SlideShare a Scribd company logo
1 of 16
Nhóm 9

                    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
                  ĐH NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
                  BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
                             




       MÔN HỌC: HÓA PHÂN TÍCH DỤNG CỤ
                            LỚP: DH10HH
 ĐỀTÀI




    GVHD: PHÙNG VÕ CẨM HỒNG
              NHÓM 9
    SINH VIÊN THỰC HIỆN:
1. Phạm Thị Thùy Trâm     MSV: 10139249
2. Nguyễn Thị Phương Dung    10139024
3. Nguyễn Thị Tâm            10139197
4. Lê Thị Hồng Ngân           10139137
5. Lê Thúc Hưng               10139093
6. Lê Hữu Hùng                10139087
7. Huỳnh Lâm Đạt              10139035
8. Đào Xuân Tùng              10139276
Nhóm 9



   Hàm lượng thuốc trừ sâu gốc clo hữu cơ và Poly Clorua
   Biphenyl (PCBs) trong thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản -
         Phương pháp định lượng bằng sắc ký khí

   A.ĐẶT VẤN ĐỀ
    Trên thế giới có rất nhiều chất đang gây ô nhiễm môi trường. Trong số đó có
12 nhóm chất hữu cơ đặc biệt nguy hại với môi trường, 9 trong số đó là các loại
thuốc trừ sâu, một chất dung trong công nghiệp (PCB) và hai nhóm chất sinh ra
ngoài ý muôn (PCDD và PCDF). Chúng được gọi chung là “các hợp chất hữu cơ ô
nhiễm khó phân hủy”, viết tắt là POPs.
    Điểm đáng chú ý là ở nồng độ nhỏ chúng cũng có khả năng gây ung thư.
Chúng có khả năng phát tán hàng ngàn km so với nguồn thải. Con người đã từng
sản xuất các thuốc trừ sâu dạng POP và PCB với khối lượng lớn, trước khi biết tác
hại của chúng.
   Chúng bền vững trong môi trường, thời gian bán phân hủy từ vài năm đến hơn
100 năm tùy vào điều kiện môi trường.
   Để mở đầu cho đề tài này, chúng ta bắt đầu từ việc tìm hiểu:
   - Thế nào là PCBs?
   - Các ứng dụng của PCBs trên thế giới – độc tính của PCBs?
   Phân tích PCBs trong thủy sản và sản phẩm thủy sản_ Phương pháp định lượng
bằng sắc ký khí.


   B. PCBs LÀ GÌ?
   1. Khái niệm PCBs
   PCBs là hợp chất hữu cơ có tên là PolyChlorinated Biphenyl.
   PCBs thuộc nhóm chất hữu cơ ô nhiễm khó phân hủy, POPs
Nhóm 9



   Công thức:




    Các PCBs trong tự nhiên có chu kỳ bán hủy hang trăm năm (rất bền, bền hơn
cả DDT). PCBs là nhóm hợp chất mà trong phân tử của chúng chứa 2 nhóm phenyl
được clo hóa, được phát hiện trong chuỗi thức ăn liên quan đến các thuỷ vực (sông,
hồ) như trong bùn lắng, cây cỏ, sinh vật phù du, cá, động vật thân mềm, các loài
chim sống quanh thuỷ vực và lẽ dĩ nhiên ở cả các mô mỡ của những người có sử
dụng tôm, cá làm thực phẩm trong bữa ăn.
    Các nhà khoa học cho biết, hàm lượng clo (Cl) trong PCB càng cao thì hợp
chất càng độc. PCB ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gan và có khả năng gây ung thư.
Để phân huỷ các PCB người ta phải nung vật liệu chứa PCB đến nhiệt độ cao, trên
12000C. Tuy nhiên khi nung, PCB có thể bốc theo khói, đồng thời có thể chuyển
hóa thành các chất độc khác.Phương pháp này vừa tốn kém, vừa mất công lại
không an toàn. Do đó, ngày nay họ dùng phương pháp mới gọi là phân giải hóa
học cơ khí. Người ta dùng lực cơ khí để làm cho phản ứng xảy ra, cụ thế là dùng
những hạt sắt để đập vỡ các chất độc và biến chúng thành chất hoàn toàn không
độc hại.
   2. Các ứng dụng, tác hại của PCBs
      Ứng dụng
   - Chất lỏng cách điện trong biến thế và tụ điện
   - Chất làm mát trong việc truyền nhiệt năng
   - Chất dung môi trong mực làm giấy than copy
   - Dầu bôi trơn
Nhóm 9

   - Keo dán
   - Chất xúc tác trong công nghiệp hóa chất
   - Phụ gia trong sơn
   - Chất phủ bề mặt
       Tác hại – Ví dụ điển hình
   - Nhiễm độc PCBs, Dioxin trong dầu ăn – Vụ án Kanemi
    Qua trên, chúng ta có thể thấy PCB có rất nhiều ứng dụng. Vì vậy, lượng phát
thải hàng năm trên thế giới cũng như ở Việt Nam cũng sẽ rất lớn.
   3. Hiện trạng PCBs tại Việt Nam
    Tại nước ta hiện còn lưu một khối lượng khá lớn các chất hữu cơ ô nhiễm khó
phân hủy (POPs) tích tụ tập trung hoặc phân tán trong môi trường đất, đặc biệt từ
thời kỳ chiến tranh.
    Các chất hữu cơ ô nhiễm khó phân huỷ (POPs) sử dụng cho nông nghiệp chủ
yếu là DDT và HCB, hiện nằm rải rác ở các kho địa phương chờ được xử lý, còn
trong công nghiệp phần lớn là PCB, trong các lĩnh vực như: Dầu biến thế và tụ
điện công suất cao, chất lỏng truyền nhiệt và hệ thống thủy lực, chế tạo dầu bôi
trơn và dầu cắt gọt, chất hoá dẻo cho sơn, dung môi cho mực in của giấy copy
không chứa các bon, chất kết dính, chất chống bắt cháy và chất dẻo.
    Theo các số liệu đã công bố, Việt Nam còn khối lượng dầu có chứa PCB có thể
lên tới 19000 tấn, chủ yếu từ các máy biến thế điện kiểu cũ.
   4. Giải pháp xử lý PCBs tồn dư
    Trên thế giới có rất nhiều công nghệ đã được áp dụng tại các quốc gia, trong số
đó có 9 công nghệ, theo tổng kết đánh giá của UNEP, là mang tính thân thiện môi
trường và giá thành hợp lý hơn cả, đó là: sử dụng lò đốt đặc chủng, lò đốt xi măng,
khử bằng hoá chất pha hơi, khử bằng chất xúc tác, khử bằng kiềm, ôxi hoá điện
hoá trung gian, ôxi hoá muối nóng chảy, ôxi hoá siêu tới hạn và Plasma.
    Ở nước ta cũng đã có một số mô hình thí điểm hoặc đã được triển khai. Trong
hội thảo “Giới thiệu và tham vấn lựa chọn công nghệ xử lý hoá chất POPs tồn lưu
tại Việt Nam” diễn ra ngày 09/08/2007, do Cục Môi trường tổ chức, đã có 4 mô
hình công nghệ được giới thiệu. Đó là các công nghệ: sử dụng lò thiêu đốt nhiệt độ
Nhóm 9

thấp (Trung tâm công nghệ xử lý môi trường - Bộ tư lênh Hoá học), sử dụng lò đốt
xi măng nhiệt độ cao (Công ty Holchim thí điểm tại Hòn Chông), sử dụng lò đốt 2
cấp có can thiệp làm lạnh cưỡng bức (Công ty Môi trường Xanh thực hiện tại các
khu công nghiệp) và Công nghệ phân huỷ sinh học (Viện Công nghệ Sinh học phối
hợp một số đơn vị khác thực hiện).


   C. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH PCBs TRONG THỦY
     SẢN VÀ SẢN PHẨM THỦY SẢN
   1. Phạm vi áp dụng
    1.1 Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định hàm lượng các thuốc trừ
sâu gốc Clo hữu cơ và Poly Clorua Biphenyl (sau đây gọi tắt là PCBs) trong thuỷ
sản và sản phẩm thuỷ sản bằng hệ thống sắc ký khí (sau đây gọi tắt là GC).
    1.2 Giới hạn phát hiện của phương pháp đối với: α-BHC là 1,0µg/kg; β-BHC
là 4,5µg/kg; g-BHC là 0,7µg/kg; heptaclo là 1,0µg/kg; alđrin là 1,5µg/kg; đielđrin
là 2,5µg/kg; enđrin là 5,0µg/kg; DDT là 1,5µg/kg và clođan là 1,0µg/kg.
   2. Phương pháp tham chiếu
    Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa theo phương pháp 'Rapid determination of
chlorinated pesticides, polychlorinated biphenyls', Mitt.Lebendsmittelunters. Hyg.
65:131-150 (1974) và phương pháp số S9 nêu trong Sổ tay hướng dẫn phân tích dư
lượng thuốc trừ sâu của Cộng hoà liên bang Ðức (năm 1987).
   3. Nguyên tắc
    3.1 Thuốc trừ sâu nhóm clo hữu cơ bao gồm các hợp chất chính hay đồng phân
của chúng như sau: alđrin; α-clođan; γ-clođan; oxi-clođan; p,p' DDD; p,p' DDE;
o,p' DDT; p,p' DDT; đielđrin; α-endosulfan; enđrin; heptaclo, heptaclo epoxit;
hexaclobenzen (HCB); α-hexacloxyclohexan (α-HCH); b-hexacloroxyclohexan
(β-HCH); δ-hexacloxyclohexan (δ-HCH); isođrin, trans-nonaclo; γ-hexachloro-
cyclohexan (γ-HCH).
    3.2 Các hợp chất nhóm PCBs bao gồm: 4-PCB (CB3); 2,4,4'-PCB (CB28);
2,2',4,4'-PCB (CB47); 2,2',5,5'-PCB (CB52); 2,2',5,6'-PCB (CB53); 2,2',4,5,5'-PCB
(CB101); 2,3,4,4',5'-PCB (CB114); 2,3',4,4',5'-PCB (CB118); 2,3,3',4,5'-PCB
Nhóm 9

(CB122); 2,2',3,3',4,4'-PCB (CB128); 2,2',3,4,4',5'-PCB (CB138); 2,3,3,4',5',6'-
PCB (CB149); 2,2',4,4',5,5'-PCB (CB153); 2,2',4,4',6,6'-PCB (CB155);
2,3,3',4,4',5'-PCB (CB156); 2,3,3',4,4',5'-PCB (CB157); 2,3',4,4',5'-PCB (CB167);
2,2',3,3',4,4',5'-PCB (CB170); 2,2',3,4,4',5,5'-PCB (CB180); 2,2',3,3',4,5,5',6-PCB
(CB198).
    3.3 Trong mẫu thủy sản các hợp chất trên được chiết tách ra bằng dung môi
pentan. Dịch chiết được làm sạch bằng phương pháp chiết pha rắn (SPE) trên
florisil sau đó được tách làm 2 phân đoạn trên cột silicagel. Phân đoạn A chứa các
PCB (trừ CB3), HCB, alđrin, isođrine, heptaclo và p,p' DDE. Phân đoạn B chứa
CB3, p,p' DDE và các thuốc trừ sâu gốc clo còn lại. Hàm lượng các thuốc trừ sâu
gốc clo hữu cơ và PCBs trong các phân đoạn chiết được xác định trên máy sắc ký
khí với đầu dò bắt giữ điện tử (sau đây gọi tắt là ECD).
   4. Thiết bị, dụng cụ, hoá chất, dung dịch chuẩn và dung dịch thử
   4.1 Thiết bị và dụng cụ
   4.1.1 Cột sắc ký thủy tinh (có van khoá), kích thước L x ID là 500 x 20 mm và
500 x 8mm.




   4.1.2 Hệ thống cô quay chân không.
Nhóm 9

4.1.3 Hệ thống chiết mẫu soxhlet.




4.1.4 Máy nghiền đồng thể tốc độ 10000 vòng/phút.

4.1.5 Máy lắc




4.1.6 Tủ sấy




4.1.7 Lò nung
4.1.8 Cân phân tích có độ chính xác 0,0001g.
Nhóm 9




   4.1.9 Cột mao quản (cho máy GC): loại SPBTM - SUPELCO, kích thước L x ID
= 30 m x 0,32mm hoặc tương đương.
   4.1.10 Máy sắc ký khí với đầu dò ECD.




   4.1.11 Hệ ống soxhlet: các ống soxhlet được làm sạch bằng cách chưng cất với
pentan hay diclormetan trên hệ thống soxhlet trong 4 giờ.
   4.1.12 Cối sứ.
   4.1.13 Bể siêu âm




   4.1.14 Bình thuỷ tinh, bình tam giác dung tích 50ml.
   4.2 Hoá chất
Nhóm 9

    4.2.1 Ete đietyl loại dùng cho HPLC.
    4.2.2 Pentan loại dùng cho HPLC.
    4.2.3 Sulfat natri khan tinh khiết được làm sạch bằng điclometan trên hệ thống
soxhlet, sau đó nung ở nhiệt độ 5000C trong 4 giờ và giữ trong chai thuỷ tinh.
    4.2.4 Isooctan loại dùng cho HPLC.
    4.2.5 Khí mang: Heli (loại dùng cho GC).
    4.2.6 Florisil cỡ hạt từ 60 đến100 mesh được làm sạch bằng hệ thống soxhlet
và nung ở nhiệt độ 4500C trong 18 giờ, sau đó cho vào chai thuỷ tinh được phủ
bằng giấy nhôm và được giữ ở nhiệt độ 1200C trong tủ sấy.
    4.2.7 Florisil được hoạt hoá: lấy một lượng florisil (4.2.6) từ tủ sấy đổ trực tiếp
qua phễu vào một bình đáy tròn (erlenmeye) có nút nhám. Thêm vào bình 3 %
nước theo tỷ lệ trọng lượng (w/w), sau đó lắc hỗn hợp khoảng 30 phút bằng máy
lắc và để yên khoảng 1 giờ trước khi sử dụng.
    4.2.8 Bông thuỷ tinh được làm sạch bằng pentan hay điclometan trên hệ thống
soxhlet và để khô trên miếng giấy nhôm đặt trong tủ hút.
    4.2.9 Cát sạch được nung ở nhiệt độ 5000C trong 3 giờ, để cho nguội trên giấy
nhôm sau đó giữ trong chai có nắp vặn.
    4.2.10 Silicagel cỡ hạt từ 70 đến 140 mesh.
    4.2.11 Silicagel đã được hoạt hoá: lấy silicagel (4.2.10), rửa sạch bằng
điclometan rồi cho vào trong chén sứ và để trong tủ sấy ở nhiệt độ 1200C trong
vòng 12 giờ. Sau đó, dùng giấy thiếc bọc kín miệng chén sứ và để lại vào tủ sấy ở
nhiệt độ 1200C trước khi sử dụng.
    4.3 Dung dịch chuẩn và dung dịch thử
     4.3.1 Dung dịch rửa giải: hỗn hợp dung dịch điclometan và pentan (4.2.2) theo
tỷ lệ về thể tích là 2:8, được pha trước khi sử dụng.
     4.3.2 Chuẩn bị các dung dịch chuẩn thuốc trừ sâu gốc clo và PCBs trong
isooctan có nồng độ: 0,0µg/l; 2,5µg/l; 5µg/l; 10,0µg/l; 20,0µg/l từ các ống chuẩn.
Tuỳ theo nồng độ thuốc trừ sâu có trong ống chuẩn, dùng bình định mức và lượng
isooctan thích hợp.
     4.3.3 Dung dịch chuẩn thu hồi: pha các chuẩn của CB3, CB198 vàd-HCH
trong dung môi isooctan để có hàm lượng là: 2,0µg CB3/g isooctan; 0,2µg CB198/
g isooctan và 0,2µg δ-HCH/g isooctan.
Nhóm 9

    4.3.4 Dung dịch chuẩn kiểm tra: pha chính xác hỗn hợp dung dịch chuẩn kiểm
tra gồm p,p DDE và p,p DDT trong isooctan với hàm lượng của mỗi chất trong
khoảng từ 5 đến 20ng/ml isooctan.
   5. Phương pháp tiến hành
   5.1 Xác định hàm lượng chất béo trong mẫu thử
   5.1.1 Nghiền đều 250,0g mẫu thủy sản trên máy nghiền đồng thể (4.1.4). Dùng
cân phân tích (4.1.8) cân chính xác 10,0g mẫu (m) đã nghiền cho vào trong ống
soxhlet sạch (4.1.11) được phủ bằng bông thuỷ tinh (4.2.8). Chiết mẫu với 150,0ml
pentan trong 3 giờ trên hệ thống chiết mẫu soxhlet (4.1.3).
   5.1.2 Cô đặc dịch chiết trên máy cô quay chân không (4.1.2) đến khoảng 20ml.
Sau đó, cô tiếp ở chế độ chân không cho đến khi chỉ còn khoảng 1,0ml.
   5.1.3 Chuyển dịch đã cô vào một chén cân đã biết trước khối lượng, dùng giấy
nhôm phủ lên chén cân rồi để qua đêm trong tủ hút. Sau đó, chén cân được làm
khô đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ 700C trong tủ sấy (sự thay đổi của chén
cân không vượt quá 0,0005g) rồi để nguội tới nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm.
Phần thu được đem cân là lượng chất béo có trong mẫu.
   5.2 Chuẩn bị mẫu thử
    5.2.1 Cân chính xác 10,0g mẫu (m) đã nghiền cho vào cối sứ (nếu lượng chất
béo trong 10,0g mẫu lớn hơn 0,8g thì giảm lượng mẫu để đảm bảo có tối đa 0,8g
chất béo trong lượng mẫu đem thử nghiệm). Thêm 10,0g cát sạch (4.2.9) và 4,0g
sunfat natri khan (4.2.3) rồi nghiền đều bằng cối sứ (4.1.12). Hỗn hợp được đưa
vào trong ống soxhlet sạch (4.1.11), được phủ bằng bông thuỷ tinh (4.2.8). Sau đó,
hỗn hợp được chiết với 150,0ml pentan trong 3 giờ trên hệ thống chiết mẫu soxhlet
(4.1.3).
    5.2.2 Nếu mẫu chứa nước, sản phẩm chiết phải được lọc qua sunfat natri khan
rồi được rửa lại bằng 25,0ml pentan. Sản phẩm chiết được cô đặc trên máy cô quay
chân không (4.1.2) đến khoảng 20ml. Sau đó, cô tiếp với chế độ chân không ở
nhiệt độ 40oC cho đến khi chỉ còn khoảng 1,0ml. Thêm vào dịch thu được 2,0ml
isooctane rồi làm sạch dịch chiết theo qui định tại Ðiều 5.5.
   5.3 Chuẩn bị mẫu trắng
Nhóm 9

    Mẫu trắng được định nghĩa là mẫu thủy sản đã được xác định không có thuốc
trừ sâu gốc clo hữu cơ và PCBs. Tiến hành chuẩn bị mẫu trắng giống như chuẩn bị
với mẫu thử theo qui định tại Ðiều 5.2.
   5.4 Chuẩn bị mẫu để xác định độ thu hồi
    Thêm 2,0ml dung dịch chuẩn có hàm lượng 5,0µg/l (4.3.2) vào 10,0g mẫu
trắng. Ðồng nhất mẫu bằng máy nghiền đồng thể (4.1.4). Tiến hành chuẩn bị mẫu
giống như chuẩn bị với mẫu thử theo qui định tại Ðiều 5.2.
   5.5 Làm sạch dịch chiết
   5.5.1 Chuẩn bị cột
    5.5.1.1 Cân 25,0g florisil đã hoạt hoá rồi cho vào cốc thuỷ tinh có mỏ chứa
50,0ml dung môi pentan (4.2.2). Sau đó rót từ từ dung dịch vào trong cột sắc ký
thuỷ tinh (4.1.1) đã khoá van và nhồi một ít bông thuỷ tinh (4.2.8) dưới đáy cột.
   5.5.1.2 Ðể yên cột cho lắng, sau đó tháo van để rút dung môi pentan ra khỏi cột
cho đến khi mức dung môi trong cột cao hơn mức florisil khoảng 1,0cm. Thêm
một ít bông thủy tinh lên phía trên lớp florisil để tránh xáo trộn tinh thể khi có
dòng dung dịch đổ vào.
   5.5.2 Làm sạch dịch chiết
    5.5.2.1 Chuyển các dung dịch thu được ở Ðiều 5.2.2, Ðiều 5.3 và Ðiều 5.4 vào
các cột sắc ký đã chuẩn bị (5.5.1).
   5.5.2.2 Cho tiếp 3 lần, mỗi lần 3,0ml dung dịch rửa giải (4.3.1). Ðiều chỉnh
khoá để tốc độ rửa giải đạt từ 4 đến 5ml/phút.
      Chú thích: không được để khô cột trong tất cả các bước của qui trình.
    5.5.2.3 Thu toàn bộ dịch chiết đi qua cột vào một bình thuỷ tinh đáy tròn của
máy cô quay chân không (4.1.2). Tiến hành cô dung dịch thu được cho đến khi chỉ
còn khoảng 1,0ml. Bổ sung thêm 1,0ml isooctan vào trong bình rồi lắc đều để hoà
tan hết cặn bám trên thành bình. Làm bay hơi từ từ bằng dòng khí nitơ cho tới khi
dịch khô hoàn toàn.
   5.5.2.4 Thêm chính xác 2,0ml isooctan rồi lắc đều để hoà tan cặn.
   5.6 Phân tách thuốc trừ sâu gốc clo và PCBs
   5.6.1 Chuẩn bị cột
Nhóm 9

     5.6.1.1 Cân chính xác 7,0g silicagel đã được hoạt hoá (4.2.11) vào trong bình
định mức tam giác dung tích 50ml (4.1.14). Sau đó, cho thêm khoảng 25,0ml
pentan, lắc đều rồi để cho lắng. Ðổ hỗn hợp này vào trong cột sắc ký thuỷ tinh kích
thước L x ID là 500 x 8mm (4.1.1) đã nhồi một ít bông thuỷ tinh (4.2.8) dưới đáy
cột.
   Chú thích: trong quá trình nhồi cột phải luôn giữ mức pentan trong cột cao hơn
phần silicagel trong cột.
    5.6.1.2 Ðể yên cho silicagel lắng xuống rồi bổ sung một lượng tinh thể sulfat
natri (4.2.3) vào trong cột với chiều cao khoảng 2cm. Mở khoá để tháo bớt pentan
trong cột đến khi mức pentan ngang bằng với mặt trên của phần tinh thể sulfat
natri.
      5.6.2 Kiểm tra cột tách chiết silicagel và dung môi pentan
     5.6.2.1 Lấy chính xác 2,0ml dung dịch chuẩn kiểm tra (4.3.4) cho qua cột
silicagel đã chuẩn bị (5.6.1). Ðiều chỉnh khoá để tốc độ chảy khoảng 40 giọt/giây.
Sau đó, cho từ từ 100,0ml pentan qua cột. Thu lần lượt các dung dịch chiết chảy
qua cột vào trong 9 bình thuỷ tinh (4.1.14). Bình thứ nhất (ký hiệu là E 1) thu
60,0ml đầu, các bình tiếp theo (ký hiệu từ E2 đến E9) mỗi bình thu lần lượt khoảng
5,0ml dịch chiết.
    5.6.2.2 Cô quay các dung dịch trong 9 bình nói trên bằng máy cô quay chân
không (4.1.2) cho đến khi còn khoảng 1,0ml. Tiến hành phân tích trên máy sắc ký
khí (GC-ECD) theo qui định tại Ðiều 5.6.3.2, Ðiều 5.6.3.3 và Ðiều 5.7. Tính hàm
lượng của p,p'-DDE và p,p'-DDT tương ứng của mỗi bình theo công thức nêu tại
Ðiều 6.
    5.6.2.3 Xác định thể tích pentan cần thiết để thu được dung dịch rửa giải A (ký
hiệu là X), bằng công thức sau:
      X (ml) = E1 + E2 ... + En-1
      Trong đó:
      - E là thể tích dung dịch rửa giải thu vào bình có số thứ tự tương ứng, tính bằng
ml.
      - n là số thứ tự của bình mà tại đó không còn phát hiện p,p'-DDE
Nhóm 9

    5.6.2.4 Giá trị X chỉ đúng với cùng một lô silicagel và pentan. Thông thường
giá trị X nằm trong khoảng từ 60 đến 90ml. Nếu hai hợp chất trong mẫu kiểm tra
không thể phân tách được thì bổ sung thêm nước khoảng từ 1 đến 2% về khối
lượng vào silicagel trong cột rồi tiến hành lặp lại các bước kiểm tra qui định tại
Ðiều 5.6.2.
   5.6.3 Phân tách các dẫn xuất của PCB và thuốc trừ sâu gốc clo hữu cơ
    5.6.3.1 Cho toàn bộ dịch chiết đã làm sạch (5.5.2) qua cột silicagel đã chuẩn bị
(5.6.1). Ðiều chỉnh khoá để tốc độ chảy khoảng 40 giọt/giây. Cho từ từ X ml
pentan (xác định tại Ðiều 5.6.2) qua cột thu được dung dịch rửa giải A. Sau đó, cho
tiếp 100,0ml hỗn hợp ete đietyl và pentan theo tỉ lệ về thể tích là 1:9 đi qua cột thu
được dung dịch rửa giải B. Sử dụng 2 bình chứa khàc nhau để hứng riêng 2 dung
dịch A và B.
    5.6.3.2 Thêm 1,0ml isooctan vào các dung dịch rửa giải A, B. Dung dịch thu
được được cô quay bằng máy cô quay chân không (4.1.2) cho đến khi còn khoảng
25,0ml. Sau đó tiếp tục được cô cho đến dung dịch khô hoàn toàn.
   5.6.3.3 Thêm chính xác 2ml isooctan (v) và đem phân tích trên máy GC.
   Chú thích: không được để khô cột trong tất cả các bước của qui trình.
   5.7 Tiến hành phân tích trên GC
   5.7.1 Ðiều kiện phân tích
    a. Máy sắc ký khí sử dụng đầu dò ECD, có khả năng chia dòng, có thể tuỳ chọn
chế độ bơm tự động.
   b. Chế độ nhiệt của hệ thống GC: Nhiệt độ của buồng tiêm là 250 0C; nhiệt độ
đầu dò là 3000C. Chương trình nhiệt độ (mô tả chi tiết trong Biểu đồ 1) cụ thể là:
      - Duy trì ở nhiệt độ 1500C trong 1 phút.
      - Tăng nhiệt độ 20C/phút lên tới nhiệt độ 2200C.
      - Tăng nhiệt độ 200C/phút lên tới nhiệt độ 2400C.
      - Duy trì ở nhiệt độ 2400C trong 13 phút.
      - Tổng thời gian là 51 phút.
   c. Cột sắc ký
Nhóm 9

    Cột mao quản không phân cực trung bình SPB -1TM - SUPELCO (cột
methylsilicon có khả năng tách thuốc trừ sâu theo nhiệt độ sôi), nhiệt độ tối đa
3600C, chiều dài 30m, bán kính trong 0,32mm, bán kính ngoài 0,50mm, chiều dài
lớp phủ 0,25µm.
   d. Khí
   - Khí mang: Heliáp suất khí 70kpa.
   - Khí làm sạch: Nitơ 99, 9999%.
   - Chế độ chia dòng: 1:10.
   5.7.2 Tiến hành phân tích
    5.7.2.1 Tiêm các dung dịch chuẩn (4.3.2) vào máy GC theo thứ tự từ nồng độ
thấp đến cao. Mỗi dung dịch tiêm 2 lần, tính diện tích pic trung bình. Dựng đường
chuẩn biểu thị mối quan hệ giữa các diện tích pic thu được và nồng độ từng loại
thuốc trừ sâu theo quan hệ tuyến tính bậc 1 (phương trình y = ax + b).
    5.7.2.2 Tiêm dung dịch mẫu thử, dung dịch mẫu trắng, dung dịch mẫu để xác
định độ thu vào hệ thống GC. Mỗi dung dịch mẫu tiêm 2 lần. Tính giá trị trung
bình.
   5.8 Yêu cầu về độ tin cậy của phép phân tích
   5.8.1 Ðộ lặp lại của 2 lần tiêm
   Ðộ lệch chuẩn (CVS) tính theo diện tích píc sắc ký của 2 lần tiêm cùng một
dung dịch chuẩn phải nhỏ hơn 0,5%.
   5.8.2 Ðộ thu hồi (R)
    Ðộ thu hồi được xác định bằng cách sử dụng 10 mẫu có cùng một lượng dung
dịch chuẩn đã biết hàm lượng chính xác. Ðộ thu hồi tính được phải trong khoảng
từ 85% đến 115 %, độ thu hồi trung bình phải lớn hơn 90 %.
    5.8.3 Ðường chuẩn phải có độ tuyến tính tốt, hệ số tương quan quy hồi tuyến
tính (R2) phải lớn hơn hoặc bằng 0,99.
   6. Tính kết quả
Nhóm 9

    Hàm lượng từng loại thuốc trừ sâu có trong mẫu được tính trên cơ sở đường
chuẩn thu được ở (5.7.2.1). Với đường chuẩn ở dạng y = ax + b, hàm lượng từng
loại thuốc trừ sâu có trong mẫu được tính theo công thức sau:
                   (Y - b)
       C (µg/kg) = ------------ x F
                      a
   Trong đó:
   - C là nồng độ từng loại thuốc trừ sâu có trong mẫu, tính theo µg/kg.
    - Y là hiệu số giữa diện tích pic của dịch chiết và diện tích pic có trong mẫu
trắng tiêm vào GC, tính theo đơn vị diện tích.
    - a, b là các thông số của đường chuẩn y = ax + b, được xác định theo Ðiều
5.7.2.1.
   - F là hệ số pha loãng mẫu và có giá trị bằng tỉ số giữa thể tích dịch chiết thu
được sau khi làm sạch (5.6.3.3) và khối lượng mẫu m (5.2.1) sử dụng.
Nhóm 9


∗        Tài liệu tham khảo:
- Thư viện pháp luật
- Yeumoitruong.com
- http://www.sge.com/support/training/fast-gc-analysis/pcb-analysis

More Related Content

What's hot

Bao cao khoa hoc ung dung cua sac ky khi gc trong phan tich thuc pham
Bao cao khoa hoc ung dung cua sac ky khi gc trong phan tich thuc phamBao cao khoa hoc ung dung cua sac ky khi gc trong phan tich thuc pham
Bao cao khoa hoc ung dung cua sac ky khi gc trong phan tich thuc phamNguyen Thanh Tu Collection
 
Phuong phap phan tich volt ampe
Phuong phap phan tich volt ampePhuong phap phan tich volt ampe
Phuong phap phan tich volt ampetuongtusang
 
Hệ thống bài tập phần hóa phân tích
Hệ thống bài tập phần hóa phân tíchHệ thống bài tập phần hóa phân tích
Hệ thống bài tập phần hóa phân tíchCang Nguyentrong
 
Bài Giảng Flavonoid & Dược Liệu Chứa Flavonoid
Bài Giảng Flavonoid & Dược Liệu Chứa Flavonoid Bài Giảng Flavonoid & Dược Liệu Chứa Flavonoid
Bài Giảng Flavonoid & Dược Liệu Chứa Flavonoid nataliej4
 
Chuong 2 3 phuong phap phan tich hoa luong phan tich dien hoa
Chuong 2 3 phuong phap phan tich hoa luong phan tich dien hoaChuong 2 3 phuong phap phan tich hoa luong phan tich dien hoa
Chuong 2 3 phuong phap phan tich hoa luong phan tich dien hoaNguyen Thanh Tu Collection
 
Phan tich dung cu chuong 3 sac ky long hieu nang cao
Phan tich dung cu chuong 3 sac ky long hieu nang caoPhan tich dung cu chuong 3 sac ky long hieu nang cao
Phan tich dung cu chuong 3 sac ky long hieu nang caoNguyen Thanh Tu Collection
 
Thuyet trinh bao cao thuc hanh hoa phan tich sv chau my ai
Thuyet trinh bao cao thuc hanh hoa phan tich sv chau my aiThuyet trinh bao cao thuc hanh hoa phan tich sv chau my ai
Thuyet trinh bao cao thuc hanh hoa phan tich sv chau my aiNguyen Thanh Tu Collection
 
Hoa phan tich co so chuong 3 phuong phap chuan do acid baz
Hoa phan tich co so chuong 3 phuong phap chuan do acid bazHoa phan tich co so chuong 3 phuong phap chuan do acid baz
Hoa phan tich co so chuong 3 phuong phap chuan do acid bazNguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo thực tập (2)
Báo cáo thực tập (2)Báo cáo thực tập (2)
Báo cáo thực tập (2)nhuphung96
 

What's hot (20)

bai sac ki phang
bai sac ki phangbai sac ki phang
bai sac ki phang
 
Kn do on dinh va tuoi tho thuoc
Kn do on dinh va tuoi tho thuocKn do on dinh va tuoi tho thuoc
Kn do on dinh va tuoi tho thuoc
 
Bao cao khoa hoc ung dung cua sac ky khi gc trong phan tich thuc pham
Bao cao khoa hoc ung dung cua sac ky khi gc trong phan tich thuc phamBao cao khoa hoc ung dung cua sac ky khi gc trong phan tich thuc pham
Bao cao khoa hoc ung dung cua sac ky khi gc trong phan tich thuc pham
 
Flavonoid va duoc lieu chua flavonoid
Flavonoid va duoc lieu chua flavonoidFlavonoid va duoc lieu chua flavonoid
Flavonoid va duoc lieu chua flavonoid
 
Dung dich va nong do
Dung dich va nong doDung dich va nong do
Dung dich va nong do
 
Saponin duoc lieu chua saponin
Saponin duoc lieu chua saponinSaponin duoc lieu chua saponin
Saponin duoc lieu chua saponin
 
Tanin va duoc lieu chua tanin
Tanin va duoc lieu chua taninTanin va duoc lieu chua tanin
Tanin va duoc lieu chua tanin
 
Phuong phap phan tich volt ampe
Phuong phap phan tich volt ampePhuong phap phan tich volt ampe
Phuong phap phan tich volt ampe
 
Cong thuc dinh luong
Cong thuc dinh luongCong thuc dinh luong
Cong thuc dinh luong
 
Hệ thống bài tập phần hóa phân tích
Hệ thống bài tập phần hóa phân tíchHệ thống bài tập phần hóa phân tích
Hệ thống bài tập phần hóa phân tích
 
Bài Giảng Flavonoid & Dược Liệu Chứa Flavonoid
Bài Giảng Flavonoid & Dược Liệu Chứa Flavonoid Bài Giảng Flavonoid & Dược Liệu Chứa Flavonoid
Bài Giảng Flavonoid & Dược Liệu Chứa Flavonoid
 
Chuong 2 3 phuong phap phan tich hoa luong phan tich dien hoa
Chuong 2 3 phuong phap phan tich hoa luong phan tich dien hoaChuong 2 3 phuong phap phan tich hoa luong phan tich dien hoa
Chuong 2 3 phuong phap phan tich hoa luong phan tich dien hoa
 
Gthoa phan tich_2
Gthoa phan tich_2Gthoa phan tich_2
Gthoa phan tich_2
 
Bào chế
Bào chếBào chế
Bào chế
 
Phan tich dung cu chuong 3 sac ky long hieu nang cao
Phan tich dung cu chuong 3 sac ky long hieu nang caoPhan tich dung cu chuong 3 sac ky long hieu nang cao
Phan tich dung cu chuong 3 sac ky long hieu nang cao
 
Cong nghe san xuat duoc pham 1
Cong nghe san xuat duoc pham 1Cong nghe san xuat duoc pham 1
Cong nghe san xuat duoc pham 1
 
Thuyet trinh bao cao thuc hanh hoa phan tich sv chau my ai
Thuyet trinh bao cao thuc hanh hoa phan tich sv chau my aiThuyet trinh bao cao thuc hanh hoa phan tich sv chau my ai
Thuyet trinh bao cao thuc hanh hoa phan tich sv chau my ai
 
Hoa phan tich co so chuong 3 phuong phap chuan do acid baz
Hoa phan tich co so chuong 3 phuong phap chuan do acid bazHoa phan tich co so chuong 3 phuong phap chuan do acid baz
Hoa phan tich co so chuong 3 phuong phap chuan do acid baz
 
Báo cáo thực tập (2)
Báo cáo thực tập (2)Báo cáo thực tập (2)
Báo cáo thực tập (2)
 
Hoa huu co chuong 3 co che phan ung
Hoa huu co chuong 3 co che phan ungHoa huu co chuong 3 co che phan ung
Hoa huu co chuong 3 co che phan ung
 

Viewers also liked

Báo cáo hóa sinh
Báo cáo hóa sinhBáo cáo hóa sinh
Báo cáo hóa sinhThao Truong
 
Phan tich quang pho trac quang
Phan tich quang pho trac quangPhan tich quang pho trac quang
Phan tich quang pho trac quangvtanguyet88
 
Phuong phap phan tich dien the
Phuong phap phan tich dien thePhuong phap phan tich dien the
Phuong phap phan tich dien theNam Phan
 
Hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích (Tài liệu miễn phí cho sinh viên Đại học B...
Hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích (Tài liệu miễn phí cho sinh viên Đại học B...Hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích (Tài liệu miễn phí cho sinh viên Đại học B...
Hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích (Tài liệu miễn phí cho sinh viên Đại học B...Nguyễn Hữu Học Inc
 
So tay pha che hoa chat
So tay pha che hoa chatSo tay pha che hoa chat
So tay pha che hoa chatminh toan
 
Tổng quát hóa phân tích
Tổng quát hóa phân tíchTổng quát hóa phân tích
Tổng quát hóa phân tíchLaw Slam
 
Hóa phân tích và môi trường
Hóa phân tích và môi trườngHóa phân tích và môi trường
Hóa phân tích và môi trườngĐỗ Quang
 
Chương 5. phương pháp chuẩn độ kết tủa
Chương 5. phương pháp chuẩn độ kết tủaChương 5. phương pháp chuẩn độ kết tủa
Chương 5. phương pháp chuẩn độ kết tủaLaw Slam
 
Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2quocanhsmith
 
PHÂN TÍCH QUANG PHỔ
PHÂN TÍCH QUANG PHỔPHÂN TÍCH QUANG PHỔ
PHÂN TÍCH QUANG PHỔbann11f
 
Phương pháp phân tích phổ nguyên tử
Phương pháp phân tích phổ nguyên tửPhương pháp phân tích phổ nguyên tử
Phương pháp phân tích phổ nguyên tửwww. mientayvn.com
 
Bài giảng chương 3 xử lý mẫu
Bài giảng chương 3 xử lý mẫuBài giảng chương 3 xử lý mẫu
Bài giảng chương 3 xử lý mẫuNhat Tam Nhat Tam
 
đạI cương về các phương pháp quang phổ
đạI cương  về các phương pháp quang phổđạI cương  về các phương pháp quang phổ
đạI cương về các phương pháp quang phổNhat Tam Nhat Tam
 
Một số công thức hóa học nên nhớ
Một số công thức hóa học nên nhớMột số công thức hóa học nên nhớ
Một số công thức hóa học nên nhớDoan Hau
 

Viewers also liked (18)

Báo cáo hóa sinh
Báo cáo hóa sinhBáo cáo hóa sinh
Báo cáo hóa sinh
 
Phan tich quang pho trac quang
Phan tich quang pho trac quangPhan tich quang pho trac quang
Phan tich quang pho trac quang
 
Phổ uv vis
Phổ uv  visPhổ uv  vis
Phổ uv vis
 
Phuong phap phan tich dien the
Phuong phap phan tich dien thePhuong phap phan tich dien the
Phuong phap phan tich dien the
 
Hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích (Tài liệu miễn phí cho sinh viên Đại học B...
Hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích (Tài liệu miễn phí cho sinh viên Đại học B...Hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích (Tài liệu miễn phí cho sinh viên Đại học B...
Hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích (Tài liệu miễn phí cho sinh viên Đại học B...
 
So tay pha che hoa chat
So tay pha che hoa chatSo tay pha che hoa chat
So tay pha che hoa chat
 
Tổng quát hóa phân tích
Tổng quát hóa phân tíchTổng quát hóa phân tích
Tổng quát hóa phân tích
 
Hóa phân tích và môi trường
Hóa phân tích và môi trườngHóa phân tích và môi trường
Hóa phân tích và môi trường
 
Chương 5. phương pháp chuẩn độ kết tủa
Chương 5. phương pháp chuẩn độ kết tủaChương 5. phương pháp chuẩn độ kết tủa
Chương 5. phương pháp chuẩn độ kết tủa
 
HPLC - MS
HPLC - MSHPLC - MS
HPLC - MS
 
Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2
 
Chương 7 lipid
Chương 7 lipidChương 7 lipid
Chương 7 lipid
 
PHÂN TÍCH QUANG PHỔ
PHÂN TÍCH QUANG PHỔPHÂN TÍCH QUANG PHỔ
PHÂN TÍCH QUANG PHỔ
 
Phương pháp phân tích phổ nguyên tử
Phương pháp phân tích phổ nguyên tửPhương pháp phân tích phổ nguyên tử
Phương pháp phân tích phổ nguyên tử
 
Bài giảng chương 3 xử lý mẫu
Bài giảng chương 3 xử lý mẫuBài giảng chương 3 xử lý mẫu
Bài giảng chương 3 xử lý mẫu
 
đạI cương về các phương pháp quang phổ
đạI cương  về các phương pháp quang phổđạI cương  về các phương pháp quang phổ
đạI cương về các phương pháp quang phổ
 
Sắc ký khí
Sắc ký khíSắc ký khí
Sắc ký khí
 
Một số công thức hóa học nên nhớ
Một số công thức hóa học nên nhớMột số công thức hóa học nên nhớ
Một số công thức hóa học nên nhớ
 

Similar to Hóa phân tích dụng cụ

Tổng hợp dẫn xuất 4 h piran dùng xúc tác k2co3 tẩm trên chất mang rắn montmor...
Tổng hợp dẫn xuất 4 h piran dùng xúc tác k2co3 tẩm trên chất mang rắn montmor...Tổng hợp dẫn xuất 4 h piran dùng xúc tác k2co3 tẩm trên chất mang rắn montmor...
Tổng hợp dẫn xuất 4 h piran dùng xúc tác k2co3 tẩm trên chất mang rắn montmor...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tổng hợp dẫn xuất 4 h piran dùng xúc tác k2co3 tẩm trên chất mang rắn montmor...
Tổng hợp dẫn xuất 4 h piran dùng xúc tác k2co3 tẩm trên chất mang rắn montmor...Tổng hợp dẫn xuất 4 h piran dùng xúc tác k2co3 tẩm trên chất mang rắn montmor...
Tổng hợp dẫn xuất 4 h piran dùng xúc tác k2co3 tẩm trên chất mang rắn montmor...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Sản xuất năng lượng từ chất thải
Sản xuất năng lượng từ chất thảiSản xuất năng lượng từ chất thải
Sản xuất năng lượng từ chất thảiHữu Vịnh Nguyễn
 
Sản xuất năng lượng từ chất thải
Sản xuất năng lượng từ chất thảiSản xuất năng lượng từ chất thải
Sản xuất năng lượng từ chất thảiHữu Vịnh Nguyễn
 
Xử lý chất thải rắn nguy hại
Xử lý chất thải rắn nguy hạiXử lý chất thải rắn nguy hại
Xử lý chất thải rắn nguy hạiHoa Dang
 
báo cáo khóa luận tốt nghiệp hệ lọc nổi, Đại học KHTN, ĐH QGHN
báo cáo khóa luận tốt nghiệp hệ lọc nổi, Đại học KHTN, ĐH QGHNbáo cáo khóa luận tốt nghiệp hệ lọc nổi, Đại học KHTN, ĐH QGHN
báo cáo khóa luận tốt nghiệp hệ lọc nổi, Đại học KHTN, ĐH QGHNThuỷ Trần
 
Chuong 4 ky thuat trich ly bang sieu toi han
Chuong 4   ky thuat trich ly bang sieu toi hanChuong 4   ky thuat trich ly bang sieu toi han
Chuong 4 ky thuat trich ly bang sieu toi hanRatana Koem
 
Thử nghiệm quy trình sản xuất sinh khối bào tử vi nấm phân hủy cellulose và p...
Thử nghiệm quy trình sản xuất sinh khối bào tử vi nấm phân hủy cellulose và p...Thử nghiệm quy trình sản xuất sinh khối bào tử vi nấm phân hủy cellulose và p...
Thử nghiệm quy trình sản xuất sinh khối bào tử vi nấm phân hủy cellulose và p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
2016 dhqg ks. công đức yhhn qc 72016 new
2016 dhqg ks. công đức yhhn qc 72016 new2016 dhqg ks. công đức yhhn qc 72016 new
2016 dhqg ks. công đức yhhn qc 72016 newSoM
 
Chuong 6 gioi thieu ve nha may loc dau dung quat
Chuong 6 gioi thieu ve nha may loc dau dung quatChuong 6 gioi thieu ve nha may loc dau dung quat
Chuong 6 gioi thieu ve nha may loc dau dung quatNguyen Thanh Tu Collection
 
Tiet 13 nuôi cấy nấm men và lên men dịch đường hóa
Tiet 13 nuôi cấy nấm men và lên men dịch đường hóaTiet 13 nuôi cấy nấm men và lên men dịch đường hóa
Tiet 13 nuôi cấy nấm men và lên men dịch đường hóaChu Kien
 
Báo cáo nghiệm thu nrr2006 web
Báo cáo nghiệm thu  nrr2006 webBáo cáo nghiệm thu  nrr2006 web
Báo cáo nghiệm thu nrr2006 webbiencovn
 
Preview Nghiên cứu tổng hợp và tách khối g-C3N4 làm xúc tác cho quá trình khử...
Preview Nghiên cứu tổng hợp và tách khối g-C3N4 làm xúc tác cho quá trình khử...Preview Nghiên cứu tổng hợp và tách khối g-C3N4 làm xúc tác cho quá trình khử...
Preview Nghiên cứu tổng hợp và tách khối g-C3N4 làm xúc tác cho quá trình khử...Man_Ebook
 
Phân Lập Và Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Của Một Số Chủng Vi Sinh Vật Có Khả ...
Phân Lập Và Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Của Một Số Chủng Vi Sinh Vật Có Khả ...Phân Lập Và Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Của Một Số Chủng Vi Sinh Vật Có Khả ...
Phân Lập Và Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Của Một Số Chủng Vi Sinh Vật Có Khả ...DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Báo cáo tiểu luận
Báo cáo tiểu luậnBáo cáo tiểu luận
Báo cáo tiểu luậnThao Nguyen Xanh
 

Similar to Hóa phân tích dụng cụ (20)

Làm sạch khí CO2 từ khí thải đốt than bằng kĩ thuật xúc tác hấp phụ
Làm sạch khí CO2 từ khí thải đốt than bằng kĩ thuật xúc tác hấp phụLàm sạch khí CO2 từ khí thải đốt than bằng kĩ thuật xúc tác hấp phụ
Làm sạch khí CO2 từ khí thải đốt than bằng kĩ thuật xúc tác hấp phụ
 
Tổng hợp dẫn xuất 4 h piran dùng xúc tác k2co3 tẩm trên chất mang rắn montmor...
Tổng hợp dẫn xuất 4 h piran dùng xúc tác k2co3 tẩm trên chất mang rắn montmor...Tổng hợp dẫn xuất 4 h piran dùng xúc tác k2co3 tẩm trên chất mang rắn montmor...
Tổng hợp dẫn xuất 4 h piran dùng xúc tác k2co3 tẩm trên chất mang rắn montmor...
 
Tổng hợp dẫn xuất 4 h piran dùng xúc tác k2co3 tẩm trên chất mang rắn montmor...
Tổng hợp dẫn xuất 4 h piran dùng xúc tác k2co3 tẩm trên chất mang rắn montmor...Tổng hợp dẫn xuất 4 h piran dùng xúc tác k2co3 tẩm trên chất mang rắn montmor...
Tổng hợp dẫn xuất 4 h piran dùng xúc tác k2co3 tẩm trên chất mang rắn montmor...
 
Đề tài: Tổng hợp dẫn xuất 4Hpiran dùng xúc tác K2CO3, HOT, 9đ
Đề tài: Tổng hợp dẫn xuất 4Hpiran dùng xúc tác K2CO3, HOT, 9đĐề tài: Tổng hợp dẫn xuất 4Hpiran dùng xúc tác K2CO3, HOT, 9đ
Đề tài: Tổng hợp dẫn xuất 4Hpiran dùng xúc tác K2CO3, HOT, 9đ
 
Đề tài: Xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học, HAY
Đề tài: Xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học, HAYĐề tài: Xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học, HAY
Đề tài: Xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học, HAY
 
Nghiên Cứu Thu Nhận Và Ứng Dụng Anthocyanin Của Khoai Lang Tím Trong Chế Biến...
Nghiên Cứu Thu Nhận Và Ứng Dụng Anthocyanin Của Khoai Lang Tím Trong Chế Biến...Nghiên Cứu Thu Nhận Và Ứng Dụng Anthocyanin Của Khoai Lang Tím Trong Chế Biến...
Nghiên Cứu Thu Nhận Và Ứng Dụng Anthocyanin Của Khoai Lang Tím Trong Chế Biến...
 
Sản xuất năng lượng từ chất thải
Sản xuất năng lượng từ chất thảiSản xuất năng lượng từ chất thải
Sản xuất năng lượng từ chất thải
 
Sản xuất năng lượng từ chất thải
Sản xuất năng lượng từ chất thảiSản xuất năng lượng từ chất thải
Sản xuất năng lượng từ chất thải
 
Xử lý chất thải rắn nguy hại
Xử lý chất thải rắn nguy hạiXử lý chất thải rắn nguy hại
Xử lý chất thải rắn nguy hại
 
báo cáo khóa luận tốt nghiệp hệ lọc nổi, Đại học KHTN, ĐH QGHN
báo cáo khóa luận tốt nghiệp hệ lọc nổi, Đại học KHTN, ĐH QGHNbáo cáo khóa luận tốt nghiệp hệ lọc nổi, Đại học KHTN, ĐH QGHN
báo cáo khóa luận tốt nghiệp hệ lọc nổi, Đại học KHTN, ĐH QGHN
 
Chuong 4 ky thuat trich ly bang sieu toi han
Chuong 4   ky thuat trich ly bang sieu toi hanChuong 4   ky thuat trich ly bang sieu toi han
Chuong 4 ky thuat trich ly bang sieu toi han
 
Đề tài: Các phương pháp xử lý chất thải nguy hại, HAY, 9đ
Đề tài: Các phương pháp xử lý chất thải nguy hại, HAY, 9đĐề tài: Các phương pháp xử lý chất thải nguy hại, HAY, 9đ
Đề tài: Các phương pháp xử lý chất thải nguy hại, HAY, 9đ
 
Thử nghiệm quy trình sản xuất sinh khối bào tử vi nấm phân hủy cellulose và p...
Thử nghiệm quy trình sản xuất sinh khối bào tử vi nấm phân hủy cellulose và p...Thử nghiệm quy trình sản xuất sinh khối bào tử vi nấm phân hủy cellulose và p...
Thử nghiệm quy trình sản xuất sinh khối bào tử vi nấm phân hủy cellulose và p...
 
2016 dhqg ks. công đức yhhn qc 72016 new
2016 dhqg ks. công đức yhhn qc 72016 new2016 dhqg ks. công đức yhhn qc 72016 new
2016 dhqg ks. công đức yhhn qc 72016 new
 
Chuong 6 gioi thieu ve nha may loc dau dung quat
Chuong 6 gioi thieu ve nha may loc dau dung quatChuong 6 gioi thieu ve nha may loc dau dung quat
Chuong 6 gioi thieu ve nha may loc dau dung quat
 
Tiet 13 nuôi cấy nấm men và lên men dịch đường hóa
Tiet 13 nuôi cấy nấm men và lên men dịch đường hóaTiet 13 nuôi cấy nấm men và lên men dịch đường hóa
Tiet 13 nuôi cấy nấm men và lên men dịch đường hóa
 
Báo cáo nghiệm thu nrr2006 web
Báo cáo nghiệm thu  nrr2006 webBáo cáo nghiệm thu  nrr2006 web
Báo cáo nghiệm thu nrr2006 web
 
Preview Nghiên cứu tổng hợp và tách khối g-C3N4 làm xúc tác cho quá trình khử...
Preview Nghiên cứu tổng hợp và tách khối g-C3N4 làm xúc tác cho quá trình khử...Preview Nghiên cứu tổng hợp và tách khối g-C3N4 làm xúc tác cho quá trình khử...
Preview Nghiên cứu tổng hợp và tách khối g-C3N4 làm xúc tác cho quá trình khử...
 
Phân Lập Và Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Của Một Số Chủng Vi Sinh Vật Có Khả ...
Phân Lập Và Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Của Một Số Chủng Vi Sinh Vật Có Khả ...Phân Lập Và Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Của Một Số Chủng Vi Sinh Vật Có Khả ...
Phân Lập Và Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Của Một Số Chủng Vi Sinh Vật Có Khả ...
 
Báo cáo tiểu luận
Báo cáo tiểu luậnBáo cáo tiểu luận
Báo cáo tiểu luận
 

Hóa phân tích dụng cụ

  • 1. Nhóm 9 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐH NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC  MÔN HỌC: HÓA PHÂN TÍCH DỤNG CỤ LỚP: DH10HH ĐỀTÀI GVHD: PHÙNG VÕ CẨM HỒNG NHÓM 9 SINH VIÊN THỰC HIỆN: 1. Phạm Thị Thùy Trâm MSV: 10139249 2. Nguyễn Thị Phương Dung 10139024 3. Nguyễn Thị Tâm 10139197 4. Lê Thị Hồng Ngân 10139137 5. Lê Thúc Hưng 10139093 6. Lê Hữu Hùng 10139087 7. Huỳnh Lâm Đạt 10139035 8. Đào Xuân Tùng 10139276
  • 2. Nhóm 9 Hàm lượng thuốc trừ sâu gốc clo hữu cơ và Poly Clorua Biphenyl (PCBs) trong thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản - Phương pháp định lượng bằng sắc ký khí A.ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới có rất nhiều chất đang gây ô nhiễm môi trường. Trong số đó có 12 nhóm chất hữu cơ đặc biệt nguy hại với môi trường, 9 trong số đó là các loại thuốc trừ sâu, một chất dung trong công nghiệp (PCB) và hai nhóm chất sinh ra ngoài ý muôn (PCDD và PCDF). Chúng được gọi chung là “các hợp chất hữu cơ ô nhiễm khó phân hủy”, viết tắt là POPs. Điểm đáng chú ý là ở nồng độ nhỏ chúng cũng có khả năng gây ung thư. Chúng có khả năng phát tán hàng ngàn km so với nguồn thải. Con người đã từng sản xuất các thuốc trừ sâu dạng POP và PCB với khối lượng lớn, trước khi biết tác hại của chúng. Chúng bền vững trong môi trường, thời gian bán phân hủy từ vài năm đến hơn 100 năm tùy vào điều kiện môi trường. Để mở đầu cho đề tài này, chúng ta bắt đầu từ việc tìm hiểu: - Thế nào là PCBs? - Các ứng dụng của PCBs trên thế giới – độc tính của PCBs? Phân tích PCBs trong thủy sản và sản phẩm thủy sản_ Phương pháp định lượng bằng sắc ký khí. B. PCBs LÀ GÌ? 1. Khái niệm PCBs PCBs là hợp chất hữu cơ có tên là PolyChlorinated Biphenyl. PCBs thuộc nhóm chất hữu cơ ô nhiễm khó phân hủy, POPs
  • 3. Nhóm 9 Công thức: Các PCBs trong tự nhiên có chu kỳ bán hủy hang trăm năm (rất bền, bền hơn cả DDT). PCBs là nhóm hợp chất mà trong phân tử của chúng chứa 2 nhóm phenyl được clo hóa, được phát hiện trong chuỗi thức ăn liên quan đến các thuỷ vực (sông, hồ) như trong bùn lắng, cây cỏ, sinh vật phù du, cá, động vật thân mềm, các loài chim sống quanh thuỷ vực và lẽ dĩ nhiên ở cả các mô mỡ của những người có sử dụng tôm, cá làm thực phẩm trong bữa ăn. Các nhà khoa học cho biết, hàm lượng clo (Cl) trong PCB càng cao thì hợp chất càng độc. PCB ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gan và có khả năng gây ung thư. Để phân huỷ các PCB người ta phải nung vật liệu chứa PCB đến nhiệt độ cao, trên 12000C. Tuy nhiên khi nung, PCB có thể bốc theo khói, đồng thời có thể chuyển hóa thành các chất độc khác.Phương pháp này vừa tốn kém, vừa mất công lại không an toàn. Do đó, ngày nay họ dùng phương pháp mới gọi là phân giải hóa học cơ khí. Người ta dùng lực cơ khí để làm cho phản ứng xảy ra, cụ thế là dùng những hạt sắt để đập vỡ các chất độc và biến chúng thành chất hoàn toàn không độc hại. 2. Các ứng dụng, tác hại của PCBs Ứng dụng - Chất lỏng cách điện trong biến thế và tụ điện - Chất làm mát trong việc truyền nhiệt năng - Chất dung môi trong mực làm giấy than copy - Dầu bôi trơn
  • 4. Nhóm 9 - Keo dán - Chất xúc tác trong công nghiệp hóa chất - Phụ gia trong sơn - Chất phủ bề mặt Tác hại – Ví dụ điển hình - Nhiễm độc PCBs, Dioxin trong dầu ăn – Vụ án Kanemi Qua trên, chúng ta có thể thấy PCB có rất nhiều ứng dụng. Vì vậy, lượng phát thải hàng năm trên thế giới cũng như ở Việt Nam cũng sẽ rất lớn. 3. Hiện trạng PCBs tại Việt Nam Tại nước ta hiện còn lưu một khối lượng khá lớn các chất hữu cơ ô nhiễm khó phân hủy (POPs) tích tụ tập trung hoặc phân tán trong môi trường đất, đặc biệt từ thời kỳ chiến tranh. Các chất hữu cơ ô nhiễm khó phân huỷ (POPs) sử dụng cho nông nghiệp chủ yếu là DDT và HCB, hiện nằm rải rác ở các kho địa phương chờ được xử lý, còn trong công nghiệp phần lớn là PCB, trong các lĩnh vực như: Dầu biến thế và tụ điện công suất cao, chất lỏng truyền nhiệt và hệ thống thủy lực, chế tạo dầu bôi trơn và dầu cắt gọt, chất hoá dẻo cho sơn, dung môi cho mực in của giấy copy không chứa các bon, chất kết dính, chất chống bắt cháy và chất dẻo. Theo các số liệu đã công bố, Việt Nam còn khối lượng dầu có chứa PCB có thể lên tới 19000 tấn, chủ yếu từ các máy biến thế điện kiểu cũ. 4. Giải pháp xử lý PCBs tồn dư Trên thế giới có rất nhiều công nghệ đã được áp dụng tại các quốc gia, trong số đó có 9 công nghệ, theo tổng kết đánh giá của UNEP, là mang tính thân thiện môi trường và giá thành hợp lý hơn cả, đó là: sử dụng lò đốt đặc chủng, lò đốt xi măng, khử bằng hoá chất pha hơi, khử bằng chất xúc tác, khử bằng kiềm, ôxi hoá điện hoá trung gian, ôxi hoá muối nóng chảy, ôxi hoá siêu tới hạn và Plasma. Ở nước ta cũng đã có một số mô hình thí điểm hoặc đã được triển khai. Trong hội thảo “Giới thiệu và tham vấn lựa chọn công nghệ xử lý hoá chất POPs tồn lưu tại Việt Nam” diễn ra ngày 09/08/2007, do Cục Môi trường tổ chức, đã có 4 mô hình công nghệ được giới thiệu. Đó là các công nghệ: sử dụng lò thiêu đốt nhiệt độ
  • 5. Nhóm 9 thấp (Trung tâm công nghệ xử lý môi trường - Bộ tư lênh Hoá học), sử dụng lò đốt xi măng nhiệt độ cao (Công ty Holchim thí điểm tại Hòn Chông), sử dụng lò đốt 2 cấp có can thiệp làm lạnh cưỡng bức (Công ty Môi trường Xanh thực hiện tại các khu công nghiệp) và Công nghệ phân huỷ sinh học (Viện Công nghệ Sinh học phối hợp một số đơn vị khác thực hiện). C. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH PCBs TRONG THỦY SẢN VÀ SẢN PHẨM THỦY SẢN 1. Phạm vi áp dụng 1.1 Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định hàm lượng các thuốc trừ sâu gốc Clo hữu cơ và Poly Clorua Biphenyl (sau đây gọi tắt là PCBs) trong thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản bằng hệ thống sắc ký khí (sau đây gọi tắt là GC). 1.2 Giới hạn phát hiện của phương pháp đối với: α-BHC là 1,0µg/kg; β-BHC là 4,5µg/kg; g-BHC là 0,7µg/kg; heptaclo là 1,0µg/kg; alđrin là 1,5µg/kg; đielđrin là 2,5µg/kg; enđrin là 5,0µg/kg; DDT là 1,5µg/kg và clođan là 1,0µg/kg. 2. Phương pháp tham chiếu Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa theo phương pháp 'Rapid determination of chlorinated pesticides, polychlorinated biphenyls', Mitt.Lebendsmittelunters. Hyg. 65:131-150 (1974) và phương pháp số S9 nêu trong Sổ tay hướng dẫn phân tích dư lượng thuốc trừ sâu của Cộng hoà liên bang Ðức (năm 1987). 3. Nguyên tắc 3.1 Thuốc trừ sâu nhóm clo hữu cơ bao gồm các hợp chất chính hay đồng phân của chúng như sau: alđrin; α-clođan; γ-clođan; oxi-clođan; p,p' DDD; p,p' DDE; o,p' DDT; p,p' DDT; đielđrin; α-endosulfan; enđrin; heptaclo, heptaclo epoxit; hexaclobenzen (HCB); α-hexacloxyclohexan (α-HCH); b-hexacloroxyclohexan (β-HCH); δ-hexacloxyclohexan (δ-HCH); isođrin, trans-nonaclo; γ-hexachloro- cyclohexan (γ-HCH). 3.2 Các hợp chất nhóm PCBs bao gồm: 4-PCB (CB3); 2,4,4'-PCB (CB28); 2,2',4,4'-PCB (CB47); 2,2',5,5'-PCB (CB52); 2,2',5,6'-PCB (CB53); 2,2',4,5,5'-PCB (CB101); 2,3,4,4',5'-PCB (CB114); 2,3',4,4',5'-PCB (CB118); 2,3,3',4,5'-PCB
  • 6. Nhóm 9 (CB122); 2,2',3,3',4,4'-PCB (CB128); 2,2',3,4,4',5'-PCB (CB138); 2,3,3,4',5',6'- PCB (CB149); 2,2',4,4',5,5'-PCB (CB153); 2,2',4,4',6,6'-PCB (CB155); 2,3,3',4,4',5'-PCB (CB156); 2,3,3',4,4',5'-PCB (CB157); 2,3',4,4',5'-PCB (CB167); 2,2',3,3',4,4',5'-PCB (CB170); 2,2',3,4,4',5,5'-PCB (CB180); 2,2',3,3',4,5,5',6-PCB (CB198). 3.3 Trong mẫu thủy sản các hợp chất trên được chiết tách ra bằng dung môi pentan. Dịch chiết được làm sạch bằng phương pháp chiết pha rắn (SPE) trên florisil sau đó được tách làm 2 phân đoạn trên cột silicagel. Phân đoạn A chứa các PCB (trừ CB3), HCB, alđrin, isođrine, heptaclo và p,p' DDE. Phân đoạn B chứa CB3, p,p' DDE và các thuốc trừ sâu gốc clo còn lại. Hàm lượng các thuốc trừ sâu gốc clo hữu cơ và PCBs trong các phân đoạn chiết được xác định trên máy sắc ký khí với đầu dò bắt giữ điện tử (sau đây gọi tắt là ECD). 4. Thiết bị, dụng cụ, hoá chất, dung dịch chuẩn và dung dịch thử 4.1 Thiết bị và dụng cụ 4.1.1 Cột sắc ký thủy tinh (có van khoá), kích thước L x ID là 500 x 20 mm và 500 x 8mm. 4.1.2 Hệ thống cô quay chân không.
  • 7. Nhóm 9 4.1.3 Hệ thống chiết mẫu soxhlet. 4.1.4 Máy nghiền đồng thể tốc độ 10000 vòng/phút. 4.1.5 Máy lắc 4.1.6 Tủ sấy 4.1.7 Lò nung 4.1.8 Cân phân tích có độ chính xác 0,0001g.
  • 8. Nhóm 9 4.1.9 Cột mao quản (cho máy GC): loại SPBTM - SUPELCO, kích thước L x ID = 30 m x 0,32mm hoặc tương đương. 4.1.10 Máy sắc ký khí với đầu dò ECD. 4.1.11 Hệ ống soxhlet: các ống soxhlet được làm sạch bằng cách chưng cất với pentan hay diclormetan trên hệ thống soxhlet trong 4 giờ. 4.1.12 Cối sứ. 4.1.13 Bể siêu âm 4.1.14 Bình thuỷ tinh, bình tam giác dung tích 50ml. 4.2 Hoá chất
  • 9. Nhóm 9 4.2.1 Ete đietyl loại dùng cho HPLC. 4.2.2 Pentan loại dùng cho HPLC. 4.2.3 Sulfat natri khan tinh khiết được làm sạch bằng điclometan trên hệ thống soxhlet, sau đó nung ở nhiệt độ 5000C trong 4 giờ và giữ trong chai thuỷ tinh. 4.2.4 Isooctan loại dùng cho HPLC. 4.2.5 Khí mang: Heli (loại dùng cho GC). 4.2.6 Florisil cỡ hạt từ 60 đến100 mesh được làm sạch bằng hệ thống soxhlet và nung ở nhiệt độ 4500C trong 18 giờ, sau đó cho vào chai thuỷ tinh được phủ bằng giấy nhôm và được giữ ở nhiệt độ 1200C trong tủ sấy. 4.2.7 Florisil được hoạt hoá: lấy một lượng florisil (4.2.6) từ tủ sấy đổ trực tiếp qua phễu vào một bình đáy tròn (erlenmeye) có nút nhám. Thêm vào bình 3 % nước theo tỷ lệ trọng lượng (w/w), sau đó lắc hỗn hợp khoảng 30 phút bằng máy lắc và để yên khoảng 1 giờ trước khi sử dụng. 4.2.8 Bông thuỷ tinh được làm sạch bằng pentan hay điclometan trên hệ thống soxhlet và để khô trên miếng giấy nhôm đặt trong tủ hút. 4.2.9 Cát sạch được nung ở nhiệt độ 5000C trong 3 giờ, để cho nguội trên giấy nhôm sau đó giữ trong chai có nắp vặn. 4.2.10 Silicagel cỡ hạt từ 70 đến 140 mesh. 4.2.11 Silicagel đã được hoạt hoá: lấy silicagel (4.2.10), rửa sạch bằng điclometan rồi cho vào trong chén sứ và để trong tủ sấy ở nhiệt độ 1200C trong vòng 12 giờ. Sau đó, dùng giấy thiếc bọc kín miệng chén sứ và để lại vào tủ sấy ở nhiệt độ 1200C trước khi sử dụng. 4.3 Dung dịch chuẩn và dung dịch thử 4.3.1 Dung dịch rửa giải: hỗn hợp dung dịch điclometan và pentan (4.2.2) theo tỷ lệ về thể tích là 2:8, được pha trước khi sử dụng. 4.3.2 Chuẩn bị các dung dịch chuẩn thuốc trừ sâu gốc clo và PCBs trong isooctan có nồng độ: 0,0µg/l; 2,5µg/l; 5µg/l; 10,0µg/l; 20,0µg/l từ các ống chuẩn. Tuỳ theo nồng độ thuốc trừ sâu có trong ống chuẩn, dùng bình định mức và lượng isooctan thích hợp. 4.3.3 Dung dịch chuẩn thu hồi: pha các chuẩn của CB3, CB198 vàd-HCH trong dung môi isooctan để có hàm lượng là: 2,0µg CB3/g isooctan; 0,2µg CB198/ g isooctan và 0,2µg δ-HCH/g isooctan.
  • 10. Nhóm 9 4.3.4 Dung dịch chuẩn kiểm tra: pha chính xác hỗn hợp dung dịch chuẩn kiểm tra gồm p,p DDE và p,p DDT trong isooctan với hàm lượng của mỗi chất trong khoảng từ 5 đến 20ng/ml isooctan. 5. Phương pháp tiến hành 5.1 Xác định hàm lượng chất béo trong mẫu thử 5.1.1 Nghiền đều 250,0g mẫu thủy sản trên máy nghiền đồng thể (4.1.4). Dùng cân phân tích (4.1.8) cân chính xác 10,0g mẫu (m) đã nghiền cho vào trong ống soxhlet sạch (4.1.11) được phủ bằng bông thuỷ tinh (4.2.8). Chiết mẫu với 150,0ml pentan trong 3 giờ trên hệ thống chiết mẫu soxhlet (4.1.3). 5.1.2 Cô đặc dịch chiết trên máy cô quay chân không (4.1.2) đến khoảng 20ml. Sau đó, cô tiếp ở chế độ chân không cho đến khi chỉ còn khoảng 1,0ml. 5.1.3 Chuyển dịch đã cô vào một chén cân đã biết trước khối lượng, dùng giấy nhôm phủ lên chén cân rồi để qua đêm trong tủ hút. Sau đó, chén cân được làm khô đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ 700C trong tủ sấy (sự thay đổi của chén cân không vượt quá 0,0005g) rồi để nguội tới nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm. Phần thu được đem cân là lượng chất béo có trong mẫu. 5.2 Chuẩn bị mẫu thử 5.2.1 Cân chính xác 10,0g mẫu (m) đã nghiền cho vào cối sứ (nếu lượng chất béo trong 10,0g mẫu lớn hơn 0,8g thì giảm lượng mẫu để đảm bảo có tối đa 0,8g chất béo trong lượng mẫu đem thử nghiệm). Thêm 10,0g cát sạch (4.2.9) và 4,0g sunfat natri khan (4.2.3) rồi nghiền đều bằng cối sứ (4.1.12). Hỗn hợp được đưa vào trong ống soxhlet sạch (4.1.11), được phủ bằng bông thuỷ tinh (4.2.8). Sau đó, hỗn hợp được chiết với 150,0ml pentan trong 3 giờ trên hệ thống chiết mẫu soxhlet (4.1.3). 5.2.2 Nếu mẫu chứa nước, sản phẩm chiết phải được lọc qua sunfat natri khan rồi được rửa lại bằng 25,0ml pentan. Sản phẩm chiết được cô đặc trên máy cô quay chân không (4.1.2) đến khoảng 20ml. Sau đó, cô tiếp với chế độ chân không ở nhiệt độ 40oC cho đến khi chỉ còn khoảng 1,0ml. Thêm vào dịch thu được 2,0ml isooctane rồi làm sạch dịch chiết theo qui định tại Ðiều 5.5. 5.3 Chuẩn bị mẫu trắng
  • 11. Nhóm 9 Mẫu trắng được định nghĩa là mẫu thủy sản đã được xác định không có thuốc trừ sâu gốc clo hữu cơ và PCBs. Tiến hành chuẩn bị mẫu trắng giống như chuẩn bị với mẫu thử theo qui định tại Ðiều 5.2. 5.4 Chuẩn bị mẫu để xác định độ thu hồi Thêm 2,0ml dung dịch chuẩn có hàm lượng 5,0µg/l (4.3.2) vào 10,0g mẫu trắng. Ðồng nhất mẫu bằng máy nghiền đồng thể (4.1.4). Tiến hành chuẩn bị mẫu giống như chuẩn bị với mẫu thử theo qui định tại Ðiều 5.2. 5.5 Làm sạch dịch chiết 5.5.1 Chuẩn bị cột 5.5.1.1 Cân 25,0g florisil đã hoạt hoá rồi cho vào cốc thuỷ tinh có mỏ chứa 50,0ml dung môi pentan (4.2.2). Sau đó rót từ từ dung dịch vào trong cột sắc ký thuỷ tinh (4.1.1) đã khoá van và nhồi một ít bông thuỷ tinh (4.2.8) dưới đáy cột. 5.5.1.2 Ðể yên cột cho lắng, sau đó tháo van để rút dung môi pentan ra khỏi cột cho đến khi mức dung môi trong cột cao hơn mức florisil khoảng 1,0cm. Thêm một ít bông thủy tinh lên phía trên lớp florisil để tránh xáo trộn tinh thể khi có dòng dung dịch đổ vào. 5.5.2 Làm sạch dịch chiết 5.5.2.1 Chuyển các dung dịch thu được ở Ðiều 5.2.2, Ðiều 5.3 và Ðiều 5.4 vào các cột sắc ký đã chuẩn bị (5.5.1). 5.5.2.2 Cho tiếp 3 lần, mỗi lần 3,0ml dung dịch rửa giải (4.3.1). Ðiều chỉnh khoá để tốc độ rửa giải đạt từ 4 đến 5ml/phút. Chú thích: không được để khô cột trong tất cả các bước của qui trình. 5.5.2.3 Thu toàn bộ dịch chiết đi qua cột vào một bình thuỷ tinh đáy tròn của máy cô quay chân không (4.1.2). Tiến hành cô dung dịch thu được cho đến khi chỉ còn khoảng 1,0ml. Bổ sung thêm 1,0ml isooctan vào trong bình rồi lắc đều để hoà tan hết cặn bám trên thành bình. Làm bay hơi từ từ bằng dòng khí nitơ cho tới khi dịch khô hoàn toàn. 5.5.2.4 Thêm chính xác 2,0ml isooctan rồi lắc đều để hoà tan cặn. 5.6 Phân tách thuốc trừ sâu gốc clo và PCBs 5.6.1 Chuẩn bị cột
  • 12. Nhóm 9 5.6.1.1 Cân chính xác 7,0g silicagel đã được hoạt hoá (4.2.11) vào trong bình định mức tam giác dung tích 50ml (4.1.14). Sau đó, cho thêm khoảng 25,0ml pentan, lắc đều rồi để cho lắng. Ðổ hỗn hợp này vào trong cột sắc ký thuỷ tinh kích thước L x ID là 500 x 8mm (4.1.1) đã nhồi một ít bông thuỷ tinh (4.2.8) dưới đáy cột. Chú thích: trong quá trình nhồi cột phải luôn giữ mức pentan trong cột cao hơn phần silicagel trong cột. 5.6.1.2 Ðể yên cho silicagel lắng xuống rồi bổ sung một lượng tinh thể sulfat natri (4.2.3) vào trong cột với chiều cao khoảng 2cm. Mở khoá để tháo bớt pentan trong cột đến khi mức pentan ngang bằng với mặt trên của phần tinh thể sulfat natri. 5.6.2 Kiểm tra cột tách chiết silicagel và dung môi pentan 5.6.2.1 Lấy chính xác 2,0ml dung dịch chuẩn kiểm tra (4.3.4) cho qua cột silicagel đã chuẩn bị (5.6.1). Ðiều chỉnh khoá để tốc độ chảy khoảng 40 giọt/giây. Sau đó, cho từ từ 100,0ml pentan qua cột. Thu lần lượt các dung dịch chiết chảy qua cột vào trong 9 bình thuỷ tinh (4.1.14). Bình thứ nhất (ký hiệu là E 1) thu 60,0ml đầu, các bình tiếp theo (ký hiệu từ E2 đến E9) mỗi bình thu lần lượt khoảng 5,0ml dịch chiết. 5.6.2.2 Cô quay các dung dịch trong 9 bình nói trên bằng máy cô quay chân không (4.1.2) cho đến khi còn khoảng 1,0ml. Tiến hành phân tích trên máy sắc ký khí (GC-ECD) theo qui định tại Ðiều 5.6.3.2, Ðiều 5.6.3.3 và Ðiều 5.7. Tính hàm lượng của p,p'-DDE và p,p'-DDT tương ứng của mỗi bình theo công thức nêu tại Ðiều 6. 5.6.2.3 Xác định thể tích pentan cần thiết để thu được dung dịch rửa giải A (ký hiệu là X), bằng công thức sau: X (ml) = E1 + E2 ... + En-1 Trong đó: - E là thể tích dung dịch rửa giải thu vào bình có số thứ tự tương ứng, tính bằng ml. - n là số thứ tự của bình mà tại đó không còn phát hiện p,p'-DDE
  • 13. Nhóm 9 5.6.2.4 Giá trị X chỉ đúng với cùng một lô silicagel và pentan. Thông thường giá trị X nằm trong khoảng từ 60 đến 90ml. Nếu hai hợp chất trong mẫu kiểm tra không thể phân tách được thì bổ sung thêm nước khoảng từ 1 đến 2% về khối lượng vào silicagel trong cột rồi tiến hành lặp lại các bước kiểm tra qui định tại Ðiều 5.6.2. 5.6.3 Phân tách các dẫn xuất của PCB và thuốc trừ sâu gốc clo hữu cơ 5.6.3.1 Cho toàn bộ dịch chiết đã làm sạch (5.5.2) qua cột silicagel đã chuẩn bị (5.6.1). Ðiều chỉnh khoá để tốc độ chảy khoảng 40 giọt/giây. Cho từ từ X ml pentan (xác định tại Ðiều 5.6.2) qua cột thu được dung dịch rửa giải A. Sau đó, cho tiếp 100,0ml hỗn hợp ete đietyl và pentan theo tỉ lệ về thể tích là 1:9 đi qua cột thu được dung dịch rửa giải B. Sử dụng 2 bình chứa khàc nhau để hứng riêng 2 dung dịch A và B. 5.6.3.2 Thêm 1,0ml isooctan vào các dung dịch rửa giải A, B. Dung dịch thu được được cô quay bằng máy cô quay chân không (4.1.2) cho đến khi còn khoảng 25,0ml. Sau đó tiếp tục được cô cho đến dung dịch khô hoàn toàn. 5.6.3.3 Thêm chính xác 2ml isooctan (v) và đem phân tích trên máy GC. Chú thích: không được để khô cột trong tất cả các bước của qui trình. 5.7 Tiến hành phân tích trên GC 5.7.1 Ðiều kiện phân tích a. Máy sắc ký khí sử dụng đầu dò ECD, có khả năng chia dòng, có thể tuỳ chọn chế độ bơm tự động. b. Chế độ nhiệt của hệ thống GC: Nhiệt độ của buồng tiêm là 250 0C; nhiệt độ đầu dò là 3000C. Chương trình nhiệt độ (mô tả chi tiết trong Biểu đồ 1) cụ thể là: - Duy trì ở nhiệt độ 1500C trong 1 phút. - Tăng nhiệt độ 20C/phút lên tới nhiệt độ 2200C. - Tăng nhiệt độ 200C/phút lên tới nhiệt độ 2400C. - Duy trì ở nhiệt độ 2400C trong 13 phút. - Tổng thời gian là 51 phút. c. Cột sắc ký
  • 14. Nhóm 9 Cột mao quản không phân cực trung bình SPB -1TM - SUPELCO (cột methylsilicon có khả năng tách thuốc trừ sâu theo nhiệt độ sôi), nhiệt độ tối đa 3600C, chiều dài 30m, bán kính trong 0,32mm, bán kính ngoài 0,50mm, chiều dài lớp phủ 0,25µm. d. Khí - Khí mang: Heliáp suất khí 70kpa. - Khí làm sạch: Nitơ 99, 9999%. - Chế độ chia dòng: 1:10. 5.7.2 Tiến hành phân tích 5.7.2.1 Tiêm các dung dịch chuẩn (4.3.2) vào máy GC theo thứ tự từ nồng độ thấp đến cao. Mỗi dung dịch tiêm 2 lần, tính diện tích pic trung bình. Dựng đường chuẩn biểu thị mối quan hệ giữa các diện tích pic thu được và nồng độ từng loại thuốc trừ sâu theo quan hệ tuyến tính bậc 1 (phương trình y = ax + b). 5.7.2.2 Tiêm dung dịch mẫu thử, dung dịch mẫu trắng, dung dịch mẫu để xác định độ thu vào hệ thống GC. Mỗi dung dịch mẫu tiêm 2 lần. Tính giá trị trung bình. 5.8 Yêu cầu về độ tin cậy của phép phân tích 5.8.1 Ðộ lặp lại của 2 lần tiêm Ðộ lệch chuẩn (CVS) tính theo diện tích píc sắc ký của 2 lần tiêm cùng một dung dịch chuẩn phải nhỏ hơn 0,5%. 5.8.2 Ðộ thu hồi (R) Ðộ thu hồi được xác định bằng cách sử dụng 10 mẫu có cùng một lượng dung dịch chuẩn đã biết hàm lượng chính xác. Ðộ thu hồi tính được phải trong khoảng từ 85% đến 115 %, độ thu hồi trung bình phải lớn hơn 90 %. 5.8.3 Ðường chuẩn phải có độ tuyến tính tốt, hệ số tương quan quy hồi tuyến tính (R2) phải lớn hơn hoặc bằng 0,99. 6. Tính kết quả
  • 15. Nhóm 9 Hàm lượng từng loại thuốc trừ sâu có trong mẫu được tính trên cơ sở đường chuẩn thu được ở (5.7.2.1). Với đường chuẩn ở dạng y = ax + b, hàm lượng từng loại thuốc trừ sâu có trong mẫu được tính theo công thức sau: (Y - b) C (µg/kg) = ------------ x F a Trong đó: - C là nồng độ từng loại thuốc trừ sâu có trong mẫu, tính theo µg/kg. - Y là hiệu số giữa diện tích pic của dịch chiết và diện tích pic có trong mẫu trắng tiêm vào GC, tính theo đơn vị diện tích. - a, b là các thông số của đường chuẩn y = ax + b, được xác định theo Ðiều 5.7.2.1. - F là hệ số pha loãng mẫu và có giá trị bằng tỉ số giữa thể tích dịch chiết thu được sau khi làm sạch (5.6.3.3) và khối lượng mẫu m (5.2.1) sử dụng.
  • 16. Nhóm 9 ∗ Tài liệu tham khảo: - Thư viện pháp luật - Yeumoitruong.com - http://www.sge.com/support/training/fast-gc-analysis/pcb-analysis