SlideShare a Scribd company logo
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Thị xã Hương Trà nằm ở cửa ngõ phía bắc thành phố Huế, trong tuyến hành lang
kinh tế Đông – Tây, trên trục giao thông Bắc – Nam; có vị trí chiến lược quan trọng về
kinh tế, chính trị và quốc phòng, an ninh của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Từ khi tái lập huyện (1990), nhân dân Hương Trà đã vận dụng sáng tạo đường lối
đổi mới của Đảng vào điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của địa phương để đẩy mạnh
phát triển mọi mặt, nhất là kinh tế - xã hội, tạo chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực;
đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với đô thị hoá. Qua gần 20 xây
dựng và phát triển, từ một huyện thuần nông khi mới tái lập (1990), Hương Trà đã có
những bước phát triển vượt bậc, được Chính phủ nâng cấp thành thị xã – đô thị loại III
(15-11-2011). Vậy những nhân tố nào đã tác động đến quá trình chuyển biến của thị xã
Hương Trà từ 1990 đến 2011? Quá trình chuyển biến đó như thế nào? Và để lại những
bài học kinh nghiệm gì về phát triển kinh tế xã hội của thị xã?
Về ý nghĩa khoa học: Luận văn nhằm mục tiêu tái hiện một cách có hệ thống về
quá trình chuyển biến kinh tế xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1990
đến 2011. Trong đó, luận văn nêu bật lên những chủ trương của Đảng cùng với sự lao
động sáng tạo của nhân dân thị xã Hương Trà, từ đó rút ra được những thành công và
hạn chế của nền kinh tế - xã hội thị xã Hương Trà trong giai đoạn 1990 – 2011.
Về ý nghĩa thực tiễn: Luận văn rút ra được bài học kinh nghiệm góp phần vào
việc xây dựng, phát triển thị xã Hương Trà trong tương lai, đồng thời cung cấp nguồn
tư liệu đáng tin cậy cho việc giáo dục lịch sử địa phương, nhất là đối với thế hệ trẻ.
Từ những vấn đề đặt ra đó, tôi lựa chọn đề tài “Quá trình chuyển biến về kinh
tế xã hội của thị xã Hƣơng Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1990 đến 2011” làm đề tài
luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam của mình.
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Liên quan đến đề tài có những công trình sau:
- Nguyễn Trọng Phúc (2001), Một số kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đây là
công trình nghiên cứu những kinh nghiệm thực tế khi giải quyết đúng đắn mối quan hệ
giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa
và đáp ứng được nguyện vọng, lợi ích và cuộc sống của nhân dân dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Nguyễn Văn Thường (2004), Một số vấn đề về kinh tế - xã hội Việt Nam trong
thời kì đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Công trình này đã trình bày một số
vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kì đổi mới, từ đó, tác giả đã đưa ra một
số kiến nghị, giải pháp để khắc phục những hạn chế, giúp đất nước tiến nhanh trên con
đường đổi mới.
- Mai Văn Xuân - “Nghiên cứu phát triển kinh tế nông hộ theo hướng sản xuất
hàng hóa trên các vùng sinh thái ở huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên - Huế” – Luận
án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế, 1994 nghiên cứu về vai trò
của kinh tế nông hộ trong quá trình chuyển nền nông nghiệp tự nhiên, hiện vật sang
nền nông nghiệp hàng hóa, thực trạng phát triển kinh tế nông hộ ở huyện Hương Trà;
Phương hướng biện pháp chủ yếu để phát triển kinh tế nông hộ
- Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên - Huế (1930 – 2000) gồm 3 tập. Ngô Kha chủ
biên. - Nxb Chính trị Quốc gia, giới thiệu quê hương, con người Thừa Thiên - Huế.
Quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Thừa Thiên - Huế qua các giai đoạn 1930 – 1954,
1954 – 1975, 1975 – 2000, gắn liến với Công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, sự
nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế, trong
đó bao gồm cả thị xã Hương Trà.
- Lịch sử Đảng bộ Huyện Hương Trà (1975 – 2005), NXB Thuận Hóa, Huế, 2010,
tái hiện công cuộc xây dựng và phát triển của Đảng bộ và nhân dân Hương Trà từ sau
ngày giải phóng đến năm 2005, cùng những thành tựu đạt được trên tất các lĩnh vực.
- Nguyễn Văn Bình - “Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông
nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”- Luận án Tiến sĩ quản lí
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
3
đất đai, Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế, 2016 nghiên cứu về sử dụng đất
nông nghiệp cho các loại hình sử dụng đất của Hương Trà một thị xã/huyện điển hình
vừa có khu vực gò đồi, đồng bằng và đầm phá – ven biển của tỉnh Thừa Thiên Huế, làm
cơ sở cho quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững.
- Lâm Thái Bảo Ngân: “Việc làm cho lao động nữ tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên Huế” – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế,
2015, luận văn góp phần làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề việc làm cho lao
động nữ thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua đó xác định nguyên nhân thành
công và hạn chế trong công tác giải quyết việc làm của địa phương trong thời gian qua.
Các công trình và tài liệu trên đây đã phản ánh ở những khía cạnh khác nhau, ở một
mức độ khác nhau đã có một số nội dung liên quan đến đề tài. Tuy nhiên, chưa có công
trình nào đi sâu vào nghiên cứu về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của thị xã Hương Trà,
tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 1990 đến 2011 một cách có hệ thống và toàn diện. Vì vậy,
việc đi sâu tìm hiểu về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên Huế từ năm 1990 đến năm 2011 là một vấn đề mới mẻ và cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm làm sáng tỏ những chuyển biến về kinh tế - xã hội của thị xã
Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 1990 đến năm 2011. Từ đó rút ra một số đặc
điểm, ý nghĩa và các bài học kinh nghiệm có tính định hướng cho sự phát triển của thị
xã trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, thu thập và xử lí các tài liệu thành văn có liên quan đến nội dung của
luận văn, nhất là các văn kiện, các báo cáo của Tỉnh ủy, Thị ủy và Ủy ban nhân dân thị
xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thứ hai, phân tích các nhân tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên, điều kiện,
kinh tế - xã hội và những chủ trương của Đảng tác động đến chuyển biến kinh tế - xã
hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
4
Thứ ba, tái hiện bức tranh chuyển biến kinh tế - xã hội của Hương Trà từ năm
1990 đến năm 2011, làm rõ những thành tựu và hạn chế của thị xã trong chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của thị xã.
Thứ tư, rút ra những đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và đúc rút những bài học kinh
nghiệm về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
từ năm 1990 đến năm 2011.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên
Huế từ năm 1990 đến năm 2011.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: mốc mở đầu là từ tháng 9/1990 (huyện Hương Trà tái lập, tách ra từ
Huyện Hương Điền) và mốc kết thúc là hết năm 2011 (khi Thị xã Hương Trà thành lập).
Về không gian: Thị xã Hương Trà thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm 7 phường và 9 xã.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tƣ liệu
- Các bài viết nghiên cứu về kinh tế - xã hội của thị xã Hương Trà đăng trên tập
san của Thị xã.
- Nguồn tài liệu do Phòng thống kê Thị xã Hương Trà công bố.
- Nguồn tài liệu lưu trữ: một số văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, các chỉ thị,
Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về kinh tế - xã hội. Ngoài ra, còn tham khảo các tài
liệu lưu trữ như các văn kiện, các chỉ thị, Nghị quyết, các báo cáo tổng kết hàng năm
của Thị ủy Hương Trà, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế qua các kì Đại hội và hội nghị từ năm
1990 đến năm 2011, cùng với những tài liệu của các phòng, ban, các ngành thuộc tỉnh
Thừa Thiên Huế và thị xã Hương Trà.
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
5
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử nhằm tái hiện lại bức tranh chân thực
về quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội của thị xã Hương Trà từ năm 1990 đến năm 2011,
kết hợp với phương pháp logic để đánh giá, khái quát nội dung vấn đề cần nghiên cứu.
Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng các phương pháp khác như: Phương pháp nghiên
cứu tài liệu thành văn, phương pháp đối chiếu, phương pháp thống kê, phương pháp so
sánh, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp điền dã… để làm rõ vấn đề.
6. Đóng góp của luận văn
Một là, Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về sự chuyển biến kinh tế - xã
hội của Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế trong hơn 20 năm (1990 – 2011).
Hai là, Luận văn làm rõ những thành công cũng như những tồn tại trong quá trình
chuyển biến kinh tế - xã hội của Hương Trà sau khi tách huyện cho đến khi thành lập
thị xã, rút ra một số đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm.
Ba là, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần nhận thức toàn diện hơn về lịch
sử kinh tế - xã hội của Thị xã Hương Trà nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung,
đồng thời cung cấp tài liệu cho công tác giảng dạy lịch sử địa phương, góp phần giáo
dục truyền thống cho thế hệ trẻ ở địa phương.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu (trang), kết luận (trang), tài liệu tham khảo (trang) và phụ
lục, luận văn dài chia làm 3 chương:
Chƣơng 1: Những nhân tố tác động đến sự chuyển biến kinh tế - xã hội của
Hương Trà từ 1990 đến 2011 (trang)
Chƣơng 2: Quá trình chuyển biến kinh tế và xã hội của Hương Trà từ 1990
đến 2011 (trang)
Chƣơng 3: Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm (trang)
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
6
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ CHUYỂN BIẾN
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HƢƠNG TRÀ TỪ 1990 ĐẾN 2011
1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thị xã Hương Trà phía Bắc giáp huyện Phong Điền và huyện Quảng Điền, phía
Nam giáp thành phố Huế, và thị xã Hương Thủy, phía Tây giáp huyện A Lưới, phía
Đông giáp biển Đông và huyện Phú Vang. Nằm ở vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế,
văn hóa, dễ dàng giao lưu buôn bán trong nội tỉnh cũng như đóng vai trò vệ tinh đối với
thành phố Huế, Hương Trà có những điều kiện thuận lợi trong việc xác định phương
hướng phát triển kinh tế - văn hóa gắn với sự phát triển của thành phố Huế và cả tỉnh.
Hương Trà có diện tích tự nhiên 51.853,4 ha, chia thành 3 vùng rõ rệt. Vùng gò
đồi – miền núi có các xã Hương Thọ, Bình Thành, Bình Điền, Hương Bình và Hồng
Tiến; vùng đồng bằng bán sơn địa có thị trấn Tứ Hạ và các xã Hương Văn, Hương
Xuân, Hương Vân, Hương Toàn, Huơng Vinh, Hương Chữ, Hương An, Hương Hồ;
vùng đầm phá ven biển gồm các xã Hương Phong, Hải Dương.
Với đặc điểm địa hình đó, có thể thấy vùng gò đồi – miền núi Hương Trà phù
hợp với việc trồng rừng, trồng cây công nghiệp dài ngày và các loại cây ăn quả. Vùng
đồng bằng với phần lớn diện tích trồng lúa nước, phần còn lại phù hợp với các loại cây
công nghiệp, ngắn ngày như sắn, lạc, ngô; cây ăn quả như bưởi, thanh trà, quýt và cây
thực phẩm như rau, đậu các loại... Vùng đầm phá ven biển với diện tích mặt nước
rộng, dồi dào các loại thủy, hải sản, cùng với việc phát triển du lịch trên đầm phá.
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
7
Hương Trà thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết diễn ra theo
chu kì 4 mùa, mùa xuân mát mẽ, ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu dịu và mùa đông
gió rét. Nhiệt độ trung bình cả năm 25°C. Số giờ nắng cả năm là 2000 giờ. Khí hậu
này góp phần giúp Hương Trà dễ dàng phát triển các loại cây trồng, như cây lương
thực và rau màu cùng một số loại cây công nghiệp ngắn ngày khác,... Tuy nhiên, khí
hậu khác cũng đem đến nhưng cơn bão, lũ lụt hay hạn hán, gây ra những khó khăn
trong công tác phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Do nằm ở vị trí được bao bọc bởi hai con sông lớn là sông Bồ và sông Hương chảy
xuôi theo địa bàn huyện, nối liền vùng rừng núi Trường Sơn với phá Tam Giang nên
giao thông đường thủy thuận lợi, tạo điều kiện cho sự thông thương, phát triển kinh tế,
văn hóa giữa các vùng trong huyện cũng như giữa huyện với thành phố và các huyện lân
cận. Mặc khác, vì nằm giữa 2 con sông lớn nên tài nguyên đất của Hương Trà khá màu
mỡ, nhờ sự bồi lấp mang lại. Tuy nhiên, cũng vì vị trí này nên không tránh khỏi được
những trận lũ lụt gây ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân.
Hương Trà còn là một vùng đất với những sản vật từ vườn và sản phẩm từ các
ngành nghề thủ công truyền thống khá phong phú. Các sản vật từ vườn nổi tiếng như
quýt Hương Cần, thanh trà Lại Bằng, củ kiệu La Chữ, chè Hải Cát... là những lợi thế
cạnh tranh cho Hương Trà trong phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp.
Như vậy, so với tất cả các địa phương khác trong tỉnh, Hương Trà là địa phương
có đầy đủ các loại địa hình của Thừa Thiên Huế, như biển, đầm phá, sông ngoài, đồng
bằng, gò đồi, rừng núi,... Điều này tác động thuận lợi cho Hương Trà xây dựng một cơ
cấu kinh tế đa dạng, với nhiều ngành nghề, dựa trên những ưu thế về địa hình và
nguồn tài nguyên.
1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất, là một trong những lợi thế của Hương Trà. Đất đai, thổ nhưỡng
của Hương Trà rất đa dạng, nhờ sự bồi tụ qua năm tháng của sông Hương và sông Bồ
mà địa phương có thuận lợi trong việc phát triển các loại cây như cây công nghiệp dài
ngày, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và cây lương thực và phát triển chăn nuôi,
mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế của vùng.
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
8
Tài nguyên nước: Với việc vừa có 2 con sông chạy qua địa bàn, cùng vị trí tiếp
giáp biển, lại có nhiều ao, hồ, khe suối, đầm phá. Hương Trà dễ dàng phát triển giao
thông đường thủy nội địa, giao thông biển. Cùng với đó là nguồn thủy hải sản đa dạng
và phong phú nhiều chủng loại, từ nước ngọt, nước mặn, nước lợ... Bên cạnh đó, du
lịch cũng phát triển nhờ vào lợi thế tài nguyên nước của Hương Trà, du lịch biển, du
lịch trên đầm phá Tam Giang (thuộc địa phận hai xã Hương Phong và Hải Dương),
khu sinh thái (Hồ Thọ Sơn – Hương Xuân, Khe Đầy, Khe Lạnh, Khe Hung,..).
Tài nguyên rừng: Hương Trà còn có thảm thực vật có rừng phong phú, đa dạng,
có nhiều loại gỗ quý hiếm và nhiều loài động vật hoang dã, thích hợp cho việc phát
triển lâm nghiệp.
Bên cạnh đó, Hương Trà có tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú: mỏ đá
vôi Văn Xá sản xuất được xi măng mác cao, mỏ đá granit đen xám ở vùng núi Hương
Thọ, Bình Thành, Hương Vân, mỏ cao lanh Văn Xá, mỏ khoáng Titan, cát, sỏi...có trữ
lượng lớn, chất lượng tốt; đây là cơ sở để Hương Trà phát triển ngàng công nghiệp vật
liệu xây dựng.
Tất cả những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên của Hương Trà rất
thuận lợi cho việc phát triển, đặc biệt là phát triển công nghiệp – vật liệu xây dựng cũng
như đẩy mạnh việc phát triển nông – lâm – ngư nghiệp. Bên cạnh đó, tiềm năng về du lịch
to lớn cũng góp phần thúc đẩy Hương Trà phát triển thương mại – dịch vụ mạnh mẽ.
1.2. Nguồn lực kinh tế - xã hội
1.2.1. Sự thay đổi về mặt hành chính
Trải qua nhiều sự thay đổi về và điều chỉnh về địa lí, sau năm 1975, huyện
Hương Trà có 13 xã. Ngày 11-3-1977, huyện Hương Trà hợp nhất với các huyện
Phong Điền, Quảng Điền thành huyện Hương Điền.
Năm 1989, tỉnh Thừa Thiên - Huế được tái lập. Tháng 9-1990, Hội đồng Bộ
trưởng quyết định chia huyện Hương Điền thành ba huyện Phong Điền, Quảng Điền,
Hương Trà gồm 16 xã và 01 thị trấn. Đó là các xã: Hương Bình, Hương Thọ, Hương
Hồ, Hương Vân, Hương Văn, Hương Xuân, Hương Toàn, Hương Phong, Hương Vinh,
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
9
Hương Chữ, Hương An, Bình Thành, Bình Điền, Hồng Tiến, Hải Dương, Hương Phú
và Thị trấn Tứ Hạ.
Ngày 22/11/1995, xã Hương Phú sáp nhập vào thị trấn Tứ Hạ. Từ đó, huyện
Hương Trà có 15 xã: Hương Bình, Hương Thọ, Hương Hồ, Hương Vân, Hương Văn,
Hương Xuân, Hương Toàn, Hương Phong, Hương Vinh, Hương Chữ, Hương An,
Bình Thành, Bình Điền, Hồng Tiến, Hải Dương và 1 thị trấn Tứ Hạ.
Năm 2009, theo Quyết định 235/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế,
quy hoạch tập trung phát triển thành phố Huế, các thị xã Hương Trà, Hương Thuỷ,
Thuận An, thị trấn Bình Điền để trở thành khu vực nội thị thành phố Thừa Thiên Huế
trong tương lai, là hạt nhân của vùng. Năm 2010, thị trấn Tứ Hạ thuộc huyện Hương
Trà được công nhận là đô thị loại IV. Ngày 15-11-2011, Chính phủ ban hành Nghị
quyết 99/NQ-CP thành lập thị xã Hương Trà thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế trên cơ sở
toàn bộ huyện Hương Trà; đồng thời chuyển thị trấn Tứ Hạ và 6 xã: Hương An,
Hương Chữ, Hương Hồ, Hương Văn, Hương Vân, Hương Xuân thành 7 phường có tên
tương ứng1
. Như vậy, thị xã Hương Trà có 7 phường và 9 xã, sự kiện này đánh dấu
bước chuyển mình to lớn của Hương Trà trong thời kì hiện đại.
1.2.2. Nguồn lực kinh tế
Cuối những năm 80 của thế kỷ XIX, sau khi từ bỏ cơ chế tập trung – quan liêu
bao cấp, thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội VI (1986) của Đảng đề ra mà trọng
tâm là đổi mới kinh tế nhằm ổn định tình hình kinh tế xã hội. Đảng bộ và nhân dân
Hương Trà đã có những thay đổi nhằm vượt qua tình cảnh khó khăn về kinh tế, sau
những năm trì trệ, lạc hậu và khủng hoảng.
Cho đến thời điểm năm 1990, trước khi tái lập huyện, có thể nói cơ cấu kinh tế
của Hương Trà chủ yếu dựa vào nông nghiệp và công nghiệp, trong đó nông nghiệp
chiếm đến hơn 60% tỉ trọng nền kinh tế, công nghiệp tỉ trọng còn thấp và quy mô còn
nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của huyện. Dịch vụ - thương mại chỉ mới ở
hình thức manh mún, lạc hậu, chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế chỉ đạt 1,86%
1
Nghị quyết 99/NQ-CP ngày 15/11/2011 thành lập thị xã Hương Trà
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
10
64%
36%
0%
Cơ cấu tỷ trọng nền kinh tế
Huyện Hương Điền năm 1990
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Tuy nhiên, Hương Trà cũng có một số điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển
kinh tế - xã hội những năm tiếp theo.
1.2.2.1. Về nông nghiệp
Đến năm 1990, cơ bản huyện đã tập trung đầu tư và chủ động tạo mọi điều kiện
để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp toàn diện, coi trọng thâm canh sản xuất lương thực.
Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng sản xuất lương thực vẫn phát triển, bình quân năng
suất lúa đạt 66,13 tạ/ha/năm, vùng trọng điểm có 4.534 ha đạt năng suất bình quân
70,87 tạ/ha/năm, đã giảm dần độ chênh lệch trong sản xuất giữa các vùng. Bình quân
sản lượng lương thực đạt 21.131 tấn/năm đưa bình quân lương thực tính theo đầu
người đạt 229kg/năm. Diện tích cây công nghiệp ngắn ngày, cây xuất khẩu tăng,
chiếm 10% diện tích gieo trồng2
.
Về công tác trồng rừng và bảo vệ rừng, đã có 3.470 ha rừng tập trung, 1,6 triệu
ha cây phân tán; giao đất rừng với 61,7 ha cho 139 hộ. Công tác bảo vệ rừng từng
bước được chú trọng
Về chăn nuôi, đến năm 1990, đàn lợn khoảng 16.000 con, trọng lượng xuất
chuồng 58,5kg/con, đưa sản lượng thịt lợn hơi lên 2.310 tấn, đàn trâu 5.150 con, đàn
2
Huyện ủy Hương Điền, Báo cáo Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ V, Tài liệu lưu trữ tại Văn phòng Huyện ủy
Hương Trà. Tr 4
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
11
bò 2.500 con. Trong phát triển thủy, hải sản đạt 800 tấn, đã cơ bản định cư dân vùng
đầm phá, ven biển, từng bước khôi phục và phát triển sản xuất trong ngư nghiệp3
.
Nhìn chung sự phát triển sản xuất nông nghiệp trong tỉnh và cả nước, tạo nên điều
kì diệu của đất nước Việt Nam từ chỗ thiếu lương thực trầm trọng đã bắt đầu xuất khẩu
gạo. Sự ổn định lương thực, và phát triển nông nghiệp bước đầu trong giai đoạn này đã
góp phần tạo tinh thần phấn khởi cho bà con nông dân ổn định phát triển sản xuất, cũng
như đúc rút được ra những bài học kinh nghiệm trong trồng trọt, chăn nuôi, hợp tác xã,...
để tạo tiền đề, nguồn lực phát triển sau khi tái lập huyện Hương Trà năm 1990.
1.2.2.2. Về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Đến năm 1990, nhân dân trên địa bàn Hương Trà sản xuất, kinh doanh các ngành
hàng khác nhau về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và thu hút nhiều lao động, hình
thành một số ngành công nghiệp địa phương sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hàng
tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Toàn huyện có 2 xí nghiệp quốc doanh, 93 cơ sở sản xuất
tiểu thủ công nghiệp gồm 13 hợp tác xã, 22 tổ hợp tác và 58 đội ngành nghề trong các
hợp tác xã nông nghiệp4
; với việc xây dựng xí nghiệp Vôi thủy đã tạo tiền đề sau này
khi tái lập huyện làm cơ sở để liên doanh với đối tác nước ngoài xây dựng nhà máy xi
măng Lucvaxi (năm 1998) và hình thành cụm công nghiệp Tứ Hạ5
. Giá trị sản lượng
tăng đều hàng năm, đạt 165 triệu đồng năm 1990 (giá cố định năm 1982), đưa tỉ trọng
so với tổng giá trị nông – công nghiệp lên 36,2% năm 1990.
Kinh tế quốc doanh được mở rộng, ngành công nghiệp sản xuát vật liệu xây
dựng tăng trưởng tốt, có những nhà máy có công suất, sản lượng lớn, năng lực sản
xuất tăng đáng kể. Hầu hết các xí nghiệp đã phát huy quyền tự chủ, năng động trong
cung cách làm ăn, sản xuất phát triển, kinh doanh có hiệu quả, vốn tự có và tích lũy
khá hơn, các khoản nộp ngân sách tăng, thu nhập của người lao động bảo đảm khá hơn
trước. Xuất hiện nhiều nhân tố mới trong tổ chức lại sản xuất, kinh doanh tổng hợp có
3
Huyện ủy Hương Trà, Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VII, Tài liệu lưu trữ tại Văn phòng
Huyện ủy Hương Trà, Tr 2
4
Huyện ủy Hương Điền, Nghị quyết số 09/NQ-HU, ngày 23-7-1984, Tài liệu lưu trữ tại Văn phòng Huyện ủy
Hương Trà. Tr. 3
5
Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện Hương Trà, Lịch sử Đảng bộ Huyện Hương Trà (1975 – 2005), Nxb Thuận
hóa, Tr 115
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
12
hiệu quả. Về cơ sở vật chất vận tải, tổng số máy cày của các hợp tác xã có 68 chiếc, có
nhiều nhà kho và cơ sở sản xuất ngành nghề (lò gạch, ngói, gốm sứ...).
Mặc dù về quy mô công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trong giai đoạn trước khi
tái lập huyện Hương Trà còn nhỏ và chậm phát triển, tuy nhiên thông thoáng trong đầu
tư, cơ chế, quyền tự chủ, sáng tạo trong lao động, sản xuất được phát huy, các xí
nghiệp đều có quyền tự chủ. Đây có thể xem là điểm sáng đã góp phần thúc đẩy sự
phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trong giai đoạn này và cũng là nguồn lực
cho các giai đoạn tiếp theo của huyện Hương Trà.
1.2.2.3. Về thƣơng mại – dịch vụ
Đến năm 1990, trên địa bàn huyện đã có 1 công ti thương nghiệp, 6 cửa hàng khu
vực, 3 quầy dược phẩm, 3 cửa hàng vật tư, 5 khu vực kho và cửa hàng lương thực, 30
hợp tác xã mua bán. Cùng với nhiều địa phương khác trong tỉnh và cả nước, Huyện ủy
đã chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 90-CT/HĐBT
của Hội đồng Bộ trưởng trong khâu phân phối lưu thông, việc làm đầu tiên là giải thể
các trạm kiểm soát hàng hóa trên các trục đường giao thông, xóa bỏ việc “ngăn sông,
cấm chợ”, cản trở lưu thông hàng hóa, từ đó nhân dân phấn khởi trong việc buôn bán
kinh doanh, trao đổi hàng hóa, mở ra hướng mới ổn định tình hình phân phối lưu
thông, qua đó góp phần tăng cường quản lí thị trường và chống đầu cơ, buôn lậu. Có
thể nói trong giai đoạn năm 1990, thương mại – dịch vụ của Hương Điền còn rất hạn
chế, giá trị kinh tế đem lại chưa cao, hoạt động chưa thực sự có hiệu quả. Một phần do
ảnh hưởng lớn của tư tưởng kinh tế quan liêu, bao cấp trước đây. Tuy nhiên đây cũng
có thể xem là bước khởi đầu, tiền đề, nguồn lực để dịch vụ - thương mại, trên cơ sở đó
phát triển trong các giai đoạn sau này.
1.2.2.4. Về cơ sở hạ tầng
Đến năm 1990, mở rộng thêm một số cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp, xây dựng thêm một số cửa hàng, kho tàng, đường sá, cầu cống, trạm xá,
trường học, hệ thống truyền thanh... với tổng số vốn xây dựng cơ bản trong ba năm
trước đó (1986 – 1988) là 1.763.428.000 đồng, trong đó vốn ngân sách huyện và vốn
tự có của cơ sở chiếm 39%; đầu tư cho khu vực sản xuất vật chất 1.514.858.500 đồng
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
13
(chiếm 81%), riêng các công trình phục vụ nông nghiệp là 1.214.742.000 đồng (chiếm
68%)6
. Nhìn chung, việc xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện đã đạt được những tiến
bộ mới theo hướng đầu tư có trọng điểm, hoàn thành và đưa vào sử dụng các công
trình phát huy tác dụng phục vụ sản xuất và đời sống7
. Góp phần tạo nguồn lực để
Hương Trà sau nay có một nguồn cơ sở hạ tầng tạm ổn để thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội, tuy còn chưa hoàn thiện, đồng bộ.
1.2.3. Nguồn lực xã hội
1.2.3.1 Truyền thống lịch sử
Đã từ lâu, nhân dân Hương Trà cũng như nhân dân Thừa Thiên – Huế nổi tiếng
là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử. Từ 1418 đến 1428, đông đảo binh dân đã
theo nghĩa quân Lam Sơn kháng chiến chống quân Minh. Năm Đinh Mùi, Lê Lợi có
lời dụ khen quân dân Thuận Hóa: “Các người là bề tôi nơi phên dậu lại biết nhớ công
sức của cha ông trước, hết lòng trung thành với nhà vùa, lập được chiến công, trung
thành như thế thật là đáng khén”.
Vào thế kỷ XVIII, cuộc nội chiến của hai dòng họ Trịnh - Nguyễn gây ra bao đau
khổ cho muôn dân. Nhân dân Hương Trà đã hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, đem
sức người, sức của theo Nguyễn Huệ đánh đuổi quân Thanh ra khỏi đất nước. Ông
Nguyễn Phước Phú, người làng Xuân Hòa, là dũng sĩ thời Tây Sơn, phò vua Quang
Trung ra Bắc đánh giắc Thanh, giữ chức Đô chỉ huy sứ, tước Phù tài bá.
Năm 1864, nhân dân Hương Trà tích cực tham gia cuộc khởi nghĩa Chày Vôi do
Đoàn Trưng, Đoàn Trực lãnh đạo chống chế độ hà khắc vua quan nhà Nguyễn.
Ngày 5-7-1885, sau sự thất bại của Vụ biến Kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết
đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở, dừng chân tại làng Văn Xá, vua Hàm Nghi đã ban Cáo
dụ Cần Vương. Sự kiện này đánh dấu một cột mốc trong lịch sử dân tộc, đồng thời
cũng mở đầu cho một thời kì dài của phong trào yêu nước giải phóng dân tộc.
6
Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện Hương Trà, Lịch sử Đảng bộ Huyện Hương Trà (1975-2005), Tài liệu lưu trữ
tại Văn phòng Huyện ủy Huyện Hương Trà, Tr 111.
7
Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện Hương Trà, Lịch sử Đảng bộ Huyện Hương Trà (1975 – 2005), Nxb Thuận
hóa, Tr 118
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
14
Đến những năm đầu của thế kỷ XX, nhân dân Hương Trà đã tham gia phong trào
chống thuế với toàn tỉnh. Ở nông thôn, trong toàn huyện, nhân dân liên tục đấu tranh
chống sưu thuế, chống phu then, chống bóc lột, với một vài nhân vật nổi bật như
Nguyễn Vĩnh Tuy, Đặng Hữu Hoài.
Đến những năm 1920, dưới ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười Nga và chủ
nghĩa Mác – Lê nin, nhiều người con Hương Trà đã tham gia các tổ chức tiền thân của
Đảng như Nguyễn Khánh Toàn (Thanh Lương), Bùi Công Trừng, Hà Thế Hạnh (Phú
Ốc). Trải qua rèn luyện, những người con của Hương Trà đã góp phần lãnh đạo nhân
dân tham gia các phong trào giải phóng dân tộc do Đảng lãnh đạo, tiến hành khởi
nghĩa giành chính quyền ở huyện, tiến lên giành thắng lợi trong Cách mạng tháng 8.
Trong hai cuộc kháng hiến lâu dài và anh dũng của dân tộc, nằm ở vị trí cửa ngõ
phía bắc của thành phố Huế, Hương Trà đã chịu đựng muôn vàn gian khổ để xây dựng
phong trào cách mạng tại địa phương, đồng thời là địa bàn hành lang của thành phố
Huế. Hương Trà là địa bàn có quan hệ chặt chẽ, sống còn đối với thành phố Huế trong
suốt chặng đường chiến đấu giành độc lập dân tộc trước đây cũng như xây dựng bảo
vệ Tổ quốc ngày nay.
Nhiều tên đất, tên làng, tên núi, tên sông của Hương Trà ghi đậm biết bao chiến
công hiển hách, đã đi vào trang sử chống xâm lược của tỉnh Thừa Thiên Huế như
chiến khu Dương Hòa, địa đạo thời chống Mĩ ở Khe Trái, Trò Trái, Khe Điên, Hòn
Vượn, Mõm Xanh, Xước Dũ, Lại Bằng, An Đô, La Chữ, Bồn Trì, Bồn Phổ, Văn Xá,
Thanh Lương, Long Hồ, Xuân Hòa, Trúc Lâm, chợ Thông, Rú Bắp, Tứ Hạ,... Bao thế
hệ con em Hương Trà đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc, quê hương thân yêu.
Trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, nhân dân Hương Trà đều chịu
đựng biết bao gian khổ, hi sinh để tham gia kháng chiến, đánh giặc giữ làng, đào hầm
nuôi cán bộ, tiếp lương, tải đạn, dốc tất cả sức lực cho cách mạng thắng lợi.
Từ sau ngày giải phóng quê hương, Tổ quốc thống nhất, Hương Trà đi lên theo
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, hăng hái thực hiện công cuộc đổi mới
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước ổn định và phát triển theo hướng công
nghiệp hóa – hiện đại hóa; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
15
1.2.3.2. Dân số - Lao động và việc làm
Trong công tác dân số về cơ bản các chính sách kế hoạch hóa gia đình chưa được
triển khai nghiêm túc, rộng rãi, tỉ suất gia tăng dân số còn cao (2,2% năm 1990) nhất là
ở vùng biển, đầm phá, vùng đồi núi, trong khi đó tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
lúc này chỉ vào khoảng 1,86%. Điều kiện sinh hoạt của người dân lúc này khá thiếu
thốn, điện sinh hoạt và sản xuất không được đảm bảo, nước sạch vệ sinh gần như
không có, chủ yếu người dân vẫn sử dụng nguồn nước từ các ao hồ, sông, suối hoặc
cái giếng khoan.
Đến năm 1990, lao động ở Hương Trà đa số thuộc khu vực nông thôn, về cơ bản
chưa có trình độ, nên gặp nhiều khó khăn trong vấn đề việc làm. Hương Trà đã phân
bố lại lao động và đưa người dân đi xây dựng kinh tế mới. Với chủ trương của Huyện
ủy, một mặt đề ra chủ trương vận động nhân dân đi xây dựng vùng kinh tế mới, mặt
khác có những biện pháp hỗ trợ nhằm ổn định sản xuất và đời sống cho nhân dân ở nơi
định cư mới, bình quân hằng năm có 1.850 lao động và 3.900 khẩu đi xây dựng kinh tế
mới, giữ mức ổn định dân số tại huyện hằng năm trên dưới 19,3 vạn người8
.
1.2.3.3. Về giáo dục, y tế
Hầu hết các xã đã xây dựng trường học tương đối khang trang, có đủ phòng học,
bàn ghế. Tuy nhiên chất lượng dạy và học còn thấp. Đội ngũ giáo viên cơ bản ổn định,
nhưng đời sống vẫn còn khó khăn. Tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp, ở lại lớp, thất
học, bỏ học, nạn mù chữ và tái mù chữ còn nhiều. Hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề
chưa được phát huy. Trình trạng chất lượng và trình độ của giáo viên, cán bộ quản lý
giáo dục các cấp chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục. Việc kiên cố hóa
trường học còn hạn chế, đến năm 1990 về cơ bản đã xây dựng được hơn 168 phòng
học kiên cố, 75 gian nhà cho giáo viên.
Về y tế, mạng lưới y tế được mở rộng từ huyện đến xã gồm các trạm y tế xã, các
đội y tế lưu động. Đội ngũ y sĩ, bác sĩ được tăng cường xuống cơ sở để nâng cao chất
lượng khám và chữa bệnh cho nhân dân. Y tế đã có tiến bộ trong việc chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân, phòng và chống các loại dịch bệnh, chất lượng khám và chữa bệnh
8
Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện Hương Trà, Lịch sử Đảng bộ Huyện Hương Trà (1975 – 2005), Nxb Thuận
hóa, Tr 119
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
16
nâng lên một bước, bước đầu triển khai có kết quả một số chương trình y tế quốc gia,
quốc tế. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu có tiến bộ, tiêm chủng mở rộng đạt kết
quả, đã hạn chế các dịch bệnh xảy ra hàng năm như dịch tả, sốt rét, sốt xuất huyết.
Huyện đã xây dựng Trung tâm Y tế huyện, các bệnh xá, phòng khám khu vực và
hệ thống trạm xá xã. Đến năm 1990 có 29/31 trạm y tế xã, thị trấn được xây dựng kiến
cố (chỉ còn lại 2 xã là Điền Hương và Quảng Lợi). 50% số trạm được trang bị tương
đối hoàn chỉnh, đồng thời đã trang bị những dụng cụ y tế cơ bản phục vụ chăm sóc sức
khỏe ban đầu cho nhân dân tại cơ sở, tạo điều kiện để các trạm y tế xã đủ sức hoạt
động theo các chương trình y tế quốc gia, quốc tế. Cán bộ y tế toàn huyện có 363
người, trong đó khối xã có 140 người nhưng chỉ có 6 bác sĩ9
.
1.3. Chủ trƣơng của Đảng các cấp
1.3.1. Đƣờng lối của Trung ƣơng Đảng
Có thể nói, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, những chủ trương,
đường lối kịp thời của Đảng là kim chỉ nam cho các Đảng bộ cấp cơ sở, chính quyền và
nhân dân thực hiện. Sau 3 năm thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng (1986 – 1989),
nền kinh tế đất nước mặc dù có những khởi sắc xong vẫn chưa thoát ra khỏi khủng
hoảng và lạm phát, các thế lực thù địch tiếp tục cấm vận và bao vây kinh tế, các khoản
viện trợ quốc tế cũng như thị trường xuất khẩu và nhập khẩu bị thu hẹp đáng kể.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6-1991), đã xác định phương hướng, nhiệm
vụ trong 5 năm (1991 – 1995) như sau:
“Khắc phục tính chất tự cấp, tự túc, khép kín, chuyển mạnh sang nền
kinh tế hàng hóa, gắn thị trường trong nước với nước ngoài, đẩy mạnh xuất
khẩu, đáp ứng nhu cầu nhập khẩu. Phát triển nông – lâm – ngư nghiệp gắn
với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã hội; tăng tốc độ và tỉ trọng của
công nghiệp, mở rộng kinh tế dịch vụ, tăng cường cơ sở hạ tầng, bước đầu
đưa nền kinh tế vượt khỏi tình trạng nông nghiệp lạc hậu. Đảng chủ trương
vượt qua những khó khăn gay gắt trước mắt, ổn định đời sống của nhân dân;
9
Huyện ủy Hương Điền, Kết luận của Thường vụ Huyện ủy số 07, ngày 27-10-1989 Về công tác y tế, Tài liệu
lưu trữ tại Văn phòng Huyện ủy Hương Trà. Tr 2.
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
17
chấm dứt tình trạng xuống cấp về giáo dục, y tế, đẩy lùi các tệ nạn xã hội;
phấn đấu xóa đói giảm nghèo, giảm số người nghèo khổ, giải quyết vấn đề
việc làm, đảm bảo các nhu cầu cơ bản, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân, tăng dần tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, thu hút nhiều nguồn
nhân lực bên ngoài; tăng cường cơ sở vật chất – kĩ thuật, chuyển dịch rõ rệt
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa”10
.
Có thể nói việc xác định phương hướng nhiệm vụ, tập trung chuyển dịch cơ cấu
kinh tế được đề ra trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6-1991) đã góp phần
chuyển biển căn bản, thúc đẩy, mở cửa cho nền kinh tế Hương Trà phát triển. Tiêu
biểu với nghị quyết 64 của Chính phủ năm 1993 về chia đất đã góp phần đưa đất đến
với từng hộ gia đình tại Hương Trà, góp phần thúc đẩy sản xuất, nhân dân từ bỏ hẳn cơ
chế quan liêu bao cấp. Kinh tế phát triển đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp.
Sau 10 năm tiến hành đổi mới một cách toàn diện kể từ Đại hội VI của Đảng, đến
năm 1996 Việt Nam cơ bản đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Tháng 6-1996,
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII chỉ rõ nhiệm vụ và phương hướng chủ yếu của
giai đoạn 1996 - 2000 là:
“Phát triển toàn diện nông – lâm ngư nghiệp, gắn với công nghiệp chế
biến nông – lâm - ngư nghiệp và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển các ngành công nghiệp, chú trọng
trước hết công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất
khẩu.
Đảng chủ trương phát triển mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục và đào tạo,
cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu
nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Coi trọng cả
quy mô, chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo. Giải quyết một số vấn đề
xã hội theo quan điểm: tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công
10
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng thời kì đổi mới và hội nhập, Nxb Chính trị Quốc gia, tr 131
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
18
bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển, khuyến
khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo”11
.
Với những chủ trương được đề ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (6-1996),
đã làm kim chỉ nam cho Hương Trà phát triển, chú trọng vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
với các ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp hàng tiêu dùng, đẩy mạnh xuất khẩu,
trong đó với thế mạnh của Hương Trà là lúa gạo. Giáo dục đào tạo cũng được Đảng chú
trọng là quốc sách, chính nhờ thế công tác bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nhân lực có trình độ
được quan tâm, giáo dục của Hương Trà trong giai đoạn này được đẩy mạnh với việc xậy
dưng rất nhiều trường học, cũng như vấn nạn mù chữ được giải quyết gần như triệt để, đội
ngũ giáo viên được nâng cao trình độ, cải thiện điều kiện sinh hoạt và giảng dạy.
Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4-2001) nhìn lại một cách tổng quát quá
trình cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX, định ra chiến lược phát triển đất nước
trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI với mục tiêu tổng quát:
“Tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, ổn định và cải thiện đời sống
nhân dân. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền
kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về giáo dục –
đào tạo, khoa học – công nghệ và phát huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc
làm, xóa đói giảm nghèo và đẩy lùi các tệ nạn xã hội”12
.
Với những chiến lược kịp thời trong giai đoạn bước sang thiên niên kỉ mới của
Đảng đã thúc đẩy Hương Trà đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, tăng cường sự chuyển dịch cơ cấu kính tế với việc giảm tỉ trọng kinh tế nông
nghiệp, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
cũng như thương mại và dịch vụ. Sự mở rộng kinh tế đối ngoại trong chủ trương của
Đảng ở giai đoạn này cũng góp phần tạo điều kiện cho kinh tế ngoài quốc doanh phát
triển tại Hương Trà với nhiều công tỉ nước ngoài đến đầu tư phát triển chủ yếu tại cụm
công nghiệp Tứ Hạ. Ngoài việc tiếp túc thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục đào
tạo, chủ trương coi trọng khoa học – công nghệ cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển,
11
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng thời kì đổi mới và hội nhập, Nxb Chính trị Quốc gia, tr 358
12
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng thời kì đổi mới và hội nhập, Nxb Chính trị Quốc gia, tr 684
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
19
việc áp dụng khoa học – kỉ thuật vào các ngành nông nghiệp, công nghiệp ở Hương
Trà.
Bước sang giai đoạn 2006 – 2010, với sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức
thương mại thế giới (WTO) (7-11-2006), nền kinh tế phát triển nhanh và đạt được
nhiều thành tựu. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (4-2006) đề ra nhiệm vụ:
“Giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy mọi
tiềm năng và nguồn lực, tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, tăng tốc
độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng của nước đang
phát triển có thu nhập thấp, chuyển mạnh sang kinh tế thị trường và thực hiện
các nguyên tắc của thị trường. Phát triển mạnh khoa học – công nghệ, giáo
dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế trí thức, kiềm chế tốc
độ tăng dân số và nâng cao sức khỏe nhân dân”13
.
Sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO vào năm 2006 đã
tạo ra những cú hích cho nền kinh tế, Hương Trà cũng không nằm ngoài quy luật đó,
với những định hướng được đề ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (4-2006) đã
thúc đẩy Hương Trà tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại
hóa ở địa phương. Sự nhận thức và đầu tư cho giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực trí
thức, đáp ứng nhu cầu của thời đại mới cũng được Đảng bộ Huyện Hương Trà quan
tâm.
Tất cả những chủ trương trên của Đảng đã góp phần định hướng, hoạch định
những công việc cần làm bức thiết của các cấp Tỉnh ủy và Huyện ủy. Góp phần thúc
đẩy phát triển đất nước, nâng cao đời sống văn hóa – xã hội của nhân dân cũng như
đưa nước ra ra khỏi những giai đoạn khó khăn.
1.3.2. Chủ trƣơng của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế và Huyện ủy Hƣơng Trà
1.3.2.1. Chủ trƣơng của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế
13
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng thời kì đổi mới và hội nhập, Nxb Chính trị Quốc gia, tr 714
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
20
Sau khi tái lập tỉnh (1-7-1989), Thừa Thiên Huế đứng trước những thời cơ, thuận
lợi cùng những khó khăn và thách thức mới, Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế
tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới theo tinh thần của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VI (12-1986) đã đề ra.
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X (4-1991 – Vòng 1) và (9-1991 – Vòng 2) đã nêu
rõ phương hướng và nhiệm vụ của nhiệm kì 1991 – 1995:
“Xác định cơ cấu kinh tế của tỉnh là: nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ.
Cơ cấu vùng cũng được xác định rõ: vùng đồng bằng, vùng biển – đầm phá và
vùng gò đồi, với các thể mạnh khác nhau. Thành phố huế có vị trí chính trị, văn
hóa, khoa học và du lịch quan trọng đối với cả nước, là trung tâm kinh tế, xã hội
của tỉnh. Cơ cấu kinh tế của thành phố Huế là công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp – kinh tế đối ngoại – dịch vụ và du lịch. Thống nhất quan điểm phải
chuyển mạnh nền kinh tế tỉnh nhà sang sản xuất hàng hóa, vận hành theo cơ chế
thị trường, có sự quản lí của nhà nước, thống nhất cơ cấu kinh tế nông nghiệp –
công nghiệp – dịch vụ; 4 mũi kinh tế: lương thực, thủy sản, công nghiệp chế biến
nông, lâm, khoáng sản, ngành nghề thủ công truyền thống – dịch vụ văn hóa du
lịch. Chú trọng công tác điều tra cơ bản, xác định các nguồn lực, tiềm năng, thế
mạnh; nhanh chóng hình thành quy hoạch tổng thể một cách khoa học làm cơ sở
đúng đắn cho các quyết sách kinh tế - xã hội của tỉnh”14
.
Giai đoạn 1996 – 2000 gắn liền với Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI với đường
lối phát triển là:
“Đẩy nhanh tốc độ phát triển trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu theo hướng
công nghiệp hóa – hiện đại háo, củng cố quan hệ sản xuất và phát triển các
thành phần kinh tế; đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lí và thông tin kinh tế
đồng thời đề ra nhiệm vụ của từng ngành, từng vùng. Tiếp tục thực hiện cải
cách một bước nền hành chính, nâng cao hiệu lực quản lí nhà nước, quốc
phòng – an ninh, đối ngoại, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của
14
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế, Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên Huế, tập III, Nxb Chính trị Quốc
gia, Tr 185 – 186.
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
21
mặt trận, các đoàn thể, xây dựng khổi đại đoàn kết toàn dân, chăm lo công tác
xây dựng Đảng”15
.
Giai đoạn 2001 – 2005 với Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII với đường lối phát
triển là:
“Tập trung phát triển kinh tế nhanh và bền vững theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về hiệu quả đầu tư, tăng
năng lực cạnh tranh, đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn thời kì 1996 – 2000; phát
huy tốt nhân tố con người, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ. Giải
quyết các vấn đề bức xúc về việc làm, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội,
xóa hộ đói, giảm mạnh hộ nghèo; ổn định và cải thiện tốt hơn đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân. Tăng cường đầu tư mạnh mẽ phát triển kết
cấu hạ tầng. Giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng – an ninh; xây
dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo,
quản lí trong thời kì mới”16
.
Bước sang thời kì mới 2006 – 2010 gắn với Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIII,
Tỉnh ủy đã đề ra phương hướng:
Phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế so sánh, khai thác tốt mọi nguồn
lực xã hội, quyết tâm tạo bứt phá mạnh mẽ, toàn diện về tăng trưởng kinh tế;
chuyển dịch cơ cấu kinh tế: DỊCH VỤ - CÔNG NGHIỆP – NÔNG NGHIỆP
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền đẩy nhanh quá trình đô thị
hóa; chủ động, tích cực hội nhập, phát triển nhanh và bền vững. Nâng cao chất
lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; mở rộng kinh tế đối ngoại,
phát huy tốt vai trò của trung tâm thương mại – dịch vụ, giao dịch quốc tế,
trung tâm du lịch quốc gia, trung tâm y tế chuyên sâu, trung tâm đào tạo đa
ngành chất lượng cao của vùng; một trong những đầu mối giao thông của khu
vực và cả nước. Tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giáo dục – đào tạo, khoa học – công
15
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế, Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên Huế, tập III, Nxb Chính trị Quốc
gia, Tr. 37
16
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XII (Nhiệm kì
2001 – 2005), Nxb Thuận Hóa, Tr 47, 48.
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
22
nghệ. Tạo nhiều việc làm, giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc, giảm mạnh
và vững chắc hộ nghèo; ổn định và nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh
thần của nhân dân. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, kiên quyết
giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; tiếp tục
đổi mới, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Phấn đấu đưa Thừa Thiên Huế sớm ra khỏi tỉnh kém phát triển, trở thành tỉnh
phát triển mạnh của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước17
.
1.3.2.2. Chủ trƣơng của Huyện ủy Hƣơng Trà
Trên cơ sở đường lối đổi mới của Đảng và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thừa
Thiên Huế, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VIII (11/1991) đã thảo luận và quyết định
một số nội dung quan trọng về phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu giai đoạn
1991 – 1995.
Kế thừa những kinh nghiệm và thành tựu qua 15 năm xây dựng và phát
triển, phát huy truyền thống của quê hương, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi
mới của Đảng đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả cao nhất. Tiếp tục ổn định và phát
triển nền kinh tế - xã hội theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước cải thiện
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giải quyết từng bước việc làm cho
người lao động, tăng cường dân chủ xã hội chủ nghĩa và kỷ cương pháp luật
nhà nước, bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị. Đổi mới
công tác vận động quần chúng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của các tổ
chức cơ sở Đảng18
. Trên cơ sở đó, Đại hội xác định cơ cấu kinh tế của huyện
trong 5 năm 1991 – 1995 là nông – lâm – ngư – tiểu thủ công nghiệp và dịch
vụ. Cơ cấu vùng cũng được xác định rõ: Vùng đồng bằng, vùng gò đồi và
cùng núi, vùng đầm phá và ven biển. Từ cơ cấu kinh tế đó mỗi vùng, mỗi
ngành có phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm đạt chỉ tiêu cao nhất.
17
Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIII (nhiệm kì
2005 – 2010), Văn phòng Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, tr 49, 50.
18
Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện Hương Trà, Lịch sử Đảng bộ Huyện Hương Trà (1975 – 2005), Nxb Thuận
hóa, tr 161,162
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
23
Đến năm 1996, sự nghiệp đổi mới đã đạt được một số thành tựu quan trọng, Đại
hội Đảng bộ huyện Hương Trà lần thứ IX diễn ra từ 18 đến 20-3-1996 đề ra các nhiệm
vụ:
Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm của từng vùng. Huy động tối đa
và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tranh thủ đầu tư để đẩy nhanh tốc độ
phát triển kinh tế toàn diện, vững chắc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, trước hết là trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn nhằm chuyển nhanh
cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ.
Gắn quá trình phát triển kinh tế với ổn định và phát triển văn hóa. Coi
trọng và thực hiện tốt các chính sách xã hội, đầu tư thích đáng cho lĩnh vực
giáo dục – đào tạo, y tế; duy trì và thực hiện cuộc vận động quyên góp quỹ
tình nghĩa, việc làm tình nghĩa và đền ơn đáp nghĩa; chăm lo tốt các đối tượng
chính sách, đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo. Xây dựng nếp sống mới
gắn với đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn
xã hội; thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, nâng cao chất
lượng các Tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, phát huy tối đa nội lực, tranh
thủ ngoại lực để đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức
sống nhân dân. Xây dựng Đảng, chính quyền ngày càng vững mạnh. Tạo sự
phát triển toàn diện, bắt nhịp với xu thế đi lên của cả tỉnh, cả nước.
Phát huy tối đa nội lực, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để khai thác
tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng lĩnh vực. Đẩy nhanh tốc độ phát
triển kinh tê trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tạo sự chuyển biến quan trọng về năng suất, chất
lượng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
Bằng mọi biện pháp giải quyết việc làm, xóa hộ đói, giảm mạnh hộ
nghèo, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, ổn định và nâng cao đời sống
nhân dân. Tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Tiếp
tục đẩy mạnh phát triển bê tông hóa kênh mương thủy lợi, đường giao thông
nông thôn, cao tầng hóa trường học, trạm y tế, cung cấp nước sạch ở nông
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
24
thôn. Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện
đại hóa, trước hết là trong nông nghiệp, nông thôn. Cơ cấu kinh tế trong thời
kì 2000 – 2005 được xác định là nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ. Theo
hướng đó, tập trung mọi nguồn lực để giải quyết những vấn đề cấp bách về
kinh tế - xã hội19
.
Đại hội Đảng bộ huyện Hương Trà lần thứ X diễn ra trong bối cảnh thế giới có
những diễn biến phức tạp, Đại hội xác định:
Chủ trương đổi mới toàn diện trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đã thể hiện rõ ràng hơn trong Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI (nhiệm kì 2005 –
2010).
Chủ đề của Đại hội được xác định là “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân; tiếp tục đẩy mạnh sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; phấn đấu xây dựng
huyện Hương Trà phát triển mạnh về công nghiệp”.
Về mục tiêu:
Phát huy tiềm năng, thế mạnh từng vùng, từng lĩnh vực, nâng cao ý thức
tự lực, tự cường, tập trung mọi nguồn lực, tạo sự phát triển mạnh mẽ, toàn
diện về kinh tế - xã hội, xác định cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp – nông
nghiệp. Đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng đô thị hóa,
trước hết là thị trấn Tứ Hạ và các vùng lân cận để chuẩn bị tốt các điều kiện để
cho việc hình thành thị xã. Khuyến khích, kêu gọi đầu tư phát triển sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ. Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục – đào tạo, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Giải quyết các vấn đề bức xúc về xã
hội, giảm hộ nghèo. Đảm bảo quốc phòng – an ninh, giữ vững ổn định chính
trị trong mọi tình huống. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, phát
huy quyền làm chủ của nhân dân. Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đẩy
mạnh cải cách hành chính. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
19
Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện Hương Trà, Lịch sử Đảng bộ Huyện Hương Trà (1975 – 2005), Nxb Thuận
hóa, tr 223, 224
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
25
Đảng; tiếp tục đổi mới, chỉnh đốn Đảng và xây dựng hệ thống chính trị trong
sạch vững mạnh. Quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện Hương Trà phát triển
mạnh về công nghiệp, là huyện trọng điểm về kinh tế của tỉnh và đến năm
2010 thành huyện phát triển khá20
.
Những chủ trương trên đây của Đảng và các cấp là phương hướng để cán bộ và
nhân dân Hương Trà vận dụng vào thực tiễn của địa phương, phát huy sáng tạo, tìm ra
những giải pháp nhằm đưa nền kinh tế - xã hội của huyện nhà từng bước chuyển dịch
theo kịp các huyện khác trong tỉnh Thừa Thiên Huế và cả nước.
Tiểu kết Chƣơng 1
Hương Trà có điều kiện thuận lợi để phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng. Địa hình
Hương Trà phân làm ba vùng rõ rệt gồm gò đồi miền núi, đồng bằng và đầm phá ven
biển có nhiều điều kiện tự nhiên và tại nguyên để phát triển kinh tế. Bên cạnh những
thuận lợi cho việc định cư, phát triển kinh tế, điều kiện tài nguyên thiên nhiên, khoáng
sản, Hương Trà cũng vấp phải những thiên tai, bão lụt, hạn hán, hiện tượng thời tiết
thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sản xuất của người dân.
Truyền thống yếu nước của nhân dân địa phương cùng những thành tựu đạt được
trong thời kì thuộc xã Hương Điền là nền tảng quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội
Hương Trà chuyển biến tích cực trong những năm tiếp theo.
Một thuận lợi đối với sự chuyển biến kinh tế - xã hội của Hương Trà thời kì
1990 – 2011 là Đảng các cấp, đặc biệt là đường lối của Trung ương Đảng đã mở ra
cho cả nước nói chung, Thừa Thiên Huế và Hương Trà nói riêng những cơ hội phát
triển trong tình hình mới.
20
Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện Hương Trà, Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Hương Trà lần thứ XI
(nhiệm kì 2005 – 2010), Tài liệu lưu trữ tại Văn phòng Huyện ủy Hương Trà. Tr 28
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
26
CHƢƠNG 2
QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
CỦA HƢƠNG TRÀ TỪ 1990 ĐẾN 2011
2.1. Về kinh tế
2.1.1. Về nông – lâm - ngƣ nghiệp
Từ chủ trương của Trung ương Đảng, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế và trực tiếp là
Huyện ủy huyện Hương Trà, chính quyền cùng nhân dân Hương Trà, đã nỗ lực, phát
triển sản xuất, đổi mới phương thức trong nông – lâm – ngư nghiệp,... tạo ra được
nhiều thành tựu cũng như sự chuyển biến. Nông – lâm – ngư nghiệp phát triển khá, tập
trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm; nhờ vậy,
giá trị sản xuất toàn ngành tăng bình quân 6,5%/năm, trong đó nông nghiệp tăng 5,3%,
lâm nghiệp 6,15%, góp phần quan trọng giữ vững ổn định và phát triển kinh tế - xã
hội.
2.1.1.1. Nông nghiệp
Để có được những thành công về nông – lâm – ngư nghiệp trong giai đoạn từ
năm 1990 đến 2011, phải kể đến vai trò của Nghị định 64/1993/NĐ-CP của Chính phủ
về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài. Với
việc nhân dân được giao đất cho hộ gia đình để có thể sản xuất, đã kích thích tinh thần
hăng hái tham gia lao động của nhân dân, tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế
nông nghiệp cùng với đó là cả lâm nghiệp và ngư nghiệp. Bên cạnh vai trò của Nghị
định 64 của chính phủ (năm 1993), thì sự phát triển hiệu quả của hợp tác và hợp tác xã
cũng góp phần to lớn vào sự chuyển biến đi lên của nông – lâm – ngư nghiệp thời kì
này. Với điểm nhấn từ Hội nghị Huyện ủy lần thứ 5 (khóa X) họp ngày 9-10-2001 đã
đề ra Nghị quyết về việc “Tiếp tục phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác, hợp
tác xã”. Hội nghị đánh giá tình hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã sau khi chuyển đổi
hoạt động theo Luật Hợp tác xã và xác định quan điểm chỉ đạo, phương hướng, giải
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
27
pháp nhằm tiếp tục phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác, hợp tác xã. Có thể
thấy đến năm 2001, toàn huyện đã chuyển đổi theo Luật được 22/22 hợp tác xã nông
nghiệp, 3/3 hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp – xây dựng, đồng thời thành
lập mới 2 hợp tác xã nuôi trồng thủy sản và 3 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp21
. Hoạt
động của các hợp tác xã nông nghiệp sau chuyển đổi chủ yếu là làm các dịch vụ cho
hộ nông dân trong sản xuất nông nghiệp, tiếp tục đóng vai trò to lớn trong phát triển
kinh tế ở nông thôn. Chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã từng bước được nâng lên,
cơ bản đáp ứng việc sản xuất của hộ gia đình. Các hợp tác xã công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp – xây dựng – giao thông vận tải, thủy sản hoạt động tương đối ổn định.
Có thể nói trong từ năm 1990 đến năm 2010, nông nghiệp của Hương Trà đã có
những bước tiến, ưu tiên chú trọng về chất lượng và năng suất bên cạnh việc điều
chỉnh tỉ trọng giá trị các ngành, giảm trồng trọt, tăng về chăn nuôi.
Sự áp dụng khoa học kĩ thuật vào nông nghiệp được đẩy mạnh, hình thành như
thành tựu, những mô hình sản xuất giống lúa xác nhận, lạc giống, phục tráng giống
nếp địa phương, hoa Huệ, hoa ly; bò lai Sind, lợn F1, ếch giống, gà kiến thả vườn,
nuôi cá chẽm nước lợ22
…
Về trồng trọt
Tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm được đảm bảo giữ ở mức 10.560 ha.
Tổng sản lượng lương thực có hạt tăng đều qua hàng năm, năm 2011 đạt khoảng
33.470 tấn.
Về cây lúa, Giống lúa cấp I, giống lúa xác nhận đưa vào sử dụng tăng năng suất
và sản lượng khá nhờ việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ được chú trọng, nhất
là công tác giống. Từ 1990 đến 2000, diện tích lúa có xu hướng tăng, nhưng càng dần
về những năm sau có xu hướng giảm bởi quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa
cũng như sức ép đô thị hóa ngày càng cao, đến năm 2011, diện tích lúa ổn định ở
khoảng 6.150 ha. Năng suất lúa tăng đều qua các năm đạt 53,28 tạ/ha với sản lượng
21
Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện Hương Trà, Lịch sử Đảng bộ Huyện Hương Trà (1975 – 2005), Nxb Thuận
Hóa, Tr 251 – 252.
22
Đảng bộ Tỉnh Thừa Thiên Huế, Huyện ủy Hương Trà, Văn kiện Đại hội Đại Biểu Đảng bộ Huyện Hương Trà
lần thứ XII, nhiệm kì 2010 – 2015, tr 3.
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
28
32.765 tấn nhờ áp dụng tốt những quy trình kĩ thuật, cũng như thành tựu trong nông
nghiệp.
Bên cạnh lúa, diện tích cây lạc cũng giảm dần, nếu như năm 1990 diện tích lạc
khoảng 1.200 ha, thì đến năm 2011 chỉ còn khoảng 1.060 ha., tuy nhiên nhờ sự phát
triển của khoa học kĩ thuật, phân bón, giống, tuy diện tích giảm nhưng năng suất và
sản lượng tăng đều qua các năm, năm 2010 năng suất lạc đạt 24,43 tạ/ha, với sản
lượng đạt 2.590 tấn. Trái với xu thế giảm diện tích của lúa và lạc, thì rau màu các loại
lại phát triển trong nhiều năm liền. Đến năm 2011, diện tích rau các loại đạt 630 ha,
tăng nhiều so với năm 1990, nhờ áp dụng xen canh sản xuất bên cạnh cây lúa và các
cây công nghiệp ngắn ngày, dẫn đến năng suất rau màu đạt 101,43 tạ/ha với sản lượng
tăng đều qua từng năm đạt 6.390 tấn vào cuối năm 2010. Mặc dù sự phát triển của ràu
màu rất đáng ghi nhận tuy nhiên chất lượng rau màu vẫn còn chưa cao, vẫn chưa hình
thành được những vùng cung cấp rau sạch, chất lượng cao cho thị trường.
Một số vùng cây công nghiệp đã được hình thành và phát triển có hiệu quả, có
thể kể đế cây thực phẩm có giá trị như mía 745 ha, hồ tiêu 50 ha. Nếu năm 1990 diện
tích cao su đạt 1.800 ha thì đến cuối năm 2010 đạt 2.200 ha, tăng gần 400 ha. Giá trị
sản xuất bình quân 01 ha canh tác đất nông nghiệp đạt 43 triệu đồng.
Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, ngày 9-12-1997,
Thường vụ Huyện ủy đã họp bàn về định hướng phát triển cây đặc sản thanh trà. Cây
thanh trà được xác định là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm góp phần xóa
đói, giảm nghèo. Dự án được triển khai đồng bộ, đảm bảo tính khoa học và được nhân
dân đồng tình hưởng ứng. Quy mô dự án được triển khai ở nhiều huyện với diện tích
thực hiện Dự án ban đầu là 26,54 ha thì đến năm 2011 tăng lên đến 470 ha.
Việc áp dụng khoa học – kĩ thuật được đẩy mạnh, hình thành như thành tựu,
những mô hình sản xuất giống lúa xác nhận, lạc giống, phục tráng giống nếp địa
phương, hoa Huệ, hoa Ly Ly.
Có thể thấy sau hơn 20 năm (1990 – 2011), ngành trồng trọt đã phát triển rõ rệt
cả về lượng và chất, quy mô, năng suất sản lượng ngày càng tăng, sự đa dạng trong các
loại cây trồng được thúc đẩy, những loại cầy đặc sản được quan tâm chú trọng phát
triển hình thành những vùng chuyên canh có giá trị.
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
29
Về chăn nuôi
Cơ cấu chăn nuôi được đẩy mạnh theo định hướng giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ
trọng ngành chăn nuôi. Do tăng cường cơ giới hóa nông nghiệp nên đàn trâu bò giảm,
trong khi đàn gia cầm tăng mạnh, đàn gia súc chuyển hướng sang chăn nuôi để lấy thịt,
thay vì sử dụng nhiều vào làm công cụ sản xuất lao động như trước đây. Tỉ trọng chăn
nuôi chiếm 29,2% trong nông nghiệp23
vào năm 2010, có sự chuyển dịch tỉ trọng
nhưng còn chậm.
Chất lượng đàn gia súc được cải thiện qua chương trình sind hóa đàn bò và nạc
hóa đàn lợn; hình thành một số cơ sở chăn nuôi theo hướng tập trung, công nghiệp và
bán công nghiệp. Sau hơn 20 năm, đàn lợn có đến 42.000 con, trâu bò tăng 6.350 con,
đàn gia cầm tăng lên đến 200.000 con năm 2010. Chương trình sind hóa đàn bò 125
con (trong đó 91 con sinh sản), nạc hóa đàn lợn đem lại kết quả. Công tác tiêm phòng,
dập dịch được quan tâm và tổ chức thực hiện đạt kết quả24
. Các giống gà mới đem lại
hiệu quả kinh tế cao như gà kiến thả vườn, gà Sao, gà Ai Cập được đưa vào thí điểm
và nhân rộng tại các địa phương ở Hương Trà, giúp tăng chất lượng và giá trị thành
phẩm cao hơn nhiều so với giai đoạn 1990
Đã xuất hiện nhiều mô hình có hiệu quả như: bò lai Sind, lợn F1, ếch giống, gà
kiến thả vườn, gà Sao, gà Ai Cập, nuôi cá chẽm nước lợ25
…
2.1.1.2. Lâm nghiệp
Công tác trồng và bảo vệ rừng cũng được chú trọng, diện tích trồng rừng tập
trung phát triển qua từng giai đoạn, trong hơn 20 năm từ 1990 – 2011, đã trồng rừng
đạt đến hơn 15.605,5 ha, nâng diện tích rừng tập trung của Hương Trà lên 18.590 ha
và hơn 1.300 ha rừng phân tán, độ che phủ rừng gia tăng qua từng năm tăng lên 56%
năm 2010 (Năm 1990 chỉ đạt khoảng 25% độ che phủ rừng). Cơ cấu được bố trí hợp lí
23
Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hương Trà, Báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hương Trà tại Đại hội
Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ X (nhiệm kì 2000 – 2005), Tài liệu lưu trữ tại Văn phòng Huyện ủy Hương Trà.
Tr5
24
Ban Chấp hành Đảng bộ Hương Trà, Báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hương Trà tại Đại hội Đại
biểu Đảng bộ huyện lần thứ XI (nhiệm kì 2006 – 2010), Tài liệu lưu trữ tại Văn phòng Huyện ủy Hương Trà.
Tr9
25
Huyện ủy Hương Trà, Văn kiện Đại hội Đại Biểu Đảng bộ Huyện Hương Trà lần thứ XII, nhiệm kì 2010 –
2015, tr 3.
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
30
giữa diện tích rừng phòng hộ và rừng kinh tế nhằm phát triển bền vững môi trường
sinh thái. Từ năm 1990 đến năm 2010, giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng đều, chạm mốc
12.446 tỉ đồng vào năm 2010. Chiếm gần 6% trong tỉ trọng giá trị sản xuất nông – lâm
– ngư nghiệp của huyện Hương Trà.
Công tác bảo vệ rừng cũng ngày càng được chú trọng, các chi cục kiểm lâm
được thành lập và thường xuyên theo dõi, kiểm tra. Sự phát triển của lâm nghiệp
Hương Trà cũng một phần xuất phát từ sự phát triển của trình độ dân trí, văn hóa – xã
hội, người dân hạn chế đốt rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ trái phép. Với việc nhiều
gia đình hộ nông dân được giao khoán đất rừng để trồng trọt quản lí cũng góp phần
thúc đẩy lâm nghiệp Hương Trà phát triển trong hơn 20 năm từ 1990 đến 2011.
2.1.1.3. Ngƣ nghiệp
Sau hơn 20 năm (1990 – 2011), đánh bắt nuôi trồng thủy sản chuyển biến đáng
kể, nhất là trong việc đầu tư hạ tầng kĩ thuật, giống, quy trình nuôi, phát triển theo
hướng đa dạng hóa đối tượng và phương thức nuôi; tăng cả diện tích, sản lượng, giá trị
và hiệu quả.
Nếu như năm 1990, chủ yếu ở Hương Trà nuôi trồng thủy sản chủ yếu chỉ dựa
vào việc đào các ao hồ chăn nuôi hay đánh bắt tự nhiên trên sông, các loại cá chủ yếu
thường chỉ có 3 loại là cá trắm, cá chép và cá mè, thì đến năm 2011 đã mở rộng phát
triển nuôi trồng trên các vùng đầm phá, nước lợ, nuôi cá lồng trên sông,... Năm 2011,
diện tích nuôi trồng 417 ha, tăng 35 ha; sản lượng đạt 770 tấn, tăng 320 tấn so với năm
2005. Đã chú trọng khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Sản lượng khai thác
đạt 1.350 tấn. Đạt giá trị 35.745 tỉ đồng. Phong trào nuôi tôm được nhân dân tích cực
hưởng ứng, ngày càng đa dạng hình thức nuôi. Hình thành vùng nuôi tôm công nghiệp,
tạo tiền đề nuôi tôm công nghiệp ở 2 xã vùng đầm phá26
. Nếu như giá trị ngư nghiệp
chiếm 12% vào năm 1995 thì đến năm 2010, giá trị ngư nghiệp chiếm đến 17,04%
trong tỉ trọng nông lâm ngư nghiệp của huyện Hương Trà.
26
Huyện ủy Hương Trà, Văn Kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Huyện Hương Trà lần thứ XI (nhiệm kì 2005 –
2010), Tr 38, 39
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
31
Với đặc thù của 2 xã Hải Dương và Hương Phong đều giáp biển, việc phát triển
nuôi trồng thủy sản nước lợ và kinh tế biển trong hơn 20 năm tại đây cũng có nhiều
điểm đáng ghi nhận. Diện tích nuổi thủy sản nước lợ tập trung ở vùng cao triều, thấp
triều, nuôi quảng canh và nuôi lồng vào khoảng 5.000 m2
. Số lượng giống thả nhiều
nhất là tôm Sú, cua, các loại cá truyền thống như cá Dìa, cá Kình, Đối mục. Ngoài
những loại trên, đến năm 2011, các hộ còn phát triển thêm các loại có giá trị kinh tế
như cá Chẽm, Hồng đỏ, Hồng Mĩ, đa số nuôi theo hình thức xen ghép. Đến năm 2011,
sản lượng nuôi trồng nước lợ vào khoảng 200 tấn (tôm, cua, cá các loại). Cũng với lợi
thế nằm gần cửa biển Thuận An, kinh tế biển Hương Trà cũng được thúc đẩy, ngư dân
đầu tư phát triển, đóng tàu ra khơi đánh bắt thủy hải sản, mang lại giá trị kinh tế. Tuy
nhiên, sự xâm thực của biển cũng như những tác động tiêu cực của rác thải môi trường
khiến cho việc phát triển kinh tế biển vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
Qua hơn 20 năm, có thể thấy việc đưa khoa học kĩ thuật vào ngư nghiệp, sự cải
tiến giống, cải tiến phương tiện máy móc cũng như nhu cầu về thực phẩm thủy hải sản
phục vụ cho đời sống đã thúc đẩy sự phát triển, nâng cao giá trị của ngư nghiệp tại
huyện Hương Trà.
2.1.2. Lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và phát triển cơ sở hạ
tầng
Từ năm 1990 đến năm 2011, công nghiệp – xây dựng của Hương Trà phát triển
tốt với tốc độ 35% năm 2010. Giá trị sản xuất (theo giá cố định, chưa tính doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) đạt 1.144 tỉ đồng. Tổng thu ngân sách năm 2010 đạt
45 tỉ đồng so với 2,2 tỉ đồng năm 1991. Gấp hơn 20 lần sau gần 20 năm.
Sự hình thành và phá triển nhanh chóng của khu công nghiệp và cụm công
nghiệp đã tạo ra sự thúc đẩy, tiêu biểu như khu công nghiệp Tứ Hạ và cụm công
nghiệp – thủ công nghiệp Bình Điền. Đến năm 2010, về cơ bản cụm công nghiệp Tứ
Hạ đã lấp đầy 100% diện tích (25,15 ha). Khu công nghiệp Tứ Hạ quy mô 126,7 ha và
cụm công nghiệp – TTCN Bình Điền 30 ha đã phê duyệt quy hoạch. Đã đầu tư hạ tầng
kĩ thuật cụm làng nghề mộc mĩ nghệ Xước Dũ (Hương Hồ), hệ thống xử lí chất thải
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
32
làng nghề bún Vân Cù (Hương Toàn), lập dự án xây dựng hạ tầng cụm làng nghề
gạch, ngói, gốm Thủy Phú (Hương Vinh)27
.
Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn (theo giá cố định) năm 2010 đạt 1.720 tỉ
đồng. Một số sản phẩm đạt được sản lượng lớn, chất lượng cao như 42.000 thùng
nhang xuất khẩu, 115.000 bình khí oxy – nito,… Nhiều sản phẩm chủ yếu phục vụ sản
xuất và đời sống tăng cao như: xi măng, khai thác chế biến đá xây dựng, gạch tuy-nen,
chế biến gỗ, nhang, may mặc, gạch siêu nhẹ, giấy, khăn giấy cao cấp, bao bì nhựa…
Đặc biệt nhà máy thủy điện Bình Điền đã hòa lưới điện quốc gia với công suất 44
MW.
Về cơ sở hạ tầng, đường sắt được mở rộng, nâng cấp, nhiều cầu cống được xây
mới. Các công trình cầu Bình Thành, Thanh Phước, Hương Cần được xây dựng, hoàn
chỉnh 2 đường quốc phòng Hương Văn – Hương Bình và Km 9 – Cồn Tè, nhiều tuyến
đường được xây dựng mới như: tuyến đường phía tây thành phố Huế, nâng cấp và mở
rộng quốc lộ 1A, quốc lộ 49, các tuyến đường tỉnh lộ, 02 tuyến đường kinh tế - quốc
phòng, 06 tuyến đường W, xây dựng vỉa hè đường trung tâm và một số tuyến đường
nội thị; Một điểm nổi bật trong giai đoạn 1990 – 2011 nữa đó là sự phát triển phong
trào bê tông hóa giao thông nông thôn, Xuất phát từ tình hình thực tế tại các địa
phương vùng thấp trũng, việc đi lại gặp nhiều khó khăn trong mùa mưa lũ như Hương
Phong, Hương Vinh, Hương Toàn, nhân dân đã chủ động góp công sức, của cải để xây
dựng các tuyến đường giao thông thôn, xóm. Năm 2000, đã bê tông hóa được 112km
đường giao thông nông thôn thì đến năm 2010 xây dựng mới 250 km đường bê tông
giao thông nông thôn, nâng tổng số đường bê tông giao thông nông thôn trên địa bàn
lên 375km/472km.28
Về thủy lợi, đã xây dựng và đưa vào sử dụng 14 trạm bơm điện, xây dựng 8 km
bê tông kênh mương, xây kè chống xói lở ở vùng Hải Cát – lăng Minh Mạng và các
đoạn bờ sông ở xã Hương Xuân, Hương Vinh, Hương Hồ. Tập trung nâng cấp, kiên cố
hóa một số đoạn đê ngăn mặn ven đầm phá, kè chống xói lở các vùng xung yếu dọc
sông Hương, sông Bồ. Xây dựng cầu và hệ thống ngăn mặn, giữ ngọt Thảo Long. Đã
27
Đảng bộ Tỉnh Thừa Thiên Huế, Huyện ủy Hương Trà, Văn kiện Đại hội Đại Biểu Đảng bộ Huyện Hương Trà
lần thứ XII, nhiệm kì 2010 – 2015, tr 2, 3.
28
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
33
kiên cố hóa 80km bê tông kênh mương thủy lợi, nâng tổng số kênh mương được bê
tông lên 90km/200km.29
Qua sự phát triển của Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và phát triển cơ sở hạ
tầng, rõ ràng đây chính là động lực cho sự vươn lên của Hương Trà, phù hợp với xu
thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước ta đề ra.
Tất cả những điều trên cho thấy, sự tập trung phát triển mũi nhọn vào Công
nghiệp – xây dựng của Huyện ủy là vô cùng đúng đắn, phù hợp với xu thế công nghiệp
hóa – hiện đại hóa, làm thay đổi, chuyển biến kinh tế của Hương Trà trong hơn 20
năm.
2.1.3. Lĩnh vực thƣơng mại – dịch vụ
Từ một nền thương mại – dịch vụ còn manh mún, lạc hậu, chưa phát triển,
Hương Trà đã vươn mình, thúc đẩy chuyển dịch từ chỗ thương mại dịch vụ chưa phát
triển, còn hạn chế và không đáng kể, đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ
đã đạt 21%/năm vượt 10% so với 11% của năm 2000 – 2005, cơ cấu chiếm đến 41,5%
trong nền kinh tế,. Nếu như giá trị sản xuất dịch vụ năm 2000 đạt 123 tỉ đồng thì đến
năm 2010 đạt 446 tỉ đồng (tăng gần 4 lần)
Hoạt động thương mại phát triển khá với nhiều loại hình phong phú, đa dạng, thu
hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, phương thức hoạt động theo hướng văn minh,
hiện đại. Tổng giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu đạt 4 triệu USD, tổng vốn đầu tư
toàn xã hội đạt 1.100 tỉ đồng (năm 2011). Kết cấu hạ tầng được tăng cường, cửa hàng,
cửa hiệu, siêu thị được đầu tư nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới đáp ứng nhu cầu thị
trường. Sức mua trong nhân dân tăng nhanh, bảo đảm cung – cầu. Tổng mức bán lẻ
hàng hóa tăng bình quân 23%/năm, số hộ kinh doanh thương mại tăng 210% so với
năm 2005. Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu có khối lượng lớn và thị trường ổn
định như: nhang, sản phẩm từ gỗ, nông sản và thủy hải sản…
Thế mạnh về du lịch bước đầu được đầu tư; đã triển khai các dự án xây dựng khu
du lịch sinh thái Về nguồn, khu du lịch Tổng hợp biển Hải Dương.
29
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
34
Hoạt động tín dụng có nhiều đổi mới. Việc huy động các nguồn vốn tăng, đáp
ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Dịch vụ tài chính, ngân hàng được mở
rộng, tốc độ tăng ngày càng cao. Chất lượng các dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa, thể
dục thể thao được nâng lên30
.Diện mạo của huyện được thay đổi theo hướng tích cực,
nhiều cửa hàng, cửa hiệu, siêu thị được xây dựng, nâng cấp, mở rộng. Số hộ kinh
doanh ngày càng tăng. Hoạt động bưu chính viễn thông, dùng điện, nước, ngày càng
được quan tâm và phát triển rộng khắp, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Hoạt động tín
dụng, tài chính ngân hàng cũng phát triển rộng khắp với quy mô lớn, kéo theo những
dịch vụ như giáo dục và y tế có cơ hội để phát triển.
2.2. Về xã hội
2.2.1. Lĩnh vực giáo dục và y tế
Có thể nói từ năm 1990 đến năm 2011, công tác giáo dục và y tế của Hương Trà
đã có nhiều sự biến chuyển một cách tích cực.
Từ những năm đầu sau khi tái lập huyện, công tác giáo dục – đào tạo được tăng
cường về mặt quản lí, các trường phổ thông cơ sở được tách riêng thành Trường Tiểu
học, Trung học cơ sở. Tỉ lệ trẻ em huy động đi học đạt mức cao, số học sinh bỏ học
giảm, chất lượng dạy và học nâng lên, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho ngành
giáo dục được tăng cường. Công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học được
quan tâm. Vào năm 1995, huyện Hương Trà đã được công nhận đạt tiêu chuẩn xóa mù
chữ quốc gia, có 15/16 xã, thị trấn được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học. Tình
trạng thiếu giáo viên ở vùng sâu vùng xa vẫn còn tồn tại, chỉ có 40 giáo viên phục vụ
giảng dạy ở các vùng xa xôi hẻo lánh. Thực hiện tốt Chương trình hành động của Tỉnh
ủy Thừa Thiên Huế về “Định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo, khoa học
công nghệ trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000”
Đến hết năm 2003 huyện đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Mạng lưới trường lớp
được nâng cấp, xây dựng mới từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển về quy mô, ngành
học, cấp học. Phong trào bổ túc văn hóa, phổ cập trình độ văn hóa trung học phổ thông
cho cán bộ, nhất là cán bộ xã, thịt rấn được quan tâm và thực hiện khá tốt. Công tác xã
30
Đảng bộ Tỉnh Thừa Thiên Huế, Huyện ủy Hương Trà, Văn kiện Đại hội Đại Biểu Đảng bộ Huyện Hương Trà
lần thứ XII, nhiệm kì 2010 – 2015, tr 2.
Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
35
hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, bước đầu đã hình thành Trường Trung học phổ
thông Dân lập Tứ Hạ. Mạng lưới trường, lớp phát triển cả về số lượng và chất lượng,
thành lập 02 trường THPT, 02 trường THCS. Tỉ lệ huy động học sinh đến trường hàng
năm đạt cao. Chất lượng giáo dục ở các cấp học, ngành học được tăng lên. Tiếp tục
giữ vững phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục Trung học cơ
sở. Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ dạy và học được tăng cường. Đến năm 2010,
có 15 trường đạt chuẩn Quốc gia (đạt 23%).Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên cơ bản
đáp ứng yêu cầu phát triển; giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng tăng. Gần như
hoàn thành phổ cập THCS tiến tới hoàn thành phổ cập THPT. Trên địa bàn có 3
trường THPT: Trường THPT Đặng Huy Trứ, Trường THPT Hương Vinh, Trường
THPT Hương Trà. Hơn 15 trường THCS và còn nhiều trường mầm non, tiểu học.
Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và dân số - kế hoạch hóa gia đình có nhiều
tiến bộ. Hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được chú ý, các bệnh
dịch thường xảy ra vào mùa hè đã được dập tắt kịp thời; cơ sở vật chất, trang thiết bị
phụ vụ khám chữa bệnh tăng cường hơn trước. Năm 1995, có 16/16 trạm y tế xã, thị
trấn được xây dựng kiên cố. Nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường và chăm
sóc sức khỏe cộng đồng được nâng lên. Công tác truyền thông dân số ngày càng đi vào
chiều sâu, số lượng người chấp nhận các biện pháp tránh thai tăng lên (năm 1993 có
6.073 người, đạt 42%, đến năm 1995 có 8.857 người, đạt 61,4%)31
. Các chương trình
mục tiêu quốc gia về y tế triển khai có kết quả, khống chế không để các loại dịch bệnh
lớn xảy ra trên địa bàn. Bệnh viện, trạm y tế xây dựng mới đều được tầng hóa, trang
thiết bị y tế được tăng cường. Đến năm 2010: 100% xã, thị trấn có bác sĩ, có mạng lưới
y tế thôn bản. Thực hiện tốt công tác truyền thông dân số và các dịch vụ về chăm sóc
sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình, tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên năm 2005
ước còn 1,35%, giảm 0,33% so với năm 2000. Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng năm 2005
ước còn 25%.
2.2.2. Lĩnh vực dân số, lao động và việc làm
31
Ủy ban Nhân dân Huyện Hương Trà (1995), Báo cáo tình hình thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia
đình giai đoạn 1991 - 1995, Phòng Lưu trữ Ủy ban nhân dân Thị xã Hương Trà. Tr 5
Luận văn: Quá trình chuyển biến về kinh tế xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1990 đến 2011
Luận văn: Quá trình chuyển biến về kinh tế xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1990 đến 2011
Luận văn: Quá trình chuyển biến về kinh tế xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1990 đến 2011
Luận văn: Quá trình chuyển biến về kinh tế xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1990 đến 2011
Luận văn: Quá trình chuyển biến về kinh tế xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1990 đến 2011
Luận văn: Quá trình chuyển biến về kinh tế xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1990 đến 2011
Luận văn: Quá trình chuyển biến về kinh tế xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1990 đến 2011
Luận văn: Quá trình chuyển biến về kinh tế xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1990 đến 2011
Luận văn: Quá trình chuyển biến về kinh tế xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1990 đến 2011
Luận văn: Quá trình chuyển biến về kinh tế xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1990 đến 2011
Luận văn: Quá trình chuyển biến về kinh tế xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1990 đến 2011
Luận văn: Quá trình chuyển biến về kinh tế xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1990 đến 2011
Luận văn: Quá trình chuyển biến về kinh tế xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1990 đến 2011
Luận văn: Quá trình chuyển biến về kinh tế xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1990 đến 2011
Luận văn: Quá trình chuyển biến về kinh tế xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1990 đến 2011
Luận văn: Quá trình chuyển biến về kinh tế xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1990 đến 2011
Luận văn: Quá trình chuyển biến về kinh tế xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1990 đến 2011
Luận văn: Quá trình chuyển biến về kinh tế xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1990 đến 2011
Luận văn: Quá trình chuyển biến về kinh tế xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1990 đến 2011
Luận văn: Quá trình chuyển biến về kinh tế xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1990 đến 2011
Luận văn: Quá trình chuyển biến về kinh tế xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1990 đến 2011
Luận văn: Quá trình chuyển biến về kinh tế xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1990 đến 2011
Luận văn: Quá trình chuyển biến về kinh tế xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1990 đến 2011
Luận văn: Quá trình chuyển biến về kinh tế xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1990 đến 2011
Luận văn: Quá trình chuyển biến về kinh tế xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1990 đến 2011
Luận văn: Quá trình chuyển biến về kinh tế xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1990 đến 2011
Luận văn: Quá trình chuyển biến về kinh tế xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1990 đến 2011
Luận văn: Quá trình chuyển biến về kinh tế xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1990 đến 2011
Luận văn: Quá trình chuyển biến về kinh tế xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1990 đến 2011

More Related Content

What's hot

Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vữngLuận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp ở TP Đà Nẵng
Luận án: Biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp ở TP Đà NẵngLuận án: Biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp ở TP Đà Nẵng
Luận án: Biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp ở TP Đà Nẵng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOTLuận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đLuận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAYLuận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

What's hot (10)

Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vữngLuận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững
 
Luận án: Biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp ở TP Đà Nẵng
Luận án: Biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp ở TP Đà NẵngLuận án: Biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp ở TP Đà Nẵng
Luận án: Biến đổi phân tầng xã hội nghề nghiệp ở TP Đà Nẵng
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOTLuận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOT
 
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đLuận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận 7 (1986 – 2010), HAY, 9đ
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
 
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAYLuận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
 
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
 
Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
 

Similar to Luận văn: Quá trình chuyển biến về kinh tế xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1990 đến 2011

Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAYLuận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Duy Tiên Tỉnh Hà Nam Từ Năm 1996 ...
Luận Văn Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Duy Tiên Tỉnh Hà Nam Từ Năm 1996 ...Luận Văn Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Duy Tiên Tỉnh Hà Nam Từ Năm 1996 ...
Luận Văn Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Duy Tiên Tỉnh Hà Nam Từ Năm 1996 ...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài Trangluanvan.com / 0934.536.149
 
Luận văn: Chuyển biến kinh tế, xã hội Huyện Tân Yên
Luận văn: Chuyển biến kinh tế, xã hội Huyện Tân YênLuận văn: Chuyển biến kinh tế, xã hội Huyện Tân Yên
Luận văn: Chuyển biến kinh tế, xã hội Huyện Tân Yên
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN TÂN YÊN TỈNH BẮC GIANG (1997 - 2015) - TẢI ...
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN TÂN YÊN TỈNH BẮC GIANG (1997 - 2015) - TẢI ...CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN TÂN YÊN TỈNH BẮC GIANG (1997 - 2015) - TẢI ...
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN TÂN YÊN TỈNH BẮC GIANG (1997 - 2015) - TẢI ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdfCông nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
TieuNgocLy
 
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt NamLuận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
voxeoto68
 
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà ĐôngLuận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Tân Yên Tỉnh Bắc Giang Từ Năm 1997 Đến Năm ...
Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Tân Yên Tỉnh Bắc Giang Từ Năm 1997 Đến Năm ...Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Tân Yên Tỉnh Bắc Giang Từ Năm 1997 Đến Năm ...
Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Tân Yên Tỉnh Bắc Giang Từ Năm 1997 Đến Năm ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAYLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đLuận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAYĐề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề thành phố, HAY!
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát  triển làng nghề thành phố, HAY!Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát  triển làng nghề thành phố, HAY!
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề thành phố, HAY!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdfĐảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
NuioKila
 
Luận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội
Luận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà NộiLuận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội
Luận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nayTác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nayĐề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất công nghiệp
Đề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất công nghiệpĐề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất công nghiệp
Đề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất công nghiệp
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy TiênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAY
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAYGiải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAY
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Luận văn: Quá trình chuyển biến về kinh tế xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1990 đến 2011 (20)

Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAYLuận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
 
Luận Văn Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Duy Tiên Tỉnh Hà Nam Từ Năm 1996 ...
Luận Văn Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Duy Tiên Tỉnh Hà Nam Từ Năm 1996 ...Luận Văn Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Duy Tiên Tỉnh Hà Nam Từ Năm 1996 ...
Luận Văn Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Duy Tiên Tỉnh Hà Nam Từ Năm 1996 ...
 
Luận văn: Chuyển biến kinh tế, xã hội Huyện Tân Yên
Luận văn: Chuyển biến kinh tế, xã hội Huyện Tân YênLuận văn: Chuyển biến kinh tế, xã hội Huyện Tân Yên
Luận văn: Chuyển biến kinh tế, xã hội Huyện Tân Yên
 
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN TÂN YÊN TỈNH BẮC GIANG (1997 - 2015) - TẢI ...
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN TÂN YÊN TỈNH BẮC GIANG (1997 - 2015) - TẢI ...CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN TÂN YÊN TỈNH BẮC GIANG (1997 - 2015) - TẢI ...
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN TÂN YÊN TỈNH BẮC GIANG (1997 - 2015) - TẢI ...
 
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdfCông nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
 
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt NamLuận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Luận văn thạc sĩ lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
 
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà ĐôngLuận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
 
Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Tân Yên Tỉnh Bắc Giang Từ Năm 1997 Đến Năm ...
Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Tân Yên Tỉnh Bắc Giang Từ Năm 1997 Đến Năm ...Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Tân Yên Tỉnh Bắc Giang Từ Năm 1997 Đến Năm ...
Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Tân Yên Tỉnh Bắc Giang Từ Năm 1997 Đến Năm ...
 
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAYLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đLuận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
 
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAYĐề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề thành phố, HAY!
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát  triển làng nghề thành phố, HAY!Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát  triển làng nghề thành phố, HAY!
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề thành phố, HAY!
 
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdfĐảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
 
Luận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội
Luận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà NộiLuận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội
Luận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội
 
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nayTác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nayĐề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
 
Đề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất công nghiệp
Đề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất công nghiệpĐề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất công nghiệp
Đề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất công nghiệp
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy TiênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
 
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAY
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAYGiải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAY
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
QuynhAnhV
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
duongchausky
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
hoangphuc12ta6
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 

Recently uploaded (13)

DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 

Luận văn: Quá trình chuyển biến về kinh tế xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1990 đến 2011

  • 1. Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Thị xã Hương Trà nằm ở cửa ngõ phía bắc thành phố Huế, trong tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây, trên trục giao thông Bắc – Nam; có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị và quốc phòng, an ninh của tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ khi tái lập huyện (1990), nhân dân Hương Trà đã vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng vào điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của địa phương để đẩy mạnh phát triển mọi mặt, nhất là kinh tế - xã hội, tạo chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực; đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với đô thị hoá. Qua gần 20 xây dựng và phát triển, từ một huyện thuần nông khi mới tái lập (1990), Hương Trà đã có những bước phát triển vượt bậc, được Chính phủ nâng cấp thành thị xã – đô thị loại III (15-11-2011). Vậy những nhân tố nào đã tác động đến quá trình chuyển biến của thị xã Hương Trà từ 1990 đến 2011? Quá trình chuyển biến đó như thế nào? Và để lại những bài học kinh nghiệm gì về phát triển kinh tế xã hội của thị xã? Về ý nghĩa khoa học: Luận văn nhằm mục tiêu tái hiện một cách có hệ thống về quá trình chuyển biến kinh tế xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1990 đến 2011. Trong đó, luận văn nêu bật lên những chủ trương của Đảng cùng với sự lao động sáng tạo của nhân dân thị xã Hương Trà, từ đó rút ra được những thành công và hạn chế của nền kinh tế - xã hội thị xã Hương Trà trong giai đoạn 1990 – 2011. Về ý nghĩa thực tiễn: Luận văn rút ra được bài học kinh nghiệm góp phần vào việc xây dựng, phát triển thị xã Hương Trà trong tương lai, đồng thời cung cấp nguồn tư liệu đáng tin cậy cho việc giáo dục lịch sử địa phương, nhất là đối với thế hệ trẻ. Từ những vấn đề đặt ra đó, tôi lựa chọn đề tài “Quá trình chuyển biến về kinh tế xã hội của thị xã Hƣơng Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1990 đến 2011” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam của mình.
  • 2. Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam 2 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Liên quan đến đề tài có những công trình sau: - Nguyễn Trọng Phúc (2001), Một số kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đây là công trình nghiên cứu những kinh nghiệm thực tế khi giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa và đáp ứng được nguyện vọng, lợi ích và cuộc sống của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Nguyễn Văn Thường (2004), Một số vấn đề về kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời kì đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Công trình này đã trình bày một số vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kì đổi mới, từ đó, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị, giải pháp để khắc phục những hạn chế, giúp đất nước tiến nhanh trên con đường đổi mới. - Mai Văn Xuân - “Nghiên cứu phát triển kinh tế nông hộ theo hướng sản xuất hàng hóa trên các vùng sinh thái ở huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên - Huế” – Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế, 1994 nghiên cứu về vai trò của kinh tế nông hộ trong quá trình chuyển nền nông nghiệp tự nhiên, hiện vật sang nền nông nghiệp hàng hóa, thực trạng phát triển kinh tế nông hộ ở huyện Hương Trà; Phương hướng biện pháp chủ yếu để phát triển kinh tế nông hộ - Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên - Huế (1930 – 2000) gồm 3 tập. Ngô Kha chủ biên. - Nxb Chính trị Quốc gia, giới thiệu quê hương, con người Thừa Thiên - Huế. Quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Thừa Thiên - Huế qua các giai đoạn 1930 – 1954, 1954 – 1975, 1975 – 2000, gắn liến với Công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế, trong đó bao gồm cả thị xã Hương Trà. - Lịch sử Đảng bộ Huyện Hương Trà (1975 – 2005), NXB Thuận Hóa, Huế, 2010, tái hiện công cuộc xây dựng và phát triển của Đảng bộ và nhân dân Hương Trà từ sau ngày giải phóng đến năm 2005, cùng những thành tựu đạt được trên tất các lĩnh vực. - Nguyễn Văn Bình - “Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”- Luận án Tiến sĩ quản lí
  • 3. Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam 3 đất đai, Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế, 2016 nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp cho các loại hình sử dụng đất của Hương Trà một thị xã/huyện điển hình vừa có khu vực gò đồi, đồng bằng và đầm phá – ven biển của tỉnh Thừa Thiên Huế, làm cơ sở cho quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững. - Lâm Thái Bảo Ngân: “Việc làm cho lao động nữ tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, 2015, luận văn góp phần làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề việc làm cho lao động nữ thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua đó xác định nguyên nhân thành công và hạn chế trong công tác giải quyết việc làm của địa phương trong thời gian qua. Các công trình và tài liệu trên đây đã phản ánh ở những khía cạnh khác nhau, ở một mức độ khác nhau đã có một số nội dung liên quan đến đề tài. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 1990 đến 2011 một cách có hệ thống và toàn diện. Vì vậy, việc đi sâu tìm hiểu về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 1990 đến năm 2011 là một vấn đề mới mẻ và cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn nhằm làm sáng tỏ những chuyển biến về kinh tế - xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 1990 đến năm 2011. Từ đó rút ra một số đặc điểm, ý nghĩa và các bài học kinh nghiệm có tính định hướng cho sự phát triển của thị xã trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, thu thập và xử lí các tài liệu thành văn có liên quan đến nội dung của luận văn, nhất là các văn kiện, các báo cáo của Tỉnh ủy, Thị ủy và Ủy ban nhân dân thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế. Thứ hai, phân tích các nhân tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên, điều kiện, kinh tế - xã hội và những chủ trương của Đảng tác động đến chuyển biến kinh tế - xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • 4. Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam 4 Thứ ba, tái hiện bức tranh chuyển biến kinh tế - xã hội của Hương Trà từ năm 1990 đến năm 2011, làm rõ những thành tựu và hạn chế của thị xã trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã. Thứ tư, rút ra những đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và đúc rút những bài học kinh nghiệm về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 1990 đến năm 2011. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 1990 đến năm 2011. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: mốc mở đầu là từ tháng 9/1990 (huyện Hương Trà tái lập, tách ra từ Huyện Hương Điền) và mốc kết thúc là hết năm 2011 (khi Thị xã Hương Trà thành lập). Về không gian: Thị xã Hương Trà thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm 7 phường và 9 xã. 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tƣ liệu - Các bài viết nghiên cứu về kinh tế - xã hội của thị xã Hương Trà đăng trên tập san của Thị xã. - Nguồn tài liệu do Phòng thống kê Thị xã Hương Trà công bố. - Nguồn tài liệu lưu trữ: một số văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về kinh tế - xã hội. Ngoài ra, còn tham khảo các tài liệu lưu trữ như các văn kiện, các chỉ thị, Nghị quyết, các báo cáo tổng kết hàng năm của Thị ủy Hương Trà, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế qua các kì Đại hội và hội nghị từ năm 1990 đến năm 2011, cùng với những tài liệu của các phòng, ban, các ngành thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế và thị xã Hương Trà.
  • 5. Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam 5 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử nhằm tái hiện lại bức tranh chân thực về quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội của thị xã Hương Trà từ năm 1990 đến năm 2011, kết hợp với phương pháp logic để đánh giá, khái quát nội dung vấn đề cần nghiên cứu. Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng các phương pháp khác như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu thành văn, phương pháp đối chiếu, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp điền dã… để làm rõ vấn đề. 6. Đóng góp của luận văn Một là, Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế trong hơn 20 năm (1990 – 2011). Hai là, Luận văn làm rõ những thành công cũng như những tồn tại trong quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội của Hương Trà sau khi tách huyện cho đến khi thành lập thị xã, rút ra một số đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm. Ba là, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần nhận thức toàn diện hơn về lịch sử kinh tế - xã hội của Thị xã Hương Trà nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, đồng thời cung cấp tài liệu cho công tác giảng dạy lịch sử địa phương, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ ở địa phương. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu (trang), kết luận (trang), tài liệu tham khảo (trang) và phụ lục, luận văn dài chia làm 3 chương: Chƣơng 1: Những nhân tố tác động đến sự chuyển biến kinh tế - xã hội của Hương Trà từ 1990 đến 2011 (trang) Chƣơng 2: Quá trình chuyển biến kinh tế và xã hội của Hương Trà từ 1990 đến 2011 (trang) Chƣơng 3: Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm (trang)
  • 6. Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam 6 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HƢƠNG TRÀ TỪ 1990 ĐẾN 2011 1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Thị xã Hương Trà phía Bắc giáp huyện Phong Điền và huyện Quảng Điền, phía Nam giáp thành phố Huế, và thị xã Hương Thủy, phía Tây giáp huyện A Lưới, phía Đông giáp biển Đông và huyện Phú Vang. Nằm ở vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, dễ dàng giao lưu buôn bán trong nội tỉnh cũng như đóng vai trò vệ tinh đối với thành phố Huế, Hương Trà có những điều kiện thuận lợi trong việc xác định phương hướng phát triển kinh tế - văn hóa gắn với sự phát triển của thành phố Huế và cả tỉnh. Hương Trà có diện tích tự nhiên 51.853,4 ha, chia thành 3 vùng rõ rệt. Vùng gò đồi – miền núi có các xã Hương Thọ, Bình Thành, Bình Điền, Hương Bình và Hồng Tiến; vùng đồng bằng bán sơn địa có thị trấn Tứ Hạ và các xã Hương Văn, Hương Xuân, Hương Vân, Hương Toàn, Huơng Vinh, Hương Chữ, Hương An, Hương Hồ; vùng đầm phá ven biển gồm các xã Hương Phong, Hải Dương. Với đặc điểm địa hình đó, có thể thấy vùng gò đồi – miền núi Hương Trà phù hợp với việc trồng rừng, trồng cây công nghiệp dài ngày và các loại cây ăn quả. Vùng đồng bằng với phần lớn diện tích trồng lúa nước, phần còn lại phù hợp với các loại cây công nghiệp, ngắn ngày như sắn, lạc, ngô; cây ăn quả như bưởi, thanh trà, quýt và cây thực phẩm như rau, đậu các loại... Vùng đầm phá ven biển với diện tích mặt nước rộng, dồi dào các loại thủy, hải sản, cùng với việc phát triển du lịch trên đầm phá.
  • 7. Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam 7 Hương Trà thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết diễn ra theo chu kì 4 mùa, mùa xuân mát mẽ, ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu dịu và mùa đông gió rét. Nhiệt độ trung bình cả năm 25°C. Số giờ nắng cả năm là 2000 giờ. Khí hậu này góp phần giúp Hương Trà dễ dàng phát triển các loại cây trồng, như cây lương thực và rau màu cùng một số loại cây công nghiệp ngắn ngày khác,... Tuy nhiên, khí hậu khác cũng đem đến nhưng cơn bão, lũ lụt hay hạn hán, gây ra những khó khăn trong công tác phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Do nằm ở vị trí được bao bọc bởi hai con sông lớn là sông Bồ và sông Hương chảy xuôi theo địa bàn huyện, nối liền vùng rừng núi Trường Sơn với phá Tam Giang nên giao thông đường thủy thuận lợi, tạo điều kiện cho sự thông thương, phát triển kinh tế, văn hóa giữa các vùng trong huyện cũng như giữa huyện với thành phố và các huyện lân cận. Mặc khác, vì nằm giữa 2 con sông lớn nên tài nguyên đất của Hương Trà khá màu mỡ, nhờ sự bồi lấp mang lại. Tuy nhiên, cũng vì vị trí này nên không tránh khỏi được những trận lũ lụt gây ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân. Hương Trà còn là một vùng đất với những sản vật từ vườn và sản phẩm từ các ngành nghề thủ công truyền thống khá phong phú. Các sản vật từ vườn nổi tiếng như quýt Hương Cần, thanh trà Lại Bằng, củ kiệu La Chữ, chè Hải Cát... là những lợi thế cạnh tranh cho Hương Trà trong phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp. Như vậy, so với tất cả các địa phương khác trong tỉnh, Hương Trà là địa phương có đầy đủ các loại địa hình của Thừa Thiên Huế, như biển, đầm phá, sông ngoài, đồng bằng, gò đồi, rừng núi,... Điều này tác động thuận lợi cho Hương Trà xây dựng một cơ cấu kinh tế đa dạng, với nhiều ngành nghề, dựa trên những ưu thế về địa hình và nguồn tài nguyên. 1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất, là một trong những lợi thế của Hương Trà. Đất đai, thổ nhưỡng của Hương Trà rất đa dạng, nhờ sự bồi tụ qua năm tháng của sông Hương và sông Bồ mà địa phương có thuận lợi trong việc phát triển các loại cây như cây công nghiệp dài ngày, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và cây lương thực và phát triển chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế của vùng.
  • 8. Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam 8 Tài nguyên nước: Với việc vừa có 2 con sông chạy qua địa bàn, cùng vị trí tiếp giáp biển, lại có nhiều ao, hồ, khe suối, đầm phá. Hương Trà dễ dàng phát triển giao thông đường thủy nội địa, giao thông biển. Cùng với đó là nguồn thủy hải sản đa dạng và phong phú nhiều chủng loại, từ nước ngọt, nước mặn, nước lợ... Bên cạnh đó, du lịch cũng phát triển nhờ vào lợi thế tài nguyên nước của Hương Trà, du lịch biển, du lịch trên đầm phá Tam Giang (thuộc địa phận hai xã Hương Phong và Hải Dương), khu sinh thái (Hồ Thọ Sơn – Hương Xuân, Khe Đầy, Khe Lạnh, Khe Hung,..). Tài nguyên rừng: Hương Trà còn có thảm thực vật có rừng phong phú, đa dạng, có nhiều loại gỗ quý hiếm và nhiều loài động vật hoang dã, thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp. Bên cạnh đó, Hương Trà có tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú: mỏ đá vôi Văn Xá sản xuất được xi măng mác cao, mỏ đá granit đen xám ở vùng núi Hương Thọ, Bình Thành, Hương Vân, mỏ cao lanh Văn Xá, mỏ khoáng Titan, cát, sỏi...có trữ lượng lớn, chất lượng tốt; đây là cơ sở để Hương Trà phát triển ngàng công nghiệp vật liệu xây dựng. Tất cả những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên của Hương Trà rất thuận lợi cho việc phát triển, đặc biệt là phát triển công nghiệp – vật liệu xây dựng cũng như đẩy mạnh việc phát triển nông – lâm – ngư nghiệp. Bên cạnh đó, tiềm năng về du lịch to lớn cũng góp phần thúc đẩy Hương Trà phát triển thương mại – dịch vụ mạnh mẽ. 1.2. Nguồn lực kinh tế - xã hội 1.2.1. Sự thay đổi về mặt hành chính Trải qua nhiều sự thay đổi về và điều chỉnh về địa lí, sau năm 1975, huyện Hương Trà có 13 xã. Ngày 11-3-1977, huyện Hương Trà hợp nhất với các huyện Phong Điền, Quảng Điền thành huyện Hương Điền. Năm 1989, tỉnh Thừa Thiên - Huế được tái lập. Tháng 9-1990, Hội đồng Bộ trưởng quyết định chia huyện Hương Điền thành ba huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà gồm 16 xã và 01 thị trấn. Đó là các xã: Hương Bình, Hương Thọ, Hương Hồ, Hương Vân, Hương Văn, Hương Xuân, Hương Toàn, Hương Phong, Hương Vinh,
  • 9. Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam 9 Hương Chữ, Hương An, Bình Thành, Bình Điền, Hồng Tiến, Hải Dương, Hương Phú và Thị trấn Tứ Hạ. Ngày 22/11/1995, xã Hương Phú sáp nhập vào thị trấn Tứ Hạ. Từ đó, huyện Hương Trà có 15 xã: Hương Bình, Hương Thọ, Hương Hồ, Hương Vân, Hương Văn, Hương Xuân, Hương Toàn, Hương Phong, Hương Vinh, Hương Chữ, Hương An, Bình Thành, Bình Điền, Hồng Tiến, Hải Dương và 1 thị trấn Tứ Hạ. Năm 2009, theo Quyết định 235/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, quy hoạch tập trung phát triển thành phố Huế, các thị xã Hương Trà, Hương Thuỷ, Thuận An, thị trấn Bình Điền để trở thành khu vực nội thị thành phố Thừa Thiên Huế trong tương lai, là hạt nhân của vùng. Năm 2010, thị trấn Tứ Hạ thuộc huyện Hương Trà được công nhận là đô thị loại IV. Ngày 15-11-2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết 99/NQ-CP thành lập thị xã Hương Trà thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế trên cơ sở toàn bộ huyện Hương Trà; đồng thời chuyển thị trấn Tứ Hạ và 6 xã: Hương An, Hương Chữ, Hương Hồ, Hương Văn, Hương Vân, Hương Xuân thành 7 phường có tên tương ứng1 . Như vậy, thị xã Hương Trà có 7 phường và 9 xã, sự kiện này đánh dấu bước chuyển mình to lớn của Hương Trà trong thời kì hiện đại. 1.2.2. Nguồn lực kinh tế Cuối những năm 80 của thế kỷ XIX, sau khi từ bỏ cơ chế tập trung – quan liêu bao cấp, thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội VI (1986) của Đảng đề ra mà trọng tâm là đổi mới kinh tế nhằm ổn định tình hình kinh tế xã hội. Đảng bộ và nhân dân Hương Trà đã có những thay đổi nhằm vượt qua tình cảnh khó khăn về kinh tế, sau những năm trì trệ, lạc hậu và khủng hoảng. Cho đến thời điểm năm 1990, trước khi tái lập huyện, có thể nói cơ cấu kinh tế của Hương Trà chủ yếu dựa vào nông nghiệp và công nghiệp, trong đó nông nghiệp chiếm đến hơn 60% tỉ trọng nền kinh tế, công nghiệp tỉ trọng còn thấp và quy mô còn nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của huyện. Dịch vụ - thương mại chỉ mới ở hình thức manh mún, lạc hậu, chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 1,86% 1 Nghị quyết 99/NQ-CP ngày 15/11/2011 thành lập thị xã Hương Trà
  • 10. Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam 10 64% 36% 0% Cơ cấu tỷ trọng nền kinh tế Huyện Hương Điền năm 1990 Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Tuy nhiên, Hương Trà cũng có một số điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội những năm tiếp theo. 1.2.2.1. Về nông nghiệp Đến năm 1990, cơ bản huyện đã tập trung đầu tư và chủ động tạo mọi điều kiện để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp toàn diện, coi trọng thâm canh sản xuất lương thực. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng sản xuất lương thực vẫn phát triển, bình quân năng suất lúa đạt 66,13 tạ/ha/năm, vùng trọng điểm có 4.534 ha đạt năng suất bình quân 70,87 tạ/ha/năm, đã giảm dần độ chênh lệch trong sản xuất giữa các vùng. Bình quân sản lượng lương thực đạt 21.131 tấn/năm đưa bình quân lương thực tính theo đầu người đạt 229kg/năm. Diện tích cây công nghiệp ngắn ngày, cây xuất khẩu tăng, chiếm 10% diện tích gieo trồng2 . Về công tác trồng rừng và bảo vệ rừng, đã có 3.470 ha rừng tập trung, 1,6 triệu ha cây phân tán; giao đất rừng với 61,7 ha cho 139 hộ. Công tác bảo vệ rừng từng bước được chú trọng Về chăn nuôi, đến năm 1990, đàn lợn khoảng 16.000 con, trọng lượng xuất chuồng 58,5kg/con, đưa sản lượng thịt lợn hơi lên 2.310 tấn, đàn trâu 5.150 con, đàn 2 Huyện ủy Hương Điền, Báo cáo Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ V, Tài liệu lưu trữ tại Văn phòng Huyện ủy Hương Trà. Tr 4
  • 11. Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam 11 bò 2.500 con. Trong phát triển thủy, hải sản đạt 800 tấn, đã cơ bản định cư dân vùng đầm phá, ven biển, từng bước khôi phục và phát triển sản xuất trong ngư nghiệp3 . Nhìn chung sự phát triển sản xuất nông nghiệp trong tỉnh và cả nước, tạo nên điều kì diệu của đất nước Việt Nam từ chỗ thiếu lương thực trầm trọng đã bắt đầu xuất khẩu gạo. Sự ổn định lương thực, và phát triển nông nghiệp bước đầu trong giai đoạn này đã góp phần tạo tinh thần phấn khởi cho bà con nông dân ổn định phát triển sản xuất, cũng như đúc rút được ra những bài học kinh nghiệm trong trồng trọt, chăn nuôi, hợp tác xã,... để tạo tiền đề, nguồn lực phát triển sau khi tái lập huyện Hương Trà năm 1990. 1.2.2.2. Về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Đến năm 1990, nhân dân trên địa bàn Hương Trà sản xuất, kinh doanh các ngành hàng khác nhau về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và thu hút nhiều lao động, hình thành một số ngành công nghiệp địa phương sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Toàn huyện có 2 xí nghiệp quốc doanh, 93 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp gồm 13 hợp tác xã, 22 tổ hợp tác và 58 đội ngành nghề trong các hợp tác xã nông nghiệp4 ; với việc xây dựng xí nghiệp Vôi thủy đã tạo tiền đề sau này khi tái lập huyện làm cơ sở để liên doanh với đối tác nước ngoài xây dựng nhà máy xi măng Lucvaxi (năm 1998) và hình thành cụm công nghiệp Tứ Hạ5 . Giá trị sản lượng tăng đều hàng năm, đạt 165 triệu đồng năm 1990 (giá cố định năm 1982), đưa tỉ trọng so với tổng giá trị nông – công nghiệp lên 36,2% năm 1990. Kinh tế quốc doanh được mở rộng, ngành công nghiệp sản xuát vật liệu xây dựng tăng trưởng tốt, có những nhà máy có công suất, sản lượng lớn, năng lực sản xuất tăng đáng kể. Hầu hết các xí nghiệp đã phát huy quyền tự chủ, năng động trong cung cách làm ăn, sản xuất phát triển, kinh doanh có hiệu quả, vốn tự có và tích lũy khá hơn, các khoản nộp ngân sách tăng, thu nhập của người lao động bảo đảm khá hơn trước. Xuất hiện nhiều nhân tố mới trong tổ chức lại sản xuất, kinh doanh tổng hợp có 3 Huyện ủy Hương Trà, Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VII, Tài liệu lưu trữ tại Văn phòng Huyện ủy Hương Trà, Tr 2 4 Huyện ủy Hương Điền, Nghị quyết số 09/NQ-HU, ngày 23-7-1984, Tài liệu lưu trữ tại Văn phòng Huyện ủy Hương Trà. Tr. 3 5 Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện Hương Trà, Lịch sử Đảng bộ Huyện Hương Trà (1975 – 2005), Nxb Thuận hóa, Tr 115
  • 12. Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam 12 hiệu quả. Về cơ sở vật chất vận tải, tổng số máy cày của các hợp tác xã có 68 chiếc, có nhiều nhà kho và cơ sở sản xuất ngành nghề (lò gạch, ngói, gốm sứ...). Mặc dù về quy mô công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trong giai đoạn trước khi tái lập huyện Hương Trà còn nhỏ và chậm phát triển, tuy nhiên thông thoáng trong đầu tư, cơ chế, quyền tự chủ, sáng tạo trong lao động, sản xuất được phát huy, các xí nghiệp đều có quyền tự chủ. Đây có thể xem là điểm sáng đã góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trong giai đoạn này và cũng là nguồn lực cho các giai đoạn tiếp theo của huyện Hương Trà. 1.2.2.3. Về thƣơng mại – dịch vụ Đến năm 1990, trên địa bàn huyện đã có 1 công ti thương nghiệp, 6 cửa hàng khu vực, 3 quầy dược phẩm, 3 cửa hàng vật tư, 5 khu vực kho và cửa hàng lương thực, 30 hợp tác xã mua bán. Cùng với nhiều địa phương khác trong tỉnh và cả nước, Huyện ủy đã chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 90-CT/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng trong khâu phân phối lưu thông, việc làm đầu tiên là giải thể các trạm kiểm soát hàng hóa trên các trục đường giao thông, xóa bỏ việc “ngăn sông, cấm chợ”, cản trở lưu thông hàng hóa, từ đó nhân dân phấn khởi trong việc buôn bán kinh doanh, trao đổi hàng hóa, mở ra hướng mới ổn định tình hình phân phối lưu thông, qua đó góp phần tăng cường quản lí thị trường và chống đầu cơ, buôn lậu. Có thể nói trong giai đoạn năm 1990, thương mại – dịch vụ của Hương Điền còn rất hạn chế, giá trị kinh tế đem lại chưa cao, hoạt động chưa thực sự có hiệu quả. Một phần do ảnh hưởng lớn của tư tưởng kinh tế quan liêu, bao cấp trước đây. Tuy nhiên đây cũng có thể xem là bước khởi đầu, tiền đề, nguồn lực để dịch vụ - thương mại, trên cơ sở đó phát triển trong các giai đoạn sau này. 1.2.2.4. Về cơ sở hạ tầng Đến năm 1990, mở rộng thêm một số cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xây dựng thêm một số cửa hàng, kho tàng, đường sá, cầu cống, trạm xá, trường học, hệ thống truyền thanh... với tổng số vốn xây dựng cơ bản trong ba năm trước đó (1986 – 1988) là 1.763.428.000 đồng, trong đó vốn ngân sách huyện và vốn tự có của cơ sở chiếm 39%; đầu tư cho khu vực sản xuất vật chất 1.514.858.500 đồng
  • 13. Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam 13 (chiếm 81%), riêng các công trình phục vụ nông nghiệp là 1.214.742.000 đồng (chiếm 68%)6 . Nhìn chung, việc xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện đã đạt được những tiến bộ mới theo hướng đầu tư có trọng điểm, hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình phát huy tác dụng phục vụ sản xuất và đời sống7 . Góp phần tạo nguồn lực để Hương Trà sau nay có một nguồn cơ sở hạ tầng tạm ổn để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tuy còn chưa hoàn thiện, đồng bộ. 1.2.3. Nguồn lực xã hội 1.2.3.1 Truyền thống lịch sử Đã từ lâu, nhân dân Hương Trà cũng như nhân dân Thừa Thiên – Huế nổi tiếng là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử. Từ 1418 đến 1428, đông đảo binh dân đã theo nghĩa quân Lam Sơn kháng chiến chống quân Minh. Năm Đinh Mùi, Lê Lợi có lời dụ khen quân dân Thuận Hóa: “Các người là bề tôi nơi phên dậu lại biết nhớ công sức của cha ông trước, hết lòng trung thành với nhà vùa, lập được chiến công, trung thành như thế thật là đáng khén”. Vào thế kỷ XVIII, cuộc nội chiến của hai dòng họ Trịnh - Nguyễn gây ra bao đau khổ cho muôn dân. Nhân dân Hương Trà đã hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, đem sức người, sức của theo Nguyễn Huệ đánh đuổi quân Thanh ra khỏi đất nước. Ông Nguyễn Phước Phú, người làng Xuân Hòa, là dũng sĩ thời Tây Sơn, phò vua Quang Trung ra Bắc đánh giắc Thanh, giữ chức Đô chỉ huy sứ, tước Phù tài bá. Năm 1864, nhân dân Hương Trà tích cực tham gia cuộc khởi nghĩa Chày Vôi do Đoàn Trưng, Đoàn Trực lãnh đạo chống chế độ hà khắc vua quan nhà Nguyễn. Ngày 5-7-1885, sau sự thất bại của Vụ biến Kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở, dừng chân tại làng Văn Xá, vua Hàm Nghi đã ban Cáo dụ Cần Vương. Sự kiện này đánh dấu một cột mốc trong lịch sử dân tộc, đồng thời cũng mở đầu cho một thời kì dài của phong trào yêu nước giải phóng dân tộc. 6 Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện Hương Trà, Lịch sử Đảng bộ Huyện Hương Trà (1975-2005), Tài liệu lưu trữ tại Văn phòng Huyện ủy Huyện Hương Trà, Tr 111. 7 Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện Hương Trà, Lịch sử Đảng bộ Huyện Hương Trà (1975 – 2005), Nxb Thuận hóa, Tr 118
  • 14. Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam 14 Đến những năm đầu của thế kỷ XX, nhân dân Hương Trà đã tham gia phong trào chống thuế với toàn tỉnh. Ở nông thôn, trong toàn huyện, nhân dân liên tục đấu tranh chống sưu thuế, chống phu then, chống bóc lột, với một vài nhân vật nổi bật như Nguyễn Vĩnh Tuy, Đặng Hữu Hoài. Đến những năm 1920, dưới ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác – Lê nin, nhiều người con Hương Trà đã tham gia các tổ chức tiền thân của Đảng như Nguyễn Khánh Toàn (Thanh Lương), Bùi Công Trừng, Hà Thế Hạnh (Phú Ốc). Trải qua rèn luyện, những người con của Hương Trà đã góp phần lãnh đạo nhân dân tham gia các phong trào giải phóng dân tộc do Đảng lãnh đạo, tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện, tiến lên giành thắng lợi trong Cách mạng tháng 8. Trong hai cuộc kháng hiến lâu dài và anh dũng của dân tộc, nằm ở vị trí cửa ngõ phía bắc của thành phố Huế, Hương Trà đã chịu đựng muôn vàn gian khổ để xây dựng phong trào cách mạng tại địa phương, đồng thời là địa bàn hành lang của thành phố Huế. Hương Trà là địa bàn có quan hệ chặt chẽ, sống còn đối với thành phố Huế trong suốt chặng đường chiến đấu giành độc lập dân tộc trước đây cũng như xây dựng bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Nhiều tên đất, tên làng, tên núi, tên sông của Hương Trà ghi đậm biết bao chiến công hiển hách, đã đi vào trang sử chống xâm lược của tỉnh Thừa Thiên Huế như chiến khu Dương Hòa, địa đạo thời chống Mĩ ở Khe Trái, Trò Trái, Khe Điên, Hòn Vượn, Mõm Xanh, Xước Dũ, Lại Bằng, An Đô, La Chữ, Bồn Trì, Bồn Phổ, Văn Xá, Thanh Lương, Long Hồ, Xuân Hòa, Trúc Lâm, chợ Thông, Rú Bắp, Tứ Hạ,... Bao thế hệ con em Hương Trà đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc, quê hương thân yêu. Trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, nhân dân Hương Trà đều chịu đựng biết bao gian khổ, hi sinh để tham gia kháng chiến, đánh giặc giữ làng, đào hầm nuôi cán bộ, tiếp lương, tải đạn, dốc tất cả sức lực cho cách mạng thắng lợi. Từ sau ngày giải phóng quê hương, Tổ quốc thống nhất, Hương Trà đi lên theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, hăng hái thực hiện công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước ổn định và phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • 15. Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam 15 1.2.3.2. Dân số - Lao động và việc làm Trong công tác dân số về cơ bản các chính sách kế hoạch hóa gia đình chưa được triển khai nghiêm túc, rộng rãi, tỉ suất gia tăng dân số còn cao (2,2% năm 1990) nhất là ở vùng biển, đầm phá, vùng đồi núi, trong khi đó tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lúc này chỉ vào khoảng 1,86%. Điều kiện sinh hoạt của người dân lúc này khá thiếu thốn, điện sinh hoạt và sản xuất không được đảm bảo, nước sạch vệ sinh gần như không có, chủ yếu người dân vẫn sử dụng nguồn nước từ các ao hồ, sông, suối hoặc cái giếng khoan. Đến năm 1990, lao động ở Hương Trà đa số thuộc khu vực nông thôn, về cơ bản chưa có trình độ, nên gặp nhiều khó khăn trong vấn đề việc làm. Hương Trà đã phân bố lại lao động và đưa người dân đi xây dựng kinh tế mới. Với chủ trương của Huyện ủy, một mặt đề ra chủ trương vận động nhân dân đi xây dựng vùng kinh tế mới, mặt khác có những biện pháp hỗ trợ nhằm ổn định sản xuất và đời sống cho nhân dân ở nơi định cư mới, bình quân hằng năm có 1.850 lao động và 3.900 khẩu đi xây dựng kinh tế mới, giữ mức ổn định dân số tại huyện hằng năm trên dưới 19,3 vạn người8 . 1.2.3.3. Về giáo dục, y tế Hầu hết các xã đã xây dựng trường học tương đối khang trang, có đủ phòng học, bàn ghế. Tuy nhiên chất lượng dạy và học còn thấp. Đội ngũ giáo viên cơ bản ổn định, nhưng đời sống vẫn còn khó khăn. Tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp, ở lại lớp, thất học, bỏ học, nạn mù chữ và tái mù chữ còn nhiều. Hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề chưa được phát huy. Trình trạng chất lượng và trình độ của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục. Việc kiên cố hóa trường học còn hạn chế, đến năm 1990 về cơ bản đã xây dựng được hơn 168 phòng học kiên cố, 75 gian nhà cho giáo viên. Về y tế, mạng lưới y tế được mở rộng từ huyện đến xã gồm các trạm y tế xã, các đội y tế lưu động. Đội ngũ y sĩ, bác sĩ được tăng cường xuống cơ sở để nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh cho nhân dân. Y tế đã có tiến bộ trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, phòng và chống các loại dịch bệnh, chất lượng khám và chữa bệnh 8 Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện Hương Trà, Lịch sử Đảng bộ Huyện Hương Trà (1975 – 2005), Nxb Thuận hóa, Tr 119
  • 16. Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam 16 nâng lên một bước, bước đầu triển khai có kết quả một số chương trình y tế quốc gia, quốc tế. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu có tiến bộ, tiêm chủng mở rộng đạt kết quả, đã hạn chế các dịch bệnh xảy ra hàng năm như dịch tả, sốt rét, sốt xuất huyết. Huyện đã xây dựng Trung tâm Y tế huyện, các bệnh xá, phòng khám khu vực và hệ thống trạm xá xã. Đến năm 1990 có 29/31 trạm y tế xã, thị trấn được xây dựng kiến cố (chỉ còn lại 2 xã là Điền Hương và Quảng Lợi). 50% số trạm được trang bị tương đối hoàn chỉnh, đồng thời đã trang bị những dụng cụ y tế cơ bản phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân tại cơ sở, tạo điều kiện để các trạm y tế xã đủ sức hoạt động theo các chương trình y tế quốc gia, quốc tế. Cán bộ y tế toàn huyện có 363 người, trong đó khối xã có 140 người nhưng chỉ có 6 bác sĩ9 . 1.3. Chủ trƣơng của Đảng các cấp 1.3.1. Đƣờng lối của Trung ƣơng Đảng Có thể nói, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, những chủ trương, đường lối kịp thời của Đảng là kim chỉ nam cho các Đảng bộ cấp cơ sở, chính quyền và nhân dân thực hiện. Sau 3 năm thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng (1986 – 1989), nền kinh tế đất nước mặc dù có những khởi sắc xong vẫn chưa thoát ra khỏi khủng hoảng và lạm phát, các thế lực thù địch tiếp tục cấm vận và bao vây kinh tế, các khoản viện trợ quốc tế cũng như thị trường xuất khẩu và nhập khẩu bị thu hẹp đáng kể. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6-1991), đã xác định phương hướng, nhiệm vụ trong 5 năm (1991 – 1995) như sau: “Khắc phục tính chất tự cấp, tự túc, khép kín, chuyển mạnh sang nền kinh tế hàng hóa, gắn thị trường trong nước với nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu nhập khẩu. Phát triển nông – lâm – ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã hội; tăng tốc độ và tỉ trọng của công nghiệp, mở rộng kinh tế dịch vụ, tăng cường cơ sở hạ tầng, bước đầu đưa nền kinh tế vượt khỏi tình trạng nông nghiệp lạc hậu. Đảng chủ trương vượt qua những khó khăn gay gắt trước mắt, ổn định đời sống của nhân dân; 9 Huyện ủy Hương Điền, Kết luận của Thường vụ Huyện ủy số 07, ngày 27-10-1989 Về công tác y tế, Tài liệu lưu trữ tại Văn phòng Huyện ủy Hương Trà. Tr 2.
  • 17. Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam 17 chấm dứt tình trạng xuống cấp về giáo dục, y tế, đẩy lùi các tệ nạn xã hội; phấn đấu xóa đói giảm nghèo, giảm số người nghèo khổ, giải quyết vấn đề việc làm, đảm bảo các nhu cầu cơ bản, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tăng dần tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, thu hút nhiều nguồn nhân lực bên ngoài; tăng cường cơ sở vật chất – kĩ thuật, chuyển dịch rõ rệt cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa”10 . Có thể nói việc xác định phương hướng nhiệm vụ, tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế được đề ra trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6-1991) đã góp phần chuyển biển căn bản, thúc đẩy, mở cửa cho nền kinh tế Hương Trà phát triển. Tiêu biểu với nghị quyết 64 của Chính phủ năm 1993 về chia đất đã góp phần đưa đất đến với từng hộ gia đình tại Hương Trà, góp phần thúc đẩy sản xuất, nhân dân từ bỏ hẳn cơ chế quan liêu bao cấp. Kinh tế phát triển đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Sau 10 năm tiến hành đổi mới một cách toàn diện kể từ Đại hội VI của Đảng, đến năm 1996 Việt Nam cơ bản đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Tháng 6-1996, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII chỉ rõ nhiệm vụ và phương hướng chủ yếu của giai đoạn 1996 - 2000 là: “Phát triển toàn diện nông – lâm ngư nghiệp, gắn với công nghiệp chế biến nông – lâm - ngư nghiệp và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển các ngành công nghiệp, chú trọng trước hết công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Đảng chủ trương phát triển mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục và đào tạo, cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Coi trọng cả quy mô, chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo. Giải quyết một số vấn đề xã hội theo quan điểm: tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công 10 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng thời kì đổi mới và hội nhập, Nxb Chính trị Quốc gia, tr 131
  • 18. Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam 18 bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo”11 . Với những chủ trương được đề ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (6-1996), đã làm kim chỉ nam cho Hương Trà phát triển, chú trọng vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với các ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp hàng tiêu dùng, đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó với thế mạnh của Hương Trà là lúa gạo. Giáo dục đào tạo cũng được Đảng chú trọng là quốc sách, chính nhờ thế công tác bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nhân lực có trình độ được quan tâm, giáo dục của Hương Trà trong giai đoạn này được đẩy mạnh với việc xậy dưng rất nhiều trường học, cũng như vấn nạn mù chữ được giải quyết gần như triệt để, đội ngũ giáo viên được nâng cao trình độ, cải thiện điều kiện sinh hoạt và giảng dạy. Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4-2001) nhìn lại một cách tổng quát quá trình cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX, định ra chiến lược phát triển đất nước trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI với mục tiêu tổng quát: “Tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ và phát huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc làm, xóa đói giảm nghèo và đẩy lùi các tệ nạn xã hội”12 . Với những chiến lược kịp thời trong giai đoạn bước sang thiên niên kỉ mới của Đảng đã thúc đẩy Hương Trà đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng cường sự chuyển dịch cơ cấu kính tế với việc giảm tỉ trọng kinh tế nông nghiệp, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp cũng như thương mại và dịch vụ. Sự mở rộng kinh tế đối ngoại trong chủ trương của Đảng ở giai đoạn này cũng góp phần tạo điều kiện cho kinh tế ngoài quốc doanh phát triển tại Hương Trà với nhiều công tỉ nước ngoài đến đầu tư phát triển chủ yếu tại cụm công nghiệp Tứ Hạ. Ngoài việc tiếp túc thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, chủ trương coi trọng khoa học – công nghệ cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển, 11 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng thời kì đổi mới và hội nhập, Nxb Chính trị Quốc gia, tr 358 12 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng thời kì đổi mới và hội nhập, Nxb Chính trị Quốc gia, tr 684
  • 19. Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam 19 việc áp dụng khoa học – kỉ thuật vào các ngành nông nghiệp, công nghiệp ở Hương Trà. Bước sang giai đoạn 2006 – 2010, với sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) (7-11-2006), nền kinh tế phát triển nhanh và đạt được nhiều thành tựu. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (4-2006) đề ra nhiệm vụ: “Giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng của nước đang phát triển có thu nhập thấp, chuyển mạnh sang kinh tế thị trường và thực hiện các nguyên tắc của thị trường. Phát triển mạnh khoa học – công nghệ, giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế trí thức, kiềm chế tốc độ tăng dân số và nâng cao sức khỏe nhân dân”13 . Sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO vào năm 2006 đã tạo ra những cú hích cho nền kinh tế, Hương Trà cũng không nằm ngoài quy luật đó, với những định hướng được đề ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (4-2006) đã thúc đẩy Hương Trà tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở địa phương. Sự nhận thức và đầu tư cho giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực trí thức, đáp ứng nhu cầu của thời đại mới cũng được Đảng bộ Huyện Hương Trà quan tâm. Tất cả những chủ trương trên của Đảng đã góp phần định hướng, hoạch định những công việc cần làm bức thiết của các cấp Tỉnh ủy và Huyện ủy. Góp phần thúc đẩy phát triển đất nước, nâng cao đời sống văn hóa – xã hội của nhân dân cũng như đưa nước ra ra khỏi những giai đoạn khó khăn. 1.3.2. Chủ trƣơng của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế và Huyện ủy Hƣơng Trà 1.3.2.1. Chủ trƣơng của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế 13 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng thời kì đổi mới và hội nhập, Nxb Chính trị Quốc gia, tr 714
  • 20. Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam 20 Sau khi tái lập tỉnh (1-7-1989), Thừa Thiên Huế đứng trước những thời cơ, thuận lợi cùng những khó khăn và thách thức mới, Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới theo tinh thần của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12-1986) đã đề ra. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X (4-1991 – Vòng 1) và (9-1991 – Vòng 2) đã nêu rõ phương hướng và nhiệm vụ của nhiệm kì 1991 – 1995: “Xác định cơ cấu kinh tế của tỉnh là: nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ. Cơ cấu vùng cũng được xác định rõ: vùng đồng bằng, vùng biển – đầm phá và vùng gò đồi, với các thể mạnh khác nhau. Thành phố huế có vị trí chính trị, văn hóa, khoa học và du lịch quan trọng đối với cả nước, là trung tâm kinh tế, xã hội của tỉnh. Cơ cấu kinh tế của thành phố Huế là công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – kinh tế đối ngoại – dịch vụ và du lịch. Thống nhất quan điểm phải chuyển mạnh nền kinh tế tỉnh nhà sang sản xuất hàng hóa, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lí của nhà nước, thống nhất cơ cấu kinh tế nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ; 4 mũi kinh tế: lương thực, thủy sản, công nghiệp chế biến nông, lâm, khoáng sản, ngành nghề thủ công truyền thống – dịch vụ văn hóa du lịch. Chú trọng công tác điều tra cơ bản, xác định các nguồn lực, tiềm năng, thế mạnh; nhanh chóng hình thành quy hoạch tổng thể một cách khoa học làm cơ sở đúng đắn cho các quyết sách kinh tế - xã hội của tỉnh”14 . Giai đoạn 1996 – 2000 gắn liền với Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI với đường lối phát triển là: “Đẩy nhanh tốc độ phát triển trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại háo, củng cố quan hệ sản xuất và phát triển các thành phần kinh tế; đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lí và thông tin kinh tế đồng thời đề ra nhiệm vụ của từng ngành, từng vùng. Tiếp tục thực hiện cải cách một bước nền hành chính, nâng cao hiệu lực quản lí nhà nước, quốc phòng – an ninh, đối ngoại, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế, Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên Huế, tập III, Nxb Chính trị Quốc gia, Tr 185 – 186.
  • 21. Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam 21 mặt trận, các đoàn thể, xây dựng khổi đại đoàn kết toàn dân, chăm lo công tác xây dựng Đảng”15 . Giai đoạn 2001 – 2005 với Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII với đường lối phát triển là: “Tập trung phát triển kinh tế nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về hiệu quả đầu tư, tăng năng lực cạnh tranh, đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn thời kì 1996 – 2000; phát huy tốt nhân tố con người, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ. Giải quyết các vấn đề bức xúc về việc làm, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, xóa hộ đói, giảm mạnh hộ nghèo; ổn định và cải thiện tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tăng cường đầu tư mạnh mẽ phát triển kết cấu hạ tầng. Giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng – an ninh; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lí trong thời kì mới”16 . Bước sang thời kì mới 2006 – 2010 gắn với Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIII, Tỉnh ủy đã đề ra phương hướng: Phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế so sánh, khai thác tốt mọi nguồn lực xã hội, quyết tâm tạo bứt phá mạnh mẽ, toàn diện về tăng trưởng kinh tế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế: DỊCH VỤ - CÔNG NGHIỆP – NÔNG NGHIỆP theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền đẩy nhanh quá trình đô thị hóa; chủ động, tích cực hội nhập, phát triển nhanh và bền vững. Nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; mở rộng kinh tế đối ngoại, phát huy tốt vai trò của trung tâm thương mại – dịch vụ, giao dịch quốc tế, trung tâm du lịch quốc gia, trung tâm y tế chuyên sâu, trung tâm đào tạo đa ngành chất lượng cao của vùng; một trong những đầu mối giao thông của khu vực và cả nước. Tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giáo dục – đào tạo, khoa học – công 15 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế, Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên Huế, tập III, Nxb Chính trị Quốc gia, Tr. 37 16 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XII (Nhiệm kì 2001 – 2005), Nxb Thuận Hóa, Tr 47, 48.
  • 22. Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam 22 nghệ. Tạo nhiều việc làm, giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc, giảm mạnh và vững chắc hộ nghèo; ổn định và nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, kiên quyết giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; tiếp tục đổi mới, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Phấn đấu đưa Thừa Thiên Huế sớm ra khỏi tỉnh kém phát triển, trở thành tỉnh phát triển mạnh của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước17 . 1.3.2.2. Chủ trƣơng của Huyện ủy Hƣơng Trà Trên cơ sở đường lối đổi mới của Đảng và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VIII (11/1991) đã thảo luận và quyết định một số nội dung quan trọng về phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu giai đoạn 1991 – 1995. Kế thừa những kinh nghiệm và thành tựu qua 15 năm xây dựng và phát triển, phát huy truyền thống của quê hương, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới của Đảng đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả cao nhất. Tiếp tục ổn định và phát triển nền kinh tế - xã hội theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giải quyết từng bước việc làm cho người lao động, tăng cường dân chủ xã hội chủ nghĩa và kỷ cương pháp luật nhà nước, bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị. Đổi mới công tác vận động quần chúng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng18 . Trên cơ sở đó, Đại hội xác định cơ cấu kinh tế của huyện trong 5 năm 1991 – 1995 là nông – lâm – ngư – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu vùng cũng được xác định rõ: Vùng đồng bằng, vùng gò đồi và cùng núi, vùng đầm phá và ven biển. Từ cơ cấu kinh tế đó mỗi vùng, mỗi ngành có phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm đạt chỉ tiêu cao nhất. 17 Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIII (nhiệm kì 2005 – 2010), Văn phòng Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, tr 49, 50. 18 Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện Hương Trà, Lịch sử Đảng bộ Huyện Hương Trà (1975 – 2005), Nxb Thuận hóa, tr 161,162
  • 23. Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam 23 Đến năm 1996, sự nghiệp đổi mới đã đạt được một số thành tựu quan trọng, Đại hội Đảng bộ huyện Hương Trà lần thứ IX diễn ra từ 18 đến 20-3-1996 đề ra các nhiệm vụ: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm của từng vùng. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tranh thủ đầu tư để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế toàn diện, vững chắc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trước hết là trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn nhằm chuyển nhanh cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ. Gắn quá trình phát triển kinh tế với ổn định và phát triển văn hóa. Coi trọng và thực hiện tốt các chính sách xã hội, đầu tư thích đáng cho lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế; duy trì và thực hiện cuộc vận động quyên góp quỹ tình nghĩa, việc làm tình nghĩa và đền ơn đáp nghĩa; chăm lo tốt các đối tượng chính sách, đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo. Xây dựng nếp sống mới gắn với đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội; thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, nâng cao chất lượng các Tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực để đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống nhân dân. Xây dựng Đảng, chính quyền ngày càng vững mạnh. Tạo sự phát triển toàn diện, bắt nhịp với xu thế đi lên của cả tỉnh, cả nước. Phát huy tối đa nội lực, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng lĩnh vực. Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tê trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tạo sự chuyển biến quan trọng về năng suất, chất lượng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Bằng mọi biện pháp giải quyết việc làm, xóa hộ đói, giảm mạnh hộ nghèo, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. Tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển bê tông hóa kênh mương thủy lợi, đường giao thông nông thôn, cao tầng hóa trường học, trạm y tế, cung cấp nước sạch ở nông
  • 24. Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam 24 thôn. Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, trước hết là trong nông nghiệp, nông thôn. Cơ cấu kinh tế trong thời kì 2000 – 2005 được xác định là nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ. Theo hướng đó, tập trung mọi nguồn lực để giải quyết những vấn đề cấp bách về kinh tế - xã hội19 . Đại hội Đảng bộ huyện Hương Trà lần thứ X diễn ra trong bối cảnh thế giới có những diễn biến phức tạp, Đại hội xác định: Chủ trương đổi mới toàn diện trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thể hiện rõ ràng hơn trong Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI (nhiệm kì 2005 – 2010). Chủ đề của Đại hội được xác định là “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân; tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; phấn đấu xây dựng huyện Hương Trà phát triển mạnh về công nghiệp”. Về mục tiêu: Phát huy tiềm năng, thế mạnh từng vùng, từng lĩnh vực, nâng cao ý thức tự lực, tự cường, tập trung mọi nguồn lực, tạo sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện về kinh tế - xã hội, xác định cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp. Đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng đô thị hóa, trước hết là thị trấn Tứ Hạ và các vùng lân cận để chuẩn bị tốt các điều kiện để cho việc hình thành thị xã. Khuyến khích, kêu gọi đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục – đào tạo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Giải quyết các vấn đề bức xúc về xã hội, giảm hộ nghèo. Đảm bảo quốc phòng – an ninh, giữ vững ổn định chính trị trong mọi tình huống. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của 19 Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện Hương Trà, Lịch sử Đảng bộ Huyện Hương Trà (1975 – 2005), Nxb Thuận hóa, tr 223, 224
  • 25. Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam 25 Đảng; tiếp tục đổi mới, chỉnh đốn Đảng và xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện Hương Trà phát triển mạnh về công nghiệp, là huyện trọng điểm về kinh tế của tỉnh và đến năm 2010 thành huyện phát triển khá20 . Những chủ trương trên đây của Đảng và các cấp là phương hướng để cán bộ và nhân dân Hương Trà vận dụng vào thực tiễn của địa phương, phát huy sáng tạo, tìm ra những giải pháp nhằm đưa nền kinh tế - xã hội của huyện nhà từng bước chuyển dịch theo kịp các huyện khác trong tỉnh Thừa Thiên Huế và cả nước. Tiểu kết Chƣơng 1 Hương Trà có điều kiện thuận lợi để phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng. Địa hình Hương Trà phân làm ba vùng rõ rệt gồm gò đồi miền núi, đồng bằng và đầm phá ven biển có nhiều điều kiện tự nhiên và tại nguyên để phát triển kinh tế. Bên cạnh những thuận lợi cho việc định cư, phát triển kinh tế, điều kiện tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, Hương Trà cũng vấp phải những thiên tai, bão lụt, hạn hán, hiện tượng thời tiết thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sản xuất của người dân. Truyền thống yếu nước của nhân dân địa phương cùng những thành tựu đạt được trong thời kì thuộc xã Hương Điền là nền tảng quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội Hương Trà chuyển biến tích cực trong những năm tiếp theo. Một thuận lợi đối với sự chuyển biến kinh tế - xã hội của Hương Trà thời kì 1990 – 2011 là Đảng các cấp, đặc biệt là đường lối của Trung ương Đảng đã mở ra cho cả nước nói chung, Thừa Thiên Huế và Hương Trà nói riêng những cơ hội phát triển trong tình hình mới. 20 Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện Hương Trà, Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Hương Trà lần thứ XI (nhiệm kì 2005 – 2010), Tài liệu lưu trữ tại Văn phòng Huyện ủy Hương Trà. Tr 28
  • 26. Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam 26 CHƢƠNG 2 QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA HƢƠNG TRÀ TỪ 1990 ĐẾN 2011 2.1. Về kinh tế 2.1.1. Về nông – lâm - ngƣ nghiệp Từ chủ trương của Trung ương Đảng, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế và trực tiếp là Huyện ủy huyện Hương Trà, chính quyền cùng nhân dân Hương Trà, đã nỗ lực, phát triển sản xuất, đổi mới phương thức trong nông – lâm – ngư nghiệp,... tạo ra được nhiều thành tựu cũng như sự chuyển biến. Nông – lâm – ngư nghiệp phát triển khá, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm; nhờ vậy, giá trị sản xuất toàn ngành tăng bình quân 6,5%/năm, trong đó nông nghiệp tăng 5,3%, lâm nghiệp 6,15%, góp phần quan trọng giữ vững ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. 2.1.1.1. Nông nghiệp Để có được những thành công về nông – lâm – ngư nghiệp trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2011, phải kể đến vai trò của Nghị định 64/1993/NĐ-CP của Chính phủ về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài. Với việc nhân dân được giao đất cho hộ gia đình để có thể sản xuất, đã kích thích tinh thần hăng hái tham gia lao động của nhân dân, tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp cùng với đó là cả lâm nghiệp và ngư nghiệp. Bên cạnh vai trò của Nghị định 64 của chính phủ (năm 1993), thì sự phát triển hiệu quả của hợp tác và hợp tác xã cũng góp phần to lớn vào sự chuyển biến đi lên của nông – lâm – ngư nghiệp thời kì này. Với điểm nhấn từ Hội nghị Huyện ủy lần thứ 5 (khóa X) họp ngày 9-10-2001 đã đề ra Nghị quyết về việc “Tiếp tục phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác, hợp tác xã”. Hội nghị đánh giá tình hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã sau khi chuyển đổi hoạt động theo Luật Hợp tác xã và xác định quan điểm chỉ đạo, phương hướng, giải
  • 27. Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam 27 pháp nhằm tiếp tục phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác, hợp tác xã. Có thể thấy đến năm 2001, toàn huyện đã chuyển đổi theo Luật được 22/22 hợp tác xã nông nghiệp, 3/3 hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp – xây dựng, đồng thời thành lập mới 2 hợp tác xã nuôi trồng thủy sản và 3 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp21 . Hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp sau chuyển đổi chủ yếu là làm các dịch vụ cho hộ nông dân trong sản xuất nông nghiệp, tiếp tục đóng vai trò to lớn trong phát triển kinh tế ở nông thôn. Chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã từng bước được nâng lên, cơ bản đáp ứng việc sản xuất của hộ gia đình. Các hợp tác xã công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng – giao thông vận tải, thủy sản hoạt động tương đối ổn định. Có thể nói trong từ năm 1990 đến năm 2010, nông nghiệp của Hương Trà đã có những bước tiến, ưu tiên chú trọng về chất lượng và năng suất bên cạnh việc điều chỉnh tỉ trọng giá trị các ngành, giảm trồng trọt, tăng về chăn nuôi. Sự áp dụng khoa học kĩ thuật vào nông nghiệp được đẩy mạnh, hình thành như thành tựu, những mô hình sản xuất giống lúa xác nhận, lạc giống, phục tráng giống nếp địa phương, hoa Huệ, hoa ly; bò lai Sind, lợn F1, ếch giống, gà kiến thả vườn, nuôi cá chẽm nước lợ22 … Về trồng trọt Tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm được đảm bảo giữ ở mức 10.560 ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt tăng đều qua hàng năm, năm 2011 đạt khoảng 33.470 tấn. Về cây lúa, Giống lúa cấp I, giống lúa xác nhận đưa vào sử dụng tăng năng suất và sản lượng khá nhờ việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ được chú trọng, nhất là công tác giống. Từ 1990 đến 2000, diện tích lúa có xu hướng tăng, nhưng càng dần về những năm sau có xu hướng giảm bởi quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa cũng như sức ép đô thị hóa ngày càng cao, đến năm 2011, diện tích lúa ổn định ở khoảng 6.150 ha. Năng suất lúa tăng đều qua các năm đạt 53,28 tạ/ha với sản lượng 21 Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện Hương Trà, Lịch sử Đảng bộ Huyện Hương Trà (1975 – 2005), Nxb Thuận Hóa, Tr 251 – 252. 22 Đảng bộ Tỉnh Thừa Thiên Huế, Huyện ủy Hương Trà, Văn kiện Đại hội Đại Biểu Đảng bộ Huyện Hương Trà lần thứ XII, nhiệm kì 2010 – 2015, tr 3.
  • 28. Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam 28 32.765 tấn nhờ áp dụng tốt những quy trình kĩ thuật, cũng như thành tựu trong nông nghiệp. Bên cạnh lúa, diện tích cây lạc cũng giảm dần, nếu như năm 1990 diện tích lạc khoảng 1.200 ha, thì đến năm 2011 chỉ còn khoảng 1.060 ha., tuy nhiên nhờ sự phát triển của khoa học kĩ thuật, phân bón, giống, tuy diện tích giảm nhưng năng suất và sản lượng tăng đều qua các năm, năm 2010 năng suất lạc đạt 24,43 tạ/ha, với sản lượng đạt 2.590 tấn. Trái với xu thế giảm diện tích của lúa và lạc, thì rau màu các loại lại phát triển trong nhiều năm liền. Đến năm 2011, diện tích rau các loại đạt 630 ha, tăng nhiều so với năm 1990, nhờ áp dụng xen canh sản xuất bên cạnh cây lúa và các cây công nghiệp ngắn ngày, dẫn đến năng suất rau màu đạt 101,43 tạ/ha với sản lượng tăng đều qua từng năm đạt 6.390 tấn vào cuối năm 2010. Mặc dù sự phát triển của ràu màu rất đáng ghi nhận tuy nhiên chất lượng rau màu vẫn còn chưa cao, vẫn chưa hình thành được những vùng cung cấp rau sạch, chất lượng cao cho thị trường. Một số vùng cây công nghiệp đã được hình thành và phát triển có hiệu quả, có thể kể đế cây thực phẩm có giá trị như mía 745 ha, hồ tiêu 50 ha. Nếu năm 1990 diện tích cao su đạt 1.800 ha thì đến cuối năm 2010 đạt 2.200 ha, tăng gần 400 ha. Giá trị sản xuất bình quân 01 ha canh tác đất nông nghiệp đạt 43 triệu đồng. Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, ngày 9-12-1997, Thường vụ Huyện ủy đã họp bàn về định hướng phát triển cây đặc sản thanh trà. Cây thanh trà được xác định là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm góp phần xóa đói, giảm nghèo. Dự án được triển khai đồng bộ, đảm bảo tính khoa học và được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Quy mô dự án được triển khai ở nhiều huyện với diện tích thực hiện Dự án ban đầu là 26,54 ha thì đến năm 2011 tăng lên đến 470 ha. Việc áp dụng khoa học – kĩ thuật được đẩy mạnh, hình thành như thành tựu, những mô hình sản xuất giống lúa xác nhận, lạc giống, phục tráng giống nếp địa phương, hoa Huệ, hoa Ly Ly. Có thể thấy sau hơn 20 năm (1990 – 2011), ngành trồng trọt đã phát triển rõ rệt cả về lượng và chất, quy mô, năng suất sản lượng ngày càng tăng, sự đa dạng trong các loại cây trồng được thúc đẩy, những loại cầy đặc sản được quan tâm chú trọng phát triển hình thành những vùng chuyên canh có giá trị.
  • 29. Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam 29 Về chăn nuôi Cơ cấu chăn nuôi được đẩy mạnh theo định hướng giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi. Do tăng cường cơ giới hóa nông nghiệp nên đàn trâu bò giảm, trong khi đàn gia cầm tăng mạnh, đàn gia súc chuyển hướng sang chăn nuôi để lấy thịt, thay vì sử dụng nhiều vào làm công cụ sản xuất lao động như trước đây. Tỉ trọng chăn nuôi chiếm 29,2% trong nông nghiệp23 vào năm 2010, có sự chuyển dịch tỉ trọng nhưng còn chậm. Chất lượng đàn gia súc được cải thiện qua chương trình sind hóa đàn bò và nạc hóa đàn lợn; hình thành một số cơ sở chăn nuôi theo hướng tập trung, công nghiệp và bán công nghiệp. Sau hơn 20 năm, đàn lợn có đến 42.000 con, trâu bò tăng 6.350 con, đàn gia cầm tăng lên đến 200.000 con năm 2010. Chương trình sind hóa đàn bò 125 con (trong đó 91 con sinh sản), nạc hóa đàn lợn đem lại kết quả. Công tác tiêm phòng, dập dịch được quan tâm và tổ chức thực hiện đạt kết quả24 . Các giống gà mới đem lại hiệu quả kinh tế cao như gà kiến thả vườn, gà Sao, gà Ai Cập được đưa vào thí điểm và nhân rộng tại các địa phương ở Hương Trà, giúp tăng chất lượng và giá trị thành phẩm cao hơn nhiều so với giai đoạn 1990 Đã xuất hiện nhiều mô hình có hiệu quả như: bò lai Sind, lợn F1, ếch giống, gà kiến thả vườn, gà Sao, gà Ai Cập, nuôi cá chẽm nước lợ25 … 2.1.1.2. Lâm nghiệp Công tác trồng và bảo vệ rừng cũng được chú trọng, diện tích trồng rừng tập trung phát triển qua từng giai đoạn, trong hơn 20 năm từ 1990 – 2011, đã trồng rừng đạt đến hơn 15.605,5 ha, nâng diện tích rừng tập trung của Hương Trà lên 18.590 ha và hơn 1.300 ha rừng phân tán, độ che phủ rừng gia tăng qua từng năm tăng lên 56% năm 2010 (Năm 1990 chỉ đạt khoảng 25% độ che phủ rừng). Cơ cấu được bố trí hợp lí 23 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hương Trà, Báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hương Trà tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ X (nhiệm kì 2000 – 2005), Tài liệu lưu trữ tại Văn phòng Huyện ủy Hương Trà. Tr5 24 Ban Chấp hành Đảng bộ Hương Trà, Báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hương Trà tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XI (nhiệm kì 2006 – 2010), Tài liệu lưu trữ tại Văn phòng Huyện ủy Hương Trà. Tr9 25 Huyện ủy Hương Trà, Văn kiện Đại hội Đại Biểu Đảng bộ Huyện Hương Trà lần thứ XII, nhiệm kì 2010 – 2015, tr 3.
  • 30. Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam 30 giữa diện tích rừng phòng hộ và rừng kinh tế nhằm phát triển bền vững môi trường sinh thái. Từ năm 1990 đến năm 2010, giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng đều, chạm mốc 12.446 tỉ đồng vào năm 2010. Chiếm gần 6% trong tỉ trọng giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp của huyện Hương Trà. Công tác bảo vệ rừng cũng ngày càng được chú trọng, các chi cục kiểm lâm được thành lập và thường xuyên theo dõi, kiểm tra. Sự phát triển của lâm nghiệp Hương Trà cũng một phần xuất phát từ sự phát triển của trình độ dân trí, văn hóa – xã hội, người dân hạn chế đốt rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ trái phép. Với việc nhiều gia đình hộ nông dân được giao khoán đất rừng để trồng trọt quản lí cũng góp phần thúc đẩy lâm nghiệp Hương Trà phát triển trong hơn 20 năm từ 1990 đến 2011. 2.1.1.3. Ngƣ nghiệp Sau hơn 20 năm (1990 – 2011), đánh bắt nuôi trồng thủy sản chuyển biến đáng kể, nhất là trong việc đầu tư hạ tầng kĩ thuật, giống, quy trình nuôi, phát triển theo hướng đa dạng hóa đối tượng và phương thức nuôi; tăng cả diện tích, sản lượng, giá trị và hiệu quả. Nếu như năm 1990, chủ yếu ở Hương Trà nuôi trồng thủy sản chủ yếu chỉ dựa vào việc đào các ao hồ chăn nuôi hay đánh bắt tự nhiên trên sông, các loại cá chủ yếu thường chỉ có 3 loại là cá trắm, cá chép và cá mè, thì đến năm 2011 đã mở rộng phát triển nuôi trồng trên các vùng đầm phá, nước lợ, nuôi cá lồng trên sông,... Năm 2011, diện tích nuôi trồng 417 ha, tăng 35 ha; sản lượng đạt 770 tấn, tăng 320 tấn so với năm 2005. Đã chú trọng khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Sản lượng khai thác đạt 1.350 tấn. Đạt giá trị 35.745 tỉ đồng. Phong trào nuôi tôm được nhân dân tích cực hưởng ứng, ngày càng đa dạng hình thức nuôi. Hình thành vùng nuôi tôm công nghiệp, tạo tiền đề nuôi tôm công nghiệp ở 2 xã vùng đầm phá26 . Nếu như giá trị ngư nghiệp chiếm 12% vào năm 1995 thì đến năm 2010, giá trị ngư nghiệp chiếm đến 17,04% trong tỉ trọng nông lâm ngư nghiệp của huyện Hương Trà. 26 Huyện ủy Hương Trà, Văn Kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Huyện Hương Trà lần thứ XI (nhiệm kì 2005 – 2010), Tr 38, 39
  • 31. Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam 31 Với đặc thù của 2 xã Hải Dương và Hương Phong đều giáp biển, việc phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ và kinh tế biển trong hơn 20 năm tại đây cũng có nhiều điểm đáng ghi nhận. Diện tích nuổi thủy sản nước lợ tập trung ở vùng cao triều, thấp triều, nuôi quảng canh và nuôi lồng vào khoảng 5.000 m2 . Số lượng giống thả nhiều nhất là tôm Sú, cua, các loại cá truyền thống như cá Dìa, cá Kình, Đối mục. Ngoài những loại trên, đến năm 2011, các hộ còn phát triển thêm các loại có giá trị kinh tế như cá Chẽm, Hồng đỏ, Hồng Mĩ, đa số nuôi theo hình thức xen ghép. Đến năm 2011, sản lượng nuôi trồng nước lợ vào khoảng 200 tấn (tôm, cua, cá các loại). Cũng với lợi thế nằm gần cửa biển Thuận An, kinh tế biển Hương Trà cũng được thúc đẩy, ngư dân đầu tư phát triển, đóng tàu ra khơi đánh bắt thủy hải sản, mang lại giá trị kinh tế. Tuy nhiên, sự xâm thực của biển cũng như những tác động tiêu cực của rác thải môi trường khiến cho việc phát triển kinh tế biển vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Qua hơn 20 năm, có thể thấy việc đưa khoa học kĩ thuật vào ngư nghiệp, sự cải tiến giống, cải tiến phương tiện máy móc cũng như nhu cầu về thực phẩm thủy hải sản phục vụ cho đời sống đã thúc đẩy sự phát triển, nâng cao giá trị của ngư nghiệp tại huyện Hương Trà. 2.1.2. Lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng Từ năm 1990 đến năm 2011, công nghiệp – xây dựng của Hương Trà phát triển tốt với tốc độ 35% năm 2010. Giá trị sản xuất (theo giá cố định, chưa tính doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) đạt 1.144 tỉ đồng. Tổng thu ngân sách năm 2010 đạt 45 tỉ đồng so với 2,2 tỉ đồng năm 1991. Gấp hơn 20 lần sau gần 20 năm. Sự hình thành và phá triển nhanh chóng của khu công nghiệp và cụm công nghiệp đã tạo ra sự thúc đẩy, tiêu biểu như khu công nghiệp Tứ Hạ và cụm công nghiệp – thủ công nghiệp Bình Điền. Đến năm 2010, về cơ bản cụm công nghiệp Tứ Hạ đã lấp đầy 100% diện tích (25,15 ha). Khu công nghiệp Tứ Hạ quy mô 126,7 ha và cụm công nghiệp – TTCN Bình Điền 30 ha đã phê duyệt quy hoạch. Đã đầu tư hạ tầng kĩ thuật cụm làng nghề mộc mĩ nghệ Xước Dũ (Hương Hồ), hệ thống xử lí chất thải
  • 32. Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam 32 làng nghề bún Vân Cù (Hương Toàn), lập dự án xây dựng hạ tầng cụm làng nghề gạch, ngói, gốm Thủy Phú (Hương Vinh)27 . Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn (theo giá cố định) năm 2010 đạt 1.720 tỉ đồng. Một số sản phẩm đạt được sản lượng lớn, chất lượng cao như 42.000 thùng nhang xuất khẩu, 115.000 bình khí oxy – nito,… Nhiều sản phẩm chủ yếu phục vụ sản xuất và đời sống tăng cao như: xi măng, khai thác chế biến đá xây dựng, gạch tuy-nen, chế biến gỗ, nhang, may mặc, gạch siêu nhẹ, giấy, khăn giấy cao cấp, bao bì nhựa… Đặc biệt nhà máy thủy điện Bình Điền đã hòa lưới điện quốc gia với công suất 44 MW. Về cơ sở hạ tầng, đường sắt được mở rộng, nâng cấp, nhiều cầu cống được xây mới. Các công trình cầu Bình Thành, Thanh Phước, Hương Cần được xây dựng, hoàn chỉnh 2 đường quốc phòng Hương Văn – Hương Bình và Km 9 – Cồn Tè, nhiều tuyến đường được xây dựng mới như: tuyến đường phía tây thành phố Huế, nâng cấp và mở rộng quốc lộ 1A, quốc lộ 49, các tuyến đường tỉnh lộ, 02 tuyến đường kinh tế - quốc phòng, 06 tuyến đường W, xây dựng vỉa hè đường trung tâm và một số tuyến đường nội thị; Một điểm nổi bật trong giai đoạn 1990 – 2011 nữa đó là sự phát triển phong trào bê tông hóa giao thông nông thôn, Xuất phát từ tình hình thực tế tại các địa phương vùng thấp trũng, việc đi lại gặp nhiều khó khăn trong mùa mưa lũ như Hương Phong, Hương Vinh, Hương Toàn, nhân dân đã chủ động góp công sức, của cải để xây dựng các tuyến đường giao thông thôn, xóm. Năm 2000, đã bê tông hóa được 112km đường giao thông nông thôn thì đến năm 2010 xây dựng mới 250 km đường bê tông giao thông nông thôn, nâng tổng số đường bê tông giao thông nông thôn trên địa bàn lên 375km/472km.28 Về thủy lợi, đã xây dựng và đưa vào sử dụng 14 trạm bơm điện, xây dựng 8 km bê tông kênh mương, xây kè chống xói lở ở vùng Hải Cát – lăng Minh Mạng và các đoạn bờ sông ở xã Hương Xuân, Hương Vinh, Hương Hồ. Tập trung nâng cấp, kiên cố hóa một số đoạn đê ngăn mặn ven đầm phá, kè chống xói lở các vùng xung yếu dọc sông Hương, sông Bồ. Xây dựng cầu và hệ thống ngăn mặn, giữ ngọt Thảo Long. Đã 27 Đảng bộ Tỉnh Thừa Thiên Huế, Huyện ủy Hương Trà, Văn kiện Đại hội Đại Biểu Đảng bộ Huyện Hương Trà lần thứ XII, nhiệm kì 2010 – 2015, tr 2, 3. 28
  • 33. Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam 33 kiên cố hóa 80km bê tông kênh mương thủy lợi, nâng tổng số kênh mương được bê tông lên 90km/200km.29 Qua sự phát triển của Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng, rõ ràng đây chính là động lực cho sự vươn lên của Hương Trà, phù hợp với xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước ta đề ra. Tất cả những điều trên cho thấy, sự tập trung phát triển mũi nhọn vào Công nghiệp – xây dựng của Huyện ủy là vô cùng đúng đắn, phù hợp với xu thế công nghiệp hóa – hiện đại hóa, làm thay đổi, chuyển biến kinh tế của Hương Trà trong hơn 20 năm. 2.1.3. Lĩnh vực thƣơng mại – dịch vụ Từ một nền thương mại – dịch vụ còn manh mún, lạc hậu, chưa phát triển, Hương Trà đã vươn mình, thúc đẩy chuyển dịch từ chỗ thương mại dịch vụ chưa phát triển, còn hạn chế và không đáng kể, đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ đã đạt 21%/năm vượt 10% so với 11% của năm 2000 – 2005, cơ cấu chiếm đến 41,5% trong nền kinh tế,. Nếu như giá trị sản xuất dịch vụ năm 2000 đạt 123 tỉ đồng thì đến năm 2010 đạt 446 tỉ đồng (tăng gần 4 lần) Hoạt động thương mại phát triển khá với nhiều loại hình phong phú, đa dạng, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, phương thức hoạt động theo hướng văn minh, hiện đại. Tổng giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu đạt 4 triệu USD, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 1.100 tỉ đồng (năm 2011). Kết cấu hạ tầng được tăng cường, cửa hàng, cửa hiệu, siêu thị được đầu tư nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới đáp ứng nhu cầu thị trường. Sức mua trong nhân dân tăng nhanh, bảo đảm cung – cầu. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng bình quân 23%/năm, số hộ kinh doanh thương mại tăng 210% so với năm 2005. Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu có khối lượng lớn và thị trường ổn định như: nhang, sản phẩm từ gỗ, nông sản và thủy hải sản… Thế mạnh về du lịch bước đầu được đầu tư; đã triển khai các dự án xây dựng khu du lịch sinh thái Về nguồn, khu du lịch Tổng hợp biển Hải Dương. 29
  • 34. Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam 34 Hoạt động tín dụng có nhiều đổi mới. Việc huy động các nguồn vốn tăng, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Dịch vụ tài chính, ngân hàng được mở rộng, tốc độ tăng ngày càng cao. Chất lượng các dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao được nâng lên30 .Diện mạo của huyện được thay đổi theo hướng tích cực, nhiều cửa hàng, cửa hiệu, siêu thị được xây dựng, nâng cấp, mở rộng. Số hộ kinh doanh ngày càng tăng. Hoạt động bưu chính viễn thông, dùng điện, nước, ngày càng được quan tâm và phát triển rộng khắp, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Hoạt động tín dụng, tài chính ngân hàng cũng phát triển rộng khắp với quy mô lớn, kéo theo những dịch vụ như giáo dục và y tế có cơ hội để phát triển. 2.2. Về xã hội 2.2.1. Lĩnh vực giáo dục và y tế Có thể nói từ năm 1990 đến năm 2011, công tác giáo dục và y tế của Hương Trà đã có nhiều sự biến chuyển một cách tích cực. Từ những năm đầu sau khi tái lập huyện, công tác giáo dục – đào tạo được tăng cường về mặt quản lí, các trường phổ thông cơ sở được tách riêng thành Trường Tiểu học, Trung học cơ sở. Tỉ lệ trẻ em huy động đi học đạt mức cao, số học sinh bỏ học giảm, chất lượng dạy và học nâng lên, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho ngành giáo dục được tăng cường. Công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học được quan tâm. Vào năm 1995, huyện Hương Trà đã được công nhận đạt tiêu chuẩn xóa mù chữ quốc gia, có 15/16 xã, thị trấn được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học. Tình trạng thiếu giáo viên ở vùng sâu vùng xa vẫn còn tồn tại, chỉ có 40 giáo viên phục vụ giảng dạy ở các vùng xa xôi hẻo lánh. Thực hiện tốt Chương trình hành động của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về “Định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000” Đến hết năm 2003 huyện đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Mạng lưới trường lớp được nâng cấp, xây dựng mới từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển về quy mô, ngành học, cấp học. Phong trào bổ túc văn hóa, phổ cập trình độ văn hóa trung học phổ thông cho cán bộ, nhất là cán bộ xã, thịt rấn được quan tâm và thực hiện khá tốt. Công tác xã 30 Đảng bộ Tỉnh Thừa Thiên Huế, Huyện ủy Hương Trà, Văn kiện Đại hội Đại Biểu Đảng bộ Huyện Hương Trà lần thứ XII, nhiệm kì 2010 – 2015, tr 2.
  • 35. Đỗ Trọng Thiên Sơn – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam 35 hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, bước đầu đã hình thành Trường Trung học phổ thông Dân lập Tứ Hạ. Mạng lưới trường, lớp phát triển cả về số lượng và chất lượng, thành lập 02 trường THPT, 02 trường THCS. Tỉ lệ huy động học sinh đến trường hàng năm đạt cao. Chất lượng giáo dục ở các cấp học, ngành học được tăng lên. Tiếp tục giữ vững phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở. Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ dạy và học được tăng cường. Đến năm 2010, có 15 trường đạt chuẩn Quốc gia (đạt 23%).Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển; giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng tăng. Gần như hoàn thành phổ cập THCS tiến tới hoàn thành phổ cập THPT. Trên địa bàn có 3 trường THPT: Trường THPT Đặng Huy Trứ, Trường THPT Hương Vinh, Trường THPT Hương Trà. Hơn 15 trường THCS và còn nhiều trường mầm non, tiểu học. Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và dân số - kế hoạch hóa gia đình có nhiều tiến bộ. Hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được chú ý, các bệnh dịch thường xảy ra vào mùa hè đã được dập tắt kịp thời; cơ sở vật chất, trang thiết bị phụ vụ khám chữa bệnh tăng cường hơn trước. Năm 1995, có 16/16 trạm y tế xã, thị trấn được xây dựng kiên cố. Nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường và chăm sóc sức khỏe cộng đồng được nâng lên. Công tác truyền thông dân số ngày càng đi vào chiều sâu, số lượng người chấp nhận các biện pháp tránh thai tăng lên (năm 1993 có 6.073 người, đạt 42%, đến năm 1995 có 8.857 người, đạt 61,4%)31 . Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế triển khai có kết quả, khống chế không để các loại dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn. Bệnh viện, trạm y tế xây dựng mới đều được tầng hóa, trang thiết bị y tế được tăng cường. Đến năm 2010: 100% xã, thị trấn có bác sĩ, có mạng lưới y tế thôn bản. Thực hiện tốt công tác truyền thông dân số và các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình, tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên năm 2005 ước còn 1,35%, giảm 0,33% so với năm 2000. Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng năm 2005 ước còn 25%. 2.2.2. Lĩnh vực dân số, lao động và việc làm 31 Ủy ban Nhân dân Huyện Hương Trà (1995), Báo cáo tình hình thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 1991 - 1995, Phòng Lưu trữ Ủy ban nhân dân Thị xã Hương Trà. Tr 5