SlideShare a Scribd company logo
1 of 112
Khóa luận tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới. Các công ty Việt nam
ra đời ngày càng nhiều về cả loại hình hoạt động lẫn lĩnh vực hoạt động. Để
có thể tồn tại, phát triển và cạnh tranh với các công ty khác trong và ngoài
nước đòi hỏi mỗi công ty cần có một chiến lược kinh doanh hợp lý trong
khuôn khổ pháp luật và các quy định của Nhà nước cho phép. Đặc biệt tình
hình tài chính của công ty phải rõ ràng, minh bạch. Tình hình tài chính được
thể hiện thông qua các báo cáo tài chính của công ty.
Báo cáo tài chính không chỉ là tài liệu quan trọng của mỗi công ty mà
nó còn cung cấp thông tin về công ty cho những người quan tâm. Thông qua
việc phân tích báo cáo tài chính của công ty ta có thể thấy được tình hình tài
chính hiện tại của công ty, những rủi ro cũng như khả năng phát triển trong
tương lai. Từ đó các nhà quản lý đưa ra các quyết định kinh doanh thích
hợp, đưa công ty từng bước ổn định và phát triển.
Như vậy việc lập và phân tích báo cáo tài chính rất quan trọng đối với
mỗi doanh nghiệp cũng như Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội. Công ty cổ
phần LILAMA Hà Nội đang ngày càng phát triển và khẳng định vị thế của
mình trong lĩnh vực xây lắp và xây dựng. Đảm bảo tình hình tài chính luôn
trong sạch và minh bạch là điều kiện tiên quyết đối với sự phát triển của
công ty.
Trong quá trình thực tập và tìm hiểu về Công ty cổ phần LILAMA Hà
Nội, đặc biệt là tìm hiểu về các báo cáo tài chính em thấy việc “Phân tích
tình hình tài chính của công ty thông qua hệ thống báo cáo tài chính tại
Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội” rất quan trọng và cần thiết. Vì vậy em
quyết định chọn đề tài này.
Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận chung về phân tích tình hình tài chính thông
qua hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Chương II: Phân tích thực trạng tình hình tài chính thông qua hệ
thống báo cáo tài chính của Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội.
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
1
Khóa luận tốt nghiệp
Chương III: Đánh giá thực trạng tình hình tài chính và phương hướng
hoàn thiện phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính
tại Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội.
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
2
Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
THÔNG QUA HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH
NGHIỆP
1.1 Khái quát chung về báo cáo tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm, mục đích, vai trò, và phân loại báo cáo tài chính
1.1.1.1 Khái niệm
Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế
độ kế toán hiện hành, dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ sổ
sách kế toán, theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hoặc
thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh các thông tin kinh tế, tài
chính chủ yếu của doanh nghiệp. Nó chứa đựng những thông tin tổng hợp
nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp tại những thời điểm;
tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp; đồng thời
giải trình giúp các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực
trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để ra các
quyết định phù hợp.
1.1.1.2 Mục đích
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21, mục đích của báo cáo tài
chính là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh
và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số
đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Để đạt
được mục đích này các báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của
một doanh nghiệp về tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ phải trả, doanh thu, thu
nhập khác, chi phí, lãi và lỗ, các luồng tiền. Cùng với Bản thuyết minh báo
cáo tài chính cung cấp và giải thích thêm một số chỉ tiêu mà trong các báo
cáo tài chính chưa được trình bày, giải thích một cách rõ ràng cụ thể.
1.1.1.3 Vai trò
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
3
Khóa luận tốt nghiệp
Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính cần thiết.
Là cơ sở để kiểm tra, phân tích một cách tổng hợp, toàn diện, có hệ thống
tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính chủ
yếu của doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính cũng cung cấp những thông tin, số liệu để kiểm tra,
giám sát tình hình hạch toán kinh doanh, việc chấp hành chế độ kế toán cũng
như các chế độ chính sách do Nhà nước đề ra.
Báo cáo tài chính còn cung cấp những thông tin, số liệu để phân tích
đánh giá những khả năng và tiềm năng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.
Giúp cho công tác dự báo và lập các kế hoạch tài chính trong tương lai của
doanh nghiệp.
1.1.1.4 Phân loại
Phân loại báo cáo tài chính giúp cho việc nghiên cứu và sử dụng báo
cáo tài chính một cách thuận lợi hơn. Tùy theo tiêu thức khác nhau mà ta có
các phân loại báo cáo tài chính khác nhau. Sau đây ta xem xét một số cách
phân loại báo cáo tài chính:
Phân loại báo cáo tài chính doanh nghiệp theo nội dung phản ánh
gồm: Báo cáo phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh
nghiệp; Báo cáo phản ánh doanh thu, thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động
kinh doanh; Báo cáo phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách
Nhà nước; Báo cáo phản ánh tình hình lưu chuyển tiền tệ; Báo cáo thuyết
minh.
Phân loại báo cáo tài chính doanh nghiệp theo thời gian lập gồm: Báo
cáo tài chính năm; Báo cáo tài chính giữa niên độ.
Phân loại báo cáo tài chính doanh nghiệp theo tính bắt buộc gồm: Báo
cáo tài chính bắt buộc; Báo cáo tài chính hướng dẫn.
Phân loại báo cáo tài chính doanh nghiệp theo phạm vi thông tin phản
ánh gồm: Báo cáo tài chính doanh nghiệp độc lập; Hệ thống báo cáo tài
chính hợp nhất; hệ thống báo cáo tài chính tổng hợp.
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
4
Khóa luận tốt nghiệp
1.1.2 Yêu cầu lập báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực và hợp lý, phản
ánh tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền
của doanh nghiệp. Để đảm bảo yêu cầu trung thực hợp lý, các báo cáo tài
chính được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ chế độ kế toán, các chuẩn
mực kế toán và các quy định của cơ quan hiện hành.
Doanh nghiệp cần nêu rõ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính là
báo cáo tài chính được lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế
toán Việt Nam. Tức là báo cáo tài chính tuân thủ mọi quy định của từng
chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế
toán Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng chính sách kế toán khác
với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam cho dù đã thuyết
minh đầy đủ trong chính sách kế toán cũng như trong phần thuyết minh báo
cáo tài chính vẫn không được coi là tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán
hiện hành.
Báo cáo tài chính phải đảm bảo độ tin cậy của thông tin, phản ánh
đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện; trình bày khách quan,
không thiên vị; tuân thủ nguyên tắc thận trọng và trình bày đầy đủ trên khía
cạnh trọng yếu.
Báo cáo tài chính phải trình bày đầy đủ các thông tin nhằm cung cấp
các thông tin phù hợp, tin cậy, so sánh được và dễ hiểu. Nó còn cung cấp
các thông tin bổ sung khi quy định trong chuẩn mực kế toán không đủ để
giúp cho người sử dụng hiểu được tác động của những giao dịch hoặc những
sự kiện cụ thể đến tình hình tài chính, tình hình và kế quả kinh doanh của
doanh nghiệp.
1.1.3 Nguyên tắc lập báo cáo tài chính
Theo nguyên tắc hoạt động liên tục, báo cáo tài chính phải được lập
trên cơ sở giả định là doanh nghiệp hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt
động kinh doanh bình thường trong tương lai gần. Giám đốc doanh nghiệp
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
5
Khóa luận tốt nghiệp
cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Vì thế
khi đánh giá nếu thấy có những điều không chắc chắn liên quan đến các sự
kiện hoặc các điều kiện có thể gây ra sự nghi ngờ lớn về khả năng hoạt động
liên tục của doanh nghiệp thì những điều không chắc chắn đó cần nêu rõ.
Nếu báo cáo tài chính không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục thì sự
kiện này cần được nêu rõ cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và lý
do khiến doanh nghiệp không được coi là đang hoạt động liên tục.
Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ các
thông tin liên quan đến luồng tiền. Theo cơ sở kế toán dồn tích, các giao
dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào
thời điểm thực thu, thực chi tiền.
Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính
phải được thực hiện trên cơ sở nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác.
Trừ khi có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp
hoặc khi xem xét lại việc trình bày báo cáo tài chính cho thấy rằng cần phải
thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và sự kiện;
hoặc có một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình
bày. Khi có sự thay đổi doanh nghiệp cần phải giải trình lý do và ảnh hưởng
của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở nguyên tắc trọng yếu và tập
hợp. Điều này có nghĩa là từng khoản mục trọng yếu được trình bày riêng
biệt trong các báo cáo tài chính, các khoản mục không trọng yếu thì được
tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất và chức năng. Để xác định
một khoản mục, một tập hợp các khoản mục là trọng yếu phải đánh giá quy
mô và tính chất của chúng. Nếu không trình bày hoặc trình bày thiếu một
thông tin được coi là trọng yếu có thể là sai lệch báo cáo tài chính, làm ảnh
hưởng tới quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính.
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
6
Khóa luận tốt nghiệp
Theo nguyên tắc bù trừ, các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình
bày trên báo cáo tài chính không được bù trừ, trừ khi có một chuẩn mực kế
toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ.
Theo nguyên tắc có thể so sánh được, các thông tin bằng số liệu trong
báo cáo tài chính nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán phải được trình bày
tương ứng với các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính của kỳ
trước.
1.1.4 Kết cấu và nội dung của các báo cáo tài chính
Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm:
1. Bảng cân đối kế toán
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
4. Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Ngoài các báo cáo tài chính phải lập theo quy định, doanh nghiệp có
thể lập các báo cáo quản lý để cung cấp những thông tin phục vụ cho công
tác quản lý, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.4.1 Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh toàn bộ
giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại
một thời điểm nhất định.
Việc lập Bảng cân đối kế toán dựa vào số liệu từ sổ kế toán tổng hợp;
sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết; Bảng cân đối kế toán
năm trước.
Khi lập Bảng cân đối kế toán cột số liệu “số đầu năm” của Bảng cân
đối kế toán năm nay được chuyển từ cột số liệu “số cuối năm” của Bảng cân
đối năm trước. Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp, sổ, thẻ kế toán chi tiết kế
toán tiến hành lập các số liệu trên cột “số cuối năm” của Bảng cân đối kế
toán.
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
7
Khóa luận tốt nghiệp
1.1.4.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
Việc lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dựa vào số liệu từ sổ
kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài khoản
doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh; Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh năm trước.
Khi lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cột số liệu “năm trước”
của Báo cáo kết quả kinh doanh năm nay được chuyển từ cột số liệu “năm
nay” trên Báo cáo kết quả kinh doanh năm trước. Căn cứ vào số liệu trên các
sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho tài khoản từ loại
5 đến loại 9 kế toán tiến hành lập số liệu trên cột “năm nay” của Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh.
1.1.4.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh luồng tiền vào, ra trong doanh
nghiệp, tình hình tài trợ, đầu tư bằng tiền của doanh nghiệp trong từng thời
kỳ.
Việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dựa vào số liệu từ Bảng cân đối
kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Bản thuyết minh báo cáo tài
chính; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm trước; sổ kế toán tổng hợp và sổ kế
toán chi tiết của các TK 111, 112, 113 và các tài khoản phải thu, phải trả, tài
khoản chi phí.
Khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cột số liệu “năm trước” của Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ năm nay được chuyển từ cột số liệu “năm nay” trên
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm trước. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán,
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bản thuyết minh BCTC, sổ kế toán
tổng hợp và sổ kế toán chi tiết các TK 111, 112, 113, các tài khoản liên quan
khác kế toán tiến hành lập số liệu trên cột “năm nay” của Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ.
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
8
Khóa luận tốt nghiệp
1.1.4.4 Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Bản thuyết minh báo cáo tài chính được lập để cung cấp các thông tin
về tình hình sản xuất kinh doanh chưa có trong các báo cáo tài chính trên,
đồng thời giải thích một cách rõ ràng, cụ thể một số chỉ tiêu đã được trình
bày.
Việc lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính dựa vào số liệu Bảng cân
đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền
tệ năm báo cáo; số liệu sổ kế toán tổng hợp; sổ, thẻ kế toán chi tiết; Bản
thuyết minh báo cáo tài chính năm trước. Ngoài ra còn căn cứ vào tình hình
thực tế của doanh nghiệp.
Khi lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính cột số liệu “năm trước” của
Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm nay được chuyển từ cột số liệu “năm
nay” của Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm trước. Căn cứ vào Bảng
cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển
tiền tệ, các tài liệu và quy định có liên quan tiến hành lập số liệu, các chỉ tiêu
trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và
sổ kế toán chi tiết lập các số liệu trên cột “năm nay” của Bản thuyết minh
báo cáo tài chính.
1.1.5 Hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam so với chuẩn mực quốc tế
Việc lập và trình bày báo cáo tài chính được quy định theo chuẩn mực
kế toán Quốc tế số 1 (IAS 1) và chuẩn mực kế toán Quốc tế số 7 (IAS 7),
theo chuẩn mực kế toán Viết Nam số 21 (VAS 21) và chuẩn mực kế toán
Việt Nam số 24 (VAS 24). Hai chuẩn mực này đều bao gồm mục đích, yêu
cầu, nguyên tắc lập báo cáo tài chính, cấu trúc và nội dung chủ yếu của các
báo cáo tài chính.
Với yêu cầu chung khi lập báo cáo tài chính là trình bày trung thực và
hợp lý. Cần áp dụng chính sách, chế độ kế toán phù hợp với quy định của
từng chuẩn mực kế toán.
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
9
Khóa luận tốt nghiệp
Hai chuẩn mực yêu cầu khi lập báo cáo tài chính phải dựa trên các
nguyên tắc như: hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu và
tập hợp, bù trừ, có thể so sánh.
Kết cấu và nội dung chủ yếu của các báo cáo tài chính đều đưa ra
thông tin tổng quát về doanh nghiệp lập báo cáo như tên, địa chỉ của doanh
nghiệp; loại báo cáo; kỳ báo cáo; ngày lập báo cáo; đơn vị tiền tệ sử dụng.
Ngoài ra tùy theo đặc điểm và tính chất của từng báo cáo mà có cách trình
bày thích hợp.
Để phù hợp với tình hình kinh tế, hệ thông pháp luật trong nước, chế
độ kế toán Việt Nam đã có những điều chỉnh cần thiết. Chế độ kế toán Việt
Nam đã được hoàn thiện nhằm thống nhất với chế độ kế toán Quốc tế và phù
hợp với điều kiện thực tế nước ta.
Hệ thống báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế gồm 5 báo cáo
chính: Bảng tổng kết tài sản - Bảng cân đối kế toán, Báo cáo thu nhập - Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Thay đổi vốn chủ sở hữu, Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Các chế độ kế toán và các thuyết
minh - Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Trong kiểm tra hệ thống báo cáo
Việt Nam chỉ có 4 báo cáo chính, Thay đổi vốn chủ sở hữu được trình bày
trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
Nội dung và kết cấu của các báo cáo tài chính theo chế độ kế toán
Việt Nam có tính bắt buộc theo mẫu. Trong khi chuẩn mực kế toán quốc tế
chỉ có tích chất hướng dẫn, và nó khuyến khích các doanh nghiệp lập thêm
các báo cáo khác phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Trong chuẩn mực kế toán Việt Nam quy định cụ thể thời gian lập, nộp
và nơi nhận báo cáo tài chính đối với từng loại hình doanh nghiệp. Chuẩn
mực kế toán quốc tế không quy định cụ thể những nội dung trên.
Như vậy, chuẩn mực kế toán Việt Nam có sự thống nhất và cũng có
những nét khác biệt so với chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên hệ thống
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
10
Khóa luận tốt nghiệp
báo cáo tài chính của nước ta đang ngày càng được hoàn thiện để thống nhất
với quy định quốc tế và phù hợp với điều kiện nước ta.
1.2 Phương pháp phân tích tình hình tài chính
1.2.1 Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của việc phân tích tình hình tài chính
1.2.1.1 Khái niệm
Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu,
và so sánh số liệu về tài chính trong kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã
qua. Là quá trình sử dụng các báo cáo tài chính của công ty để phân tích và
đánh giá tình hình tài chính của công ty. Việc phân tích báo cáo tài chính
công ty có thể do bản thân công ty hoặc các tổ chức bên ngoài công ty bao
gồm các nhà cung cấp vốn như ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho
thuê tài chính và các nhà đầu tư như công ty chứng khoán, các qũy đầu tư,…
thực hiện.
1.2.1.2 Mục đích
Mục đích của phân tích báo cáo tài chính là nhằm đánh giá tình hình
tài chính và hoạt động của công ty để có cơ sở ra những quyết định hợp lý.
Có hai mục đích chính trong phân tích báo cáo tài chính:
Thứ nhất, mục tiêu ban đầu của việc phân tích báo cáo tài chính là
nhằm để "hiểu được các con số" hoặc để "nắm chắc các con số", tức là sử
dụng các công cụ phân tích tài chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu
rõ các số liệu tài chính trong báo cáo tài chính. Như vậy, phải sử dụng các
biện pháp phân tích khác nhau nhằm để miêu tả những quan hệ và chắt lọc
thông tin từ các dữ liệu ban đầu.
Thứ hai, do sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào
việc ra quyết định, một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở
hợp lý cho việc dự đoán tương lai. Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết
định, phân tích tài chính hay tất cả những việc tương tự đều nhằm hướng
vào tương lai. Do đó, người ta sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích báo
cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
11
Khóa luận tốt nghiệp
tương lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ
và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế
trong tương lai.
1.2.1.3 Ý nghĩa
Thông tin từ việc phân tích báo cáo tài chính cung cấp cho mọi đối
tượng để đưa ra quyết định tùy theo những mục tiêu khác nhau. Đối với các
nhà quản trị doanh nghiệp thu nhận thông tin để đưa ra quyết định điều hành
kinh doanh. Các nhà đầu tư dựa vào các thông tin từ việc phân tích báo cáo
tài chính để ra quyết định đầu tư. Các tổ chức tín dụng thông qua việc phân
tích báo cáo tài chính đưa ra các quyết định cho vay, tài trợ vốn một các phù
hợp. Một số cơ quan khác thông qua việc phân tích báo cáo tài chính để xác
minh tình hình thực hiện chế độ tài chính, thực hiện các nghĩa vụ đối với cơ
quan có thẩm quyền.
Các thông tin từ việc phân tích báo cáo tài chính còn có tác dụng kiểm
tra tình hình tài chính của doanh nghiệp từ đó góp phần hoàn thiện cơ chế tài
chính, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển ổn định trên thương trường.
1.2.2 Cơ sở dữ liệu sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh
nghiệp
1.2.2.1 Cơ sở dữ liệu
Việc thực hiện phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua
hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Với 4 báo cáo tài chính là:
Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Bên cạnh việc sử dụng
hệ thống báo cáo tài chính còn sử dụng hệ thống sổ sách kế toán, những
thông tin về ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động…
1.2.2.2 Kiểm tra cơ sở dữ liệu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Kiểm tra báo cáo tài chính là việc làm cần thiết và cũng là yêu cầu bắt
buộc đối với công tác hạch toán kế toán và quản lý doanh nghiệp. Kiểm tra
tính trung thực, đầy đủ, kịp thời của các báo cáo tài chính. Việc kiểm tra số
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
12
Khóa luận tốt nghiệp
liệu trên báo cáo tài chính nhằm tìm ra những sai sót, vi phạm pháp luật,
chính sách, chế độ về quản lý tài chính, kinh tế.
* Kiểm tra Bảng cân đối kế toán
Đối với Bảng cân đối kế toán trước tiên tiến hành kiểm tra tính cân
bằng và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong nội bộ Bảng cân đối kế toán.
Điều này là do Bảng cân đối kế toán có tính cân bằng về lượng giữa giá trị
tài sản và nguồn vốn. Nó thể hiện qua các phương trình kế toán cơ bản:
Tài sản = Nguồn vốn
Tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả
Tài sản = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn
Việc kiểm tra Bảng cân đối kế toán là kiểm tra tính cân bằng của các
phương trình trên. Sau khi kiểm ra tính cân đối cần xem xét đến việc tính
toán số học của các chỉ tiêu. Theo nguyên tắc lập Bảng cân đối kế toán thì
một chỉ tiêu tổng hợp bao giờ cũng bao gồm nhiều chỉ tiêu chi tiết câu
thành. Chẳng hạn Tổng tài sản = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn. Tài sản
ngắn hạn bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn
khác.
Tiếp đến là kiểm tra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên Bảng cân đối
kế toán với các báo cáo tài chính khác. Điều này là do các báo cáo tài chính
được lập vào cùng một thời điểm và cùng phản ánh tình hình của doanh
nghiệp nên số liệu trên các chỉ tiêu thường thống nhất với nhau. Cụ thể là trị
số của chỉ tiêu phản ánh trên Bảng cân đối kế toán phải bằng trị số của chỉ
tiêu đó phản ánh trên các báo cáo tài chính khác tại cùng một thời điểm cho
dù tính toán theo cách thức khác nhau. Trị số của một chỉ tiêu đầu kỳ này
phải thống nhất với cuối kỳ trước. Trị số cuối kỳ của chỉ tiêu trên Bảng cân
đối kế toán luôn bằng trị số đầu kỳ cộng số tăng trong kỳ và trừ số giảm
trong kỳ trên báo cáo tài chính khác.
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
13
Khóa luận tốt nghiệp
Bên cạnh đó còn phải kiểm tra nguồn số liệu và nội dung phản ánh
của các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán. Khi kiểm tra cần đối chiếu số liệu
trên sổ sách và chứng từ kế toán.
* Kiểm tra Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Trước tiên ta kiểm tra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong nội bộ Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Mối quan hệ này thể hiện qua phương
trình tổng quát:
Kết quả từng hoạt
động kinh doanh
=
Doanh thu hoặc thu nhập
từng hoạt động kinh doanh
-
Chi phí từng hoạt
động kinh doanh
Sau đó ta kiểm tra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh với các báo cáo tài chính khác. Đặc biệt là mối quan
hệ với các chỉ tiêu trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
Ngoài ra cần kiểm tra nguồn số liệu và nội dung phản ánh của các chỉ
tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Cần xem xét nguồn số liệu
sử dụng trong việc ghi nhận, nội dung và thời gian ghi nhận doanh thu và
chi phí cũng như sự phù hợp giữa các khoản doanh thu và chi phí phát sinh
trong kỳ của doanh nghiệp.
* Kiểm tra Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Cũng như các báo cáo tài chính khác, các chỉ tiêu trong nội bộ Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ có mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Do đó ta cần tiến
hành kiểm tra mối quan hệ này. Theo phương pháp trực tiếp, mối quan hệ
giữa các chỉ tiêu thể hiện qua phương trình:
Lưu chuyển tiền thuần
từ các hoạt động
=
Tổng tiền thu từ
các hoạt động
-
Tổng tiền chi từ
các hoạt động
Còn theo phương pháp gián tiếp, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động
đầu tư và hoạt động tài chính được kiểm tra tương tự phương pháp trực tiếp.
Còn lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh ta có mối quan hệ:
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
14
Khóa luận tốt nghiệp
Lưu chuyển tiền thuần từ
hoạt động kinh doanh
=
Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
±
Các khoản
điều chỉnh
Ngoài ra cần phải kiểm tra mối quan hệ giữa Báo cáo lưu chuyển tiền
tệ với các báo cáo tài chính khác. Kiểm tra mối quan hệ với các chỉ tiêu trên
Bảng cân đối kế toán và Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
* Kiểm tra Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Trước tiên kiểm tra nguồn dữ liệu để lập các chỉ tiêu trên Bản thuyết
minh báo cáo tài chính. Các đặc điểm về hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, các chính sách, chế độ áp dụng. Ngoài ra còn phải kiểm tra nguồn
thông tin bổ sung cho các khoản mục được trình bày trong 3 báo cáo còn lại.
Kiểm tra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong Bản thuyết minh báo cáo
tài chính với các báo cáo tài chính khác.
1.2.3 Các phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
1.2.3.1 Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được dùng phổ biến trong việc phân tích báo
cáo tài chính. Nó là phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định
mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Các phương pháp so sánh chủ
yếu được sử dụng là so sánh theo chiều ngang, so sánh theo chiều dọc, so
sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ.
Để đảm bảo tính chất so sánh được của các chỉ tiêu qua thời gian, cần
đảm bảo một số điều kiện như đảm bảo sự thống nhất về nội dung kinh tế
của các chỉ tiêu. Đảm bảo phương pháp tính các chỉ tiêu thống nhất. Đảm
bảo sự thống nhất về đơn vị tính của các chỉ tiêu. Một việc rất quan trọng
khi thực hiện phương pháp so sánh là phải xác định được số gốc để so sánh.
Khi tiến hành so sánh cần so sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số
thực tế kỳ kinh doanh trước để xác định xu hướng thay đổi. So sánh giữa số
thực tế kỳ phân tích với số kỳ kế hoạch để xác định múc độ hoàn thành kế
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
15
Khóa luận tốt nghiệp
hoạch. So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình ngành
để đánh giá vị trí của doanh nghiệp trong ngành.
1.2.3.2 Phương pháp loại trừ
Loại trừ là phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng
nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách khi xác định sự
ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác. Có
2 phương pháp loại trừ là phương pháp số chênh lệch và phương pháp thay
thế liên hoàn.
* Phương pháp số chênh lệch
Phương pháp số chênh lệch là phương pháp dựa vào sự ảnh hưởng
trực tiếp của từng nhân tố đối với chỉ tiêu. Phương pháp này thường áp dụng
khi phân tích các chỉ tiêu mà các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu dưới dạng
tích. Các nhân tố thường được sắp xếp theo trình tự nhân tố số lượng, tiếp
đến là nhân tố chất lượng. Khi phân tích ảnh hưởng của một nhân tố ta sử
dụng phần chênh lệch của nhân tố đó nhân chỉ số các nhân tố khác, nhân tố
chưa phân tích trị số ở kỳ gốc, nhân tố đã phân tích ở kỳ phân tích. Cuối
cùng tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố để đưa ra kết luận.
* Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp thay thế liên hoàn là tiến hành thay thế lần lượt từng
nhân tố theo một trình tự nhất định. Phương pháp này được áp dụng khi
phân tích các chỉ tiêu mà các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu dưới dạng biểu
thức đại số. Khi phân tích ta tiến hành thay thế theo thứ tự nhân tố chưa
phân tích trị số ở kỳ gốc, nhân tố đã phân tích trị số ở kỳ phân tích. Sau đó
tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố để đưa ra kết luận.
1.2.3.3 Phương pháp chi tiết chỉ tiêu tài chính
Phương pháp này dựa trên cơ sở các chỉ tiêu phân tích đều có thể chi
tiết theo nhiều thứ khác nhau. Từ đó ta phân tích những mặt, những bộ phận
sau đó tổng hợp để đưa ra bản chát của đối tượng nghiên cứu. Ta có thể chi
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
16
Khóa luận tốt nghiệp
tiết các chỉ tiêu phân tích theo ba hướng như: chi tiết theo nội dung của các
chỉ tiêu, chi tiết theo thời gian, chi tiết theo địa chỉ.
1.2.3.4 Phương pháp mô hình tài chính (mô hình Dupont)
Phương pháp này nhằm thiết kế các chỉ tiêu cần phân tích dưới dạng
mô hình, từ đó phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu và thấy
được sự tác động mức ảnh hưởng đến chỉ tiêu như thế nào. Mô hình Dupont
có dạng:
Tỷ suất lợi
nhuận theo
tài sản
=
Lợi nhuận thuần
=
Lợi nhuận thuần
×
Doanh thu thuần
Tổng tài sản Doanh thu thuần Tổng tài sản
Ngoài các phương pháp phân tích trên trong phân tích báo cáo tài
chính còn sử dụng các phương pháp như phương pháp đồ thị, phương pháp
cân đối.
1.3 Nội dung phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo
tài chính của doanh nghiệp
1.3.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính
Đánh giá khái quát tình hình tài chính nhằm cung cấp thông tin cho
mọi đối tượng có nhu cầu biết được cơ cấu tài sản, nguồn vốn của doanh
nghiệp đã phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh chưa, đã phù hợp
với khả năng tài chính, tình hình huy động vốn của doanh nghiệp chưa.
1.3.1.1 Đánh giá tình hình biến động tài sản
Đánh giá tình hình biến động tài sản chính là xem xét, phân tích cơ
cấu tài sản của doanh nghiệp. Thông qua kết quả phân tích để các nhà quản
trị có các biện pháp điều chuyển, đầu tư đúng mục đích, đúng ngành nghề
góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh và khai thác tối đa
các yếu tố của quá trình sản xuất.
Cơ cấu tài sản đó chính là tỷ trọng của mỗi khoản mục tài sản so với
tổng tài sản. Khi phân tích cơ cấu tài sản ta xác định tỷ trọng của mỗi chỉ
tiêu so với tổng số. Từ đó ta so sánh cơ cấu kỳ phân tích với kỳ kế hoạch,
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
17
Khóa luận tốt nghiệp
hoặc các kỳ kinh doanh trước, hoặc với các doanh nghiệp điển hình để thấy
được cơ cấu tài sản đã phù hợp chưa. Thông qua việc phân tích xác định các
nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu không phù hợp. Có thể là do các khoản mục
tài sản có tốc độ tăng, giảm không đồng đều. Từ đó ta đưa ra các biện pháp
cụ thể nhằm góp phần ổn định cơ cấu tài sản.
Ta có bảng đánh giá tình hình biến động tài sản:
CHỈ TIÊU
Năm N-2 Năm N-1 Năm N
Năm N-1
so với năm
N-2
Năm N so
với năm
N-1
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
A. TÀI SẢN
NGẮN HẠN
I. Tiền và các khoản
tương đương tiền
II. Các khoản đầu tư
tài chính ngắn hạn
III. Các khoản phải
thu
IV. Hàng tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn
khác
B. TÀI SẢN DÀI
HẠN
I. Phải thu dài hạn
II. Tài sản cố định
III. Bất động sản
đầu tư
II. Các khoản đầu tư
tài chính dài hạn
III. Tài sản dài hạn
khác
TỔNG TÀI SẢN
1.3.1.2 Đánh giá tình hình biến động nguồn hình thành tài sản
Nguồn hình thành tài sản chính là nguồn vốn của doanh nghiệp. Để
đánh giá tình hình biến động nguồn hình thành tài sản ta đi xem xét, phân
tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Thông qua kết quả phân tích cơ
cấu nguồn vốn có thể thấy được trách nhiệm của doanh nghiệp đối với từng
nguồn, khả năng huy động tài chính ở mức độ như thế nào. Qua đó doanh
nghiệp đưa ra các biện pháp huy động vốn, thanh toán công nợ để vừa góp
phần ổn định tài chính vừa nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
18
Khóa luận tốt nghiệp
Tương tự cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn cũng chính là tỷ trọng của
mỗi khoản mục nguồn vốn so với tổng nguồn vốn. Khi phân tích ta cũng xác
định tỷ trọng mỗi nguồn vốn so với tổng số. Từ đó ta so sánh cơ cấu kỳ phân
tích với kỳ kế hoạch, hoặc các kỳ kinh doanh trước, hoặc với các doanh
nghiệp điển hình để thấy được cơ cấu nguồn vốn đã phù hợp chưa.
Ta có bảng đánh giá tình hình biến động nguồn vốn:
CHỈ TIÊU
Năm N-2 Năm N-1 Năm N
Năm N-1
so với
năm N-2
Năm N so
với năm
N-2
Năm N so
với năm
N-1
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
A. NỢ PHẢI
TRẢ
I. Nợ ngắn hạn
II. Nợ dài hạn
B. VỐN CHỦ SỞ
HỮU
I. Vốn chủ sở hữu
II. Nguồn kinh phí
và các quỹ khác
TỔNG NGUỒN
VỐN
1.3.2 Phân tích công nợ và khả năng thanh toán
1.3.2.1 Phân tích tình hình công nợ
Phân tích tình hình công nợ là phân tích tình hình các khoản phải thu
và phải trả của doanh nghiệp. Từ đó cung cấp cho các đối tượng quan tâm
biết được cơ cấu của các khoản phải thu, phải trả; và biết được số chiếm
dụng và bị chiếm dụng của doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích doanh
nghiệp đưa ra các biện pháp thu hồi nhằm giảm bớt các khoản phải thu quá
hạn, tránh sự thiết thòi về tài sản của doanh nghiệp. Đồng thời đưa ra các
biện pháp huy động vốn nhằm đáp ứng khả năng thanh toán cho các khoản
phải trả để nâng cao uy tín và thương hiệu cho doanh nghiệp. Tình hình
công nợ của công ty thể hiện qua công thức:
Tỷ lệ các khoản phải thu so
với các khoản nợ phải trả
=
Tổng các khoản phải thu
Tổng nợ phải trả
× 100
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
19
Khóa luận tốt nghiệp
Đây là chỉ tiêu phản ánh quan hệ giữa các khoản phải thu so với các
khoản phải trả. Chỉ tiêu này thường phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh
ngành nghề kinh doanh và hình thức sở hữu vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu
này lớn hơn 100% chứng tỏ doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn, chỉ tiêu
này càng nhỏ hơn 100% chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn nhiều.
Một số chỉ tiêu phân tích các khoản phải thu:
Số vòng quay các
khoản phải thu
=
Tổng tiền hàng bán chịu
Số dư bình quân các khoản phải thu
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải thu quay được
bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ tình hình thu tiền của
doanh nghiệp nhanh, ít bị chiếm dụng vốn.
Thời gian bình quân 1 vòng
quay các khoản phải thu
=
Thời gian của kỳ phân tích
Số vòng quay các khoản phải thu
Chỉ tiêu này cho biết thời gian mỗi vòng quay hết bao nhiêu ngày, chi
tiêu này càng cao càng tốt. Khi phân tích chỉ tiêu này cần đối chiếu với thời
hạn ghi trong hợp đồng kinh tế của khách hàng để biết được khả năng thu
tiền thực sự của doanh nghiệp và tình hình thanh toán của khách hàng.
Một số chỉ tiêu phân tích các khoản phải trả:
Số vòng quay các
khoản phải trả
=
Tổng tiền hàng mua chịu
Số dư bình quân các khoản phải trả
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải trả quay được
bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ tình hình thanh toán
tiền hàng của doanh nghiệp nhanh.
Thời gian bình quân 1 vòng
quay các khoản phải trả
=
Thời gian của kỳ phân tích
Số vòng quay các khoản phải trả
Chỉ tiêu này cho biết thời gian 1 vòng quay các khoản phải trả là bao
nhiêu ngày, chỉ tiêu này càng thấp càng tốt. Tuy nhiên khi phân tích chúng
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
20
Khóa luận tốt nghiệp
ta cần đối chiếu với thời hạn ghi trong hợp đồng kinh tế để biết được tình
hình thanh toán tiền của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp thực chất như
thế nào.
1.3.2.2 Phân tích khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán là khả năng một doanh nghiệp có thể hoàn trả
các khoản nợ đến hạn. Khi một doanh nghiệp không có khả năng thanh toán
toà án sẽ tuyên bố phá sản, vỡ nợ. Ta có bảng chỉ tiêu phản ánh khả năng
thanh toán:
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1. Hệ số thanh toán nhanh
2. Hệ số thanh toán ngắn hạn
3. Hệ số thanh toán tổng quát (Hk)
4. Hệ số chuyển đổi thành tiền của
TSNH
5. Hệ số thanh toán dài hạn
Trong đó:
Hệ số thanh toán nhanh =
Tiền và các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn
hạn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này quá cao hay quá thấp đều không tốt. Nó
ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn và tình hình tài chính của doanh
nghiệp
Hệ số thanh toán ngắn hạn =
Tổng giá trị tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán của TSNH đối với nợ ngắn
hạn. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp thừa khả năng thanh toán
đồng thời chứng tỏ các TSNH được đầu tư từ nguồn vốn ổn định.
Hệ số chuyển đổi thành tiền
của tài sản ngắn hạn
=
Tiền và các khoản tương đương tiền
Tổng giá trị tài sản ngắn hạn
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
21
Khóa luận tốt nghiệp
Chỉ tiêu này cho biết khả năng chuyển đổi thành tiền của các tài sản
ngắn hạn, chỉ tiêu này thường phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của doanh
nghiệp.
Hệ số thanh toán dài hạn =
Tổng giá trị tài sản dài hạn
Nợ dài hạn
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán của tài sản dài hạn đối với
nợ dài hạn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, chứng tỏ
doanh nghiệp thừa khả năng thanh toán. Đó là nhân tố góp phần ổn định tình
hình tài chính.
Hệ số thanh toán tổng quát =
Tổng giá trị tài sản
Tổng nợ phải trả
Chỉ tiêu này cho biết tổng tài sản của doanh nghiệp có đảm bảo khả
năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp hay không. Chỉ tiêu này
càng cao càng tốt, là nhân tốt góp phần ổn định tình hình tài chính của
doanh nghiệp.
Hệ số khả năng thanh toán
lãi vay
=
Lợi nhuận sau thuế + Chi phí lãi vay
Chi phí lãi vay
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với
lãi vay. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, vì khi đó doanh nghiệp không chỉ có
khả năng thanh toán lãi vay mà còn thanh toán nợ gốc vay. Đây là chỉ tiêu
hấp dẫn các nhà đầu tư.
1.3.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh
1.3.3.1 Ý nghĩa của phân tích hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ tổ
chức sử dụng các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh là
sự so sánh giữa kết quả thu về với các yếu tố bỏ ra. Thông qua việc phân
tích hiệu quả kinh doanh nhằm cung cấp thông tin cho tất cả mọi đối tượng
đưa ra các quyết định đầu tư hoặc gữi nguyên quy mô hoặc thu hẹp quy mô
nhằm đảm bảo an toàn vốn cho doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả kinh
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
22
Khóa luận tốt nghiệp
doanh còn giúp các đối tượng nhận diện được dấu hiệu rủi ro tài chính có
thể xuất hiện và xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Hiệu
quả kinh doanh còn giúp cho doanh nghiệp có hướng đầu tư phù hợp, đồng
thời đưa ra các biện pháp tiết kiệm chi phí.
1.3.3.2 Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của công ty
Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh nhằm biết được hiệu quả kinh
doanh ở mức độ nào, xu hướng kinh doanh và những nhân tố ảnh hưởng tới
hiệu quả kinh doanh. Để đánh giá được hiệu quả kinh doanh của công ty ta
xem xét các chỉ tiêu:
Sức sinh lời của tài sản =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu này cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp từ
tài sản. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp
được sử dụng hiệu quả, là nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu
mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này càng cao
càng tốt, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu cảu doanh nghiệp tốt,
góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp.
Hệ số lợi nhuận sau thuế so với chi phí =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng chi phí
Chỉ tiêu này cho biết sau một kỳ hoạt động doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng
chi phí thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng
cao càng tốt.
Ngoài việc đánh giá các chỉ tiêu còn phân tích Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh. Bằng cách phân tích sự biến động của các chỉ tiêu trên
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
23
Khóa luận tốt nghiệp
1.3.3.3 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
Để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản thường phân tích các chỉ tiêu:
Sức sinh lời của tài sản =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bình quân
Suất hao phí của tài sản so
với doanh thu thuần
=
Tổng tài sản bình quân
Doanh thu thuần
Suất hao phí của tài sản so
với lợi nhuận sau thuế
=
Tổng tài sản bình quân
Lợi nhuận sau thuế
Ngoài việc phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản còn phân tích hiệu
quả sử dụng TSCĐ, TSNH, HTK. Việc phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ,
TSNH, HTK ngoài các chỉ tiêu trên còn phân tích các chỉ tiêu về tốc độ luân
chuyển.
Số vòng quay TSNH =
Tổng số luân chuyển thuần
TSNH bình quân
Thời gian 1 vòng quay của
TSNH
=
Thời gian kỳ phân tích
Số vòng quay TSNH
Số vòng quay HTK =
Giá vốn hàng bán
HTK bình quân
Thời gian 1 vòng quay của
HTK
=
Thời gian kỳ phân tích
Số vòng quay HTK
1.3.3.4 Đánh giá về khả năng sinh lời
Để đánh giá về khả năng sinh lời của doanh nghiệp ta phân tích các
chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ sinh lợi vốn chủ sở
hữu (ROE)
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
Tỷ lệ sinh lợi của tài sản
(ROA)
=
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bình quân
24
Khóa luận tốt nghiệp
Tỷ lệ sinh lợi doanh thu
(ROS)
=
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu ROE cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu ROA cho biết cứ 1 đồng tài sản tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu ROS cho biết trong 1 đồng
doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Các chỉ tiêu này càng
cao càng tốt. Chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng sinh lợi.
1.1.4 Phân tích rủi ro tài chính và giá trị doanh nghiệp
1.1.4.1 Phân tích rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính thể hiện kết quả cuối cùng doanh nghiệp không có đủ
khả năng thanh toán các khoản nợ, do đó nguy cơ phá sản có thể xẩy ra. Khi
nhận diện dấu hiệu rủi ra ta thường phải kết hợp các nhóm chỉ tiêu. Chỉ tiêu
về khả năng thanh toán như: hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán tổng
quát. Các chỉ tiêu này càng thấp và kéo dài chứng tỏ mức độ rủi ro tài chính
cao và có thể xẩy ra phá sản.
Chúng ta còn sử dụng chỉ tiêu phản ánh số phải thu, phải trả quá hạn:
Hệ số phải thu quá hạn so
với phải thu
=
Phải thu quá hạn
Tổng các khoản phải thu
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp không có khả năng thu
hồi nợ. Doanh nghiệp đang bị thiệt hại về tài sản và có nguy cơ xảy ra phá
sản nếu để tình trạng này kéo dài.
Hệ số phải thu quá hạn so
với phải thu
=
Phải trả quá hạn
Tổng các khoản phải trả
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp không có khả năng
thanh toán các khoản nợ phải trả và nguy cơ phá sản cũng có thể xẩy ra.
Ngoài các chỉ tiêu trên cần xem xét các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả
kinh doanh như ROE, ROA. Các chỉ tiêu này mà nhỏ hơn 0 chứng tỏ doanh
nghiệp không đảm bảo được quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng.
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
25
Khóa luận tốt nghiệp
Khi đó dẫn tới hiện tượng ăn vào vốn chủ sở hữu và khá năng phá sản cũng
có thể xẩy ra.
Chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính AOE trong mối quan hệ với hiệu quả
kinh doanh và tỷ suất tiền vay cũng ảnh hưởng tới rủi ro tài chính. Khi
doanh nghiệp huy động vốn vay quá nhiều mà tỷ suất tiền vay lại cao hơn
hiệu quả sử dụng vốn thì doanh nghiệp có nguy cơ không trả được nợ vay,
có thể bị phá sản.
1.1.4.2 Phân tích giá trị doanh nghiệp
Giá trị của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tất cả các
khoản thu nhập mà doanh nghiệp mang lại cho các nhà đầu tư trong quá
trình hoạt động kinh doanh. Giá trị doanh nghiệp là sự tổng hợp của nhiều
yếu tố như thương hiệu, uy tín, môi trường kinh doanh, chiến lược kinh
doanh, công nghệ, trang thiết bị vật chất, con người… Hiện nay việc xác
định giá trị doanh nghiệp là rất cần thiết. Kinh tế càng phát triển, cạnh tranh
gay gắt thì việc giải thể, phá sản, sát nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp
tất yếu sẽ xảy ra. Do đó việc xác định giá trị doanh nghiệp là rất cần thiết.
Có nhiều phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp như: phương
pháp dựa vào bảng cân đối, phương pháp dựa vào kết quả kiểm kê và đánh
giá lại tài sản, phương pháp chiết khấu dòng tiền… Khi phân tích ta có thẻ
kết hợp các phương pháp để xác định giá doanh nghiệp cho chính xác.
Ta xem xét phương pháp dựa vào bảng cân đối để xác định giá trị
doanh nghiệp. Khi đó:
Giá trị doanh nghiệp = Giá trị tổng tài sản - Nợ phải trả
Đây là phương pháp đơn giản, dễ hiểu dựa trên sổ sách kế toán.
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
26
Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA
HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
LILAMA HÀ NỘI
2.1 Tổng quan về công ty
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội
Tên giao dịch là: LILAMA Ha Noi Joint Stock Company (LILAMA –
HANOI – CO)
Trụ sở: Số 52 - Đường Lĩnh Nam - Phường Mai Động - Quận Hai Bà
Trưng - Hà Nội.
Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần (51% vốn Nhà nước).
Lĩnh vực kinh doanh: Chế tạo thiết bị, lắp máy và xây dựng các công trình.
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, thiết kế, chế tạo, xây dựng, lắp đặt.
Mã số thuế: 0100105341
Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội là một đơn vị thành viên của Tổng
công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA). Năm 1960 công ty lắp máy và xây
dựng Hà Nội (tiền thân của Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội ngày nay)
được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 109587 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Công ty lắp máy và xây dựng Hà
Nội là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân. Sau hơn
48 năm xây dựng và trưởng thành Công ty đã không ngừng phát triển cả
chiều sâu và chiều rộng, cho đến nay Công ty đã trở thành một doanh nghiệp
hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực chế tạo, lắp đặt kết cấu thép, lắp đặt dây
chuyền thiết bị, xây lắp các công trình công nghiệp và dân dụng.
Có thể khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty như sau:
Từ năm 1960 đến năm 1975:
Đây là giai đoạn Công ty mới thành lập. Giai đoạn này mục tiêu kinh
doanh không đặt lên hàng đầu, hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện theo
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
27
Khóa luận tốt nghiệp
kế hoạch của cấp trên giao cho. Mục đích chính là phục vụ lợi ích chung của
dân tộc, vì thế hiệu quả kinh doanh chưa được coi trọng.
Từ năm 1975 đến năm 1988:
Trong giai đoạn này nền kinh tế chung cả nước chậm phát triển, đời
sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, sản xuất kinh doanh không phát triển.
Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không có hiệu quả. Công ty
cũng không nằm ngoài các doanh nghiệp đó song hạch toán công ty vẫn có
lãi. Các chỉ tiêu bên trên giao vẫn hoàn thành và vượt mức kế hoạch.
Từ năm 1989- 2004:
Công ty đã thực hiện theo đường lối Đại hội VI mà Đảng đề ra là
chuyển đổi cơ chế kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị
trường có sự quản lí vĩ mô của Nhà Nước. Công ty đã nỗ lực khắc phục khó
khăn để tạo dựng uy tín trên thị trường và sản xuất kinh doanh có hiệu quả,
mục tiêu kinh tế được coi trọng hơn.
Từ năm 2005- đến nay:
Theo quyết định số 177/QĐ- BXD ngày 18/02/2005 của Bộ Xây
dựng, Công ty thực hiện cổ phần hoá từ doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của
Nhà nước thành công ty cổ phần với 51% vốn Nhà nước, 49% vốn góp cổ
phần. Giấy phép đăng ký kinh doanh mới số 0103007179-C.T.C.P do Sở Kế
hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Số vốn điều lệ của công ty: 100 tỷ
đồng.
Với trên 48 năm kinh nghiệm, không ngừng trưởng thành và phát
triển, Công ty đã thực hiện xây lắp hàng nghìn công trình công nghiệp và
dân dụng trên toàn quốc với chất lượng cao. LILAMA Hà Nội đã trở thành
một thương hiệu uy tín trên thương trường, đóng góp vào sự phát triển của
nền công nghiệp đất nước. Các công trình lớn mà Công ty đã thực hiện và
bàn giao có thể kể đến như: Nhà máy thức ăn gia súc EH Tiên Sơn, Nhà
máy thép Thái Nguyên, Nhà máy thép Danieli Thái Nguyên, Nhà máy thức
ăn gia súc Cargil, Nhà máy kính cán - kính tấm kéo ngang Đáp Cầu, Nhà
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
28
Khóa luận tốt nghiệp
máy gạch Cotto Hạ Long, Nhà máy xi măng Hải Phòng mới, Nhà máy thép
Danieli Thái Nguyên, Nhà máy bia Hà Nội mở rộng, Nhà máy xi măng Hải
Phòng mới, Khu thể thao dưới nước SEAGAMES 23, Công trình Trung tâm
Hội nghị Quốc Gia… và nhiều công trình khác. Với nguồn nhân lực dồi dào,
phương tiện kĩ thuật và cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại, Công ty cổ phần
LILAMA Hà Nội sẵn sàng nhận thầu thiết kế, chế tạo thiết bị, xây lắp, bảo
trì trọn gói các công trình theo phương thức chìa khoá trao tay, liên doanh
liên kết với các công ty, các hãng tư nhân, các nhà thầu trong và ngoài nước.
Qua 48 năm xây dựng và trưởng thành, tập thể cán bộ công nhân viên
Công ty cổ phần Lilama Hà Nội được Đảng và Nhà nước tặng:
1 Huân chương Lao động hạng nhất
2 Huân chương Lao động hạng nhì
4 Huân chương Lao động hạng ba
1 Tập thể Anh hùng lao động
5 Lần được tặng Huy chương vàng chất lượng cao ngành Xây dựng
Cờ thi đua xuất sắc – BXD năm 2002, 2003
Cờ thi đua xuất sắc Công đoàn Xây dựng Việt Nam, 2003
Bằng khen của chính phủ, 2004
Bằng khen Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, 2002
Bằng khen UBND tỉnh Vĩnh phúc, 2004
Bằng khen Bộ Xây Dựng, 2004
Một số chỉ tiêu tài chính phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của
công ty LILAMA được phản ánh thông qua bảng sau:
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
29
Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu tài chính
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính 2006 2007 2008
1. Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn
1.1 Bố trí cơ cấu tài sản -
- Tài sản dài hạn/ Tổng tài sản % 62.9 55.0 49.8
- Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản % 37.1 45.0 50.2
1.2 Bố trí cơ cấu nguồn -
- Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn % 97.7 98.3 86.9
- Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn % 2..3 1.7 13.1
2. Khả năng thanh toán -
2.1 Khả năng thanh toán ngắn hạn lần 0.919 0.831 1.226
2.2 Khả năng thanh toán nhanh lần 0.081 0.003 0.045
3. Tỷ suất sinh lợi -
3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu -
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu % 0.741 0.465 0.474
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu % 0.534 0.335 0.341
3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản -
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản % 0,154 0.160 0.210
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản % 0,111 0.115 0.151
3.3 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên NV chủ sở hữu % 4.793 6.802 1.153
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
Trong đó:
Khả năng thanh toán ngắn hạn =
Khả năng thanh toán nhanh =
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
Tài sản ngắn hạn
Tổng nợ ngắn hạn
Tiền + Các khoản tương đương tiền
Tổng nợ ngắn hạn
30
Khóa luận tốt nghiệp
Để đạt được thành tích như ngày hôm nay thì không thể không kể đến
sự nỗ lực đóng góp quan trọng của toàn thể cán bộ công nhân viên. Một
trong ba yếu tố đầu vào quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động kinh
doanh chính là lao động. Hiện nay công ty cổ phần LILAMA Hà Nội có một
đội ngũ cán bộ công nhân viên gồm 1200 người với trình độ nghiệp vụ
chuyên môn cao, trong đó:
- Trình độ đại học và trên đại học: 245 người.
- Trình độ cao đẳng: 106 người
- Trình độ trung cấp, sơ cấp: 158 người
- Công nhân kỹ thuật: 612 người
- Lao động phổ thông: 79 người
Tình hình nhân sự và thu nhập bình quân của công ty cổ phần
LILAMA Hà Nội từ năm 2003 – 2007:
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Số người (người) 497 689 839 1,024 1,200
Thu nhập bình quân
(đồng/người/tháng)
1,700,00
0
1,750,00
0
1,820,00
0
1,860,00
0 1,900,000
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
2.1.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
2.1.2.1 Đặc điểm về sản phẩm
Công ty LILAMA Hà Nội là đơn vị sản xuất kinh doanh với nét đặc
trưng của ngành là tái tạo ra tài sản cố định. Đặc điểm nổi bật của sản phẩm
xây lắp là:
* Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc…có
qui mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, cố định tại một chỗ, thời
gian thi công dài, và chủ yếu ở ngoài trời, thời gian sử dụng cũng lâu dài.
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
31
Khóa luận tốt nghiệp
* Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán, hoặc thoả thuận
với chủ đầu tư (giá đấu thầu) do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp
không được thể hiện rõ.
* Quá trình sản xuất rất phức tạp, không ổn định và có tính lưu động
cao, việc hoàn thành kế hoạch sản xuất chịu tác động của rất nhiều nhân tố
khác nhau bao gồm: các nhân tố thuộc về lực lượng sản xuất của doanh
nghiệp, các nhân tố thuộc về tư tưởng tổ chức, chỉ đạo thi công, các nhân tố
thuộc về thời tiết, thiên nhiên và các nhân tố khác.
2.1.2.2 Quy trình công nghệ
Có thể khái quát quá trình kinh doanh như sau:
Sơ đồ 1.1: Quá trình sản xuất, kinh doanh
(Nguồn: Phòng Kinh tế - Kỹ thuật)
Quy trình sản xuất chung kinh doanh của Công ty cổ phần LILAMA
Hà Nội bao gồm 3 giai đoạn chính: cung ứng yếu tố đầu vào, sản xuất (thi
công), tiêu thụ (hoàn thành, bàn giao). Quy trình được tiến hành như sau:
khi Công ty nhận được công trình do Tổng công ty giao xuống hoặc do tham
gia đấu thầu. Sau đó căn cứ vào bản kế hoạch trong năm và dự toán công
trình, phòng cung ứng vật tư lập kế hoạch cung ứng vật tư thiết bị và tiến
hành thu mua, kiểm tra vật tư thiết bị hiện có tại Công ty. Công ty xuất kho
vật liệu chính, máy móc thiết bị thi công chuyển tới chân các công trình
hoặc điều chuyển giữa các công trình. Vật liệu phụ các đội có thể tự mua.
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
Đấu thầu Hợp đồng
nhận thầu
Thiết kế
kỹ thuật
Biện pháp thi
công
Dự toán
thi công
Tổ chức
thi công
Nghiệm thu,
bàn giao
Quyết toán,
thanh lý
hợp đồng
32
Khóa luận tốt nghiệp
Nếu trong trường hợp Công ty chưa thể đáp ứng, các đội thi công có thể sử
dụng phương án mua, thuê ngoài được duyệt. Tùy theo quy mô của từng
công trình mà số lượng lao động sử dụng khác nhau. Sau khi vật tư thiết bị
lao động đã được chuyển xuống công trình, các đội thi công sẽ tiến hành thi
công công trình. Khi công trình đã hoàn thành là sản phẩm xây lắp, xây
dựng, thép mạ kẽm mạ màu hoặc là các thiết bị phi tiêu chuẩn và kết cấu
thép.
Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất
(Nguồn: Phòng Kinh tế - Kỹ thuật)
2.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1.3.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Công ty với các ngành kinh doanh chính: Xây dựng công trình công
nghiệp, đường dây tải điện, trạm biến thế, lắp đặt máy móc, thiết bị cho các
công trình. Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu
công nghiệp, xây dựng và kinh doanh nhà ở. Sản xuất kinh doanh cấu kiện
kim loại cho xây dựng, xà gồ thép, thép mạ kẽm, thép mạ màu, tấm lợp kim
loại, các phụ kiện từ thép mạ kẽm, thép mạ màu. Chế tạo và lắp thiết bị
nâng, nồi hơi, bồn, bể áp lức dung tích lớn. Chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn và
thiết bị đồng bộ cho các công trình công nghiệp. Cung cấp, lắp đặt, bảo trì
thang máy. Thiết kế kết cấu: đối với công trình xây dựng dân dụng, công
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
Sản xuất vật tư,
thiết bị, máy móc
Tự cung ứng
Điều chuyển
Thuê ngắn hạn
Hoàn
thành
Sản phẩm xây
dựng, xây lắp,
thép mạ kẽm,
mạ màu
Thiết bị
phi tiêu
chuẩn và
kết cấu
thép
Kho công ty
Nhà cung cấp
Lao động
biên chế
Thị trường
lao động
Các
yếu
tố
sản
xuất
Đội
thi
công,
xưởng
sản
xuất
Khách
hàng
33
Khóa luận tốt nghiệp
nghiệp, kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ cao. Sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, thực phẩm, kinh
doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị. Dịch vụ cho thuê nhà xưởng, văn
phòng, kinh doanh khách sạn. Để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra một
cách thường xuyên, liên tục Công ty đã bố trí tổ chức các phân xưởng, đội tổ
theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức kinh doanh
(Nguồn: Phòng Tổ chức)
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
Đội
lắp
đặt
than
g
máy
Đ
ội
lắ
p
đặ
t
H
T
ốn
g
Đ
ội
lắ
p
đặ
t
K
C
T
2
Đ
ội
lắ
p
đặ
t
K
C
T
1
Đ
ội
lắ
p
đặ
t
H
T
đi
ện
2
Đ
ội
lắ
p
đặ
t
H
T
đi
ện
1
Xưở
ng
Mai
Độn
g
Xưở
ng
Qua
ng
Min
h
Dây
chuyền
sản
xuất
Dây
chuyền
mạmàu
Dây
chuyền
mạkẽmCông ty
34
Khóa luận tốt nghiệp
2.1.3.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Trải qua nhiều lần thay đổi, hiện nay bộ máy quản lý của Công ty cổ
phần LILAMA Hà Nội được tổ chức như mô tả trong sơ đồ 1.4 (trang 39).
Như đã được mô tả ở sơ đồ 1.4, bộ máy quản lý được tổ chức theo
kiểu trực tuyến - chức năng. Người tối cao và duy nhất có quyền ra quyết
định trong công ty là Giám đốc điều hành với sự trợ giúp của 3 Phó giám
đốc phụ trách từng lĩnh vực. Cơ cấu này vừa đảm bảo thực hiện chế độ một
thủ trưởng, vừa phát huy được quyền dân chủ, sáng tạo, độc lập tương đối
của các phòng, ban trong công ty. Đặc trưng cơ bản của mô hình quản lý
này là vừa duy trì quan hệ trực tuyến giữa Giám đốc, các Phó giám đốc và
các phòng ban; đồng thời kết hợp tổ chức các bộ phận chức năng, các phòng
ban với nhau.
Quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận như sau:
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là
cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong việc quyết định mọi vấn đề của công
ty.
Hội đồng quản trị: do Đại hội cổ đông bầu và bãi miễn (đứng đầu là
Chủ tịch Hội đồng quản trị), là cơ quan quản lý công ty, quyết định mọi vấn
đề liên quan tới kế hoạch phát triển, lợi ích của công ty trừ những vấn đề
thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông.
Ban kiểm soát: do Đại hội cổ đông bầu và bãi miễn, là cơ quan thay
mặt cổ đông để kiểm soát việc chấp hành pháp luật của công ty.
Ban Giám đốc: gồm một Giám đốc và 3 Phó giám đốc.
- Giám đốc là người do Hội đồng quản trị bầu và bãi miễn, thay mặt
công ty chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý Nhà nước và Tổng công ty
về mọi mặt sản xuất kinh doanh của công ty, trực tiếp chỉ đạo sản xuất, xây
dựng bộ máy giúp việc đồng thời chỉ đạo trực tiếp và giám sát đến các
phòng ban, tổ đội công trường. Kết thúc năm kế hoạch, Giám đốc thực hiện
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
35
Khóa luận tốt nghiệp
phân tích, đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất báo cáo trước Hội đồng
quản trị và Đại hội cổ đông.
- Ba Phó giám đốc: có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo các bộ phận được
phân công uỷ quyền và giúp việc cho Giám đốc trong việc tham gia quản lý
các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách tiêu thụ sản phẩm, tổ chức mạng
lưới các đại lý tiêu thụ sản phẩm cho công ty, được ủy quyền ký kết các hợp
đồng tiêu thụ sản phẩm, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và kế hoạch
tiêu thụ sản phẩm.
Phó giám đốc kỹ thuật: là người được ủy quyền và chịu trách nhiệm
trước Giám đốc công ty về các lĩnh vực như nghiên cứu, xây dựng kế hoạch
nhằm hoàn thành công trình được giao; theo dõi hướng dẫn thi công, điều
động máy móc thi công cho công trình, chỉ đạo phối hợp giữa các phòng ban
liên quan để bảo đảm cung ứng vật tư, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ thi
công.
Phó giám đốc phụ trách sản xuất thép mạ kẽm, mạ màu: là người
được ủy quyền và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tất cả các vấn đề liên
quan đến hoạt động sản xuất thép mạ kẽm, mạ màu.
Các phòng ban chuyên môn, các tổ đội, phân xưởng và dây chuyền
sản xuất thực hiện theo đúng các chức năng được quy định:
- Phòng Kinh tế - Kỹ thuật: lập kế hoạch về khối lượng thi công, theo
dõi khối lượng thực hiện, chủ trì xây dựng định mức, đơn giá, lập dự toán,
lập hồ sơ thầu, tổ chức áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới, những sáng kiến
cải tiến kỹ thuật mới, những sáng kiến cải tiến kỹ thuật, phối hợp cùng các
đơn vị thi công làm tốt công tác nghiệm thu kỹ thuật, chạy thử, bàn giao
công trình. Chuẩn bị đầy đủ tài liệu để Giám đốc ký hợp đồng với đối tác,
lập các thanh lý hợp đồng theo quy định.
- Phòng Tài chính - Kế toán: có nhiệm vụ vừa tổ chức hạch toán kế
toán, vừa xây dựng kế hoạch huy động vốn, thanh toán việc thanh toán với
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
36
Khóa luận tốt nghiệp
các ngân hàng và chủ đầu tư cũng như cán bộ công nhân viên. Hàng kỳ,
phòng Tài chính - Kế toán phải cung cấp các báo cáo nghiệp vụ cho lãnh
đạo công ty và các cơ quan quản lý Nhà nước.
- Phòng kinh doanh – XNK: có nhiệm vụ nắm bắt nhu cầu thị trường
để xây dựng và tổ chức các phương án kinh doanh có hiệu quả, bảo đảm
nguồn hàng hóa chất lượng tổt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Thực
hiện các công việc về thương mại nhằm tiêu thụ tối đa sản phẩm của công ty
sản xuất ra. Thực hiện các công tác nghiên cứu thị trường và đề ra các chiến
lược kinh doanh. Đồng thời có chức năng tư vấn cho Giám đốc về công tác
xuất nhập khẩu và tổ chức việc thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Phòng Kế hoạch & đầu tư: giúp Giám đốc theo dõi thực hiện khối
lượng công tác sản xuất kinh doanh qua đó xây dựng các kế hoạch ngắn và
dài hạn. Lập các dự án đầu tư, các dự án tiền khả thi để đầu tư phát triển sản
phẩm.
- Phòng cung ứng vật tư: có chức năng phối hợp với các phòng ban
lập dự trù cung cấp vật tư cho công trình, mua sắm vật tư, sắp xếp kho bãi
bảo quản vật tư, chi tiết việc liên hệ mua vật tư với các công ty để phục vụ
các công trình.
- Phòng tổ chức: có chức năng quản lý nhân sự theo sự chỉ đạo trực
tiếp của Ban Giám đốc bao gồm: tổ chức tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp, điều
chuyển nhân sự cho phù hợp với tính chất và yêu cầu của công việc. Theo
dõi đề bạt nâng lương, đi học, khen thưởng, kỷ luật, hưu trí, đóng bảo hiểm
của người lao động.
- Phòng quản lý máy: quản lý máy móc, thiết bị của công ty như máy
ủi, máy san nền đảm bảo sử dụng đúng theo yêu cầu kỹ thuật và đạt hiệu quả
kinh tế cao.
- Phòng hành chính: thừa lệnh Giám đốc ký tên và đóng dấu vào các
công văn, các bản sao và các bản xác nhận khác đồng thời soạn thảo văn bản
và bảo mật các văn bản hành chính trong công ty.
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
37
Khóa luận tốt nghiệp
- Ban QA – QC (kiểm tra chất lượng sản phẩm): thực hiện kiểm tra,
giám sát các sản phẩm do công ty gia công, chế tạo và các công trình thi
công.
- Các xưởng và các đội lắp đặt: thực hiện chức năng sản xuất, thi
công, lắp đặt các công trình cấp trên giao, đảm bảo hoàn thành đúng kỹ
thuật và bàn giao đúng thời hạn.
- Các dây chuyền mạ kẽm, mạ màu: thực hiện các hoạt động sản xuất
sản phẩm thép mạ cung cấp cho thị trường.
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
38
Khóa luận tốt nghiệp
Sơ đồ 1.4: Tổ chức bộ máy quản lý
(Nguồn: Phòng tổ chức)
2.1.4 Đặc điểm bộ máy kế toán
2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội là một đơn vị hạch toán độc lập, có
tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng. Việc tổ chức công tác kế
toán của công ty bao gồm các nội dung sau: Công ty tổ chức công tác kế
toán theo hình thức tập trung. Phòng kế toán theo dõi toàn bộ hoạt động thu
chi tài chính, thực hiện toàn bộ công tác hạch toán từ việc xử lý chứng từ,
đến lập Báo cáo tài chính.
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận như sau:
- Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng): Là người tổ chức chỉ đạo mọi
hoạt động của phòng kế toán, lập các báo cáo tài chính chung cho toàn Công
ty và chịu trách nhiệm về tính trung thực, hợp pháp, hợp lý của các thông tin
tài chính được tham mưu. Nhiệm vụ quan trọng của Kế toán trưởng là giúp
các nhà quản trị quản lý, bảo quản và phảt triển nguồn vốn kinh doanh hiện
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế
toán
vật tư,
TSCĐ
Kế toán tổng
hợp chi phí
và tính giá
thành
Kế toán
tiền
lương
Kế toán
vốn
bằng
tiền
Thủ
quỹ
Phòng tài chính kế toán
Phòng Kinh doanh - XNK
Phòng Kế hoạch – Đầu tư
Phòng cung ứng vật tư
Phòng tổ chức
Phòng quản lý máy
Phòng kinh tế kỹ thuật
Phòng hành chính
Đội lắp đặt thang máy
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
PGĐ Kỹ thuật
GIÁM ĐÓC ĐIỀU HÀNH
PGĐ Phụ trách sản xuất
thép mạ kẽm, mạ màu
PGĐ Kinh doanh
Phòng kỹ thuật
Dây chuyền mạ kẽm
Ban QA - QC
Xưởng Quang Minh
Xưởng Mai Động
Đội lắp đặt KCT 1
Đội lắp đặt KCT 2
Đội lắp đặt HT điện 1
Đội lắp đặt HT điện 2
Đội lắp đặt HT ống
Dây chuyền mạ màu
mµu
39
Khóa luận tốt nghiệp
có thông qua việc phân tích tình hình tài chính thể hiện trong các thông tin
thu được để đưa ra các quyết định đúng đắn.
- Kế toán vật tư, tài sản cố định: Theo dõi cơ cấu về tài sản cố định,
công cụ dụng cụ và tính hiệu quả kế toán của nó. Quản lý toàn bộ vật tư,
TSCĐ của Công ty. Lập kế hoạch trích khấu hao TSCĐ hàng quý, năm đồng
thời đăng ký kế hoạch khấu hao với Cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại
các doanh nghiệp, Cục thuế, Tổng công ty LILAMA.
- Kế toán tiền lương: Thanh toán tiền lương, và các khoản trích theo
lương, lập bảng phân bổ tiền lương, BHXH vào chi phí sản xuất kinh doanh,
hàng tháng tập hợp chứng từ BHXH, bảng thanh toán BHXH nộp phòng
thanh toán BHXH quận duyệt chi… Đến kỳ, tiến hành phân tích tình hình
lao động tình hình quản lý và chi tiêu quỹ lương.
- Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành: Kiểm tra tính đúng đắn
của các chứng từ, mẫu biểu kế toán do các bộ phận kế toán thực hiện, đối
chiếu số liệu giữa các bộ phận kế toán. Nhiệm vụ tổng hợp chi phí sản xuất,
tính giá thành sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh và lập các báo cáo kế
toán.
- Kế toán vốn bằng tiền: Có chức năng theo dõi khối lượng tiền mặt,
tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Ghi chép đầy đủ tình hình thu chi,
tăng giảm của các loại tiền.
- Thủ quỹ: Quản lý việc giao dịch thu, chi bằng tiền mặt theo chứng
từ cụ thể, có trách nhiệm bảo quản tiền, các giấy tờ có giá trị như tiền, các
chứng từ thu, chi. Đảm bảo lượng tiền mặt tại quỹ đủ để đáp ứng nhu cầu
của sản xuất và giao dịch hàng ngày.
2.1.4.2 Đặc điểm vận dụng hệ thống chứng từ
Hiện nay Công ty đang áp dụng hệ thống chứng từ theo QĐ số
15/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006.
Tùy theo từng phần hành kế toán có một bộ chứng từ phù hợp với tình hình
công ty và chế độ quy định. Tại Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội, mọi
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
40
Khóa luận tốt nghiệp
nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành trong quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều được lập chứng từ làm
cơ sở pháp lý cho mọi số liệu ghi chép trên tài khoản, sổ kế toán và báo cáo
kế toán, công ty sử dụng hệ thống chứng từ bắt buộc và một số chứng từ
hướng dẫn theo mẫu của Bộ Tài chính ban hành. Niên độ kế toán của công
ty bắt đầu từ 1/1/N đến 31/12/N. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế
toán là Đồng Việt Nam.
2.1.4.3 Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản
Hiện nay công ty đang sử dụng hầu hết hệ thống tài khoản mà Bộ Tài
chính đã ban hành đối với ngành xây lắp theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC của
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006. Hệ thống tài
khoản của công ty bao gồm:
Tài khoản loại 1: TK 111, 112, 113, 121, 128, 129, 131, 133, 136,
138, 139, 141, 142, 151, 152, 153, 154, 155, 157, 159, 161.
Tài khoản loại 2: TK 211, 212, 213, 214, 217, 228, 229, 241, 242,
243, 244.
Tài khoản loại 3: TK 311, 315, 331, 333, 334, 335, 336, 337, 338,
344, 347, 351, 352.
Tài khoản loại 4: TK 411, 413, 414, 415, 418, 419, 421, 431, 441.
Tài khoản loại 5: TK 511, 512, 515, 521, 531, 532
Tài khoản loại 6: TK 621, 622, 623, 632, 635, 641, 642.
Tài khoản loại 7: TK 711.
Tài khoản loại 8: TK 811, 821
Tài khoản loại 9: TK 911
Tài khoản loại 0: 001, 002, 003, 004, 007
Tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh công ty chi tiết các tài khoản
cấp 1 thành các tài khoản cấp 2, 3.
2.1.4.4 Đặc điểm vận dụng hệ thống sổ kế toán
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
41
Khóa luận tốt nghiệp
Hình thức sổ kế toán đang áp dụng: công ty tổ chức hệ thống sổ kế
toán theo hình thức Nhật ký chung
Sơ đồ 1.6: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán “Nhật ký
chung”
Ghi chú:
Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung, có ứng dụng phần mềm kế
toán Fast Accounting để hỗ trợ cho công tác kế toán. Hệ thống sổ kế toán
tổng hợp mà Công ty sử dụng bao gồm: Sổ nhật ký chung, Sổ cái. Ngoài ra
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
(6)
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký
chung
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Sổ Cái
Bảng tổng hợp
số liệu chi tiết
Bảng cân đối số phát
sinh
Báo cáo tài chính
(3)
(6)
(1)
(2)
(4)
(5)
(7)
Sổ quỹ
(7)
(1)
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
42
Khóa luận tốt nghiệp
công ty còn sử dụng các sổ chi tiết: Sổ theo dõi tài sản cố định, Thẻ kho, Sổ
chi tiết vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, Sổ chi phí sản xuất kinh doanh.
Tại Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội, việc hạch toán được thực hiện
bằng máy vi tính, khi kế toán nhận được bộ chứng từ gốc do Phòng cung
ứng vật tư chuyển giao thì kế toán căn cứ vào đó để cập nhật chứng từ Phiếu
nhập kho, Phiếu xuất kho (đây là bước mà kế toán phải thực hiện một cách
thủ công). Khi cập nhật chứng từ, kế toán chỉ cần vào: mã khách, người
giao/nhận hàng, diễn giải nội dung, số hiệu chứng từ, ngày tháng nhập/xuất,
mã vật tư, mã kho và mã vụ việc (đối với phiếu xuất kho) thì máy sẽ tự động
cho hiện số tồn kho hiện thời. Các chứng từ này sau khi được cập nhật vào
máy, thì mọi dữ liệu (về lượng, đơn giá, trị giá nhập, xuất...) sẽ được tạo
thành và lưu trữ dưới dạng các tệp cơ sở dữ liệu kế toán. Máy tính sẽ quản
lý chi tiết theo mã số từng loại, số hiệu chứng từ theo qui định. Sau mỗi
nghiệp vụ nhập, xuất kho…, máy tính với phần mềm Fast Accounting sẽ tự
động thực hiện quá trình tính toán vào sổ, lên các báo cáo chi tiết (sổ chi tiết
vật tư, bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn); tổng hợp (sổ nhật ký chung, sổ cái
các tài khoản) theo yêu cầu của nhà quản lý ngay tại thời điểm đó, có thể
xem và in các báo cáo này vào bất kỳ thời điểm nào. Tuy chứng từ không
được ghi hàng ngày nhưng máy tính sẽ tự động lấy số liệu của ngày ghi trên
phiếu nhập kho, phiếu xuất kho để vào theo thứ tự các ngày trong tháng.
2.1.4.5 Đặc điểm vận dụng hệ thống báo cáo tài chính
Hệ thống Báo cáo tài chính của công ty bao gồm được lập theo QĐ số
15/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành. Gồm 4 báo cáo:
+ Bảng cân đối kế toán.
+ Báo cáo kết quả kinh doanh.
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
+ Thuyết minh báo cáo tài chính.
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
43
Khóa luận tốt nghiệp
Công ty lập báo cáo theo định kỳ quý, năm theo yêu cầu quản lý của
công ty và chế độ báo cáo do Bộ tài chính ban hành. Ngoài ra công ty có
một số báo cáo chi tiết:
- Bản quyết toán BHXH, BHYT, KPCĐ theo từng quý.
- Kiểm kê chi tiết công nợ phải thu, phải trả năm (có đối chiếu xác nhận).
- Tổng hợp nhập - xuất - tồn vật tư, hàng hoá, thành phẩm.
- Tình hình tăng giảm TSCĐ năm.
- Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành xây lắp (lập theo quý, năm).
- Kiểm kê vật tư, tài sản, công cụ dụng cụ, kiểm kê quỹ tiền mặt quý, năm.
Bên cạnh đó, công ty còn lập các báo cáo nội bộ:
- Báo cáo chi phí tiền lương định kỳ.
- Báo cáo lao động và thu nhập của người lao động
- Báo cáo tổng hợp các chỉ tiêu tài chính.
- Báo cáo giá trị sản xuất kinh doanh – doanh thu.
2.2 Thực trạng về lập và phân tích báo cáo tài chính của công ty
2.2.1 Cơ sở dữ liệu phân tích tình hình
2.2.1.1 Quy trình chung lập báo cáo tài chính
Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty được lập theo đúng quy định
của Bộ Tài chính bao gồm 4 báo cáo chính sau: Bảng cân đối kế toán, Báo
cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài
chính. Với sự hỗ trợ của của phần mềm kế toán máy Fast Accounting 2005
hệ thống báo cáo tài chính của công ty được lập nhanh hơn. Mỗi kế toán
viên đảm nhận một phần hành kế toán. Sau khi nhận được các chứng từ gốc,
kế toán viên phụ trách phần hành nào sẽ nhập vào máy các số liệu của phần
hành đó. Cuối kỳ sau khi đã cập nhật đầy đủ và trung thực các nghiệp vụ
phát sinh, chương trình kế toán sẽ tự tổng hợp và lên các báo cáo ở các phân
hệ. Số liệu ở các phân hệ sẽ được lưu trữ ở phân hệ đó và các phân hệ có
liên quan cũng như trong phân hệ hệ thống để lên báo cáo tài chính. Do đó
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
44
Khóa luận tốt nghiệp
kế toán tổng hợp sẽ có nhiệm vụ tổng hợp số liệu và lên báo cáo tài chính
cũng như báo cáo quản trị của công ty một cách nhanh chóng và chính xác.
2.2.1.2 Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ảnh tổng
quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của công
ty tại một thời điểm nhất định. Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán
năm trước, bảng cân đối phát sinh và các sổ cái, dưới sự hỗ trợ của phần
mềm kế toán Fast Accouting kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sẽ
tiến hành lập bảng cân đối kế toán.
Ta có thể xem xét bảng cân đối kế toán của Công ty cổ phần
LILAMA Hà Nội tại thời điểm ngày 31/12 năm 2006, 2007, 2008 ở phần
phụ lục 1: Bảng cân đối kế toán.
2.2.1.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh phản ảnh tình hình và kết quả hoạt động
kinh doanh của công ty trong một thời kỳ nhất định. Việc lập báo cáo kết
quả kinh doanh căn cứ vào số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh năm
trước, sổ cái và sổ chi tiết trong kỳ dùng cho tài khoản từ loại 5 đến loại 9.
Cùng với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán kế toán tổng hợp chi phí và tính
giá thành sẽ tiến hành lập báo cáo kết quả kinh doanh. Xem phụ lục 2: Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần LILAMA Hà Nội
năm 2006, 2007, 2008.
2.2.1.4 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập để phản ánh luồng tiền vào, ra
trong doanh nghiệp, tình hình tài trợ, đầu tư bằng tiền của doanh nghiệp
trong từng thời kỳ. Việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ căn cứ vào bảng cân
đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền
tệ kỳ trước, thuyết minh báo cáo tài chính và các sổ sách có liên quan như:
sổ cái và sổ chi tiết TK 111, 112, 113 và các tài khản liên quan khác. Công
ty lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp với sự hỗ trợ
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
45
Khóa luận tốt nghiệp
của phần mềm kế toán máy. Phương pháp này làm rõ từng khoản tiền từ
hoạt động kinh doanh. Xem phụ lục 3: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công
ty cổ phần LILAMA Hà Nội năm 2006, 2007 và 2008.
2.2.1.5 Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính được lập để cung cấp các thông tin về
tình hình sản xuất kinh doanh chưa có trong các báo cáo tài chính trên, đồng
thời giải thích một cách rõ ràng, cụ thể một số chỉ tiêu đã được trình bày. Về
cơ bản thuyết minh báo cáo tài chính của công ty được lập theo đúng quy
định của Bộ Tài chính về biểu mẫu, thời gian lập và gửi. Với sự hỗ trợ của
phần mềm kế toán máy Fast Accounting 2005 làm tăng tính chính xác các
chỉ tiêu trên bản thuyết mình báo cáo tài chính của công ty.
2.2.2 Đánh giá khái quát tình hình tài chính
Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc dựa trên những dữ liệu
tài chính trong quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp để tình toán và xác
định các chỉ tiêu đánh giá. Qua đó đưa ra những nhận định sơ bộ, ban đầu về
thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Dựa vào việc đánh giá khái quát tình
hình tài chính giúp cho nhà quản lý cũng như những người quan tâm tới
doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về vị trí hiện tại và an ninh tài chính của
doanh nghiệp. Từ đó, họ đưa ra các quyết định tài chính hợp lý.
Để đánh giá được chính xác tình hình tài chính của Công ty cổ phần
LILAMA Hà Nội chúng ta không chỉ dựa vào BCTC của công ty mà còn
dựa vào nhiều nguồn tài liệu khác. Tuy nhiên, thông qua BCTC của Công ty
ta có thể thấy được một cách rõ nét tình hình hoạt động của Công ty cổ phần
LILAMA Hà Nội qua các năm và trên các lĩnh vực. Trước hết chúng ta tiến
hành đánh giá tình hình biến động tài sản và nguồn hình thành tài sản của
công ty.
2.2.2.1 Đánh giá tình hình biến động tài sản
Tài sản là một trong hai khoản mục chính trong bảng cân đối kế toán.
Nó là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh.
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
46
Khóa luận tốt nghiệp
Để đánh giá được tình hình biến động của tài sản ta đi xem xét bảng số liệu
sau:
Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A
47
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671
21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671

More Related Content

What's hot

Che do so ke toan va hinh thuc ke toan
Che do so ke toan va hinh thuc ke toanChe do so ke toan va hinh thuc ke toan
Che do so ke toan va hinh thuc ke toanPham Ngoc Quang
 
bctntlvn (106).pdf
bctntlvn (106).pdfbctntlvn (106).pdf
bctntlvn (106).pdfLuanvan84
 
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hàPhan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hàLan Te
 
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Tai chinh doanh nghiep
Tai chinh doanh nghiepTai chinh doanh nghiep
Tai chinh doanh nghiepbimatlathutinh
 
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full versionKhóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full versionAn Tố
 
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...chauloan
 
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...nataliej4
 
bai-giảng-kế-toan-quốc-tế
 bai-giảng-kế-toan-quốc-tế bai-giảng-kế-toan-quốc-tế
bai-giảng-kế-toan-quốc-tếLong Nguyen
 
Đề tài Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...
Đề tài  Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...Đề tài  Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...
Đề tài Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
áN t_t nghi_p v_ _ình duy
   áN t_t nghi_p v_ _ình duy   áN t_t nghi_p v_ _ình duy
áN t_t nghi_p v_ _ình duyHuệ Violet
 
Sách hướng dẫn phân tích bào cáo tài chính
Sách hướng dẫn phân tích bào cáo tài chínhSách hướng dẫn phân tích bào cáo tài chính
Sách hướng dẫn phân tích bào cáo tài chínhKiến Trúc KISATO
 
ĐỀ ÁN ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM
ĐỀ ÁN ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM ĐỀ ÁN ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM
ĐỀ ÁN ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM nataliej4
 

What's hot (20)

Che do so ke toan va hinh thuc ke toan
Che do so ke toan va hinh thuc ke toanChe do so ke toan va hinh thuc ke toan
Che do so ke toan va hinh thuc ke toan
 
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty sản xuất thương mại
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty sản xuất thương mạiĐề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty sản xuất thương mại
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty sản xuất thương mại
 
bctntlvn (106).pdf
bctntlvn (106).pdfbctntlvn (106).pdf
bctntlvn (106).pdf
 
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hàPhan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
 
Luận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAY
Luận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAYLuận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAY
Luận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAY
 
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
 
Đề tài lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017
Đề tài  lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017Đề tài  lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017
Đề tài lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017
 
Tai chinh doanh nghiep
Tai chinh doanh nghiepTai chinh doanh nghiep
Tai chinh doanh nghiep
 
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty điện, 9đ
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty điện, 9đĐề tài: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty điện, 9đ
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty điện, 9đ
 
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full versionKhóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
 
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
 
Download free Chuyên đề tốt nghiệp lập báo cáo tài chính hay 2017
Download free Chuyên đề tốt nghiệp lập báo cáo tài chính hay 2017Download free Chuyên đề tốt nghiệp lập báo cáo tài chính hay 2017
Download free Chuyên đề tốt nghiệp lập báo cáo tài chính hay 2017
 
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
 
bai-giảng-kế-toan-quốc-tế
 bai-giảng-kế-toan-quốc-tế bai-giảng-kế-toan-quốc-tế
bai-giảng-kế-toan-quốc-tế
 
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệpKhoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
 
Đề tài Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...
Đề tài  Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...Đề tài  Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...
Đề tài Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...
 
áN t_t nghi_p v_ _ình duy
   áN t_t nghi_p v_ _ình duy   áN t_t nghi_p v_ _ình duy
áN t_t nghi_p v_ _ình duy
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tình hình tài chính tạ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tình hình tài chính tạ...Luận văn: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tình hình tài chính tạ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tình hình tài chính tạ...
 
Sách hướng dẫn phân tích bào cáo tài chính
Sách hướng dẫn phân tích bào cáo tài chínhSách hướng dẫn phân tích bào cáo tài chính
Sách hướng dẫn phân tích bào cáo tài chính
 
ĐỀ ÁN ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM
ĐỀ ÁN ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM ĐỀ ÁN ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM
ĐỀ ÁN ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM
 

Similar to 21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671

Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Cách trình bày báo cáo tài chính
Cách trình bày báo cáo tài chínhCách trình bày báo cáo tài chính
Cách trình bày báo cáo tài chínhTâm Phúc Hồ
 
BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANHBÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANHThần Sấm
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpBáo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpssuser499fca
 
Bài thuyet trình qttc Hacker IELTS Listening.pdfHacker IELTS Listening.pdfHac...
Bài thuyet trình qttc Hacker IELTS Listening.pdfHacker IELTS Listening.pdfHac...Bài thuyet trình qttc Hacker IELTS Listening.pdfHacker IELTS Listening.pdfHac...
Bài thuyet trình qttc Hacker IELTS Listening.pdfHacker IELTS Listening.pdfHac...PhmTriuAn
 
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...Dương Hà
 
Phương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp
Phương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợpPhương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp
Phương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợpAskSock Ngô Quang Đạo
 
Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpChuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpduongle0
 
942886.docfwe,fwpefw[owefwoefkwokdsokvoskdg
942886.docfwe,fwpefw[owefwoefkwokdsokvoskdg942886.docfwe,fwpefw[owefwoefkwokdsokvoskdg
942886.docfwe,fwpefw[owefwoefkwokdsokvoskdgsoncao31231024312
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...Quynhon Tjeugja
 

Similar to 21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671 (20)

Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
 
Đề tài: Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HOT
Đề tài: Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HOTĐề tài: Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HOT
Đề tài: Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HOT
 
Đề tài: Lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Thanh Biên
Đề tài: Lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Thanh BiênĐề tài: Lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Thanh Biên
Đề tài: Lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Thanh Biên
 
Phân tích tình hình tài chính của Công ty Xây dựng Phú Hưng Gia
Phân tích tình hình tài chính của Công ty Xây dựng Phú Hưng GiaPhân tích tình hình tài chính của Công ty Xây dựng Phú Hưng Gia
Phân tích tình hình tài chính của Công ty Xây dựng Phú Hưng Gia
 
Cách trình bày báo cáo tài chính
Cách trình bày báo cáo tài chínhCách trình bày báo cáo tài chính
Cách trình bày báo cáo tài chính
 
BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANHBÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpBáo cáo thực tập
Báo cáo thực tập
 
Bài thuyet trình qttc Hacker IELTS Listening.pdfHacker IELTS Listening.pdfHac...
Bài thuyet trình qttc Hacker IELTS Listening.pdfHacker IELTS Listening.pdfHac...Bài thuyet trình qttc Hacker IELTS Listening.pdfHacker IELTS Listening.pdfHac...
Bài thuyet trình qttc Hacker IELTS Listening.pdfHacker IELTS Listening.pdfHac...
 
Huong dan thuyet minh BCTC qđ 15
Huong dan thuyet minh BCTC qđ 15Huong dan thuyet minh BCTC qđ 15
Huong dan thuyet minh BCTC qđ 15
 
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công TyCơ Sở Lý Luận Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty
 
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty.
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty.Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty.
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty.
 
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...
 
Phương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp
Phương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợpPhương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp
Phương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp
 
QT111.doc
QT111.docQT111.doc
QT111.doc
 
Đề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đĐề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đ
 
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính công ty, HOTĐề tài tốt nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính công ty, HOT
 
Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpChuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệp
 
942886.docfwe,fwpefw[owefwoefkwokdsokvoskdg
942886.docfwe,fwpefw[owefwoefkwokdsokvoskdg942886.docfwe,fwpefw[owefwoefkwokdsokvoskdg
942886.docfwe,fwpefw[owefwoefkwokdsokvoskdg
 
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty vật tư, HOT
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty vật tư, HOTĐề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty vật tư, HOT
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty vật tư, HOT
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
 

More from Nguyễn Ngọc Phan Văn

Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnGiải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiGiải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhGiải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankPhân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankTình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankNguyễn Ngọc Phan Văn
 

More from Nguyễn Ngọc Phan Văn (20)

Phát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đạiPhát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đại
 
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnGiải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
 
Phát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạnPhát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạn
 
Giải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanhGiải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanh
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiGiải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
 
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhGiải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
 
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
 
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
 
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankPhân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
 
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
 
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankTình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
 
Quan tri ngan hang
Quan tri ngan hangQuan tri ngan hang
Quan tri ngan hang
 
De thi MBBank
De thi MBBankDe thi MBBank
De thi MBBank
 
De thi MBBank
De thi MBBankDe thi MBBank
De thi MBBank
 
De thi MBBanh
De thi MBBanhDe thi MBBanh
De thi MBBanh
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 

Recently uploaded

Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfThanhH487859
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideKiuTrang523831
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 

Recently uploaded (10)

Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 

21318 p u9frwfjv2_20140730104940_65671

  • 1. Khóa luận tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới. Các công ty Việt nam ra đời ngày càng nhiều về cả loại hình hoạt động lẫn lĩnh vực hoạt động. Để có thể tồn tại, phát triển và cạnh tranh với các công ty khác trong và ngoài nước đòi hỏi mỗi công ty cần có một chiến lược kinh doanh hợp lý trong khuôn khổ pháp luật và các quy định của Nhà nước cho phép. Đặc biệt tình hình tài chính của công ty phải rõ ràng, minh bạch. Tình hình tài chính được thể hiện thông qua các báo cáo tài chính của công ty. Báo cáo tài chính không chỉ là tài liệu quan trọng của mỗi công ty mà nó còn cung cấp thông tin về công ty cho những người quan tâm. Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính của công ty ta có thể thấy được tình hình tài chính hiện tại của công ty, những rủi ro cũng như khả năng phát triển trong tương lai. Từ đó các nhà quản lý đưa ra các quyết định kinh doanh thích hợp, đưa công ty từng bước ổn định và phát triển. Như vậy việc lập và phân tích báo cáo tài chính rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp cũng như Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội. Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội đang ngày càng phát triển và khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực xây lắp và xây dựng. Đảm bảo tình hình tài chính luôn trong sạch và minh bạch là điều kiện tiên quyết đối với sự phát triển của công ty. Trong quá trình thực tập và tìm hiểu về Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội, đặc biệt là tìm hiểu về các báo cáo tài chính em thấy việc “Phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua hệ thống báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội” rất quan trọng và cần thiết. Vì vậy em quyết định chọn đề tài này. Kết cấu đề tài gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận chung về phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Chương II: Phân tích thực trạng tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính của Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội. Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 1
  • 2. Khóa luận tốt nghiệp Chương III: Đánh giá thực trạng tình hình tài chính và phương hướng hoàn thiện phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội. Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 2
  • 3. Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Khái quát chung về báo cáo tài chính doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm, mục đích, vai trò, và phân loại báo cáo tài chính 1.1.1.1 Khái niệm Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ sổ sách kế toán, theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hoặc thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của doanh nghiệp. Nó chứa đựng những thông tin tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp tại những thời điểm; tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp; đồng thời giải trình giúp các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để ra các quyết định phù hợp. 1.1.1.2 Mục đích Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21, mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Để đạt được mục đích này các báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ phải trả, doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ, các luồng tiền. Cùng với Bản thuyết minh báo cáo tài chính cung cấp và giải thích thêm một số chỉ tiêu mà trong các báo cáo tài chính chưa được trình bày, giải thích một cách rõ ràng cụ thể. 1.1.1.3 Vai trò Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 3
  • 4. Khóa luận tốt nghiệp Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính cần thiết. Là cơ sở để kiểm tra, phân tích một cách tổng hợp, toàn diện, có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cũng cung cấp những thông tin, số liệu để kiểm tra, giám sát tình hình hạch toán kinh doanh, việc chấp hành chế độ kế toán cũng như các chế độ chính sách do Nhà nước đề ra. Báo cáo tài chính còn cung cấp những thông tin, số liệu để phân tích đánh giá những khả năng và tiềm năng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Giúp cho công tác dự báo và lập các kế hoạch tài chính trong tương lai của doanh nghiệp. 1.1.1.4 Phân loại Phân loại báo cáo tài chính giúp cho việc nghiên cứu và sử dụng báo cáo tài chính một cách thuận lợi hơn. Tùy theo tiêu thức khác nhau mà ta có các phân loại báo cáo tài chính khác nhau. Sau đây ta xem xét một số cách phân loại báo cáo tài chính: Phân loại báo cáo tài chính doanh nghiệp theo nội dung phản ánh gồm: Báo cáo phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp; Báo cáo phản ánh doanh thu, thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước; Báo cáo phản ánh tình hình lưu chuyển tiền tệ; Báo cáo thuyết minh. Phân loại báo cáo tài chính doanh nghiệp theo thời gian lập gồm: Báo cáo tài chính năm; Báo cáo tài chính giữa niên độ. Phân loại báo cáo tài chính doanh nghiệp theo tính bắt buộc gồm: Báo cáo tài chính bắt buộc; Báo cáo tài chính hướng dẫn. Phân loại báo cáo tài chính doanh nghiệp theo phạm vi thông tin phản ánh gồm: Báo cáo tài chính doanh nghiệp độc lập; Hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất; hệ thống báo cáo tài chính tổng hợp. Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 4
  • 5. Khóa luận tốt nghiệp 1.1.2 Yêu cầu lập báo cáo tài chính Báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực và hợp lý, phản ánh tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Để đảm bảo yêu cầu trung thực hợp lý, các báo cáo tài chính được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ chế độ kế toán, các chuẩn mực kế toán và các quy định của cơ quan hiện hành. Doanh nghiệp cần nêu rõ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo tài chính được lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam. Tức là báo cáo tài chính tuân thủ mọi quy định của từng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng chính sách kế toán khác với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam cho dù đã thuyết minh đầy đủ trong chính sách kế toán cũng như trong phần thuyết minh báo cáo tài chính vẫn không được coi là tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Báo cáo tài chính phải đảm bảo độ tin cậy của thông tin, phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện; trình bày khách quan, không thiên vị; tuân thủ nguyên tắc thận trọng và trình bày đầy đủ trên khía cạnh trọng yếu. Báo cáo tài chính phải trình bày đầy đủ các thông tin nhằm cung cấp các thông tin phù hợp, tin cậy, so sánh được và dễ hiểu. Nó còn cung cấp các thông tin bổ sung khi quy định trong chuẩn mực kế toán không đủ để giúp cho người sử dụng hiểu được tác động của những giao dịch hoặc những sự kiện cụ thể đến tình hình tài chính, tình hình và kế quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.3 Nguyên tắc lập báo cáo tài chính Theo nguyên tắc hoạt động liên tục, báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần. Giám đốc doanh nghiệp Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 5
  • 6. Khóa luận tốt nghiệp cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Vì thế khi đánh giá nếu thấy có những điều không chắc chắn liên quan đến các sự kiện hoặc các điều kiện có thể gây ra sự nghi ngờ lớn về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp thì những điều không chắc chắn đó cần nêu rõ. Nếu báo cáo tài chính không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục thì sự kiện này cần được nêu rõ cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và lý do khiến doanh nghiệp không được coi là đang hoạt động liên tục. Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến luồng tiền. Theo cơ sở kế toán dồn tích, các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền. Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính phải được thực hiện trên cơ sở nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác. Trừ khi có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày báo cáo tài chính cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và sự kiện; hoặc có một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày. Khi có sự thay đổi doanh nghiệp cần phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở nguyên tắc trọng yếu và tập hợp. Điều này có nghĩa là từng khoản mục trọng yếu được trình bày riêng biệt trong các báo cáo tài chính, các khoản mục không trọng yếu thì được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất và chức năng. Để xác định một khoản mục, một tập hợp các khoản mục là trọng yếu phải đánh giá quy mô và tính chất của chúng. Nếu không trình bày hoặc trình bày thiếu một thông tin được coi là trọng yếu có thể là sai lệch báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính. Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 6
  • 7. Khóa luận tốt nghiệp Theo nguyên tắc bù trừ, các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên báo cáo tài chính không được bù trừ, trừ khi có một chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ. Theo nguyên tắc có thể so sánh được, các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán phải được trình bày tương ứng với các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính của kỳ trước. 1.1.4 Kết cấu và nội dung của các báo cáo tài chính Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm: 1. Bảng cân đối kế toán 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 4. Bản thuyết minh báo cáo tài chính Ngoài các báo cáo tài chính phải lập theo quy định, doanh nghiệp có thể lập các báo cáo quản lý để cung cấp những thông tin phục vụ cho công tác quản lý, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.4.1 Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Việc lập Bảng cân đối kế toán dựa vào số liệu từ sổ kế toán tổng hợp; sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết; Bảng cân đối kế toán năm trước. Khi lập Bảng cân đối kế toán cột số liệu “số đầu năm” của Bảng cân đối kế toán năm nay được chuyển từ cột số liệu “số cuối năm” của Bảng cân đối năm trước. Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp, sổ, thẻ kế toán chi tiết kế toán tiến hành lập các số liệu trên cột “số cuối năm” của Bảng cân đối kế toán. Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 7
  • 8. Khóa luận tốt nghiệp 1.1.4.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Việc lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dựa vào số liệu từ sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài khoản doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm trước. Khi lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cột số liệu “năm trước” của Báo cáo kết quả kinh doanh năm nay được chuyển từ cột số liệu “năm nay” trên Báo cáo kết quả kinh doanh năm trước. Căn cứ vào số liệu trên các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho tài khoản từ loại 5 đến loại 9 kế toán tiến hành lập số liệu trên cột “năm nay” của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 1.1.4.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh luồng tiền vào, ra trong doanh nghiệp, tình hình tài trợ, đầu tư bằng tiền của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dựa vào số liệu từ Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Bản thuyết minh báo cáo tài chính; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm trước; sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các TK 111, 112, 113 và các tài khoản phải thu, phải trả, tài khoản chi phí. Khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cột số liệu “năm trước” của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm nay được chuyển từ cột số liệu “năm nay” trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm trước. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bản thuyết minh BCTC, sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết các TK 111, 112, 113, các tài khoản liên quan khác kế toán tiến hành lập số liệu trên cột “năm nay” của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 8
  • 9. Khóa luận tốt nghiệp 1.1.4.4 Bản thuyết minh báo cáo tài chính Bản thuyết minh báo cáo tài chính được lập để cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh chưa có trong các báo cáo tài chính trên, đồng thời giải thích một cách rõ ràng, cụ thể một số chỉ tiêu đã được trình bày. Việc lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính dựa vào số liệu Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm báo cáo; số liệu sổ kế toán tổng hợp; sổ, thẻ kế toán chi tiết; Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm trước. Ngoài ra còn căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp. Khi lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính cột số liệu “năm trước” của Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm nay được chuyển từ cột số liệu “năm nay” của Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm trước. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các tài liệu và quy định có liên quan tiến hành lập số liệu, các chỉ tiêu trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết lập các số liệu trên cột “năm nay” của Bản thuyết minh báo cáo tài chính. 1.1.5 Hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam so với chuẩn mực quốc tế Việc lập và trình bày báo cáo tài chính được quy định theo chuẩn mực kế toán Quốc tế số 1 (IAS 1) và chuẩn mực kế toán Quốc tế số 7 (IAS 7), theo chuẩn mực kế toán Viết Nam số 21 (VAS 21) và chuẩn mực kế toán Việt Nam số 24 (VAS 24). Hai chuẩn mực này đều bao gồm mục đích, yêu cầu, nguyên tắc lập báo cáo tài chính, cấu trúc và nội dung chủ yếu của các báo cáo tài chính. Với yêu cầu chung khi lập báo cáo tài chính là trình bày trung thực và hợp lý. Cần áp dụng chính sách, chế độ kế toán phù hợp với quy định của từng chuẩn mực kế toán. Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 9
  • 10. Khóa luận tốt nghiệp Hai chuẩn mực yêu cầu khi lập báo cáo tài chính phải dựa trên các nguyên tắc như: hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu và tập hợp, bù trừ, có thể so sánh. Kết cấu và nội dung chủ yếu của các báo cáo tài chính đều đưa ra thông tin tổng quát về doanh nghiệp lập báo cáo như tên, địa chỉ của doanh nghiệp; loại báo cáo; kỳ báo cáo; ngày lập báo cáo; đơn vị tiền tệ sử dụng. Ngoài ra tùy theo đặc điểm và tính chất của từng báo cáo mà có cách trình bày thích hợp. Để phù hợp với tình hình kinh tế, hệ thông pháp luật trong nước, chế độ kế toán Việt Nam đã có những điều chỉnh cần thiết. Chế độ kế toán Việt Nam đã được hoàn thiện nhằm thống nhất với chế độ kế toán Quốc tế và phù hợp với điều kiện thực tế nước ta. Hệ thống báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế gồm 5 báo cáo chính: Bảng tổng kết tài sản - Bảng cân đối kế toán, Báo cáo thu nhập - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Thay đổi vốn chủ sở hữu, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Các chế độ kế toán và các thuyết minh - Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Trong kiểm tra hệ thống báo cáo Việt Nam chỉ có 4 báo cáo chính, Thay đổi vốn chủ sở hữu được trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Nội dung và kết cấu của các báo cáo tài chính theo chế độ kế toán Việt Nam có tính bắt buộc theo mẫu. Trong khi chuẩn mực kế toán quốc tế chỉ có tích chất hướng dẫn, và nó khuyến khích các doanh nghiệp lập thêm các báo cáo khác phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong chuẩn mực kế toán Việt Nam quy định cụ thể thời gian lập, nộp và nơi nhận báo cáo tài chính đối với từng loại hình doanh nghiệp. Chuẩn mực kế toán quốc tế không quy định cụ thể những nội dung trên. Như vậy, chuẩn mực kế toán Việt Nam có sự thống nhất và cũng có những nét khác biệt so với chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên hệ thống Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 10
  • 11. Khóa luận tốt nghiệp báo cáo tài chính của nước ta đang ngày càng được hoàn thiện để thống nhất với quy định quốc tế và phù hợp với điều kiện nước ta. 1.2 Phương pháp phân tích tình hình tài chính 1.2.1 Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của việc phân tích tình hình tài chính 1.2.1.1 Khái niệm Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu, và so sánh số liệu về tài chính trong kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua. Là quá trình sử dụng các báo cáo tài chính của công ty để phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty. Việc phân tích báo cáo tài chính công ty có thể do bản thân công ty hoặc các tổ chức bên ngoài công ty bao gồm các nhà cung cấp vốn như ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các nhà đầu tư như công ty chứng khoán, các qũy đầu tư,… thực hiện. 1.2.1.2 Mục đích Mục đích của phân tích báo cáo tài chính là nhằm đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của công ty để có cơ sở ra những quyết định hợp lý. Có hai mục đích chính trong phân tích báo cáo tài chính: Thứ nhất, mục tiêu ban đầu của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm để "hiểu được các con số" hoặc để "nắm chắc các con số", tức là sử dụng các công cụ phân tích tài chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo tài chính. Như vậy, phải sử dụng các biện pháp phân tích khác nhau nhằm để miêu tả những quan hệ và chắt lọc thông tin từ các dữ liệu ban đầu. Thứ hai, do sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra quyết định, một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai. Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính hay tất cả những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai. Do đó, người ta sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 11
  • 12. Khóa luận tốt nghiệp tương lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai. 1.2.1.3 Ý nghĩa Thông tin từ việc phân tích báo cáo tài chính cung cấp cho mọi đối tượng để đưa ra quyết định tùy theo những mục tiêu khác nhau. Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp thu nhận thông tin để đưa ra quyết định điều hành kinh doanh. Các nhà đầu tư dựa vào các thông tin từ việc phân tích báo cáo tài chính để ra quyết định đầu tư. Các tổ chức tín dụng thông qua việc phân tích báo cáo tài chính đưa ra các quyết định cho vay, tài trợ vốn một các phù hợp. Một số cơ quan khác thông qua việc phân tích báo cáo tài chính để xác minh tình hình thực hiện chế độ tài chính, thực hiện các nghĩa vụ đối với cơ quan có thẩm quyền. Các thông tin từ việc phân tích báo cáo tài chính còn có tác dụng kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp từ đó góp phần hoàn thiện cơ chế tài chính, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển ổn định trên thương trường. 1.2.2 Cơ sở dữ liệu sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 1.2.2.1 Cơ sở dữ liệu Việc thực hiện phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Với 4 báo cáo tài chính là: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Bên cạnh việc sử dụng hệ thống báo cáo tài chính còn sử dụng hệ thống sổ sách kế toán, những thông tin về ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động… 1.2.2.2 Kiểm tra cơ sở dữ liệu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Kiểm tra báo cáo tài chính là việc làm cần thiết và cũng là yêu cầu bắt buộc đối với công tác hạch toán kế toán và quản lý doanh nghiệp. Kiểm tra tính trung thực, đầy đủ, kịp thời của các báo cáo tài chính. Việc kiểm tra số Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 12
  • 13. Khóa luận tốt nghiệp liệu trên báo cáo tài chính nhằm tìm ra những sai sót, vi phạm pháp luật, chính sách, chế độ về quản lý tài chính, kinh tế. * Kiểm tra Bảng cân đối kế toán Đối với Bảng cân đối kế toán trước tiên tiến hành kiểm tra tính cân bằng và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong nội bộ Bảng cân đối kế toán. Điều này là do Bảng cân đối kế toán có tính cân bằng về lượng giữa giá trị tài sản và nguồn vốn. Nó thể hiện qua các phương trình kế toán cơ bản: Tài sản = Nguồn vốn Tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả Tài sản = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn Việc kiểm tra Bảng cân đối kế toán là kiểm tra tính cân bằng của các phương trình trên. Sau khi kiểm ra tính cân đối cần xem xét đến việc tính toán số học của các chỉ tiêu. Theo nguyên tắc lập Bảng cân đối kế toán thì một chỉ tiêu tổng hợp bao giờ cũng bao gồm nhiều chỉ tiêu chi tiết câu thành. Chẳng hạn Tổng tài sản = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn. Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác. Tiếp đến là kiểm tra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán với các báo cáo tài chính khác. Điều này là do các báo cáo tài chính được lập vào cùng một thời điểm và cùng phản ánh tình hình của doanh nghiệp nên số liệu trên các chỉ tiêu thường thống nhất với nhau. Cụ thể là trị số của chỉ tiêu phản ánh trên Bảng cân đối kế toán phải bằng trị số của chỉ tiêu đó phản ánh trên các báo cáo tài chính khác tại cùng một thời điểm cho dù tính toán theo cách thức khác nhau. Trị số của một chỉ tiêu đầu kỳ này phải thống nhất với cuối kỳ trước. Trị số cuối kỳ của chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán luôn bằng trị số đầu kỳ cộng số tăng trong kỳ và trừ số giảm trong kỳ trên báo cáo tài chính khác. Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 13
  • 14. Khóa luận tốt nghiệp Bên cạnh đó còn phải kiểm tra nguồn số liệu và nội dung phản ánh của các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán. Khi kiểm tra cần đối chiếu số liệu trên sổ sách và chứng từ kế toán. * Kiểm tra Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Trước tiên ta kiểm tra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong nội bộ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Mối quan hệ này thể hiện qua phương trình tổng quát: Kết quả từng hoạt động kinh doanh = Doanh thu hoặc thu nhập từng hoạt động kinh doanh - Chi phí từng hoạt động kinh doanh Sau đó ta kiểm tra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh với các báo cáo tài chính khác. Đặc biệt là mối quan hệ với các chỉ tiêu trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Ngoài ra cần kiểm tra nguồn số liệu và nội dung phản ánh của các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Cần xem xét nguồn số liệu sử dụng trong việc ghi nhận, nội dung và thời gian ghi nhận doanh thu và chi phí cũng như sự phù hợp giữa các khoản doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp. * Kiểm tra Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Cũng như các báo cáo tài chính khác, các chỉ tiêu trong nội bộ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Do đó ta cần tiến hành kiểm tra mối quan hệ này. Theo phương pháp trực tiếp, mối quan hệ giữa các chỉ tiêu thể hiện qua phương trình: Lưu chuyển tiền thuần từ các hoạt động = Tổng tiền thu từ các hoạt động - Tổng tiền chi từ các hoạt động Còn theo phương pháp gián tiếp, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính được kiểm tra tương tự phương pháp trực tiếp. Còn lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh ta có mối quan hệ: Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 14
  • 15. Khóa luận tốt nghiệp Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế ± Các khoản điều chỉnh Ngoài ra cần phải kiểm tra mối quan hệ giữa Báo cáo lưu chuyển tiền tệ với các báo cáo tài chính khác. Kiểm tra mối quan hệ với các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán và Bản thuyết minh báo cáo tài chính. * Kiểm tra Bản thuyết minh báo cáo tài chính Trước tiên kiểm tra nguồn dữ liệu để lập các chỉ tiêu trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Các đặc điểm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các chính sách, chế độ áp dụng. Ngoài ra còn phải kiểm tra nguồn thông tin bổ sung cho các khoản mục được trình bày trong 3 báo cáo còn lại. Kiểm tra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính với các báo cáo tài chính khác. 1.2.3 Các phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 1.2.3.1 Phương pháp so sánh So sánh là phương pháp được dùng phổ biến trong việc phân tích báo cáo tài chính. Nó là phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Các phương pháp so sánh chủ yếu được sử dụng là so sánh theo chiều ngang, so sánh theo chiều dọc, so sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ. Để đảm bảo tính chất so sánh được của các chỉ tiêu qua thời gian, cần đảm bảo một số điều kiện như đảm bảo sự thống nhất về nội dung kinh tế của các chỉ tiêu. Đảm bảo phương pháp tính các chỉ tiêu thống nhất. Đảm bảo sự thống nhất về đơn vị tính của các chỉ tiêu. Một việc rất quan trọng khi thực hiện phương pháp so sánh là phải xác định được số gốc để so sánh. Khi tiến hành so sánh cần so sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số thực tế kỳ kinh doanh trước để xác định xu hướng thay đổi. So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số kỳ kế hoạch để xác định múc độ hoàn thành kế Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 15
  • 16. Khóa luận tốt nghiệp hoạch. So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình ngành để đánh giá vị trí của doanh nghiệp trong ngành. 1.2.3.2 Phương pháp loại trừ Loại trừ là phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách khi xác định sự ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác. Có 2 phương pháp loại trừ là phương pháp số chênh lệch và phương pháp thay thế liên hoàn. * Phương pháp số chênh lệch Phương pháp số chênh lệch là phương pháp dựa vào sự ảnh hưởng trực tiếp của từng nhân tố đối với chỉ tiêu. Phương pháp này thường áp dụng khi phân tích các chỉ tiêu mà các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu dưới dạng tích. Các nhân tố thường được sắp xếp theo trình tự nhân tố số lượng, tiếp đến là nhân tố chất lượng. Khi phân tích ảnh hưởng của một nhân tố ta sử dụng phần chênh lệch của nhân tố đó nhân chỉ số các nhân tố khác, nhân tố chưa phân tích trị số ở kỳ gốc, nhân tố đã phân tích ở kỳ phân tích. Cuối cùng tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố để đưa ra kết luận. * Phương pháp thay thế liên hoàn Phương pháp thay thế liên hoàn là tiến hành thay thế lần lượt từng nhân tố theo một trình tự nhất định. Phương pháp này được áp dụng khi phân tích các chỉ tiêu mà các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu dưới dạng biểu thức đại số. Khi phân tích ta tiến hành thay thế theo thứ tự nhân tố chưa phân tích trị số ở kỳ gốc, nhân tố đã phân tích trị số ở kỳ phân tích. Sau đó tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố để đưa ra kết luận. 1.2.3.3 Phương pháp chi tiết chỉ tiêu tài chính Phương pháp này dựa trên cơ sở các chỉ tiêu phân tích đều có thể chi tiết theo nhiều thứ khác nhau. Từ đó ta phân tích những mặt, những bộ phận sau đó tổng hợp để đưa ra bản chát của đối tượng nghiên cứu. Ta có thể chi Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 16
  • 17. Khóa luận tốt nghiệp tiết các chỉ tiêu phân tích theo ba hướng như: chi tiết theo nội dung của các chỉ tiêu, chi tiết theo thời gian, chi tiết theo địa chỉ. 1.2.3.4 Phương pháp mô hình tài chính (mô hình Dupont) Phương pháp này nhằm thiết kế các chỉ tiêu cần phân tích dưới dạng mô hình, từ đó phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu và thấy được sự tác động mức ảnh hưởng đến chỉ tiêu như thế nào. Mô hình Dupont có dạng: Tỷ suất lợi nhuận theo tài sản = Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận thuần × Doanh thu thuần Tổng tài sản Doanh thu thuần Tổng tài sản Ngoài các phương pháp phân tích trên trong phân tích báo cáo tài chính còn sử dụng các phương pháp như phương pháp đồ thị, phương pháp cân đối. 1.3 Nội dung phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp 1.3.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính Đánh giá khái quát tình hình tài chính nhằm cung cấp thông tin cho mọi đối tượng có nhu cầu biết được cơ cấu tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp đã phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh chưa, đã phù hợp với khả năng tài chính, tình hình huy động vốn của doanh nghiệp chưa. 1.3.1.1 Đánh giá tình hình biến động tài sản Đánh giá tình hình biến động tài sản chính là xem xét, phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Thông qua kết quả phân tích để các nhà quản trị có các biện pháp điều chuyển, đầu tư đúng mục đích, đúng ngành nghề góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh và khai thác tối đa các yếu tố của quá trình sản xuất. Cơ cấu tài sản đó chính là tỷ trọng của mỗi khoản mục tài sản so với tổng tài sản. Khi phân tích cơ cấu tài sản ta xác định tỷ trọng của mỗi chỉ tiêu so với tổng số. Từ đó ta so sánh cơ cấu kỳ phân tích với kỳ kế hoạch, Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 17
  • 18. Khóa luận tốt nghiệp hoặc các kỳ kinh doanh trước, hoặc với các doanh nghiệp điển hình để thấy được cơ cấu tài sản đã phù hợp chưa. Thông qua việc phân tích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu không phù hợp. Có thể là do các khoản mục tài sản có tốc độ tăng, giảm không đồng đều. Từ đó ta đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm góp phần ổn định cơ cấu tài sản. Ta có bảng đánh giá tình hình biến động tài sản: CHỈ TIÊU Năm N-2 Năm N-1 Năm N Năm N-1 so với năm N-2 Năm N so với năm N-1 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng A. TÀI SẢN NGẮN HẠN I. Tiền và các khoản tương đương tiền II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu IV. Hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác B. TÀI SẢN DÀI HẠN I. Phải thu dài hạn II. Tài sản cố định III. Bất động sản đầu tư II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn III. Tài sản dài hạn khác TỔNG TÀI SẢN 1.3.1.2 Đánh giá tình hình biến động nguồn hình thành tài sản Nguồn hình thành tài sản chính là nguồn vốn của doanh nghiệp. Để đánh giá tình hình biến động nguồn hình thành tài sản ta đi xem xét, phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Thông qua kết quả phân tích cơ cấu nguồn vốn có thể thấy được trách nhiệm của doanh nghiệp đối với từng nguồn, khả năng huy động tài chính ở mức độ như thế nào. Qua đó doanh nghiệp đưa ra các biện pháp huy động vốn, thanh toán công nợ để vừa góp phần ổn định tài chính vừa nâng cao hiệu quả kinh doanh. Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 18
  • 19. Khóa luận tốt nghiệp Tương tự cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn cũng chính là tỷ trọng của mỗi khoản mục nguồn vốn so với tổng nguồn vốn. Khi phân tích ta cũng xác định tỷ trọng mỗi nguồn vốn so với tổng số. Từ đó ta so sánh cơ cấu kỳ phân tích với kỳ kế hoạch, hoặc các kỳ kinh doanh trước, hoặc với các doanh nghiệp điển hình để thấy được cơ cấu nguồn vốn đã phù hợp chưa. Ta có bảng đánh giá tình hình biến động nguồn vốn: CHỈ TIÊU Năm N-2 Năm N-1 Năm N Năm N-1 so với năm N-2 Năm N so với năm N-2 Năm N so với năm N-1 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng A. NỢ PHẢI TRẢ I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B. VỐN CHỦ SỞ HỮU I. Vốn chủ sở hữu II. Nguồn kinh phí và các quỹ khác TỔNG NGUỒN VỐN 1.3.2 Phân tích công nợ và khả năng thanh toán 1.3.2.1 Phân tích tình hình công nợ Phân tích tình hình công nợ là phân tích tình hình các khoản phải thu và phải trả của doanh nghiệp. Từ đó cung cấp cho các đối tượng quan tâm biết được cơ cấu của các khoản phải thu, phải trả; và biết được số chiếm dụng và bị chiếm dụng của doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích doanh nghiệp đưa ra các biện pháp thu hồi nhằm giảm bớt các khoản phải thu quá hạn, tránh sự thiết thòi về tài sản của doanh nghiệp. Đồng thời đưa ra các biện pháp huy động vốn nhằm đáp ứng khả năng thanh toán cho các khoản phải trả để nâng cao uy tín và thương hiệu cho doanh nghiệp. Tình hình công nợ của công ty thể hiện qua công thức: Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản nợ phải trả = Tổng các khoản phải thu Tổng nợ phải trả × 100 Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 19
  • 20. Khóa luận tốt nghiệp Đây là chỉ tiêu phản ánh quan hệ giữa các khoản phải thu so với các khoản phải trả. Chỉ tiêu này thường phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh ngành nghề kinh doanh và hình thức sở hữu vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này lớn hơn 100% chứng tỏ doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn, chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 100% chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn nhiều. Một số chỉ tiêu phân tích các khoản phải thu: Số vòng quay các khoản phải thu = Tổng tiền hàng bán chịu Số dư bình quân các khoản phải thu Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải thu quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ tình hình thu tiền của doanh nghiệp nhanh, ít bị chiếm dụng vốn. Thời gian bình quân 1 vòng quay các khoản phải thu = Thời gian của kỳ phân tích Số vòng quay các khoản phải thu Chỉ tiêu này cho biết thời gian mỗi vòng quay hết bao nhiêu ngày, chi tiêu này càng cao càng tốt. Khi phân tích chỉ tiêu này cần đối chiếu với thời hạn ghi trong hợp đồng kinh tế của khách hàng để biết được khả năng thu tiền thực sự của doanh nghiệp và tình hình thanh toán của khách hàng. Một số chỉ tiêu phân tích các khoản phải trả: Số vòng quay các khoản phải trả = Tổng tiền hàng mua chịu Số dư bình quân các khoản phải trả Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải trả quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ tình hình thanh toán tiền hàng của doanh nghiệp nhanh. Thời gian bình quân 1 vòng quay các khoản phải trả = Thời gian của kỳ phân tích Số vòng quay các khoản phải trả Chỉ tiêu này cho biết thời gian 1 vòng quay các khoản phải trả là bao nhiêu ngày, chỉ tiêu này càng thấp càng tốt. Tuy nhiên khi phân tích chúng Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 20
  • 21. Khóa luận tốt nghiệp ta cần đối chiếu với thời hạn ghi trong hợp đồng kinh tế để biết được tình hình thanh toán tiền của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp thực chất như thế nào. 1.3.2.2 Phân tích khả năng thanh toán Khả năng thanh toán là khả năng một doanh nghiệp có thể hoàn trả các khoản nợ đến hạn. Khi một doanh nghiệp không có khả năng thanh toán toà án sẽ tuyên bố phá sản, vỡ nợ. Ta có bảng chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán: Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1. Hệ số thanh toán nhanh 2. Hệ số thanh toán ngắn hạn 3. Hệ số thanh toán tổng quát (Hk) 4. Hệ số chuyển đổi thành tiền của TSNH 5. Hệ số thanh toán dài hạn Trong đó: Hệ số thanh toán nhanh = Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này quá cao hay quá thấp đều không tốt. Nó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn và tình hình tài chính của doanh nghiệp Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tổng giá trị tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán của TSNH đối với nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp thừa khả năng thanh toán đồng thời chứng tỏ các TSNH được đầu tư từ nguồn vốn ổn định. Hệ số chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn = Tiền và các khoản tương đương tiền Tổng giá trị tài sản ngắn hạn Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 21
  • 22. Khóa luận tốt nghiệp Chỉ tiêu này cho biết khả năng chuyển đổi thành tiền của các tài sản ngắn hạn, chỉ tiêu này thường phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ số thanh toán dài hạn = Tổng giá trị tài sản dài hạn Nợ dài hạn Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán của tài sản dài hạn đối với nợ dài hạn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, chứng tỏ doanh nghiệp thừa khả năng thanh toán. Đó là nhân tố góp phần ổn định tình hình tài chính. Hệ số thanh toán tổng quát = Tổng giá trị tài sản Tổng nợ phải trả Chỉ tiêu này cho biết tổng tài sản của doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp hay không. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, là nhân tốt góp phần ổn định tình hình tài chính của doanh nghiệp. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận sau thuế + Chi phí lãi vay Chi phí lãi vay Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với lãi vay. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, vì khi đó doanh nghiệp không chỉ có khả năng thanh toán lãi vay mà còn thanh toán nợ gốc vay. Đây là chỉ tiêu hấp dẫn các nhà đầu tư. 1.3.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh 1.3.3.1 Ý nghĩa của phân tích hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ tổ chức sử dụng các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh là sự so sánh giữa kết quả thu về với các yếu tố bỏ ra. Thông qua việc phân tích hiệu quả kinh doanh nhằm cung cấp thông tin cho tất cả mọi đối tượng đưa ra các quyết định đầu tư hoặc gữi nguyên quy mô hoặc thu hẹp quy mô nhằm đảm bảo an toàn vốn cho doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả kinh Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 22
  • 23. Khóa luận tốt nghiệp doanh còn giúp các đối tượng nhận diện được dấu hiệu rủi ro tài chính có thể xuất hiện và xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Hiệu quả kinh doanh còn giúp cho doanh nghiệp có hướng đầu tư phù hợp, đồng thời đưa ra các biện pháp tiết kiệm chi phí. 1.3.3.2 Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của công ty Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh nhằm biết được hiệu quả kinh doanh ở mức độ nào, xu hướng kinh doanh và những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. Để đánh giá được hiệu quả kinh doanh của công ty ta xem xét các chỉ tiêu: Sức sinh lời của tài sản = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân Chỉ tiêu này cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp từ tài sản. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp được sử dụng hiệu quả, là nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân Chỉ tiêu này cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu cảu doanh nghiệp tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp. Hệ số lợi nhuận sau thuế so với chi phí = Lợi nhuận sau thuế Tổng chi phí Chỉ tiêu này cho biết sau một kỳ hoạt động doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Ngoài việc đánh giá các chỉ tiêu còn phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Bằng cách phân tích sự biến động của các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 23
  • 24. Khóa luận tốt nghiệp 1.3.3.3 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản Để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản thường phân tích các chỉ tiêu: Sức sinh lời của tài sản = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần = Tổng tài sản bình quân Doanh thu thuần Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế = Tổng tài sản bình quân Lợi nhuận sau thuế Ngoài việc phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản còn phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ, TSNH, HTK. Việc phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ, TSNH, HTK ngoài các chỉ tiêu trên còn phân tích các chỉ tiêu về tốc độ luân chuyển. Số vòng quay TSNH = Tổng số luân chuyển thuần TSNH bình quân Thời gian 1 vòng quay của TSNH = Thời gian kỳ phân tích Số vòng quay TSNH Số vòng quay HTK = Giá vốn hàng bán HTK bình quân Thời gian 1 vòng quay của HTK = Thời gian kỳ phân tích Số vòng quay HTK 1.3.3.4 Đánh giá về khả năng sinh lời Để đánh giá về khả năng sinh lời của doanh nghiệp ta phân tích các chỉ tiêu sau: Tỷ lệ sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A Tỷ lệ sinh lợi của tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân 24
  • 25. Khóa luận tốt nghiệp Tỷ lệ sinh lợi doanh thu (ROS) = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Chỉ tiêu ROE cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu ROA cho biết cứ 1 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu ROS cho biết trong 1 đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Các chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng sinh lợi. 1.1.4 Phân tích rủi ro tài chính và giá trị doanh nghiệp 1.1.4.1 Phân tích rủi ro tài chính Rủi ro tài chính thể hiện kết quả cuối cùng doanh nghiệp không có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ, do đó nguy cơ phá sản có thể xẩy ra. Khi nhận diện dấu hiệu rủi ra ta thường phải kết hợp các nhóm chỉ tiêu. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán như: hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán tổng quát. Các chỉ tiêu này càng thấp và kéo dài chứng tỏ mức độ rủi ro tài chính cao và có thể xẩy ra phá sản. Chúng ta còn sử dụng chỉ tiêu phản ánh số phải thu, phải trả quá hạn: Hệ số phải thu quá hạn so với phải thu = Phải thu quá hạn Tổng các khoản phải thu Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp không có khả năng thu hồi nợ. Doanh nghiệp đang bị thiệt hại về tài sản và có nguy cơ xảy ra phá sản nếu để tình trạng này kéo dài. Hệ số phải thu quá hạn so với phải thu = Phải trả quá hạn Tổng các khoản phải trả Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả và nguy cơ phá sản cũng có thể xẩy ra. Ngoài các chỉ tiêu trên cần xem xét các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh như ROE, ROA. Các chỉ tiêu này mà nhỏ hơn 0 chứng tỏ doanh nghiệp không đảm bảo được quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng. Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 25
  • 26. Khóa luận tốt nghiệp Khi đó dẫn tới hiện tượng ăn vào vốn chủ sở hữu và khá năng phá sản cũng có thể xẩy ra. Chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính AOE trong mối quan hệ với hiệu quả kinh doanh và tỷ suất tiền vay cũng ảnh hưởng tới rủi ro tài chính. Khi doanh nghiệp huy động vốn vay quá nhiều mà tỷ suất tiền vay lại cao hơn hiệu quả sử dụng vốn thì doanh nghiệp có nguy cơ không trả được nợ vay, có thể bị phá sản. 1.1.4.2 Phân tích giá trị doanh nghiệp Giá trị của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tất cả các khoản thu nhập mà doanh nghiệp mang lại cho các nhà đầu tư trong quá trình hoạt động kinh doanh. Giá trị doanh nghiệp là sự tổng hợp của nhiều yếu tố như thương hiệu, uy tín, môi trường kinh doanh, chiến lược kinh doanh, công nghệ, trang thiết bị vật chất, con người… Hiện nay việc xác định giá trị doanh nghiệp là rất cần thiết. Kinh tế càng phát triển, cạnh tranh gay gắt thì việc giải thể, phá sản, sát nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp tất yếu sẽ xảy ra. Do đó việc xác định giá trị doanh nghiệp là rất cần thiết. Có nhiều phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp như: phương pháp dựa vào bảng cân đối, phương pháp dựa vào kết quả kiểm kê và đánh giá lại tài sản, phương pháp chiết khấu dòng tiền… Khi phân tích ta có thẻ kết hợp các phương pháp để xác định giá doanh nghiệp cho chính xác. Ta xem xét phương pháp dựa vào bảng cân đối để xác định giá trị doanh nghiệp. Khi đó: Giá trị doanh nghiệp = Giá trị tổng tài sản - Nợ phải trả Đây là phương pháp đơn giản, dễ hiểu dựa trên sổ sách kế toán. Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 26
  • 27. Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA HÀ NỘI 2.1 Tổng quan về công ty 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Tên công ty: Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội Tên giao dịch là: LILAMA Ha Noi Joint Stock Company (LILAMA – HANOI – CO) Trụ sở: Số 52 - Đường Lĩnh Nam - Phường Mai Động - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội. Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần (51% vốn Nhà nước). Lĩnh vực kinh doanh: Chế tạo thiết bị, lắp máy và xây dựng các công trình. Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, thiết kế, chế tạo, xây dựng, lắp đặt. Mã số thuế: 0100105341 Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội là một đơn vị thành viên của Tổng công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA). Năm 1960 công ty lắp máy và xây dựng Hà Nội (tiền thân của Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội ngày nay) được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 109587 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Công ty lắp máy và xây dựng Hà Nội là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân. Sau hơn 48 năm xây dựng và trưởng thành Công ty đã không ngừng phát triển cả chiều sâu và chiều rộng, cho đến nay Công ty đã trở thành một doanh nghiệp hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực chế tạo, lắp đặt kết cấu thép, lắp đặt dây chuyền thiết bị, xây lắp các công trình công nghiệp và dân dụng. Có thể khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty như sau: Từ năm 1960 đến năm 1975: Đây là giai đoạn Công ty mới thành lập. Giai đoạn này mục tiêu kinh doanh không đặt lên hàng đầu, hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện theo Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 27
  • 28. Khóa luận tốt nghiệp kế hoạch của cấp trên giao cho. Mục đích chính là phục vụ lợi ích chung của dân tộc, vì thế hiệu quả kinh doanh chưa được coi trọng. Từ năm 1975 đến năm 1988: Trong giai đoạn này nền kinh tế chung cả nước chậm phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, sản xuất kinh doanh không phát triển. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không có hiệu quả. Công ty cũng không nằm ngoài các doanh nghiệp đó song hạch toán công ty vẫn có lãi. Các chỉ tiêu bên trên giao vẫn hoàn thành và vượt mức kế hoạch. Từ năm 1989- 2004: Công ty đã thực hiện theo đường lối Đại hội VI mà Đảng đề ra là chuyển đổi cơ chế kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí vĩ mô của Nhà Nước. Công ty đã nỗ lực khắc phục khó khăn để tạo dựng uy tín trên thị trường và sản xuất kinh doanh có hiệu quả, mục tiêu kinh tế được coi trọng hơn. Từ năm 2005- đến nay: Theo quyết định số 177/QĐ- BXD ngày 18/02/2005 của Bộ Xây dựng, Công ty thực hiện cổ phần hoá từ doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của Nhà nước thành công ty cổ phần với 51% vốn Nhà nước, 49% vốn góp cổ phần. Giấy phép đăng ký kinh doanh mới số 0103007179-C.T.C.P do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Số vốn điều lệ của công ty: 100 tỷ đồng. Với trên 48 năm kinh nghiệm, không ngừng trưởng thành và phát triển, Công ty đã thực hiện xây lắp hàng nghìn công trình công nghiệp và dân dụng trên toàn quốc với chất lượng cao. LILAMA Hà Nội đã trở thành một thương hiệu uy tín trên thương trường, đóng góp vào sự phát triển của nền công nghiệp đất nước. Các công trình lớn mà Công ty đã thực hiện và bàn giao có thể kể đến như: Nhà máy thức ăn gia súc EH Tiên Sơn, Nhà máy thép Thái Nguyên, Nhà máy thép Danieli Thái Nguyên, Nhà máy thức ăn gia súc Cargil, Nhà máy kính cán - kính tấm kéo ngang Đáp Cầu, Nhà Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 28
  • 29. Khóa luận tốt nghiệp máy gạch Cotto Hạ Long, Nhà máy xi măng Hải Phòng mới, Nhà máy thép Danieli Thái Nguyên, Nhà máy bia Hà Nội mở rộng, Nhà máy xi măng Hải Phòng mới, Khu thể thao dưới nước SEAGAMES 23, Công trình Trung tâm Hội nghị Quốc Gia… và nhiều công trình khác. Với nguồn nhân lực dồi dào, phương tiện kĩ thuật và cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại, Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội sẵn sàng nhận thầu thiết kế, chế tạo thiết bị, xây lắp, bảo trì trọn gói các công trình theo phương thức chìa khoá trao tay, liên doanh liên kết với các công ty, các hãng tư nhân, các nhà thầu trong và ngoài nước. Qua 48 năm xây dựng và trưởng thành, tập thể cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần Lilama Hà Nội được Đảng và Nhà nước tặng: 1 Huân chương Lao động hạng nhất 2 Huân chương Lao động hạng nhì 4 Huân chương Lao động hạng ba 1 Tập thể Anh hùng lao động 5 Lần được tặng Huy chương vàng chất lượng cao ngành Xây dựng Cờ thi đua xuất sắc – BXD năm 2002, 2003 Cờ thi đua xuất sắc Công đoàn Xây dựng Việt Nam, 2003 Bằng khen của chính phủ, 2004 Bằng khen Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, 2002 Bằng khen UBND tỉnh Vĩnh phúc, 2004 Bằng khen Bộ Xây Dựng, 2004 Một số chỉ tiêu tài chính phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của công ty LILAMA được phản ánh thông qua bảng sau: Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 29
  • 30. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu tài chính Chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2007 2008 1. Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn 1.1 Bố trí cơ cấu tài sản - - Tài sản dài hạn/ Tổng tài sản % 62.9 55.0 49.8 - Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản % 37.1 45.0 50.2 1.2 Bố trí cơ cấu nguồn - - Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn % 97.7 98.3 86.9 - Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn % 2..3 1.7 13.1 2. Khả năng thanh toán - 2.1 Khả năng thanh toán ngắn hạn lần 0.919 0.831 1.226 2.2 Khả năng thanh toán nhanh lần 0.081 0.003 0.045 3. Tỷ suất sinh lợi - 3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu - - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu % 0.741 0.465 0.474 - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu % 0.534 0.335 0.341 3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản - - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản % 0,154 0.160 0.210 - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản % 0,111 0.115 0.151 3.3 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên NV chủ sở hữu % 4.793 6.802 1.153 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán) Trong đó: Khả năng thanh toán ngắn hạn = Khả năng thanh toán nhanh = Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A Tài sản ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn Tiền + Các khoản tương đương tiền Tổng nợ ngắn hạn 30
  • 31. Khóa luận tốt nghiệp Để đạt được thành tích như ngày hôm nay thì không thể không kể đến sự nỗ lực đóng góp quan trọng của toàn thể cán bộ công nhân viên. Một trong ba yếu tố đầu vào quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh chính là lao động. Hiện nay công ty cổ phần LILAMA Hà Nội có một đội ngũ cán bộ công nhân viên gồm 1200 người với trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao, trong đó: - Trình độ đại học và trên đại học: 245 người. - Trình độ cao đẳng: 106 người - Trình độ trung cấp, sơ cấp: 158 người - Công nhân kỹ thuật: 612 người - Lao động phổ thông: 79 người Tình hình nhân sự và thu nhập bình quân của công ty cổ phần LILAMA Hà Nội từ năm 2003 – 2007: Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số người (người) 497 689 839 1,024 1,200 Thu nhập bình quân (đồng/người/tháng) 1,700,00 0 1,750,00 0 1,820,00 0 1,860,00 0 1,900,000 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán) 2.1.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 2.1.2.1 Đặc điểm về sản phẩm Công ty LILAMA Hà Nội là đơn vị sản xuất kinh doanh với nét đặc trưng của ngành là tái tạo ra tài sản cố định. Đặc điểm nổi bật của sản phẩm xây lắp là: * Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc…có qui mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, cố định tại một chỗ, thời gian thi công dài, và chủ yếu ở ngoài trời, thời gian sử dụng cũng lâu dài. Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 31
  • 32. Khóa luận tốt nghiệp * Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán, hoặc thoả thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu) do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp không được thể hiện rõ. * Quá trình sản xuất rất phức tạp, không ổn định và có tính lưu động cao, việc hoàn thành kế hoạch sản xuất chịu tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau bao gồm: các nhân tố thuộc về lực lượng sản xuất của doanh nghiệp, các nhân tố thuộc về tư tưởng tổ chức, chỉ đạo thi công, các nhân tố thuộc về thời tiết, thiên nhiên và các nhân tố khác. 2.1.2.2 Quy trình công nghệ Có thể khái quát quá trình kinh doanh như sau: Sơ đồ 1.1: Quá trình sản xuất, kinh doanh (Nguồn: Phòng Kinh tế - Kỹ thuật) Quy trình sản xuất chung kinh doanh của Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội bao gồm 3 giai đoạn chính: cung ứng yếu tố đầu vào, sản xuất (thi công), tiêu thụ (hoàn thành, bàn giao). Quy trình được tiến hành như sau: khi Công ty nhận được công trình do Tổng công ty giao xuống hoặc do tham gia đấu thầu. Sau đó căn cứ vào bản kế hoạch trong năm và dự toán công trình, phòng cung ứng vật tư lập kế hoạch cung ứng vật tư thiết bị và tiến hành thu mua, kiểm tra vật tư thiết bị hiện có tại Công ty. Công ty xuất kho vật liệu chính, máy móc thiết bị thi công chuyển tới chân các công trình hoặc điều chuyển giữa các công trình. Vật liệu phụ các đội có thể tự mua. Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A Đấu thầu Hợp đồng nhận thầu Thiết kế kỹ thuật Biện pháp thi công Dự toán thi công Tổ chức thi công Nghiệm thu, bàn giao Quyết toán, thanh lý hợp đồng 32
  • 33. Khóa luận tốt nghiệp Nếu trong trường hợp Công ty chưa thể đáp ứng, các đội thi công có thể sử dụng phương án mua, thuê ngoài được duyệt. Tùy theo quy mô của từng công trình mà số lượng lao động sử dụng khác nhau. Sau khi vật tư thiết bị lao động đã được chuyển xuống công trình, các đội thi công sẽ tiến hành thi công công trình. Khi công trình đã hoàn thành là sản phẩm xây lắp, xây dựng, thép mạ kẽm mạ màu hoặc là các thiết bị phi tiêu chuẩn và kết cấu thép. Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất (Nguồn: Phòng Kinh tế - Kỹ thuật) 2.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh 2.1.3.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh Công ty với các ngành kinh doanh chính: Xây dựng công trình công nghiệp, đường dây tải điện, trạm biến thế, lắp đặt máy móc, thiết bị cho các công trình. Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, xây dựng và kinh doanh nhà ở. Sản xuất kinh doanh cấu kiện kim loại cho xây dựng, xà gồ thép, thép mạ kẽm, thép mạ màu, tấm lợp kim loại, các phụ kiện từ thép mạ kẽm, thép mạ màu. Chế tạo và lắp thiết bị nâng, nồi hơi, bồn, bể áp lức dung tích lớn. Chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn và thiết bị đồng bộ cho các công trình công nghiệp. Cung cấp, lắp đặt, bảo trì thang máy. Thiết kế kết cấu: đối với công trình xây dựng dân dụng, công Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A Sản xuất vật tư, thiết bị, máy móc Tự cung ứng Điều chuyển Thuê ngắn hạn Hoàn thành Sản phẩm xây dựng, xây lắp, thép mạ kẽm, mạ màu Thiết bị phi tiêu chuẩn và kết cấu thép Kho công ty Nhà cung cấp Lao động biên chế Thị trường lao động Các yếu tố sản xuất Đội thi công, xưởng sản xuất Khách hàng 33
  • 34. Khóa luận tốt nghiệp nghiệp, kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, thực phẩm, kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị. Dịch vụ cho thuê nhà xưởng, văn phòng, kinh doanh khách sạn. Để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra một cách thường xuyên, liên tục Công ty đã bố trí tổ chức các phân xưởng, đội tổ theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức kinh doanh (Nguồn: Phòng Tổ chức) Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A Đội lắp đặt than g máy Đ ội lắ p đặ t H T ốn g Đ ội lắ p đặ t K C T 2 Đ ội lắ p đặ t K C T 1 Đ ội lắ p đặ t H T đi ện 2 Đ ội lắ p đặ t H T đi ện 1 Xưở ng Mai Độn g Xưở ng Qua ng Min h Dây chuyền sản xuất Dây chuyền mạmàu Dây chuyền mạkẽmCông ty 34
  • 35. Khóa luận tốt nghiệp 2.1.3.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Trải qua nhiều lần thay đổi, hiện nay bộ máy quản lý của Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội được tổ chức như mô tả trong sơ đồ 1.4 (trang 39). Như đã được mô tả ở sơ đồ 1.4, bộ máy quản lý được tổ chức theo kiểu trực tuyến - chức năng. Người tối cao và duy nhất có quyền ra quyết định trong công ty là Giám đốc điều hành với sự trợ giúp của 3 Phó giám đốc phụ trách từng lĩnh vực. Cơ cấu này vừa đảm bảo thực hiện chế độ một thủ trưởng, vừa phát huy được quyền dân chủ, sáng tạo, độc lập tương đối của các phòng, ban trong công ty. Đặc trưng cơ bản của mô hình quản lý này là vừa duy trì quan hệ trực tuyến giữa Giám đốc, các Phó giám đốc và các phòng ban; đồng thời kết hợp tổ chức các bộ phận chức năng, các phòng ban với nhau. Quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận như sau: Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong việc quyết định mọi vấn đề của công ty. Hội đồng quản trị: do Đại hội cổ đông bầu và bãi miễn (đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị), là cơ quan quản lý công ty, quyết định mọi vấn đề liên quan tới kế hoạch phát triển, lợi ích của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Ban kiểm soát: do Đại hội cổ đông bầu và bãi miễn, là cơ quan thay mặt cổ đông để kiểm soát việc chấp hành pháp luật của công ty. Ban Giám đốc: gồm một Giám đốc và 3 Phó giám đốc. - Giám đốc là người do Hội đồng quản trị bầu và bãi miễn, thay mặt công ty chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý Nhà nước và Tổng công ty về mọi mặt sản xuất kinh doanh của công ty, trực tiếp chỉ đạo sản xuất, xây dựng bộ máy giúp việc đồng thời chỉ đạo trực tiếp và giám sát đến các phòng ban, tổ đội công trường. Kết thúc năm kế hoạch, Giám đốc thực hiện Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 35
  • 36. Khóa luận tốt nghiệp phân tích, đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất báo cáo trước Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông. - Ba Phó giám đốc: có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo các bộ phận được phân công uỷ quyền và giúp việc cho Giám đốc trong việc tham gia quản lý các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách tiêu thụ sản phẩm, tổ chức mạng lưới các đại lý tiêu thụ sản phẩm cho công ty, được ủy quyền ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Phó giám đốc kỹ thuật: là người được ủy quyền và chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về các lĩnh vực như nghiên cứu, xây dựng kế hoạch nhằm hoàn thành công trình được giao; theo dõi hướng dẫn thi công, điều động máy móc thi công cho công trình, chỉ đạo phối hợp giữa các phòng ban liên quan để bảo đảm cung ứng vật tư, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ thi công. Phó giám đốc phụ trách sản xuất thép mạ kẽm, mạ màu: là người được ủy quyền và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất thép mạ kẽm, mạ màu. Các phòng ban chuyên môn, các tổ đội, phân xưởng và dây chuyền sản xuất thực hiện theo đúng các chức năng được quy định: - Phòng Kinh tế - Kỹ thuật: lập kế hoạch về khối lượng thi công, theo dõi khối lượng thực hiện, chủ trì xây dựng định mức, đơn giá, lập dự toán, lập hồ sơ thầu, tổ chức áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới, những sáng kiến cải tiến kỹ thuật mới, những sáng kiến cải tiến kỹ thuật, phối hợp cùng các đơn vị thi công làm tốt công tác nghiệm thu kỹ thuật, chạy thử, bàn giao công trình. Chuẩn bị đầy đủ tài liệu để Giám đốc ký hợp đồng với đối tác, lập các thanh lý hợp đồng theo quy định. - Phòng Tài chính - Kế toán: có nhiệm vụ vừa tổ chức hạch toán kế toán, vừa xây dựng kế hoạch huy động vốn, thanh toán việc thanh toán với Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 36
  • 37. Khóa luận tốt nghiệp các ngân hàng và chủ đầu tư cũng như cán bộ công nhân viên. Hàng kỳ, phòng Tài chính - Kế toán phải cung cấp các báo cáo nghiệp vụ cho lãnh đạo công ty và các cơ quan quản lý Nhà nước. - Phòng kinh doanh – XNK: có nhiệm vụ nắm bắt nhu cầu thị trường để xây dựng và tổ chức các phương án kinh doanh có hiệu quả, bảo đảm nguồn hàng hóa chất lượng tổt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Thực hiện các công việc về thương mại nhằm tiêu thụ tối đa sản phẩm của công ty sản xuất ra. Thực hiện các công tác nghiên cứu thị trường và đề ra các chiến lược kinh doanh. Đồng thời có chức năng tư vấn cho Giám đốc về công tác xuất nhập khẩu và tổ chức việc thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu. - Phòng Kế hoạch & đầu tư: giúp Giám đốc theo dõi thực hiện khối lượng công tác sản xuất kinh doanh qua đó xây dựng các kế hoạch ngắn và dài hạn. Lập các dự án đầu tư, các dự án tiền khả thi để đầu tư phát triển sản phẩm. - Phòng cung ứng vật tư: có chức năng phối hợp với các phòng ban lập dự trù cung cấp vật tư cho công trình, mua sắm vật tư, sắp xếp kho bãi bảo quản vật tư, chi tiết việc liên hệ mua vật tư với các công ty để phục vụ các công trình. - Phòng tổ chức: có chức năng quản lý nhân sự theo sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc bao gồm: tổ chức tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp, điều chuyển nhân sự cho phù hợp với tính chất và yêu cầu của công việc. Theo dõi đề bạt nâng lương, đi học, khen thưởng, kỷ luật, hưu trí, đóng bảo hiểm của người lao động. - Phòng quản lý máy: quản lý máy móc, thiết bị của công ty như máy ủi, máy san nền đảm bảo sử dụng đúng theo yêu cầu kỹ thuật và đạt hiệu quả kinh tế cao. - Phòng hành chính: thừa lệnh Giám đốc ký tên và đóng dấu vào các công văn, các bản sao và các bản xác nhận khác đồng thời soạn thảo văn bản và bảo mật các văn bản hành chính trong công ty. Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 37
  • 38. Khóa luận tốt nghiệp - Ban QA – QC (kiểm tra chất lượng sản phẩm): thực hiện kiểm tra, giám sát các sản phẩm do công ty gia công, chế tạo và các công trình thi công. - Các xưởng và các đội lắp đặt: thực hiện chức năng sản xuất, thi công, lắp đặt các công trình cấp trên giao, đảm bảo hoàn thành đúng kỹ thuật và bàn giao đúng thời hạn. - Các dây chuyền mạ kẽm, mạ màu: thực hiện các hoạt động sản xuất sản phẩm thép mạ cung cấp cho thị trường. Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 38
  • 39. Khóa luận tốt nghiệp Sơ đồ 1.4: Tổ chức bộ máy quản lý (Nguồn: Phòng tổ chức) 2.1.4 Đặc điểm bộ máy kế toán 2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội là một đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng. Việc tổ chức công tác kế toán của công ty bao gồm các nội dung sau: Công ty tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung. Phòng kế toán theo dõi toàn bộ hoạt động thu chi tài chính, thực hiện toàn bộ công tác hạch toán từ việc xử lý chứng từ, đến lập Báo cáo tài chính. Sơ đồ 1.5: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận như sau: - Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng): Là người tổ chức chỉ đạo mọi hoạt động của phòng kế toán, lập các báo cáo tài chính chung cho toàn Công ty và chịu trách nhiệm về tính trung thực, hợp pháp, hợp lý của các thông tin tài chính được tham mưu. Nhiệm vụ quan trọng của Kế toán trưởng là giúp các nhà quản trị quản lý, bảo quản và phảt triển nguồn vốn kinh doanh hiện Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán vật tư, TSCĐ Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành Kế toán tiền lương Kế toán vốn bằng tiền Thủ quỹ Phòng tài chính kế toán Phòng Kinh doanh - XNK Phòng Kế hoạch – Đầu tư Phòng cung ứng vật tư Phòng tổ chức Phòng quản lý máy Phòng kinh tế kỹ thuật Phòng hành chính Đội lắp đặt thang máy ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ PGĐ Kỹ thuật GIÁM ĐÓC ĐIỀU HÀNH PGĐ Phụ trách sản xuất thép mạ kẽm, mạ màu PGĐ Kinh doanh Phòng kỹ thuật Dây chuyền mạ kẽm Ban QA - QC Xưởng Quang Minh Xưởng Mai Động Đội lắp đặt KCT 1 Đội lắp đặt KCT 2 Đội lắp đặt HT điện 1 Đội lắp đặt HT điện 2 Đội lắp đặt HT ống Dây chuyền mạ màu mµu 39
  • 40. Khóa luận tốt nghiệp có thông qua việc phân tích tình hình tài chính thể hiện trong các thông tin thu được để đưa ra các quyết định đúng đắn. - Kế toán vật tư, tài sản cố định: Theo dõi cơ cấu về tài sản cố định, công cụ dụng cụ và tính hiệu quả kế toán của nó. Quản lý toàn bộ vật tư, TSCĐ của Công ty. Lập kế hoạch trích khấu hao TSCĐ hàng quý, năm đồng thời đăng ký kế hoạch khấu hao với Cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại các doanh nghiệp, Cục thuế, Tổng công ty LILAMA. - Kế toán tiền lương: Thanh toán tiền lương, và các khoản trích theo lương, lập bảng phân bổ tiền lương, BHXH vào chi phí sản xuất kinh doanh, hàng tháng tập hợp chứng từ BHXH, bảng thanh toán BHXH nộp phòng thanh toán BHXH quận duyệt chi… Đến kỳ, tiến hành phân tích tình hình lao động tình hình quản lý và chi tiêu quỹ lương. - Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành: Kiểm tra tính đúng đắn của các chứng từ, mẫu biểu kế toán do các bộ phận kế toán thực hiện, đối chiếu số liệu giữa các bộ phận kế toán. Nhiệm vụ tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh và lập các báo cáo kế toán. - Kế toán vốn bằng tiền: Có chức năng theo dõi khối lượng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Ghi chép đầy đủ tình hình thu chi, tăng giảm của các loại tiền. - Thủ quỹ: Quản lý việc giao dịch thu, chi bằng tiền mặt theo chứng từ cụ thể, có trách nhiệm bảo quản tiền, các giấy tờ có giá trị như tiền, các chứng từ thu, chi. Đảm bảo lượng tiền mặt tại quỹ đủ để đáp ứng nhu cầu của sản xuất và giao dịch hàng ngày. 2.1.4.2 Đặc điểm vận dụng hệ thống chứng từ Hiện nay Công ty đang áp dụng hệ thống chứng từ theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006. Tùy theo từng phần hành kế toán có một bộ chứng từ phù hợp với tình hình công ty và chế độ quy định. Tại Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội, mọi Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 40
  • 41. Khóa luận tốt nghiệp nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều được lập chứng từ làm cơ sở pháp lý cho mọi số liệu ghi chép trên tài khoản, sổ kế toán và báo cáo kế toán, công ty sử dụng hệ thống chứng từ bắt buộc và một số chứng từ hướng dẫn theo mẫu của Bộ Tài chính ban hành. Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ 1/1/N đến 31/12/N. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Đồng Việt Nam. 2.1.4.3 Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản Hiện nay công ty đang sử dụng hầu hết hệ thống tài khoản mà Bộ Tài chính đã ban hành đối với ngành xây lắp theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006. Hệ thống tài khoản của công ty bao gồm: Tài khoản loại 1: TK 111, 112, 113, 121, 128, 129, 131, 133, 136, 138, 139, 141, 142, 151, 152, 153, 154, 155, 157, 159, 161. Tài khoản loại 2: TK 211, 212, 213, 214, 217, 228, 229, 241, 242, 243, 244. Tài khoản loại 3: TK 311, 315, 331, 333, 334, 335, 336, 337, 338, 344, 347, 351, 352. Tài khoản loại 4: TK 411, 413, 414, 415, 418, 419, 421, 431, 441. Tài khoản loại 5: TK 511, 512, 515, 521, 531, 532 Tài khoản loại 6: TK 621, 622, 623, 632, 635, 641, 642. Tài khoản loại 7: TK 711. Tài khoản loại 8: TK 811, 821 Tài khoản loại 9: TK 911 Tài khoản loại 0: 001, 002, 003, 004, 007 Tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh công ty chi tiết các tài khoản cấp 1 thành các tài khoản cấp 2, 3. 2.1.4.4 Đặc điểm vận dụng hệ thống sổ kế toán Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 41
  • 42. Khóa luận tốt nghiệp Hình thức sổ kế toán đang áp dụng: công ty tổ chức hệ thống sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung Sơ đồ 1.6: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán “Nhật ký chung” Ghi chú: Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung, có ứng dụng phần mềm kế toán Fast Accounting để hỗ trợ cho công tác kế toán. Hệ thống sổ kế toán tổng hợp mà Công ty sử dụng bao gồm: Sổ nhật ký chung, Sổ cái. Ngoài ra Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A (6) Chứng từ gốc Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ Cái Bảng tổng hợp số liệu chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính (3) (6) (1) (2) (4) (5) (7) Sổ quỹ (7) (1) Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 42
  • 43. Khóa luận tốt nghiệp công ty còn sử dụng các sổ chi tiết: Sổ theo dõi tài sản cố định, Thẻ kho, Sổ chi tiết vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, Sổ chi phí sản xuất kinh doanh. Tại Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội, việc hạch toán được thực hiện bằng máy vi tính, khi kế toán nhận được bộ chứng từ gốc do Phòng cung ứng vật tư chuyển giao thì kế toán căn cứ vào đó để cập nhật chứng từ Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho (đây là bước mà kế toán phải thực hiện một cách thủ công). Khi cập nhật chứng từ, kế toán chỉ cần vào: mã khách, người giao/nhận hàng, diễn giải nội dung, số hiệu chứng từ, ngày tháng nhập/xuất, mã vật tư, mã kho và mã vụ việc (đối với phiếu xuất kho) thì máy sẽ tự động cho hiện số tồn kho hiện thời. Các chứng từ này sau khi được cập nhật vào máy, thì mọi dữ liệu (về lượng, đơn giá, trị giá nhập, xuất...) sẽ được tạo thành và lưu trữ dưới dạng các tệp cơ sở dữ liệu kế toán. Máy tính sẽ quản lý chi tiết theo mã số từng loại, số hiệu chứng từ theo qui định. Sau mỗi nghiệp vụ nhập, xuất kho…, máy tính với phần mềm Fast Accounting sẽ tự động thực hiện quá trình tính toán vào sổ, lên các báo cáo chi tiết (sổ chi tiết vật tư, bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn); tổng hợp (sổ nhật ký chung, sổ cái các tài khoản) theo yêu cầu của nhà quản lý ngay tại thời điểm đó, có thể xem và in các báo cáo này vào bất kỳ thời điểm nào. Tuy chứng từ không được ghi hàng ngày nhưng máy tính sẽ tự động lấy số liệu của ngày ghi trên phiếu nhập kho, phiếu xuất kho để vào theo thứ tự các ngày trong tháng. 2.1.4.5 Đặc điểm vận dụng hệ thống báo cáo tài chính Hệ thống Báo cáo tài chính của công ty bao gồm được lập theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành. Gồm 4 báo cáo: + Bảng cân đối kế toán. + Báo cáo kết quả kinh doanh. + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. + Thuyết minh báo cáo tài chính. Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 43
  • 44. Khóa luận tốt nghiệp Công ty lập báo cáo theo định kỳ quý, năm theo yêu cầu quản lý của công ty và chế độ báo cáo do Bộ tài chính ban hành. Ngoài ra công ty có một số báo cáo chi tiết: - Bản quyết toán BHXH, BHYT, KPCĐ theo từng quý. - Kiểm kê chi tiết công nợ phải thu, phải trả năm (có đối chiếu xác nhận). - Tổng hợp nhập - xuất - tồn vật tư, hàng hoá, thành phẩm. - Tình hình tăng giảm TSCĐ năm. - Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành xây lắp (lập theo quý, năm). - Kiểm kê vật tư, tài sản, công cụ dụng cụ, kiểm kê quỹ tiền mặt quý, năm. Bên cạnh đó, công ty còn lập các báo cáo nội bộ: - Báo cáo chi phí tiền lương định kỳ. - Báo cáo lao động và thu nhập của người lao động - Báo cáo tổng hợp các chỉ tiêu tài chính. - Báo cáo giá trị sản xuất kinh doanh – doanh thu. 2.2 Thực trạng về lập và phân tích báo cáo tài chính của công ty 2.2.1 Cơ sở dữ liệu phân tích tình hình 2.2.1.1 Quy trình chung lập báo cáo tài chính Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty được lập theo đúng quy định của Bộ Tài chính bao gồm 4 báo cáo chính sau: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính. Với sự hỗ trợ của của phần mềm kế toán máy Fast Accounting 2005 hệ thống báo cáo tài chính của công ty được lập nhanh hơn. Mỗi kế toán viên đảm nhận một phần hành kế toán. Sau khi nhận được các chứng từ gốc, kế toán viên phụ trách phần hành nào sẽ nhập vào máy các số liệu của phần hành đó. Cuối kỳ sau khi đã cập nhật đầy đủ và trung thực các nghiệp vụ phát sinh, chương trình kế toán sẽ tự tổng hợp và lên các báo cáo ở các phân hệ. Số liệu ở các phân hệ sẽ được lưu trữ ở phân hệ đó và các phân hệ có liên quan cũng như trong phân hệ hệ thống để lên báo cáo tài chính. Do đó Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 44
  • 45. Khóa luận tốt nghiệp kế toán tổng hợp sẽ có nhiệm vụ tổng hợp số liệu và lên báo cáo tài chính cũng như báo cáo quản trị của công ty một cách nhanh chóng và chính xác. 2.2.1.2 Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ảnh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của công ty tại một thời điểm nhất định. Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán năm trước, bảng cân đối phát sinh và các sổ cái, dưới sự hỗ trợ của phần mềm kế toán Fast Accouting kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sẽ tiến hành lập bảng cân đối kế toán. Ta có thể xem xét bảng cân đối kế toán của Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội tại thời điểm ngày 31/12 năm 2006, 2007, 2008 ở phần phụ lục 1: Bảng cân đối kế toán. 2.2.1.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả kinh doanh phản ảnh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong một thời kỳ nhất định. Việc lập báo cáo kết quả kinh doanh căn cứ vào số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh năm trước, sổ cái và sổ chi tiết trong kỳ dùng cho tài khoản từ loại 5 đến loại 9. Cùng với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sẽ tiến hành lập báo cáo kết quả kinh doanh. Xem phụ lục 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần LILAMA Hà Nội năm 2006, 2007, 2008. 2.2.1.4 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập để phản ánh luồng tiền vào, ra trong doanh nghiệp, tình hình tài trợ, đầu tư bằng tiền của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ căn cứ vào bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước, thuyết minh báo cáo tài chính và các sổ sách có liên quan như: sổ cái và sổ chi tiết TK 111, 112, 113 và các tài khản liên quan khác. Công ty lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp với sự hỗ trợ Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 45
  • 46. Khóa luận tốt nghiệp của phần mềm kế toán máy. Phương pháp này làm rõ từng khoản tiền từ hoạt động kinh doanh. Xem phụ lục 3: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội năm 2006, 2007 và 2008. 2.2.1.5 Thuyết minh báo cáo tài chính Thuyết minh báo cáo tài chính được lập để cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh chưa có trong các báo cáo tài chính trên, đồng thời giải thích một cách rõ ràng, cụ thể một số chỉ tiêu đã được trình bày. Về cơ bản thuyết minh báo cáo tài chính của công ty được lập theo đúng quy định của Bộ Tài chính về biểu mẫu, thời gian lập và gửi. Với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán máy Fast Accounting 2005 làm tăng tính chính xác các chỉ tiêu trên bản thuyết mình báo cáo tài chính của công ty. 2.2.2 Đánh giá khái quát tình hình tài chính Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc dựa trên những dữ liệu tài chính trong quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp để tình toán và xác định các chỉ tiêu đánh giá. Qua đó đưa ra những nhận định sơ bộ, ban đầu về thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Dựa vào việc đánh giá khái quát tình hình tài chính giúp cho nhà quản lý cũng như những người quan tâm tới doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về vị trí hiện tại và an ninh tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, họ đưa ra các quyết định tài chính hợp lý. Để đánh giá được chính xác tình hình tài chính của Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội chúng ta không chỉ dựa vào BCTC của công ty mà còn dựa vào nhiều nguồn tài liệu khác. Tuy nhiên, thông qua BCTC của Công ty ta có thể thấy được một cách rõ nét tình hình hoạt động của Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội qua các năm và trên các lĩnh vực. Trước hết chúng ta tiến hành đánh giá tình hình biến động tài sản và nguồn hình thành tài sản của công ty. 2.2.2.1 Đánh giá tình hình biến động tài sản Tài sản là một trong hai khoản mục chính trong bảng cân đối kế toán. Nó là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh. Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 46
  • 47. Khóa luận tốt nghiệp Để đánh giá được tình hình biến động của tài sản ta đi xem xét bảng số liệu sau: Võ Thị Thanh Nga Lớp Kế toán tổng hợp 47 A 47