SlideShare a Scribd company logo
1 of 11
CHÍNH PHỦ                CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
          --------                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
                                               ----------------
     Số: 40/2012/NĐ-CP                            Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2012


                                      NGHỊ ĐỊNH

 VỀ NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH TIỀN; BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN TÀI SẢN QUÝ VÀ GIẤY TỜ CÓ
GIÁ TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC, TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ CHI NHÁNH NGÂN
                               HÀNG NƯỚC NGOÀI

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Chính phủ ban hành Nghị định về nghiệp vụ phát hành tiền; bảo quản, vận chuyển tài sản
quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh
ngân hàng nước ngoài,

Chƣơng 1.

                                  QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, thu hồi, thay thế và
tiêu hủy tiền giấy, tiền kim loại (sau đây gọi tắt là tiền); bảo quản, vận chuyển tài sản quý
và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân
hàng nước ngoài; chi phí cho các hoạt động nghiệp vụ phát hành tiền.

Điều 2. Đối tƣợng áp dụng

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước).

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

3. Cơ sở in, đúc tiền; Kho bạc Nhà nước; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khác.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Tiền mặt” là các loại tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
2. “Tiền mới chưa phát hành” là các loại tiền giấy, tiền kim loại đã được in, đúc và dự trữ tại
các kho tiền của Ngân hàng Nhà nước nhưng chưa được phép phát hành vào lưu thông.

3. “Tiền đình chỉ lưu hành” là các loại tiền giấy, tiền kim loại không còn giá trị lưu hành theo
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

4. “Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông” là các loại tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng
Nhà nước phát hành, đang lưu hành nhưng bị rách nát, hư hỏng hay biến dạng theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước.

5. “Tài sản quý” bao gồm: Vàng, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ tiền mặt và các loại tài sản
quý khác.

6. “Cơ sở in, đúc tiền” là tổ chức có hoạt động in, đúc tiền trong và ngoài nước thực hiện
việc thiết kế, chế bản và in, đúc tiền theo hợp đồng với Ngân hàng Nhà nước.

Chƣơng 2.

                             IN, ĐÚC, PHÁT HÀNH TIỀN

MỤC 1. IN, ĐÚC TIỀN

Điều 4. In, đúc tiền đang lƣu hành và in, đúc tiền mới chƣa phát hành

1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước căn cứ dự báo nhu cầu tiền mặt của nền kinh tế, nhu cầu
tiền dự trữ phát hành, nhu cầu thay thế tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông hàng năm để
quyết định cơ cấu, số lượng, giá trị tiền đang lưu hành cần in, đúc thêm.

2. Ngân hàng Nhà nước xây dựng dự án in, đúc các loại tiền mới chưa phát hành để bổ
sung, thay thế tiền trong lưu thông trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án phải bao
gồm thiết kế mẫu về mệnh giá, kích thước, trọng lượng, hình vẽ, hoa văn và các đặc điểm
khác của các loại tiền mới này.

Điều 5. Thiết kế mẫu tiền

1. Ngân hàng Nhà nước tổ chức việc thiết kế mẫu tiền bảo đảm có tính thẩm mỹ cao, dễ
nhận biết, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, phù hợp với xu hướng thiết kế mẫu tiền trên
thế giới.

2. Việc thiết kế mẫu tiền phải phù hợp với vật liệu in, đúc, công nghệ chế bản và in, đúc
tiền; bảo đảm độ bền, khả năng chống giả cao; thuận tiện cho việc sử dụng, bảo quản và
xử lý tiền.

3. Ngân hàng Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với mẫu thiết kế các loại tiền đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Họa sỹ trực tiếp sáng tác mẫu tiền đã được phê duyệt
được công nhận là tác giả hoặc đồng tác giả và được hưởng thù lao theo quy định của pháp
luật về sở hữu trí tuệ.

Điều 6. Chế bản in, đúc tiền
1. Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện chế bản in, đúc các loại tiền, bảo đảm các yêu cầu
sau:

a) Thể hiện đúng, đầy đủ nội dung thiết kế mẫu tiền đã được phê duyệt;

b) Đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật mỗi loại tiền.

2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định việc cài đặt các yếu tố bảo an trên đồng tiền
nhằm tăng cường khả năng chống giả.

Điều 7. Tổ chức và quản lý việc in, đúc tiền

Ngân hàng Nhà nước tổ chức việc in, đúc tiền theo nguyên tắc:

1. Việc in, đúc tiền được thực hiện theo hợp đồng giữa Ngân hàng Nhà nước và các cơ sở in,
đúc tiền trên cơ sở kế hoạch in, đúc tiền và tiêu chuẩn kỹ thuật từng loại tiền do Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước quy định.

2. Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm tra chất lượng các loại tiền trước khi cơ sở in, đúc
tiền giao cho Ngân hàng Nhà nước.

3. Trường hợp thực hiện chế bản in, tạo khuôn đúc và in, đúc tiền Việt Nam ở nước ngoài,
Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

4. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cơ sở in, đúc tiền quản lý từng loại tiền in, đúc; hướng
dẫn và giám sát các cơ sở in, đúc tiền thực hiện tiêu hủy các loại giấy in tiền hỏng, sản
phẩm in, đúc hỏng.

Điều 8. Thực hiện in, đúc tiền

1. Cơ sở in, đúc tiền chuẩn bị và chịu trách nhiệm quản lý an toàn các loại thiết bị, vật tư,
nguyên liệu, phụ liệu phục vụ cho việc in, đúc tiền theo hợp đồng.

2. Cơ sở in, đúc tiền trong nước xây dựng quy trình công nghệ in, đúc tiền trình Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

3. Cơ sở in, đúc tiền trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt mẫu in, đúc thử; bản
in gốc, khuôn đúc gốc trước khi tổ chức in, đúc chính thức.

4. Cơ sở in, đúc tiền bảo đảm số lượng, chất lượng tiền in, đúc ổn định theo các tiêu chuẩn
kỹ thuật của từng loại tiền đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

5. Cơ sở in, đúc tiền không được sử dụng vật tư chuyên dùng in, đúc tiền Việt Nam để sản
xuất các sản phẩm khác nếu không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng
Nhà nước.

6. Cơ sở in, đúc tiền bảo đảm bí mật các thông tin liên quan đến in, đúc tiền theo quy định.

MỤC 2. PHÁT HÀNH TIỀN
Điều 9. Quản lý Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành

1. Ngân hàng Nhà nước lập Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành trong hệ
thống Ngân hàng Nhà nước.

a) Quỹ dự trữ phát hành được quản lý ở các kho tiền Trung ương và các kho tiền Ngân hàng
Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.

b) Quỹ nghiệp vụ phát hành được quản lý tại kho tiền Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước và
các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.

2. Nguồn hình thành Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành:

a) Quỹ dự trữ phát hành bao gồm:

- Tiền mới in, đúc nhập từ các cơ sở in, đúc tiền;

- Tiền nhập từ Quỹ nghiệp vụ phát hành.

b) Quỹ nghiệp vụ phát hành bao gồm:

- Tiền nhập từ Quỹ dự trữ phát hành;

- Tiền thu từ lưu thông.

Điều 10. Công bố phát hành loại tiền mới

1. Căn cứ nhu cầu tiền mặt của nền kinh tế và yêu cầu ổn định tiền tệ, Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc phát hành việc loại tiền mới, bao
gồm các nội dung:

a) Mệnh giá các loại tiền mới phát hành;

b) Thời điểm và hình thức phát hành tiền mới.

2. Ngân hàng Nhà nước tổ chức thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về:

a) Chủ trương của Chính phủ về phát hành các loại tiền mới;

b) Hình thức, thời gian phát hành các loại tiền mới;

c) Mệnh giá, kích thước, trọng lượng và các đặc điểm khác của từng loại tiền mới.

Điều 11. Phát hành tiền

1. Ngân hàng Nhà nước thực hiện phát hành tiền vào lưu thông và thu tiền từ lưu thông về
thông qua hoạt động thu, chi tiền mặt và các hoạt động nghiệp vụ khác của Ngân hàng Nhà
nước.
2. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài và Kho bạc Nhà nước trên cơ sở số dư tài khoản tiền gửi tại Ngân
hàng Nhà nước.

Điều 12. Tuyển chọn, phân loại tiền

1. Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà
nước chịu trách nhiệm tổ chức tuyển chọn, phân lọai, xử lý tiền.

2. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn, kiểm tra việc tuyển chọn, phân loại, xử lý tiền.

Chƣơng 3.

            BẢO QUẢN TIỀN, TÀI SẢN QUÝ VÀ GIẤY TỜ CÓ GIÁ

Điều 13. Nguyên tắc bảo quản tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá

1. Tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài được bảo quản trong kho tiền; được phân loại, kiểm đếm,
đóng gói, niêm phong và được sắp xếp riêng ở từng khu vực trong kho tiền.

2. Kho tiền được canh gác, bảo vệ thường xuyên, đảm bảo an toàn 24 giờ/ngày.

Điều 14. Trách nhiệm bảo quản tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá

1. Cơ sở in, đúc tiền chịu trách nhiệm bảo quản an toàn tiền mới in, đúc chưa giao cho Ngân
hàng Nhà nước.

2. Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm bảo quản các loại tiền mới chưa phát hành, tiền
đang lưu hành (bao gồm cả tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông), tiền đình chỉ lưu hành, tài
sản quý và giấy tờ có giá trong phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm bảo quản tiền, tài
sản quý và giấy tờ có giá do mình quản lý.

4. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn, kiểm tra việc bảo quản tiền, tài sản quý, giấy tờ có giá.

Điều 15. Xây dựng và quản lý kho tiền

1. Ngân hàng Nhà nước ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật kho tiền, chế độ quản lý kho tiền
trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2. Ngân hàng Nhà nước xây dựng các kho tiền trung ương và các kho tiền Ngân hàng Nhà
nước chi nhánh tỉnh, thành phố để bảo quản tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá do mình
quản lý.

3. Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xây dựng hệ thống kho tiền để
bảo quản tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá do mình quản lý.

Chƣơng 4.
VẬN CHUYỂN TIỀN, TÀI SẢN QUÝ VÀ GIẤY TỜ CÓ GIÁ

Điều 16. Phạm vi, trách nhiệm tổ chức vận chuyển

1. Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức vận chuyển tiền, tài sản quý và giấy tờ có
giá:

a) Từ các cơ sở in, đúc tiền, sân bay, bến cảng, nhà ga về các kho tiền trung ương và ngược
lại;

b) Giữa các kho tiền trung ương;

c) Giữa các kho tiền trung ương với các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành
phố;

d) Giữa các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức vận chuyển
tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá thuộc tài sản do mình quản lý, giữa các tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài với nhau và giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước.

Điều 17. Nguyên tắc vận chuyển

Việc vận chuyển tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ
chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải bảo đảm các nguyên tắc:

1. Phải có lệnh điều chuyển của cấp có thẩm quyền;

2. Vận chuyển bằng xe chuyên dùng hoặc phương tiện vận chuyển khác bảo đảm an toàn.

3. Bố trí đủ nhân lực áp tải, bảo vệ trong các chuyến vận chuyển.

4. Giữ bí mật kế hoạch và quá trình vận chuyển.

5. Tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá khi vận chuyển phải được đóng gói, niêm phong và
được bảo quản an toàn.

Điều 18. Vận chuyển tiền, tài sản quý, giấy tờ có giá

1. Ngân hàng Nhà nước thành lập các đội xe làm nhiệm vụ vận chuyển tiền, tài sản quý,
giấy tờ có giá thuộc phạm vi mình quản lý và được trang bị xe chuyên dùng, các phương
tiện kỹ thuật cần thiết.

2. Ngân hàng Nhà nước quy định tiêu chuẩn kỹ thuật xe chuyên dùng, phương tiện kỹ thuật
chuyên dùng; hướng dẫn, kiểm tra việc vận chuyển tiền, tài sản quý, giấy tờ có giá trong hệ
thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Điều 19. Bảo vệ việc vận chuyển
1. Bộ Công an tổ chức lực lượng bảo vệ an toàn các chuyến vận chuyển tiền, tài sản quý và
giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước.

2. Các trạm kiểm soát, các đội tuần tra cơ động thuộc các lực lượng bảo vệ pháp luật không
được khám xét dọc đường đối với xe và các phương tiện vận chuyển chuyên dùng đang làm
nhiệm vụ vận chuyển tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức
tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

3. Các phương tiện làm nhiệm vụ vận chuyển tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá của Ngân
hàng Nhà nước được ưu tiên đi trong giờ cao điểm, qua các cầu, phà và vào các đường cấm.

4. Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi
nhánh ngân hàng nước ngoài xử lý kịp thời những sự cố xảy ra trong các chuyến vận chuyển
tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài trên địa bàn.

Chƣơng 5.

                    THU HỒI, THAY THẾ VÀ TIÊU HỦY TIỀN

MỤC 1. THU HỒI, THAY THẾ TIỀN

Điều 20. Thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lƣu thông

1. Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà
nước tổ chức việc thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông theo quy định của Ngân hàng
Nhà nước.

2. Ngân hàng Nhà nước quy định tiêu chuẩn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông; thu, đổi
các loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy
định này.

Điều 21. Thu hồi, thay thế tiền

1. Công bố thu hồi và thay thế tiền

Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đình chỉ lưu hành và thay thế các loại tiền trong lưu
thông. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước thông báo trên
các phương tiện thông tin đại chúng về:

a) Chủ trương của Chính phủ về đình chỉ lưu hành và thu hồi tiền đình chỉ lưu hành từ lưu
thông; thay thế một phần hay toàn bộ các loại tiền đang lưu hành.

b) Hình thức, thủ tục, thời hạn thu hồi các loại tiền đình chỉ lưu hành.

2. Thu hồi, thay thế tiền

a) Ngân hàng Nhà nước tổ chức thu hồi các loại tiền đình chỉ lưu hành theo quy định.
b) Các loại tiền thu hồi được đổi lấy các loại tiền khác với giá trị tương đương trong thời hạn
do Ngân hàng Nhà nước quy định.

c) Việc phát hành các loại tiền khác thay thế thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính
phủ.

MỤC 2. TIÊU HỦY TIỀN

Điều 22. Tiền tiêu hủy

Tiền tiêu hủy bao gồm:

1. Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.

2. Tiền đình chỉ lưu hành.

Điều 23. Tổ chức và quản lý tiêu hủy tiền

1. Sau khi tiêu hủy, tiền tiêu hủy phải bảo đảm không thể khôi phục để sử dụng lại như
tiền.

2. Việc tiêu hủy tiền phải đảm bảo an toàn tuyệt đối, bảo đảm bí mật nhà nước.

3. Ngân hàng Nhà nước tổ chức và hướng dẫn việc tiêu hủy tiền, giám sát tiêu hủy tiền; tổ
chức hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời số lượng, chủng loại tiền tiêu hủy.

Điều 24. Hạch toán tiền bán phế liệu

Tiền thu được bán phế liệu tiêu hủy tiền được hạch toán vào khoản thu nghiệp vụ của Ngân
hàng Nhà nước.

Chƣơng 6.

  CHI PHÍ IN, ĐÚC, BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN, PHÁT HÀNH THU HỒI,
                   THAY THẾ VÀ TIÊU HỦY TIỀN

Điều 25. Chi phí thƣờng xuyên

Chi phí thường xuyên hàng năm cho việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, thu hồi,
thay thế và tiêu hủy tiền được thực hiện và quản lý theo Luật ngân sách nhà nước và chế độ
tài chính của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 26. Chi phí in, đúc tiền mới

Chi phí liên quan đến việc in, đúc các loại tiền mới chưa phát hành được hạch toán riêng
theo dự án được Chính phủ phê duyệt. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý, kiểm tra
theo chế độ bảo mật và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về nội dung các khoản chi, đồng gửi
Bộ Tài chính.

Chƣơng 7.
TRÁCH NHIỆM CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VÀ CÁC CƠ QUAN LIÊN
                         QUAN

Điều 27. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nƣớc

1. Tổ chức thực hiện việc thiết kế, in, đúc, phát hành, thu hồi, thay thế, phân loại và tiêu
hủy tiền; bảo quản, vận chuyển tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân
hàng Nhà nước.

2. Phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện và ngăn chặn các hành vi bị nghiêm cấm
quy định tại Điều 23 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Hướng dẫn về chế độ điều hòa tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, giao dịch
tiền mặt, dịch vụ ngân quỹ, chế độ kế toán, thống kê phù hợp với quy định của pháp luật về
kế toán, thống kê.

Điều 28. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

1. Kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ in, đúc và tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước.

2. Kiểm tra hệ thống Kho bạc Nhà nước thực hiện những quy định có liên quan tại Nghị định
này.

Điều 29. Trách nhiệm của Bộ Công an

1. Bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động của Ngân hàng Nhà nước về nghiệp vụ phát hành
tiền, bảo quản, vận chuyển tài sản quý, giấy tờ có giá và bảo vệ kho tiền Ngân hàng Nhà
nước, kho tiền của các cơ sở in, đúc tiền.

2. Chỉ đạo công an các cấp chủ trì và phối hợp với Ngân hàng Nhà nước điều tra, xử lý đối
với các hành vi hủy hoại tiền; làm, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả.

3. Tổ chức giám định đối với hiện vật nghi là tiền giả, tiền bị hủy hoại khi được yêu cầu.

Điều 30. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ an toàn kho tiền và các chuyến vận
chuyển tiền, tài sản quý, giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi
nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn.

2. Chỉ đạo các ngành chuyên môn tuyên truyền, vận động nhân dân có ý thức giữ gìn, bảo
vệ đồng tiền Việt Nam; chống hành vi hủy hoại tiền; làm, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành
tiền giả.

Chƣơng 8.

                               ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 31. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 6 năm 2012.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 81/1998/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 1998 của
Chính phủ về in, đúc, bảo quản, vận chuyển và tiêu hủy tiền giấy, tiền kim loại; bảo quản,
vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống ngân hàng và Nghị định số
87/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 10 năm 1998 của Chính phủ về phát hành, thu hồi và thay
thế tiền giấy, tiền kim loại.

Điều 32. Trách nhiệm thi hành

1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Công an trong
phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành
Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị
định này.




 NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
      VIỆT NAM                         Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
        -------                                ---------------
     Số: 750/QĐ-NHNN                             Hà Nội, ngày 09 tháng 04 năm 2011


                                    QUYẾT ĐỊNH

  VỀ ĐIỀU CHỈNH TỶ LỆ DỰ TRỮ BẮT BUỘC BẰNG NGOẠI TỆ ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN
                                    DỤNG

              THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

Căn    cứ     Luật    Ngân    hàng   Nhà     nước     Việt    Nam   năm    2010;
Căn     cứ       Luật     Các     tổ    chức      tín      dụng    năm     2010;
Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ,

                                      QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ áp dụng cho các tổ chức tín
dụng như sau:

1. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng
ngoại tệ áp dụng như sau:

a. Các ngân hàng thương mại Nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam), ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước
ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 6% trên tổng số dư tiền
gửi phải dự trữ bắt buộc.

b. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Quỹ tín dụng nhân dân trung
ương, ngân hàng hợp tác là 5% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.

2. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên bằng ngoại tệ áp dụng như sau:

a. Các ngân hàng thương mại Nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam), ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước
ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, công ty
cho thuê tài chính là 4% trên tổng số dư tiền phải gửi dự trữ bắt buộc.

b. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Quỹ tín dụng nhân dân trung
ương, ngân hàng hợp tác là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ký duy trì dự trữ bắt buộc tháng 5 năm
2011 và thay thế Quyết định số 74/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 01 năm 2010 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc
Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.

More Related Content

What's hot

Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệBài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệTrường An
 
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh copy
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh   copyCâu hỏi n tập tiền tệ ltđh   copy
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh copychickencute
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)Tạ Đình Chương
 
Câu hỏi phân tích ngân hàng trung ương
Câu hỏi phân tích ngân hàng trung ươngCâu hỏi phân tích ngân hàng trung ương
Câu hỏi phân tích ngân hàng trung ươngDoãn Dũng
 
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt ra
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt raHệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt ra
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt raAskSock Ngô Quang Đạo
 
Cục dự trữ liên bang hoa kì fed
Cục dự trữ liên bang hoa kì  fedCục dự trữ liên bang hoa kì  fed
Cục dự trữ liên bang hoa kì fedLe Minhnguyet
 
SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)
SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)
SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)Skillful_KimChi
 
Trình bày khái quá về cơ sở phát hành tiền. Các công cụ kiểm soát cung ứng ti...
Trình bày khái quá về cơ sở phát hành tiền. Các công cụ kiểm soát cung ứng ti...Trình bày khái quá về cơ sở phát hành tiền. Các công cụ kiểm soát cung ứng ti...
Trình bày khái quá về cơ sở phát hành tiền. Các công cụ kiểm soát cung ứng ti...Nguyễn Quân
 
Lí thuyết tài chính tiền tệ đề cương
Lí thuyết tài chính tiền tệ đề cươngLí thuyết tài chính tiền tệ đề cương
Lí thuyết tài chính tiền tệ đề cươngHiếu Minh
 
Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ
Giáo trình lý thuyết tài chính   tiền tệ Giáo trình lý thuyết tài chính   tiền tệ
Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ bookboomingslide
 
Đặc điểm thị trường tài chính VN
Đặc điểm thị trường tài chính VNĐặc điểm thị trường tài chính VN
Đặc điểm thị trường tài chính VNTruong Phuong Tuyen
 
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vnTài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vnBankaz Vietnam
 
Bai 9 he thong tien te
Bai 9  he thong tien teBai 9  he thong tien te
Bai 9 he thong tien tetuyenngon95
 
tiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệtiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệLyLy Tran
 
Thuc trang tttc vn
Thuc trang tttc vnThuc trang tttc vn
Thuc trang tttc vnmjcuty
 
Lttctt ngân hàng trung ương
Lttctt   ngân hàng trung ươngLttctt   ngân hàng trung ương
Lttctt ngân hàng trung ươngaccordv12
 
Các công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệCác công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệNguyễn Minh
 
Thị trường tiền tệ việt nam và giải
Thị trường tiền tệ việt nam và giảiThị trường tiền tệ việt nam và giải
Thị trường tiền tệ việt nam và giảiHong Hanh Ha
 

What's hot (20)

Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệBài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
 
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh copy
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh   copyCâu hỏi n tập tiền tệ ltđh   copy
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh copy
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
 
Câu hỏi phân tích ngân hàng trung ương
Câu hỏi phân tích ngân hàng trung ươngCâu hỏi phân tích ngân hàng trung ương
Câu hỏi phân tích ngân hàng trung ương
 
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt ra
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt raHệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt ra
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt ra
 
Cục dự trữ liên bang hoa kì fed
Cục dự trữ liên bang hoa kì  fedCục dự trữ liên bang hoa kì  fed
Cục dự trữ liên bang hoa kì fed
 
SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)
SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)
SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)
 
Chương 5
Chương 5Chương 5
Chương 5
 
Trình bày khái quá về cơ sở phát hành tiền. Các công cụ kiểm soát cung ứng ti...
Trình bày khái quá về cơ sở phát hành tiền. Các công cụ kiểm soát cung ứng ti...Trình bày khái quá về cơ sở phát hành tiền. Các công cụ kiểm soát cung ứng ti...
Trình bày khái quá về cơ sở phát hành tiền. Các công cụ kiểm soát cung ứng ti...
 
Lí thuyết tài chính tiền tệ đề cương
Lí thuyết tài chính tiền tệ đề cươngLí thuyết tài chính tiền tệ đề cương
Lí thuyết tài chính tiền tệ đề cương
 
Nhtw
NhtwNhtw
Nhtw
 
Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ
Giáo trình lý thuyết tài chính   tiền tệ Giáo trình lý thuyết tài chính   tiền tệ
Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ
 
Đặc điểm thị trường tài chính VN
Đặc điểm thị trường tài chính VNĐặc điểm thị trường tài chính VN
Đặc điểm thị trường tài chính VN
 
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vnTài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
 
Bai 9 he thong tien te
Bai 9  he thong tien teBai 9  he thong tien te
Bai 9 he thong tien te
 
tiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệtiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệ
 
Thuc trang tttc vn
Thuc trang tttc vnThuc trang tttc vn
Thuc trang tttc vn
 
Lttctt ngân hàng trung ương
Lttctt   ngân hàng trung ươngLttctt   ngân hàng trung ương
Lttctt ngân hàng trung ương
 
Các công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệCác công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệ
 
Thị trường tiền tệ việt nam và giải
Thị trường tiền tệ việt nam và giảiThị trường tiền tệ việt nam và giải
Thị trường tiền tệ việt nam và giải
 

Similar to Ngân hàng trung ương

Luat ngan hang nnvn 46.2010.qh12
Luat ngan hang nnvn 46.2010.qh12Luat ngan hang nnvn 46.2010.qh12
Luat ngan hang nnvn 46.2010.qh12Hung Nguyen
 
Tch nhóm 4 - Hạn chế lượng vốn chết trong dân dưới dạng vàng
Tch nhóm 4 - Hạn chế lượng vốn chết trong dân dưới dạng vàngTch nhóm 4 - Hạn chế lượng vốn chết trong dân dưới dạng vàng
Tch nhóm 4 - Hạn chế lượng vốn chết trong dân dưới dạng vàngthaojip
 
Tài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàng
Tài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàngTài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàng
Tài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàngÁc Quỷ Lộng Hành
 
Nghiệp vụ đầu tư tài chính
Nghiệp vụ đầu tư tài chínhNghiệp vụ đầu tư tài chính
Nghiệp vụ đầu tư tài chínhHiển Trần
 
4. nđ 95 2018 phát hành niêm yết lưu ký...
4. nđ 95 2018 phát hành niêm yết lưu ký...4. nđ 95 2018 phát hành niêm yết lưu ký...
4. nđ 95 2018 phát hành niêm yết lưu ký...NgocNguyenThiVan
 
Tt 28 btc
Tt 28 btcTt 28 btc
Tt 28 btcvoxa
 
Nghiepvu huydongvon tindung-khcn
Nghiepvu huydongvon tindung-khcnNghiepvu huydongvon tindung-khcn
Nghiepvu huydongvon tindung-khcnHạnh Ngọc
 
Ngan hang 2009
Ngan hang 2009Ngan hang 2009
Ngan hang 2009Ngoc Dep
 
bài giảng kế toán NHTM.pdf
bài giảng kế toán NHTM.pdfbài giảng kế toán NHTM.pdf
bài giảng kế toán NHTM.pdfMeMe643918
 
Du bao-von-kha-dung-hoan-chinh
Du bao-von-kha-dung-hoan-chinhDu bao-von-kha-dung-hoan-chinh
Du bao-von-kha-dung-hoan-chinhTuấn Phạm
 
DỰ BÁO VỐN KHẢ DỤNG CỦA NHTW HÀN QUỐC VÀ Ở VIỆT NAM
DỰ BÁO VỐN KHẢ DỤNG CỦA NHTW HÀN QUỐC VÀ Ở VIỆT NAMDỰ BÁO VỐN KHẢ DỤNG CỦA NHTW HÀN QUỐC VÀ Ở VIỆT NAM
DỰ BÁO VỐN KHẢ DỤNG CỦA NHTW HÀN QUỐC VÀ Ở VIỆT NAMTuấn Phạm
 
Chuong 2_Ngân hàng trung ương.ppt
Chuong 2_Ngân hàng trung ương.pptChuong 2_Ngân hàng trung ương.ppt
Chuong 2_Ngân hàng trung ương.pptVHongTun10
 
Nghị định 1602006 nđ cp 028
Nghị định 1602006 nđ cp 028Nghị định 1602006 nđ cp 028
Nghị định 1602006 nđ cp 028Hải Đào
 

Similar to Ngân hàng trung ương (20)

Luat ngan hang nnvn 46.2010.qh12
Luat ngan hang nnvn 46.2010.qh12Luat ngan hang nnvn 46.2010.qh12
Luat ngan hang nnvn 46.2010.qh12
 
Tch nhóm 4 - Hạn chế lượng vốn chết trong dân dưới dạng vàng
Tch nhóm 4 - Hạn chế lượng vốn chết trong dân dưới dạng vàngTch nhóm 4 - Hạn chế lượng vốn chết trong dân dưới dạng vàng
Tch nhóm 4 - Hạn chế lượng vốn chết trong dân dưới dạng vàng
 
Nghiepvu ttkq
Nghiepvu ttkqNghiepvu ttkq
Nghiepvu ttkq
 
Tt 02 03
Tt 02 03Tt 02 03
Tt 02 03
 
Tài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàng
Tài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàngTài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàng
Tài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàng
 
Nghiệp vụ đầu tư tài chính
Nghiệp vụ đầu tư tài chínhNghiệp vụ đầu tư tài chính
Nghiệp vụ đầu tư tài chính
 
4. nđ 95 2018 phát hành niêm yết lưu ký...
4. nđ 95 2018 phát hành niêm yết lưu ký...4. nđ 95 2018 phát hành niêm yết lưu ký...
4. nđ 95 2018 phát hành niêm yết lưu ký...
 
Tt 28 btc
Tt 28 btcTt 28 btc
Tt 28 btc
 
Nghiepvu huydongvon tindung-khcn
Nghiepvu huydongvon tindung-khcnNghiepvu huydongvon tindung-khcn
Nghiepvu huydongvon tindung-khcn
 
Ngan hang 2009
Ngan hang 2009Ngan hang 2009
Ngan hang 2009
 
bài giảng kế toán NHTM.pdf
bài giảng kế toán NHTM.pdfbài giảng kế toán NHTM.pdf
bài giảng kế toán NHTM.pdf
 
PHÁP LUẬT HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.doc
PHÁP LUẬT HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.docPHÁP LUẬT HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.doc
PHÁP LUẬT HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.doc
 
Du bao-von-kha-dung-hoan-chinh
Du bao-von-kha-dung-hoan-chinhDu bao-von-kha-dung-hoan-chinh
Du bao-von-kha-dung-hoan-chinh
 
DỰ BÁO VỐN KHẢ DỤNG CỦA NHTW HÀN QUỐC VÀ Ở VIỆT NAM
DỰ BÁO VỐN KHẢ DỤNG CỦA NHTW HÀN QUỐC VÀ Ở VIỆT NAMDỰ BÁO VỐN KHẢ DỤNG CỦA NHTW HÀN QUỐC VÀ Ở VIỆT NAM
DỰ BÁO VỐN KHẢ DỤNG CỦA NHTW HÀN QUỐC VÀ Ở VIỆT NAM
 
Báo cáo thực tập ngành Tài Chính Công, điểm 10.doc
Báo cáo thực tập ngành Tài Chính Công, điểm 10.docBáo cáo thực tập ngành Tài Chính Công, điểm 10.doc
Báo cáo thực tập ngành Tài Chính Công, điểm 10.doc
 
Tai tro thuongmai
Tai tro thuongmaiTai tro thuongmai
Tai tro thuongmai
 
Chuong 2_Ngân hàng trung ương.ppt
Chuong 2_Ngân hàng trung ương.pptChuong 2_Ngân hàng trung ương.ppt
Chuong 2_Ngân hàng trung ương.ppt
 
2
22
2
 
Nghị định 1602006 nđ cp 028
Nghị định 1602006 nđ cp 028Nghị định 1602006 nđ cp 028
Nghị định 1602006 nđ cp 028
 
Đề tài: Địa vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài theo pháp luật
Đề tài: Địa vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài theo pháp luậtĐề tài: Địa vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài theo pháp luật
Đề tài: Địa vị pháp lý của ngân hàng nước ngoài theo pháp luật
 

Ngân hàng trung ương

  • 1. CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM -------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 40/2012/NĐ-CP Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2012 NGHỊ ĐỊNH VỀ NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH TIỀN; BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN TÀI SẢN QUÝ VÀ GIẤY TỜ CÓ GIÁ TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC, TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Chính phủ ban hành Nghị định về nghiệp vụ phát hành tiền; bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Chƣơng 1. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền giấy, tiền kim loại (sau đây gọi tắt là tiền); bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài; chi phí cho các hoạt động nghiệp vụ phát hành tiền. Điều 2. Đối tƣợng áp dụng 1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước). 2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 3. Cơ sở in, đúc tiền; Kho bạc Nhà nước; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khác. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. “Tiền mặt” là các loại tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
  • 2. 2. “Tiền mới chưa phát hành” là các loại tiền giấy, tiền kim loại đã được in, đúc và dự trữ tại các kho tiền của Ngân hàng Nhà nước nhưng chưa được phép phát hành vào lưu thông. 3. “Tiền đình chỉ lưu hành” là các loại tiền giấy, tiền kim loại không còn giá trị lưu hành theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 4. “Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông” là các loại tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành, đang lưu hành nhưng bị rách nát, hư hỏng hay biến dạng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 5. “Tài sản quý” bao gồm: Vàng, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ tiền mặt và các loại tài sản quý khác. 6. “Cơ sở in, đúc tiền” là tổ chức có hoạt động in, đúc tiền trong và ngoài nước thực hiện việc thiết kế, chế bản và in, đúc tiền theo hợp đồng với Ngân hàng Nhà nước. Chƣơng 2. IN, ĐÚC, PHÁT HÀNH TIỀN MỤC 1. IN, ĐÚC TIỀN Điều 4. In, đúc tiền đang lƣu hành và in, đúc tiền mới chƣa phát hành 1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước căn cứ dự báo nhu cầu tiền mặt của nền kinh tế, nhu cầu tiền dự trữ phát hành, nhu cầu thay thế tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông hàng năm để quyết định cơ cấu, số lượng, giá trị tiền đang lưu hành cần in, đúc thêm. 2. Ngân hàng Nhà nước xây dựng dự án in, đúc các loại tiền mới chưa phát hành để bổ sung, thay thế tiền trong lưu thông trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án phải bao gồm thiết kế mẫu về mệnh giá, kích thước, trọng lượng, hình vẽ, hoa văn và các đặc điểm khác của các loại tiền mới này. Điều 5. Thiết kế mẫu tiền 1. Ngân hàng Nhà nước tổ chức việc thiết kế mẫu tiền bảo đảm có tính thẩm mỹ cao, dễ nhận biết, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, phù hợp với xu hướng thiết kế mẫu tiền trên thế giới. 2. Việc thiết kế mẫu tiền phải phù hợp với vật liệu in, đúc, công nghệ chế bản và in, đúc tiền; bảo đảm độ bền, khả năng chống giả cao; thuận tiện cho việc sử dụng, bảo quản và xử lý tiền. 3. Ngân hàng Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với mẫu thiết kế các loại tiền đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Họa sỹ trực tiếp sáng tác mẫu tiền đã được phê duyệt được công nhận là tác giả hoặc đồng tác giả và được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Điều 6. Chế bản in, đúc tiền
  • 3. 1. Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện chế bản in, đúc các loại tiền, bảo đảm các yêu cầu sau: a) Thể hiện đúng, đầy đủ nội dung thiết kế mẫu tiền đã được phê duyệt; b) Đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật mỗi loại tiền. 2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định việc cài đặt các yếu tố bảo an trên đồng tiền nhằm tăng cường khả năng chống giả. Điều 7. Tổ chức và quản lý việc in, đúc tiền Ngân hàng Nhà nước tổ chức việc in, đúc tiền theo nguyên tắc: 1. Việc in, đúc tiền được thực hiện theo hợp đồng giữa Ngân hàng Nhà nước và các cơ sở in, đúc tiền trên cơ sở kế hoạch in, đúc tiền và tiêu chuẩn kỹ thuật từng loại tiền do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định. 2. Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm tra chất lượng các loại tiền trước khi cơ sở in, đúc tiền giao cho Ngân hàng Nhà nước. 3. Trường hợp thực hiện chế bản in, tạo khuôn đúc và in, đúc tiền Việt Nam ở nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. 4. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cơ sở in, đúc tiền quản lý từng loại tiền in, đúc; hướng dẫn và giám sát các cơ sở in, đúc tiền thực hiện tiêu hủy các loại giấy in tiền hỏng, sản phẩm in, đúc hỏng. Điều 8. Thực hiện in, đúc tiền 1. Cơ sở in, đúc tiền chuẩn bị và chịu trách nhiệm quản lý an toàn các loại thiết bị, vật tư, nguyên liệu, phụ liệu phục vụ cho việc in, đúc tiền theo hợp đồng. 2. Cơ sở in, đúc tiền trong nước xây dựng quy trình công nghệ in, đúc tiền trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. 3. Cơ sở in, đúc tiền trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt mẫu in, đúc thử; bản in gốc, khuôn đúc gốc trước khi tổ chức in, đúc chính thức. 4. Cơ sở in, đúc tiền bảo đảm số lượng, chất lượng tiền in, đúc ổn định theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại tiền đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. 5. Cơ sở in, đúc tiền không được sử dụng vật tư chuyên dùng in, đúc tiền Việt Nam để sản xuất các sản phẩm khác nếu không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước. 6. Cơ sở in, đúc tiền bảo đảm bí mật các thông tin liên quan đến in, đúc tiền theo quy định. MỤC 2. PHÁT HÀNH TIỀN
  • 4. Điều 9. Quản lý Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành 1. Ngân hàng Nhà nước lập Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước. a) Quỹ dự trữ phát hành được quản lý ở các kho tiền Trung ương và các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố. b) Quỹ nghiệp vụ phát hành được quản lý tại kho tiền Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước và các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố. 2. Nguồn hình thành Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành: a) Quỹ dự trữ phát hành bao gồm: - Tiền mới in, đúc nhập từ các cơ sở in, đúc tiền; - Tiền nhập từ Quỹ nghiệp vụ phát hành. b) Quỹ nghiệp vụ phát hành bao gồm: - Tiền nhập từ Quỹ dự trữ phát hành; - Tiền thu từ lưu thông. Điều 10. Công bố phát hành loại tiền mới 1. Căn cứ nhu cầu tiền mặt của nền kinh tế và yêu cầu ổn định tiền tệ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc phát hành việc loại tiền mới, bao gồm các nội dung: a) Mệnh giá các loại tiền mới phát hành; b) Thời điểm và hình thức phát hành tiền mới. 2. Ngân hàng Nhà nước tổ chức thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về: a) Chủ trương của Chính phủ về phát hành các loại tiền mới; b) Hình thức, thời gian phát hành các loại tiền mới; c) Mệnh giá, kích thước, trọng lượng và các đặc điểm khác của từng loại tiền mới. Điều 11. Phát hành tiền 1. Ngân hàng Nhà nước thực hiện phát hành tiền vào lưu thông và thu tiền từ lưu thông về thông qua hoạt động thu, chi tiền mặt và các hoạt động nghiệp vụ khác của Ngân hàng Nhà nước.
  • 5. 2. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Kho bạc Nhà nước trên cơ sở số dư tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước. Điều 12. Tuyển chọn, phân loại tiền 1. Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức tuyển chọn, phân lọai, xử lý tiền. 2. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn, kiểm tra việc tuyển chọn, phân loại, xử lý tiền. Chƣơng 3. BẢO QUẢN TIỀN, TÀI SẢN QUÝ VÀ GIẤY TỜ CÓ GIÁ Điều 13. Nguyên tắc bảo quản tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá 1. Tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được bảo quản trong kho tiền; được phân loại, kiểm đếm, đóng gói, niêm phong và được sắp xếp riêng ở từng khu vực trong kho tiền. 2. Kho tiền được canh gác, bảo vệ thường xuyên, đảm bảo an toàn 24 giờ/ngày. Điều 14. Trách nhiệm bảo quản tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá 1. Cơ sở in, đúc tiền chịu trách nhiệm bảo quản an toàn tiền mới in, đúc chưa giao cho Ngân hàng Nhà nước. 2. Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm bảo quản các loại tiền mới chưa phát hành, tiền đang lưu hành (bao gồm cả tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông), tiền đình chỉ lưu hành, tài sản quý và giấy tờ có giá trong phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước. 3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm bảo quản tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá do mình quản lý. 4. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn, kiểm tra việc bảo quản tiền, tài sản quý, giấy tờ có giá. Điều 15. Xây dựng và quản lý kho tiền 1. Ngân hàng Nhà nước ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật kho tiền, chế độ quản lý kho tiền trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 2. Ngân hàng Nhà nước xây dựng các kho tiền trung ương và các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố để bảo quản tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá do mình quản lý. 3. Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xây dựng hệ thống kho tiền để bảo quản tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá do mình quản lý. Chƣơng 4.
  • 6. VẬN CHUYỂN TIỀN, TÀI SẢN QUÝ VÀ GIẤY TỜ CÓ GIÁ Điều 16. Phạm vi, trách nhiệm tổ chức vận chuyển 1. Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức vận chuyển tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá: a) Từ các cơ sở in, đúc tiền, sân bay, bến cảng, nhà ga về các kho tiền trung ương và ngược lại; b) Giữa các kho tiền trung ương; c) Giữa các kho tiền trung ương với các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố; d) Giữa các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố. 2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức vận chuyển tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá thuộc tài sản do mình quản lý, giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với nhau và giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước. Điều 17. Nguyên tắc vận chuyển Việc vận chuyển tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải bảo đảm các nguyên tắc: 1. Phải có lệnh điều chuyển của cấp có thẩm quyền; 2. Vận chuyển bằng xe chuyên dùng hoặc phương tiện vận chuyển khác bảo đảm an toàn. 3. Bố trí đủ nhân lực áp tải, bảo vệ trong các chuyến vận chuyển. 4. Giữ bí mật kế hoạch và quá trình vận chuyển. 5. Tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá khi vận chuyển phải được đóng gói, niêm phong và được bảo quản an toàn. Điều 18. Vận chuyển tiền, tài sản quý, giấy tờ có giá 1. Ngân hàng Nhà nước thành lập các đội xe làm nhiệm vụ vận chuyển tiền, tài sản quý, giấy tờ có giá thuộc phạm vi mình quản lý và được trang bị xe chuyên dùng, các phương tiện kỹ thuật cần thiết. 2. Ngân hàng Nhà nước quy định tiêu chuẩn kỹ thuật xe chuyên dùng, phương tiện kỹ thuật chuyên dùng; hướng dẫn, kiểm tra việc vận chuyển tiền, tài sản quý, giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Điều 19. Bảo vệ việc vận chuyển
  • 7. 1. Bộ Công an tổ chức lực lượng bảo vệ an toàn các chuyến vận chuyển tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước. 2. Các trạm kiểm soát, các đội tuần tra cơ động thuộc các lực lượng bảo vệ pháp luật không được khám xét dọc đường đối với xe và các phương tiện vận chuyển chuyên dùng đang làm nhiệm vụ vận chuyển tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 3. Các phương tiện làm nhiệm vụ vận chuyển tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước được ưu tiên đi trong giờ cao điểm, qua các cầu, phà và vào các đường cấm. 4. Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài xử lý kịp thời những sự cố xảy ra trong các chuyến vận chuyển tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn. Chƣơng 5. THU HỒI, THAY THẾ VÀ TIÊU HỦY TIỀN MỤC 1. THU HỒI, THAY THẾ TIỀN Điều 20. Thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lƣu thông 1. Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước tổ chức việc thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 2. Ngân hàng Nhà nước quy định tiêu chuẩn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông; thu, đổi các loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định này. Điều 21. Thu hồi, thay thế tiền 1. Công bố thu hồi và thay thế tiền Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đình chỉ lưu hành và thay thế các loại tiền trong lưu thông. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về: a) Chủ trương của Chính phủ về đình chỉ lưu hành và thu hồi tiền đình chỉ lưu hành từ lưu thông; thay thế một phần hay toàn bộ các loại tiền đang lưu hành. b) Hình thức, thủ tục, thời hạn thu hồi các loại tiền đình chỉ lưu hành. 2. Thu hồi, thay thế tiền a) Ngân hàng Nhà nước tổ chức thu hồi các loại tiền đình chỉ lưu hành theo quy định.
  • 8. b) Các loại tiền thu hồi được đổi lấy các loại tiền khác với giá trị tương đương trong thời hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định. c) Việc phát hành các loại tiền khác thay thế thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. MỤC 2. TIÊU HỦY TIỀN Điều 22. Tiền tiêu hủy Tiền tiêu hủy bao gồm: 1. Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông. 2. Tiền đình chỉ lưu hành. Điều 23. Tổ chức và quản lý tiêu hủy tiền 1. Sau khi tiêu hủy, tiền tiêu hủy phải bảo đảm không thể khôi phục để sử dụng lại như tiền. 2. Việc tiêu hủy tiền phải đảm bảo an toàn tuyệt đối, bảo đảm bí mật nhà nước. 3. Ngân hàng Nhà nước tổ chức và hướng dẫn việc tiêu hủy tiền, giám sát tiêu hủy tiền; tổ chức hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời số lượng, chủng loại tiền tiêu hủy. Điều 24. Hạch toán tiền bán phế liệu Tiền thu được bán phế liệu tiêu hủy tiền được hạch toán vào khoản thu nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước. Chƣơng 6. CHI PHÍ IN, ĐÚC, BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN, PHÁT HÀNH THU HỒI, THAY THẾ VÀ TIÊU HỦY TIỀN Điều 25. Chi phí thƣờng xuyên Chi phí thường xuyên hàng năm cho việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền được thực hiện và quản lý theo Luật ngân sách nhà nước và chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước. Điều 26. Chi phí in, đúc tiền mới Chi phí liên quan đến việc in, đúc các loại tiền mới chưa phát hành được hạch toán riêng theo dự án được Chính phủ phê duyệt. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý, kiểm tra theo chế độ bảo mật và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về nội dung các khoản chi, đồng gửi Bộ Tài chính. Chƣơng 7.
  • 9. TRÁCH NHIỆM CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VÀ CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN Điều 27. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nƣớc 1. Tổ chức thực hiện việc thiết kế, in, đúc, phát hành, thu hồi, thay thế, phân loại và tiêu hủy tiền; bảo quản, vận chuyển tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước. 2. Phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện và ngăn chặn các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 23 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 3. Hướng dẫn về chế độ điều hòa tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, giao dịch tiền mặt, dịch vụ ngân quỹ, chế độ kế toán, thống kê phù hợp với quy định của pháp luật về kế toán, thống kê. Điều 28. Trách nhiệm của Bộ Tài chính 1. Kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ in, đúc và tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước. 2. Kiểm tra hệ thống Kho bạc Nhà nước thực hiện những quy định có liên quan tại Nghị định này. Điều 29. Trách nhiệm của Bộ Công an 1. Bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động của Ngân hàng Nhà nước về nghiệp vụ phát hành tiền, bảo quản, vận chuyển tài sản quý, giấy tờ có giá và bảo vệ kho tiền Ngân hàng Nhà nước, kho tiền của các cơ sở in, đúc tiền. 2. Chỉ đạo công an các cấp chủ trì và phối hợp với Ngân hàng Nhà nước điều tra, xử lý đối với các hành vi hủy hoại tiền; làm, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả. 3. Tổ chức giám định đối với hiện vật nghi là tiền giả, tiền bị hủy hoại khi được yêu cầu. Điều 30. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp 1. Phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ an toàn kho tiền và các chuyến vận chuyển tiền, tài sản quý, giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn. 2. Chỉ đạo các ngành chuyên môn tuyên truyền, vận động nhân dân có ý thức giữ gìn, bảo vệ đồng tiền Việt Nam; chống hành vi hủy hoại tiền; làm, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả. Chƣơng 8. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 31. Hiệu lực thi hành
  • 10. 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 6 năm 2012. 2. Nghị định này thay thế Nghị định số 81/1998/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 1998 của Chính phủ về in, đúc, bảo quản, vận chuyển và tiêu hủy tiền giấy, tiền kim loại; bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống ngân hàng và Nghị định số 87/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 10 năm 1998 của Chính phủ về phát hành, thu hồi và thay thế tiền giấy, tiền kim loại. Điều 32. Trách nhiệm thi hành 1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Công an trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Nghị định này. 2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------- --------------- Số: 750/QĐ-NHNN Hà Nội, ngày 09 tháng 04 năm 2011 QUYẾT ĐỊNH VỀ ĐIỀU CHỈNH TỶ LỆ DỰ TRỮ BẮT BUỘC BẰNG NGOẠI TỆ ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010; Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010; Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định
  • 11. chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ áp dụng cho các tổ chức tín dụng như sau: 1. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng ngoại tệ áp dụng như sau: a. Các ngân hàng thương mại Nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam), ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 6% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. b. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác là 5% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. 2. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên bằng ngoại tệ áp dụng như sau: a. Các ngân hàng thương mại Nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam), ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính là 4% trên tổng số dư tiền phải gửi dự trữ bắt buộc. b. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ký duy trì dự trữ bắt buộc tháng 5 năm 2011 và thay thế Quyết định số 74/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 01 năm 2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.