SlideShare a Scribd company logo
1 of 59
pg. 1
LỜI CAM ĐOAN
Nhóm tác giả xin cam đoan đề tài nghiên cứu là công trình nghiên cứu của nhóm
cùng với sự giúp đỡ trực tiếp của giảng viên hướng dẫn – cô Ngô Phúc Hạnh. Những
kết quả số liệu, thông tin phục vụ cho quá trình xử lý và hoàn thành bài nghiên cứu
đều được thu thập từ các nguồn khác nhau, có ghi rõ nguồn gốc.
Nhóm xin chịu hoàn toàn trách nhiệm, kỷ luật của bộ môn và Nhà trường nếu như
có bất cứ vấn đề gì xảy ra.
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô Học
viện Chính sách và Phát triển đã truyền đạt những vốn kiến thức chuyên môn và cho
chúng em cơ hội để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này.
Đặc biệt, nhóm em xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS. Ngô Phúc Hạnh – giảng
viên môn Phương pháp nghiên cứu khoa học đã trực tiếp giúp đỡ và hướng dẫn tận
tình nhóm trong suốt quá trình làm nghiên cứu.
Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế nên bài làm của chúng tôi không tránh khỏi
những thiếu sót. Nhóm rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các quý thầy cô để
bài làm của nhóm được bổ sung, khắc phục và hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy và chúc thầy luôn mạnh khỏe,
hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp.
2
pg. 2
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 4
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 4
2. Mục đích nghiên cứu đề tài .................................................................... 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 6
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH HOMESTAY ............................................................................................ 7
1.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................... 7
1.1.1 Khái niệm du lịch homestay................................................................. 7
1.1.2. Đặc trưng của du lịch homestay.......................................................... 7
1.1.3. So sánh giữa du lịch homestay với các loại hình du lịch khác ........... 8
Du lịch sinh thái ........................................................................................ 8
1.1.4. Vai trò của du lịch homestay............................................................. 10
1.1.4.1 Đối với việc phát triển nền kinh tế.............................................. 11
1.1.4.2 Đối với đời sống văn hoá – xã hội .............................................. 12
1.1.4.3 Đối với tài nguyên tài nguyên du lịch và môi trường................. 12
1.1.5. Điều kiện phát triển du lịch homestay .............................................. 12
1.1.5.1. Điều kiện về chính sách, pháp luật ............................................ 13
1.1.5.2. Điều kiện về tài nguyên du lịch ................................................. 14
1.1.5.3. Điều kiện về chủ thể tham gia.................................................... 17
1.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch homestay và bài học kinh nghiệm cho
thị xã SaPa Tỉnh Lào Cai ................................................................................ 19
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay của Thái Lan................... 19
1.2.1.1. Tổng quan về Thái Lan .............................................................. 19
1.2.1.2. Tổng quan du lịch Homestay tại Thái Lan................................. 20
1.2.1.3. Ngành công nghiệp du lịch của Thái Lan .................................. 21
1.2.2.2. Điều kiện phát triển du lịch homestay ở Việt Nam ................... 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN
DU LỊCH HOMESTAY Ở HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI...................... 29
pg. 3
2.1. Khái quát về thị xã Sa Pa và điều kiện phát triển du lịch Homestay...... 29
2.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................ 29
2.1.2. Điều kiện tài nguyên du lịch ............................................................. 29
2.1.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ du lịch. 31
2.1.3.1 Điều kiện cơ sở hạ tầng............................................................... 31
2.1.3.2. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ du lịch................. 33
2.1.4. Điều kiện hỗ trợ của các chủ thể tham gia........................................ 34
2.1.4.1 Chính quyền địa phương............................................................. 34
2.1.4.2. Khách du lịch ............................................................................. 35
2.1.4.3. Cộng đồng địa phương............................................................... 36
2.2. Đánh giá điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa.............................. 38
2.2.1. Thuận lợi ........................................................................................... 38
2.2.2. Khó khăn ........................................................................................... 40
2.2.3. Nguyên nhân ..................................................................................... 41
CHƯƠNG 3: GIÁI PHÁP, KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
HOMESTAY SA PA......................................................................................... 42
3.1 Định hướng phát triển loại hình du lịch Homestay đến năm 2025........... 42
3.1.1 Chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam ...................................... 42
3.1.2 Chiến lược phát triển du lịch Sa Pa – Lào Cai, phát triển du lịch
homestay...................................................................................................... 42
3.2. Các giải pháp nhằm phát triển du lịch Homestay tại thị xã SaPa tỉnh Lào
Cai ................................................................................................................... 50
3.2.1 Phát triển cơ sở hạ tầng...................................................................... 50
3.2.2 Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch Homestay.................................... 50
3.2.3 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ................................................ 51
3.2.4 Phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá............................................. 52
3.3 Kiến nghị................................................................................................... 53
3.3.1 Đối với nhà nước................................................................................ 53
3.3.2 Đối với các công ty du lịch ................................................................ 53
3.3.3 Đối với các cơ sở kinh doanh............................................................. 54
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 58
pg. 4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa -
xã hội của con người. Khi cuộc sống hàng ngày với vật chất, tiện nghi đầy đủ đã trở
nên quen thuộc với nhiều người thì nhu cầu khám phá những vùng đất mới, tiếp xúc
với những nền văn hóa mới lại trở thành một xu hướng phổ biến. Việc nghiên cứu sâu,
tìm hiểu kỹ về đối tượng tham quan là một sự lựa chọn mới đối với khách du lịch.
Tham quan du lịch ngày nay không chỉ dừng lại ở sự chiêm ngưỡng, ngắm nhìn mà
khách du lịch còn dày công tìm hiểu, khám phá để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của bản
thân. Con người hòa mình vào môi trường thiên nhiên, môi trường văn hóa và cảm
nhận một cách trực tiếp, chân thực và trọn vẹn những giá trị của tài nguyên du lịch tại
nơi đến. Những nhu cầu trên đã thúc đẩy và tạo điều kiện cho loại hình du lịch
homestay ra đời và phát triển. Du lịch homestay là một loại hình du lịch mà khách du
lịch được “ba cùng”: cùng ăn - cùng ở - cùng sinh hoạt với gia đình người dân bản địa.
Du lịch homestay phát triển dựa vào cộng đồng địa phương và gắn bó chặt chẽ với loại
hình du lịch cộng đồng.
Khách du lịch khi tham gia du lịch homestay không còn là khách thể mà thực sự trở
thành chủ thể của môi trường tự nhiên và văn hóa nơi đến. Loại hình du lịch này ngay
từ khi ra đời đã phổ biến rộng rãi, thu hút một lượng đông đảo khách du lịch tham gia
bởi du lịch homestay không chỉ đem lại cảm giác thú vị, độc đáo cho khách du lịch khi
khám phá và hòa nhập vào một nền văn hóa mới mà còn mang tính nhân văn sâu sắc
khi góp phần chia sẻ lợi ích từ du lịch với cộng đồng địa phương. Tại nhiều quốc gia
và địa phương, khi du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn thì lợi ích chủ yếu
thuộc về nhà cung ứng du lịch và chính quyền địa phương. Còn dân cư địa phương -
một mắt xích không thể thiếu trong hoạt động du lịch, chủ nhân của tài nguyên du lịch
nhân văn và cũng là người bảo vệ, gìn giữ tài nguyên du lịch tự nhiên lại hưởng lợi
không nhiều từ hoạt động du lịch.
Du lịch homestay với đặc trưng loại hình đã khắc phục được hạn chế đó, đặc biệt là
với những gia đình tổ chức đón khách lưu trú. Việc chia sẻ này là sự tái phân chia lợi
ích một cách hợp lý cho các bên tham gia, điều hòa mâu thuẫn giữa các nhóm quyền
lợi, đảm bảo một sự công bằng trong phát triển. Những lợi ích thiết thực đó sẽ góp
phần nâng cao ý thức bảo tồn của cộng đồng và nhờ đó tài nguyên du lịch của địa
phương sẽ được bảo vệ từ chính những người dân địa phương.
pg. 5
Trong quá trình phát triển chung của du lịch homestay trên thế giới, du lịch homestay
ở Việt Nam tuy mới được quan tâm phát triển nhưng đã báo hiệu một triển vọng to lớn
tại nhiều địa phương. Nhiều địa phương đã bước đầu tổ chức và tổ chức thành công
loại hình du lịch này như Mai Châu, Ba Bể, Huế, Hội An, đồng bằng sông Cửu Long.
Nhiều chương trình du lịch homestay được triển khai phổ biến ở các địa phương này
và thu hút đông đảo khách du lịch tham gia. Trong số các địa phương phát triển du lịch
homestay, Sa Pa (Lào Cai) hội đủ những điều kiện phát triển để du lịch homestay trở
thành sản phẩm đặc trưng của địa phương. Sa Pa là một điểm du lịch nổi tiếng thuộc
vùng núi Tây Bắc có lịch sử phát triển hơn 100 năm với khí hậu mát mẻ, trong lành;
với đỉnh Phan Xi Păng được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương”; với khung cảnh
thiên nhiên nguyên sơ, kỳ vĩ và đặc biệt vùng đất này là vùng đất đậm đà bản sắc văn
hóa các dân tộc thiểu số với những bản làng đặc trưng, kiến trúc nhà ở độc đáo, trang
phục sặc sỡ và phong tục tập quán hấp dẫn. Hơn nữa, con người nơi đây chăm chỉ,
chất phác, hiền hậu và hiếu khách. Đó chính là những điều kiện quan trọng thúc đẩy
du lịch homestay phát triển trên vùng đất này.
Trong những năm gần đây, chính quyền và cơ quan quản lý du lịch tại địa phương đã
đánh giá và xác định du lịch cộng đồng nói chung và du lịch homestay nói riêng là loại
hình du lịch thế mạnh trong tương lai, có vai trò quan trọng trong việc đa dạng hóa sản
phẩm du lịch, nâng cao hình ảnh của Sa Pa trên bản đồ du lịch quốc gia và quốc tế,
góp phần chia sẻ lợi ích từ du lịch với cộng đồng địa phương nhằm đảm bảo sự công
bằng về lợi ích giữa các bên tham gia hướng tới sự phát triển bền vững. Hiện tại chúng
ta có thể khẳng định du lịch homestay đã bước đầu được tổ chức ở Sa Pa. Tuy nhiên,
trong quá trình phát triển, chính quyền và cộng đồng địa phương đã gặp phải một số
khó khăn nhất định. Nhiều nét văn hóa đã bị tác động, bị lu mờ, lai căng và thương
mại hóa. Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển lâu dài của
một loại hình du lịch mà còn ảnh hưởng đến tương lai bền vững của địa phương.
Tình hình thực tế đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu một cách tổng thể và
khoa học về những điều kiện phát triển du lịch du lịch homestay ở Sa Pa nhằm đánh
giá đúng mức để khai thác các điều kiện một cách tối ưu hướng tới sự phát triển bền
vững, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội, văn hóa cho các chủ thể tham gia, đặc biệt là
cộng đồng địa phương. Xuất phát từ những lý do thực tiễn trên đây, nhóm em đã chọn
đề tài “Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa (Lào Cai)” làm đề tài
nghiên cứu của nhóm.
pg. 6
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
- Hệ thống hoá những vấn đề về ngành du lịch Homestay
- Phân tích thực trạng và những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch
Homestay tại Sa Pa Việt Nam
- Đưa ra những đề xuất, định hướng các hoạt động cần phải thực hiện để phát triển,
nâng cao chất lượng ngành du lịch Homestay Sa Pa
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : xác định điều kiên để phát triển homestay, thực trạng phát
triển homestay tại Sa Pa. SaPa- Lào Cai có các điều kiện phát triển nhiều loại hình
du lịch nhưng luận văn chỉ chú trọng vào việc nghiên cứu các hộ gia định có kinh
doanh dịch vụ Homestay và nhu cầu của khách du lịch về loại hình du lịch
Homestay
- Nội dung: Điều kiện phát triển du lịch homestay tại thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai
- Không gian: tại huyện Sa Pa, Lao Cai, Việt Nam
- Thời gian: Thời gian nghiên cứu tài liệu và các số liệu nghiên cứu trong đề tai được
lấy trong khoảng từ năm 2019-2021
Thực trạng: 2015 – 2020
Định hướng Tương lai: 2022 – 2025
4. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp
- Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn:
Sách, giáo trình
Báo, tạp chí chuyên ngành và báo, tạp chí có nội dung liên quan
Công trình khoa học như báo cáo, luận văn…
Văn bản pháp luật như Luật du lịch
Báo cáo của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại
Sa Pa
Các thông tin, bài báo trên internet
- Phương pháp so sánh: So sánh mô hình kinh doanh du lịch homestay tại Sa Pa với
các khu du lịch homestay nổi tiếng khác tại VN và trên thế giới
- Phương pháp tổng hợp và phân tích
- Phương pháp bảng hỏi: Nhằm thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp đối với khách du
lịch
pg. 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
HOMESTAY
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm du lịch homestay
Homestay là loại hình lưu trú được xác định bằng cụm từ “Home from home”. Có
nghĩa là, trong một chuyến du lịch bạn sẽ đặt chỗ ngủ nghỉ tại trong căn nhà của người
dân địa phương, sống và sinh hoạt như một thành viên trong gia đình họ.
Đây là loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, ăn ở, sinh hoạt tại nhà người dân nơi
du khách đến. Loại hình du lịch này được đánh giá là đặc biệt phù hợp với quốc gia đa
văn hóa như Việt Nam. Homestay phát triển mạnh mẽ tại các tỉnh, thành phố phát triển
du lịch như: Hà Nội, Huế, Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Đà Lạt, Hội An, Hòa
Bình,…
1.1.2. Đặc trưng của du lịch homestay
Vị trí
Đa số các homestay được xây dựng tại những nơi có tài nguyên hoang dã, còn nguyên
sơ và cần được bảo tồn. Những khu dân cư có tài nguyên văn hóa phong phú, đa dạng,
mang nét đặc trưng theo tôn giáo, tộc người và phong tục mỗi nơi… Mô hình này còn
xuất hiện ở một số nơi có điều kiện tài nguyên, văn hóa nhưng chưa có kinh phí để
phát triển quy mô khách sạn, nhà nghỉ hay nhà hàng. Hiện nay, homestay thường xuất
hiện ở những nơi như: Đà Lạt, Sa Pa, Quảng Ninh, Mai Châu, Tam Đảo, Phú Quốc…
Quy mô nhỏ, giá rẻ
Với mô hình homestay, mỗi gia đình chỉ đón 10-30 khách một lượt, tùy thuộc quy mô
cụ thể từng nhà. Các homestay được cải tạo đơn giản từ chính nhà của dân địa phương,
hoặc xây theo mô hình đó để đáp ứng những điều kiện thiết yếu như ăn, ngủ nghỉ của
khách hàng. Tiếp theo, chủ nhân xin giấy phép kinh doanh ở chính quyền địa phương
để có thể đón khách. Mức giá của homestay cho thuê cũng mềm, từ vài chục nghìn đến
vài trăm nghìn/ phòng/ đêm, tùy thuộc quy mô phòng, tiện nghi và dịch vụ đi kèm.
Dịch vụ tiện nghi
Nhằm đáp ứng tiêu chí gửi đến du khách những trải nghiệm chân thực nhất, nên các
dịch vụ đi kèm của homestay dừng lại ở mức trung bình khá: ăn uống, ngủ nghỉ, cho
thuê xe đạp, xe máy…
Cơ hội gặp gỡ, trau dồi ngôn ngữ
Chủ yếu khách du lịch của homestay là phượt thủ, dân du lịch bụi. Họ không quen
nhau trước đó. Vì vậy, khi lưu trú tại homestay, họ sẽ cùng nhau được tham gia các
hoạt động, tìm hiểu văn hóa, con người của vùng đất nơi họ lưu trú. Homestay không
pg. 8
chỉ là một mô hình lưu trú mà còn là chiếc cầu nối để con người gần nhau hơn, quen
nhau và giao lưu với nhiều người ở các quốc gia, các vùng miền khác nhau. Đặc biệt,
bạn cũng có thể cải thiện khả năng ngoại ngữ vì homestay có khá nhiều khách nước
ngoài.
Tìm hiểu văn hóa địa phương
Bên cạnh việc ăn ngủ và sinh hoạt thường ngày với dân địa phương, du khách còn
được tham gia những lễ hội, những cuộc vui chơi với người dân bản địa. Khách du lịch
có thể trực tiếp cảm nhận về vùng đất mới, về con người nơi đây và hòa nhập cùng họ.
Có những trải nghiệm mới
Tại homestay, cũng có những hướng dẫn viên du lịch đưa khách đến tìm hiểu những
danh lam thắng cảnh hoang sơ, đẹp lạ với những nét tập quán đặc trưng và văn hóa
tinh thần của nơi họ đến. Homestay là loại hình dành cho những người đam mê khám
phá phong tục, tập quán, văn hóa ở những vùng đất mới. Từ việc ở cùng người dân địa
phương, cùng sinh hoạt và trải nghiệm cuộc sống, du khách có cái nhìn thực tế và gần
hơn với văn hóa của vùng đất khách.
1.1.3. So sánh giữa du lịch homestay với các loại hình du lịch khác
Du lịch sinh thái
Khái niệm: du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản
gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển vững, với
sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương (Hội thảo về du lịch thái ở Việt Nam,
1999).
Đặc trưng của du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái là loại hình du lịch được phát triển
dựa vào những giá trị của thiên nhiên và văn hóa bản địa, được quản lý bền vững về
môi trường sinh thái có giáo dục và diễn giải về môi trường và có đóng góp cho những
nỗ lực bảo tồn phát triển cộng đồng.
Điều kiện phát triển du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái chỉ được phát triển trong
điều kiện điểm đến có sự tồn tại của các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh
thái cao, đồng thời yêu cầu đội ngũ hướng dẫn viên hiểu biết, người điều hành nguyên
tắc và du lịch sinh thái được tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về sức
chứa.
Bảng 1.1. Bảng so sánh giữa du lịch homestay và du lịch sinh thái
Tiêu chí Du lịch homestay Du lịch sinh thái
Tài nguyên Chủ yếu dựa vào tài
nguyên du lịch văn hóa
du lịch văn hóa Chủ yếu
dựa vào tài ng du lịch tự
nhiên
Mục tiêu Nhấn mạnh khai thác và Nhấn mạnh khai thác và
pg. 9
Du lịch cộng đồng
Khái niệm: du lịch cộng đồng là loại hình du lịch phát triển dựa vào những giá trị
thiên nhiên và nhân văn của cộng đồng địa phương với sự tham gia tích cực và chủ
đạo của người dân nhằm đem lại lợi ích cho chính cộng đồng. Du lịch cộng đồng là
một quá trình tương tác giữa cộng đồng (chủ) và khách du lịch mà sự tham gia có ý
nghĩa của cả hai phía mang lại các lợi ích kinh tế, bảo tồn cho cộng đồng và môi
trường địa phương.
Du lịch cộng đồng là phương thức phát triển du lịch trong đó cộng đồng cư tổ chức
cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch đồng thời tham gia bảo tồn nguyên thiên
nhiên và môi trường, đồng thời cộng đồng được hưởng quyền lợi vật chất và tinh thần
từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên.
Ý nghĩa phát triển du lịch cộng đồng: Đối với du lịch, du lịch cộng đồng góp phần
đa dạng hóa sản phẩm du lịch thu hút khách du lịch và bảo vệ tài nguyên du lịch. Đối
với cộng đồng, du lịch cộng đồng phân chia một cách công bằng lợi ích từ hoạt động
du lịch cho các chủ thể tham gia, trong đó có cộng đồng địa phương. Du lịch cộng
đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các thành viên cộng đồng tham gia trực tiếp cung cấp
các dịch vụ cho khách du lịch, đồng thời cả cộng đồng cũng được hưởng lợi từ sự
đóng góp của hoạt động du lịch vào môi trường, kinh tế - xã hội văn hóa địa phương.
Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng: Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch phát
triển dựa vào tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn của địa
phương.
Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng: Du lịch cộng đồng chỉ được phát triển trong
điều kiện điểm đến có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, nguyên sơ và tài nguyên
du lịch nhân văn độc đáo, đặc sắc. Đồng thời, cộng đồng địa phương phải sở hữu
những giá trị văn truyền thống đậm đà đặc trưng tộc người và đặc biệt họ phải có nhận
thức trách hiệm đúng đắn về phát triển du lịch và bảo tồn tài nguyên. Bên cạnh đó, để
phát triển du lịch cộng đồng thì sự hỗ trợ của chính phủ, tổ chức phi chính phủ về
chính sách và kinh nghiệm, sự hỗ trợ của các công ty lữ hành trong vấn đề tuyên
truyền quảng cáo thu hút khách du lịch là rất quan trọng.
Bảng 1.2. Bảng so sánh giữa du lịch homestay và du lịch cộng đồng
Tiêu chí Du lịch homestay Du lịch cộng đồng
Tài nguyên Chủ yếu dựa vào tài nguyên Dựa vào tài nguyên du lịch
bảo tồn các giá trị văn
hóa bản địa
bao tồn các giá trị sinh thái
Đối tượng tham quan Văn hóa bản địa Khu vực sinh thái tự nhien
Lưu trú Ở nhà dân Chủ nhà có
vai trò như một cộng
đồng
Vai trò của hướng dẫn và
lợi ích toàn bộ cộngđong
pg. 10
du lịch văn hóa thiên nhiên và tài nguyên
du lịch văn hóa
Mục tiêu Nhấn mạnh khai thác và bảo
tồn các giá trị văn hóa bản
địa
Các giá trị văn hóa bản địa
Khai thác và bảo tồn các
gia trị tự nhiên và văn hóa
bản đia
Đối tượng tham quan Nhà dân và một phần tài
nguyên du lịch tự nhiên và
văn hóa của điểm đến
Tài nguyên du lịch tự
nhiênvăn hóa của điểm
đến
Lưu trú Ở nhà dân Ở nhà dân hoặc không
Hướng dẫn viên Chủ nhà có vai trò như một
hướng dẫn viên không
chuyên
Vai trò của hướng dẫn viên
quan trọng
Lợi ích Chủ nhà và một phần lợi ích
cộng đồng
Lợi ích toàn bộ cộng đồng
Du lịch nông thôn:
Khái niệm: Du lịch nông thôn là loại hình du lịch diễn ra trên địa bàn nông thôn và
khai thác các tài nguyên du lịch tự nhiên hoặc văn hóa ở vùng nông thôn.
Đặc trưng của du lịch nông thôn: Du lịch nông thôn được phát triển dựa vào việc khai
thác những giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa tại vùng nông thôn, khách du
lịch được giao lưu với người dân địa phương, trực tiếp trải nghiệm cuộc sống nông
thôn và dùng các sản phẩm và dịch vụ do người dân địa phương cung cấp.
Điều kiện phát triển du lịch nông thôn: Du lịch nông thôn chỉ được phát triển trong
điều kiện tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn phong phú, độc đáo, mang nét
đặc trưng của vùng nông thôn điển hình và có sự ủng hộ của cộng đồng địa phương.
So sánh giữa du lịch homestay và du lịch nông thôn:
Bảng 1.3. Bảng so sánh giữa du lịch homestay và du lịch nông thôn
Tiêu chí Du lịch homestay Du lịch nông thôn
Tài nguyên Chủ yếu dựa vào tài
nguyên du lịch văn hóa
Dựa vào tài nguyên tự
nhiên hoặc tài nguyên du
lịch văn hóa
Mục tiêu Nhấn mạnh khai thác và
bảo tồn các giá trị văn
hóa bản địa cong dong
Khai thác và bảo tồn các
giá trị tự nhiên hoặc chủ
thể tham gia
1.1.4. Vai trò của du lịch homestay
Du lịch nghỉ tại nhà dân (Homestay) là loại hình du lịch đang bước đầu phát triển
tại Việt Nam, nhất là khu vực Tây Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long. Kinh doanh loại
pg. 11
hình du lịch này đã từng bước góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân và bảo tồn
di sản, bảo vệ môi trường sinh thái, giúp du lịch phát triển bền vững.
Du lịch nghỉ tại nhà dân khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới và ở nước ta
hình thức này, trong những năm gần đây cũng được chú ý hơn, thu hút được sự quan
tâm của khách và tạo nhiều điều kiện cho cộng đồng tham gia trực tiếp vào các hoạt
động du lịch.
Bà Đỗ Hồng Xoan, Vụ trưởng Vụ Khách sạn, Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hoá, Thể
thao và Du lịch nhận xét về hoạt động du lịch này: "Sự tham gia của cộng đồng vào
phát triển du lịch quyết định sự phát triển du lịch bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh du lịch. Du lịch cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc xoá
đói, giảm nghèo cho nhiều cộng đồng dân cư, đặc biệt là cộng đồng ở những vùng sâu,
vùng xa".
1.1.4.1 Đối với việc phát triển nền kinh tế
Du lịch là một trong những ngành kinh tế, du lịch tạo ra rất nhiều việc làm cho
người dân địa phương, hạn chế việc di dân từ nông thôn đến thành phố lớn; giải quyết
việc làm cho những đối tượng có nhiều thời gian rảnh rỗi sau khi hoàn thành mùa, vụ
ở nông thôn.
Du lịch homestay với đặc điểm thường được tổ chức và phát triển ở những nơi có
cảnh quan thiên nhiên đẹp, hoang sơ, nơi mà các giá trị văn hóa truyền thống còn được
bảo tồn, gìn giữ trong cộng đồng địa phương, nơi mà chưa có điều kiện xây dựng các
khu lưu trú nhà hàng, khách sạn. Khách du lịch được bố trí vào nghỉ trong nhà dân
được xây dựng chủ yếu bằng những vật liệu địa phương; tiêu dùng những sản phẩm
dịch vụ do chủ nhà cung ứng.
Du lịch homestay không chỉ tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho chủ nhà mà
còn đem lại thu nhập cho những người dân khác với những dịch vụ bổ sung phục vụ
khách du lịch. Việc chia sẻ lợi nhuận này đem lại sự công bằng cho dân cư địa
phương. Những thu nhập mà du lịch mang lại đã góp phần tích cực vào việc nâng cao
chất lượng cuộc sống cho cư dân địa phương.
pg. 12
1.1.4.2 Đối với đời sống văn hoá – xã hội
Môi trường văn hóa – xã hội chứa đựng những tinh hoa ngàn đời để lại của các thế
hệ đi trước, những nét độc đáo về phong tục tập quán, những nét kiến trúc đặc trưng…
tất cả đều có sức hút mạnh mẽ với những người không phải là dân cư bản địa, những
người đến từ các nền văn hóa khác nhau, khiến họ phải say mê tìm hiểu, chiêm nghiệm
thông qua các chuyến đi du lịch. Khác với khách của các loại hình du lịch khác, khách
du lich homestay được “cùng ăn - cùng ở - cùng sinh hoạt” với chủ nhà. Do vậy
khoảng cách giữa khách và chủ nhà trở nên gần gũi, gắn bó. Khách du lịch có cơ hội
được khám phá và trải nghiệm văn hóa bản địa, đồng thời trong quá trình đón khách
chủ nhà cũng được tiếp cận và học hỏi được những nét văn hóa của khách du lịch.
Khách du lịch đến từ nhiều quốc gia, dân tộc khác nhau trên thế giới nên sẽ mang
nhiều nét văn hóa khác nhau. Do đó, cộng đồng địa phương trong quá trình tiếp xúc
với khách du lịch không chỉ được giao lưu về văn hóa mà còn được tiếp cận cuộc sống
văn minh, học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ khách du lịch. Nhƣng bên cạnh đó, cũng
có một số những tiêu cực như tệ nạn xã hội, mai một giá trị văn hóa truyền thống…
thông qua hoạt động này.
1.1.4.3 Đối với tài nguyên tài nguyên du lịch và môi trường
Du lịch là một ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt, điều này có nghĩa là tài
nguyên và môi trường là nhân tố cơ bản để tạo ra sản phẩm du lịch. Vì hoạt động du
lịch chủ yếu là các hoạt động ngoài nơi cư trú của du khách như tham quan, tìm hiểu,
trải nghiệm, giải trí, nghỉ dưỡng… Tỉnh Lào Cai khẳng định “tập trung các nguồn lực
để xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh”. Tuy nhiên sự phát
triển ồ ạt của ngành kinh tế du lịch có nguy cơ làm suy thoái tài nguyên du lịch tự
nhiên, làm cho thiên nhiên không kịp phục hồi và đi đến chỗ bị hủy hoại. Ngoài ra quá
trình toàn cầu hóa là một xu hướng tất yếu và ngày càng được mở rộng, cũng là một
trong những nguyên nhân khiến cho truyền thống văn hóa xã hội bản sắc văn hóa bị
mai một dần, những phong tục tập quán tốt đẹp được giữ gìn bao đời có nguy cơ biến
mất.
1.1.5. Điều kiện phát triển du lịch homestay
Điều kiện và cơ chế phát triển chính sách hợp lý tạo môi trường phát triển cho loại
hình du lịch homestay, sự tham gia của người dân bản địa, chính quyền địa phương,
chính phủ trong và ngoài nước về nhân lực, tài chính cũng như kinh nghiệm phát triển
mô hình du lịch này. Các công ty lữ hành đóng góp một phần trong vấn đề tuyên
truyền, quảng cáo nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước
pg. 13
1.1.5.1. Điều kiện về chính sách, pháp luật
Cơ chế chính sách cũng đóng góp trong việc thúc đẩy hoặc kìm nén sự phát triển của
một địa điểm du lịch.
Chính sách dài hạn:
Khuyến khích du lịch: khuyến khích các cơ sở đoàn thể đầu tư vào phát triển loại
hình du lịch homestay. Đặc biệt là cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đối với các
vùngxa xôi, khó khăn có thể áp dụng loại hình du lịch homestay. Khuyến khích phát
triển các sản phẩm loại hình du lịch mới, đặc thù có thể kết hợp với đối với loại hình
du lịch homestay như: du lịch lặn biển, du lịch nghỉ dưỡng,… Đối với loại hình
homestay, nhà nước cần có chính sách phát triển du lịch đại chúng.
Tăng cường hợp tác đối tác: Cơ chế liên kết giữa đại diện nhà nước với các khu
vực tư nhân, tham gia tư vấn hoạch định chính sách, chia sẻ trách nhiệm trong việc
thúc đẩy quảng bá, phát triển thương hiệu, phát triển nguồn nhân lực. Huy động nguồn
lực từ cộng đồng địa phương cho hoạt động chung của vùng, điểm du lịch.
Chính sách phát triển du lịch bền vững: Khuyến khích bằng công cụ tài chính và hỗ
trợ đối với các mô hình nhà dân phục vụ lưu trú loại hình du lịch homestay. Có chính
sách ưu đãi với các dự án phát triển du lịch có sử dụng nhiều lao động địa phương,
khuyến khích hỗ trợ thực hiện chương trình giám sát môi trường tại các khu, điểm,
vùng du lịch và cơ sở dịch vụ du lịch. Cơ chế lập quỹ bảo tồn và phát huy các giá trị tự
nhiên và nhân văn phục vụ du lịch. Khuyến khích các loại hình du lịch du lịch
homestay có trách nhiệm với xã hội và môi trường.
Chính sách cấp bách
Chính sách đầu tư tập trung: nhận biết rõ lợi thế của điểm du lịch đối với sự phát
triển của loại hình du lịch homestay, có các chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài
nước đối với loại hình du lịch này.
Đầu tư phát triển sản đặc phẩm du lịch đặc trưng của vùng: Tăng cường nghiên
cứu thị trường, xây dựng chiến lược sản phẩm, khuyến khích sản phẩm mới có tính
chiến lược, xây dựng nếp sống văn minh du lịch.
Chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch: Khuyến khích đào tạo và chuyển
giao kỹ năng tại chỗ, thu hút chuyên gia của các vùng trong cả nước phục vụ cho đào
tạo du lịch, tăng cường chuẩn hóa kỹ năng, công nhận kỹ năng. Sử dụng phí dịch vụ
vào việc đào tạo và phát triển nhân lực.
Chính sách xúc tiến quảng bá tại các thị trường trọng điểm: Tăng cường nghiên
cứu thị trường, phân đoạn thị trường mục tiêu, hỗ trợ tài chính đối với thị trường trọng
điểm, liên kết, tập trung nguồn nhân lực để xúc tiến quảng bá thị trường trọng điểm,
pg. 14
hình thành các kênh quảng bá toàn quốc trên các thị trường trọng điểm, chiến dịch
quảng bá tại các thị trường trọng điểm.
Chính sách phát triển du lịch homestay thân thiện với thiên nhiên: Khuyến khích hỗ
trợ phát triển các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, tăng cường năng lực tham gia
của cộng đồng địa phương tuyên truyền nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ
trợ trang thiết bị cơ bản cho cộng đồng, phát triển mô hình nghỉ tại nhà dân, tăng
cường trách nhiệm kinh tế, chia sẻ lợi ích kinh tế với cộng đồng, xúc tiến quảng bá du
lịch cộng đồng, hỗ trợ chuyển đổi nghề sang làm du lịch ở các vùng nông thôn
1.1.5.2. Điều kiện về tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là một yếu tố quan trọng làm nên sự phát triển của một điểm du
lịch. Nên việc một địa điểm du lịch có tài nguyên phong phú và đa dạng sẽ tạo nên sức
hấp dẫn cho điểm du lịch.
Tài nguyên du lịch gồm 2 loại tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch
nhân văn.
Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là những địa điểm có thắng cảnh thiên nhiên độc đáo, có
lịch sử hình thành lâu đời, có đủ điều kiện để phát triển du lịch. Là nơi mà cư dân bản
địa có nếp sống sinh hoạt đặc trưng của một vùng miền hoặc một tỉnh, có đủ điều kiện
khí hậu thuận lợi và được sự quan tâm của nhà nước để du lịch địa phương ngày càng
hoàn thiện và phát triển hơn. Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa
hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử
dụng vào mục đích du lịch.
a) Địa hình
Địa hình hiện tại của bề mặt trái đất là sản phẩm của các quá trình địa chất lâu dài.
Trong chừng mực nhất định, mọi hoạt động sống của con ngƣời trên một lãnh thổ đều
phụ thuộc vào địa hình. Tất nhiên tùy thuộc vào mục đích hoạt động kinh tế mà sự phụ
thuộc đó nhiều hay ít hay phụ thuộc vào khía cạnh khác của địa hình.
Đối với hoạt động du lịch homestay, điều quan trọng là đặc điểm hình thái địa hình,
nghĩa là các dấu hiệu bên ngoài của địa hình và các dạng đặc biệt của địa hình có sức
hấp dẫn khai thác để tăng tính hấp dẫn của điểm du lịch
Một số dạng địa hình có ý nghĩa với phát triển du lịch homestay:
- Địa hình đồng bằng: Đồng bằng là nơi hình thành nuôi dưỡng phát triển các nền
văn hóa, văn minh của một đất nƣớc. Tạo điều kiện để khách du lịch homestay
tìm hiểu về lịch sử văn hóa của điểm du lịch.
pg. 15
- Địa hình vùng đồi: Có ý nghĩa đối với phát triển du lịch. Vùng đồi có sự phân
cắt địa hình tạo nên cảnh quan đẹp, thêm vào đó không gian thoáng đãng, bao la
nên thu hút được sự chú ý của khách du lịch. Vùng đồi là nơi có các di tích
khảo cổ và tài nguyên văn hóa – lịch sử độc đáo.
- Địa hình miền núi: Có ý nghĩa lớn nhất với sự phát triển du lịch homestay. Tạo
điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch homestay kết hợp với các
loại hình du lịch leo núi, nghỉ dưỡng.
b) Khí hậu
Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên đối với hoạt động du
lịch. Khí hậu gồm những yếu tố như: nhiệt độ và độ ẩm khí hậu, lượng mưa, áp suất
khí quyển, ánh sáng mặt trời và các hiện tượng thời tiết đặc biệt.
Điều kiện khí hậu ảnh hƣởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoạt động du
lịch: Ví dụ: để phát triển du lịch tắm biển cần các điều kiện như số ngày mưa tương
đối ít, số ngày nắng trung bình trong ngày cao, nhiệt độ nước biển thích hợp nhất là từ
20 độ – 25 độ. Để phát triển loại hình homestay đòi hỏi điểm du lịch phải có nét đặc
trưng, khác biệt về khí hậu như: khí hậu mát mẻ, cảnh quan đẹp, không gian trong
lành. Điểm du lịch có thể là những vùng sông nước, hoặc núi cao thì khí hậu sẽ mát
mẽ hơn giúp du khách hƣớng thú khi tham quan tìm hiểu về điểm du lịch. Khí hậu của
Việt Nam rất thích hợp để phát triển du lịch homestay.
c) Nguồn nước
Nguồn nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nó tham gia vào vòng tuần hoàn của cả
trái đất. Tài nguyên nước của nước ta phong phú gồm nƣớc trên mặt và nước ngầm.
Nước trên bề mặt: gồm có ao, hồ, sông, suối. Bề mặt nước rộng lớn, không gian
thoáng đãng, nước trong xanh. Đây là những yếu tố sẽ cùng hàng loạt yếu tố khác như
địa hình, cơ sở vật chất kỹ thuật tạo nên một cảnh quan đẹp hấp dẫn thơ mộng. thêm
vào đó cùng các bãi biển, bờ ven hồ, sông… có thể sử dụng phát triển hàng loạt loại
hình du lịch như tắm biển, du lịch thể thao. Ngoài ra, nước bề mặt có thể kết hợp với
địa hình, dòng chảy trên địa hình có sự thay đổi đột ngột tạo nên thác nước đẹp, tạo
nên cảnh quan đẹp.
Nước ngầm: gồm các điểm nước khoáng, suối khoáng nóng là tài nguyên thiên
nhiên quý giá để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh. Ở nước ta theo
điều tra có trên 400 nguồn nước khoáng. Nước khoáng là nước thiên nhiên chứa một
số thành phần vật chất đặc biệt ( các ngyên tố hóa học, các khí…) hoặc một số tính
chất vật lý ( nhiệt độ cao, độ PH) có tác dụng sinh lý đối với con người.
pg. 16
d) Sinh vật
Sinh vật bao gồm nguồn động vật, thực vật tiêu biểu có thể phục vụ mục đích du
lịch. Tài nguyên sinh vật ở các quốc gia, cũng như ở Việt Nam phục vụ cho mục đích
du lịch thường tập trung ở:
Các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng sinh thái. Hiện nay, ở
nước ta có 28 vườn quốc gia, 57 khu bảo tồn thiên nhiên, 46 khu dự trữ thiên nhiên, 46
khu bảo tồn sinh cảnh, 37 khu bảo vệ cảnh quan, 4 khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Một số hệ sinh thái đặc biệt như: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái san hô
được bảo vệ khai thác phát triển du lịch homestay.
Trong tài nguyên tự nhiên thì di sản thiên nhiên thế giới có sức hấp dẫn đặc biệt với
du khách không chỉ trong nước mà cả thế giới. Hiện nay, ở Việt Nam có hai di sản
thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên.
Tài nguyên du lịch nhân văn
Nhóm tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra, hay nói cách khác, nó là đối
tượng và hiện tượng được tạo ra một cách nhân tạo. Đây cũng là nguyên nhân khiến
cho tài nguyên du lịch nhân văn có những đặc điểm khác biệt so với nguồn tài nguyên
du lịch tự nhiên. Đối với loại hình du lịch homestay giá trị của tài nguyên du lịch nhân
văn của điểm du lịch có sức hấp dẫn cao đối với du khách. Vì tài nguyên du lịch nhân
văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn, tác dụng giải trí không điển hình hoặc mang tính
thứ yếu, bởi tài nguyên du lịch nhân văn là sản phẩm văn hóa, khi du khách đến thăm
quan chủ yếu muốn tìm hiểu lịch sử, giá trị văn hóa dân tộc.
Tài nguyên du lịch nhân văn thường tập trung ở các điểm quần cư và các thành phố
lớn. Khi đến thăm nguồn tài nguyên nhân văn có thể sử dụng cơ sở vật chất của du lịch
đã được xây dựng trong các điểm quần cư mà không cần xây thêm cơ sở riêng.
a) Các di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử - văn hóa
Là một trong những nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, là nguồn lực để phát triển
và mở rộng hoạt động du lịch. Các di sản văn hóa thế giới và các di tích lịch sử - văn
hóa gắn liền với môi trường xung quanh… bảo đảm sự sinh động của quá khứ đã nhào
nặn nên chúng và bảo đảm cho khung cảnh cuộc sống đa dạng của xã hội.
Di sản văn hóa được coi là kết tinh của những sáng tạo văn hóa của một dân tộc.
Việc một di sản quốc gia được công nhận, tôn vinh là di sản thế giới mang lại nhiều ý
nghĩa. Hiện nay, Việt Nam có 3 di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận di
sản văn hóa thế giới: Cố Đô Huế được công nhận ngày14/12/1993, Thánh Địa Mỹ Sơn
và Phố Cổ Hội An được công nhận ngày 14/12/1999.
pg. 17
b) Các lễ hội
Lễ hội là loại hình văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, là một kiểu sinh
hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc hoặc là một dịp để con
người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại: ngưỡng mộ tổ tiên, ôm lại truyền thống
hoặc để giải quyết những nỗi lo âu, những khao khát, ước mơ mà cuộc sống thực tại
chưa giải quyết được hay lễ hội là bộ sách bách khoa đồ sộ, là một bảo tàng sống văn
hóa tinh thần của người Việt. Nó đã và sẽ tác động mạnh mẽ, sâu sắc vào tâm linh, vào
việc khuôn đuc tâm hồn và tính cách Việt Nam xưa nay và mai sau.
c) Nghệ thuật ẩm thực
Người Việt rất khéo léo, tinh tế trong việc chế biến các món ăn từ các sản phẩm
nông - lâm - thủy sản. Mỗi vùng quê Việt Nam có các đặc sản nông nghiệp riêng. Vì
vậy Việt Nam là một quốc gia có nhiều món ăn đồ uống ngon như phở Hà Nội, Cốm
Hà Nội, Bánh đậu xanh Hải Dương, Bún bò Huế, Cao lầu Hội An, hủ tiếu Nam Bộ…
Nghệ thuật ẩm thực của Việt Nam được thể hiện từ khâu chọn nguyên liệu, chế
biến nguyên liệu, bày đặc món ăn, cách ăn, cách uống tạo sự hấp dẫn đối với du khách.
1.1.5.3. Điều kiện về chủ thể tham gia
a) Cộng đồng địa phương
Hoạt động du lịch homestay hướng đến nhấn mạnh yếu tố phong tục tập quán của
cộng đồng địa phương và vì mục tiêu phát triển văn hóa và bảo tồn, do vậy đối với loại
hình du lịch này, cộng đồng địa phương là yếu tố hàng đầu.
Cộng đồng địa phương là yếu tố hình thành, nuôi dưỡng, bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa bản địa, nghệ thuật kiến trúc trang trí nhà, nghệ thuật sản xuất hàng thủ
công mỹ nghệ truyền thống, nghệ thuật ẩm thực, văn hóa ứng xử, lễ hội, văn hóa dân
gian, văn hóa nghệ thuật truyền thống, tôn giáo tín ngưỡng… Đây là nguồn tài nguyên
có sức hấp dẫn đặc biệt đối với khách du lịch homestay.
Cộng đồng địa phương chủ yếu tham gia hoạt động du lịch để có thêm thu nhập
ngoài việc làm thường xuyên của họ. Cộng đồng địa phương ý thức được làm du lịch
là bảo tồn bản sắc văn hóa của địa phương, dân tộc mình để nâng cao chất lượng sản
phẩm du lịch. Cộng đồng địa phương nên đón tiếp khách một cách ân cần và tạo điều
kiện cho họ hiểu biết hơn về phong tục tập quán của mình, đáp ứng nhu cầu của họ
hoặc có thể gợi ý cho họ về công việc mà người dân thường làm để họ có dịp tham gia
vào những công việc khác thường ngày của họ… Ngoài ra để phát triển loại hình du
lịch homestay thì các hộ dân được áp dụng cần đầu tư và thu hút đầu tư của nhà nước
để sửa sang nhà cửa, bố trí nhân lực đón tiếp khách. Đối với loại hình du lịch
homestay du khách có thực hiện được mục đích chuyến đi của mình hay không, có
pg. 18
được đáp ứng những nhu cầu du lịch hay không phụ thuộc chủ yếu vào cộng đồng địa
phương và môi trường sống của họ
b) Khách du lịch
Khách du lịch khi cùng sinh sống với người dân bản địa, tham gia hoạt động của
chính gia đình đó, được dạy cách nấu ăn, bắt cá, làm bánh… Mỗi người sẽ phải vận
động như chính những thành viên trong cùng một gia đình. Cách tiếp cận gần gũi nhất
với văn hóa địa phương này giúp các thành viên có ý thức hơn trong việc bảo tồn và
phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc, trải nghiệm sâu sắc hơn về cuộc sống.
Khách du lịch là yếu tố cầu du lịch. Thực tế tại nhiều mô hình phát triển du lịch thì
phần lớn khách du lịch đến từ các nước phát triển. Do vậy, họ có thói quen ăn ở vệ
sinh và sống tiện nghi. Đây chính là những khó khăn trong việc đảm bảo sự hài lòng
của khách du lịch đối với sản phẩm du lịch của cộng đồng địa phương
c) Công ty du lịch
Là cầu nối giữa khách du lịch với cộng đồng địa phương, giữ vai trò môi giới trung
gian để bán sản phẩm du lịch cho cộng đồng và cung cấp một phần sản phẩm du lịch
mà cộng đồng chưa cung ứng đủ, đảm bảo cho sự đa dạng và chất lượng cho sản phẩm
du lịch. Họ có thể sử dụng lao động là cộng đồng địa phương, góp phần tạo công ăn
việc làm và thu nhập cho cộng đồng địa phương.
Loại hình du lịch homestay hiện nay đang rất thịnh hành được đa số khách du lịch
lựa chọn khi đi du lịch nội địa lẫn quốc tế. Thị trường khách chủ yếu của du lịch
homestay là những người thích trải nghiệm và thích tìm hiểu về nhiều nền văn hóa,
sinh hoạt của nhiều nơi trong cả nước hoặc nước ngoài. Những người năng động, thích
trải nghiệm cuộc sống mà đặc biệt hơn là thành phần thanh niên và trung niên. Khách
du lịch tìm đến với du lịch homestay chủ yếu đến từ thành thị hoặc khách du lịch nước
ngoài họ đến từ những nơi có sự khác biệt trong đời sống hàng ngày.
Thị trường khách du lịch chủ yếu của loại hình này là người Pháp, Bỉ, Đức, Hà
Lan, Nhật… không phải chỉ có khách “tây ba lô‟ hay sinh viên mới thích du lịch
homestay, ngay cả giới du khách nhà giàu có địa vị cao như doanh nhân, bác sĩ, kỹ sư
cũng có người sẵn sàng “hành trang” để tham gia loại hình du lịch homestay.
Những năm gần đây, các tour của loại hình du lịch homestay không chỉ thu hút
khách nước ngoài mà còn thu hút được số lượng lớn khách nội địa. một vài địa điểm
thu hút sự quan tâm của du khách như: Sa Pa (Lào Cai), Ba Bể (Bắc Cạn), Mai Châu
(Hòa Bình)… các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long.
Công ty du lịch nên tạo ra nhiều tour du lịch homestay để có thể làm đa dạng thêm
loại hình du lịch này. Công ty du lịch là cầu nối giữa khách du lịch, người dân địa
pg. 19
phương và chính quyền địa phương. Công ty du lịch tạo ra nhiều tour du lịch thì chính
quyền địa phương sẽ đuợc nguồn thuế từ du lịch góp phần vào tôn tạo các tài nguyên
du lịch địa phương, người dân địa phương được nâng cao mức sống hơn, thu nhập ổn
định hơn. Công ty du lịch càng tạo ra nhiều tour du lịch hấp dẫn, độc đáo thì càng thu
hút được nhiều đối tượng khách hơn, góp phần phát triển bền vững công ty.
d) Chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương là người được cộng đồng địa phương tín nhiệm, bầu ra và
đại diện cho cộng đồng. Họ là những người lãnh đạo, có vai trò tổ chức và quản lý,
tăng cường sức mạnh đoàn kết tập thể của cộng đồng. Đặc biệt, phát huy tiềm năng,
thế mạnh của cộng đồng trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng
địa phương theo các chủ trương, đường lối của nhà nước và pháp luật, là cầu nối giữa
cộng đồng địa phương và thế giới bên ngoài. Để phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa
phương thì chính quyền địa phương cần làm tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự, đảm
bảo vệ sinh môi trường phục vụ du khách.
Chính quyền địa phương ủng hộ việc các công ty du lịch khai thác hoạt động du
lịch homestay tại địa phương mình. Bởi vì họ mong muốn hoạt động du lịch sẽ mang
lại việc làm cho người dân, tạo nguồn thu nhập cho địa phương. Chính quyền địa
phương có các chính sách hỗ trợ người dân khi tham gia vào loại hình du lịch này, vì
sẽ không dễ để một người lạ có thể vào và sống cùng gia đình của họ và sinh hoạt bình
thường như thành viên trong gia đình được, nên chính quyền địa phương phải có các
chính sách phù hợp để người dân tham gia vào làm du lịch với một tinh thần thoải mái
và nhiệt tình.
1.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch homestay và bài học kinh nghiệm cho thị
xã SaPa Tỉnh Lào Cai
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay của Thái Lan
1.2.1.1. Tổng quan về Thái Lan
Vị trí địa lý: Thái Lan (tiếng Thái: ประเทศไทย, chuyển tự Prathet Thai), tên gọi
chính thức là Vương quốc Thái Lan (tiếng Thái: ราชอาณาจักรไทย, chuyển tự Racha-
anachak Thai, còn thường được gọi ngắn là Thái), là một quốc gia độc lập có chủ
quyền ở khu vực Đông Nam Á, phía bắc giáp Lào và Myanmar, phía đông giáp Lào và
Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp Myanmar và biển
Andaman. Lãnh hải Thái Lan ở phía đông nam tiếp giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh
Thái Lan, phía tây nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ qua biển Andaman.
Diện tích: 513.120 km²
pg. 20
Dân số: khoảng 68 triệu người, 75% là dân tộc Thái, 14% là người Thái gốc Hoa
và 3% là người Mã Lai, phần còn lại là những nhóm thiểu số như Môn, Khmer và các
dân tộc khác
Thái Lan là quốc gia đặc biệt phát triển trong ngành du lịch, nước này sở hữu
những điểm đến du lịch nổi tiếng thế giới, có thể kể đến như: Ayutthaya, Pattaya,
Bangkok, Phuket, Krabi, Chiang Mai, hay Ko Samui,... Đón tiếp xấp xỉ 40 triệu lượt
khách quốc tế ghé thăm trong năm 2019, trong đó, con số trung bình là 14 nghìn lượt
mỗi ngày. Nguồn thu từ công nghiệp du lịch, dịch vụ và xuất khẩu có đóng góp lớn
cho nền kinh tế.
1.2.1.2. Tổng quan du lịch Homestay tại Thái Lan
Homestay Thái Lan được hiểu là loại hình du lịch cho bạn thuê một căn nhà trong
thời gian ngắn ngày và trải nghiệm khiến bạn sống như một người Thái.
Trong thời gian đi du lịch, đây là cơ hội tốt nhất để tìm hiểu về văn hóa địa phương
và cuộc sống của người dân, hiểu rõ hơn về người dân Thái Lan. Bạn cũng sẽ được
gặp và làm quen với rất nhiều người dân bản địa khác. Đây là một hoạt động giao lưu
văn hóa khi du lịch.
Nếu một ai đó muốn kinh doanh homestay thì phải được Bộ Du Lịch Thái Lan
chứng nhận. Ngôi nhà phải đạt tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn.
Một ngôi nhà đạt tiêu chuẩn homestay sẽ có giá trị sử dụng 3 năm. Sau đó người
chủ sẽ phải tự cải tạo, sửa sang lại. Do đó bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng của
căn homestay.
Sống với cuộc sống của người Thái Lan
Trong thời gian đi du lịch, lựa chọn homestay mang đến cho bạn cơ hội tốt nhất để
tìm hiểu về văn hóa địa phương và cuộc sống của người dân bằng cách hiểu rõ hơn về
lối sống, trao đổi kiến thức, cũng như chia sẻ chỗ ở và thức ăn của họ như một phần
của gia đình. Ngoài sự phong phú của truyền thống địa phương, du khách được giới
thiệu đến các trang web và hoạt động du lịch.
Bằng cách này, du khách có thể gặp gỡ nhiều người dân địa phương và có thể trải
nghiệm lối sống đơn giản và tự nhiên của vùng nông thôn, một trải nghiệm mà họ chưa
bao giờ có cơ hội để có trước đây.
pg. 21
Đúng chất của một chuyến du lịch bụi tự túc
Bạn sẽ được trải nghiệm như một người bản địa đi du lịch. Bạn sẽ được trải nghiệm
tìm hiểu mọi địa danh bạn muốn đến và tự túc đi trong đất nước Thái Lan với sự tư
vấn và gợi ý của chính người dân bản địa. Bạn sẽ tạm bỏ đi việc là người Việt Nam và
trở Thành người Thái Lan trong những ngày trải nghiệm ở nơi đây.
Bạn sẽ có một kỉ niệm tuyệt vời, được kết giao với những người bạn mới có thể là
những người cùng đi du lịch đến Thái Lan nhưng lại đến từ một quốc gia khác. Với
mỗi người bản địa ở đây bạn sẽ có những kỉ niệm đẹp bởi sự niềm nở và mến khách ở
nơi đây.
Du lịch theo hình thức Homestay bạn sẽ hạn chế được một khoản chi phí cho việc
thuê phòng. Thuê phòng Homestay ở Thái Lan khá là rẻ. Bạn sẽ chủ động được khỏan
chi phí cho chuyến du lịch của mình hơn.
1.2.1.3. Ngành công nghiệp du lịch của Thái Lan
Thái Lan có ngành công nghiệp du lịch phát triển, gây ấn tượng đối với khu vực và
thế giới. Đối với Việt Nam tuy có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển du lịch;
nhưng sự phát triển trong những năm qua chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế
vốn có và chỉ số cạnh tranh còn thấp. Để đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn thì việc học tập kinh nghiệm của Thái Lan là có ý nghĩa và cần thiết đối với
Việt Nam.
Với phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp cùng với quá trình nghiên cứu
thực tế; kết hợp dựa trên báo cáo cạnh tranh về du lịch và lữ hành của Diễn đàn Kinh
tế Thế giới năm 2015, nội dung của bài báo đề cập và phân tích 3 vấn đề, gồm: Một số
thành công nổi bật của ngành du lịch Thái Lan; kinh nghiệm phát triển du lịch của
Thái Lan và một số gợi ý đối với Việt Nam
Thái Lan được thế giới biết đến như là một thiên đường du lịch, xứ sở “đất nước nụ
cười” của khu vực. Ngành du lịch Thái Lan thực sự là ngành kinh tế “mũi nhọn” -
ngành công nghiệp “không khói” đóng góp 9% GDP của Thái Lan, đối với Việt Nam
chỉ có 4,6%. Tại sao du lịch Thái Lan lại phát triển mạnh và có vị trí cao trong khu vực
và thế giới? Việt Nam có thể học tập được những kinh nghiệm gì từ phát triển du lịch
của Thái Lan?
Thái Lan có ngành du lịch phát triển mạnh ở Châu Á. Ngành du lịch là ngành thu
được nguồn ngoại tệ chủ yếu và cao hơn các ngành sản xuất khác của Thái Lan. Mặc
dù phải đương đầu với nhiều cuộc biểu tình và tình hình chính trị bất ổn nhưng ngành
du lịch Thái Lan vẫn có sự phát triển thần tốc đáng kinh ngạc khi đã có 26,5 triệu lượt
khách quốc tế với doanh thu đạt 42,10 tỷ USD, đứng thứ 10 trong số các điểm đến thu
pg. 22
hút được nhiều du khách quốc tế nhất. Tuy chỉ đứng thứ 10 về lượng khách quốc tế
đến nhưng Thái Lan lại đứng thứ 7 trong số các nước và vùng lãnh thổ có doanh thu từ
du lịch quốc tế cao nhất, và cũng là nước có tỷ lệ tăng doanh thu ấn tượng nhất, 23,1%
so với doanh thu du lịch quốc tế.
Trong các năm qua, Thái Lan đã khẳng định vị trí tại khu vực và thế giới về phát
triển du lịch. Năm 2013 Thái Lan đã nhận được giải thưởng “Điểm đến được ưa thích
nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, do Travel Trade News trao tặng. Cũng
năm 2013, độc giả báo Travel+ Leisure bình chọn Thái Lan ở hai giải thưởng là điểm
đến được ưa thích nhất và địa điểm tổ chức đám cưới tốt nhất. Thủ đô Bangkok và
thành phố Chiang Mai cũng được độc giả báo Condé Nast Traveller bầu chọn trong
danh sách 25 thành phố du lịch tốt nhất, 8 khu nghỉ mát của Thái Lan lọt vào danh
sách top 20 “Khu nghỉ mát tốt nhất” khu vực châu Á.
Theo Forbes, thủ đô Bangkok của Thái Lan cũng được xếp thứ 1 trong danh sách 10
thành phố có số lượng du khách quốc tế đến nhiều nhất trên thế giới, với 15,98 triệu
lượt khách.
Bài học rút ra dành cho Việt Nam
 Định hướng chính sách và nhận thức của toàn xã hội
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Nắm bắt các xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới và hiểu rõ các nguồn lực phát
triển cho ngành du lịch Việt Nam, Chính phủ đã đề ra Chiến lược phát triển du lịch
Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030. Rõ ràng, định hướng chính sách là đúng
đắn thể hiện tầm nhìn vĩ mô trong trung hạn và dài hạn để đưa ngành du lịch phát triển
tương xứng với tiềm năng và lợi thế vốn có. Du lịch Thái Lan phát triển được như thế
bắt nguồn từ nhận thức đến hạnh động từ Nhà Vua, đến Chính phủ và người dân Thái.
Việt Nam có định hướng chính sách tốt, có quy hoạch bài bản cho từng vùng miền về
phát triển du lịch; có đầu tư thỏa đáng cho phát triển du lịch-điều đó rất cần và quan
trọng; nhưng chưa đủ. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, để ngành du lịch “cất cánh”
và phát triển cần phải có sự quan tâm, phối giữa các ngành, các cấp từ nhận thức đến
kinh doanh du lịch. Kinh doanh trong lĩnh vực du lịch phải văn minh lịch sử đối với du
khách. Đã đến lúc cần phải tuyên truyền và “phải đưa ra những ý tưởng mới nhằm
thay đổi hình ảnh du lịch Việt Nam trong con mắt bạn bè thế giới để hình thành nên
một trải nghiệm du lịch thú vị hơn cho du khách”. Làm như thế nào để du khách quốc
tế đến Việt Nam lần thứ nhất, họ phải đến lần thứ hai và lần thứ ba?
pg. 23
Theo Hiệp hội Du lịch Châu Á-Thái Bình Dương (PATA), có đến 40% du khách
quay lại Singapore, 45% khách du lịch đến Thái Lan, còn lại Việt Nam, có đến hơn 80%
du khách không quay trở lại.
 Khuôn khổ luật pháp
Kinh doanh du lịch, đặc biệt du lịch quốc tế liên quan đến vấn đề quản lý con người;
do vậy yếu tố luật pháp rất quan trọng, đóng vai trò nền tảng khuyến khích và tạo điều
kiện cho du khách đến Việt Nam. Một trong những giải pháp thiết thực nhất là Chính
phủ đã ban hành nghị quyết về việc miễn thị thực trong thời gian 5 năm đối với công
dân các nước Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Ý khi nhập cảnh Việt Nam với thời hạn
lưu trú không quá 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Luật pháp chính sách theo hướng
“mở cửa” khuyến khích tạo điều kiện cho du khách đến Việt Nam là rất cần thiết; song
cũng cần rà xét khía cạnh luật pháp, cơ chế chính sách trong kinh doanh các loại hình
du lịch để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách. Mặt khác phải loại trừ hoàn toàn
trường hợp kinh doanh “ép giá, làm giá” đối với du khách nước ngoài như báo chí đã
nêu; luật pháp chính sách phải thúc đẩy hướng tới tạo ra môi trường kinh doanh du
lịch lành mạnh và văn minh, thân thiện. Có như vậy, thị trường du lịch Việt Nam mới
giữ chân được du khách.
 Chính sách sản phẩm
Theo nhận xét của các du khách nước ngoài khi đến Việt Nam cho thấy: sản phẩm
du lịch còn nghèo nàn, đơn giản, chưa phong phú và đa dạng. Sản phẩm du lịch cho du
khách theo hai nghĩa: sản phẩm hữu hình và sản phẩm dịch vụ. Các hàng hóa đặc sản
của các tỉnh thành, địa phương trong cả nước còn ít, khó có thể mua về để làm kỷ niệm.
Các du khách nước ngoài thường ca ngợi hai sản phẩm đặc trưng của Việt Nam đó
là, trang phục “Áo dài” và “nón lá”. Các sản phẩm dịch vụ vui chơi giải trí cũng chưa
có gì độc đáo đặc sắc như Thái Lan. Thỏa mãn nhu cầu cho du khách khi đi du lịch rất
quan trọng bao gồm cả vật chất và tinh thần. Để tạo ra những sản phẩm có tính cạnh
tranh cho du khách: Thái Lan đã thuần hóa huấn luyện các động vật hung dữ như sư tử,
cá sấu, rắn độc.v.v…trở nên thân thiện gần gũi với con người-những người Thái làm
các công việc đó. Đồng thời đầu tư để bảo tồn xây dựng công viên về “bướm”;
Singapore xây dựng công viên về “chim tự nhiên”; Ma-lai-xi-a phải đầu tư xây dựng
những khu vui chơi giải trí sầm uất như cao nguyên “Genting”. Đã đến lúc Việt Nam
cũng phải đầu tư, đặc biệt phải có chính sách khuyến khích thu hút các nhà đầu tư
nước ngoài vào đầu tư các khu du lịch vui chơi giải trí có danh tiếng như Pattaya của
Thái Lan, chủ yếu do cải tạo đầu tư mà có. Việt Nam cần phải có những sản phẩm du
lịch đặc trưng độc đáo để tạo ấn tượng sâu sắc cho du khách được thưởng thức những
giá trị vật chất và tinh thần phù hợp với lợi thế và tiềm năng vốn có của Việt Nam.
pg. 24
 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Thực trạng cơ sở hạ tầng của Việt Nam đã có bước phát triển do chính sách và giải
pháp đầu tư đúng đắn của Nhà nước trong những năm qua; nhưng so với yêu cầu cho
phát triển du lịch trong bối cảnh mới thì còn nhiều hạn chế. Sở dĩ Thái Lan lượng
khách quốc tế đến Thái Lan lớn như vậy, có nhiều lý do trong đó cơ sở hạ tầng của họ
tốt hơn Việt Nam. Cơ sở hạ tầng bao gồm: cơ sở hạ tầng vận tải hàng không, chỉ số
năng lực cạnh tranh của Thái Lan năm 2021 xếp thứ tự thứ 17/141 quốc gia - với giá
trị 4,57; tương ứng Việt Nam 68/141 với giá trị 2,72; tức là hơn Việt Nam 51 bậc. Về
mặt bằng và cơ sở hạ tầng cảng Thái Lan xếp thứ 71/141 quốc gia, Việt Nam xếp thứ
87 với giá trị là 3,14 (Thái Lan hơn Việt Nam 16 bậc). Về cơ sở hạ tầng dịch vụ du
lịch, Thái Lan trong năm 2021, chỉ số cạnh tranh cũng được xếp thứ hạng cao: 21/141
với giá trị là 5,70; trong khi đó Việt Nam xếp hạng 105/141 với giá trị 2,95; cao hơn
Việt Nam 84 bậc. Để cho ngành du lịch phát triển, trong những năm tới Việt Nam cần
ưu tiên đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, phù hợp với quy hoạch các vùng
trọng điểm du lịch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
 Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực
Đối với nguồn nhân lực và thị trường lao động, chỉ số xếp hạng cạnh tranh của Thái
Lan là 29/141 quốc gia, với giá trị là 4,98; Việt Nam cũng ở thứ hạng tương đối cao so
với thế giới: 55/141 với giá trị 4,68; nhưng so với Thái Lan Việt Nam vẫn thấp hơn 26
bậc. Chỉ số cạnh tranh sự sẵn sàng của công nghệ thông tin (ICT), Thái Lan xếp hạng
60/141 với giá trị 4,34; Việt Nam xếp hạng 97/141 với giá trị 3,37. Như vậy trong lĩnh
vực sự sẵn sàng ICT của Thái Lan hơn hẳn Việt Nam 37 bậc, điều đó tác động rất
mạnh đến mở rộng thị trường và tiếp cận khách hàng, tạo ra lợi thế trong quảng cáo,
tiếp thị và thúc đẩy hoạt động, hiệu quả kinh doanh.
Trong kế hoạch trung hạn và dài hạn, các Bộ ngành và các tỉnh thành trong cả nước
ưu tiên đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch, nhất là cho
các vùng du lịch trọng điểm và hiện đại hóa công nghệ thông tin và truyền thông theo
hướng “đi tắt đón đầu”.
Tóm lại, về phát triển du lịch, Việt Nam còn kém Thái Lan nhiều bậc về các chỉ số:
môi trường kinh doanh, y tế và vệ sinh môi trường, nguồn lực và thị trường lao động,
sự sẵn sàng công nghệ thông tin và truyền thông, ưu tiên cho các tua du lịch, độ mở
với quốc tế, môi trường bền vững, cơ sở hạ tầng vận tải hàng không, mặt bằng và cơ
sở hạ tầng cảng, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch, tài nguyên thiên nhiên.
pg. 25
1.2.2. Khái quát về du lịch homestay ở Việt Nam
1.2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của du lịch homestay ở Việt Nam
Người Việt Nam biết đến hình thức homestay qua hành trình thường niên của con
tàu Thanh niên Đông Nam Á, cập cảng lần đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh vào năm
1995. Con tàu mang tên Nippon Maru này có sự tham gia của hàng trăm thanh niên
ASEAN và Nhật Bản, lần lượt cập cảng biển của các nước thành viên. Khi cập cảng
một nước, các thành viên trên tàu ngoài việc cùng tham gia những hoạt động văn hóa
cộng đồng sẽ được bố trí đến ở tại nhà những người dân bản xứ. Qua những năm tham
gia tàu Thanh niên Đông Nam Á, nhiều bạn trẻ Việt Nam đã được sống trong các gia
đình người Nhật, Malaysia, Thái Lan,… Ngược lại nhiều bạn trẻ nước ngoài đã ở tại
các gia đình người Việt để học hỏi, tìm hiểu về văn hóa, lối sống,… Từ đó người Việt
Nam bắt đầu làm quen với tên gọi một loại hình du lịch homestay.
Tuy nhiên, sự hình thành của du lịch homestay ở Việt Nam không phải xuất phát từ
ý tưởng của các công ty lữ hành mà từ nhu cầu và sự xâm nhập của những khách du
lịch “Tây ba lô”. Nhiều khách đến du lịch Việt Nam thông qua môi giới, hướng dẫn
viên hoặc tự liên hệ để được nghỉ dưỡng homestay ở những gia đình người Việt thân
thiện với mục đích tìm hiểu khám phá những nét văn hóa bản địa.
Những công ty lữ hành như Saigontourist, Handspan Adventure Travel… nhận thấy
đây là một loại hình du lịch mới hứa hẹn những sản phẩm du lịch thú vị, hấp dẫn
khách du lịch nên họ bắt tay vào việc thiết kế, xây dựng, quảng bá, bán và tổ chức thực
hiện các chương trình du lịch homestay.
Du lịch homestay đã bước đầu phát triển ở một số nơi như: Sapa, Mai Châu, Ba Bể,
Hội An, Huế, Sài Gòn,… như vậy du lịch homestay đã được triển khai tại các địa bản
ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam và cả đô thị, nông thôn, miền núi,…
Hiện tại, với mục đích hỗ trợ ngành du lịch phát triển bền vững, đóng góp nhiều
hơn vào công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, một số nước và tổ chức quốc tế đã
dành nhiều trợ giúp tài chính và kỹ thuật cho du lịch Việt Nam nhằm xây dựng mô
hình thí điểm về du lịch công cộng, du lịch vì người nghèo, phát triển hệ thống nhà
khách-nhà nghỉ nông thôn. Với tên gọi khác nhau, các dự án đều có chung mục tiêu là
bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhirn, giữ gìn văn hóa kết hợp với phát triển du lịch.
1.2.2.2. Điều kiện phát triển du lịch homestay ở Việt Nam
 Chính sách và pháp luật có liên quan đến du lịch homestay
pg. 26
Theo luật du lịch 2005, nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài
chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài
đầu tư vào các lĩnh vực sau đây:
 Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch;
 Tuyên truyền, quảng bá du lịch;
 Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch;
 Nghiên cứu, đầu tư, xây dựng sản phẩm du lịch mới;
 Hiện đại hoá hoạt động du lịch;
 Xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, nhập khẩu
phương tiện cao cấp phục vụ cho việc vận chuyển khách du lịch, trang thiết bị
chuyên dùng hiện đại cho cơ sở lưu trú du lịch hạng cao và khu du lịch quốc gia;
 Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhằm sử dụng lao động, hàng hoá và dịch vụ tại
chỗ, góp phần nâng cao dân trí, xoá đói, giảm nghèo.
Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác quy hoạch; hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch; hỗ trợ công tác tuyên truyền, quảng
bá du lịch, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch, nghiên cứu, ứng
dụng khoa học và công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch.
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài ở Việt Nam
đi du lịch trong nước và nước ngoài; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách du
lịch.
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế,
các tầng lớp dân cư tham gia hoạt động du lịch, mở rộng giao lưu hợp tác giữa du lịch
Việt Nam với du lịch khu vực và quốc tế.
Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện hình thành quỹ hỗ trợ phát triển du lịch từ
nguồn đóng góp của các chủ thể hưởng lợi từ hoạt động du lịch, nguồn đóng góp tự
nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
 Điều kiện tài nguyên du lịch - tài nguyên du lịch tự nhiên
Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, với 125 bãi tắm biển, trong đó hầu hết là các
bãi tắm rất đẹp và thuận lợi cho khai thác du lịch mà không phải quốc gia nào cũng có.
Các bãi tắm nổi tiếng từ bắc đến nam có thể kể đến như Trà Cổ, Hạ Long, Ðồ Sơn, Cát
Bà, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Lăng Cô, Ðà Nẵng, Nha Trang, Cà Ná, Mũi Né,
Vũng Tàu, Hà Tiên, Phú Quốc…
pg. 27
Ðặc biệt vùng biển Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên được UNESCO hai lần công
nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới vào các năm 1994 và 2000 bởi những giá trị ngoại
hạng mang tính toàn cầu về cảnh quan thiên nhiên và địa chất, địa mạo. Hiện nay, vịnh
Hạ Long nằm trong danh sách 28 ứng cử viên lọt vào vòng chung kết của cuộc vận
động bầu chọn “7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới”. Bên cạnh đó, 3 vịnh là Hạ
Long, Nha Trang, Lăng Cô được công nhận là thành viên của Câu lạc bộ Các vịnh đẹp
nhất thế giới.
Ngoài ra, nhiều bãi biển và đảo được các hãng thông tin, tạp chí, cẩm nang du lịch
uy tín trên thế giới bình chọn với các danh hiệu ấn tượng và hấp dẫn khách du lịch như:
biển Đà Nẵng từng được tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là một trong 6 bãi biển đẹp
nhất hành tinh vào năm 2005; bãi Dài ở Phú Quốc năm 2008 đã đứng đầu trong số 5
bãi biển đẹp và sạch trên thế giới trong cuộc bình chọn dài ngày mang tên "Hidden
Beaches" của hãng tin ABC News; Côn Đảo là một trong những điểm đến ấn tượng
nhất Đông Nam Á năm 2010 do tạp chí New York Times chọn. Đặc biệt, năm 2011
Côn Đảo nằm trong top 20 hòn đảo bí ẩn nhất thế giới do tạp chí du lịch Travel and
Leisure (Mỹ) bình chọn và là 1 trong 10 hòn đảo bí ẩn và tốt nhất thế giới để hưởng
một kỳ nghỉ lãng mạn do cẩm nang du lịch quốc tế Lonely Planet (Anh) bầu chọn.
Với bề dày lịch sử 4.000 năm, Việt Nam còn giữ được nhiều di tích kiến trúc có giá trị
trong đó còn lưu giữ được nhiều di tích cổ đặc sắc với dáng vẻ ban đầu như: Chùa Một
Cột, Chùa Kim Liên, Chùa Tây Phương, Ðình Tây Ðằng và Ðình Chu Quyến (Hà Nội),
Tháp Phổ Minh (Nam Định), Chùa Keo (Thái Bình), Chùa Bút Tháp và Ðình Bảng
(Bắc Ninh), Tháp Chàm (các tỉnh ven biển miền Trung) và kiến trúc cung đình Huế.
 Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn là những của cải vật chất và tinh thần do con người tạo ra
từ xưa đến nay có thể thu hút khách du lịch đến thưởng thức. Các tài nguyên nhân vãn
bao gồm:
- Các di tích lịch sử, di tích văn hoá;
- Các công trình kiến trục;
- Các nhà bảo tàng;
- Các vườn tượng;
- Các lễ hội truyền thống;
- Các làng nghề truyền thống;
- Ẫm thực;
pg. 28
- Tôn giáo;
- Âm nhạc, hội hoạ;
Tính đến năm 2005, ở Việt Nam có 7 di sản được UNESCO công nhận là di sản văn
hoá thế giới bao gồm: Quần thể di tích Cô' đô Huế, Vịnh Hạ Long; Di tích Mỹ Sơn,
Phố cổ Hội An, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Nha nhạc cung đình Huế,
Không gian cổng chiêng Tây Nguyên, Cố đô Huế, vịnh Hạ Long, thánh địa Mỹ Sơn,
phố cổ Hội An, Phong Nha - Kẻ Bàng, nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây
Nguyên
 Điều kiện cơ sở hạ tầng Việt Nam
Cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng giao thông nói riêng tại Việt Nam đang
được nâng cấp xây dựng. Bộ Giao thông Vận tải đã công bố kế hoạch đầu tư cơ sở hạ
tầng giao thông đến năm 2030 bao gồm các hạng mục như hoàn thiện đường cao tốc
Bắc - Nam, các trục đường sắt huyết mạch Bắc- Nam và sân bay Long Thành, Đồng
Nai.
Thêm vào đó, các nhà đầu tư lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu đang tập trung chú ý khu
vực phía Bắc là nơi có nguồn lao động dồi dào. Vì vậy, việc quy hoạch, mua bán đất
khu công nghiệp, mở rộng năng lực hoạt động của các cảng biển như cảng Hải Phòng
là mục tiêu mà chính phủ đang hướng tới. Việc huy động tài chính từ các tổ chức tư
nhân bên cạnh ngân sách nhà nước trong xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam cũng
đang được đẩy mạnh.
Để tiếp tục phát triển kinh tế – xã hội trong tương lai, Chính phủ Việt Nam tiếp tục
đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao (đặc biệt là hạ tầng giao thông) và
xác định đây là một trong ba khâu đột phá chiến lược. Hiện nay, việc đầu tư phát triển
cơ sở hạ tầng đang là ưu tiên của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Với quan
điểm “Cơ sở hạ tầng đi trước một bước”, trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam
đã dành một mức đầu tư cao cho phát triển cơ sở hạ tầng.
Khoảng 9 – 10% GDP hàng năm đã được đầu tư vào ngành giao thông, năng lượng,
viễn thông, nước và vệ sinh, phát triển du lịch hạ tầng,…
 Nguồn nhân lực
Trong năm 2020, lao động ở Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Trong đó là sự chuyển
dịch từ sử dụng nhóm lao động đơn giản sang nhóm có trình độ cao. Đây là sự chuyển
dịch tích cực và tất yếu theo xu thế phát triển kinh tế.
pg. 29
Theo thống kê của FALMI, trong số 110.172 lượt người có nhu cầu tìm việc trong
năm 2020 có đến 94,78% lao động qua đào tạo. Trong đó, đại học trở lên chiếm
66,57%, cao đẳng chiếm 15,82% và trung cấp chỉ chiếm 6,72%.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU
LỊCH HOMESTAY Ở HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI
2.1. Khái quát về thị xã Sa Pa và điều kiện phát triển du lịch Homestay
2.1.1. Vị trí địa lý
Thị xã Sa Pa nằm ở phía tây tỉnh Lào Cai.
Phía Đông: giáp huyện Bảo Thắng và thành phố Lào Cai
Phía Tây: giáp huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu
Phía Nam : giáp huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu và huyện Văn Bàn
Phía Bắc: giáp huyện Bát Xát. Nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thị xã Sa Pa có độ
cao trung bình khoảng 1.500 m – 1.800 m so với mực nước biển, cách thành phố Lào
Cai 33 km và 317 km tính từ Hà Nội.
Ngoài con đường chính từ thành phố Lào Cai, để tới Sa Pa còn một tuyến giao
thông khác, quốc lộ 4D nối từ xã Bình Lư, Tam Đường, Lai Châu Sa Pa nằm trên một
mặt bằng ở độ cao 1.500 đến 1.650m ở sườn núi Lô Suây Tông. Đỉnh của núi này có
thể nhìn thấy ở phía đông nam của Sa Pa, có độ cao 2.228m. Từ trung tâm thị xã nhìn
xuống có thung lũng Ngòi Đum ở phía đông bắc và thung lũng Mường Hoa ở phía
đông nam.Tại ngã ba ranh giới phía Tây của thị xã Sa Pa với các huyện Tam Đường và
Tân Uyên, trên địa bàn xã Hoàng Liên là ngọn núi Phan Xi Păng-nóc nhà của Đông
Dương, cao gần 3.143m.
2.1.2. Điều kiện tài nguyên du lịch
Nằm ở phía tây bắc của Tổ quốc, Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai,
một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc
thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên của Sa Pa được kết hợp với sức sáng tạo của con
người cùng với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng, như bức tranh có sự sắp xếp
theo một bố cục hài hoà tạo nên một vùng có nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp dẫn.
Với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như: Thác Bạc, Cầu Mây, Hàm Rồng, Động Tả
Phìn, đỉnh núi Fansipan, vườn quốc gia Hoàng Liên... Đặc biệt bãi đá cổ xã Hầu Thào
& Tả Van đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Nhà
nước. Đó là một trong những di sản của người Việt cổ, đến nay đã thu hút được sự
quan tâm của nhiều nhà khoa học và đang được đề nghị tổ chức UNESCO công nhận
là di sản văn hóa thế giới. Cùng với các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử văn
pg. 30
hóa là những đỉnh núi cao, những ruộng bậc thang lượn sóng. Sa Pa có đỉnh Phan Si
Păng cao 3.143m trên dãy Hoàng Liên Sơn. Khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn có
136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong “sách
đỏ Việt Nam. Rừng Hoàng Liên Sơn có 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây
thuốc.
Ruộng bậc thang là đặc trưng của địa hình núi cao Sa Pa xen kẽ với đồi núi thấp.
Do bị chia cắt lớn cùng kĩ thuật canh tác lâu đời của người dân bản địa nơi đây đã tạo
nên ruộng bậc thang có hình thái uốn lượn, vừa kì vĩ vừa đẹp mắt, cuốn hút du khách
thập phương. Trong đó phải kể đến ruộng bậc thang ở thung lũng Mường Hoa, nơi đây
đã được xếp hạng di sản cấp quốc gia vào tháng 10/2013.
Tài nguyên nước của Sa Pa phong phú, đây là đầu nguồn của hai hệ thống suối Bo
và suối Đum. Hàng năm, hai con suối này được bổ sung lượng mưa đáng kể, để lại
một khối lượng lớn nước mặt và nước ngầm. Nguồn nước mặt phong phú tạo nên thác
nước đẹp được thêu dệt thành câu chuyện trữ tình như Thác Bạc, Thác Tình Yêu, Thác
Cát Cát. Sa Pa còn có nguồn nước siêu nhạt ở Tắk Cô (xã Trung Chải), có giá trị rất
lớn cho sức khỏe nên cần được đầu tư và nghiên cứu để đưa vào khai thác sử dụng.
Đặc biệt, nguồn suối nước nóng (Bản Hồ) có nhiệt độ đến 40 độ C, có giá trị lớn đối
với du lịch nghỉ dưỡng. Tài nguyên du lịch nhân văn là những giá trị quý cho phát
triển du lịch.
Các tài nguyên này bao gồm những giá trị văn hóa vật thể như di tích lịch sử văn
hóa, di chỉ khảo cổ, những sản phẩm thủ công truyền thống. Những giá trị văn hóa phi
vật thể như văn nghệ dân gian, lễ hội thể hiện bản sắc văn hóa của địa phương. Tài
nguyên du lịch nhân văn tại Sa Pa hiện nay bao gồm các loại hình như: Tài nguyên du
lịch – lễ hội, tài nguyên du lịch chợ truyền thống, tài nguyên du lịch nghề thủ công
truyền thống, tài nguyên du lịch kiến trúc nhà ở và tài nguyên ẩm thực. Ngoài ra, tuyến
đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai với tổng chiều dài 264 km đi qua địa phận 5 tỉnh đã
hoàn thành và đi vào khai thác năm 2013. Hệ thống cáp treo lên đỉnh Phanxipan được
đưa vào sử dụng là bước ngoặt thay đổi tình hình phát triển du lịch Sa Pa.
2.1.2.1 Điều kiện khí hậu
Khí hậu là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra môi trường du lịch. Các điều
kiện nhiệt độ, độ ẩm có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của khách du lịch. Do vậy, việc
phát triển có hiệu quả ngành du lịch tại đảo có tác dụng hạn chế những tác động xấu
của thời tiết tạo nên khí hậu thuận tiện như hiện nay.
Khí hậu trong lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng. Nằm ở độ cao trung bình
1500m – 1800m, nên khí hậu Sa Pa ít nhiều lại mang sắc thái của xứ ôn đới, với nhiệt
độ trung bình 15-18°C. Từ tháng 5 đến tháng 8 có mưa nhiều. Do ảnh hưởng của yếu
pg. 31
tố địa hình, hướng sườn và quy luật đai cao (càng lên cao nhiệt độ càng giảm), nên chế
độ nhiệt ở Sa Pa cũng biến đổi nhanh chóng theo độ cao. Mùa đông ở Sa Pa rất lạnh
(do ảnh hưởng của gió cực đới và độ cao địa hình), nhiệt độ thường xuyên xuống thấp
từ 5oC-10oC. Điều thú vị nữa khi đến Sa Pa là du khách có thể cảm nhận được thời
tiết của bốn mùa trong một ngày: sáng và chiều là thời tiết của mùa xuân, mùa thu;
trưa là thời tiết của mùa hạ và đêm là thời tiết của mùa đông. Do vậy, Sa Pa đã trở
thành nơi nghỉ mát lí tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước.
Du lịch homestay dường như không đòi hỏi quá cao về điều kiện khí hậu. Hầu như
khí hậu của Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển loại hình du lịch này. Nếu có các
điều kiện khác hỗ trợ thì du lịch homestay có thể hình thành và phát triển ở bất kỳ địa
điểm nào. Homestay tuy là loại hình du lịch mới song nó thực sự khẳng định được ưu
thế trong viêc thu hút khách, trở thành tour du lịch hấp dẫn, thú vị.
2.1.2.2. Một số điểm du lịch nổi tiếng
Thị xã Sa Pa có những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng như: quần thể du lịch tâm
linh Fansipan với 10 địa điểm tham quan, tâm linh Bảo An thiền tự (Chùa Trình),
Thanh Vân Đắc Lộ, Bích Vân thiền tự, Đại tượng Phật, Thác nước 9 tầng, Bảo Tháp,
Con đường La Hán, tượng Quan Thế Âm, Miếu Sơn Thần, Kim Sơn Bảo Thắng Tự;
Đền Mẫu Thượng Sa Pa; Đền Hàng Phố Sa Pa; Đền Mẫu Sơn Sa Pa… Bên cạnh đó,
có những liên kết trong du lịch tâm linh hình thành các tour du lịch tâm linh: Đền Ông
Hoàng Bảy Bảo Hà, đền Thượng, Đền Mẫu Lào Cai và các đền, chùa ở trên địa bàn thị
xã Sa Pa. Đây cũng là những địa linh nổi tiếng, thu hút rất nhiều du khách khi đến Sa
Pa. Cũng là một trong những tiềm năng để Sa Pa có thể phát triển du lịch tâm linh gắn
với phát triển du lịch cộng đồng.
2.1.2.3. Văn hóa tộc người
Sa Pa với 6 tộc người cùng cư trú, mỗi tộc người có một vốn văn hoá riêng với các
lễ hội như lễ hội “Roóng pọc” của người Giáy Tả Van, lễ hội “Sải Sán” (đạp núi) của
người Mông, lễ “Tết nhảy” của người Dao Đỏ, tất cả đều diễn ra vào tháng tết hàng
năm.Sa Pa là “vương quốc” của hoa trái, như đào hoa, đào vàng to, đào vàng nhỏ, mận
hậu, mận tím, mận tam hoa, hoa lay dơn, hoa mận, hoa lê, hoa đào, hoa cúc, hoa
hồng…đặc biệt là hoa bất tử sống mãi với thời gian.
2.1.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ du lịch
2.1.3.1 Điều kiện cơ sở hạ tầng
Có thể nói, cơ sở hạ tầng là điều kiện, là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển du
lịch homestay tại thị xã Sa Pa. Nhìn chung, hệ thống giao thông đường bộ của thị xã
pg. 32
tương đối hoàn chỉnh, phân bổ hợp lý, đồng đều, đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất và
sinh hoạt của nhân dân.
Giao thông đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển của một
vùng, gắn liền với sự phát triển của đất nứớc. Đặc biệt là giao thông thủy đóng vai trò
hết sức quan trọng với quá trình phát triển của thị xã Sa Pa, gắn liền với phát triển của
đảo với đất liền. Hiện nay, hệ thống giao thông đến du lịch nói chung và thị xã Sa Pa
nói riêng ngày càng hoàn thiện, từng bứớc quy hoạch các tuyến để thuận tiện cho việc
vận chuyển khách du lịch.
Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải
Sa Pa nằm cách thành phố Lào Cai 38km và cách Hà Nội 376km. Để đến đây có 2
đường: một từ thành phố Lào Cai vào, một từ Bình Lư (Lai Châu) sang, bằng nhiều
loại phương tiện như: ôtô, xe máy.
Lào Cai là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của cả nước nối liền với
nước bạn Trung Hoa. Là một tỉnh miền núi nên địa hình Lào Cai phức tạp, nhiều đồi
núi cao, chia cắt mạnh, rất khó khăn cho việc phát triển giao thông. Nhưng bằng sự nỗ
lực hết mình trong hơn 20 năm qua kể từ khi tái lập tỉnh, ngành giao thông vận tải Lào
Cai đã xây dựng được một hệ thống giao thông vận tải thông suốt 4 mùa, phục vụ đắc
lực cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm nhiệm được vai trò cầu nối của cả nước với
vùng Tây Nam - Trung Quốc rộng lớn. Lào Cai là một trong số ít tỉnh miền núi có
mạng lưới giao thông vận tải đa dạng, bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội
địa.
a) Đường bộ
Hiện nay có 6 tuyến quốc lộ, cao tốc, gồm cao tốc Hà Nội – Lào Cai, QL4, 4D, 4E,
279, 70 chạy qua địa bàn tỉnh với tổng chiều dài 524,95 km; 13 tuyến đường tỉnh và
tuyến giao Sở GTVT quản lý dài 611,7 km và khoảng 4.368 km đường huyện, đường
xã. Mạng lưới giao thông phân bố rộng khắp, khá đồng đều trên địa bàn các huyện,
thành phố đảm bảo giao thông thuận lợi.
Giúp cho tuyến đường nối thành phố Lào Cai – Sa Pa giúp rút ngắn thời gian di
chuyển của du khách.
Bảng 1.4 - Tổng chiều dài đường bộ tỉnh Lào Cai
Hệ thống đường Chiều dài (km) Tỷ lệ (%)
Quốc lộ, cao tốc 524,95 9,20
Đường tỉnh 611,7 10,72
Đường huyện 773,65 13,56
Đường xã 3594,46 63,3
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI.docx
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI.docx
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI.docx
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI.docx
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI.docx
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI.docx
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI.docx
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI.docx
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI.docx
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI.docx
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI.docx
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI.docx
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI.docx
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI.docx
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI.docx
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI.docx
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI.docx
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI.docx
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI.docx
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI.docx
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI.docx
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI.docx
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI.docx
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI.docx
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI.docx
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI.docx
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI.docx

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninhNghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninhMan_Ebook
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
 Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt  Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt anh hieu
 
Đề tài Giải pháp phát triển loại hình du lịch homestay theo hƣớng bền vững tạ...
Đề tài Giải pháp phát triển loại hình du lịch homestay theo hƣớng bền vững tạ...Đề tài Giải pháp phát triển loại hình du lịch homestay theo hƣớng bền vững tạ...
Đề tài Giải pháp phát triển loại hình du lịch homestay theo hƣớng bền vững tạ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Bài 16: Du lịch có trách nhiệm với các doanh nghiệp lữ hành
Bài 16: Du lịch có trách nhiệm với các doanh nghiệp lữ hànhBài 16: Du lịch có trách nhiệm với các doanh nghiệp lữ hành
Bài 16: Du lịch có trách nhiệm với các doanh nghiệp lữ hànhduanesrt
 
Luận văn: Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM!Luận văn: Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOTLuận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
 
Điều kiện phát triển du lịch Homestay tại các Cù lao, ấp ven sông
Điều kiện phát triển du lịch Homestay tại các Cù lao, ấp ven sôngĐiều kiện phát triển du lịch Homestay tại các Cù lao, ấp ven sông
Điều kiện phát triển du lịch Homestay tại các Cù lao, ấp ven sông
 
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninhNghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
 
Luận văn: Phát triển bền vững du lịch sinh thái tại đảo Cát Bà, HOT
Luận văn: Phát triển bền vững du lịch sinh thái tại đảo Cát Bà, HOTLuận văn: Phát triển bền vững du lịch sinh thái tại đảo Cát Bà, HOT
Luận văn: Phát triển bền vững du lịch sinh thái tại đảo Cát Bà, HOT
 
Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
 Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt  Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
 
luan van thac si giai phap nang cao hieu qua xuc tien trong kinh doanh lu han...
luan van thac si giai phap nang cao hieu qua xuc tien trong kinh doanh lu han...luan van thac si giai phap nang cao hieu qua xuc tien trong kinh doanh lu han...
luan van thac si giai phap nang cao hieu qua xuc tien trong kinh doanh lu han...
 
Marketing mix trong công ty lữ hành
Marketing mix trong công ty lữ hànhMarketing mix trong công ty lữ hành
Marketing mix trong công ty lữ hành
 
Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty
Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty
Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty
 
Đề tài Giải pháp phát triển loại hình du lịch homestay theo hƣớng bền vững tạ...
Đề tài Giải pháp phát triển loại hình du lịch homestay theo hƣớng bền vững tạ...Đề tài Giải pháp phát triển loại hình du lịch homestay theo hƣớng bền vững tạ...
Đề tài Giải pháp phát triển loại hình du lịch homestay theo hƣớng bền vững tạ...
 
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đĐề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
 
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đLuận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
 
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
 
Bài 16: Du lịch có trách nhiệm với các doanh nghiệp lữ hành
Bài 16: Du lịch có trách nhiệm với các doanh nghiệp lữ hànhBài 16: Du lịch có trách nhiệm với các doanh nghiệp lữ hành
Bài 16: Du lịch có trách nhiệm với các doanh nghiệp lữ hành
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên, HAY
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên, HAYLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên, HAY
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên, HAY
 
Báo cáo thực tập nghề nghiệp, Công việc thực tập tại công ty du lịch!
Báo cáo thực tập nghề nghiệp, Công việc thực tập tại công ty du lịch!Báo cáo thực tập nghề nghiệp, Công việc thực tập tại công ty du lịch!
Báo cáo thực tập nghề nghiệp, Công việc thực tập tại công ty du lịch!
 
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng BìnhLuận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
 
Đề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOT
Đề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOTĐề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOT
Đề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOT
 
Luận văn: Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM!Luận văn: Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM!
 

Similar to PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI.docx

Tìm Hiểu Điều Kiện Phát Triển Loại Hình Du Lịch Homestay Tại Huyện Đảo Lý Sơn...
Tìm Hiểu Điều Kiện Phát Triển Loại Hình Du Lịch Homestay Tại Huyện Đảo Lý Sơn...Tìm Hiểu Điều Kiện Phát Triển Loại Hình Du Lịch Homestay Tại Huyện Đảo Lý Sơn...
Tìm Hiểu Điều Kiện Phát Triển Loại Hình Du Lịch Homestay Tại Huyện Đảo Lý Sơn...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Đề tài Tìm hiểu điều kiện phát triển loại hình du lịch homestay tại huyện đảo...
Đề tài Tìm hiểu điều kiện phát triển loại hình du lịch homestay tại huyện đảo...Đề tài Tìm hiểu điều kiện phát triển loại hình du lịch homestay tại huyện đảo...
Đề tài Tìm hiểu điều kiện phát triển loại hình du lịch homestay tại huyện đảo...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài Tìm hiểu hoạt động du lịch cộng đồng tại làng gốm Chu Đậu- Hải Dương t...
Đề tài Tìm hiểu hoạt động du lịch cộng đồng tại làng gốm Chu Đậu- Hải Dương t...Đề tài Tìm hiểu hoạt động du lịch cộng đồng tại làng gốm Chu Đậu- Hải Dương t...
Đề tài Tìm hiểu hoạt động du lịch cộng đồng tại làng gốm Chu Đậu- Hải Dương t...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng BìnhLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng BìnhDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đ...
Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đ...Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đ...
Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
[123doc] - quan-ly-cac-hoat-dong-van-hoa-tai-khu-du-lich-ban-lac-mai-chau.pdf
[123doc] - quan-ly-cac-hoat-dong-van-hoa-tai-khu-du-lich-ban-lac-mai-chau.pdf[123doc] - quan-ly-cac-hoat-dong-van-hoa-tai-khu-du-lich-ban-lac-mai-chau.pdf
[123doc] - quan-ly-cac-hoat-dong-van-hoa-tai-khu-du-lich-ban-lac-mai-chau.pdfjackjohn45
 
QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TẠI KHU DU LỊCH BẢN LÁC.pdf
QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TẠI KHU DU LỊCH BẢN LÁC.pdfQUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TẠI KHU DU LỊCH BẢN LÁC.pdf
QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TẠI KHU DU LỊCH BẢN LÁC.pdfjackjohn45
 
Đề tài Tìm hiểu một số tín ngưỡng lễ hội của cư dân miền biển Hải Phòng Quảng...
Đề tài Tìm hiểu một số tín ngưỡng lễ hội của cư dân miền biển Hải Phòng Quảng...Đề tài Tìm hiểu một số tín ngưỡng lễ hội của cư dân miền biển Hải Phòng Quảng...
Đề tài Tìm hiểu một số tín ngưỡng lễ hội của cư dân miền biển Hải Phòng Quảng...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Tìm Hiểu Hoạt Động Du Lịch Cộng Đồng Tại Làng Gốm Chu Đậu - Hải Dương Theo Hư...
Tìm Hiểu Hoạt Động Du Lịch Cộng Đồng Tại Làng Gốm Chu Đậu - Hải Dương Theo Hư...Tìm Hiểu Hoạt Động Du Lịch Cộng Đồng Tại Làng Gốm Chu Đậu - Hải Dương Theo Hư...
Tìm Hiểu Hoạt Động Du Lịch Cộng Đồng Tại Làng Gốm Chu Đậu - Hải Dương Theo Hư...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, ...
Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, ...Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, ...
Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, ...nataliej4
 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...NuioKila
 
Khóa Luận Tìm Hiểu Thị Trường Khách Du Lịch Nhật Bản Tại Hải Phòng.doc
Khóa Luận Tìm Hiểu Thị Trường Khách Du Lịch Nhật Bản Tại Hải Phòng.docKhóa Luận Tìm Hiểu Thị Trường Khách Du Lịch Nhật Bản Tại Hải Phòng.doc
Khóa Luận Tìm Hiểu Thị Trường Khách Du Lịch Nhật Bản Tại Hải Phòng.docmokoboo56
 

Similar to PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI.docx (20)

Tìm Hiểu Điều Kiện Phát Triển Loại Hình Du Lịch Homestay Tại Huyện Đảo Lý Sơn...
Tìm Hiểu Điều Kiện Phát Triển Loại Hình Du Lịch Homestay Tại Huyện Đảo Lý Sơn...Tìm Hiểu Điều Kiện Phát Triển Loại Hình Du Lịch Homestay Tại Huyện Đảo Lý Sơn...
Tìm Hiểu Điều Kiện Phát Triển Loại Hình Du Lịch Homestay Tại Huyện Đảo Lý Sơn...
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Đề tài Tìm hiểu điều kiện phát triển loại hình du lịch homestay tại huyện đảo...
Đề tài Tìm hiểu điều kiện phát triển loại hình du lịch homestay tại huyện đảo...Đề tài Tìm hiểu điều kiện phát triển loại hình du lịch homestay tại huyện đảo...
Đề tài Tìm hiểu điều kiện phát triển loại hình du lịch homestay tại huyện đảo...
 
Đề tài Tìm hiểu hoạt động du lịch cộng đồng tại làng gốm Chu Đậu- Hải Dương t...
Đề tài Tìm hiểu hoạt động du lịch cộng đồng tại làng gốm Chu Đậu- Hải Dương t...Đề tài Tìm hiểu hoạt động du lịch cộng đồng tại làng gốm Chu Đậu- Hải Dương t...
Đề tài Tìm hiểu hoạt động du lịch cộng đồng tại làng gốm Chu Đậu- Hải Dương t...
 
Đề tài: Hoạt động du lịch cộng đồng tại làng gốm Chu Đậu, HAY
Đề tài: Hoạt động du lịch cộng đồng tại làng gốm Chu Đậu, HAYĐề tài: Hoạt động du lịch cộng đồng tại làng gốm Chu Đậu, HAY
Đề tài: Hoạt động du lịch cộng đồng tại làng gốm Chu Đậu, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng BìnhLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
 
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAYĐề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
 
Khai Thác Các Giá Trị Của Chùa Ba Vàng (Uông Bí - Quảng Ninh) Phục Vụ Phát Tr...
Khai Thác Các Giá Trị Của Chùa Ba Vàng (Uông Bí - Quảng Ninh) Phục Vụ Phát Tr...Khai Thác Các Giá Trị Của Chùa Ba Vàng (Uông Bí - Quảng Ninh) Phục Vụ Phát Tr...
Khai Thác Các Giá Trị Của Chùa Ba Vàng (Uông Bí - Quảng Ninh) Phục Vụ Phát Tr...
 
Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đ...
Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đ...Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đ...
Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đ...
 
Đề tài giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối điểm 8
Đề tài giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối  điểm 8Đề tài giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối  điểm 8
Đề tài giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối điểm 8
 
[123doc] - quan-ly-cac-hoat-dong-van-hoa-tai-khu-du-lich-ban-lac-mai-chau.pdf
[123doc] - quan-ly-cac-hoat-dong-van-hoa-tai-khu-du-lich-ban-lac-mai-chau.pdf[123doc] - quan-ly-cac-hoat-dong-van-hoa-tai-khu-du-lich-ban-lac-mai-chau.pdf
[123doc] - quan-ly-cac-hoat-dong-van-hoa-tai-khu-du-lich-ban-lac-mai-chau.pdf
 
QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TẠI KHU DU LỊCH BẢN LÁC.pdf
QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TẠI KHU DU LỊCH BẢN LÁC.pdfQUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TẠI KHU DU LỊCH BẢN LÁC.pdf
QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TẠI KHU DU LỊCH BẢN LÁC.pdf
 
Đề tài Tìm hiểu một số tín ngưỡng lễ hội của cư dân miền biển Hải Phòng Quảng...
Đề tài Tìm hiểu một số tín ngưỡng lễ hội của cư dân miền biển Hải Phòng Quảng...Đề tài Tìm hiểu một số tín ngưỡng lễ hội của cư dân miền biển Hải Phòng Quảng...
Đề tài Tìm hiểu một số tín ngưỡng lễ hội của cư dân miền biển Hải Phòng Quảng...
 
Tìm Hiểu Hoạt Động Du Lịch Cộng Đồng Tại Làng Gốm Chu Đậu - Hải Dương Theo Hư...
Tìm Hiểu Hoạt Động Du Lịch Cộng Đồng Tại Làng Gốm Chu Đậu - Hải Dương Theo Hư...Tìm Hiểu Hoạt Động Du Lịch Cộng Đồng Tại Làng Gốm Chu Đậu - Hải Dương Theo Hư...
Tìm Hiểu Hoạt Động Du Lịch Cộng Đồng Tại Làng Gốm Chu Đậu - Hải Dương Theo Hư...
 
Đề tài: Quản lý văn hóa xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý văn hóa xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội, HOTĐề tài: Quản lý văn hóa xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý văn hóa xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội, HOT
 
Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình ...
Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình ...Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình ...
Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình ...
 
Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, ...
Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, ...Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, ...
Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, ...
 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...
 
Khóa luận tốt nghiệp di sản văn hóa, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận tốt nghiệp di sản văn hóa, HAY, 9 ĐIỂMKhóa luận tốt nghiệp di sản văn hóa, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận tốt nghiệp di sản văn hóa, HAY, 9 ĐIỂM
 
Khóa Luận Tìm Hiểu Thị Trường Khách Du Lịch Nhật Bản Tại Hải Phòng.doc
Khóa Luận Tìm Hiểu Thị Trường Khách Du Lịch Nhật Bản Tại Hải Phòng.docKhóa Luận Tìm Hiểu Thị Trường Khách Du Lịch Nhật Bản Tại Hải Phòng.doc
Khóa Luận Tìm Hiểu Thị Trường Khách Du Lịch Nhật Bản Tại Hải Phòng.doc
 

Recently uploaded

Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxtung2072003
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (14)

Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 

PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI.docx

  • 1. pg. 1 LỜI CAM ĐOAN Nhóm tác giả xin cam đoan đề tài nghiên cứu là công trình nghiên cứu của nhóm cùng với sự giúp đỡ trực tiếp của giảng viên hướng dẫn – cô Ngô Phúc Hạnh. Những kết quả số liệu, thông tin phục vụ cho quá trình xử lý và hoàn thành bài nghiên cứu đều được thu thập từ các nguồn khác nhau, có ghi rõ nguồn gốc. Nhóm xin chịu hoàn toàn trách nhiệm, kỷ luật của bộ môn và Nhà trường nếu như có bất cứ vấn đề gì xảy ra. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô Học viện Chính sách và Phát triển đã truyền đạt những vốn kiến thức chuyên môn và cho chúng em cơ hội để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này. Đặc biệt, nhóm em xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS. Ngô Phúc Hạnh – giảng viên môn Phương pháp nghiên cứu khoa học đã trực tiếp giúp đỡ và hướng dẫn tận tình nhóm trong suốt quá trình làm nghiên cứu. Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế nên bài làm của chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các quý thầy cô để bài làm của nhóm được bổ sung, khắc phục và hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy và chúc thầy luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp. 2
  • 2. pg. 2 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ 1 LỜI CẢM ƠN...................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 4 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 4 2. Mục đích nghiên cứu đề tài .................................................................... 6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 6 4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY ............................................................................................ 7 1.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................... 7 1.1.1 Khái niệm du lịch homestay................................................................. 7 1.1.2. Đặc trưng của du lịch homestay.......................................................... 7 1.1.3. So sánh giữa du lịch homestay với các loại hình du lịch khác ........... 8 Du lịch sinh thái ........................................................................................ 8 1.1.4. Vai trò của du lịch homestay............................................................. 10 1.1.4.1 Đối với việc phát triển nền kinh tế.............................................. 11 1.1.4.2 Đối với đời sống văn hoá – xã hội .............................................. 12 1.1.4.3 Đối với tài nguyên tài nguyên du lịch và môi trường................. 12 1.1.5. Điều kiện phát triển du lịch homestay .............................................. 12 1.1.5.1. Điều kiện về chính sách, pháp luật ............................................ 13 1.1.5.2. Điều kiện về tài nguyên du lịch ................................................. 14 1.1.5.3. Điều kiện về chủ thể tham gia.................................................... 17 1.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch homestay và bài học kinh nghiệm cho thị xã SaPa Tỉnh Lào Cai ................................................................................ 19 1.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay của Thái Lan................... 19 1.2.1.1. Tổng quan về Thái Lan .............................................................. 19 1.2.1.2. Tổng quan du lịch Homestay tại Thái Lan................................. 20 1.2.1.3. Ngành công nghiệp du lịch của Thái Lan .................................. 21 1.2.2.2. Điều kiện phát triển du lịch homestay ở Việt Nam ................... 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY Ở HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI...................... 29
  • 3. pg. 3 2.1. Khái quát về thị xã Sa Pa và điều kiện phát triển du lịch Homestay...... 29 2.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................ 29 2.1.2. Điều kiện tài nguyên du lịch ............................................................. 29 2.1.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ du lịch. 31 2.1.3.1 Điều kiện cơ sở hạ tầng............................................................... 31 2.1.3.2. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ du lịch................. 33 2.1.4. Điều kiện hỗ trợ của các chủ thể tham gia........................................ 34 2.1.4.1 Chính quyền địa phương............................................................. 34 2.1.4.2. Khách du lịch ............................................................................. 35 2.1.4.3. Cộng đồng địa phương............................................................... 36 2.2. Đánh giá điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa.............................. 38 2.2.1. Thuận lợi ........................................................................................... 38 2.2.2. Khó khăn ........................................................................................... 40 2.2.3. Nguyên nhân ..................................................................................... 41 CHƯƠNG 3: GIÁI PHÁP, KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY SA PA......................................................................................... 42 3.1 Định hướng phát triển loại hình du lịch Homestay đến năm 2025........... 42 3.1.1 Chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam ...................................... 42 3.1.2 Chiến lược phát triển du lịch Sa Pa – Lào Cai, phát triển du lịch homestay...................................................................................................... 42 3.2. Các giải pháp nhằm phát triển du lịch Homestay tại thị xã SaPa tỉnh Lào Cai ................................................................................................................... 50 3.2.1 Phát triển cơ sở hạ tầng...................................................................... 50 3.2.2 Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch Homestay.................................... 50 3.2.3 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ................................................ 51 3.2.4 Phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá............................................. 52 3.3 Kiến nghị................................................................................................... 53 3.3.1 Đối với nhà nước................................................................................ 53 3.3.2 Đối với các công ty du lịch ................................................................ 53 3.3.3 Đối với các cơ sở kinh doanh............................................................. 54 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 58
  • 4. pg. 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa - xã hội của con người. Khi cuộc sống hàng ngày với vật chất, tiện nghi đầy đủ đã trở nên quen thuộc với nhiều người thì nhu cầu khám phá những vùng đất mới, tiếp xúc với những nền văn hóa mới lại trở thành một xu hướng phổ biến. Việc nghiên cứu sâu, tìm hiểu kỹ về đối tượng tham quan là một sự lựa chọn mới đối với khách du lịch. Tham quan du lịch ngày nay không chỉ dừng lại ở sự chiêm ngưỡng, ngắm nhìn mà khách du lịch còn dày công tìm hiểu, khám phá để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của bản thân. Con người hòa mình vào môi trường thiên nhiên, môi trường văn hóa và cảm nhận một cách trực tiếp, chân thực và trọn vẹn những giá trị của tài nguyên du lịch tại nơi đến. Những nhu cầu trên đã thúc đẩy và tạo điều kiện cho loại hình du lịch homestay ra đời và phát triển. Du lịch homestay là một loại hình du lịch mà khách du lịch được “ba cùng”: cùng ăn - cùng ở - cùng sinh hoạt với gia đình người dân bản địa. Du lịch homestay phát triển dựa vào cộng đồng địa phương và gắn bó chặt chẽ với loại hình du lịch cộng đồng. Khách du lịch khi tham gia du lịch homestay không còn là khách thể mà thực sự trở thành chủ thể của môi trường tự nhiên và văn hóa nơi đến. Loại hình du lịch này ngay từ khi ra đời đã phổ biến rộng rãi, thu hút một lượng đông đảo khách du lịch tham gia bởi du lịch homestay không chỉ đem lại cảm giác thú vị, độc đáo cho khách du lịch khi khám phá và hòa nhập vào một nền văn hóa mới mà còn mang tính nhân văn sâu sắc khi góp phần chia sẻ lợi ích từ du lịch với cộng đồng địa phương. Tại nhiều quốc gia và địa phương, khi du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn thì lợi ích chủ yếu thuộc về nhà cung ứng du lịch và chính quyền địa phương. Còn dân cư địa phương - một mắt xích không thể thiếu trong hoạt động du lịch, chủ nhân của tài nguyên du lịch nhân văn và cũng là người bảo vệ, gìn giữ tài nguyên du lịch tự nhiên lại hưởng lợi không nhiều từ hoạt động du lịch. Du lịch homestay với đặc trưng loại hình đã khắc phục được hạn chế đó, đặc biệt là với những gia đình tổ chức đón khách lưu trú. Việc chia sẻ này là sự tái phân chia lợi ích một cách hợp lý cho các bên tham gia, điều hòa mâu thuẫn giữa các nhóm quyền lợi, đảm bảo một sự công bằng trong phát triển. Những lợi ích thiết thực đó sẽ góp phần nâng cao ý thức bảo tồn của cộng đồng và nhờ đó tài nguyên du lịch của địa phương sẽ được bảo vệ từ chính những người dân địa phương.
  • 5. pg. 5 Trong quá trình phát triển chung của du lịch homestay trên thế giới, du lịch homestay ở Việt Nam tuy mới được quan tâm phát triển nhưng đã báo hiệu một triển vọng to lớn tại nhiều địa phương. Nhiều địa phương đã bước đầu tổ chức và tổ chức thành công loại hình du lịch này như Mai Châu, Ba Bể, Huế, Hội An, đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều chương trình du lịch homestay được triển khai phổ biến ở các địa phương này và thu hút đông đảo khách du lịch tham gia. Trong số các địa phương phát triển du lịch homestay, Sa Pa (Lào Cai) hội đủ những điều kiện phát triển để du lịch homestay trở thành sản phẩm đặc trưng của địa phương. Sa Pa là một điểm du lịch nổi tiếng thuộc vùng núi Tây Bắc có lịch sử phát triển hơn 100 năm với khí hậu mát mẻ, trong lành; với đỉnh Phan Xi Păng được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương”; với khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ, kỳ vĩ và đặc biệt vùng đất này là vùng đất đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số với những bản làng đặc trưng, kiến trúc nhà ở độc đáo, trang phục sặc sỡ và phong tục tập quán hấp dẫn. Hơn nữa, con người nơi đây chăm chỉ, chất phác, hiền hậu và hiếu khách. Đó chính là những điều kiện quan trọng thúc đẩy du lịch homestay phát triển trên vùng đất này. Trong những năm gần đây, chính quyền và cơ quan quản lý du lịch tại địa phương đã đánh giá và xác định du lịch cộng đồng nói chung và du lịch homestay nói riêng là loại hình du lịch thế mạnh trong tương lai, có vai trò quan trọng trong việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao hình ảnh của Sa Pa trên bản đồ du lịch quốc gia và quốc tế, góp phần chia sẻ lợi ích từ du lịch với cộng đồng địa phương nhằm đảm bảo sự công bằng về lợi ích giữa các bên tham gia hướng tới sự phát triển bền vững. Hiện tại chúng ta có thể khẳng định du lịch homestay đã bước đầu được tổ chức ở Sa Pa. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, chính quyền và cộng đồng địa phương đã gặp phải một số khó khăn nhất định. Nhiều nét văn hóa đã bị tác động, bị lu mờ, lai căng và thương mại hóa. Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển lâu dài của một loại hình du lịch mà còn ảnh hưởng đến tương lai bền vững của địa phương. Tình hình thực tế đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu một cách tổng thể và khoa học về những điều kiện phát triển du lịch du lịch homestay ở Sa Pa nhằm đánh giá đúng mức để khai thác các điều kiện một cách tối ưu hướng tới sự phát triển bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội, văn hóa cho các chủ thể tham gia, đặc biệt là cộng đồng địa phương. Xuất phát từ những lý do thực tiễn trên đây, nhóm em đã chọn đề tài “Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa (Lào Cai)” làm đề tài nghiên cứu của nhóm.
  • 6. pg. 6 2. Mục đích nghiên cứu đề tài - Hệ thống hoá những vấn đề về ngành du lịch Homestay - Phân tích thực trạng và những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch Homestay tại Sa Pa Việt Nam - Đưa ra những đề xuất, định hướng các hoạt động cần phải thực hiện để phát triển, nâng cao chất lượng ngành du lịch Homestay Sa Pa 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu : xác định điều kiên để phát triển homestay, thực trạng phát triển homestay tại Sa Pa. SaPa- Lào Cai có các điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch nhưng luận văn chỉ chú trọng vào việc nghiên cứu các hộ gia định có kinh doanh dịch vụ Homestay và nhu cầu của khách du lịch về loại hình du lịch Homestay - Nội dung: Điều kiện phát triển du lịch homestay tại thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai - Không gian: tại huyện Sa Pa, Lao Cai, Việt Nam - Thời gian: Thời gian nghiên cứu tài liệu và các số liệu nghiên cứu trong đề tai được lấy trong khoảng từ năm 2019-2021 Thực trạng: 2015 – 2020 Định hướng Tương lai: 2022 – 2025 4. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp - Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn: Sách, giáo trình Báo, tạp chí chuyên ngành và báo, tạp chí có nội dung liên quan Công trình khoa học như báo cáo, luận văn… Văn bản pháp luật như Luật du lịch Báo cáo của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại Sa Pa Các thông tin, bài báo trên internet - Phương pháp so sánh: So sánh mô hình kinh doanh du lịch homestay tại Sa Pa với các khu du lịch homestay nổi tiếng khác tại VN và trên thế giới - Phương pháp tổng hợp và phân tích - Phương pháp bảng hỏi: Nhằm thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp đối với khách du lịch
  • 7. pg. 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Khái niệm du lịch homestay Homestay là loại hình lưu trú được xác định bằng cụm từ “Home from home”. Có nghĩa là, trong một chuyến du lịch bạn sẽ đặt chỗ ngủ nghỉ tại trong căn nhà của người dân địa phương, sống và sinh hoạt như một thành viên trong gia đình họ. Đây là loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, ăn ở, sinh hoạt tại nhà người dân nơi du khách đến. Loại hình du lịch này được đánh giá là đặc biệt phù hợp với quốc gia đa văn hóa như Việt Nam. Homestay phát triển mạnh mẽ tại các tỉnh, thành phố phát triển du lịch như: Hà Nội, Huế, Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Đà Lạt, Hội An, Hòa Bình,… 1.1.2. Đặc trưng của du lịch homestay Vị trí Đa số các homestay được xây dựng tại những nơi có tài nguyên hoang dã, còn nguyên sơ và cần được bảo tồn. Những khu dân cư có tài nguyên văn hóa phong phú, đa dạng, mang nét đặc trưng theo tôn giáo, tộc người và phong tục mỗi nơi… Mô hình này còn xuất hiện ở một số nơi có điều kiện tài nguyên, văn hóa nhưng chưa có kinh phí để phát triển quy mô khách sạn, nhà nghỉ hay nhà hàng. Hiện nay, homestay thường xuất hiện ở những nơi như: Đà Lạt, Sa Pa, Quảng Ninh, Mai Châu, Tam Đảo, Phú Quốc… Quy mô nhỏ, giá rẻ Với mô hình homestay, mỗi gia đình chỉ đón 10-30 khách một lượt, tùy thuộc quy mô cụ thể từng nhà. Các homestay được cải tạo đơn giản từ chính nhà của dân địa phương, hoặc xây theo mô hình đó để đáp ứng những điều kiện thiết yếu như ăn, ngủ nghỉ của khách hàng. Tiếp theo, chủ nhân xin giấy phép kinh doanh ở chính quyền địa phương để có thể đón khách. Mức giá của homestay cho thuê cũng mềm, từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn/ phòng/ đêm, tùy thuộc quy mô phòng, tiện nghi và dịch vụ đi kèm. Dịch vụ tiện nghi Nhằm đáp ứng tiêu chí gửi đến du khách những trải nghiệm chân thực nhất, nên các dịch vụ đi kèm của homestay dừng lại ở mức trung bình khá: ăn uống, ngủ nghỉ, cho thuê xe đạp, xe máy… Cơ hội gặp gỡ, trau dồi ngôn ngữ Chủ yếu khách du lịch của homestay là phượt thủ, dân du lịch bụi. Họ không quen nhau trước đó. Vì vậy, khi lưu trú tại homestay, họ sẽ cùng nhau được tham gia các hoạt động, tìm hiểu văn hóa, con người của vùng đất nơi họ lưu trú. Homestay không
  • 8. pg. 8 chỉ là một mô hình lưu trú mà còn là chiếc cầu nối để con người gần nhau hơn, quen nhau và giao lưu với nhiều người ở các quốc gia, các vùng miền khác nhau. Đặc biệt, bạn cũng có thể cải thiện khả năng ngoại ngữ vì homestay có khá nhiều khách nước ngoài. Tìm hiểu văn hóa địa phương Bên cạnh việc ăn ngủ và sinh hoạt thường ngày với dân địa phương, du khách còn được tham gia những lễ hội, những cuộc vui chơi với người dân bản địa. Khách du lịch có thể trực tiếp cảm nhận về vùng đất mới, về con người nơi đây và hòa nhập cùng họ. Có những trải nghiệm mới Tại homestay, cũng có những hướng dẫn viên du lịch đưa khách đến tìm hiểu những danh lam thắng cảnh hoang sơ, đẹp lạ với những nét tập quán đặc trưng và văn hóa tinh thần của nơi họ đến. Homestay là loại hình dành cho những người đam mê khám phá phong tục, tập quán, văn hóa ở những vùng đất mới. Từ việc ở cùng người dân địa phương, cùng sinh hoạt và trải nghiệm cuộc sống, du khách có cái nhìn thực tế và gần hơn với văn hóa của vùng đất khách. 1.1.3. So sánh giữa du lịch homestay với các loại hình du lịch khác Du lịch sinh thái Khái niệm: du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương (Hội thảo về du lịch thái ở Việt Nam, 1999). Đặc trưng của du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái là loại hình du lịch được phát triển dựa vào những giá trị của thiên nhiên và văn hóa bản địa, được quản lý bền vững về môi trường sinh thái có giáo dục và diễn giải về môi trường và có đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn phát triển cộng đồng. Điều kiện phát triển du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái chỉ được phát triển trong điều kiện điểm đến có sự tồn tại của các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái cao, đồng thời yêu cầu đội ngũ hướng dẫn viên hiểu biết, người điều hành nguyên tắc và du lịch sinh thái được tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về sức chứa. Bảng 1.1. Bảng so sánh giữa du lịch homestay và du lịch sinh thái Tiêu chí Du lịch homestay Du lịch sinh thái Tài nguyên Chủ yếu dựa vào tài nguyên du lịch văn hóa du lịch văn hóa Chủ yếu dựa vào tài ng du lịch tự nhiên Mục tiêu Nhấn mạnh khai thác và Nhấn mạnh khai thác và
  • 9. pg. 9 Du lịch cộng đồng Khái niệm: du lịch cộng đồng là loại hình du lịch phát triển dựa vào những giá trị thiên nhiên và nhân văn của cộng đồng địa phương với sự tham gia tích cực và chủ đạo của người dân nhằm đem lại lợi ích cho chính cộng đồng. Du lịch cộng đồng là một quá trình tương tác giữa cộng đồng (chủ) và khách du lịch mà sự tham gia có ý nghĩa của cả hai phía mang lại các lợi ích kinh tế, bảo tồn cho cộng đồng và môi trường địa phương. Du lịch cộng đồng là phương thức phát triển du lịch trong đó cộng đồng cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch đồng thời tham gia bảo tồn nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cộng đồng được hưởng quyền lợi vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên. Ý nghĩa phát triển du lịch cộng đồng: Đối với du lịch, du lịch cộng đồng góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch thu hút khách du lịch và bảo vệ tài nguyên du lịch. Đối với cộng đồng, du lịch cộng đồng phân chia một cách công bằng lợi ích từ hoạt động du lịch cho các chủ thể tham gia, trong đó có cộng đồng địa phương. Du lịch cộng đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các thành viên cộng đồng tham gia trực tiếp cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch, đồng thời cả cộng đồng cũng được hưởng lợi từ sự đóng góp của hoạt động du lịch vào môi trường, kinh tế - xã hội văn hóa địa phương. Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng: Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch phát triển dựa vào tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn của địa phương. Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng: Du lịch cộng đồng chỉ được phát triển trong điều kiện điểm đến có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, nguyên sơ và tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo, đặc sắc. Đồng thời, cộng đồng địa phương phải sở hữu những giá trị văn truyền thống đậm đà đặc trưng tộc người và đặc biệt họ phải có nhận thức trách hiệm đúng đắn về phát triển du lịch và bảo tồn tài nguyên. Bên cạnh đó, để phát triển du lịch cộng đồng thì sự hỗ trợ của chính phủ, tổ chức phi chính phủ về chính sách và kinh nghiệm, sự hỗ trợ của các công ty lữ hành trong vấn đề tuyên truyền quảng cáo thu hút khách du lịch là rất quan trọng. Bảng 1.2. Bảng so sánh giữa du lịch homestay và du lịch cộng đồng Tiêu chí Du lịch homestay Du lịch cộng đồng Tài nguyên Chủ yếu dựa vào tài nguyên Dựa vào tài nguyên du lịch bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa bao tồn các giá trị sinh thái Đối tượng tham quan Văn hóa bản địa Khu vực sinh thái tự nhien Lưu trú Ở nhà dân Chủ nhà có vai trò như một cộng đồng Vai trò của hướng dẫn và lợi ích toàn bộ cộngđong
  • 10. pg. 10 du lịch văn hóa thiên nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa Mục tiêu Nhấn mạnh khai thác và bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa Các giá trị văn hóa bản địa Khai thác và bảo tồn các gia trị tự nhiên và văn hóa bản đia Đối tượng tham quan Nhà dân và một phần tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa của điểm đến Tài nguyên du lịch tự nhiênvăn hóa của điểm đến Lưu trú Ở nhà dân Ở nhà dân hoặc không Hướng dẫn viên Chủ nhà có vai trò như một hướng dẫn viên không chuyên Vai trò của hướng dẫn viên quan trọng Lợi ích Chủ nhà và một phần lợi ích cộng đồng Lợi ích toàn bộ cộng đồng Du lịch nông thôn: Khái niệm: Du lịch nông thôn là loại hình du lịch diễn ra trên địa bàn nông thôn và khai thác các tài nguyên du lịch tự nhiên hoặc văn hóa ở vùng nông thôn. Đặc trưng của du lịch nông thôn: Du lịch nông thôn được phát triển dựa vào việc khai thác những giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa tại vùng nông thôn, khách du lịch được giao lưu với người dân địa phương, trực tiếp trải nghiệm cuộc sống nông thôn và dùng các sản phẩm và dịch vụ do người dân địa phương cung cấp. Điều kiện phát triển du lịch nông thôn: Du lịch nông thôn chỉ được phát triển trong điều kiện tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn phong phú, độc đáo, mang nét đặc trưng của vùng nông thôn điển hình và có sự ủng hộ của cộng đồng địa phương. So sánh giữa du lịch homestay và du lịch nông thôn: Bảng 1.3. Bảng so sánh giữa du lịch homestay và du lịch nông thôn Tiêu chí Du lịch homestay Du lịch nông thôn Tài nguyên Chủ yếu dựa vào tài nguyên du lịch văn hóa Dựa vào tài nguyên tự nhiên hoặc tài nguyên du lịch văn hóa Mục tiêu Nhấn mạnh khai thác và bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa cong dong Khai thác và bảo tồn các giá trị tự nhiên hoặc chủ thể tham gia 1.1.4. Vai trò của du lịch homestay Du lịch nghỉ tại nhà dân (Homestay) là loại hình du lịch đang bước đầu phát triển tại Việt Nam, nhất là khu vực Tây Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long. Kinh doanh loại
  • 11. pg. 11 hình du lịch này đã từng bước góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân và bảo tồn di sản, bảo vệ môi trường sinh thái, giúp du lịch phát triển bền vững. Du lịch nghỉ tại nhà dân khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới và ở nước ta hình thức này, trong những năm gần đây cũng được chú ý hơn, thu hút được sự quan tâm của khách và tạo nhiều điều kiện cho cộng đồng tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch. Bà Đỗ Hồng Xoan, Vụ trưởng Vụ Khách sạn, Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch nhận xét về hoạt động du lịch này: "Sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch quyết định sự phát triển du lịch bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch. Du lịch cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc xoá đói, giảm nghèo cho nhiều cộng đồng dân cư, đặc biệt là cộng đồng ở những vùng sâu, vùng xa". 1.1.4.1 Đối với việc phát triển nền kinh tế Du lịch là một trong những ngành kinh tế, du lịch tạo ra rất nhiều việc làm cho người dân địa phương, hạn chế việc di dân từ nông thôn đến thành phố lớn; giải quyết việc làm cho những đối tượng có nhiều thời gian rảnh rỗi sau khi hoàn thành mùa, vụ ở nông thôn. Du lịch homestay với đặc điểm thường được tổ chức và phát triển ở những nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hoang sơ, nơi mà các giá trị văn hóa truyền thống còn được bảo tồn, gìn giữ trong cộng đồng địa phương, nơi mà chưa có điều kiện xây dựng các khu lưu trú nhà hàng, khách sạn. Khách du lịch được bố trí vào nghỉ trong nhà dân được xây dựng chủ yếu bằng những vật liệu địa phương; tiêu dùng những sản phẩm dịch vụ do chủ nhà cung ứng. Du lịch homestay không chỉ tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho chủ nhà mà còn đem lại thu nhập cho những người dân khác với những dịch vụ bổ sung phục vụ khách du lịch. Việc chia sẻ lợi nhuận này đem lại sự công bằng cho dân cư địa phương. Những thu nhập mà du lịch mang lại đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho cư dân địa phương.
  • 12. pg. 12 1.1.4.2 Đối với đời sống văn hoá – xã hội Môi trường văn hóa – xã hội chứa đựng những tinh hoa ngàn đời để lại của các thế hệ đi trước, những nét độc đáo về phong tục tập quán, những nét kiến trúc đặc trưng… tất cả đều có sức hút mạnh mẽ với những người không phải là dân cư bản địa, những người đến từ các nền văn hóa khác nhau, khiến họ phải say mê tìm hiểu, chiêm nghiệm thông qua các chuyến đi du lịch. Khác với khách của các loại hình du lịch khác, khách du lich homestay được “cùng ăn - cùng ở - cùng sinh hoạt” với chủ nhà. Do vậy khoảng cách giữa khách và chủ nhà trở nên gần gũi, gắn bó. Khách du lịch có cơ hội được khám phá và trải nghiệm văn hóa bản địa, đồng thời trong quá trình đón khách chủ nhà cũng được tiếp cận và học hỏi được những nét văn hóa của khách du lịch. Khách du lịch đến từ nhiều quốc gia, dân tộc khác nhau trên thế giới nên sẽ mang nhiều nét văn hóa khác nhau. Do đó, cộng đồng địa phương trong quá trình tiếp xúc với khách du lịch không chỉ được giao lưu về văn hóa mà còn được tiếp cận cuộc sống văn minh, học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ khách du lịch. Nhƣng bên cạnh đó, cũng có một số những tiêu cực như tệ nạn xã hội, mai một giá trị văn hóa truyền thống… thông qua hoạt động này. 1.1.4.3 Đối với tài nguyên tài nguyên du lịch và môi trường Du lịch là một ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt, điều này có nghĩa là tài nguyên và môi trường là nhân tố cơ bản để tạo ra sản phẩm du lịch. Vì hoạt động du lịch chủ yếu là các hoạt động ngoài nơi cư trú của du khách như tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm, giải trí, nghỉ dưỡng… Tỉnh Lào Cai khẳng định “tập trung các nguồn lực để xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh”. Tuy nhiên sự phát triển ồ ạt của ngành kinh tế du lịch có nguy cơ làm suy thoái tài nguyên du lịch tự nhiên, làm cho thiên nhiên không kịp phục hồi và đi đến chỗ bị hủy hoại. Ngoài ra quá trình toàn cầu hóa là một xu hướng tất yếu và ngày càng được mở rộng, cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho truyền thống văn hóa xã hội bản sắc văn hóa bị mai một dần, những phong tục tập quán tốt đẹp được giữ gìn bao đời có nguy cơ biến mất. 1.1.5. Điều kiện phát triển du lịch homestay Điều kiện và cơ chế phát triển chính sách hợp lý tạo môi trường phát triển cho loại hình du lịch homestay, sự tham gia của người dân bản địa, chính quyền địa phương, chính phủ trong và ngoài nước về nhân lực, tài chính cũng như kinh nghiệm phát triển mô hình du lịch này. Các công ty lữ hành đóng góp một phần trong vấn đề tuyên truyền, quảng cáo nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước
  • 13. pg. 13 1.1.5.1. Điều kiện về chính sách, pháp luật Cơ chế chính sách cũng đóng góp trong việc thúc đẩy hoặc kìm nén sự phát triển của một địa điểm du lịch. Chính sách dài hạn: Khuyến khích du lịch: khuyến khích các cơ sở đoàn thể đầu tư vào phát triển loại hình du lịch homestay. Đặc biệt là cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đối với các vùngxa xôi, khó khăn có thể áp dụng loại hình du lịch homestay. Khuyến khích phát triển các sản phẩm loại hình du lịch mới, đặc thù có thể kết hợp với đối với loại hình du lịch homestay như: du lịch lặn biển, du lịch nghỉ dưỡng,… Đối với loại hình homestay, nhà nước cần có chính sách phát triển du lịch đại chúng. Tăng cường hợp tác đối tác: Cơ chế liên kết giữa đại diện nhà nước với các khu vực tư nhân, tham gia tư vấn hoạch định chính sách, chia sẻ trách nhiệm trong việc thúc đẩy quảng bá, phát triển thương hiệu, phát triển nguồn nhân lực. Huy động nguồn lực từ cộng đồng địa phương cho hoạt động chung của vùng, điểm du lịch. Chính sách phát triển du lịch bền vững: Khuyến khích bằng công cụ tài chính và hỗ trợ đối với các mô hình nhà dân phục vụ lưu trú loại hình du lịch homestay. Có chính sách ưu đãi với các dự án phát triển du lịch có sử dụng nhiều lao động địa phương, khuyến khích hỗ trợ thực hiện chương trình giám sát môi trường tại các khu, điểm, vùng du lịch và cơ sở dịch vụ du lịch. Cơ chế lập quỹ bảo tồn và phát huy các giá trị tự nhiên và nhân văn phục vụ du lịch. Khuyến khích các loại hình du lịch du lịch homestay có trách nhiệm với xã hội và môi trường. Chính sách cấp bách Chính sách đầu tư tập trung: nhận biết rõ lợi thế của điểm du lịch đối với sự phát triển của loại hình du lịch homestay, có các chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước đối với loại hình du lịch này. Đầu tư phát triển sản đặc phẩm du lịch đặc trưng của vùng: Tăng cường nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược sản phẩm, khuyến khích sản phẩm mới có tính chiến lược, xây dựng nếp sống văn minh du lịch. Chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch: Khuyến khích đào tạo và chuyển giao kỹ năng tại chỗ, thu hút chuyên gia của các vùng trong cả nước phục vụ cho đào tạo du lịch, tăng cường chuẩn hóa kỹ năng, công nhận kỹ năng. Sử dụng phí dịch vụ vào việc đào tạo và phát triển nhân lực. Chính sách xúc tiến quảng bá tại các thị trường trọng điểm: Tăng cường nghiên cứu thị trường, phân đoạn thị trường mục tiêu, hỗ trợ tài chính đối với thị trường trọng điểm, liên kết, tập trung nguồn nhân lực để xúc tiến quảng bá thị trường trọng điểm,
  • 14. pg. 14 hình thành các kênh quảng bá toàn quốc trên các thị trường trọng điểm, chiến dịch quảng bá tại các thị trường trọng điểm. Chính sách phát triển du lịch homestay thân thiện với thiên nhiên: Khuyến khích hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, tăng cường năng lực tham gia của cộng đồng địa phương tuyên truyền nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ trang thiết bị cơ bản cho cộng đồng, phát triển mô hình nghỉ tại nhà dân, tăng cường trách nhiệm kinh tế, chia sẻ lợi ích kinh tế với cộng đồng, xúc tiến quảng bá du lịch cộng đồng, hỗ trợ chuyển đổi nghề sang làm du lịch ở các vùng nông thôn 1.1.5.2. Điều kiện về tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là một yếu tố quan trọng làm nên sự phát triển của một điểm du lịch. Nên việc một địa điểm du lịch có tài nguyên phong phú và đa dạng sẽ tạo nên sức hấp dẫn cho điểm du lịch. Tài nguyên du lịch gồm 2 loại tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch tự nhiên Tài nguyên thiên nhiên là những địa điểm có thắng cảnh thiên nhiên độc đáo, có lịch sử hình thành lâu đời, có đủ điều kiện để phát triển du lịch. Là nơi mà cư dân bản địa có nếp sống sinh hoạt đặc trưng của một vùng miền hoặc một tỉnh, có đủ điều kiện khí hậu thuận lợi và được sự quan tâm của nhà nước để du lịch địa phương ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn. Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng vào mục đích du lịch. a) Địa hình Địa hình hiện tại của bề mặt trái đất là sản phẩm của các quá trình địa chất lâu dài. Trong chừng mực nhất định, mọi hoạt động sống của con ngƣời trên một lãnh thổ đều phụ thuộc vào địa hình. Tất nhiên tùy thuộc vào mục đích hoạt động kinh tế mà sự phụ thuộc đó nhiều hay ít hay phụ thuộc vào khía cạnh khác của địa hình. Đối với hoạt động du lịch homestay, điều quan trọng là đặc điểm hình thái địa hình, nghĩa là các dấu hiệu bên ngoài của địa hình và các dạng đặc biệt của địa hình có sức hấp dẫn khai thác để tăng tính hấp dẫn của điểm du lịch Một số dạng địa hình có ý nghĩa với phát triển du lịch homestay: - Địa hình đồng bằng: Đồng bằng là nơi hình thành nuôi dưỡng phát triển các nền văn hóa, văn minh của một đất nƣớc. Tạo điều kiện để khách du lịch homestay tìm hiểu về lịch sử văn hóa của điểm du lịch.
  • 15. pg. 15 - Địa hình vùng đồi: Có ý nghĩa đối với phát triển du lịch. Vùng đồi có sự phân cắt địa hình tạo nên cảnh quan đẹp, thêm vào đó không gian thoáng đãng, bao la nên thu hút được sự chú ý của khách du lịch. Vùng đồi là nơi có các di tích khảo cổ và tài nguyên văn hóa – lịch sử độc đáo. - Địa hình miền núi: Có ý nghĩa lớn nhất với sự phát triển du lịch homestay. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch homestay kết hợp với các loại hình du lịch leo núi, nghỉ dưỡng. b) Khí hậu Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên đối với hoạt động du lịch. Khí hậu gồm những yếu tố như: nhiệt độ và độ ẩm khí hậu, lượng mưa, áp suất khí quyển, ánh sáng mặt trời và các hiện tượng thời tiết đặc biệt. Điều kiện khí hậu ảnh hƣởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoạt động du lịch: Ví dụ: để phát triển du lịch tắm biển cần các điều kiện như số ngày mưa tương đối ít, số ngày nắng trung bình trong ngày cao, nhiệt độ nước biển thích hợp nhất là từ 20 độ – 25 độ. Để phát triển loại hình homestay đòi hỏi điểm du lịch phải có nét đặc trưng, khác biệt về khí hậu như: khí hậu mát mẻ, cảnh quan đẹp, không gian trong lành. Điểm du lịch có thể là những vùng sông nước, hoặc núi cao thì khí hậu sẽ mát mẽ hơn giúp du khách hƣớng thú khi tham quan tìm hiểu về điểm du lịch. Khí hậu của Việt Nam rất thích hợp để phát triển du lịch homestay. c) Nguồn nước Nguồn nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nó tham gia vào vòng tuần hoàn của cả trái đất. Tài nguyên nước của nước ta phong phú gồm nƣớc trên mặt và nước ngầm. Nước trên bề mặt: gồm có ao, hồ, sông, suối. Bề mặt nước rộng lớn, không gian thoáng đãng, nước trong xanh. Đây là những yếu tố sẽ cùng hàng loạt yếu tố khác như địa hình, cơ sở vật chất kỹ thuật tạo nên một cảnh quan đẹp hấp dẫn thơ mộng. thêm vào đó cùng các bãi biển, bờ ven hồ, sông… có thể sử dụng phát triển hàng loạt loại hình du lịch như tắm biển, du lịch thể thao. Ngoài ra, nước bề mặt có thể kết hợp với địa hình, dòng chảy trên địa hình có sự thay đổi đột ngột tạo nên thác nước đẹp, tạo nên cảnh quan đẹp. Nước ngầm: gồm các điểm nước khoáng, suối khoáng nóng là tài nguyên thiên nhiên quý giá để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh. Ở nước ta theo điều tra có trên 400 nguồn nước khoáng. Nước khoáng là nước thiên nhiên chứa một số thành phần vật chất đặc biệt ( các ngyên tố hóa học, các khí…) hoặc một số tính chất vật lý ( nhiệt độ cao, độ PH) có tác dụng sinh lý đối với con người.
  • 16. pg. 16 d) Sinh vật Sinh vật bao gồm nguồn động vật, thực vật tiêu biểu có thể phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên sinh vật ở các quốc gia, cũng như ở Việt Nam phục vụ cho mục đích du lịch thường tập trung ở: Các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng sinh thái. Hiện nay, ở nước ta có 28 vườn quốc gia, 57 khu bảo tồn thiên nhiên, 46 khu dự trữ thiên nhiên, 46 khu bảo tồn sinh cảnh, 37 khu bảo vệ cảnh quan, 4 khu dự trữ sinh quyển thế giới. Một số hệ sinh thái đặc biệt như: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái san hô được bảo vệ khai thác phát triển du lịch homestay. Trong tài nguyên tự nhiên thì di sản thiên nhiên thế giới có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách không chỉ trong nước mà cả thế giới. Hiện nay, ở Việt Nam có hai di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên. Tài nguyên du lịch nhân văn Nhóm tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra, hay nói cách khác, nó là đối tượng và hiện tượng được tạo ra một cách nhân tạo. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho tài nguyên du lịch nhân văn có những đặc điểm khác biệt so với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên. Đối với loại hình du lịch homestay giá trị của tài nguyên du lịch nhân văn của điểm du lịch có sức hấp dẫn cao đối với du khách. Vì tài nguyên du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn, tác dụng giải trí không điển hình hoặc mang tính thứ yếu, bởi tài nguyên du lịch nhân văn là sản phẩm văn hóa, khi du khách đến thăm quan chủ yếu muốn tìm hiểu lịch sử, giá trị văn hóa dân tộc. Tài nguyên du lịch nhân văn thường tập trung ở các điểm quần cư và các thành phố lớn. Khi đến thăm nguồn tài nguyên nhân văn có thể sử dụng cơ sở vật chất của du lịch đã được xây dựng trong các điểm quần cư mà không cần xây thêm cơ sở riêng. a) Các di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử - văn hóa Là một trong những nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, là nguồn lực để phát triển và mở rộng hoạt động du lịch. Các di sản văn hóa thế giới và các di tích lịch sử - văn hóa gắn liền với môi trường xung quanh… bảo đảm sự sinh động của quá khứ đã nhào nặn nên chúng và bảo đảm cho khung cảnh cuộc sống đa dạng của xã hội. Di sản văn hóa được coi là kết tinh của những sáng tạo văn hóa của một dân tộc. Việc một di sản quốc gia được công nhận, tôn vinh là di sản thế giới mang lại nhiều ý nghĩa. Hiện nay, Việt Nam có 3 di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới: Cố Đô Huế được công nhận ngày14/12/1993, Thánh Địa Mỹ Sơn và Phố Cổ Hội An được công nhận ngày 14/12/1999.
  • 17. pg. 17 b) Các lễ hội Lễ hội là loại hình văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc hoặc là một dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại: ngưỡng mộ tổ tiên, ôm lại truyền thống hoặc để giải quyết những nỗi lo âu, những khao khát, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được hay lễ hội là bộ sách bách khoa đồ sộ, là một bảo tàng sống văn hóa tinh thần của người Việt. Nó đã và sẽ tác động mạnh mẽ, sâu sắc vào tâm linh, vào việc khuôn đuc tâm hồn và tính cách Việt Nam xưa nay và mai sau. c) Nghệ thuật ẩm thực Người Việt rất khéo léo, tinh tế trong việc chế biến các món ăn từ các sản phẩm nông - lâm - thủy sản. Mỗi vùng quê Việt Nam có các đặc sản nông nghiệp riêng. Vì vậy Việt Nam là một quốc gia có nhiều món ăn đồ uống ngon như phở Hà Nội, Cốm Hà Nội, Bánh đậu xanh Hải Dương, Bún bò Huế, Cao lầu Hội An, hủ tiếu Nam Bộ… Nghệ thuật ẩm thực của Việt Nam được thể hiện từ khâu chọn nguyên liệu, chế biến nguyên liệu, bày đặc món ăn, cách ăn, cách uống tạo sự hấp dẫn đối với du khách. 1.1.5.3. Điều kiện về chủ thể tham gia a) Cộng đồng địa phương Hoạt động du lịch homestay hướng đến nhấn mạnh yếu tố phong tục tập quán của cộng đồng địa phương và vì mục tiêu phát triển văn hóa và bảo tồn, do vậy đối với loại hình du lịch này, cộng đồng địa phương là yếu tố hàng đầu. Cộng đồng địa phương là yếu tố hình thành, nuôi dưỡng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa bản địa, nghệ thuật kiến trúc trang trí nhà, nghệ thuật sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, nghệ thuật ẩm thực, văn hóa ứng xử, lễ hội, văn hóa dân gian, văn hóa nghệ thuật truyền thống, tôn giáo tín ngưỡng… Đây là nguồn tài nguyên có sức hấp dẫn đặc biệt đối với khách du lịch homestay. Cộng đồng địa phương chủ yếu tham gia hoạt động du lịch để có thêm thu nhập ngoài việc làm thường xuyên của họ. Cộng đồng địa phương ý thức được làm du lịch là bảo tồn bản sắc văn hóa của địa phương, dân tộc mình để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Cộng đồng địa phương nên đón tiếp khách một cách ân cần và tạo điều kiện cho họ hiểu biết hơn về phong tục tập quán của mình, đáp ứng nhu cầu của họ hoặc có thể gợi ý cho họ về công việc mà người dân thường làm để họ có dịp tham gia vào những công việc khác thường ngày của họ… Ngoài ra để phát triển loại hình du lịch homestay thì các hộ dân được áp dụng cần đầu tư và thu hút đầu tư của nhà nước để sửa sang nhà cửa, bố trí nhân lực đón tiếp khách. Đối với loại hình du lịch homestay du khách có thực hiện được mục đích chuyến đi của mình hay không, có
  • 18. pg. 18 được đáp ứng những nhu cầu du lịch hay không phụ thuộc chủ yếu vào cộng đồng địa phương và môi trường sống của họ b) Khách du lịch Khách du lịch khi cùng sinh sống với người dân bản địa, tham gia hoạt động của chính gia đình đó, được dạy cách nấu ăn, bắt cá, làm bánh… Mỗi người sẽ phải vận động như chính những thành viên trong cùng một gia đình. Cách tiếp cận gần gũi nhất với văn hóa địa phương này giúp các thành viên có ý thức hơn trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc, trải nghiệm sâu sắc hơn về cuộc sống. Khách du lịch là yếu tố cầu du lịch. Thực tế tại nhiều mô hình phát triển du lịch thì phần lớn khách du lịch đến từ các nước phát triển. Do vậy, họ có thói quen ăn ở vệ sinh và sống tiện nghi. Đây chính là những khó khăn trong việc đảm bảo sự hài lòng của khách du lịch đối với sản phẩm du lịch của cộng đồng địa phương c) Công ty du lịch Là cầu nối giữa khách du lịch với cộng đồng địa phương, giữ vai trò môi giới trung gian để bán sản phẩm du lịch cho cộng đồng và cung cấp một phần sản phẩm du lịch mà cộng đồng chưa cung ứng đủ, đảm bảo cho sự đa dạng và chất lượng cho sản phẩm du lịch. Họ có thể sử dụng lao động là cộng đồng địa phương, góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập cho cộng đồng địa phương. Loại hình du lịch homestay hiện nay đang rất thịnh hành được đa số khách du lịch lựa chọn khi đi du lịch nội địa lẫn quốc tế. Thị trường khách chủ yếu của du lịch homestay là những người thích trải nghiệm và thích tìm hiểu về nhiều nền văn hóa, sinh hoạt của nhiều nơi trong cả nước hoặc nước ngoài. Những người năng động, thích trải nghiệm cuộc sống mà đặc biệt hơn là thành phần thanh niên và trung niên. Khách du lịch tìm đến với du lịch homestay chủ yếu đến từ thành thị hoặc khách du lịch nước ngoài họ đến từ những nơi có sự khác biệt trong đời sống hàng ngày. Thị trường khách du lịch chủ yếu của loại hình này là người Pháp, Bỉ, Đức, Hà Lan, Nhật… không phải chỉ có khách “tây ba lô‟ hay sinh viên mới thích du lịch homestay, ngay cả giới du khách nhà giàu có địa vị cao như doanh nhân, bác sĩ, kỹ sư cũng có người sẵn sàng “hành trang” để tham gia loại hình du lịch homestay. Những năm gần đây, các tour của loại hình du lịch homestay không chỉ thu hút khách nước ngoài mà còn thu hút được số lượng lớn khách nội địa. một vài địa điểm thu hút sự quan tâm của du khách như: Sa Pa (Lào Cai), Ba Bể (Bắc Cạn), Mai Châu (Hòa Bình)… các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Công ty du lịch nên tạo ra nhiều tour du lịch homestay để có thể làm đa dạng thêm loại hình du lịch này. Công ty du lịch là cầu nối giữa khách du lịch, người dân địa
  • 19. pg. 19 phương và chính quyền địa phương. Công ty du lịch tạo ra nhiều tour du lịch thì chính quyền địa phương sẽ đuợc nguồn thuế từ du lịch góp phần vào tôn tạo các tài nguyên du lịch địa phương, người dân địa phương được nâng cao mức sống hơn, thu nhập ổn định hơn. Công ty du lịch càng tạo ra nhiều tour du lịch hấp dẫn, độc đáo thì càng thu hút được nhiều đối tượng khách hơn, góp phần phát triển bền vững công ty. d) Chính quyền địa phương Chính quyền địa phương là người được cộng đồng địa phương tín nhiệm, bầu ra và đại diện cho cộng đồng. Họ là những người lãnh đạo, có vai trò tổ chức và quản lý, tăng cường sức mạnh đoàn kết tập thể của cộng đồng. Đặc biệt, phát huy tiềm năng, thế mạnh của cộng đồng trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng địa phương theo các chủ trương, đường lối của nhà nước và pháp luật, là cầu nối giữa cộng đồng địa phương và thế giới bên ngoài. Để phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương thì chính quyền địa phương cần làm tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo vệ sinh môi trường phục vụ du khách. Chính quyền địa phương ủng hộ việc các công ty du lịch khai thác hoạt động du lịch homestay tại địa phương mình. Bởi vì họ mong muốn hoạt động du lịch sẽ mang lại việc làm cho người dân, tạo nguồn thu nhập cho địa phương. Chính quyền địa phương có các chính sách hỗ trợ người dân khi tham gia vào loại hình du lịch này, vì sẽ không dễ để một người lạ có thể vào và sống cùng gia đình của họ và sinh hoạt bình thường như thành viên trong gia đình được, nên chính quyền địa phương phải có các chính sách phù hợp để người dân tham gia vào làm du lịch với một tinh thần thoải mái và nhiệt tình. 1.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch homestay và bài học kinh nghiệm cho thị xã SaPa Tỉnh Lào Cai 1.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay của Thái Lan 1.2.1.1. Tổng quan về Thái Lan Vị trí địa lý: Thái Lan (tiếng Thái: ประเทศไทย, chuyển tự Prathet Thai), tên gọi chính thức là Vương quốc Thái Lan (tiếng Thái: ราชอาณาจักรไทย, chuyển tự Racha- anachak Thai, còn thường được gọi ngắn là Thái), là một quốc gia độc lập có chủ quyền ở khu vực Đông Nam Á, phía bắc giáp Lào và Myanmar, phía đông giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp Myanmar và biển Andaman. Lãnh hải Thái Lan ở phía đông nam tiếp giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía tây nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ qua biển Andaman. Diện tích: 513.120 km²
  • 20. pg. 20 Dân số: khoảng 68 triệu người, 75% là dân tộc Thái, 14% là người Thái gốc Hoa và 3% là người Mã Lai, phần còn lại là những nhóm thiểu số như Môn, Khmer và các dân tộc khác Thái Lan là quốc gia đặc biệt phát triển trong ngành du lịch, nước này sở hữu những điểm đến du lịch nổi tiếng thế giới, có thể kể đến như: Ayutthaya, Pattaya, Bangkok, Phuket, Krabi, Chiang Mai, hay Ko Samui,... Đón tiếp xấp xỉ 40 triệu lượt khách quốc tế ghé thăm trong năm 2019, trong đó, con số trung bình là 14 nghìn lượt mỗi ngày. Nguồn thu từ công nghiệp du lịch, dịch vụ và xuất khẩu có đóng góp lớn cho nền kinh tế. 1.2.1.2. Tổng quan du lịch Homestay tại Thái Lan Homestay Thái Lan được hiểu là loại hình du lịch cho bạn thuê một căn nhà trong thời gian ngắn ngày và trải nghiệm khiến bạn sống như một người Thái. Trong thời gian đi du lịch, đây là cơ hội tốt nhất để tìm hiểu về văn hóa địa phương và cuộc sống của người dân, hiểu rõ hơn về người dân Thái Lan. Bạn cũng sẽ được gặp và làm quen với rất nhiều người dân bản địa khác. Đây là một hoạt động giao lưu văn hóa khi du lịch. Nếu một ai đó muốn kinh doanh homestay thì phải được Bộ Du Lịch Thái Lan chứng nhận. Ngôi nhà phải đạt tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn. Một ngôi nhà đạt tiêu chuẩn homestay sẽ có giá trị sử dụng 3 năm. Sau đó người chủ sẽ phải tự cải tạo, sửa sang lại. Do đó bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng của căn homestay. Sống với cuộc sống của người Thái Lan Trong thời gian đi du lịch, lựa chọn homestay mang đến cho bạn cơ hội tốt nhất để tìm hiểu về văn hóa địa phương và cuộc sống của người dân bằng cách hiểu rõ hơn về lối sống, trao đổi kiến thức, cũng như chia sẻ chỗ ở và thức ăn của họ như một phần của gia đình. Ngoài sự phong phú của truyền thống địa phương, du khách được giới thiệu đến các trang web và hoạt động du lịch. Bằng cách này, du khách có thể gặp gỡ nhiều người dân địa phương và có thể trải nghiệm lối sống đơn giản và tự nhiên của vùng nông thôn, một trải nghiệm mà họ chưa bao giờ có cơ hội để có trước đây.
  • 21. pg. 21 Đúng chất của một chuyến du lịch bụi tự túc Bạn sẽ được trải nghiệm như một người bản địa đi du lịch. Bạn sẽ được trải nghiệm tìm hiểu mọi địa danh bạn muốn đến và tự túc đi trong đất nước Thái Lan với sự tư vấn và gợi ý của chính người dân bản địa. Bạn sẽ tạm bỏ đi việc là người Việt Nam và trở Thành người Thái Lan trong những ngày trải nghiệm ở nơi đây. Bạn sẽ có một kỉ niệm tuyệt vời, được kết giao với những người bạn mới có thể là những người cùng đi du lịch đến Thái Lan nhưng lại đến từ một quốc gia khác. Với mỗi người bản địa ở đây bạn sẽ có những kỉ niệm đẹp bởi sự niềm nở và mến khách ở nơi đây. Du lịch theo hình thức Homestay bạn sẽ hạn chế được một khoản chi phí cho việc thuê phòng. Thuê phòng Homestay ở Thái Lan khá là rẻ. Bạn sẽ chủ động được khỏan chi phí cho chuyến du lịch của mình hơn. 1.2.1.3. Ngành công nghiệp du lịch của Thái Lan Thái Lan có ngành công nghiệp du lịch phát triển, gây ấn tượng đối với khu vực và thế giới. Đối với Việt Nam tuy có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển du lịch; nhưng sự phát triển trong những năm qua chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế vốn có và chỉ số cạnh tranh còn thấp. Để đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thì việc học tập kinh nghiệm của Thái Lan là có ý nghĩa và cần thiết đối với Việt Nam. Với phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp cùng với quá trình nghiên cứu thực tế; kết hợp dựa trên báo cáo cạnh tranh về du lịch và lữ hành của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2015, nội dung của bài báo đề cập và phân tích 3 vấn đề, gồm: Một số thành công nổi bật của ngành du lịch Thái Lan; kinh nghiệm phát triển du lịch của Thái Lan và một số gợi ý đối với Việt Nam Thái Lan được thế giới biết đến như là một thiên đường du lịch, xứ sở “đất nước nụ cười” của khu vực. Ngành du lịch Thái Lan thực sự là ngành kinh tế “mũi nhọn” - ngành công nghiệp “không khói” đóng góp 9% GDP của Thái Lan, đối với Việt Nam chỉ có 4,6%. Tại sao du lịch Thái Lan lại phát triển mạnh và có vị trí cao trong khu vực và thế giới? Việt Nam có thể học tập được những kinh nghiệm gì từ phát triển du lịch của Thái Lan? Thái Lan có ngành du lịch phát triển mạnh ở Châu Á. Ngành du lịch là ngành thu được nguồn ngoại tệ chủ yếu và cao hơn các ngành sản xuất khác của Thái Lan. Mặc dù phải đương đầu với nhiều cuộc biểu tình và tình hình chính trị bất ổn nhưng ngành du lịch Thái Lan vẫn có sự phát triển thần tốc đáng kinh ngạc khi đã có 26,5 triệu lượt khách quốc tế với doanh thu đạt 42,10 tỷ USD, đứng thứ 10 trong số các điểm đến thu
  • 22. pg. 22 hút được nhiều du khách quốc tế nhất. Tuy chỉ đứng thứ 10 về lượng khách quốc tế đến nhưng Thái Lan lại đứng thứ 7 trong số các nước và vùng lãnh thổ có doanh thu từ du lịch quốc tế cao nhất, và cũng là nước có tỷ lệ tăng doanh thu ấn tượng nhất, 23,1% so với doanh thu du lịch quốc tế. Trong các năm qua, Thái Lan đã khẳng định vị trí tại khu vực và thế giới về phát triển du lịch. Năm 2013 Thái Lan đã nhận được giải thưởng “Điểm đến được ưa thích nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, do Travel Trade News trao tặng. Cũng năm 2013, độc giả báo Travel+ Leisure bình chọn Thái Lan ở hai giải thưởng là điểm đến được ưa thích nhất và địa điểm tổ chức đám cưới tốt nhất. Thủ đô Bangkok và thành phố Chiang Mai cũng được độc giả báo Condé Nast Traveller bầu chọn trong danh sách 25 thành phố du lịch tốt nhất, 8 khu nghỉ mát của Thái Lan lọt vào danh sách top 20 “Khu nghỉ mát tốt nhất” khu vực châu Á. Theo Forbes, thủ đô Bangkok của Thái Lan cũng được xếp thứ 1 trong danh sách 10 thành phố có số lượng du khách quốc tế đến nhiều nhất trên thế giới, với 15,98 triệu lượt khách. Bài học rút ra dành cho Việt Nam  Định hướng chính sách và nhận thức của toàn xã hội Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Nắm bắt các xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới và hiểu rõ các nguồn lực phát triển cho ngành du lịch Việt Nam, Chính phủ đã đề ra Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030. Rõ ràng, định hướng chính sách là đúng đắn thể hiện tầm nhìn vĩ mô trong trung hạn và dài hạn để đưa ngành du lịch phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế vốn có. Du lịch Thái Lan phát triển được như thế bắt nguồn từ nhận thức đến hạnh động từ Nhà Vua, đến Chính phủ và người dân Thái. Việt Nam có định hướng chính sách tốt, có quy hoạch bài bản cho từng vùng miền về phát triển du lịch; có đầu tư thỏa đáng cho phát triển du lịch-điều đó rất cần và quan trọng; nhưng chưa đủ. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, để ngành du lịch “cất cánh” và phát triển cần phải có sự quan tâm, phối giữa các ngành, các cấp từ nhận thức đến kinh doanh du lịch. Kinh doanh trong lĩnh vực du lịch phải văn minh lịch sử đối với du khách. Đã đến lúc cần phải tuyên truyền và “phải đưa ra những ý tưởng mới nhằm thay đổi hình ảnh du lịch Việt Nam trong con mắt bạn bè thế giới để hình thành nên một trải nghiệm du lịch thú vị hơn cho du khách”. Làm như thế nào để du khách quốc tế đến Việt Nam lần thứ nhất, họ phải đến lần thứ hai và lần thứ ba?
  • 23. pg. 23 Theo Hiệp hội Du lịch Châu Á-Thái Bình Dương (PATA), có đến 40% du khách quay lại Singapore, 45% khách du lịch đến Thái Lan, còn lại Việt Nam, có đến hơn 80% du khách không quay trở lại.  Khuôn khổ luật pháp Kinh doanh du lịch, đặc biệt du lịch quốc tế liên quan đến vấn đề quản lý con người; do vậy yếu tố luật pháp rất quan trọng, đóng vai trò nền tảng khuyến khích và tạo điều kiện cho du khách đến Việt Nam. Một trong những giải pháp thiết thực nhất là Chính phủ đã ban hành nghị quyết về việc miễn thị thực trong thời gian 5 năm đối với công dân các nước Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Ý khi nhập cảnh Việt Nam với thời hạn lưu trú không quá 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Luật pháp chính sách theo hướng “mở cửa” khuyến khích tạo điều kiện cho du khách đến Việt Nam là rất cần thiết; song cũng cần rà xét khía cạnh luật pháp, cơ chế chính sách trong kinh doanh các loại hình du lịch để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách. Mặt khác phải loại trừ hoàn toàn trường hợp kinh doanh “ép giá, làm giá” đối với du khách nước ngoài như báo chí đã nêu; luật pháp chính sách phải thúc đẩy hướng tới tạo ra môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh và văn minh, thân thiện. Có như vậy, thị trường du lịch Việt Nam mới giữ chân được du khách.  Chính sách sản phẩm Theo nhận xét của các du khách nước ngoài khi đến Việt Nam cho thấy: sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn giản, chưa phong phú và đa dạng. Sản phẩm du lịch cho du khách theo hai nghĩa: sản phẩm hữu hình và sản phẩm dịch vụ. Các hàng hóa đặc sản của các tỉnh thành, địa phương trong cả nước còn ít, khó có thể mua về để làm kỷ niệm. Các du khách nước ngoài thường ca ngợi hai sản phẩm đặc trưng của Việt Nam đó là, trang phục “Áo dài” và “nón lá”. Các sản phẩm dịch vụ vui chơi giải trí cũng chưa có gì độc đáo đặc sắc như Thái Lan. Thỏa mãn nhu cầu cho du khách khi đi du lịch rất quan trọng bao gồm cả vật chất và tinh thần. Để tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cho du khách: Thái Lan đã thuần hóa huấn luyện các động vật hung dữ như sư tử, cá sấu, rắn độc.v.v…trở nên thân thiện gần gũi với con người-những người Thái làm các công việc đó. Đồng thời đầu tư để bảo tồn xây dựng công viên về “bướm”; Singapore xây dựng công viên về “chim tự nhiên”; Ma-lai-xi-a phải đầu tư xây dựng những khu vui chơi giải trí sầm uất như cao nguyên “Genting”. Đã đến lúc Việt Nam cũng phải đầu tư, đặc biệt phải có chính sách khuyến khích thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư các khu du lịch vui chơi giải trí có danh tiếng như Pattaya của Thái Lan, chủ yếu do cải tạo đầu tư mà có. Việt Nam cần phải có những sản phẩm du lịch đặc trưng độc đáo để tạo ấn tượng sâu sắc cho du khách được thưởng thức những giá trị vật chất và tinh thần phù hợp với lợi thế và tiềm năng vốn có của Việt Nam.
  • 24. pg. 24  Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Thực trạng cơ sở hạ tầng của Việt Nam đã có bước phát triển do chính sách và giải pháp đầu tư đúng đắn của Nhà nước trong những năm qua; nhưng so với yêu cầu cho phát triển du lịch trong bối cảnh mới thì còn nhiều hạn chế. Sở dĩ Thái Lan lượng khách quốc tế đến Thái Lan lớn như vậy, có nhiều lý do trong đó cơ sở hạ tầng của họ tốt hơn Việt Nam. Cơ sở hạ tầng bao gồm: cơ sở hạ tầng vận tải hàng không, chỉ số năng lực cạnh tranh của Thái Lan năm 2021 xếp thứ tự thứ 17/141 quốc gia - với giá trị 4,57; tương ứng Việt Nam 68/141 với giá trị 2,72; tức là hơn Việt Nam 51 bậc. Về mặt bằng và cơ sở hạ tầng cảng Thái Lan xếp thứ 71/141 quốc gia, Việt Nam xếp thứ 87 với giá trị là 3,14 (Thái Lan hơn Việt Nam 16 bậc). Về cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch, Thái Lan trong năm 2021, chỉ số cạnh tranh cũng được xếp thứ hạng cao: 21/141 với giá trị là 5,70; trong khi đó Việt Nam xếp hạng 105/141 với giá trị 2,95; cao hơn Việt Nam 84 bậc. Để cho ngành du lịch phát triển, trong những năm tới Việt Nam cần ưu tiên đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, phù hợp với quy hoạch các vùng trọng điểm du lịch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.  Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực Đối với nguồn nhân lực và thị trường lao động, chỉ số xếp hạng cạnh tranh của Thái Lan là 29/141 quốc gia, với giá trị là 4,98; Việt Nam cũng ở thứ hạng tương đối cao so với thế giới: 55/141 với giá trị 4,68; nhưng so với Thái Lan Việt Nam vẫn thấp hơn 26 bậc. Chỉ số cạnh tranh sự sẵn sàng của công nghệ thông tin (ICT), Thái Lan xếp hạng 60/141 với giá trị 4,34; Việt Nam xếp hạng 97/141 với giá trị 3,37. Như vậy trong lĩnh vực sự sẵn sàng ICT của Thái Lan hơn hẳn Việt Nam 37 bậc, điều đó tác động rất mạnh đến mở rộng thị trường và tiếp cận khách hàng, tạo ra lợi thế trong quảng cáo, tiếp thị và thúc đẩy hoạt động, hiệu quả kinh doanh. Trong kế hoạch trung hạn và dài hạn, các Bộ ngành và các tỉnh thành trong cả nước ưu tiên đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch, nhất là cho các vùng du lịch trọng điểm và hiện đại hóa công nghệ thông tin và truyền thông theo hướng “đi tắt đón đầu”. Tóm lại, về phát triển du lịch, Việt Nam còn kém Thái Lan nhiều bậc về các chỉ số: môi trường kinh doanh, y tế và vệ sinh môi trường, nguồn lực và thị trường lao động, sự sẵn sàng công nghệ thông tin và truyền thông, ưu tiên cho các tua du lịch, độ mở với quốc tế, môi trường bền vững, cơ sở hạ tầng vận tải hàng không, mặt bằng và cơ sở hạ tầng cảng, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch, tài nguyên thiên nhiên.
  • 25. pg. 25 1.2.2. Khái quát về du lịch homestay ở Việt Nam 1.2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của du lịch homestay ở Việt Nam Người Việt Nam biết đến hình thức homestay qua hành trình thường niên của con tàu Thanh niên Đông Nam Á, cập cảng lần đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1995. Con tàu mang tên Nippon Maru này có sự tham gia của hàng trăm thanh niên ASEAN và Nhật Bản, lần lượt cập cảng biển của các nước thành viên. Khi cập cảng một nước, các thành viên trên tàu ngoài việc cùng tham gia những hoạt động văn hóa cộng đồng sẽ được bố trí đến ở tại nhà những người dân bản xứ. Qua những năm tham gia tàu Thanh niên Đông Nam Á, nhiều bạn trẻ Việt Nam đã được sống trong các gia đình người Nhật, Malaysia, Thái Lan,… Ngược lại nhiều bạn trẻ nước ngoài đã ở tại các gia đình người Việt để học hỏi, tìm hiểu về văn hóa, lối sống,… Từ đó người Việt Nam bắt đầu làm quen với tên gọi một loại hình du lịch homestay. Tuy nhiên, sự hình thành của du lịch homestay ở Việt Nam không phải xuất phát từ ý tưởng của các công ty lữ hành mà từ nhu cầu và sự xâm nhập của những khách du lịch “Tây ba lô”. Nhiều khách đến du lịch Việt Nam thông qua môi giới, hướng dẫn viên hoặc tự liên hệ để được nghỉ dưỡng homestay ở những gia đình người Việt thân thiện với mục đích tìm hiểu khám phá những nét văn hóa bản địa. Những công ty lữ hành như Saigontourist, Handspan Adventure Travel… nhận thấy đây là một loại hình du lịch mới hứa hẹn những sản phẩm du lịch thú vị, hấp dẫn khách du lịch nên họ bắt tay vào việc thiết kế, xây dựng, quảng bá, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch homestay. Du lịch homestay đã bước đầu phát triển ở một số nơi như: Sapa, Mai Châu, Ba Bể, Hội An, Huế, Sài Gòn,… như vậy du lịch homestay đã được triển khai tại các địa bản ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam và cả đô thị, nông thôn, miền núi,… Hiện tại, với mục đích hỗ trợ ngành du lịch phát triển bền vững, đóng góp nhiều hơn vào công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, một số nước và tổ chức quốc tế đã dành nhiều trợ giúp tài chính và kỹ thuật cho du lịch Việt Nam nhằm xây dựng mô hình thí điểm về du lịch công cộng, du lịch vì người nghèo, phát triển hệ thống nhà khách-nhà nghỉ nông thôn. Với tên gọi khác nhau, các dự án đều có chung mục tiêu là bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhirn, giữ gìn văn hóa kết hợp với phát triển du lịch. 1.2.2.2. Điều kiện phát triển du lịch homestay ở Việt Nam  Chính sách và pháp luật có liên quan đến du lịch homestay
  • 26. pg. 26 Theo luật du lịch 2005, nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực sau đây:  Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch;  Tuyên truyền, quảng bá du lịch;  Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch;  Nghiên cứu, đầu tư, xây dựng sản phẩm du lịch mới;  Hiện đại hoá hoạt động du lịch;  Xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, nhập khẩu phương tiện cao cấp phục vụ cho việc vận chuyển khách du lịch, trang thiết bị chuyên dùng hiện đại cho cơ sở lưu trú du lịch hạng cao và khu du lịch quốc gia;  Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhằm sử dụng lao động, hàng hoá và dịch vụ tại chỗ, góp phần nâng cao dân trí, xoá đói, giảm nghèo. Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác quy hoạch; hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch; hỗ trợ công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài ở Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư tham gia hoạt động du lịch, mở rộng giao lưu hợp tác giữa du lịch Việt Nam với du lịch khu vực và quốc tế. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện hình thành quỹ hỗ trợ phát triển du lịch từ nguồn đóng góp của các chủ thể hưởng lợi từ hoạt động du lịch, nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.  Điều kiện tài nguyên du lịch - tài nguyên du lịch tự nhiên Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, với 125 bãi tắm biển, trong đó hầu hết là các bãi tắm rất đẹp và thuận lợi cho khai thác du lịch mà không phải quốc gia nào cũng có. Các bãi tắm nổi tiếng từ bắc đến nam có thể kể đến như Trà Cổ, Hạ Long, Ðồ Sơn, Cát Bà, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Lăng Cô, Ðà Nẵng, Nha Trang, Cà Ná, Mũi Né, Vũng Tàu, Hà Tiên, Phú Quốc…
  • 27. pg. 27 Ðặc biệt vùng biển Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên được UNESCO hai lần công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới vào các năm 1994 và 2000 bởi những giá trị ngoại hạng mang tính toàn cầu về cảnh quan thiên nhiên và địa chất, địa mạo. Hiện nay, vịnh Hạ Long nằm trong danh sách 28 ứng cử viên lọt vào vòng chung kết của cuộc vận động bầu chọn “7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới”. Bên cạnh đó, 3 vịnh là Hạ Long, Nha Trang, Lăng Cô được công nhận là thành viên của Câu lạc bộ Các vịnh đẹp nhất thế giới. Ngoài ra, nhiều bãi biển và đảo được các hãng thông tin, tạp chí, cẩm nang du lịch uy tín trên thế giới bình chọn với các danh hiệu ấn tượng và hấp dẫn khách du lịch như: biển Đà Nẵng từng được tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là một trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh vào năm 2005; bãi Dài ở Phú Quốc năm 2008 đã đứng đầu trong số 5 bãi biển đẹp và sạch trên thế giới trong cuộc bình chọn dài ngày mang tên "Hidden Beaches" của hãng tin ABC News; Côn Đảo là một trong những điểm đến ấn tượng nhất Đông Nam Á năm 2010 do tạp chí New York Times chọn. Đặc biệt, năm 2011 Côn Đảo nằm trong top 20 hòn đảo bí ẩn nhất thế giới do tạp chí du lịch Travel and Leisure (Mỹ) bình chọn và là 1 trong 10 hòn đảo bí ẩn và tốt nhất thế giới để hưởng một kỳ nghỉ lãng mạn do cẩm nang du lịch quốc tế Lonely Planet (Anh) bầu chọn. Với bề dày lịch sử 4.000 năm, Việt Nam còn giữ được nhiều di tích kiến trúc có giá trị trong đó còn lưu giữ được nhiều di tích cổ đặc sắc với dáng vẻ ban đầu như: Chùa Một Cột, Chùa Kim Liên, Chùa Tây Phương, Ðình Tây Ðằng và Ðình Chu Quyến (Hà Nội), Tháp Phổ Minh (Nam Định), Chùa Keo (Thái Bình), Chùa Bút Tháp và Ðình Bảng (Bắc Ninh), Tháp Chàm (các tỉnh ven biển miền Trung) và kiến trúc cung đình Huế.  Tài nguyên du lịch nhân văn Tài nguyên du lịch nhân văn là những của cải vật chất và tinh thần do con người tạo ra từ xưa đến nay có thể thu hút khách du lịch đến thưởng thức. Các tài nguyên nhân vãn bao gồm: - Các di tích lịch sử, di tích văn hoá; - Các công trình kiến trục; - Các nhà bảo tàng; - Các vườn tượng; - Các lễ hội truyền thống; - Các làng nghề truyền thống; - Ẫm thực;
  • 28. pg. 28 - Tôn giáo; - Âm nhạc, hội hoạ; Tính đến năm 2005, ở Việt Nam có 7 di sản được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới bao gồm: Quần thể di tích Cô' đô Huế, Vịnh Hạ Long; Di tích Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Nha nhạc cung đình Huế, Không gian cổng chiêng Tây Nguyên, Cố đô Huế, vịnh Hạ Long, thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, Phong Nha - Kẻ Bàng, nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên  Điều kiện cơ sở hạ tầng Việt Nam Cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng giao thông nói riêng tại Việt Nam đang được nâng cấp xây dựng. Bộ Giao thông Vận tải đã công bố kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đến năm 2030 bao gồm các hạng mục như hoàn thiện đường cao tốc Bắc - Nam, các trục đường sắt huyết mạch Bắc- Nam và sân bay Long Thành, Đồng Nai. Thêm vào đó, các nhà đầu tư lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu đang tập trung chú ý khu vực phía Bắc là nơi có nguồn lao động dồi dào. Vì vậy, việc quy hoạch, mua bán đất khu công nghiệp, mở rộng năng lực hoạt động của các cảng biển như cảng Hải Phòng là mục tiêu mà chính phủ đang hướng tới. Việc huy động tài chính từ các tổ chức tư nhân bên cạnh ngân sách nhà nước trong xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam cũng đang được đẩy mạnh. Để tiếp tục phát triển kinh tế – xã hội trong tương lai, Chính phủ Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao (đặc biệt là hạ tầng giao thông) và xác định đây là một trong ba khâu đột phá chiến lược. Hiện nay, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đang là ưu tiên của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Với quan điểm “Cơ sở hạ tầng đi trước một bước”, trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã dành một mức đầu tư cao cho phát triển cơ sở hạ tầng. Khoảng 9 – 10% GDP hàng năm đã được đầu tư vào ngành giao thông, năng lượng, viễn thông, nước và vệ sinh, phát triển du lịch hạ tầng,…  Nguồn nhân lực Trong năm 2020, lao động ở Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Trong đó là sự chuyển dịch từ sử dụng nhóm lao động đơn giản sang nhóm có trình độ cao. Đây là sự chuyển dịch tích cực và tất yếu theo xu thế phát triển kinh tế.
  • 29. pg. 29 Theo thống kê của FALMI, trong số 110.172 lượt người có nhu cầu tìm việc trong năm 2020 có đến 94,78% lao động qua đào tạo. Trong đó, đại học trở lên chiếm 66,57%, cao đẳng chiếm 15,82% và trung cấp chỉ chiếm 6,72%. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY Ở HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI 2.1. Khái quát về thị xã Sa Pa và điều kiện phát triển du lịch Homestay 2.1.1. Vị trí địa lý Thị xã Sa Pa nằm ở phía tây tỉnh Lào Cai. Phía Đông: giáp huyện Bảo Thắng và thành phố Lào Cai Phía Tây: giáp huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu Phía Nam : giáp huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu và huyện Văn Bàn Phía Bắc: giáp huyện Bát Xát. Nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thị xã Sa Pa có độ cao trung bình khoảng 1.500 m – 1.800 m so với mực nước biển, cách thành phố Lào Cai 33 km và 317 km tính từ Hà Nội. Ngoài con đường chính từ thành phố Lào Cai, để tới Sa Pa còn một tuyến giao thông khác, quốc lộ 4D nối từ xã Bình Lư, Tam Đường, Lai Châu Sa Pa nằm trên một mặt bằng ở độ cao 1.500 đến 1.650m ở sườn núi Lô Suây Tông. Đỉnh của núi này có thể nhìn thấy ở phía đông nam của Sa Pa, có độ cao 2.228m. Từ trung tâm thị xã nhìn xuống có thung lũng Ngòi Đum ở phía đông bắc và thung lũng Mường Hoa ở phía đông nam.Tại ngã ba ranh giới phía Tây của thị xã Sa Pa với các huyện Tam Đường và Tân Uyên, trên địa bàn xã Hoàng Liên là ngọn núi Phan Xi Păng-nóc nhà của Đông Dương, cao gần 3.143m. 2.1.2. Điều kiện tài nguyên du lịch Nằm ở phía tây bắc của Tổ quốc, Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên của Sa Pa được kết hợp với sức sáng tạo của con người cùng với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng, như bức tranh có sự sắp xếp theo một bố cục hài hoà tạo nên một vùng có nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp dẫn. Với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như: Thác Bạc, Cầu Mây, Hàm Rồng, Động Tả Phìn, đỉnh núi Fansipan, vườn quốc gia Hoàng Liên... Đặc biệt bãi đá cổ xã Hầu Thào & Tả Van đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Nhà nước. Đó là một trong những di sản của người Việt cổ, đến nay đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và đang được đề nghị tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Cùng với các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử văn
  • 30. pg. 30 hóa là những đỉnh núi cao, những ruộng bậc thang lượn sóng. Sa Pa có đỉnh Phan Si Păng cao 3.143m trên dãy Hoàng Liên Sơn. Khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn có 136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong “sách đỏ Việt Nam. Rừng Hoàng Liên Sơn có 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây thuốc. Ruộng bậc thang là đặc trưng của địa hình núi cao Sa Pa xen kẽ với đồi núi thấp. Do bị chia cắt lớn cùng kĩ thuật canh tác lâu đời của người dân bản địa nơi đây đã tạo nên ruộng bậc thang có hình thái uốn lượn, vừa kì vĩ vừa đẹp mắt, cuốn hút du khách thập phương. Trong đó phải kể đến ruộng bậc thang ở thung lũng Mường Hoa, nơi đây đã được xếp hạng di sản cấp quốc gia vào tháng 10/2013. Tài nguyên nước của Sa Pa phong phú, đây là đầu nguồn của hai hệ thống suối Bo và suối Đum. Hàng năm, hai con suối này được bổ sung lượng mưa đáng kể, để lại một khối lượng lớn nước mặt và nước ngầm. Nguồn nước mặt phong phú tạo nên thác nước đẹp được thêu dệt thành câu chuyện trữ tình như Thác Bạc, Thác Tình Yêu, Thác Cát Cát. Sa Pa còn có nguồn nước siêu nhạt ở Tắk Cô (xã Trung Chải), có giá trị rất lớn cho sức khỏe nên cần được đầu tư và nghiên cứu để đưa vào khai thác sử dụng. Đặc biệt, nguồn suối nước nóng (Bản Hồ) có nhiệt độ đến 40 độ C, có giá trị lớn đối với du lịch nghỉ dưỡng. Tài nguyên du lịch nhân văn là những giá trị quý cho phát triển du lịch. Các tài nguyên này bao gồm những giá trị văn hóa vật thể như di tích lịch sử văn hóa, di chỉ khảo cổ, những sản phẩm thủ công truyền thống. Những giá trị văn hóa phi vật thể như văn nghệ dân gian, lễ hội thể hiện bản sắc văn hóa của địa phương. Tài nguyên du lịch nhân văn tại Sa Pa hiện nay bao gồm các loại hình như: Tài nguyên du lịch – lễ hội, tài nguyên du lịch chợ truyền thống, tài nguyên du lịch nghề thủ công truyền thống, tài nguyên du lịch kiến trúc nhà ở và tài nguyên ẩm thực. Ngoài ra, tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai với tổng chiều dài 264 km đi qua địa phận 5 tỉnh đã hoàn thành và đi vào khai thác năm 2013. Hệ thống cáp treo lên đỉnh Phanxipan được đưa vào sử dụng là bước ngoặt thay đổi tình hình phát triển du lịch Sa Pa. 2.1.2.1 Điều kiện khí hậu Khí hậu là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra môi trường du lịch. Các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của khách du lịch. Do vậy, việc phát triển có hiệu quả ngành du lịch tại đảo có tác dụng hạn chế những tác động xấu của thời tiết tạo nên khí hậu thuận tiện như hiện nay. Khí hậu trong lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng. Nằm ở độ cao trung bình 1500m – 1800m, nên khí hậu Sa Pa ít nhiều lại mang sắc thái của xứ ôn đới, với nhiệt độ trung bình 15-18°C. Từ tháng 5 đến tháng 8 có mưa nhiều. Do ảnh hưởng của yếu
  • 31. pg. 31 tố địa hình, hướng sườn và quy luật đai cao (càng lên cao nhiệt độ càng giảm), nên chế độ nhiệt ở Sa Pa cũng biến đổi nhanh chóng theo độ cao. Mùa đông ở Sa Pa rất lạnh (do ảnh hưởng của gió cực đới và độ cao địa hình), nhiệt độ thường xuyên xuống thấp từ 5oC-10oC. Điều thú vị nữa khi đến Sa Pa là du khách có thể cảm nhận được thời tiết của bốn mùa trong một ngày: sáng và chiều là thời tiết của mùa xuân, mùa thu; trưa là thời tiết của mùa hạ và đêm là thời tiết của mùa đông. Do vậy, Sa Pa đã trở thành nơi nghỉ mát lí tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước. Du lịch homestay dường như không đòi hỏi quá cao về điều kiện khí hậu. Hầu như khí hậu của Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển loại hình du lịch này. Nếu có các điều kiện khác hỗ trợ thì du lịch homestay có thể hình thành và phát triển ở bất kỳ địa điểm nào. Homestay tuy là loại hình du lịch mới song nó thực sự khẳng định được ưu thế trong viêc thu hút khách, trở thành tour du lịch hấp dẫn, thú vị. 2.1.2.2. Một số điểm du lịch nổi tiếng Thị xã Sa Pa có những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng như: quần thể du lịch tâm linh Fansipan với 10 địa điểm tham quan, tâm linh Bảo An thiền tự (Chùa Trình), Thanh Vân Đắc Lộ, Bích Vân thiền tự, Đại tượng Phật, Thác nước 9 tầng, Bảo Tháp, Con đường La Hán, tượng Quan Thế Âm, Miếu Sơn Thần, Kim Sơn Bảo Thắng Tự; Đền Mẫu Thượng Sa Pa; Đền Hàng Phố Sa Pa; Đền Mẫu Sơn Sa Pa… Bên cạnh đó, có những liên kết trong du lịch tâm linh hình thành các tour du lịch tâm linh: Đền Ông Hoàng Bảy Bảo Hà, đền Thượng, Đền Mẫu Lào Cai và các đền, chùa ở trên địa bàn thị xã Sa Pa. Đây cũng là những địa linh nổi tiếng, thu hút rất nhiều du khách khi đến Sa Pa. Cũng là một trong những tiềm năng để Sa Pa có thể phát triển du lịch tâm linh gắn với phát triển du lịch cộng đồng. 2.1.2.3. Văn hóa tộc người Sa Pa với 6 tộc người cùng cư trú, mỗi tộc người có một vốn văn hoá riêng với các lễ hội như lễ hội “Roóng pọc” của người Giáy Tả Van, lễ hội “Sải Sán” (đạp núi) của người Mông, lễ “Tết nhảy” của người Dao Đỏ, tất cả đều diễn ra vào tháng tết hàng năm.Sa Pa là “vương quốc” của hoa trái, như đào hoa, đào vàng to, đào vàng nhỏ, mận hậu, mận tím, mận tam hoa, hoa lay dơn, hoa mận, hoa lê, hoa đào, hoa cúc, hoa hồng…đặc biệt là hoa bất tử sống mãi với thời gian. 2.1.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ du lịch 2.1.3.1 Điều kiện cơ sở hạ tầng Có thể nói, cơ sở hạ tầng là điều kiện, là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển du lịch homestay tại thị xã Sa Pa. Nhìn chung, hệ thống giao thông đường bộ của thị xã
  • 32. pg. 32 tương đối hoàn chỉnh, phân bổ hợp lý, đồng đều, đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Giao thông đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển của một vùng, gắn liền với sự phát triển của đất nứớc. Đặc biệt là giao thông thủy đóng vai trò hết sức quan trọng với quá trình phát triển của thị xã Sa Pa, gắn liền với phát triển của đảo với đất liền. Hiện nay, hệ thống giao thông đến du lịch nói chung và thị xã Sa Pa nói riêng ngày càng hoàn thiện, từng bứớc quy hoạch các tuyến để thuận tiện cho việc vận chuyển khách du lịch. Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải Sa Pa nằm cách thành phố Lào Cai 38km và cách Hà Nội 376km. Để đến đây có 2 đường: một từ thành phố Lào Cai vào, một từ Bình Lư (Lai Châu) sang, bằng nhiều loại phương tiện như: ôtô, xe máy. Lào Cai là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của cả nước nối liền với nước bạn Trung Hoa. Là một tỉnh miền núi nên địa hình Lào Cai phức tạp, nhiều đồi núi cao, chia cắt mạnh, rất khó khăn cho việc phát triển giao thông. Nhưng bằng sự nỗ lực hết mình trong hơn 20 năm qua kể từ khi tái lập tỉnh, ngành giao thông vận tải Lào Cai đã xây dựng được một hệ thống giao thông vận tải thông suốt 4 mùa, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm nhiệm được vai trò cầu nối của cả nước với vùng Tây Nam - Trung Quốc rộng lớn. Lào Cai là một trong số ít tỉnh miền núi có mạng lưới giao thông vận tải đa dạng, bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa. a) Đường bộ Hiện nay có 6 tuyến quốc lộ, cao tốc, gồm cao tốc Hà Nội – Lào Cai, QL4, 4D, 4E, 279, 70 chạy qua địa bàn tỉnh với tổng chiều dài 524,95 km; 13 tuyến đường tỉnh và tuyến giao Sở GTVT quản lý dài 611,7 km và khoảng 4.368 km đường huyện, đường xã. Mạng lưới giao thông phân bố rộng khắp, khá đồng đều trên địa bàn các huyện, thành phố đảm bảo giao thông thuận lợi. Giúp cho tuyến đường nối thành phố Lào Cai – Sa Pa giúp rút ngắn thời gian di chuyển của du khách. Bảng 1.4 - Tổng chiều dài đường bộ tỉnh Lào Cai Hệ thống đường Chiều dài (km) Tỷ lệ (%) Quốc lộ, cao tốc 524,95 9,20 Đường tỉnh 611,7 10,72 Đường huyện 773,65 13,56 Đường xã 3594,46 63,3