SlideShare a Scribd company logo
1 of 29
Thực trạng thất nghiệp ở Việt
Nam hiện nay
MÃ TÀI LIỆU : 0031
Kết bạn zalo tải tài liệu : 0936 8484 22
Tham khảo giá dịch vụ viết báo cáo theo yêu cầu:
Luanvantrust.com
Mục lục
Lời mở đầu
I. Khái quát chung về thất nghiệp.
1. Khái niệm
2.Các dạng thất nghiệp
II. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay
1. Tỷ lệ thất nghiêp ở Việt Nam trong những năm gần đây
2. Dự báo tỷ lệ thất nghiệp năm nay(2015)
III.Phân tích một số nguyên nhân
1. Do trình độ học vấn
2. Tỷ lệ sinh đẻ cao
3. Do cơ cấu ngành nghề không phù hợp
4. Do chính sách nhà nước
IV. Tác động của việc thất nghiệp
V. Các biện pháp giảiquyết thất nghiệp
VI. Phương hướng phát triển trong vài năm tới
Kết luận
I/ Khái quát chung về thất nghiệp
1.Khái niệm
Lực lượng lao động xã hội : là một bộ phận của dân số bao gồm những người trong
độ tuổi lao động và có khả năng lao động ,có nhu cầu lao động (và những người
ngoài độ tuổi nhưng trên thực tế có tham gia lao động )
Thấtnghiệp:những người trong lực lượng lao động xã hội không có việc làm và
đang tích cực tìm kiếm việc làm
2.Các dạng thất nghiệp
a) Theo lý do thấtnghiệp:
Mất việc: người lao động không có việc làm do các đơn vị sản xuất kinh doanh cho
thôi việc vì một lí do nào đó
Bỏ việc: là những người tự ý xin thôi việc vì những lí do chủ quan của người lao
động
Nhập mới: là những người lần đầu tiên bổ xung vào lực lượng lao động , nhưng
chưa tìm được việc làm, đang tíchcực tìm kiếm việc làm
Tái nhập:là những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay trở lại
làm việc nhưng chưa tìm được việc làm
b) Theo nguồn gốc thất nghiệp
Thấtnghiệp tạm thời: xảy ra khi có một số người lao động đang trong thời gian tìm
kiếm việc làm hoặc tìm kiếm công việc làm khác tốt hơn,phù hợp với nhu cầu
riêng của mình
Thấtnghiệp cơ cấu:là thất nghiệp xảy ra do sự không ăn khớp giữa cơ cấu của
cung và cầu lao động về kĩ năng, nghành nghề ,địa điểm …
Thấtnghiệp chu kỳ (thất nghiệp do thiếu cầu): xảy ra khi mức cầu chung về lao
động giảm.Nguyên nhân chính là do sự suy giảm tổng cầu trong nền kinh tế. thất
nghiệp này xảy ra trên toàn bộ thị trương lao động .
Thấtnghiệp do yếu tố ngoàithị trường (thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển ): xảy ra
khi tiền lương danh nghĩa được ấn định cao hơn mức lương cân bằng thực tế của
thị trường lao động . Loại thất nghiệp này do các yếu tố chính trị -xã hội tác động .
c) Theo phân tích hiện đạivề thất nghiệp
Thấtnghiệp tự nguyện:chỉ những người “tự nguyện “ không muốn làm việc do
việc làm và mức lương chưa phù hợp với mong muốn .Thất nghiệp tự nguyện bao
gồm những người thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu .
Thấtnghiệp không tự nguyện:chỉ những người muốn đi làm ở mức lương hiện
hành nhưng không được thuê .Thất nghiệp không tự nguyện chính là thất nghiệp
do thiếu cầu và thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển.
Thấtnghiệp tự nhiên: là mức thất nghiệp khi thị trường lao động ở trạng thái cân
bằng. Tại đó, mức tiền lương và giá cả là hợp lý, các thị trường đều đạt cân bằng
dài hạn.
II/ Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay
1.Tình hình chung
Ngày27/12, tạiHà Nội, Tổng cục Thống kê vừa công bố các chỉ số về việc
làm, năng suấtlao động, thất nghiệp của năm 2014.
* Về tỉ lệ thất nghiệp:Ước tới cuối tháng 12/2014, tỷ lệ thất nghiệp của lao động
trong độ tuổi năm 2014 là 2,08%. Tỉ lệ này ở quý 1,2,3,4 lần lượt là: 2,21%;
1,84%; 2,17% và 2,1%.
Tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15 - 24 tuổi) năm 2014 là 6,3%, cao hơn mức
6,17% của năm 2013; khu vực thành thị là 11,49%, cao hơn mức 11,12% của năm
trước; khu vực nông thôn là 4,63%, xấp xỉ 2013.
* Về việc làm:Người lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2014
ước tính 53 triệu người, tăng 800.000 người so với năm 2013.
Trong đó, người lao động đang làm việc của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm 46,6% tổng số (giảm 00,2 % so với năm 2013), khu vực công nghiệp và xây
dựng chiếm 21,4% (tăng 00,2% so với năm 2013), khu vực dịch vụ chiếm 32,0%
(năm 2013 là 32%).
Ước tính tỷ lệ lao động phi chính thức của khu vực phi hộ nông nghiệp năm 2014
là 56,1%, giảm 1 điểm phần trăm so với năm 2013.
* Về năng suấtlao động:Theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động xã hội
năm 2014 theo giá hiện hành của toàn nền kinh tế ước tính đạt 74,3 triệu đồng/lao
động (tương đương khoảng 3.515 USD/lao động).
Trong đó, năng suất lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 28,9 triệu
đồng/lao động, bằng 38,9% mức năng suất lao động chung của toàn nền kinh tế;
khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 133,4 triệu đồng/lao động, gấp 1,8 lần; khu
vực dịch vụ đạt 100,7 triệu đồng/lao động, gấp 1,36 lần.
Tính theo giá so sánh năm 2010, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm
2014 ước tính tăng 4,3% so với năm 2013, trong đó năng suất lao động khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng
4,3%; khu vực dịch vụ tăng 4,4%.
Theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động Việt Nam chưa cao do phụ thuộc
vào tỉ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản còn cao; công nghệ và
thiết bị sản xuất còn lạc hậu; chất lượng nguồn lao động chưa cap, cơ cấu đào tạo
chưa hợp lý…
Năm 2014, câu chuyện về năng suất lao động và tỉ lệ thất nghiệp đã nóng lên sau
những kết quả thống kê của ILO về năng suất lao động của lao đông Việt Nam chỉ
bằng 1/15 năng suất lao động của Singapore, 1/6 của Malaysia...
Thậm chí, năng suất lao động thấp còn là căn cứ gây nhiều ý kiến khác nhau giữa
các thành viên trong Hội đồng tiền lương Quốc gia trong việc đề xuất mức tăng
lương tối thiểu vùng năm 2015.
Bên cạnh đó, Bản tin thị trường lao động việc làm quý 2/2014 do Bộ LĐ-TB&XH,
Tổng cục Thống kê, ILO công bố tỉ lệ thất nghiệp 1,84 % đã làm dấy lên những
tranh luận khác nhau về thực chất “sức khỏe” của thị trường lao động Việt Nam
nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Hơn 1 triệu việc làm mới từ doanh nghiệp thành lập mới năm 2014. Trong năm
2014, cả nước có 74.842 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng
ký là 432,2 nghìn tỉ đồng, giảm 2,7% về số doanh nghiệp và tăng 8,4% về số vốn
đăng ký so với năm trước. Số lao động dự kiến được tạo việc làm của các doanh
nghiệp thành lập mới là 1.091.000 người, tăng 2.8% so với năm trước.
• Tính đến thời điểm 1/7/2014, cả nước có 69,3 triệu người từ 15 tuổi trở lên, trong
đó có 53,7 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động. Mặc dù tiến
trình đô thị hóa đang diễn ra ở nước ta, nhưng cho đến nay vẫn còn70,2% lực
lượng lao động nước ta tập trung ở khu vực nông thôn.
• Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 77,5%. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
của dân số khu vực nông thôn (81,2%) cao hơn khu vực thành thị (70%). Bên cạnh
đó, có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giữa nam và nữ,
tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ là 73,4% và thấp hơn 8,5 điểm phần trăm
so với tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam.
• Lực lượng lao động của cả nước bao gồm 52,8 triệu người có việc làm và 0,9
triệu người thất nghiệp.
• Quý 2 năm 2014, tỷ số việc làm trên dân số là 76,2%, có sự chênh lệch đáng kể
về tỷ số việc làm trên dân số giữa thành thị và nông thôn. Tỷ số việc làm trên dân
số thành thị thấp hơn nông thôn 12,5 điểm phần trăm.
• Đến thời điểm 1/7/2014, cả nước có 1140,2 nghìn người thiếu việc làm. Có tới
86,3% người thiếu việc làm sinh sống ở khu vực nông thôn.
• Nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp (1,84%), đến thời điểm 1/7/2014,
cả nước có 0,9 triệu người thất nghiệp.
• Trong quý 2 năm 2014, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên 15-24 tuổi là 5,09%. Số
người thất nghiệp từ 15-24 tuổi chiếm 43,9% trong tổng số người thất nghiệp, tỷ
trọng này ở khu vực thành thị (39,8%) thấp hơn khu vực nông thôn (48,9%). Trong
khi đó, số người thiếu việc làm từ 15-24 tuổi chỉ chiếm 19,7% trong tổng số người
thiếu việc làm.
2-Những nhân tố tác động và ảnh hưởng đến tình trạng thất nghiệp ở nước ta
năm 2014
2.1. Lực lượng lao động
2.1.1 Quy mô và phân bố lực lượng lao động và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động .
Đến thời điểm 1/7/2014, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước là 53,7
triệu người. Mặc dù có sự tăng lên đáng kể về tỷ trọng lực lượng lao động khu vực
thành thị, nhưng đến nay vẫn còn 70,2% lực lượng lao động nước ta tập trung ở
khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, 56,9% tổng số lực lượng lao động của cả nước
tập trung ở 3 vùng là Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền
Trung, và Đồng bằng sông Cửu Long. Nữ giới chiếm 48,6% tổng số lực lượng lao
động của cả nước, tương ứng với 26,1 triệu người.
Bảng 1: Tỷ trọng LLLĐ và tỷ lệ tham gia LLLĐ quý 2 năm 2014
Đvt:%
Nơi cư
trú/vùng
Tỷ trọng lực lượng lao
động
Tỷ lệ tham gia LLLĐ
Chung Nam Nữ %nữ Chung Nam Nữ
Cả nước 100,0 100,0 100,0 48,6 77,5 81,9 73,4
Thành thị 29,8 30,3 29,4 47,9 70,0 75,8 64,5
Nông thôn 70,2 69,7 70,6 49,0 81,2 84,8 77,8
Các vùng
Trung du và miền
núi phíabắc
13,8 13,4 14,3 50,2 85,8 87,3 84,3
Đồng bằng sông
hồng
15,3 14,7 15,9 50,6 76,6 78,2 75,1
Bắc trung bộ và
duyên hải miền
trung
22,2 21,7 22,7 49,7 80,6 83,2 78,0
Tây nguyên 6,1 6,2 5,9 47,4 84,0 87,5 80,5
Đông nam bộ 8,3 8,5 8,2 47,7 74,9 80,9 69,2
Đồng bằng sông
Cửu long
19,4 20,4 18,3 45,9 77,5 85,2 70,1
Hà Nội 7,1 7,0 7,2 49,3 70,2 73,8 66,8
Thành phố Hồ Chí
Minh
7,8 8,0 7,6 47,2 65,4 74,1 57,7
Dựa vào bảng trên ta thấy:
Ở cấp toàn quốc, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 77,5%. Tỷ lệ tham gia lực
lượng lao động của dân số khu vực nông thôn (81,2%) cao hơn khu vực thành thị
(70%). Bên cạnh đó, có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
giữa nam và nữ, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của 4 nữ là 73,4% và thấp hơn
8,5 điểm phần trăm so với tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam. Đáng chú ý,
trong khi tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cao nhất ở hai vùng Trung du và miền
núi phíaBắc (85,8%) và Tây Nguyên (84%), thì tỷ lệ này lại thấp nhất ở hai trung
tâm kinh tế - xã hội lớn nhất của cả nước là Hà Nội (70,2%) và thành phố Hồ Chí
Minh (65,4%).
2.1.2 Cơ cấu tuổi của lực lượng lao động
Cơ cấu lực lượng lao động theo nhóm tuổi phản ánh tình trạng nhân khẩu học và
kinh tế-xã hội. Lực lượng lao động của Việt Nam tương đốitrẻ, một nửa (50,2%)
số người thuộc lực lượng lao động từ 15-39 tuổi.
Biểu đồ : Tỷ trọng LLLĐ chia theo nhóm tuổi và nơi cư trú quý 2 2014
Đvt:%
Nhận xét:
Có sự khác nhau đáng kể về phân bố lực lượng lao động theo tuổi giữa khu
vực thành thị và nông thôn (Hình 1). Tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động
nhóm tuổi trẻ (15-24) và già (55 tuổi trở lên) của khu vực thành thị thấp hơn
của khu vực nông thôn. Ngược lại, đối với nhóm tuổi lao động chính (25-54)
0
2
4
6
8
10
12
14
15-1920-2425-2930-3435-3940-4445-4950-5455-5960-64 65+
thành thị
nông thôn
thì tỷ lệ này của thành thị lại cao hơn của khu vực nông thôn. Mô hình này
phản ánh xu hướng, nhóm dân số trẻ ở khu vực thành thị có thời gian đi học
dài hơn so với khu vực nông thôn và người lao động ở khu vực nông thôn ra
khỏi lực lượng lao động muộn hơn so với khu vực thành ph ố.
2.2. Việc làm
Trong tổng số lao động đang làm việc của cả nước có 70,6% lao động đang sinh
sống tại khu vực nông thôn và lao động nữ chiếm 48,7%. Trong các vùng lấy mẫu,
Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long chiếm
tương ứng 22,2% và 19,4% số người có việc làm của cả nước. Tỷ số việc làm trên
dân số của quý 2 năm 2014 đạt 76,2%.
Quý 2 năm 2014 số người có việc làm tăng 312,2 nghìn người so với quý 1 năm
2014. Trong 8 vùng chọn mẫu, 3 vùng có số người có việc làm giảm so với quý 1
năm 2014, trong đó giảm nhiều nhất ở Đông Nam Bộ (giảm 75 nghìn lao động); 5
vùng còn lại tăng so với quý 1 năm 2014, trong đó tăng nhiều nhất là ở vùng Bắc
Trung bộ và Duyên hải miền Trung (tăng 108,2 nghìn lao động). So với quý 2 năm
2013 số người có việc làm tăng 436,1 nghìn người, tương ứng với 0,8%. 6 Quý 2
năm 2014, tỷ số việc làm trên dân số là 76,2%, có sự chênh lệch đáng kể về tỷ số
việc làm trên dân số giữa thành thị và nông thôn. Tỷ số việc làm trên dân số thành
thị thấp hơn nông thôn 12,5 điểm phần trăm. Số liệu của các vùng cho thấy, tỷ số
việc làm trên dân số cao nhất ở Trung du và miền núi phíaBắc và Tây Nguyên, và
thấp nhất ở hai vùng kinh tế phát triển nhất nước là Hà Nội và thành phố HCM.
Giới tính/nơi
cư trú/vùng
Khu vực kinh tế Loại hình kinh tế
Nông
lâm
nghiệ
p và
thủy
sản
Công
nghiệp
và xây
dựng
Dịch vụ Nhà nước Ngoài
nhà nước
Có vốn
đầu tư
nước
ngoài Cả
nước
Cả nước 47,1 21,1 31,8 10,2 86,1 3,6
Thành thị 14,5 26,7 58,8 20,0 74,0 6,1
Nông thôn 60,6 18,8 20,6 6,2 91,2 2,6
Giới tính
Nam 45,2 25,1 29,7 10,8 86,7 2,5
Nữ 49,0 16,9 34,0 9,6 85,5 4,8
Các vùng
Trung du và
miền núi phía
Bắc
69,8 11,8 18,5 9,7 88,9 1,3
Đồng bằng
sông Hồng
39,2 31,3 29,5 9,8 85,9 4,3
Bắc Trung Bộ
và DH miền
Trung
55,2 16,5 28,2 9,4 89,3 1,3
Tây Nguyên 72,8 6,9 20,3 9,0 90,8 0,2
Đông Nam Bộ 33,6 35,0 31,4 9,0 74,0 17,0
Đồng bằng
sông Cửu
Long
51,2 16,9 32,0 7,5 91,1 1,4
Hà Nội 24,1 27,9 48,0 18,4 78,6 3,0
Thành phố Hồ
Chí Minh
2,6 31,7 65,7 16,2 76,4 7,4
Bảng 2: Cơ cấulao động có việc làm theo khu vực kinh tế và loạihình kinh
tế, quý 2 năm 2014(Đơnvị tính: Phần trăm)
 Từ bảng trên ta thấy:biểu thị tỷ trọng lao động có việc làm chia theo khu vực
kinh tế của từng vùng. Số liệu cho thấy, thành phố Hồ Chí Minh có cơ cấu
kinh tế phát triển cao nhất, với 97,4% lao động làm việc trong lĩnh vực công
nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Ở các khu vực miền núi và ven biển, tỷ lệ lao
động làm việc trong khu vực "Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản" cònkhá cao,
con số này ở Tây Nguyên là 72,8%, Trung du và miền núi phía Bắc là 69,8%
và Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là 55,2%.
Hình 2: Tỷ trọng lao động có việc làm chia theo khu vực kinh tế và
vùng, quý 2 năm 2014
2.3. Thiếu việc làm và thất nghiệp
2.3.1 Số người thiếu việc làm và số người thất nghiệp
Đến thời điểm 1/7/2014, cả nước có 1140,2 nghìn người thiếu việc làm và 876,1
nghìn người thất nghiệp trong tổng lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên. Bên cạnh
đó, có tới 86,3% người thiếu việc làm sinh sống ở khu vực nông thôn và 55%
0
20
40
60
80
100
120
dịch vụ
công nghiệp xây dựng
nông,lâm,thủy sản
người thiếu việc làm là nam giới. Có 54,9% số người thất nghiệp sinh sống ở khu
vực thành thị và 54,8% người thất nghiệp là nam giới. Trong quý 2 năm 2014, số
thất nghiệp thanh niên từ 15-24 tuổi chiếm 43,9% trong tổng số người thất nghiệp,
tỷ trọng này ở khu vực thành thị (39,8%) thấp hơn khu vực nông thôn (48,9%).
Trong khi đó, số người thiếu việc làm từ 15-24 tuổi chỉ chiếm 19,7% trong tổng số
người thiếu việc làm. Thất nghiệp thanh niên đang trở thành vấn đề quan tâm của
xã hội, thanh niên được xem là một trong những nhóm lao động dễ bị ảnh hưởng
nhất bởi các biến động trên thị trường lao động.
2.3.2 Tỷlệ thiếu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động được tính cho nữ từ 15-
54 tuổi và nam từ 15-59 tuổi. Quý 2 năm 2014, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị
(3,26%) cao hơn nông thôn (1,2%), và có sự chênh lệch không đáng kể về tỷ lệ thất
nghiệp giữa nam và nữ. Tỷ lệ thất nghiệp của các vùng rất khác nhau và cao nhất
đối với Hà Nội (3,87%).
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nông thôn (2,77%) cao hơn khu vực thành thị
(1,05%). Xem xét số liệu theo vùng, Đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ thiếu việc làm
cao nhất (3,87%). Mặc dù kinh tế tăng trưởng chậm nhưng tỷ lệ thất nghiệp của
nước ta biến động không nhiều, cụ thể tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị của quý
2 năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013 giảm 0,4 điểm phần trăm. Điều này có thể
giải thích là do trình độ phát triển của nền kinh tế còn thấp, đời sống của người dân
chưa cao, hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển nên người lao 10 động thường
chấp nhận làm những công việc trong khu vực phi chính thức với mức thu nhập
thấp, bấp bênh để nuôi sống bản thân và gia đình.
Bảng 3: Tỷ lệ thiếu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động, giai
đoạn 2009-2014 (đvt:%)
tỷ lệ thiếu việc
làm
T ỷ lệ thất nghiệp
Tổng số Thành
Thị
Nông
thôn
Tổng số Thành
thị
Nông
thôn
Năm
2009
5,41 3,19 6,30 2,90 4,60 2,25
Năm
2010
3,57 1,82 4,26 2,88 4,29 2,30
Năm
2011
2,96 1,58 3,56 2,22 3,60 1,60
Năm
2012
2,74 1,56 3,27 1,96 3,21 1,39
Năm
2013
2,75 1,48 3,31 2,18 3,59 1,54
Năm
2014
Quí 1 2,78 1,45 3,37 2,21 3,72 1,53
Quí 2 2,25 1,05 2,77 1,84 3,26 1,20
 Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên được tính cho những người từ 15-24 tuổi và tỷ
lệ thất nghiệp của nhóm còn lại được tính cho những người từ 25 tuổi trở
lên. Ở khu vực thành thị, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên cao gấp 5,2 lần so với
tỷ lệ thất nghiệp của những người từ 25 tuổi trở lên (10,65% so với 2,04%).
So với quý 2 năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm 0,49 điểm phần
trăm và so với quý 1 năm 2014, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm 1,57 điểm
phần trăm.
3. Dự báo tỉ lệ thất nghiệp năm nay(2015)
Nền kinh tế toàn cầu tiếp tục hồi phục chậm, sau cuộc khủng hoảng tài chính, ở
phần lớn các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, số lượng việc làm đang tăng
lên và bất bình đẳng về thu nhập, đang được thu hẹp so với các nước phát triển.
Tuy nhiên, khoảng cách giàu nghèo ở phần lớn các quốc gia thu nhập thấp và trung
bình vẫn ở mức cao. Nhiều hộ gia đình vốn đã thoát nghèo, nay lại đốimặt với
nguy cơ bị rơi trở lại xuống dưới chuẩn nghèo. Ngược lại, ở các nền kinh tế phát
triển, bất bình đẳng về thu nhập lại gia tăng trong hai năm vừa qua, trong bốicảnh
thất nghiệp toàn cầu tiếp tục gia tăng. Số người thất nghiệp được dự báo sẽ tăng từ
200 triệu hiện nay, lên gần 208 triệu năm 2015.
Theo đề án, năm 2015, nước ta sẽ có 50% lao động được qua đào tạo tay nghề, lao
động nông nghiệp giảm còn40%; tỉ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị là 5% và ở
nông thôn là 3% ; mức tiền lương trung bình tăng 12%/tháng…
Tại Việt Nam, theo Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm,
tình hình lao động, việc làm có nhiều biến động. Cả nước có trên 31.000 DN thành
lập mới và hơn 8,8 nghìn DN quay trở lại hoạt động, góp phần giải quyết việc làm
cho hơn 602,2 ngàn lao động, đạt 37,6% kế hoạch.
- Tìm một việc làm ổn định đang là khó khăn với nhiều bạn trẻ.
Tỷ lệ công nhân lao động trở lại làm việc sau Tết nguyên đán ở những tỉnh, thành
phố lớn, có đông công nhân, lao động đạt bình quân hơn 90% và có ổn định hơn so
với cùng thời điểm các năm trước. Nhu cầu tuyển dụng của các DN đang hoạt động
cũng tăng lên hàng chục ngàn người. Tuy nhiên với hơn 16.600 DN giải thể, ngừng
hoạt động do sản xuất kinh doanh thua lỗ, khiến hàng nghìn công nhân, lao động
không có việc làm, đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ lao động
thiếu việc làm và thấtnghiệp tăng so với cùng kỳ năm 2012 ở cả khu vực thành thị
và nông thôn.
- Việc làm khó phụchồi, do sự hụthơi của các doanh nghiệp nhỏ.
Theo Báo cáo Thế giới Việc làm 2013, bất bình đẳng về thu nhập gia tăng trong
giai đoạn từ năm 2010 đến 2011 ở 14 trong số 26 nền kinh tế phát triển, bao gồm
Pháp, Đan Mạch, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ. Bất bình đẳng về kinh tế đồng thời
cũng gia tăng. Các DN nhỏ bị tụt lại phía sau so với các công ty lớn về lợi nhuận
và hiệu quả đầu tư. Trong khi phần lớn các DN lớn đã trở lại khả năng tiếp cận các
thị trường vốn, các công ty nhỏ và mới thành lập bị ảnh hưởng bởi các điều kiện
tín dụng của ngân hàng. Đây là một vấn đề khó khăn đốivới sự hồi phục việc làm
hiện tại và ảnh hưởng tới triển vọng kinh tế lâu dài.
III. Phân tích một số nguyên nhân
1.Do trình độ học vấn:
Tính đến năm 2014, có khoảng hơn 1,3 triệu người trong độ tuổi 15 – 60 mù chữ,
chính tỷ lệ này đã tác động một phần nào đấy
đến tỷ lệ thất nghiệp. Bởi lẽ con người không nhận thức được những công việc phù
hợp với mình, cũng do trình độ học vấn mà khả năng nhận thức về việc làm còn
hạn chế, đặc biệt là tìm các công việc phù hợp với chính mình còn rất hạn chế. Hơn
nữa trong thời buổi kinh tế thị trường như ngày nay, mặc dù chính phủ, nhà nước
ta đã có rất nhiều biện pháp các ngành nghề, tạo ra các công ăn việc làm như: mở
cửa để đưa đầu tư vốn cũng như khoa học kỹ thuật vào Việt Nam. Song, do khả
năng nhận thức về máy móc, các thiết bị điều khiển máy móc còn hạn chế, dẫn đến
tình trạng lao động có tay nghề thấp không đảm bảo được những yêu cầu của nhà
tuyển dụng. Mặt khác khi chọn nhân viên vào làm việc thì khâu tuyển chọn nhân
viên thường do người nước ngoaì tuyển chọn, họ lại cần ở chúng ta một trình độ
học vấn nhất định như là về trình độ văn hoá, trình độ tiếng anh…. Để khắc phục
được tình trạng này thì nhà nước ta phải có một chủ trương đào tạo, mọi người
phải có một trình độ văn hoá nhất định, phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện
nay. Khuyến khích tất cả mọi tầng lớp, có chính sáchưu tiên đối với những gia
đình khó khăn, các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa hoặc là trợ cấp một phần
nào đó về ngân sách. Bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp giải quyết việc
làm cho một số sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa tìm được công ăn việc làm,
điều đó sẽ kích thích sự học hỏi của toàn xã hội.
Không chỉ lực lượng lao động không có bằng cấp, mà hiện nay tình trạng cử
nhân thất nghiệp, cầm trong tay tấm bằng đại học, có học vấn cao nhưng vẫn
không có việc làm. Theo điều tra, số lao động có trình độ ĐH, CĐ trong độ tuổi lao
động thất nghiệp trong thừi gian qua tăng cao hơn số tốt nghiệp và số có việc làm;
số lao động trình độ ĐH, CĐ thất nghiệp trong năm 2014 so với năm 2010 tăng
103%. Đó là do nhu cầu lựa chọn ngành nghề phù hợp với chuyên môn với sở
thích của người lao động, hay thói quen học để làm thầy chứ không ai muốn mình
làm thợ, hay thích làm việc cho nhà nước mà không thích làm việc cho tư nhân.
Với những lý do đó, nhu cầu của xã hội không đáp ứng hết nhu cầu của lao động,
điều này là thiếu thiết thực vì không dựa trên khả năng của bản thân và nhu cầu của
xã hội. Một bộ phận lao động lại muốn tìm đúng công việc mình yêu thích mặc dù
các công việc khác tốt hơn nhiều, dẫn đến những nghành cần lao động thì lại thiếu
lao động, trong khi đó lại thừa nhiều lao động ở các ngành không cần nhiều lao
động.
2. Tỷ lệ sinh đẻ cao:
Tính đến cuốinăm 2014 dân số nước ta đạt đến 90,7 triệu người, trong đó có 54,4
triệu người thuộc lực lượng lao động, nhưng chỉ có một nửa là có việc làm. Dù đã
cố gắng để tạo điều kiện việc làm tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu việc
làm cho người lao động. Dân số gia tăng kéo theo nguồn lao động tăng lên dồi
dào, nhu cầu việc làm do đó tăng lên nhưng việc đáp ứng lại không kịp thời, dẫn
đến tình trạng thiếu việc làm trầm trọng. Khi dân số tăng nhanh nguồn lao động bổ
sung ngày càng lớn, trong khi một lượng lao động hiện thời vẫn chưa có việc làm.
Bên cạnh đó, gia tăng dân số quá nhanh cònkhiến nguồn chất lượng giảm sút khi
tỷ lệ có tay nghề, lao động qua đào tạo còn thấp. Thất nghiệp là do rất nhiều
nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu chính là do sự gia tăng dân số quá
nhanh.
3. Do cơ cấu ngànhnghềkhông phù hợp
Cơ cấu ngành kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.Cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP, cơ cấu ngành kinh
tế đã có sự thay đổiđáng kể theo hướng tích cực. Đó là tỷ trọng trong GDP của
ngành nông nghiệp đã giảm nhanh từ 38,1% năm 1990 xuống còn18,4% năm
2014, theo đó số lượng lao động trong ngành nong nghiệp cũng dần thu hẹp lại
buộc một bộ phận người lao động ở ngành nông nghiệp phải di chuyển lên thành
thị tìm công việc mới. Với vốn kiến thức về nông nghiệp thì việc tìm một công
việc mới tại thành thị mà đa phần về công nghiệp và dịch vụ là vô cùng khó khăn.
Tỉ trọng công nghiệp trong GDP tăng nhanh, từ 23,96% năm 1998 lên 38,3% năm
2014. Dịch vụ tăng từ 29,74% năm 1998 lên 43,3% năm 2014 kéo theo đó số
lượng lao động tại ngành này cũng cần nhiều hơn và trình độ cũng cần được nâng
cao hơn do máy móc thiết bị ngày càng được cải tiến hiện đại. Chỉ một số ít những
người lao động mới đáp ứng được yêu cầu về học thức. Nguồn lao động thì dồidào
nhưng chúng ta vẫn cần thuê những kĩ sư, hướng dẫn người nước ngoài để giúp đỡ
trong các công việc đòi hỏi tay nghề cao, một phần nguyên nhân chính là giáo dục,
đặc biệt là giáo dục đại học chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp hiện
nay. Số lượng cử nhân thất nghiệp lên đến 178000 với thực trạng là do kiến thức
chuyên môn còn hạn chế, kiến thức thực tế chưa có nhiều. Phần đông những người
muốn tìm việc làm không thích ứng được với sự thay đổi và môi trường việc làm
vô cùng khắc nghiệt hiện nay dẫn nay dẫn đến tình trạng thất nghiệp ngày càng
cao.
Năm
2006 -
2010
2011 2012 2013 2014
GDP 6,32 6,24 5,25 5,42 5,82
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 3,53 4,02 2,68 2,64 2,73
Công nghiệp và xây dựng 6,39 6,68 5,75 5,43 6,08
Dịch vụ 7,64 6,83 5,90 6,57 6,83
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê
4. Do chính sách nhà nước
Thất nghiệp-một tình hình khá phổ biến và là một vấn đề nan giải trong xã hội
ngày nay không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới.Nó mang lại những hậu
quả vô cùng nghiêm trọng cho toàn thể xã hội,nó phá hủy một gia đình hạnh
phúc,nó cướp đi những ngôi nhà ấm êm của không biết bao nhiêu đứa trẻ,nó đem
đến cho xã hội không biết là bao nhiêu những tệ nạn để rồi phá hủy nhân cách của
không biết bao nhiêu conngười.Với những tác hại mà nó đem đến như vậy thì
nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp là do đâu?Theo các nhà kinh tế học vĩ
mô trên thế giới và theo những báo cáo điều tra của các nước thì thất nghiệp do rất
nhiều nguyên nhân gây ra và một trong những nguyên nhân quan trọng đó là:
chính sách thuế của nhà nước .
- Chính sách thuế đánh vào các doanh nghiệp quá cao làm giảm thu nhập của các
doanh nghiệp và ảnh hưởng đến việc đầu tư của các doanh nghiệp khác vào doanh
nghiệp cũng như là của doanh nghiệp vào các doanh nghiệp khác.Điều nay buộc
các doanh nghiệp phải sa thải một số lượng nhân viên tương đốilớn để giảm thiểu
chi phí sản xuất hoặc là cho các nhân viên thay phiên nhau nghỉ phép nhưng vẫn
hưởng từ 50-75% lương làm cho các nhân viên chán làm và tự động nghỉ việc.
- Mỗi quốc gia có cấu trúc thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp khác
nhau. Ở Việt Nam, cấu trúc thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế toàn phần- một
mức thuế suất (25%) thống nhất đánh vào thu nhập chịu thuế. Trong khi đó ở Mỹ,
cấu trúc thuế doanh nghiệp là loại thuế lũy tiến từng phần gồm nhiều nhóm nhóm
thuế suất thấp nhất là 15%, cao nhất là 35% (với thu nhập chịu thuế từ 10 triệu đô
la trở lên).
+Indonesia: thuế suất có ba mức thuế suất lũy tiến theo thu nhập: từ 0-50
triệu: 10%, từ 50-100 triệu: 15%, trên 100 triệu: 30%.
+ Malaysia: thuế suất phổ thông là 28% áp dụng chung cho cả công ty cư tú
và không cư trú. Một số thuế suất đặc biệt áp dụng cho một số loại thu nhập
khác của côngty không cư trú: lãi tiền vay 15%, tiền bản quyền và bí quyết
công nghệ 10%, tiền trả cho quyền sử dụng tài sản lưu động 10%. Các công
ty cư trú hay không cư trú kinh doanh dầu khí phải nộp thuế suất 38%.
+Thailand: thuế suất tiêu chuẩn là 30%. Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài
của chi nhánh là 10%.
+ Singapore: thuế suất là 25,5% áp cho công ty cư trú và không cư trú. Ngân
hàng, công ty chứng khoán, tổ chức quỹ tín thác, công ty bảo hiểm và công ty
cho thuê tài chính phải nộp 10% thuế đánh vào lợi tức từ hoạt động kinh
doanh của nước ngoài.
Thuế thu nhập doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc quyết định đầu tư
+ Mô hình quyết định đầu tư trong trường hợp không có thuế.
Quyết định đầu tư được quyết định bằng việc công ty thiết lập lợi íchbiên
và chi phí đầu tư bằng nhau. Công ty ước tính tiền lời sẽ nhận từ đầu tư cho
kỳ và chỉ đầu tư khi nào lợi íchlớn hơn chi phí.
Gọi Fk là lợi íchcủa đầu tư do mỗi đô la đầu tư vào thiết bị tạo ra
δ : Số tiền thiết bị hao mòn.
ρ : tiền cổ tức cho mỗi đô la đồng vốn huy động mỗi kỳ.
(δ+ρ):tổng chi phí cần thiết cho mỗi kỳ.
Đường lợi ích biên đo lường tiền thực trên mỗi đô la đầu tư trong mỗi kỳ (Fk).
Lợi ích biên giảm xuống khi đầu tư gia tăng do giả thuyết sản phẩm biên giảm dần;
tiền lời đốivới mỗi đôla đầu tư tăng thêm càng giảm bởi vì sản phẩm biên của mỗi
đôla vốn tăng thêm càng giảm.
Chi phí biên là hằng số (δ+ρ)được minh họa đường MC1 .
Chi phí và
tiền lời/dollar
Vốn(K)
A
K1
MC1=δ+ρ
MB1=Fk
Quyếtđịnhđầu tư trong trườnghợpkhôngcó thuế
Tại điểm A mức đầu tư là K1: các doanh nghiệp đầu tư cho đến khi đồng đôla
đầu tư biên tạo ra kết quả chi phí bằng lợi ích. Các doanh nghiệp đầu tư cho đến
khi đồng đôla đầu tư tiếp theo tạo ra vừa đúng mức tiền lời (δ+ρ)để trang trải chi
phí mỗi kỳ.
+ Nếu đầu tư ít hơn số tiền này (bên trái K1): tiền lới biên từ đôla đầu tư tăng
thêm là ở trên chi phí biên, vì thế công ty sẽ đầu tư thêm.
+ Nếu đầu tư nhiều hơn số tiền này (bên phải K1) : tiền lời biên từ đôla đầu tư
thấp hơn chi phí biên của nó, vì thế đầu tư không nên thực hiện.
- Mô hình quyết định đầu tư trong trường hợp có thuế.
Điều gì xảy ra khi ta đánh thuế với thuế suất t vào khoản thu nhập trừ đi chi
phí lao động (trong trường hợp này chi phí lao động = 0) (giả sử không giảm trừ
cho bất ký các khoảng chi tiêu đầu tư)? Khi đó, lợi ích thu được từ mỗi đôla đầu tư
giảm xuống còn Fk(1-t). Sự giảm trừ này dẫn đến đường lợi íchbiên di chuyển đến
MB2. Lựa chọn tối ưu là ở điểm B, đầu tư giảm xuống K2.
A
B
K1
K2
Chi phí và
tiền lời/Đầu
tư
Đầu tư(K)
MC1=δ+ρ
MB1=Fk
MB2= Fk(1-t)
Quyếtđịnhđầu tư trong trườnghợpcó thuế
→ Các công ty sẽ đầu tư ít hơn khi chính phủ phân phối thu nhập của họ qua thuế
công ty. Bởi vì tỷ suất tiền lời sau thuế của công ty đốivới đầu tư phải đủ lớn để
đáp ứng tiền lời kỳ vọng. Kết quả, tỷ suất tiền lời trước thuế phải cao hơn tỷ suất
tiền lời không có thuế và như vậy công ty ít đầu tư hơn.
Ảnh hưởng của khấu hao và giảm trừ thuế đối với đầu tư của công ty
- z: giá trị của số tiền khấu hao (PDV của dòng tiền khấu hao).
Vì khấu hao được tính vào chi phí nên được khấu trừ thuế. Vì thế mỗi đôla khấu
hao tiết kiệm được cho doanh nghiệp t đôla trong thanh toán thuế. Vì thế với giá trị
số tiền khấu hao là z thì nó sẽ mang lại cho công ty giá trị là t*z đôla.
→ Thuế tiết kiệm được cho 1đôla chi tiêu: (τ× z) đôla .
Mà chi phí cho chi tiêu cho mỗi kỳ là (δ+ρ)đôla .
→ Chi phí của mỗi đôla thiết bị giảm xuống còn: (δ+ρ)× (1 - τ× z) .
- Giả sử chính phủ đưa chính sách giảm trừ thuế cho tiền đầu tư (gọi là chính sách
ITC). ITC cung cấp cho các công ty mức giảm trừ α/1 đôla đầu tư.
- Chính sách giảm trừ thuế cho tiền đầu tư ITC: mức giảm trừ α/1 đôla đầu tư
Cùng với khấu hao, ITC bù đắp chi phí cho công ty.
→ Chi phí mỗi đôla thiết bị (tiền lời kỳ vọng đối với 1 đôla đầu tư): (δ+ρ)× (1 - τ×
z - α). Chi phí
và tiền
lời/Đầu
tư
Đầu tư(K)
MB1=Fk
MC1=δ+ρ
A
B
C
K1
K2 K3
MB2= Fk(1-t)
MC2=(δ+ρ) × (1 - τ× z - α).
0.1
45
0.2
Đường lợi ích biên thích hợp vẫn là MB2. Tiền lời kỳ vọng được giảm trừ từ tiền
khấu hao là ITC đã làm giảm MC từ MC1 đến MC2. Cân bằng mới tại điểm C, với
mức đầu tư K3, đây là điểm tối ưu. Mức đầu tư cao hơn trước khi đưa vào tiền khấu
hao và ITC, nhưng vẫn thấp hơn trước khi đưa vào thuế.
Kết luận: Đầu tư vẫn giảm về tổng thể bởi vì đánh thuế.
IV. Tác động của việc thất nghiệp.
Số người tăng thêm trong lực lượng lao động hằng năm và số người được giải
quyết việc làm hằng năm
Trong những năm gần đây nhờ đường lối thay đổicủa Đảng mà nhiều lao động đã
và đang được thu hút vào các ngành nghề, các lĩnh vực ở các địa bàn khác nhau,
trong nhiều thành phần kinh tế trên phạm vi quốc gia và từng bước hòa nhập vào
cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó xuất phát điểm của Việt Nam cònthấp nên vẫn là
một nước nghèo, thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định do đó việc chăm lo
giải quyết việc làm là một vấn đề vô cùng cấp bách và phải đòi hỏi các ngành các
cấp, mỗi gia đình và xã hội phải đặc biệt quan tâm. Từ cơ cấu dân số, lực lượng lao
động từ 15 tuổi trở lên quý I/2014 ước tính 58,3 triệu người, tăng 0.8 triệu người so
với cùng kỳ năm 2013 và tăng 0.5 triệu người so với năm 2013.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động Q1/2014 không thay đổiso với
Q4/2013(77.5%)tuy cao hơn Q1/2013.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp/ chứng chỉ có sự chuyển biến nhẹ, tăng
0.4% so với Q1/2013
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong tuổi của Q1/2014 tăng so với Q4/2013 nhưng
vẫn duy trì ở mức thấp(2.21%). Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Q1/2014(6.66%)
tăng khá cao so với Q4/2013(5,95%)
2013 2014
Q1 Q2 Q3 Q4 Q1
Tỷ lệ lao động qua đào tạo
có bằng cấp/ chứng chỉ
18.
2
18.0 18.2 18.4 18.6
Tỷ lệ thất nghiệp trong tuổi 2.2
7
2.17 2.32 1.9 2.21
Trong đó
-Thất nghiệp thành thị(%) 3.8 3.66 3.59 3.19 3.72
-Thất nghiệp thanh
niên(nhóm 15-24 tuổi)(%)
6.1
5
5.58 6.95 5.95 6.66
Lực lượng lao động 77.
3
77.5 77.9 77.5 77.5
Nguồn lao động(dân số từ 15 tuổi trở lên) Q1/2014 là 69.2 triệu người, tuy giảm
79.6 nghìn người so với Q4/2013 nhưng tăng 669 nghìn người(1%) so với
Q1/2013, trong đó nữ tăng 323 nghìn người, khu vực thành thị tăng gần 155 nghìn
người
Lực lượng lao động(dân số từ 15 tuổi trở lên đang hoạt động kinh tế) Q1/2014 là
53.6 triệu người, giảm 116 nghìn người so với Q4/2013. Tuy nhiên, tăng 592 nghìn
người so với Q1/2013,trong đó nữ tăng 258 nghìn người,khu vực thành thị tăng
112 nghìn người
2013 2014
Q1 Q2 Q3 Q4 Q1
1.Dân số từ
15+
68.5 69.0 69.2 69.3 69.2
2.LLLĐ 53.0 53.4 53.9 53.7 53.6
Nam 27.2 27.4 27.7 27.7 27.5
Nữ 25.8 26.1 26.1 26.1 26.1
Nông thôn 15.9 16.1 16.3 16.3 16.0
Thành thị 37.1 37.4 37.6 37.4 37.6
Vậy trong toàn bộ nền kinh tế, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo hiện nay cònthấp
chiếm 18.2% lực lượng lao động. Điều này cho thấy lực lượng lao động hiện nay
chưa thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trong giai đoạn này. Trong số lao động
đã qua đào tạo cơ cấu trình độ và ngành nghề còn nhiều bất cập trước yêu cầu của
quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa…
V. Các biện pháp giảiquyết thất nghiệp
Đứng trước thực trạng về vấn đề thất nghiệp của nước ta hiện nay. Nhà nước ta cần
có những biện pháp để giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống đến mức tối đa để đưa đất
nước ta phát triển hơn nữa. Đó mới là vấn đề quan tâm hiện nay .
-Tăng nguồn vốn đầu tư ( chủ yếu lấy ừu dự trữ quốc gia , vay nước ngoài) đẩy
nhanh tiến bộ cơ sở hạ tầng làm thủy lợi , thủy điện , giao thông… nhằm tạo việc
làm ở khu vực sản xuất kinh doanh nới lỏng các chính sáchtài chính, cải cách thủ
tục hành chính nhằm thu hút vốn đầu tư của nước ngoài tạo việc làm mới cho
người lao động.
- Bên cạnh đó chúng ta phải khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
cho các doanh nghiệp vay vốn để mua sắm trang thiết bị sán xuất mở rộng quy mô
sản xuất.
Tại hội nghị trung ương 4 của Đảng ( khóa 8) đã nhấn mạnh chủ trương phát huy
nội lực , khai thác nguồn vốn trong nước , đầu tư duy trì phát triển sản xuất kinh
doanh, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài .
Với sự mở cửa của ta năm 1998 tổng số vốn FDI lên tới 36 tỷ USD => đã giải
quyết 25 vạn lao động ngoài ra àng chục vạn lao động khác có việc làm nhờ tham
gia xây dựng cơ bản các công trình đưa vào sản xuất. Với hai mục tiêu đó là phát
triển kinh tế xã hội tạo mở việc làm và các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết
việc làm cho các đốitượng yếu thế trong thị trường lao động . Chính nhờ có sự cho
vay vốn của nhà nước mà quỹ quốc gia việc làm cho vay được 13600 dự án thu về
được 480 tỷ tạo việc làm cho 268000 lao động.
-Sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả của hệ thống dịch vụ việc làm.
-Xã hội hóa và nâng cao chất lượng đào tạo hệ thống đào tạo dạy nghề.
-Xem xét điều chỉnh tiền lương tối thiểu đảm bảo tính cân đối giữa khu vực có đầu
tư nước ngoài và trong nước nhằm mục đíchmở rộng thu hút lao động xã hội.
Ngày nay khi mà nước ta ngày càng mở rộng quan hệ với các đốitác kinh doanh
trên thế giới, mở cửa thị trường trong nước nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài ,
đã có rất nhiều công ty liên doanh hợp tác phát triển kinh tế trên lĩnh vực đã giải
quyết được một tỷ lệ thất nghiệp rất lớn. Năm 2001 vừa qua nhà nước ta đã ký hiệp
định thương mại Việt Mỹ và đặc biệt trong năm 2003 sắp tới Việt Nam chúng ta sẽ
ra nhập khối AFTA như vậy sẽ giải quyết được một phần nạn thất nghiệp. Hơn nữa
với cơ chế như hiện nay cũng như chính sách quản lý của nước ta thì việc xuất
khẩu lao động ra nước ngoài đã có chiều hướng tăng rất nhanh trong một vài năm
gần đây. Một số nước như là Hàn Quốc , Đài Loan, Nhật Bản tuy giờ giấc có khắt
khe hơn chúng ta song về cơ bản thì thu nhập cũng đã phần nào phù hợp, do đó
xuất khẩu lao động đã phần nào tăng mạnh trong vài năm gần đây.
*Cácgiải pháp vềcơ chế quản lývà thiết chế xã hội
-Xúc tiến xây dựng việc làm và chống thất nghiệp
-Xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin thị trường lao động quốc gia
-Thành lập hệ thống hội đồng tư vấn việc làm từ trung ương đến đia phương các
cấp với đại diện của cả người sử dụng lao động , công đoàn và nhà nước.
-Vì ý nghĩa kinh tế chính trị xã hội của vấn đề 3 đốitượng cần đặc biệt quan tâm là
thất nghiệp dài hạn (>1 năm ) thất nghiệp trong thanh niên, ở những người tìm việc
lần đầu ( tuổi 15-> 24) và thất nghiệp của thương bệnh binh, người tàn tật.
-Nhà nước ta có thể cho vay vốn đối với các doanh nghiệp có nguy cơ không phát
triển được nữa, khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất. Đặc biệt nhà
nước ta cần chú trọng hơn nữa việc phát triển một số ngành nghề truyền thống ở
nông thôn như nghề thêu dệt… Hoặc đầu tư vốn để xây dựng các cơ sở chế biến
các mặt hàng nông thủy sản… Bởi vì ở nông thôn hiện nay lao động thì dư thừa
trong khi đó việc làm thì thiếu, hàng năm số lượng người từ nông thôn ra thành thị
tìm kiếm việc làm quả là một consố khá lớn, tuy nhiên mức thu nhập của họ cũng
không có gì khả quan cho lắm.
VI. Phương hướng phát triển, giải quyết tình trạng thất nghiệp trong những
năm sắp tới.
1.Xu hướng pháttriển thị trường lao động giai đoạn 2010-2020
Phát triển thị trường lao động là quá trình biến đổivề quy mô,phạm vi khôbg gian
hoạt động và chất lượng của các yếu tố cấu thành thị trường lao động(cung lao
động,cầu lao động,giá cả lao động,thể chế về quan hệ lao động) xu hướng chính
của thị trường lao động trong những năm tới.
-Phát triển nền kinh tế thị trường đa thành phần kinh tế,đa hình thức sản xuất kinh
doanh theo các quy luật khách quan,cạnh tranh lành mạnh trên cở sở pháp luật.
-Thị trường nước ta sẽ là 1 thị trường phát triển mạnh mẽ,lao động làm công ăn
lương lên đến 40% tổng lực lượng lao động năm 2015.
-Môi trường đầu tư lành mạnh và ổn định cho phát triển các loại hình doanh doanh
nghiệp trong các thành phần kinh tế để tăng cầu sử dụng lao động.
-Chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên thông qua đẩy mạnh giáo dục,đào
tạo,dạy nghề.
Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010-2020 đề ra mục tiêu
đạt được tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm khoảng 50% tổng lực lượng lao động
vào 2010 và đạt khoảng 70% vào năm 2020.
-Hệ thống an sinh xã hội đa tầng,linh hoạt có khả năng hỗ trợ lẫn nhau nhất là Bảo
hiểm xã hội đa dạng( bảo hiểm bắt buộc,bảo hiểm tự nguyện,bảo hiểm thất
nghiệp,bảo hiểm y tế.......)góp phần phòng ngừa,khắc phục rủi ro xã hội trong kinh
tế thị trường,giúp cho hoạt động trong thị trường lao động trở nên an toàn và hiệu
quả hơn.
2.Cácchỉ tiêu kinh tế
-Đưa GDP tăng.nhịp đọ tăng hằng năm la 7.5%
-Giá trị sản xuất nông,lâm,ngư nghiệp tăng
-Giá trị sản xuất ngành công nghiệp,dịch vu tăng
3.Cácchỉ tiêu xã hội.
-Tiếp tục củng cố,duytrì mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học,trung học
-Giảm tỷ lệ sinh bìnhquân
-Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo
4. Dự báo về lao động và việc làm.
Trong những năm tới dự tính thu hút và đào tạo việc làm cho trên 7,5 triệu lao
động trong các ngành kinh tế xã hội,bình quân mỗi năm khoảng trên 1,5 triệu
người trong đó:
-Ở nông thôn,với việc chuyển đổimạnh cơ cấu sản xuất,mùa vụ,cây trồng,vật
nuôi,phát triển đa dạng các ngành nghề trong lĩnh vực coing nghiệp,dịch vụ.......dự
kiến có thể thu hút và tạo thêm việc làm cho khoảng trên 9 triệu lao động,đưa số
lao động ở nông thôn tăng lên khoảng 28 triệu người.
-Ở khu vực thành thị,dự kiến trong 5 năm tới có thể thu hút và tạo việc làm cho
khoảng 1,78 triệu người tronh các ngành sản xuất xây dựng,công nghiệp,dịch
vụ,đưa số lao động thành thị tăng lên khoảng trên 11 triệu người.
5. Về việc thu hồi vốn từ nước ngoài
-Khả năng thu hút vốn ODA
Trong 5 năm tới,khả năng thực hiện nguồn vốn ODA khoảng 10-11 tỷ USD,bao
gồm cả các dự án có vốn ODA được hợp thức hoá bằng các hiệp định vay vốn
nhưng chưa giải ngân và các khoản có thể cam kết mới trong thời gian tới
-Về thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
Dự kiến vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài được thực hiện 5 năm tới khoảng 9-10
tỷ USD,bao gồm vốn các dự án da được cấp giấy phép nhưng chưa thực hiện từ
năm trước.
Ngoài ra còn có thể thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua phát hành trái
phiếu,cổ phiếu ra nước ngoài,mở thị trường chứng khoán và tìm thêm các nguồn
vay khác để đầu tư trung và dài hạn.
Kết luận
Trong bối cảnh tình hình kinh tế cũng như chính trị việt nam hiện nay thì chúng ta
có rất nhiều vấn đề cần được quan tâm.Song có lẽ vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay
không chỉ có Việt nam chúng ta quan tâm , mà nó được cả thế giới quan tâm đó là
vấn đề thất nghiệp.Với khả năng nhận thức cũng như hạn chế của bài viết chính vì
thế mà bài viết này chúng ta không phân tíchkỹ từng vấn đề cụ thể .
Như vậy từ những lý do phân tích ở trên,cũng như tình hình thực tế hiện nay ở Việt
Nam ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc quản lý Nhà nước đối với các
chính sách như ngày nay.Có được điều đó là phụ thuộc vào mỗi con người chúng
ta,những chủ nhân tương lai của đất nước. Đặc biệt đối với sinh viên Đại học
Thương Mại - những chủ nhân tương lai của đất nước,những nhà quản lý kinh
tế,những cán bộ tương lai của đất nước thì đây là vấn đề chúng ta phải hết sức quan
tâm .
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo đã truyền đạt cho em những kiến
thức quan trọng,cần thiết để em hoàn thành bài tập này.Trong quá trình nghiên cứu
cũng như phân tích chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót, mong được sự giúp
đỡ tận tình của cô .

More Related Content

Similar to Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay - giải pháp

Thi truong lao dong
Thi truong lao dongThi truong lao dong
Thi truong lao dongtrantuan202
 
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Kết quả khảo sát: Tình hình doanh nghiệp & người lao động trong bối cảnh đại ...
Kết quả khảo sát: Tình hình doanh nghiệp & người lao động trong bối cảnh đại ...Kết quả khảo sát: Tình hình doanh nghiệp & người lao động trong bối cảnh đại ...
Kết quả khảo sát: Tình hình doanh nghiệp & người lao động trong bối cảnh đại ...Vietnam Cotton & Spinning Association
 
Dự báo dân số Việt Nam 2016
Dự báo dân số Việt Nam 2016Dự báo dân số Việt Nam 2016
Dự báo dân số Việt Nam 2016Kim Thuan
 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐIỀU CHỈNH TUỔI NGHỈ HƯU Ở VIỆT NAM
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐIỀU CHỈNH TUỔI NGHỈ HƯU Ở VIỆT NAM MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐIỀU CHỈNH TUỔI NGHỈ HƯU Ở VIỆT NAM
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐIỀU CHỈNH TUỔI NGHỈ HƯU Ở VIỆT NAM nataliej4
 
6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha
6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha
6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi hatripmhs
 
Thuc trang va giai phap ve phat trien nhan luc viet nam
Thuc trang va giai phap ve phat trien nhan luc viet namThuc trang va giai phap ve phat trien nhan luc viet nam
Thuc trang va giai phap ve phat trien nhan luc viet namKien Thuc
 
Ktvm tinh trangthatnghiep
Ktvm tinh trangthatnghiepKtvm tinh trangthatnghiep
Ktvm tinh trangthatnghiepKhang Bui
 
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Namphân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt NamNguyễn Ngọc Hải
 
Thất nghiệp là gì? Thất nghiệp tác động như thế nào đến tăng trưởng và phát t...
Thất nghiệp là gì? Thất nghiệp tác động như thế nào đến tăng trưởng và phát t...Thất nghiệp là gì? Thất nghiệp tác động như thế nào đến tăng trưởng và phát t...
Thất nghiệp là gì? Thất nghiệp tác động như thế nào đến tăng trưởng và phát t...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Ảnh hưởng của dân số đến phát triển kinh tế ở tỉnh Kon Tum (Hồ Thị Hòa)
Ảnh hưởng của dân số đến phát triển kinh tế ở tỉnh Kon Tum (Hồ Thị Hòa)Ảnh hưởng của dân số đến phát triển kinh tế ở tỉnh Kon Tum (Hồ Thị Hòa)
Ảnh hưởng của dân số đến phát triển kinh tế ở tỉnh Kon Tum (Hồ Thị Hòa)Kien Thuc
 
Chuong 5 bien dong lao dong va viec lam
Chuong 5   bien dong lao dong va viec lamChuong 5   bien dong lao dong va viec lam
Chuong 5 bien dong lao dong va viec lamDat Nguyen
 
Chuong 5 bien dong lao dong va viec lam
Chuong 5   bien dong lao dong va viec lamChuong 5   bien dong lao dong va viec lam
Chuong 5 bien dong lao dong va viec lamLe Thuy Hanh
 
09 eco102 bai7_v2.0013107216
09 eco102 bai7_v2.001310721609 eco102 bai7_v2.0013107216
09 eco102 bai7_v2.0013107216Yen Dang
 

Similar to Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay - giải pháp (20)

Ktvm nhóm-2 (1)
Ktvm nhóm-2 (1)Ktvm nhóm-2 (1)
Ktvm nhóm-2 (1)
 
T017 6697
T017 6697T017 6697
T017 6697
 
Thi truong lao dong
Thi truong lao dongThi truong lao dong
Thi truong lao dong
 
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
 
Luận án: Chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Trung Quốc (1986-2010)
Luận án: Chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Trung Quốc (1986-2010)Luận án: Chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Trung Quốc (1986-2010)
Luận án: Chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Trung Quốc (1986-2010)
 
Kết quả khảo sát: Tình hình doanh nghiệp & người lao động trong bối cảnh đại ...
Kết quả khảo sát: Tình hình doanh nghiệp & người lao động trong bối cảnh đại ...Kết quả khảo sát: Tình hình doanh nghiệp & người lao động trong bối cảnh đại ...
Kết quả khảo sát: Tình hình doanh nghiệp & người lao động trong bối cảnh đại ...
 
Dự báo dân số Việt Nam 2016
Dự báo dân số Việt Nam 2016Dự báo dân số Việt Nam 2016
Dự báo dân số Việt Nam 2016
 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐIỀU CHỈNH TUỔI NGHỈ HƯU Ở VIỆT NAM
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐIỀU CHỈNH TUỔI NGHỈ HƯU Ở VIỆT NAM MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐIỀU CHỈNH TUỔI NGHỈ HƯU Ở VIỆT NAM
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐIỀU CHỈNH TUỔI NGHỈ HƯU Ở VIỆT NAM
 
6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha
6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha
6 binh dang gioi ve viec lam - nguyen thi ha
 
Thuc trang va giai phap ve phat trien nhan luc viet nam
Thuc trang va giai phap ve phat trien nhan luc viet namThuc trang va giai phap ve phat trien nhan luc viet nam
Thuc trang va giai phap ve phat trien nhan luc viet nam
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng, Nguyên Nhân Và Giải Pháp Của Tình Trạng Thiế...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng, Nguyên Nhân Và Giải Pháp Của Tình Trạng Thiế...Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng, Nguyên Nhân Và Giải Pháp Của Tình Trạng Thiế...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng, Nguyên Nhân Và Giải Pháp Của Tình Trạng Thiế...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Thuế Thu Nhập Cá Nhân.
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Thuế Thu Nhập Cá Nhân.Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Thuế Thu Nhập Cá Nhân.
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Thuế Thu Nhập Cá Nhân.
 
Ktvm tinh trangthatnghiep
Ktvm tinh trangthatnghiepKtvm tinh trangthatnghiep
Ktvm tinh trangthatnghiep
 
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Namphân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
 
Thất nghiệp là gì? Thất nghiệp tác động như thế nào đến tăng trưởng và phát t...
Thất nghiệp là gì? Thất nghiệp tác động như thế nào đến tăng trưởng và phát t...Thất nghiệp là gì? Thất nghiệp tác động như thế nào đến tăng trưởng và phát t...
Thất nghiệp là gì? Thất nghiệp tác động như thế nào đến tăng trưởng và phát t...
 
Luận án: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn, thành thị tại Việt Nam
Luận án: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn, thành thị tại Việt NamLuận án: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn, thành thị tại Việt Nam
Luận án: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn, thành thị tại Việt Nam
 
Ảnh hưởng của dân số đến phát triển kinh tế ở tỉnh Kon Tum (Hồ Thị Hòa)
Ảnh hưởng của dân số đến phát triển kinh tế ở tỉnh Kon Tum (Hồ Thị Hòa)Ảnh hưởng của dân số đến phát triển kinh tế ở tỉnh Kon Tum (Hồ Thị Hòa)
Ảnh hưởng của dân số đến phát triển kinh tế ở tỉnh Kon Tum (Hồ Thị Hòa)
 
Chuong 5 bien dong lao dong va viec lam
Chuong 5   bien dong lao dong va viec lamChuong 5   bien dong lao dong va viec lam
Chuong 5 bien dong lao dong va viec lam
 
Chuong 5 bien dong lao dong va viec lam
Chuong 5   bien dong lao dong va viec lamChuong 5   bien dong lao dong va viec lam
Chuong 5 bien dong lao dong va viec lam
 
09 eco102 bai7_v2.0013107216
09 eco102 bai7_v2.001310721609 eco102 bai7_v2.0013107216
09 eco102 bai7_v2.0013107216
 

More from YenPhuong16

Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổiDự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổiYenPhuong16
 
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổiSáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổiYenPhuong16
 
Intership report at English Center - NEW
Intership report  at English Center - NEWIntership report  at English Center - NEW
Intership report at English Center - NEWYenPhuong16
 
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dụcTài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dụcYenPhuong16
 
Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đai
Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đaiTiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đai
Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đaiYenPhuong16
 
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland CoffeePhân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland CoffeeYenPhuong16
 
NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTT
NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR  CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTTNGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR  CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTT
NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTTYenPhuong16
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...YenPhuong16
 
Tiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện
Tiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh việnTiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện
Tiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh việnYenPhuong16
 
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt NamTiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt NamYenPhuong16
 
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh việnBáo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh việnYenPhuong16
 
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà LạtBáo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà LạtYenPhuong16
 
Báo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty Mtech
Báo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty MtechBáo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty Mtech
Báo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty MtechYenPhuong16
 
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hay
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hayTiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hay
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hayYenPhuong16
 
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...YenPhuong16
 
Kế toán thuế tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
Kế toán thuế  tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh KhôiKế toán thuế  tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
Kế toán thuế tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh KhôiYenPhuong16
 
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt Nam
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt NamChiến lược Marketing Mix của Toyota Việt Nam
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt NamYenPhuong16
 
Đề án thành lập trung tư vấn du học Nhật Bản
Đề án thành lập trung tư vấn du học Nhật BảnĐề án thành lập trung tư vấn du học Nhật Bản
Đề án thành lập trung tư vấn du học Nhật BảnYenPhuong16
 
Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
Tiểu luận  Các phong cách đàm phán trong kinh doanhTiểu luận  Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanhYenPhuong16
 
Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của công ty Biti’s
Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của  công ty Biti’sGiải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của  công ty Biti’s
Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của công ty Biti’sYenPhuong16
 

More from YenPhuong16 (20)

Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổiDự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
 
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổiSáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
 
Intership report at English Center - NEW
Intership report  at English Center - NEWIntership report  at English Center - NEW
Intership report at English Center - NEW
 
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dụcTài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
 
Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đai
Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đaiTiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đai
Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đai
 
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland CoffeePhân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
 
NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTT
NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR  CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTTNGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR  CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTT
NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTT
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...
 
Tiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện
Tiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh việnTiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện
Tiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện
 
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt NamTiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
 
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh việnBáo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
 
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà LạtBáo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
 
Báo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty Mtech
Báo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty MtechBáo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty Mtech
Báo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty Mtech
 
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hay
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hayTiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hay
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hay
 
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
 
Kế toán thuế tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
Kế toán thuế  tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh KhôiKế toán thuế  tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
Kế toán thuế tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
 
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt Nam
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt NamChiến lược Marketing Mix của Toyota Việt Nam
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt Nam
 
Đề án thành lập trung tư vấn du học Nhật Bản
Đề án thành lập trung tư vấn du học Nhật BảnĐề án thành lập trung tư vấn du học Nhật Bản
Đề án thành lập trung tư vấn du học Nhật Bản
 
Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
Tiểu luận  Các phong cách đàm phán trong kinh doanhTiểu luận  Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
 
Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của công ty Biti’s
Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của  công ty Biti’sGiải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của  công ty Biti’s
Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của công ty Biti’s
 

Recently uploaded

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay - giải pháp

  • 1. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay MÃ TÀI LIỆU : 0031 Kết bạn zalo tải tài liệu : 0936 8484 22 Tham khảo giá dịch vụ viết báo cáo theo yêu cầu: Luanvantrust.com
  • 2. Mục lục Lời mở đầu I. Khái quát chung về thất nghiệp. 1. Khái niệm 2.Các dạng thất nghiệp II. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay 1. Tỷ lệ thất nghiêp ở Việt Nam trong những năm gần đây 2. Dự báo tỷ lệ thất nghiệp năm nay(2015) III.Phân tích một số nguyên nhân 1. Do trình độ học vấn 2. Tỷ lệ sinh đẻ cao 3. Do cơ cấu ngành nghề không phù hợp 4. Do chính sách nhà nước IV. Tác động của việc thất nghiệp V. Các biện pháp giảiquyết thất nghiệp VI. Phương hướng phát triển trong vài năm tới Kết luận
  • 3. I/ Khái quát chung về thất nghiệp 1.Khái niệm Lực lượng lao động xã hội : là một bộ phận của dân số bao gồm những người trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động ,có nhu cầu lao động (và những người ngoài độ tuổi nhưng trên thực tế có tham gia lao động ) Thấtnghiệp:những người trong lực lượng lao động xã hội không có việc làm và đang tích cực tìm kiếm việc làm 2.Các dạng thất nghiệp a) Theo lý do thấtnghiệp: Mất việc: người lao động không có việc làm do các đơn vị sản xuất kinh doanh cho thôi việc vì một lí do nào đó Bỏ việc: là những người tự ý xin thôi việc vì những lí do chủ quan của người lao động Nhập mới: là những người lần đầu tiên bổ xung vào lực lượng lao động , nhưng chưa tìm được việc làm, đang tíchcực tìm kiếm việc làm Tái nhập:là những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay trở lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm b) Theo nguồn gốc thất nghiệp Thấtnghiệp tạm thời: xảy ra khi có một số người lao động đang trong thời gian tìm kiếm việc làm hoặc tìm kiếm công việc làm khác tốt hơn,phù hợp với nhu cầu riêng của mình Thấtnghiệp cơ cấu:là thất nghiệp xảy ra do sự không ăn khớp giữa cơ cấu của cung và cầu lao động về kĩ năng, nghành nghề ,địa điểm … Thấtnghiệp chu kỳ (thất nghiệp do thiếu cầu): xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm.Nguyên nhân chính là do sự suy giảm tổng cầu trong nền kinh tế. thất nghiệp này xảy ra trên toàn bộ thị trương lao động .
  • 4. Thấtnghiệp do yếu tố ngoàithị trường (thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển ): xảy ra khi tiền lương danh nghĩa được ấn định cao hơn mức lương cân bằng thực tế của thị trường lao động . Loại thất nghiệp này do các yếu tố chính trị -xã hội tác động . c) Theo phân tích hiện đạivề thất nghiệp Thấtnghiệp tự nguyện:chỉ những người “tự nguyện “ không muốn làm việc do việc làm và mức lương chưa phù hợp với mong muốn .Thất nghiệp tự nguyện bao gồm những người thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu . Thấtnghiệp không tự nguyện:chỉ những người muốn đi làm ở mức lương hiện hành nhưng không được thuê .Thất nghiệp không tự nguyện chính là thất nghiệp do thiếu cầu và thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển. Thấtnghiệp tự nhiên: là mức thất nghiệp khi thị trường lao động ở trạng thái cân bằng. Tại đó, mức tiền lương và giá cả là hợp lý, các thị trường đều đạt cân bằng dài hạn. II/ Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay 1.Tình hình chung Ngày27/12, tạiHà Nội, Tổng cục Thống kê vừa công bố các chỉ số về việc làm, năng suấtlao động, thất nghiệp của năm 2014.
  • 5. * Về tỉ lệ thất nghiệp:Ước tới cuối tháng 12/2014, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2014 là 2,08%. Tỉ lệ này ở quý 1,2,3,4 lần lượt là: 2,21%; 1,84%; 2,17% và 2,1%. Tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15 - 24 tuổi) năm 2014 là 6,3%, cao hơn mức 6,17% của năm 2013; khu vực thành thị là 11,49%, cao hơn mức 11,12% của năm trước; khu vực nông thôn là 4,63%, xấp xỉ 2013. * Về việc làm:Người lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2014 ước tính 53 triệu người, tăng 800.000 người so với năm 2013. Trong đó, người lao động đang làm việc của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,6% tổng số (giảm 00,2 % so với năm 2013), khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 21,4% (tăng 00,2% so với năm 2013), khu vực dịch vụ chiếm 32,0% (năm 2013 là 32%). Ước tính tỷ lệ lao động phi chính thức của khu vực phi hộ nông nghiệp năm 2014 là 56,1%, giảm 1 điểm phần trăm so với năm 2013. * Về năng suấtlao động:Theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động xã hội năm 2014 theo giá hiện hành của toàn nền kinh tế ước tính đạt 74,3 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 3.515 USD/lao động). Trong đó, năng suất lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 28,9 triệu đồng/lao động, bằng 38,9% mức năng suất lao động chung của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 133,4 triệu đồng/lao động, gấp 1,8 lần; khu vực dịch vụ đạt 100,7 triệu đồng/lao động, gấp 1,36 lần. Tính theo giá so sánh năm 2010, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2014 ước tính tăng 4,3% so với năm 2013, trong đó năng suất lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,3%; khu vực dịch vụ tăng 4,4%. Theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động Việt Nam chưa cao do phụ thuộc vào tỉ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản còn cao; công nghệ và thiết bị sản xuất còn lạc hậu; chất lượng nguồn lao động chưa cap, cơ cấu đào tạo chưa hợp lý…
  • 6. Năm 2014, câu chuyện về năng suất lao động và tỉ lệ thất nghiệp đã nóng lên sau những kết quả thống kê của ILO về năng suất lao động của lao đông Việt Nam chỉ bằng 1/15 năng suất lao động của Singapore, 1/6 của Malaysia... Thậm chí, năng suất lao động thấp còn là căn cứ gây nhiều ý kiến khác nhau giữa các thành viên trong Hội đồng tiền lương Quốc gia trong việc đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2015. Bên cạnh đó, Bản tin thị trường lao động việc làm quý 2/2014 do Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục Thống kê, ILO công bố tỉ lệ thất nghiệp 1,84 % đã làm dấy lên những tranh luận khác nhau về thực chất “sức khỏe” của thị trường lao động Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Hơn 1 triệu việc làm mới từ doanh nghiệp thành lập mới năm 2014. Trong năm 2014, cả nước có 74.842 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 432,2 nghìn tỉ đồng, giảm 2,7% về số doanh nghiệp và tăng 8,4% về số vốn đăng ký so với năm trước. Số lao động dự kiến được tạo việc làm của các doanh nghiệp thành lập mới là 1.091.000 người, tăng 2.8% so với năm trước. • Tính đến thời điểm 1/7/2014, cả nước có 69,3 triệu người từ 15 tuổi trở lên, trong đó có 53,7 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động. Mặc dù tiến trình đô thị hóa đang diễn ra ở nước ta, nhưng cho đến nay vẫn còn70,2% lực lượng lao động nước ta tập trung ở khu vực nông thôn. • Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 77,5%. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số khu vực nông thôn (81,2%) cao hơn khu vực thành thị (70%). Bên cạnh đó, có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giữa nam và nữ, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ là 73,4% và thấp hơn 8,5 điểm phần trăm so với tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam. • Lực lượng lao động của cả nước bao gồm 52,8 triệu người có việc làm và 0,9 triệu người thất nghiệp. • Quý 2 năm 2014, tỷ số việc làm trên dân số là 76,2%, có sự chênh lệch đáng kể về tỷ số việc làm trên dân số giữa thành thị và nông thôn. Tỷ số việc làm trên dân số thành thị thấp hơn nông thôn 12,5 điểm phần trăm.
  • 7. • Đến thời điểm 1/7/2014, cả nước có 1140,2 nghìn người thiếu việc làm. Có tới 86,3% người thiếu việc làm sinh sống ở khu vực nông thôn. • Nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp (1,84%), đến thời điểm 1/7/2014, cả nước có 0,9 triệu người thất nghiệp. • Trong quý 2 năm 2014, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên 15-24 tuổi là 5,09%. Số người thất nghiệp từ 15-24 tuổi chiếm 43,9% trong tổng số người thất nghiệp, tỷ trọng này ở khu vực thành thị (39,8%) thấp hơn khu vực nông thôn (48,9%). Trong khi đó, số người thiếu việc làm từ 15-24 tuổi chỉ chiếm 19,7% trong tổng số người thiếu việc làm. 2-Những nhân tố tác động và ảnh hưởng đến tình trạng thất nghiệp ở nước ta năm 2014 2.1. Lực lượng lao động 2.1.1 Quy mô và phân bố lực lượng lao động và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động . Đến thời điểm 1/7/2014, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước là 53,7 triệu người. Mặc dù có sự tăng lên đáng kể về tỷ trọng lực lượng lao động khu vực thành thị, nhưng đến nay vẫn còn 70,2% lực lượng lao động nước ta tập trung ở khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, 56,9% tổng số lực lượng lao động của cả nước tập trung ở 3 vùng là Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, và Đồng bằng sông Cửu Long. Nữ giới chiếm 48,6% tổng số lực lượng lao động của cả nước, tương ứng với 26,1 triệu người. Bảng 1: Tỷ trọng LLLĐ và tỷ lệ tham gia LLLĐ quý 2 năm 2014 Đvt:% Nơi cư trú/vùng Tỷ trọng lực lượng lao động Tỷ lệ tham gia LLLĐ Chung Nam Nữ %nữ Chung Nam Nữ
  • 8. Cả nước 100,0 100,0 100,0 48,6 77,5 81,9 73,4 Thành thị 29,8 30,3 29,4 47,9 70,0 75,8 64,5 Nông thôn 70,2 69,7 70,6 49,0 81,2 84,8 77,8 Các vùng Trung du và miền núi phíabắc 13,8 13,4 14,3 50,2 85,8 87,3 84,3 Đồng bằng sông hồng 15,3 14,7 15,9 50,6 76,6 78,2 75,1 Bắc trung bộ và duyên hải miền trung 22,2 21,7 22,7 49,7 80,6 83,2 78,0 Tây nguyên 6,1 6,2 5,9 47,4 84,0 87,5 80,5 Đông nam bộ 8,3 8,5 8,2 47,7 74,9 80,9 69,2 Đồng bằng sông Cửu long 19,4 20,4 18,3 45,9 77,5 85,2 70,1 Hà Nội 7,1 7,0 7,2 49,3 70,2 73,8 66,8 Thành phố Hồ Chí Minh 7,8 8,0 7,6 47,2 65,4 74,1 57,7 Dựa vào bảng trên ta thấy: Ở cấp toàn quốc, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 77,5%. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số khu vực nông thôn (81,2%) cao hơn khu vực thành thị (70%). Bên cạnh đó, có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giữa nam và nữ, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của 4 nữ là 73,4% và thấp hơn 8,5 điểm phần trăm so với tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam. Đáng chú ý, trong khi tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cao nhất ở hai vùng Trung du và miền
  • 9. núi phíaBắc (85,8%) và Tây Nguyên (84%), thì tỷ lệ này lại thấp nhất ở hai trung tâm kinh tế - xã hội lớn nhất của cả nước là Hà Nội (70,2%) và thành phố Hồ Chí Minh (65,4%). 2.1.2 Cơ cấu tuổi của lực lượng lao động Cơ cấu lực lượng lao động theo nhóm tuổi phản ánh tình trạng nhân khẩu học và kinh tế-xã hội. Lực lượng lao động của Việt Nam tương đốitrẻ, một nửa (50,2%) số người thuộc lực lượng lao động từ 15-39 tuổi. Biểu đồ : Tỷ trọng LLLĐ chia theo nhóm tuổi và nơi cư trú quý 2 2014 Đvt:% Nhận xét: Có sự khác nhau đáng kể về phân bố lực lượng lao động theo tuổi giữa khu vực thành thị và nông thôn (Hình 1). Tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động nhóm tuổi trẻ (15-24) và già (55 tuổi trở lên) của khu vực thành thị thấp hơn của khu vực nông thôn. Ngược lại, đối với nhóm tuổi lao động chính (25-54) 0 2 4 6 8 10 12 14 15-1920-2425-2930-3435-3940-4445-4950-5455-5960-64 65+ thành thị nông thôn
  • 10. thì tỷ lệ này của thành thị lại cao hơn của khu vực nông thôn. Mô hình này phản ánh xu hướng, nhóm dân số trẻ ở khu vực thành thị có thời gian đi học dài hơn so với khu vực nông thôn và người lao động ở khu vực nông thôn ra khỏi lực lượng lao động muộn hơn so với khu vực thành ph ố. 2.2. Việc làm Trong tổng số lao động đang làm việc của cả nước có 70,6% lao động đang sinh sống tại khu vực nông thôn và lao động nữ chiếm 48,7%. Trong các vùng lấy mẫu, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tương ứng 22,2% và 19,4% số người có việc làm của cả nước. Tỷ số việc làm trên dân số của quý 2 năm 2014 đạt 76,2%. Quý 2 năm 2014 số người có việc làm tăng 312,2 nghìn người so với quý 1 năm 2014. Trong 8 vùng chọn mẫu, 3 vùng có số người có việc làm giảm so với quý 1 năm 2014, trong đó giảm nhiều nhất ở Đông Nam Bộ (giảm 75 nghìn lao động); 5 vùng còn lại tăng so với quý 1 năm 2014, trong đó tăng nhiều nhất là ở vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (tăng 108,2 nghìn lao động). So với quý 2 năm 2013 số người có việc làm tăng 436,1 nghìn người, tương ứng với 0,8%. 6 Quý 2 năm 2014, tỷ số việc làm trên dân số là 76,2%, có sự chênh lệch đáng kể về tỷ số việc làm trên dân số giữa thành thị và nông thôn. Tỷ số việc làm trên dân số thành thị thấp hơn nông thôn 12,5 điểm phần trăm. Số liệu của các vùng cho thấy, tỷ số việc làm trên dân số cao nhất ở Trung du và miền núi phíaBắc và Tây Nguyên, và thấp nhất ở hai vùng kinh tế phát triển nhất nước là Hà Nội và thành phố HCM. Giới tính/nơi cư trú/vùng Khu vực kinh tế Loại hình kinh tế Nông lâm nghiệ p và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Nhà nước Ngoài nhà nước Có vốn đầu tư nước ngoài Cả nước Cả nước 47,1 21,1 31,8 10,2 86,1 3,6
  • 11. Thành thị 14,5 26,7 58,8 20,0 74,0 6,1 Nông thôn 60,6 18,8 20,6 6,2 91,2 2,6 Giới tính Nam 45,2 25,1 29,7 10,8 86,7 2,5 Nữ 49,0 16,9 34,0 9,6 85,5 4,8 Các vùng Trung du và miền núi phía Bắc 69,8 11,8 18,5 9,7 88,9 1,3 Đồng bằng sông Hồng 39,2 31,3 29,5 9,8 85,9 4,3 Bắc Trung Bộ và DH miền Trung 55,2 16,5 28,2 9,4 89,3 1,3 Tây Nguyên 72,8 6,9 20,3 9,0 90,8 0,2 Đông Nam Bộ 33,6 35,0 31,4 9,0 74,0 17,0 Đồng bằng sông Cửu Long 51,2 16,9 32,0 7,5 91,1 1,4 Hà Nội 24,1 27,9 48,0 18,4 78,6 3,0 Thành phố Hồ Chí Minh 2,6 31,7 65,7 16,2 76,4 7,4 Bảng 2: Cơ cấulao động có việc làm theo khu vực kinh tế và loạihình kinh tế, quý 2 năm 2014(Đơnvị tính: Phần trăm)
  • 12.  Từ bảng trên ta thấy:biểu thị tỷ trọng lao động có việc làm chia theo khu vực kinh tế của từng vùng. Số liệu cho thấy, thành phố Hồ Chí Minh có cơ cấu kinh tế phát triển cao nhất, với 97,4% lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Ở các khu vực miền núi và ven biển, tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực "Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản" cònkhá cao, con số này ở Tây Nguyên là 72,8%, Trung du và miền núi phía Bắc là 69,8% và Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là 55,2%. Hình 2: Tỷ trọng lao động có việc làm chia theo khu vực kinh tế và vùng, quý 2 năm 2014 2.3. Thiếu việc làm và thất nghiệp 2.3.1 Số người thiếu việc làm và số người thất nghiệp Đến thời điểm 1/7/2014, cả nước có 1140,2 nghìn người thiếu việc làm và 876,1 nghìn người thất nghiệp trong tổng lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên. Bên cạnh đó, có tới 86,3% người thiếu việc làm sinh sống ở khu vực nông thôn và 55% 0 20 40 60 80 100 120 dịch vụ công nghiệp xây dựng nông,lâm,thủy sản
  • 13. người thiếu việc làm là nam giới. Có 54,9% số người thất nghiệp sinh sống ở khu vực thành thị và 54,8% người thất nghiệp là nam giới. Trong quý 2 năm 2014, số thất nghiệp thanh niên từ 15-24 tuổi chiếm 43,9% trong tổng số người thất nghiệp, tỷ trọng này ở khu vực thành thị (39,8%) thấp hơn khu vực nông thôn (48,9%). Trong khi đó, số người thiếu việc làm từ 15-24 tuổi chỉ chiếm 19,7% trong tổng số người thiếu việc làm. Thất nghiệp thanh niên đang trở thành vấn đề quan tâm của xã hội, thanh niên được xem là một trong những nhóm lao động dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các biến động trên thị trường lao động. 2.3.2 Tỷlệ thiếu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động được tính cho nữ từ 15- 54 tuổi và nam từ 15-59 tuổi. Quý 2 năm 2014, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị (3,26%) cao hơn nông thôn (1,2%), và có sự chênh lệch không đáng kể về tỷ lệ thất nghiệp giữa nam và nữ. Tỷ lệ thất nghiệp của các vùng rất khác nhau và cao nhất đối với Hà Nội (3,87%). Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nông thôn (2,77%) cao hơn khu vực thành thị (1,05%). Xem xét số liệu theo vùng, Đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ thiếu việc làm cao nhất (3,87%). Mặc dù kinh tế tăng trưởng chậm nhưng tỷ lệ thất nghiệp của nước ta biến động không nhiều, cụ thể tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị của quý 2 năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013 giảm 0,4 điểm phần trăm. Điều này có thể giải thích là do trình độ phát triển của nền kinh tế còn thấp, đời sống của người dân chưa cao, hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển nên người lao 10 động thường chấp nhận làm những công việc trong khu vực phi chính thức với mức thu nhập thấp, bấp bênh để nuôi sống bản thân và gia đình. Bảng 3: Tỷ lệ thiếu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động, giai đoạn 2009-2014 (đvt:%) tỷ lệ thiếu việc làm T ỷ lệ thất nghiệp Tổng số Thành Thị Nông thôn Tổng số Thành thị Nông thôn
  • 14. Năm 2009 5,41 3,19 6,30 2,90 4,60 2,25 Năm 2010 3,57 1,82 4,26 2,88 4,29 2,30 Năm 2011 2,96 1,58 3,56 2,22 3,60 1,60 Năm 2012 2,74 1,56 3,27 1,96 3,21 1,39 Năm 2013 2,75 1,48 3,31 2,18 3,59 1,54 Năm 2014 Quí 1 2,78 1,45 3,37 2,21 3,72 1,53 Quí 2 2,25 1,05 2,77 1,84 3,26 1,20  Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên được tính cho những người từ 15-24 tuổi và tỷ lệ thất nghiệp của nhóm còn lại được tính cho những người từ 25 tuổi trở lên. Ở khu vực thành thị, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên cao gấp 5,2 lần so với tỷ lệ thất nghiệp của những người từ 25 tuổi trở lên (10,65% so với 2,04%). So với quý 2 năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm 0,49 điểm phần trăm và so với quý 1 năm 2014, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm 1,57 điểm phần trăm. 3. Dự báo tỉ lệ thất nghiệp năm nay(2015) Nền kinh tế toàn cầu tiếp tục hồi phục chậm, sau cuộc khủng hoảng tài chính, ở phần lớn các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, số lượng việc làm đang tăng lên và bất bình đẳng về thu nhập, đang được thu hẹp so với các nước phát triển. Tuy nhiên, khoảng cách giàu nghèo ở phần lớn các quốc gia thu nhập thấp và trung bình vẫn ở mức cao. Nhiều hộ gia đình vốn đã thoát nghèo, nay lại đốimặt với nguy cơ bị rơi trở lại xuống dưới chuẩn nghèo. Ngược lại, ở các nền kinh tế phát triển, bất bình đẳng về thu nhập lại gia tăng trong hai năm vừa qua, trong bốicảnh
  • 15. thất nghiệp toàn cầu tiếp tục gia tăng. Số người thất nghiệp được dự báo sẽ tăng từ 200 triệu hiện nay, lên gần 208 triệu năm 2015. Theo đề án, năm 2015, nước ta sẽ có 50% lao động được qua đào tạo tay nghề, lao động nông nghiệp giảm còn40%; tỉ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị là 5% và ở nông thôn là 3% ; mức tiền lương trung bình tăng 12%/tháng… Tại Việt Nam, theo Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm, tình hình lao động, việc làm có nhiều biến động. Cả nước có trên 31.000 DN thành lập mới và hơn 8,8 nghìn DN quay trở lại hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho hơn 602,2 ngàn lao động, đạt 37,6% kế hoạch. - Tìm một việc làm ổn định đang là khó khăn với nhiều bạn trẻ. Tỷ lệ công nhân lao động trở lại làm việc sau Tết nguyên đán ở những tỉnh, thành phố lớn, có đông công nhân, lao động đạt bình quân hơn 90% và có ổn định hơn so với cùng thời điểm các năm trước. Nhu cầu tuyển dụng của các DN đang hoạt động cũng tăng lên hàng chục ngàn người. Tuy nhiên với hơn 16.600 DN giải thể, ngừng hoạt động do sản xuất kinh doanh thua lỗ, khiến hàng nghìn công nhân, lao động không có việc làm, đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ lao động thiếu việc làm và thấtnghiệp tăng so với cùng kỳ năm 2012 ở cả khu vực thành thị và nông thôn. - Việc làm khó phụchồi, do sự hụthơi của các doanh nghiệp nhỏ. Theo Báo cáo Thế giới Việc làm 2013, bất bình đẳng về thu nhập gia tăng trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2011 ở 14 trong số 26 nền kinh tế phát triển, bao gồm Pháp, Đan Mạch, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ. Bất bình đẳng về kinh tế đồng thời cũng gia tăng. Các DN nhỏ bị tụt lại phía sau so với các công ty lớn về lợi nhuận và hiệu quả đầu tư. Trong khi phần lớn các DN lớn đã trở lại khả năng tiếp cận các thị trường vốn, các công ty nhỏ và mới thành lập bị ảnh hưởng bởi các điều kiện tín dụng của ngân hàng. Đây là một vấn đề khó khăn đốivới sự hồi phục việc làm hiện tại và ảnh hưởng tới triển vọng kinh tế lâu dài. III. Phân tích một số nguyên nhân 1.Do trình độ học vấn: Tính đến năm 2014, có khoảng hơn 1,3 triệu người trong độ tuổi 15 – 60 mù chữ, chính tỷ lệ này đã tác động một phần nào đấy đến tỷ lệ thất nghiệp. Bởi lẽ con người không nhận thức được những công việc phù hợp với mình, cũng do trình độ học vấn mà khả năng nhận thức về việc làm còn hạn chế, đặc biệt là tìm các công việc phù hợp với chính mình còn rất hạn chế. Hơn
  • 16. nữa trong thời buổi kinh tế thị trường như ngày nay, mặc dù chính phủ, nhà nước ta đã có rất nhiều biện pháp các ngành nghề, tạo ra các công ăn việc làm như: mở cửa để đưa đầu tư vốn cũng như khoa học kỹ thuật vào Việt Nam. Song, do khả năng nhận thức về máy móc, các thiết bị điều khiển máy móc còn hạn chế, dẫn đến tình trạng lao động có tay nghề thấp không đảm bảo được những yêu cầu của nhà tuyển dụng. Mặt khác khi chọn nhân viên vào làm việc thì khâu tuyển chọn nhân viên thường do người nước ngoaì tuyển chọn, họ lại cần ở chúng ta một trình độ học vấn nhất định như là về trình độ văn hoá, trình độ tiếng anh…. Để khắc phục được tình trạng này thì nhà nước ta phải có một chủ trương đào tạo, mọi người phải có một trình độ văn hoá nhất định, phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay. Khuyến khích tất cả mọi tầng lớp, có chính sáchưu tiên đối với những gia đình khó khăn, các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa hoặc là trợ cấp một phần nào đó về ngân sách. Bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp giải quyết việc làm cho một số sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa tìm được công ăn việc làm, điều đó sẽ kích thích sự học hỏi của toàn xã hội. Không chỉ lực lượng lao động không có bằng cấp, mà hiện nay tình trạng cử nhân thất nghiệp, cầm trong tay tấm bằng đại học, có học vấn cao nhưng vẫn không có việc làm. Theo điều tra, số lao động có trình độ ĐH, CĐ trong độ tuổi lao động thất nghiệp trong thừi gian qua tăng cao hơn số tốt nghiệp và số có việc làm; số lao động trình độ ĐH, CĐ thất nghiệp trong năm 2014 so với năm 2010 tăng 103%. Đó là do nhu cầu lựa chọn ngành nghề phù hợp với chuyên môn với sở thích của người lao động, hay thói quen học để làm thầy chứ không ai muốn mình làm thợ, hay thích làm việc cho nhà nước mà không thích làm việc cho tư nhân. Với những lý do đó, nhu cầu của xã hội không đáp ứng hết nhu cầu của lao động, điều này là thiếu thiết thực vì không dựa trên khả năng của bản thân và nhu cầu của xã hội. Một bộ phận lao động lại muốn tìm đúng công việc mình yêu thích mặc dù các công việc khác tốt hơn nhiều, dẫn đến những nghành cần lao động thì lại thiếu lao động, trong khi đó lại thừa nhiều lao động ở các ngành không cần nhiều lao động.
  • 17. 2. Tỷ lệ sinh đẻ cao: Tính đến cuốinăm 2014 dân số nước ta đạt đến 90,7 triệu người, trong đó có 54,4 triệu người thuộc lực lượng lao động, nhưng chỉ có một nửa là có việc làm. Dù đã cố gắng để tạo điều kiện việc làm tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu việc làm cho người lao động. Dân số gia tăng kéo theo nguồn lao động tăng lên dồi dào, nhu cầu việc làm do đó tăng lên nhưng việc đáp ứng lại không kịp thời, dẫn đến tình trạng thiếu việc làm trầm trọng. Khi dân số tăng nhanh nguồn lao động bổ sung ngày càng lớn, trong khi một lượng lao động hiện thời vẫn chưa có việc làm. Bên cạnh đó, gia tăng dân số quá nhanh cònkhiến nguồn chất lượng giảm sút khi tỷ lệ có tay nghề, lao động qua đào tạo còn thấp. Thất nghiệp là do rất nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu chính là do sự gia tăng dân số quá nhanh. 3. Do cơ cấu ngànhnghềkhông phù hợp Cơ cấu ngành kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổiđáng kể theo hướng tích cực. Đó là tỷ trọng trong GDP của ngành nông nghiệp đã giảm nhanh từ 38,1% năm 1990 xuống còn18,4% năm 2014, theo đó số lượng lao động trong ngành nong nghiệp cũng dần thu hẹp lại buộc một bộ phận người lao động ở ngành nông nghiệp phải di chuyển lên thành thị tìm công việc mới. Với vốn kiến thức về nông nghiệp thì việc tìm một công việc mới tại thành thị mà đa phần về công nghiệp và dịch vụ là vô cùng khó khăn. Tỉ trọng công nghiệp trong GDP tăng nhanh, từ 23,96% năm 1998 lên 38,3% năm 2014. Dịch vụ tăng từ 29,74% năm 1998 lên 43,3% năm 2014 kéo theo đó số lượng lao động tại ngành này cũng cần nhiều hơn và trình độ cũng cần được nâng cao hơn do máy móc thiết bị ngày càng được cải tiến hiện đại. Chỉ một số ít những người lao động mới đáp ứng được yêu cầu về học thức. Nguồn lao động thì dồidào nhưng chúng ta vẫn cần thuê những kĩ sư, hướng dẫn người nước ngoài để giúp đỡ trong các công việc đòi hỏi tay nghề cao, một phần nguyên nhân chính là giáo dục,
  • 18. đặc biệt là giáo dục đại học chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp hiện nay. Số lượng cử nhân thất nghiệp lên đến 178000 với thực trạng là do kiến thức chuyên môn còn hạn chế, kiến thức thực tế chưa có nhiều. Phần đông những người muốn tìm việc làm không thích ứng được với sự thay đổi và môi trường việc làm vô cùng khắc nghiệt hiện nay dẫn nay dẫn đến tình trạng thất nghiệp ngày càng cao. Năm 2006 - 2010 2011 2012 2013 2014 GDP 6,32 6,24 5,25 5,42 5,82 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 3,53 4,02 2,68 2,64 2,73 Công nghiệp và xây dựng 6,39 6,68 5,75 5,43 6,08 Dịch vụ 7,64 6,83 5,90 6,57 6,83 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê 4. Do chính sách nhà nước Thất nghiệp-một tình hình khá phổ biến và là một vấn đề nan giải trong xã hội ngày nay không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới.Nó mang lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho toàn thể xã hội,nó phá hủy một gia đình hạnh phúc,nó cướp đi những ngôi nhà ấm êm của không biết bao nhiêu đứa trẻ,nó đem đến cho xã hội không biết là bao nhiêu những tệ nạn để rồi phá hủy nhân cách của không biết bao nhiêu conngười.Với những tác hại mà nó đem đến như vậy thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp là do đâu?Theo các nhà kinh tế học vĩ mô trên thế giới và theo những báo cáo điều tra của các nước thì thất nghiệp do rất nhiều nguyên nhân gây ra và một trong những nguyên nhân quan trọng đó là: chính sách thuế của nhà nước . - Chính sách thuế đánh vào các doanh nghiệp quá cao làm giảm thu nhập của các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến việc đầu tư của các doanh nghiệp khác vào doanh
  • 19. nghiệp cũng như là của doanh nghiệp vào các doanh nghiệp khác.Điều nay buộc các doanh nghiệp phải sa thải một số lượng nhân viên tương đốilớn để giảm thiểu chi phí sản xuất hoặc là cho các nhân viên thay phiên nhau nghỉ phép nhưng vẫn hưởng từ 50-75% lương làm cho các nhân viên chán làm và tự động nghỉ việc. - Mỗi quốc gia có cấu trúc thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp khác nhau. Ở Việt Nam, cấu trúc thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế toàn phần- một mức thuế suất (25%) thống nhất đánh vào thu nhập chịu thuế. Trong khi đó ở Mỹ, cấu trúc thuế doanh nghiệp là loại thuế lũy tiến từng phần gồm nhiều nhóm nhóm thuế suất thấp nhất là 15%, cao nhất là 35% (với thu nhập chịu thuế từ 10 triệu đô la trở lên). +Indonesia: thuế suất có ba mức thuế suất lũy tiến theo thu nhập: từ 0-50 triệu: 10%, từ 50-100 triệu: 15%, trên 100 triệu: 30%. + Malaysia: thuế suất phổ thông là 28% áp dụng chung cho cả công ty cư tú và không cư trú. Một số thuế suất đặc biệt áp dụng cho một số loại thu nhập khác của côngty không cư trú: lãi tiền vay 15%, tiền bản quyền và bí quyết công nghệ 10%, tiền trả cho quyền sử dụng tài sản lưu động 10%. Các công ty cư trú hay không cư trú kinh doanh dầu khí phải nộp thuế suất 38%. +Thailand: thuế suất tiêu chuẩn là 30%. Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của chi nhánh là 10%. + Singapore: thuế suất là 25,5% áp cho công ty cư trú và không cư trú. Ngân hàng, công ty chứng khoán, tổ chức quỹ tín thác, công ty bảo hiểm và công ty cho thuê tài chính phải nộp 10% thuế đánh vào lợi tức từ hoạt động kinh doanh của nước ngoài. Thuế thu nhập doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc quyết định đầu tư + Mô hình quyết định đầu tư trong trường hợp không có thuế. Quyết định đầu tư được quyết định bằng việc công ty thiết lập lợi íchbiên và chi phí đầu tư bằng nhau. Công ty ước tính tiền lời sẽ nhận từ đầu tư cho kỳ và chỉ đầu tư khi nào lợi íchlớn hơn chi phí.
  • 20. Gọi Fk là lợi íchcủa đầu tư do mỗi đô la đầu tư vào thiết bị tạo ra δ : Số tiền thiết bị hao mòn. ρ : tiền cổ tức cho mỗi đô la đồng vốn huy động mỗi kỳ. (δ+ρ):tổng chi phí cần thiết cho mỗi kỳ. Đường lợi ích biên đo lường tiền thực trên mỗi đô la đầu tư trong mỗi kỳ (Fk). Lợi ích biên giảm xuống khi đầu tư gia tăng do giả thuyết sản phẩm biên giảm dần; tiền lời đốivới mỗi đôla đầu tư tăng thêm càng giảm bởi vì sản phẩm biên của mỗi đôla vốn tăng thêm càng giảm. Chi phí biên là hằng số (δ+ρ)được minh họa đường MC1 . Chi phí và tiền lời/dollar Vốn(K) A K1 MC1=δ+ρ MB1=Fk Quyếtđịnhđầu tư trong trườnghợpkhôngcó thuế
  • 21. Tại điểm A mức đầu tư là K1: các doanh nghiệp đầu tư cho đến khi đồng đôla đầu tư biên tạo ra kết quả chi phí bằng lợi ích. Các doanh nghiệp đầu tư cho đến khi đồng đôla đầu tư tiếp theo tạo ra vừa đúng mức tiền lời (δ+ρ)để trang trải chi phí mỗi kỳ. + Nếu đầu tư ít hơn số tiền này (bên trái K1): tiền lới biên từ đôla đầu tư tăng thêm là ở trên chi phí biên, vì thế công ty sẽ đầu tư thêm. + Nếu đầu tư nhiều hơn số tiền này (bên phải K1) : tiền lời biên từ đôla đầu tư thấp hơn chi phí biên của nó, vì thế đầu tư không nên thực hiện. - Mô hình quyết định đầu tư trong trường hợp có thuế. Điều gì xảy ra khi ta đánh thuế với thuế suất t vào khoản thu nhập trừ đi chi phí lao động (trong trường hợp này chi phí lao động = 0) (giả sử không giảm trừ cho bất ký các khoảng chi tiêu đầu tư)? Khi đó, lợi ích thu được từ mỗi đôla đầu tư giảm xuống còn Fk(1-t). Sự giảm trừ này dẫn đến đường lợi íchbiên di chuyển đến MB2. Lựa chọn tối ưu là ở điểm B, đầu tư giảm xuống K2. A B K1 K2 Chi phí và tiền lời/Đầu tư Đầu tư(K) MC1=δ+ρ MB1=Fk MB2= Fk(1-t) Quyếtđịnhđầu tư trong trườnghợpcó thuế
  • 22. → Các công ty sẽ đầu tư ít hơn khi chính phủ phân phối thu nhập của họ qua thuế công ty. Bởi vì tỷ suất tiền lời sau thuế của công ty đốivới đầu tư phải đủ lớn để đáp ứng tiền lời kỳ vọng. Kết quả, tỷ suất tiền lời trước thuế phải cao hơn tỷ suất tiền lời không có thuế và như vậy công ty ít đầu tư hơn. Ảnh hưởng của khấu hao và giảm trừ thuế đối với đầu tư của công ty - z: giá trị của số tiền khấu hao (PDV của dòng tiền khấu hao). Vì khấu hao được tính vào chi phí nên được khấu trừ thuế. Vì thế mỗi đôla khấu hao tiết kiệm được cho doanh nghiệp t đôla trong thanh toán thuế. Vì thế với giá trị số tiền khấu hao là z thì nó sẽ mang lại cho công ty giá trị là t*z đôla. → Thuế tiết kiệm được cho 1đôla chi tiêu: (τ× z) đôla . Mà chi phí cho chi tiêu cho mỗi kỳ là (δ+ρ)đôla . → Chi phí của mỗi đôla thiết bị giảm xuống còn: (δ+ρ)× (1 - τ× z) . - Giả sử chính phủ đưa chính sách giảm trừ thuế cho tiền đầu tư (gọi là chính sách ITC). ITC cung cấp cho các công ty mức giảm trừ α/1 đôla đầu tư. - Chính sách giảm trừ thuế cho tiền đầu tư ITC: mức giảm trừ α/1 đôla đầu tư Cùng với khấu hao, ITC bù đắp chi phí cho công ty. → Chi phí mỗi đôla thiết bị (tiền lời kỳ vọng đối với 1 đôla đầu tư): (δ+ρ)× (1 - τ× z - α). Chi phí và tiền lời/Đầu tư Đầu tư(K) MB1=Fk MC1=δ+ρ A B C K1 K2 K3 MB2= Fk(1-t) MC2=(δ+ρ) × (1 - τ× z - α). 0.1 45 0.2
  • 23. Đường lợi ích biên thích hợp vẫn là MB2. Tiền lời kỳ vọng được giảm trừ từ tiền khấu hao là ITC đã làm giảm MC từ MC1 đến MC2. Cân bằng mới tại điểm C, với mức đầu tư K3, đây là điểm tối ưu. Mức đầu tư cao hơn trước khi đưa vào tiền khấu hao và ITC, nhưng vẫn thấp hơn trước khi đưa vào thuế. Kết luận: Đầu tư vẫn giảm về tổng thể bởi vì đánh thuế. IV. Tác động của việc thất nghiệp. Số người tăng thêm trong lực lượng lao động hằng năm và số người được giải quyết việc làm hằng năm Trong những năm gần đây nhờ đường lối thay đổicủa Đảng mà nhiều lao động đã và đang được thu hút vào các ngành nghề, các lĩnh vực ở các địa bàn khác nhau, trong nhiều thành phần kinh tế trên phạm vi quốc gia và từng bước hòa nhập vào cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó xuất phát điểm của Việt Nam cònthấp nên vẫn là một nước nghèo, thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định do đó việc chăm lo giải quyết việc làm là một vấn đề vô cùng cấp bách và phải đòi hỏi các ngành các cấp, mỗi gia đình và xã hội phải đặc biệt quan tâm. Từ cơ cấu dân số, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên quý I/2014 ước tính 58,3 triệu người, tăng 0.8 triệu người so với cùng kỳ năm 2013 và tăng 0.5 triệu người so với năm 2013. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động Q1/2014 không thay đổiso với Q4/2013(77.5%)tuy cao hơn Q1/2013. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp/ chứng chỉ có sự chuyển biến nhẹ, tăng 0.4% so với Q1/2013 Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong tuổi của Q1/2014 tăng so với Q4/2013 nhưng vẫn duy trì ở mức thấp(2.21%). Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Q1/2014(6.66%) tăng khá cao so với Q4/2013(5,95%) 2013 2014
  • 24. Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp/ chứng chỉ 18. 2 18.0 18.2 18.4 18.6 Tỷ lệ thất nghiệp trong tuổi 2.2 7 2.17 2.32 1.9 2.21 Trong đó -Thất nghiệp thành thị(%) 3.8 3.66 3.59 3.19 3.72 -Thất nghiệp thanh niên(nhóm 15-24 tuổi)(%) 6.1 5 5.58 6.95 5.95 6.66 Lực lượng lao động 77. 3 77.5 77.9 77.5 77.5 Nguồn lao động(dân số từ 15 tuổi trở lên) Q1/2014 là 69.2 triệu người, tuy giảm 79.6 nghìn người so với Q4/2013 nhưng tăng 669 nghìn người(1%) so với Q1/2013, trong đó nữ tăng 323 nghìn người, khu vực thành thị tăng gần 155 nghìn người Lực lượng lao động(dân số từ 15 tuổi trở lên đang hoạt động kinh tế) Q1/2014 là 53.6 triệu người, giảm 116 nghìn người so với Q4/2013. Tuy nhiên, tăng 592 nghìn người so với Q1/2013,trong đó nữ tăng 258 nghìn người,khu vực thành thị tăng 112 nghìn người 2013 2014 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 1.Dân số từ 15+ 68.5 69.0 69.2 69.3 69.2 2.LLLĐ 53.0 53.4 53.9 53.7 53.6 Nam 27.2 27.4 27.7 27.7 27.5 Nữ 25.8 26.1 26.1 26.1 26.1 Nông thôn 15.9 16.1 16.3 16.3 16.0 Thành thị 37.1 37.4 37.6 37.4 37.6 Vậy trong toàn bộ nền kinh tế, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo hiện nay cònthấp chiếm 18.2% lực lượng lao động. Điều này cho thấy lực lượng lao động hiện nay chưa thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trong giai đoạn này. Trong số lao động
  • 25. đã qua đào tạo cơ cấu trình độ và ngành nghề còn nhiều bất cập trước yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa… V. Các biện pháp giảiquyết thất nghiệp Đứng trước thực trạng về vấn đề thất nghiệp của nước ta hiện nay. Nhà nước ta cần có những biện pháp để giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống đến mức tối đa để đưa đất nước ta phát triển hơn nữa. Đó mới là vấn đề quan tâm hiện nay . -Tăng nguồn vốn đầu tư ( chủ yếu lấy ừu dự trữ quốc gia , vay nước ngoài) đẩy nhanh tiến bộ cơ sở hạ tầng làm thủy lợi , thủy điện , giao thông… nhằm tạo việc làm ở khu vực sản xuất kinh doanh nới lỏng các chính sáchtài chính, cải cách thủ tục hành chính nhằm thu hút vốn đầu tư của nước ngoài tạo việc làm mới cho người lao động. - Bên cạnh đó chúng ta phải khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho các doanh nghiệp vay vốn để mua sắm trang thiết bị sán xuất mở rộng quy mô sản xuất. Tại hội nghị trung ương 4 của Đảng ( khóa 8) đã nhấn mạnh chủ trương phát huy nội lực , khai thác nguồn vốn trong nước , đầu tư duy trì phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài . Với sự mở cửa của ta năm 1998 tổng số vốn FDI lên tới 36 tỷ USD => đã giải quyết 25 vạn lao động ngoài ra àng chục vạn lao động khác có việc làm nhờ tham gia xây dựng cơ bản các công trình đưa vào sản xuất. Với hai mục tiêu đó là phát triển kinh tế xã hội tạo mở việc làm và các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho các đốitượng yếu thế trong thị trường lao động . Chính nhờ có sự cho vay vốn của nhà nước mà quỹ quốc gia việc làm cho vay được 13600 dự án thu về được 480 tỷ tạo việc làm cho 268000 lao động. -Sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả của hệ thống dịch vụ việc làm. -Xã hội hóa và nâng cao chất lượng đào tạo hệ thống đào tạo dạy nghề. -Xem xét điều chỉnh tiền lương tối thiểu đảm bảo tính cân đối giữa khu vực có đầu tư nước ngoài và trong nước nhằm mục đíchmở rộng thu hút lao động xã hội.
  • 26. Ngày nay khi mà nước ta ngày càng mở rộng quan hệ với các đốitác kinh doanh trên thế giới, mở cửa thị trường trong nước nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài , đã có rất nhiều công ty liên doanh hợp tác phát triển kinh tế trên lĩnh vực đã giải quyết được một tỷ lệ thất nghiệp rất lớn. Năm 2001 vừa qua nhà nước ta đã ký hiệp định thương mại Việt Mỹ và đặc biệt trong năm 2003 sắp tới Việt Nam chúng ta sẽ ra nhập khối AFTA như vậy sẽ giải quyết được một phần nạn thất nghiệp. Hơn nữa với cơ chế như hiện nay cũng như chính sách quản lý của nước ta thì việc xuất khẩu lao động ra nước ngoài đã có chiều hướng tăng rất nhanh trong một vài năm gần đây. Một số nước như là Hàn Quốc , Đài Loan, Nhật Bản tuy giờ giấc có khắt khe hơn chúng ta song về cơ bản thì thu nhập cũng đã phần nào phù hợp, do đó xuất khẩu lao động đã phần nào tăng mạnh trong vài năm gần đây. *Cácgiải pháp vềcơ chế quản lývà thiết chế xã hội -Xúc tiến xây dựng việc làm và chống thất nghiệp -Xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin thị trường lao động quốc gia -Thành lập hệ thống hội đồng tư vấn việc làm từ trung ương đến đia phương các cấp với đại diện của cả người sử dụng lao động , công đoàn và nhà nước. -Vì ý nghĩa kinh tế chính trị xã hội của vấn đề 3 đốitượng cần đặc biệt quan tâm là thất nghiệp dài hạn (>1 năm ) thất nghiệp trong thanh niên, ở những người tìm việc lần đầu ( tuổi 15-> 24) và thất nghiệp của thương bệnh binh, người tàn tật. -Nhà nước ta có thể cho vay vốn đối với các doanh nghiệp có nguy cơ không phát triển được nữa, khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất. Đặc biệt nhà nước ta cần chú trọng hơn nữa việc phát triển một số ngành nghề truyền thống ở nông thôn như nghề thêu dệt… Hoặc đầu tư vốn để xây dựng các cơ sở chế biến các mặt hàng nông thủy sản… Bởi vì ở nông thôn hiện nay lao động thì dư thừa trong khi đó việc làm thì thiếu, hàng năm số lượng người từ nông thôn ra thành thị tìm kiếm việc làm quả là một consố khá lớn, tuy nhiên mức thu nhập của họ cũng không có gì khả quan cho lắm. VI. Phương hướng phát triển, giải quyết tình trạng thất nghiệp trong những năm sắp tới.
  • 27. 1.Xu hướng pháttriển thị trường lao động giai đoạn 2010-2020 Phát triển thị trường lao động là quá trình biến đổivề quy mô,phạm vi khôbg gian hoạt động và chất lượng của các yếu tố cấu thành thị trường lao động(cung lao động,cầu lao động,giá cả lao động,thể chế về quan hệ lao động) xu hướng chính của thị trường lao động trong những năm tới. -Phát triển nền kinh tế thị trường đa thành phần kinh tế,đa hình thức sản xuất kinh doanh theo các quy luật khách quan,cạnh tranh lành mạnh trên cở sở pháp luật. -Thị trường nước ta sẽ là 1 thị trường phát triển mạnh mẽ,lao động làm công ăn lương lên đến 40% tổng lực lượng lao động năm 2015. -Môi trường đầu tư lành mạnh và ổn định cho phát triển các loại hình doanh doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế để tăng cầu sử dụng lao động. -Chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên thông qua đẩy mạnh giáo dục,đào tạo,dạy nghề. Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010-2020 đề ra mục tiêu đạt được tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm khoảng 50% tổng lực lượng lao động vào 2010 và đạt khoảng 70% vào năm 2020. -Hệ thống an sinh xã hội đa tầng,linh hoạt có khả năng hỗ trợ lẫn nhau nhất là Bảo hiểm xã hội đa dạng( bảo hiểm bắt buộc,bảo hiểm tự nguyện,bảo hiểm thất nghiệp,bảo hiểm y tế.......)góp phần phòng ngừa,khắc phục rủi ro xã hội trong kinh tế thị trường,giúp cho hoạt động trong thị trường lao động trở nên an toàn và hiệu quả hơn. 2.Cácchỉ tiêu kinh tế -Đưa GDP tăng.nhịp đọ tăng hằng năm la 7.5% -Giá trị sản xuất nông,lâm,ngư nghiệp tăng -Giá trị sản xuất ngành công nghiệp,dịch vu tăng 3.Cácchỉ tiêu xã hội. -Tiếp tục củng cố,duytrì mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học,trung học
  • 28. -Giảm tỷ lệ sinh bìnhquân -Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo 4. Dự báo về lao động và việc làm. Trong những năm tới dự tính thu hút và đào tạo việc làm cho trên 7,5 triệu lao động trong các ngành kinh tế xã hội,bình quân mỗi năm khoảng trên 1,5 triệu người trong đó: -Ở nông thôn,với việc chuyển đổimạnh cơ cấu sản xuất,mùa vụ,cây trồng,vật nuôi,phát triển đa dạng các ngành nghề trong lĩnh vực coing nghiệp,dịch vụ.......dự kiến có thể thu hút và tạo thêm việc làm cho khoảng trên 9 triệu lao động,đưa số lao động ở nông thôn tăng lên khoảng 28 triệu người. -Ở khu vực thành thị,dự kiến trong 5 năm tới có thể thu hút và tạo việc làm cho khoảng 1,78 triệu người tronh các ngành sản xuất xây dựng,công nghiệp,dịch vụ,đưa số lao động thành thị tăng lên khoảng trên 11 triệu người. 5. Về việc thu hồi vốn từ nước ngoài -Khả năng thu hút vốn ODA Trong 5 năm tới,khả năng thực hiện nguồn vốn ODA khoảng 10-11 tỷ USD,bao gồm cả các dự án có vốn ODA được hợp thức hoá bằng các hiệp định vay vốn nhưng chưa giải ngân và các khoản có thể cam kết mới trong thời gian tới -Về thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài Dự kiến vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài được thực hiện 5 năm tới khoảng 9-10 tỷ USD,bao gồm vốn các dự án da được cấp giấy phép nhưng chưa thực hiện từ năm trước. Ngoài ra còn có thể thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua phát hành trái phiếu,cổ phiếu ra nước ngoài,mở thị trường chứng khoán và tìm thêm các nguồn vay khác để đầu tư trung và dài hạn.
  • 29. Kết luận Trong bối cảnh tình hình kinh tế cũng như chính trị việt nam hiện nay thì chúng ta có rất nhiều vấn đề cần được quan tâm.Song có lẽ vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay không chỉ có Việt nam chúng ta quan tâm , mà nó được cả thế giới quan tâm đó là vấn đề thất nghiệp.Với khả năng nhận thức cũng như hạn chế của bài viết chính vì thế mà bài viết này chúng ta không phân tíchkỹ từng vấn đề cụ thể . Như vậy từ những lý do phân tích ở trên,cũng như tình hình thực tế hiện nay ở Việt Nam ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc quản lý Nhà nước đối với các chính sách như ngày nay.Có được điều đó là phụ thuộc vào mỗi con người chúng ta,những chủ nhân tương lai của đất nước. Đặc biệt đối với sinh viên Đại học Thương Mại - những chủ nhân tương lai của đất nước,những nhà quản lý kinh tế,những cán bộ tương lai của đất nước thì đây là vấn đề chúng ta phải hết sức quan tâm . Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo đã truyền đạt cho em những kiến thức quan trọng,cần thiết để em hoàn thành bài tập này.Trong quá trình nghiên cứu cũng như phân tích chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót, mong được sự giúp đỡ tận tình của cô .