SlideShare a Scribd company logo
1 of 37
1
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP NGHIÊN
CỨU RỦI RO THANH KHOẢN GÂY
RA BỞI TIN ĐỒN THẤT THIỆT
NHẬN LÀM THUÊ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0934.573.149
WEBSITE: VIETBAOCAOTHUCTAP.NET
LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề:
2
Tin đồn là một trong những yếu tố tác động mạnh đến hình ảnh và uy tín của một cá
nhân hoặc tổ chức ở bất cứ lĩnh vực nào trong cuộc sống. Một tin đồn tích cực có thể
nâng cao danh tiếng của một cá nhân hay tổ chức, và ngược lại, một tin đồn xấu có thể
khiến cho hoạt động của cá nhân hay tổ chức đó bị ảnh hưởng không ít. Và hệ thống ngân
hàng trong nền kinh tế Việt Nam hiện tại cũng không nằm ngoài quy luật này. Một ví dụ
điển hình cho thấy ảnh hưởng mạnh mẽ của một tin đồn đối với hệ thống ngân hàng Việt
Nam là sự cố vào năm 2003, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) bị tung tin
đồn rằng giám đốc hiện thời của ACB là ông Phạm Văn Thiệt đã bỏ trốn. Tin đồn này đã
không những xâm hại nghiêm trọng uy tín của ACB, mà còn tạo ra tâm lý hoang mang lo
sợ trong một số khách hàng có quan hệ giao dịch với ACB, đồng thời ảnh hưởng đến cả
hệ thống ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù sự cố này đã được giải
quyết kịp thời và nhanh chóng nhưng cũng đã để lại những thiệt hại không nhỏ đến ngân
hàng ACB, khách hàng và hệ thống ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu các khía cạnh của tin đồn thất thiệt đối với ngân hàng ACB, nghiên cứu tầm
ảnh hưởng và hậu quả của tin đồn thất thiệt gây ra nhằm có những biện pháp và chính
sách thích hợp để quản trị rủi ro tin đồn thất thiệt.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu rủi ro thanh khoản gây ra bởi tin đồn thất thiệt đối với
ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu vào năm 2003.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp mô tả - giải thích, thống kê mô tả, phân tích định tính, thảo luận nhóm.
5. Kết cấu đề tài:
Phần nội dung của đề tài được chia làm 4 phần:
I. Khái quát tình hình hoạt động của ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB).
II. Những rủi ro mà ngân hàng ACB có thể gặp.
III. Phương án trên lý thuyết để quản trị rủi ro.
IV. Phương án trên thực tế để quản trị rủi ro.
NỘI DUNG
3
I. Khái quát NHTM CP Á Châu (ACB):
1. Đôi nét về ACB:
1.1. Bối Cảnh Thành Lập:
Pháp lệnh về Ngân hàng nhà nước và Pháp lệnh về ngân hàng thương mại, hợp tác
xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng một
khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó,
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số
0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, GIấy phép số
553/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày
04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
1.2. Tầm Nhìn:
Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành ngân hàng
thương mại cổ phần bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam
vào thời điểm đó “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp
vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với ngân hàng Việt Nam, nhất là một ngân
hàng mới thành lập như ACB
1.3. Lịch sử hình thành:
 Ngan hang thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy phep số
0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp ngay 24/4/1993, và Giấy phép số
533/GP-UB do Ủy ban Nhan dan TP. HCM cấp ngay 13/5/1993. Ngày 04/6/1993, ACB
chính thức đi vào hoạt động.
 27/04/1996: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát
hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Mastercard.
 15/10/1997: ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Visa.
 Năm 1997 – Tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại: Công tác chuẩn bị nhằm
nhanh chóng đáp ứng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng đã được bắt đầu
4
tại ACB, dưới hình thức của một chương trình đào tạo nghiệp vụ ngân hàng toàn diện kéo
dài hai năm.
 Năm 2000 – Tái cấu trúc: Với những bước chuẩn bị từ năm 1997, đến năm
2000, ACB đã chính thức tiến hành tái cấu trúc (2000-2004) như là một bộ phận của
chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000. Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo
định hướng kinh doanh và hỗ trợ
 29/06/2000 – Tham gia thị trường vốn
 02/01/2002 – Hiện đại hóa ngân hàng: ACB chính thức vận hành TCBS. (The
Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện)
 14/11/2003 – Thẻ ghi nợ: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại
Việt Nam phát hành thẻ ghi nợ quốc tế ACB-Visa Electron.
 10/12/2006 – Công nghệ sản phẩm cao: Đưa sản phẩm quyền chọn vàng, quyền
chọn mua bán ngoại tệ, ACB trở thành một trong các ngân hàng đầu tiên của Việt Nam
được cung cấp các sản phẩm phát sinh cho khách hàng.
 Năm 2009, ACB hoàn thanh cơ bản chương trinh tái cấu truc nguồn nhân lực, tai
cấu trúc hệ thống kênh phân phối, xây dựng mô hinh chi nhánh theo định hướng bán
hàng. Tăng thêm 51 chi nhánh va phòng giao dịch. Hệ thống chấm điểm tín dụng đối với
khách hàng cá nhân và doanh nghiệp cũng đã hoàn thanh và áp dụng chính thức. Hệ
thống bán trợ giúp (help desk) bắt đầu được triển khai. Và lần đầu tien tại Việt Nam, chỉ
có ACB nhận được 6 giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009” do 6 tạp chí
tài chính ngân hàng danh tiếng quốc tế bình chọn.
1.4. Sản phẩm dịch vụ chính:
 Huy động vốn (nhận tiền gửi khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng
 Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt
Nam, ngoại tệ và vàng
5
 Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch
vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân
hàng.
 Kinh doanh ngoại tệ và vàng.
 Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
Vốn điều lệ: Kể từ ngày 27/11/2009 vốn điều lệ của ACB là 7.814.137.550.000
đồng (Bảy nghìn tám trăm mười bốn tỷ một trăm ba mươi bảy triệu năm trăm năm mươi
nghìn đồng)
Mạng lưới kênh phân phối: Gồm 248 chi nhánh và phòng giao dịch tại những
vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc
1.5. Nhân sự:
Tính đến ngày 28/02/2010 tổng số nhân viên của Ngân hàng Á Châu là 6.749
người. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo
chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB.
Hai năm 1998-1999, ACB được Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) tài trợ một chương
trình hỗ trợ kỹ thuật chuyên về đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, do Ngân hàng Far East
Bank and Trust Company (FEBTC) của Phi-lip-pin thực hiện. Trong năm 2002 và 2003,
các cấp điều hành đã tham gia các khoá học về quản trị ngân hàng của Trung tâm Đào tạo
Ngân hàng (Bank Training Center).
1.6. Thành tích và sự công nhận của xã hội:
 Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008 (Tạp chí Euromoney);
 Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007;
 Cờ thi đua của Chính Phủ;
 Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008 và nhiều giải thưởng
khác.
6
 ACB đã trở thành một thương hiệu mạnh trong cũng như ngoài nước, nằm trong
Top 100 thương hiệu mạnh Việt Nam, 1 trong 2 ngân hàng nhận giải thưởng Tin &
Dùng của người tiêu dùng do TBKTVN bầu chọn. Cho đến nay ACB là ngân hàng đầu
tiên và duy nhất của Việt Nam trong một năm (2006) nhận 3 giải thưởng quốc tế danh
giá do tạp chí The Banker thuộc tập đoàn Financial Times, The Asian Banker và
EuroMoney trao tặng.
2. Sơ nét về tình hình tài chính của ACB:
2.1 Môi trường hoạt động (2009):
Với sự can thiệp mạnh tay của chính phủ hầu hết các quốc gia trên thế giới thông
qua chính sách nới lỏng tiền tệ và tăng chi ngân sách, năm 2009 kinh tế thế giới dần hồi
phục sau cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu 2008.
Nằm trong xu thế chung đó, kinh tế Việt Nam cũng được cải thiện hơn. Tốc độ tăng
trưởng GDP cải thiện dần qua các qu. và đạt 5,3% cả năm 2009, CPI có mức tăng dưới
1% trong suốt 10 tháng.
Cùng với chủ trương kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, sự chuyển hướng
chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng là yếu tố tạo điều kiện để ngành ngân hàng
phục hồi đà tăng trưởng trong năm 2009, đặc biệt là về tín dụng. Bên cạnh đó, so với năm
2008 diễn biến chính sách tiền tệ năm 2009 cũng có phần ổn định hơn với chỉ 2 lần điều
chỉnh lãi suất cơ bản.
Mặc dù vậy thị trường ngân hàng năm 2009 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp và
ảnh hưởng trực tiếp đến l.i biên, lợi nhuận cũng như tăng trưởng quy mô của các ngân
hàng. Trong đó nổi lên là các vấn đề căng thẳng ngoại tệ; sự thay đổi chính sách từ
khuyến khích tăng tín dụng đầu năm (thông qua gói cho vay hỗ trợ l.i suất 4% từ
01/02/2009) chuyển sang kiểm soát chặt tăng trưởng tín dụng từ cuối quí II và chấm dứt
hỗ trợ lãi suất ngắn hạn từ cuối năm 2009; cũng như quy định chấm dứt các hoạt động
kinh doanh vàng tài khoản, hoạt động của các trung tâm giao dịch vàng.
2.1. Kết quả hoạt động:
7
Về quản lí rủi ro, tỷ lệ nợ xấu của Tập đoàn cuối năm 2009 chỉ là 0,4%.
Về vốn ngân hàng, trong năm 2009 ACB đã hoàn thành tăng vốn điều lệ thêm 1.458
tỷ đồng từ chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu và phát hành cổ phiếu thưởng từ các quỹ.
Sau khi tăng vốn, ACB có tổng cộng 781.413.755 cổ phiếu đang lưu hành và 100% là cổ
phiếu phổ thông. Đến 31/12/2009 ACB có mức vốn điều lệ 7.814 tỷ đồng, thuộc hàng lớn
nhất trong nhóm các ngân hàng TMCP Việt Nam.
Trong 17 năm hoạt động, ACB luôn giữ vững sự tăng trưởng mạnh mẽ va ổn định,
nhất là giai đoạn 2004 – 2009. Điều nay được thể hiện bằng cac chỉ số tai chinh tin dụng
của ACB qua cac năm như sau:
8
2.3. Kế hoạch hoạt động cho cả năm 2010:
Lợi nhuận trước thuế tính đến ngày 31/12/2009 2.838 tỷ
3. Phân tích SWOT:
3.1 Cơ hội và thách thức:
a. Cơ hội:
Về dài hạn ngành ngân hàng vẫn được dự báo là ngành có tiếm năng tăng trưởng tốt
bình quân trên 16%/năm trong vòng 5 năm tới khi khách hàng và nhu cầu hợp tác với các
ngân hàng ngày càng tăng
9
Năm 2009 tiếp tục dự báo là năm khó khăn chung của ngành ngân hàng đặc biệt là
đối với ngân hàng vừa và nhỏ. Và đây cũng là cơ hội cho các ngân hàng lớn có tiềm lục
tài chính mạnh như ACB bứt phá chiếm lĩnh thị phần. Thâu tóm sát nhập các ngân hàng
có quy mô nhỏ
* Nền kinh tế Việt Nam - Hội nhập và phát triển
Với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, "Đổi mới" quá trình - Đổi mới tiếp tục được
thực hiện nhiều hơn sâu sắc và toàn diện. Nằm trong khu vực năng động nhất trên thế
giới, Việt Nam đã trải qua tốc độ tăng trưởng cao, chính trị ổn định; nhiều hơn nữa môi
trường kinh doanh hấp dẫn đã được tập hợp lợi ích của cộng đồng nhà đầu tư quốc tế.
* Ngành công nghiệp ngân hàng Việt Nam - hiện tại và tương lai
Theo một số dự đoán, tiền gửi ngân hàng sẽ tăng từ 68% hiện hành của GDP tới 9-
10% GDP của 2010/2011 và có được 90 USD tỷ đồng.
Do đó, nhu cầu cho các dịch vụ tài chính của doanh nghiệp và cá nhân sẽ được gia
tăng mạnh mẽ.
b. Thách thức:
- Có các hoạt động chính đa dạng, bổ sung nhau: Khi thị trường chứng khoán đi
xuống trong năm 2008 và đầu năm 2009, thị trường vàng cung cấp cho ACB một nguồn
thu đáng kể.
- Kinh tế thế giới vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, khủng hoảng có thể kéo dài qua cả
năm 2009 và sang 2010. Các ngân hàng và các tổ chức tài chính lớn trên thế giới có thể
phải gánh chịu các qui định ngặt nghèo hơn, khiến tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi
nhuận bị giảm sút.
- Quy trình quản trị của các ngân hàng thương mại chưa phù hợp với các nguyên tắc
và chuẩn mực quốc tế, tính minh bạch còn thấp. Khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế
Việt Nam nói chung và của khu vực ngân hàng nói riêng còn rất thấp.
10
- Các ngân hàng lớn của quốc tế và khu vực như ANZ, HSBC, Citibank sẽ hiện diện
ngày càng mạnh mẽ và có cạnh tranh với các ngân hàng của Việt Nam, trong đó có ACB.
Các tổ chức này có thế mạnh về sản phẩm dịch vụ, kinh nghiệm, sự chuyên nghiệp và
nguồn vốn tạo nên những thách thức lớn cho những tổ chức tài chính trong nước .
Năng lực chấp nhận rủi ro và quản lý rủi ro: trong các hoạt động có rủi ro vốn
ACB luôn giữ nguyên tắc thận trọng. Tuy nhiên trong điều kiện mới, các cơ hội đang
xuất hiện nhiều, việc chấp nhận các rủi ro cao hơn cũng như chấp nhận các loại rủi ro
mới là điều cần thiết cho phát triển. Tuy nhiên việc chấp nhận rủi ro không diễn ra đơn
chiều mà đòi hỏi xây dựng một hệ thống định dạng và quản lý rủi ro chuyên nghiệp để
đảm bảo cho sự tăng trưởng bền vững.
Năng lực chớp thời cơ tạo ra bứt phá: Nhu cầu dịch vụ tài chính gia tăng, cổ
phần hóa được đẩy mạnh, thị trường bất động sản thay đổi về chất, thị trường vốn phát
triển tốc độ cao, hành vi tiêu dùng và sử dụng sản phẩm thay đổi nhanh… ACB chỉ cần
tận dụng được 1 cơ hội cũng sẽ tạo ra sự tăng trưởng đột biến về cả lượng và chất. Đặc
biệt cần chú ý năng lực lựa chọn, đầu tư và làm chủ công nghệ thích hợp.
Năng lực hợp tác và học tập: 2005-2015 sẽ là giai đoạn hợp tác, tạo dựng các liên
minh, xây dựng và phát triển thị trường (là một phần của quá trình hội nhập)… Năng lực
hợp tác và học tập để tiếp nhận các kiến thức mới sẽ là động cơ quan trọng để một ngân
hàng như ACB có thể lớn lên nhanh.Năng lực cạnh tranh và đối đầu: Chấp nhận cạnh
tranh trực tiếp đối đầu, đủ năng lực – bao gồm cả năng lực tài chính – để khai phá các sản
phẩm mới, khách hàng mới… đòi hỏi các giải pháp phi truyền thống.
Năng lực sáng tạo và đi tiên phong: Các sản phẩm ngân hàng truyền thống hiện
nay tại Việt Nam khá đơn giản, dễ bắt chước và khó tạo nên sự khác biệt. Các sản phẩm
như thẻ tín dụng, cho vay mua nhà, tiêu dùng, sản xuất kinh doanh hộ gia đình và dịch vụ
địa ốc tạo nên sự khác biệt cho ACB thời gian qua. Việc nâng cao năng lực sáng tạo để
tiếp tục duy trì vị thế là yêu cầu mang tính sống còn đối với ACB.
Năng lực thích ứng và quản lý sự thay đổi nhanh, liên tục: Việc áp dụng các
thông lệ và chuẩn mực tốt nhất trong môi trường kinh doanh đang thay đổi với tốc độ
chóng mặt đòi hỏi tất cả các thành viên của hệ thống ACB phải luôn tự thích ứng với các
11
yêu cầu mới. Điều này đòi hỏi ở con người ACB sự sẵn sàng cả về tâm lý lẫn thể chất để
có thể theo kịp yêu cầu của chính hệ thống.
Kinh nghiệm của hơn 13 năm hoạt động cho phép khẳng định rằng vào những thời
điểm cần thiết ACB luôn có khả năng tập trung nguồn lực, vượt qua thách thức, tận dụng
cơ hội và phát triển bềnvững.
3.2 Điểm mạnh điểm yếu:
a. Điểm mạnh:
ACB đang có một thế đứng vững chắc trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam.
Thị phần: ACB hiện đang nắm giữ 6% thị phần huy động tiết kiệm của cả
nước, trên 57% thị phẩn chủ thẻ tín dụng quốc tế, trên 55% thị phần chuyển tiền nhanh
Western Union. Mạng lưới của ACB đã có mặt tại các địa bàn trọng điểm phát triển kinh
tế - xã hội trên cả nước. ACB là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trong khối NHTMCP,
đứng thứ 5 trong toàn ngành ngân hàng.
Tăng trưởng: ACB có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững đạt gấp 2-2.5
lần tốc độ tăng trưởng của ngành trong 3 năm liên tục.
Thương hiệu: ACB đã trở thành một thương hiệu mạnh trong cũng như
ngoài nước, nằm trong Top 100 thương hiệu mạnh Việt Nam, 1 trong 2 ngân hàng nhận
giải thưởng Tin & Dùng của người tiêu dùng do TBKTVN bầu chọn. Cho đến nay ACB
là ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong một năm (2006) nhận 3 giải
thưởng quốc tế danh giá do tạp chí The Banker thuộc tập đoàn Financial Times, The
Asian Banker và EuroMoney trao tặng.
Chất lượng tài sản Có: ACB đang sở hữu danh mục tài sản Có với giá trị
hiện tại cũng như tiềm năng tăng trưởng giá trị cao. Đó là danh mục cho vay chất lượng
(Nợ quá hạn<1%, đảm bảo bằng tài sản là bất động sản chiếm 85%), đầu tư hiệu quả, tài
sản cố định khi định giá lại giá trị tăng ròng xấp xỉ 16 triệu USD.
Sản phẩm: ACB đang cung cấp cho khách hàng hơn 200 sản phẩm cơ bản
(tương đương hơn 600 sản phẩm tiện ích), là ngân hàng có danh mục sản phẩm dịch vụ
được coi là vào loại phong phú nhất trong hệ thống các NHTM Việt Nam.
12
Khách hàng: ACB đang quản lý trên 413.000 tài khoản khách hàng cá
nhân, trên 19.000 tài khoản của khách hàng doanh nghiệp. Có gần 49.000 khách hàng vay
là cá nhân và hơn 2.000 khách hàng vay là doanh nghiệp.
ACB là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam, với
hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp và gần 10.000 nhân viên làm việc, với nhiều
loại hình sản phẩm, dịch vụ đa dạng. Bên cạnh đó, chiến lược duy trì phát triển các chi
nhánh hiện tại và tăng cường mở rộng mạng lưới sẽ tạo cho nhân viên nhiều cơ hội thăng
tiến. Chính sách nhân sự của ACB ưu tiên đề bạt những nhân viên trẻ có năng lực, có
lòng nhiệt huyết, và có thành tích tốt trong công việc lên các cấp quản lý cấp trung và cấp
cao. Đây là điểm hẹn tuyệt vời cho những ai tích lũy đủ kiến thức và kinh nghiệm cần
thiết, có ước mơ vươn lên và nhu cầu tự khẳng định mình biến ước mơ thành hiện thực.
Mục tiêu của ACB là trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, do đó ngân
hàng Á Châu đã không ngừng cải thiện để trở thành nhà tuyển dụng được ưu tiên chọn
lựa của các bạn sinh viên xuất sắc, của những người có kinh nghiệm và trình độ chuyên
môn cao. ACB tự hào là ngân hàng tại Việt Nam duy nhất có Trung tâm đào tạo riêng để
đào tạo cho nhân viên. Nhân viên hàng năm được tham gia các khóa đào tạo trong và
ngoài ngân hàng để nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đối với nhân
viên mới tuyển dụng, ACB tạo điều kiện cho tiếp thu các kiến thức thực tế thông qua việc
học hỏi kinh nghiệm của các anh, chị nhân viên đi trước. Cuối mỗi năm, tất cả nhân viên
đều được đánh giá thành tích công việc. Những mục tiêu phát triển nghề nghiệp mà nhân
viên đã đăng ký từ đầu năm được thảo luận giữa nhân viên với trưởng đơn vị nhằm xác
định những điểm cần cải thiện và những điểm nổi bật. Nhân viên sẽ cải thiện các điểm
yếu thông qua nhiều hình thức đào tạo. Các điểm nổi bật sẽ được Phòng Nhân sự ghi
nhận để làm căn cứ xem xét việc phát triển nghề nghiệp của nhân viên.
Nguồn nhân lực của ACB với 93% là đại học và trên đại học được tuyển chọn, đào
tạo căn bản cả trong lẫn ngoài nước được coi là có chất lượng cao hiện nay. Tính đến
ngày 28/02/2010 tổng số nhân viên của Ngân hàng Á Châu là 6.749 người. (Trên Đại
học: 94 người, Đại học: 5.817 người, Cao đẳng, Trung cấp: 902 người). Mức Lương
Bình Quân: 8.668.000 đồng/tháng (năm 2008).
13
Đội ngũ lãnh đạo có bề dày kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Trong hai
ngày 16 và 17/03/2008 tại Khách sạn Melia Hà Nội, trước sự chứng kiến các CEO, các
nhà lãnh đạo, các chuyên gia tài chính ngân hàng và các cơ quan truyền thông của Việt
Nam và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Ông Đỗ Minh Toàn – Phó Tổng Giám
Đốc, kiêm Giám Đốc Khối Khách hàng doanh nghiệp và Ông Bùi Tấn Tài – Phó Tổng
Giám Đốc, kiêm Giám Đốc Khối Khách hàng cá nhân của Ngân hàng Á Châu (ACB) đã
lần lượt nhận giải “Nhà lãnh đạo trẻ triển vọng của Việt Nam năm 2007” (Promising
Young Banker Award for Viet Nam 2007) và giải “Một trong 100 nhà lãnh đạo trẻ triển
vọng nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Vùng Vịnh năm 2007”(One of 100
Most Promising Young Bankers in the Asia Pacific and Guft region) do The Asian
Banker trao tặng. Hai ông là đại diện duy nhất của Việt Nam cùng với các nhà lãnh đạo
trẻ thuộc các quốc gia khác tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã vinh dự nhận
được giải thưởng này.
b. Điểm yếu:
- Hoạt động tín dụng của ngân hàng tập trung vào địa bàn TP Hồ Chí Minh là chủ
yếu, trong khi nhu cầu về tín dụng của các vùng miền khác là không nhỏ.
- Thị phần huy động và cho vay của ACB chiếm phần khá nhỏ trong hệ thống ngân
hàng thương mại: 4.39% và 2.43%. Qui mô nhỏ không giúp ACB có hiệu quả trên qui
mô (economy of scale).
- Những yếu kém của ngân hàng trong nước nói chung và ACB nói riêng:
Chưa thực sự chú trọng vào các chính sách nhân sự nhằm thu hút và giữ
người giỏi một cách hiệu quả. Bởi vì hầu hết các ngân hàng chỉ nghĩ đến việc dùng tiền
để giữ người và lấy người từ các ngân hàng khác. Đây là một sai lầm cơ bản. Bởi tiền
không phải là yếu tố quyết định đến việc chọn và giữ được người giỏi ở lại làm việc.
Chính sách nhân sự chưa tốt (Ví dụ : Ngân hàng Phương Nam mới gặp
phải tình huống rò rỉ thông tin tín dụng và dẫn đến một bầu không khí hoảng loạn tại các
chi nhánh tại thời điểm xảy ra khủng khoảng). Các ngân hàng cần có một chính sách
nhân sự để làm sao cho người lao động cảm thấy ngân hàng là ngôi nhà thứ hai của họ, là
nơi để nuôi sống gia đình họ. Có vậy họ mới đặt trọn niềm tin và làm việc một cách hăng
14
say nhiệt tình. Qua đó niềm tin từ nhân viên mới truyền được đến khách hàng của ngân
hàng.
Số lượng và chất lượng dịch vụ NH còn thua kém khu vực và thế giới.
Hiện nay Vietcombank là ngân hàng có số lượng sản phẩm dịch vụ lớn nhất. Tiếp theo
đến ACB, với hơn 200 sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên, với số lượng như vậy vẫn chưa đủ
khả năng để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài khi họ vào Việt Nam, cũng như
chưa thể đáp ứng được những nhu cầu đặc thù của khách hàng. Bên cạnh đó, thời gian
phục vụ vẫn thường chiếm khá nhiều thời gian của khách hàng.
Các dịch vụ ngân hàng trong nước còn rất đơn điệu, chất lượng chưa cao,
còn nặng về các dịch vụ truyền thống mà chưa có định hướng theo nhu cầu của khách
hàng. Huy động vốn chủ yếu dưới dạng tiền gửi (chiếm 94% tổng nguồn vốn huy động)
và cấp tín dụng là hoạt động chủ yếu (chiếm trên 80% tổng thu nhập).
Tiến độ thực hiện công việc chậm chạp, tại các ngân hàng nước ngoài
khách hàng thường chỉ mất 3-5 phút là xong một giao dịch, nhưng tại ngân hàng trong
nước cũng một dịch vụ như vậy phải mất từ 8 - 10 phút, thậm chí 15 phút. Đây cũng là
một nguyên nhân khiến cho khách hàng bắt đầu tìm đến các ngân hàng nước ngoài ngày
càng nhiều hơn.
Xu hướng của khác hàng thay đổi : Theo kết quả điều tra của Chương
trình Phát triển Liên hiệp quốc, có 45% khách hàng (là doanh nghiệp và cá nhân) sẽ
chuyển sang vay vốn của ngân hàng nước ngoài; 50% chọn dịch vụ ngân hàng nước
ngoài thay thế và 50% còn lại chọn ngân hàng nước ngoài để gửi tiền, đặc biệt là ngoại
tệ,...
Năng lực tài chính của các ngân hàng trong nước còn rất nhỏ. Mặc dù gần
đây các ngân hàng trong nước đã bán cổ phần hoặc liên doanh liên kết để tăng thêm
nguồn vốn, nhưng mặt bằng chung là vẫn nhỏ so với thực tế.Vì vậy các ngân hàng sẽ gặp
khó khăn khi có những tình huống phát sinh liên quan đến việc chi trả tiền mặt một loạt
cho khách hàng. Không những vậy, với năng lực tài chính hạn chế thì ngân hàng khó mà
tiếp cận được các dự án đòi hỏi số vốn lớn.
4. Định hướng phát triển:
Qua phân tích Ma trận SWOT, ta có thể thấy được chiến lược phát triển của ACB
thể hiện ở một số điểm như sau:
15
- Mở rộng quy mô hoạt động của các phòng giao dịch, chi nhánh, mở rộng mạng
lưới trong và ngoài nước
- Tạo sự tiện ích cao nhất cho khách hàng, giữ khách hàng trung thành, tìm kiếm
khách hàng mới, nâng cao vị thế là đơn vị đầu tàu của ngành ngân hàng Việt Nam, vươn
lên tầm khu vực và thế giới
- Tăng cường công tác thông tin, quảng bá ngân hàng nhằm giữ vững uy tín, tránh
các tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng đến hoạt động chung.
- Mức độ cạnh tranh hiện nay trên thị trường Tài chính Ngân hàng ở Việt Nam
ngày càng khốc liệt với sự gia nhập không chỉ của các ngân hàng nội địa mà còn có khá
nhiều tên tuổi ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam như HSBC,
Standard Chartered, ANZ, Hong Leong (Malaysia) và Shinhan (Hàn Quốc) với nguồn
vốn mạnh, kinh nghiệm, nguồn nhân lực trình độ cao với những mô hình hoạt động hiện
đại. Do đó ACB cần tự thay đổi mình, bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới dựa trên
những thế mạnh sẵn có (so với các NH khác trong nước : vốn, nguồn nhân lực, uy tín,
khách hàng…..)
II. Những rủi ro mà ngân hàng ACB có thể gặp:
1. Những rủi ro đặc thù của ngành ngân hàng:
Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng được hiểu là những biến cố không mong đợi mà
khi xãy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so
với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một
nghiệp vụ tài chính nhất định.
Qua khái niệm nêu trên, có thể rút ra một số nhận xét sau để hiểu rõ hơn về bản chất
của rủi ro:
Một là, rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đại lượng đồng biến với nhau
trong một phạm vi nhất định.
Hai là, khi đề cập đến rủi ro, người ta thường nhắc đến hai yếu tố mang tính đặc trưng
của rủi ro là biên độ rủi ro: mức độ thiệt hại do rủi ro gây ra và tần suất xuất hiện rủi ro:
số trường hợp thuận lợi để rủi ro xuất hiện/tổng số trường hợp đồng khả năng.
Ba là, rủi ro là yếu tố khách quan nên người ta không thể nào loại trừ được hẳn mà chỉ
có thể hạn chế sự xuất hiện và những tác hại của chúng gây ra.
16
a. Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng:
 Rủi ro về lãi suất: Lãi suất được định nghĩa là chi phí để vay hoặc giá phải trả để
thuê vốn trong một thời gian nào đó. Trong Ngân hàng có 2 loại lãi suất : lãi suất cho
vay và lãi suất huy động, chúng tạo ra thu nhập và chi phí cho Ngân hàng. Trong nền
kinh tế thị trường, lãi suất là một loại giá cả luôn biến động theo quy luật cung cầu.
Rủi ro lãi suất mà Ngân hàng phải gánh chịu là sự biến động về lãi suất làm thay đổi
tiền lãi của Ngân hàng. Chẳng hạn, lãi suất cho vay giảm trong khi lãi suất tiền gửi
hoặc trái phiếu giữ nguyên làm giảm thu nhập của Ngân hàng. Những thiệt hại do rủi
ro lãi suất gây ra làm cho chi phí nguồn vốn cao hơn thu nhập từ sử dụng vốn làm
cho kinh doanh Ngân hàng bị thua lỗ.
 Rủi ro về tín dụng: Là rủi ro xảy ra trong hoạt động tín dụng và là loại rủi ro lớn
nhất và thường xuyên nhất vì các món cho vay của Ngân hàng thương mại chiếm tới
2/3 tổng tài sản có. Hoạt động cho vay sẽ mang lại nguồn thu nhập lớn nhất cho các
Ngân hàng thương mại nếu các khoản tín dụng được cấp ra không gặp phải rủi ro,
ngược lại các khoản tín dụng được cấp ra cũng có thể gây nên nhiều phiền toái, tổn
thất cho Ngân hàng nếu các khoản tín dụng đó không được thu hồi cả gốc và lãi.
Trong nhiều trường hợp rủi ro tín dụng quá lớn so với vốn tự có của Ngân hàng thì
Ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thậm chí có thể bị vỡ nợ hoặc phá sản.
 Rủi ro về ngoại hối: Tỷ giá của các đồng ngoại tế biến đổi không ngừng dẫn đến
việc kinh doanh ngoại hổi cũng luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro . Những rủi ro này có
thể phát sinh thông qua các hoạt động khi ngân hàng giao dịch các đồng tiền nước
ngoài nhằm phục vụ cho khách hàng hoặc cho chính bản thân mình. Vì vậy bị ảnh
hưởng từ loại rủi ro này không chỉ là phía ngân hàng mà con cả đối với khách hàng.
Hoạt động ngoại hối của ACB chủ yếu nhằm phục vụ thanh toán quốc tế cho khách
hàng doanh nghiệp. Các hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường quốc tế chiếm tỉ
trọng không lớn.
17
 Rủi ro về thanh khoản: Rủi ro thanh toán phát sinh khi dân chúng mất lòng tin vào
Ngân hàng hoặc nhu cầu rút tiền có tính chất thời vụ mà ngân hàng không dự tính
trước được đòi hỏi Ngân hàng phải chi trả tức thời một khoản tiền lớn hơn mức bình
thường. Trong bối cảnh đó, hầu hết các ngân hàng đều phải đối phó với tình huống
tương tự, thì chi phí để huy động vốn bổ sung tăng lên một cách đáng kể do lượng
vốn cung ứng trên thị trường giảm. Hậu quả là ngân hàng phải bán một số tài sản có
độ thanh khoản thấp càng ngày càng nghiêm trọng, nếu tất cả người gửi tiền đồng
loạt yêu cầu chi trả toàn bộ tiền gửi của họ thì dẫn đến Ngân hàng chỉ đang từ chỗ
phải đối phó với rủi ro thanh khoản đến chỗ phải đối mặt với rủi ro phá sản.
 Rủi ro từ hoạt động ngoại bảng: của ACB chủ yếu bao gồm các khoản cam kết cho
vay và các hình thức bảo lãnh. Một xu hướng đang phát triển mạnh mẽ trong hoạt
động của một Ngân hàng hiện đại là việc mở rộng các nghiệp vụ ngoại bảng. Theo
định nghĩa hoạt động ngoại bảng là các hoạt động không thuộc bảng cân đối tài sản (
nội bảng). Tuy nhiên, các hoạt động ngoại bảng có ảnh hưởng tới trạng thái tương lai
của bảng cân đối tài sản nội bảng, bởi vì các hoạt động ngoại bảng có thể tạo ra
những tài sản có và tài sản nợ bổ sung cho bảng cân đối nội bảng. Ví dụ về hoạt động
ngoại bảng của Ngân hàng như phát hành tín dụng dự phòng bảo lãnh cho công ty
phát hành trái phiếu. Rất nhiều công ty không thể phát hành được trái phiếu nếu
không có bảo lãnh thư của ngân hàng.
Xuất phát từ tính chất của các hoạt động ngoai bảng là Ngân hàng thu được lãi
trong khi không phải sử dụng vốn kinh doanh cho nên đã khuyến khích các hoạt
động ngoại bảng ngày càng phát triển. Tuy nhiên, những hoạt động này cũng tiềm ẩn
nhiều rủi ro. Chẳng hạn, trong trường hợp công ty phát hành trái phiếu phá sản thì
Ngân hàng phải đứng ra thanh toán toàn bộ gốc và lãi chứng khoán do công ty đó
phát hành, điều này dẫn đến bảo lãnh thư đã trở thành một bộ phận trong bảng cân
đối tài sản nội bảng, nghĩa là Ngân hàng phải sử dụng vốn kinh doanh của mình để
trang trải những gì cam kết trong thư bảo lãnh. Trong thực tế, những trường hợp thua
lỗ nghiêm trọng trong các hoạt động ngoại bảng đã trở thành những nguyên nhân
chính khiến cho Ngân hàng có thể phá sản.
18
 Rủi ro luật pháp: liên quan đến những sự cố hoặc sai sót trong quá trình hoạt động
kinh doanh làm thiệt hại cho khách hàng và đối tác dẫn đến việc ngân hàng bị khởi
kiện. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro này là do con người hoặc hệ thống công nghệ
thông tin.
 Rủi ro khác: liên quan đến các trường hợp bất khả kháng như: thiên tại, lụt lội, cháy,
nổ v.v… Ngoài ra còn có rủi ro vận hành: là những tổn thất phát sinh do cơ chế vận
hành của ngân hàng không thích hợp, không tuân thủ đúng các qui trình, quy định
nội bộ, nhầm lẫn của con người, các hành động ngoại vi như lừa đảo, tin tặc v.v…
b. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong kinh doanh ngân hàng: có 3 nhóm
nguyên nhân dẫn đến rủi ro:
Nhóm nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị ngân hàng:
 Do không quản lý chặt chẽ thanh khoản dẫn đến thiếu khả năng chi trả
 Cho vay và đầu tư quá mức, ví dụ tập trung cho vay quá nhiều vào một doanh nghiệp
hoặc một ngành nào đó; trong đầu tư chỉ chú trọng vào một loại chứng khoán có rủi
ro cao
 Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không đầy đủ
dẫn đến cho vay hoặc đầu tư không hợp lý.
 Do hoạt động kinh doanh trái pháp luật, tham ô...
 Do cán bộ ngân hàng thiếu đạo đức nghề nghiệp, yếu kém về trình độ
 nghiệp vụ.
Nhóm nguyên nhân thuộc về phía khách hàng:
 Do khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý.
 Do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, kém hiệu quả.
 Khách hàng kinh doanh thua lỗ liên tục, hàng hoá không tiêu thụ được.
 Quản lý vốn không hợp lý dẫn đến thiếu khả năng thanh khoản.
 Chủ doanh nghiệp vay vốn thiếu năng lực điều hành, tham ô, lừa đảo.
Nhóm nguyên nhân khách quan từ môi trường hoạt động kinh doanh:
 Do thiên tai, hoả hoạn.
 Tình hình an ninh, chính trị trong nước, khu vực không ổn định.
 Do khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, mất cân bằng cán cân
19
 thanh toán quốc tế dẫn đến tỷ giá hối đoái biến động bất thường.
 Môi trường pháp lý bất lợi, lỏng lẻo trong quản lý vĩ mô.
c. Ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng:
Rủi ro xảy ra sẽ gây tổn thất về tài sản cho ngân hàng. Những tổn thất thường gặp là
mất vốn khi cho vay, gia tăng chi phí hoạt động, giảm sút lợi nhuận, giảm sút giá trị của
tài sản,...
Rủi ro làm giảm uy tín của ngân hàng, sự tín nhiệm của khách hàng và có thể đánh
mất thương hiệu của ngân hàng. Một ngân hàng kinh doanh bị lỗ liên tục hoặc thường
xuyên không đủ khả năng thanh khoản có thể dẫn đến một cuộc rút tiền quy mô lớn và
con đường phá sản là tất yếu.
Rủi ro khiến ngân hàng bị lỗ và bị phá sản, sẽ ảnh hưởng đến hàng ngàn người gửi
tiền, hàng ngàn doanh nghiệp không được đáp ứng vốn... làm cho nền kinh tế bị suy
thoái, giá cả tăng cao, sức mua giảm sút, thất nghiệp tăng, gây rối loạn trật tự xã hội, và
hơn nữa sẽ kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàng trong nước và khu vực. Ngoài
ra, sự phá sản của một ngân hàng sẽ dẫn đến sự hoảng loạn của hàng loạt ngân hàng khác
và ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế.
2. Rủi ro thanh khoản do tin đồn thất thiệt:
a. Rủi ro thanh khoản:
Tính thanh khoản của ngân hàng thương mại được xem như khả năng tức thời (the
short-run ability) để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam
kết. Như vậy, rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung ứng
đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ nhưng với chi
phí cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả
năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay
mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán.
Quản trị rủi ro thanh khoản là việc quản lý có hiệu quả cấu trúc tính thanh khoản (tính
lỏng) của tài sản và quản lý tốt cấu trúc danh mục của nguồn vốn.
Bản chất của hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng có thể đúc kết ở
hai nội dung sau:
20
Một là, hiếm khi nào tại một thời điểm mà tổng cung thanh khoản bằng với tổng cầu
thanh khoản. Do vậy, ngân hàng phải thường xuyên đối mặt với tình trạng thâm hụt hay
thặng dư thanh khoản.
Hai là, thanh khoản và khả năng sinh lời là hai đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau, nghĩa
là một tài sản có tính thanh khoản càng cao thì khả năng sinh lời của tài sản đó càng thấp
và ngược lại; một nguồn vốn có tính thanh khoản càng cao thì thường có chi phí huy
động càng lớn và do đó, làm giảm khả năng sinh lời khi sử dụng để cho vay.
Ngân hàng cần dự trữ thanh khoản để chi trả những chi phí thường xuyên, như lãi tiền
gửi..., và cả những cú sốc thanh khoản không mong đợi, như một cuộc rút tiền gửi hàng
loạt hay yêu cầu vay vốn lớn. Một ví dụ điển hình cho cú sốc thanh khoản là nhiều người
đổ xô đến ngân hàng rút tiền ở cùng một thời điểm. Trong hoàn cảnh đó, hầu như không
một ngân hàng nào có thể đáp ứng hết những yêu cầu này và dễ dẫn đến nguy cơ sụp đổ,
ngay cả khi ngân hàng đó chưa mất khả năng thanh toán. Tất nhiên, khả năng dự trữ
thanh khoản kém chưa hẳn sẽ đưa đến sự sụp đổ của một ngân hàng, nhưng chắn chắc,
ngân hàng sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để ứng phó với một cú sốc thanh khoản
không lường trước. Và điều đó sẽ làm giảm đáng kể lợi nhuận của ngân hàng và suy đến
cùng khả năng sụp đổ là hoàn toàn có thể.
Thanh khoản mang ý nghĩa thời điểm rất lớn, theo nghĩa, một số yêu cầu thanh khoản
là tức thời hoặc gần như tức thời. Chẳng hạn, một khoản tiền gửi lớn đến hạn và khách
hàng không có ý định tiếp tục duy trì số vốn này tại ngân hàng; khi đó, ngân hàng buộc
phải tìm kiếm các nguồn vốn có thể sử dụng ngay như vay từ TCTD khác. Ngoài ra, yếu
tố thời vụ, chu kỳ cũng rất đáng quan trọng trong việc dự kiến cầu thanh khoản dài hạn.
Ví dụ, cầu về thanh khoản thường rất lớn vào mùa hè, cuối hè gắn với ngày tựu trường,
ngày nghỉ và các kế hoạch du lịch của khách hàng. Việc kế hoạch được những yêu cầu
thanh khoản này, sẽ giúp ngân hàng hoạch định được nhiều nguồn đáp ứng cầu thanh
khoản dài hạn hơn là trong trường hợp đối với cầu thanh khoản ngắn hạn.
Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản:
Nguyên nhân bên ngoài:
 Khủng hoảng nền kinh tế
 Khủng hoảng khu vực tài chính
 Các tin đồn thất thiệt …
21
Nguyên nhân từ phía tổ chức:
 Không dự tính trước nhu cầu tài trợ khoản cho vay
 Không đáp ứng nhu cầu rút tiền ngay
 Thiếu da dạng hóa các loại hình tài trợ, các loại tiền
 Mất cân đối về thời gian đáo hạn
 Rủi ro thanh khoản cục bộ trong từng loại tiền tệ
 Giảm sút uy tín đối với công chúng
b. Rủi ro thanh khoản của ngân hàng ACB do tin đồn thất thiệt:
Đầu năm 2003, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) vẫn đang kinh doanh
hiệu quả. Lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2003 của ngân hàng này tăng 20% so với cùng kì
năm 2002 (đạt xấp xỉ 170 tỷ đồng). ACB rất được khách hàng trong và ngoài nước tín
nhiệm khi gửi tiền vào. Chính vì vậy tin đồn “Tổng giám đốc của ACB Phạm Văn Thiệt
bỏ trốn” đã gây nên một cú “sốc” trong dư luận người dân TP.HCM, đặc biệt là những
người có tiền gửi ở ACB.
Sau đây là một số diễn biến chính của sự việc:
 Đầu tháng 10/2003, bắt đầu có những lời xì xào, bàn tán đầu tiên rằng tổng giám đốc
(TGĐ) ACB đã bỏ trốn.
 Khoảng một tuần sau, vào ngày chủ nhật(12/10) và thứ 2 (13/10), tin đồn lan rộng
trong dư luận TP.HCM.
 Ngày 14/10/2003, tình trạng căng thẳng lên đến “đỉnh điểm” khi hàng ngàn người
dân đổ xô đi rút tiển ở hội sở chính của ACB trên đường Nguyễn Thị Minh Khai và
chi nhánh tại số 30 Mạc Đĩnh Chi (Quận 1- TP.HCM). Tại hai địa điểm này dân
chúng tập trung đông đến nỗi tràn xuống cả lòng đường gây ùn tắc giao thông nhiều
giờ. Chính điều này đã đẩy tâm lí người dân đễn chỗ hoang mang, lo sợ thực sự. Rất
may, xuất hiện kịp thời trước đông đảo người dân của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam Lê Đức Thuý bên cạnh ông TGĐ Phạm Văn Thiệt cùng đại diện
chính quyền Thành phố đã là lời bác bỏ tin đồn hùng hồn nhất.
 Ngày hôm sau, 15/10, mặc dù người dân vẫn kéo đến rút tiền rất nhiều, nhưng cùng
với các cá nhân và các cơ quan có trách nhiệm, các cơ quan báo chí đồng loạt có
22
những tin, bài quan trong bác bỏ thông tin sai sự thật trên. Vì thế, đến cuối ngày, tình
hình đã dịu xuống. Khách hàng đã bắt đầu đem tiền gửi trở lại ACB.
 Ngày 16/10, sự cố gần như đã được dẹp bỏ.
 Sau một tuần, mọi chuyện đã trở lại bình thường. ACB khôi phục lại mọi hoạt động
của mình. Thậm chí lúc này, lượng khách hàng đến gửi tiền còn đông hơn trước lúc
xảy ra sự cố.
Có thể thấy nguyên nhân đặt ACB trước rủi ro thanh khoản trong trường hợp này
xuất phát từ nguyên nhân bên ngoài là “tin đồn thất thiệt” (TGĐ ACB bỏ trốn) dẫn
đến việc rút tiền hàng loạt. Đây là nguyên nhân được đánh giá khiến “các ngân hàng
khó có thể dùng công cụ thị trường để điều tiết và có hiệu quả thanh khoản của ngân
hàng”.
Sự cố này chỉ thực sự diễn ra trong một thời gian rất ngắn (khoảng 3 ngày) nhưng có
tính chất vô cùng nghiêm trọng. Cũng là lần đầu tiên ngành Ngân hàng và nền kinh
tế Việt Nam phải đối phó với một tình huống đặc biệt như vậy. Nếu không nhờ
những biện pháp tích cực, đồng bộ và hợp lý thì nguy cơ xảy ra một hiệu ứng
domino trong toàn Ngành Ngân hàng (người dân sẽ rút tiền ở tất cả các Ngân hàng)
là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Lúc đó thì hậu quả thật khó mà tưởng tượng nổi.
III. Phương án trên lý thuyết để quản trị rủi ro:
1. Rủi ro về lãi suất: Một vài công cụ có thể sử dụng để quản lý rủi ro lãi suất
bao gồm:
- Thỏa thuận lãi suất kỳ hạn (FRA): là một hợp đồng giao dịch trên thị trường
liên ngân hàng để mua hoặc bán các khoản hoàn trả lãi suất theo một mức vốn
góc danh nghĩa, được chuyển giao bằng tiền mặt. Người mua FRA nhận được
quyền khóa mức lãi suất cố định trong một thời hạn mong muốn bắt đầu từ một
thời điểm trong tương lai.
- Hợp đồng tương lai về lãi suất: tính thanh khoản cao của thị trường tương lai lãi
suất và những rủi ro lãi suất khá chuẩn hóa mà các công ty phải đối mặt đã giúp
cho công cụ này trở nên thông dụng và sử dụng khá rộng rãi điển hình là : hợp
đồng EURO giao dịch trên Chicago Mercantile Exchange (CME) và hợp đồng
23
tương lai lãi suất theo Trái phiếu kho bạc Mỹ trên Chicago Board of Trade
(CBOT).
- Hoán đổi lãi suất: thỏa thuận các hợp đồng nhằm trao đổi các dòng tiền thường
là các khoản thanh toán lãi suất theo hợp đồng nợ.
2. Rủi ro về tín dụng: Vận dụng một cách có hiệu quả các mô hình lượng hoá
rủi ro tín dụng như: mô hình chất lượng, mô hình Moody’s và Standard & Poor’s, mô
hình điểm số Z, và mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng. Ngoài ra còn có thể áp dụng các
biện pháp sau:
-Thiết lập quỹ dự phòng cho những khoản nợ khó đòi, nợ quá hạn.
- Mua bảo hiểm cho các khoản tiền gửi, tiền vay.
- Phân chia giới hạn rủi ro: không tập trung vốn cho một số khách hàng mà cho
nhiều người vay, nhiều ngân hàng cùng tài trợ cho một khách hàng, hoặc ngân hàng phân
tán rủi ro theo từng ngành nghề hoạt động kinh doanh theo xu thế phát triển và mức độ
tăng trưởng của từng ngành.
- Phân tích tình hình khách hàng theo mô hình chất lượng trước khi quyết định tín
dụng.
- Dự đoán yếu tố môi trường kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
kinh doanh như lạm phát, chính trị, tỷ giá hối đoái …
- Nâng cao chất lượng công tác kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng.
- Tham gia trung tâm thông tin tín dụng.
3. Rủi ro ngoại hối:
- Giao dịch kỳ hạn: Mục đích của các hợp đồng kỳ hạn là nhằm loại trừ những
khả năng không chắc chắn về tỷ giá giao ngay tại thời điểm tín dụng đến hạn.
Như vậy, thay vì chờ đến tận thời điểm cuối năm, mới chuyển lượng ngoại tệ thu được
thành nội tệ với một mức tỷ giá giao ngay chưa biết trước, thì ngân hàng có thể tại thời
điểm ngày hôm nay bán có kỳ hạn 1 năm lượng ngoại tệ dự tính sẽ thu được bao gồm cả
gốc và lãi tại mức tỷ giá kỳ hạn đã biết để nhận nội tệ. Việc giao nhận giữa ngoại tệ và
nội tệ được thực hiện tại thời điểm cuối năm. Như vậy, bằng cách bán kỳ hạn số ngoại tệ
dự tính thu được với một tỷ giá đã được xác định ngay ngày hôm nay, ngân hàng đã tránh
được rủi ro do tỷ giá biến động tại thời điểm cuối năm và do đó, đảm bảo được mức lợi
tức dự tính trong hoạt động tín dụng bằng ngoại tệ.
24
- Hợp đồng tương lai: Thay vì sử dụng nghiệp vụ kỳ hạn, ngân hàng cũng có thể
sử dụng các hợp đồng tương lai được giao dịch trên cơ sở có tổ chức. Cần phải xác định
số lượng hợp đồng mà ngân hàng phải bán là số lượng mà sao cho lợi nhuận thu được từ
các hợp đồng tương lai này để bù đắp mọi thua lỗ từ khoản tín dụng bằng ngoại tệ khi giá
trị đồng ngoại tệ giảm so với đồng nội tệ.
- Giao dịch quyền chọn: Giống như hoạt động của nhà nhập khẩu và nhà xuất
khẩu, nhà đi vay và cho vay bằng ngoại tệ bảo hiểm rủi ro ngoại hối thông qua hợp đồng
quyền chọn tiền tệ, một khả năng tương tự là việc các ngân hàng cũng có thể sử dụng
được các hợp đồng quyền chọn nhằm bảo hiểm rủi ro ngoại hối. Tuy nhiên, chúng ta phải
trả một khoản chi phí nhất định khi tham gia giao dịch này và khoản chi phí này sẽ chênh
lệch nhau phù thuộc vào các yếu tố: sự tồn tại rủi ro cơ bản, tính thanh khoản của thị
trường, kỳ hạn của hợp đồng và bản chất của quyền chọn.
- Giao dịch hoán đổi tiền tệ: Hoán đổi tiền tệ được các ngân hàng sử dụng rất
phổ biến. Trong trường hợp các tiền tệ trên bảng cân đối tài sản không cân xứng với
nhau, chúng ta dễ thấy rằng trong giao dịch hoán đổi tiền tệ thì phần gốc và phần lãi đều
được bao gồm trong hợp đồng. Đối với giao dịch hoán đổi lãi suất thì chỉ phần thanh toán
lãi suất là bao gồm trong hợp đồng. Lý do là vì trong giao dịch hoán đổi tiền tệ thì cả
phần gốc và phần lãi đều bộc lộ rủi ro ngoại hối.
4. Rủi ro về thanh khoản:
- Duy trì dự trữ đáp ứng nhu cầu thanh khoản:
+ Đáp ứng nhu cầu dự trữ bắt buộc
+ Đáp ứng nhu câu dự trữ theo cân đối của TCTD
- Phân tích luồng tiền dự kiến:
+ Khối lượng rót vốn dự kiến của các khoản cho vay
+ Mức độ chấp nhận của các đơn xin vay đang xem xét
+ Mức độ quay vòng bình thường của các khoản tiền gửi có kỳ hạn
+ Thời gian đáo hạn thực của tiền gửi không kỳ hạn
- Quản lý khe hỡ:
+ Xác định cung thanh khoản
+ Xác định cầu thanh khoản
+ Các kỹ năng xử lý khe hở thanh khoản
25
- Thiết lập các hạn mức an toàn thanh khoản
+ Thang đáo hạn
+ Qui định hạn mức tỷ lệ tối đa tiền gửi không kỳ hạn, tiền huy động ngắn hạn,
cho vay tiêu dùng….
- Đa dạng các hình thức cho vay, đầu tư và duy trì các tài sản có tính lỏng khác
nhau
- Xây dựng kế hoạch dự phòng để đối phó với trường hợp khủng hoảng thanh
khoản
+ Có phương án xử lý khủng hoảng
+ Tìm kiếm sự hỗ trợ của các tổ chức khác
5. Rủi ro về luật pháp:
Để phòng chống rủi ro này, Ngân hàng chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ chính
theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Đến tháng 9/2006 các quy trình nghiệp vụ chính đã được
chuẩn hóa bao gồm: nghiệp vụ tiền gủi, chuyển tiền, tín dụng, bao thanh toán, nghiệp vụ
quyền chọn, kinh doanh vàng và ngoại hối. Bên cạnh đó các quy trình trong quản lý bao
gồm: tuyển dụng, đào tạo, đánh giá nội bộ, thiết kế và phát triển sản phẩm, quản lý tài sản
khách hàng, v.v. đã được tiêu chuẩn hóa. Hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng
thường được cải tiến để nâng cao tính ổn định, an toàn và bảo mật. Ban pháp chế thuộc
Khối Giám sát điều hành của Ngân hàng có nhiệm vụ chính trong việc đảm bảo các
quyền lợi hợp lý và hợp pháp trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
IV. Phương án tối ưu: trong hiện tại và tương lai trên thực tế
1. Rủi ro lãi suất:
ACB quản lý rủi ro lãi suất theo nguyên tắc cẩn trọng. Hội đồng ALCO sử dụng
nhiều công cụ để giám sát và quản lý rủi ro lãi suất bao gồm: Biểu đồ lệch kỳ hạn tái định
giá (repricing gap). Thời lượng của tài sản nợ và tài sản có (duration). Hệ số nhạy cảm
(factor sensitivity). Báo cáo về nội dung nói trên do Phòng Quản lý rủi ro của ACB lập
định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng cho từng loại tiền và vàng. Dựa trên báo cáo
và những nhận định về diễn biến, xu hướng của lãi suất trên thị trường trong các cuộc
họp hàng tháng của Hội đồng ALCO. Ban điều hành ngân quỹ hàng ngày sẽ quyết định
duy trì các mức chênh lệch thích hợp để định hướng cho các hoạt động của Ngân hàng.
26
Trong quản trị tài sản nợ - tài sản có, ACB phân loại các kỳ hạn theo đúng bản chất của
nó. Cụ thể: đối với các khoản tiền gửi rút gốc linh hoạt, khi phân tích kỳ hạn không được
dựa vào kỳ hạn khách hàng cam kết gửi mà phải đưa vào khoản tiền gửi không kỳ hạn.
Nghiêm túc thực hiện quy định về việc tính số tiền dự trữ bắt buộc phải duy trì, các
khoản tiền gửi có kỳ hạn ghi trên hợp đồng phải phản ánh đúng kỳ hạn mà khách hàng
thực gửi. Để đảm bảo an toàn hoạt động trong ngân hàng nói riêng và toàn hệ thống nói
chung, các ngân hàng trong nước cần hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong việc chia sẻ về kinh
nghiệm cũng như mô hình quản lý tài sản nợ - có. Nếu một ngân hàng không thực hiện
tốt công tác quản trị tài sản nợ - tài sản có sẽ dễ dàng gây ra cuộc đua lãi suất, hậu quả
của nó có thể làm sói mòn niềm tin của người dân đến toàn bộ hệ thống ngân hàng, ảnh
hưởng đến việc huy động vốn của các ngân hàng khác trong hệ thống.
2. Rủi ro tín dụng:
Từ nhiều năm nay ACB đa thực hiện chính sách tín dụng thận trọng. Để thực hiện
xét duyệt và quyết định cấp các khoản tín dụng và bảo lãnh, ACB tổ chức thành ba cấp:
Ban tín dụng tại các chi nhánh, Ban tín dụng Hội sở, Ban tín dụng phía Bắc và cấp cao
nhất là Hội đồng tín dụng. Hội đồng tín dụng ACB bao gồm 11 thành viên trong đó có
hai thành viên Hội đồng quản trị và chín thành viên của Ban điều hành. Bên cạnh việc
quyết định cấp tín dụng hoặc bảo lãnh, Hội đồng tín dụng còn quyết định các vấn đề về
chính sách tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, hạn mức phán quyết của các ban tín dụng.
Nguyên tắc cấp tín dụng là sự nhất trí 100% của các thành viên xét duyệt. Các khách
hàng vay cá nhân và doanh nghiệp đều được xếp hạng trong quá trình thẩm định. Sau khi
thẩm định, phân tích và định lượng rủi ro, các hạn mức tín dụng hoặc các khoản vay độc
lập sẽ được cấp cho từng khách hàng. Ngoài ra, ACB luôn nghiêm túc thực hiện trích lập
dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng quy định của NHNN với mức trích lập đủ các khoản
nợ quá hạn theo quyết định của HĐTD. Việc thành lập Ban Chính sách và Quản lý tín
dụng là nhằm chuyên nghiệp hóa công tác quản lý rủi ro tín dụng.
Hội đồng tín dụng phải xem xét chính sách và các biện pháp cụ thể để triển khai
và thiết lập một hệ thống Quản lý rủi ro tín dụng với hiểu biết về phạm vi, loại hình và
bản chất rủi ro, thủ thuật nhận biết, đánh giá, kiểm tra và kiếm soát liên quan đến rủi ro
tín dụng…
27
Việc triển khai và phổ biến mục tiêu chiến lược cũng cần nhất quán với các mục tiêu
chiến lược trong tổ chức. Tính phù hợp của chính sách quản lý rủi ro tín dụng có được
đảm bảo bởi các nội dung như vai trò, trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Hội đồng tín
dụng; chính sách về cơ cấu tổ chức; nhận biết, đánh giá, kiểm tra, kiểm soát và giảm
thiểu rủi ro tín dụng…
Đối với việc rà soát quá trình triển khai chính sách, Hội đồng tín dụng cần theo đúng tiến
trình bằng cách xem xét lại tính hiệu quả dựa trên các báo cáo và phát hiện về tình hình
quản lý rủi ro tín dụng thường xuyên hay trên cơ sở nhu cầu cần thiết.
Hoạt động đánh giá và cải tiến là nội dung mà Hội đồng tín dụng quan tâm. Hội đồng tín
dụng hoặc tổ chức tương đương cần kiểm tra đúng mức các nguyên nhân qua phân tích
chính xác tình hình quản lý rủi ro và đánh giá hiệu quả của quản lý rủi ro; rà soát quá
trình phân tích đánh giá và cung cấp một hệ thống thực hiện cải tiến trong khu vực có vấn
đề cùng nhược điểm về quản lý rủi ro tín dụng; cung cấp hệ thống tiếp nối và rà soát để
quá trình cải tiến theo đúng thời hạn.
3. Rủi ro ngoại hối:
Quản lý rủi ro ngoại hối tập trung vào quản lý trạng thái ngoại hối ròng và các
trạng thái kinh doanh vàng (không được dương hoặc âm quá 30% vốn tự có của Ngân
hàng), tuân thủ đúng các quy định hiện hành của NHNN. Hội đồng ALCO quyết định và
định kỳ xét duyệt lại hạn mức về trạng thái mở và hạn mức ngăn lỗ cho các nhân viên
giao dịch ngoại hối. Hội đồng thẩm duyệt xem xét, quyết định và định kỳ xét duyệt lại
hạn mức giao dịch với các đối tác. Bên cạnh đó, trạng thái cũng như rủi ro ngoại hối còn
được Ban điều hành ngân quỹ xem xét và điều chỉnh hàng ngày nhằm tối ưu hóa thu nhập
cho Ngân hàng.
4. Rủi ro về thanh khoản:
Rủi ro thanh khoản là một trong các rủi ro rất quan trọng trong hoạt động ngân
hàng, do vậy rủi ro thanh khoản được ngân hàng quan tâm đặc biệt. Quản lý rủi ro thanh
khoản tại ACB được thực hiện trong một kế hoạch tổng thể về quản lý rủi ro thanh khoản
và ứng phó với các sự cố rủi ro thanh khoản. Kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động,
Ngân hàng luôn đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản rất tốt và luôn tuân thủ các quy
định về thanh khoản của NHNN. Hội đồng ALCO, Ban điều hành ngân quỹ, Phòng Quản
lý rủi ro tùy theo phân cấp có trách nhiệm đưa ra những đánh giá định tính, định lượng
28
thanh khoản, xây dựng khung quản lý rủi ro thanh khoản và giám sát rủi ro thanh khoản.
Quản lý rủi ro thanh khoản tại ACB đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cụ thể sau:
- Tuân thủ nghiêm các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn và thanh khoản
trong hoạt động ngân hàng.
- Duy trì tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản có có thể thanh toán ngay và
các tài sản nợ sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian một tháng tiếp theo.
- Duy trì tỷ lệ tối thiểu bằng một (1) giữa tổng tài sản có có thể thanh toán ngay
trong
khoảng thời gian bảy (7) ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản nợ phải thanh toán trong
khoảng thời gian bảy (7) ngày làm việc tiếp theo.
- Tuân thủ các hạn mức thanh khoản quy định trong chính sách quản lý rủi ro
thanh khoản do Hội đồng ALCO quy định.
- Tổng hợp và phân tích động thái của khách hàng gửi tiền, xây dựng kế hoạch sử
dụng vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động có rủi ro vốn.
ACB cũng thiết lập các định mức thanh khoản như là một công cụ dự phòng tài
chính để ứng phó với các đột biến về thanh khoản. Căn cứ khả năng thanh toán ngay và
khả năng chuyển đổi thành thanh toán ngay, định mức thanh khoản chia làm bốn (4) cấp
độ từ thấp đến cao. Trong mỗi cấp độ sẽ quy định rõ các loại thanh khoản. Kế hoạch
thanh khoản dự phòng được thể hiện bằng văn bản và được Hội đồng ALCO xem xét cập
nhật hàng tháng.
Ngoài ra, Ngân hàng cũng xây dựng kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản
nhằm cung cấp cho lãnh đạo, trưởng các đơn vị, bộ phận và các nhân viên phương cách
quản lý và ứng phó khi xảy ra sự cố thanh khoản. Các bước có quan hệ mật thiết với nhau
trong quá trình ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản, bao gồm:
- Xây dựng kế hoạch: định nghĩa phân loại sự cố, mô phỏng các tình huống của sự
cố và các hành động cụ thể để ứng phó. Kế hoạch phải thể hiện bằng văn bản được thiết
lập trên công việc hàng ngày kể cả ngoài giờ làm việc. Kế hoạch phải được xem xét cập
nhật ít nhất sáu (6) tháng một lần.
- Thực hiện hành động ứng phó có hệ thống.
- Kiểm soát phương thức quản lý tình trạng khẩn cấp: quản lý mọi hành động
trong thời gian xảy ra sự cố, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình.
29
Kế hoạch ứng phó cũng bao gồm việc định nghĩa các mức độ khẩn cấp của thanh
khoản và các biện pháp ngăn chặn, các định mức thanh khoản có thể sử dụng, các nguồn
lực có thể huy động bao gồm cả nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài để ngăn
chặn và đối phó với sự cố thanh khoản. Kế hoạch cũng quy định sơ đồ thông tin liên lạc
đa chiều từ nhân viên đến lãnh đạo và ra bên ngoài cũng như phương tiện thông tin liên
lạc và mức độ duy trì liên lạc.
Ngân hàng đã và đang triển khai tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của cổ đông nước ngoài về
quản trị rủi ro, trong đó bao gồm cả nâng cao trình độ quản trị rủi ro về thanh khoản.
Thực hiện việc phát hành giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh
vực nhạy cảm và rủi ro nhiều như chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng. ACB phải duy
trì một tỷ lệ dự trữ (bao gồm tiền mặt trong ngân hàng, tiền gửi tại Ngân hàng Trung
ương và các tài sản có tính lỏng cao khác). Làm như vậy để đảm bảo duy trì dự trữ bắt
buộc của Ngân hàng Trung ương và để đối phó với các dòng tiền đi ra. Việc kết hợp giữa
dự trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp sẽ giúp ngân hàng chủ động vừa đối phó với rủi ro thanh
khoản vừa có thu nhập hợp lý; xem xét lại cơ cấu về danh mục tài sản nợ, tài sản của
mình cho phù hợp nhằm hạn chế rủi ro ở mứt thấp nhất đó là cơ cấu lại nguồn vốn huy
động và cho vay trên thị trường I (huy động tiền gửi từ các tổ chức và dân cư); cơ cấu lại
dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung, dài hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng
để cho vay trung, dài hạn. Thực hiện việc phát hành các giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu
huy động vốn giữa thị trường I và thị trường II (thị trường liên ngân hàng); điều chỉnh cơ
cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản và
tiêu dùng.
Thực hiện tốt quản lý rủi ro lãi suất khe hở lãi suất: Cần hoàn thiện các quy định
liên quan đến huy động và cho vay (nhất là huy động, cho vay trung, dài hạn) theo lãi
suất thị trường; cần có cách giải quyết khoa học để không xảy ra tình trạng các khách
hàng gửi tiền rút tiền trước hạn khi lãi suất thị trường tăng cao hoặc khi có các đối thủ
khác đưa ra lãi suất cao, hấp dẫn khách hàng hơn. Hiện nay, xuất hiện một thực tế là các
doanh nghiệp vay vốn ngân hàng đến hạn không chịu trả nợ vay vì họ e ngại sau khi trả
sẽ rất khó vay lại được tiền từ ngân hàng. Vì thế, họ sẵn sàng chịu phạt lãi suất quá hạn
ghi trong hợp đồng vì như vậy, so ra vẫn còn thấp hơn lãi suất cho vay mới. Chính điều
này đã gây ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.
30
Thực hiện tốt quản lý rủi ro kỳ hạn: Sự không cân đối về kỳ hạn giữa tài sản nợ và
tài sản có của ngân hàng là lý do quan trọng làm cho ngân hàng gặp khó khăn thanh
khoản trong thời gian qua. Vấn đề sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn với tỷ
trọng lớn hoặc cùng là ngắn hạn và trung, dài hạn nhưng thời hạn cụ thể khác nhau (ví dụ
như huy động trung, dài hạn hai năm nhưng cho vay trung hạn ba năm) cũng làm cho
ngân hàng khó khăn trong việc kiểm soát dòng tiền ra và dòng tiền vào của mình.
Thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro: Thị trường tiền tệ phái sinh ở Việt Nam
còn rất hạn chế, tuy nhiên, sau đợt biến động của thị trường tiền tệ trong thời gian qua,
chắc chắn các ngân hàng sẽ quan tâm nhiều hơn và nó sẽ giúp cho ngân hàng quản lý tốt
hơn tài sản nợ, tài sản có của mình. Thị trường REPO là công cụ khá hiệu quả trong việc
tạo ra tính lỏng cao cho các chứng khoán nợ và cơ cấu tài sản có nhằm hỗ trợ thanh
khoản cho các ngân hàng một cách nhanh chóng. Forward và Future cũng là những công
cụ để cầm giữ lãi suất giao dịch nhằm hạn chế rủi ro khi lãi suất thị trường biến động.
Đặc biệt SWAP là công cụ quan trọng để các ngân hàng có thể cơ cấu lại tài sản nợ, tài
sản có trên bảng cân đối tài sản của mình, nhằm hạn chế các tác động của rủi ro lãi suất.
rủi ro kỳ hạn.
Riêng về vụ việc tin đồn Tổng Giám Đốc ACB bỏ trốn, ACB xử lý tin đồn bằng
cách:
- Tiếp cận với công chúng để nắm bắt được nội dung tin đồn
- Dựng trung tâm thông tin hoặc một phòng thông tin
- Thành lập nhóm xử lý sự cố
- Chỉ định một phát ngôn viên chính thức
- Cung cấp thông tin nhanh chóng và đều đặn cho các phương tiện truyền thông và công
chúng về hoạt động của tổ chức...
Và thực tế là:
Ngày 14-10:
Lượng người đổ xô đến rút tiền tăng vọt, tập trung chú yếu tại Hội sở trên đường Nguyễn
Thị Minh Khai và chi nhánh tại 30 Mạc Đĩnh Chi (Quận 1). Do lượng người tập trung ở
31
ngân hàng quá đông đã khiến cho tin đồn lan rộng. Các nhân viên của ACB đã phải làm
việc tới quá nửa đêm để phục vụ nhu cầu rút tiền của khách hàng.
Ông Phạm Văn Thiệt đã đứng ở quầy gửi tiền, đeo trước ngực một tấm bảng có đề tên và
gắn ảnh của mình để thuyết phục khách hàng rằng: “Tôi là Tổng giám đốc ACB. Tôi
không bỏ trốn!”
Thống đốc ngân hàng nhà nước Lê Đức Thúy lên khẳng định rằng ông Phạm Văn Thiệt
chính là Tổng giám đốc ACB, và ông này không hề bỏ trốn, tin đồn là hoàn toàn không
có thật.
Đến 21h, khoảng 600-700 tỷ (trong đó có 16 triệu USD) đã được chi trả khách hàng là
người dân. Tại hội sở ACB trên đường Nguyễn Thị Minh Khai đã phục vụ tới 2.085
khách.
Ngày 15-10:
ACB và thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy đã trả lời trực tuyến với độc giả
trên mạng VnExpress.
Ngân hàng Nhà nước đã phát hàng ngàn tờ thông báo phủ nhận tin đồn có kèm theo ảnh
lãnh đạo ACB tới tay của khách hàng chờ rút tiền
Công an và chính quyền địa phương đã có một số biện pháp bình ổn tình hình.
Thống đốc Lê Đức Thúy cam kết hỗ trợ đầy đủ mọi yêu cầu về Việt nam đồng, ngoại tệ
và vàng cho ACB để chi trả cho khách hàng. ACB đã rất nỗ lực phủ nhận tin đồn. Cùng
với sự can thiệp của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy, lượng người đến rút
tiền đã giảm.
Cũng trong ngày hôm đó, khách hàng đã gửi tiết kiệm vào ACB với lượng tiền gần 30 tỷ
đồng. Giao dịch của các chi nhánh ACB tại TP. Hồ Chí Minh đã trở lại bình thường.
Ngày 16-10:
ACB khẳng định đã trở lại hoạt động bình thường và nối lại các hoạt động cho vay. Vào
lúc này, sóng gió đã qua tại ngân hàng ACB.
5. Rủi ro hoạt động ngoại bảng:
Tỷ trọng các cam kết giao dịch ngoại hối như cam kết mua/bán ngoại tệ có kỳ hạn
(forward) và quyền chọn mua/bán ngoại tệ có tỷ lệ rất nhỏ. ACB thực hiện chính sách
bảo lãnh thận trọng, phần lớn các khoản bảo lãnh đều có tài sản thế chấp. HĐTD quyết
định các hạn mức bảo lãnh cấp cho các cá nhân và doanh nghiệp trên cơ sở được thẩm
định chặt chẽ, được xem xét như khoản vay.
32
6. Rủi ro luật pháp:
Một số giải pháp để hạn chế rủi ro và thiệt hại cho các doanh nghiệp Việt Nam
khi tham gia mua bán hàng hoá, dịch vụ với thương nhân nước ngoài trong điều kiện hội
nhập quốc tế:
- Tìm hiểu thương nhân nước ngoài trước khi xác lập giao dịch thương mại mua
bán hàng hoá, dịch vụ với thương nhân đó.
- Làm quen với công việc thuê luật sư độc lập bên ngoài hoặc sử dụng chuyên gia
pháp luật nội bộ có năng lực, kinh nghiệm để soạn thảo hợp đồng hoặc rà soát, góp ý dự
thảo hợp đồng do bên nước ngoài cung cấp. Thông qua công việc này của luật sư hoặc
chuyên gia pháp luật nội bộ, ACB có thể phát hiện ra những điểm bất lợi cho mình để đề
nghị bên nước ngoài sửa đổi, bổ sung hợp đồng theo hướng bảo đảm nguyên tắc “bình
đẳng, khách quan và cùng có lợi” khi tham gia giao dịch thương mại đó. Trong quá trình
đàm phán hợp đồng với bên nước ngoài, ACB cũng cần có luật sư hoặc chuyên gia pháp
luật nội bộ tham gia để bảo đảm tính hợp pháp của hợp đồng theo quy định của pháp luật
Việt Nam.
- Xây dựng quy định/quy chế nội bộ hướng dẫn thủ tục phối hợp giữa các phòng
nghiệp vụ kinh doanh với bộ phận pháp chế trong quá trình xử lý công việc để nâng cao
trách nhiệm của từng bộ phận, tiết kiệm thời gian và tận dụng các cơ hội kinh doanh sẵn
có: bộ phận pháp chế đảm nhận thẩm định tính pháp lý của hợp đồng, còn bộ phận nghiệp
vụ kinh doanh có trách nhiệm thẩm định tính hiệu quả, khả thi của hợp đồng đó.
- Trong điều kiện hội nhập, ACB rất cần có đội ngũ cán bộ giỏi về ngoại ngữ
(nhất là tiếng Anh) và hiểu biết về tập quán thương mại quốc tế. Ở nước ta hiện nay, có
rất nhiều cơ sở đào tạo ngoại ngữ và kinh doanh quốc tế. Do đó, ACB có kế hoạch, chiến
lược về con người để thu xếp, tạo điều kiện cho cán bộ của mình tham dự các khoá đào
tạo nói trên. Trong thời gian chưa kịp đào tạo và đào tạo lại cán bộ sẵn có của mình, ngân
hàng có thể tuyển người giỏi về ngoại ngữ và có kinh nghiệm về thương mại quốc tế hoặc
thuê chuyên gia tư vấn để đàm phán, thương lượng hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ
với thương nhân nước ngoài.
7. Rủi ro khác:
Tại ACB, trên toàn hệ thống từ Hội sở đến các chi nhánh, phòng giao dịch và
công ty trực thuộc, tất cả tài sản bao gồm nhà và thiết bị làm việc (hệ thống máy tính, các
33
thiết bị văn phòng, v.v.) đều được mua bảo hiểm chống rủi ro cháy nổ. Ngoài ra, do đặc
trưng của hoạt động ngân hàng, tiền và các tài sản giữ hộ của khách hàng trong kho và
tiền vận chuyển trên đường đi đều được mua bảo hiểm.
Ngoài ra còn có một loại rủi ro cũng khá quan trọng là rủi ro trong vận hành. Để có thể
quản lý loại rủi ro này, ACB áp dụng các biện pháp:
- Áp dụng hệ thống chất lượng ISO 9001-2000 vào các quy trình huy động vốn,
tín dụng, thanh toán quốc tế, và cung ứng nguồn lực.
- Quy định phân công, phân quyền, hạn mức kinh doanh cho từng bộ phận.
- Đào tạo và đào tạo lại để không ngừng nâng cao trình độ nhân viên.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
- Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin. Nâng cao tính bảo mật và an toàn dữ
liệu. Xây dựng hệ thống lưu trữ dự phòng dữ liệu liên tục.
- Trích lập kịp thời quỹ dự phòng rủi ro.
- Mua bảo hiểm cho tài sản và nhân viên của ACB.
- Tổng hợp, phân tích về các loại rủi ro trong vận hành để rút ra các bài học phòng
ngừa. Xây dựng hệ thống các dữ liệu rủi ro trong vận hành để phục vụ cho công
tác quản lý rủi ro.
V. Bài học kinh nghiệm:
“Có thể nói giống như xây dựng một ngôi nhà, người ta tính toán sao cho
không để xảy ra lún sụt, nứt tường, thấm dột, còn những tai họa bất ngờ như động
đất, bão lũ thì chịu! Vấn đề là căn nhà có chịu đựng nổi khi tai hoạ ập đến hay
không”
Những rủi ro không suy tính được chính là những “tai họa bất ngờ” mà bất cứ một
doanh nghiệp nào cũng không mong muốn gặp phải.Đối với ngân hàng-một ngành nghề
kinh doanh đầy rủi ro thì những rủi ro không suy tính được mà trong nội dung bài tiểu
luận này là rủi ro do tin đồn thất thiệt có thể gây ảnh hưởng đến không chỉ chính ngân
hàng đó mà là cả một hệ thống ngân hàng.
Như chúng ta cũng đã biết hoạt động của một ngân hàng trong một quốc gia như
một mắc xích trong cả hệ thống ngân hàng và các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân
trong nền kinh tế. Do vậy nếu một ngân hàng có kết quả hoạt động xấu, thậm chí dẫn
34
đến mất khả năng thanh toán và phá sản thì sẽ có những tác động dây chuyền ảnh hưởng
xấu các ngân hàng và các bộ phận kinh tế khác. Nếu không có sự can thiệp kịp thời của
ngân hàng nhà nước và Chính phủ thì tâm lý sợ mất tiền sẽ lây lan đến toàn bộ người gửi
tiền và họ sẽ đồng loạt rút tiền tại các ngân hàng thương mại làm cho các ngân hàng
khác vô hình chung cũng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.Sự cố ngân hàng
Á Châu (ACB) vừa qua được nhiều chuyên gia trong ngành nhận định là một bài học
kinh nghiệm đáng quan tâm về việc quản trị rủi ro đối với hệ thống ngân hàng mà cụ thể
ở đây là quản trị rủi ro những tin đồn thất thiệt. Ta có thể rút ra một vài bài học kinh
nghiệm sau:
Thứ nhất, mỗi ngân hàng cần phải đảm bảo vốn tự có ở mức cần thiết, rõ ràng khi
thành lập ngân hàng thương mại cần đảm bảo mức vốn điều lệ cao hơn mức vốn pháp
định. Ngân hàng nên duy trì mức vốn tự có một cách hợp lý, cân đối so với quy mô và
phạm vi hoạt động của ngân hàng mình.Nhưng điều quan trọng chính là ngân hàng cần
công bố rõ những thông tin tài chính một cách thành thực, minh bạch để khách hàng hay
các nhà đầu tư có thế xây dựng được lòng tin với ngân hàng sẽ giúp tránh được tình
trạng khách hàng đổ xô đi rút tiền (có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng) chỉ
vì những tin đồn thất thiệt thiếu căn cứ.
=> Ta có thể dễ dàng nhận thấy ở trường hợp của ACB không chỉ khoanh hẹp lại
phạm vi khủng hoảng vì một tin đồn mà chính là do lòng tin của người dân về hệ thống
ngân hàng đã chưa đủ nhiều và do đó dễ hoang mang khi có những tình huống xấu.
=> Tương tác giữa khách hàng và ngân hàng trong thời đại ngày nay không chỉ
đơn giản qua những con số, những hợp đồng được ký kết, bởi vì với sự phát triển mạnh
của hệ thống ngân hàng thì việc lựa chọn ngân hàng nào phụ thuộc vào mức độ tin tưởng
của khách hàng với ngân hàng đó đến đâu. Do đó, với sự cố của ACB, với ACB nói riêng
và cả hệ thống ngân hàng thương mại nói chung cần chú trọng hơn nữa công tác dịch vụ
khách hàng để tăng cường sự gần gũi giữa khách hàng và ngân hàng. Ngoài những thông
tin cơ bản trước đây thì ngân hàng còn nên thường xuyên gửi thư ngỏ đến khách hàng,
báo cáo về tình hình kinh doanh của ngân hàng mình (những thông tin này đã được kiểm
toán), tận dụng nhiều kênh truyền thông để đưa thông tin về sản phẩm, dịch vụ của mình
đến với khách hàng vì sức mạnh của truyền thông là vô cùng quan trọng và hữu hiệu để
các ngân hàng có thể truyền tải thông điệp của mình đến với khách hàng.
35
Thứ hai, với sự cố của ACB ta có thể nhận thấy tốc độ xử lý thông tin của ngân
hàng chưa thật sự hiệu quả. Trong thực tế, ACB vì những lý do chủ quan, trong đó một
phần do không có một bộ phận PR (public relations) chuyên nghiệp nên đã để cho giai
đoạn “ủ bệnh” này kéo dài quá lâu. Cả tuần trước sự cố rút tiền, khi tin đồn mới được
tung ra, đã không hề có một thông tin đính chính chính thức nào từ phía ACB. Mãi sang
đến tuần sau, ACB mới bắt đầu phản ứng. Khi đó, công chúng đã chuyển qua giai đoạn
phản ứng rút tiền ra, một phản ứng rất hợp “lẽ thông thường”.
Hiện nay tất cả các ngân hàng đều có bộ phận đánh giá và xử lý rủi ro. Nhưng lâu
nay, các loại rủi ro được dự báo và xử lý trên những định lượng phân tích được, còn
những rủi ro về thị trường, như tin đồn thất thiệt chẳng hạn, ngân hàng khó có thể đánh
giá được.Tuy nhiên dù là những rủi ro được liệt kê là những rủi ro không suy tính trước
được khiến cho việc quản trị rủi ro của ngân hàng gặp nhiều khó khăn song một khi đã
xảy ra sự cố nhất là trong hoạt động của ngân hàng có thể gây ra hiệu ứng Domino ảnh
hưởng đến cả một dây chuyền hệ thống các ngân hàng thì việc xử lý rủi ro do tin đồn thất
thiệt thế này cần phải có phản ứng thật “nhạy”, và cần phải được xử lý ngay nhất là trong
thời đại công nghệ thông tin hiện nay với tốc độ lan truyền thông tin “chóng mặt”.Mặt
khác, trong cơ chế vận hành của tin đồn về sự cố ACB, đã không có chỗ cho sự kiểm
chứng khả tín.
=> Cần phải có một bộ phận xử lý thông tin chuyên biệt để có thể phản ứng ngay
ngay khi có sự số xảy ra, đầu tư chú trọng hơn nữa đến bộ phận PR (quan hệ công chúng)
của ngân hàng để có thể xử lý được những sự cố đó bên cạnh việc minh bạch trong hệ
thống tài chính của ngân hàng để làm cơ sở cho lòng tin của khách hàng.
Thứ ba với sự cố tin đồn thất thiệt năm 2003, ACB đã khôi phục đầy đủ quyền lợi
của nhiều khách hàng vì lo sợ khi nghe tin đồn mà vội vã rút tiền khỏi ngân hàngchấp
nhận thiệt thòi về lãi suất là một trong những biện pháp ACB tiến hành để khắc phục sự
cố có lẽ cũng đồng thời là bài học cho các ngân hàng khác khi gặp tình huống tương tự.
Thứ tư với các ngân hàng nhà nước và chính phủ cần cần có những biện pháp
giám sát chặt chẽ hơn nữa những tin đồn thất thiệt đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng
36
khi hậu quả xấu đối với một ngân hàng có thể kéo theo hàng loạt các ngân hàng khác
cũng bị ảnh hưởng tương tự
Thứ năm bên cạnh sự nỗ lực tạo sự tương tác gần gũi hơn nữa đối với khách hàng
của mình từ các ngân hàng thì phía khách hàng và các nhà đầu tư thì cần có sự cập nhật
và trang bị cho mình những thông tin cần thiết, không nên chỉ nghe những tin đồn vô căn
cứ mà hoang mang rồi tạo hiệu ứng dây chuyền đến người khác.
Tóm lại, việc quản trị rủi ro nhất là những rủi ro không suy tính được như những
rủi ro do thị trường, thiên tai, hay tin đồn thất thiệt được đề cập đến trong bài tiểu luận
này là không dễ dàng do đó ngoài những giải pháp cụ thể được nêu ra trong phần giải
pháp bài học kinh nghiệm rút ra tổng quát nhất từ sự cố của ACB đó là hãy tạo lòng tin
cho khách hàng từ những việc căn bản nhất và hãy xử lý thông tin kịp thời, nhanh nhất có
thể.
37
KẾT LUẬN
Trong thời đại mà các phương tiện thông tin phát triển mạnh mẽ và khó kiểm soát,
tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt hơn cộng với môi trường luật pháp của
ta còn chưa thực sự chặt chẽ, nhiều kẻ hở và thiếu những biện pháp mang tính răn đe,
việc những tin đồn thất thiệt xuất hiện từ những đối thủ giấu mặt là điều các DN nói
chung, NH ACB nói riêng có thể đối mặt bất cứ lúc nào. Trải qua một giai đoạn “đen tối”
do những tác hại mà tin đồn thất thiệt gây ra đã làm cho các nhà quản trị của ACB có cái
nhìn toàn cục và thực tế hơn về việc phòng chống những tin đồn và cách giải quyết khi
nó ập đến.
Ví nó luôn là nguy cơ đe dọa thường trực đối với hoạt động của NH, do đó ban
quản trị ACB cần nhận thức, cần làm quen với việc “sống chung” với nó. Giải pháp cơ
bản và hiệu quả nhất để phòng ngừa rủi ro này vẫn là công khai minh bạch thông tin,
chẳng những đem lại lợi ích phòng chống rủi ro cho NH mà còn đem đến lợi ích cho
khách hàng, làm cho họ có cái nhìn khách quan nhất về tình hình hoạt động của tổ chức,
khi những tin đồn lan ra thì khách hàng cũng bình tĩnh hơn để tự mình đánh giá suy xét
sự việc.
Khi tin đồn lan ra, NH cần phối hợp với các cơ quan chức năng và cơ quan truyền
thông có uy tín- là 2 kênh mà NH có thể nhờ vào đó để bác bỏ những thông tin sai trái, ổn
định tâm lý dư luận. Mặt khác trong tương lai, NH ACB cần phải tạo được sự liên kết với
các NHTM CP khác để khi có vấn đề xảy ra sẽ không phải lúng túng trong vấn đề thanh
khoản và tránh được hiệu ứng domino cho toàn ngành, điều mà không một ngân hàng nào
muốn xảy ra.

More Related Content

Similar to Chuyên Đề Thực Tập Nghiên Cứu Rủi Ro Thanh Khoản Gây Ra Bởi Tin Đồn Thất Thiệt

MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...vietlod.com
 
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02
Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02
Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02NhiL106
 
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015Nguyen Thai Binh
 
Bao cao sua
Bao cao suaBao cao sua
Bao cao suaPhi FA
 
Pp ngân hàng acb
Pp ngân hàng acbPp ngân hàng acb
Pp ngân hàng acbBunny Ngọc
 
THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...
THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...
THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...Ngovan93
 
Tổ chức kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á
Tổ chức kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam ÁTổ chức kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á
Tổ chức kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Áluanvantrust
 
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.gamaham3
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACBquản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACBngocmylk
 

Similar to Chuyên Đề Thực Tập Nghiên Cứu Rủi Ro Thanh Khoản Gây Ra Bởi Tin Đồn Thất Thiệt (20)

MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
 
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
Luận văn: Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Ngân hàn...
 
Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tí...
Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tí...Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tí...
Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tí...
 
Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02
Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02
Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02
 
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
 
Bao cao sua
Bao cao suaBao cao sua
Bao cao sua
 
Pp ngân hàng acb
Pp ngân hàng acbPp ngân hàng acb
Pp ngân hàng acb
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải  Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải  Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
 
DANH MUC BIEU ĐO.doc
DANH MUC BIEU ĐO.docDANH MUC BIEU ĐO.doc
DANH MUC BIEU ĐO.doc
 
DANH MUC BANG.doc
DANH MUC BANG.docDANH MUC BANG.doc
DANH MUC BANG.doc
 
MUC LUC.doc
MUC LUC.docMUC LUC.doc
MUC LUC.doc
 
THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...
THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...
THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...
 
Báo Cáo Thực Tập Tín Dụng Tại Ngân Hàng Kiên Long Bank
Báo Cáo Thực Tập Tín Dụng Tại Ngân Hàng Kiên Long BankBáo Cáo Thực Tập Tín Dụng Tại Ngân Hàng Kiên Long Bank
Báo Cáo Thực Tập Tín Dụng Tại Ngân Hàng Kiên Long Bank
 
Tổ chức kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á
Tổ chức kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam ÁTổ chức kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á
Tổ chức kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á
 
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
 
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
 
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
 
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACBquản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfAnPhngVng
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 

Recently uploaded (20)

các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 

Chuyên Đề Thực Tập Nghiên Cứu Rủi Ro Thanh Khoản Gây Ra Bởi Tin Đồn Thất Thiệt

  • 1. 1 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP NGHIÊN CỨU RỦI RO THANH KHOẢN GÂY RA BỞI TIN ĐỒN THẤT THIỆT NHẬN LÀM THUÊ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0934.573.149 WEBSITE: VIETBAOCAOTHUCTAP.NET LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề:
  • 2. 2 Tin đồn là một trong những yếu tố tác động mạnh đến hình ảnh và uy tín của một cá nhân hoặc tổ chức ở bất cứ lĩnh vực nào trong cuộc sống. Một tin đồn tích cực có thể nâng cao danh tiếng của một cá nhân hay tổ chức, và ngược lại, một tin đồn xấu có thể khiến cho hoạt động của cá nhân hay tổ chức đó bị ảnh hưởng không ít. Và hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế Việt Nam hiện tại cũng không nằm ngoài quy luật này. Một ví dụ điển hình cho thấy ảnh hưởng mạnh mẽ của một tin đồn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam là sự cố vào năm 2003, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) bị tung tin đồn rằng giám đốc hiện thời của ACB là ông Phạm Văn Thiệt đã bỏ trốn. Tin đồn này đã không những xâm hại nghiêm trọng uy tín của ACB, mà còn tạo ra tâm lý hoang mang lo sợ trong một số khách hàng có quan hệ giao dịch với ACB, đồng thời ảnh hưởng đến cả hệ thống ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù sự cố này đã được giải quyết kịp thời và nhanh chóng nhưng cũng đã để lại những thiệt hại không nhỏ đến ngân hàng ACB, khách hàng và hệ thống ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 2. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu các khía cạnh của tin đồn thất thiệt đối với ngân hàng ACB, nghiên cứu tầm ảnh hưởng và hậu quả của tin đồn thất thiệt gây ra nhằm có những biện pháp và chính sách thích hợp để quản trị rủi ro tin đồn thất thiệt. 3. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu rủi ro thanh khoản gây ra bởi tin đồn thất thiệt đối với ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu vào năm 2003. 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả - giải thích, thống kê mô tả, phân tích định tính, thảo luận nhóm. 5. Kết cấu đề tài: Phần nội dung của đề tài được chia làm 4 phần: I. Khái quát tình hình hoạt động của ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB). II. Những rủi ro mà ngân hàng ACB có thể gặp. III. Phương án trên lý thuyết để quản trị rủi ro. IV. Phương án trên thực tế để quản trị rủi ro. NỘI DUNG
  • 3. 3 I. Khái quát NHTM CP Á Châu (ACB): 1. Đôi nét về ACB: 1.1. Bối Cảnh Thành Lập: Pháp lệnh về Ngân hàng nhà nước và Pháp lệnh về ngân hàng thương mại, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, GIấy phép số 553/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động. 1.2. Tầm Nhìn: Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành ngân hàng thương mại cổ phần bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam vào thời điểm đó “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với ngân hàng Việt Nam, nhất là một ngân hàng mới thành lập như ACB 1.3. Lịch sử hình thành:  Ngan hang thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy phep số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp ngay 24/4/1993, và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhan dan TP. HCM cấp ngay 13/5/1993. Ngày 04/6/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.  27/04/1996: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Mastercard.  15/10/1997: ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Visa.  Năm 1997 – Tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại: Công tác chuẩn bị nhằm nhanh chóng đáp ứng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng đã được bắt đầu
  • 4. 4 tại ACB, dưới hình thức của một chương trình đào tạo nghiệp vụ ngân hàng toàn diện kéo dài hai năm.  Năm 2000 – Tái cấu trúc: Với những bước chuẩn bị từ năm 1997, đến năm 2000, ACB đã chính thức tiến hành tái cấu trúc (2000-2004) như là một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000. Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ  29/06/2000 – Tham gia thị trường vốn  02/01/2002 – Hiện đại hóa ngân hàng: ACB chính thức vận hành TCBS. (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện)  14/11/2003 – Thẻ ghi nợ: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ ghi nợ quốc tế ACB-Visa Electron.  10/12/2006 – Công nghệ sản phẩm cao: Đưa sản phẩm quyền chọn vàng, quyền chọn mua bán ngoại tệ, ACB trở thành một trong các ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cung cấp các sản phẩm phát sinh cho khách hàng.  Năm 2009, ACB hoàn thanh cơ bản chương trinh tái cấu truc nguồn nhân lực, tai cấu trúc hệ thống kênh phân phối, xây dựng mô hinh chi nhánh theo định hướng bán hàng. Tăng thêm 51 chi nhánh va phòng giao dịch. Hệ thống chấm điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp cũng đã hoàn thanh và áp dụng chính thức. Hệ thống bán trợ giúp (help desk) bắt đầu được triển khai. Và lần đầu tien tại Việt Nam, chỉ có ACB nhận được 6 giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009” do 6 tạp chí tài chính ngân hàng danh tiếng quốc tế bình chọn. 1.4. Sản phẩm dịch vụ chính:  Huy động vốn (nhận tiền gửi khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng  Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng
  • 5. 5  Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng.  Kinh doanh ngoại tệ và vàng.  Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ. Vốn điều lệ: Kể từ ngày 27/11/2009 vốn điều lệ của ACB là 7.814.137.550.000 đồng (Bảy nghìn tám trăm mười bốn tỷ một trăm ba mươi bảy triệu năm trăm năm mươi nghìn đồng) Mạng lưới kênh phân phối: Gồm 248 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc 1.5. Nhân sự: Tính đến ngày 28/02/2010 tổng số nhân viên của Ngân hàng Á Châu là 6.749 người. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB. Hai năm 1998-1999, ACB được Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) tài trợ một chương trình hỗ trợ kỹ thuật chuyên về đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, do Ngân hàng Far East Bank and Trust Company (FEBTC) của Phi-lip-pin thực hiện. Trong năm 2002 và 2003, các cấp điều hành đã tham gia các khoá học về quản trị ngân hàng của Trung tâm Đào tạo Ngân hàng (Bank Training Center). 1.6. Thành tích và sự công nhận của xã hội:  Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008 (Tạp chí Euromoney);  Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007;  Cờ thi đua của Chính Phủ;  Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008 và nhiều giải thưởng khác.
  • 6. 6  ACB đã trở thành một thương hiệu mạnh trong cũng như ngoài nước, nằm trong Top 100 thương hiệu mạnh Việt Nam, 1 trong 2 ngân hàng nhận giải thưởng Tin & Dùng của người tiêu dùng do TBKTVN bầu chọn. Cho đến nay ACB là ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong một năm (2006) nhận 3 giải thưởng quốc tế danh giá do tạp chí The Banker thuộc tập đoàn Financial Times, The Asian Banker và EuroMoney trao tặng. 2. Sơ nét về tình hình tài chính của ACB: 2.1 Môi trường hoạt động (2009): Với sự can thiệp mạnh tay của chính phủ hầu hết các quốc gia trên thế giới thông qua chính sách nới lỏng tiền tệ và tăng chi ngân sách, năm 2009 kinh tế thế giới dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu 2008. Nằm trong xu thế chung đó, kinh tế Việt Nam cũng được cải thiện hơn. Tốc độ tăng trưởng GDP cải thiện dần qua các qu. và đạt 5,3% cả năm 2009, CPI có mức tăng dưới 1% trong suốt 10 tháng. Cùng với chủ trương kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, sự chuyển hướng chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng là yếu tố tạo điều kiện để ngành ngân hàng phục hồi đà tăng trưởng trong năm 2009, đặc biệt là về tín dụng. Bên cạnh đó, so với năm 2008 diễn biến chính sách tiền tệ năm 2009 cũng có phần ổn định hơn với chỉ 2 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản. Mặc dù vậy thị trường ngân hàng năm 2009 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến l.i biên, lợi nhuận cũng như tăng trưởng quy mô của các ngân hàng. Trong đó nổi lên là các vấn đề căng thẳng ngoại tệ; sự thay đổi chính sách từ khuyến khích tăng tín dụng đầu năm (thông qua gói cho vay hỗ trợ l.i suất 4% từ 01/02/2009) chuyển sang kiểm soát chặt tăng trưởng tín dụng từ cuối quí II và chấm dứt hỗ trợ lãi suất ngắn hạn từ cuối năm 2009; cũng như quy định chấm dứt các hoạt động kinh doanh vàng tài khoản, hoạt động của các trung tâm giao dịch vàng. 2.1. Kết quả hoạt động:
  • 7. 7 Về quản lí rủi ro, tỷ lệ nợ xấu của Tập đoàn cuối năm 2009 chỉ là 0,4%. Về vốn ngân hàng, trong năm 2009 ACB đã hoàn thành tăng vốn điều lệ thêm 1.458 tỷ đồng từ chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu và phát hành cổ phiếu thưởng từ các quỹ. Sau khi tăng vốn, ACB có tổng cộng 781.413.755 cổ phiếu đang lưu hành và 100% là cổ phiếu phổ thông. Đến 31/12/2009 ACB có mức vốn điều lệ 7.814 tỷ đồng, thuộc hàng lớn nhất trong nhóm các ngân hàng TMCP Việt Nam. Trong 17 năm hoạt động, ACB luôn giữ vững sự tăng trưởng mạnh mẽ va ổn định, nhất là giai đoạn 2004 – 2009. Điều nay được thể hiện bằng cac chỉ số tai chinh tin dụng của ACB qua cac năm như sau:
  • 8. 8 2.3. Kế hoạch hoạt động cho cả năm 2010: Lợi nhuận trước thuế tính đến ngày 31/12/2009 2.838 tỷ 3. Phân tích SWOT: 3.1 Cơ hội và thách thức: a. Cơ hội: Về dài hạn ngành ngân hàng vẫn được dự báo là ngành có tiếm năng tăng trưởng tốt bình quân trên 16%/năm trong vòng 5 năm tới khi khách hàng và nhu cầu hợp tác với các ngân hàng ngày càng tăng
  • 9. 9 Năm 2009 tiếp tục dự báo là năm khó khăn chung của ngành ngân hàng đặc biệt là đối với ngân hàng vừa và nhỏ. Và đây cũng là cơ hội cho các ngân hàng lớn có tiềm lục tài chính mạnh như ACB bứt phá chiếm lĩnh thị phần. Thâu tóm sát nhập các ngân hàng có quy mô nhỏ * Nền kinh tế Việt Nam - Hội nhập và phát triển Với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, "Đổi mới" quá trình - Đổi mới tiếp tục được thực hiện nhiều hơn sâu sắc và toàn diện. Nằm trong khu vực năng động nhất trên thế giới, Việt Nam đã trải qua tốc độ tăng trưởng cao, chính trị ổn định; nhiều hơn nữa môi trường kinh doanh hấp dẫn đã được tập hợp lợi ích của cộng đồng nhà đầu tư quốc tế. * Ngành công nghiệp ngân hàng Việt Nam - hiện tại và tương lai Theo một số dự đoán, tiền gửi ngân hàng sẽ tăng từ 68% hiện hành của GDP tới 9- 10% GDP của 2010/2011 và có được 90 USD tỷ đồng. Do đó, nhu cầu cho các dịch vụ tài chính của doanh nghiệp và cá nhân sẽ được gia tăng mạnh mẽ. b. Thách thức: - Có các hoạt động chính đa dạng, bổ sung nhau: Khi thị trường chứng khoán đi xuống trong năm 2008 và đầu năm 2009, thị trường vàng cung cấp cho ACB một nguồn thu đáng kể. - Kinh tế thế giới vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, khủng hoảng có thể kéo dài qua cả năm 2009 và sang 2010. Các ngân hàng và các tổ chức tài chính lớn trên thế giới có thể phải gánh chịu các qui định ngặt nghèo hơn, khiến tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận bị giảm sút. - Quy trình quản trị của các ngân hàng thương mại chưa phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, tính minh bạch còn thấp. Khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của khu vực ngân hàng nói riêng còn rất thấp.
  • 10. 10 - Các ngân hàng lớn của quốc tế và khu vực như ANZ, HSBC, Citibank sẽ hiện diện ngày càng mạnh mẽ và có cạnh tranh với các ngân hàng của Việt Nam, trong đó có ACB. Các tổ chức này có thế mạnh về sản phẩm dịch vụ, kinh nghiệm, sự chuyên nghiệp và nguồn vốn tạo nên những thách thức lớn cho những tổ chức tài chính trong nước . Năng lực chấp nhận rủi ro và quản lý rủi ro: trong các hoạt động có rủi ro vốn ACB luôn giữ nguyên tắc thận trọng. Tuy nhiên trong điều kiện mới, các cơ hội đang xuất hiện nhiều, việc chấp nhận các rủi ro cao hơn cũng như chấp nhận các loại rủi ro mới là điều cần thiết cho phát triển. Tuy nhiên việc chấp nhận rủi ro không diễn ra đơn chiều mà đòi hỏi xây dựng một hệ thống định dạng và quản lý rủi ro chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng bền vững. Năng lực chớp thời cơ tạo ra bứt phá: Nhu cầu dịch vụ tài chính gia tăng, cổ phần hóa được đẩy mạnh, thị trường bất động sản thay đổi về chất, thị trường vốn phát triển tốc độ cao, hành vi tiêu dùng và sử dụng sản phẩm thay đổi nhanh… ACB chỉ cần tận dụng được 1 cơ hội cũng sẽ tạo ra sự tăng trưởng đột biến về cả lượng và chất. Đặc biệt cần chú ý năng lực lựa chọn, đầu tư và làm chủ công nghệ thích hợp. Năng lực hợp tác và học tập: 2005-2015 sẽ là giai đoạn hợp tác, tạo dựng các liên minh, xây dựng và phát triển thị trường (là một phần của quá trình hội nhập)… Năng lực hợp tác và học tập để tiếp nhận các kiến thức mới sẽ là động cơ quan trọng để một ngân hàng như ACB có thể lớn lên nhanh.Năng lực cạnh tranh và đối đầu: Chấp nhận cạnh tranh trực tiếp đối đầu, đủ năng lực – bao gồm cả năng lực tài chính – để khai phá các sản phẩm mới, khách hàng mới… đòi hỏi các giải pháp phi truyền thống. Năng lực sáng tạo và đi tiên phong: Các sản phẩm ngân hàng truyền thống hiện nay tại Việt Nam khá đơn giản, dễ bắt chước và khó tạo nên sự khác biệt. Các sản phẩm như thẻ tín dụng, cho vay mua nhà, tiêu dùng, sản xuất kinh doanh hộ gia đình và dịch vụ địa ốc tạo nên sự khác biệt cho ACB thời gian qua. Việc nâng cao năng lực sáng tạo để tiếp tục duy trì vị thế là yêu cầu mang tính sống còn đối với ACB. Năng lực thích ứng và quản lý sự thay đổi nhanh, liên tục: Việc áp dụng các thông lệ và chuẩn mực tốt nhất trong môi trường kinh doanh đang thay đổi với tốc độ chóng mặt đòi hỏi tất cả các thành viên của hệ thống ACB phải luôn tự thích ứng với các
  • 11. 11 yêu cầu mới. Điều này đòi hỏi ở con người ACB sự sẵn sàng cả về tâm lý lẫn thể chất để có thể theo kịp yêu cầu của chính hệ thống. Kinh nghiệm của hơn 13 năm hoạt động cho phép khẳng định rằng vào những thời điểm cần thiết ACB luôn có khả năng tập trung nguồn lực, vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội và phát triển bềnvững. 3.2 Điểm mạnh điểm yếu: a. Điểm mạnh: ACB đang có một thế đứng vững chắc trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam. Thị phần: ACB hiện đang nắm giữ 6% thị phần huy động tiết kiệm của cả nước, trên 57% thị phẩn chủ thẻ tín dụng quốc tế, trên 55% thị phần chuyển tiền nhanh Western Union. Mạng lưới của ACB đã có mặt tại các địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội trên cả nước. ACB là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trong khối NHTMCP, đứng thứ 5 trong toàn ngành ngân hàng. Tăng trưởng: ACB có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững đạt gấp 2-2.5 lần tốc độ tăng trưởng của ngành trong 3 năm liên tục. Thương hiệu: ACB đã trở thành một thương hiệu mạnh trong cũng như ngoài nước, nằm trong Top 100 thương hiệu mạnh Việt Nam, 1 trong 2 ngân hàng nhận giải thưởng Tin & Dùng của người tiêu dùng do TBKTVN bầu chọn. Cho đến nay ACB là ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong một năm (2006) nhận 3 giải thưởng quốc tế danh giá do tạp chí The Banker thuộc tập đoàn Financial Times, The Asian Banker và EuroMoney trao tặng. Chất lượng tài sản Có: ACB đang sở hữu danh mục tài sản Có với giá trị hiện tại cũng như tiềm năng tăng trưởng giá trị cao. Đó là danh mục cho vay chất lượng (Nợ quá hạn<1%, đảm bảo bằng tài sản là bất động sản chiếm 85%), đầu tư hiệu quả, tài sản cố định khi định giá lại giá trị tăng ròng xấp xỉ 16 triệu USD. Sản phẩm: ACB đang cung cấp cho khách hàng hơn 200 sản phẩm cơ bản (tương đương hơn 600 sản phẩm tiện ích), là ngân hàng có danh mục sản phẩm dịch vụ được coi là vào loại phong phú nhất trong hệ thống các NHTM Việt Nam.
  • 12. 12 Khách hàng: ACB đang quản lý trên 413.000 tài khoản khách hàng cá nhân, trên 19.000 tài khoản của khách hàng doanh nghiệp. Có gần 49.000 khách hàng vay là cá nhân và hơn 2.000 khách hàng vay là doanh nghiệp. ACB là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam, với hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp và gần 10.000 nhân viên làm việc, với nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ đa dạng. Bên cạnh đó, chiến lược duy trì phát triển các chi nhánh hiện tại và tăng cường mở rộng mạng lưới sẽ tạo cho nhân viên nhiều cơ hội thăng tiến. Chính sách nhân sự của ACB ưu tiên đề bạt những nhân viên trẻ có năng lực, có lòng nhiệt huyết, và có thành tích tốt trong công việc lên các cấp quản lý cấp trung và cấp cao. Đây là điểm hẹn tuyệt vời cho những ai tích lũy đủ kiến thức và kinh nghiệm cần thiết, có ước mơ vươn lên và nhu cầu tự khẳng định mình biến ước mơ thành hiện thực. Mục tiêu của ACB là trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, do đó ngân hàng Á Châu đã không ngừng cải thiện để trở thành nhà tuyển dụng được ưu tiên chọn lựa của các bạn sinh viên xuất sắc, của những người có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. ACB tự hào là ngân hàng tại Việt Nam duy nhất có Trung tâm đào tạo riêng để đào tạo cho nhân viên. Nhân viên hàng năm được tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài ngân hàng để nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đối với nhân viên mới tuyển dụng, ACB tạo điều kiện cho tiếp thu các kiến thức thực tế thông qua việc học hỏi kinh nghiệm của các anh, chị nhân viên đi trước. Cuối mỗi năm, tất cả nhân viên đều được đánh giá thành tích công việc. Những mục tiêu phát triển nghề nghiệp mà nhân viên đã đăng ký từ đầu năm được thảo luận giữa nhân viên với trưởng đơn vị nhằm xác định những điểm cần cải thiện và những điểm nổi bật. Nhân viên sẽ cải thiện các điểm yếu thông qua nhiều hình thức đào tạo. Các điểm nổi bật sẽ được Phòng Nhân sự ghi nhận để làm căn cứ xem xét việc phát triển nghề nghiệp của nhân viên. Nguồn nhân lực của ACB với 93% là đại học và trên đại học được tuyển chọn, đào tạo căn bản cả trong lẫn ngoài nước được coi là có chất lượng cao hiện nay. Tính đến ngày 28/02/2010 tổng số nhân viên của Ngân hàng Á Châu là 6.749 người. (Trên Đại học: 94 người, Đại học: 5.817 người, Cao đẳng, Trung cấp: 902 người). Mức Lương Bình Quân: 8.668.000 đồng/tháng (năm 2008).
  • 13. 13 Đội ngũ lãnh đạo có bề dày kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Trong hai ngày 16 và 17/03/2008 tại Khách sạn Melia Hà Nội, trước sự chứng kiến các CEO, các nhà lãnh đạo, các chuyên gia tài chính ngân hàng và các cơ quan truyền thông của Việt Nam và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Ông Đỗ Minh Toàn – Phó Tổng Giám Đốc, kiêm Giám Đốc Khối Khách hàng doanh nghiệp và Ông Bùi Tấn Tài – Phó Tổng Giám Đốc, kiêm Giám Đốc Khối Khách hàng cá nhân của Ngân hàng Á Châu (ACB) đã lần lượt nhận giải “Nhà lãnh đạo trẻ triển vọng của Việt Nam năm 2007” (Promising Young Banker Award for Viet Nam 2007) và giải “Một trong 100 nhà lãnh đạo trẻ triển vọng nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Vùng Vịnh năm 2007”(One of 100 Most Promising Young Bankers in the Asia Pacific and Guft region) do The Asian Banker trao tặng. Hai ông là đại diện duy nhất của Việt Nam cùng với các nhà lãnh đạo trẻ thuộc các quốc gia khác tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã vinh dự nhận được giải thưởng này. b. Điểm yếu: - Hoạt động tín dụng của ngân hàng tập trung vào địa bàn TP Hồ Chí Minh là chủ yếu, trong khi nhu cầu về tín dụng của các vùng miền khác là không nhỏ. - Thị phần huy động và cho vay của ACB chiếm phần khá nhỏ trong hệ thống ngân hàng thương mại: 4.39% và 2.43%. Qui mô nhỏ không giúp ACB có hiệu quả trên qui mô (economy of scale). - Những yếu kém của ngân hàng trong nước nói chung và ACB nói riêng: Chưa thực sự chú trọng vào các chính sách nhân sự nhằm thu hút và giữ người giỏi một cách hiệu quả. Bởi vì hầu hết các ngân hàng chỉ nghĩ đến việc dùng tiền để giữ người và lấy người từ các ngân hàng khác. Đây là một sai lầm cơ bản. Bởi tiền không phải là yếu tố quyết định đến việc chọn và giữ được người giỏi ở lại làm việc. Chính sách nhân sự chưa tốt (Ví dụ : Ngân hàng Phương Nam mới gặp phải tình huống rò rỉ thông tin tín dụng và dẫn đến một bầu không khí hoảng loạn tại các chi nhánh tại thời điểm xảy ra khủng khoảng). Các ngân hàng cần có một chính sách nhân sự để làm sao cho người lao động cảm thấy ngân hàng là ngôi nhà thứ hai của họ, là nơi để nuôi sống gia đình họ. Có vậy họ mới đặt trọn niềm tin và làm việc một cách hăng
  • 14. 14 say nhiệt tình. Qua đó niềm tin từ nhân viên mới truyền được đến khách hàng của ngân hàng. Số lượng và chất lượng dịch vụ NH còn thua kém khu vực và thế giới. Hiện nay Vietcombank là ngân hàng có số lượng sản phẩm dịch vụ lớn nhất. Tiếp theo đến ACB, với hơn 200 sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên, với số lượng như vậy vẫn chưa đủ khả năng để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài khi họ vào Việt Nam, cũng như chưa thể đáp ứng được những nhu cầu đặc thù của khách hàng. Bên cạnh đó, thời gian phục vụ vẫn thường chiếm khá nhiều thời gian của khách hàng. Các dịch vụ ngân hàng trong nước còn rất đơn điệu, chất lượng chưa cao, còn nặng về các dịch vụ truyền thống mà chưa có định hướng theo nhu cầu của khách hàng. Huy động vốn chủ yếu dưới dạng tiền gửi (chiếm 94% tổng nguồn vốn huy động) và cấp tín dụng là hoạt động chủ yếu (chiếm trên 80% tổng thu nhập). Tiến độ thực hiện công việc chậm chạp, tại các ngân hàng nước ngoài khách hàng thường chỉ mất 3-5 phút là xong một giao dịch, nhưng tại ngân hàng trong nước cũng một dịch vụ như vậy phải mất từ 8 - 10 phút, thậm chí 15 phút. Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho khách hàng bắt đầu tìm đến các ngân hàng nước ngoài ngày càng nhiều hơn. Xu hướng của khác hàng thay đổi : Theo kết quả điều tra của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc, có 45% khách hàng (là doanh nghiệp và cá nhân) sẽ chuyển sang vay vốn của ngân hàng nước ngoài; 50% chọn dịch vụ ngân hàng nước ngoài thay thế và 50% còn lại chọn ngân hàng nước ngoài để gửi tiền, đặc biệt là ngoại tệ,... Năng lực tài chính của các ngân hàng trong nước còn rất nhỏ. Mặc dù gần đây các ngân hàng trong nước đã bán cổ phần hoặc liên doanh liên kết để tăng thêm nguồn vốn, nhưng mặt bằng chung là vẫn nhỏ so với thực tế.Vì vậy các ngân hàng sẽ gặp khó khăn khi có những tình huống phát sinh liên quan đến việc chi trả tiền mặt một loạt cho khách hàng. Không những vậy, với năng lực tài chính hạn chế thì ngân hàng khó mà tiếp cận được các dự án đòi hỏi số vốn lớn. 4. Định hướng phát triển: Qua phân tích Ma trận SWOT, ta có thể thấy được chiến lược phát triển của ACB thể hiện ở một số điểm như sau:
  • 15. 15 - Mở rộng quy mô hoạt động của các phòng giao dịch, chi nhánh, mở rộng mạng lưới trong và ngoài nước - Tạo sự tiện ích cao nhất cho khách hàng, giữ khách hàng trung thành, tìm kiếm khách hàng mới, nâng cao vị thế là đơn vị đầu tàu của ngành ngân hàng Việt Nam, vươn lên tầm khu vực và thế giới - Tăng cường công tác thông tin, quảng bá ngân hàng nhằm giữ vững uy tín, tránh các tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng đến hoạt động chung. - Mức độ cạnh tranh hiện nay trên thị trường Tài chính Ngân hàng ở Việt Nam ngày càng khốc liệt với sự gia nhập không chỉ của các ngân hàng nội địa mà còn có khá nhiều tên tuổi ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam như HSBC, Standard Chartered, ANZ, Hong Leong (Malaysia) và Shinhan (Hàn Quốc) với nguồn vốn mạnh, kinh nghiệm, nguồn nhân lực trình độ cao với những mô hình hoạt động hiện đại. Do đó ACB cần tự thay đổi mình, bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới dựa trên những thế mạnh sẵn có (so với các NH khác trong nước : vốn, nguồn nhân lực, uy tín, khách hàng…..) II. Những rủi ro mà ngân hàng ACB có thể gặp: 1. Những rủi ro đặc thù của ngành ngân hàng: Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng được hiểu là những biến cố không mong đợi mà khi xãy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định. Qua khái niệm nêu trên, có thể rút ra một số nhận xét sau để hiểu rõ hơn về bản chất của rủi ro: Một là, rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đại lượng đồng biến với nhau trong một phạm vi nhất định. Hai là, khi đề cập đến rủi ro, người ta thường nhắc đến hai yếu tố mang tính đặc trưng của rủi ro là biên độ rủi ro: mức độ thiệt hại do rủi ro gây ra và tần suất xuất hiện rủi ro: số trường hợp thuận lợi để rủi ro xuất hiện/tổng số trường hợp đồng khả năng. Ba là, rủi ro là yếu tố khách quan nên người ta không thể nào loại trừ được hẳn mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện và những tác hại của chúng gây ra.
  • 16. 16 a. Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng:  Rủi ro về lãi suất: Lãi suất được định nghĩa là chi phí để vay hoặc giá phải trả để thuê vốn trong một thời gian nào đó. Trong Ngân hàng có 2 loại lãi suất : lãi suất cho vay và lãi suất huy động, chúng tạo ra thu nhập và chi phí cho Ngân hàng. Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất là một loại giá cả luôn biến động theo quy luật cung cầu. Rủi ro lãi suất mà Ngân hàng phải gánh chịu là sự biến động về lãi suất làm thay đổi tiền lãi của Ngân hàng. Chẳng hạn, lãi suất cho vay giảm trong khi lãi suất tiền gửi hoặc trái phiếu giữ nguyên làm giảm thu nhập của Ngân hàng. Những thiệt hại do rủi ro lãi suất gây ra làm cho chi phí nguồn vốn cao hơn thu nhập từ sử dụng vốn làm cho kinh doanh Ngân hàng bị thua lỗ.  Rủi ro về tín dụng: Là rủi ro xảy ra trong hoạt động tín dụng và là loại rủi ro lớn nhất và thường xuyên nhất vì các món cho vay của Ngân hàng thương mại chiếm tới 2/3 tổng tài sản có. Hoạt động cho vay sẽ mang lại nguồn thu nhập lớn nhất cho các Ngân hàng thương mại nếu các khoản tín dụng được cấp ra không gặp phải rủi ro, ngược lại các khoản tín dụng được cấp ra cũng có thể gây nên nhiều phiền toái, tổn thất cho Ngân hàng nếu các khoản tín dụng đó không được thu hồi cả gốc và lãi. Trong nhiều trường hợp rủi ro tín dụng quá lớn so với vốn tự có của Ngân hàng thì Ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thậm chí có thể bị vỡ nợ hoặc phá sản.  Rủi ro về ngoại hối: Tỷ giá của các đồng ngoại tế biến đổi không ngừng dẫn đến việc kinh doanh ngoại hổi cũng luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro . Những rủi ro này có thể phát sinh thông qua các hoạt động khi ngân hàng giao dịch các đồng tiền nước ngoài nhằm phục vụ cho khách hàng hoặc cho chính bản thân mình. Vì vậy bị ảnh hưởng từ loại rủi ro này không chỉ là phía ngân hàng mà con cả đối với khách hàng. Hoạt động ngoại hối của ACB chủ yếu nhằm phục vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng doanh nghiệp. Các hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường quốc tế chiếm tỉ trọng không lớn.
  • 17. 17  Rủi ro về thanh khoản: Rủi ro thanh toán phát sinh khi dân chúng mất lòng tin vào Ngân hàng hoặc nhu cầu rút tiền có tính chất thời vụ mà ngân hàng không dự tính trước được đòi hỏi Ngân hàng phải chi trả tức thời một khoản tiền lớn hơn mức bình thường. Trong bối cảnh đó, hầu hết các ngân hàng đều phải đối phó với tình huống tương tự, thì chi phí để huy động vốn bổ sung tăng lên một cách đáng kể do lượng vốn cung ứng trên thị trường giảm. Hậu quả là ngân hàng phải bán một số tài sản có độ thanh khoản thấp càng ngày càng nghiêm trọng, nếu tất cả người gửi tiền đồng loạt yêu cầu chi trả toàn bộ tiền gửi của họ thì dẫn đến Ngân hàng chỉ đang từ chỗ phải đối phó với rủi ro thanh khoản đến chỗ phải đối mặt với rủi ro phá sản.  Rủi ro từ hoạt động ngoại bảng: của ACB chủ yếu bao gồm các khoản cam kết cho vay và các hình thức bảo lãnh. Một xu hướng đang phát triển mạnh mẽ trong hoạt động của một Ngân hàng hiện đại là việc mở rộng các nghiệp vụ ngoại bảng. Theo định nghĩa hoạt động ngoại bảng là các hoạt động không thuộc bảng cân đối tài sản ( nội bảng). Tuy nhiên, các hoạt động ngoại bảng có ảnh hưởng tới trạng thái tương lai của bảng cân đối tài sản nội bảng, bởi vì các hoạt động ngoại bảng có thể tạo ra những tài sản có và tài sản nợ bổ sung cho bảng cân đối nội bảng. Ví dụ về hoạt động ngoại bảng của Ngân hàng như phát hành tín dụng dự phòng bảo lãnh cho công ty phát hành trái phiếu. Rất nhiều công ty không thể phát hành được trái phiếu nếu không có bảo lãnh thư của ngân hàng. Xuất phát từ tính chất của các hoạt động ngoai bảng là Ngân hàng thu được lãi trong khi không phải sử dụng vốn kinh doanh cho nên đã khuyến khích các hoạt động ngoại bảng ngày càng phát triển. Tuy nhiên, những hoạt động này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chẳng hạn, trong trường hợp công ty phát hành trái phiếu phá sản thì Ngân hàng phải đứng ra thanh toán toàn bộ gốc và lãi chứng khoán do công ty đó phát hành, điều này dẫn đến bảo lãnh thư đã trở thành một bộ phận trong bảng cân đối tài sản nội bảng, nghĩa là Ngân hàng phải sử dụng vốn kinh doanh của mình để trang trải những gì cam kết trong thư bảo lãnh. Trong thực tế, những trường hợp thua lỗ nghiêm trọng trong các hoạt động ngoại bảng đã trở thành những nguyên nhân chính khiến cho Ngân hàng có thể phá sản.
  • 18. 18  Rủi ro luật pháp: liên quan đến những sự cố hoặc sai sót trong quá trình hoạt động kinh doanh làm thiệt hại cho khách hàng và đối tác dẫn đến việc ngân hàng bị khởi kiện. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro này là do con người hoặc hệ thống công nghệ thông tin.  Rủi ro khác: liên quan đến các trường hợp bất khả kháng như: thiên tại, lụt lội, cháy, nổ v.v… Ngoài ra còn có rủi ro vận hành: là những tổn thất phát sinh do cơ chế vận hành của ngân hàng không thích hợp, không tuân thủ đúng các qui trình, quy định nội bộ, nhầm lẫn của con người, các hành động ngoại vi như lừa đảo, tin tặc v.v… b. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong kinh doanh ngân hàng: có 3 nhóm nguyên nhân dẫn đến rủi ro: Nhóm nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị ngân hàng:  Do không quản lý chặt chẽ thanh khoản dẫn đến thiếu khả năng chi trả  Cho vay và đầu tư quá mức, ví dụ tập trung cho vay quá nhiều vào một doanh nghiệp hoặc một ngành nào đó; trong đầu tư chỉ chú trọng vào một loại chứng khoán có rủi ro cao  Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không đầy đủ dẫn đến cho vay hoặc đầu tư không hợp lý.  Do hoạt động kinh doanh trái pháp luật, tham ô...  Do cán bộ ngân hàng thiếu đạo đức nghề nghiệp, yếu kém về trình độ  nghiệp vụ. Nhóm nguyên nhân thuộc về phía khách hàng:  Do khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý.  Do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, kém hiệu quả.  Khách hàng kinh doanh thua lỗ liên tục, hàng hoá không tiêu thụ được.  Quản lý vốn không hợp lý dẫn đến thiếu khả năng thanh khoản.  Chủ doanh nghiệp vay vốn thiếu năng lực điều hành, tham ô, lừa đảo. Nhóm nguyên nhân khách quan từ môi trường hoạt động kinh doanh:  Do thiên tai, hoả hoạn.  Tình hình an ninh, chính trị trong nước, khu vực không ổn định.  Do khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, mất cân bằng cán cân
  • 19. 19  thanh toán quốc tế dẫn đến tỷ giá hối đoái biến động bất thường.  Môi trường pháp lý bất lợi, lỏng lẻo trong quản lý vĩ mô. c. Ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng: Rủi ro xảy ra sẽ gây tổn thất về tài sản cho ngân hàng. Những tổn thất thường gặp là mất vốn khi cho vay, gia tăng chi phí hoạt động, giảm sút lợi nhuận, giảm sút giá trị của tài sản,... Rủi ro làm giảm uy tín của ngân hàng, sự tín nhiệm của khách hàng và có thể đánh mất thương hiệu của ngân hàng. Một ngân hàng kinh doanh bị lỗ liên tục hoặc thường xuyên không đủ khả năng thanh khoản có thể dẫn đến một cuộc rút tiền quy mô lớn và con đường phá sản là tất yếu. Rủi ro khiến ngân hàng bị lỗ và bị phá sản, sẽ ảnh hưởng đến hàng ngàn người gửi tiền, hàng ngàn doanh nghiệp không được đáp ứng vốn... làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng cao, sức mua giảm sút, thất nghiệp tăng, gây rối loạn trật tự xã hội, và hơn nữa sẽ kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàng trong nước và khu vực. Ngoài ra, sự phá sản của một ngân hàng sẽ dẫn đến sự hoảng loạn của hàng loạt ngân hàng khác và ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế. 2. Rủi ro thanh khoản do tin đồn thất thiệt: a. Rủi ro thanh khoản: Tính thanh khoản của ngân hàng thương mại được xem như khả năng tức thời (the short-run ability) để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết. Như vậy, rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ nhưng với chi phí cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. Quản trị rủi ro thanh khoản là việc quản lý có hiệu quả cấu trúc tính thanh khoản (tính lỏng) của tài sản và quản lý tốt cấu trúc danh mục của nguồn vốn. Bản chất của hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng có thể đúc kết ở hai nội dung sau:
  • 20. 20 Một là, hiếm khi nào tại một thời điểm mà tổng cung thanh khoản bằng với tổng cầu thanh khoản. Do vậy, ngân hàng phải thường xuyên đối mặt với tình trạng thâm hụt hay thặng dư thanh khoản. Hai là, thanh khoản và khả năng sinh lời là hai đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau, nghĩa là một tài sản có tính thanh khoản càng cao thì khả năng sinh lời của tài sản đó càng thấp và ngược lại; một nguồn vốn có tính thanh khoản càng cao thì thường có chi phí huy động càng lớn và do đó, làm giảm khả năng sinh lời khi sử dụng để cho vay. Ngân hàng cần dự trữ thanh khoản để chi trả những chi phí thường xuyên, như lãi tiền gửi..., và cả những cú sốc thanh khoản không mong đợi, như một cuộc rút tiền gửi hàng loạt hay yêu cầu vay vốn lớn. Một ví dụ điển hình cho cú sốc thanh khoản là nhiều người đổ xô đến ngân hàng rút tiền ở cùng một thời điểm. Trong hoàn cảnh đó, hầu như không một ngân hàng nào có thể đáp ứng hết những yêu cầu này và dễ dẫn đến nguy cơ sụp đổ, ngay cả khi ngân hàng đó chưa mất khả năng thanh toán. Tất nhiên, khả năng dự trữ thanh khoản kém chưa hẳn sẽ đưa đến sự sụp đổ của một ngân hàng, nhưng chắn chắc, ngân hàng sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để ứng phó với một cú sốc thanh khoản không lường trước. Và điều đó sẽ làm giảm đáng kể lợi nhuận của ngân hàng và suy đến cùng khả năng sụp đổ là hoàn toàn có thể. Thanh khoản mang ý nghĩa thời điểm rất lớn, theo nghĩa, một số yêu cầu thanh khoản là tức thời hoặc gần như tức thời. Chẳng hạn, một khoản tiền gửi lớn đến hạn và khách hàng không có ý định tiếp tục duy trì số vốn này tại ngân hàng; khi đó, ngân hàng buộc phải tìm kiếm các nguồn vốn có thể sử dụng ngay như vay từ TCTD khác. Ngoài ra, yếu tố thời vụ, chu kỳ cũng rất đáng quan trọng trong việc dự kiến cầu thanh khoản dài hạn. Ví dụ, cầu về thanh khoản thường rất lớn vào mùa hè, cuối hè gắn với ngày tựu trường, ngày nghỉ và các kế hoạch du lịch của khách hàng. Việc kế hoạch được những yêu cầu thanh khoản này, sẽ giúp ngân hàng hoạch định được nhiều nguồn đáp ứng cầu thanh khoản dài hạn hơn là trong trường hợp đối với cầu thanh khoản ngắn hạn. Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản: Nguyên nhân bên ngoài:  Khủng hoảng nền kinh tế  Khủng hoảng khu vực tài chính  Các tin đồn thất thiệt …
  • 21. 21 Nguyên nhân từ phía tổ chức:  Không dự tính trước nhu cầu tài trợ khoản cho vay  Không đáp ứng nhu cầu rút tiền ngay  Thiếu da dạng hóa các loại hình tài trợ, các loại tiền  Mất cân đối về thời gian đáo hạn  Rủi ro thanh khoản cục bộ trong từng loại tiền tệ  Giảm sút uy tín đối với công chúng b. Rủi ro thanh khoản của ngân hàng ACB do tin đồn thất thiệt: Đầu năm 2003, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) vẫn đang kinh doanh hiệu quả. Lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2003 của ngân hàng này tăng 20% so với cùng kì năm 2002 (đạt xấp xỉ 170 tỷ đồng). ACB rất được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm khi gửi tiền vào. Chính vì vậy tin đồn “Tổng giám đốc của ACB Phạm Văn Thiệt bỏ trốn” đã gây nên một cú “sốc” trong dư luận người dân TP.HCM, đặc biệt là những người có tiền gửi ở ACB. Sau đây là một số diễn biến chính của sự việc:  Đầu tháng 10/2003, bắt đầu có những lời xì xào, bàn tán đầu tiên rằng tổng giám đốc (TGĐ) ACB đã bỏ trốn.  Khoảng một tuần sau, vào ngày chủ nhật(12/10) và thứ 2 (13/10), tin đồn lan rộng trong dư luận TP.HCM.  Ngày 14/10/2003, tình trạng căng thẳng lên đến “đỉnh điểm” khi hàng ngàn người dân đổ xô đi rút tiển ở hội sở chính của ACB trên đường Nguyễn Thị Minh Khai và chi nhánh tại số 30 Mạc Đĩnh Chi (Quận 1- TP.HCM). Tại hai địa điểm này dân chúng tập trung đông đến nỗi tràn xuống cả lòng đường gây ùn tắc giao thông nhiều giờ. Chính điều này đã đẩy tâm lí người dân đễn chỗ hoang mang, lo sợ thực sự. Rất may, xuất hiện kịp thời trước đông đảo người dân của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Đức Thuý bên cạnh ông TGĐ Phạm Văn Thiệt cùng đại diện chính quyền Thành phố đã là lời bác bỏ tin đồn hùng hồn nhất.  Ngày hôm sau, 15/10, mặc dù người dân vẫn kéo đến rút tiền rất nhiều, nhưng cùng với các cá nhân và các cơ quan có trách nhiệm, các cơ quan báo chí đồng loạt có
  • 22. 22 những tin, bài quan trong bác bỏ thông tin sai sự thật trên. Vì thế, đến cuối ngày, tình hình đã dịu xuống. Khách hàng đã bắt đầu đem tiền gửi trở lại ACB.  Ngày 16/10, sự cố gần như đã được dẹp bỏ.  Sau một tuần, mọi chuyện đã trở lại bình thường. ACB khôi phục lại mọi hoạt động của mình. Thậm chí lúc này, lượng khách hàng đến gửi tiền còn đông hơn trước lúc xảy ra sự cố. Có thể thấy nguyên nhân đặt ACB trước rủi ro thanh khoản trong trường hợp này xuất phát từ nguyên nhân bên ngoài là “tin đồn thất thiệt” (TGĐ ACB bỏ trốn) dẫn đến việc rút tiền hàng loạt. Đây là nguyên nhân được đánh giá khiến “các ngân hàng khó có thể dùng công cụ thị trường để điều tiết và có hiệu quả thanh khoản của ngân hàng”. Sự cố này chỉ thực sự diễn ra trong một thời gian rất ngắn (khoảng 3 ngày) nhưng có tính chất vô cùng nghiêm trọng. Cũng là lần đầu tiên ngành Ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam phải đối phó với một tình huống đặc biệt như vậy. Nếu không nhờ những biện pháp tích cực, đồng bộ và hợp lý thì nguy cơ xảy ra một hiệu ứng domino trong toàn Ngành Ngân hàng (người dân sẽ rút tiền ở tất cả các Ngân hàng) là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Lúc đó thì hậu quả thật khó mà tưởng tượng nổi. III. Phương án trên lý thuyết để quản trị rủi ro: 1. Rủi ro về lãi suất: Một vài công cụ có thể sử dụng để quản lý rủi ro lãi suất bao gồm: - Thỏa thuận lãi suất kỳ hạn (FRA): là một hợp đồng giao dịch trên thị trường liên ngân hàng để mua hoặc bán các khoản hoàn trả lãi suất theo một mức vốn góc danh nghĩa, được chuyển giao bằng tiền mặt. Người mua FRA nhận được quyền khóa mức lãi suất cố định trong một thời hạn mong muốn bắt đầu từ một thời điểm trong tương lai. - Hợp đồng tương lai về lãi suất: tính thanh khoản cao của thị trường tương lai lãi suất và những rủi ro lãi suất khá chuẩn hóa mà các công ty phải đối mặt đã giúp cho công cụ này trở nên thông dụng và sử dụng khá rộng rãi điển hình là : hợp đồng EURO giao dịch trên Chicago Mercantile Exchange (CME) và hợp đồng
  • 23. 23 tương lai lãi suất theo Trái phiếu kho bạc Mỹ trên Chicago Board of Trade (CBOT). - Hoán đổi lãi suất: thỏa thuận các hợp đồng nhằm trao đổi các dòng tiền thường là các khoản thanh toán lãi suất theo hợp đồng nợ. 2. Rủi ro về tín dụng: Vận dụng một cách có hiệu quả các mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng như: mô hình chất lượng, mô hình Moody’s và Standard & Poor’s, mô hình điểm số Z, và mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng. Ngoài ra còn có thể áp dụng các biện pháp sau: -Thiết lập quỹ dự phòng cho những khoản nợ khó đòi, nợ quá hạn. - Mua bảo hiểm cho các khoản tiền gửi, tiền vay. - Phân chia giới hạn rủi ro: không tập trung vốn cho một số khách hàng mà cho nhiều người vay, nhiều ngân hàng cùng tài trợ cho một khách hàng, hoặc ngân hàng phân tán rủi ro theo từng ngành nghề hoạt động kinh doanh theo xu thế phát triển và mức độ tăng trưởng của từng ngành. - Phân tích tình hình khách hàng theo mô hình chất lượng trước khi quyết định tín dụng. - Dự đoán yếu tố môi trường kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh như lạm phát, chính trị, tỷ giá hối đoái … - Nâng cao chất lượng công tác kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng. - Tham gia trung tâm thông tin tín dụng. 3. Rủi ro ngoại hối: - Giao dịch kỳ hạn: Mục đích của các hợp đồng kỳ hạn là nhằm loại trừ những khả năng không chắc chắn về tỷ giá giao ngay tại thời điểm tín dụng đến hạn. Như vậy, thay vì chờ đến tận thời điểm cuối năm, mới chuyển lượng ngoại tệ thu được thành nội tệ với một mức tỷ giá giao ngay chưa biết trước, thì ngân hàng có thể tại thời điểm ngày hôm nay bán có kỳ hạn 1 năm lượng ngoại tệ dự tính sẽ thu được bao gồm cả gốc và lãi tại mức tỷ giá kỳ hạn đã biết để nhận nội tệ. Việc giao nhận giữa ngoại tệ và nội tệ được thực hiện tại thời điểm cuối năm. Như vậy, bằng cách bán kỳ hạn số ngoại tệ dự tính thu được với một tỷ giá đã được xác định ngay ngày hôm nay, ngân hàng đã tránh được rủi ro do tỷ giá biến động tại thời điểm cuối năm và do đó, đảm bảo được mức lợi tức dự tính trong hoạt động tín dụng bằng ngoại tệ.
  • 24. 24 - Hợp đồng tương lai: Thay vì sử dụng nghiệp vụ kỳ hạn, ngân hàng cũng có thể sử dụng các hợp đồng tương lai được giao dịch trên cơ sở có tổ chức. Cần phải xác định số lượng hợp đồng mà ngân hàng phải bán là số lượng mà sao cho lợi nhuận thu được từ các hợp đồng tương lai này để bù đắp mọi thua lỗ từ khoản tín dụng bằng ngoại tệ khi giá trị đồng ngoại tệ giảm so với đồng nội tệ. - Giao dịch quyền chọn: Giống như hoạt động của nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu, nhà đi vay và cho vay bằng ngoại tệ bảo hiểm rủi ro ngoại hối thông qua hợp đồng quyền chọn tiền tệ, một khả năng tương tự là việc các ngân hàng cũng có thể sử dụng được các hợp đồng quyền chọn nhằm bảo hiểm rủi ro ngoại hối. Tuy nhiên, chúng ta phải trả một khoản chi phí nhất định khi tham gia giao dịch này và khoản chi phí này sẽ chênh lệch nhau phù thuộc vào các yếu tố: sự tồn tại rủi ro cơ bản, tính thanh khoản của thị trường, kỳ hạn của hợp đồng và bản chất của quyền chọn. - Giao dịch hoán đổi tiền tệ: Hoán đổi tiền tệ được các ngân hàng sử dụng rất phổ biến. Trong trường hợp các tiền tệ trên bảng cân đối tài sản không cân xứng với nhau, chúng ta dễ thấy rằng trong giao dịch hoán đổi tiền tệ thì phần gốc và phần lãi đều được bao gồm trong hợp đồng. Đối với giao dịch hoán đổi lãi suất thì chỉ phần thanh toán lãi suất là bao gồm trong hợp đồng. Lý do là vì trong giao dịch hoán đổi tiền tệ thì cả phần gốc và phần lãi đều bộc lộ rủi ro ngoại hối. 4. Rủi ro về thanh khoản: - Duy trì dự trữ đáp ứng nhu cầu thanh khoản: + Đáp ứng nhu cầu dự trữ bắt buộc + Đáp ứng nhu câu dự trữ theo cân đối của TCTD - Phân tích luồng tiền dự kiến: + Khối lượng rót vốn dự kiến của các khoản cho vay + Mức độ chấp nhận của các đơn xin vay đang xem xét + Mức độ quay vòng bình thường của các khoản tiền gửi có kỳ hạn + Thời gian đáo hạn thực của tiền gửi không kỳ hạn - Quản lý khe hỡ: + Xác định cung thanh khoản + Xác định cầu thanh khoản + Các kỹ năng xử lý khe hở thanh khoản
  • 25. 25 - Thiết lập các hạn mức an toàn thanh khoản + Thang đáo hạn + Qui định hạn mức tỷ lệ tối đa tiền gửi không kỳ hạn, tiền huy động ngắn hạn, cho vay tiêu dùng…. - Đa dạng các hình thức cho vay, đầu tư và duy trì các tài sản có tính lỏng khác nhau - Xây dựng kế hoạch dự phòng để đối phó với trường hợp khủng hoảng thanh khoản + Có phương án xử lý khủng hoảng + Tìm kiếm sự hỗ trợ của các tổ chức khác 5. Rủi ro về luật pháp: Để phòng chống rủi ro này, Ngân hàng chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ chính theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Đến tháng 9/2006 các quy trình nghiệp vụ chính đã được chuẩn hóa bao gồm: nghiệp vụ tiền gủi, chuyển tiền, tín dụng, bao thanh toán, nghiệp vụ quyền chọn, kinh doanh vàng và ngoại hối. Bên cạnh đó các quy trình trong quản lý bao gồm: tuyển dụng, đào tạo, đánh giá nội bộ, thiết kế và phát triển sản phẩm, quản lý tài sản khách hàng, v.v. đã được tiêu chuẩn hóa. Hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng thường được cải tiến để nâng cao tính ổn định, an toàn và bảo mật. Ban pháp chế thuộc Khối Giám sát điều hành của Ngân hàng có nhiệm vụ chính trong việc đảm bảo các quyền lợi hợp lý và hợp pháp trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. IV. Phương án tối ưu: trong hiện tại và tương lai trên thực tế 1. Rủi ro lãi suất: ACB quản lý rủi ro lãi suất theo nguyên tắc cẩn trọng. Hội đồng ALCO sử dụng nhiều công cụ để giám sát và quản lý rủi ro lãi suất bao gồm: Biểu đồ lệch kỳ hạn tái định giá (repricing gap). Thời lượng của tài sản nợ và tài sản có (duration). Hệ số nhạy cảm (factor sensitivity). Báo cáo về nội dung nói trên do Phòng Quản lý rủi ro của ACB lập định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng cho từng loại tiền và vàng. Dựa trên báo cáo và những nhận định về diễn biến, xu hướng của lãi suất trên thị trường trong các cuộc họp hàng tháng của Hội đồng ALCO. Ban điều hành ngân quỹ hàng ngày sẽ quyết định duy trì các mức chênh lệch thích hợp để định hướng cho các hoạt động của Ngân hàng.
  • 26. 26 Trong quản trị tài sản nợ - tài sản có, ACB phân loại các kỳ hạn theo đúng bản chất của nó. Cụ thể: đối với các khoản tiền gửi rút gốc linh hoạt, khi phân tích kỳ hạn không được dựa vào kỳ hạn khách hàng cam kết gửi mà phải đưa vào khoản tiền gửi không kỳ hạn. Nghiêm túc thực hiện quy định về việc tính số tiền dự trữ bắt buộc phải duy trì, các khoản tiền gửi có kỳ hạn ghi trên hợp đồng phải phản ánh đúng kỳ hạn mà khách hàng thực gửi. Để đảm bảo an toàn hoạt động trong ngân hàng nói riêng và toàn hệ thống nói chung, các ngân hàng trong nước cần hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong việc chia sẻ về kinh nghiệm cũng như mô hình quản lý tài sản nợ - có. Nếu một ngân hàng không thực hiện tốt công tác quản trị tài sản nợ - tài sản có sẽ dễ dàng gây ra cuộc đua lãi suất, hậu quả của nó có thể làm sói mòn niềm tin của người dân đến toàn bộ hệ thống ngân hàng, ảnh hưởng đến việc huy động vốn của các ngân hàng khác trong hệ thống. 2. Rủi ro tín dụng: Từ nhiều năm nay ACB đa thực hiện chính sách tín dụng thận trọng. Để thực hiện xét duyệt và quyết định cấp các khoản tín dụng và bảo lãnh, ACB tổ chức thành ba cấp: Ban tín dụng tại các chi nhánh, Ban tín dụng Hội sở, Ban tín dụng phía Bắc và cấp cao nhất là Hội đồng tín dụng. Hội đồng tín dụng ACB bao gồm 11 thành viên trong đó có hai thành viên Hội đồng quản trị và chín thành viên của Ban điều hành. Bên cạnh việc quyết định cấp tín dụng hoặc bảo lãnh, Hội đồng tín dụng còn quyết định các vấn đề về chính sách tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, hạn mức phán quyết của các ban tín dụng. Nguyên tắc cấp tín dụng là sự nhất trí 100% của các thành viên xét duyệt. Các khách hàng vay cá nhân và doanh nghiệp đều được xếp hạng trong quá trình thẩm định. Sau khi thẩm định, phân tích và định lượng rủi ro, các hạn mức tín dụng hoặc các khoản vay độc lập sẽ được cấp cho từng khách hàng. Ngoài ra, ACB luôn nghiêm túc thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng quy định của NHNN với mức trích lập đủ các khoản nợ quá hạn theo quyết định của HĐTD. Việc thành lập Ban Chính sách và Quản lý tín dụng là nhằm chuyên nghiệp hóa công tác quản lý rủi ro tín dụng. Hội đồng tín dụng phải xem xét chính sách và các biện pháp cụ thể để triển khai và thiết lập một hệ thống Quản lý rủi ro tín dụng với hiểu biết về phạm vi, loại hình và bản chất rủi ro, thủ thuật nhận biết, đánh giá, kiểm tra và kiếm soát liên quan đến rủi ro tín dụng…
  • 27. 27 Việc triển khai và phổ biến mục tiêu chiến lược cũng cần nhất quán với các mục tiêu chiến lược trong tổ chức. Tính phù hợp của chính sách quản lý rủi ro tín dụng có được đảm bảo bởi các nội dung như vai trò, trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Hội đồng tín dụng; chính sách về cơ cấu tổ chức; nhận biết, đánh giá, kiểm tra, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro tín dụng… Đối với việc rà soát quá trình triển khai chính sách, Hội đồng tín dụng cần theo đúng tiến trình bằng cách xem xét lại tính hiệu quả dựa trên các báo cáo và phát hiện về tình hình quản lý rủi ro tín dụng thường xuyên hay trên cơ sở nhu cầu cần thiết. Hoạt động đánh giá và cải tiến là nội dung mà Hội đồng tín dụng quan tâm. Hội đồng tín dụng hoặc tổ chức tương đương cần kiểm tra đúng mức các nguyên nhân qua phân tích chính xác tình hình quản lý rủi ro và đánh giá hiệu quả của quản lý rủi ro; rà soát quá trình phân tích đánh giá và cung cấp một hệ thống thực hiện cải tiến trong khu vực có vấn đề cùng nhược điểm về quản lý rủi ro tín dụng; cung cấp hệ thống tiếp nối và rà soát để quá trình cải tiến theo đúng thời hạn. 3. Rủi ro ngoại hối: Quản lý rủi ro ngoại hối tập trung vào quản lý trạng thái ngoại hối ròng và các trạng thái kinh doanh vàng (không được dương hoặc âm quá 30% vốn tự có của Ngân hàng), tuân thủ đúng các quy định hiện hành của NHNN. Hội đồng ALCO quyết định và định kỳ xét duyệt lại hạn mức về trạng thái mở và hạn mức ngăn lỗ cho các nhân viên giao dịch ngoại hối. Hội đồng thẩm duyệt xem xét, quyết định và định kỳ xét duyệt lại hạn mức giao dịch với các đối tác. Bên cạnh đó, trạng thái cũng như rủi ro ngoại hối còn được Ban điều hành ngân quỹ xem xét và điều chỉnh hàng ngày nhằm tối ưu hóa thu nhập cho Ngân hàng. 4. Rủi ro về thanh khoản: Rủi ro thanh khoản là một trong các rủi ro rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng, do vậy rủi ro thanh khoản được ngân hàng quan tâm đặc biệt. Quản lý rủi ro thanh khoản tại ACB được thực hiện trong một kế hoạch tổng thể về quản lý rủi ro thanh khoản và ứng phó với các sự cố rủi ro thanh khoản. Kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động, Ngân hàng luôn đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản rất tốt và luôn tuân thủ các quy định về thanh khoản của NHNN. Hội đồng ALCO, Ban điều hành ngân quỹ, Phòng Quản lý rủi ro tùy theo phân cấp có trách nhiệm đưa ra những đánh giá định tính, định lượng
  • 28. 28 thanh khoản, xây dựng khung quản lý rủi ro thanh khoản và giám sát rủi ro thanh khoản. Quản lý rủi ro thanh khoản tại ACB đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cụ thể sau: - Tuân thủ nghiêm các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn và thanh khoản trong hoạt động ngân hàng. - Duy trì tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản có có thể thanh toán ngay và các tài sản nợ sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian một tháng tiếp theo. - Duy trì tỷ lệ tối thiểu bằng một (1) giữa tổng tài sản có có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian bảy (7) ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản nợ phải thanh toán trong khoảng thời gian bảy (7) ngày làm việc tiếp theo. - Tuân thủ các hạn mức thanh khoản quy định trong chính sách quản lý rủi ro thanh khoản do Hội đồng ALCO quy định. - Tổng hợp và phân tích động thái của khách hàng gửi tiền, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động có rủi ro vốn. ACB cũng thiết lập các định mức thanh khoản như là một công cụ dự phòng tài chính để ứng phó với các đột biến về thanh khoản. Căn cứ khả năng thanh toán ngay và khả năng chuyển đổi thành thanh toán ngay, định mức thanh khoản chia làm bốn (4) cấp độ từ thấp đến cao. Trong mỗi cấp độ sẽ quy định rõ các loại thanh khoản. Kế hoạch thanh khoản dự phòng được thể hiện bằng văn bản và được Hội đồng ALCO xem xét cập nhật hàng tháng. Ngoài ra, Ngân hàng cũng xây dựng kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản nhằm cung cấp cho lãnh đạo, trưởng các đơn vị, bộ phận và các nhân viên phương cách quản lý và ứng phó khi xảy ra sự cố thanh khoản. Các bước có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản, bao gồm: - Xây dựng kế hoạch: định nghĩa phân loại sự cố, mô phỏng các tình huống của sự cố và các hành động cụ thể để ứng phó. Kế hoạch phải thể hiện bằng văn bản được thiết lập trên công việc hàng ngày kể cả ngoài giờ làm việc. Kế hoạch phải được xem xét cập nhật ít nhất sáu (6) tháng một lần. - Thực hiện hành động ứng phó có hệ thống. - Kiểm soát phương thức quản lý tình trạng khẩn cấp: quản lý mọi hành động trong thời gian xảy ra sự cố, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình.
  • 29. 29 Kế hoạch ứng phó cũng bao gồm việc định nghĩa các mức độ khẩn cấp của thanh khoản và các biện pháp ngăn chặn, các định mức thanh khoản có thể sử dụng, các nguồn lực có thể huy động bao gồm cả nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài để ngăn chặn và đối phó với sự cố thanh khoản. Kế hoạch cũng quy định sơ đồ thông tin liên lạc đa chiều từ nhân viên đến lãnh đạo và ra bên ngoài cũng như phương tiện thông tin liên lạc và mức độ duy trì liên lạc. Ngân hàng đã và đang triển khai tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của cổ đông nước ngoài về quản trị rủi ro, trong đó bao gồm cả nâng cao trình độ quản trị rủi ro về thanh khoản. Thực hiện việc phát hành giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro nhiều như chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng. ACB phải duy trì một tỷ lệ dự trữ (bao gồm tiền mặt trong ngân hàng, tiền gửi tại Ngân hàng Trung ương và các tài sản có tính lỏng cao khác). Làm như vậy để đảm bảo duy trì dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Trung ương và để đối phó với các dòng tiền đi ra. Việc kết hợp giữa dự trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp sẽ giúp ngân hàng chủ động vừa đối phó với rủi ro thanh khoản vừa có thu nhập hợp lý; xem xét lại cơ cấu về danh mục tài sản nợ, tài sản của mình cho phù hợp nhằm hạn chế rủi ro ở mứt thấp nhất đó là cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường I (huy động tiền gửi từ các tổ chức và dân cư); cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung, dài hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn. Thực hiện việc phát hành các giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu huy động vốn giữa thị trường I và thị trường II (thị trường liên ngân hàng); điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng. Thực hiện tốt quản lý rủi ro lãi suất khe hở lãi suất: Cần hoàn thiện các quy định liên quan đến huy động và cho vay (nhất là huy động, cho vay trung, dài hạn) theo lãi suất thị trường; cần có cách giải quyết khoa học để không xảy ra tình trạng các khách hàng gửi tiền rút tiền trước hạn khi lãi suất thị trường tăng cao hoặc khi có các đối thủ khác đưa ra lãi suất cao, hấp dẫn khách hàng hơn. Hiện nay, xuất hiện một thực tế là các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng đến hạn không chịu trả nợ vay vì họ e ngại sau khi trả sẽ rất khó vay lại được tiền từ ngân hàng. Vì thế, họ sẵn sàng chịu phạt lãi suất quá hạn ghi trong hợp đồng vì như vậy, so ra vẫn còn thấp hơn lãi suất cho vay mới. Chính điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.
  • 30. 30 Thực hiện tốt quản lý rủi ro kỳ hạn: Sự không cân đối về kỳ hạn giữa tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng là lý do quan trọng làm cho ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản trong thời gian qua. Vấn đề sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn với tỷ trọng lớn hoặc cùng là ngắn hạn và trung, dài hạn nhưng thời hạn cụ thể khác nhau (ví dụ như huy động trung, dài hạn hai năm nhưng cho vay trung hạn ba năm) cũng làm cho ngân hàng khó khăn trong việc kiểm soát dòng tiền ra và dòng tiền vào của mình. Thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro: Thị trường tiền tệ phái sinh ở Việt Nam còn rất hạn chế, tuy nhiên, sau đợt biến động của thị trường tiền tệ trong thời gian qua, chắc chắn các ngân hàng sẽ quan tâm nhiều hơn và nó sẽ giúp cho ngân hàng quản lý tốt hơn tài sản nợ, tài sản có của mình. Thị trường REPO là công cụ khá hiệu quả trong việc tạo ra tính lỏng cao cho các chứng khoán nợ và cơ cấu tài sản có nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng một cách nhanh chóng. Forward và Future cũng là những công cụ để cầm giữ lãi suất giao dịch nhằm hạn chế rủi ro khi lãi suất thị trường biến động. Đặc biệt SWAP là công cụ quan trọng để các ngân hàng có thể cơ cấu lại tài sản nợ, tài sản có trên bảng cân đối tài sản của mình, nhằm hạn chế các tác động của rủi ro lãi suất. rủi ro kỳ hạn. Riêng về vụ việc tin đồn Tổng Giám Đốc ACB bỏ trốn, ACB xử lý tin đồn bằng cách: - Tiếp cận với công chúng để nắm bắt được nội dung tin đồn - Dựng trung tâm thông tin hoặc một phòng thông tin - Thành lập nhóm xử lý sự cố - Chỉ định một phát ngôn viên chính thức - Cung cấp thông tin nhanh chóng và đều đặn cho các phương tiện truyền thông và công chúng về hoạt động của tổ chức... Và thực tế là: Ngày 14-10: Lượng người đổ xô đến rút tiền tăng vọt, tập trung chú yếu tại Hội sở trên đường Nguyễn Thị Minh Khai và chi nhánh tại 30 Mạc Đĩnh Chi (Quận 1). Do lượng người tập trung ở
  • 31. 31 ngân hàng quá đông đã khiến cho tin đồn lan rộng. Các nhân viên của ACB đã phải làm việc tới quá nửa đêm để phục vụ nhu cầu rút tiền của khách hàng. Ông Phạm Văn Thiệt đã đứng ở quầy gửi tiền, đeo trước ngực một tấm bảng có đề tên và gắn ảnh của mình để thuyết phục khách hàng rằng: “Tôi là Tổng giám đốc ACB. Tôi không bỏ trốn!” Thống đốc ngân hàng nhà nước Lê Đức Thúy lên khẳng định rằng ông Phạm Văn Thiệt chính là Tổng giám đốc ACB, và ông này không hề bỏ trốn, tin đồn là hoàn toàn không có thật. Đến 21h, khoảng 600-700 tỷ (trong đó có 16 triệu USD) đã được chi trả khách hàng là người dân. Tại hội sở ACB trên đường Nguyễn Thị Minh Khai đã phục vụ tới 2.085 khách. Ngày 15-10: ACB và thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy đã trả lời trực tuyến với độc giả trên mạng VnExpress. Ngân hàng Nhà nước đã phát hàng ngàn tờ thông báo phủ nhận tin đồn có kèm theo ảnh lãnh đạo ACB tới tay của khách hàng chờ rút tiền Công an và chính quyền địa phương đã có một số biện pháp bình ổn tình hình. Thống đốc Lê Đức Thúy cam kết hỗ trợ đầy đủ mọi yêu cầu về Việt nam đồng, ngoại tệ và vàng cho ACB để chi trả cho khách hàng. ACB đã rất nỗ lực phủ nhận tin đồn. Cùng với sự can thiệp của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy, lượng người đến rút tiền đã giảm. Cũng trong ngày hôm đó, khách hàng đã gửi tiết kiệm vào ACB với lượng tiền gần 30 tỷ đồng. Giao dịch của các chi nhánh ACB tại TP. Hồ Chí Minh đã trở lại bình thường. Ngày 16-10: ACB khẳng định đã trở lại hoạt động bình thường và nối lại các hoạt động cho vay. Vào lúc này, sóng gió đã qua tại ngân hàng ACB. 5. Rủi ro hoạt động ngoại bảng: Tỷ trọng các cam kết giao dịch ngoại hối như cam kết mua/bán ngoại tệ có kỳ hạn (forward) và quyền chọn mua/bán ngoại tệ có tỷ lệ rất nhỏ. ACB thực hiện chính sách bảo lãnh thận trọng, phần lớn các khoản bảo lãnh đều có tài sản thế chấp. HĐTD quyết định các hạn mức bảo lãnh cấp cho các cá nhân và doanh nghiệp trên cơ sở được thẩm định chặt chẽ, được xem xét như khoản vay.
  • 32. 32 6. Rủi ro luật pháp: Một số giải pháp để hạn chế rủi ro và thiệt hại cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia mua bán hàng hoá, dịch vụ với thương nhân nước ngoài trong điều kiện hội nhập quốc tế: - Tìm hiểu thương nhân nước ngoài trước khi xác lập giao dịch thương mại mua bán hàng hoá, dịch vụ với thương nhân đó. - Làm quen với công việc thuê luật sư độc lập bên ngoài hoặc sử dụng chuyên gia pháp luật nội bộ có năng lực, kinh nghiệm để soạn thảo hợp đồng hoặc rà soát, góp ý dự thảo hợp đồng do bên nước ngoài cung cấp. Thông qua công việc này của luật sư hoặc chuyên gia pháp luật nội bộ, ACB có thể phát hiện ra những điểm bất lợi cho mình để đề nghị bên nước ngoài sửa đổi, bổ sung hợp đồng theo hướng bảo đảm nguyên tắc “bình đẳng, khách quan và cùng có lợi” khi tham gia giao dịch thương mại đó. Trong quá trình đàm phán hợp đồng với bên nước ngoài, ACB cũng cần có luật sư hoặc chuyên gia pháp luật nội bộ tham gia để bảo đảm tính hợp pháp của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Xây dựng quy định/quy chế nội bộ hướng dẫn thủ tục phối hợp giữa các phòng nghiệp vụ kinh doanh với bộ phận pháp chế trong quá trình xử lý công việc để nâng cao trách nhiệm của từng bộ phận, tiết kiệm thời gian và tận dụng các cơ hội kinh doanh sẵn có: bộ phận pháp chế đảm nhận thẩm định tính pháp lý của hợp đồng, còn bộ phận nghiệp vụ kinh doanh có trách nhiệm thẩm định tính hiệu quả, khả thi của hợp đồng đó. - Trong điều kiện hội nhập, ACB rất cần có đội ngũ cán bộ giỏi về ngoại ngữ (nhất là tiếng Anh) và hiểu biết về tập quán thương mại quốc tế. Ở nước ta hiện nay, có rất nhiều cơ sở đào tạo ngoại ngữ và kinh doanh quốc tế. Do đó, ACB có kế hoạch, chiến lược về con người để thu xếp, tạo điều kiện cho cán bộ của mình tham dự các khoá đào tạo nói trên. Trong thời gian chưa kịp đào tạo và đào tạo lại cán bộ sẵn có của mình, ngân hàng có thể tuyển người giỏi về ngoại ngữ và có kinh nghiệm về thương mại quốc tế hoặc thuê chuyên gia tư vấn để đàm phán, thương lượng hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ với thương nhân nước ngoài. 7. Rủi ro khác: Tại ACB, trên toàn hệ thống từ Hội sở đến các chi nhánh, phòng giao dịch và công ty trực thuộc, tất cả tài sản bao gồm nhà và thiết bị làm việc (hệ thống máy tính, các
  • 33. 33 thiết bị văn phòng, v.v.) đều được mua bảo hiểm chống rủi ro cháy nổ. Ngoài ra, do đặc trưng của hoạt động ngân hàng, tiền và các tài sản giữ hộ của khách hàng trong kho và tiền vận chuyển trên đường đi đều được mua bảo hiểm. Ngoài ra còn có một loại rủi ro cũng khá quan trọng là rủi ro trong vận hành. Để có thể quản lý loại rủi ro này, ACB áp dụng các biện pháp: - Áp dụng hệ thống chất lượng ISO 9001-2000 vào các quy trình huy động vốn, tín dụng, thanh toán quốc tế, và cung ứng nguồn lực. - Quy định phân công, phân quyền, hạn mức kinh doanh cho từng bộ phận. - Đào tạo và đào tạo lại để không ngừng nâng cao trình độ nhân viên. - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ. - Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin. Nâng cao tính bảo mật và an toàn dữ liệu. Xây dựng hệ thống lưu trữ dự phòng dữ liệu liên tục. - Trích lập kịp thời quỹ dự phòng rủi ro. - Mua bảo hiểm cho tài sản và nhân viên của ACB. - Tổng hợp, phân tích về các loại rủi ro trong vận hành để rút ra các bài học phòng ngừa. Xây dựng hệ thống các dữ liệu rủi ro trong vận hành để phục vụ cho công tác quản lý rủi ro. V. Bài học kinh nghiệm: “Có thể nói giống như xây dựng một ngôi nhà, người ta tính toán sao cho không để xảy ra lún sụt, nứt tường, thấm dột, còn những tai họa bất ngờ như động đất, bão lũ thì chịu! Vấn đề là căn nhà có chịu đựng nổi khi tai hoạ ập đến hay không” Những rủi ro không suy tính được chính là những “tai họa bất ngờ” mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng không mong muốn gặp phải.Đối với ngân hàng-một ngành nghề kinh doanh đầy rủi ro thì những rủi ro không suy tính được mà trong nội dung bài tiểu luận này là rủi ro do tin đồn thất thiệt có thể gây ảnh hưởng đến không chỉ chính ngân hàng đó mà là cả một hệ thống ngân hàng. Như chúng ta cũng đã biết hoạt động của một ngân hàng trong một quốc gia như một mắc xích trong cả hệ thống ngân hàng và các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân trong nền kinh tế. Do vậy nếu một ngân hàng có kết quả hoạt động xấu, thậm chí dẫn
  • 34. 34 đến mất khả năng thanh toán và phá sản thì sẽ có những tác động dây chuyền ảnh hưởng xấu các ngân hàng và các bộ phận kinh tế khác. Nếu không có sự can thiệp kịp thời của ngân hàng nhà nước và Chính phủ thì tâm lý sợ mất tiền sẽ lây lan đến toàn bộ người gửi tiền và họ sẽ đồng loạt rút tiền tại các ngân hàng thương mại làm cho các ngân hàng khác vô hình chung cũng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.Sự cố ngân hàng Á Châu (ACB) vừa qua được nhiều chuyên gia trong ngành nhận định là một bài học kinh nghiệm đáng quan tâm về việc quản trị rủi ro đối với hệ thống ngân hàng mà cụ thể ở đây là quản trị rủi ro những tin đồn thất thiệt. Ta có thể rút ra một vài bài học kinh nghiệm sau: Thứ nhất, mỗi ngân hàng cần phải đảm bảo vốn tự có ở mức cần thiết, rõ ràng khi thành lập ngân hàng thương mại cần đảm bảo mức vốn điều lệ cao hơn mức vốn pháp định. Ngân hàng nên duy trì mức vốn tự có một cách hợp lý, cân đối so với quy mô và phạm vi hoạt động của ngân hàng mình.Nhưng điều quan trọng chính là ngân hàng cần công bố rõ những thông tin tài chính một cách thành thực, minh bạch để khách hàng hay các nhà đầu tư có thế xây dựng được lòng tin với ngân hàng sẽ giúp tránh được tình trạng khách hàng đổ xô đi rút tiền (có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng) chỉ vì những tin đồn thất thiệt thiếu căn cứ. => Ta có thể dễ dàng nhận thấy ở trường hợp của ACB không chỉ khoanh hẹp lại phạm vi khủng hoảng vì một tin đồn mà chính là do lòng tin của người dân về hệ thống ngân hàng đã chưa đủ nhiều và do đó dễ hoang mang khi có những tình huống xấu. => Tương tác giữa khách hàng và ngân hàng trong thời đại ngày nay không chỉ đơn giản qua những con số, những hợp đồng được ký kết, bởi vì với sự phát triển mạnh của hệ thống ngân hàng thì việc lựa chọn ngân hàng nào phụ thuộc vào mức độ tin tưởng của khách hàng với ngân hàng đó đến đâu. Do đó, với sự cố của ACB, với ACB nói riêng và cả hệ thống ngân hàng thương mại nói chung cần chú trọng hơn nữa công tác dịch vụ khách hàng để tăng cường sự gần gũi giữa khách hàng và ngân hàng. Ngoài những thông tin cơ bản trước đây thì ngân hàng còn nên thường xuyên gửi thư ngỏ đến khách hàng, báo cáo về tình hình kinh doanh của ngân hàng mình (những thông tin này đã được kiểm toán), tận dụng nhiều kênh truyền thông để đưa thông tin về sản phẩm, dịch vụ của mình đến với khách hàng vì sức mạnh của truyền thông là vô cùng quan trọng và hữu hiệu để các ngân hàng có thể truyền tải thông điệp của mình đến với khách hàng.
  • 35. 35 Thứ hai, với sự cố của ACB ta có thể nhận thấy tốc độ xử lý thông tin của ngân hàng chưa thật sự hiệu quả. Trong thực tế, ACB vì những lý do chủ quan, trong đó một phần do không có một bộ phận PR (public relations) chuyên nghiệp nên đã để cho giai đoạn “ủ bệnh” này kéo dài quá lâu. Cả tuần trước sự cố rút tiền, khi tin đồn mới được tung ra, đã không hề có một thông tin đính chính chính thức nào từ phía ACB. Mãi sang đến tuần sau, ACB mới bắt đầu phản ứng. Khi đó, công chúng đã chuyển qua giai đoạn phản ứng rút tiền ra, một phản ứng rất hợp “lẽ thông thường”. Hiện nay tất cả các ngân hàng đều có bộ phận đánh giá và xử lý rủi ro. Nhưng lâu nay, các loại rủi ro được dự báo và xử lý trên những định lượng phân tích được, còn những rủi ro về thị trường, như tin đồn thất thiệt chẳng hạn, ngân hàng khó có thể đánh giá được.Tuy nhiên dù là những rủi ro được liệt kê là những rủi ro không suy tính trước được khiến cho việc quản trị rủi ro của ngân hàng gặp nhiều khó khăn song một khi đã xảy ra sự cố nhất là trong hoạt động của ngân hàng có thể gây ra hiệu ứng Domino ảnh hưởng đến cả một dây chuyền hệ thống các ngân hàng thì việc xử lý rủi ro do tin đồn thất thiệt thế này cần phải có phản ứng thật “nhạy”, và cần phải được xử lý ngay nhất là trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay với tốc độ lan truyền thông tin “chóng mặt”.Mặt khác, trong cơ chế vận hành của tin đồn về sự cố ACB, đã không có chỗ cho sự kiểm chứng khả tín. => Cần phải có một bộ phận xử lý thông tin chuyên biệt để có thể phản ứng ngay ngay khi có sự số xảy ra, đầu tư chú trọng hơn nữa đến bộ phận PR (quan hệ công chúng) của ngân hàng để có thể xử lý được những sự cố đó bên cạnh việc minh bạch trong hệ thống tài chính của ngân hàng để làm cơ sở cho lòng tin của khách hàng. Thứ ba với sự cố tin đồn thất thiệt năm 2003, ACB đã khôi phục đầy đủ quyền lợi của nhiều khách hàng vì lo sợ khi nghe tin đồn mà vội vã rút tiền khỏi ngân hàngchấp nhận thiệt thòi về lãi suất là một trong những biện pháp ACB tiến hành để khắc phục sự cố có lẽ cũng đồng thời là bài học cho các ngân hàng khác khi gặp tình huống tương tự. Thứ tư với các ngân hàng nhà nước và chính phủ cần cần có những biện pháp giám sát chặt chẽ hơn nữa những tin đồn thất thiệt đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng
  • 36. 36 khi hậu quả xấu đối với một ngân hàng có thể kéo theo hàng loạt các ngân hàng khác cũng bị ảnh hưởng tương tự Thứ năm bên cạnh sự nỗ lực tạo sự tương tác gần gũi hơn nữa đối với khách hàng của mình từ các ngân hàng thì phía khách hàng và các nhà đầu tư thì cần có sự cập nhật và trang bị cho mình những thông tin cần thiết, không nên chỉ nghe những tin đồn vô căn cứ mà hoang mang rồi tạo hiệu ứng dây chuyền đến người khác. Tóm lại, việc quản trị rủi ro nhất là những rủi ro không suy tính được như những rủi ro do thị trường, thiên tai, hay tin đồn thất thiệt được đề cập đến trong bài tiểu luận này là không dễ dàng do đó ngoài những giải pháp cụ thể được nêu ra trong phần giải pháp bài học kinh nghiệm rút ra tổng quát nhất từ sự cố của ACB đó là hãy tạo lòng tin cho khách hàng từ những việc căn bản nhất và hãy xử lý thông tin kịp thời, nhanh nhất có thể.
  • 37. 37 KẾT LUẬN Trong thời đại mà các phương tiện thông tin phát triển mạnh mẽ và khó kiểm soát, tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt hơn cộng với môi trường luật pháp của ta còn chưa thực sự chặt chẽ, nhiều kẻ hở và thiếu những biện pháp mang tính răn đe, việc những tin đồn thất thiệt xuất hiện từ những đối thủ giấu mặt là điều các DN nói chung, NH ACB nói riêng có thể đối mặt bất cứ lúc nào. Trải qua một giai đoạn “đen tối” do những tác hại mà tin đồn thất thiệt gây ra đã làm cho các nhà quản trị của ACB có cái nhìn toàn cục và thực tế hơn về việc phòng chống những tin đồn và cách giải quyết khi nó ập đến. Ví nó luôn là nguy cơ đe dọa thường trực đối với hoạt động của NH, do đó ban quản trị ACB cần nhận thức, cần làm quen với việc “sống chung” với nó. Giải pháp cơ bản và hiệu quả nhất để phòng ngừa rủi ro này vẫn là công khai minh bạch thông tin, chẳng những đem lại lợi ích phòng chống rủi ro cho NH mà còn đem đến lợi ích cho khách hàng, làm cho họ có cái nhìn khách quan nhất về tình hình hoạt động của tổ chức, khi những tin đồn lan ra thì khách hàng cũng bình tĩnh hơn để tự mình đánh giá suy xét sự việc. Khi tin đồn lan ra, NH cần phối hợp với các cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông có uy tín- là 2 kênh mà NH có thể nhờ vào đó để bác bỏ những thông tin sai trái, ổn định tâm lý dư luận. Mặt khác trong tương lai, NH ACB cần phải tạo được sự liên kết với các NHTM CP khác để khi có vấn đề xảy ra sẽ không phải lúng túng trong vấn đề thanh khoản và tránh được hiệu ứng domino cho toàn ngành, điều mà không một ngân hàng nào muốn xảy ra.