SlideShare a Scribd company logo
1 of 6
1
Chủ đề chương trình sẽ là “Trẻ em sớm được tiếp thu với thiết bị công nghệ: Nên và
không nên”.
Thời gian ghi hình: Từ 5.30-6.30 chiều ngày 1/6/2015.
Hình thức: Ghi hình trực tiếp
Địa điểm: VOVTV – Tầng 9, 58 Quán Sứ, Hà Nội
Đề xuất trang phục: Áo sơ mi 1 màu, tránh màu xanh nước biển (trùng với nền trong
trường quay).
Câu hỏi dự kiến cho khách mời S Hôm nay 1/6
Phóng sự dẫn dắt khách mời: Trẻ em sớm được tiếp xúc với thiết bị công nghệ
Câu hỏi 1: Thưa ông, trẻ em ngày nay đã sớm được tiếp cận với các sản phẩm công nghệ.
Điều đó gây nên những ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển não bộ cũng như thể chất
của các em?
http://time.com/3834978/babies-use-devices/
http://www.abstracts2view.com/pas/view.php?nu=PAS15L1_1165.3
Time.com (25/4/2015) : Nghiên cứu gần đây về mức độ tiếp xúc với công nghệ trên 370
gia đình có trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi của Hiệp hội Nhi khoa Hoa kỳ (Pediatric Academic
Societies) cho thấy ⅓ bé dưới 1 tuổi đã sử dụng những thiết bị điện tử thông minh và đến
2 tuổi hầu hết trẻ đều đã có những tiếp xúc thiết bị công nghệ ở các mức độ khác nhau.
Nghiên cứu cho thấy 97% hộ gia đình có TV, 83% có máy tính bảng, 77% có điện thoại
di động và 59% có truy cập Internet. Các gia đình cũng cho biết 52% trẻ dưới 1 tuổi xem
TV, 36% dùng màn hình cảm ứng, 24% gọi điện, 15% sử dụng ứng dụng và 12% chơi
game. Thời gian sử dụng thiết bị công nghệ tăng lên khi tuổi đời tăng lên, 26% với trẻ 2
tuổi và 38% với trẻ 4 tuổi sử dụng ít nhất 1 giờ mỗi ngày, Internet và điện thoại thông
minh có thể là nguồn gốc nhiều rủi ro
Nghiên cứu của AAP cũng chỉ ra rằng, sử dụng thiết bị công nghệ quá mức có thể dẫn
đến những rắc rối ở trường học, giảm khả năng tập trung, béo phì, các vấn đề về thị lực,
… sự phát triển về mặt xã hội – tình cảm”, suy giảm sự phát triển các kĩ năng cần thiết
cho toán học và khoa học của một đứa trẻ
Theo một số nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Y khoa trẻ em Mỹ và Hội Y khoa Canada :
Kích thích não bộ phát triển: Từ 0 đến 2 tuổi, não của trẻ phát triển gấp 3 lần về kích
cỡ và tiếp tục phát triển nhanh chóng cho đến 21 tuổi. Sự kích thích sớm đối với phát
triển của não bộ đến từ việc không kiểm soát các thiết bị công nghệ được cho là có liên
quan đến những rối loạn về khả năng chú ý, nhận thức, học hỏi, gia tăng sự bốc đồng và
suy giảm khả năng tự điều chỉnh.
Chậm phát triển Do các thiết bị công nghệ đòi hỏi những vận động hạn chế nên có thể
khiến cho quá trình phát triển của trẻ chậm đi.Chính vì vậy mà trẻ dưới 12 tuổi sử dụng
thiết bị công nghệ với cường độ quá nhiều sẽ không có lợi cho phát triển cơ thể và khả
năng học tập
Bệnh béo phì Theo một nghiên cứu, nếu trẻ được phép chơi ít nhất một thiết bị điện tử
trong phòng ngủ của chúng thì nguy cơ béo phì sẽ tăng 30%. Trung bình, có 1 trong 4 trẻ
2
ở Cananda và 1 trong 3 trẻ tại Mỹ bị béo phì. Trong số này, 30% trẻ béo phì có nguy cơ
đái tháo đường và hứng chịu các nguy cơ về tim mạch và đột quỵ sớm.
Mất ngủ 60% phụ huynh không giám sát việc sử dụng thiết bị điện tử của con, và 75 %
trẻ được cho phép chơi thiết bị điện tử trong phòng ngủ (báo cáo Kaiser Foundation
2010). Trong khi đó, 75% trẻ độ tuổi 9- 10 bị mất ngủ dẫn tới việc học bị ảnh hưởng rất
lớn (báo cáo của Boston College 2012).
Các chứng bệnh về tinh thần trầm cảm, lo lắng, rối loạn gắn bó, giảm khả năng chú ý,
bị tâm thần, rối loại lưỡng cực, và các vấn đề về thần kinh khác (số liệu từ các báo
cáo:Bristol University 2010, Mentzoni 2011, Shin 2011, Liberatore 2011, và Robinson
2008).
Gây hấn Các nội dung bạo lực trên phương tiện truyền thông có thể khiến cho trẻ có xu
hướng gây hấn nhiều hơn
Chứng mất trí nhớ kỹ thuật số Những nội dung trên các phương tiện truyền thông
được phát với cường độ cao có thể làm giảm khả năng tập trung và trí nhớ do não bộ phải
điều bớt nơron thần kinh ra ngoài vỏ não. Trẻ không tập trung được thì đương nhiên là
chúng sẽ không thể học tập tốt được.
Nghiện kỹ thuật số Nếu các bậc phụ huynh cũng sử dụng thiết bị kỹ thuật số ở cường
độ quá thường xuyên thì họ dễ có xu hướng lơ là con cái. Và khi đó, trẻ thiếu sự quan
tâm sát sao của phụ huynh sẽ gắn bó với các thiết bị điện tử rồi hơn và rồi dần dẫn tới
nghiện ngập
Bức xạ Tháng 5 năm 2011, Tổ chức sức khỏe Thế giới đã xếp điện thoại di động (và các
thiết bị không dây khác) vào danh mục 2B trong những thứ có khả năng tạo bức xạ ảnh
hưởng tới sức khỏe.
Thiếu bền vững Cách thức giáo dục và nuôi dạy trẻ bằng các thiết bị điện tử xem ra
không mang tính bền vững,nghiện kỹ thuật số và hàng loạt nguy cơ tiềm ẩn khác.
 Is your child under age 2? Keep them away from smartphones, tablets and
computers 24/10/2014-Washingtonpost.com : “Truyền hình và các truyền
thông giải trí nên tránh cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi” theo nghiên cứu từ
Hiệp hội Nhi khoa Hoa kỳ. Một số chuyên gia tâm lý trẻ em người Đức cho rằng
mốc này là dưới 6 tuổi, phần lớn các chuyên gia cho rằng trẻ khi sử dụng các thiết
bị công nghệ này thì ở mode thụ động, một số ứng dụng tương tác có thể can thiệp
vào quá trình tổng hợp câu chuyện so với khi bố mẹ đọc một câu chuyện cho bé
do ảnh hưởng của các phần tử tương tác lên sự chú ý của trẻ.
 Toddlers who use tablets or smartphones may develop long-term problems
with their hands and fingers, experts warn 18/11/2013 Dailymail.co.uk : Trẻ
em tiếp xúc lâu dài (3-4 giờ mỗi ngày) với các ứng dụng vẽ trên máy tính bảng
hay điện thoại thông minh có thể bị ảnh hưởng vận động tay và ngón tay, các vấn
đề về lưng, cổ so với trẻ dùng giấy và bút chì
 Tablets and smartphones may affect social and emotional development,
scientists speculate - 2/2/2015 theguardian.com : Các nhà nghiên cứu cảnh báo
rằng việc sử dụng một máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh để chuyển
hướng sự chú ý của một đứa trẻ có thể gây hại đến "phát triển cảm xúc xã hội của
trẻ"
3
Câu hỏi 2: Có một câu chuyện thế này. Nhà sáng chế Steve Jobs, nổi tiếng với các thiết bị
công nghệ đình đám như ipad, iphone từng phát biểu rằng: Các con của tôi không dùng
iPad, iPhone. Ở nhà chúng tôi, thời gian sử dụng iPad bị kiểm soát. Vậy theo ông, ở đây,
chúng ta nên kiểm soát con trẻ bằng cách nào, và thời gian trẻ sử dụng các thiết bị công
nghệ như thế nào là hợp lý?
Theo các chuyên gia tâm lý trẻ em Hoa kỳ :
 Trẻ dưới 2 tuổi (độ tuổi ăn sữa mẹ) không nên tiếp xúc, không nên đặt TV, máy
tính bảng, điện thoại di động, máy tính trong phòng của trẻ
 Trẻ từ 3-12 tuổi sử dụng hạn chế với sự giám sát của bố mẹ, tối đa 2 giờ 1 ngày
nhưng không dùng liên tục, đan xen với các hoạt động thể chất khác
 Lưu ý tư thế ngồi, khoảng cách với màn hình hợp lý tùy theo thiết bị, thời gian
biểu hợp lý,...
 Radesky đã khuyến khích sự tăng cường tương tác giữa các thành viên trong gia
đình và gợi ý rằng việc trẻ nhỏ được chơi với người thân mà không có bất kì TV
hay thiết bị di động nào trong khoảng “thời gian của gia đình” sẽ rất có lợi cho
trẻ.,nếu phải sử dụng nên dùng thử các ứng dụng này trước khi cho con mình sử
dụng
 Kiểm soát trên cơ sở sự tin tưởng và công bằng, các thiết bị thông minh đều có
mode cho trẻ em “children mode” (Guided Access và Restrictions – Mac OS, Kid
Mode trên Android) có thể kiểm soát được thời gian, ứng dụng, nội dung mà các
em được sử dụng , đặt mật khẩu, đặt lịch và tuân thủ lịch, sử dụng như phần
thưởng để khuyến khích trên cơ sở sự tự giác
 Hoặc phần mềm bên thứ ba như “Salfeld Child Control”
 Sớm dậy các em bảo vệ sự riêng tư trên mạng “Teach kids online security
basics” và “Age-based guidelines for kids' Internet use” của Microsoft

Không ngăn cấm mà sử dụng có ý thức và có kiểm soát trên cơ sở công bằng!
Phóng sự xengiữa khách mời: Những tác hại khi cho trẻ tiếp xúc quá nhiều với thiết
bị công nghệ
Câu hỏi 3: Qua phóng sự vừa rồi, có thể thấy những tác hại về lâu về dài đối với trẻ nhỏ
đã tiếp xúc quá lâu với thiết bị công nghệ. Vậy tại sao các vị phụ huynh vẫn để cho con
em mình sử dụng các thiết bị này trong thời gian lâu như vậy?
Các nhà nghiên cứu tại Đại học y khoa Boston đã đưa ra cảnh báo rằng mặc dù những
ảnh hưởng tiêu cực của TV và video lên trẻ nhỏ đã được nhận thức rõ, song nhận thức
của xã hội về ảnh hưởng của các thiết bị di động lên não bộ của trẻ em dưới 6 tuổi đã
“quá trễ” khi trẻ đã và đang sử dụng các thiết bị này quá nhiều.
Nghiên cứu đề cập ở trên cũng chỉ ra rằng bố mẹ thường sử dụng thiết bị công nghệ để
phân tâm trẻ em, 73% bố mẹ để bé chơi với các thiết bị công nghệ trong khi đang làm
việc nhà, 60% nói rằng họ cho phép trẻ em sử dụng chúng trong khi đang bận các việc
vặt, 65% để làm dịu các bé và 29% để ru ngủ các bé. Chỉ 30% đã tư vấn chuyên gia về
việc cho con sử dụng các thiết bị công nghệ mà thôi.
4
Tôi đã tiến hành một khảo sát nhỏ trên FB với những người bạn hoặc người quen có con
nhỏ ở độ tuổi 2-21 tuổi, kết quả cho thấy 100% (15 em, 4 nữ; 6 em <4 tuổi ; 6 em từ 5-
14 ; 3 em từ 15-21 ) đều sử dụng thiết bị công nghệ (máy tính, máy tính bảng, điện thoại
thông minh) ở mức độ từ rất hạn chế đến không hạn chế và có một số quan điểm của phụ
huynh như sau
 Biết là ko nên dùng sớm nhưng suy cho cùng thì trước sau nó cũng biết thế nên
cho dùng luôn :)
 Điện thoại bị cấm dùng thì con bé lại càng tìm cách chui lủi để dùng. Nói chung
càng cấm đoán nó càng khao khát phải có được rồi làm đủ thứ kinh khủng hơn,
 Quan điểm là ko nên cấm, cấm thì trẻ sẽ tìm cách chơi vụng chơi trộm. Cho chơi,
có kiểm soát và nói cho con hiểu tác hại của việc chơi nhiều.
 Ko nên cấm trẻ sử dụng, nhưng cần có kiểm soát và điều tiết.
 Muốn xem phải có điều kiện, coi như phần thưởng.
 Trẻ con thì cứ cho dùng điện thoại đen trắng để liện lạc với bố mẹ, máy tính thì
nên tìm các trò chơi trí óc cho chơi
 Chưa quy định cụ thể nhưng cho phép thì chơi, bảo thôi thì thôi không nghiện vật
vã. Lâu lâu mới xin dùng, ko cho cũng chịu.
 Bố mẹ nên chơi cùng con nữa để con không tự tìm các trò lung tung trên mạng.
Phóng sự xengiữa khách mời: Một khía cạnh khác của thiết bị cảm ứng: Sử dụng
máy tính bảng làm công cụ dạy học cho trẻ
Câu hỏi 4: Theo ông, tại Việt Nam, chúng ta có thể học hỏi được gì từ những phương
pháp dạy học này ạ? Chúng ta nên tiến hành như thế nào để việc đưa những ứng dụng của
máy tính bảng, trong một vài trường hợp, thực sự có ích cho tư duy và việc học của các
em?
Mặt tích cực của thiết bị công nghệ trong học tập
+ “Các thiết bị này có thể sẽ thay thế các hoạt động thực hành quan trọng cho sự phát
triển các kĩ năng vận động cảm giác và hệ thống cơ thị giác, những yếu tố quan trọng cho
việc học hỏi và ứng dụng toán học và khoa học,” Radesky nói.
+ Cũng có các bằng chứng cho thấy các chương trình giáo dục được nghiên cứu kĩ lưỡng,
như chương trình Sesam Street, teletubie và sách điện tử và các ứng dụng tập đọc cho trẻ
trên các thiết bị di động có thể giúp trẻ học từ vựng và trau dồi kĩ năng đọc hiểu, nhưng
điều này chỉ đúng với trẻ ở độ tuổi sắp đi học.
+ MOOC đang thực sự tạo ra một trào lưu mới trong giáo dục số trên phạm vi rộng lớn
và sâu sắc. Với sự chuẩn bị và định hướng tốt, người học giờ đây có thể hiện thực hóa
việc học tập suốt đời ở trình độ cao với chi phí rất dễ chịu. Cuối tháng 8/2014, Coursera
có khoảng 7,1 triệu người dùng. Chỉ sau khoảng 8 tháng, Coursera đã có trên 13 triệu
người dùng với trên 1.000 khoá học. Trong cùng khoảng thời gian, chỉ riêng khóa học
“Learning How To Learn” của trường Đại học University of California, San Diego cũng
đã tăng số người học từ hơn 325.000 người lên gần 1 triệu người.
5
+ Sesame Street Mỹ dành cho thiếu nhi pha trộn cả giáo dục cả giải trí (edutainment),
nổi tiếng vì những chú rối Muppet do Jim Henson sáng tạo, chiếu lần đầu tiên ngày 10
tháng 11 năm 1969 và là chương trình thiếu nhi lâu đời nhất trong lịch sử truyền hình,
được chiếu >120 quốc gia, giành được 118 giải Emmy, ~ 77 triệu người Mỹ coi Sesame
Street hồi còn nhỏ, ước lượng rằng 95% con trẻ Mỹ đã coi chương trình trước khi đến ba
tuổi (và cuộc thăm dò năm 1996)
+ Teletubbies, loạt chương trình truyền hình dành cho trẻ em mầm non trước tuổi đi học,
sản xuất từ năm 1997 đến 2001 của Ragdoll Productions theo đơn đặt hàng của Đài BBC,
được giải thưởng BAFTA năm 1998 và nhiều giải thưởng khác. Loạt chương trình này
nhanh chóng nhận được nhiều khen thưởng và trở thành thành công thương mại trong và
ngoài nước Anh. Với những nhân vật đặc biệt, màu sắc tươi sáng, lời nói đối thoại đơn
giản và lặp đi lặp lại, nên mặc dù chỉ nhắm vào trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 4 nhưng
chương trình này cũng được yêu thích bởi các sinh viên (HTV3)
Những nền tảng giáo dục điện tử (massive open online course - MOOC) như
+ Khan Academy trường học trực tuyến, được sáng lập bởi Sal Khan (giáo viên của con
Bill Gate), với sự tài trợ từ quỹ Gates và Google “Cung cấp một nền giáo dục với đẳng
cấp quốc tế, hoàn toàn miễn phí, cho bất kỳ ai, ở bất kỳ nơi đâu” kiến thức cơ bản về
Toán, Lý, Hóa … cho trẻ em và cộng đồng
+ Coursera thuộc Đại học Stanford cung cấp một số khoá học trên mạng của các trường
này cho người đăng ký, các khoá học có thể thuộc ngành khoa học kỹ thuật, nhân văn
học, y học, sinh học, khoa học xã hội, toán học, kinh tế học, khoa học máy tính và một số
lĩnh vực khác
+ Doulingo : Là một ứng dụng nhận được giải Google Play's "Best of the Best" 2013,
được sự đánh giá cao đến từ The Wall Street Journal, PC Magazine,... Duolingo cung cấp
việc học ngoại ngữ hoàn toàn miễn phí ngay trên các thiết bị di động
+ Ở Việt Nam có thế thấy socnhi.com , các website giáo dục như hocmai.vn, học tiếng
Anh như ioe.go.vn, violympic.vn,... hay tổ hợp giáo dục topica, giapschool.com
Câu hỏi 5: Có nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay, đang có quá ít sân chơi cho trẻ nhỏ,
các em đang phải tận dụng những hình ảnh bắt mắt và sinh động từ các thiết bị
công nghệ làm công cụ học tập, giải trí và giết thời gian. Ông nhận định như thế nào
về ý kiến này?
Làm thế nào để trẻ có thể cân bằng được giữa các trò chơi vận động và trò chơi
công nghệ?
Theo quan sát của tôi, đúng là trẻ em nước ta hiện nay đang thiếu không gian và thời gian
cho các vận động ngoài trời, mặc dù các trường đều có các sân chơi nhưng không gian,
phương tiện giải trí và đặc biệt là thời gian dành cho các hoạt động ngoài trời còn rất hạn
chế…. trong khi đó thì những phương tiện điện tử thông minh lại tương đối sẵn có và sẵn
sàng để các em sử dụng cả cho mục đích học tập lẫn giải trí, vậy làm thế nào để cân bằng
được giữa trò chơi vận động và trò chơi công nghệ, giữa thế giới thực và thế giới ảo ?
6
- Nhà trường, cha mẹ nên tạo điều kiện cho các em có các hoạt động ngoài trời, trải
nghiệm thực tế, đi học thực địa, những tiếp xúc, trải nghiệm thực tế là không thể
thay thế được sẽ giúp trẻ em phát triển toàn diện
- Nhà trường, phụ huynh, chính quyền địa phương nên tìm những nguồn lực tạo sân
chơi chung cho các em ví dụ các dự án Sân chơi trong thành phố - Think ground
play từ đồ tái chế có thể rất dễ thực hiện nhưng cần sự hợp tác của nhiều bên
- Phụ huynh, thầy cô nên tăng cường tương tác trực tiếp với các em, nên dành thời
gian trao đổi, trò chuyện hoặc kể cả cùng chơi cùng học trên các thiết bị công
nghệ với các em thay vì để các em chỉ sử dụng thiết bị thông minh

More Related Content

Similar to Vovtv cau hoi du kien cho khach moi shomnay 1.6.2015

Young Marketers 2 - Tim Chấn
Young Marketers 2 - Tim ChấnYoung Marketers 2 - Tim Chấn
Young Marketers 2 - Tim ChấnYoungMarketers2
 
Giới thiệu dự án Đầu tư cho con
Giới thiệu dự án Đầu tư cho conGiới thiệu dự án Đầu tư cho con
Giới thiệu dự án Đầu tư cho conTran Hai
 
Dự án Đầu tư cho con
Dự án Đầu tư cho conDự án Đầu tư cho con
Dự án Đầu tư cho conTran Hai
 
Ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến giao tiếp giữa cha mẹ và con - Gửi mi...
Ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến giao tiếp giữa cha mẹ và con - Gửi mi...Ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến giao tiếp giữa cha mẹ và con - Gửi mi...
Ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến giao tiếp giữa cha mẹ và con - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thuyet trinh le ra mat du an dau tu cho con 3
Thuyet trinh le ra mat du an dau tu cho con 3Thuyet trinh le ra mat du an dau tu cho con 3
Thuyet trinh le ra mat du an dau tu cho con 3Tran Hai
 
Thuyet trinh le ra mat du an dau tu cho con 3
Thuyet trinh le ra mat du an dau tu cho con 3Thuyet trinh le ra mat du an dau tu cho con 3
Thuyet trinh le ra mat du an dau tu cho con 3Tran Hai
 
Sex education in Vietnam
Sex education in VietnamSex education in Vietnam
Sex education in VietnamHang Nguyen
 
Young Marketers 2 - Mảnh Ghép
Young Marketers 2  - Mảnh GhépYoung Marketers 2  - Mảnh Ghép
Young Marketers 2 - Mảnh GhépYoungMarketers2
 
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sởĐề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sởViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
bao luc gia dinh.ppt
bao luc gia dinh.pptbao luc gia dinh.ppt
bao luc gia dinh.pptnnkhanh201208
 
Nghe thuat-giao-duc-con-tu-0-9
Nghe thuat-giao-duc-con-tu-0-9Nghe thuat-giao-duc-con-tu-0-9
Nghe thuat-giao-duc-con-tu-0-9Hà Thu
 
Young Marketers 5+1 + Trịnh Minh Dương
Young Marketers 5+1 + Trịnh Minh DươngYoung Marketers 5+1 + Trịnh Minh Dương
Young Marketers 5+1 + Trịnh Minh Dươngsdfsfsdfsd dfdsfsdfds
 
Gioi thieu du an Dau tu cho con
Gioi thieu du an Dau tu cho conGioi thieu du an Dau tu cho con
Gioi thieu du an Dau tu cho conTran Hai
 
Young Marketers 5+1 + Trương Thu Uyên
Young Marketers 5+1 + Trương Thu UyênYoung Marketers 5+1 + Trương Thu Uyên
Young Marketers 5+1 + Trương Thu UyênThu Uyen Truong
 
Day con kieu nhat giai doan 2 tuoi
Day con kieu nhat giai doan 2 tuoiDay con kieu nhat giai doan 2 tuoi
Day con kieu nhat giai doan 2 tuoiAnna Nguyen
 

Similar to Vovtv cau hoi du kien cho khach moi shomnay 1.6.2015 (20)

Day con som
Day con somDay con som
Day con som
 
Young Marketers 2 - Tim Chấn
Young Marketers 2 - Tim ChấnYoung Marketers 2 - Tim Chấn
Young Marketers 2 - Tim Chấn
 
Tiểu luận Thực trạng chơi game online của giới trẻ hiện nay
Tiểu luận Thực trạng chơi game online của giới trẻ hiện nayTiểu luận Thực trạng chơi game online của giới trẻ hiện nay
Tiểu luận Thực trạng chơi game online của giới trẻ hiện nay
 
Giới thiệu dự án Đầu tư cho con
Giới thiệu dự án Đầu tư cho conGiới thiệu dự án Đầu tư cho con
Giới thiệu dự án Đầu tư cho con
 
Dự án Đầu tư cho con
Dự án Đầu tư cho conDự án Đầu tư cho con
Dự án Đầu tư cho con
 
Ho sobaiday
Ho sobaidayHo sobaiday
Ho sobaiday
 
Ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến giao tiếp giữa cha mẹ và con - Gửi mi...
Ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến giao tiếp giữa cha mẹ và con - Gửi mi...Ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến giao tiếp giữa cha mẹ và con - Gửi mi...
Ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến giao tiếp giữa cha mẹ và con - Gửi mi...
 
Thuyet trinh le ra mat du an dau tu cho con 3
Thuyet trinh le ra mat du an dau tu cho con 3Thuyet trinh le ra mat du an dau tu cho con 3
Thuyet trinh le ra mat du an dau tu cho con 3
 
Thuyet trinh le ra mat du an dau tu cho con 3
Thuyet trinh le ra mat du an dau tu cho con 3Thuyet trinh le ra mat du an dau tu cho con 3
Thuyet trinh le ra mat du an dau tu cho con 3
 
Sex education in Vietnam
Sex education in VietnamSex education in Vietnam
Sex education in Vietnam
 
Tiểu luận Thực trạng chơi game online của giới trẻ, HAY
Tiểu luận Thực trạng chơi game online của giới trẻ, HAYTiểu luận Thực trạng chơi game online của giới trẻ, HAY
Tiểu luận Thực trạng chơi game online của giới trẻ, HAY
 
Young Marketers 2 - Mảnh Ghép
Young Marketers 2  - Mảnh GhépYoung Marketers 2  - Mảnh Ghép
Young Marketers 2 - Mảnh Ghép
 
Ho sobaiday
Ho sobaidayHo sobaiday
Ho sobaiday
 
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sởĐề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
 
bao luc gia dinh.ppt
bao luc gia dinh.pptbao luc gia dinh.ppt
bao luc gia dinh.ppt
 
Nghe thuat-giao-duc-con-tu-0-9
Nghe thuat-giao-duc-con-tu-0-9Nghe thuat-giao-duc-con-tu-0-9
Nghe thuat-giao-duc-con-tu-0-9
 
Young Marketers 5+1 + Trịnh Minh Dương
Young Marketers 5+1 + Trịnh Minh DươngYoung Marketers 5+1 + Trịnh Minh Dương
Young Marketers 5+1 + Trịnh Minh Dương
 
Gioi thieu du an Dau tu cho con
Gioi thieu du an Dau tu cho conGioi thieu du an Dau tu cho con
Gioi thieu du an Dau tu cho con
 
Young Marketers 5+1 + Trương Thu Uyên
Young Marketers 5+1 + Trương Thu UyênYoung Marketers 5+1 + Trương Thu Uyên
Young Marketers 5+1 + Trương Thu Uyên
 
Day con kieu nhat giai doan 2 tuoi
Day con kieu nhat giai doan 2 tuoiDay con kieu nhat giai doan 2 tuoi
Day con kieu nhat giai doan 2 tuoi
 

More from Minh Vu

Cach thuyet trinh khoa hoc va poster
Cach thuyet trinh khoa hoc va posterCach thuyet trinh khoa hoc va poster
Cach thuyet trinh khoa hoc va posterMinh Vu
 
Cach viet bai bao khoa hoc
Cach viet bai bao khoa hocCach viet bai bao khoa hoc
Cach viet bai bao khoa hocMinh Vu
 
Phương pháp điều hành hội nghị hội thảo
Phương pháp điều hành hội nghị hội thảoPhương pháp điều hành hội nghị hội thảo
Phương pháp điều hành hội nghị hội thảoMinh Vu
 
Quan tri su menh ceo kojisakamoto
Quan tri su menh ceo kojisakamotoQuan tri su menh ceo kojisakamoto
Quan tri su menh ceo kojisakamotoMinh Vu
 
Flegt vpa21102016
Flegt vpa21102016Flegt vpa21102016
Flegt vpa21102016Minh Vu
 
Indonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnam
Indonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnamIndonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnam
Indonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnamMinh Vu
 
Tcbc indo flegt_final_18102016
Tcbc indo flegt_final_18102016Tcbc indo flegt_final_18102016
Tcbc indo flegt_final_18102016Minh Vu
 
Hoi thaoindoflegt final
Hoi thaoindoflegt finalHoi thaoindoflegt final
Hoi thaoindoflegt finalMinh Vu
 
Hoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 edited
Hoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 editedHoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 edited
Hoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 editedMinh Vu
 
Svlk development anna
Svlk development annaSvlk development anna
Svlk development annaMinh Vu
 
Indonesia tlas (svlk) &amp; flegt vpa 18 okt 2016
Indonesia tlas (svlk) &amp; flegt vpa 18 okt 2016Indonesia tlas (svlk) &amp; flegt vpa 18 okt 2016
Indonesia tlas (svlk) &amp; flegt vpa 18 okt 2016Minh Vu
 
Green id airquality report_web_final
Green id airquality report_web_finalGreen id airquality report_web_final
Green id airquality report_web_finalMinh Vu
 
Giới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepcon
Giới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepconGiới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepcon
Giới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepconMinh Vu
 
Du an ced trinh bay 23092016
Du an ced trinh bay 23092016Du an ced trinh bay 23092016
Du an ced trinh bay 23092016Minh Vu
 
1. invitation letter to national business forum
1. invitation letter to national business forum1. invitation letter to national business forum
1. invitation letter to national business forumMinh Vu
 
2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoi
2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoi2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoi
2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoiMinh Vu
 
E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final
E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final
E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final Minh Vu
 
Media monitoring vu anhminh_19 thang 5
Media monitoring vu anhminh_19 thang 5Media monitoring vu anhminh_19 thang 5
Media monitoring vu anhminh_19 thang 5Minh Vu
 
Media relations vu anhminh_20 thang 5
Media relations vu anhminh_20 thang 5Media relations vu anhminh_20 thang 5
Media relations vu anhminh_20 thang 5Minh Vu
 
Media studies vu anhminh_19 thang 5
Media studies vu anhminh_19 thang 5Media studies vu anhminh_19 thang 5
Media studies vu anhminh_19 thang 5Minh Vu
 

More from Minh Vu (20)

Cach thuyet trinh khoa hoc va poster
Cach thuyet trinh khoa hoc va posterCach thuyet trinh khoa hoc va poster
Cach thuyet trinh khoa hoc va poster
 
Cach viet bai bao khoa hoc
Cach viet bai bao khoa hocCach viet bai bao khoa hoc
Cach viet bai bao khoa hoc
 
Phương pháp điều hành hội nghị hội thảo
Phương pháp điều hành hội nghị hội thảoPhương pháp điều hành hội nghị hội thảo
Phương pháp điều hành hội nghị hội thảo
 
Quan tri su menh ceo kojisakamoto
Quan tri su menh ceo kojisakamotoQuan tri su menh ceo kojisakamoto
Quan tri su menh ceo kojisakamoto
 
Flegt vpa21102016
Flegt vpa21102016Flegt vpa21102016
Flegt vpa21102016
 
Indonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnam
Indonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnamIndonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnam
Indonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnam
 
Tcbc indo flegt_final_18102016
Tcbc indo flegt_final_18102016Tcbc indo flegt_final_18102016
Tcbc indo flegt_final_18102016
 
Hoi thaoindoflegt final
Hoi thaoindoflegt finalHoi thaoindoflegt final
Hoi thaoindoflegt final
 
Hoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 edited
Hoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 editedHoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 edited
Hoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 edited
 
Svlk development anna
Svlk development annaSvlk development anna
Svlk development anna
 
Indonesia tlas (svlk) &amp; flegt vpa 18 okt 2016
Indonesia tlas (svlk) &amp; flegt vpa 18 okt 2016Indonesia tlas (svlk) &amp; flegt vpa 18 okt 2016
Indonesia tlas (svlk) &amp; flegt vpa 18 okt 2016
 
Green id airquality report_web_final
Green id airquality report_web_finalGreen id airquality report_web_final
Green id airquality report_web_final
 
Giới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepcon
Giới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepconGiới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepcon
Giới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepcon
 
Du an ced trinh bay 23092016
Du an ced trinh bay 23092016Du an ced trinh bay 23092016
Du an ced trinh bay 23092016
 
1. invitation letter to national business forum
1. invitation letter to national business forum1. invitation letter to national business forum
1. invitation letter to national business forum
 
2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoi
2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoi2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoi
2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoi
 
E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final
E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final
E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final
 
Media monitoring vu anhminh_19 thang 5
Media monitoring vu anhminh_19 thang 5Media monitoring vu anhminh_19 thang 5
Media monitoring vu anhminh_19 thang 5
 
Media relations vu anhminh_20 thang 5
Media relations vu anhminh_20 thang 5Media relations vu anhminh_20 thang 5
Media relations vu anhminh_20 thang 5
 
Media studies vu anhminh_19 thang 5
Media studies vu anhminh_19 thang 5Media studies vu anhminh_19 thang 5
Media studies vu anhminh_19 thang 5
 

Vovtv cau hoi du kien cho khach moi shomnay 1.6.2015

  • 1. 1 Chủ đề chương trình sẽ là “Trẻ em sớm được tiếp thu với thiết bị công nghệ: Nên và không nên”. Thời gian ghi hình: Từ 5.30-6.30 chiều ngày 1/6/2015. Hình thức: Ghi hình trực tiếp Địa điểm: VOVTV – Tầng 9, 58 Quán Sứ, Hà Nội Đề xuất trang phục: Áo sơ mi 1 màu, tránh màu xanh nước biển (trùng với nền trong trường quay). Câu hỏi dự kiến cho khách mời S Hôm nay 1/6 Phóng sự dẫn dắt khách mời: Trẻ em sớm được tiếp xúc với thiết bị công nghệ Câu hỏi 1: Thưa ông, trẻ em ngày nay đã sớm được tiếp cận với các sản phẩm công nghệ. Điều đó gây nên những ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển não bộ cũng như thể chất của các em? http://time.com/3834978/babies-use-devices/ http://www.abstracts2view.com/pas/view.php?nu=PAS15L1_1165.3 Time.com (25/4/2015) : Nghiên cứu gần đây về mức độ tiếp xúc với công nghệ trên 370 gia đình có trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi của Hiệp hội Nhi khoa Hoa kỳ (Pediatric Academic Societies) cho thấy ⅓ bé dưới 1 tuổi đã sử dụng những thiết bị điện tử thông minh và đến 2 tuổi hầu hết trẻ đều đã có những tiếp xúc thiết bị công nghệ ở các mức độ khác nhau. Nghiên cứu cho thấy 97% hộ gia đình có TV, 83% có máy tính bảng, 77% có điện thoại di động và 59% có truy cập Internet. Các gia đình cũng cho biết 52% trẻ dưới 1 tuổi xem TV, 36% dùng màn hình cảm ứng, 24% gọi điện, 15% sử dụng ứng dụng và 12% chơi game. Thời gian sử dụng thiết bị công nghệ tăng lên khi tuổi đời tăng lên, 26% với trẻ 2 tuổi và 38% với trẻ 4 tuổi sử dụng ít nhất 1 giờ mỗi ngày, Internet và điện thoại thông minh có thể là nguồn gốc nhiều rủi ro Nghiên cứu của AAP cũng chỉ ra rằng, sử dụng thiết bị công nghệ quá mức có thể dẫn đến những rắc rối ở trường học, giảm khả năng tập trung, béo phì, các vấn đề về thị lực, … sự phát triển về mặt xã hội – tình cảm”, suy giảm sự phát triển các kĩ năng cần thiết cho toán học và khoa học của một đứa trẻ Theo một số nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Y khoa trẻ em Mỹ và Hội Y khoa Canada : Kích thích não bộ phát triển: Từ 0 đến 2 tuổi, não của trẻ phát triển gấp 3 lần về kích cỡ và tiếp tục phát triển nhanh chóng cho đến 21 tuổi. Sự kích thích sớm đối với phát triển của não bộ đến từ việc không kiểm soát các thiết bị công nghệ được cho là có liên quan đến những rối loạn về khả năng chú ý, nhận thức, học hỏi, gia tăng sự bốc đồng và suy giảm khả năng tự điều chỉnh. Chậm phát triển Do các thiết bị công nghệ đòi hỏi những vận động hạn chế nên có thể khiến cho quá trình phát triển của trẻ chậm đi.Chính vì vậy mà trẻ dưới 12 tuổi sử dụng thiết bị công nghệ với cường độ quá nhiều sẽ không có lợi cho phát triển cơ thể và khả năng học tập Bệnh béo phì Theo một nghiên cứu, nếu trẻ được phép chơi ít nhất một thiết bị điện tử trong phòng ngủ của chúng thì nguy cơ béo phì sẽ tăng 30%. Trung bình, có 1 trong 4 trẻ
  • 2. 2 ở Cananda và 1 trong 3 trẻ tại Mỹ bị béo phì. Trong số này, 30% trẻ béo phì có nguy cơ đái tháo đường và hứng chịu các nguy cơ về tim mạch và đột quỵ sớm. Mất ngủ 60% phụ huynh không giám sát việc sử dụng thiết bị điện tử của con, và 75 % trẻ được cho phép chơi thiết bị điện tử trong phòng ngủ (báo cáo Kaiser Foundation 2010). Trong khi đó, 75% trẻ độ tuổi 9- 10 bị mất ngủ dẫn tới việc học bị ảnh hưởng rất lớn (báo cáo của Boston College 2012). Các chứng bệnh về tinh thần trầm cảm, lo lắng, rối loạn gắn bó, giảm khả năng chú ý, bị tâm thần, rối loại lưỡng cực, và các vấn đề về thần kinh khác (số liệu từ các báo cáo:Bristol University 2010, Mentzoni 2011, Shin 2011, Liberatore 2011, và Robinson 2008). Gây hấn Các nội dung bạo lực trên phương tiện truyền thông có thể khiến cho trẻ có xu hướng gây hấn nhiều hơn Chứng mất trí nhớ kỹ thuật số Những nội dung trên các phương tiện truyền thông được phát với cường độ cao có thể làm giảm khả năng tập trung và trí nhớ do não bộ phải điều bớt nơron thần kinh ra ngoài vỏ não. Trẻ không tập trung được thì đương nhiên là chúng sẽ không thể học tập tốt được. Nghiện kỹ thuật số Nếu các bậc phụ huynh cũng sử dụng thiết bị kỹ thuật số ở cường độ quá thường xuyên thì họ dễ có xu hướng lơ là con cái. Và khi đó, trẻ thiếu sự quan tâm sát sao của phụ huynh sẽ gắn bó với các thiết bị điện tử rồi hơn và rồi dần dẫn tới nghiện ngập Bức xạ Tháng 5 năm 2011, Tổ chức sức khỏe Thế giới đã xếp điện thoại di động (và các thiết bị không dây khác) vào danh mục 2B trong những thứ có khả năng tạo bức xạ ảnh hưởng tới sức khỏe. Thiếu bền vững Cách thức giáo dục và nuôi dạy trẻ bằng các thiết bị điện tử xem ra không mang tính bền vững,nghiện kỹ thuật số và hàng loạt nguy cơ tiềm ẩn khác.  Is your child under age 2? Keep them away from smartphones, tablets and computers 24/10/2014-Washingtonpost.com : “Truyền hình và các truyền thông giải trí nên tránh cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi” theo nghiên cứu từ Hiệp hội Nhi khoa Hoa kỳ. Một số chuyên gia tâm lý trẻ em người Đức cho rằng mốc này là dưới 6 tuổi, phần lớn các chuyên gia cho rằng trẻ khi sử dụng các thiết bị công nghệ này thì ở mode thụ động, một số ứng dụng tương tác có thể can thiệp vào quá trình tổng hợp câu chuyện so với khi bố mẹ đọc một câu chuyện cho bé do ảnh hưởng của các phần tử tương tác lên sự chú ý của trẻ.  Toddlers who use tablets or smartphones may develop long-term problems with their hands and fingers, experts warn 18/11/2013 Dailymail.co.uk : Trẻ em tiếp xúc lâu dài (3-4 giờ mỗi ngày) với các ứng dụng vẽ trên máy tính bảng hay điện thoại thông minh có thể bị ảnh hưởng vận động tay và ngón tay, các vấn đề về lưng, cổ so với trẻ dùng giấy và bút chì  Tablets and smartphones may affect social and emotional development, scientists speculate - 2/2/2015 theguardian.com : Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng việc sử dụng một máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh để chuyển hướng sự chú ý của một đứa trẻ có thể gây hại đến "phát triển cảm xúc xã hội của trẻ"
  • 3. 3 Câu hỏi 2: Có một câu chuyện thế này. Nhà sáng chế Steve Jobs, nổi tiếng với các thiết bị công nghệ đình đám như ipad, iphone từng phát biểu rằng: Các con của tôi không dùng iPad, iPhone. Ở nhà chúng tôi, thời gian sử dụng iPad bị kiểm soát. Vậy theo ông, ở đây, chúng ta nên kiểm soát con trẻ bằng cách nào, và thời gian trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ như thế nào là hợp lý? Theo các chuyên gia tâm lý trẻ em Hoa kỳ :  Trẻ dưới 2 tuổi (độ tuổi ăn sữa mẹ) không nên tiếp xúc, không nên đặt TV, máy tính bảng, điện thoại di động, máy tính trong phòng của trẻ  Trẻ từ 3-12 tuổi sử dụng hạn chế với sự giám sát của bố mẹ, tối đa 2 giờ 1 ngày nhưng không dùng liên tục, đan xen với các hoạt động thể chất khác  Lưu ý tư thế ngồi, khoảng cách với màn hình hợp lý tùy theo thiết bị, thời gian biểu hợp lý,...  Radesky đã khuyến khích sự tăng cường tương tác giữa các thành viên trong gia đình và gợi ý rằng việc trẻ nhỏ được chơi với người thân mà không có bất kì TV hay thiết bị di động nào trong khoảng “thời gian của gia đình” sẽ rất có lợi cho trẻ.,nếu phải sử dụng nên dùng thử các ứng dụng này trước khi cho con mình sử dụng  Kiểm soát trên cơ sở sự tin tưởng và công bằng, các thiết bị thông minh đều có mode cho trẻ em “children mode” (Guided Access và Restrictions – Mac OS, Kid Mode trên Android) có thể kiểm soát được thời gian, ứng dụng, nội dung mà các em được sử dụng , đặt mật khẩu, đặt lịch và tuân thủ lịch, sử dụng như phần thưởng để khuyến khích trên cơ sở sự tự giác  Hoặc phần mềm bên thứ ba như “Salfeld Child Control”  Sớm dậy các em bảo vệ sự riêng tư trên mạng “Teach kids online security basics” và “Age-based guidelines for kids' Internet use” của Microsoft  Không ngăn cấm mà sử dụng có ý thức và có kiểm soát trên cơ sở công bằng! Phóng sự xengiữa khách mời: Những tác hại khi cho trẻ tiếp xúc quá nhiều với thiết bị công nghệ Câu hỏi 3: Qua phóng sự vừa rồi, có thể thấy những tác hại về lâu về dài đối với trẻ nhỏ đã tiếp xúc quá lâu với thiết bị công nghệ. Vậy tại sao các vị phụ huynh vẫn để cho con em mình sử dụng các thiết bị này trong thời gian lâu như vậy? Các nhà nghiên cứu tại Đại học y khoa Boston đã đưa ra cảnh báo rằng mặc dù những ảnh hưởng tiêu cực của TV và video lên trẻ nhỏ đã được nhận thức rõ, song nhận thức của xã hội về ảnh hưởng của các thiết bị di động lên não bộ của trẻ em dưới 6 tuổi đã “quá trễ” khi trẻ đã và đang sử dụng các thiết bị này quá nhiều. Nghiên cứu đề cập ở trên cũng chỉ ra rằng bố mẹ thường sử dụng thiết bị công nghệ để phân tâm trẻ em, 73% bố mẹ để bé chơi với các thiết bị công nghệ trong khi đang làm việc nhà, 60% nói rằng họ cho phép trẻ em sử dụng chúng trong khi đang bận các việc vặt, 65% để làm dịu các bé và 29% để ru ngủ các bé. Chỉ 30% đã tư vấn chuyên gia về việc cho con sử dụng các thiết bị công nghệ mà thôi.
  • 4. 4 Tôi đã tiến hành một khảo sát nhỏ trên FB với những người bạn hoặc người quen có con nhỏ ở độ tuổi 2-21 tuổi, kết quả cho thấy 100% (15 em, 4 nữ; 6 em <4 tuổi ; 6 em từ 5- 14 ; 3 em từ 15-21 ) đều sử dụng thiết bị công nghệ (máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh) ở mức độ từ rất hạn chế đến không hạn chế và có một số quan điểm của phụ huynh như sau  Biết là ko nên dùng sớm nhưng suy cho cùng thì trước sau nó cũng biết thế nên cho dùng luôn :)  Điện thoại bị cấm dùng thì con bé lại càng tìm cách chui lủi để dùng. Nói chung càng cấm đoán nó càng khao khát phải có được rồi làm đủ thứ kinh khủng hơn,  Quan điểm là ko nên cấm, cấm thì trẻ sẽ tìm cách chơi vụng chơi trộm. Cho chơi, có kiểm soát và nói cho con hiểu tác hại của việc chơi nhiều.  Ko nên cấm trẻ sử dụng, nhưng cần có kiểm soát và điều tiết.  Muốn xem phải có điều kiện, coi như phần thưởng.  Trẻ con thì cứ cho dùng điện thoại đen trắng để liện lạc với bố mẹ, máy tính thì nên tìm các trò chơi trí óc cho chơi  Chưa quy định cụ thể nhưng cho phép thì chơi, bảo thôi thì thôi không nghiện vật vã. Lâu lâu mới xin dùng, ko cho cũng chịu.  Bố mẹ nên chơi cùng con nữa để con không tự tìm các trò lung tung trên mạng. Phóng sự xengiữa khách mời: Một khía cạnh khác của thiết bị cảm ứng: Sử dụng máy tính bảng làm công cụ dạy học cho trẻ Câu hỏi 4: Theo ông, tại Việt Nam, chúng ta có thể học hỏi được gì từ những phương pháp dạy học này ạ? Chúng ta nên tiến hành như thế nào để việc đưa những ứng dụng của máy tính bảng, trong một vài trường hợp, thực sự có ích cho tư duy và việc học của các em? Mặt tích cực của thiết bị công nghệ trong học tập + “Các thiết bị này có thể sẽ thay thế các hoạt động thực hành quan trọng cho sự phát triển các kĩ năng vận động cảm giác và hệ thống cơ thị giác, những yếu tố quan trọng cho việc học hỏi và ứng dụng toán học và khoa học,” Radesky nói. + Cũng có các bằng chứng cho thấy các chương trình giáo dục được nghiên cứu kĩ lưỡng, như chương trình Sesam Street, teletubie và sách điện tử và các ứng dụng tập đọc cho trẻ trên các thiết bị di động có thể giúp trẻ học từ vựng và trau dồi kĩ năng đọc hiểu, nhưng điều này chỉ đúng với trẻ ở độ tuổi sắp đi học. + MOOC đang thực sự tạo ra một trào lưu mới trong giáo dục số trên phạm vi rộng lớn và sâu sắc. Với sự chuẩn bị và định hướng tốt, người học giờ đây có thể hiện thực hóa việc học tập suốt đời ở trình độ cao với chi phí rất dễ chịu. Cuối tháng 8/2014, Coursera có khoảng 7,1 triệu người dùng. Chỉ sau khoảng 8 tháng, Coursera đã có trên 13 triệu người dùng với trên 1.000 khoá học. Trong cùng khoảng thời gian, chỉ riêng khóa học “Learning How To Learn” của trường Đại học University of California, San Diego cũng đã tăng số người học từ hơn 325.000 người lên gần 1 triệu người.
  • 5. 5 + Sesame Street Mỹ dành cho thiếu nhi pha trộn cả giáo dục cả giải trí (edutainment), nổi tiếng vì những chú rối Muppet do Jim Henson sáng tạo, chiếu lần đầu tiên ngày 10 tháng 11 năm 1969 và là chương trình thiếu nhi lâu đời nhất trong lịch sử truyền hình, được chiếu >120 quốc gia, giành được 118 giải Emmy, ~ 77 triệu người Mỹ coi Sesame Street hồi còn nhỏ, ước lượng rằng 95% con trẻ Mỹ đã coi chương trình trước khi đến ba tuổi (và cuộc thăm dò năm 1996) + Teletubbies, loạt chương trình truyền hình dành cho trẻ em mầm non trước tuổi đi học, sản xuất từ năm 1997 đến 2001 của Ragdoll Productions theo đơn đặt hàng của Đài BBC, được giải thưởng BAFTA năm 1998 và nhiều giải thưởng khác. Loạt chương trình này nhanh chóng nhận được nhiều khen thưởng và trở thành thành công thương mại trong và ngoài nước Anh. Với những nhân vật đặc biệt, màu sắc tươi sáng, lời nói đối thoại đơn giản và lặp đi lặp lại, nên mặc dù chỉ nhắm vào trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 4 nhưng chương trình này cũng được yêu thích bởi các sinh viên (HTV3) Những nền tảng giáo dục điện tử (massive open online course - MOOC) như + Khan Academy trường học trực tuyến, được sáng lập bởi Sal Khan (giáo viên của con Bill Gate), với sự tài trợ từ quỹ Gates và Google “Cung cấp một nền giáo dục với đẳng cấp quốc tế, hoàn toàn miễn phí, cho bất kỳ ai, ở bất kỳ nơi đâu” kiến thức cơ bản về Toán, Lý, Hóa … cho trẻ em và cộng đồng + Coursera thuộc Đại học Stanford cung cấp một số khoá học trên mạng của các trường này cho người đăng ký, các khoá học có thể thuộc ngành khoa học kỹ thuật, nhân văn học, y học, sinh học, khoa học xã hội, toán học, kinh tế học, khoa học máy tính và một số lĩnh vực khác + Doulingo : Là một ứng dụng nhận được giải Google Play's "Best of the Best" 2013, được sự đánh giá cao đến từ The Wall Street Journal, PC Magazine,... Duolingo cung cấp việc học ngoại ngữ hoàn toàn miễn phí ngay trên các thiết bị di động + Ở Việt Nam có thế thấy socnhi.com , các website giáo dục như hocmai.vn, học tiếng Anh như ioe.go.vn, violympic.vn,... hay tổ hợp giáo dục topica, giapschool.com Câu hỏi 5: Có nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay, đang có quá ít sân chơi cho trẻ nhỏ, các em đang phải tận dụng những hình ảnh bắt mắt và sinh động từ các thiết bị công nghệ làm công cụ học tập, giải trí và giết thời gian. Ông nhận định như thế nào về ý kiến này? Làm thế nào để trẻ có thể cân bằng được giữa các trò chơi vận động và trò chơi công nghệ? Theo quan sát của tôi, đúng là trẻ em nước ta hiện nay đang thiếu không gian và thời gian cho các vận động ngoài trời, mặc dù các trường đều có các sân chơi nhưng không gian, phương tiện giải trí và đặc biệt là thời gian dành cho các hoạt động ngoài trời còn rất hạn chế…. trong khi đó thì những phương tiện điện tử thông minh lại tương đối sẵn có và sẵn sàng để các em sử dụng cả cho mục đích học tập lẫn giải trí, vậy làm thế nào để cân bằng được giữa trò chơi vận động và trò chơi công nghệ, giữa thế giới thực và thế giới ảo ?
  • 6. 6 - Nhà trường, cha mẹ nên tạo điều kiện cho các em có các hoạt động ngoài trời, trải nghiệm thực tế, đi học thực địa, những tiếp xúc, trải nghiệm thực tế là không thể thay thế được sẽ giúp trẻ em phát triển toàn diện - Nhà trường, phụ huynh, chính quyền địa phương nên tìm những nguồn lực tạo sân chơi chung cho các em ví dụ các dự án Sân chơi trong thành phố - Think ground play từ đồ tái chế có thể rất dễ thực hiện nhưng cần sự hợp tác của nhiều bên - Phụ huynh, thầy cô nên tăng cường tương tác trực tiếp với các em, nên dành thời gian trao đổi, trò chuyện hoặc kể cả cùng chơi cùng học trên các thiết bị công nghệ với các em thay vì để các em chỉ sử dụng thiết bị thông minh