SlideShare a Scribd company logo
1 of 87
Download to read offline
Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông
1
MỤC LỤC
Chương 1: Vị trí, vai trò và đặc điểm của ngành VT........................................2
1.1- Vị trí, vai trò của ngành VT ...........................................................................2
1.2- Đặc điểm kinh tế xã hội ngành BCVT............................................................3
1.3- Cơ cấu tổ chức ngành BCVT .........................................................................5
1.4- Cơ sở kết nối mạng BCVT.............................................................................8
Chương2: Kế hoạch hoá trong ngành CVT.....................................................11
2.1- Bản chất và ý nghĩa của công tác kế hoạch hoá............................................11
2.2- Hệ thống kế hoạch và chỉ tiêu kế hoạch .......................................................12
2.3- Các nguyên tắc, căn cứ và phương pháp lập kế hoạch..................................15
2.4- Kế hoạch hàng năm doanh nghiệp VT..........................................................18
Chương3: Dịch vụ BCVT và chất lượng hoạt động VT..................................25
3.1- Dịch vụ VT ..................................................................................................25
3.2- Chất lượng hoạt động VT.............................................................................29
Chương 4: Tài sản ngành VT ...........................................................................35
4.1- Tài sản cố định ngành VT ............................................................................35
4.2 -Tài sản lưu động ngành VT..........................................................................44
Chương 5: Lao động và tiền lương ngành VT.................................................46
5.1- Lao động trong ngành VT............................................................................46
5.2- Năng suất lao động ngành VT......................................................................50
5.3- Tiền lương ngành VT...................................................................................53
Chương 6: Chi phí, giá thành và giá cước ngành BCVT ................................65
6.1- Chi phí sản xuất kinh doanh ngành BCVT ...................................................65
6.2- Giá thành dịch vụ ngành BCVT ...................................................................67
6.3- Giá cước ngành BCVT.................................................................................70
Chương 7: Doanh thu và lợi nhuận ngành VT................................................75
7.1- Doanh thu VT và phương pháp xác định......................................................75
7.2- Lợi nhuận và sử dụng lợi nhuận ngành VT ..................................................77
Chương 8: Xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật ngành VT ................................80
8.1- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản VT ..................................................................80
8.2- Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư ...........................................80
8.3- Phương pháp so sánh lựa chọn dự án đầu tư.................................................85
Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông
2
CHƯƠNG 1:
VỊ TRÍ VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH VIỄN THÔNG
1.1 VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGÀNH VIỄN THÔNG
1 . Vị trí của ngành Bưu chính Viễn thông
Nhà nước xác định bưu chính viễn thông là ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ
quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân.
- Kết cầu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân bao gồm các ngành có nhiệm vụ
tạo ra các điều kiện cần thiết, chung nhất cho tất cả lĩnh vực sản xuất xã hội, nếu
thiếu những điều kiện cần thiết chung này thì hoặc sản xuất không thể thực hiện
được, hoặc sản xuất xã hội chỉ diễn ra dưới dạng không hoàn chỉnh hoặc kém hiệu
quả. Những ngành thuộc kết cấu hạ tầng gồm giao thông vận tải, điện nước, bưu
điện ...
- Các ngành kết cầu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, trong đó có bưu điện là
chất xúc tác mạnh cho sự phát triển nền kinh tế quốc dân. Do vậy muốn cho nền
kinh tế quốc dân phát triển thì các ngành kết cấu hạ tầng phải đi trước một bước,
tạo tiền đề tốt cho các ngành khác phát triển.
- Riêng ngành Bưu điện có thể coi như là hệ thần kinh của đất nước. Mức độ
phát triển của hệ thống thông tin bưu chính viễn thông được xem như là một dấu
hiệu phản ánh mức độ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
2. Vai trò của ngành bưu điện
- Là công cụ đắc lực phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, nhà nước và các cấp
chính quyền trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là an ninh quốc phòng.
Cầu yếu tố sản xuất Lao động
Cung dvụ BCVT Sản phẩm tiêu dùng
Cung dv BCVT Lao động
Cầu yếu tố sản xuất Dịch vụ tiêu dùng
Cầu sức lao động
Cung dịch vụ BCVT
Tiêu dùng
cá nhân
Sản xuất
vật chất
Sản xuất
dịch vụ khác
Hoạt động Các dịch
ngành BCVT vụ BCVT
Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông
3
- Đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển, là ngành
trực tiếp tạo ra tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân.
- Phục vụ giao lưu, tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân, mở mang kiến thức,
góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Xem sơ đồ vị trí tương đối của ngành bưu điện (BCVT) trong xã hội.
1.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NGÀNH VIỄN THÔNG
1 . Tính vô hình của sản phẩm viễn thông
Sản phẩm bưu chính viễn thông không phải là sản phẩm vật chất chế tạo
mới, không phải là hàng hóa cụ thể mà là hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa
tin tức từ người gửi đến người nhận và được gọi là dịch vụ bưu chính viễn thông.
Để tạo ra dịch vụ bưu chính viễn thông, ngành bưu chính viễn thông cũng
cần đầy đủ các yếu tố sản xuất như các ngành sảnh xuất khác: Sức lao động, tư liệu
(công cụ) lao động và đối tượng lao động.
Lao động của ngành bưu chính viễn thông bao gồm: Lao động công nghệ,
lao động phụ trợ và lao động quản lý.
Tư liệu lao động bưu chính viễn thông là những phương tiện, thiết bị thông
tin dùng để truyền đưa tin tức như: Thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn,
phương tiện vận tải, nhà xưởng, vật kiến trúc ...
Đối tượng lao động bưu chính viễn thông là những tin tức do khách hàng
mang lại như: Thư từ, bưu phẩm, bưu kiện, bức fax, cuộc đàm thoại ...
Các cơ sở bưu chính viễn thông làm nhiệm vụ dịch truyền những tin tức này
từ vị trí người gửi đến vị trí người nhận và đây chính là kết quả hoạt động của
ngành bưu chính viễn thông.
Do tính vô hình của sản phẩm bưu chính viễn thông cần lưu ý:
- Việc truyền tin phải chính xác, trung thực và kịp thời.
- Kết cấu chi phí để tạo ra các dịch vụ bưu chính viễn thông: không cần nguyên
vật liệu chính, tỷ trọng tiền lương, khấu hao tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao.
- Chính sách marketing thích hợp.
2. Quá trình sản xuất viễn thông mang tính dây chuyền
Để thực hiện truyền đưa tin tức hoàn chỉnh từ người gửi đến người nhận thường có
từ hai hoặc nhiều cơ sở bưu điện tham gia, mỗi cơ sở chỉ thực hiện một giai đoạn
nhất định của quá trình truyền đưa tin tức hoàn chỉnh đó. Đây là đặc điểm quan
trọng chi phối đến công tác tổ chức quản lý hoạt động bưu chính viễn thông.
Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông
4
Sản phẩm cơ sở Sản phẩm cơ sở Sản phẩm cơ sở
Sản phẩm hoàn chỉnh
Tùy vào vị trí của người gửi và người nhận tin mà quá trình truyền tin có thể
phải qua một hoặc nhiều giai đoạn quá giang và có thể không phải qua giai đoạn
quá giang nào, với đặc điểm quá trình sản xuất mang tính dây chuyền diễn ra trên
một không gian rộng lớn thì cần lưu ý :
- Phải có qui định thống nhất về thể lệ, thủ tục khai thác dịch vụ bưu chính viễn
thông, qui trình khai thác, bảo dưỡng thiết bị thông tin, có chính sách đầu tư phát
triển mạng thống nhất, phù hợp để đảm bảo tính thống nhất và tính kỹ thuật cao,
tính nhịp nhàng trong hoạt động bưu chính viễn thông.
- Tồn tại hai khái niệm sản phẩm: Sản phẩm hoàn chỉnh và sản phẩm công đoạn.
- Việc thanh toán cước thường diễn ra ở đầu đi (nơi chấp nhận tin tức đi) nên phải
có sự phân chia doanh thu cước cho các đơn vị. Với đặc điểm này, trong hoạt động
bưu chính viễn thông cần tiến hành hạch toán tập trung và từ đây xuất hiện một số
khái niệm về doanh thu: Doanh thu cước phát sinh, doanh thu kinh doanh bưu
chính viễn thông phân chia, doanh thu kinh doanh thuần, doanh thu cước bưu
chính viễn thông được hưởng, doanh thu chênh lệch hoặc doanh thu phải nộp ...
3. Quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ sản phẩm
Trong quá trình hoạt động bưu chính viễn thông, quá trình sản xuất gắn liền với
quá trình tiêu thụ hay nói một cách khác hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa
tin tức được tiêu dùng ngay trong sản xuất. Chu kỳ sản xuất bưu chính viễn thông
T – cc- H - SX - H’
(T’
)
Đặc điển này cần lưu ý:
- Không có sản phẩm tồn kho dịch vụ bưu chính viễn thông
- Đòi hỏi chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông phải đặc biệt quan tâm vì nó ảnh
hưởng trực đến người tiêu dùng.
- Ngành bưu chính viễn thông và các dịch vụ bưu chính viễn thông phải phát triển
mạng lưới thông tin bưu chính viễn thông đến gần mọi đối tượng sử dụng.
- Thu cước được phép thu trước khi phục vụ người tiêu dùng (cung cấp dịch vụ
bưu chính viễn thông). Riêng các đơn vị, cá nhân có ký hợp đồng với bưu điện thì
có thể sử dụng các dịch vụ bưu chính viễn thông trước rồi thanh toán sau vào một
Người gởi
Cơ sở
BĐ đi
Cơ sở
BĐ đến
Cơ sở BĐ
quá giang Người nhận
Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông
5
thời điểm qui định trong tháng, do vậy xuất hiện bưu điện phí ghi nợ (Khoản nợ
phải thu của khách hàng).
4. Tải trọng không đồng đều theo không gian và thời gian
Tải trọng bưu chính viễn thông là lượng tin tức đến một cơ sở sản xuất nào đó
của bưu điện yêu cầu được phục vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Lượng
tin tức lại phụ thuộc vào nhu cầu truyền đưa tin tức của khách hàng. Trong khi nhu
cầu truyền đưa tin tức rất đa dạng, xuất hiện không đồng đều về không gian và thời
gian.
- Về không gian: Giữa các vùng trong một nước, giữa các chiều trên cùng một
tuyến
- Về thời gian: Giữa các giờ/ngày, giữa ngày/tuần, giữa các tháng/năm .
Tải trọng không đồng đều mà lại yêu cầu đáp ứng thỏa mãn mọi nhu cầu truyền
tin của khách hàng, trong khi đó lại không có sản phẩm dự trữ tồn kho nên bắt
buộc ngành bưu chính viễn thông phải có dự trữ năng lực sản xuất: dự trữ về
phương tiện, thiết bị thông tin, về lao động, tài chính..., tuy nhiên vấn đề dự trữ bao
nhiêu thì cần phải có tính toán khoa học để tránh lãng phí mà vẫn thỏa mãn nhu
cầu truyền tin của khách hàng.
1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Cần phải định rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý điều hành
sản xuất kinh doanh.
1.3.1 Khối quản lý nhà nước:
1- Nội dung quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông
a) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản
quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về
viễn thông; chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia;
b) Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về viễn thông, chiến lược,
quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia;
c) Quản lý, điều tiết thị trường viễn thông; quản lý kinh doanh dịch vụ viễn
thông và nghiệp vụ viễn thông;
d) Chủ động phối hợp với Bộ Công thương thực hiện quản lý cạnh tranh trong
hoạt động thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông và cung cấp dịch vụ viễn thông theo
quy định của pháp luật về cạnh tranh;
đ) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm pháp luật trong hoạt động viễn thông;
e) Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa
học và công nghệ trong hoạt động viễn thông;
g) Hợp tác quốc tế về viễn thông.
2- Bộ máy quản lý nhà nước:
Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông
6
- Chính phủ: Thống nhất quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông trong phạm vi
cả nước.
- Bộ thông tin và truyền thông: Chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện việc
quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông trên phạm vi toàn quốc.
- Sở Thông tin và truyền thông: Chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh
(TP. Trực thuộc TW) và Bộ Thông tin & truyền thông thực hiện việc quản lý
nhà nước về bưu chính viễn thông trên phạm vi địa bàn tỉnh.
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ bưu
chính viễn thông trong việc thực hiện quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông.
1.3.2 Khối sản xuất kinh doanh.
Là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo qui
định của pháp luật để hoạt động trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, một số doanh
nghiệp có quy mô đáng kể gồm:
1. DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỐ ĐỊNH:
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)
Trụ sở chính: 57 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 3577 5104 Fax: (84-4) 3934 5851
Website: www.vnpt.com.vn
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel)
Trụ sở chính: 01 Giang Văn Minh, quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 6255 6789 Fax: (84-4) 6299 6789
Website: www.viettel.com.vn
2. DỊCH VỤ VIỄN THÔNG DI ĐỘNG:
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel)
Trụ sở chính: 01 Giang Văn Minh, quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 6255 6789 Fax: (84-4) 6299 6789
Website: www.viettel.com.vn
Công ty cổ phần Viễn thông Di động Toàn cầu - Gtel (Beeline)
Trụ sở chính: 280B Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 3767 4846 Fax: (84-4) 3767 4854
Website: www.beeline.vn
Công ty Thông tin Di động VMS (MobiFone)
Trụ sở chính: Lô VP1, Phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 3783 1733 Fax: (84-4) 3783 1734
Website: www.mobifone.com.vn
Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội (Vietnamobile)
Trụ sở chính: 02 Chùa Bộc, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (84 4) 3572 9833 Fax: (84-4) 3572 9834
Website: www.vietnamobile.com.vn
Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông
7
Công ty Dịch vụ Viễn thông VinaPhone
Trụ sở chính: 216 Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 3773 5555 Fax: (84-4) 3773 7544
Website: www.vinaphone.com.vn
3. DỊCH VỤ INTERNET
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)
Trụ sở chính: 57 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 3577 5104 Fax: (84-4) 3934 5851
Website: www.vnpt.com.vn
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel)
Trụ sở chính: 01 Giang Văn Minh, quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 6255 6789 Fax: (84-4) 6299 6789
Website: www.viettel.com.vn
Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
Trụ sở chính: Tầng 2, Tòa nhà FPT Cầu Giấy, Lô 2B đường Phạm Hùng, quận Cầu Giấy,
Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 7300 2222 Fax (84-4) 7300 8889
Website: www.fpt.vn
Trong các doanh nghiệp trên, Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam
(VNPT) là đơn vị được thành lập đầu tiên và hiện đang chiếm môt tỷ lệ đáng kể
về thị phần dịch vụ bưu chính viễn thông nên ta tập trung nghiên cứu mô hình tổ
chức quản lý sản xuất của đơn vị này.
Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam là Tập đoàn kinh doanh theo mô
hình công ty mẹ con, được tái cơ cấu theo quyết định số 888/2014/QĐ-TT ngày
10/6/2014 của Thủ tướng chính phủ.
1- Lĩnh vực kinh doanh:
Theo quyết định thành lập, VNPT nhiệm vụ kinh doanh theo qui hoạch, kế
hoạch và chính sách của nhà nước, bao gồm các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh
doanh hoặc đầu tư trong các lĩnh vực:
- Dịch vụ và sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông đa phương
tiện;
- Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa, cho thuê các
công trình viễn thông, công nghệ thông tin;
- Nghiên cứu, phát triển, chế tạo, sản xuất thiết bị, sản phẩm viễn thông, công nghệ
thông tin;
- Thương mại, phân phối các sản phẩm thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin;
- Dịch vụ quảng cáo, nghiên cứu thị trường, tổ chức hội nghị hội thảo, triển lãm
liên quan đến lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin;
- Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng;
- Dịch vụ tài chính trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông
đa phương tiện.
Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông
8
Ngoài ra, VNPT còn được giao nhiệm vụ phục vụ, tư vấn về bưu chính viễn
thông theo sự chỉ đạo của nhà nước gồm :
- Xây dựng kế hoạch phát triển đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư.
- Phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông công cộng.
- Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo của Đảng, nhà nước phục vụ
quốc phòng, an ninh, ngoại giao .
2- Mô hình tổ chức tập đoàn BCVT Việt nam:
a- Cơ cấu tổ chức Tập đoàn BCVT Việt nam:
i- Cơ quan quản lý, điều hành VNPT
ii- Các đơn vị thành viên tập đoàn BCVT VN
- VNPT- Vinaphone
- VNPT- Net
- VNPT- Media
- VNPT- IT
- VNPT- Technology
b- Các thành viên của VNPT (66 đơn vị)
- Công ty CTIN
- Công ty POSTEF
- VNPT G HK
- 63 VNPT tỉnh, thành phố
1.4 CƠ SỞ KẾT NỐI MẠNG VIỄN THÔNG
1. Khái niệm mạng viễn thông và các thành phần của mạng
a. Khái niệm:
Mạng viễn thông là tập hợp thiết bị viễn thông được liên kết với nhau bằng
đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông.
Dịch vụ viễn thông là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc
một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ
giá trị gia tăng.
Dịch vụ ứng dụng viễn thông là dịch vụ sử dụng đường truyền dẫn viễn thông
hoặc mạng viễn thông để cung cấp dịch vụ ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ
thông tin, phát thanh, truyền hình, thương mại, tài chính, ngân hàng, văn hóa,
thông tin, y tế, giáo dục và lĩnh vực khác.
Đường truyền dẫn là tập hợp thiết bị viễn thông dùng để xác lập một phần hoặc
toàn bộ đường truyền thông tin giữa hai điểm xác định.
b. Thành phần của mạng VT gồm 3 thành phần
b.1- Điểm thông tin: Là vị trí hoặc thiết bị dùng để thiết lập mối liên hệ giữa
những người sử dụng các dịch vụ VT. Các điểm thông tin là nơi diễn ra sự bắt
đầu và sự kết thúc của quá trình tiêu dùng dịch vụ VT. Tùy theo đối tượng sử
Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông
9
dụng, người ta chia các điểm thông tin thành các điểm thông tin sử dụng chung
và điểm thông tin sử dụng riêng.
b.2- Trung tâm thông tin: Là nơi tiếp chuyển thông tin từ điểm thông tin này
đến điểm thông tin khác. Các trung tâm thông tin trên mạng rất đa dạng. Trong
viễn thông trung tâm thông tin là các trung tâm chuyển mạch ở các cấp khác.
b.3- Tuyến (kênh) thông tin: Là các tuyến nối các trung tâm thông tin và các
điểm thông tin với nhau. Các tuyến thông tin có thể là các kênh thông tin được
tạo ra bởi các thiết bị truyền dẫn như cáp quang, vi ba, vệ tinh ... .
2. Phân loại mạng bưu chính viễn thông
a. Căn cứ vào mục đích sử dụng và quản lý
- Mạng viễn thông công cộng: Mạng viễn thông công cộng là mạng viễn thông
do doanh nghiệp viễn thông thiết lập để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ
ứng dụng viễn thông cho công chúng nhằm mục đích sinh lợi
- Mạng VT dùng riêng: Mạng viễn thông dùng riêng là mạng viễn thông do tổ
chức hoạt động tại Việt Nam thiết lập để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ
ứng dụng viễn thông cho các thành viên của mạng không nhằm mục đích sinh
lợi trực tiếp từ hoạt động của mạng
- Mạng VT nội bộ: Mạng nội bộ là mạng viễn thông do tổ chức, cá nhân thiết lập
tại một địa điểm có địa chỉ và phạm vi xác định mà tổ chức, cá nhân đó được
quyền sử dụng hợp pháp để phục vụ liên lạc nội bộ không nhằm mục đích sinh
lợi trực tiếp từ hoạt động của mạng.
b. Căn cứ vào phạm vi phục vụ
- Mạng VT quốc tế
- Mạng VT trong nước
3. Các hình thức kết nối mạng viễn thông
a. Mạng hình lưới (Điểm nối điểm, mạng đấu thẳng)
Là hình thức tổ chức mạng mà trong đó tất cả các trung tâm thông tin được nối
trực tiếp với nhau không thông qua một trung tâm thông tin trung gian nào cả
Số tuyến thông tin được xác định theo công thức:
 
2
1


N
N
L
Ưu điểm:- Tin tức truyền nhanh chóng chính xác
- Độ tin cậy và an toàn cao
Nhược điểm: Số tuyến thông tin lớn dẫn đến chi phí xây dựng cơ
bản và chi phí khai thác lớn, tốn kém.
Phạm vi áp dụng: Đối với trung tâm thông tin có khối lượng lớn hoặc giữa các
trung tâm thông tin tập trung trong một phạm vi nhỏ.
b. Mạng hình sao (Mạng bức xạ, mạng nan hoa)
Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông
10
Là hình thức tổ chức mạng lưới mà trong đó các trung tâm thông tin trong mạng
được nối trực tiếp với trung tâm thông tin đầu mối. Trong trường hợp này hai trung
tâm thông tin bất kỳ (ngoài trung tâm đầu mối) muốn liên lạc được với nhau phải
thông qua trung tâm đầu mối
Số kênh thông tin được xác định theo công thức:
L= N -1
Ưu: Số tuyến thông tin ít, chi phí xây dựng, khai thác nhỏ.
Nhược: Tốc độ truyền tin thấp, độ tin cậy an toàn không cao.
c. Mạng hỗn hợp
Là mạng kết hợp hai hình thức trên, cụ thể các trung tâm thông tin có lưu lượng
lớn được nối trực tiếp với nhau, còn các trung tâm thông tin không được coi là
chính, có lưu lượng nhỏ được nối vào trung tâm chính theo kiểu hình sao.
Số kênh thông tin trong mạng hỗn hợp được xác định:
 
2
1
1
2
1
N
N
N
L 


Trong đó: N1- Số Trung tâm , điểm thông tin đấu nối trực tiếp
N2- Số Trung tâm , điểm thông tin đấu nối hình sao
Đây là hình thức phát huy được ưu điểm của hai hình thức tổ chức mạng trên,
do vậy hình thức này được áp dụng cho các mạng thực tế.
Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông
11
CHƯƠNG 2:
KẾ HOẠCH HÓA TRONG NGÀNH VIỄN THÔNG
2.1 BẢN CHẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HÓA
1- Bản chất của kế hoạch hóa
a- Khái niệm
Kế hoạch hóa là một hoạt động chủ quan, có ý thức, có tổ chức của con người
trên cơ sở nhận thức và vận dụng các qui luật khách quan nhằm xác định mục tiêu,
phương án, trình tự và cách thức tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Với khái niệm này, ta có thể nói kế hoạch hóa là yêu cầu của chính quá trình
lao động của con người và gắn liền với quá trình đó.
b- Đặc điểm:
- Kế hoạch hóa là quá trình lặp đi lặp lại có tính chu kỳ, bao gồm các hoạt động:
Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá tiến hành xây dựng
và thực hiện kế hoạch.
- Kế hoạch hóa là quá trình định hướng và điều khiển theo định hướng đối với sự
phát triển sản xuất theo qui luật tái sản xuất mở rộng ở mọi cấp của nền kinh tế.
2- Ý nghĩa của công tác kế hoạch hóa
a. Đối với nền kinh tế quốc dân (Quản lý vĩ mô)
Kế hoạch hóa là một trong những công cụ điều tiết chủ yếu của nhà nước, giúp
nhà nước xác định chiến lược, định hướng phát triển chung làm cơ sở hoạch định
các chính sách và giải pháp kinh tế, cụ thể:
- Kế hoạch hóa có vai trò định hướng sự vận động của thị trường theo cơ cấu
phát triển kinh tế do Đảng và nhà nước xác định.
- Kế hoạch hóa đóng vai trò phối hợp, trợ giúp hoạt động của các doanh nghiệp,
các thành viên trong xã hội theo những phương hướng chung tạo nên sức mạnh
tổng hợp, phát triển đồng bộ, có hiệu quả, có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định
bằng việc cung cấp thông tin, định hướng cơ cấu kinh tế, những dự báo về thay
đổi giá cả thị trường.
b. Đối với doanh nghiệp (Quản lý vi mô)
Kế hoạch hóa vừa là một bộ phận, một khâu (và là khâu đầu tiên) và vừa là một
chức năng của quản lý doanh nghiệp.
`- Là một khâu của chu trình (quá trình) quản lý:
Lập kế hoạch Tổ chức phối hợp Điều khiển
Hạch toán Kiểm tra điều chỉnh
- Là chức năng của quản lý thể hiện:
+ Kế hoạch hóa có tác dụng làm giảm tính bất ổn định của doanh nghiệp.
+ Kế hoạch hóa làm giảm sự chồng chéo và hoạt động lãng phí.
Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông
12
+ Kế hoạch hóa thiết lập nên những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công tác kiểm
tra.
3- Mối quan hệ giữa kế hoạch và thị trường
Để công tác kế hoạch phát huy được vai trò là công cụ đắc lực trong quản lý,
trong nền kinh tế thị trường cần phải gắn kế hoạch với thị trường, vận dụng các
quan hệ hàng tiền, cung cầu vào trong kế hoạch. Sự gắn bó này thể hiện trong các
mặt:
1- Kế hoạch phải được xây dựng dựa trên nhu cầu thị trường
2- Kế hoạch phải coi trọng giá trị và cả giá trị sử dụng của sản phẩm
- Giá trị sản phẩm: Chi phí lao động sống và lao động vật hóa
- Giá trị sử dụng: Là tính năng hữu ích của sản phẩm Yêu
cầu tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị sử dụng cao nhưng giá thành hạ.
3- Gắn kế hoạch với kinh doanh tức lấy kế hoạch để chỉ đạo kinh doanh và thông
qua kinh doanh để thực hiện kế hoạch.
4- Kế hoạch hóa phải chú ý đến tính đặc thù của quá trình sản xuất kinh doanh bưu
chính viễn thông.
2.2 HỆ THỐNG KẾ HOẠCH VÀ CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH
2.2.1 Hệ thống kế hoạch
Tùy vào các tiêu thức khác nhau mà ta có các cách phân loại kế hoạch khác
nhau. Sau đây ta đi nghiên cứu 3 cách phân loại kế hoạch gồm:
1-Căn cứ vào độ dài thời kỳ kế hoạch: Có 3 loại
a. Kế hoạch dài hạn: Thường có độ dài từ 5-10 năm. Kế hoạch dài hạn thường xác
định các lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp sẽ tham gia, đa dạng hóa hoặc cải
thiện hoạt động trên các lĩnh vực hiện tại; xác định các mục tiêu, chính sách và
giải pháp dài hạn về các lĩnh vực: Tài chính, đầu tư, nghiên cứu phát triển, con
người (nhân lực) ...
b. Kế hoạch trung hạn: Thường là 2-3 năm nhằm phác thảo các chương trình trung
hạn để hiện thực hóa các mục tiêu, chính sách, giải pháp đã được hoạch định
trong kế hoạch dài hạn.
c. Kế hoạch hàng năm: Là sự cụ thể hóa nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong năm
kế hoạch. Để xây dựng các chỉ tiêu có cơ sở khoa học, tiên tiến và thực tiễn, cần
phải căn cứ vào mục tiêu kế hoạch dài hạn và kế hoạch trung hạn đã được
hoạch định, vào tình hình thực thế trong năm kế hoạch để xây dựng kế hoạch
cho phù hợp với điều kiện của năm kế hoạch.
2-Căn cứ vào mối quan hệ giữa các loại kế hoạch: Có 2 loại kế hoạch
a. Kế hoạch mục tiêu: Đây là bộ phận kế hoạch quan trọng nhất của doanh nghiệp
nhằm xác định các mục tiêu, các chính sách và giải pháp về sản phẩm, thị
trường, qui mô và cơ cấu các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó cũng xác định
Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông
13
các chỉ tiêu tài chính cơ bản nhằm xác định hiệu quả của hoạt động sản xuất
kinh doanh gắn với từng phương án đã được hoạch định.
b. Kế hoạch hỗ trợ: (Hay là kế hoạch điều kiện về lao động, tiền lương, vật tư ...)
Nhằm xác định các mục tiêu, giải pháp, phương án huy động và khai thác các
khả năng, các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các phương án kế hoạch mục
tiêu. Việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch điều kiện là nhằm đảm bảo nâng
cao tính khả thi của các phương án và chương trình kế hoạch của doanh nghiệp.
3-Căn cứ vào phạm vi hoạt động của kế hoạch: Có 2 loại
a) Kế hoạch tổng thể của doanh nghiệp: Đề cập tới toàn bộ quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, thiết lập những mục tiêu chung của doanh nghiệp và
vị trí của nó đối vơi môi trường .
b) Kế hoạch bộ phận: Chỉ đề cập đến từng phần trong quá trình sản xuất kinh
doanh. Loại kế hoạch này gắn liền với từng lĩnh vực hoạt động chức năng như:
Kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tư, kế hoạch lao động, kế hoạch đầu tư, kế
hoạch marketing...
2.2.2 Hệ thống chỉ tiêu kế hoạch
1- Khái niệm về chỉ tiêu kế hoạch
Các chỉ tiêu kế hoạch là các đích, các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp,
có thể tính toán, so sánh, đối chiếu và phân tích được.
Đặc trưng của các chỉ tiêu kế hoạch là:
- Chỉ tiêu kế hoạch là các đích và các mục tiêu phác thảo cho hoạt động trong
tương lai.
- Chỉ tiêu kế hoạch là số liệu thông tin được dùng trong ngành kế hoạch, để phản
ánh nội dung những nhiệm vụ do người quản lý giao cho người khác thực hiện
theo văn bản kế hoạch đã được thông qua trong doanh nghiệp.
- Xét về bản chất, chỉ tiêu kế hoạch là phương tiện ngôn ngữ để chuyển tải thông
tin về nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu kinh tế từ người lập kế hoạch đến người
thực hiện, sao cho người thực hiện hiểu đúng và làm đúng ý đồ mà người lập kế
hoạch mong muốn.
2- Yêu cầu đối với các chỉ tiêu kế hoạch
- Phải có khả năng chuyển tải thông tin, phản ánh nội dung các nhiệm vụ kế
hoạch một cách cụ thể, rõ ràng, chính xác và dễ hiểu.
- Phải đồng bộ và có khả năng so sánh được với các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
khác.
- Nội dung của hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phải phản ánh bao quát toàn diện các
mặt hoạt động của doanh nghiệp cũng như nghĩa vụ của doanh nghiệp và lợi ích
kinh tế mà doanh nghiệp được hưởng.
Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông
14
- Phải có tác dụng kích thích, khuyến khích người thực hiện hoàn thành nhiệm vụ
được giao. Nói cách khác chỉ tiêu kế hoạch phải mang tính khả thi cao, được
giao đúng hạn và đúng địa chỉ thực hiện .
3- Phân loại chỉ tiêu kế hoạch
a) Căn cứ vào tính chất phản ánh của chỉ tiêu: có 2 loại chỉ tiêu.
- Chỉ tiêu số lượng: Thể hiện qui mô và cơ cấu của các đối tượng kế hoạch bao
gồm các chỉ tiêu phản ánh về qui mô, số lượng... các hoạt động của doanh
nghiệp như giá trị tổng sản lượng, số lượng lao động, giá trị tài sản cố định, số
máy điện thoại phát triển ...
- Chỉ tiêu chất lượng: Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh chất lượng từng mặt công
tác hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất kinh donh của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu
này gồm:
+ Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật bộ phận phản ánh mức hiệu quả sử dụng các yếu
tố đầu vào cho một đơn vị đầu ra của đơn vị (gọi là các định mức kinh tế kỹ
thuật) như định mức tiêu hao vật tư, lao động ...
+ Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng và hiệu quả của một giai
đoạn hay tổng thể của toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch
như năng suất lao động, giá thành sản phẩm, tỷ suất lợi nhuận ...
b) Căn cứ vào đơn vị tính toán:
- Chỉ tiêu hiện vật: Phản ánh đặc tính hữu dụng của đối tượng kế hoạch, thường
áp dụng cho các đối tượng là thành phẩm hoặc bán sản phẩm, chỉ tiêu hiện vật
thường được tính bằng các đơn vị thuộc hệ đếm và một số đơn vị đo lường phổ
thông như: cái, chiếc, bộ, kg, tấn, mét ... hoặc các đơn vị hiện vật qui ước.
*Ưu nhược điểm: Tính chính xác cao và được xác định bằng các thao tác cân,
đong, đo, đếm trực tiếp. Tuy nhiên nó có nhược điểm là rất hạn chế trong việc
so sánh, tổng hợp các đối tượng thuộc các chủng loại khác nhau.
- Chỉ tiêu giá trị: Phản ánh đại lượng giá trị của đối tượng kế hoạch hay nói cách
khác chỉ tiêu giá trị là các chỉ tiêu được đo lường bằng các đơn vị tiền tệ (nội,
ngoại tệ) như chỉ tiêu: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận, năng suất lao động tính
bằng giá trị ...
*Ưu nhược điểm: Có thể so sánh rộng rãi giữa các đối tượng khác nhau về
chủng loại nhưng lại có nhược điểm là không phản ánh thực chất hiệu quả của
các hoạt động của doanh nghiệp, vì chúng chịu ảnh hưởng, chi phối của giá cả,
sự thay đổi cơ cấu của các bộ phận tạo nên giá trị.
c) Căn cứ vào đại lượng đo lường: có 2 loại chỉ tiêu.
- Chỉ tiêu tuyệt đối: Phản ánh thuần tuý về mặt qui mô, độ lớn của sác đối tượng
kế hoạch, chúng được diễn đạt bằng các đơn vị đo lường tuyệt đối với nhiều loại
chỉ tiêu khác nhau như: Số lượng, chất lượng, hiện vật và giá trị.
Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông
15
- Chỉ tiêu tương đối: Phản ánh sự vận động của đối tượng kế hoạch, chúng được
diễn đạt bằng các đơn vị đại lượng tương đối như: % tăng giảm, số lần tăng giảm,
dịch chuyển cơ cấu tỷ trọng...
d) Căn cứ vào việc phân cấp quản lý: Có 3 loại chỉ tiêu
- Chỉ tiêu pháp lệnh: Là các chỉ tiêu nhà nước, cấp trên giao cho các doanh
nghiệp nhà nước. Đó là các chỉ tiêu được qui định thống nhất về nội dung,
phương pháp tính toán và bắt buộc phải thực hiện.
- Chỉ tiêu hướng dẫn: Là các chỉ tiêu không có tính bắt buộc phải thực hiện, song
lại được thống nhất qui định về nội dung, phương pháp tính toán. Trong nền
kinh tế thị trường các chỉ tiêu này được áp dụng rộng rãi nhằm phục vụ cung
cấp thông tin kinh tế và phân tích các chỉ tiêu kinh tế quốc dân.
- Chỉ tiêu tính toán: Là các chỉ tiêu do từng doanh nghiệp qui định và tính toán,
phục vụ cho công tác quản lý và kế hoạch hóa trong phạm vi doanh nghiệp.
Đây là loại chỉ tiêu chiếm số lượng lớn trong các văn bản kế hoạch với số lượng
không hạn chế .
2.3 CÁC NGUYÊN TẮC, CĂN CỨ VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH
2.3.1 Nguyên tắc kế hoạch hóa
1/ Nguyên tắc tính Đảng
Bản chất của nguyên tắc này là đảm bảo sự thống nhất giữa chính trị và
kinh tế thể hiện kế hoạch là cương lĩnh thứ hai của Đảng.
2/ Tính tập trung dân chủ
- Tập trung: Kế hoạch của doanh nghiệp phải phục tùng lợi ích chung của nhà
nước, các đơn vị cấp dưới phải có nhiệm vụ kế hoạch do cấp trên giao.
- Dân chủ: Kế hoạch phải được xây dựng từ cơ sở trên tinh thần tự chủ, sáng tạo
của các đơn vị sản xuất kinh doanh.
3/ Tính khoa học, tiên tiến và thực tiễn.
- Tính khoa học, tiên tiến: Biết vận dụng các qui luật khách quan, đặc biệt là các
qui luật kinh tế, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong việc xây
dựng các phương án kế hoạch cũng như các chỉ tiêu xã hội phải được tính toán
trên cơ sở khoa học, sử dụng các công cụ tính toán hiện đại.
- Thực tiễn: Sát với thực tế, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp (khả năng
hiện tại và tiềm năng sẽ được khai thác trong tương lai)
4/ Tính thống nhất của kế hoạch
- Các bộ phận kế hoạch phải thống nhất với nhau
- Các chỉ tiêu kế hoạch phải thống nhất về nội dung và phương hướng xác định.
5/ Tính pháp lệnh của kế hoạch.
- Khi kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì kế hoạch đó mang tính
pháp lệnh. Tính pháp lệnh là điều kiện để tăng cường tính thống nhất, tính tập
trung của kế hoạch.
Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông
16
- Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, nếu có những phát sinh khách quan thì kế
hoạch cần được điều chỉnh kịp thời.
2.3.2- Căn cứ để xây dựng kế hoạch
Để xác định được kế hoạch một cách chính xác, khoa học và thực tiễn, cần phải
dựa vào 5 căn cứ sau:
1/ Các định hướng phát triển, các chế độ chính sách của nhà nước, của ngành
Trong công tác kế hoạch hóa, về nguyên tắc các doanh nghiệp được quyền tự
chủ nhưng tự chủ phải được hiểu là được giới hạn trong khuôn khổ pháp luật,
chính sách về quản lý của nhà nước, của ngành. Căn cứ này giúp các phương án
kinh doanh của doanh nghiệp hợp pháp và đúng hướng.
2/ Kết quả điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị trường và các hợp đồng kinh tế đã
được ký kết.
Yêu cầu của công tác lập kế hoạch là phải xác định được qui mô, cơ cấu nhu
cầu đối với từng loại sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Muốn thế thì phải
biết được thị trường và thị phần của doanh nghiệp.
3/ Kết quả phân tích và dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh, về khả năng
và nguồn lực có thể khai thác
Kết quả phân tích hoạt động kinh tế thời kỳ đã qua và dự báo khả năng tương
lai ứng với các nguồn lực có thể có sẽ góp phần làm tăng tính khả thi của các
phương án kế hoạch.
4/ Hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật
Hệ thống định mức, tiêu chuẩn luôn là cơ sở quan trọng của công tác lập kế
hoạch. Do sự biến đổi thường xuyên của môi trường kinh doanh nên đòi hỏi hệ
thống này cần được rà xét và hoàn thiện cho phù hợp với từng kỳ kinh doanh. Yêu
cầu hệ thống định mức của doanh nghiệp phải gắn bó, phù hợp với hệ thống tiêu
chuẩn và định mức của ngành và nền kinh tế quốc dân.
5/ Kết quả nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu của tiến bộ kỹ thuật – công
nghệ, hợp lý hóa sản xuất
Đây là căn cứ quan trọng để xây dựng kế hoạch, cụ thể là trong việc lập kế
hoạch nghiên cứu triển khai, xác định phương án sản phẩm dự trữ và nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh ... Các kết quả nghiên cứu, ứng dụng có liên quan đến đổi
mới công nghệ thường gắn với phương án đầu tư phát triển sản xuất trong một thời
gian dài.
2.3.3- Phương pháp lập kế hoạch
Trong thực tế, các doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều các phương pháp lập kế
hoạch như phương pháp cân đối, phương pháp định mức, phương pháp phân tích
kinh tế ...
1- Phương pháp cân đối
Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông
17
Nội dung của phương pháp cân đối: là việc nghiên cứu môí quan hệ giữa
nhu cầu về một đối tượng kinh tế với tư cách là chỉ tiêu kế hoạch với khả năng đáp
ứng nhu cầu đó nhằm đề xuất các biện pháp thiết lập và duy trì quan hệ cân bằng
phải có giữa chúng.
Xét về bản chất, phương pháp cân đối là các biện pháp tác động vào nhu cầu
và khả năng làm cho chúng trở thành tương xứng với nhau.
Trình tự của phương pháp cân đối: Được tiến hành qua 3 bước:
+ Bước 1: Xác định nhu cầu các yếu tố sản xuất để thực hiện các mục tiêu kinh
doanh dự kiến.
+ Bước 2: Xác định khả năng bao gồm khả năng đã có và chắc chắn sẽ có của
doanh nghiệp về các yếu tố sản xuất.
+ Bước 3: Cân đối giữa nhu cầu và kế hoạch về các yếu tố sản xuất, từ đó xác định
được chỉ tiêu kế hoạch.
Trong nền kinh tế thị trường, phương pháp cân đối cần phải đảm bảo một số
yêu cầu:
- Cân đối được thực hiện là cân đối động, cân đối để lựa chọn phương án sản
lượng chứ không phải cân đối theo phương án sản lượng đã được qui định.
Phương án cân đối dựa trên 2 yếu tố biến động đó là nhu cầu thị trường và các
nguồn khả năng có thể khai thác.
- Thực hiện cân đối liên hoàn, tức là tiến hành nhiều cân đối kế tiếp nhau để liên
tục bổ sung và điều chỉnh phương án cho phù hợp với thay đổi của môi trường
kinh doanh. Quá trình cân đối tiến hành liên tục theo chu trình “cân đối – mất
cân đối – cân đối”. Vì vậy việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch là việc làm tất
yếu.
- Thực hiện cân đối trong từng yếu tố trước kkhi tiến hành cân đối giữa các yếu
tố. Kết quả cân đối tổng hợp phải là căn cứ xác định năng lực sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp và là cơ sở để xác định hoặc điều chỉnh phương án
kinh doanh của doanh nghiệp.
Lưu ý :Khi sử dụng phương pháp cân đối, đối tượng cân đối để xác định chỉ tiêu
kế hoạch là một chủng loại cụ thể, do vậy để xác định nhiều chỉ tiêu kế hoạch thì
cần một số lượng lớn các bảng cân đối.
2- Phương pháp định mức
Nội dung của phương pháp định mức: Là dựa trên việc sử dụng các định mức
kinh tế kỹ thuật về tiêu hao các yếu tố nguồn lực cho một đơn vị sản phẩm đầu ra
hoặc một đơn vị kết quả trung gian để tính toán tổng nhu cầu về từng yếu tố sản
xuất cần phải có, nhằm đảm bảo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh đã định.
Yêu cầu đối với hệ thống định mức: Hệ thống định mức quyết định đến chất
lượng các chỉ tiêu kế hoạch, do vậy hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật phải đảm
bảo 2 yêu cầu sau:
Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông
18
- Các định mức phải đảm bảo tính tiên tiến về kỹ thuật sản xuất và tổ chức
sản xuất, tổ chức lao động.
- Hệ thống định mức phải được các cấp có thẩm quyền qui định và vận
dụng phù hợp với đặc điểm của từng doanh nghiệp.
3- Phương pháp phân tích kinh tế
a) Phương pháp phân tích nhân tố tác động nhằm xác định các chỉ tiêu kinh tế
tổng hợp
-Nội dung: Dựa trên việc nghiên cứu cơ chế tác động với mức độ ảnh hưởng
của từng nhân tố đối với một hiện tượng kinh tế vơi tư cách là chỉ tiêu kế hoạch để
lựa chọn các biện pháp tác động vào các nhân tố nhằm đạt được sự vận động của
hiện tượng kinh tế theo dự tính trước (Ví dụ: xác định các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp,
năng suất lao động, giá thành sản phẩm, tỷ suất lợi nhuận ...)
- Các bước tiến hành: 3 bước
+ Bước 1: Lựa chọn các biện pháp tác động vào các nhân tố dự tính khai thác,
trong bước này cần phải tập hợp và tính toán số liệu sau:
- Giá trị chỉ tiêu đã đạt được trong kỳ báo cáo.
- Thống kê số lượng các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu.
- Đề xuất các biện pháp tác động vào các nhân tố lựa chọn khai thác trong
kỳ báo cáo, xác định mức độ nhân tố ảnh hưởng riêng biệt các chỉ tiêu kế
hoạch cần tính tính toán.
+ Bước 2:Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố riêng biệt đối với chỉ
tiêu kế hoạch cần tính toán.
+ Bước3: Xác định mức độ ảnh hưởng tổng thể của tất cả các nhân tố đến chỉ
tiêu kế hoạch.
b) Phương pháp phân tích dùng để xây dựng kế hoạch tổng thể (xác định các
chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh).
Khi dự đoán khối lượng, dịch vụ có khả năng tiêu thụ được trong kỳ kế
hoạch cần phải xem xét các yếu tố:
- Các yếu tố về kinh tế: Tổng sản phẩm xã hội, mức cung tiền tệ ...
- Sự phát triển về dân số, lứa tuổi.
- Tình hình thay đổi thói quen trong cuộc sống.
- Các yếu tố chính trị, pháp luật.
- Sự biến động của môi trường và thái độ của khách hàng.
- Sự biến động của các nguồn công nghệ, kỹ thuật, nguyên liệu ...
- Sự thay đổi cấu trúc ngành nghề.
- Sự biến động về ngành nghề cạnh tranh.
- Các đặc điểm về ngành nghề của doanh nghiệp ...
2.4 KẾ HOẠCH HÀNG NĂM DOANH NGHIỆP BCVT
Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông
19
Để nghiên cứu kế hoạch năm của các doanh nghiệp BCVT, ta nghiên cứu kế hoạch
hàng năm các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc VNPT
2.4.1 Các loại kế hoạch
o Kế hoạch phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông.
o Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản.
o Kế hoạch sản lượng và doanh thu.
o Kế hoạch chi phí.
o Kế hoạch tuyển dụng lao động và tiền lương.
o Kế hoạch bảo hộ lao động.
o Kế hoạch đào tạo.
o Kế hoạch marketing.
o Kế hoạch nghiên cứu khoa học kỹ thuật và cải tiến quản lý.
o Kế hoạch sữa chữa tài sản cố định.
o Kế hoạch phát triển dịch vụ mới.
o Kế hoạch phòng chống và khắc phục giảm nhẹ thiên tai.
o Kế hoạch động viên thời chiến.
o Kế hoạch tổng hợp thu chi tài chính.
2.4.2 Các chỉ tiêu kế hoạch tổng công ty giao cho các đơn vị (10 chỉ tiêu)
1- Doanh thu phát sinh:
- Doanh thu kinh doanh phát sinh
+ Doanh thu kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông.
+ Doanh thu kinh doanh khác (Hạch toán riêng)
- Doanh thu các hoạt động khác.
2- Doanh thu kinh doanh bưu chính viễn thông phân chia.
3- Doanh thu thuần
- Doanh thu kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông thuần.
- Doanh thu kinh doanh khác.
4- Doanh thu riêng
- Doanh thu cước dịch vụ bưu chính viễn thông được hưởng.
+ Chi phí.
+ Lợi nhuận.
+ Hệ số K (Hệ số phản ánh doanh thu cước được hưởng từ 1 đồng chênh lệch
doanh thu kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thôngphát sinh thực hiện và kế
hoạch)
- Doanh thu kinh doanh khác (hạch toán riêng)
5- Doanh thu được điều tiết hoặc doanh thu phải nộp.
6- Tuyển dụng lao động.
7- Đơn giá tiền lương.
8- Đầu tư.
Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông
20
- Đầu tư vốn tập trung tại tổng công ty.
- Đầu tư phần phân cấp cho đơn vị phê duyệt dự án.
9- Hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
- Năng suất lao động.
10- Sản lượng
- Thuê bao viễn thông thực tăng.
+ Máy điện thoại thực tăng.
+ Thuê bao Internet thực tăng.
- Sản lượng một số dịch vụ bưu chính viễn thông chủ yếu.
Lưu ý: Các xác định doanh thu riêng kỳ kế hoạch.
DTR = DTCĐH + DTKDK
Doanh thu cước được hưởng (DTCĐH) xác định cho 2 nhóm đơn vị sau:
Nhóm 1: 61 đơn vị tỉnh và 4 công ty: Công ty phát hành báo chí trung ương,
Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, Công ty điện toán và truyền số liệu VDC và
Công ty phát triển phần mềm VASC.
DTCĐH = C + m
 C: Chi phí kế hoạch gồm: 6 yếu tố
- Chi khấu hao tài sản cố định kỳ kế hoạch.
- Tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương kỳ kế hoạch.
- Chi sửa chữa tài sản cố định kỳ kế hoạch.
- Chi giá vốn hàng hóa kỳ kế hoạch.
- Chi C2 khác còn lại: Được xác định theo hệ số H tính theo doanh thu kinh
doanh dịch vụ bưu chính viễn thông phát sinh tại đơn vị.
- Chi quảng cáo, khuyến mãi, tiếp tân, khánh tiết … tính theo qui định hiện hành
 m: Lợi nhuận bưu chính viễn thông được phân bổ dựa trên 4 tiêu thức:
- Doanh thu kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông phát sinh.
- Quĩ tiền lương.
- Hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
- Năng suất lao động.
Nhóm 2: 4 Công ty gồm: Công ty viễn thông liên tỉnh (VTN), công ty viễn thông
quốc tế (VTI), Công ty dịch vụ viễn thông (GPC), Công ty bưu chính liên tỉnh và
quốc tế (VPS).
DTCĐH = 


n
i
i
SL
1
ĐGi
SL: Số lượng sản phẩm kỳ kế hoạch
ĐG: Đơn giá sản phẩm
Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông
21
Đơn giá sản phẩm được tổng công ty xác định và có quyết định riêng.
Phần lợi nhuận của các công ty nhóm 2 và văn phòng Tổng công ty được phân
bổ dựa trên (cơ sở) tiêu thức quĩ tiền lương.
2.4.3 Nội dung một số loại kế hoạch chủ yếu
1-Kế hoạch phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông
Kế hoạch phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông phản ánh năng lực của
mạng lưới bưu chính viễn thông kỳ kế hoạch, mức độ sử dụng và mức độ đáp ứng
thỏa mãn nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông. Nó bao gồm 13 chỉ tiêu
sau:
a.1. Nguyên giá tài sản cố định
+ Phân theo nguồn vốn
+ Phân theo dịch vụ (bưu chính phát hành báo chi, viễn thông, hoạt động khác)
a.2. Tổng km đường thư (cấp 1, cấp 2, cấp 3)
a.3. Phương tiện vận chuyển (phục vụ bưu chính phát hành báo chí, viễn thông,
quản lý)
a.4. Số bưu cục, đại lý, điểm bưu điện văn hóa xã (bưu cục cấp 2, cấp 3, đại lý, đại
lý thuần viễn thông, điểm bưu điện v ăn hóa xã)
a.5. Dung lượng truyền dẫn
- Cấp 1
- Cấp 2 vi ba, cáp quang
- Cấp 3
a.6. Dung lượng tổng đài
- Dung lượng lắp đặt (Trong đó, mạng BCC, khu vực nông thôn)
- Dung lượng đã sử dụng (Trong đó, mạng BCC, khu vực nông thôn)
a.7. Dung lượng mạng cáp
- Số đôi cáp gốc (Trong đó, mạng BCC, khu vực nông thôn)
- Số đôi cáp ngọn (Trong đó, mạng BCC, khu vực nông thôn)
a.8. Tổng số máy điện thoại có trên mạng (Chi tiết cho từng loại: máy điện thoại
cố định nghiệp vụ, máy điện thoại di động nghiệp vụ, máy điện thoại cố định thu
cước, máy di động trả sau thu cước, máy di động trả trước)
a.9. Tổng số thuê bao Internet (thuê bao gián tiếp, thuê bao trực tiếp)
a.10. Mật độ điện thoại / 100 dân
a.11. Mật độ Internet / 100 dân
a.12. Số xã có máy điện thoại di động / tổng số xã ( Trong đó tổng số máy)
a.13. Số xã có thuê bao Internet / tổng số xã (Trong đó tổng số thuê bao)
2-Kế hoạch sản lượng doanh thu
Nội dung kế hoạch sản lượng doanh thu gồm một số chỉ tiêu sau:
b.1. Tổng doanh thu phát sinh (A + B)
b.2. Tổng doanh thu phân chia
Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông
22
b.3. Doanh thu thuần (b.1 – b.2)
A. Doanh thu kinh doanh phát sinh
A1. Doanh thu kinh doanh bưu chính viễn thông
1. Bưu chính (33 dịch vụ + thu khác)
2. Phát hành báo chi (4 dịch vụ + thu khác)
3. Viễn thông (72 dịch vụ + thu khác)
4. Hòa mạng, dịch vụ thuê bao viễn thông (16 dịch vụ)
5. Thu khác (2 dịch vụ + thu khác)
A2. Kinh doanh dịch vụ khác (hạch toán riêng)
1. Tư vấn, thiết kế công trình xây dựng cơ bản
2. Bán hàng hóa
3. Xây lắp công trình xây dựng cơ bản
4. Dịch vụ tin học
5. Kinh doanh khác
B. Doanh thu các hoạt động khác
B1. Hoạt động tài chính
B2. Hoạt động bất thường
3- Kế hoạch chi phí
Kế hoạc chi phí bao gồm 2 bộ phận kế hoạch: Kế hoạch chi phí dịch vụ bưu chính
viễn thông và kế hoạch chi phí dịch vụ khác
Về kế hoạch chi phí dịch vụ bưu chính viễn thông gồm các chỉ tiêu sau:
1. Khấu hao tài sản cố định
2. Sữa chữa tài sản cố định (2=2.2+2.3)
2.1 Trích trước các năm trước còn lại
2.2 Trích trước năm kế hoạch
2.3 Sữa chữa tài sản không đặc thù năm kế hoạch
3. Tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương.
4. Giá vốn hàng hóa.
5. Tổng chi C2 khác còn lại (20 mục chi)
5.1 Vật liệu nghiệp vụ.
5.2 Nhiên liệu.
5.3 Điện nước.
5.4 Dụng cụ sản xuất, đồ dùng văn phòng.
5.5 Bảo hộ lao động.
5.6 Vận chuyển.
5.7 Công tác phí.
5.8 Hoa hồng đại lý.
5.9 Nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ, cải tiến ...
5.10 Thưởng năng suất lao động, thưởng sáng kiến cải tiến, tiết kiệm vật tư
Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông
23
5.11 Đào tạo
5.12 Trả lãi vay
5.13 Ăn giữa ca
5.14 Chi phí lao động nữ
5.15 Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn
5.16 Thuê nhà, mặt bằng
5.17 Thuê kênh
5.18 Mua bảo hiểm tài sản
5.19 Chi phí khác
5.20 Các khoản phí và lệ phí
6. Chi phí quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, đối
ngoại..
4. Kế hoạch tổng hợp thu chi tài chính
Nội dung kế hoạch thu chi tài chính hàng năm gồm một số chỉ tiêu sau (5 nhóm
chỉ tiêu)
1. Kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông
1.1Doanh thu kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông phát sinh
1.2Thuế giá trị gia tăng (VAT) phải nộp
1.3Doanh thu cước dịch vụ bưu chính viễn thông được hưởng
1.4Chi phí bưu chính viễn thông
1.5Lợi nhuận bưu chính viễn thông
1.6Thuế thu nhập doanh nghiệp bưu chính viễn thông
2. Kinh doanh khác
2.1Doanh thu kinh doanhkhác
2.2Thuế giá trị gia tăng phải nộp
2.3Chi phí kinh doanh khác
2.4Lợi nhuận kinh doanhkhác
2.5Thuế thu nhập doanh nghiệp kinh doanh khác
3. Hoạt động khác
3.1Doanh thu hoạt động khác
3.2Chi phí hoạt động khác
3.3Lợi nhuận hoạt động khác
4. Tổng lợi nhuận tại đơn vị
4.1Nộp tổng công ty
Trong đó thuế thu nhập doanh nghiệp bưu chính viễn thông
4.2Nộp ngân sách địa phương
4.3Tổng còn lại lợi nhuận trích quĩ
- Quĩ dự phòng tài chính
- Quĩ khen thưởng, phúc lợi
Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông
24
- Quĩ đầu tư phát triển
5. Các khoản phải nộp
5.1Nộp ngân sách địa phương
- Thuế giá trị gia tăng phải nộp
- Thuế thu nhập doanh nghiệp kinh doanh khác
- Các loại thuế khác
5.2Nộp tổng công ty
- Thuế thu nhập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông
- Lợi nhuận hoạt động khác
- Khấu hao tài sản cố định
- Nộp/ cấp điều tiết kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông.
Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông
25
CHƯƠNG 3:
SẢN LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
3.1 SẢN LƯỢNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
3.1.1 Đặc điểm kinh tế dịch vụ Viễn thông
1. Khái niệm dịch vụ viễn thông
- Khái niệm sản phẩm nói chung: Là kết quả có ích của hoạt động lao động sản
xuất biểu hiện bằng của cải vật chất hoặc dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu vật chất và
tinh thần của xã hội.
- Khái niệm sản phẩm viễn thông: Là hiệu quả có ích của việc truyền đưa tin
tức hay nói một cách khác là dịch vụ viễn thông là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử
lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm
dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng.
Để thực hiện quá trình truyền đưa tin tức, nội dung tin tức được biến đổi thành
các tín hiệu, được truyền đưa trên dây dẫn hoặc trong không gian nhờ năng lượng
của sóng điện từ. Người nhận tin nhận nội dung tin tức đã được khôi phục lại hình
thức ban đầu. Như vậy viễn thông chỉ sự truyền đưa, thu phát các loại tín hiệu, ký
hiệu, âm thanh, hình ảnh, chữ viết hay bất kỳ dạng tin tức nào khác thông qua hệ
thống điện tử.
Hoạt động viễn thông rất đa dạng, do vậy dịch vụ viễn thông cũng rất đa dạng,
nhiều chủng loại. Tuy vậy các dịch vụ viễn thông có chung một bản chất là kết quả
có ích của việc truyền đưa tin tức mà nó tạo nên bởi 3 yếu tố:
- Tin tức cần được chuyển giao (truyền đưa) chính xác đến người nhận tin
- Nội dung tin tức cần phải đảm bảo tính trung thực, nguyên vẹn
- Tin tức cần phải được truyền đưa kịp thời đến người nhận
2. Đặc điểm kinh tế xã hội của dịch vụ viễn thông
- Dịch vụ viễn thông mang đặc tính chung như mọi sản phẩm, nó có giá trị và giá
trị sử dụng
+ Giá trị dịch vụ viễn thông: Biểu hiện lượng giá trị tiêu hao lao động xã hội kết
tinh trong dịch vụ gồm c + v+ m
+ Giá trị sử dụng: Thể hiện nó có ích đối với người sử dụng, nó có khả năng
thỏa mãn một nhu cầu nào đó cho người sử dụng. Khi sử dụng dịch vụ, khách hàng
thường làm phép so sánh giữa giá trị mong đợi của khách hàng với giá trị thực tế
mà doang nghiệp cung cấp.
- Dịch vụ bưu chính viễn thông không có hình thái vật chất, đây là đặc trưng cơ
bản phân biệt sản phẩm và dịch vụ. Để cung cấp dịch vụ VT, doang nghiệp phải
tiến hành theo một trình tự gồm nhiều bước, hiều khâu mà ta quyen gọi là quy
trình cung cấp dịch vụ.
- Dịch vụ bưu chính viễn thông không có dự trữ vì nó không có hình thái vật chất
và quá trình sản xuất trùng với quá trình tiêu thụ.
Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông
26
- Các dịch vụ bưu chính viễn thông có thể thay thế cho nhau ở một mức độ nhất
định.
- Các dịch vụ bưu chính viễn thông là dịch vụ tiêu dùng một lần, có tính độc
quyền cao và ít chịu cạnh tranh của các sản phẩm khác.
3.1.2 Đơn vị tính dịch vụ Viễn thông
1. Danh mục một số dịch vụ viễn thông chủ yếu
Dịch vụ viễn thông bao gồm :
a) Dịch vụ cơ bản là dịch vụ truyền đưa tức thời dịch vụ viễn thông qua mạng viễn
thông hoặc Internet mà không làm thay đổi loại hình hoặc nội dung thông tin;
b) Dịch vụ giá trị gia tăng là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của người sử
dụng dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc cung cấp khả
năng lưu trữ, khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viễn thông hoặc
Internet;
c) Dịch vụ kết nối Internet là dịch vụ cung cấp cho các cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ Internet khả năng kết nối với nhau và với Internet quốc tế.
d) Dịch vụ truy nhập Internet là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng khả năng truy
nhập Internet;
đ) Dịch vụ ứng dụng Internet trong bưu chính, viễn thông là dịch vụ sử dụng
Internet để cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông cho người sử dụng. Dịch vụ
ứng dụng Internet trong các lĩnh vực kinh tế - x hội khc phải tun theo cc quy định
pháp luật về bưu chính, viễn thông và các quy định khác của pháp luật có liên
quan.
* Các loại hình dịch vụ
+ Điện thoại
Dịch vụ “gọi số”
Là cuộc gọi mà người gọi quay số trực tiếp đến thuê bao cần gặp ở mạng nội hạt,
đường dài, trong nước và ngoài nước. Cuộc gọi được kết nối thông qua thiết bị
mạng lưới kỹ thuật viễn thông.
Dịch vụ “Giấy mời”
Là cuộc gọi khi người gọi (có máy hoặc không có máy điện thoại) yêu cầu Bưu
điện mời người được gọi không có máy điện thoại đến nói chuyện với mình tại
máy điện thoại có người phục vụ tại ghi sê hay đại lý của Bưu điện.
Dịch vụ điện thoại “thu cước ở người được gọi” (điện thoại collect call)
Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông
27
Dịch vụ này chỉ áp dụng cho người Việt Nam gọi đi các nước sau đây: Pháp, Úc,
Nhật, Canada, Anh, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Mỹ, Niu Zilân, khi đăng ký với ĐTV
người gọi báo cho ĐTV BĐ biết “Cuộc điện thoại sẽ do người được gọi thanh
toán”.
+ Dịch vụ thuê kênh viễn thông
Bưu điện cho thuê kênh viễn thông (điểm nối điểm) gồm:
+ Kênh thoại đường dài
+ Kênh điện báo
+ Kênh phát thanh và truyền hình
+ Kênh truyền số liệu
+ Dịch vụ 1080
Dịch vụ 108 là dịch vụ giải đáp thông tin qua điện thoại, phục vụ quý khách 24/24
giờ. Khi quay số 108, quý khách sẽ nhận được những thông tin về Kinh tế- Văn
hoá- Xã hội- Thể thao; Tư vấn y tế - Tâm lý tình cảm – Tin học - Hướng nghiệp –
Pháp luật; Lịch trình các phương tiện giao thông; Kể chuyện cho thiếu nhi- Giải
đáp số điện thoại và hướng dẫn các dịch vụ Bưu điện...
+ Dịch vụ điện thoại công cộng
Dịch vụ điện thoại công cộng rất thuận tiện gồm 2 hình thức sau:
- Điện thoại công cộng đại lý
- Điện thoại thẻ: có nhiều loại thẻ với các mức giá khác nhau. Các máy điện thoại
dùng thẻ được đặt ở các đường phố, các khu tập trung đông dân cư và các điểm
công cộng.
+ Dịch vụ Facsimile (Fax)
Facsimile viết tắt là Fax là một nghiệp vụ viễn thông để truyền đưa những tin tức ở
dạng sơ đồ, biểu mẫu, hình ảnh, thư từ, bản vẽ... từ nơi này đến nơi khác qua hệ
thống viễn thông mà vẫn giữ được nguyên bản.
+ Dịch vụ Truyền số liệu
Là dịch vụ mà khách hàng có thể yêu cầu liên lạc qua mạng viễn thông giữa các
đối tượng sau:
- Giữa máy tính với máy tính
- Giữa máy tính với mạng máy tính
Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông
28
- Giữa các mạng máy tính với nhau
Giữa máy tính (hoặc mạng máy tính) với các cơ sở dữ liệu để truy tìm tin tức.
+ Dịch vụ Telex
Telex là dịch vụ điện báo trao đổi giữa các thuê bao với nhau thông qua các máy
điện báo truyền chữ (telétype) đấu vào tổng đài Telex
+ Dịch vụ nhắn tin
Dịch vụ nhắn tin là dịch vụ tiếp nhận các tin nhắn một chiều qua điện thoại rồi
truyền tin bằng vô tuyến điện đến máy nhắn tin của đối tượng được nhắn.
+ Dịch vụ Internet
Internet là một mạng kết nối toàn cầu giữa các máy tính, điện thoại thông minh với
nhau gồm tổ hợp hàng triệu máy tính, điện thoại thông minh có thể chia sẻ thông
tin với nhau. Dịch vụ Internet đang cung cấp gồm: Thư tín điện tử, truyền tệp, dịch
vụ truy nhập từ xa, truy nhập cơ sở dữ liệu theo các phương thức khác nhau...
+ Điện báo
Thông tin điện báo là sự truyền đưa tin tức bằng chữ viết (viết tay, đánh máy hoặc
in) từ người này đến người khác qua hệ thống thiết bị kỹ thuật viễn thông của Bưu
điện.
Các loại điện báo:
- Điện báo trong nước; Điện báo quốc tế; Điện báo có nhiều địa chỉ; Điện báo có
cước trả lời; Điện chúc mừng; Điện chia buồn.
- Bưu điện nhận các loại điện báo được gửi từ các ghi sê đe trong nước v quốc tế.
2. Đơn vị tính sản lượng dịch vụ viễn thông
a. Đơn vị hiện vật
Để phản ánh qui mô sản lượng dịch vụ bưu chính viễn thông, ta dùng đơn vị đo
bằng hiện vật thông qua các đơn vị của hệ đếm và hệ thống đo lường như chiếc,
từ, trang, cuộc, giây, phút ... . Tùy vào bản chất của từng dịch vụ mà ta chọn đơn
vị đo thích hợp.
Ưu điểm: Đơn giản, phản ánh chính xác bản chất của các dịch vụ
Nhược điểm: Có rất nhiều đơn vị đo khác nhau, do vậy sẽ không phản ánh được
một cách tổng quát mọi hoạt động của toàn đơn vị trong một kỳ hoạt động.
b. Đơn vị giá trị
Qui mô sản lượng từng dịch vụ được đo bằng giá trị (nội tệ hoặc ngoại tệ)
Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông
29
Ưu điểm: Phản ánh được kết quả hoạt động toàn đơn vị cũng như toàn ngành
trong kỳ hoạt động.
Nhược điểm: Không phản ánh đúng bản chất của dịch vụ, ngoài ra còn bị ảnh
hưởng bởi yếu tố giá cho nên việc so sánh giữa các kỳ khác sẽ không đồng nhất
c. Đơn vị hiện vật qui ước
Là đơn vị trung gian nhằm phát huy ưu điểm của hai đơn vị đo trên. Cụ thể, đối
với những dịch vụ khác nhau nhưng tương tự nhau ( có cùng bản chất ) thì qui về
một nhóm, lấy một loại dịch vụ trong nhóm làm chuẩn và dùng đơn vị hiện vật
của dịch vụ đó làm đơn vị tính chung cho cả nhóm. Đơn vị được chọn gọi là sản
phẩm qui ước. Từ đơn vị hiện vật của các dịch vụ muốn quy đổi về đơn vị hiện vật
quy ước phải thông qua hệ số quy đổi.
Đơn vị quy ước chủ yếu áp dụng cho các sản phẩm công đoạn (các đơn vị cơ
sở) để tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của đơn vị để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của từng đơn vị.
3.2 CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
3.2.1 Khái niệm chất lượng dịch vụ Viễn thông
Đối với các ngành sản xuất vật chất, khi đánh giá chất lượng hoạt động,
người ta thường dựa vào chỉ tiêu chất lượng sản phẩm. Còn trong ngành bưu chính
viễn thông, do những đặc thù riêng của ngành nên chất lượng hoạt động bưu chính
viễn thông bao gồm chất lượng thông tin (bản thân dịch vụ) và chất lượng phục vụ.
Khái niệm 1 : Chất lượng dịch vụ viễn thông là đặc trưng tổng thể hoạt
động của các tổ chức, doanh nghiệp viễn thông và của từng cán bộ công nhân viên
theo một loạt các thông số về kỹ thuật – sản xuất kinh doanh, về kinh tế xã hội và
về tâm sinh lý.
Khái niệm 2 : Chất lượng dịch vụ VT là mức độ hài lòng của khách hàng
trong quá trình cảm nhận, tiêu dùng dịch vụ, là tổng thể gía trị mà nhà cung cấp
đem lại cho khách hàng.
Đối với khách hàng (người sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông) chất
lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ viễn thông là đồng nhất. Điều quan trọng đối
với họ là mức độ thỏa mãn nhu cầu tức là sự sẵn sàng và khả năng cung cấp các
dịch vụ bưu chính viễn thông một cách thuận tiện về mặt thời gian, địa điểm và với
chất lượng cao. Tuy nhiên cần phân định rõ chất lượng thông tin dịch vụ viễn
thông và chất lượng phục vụ dịch vụ viễn thông.
Chất lượng thông tin dịch vụ bưu chính viễn thông là những tính năng, tác
dụng của dịch vụ mà khách hàng sử dụng yêu cầu đáp ứng cho họ. Những tính
năng này bao gồm:
- Tốc độ truyền đưa tin tức.
- Độ chính xác, trung thực của việc truyền đưa và khôi phục tin tức.
- Độ hoạt động ổn định của các phương tiện thông tin.
Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông
30
Chất lượng phục vụ dịch vụ viễn thông thể hiện mức độ đáp ứng nhu cầu của
khách hàng về các dịch vụ viễn thông, mức độ tiện cận các phương tiện thông tin
đến người sử dụng, thái độ phục vụ của nhân viên bưu chính viễn thông …
3.2.2 Chỉ tiêu chất lượng thông tin dịch vụ viễn thông
1. Tốc độ truyền đưa tin tức
Đây là yêu cầu rất quan trọng đối với dịch vụ viễn thông. Bất kỳ người gửi tin
tức, bưu gửi nào cũng muốn tin tức, bưu gửi đó đến tay người nhận càng sớm càng
tốt. Tốc độ truyền đưa tin tức phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố thuộc
trình độ phát triển của xã hội, có yếu tố thuộc vào bản thân ngành bưu chính viễn
thông.
Để tính toán tốc độ truyền đưa tin tức người ta dựa vào thời hạn kiểm tra và qui
định (định mức) về tốc độ truyền đưa tin tức. Độ lớn của thời hạn kiểm tra vào
mức độ tự động hóa, cơ giơi hóa quá trình xử lý và truyền đưa tin tức phụ thuộc
vào hệ thống mạng lưới thông tin, phụ thuộc vào trình độ tổ chức và quản lý sản
xuất bưu chính viễn thông.
- Thời hạn kiểm tra chung (Thời gian toàn trình): Là mức thời gian qui định
cho toàn bộ chu kỳ truyền đưa tin tức kể từ thời điểm nhận tin đến lúc phát tin cho
người nhận, nó thường dùng trong thông tin điện báo, thời hạn kiểm tra chung thể
hiện chất lượng dịch vụ viễn thông mà doanh nghiệp bưu chính viễn thông cung
cấp cho khách hàng.
- Thời hạn kiểm tra giai đoạn: Là khoảng thời gian qui định để thực hiện một
giai đoạn nhất định của quá trình truyền đưa tin tức hoàn chỉnh. Đây là định mức
bắt buộc đối với các đơn vị cơ sở có ý nghĩa trong việc xác định trách nhiệm của
từng đơn vị và tiến hành hạch toán nội bộ.
Ngoài ra còn có thời hạn kiểm tra thao thác, thời hạn kiểm tra qui định cho việc
khôi phục, sửa chữa các hư hỏng, sự cố.
Đặc trưng cho tốc độ truyền tin người ta sử dụng các chỉ tiêu trên thực hiện thời
hạn kiểm tra như:
- Tỷ trọng số bức điện báo đảm bảo thời hạn kiểm tra.
- Tỷ trọng số cuộc điện thoại đăng ký đàm thoại có thời gian chờ nhỏ hơn
thời gian qui định …
2. Độ chính xác, trung thực của việc truyền đưa và khôi phục tin tức
Độ chính xác, trung thực là một yêu cầu quan trọng nhất trong việc truyền
đưa và khôi phục tin tức. Bất kỳ một sự vi phạm nào về chế độ chính xác, trung
thực xảy ra đều là vi phạm chất lượng dịch vụ viễn thông.
Độ chính xác, trung thực của việc truyền đưa tin và khôi phục tin tức đối với
từng loại tin tức (dịch vụ) được thể hiện khác nhau. Đối với điện báo là nội dung
tin tức không bị sai lệch, không bị mất dấu,òn trong điện thoại độ chính xác thể
hiện tiếng nói to, rõ ràng không có tiếng ồn, không bị xen các âm thanh khác.
Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông
31
Đặc trưng cho độ chính xác, trung thực có thể dùng các chỉ tiêu:
- Số bức điện báo bị sai sót /1000 bức.
- Số cuộc điện thoại không thực hiện được do nghe không rõ.
3. Độ hoạt động ổn định của các phương tiện thông tin
Mọi sự hoạt động không ổn định của các thiết bị thông tin bưu chính viễn
thông đều là vi phạm chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông và được đặc trưng
bằng chỉ tiêu cụ thể đối với từng loại dịch vụ.
Độ hoạt động ổn định của các phương tiện thông tin được đánh giá bằng các
khái niệm như: Số lần xảy ra sự cố, hệsố sẵn sàng làm việc, thời gian một lần sự
cố, thời gian khắc phục sự cố …
Ngoài ra số lượng khiếu nại phần nào cũng phản ánh mức độ vi phạm chất
lượng dịch vụ bưu chính viễn thông.
3.2.3 Chỉ tiêu chất lượng thông tin dịch vụ viễn thông
Chất lượng phục vụ viễn thông thể hiện mức độ đáp ứng nhu cầu của khách
hàng về các dịch vụ bưu chính viễn thông, mức độ tiệm cận các phương tiện thông
tin đến khách hàng sử dụng, thái độ phục vụ của nhân viên viễn thông, chất lương
phục vụ bưu chính viễn thông đặc trưng một số chỉ tiêu sau:
1. Bán kính phục vụ bình quân một điểm phục vụ
N
S
R



(Km / 1 điểm PV)
Bán kính phục vụ bình quân càng nhỏ càng chứng tỏ các điểm thông tin càng
gần với người sử dụng, chất lượng phục vụ là tốt và ngược lại.
2. Số dân phục vụ bình quân D
N
D
D

 ( Người / 1 điểm PV)
3. Hệ số mở đồng đều các dịch vụ Ki
100


N
N
K i
i (%)
Ki: Hệ số mở đồng đều dịch vụ thứ (i), %
Ni: Số điểm thông tin mở dịch vụ (i)
N: Số lượng điểm thông tin của mạng (khu vực)
Hệ số K càng gần 1 thì càng tốt
4. Thời gian chờ đợi trung bình (Tchơ)
Được đánh giá bằng thời gian chờ đợi trung bình của khách hàng để được phục
vụ, chỉ tiêu này càng nhỏ thể hiện chất lượng phục vụ càng tốt.
Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông
32
5. Chất lượng thanh toán: Đo bằng tỷ lệ cuộc gọi tính cước hoặc ghi sai, tỷ lệ
cuộc gọi tính cước và lập hóa đơn sai. Tỷ lệ nhỏ thì chất lượng phục vụ tốt.
6. Chất lượng giải quyết khiếu nại:
Chất lượng giải quyết khiếu nại được đánh giá thông qua chỉ tiêu như:
- Thời gian trung bình giải quyết khiếu nại
- Tỷ lệ khách hàng không hài lòng về khiếu nại và bồi thường
Ngoài ra còn một số chỉ tiêu khác như: Số máy điện thoại/ 100 dân, số thuê bao
internet/100 dân, số xã có máy điện thoại/ tổng số xã, …
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu chất lượng dịch vụ điện thoại cố định và di động:
1-Hệ thống chỉ tiêu chất lượng dịch vụ điện thoại cố định
1) Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công (KTC)
KTC = CTC / C
Trong đó, CTC: Số các cuộc gọi được thiết lập thành công
C: Tổng số các cuộc gọi
Theo quy định của Bộ BCVT: liên lạc nội tỉnh >= 95%, liên lạc liên tỉnh >=
94% và liên lạc quốc tế >= 90%.
2) Chất lượng thoại
Chia làm 5 mức: Rất tốt, tốt, trung bình, xấu, rất xấu
Theo quy định của Bộ BCVT: Chất lượng thoại TB phải >= 3,5 điểm
3) Độ chính xác ghi cước
Số cuộc gọi bị tính cước sai hoặc ghi cước sai
Tỷ lệ cuộc gọi bị tính cước = --------------------------------------------------------
sai hoặc ghi cước sai Tổng số cuộc gọi
Theo quy định của Bộ BCVT:
-Tỷ lệ cuộc gọi bị ghi cước sai: <= 0,1 %
-Tỷ lệ thời gian đàm thoại bị ghi cước sai: <= 0,1 %
4) Tỷ lệ cuộc gọi tính cước và lập hoá đơn sai
Theo quy định của Bộ BCVT:
Tỷ lệ cuộc gọi tính cước và ghi cước sai: <= 0,01 %
5) Độ khả dụng của mạng (D)
D= 1- Tf/Tr
Trong đó, Tf: Thời gian mạng có sự cố thuộc trách nhiệm nhà cung cấp,
Tr: Thời gian xác định độ khả dụng của mạng
Theo quy định của Bộ BCVT: D>= 99,5%
6) Sự cố đường dây thuê bao
Tổng sự cố đường dây thuê bao
Tỷ lệ sự cố ddtb = -------------------------------------------- x100
Tổng số thuê bao có trên mạng
Theo quy định của Bộ BCVT:
Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông
33
Số lần sự cố đường dây thuê bao <= 20,8 sự cố/100 thuê bao/1năm
7) Thời gian chờ sửa chữa sự cố đường dây thuê bao
Tính từ lúc DN nhận được thông báo hư hỏng của khách hàng đến lúc sửa chữa
xong.
Theo quy định của Bộ BCVT: 90% sự cố đường dây TB được sửa chữa xong
trong thời gian:
Khu vực nội thành, thị xã: <= 24 giờ
Khu vực làng, xã, thị trấn: <= 48 giờ
8) Thời gian thiết lập dịch vụ
Khoảng thời gian tính từ lúc DN và khách hàng hoàn thành thủ tục cung cấp
dịch vụ ĐTCĐ đến khi khách hàng có thể sử dụng đựợc dịch vụ ĐTCĐ
Theo quy định của Bộ BCVT, trên 90% hợp đồng cung cấp dịch vụ có thời
gian thiết lập dịch vụ trong khoảng thời gian:
Khu vực nội thành, thị xã: <= 7 ngày
Khu vực làng, xã, thị trấn: <= 15 ngày
9) Chỉ tiêu khiếu lại của khách hàng về chất lượng dịch vụ
Theo quy định của Bộ BCVT: <= 0,25 khiếu nại/100KH/3 tháng
10) Chỉ tiêu hồi âm khiếu nại của khách hàng:
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phải có văn bản hồi âm cho 100% khách hàng
khiếu nại trong vòng 48 giờ kể từ khi tiếp nhận khiếu nại.
11) Chỉ tiêu hỗ trợ khách hàng
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng là dịch vụ miễn phí mà doanh nghiệp cung cấp cho
khách hàng, như tra cứu số thuê bao, báo hỏng,…
Theo quy định của Bộ BCVT: >= 80% cuộc gọi của khách hàng chiếm mạch
thành công và nhận được tín hiệu trả lời của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
trong vòng 60 giây.
2- Hệ thống chỉ tiêu chất lượng dịch vụ điện thoại di động (thấp hơn so với dịch vụ
ĐTCĐ)
1- Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công (>=92%)
2- Tỷ lệ cuộc gọi bị rớt (<=5%)
3- Chất lượng thoại (>= 3 điểm)
4- Độ chính xác ghi cước (<= 0,1%)
5- Tỷ lệ cuộc gọi tính cước và lập hoá đơn sai (<= 0,01%)
6- Độ khả dụng của mạng (>= 99,5%)
7- Chỉ tiêu khiếu lại của khách hàng về chất lượng dịch vụ (<= 0,25 khiếu
nại/100KH/3 tháng)
8- Hồi âm khiếu nại của khách hàng (phải có văn bản hồi âm cho 100% khách
hàng khiếu nại trong vòng 48 giờ kể từ khi tiếp nhận khiếu nại)
Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông
34
9- Chỉ tiêu chất lượng dịch vụ hỗ trợ khách hàng (>= 80% cuộc gọi của khách
hàng chiếm mạch thành công và nhận được tín hiệu trả lời của doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ trong vòng 60 giây).
3.2.4 Các biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông
1. Nhóm biện pháp kỹ thuật: Đây là biện pháp cơ bản, quyết định đến chất lượng
hoạt động bưu chính viễn thông. Muốn nâng cao chất lượng hoạt động bưu
chính viễn thông phải thường xuyên áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ
hiện đại, tiên tiến trong việc xây dựng phát triển mạng lưới bưu chính viễn
thông theo hướng hiện đại, đồng bộ, thống nhất.
2. Biện pháp tổ chức
 Xây dựng mạng lưới hợp lý nhằm đảm bảo đáp ứng thỏa mãn nhu cầu thông
tin, có đủ dự trữ vào những giờ cao điểm
 Tổ chức tốt quá trình sản xuất, đảm bảo sự phối hợp tất cả các công đoạn, các
thao tác và sự phối hợp giữa các cơ sở bưu chính viễn thông
 Thực hiện tốt kế hoạch bão dưỡng, sữa chữa trang thiết bị thông tin
 Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ cho cán bộ công
nhân viên.
 Áp dụng các biện pháp để làm giảm sự không đồng đều về tải trọng, đồng thời
nghiên cứu sự không đồng đều để tổ chức bố trí thiết bị hợp lý
3. Biện pháp khuyến khích kinh tế xã hội
- Xây dựng chế độ tiền lương tiền thưởng gắn với chất lượng dịch vụ, phục vụ
(hoạt động) của từng đơn vị cá nhân
- Tổ chức phong trào thi đua, hội thi tay nghề để tôn vinh tập thể, cá nhân có
thành tích tốt trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ từ đó nhân ra toàn ngành.
Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông
35
CHƯƠNG 4:
TÀI SẢN NGÀNH VIỄN THÔNG
4.1 TÀI SẢN CỐ ĐỊNH NGÀNH VIỄN THÔNG
4.1.1 Khái niệm, đặc điểm TSCĐ
I- Khái niệm
1. Khái niệm: Tài sản cố định (TSCĐ) là những tư liệu lao động chủ yếu, có giá trị
lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, còn giá trị của nó thì được
chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất kinh
doanh
Hữu hình
Phân biệt 3 loại tài sản cố định Vô hình
Thuê tài chính
 Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật
chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều
chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà
cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...
 Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện
một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô
hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực
tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng
chế, bản quyền tác giả…
- Tài sản cố định thuê tài chính: Là tài sản doanh nghiệp thuê của công ty thuê
tài chính thoả mãn 3 điều kiện: Thời gian thuê lớn hơn 60% thời gian sử dụng
tài sản; khi kết thúc thời hạn cho thuê, tuỳ vào thoả thuận của 2 bên, bên thuê
được quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được quyền ưu tiên mua lại tài sản thuê
hoặc tiếp tục thuê; tổng số tiền thuê một loại tài sản cố định qui định tại hợp
đồng thuê, ít nhất phải tương đương với giá của tài sản đó trên thị trường vào
thời điểm ký hợp đồng.
(Nếu một hợp đồng thuê tài sản cố định không thỏa mãn điều kiện trên thì coi
là tài sản cố định thuê hoạt động).
2. Đặc điểm tài sản cố định ngành bưu chính viễn thông
a. Đặc điểm chung: Đặc điểm chung của tài sản cố định là:
- Là tư liệu lao động chủ yếu, tức là phương tiện, công cụ để con người tác động
đến đối tượng lao động, biến đối tượng lao động thành sản phẩm theo mục đích
của mình
- Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh (gián tiếp hoặc
trực tiếp) và trong quá trình đó tài sản cố định bị hao mòn nhưng chúng vẫn giữ
nguyên được hình thái vật chất ban đầu và đặc tính sử dụng
Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông
36
- Giá trị tài sản cố định không bị tiêu hao hoàn toàn trong lần sử dụng đầu tiên
mà nó được dịch chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra
- Điều kiện được coi là tài sản cố định thỏa mãn hai tiêu chuẩn:
+ Thời gian sử dụng lâu dài: >= 1 năm
+ Có giá trị lớn: >= 30 triệu đồng (trước là 10 triệu đồng)
b. Đặc điểm riêng của tài sản cố định bưu chính viễn thông .
- Tỷ trọng tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản, trong đó nhóm tài
sản mua thiết bị chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản cố định, đây là nhóm tài
sản có tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật nhanh, thời gian sử dụng không dài.
- Tài sản cố định được phân bổ rộng khắp, nằm ngoài trời từ đó quản lý, sử dụng
có nhiều khó khăn.
II- Phân loại tài sản cố định
1. Phân loại theo hình thái biểu hiện và hình thức sở hữu
a . Tài sản cố định hữu hình
b . Tài sản cố định vô hình
c . Tài sản cố định thuê tài chính
2. Phân loại theo mục đích sử dụng
a . Tài sản cố định dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh
b . Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc
phòng
c . Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất hộ nhà nước
3. Phân loại theo nội dung kinh tế .
a . Nhà cửa vật kiến trúc
b . Máy móc thiết bị
c . Phương tiện vận tải
d . Thiết bị , dụng cụ quản lý
e . Tài sản cố định khác
4. Phân loại theo tình hình sử dụng
a . Tài sản cố định đang sử dụng
b . Tài sản cố định chưa cần dùng
c . Tài sản cố định không cần dùng chờ thanh lý , nhượng bán
5. Phân loại theo nguồn hình thành (Đối với doanh nghiệp nhà nước)
a. Tài sản hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
b. Tài sản hình thành từ nguồn vốn nợ phải trả
4.1.2 Các phương pháp đánh giá TSCĐ
I- Đánh giá tài sản cố định theo giá ban đầu (Nguyên giá tài sản cố định)
1 . Khái niệm :
Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông
37
Nguyên giá tài sản cố định là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra để có tài
sản cố định cho đến khi đưa tài sản cố định vào hoạt động bình thường như giá
mua thực tế của tài sản cố định, các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí lắp đặt,
chạy thử, lãi tiền vay cho đầu tư tài sản cố định khi chưa bàn giao và đưa tài sản cố
định vào sử dụng, thuế và lệ phí trước bạ (nếu có).
Tùy vào loại tài sản cố định mà có cách xác định phù hợp.
2. Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình
a . Tài sản cố định loại mua sắm .
NG = Giá mua thực tế + Tổng chi phí phát sinh (vận chuyển, bốc dỡ , lắp đặt ,
chạy thử , thuế )
b . Tài sản cố định loại đầu tư xây dựng .
NG = Giá quyết toán công trình + chi phí khác có liên quan
c . Tài sản cố định đã qua sử dụng được điều chuyển từ đơn vị khác đến
(trong cùng một doang nghiệp)
NG = NG trên sổ kế toán của đơn vị cũ
d . Tài sản cố định được cho, được biếu, được tặng, nhận góp vốn liên
doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa …
NG = Giá thực tế do Hội đồng định giá xác định + Chi phí liên quan mà bên nhận
chi ra (sửa chữa, tân trang, vận chuyển, lắp đặt chạy thử …)
3. Xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình
a- Quyền sử dụng đất: Là toàn bộ chi phí thực tế có liên quan trực tiếp tới đất sử
dụng bao gồm: Tiền chi để có quyền sử dụng đất hợp pháp, chi phí đền bù giải
phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ … hoặc giá trị quyền sử dụng
đất nhận vốn góp.
Trường hợp doanh nghiệp thuê đất thì tiền thuê đất được phân bổ dần vào chi phí
kinh doanh, không ghi nhận là TSCĐ vô hình.
b- Nhãn hiệu hàng hoá: Là chi phí thực tế mà doanh nghiệp chi ra liên quan trực
tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hoá.
c- Quyền phát hành, bản quyền, bằng phát minh sáng chế: Là toàn bộ chi phí thực
tế mà doanh nghiệp đã chi ra để có quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế.
d- Phần mềm máy vi tính: Là toàn bộ chi phí thực tế doanh nghiệp chi ra để có
phần mềm máy vi tính.
Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông
38
4. Xác định nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính
Nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê là giá trị hợp
lý của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản. Nếu giá trị hợp lý của tài sản
thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tài sản tối thiểu thì
nguyên giá ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tài sản tối thiểu.
Chi phí phát sinh ban đầu liên quan trực tiếp đến thuê tài chính được tính vào
nguyên giá TSCĐ đi thuê.
II- Đánh giá TSCĐ theo giá trị đánh giá lại
1.Khaí niệm:
Giá trị đánh giá lại của tài sản cố định là giá trị thực tế để mua sắm tài sản
cố định ở tại thời điểm đánh giá lại hay nói một cách khác, giá trị đánh giá lại tài
sản cố định phản ánh toàn bộ chi phí để tái sản xuất nó.
2. Đặc điểm:
- Xét về mặt giá trị thì giá đánh giá lại tài sản cố định có thể nhỏ hơn, lớn hơn
hoặc bằng nguyên giá tài sản cố định
- Về bản chất, giá đánh giá lại tài sản cố định sẽ thống nhất mức giá của các tài
sản cố định được mua sắm ở các thời điểm khác nhau về thời điểm đánh giá lại
và loại trừ được sự biến động của giá và là giá thực tế của tài sản tại thời điểm
đánh giá.
Do việc đánh giá lại tài sản rất phức tạp và tốn công sức cho nên chỉ tiến hành
đánh giá lại trong một số trường hợp như:
- Kiểm kê, đánh giá lại tài sản theo qui định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
- Thực hiện chuyển đổi sở hữu tài sản: Cổ phần hóa doanh nghiệp, góp vốn cổ
phần, góp vốn liên doanh bằng tài sản …
- Sau khi tiến hành nâng cấp, thau đổi công năng tài sản cố định.
III- Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại
1. Khái niệm
Giá trị còn lại của tài sản cố định trong doanh nghiệp là phần giá trị còn lại của
tài sản chưa chuyển vào giá trị sản phẩm.
2. Cách xác định
Cách 1: Tính theo giá trị ban đầu và số tiền đã tính khâu hao




t
i
t
cl KH
NG
G t
1
Thể hiện số tiền còn phải tiếp tục khấu hao để thu hồi đủ vốn đầu tư bỏ ra.
Cách 2: Tính theo giá đánh giá lại. Đây chính là số vốn thực tế còn phải thu hồi
sau khi đã loại trừ ảnh hưởng của giá cả.
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông
Kinh Tế Viễn Thông

More Related Content

What's hot

Tổng quan hệ thống di động gsm
Tổng quan hệ thống di động gsmTổng quan hệ thống di động gsm
Tổng quan hệ thống di động gsmlinhvt05a
 
Chuyen giao trong gsm
Chuyen giao trong gsmChuyen giao trong gsm
Chuyen giao trong gsmLinh Dinh
 
Tong quan mang di dong
Tong quan mang di dongTong quan mang di dong
Tong quan mang di dongthuti
 
công nghệ MIMO trong 4G-Lte
công nghệ MIMO trong 4G-Ltecông nghệ MIMO trong 4G-Lte
công nghệ MIMO trong 4G-LtePTIT HCM
 
Cac ky thuat_dieu_che_4543
Cac ky thuat_dieu_che_4543Cac ky thuat_dieu_che_4543
Cac ky thuat_dieu_che_4543PTIT HCM
 
Ky thuat-chuyen-mach -ky-thuat-chuyen-mach-1
Ky thuat-chuyen-mach -ky-thuat-chuyen-mach-1Ky thuat-chuyen-mach -ky-thuat-chuyen-mach-1
Ky thuat-chuyen-mach -ky-thuat-chuyen-mach-1Huynh MVT
 
Slide ghep kenh_so0126_384
Slide ghep kenh_so0126_384Slide ghep kenh_so0126_384
Slide ghep kenh_so0126_384Kiem Phong
 
Báo cáo đồ án chuyên ngành THIẾT KẾ BỘ TRUYỀN NHẬN UARTVÀ BÍT NẠP TRÊN KIT FPGA
Báo cáo đồ án chuyên ngành THIẾT KẾ BỘ TRUYỀN NHẬN UARTVÀ BÍT NẠP TRÊN KIT FPGABáo cáo đồ án chuyên ngành THIẾT KẾ BỘ TRUYỀN NHẬN UARTVÀ BÍT NẠP TRÊN KIT FPGA
Báo cáo đồ án chuyên ngành THIẾT KẾ BỘ TRUYỀN NHẬN UARTVÀ BÍT NẠP TRÊN KIT FPGAnataliej4
 
Tài liệu Full VOIP
Tài liệu Full VOIPTài liệu Full VOIP
Tài liệu Full VOIPThanh Sơn
 
Quy hoach mang w cdma
Quy hoach mang w cdmaQuy hoach mang w cdma
Quy hoach mang w cdmamjnhtamhn
 
mo-phong-dieu-che-khoa-dich-pha-qpsk-4psk-bang-matlab.doc
mo-phong-dieu-che-khoa-dich-pha-qpsk-4psk-bang-matlab.docmo-phong-dieu-che-khoa-dich-pha-qpsk-4psk-bang-matlab.doc
mo-phong-dieu-che-khoa-dich-pha-qpsk-4psk-bang-matlab.docNgcBi88
 
Gsm call flows(thiet lap cuoc goi)
Gsm call flows(thiet lap cuoc goi)Gsm call flows(thiet lap cuoc goi)
Gsm call flows(thiet lap cuoc goi)Lalam Noi
 
Chương 1: Mạng điện thoại di động
Chương 1: Mạng điện thoại di độngChương 1: Mạng điện thoại di động
Chương 1: Mạng điện thoại di độngviendongcomputer
 
Ask fsk-psk-qpsk-qam-modulation-demolation
Ask fsk-psk-qpsk-qam-modulation-demolationAsk fsk-psk-qpsk-qam-modulation-demolation
Ask fsk-psk-qpsk-qam-modulation-demolationLuân Thiên
 
Các loại mã đường truyền và ứng dụng neptune
Các loại mã đường truyền và ứng dụng neptuneCác loại mã đường truyền và ứng dụng neptune
Các loại mã đường truyền và ứng dụng neptune給与 クレジット
 
[Báo cáo] Bài tập lớn Tổ chức quy hoạch mạng viễn thông: Mentor
[Báo cáo] Bài tập lớn Tổ chức quy hoạch mạng viễn thông: Mentor[Báo cáo] Bài tập lớn Tổ chức quy hoạch mạng viễn thông: Mentor
[Báo cáo] Bài tập lớn Tổ chức quy hoạch mạng viễn thông: MentorThe Nguyen Manh
 

What's hot (20)

Tổng quan hệ thống di động gsm
Tổng quan hệ thống di động gsmTổng quan hệ thống di động gsm
Tổng quan hệ thống di động gsm
 
Chuyen giao trong gsm
Chuyen giao trong gsmChuyen giao trong gsm
Chuyen giao trong gsm
 
Tong quan mang di dong
Tong quan mang di dongTong quan mang di dong
Tong quan mang di dong
 
công nghệ MIMO trong 4G-Lte
công nghệ MIMO trong 4G-Ltecông nghệ MIMO trong 4G-Lte
công nghệ MIMO trong 4G-Lte
 
Cac ky thuat_dieu_che_4543
Cac ky thuat_dieu_che_4543Cac ky thuat_dieu_che_4543
Cac ky thuat_dieu_che_4543
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Công Nghệ Kỹ Thuật Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Công Nghệ Kỹ Thuật Điện Tử  Viễn Thông, 9 Điểm.docxĐồ Án Tốt Nghiệp Công Nghệ Kỹ Thuật Điện Tử  Viễn Thông, 9 Điểm.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Công Nghệ Kỹ Thuật Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm.docx
 
Ky thuat-chuyen-mach -ky-thuat-chuyen-mach-1
Ky thuat-chuyen-mach -ky-thuat-chuyen-mach-1Ky thuat-chuyen-mach -ky-thuat-chuyen-mach-1
Ky thuat-chuyen-mach -ky-thuat-chuyen-mach-1
 
Slide ghep kenh_so0126_384
Slide ghep kenh_so0126_384Slide ghep kenh_so0126_384
Slide ghep kenh_so0126_384
 
Báo cáo đồ án chuyên ngành THIẾT KẾ BỘ TRUYỀN NHẬN UARTVÀ BÍT NẠP TRÊN KIT FPGA
Báo cáo đồ án chuyên ngành THIẾT KẾ BỘ TRUYỀN NHẬN UARTVÀ BÍT NẠP TRÊN KIT FPGABáo cáo đồ án chuyên ngành THIẾT KẾ BỘ TRUYỀN NHẬN UARTVÀ BÍT NẠP TRÊN KIT FPGA
Báo cáo đồ án chuyên ngành THIẾT KẾ BỘ TRUYỀN NHẬN UARTVÀ BÍT NẠP TRÊN KIT FPGA
 
Tài liệu gsm bts 3900
Tài liệu gsm bts 3900Tài liệu gsm bts 3900
Tài liệu gsm bts 3900
 
Tài liệu Full VOIP
Tài liệu Full VOIPTài liệu Full VOIP
Tài liệu Full VOIP
 
VoIP
VoIPVoIP
VoIP
 
Quy hoach mang w cdma
Quy hoach mang w cdmaQuy hoach mang w cdma
Quy hoach mang w cdma
 
mo-phong-dieu-che-khoa-dich-pha-qpsk-4psk-bang-matlab.doc
mo-phong-dieu-che-khoa-dich-pha-qpsk-4psk-bang-matlab.docmo-phong-dieu-che-khoa-dich-pha-qpsk-4psk-bang-matlab.doc
mo-phong-dieu-che-khoa-dich-pha-qpsk-4psk-bang-matlab.doc
 
Gsm call flows(thiet lap cuoc goi)
Gsm call flows(thiet lap cuoc goi)Gsm call flows(thiet lap cuoc goi)
Gsm call flows(thiet lap cuoc goi)
 
Chương 1: Mạng điện thoại di động
Chương 1: Mạng điện thoại di độngChương 1: Mạng điện thoại di động
Chương 1: Mạng điện thoại di động
 
Ask fsk-psk-qpsk-qam-modulation-demolation
Ask fsk-psk-qpsk-qam-modulation-demolationAsk fsk-psk-qpsk-qam-modulation-demolation
Ask fsk-psk-qpsk-qam-modulation-demolation
 
Các loại mã đường truyền và ứng dụng neptune
Các loại mã đường truyền và ứng dụng neptuneCác loại mã đường truyền và ứng dụng neptune
Các loại mã đường truyền và ứng dụng neptune
 
Đề tài: Thiết kế trạm BTS của MobiFone tại tỉnh Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Thiết kế trạm BTS của MobiFone tại tỉnh Hải Phòng, 9đĐề tài: Thiết kế trạm BTS của MobiFone tại tỉnh Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Thiết kế trạm BTS của MobiFone tại tỉnh Hải Phòng, 9đ
 
[Báo cáo] Bài tập lớn Tổ chức quy hoạch mạng viễn thông: Mentor
[Báo cáo] Bài tập lớn Tổ chức quy hoạch mạng viễn thông: Mentor[Báo cáo] Bài tập lớn Tổ chức quy hoạch mạng viễn thông: Mentor
[Báo cáo] Bài tập lớn Tổ chức quy hoạch mạng viễn thông: Mentor
 

Similar to Kinh Tế Viễn Thông

Luận Văn Nghiên cứu chất lượng mối quan hệ giữa Trung tâm kinh doanh VNPT – Q...
Luận Văn Nghiên cứu chất lượng mối quan hệ giữa Trung tâm kinh doanh VNPT – Q...Luận Văn Nghiên cứu chất lượng mối quan hệ giữa Trung tâm kinh doanh VNPT – Q...
Luận Văn Nghiên cứu chất lượng mối quan hệ giữa Trung tâm kinh doanh VNPT – Q...sividocz
 
Baocaothuctapketoandoanhthuvaxacdinhketquakinhdoanh 121018211648-phpapp02 (1)
Baocaothuctapketoandoanhthuvaxacdinhketquakinhdoanh 121018211648-phpapp02 (1)Baocaothuctapketoandoanhthuvaxacdinhketquakinhdoanh 121018211648-phpapp02 (1)
Baocaothuctapketoandoanhthuvaxacdinhketquakinhdoanh 121018211648-phpapp02 (1)Lò Bánh Tráng
 
Báo cáo thực tập: Hoàn thiện giải pháp phát triển thị trường cho mobifone tại...
Báo cáo thực tập: Hoàn thiện giải pháp phát triển thị trường cho mobifone tại...Báo cáo thực tập: Hoàn thiện giải pháp phát triển thị trường cho mobifone tại...
Báo cáo thực tập: Hoàn thiện giải pháp phát triển thị trường cho mobifone tại...OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Giải pháp phát triển thị trường cho mobifone tại thành phố
Báo cáo thực tập: Giải pháp phát triển thị trường cho mobifone tại thành phốBáo cáo thực tập: Giải pháp phát triển thị trường cho mobifone tại thành phố
Báo cáo thực tập: Giải pháp phát triển thị trường cho mobifone tại thành phốOnTimeVitThu
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính tại bưu điện trung tâm i bưu điện thành...
Nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính tại bưu điện trung tâm i bưu điện thành...Nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính tại bưu điện trung tâm i bưu điện thành...
Nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính tại bưu điện trung tâm i bưu điện thành...nataliej4
 
Đồ án PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CỦA NHÀ C...
Đồ án PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CỦA NHÀ C...Đồ án PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CỦA NHÀ C...
Đồ án PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CỦA NHÀ C...nataliej4
 
Quy trinh lap dat bts
Quy trinh lap dat btsQuy trinh lap dat bts
Quy trinh lap dat btsDinh Dan
 
Th s01.015 giải pháp tài chính nhằm phát triển sản phẩm viễn thông tại viễn t...
Th s01.015 giải pháp tài chính nhằm phát triển sản phẩm viễn thông tại viễn t...Th s01.015 giải pháp tài chính nhằm phát triển sản phẩm viễn thông tại viễn t...
Th s01.015 giải pháp tài chính nhằm phát triển sản phẩm viễn thông tại viễn t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
thực trạng và giải pháp phát triển thuê bao trả sau Vinaphone
thực trạng và giải pháp phát triển thuê bao trả sau Vinaphonethực trạng và giải pháp phát triển thuê bao trả sau Vinaphone
thực trạng và giải pháp phát triển thuê bao trả sau VinaphoneTram Vo
 
Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp nhằm phát triển công ty cổ phần dịc...
Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp nhằm phát triển công ty cổ phần dịc...Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp nhằm phát triển công ty cổ phần dịc...
Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp nhằm phát triển công ty cổ phần dịc...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu thiết kế và thi công tủ ATS dùng LOGO SIEMENS.pdf
Nghiên cứu thiết kế và thi công tủ ATS dùng LOGO SIEMENS.pdfNghiên cứu thiết kế và thi công tủ ATS dùng LOGO SIEMENS.pdf
Nghiên cứu thiết kế và thi công tủ ATS dùng LOGO SIEMENS.pdfMan_Ebook
 
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdfluan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdfNguyễn Công Huy
 

Similar to Kinh Tế Viễn Thông (20)

Luận văn: Tổ chức cung cấp dịch vụ Vexpress tại Bưu điện Hà Nội
Luận văn: Tổ chức cung cấp dịch vụ Vexpress tại Bưu điện Hà NộiLuận văn: Tổ chức cung cấp dịch vụ Vexpress tại Bưu điện Hà Nội
Luận văn: Tổ chức cung cấp dịch vụ Vexpress tại Bưu điện Hà Nội
 
Luận Văn Nghiên cứu chất lượng mối quan hệ giữa Trung tâm kinh doanh VNPT – Q...
Luận Văn Nghiên cứu chất lượng mối quan hệ giữa Trung tâm kinh doanh VNPT – Q...Luận Văn Nghiên cứu chất lượng mối quan hệ giữa Trung tâm kinh doanh VNPT – Q...
Luận Văn Nghiên cứu chất lượng mối quan hệ giữa Trung tâm kinh doanh VNPT – Q...
 
Traffic warning reportv7
Traffic warning reportv7Traffic warning reportv7
Traffic warning reportv7
 
Baocaothuctapketoandoanhthuvaxacdinhketquakinhdoanh 121018211648-phpapp02 (1)
Baocaothuctapketoandoanhthuvaxacdinhketquakinhdoanh 121018211648-phpapp02 (1)Baocaothuctapketoandoanhthuvaxacdinhketquakinhdoanh 121018211648-phpapp02 (1)
Baocaothuctapketoandoanhthuvaxacdinhketquakinhdoanh 121018211648-phpapp02 (1)
 
Báo cáo thực tập: Hoàn thiện giải pháp phát triển thị trường cho mobifone tại...
Báo cáo thực tập: Hoàn thiện giải pháp phát triển thị trường cho mobifone tại...Báo cáo thực tập: Hoàn thiện giải pháp phát triển thị trường cho mobifone tại...
Báo cáo thực tập: Hoàn thiện giải pháp phát triển thị trường cho mobifone tại...
 
Báo cáo thực tập: Giải pháp phát triển thị trường cho mobifone tại thành phố
Báo cáo thực tập: Giải pháp phát triển thị trường cho mobifone tại thành phốBáo cáo thực tập: Giải pháp phát triển thị trường cho mobifone tại thành phố
Báo cáo thực tập: Giải pháp phát triển thị trường cho mobifone tại thành phố
 
Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Quốc Tế Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Quốc Tế Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Quốc Tế Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Quốc Tế Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính tại bưu điện trung tâm i bưu điện thành...
Nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính tại bưu điện trung tâm i bưu điện thành...Nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính tại bưu điện trung tâm i bưu điện thành...
Nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính tại bưu điện trung tâm i bưu điện thành...
 
Đồ án PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CỦA NHÀ C...
Đồ án PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CỦA NHÀ C...Đồ án PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CỦA NHÀ C...
Đồ án PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CỦA NHÀ C...
 
Giải pháp marketing cho dịch vụ truyền hình MyTV của VNPT Kon Tum.doc
Giải pháp marketing cho dịch vụ truyền hình MyTV của VNPT Kon Tum.docGiải pháp marketing cho dịch vụ truyền hình MyTV của VNPT Kon Tum.doc
Giải pháp marketing cho dịch vụ truyền hình MyTV của VNPT Kon Tum.doc
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về viễn thông, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về viễn thông, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về viễn thông, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về viễn thông, 9 ĐIỂM
 
Quy trinh lap dat bts
Quy trinh lap dat btsQuy trinh lap dat bts
Quy trinh lap dat bts
 
3289
32893289
3289
 
Luận Văn Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh C...
Luận Văn Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh C...Luận Văn Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh C...
Luận Văn Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh C...
 
Th s01.015 giải pháp tài chính nhằm phát triển sản phẩm viễn thông tại viễn t...
Th s01.015 giải pháp tài chính nhằm phát triển sản phẩm viễn thông tại viễn t...Th s01.015 giải pháp tài chính nhằm phát triển sản phẩm viễn thông tại viễn t...
Th s01.015 giải pháp tài chính nhằm phát triển sản phẩm viễn thông tại viễn t...
 
thực trạng và giải pháp phát triển thuê bao trả sau Vinaphone
thực trạng và giải pháp phát triển thuê bao trả sau Vinaphonethực trạng và giải pháp phát triển thuê bao trả sau Vinaphone
thực trạng và giải pháp phát triển thuê bao trả sau Vinaphone
 
Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp nhằm phát triển công ty cổ phần dịc...
Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp nhằm phát triển công ty cổ phần dịc...Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp nhằm phát triển công ty cổ phần dịc...
Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp nhằm phát triển công ty cổ phần dịc...
 
Hạch toán chi phí, doanh thu của hoạt động phát hành báo chí
Hạch toán chi phí, doanh thu của hoạt động phát hành báo chíHạch toán chi phí, doanh thu của hoạt động phát hành báo chí
Hạch toán chi phí, doanh thu của hoạt động phát hành báo chí
 
Nghiên cứu thiết kế và thi công tủ ATS dùng LOGO SIEMENS.pdf
Nghiên cứu thiết kế và thi công tủ ATS dùng LOGO SIEMENS.pdfNghiên cứu thiết kế và thi công tủ ATS dùng LOGO SIEMENS.pdf
Nghiên cứu thiết kế và thi công tủ ATS dùng LOGO SIEMENS.pdf
 
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdfluan van tot nghiep ke toan (47).pdf
luan van tot nghiep ke toan (47).pdf
 

More from Huynh MVT

MPLS-based Layer 3 VPNs.pdf
MPLS-based Layer 3 VPNs.pdfMPLS-based Layer 3 VPNs.pdf
MPLS-based Layer 3 VPNs.pdfHuynh MVT
 
MPLS Virtual Private Networks.pdf
MPLS Virtual Private Networks.pdfMPLS Virtual Private Networks.pdf
MPLS Virtual Private Networks.pdfHuynh MVT
 
mplste-130112120119-phpapp02.pdf
mplste-130112120119-phpapp02.pdfmplste-130112120119-phpapp02.pdf
mplste-130112120119-phpapp02.pdfHuynh MVT
 
MPLS-VPN-Technology.pdf
MPLS-VPN-Technology.pdfMPLS-VPN-Technology.pdf
MPLS-VPN-Technology.pdfHuynh MVT
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG ĐẢNG VIÊN MỚI.2021.pdf
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG ĐẢNG VIÊN MỚI.2021.pdfTÀI LIỆU BỒI DƯỠNG ĐẢNG VIÊN MỚI.2021.pdf
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG ĐẢNG VIÊN MỚI.2021.pdfHuynh MVT
 
T-REC-G.984.3-200402-S!!PDF-E.pdf
T-REC-G.984.3-200402-S!!PDF-E.pdfT-REC-G.984.3-200402-S!!PDF-E.pdf
T-REC-G.984.3-200402-S!!PDF-E.pdfHuynh MVT
 
WIMAX-THUYET-TRINH.pptx
WIMAX-THUYET-TRINH.pptxWIMAX-THUYET-TRINH.pptx
WIMAX-THUYET-TRINH.pptxHuynh MVT
 
Nguyen dinh phu pic ccs
Nguyen dinh phu pic ccsNguyen dinh phu pic ccs
Nguyen dinh phu pic ccsHuynh MVT
 
Mang va-truyen-so-lieu
Mang va-truyen-so-lieuMang va-truyen-so-lieu
Mang va-truyen-so-lieuHuynh MVT
 
Dien tu tuong tu ii
Dien tu tuong tu iiDien tu tuong tu ii
Dien tu tuong tu iiHuynh MVT
 
Bài giảng-mạng-viễn-thông-2016
Bài giảng-mạng-viễn-thông-2016Bài giảng-mạng-viễn-thông-2016
Bài giảng-mạng-viễn-thông-2016Huynh MVT
 
Kien truc-co-ban-cua-stm32-arm-cortex-m3
Kien truc-co-ban-cua-stm32-arm-cortex-m3Kien truc-co-ban-cua-stm32-arm-cortex-m3
Kien truc-co-ban-cua-stm32-arm-cortex-m3Huynh MVT
 
Bài giảng môn học phương pháp nghiên cứu khoa học
Bài giảng môn học phương pháp nghiên cứu khoa họcBài giảng môn học phương pháp nghiên cứu khoa học
Bài giảng môn học phương pháp nghiên cứu khoa họcHuynh MVT
 
Vxl ch03-8051-3.1 3.2-v03
Vxl ch03-8051-3.1 3.2-v03Vxl ch03-8051-3.1 3.2-v03
Vxl ch03-8051-3.1 3.2-v03Huynh MVT
 
Ngon ngu c theo chuan ansi
Ngon ngu c theo chuan ansiNgon ngu c theo chuan ansi
Ngon ngu c theo chuan ansiHuynh MVT
 
Arduino cho người mới bắt đầu
Arduino cho người mới bắt đầuArduino cho người mới bắt đầu
Arduino cho người mới bắt đầuHuynh MVT
 
Tổng quan về Intenet of Thing
Tổng quan về Intenet of ThingTổng quan về Intenet of Thing
Tổng quan về Intenet of ThingHuynh MVT
 
Experimental Evaluation of Distortion in Amplitude Modulation Techniques for ...
Experimental Evaluation of Distortion in Amplitude Modulation Techniques for ...Experimental Evaluation of Distortion in Amplitude Modulation Techniques for ...
Experimental Evaluation of Distortion in Amplitude Modulation Techniques for ...Huynh MVT
 
Amplitude Modulation Circuit Implementation for use in a Communication Course...
Amplitude Modulation Circuit Implementation for use in a Communication Course...Amplitude Modulation Circuit Implementation for use in a Communication Course...
Amplitude Modulation Circuit Implementation for use in a Communication Course...Huynh MVT
 

More from Huynh MVT (20)

MPLS-based Layer 3 VPNs.pdf
MPLS-based Layer 3 VPNs.pdfMPLS-based Layer 3 VPNs.pdf
MPLS-based Layer 3 VPNs.pdf
 
MPLS Virtual Private Networks.pdf
MPLS Virtual Private Networks.pdfMPLS Virtual Private Networks.pdf
MPLS Virtual Private Networks.pdf
 
mplste-130112120119-phpapp02.pdf
mplste-130112120119-phpapp02.pdfmplste-130112120119-phpapp02.pdf
mplste-130112120119-phpapp02.pdf
 
MPLS-VPN-Technology.pdf
MPLS-VPN-Technology.pdfMPLS-VPN-Technology.pdf
MPLS-VPN-Technology.pdf
 
mpls.pdf
mpls.pdfmpls.pdf
mpls.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG ĐẢNG VIÊN MỚI.2021.pdf
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG ĐẢNG VIÊN MỚI.2021.pdfTÀI LIỆU BỒI DƯỠNG ĐẢNG VIÊN MỚI.2021.pdf
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG ĐẢNG VIÊN MỚI.2021.pdf
 
T-REC-G.984.3-200402-S!!PDF-E.pdf
T-REC-G.984.3-200402-S!!PDF-E.pdfT-REC-G.984.3-200402-S!!PDF-E.pdf
T-REC-G.984.3-200402-S!!PDF-E.pdf
 
WIMAX-THUYET-TRINH.pptx
WIMAX-THUYET-TRINH.pptxWIMAX-THUYET-TRINH.pptx
WIMAX-THUYET-TRINH.pptx
 
Nguyen dinh phu pic ccs
Nguyen dinh phu pic ccsNguyen dinh phu pic ccs
Nguyen dinh phu pic ccs
 
Mang va-truyen-so-lieu
Mang va-truyen-so-lieuMang va-truyen-so-lieu
Mang va-truyen-so-lieu
 
Dien tu tuong tu ii
Dien tu tuong tu iiDien tu tuong tu ii
Dien tu tuong tu ii
 
Bài giảng-mạng-viễn-thông-2016
Bài giảng-mạng-viễn-thông-2016Bài giảng-mạng-viễn-thông-2016
Bài giảng-mạng-viễn-thông-2016
 
Kien truc-co-ban-cua-stm32-arm-cortex-m3
Kien truc-co-ban-cua-stm32-arm-cortex-m3Kien truc-co-ban-cua-stm32-arm-cortex-m3
Kien truc-co-ban-cua-stm32-arm-cortex-m3
 
Bài giảng môn học phương pháp nghiên cứu khoa học
Bài giảng môn học phương pháp nghiên cứu khoa họcBài giảng môn học phương pháp nghiên cứu khoa học
Bài giảng môn học phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Vxl ch03-8051-3.1 3.2-v03
Vxl ch03-8051-3.1 3.2-v03Vxl ch03-8051-3.1 3.2-v03
Vxl ch03-8051-3.1 3.2-v03
 
Ngon ngu c theo chuan ansi
Ngon ngu c theo chuan ansiNgon ngu c theo chuan ansi
Ngon ngu c theo chuan ansi
 
Arduino cho người mới bắt đầu
Arduino cho người mới bắt đầuArduino cho người mới bắt đầu
Arduino cho người mới bắt đầu
 
Tổng quan về Intenet of Thing
Tổng quan về Intenet of ThingTổng quan về Intenet of Thing
Tổng quan về Intenet of Thing
 
Experimental Evaluation of Distortion in Amplitude Modulation Techniques for ...
Experimental Evaluation of Distortion in Amplitude Modulation Techniques for ...Experimental Evaluation of Distortion in Amplitude Modulation Techniques for ...
Experimental Evaluation of Distortion in Amplitude Modulation Techniques for ...
 
Amplitude Modulation Circuit Implementation for use in a Communication Course...
Amplitude Modulation Circuit Implementation for use in a Communication Course...Amplitude Modulation Circuit Implementation for use in a Communication Course...
Amplitude Modulation Circuit Implementation for use in a Communication Course...
 

Recently uploaded

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 

Recently uploaded (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 

Kinh Tế Viễn Thông

  • 1. Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông 1 MỤC LỤC Chương 1: Vị trí, vai trò và đặc điểm của ngành VT........................................2 1.1- Vị trí, vai trò của ngành VT ...........................................................................2 1.2- Đặc điểm kinh tế xã hội ngành BCVT............................................................3 1.3- Cơ cấu tổ chức ngành BCVT .........................................................................5 1.4- Cơ sở kết nối mạng BCVT.............................................................................8 Chương2: Kế hoạch hoá trong ngành CVT.....................................................11 2.1- Bản chất và ý nghĩa của công tác kế hoạch hoá............................................11 2.2- Hệ thống kế hoạch và chỉ tiêu kế hoạch .......................................................12 2.3- Các nguyên tắc, căn cứ và phương pháp lập kế hoạch..................................15 2.4- Kế hoạch hàng năm doanh nghiệp VT..........................................................18 Chương3: Dịch vụ BCVT và chất lượng hoạt động VT..................................25 3.1- Dịch vụ VT ..................................................................................................25 3.2- Chất lượng hoạt động VT.............................................................................29 Chương 4: Tài sản ngành VT ...........................................................................35 4.1- Tài sản cố định ngành VT ............................................................................35 4.2 -Tài sản lưu động ngành VT..........................................................................44 Chương 5: Lao động và tiền lương ngành VT.................................................46 5.1- Lao động trong ngành VT............................................................................46 5.2- Năng suất lao động ngành VT......................................................................50 5.3- Tiền lương ngành VT...................................................................................53 Chương 6: Chi phí, giá thành và giá cước ngành BCVT ................................65 6.1- Chi phí sản xuất kinh doanh ngành BCVT ...................................................65 6.2- Giá thành dịch vụ ngành BCVT ...................................................................67 6.3- Giá cước ngành BCVT.................................................................................70 Chương 7: Doanh thu và lợi nhuận ngành VT................................................75 7.1- Doanh thu VT và phương pháp xác định......................................................75 7.2- Lợi nhuận và sử dụng lợi nhuận ngành VT ..................................................77 Chương 8: Xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật ngành VT ................................80 8.1- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản VT ..................................................................80 8.2- Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư ...........................................80 8.3- Phương pháp so sánh lựa chọn dự án đầu tư.................................................85
  • 2. Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông 2 CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH VIỄN THÔNG 1.1 VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGÀNH VIỄN THÔNG 1 . Vị trí của ngành Bưu chính Viễn thông Nhà nước xác định bưu chính viễn thông là ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân. - Kết cầu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân bao gồm các ngành có nhiệm vụ tạo ra các điều kiện cần thiết, chung nhất cho tất cả lĩnh vực sản xuất xã hội, nếu thiếu những điều kiện cần thiết chung này thì hoặc sản xuất không thể thực hiện được, hoặc sản xuất xã hội chỉ diễn ra dưới dạng không hoàn chỉnh hoặc kém hiệu quả. Những ngành thuộc kết cấu hạ tầng gồm giao thông vận tải, điện nước, bưu điện ... - Các ngành kết cầu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, trong đó có bưu điện là chất xúc tác mạnh cho sự phát triển nền kinh tế quốc dân. Do vậy muốn cho nền kinh tế quốc dân phát triển thì các ngành kết cấu hạ tầng phải đi trước một bước, tạo tiền đề tốt cho các ngành khác phát triển. - Riêng ngành Bưu điện có thể coi như là hệ thần kinh của đất nước. Mức độ phát triển của hệ thống thông tin bưu chính viễn thông được xem như là một dấu hiệu phản ánh mức độ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. 2. Vai trò của ngành bưu điện - Là công cụ đắc lực phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, nhà nước và các cấp chính quyền trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là an ninh quốc phòng. Cầu yếu tố sản xuất Lao động Cung dvụ BCVT Sản phẩm tiêu dùng Cung dv BCVT Lao động Cầu yếu tố sản xuất Dịch vụ tiêu dùng Cầu sức lao động Cung dịch vụ BCVT Tiêu dùng cá nhân Sản xuất vật chất Sản xuất dịch vụ khác Hoạt động Các dịch ngành BCVT vụ BCVT
  • 3. Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông 3 - Đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển, là ngành trực tiếp tạo ra tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. - Phục vụ giao lưu, tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân, mở mang kiến thức, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Xem sơ đồ vị trí tương đối của ngành bưu điện (BCVT) trong xã hội. 1.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NGÀNH VIỄN THÔNG 1 . Tính vô hình của sản phẩm viễn thông Sản phẩm bưu chính viễn thông không phải là sản phẩm vật chất chế tạo mới, không phải là hàng hóa cụ thể mà là hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức từ người gửi đến người nhận và được gọi là dịch vụ bưu chính viễn thông. Để tạo ra dịch vụ bưu chính viễn thông, ngành bưu chính viễn thông cũng cần đầy đủ các yếu tố sản xuất như các ngành sảnh xuất khác: Sức lao động, tư liệu (công cụ) lao động và đối tượng lao động. Lao động của ngành bưu chính viễn thông bao gồm: Lao động công nghệ, lao động phụ trợ và lao động quản lý. Tư liệu lao động bưu chính viễn thông là những phương tiện, thiết bị thông tin dùng để truyền đưa tin tức như: Thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn, phương tiện vận tải, nhà xưởng, vật kiến trúc ... Đối tượng lao động bưu chính viễn thông là những tin tức do khách hàng mang lại như: Thư từ, bưu phẩm, bưu kiện, bức fax, cuộc đàm thoại ... Các cơ sở bưu chính viễn thông làm nhiệm vụ dịch truyền những tin tức này từ vị trí người gửi đến vị trí người nhận và đây chính là kết quả hoạt động của ngành bưu chính viễn thông. Do tính vô hình của sản phẩm bưu chính viễn thông cần lưu ý: - Việc truyền tin phải chính xác, trung thực và kịp thời. - Kết cấu chi phí để tạo ra các dịch vụ bưu chính viễn thông: không cần nguyên vật liệu chính, tỷ trọng tiền lương, khấu hao tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao. - Chính sách marketing thích hợp. 2. Quá trình sản xuất viễn thông mang tính dây chuyền Để thực hiện truyền đưa tin tức hoàn chỉnh từ người gửi đến người nhận thường có từ hai hoặc nhiều cơ sở bưu điện tham gia, mỗi cơ sở chỉ thực hiện một giai đoạn nhất định của quá trình truyền đưa tin tức hoàn chỉnh đó. Đây là đặc điểm quan trọng chi phối đến công tác tổ chức quản lý hoạt động bưu chính viễn thông.
  • 4. Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông 4 Sản phẩm cơ sở Sản phẩm cơ sở Sản phẩm cơ sở Sản phẩm hoàn chỉnh Tùy vào vị trí của người gửi và người nhận tin mà quá trình truyền tin có thể phải qua một hoặc nhiều giai đoạn quá giang và có thể không phải qua giai đoạn quá giang nào, với đặc điểm quá trình sản xuất mang tính dây chuyền diễn ra trên một không gian rộng lớn thì cần lưu ý : - Phải có qui định thống nhất về thể lệ, thủ tục khai thác dịch vụ bưu chính viễn thông, qui trình khai thác, bảo dưỡng thiết bị thông tin, có chính sách đầu tư phát triển mạng thống nhất, phù hợp để đảm bảo tính thống nhất và tính kỹ thuật cao, tính nhịp nhàng trong hoạt động bưu chính viễn thông. - Tồn tại hai khái niệm sản phẩm: Sản phẩm hoàn chỉnh và sản phẩm công đoạn. - Việc thanh toán cước thường diễn ra ở đầu đi (nơi chấp nhận tin tức đi) nên phải có sự phân chia doanh thu cước cho các đơn vị. Với đặc điểm này, trong hoạt động bưu chính viễn thông cần tiến hành hạch toán tập trung và từ đây xuất hiện một số khái niệm về doanh thu: Doanh thu cước phát sinh, doanh thu kinh doanh bưu chính viễn thông phân chia, doanh thu kinh doanh thuần, doanh thu cước bưu chính viễn thông được hưởng, doanh thu chênh lệch hoặc doanh thu phải nộp ... 3. Quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ sản phẩm Trong quá trình hoạt động bưu chính viễn thông, quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ hay nói một cách khác hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức được tiêu dùng ngay trong sản xuất. Chu kỳ sản xuất bưu chính viễn thông T – cc- H - SX - H’ (T’ ) Đặc điển này cần lưu ý: - Không có sản phẩm tồn kho dịch vụ bưu chính viễn thông - Đòi hỏi chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông phải đặc biệt quan tâm vì nó ảnh hưởng trực đến người tiêu dùng. - Ngành bưu chính viễn thông và các dịch vụ bưu chính viễn thông phải phát triển mạng lưới thông tin bưu chính viễn thông đến gần mọi đối tượng sử dụng. - Thu cước được phép thu trước khi phục vụ người tiêu dùng (cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông). Riêng các đơn vị, cá nhân có ký hợp đồng với bưu điện thì có thể sử dụng các dịch vụ bưu chính viễn thông trước rồi thanh toán sau vào một Người gởi Cơ sở BĐ đi Cơ sở BĐ đến Cơ sở BĐ quá giang Người nhận
  • 5. Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông 5 thời điểm qui định trong tháng, do vậy xuất hiện bưu điện phí ghi nợ (Khoản nợ phải thu của khách hàng). 4. Tải trọng không đồng đều theo không gian và thời gian Tải trọng bưu chính viễn thông là lượng tin tức đến một cơ sở sản xuất nào đó của bưu điện yêu cầu được phục vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Lượng tin tức lại phụ thuộc vào nhu cầu truyền đưa tin tức của khách hàng. Trong khi nhu cầu truyền đưa tin tức rất đa dạng, xuất hiện không đồng đều về không gian và thời gian. - Về không gian: Giữa các vùng trong một nước, giữa các chiều trên cùng một tuyến - Về thời gian: Giữa các giờ/ngày, giữa ngày/tuần, giữa các tháng/năm . Tải trọng không đồng đều mà lại yêu cầu đáp ứng thỏa mãn mọi nhu cầu truyền tin của khách hàng, trong khi đó lại không có sản phẩm dự trữ tồn kho nên bắt buộc ngành bưu chính viễn thông phải có dự trữ năng lực sản xuất: dự trữ về phương tiện, thiết bị thông tin, về lao động, tài chính..., tuy nhiên vấn đề dự trữ bao nhiêu thì cần phải có tính toán khoa học để tránh lãng phí mà vẫn thỏa mãn nhu cầu truyền tin của khách hàng. 1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Cần phải định rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý điều hành sản xuất kinh doanh. 1.3.1 Khối quản lý nhà nước: 1- Nội dung quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông a) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về viễn thông; chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia; b) Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về viễn thông, chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia; c) Quản lý, điều tiết thị trường viễn thông; quản lý kinh doanh dịch vụ viễn thông và nghiệp vụ viễn thông; d) Chủ động phối hợp với Bộ Công thương thực hiện quản lý cạnh tranh trong hoạt động thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông và cung cấp dịch vụ viễn thông theo quy định của pháp luật về cạnh tranh; đ) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động viễn thông; e) Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động viễn thông; g) Hợp tác quốc tế về viễn thông. 2- Bộ máy quản lý nhà nước:
  • 6. Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông 6 - Chính phủ: Thống nhất quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông trong phạm vi cả nước. - Bộ thông tin và truyền thông: Chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông trên phạm vi toàn quốc. - Sở Thông tin và truyền thông: Chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh (TP. Trực thuộc TW) và Bộ Thông tin & truyền thông thực hiện việc quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông trên phạm vi địa bàn tỉnh. - Các Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ bưu chính viễn thông trong việc thực hiện quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông. 1.3.2 Khối sản xuất kinh doanh. Là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo qui định của pháp luật để hoạt động trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, một số doanh nghiệp có quy mô đáng kể gồm: 1. DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỐ ĐỊNH: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) Trụ sở chính: 57 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: (84-4) 3577 5104 Fax: (84-4) 3934 5851 Website: www.vnpt.com.vn Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) Trụ sở chính: 01 Giang Văn Minh, quận Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: (84-4) 6255 6789 Fax: (84-4) 6299 6789 Website: www.viettel.com.vn 2. DỊCH VỤ VIỄN THÔNG DI ĐỘNG: Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) Trụ sở chính: 01 Giang Văn Minh, quận Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: (84-4) 6255 6789 Fax: (84-4) 6299 6789 Website: www.viettel.com.vn Công ty cổ phần Viễn thông Di động Toàn cầu - Gtel (Beeline) Trụ sở chính: 280B Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội Điện thoại: (84-4) 3767 4846 Fax: (84-4) 3767 4854 Website: www.beeline.vn Công ty Thông tin Di động VMS (MobiFone) Trụ sở chính: Lô VP1, Phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: (84-4) 3783 1733 Fax: (84-4) 3783 1734 Website: www.mobifone.com.vn Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội (Vietnamobile) Trụ sở chính: 02 Chùa Bộc, quận Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: (84 4) 3572 9833 Fax: (84-4) 3572 9834 Website: www.vietnamobile.com.vn
  • 7. Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông 7 Công ty Dịch vụ Viễn thông VinaPhone Trụ sở chính: 216 Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: (84-4) 3773 5555 Fax: (84-4) 3773 7544 Website: www.vinaphone.com.vn 3. DỊCH VỤ INTERNET Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) Trụ sở chính: 57 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: (84-4) 3577 5104 Fax: (84-4) 3934 5851 Website: www.vnpt.com.vn Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) Trụ sở chính: 01 Giang Văn Minh, quận Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: (84-4) 6255 6789 Fax: (84-4) 6299 6789 Website: www.viettel.com.vn Công ty Cổ phần Viễn thông FPT Trụ sở chính: Tầng 2, Tòa nhà FPT Cầu Giấy, Lô 2B đường Phạm Hùng, quận Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: (84-4) 7300 2222 Fax (84-4) 7300 8889 Website: www.fpt.vn Trong các doanh nghiệp trên, Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) là đơn vị được thành lập đầu tiên và hiện đang chiếm môt tỷ lệ đáng kể về thị phần dịch vụ bưu chính viễn thông nên ta tập trung nghiên cứu mô hình tổ chức quản lý sản xuất của đơn vị này. Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam là Tập đoàn kinh doanh theo mô hình công ty mẹ con, được tái cơ cấu theo quyết định số 888/2014/QĐ-TT ngày 10/6/2014 của Thủ tướng chính phủ. 1- Lĩnh vực kinh doanh: Theo quyết định thành lập, VNPT nhiệm vụ kinh doanh theo qui hoạch, kế hoạch và chính sách của nhà nước, bao gồm các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư trong các lĩnh vực: - Dịch vụ và sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông đa phương tiện; - Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa, cho thuê các công trình viễn thông, công nghệ thông tin; - Nghiên cứu, phát triển, chế tạo, sản xuất thiết bị, sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin; - Thương mại, phân phối các sản phẩm thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin; - Dịch vụ quảng cáo, nghiên cứu thị trường, tổ chức hội nghị hội thảo, triển lãm liên quan đến lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin; - Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng; - Dịch vụ tài chính trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông đa phương tiện.
  • 8. Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông 8 Ngoài ra, VNPT còn được giao nhiệm vụ phục vụ, tư vấn về bưu chính viễn thông theo sự chỉ đạo của nhà nước gồm : - Xây dựng kế hoạch phát triển đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư. - Phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông công cộng. - Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo của Đảng, nhà nước phục vụ quốc phòng, an ninh, ngoại giao . 2- Mô hình tổ chức tập đoàn BCVT Việt nam: a- Cơ cấu tổ chức Tập đoàn BCVT Việt nam: i- Cơ quan quản lý, điều hành VNPT ii- Các đơn vị thành viên tập đoàn BCVT VN - VNPT- Vinaphone - VNPT- Net - VNPT- Media - VNPT- IT - VNPT- Technology b- Các thành viên của VNPT (66 đơn vị) - Công ty CTIN - Công ty POSTEF - VNPT G HK - 63 VNPT tỉnh, thành phố 1.4 CƠ SỞ KẾT NỐI MẠNG VIỄN THÔNG 1. Khái niệm mạng viễn thông và các thành phần của mạng a. Khái niệm: Mạng viễn thông là tập hợp thiết bị viễn thông được liên kết với nhau bằng đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông. Dịch vụ viễn thông là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng. Dịch vụ ứng dụng viễn thông là dịch vụ sử dụng đường truyền dẫn viễn thông hoặc mạng viễn thông để cung cấp dịch vụ ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, thương mại, tài chính, ngân hàng, văn hóa, thông tin, y tế, giáo dục và lĩnh vực khác. Đường truyền dẫn là tập hợp thiết bị viễn thông dùng để xác lập một phần hoặc toàn bộ đường truyền thông tin giữa hai điểm xác định. b. Thành phần của mạng VT gồm 3 thành phần b.1- Điểm thông tin: Là vị trí hoặc thiết bị dùng để thiết lập mối liên hệ giữa những người sử dụng các dịch vụ VT. Các điểm thông tin là nơi diễn ra sự bắt đầu và sự kết thúc của quá trình tiêu dùng dịch vụ VT. Tùy theo đối tượng sử
  • 9. Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông 9 dụng, người ta chia các điểm thông tin thành các điểm thông tin sử dụng chung và điểm thông tin sử dụng riêng. b.2- Trung tâm thông tin: Là nơi tiếp chuyển thông tin từ điểm thông tin này đến điểm thông tin khác. Các trung tâm thông tin trên mạng rất đa dạng. Trong viễn thông trung tâm thông tin là các trung tâm chuyển mạch ở các cấp khác. b.3- Tuyến (kênh) thông tin: Là các tuyến nối các trung tâm thông tin và các điểm thông tin với nhau. Các tuyến thông tin có thể là các kênh thông tin được tạo ra bởi các thiết bị truyền dẫn như cáp quang, vi ba, vệ tinh ... . 2. Phân loại mạng bưu chính viễn thông a. Căn cứ vào mục đích sử dụng và quản lý - Mạng viễn thông công cộng: Mạng viễn thông công cộng là mạng viễn thông do doanh nghiệp viễn thông thiết lập để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông cho công chúng nhằm mục đích sinh lợi - Mạng VT dùng riêng: Mạng viễn thông dùng riêng là mạng viễn thông do tổ chức hoạt động tại Việt Nam thiết lập để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông cho các thành viên của mạng không nhằm mục đích sinh lợi trực tiếp từ hoạt động của mạng - Mạng VT nội bộ: Mạng nội bộ là mạng viễn thông do tổ chức, cá nhân thiết lập tại một địa điểm có địa chỉ và phạm vi xác định mà tổ chức, cá nhân đó được quyền sử dụng hợp pháp để phục vụ liên lạc nội bộ không nhằm mục đích sinh lợi trực tiếp từ hoạt động của mạng. b. Căn cứ vào phạm vi phục vụ - Mạng VT quốc tế - Mạng VT trong nước 3. Các hình thức kết nối mạng viễn thông a. Mạng hình lưới (Điểm nối điểm, mạng đấu thẳng) Là hình thức tổ chức mạng mà trong đó tất cả các trung tâm thông tin được nối trực tiếp với nhau không thông qua một trung tâm thông tin trung gian nào cả Số tuyến thông tin được xác định theo công thức:   2 1   N N L Ưu điểm:- Tin tức truyền nhanh chóng chính xác - Độ tin cậy và an toàn cao Nhược điểm: Số tuyến thông tin lớn dẫn đến chi phí xây dựng cơ bản và chi phí khai thác lớn, tốn kém. Phạm vi áp dụng: Đối với trung tâm thông tin có khối lượng lớn hoặc giữa các trung tâm thông tin tập trung trong một phạm vi nhỏ. b. Mạng hình sao (Mạng bức xạ, mạng nan hoa)
  • 10. Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông 10 Là hình thức tổ chức mạng lưới mà trong đó các trung tâm thông tin trong mạng được nối trực tiếp với trung tâm thông tin đầu mối. Trong trường hợp này hai trung tâm thông tin bất kỳ (ngoài trung tâm đầu mối) muốn liên lạc được với nhau phải thông qua trung tâm đầu mối Số kênh thông tin được xác định theo công thức: L= N -1 Ưu: Số tuyến thông tin ít, chi phí xây dựng, khai thác nhỏ. Nhược: Tốc độ truyền tin thấp, độ tin cậy an toàn không cao. c. Mạng hỗn hợp Là mạng kết hợp hai hình thức trên, cụ thể các trung tâm thông tin có lưu lượng lớn được nối trực tiếp với nhau, còn các trung tâm thông tin không được coi là chính, có lưu lượng nhỏ được nối vào trung tâm chính theo kiểu hình sao. Số kênh thông tin trong mạng hỗn hợp được xác định:   2 1 1 2 1 N N N L    Trong đó: N1- Số Trung tâm , điểm thông tin đấu nối trực tiếp N2- Số Trung tâm , điểm thông tin đấu nối hình sao Đây là hình thức phát huy được ưu điểm của hai hình thức tổ chức mạng trên, do vậy hình thức này được áp dụng cho các mạng thực tế.
  • 11. Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông 11 CHƯƠNG 2: KẾ HOẠCH HÓA TRONG NGÀNH VIỄN THÔNG 2.1 BẢN CHẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HÓA 1- Bản chất của kế hoạch hóa a- Khái niệm Kế hoạch hóa là một hoạt động chủ quan, có ý thức, có tổ chức của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các qui luật khách quan nhằm xác định mục tiêu, phương án, trình tự và cách thức tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Với khái niệm này, ta có thể nói kế hoạch hóa là yêu cầu của chính quá trình lao động của con người và gắn liền với quá trình đó. b- Đặc điểm: - Kế hoạch hóa là quá trình lặp đi lặp lại có tính chu kỳ, bao gồm các hoạt động: Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá tiến hành xây dựng và thực hiện kế hoạch. - Kế hoạch hóa là quá trình định hướng và điều khiển theo định hướng đối với sự phát triển sản xuất theo qui luật tái sản xuất mở rộng ở mọi cấp của nền kinh tế. 2- Ý nghĩa của công tác kế hoạch hóa a. Đối với nền kinh tế quốc dân (Quản lý vĩ mô) Kế hoạch hóa là một trong những công cụ điều tiết chủ yếu của nhà nước, giúp nhà nước xác định chiến lược, định hướng phát triển chung làm cơ sở hoạch định các chính sách và giải pháp kinh tế, cụ thể: - Kế hoạch hóa có vai trò định hướng sự vận động của thị trường theo cơ cấu phát triển kinh tế do Đảng và nhà nước xác định. - Kế hoạch hóa đóng vai trò phối hợp, trợ giúp hoạt động của các doanh nghiệp, các thành viên trong xã hội theo những phương hướng chung tạo nên sức mạnh tổng hợp, phát triển đồng bộ, có hiệu quả, có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định bằng việc cung cấp thông tin, định hướng cơ cấu kinh tế, những dự báo về thay đổi giá cả thị trường. b. Đối với doanh nghiệp (Quản lý vi mô) Kế hoạch hóa vừa là một bộ phận, một khâu (và là khâu đầu tiên) và vừa là một chức năng của quản lý doanh nghiệp. `- Là một khâu của chu trình (quá trình) quản lý: Lập kế hoạch Tổ chức phối hợp Điều khiển Hạch toán Kiểm tra điều chỉnh - Là chức năng của quản lý thể hiện: + Kế hoạch hóa có tác dụng làm giảm tính bất ổn định của doanh nghiệp. + Kế hoạch hóa làm giảm sự chồng chéo và hoạt động lãng phí.
  • 12. Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông 12 + Kế hoạch hóa thiết lập nên những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công tác kiểm tra. 3- Mối quan hệ giữa kế hoạch và thị trường Để công tác kế hoạch phát huy được vai trò là công cụ đắc lực trong quản lý, trong nền kinh tế thị trường cần phải gắn kế hoạch với thị trường, vận dụng các quan hệ hàng tiền, cung cầu vào trong kế hoạch. Sự gắn bó này thể hiện trong các mặt: 1- Kế hoạch phải được xây dựng dựa trên nhu cầu thị trường 2- Kế hoạch phải coi trọng giá trị và cả giá trị sử dụng của sản phẩm - Giá trị sản phẩm: Chi phí lao động sống và lao động vật hóa - Giá trị sử dụng: Là tính năng hữu ích của sản phẩm Yêu cầu tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị sử dụng cao nhưng giá thành hạ. 3- Gắn kế hoạch với kinh doanh tức lấy kế hoạch để chỉ đạo kinh doanh và thông qua kinh doanh để thực hiện kế hoạch. 4- Kế hoạch hóa phải chú ý đến tính đặc thù của quá trình sản xuất kinh doanh bưu chính viễn thông. 2.2 HỆ THỐNG KẾ HOẠCH VÀ CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH 2.2.1 Hệ thống kế hoạch Tùy vào các tiêu thức khác nhau mà ta có các cách phân loại kế hoạch khác nhau. Sau đây ta đi nghiên cứu 3 cách phân loại kế hoạch gồm: 1-Căn cứ vào độ dài thời kỳ kế hoạch: Có 3 loại a. Kế hoạch dài hạn: Thường có độ dài từ 5-10 năm. Kế hoạch dài hạn thường xác định các lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp sẽ tham gia, đa dạng hóa hoặc cải thiện hoạt động trên các lĩnh vực hiện tại; xác định các mục tiêu, chính sách và giải pháp dài hạn về các lĩnh vực: Tài chính, đầu tư, nghiên cứu phát triển, con người (nhân lực) ... b. Kế hoạch trung hạn: Thường là 2-3 năm nhằm phác thảo các chương trình trung hạn để hiện thực hóa các mục tiêu, chính sách, giải pháp đã được hoạch định trong kế hoạch dài hạn. c. Kế hoạch hàng năm: Là sự cụ thể hóa nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong năm kế hoạch. Để xây dựng các chỉ tiêu có cơ sở khoa học, tiên tiến và thực tiễn, cần phải căn cứ vào mục tiêu kế hoạch dài hạn và kế hoạch trung hạn đã được hoạch định, vào tình hình thực thế trong năm kế hoạch để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với điều kiện của năm kế hoạch. 2-Căn cứ vào mối quan hệ giữa các loại kế hoạch: Có 2 loại kế hoạch a. Kế hoạch mục tiêu: Đây là bộ phận kế hoạch quan trọng nhất của doanh nghiệp nhằm xác định các mục tiêu, các chính sách và giải pháp về sản phẩm, thị trường, qui mô và cơ cấu các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó cũng xác định
  • 13. Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông 13 các chỉ tiêu tài chính cơ bản nhằm xác định hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh gắn với từng phương án đã được hoạch định. b. Kế hoạch hỗ trợ: (Hay là kế hoạch điều kiện về lao động, tiền lương, vật tư ...) Nhằm xác định các mục tiêu, giải pháp, phương án huy động và khai thác các khả năng, các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các phương án kế hoạch mục tiêu. Việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch điều kiện là nhằm đảm bảo nâng cao tính khả thi của các phương án và chương trình kế hoạch của doanh nghiệp. 3-Căn cứ vào phạm vi hoạt động của kế hoạch: Có 2 loại a) Kế hoạch tổng thể của doanh nghiệp: Đề cập tới toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thiết lập những mục tiêu chung của doanh nghiệp và vị trí của nó đối vơi môi trường . b) Kế hoạch bộ phận: Chỉ đề cập đến từng phần trong quá trình sản xuất kinh doanh. Loại kế hoạch này gắn liền với từng lĩnh vực hoạt động chức năng như: Kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tư, kế hoạch lao động, kế hoạch đầu tư, kế hoạch marketing... 2.2.2 Hệ thống chỉ tiêu kế hoạch 1- Khái niệm về chỉ tiêu kế hoạch Các chỉ tiêu kế hoạch là các đích, các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, có thể tính toán, so sánh, đối chiếu và phân tích được. Đặc trưng của các chỉ tiêu kế hoạch là: - Chỉ tiêu kế hoạch là các đích và các mục tiêu phác thảo cho hoạt động trong tương lai. - Chỉ tiêu kế hoạch là số liệu thông tin được dùng trong ngành kế hoạch, để phản ánh nội dung những nhiệm vụ do người quản lý giao cho người khác thực hiện theo văn bản kế hoạch đã được thông qua trong doanh nghiệp. - Xét về bản chất, chỉ tiêu kế hoạch là phương tiện ngôn ngữ để chuyển tải thông tin về nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu kinh tế từ người lập kế hoạch đến người thực hiện, sao cho người thực hiện hiểu đúng và làm đúng ý đồ mà người lập kế hoạch mong muốn. 2- Yêu cầu đối với các chỉ tiêu kế hoạch - Phải có khả năng chuyển tải thông tin, phản ánh nội dung các nhiệm vụ kế hoạch một cách cụ thể, rõ ràng, chính xác và dễ hiểu. - Phải đồng bộ và có khả năng so sánh được với các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật khác. - Nội dung của hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phải phản ánh bao quát toàn diện các mặt hoạt động của doanh nghiệp cũng như nghĩa vụ của doanh nghiệp và lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp được hưởng.
  • 14. Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông 14 - Phải có tác dụng kích thích, khuyến khích người thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nói cách khác chỉ tiêu kế hoạch phải mang tính khả thi cao, được giao đúng hạn và đúng địa chỉ thực hiện . 3- Phân loại chỉ tiêu kế hoạch a) Căn cứ vào tính chất phản ánh của chỉ tiêu: có 2 loại chỉ tiêu. - Chỉ tiêu số lượng: Thể hiện qui mô và cơ cấu của các đối tượng kế hoạch bao gồm các chỉ tiêu phản ánh về qui mô, số lượng... các hoạt động của doanh nghiệp như giá trị tổng sản lượng, số lượng lao động, giá trị tài sản cố định, số máy điện thoại phát triển ... - Chỉ tiêu chất lượng: Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh chất lượng từng mặt công tác hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất kinh donh của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này gồm: + Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật bộ phận phản ánh mức hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho một đơn vị đầu ra của đơn vị (gọi là các định mức kinh tế kỹ thuật) như định mức tiêu hao vật tư, lao động ... + Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng và hiệu quả của một giai đoạn hay tổng thể của toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch như năng suất lao động, giá thành sản phẩm, tỷ suất lợi nhuận ... b) Căn cứ vào đơn vị tính toán: - Chỉ tiêu hiện vật: Phản ánh đặc tính hữu dụng của đối tượng kế hoạch, thường áp dụng cho các đối tượng là thành phẩm hoặc bán sản phẩm, chỉ tiêu hiện vật thường được tính bằng các đơn vị thuộc hệ đếm và một số đơn vị đo lường phổ thông như: cái, chiếc, bộ, kg, tấn, mét ... hoặc các đơn vị hiện vật qui ước. *Ưu nhược điểm: Tính chính xác cao và được xác định bằng các thao tác cân, đong, đo, đếm trực tiếp. Tuy nhiên nó có nhược điểm là rất hạn chế trong việc so sánh, tổng hợp các đối tượng thuộc các chủng loại khác nhau. - Chỉ tiêu giá trị: Phản ánh đại lượng giá trị của đối tượng kế hoạch hay nói cách khác chỉ tiêu giá trị là các chỉ tiêu được đo lường bằng các đơn vị tiền tệ (nội, ngoại tệ) như chỉ tiêu: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận, năng suất lao động tính bằng giá trị ... *Ưu nhược điểm: Có thể so sánh rộng rãi giữa các đối tượng khác nhau về chủng loại nhưng lại có nhược điểm là không phản ánh thực chất hiệu quả của các hoạt động của doanh nghiệp, vì chúng chịu ảnh hưởng, chi phối của giá cả, sự thay đổi cơ cấu của các bộ phận tạo nên giá trị. c) Căn cứ vào đại lượng đo lường: có 2 loại chỉ tiêu. - Chỉ tiêu tuyệt đối: Phản ánh thuần tuý về mặt qui mô, độ lớn của sác đối tượng kế hoạch, chúng được diễn đạt bằng các đơn vị đo lường tuyệt đối với nhiều loại chỉ tiêu khác nhau như: Số lượng, chất lượng, hiện vật và giá trị.
  • 15. Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông 15 - Chỉ tiêu tương đối: Phản ánh sự vận động của đối tượng kế hoạch, chúng được diễn đạt bằng các đơn vị đại lượng tương đối như: % tăng giảm, số lần tăng giảm, dịch chuyển cơ cấu tỷ trọng... d) Căn cứ vào việc phân cấp quản lý: Có 3 loại chỉ tiêu - Chỉ tiêu pháp lệnh: Là các chỉ tiêu nhà nước, cấp trên giao cho các doanh nghiệp nhà nước. Đó là các chỉ tiêu được qui định thống nhất về nội dung, phương pháp tính toán và bắt buộc phải thực hiện. - Chỉ tiêu hướng dẫn: Là các chỉ tiêu không có tính bắt buộc phải thực hiện, song lại được thống nhất qui định về nội dung, phương pháp tính toán. Trong nền kinh tế thị trường các chỉ tiêu này được áp dụng rộng rãi nhằm phục vụ cung cấp thông tin kinh tế và phân tích các chỉ tiêu kinh tế quốc dân. - Chỉ tiêu tính toán: Là các chỉ tiêu do từng doanh nghiệp qui định và tính toán, phục vụ cho công tác quản lý và kế hoạch hóa trong phạm vi doanh nghiệp. Đây là loại chỉ tiêu chiếm số lượng lớn trong các văn bản kế hoạch với số lượng không hạn chế . 2.3 CÁC NGUYÊN TẮC, CĂN CỨ VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH 2.3.1 Nguyên tắc kế hoạch hóa 1/ Nguyên tắc tính Đảng Bản chất của nguyên tắc này là đảm bảo sự thống nhất giữa chính trị và kinh tế thể hiện kế hoạch là cương lĩnh thứ hai của Đảng. 2/ Tính tập trung dân chủ - Tập trung: Kế hoạch của doanh nghiệp phải phục tùng lợi ích chung của nhà nước, các đơn vị cấp dưới phải có nhiệm vụ kế hoạch do cấp trên giao. - Dân chủ: Kế hoạch phải được xây dựng từ cơ sở trên tinh thần tự chủ, sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh. 3/ Tính khoa học, tiên tiến và thực tiễn. - Tính khoa học, tiên tiến: Biết vận dụng các qui luật khách quan, đặc biệt là các qui luật kinh tế, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong việc xây dựng các phương án kế hoạch cũng như các chỉ tiêu xã hội phải được tính toán trên cơ sở khoa học, sử dụng các công cụ tính toán hiện đại. - Thực tiễn: Sát với thực tế, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp (khả năng hiện tại và tiềm năng sẽ được khai thác trong tương lai) 4/ Tính thống nhất của kế hoạch - Các bộ phận kế hoạch phải thống nhất với nhau - Các chỉ tiêu kế hoạch phải thống nhất về nội dung và phương hướng xác định. 5/ Tính pháp lệnh của kế hoạch. - Khi kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì kế hoạch đó mang tính pháp lệnh. Tính pháp lệnh là điều kiện để tăng cường tính thống nhất, tính tập trung của kế hoạch.
  • 16. Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông 16 - Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, nếu có những phát sinh khách quan thì kế hoạch cần được điều chỉnh kịp thời. 2.3.2- Căn cứ để xây dựng kế hoạch Để xác định được kế hoạch một cách chính xác, khoa học và thực tiễn, cần phải dựa vào 5 căn cứ sau: 1/ Các định hướng phát triển, các chế độ chính sách của nhà nước, của ngành Trong công tác kế hoạch hóa, về nguyên tắc các doanh nghiệp được quyền tự chủ nhưng tự chủ phải được hiểu là được giới hạn trong khuôn khổ pháp luật, chính sách về quản lý của nhà nước, của ngành. Căn cứ này giúp các phương án kinh doanh của doanh nghiệp hợp pháp và đúng hướng. 2/ Kết quả điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị trường và các hợp đồng kinh tế đã được ký kết. Yêu cầu của công tác lập kế hoạch là phải xác định được qui mô, cơ cấu nhu cầu đối với từng loại sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Muốn thế thì phải biết được thị trường và thị phần của doanh nghiệp. 3/ Kết quả phân tích và dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh, về khả năng và nguồn lực có thể khai thác Kết quả phân tích hoạt động kinh tế thời kỳ đã qua và dự báo khả năng tương lai ứng với các nguồn lực có thể có sẽ góp phần làm tăng tính khả thi của các phương án kế hoạch. 4/ Hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật Hệ thống định mức, tiêu chuẩn luôn là cơ sở quan trọng của công tác lập kế hoạch. Do sự biến đổi thường xuyên của môi trường kinh doanh nên đòi hỏi hệ thống này cần được rà xét và hoàn thiện cho phù hợp với từng kỳ kinh doanh. Yêu cầu hệ thống định mức của doanh nghiệp phải gắn bó, phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn và định mức của ngành và nền kinh tế quốc dân. 5/ Kết quả nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu của tiến bộ kỹ thuật – công nghệ, hợp lý hóa sản xuất Đây là căn cứ quan trọng để xây dựng kế hoạch, cụ thể là trong việc lập kế hoạch nghiên cứu triển khai, xác định phương án sản phẩm dự trữ và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ... Các kết quả nghiên cứu, ứng dụng có liên quan đến đổi mới công nghệ thường gắn với phương án đầu tư phát triển sản xuất trong một thời gian dài. 2.3.3- Phương pháp lập kế hoạch Trong thực tế, các doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều các phương pháp lập kế hoạch như phương pháp cân đối, phương pháp định mức, phương pháp phân tích kinh tế ... 1- Phương pháp cân đối
  • 17. Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông 17 Nội dung của phương pháp cân đối: là việc nghiên cứu môí quan hệ giữa nhu cầu về một đối tượng kinh tế với tư cách là chỉ tiêu kế hoạch với khả năng đáp ứng nhu cầu đó nhằm đề xuất các biện pháp thiết lập và duy trì quan hệ cân bằng phải có giữa chúng. Xét về bản chất, phương pháp cân đối là các biện pháp tác động vào nhu cầu và khả năng làm cho chúng trở thành tương xứng với nhau. Trình tự của phương pháp cân đối: Được tiến hành qua 3 bước: + Bước 1: Xác định nhu cầu các yếu tố sản xuất để thực hiện các mục tiêu kinh doanh dự kiến. + Bước 2: Xác định khả năng bao gồm khả năng đã có và chắc chắn sẽ có của doanh nghiệp về các yếu tố sản xuất. + Bước 3: Cân đối giữa nhu cầu và kế hoạch về các yếu tố sản xuất, từ đó xác định được chỉ tiêu kế hoạch. Trong nền kinh tế thị trường, phương pháp cân đối cần phải đảm bảo một số yêu cầu: - Cân đối được thực hiện là cân đối động, cân đối để lựa chọn phương án sản lượng chứ không phải cân đối theo phương án sản lượng đã được qui định. Phương án cân đối dựa trên 2 yếu tố biến động đó là nhu cầu thị trường và các nguồn khả năng có thể khai thác. - Thực hiện cân đối liên hoàn, tức là tiến hành nhiều cân đối kế tiếp nhau để liên tục bổ sung và điều chỉnh phương án cho phù hợp với thay đổi của môi trường kinh doanh. Quá trình cân đối tiến hành liên tục theo chu trình “cân đối – mất cân đối – cân đối”. Vì vậy việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch là việc làm tất yếu. - Thực hiện cân đối trong từng yếu tố trước kkhi tiến hành cân đối giữa các yếu tố. Kết quả cân đối tổng hợp phải là căn cứ xác định năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là cơ sở để xác định hoặc điều chỉnh phương án kinh doanh của doanh nghiệp. Lưu ý :Khi sử dụng phương pháp cân đối, đối tượng cân đối để xác định chỉ tiêu kế hoạch là một chủng loại cụ thể, do vậy để xác định nhiều chỉ tiêu kế hoạch thì cần một số lượng lớn các bảng cân đối. 2- Phương pháp định mức Nội dung của phương pháp định mức: Là dựa trên việc sử dụng các định mức kinh tế kỹ thuật về tiêu hao các yếu tố nguồn lực cho một đơn vị sản phẩm đầu ra hoặc một đơn vị kết quả trung gian để tính toán tổng nhu cầu về từng yếu tố sản xuất cần phải có, nhằm đảm bảo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh đã định. Yêu cầu đối với hệ thống định mức: Hệ thống định mức quyết định đến chất lượng các chỉ tiêu kế hoạch, do vậy hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật phải đảm bảo 2 yêu cầu sau:
  • 18. Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông 18 - Các định mức phải đảm bảo tính tiên tiến về kỹ thuật sản xuất và tổ chức sản xuất, tổ chức lao động. - Hệ thống định mức phải được các cấp có thẩm quyền qui định và vận dụng phù hợp với đặc điểm của từng doanh nghiệp. 3- Phương pháp phân tích kinh tế a) Phương pháp phân tích nhân tố tác động nhằm xác định các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp -Nội dung: Dựa trên việc nghiên cứu cơ chế tác động với mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đối với một hiện tượng kinh tế vơi tư cách là chỉ tiêu kế hoạch để lựa chọn các biện pháp tác động vào các nhân tố nhằm đạt được sự vận động của hiện tượng kinh tế theo dự tính trước (Ví dụ: xác định các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, năng suất lao động, giá thành sản phẩm, tỷ suất lợi nhuận ...) - Các bước tiến hành: 3 bước + Bước 1: Lựa chọn các biện pháp tác động vào các nhân tố dự tính khai thác, trong bước này cần phải tập hợp và tính toán số liệu sau: - Giá trị chỉ tiêu đã đạt được trong kỳ báo cáo. - Thống kê số lượng các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu. - Đề xuất các biện pháp tác động vào các nhân tố lựa chọn khai thác trong kỳ báo cáo, xác định mức độ nhân tố ảnh hưởng riêng biệt các chỉ tiêu kế hoạch cần tính tính toán. + Bước 2:Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố riêng biệt đối với chỉ tiêu kế hoạch cần tính toán. + Bước3: Xác định mức độ ảnh hưởng tổng thể của tất cả các nhân tố đến chỉ tiêu kế hoạch. b) Phương pháp phân tích dùng để xây dựng kế hoạch tổng thể (xác định các chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh). Khi dự đoán khối lượng, dịch vụ có khả năng tiêu thụ được trong kỳ kế hoạch cần phải xem xét các yếu tố: - Các yếu tố về kinh tế: Tổng sản phẩm xã hội, mức cung tiền tệ ... - Sự phát triển về dân số, lứa tuổi. - Tình hình thay đổi thói quen trong cuộc sống. - Các yếu tố chính trị, pháp luật. - Sự biến động của môi trường và thái độ của khách hàng. - Sự biến động của các nguồn công nghệ, kỹ thuật, nguyên liệu ... - Sự thay đổi cấu trúc ngành nghề. - Sự biến động về ngành nghề cạnh tranh. - Các đặc điểm về ngành nghề của doanh nghiệp ... 2.4 KẾ HOẠCH HÀNG NĂM DOANH NGHIỆP BCVT
  • 19. Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông 19 Để nghiên cứu kế hoạch năm của các doanh nghiệp BCVT, ta nghiên cứu kế hoạch hàng năm các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc VNPT 2.4.1 Các loại kế hoạch o Kế hoạch phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông. o Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản. o Kế hoạch sản lượng và doanh thu. o Kế hoạch chi phí. o Kế hoạch tuyển dụng lao động và tiền lương. o Kế hoạch bảo hộ lao động. o Kế hoạch đào tạo. o Kế hoạch marketing. o Kế hoạch nghiên cứu khoa học kỹ thuật và cải tiến quản lý. o Kế hoạch sữa chữa tài sản cố định. o Kế hoạch phát triển dịch vụ mới. o Kế hoạch phòng chống và khắc phục giảm nhẹ thiên tai. o Kế hoạch động viên thời chiến. o Kế hoạch tổng hợp thu chi tài chính. 2.4.2 Các chỉ tiêu kế hoạch tổng công ty giao cho các đơn vị (10 chỉ tiêu) 1- Doanh thu phát sinh: - Doanh thu kinh doanh phát sinh + Doanh thu kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông. + Doanh thu kinh doanh khác (Hạch toán riêng) - Doanh thu các hoạt động khác. 2- Doanh thu kinh doanh bưu chính viễn thông phân chia. 3- Doanh thu thuần - Doanh thu kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông thuần. - Doanh thu kinh doanh khác. 4- Doanh thu riêng - Doanh thu cước dịch vụ bưu chính viễn thông được hưởng. + Chi phí. + Lợi nhuận. + Hệ số K (Hệ số phản ánh doanh thu cước được hưởng từ 1 đồng chênh lệch doanh thu kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thôngphát sinh thực hiện và kế hoạch) - Doanh thu kinh doanh khác (hạch toán riêng) 5- Doanh thu được điều tiết hoặc doanh thu phải nộp. 6- Tuyển dụng lao động. 7- Đơn giá tiền lương. 8- Đầu tư.
  • 20. Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông 20 - Đầu tư vốn tập trung tại tổng công ty. - Đầu tư phần phân cấp cho đơn vị phê duyệt dự án. 9- Hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Hiệu quả sử dụng tài sản cố định. - Năng suất lao động. 10- Sản lượng - Thuê bao viễn thông thực tăng. + Máy điện thoại thực tăng. + Thuê bao Internet thực tăng. - Sản lượng một số dịch vụ bưu chính viễn thông chủ yếu. Lưu ý: Các xác định doanh thu riêng kỳ kế hoạch. DTR = DTCĐH + DTKDK Doanh thu cước được hưởng (DTCĐH) xác định cho 2 nhóm đơn vị sau: Nhóm 1: 61 đơn vị tỉnh và 4 công ty: Công ty phát hành báo chí trung ương, Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, Công ty điện toán và truyền số liệu VDC và Công ty phát triển phần mềm VASC. DTCĐH = C + m  C: Chi phí kế hoạch gồm: 6 yếu tố - Chi khấu hao tài sản cố định kỳ kế hoạch. - Tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương kỳ kế hoạch. - Chi sửa chữa tài sản cố định kỳ kế hoạch. - Chi giá vốn hàng hóa kỳ kế hoạch. - Chi C2 khác còn lại: Được xác định theo hệ số H tính theo doanh thu kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông phát sinh tại đơn vị. - Chi quảng cáo, khuyến mãi, tiếp tân, khánh tiết … tính theo qui định hiện hành  m: Lợi nhuận bưu chính viễn thông được phân bổ dựa trên 4 tiêu thức: - Doanh thu kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông phát sinh. - Quĩ tiền lương. - Hiệu quả sử dụng tài sản cố định. - Năng suất lao động. Nhóm 2: 4 Công ty gồm: Công ty viễn thông liên tỉnh (VTN), công ty viễn thông quốc tế (VTI), Công ty dịch vụ viễn thông (GPC), Công ty bưu chính liên tỉnh và quốc tế (VPS). DTCĐH =    n i i SL 1 ĐGi SL: Số lượng sản phẩm kỳ kế hoạch ĐG: Đơn giá sản phẩm
  • 21. Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông 21 Đơn giá sản phẩm được tổng công ty xác định và có quyết định riêng. Phần lợi nhuận của các công ty nhóm 2 và văn phòng Tổng công ty được phân bổ dựa trên (cơ sở) tiêu thức quĩ tiền lương. 2.4.3 Nội dung một số loại kế hoạch chủ yếu 1-Kế hoạch phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông Kế hoạch phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông phản ánh năng lực của mạng lưới bưu chính viễn thông kỳ kế hoạch, mức độ sử dụng và mức độ đáp ứng thỏa mãn nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông. Nó bao gồm 13 chỉ tiêu sau: a.1. Nguyên giá tài sản cố định + Phân theo nguồn vốn + Phân theo dịch vụ (bưu chính phát hành báo chi, viễn thông, hoạt động khác) a.2. Tổng km đường thư (cấp 1, cấp 2, cấp 3) a.3. Phương tiện vận chuyển (phục vụ bưu chính phát hành báo chí, viễn thông, quản lý) a.4. Số bưu cục, đại lý, điểm bưu điện văn hóa xã (bưu cục cấp 2, cấp 3, đại lý, đại lý thuần viễn thông, điểm bưu điện v ăn hóa xã) a.5. Dung lượng truyền dẫn - Cấp 1 - Cấp 2 vi ba, cáp quang - Cấp 3 a.6. Dung lượng tổng đài - Dung lượng lắp đặt (Trong đó, mạng BCC, khu vực nông thôn) - Dung lượng đã sử dụng (Trong đó, mạng BCC, khu vực nông thôn) a.7. Dung lượng mạng cáp - Số đôi cáp gốc (Trong đó, mạng BCC, khu vực nông thôn) - Số đôi cáp ngọn (Trong đó, mạng BCC, khu vực nông thôn) a.8. Tổng số máy điện thoại có trên mạng (Chi tiết cho từng loại: máy điện thoại cố định nghiệp vụ, máy điện thoại di động nghiệp vụ, máy điện thoại cố định thu cước, máy di động trả sau thu cước, máy di động trả trước) a.9. Tổng số thuê bao Internet (thuê bao gián tiếp, thuê bao trực tiếp) a.10. Mật độ điện thoại / 100 dân a.11. Mật độ Internet / 100 dân a.12. Số xã có máy điện thoại di động / tổng số xã ( Trong đó tổng số máy) a.13. Số xã có thuê bao Internet / tổng số xã (Trong đó tổng số thuê bao) 2-Kế hoạch sản lượng doanh thu Nội dung kế hoạch sản lượng doanh thu gồm một số chỉ tiêu sau: b.1. Tổng doanh thu phát sinh (A + B) b.2. Tổng doanh thu phân chia
  • 22. Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông 22 b.3. Doanh thu thuần (b.1 – b.2) A. Doanh thu kinh doanh phát sinh A1. Doanh thu kinh doanh bưu chính viễn thông 1. Bưu chính (33 dịch vụ + thu khác) 2. Phát hành báo chi (4 dịch vụ + thu khác) 3. Viễn thông (72 dịch vụ + thu khác) 4. Hòa mạng, dịch vụ thuê bao viễn thông (16 dịch vụ) 5. Thu khác (2 dịch vụ + thu khác) A2. Kinh doanh dịch vụ khác (hạch toán riêng) 1. Tư vấn, thiết kế công trình xây dựng cơ bản 2. Bán hàng hóa 3. Xây lắp công trình xây dựng cơ bản 4. Dịch vụ tin học 5. Kinh doanh khác B. Doanh thu các hoạt động khác B1. Hoạt động tài chính B2. Hoạt động bất thường 3- Kế hoạch chi phí Kế hoạc chi phí bao gồm 2 bộ phận kế hoạch: Kế hoạch chi phí dịch vụ bưu chính viễn thông và kế hoạch chi phí dịch vụ khác Về kế hoạch chi phí dịch vụ bưu chính viễn thông gồm các chỉ tiêu sau: 1. Khấu hao tài sản cố định 2. Sữa chữa tài sản cố định (2=2.2+2.3) 2.1 Trích trước các năm trước còn lại 2.2 Trích trước năm kế hoạch 2.3 Sữa chữa tài sản không đặc thù năm kế hoạch 3. Tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương. 4. Giá vốn hàng hóa. 5. Tổng chi C2 khác còn lại (20 mục chi) 5.1 Vật liệu nghiệp vụ. 5.2 Nhiên liệu. 5.3 Điện nước. 5.4 Dụng cụ sản xuất, đồ dùng văn phòng. 5.5 Bảo hộ lao động. 5.6 Vận chuyển. 5.7 Công tác phí. 5.8 Hoa hồng đại lý. 5.9 Nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ, cải tiến ... 5.10 Thưởng năng suất lao động, thưởng sáng kiến cải tiến, tiết kiệm vật tư
  • 23. Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông 23 5.11 Đào tạo 5.12 Trả lãi vay 5.13 Ăn giữa ca 5.14 Chi phí lao động nữ 5.15 Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn 5.16 Thuê nhà, mặt bằng 5.17 Thuê kênh 5.18 Mua bảo hiểm tài sản 5.19 Chi phí khác 5.20 Các khoản phí và lệ phí 6. Chi phí quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, đối ngoại.. 4. Kế hoạch tổng hợp thu chi tài chính Nội dung kế hoạch thu chi tài chính hàng năm gồm một số chỉ tiêu sau (5 nhóm chỉ tiêu) 1. Kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông 1.1Doanh thu kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông phát sinh 1.2Thuế giá trị gia tăng (VAT) phải nộp 1.3Doanh thu cước dịch vụ bưu chính viễn thông được hưởng 1.4Chi phí bưu chính viễn thông 1.5Lợi nhuận bưu chính viễn thông 1.6Thuế thu nhập doanh nghiệp bưu chính viễn thông 2. Kinh doanh khác 2.1Doanh thu kinh doanhkhác 2.2Thuế giá trị gia tăng phải nộp 2.3Chi phí kinh doanh khác 2.4Lợi nhuận kinh doanhkhác 2.5Thuế thu nhập doanh nghiệp kinh doanh khác 3. Hoạt động khác 3.1Doanh thu hoạt động khác 3.2Chi phí hoạt động khác 3.3Lợi nhuận hoạt động khác 4. Tổng lợi nhuận tại đơn vị 4.1Nộp tổng công ty Trong đó thuế thu nhập doanh nghiệp bưu chính viễn thông 4.2Nộp ngân sách địa phương 4.3Tổng còn lại lợi nhuận trích quĩ - Quĩ dự phòng tài chính - Quĩ khen thưởng, phúc lợi
  • 24. Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông 24 - Quĩ đầu tư phát triển 5. Các khoản phải nộp 5.1Nộp ngân sách địa phương - Thuế giá trị gia tăng phải nộp - Thuế thu nhập doanh nghiệp kinh doanh khác - Các loại thuế khác 5.2Nộp tổng công ty - Thuế thu nhập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông - Lợi nhuận hoạt động khác - Khấu hao tài sản cố định - Nộp/ cấp điều tiết kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông.
  • 25. Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông 25 CHƯƠNG 3: SẢN LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG 3.1 SẢN LƯỢNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG 3.1.1 Đặc điểm kinh tế dịch vụ Viễn thông 1. Khái niệm dịch vụ viễn thông - Khái niệm sản phẩm nói chung: Là kết quả có ích của hoạt động lao động sản xuất biểu hiện bằng của cải vật chất hoặc dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của xã hội. - Khái niệm sản phẩm viễn thông: Là hiệu quả có ích của việc truyền đưa tin tức hay nói một cách khác là dịch vụ viễn thông là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng. Để thực hiện quá trình truyền đưa tin tức, nội dung tin tức được biến đổi thành các tín hiệu, được truyền đưa trên dây dẫn hoặc trong không gian nhờ năng lượng của sóng điện từ. Người nhận tin nhận nội dung tin tức đã được khôi phục lại hình thức ban đầu. Như vậy viễn thông chỉ sự truyền đưa, thu phát các loại tín hiệu, ký hiệu, âm thanh, hình ảnh, chữ viết hay bất kỳ dạng tin tức nào khác thông qua hệ thống điện tử. Hoạt động viễn thông rất đa dạng, do vậy dịch vụ viễn thông cũng rất đa dạng, nhiều chủng loại. Tuy vậy các dịch vụ viễn thông có chung một bản chất là kết quả có ích của việc truyền đưa tin tức mà nó tạo nên bởi 3 yếu tố: - Tin tức cần được chuyển giao (truyền đưa) chính xác đến người nhận tin - Nội dung tin tức cần phải đảm bảo tính trung thực, nguyên vẹn - Tin tức cần phải được truyền đưa kịp thời đến người nhận 2. Đặc điểm kinh tế xã hội của dịch vụ viễn thông - Dịch vụ viễn thông mang đặc tính chung như mọi sản phẩm, nó có giá trị và giá trị sử dụng + Giá trị dịch vụ viễn thông: Biểu hiện lượng giá trị tiêu hao lao động xã hội kết tinh trong dịch vụ gồm c + v+ m + Giá trị sử dụng: Thể hiện nó có ích đối với người sử dụng, nó có khả năng thỏa mãn một nhu cầu nào đó cho người sử dụng. Khi sử dụng dịch vụ, khách hàng thường làm phép so sánh giữa giá trị mong đợi của khách hàng với giá trị thực tế mà doang nghiệp cung cấp. - Dịch vụ bưu chính viễn thông không có hình thái vật chất, đây là đặc trưng cơ bản phân biệt sản phẩm và dịch vụ. Để cung cấp dịch vụ VT, doang nghiệp phải tiến hành theo một trình tự gồm nhiều bước, hiều khâu mà ta quyen gọi là quy trình cung cấp dịch vụ. - Dịch vụ bưu chính viễn thông không có dự trữ vì nó không có hình thái vật chất và quá trình sản xuất trùng với quá trình tiêu thụ.
  • 26. Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông 26 - Các dịch vụ bưu chính viễn thông có thể thay thế cho nhau ở một mức độ nhất định. - Các dịch vụ bưu chính viễn thông là dịch vụ tiêu dùng một lần, có tính độc quyền cao và ít chịu cạnh tranh của các sản phẩm khác. 3.1.2 Đơn vị tính dịch vụ Viễn thông 1. Danh mục một số dịch vụ viễn thông chủ yếu Dịch vụ viễn thông bao gồm : a) Dịch vụ cơ bản là dịch vụ truyền đưa tức thời dịch vụ viễn thông qua mạng viễn thông hoặc Internet mà không làm thay đổi loại hình hoặc nội dung thông tin; b) Dịch vụ giá trị gia tăng là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của người sử dụng dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc cung cấp khả năng lưu trữ, khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viễn thông hoặc Internet; c) Dịch vụ kết nối Internet là dịch vụ cung cấp cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet khả năng kết nối với nhau và với Internet quốc tế. d) Dịch vụ truy nhập Internet là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng khả năng truy nhập Internet; đ) Dịch vụ ứng dụng Internet trong bưu chính, viễn thông là dịch vụ sử dụng Internet để cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông cho người sử dụng. Dịch vụ ứng dụng Internet trong các lĩnh vực kinh tế - x hội khc phải tun theo cc quy định pháp luật về bưu chính, viễn thông và các quy định khác của pháp luật có liên quan. * Các loại hình dịch vụ + Điện thoại Dịch vụ “gọi số” Là cuộc gọi mà người gọi quay số trực tiếp đến thuê bao cần gặp ở mạng nội hạt, đường dài, trong nước và ngoài nước. Cuộc gọi được kết nối thông qua thiết bị mạng lưới kỹ thuật viễn thông. Dịch vụ “Giấy mời” Là cuộc gọi khi người gọi (có máy hoặc không có máy điện thoại) yêu cầu Bưu điện mời người được gọi không có máy điện thoại đến nói chuyện với mình tại máy điện thoại có người phục vụ tại ghi sê hay đại lý của Bưu điện. Dịch vụ điện thoại “thu cước ở người được gọi” (điện thoại collect call)
  • 27. Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông 27 Dịch vụ này chỉ áp dụng cho người Việt Nam gọi đi các nước sau đây: Pháp, Úc, Nhật, Canada, Anh, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Mỹ, Niu Zilân, khi đăng ký với ĐTV người gọi báo cho ĐTV BĐ biết “Cuộc điện thoại sẽ do người được gọi thanh toán”. + Dịch vụ thuê kênh viễn thông Bưu điện cho thuê kênh viễn thông (điểm nối điểm) gồm: + Kênh thoại đường dài + Kênh điện báo + Kênh phát thanh và truyền hình + Kênh truyền số liệu + Dịch vụ 1080 Dịch vụ 108 là dịch vụ giải đáp thông tin qua điện thoại, phục vụ quý khách 24/24 giờ. Khi quay số 108, quý khách sẽ nhận được những thông tin về Kinh tế- Văn hoá- Xã hội- Thể thao; Tư vấn y tế - Tâm lý tình cảm – Tin học - Hướng nghiệp – Pháp luật; Lịch trình các phương tiện giao thông; Kể chuyện cho thiếu nhi- Giải đáp số điện thoại và hướng dẫn các dịch vụ Bưu điện... + Dịch vụ điện thoại công cộng Dịch vụ điện thoại công cộng rất thuận tiện gồm 2 hình thức sau: - Điện thoại công cộng đại lý - Điện thoại thẻ: có nhiều loại thẻ với các mức giá khác nhau. Các máy điện thoại dùng thẻ được đặt ở các đường phố, các khu tập trung đông dân cư và các điểm công cộng. + Dịch vụ Facsimile (Fax) Facsimile viết tắt là Fax là một nghiệp vụ viễn thông để truyền đưa những tin tức ở dạng sơ đồ, biểu mẫu, hình ảnh, thư từ, bản vẽ... từ nơi này đến nơi khác qua hệ thống viễn thông mà vẫn giữ được nguyên bản. + Dịch vụ Truyền số liệu Là dịch vụ mà khách hàng có thể yêu cầu liên lạc qua mạng viễn thông giữa các đối tượng sau: - Giữa máy tính với máy tính - Giữa máy tính với mạng máy tính
  • 28. Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông 28 - Giữa các mạng máy tính với nhau Giữa máy tính (hoặc mạng máy tính) với các cơ sở dữ liệu để truy tìm tin tức. + Dịch vụ Telex Telex là dịch vụ điện báo trao đổi giữa các thuê bao với nhau thông qua các máy điện báo truyền chữ (telétype) đấu vào tổng đài Telex + Dịch vụ nhắn tin Dịch vụ nhắn tin là dịch vụ tiếp nhận các tin nhắn một chiều qua điện thoại rồi truyền tin bằng vô tuyến điện đến máy nhắn tin của đối tượng được nhắn. + Dịch vụ Internet Internet là một mạng kết nối toàn cầu giữa các máy tính, điện thoại thông minh với nhau gồm tổ hợp hàng triệu máy tính, điện thoại thông minh có thể chia sẻ thông tin với nhau. Dịch vụ Internet đang cung cấp gồm: Thư tín điện tử, truyền tệp, dịch vụ truy nhập từ xa, truy nhập cơ sở dữ liệu theo các phương thức khác nhau... + Điện báo Thông tin điện báo là sự truyền đưa tin tức bằng chữ viết (viết tay, đánh máy hoặc in) từ người này đến người khác qua hệ thống thiết bị kỹ thuật viễn thông của Bưu điện. Các loại điện báo: - Điện báo trong nước; Điện báo quốc tế; Điện báo có nhiều địa chỉ; Điện báo có cước trả lời; Điện chúc mừng; Điện chia buồn. - Bưu điện nhận các loại điện báo được gửi từ các ghi sê đe trong nước v quốc tế. 2. Đơn vị tính sản lượng dịch vụ viễn thông a. Đơn vị hiện vật Để phản ánh qui mô sản lượng dịch vụ bưu chính viễn thông, ta dùng đơn vị đo bằng hiện vật thông qua các đơn vị của hệ đếm và hệ thống đo lường như chiếc, từ, trang, cuộc, giây, phút ... . Tùy vào bản chất của từng dịch vụ mà ta chọn đơn vị đo thích hợp. Ưu điểm: Đơn giản, phản ánh chính xác bản chất của các dịch vụ Nhược điểm: Có rất nhiều đơn vị đo khác nhau, do vậy sẽ không phản ánh được một cách tổng quát mọi hoạt động của toàn đơn vị trong một kỳ hoạt động. b. Đơn vị giá trị Qui mô sản lượng từng dịch vụ được đo bằng giá trị (nội tệ hoặc ngoại tệ)
  • 29. Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông 29 Ưu điểm: Phản ánh được kết quả hoạt động toàn đơn vị cũng như toàn ngành trong kỳ hoạt động. Nhược điểm: Không phản ánh đúng bản chất của dịch vụ, ngoài ra còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố giá cho nên việc so sánh giữa các kỳ khác sẽ không đồng nhất c. Đơn vị hiện vật qui ước Là đơn vị trung gian nhằm phát huy ưu điểm của hai đơn vị đo trên. Cụ thể, đối với những dịch vụ khác nhau nhưng tương tự nhau ( có cùng bản chất ) thì qui về một nhóm, lấy một loại dịch vụ trong nhóm làm chuẩn và dùng đơn vị hiện vật của dịch vụ đó làm đơn vị tính chung cho cả nhóm. Đơn vị được chọn gọi là sản phẩm qui ước. Từ đơn vị hiện vật của các dịch vụ muốn quy đổi về đơn vị hiện vật quy ước phải thông qua hệ số quy đổi. Đơn vị quy ước chủ yếu áp dụng cho các sản phẩm công đoạn (các đơn vị cơ sở) để tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của từng đơn vị. 3.2 CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG 3.2.1 Khái niệm chất lượng dịch vụ Viễn thông Đối với các ngành sản xuất vật chất, khi đánh giá chất lượng hoạt động, người ta thường dựa vào chỉ tiêu chất lượng sản phẩm. Còn trong ngành bưu chính viễn thông, do những đặc thù riêng của ngành nên chất lượng hoạt động bưu chính viễn thông bao gồm chất lượng thông tin (bản thân dịch vụ) và chất lượng phục vụ. Khái niệm 1 : Chất lượng dịch vụ viễn thông là đặc trưng tổng thể hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp viễn thông và của từng cán bộ công nhân viên theo một loạt các thông số về kỹ thuật – sản xuất kinh doanh, về kinh tế xã hội và về tâm sinh lý. Khái niệm 2 : Chất lượng dịch vụ VT là mức độ hài lòng của khách hàng trong quá trình cảm nhận, tiêu dùng dịch vụ, là tổng thể gía trị mà nhà cung cấp đem lại cho khách hàng. Đối với khách hàng (người sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông) chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ viễn thông là đồng nhất. Điều quan trọng đối với họ là mức độ thỏa mãn nhu cầu tức là sự sẵn sàng và khả năng cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông một cách thuận tiện về mặt thời gian, địa điểm và với chất lượng cao. Tuy nhiên cần phân định rõ chất lượng thông tin dịch vụ viễn thông và chất lượng phục vụ dịch vụ viễn thông. Chất lượng thông tin dịch vụ bưu chính viễn thông là những tính năng, tác dụng của dịch vụ mà khách hàng sử dụng yêu cầu đáp ứng cho họ. Những tính năng này bao gồm: - Tốc độ truyền đưa tin tức. - Độ chính xác, trung thực của việc truyền đưa và khôi phục tin tức. - Độ hoạt động ổn định của các phương tiện thông tin.
  • 30. Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông 30 Chất lượng phục vụ dịch vụ viễn thông thể hiện mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ viễn thông, mức độ tiện cận các phương tiện thông tin đến người sử dụng, thái độ phục vụ của nhân viên bưu chính viễn thông … 3.2.2 Chỉ tiêu chất lượng thông tin dịch vụ viễn thông 1. Tốc độ truyền đưa tin tức Đây là yêu cầu rất quan trọng đối với dịch vụ viễn thông. Bất kỳ người gửi tin tức, bưu gửi nào cũng muốn tin tức, bưu gửi đó đến tay người nhận càng sớm càng tốt. Tốc độ truyền đưa tin tức phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố thuộc trình độ phát triển của xã hội, có yếu tố thuộc vào bản thân ngành bưu chính viễn thông. Để tính toán tốc độ truyền đưa tin tức người ta dựa vào thời hạn kiểm tra và qui định (định mức) về tốc độ truyền đưa tin tức. Độ lớn của thời hạn kiểm tra vào mức độ tự động hóa, cơ giơi hóa quá trình xử lý và truyền đưa tin tức phụ thuộc vào hệ thống mạng lưới thông tin, phụ thuộc vào trình độ tổ chức và quản lý sản xuất bưu chính viễn thông. - Thời hạn kiểm tra chung (Thời gian toàn trình): Là mức thời gian qui định cho toàn bộ chu kỳ truyền đưa tin tức kể từ thời điểm nhận tin đến lúc phát tin cho người nhận, nó thường dùng trong thông tin điện báo, thời hạn kiểm tra chung thể hiện chất lượng dịch vụ viễn thông mà doanh nghiệp bưu chính viễn thông cung cấp cho khách hàng. - Thời hạn kiểm tra giai đoạn: Là khoảng thời gian qui định để thực hiện một giai đoạn nhất định của quá trình truyền đưa tin tức hoàn chỉnh. Đây là định mức bắt buộc đối với các đơn vị cơ sở có ý nghĩa trong việc xác định trách nhiệm của từng đơn vị và tiến hành hạch toán nội bộ. Ngoài ra còn có thời hạn kiểm tra thao thác, thời hạn kiểm tra qui định cho việc khôi phục, sửa chữa các hư hỏng, sự cố. Đặc trưng cho tốc độ truyền tin người ta sử dụng các chỉ tiêu trên thực hiện thời hạn kiểm tra như: - Tỷ trọng số bức điện báo đảm bảo thời hạn kiểm tra. - Tỷ trọng số cuộc điện thoại đăng ký đàm thoại có thời gian chờ nhỏ hơn thời gian qui định … 2. Độ chính xác, trung thực của việc truyền đưa và khôi phục tin tức Độ chính xác, trung thực là một yêu cầu quan trọng nhất trong việc truyền đưa và khôi phục tin tức. Bất kỳ một sự vi phạm nào về chế độ chính xác, trung thực xảy ra đều là vi phạm chất lượng dịch vụ viễn thông. Độ chính xác, trung thực của việc truyền đưa tin và khôi phục tin tức đối với từng loại tin tức (dịch vụ) được thể hiện khác nhau. Đối với điện báo là nội dung tin tức không bị sai lệch, không bị mất dấu,òn trong điện thoại độ chính xác thể hiện tiếng nói to, rõ ràng không có tiếng ồn, không bị xen các âm thanh khác.
  • 31. Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông 31 Đặc trưng cho độ chính xác, trung thực có thể dùng các chỉ tiêu: - Số bức điện báo bị sai sót /1000 bức. - Số cuộc điện thoại không thực hiện được do nghe không rõ. 3. Độ hoạt động ổn định của các phương tiện thông tin Mọi sự hoạt động không ổn định của các thiết bị thông tin bưu chính viễn thông đều là vi phạm chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông và được đặc trưng bằng chỉ tiêu cụ thể đối với từng loại dịch vụ. Độ hoạt động ổn định của các phương tiện thông tin được đánh giá bằng các khái niệm như: Số lần xảy ra sự cố, hệsố sẵn sàng làm việc, thời gian một lần sự cố, thời gian khắc phục sự cố … Ngoài ra số lượng khiếu nại phần nào cũng phản ánh mức độ vi phạm chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông. 3.2.3 Chỉ tiêu chất lượng thông tin dịch vụ viễn thông Chất lượng phục vụ viễn thông thể hiện mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ bưu chính viễn thông, mức độ tiệm cận các phương tiện thông tin đến khách hàng sử dụng, thái độ phục vụ của nhân viên viễn thông, chất lương phục vụ bưu chính viễn thông đặc trưng một số chỉ tiêu sau: 1. Bán kính phục vụ bình quân một điểm phục vụ N S R    (Km / 1 điểm PV) Bán kính phục vụ bình quân càng nhỏ càng chứng tỏ các điểm thông tin càng gần với người sử dụng, chất lượng phục vụ là tốt và ngược lại. 2. Số dân phục vụ bình quân D N D D   ( Người / 1 điểm PV) 3. Hệ số mở đồng đều các dịch vụ Ki 100   N N K i i (%) Ki: Hệ số mở đồng đều dịch vụ thứ (i), % Ni: Số điểm thông tin mở dịch vụ (i) N: Số lượng điểm thông tin của mạng (khu vực) Hệ số K càng gần 1 thì càng tốt 4. Thời gian chờ đợi trung bình (Tchơ) Được đánh giá bằng thời gian chờ đợi trung bình của khách hàng để được phục vụ, chỉ tiêu này càng nhỏ thể hiện chất lượng phục vụ càng tốt.
  • 32. Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông 32 5. Chất lượng thanh toán: Đo bằng tỷ lệ cuộc gọi tính cước hoặc ghi sai, tỷ lệ cuộc gọi tính cước và lập hóa đơn sai. Tỷ lệ nhỏ thì chất lượng phục vụ tốt. 6. Chất lượng giải quyết khiếu nại: Chất lượng giải quyết khiếu nại được đánh giá thông qua chỉ tiêu như: - Thời gian trung bình giải quyết khiếu nại - Tỷ lệ khách hàng không hài lòng về khiếu nại và bồi thường Ngoài ra còn một số chỉ tiêu khác như: Số máy điện thoại/ 100 dân, số thuê bao internet/100 dân, số xã có máy điện thoại/ tổng số xã, … 3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu chất lượng dịch vụ điện thoại cố định và di động: 1-Hệ thống chỉ tiêu chất lượng dịch vụ điện thoại cố định 1) Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công (KTC) KTC = CTC / C Trong đó, CTC: Số các cuộc gọi được thiết lập thành công C: Tổng số các cuộc gọi Theo quy định của Bộ BCVT: liên lạc nội tỉnh >= 95%, liên lạc liên tỉnh >= 94% và liên lạc quốc tế >= 90%. 2) Chất lượng thoại Chia làm 5 mức: Rất tốt, tốt, trung bình, xấu, rất xấu Theo quy định của Bộ BCVT: Chất lượng thoại TB phải >= 3,5 điểm 3) Độ chính xác ghi cước Số cuộc gọi bị tính cước sai hoặc ghi cước sai Tỷ lệ cuộc gọi bị tính cước = -------------------------------------------------------- sai hoặc ghi cước sai Tổng số cuộc gọi Theo quy định của Bộ BCVT: -Tỷ lệ cuộc gọi bị ghi cước sai: <= 0,1 % -Tỷ lệ thời gian đàm thoại bị ghi cước sai: <= 0,1 % 4) Tỷ lệ cuộc gọi tính cước và lập hoá đơn sai Theo quy định của Bộ BCVT: Tỷ lệ cuộc gọi tính cước và ghi cước sai: <= 0,01 % 5) Độ khả dụng của mạng (D) D= 1- Tf/Tr Trong đó, Tf: Thời gian mạng có sự cố thuộc trách nhiệm nhà cung cấp, Tr: Thời gian xác định độ khả dụng của mạng Theo quy định của Bộ BCVT: D>= 99,5% 6) Sự cố đường dây thuê bao Tổng sự cố đường dây thuê bao Tỷ lệ sự cố ddtb = -------------------------------------------- x100 Tổng số thuê bao có trên mạng Theo quy định của Bộ BCVT:
  • 33. Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông 33 Số lần sự cố đường dây thuê bao <= 20,8 sự cố/100 thuê bao/1năm 7) Thời gian chờ sửa chữa sự cố đường dây thuê bao Tính từ lúc DN nhận được thông báo hư hỏng của khách hàng đến lúc sửa chữa xong. Theo quy định của Bộ BCVT: 90% sự cố đường dây TB được sửa chữa xong trong thời gian: Khu vực nội thành, thị xã: <= 24 giờ Khu vực làng, xã, thị trấn: <= 48 giờ 8) Thời gian thiết lập dịch vụ Khoảng thời gian tính từ lúc DN và khách hàng hoàn thành thủ tục cung cấp dịch vụ ĐTCĐ đến khi khách hàng có thể sử dụng đựợc dịch vụ ĐTCĐ Theo quy định của Bộ BCVT, trên 90% hợp đồng cung cấp dịch vụ có thời gian thiết lập dịch vụ trong khoảng thời gian: Khu vực nội thành, thị xã: <= 7 ngày Khu vực làng, xã, thị trấn: <= 15 ngày 9) Chỉ tiêu khiếu lại của khách hàng về chất lượng dịch vụ Theo quy định của Bộ BCVT: <= 0,25 khiếu nại/100KH/3 tháng 10) Chỉ tiêu hồi âm khiếu nại của khách hàng: Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phải có văn bản hồi âm cho 100% khách hàng khiếu nại trong vòng 48 giờ kể từ khi tiếp nhận khiếu nại. 11) Chỉ tiêu hỗ trợ khách hàng Dịch vụ hỗ trợ khách hàng là dịch vụ miễn phí mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng, như tra cứu số thuê bao, báo hỏng,… Theo quy định của Bộ BCVT: >= 80% cuộc gọi của khách hàng chiếm mạch thành công và nhận được tín hiệu trả lời của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong vòng 60 giây. 2- Hệ thống chỉ tiêu chất lượng dịch vụ điện thoại di động (thấp hơn so với dịch vụ ĐTCĐ) 1- Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công (>=92%) 2- Tỷ lệ cuộc gọi bị rớt (<=5%) 3- Chất lượng thoại (>= 3 điểm) 4- Độ chính xác ghi cước (<= 0,1%) 5- Tỷ lệ cuộc gọi tính cước và lập hoá đơn sai (<= 0,01%) 6- Độ khả dụng của mạng (>= 99,5%) 7- Chỉ tiêu khiếu lại của khách hàng về chất lượng dịch vụ (<= 0,25 khiếu nại/100KH/3 tháng) 8- Hồi âm khiếu nại của khách hàng (phải có văn bản hồi âm cho 100% khách hàng khiếu nại trong vòng 48 giờ kể từ khi tiếp nhận khiếu nại)
  • 34. Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông 34 9- Chỉ tiêu chất lượng dịch vụ hỗ trợ khách hàng (>= 80% cuộc gọi của khách hàng chiếm mạch thành công và nhận được tín hiệu trả lời của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong vòng 60 giây). 3.2.4 Các biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông 1. Nhóm biện pháp kỹ thuật: Đây là biện pháp cơ bản, quyết định đến chất lượng hoạt động bưu chính viễn thông. Muốn nâng cao chất lượng hoạt động bưu chính viễn thông phải thường xuyên áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, tiên tiến trong việc xây dựng phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông theo hướng hiện đại, đồng bộ, thống nhất. 2. Biện pháp tổ chức  Xây dựng mạng lưới hợp lý nhằm đảm bảo đáp ứng thỏa mãn nhu cầu thông tin, có đủ dự trữ vào những giờ cao điểm  Tổ chức tốt quá trình sản xuất, đảm bảo sự phối hợp tất cả các công đoạn, các thao tác và sự phối hợp giữa các cơ sở bưu chính viễn thông  Thực hiện tốt kế hoạch bão dưỡng, sữa chữa trang thiết bị thông tin  Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên.  Áp dụng các biện pháp để làm giảm sự không đồng đều về tải trọng, đồng thời nghiên cứu sự không đồng đều để tổ chức bố trí thiết bị hợp lý 3. Biện pháp khuyến khích kinh tế xã hội - Xây dựng chế độ tiền lương tiền thưởng gắn với chất lượng dịch vụ, phục vụ (hoạt động) của từng đơn vị cá nhân - Tổ chức phong trào thi đua, hội thi tay nghề để tôn vinh tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ từ đó nhân ra toàn ngành.
  • 35. Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông 35 CHƯƠNG 4: TÀI SẢN NGÀNH VIỄN THÔNG 4.1 TÀI SẢN CỐ ĐỊNH NGÀNH VIỄN THÔNG 4.1.1 Khái niệm, đặc điểm TSCĐ I- Khái niệm 1. Khái niệm: Tài sản cố định (TSCĐ) là những tư liệu lao động chủ yếu, có giá trị lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, còn giá trị của nó thì được chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất kinh doanh Hữu hình Phân biệt 3 loại tài sản cố định Vô hình Thuê tài chính  Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...  Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả… - Tài sản cố định thuê tài chính: Là tài sản doanh nghiệp thuê của công ty thuê tài chính thoả mãn 3 điều kiện: Thời gian thuê lớn hơn 60% thời gian sử dụng tài sản; khi kết thúc thời hạn cho thuê, tuỳ vào thoả thuận của 2 bên, bên thuê được quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được quyền ưu tiên mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê; tổng số tiền thuê một loại tài sản cố định qui định tại hợp đồng thuê, ít nhất phải tương đương với giá của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng. (Nếu một hợp đồng thuê tài sản cố định không thỏa mãn điều kiện trên thì coi là tài sản cố định thuê hoạt động). 2. Đặc điểm tài sản cố định ngành bưu chính viễn thông a. Đặc điểm chung: Đặc điểm chung của tài sản cố định là: - Là tư liệu lao động chủ yếu, tức là phương tiện, công cụ để con người tác động đến đối tượng lao động, biến đối tượng lao động thành sản phẩm theo mục đích của mình - Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh (gián tiếp hoặc trực tiếp) và trong quá trình đó tài sản cố định bị hao mòn nhưng chúng vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu và đặc tính sử dụng
  • 36. Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông 36 - Giá trị tài sản cố định không bị tiêu hao hoàn toàn trong lần sử dụng đầu tiên mà nó được dịch chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra - Điều kiện được coi là tài sản cố định thỏa mãn hai tiêu chuẩn: + Thời gian sử dụng lâu dài: >= 1 năm + Có giá trị lớn: >= 30 triệu đồng (trước là 10 triệu đồng) b. Đặc điểm riêng của tài sản cố định bưu chính viễn thông . - Tỷ trọng tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản, trong đó nhóm tài sản mua thiết bị chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản cố định, đây là nhóm tài sản có tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật nhanh, thời gian sử dụng không dài. - Tài sản cố định được phân bổ rộng khắp, nằm ngoài trời từ đó quản lý, sử dụng có nhiều khó khăn. II- Phân loại tài sản cố định 1. Phân loại theo hình thái biểu hiện và hình thức sở hữu a . Tài sản cố định hữu hình b . Tài sản cố định vô hình c . Tài sản cố định thuê tài chính 2. Phân loại theo mục đích sử dụng a . Tài sản cố định dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh b . Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng c . Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất hộ nhà nước 3. Phân loại theo nội dung kinh tế . a . Nhà cửa vật kiến trúc b . Máy móc thiết bị c . Phương tiện vận tải d . Thiết bị , dụng cụ quản lý e . Tài sản cố định khác 4. Phân loại theo tình hình sử dụng a . Tài sản cố định đang sử dụng b . Tài sản cố định chưa cần dùng c . Tài sản cố định không cần dùng chờ thanh lý , nhượng bán 5. Phân loại theo nguồn hình thành (Đối với doanh nghiệp nhà nước) a. Tài sản hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp b. Tài sản hình thành từ nguồn vốn nợ phải trả 4.1.2 Các phương pháp đánh giá TSCĐ I- Đánh giá tài sản cố định theo giá ban đầu (Nguyên giá tài sản cố định) 1 . Khái niệm :
  • 37. Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông 37 Nguyên giá tài sản cố định là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra để có tài sản cố định cho đến khi đưa tài sản cố định vào hoạt động bình thường như giá mua thực tế của tài sản cố định, các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí lắp đặt, chạy thử, lãi tiền vay cho đầu tư tài sản cố định khi chưa bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng, thuế và lệ phí trước bạ (nếu có). Tùy vào loại tài sản cố định mà có cách xác định phù hợp. 2. Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình a . Tài sản cố định loại mua sắm . NG = Giá mua thực tế + Tổng chi phí phát sinh (vận chuyển, bốc dỡ , lắp đặt , chạy thử , thuế ) b . Tài sản cố định loại đầu tư xây dựng . NG = Giá quyết toán công trình + chi phí khác có liên quan c . Tài sản cố định đã qua sử dụng được điều chuyển từ đơn vị khác đến (trong cùng một doang nghiệp) NG = NG trên sổ kế toán của đơn vị cũ d . Tài sản cố định được cho, được biếu, được tặng, nhận góp vốn liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa … NG = Giá thực tế do Hội đồng định giá xác định + Chi phí liên quan mà bên nhận chi ra (sửa chữa, tân trang, vận chuyển, lắp đặt chạy thử …) 3. Xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình a- Quyền sử dụng đất: Là toàn bộ chi phí thực tế có liên quan trực tiếp tới đất sử dụng bao gồm: Tiền chi để có quyền sử dụng đất hợp pháp, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ … hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận vốn góp. Trường hợp doanh nghiệp thuê đất thì tiền thuê đất được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh, không ghi nhận là TSCĐ vô hình. b- Nhãn hiệu hàng hoá: Là chi phí thực tế mà doanh nghiệp chi ra liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hoá. c- Quyền phát hành, bản quyền, bằng phát minh sáng chế: Là toàn bộ chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để có quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế. d- Phần mềm máy vi tính: Là toàn bộ chi phí thực tế doanh nghiệp chi ra để có phần mềm máy vi tính.
  • 38. Th.S. GVC Nguyễn Văn Quảng Kinh tế Viễn thông 38 4. Xác định nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính Nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê là giá trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản. Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tài sản tối thiểu thì nguyên giá ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tài sản tối thiểu. Chi phí phát sinh ban đầu liên quan trực tiếp đến thuê tài chính được tính vào nguyên giá TSCĐ đi thuê. II- Đánh giá TSCĐ theo giá trị đánh giá lại 1.Khaí niệm: Giá trị đánh giá lại của tài sản cố định là giá trị thực tế để mua sắm tài sản cố định ở tại thời điểm đánh giá lại hay nói một cách khác, giá trị đánh giá lại tài sản cố định phản ánh toàn bộ chi phí để tái sản xuất nó. 2. Đặc điểm: - Xét về mặt giá trị thì giá đánh giá lại tài sản cố định có thể nhỏ hơn, lớn hơn hoặc bằng nguyên giá tài sản cố định - Về bản chất, giá đánh giá lại tài sản cố định sẽ thống nhất mức giá của các tài sản cố định được mua sắm ở các thời điểm khác nhau về thời điểm đánh giá lại và loại trừ được sự biến động của giá và là giá thực tế của tài sản tại thời điểm đánh giá. Do việc đánh giá lại tài sản rất phức tạp và tốn công sức cho nên chỉ tiến hành đánh giá lại trong một số trường hợp như: - Kiểm kê, đánh giá lại tài sản theo qui định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Thực hiện chuyển đổi sở hữu tài sản: Cổ phần hóa doanh nghiệp, góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh bằng tài sản … - Sau khi tiến hành nâng cấp, thau đổi công năng tài sản cố định. III- Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại 1. Khái niệm Giá trị còn lại của tài sản cố định trong doanh nghiệp là phần giá trị còn lại của tài sản chưa chuyển vào giá trị sản phẩm. 2. Cách xác định Cách 1: Tính theo giá trị ban đầu và số tiền đã tính khâu hao     t i t cl KH NG G t 1 Thể hiện số tiền còn phải tiếp tục khấu hao để thu hồi đủ vốn đầu tư bỏ ra. Cách 2: Tính theo giá đánh giá lại. Đây chính là số vốn thực tế còn phải thu hồi sau khi đã loại trừ ảnh hưởng của giá cả.