SlideShare a Scribd company logo
Hà Nội - 2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG
SO SÁNH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ VÀ
ĐẢNG CỘNG HÒA TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊMỸ
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY
NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
Hà Nội - 2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG
SO SÁNH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ VÀ
ĐẢNG CỘNG HÒA TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊMỸ
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY
Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 60 31 02 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Thiết Sơn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết
quả trong luận văn này là trung thực, chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về những kết quả nghiên cứu trong
công trình này.
Học viên
Nguyễn Thị Huyền Trang
LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn
chân thành nhất đến Thầy hướng dẫn - GS. TS. Nguyễn Thiết Sơn - người đã
tận tình hướng dẫn, theo sát quá trình nghiên cứu của tôi, đưa ra những gợi ý,
lời khuyên xác đáng để tôi hoàn thành Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các Thầy, Cô Phòng sau Đại học và
giảng viên Khoa Khoa học chính trị, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn anh, chị, em học viên lớp Cao học Chính trị học
khóa 2013 – 2015 đã ủng hộ, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và hoàn
thành luận văn.
Cuối cùng, tôi muốn dành lời cảm ơn đến Lãnh đạo, đồng nghiệp
trường Đại học Đại Nam – nơi tôi đang làm việc; cảm ơn gia đình, người thân
và bạn bè đã luôn ở bên ủng hộ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất
cho tôi thực hiện luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12/2015
Học viên
Nguyễn Thị Huyền Trang
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài........................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
6. Dự kiến đóng góp của đề tài.......................................................................... 6
7. Kết cấu của đề tài .......................................................................................... 6
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẢNG PHÁI TRONG HỆ THỐNG
CHÍNH TRỊ MỸ ............................................................................................. 7
1.1. Một số khái niệm cơ bản.......................................................................... 7
1.1.1. Hệ thống chính trị Mỹ ............................................................................. 7
1.1.2. Đảng chính trị ....................................................................................... 15
1.1.3. Đảng cầm quyền.................................................................................... 18
1.2.Quá trình hình thành và phát triển của Đảng phái chính trị Mỹ.............. 18
1.2.1. Sự hình thành của hệ thống đa đảng ở Mỹ............................................ 18
1.2.2. Các giai đoạn phát triển của Đảng chính trị........................................ 21
1.3. Cơ cấu tổ chức của Đảng chính trị Mỹ .................................................... 28
1.3.1. Đảng cấp quốc gia (Đảng chính trị toàn quốc).................................... 30
1.3.2. Đảng cấp bang ...................................................................................... 32
1.3.3. Đảng cấp địa phương............................................................................ 33
Tiểu kết chƣơng 1.......................................................................................... 35
Chƣơng 2. HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ VÀ ĐẢNG CỘNG
HÒA TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY .................................................................. 37
2.1. Hoạt động bầu cử ................................................................................... 37
2.1.1. Vài nét về bầu cử ở Mỹ.......................................................................... 37
2.1.2. Cuộc tranh cử của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa......................... 41
2.2. Hoạt động kinh tế - xã hội ..................................................................... 46
2.3. Về hoạt động an ninh quân sự .............................................................. 51
2.4. Cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố của hai Đảng sau sự kiện
11/9/2001......................................................................................................... 54
2.4.1. Cuộc chiến chống khủng bố dưới chính quyền Tổng thống George W.
Bush (2001 đến 2009) ..................................................................................... 55
2.4.2. Cuộc chiến chống khủng bố dưới chính quyền Tổng thống Barack
Obama (2009 – đến nay)................................................................................. 61
2.5.ChínhsáchcủahaiĐảngđốivớikhuvựcChâuÁ– TháiBìnhDƣơng..........65
Tiểu kết chƣơng 2.......................................................................................... 70
Chƣơng 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG DÂN
CHỦ VÀ ĐẢNG CỘNG HÒA ..................................................................... 71
3.1. Nguyên tắc hoạt động của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa ........... 71
3.1.1. Nguyên tắc dân chủ............................................................................... 71
3.1.2. Nguyên tắc theo đa số ........................................................................... 73
3.1.3. Nguyên tắc phi tập trung....................................................................... 73
3.2. Học thuyết của George W. Bush và Barack Obama........................... 74
3.2.1. Học thuyết Bush .................................................................................... 75
3.2.2. Học thuyết Obama................................................................................. 79
3.3. Triển vọng bầu cử năm 2016 của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng
hòa 82
Tiểu kết chƣơng 3.......................................................................................... 93
KẾT LUẬN.................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 98
DANH MỤC VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT
CHDCND
Democratic People's
Republic
Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân
CA –TBD
Asia - Pacific Châu Á – Thái Bình
Dương
DR-CAFTA
Dominican Republic-Central
American Free Trade
Agreement
Hiệp định Thương mại Tự
do Trung Mỹ Cộng hòa
Dominican
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
ISAF
The International Security
Assistance Force
Lực lượng hỗ trợ an ninh
quốc tế
YSE
New York Stock Exchange Thị trường chứng khoán
New York
NATO
North Atlantic Treaty
Organization
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại
Tây Dương
LHQ
United Nation
Liên hợp quốc
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc dân
EU
European Union
Liên minh Châu Âu
R&D
Research & Development
Nghiên cứ và phát triển
TPP Trans – Pacific Partnership
Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dương
WB World Bank Ngân hàng thế giới
USD United States Dollar Đô la Mỹ
WMD Weapon of mass destruction Vũ khí hủy diệt hàng loạt
WTC World Trade Center
Trung tâm thương mại thế
giới
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước Mỹ là một trong những quốc gia xuất hiện muộn, lịch sử hình
thành và phát triển không dài - hơn 200 năm. Tuy nhiên, nước Mỹ đã vươn
lên và trở thành cường quốc số một, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nước
trên thế giới. Là một quốc gia đa dạng về chủng tộc, có nhiều đảng chính trị
khác nhau, nhưng từ khi Đảng chính trị được ra đời tại Mỹ cho đến nay, chỉ
có hai đảng lớn là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa thay nhau cầm quyền,
giữ vai trò quan trọng trên chính trường nước Mỹ. Và trong hoạt động bầu cử
Tổng thống, cũng chỉ có hai đảng này giành được chiến thắng. Các ứng cử
viên trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng chủ yếu đều thuộc hai đảng lớn, dù
đảng thứ ba có xuất hiện trong các cuộc bầu cử Tổng thống, thì đảng này cũng
chưa bao giờ giành được chiến thắng. Mỗi đảng khi đưa người ra ứng cử với
một đường lối, chiến lược và quan điểm điều hành nước Mỹ khác nhau nhưng
đều tuân theo một nguyên tắc hoạt động chung của đảng phái trong hệ thống
chính trị, nhằm đạt mục tiêu duy trì vị thế lãnh đạo thế giới của Mỹ, duy trì
hình ảnh một cường quốc quan trọng và giàu có nhất trên hành tinh.
Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao một quốc gia dân chủ, đa dạng như Hoa
Kỳ lại duy trì tình trạng chỉ có hai đảng chủ chốt thay nhau cầm quyền? Yếu
tố nào chi phối sự tồn tại, phát triển bền vững và ảnh hưởng mạnh mẽ từ trước
đến nay của các đảng cầm quyền? Trong nhiệm kỳ của mình, các Tổng thống –
thuộc Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa, đã đưa ra những chính sách, phương
thức hoạt động riêng, mang đặc trưng, dấu ấn của đảng mình để duy trì sự phát
triển, tăng cường các mối quan hệ quốc tế, mở rộng quan hệ đồng minh.
Bước sang thế kỷ XXI, tình hình thế giới có nhiều thay đổi, tác động
đến nhiều quốc gia và Mỹ cũng không ngoại lệ. Sự kiện khủng bố ngày
11/9/2001 vào nước Mỹ, làm gần 3000 người thuộc khoảng 90 quốc gia thiệt
2
mạng và mất tích, nước Mỹ lâm vào khủng hoảng, thế giới bất ổn. Lúc đó,
nước Mỹ với sự cầm quyền của Tổng thống George W.Bush – Đảng Cộng
hòa đã phát động cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa khủng bố trên phạm vi
toàn thế giới. Trong thời gian từ năm 2001 đến nay (2015), nước Mỹ với sự
cầm quyền của Tổng thống George Bush và Tổng thống Barack Obama
(đương nhiệm) đã đưa ra những chiến lược an ninh quốc gia mới, thực hiện
chống chủ nghĩa khủng bố cực đoan, khôi phục và phát triển kinh tế…, nhằm
đảm bảo cho nước Mỹ có an ninh và thịnh vượng, duy trì được vị thế lãnh đạo
thế giới của mình.
Nước Mỹ đang bước vào mùa bầu cử năm 2016 để bầu ra một Tổng
thống mới, có khả năng lãnh đạo nước Mỹ đương đầu với những thách thức
trong và ngoài nước, đưa nước Mỹ tiếp tục đi lên. Cuộc bầu cử Tổng thống
Mỹ diễn ra vào tháng 11/2016 với các hoạt động tranh cử của ứng viên thuộc
Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa không những ảnh hưởng sâu sắc đến tình
hình chính trị trong nước mà còn thu hút sự quan tâm, tác động mạnh đến
nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu hoạt động của hai
đảng lớn tại Mỹ trong thời điểm hiện nay đang đặt ra yêu cầu ngày càng cấp
bách với giới nghiên cứu Việt Nam.
Nhiều công trình nghiên cứu của các học giả, tác giả trong và ngoài
nước đã chứng minh rằng, chính sách đối nội và đối ngoại của các Tổng thống
Mỹ thuộc Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa có tác động đến nhiều quốc gia
trên thế giới. Mặc dù vấn đề về đảng chính trị tại Mỹ là một vấn đề không
mới nhưng trong sự biến đổi của bối cảnh an ninh – chính trị nước Mỹ sau vụ
khủng bố 11/9 và hậu quả mà nó để lại cho Mỹ thì đó thực sự là một trong
những vấn đề quốc tế nổi bật.
Việc tìm hiểu, nghiên cứu hoạt động và vai trò của Đảng Dân chủ và
Đảng Cộng hòa là vấn đề quan trọng, để hiểu rõ hơn về tầm ảnh hưởng của
hai đảng với Mỹ, cũng như thế giới và trong quan hệ Việt – Mỹ ngày nay,
3
nhất là đối với việc tăng cường hơn nữa quan hệ ngày càng mở rộng giữa hai
nước. Tuy nhiên, từ năm 2001 đến nay, các nghiên cứu hầu như chưa đề cập
sâu đến việc so sánh hoạt động của hai đảng chính trị lớn ở Mỹ. Chính vì vậy,
việc nghiên cứu vấn đề trở nên cấp thiết hiện nay, và tác giả đã mạnh dạn
chọn đề tài: “So sánh hoạt động của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa
trong hệ thống chính trị Mỹ từ năm 2001 đến nay” để làm Luận văn Thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hoạt động của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa từ trước tới nay vẫn
luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm và nghiên cứu của các học giả trong và
ngoài nước. Có nhiều công trình nghiên cứu về chính sách, hoạt động của hai
đảng cầm quyền ở Mỹ, nhưng những công trình đó do xuất phát từ những
quan điểm nghiên cứu khác nhau, nên kết quả nghiên cứu ít nhiều có quan
điểm khác nhau.
Trước tiên phải kể đến Cuốn “Hệ thống chính trị Mỹ” do TS.Vũ Đăng
Hinh chủ biên (NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2001). Tác giả đã trình bày
chi tiết về lịch sử hình thành, các nguyên tắc hoạt động, đến các thiết chế, thể
chế chính trị; các đảng phái chính trị, những nhóm lợi ích trong hệ thống
chính trị Mỹ và các hoạt động chính trị. Tác giả đã có cách tiếp cận mới để đi
đến việc nghiên cứu hệ thống chính trị một cách toàn diện, từ thể chế, đến
thiết chế.
Cuốn “Nước Mỹ những năm đầu thế kỷ XXI” của tác giả Nguyễn Thiết
Sơn (NXB Khoa học Xã hội Hà Nội, 2002) đã đề cập rõ về khả năng và
những chính sách của nước Mỹ về quân sự, kinh tế ngoại giao… nhằm bảo vệ
quyền thống trị của Mỹ.
Cuốn “Logic chính trị Mỹ” của Samuel Kernell và Gary C. Jacobson
(NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007). Đây là một cuốn giáo trình về chính
quyền Mỹ được nghiên cứu và trình bày công phu, chặt chẽ, phác họa toàn bộ
cấu trúc của hệ thống chính trị Mỹ. Trong Chương 12 về “Đảng chính trị Mỹ”,
4
tác giả giải thích một cách cặn kẽ, chi tiết về nguyên nhân và tại sao đảng phái
được hình thành; nêu ra sự phát triển và biến đổi của hệ thống đảng phái…
Cuốn “Hệ thống chính trị Anh, Pháp, Mỹ” (mô hình tổ chức và hoạt
động) do GS.TS. Nguyễn Văn Huyên chủ biên (NXB Lý luận chính trị, Hà
Nội, 2007). Tác giả đã tập trung nghiên cứu về quá trình hình thành, mô hình
tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Anh, Pháp, Mỹ. Đánh giá ưu,
nhược điểm, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị Anh, Pháp,
Mỹ. Đặc biệt, tác giả đã phân tích và nêu ra những giá trị tham khảo cho việc
đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay.
“Một số vấn đề về Đảng cầm quyền và đảng đối lập trong đời sống
chính trị Hoa Kỳ” của tác giả Nguyễn Thị Hạnh (NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội, 2012). Trong tác phẩm này, tác giả đã giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ
về các vấn đề của đảng cầm quyền và đảng đối lập trong đời sống chính trị
Hoa Kỳ. Đặc biệt, tác giả đã có những đánh giá phù hợp về đảng cầm quyền
và đảng đối lập, từ đó nhận định về tính bền vững của hệ thống hai đảng chủ
yếu thay nhau cầm quyền tại Hoa Kỳ.
Ngoài ra các bài viết: “Tìm hiểu vai trò và phương thức lãnh đạo của
Đảng cầm quyền ở Mỹ” (Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 11/2007, tr. 3-19, số
12/2007, tr. 3-17) và bài viết“Chính sách và vai trò của Mỹ ở khu vực Châu Á
– Thái Bình Dương” (Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 1/2005, tr. 3-11) của tác
giả Nguyễn Thiết Sơn; “Chính sách đối ngoại Mỹ trong những năm cuối
nhiệm kỳ của Tổng thống Geogre W. Bush” (Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số
2/2007, tr. 21-32) của Nguyễn Thái Yên Hương; bài viết “Sự hình thành của
hệ thống lưỡng đảng trong nền chính trị Hoa Kỳ” của tác giả Lê Lan Anh
(Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, tháng 8/2005) và bài viết của nhiều tác giả khác
đăng trên Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế với các
nội dung chủ yếu tập trung vào phân tích hoạt động, việc điều chỉnh chiến
lược, chính sách của nước Mỹ dưới chính quyền Tổng thống G. Bush và Tổng
thống B. Obama.
5
Những công trình trên đây đã trình bày sâu sắc và khá toàn diện về
đảng phái ở Mỹ, cho chúng ta thấy được những nét cơ bản của quá trình hình
thành, phát triển, vai trò và tác động của các đảng chính trị Mỹ trong đời sống
xã hội Mỹ. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều vấn đề cần được lý giải và nghiên cứu cụ
thể hơn, cập nhật hơn về hệ thống đảng phái ở Mỹ, nhằm làm sáng tỏ hơn bản
chất, vai trò, ý nghĩa của các đảng chính trị trong đời sống xã hội Mỹ hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài Luận văn có mục đích nghiên cứu là so sánh hoạt động của Đảng
Cộng hòa và Đảng Dân chủ ở Mỹ từ 2001 đến nay trong một số lĩnh vực như:
bầu cử, kinh tế xã hội, an ninh quân sự, cuộc chiến chống khủng bố và chính
sách “xoay trục” sang Châu Á – Thái Bình Dương dưới thời Tổng thống Bush
và Tổng thống Obama. Từ đó tìm ra sự giống và khác nhau trong mô hình
hoạt động của hai đảng trong hệ thống chính trị Mỹ.
Để đạt được mục đích đó, Luận văn có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu, tìm hiểu và làm rõ khái niệm, bộ phận cấu thành của hệ
thống chính trị, hệ thống đảng phái chính trị trong hệ thống chính trị Mỹ.
- Nghiên cứu các khái niệm về đảng chính trị, đảng cầm quyền; quá
trình hình thành và các giai đoạn phát triển của đảng chính trị ở Mỹ cho đến nay.
- Trọng tâm nghiên cứu là về hoạt động của hai đảng lớn: Đảng Dân
chủ và Đảng Cộng hòa trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay, dưới thời hai
Tổng thống George Walker Bush của Đảng Cộng hòa và Tổng thống Barack
Obama của Đảng Dân chủ.
- Đưa ra một số nhận xét về hoạt động của Đảng Cộng hòa và Đảng
Dân chủ để hiểu rõ hơn bản chất và vai trò của hai đảng đó.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Nghiên cứu, so sánh hoạt động của Đảng Cộng hòa và Đảng
Dân chủ trong hệ thống chính trị Mỹ từ 2001 đến nay.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề liên
quan đến hoạt động của hai đảng lớn tại Mỹ từ năm 2001 đến nay (Mốc thời
gian hiện tại là đến năm 2015).
6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử được áp dụng trong đề tài luận văn, đề tài sử dụng
các phương pháp nghiên cứu của khoa học chính trị, phương pháp so sánh,
phương pháp nghiên cứu lịch sử, các phương pháp thu thập tài liệu, phân tích
và tổng hợp. Lấy phương pháp so sánh làm phương pháp nghiên cứu chính
của Luận văn.
6. Dự kiến đóng góp của đề tài
- So sánh hoạt động của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa từ năm
2001 đến nay, trong hoạt động bầu cử, kinh tế xã hội, an ninh quân sự, cuộc
chiến chống chủ nghĩa khủng bố và sự điều chỉnh chính sách hướng về Châu
Á – Thái Bình Dương dưới thời Tổng thống George Wakler Bush (2001-
2009) và Tổng thống Barack Obama (2009 – 2016), nhằm hiểu rõ hơn về
quan điểm, chính sách điều hành chính quyền của Tổng thống G. Bush và
Tổng thống B. Obama.
- Đề tài nêu rõ quá trình hình thành, phát triển hệ thống lưỡng đảng
trong hệ thống chính trị Mỹ và các giai đoạn cầm quyền của Đảng Dân chủ
và Đảng Cộng hòa. Từ đó, nêu ra sự khác biệt trong hoạt động của hai đảng
từ năm 2001 đến nay.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội
dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về đảng phái trong hệ thống chính trị Mỹ
Chương 2: Hoạt động của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa từ năm
2001 đến nay
Chương 3: Một số nhận xét về hoạt động của Đảng Dân chủ và
Đảng Cộng hòa
7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẢNG PHÁI TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ MỸ
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Hệ thống chính trị Mỹ
Năm 1768, cuộc đấu tranh giành độc lập của Mỹ dưới sự lãnh đạo của
George Washington bắt đầu. Năm 1776, Đại hội Lục địa tại Philadenphia đã
thông qua bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ, tuyên bố thành lập nhà nước Liên
bang gồm 13 bang đầu tiên. Vào giai đoạn này, cơ cấu liên bang còn rất lỏng
lẻo, chỉ là một hợp bang, hay một liên minh hữu nghị giữa các bang được
thành lập. Trung tâm của liên minh này là Quốc hội một viện, được gọi là Đại
hội hợp bang. Mỗi bang có một phiếu, không phụ thuộc vào quy mô của bang.
Các hoạt động quan trọng đều phải cần đến sự đồng thuận của ít nhất 9 bang
và đối với các nội dung trong điều khoản liên bang phải do cả 13 bang đồng ý
[15, 227]. Hợp bang không có cơ quan hành pháp và hệ thống tòa án, Quốc
hội không có khả năng đánh thuế, mà chỉ được yêu cầu các bang hỗ trợ ngân
quỹ. Mỗi bang vẫn giữ chủ quyền, tự do và độc lập. Quốc hội cũng không có
quyền hạn trực tiếp nào đối với các công dân.
Đứng trước những vấn đề đó, mùa hè năm 1787, một Hội nghị lập hiến
được triệu tập với sự tham dự của các đại biểu của 13 bang để soạn thảo Hiến
pháp mới cho nước Mỹ, đến tháng 6 – 1788, sau khi đã có tối thiểu 9 chữ ký,
Hiến pháp mới chính thức có hiệu lực. Đây cũng là thời điểm chính thức đánh
dấu sự ra đời của hệ thống chính trị Mỹ.
Hệ thống chính trị Mỹ hiện nay gồm hai bộ phận cấu thành chính là thể
chế và thiết chế. Thể chế gồm các loại định chế như: Hiến pháp, pháp luật và
cá quy định hành chính trong đó Hiến pháp là định chế quan trọng nhất. Hiến
pháp có vị trí quan trọng số một trong các loại hình định chế vì nó là văn bản
pháp lý chứa đựng những thỏa thuận chung nhất giữa các lực lượng chính trị,
những thỏa thuận này được coi như những nguyên tắc để xây dựng lên toàn
8
bộ hệ thống chính trị Liên bang Mỹ. Thiết chế gồm hai bộ phận: thiết chế
chính thức, đó là bộ máy công quyền và thiết chế phi chính thức, đó là các
đảng phái chính trị, các nhóm lợi ích, các phong trào chính trị…
Theo Hiến pháp, Nhà nước Liên bang Hoa kỳ gồm 3 bộ phận: lập pháp,
hành pháp và tư pháp. Mỗi bộ phận có chức năng và quyền hạn độc lập với
nhau. Hệ thống chính trị của Mỹ hiện nay có nhiều điểm khác biệt so với thời
kỳ mới hình thành nước Mỹ, tuy nhiên, những nguyên tắc cơ bản, những bộ
phận cấu thành chủ yếu được hình thành từ khi lập nước vẫn còn tồn tại cho
tới ngày nay.
 Ngành lập pháp
Trong hệ thống chính trị Mỹ, ngành lập pháp có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc xây dựng thể chế để quản lý xã hội và kiềm chế - đối trọng
với các thiết chế khác trong hệ thống chính trị. Theo quy định của Hiến pháp
Mỹ, Quốc hội đóng vai trò là trung tâm của hệ thống chính trị, có những
quyền lực rất lớn, như quyền làm ra luật cho toàn quốc, quyền sửa đổi điều
luật, giám sát hoạt động của bộ máy hành pháp, tư pháp và các tổ chức chính
trị khác. Quốc hội Mỹ là một thể chế lưỡng viện, gồm hai nhánh: Thượng
viện và Hạ viện.
+ Thượng viện có quy chế làm việc tự do hơn so với Hạ viện. Quy mô của
Quốc hội Mỹ phát triển theo quy mô phát triển của đất nước. Với quy chế mỗi
bang chỉ có hai thượng nghị sĩ, Quốc hội đầu tiên của Mỹ chỉ có 26 thành viên.
Khi có một bang mới, Thượng viện sẽ tăng thêm 2 thành viên và vì vậy, Thượng
viện Mỹ hiện nay có 100 thượng nghị sĩ được bầu từ 50 bang khác nhau.
Ứng cử viên Thượng viện phải từ 30 tuổi trở lên, là công dân Mỹ ít
nhất 9 năm và là người cư trú tại chính bang mà họ đại diện. Các khu hành
chính trực thuộc không có đại diện tại Thượng viện. Các Thượng nghị sĩ có
nhiệm kỳ 6 năm và được bầu lại bởi cử tri các bang. Cứ hai năm một lần,
Thượng viện tổ chức bầu cử lại 1/3 số thượng nghị sĩ. Về mặt pháp lý, Phó
9
Tổng thống đồng thời là Chủ tịch Thượng viện. Song trên thực tế, điều hành
công việc hàng ngày của Thượng viện là thủ lĩnh phe đa số trong Thượng
viện. Phó Tổng thống chỉ bỏ phiếu khi cần thiết để tránh bế tắc, trong trường
hợp Thượng viện rơi vào tình huống 50/50 về một vấn đề nào đó [57].
+ Hạ viện: So với Thượng viện, Hạ viện có quy mô lớn hơn. Quốc hội
đầu tiên của Mỹ có 67 hạ nghị sĩ. Do dân số tăng lên, quy mô Hạ viện cũng
tăng theo. Năm 1992, Quốc hội đã thông qua một đạo luật quy định số lượng
thành viên cố định của Hạ viện là 435 hạ nghị sĩ [15, 246]. Khác với Thượng
viện, ứng cử viên Hạ viện phải là công dân Mỹ từ 25 tuổi trở lên, đã có 7 năm
mang Quốc tịch Mỹ và là công dân của bang mà họ đại diện trước ngày bầu
cử. Hạ viện có nhiệm kỳ hai năm và các nghị sĩ được bầu lên từ các đơn vị
bầu cử của bang. Số hạ nghị sĩ đại diện cho bang phụ thuộc vào dân số của
bang. Mỗi bang có quyền có tối thiểu một hạ nghị sĩ. Việc phân bổ số hạ nghị
sĩ cho các bang được tiến hành 10 năm một lần dựa trên kết quả điều tra dân
số. Đứng đầu Hạ viện là Chủ tịch Hạ viện. Chủ tịch Hạ viện có thể là người
có thế lực lớn thứ hai trong nền chính trị Mỹ sau Tổng thống. Với tư cách là
người đứng đầu phe đa số, Chủ tịch Hạ viện có vai trò thúc đẩy, hoặc loại bỏ
một số dự luật không có lợi cho đảng của mình.
Cả hai viện đều có quyền quyết định chiến tranh, kiểm soát các lực
lượng vũ trang, đánh thuế, vay tiền, phát hành tiền, điều tiết thương mại, và
ban hành luật cần thiết cho hoạt động của chính quyền. Trong đó, Thượng
viện có đặc quyền cố vấn, thông qua các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước
ngoài và các chức vụ do Tổng thống bổ nhiệm. Ví dụ, Hiệp định Thương mại
Việt Nam – Hoa Kỳ được Chính phủ hai nước ký tháng 7 năm 2000 và đến
tháng 11 năm 2001 mới được Thượng viện Hoa Kỳ thông qua và đến
10/12/2001 mới có hiệu lực thi hành.
Cả Thượng viện và Hạ viện đều có những Uỷ ban riêng của mình. Tuy
nhiên, giữa Thượng viện và Hạ viện có một số uỷ ban phối hợp để xử lý một
10
số công việc chung. Cả Thượng viện và Hạ viện đều có quyền đưa ra văn bản
pháp lý về bất cứ vấn đề gì, trừ các dự luật về thu ngân sách là phải bắt nguồn
từ Hạ viện. Các bang lớn bề ngoài dường như có nhiều ảnh hưởng đối với
công quỹ hơn so với bang nhỏ. Thượng viện có thể không tán thành một dự
luật về thu ngân sách của Hạ viện, hoặc bất kỳ một dự Luật nào liên quan đến
vấn đề này. Trong trường hợp đó, một tiểu ban tham vấn sẽ được thành lập,
gồm các thành viên của cả hai viện, để đi tới một thỏa hiệp có thể chấp nhận
đối với cả hai bên, trước khi dự luật trở thành luật.
Thượng viện có quyền xác nhận sự bổ nhiệm của Tổng thống đối với
các quan chức cấp cao và các đại sứ của chính quyền liên bang, cũng như phê
chuẩn tất cả các hiệp ước với 2/3 số phiếu thuận. Khi đó, hành động không
ủng hộ của Thượng viện sẽ vô hiệu hóa hành động của ngành hành pháp.
Hạ viện có toàn quyền đưa ra lời buộc tội về hành vi bất chính có thể
dẫn tới việc xét xử ở tòa án. Khi ấy, Thượng viện cũng có toàn quyền kiểm tra
những trường hợp luận tội và xác minh xem các quan chức là có tội, hay vô
tội. Các quan chức liên bang sẽ buộc phải rời khỏi cơ quan nhà nước khi bị
phát hiện là phạm tội.
+ Quyền hạn của Quốc hội
Quốc hội là nơi diễn ra các sự thỏa hiệp của các đảng chính trị, do
chính trị quyết định, hay nói một cách khác, hoạt động của nó luôn phụ thuộc
vào từng cơ quan, lực lượng chính trị, mà hai Đảng Dân chủ và Đảng Cộng
hòa đóng vai trò quyết định. Hiến pháp Mỹ trao cho Quốc hội quyền hành rất
lớn, đó là quyền lập pháp, quyền sửa đổi hiến pháp và pháp luật. Điều I, mục
8 của Hiến pháp Hoa Kỳ đã quy định quyền hạn rộng lớn của Quốc hội như
sau [55]:
+ Đánh thuế và thu thuế; vay tiền cho công quỹ; thiết lập các luật lệ và các
quy chế điều chỉnh quan hệ thương mại giữa các bang và với nước ngoài; thiết lập
các quy định thống nhất cho việc nhập tịch của công dân nước ngoài; thiết lập hệ
thống tòa án liên bang; tuyên bố chiến tranh, và một số quyền lực khác…
11
Ngoài ra, hiến pháp cũng có những điều cấm cụ thể đối với những hoạt
động nhất định của Quốc hội. Quốc hội không được phép [55]:
+ Thông qua các luật trong đó lên án ai đó về sự phạm tội, hay hành vi
phạm pháp, mà không thông qua tòa án; Đánh thuế trực thu lên công dân, trừ
trường hợp dựa trên cơ sở một cuộc điều tra dân số đã được tiến hành; Đánh
thuế hàng xuất khẩu từ bất cứ bang nào và nhiều điều cấm khác…
 Ngành hành pháp
Vào thời tất cả các quốc gia lớn ở Châu Âu đều có chế độ quân chủ cha
truyền con nối, thì ý tưởng về một vị Tổng thống với nhiệm kỳ có giới hạn tự
nó đã mang tính cách mạng. Hiến pháp Hoa Kỳ được thông qua năm 1787 đã
trao quyền hành pháp cho Tổng thống và đến tận ngày nay điều đó vẫn tiếp
tục tồn tại. Hiến pháp còn quy định việc bầu ra một Phó Tổng thống, người sẽ
kế nhiệm Tổng thống trong trường hợp Tổng thống qua đời, từ chức, hay
không có đủ năng lực.
Ngành hành pháp là một trong ba thiết chế chính thức trong hệ thống
chính trị của Mỹ. Nó có vai trò to lớn, đặc biệt ngày càng nổi bật trong đời
sống chính trị của Mỹ. Theo Điều 2, Khoản 1 Hiến pháp Hoa Kỳ “Quyền
hành pháp sẽ giao cho một vị Tổng thống Hợp chủng Quốc Châu Mỹ”. Tổng
thống có chức năng thực thi pháp luật, kiềm chế hai nhánh quyền lực khác
trong chính quyền và tham gia vào quá trình hoạch định chính sách. Như vậy,
ngành hành pháp được quyền ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện luật và
những phương tiện buộc các đối tượng bị điều chỉnh của luật phải thực thi, được
quyền có tiếng nói quyết định trong những vấn đề quan trọng cùng hai nhánh
quyền lực hữu quan, được quyền hoạch định chính sách.
Hiến pháp đòi hỏi Tổng thống phải là công dân Mỹ, sinh ra trên đất Mỹ
và có tuổi đời ít nhất là 35 tuổi. Các ứng cử viên Tổng thống được các chính
đảng bầu chọn nhiều tháng trước cuộc bầu cử Tổng thống, được tổ chức 4
năm một lần. Điều sửa đổi Hiến pháp thứ 22, được phê chuẩn năm 1951, đã
12
giới hạn Tổng thống chỉ được giữ chức hai nhiệm kỳ [55]. Nhiệm vụ của
Tổng thống bao gồm việc thảo luận các hiệp ước quốc tế, ký hoặc phủ quyết
các dự luật, bổ nhiệm các thành viên nội các, thẩm phán, đại sứ, cũng như ân
xá những ai vi phạm luật liên bang. Tất cả các dự luật liên bang được Quốc
hội liên bang thông qua, phải được Tổng thống ký mới trở thành luật. Hiến
pháp cho phép Tổng thống quyền phủ quyết dự luật đã được Quốc hội liên
bang thông qua. Vì quyền lực lớn như vậy, nên Tổng thống Mỹ thường được
ví như là người có quyền lực lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, những quyền
hạn lớn của Tổng thống cũng bị giới hạn, vì có sự kiểm tra và giám sát của
các cơ quan khác được ghi trong Hiến pháp. Nhưng trong thời gian gần đây,
sức mạnh của báo chí và tầm quan trọng của chính sách ngoại giao đã làm
tăng vị thế của Tổng thống.
Ngoài Tổng thống, bộ máy hành pháp Hoa Kỳ còn có Phó Tổng thống,
15 bộ và trên 60 Ủy ban độc lập. Các bộ trưởng do Tổng thống bổ nhiệm và
phải được Thượng viện thông qua. Phó Tổng thống là Chủ tịch Thượng viện,
giám sát các vấn đề thủ tục và có quyền biểu quyết trong trường hợp phiếu
của các thượng nghị sỹ rơi vào thế cân bằng. Phó tổng thống cũng chủ trì
phiên họp chung của Quốc hội khi Quốc hội chính thức đếm phiếu của cuộc
bầu cử Tổng thống. Vị trí của Phó Tổng thống đã được củng cố trong thế kỷ 20,
khi theo tục lệ Phó Tổng thống được mời tham dự các cuộc họp của nội các. Và
hơn nữa vào năm 1949, Quốc hội đã cho phép Phó Tổng thống trở thành một
trong bốn thành viên chính thức của Hội đồng An ninh Quốc gia [68].
Trong hệ thống hành pháp liên bang còn có Văn phòng Nhà trắng, Văn
phòng quản trị và tài chính, các hội đồng cố vấn. Các hội đồng cố vấn đóng
vai trò quan trọng trong hoạch định chính sách của Tổng thống. Đáng chú ý
nhất là Hội đồng an ninh quốc gia, Hội đồng cố vấn kinh tế, và Hội đồng
chính sách phát triển.
Ngành hành pháp Mỹ có hệ thống hành pháp liên bang và hệ thống
hành pháp các bang. Cơ quan hành pháp bang do Thống đốc bang đứng đầu.
13
Ở các bang, thẩm quyền của Thống đốc là khác nhau, những Thống đốc bang
có nhiệm kỳ ngắn (dưới 4 năm) thường phải chia sẻ quyền hành với một số
quan chức hành pháp bang khác như Phó Thống đốc bang, Bộ trưởng Tài
chính, Bộ trưởng Tư pháp. Thống đốc bang kiểm soát cảnh sát và quân đội.
Trong lĩnh vực lập pháp, Thống đốc bang chịu trách nhiệm thi hành một phần,
chứ không phải tất cả luật pháp. Khác với Tổng thống Hoa Kỳ, Thống đốc
bang thường có cấp dưới là các viên chức hành chính do dân bầu ra. Những
người này có thể độc lập thực hiện công việc của mình, mà không cần đến sự
chỉ đạo của Thống đốc. Ngoài ra, Thống đốc còn có thể vươn lên chức vụ cao
hơn. Khi một Thượng nghi sĩ chết, vị Thống đốc bang này có thể từ chức và
để vị Phó Thống đốc bang bổ nhiệm mình vào Thượng viện.
 Ngành tƣ pháp
Là ngành thứ ba trong chính quyền liên bang, ngành tư pháp bao gồm
một hệ thống tòa án rải trên khắp đất nước, đứng đầu là Tòa án tối cao Hợp
chúng quốc Hoa Kỳ. Ngành tư pháp có chức năng bảo vệ hiến pháp và pháp
luật, thông qua hoạt động xét xử mọi hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật;
giải thích hiến pháp và luật phục vụ cho quản lý xã hội; kiềm chế các thiết chế
khác trong hệ thống chính trị [15, 216].
Hệ thống tòa án Mỹ được Quốc hội thành lập sau khi thông qua đạo
luật về tư pháp năm 1789 và những đạo luật sau đó. Hệ thống tòa án được
chia thành những cấp bậc từ thấp đến cao. Tuy nhiên, chế độ liên bang đã dẫn
đến sự tồn tại song song hai hệ thống tòa án: Tòa án liên bang và tòa án các
bang. Hệ thống tòa án liên bang được điều chỉnh bởi pháp luật liên bang và hệ
thống tòa án các bang chịu sự điều chỉnh của pháp luật các bang. Tuy nhiên,
hai hệ thống này không hoàn toàn tách biệt nhau, bởi theo quy định, hiến pháp
và các đạo luật của các bang phải phù hợp với luật pháp liên bang.
+ Hệ thống tòa án liên bang đã tồn tại từ trước khi Hiến pháp được dự
thảo. Hiến pháp trao cho tòa án liên bang một quyền lực hạn chế. Điều III của
14
Hiến pháp nêu rõ cơ sở của hệ thống tòa án liên bang là: "Quyền lực tư pháp
của Hợp chúng quốc được trao cho Tòa án Tối cao và các tòa án cấp dưới
mà Quốc hội có thể thiết lập trong một số trường hợp” [56]. Hệ thống tòa án liên
bang gồm ba cấp xét xử: tòa sơ thẩm là các tòa án khu vực liên bang; tòa phúc
thẩm là các tòa phúc thẩm lưu động liên bang và Tòa án tối cao liênbang.
+ Hệ thống tòa án các bang
Mỗi bang đều có một hệ thống thống tòa án riêng. Hệ thống toà án tại
mỗi bang được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Hiến pháp
và luật của bang đó. Hệ thống tòa án ở mỗi bang đều có 3 cấp xét xử: Tòa án
tối cao bang, tòa án phúc thẩm và tòa án sơ thẩm.
Mối quan hệ giữa hệ thống tòa án liên bang và hệ thống tòa án bang là
mối quan hệ giữa hệ thống pháp luật liên bang và hệ thống pháp luật bang.
Mối quan hệ này thể hiện sự phân quyền giữa liên bang và bang và tính tối
cao của pháp luật Liên bang.
- Các nhóm lợi ích
Ở Mỹ, ngoài Hiến pháp, hệ thống đảng chính trị, tổ chức bộ máy Nhà
nước thì các nhóm lợi ích (nhóm áp lực) cũng là những bộ phận của hệ thống
chính trị, có vai trò rất quan trọng, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của hệ
thống chính trị, tác động rất lớn đến nền chính trị nước Mỹ. Các nhóm lợi ích
được coi là những quyền lực đứng đằng sau giật dây hệ thống chính trị, để
phục vụ cho những nhu cầu của họ. Hiến pháp Mỹ không đề cập nhiều đến
các nhóm lợi ích. Tuy nhiên, người soạn thảo Hiến pháp 1787 đã thừa nhận
nhiều nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội, nhưng lại không công nhận vai trò
của chúng trong việc điều hành đất nước.
Các nhóm lợi ích tạo cho người Mỹ một phương tiện để bày tỏ quan
điểm của họ đối với các nhà hoạch định chính sách. Trong khi các đảng chính
trị cạnh tranh với nhau để giành các vị trí quyền lực trong bộ máy công
quyền, thì các nhóm lợi ích chỉ cố gắng gây ảnh hưởng đến kết quả bầu cử.
15
Nguồn tài chính của các nhóm lợi ích là những khoản đóng góp hay các
khoản lệ phí thành viên. Các thành viên của nhóm lợi ích liên lạc với nhau
chủ yếu qua các bản tin, thư từ, hội thảo.
Có nhiều dạng nhóm lợi ích khác nhau: nhóm lợi ích kinh doanh, nhóm
công đoàn, nhóm nghề nghiệp và nhóm lợi ích công. Hoạt động của các nhóm
lợi ích chủ yếu là vận động hành lang và tham gia vào hoạt động bầu cử.
Là một quốc gia ra đời muộn dựa trên những bài học kinh nghiệm từ
các mô hình chính trị đã có trong lịch sử, cũng như từ những kinh nghiệm
thực tế của các bang đầu tiên, các nhà lập quốc Mỹ đã thiết kế cho mình một
mô hình chính trị riêng. Về cơ bản, hệ thống chính trị Mỹ hiện nay vẫn giữ
nguyên những nguyên tắc đã được định hình từ thời lập quốc và với cách thức
tổ chức bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tam quyền phân lập triệt để, hình
thành cơ chế kiểm soát và cân bằng quyền lực giữa các cơ quan trong bộ máy
công quyền. Bộ máy công quyền được phân quyền, đồng thời có nhiều quy
định để kiềm chế lẫn nhau, nên không có nhánh quyền lực nào được toàn
quyền ở lĩnh vực nào. Điều này đã hạn chế một cách đáng kể khả năng lạm
quyền của các cơ quan công quyền.
1.1.2. Đảng chính trị
Đảng là tập hợp một nhóm người có chung mục đích, lý tưởng. Người
ta gọi đảng phái có nghĩa là cơ cấu chính trị trong đó nhiều đảng tranh giành
quyền lãnh đạo chính quyền một cách hòa bình với nhau thông qua bầu cử.
Ngày nay, trên thế giới không có quốc gia nào lại không có đảng chính
trị. Hình thức tiền thân của đảng chính trị là các nhóm chính trị, các câu lạc
bộ chính trị… Sự ra đời và phát triển của các đảng chính trị có liên quan chặt
chẽ với quyền tồn tại của các nhóm khác nhau trong xã hội, quyền các nhóm
được kiểm soát, chi phối lãnh đạo và hạn chế quyền của đảng cầm quyền. Có
thể thấy, các đảng phái là sản phẩm của một logic chính trị, xuất phát từ
những hành động mang tính chiến lược của các chính trị gia và các công dân
16
khi theo đuổi những mục tiêu chính trị của họ trong khuôn khổ những thể chế
do Hiến pháp tạo ra. Tùy theo số lượng đảng chính trị lớn ở trong một nước,
người ta chia thành các loại lưỡng đảng, đa đảng…
Đảng chính trị với đúng nghĩa của nó chỉ bắt đầu xuất hiện vào những
năm cuối thế kỷ XVIII (1791), sau khi Nhà nước Mỹ được thành lập dưới
chính quyền Tổng thống Washington. Năm 1800, nước Mỹ trở thành quốc gia
đầu tiên phát triển các chính đảng non trẻ trên toàn quốc nhằm thực hiện việc
chuyển giao quyền hành pháp từ đảng này sang đảng khác thông qua bầu cử.
Theo một khía cạnh nào đó, đảng phái đã trở thành một bộ phận không thể tách
rời của bộ máy thể chế trong nền chính trị Mỹ. Sự phát triển và mở rộng các đảng
phái chính trị sau đó gắn kết chặt chẽ với việc mở rộng quyền bầu cử.
Các học giả trên thế giới đã đề xuất rất nhiều định nghĩa về đảng chính
trị. Hai trong số những định nghĩa nổi bật nhất hoàn toàn trái ngược nhau là
của Edmund Burke và Anthony Downs. Edmund Burke, một chính trị gia và
là nhà khoa học chính trị của nước Anh thể kỷ XVIII định nghĩa: “Đảng phái
là một tổ chức của những người tập hợp với nhau nhằm thúc đẩy lợi ích quốc
gia, thông qua những nỗ lực chung của họ, dựa trên một số nguyên tắc cụ thể
được tất cả nhất trí” [36, 495]. Anthony Downs, trong nghiên cứu kinh điển
thời hiện đại của ông với nhan đề “Một lý thuyết kinh tế về nền dân chủ” (An
Economic theory of Democracy) đã định nghĩa đảng phái là: “Một nhóm
người tìm cách kiểm soát bộ máy chính quyền bằng việc giành lấy những
chức vụ trong các cuộc bầu cử được tổ chức theo thời hạn” [36, 495].
Theo từ điển Bách khoa thư Việt Nam, Đảng chính trị là bộ phận tích
cực nhất và có tổ chức của một giai cấp, làm công cụ đấu tranh cho lợi ích của
giai cấp đó. Các đảng chính trị xuất hiên ngay từ những giai đoạn phát triển
cao của xã hội có giai cấp, gắn liền với sự khác nhau về lợi ích của các giai
cấp và của các tập đoàn hợp thành giai cấp.
Theo các học giả Mỹ, một tổ chức chính trị được gọi là đảng phái
thường có những dấu hiệu sau [12, 11-12]:
17
1. Có biểu tượng và có tên đảng để hoạt động và thể hiện trên hòmphiếu.
2. Phải gây được một ấn tượng tâm lý đáng kể với cử tri để khi hành động,
họ tự hào nhận rằng “tôi là người Dân chủ” hay “tôi là người Cộng hòa”.
3. Phải tổ chức được hội nghị toàn quốc theo định kỳ để lựa chọn
người ra ứng cử vào chức vụ tổng thống.
4. Có một văn phòng họp riêng ở cơ quan lập pháp để các đại biểu
Quốc hội có thể trao đổi với đại diện của đảng.
5. Có một trụ sở quốc gia với một Chủ tịch và những người cộng sự.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là dấu hiệu bên ngoài, còn dấu hiệu mang tính
cốt lõi của một đảng chính trị ở Mỹ “là một tổ chức cùng chung lý tưởng, tích
cực tìm cách kiểm soát bộ máy nhà nước thông qua tuyển cử”. Ở đây, điều hết
sức căn bản về thực chất tồn tại của “tổ chức” này là lợi ích. Bởi lẽ thông qua
sự kiểm soát bộ máy nhà nước lợi ích của đảng cầm quyền được thực hiện ở
mức cao nhất.
Với những quan điểm như trên, đảng chính trị ở Mỹ được định nghĩa
như sau: “Đảng chính trị là một nhóm các cá nhân, được tổ chức lại nhằm
giành chiến thắng trong cuộc bầu cử để điều hành chính phủ và quyết định
chính sách công cộng.” [12, 14]
Dựa trên những quan điểm và cách giải thích về đảng chính trị như
trên, tôi cho rằng, đảng chính trị là một tổ chức chính trị gắn chặt với hoạt
động chủ yếu là giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước. Các đảng thông
qua việc thực hiện những lợi ích chung của nhân dân, để đạt được lợi ích của
phe nhóm và giai cấp mà đảng chính trị đại diện.
Chính vì vậy, hoạt động của các đảng chính trị ngày nay luôn gắn với
cuộc đấu tranh giành chính quyền, để từ đó hiện thực hóa lợi ích của phe
nhóm, giai cấp. Các đảng chính trị luôn mong muốn trở thành đảng cầm
quyền, đứng ra thành lập chính phủ để thể hiện ý chí và lợi ích của tầng lớp,
giai cấp mình đại diện. Hay trở thành đảng cầm quyền chính là nhiệm vụ chủ
yếu làm cơ sở cho việc thực hiện các nhiệm vụ khác của đảng chính trị.
18
1.1.3. Đảng cầm quyền
Sự tồn tại của một đảng chính trị gắn với cuộc đấu tranh giành chính
quyền, thực hiện những lợi ích của giai cấp, đạt được mục tiêu cuối cùng là
trở thành đảng cầm quyền và đương nhiên, thành lập chính phủ để thể hiện ý
chí thống trị xã hội của giai cấp mình.
Đảng cầm quyền là khái niệm dùng để chỉ đảng đang nắm quyền, đang
nắm giữ và lãnh đạo chính quyền, để điều hành quản lý nhà nước, nhằm thực
hiện lợi ích của giai cấp. Để trở thành một đảng cầm quyền, các đảng chính trị
cần bảo đảm các điều kiện như sau: 1/ Đảng và giai cấp mà đảng đại diện phải
có cơ sở kinh tế- xã hội và được hình thành từ trong quá trình phát triển của
quốc gia. 2/ Đảng tồn tại và hoạt động hợp pháp. 3/ Đảng phải tranh cử để
thắng trong các cuộc bầu cử và nắm quyền hành pháp. 4/ Đảng phải có
chương trình hành động vừa bảo vệ lợi ích giai cấp, vừa thống nhất với lợi ích
quốc gia dân tộc, vừa theo kịp xu thế của thời đại. 5/ Đảng phải có hệ tư tưởng,
đường lối chính sách, cương lĩnh cầm quyền đúng đắn để bảo đảm thắng cử
trong các cuộc bầu cử. 6/ Đảng phải biết tập hợp quần chúng nhân dân, vận
động quần chúng ủng hộ.
Như vậy, khi đảng nào điều hành chính phủ thì gọi là đảng cầm quyền,
còn đảng kia đóng vai trò là đảng đối lập. Hiện tại, Đảng Dân chủ đang là
đảng cầm quyền ở Mỹ, năm quyền hành pháp dưới sự điều hành của Tổng
thống Barack Obama, còn Đảng Cộng hòa là đảng đối lập.
1.2.Quá trình hình thành và phát triển của Đảng phái chính trị Mỹ
1.2.1. Sự hình thành của hệ thống đa đảng ở Mỹ
Có thể gọi các Đảng phái chính trị là “đứa con ngoài ý muốn của Hiến
Pháp Mỹ” [36]. Trong những năm đầu thành lập Hợp chúng quốc Hoa kỳ,
nhận thức chung của mọi người là phản đối kịch liệt các đảng phái chính trị.
Tuy nhiên, những ý muốn chủ quan không ngăn cản được việc xuất hiện các
đảng phái. Tại Hội nghị lập hiến diễn ra ở Philadelphia năm 1787, các đại
19
biểu tham dự hội nghị đã bị chia rẽ thành hai nhóm: nhóm những người theo
tư tưởng liên bang và nhóm những người chống lại tư tưởng liên bang.
Nhóm những người ủng hộ liên bang (Federalists) do Alexander
Hamilton, Bộ trưởng tài chính dưới chính quyền của Tổng thống Washington
đứng đầu. Phe ủng hộ liên bang phần lớn là những thương gia, chủ ngân hàng
và các địa chủ bảo thủ. Họ ủng hộ việc phê chuẩn Hiến pháp và chủ trương
thành lập một chính phủ trung ương đủ mạnh để thúc đẩy các lợi ích tài chính
thông qua việc sản xuất và buôn bán; nâng đỡ giới công nghiệp - tài chính
miền Đông Bắc.
Nhóm những người chống liên bang do Thomas Jefferson – Bộ trưởng
ngoại giao đứng đầu, bao gồm những tiểu chủ của các đồn điền ở các bang
miền Trung – Tây, công nhân ở các thành thị mới xây dựng và những người
nô lệ da đen ở miền Nam. Phái này ủng hộ tự do và quyền của các bang với
một nền cộng hòa phi tập trung, được phân quyền cho các địa phương, đồng
thời chống lại sự chuyên chính của chính phủ liên bang.
Chính những bất đồng trên quan điểm của hai phái khi thông qua Hiến
pháp, đã dẫn đến việc hình thành hai đảng vào năm 1791.
Sau khi Hiến pháp liên bang được phê chuẩn năm 1789, phái liên bang
trở nên mạnh hơn và hoạt động như một đảng chính trị. T. Jefferson không
được Tổng thống Washington ủng hộ nên từ chức, năm 1793, ông đã lập ra
một đảng đối lập: Đảng Dân chủ - Cộng hòa (Democratic – Republican),
được coi là tiền thân của Đảng Dân chủ ngày nay. Năm 1800, dưới danh
nghĩa đảng này, Jefferson ra tranh cử Tổng thống và đã thắng cử, trở thành
Tổng thống thứ 3 của nước Mỹ.
Từ năm 1824 do những mâu thuẫn nội bộ, Đảng Dân chủ - Cộng hòa đã
bị chia rẽ thành nhiều phe phái khác nhau và đến năm 1828, đảng này bị chia
rẽ thành hai đảng mới là Đảng Dân chủ (Democratic Party) và Đảng Whig
(Whig Party). Đây được coi là thời điểm đánh dấu sự ra đời chính thức của
20
Đảng Dân chủ ngày nay ở Mỹ và nó trở thành Đảng chính trị lâu đời nhất trên
thế giới.
Thời kỳ từ năm 1828 đến trước cuộc nội chiến ở Mỹ (1861 – 1865),
Đảng Dân chủ và Đảng Whig thay nhau cầm quyền. Năm 1854, một liên
minh của Đảng Whig với những người thuộc Đảng Dân chủ có xu hướng
chống chế độ nô lệ và một số đảng khác đã thành lập lên Đảng Cộng hòa.
Năm 1860, Abraham Lincon trở thành Tổng thống đầu tiên và là người của Đảng
Cộng hòa.
Trong hầu hết các cuộc bầu cử từ năm 1860 đến năm 1932, Đảng Cộng
hòa nhận được sự ủng hộ của một bộ phận lớn cử tri và kiểm soát nhánh hành
pháp trong suốt thời gian đó. Khi những người Đảng Dân chủ giành lại được
chiếc ghế Tổng thống, họ cũng chỉ giữ được nó trong một thời gian ngắn.
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã tác động mạnh mẽ đến nước Mỹ,
làm tê liệt nước Mỹ, làm cho chính sách của Đảng Cộng hòa hoàn toàn bị phá
sản, uy tín của đảng bị suy giảm trong nhiều năm và phải nhường chỗ cho
Đảng Dân chủ. Có thể thấy, trước nội chiến 1861 – 1865, Đảng Dân chủ gần
như liên tục nắm chính quyền, sau chiến tranh lại nắm chính quyền từ năm
1885 đến năm 1889, từ năm 1893 đến năm 1897, từ 1913 đến năm 1925 và từ
năm 1933 đến năm 1945 [39, 248]. Như vậy, cho đến những năm 70 của thế
kỷ XX, những người dân chủ đã có 32 năm cầm quyền, làm chủ Nhà trắng, 44
năm nắm giữ vai trò kiểm soát cả hai viện. Còn trong thời gian này, Đảng
Cộng hòa đã phải trải qua quá trình nỗ lực đổi mới về tổ chức, chính trị và tư
tưởng do những người đại diện khởi xướng và tham gia hoạt động [39, 246].
Với sự nỗ lực đó Đảng Cộng hòa đã đạt được thắng lợi trong cuộc bầu cử
Tổng thống năm 1980 và 1984, giữ được quan điểm thực tế của mình trong
Quốc hội, trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 1982. Lần đầu tiên từ năm
1946, số người ủng hộ ứng cử viên Đảng Cộng hòa trong Quốc hội lên đến
gần 50%. Trong khi đó, trong cuộc bầu cử năm 1980 và 1984, Đảng Dân chủ
21
lại chỉ có 41% cử tri ủng hộ. Năm 1980, lần đầu tiên sau nhiều năm cầm
quyền Đảng Dân chủ bị mất đa số phiếu tín nhiệm trước các nhóm bầu cử là
lao động chân tay, thành viên công đoàn và một số nhóm dân tộc ít người.
Từ năm 1980 đến năm 1992, chức Tổng thống Mỹ thuộc về Đảng Cộng
hòa. Năm 1992, ứng cử viên Đảng Dân chủ Bill Clinton đã thắng cử. Đảng
Cộng hòa tuy đã thất bại trong cuộc bầu cử Tổng thống, nhưng vẫn giành
được đa số ghế ở cả hai viện trong Quốc hội. Ngày 5/11/1996, Bill Clinton,
lại tiếp tục đắc cử và cũng trong lần bầu cử này, trong số 11 ghế thống đốc
bang bầu lại, Đảng Dân chủ giành được 7 ghế, Đảng Cộng hòa chỉ giành được
4 ghế; trong số 34 ghế ở Thượng Nghị viện thì Đảng Cộng hòa giành được 20
ghế, Đảng Dân chủ được 14 ghế. Từ năm 2001 – 2009, ứng của viên George
W. Bush của Đảng Cộng hòa đã nắm giữ chức Tổng thống nước Mỹ. Trong
cuộc bầu cử tháng 11/2008, ứng viên Đảng Dân chủ - Barack Obama đã chiến
thắng, giành lại quyền kiểm soát Nhà trắng cho Đảng Dân chủ sau 8 năm rơi
vào tay Đảng Cộng hòa, đồng thời giành được quyền kiểm soát cơ quan lập
pháp ở cả Thượng viện và Hạ viện.
Như vậy, ngay sau khi Nhà nước Liên bang Mỹ được thành lập dưới
chính quyền Tổng thống Washington, hệ thống lưỡng đảng cũng ra đời ở Mỹ.
Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đã trở thành hai đảnh chính trị tồn tại song
song trong nền chính trị Hoa Kỳ, đồng thời là hai đảng ra đời sớm nhất trên
thế giới. Điều đó chứng tỏ, đảng phái và thể chế dân chủ Hoa kỳ cùng sinh ra,
cùng tồn tại và phát triển trong mối liên hệ cộng sinh mật thiết.
1.2.2. Các giai đoạn phát triển của Đảng chính trị
Như đã trình bày ở phần trên, trong quá trình xây dựng nhà nước liên
bang, hệ thống hai đảng ở Mỹ cũng đã hình thành. Nước Mỹ là một nước có
nhiều đảng phái khác nhau, trong đó có cả đảng cộng sản và đảng xã hội. Tuy
nhiên, trong suốt chiều dài lịch sử hơn 200 năm chỉ có hai đảng lớn là Đảng
Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền. Hai đảng này luôn chiếm ưu thế
ở mọi cấp độ chính quyền và luôn khống chế nền chính trị Mỹ. Các đảng
22
thiểu số đôi khi cũng giành được một số chức vụ trong chính quyền cấp dưới,
nhưng hầu như không có vai trò quan trọng trong nền chính trị Mỹ. Cuộc
ganh đua giữa Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa là một trong những đặc điểm
nổi bật và lâu đời nhất của nền chính trị Mỹ từ năm 1860, phản ánh những đặc
trưng về mặt cơ cấu của hệ thống chính trị Mỹ và sự khác biệt về mặt đảng
phái của Mỹ so với các nước khác. Cả Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đều
không có một cương lĩnh hoạt động thường xuyên, cố định, tổ chức lỏng lẻo
và cũng không có danh sách đảng viên thường trực. Mà các thành viên tham
gia đảng phái ở Mỹ dựa trên nguyên tắc tự nguyện. Dựa trên lịch sử hình
thành, phát triển nước Mỹ, có thể phân chia quá trình cầm quyền của hai đảng
Dân chủ và Cộng hòa thành các giai đoạn như sau:
a. Giai đoạn một đảng cầm quyền từ năm 1801 - 1828
Như đã trình bày ở phần 1.2.1: “Sự hình thành và phát triển của hệ
thống đa đảng ở Mỹ”. Năm 1973, sau khi Thomas Jefferson rời khỏi chính
phủ của George Washington và lập lên Đảng Dân chủ - Cộng hòa. Đến năm
1800 Jefferson đã ra tranh cử và đắc cử, mở ra kỷ nguyên cầm quyền 24 năm
của Đảng Dân chủ – Cộng hòa qua các đời Tổng thống: Từ 1801 – 1809:
Thomas Jefferson; Từ 1809 – 1817: James Madison; Từ 1817 – 1825: James
Monroe; Từ 1825 – 1829: John Quicy Adams.
24 năm nắm quyền cũng là khoảng thời gian không có sự cạnh tranh
giữa hai Đảng tại Mỹ và là thời kỳ thắng thế đầu tiên của Đảng Cộng hòa –
Dân chủ mà sách báo Mỹ gọi đây là “kỷ nguyên thiện cảm”, kỷ nguyên thống
trị của Đảng Dân chủ - Cộng hòa. Thời kỳ Đảng Dân chủ - Cộng hòa cầm
quyền là thời kỳ mà nền nông nghiệp Mỹ phát triển phong phú. Đảng Dân chủ
- Cộng hòa với đường lối hoạt động đúng đắn đã nhận được sự ủng hộ mạnh
mẽ của những người dân nghèo, nô lệ da đen, tầng lớp tiểu chủ kinh doanh
sản xuất nông nghiệp ở các bang miền Nam. Ngay từ khi tiến hành vận động
tranh cử và cả khi đắc cử, điều đầu tiên mà đảng thực hiện là kêu gọi sự hòa
23
hợp thống nhất với khẩu hiệu “tất cả chúng ta đều là người Cộng hòa, tất cả
chúng ta đều là người Liên bang” [12, 224], đồng thời với lời hứa của Tổng
thống về chính sách đối nội, đối ngoại nhằm khôi phục, phát triển nền kinh tế
và đảm bảo thực hiện quyền tự do trên mọi lĩnh vực cho nhân dân.
Về chính sách đối nội: họ tập trung mọi cố gắng nhằm xây dựng chính
phủ Trung ương nhỏ gọn và vững mạnh. Thực hiện chính sách giảm thuế,
giảm lực lượng vũ trang, tiết kiệm chi tiêu công cộng… Bên cạnh đó, đảng
còn thực hiện chính sách giảm nợ đến mức thấp nhất, thực hiện một số quyền
với phụ nữ.
Về chính sách đối ngoại: Đảng Dân chủ – Cộng hòa chủ trương xây
dựng mối quan hệ thân thiện với các dân tộc. Đặc biệt, trong thời gian cầm
quyền, Đảng này đã thực hiện chính sách mở rộng lãnh thổ nước Mỹ và đạt
được những thành quả nhất định.
Đến năm 1824, nội bộ Đảng Dân chủ – Cộng hòa có sự mâu thuẫn về
lợi ích đã bị chia rẽ thành hai bộ phận và phát triển thành hai đảng mới là
Đảng Dân chủ và Đảng Whig.
b. Giai đoạn từ 1828-1865: Thời kỳ thống trị của Đảng Dân chủ và
Đảng Whig
Năm 1828, một số đảng viên Đảng Dân chủ - Cộng hòa do sự bất đồng
về lợi ích đã tách ra khỏi đảng và hình thành bè phái chống lại Andrew
Jackson. Phái ủng hộ Andrew Jackson, ủng hộ chế độ dân chủ đã lập lên
Đảng Dân chủ năm 1828, đánh dấu sự ra đời của Đảng Dân chủ tại Mỹ. Còn
phái chống đối, bảo thủ hơn do Henky Clay, W. Henry Harrison và Daniel
Webster lãnh đạo đã thành lập một đảng đối lập – Đảng Whig. Đảng Whig là
Đảng của các chủ ngân hàng, nhà buôn và đồn điền miền Nam.
Trong các cuộc bầu cử Tổng thống, Đảng Whig đã hai lần thắng cử với
sự cầm quyền của Tổng thống Wiliam Henry Harrison năm 1840 và Zachary
Taylor 1848. Từ đó hệ thống hai đảng phát triển mạnh. Tuy nhiên, từ cuối
24
những năm 1840, việc giải quyết vấn đề nô lệ dẫn đến mâu thuẫn gay gắt
trong nội bộ đã làm cho các đảng phái bị suy yếu, thể hiện trong sự chia rẽ
của Đảng Dân chủ và sự sụp đổ của Đảng Whig vào năm 1850.
Ngay sau sự thất bại đó, Đảng Dân chủ đã củng cố lại tổ chức và tiếp
tục thúc đẩy các chính sách cơ bản trong hoạt động đối nội và đối ngoại. Kết
quả là từ năm 1852 đến 1860, Đảng Dân chủ lại giành quyền kiểm soát Nhà
trắng. Trong bối cảnh đó, năm 1854, một liên minh của Đảng Whig gồm
những người dân chủ chống chế độ nô lệ và một số đảng nhỏ khác đã lập lên
Đảng Cộng hòa với mục đích chống chế độ nô lệ. Đảng Cộng hòa đã trở
thành đảng đại diện cho khu vực miền Bắc và Đảng Dân chủ trở thành đảng
đại diện cho chế độ nô lệ ở Miền Nam. Tuy nhiên, từ năm 1861 – 1865, ở Mỹ
đã xảy ra cuộc nội chiến, tác động mạnh mẽ đến các đảng chính trị.
c. Giai đoạn từ sau cuộc nội chiến nước Mỹ đến hết năm 1896: Thời
kỳ Đảng Cộng hòa xác định vị trí lãnh đạo.
Đảng Cộng hòa chính thức thành lập năm 1854. Ban đầu đảng này với
tên gọi là Đảng Cộng hòa Quốc gia, do những người theo chủ nghĩa liên bang
lập lên. Abraham Lincon trở thành Tổng thống đầu tiên của Đảng Cộng hòa.
Năm 1861 – 1865, nước Mỹ xảy ra cuộc nội chiến gay gắt. Sau khi cuộc nội
chiến kết thúc, Mỹ bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước và trở thành
nước công nghiệp phát triển. Cùng với sự ra đời của thị trường quốc gia thống
nhất và sự phát triển nhanh chóng của nền đại công nghiệp cơ khí, thời kỳ này
các hãng sản xuất công nghiệp lớn ra đời đã làm cho nước Mỹ có nhiều biến
đổi. Chính những thành tựu đó đã giúp Đảng Cộng hòa lấy lại lòng tin của
nhân dân. Đảng Cộng hòa từ chỗ yếu kém đã trở thành biểu tượng của sự
thành công và giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 1896 với cương
lĩnh tranh cử đẩy mạnh phát triển kinh tế và hiện đại hóa đất nước. Trong khi
đó, ứng cử viên Đảng Dân chủ với cương lĩnh “tiền tệ tự do” đã thất bại. Với
cương lĩnh của mình, Đảng Cộng hòa đã dành được sự ủng hộ của các lực
25
lượng như: Hiệp hội các nhà công nghiệp; Liên minh cựu chiến binh; công
nhân ở các đô thị miền Bắc, tầng lớp trí thức… Đảng Dân chủ chỉ dành được
sự ủng hộ của những người nhập cư, những người da trắng miền Nam, nhưng
lại mất đi sự ủng hộ của những người chủ trang trại lớn. Chính vì vậy, người
Mỹ đã gọi thời kỳ này là “Kỷ nguyên mà Đảng Cộng hòa đã xác định được
địa vị thống trị của mình trong nền chính trị Hoa Kỳ” [36].
d. Giai đoạn từ thế kỷ XX đến nay: Thời kỳ Đảng Dân chủ và Đảng
Cộng hòa thay nhau cầm quyền.
Bước sang thế kỷ XX nền kinh tế Mỹ vươn lên dẫn đầu thế giới cả về
quy mô và năng suất lao động. Năng suất công nghiệp của Mỹ đến giữa thế
kỷ XX cao, ít nhất gấp hai lần so với bất kỳ quốc gia nào ở Châu Âu. Năng
suất và sản lượng nông nghiệp cũng rất cao. Đây là thời kỳ kinh tế Mỹ giữ vai
trò độc tôn trong thế giới tư bản về tất cả các mặt như: tổng thu nhập quốc
dân, thương mại, dự trữ vàng, tài chính. Trên đà phát triển đó, đến nay Mỹ
vẫn luôn là cường quốc đứng đầu trong thế giới tư bản trên các lĩnh vực. Vì
vậy, trong giai đoạn thế kỷ XX, Đảng Dân chủ và Cộng hòa là đại diện cho
những tập đoàn tư bản Mỹ đều đã mạnh lên ngang sức, ngang tài nên sự cạnh
tranh quyền lực giữa hai đảng chính trị lớn trở nên gay gắt, dẫn đến việc hai
đảng liên tục thay nhau cầm quyền, kiểm soát Quốc hội, không một đảng thứ
ba nào giành được sự thắng lợi trong cuộc bầu cử.
Trong những năm đầu thế kỷ XX, Tổng thống Đảng Cộng hòa –
Theodore Roosevelt đã tìm cách đưa đảng của mình theo hướng tiến bộ,
nhưng không được phái bảo thủ ủng hộ. Do vậy, năm 1912 Đảng Cộng hòa
phân chia thành hai phái: phái bảo thủ và phái tiến bộ. Sự chia rẽ này đã trở
thành yếu tố quan trọng giúp ứng cử viên Đảng Dân chủ Woodrow Wilson
giành thắng lợi.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Đảng Cộng hòa trở lại nắm quyền với
thắng lợi của Warren Harding năm 1920, tiếp đó là Cabrin Coolidge từ 1923 –
1929; Herbert Hoover từ 1929 – 1933.
26
Song sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và ảnh hưởng của cuộc đại
suy thoái những năm 1929 – 1933 đã gần như nhấn chìm nền kinh tế, làm cho
nước Mỹ lâm vào tình trạng khó khăn. Trước tình hình đó, chính quyền do
Đảng Cộng hòa lãnh đạo không có biện pháp giải quyết hiệu quả nên đã bị chỉ
trích, uy tín bị giảm sút. Do vậy, lực lượng ủng hộ Đảng Cộng hòa trước đây
là những người nhập cư theo đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành và rất nhiều
người da trắng đã quay sang ủng hộ Đảng Dân chủ. Đặc biệt, Đảng Cộng hòa
đã mất đi những lực lượng ủng hộ trung thành ở các thành phố [12, 49].
Khi đó, ứng cử viên đắt giá nhất là Frankelin Roosevelt của Đảng Dân
chủ đã đưa ra chương trình kinh tế đầy sức hấp dẫn với tên gọi “Chương trình
kinh tế mới – The New Deal”. Mục tiêu của chương trình là: cứu giúp những
người lao động; phục hồi hoạt động của các ngân hàng và đề ra biện pháp
điều chỉnh kinh tế. Bằng chương trình này, Đảng Dân chủ đã trở lại chiếm
lĩnh vũ đài chính trị với việc F. Roodevelt đắc cử Tổng thống nước Mỹ liên
tiếp trong các năm: 1936, 1940, 1944. Ông là Tổng thống duy nhất của nước
Mỹ đắc cử 4 nhiệm kỳ liên tiếp và được coi như một ngoại lệ đặc biệt trong
lịch sử Hoa Kỳ. Trong cuộc bình chọn về vị trí các Tổng thống năm 1962, F.
Roosevelt được xếp thứ ba trong tổng số 31 tổng thống, thứ ba trong tổng số 5
Tổng thống vĩ đại nhất nước Mỹ, xếp trên Tổng thống Wilson và xếp dưới
Tổng thống Washington đồng thời được bình chọn là tổng thống tốt nhất của
thế kỷ XX. Tháng 4/1945 F. Roosevelt chết, Harry Truman lên thay và đắc cử
Tổng thống trong cuộc bầu cử năm 1948.
Từ đó đến những năm 70 của thế kỷ XX, do ảnh hưởng sâu rộng của
chính sách kinh tế mới của tổng thống Roosevelt, Đảng Dân chủ vẫn liên tiếp
giành quyền kiểm soát Chính phủ, Đảng Cộng hòa chỉ giành thắng lợi trong
ba cuộc bầu cử Tổng thống vào các năm 1952, 1968, 1972. Vì thế các nhà
nghiên cứu chính trị Mỹ gọi giai đoạn này là “kỷ nguyên của Đảng Dân chủ -
kỷ nguyên của New Deal và hậu Deal”.
27
Đây là thời kỳ với đặc điểm nổi bật là Đảng Dân chủ và Cộng hòa thay
nhau điều hành và kiểm soát chính phủ mà người Mỹ gọi đó là thời kỳ có sự
“điều chỉnh” lại đảng phái [12, 51]. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh xâm lược ở
Việt Nam kéo dài đã góp phần ảnh hưởng đến nền chính trị nước Mỹ những
năm 80 của thế kỷ XX. Thêm vào đó, tình hình kinh tế Mỹ suy thoái vào đầu
những năm 1970 của thế kỷ XX làm cho nạn thất nghiệp, lạm phát ở mức cao
cùng với cuộc khủng hoảng con tin ở Iran năm 1979 càng làm cho cử tri mất
lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng Dân chủ. Do đó, từ 1980 đến 1992, quyền
lực chính trị lại về tay Đảng Cộng hòa, với hai Tổng thống Regan (1980 –
1988) và Tổng thống George Henbert Walker Bush (1988 – 1992), đã để lại dấu
ấn đậm nét về chương trình hành động của Đảng Cộng hòa trong thập kỷ này.
Tuy nhiên, những cải cách và chương trình hành động của hai Tổng
thống không đáp ứng được tình hình thực tế của nước Mỹ sau kỷ nguyên
chiến tranh lạnh đã đưa nước Mỹ vào tình trạng thâm hụt ngân sách nặng nề,
nợ nước ngoài tăng vọt và việc tiến hành cuộc chiến tranh Vùng Vịnh đã làm
cho Tổng thống George Henbert Walker Bush không tái đắc cử nhiệm kỳ hai.
Trước tình hình đó, ứng cử viên Đảng Dân chủ - Bill Clinton đã đưa ra
chương trình cải cách kinh tế ngắn hạn, dài hạn, chương trình phúc lợi xã hội
tạo được lòng tin của dân chúng và ông đã đắc cử Tổng thống giữ hia nhiệm
kỳ từ năm 1992 – 2000.
Như vậy, từ năm 1932 đến 2000, Đảng Dân chủ đã giành thắng lợi
trong 11 cuộc bầu cử Tổng thống, trong khi đó, Đảng Cộng hòa chỉ giành
được 7 lần, nhưng điều đáng nói là Đảng Cộng hòa đã giành thắng lợi 5 lần
liên tiếp trong số 7 lần.
Đến cuộc bầu cử tháng 11 năm 2000, ứng cử viên George Walker Bush
của Đảng Cộng hòa đã giành phần thắng và trở lại nắm quyền sau một thập kỷ
thất bại. Tuy nhiên, trong thời gian cầm quyền, chính quyền G. Bush với
những chính sách cứng rắn, bảo thủ truyền thống của Đảng Cộng hòa đã gặp
nhiều rắc rối trong chính sách đối ngoại. Đặc biệt, cuộc tấn công vào lầu năm
28
góc, NewYork của chủ nghĩa khủng bố ngày 11/9/2001 đã giáng một đòn
nặng nề vào nước Mỹ. Những cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa khủng bố với
chiến lược “đánh đòn phủ đầu” đã được Tổng thống G. Bush phát động trên
nhiều quốc gia. Cuộc tấn công vào Afghanistan, Iraq đã gây tổn thất nghiêm
trọng cho Mỹ cả về người và của, thêm vào đó là tình trạng vi khuẩn bệnh
than lan tràn, tình trạng khủng hoảng kinh tế năm 2008. Những điều đó đã
khiến dân chúng mất lòng tin ở chính quyền Tổng thống G. Bush. Mọi người
nhận định G. Bush là Tổng thống “tệ hại” nhất trong lịch sử nước Mỹ. Sau
những nỗ lực duy trì nền thống trị trong hai nhiệm kỳ của Đảng Cộng hòa,
đến cuộc bầu cử tháng 11/2008, quyền lực lại được chuyển giao cho Đảng
Dân chủ với thắng lợi rất ấn tượng của ứng cử viên Barack Obama, trở thành
Tổng thống thứ 44 của nước Mỹ. Đây là lần đầu tiên nước Mỹ có một Tổng
thống da màu. Ngay khi lên cầm quyền, Obama đã đưa ra những chính sách
khôi phục nền kinh tế nước Mỹ, giải quyết các vấn đề do chính quyền tiền
nhiệm để lại. Với những nỗ lực trong việc khôi phục nền kinh tế, cùng những
chính sách đối ngoại mở rộng hợp tác quốc tế và việc chấm dứt cuộc chiến
tranh ở Iraq đã giúp ông Obama tiếp tục đắc cử nhiệm kỳ hai, nắm quyền điều
hành nước Mỹ đến năm 2016.
1.3. Cơ cấu tổ chức của Đảng chính trị Mỹ
Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa chỉ khác nhau về sắc thái tư tưởng,
chứ không khác nhau về bản chất, nên sự thay đổi của đảng viên là rất dễ xảy
ra. Mỗi đợt bầu cử, Đảng Dân chủ và Cộng hòa đều có những chiến lược riêng
để thu hút sự ủng hộ của cử tri. Tại mỗi bang ở Mỹ lại có sự khác biệt rất lớn
về mặt tổ chức đảng phái. Có thể hình dung, cơ cấu Đảng Dân chủ hay Đảng
Cộng hòa giống như kim tự tháp với các tổ chức đảng địa phương nằm ở dưới
cùng (khu dân cư, phường, thị trấn), các ủy ban cấp hạt ở trên, tiếp theo là ủy
ban cấp bang. Ủy ban toàn quốc của mỗi đảng đứng trên tất cả và các đại hội
đảng toàn quốc là cơ quan quyền lực cao nhất. Quyền lực ở mỗi cấp đảng khác
29
Bầu
cử
phần
lớn
đại
biểu
Cử tri
Trưởng khu dân
cư
Lãnh đạo phường
Ủy ban thành phố/
thị trấn và chủ tịch
Ủy ban hạt và chủ
tịch
Đại hội toàn quốc
Ủy ban Trung
ương bang và chủ
tịch
Các thành viên của
đảng trong quốc hội
Ủy ban toàn quốc
và Chủ tịch
nhau hoàn toàn độc lập, không chịu sự kiểm soát và chi phối của cấp trên đối
với cấp dưới. Chỉ có hai tổ chức đảng cấp địa phương và đảng cấp bang là
những tổ chức có quyền hành thực sự. Còn tầng trên cùng là đảng chính trị toàn
quốc biểu hiện quyền lực tối cao nhưng không có thực quyền.
Mô hình cơ cấu tổ chức của đảng phái chính trị Mỹ:
Đề
cử
và
bầu
cử
(Nguồn: Thomas E. Patterson. The American Democracy. McGraw
Hill Publishing Company, 1990, tr.282)
30
1.3.1. Đảng cấp quốc gia (Đảng chính trị toàn quốc)
Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, mỗi đảng đều có một tổ chức cao
nhất gọi là Đảng chính trị toàn quốc.
Tổ chức Đảng toàn quốc bao gồm một Ủy ban toàn quốc, một Chủ tịch
đảng và một số tổ chức giúp việc. Quyền lực của đảng chính trị toàn quốc
được quyết định tại Đại hội toàn quốc, tổ chức 4 năm một lần. Nhiệm vụ của
Đại hội là đề cử ứng cử viên Tổng thống và Phó Tổng thống, đồng thời soạn
thảo, phê chuẩn Cương lĩnh của đảng. Cương lĩnh của đảng được soạn thảo
phải thể hiện đầy đủ đường lối chính sách của đảng trong việc giải quyết
những vấn đề cấp thiết của đất nước, cũng như những nhu cầu của cử tri mà
đảng đại diện. Cương lĩnh của đảng đưa ra trước kỳ bầu cử, về thực chất là sự
thỏa thuận giữa các phe phái trong nội bộ đảng, nhằm mục đích tạo ra sự ổn
định trong đảng trước khi đảng tiến hành tổ chức chiến dịch vận động bầu cử
Tổng thống. Đồng thời, cương lĩnh còn chính là những lời hứa hẹn của ứng cử
viên đối với cử tri, để lôi kéo sự ủng hộ của họ. Trên thực tế, nhiều điều hứa
hẹn sau khi đảng thắng cử đều được chú ý thực hiện, dù rằng không triệt để.
Theo thống kê, phần lớn các ứng cử viên Tổng thống của đảng thắng cử đều
thực hiện những lời cam kết hứa hẹn trước cử tri, và ¾ những lời hứa đó đã
được trở thành luật, hoặc dự luật được chính phủ trình trước Quốc hội.
Đại biểu tham dự hội nghị thường là những người có ảnh hưởng lớn
như các nghị sĩ Quốc hội, các thống đốc bang, các thị trưởng và các quan
chức trong đảng. Các đại biểu được lựa chọn theo nhiều cách: thông qua các
cuộc bầu cử sơ bộ chọn ứng cử viên Tổng thống để bầu đại biểu đi dự đại hội;
hoặc thông qua đại hội cấp bang, cấp quận, tỉnh; trong một số trường hợp, ủy
ban đảng cấp bang cử đại biểu tham dự đại hội toàn quốc.
Giúp việc cho Đại hội toàn quốc có một ủy ban soạn thảo nghị quyết -
Ủy ban này được nhóm họp trong vài ngày đầu của Đại hội để soạn thảo
chương trình hoạt động của đảng dựa vào các trình bày của đại biểu. Chương
31
trình hoạt động của đảng thường không vi phạm những nguyên tắc của đảng –
nghĩa là không được có bất kỳ điều gì có thể làm mất lòng đội ngũ đảng viên,
hoặc cử tri.
Theo nguyên tắc, Ủy ban toàn quốc được thành lập tại Đại hội toàn
quốc của mỗi đảng. Thành viên của Ủy ban toàn quốc bao gồm thống đốc
bang, các nghị sỹ Quốc hội, Chủ tịch đảng bang và một số thành viên khác
được lựa chọn từ đảng các bang, mỗi bang hai người, một nam, một nữ và một
số thành viên khác được lựa trọn trên cơ sở dân số và sức mạnh của đảng ở các
bang đó. Ủy ban toàn quốc họp một năm hai lần. Chức năng chính là chỉ đạo và
phối hợp các hoạt động của đảng trong nhiệm kỳ 4 nămgiữa hai kỳ đại hội.
Nhiệm vụ của Ủy ban toàn quốc là chỉ đạo các hoạt động của đảng
trong chiến dịch vận động tranh cử các cấp trên phạm vi toàn liên bang; lựa
chọn địa điểm và chuẩn bị cho Đại hội toàn quốc tiếp theo; bầu Chủ tịch đảng
toàn quốc. Nếu ứng cử viên Tổng thống của đảng thất bại trong cuộc bầu cử
tháng 11, thì Ủy ban toàn quốc mới ra quyết định thay đổi Chủ tịch đảng do
chính ủy ban lựa chọn. Ngược lại, ứng cử viên của đảng đắc cử Tổng thống,
cho dù không có vai trò chính thức trong ủy ban, thì vẫn có quyền kiểm soát
mọi hoạt động của ủy ban và các thành viên của nó. Trong trường hợp, Tổng
thống muốn thay đổi Chủ tịch đảng thì Ủy ban phải tuân thủ sự lựa chọn đó.
Chủ tịch đảng toàn quốc do ứng cử viên Tổng thống đề cử và được ủy
ban toàn quốc phê chuẩn, có nhiệm vụ điều hành, giám sát quá trình vận động
bầu cử cấp quốc gia, nhưng trên thực tế người điều hành cuộc vận động này ít
khi là chủ tịch đảng. Trong một số trường hợp, Chủ tịch đảng rất có ảnh
hưởng và quyền lực đối với các tổ chức đảng cấp bang và địa phương. Chủ
tịch đảng là người trực tiếp quyết định thiết lập trụ sở của đảng (trụ sở của
Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đều được đặt ở Washington DC); gây quỹ
và phân bổ quỹ vận động bầu cử, đồng thời xuất hiện trước phương tiện
truyền thông đại chúng với tư cách phát ngôn viên của đảng mình. Chủ tịch
32
Đảng là người cùng ứng cử viên Tổng thống hoạch định chiến lược vận động
tranh cử của đảng. Chủ tịch bổ nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban tài chính của
đảng. Tất cả các chức vụ được Chủ tịch đảng bổ nhiệm phải có sự đồng ý của
Ủy ban và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban toàn quốc. Trong trường
hợp Chủ tịch Ủy ban qua đời, từ chức hay không đủ tư cách đảm nhiệm chức
vụ, thì các cố vấn và Chủ tịch Ủy ban Tài chính sẽ vẫn tiếp tục nhiệm vụ của
mình cho đến khi Chủ tịch mới được bổ nhiệm và chỉ định các chức vụ mới
thay thế.
Mỗi đảng có hai Ủy ban đặc biệt tại Hạ nghị viện và Thượng nghị viện,
hai Ủy ban này có ngân quỹ riêng để giúp các hạ nghị sĩ và thượng nghị sĩ
trong các cuộc vận động bầu cử. Ủy ban đặc biệt của Hạ viện và Thượng viện
hoàn toàn độc lập với Ủy ban toàn quốc của đảng. Những hoạt động đó đã
phần nào thể hiện chế độ phi tập trung hóa quyền lực của Đảng chính trị Mỹ.
Trong nội bộ mỗi đảng thường xuyên có xung đột giữa lãnh đạo đảng ở Quốc
hội và các lãnh tụ của các tổ chức đảng trên toàn quốc có xu hướng ủng hộ
các cuộc vận động bầu cử Tổng thống. Quan hệ căng thẳng này thường biểu
hiện qua sự đối địch giữa Ủy ban vận động bầu cử Quốc hội và Ủy ban toàn
quốc của đảng.
Giữa hai kỳ họp của Đại hội toàn quốc bốn năm một lần thì Ủy ban
toàn quốc cũng ngừng hoạt động, mặc dù nó có vị trí cao nhất trong hệ thống
thứ bậc thường trực của tổ chức đảng, song nó không hoạt động thực sự và
thường xuyên như Ủy ban đảng cấp bang và không có ảnh hưởng trực tiếp đối
với dân chúng. Vai trò của đảng ở cấp quốc gia và Chủ tịch đảng cũng chỉ nổi
lên trong thời kỳ bầu cử, đồng thời nhóm lãnh đảo đảng cấp quốc gia cũng chỉ
nắm quyền một thời gian và khi thất cử phải nhường quyền cho nhóm mới.
1.3.2. Đảng cấp bang
Tất cả các bang ở Mỹ đều có Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. Nước
Mỹ có 50 bang và một số vùng lãnh thổ, như vậy sẽ có khoảng 100 tổ chức
33
của hai Đảng lớn ở các bang. Mỗi đảng ở mỗi bang tuy có nét đặc thù riêng,
song về cơ cấu tổ chức, cũng như hoạt động đều có nét tương đồng, đó là đều có
một Ủy ban Trung ương bang, một Chủ tịch đảng và một số ban giúp việc khác.
Việc lựa chọn Ủy viên của Ủy ban trung ương theo nhiều con đường
khác nhau: từ đại hội cấp quận; các cuộc bầu cử sơ bộ của các đảng và từ các
hội nghị của đảng. Ngoài ra, một số thành viên khác được lựa chọn từ đại diện
của khu vực bầu cử Quốc hội, bầu cử ngành lập pháp bang.
Chủ tịch đảng cấp bang nhận lương và làm việc thường trực của đảng,
là người chỉ đạo trực tiếp việc hoạch định chính sách và những hoạt động của
đảng bang nói chung như: tăng nguồn thu ngân quỹ; xây dựng chiến lược cho
chiến dịch vận động bầu cử; ở một số bang Ủy ban Trung ương chỉ đạo Chủ
tịch trong quá trình hoạch định chính sách của đảng.
Trong những thập kỷ gần đây, Chủ tịch đảng bang ngày càng phát triển
về đội ngũ nhân viên và nguồn tài chính. Do vậy, vai trò của nó ngày càng
tăng trong quá trình vận động bầu cử như bầu thượng nghị sỹ bang, bầu các vị
trí trong cơ quan chính quyền bang. Đây chính là hoạt động chủ yếu của đảng
cấp bang. 30 năm trước đây, 1/2 đảng cấp bang ở Mỹ không có nhân viên làm
việc thường trực. Nhưng hiện nay, theo số liệu thống kê thì số lượng nhân
viên là khoảng 10 người với số lương phải chi trả là 500.000 USD/năm.
So với đảng chính trị toàn quốc, đảng cấp bang hoạt động nhiều hơn
bởi số lượng các cuộc bầu cử và các hội nghị cấp bang tổ chức thường xuyên
hơn. Vì vậy, trên thực tế so với đảng cấp toàn quốc, đảng cấp bang ngày càng
ảnh hưởng trực tiếp và có hiệu quả hơn đối với cử tri.
1.3.3. Đảng cấp địa phương
Đảng cấp địa phương là tầng dưới cùng trong cơ cấu tổ chức của đảng.
Song quyền lực của đảng các cấp không theo kiểu ít dần từ trên xuống dưới,
mà quyền lực ở mỗi cấp hoàn toàn độc lập với nhau. Đảng địa phương hoàn toàn
không chịu sự chi phối và kiểm soát của đảng cấp quốc gia và đảng cấp bang.
34
Đơn vị nhỏ nhất của tổ chức đảng địa phương là khu dân cư – mỗi khu
là một đơn vị bỏ phiếu, ở đó có từ vài đến 1000 cử tri. Đứng đầu là trưởng
khu có trách nhiệm tổ chức các thành viên của đảng trong mọi hoạt động như
giới thiệu thanh thế của đảng và quảng bá hình ảnh các ứng cử viên bằng
nhiều cách, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của cử tri. Những hoạt động này là một
trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho thắng lợi của đảng trong cuộc bầu
cử tại địa phương.
Tiếp đến là cấp phường, ở phường thì có lãnh đạo phường. Trên
phường là thành phố, ở cấp này có Ủy ban thành phố/ thị trấn, đứng đầu là
Chủ tịch. Cấp cao nhất của tổ chức đảng ở địa phương là cấp hạt (county).
Cấp này cũng có Ủy ban hạt và đứng đầu là Chủ tịch Ủy ban – người nắm
quyền điều hành hoạt động chính trị ở hạt. Chủ tịch Ủy ban hạt là người có ưu
thế trong việc đưa ra quyết định, cũng như được đảng giới thiệu vào các chức
vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền địa phương. Chủ tịch Ủy ban hạt có
quyền kiến nghị với thống đốc bang trong việc bổ nhiệm thẩm phán và hàng loạt
các viên chức trong chính quyền địa phương khác.
Hoạt động chủ yếu của tổ chức đảng cấp địa phương chỉ tập trung vào
các cuộc vận động bầu cử, như bầu hội đồng thành phố, cơ quan lập pháp địa
phương, cơ quan chính quyền địa phương… Theo số liệu thống kê, ở Mỹ có
khoảng 500.000 quan chức do dân bầu ra, trong số này có khoảng 500 chức
vụ được bầu ở cấp bang, trừ chức Tổng thống và Phó Tổng thống được bầu ở
cấp quốc gia, số còn lại đều bầu ở cấp địa phương. Do vậy, có ít nhất 95% các
nhà hoạt động của đảng làm việc ở các tổ chức đảng địa phương.
Có thể thấy, qua việc phân tích cơ cấu tổ chức và hoạt động của hệ
thống đảng chính trị ở Mỹ từ cấp quốc gia xuống cấp địa phương, hoạt động
quan trọng nhất của các đảng chính trị là hoạt động bầu cử - hoạt động mang
tính sống còn của các đảng. Cho dù, mỗi tầng có vai trò, chức năng và nhiệm
vụ riêng, hoạt động hầu như độc lập không chịu sự chi phối kiểm soát lẫn
35
nhau. Ở bất cứ cuộc bầu cử nào, từ bầu cử sơ bộ đến cuộc tổng tuyển cử
chung, việc giới thiệu đề cử ứng cử viên vào các chức vụ chính quyền là
những hoạt động hầu như độc quyền của các đảng từ khi hình thành cho tới
nay. Những hoạt động đó luôn chi phối, ảnh hưởng rất lớn tới mọi mặt đời
sống xã hội Mỹ.
Tiểu kết chƣơng 1
Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có đảng chính trị xuất hiện sớm
nhất trên thế giới. Quá trình hình thành các đảng phái ở Mỹ vừa có sự vận
động mang tính quy luật chung của sự xuất hiện các đảng phái trên thế giới,
vừa mang tính đặc thù riêng của Mỹ. Nước Mỹ vốn là thuộc địa của Anh, bị
lệ thuộc và chịu sự chèn ép của Anh quốc, nên sự hình thành các đảng phái
chính trị ở Mỹ phần nào cũng chịu ảnh hưởng về tư tưởng đảng phái của
người Anh. Tuy nhiên, ngay từ đầu, những người thành lập nhà nước liên
bang đã không mong muốn có sự xuất hiện của các đảng phái, nhưng ý muốn
chủ quan về một xã hội không đảng phái là hoàn toàn không thể tồn tại ở một
nước dân chủ tư sản như ở Mỹ. Bởi các giai cấp, các tầng lớp xã hội vì vấn đề
lợi ích mà dẫn đến xung đột, chia bè, chia nhóm và như vậy, đảng phái đã
hình thành. Hơn nữa, việc soạn thảo Hiến pháp càng đụng chạm mạnh hơn
đến quyền lợi của các giới trong xã hội không thể dung hòa được. Chính bởi
vậy, người ta cho rằng “Sự ra đời của đảng phái ở Hoa kỳ là một tất yếu
không thể cưỡng lại được” [12, 37]. Đây được coi là đặc điểm riêng biệt và hệ
thống lưỡng đảng là một trong những đặc điểm nổi bật của hệ thống chính trị
Hoa Kỳ. Với sự cầm quyền của hai Đảng lớn, sau hơn 200 năm nước Mỹ đã trở
thành cường quốc số 1 trên thế giới. Tuy nhiên sau chiến tranh lạnh, đặc biệt là
bước sang thế kỷ XXI với sự phát triển lớn mạnh của nhiều nước trên thế giới từ
Châu Á, tới Châu Âu, Châu Phi và cả Châu Mỹ như Trung Quốc, Nga, Braxin…,
thêm vào đó là cuộc tấn công khủng bố ngày 11/09/2001, cuộc khủng hoảng kinh
tế - tài chính năm 2008 với những hậu quả to lớn của nó, và rất nhiều nguyên nhân
36
khác đã khiến vị thế của Mỹ bị suy giảm, nền kinh tế gặp khó khăn. Trước tình
hình đó, dù là Đảng Cộng hòa hay Đảng Dân chủ, trong thời gian cầm quyền các
Tổng thống đều đưa ra những chiến lược hoạt động tối ưu, nhằm vực dậy nền kinh
tế khủng hoảng, xây dựng lại hình ảnh nước Mỹ, để duy trì vị thế số một trên thế
giới của nước Mỹ một cách lâu dài.
37
Chƣơng 2
HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ VÀ ĐẢNG CỘNG HÒA
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY
Trên cơ sở tình hình chính trị, xã hội thực tiễn tại Mỹ trong nhiệm kỳ
của Tổng thống George W. Bush và Barack Obama từ năm 2001 đến nay,
chương này tập trung nghiên cứu, so sánh hoạt động, việc điều chỉnh chiến
lược, chính sách của hai Đảng trong một số lĩnh vực quan trọng sau đây: hoạt
động bầu cử; hoạt động kinh tế xã hội; hoạt động và các quan điểm trong vấn
đề an ninh quân sự; hoạt động chống khủng bố và chính sách đối với khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương.
2.1. Hoạt động bầu cử
2.1.1. Vài nét về bầu cử ở Mỹ
Hoạt động bầu cử là cuộc chạy đua của các ứng cử viên thuộc Đảng
Dân chủ và Đảng Cộng hòa để giành những vị trí quan trọng trong bộ máy
Nhà nước do dân bầu cử, nhất là vị trí Tổng thống nắm quyền điều hành Nhà
trắng. Những đảng khác có đưa người ra tranh cử, nhưng đều thất bại. Từ
những công đoạn đầu tiên đến công đoạn cuối cùng, ở mọi thời điểm hoạt
động của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa luôn chú trọng việc chi phối, giữ
vai trò chủ đạo bằng nhiều hình thức và biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu
chiến thắng trong cuộc bầu cử. Với hoạt động bỏ phiếu của cử tri, hoạt động
tranh cử ở Mỹ sôi động và rất quyết liệt. Biểu hiện rõ nét của sự sôi động đó
là những tin tức về cuộc tranh cử trực tiếp hay gián tiếp của các đảng phái đều
được đưa ngay lên các phương tiện truyền thông đại chúng vào thời gian
trước tổng tuyển cử.
Luật pháp Mỹ qui định cuộc bầu cử Tổng thống sẽ diễn ra 4 năm một
lần, vào năm chẵn, trong ngày thứ ba đầu tiên sau thứ hai đầu tiên của tháng
11. Như vậy ngày bầu cử sớm nhất trong năm sẽ là ngày 2/11, muộn nhất
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay
Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay

More Related Content

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay

Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
ssuser499fca
 
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
nataliej4
 
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam
nataliej4
 
Luận án: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nayLuận án: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia LaiLuận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ
Luận án: Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn ĐộLuận án: Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ
Luận án: Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdf
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdfNHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdf
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdf
NuioKila
 
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gử...
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gử...Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gử...
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gử...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Mối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyền
Luận văn: Mối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyềnLuận văn: Mối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyền
Luận văn: Mối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyền
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
 Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t... Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
hieu anh
 
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAY
Luận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAYLuận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAY
Luận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
luanvantrust
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
luanvantrust
 
Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyế...
Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyế...Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyế...
Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyế...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đảng cộng sản chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định - Gửi miễn ...
Đảng cộng sản chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định - Gửi miễn ...Đảng cộng sản chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định - Gửi miễn ...
Đảng cộng sản chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định - Gửi miễn ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...
Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...
Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay (20)

Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
 
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam
 
Luận án: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nayLuận án: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay
 
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia LaiLuận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
 
Luận án: Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ
Luận án: Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn ĐộLuận án: Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ
Luận án: Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ
 
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdf
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdfNHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdf
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdf
 
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gử...
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gử...Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gử...
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gử...
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về an ninh thông tin, 9 ĐIỂM
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Luận văn: Mối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyền
Luận văn: Mối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyềnLuận văn: Mối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyền
Luận văn: Mối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyền
 
Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
 Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t... Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
 
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
Luận văn: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi tại Quận 9
 
Luận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAY
Luận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAYLuận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAY
Luận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAY
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
 
Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyế...
Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyế...Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyế...
Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyế...
 
Đảng cộng sản chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định - Gửi miễn ...
Đảng cộng sản chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định - Gửi miễn ...Đảng cộng sản chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định - Gửi miễn ...
Đảng cộng sản chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định - Gửi miễn ...
 
Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...
Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...
Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
QuynhAnhV
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
hoangphuc12ta6
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
duongchausky
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (13)

onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 

Luận Văn Thạc Sĩ So Sánh Hoạt Động Của Đảng Dân Chủ Và Đảng Cộng Hòa Trong Hệ Thống Chính Trị Mỹ Từ Năm 2001 Đến Nay

  • 1. Hà Nội - 2022 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG SO SÁNH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ VÀ ĐẢNG CỘNG HÒA TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊMỸ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864 WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
  • 2. Hà Nội - 2022 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG SO SÁNH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ VÀ ĐẢNG CỘNG HÒA TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊMỸ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Chính trị học Mã số: 60 31 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Thiết Sơn
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết quả trong luận văn này là trung thực, chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về những kết quả nghiên cứu trong công trình này. Học viên Nguyễn Thị Huyền Trang
  • 4. LỜI CẢM ƠN Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy hướng dẫn - GS. TS. Nguyễn Thiết Sơn - người đã tận tình hướng dẫn, theo sát quá trình nghiên cứu của tôi, đưa ra những gợi ý, lời khuyên xác đáng để tôi hoàn thành Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tới các Thầy, Cô Phòng sau Đại học và giảng viên Khoa Khoa học chính trị, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn anh, chị, em học viên lớp Cao học Chính trị học khóa 2013 – 2015 đã ủng hộ, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi muốn dành lời cảm ơn đến Lãnh đạo, đồng nghiệp trường Đại học Đại Nam – nơi tôi đang làm việc; cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ở bên ủng hộ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi thực hiện luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 12/2015 Học viên Nguyễn Thị Huyền Trang
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài........................................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6 6. Dự kiến đóng góp của đề tài.......................................................................... 6 7. Kết cấu của đề tài .......................................................................................... 6 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẢNG PHÁI TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ MỸ ............................................................................................. 7 1.1. Một số khái niệm cơ bản.......................................................................... 7 1.1.1. Hệ thống chính trị Mỹ ............................................................................. 7 1.1.2. Đảng chính trị ....................................................................................... 15 1.1.3. Đảng cầm quyền.................................................................................... 18 1.2.Quá trình hình thành và phát triển của Đảng phái chính trị Mỹ.............. 18 1.2.1. Sự hình thành của hệ thống đa đảng ở Mỹ............................................ 18 1.2.2. Các giai đoạn phát triển của Đảng chính trị........................................ 21 1.3. Cơ cấu tổ chức của Đảng chính trị Mỹ .................................................... 28 1.3.1. Đảng cấp quốc gia (Đảng chính trị toàn quốc).................................... 30 1.3.2. Đảng cấp bang ...................................................................................... 32 1.3.3. Đảng cấp địa phương............................................................................ 33 Tiểu kết chƣơng 1.......................................................................................... 35 Chƣơng 2. HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ VÀ ĐẢNG CỘNG HÒA TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY .................................................................. 37 2.1. Hoạt động bầu cử ................................................................................... 37 2.1.1. Vài nét về bầu cử ở Mỹ.......................................................................... 37 2.1.2. Cuộc tranh cử của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa......................... 41
  • 6. 2.2. Hoạt động kinh tế - xã hội ..................................................................... 46 2.3. Về hoạt động an ninh quân sự .............................................................. 51 2.4. Cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố của hai Đảng sau sự kiện 11/9/2001......................................................................................................... 54 2.4.1. Cuộc chiến chống khủng bố dưới chính quyền Tổng thống George W. Bush (2001 đến 2009) ..................................................................................... 55 2.4.2. Cuộc chiến chống khủng bố dưới chính quyền Tổng thống Barack Obama (2009 – đến nay)................................................................................. 61 2.5.ChínhsáchcủahaiĐảngđốivớikhuvựcChâuÁ– TháiBìnhDƣơng..........65 Tiểu kết chƣơng 2.......................................................................................... 70 Chƣơng 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ VÀ ĐẢNG CỘNG HÒA ..................................................................... 71 3.1. Nguyên tắc hoạt động của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa ........... 71 3.1.1. Nguyên tắc dân chủ............................................................................... 71 3.1.2. Nguyên tắc theo đa số ........................................................................... 73 3.1.3. Nguyên tắc phi tập trung....................................................................... 73 3.2. Học thuyết của George W. Bush và Barack Obama........................... 74 3.2.1. Học thuyết Bush .................................................................................... 75 3.2.2. Học thuyết Obama................................................................................. 79 3.3. Triển vọng bầu cử năm 2016 của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa 82 Tiểu kết chƣơng 3.......................................................................................... 93 KẾT LUẬN.................................................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 98
  • 7. DANH MỤC VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT CHDCND Democratic People's Republic Cộng hòa Dân chủ Nhân dân CA –TBD Asia - Pacific Châu Á – Thái Bình Dương DR-CAFTA Dominican Republic-Central American Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại Tự do Trung Mỹ Cộng hòa Dominican IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế ISAF The International Security Assistance Force Lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế YSE New York Stock Exchange Thị trường chứng khoán New York NATO North Atlantic Treaty Organization Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương LHQ United Nation Liên hợp quốc GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc dân EU European Union Liên minh Châu Âu R&D Research & Development Nghiên cứ và phát triển
  • 8. TPP Trans – Pacific Partnership Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương WB World Bank Ngân hàng thế giới USD United States Dollar Đô la Mỹ WMD Weapon of mass destruction Vũ khí hủy diệt hàng loạt WTC World Trade Center Trung tâm thương mại thế giới
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nước Mỹ là một trong những quốc gia xuất hiện muộn, lịch sử hình thành và phát triển không dài - hơn 200 năm. Tuy nhiên, nước Mỹ đã vươn lên và trở thành cường quốc số một, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nước trên thế giới. Là một quốc gia đa dạng về chủng tộc, có nhiều đảng chính trị khác nhau, nhưng từ khi Đảng chính trị được ra đời tại Mỹ cho đến nay, chỉ có hai đảng lớn là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa thay nhau cầm quyền, giữ vai trò quan trọng trên chính trường nước Mỹ. Và trong hoạt động bầu cử Tổng thống, cũng chỉ có hai đảng này giành được chiến thắng. Các ứng cử viên trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng chủ yếu đều thuộc hai đảng lớn, dù đảng thứ ba có xuất hiện trong các cuộc bầu cử Tổng thống, thì đảng này cũng chưa bao giờ giành được chiến thắng. Mỗi đảng khi đưa người ra ứng cử với một đường lối, chiến lược và quan điểm điều hành nước Mỹ khác nhau nhưng đều tuân theo một nguyên tắc hoạt động chung của đảng phái trong hệ thống chính trị, nhằm đạt mục tiêu duy trì vị thế lãnh đạo thế giới của Mỹ, duy trì hình ảnh một cường quốc quan trọng và giàu có nhất trên hành tinh. Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao một quốc gia dân chủ, đa dạng như Hoa Kỳ lại duy trì tình trạng chỉ có hai đảng chủ chốt thay nhau cầm quyền? Yếu tố nào chi phối sự tồn tại, phát triển bền vững và ảnh hưởng mạnh mẽ từ trước đến nay của các đảng cầm quyền? Trong nhiệm kỳ của mình, các Tổng thống – thuộc Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa, đã đưa ra những chính sách, phương thức hoạt động riêng, mang đặc trưng, dấu ấn của đảng mình để duy trì sự phát triển, tăng cường các mối quan hệ quốc tế, mở rộng quan hệ đồng minh. Bước sang thế kỷ XXI, tình hình thế giới có nhiều thay đổi, tác động đến nhiều quốc gia và Mỹ cũng không ngoại lệ. Sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001 vào nước Mỹ, làm gần 3000 người thuộc khoảng 90 quốc gia thiệt
  • 10. 2 mạng và mất tích, nước Mỹ lâm vào khủng hoảng, thế giới bất ổn. Lúc đó, nước Mỹ với sự cầm quyền của Tổng thống George W.Bush – Đảng Cộng hòa đã phát động cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa khủng bố trên phạm vi toàn thế giới. Trong thời gian từ năm 2001 đến nay (2015), nước Mỹ với sự cầm quyền của Tổng thống George Bush và Tổng thống Barack Obama (đương nhiệm) đã đưa ra những chiến lược an ninh quốc gia mới, thực hiện chống chủ nghĩa khủng bố cực đoan, khôi phục và phát triển kinh tế…, nhằm đảm bảo cho nước Mỹ có an ninh và thịnh vượng, duy trì được vị thế lãnh đạo thế giới của mình. Nước Mỹ đang bước vào mùa bầu cử năm 2016 để bầu ra một Tổng thống mới, có khả năng lãnh đạo nước Mỹ đương đầu với những thách thức trong và ngoài nước, đưa nước Mỹ tiếp tục đi lên. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11/2016 với các hoạt động tranh cử của ứng viên thuộc Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa không những ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình chính trị trong nước mà còn thu hút sự quan tâm, tác động mạnh đến nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu hoạt động của hai đảng lớn tại Mỹ trong thời điểm hiện nay đang đặt ra yêu cầu ngày càng cấp bách với giới nghiên cứu Việt Nam. Nhiều công trình nghiên cứu của các học giả, tác giả trong và ngoài nước đã chứng minh rằng, chính sách đối nội và đối ngoại của các Tổng thống Mỹ thuộc Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa có tác động đến nhiều quốc gia trên thế giới. Mặc dù vấn đề về đảng chính trị tại Mỹ là một vấn đề không mới nhưng trong sự biến đổi của bối cảnh an ninh – chính trị nước Mỹ sau vụ khủng bố 11/9 và hậu quả mà nó để lại cho Mỹ thì đó thực sự là một trong những vấn đề quốc tế nổi bật. Việc tìm hiểu, nghiên cứu hoạt động và vai trò của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa là vấn đề quan trọng, để hiểu rõ hơn về tầm ảnh hưởng của hai đảng với Mỹ, cũng như thế giới và trong quan hệ Việt – Mỹ ngày nay,
  • 11. 3 nhất là đối với việc tăng cường hơn nữa quan hệ ngày càng mở rộng giữa hai nước. Tuy nhiên, từ năm 2001 đến nay, các nghiên cứu hầu như chưa đề cập sâu đến việc so sánh hoạt động của hai đảng chính trị lớn ở Mỹ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề trở nên cấp thiết hiện nay, và tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài: “So sánh hoạt động của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa trong hệ thống chính trị Mỹ từ năm 2001 đến nay” để làm Luận văn Thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hoạt động của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa từ trước tới nay vẫn luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm và nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước. Có nhiều công trình nghiên cứu về chính sách, hoạt động của hai đảng cầm quyền ở Mỹ, nhưng những công trình đó do xuất phát từ những quan điểm nghiên cứu khác nhau, nên kết quả nghiên cứu ít nhiều có quan điểm khác nhau. Trước tiên phải kể đến Cuốn “Hệ thống chính trị Mỹ” do TS.Vũ Đăng Hinh chủ biên (NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2001). Tác giả đã trình bày chi tiết về lịch sử hình thành, các nguyên tắc hoạt động, đến các thiết chế, thể chế chính trị; các đảng phái chính trị, những nhóm lợi ích trong hệ thống chính trị Mỹ và các hoạt động chính trị. Tác giả đã có cách tiếp cận mới để đi đến việc nghiên cứu hệ thống chính trị một cách toàn diện, từ thể chế, đến thiết chế. Cuốn “Nước Mỹ những năm đầu thế kỷ XXI” của tác giả Nguyễn Thiết Sơn (NXB Khoa học Xã hội Hà Nội, 2002) đã đề cập rõ về khả năng và những chính sách của nước Mỹ về quân sự, kinh tế ngoại giao… nhằm bảo vệ quyền thống trị của Mỹ. Cuốn “Logic chính trị Mỹ” của Samuel Kernell và Gary C. Jacobson (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007). Đây là một cuốn giáo trình về chính quyền Mỹ được nghiên cứu và trình bày công phu, chặt chẽ, phác họa toàn bộ cấu trúc của hệ thống chính trị Mỹ. Trong Chương 12 về “Đảng chính trị Mỹ”,
  • 12. 4 tác giả giải thích một cách cặn kẽ, chi tiết về nguyên nhân và tại sao đảng phái được hình thành; nêu ra sự phát triển và biến đổi của hệ thống đảng phái… Cuốn “Hệ thống chính trị Anh, Pháp, Mỹ” (mô hình tổ chức và hoạt động) do GS.TS. Nguyễn Văn Huyên chủ biên (NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2007). Tác giả đã tập trung nghiên cứu về quá trình hình thành, mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Anh, Pháp, Mỹ. Đánh giá ưu, nhược điểm, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị Anh, Pháp, Mỹ. Đặc biệt, tác giả đã phân tích và nêu ra những giá trị tham khảo cho việc đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay. “Một số vấn đề về Đảng cầm quyền và đảng đối lập trong đời sống chính trị Hoa Kỳ” của tác giả Nguyễn Thị Hạnh (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2012). Trong tác phẩm này, tác giả đã giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ về các vấn đề của đảng cầm quyền và đảng đối lập trong đời sống chính trị Hoa Kỳ. Đặc biệt, tác giả đã có những đánh giá phù hợp về đảng cầm quyền và đảng đối lập, từ đó nhận định về tính bền vững của hệ thống hai đảng chủ yếu thay nhau cầm quyền tại Hoa Kỳ. Ngoài ra các bài viết: “Tìm hiểu vai trò và phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền ở Mỹ” (Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 11/2007, tr. 3-19, số 12/2007, tr. 3-17) và bài viết“Chính sách và vai trò của Mỹ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương” (Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 1/2005, tr. 3-11) của tác giả Nguyễn Thiết Sơn; “Chính sách đối ngoại Mỹ trong những năm cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Geogre W. Bush” (Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 2/2007, tr. 21-32) của Nguyễn Thái Yên Hương; bài viết “Sự hình thành của hệ thống lưỡng đảng trong nền chính trị Hoa Kỳ” của tác giả Lê Lan Anh (Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, tháng 8/2005) và bài viết của nhiều tác giả khác đăng trên Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế với các nội dung chủ yếu tập trung vào phân tích hoạt động, việc điều chỉnh chiến lược, chính sách của nước Mỹ dưới chính quyền Tổng thống G. Bush và Tổng thống B. Obama.
  • 13. 5 Những công trình trên đây đã trình bày sâu sắc và khá toàn diện về đảng phái ở Mỹ, cho chúng ta thấy được những nét cơ bản của quá trình hình thành, phát triển, vai trò và tác động của các đảng chính trị Mỹ trong đời sống xã hội Mỹ. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều vấn đề cần được lý giải và nghiên cứu cụ thể hơn, cập nhật hơn về hệ thống đảng phái ở Mỹ, nhằm làm sáng tỏ hơn bản chất, vai trò, ý nghĩa của các đảng chính trị trong đời sống xã hội Mỹ hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài Luận văn có mục đích nghiên cứu là so sánh hoạt động của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ ở Mỹ từ 2001 đến nay trong một số lĩnh vực như: bầu cử, kinh tế xã hội, an ninh quân sự, cuộc chiến chống khủng bố và chính sách “xoay trục” sang Châu Á – Thái Bình Dương dưới thời Tổng thống Bush và Tổng thống Obama. Từ đó tìm ra sự giống và khác nhau trong mô hình hoạt động của hai đảng trong hệ thống chính trị Mỹ. Để đạt được mục đích đó, Luận văn có nhiệm vụ: - Nghiên cứu, tìm hiểu và làm rõ khái niệm, bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị, hệ thống đảng phái chính trị trong hệ thống chính trị Mỹ. - Nghiên cứu các khái niệm về đảng chính trị, đảng cầm quyền; quá trình hình thành và các giai đoạn phát triển của đảng chính trị ở Mỹ cho đến nay. - Trọng tâm nghiên cứu là về hoạt động của hai đảng lớn: Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay, dưới thời hai Tổng thống George Walker Bush của Đảng Cộng hòa và Tổng thống Barack Obama của Đảng Dân chủ. - Đưa ra một số nhận xét về hoạt động của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ để hiểu rõ hơn bản chất và vai trò của hai đảng đó. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Nghiên cứu, so sánh hoạt động của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ trong hệ thống chính trị Mỹ từ 2001 đến nay. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động của hai đảng lớn tại Mỹ từ năm 2001 đến nay (Mốc thời gian hiện tại là đến năm 2015).
  • 14. 6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được áp dụng trong đề tài luận văn, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học chính trị, phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu lịch sử, các phương pháp thu thập tài liệu, phân tích và tổng hợp. Lấy phương pháp so sánh làm phương pháp nghiên cứu chính của Luận văn. 6. Dự kiến đóng góp của đề tài - So sánh hoạt động của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa từ năm 2001 đến nay, trong hoạt động bầu cử, kinh tế xã hội, an ninh quân sự, cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố và sự điều chỉnh chính sách hướng về Châu Á – Thái Bình Dương dưới thời Tổng thống George Wakler Bush (2001- 2009) và Tổng thống Barack Obama (2009 – 2016), nhằm hiểu rõ hơn về quan điểm, chính sách điều hành chính quyền của Tổng thống G. Bush và Tổng thống B. Obama. - Đề tài nêu rõ quá trình hình thành, phát triển hệ thống lưỡng đảng trong hệ thống chính trị Mỹ và các giai đoạn cầm quyền của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. Từ đó, nêu ra sự khác biệt trong hoạt động của hai đảng từ năm 2001 đến nay. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về đảng phái trong hệ thống chính trị Mỹ Chương 2: Hoạt động của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa từ năm 2001 đến nay Chương 3: Một số nhận xét về hoạt động của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa
  • 15. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẢNG PHÁI TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ MỸ 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Hệ thống chính trị Mỹ Năm 1768, cuộc đấu tranh giành độc lập của Mỹ dưới sự lãnh đạo của George Washington bắt đầu. Năm 1776, Đại hội Lục địa tại Philadenphia đã thông qua bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ, tuyên bố thành lập nhà nước Liên bang gồm 13 bang đầu tiên. Vào giai đoạn này, cơ cấu liên bang còn rất lỏng lẻo, chỉ là một hợp bang, hay một liên minh hữu nghị giữa các bang được thành lập. Trung tâm của liên minh này là Quốc hội một viện, được gọi là Đại hội hợp bang. Mỗi bang có một phiếu, không phụ thuộc vào quy mô của bang. Các hoạt động quan trọng đều phải cần đến sự đồng thuận của ít nhất 9 bang và đối với các nội dung trong điều khoản liên bang phải do cả 13 bang đồng ý [15, 227]. Hợp bang không có cơ quan hành pháp và hệ thống tòa án, Quốc hội không có khả năng đánh thuế, mà chỉ được yêu cầu các bang hỗ trợ ngân quỹ. Mỗi bang vẫn giữ chủ quyền, tự do và độc lập. Quốc hội cũng không có quyền hạn trực tiếp nào đối với các công dân. Đứng trước những vấn đề đó, mùa hè năm 1787, một Hội nghị lập hiến được triệu tập với sự tham dự của các đại biểu của 13 bang để soạn thảo Hiến pháp mới cho nước Mỹ, đến tháng 6 – 1788, sau khi đã có tối thiểu 9 chữ ký, Hiến pháp mới chính thức có hiệu lực. Đây cũng là thời điểm chính thức đánh dấu sự ra đời của hệ thống chính trị Mỹ. Hệ thống chính trị Mỹ hiện nay gồm hai bộ phận cấu thành chính là thể chế và thiết chế. Thể chế gồm các loại định chế như: Hiến pháp, pháp luật và cá quy định hành chính trong đó Hiến pháp là định chế quan trọng nhất. Hiến pháp có vị trí quan trọng số một trong các loại hình định chế vì nó là văn bản pháp lý chứa đựng những thỏa thuận chung nhất giữa các lực lượng chính trị, những thỏa thuận này được coi như những nguyên tắc để xây dựng lên toàn
  • 16. 8 bộ hệ thống chính trị Liên bang Mỹ. Thiết chế gồm hai bộ phận: thiết chế chính thức, đó là bộ máy công quyền và thiết chế phi chính thức, đó là các đảng phái chính trị, các nhóm lợi ích, các phong trào chính trị… Theo Hiến pháp, Nhà nước Liên bang Hoa kỳ gồm 3 bộ phận: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mỗi bộ phận có chức năng và quyền hạn độc lập với nhau. Hệ thống chính trị của Mỹ hiện nay có nhiều điểm khác biệt so với thời kỳ mới hình thành nước Mỹ, tuy nhiên, những nguyên tắc cơ bản, những bộ phận cấu thành chủ yếu được hình thành từ khi lập nước vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay.  Ngành lập pháp Trong hệ thống chính trị Mỹ, ngành lập pháp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng thể chế để quản lý xã hội và kiềm chế - đối trọng với các thiết chế khác trong hệ thống chính trị. Theo quy định của Hiến pháp Mỹ, Quốc hội đóng vai trò là trung tâm của hệ thống chính trị, có những quyền lực rất lớn, như quyền làm ra luật cho toàn quốc, quyền sửa đổi điều luật, giám sát hoạt động của bộ máy hành pháp, tư pháp và các tổ chức chính trị khác. Quốc hội Mỹ là một thể chế lưỡng viện, gồm hai nhánh: Thượng viện và Hạ viện. + Thượng viện có quy chế làm việc tự do hơn so với Hạ viện. Quy mô của Quốc hội Mỹ phát triển theo quy mô phát triển của đất nước. Với quy chế mỗi bang chỉ có hai thượng nghị sĩ, Quốc hội đầu tiên của Mỹ chỉ có 26 thành viên. Khi có một bang mới, Thượng viện sẽ tăng thêm 2 thành viên và vì vậy, Thượng viện Mỹ hiện nay có 100 thượng nghị sĩ được bầu từ 50 bang khác nhau. Ứng cử viên Thượng viện phải từ 30 tuổi trở lên, là công dân Mỹ ít nhất 9 năm và là người cư trú tại chính bang mà họ đại diện. Các khu hành chính trực thuộc không có đại diện tại Thượng viện. Các Thượng nghị sĩ có nhiệm kỳ 6 năm và được bầu lại bởi cử tri các bang. Cứ hai năm một lần, Thượng viện tổ chức bầu cử lại 1/3 số thượng nghị sĩ. Về mặt pháp lý, Phó
  • 17. 9 Tổng thống đồng thời là Chủ tịch Thượng viện. Song trên thực tế, điều hành công việc hàng ngày của Thượng viện là thủ lĩnh phe đa số trong Thượng viện. Phó Tổng thống chỉ bỏ phiếu khi cần thiết để tránh bế tắc, trong trường hợp Thượng viện rơi vào tình huống 50/50 về một vấn đề nào đó [57]. + Hạ viện: So với Thượng viện, Hạ viện có quy mô lớn hơn. Quốc hội đầu tiên của Mỹ có 67 hạ nghị sĩ. Do dân số tăng lên, quy mô Hạ viện cũng tăng theo. Năm 1992, Quốc hội đã thông qua một đạo luật quy định số lượng thành viên cố định của Hạ viện là 435 hạ nghị sĩ [15, 246]. Khác với Thượng viện, ứng cử viên Hạ viện phải là công dân Mỹ từ 25 tuổi trở lên, đã có 7 năm mang Quốc tịch Mỹ và là công dân của bang mà họ đại diện trước ngày bầu cử. Hạ viện có nhiệm kỳ hai năm và các nghị sĩ được bầu lên từ các đơn vị bầu cử của bang. Số hạ nghị sĩ đại diện cho bang phụ thuộc vào dân số của bang. Mỗi bang có quyền có tối thiểu một hạ nghị sĩ. Việc phân bổ số hạ nghị sĩ cho các bang được tiến hành 10 năm một lần dựa trên kết quả điều tra dân số. Đứng đầu Hạ viện là Chủ tịch Hạ viện. Chủ tịch Hạ viện có thể là người có thế lực lớn thứ hai trong nền chính trị Mỹ sau Tổng thống. Với tư cách là người đứng đầu phe đa số, Chủ tịch Hạ viện có vai trò thúc đẩy, hoặc loại bỏ một số dự luật không có lợi cho đảng của mình. Cả hai viện đều có quyền quyết định chiến tranh, kiểm soát các lực lượng vũ trang, đánh thuế, vay tiền, phát hành tiền, điều tiết thương mại, và ban hành luật cần thiết cho hoạt động của chính quyền. Trong đó, Thượng viện có đặc quyền cố vấn, thông qua các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngoài và các chức vụ do Tổng thống bổ nhiệm. Ví dụ, Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được Chính phủ hai nước ký tháng 7 năm 2000 và đến tháng 11 năm 2001 mới được Thượng viện Hoa Kỳ thông qua và đến 10/12/2001 mới có hiệu lực thi hành. Cả Thượng viện và Hạ viện đều có những Uỷ ban riêng của mình. Tuy nhiên, giữa Thượng viện và Hạ viện có một số uỷ ban phối hợp để xử lý một
  • 18. 10 số công việc chung. Cả Thượng viện và Hạ viện đều có quyền đưa ra văn bản pháp lý về bất cứ vấn đề gì, trừ các dự luật về thu ngân sách là phải bắt nguồn từ Hạ viện. Các bang lớn bề ngoài dường như có nhiều ảnh hưởng đối với công quỹ hơn so với bang nhỏ. Thượng viện có thể không tán thành một dự luật về thu ngân sách của Hạ viện, hoặc bất kỳ một dự Luật nào liên quan đến vấn đề này. Trong trường hợp đó, một tiểu ban tham vấn sẽ được thành lập, gồm các thành viên của cả hai viện, để đi tới một thỏa hiệp có thể chấp nhận đối với cả hai bên, trước khi dự luật trở thành luật. Thượng viện có quyền xác nhận sự bổ nhiệm của Tổng thống đối với các quan chức cấp cao và các đại sứ của chính quyền liên bang, cũng như phê chuẩn tất cả các hiệp ước với 2/3 số phiếu thuận. Khi đó, hành động không ủng hộ của Thượng viện sẽ vô hiệu hóa hành động của ngành hành pháp. Hạ viện có toàn quyền đưa ra lời buộc tội về hành vi bất chính có thể dẫn tới việc xét xử ở tòa án. Khi ấy, Thượng viện cũng có toàn quyền kiểm tra những trường hợp luận tội và xác minh xem các quan chức là có tội, hay vô tội. Các quan chức liên bang sẽ buộc phải rời khỏi cơ quan nhà nước khi bị phát hiện là phạm tội. + Quyền hạn của Quốc hội Quốc hội là nơi diễn ra các sự thỏa hiệp của các đảng chính trị, do chính trị quyết định, hay nói một cách khác, hoạt động của nó luôn phụ thuộc vào từng cơ quan, lực lượng chính trị, mà hai Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đóng vai trò quyết định. Hiến pháp Mỹ trao cho Quốc hội quyền hành rất lớn, đó là quyền lập pháp, quyền sửa đổi hiến pháp và pháp luật. Điều I, mục 8 của Hiến pháp Hoa Kỳ đã quy định quyền hạn rộng lớn của Quốc hội như sau [55]: + Đánh thuế và thu thuế; vay tiền cho công quỹ; thiết lập các luật lệ và các quy chế điều chỉnh quan hệ thương mại giữa các bang và với nước ngoài; thiết lập các quy định thống nhất cho việc nhập tịch của công dân nước ngoài; thiết lập hệ thống tòa án liên bang; tuyên bố chiến tranh, và một số quyền lực khác…
  • 19. 11 Ngoài ra, hiến pháp cũng có những điều cấm cụ thể đối với những hoạt động nhất định của Quốc hội. Quốc hội không được phép [55]: + Thông qua các luật trong đó lên án ai đó về sự phạm tội, hay hành vi phạm pháp, mà không thông qua tòa án; Đánh thuế trực thu lên công dân, trừ trường hợp dựa trên cơ sở một cuộc điều tra dân số đã được tiến hành; Đánh thuế hàng xuất khẩu từ bất cứ bang nào và nhiều điều cấm khác…  Ngành hành pháp Vào thời tất cả các quốc gia lớn ở Châu Âu đều có chế độ quân chủ cha truyền con nối, thì ý tưởng về một vị Tổng thống với nhiệm kỳ có giới hạn tự nó đã mang tính cách mạng. Hiến pháp Hoa Kỳ được thông qua năm 1787 đã trao quyền hành pháp cho Tổng thống và đến tận ngày nay điều đó vẫn tiếp tục tồn tại. Hiến pháp còn quy định việc bầu ra một Phó Tổng thống, người sẽ kế nhiệm Tổng thống trong trường hợp Tổng thống qua đời, từ chức, hay không có đủ năng lực. Ngành hành pháp là một trong ba thiết chế chính thức trong hệ thống chính trị của Mỹ. Nó có vai trò to lớn, đặc biệt ngày càng nổi bật trong đời sống chính trị của Mỹ. Theo Điều 2, Khoản 1 Hiến pháp Hoa Kỳ “Quyền hành pháp sẽ giao cho một vị Tổng thống Hợp chủng Quốc Châu Mỹ”. Tổng thống có chức năng thực thi pháp luật, kiềm chế hai nhánh quyền lực khác trong chính quyền và tham gia vào quá trình hoạch định chính sách. Như vậy, ngành hành pháp được quyền ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện luật và những phương tiện buộc các đối tượng bị điều chỉnh của luật phải thực thi, được quyền có tiếng nói quyết định trong những vấn đề quan trọng cùng hai nhánh quyền lực hữu quan, được quyền hoạch định chính sách. Hiến pháp đòi hỏi Tổng thống phải là công dân Mỹ, sinh ra trên đất Mỹ và có tuổi đời ít nhất là 35 tuổi. Các ứng cử viên Tổng thống được các chính đảng bầu chọn nhiều tháng trước cuộc bầu cử Tổng thống, được tổ chức 4 năm một lần. Điều sửa đổi Hiến pháp thứ 22, được phê chuẩn năm 1951, đã
  • 20. 12 giới hạn Tổng thống chỉ được giữ chức hai nhiệm kỳ [55]. Nhiệm vụ của Tổng thống bao gồm việc thảo luận các hiệp ước quốc tế, ký hoặc phủ quyết các dự luật, bổ nhiệm các thành viên nội các, thẩm phán, đại sứ, cũng như ân xá những ai vi phạm luật liên bang. Tất cả các dự luật liên bang được Quốc hội liên bang thông qua, phải được Tổng thống ký mới trở thành luật. Hiến pháp cho phép Tổng thống quyền phủ quyết dự luật đã được Quốc hội liên bang thông qua. Vì quyền lực lớn như vậy, nên Tổng thống Mỹ thường được ví như là người có quyền lực lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, những quyền hạn lớn của Tổng thống cũng bị giới hạn, vì có sự kiểm tra và giám sát của các cơ quan khác được ghi trong Hiến pháp. Nhưng trong thời gian gần đây, sức mạnh của báo chí và tầm quan trọng của chính sách ngoại giao đã làm tăng vị thế của Tổng thống. Ngoài Tổng thống, bộ máy hành pháp Hoa Kỳ còn có Phó Tổng thống, 15 bộ và trên 60 Ủy ban độc lập. Các bộ trưởng do Tổng thống bổ nhiệm và phải được Thượng viện thông qua. Phó Tổng thống là Chủ tịch Thượng viện, giám sát các vấn đề thủ tục và có quyền biểu quyết trong trường hợp phiếu của các thượng nghị sỹ rơi vào thế cân bằng. Phó tổng thống cũng chủ trì phiên họp chung của Quốc hội khi Quốc hội chính thức đếm phiếu của cuộc bầu cử Tổng thống. Vị trí của Phó Tổng thống đã được củng cố trong thế kỷ 20, khi theo tục lệ Phó Tổng thống được mời tham dự các cuộc họp của nội các. Và hơn nữa vào năm 1949, Quốc hội đã cho phép Phó Tổng thống trở thành một trong bốn thành viên chính thức của Hội đồng An ninh Quốc gia [68]. Trong hệ thống hành pháp liên bang còn có Văn phòng Nhà trắng, Văn phòng quản trị và tài chính, các hội đồng cố vấn. Các hội đồng cố vấn đóng vai trò quan trọng trong hoạch định chính sách của Tổng thống. Đáng chú ý nhất là Hội đồng an ninh quốc gia, Hội đồng cố vấn kinh tế, và Hội đồng chính sách phát triển. Ngành hành pháp Mỹ có hệ thống hành pháp liên bang và hệ thống hành pháp các bang. Cơ quan hành pháp bang do Thống đốc bang đứng đầu.
  • 21. 13 Ở các bang, thẩm quyền của Thống đốc là khác nhau, những Thống đốc bang có nhiệm kỳ ngắn (dưới 4 năm) thường phải chia sẻ quyền hành với một số quan chức hành pháp bang khác như Phó Thống đốc bang, Bộ trưởng Tài chính, Bộ trưởng Tư pháp. Thống đốc bang kiểm soát cảnh sát và quân đội. Trong lĩnh vực lập pháp, Thống đốc bang chịu trách nhiệm thi hành một phần, chứ không phải tất cả luật pháp. Khác với Tổng thống Hoa Kỳ, Thống đốc bang thường có cấp dưới là các viên chức hành chính do dân bầu ra. Những người này có thể độc lập thực hiện công việc của mình, mà không cần đến sự chỉ đạo của Thống đốc. Ngoài ra, Thống đốc còn có thể vươn lên chức vụ cao hơn. Khi một Thượng nghi sĩ chết, vị Thống đốc bang này có thể từ chức và để vị Phó Thống đốc bang bổ nhiệm mình vào Thượng viện.  Ngành tƣ pháp Là ngành thứ ba trong chính quyền liên bang, ngành tư pháp bao gồm một hệ thống tòa án rải trên khắp đất nước, đứng đầu là Tòa án tối cao Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Ngành tư pháp có chức năng bảo vệ hiến pháp và pháp luật, thông qua hoạt động xét xử mọi hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật; giải thích hiến pháp và luật phục vụ cho quản lý xã hội; kiềm chế các thiết chế khác trong hệ thống chính trị [15, 216]. Hệ thống tòa án Mỹ được Quốc hội thành lập sau khi thông qua đạo luật về tư pháp năm 1789 và những đạo luật sau đó. Hệ thống tòa án được chia thành những cấp bậc từ thấp đến cao. Tuy nhiên, chế độ liên bang đã dẫn đến sự tồn tại song song hai hệ thống tòa án: Tòa án liên bang và tòa án các bang. Hệ thống tòa án liên bang được điều chỉnh bởi pháp luật liên bang và hệ thống tòa án các bang chịu sự điều chỉnh của pháp luật các bang. Tuy nhiên, hai hệ thống này không hoàn toàn tách biệt nhau, bởi theo quy định, hiến pháp và các đạo luật của các bang phải phù hợp với luật pháp liên bang. + Hệ thống tòa án liên bang đã tồn tại từ trước khi Hiến pháp được dự thảo. Hiến pháp trao cho tòa án liên bang một quyền lực hạn chế. Điều III của
  • 22. 14 Hiến pháp nêu rõ cơ sở của hệ thống tòa án liên bang là: "Quyền lực tư pháp của Hợp chúng quốc được trao cho Tòa án Tối cao và các tòa án cấp dưới mà Quốc hội có thể thiết lập trong một số trường hợp” [56]. Hệ thống tòa án liên bang gồm ba cấp xét xử: tòa sơ thẩm là các tòa án khu vực liên bang; tòa phúc thẩm là các tòa phúc thẩm lưu động liên bang và Tòa án tối cao liênbang. + Hệ thống tòa án các bang Mỗi bang đều có một hệ thống thống tòa án riêng. Hệ thống toà án tại mỗi bang được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Hiến pháp và luật của bang đó. Hệ thống tòa án ở mỗi bang đều có 3 cấp xét xử: Tòa án tối cao bang, tòa án phúc thẩm và tòa án sơ thẩm. Mối quan hệ giữa hệ thống tòa án liên bang và hệ thống tòa án bang là mối quan hệ giữa hệ thống pháp luật liên bang và hệ thống pháp luật bang. Mối quan hệ này thể hiện sự phân quyền giữa liên bang và bang và tính tối cao của pháp luật Liên bang. - Các nhóm lợi ích Ở Mỹ, ngoài Hiến pháp, hệ thống đảng chính trị, tổ chức bộ máy Nhà nước thì các nhóm lợi ích (nhóm áp lực) cũng là những bộ phận của hệ thống chính trị, có vai trò rất quan trọng, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của hệ thống chính trị, tác động rất lớn đến nền chính trị nước Mỹ. Các nhóm lợi ích được coi là những quyền lực đứng đằng sau giật dây hệ thống chính trị, để phục vụ cho những nhu cầu của họ. Hiến pháp Mỹ không đề cập nhiều đến các nhóm lợi ích. Tuy nhiên, người soạn thảo Hiến pháp 1787 đã thừa nhận nhiều nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội, nhưng lại không công nhận vai trò của chúng trong việc điều hành đất nước. Các nhóm lợi ích tạo cho người Mỹ một phương tiện để bày tỏ quan điểm của họ đối với các nhà hoạch định chính sách. Trong khi các đảng chính trị cạnh tranh với nhau để giành các vị trí quyền lực trong bộ máy công quyền, thì các nhóm lợi ích chỉ cố gắng gây ảnh hưởng đến kết quả bầu cử.
  • 23. 15 Nguồn tài chính của các nhóm lợi ích là những khoản đóng góp hay các khoản lệ phí thành viên. Các thành viên của nhóm lợi ích liên lạc với nhau chủ yếu qua các bản tin, thư từ, hội thảo. Có nhiều dạng nhóm lợi ích khác nhau: nhóm lợi ích kinh doanh, nhóm công đoàn, nhóm nghề nghiệp và nhóm lợi ích công. Hoạt động của các nhóm lợi ích chủ yếu là vận động hành lang và tham gia vào hoạt động bầu cử. Là một quốc gia ra đời muộn dựa trên những bài học kinh nghiệm từ các mô hình chính trị đã có trong lịch sử, cũng như từ những kinh nghiệm thực tế của các bang đầu tiên, các nhà lập quốc Mỹ đã thiết kế cho mình một mô hình chính trị riêng. Về cơ bản, hệ thống chính trị Mỹ hiện nay vẫn giữ nguyên những nguyên tắc đã được định hình từ thời lập quốc và với cách thức tổ chức bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tam quyền phân lập triệt để, hình thành cơ chế kiểm soát và cân bằng quyền lực giữa các cơ quan trong bộ máy công quyền. Bộ máy công quyền được phân quyền, đồng thời có nhiều quy định để kiềm chế lẫn nhau, nên không có nhánh quyền lực nào được toàn quyền ở lĩnh vực nào. Điều này đã hạn chế một cách đáng kể khả năng lạm quyền của các cơ quan công quyền. 1.1.2. Đảng chính trị Đảng là tập hợp một nhóm người có chung mục đích, lý tưởng. Người ta gọi đảng phái có nghĩa là cơ cấu chính trị trong đó nhiều đảng tranh giành quyền lãnh đạo chính quyền một cách hòa bình với nhau thông qua bầu cử. Ngày nay, trên thế giới không có quốc gia nào lại không có đảng chính trị. Hình thức tiền thân của đảng chính trị là các nhóm chính trị, các câu lạc bộ chính trị… Sự ra đời và phát triển của các đảng chính trị có liên quan chặt chẽ với quyền tồn tại của các nhóm khác nhau trong xã hội, quyền các nhóm được kiểm soát, chi phối lãnh đạo và hạn chế quyền của đảng cầm quyền. Có thể thấy, các đảng phái là sản phẩm của một logic chính trị, xuất phát từ những hành động mang tính chiến lược của các chính trị gia và các công dân
  • 24. 16 khi theo đuổi những mục tiêu chính trị của họ trong khuôn khổ những thể chế do Hiến pháp tạo ra. Tùy theo số lượng đảng chính trị lớn ở trong một nước, người ta chia thành các loại lưỡng đảng, đa đảng… Đảng chính trị với đúng nghĩa của nó chỉ bắt đầu xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ XVIII (1791), sau khi Nhà nước Mỹ được thành lập dưới chính quyền Tổng thống Washington. Năm 1800, nước Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên phát triển các chính đảng non trẻ trên toàn quốc nhằm thực hiện việc chuyển giao quyền hành pháp từ đảng này sang đảng khác thông qua bầu cử. Theo một khía cạnh nào đó, đảng phái đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của bộ máy thể chế trong nền chính trị Mỹ. Sự phát triển và mở rộng các đảng phái chính trị sau đó gắn kết chặt chẽ với việc mở rộng quyền bầu cử. Các học giả trên thế giới đã đề xuất rất nhiều định nghĩa về đảng chính trị. Hai trong số những định nghĩa nổi bật nhất hoàn toàn trái ngược nhau là của Edmund Burke và Anthony Downs. Edmund Burke, một chính trị gia và là nhà khoa học chính trị của nước Anh thể kỷ XVIII định nghĩa: “Đảng phái là một tổ chức của những người tập hợp với nhau nhằm thúc đẩy lợi ích quốc gia, thông qua những nỗ lực chung của họ, dựa trên một số nguyên tắc cụ thể được tất cả nhất trí” [36, 495]. Anthony Downs, trong nghiên cứu kinh điển thời hiện đại của ông với nhan đề “Một lý thuyết kinh tế về nền dân chủ” (An Economic theory of Democracy) đã định nghĩa đảng phái là: “Một nhóm người tìm cách kiểm soát bộ máy chính quyền bằng việc giành lấy những chức vụ trong các cuộc bầu cử được tổ chức theo thời hạn” [36, 495]. Theo từ điển Bách khoa thư Việt Nam, Đảng chính trị là bộ phận tích cực nhất và có tổ chức của một giai cấp, làm công cụ đấu tranh cho lợi ích của giai cấp đó. Các đảng chính trị xuất hiên ngay từ những giai đoạn phát triển cao của xã hội có giai cấp, gắn liền với sự khác nhau về lợi ích của các giai cấp và của các tập đoàn hợp thành giai cấp. Theo các học giả Mỹ, một tổ chức chính trị được gọi là đảng phái thường có những dấu hiệu sau [12, 11-12]:
  • 25. 17 1. Có biểu tượng và có tên đảng để hoạt động và thể hiện trên hòmphiếu. 2. Phải gây được một ấn tượng tâm lý đáng kể với cử tri để khi hành động, họ tự hào nhận rằng “tôi là người Dân chủ” hay “tôi là người Cộng hòa”. 3. Phải tổ chức được hội nghị toàn quốc theo định kỳ để lựa chọn người ra ứng cử vào chức vụ tổng thống. 4. Có một văn phòng họp riêng ở cơ quan lập pháp để các đại biểu Quốc hội có thể trao đổi với đại diện của đảng. 5. Có một trụ sở quốc gia với một Chủ tịch và những người cộng sự. Tuy nhiên, đây mới chỉ là dấu hiệu bên ngoài, còn dấu hiệu mang tính cốt lõi của một đảng chính trị ở Mỹ “là một tổ chức cùng chung lý tưởng, tích cực tìm cách kiểm soát bộ máy nhà nước thông qua tuyển cử”. Ở đây, điều hết sức căn bản về thực chất tồn tại của “tổ chức” này là lợi ích. Bởi lẽ thông qua sự kiểm soát bộ máy nhà nước lợi ích của đảng cầm quyền được thực hiện ở mức cao nhất. Với những quan điểm như trên, đảng chính trị ở Mỹ được định nghĩa như sau: “Đảng chính trị là một nhóm các cá nhân, được tổ chức lại nhằm giành chiến thắng trong cuộc bầu cử để điều hành chính phủ và quyết định chính sách công cộng.” [12, 14] Dựa trên những quan điểm và cách giải thích về đảng chính trị như trên, tôi cho rằng, đảng chính trị là một tổ chức chính trị gắn chặt với hoạt động chủ yếu là giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước. Các đảng thông qua việc thực hiện những lợi ích chung của nhân dân, để đạt được lợi ích của phe nhóm và giai cấp mà đảng chính trị đại diện. Chính vì vậy, hoạt động của các đảng chính trị ngày nay luôn gắn với cuộc đấu tranh giành chính quyền, để từ đó hiện thực hóa lợi ích của phe nhóm, giai cấp. Các đảng chính trị luôn mong muốn trở thành đảng cầm quyền, đứng ra thành lập chính phủ để thể hiện ý chí và lợi ích của tầng lớp, giai cấp mình đại diện. Hay trở thành đảng cầm quyền chính là nhiệm vụ chủ yếu làm cơ sở cho việc thực hiện các nhiệm vụ khác của đảng chính trị.
  • 26. 18 1.1.3. Đảng cầm quyền Sự tồn tại của một đảng chính trị gắn với cuộc đấu tranh giành chính quyền, thực hiện những lợi ích của giai cấp, đạt được mục tiêu cuối cùng là trở thành đảng cầm quyền và đương nhiên, thành lập chính phủ để thể hiện ý chí thống trị xã hội của giai cấp mình. Đảng cầm quyền là khái niệm dùng để chỉ đảng đang nắm quyền, đang nắm giữ và lãnh đạo chính quyền, để điều hành quản lý nhà nước, nhằm thực hiện lợi ích của giai cấp. Để trở thành một đảng cầm quyền, các đảng chính trị cần bảo đảm các điều kiện như sau: 1/ Đảng và giai cấp mà đảng đại diện phải có cơ sở kinh tế- xã hội và được hình thành từ trong quá trình phát triển của quốc gia. 2/ Đảng tồn tại và hoạt động hợp pháp. 3/ Đảng phải tranh cử để thắng trong các cuộc bầu cử và nắm quyền hành pháp. 4/ Đảng phải có chương trình hành động vừa bảo vệ lợi ích giai cấp, vừa thống nhất với lợi ích quốc gia dân tộc, vừa theo kịp xu thế của thời đại. 5/ Đảng phải có hệ tư tưởng, đường lối chính sách, cương lĩnh cầm quyền đúng đắn để bảo đảm thắng cử trong các cuộc bầu cử. 6/ Đảng phải biết tập hợp quần chúng nhân dân, vận động quần chúng ủng hộ. Như vậy, khi đảng nào điều hành chính phủ thì gọi là đảng cầm quyền, còn đảng kia đóng vai trò là đảng đối lập. Hiện tại, Đảng Dân chủ đang là đảng cầm quyền ở Mỹ, năm quyền hành pháp dưới sự điều hành của Tổng thống Barack Obama, còn Đảng Cộng hòa là đảng đối lập. 1.2.Quá trình hình thành và phát triển của Đảng phái chính trị Mỹ 1.2.1. Sự hình thành của hệ thống đa đảng ở Mỹ Có thể gọi các Đảng phái chính trị là “đứa con ngoài ý muốn của Hiến Pháp Mỹ” [36]. Trong những năm đầu thành lập Hợp chúng quốc Hoa kỳ, nhận thức chung của mọi người là phản đối kịch liệt các đảng phái chính trị. Tuy nhiên, những ý muốn chủ quan không ngăn cản được việc xuất hiện các đảng phái. Tại Hội nghị lập hiến diễn ra ở Philadelphia năm 1787, các đại
  • 27. 19 biểu tham dự hội nghị đã bị chia rẽ thành hai nhóm: nhóm những người theo tư tưởng liên bang và nhóm những người chống lại tư tưởng liên bang. Nhóm những người ủng hộ liên bang (Federalists) do Alexander Hamilton, Bộ trưởng tài chính dưới chính quyền của Tổng thống Washington đứng đầu. Phe ủng hộ liên bang phần lớn là những thương gia, chủ ngân hàng và các địa chủ bảo thủ. Họ ủng hộ việc phê chuẩn Hiến pháp và chủ trương thành lập một chính phủ trung ương đủ mạnh để thúc đẩy các lợi ích tài chính thông qua việc sản xuất và buôn bán; nâng đỡ giới công nghiệp - tài chính miền Đông Bắc. Nhóm những người chống liên bang do Thomas Jefferson – Bộ trưởng ngoại giao đứng đầu, bao gồm những tiểu chủ của các đồn điền ở các bang miền Trung – Tây, công nhân ở các thành thị mới xây dựng và những người nô lệ da đen ở miền Nam. Phái này ủng hộ tự do và quyền của các bang với một nền cộng hòa phi tập trung, được phân quyền cho các địa phương, đồng thời chống lại sự chuyên chính của chính phủ liên bang. Chính những bất đồng trên quan điểm của hai phái khi thông qua Hiến pháp, đã dẫn đến việc hình thành hai đảng vào năm 1791. Sau khi Hiến pháp liên bang được phê chuẩn năm 1789, phái liên bang trở nên mạnh hơn và hoạt động như một đảng chính trị. T. Jefferson không được Tổng thống Washington ủng hộ nên từ chức, năm 1793, ông đã lập ra một đảng đối lập: Đảng Dân chủ - Cộng hòa (Democratic – Republican), được coi là tiền thân của Đảng Dân chủ ngày nay. Năm 1800, dưới danh nghĩa đảng này, Jefferson ra tranh cử Tổng thống và đã thắng cử, trở thành Tổng thống thứ 3 của nước Mỹ. Từ năm 1824 do những mâu thuẫn nội bộ, Đảng Dân chủ - Cộng hòa đã bị chia rẽ thành nhiều phe phái khác nhau và đến năm 1828, đảng này bị chia rẽ thành hai đảng mới là Đảng Dân chủ (Democratic Party) và Đảng Whig (Whig Party). Đây được coi là thời điểm đánh dấu sự ra đời chính thức của
  • 28. 20 Đảng Dân chủ ngày nay ở Mỹ và nó trở thành Đảng chính trị lâu đời nhất trên thế giới. Thời kỳ từ năm 1828 đến trước cuộc nội chiến ở Mỹ (1861 – 1865), Đảng Dân chủ và Đảng Whig thay nhau cầm quyền. Năm 1854, một liên minh của Đảng Whig với những người thuộc Đảng Dân chủ có xu hướng chống chế độ nô lệ và một số đảng khác đã thành lập lên Đảng Cộng hòa. Năm 1860, Abraham Lincon trở thành Tổng thống đầu tiên và là người của Đảng Cộng hòa. Trong hầu hết các cuộc bầu cử từ năm 1860 đến năm 1932, Đảng Cộng hòa nhận được sự ủng hộ của một bộ phận lớn cử tri và kiểm soát nhánh hành pháp trong suốt thời gian đó. Khi những người Đảng Dân chủ giành lại được chiếc ghế Tổng thống, họ cũng chỉ giữ được nó trong một thời gian ngắn. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã tác động mạnh mẽ đến nước Mỹ, làm tê liệt nước Mỹ, làm cho chính sách của Đảng Cộng hòa hoàn toàn bị phá sản, uy tín của đảng bị suy giảm trong nhiều năm và phải nhường chỗ cho Đảng Dân chủ. Có thể thấy, trước nội chiến 1861 – 1865, Đảng Dân chủ gần như liên tục nắm chính quyền, sau chiến tranh lại nắm chính quyền từ năm 1885 đến năm 1889, từ năm 1893 đến năm 1897, từ 1913 đến năm 1925 và từ năm 1933 đến năm 1945 [39, 248]. Như vậy, cho đến những năm 70 của thế kỷ XX, những người dân chủ đã có 32 năm cầm quyền, làm chủ Nhà trắng, 44 năm nắm giữ vai trò kiểm soát cả hai viện. Còn trong thời gian này, Đảng Cộng hòa đã phải trải qua quá trình nỗ lực đổi mới về tổ chức, chính trị và tư tưởng do những người đại diện khởi xướng và tham gia hoạt động [39, 246]. Với sự nỗ lực đó Đảng Cộng hòa đã đạt được thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1980 và 1984, giữ được quan điểm thực tế của mình trong Quốc hội, trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 1982. Lần đầu tiên từ năm 1946, số người ủng hộ ứng cử viên Đảng Cộng hòa trong Quốc hội lên đến gần 50%. Trong khi đó, trong cuộc bầu cử năm 1980 và 1984, Đảng Dân chủ
  • 29. 21 lại chỉ có 41% cử tri ủng hộ. Năm 1980, lần đầu tiên sau nhiều năm cầm quyền Đảng Dân chủ bị mất đa số phiếu tín nhiệm trước các nhóm bầu cử là lao động chân tay, thành viên công đoàn và một số nhóm dân tộc ít người. Từ năm 1980 đến năm 1992, chức Tổng thống Mỹ thuộc về Đảng Cộng hòa. Năm 1992, ứng cử viên Đảng Dân chủ Bill Clinton đã thắng cử. Đảng Cộng hòa tuy đã thất bại trong cuộc bầu cử Tổng thống, nhưng vẫn giành được đa số ghế ở cả hai viện trong Quốc hội. Ngày 5/11/1996, Bill Clinton, lại tiếp tục đắc cử và cũng trong lần bầu cử này, trong số 11 ghế thống đốc bang bầu lại, Đảng Dân chủ giành được 7 ghế, Đảng Cộng hòa chỉ giành được 4 ghế; trong số 34 ghế ở Thượng Nghị viện thì Đảng Cộng hòa giành được 20 ghế, Đảng Dân chủ được 14 ghế. Từ năm 2001 – 2009, ứng của viên George W. Bush của Đảng Cộng hòa đã nắm giữ chức Tổng thống nước Mỹ. Trong cuộc bầu cử tháng 11/2008, ứng viên Đảng Dân chủ - Barack Obama đã chiến thắng, giành lại quyền kiểm soát Nhà trắng cho Đảng Dân chủ sau 8 năm rơi vào tay Đảng Cộng hòa, đồng thời giành được quyền kiểm soát cơ quan lập pháp ở cả Thượng viện và Hạ viện. Như vậy, ngay sau khi Nhà nước Liên bang Mỹ được thành lập dưới chính quyền Tổng thống Washington, hệ thống lưỡng đảng cũng ra đời ở Mỹ. Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đã trở thành hai đảnh chính trị tồn tại song song trong nền chính trị Hoa Kỳ, đồng thời là hai đảng ra đời sớm nhất trên thế giới. Điều đó chứng tỏ, đảng phái và thể chế dân chủ Hoa kỳ cùng sinh ra, cùng tồn tại và phát triển trong mối liên hệ cộng sinh mật thiết. 1.2.2. Các giai đoạn phát triển của Đảng chính trị Như đã trình bày ở phần trên, trong quá trình xây dựng nhà nước liên bang, hệ thống hai đảng ở Mỹ cũng đã hình thành. Nước Mỹ là một nước có nhiều đảng phái khác nhau, trong đó có cả đảng cộng sản và đảng xã hội. Tuy nhiên, trong suốt chiều dài lịch sử hơn 200 năm chỉ có hai đảng lớn là Đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền. Hai đảng này luôn chiếm ưu thế ở mọi cấp độ chính quyền và luôn khống chế nền chính trị Mỹ. Các đảng
  • 30. 22 thiểu số đôi khi cũng giành được một số chức vụ trong chính quyền cấp dưới, nhưng hầu như không có vai trò quan trọng trong nền chính trị Mỹ. Cuộc ganh đua giữa Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa là một trong những đặc điểm nổi bật và lâu đời nhất của nền chính trị Mỹ từ năm 1860, phản ánh những đặc trưng về mặt cơ cấu của hệ thống chính trị Mỹ và sự khác biệt về mặt đảng phái của Mỹ so với các nước khác. Cả Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đều không có một cương lĩnh hoạt động thường xuyên, cố định, tổ chức lỏng lẻo và cũng không có danh sách đảng viên thường trực. Mà các thành viên tham gia đảng phái ở Mỹ dựa trên nguyên tắc tự nguyện. Dựa trên lịch sử hình thành, phát triển nước Mỹ, có thể phân chia quá trình cầm quyền của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thành các giai đoạn như sau: a. Giai đoạn một đảng cầm quyền từ năm 1801 - 1828 Như đã trình bày ở phần 1.2.1: “Sự hình thành và phát triển của hệ thống đa đảng ở Mỹ”. Năm 1973, sau khi Thomas Jefferson rời khỏi chính phủ của George Washington và lập lên Đảng Dân chủ - Cộng hòa. Đến năm 1800 Jefferson đã ra tranh cử và đắc cử, mở ra kỷ nguyên cầm quyền 24 năm của Đảng Dân chủ – Cộng hòa qua các đời Tổng thống: Từ 1801 – 1809: Thomas Jefferson; Từ 1809 – 1817: James Madison; Từ 1817 – 1825: James Monroe; Từ 1825 – 1829: John Quicy Adams. 24 năm nắm quyền cũng là khoảng thời gian không có sự cạnh tranh giữa hai Đảng tại Mỹ và là thời kỳ thắng thế đầu tiên của Đảng Cộng hòa – Dân chủ mà sách báo Mỹ gọi đây là “kỷ nguyên thiện cảm”, kỷ nguyên thống trị của Đảng Dân chủ - Cộng hòa. Thời kỳ Đảng Dân chủ - Cộng hòa cầm quyền là thời kỳ mà nền nông nghiệp Mỹ phát triển phong phú. Đảng Dân chủ - Cộng hòa với đường lối hoạt động đúng đắn đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của những người dân nghèo, nô lệ da đen, tầng lớp tiểu chủ kinh doanh sản xuất nông nghiệp ở các bang miền Nam. Ngay từ khi tiến hành vận động tranh cử và cả khi đắc cử, điều đầu tiên mà đảng thực hiện là kêu gọi sự hòa
  • 31. 23 hợp thống nhất với khẩu hiệu “tất cả chúng ta đều là người Cộng hòa, tất cả chúng ta đều là người Liên bang” [12, 224], đồng thời với lời hứa của Tổng thống về chính sách đối nội, đối ngoại nhằm khôi phục, phát triển nền kinh tế và đảm bảo thực hiện quyền tự do trên mọi lĩnh vực cho nhân dân. Về chính sách đối nội: họ tập trung mọi cố gắng nhằm xây dựng chính phủ Trung ương nhỏ gọn và vững mạnh. Thực hiện chính sách giảm thuế, giảm lực lượng vũ trang, tiết kiệm chi tiêu công cộng… Bên cạnh đó, đảng còn thực hiện chính sách giảm nợ đến mức thấp nhất, thực hiện một số quyền với phụ nữ. Về chính sách đối ngoại: Đảng Dân chủ – Cộng hòa chủ trương xây dựng mối quan hệ thân thiện với các dân tộc. Đặc biệt, trong thời gian cầm quyền, Đảng này đã thực hiện chính sách mở rộng lãnh thổ nước Mỹ và đạt được những thành quả nhất định. Đến năm 1824, nội bộ Đảng Dân chủ – Cộng hòa có sự mâu thuẫn về lợi ích đã bị chia rẽ thành hai bộ phận và phát triển thành hai đảng mới là Đảng Dân chủ và Đảng Whig. b. Giai đoạn từ 1828-1865: Thời kỳ thống trị của Đảng Dân chủ và Đảng Whig Năm 1828, một số đảng viên Đảng Dân chủ - Cộng hòa do sự bất đồng về lợi ích đã tách ra khỏi đảng và hình thành bè phái chống lại Andrew Jackson. Phái ủng hộ Andrew Jackson, ủng hộ chế độ dân chủ đã lập lên Đảng Dân chủ năm 1828, đánh dấu sự ra đời của Đảng Dân chủ tại Mỹ. Còn phái chống đối, bảo thủ hơn do Henky Clay, W. Henry Harrison và Daniel Webster lãnh đạo đã thành lập một đảng đối lập – Đảng Whig. Đảng Whig là Đảng của các chủ ngân hàng, nhà buôn và đồn điền miền Nam. Trong các cuộc bầu cử Tổng thống, Đảng Whig đã hai lần thắng cử với sự cầm quyền của Tổng thống Wiliam Henry Harrison năm 1840 và Zachary Taylor 1848. Từ đó hệ thống hai đảng phát triển mạnh. Tuy nhiên, từ cuối
  • 32. 24 những năm 1840, việc giải quyết vấn đề nô lệ dẫn đến mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ đã làm cho các đảng phái bị suy yếu, thể hiện trong sự chia rẽ của Đảng Dân chủ và sự sụp đổ của Đảng Whig vào năm 1850. Ngay sau sự thất bại đó, Đảng Dân chủ đã củng cố lại tổ chức và tiếp tục thúc đẩy các chính sách cơ bản trong hoạt động đối nội và đối ngoại. Kết quả là từ năm 1852 đến 1860, Đảng Dân chủ lại giành quyền kiểm soát Nhà trắng. Trong bối cảnh đó, năm 1854, một liên minh của Đảng Whig gồm những người dân chủ chống chế độ nô lệ và một số đảng nhỏ khác đã lập lên Đảng Cộng hòa với mục đích chống chế độ nô lệ. Đảng Cộng hòa đã trở thành đảng đại diện cho khu vực miền Bắc và Đảng Dân chủ trở thành đảng đại diện cho chế độ nô lệ ở Miền Nam. Tuy nhiên, từ năm 1861 – 1865, ở Mỹ đã xảy ra cuộc nội chiến, tác động mạnh mẽ đến các đảng chính trị. c. Giai đoạn từ sau cuộc nội chiến nước Mỹ đến hết năm 1896: Thời kỳ Đảng Cộng hòa xác định vị trí lãnh đạo. Đảng Cộng hòa chính thức thành lập năm 1854. Ban đầu đảng này với tên gọi là Đảng Cộng hòa Quốc gia, do những người theo chủ nghĩa liên bang lập lên. Abraham Lincon trở thành Tổng thống đầu tiên của Đảng Cộng hòa. Năm 1861 – 1865, nước Mỹ xảy ra cuộc nội chiến gay gắt. Sau khi cuộc nội chiến kết thúc, Mỹ bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước và trở thành nước công nghiệp phát triển. Cùng với sự ra đời của thị trường quốc gia thống nhất và sự phát triển nhanh chóng của nền đại công nghiệp cơ khí, thời kỳ này các hãng sản xuất công nghiệp lớn ra đời đã làm cho nước Mỹ có nhiều biến đổi. Chính những thành tựu đó đã giúp Đảng Cộng hòa lấy lại lòng tin của nhân dân. Đảng Cộng hòa từ chỗ yếu kém đã trở thành biểu tượng của sự thành công và giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 1896 với cương lĩnh tranh cử đẩy mạnh phát triển kinh tế và hiện đại hóa đất nước. Trong khi đó, ứng cử viên Đảng Dân chủ với cương lĩnh “tiền tệ tự do” đã thất bại. Với cương lĩnh của mình, Đảng Cộng hòa đã dành được sự ủng hộ của các lực
  • 33. 25 lượng như: Hiệp hội các nhà công nghiệp; Liên minh cựu chiến binh; công nhân ở các đô thị miền Bắc, tầng lớp trí thức… Đảng Dân chủ chỉ dành được sự ủng hộ của những người nhập cư, những người da trắng miền Nam, nhưng lại mất đi sự ủng hộ của những người chủ trang trại lớn. Chính vì vậy, người Mỹ đã gọi thời kỳ này là “Kỷ nguyên mà Đảng Cộng hòa đã xác định được địa vị thống trị của mình trong nền chính trị Hoa Kỳ” [36]. d. Giai đoạn từ thế kỷ XX đến nay: Thời kỳ Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa thay nhau cầm quyền. Bước sang thế kỷ XX nền kinh tế Mỹ vươn lên dẫn đầu thế giới cả về quy mô và năng suất lao động. Năng suất công nghiệp của Mỹ đến giữa thế kỷ XX cao, ít nhất gấp hai lần so với bất kỳ quốc gia nào ở Châu Âu. Năng suất và sản lượng nông nghiệp cũng rất cao. Đây là thời kỳ kinh tế Mỹ giữ vai trò độc tôn trong thế giới tư bản về tất cả các mặt như: tổng thu nhập quốc dân, thương mại, dự trữ vàng, tài chính. Trên đà phát triển đó, đến nay Mỹ vẫn luôn là cường quốc đứng đầu trong thế giới tư bản trên các lĩnh vực. Vì vậy, trong giai đoạn thế kỷ XX, Đảng Dân chủ và Cộng hòa là đại diện cho những tập đoàn tư bản Mỹ đều đã mạnh lên ngang sức, ngang tài nên sự cạnh tranh quyền lực giữa hai đảng chính trị lớn trở nên gay gắt, dẫn đến việc hai đảng liên tục thay nhau cầm quyền, kiểm soát Quốc hội, không một đảng thứ ba nào giành được sự thắng lợi trong cuộc bầu cử. Trong những năm đầu thế kỷ XX, Tổng thống Đảng Cộng hòa – Theodore Roosevelt đã tìm cách đưa đảng của mình theo hướng tiến bộ, nhưng không được phái bảo thủ ủng hộ. Do vậy, năm 1912 Đảng Cộng hòa phân chia thành hai phái: phái bảo thủ và phái tiến bộ. Sự chia rẽ này đã trở thành yếu tố quan trọng giúp ứng cử viên Đảng Dân chủ Woodrow Wilson giành thắng lợi. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Đảng Cộng hòa trở lại nắm quyền với thắng lợi của Warren Harding năm 1920, tiếp đó là Cabrin Coolidge từ 1923 – 1929; Herbert Hoover từ 1929 – 1933.
  • 34. 26 Song sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và ảnh hưởng của cuộc đại suy thoái những năm 1929 – 1933 đã gần như nhấn chìm nền kinh tế, làm cho nước Mỹ lâm vào tình trạng khó khăn. Trước tình hình đó, chính quyền do Đảng Cộng hòa lãnh đạo không có biện pháp giải quyết hiệu quả nên đã bị chỉ trích, uy tín bị giảm sút. Do vậy, lực lượng ủng hộ Đảng Cộng hòa trước đây là những người nhập cư theo đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành và rất nhiều người da trắng đã quay sang ủng hộ Đảng Dân chủ. Đặc biệt, Đảng Cộng hòa đã mất đi những lực lượng ủng hộ trung thành ở các thành phố [12, 49]. Khi đó, ứng cử viên đắt giá nhất là Frankelin Roosevelt của Đảng Dân chủ đã đưa ra chương trình kinh tế đầy sức hấp dẫn với tên gọi “Chương trình kinh tế mới – The New Deal”. Mục tiêu của chương trình là: cứu giúp những người lao động; phục hồi hoạt động của các ngân hàng và đề ra biện pháp điều chỉnh kinh tế. Bằng chương trình này, Đảng Dân chủ đã trở lại chiếm lĩnh vũ đài chính trị với việc F. Roodevelt đắc cử Tổng thống nước Mỹ liên tiếp trong các năm: 1936, 1940, 1944. Ông là Tổng thống duy nhất của nước Mỹ đắc cử 4 nhiệm kỳ liên tiếp và được coi như một ngoại lệ đặc biệt trong lịch sử Hoa Kỳ. Trong cuộc bình chọn về vị trí các Tổng thống năm 1962, F. Roosevelt được xếp thứ ba trong tổng số 31 tổng thống, thứ ba trong tổng số 5 Tổng thống vĩ đại nhất nước Mỹ, xếp trên Tổng thống Wilson và xếp dưới Tổng thống Washington đồng thời được bình chọn là tổng thống tốt nhất của thế kỷ XX. Tháng 4/1945 F. Roosevelt chết, Harry Truman lên thay và đắc cử Tổng thống trong cuộc bầu cử năm 1948. Từ đó đến những năm 70 của thế kỷ XX, do ảnh hưởng sâu rộng của chính sách kinh tế mới của tổng thống Roosevelt, Đảng Dân chủ vẫn liên tiếp giành quyền kiểm soát Chính phủ, Đảng Cộng hòa chỉ giành thắng lợi trong ba cuộc bầu cử Tổng thống vào các năm 1952, 1968, 1972. Vì thế các nhà nghiên cứu chính trị Mỹ gọi giai đoạn này là “kỷ nguyên của Đảng Dân chủ - kỷ nguyên của New Deal và hậu Deal”.
  • 35. 27 Đây là thời kỳ với đặc điểm nổi bật là Đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau điều hành và kiểm soát chính phủ mà người Mỹ gọi đó là thời kỳ có sự “điều chỉnh” lại đảng phái [12, 51]. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam kéo dài đã góp phần ảnh hưởng đến nền chính trị nước Mỹ những năm 80 của thế kỷ XX. Thêm vào đó, tình hình kinh tế Mỹ suy thoái vào đầu những năm 1970 của thế kỷ XX làm cho nạn thất nghiệp, lạm phát ở mức cao cùng với cuộc khủng hoảng con tin ở Iran năm 1979 càng làm cho cử tri mất lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng Dân chủ. Do đó, từ 1980 đến 1992, quyền lực chính trị lại về tay Đảng Cộng hòa, với hai Tổng thống Regan (1980 – 1988) và Tổng thống George Henbert Walker Bush (1988 – 1992), đã để lại dấu ấn đậm nét về chương trình hành động của Đảng Cộng hòa trong thập kỷ này. Tuy nhiên, những cải cách và chương trình hành động của hai Tổng thống không đáp ứng được tình hình thực tế của nước Mỹ sau kỷ nguyên chiến tranh lạnh đã đưa nước Mỹ vào tình trạng thâm hụt ngân sách nặng nề, nợ nước ngoài tăng vọt và việc tiến hành cuộc chiến tranh Vùng Vịnh đã làm cho Tổng thống George Henbert Walker Bush không tái đắc cử nhiệm kỳ hai. Trước tình hình đó, ứng cử viên Đảng Dân chủ - Bill Clinton đã đưa ra chương trình cải cách kinh tế ngắn hạn, dài hạn, chương trình phúc lợi xã hội tạo được lòng tin của dân chúng và ông đã đắc cử Tổng thống giữ hia nhiệm kỳ từ năm 1992 – 2000. Như vậy, từ năm 1932 đến 2000, Đảng Dân chủ đã giành thắng lợi trong 11 cuộc bầu cử Tổng thống, trong khi đó, Đảng Cộng hòa chỉ giành được 7 lần, nhưng điều đáng nói là Đảng Cộng hòa đã giành thắng lợi 5 lần liên tiếp trong số 7 lần. Đến cuộc bầu cử tháng 11 năm 2000, ứng cử viên George Walker Bush của Đảng Cộng hòa đã giành phần thắng và trở lại nắm quyền sau một thập kỷ thất bại. Tuy nhiên, trong thời gian cầm quyền, chính quyền G. Bush với những chính sách cứng rắn, bảo thủ truyền thống của Đảng Cộng hòa đã gặp nhiều rắc rối trong chính sách đối ngoại. Đặc biệt, cuộc tấn công vào lầu năm
  • 36. 28 góc, NewYork của chủ nghĩa khủng bố ngày 11/9/2001 đã giáng một đòn nặng nề vào nước Mỹ. Những cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa khủng bố với chiến lược “đánh đòn phủ đầu” đã được Tổng thống G. Bush phát động trên nhiều quốc gia. Cuộc tấn công vào Afghanistan, Iraq đã gây tổn thất nghiêm trọng cho Mỹ cả về người và của, thêm vào đó là tình trạng vi khuẩn bệnh than lan tràn, tình trạng khủng hoảng kinh tế năm 2008. Những điều đó đã khiến dân chúng mất lòng tin ở chính quyền Tổng thống G. Bush. Mọi người nhận định G. Bush là Tổng thống “tệ hại” nhất trong lịch sử nước Mỹ. Sau những nỗ lực duy trì nền thống trị trong hai nhiệm kỳ của Đảng Cộng hòa, đến cuộc bầu cử tháng 11/2008, quyền lực lại được chuyển giao cho Đảng Dân chủ với thắng lợi rất ấn tượng của ứng cử viên Barack Obama, trở thành Tổng thống thứ 44 của nước Mỹ. Đây là lần đầu tiên nước Mỹ có một Tổng thống da màu. Ngay khi lên cầm quyền, Obama đã đưa ra những chính sách khôi phục nền kinh tế nước Mỹ, giải quyết các vấn đề do chính quyền tiền nhiệm để lại. Với những nỗ lực trong việc khôi phục nền kinh tế, cùng những chính sách đối ngoại mở rộng hợp tác quốc tế và việc chấm dứt cuộc chiến tranh ở Iraq đã giúp ông Obama tiếp tục đắc cử nhiệm kỳ hai, nắm quyền điều hành nước Mỹ đến năm 2016. 1.3. Cơ cấu tổ chức của Đảng chính trị Mỹ Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa chỉ khác nhau về sắc thái tư tưởng, chứ không khác nhau về bản chất, nên sự thay đổi của đảng viên là rất dễ xảy ra. Mỗi đợt bầu cử, Đảng Dân chủ và Cộng hòa đều có những chiến lược riêng để thu hút sự ủng hộ của cử tri. Tại mỗi bang ở Mỹ lại có sự khác biệt rất lớn về mặt tổ chức đảng phái. Có thể hình dung, cơ cấu Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa giống như kim tự tháp với các tổ chức đảng địa phương nằm ở dưới cùng (khu dân cư, phường, thị trấn), các ủy ban cấp hạt ở trên, tiếp theo là ủy ban cấp bang. Ủy ban toàn quốc của mỗi đảng đứng trên tất cả và các đại hội đảng toàn quốc là cơ quan quyền lực cao nhất. Quyền lực ở mỗi cấp đảng khác
  • 37. 29 Bầu cử phần lớn đại biểu Cử tri Trưởng khu dân cư Lãnh đạo phường Ủy ban thành phố/ thị trấn và chủ tịch Ủy ban hạt và chủ tịch Đại hội toàn quốc Ủy ban Trung ương bang và chủ tịch Các thành viên của đảng trong quốc hội Ủy ban toàn quốc và Chủ tịch nhau hoàn toàn độc lập, không chịu sự kiểm soát và chi phối của cấp trên đối với cấp dưới. Chỉ có hai tổ chức đảng cấp địa phương và đảng cấp bang là những tổ chức có quyền hành thực sự. Còn tầng trên cùng là đảng chính trị toàn quốc biểu hiện quyền lực tối cao nhưng không có thực quyền. Mô hình cơ cấu tổ chức của đảng phái chính trị Mỹ: Đề cử và bầu cử (Nguồn: Thomas E. Patterson. The American Democracy. McGraw Hill Publishing Company, 1990, tr.282)
  • 38. 30 1.3.1. Đảng cấp quốc gia (Đảng chính trị toàn quốc) Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, mỗi đảng đều có một tổ chức cao nhất gọi là Đảng chính trị toàn quốc. Tổ chức Đảng toàn quốc bao gồm một Ủy ban toàn quốc, một Chủ tịch đảng và một số tổ chức giúp việc. Quyền lực của đảng chính trị toàn quốc được quyết định tại Đại hội toàn quốc, tổ chức 4 năm một lần. Nhiệm vụ của Đại hội là đề cử ứng cử viên Tổng thống và Phó Tổng thống, đồng thời soạn thảo, phê chuẩn Cương lĩnh của đảng. Cương lĩnh của đảng được soạn thảo phải thể hiện đầy đủ đường lối chính sách của đảng trong việc giải quyết những vấn đề cấp thiết của đất nước, cũng như những nhu cầu của cử tri mà đảng đại diện. Cương lĩnh của đảng đưa ra trước kỳ bầu cử, về thực chất là sự thỏa thuận giữa các phe phái trong nội bộ đảng, nhằm mục đích tạo ra sự ổn định trong đảng trước khi đảng tiến hành tổ chức chiến dịch vận động bầu cử Tổng thống. Đồng thời, cương lĩnh còn chính là những lời hứa hẹn của ứng cử viên đối với cử tri, để lôi kéo sự ủng hộ của họ. Trên thực tế, nhiều điều hứa hẹn sau khi đảng thắng cử đều được chú ý thực hiện, dù rằng không triệt để. Theo thống kê, phần lớn các ứng cử viên Tổng thống của đảng thắng cử đều thực hiện những lời cam kết hứa hẹn trước cử tri, và ¾ những lời hứa đó đã được trở thành luật, hoặc dự luật được chính phủ trình trước Quốc hội. Đại biểu tham dự hội nghị thường là những người có ảnh hưởng lớn như các nghị sĩ Quốc hội, các thống đốc bang, các thị trưởng và các quan chức trong đảng. Các đại biểu được lựa chọn theo nhiều cách: thông qua các cuộc bầu cử sơ bộ chọn ứng cử viên Tổng thống để bầu đại biểu đi dự đại hội; hoặc thông qua đại hội cấp bang, cấp quận, tỉnh; trong một số trường hợp, ủy ban đảng cấp bang cử đại biểu tham dự đại hội toàn quốc. Giúp việc cho Đại hội toàn quốc có một ủy ban soạn thảo nghị quyết - Ủy ban này được nhóm họp trong vài ngày đầu của Đại hội để soạn thảo chương trình hoạt động của đảng dựa vào các trình bày của đại biểu. Chương
  • 39. 31 trình hoạt động của đảng thường không vi phạm những nguyên tắc của đảng – nghĩa là không được có bất kỳ điều gì có thể làm mất lòng đội ngũ đảng viên, hoặc cử tri. Theo nguyên tắc, Ủy ban toàn quốc được thành lập tại Đại hội toàn quốc của mỗi đảng. Thành viên của Ủy ban toàn quốc bao gồm thống đốc bang, các nghị sỹ Quốc hội, Chủ tịch đảng bang và một số thành viên khác được lựa chọn từ đảng các bang, mỗi bang hai người, một nam, một nữ và một số thành viên khác được lựa trọn trên cơ sở dân số và sức mạnh của đảng ở các bang đó. Ủy ban toàn quốc họp một năm hai lần. Chức năng chính là chỉ đạo và phối hợp các hoạt động của đảng trong nhiệm kỳ 4 nămgiữa hai kỳ đại hội. Nhiệm vụ của Ủy ban toàn quốc là chỉ đạo các hoạt động của đảng trong chiến dịch vận động tranh cử các cấp trên phạm vi toàn liên bang; lựa chọn địa điểm và chuẩn bị cho Đại hội toàn quốc tiếp theo; bầu Chủ tịch đảng toàn quốc. Nếu ứng cử viên Tổng thống của đảng thất bại trong cuộc bầu cử tháng 11, thì Ủy ban toàn quốc mới ra quyết định thay đổi Chủ tịch đảng do chính ủy ban lựa chọn. Ngược lại, ứng cử viên của đảng đắc cử Tổng thống, cho dù không có vai trò chính thức trong ủy ban, thì vẫn có quyền kiểm soát mọi hoạt động của ủy ban và các thành viên của nó. Trong trường hợp, Tổng thống muốn thay đổi Chủ tịch đảng thì Ủy ban phải tuân thủ sự lựa chọn đó. Chủ tịch đảng toàn quốc do ứng cử viên Tổng thống đề cử và được ủy ban toàn quốc phê chuẩn, có nhiệm vụ điều hành, giám sát quá trình vận động bầu cử cấp quốc gia, nhưng trên thực tế người điều hành cuộc vận động này ít khi là chủ tịch đảng. Trong một số trường hợp, Chủ tịch đảng rất có ảnh hưởng và quyền lực đối với các tổ chức đảng cấp bang và địa phương. Chủ tịch đảng là người trực tiếp quyết định thiết lập trụ sở của đảng (trụ sở của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đều được đặt ở Washington DC); gây quỹ và phân bổ quỹ vận động bầu cử, đồng thời xuất hiện trước phương tiện truyền thông đại chúng với tư cách phát ngôn viên của đảng mình. Chủ tịch
  • 40. 32 Đảng là người cùng ứng cử viên Tổng thống hoạch định chiến lược vận động tranh cử của đảng. Chủ tịch bổ nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban tài chính của đảng. Tất cả các chức vụ được Chủ tịch đảng bổ nhiệm phải có sự đồng ý của Ủy ban và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban toàn quốc. Trong trường hợp Chủ tịch Ủy ban qua đời, từ chức hay không đủ tư cách đảm nhiệm chức vụ, thì các cố vấn và Chủ tịch Ủy ban Tài chính sẽ vẫn tiếp tục nhiệm vụ của mình cho đến khi Chủ tịch mới được bổ nhiệm và chỉ định các chức vụ mới thay thế. Mỗi đảng có hai Ủy ban đặc biệt tại Hạ nghị viện và Thượng nghị viện, hai Ủy ban này có ngân quỹ riêng để giúp các hạ nghị sĩ và thượng nghị sĩ trong các cuộc vận động bầu cử. Ủy ban đặc biệt của Hạ viện và Thượng viện hoàn toàn độc lập với Ủy ban toàn quốc của đảng. Những hoạt động đó đã phần nào thể hiện chế độ phi tập trung hóa quyền lực của Đảng chính trị Mỹ. Trong nội bộ mỗi đảng thường xuyên có xung đột giữa lãnh đạo đảng ở Quốc hội và các lãnh tụ của các tổ chức đảng trên toàn quốc có xu hướng ủng hộ các cuộc vận động bầu cử Tổng thống. Quan hệ căng thẳng này thường biểu hiện qua sự đối địch giữa Ủy ban vận động bầu cử Quốc hội và Ủy ban toàn quốc của đảng. Giữa hai kỳ họp của Đại hội toàn quốc bốn năm một lần thì Ủy ban toàn quốc cũng ngừng hoạt động, mặc dù nó có vị trí cao nhất trong hệ thống thứ bậc thường trực của tổ chức đảng, song nó không hoạt động thực sự và thường xuyên như Ủy ban đảng cấp bang và không có ảnh hưởng trực tiếp đối với dân chúng. Vai trò của đảng ở cấp quốc gia và Chủ tịch đảng cũng chỉ nổi lên trong thời kỳ bầu cử, đồng thời nhóm lãnh đảo đảng cấp quốc gia cũng chỉ nắm quyền một thời gian và khi thất cử phải nhường quyền cho nhóm mới. 1.3.2. Đảng cấp bang Tất cả các bang ở Mỹ đều có Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. Nước Mỹ có 50 bang và một số vùng lãnh thổ, như vậy sẽ có khoảng 100 tổ chức
  • 41. 33 của hai Đảng lớn ở các bang. Mỗi đảng ở mỗi bang tuy có nét đặc thù riêng, song về cơ cấu tổ chức, cũng như hoạt động đều có nét tương đồng, đó là đều có một Ủy ban Trung ương bang, một Chủ tịch đảng và một số ban giúp việc khác. Việc lựa chọn Ủy viên của Ủy ban trung ương theo nhiều con đường khác nhau: từ đại hội cấp quận; các cuộc bầu cử sơ bộ của các đảng và từ các hội nghị của đảng. Ngoài ra, một số thành viên khác được lựa chọn từ đại diện của khu vực bầu cử Quốc hội, bầu cử ngành lập pháp bang. Chủ tịch đảng cấp bang nhận lương và làm việc thường trực của đảng, là người chỉ đạo trực tiếp việc hoạch định chính sách và những hoạt động của đảng bang nói chung như: tăng nguồn thu ngân quỹ; xây dựng chiến lược cho chiến dịch vận động bầu cử; ở một số bang Ủy ban Trung ương chỉ đạo Chủ tịch trong quá trình hoạch định chính sách của đảng. Trong những thập kỷ gần đây, Chủ tịch đảng bang ngày càng phát triển về đội ngũ nhân viên và nguồn tài chính. Do vậy, vai trò của nó ngày càng tăng trong quá trình vận động bầu cử như bầu thượng nghị sỹ bang, bầu các vị trí trong cơ quan chính quyền bang. Đây chính là hoạt động chủ yếu của đảng cấp bang. 30 năm trước đây, 1/2 đảng cấp bang ở Mỹ không có nhân viên làm việc thường trực. Nhưng hiện nay, theo số liệu thống kê thì số lượng nhân viên là khoảng 10 người với số lương phải chi trả là 500.000 USD/năm. So với đảng chính trị toàn quốc, đảng cấp bang hoạt động nhiều hơn bởi số lượng các cuộc bầu cử và các hội nghị cấp bang tổ chức thường xuyên hơn. Vì vậy, trên thực tế so với đảng cấp toàn quốc, đảng cấp bang ngày càng ảnh hưởng trực tiếp và có hiệu quả hơn đối với cử tri. 1.3.3. Đảng cấp địa phương Đảng cấp địa phương là tầng dưới cùng trong cơ cấu tổ chức của đảng. Song quyền lực của đảng các cấp không theo kiểu ít dần từ trên xuống dưới, mà quyền lực ở mỗi cấp hoàn toàn độc lập với nhau. Đảng địa phương hoàn toàn không chịu sự chi phối và kiểm soát của đảng cấp quốc gia và đảng cấp bang.
  • 42. 34 Đơn vị nhỏ nhất của tổ chức đảng địa phương là khu dân cư – mỗi khu là một đơn vị bỏ phiếu, ở đó có từ vài đến 1000 cử tri. Đứng đầu là trưởng khu có trách nhiệm tổ chức các thành viên của đảng trong mọi hoạt động như giới thiệu thanh thế của đảng và quảng bá hình ảnh các ứng cử viên bằng nhiều cách, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của cử tri. Những hoạt động này là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho thắng lợi của đảng trong cuộc bầu cử tại địa phương. Tiếp đến là cấp phường, ở phường thì có lãnh đạo phường. Trên phường là thành phố, ở cấp này có Ủy ban thành phố/ thị trấn, đứng đầu là Chủ tịch. Cấp cao nhất của tổ chức đảng ở địa phương là cấp hạt (county). Cấp này cũng có Ủy ban hạt và đứng đầu là Chủ tịch Ủy ban – người nắm quyền điều hành hoạt động chính trị ở hạt. Chủ tịch Ủy ban hạt là người có ưu thế trong việc đưa ra quyết định, cũng như được đảng giới thiệu vào các chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền địa phương. Chủ tịch Ủy ban hạt có quyền kiến nghị với thống đốc bang trong việc bổ nhiệm thẩm phán và hàng loạt các viên chức trong chính quyền địa phương khác. Hoạt động chủ yếu của tổ chức đảng cấp địa phương chỉ tập trung vào các cuộc vận động bầu cử, như bầu hội đồng thành phố, cơ quan lập pháp địa phương, cơ quan chính quyền địa phương… Theo số liệu thống kê, ở Mỹ có khoảng 500.000 quan chức do dân bầu ra, trong số này có khoảng 500 chức vụ được bầu ở cấp bang, trừ chức Tổng thống và Phó Tổng thống được bầu ở cấp quốc gia, số còn lại đều bầu ở cấp địa phương. Do vậy, có ít nhất 95% các nhà hoạt động của đảng làm việc ở các tổ chức đảng địa phương. Có thể thấy, qua việc phân tích cơ cấu tổ chức và hoạt động của hệ thống đảng chính trị ở Mỹ từ cấp quốc gia xuống cấp địa phương, hoạt động quan trọng nhất của các đảng chính trị là hoạt động bầu cử - hoạt động mang tính sống còn của các đảng. Cho dù, mỗi tầng có vai trò, chức năng và nhiệm vụ riêng, hoạt động hầu như độc lập không chịu sự chi phối kiểm soát lẫn
  • 43. 35 nhau. Ở bất cứ cuộc bầu cử nào, từ bầu cử sơ bộ đến cuộc tổng tuyển cử chung, việc giới thiệu đề cử ứng cử viên vào các chức vụ chính quyền là những hoạt động hầu như độc quyền của các đảng từ khi hình thành cho tới nay. Những hoạt động đó luôn chi phối, ảnh hưởng rất lớn tới mọi mặt đời sống xã hội Mỹ. Tiểu kết chƣơng 1 Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có đảng chính trị xuất hiện sớm nhất trên thế giới. Quá trình hình thành các đảng phái ở Mỹ vừa có sự vận động mang tính quy luật chung của sự xuất hiện các đảng phái trên thế giới, vừa mang tính đặc thù riêng của Mỹ. Nước Mỹ vốn là thuộc địa của Anh, bị lệ thuộc và chịu sự chèn ép của Anh quốc, nên sự hình thành các đảng phái chính trị ở Mỹ phần nào cũng chịu ảnh hưởng về tư tưởng đảng phái của người Anh. Tuy nhiên, ngay từ đầu, những người thành lập nhà nước liên bang đã không mong muốn có sự xuất hiện của các đảng phái, nhưng ý muốn chủ quan về một xã hội không đảng phái là hoàn toàn không thể tồn tại ở một nước dân chủ tư sản như ở Mỹ. Bởi các giai cấp, các tầng lớp xã hội vì vấn đề lợi ích mà dẫn đến xung đột, chia bè, chia nhóm và như vậy, đảng phái đã hình thành. Hơn nữa, việc soạn thảo Hiến pháp càng đụng chạm mạnh hơn đến quyền lợi của các giới trong xã hội không thể dung hòa được. Chính bởi vậy, người ta cho rằng “Sự ra đời của đảng phái ở Hoa kỳ là một tất yếu không thể cưỡng lại được” [12, 37]. Đây được coi là đặc điểm riêng biệt và hệ thống lưỡng đảng là một trong những đặc điểm nổi bật của hệ thống chính trị Hoa Kỳ. Với sự cầm quyền của hai Đảng lớn, sau hơn 200 năm nước Mỹ đã trở thành cường quốc số 1 trên thế giới. Tuy nhiên sau chiến tranh lạnh, đặc biệt là bước sang thế kỷ XXI với sự phát triển lớn mạnh của nhiều nước trên thế giới từ Châu Á, tới Châu Âu, Châu Phi và cả Châu Mỹ như Trung Quốc, Nga, Braxin…, thêm vào đó là cuộc tấn công khủng bố ngày 11/09/2001, cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính năm 2008 với những hậu quả to lớn của nó, và rất nhiều nguyên nhân
  • 44. 36 khác đã khiến vị thế của Mỹ bị suy giảm, nền kinh tế gặp khó khăn. Trước tình hình đó, dù là Đảng Cộng hòa hay Đảng Dân chủ, trong thời gian cầm quyền các Tổng thống đều đưa ra những chiến lược hoạt động tối ưu, nhằm vực dậy nền kinh tế khủng hoảng, xây dựng lại hình ảnh nước Mỹ, để duy trì vị thế số một trên thế giới của nước Mỹ một cách lâu dài.
  • 45. 37 Chƣơng 2 HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ VÀ ĐẢNG CỘNG HÒA TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY Trên cơ sở tình hình chính trị, xã hội thực tiễn tại Mỹ trong nhiệm kỳ của Tổng thống George W. Bush và Barack Obama từ năm 2001 đến nay, chương này tập trung nghiên cứu, so sánh hoạt động, việc điều chỉnh chiến lược, chính sách của hai Đảng trong một số lĩnh vực quan trọng sau đây: hoạt động bầu cử; hoạt động kinh tế xã hội; hoạt động và các quan điểm trong vấn đề an ninh quân sự; hoạt động chống khủng bố và chính sách đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. 2.1. Hoạt động bầu cử 2.1.1. Vài nét về bầu cử ở Mỹ Hoạt động bầu cử là cuộc chạy đua của các ứng cử viên thuộc Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa để giành những vị trí quan trọng trong bộ máy Nhà nước do dân bầu cử, nhất là vị trí Tổng thống nắm quyền điều hành Nhà trắng. Những đảng khác có đưa người ra tranh cử, nhưng đều thất bại. Từ những công đoạn đầu tiên đến công đoạn cuối cùng, ở mọi thời điểm hoạt động của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa luôn chú trọng việc chi phối, giữ vai trò chủ đạo bằng nhiều hình thức và biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu chiến thắng trong cuộc bầu cử. Với hoạt động bỏ phiếu của cử tri, hoạt động tranh cử ở Mỹ sôi động và rất quyết liệt. Biểu hiện rõ nét của sự sôi động đó là những tin tức về cuộc tranh cử trực tiếp hay gián tiếp của các đảng phái đều được đưa ngay lên các phương tiện truyền thông đại chúng vào thời gian trước tổng tuyển cử. Luật pháp Mỹ qui định cuộc bầu cử Tổng thống sẽ diễn ra 4 năm một lần, vào năm chẵn, trong ngày thứ ba đầu tiên sau thứ hai đầu tiên của tháng 11. Như vậy ngày bầu cử sớm nhất trong năm sẽ là ngày 2/11, muộn nhất