuồn đang đậu trên cành cây. Cả nhà đứng im bất động nhé. T.K rón rén đi xuống bắt, nhưng làm sao mà bắt được. Chuồn chuồn có cánh thì bay, không bay cu Tí bắt ngay bây giờ. Chuồn chuồn bay đi luôn, thế là xong!
  • 31. Em lớn rồi em không khóc nữa nhé! Hôm nay ngày 23.7.2015, N.M đi học xong tự bảo với các cô như thế này: “Em lớn rồi em không khóc nữa nhé!” Thế nên bác H và các anh chị cũng không giúp em khi đi tè nữa. Em tự đi đi nhé. Em lớn rồi mà. Chuyện đi tè của N.M cũng làm mọi người cười no khỏi ăn cơm. Đang ăn trưa, N.M đứng giữa nhà thò chim ra. Bác H lấy tay che mắt. - N.M con chỉ làm thế trong nhà vệ sinh thôi, đây là lớp học. Bác xấu hổ quá không nhìn đâu. Sa chạy lại lấy tay che chim cho em. - Vào đây chị giúp. Nói rồi dắt N.M vào nhà vệ sinh. Tiếp đó cả nhà được nghe. - N.M cầm chim đi, em phải cầm chim thì mới tè được vào bồn vệ sinh chứ. Thấy chưa, bắn tung tóe rồi đây này. Bẩn hết nhà vệ sinh rồi đây này. Sa cầm vòi nước xịt làm cả nhà vệ sinh ướt. - Lần sau đi tè em phải tè vào đúng chỗ nước này này, như thế mới không bắn ra ngoài. Mấy hôm sau N.M lại đi tè. Thầy Th: Để thầy hướng dẫn cho con nhé. N.M: Không! Chị Sa ơi. Chị Sa ơi em đi tè! Nghe gọi, chị Sa lại lon ton chạy lại giúp. Mấy hôm sau nữa N.M: Chị Sa ơi em đi tè. Sa: Em tự đi đi, chị hướng dẫn rồi còn gì. N.M bước vào nhà vệ sinh rồi còn thò đầu ra vừa báo cáo chị Sa vừa chúm chím cười. - Chị Sa ơi em đi tè nhé!
  • 32. Đám tang của Nini Cả nhà đi dạo thì tìm được một chú chim sẻ bị thương. T.K muốn mang chim về cứu sống. Thế là các bạn họp nhau lại bàn, chị Sa lấy cặp nhiệt độ ra cặp cho chim, các bạn thay phiên nhau lắng nghe xem tim có còn đập không. Chú chim sẻ được đặt tên là Nini. Dù tất cả đã dỗ dành cố gắng nựng nịu làm giường hoa lộc vừng êm ái cho Nini, nhưng cuối cùng chim vẫn bị chết. Bác H gập một cái quan tài trắng cho chim sẻ. Các bạn đi nhặt hoa lộc vừng về làm một cái đệm màu đỏ êm như nhung. Đặt chim sẻ lên. Mỗi bạn lại đi nhặt thêm mười bông hoa nữa để phủ lên người chim sẻ. Rồi cả nhà quyết định chôn chim sẻ dưới gốc cây khế cho mát. Sa và T.K hì hục đào mộ ở dưới. M.N và Y.N lên tầng hai vẽ tặng Nini hoa để cắm lên mộ. Rồi các bạn chôn Nini. Nói lời tạm biệt. Lấp đất. Cắm hai bông hoa giấy lên trên. Đám ma không ai cười đâu nhé. Đám ma là một sự kiện buồn. Để xem có ai còn nhớ đến Nini nữa không! Lấy cặp nhiệt độ để đo cho chim
  • 33. Học thầy không tầy học bạn! Bác H: Con biết đây là hình gì không? Y.N: Con biết, đây là tam giác cong. Bác H: Sao con lại biết đây là tam giác cong? Y.N: Con nghe bác H hướng dẫn M.N con nhớ luôn. Bác H bận, chị Sa đi về nhà Y.N. Thế mà hai chị em lại xung đột đẩy nhau ngã cái vèo từ trên ghế xuống. May mà chưa vỡ đầu hay gẫy mất cái gì. Hôm sau bác H bảo chị Sa nói chuyện với Y.N. Chị Sa xin lỗi em. Em tha lỗi luôn. Đến khi đi dạo, bác H chỉ cho các bạn cái biển cấm bơi và đường gạch chéo. Y.N nhặt một cái que lên bảo “Con gạch chéo đẩy nhau.” Đúng rồi, đẩy nhau là bị gạch chéo luôn đấy. Con gạch chéo đẩy nhau. Trong khi M.N học về hình tam giác, Y.N đã quan sát và ghi nhớ
  • 34. Săn bắn, hái lượm Sáng thứ sáu, cả nhà đi quanh khu bán đảo tìm cái ăn. Quay lại cái thuở săn bắn hái lượm. Bác H đội mông T.K trèo lên hái sung. Mỗi bạn cầm một cái giỏ để hứng ở dưới. Để cho công bằng mỗi bạn được một quả thôi nhé. Rồi đi vặt lá me chua loét ăn. Rồi đi xin khế. Người ta xin một quả khế trả một cục vàng thì mình xin một quả khế trả một nụ cười nhé. Chán, tất cả đi ăn kem và uống cà phê xem cá. Thực đơn đây. Ai đọc được thì gọi kem. Ai không đọc được thì thôi nhé. Thế mới biết tại sao lại phải học chữ. Cô T giúp một hồi sau đó ai cũng gọi được kem để ăn. Sau một buổi đi cà phê ai cũng đọc được từ kem đương nhiên là trừ N.M, em được đặc cách. Sa và Y.N tập đọc chữ từ menu Vui sướng thưởng thức kem do chính mình gọi
  • 35. Trí tưởng tượng của một em bé Y.N nhặt được mẩu dây thừa của dây nhảy dây liền cầm lấy buộc quanh váy của mình: - Bác H ơi con có thắt lưng này. Trông Y.N cuốn sợi dây quanh cái váy ngủ lại thành mốt mới chết chứ. Lung linh ra phết. Một lúc sau nó đã thành một sợi dây câu, một lúc sau nó đã thành đủ thứ trên giời dưới biển. Thế nhưng một lúc sau nó lại ở dưới đất. Bác H cất đi để xem Y.N có biết mình bị mất không, và đến giờ vẫn không thấy Y.N hỏi. Như thế có nghĩa là chưa quản lý được tài sản của mình rồi. Bài học ở đây là nếu em bé không nhớ được đồ mình có, có nghĩa là em bé không cần phải có nó. Bố mẹ có thể cất bớt đi hoặc luân phiên đồ dùng, đồ chơi cho bé quản lý được. Làm mưa Trưa nắng, bác H gợi ý các bạn đi làm mưa. Y.N, M.N và Sa mỗi người một cái xô đi vảy nước lên những viên gạch cho mát. Ba chị em vẩy mưa, chán vảy tưới nhau cười hỉ hả. Tất cả các bạn đều mát, tất cả các viên gạch đều mát, nhà mình mát. Đạt được điều mong muốn. Lại cộng thêm bao nhiêu là nụ cười khuyến mãi. Thế là tốt rồi! Gạo là để nấu cơm chàng nhé! N.M bốc gạo rắc khắp nhà. Bác H nhắc: - N.M gạo là để nấu cơm, không phải là thứ để chơi đâu con. N.M lấy chổi xẻng đi hót gọn vào. Thôi đã rơi ra sàn rồi thì chỗ này để cho chim ăn vậy, nhưng em lại thấy thích thú và lại đổ ra rắc xung quanh. Bà L bảo: “Ở trường khác thế là ăn đòn rồi đấy.” “Vâng. Nhưng ở đây thì không ạ. Bạn ý chỉ muốn khám phá thôi, bà cứ để bạn ý tự dọn.” Nhưng cuối cùng thì cả T.K. Sa và Y.N cùng giúp dọn mới nhặt hết được gạo vào bát mang để lên giá sinh học cho chim ăn. May thế không vỡ Y.N cầm vài thứ trên tay chạy thế là rơi luôn cả lọ hoa xuống sàn. Không ai nhìn, không ai nói câu gì. Y.N tự cầm cái lọ ra bảo: “May thế không vỡ.” Thỉnh thoảng làm sai một điều gì đó là một chuyện rất bình thường. Người lớn cũng luôn thế mà, nên với các em bé, đó là chuyện không có gì phải nói. Quan trọng nhất là trẻ tự nhận thấy mình sai và tự sửa, như thế sẽ nhớ hơn rất nhiều. Mà có ai phải nói câu gì đâu. Sa và Y.N đang làm mưa
  • 36. Một điều kinh khủng Hôm trước, chú công nhân hàn đã làm bắn vào và cháy một cái ghế của các bạn, Y.N phát hiện ra liền gọi: - Bác H ơi con chỉ cho một điều kinh khủng này! Bác H: Ôi trời, chuyện gì thế này? Y.N: Không phải con đâu. Con cũng không biết ai làm. Cô Ch ơi ra xem một điều kinh khủng này! Cô Ch xem xong lại đến cô T. Y.N: Cô T ơi ra xem một điều kinh khủng này! Đúng là kinh khủng quá cơ, hihi. Mấy hôm sau các cô học được điều đó từ Y.N, nên khi thấy Y.N quên cất đồ Cô Nh: Y.N ơi cô chỉ cho con một điều kinh khủng này! Y.N: Con biết rồi, con quên cất ghế đúng không? Ha ha, thế thì không còn là một điều kinh khủng nữa rồi. Bóng chày là một môn rất mới, rất khó, thế mà N.M đập bóng rất siêu, tự ném bóng lên cao rồi tự dùng chày đánh bay vèo vèo. Cứ chiều là lại ra bể cát đánh bóng chày. Các chị ném bóng cho N.M đánh. Bác H quan sát cứ tưởng không thể nào đánh trúng, thế mà cũng đập được mới siêu chứ. Đợi N.M lớn là Việt nam có đội bóng chày cho xem. Ờ mà cũng chưa chắc, em đá bóng cũng siêu lắm, hay em sẽ làm ca sỹ nhỉ vì em hát Opa gangnam style rất sành điệu. Em thú vị ra phết đấy! Lúc đầu thì em khóc lóc, đến khi bà về ngay lập tức một giây sau em ngừng khóc. Và được đi cho cá ăn cơm nguội thì em chạy còn nhanh hơn cả hai chị Y.N và M.N. Hai chân em chạy vèo vèo chắc nình nịch. Thế mới biết em chỉ dọa mọi người thôi chứ em cũng không phải dạng vừa đâu, vừa, vừa, vừa đâu. Bác H hát trêu em, em nhận ra ngay, cười tít mắt, em lại còn hài thế chứ. Vận động viên bóng chày số 1 của Casa Hanoi
  • 37. Chuyện bắt đầu từ M.N vẽ một lèo vài tờ, bác H bảo “Con có thể làm một cuốn sách.” Cô Ch hướng dẫn M.N khâu sách, anh T.K thấy thế cũng muốn làm sách. Sách của anh là sách ngôn ngữ. Sa thấy thế cũng làm sách. Cả nhà làm sách. T.K say mê ngồi xâu kim khâu len khâu gáy sách thành quả lao động của mình xong thì khâu cho cả các em nữa. Y.N thấy thế cũng làm hẳn một cuốn sách hình học. Khâu sách, đánh số trang, vẽ bìa... và việc mọi trang sách đều cần có nội dung. Thế là cả tháng bảy em vẽ hình, cuốn sách đến cuối tháng vẫn chưa xong, khi nào xong em sẽ mang về cho bố mẹ đọc. Cả một dự án to tát thế cần có thời gian. Con mèo mà trèo cây cau T.K trèo siêu cao thủ. Nói chung là vận động của anh T.K rất siêu. Anh còn trèo được cả cau. Sa đứng dưới lấy đầu đội mông anh lên. Khách đến chơi nhìn thấy cười chết ngất. Không ai có thể tưởng tượng ra được một trường mầm non có những trò như thế, mà toàn do trẻ tự bày ra với nhau. Dự án SÁCH
  • 38. Cái máy giặt thú vị thật! Cái máy giặt là một điều kỳ diệu với T.K và N.M. Hai anh em tha được giỏ đồ giặt từ tầng một lên tầng ba, bác H hướng dẫn các bạn sử dụng máy giặt, bấm xong hai anh em đứng trên ghế gí mũi vào xem cho đến khi máy giặt xong. May mà để chế độ nhanh. Phát hiện của T.K là “Khi quay nhanh, con chỉ nhìn thấy màu hồng thôi.” Tất cả khăn tắm đi bơi của các bạn đúng là viền màu hồng nên khi máy quay nhanh chỉ nhìn thấy màu hồng. Trưa N.M phải đi ngủ. T.K và Sa được bê giá ra chỗ nắng để phơi khăn. Thật là sung sướng khi được làm việc. Bác H lại hướng dẫn cách giũ phẳng đồ rồi mới phơi ra sao, được dịp hai anh em giũ lấy giũ để cười vang nhà. Khổ thân cái váy xanh của bác H dính đầy những lông khăn tắm. Casa Hanoi có hẳn một cái bồn rửa bát đặt theo kích cỡ của các bạn nhỏ. Đúng là công cụ quan trọng thật! Bồn rửa đúng cỡ, các bạn tranh nhau rửa bát, rửa cốc, rửa rau củ và rửa tay. Có hôm Sa và T.K còn quyết định không ngủ, thức rửa cho bằng hết tất cả cốc, bát, đĩa, thìa, đũa... sau giờ ăn trưa. T.K xếp hết cốc lên giá và thốt lên: “Con rửa được bao nhiêu là cốc đây này!” Tốt, tiếp tục phát huy! Con không ngủ, con muốn rửa bát
  • 39. Giun đâu mà giun, cuốn chiếu chứ! Trời mưa, ốc sên bò ra nên bác H bắt được một chú mang đến cho các bạn quan sát. Sa để ốc sên bò lên tay mình xong cười ngặt nghẽo vì buồn quá. Đến lớp tất cả các cái đầu chụm vào lấy kính lúp ra soi ốc sên. Bác H: Các bạn nhìn xem trên cây cau có con gì nữa này. Thế là Sa và T.K bắc ghế đi bắt một loạt sên về để lên đĩa quan sát. Ốc sên, sên bò khắp giá sinh học rồi bò lên cây trúc. Đi dạo, Sa không sợ con gì cả, thấy cuốn chiếu là bắt luôn, nó bò trên tay buồn buồn. N.M: Con giun, con giun. Sa: Giun đâu mà giun, cuốn chiếu chứ. Mẹ H: Sao cuốn chiếu lại cuộn vào thế Sa? Sa: Vì cuốn chiếu sợ mẹ ạ. Bạn ý giả vờ chết đấy. Mẹ H: Nhìn xem cuốn chiếu có nhiều chân không này! Sa: Một tỉ chân mẹ nhỉ? Mẹ H: Không được một tỉ nhưng nhiều thật đấy. Con sẽ trả bạn ý về chỗ cũ chứ? Sa: Vâng. Rồi Sa và N.M, Y.N đi bắt được mấy chú cuốn chiếu liền. Nhưng rồi lại thả về với gia đình cuốn chiếu. Sa cho ốc sên bò lên ta Mấy chị em chơi cát với nhau lưng ướt đẫm mồ hôi, mặt mũi lấm lem, đầu tóc chân tay đầy cát như trâu đầm. Thế là cả ba bạn được đi tắm trong bồn. Lần đầu tiên các bạn được tắm với nhau, chị Sa tổ chức luôn trò chơi lặn nín thở dưới nước. Y.N và M.N tranh nhau làm theo. Xong thì dùng vòi hoa sen chơi trò chơi cứu hỏa. Thích quá! Ướt hết cả nhà tắm rồi đây này! Đến khi ba cô chui ra khỏi cái bồn tắm, nước đen xì, đúng là trâu đầm. Mà lại ngay giữa lòng thành phố. Thế mới siêu chứ! Trâu đầm
  • 40. Đèn lồng đỏ hà mình cả tiếng Trung và tiếng Việt, tiếng Anh. Phải trang trí và mang văn hóa Trung quốc vào nhà mình chứ nhỉ? Cô Th đi mua đèn lồng về treo lên. Tranh em bé cho T.K dán lên cửa. Giờ chơi cũng đếm bằng tiếng Trung. Hát các bài hát tiếng Trung. Một hôm cô Th quên mất, Y.N nói tiếng Việt và cô Th làm theo, Sa phát hiện ra là cô Th có hiểu tiếng Việt luôn và bảo: “Small Vietnamese?” Cả nhà nghe cô Th kể lại cười nắc nẻ. Đúng là không giấu gì được trẻ con. Nhưng các bạn luôn biết cô Th nói tiếng Trung Quốc. Cô Th còn hướng dẫn các bạn vẽ chữ tiếng Trung như những tác phẩm nghệ thuật mới ngầu chứ. Các bạn nhỏ đã nói tiếng Trung rồi, cô Ch trình tiếng Trung cũng lên vèo vèo, chỉ có mỗi bác H là lẹt đẹt đằng sau. Rõ chán! N Mấy cô trò hứng khởi lắp và treo đèn lồng đỏ và cùng nhau học tiếng Trung Chiều thứ 6, ngủ dậy là cả nhà đi bơi. Sa và T.K thi nhau nhảy tùm tùm xuống bể bơi đi tìm cá heo dưới đáy. Y.N và M.N bắt đầu từ bể trẻ con rồi sang đến bể người lớn. Mỗi N.M là sợ nước. Thấy các anh chị chơi vui quá cũng mon men lại gần thò chân xuống. Các bạn hát và nhảy múa dưới bể theo tiếng Anh. Các bạn bơi đuổi theo vịt mẹ vịt con. Các bạn chơi lặn nhặt sỏi. Sa ném cả một nắm sỏi xuống đáy bể bơi, các bạn thi nhau thò chân xuống mò, T.K và Sa thì lặn tìm. Siêu sao. Đến khi tắm tráng lại có một bài hát riêng. Đi bơi xong về nhà ăn gì uống gì cũng ngon. Mà chân thì chắc sẽ dài ra cho xem. Đi bơi
  • 41. Các phép toán = Phép thuật của ảo thuật gia Đố các bạn đếm được gậy số đấy! Sa và T.K đếm gậy số, lấy được thẻ số tương ứng. - Bây giờ các bạn có muốn xem một phép màu không? Bác H lấy gậy số 9 đặt xuống, đặt thêm gậy số 1 nối tiếp. Wow, thấy chưa 9+1=10. - Giờ đố các con đi làm số 10 sử dụng các gậy số còn lại. Thế là hai anh em làm tất cả các phép toán cộng bằng 10. Giờ chỉ còn mỗi gậy số 5, làm sao đây? Hai lần 5 là 10. Và đó là cách các bạn học phép cộng và phép nhân bằng gậy số. Đó là lần đầu tiên phép nhân được giới thiệu vì xét cho cùng nhân chính là cộng bằng chính số đó thêm nhiều lần nữa mà thôi. Xong hai anh em lấy giấy và bút chì ra ghi lại các phép toán. Trò chơi trí nhớ Các bạn đặc biệt thích trò chơi này, vì tên gọi là trò chơi mà. Bạn phải lấy một số, sau đó đi nhặt đúng số bằng những viên sỏi màu xanh ngọc đẹp tuyệt mang về đếm trước mặt mọi người xem có đúng không. Và đương nhiên là phải chờ đến lượt mình để được làm điều đó thực sự cuốn hút các bạn nhỏ. Các bạn có thể chơi không chán. Đi bơi T.K và Sa đang làm phép cộng bằng gậy số Các hoạt động toán học luôn cuốn hút các bạn nhỏ
  • 42. Khi xúc giác có cơ hội Thường chúng ta sử dụng thị giác và để giác quan đó làm phần lớn việc thu thập thông tin cho não. Nhưng với các bài học giác quan, bài khó nhất cuối cùng luôn là bịt mắt để học. Điều này khó hơn với người lớn vì trẻ vẫn nhạy cảm hơn chúng ta. Bác H thấy T.K làm các hoạt động có vẻ dễ dàng quá liền đố: “Đố con bịt mắt mà vẫn xếp được các khối trụ có núm đấy.” Vèo vèo T.K xếp được 40 khối trụ to, nhỏ, dầy, mỏng, cao, thấp khác nhau chỉ dùng xúc giác. Sa cũng thử xếp tháp hồng và cầu thang nâu bịt mắt. Y.N cũng thử xếp khối trụ có núm. Hai chị em xếp nhưng thỉnh thoảng lại kéo cái bịt mắt ra để ngó xem mình đã xếp đúng chưa. Các cô nhìn mà không dám cười. N.M là em bé rất cẩn thận và có tính trật tự Sa xếp 40 khối trụ có núm với mắt bịt kín, thỉnh thoảng lại hé ra nhìn Cả nhà đi qua, ai cũng nhìn thấy cái thảm bị lật lên một góc nhưng không ai sửa. N.M đi qua thấy thế, quay lại, lật lại góc thảm, vuốt thẳng, đi tiếp. Cái gì để xộc xệch N.M ra sửa. Cất đồ vào tủ, thò cái dây ba lô ra là cậu chàng mở của cất gọn gàng vào rồi mới đóng cửa tủ để đồ. Nhìn thấy rác rơi trên sàn nhà, cúi xuống nhặt mang vứt vào thùng rác. Giờ ngủ ga giường hơi xộc xệch là ngồi dậy kéo phẳng phiu rồi mới nằm xuống ngủ. Thật là may có những em bé nhỏ để đôi khi chính các em bé lại nhắc ngược lại các anh chị lớn về tính trật tự.
  • 43. Hộp nhị thức và hộp tam thức Anh T.K được thử sức hộp nhị thức (a+b)3. Bác H thấy T.K có thể làm nốt nên đứng lên đi để T.K tự làm. Xong đến hộp tam thức (a+b+c)3 thì hơi khó, sau khi bác H hướng dẫn T.K ngồi làm rất say sưa, tập trung. T.K tập trung suy nghĩ cách xếp hộp tam thức Với những em bé đã lớn hơn một chút, các bạn thường khởi động một ngày bằng các họat động dễ rồi mới đến các hoạt động khó. Y.N sẽ làm một loạt các hoat động rót, xúc, gắp... M.M sẽ học tất cả các loại cài khuy. Sa sẽ đi vẽ một loạt. T.K sẽ đi gọt, thái, cắm hoa, sắp xếp ... thế rồi khi vào guồng các anh chị mới lên tầng hai học những bài học khó. Điều đó chỉ bộc lộ khi trẻ được toàn quyền quyết định làm cái gì. N.M sẽ xếp hình, cài khuy, xúc, rót, gắp và thích nhất là được bày bàn ăn cho tất cả mọi người. Khi em đã vào guồng vẽ em sẽ vẽ liền tù tì vài ba bức tranh. Khi trẻ được toàn quyền quyết định Bàn cập kênh, tại vì sàn nhà không phẳng. Y.N, Sa và T.K phát hiện ra là có thể dùng giấy vệ sinh lót vào chân bàn thì sẽ hết cập kênh. Sau một hồi ba anh em làm việc, bàn không cập kênh cũng kê giấy. Y.N quay lại nhìn tất cả các chân bàn trắng giấy thốt lên “Trông giống hệt như bàn đang đi giầy nhỉ!”. Quả là óc tưởng tượng phong phú! Bàn đi giầy
  • 44. Lễ hội tháng 7 uổi sáng, cả nhà lên taxi đi Viện bảo tàng Mỹ Thuật. Các cô bắt nhịp cho các bạn hát từ nhà lên đến nơi vui vẻ. Các bạn nhà mình được học đi trật tự ra sao, quan sát trong viện bảo tàng thì phải tôn trọng mọi người xung quanh, tôn trọng những đồ vật được trưng bày thế nào. Xem chán các bức tượng, tất cả ra ngoài nghỉ ngơi ăn bánh, uống sữa. Chắc là buổi sáng đói, hay lao động trí óc tốn năng lượng mà tất cả ngồi ăn uống không thấy ai nói câu gì. Rồi đi nhặt hoa đại rụng để vào một góc hay cài lên tóc nhau. Ôi những cái là hoàng lan rụng đẹp quá. Đố họa sỹ nào vẽ được màu vàng đẹp thế đấy. Thế là tất cả lại đi nhặt lá. Xong lại tiếp tục cuộc hành trình khám phá vẻ đẹp của Mỹ thuật. Bác H chơi đố để giúp các bạn khám phá tranh Đông Hồ. Bức các bạn thích nhất là Cá chép trông trăng. Xem hai bức Vinh Hoa Phú Quý, bác H đố xem ai biết đâu là bé trai đâu là bé gái, Sa bảo “Con gái thì tóc xòe ra.” Nhưng cuối cùng thì T.K bảo: “Con trai ôm gà trống, con gái ôm con vịt.” Tất cả các cô ngạc nhiên. Và tất cả được đi vào hàng lưu niệm, mua một cái túi thêu những con voi cho các em bé, mua tranh những chú trâu vẽ trên giấy điệp. Y.N mua một cái hộp đựng trang sức. Sa mua một cô gái đang gảy đàn tì bà. B
  • 45. Cuối cùng khi lên tầng 3 tất cả ngắm tranh và tự quyết định vẽ một bức tranh cho mình. Thế là học sinh Casa Hanoi bò ra để vẽ khắp nơi. Thật là một cảnh tượng đẹp mắt khi những em bé yêu thích mỹ thuật. Chị Sa và Y.N cùng chọn vẽ tranh bò mẹ và bê con về làng sau một ngày dài làm việc. Bò trong mắt các bạn phải có đủ tai, sừng, mặt, bụng, đuôi và 4 cái chân. Vẽ được bò mẹ xong Y.N hết cả chỗ để vẽ bê con. Chị Sa bảo: “Vẽ bé xíu ở chân mẹ cũng được.” “Vẽ cái đuôi đi chứ, em không thấy à, bê con chạy cong đuôi đây này.” Bác H chỉ ngồi nghe và cười. gủ dậy là bắt đầu tiệc. Trong khi các bạn ngủ, bóng bay được treo lên. Trong tiếng nhạc, các cô gái Casa Hanoi thay váy đẹp, vẽ mặt xinh, chạy tung tăng. Mời nhau ăn bánh uống trà. N.M thích lắm nhưng khi ngồi thì lại sợ thế là mặt mèo của em đúng có hai cái tai là rõ nhất. A.D sau khi vẽ xong Spiderman thì chạy rất nhanh đi soi gương. N Các bạn nhỏ tập trung vẽ tranh
  • 46. T.K ngủ dậy muộn nhất hóa thân thành một chú hổ rừng xanh. Hổ nấp ở dưới cỏ đợi Sa và Y.N để vồ. Sa: Con ơi nhảy xuống đi. Y.N: Con sợ hổ ăn thịt lắm. Sa: Con đừng sợ cứ nhảy xuống đi mẹ sẽ cứu. Và cứ thế các trò chơi diễn ra tự nhiên. Mấy anh em thi nhau bay từ trên xà đu xuống. Này thì váy! Và sân chơi Casa Hanoi ngập tràn tiếng cười, những khuôn mặt rạng rỡ. A.D và Q.B sau một hồi cũng quen và ngồi ăn nhãn với nhau cứ như đã biết từ trước. Sân chơi Casa Hanoi ngập tràn tiếng cười và những khuôn mặt rạng rỡ
  • 47. Thế là đã hết một tháng rồi. Thời gian trôi rất nhanh. Các bạn nhỏ đã quen nhau. Các thầy cô cũng có thời gian để hiểu các bạn hơn. Hy vọng sau một tháng N.M sẽ không khóc khi đi học nữa! Hy vọng các bạn mới đến sẽ thấy rất vui vì ở Casa Hanoi chúng ta thực sự là một gia đình! Lưu ý: Cuộc sống thực hàng ngày của các bạn thú vị hơn nhiều so với nhật ký này vì có rất nhiều điều xảy ra các thầy cô không thể nhớ hết, không thể ghi lại hết, cũng như không thể diễn tả sinh động như thật được.