SlideShare a Scribd company logo
1 of 59
­
What’s Your Problem: To Solve Your Toughest Problems, Change
the Problems You solve
Copyright @ 2020 Thomas Wedell-Wedellsborg
Vietnamese translation rights arranged with HARVARD BUSINESS
REVIEW PRESS
Vietnamese language edition published by WeTransform © 2022
KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Nhận thức lại vấn đề để tạo giải pháp đột phá
Bản quyền bản tiếng Việt © WeTransform, 2022.
Mọi ý kiến đóng góp về nội dung và hợp tác xin liên hệ:
Huỳnh Hữu Tài
Email: tai@wetransform.vn
Website: www.wetransform.vn
THOMAS WEDELL - WEDELLSBORG
What's your problem?
KỸ NĂNG
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Nhận thức lại vấn đề
để tạo giải pháp đột phá
Biên dịch:
TS. Tô Bá Lâm
Huỳnh Hữu Tài & nhóm WeTransform
WeTransform Harvard Business Review
Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam
4
LỜI KHEN TẶNG DÀNH CHO
CUỐN SÁCH NÀY
"Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng thuyết phục rằng
chúng ta thường bắt đầu giải quyết một vấn đề trước
khi suy nghĩ thấu đáo về việc liệu chúng ta có đang giải quyết
đúng vấn đề hay không. Nếu bạn muốn có siêu năng lực để giải
quyết vấn đề tốt hơn, hãy đọc cuốn sách này."
—Eric Schmidt, cựu CEO của Google
“Cho dù bạn đang phải đối mặt với bất kỳ vấn đề nào, cuốn
sách này sẽ thay đổi cách bạn giải quyết chúng. Thomas Wedell-
Wedellsborg là một tác giả và nhà tư tưởng đặc biệt sáng suốt,
và anh vừa nâng tầm một kiến thức thực tế. Mô hình của anh ấy
sẽ không chỉ giúp bạn tạo ra nhiều ý tưởng sáng tạo hơn và đưa
ra quyết định thông minh hơn mà còn dạy bạn cách quan sát tất
cả ngóc ngách của vấn đề.”
—Adam Grant, tác giả sách bán chạy nhất của The New York
Times, Originals và Give and Take; người host của chương trình
podcast TED WorkLife
“Cuốn sách hấp dẫn bất ngờ này vừa mang tính thực tế vừa
chứa đựng nhiều kiến thức. Wedell-Wedellsborg chỉ cho chúng
ta cách loại bỏ những điểm mù về văn hóa và nhận thức đã ngăn
5
LỜI KHEN TẶNG DÀNH CHO CUỐN SÁCH NÀY
cản chúng ta giải quyết những vấn đề khó khăn trong công việc
và trong cuộc sống, thậm chí còn khiến việc giải quyết vấn đề
trở nên thú vị.”
—Amy C. Edmondson, Giáo sư Lãnh đạo và Quản lý
Novartis, Trường Kinh doanh Harvard; tác giả cuốn sách The
Fearless Organization
“Giải quyết vấn đề chính là nền tảng của chiến lược, quản
lý và lãnh đạo, nhưng rất ít người làm kinh doanh được đào tạo
chính thức về lĩnh vực này. Thomas Wedell-Wedellsborg đã tạo
ra một cuốn cẩm nang hướng dẫn thực tế và dễ tiếp cận về cách
đóng khung vấn đề và nhận thức lại vấn đề, kiến thức này sẽ rất
có giá trị cho bất kỳ ai đang tham gia kinh doanh hoặc làm việc
trong các tổ chức chính phủ.”
—Martin Reeves, Đối tác cao cấp, Công ty tư vấn Boston
Consulting Group, chủ tịch BCG Henderson Institute
“Thỉnh thoảng, tôi đọc một cuốn sách khiến tôi phải vỗ trán
và tự hỏi: Tại sao trước giờ mình không làm như vậy nhỉ? Đó
thật sự là một cú tát mạnh mẽ sau khi tôi đọc cuốn sách Kỹ năng
giải quyết vấn đề — một cuốn sách cung cấp cho bạn, theo đúng
nghĩa đen, một quy trình đơn giản, đã được chứng minh để trở
nên sáng tạo, sâu sắc và hiệu quả hơn từng ngày. Bạn chắc chắn
sẽ cảm thấy hứng khởi khi đọc cuốn sách này.”
—Heidi Grant, tác giả cuốn sách Nine Things Successful
People Do Differently và Reinforcements
“Đây là thách thức mà chúng tôi dành cho bạn: Mở cuốn
sách này ra ở một trang bất kỳ nào đó và bắt đầu đọc. Nếu bạn
không cảm thấy bị thôi thúc phải mua cuốn sách này ngay lập
6
tức, cuộc sống của bạn thú vị hơn cuốc sống của chúng tôi rất
nhiều. Bạn sẽ thích thú khi đọc nó. Cuốn sách gợi nhớ sự đơn
giản tuyệt vời hiếm khi tìm thấy được vì chúng ta thường phức
tạp hóa mọi thứ. Đây là cuốn sách kinh doanh hữu ích nhất mà
chúng tôi đã đọc trong nhiều năm qua.”
—Douglas Stone và Sheila Heen, đồng tác giả của cuốn sách
bán chạy nhất của The New York Times, Difficult Conversations
và Thanks for the Feedback
7
GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ
GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ
Thomas Wedell-Wedellsborg đã dành cả thập kỷ vừa
qua để nghiên cứu các khía cạnh thực tế của sự đổi mới
sáng tạo và giải quyết vấn đề tại nơi làm việc. Nghiên cứu của ông
đã được đăng trên các tạp chí kinh doanh nổi tiếng như Harvard
Business Review, Sunday Times, Telegraph, BBC, Bloomberg
Businessweek và Financial Times. Cùng với Paddy Miller, ông là đồng
tácgiảcủaInnovationasUsual(HarvardBusinessReviewPress,2013),
một cuốn sách giới thiệu về nghệ thuật dẫn đầu đổi mới sáng tạo.
Với tư cách là một diễn giả và cố vấn điều hành, Wedell-
Wedellsborg đã chia sẻ và cải tiến phương pháp nhận thức lại vấn
đề của mình với nhiều khách hàng trên toàn thế giới, bao gồm
Cisco, Microsoft, Citigroup, Time Warner, AbbVie, Caterpillar,
Amgen, Prudential, Union Pacific, Credit Suisse, Deloitte, Wall
Street Journal và Liên Hợp Quốc.
Trước khi có được sự nghiệp hiện tại, Wedell-Wedellsborg
từng là sĩ quan của Lực lượng Vệ binh Hoàng gia Đan Mạch. Ông
có bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh của Trường Kinh doanh
IESE và bằng Thạc sĩ của Đại học Copenhagen. Xuất thân từ
Đan Mạch, giờ đây ông đang sống ở New York và đi khắp thế
giới để diễn thuyết.
Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập trang web www.
thomaswedell.com.
8
Mục lục
Lời khen tặng dành cho cuốn sách này
Giới thiệu về tác giả
PHẦN I: GIẢI QUYẾT ĐÚNG VẤN ĐỀ
Giới thiệu Vấn đề của bạn là gì?
Chương 1 Nhận thức lại vấn đề là gì?
PHẦN II : LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ
Chương 2 Sẵn sàng nhận thức lại vấn đề
Chương 3 Đóng khung vấn đề
Chương 4 Nhìn ra bên ngoài khung vấn đề
Chương 5 Tư duy lại mục tiêu
Chương 6 Kiểm tra những điểm sáng
Chương 7 Tự suy ngẫm
Chương 8 Tiếp nhận quan điểm của người khác
Chương 9 Tiến về phía trước
9
PHẦN III: VƯỢT QUA SỰ KHÁNG CỰ
Chương 10 Ba thử thách về mặt chiến chuật
Chương 11 Khi mọi người kháng cự với kỹ thuật nhận
thức lại
Kết luận
Lời cảm ơn
Phần ghi chú
Tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh
PHẦN I
GIẢI QUYẾT ĐÚNG VẤN ĐỀ
11
GIỚI THIỆU
VẤN ĐỀ CỦA BẠN LÀ GÌ?
BẠN CÓ ĐANG GIẢI QUYẾT ĐÚNG VẤN ĐỀ HAY KHÔNG?
Chúng ta sẽ bắt đầu với một câu hỏi. Hãy trả lời câu hỏi
này thay cho đội ngũ của bạn, nơi làm việc của bạn, xã
hội của bạn, gia đình của bạn hoặc là cho chính bản thân bạn:
Chúng ta đã lãng phí bao nhiêu – thời gian, tiền bạc, công sức,
thậm chí là cuộc sống – chỉ vì giải quyết sai vấn đề?
Tôi đã đặt câu hỏi này cho nhiều người trên thế giới, và hiếm
có ai cho rằng câu hỏi này là không quan trọng. Nếu bạn thấy
khó khăn khi phải trả lời câu hỏi trên, hãy tiếp tục xem xét câu
hỏi thứ hai:
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có thể cải thiện hơn về kỹ năng
giải quyết đúng vấn đề?
Chúng ta có thể tạo nên khác biệt gì cho cuộc sống của mình
– cho mọi người và những gì mà bạn quan tâm – nếu chúng ta
chọn đúng vấn đề tốt hơn?
Cuốn sách này viết về việc làm thế nào để thực hiện được
12
điều đó. Mục đích của nó là nâng cấp khả năng giải quyết vấn
đề, bằng cách chia sẻ một kỹ năng cụ thể được gọi là “nhận thức
lại vấn đề” (reframing the problem) hay gọi tắt là “nhận thức lại”
(reframing).
Một nghiên cứu được thực hiện trong hơn 50 năm qua đã
chỉ ra rằng nhận thức lại là một kỹ năng cực kỳ quan trọng - và
không chỉ có ích cho việc giải quyết vấn đề.* Những người làm
chủ khả năng nhận thức lại sẽ ra quyết định tốt hơn, có nhiều ý
kiến sáng tạo hơn và thường có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tuyệt vời hơn nữa là kỹ năng này không quá khó để học.*
Bằng cách đọc cuốn sách này, bạn sẽ trở thành một người có tư
duy và kỹ năng giải quyết vấn đề tốt hơn. Bạn cũng sẽ tiến bộ và
giải quyết tốt hơn các vấn đề hiện tại của mình – không phải là
sau khi đọc cuốn sách mà là ngay trong chính quá trình bạn đọc
cuốn sách này.
Để có thể hiểu nhận thức lại là gì, hãy bắt đầu đọc trang tiếp
theo. Vấn đề đầu tiên mà tôi muốn giới thiệu là vấn đề thang
máy chậm.
VẤN ĐỀ THANG MÁY CHẬM
Đây là ý tưởng chủ đạo của cuốn sách này:
Cách thức bạn nhận thức một vấn đề quyết định giải pháp
nào bạn sẽ tìm ra.
Bằng cách chuyển dịch cách thức bạn nhìn nhận vấn đề - hay
nói cách khác là, bằng cách nhận thức lại vấn đề - bạn có thể thỉnh
thoảng tìm được những giải pháp hoàn toàn tốt hơn.
13
GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ CỦA BẠN LÀ GÌ?
Để thấy được điều này hoạt động như thế nào trong thực tế,
hãy xem xét ví dụ kinh điển này: vấn đề thang máy chậm.*
Bạn là người chủ của một tòa nhà văn phòng cho thuê và người
thuê đang phàn nàn về chiếc thang máy. Nó cũ kỹ và chậm chạp,
và mọi người phải chờ đợi rất lâu. Nhiều người thuê dọa rằng họ sẽ
chấm dứt hợp đồng nếu bạn không giải quyết vấn đề này.
Đầu tiên, bạn hãy chú ý rằng vấn đề này được truyền đạt đến
bạn một cách không được tự nhiên. Cũng giống như hầu hết các
vấn đề mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống, một ai đó đã đóng
khung vấn đề cho bạn: vấn đề ở đây là cái thang máy đang bị chậm.
Nếu như cứ vội vàng đi tìm kiếm giải pháp, nhiều người
trong chúng ta sẽ không chú ý vấn đề được đóng khung như thế
nào; chúng ta cho rằng việc đóng khung như vậy là hợp lý. Hệ
quả là, chúng ta bắt đầu suy nghĩ về các ý tưởng làm thế nào để
thang máy trở nên nhanh hơn: Chúng ta có thể nâng cấp động
cơ thang máy không? Chúng ta có thể cải tiến thuật toán của
thang máy không? Chúng ta có cần phải lắp đặt một chiếc thang
máy mới không?
Những ý tưởng này sẽ rơi vào không gian giải pháp, đó là
một nhóm những giải pháp dựa trên cùng những giả định về
vấn đề là:
14
Những giải pháp này có thể mang lại hiệu quả. Tuy nhiên,
nếu bạn đặt vấn đề này với những người quản lý tòa nhà, họ đề
xuất một giải pháp tao nhã hơn nhiều: lắp đặt thêm những chiếc
gương cạnh thang máy.*
Biện pháp đơn giản này đã chứng minh tính hiệu quả trong
việc giảm thiểu những lời phàn nàn, bởi vì con người thường có
xu hướng mất khái niệm về mặt thời gian khi được đưa cho một
thứ gì đó hoàn toàn hấp dẫn để nhìn – đó chính là bản thân họ.
MỘT CÁCH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TỐT HƠN
Giải pháp lắp đặt chiếc gương không giải quyết vấn đề đã
được nêu ra: nó không làm cho thang máy chạy nhanh hơn.
Thay vào đó, nó đề xuất một cách hiểu khác – đó là, nhận thức
lại vấn đề:
Đây chính là cách chúng ta nói về nhận thức lại. Điểm mấu
chốt của phương pháp chính là thấu hiểu được khái niệm phản
15
GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ CỦA BẠN LÀ GÌ?
trực giác: thỉnh thoảng, để giải quyết một vấn đề khó khăn, bạn
phải tạm dừng việc tìm kiếm giải pháp. Thay vào đó, bạn phải
dịch chuyển sự tập trung sang bản thân của vấn đề - không chỉ
phân tích mà phải dịch chuyển cách mà bạn đóng khung nó.
MỘT CÔNG CỤ MẠNH MẼ ĐÃ ĐƯỢC KIỂM CHỨNG
Sứcmạnhcủaviệcnhậnthứclạiđãđượcbiếtđếntrongnhiều
thập kỷ qua. Những người như Albert Einstein, Peter Drucker,
và rất nhiều người khác đã chứng thực tầm quan trọng của nó.*
Kết hợp đổi mới sáng tạo, giải quyết vấn đề, và đặt những câu
hỏi đúng, nhận thức lại vấn đề luôn có sự liên quan đến bất kỳ
điều gì bạn làm, dẫn dắt một đội nhóm, xây dựng một công ty
khởi nghiệp (startup), chốt một hợp đồng, xây dựng chiến lược,
giải quyết yêu cầu của khách hàng, hoặc làm nhiều thứ khác.
Kỹ năng nhận thức lại cũng rất hữu ích đối với các vấn đề
cá nhân bởi vì con người làm việc là để xây dựng sự nghiệp của
họ, cải thiện tình trạng hôn nhân, hoặc làm cho những đứa con
cứng đầu của họ ít cứng đầu hơn. Bạn có thể áp dụng kỹ thuật
nhận thức lại cho bất kỳ vấn đề nào mà bạn gặp phải, ở bất
kỳ lĩnh vực nào trong cuộc sống, để giải quyết các tình trạng
khó xử và tìm ra cách tiến về phía trước. Hoặc như cách mà tôi
thường nói: Mọi người đều có vấn đề. Việc nhận thức lại có thể
giúp bạn giải quyết những vấn đề đó.
Và việc giúp đỡ là cần thiết – bởi vì hầu hết chúng ta đều
không được học nhận thức lại là gì, hoặc là làm cách nào để
nhận thức lại. Thực tế, xuyên suốt công việc của tôi, tôi luôn tin
rằng nhận thức lại là công cụ bị thiếu sót nhiều nhất trong bộ
công cụ nhận thức của chúng ta.
16
VẤN ĐỀ ĐỐI VỚI KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Vài năm trước đây, một công ty nổi tiếng thuộc nhóm công
ty Fortune 500 đã mời tôi dạy kỹ thuật nhận thức lại cho 350
nhân viên của họ. Buổi đào tạo của tôi là một phần của chương
trình kéo dài 1 tuần về khả năng lãnh đạo đặc biệt, được thiết kế
riêng cho các nhà lãnh đạo tài năng nhất của công ty. Để có thể
được tham gia vào lớp học này, họ phải nằm trong top 2% nhân
viên xuất sắc nhất công ty.
Đến cuối tuần, chúng tôi đã thực hiện khảo sát những người
tham gia và hỏi họ nhận thấy điều gì là hữu ích nhất trong khóa
học này. Giữa những thứ mà mọi người được học xuyên suốt
trong 5 ngày đầy ắp nội dung, buổi học hai tiếng về nhận thức
lại nằm ở vị trí cao nhất trong danh sách.
Đó không phải là lần đầu tiên tôi nhìn thấy phản ứng như
vậy. Trong một thập kỷ qua, tôi đã dạy kỹ thuật nhận thức lại cho
hàng nghìn người trên khắp thế giới và hầu hết mọi người đều
nói rằng nó rất hữu ích với họ. Đây là một vài phản ứng kinh
điển được trích nguyên văn từ trong các mẫu phản hồi:
• “Nhìn nhận lại sự việc theo cách thức mới mẻ này giúp
tôi được mở rộng tầm mắt.”
• “Rất thích nó, mở mang nhận thức của tôi sang một cách
suy nghĩ khác hoàn toàn.”
• “Nhận thức lại là một khái niệm khủng khiếp mà tôi chưa
tìm ra trước đây. Tôi sẽ trực tiếp sử dụng nó khi làm việc với đội
nhóm của mình trong tương lai.”
Với tôi, những phản ứng này thực sự - và tiếp tục sẽ là – rắc
rối nghiêm trọng.
17
GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ CỦA BẠN LÀ GÌ?
Hãy nghĩ thử xem: Tại sao mọi người trên thế giới này lại
không biết về nó? Làm thế nào mà một nhóm người thực sự
thông minh làm việc trong doanh nghiệp toàn cầu nằm trong
danh sách Fortune 500 – top 2% của công ty – lại không biết làm
thế nào để giải quyết đúng vấn đề.
Để hiểu rõ hơn mức độ phổ quát của vấn đề, tôi đã khảo sát
106 lãnh đạo điều hành ở cấp độ C (C-suite), đại diện 91 công ty
thuộc lĩnh vực tư nhân và khu vực công ở 17 quốc gia. Kết quả
thu được: 85% người tham gia khảo sát đã nói rằng tổ chức
của họ không giỏi trong việc nhận thức lại vấn đề.* Hầu hết
đều nói rằng công ty của họ đã lãng phí rất nhiều tài nguyên bởi
vì sự thiếu sót này.
Đây là sai lầm hết sức to lớn. Nhận thức lại là kỹ năng tư
duy cơ bản. Một cách thẳng thắn, đây phải là điều mà mọi người
được dạy từ rất lâu trước đó. Thật là hoàn toàn điên loạn khi
chúng ta không giỏi nhận thức lại. Và điều này đã làm tôi hoảng
sợ khi suy ngẫm xem liệu đã có bao nhiêu sai lầm phát sinh mỗi
ngày bởi những con người thông minh, tài năng nhưng lại cứ
giải quyết sai vấn đề.
Đó chính là vấn đề mà cuốn sách này nhắm đến.
Tôi đã tích lũy công trình nghiên cứu suốt một thế kỷ qua
trong một hướng dẫn dễ dàng, duy nhất về giải quyết đúng vấn
đề. Cấu trúc trung tâm của cuốn sách này là phương pháp nhận
thức lại nhanh chóng, một cách tiếp cận đơn giản đã được
chứng minh mà bạn có thể sử dụng để giải quyết mọi vấn đề
trong bất kỳ ngữ cảnh nào. Quan trọng hơn cả, phương pháp
này được thiết kế để có thể sử dụng nhanh chóng, như là một
18
phần của môi trường làm việc bận rộn hằng ngày: rất ít người
trong chúng ta có thể chấp nhận một cách tiếp cận chậm hơn để
giải quyết những vẫn đề thường trực.
Tôi đã phát triển phương pháp này một cách từ từ trong suốt
thập kỷ vừa qua và trong suốt quá trình tôi dạy kỹ thuật nhận
thức lại cho mọi người ở tất cả các cấp độ và thâm niên, giúp
họ giải quyết các vấn đề thực tế. Những chiến lược được nêu
ra trong cuốn sách này dựa trên nhiều nghiên cứu trước đó về
giải quyết vấn đề và đổi mới sáng tạo. Ngoài ra, sự lựa chọn của
tôi về việc chiến lược nào sẽ được đề cập trong phương pháp
này không dựa trên bất kỳ mô hình lý thuyết bao quát nào. Tôi
chỉ chọn những chiến lược đã được chứng minh một cách nhất
quán rằng nó thật sự hữu ích cho mọi người trong việc tư duy
lại và giải quyết những vấn đề riêng của mình - và đồng thời nó
cũng phải đủ rộng để có thể hữu ích cho nhiều vấn đề đa dạng
trong các ngành nghề khác nhau.
Tôi cũng đã xác minh các chiến lược này, thông qua các
nghiên cứu mà tôi đã thực hiện về việc làm thế nào mà con người
giải quyết các vấn đề gai góc trong tự nhiên, như là một phần gắn
liền với công việc hàng ngày của họ hơn là chỉ trong những buổi
hội thảo. Tôi đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu có chiều sâu về
việc mỗi cá nhân sẽ thực hiện và giải quyết các vấn đề khó khăn
cụ thể như thế nào và tạo ra các sáng tạo đột phá ra sao trong
nhiều môi trường làm việc khác nhau - từ công ty khởi nghiệp
nhỏ đến các công ty lớn và phức tạp như Cisco, Pfizer.
Mặc dù việc nhận thức lại trong thực tế chắc chắn là rắc rối
hơn một cấu trúc rõ ràng được xác lập trước, nhưng mỗi chiến
19
GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ CỦA BẠN LÀ GÌ?
lược đưa ra trong cuốn sách này - được biểu diễn bằng những
phương pháp cụ thể - có thể được sử dụng để giải quyết các vấn
đề thực tế và tìm ra những cách thức mới mẻ, sáng tạo để cung
cấp cho bạn một kết quả rõ ràng.
Cuốn sách này sẽ giúp bạn:
• Tìm ra các giải pháp sáng tạo hơn cho những vấn đề khó
khăn, trong công việc và trong cuộc sống.
• Ngăn bản thân bạn và đội ngũ của bạn lãng phí thời gian
cho những thứ sai lầm.
• Nhận thức những quyết định lớn hiệu quả hơn, cải thiện
tỷ lệ quyết định chính xác.
• Giúp bạn thành công, thăng tiến trong sự nghiệp và gia
tăng giá trị của bạn trong công ty.
• Và quan trọng nhất: tạo ra sự khác biệt với những người
và mục tiêu mà bạn quan tâm.
Lưu ý rằng cuốn sách này được viết để bạn có thể ứng dụng
ngay tức thì: ngay khi đọc qua từng chương sách, bạn có thể bắt
đầu sử dụng phương pháp này ngay lập tức để giải quyết các vấn
đề của riêng bạn. Đây là cách mà cuốn sách được trình bày.
PHẦN TIẾP THEO CỦA CUỐN SÁCH
Chương kế tiếp – Nhận thức lại vấn đề là gì? – chia sẻ nhanh
một vài khái niệm cốt lõi cùng với những ví dụ đáng chú ý của
việc nhận thức lại trong thực tế.
20
Phần II – Làm thế nào để nhận thức lại vấn đề – sẽ dẫn dắt
bạn từng bước một đi qua phương pháp nhận thức lại. Đặc biệt
nhấn mạnh những câu hỏi cần phải đề ra và giải quyết. Chúng
ta sẽ được học các vấn đề sau:
• Làm thế nào một câu hỏi đơn giản – Chúng ta đang cố
gắng giải quyết vấn đề gì – sẽ ngăn mọi người khỏi việc đưa ra
các ý tưởng tồi.
• Tại sao các chuyên gia giải quyết vấn đề nhìn ra bên ngoài
khung vấn đề trước khi họ đào sâu vào chi tiết.
• Làm thế nào tư duy lại mục tiêu giúp giảm 80% khối
lượng công việc.
• Làm thế nào việc tìm kiếm và kiểm tra các ngoại lệ tích
cực có thể ngay lập tức dẫn đến những ý tưởng đột phá.
• Tại sao tự suy ngẫm về bản thân là yếu tố then chốt cho
việc giải quyết các mâu thuẫn cá nhân.
• Cách thức mà hai doanh nhân khởi nghiệp đã sử dụng
để thẩm định vấn đề nhằm phát hiện ra cơ hội nhiều triệu đô la
trong hai tuần.
Sau khi đọc xong phần II, bạn sẽ được trang bị toàn bộ kiến
thức cần thiết để sử dụng phương pháp tuyệt vời này.
Phần III – Vượt qua sự kháng cự - là một nguồn mà bạn có
thể tham khảo khi cần thiết, cho bạn biết cần phải làm khi mọi
người chống lại quá trình nhận thức lại, khi họ không lắng nghe
lời khuyên của bạn, khi họ là nạn nhân của suy nghĩ bất hợp tác,
và nhiều trường hợp khác nữa.
21
GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ CỦA BẠN LÀ GÌ?
Xuyên suốt cuốn sách, tôi cũng sẽ chia sẻ rất nhiều ví dụ
thực tế về việc làm thế nào kỹ năng nhận thức lại đã dẫn dắt mọi
người đến những đột phá lớn. Những ví dụ này hầu như không
nói về các giám đốc điều hành (CEO). Thay vào đó, chúng hầu
hết tập trung vào những người mà bạn gọi là bình thường. Điều
đó không có nghĩa là các CEO không sử dụng kỹ thuật nhận thức
lại; nhiều nhà nghiên cứu quản lý gần đây đã chỉ ra rằng các CEO
vẫn thực hành nhận thức lại và đạt được nhiều thành tựu to lớn.*
Tuy nhiên, vai trò CEO là một công việc không bình thường mà
có rất ít điểm chung với công việc thường ngày của chúng ta. Vậy
nên, tôi đặt sự quan tâm của mình vào việc làm thế nào để tất cả
chúng ta có thể cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề - không chỉ
trong phòng họp mà còn trong mọi tình huống khác. Nói một
cách ngắn gọn, tôi muốn dân chủ hóa kỹ thuật nhận thức lại.
Những câu chuyện và con người bạn gặp gỡ trong cuốn sách này
sẽ phản ánh sự tập trung đó.
Bạn cũng sẽ làm quen với những nghiên cứu quan trọng
nhất đằng sau khái niệm nhận thức lại. Hơn một nửa thế kỷ,
nhận thức lại đã được nghiên cứu bởi các chuyên gia học thuật
và thực hành từ nhiều ngành nghề khác nhau – vận hành, tâm
lý học, toán học, khởi nghiệp, thiết kế, triết học, và nhiều ngành
khác – và cuốn sách này thừa hưởng rất nhiều từ những công
trình nghiên cứu của họ. Bạn sẽ gặp một số nhà tư tưởng chính
về cách tiếp cận nhận thức lại trong những chương kế tiếp; nhiều
người khác cũng sẽ được đề cập ở phần ghi chú ở cuối sách.
Website của cuốn sách với địa chỉ www.howtoreframe.com,
cũng cung cấp một số nghiên cứu chính sâu sắc, hữu ích nếu
bạn muốn tìm hiểu thêm về các minh chứng mang tính chất
22
khoa học đằng sau kỹ thuật nhận thức lại (hay nếu bạn chỉ cần
vài kết quả học thuật để đưa vào bài thuyết trình để trình bày
với khách hàng).
MÔ HÌNH NHẬN THỨC LẠI
Cuối cùng, tôi muốn giới thiệu mô hình nhận thức lại
(Reframing Canvas).* Mô hình mang đến một cái nhìn tổng
quát về các bước chính của phương pháp, và bạn có thể sử dụng
nó với nhóm của bạn hoặc khách hàng để nhận thức lại vấn đề.
Bạn có thể tải miễn phí phiên bản in thân thiện với người dùng
trên website của cuốn sách.
Ở trang kế tiếp, bạn có thể thấy phiên bản tổng quát của mô
hình. Hãy dành một chút thời gian để làm quen, nhưng đừng
vội lo lắng về các chi tiết. Chúng ta sẽ bàn về nó sau trong những
chương tiếp theo. Bây giờ, bạn chỉ cần chú ý rằng phương pháp
này có 3 bước chính – Đóng khung vấn đề, Nhận thức lại vấn đề,
Tiến về phía trước – với một vài chiến thuật bổ sung được lồng
vào trong bước thứ 2.
Hãy cùng bắt đầu nào.
23
GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ CỦA BẠN LÀ GÌ?
24
CHƯƠNG 1
NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ LÀ GÌ?
VƯỢT RA NGOÀI SỰ PHÂN TÍCH
Sự lạc quan là một trong những tính cách quan trọng của
một người giải quyết vấn đề giỏi.* Khi đối mặt với các
tình huống khó khăn, họ không chấp nhận số phận. Họ tin rằng
có một cách nào đó tốt hơn để đi tiếp – và tin rằng họ có khả
năng tìm ra nó.
Tuy nhiên, lạc quan thôi là chưa đủ. Trong lịch sử đã có rất
nhiều người lạc quan nhưng rồi vẫn đâm đầu vào tường.* Để có
thể thành công, quán tính tiến lên phía trước phải đi đôi với khả
25
CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ LÀ GÌ?
năng xác định đúng vấn đề. Đó là điều mà kỹ thuật nhận thức lại
(và thực thể đầu tiên của nó là đóng khung vấn đề) nhắm đến.
Điều quan trọng đầu tiên mà chúng ta cần chú ý là việc nhận
thức lại sẽ khác với phân tích vấn đề. Theo ý của tôi, phân tích
là khi bạn đặt câu hỏi: Tại sao thang máy lại chậm? và cố gắng
tìm hiểu những yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến tốc độ. Để giỏi
khả năng phân tích, đòi hỏi bạn phải có những thông tin chính
xác, có phương pháp, biết hướng đến chi tiết và giỏi làm việc với
các con số.
Trong khi đó, nhận thức lại là một hoạt động ở cấp độ cao
hơn. Đó là khi bạn hỏi: tốc độ của thang máy có phải là điều mà
chúng ta cần tập trung giải quyết hay không? Để giỏi ở khả năng
nhận thức lại, chúng ta không cần phải biết các chi tiết. Mà kỹ
năng này sẽ thiên về việc bạn phải biết cách nhìn bức tranh ở
cấp độ tổng thể và có khả năng xem xét tình huống ở nhiều góc
độ khác nhau.
Nhận thức lại không chỉ giới hạn ở việc khởi đầu của toàn
bộ quá trình hoặc độc lập với việc phân tích và giải quyết vấn
đề. Ngược lại, sự thấu hiểu vấn đề của bạn sẽ giúp phát triển giải
pháp của bạn. Một nhà khởi nghiệp và người tư duy thiết kế sẽ
nói cho bạn rằng, bạn không thể hi vọng có thể đóng khung một
vấn đề một cách chính xác trừ phi bạn lăn xả vào vấn đề và thử
nghiệm suy nghĩ của bạn trong tình huống thực tế.
Để chỉ cho bạn thấy quá trình này diễn ra trong thực tế như
thế nào, tôi sẽ chia sẻ một trong những ví dụ mạnh mẽ nhất mà
tôi từng có. Ví dụ này hơi dài hơn câu chuyện thang máy chậm,
26
nhưng đã đi cùng tôi rất lâu. Đó là một ví dụ có liên quan đến
những chú chó.
VẤN ĐỀ VỀ TRẠM CỨU HỘ CHÓ Ở MỸ
Người Mỹ rất yêu quý chó: hơn 40% gia đình ở Mỹ có nuôi
một chú chó. Tuy nhiên, sự yêu quý dành cho những chú chó
cưng này vẫn không thể ngăn được một vấn đề: mỗi năm, ước
tính có hơn 3 triệu chú chó phải vào trạm cứu hộ và được đưa
vào diện cần được nhận nuôi.*
Các tổ chức bảo vệ quyền lợi động vật làm việc chăm chỉ để
khơi gợi sự quan tâm của cộng đồng về vấn đề này. Một mẫu
quảng cáo đặc trưng với hình ảnh một chú chó bị bỏ bê trông rất
buồn bã được chọn lựa cẩn thận nhằm gợi lên sự trắc ẩn, cùng
với một dòng chữ như: “Cứu một cuộc sống – nhận nuôi một
chú chó” hoặc có thể là một lời đề nghị quyên góp.
Thông qua những hoạt động như thế này, khoảng 1,4 triệu
chú chó được nhận nuôi mỗi năm. Nhưng điều đó cũng đồng
nghĩa với việc hơn một triệu chú chó khác chưa được nhận nuôi,
chưa kể đến mèo và các loại động vật khác. Mặc cho những nỗ
lực ấn tượng của các nhóm bảo vệ và giải cứu, có rất ít thú cưng
được nhận nuôi trong suốt hàng thập kỷ qua.
Tuy nhiên, vẫn có một vài tin tốt. Trong một vài năm vừa
qua, hai tổ chức nhỏ đã tìm được giải pháp cho vấn đề này.
BarkBox là một trong hai tổ chức như thế. Đó là một công ty
khởi nghiệp có trụ sở ở New York mà tôi đã có cơ hội giảng dạy
về kỹ thuật nhận thức lại. BarkBox đã quyên góp 1% doanh thu
của họ cho những chú chó cần sự giúp đỡ. Và rồi đến một ngày
nọ, nhóm hoạt động phi lợi nhuận của họ đã quyết định có một
góc nhìn mới về vấn đề chú chó ở các trạm cứu hộ.
27
CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ LÀ GÌ?
GIẢI QUYẾT VIỆC TIẾP CẬN THÔNG TIN, KHÔNG PHẢI LÀ
QUẢNG CÁO
Trong điều kiện kinh phí eo hẹp của mình, BarkBox đã nhận
ra rằng việc đầu tư vào quảng cáo sẽ không tạo ra nhiều sự khác
biệt. Thay vào đó, họ bắt đầu xem xét những cách khác để nhận
thức vấn đề. Như Henrik Werdelin, đồng sáng lập của BarkBox,
đồng thời là lãnh đạo của dự án, đã chia sẻ với tôi:*
“Chúng tôi nhận ra rằng tiếp cận thông tin chỉ là một phần
nhỏ của vấn đề mà thôi. Các tổ chức bảo vệ động vật chủ yếu
dựa vào Internet để tìm chủ mới cho các chú chó. Tuy nhiên, rất
khó để tìm kiếm những trang web này và bởi vì chi phí dành cho
trang web rất ít nên việc xây dựng trang web thường không tối
ưu cho việc xem trên các thiết bị di động. Tôi nghĩ rằng, đó là
một vấn đề có thể được giải quyết khá dễ dàng.”
Dựa trên mô hình ứng dụng hẹn hò dành cho con người,
BarkBox đã cho ra đời là một ứng dụng vui nhộn có tên
BarkBuddy, thông qua đó mọi người có thể tìm thấy hồ sơ của
các chú chó cần được nhận nuôi và liên hệ với trạm cứu hộ đang
nuôi giữ chúng.
28
Được triển khai với khẩu hiệu: “Tìm những chú chó trong
khu vực của bạn”, ứng dụng BarkBuddy đã có hơn 250.000 lượt
tải về. Sau một khoảng thời gian ngắn, ứng dụng đã phục vụ hơn
một triệu lượt xem hồ sơ mỗi tháng. Là ứng dụng hẹn hò đầu
tiên dành cho các chú chó, BarkBuddy đã xuất hiện trên nhiều
kênh truyền hình quốc gia và được phát sóng trên một talkshow
nổi tiếng. Đây là một kết quả đầu tư khá hời khi mà chi phí để
xây dựng và triển khai dự án này chỉ là 8.000 đô la.*
Đây chính là ví dụ điển hình cho việc nhận thức lại: bằng
cách suy nghĩ lại vấn đề thực sự là gì, Wedelin và nhóm của anh
ấy đã xác định một phương án tiếp cận mới và hiệu quả hơn.
Đồng thời, bạn hãy chú ý rằng khi xem xét ý nghĩa quan trọng
nhất, cả đội vẫn đang làm việc trong khung vấn đề ban đầu: Làm
thế nào để có nhiều chú chó được nhận nuôi hơn? Đó không
phải là cách duy nhất để nhận thức vấn đề về trạm cứu hộ.
MỘT CÁCH TIẾP CẬN KHÁC: CÁC CHƯƠNG TRÌNH CAN
THIỆP VỀ TRẠM CỨU HỘ
Lori Weise là giám đốc điều hành của tổ chức giải cứu các
chú chó trong thành phố có trụ sở tại Los Angeles và là một
trong những người đi tiên phong trong chương trình can thiệp
về trạm cứu hộ thú cưng.* Chương trình của Lori không tìm
kiếm cách làm thế nào để có nhiều chú chó hơn được nhận nuôi
hơn. Thay vào đó, chương trình tìm cách để giữ các chú chó ở lại
với người chủ đầu tiên để mà chúng không bao giờ phải vào các
trạm cứu hộ trong hệ thống các tổ chức bảo vệ.
Trung bình có khoảng 30% các chú chó tham gia vào
chương trình bảo vệ thuộc dạng “từ bỏ bởi người chủ” khi chủ
của chúng, sau khi cân nhắc kỹ càng đã quyết định không nuôi
29
CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ LÀ GÌ?
nữa. Trong cộng đồng bảo vệ động vật tự nguyện, nơi tập trung
rất nhiều người có tình yêu sâu sắc với động vật, những người
chủ như thế thường bị đánh giá một cách cay nghiệt: Làm sao
mà bạn nhẫn tâm bỏ rơi những chú chó như cách bạn vứt bỏ
một món đồ chơi bị hỏng? Sau đó, để ngăn các chú chó đến với
những người chủ tồi, rất nhiều tổ chức bảo vệ yêu cầu người
muốn nhận nuôi phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt
– bất chấp thực tế là danh sách các chú chó cần nhà mới đang
quá tải.
Lori không nghĩ vậy, cô ấy nhìn thấy những thứ hoàn toàn
khác. Cô ấy đã nói với tôi: “Tôi hoàn toàn không đồng tình với
những gì người khác nghĩ về những người chủ tồi tệ. Tôi đã gặp
nhiều người như thế này trong quá trình làm việc và hầu hết họ
đều rất quan tâm đến các chú chó của mình. Họ không phải là
người xấu. Có điều câu chuyện không đơn giản như thế.”
Để tìm hiểu rõ lý do, Lori đã xây dựng một thí nghiệm nhỏ
ở một tổ chức bảo vệ có trụ sở tại Nam Los Angeles. Bất kỳ khi
nào một gia đình đến để chuyển giao chú chó của họ cho tổ chức
bảo vệ, một trong những nhân viên của Lori sẽ hỏi họ: “Nếu có
thể, bạn có muốn giữ lại chú chó của mình không?”
Nếu gia đình đó trả lời là có, nhân viên sẽ tiếp tục hỏi tại sao
gia đình họ lại bỏ rơi chú chó. Nếu đó là vấn đề mà Lori và nhân
viên của cô ấy có thể giúp để giải quyết, họ sẽ sử dụng nguồn lực
và các mối quan hệ của mình để hỗ trợ.
Thử nghiệm của Lori đã khám phá ra một kết luận dựa trên
dữ liệu hoàn toàn trái ngược với giả định trước đó: 75% những
người chủ nói rằng họ muốn giữ lại chú chó của mình. Nhiều
30
người đã gặp phải khó khăn khi buộc phải bỏ rơi các chú chó
của họ - và họ đã chăm sóc rất cẩn thận chúng nhiều năm trước
khi bị buộc phải chuyển chúng đến tổ chức bảo vệ. Như Lori đã
nêu: “Sự từ bỏ của người chủ” không phải là vấn đề về đạo đức.
Thay vào đó là vấn đề về sự nghèo khó.
Những gia đình này rất yêu các chú chó của mình nhưng
đồng thời họ cũng rất nghèo. Chúng ta đang nói về những người
mà trong nhiều trường hợp họ cũng không hoàn toàn chắc chắn
làm thế nào để nuôi những đứa trẻ của họ vào giai đoạn cuối
tháng. Vì vậy, khi một người chủ nhà mới đột nhiên yêu cầu một
khoản đặt cọc để nuôi chó, họ không có cách nào để xoay xở đủ
tiền. Trong những trường hợp khác, các chú chó cần khoảng
10 đô la cho một lần tiêm phòng bệnh dại, chưa kể đến các gia
đình không có cách tiếp cận với bác sĩ thú y, hoặc có thể phải
cảnh giác với các cơ quan chính phủ. Chuyển giao thú cưng của
họ cho một trạm cứu hộ luôn là một lựa chọn cuối cùng trong
những sự lựa chọn mà họ tin rằng có thể.
Như Lori đã phát hiện, chương trình can thiệp không chỉ là
khả thi về mặt kinh tế: thực tế nó thiên về hiệu quả về mặt chi
phí hơn là các hoạt động khác của nhóm. Trước khi thực hiện
chương trình này, tổ chức của Lori đã chi ra một khoảng trung
bình là 85 đô la cho một thú cưng mà họ giúp đỡ. Chương trình
can thiệp mới đã hạ chi phí thấp xuống còn khoảng 60 đô la
cho mỗi thú cưng và do đó cải tiến một cách đáng kinh ngạc
hiệu quả trên từng đô la của tổ chức. Sáng kiến này cũng cho
phép nhiều gia đình có thể giữ lại những thú cưng của họ - và
bằng cách giữ lại thú cưng thay vì đưa chúng vào trạm cứu hộ,
31
CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ LÀ GÌ?
chương trình đã giải phóng thêm không gian để giúp đỡ các
động vật khác khi cần thiết.
Dựa trên công việc của Lori và nhiều nhà tiên phong khác,
những chương trình can thiệp tương tự đã được nhân rộng khắp
nước Mỹ, và cách tiếp cận này đã nhận được sự hỗ trợ của nhiều
tổ chức doanh nghiệp. Và kết quả là số lượng thú cưng bị đưa vào
trạm cứu hộ và số lượng thú cưng bị chết luôn ở mức thấp.*
PHÂN BIỆT KHÁM PHÁ VỚI PHÁ VỠ KHUNG VẤN ĐỀ
Hai câu chuyện trên minh họa cho sức mạnh của kỹ thuật
nhận thức lại. Trong cả hai trường hợp, bằng cách tìm một vấn
đề mới để giải quyết, một nhóm người nhỏ đã tạo nên sự thay
đổi lớn. Những câu chuyện trên cũng đã chỉ ra rằng có hai cách
tiếp cận khác nhau để nhận thức lại vấn đề - tôi gọi chúng là
khám phá và phá vỡ khung vấn đề.
Khám phá khung vấn đề là khi bạn đào sâu hơn vào vấn
đề ban đầu
Khám phá khung vấn đề cũng tương tự như phân tích vấn
đề, nhưng bổ sung thêm một vài yếu tố sẽ giúp bạn nhìn ra khỏi
khung vấn đề, từ đó xem xét kỹ tất cả các khía cạnh của tình
32
huống và do đó có thể tạo ra sự khác biệt. Đây là cách mà nhóm
BarkBox đã làm. Họ bắt đầu bằng phát biểu “Không đủ người
nhận nuôi” và họ quyết định đào sâu hơn vào vấn đề cho đến khi
họ phát hiện ra một vấn đề “ẩn”: vấn đề tiếp cận thông tin. Và khi
đã nhận thức lại vấn đề, họ đã tạo ra một tầm ảnh hưởng vượt
mức kỳ vọng so với giá trị của khoản đầu tư 8.000 đô la của mình.
Phá vỡ khung vấn đề là khi bạn bỏ qua hoàn toàn khung
vấn đề ban đầu
Chương trình của Lori đã phá vỡ khung vấn đề. Cô ấy đã suy
nghĩ lại mục đích khởi nguồn công việc của cô ấy – nhìn nhận
lại vấn đề không phải là về nhận nuôi mà là làm thế nào để giúp
đỡ các gia đình nghèo giữ lại thú cưng của họ - và giúp thay đổi
lĩnh vực của cô ấy thông qua quy trình làm việc.
Cả hai cách tiếp cận này đều có thể dẫn đến sự đột phá.
Nhưng ý tưởng phá vỡ khung vấn đề có tầm quan trọng hơn cả,
bởi vì nếu bạn không làm chủ được nó, bạn sẽ rơi vào bẫy của
khung vấn đề ban đầu. Mặc dù đối với những người giải quyết
vấn đề dày dạn kinh nghiệm, rất dễ dàng để có thể đào sâu vào
chi tiết, làm rõ ràng vấn đề để có được các manh mối, giúp giải
quyết vấn đề trong khi hoàn toàn quên đi thách thức khung vấn
đề tổng thể. Nhưng bằng cách phá vỡ khung vấn đề trong suy
nghĩ, bạn sẽ thôi giới hạn bản thân trong việc suy nghĩ làm thế
nào mà một vấn đề xảy ra và được nhận thức trước khi bạn bắt
tay vào giải quyết vấn đề.
ĐỘT PHÁ VỀ CÔNG NGHỆ HAY ĐỘT PHÁ VỀ TƯ DUY
Có một khoảnh khắc tạo nên sự khác biệt tinh tế giữa hai
câu chuyện trên. Câu chuyện BarkBuddy giống như là một câu
33
CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ LÀ GÌ?
chuyện cổ tích kinh điển ở thung lũng Silicon: một vấn đề bị bỏ
qua suốt nhiều năm trời đã được xác định và nhờ vào sức mạnh
kinh ngạc của công nghệ, chúng ta bây giờ đã có một cách tốt
hơn để giải quyết. Trong ngữ cảnh này, ứng dụng BarkBuddy đã
được gắn chặt với thời điểm ra mắt. Nó sẽ không thể thực hiện
được nếu như không có điện thoại thông minh, các chuẩn chia
sẻ dữ liệu và một lượng lớn dân số đã làm quen với các ứng dụng
hẹn hò trước đó. Giáo sư của trường đại học Dartmouth Ron
Adner* gọi điều này là “những lăng kính ẩn”, với ẩn ý là để có
những sáng tạo thành công, một hệ sinh thái về công nghệ phải
được hỗ trợ sẵn và các đối tượng cộng tác trong hệ sinh thái đó
phải sẵn sàng.
Nhưng phát kiến của Lori thì không có bất kỳ điều gì liên
quan đến công nghệ mới hoặc phải phụ thuộc vào một lượng
lớn dân số phải được làm quen trước với một hành vi mới. Dĩ
nhiên, nó cũng cần một hệ sinh thái với nhiều đối tượng cộng
tác bao gồm bác sĩ thú y và tổ chức bảo vệ - tuy nhiên tất cả các
đối tượng này đã tồn tại qua hàng thập kỷ mặc dù có nhiều khác
biệt về cách thức hoạt động so với hiện nay.
Điều này đã nêu lên một câu hỏi thú vị: Những gì đã ngăn
chặn chúng ta tìm ra hai giải pháp sớm hơn? BarkBuddy không
thể được xây dựng sớm hơn. Đơn giản là điều kiện chưa cho
phép. Nhưng chương trình can thiệp của Lori thì sao? Về mặt
lý thuyết, chúng ta có thể tìm ra giải pháp như vậy cách đây 20
năm hoặc thậm chí là 40 năm trước. Rào cản chính của việc hiện
thực giải pháp không phải là khía cạnh công nghệ. Nó chính là
niềm tin sai lệch – trong trường hợp này là tin rằng những gia
đình từ bỏ chú chó của họ là những người chủ tồi.
34
Trải qua hàng thập kỷ, cả một cộng đồng đã bị che mắt bởi
niềm tin đó. Lori đã phá vỡ nhận thức chỉ bởi một một dữ liệu
đơn giản mà mọi người đã biết và đề xuất cho chúng ta một cách
thức mới mẻ để hiểu về vấn đề.
Đây chính là chủ đề cốt lõi của những câu chuyện trong
cuốn sách này. Những nhà đổi mới sáng tạo và người giải quyết
vấn đề thường có một sự mù quáng - dù đó là những kỹ sư cố
gắng vượt qua giới hạn của vật lý, bác sỹ phát triển các loại thuốc
mới hay những lập trình viên làm những việc đáng kinh ngạc
với bit và byte.
Nhưng trong phần lớn các trường hợp – đặc biệt là những
trường hợp xảy ra trong đời sống hàng ngày của chúng ta – giải
pháp cho một vấn đề không phải phụ thuộc vào sự đột phá công
nghệ mà là đột phá về tư duy. Và như vậy, giải quyết các vấn đề
khó khăn không phải lúc nào cũng đòi hỏi sự hiểu biết về các
chi tiết hay phải là một người có tư duy hệ thống. Kỹ năng mà
bạn cần có thể là về sự diễn dịch và khả năng cảm thụ; về việc
nhìn thấy những gì đã tồn tại nhưng suy nghĩ lại ý nghĩa thực
sự của nó. Thành công của phương pháp này phụ thuộc nhiều
vào khả năng của bạn trong việc hoài nghi, chất vấn lại niềm tin
của chính bản thân bạn và thách thức những giả định mà tất cả
chúng ta đã chấp nhận trong suốt một thời gian dài – về đồng
nghiệp, khách hàng, bạn bè, gia đình của chúng ta và thậm chí
là chính bản thân chúng ta.
***
Hy vọng rằng câu chuyện trên đã cho bạn một ý tưởng về sự
khác biệt mà kỹ thuật nhận thức lại vấn đề có thể tạo ra. Để kết
35
CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ LÀ GÌ?
luận lại chương này, dưới đây là 5 lợi ích cụ thể mà bạn có thể có
được khi đọc cuốn sách này.
1. BẠN SẼ TRÁNH GIẢI QUYẾT SAI VẤN ĐỀ
Loài người chúng ta có thiên hướng hành động. Khi đối
diện với một vấn đề, họ sẽ ngay lập tức chuyển sang chế độ giải
pháp, từ chối việc phân tích và ngay lập tức tiến lên phía trước:
Tại sao chúng ta lại phải tiếp tục nói về vấn đề đó? Chúng ta hãy
bắt tay vào tìm kiếm một giải pháp.
Về cơ bản, thiên hướng hành động là tốt: bạn không muốn
mắc kẹt trong sự cân nhắc bất tận. Nhưng nó cũng tiềm ẩn mối
nguy hiểm mà con người sẽ gặp phải khi không hiểu một cách
đầy đủ vấn đề mà họ đang giải quyết hoặc xem xét liệu rằng họ
có đang nhắm đúng vào vấn đề ngay từ ban đầu hay không. Hệ
quả tất yếu là họ thường lãng phí năng lượng cho một vấn đề
sai, loay hoay với các phiên bản của cùng một giải pháp vô dụng
cho đến khi họ sử dụng hết thời gian và tiền bạc. Thỉnh thoảng
điều này được mô tả như là “sắp xếp lại những chiếc ghế trên
tàu Titanic.”
Tiến trình mà tôi chia sẻ trong cuốn sách này được thiết kế
để bạn nhận thức lại vấn đề nhanh chóng, để bạn có thể được lợi
cả về mặt tốc độ và có được sự thận trọng cần thiết. Bằng cách
giới thiệu kỹ thuật nhận thức lại vấn đề trong giai đoạn đầu của
tiến trình, trước cả khi mọi người bắt đầu yêu thích một giải
pháp cụ thể nào đó, bạn có thể ngăn ngừa việc lãng phí nỗ lực và
đạt được các mục tiêu của bạn nhanh hơn.
2. BẠN SẼ TÌM ĐƯỢC NHỮNG GIẢI PHÁP SÁNG TẠO HƠN
Không phải tất cả mọi người đều phạm phải sai lầm khi
nhanh chóng bắt tay vào hành động. Nhiều người đã học được
36
cách dành thời gian để phân tích vấn đề. Tuy nhiên, ngay cả
khi đó, họ có thể bỏ qua một số cơ hội quan trọng. Cụ thể hơn,
nhiều người tiếp cận việc phân tích vấn đề bằng cách đặt câu hỏi:
Vấn đề thực sự là gì? Được dẫn dắt bởi câu hỏi này, họ đã đào sâu
vào chi tiết, tìm kiếm các nguyên nhân “gốc rễ” của vấn đề.
Câu chuyện chiếc thang máy đã làm nổi bật một kẽ hở quan
trọng trong cách thức chúng ta suy nghĩ. Sự chậm chạp của
thang máy được nhìn nhận là vấn đề thật sự, và việc mua thang
máy mới sẽ giải quyết được vấn đề này. Tuy nhiên, quan trọng
hơn nữa, đó không phải là cách duy nhất để nhìn nhận vấn đề.
Thực ra, ý tưởng chỉ tồn tại một nguyên nhân gốc rễ có thể là
sai lầm. Thông thường, vấn đề có nhiều nguyên nhân và có thể
được đề cập thông qua nhiều cách khác nhau. Vấn đề thang máy
chậm cũng có thể được nhận thức như là vấn đề gia tăng nhu
cầu lúc cao điểm – quá nhiều người cần sử dụng thang máy tại
cùng một thời điểm – mà có thể được giải quyết bằng cách giãn
cách nhu cầu, chẳng hạn như sắp xếp xen kẽ thời gian nghỉ ăn
trưa của mọi người.
Nhận thức lại không phải là tìm thấy vấn đề thực sự; mà
là về việc tìm ra một vấn đề tốt hơn để giải quyết. Nếu như cứ
khăng khăng rằng chỉ có duy nhất một cách hiểu đúng về vấn
đề, chúng ta có thể bỏ qua các khả năng tồn tại các giải pháp
thông minh hơn và sáng tạo hơn. Nhận thức lại giúp bạn tìm ra
các giải pháp này tốt hơn.
3. BẠN SẼ ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH TỐT HƠN
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng một trong những điều tốt nhất
mà bạn có thể làm khi giải quyết vấn đề là tạo ra nhiều phương
37
CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ LÀ GÌ?
án để có thể chọn lựa. Giáo sư Paul C.Nutt của trường Đại học
Ohio State, một học giả hàng đầu trong lĩnh vực này, đã khám
phá ra rằng 50% trường hợp con người sẽ đưa ra những quyết
định tồi khi họ chỉ có duy nhất một phương án để cân nhắc:*
• Tôi có nên học Thạc sỹ Quản trị kinh doanh hay không?
• Tôi có nên đầu tư vào dự án này hay không?
Ngược lại, những người mà tạo ra và xem xét nhiều sự lựa
chọn sẽ mắc sai lầm chỉ 1/3 thời gian – và điều này vẫn đúng
ngay cả khi cuối cùng họ nhắm đến kế hoạch ban đầu của họ:
• Tôi sẽ theo học Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, khởi nghiệp,
tìm kiếm một công việc mới, hay vẫn tiếp tục với vai trò hiện tại?
• Tôi sẽ đầu tư vào dự án A, B hay C hay không nên đầu tư
gì cả ở thời điểm hiện tại?
Chỉ cần tăng thêm các sự lựa chọn thôi cũng giúp bạn có
thể quyết định chính xác hơn. Tuy nhiên, tiền đề cho điều này
là: những lựa chọn mà bạn xem xét phải khác nhau một cách
đúng nghĩa. Khi không hiểu kỹ thuật nhận thức lại, người ta có
thể nghĩ rằng phân tích của họ đã thực sự thấu đáo bởi vì họ
đã xác định 15 giải pháp cho thang máy mới và nhanh hơn. Dĩ
nhiên, họ chỉ tìm ra 15 phiên bản khác nhau của cùng một giải
pháp. Nhận thức lại sẽ dẫn đến một quyết định tốt hơn bởi vì
nó sẽ dẫn dắt bạn tìm ra những phương án thực sự khác nhau
để chọn lựa.
Và hơn thế nữa, việc lan truyền rộng rãi kỹ thuật nhận thức
lại thậm chí có thể có tác động tích cực lớn hơn nữa – cả về mặt
cá nhân và xã hội.
38
4. BẠN SẼ MỞ RỘNG CON ĐƯỜNG LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP
CỦA MÌNH
Ở mức độ cá nhân, giải quyết những vấn đề khó khăn là một
trong những điều trọn vẹn nhất mà chúng ta có được, và đó là
cách vĩ đại để tạo nên sự khác biệt cho loài người và những căn
nguyên mà bạn quan tâm. Trên hết, tự học lấy khả năng nhận
thức lại cũng sẽ mang lại hiệu quả rõ ràng cho sự nghiệp của bạn.
Không có gì phải bàn cãi, trở thành một người giải quyết vấn
đề tốt hơn, bạn sẽ ngay lập tức làm cho chính bản thân bạn trở
nên có giá trị hơn đối với công ty của bạn. Và bởi vì nhận thức
lại không cần bạn phải là một chuyên gia trong một lĩnh vực liên
quan đến vấn đề đó – như bạn sẽ thấy ở các chương sau, những
chuyên gia có thể thỉnh thoảng sẽ bị dính bẫy bởi chính sự tinh
thông của họ - điều này cũng có nghĩa rằng bạn có thể đóng
góp vào những lĩnh vực nằm ngoài vai trò của bạn, chẳng hạn
như những chuyên gia tư vấn có thể đóng góp giá trị vào những
ngành mà họ chưa từng làm việc bao giờ. Vậy nên, kỹ năng nhận
thức lại sẽ vô cùng hữu ích trong trường hợp một ngày nào đó
bạn muốn chuyển sang một vai trò khác.
Dù không thông dụng, nhưng khả năng giải quyết vấn đề cũng
được đánh giá cao trong thị trường việc làm. Trong một báo cáo
gần đây, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã chia sẻ một danh sách
bao gồm những kỹ năng quan trọng nhất trong tương lai.* Ba kỹ
năng hàng đầu được liệt kê ở đây trông có vẻ quen thuộc:
1. Giải quyết vấn đề phức tạp (complex problem solving)
2. Tuy duy phản biện (critical thinking)
3. Sáng tạo (creativity)
39
CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ LÀ GÌ?
Cuối cùng, nhận thức lại cũng sẽ giúp tương lai sự nghiệp
của bạn vững chắc hơn, theo một cách rất khác biệt: giúp bạn
giảm đi nguy cơ có thể bị thay thế bởi máy tính.
Tùy thuộc vào vai trò hiện tại của bạn, mối hiểm họa này có
thể xa vời hay gần ngay trước mắt. Tuy nhiên, tất cả các chuyên gia
sẽ chia sẻ với bạn một thông điệp nghiêm túc: Trí tuệ nhân tạo (AI)
và các mô thức tự động hóa đã bắt đầu lấy đi rất nhiều công việc
mà con người đã từng có, bao gồm cả các công việc văn phòng.
Tuy nhiên, việc phân tích vấn đề thì khác. Dựa vào bản chất
của nó, định nghĩa và nhận thức lại một vấn đề là tác vụ duy nhất
của con người, đòi hỏi sự hiểu biết nhiều mặt của tình huống;
một năng khiếu trong việc hấp thụ sự mập mờ, thông tin rất
khó để định lượng và khả năng để làm sáng tỏ và suy nghĩ lại dữ
liệu có ý nghĩa gì. Đây là những điều mà máy tính sẽ không có
khả năng thực hiện trong tương lai gần – và thuần thục kỹ năng
nhận thức lại vấn đề sẽ giúp cho công việc hiện tại của bạn an
toàn hơn, đồng thời mở ra các cơ hội nghề nghiệp mới cho bạn.
5. BẠN SẼ GIÚP TẠO RA MỘT XÃ HỘI KHỎE MẠNH HƠN
Cuối cùng, nhận thức lại cũng rất quan trọng đối với sự vận
hành liên tục của xã hội chúng ta. Giải quyết mâu thuẫn theo
cách bền vững đòi hỏi con người tìm thấy sự tương đồng cơ bản
với đối thủ của họ - thường bắt đầu bằng cách hình dung ra
những vấn đề mà con người đang cố gắng giải quyết hơn là chiến
đấu cho những giải pháp. Trong phần tiếp theo, tôi sẽ chỉ ra nhận
thức lại đã được sử dụng để tìm ra những giải pháp mới cho mâu
thuẫn chính trị sâu sắc như thế nào trong thực tế.*
Đồng thời, học hỏi kỹ thuật nhận thức lại cũng là một hệ
thống phòng thủ trí tuệ hữu ích – bởi vì nghiên cứu đã chỉ ra
40
rằng đóng khung vấn đề có thể trở thành một loại vũ khí.* Hãy
quan sát cẩn thận cách các đảng phái chính trị mâu thuẫn nói về
một chủ đề nóng, và bạn sẽ thấy họ sử dụng kỹ thuật nhận thức
lại để tác động đến suy nghĩ của bạn như thế nào.
Với góc nhìn này, nhận thức lại có thể được xem như là một
kỹ năng tranh cử. Bằng cách nâng cao kỹ năng đóng khung vấn
đề, bạn có thể trở nên tốt hơn trong việc phát hiện ra những ai
đang cố gắng điều khiển bạn. Những người giỏi nhận thức lại sẽ
làm tốt hơn trong việc bảo vệ bản thân khỏi sự mị dân và những
người tạo ảnh hưởng tinh thần có chủ đích.
Và các độc giả yêu quý của tôi, đó là lý do tại sao bạn nên
giới thiệu cuốn sách này cho các đồng minh, đồng thời nói xấu
nó một cách nhẹ nhàng với các đối thủ chính trị của bạn.
TỔNG KẾT CHƯƠNG
Nhận thức lại vấn đề là gì?
Giải quyết các vần đề sẽ bao gồm 3 hoạt động mà bạn sẽ
thực hiện lặp lại theo một chu trình có trình tự:
41
CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ LÀ GÌ?
1. Đóng khung vấn đề (và sau đó là nhận thức lại): xác
định điều gì cần phải tập trung vào.
2. Phân tích vấn đề: nghiên cứu khung vấn đề đã được chọn
lựa, cố gắng định lượng nó và hiểu được các chi tiết rõ ràng.
3. Giải quyết vấn đề: thực hiện những bước cần thiết để
giải quyết vấn đề như thử nghiệm, tạo nguyên mẫu, và thậm chí
là hiện thực một giải pháp đầy đủ.
Có hai cách để nhìn vấn đề theo những góc độ mới:
1. Khám phá khung vấn đề: cố gắng nhận thức lại vấn
đề bằng cách đào sâu vào chi tiết của lần đóng khung vấn đề
đầu tiên.
2. Phá vỡ khung vấn đề: bước xa khỏi khung vấn đề được
tạo nên ở lần đầu tiên, thiết lập một góc nhìn hoàn toàn khác.
Hầu hết các vấn đề đều có nhiều nguyên nhân – và vì vậy,
có thể có nhiều giải pháp khả thi. Những người nhìn vào vấn đề
“thực sự” có thể có rủi ro bỏ qua những giải pháp sáng tạo, bởi
vì họ dừng lại ở câu trả lời khả thi đầu tiên mà họ tìm thấy.
Không phải tất cả giải pháp cho vấn đề đều thuộc về phạm
trù chuyên môn. Thỉnh thoảng, chúng ta có thể tìm thấy những
cách tiếp cận mới bằng cách hoài nghi, thay đổi niềm tin của
mình hơn là áp dụng các công nghệ mới.
Tạo ra nhiều sự lựa chọn sẽ cải thiện chất lượng quyết định
của bạn – với giả định rằng những sự lựa chọn này là thực sự
khác nhau.
Vì thế, bạn có thể được hưởng lợi từ kỹ thuật nhận thức lại
trong sự nghiệp của mình, xã hội mà bạn đang sống cũng vậy.
PHẦN II
LÀM THẾ NÀO ĐỂ
NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ
43
CHƯƠNG 2
SẴN SÀNG NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ
TIẾN TRÌNH
Hầu hết mọi người nhận thức được việc ngay lập tức bắt
tay vào hành động sẽ nguy hiểm như thế nào. Nhưng
chính xác thì mọi người vẫn sẽ làm như thế vì sự thật là họ đều
rất bận rộn. Một tác giả nhàn nhã đang nhấm nháp cà phê latte
như tôi, chắc chắn là sẽ có rất nhiều thời gian để tham gia vào
44
cái mà cô con gái của bạn tôi gọi là “những suy nghĩ vẩn vơ”.*
Nhưng những người đang bận rộn với công việc thông thường
không có nhiều thời gian xa xỉ như vậy. Khi chịu áp lực về mặt
thời gian, hầu hết chúng ta chọn lựa hành động ngay lập tức và
hy vọng rằng mình có khả năng dọn dẹp hết mớ rắc rối nảy sinh
sau đó.
Điều này có thể tạo ra một chu trình tệ hại. Không dành
thời gian để đưa ra những câu hỏi, chúng ta có thể tạo ra thêm
các vấn đề khác cho chính mình và do đó sẽ làm thời gian càng
thêm hạn hẹp. Như một nhân viên cấp cao đã mô tả: “Chúng ta
không có thời gian để phát minh ra bánh xe vì chúng ta quá bận
rộn với việc vác các vật nặng.”*
Để thoát khỏi chiếc bẫy đó, đầu tiên bạn phải đối diện với
hai giả định sai lầm về việc phân tích vấn đề:
• Một là, việc đào sâu vào vấn đề đòi hỏi nhiều thời gian
và kéo dài.
• Hai là, bạn phải hoàn tất việc đào sâu này và thấu hiểu
vấn đề một cách hoàn hảo trước khi thực hiện bất kỳ hành
động nào.
Những lầm tưởng này có lẽ được đúc kết trong một thế giới
đầy rẫy những lời trích dẫn nổi tiếng về việc giải quyết vấn đề,
thông thường được cho là phát biểu của Albert Einstein: “Nếu
tôi có một giờ để giải quyết vấn đề và cuộc sống của tôi phụ
thuộc vào điều này, tôi sẽ dành 55 phút để xác định vấn đề và
dùng 5 phút còn lại để giải quyết nó.”*
Chắc chắn đây là một lời trích dẫn đầy cảm hứng, nhưng nó
tồn tại một số vấn đề. Một mặt, nó không phải là từ Einstein.
45
CHƯƠNG 2 SẴN SÀNG NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ
Nhà vật lý danh tiếng này là một người tin tưởng mạnh mẽ vào
phân tích vấn đề, nhưng không có bất kỳ chứng cứ nào rằng câu
nói “55 phút” là từ ông ấy. Quan trọng hơn nữa, thậm chí nếu
Einstein đã từng phát biểu như thế, nó vẫn sẽ là một lời khuyên
tồi. Dưới đây chính là những gì có thể xảy ra nếu bạn quản lý
thời gian dựa vào lời khuyên của “Einstein”:
Tóm lại, bạn sẽ bị tê liệt bởi việc phân tích, và nó thường kết
thúc một cách tồi tệ.
MỘT CÁCH TIẾP CẬN TỐT HƠN
Dưới đây là một cách tốt hơn để suy nghĩ về nhận thức vấn
đề. Đầu tiên, hãy nghĩ đến việc giải quyết vấn đề như là một
đường thẳng, xác định bản chất của con người là hướng đến việc
tìm kiếm giải pháp.
Nhận thức lại vấn đề như là một vòng lặp của chu trình
ngắn gọn như sau: cố ý điều hướng để tạm thời chuyển sự chú
46
tâm của con người đến câu hỏi ở cấp độ cao hơn về việc làm thế
nào để đóng khung vấn đề.* Điều này sẽ giúp chúng ta quay trở
lại chu trình với một cách hiểu mới hoặc cách hiểu tốt hơn về
vấn đề. Nếu bạn thích, hãy xem nó như là một khoảng nghỉ ngơi
trong hành trình di chuyển về phía trước, như là một bước lùi
lại trước khi hành động.
Vòng lặp nhận thức lại này được lặp đi lặp lại xuyên suốt
hành trình giải quyết vấn đề, với nhiều khoảng nghỉ trong suốt
quá trình di chuyển về phía trước của bạn. Một nhóm có thể bắt
đầu với một vòng nhận thức lại vấn đề vào ngày thứ Hai, sau đó
chuyển sang chế độ hành động cho cả tuần, và sau đó sẽ kiểm
tra lại vấn đề vào ngày thứ Sáu. Họ sẽ hỏi: chúng ta có học được
gì mới mẻ về vấn đề này hay không sau tất cả những gì chúng ta
đã làm trong tuần này? Việc đóng khung vấn đề của chúng ta vẫn
đúng chứ?
Khi đó bạn sẽ nhớ lại quy trình tổng quan mà tôi đã chia sẻ
trước đó (mô hình nhận thức lại vấn đề), phương pháp này sẽ
có ba bước – đóng khung vấn đề, nhận thức lại vấn đề, tiến về
phía trước – với các chiến lược được lồng ghép vào bước thứ hai.
Trong hình bên dưới, bạn có thể thấy được làm cách điều này
được ánh xạ vào vòng lặp như thế nào.
47
CHƯƠNG 2 SẴN SÀNG NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ
BƯỚC 1 – ĐÓNG KHUNG VẤN ĐỀ
Đây là sự kích hoạt cho toàn bộ tiến trình. Trong thực tế,
nó bắt đầu với việc một ai đó hỏi: “Vấn đề mà chúng ta đang cố
gắng giải quyết là gì?” Câu trả lời cho câu hỏi này – lý tưởng nhất
là bạn nên viết nó ra – là nhận thức đầu tiên của bạn về vấn đề.
BƯỚC 2 – NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ
Nhận thức lại là giai đoạn mà bạn sẽ thách thức sự hiểu biết
ban đầu của mình về vấn đề. Mục đích là để nhanh chóng phát
hiện ra nhiều nhất có thể những khung vấn đề khác nhau. Bạn
có thể nghĩ nó như là kỹ thuật động não (brainstorming), chỉ có
điều thay vì là ý tưởng, bạn đang tìm kiếm nhiều cách khác nhau
để nhận thức vấn đề. Điều này có thể ở dạng những câu hỏi (Tại
sao thang máy chậm lại là một vấn đề cho mọi người?) hoặc ở
dạng những đề nghị trực tiếp (Điều này có thể là một mánh khóe
để làm giảm tiền thuê).
Năm chiến lược kết hợp sau đây có thể giúp bạn tìm ra
những cách nhận thức khác nhau cho cùng một vấn đề. Phụ
48
thuộc vào tình huống, bạn có thể nghiên cứu vài, tất cả, hoặc
không chiến lược nào cả:
• Nhìn ra bên ngoài khung vấn đề. Chúng ta đang bỏ lỡ
điều gì?
• Tư duy lại mục tiêu. Có một mục tiêu tốt hơn để theo
đuổi hay không?
• Kiểm tra những điểm sáng. Ở đâu không có vấn đề?
• Tự suy ngẫm. Vai trò của tôi/chúng ta trong việc tạo ra
vấn đề này là gì?
• Tiếp nhận quan điểm của người khác. Vấn đề của họ
là gì?
BƯỚC 3 – TIẾN VỀ PHÍA TRƯỚC
Bước này sẽ đóng vòng lặp lại và chuyển bạn trở về trạng
thái hành động. Nó có thể là một sự tiếp tục của tiến trình hiện
tại của bạn, một sự di chuyển để khám phá thêm các nhận thức
mới mà bạn có, hoặc là cả hai.
Nhiệm vụ quan trọng của bạn ở đây là xác định làm cách
nào bạn có thể kiểm định việc đóng khung vấn đề của bạn thông
qua việc thử nghiệm trong thực tế, đảm bảo rằng sự phân tích
của bạn là đúng. (Hãy nghĩ về một bác sĩ chẩn đoán bệnh – mà
triệu chứng có vẻ rất giống viêm màng não – sau đó, cô yêu cầu
kiểm tra để xác nhận chẩn đoán trước khi bắt tay vào điều trị).
Tại thời điểm này, bạn cũng có thể thiết lập lịch trình cho vòng
lặp nhận thức lại tiếp theo.
49
CHƯƠNG 2 SẴN SÀNG NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ
BẠN CẦN NHỮNG CÔNG CỤ GÌ ĐỂ NHẬN THỨC LẠI?
Bạn không cần bất kỳ công cụ gì để có thể nhận thức lại một
vấn đề, nhưng bảng lật hay bảng trắng sẽ hữu ích, đặc biệt là
khi làm việc nhóm. Những công cụ như thế đặc biệt rất có ích
để gắn kết mọi người, tạo điều kiện để mọi người cùng tham gia
trao đổi và hợp tác với nhau.
Danh sách kiểm tra (checklist) cũng có thể giúp bạn. Trong
phần sau của cuốn sách, bạn có thể tìm thấy một mẫu checklist
mà bạn có thể đặt trong không gian làm việc của mình.
Đối với những vấn đề thực sự quan trọng – hoặc khi bạn tạo
ra một tiến trình chính thống – hãy sử dụng mô hình nhận thức
lại. Bạn sẽ tìm thấy chúng ở phần sau của cuốn sách này, và cũng
có thể tải miễn phí và in chúng trên trang web của cuốn sách.
AI NÊN THAM GIA?
Bạn có thể nhận thức lại vấn đề một mình bạn – và thỉnh
thoảng đó là một cách tốt để bắt đầu, chỉ để sắp xếp lại suy nghĩ
của bạn. Nhưng thông thường bạn nên kéo thêm những người
khác tham gia vào nhanh nhất có thể được. Chia sẻ vấn đề của
bạn với những người khác – đặc biệt là những người khác biệt
với bạn – mang đến một biện pháp trực tiếp cực kỳ hữu dụng để
có thêm những quan điểm mới và có thể giúp bạn phát hiện ra
các điểm mù trong suy nghĩ của bạn nhanh hơn rất nhiều.
Nếu bạn bắt đầu với một nhóm nhỏ, tôi đề nghị bạn làm việc
trong một nhóm 3 thành viên thay vì chỉ với 2 thành viên. Một
nhóm 3 thành viên cho phép một người nghe và quan sát trong
khi những người khác nói.
50
Để có hiệu quả tốt hơn, hãy kéo những người ngoài cuộc
vào trong tiến trình – những người mà không gần gũi với vấn đề
như bạn và có kết nối trực tiếp với bạn. Lôi kéo những người bên
ngoài thường sẽ mất nhiều công sức hơn, nhưng thông thường
với những vấn đề quan trọng, điều này là đáng giá.
Ngoài ra, không có bất kỳ giới hạn nào hay yêu cầu nào liên
quan đến quy mô nhóm. Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào khả
năng thực tế. Nếu có thể chia sẻ vấn đề của bạn một cách rộng
rãi, chẳng hạn như mạng nội bộ của công ty hoặc thậm chí trên
các trang mạng xã hội, bạn hãy cứ làm và thử nghiệm đi.
KHI NÀO TÔI NÊN SỬ DỤNG TIẾN TRÌNH NÀY
Thường xuyên nếu cần thiết. Đừng bao giờ giả định rằng
một vấn đề phải phức tạp đến một mức độ nhất định mới có thể
tiến hành nhận thức lại. Thay vào đó, bạn cần điều chỉnh tiến
trình nhận thức lại để phù hợp với mức độ phức tạp của vấn đề.
Ở một đầu của phổ nhận thức lại vấn đề, có cái mà bạn có
thể gọi là nhận thức lại ứng biến. Ví dụ như khi một người bạn
phục kích bạn ở hành lang để nhờ giúp đỡ, hay là một vấn đề
bất thình lình xuất hiện trong cuộc điện thoại với khách hàng.
Trong những tình huống như vậy, hành động một cách có hệ
thống hiếm khi khả thi. Thay vào đó, bạn cần hỏi vấn đề là gì, và
sau đó sử dụng trực giác của bạn để phóng to một hoặc hai góc
nhìn trông có vẻ tiềm năng để thực hiện nhận thức lại vấn đề.
Ở một đầu khác của phổ là nhận thức lại có cấu trúc, những
tình huống mà trong đó bạn có thể áp dụng tiến trình một cách
có phương pháp. Bạn có thể triển khai một cuộc họp và sử dụng
51
CHƯƠNG 2 SẴN SÀNG NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ
mô hình, hoặc bạn có thể ngồi xuống và suy nghĩ xuyên suốt
vấn đề, chẳng hạn như bạn có thể làm như vậy trong khi bạn
đọc cuốn sách này.
Trong hai cách, nhận thức lại ứng biến là quan trọng nhất,
chúng ta cần phải thành thạo kỹ năng này bởi vì nhận thức lại
là một cách suy nghĩ hơn là một tiến trình. Nhà tâm lý học và
chuyên gia giáo dục Stephen Kosslyn nói về “những thói quen
của suy nghĩ”, những chu trình trí tuệ đơn giản, mà một khi học
được có thể sử dụng trong hầu hết các vấn đề mà bạn gặp phải.*
Bạn có thể tình cờ gặp một thời điểm mà tại đó, bạn có thể nhận
thức lại các vấn đề một cách nhanh chóng, không cần phải dựa
vào sự hiện diện của một danh sách những việc cần làm.
Tuy nhiên, sử dụng một phiên bản có cấu trúc vẫn là một
cách tuyệt vời để thực hành phương pháp này khi chỉ có một
mình hoặc theo nhóm, và sẽ giúp bạn thực hiện phương pháp
này nhanh chóng và hiệu quả hơn. Khi bạn đọc cuốn sách này,
tôi đề nghị bạn sử dụng cả một danh sách kiểm tra hoặc mô
hình để suy nghĩ xuyên suốt một vài vấn đề của bạn (thực hiện
suy nghĩ nhiều hơn một phút).
NÊN THỰC HIỆN TIẾN TRÌNH NÀY TRONG BAO LÂU?
Phân tích đầy đủ một vấn đề có thể mất nhiều thời gian –
nhưng xác định được vấn đề có đúng hay không để phân tích thì
không mất nhiều thời gian như bạn nghĩ. Một khi bạn đã thực
hành đủ, sử dụng chỉ từ 5 đến 15 phút cho phần giữa (bước
nhận thức lại vấn đề thực sự) là đã đủ hiệu quả.
Điều này có thể làm dấy lên sự ngờ vực cho những người
mới tập làm quen với việc nhận thức lại. Khi mới nghe tuyên bố
52
này lần đầu, họ thường hỏi “5 phút ư? Nó còn không đủ để tôi giải
thích vấn đề huống chi là nhận thức lại nó.”
Chắc chắn rằng chúng ta cần nhiều thời gian hơn cho một
số vấn đề phức tạp. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ
thấy rằng các vấn đề có thể được nhận thức lại thành công một
cách nhanh chóng, chỉ cần dựa trên mô tả vấn đề sơ lược mà
thôi. Trong các buổi workshop của tôi, khi tôi đề nghị mọi người
thử sử dụng phương pháp này cho một vấn đề cá nhân trong chỉ
5 phút, thường sẽ có 1 hoặc 2 người có trải nghiệm đột phá chỉ
từ bài tập đầu tiên – thỉnh thoảng có những vấn đề mà họ bế tắc
trong hàng tháng trời hoặc thậm chí là lâu hơn.
Một cách tình cờ, tôi không phải là người duy nhất phát hiện
rằng những trường hợp áp dụng nhanh thường mang lại hiệu
quả. Giáo sư Hal Gregersen thuộc trường Đại học MIT, một học
giả về kỹ năng giải quyết vấn đề, ủng hộ cho một bài tập được
gọi là “sự bùng nổ câu hỏi”, mà ở đó ông ấy cho mọi người tổng
cộng 2 phút để giải thích vấn đề của họ, và sau đó là 4 phút để
cả nhóm đặt câu hỏi.* Gregersen giải thích: “Mọi người thường
tin rằng vấn đề của họ cần được giải thích chi tiết, nhưng chia
sẻ thách thức một cách nhanh chóng buộc bạn phải nhận thức
nó ở một cấp độ cao hơn mà không phải bắt buộc hoặc hướng
về việc chất vấn.”
Tất nhiên, có rất niều vấn đề sẽ không thể có được khoảnh
khắc a-ha! chỉ sau 5 phút phân tích. Một vài vấn đề cần nhiều
vòng thực hiện nhận thức lại, đan xen với thử nghiệm. Nhưng
dù với những trường hợp như vậy, vòng đầu tiên thực hiện nhận
thức lại vấn đề là rất quan trọng, vì nó sẽ mở ra cánh cửa cho sự
53
CHƯƠNG 2 SẴN SÀNG NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ
thấu hiểu sâu sắc sau đó, một khi bạn có đủ thời gian để nghiền
ngẫm những câu hỏi này.* Thông thường, tôi đề nghị thực hiện
nhiều vòng nhận thức lại ngắn hơn là một vòng dài, chỉ đơn
giản bởi vì khả năng sử dụng kỹ thuật nhận thức lại trong những
sự bùng nổ ngắn thì cực kỳ trọng yếu để có thể làm cho nó hữu
ích trong môi trường hàng ngày. Tiến trình càng dài thì bạn
càng khó sử dụng nó thường xuyên.
THỨ TỰ CỦA CÁC CHIẾN LƯỢC CÓ QUAN TRỌNG KHÔNG?
Với các chiến lược được liệt kê ở bước 2 (nhận thức lại), bạn
không cần thiết phải thực hiện đúng trình tự. Khi giải quyết các
vấn đề như là một phần của một cuộc trao đổi nhanh ở môi
trường làm việc, bạn có thể thoải mái để nhảy trực tiếp đến
một chiến lược cụ thể mà có vẻ như phù hợp nhất cho vấn đề
của bạn.
Tuy nhiên, có một ngoại lệ ở đây, và đó là “tiếp nhận quan
điểm của người khác” - có nghĩa là hiểu quan điểm của các bên
liên quan. Khi đối diện với một vấn đề, nhiều người cố gắng
nhảy trực tiếp đến bước này: Bạn nói Peter đang buồn à? Có
chuyện gì đang xảy ra với anh ấy à? Tuy nhiên, trong phương
pháp của tôi, bạn sẽ chú ý rằng đó là một trong những bước cuối
cùng. Điều này là có chủ đích.
Vấn đề lớn đối có thể xảy ra khi bắt đầu phân tích các bên
liên quan là bạn có thể bị mắc bẫy trong việc xem xét quan
điểm sai nhóm người. Chuyên gia đổi mới sáng tạo Clayton
Christensen đã nhận xét rằng sự đổi mới sáng tạo thường không
bắt nguồn từ những hiểu biết về khách hàng của bạn mà là từ
những hiểu biết về những người chưa phải là khách hàng. Thực
54
tế, như Christensen đã nêu ra trong nghiên cứu của mình về đổi
mới sáng tạo đột phá, khi các công ty tập trung quá nhiều về việc
thấu hiểu và phục vụ nhu cầu của khách hàng hiện tại, họ vô
tình khiến sản phẩm của mình trở nên ít hữu dụng với những
người chưa là khách hàng, tạo ra một lỗ hổng cho đối thủ tấn
công. Vậy nên hãy bắt đầu bằng việc suy nghĩ về các mục tiêu và
các điểm sáng, hỏi về việc có hay không các bên liên quan khác
mà bạn cần phải chú ý (nhìn ra ngoài khung). Đào sâu vào các
bên liên quan chỉ khi bạn phần nào chắc chắn rằng bạn đang xác
định đúng đối tượng.
***
Bên cạnh đó, bạn sẽ tìm thấy nhiều câu hỏi mẫu mà bạn có
thể sử dụng để nhận thức lại các vấn đề trong cuốn sách này.
Nhưng những câu hỏi này đích thực là các mẫu. Không như
loạt phim Harry Potter, không có câu thần chú nào bạn cần
phải học thuộc và phải sử dụng chính xác theo đúng trình tự để
thành công.
Tôi phải nhấn mạnh điều này vì có rất nhiều phương pháp
giải quyết vấn đề yêu cầu bạn phải sử dụng một vài cụm từ chính
xác, chẳng hạn như cụm từ mở đầu “làm thế nào chúng ta có
thể” hoặc lời khuyên thường xuyên được lặp lại là hỏi “Tại sao”
năm lần. Những cụm từ “chuẩn” như vậy có thể rất hữu ích ở
một số thời điểm. Nhưng đồng thời, khi sử dụng phương pháp
nhận thức lại, tôi trở nên dè dặt trong việc phụ thuộc quá nhiều
vào những câu hỏi mẫu như thế.
Những vấn đề trong thực tế thường khá rộng để mà một-
câu-hỏi-phù-hợp-cho-tất-cả có thể sử dụng được. Trong nhiều
55
CHƯƠNG 2 SẴN SÀNG NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ
trường hợp, khi mà một câu hỏi cụ thể trở thành một câu hỏi
then chốt, chúng ta có thể đặt nặng việc nhấn mạnh câu hỏi đó
nhằm mục đích gì. Với kinh nghiệm của tôi, điều quan trọng
không phải là sử dụng câu hỏi một cách chính xác mà là những
suy nghĩ nền tảng làm cho một người đặt ra câu hỏi đó.
Khi xem xét các chuẩn mực văn hóa trong việc giao tiếp,
một câu hỏi chuẩn có thể ẩn chứa nhiều vấn đề. Điều này thể
hiện rõ ràng nhất khi bạn làm việc trong môi trường quốc tế và
ít rõ nét hơn trong các ngữ cảnh mang tính chất địa phương.
Nhưng rõ ràng, những cuộc họp đề xuất ý tưởng trong công ty
và những cuộc họp phụ huynh sẽ đòi hỏi các hình thức giao tiếp
khác nhau - cũng như ở phòng xử án và bể bơi, hay phòng học
và phòng ngủ.
Ngay cả một câu hỏi cơ bản như “Chúng ta có đang giải quyết
đúng vấn đề không?” sẽ tốt hơn khi diễn đạt thành “Chúng ta có
đang tập trung vào các điều đúng ở đây không?” Tôi đã làm việc
với một vài tổ chức nơi mà mọi người thích nói về “các thách
thức” hay “các cơ hội cải tiến” hơn là “các vấn đề” để làm giảm
tính tiêu cực. Về mặt cá nhân, tôi nghiêng về việc gọi một vấn
đề là vấn đề hơn là - Houston, chúng ta có một cơ hội cải tiến –
nhưng nếu bạn trong ngữ cảnh khác sẽ đòi hỏi một chiến thuật
ngôn từ khác.
Sau cùng, việc đặt câu hỏi là quan trọng vì nó phản ánh
một thái độ tò mò. Những người đặt câu hỏi hiểu rằng thế giới
thường phức tạp hơn và bí ẩn hơn những gì mà các mô hình tư
duy của họ có thể đề xuất. Họ hiểu rằng mình có thể sai và đó là
bước đầu tiên để tìm kiếm các câu trả lời tốt hơn.
56
Bám chặt vào một phương pháp chuẩn bao gồm những câu
hỏi mẫu sẽ kiến bạn gặp rủi ro khi bỏ lỡ sức mạnh của tư duy.
Vì lý do đó, khi bạn đọc cuốn sách này, tìm kiếm để hiểu
được sự cần thiết của mỗi chiến lược: Mục đích của những câu
hỏi được hỏi là gì? Tập trung vào việc suy nghĩ thế nào chứ
không phải là nói cái gì.
MỜI BẠN THAM GIA MỘT THỬ THÁCH!
Sẵn sàng để nhận thức lại vấn đề
VẤN ĐỀ CỦA BẠN LÀ GÌ?
Với hầu hết các cuốn sách, đầu tiên chúng ta sẽ hấp thu các ý
tưởng và sau đó sẽ sử dụng các ý tưởng khi chúng ta hoàn thành
việc đọc. Với cuốn sách này, bạn có thể sử dụng chúng để giải
quyết vấn đề của riêng bạn trong khi bạn đang đọc nó, áp dụng
phương pháp theo từng chương.
Tôi đã áp dụng phương pháp nhận thức lại trong khi viết
cuốn sách nên bạn cũng có thể làm điều tương tự. Tôi biết rằng
vài người trong số chúng ta thích có ý tưởng trước rồi mới hành
động. Nhưng tôi đề nghị bạn cố gắng áp dụng phương pháp này
ngay khi bạn đang đọc. Bạn sẽ trở nên tốt hơn trong việc nhận
thức lại đồng thời có thêm những góc nhìn mới về các vấn đề
của bạn.
Nếu bạn đi theo hướng này, dưới đây là một vài lời khuyên
sẽ giúp bạn tối đa hóa việc học của bạn từ tiến trình.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỌN CÁC VẤN ĐỀ CỦA BẠN
Thông thường, khi sử dụng phương pháp nhận thức lại,
bạn chỉ việc đơn thuần chọn bất kỳ vấn đề nào mà bạn quan
57
CHƯƠNG 2 SẴN SÀNG NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ
tâm nhất. Nhưng ở đây, bạn cũng đang học hỏi về phương pháp
nhận thức lại, vì vậy tôi đề xuất cách tiếp cận như sau:
Chọn hai vấn đề. Các vấn đề thực tế luôn có sự đa dạng.
Không phải mọi chiến lược đều hữu dụng – hoặc thậm chí là
có thể áp dụng – cho một vấn đề cụ thể. Bằng cách chọn hai
vấn đề, bạn sẽ làm quen với việc sử dụng và luyện tập thêm các
chiến lược.
Chọn các vấn đề từ những lĩnh vực khác nhau. Tôi đề xuất
bạn chọn một vấn đề liên quan đến công việc và một vấn đề liên
quan đến cuộc sống cá nhân của bạn.
Tại sao lại là một vấn đề về cuộc sống cá nhân? Đó không
phải là một chút tự lực. Tôi sẽ sớm đi hết Thời Đại Mới với bạn,
giới thiệu các loại trà thảo mộc và các bạn đọc về luân xa chứ?
Không hẳn là như vậy. Tôi đã phát hiện rằng các vấn đề cá
nhân là các vấn đề “huấn luyện” lý tưởng để bạn thực hành nhận
thức lại và làm chủ phương pháp này. Và dĩ nhiên, cả hai thế giới
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: giải quyết một vấn đề ở nhà
thường có nghĩa là bạn sẽ có nhiều năng lượng cho các thách
thức ở nơi làm việc và ngược lại.
Chọn các vấn đề không quá cơ bản. Mọi người đều có
những vấn đề nhỏ trong cuộc sống của họ: giặt giũ, quãng
đường di chuyển dài, quá tải email… Những vấn đề như thế
này có thể nhận thức lại – nhưng nếu mục đích chỉ là học hỏi
phương pháp, chúng hiếm khi hữu ích vì bạn khó mà tập trung
để giải quyết bởi vì chúng quá đơn giản. (Tôi nhớ một khách
hàng đã nêu ra vấn đề của anh ấy như sau: “Mấy con thỏ đang
ăn rau củ trong vườn của tôi!” Rất tiếc là vấn đề này không phải
58
là một vấn đề điển hình, và vì chủ thể của vấn đề là các con thỏ
nên việc nhận thức lại sẽ không mang đến lợi ích to lớn nào.)
Thay vào đó, tôi đề xuất bạn hãy chọn một vấn đề có liên
quan đến con người. Nhận thức lại thông thường có tác dụng
khi áp dụng cho các vấn đề “mờ” như sự lãnh đạo, các mối quan
hệ ngang hàng, nuôi dạy con cái hay thậm chí chỉ là quản lý bản
thân (ví dụ: một thói quen xấu mà bạn muốn từ bỏ).
Tôi cũng đề xuất bạn chọn các vấn đề mà bạn cảm thấy
không thoải mái với nó, hoặc bạn có thể ngại đối diện. Những
vấn đề này có thể là:
• Những tình huống mà bạn xử lý không tốt. Tôi thật sự
gặp khó khăn với việc mở rộng kết nối. Tôi có một khoảng thời
gian dài vất vả cố gắng làm giọng nói của mình dễ nghe hơn
trong các cuộc họp với khách hàng. Chia sẻ những phản hồi tiêu
cực với người khác, với tôi là một điều hết sức khó khăn.
• Các mối quan hệ khó khăn. Tôi đã nhận thấy khó khăn
khi làm việc với khách hàng X. Các cuộc trao đổi với sếp/đồng
nghiệp/con cái thường xuyên trở nên tồi tệ. Tôi cảm thấy như
tôi không tận dụng được vai trò mới của tôi trong nhóm này.
• Quản lý chính bản thân. Tại sao tôi luôn luôn tệ hại
trong việc giữ kỷ luật bản thân? Tôi nên làm gì để thực sự khai
thác hết tiềm năng của tôi? Tôi thực sự ước ao có thể tìm được
cách thể hiện khía cạnh sáng tạo của tôi.
Chọn một vấn đề mà bạn tìm cách giải quyết trước đây là
một ý kiến tuyệt vời. Bởi vì nếu giải quyết tốt những vấn đề mà
trước đây bạn từng nỗ lực nhưng thất bại, nghĩa là bạn đã tận
dụng hiệu quả phương pháp nhận thức lại.
59
CHƯƠNG 2 SẴN SÀNG NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ
Kể từ bây giờ, hãy chọn những vấn đề mà bạn muốn giải
quyết, sau đó tạo ra một ghi chú riêng cho mỗi vấn đề. Tôi đề
nghị bạn viết chúng trên những mảnh giấy riêng lẻ hay tờ giấy
ghi chú để bạn có thể xem lại chúng sau đó – hoặc vẫn có thể sử
dụng mô hình nhận thức lại (sử dụng một mô hình ở phần sau
cuốn sách hoặc tải về và in nó ra).
Ở cuối mỗi chương, tôi sẽ hướng dẫn bạn làm thế nào để sử
dụng kỹ thuật nhận thức lại ở chương đó trên vấn đề mà bạn đã
chọn. Và nếu bạn gặp khó khăn trong việc chọn lựa vấn đề, tôi
đã cung cấp cho bạn một vài gợi ý ở trang kế tiếp.

More Related Content

Similar to Kỹ năng giải quyết vấn đề

Tư Duy Đột Phá
Tư Duy Đột PháTư Duy Đột Phá
Tư Duy Đột PháĐặng Vui
 
Tư duy đột phá
Tư duy đột pháTư duy đột phá
Tư duy đột pháPhamGiaTrang
 
Ebook Những Tiêu Đề Đi Mượn
Ebook Những Tiêu Đề Đi MượnEbook Những Tiêu Đề Đi Mượn
Ebook Những Tiêu Đề Đi MượnNhân Nguyễn Sỹ
 
Headlines Hack - Nhung tieu de di muon
Headlines Hack - Nhung tieu de di muon Headlines Hack - Nhung tieu de di muon
Headlines Hack - Nhung tieu de di muon Getfly CRM
 
Những tiêu đề đi mượn
Những tiêu đề đi mượnNhững tiêu đề đi mượn
Những tiêu đề đi mượnKhiet Nguyen
 
Nghệ thuật mượn tiêu đề
Nghệ thuật mượn tiêu đềNghệ thuật mượn tiêu đề
Nghệ thuật mượn tiêu đềOhay TV
 
7 Nguyên tắc bất biến để xây dựng doanh nghiệp nhỏ - Steven S. Little
7 Nguyên tắc bất biến để xây dựng doanh nghiệp nhỏ - Steven S. Little7 Nguyên tắc bất biến để xây dựng doanh nghiệp nhỏ - Steven S. Little
7 Nguyên tắc bất biến để xây dựng doanh nghiệp nhỏ - Steven S. LittleThọ Vũ Ngọc
 
Chinh phục mục tiêu - Books summary.pdf
Chinh phục mục tiêu - Books summary.pdfChinh phục mục tiêu - Books summary.pdf
Chinh phục mục tiêu - Books summary.pdfNguyễn Quốc Chiến
 
Co hoi thuan_loi_nhat_trong_lich_su_loai_nguoi
Co hoi thuan_loi_nhat_trong_lich_su_loai_nguoiCo hoi thuan_loi_nhat_trong_lich_su_loai_nguoi
Co hoi thuan_loi_nhat_trong_lich_su_loai_nguoiSự Kiện Hay
 
Kn giai quyet_ra_quyet_dinh_3066
Kn giai quyet_ra_quyet_dinh_3066Kn giai quyet_ra_quyet_dinh_3066
Kn giai quyet_ra_quyet_dinh_3066Tan Biến
 
Quản lý sự thay đổi
Quản lý sự thay đổiQuản lý sự thay đổi
Quản lý sự thay đổiHuynh Huu Tai
 
Tư duy tích cực tạo thành công
Tư duy tích cực tạo thành côngTư duy tích cực tạo thành công
Tư duy tích cực tạo thành côngbauloc
 
Quan ly nghiep pdf
Quan ly nghiep pdfQuan ly nghiep pdf
Quan ly nghiep pdfMhong160476
 

Similar to Kỹ năng giải quyết vấn đề (20)

Tư duy đột phá
Tư duy đột pháTư duy đột phá
Tư duy đột phá
 
Tu duy dot pha
 Tu duy dot pha Tu duy dot pha
Tu duy dot pha
 
Tư Duy Đột Phá
Tư Duy Đột PháTư Duy Đột Phá
Tư Duy Đột Phá
 
Tu duy dot pha
Tu duy dot phaTu duy dot pha
Tu duy dot pha
 
Tu duy dot pha
Tu duy dot phaTu duy dot pha
Tu duy dot pha
 
Tư duy đột phá
Tư duy đột pháTư duy đột phá
Tư duy đột phá
 
Ebook Những Tiêu Đề Đi Mượn
Ebook Những Tiêu Đề Đi MượnEbook Những Tiêu Đề Đi Mượn
Ebook Những Tiêu Đề Đi Mượn
 
Nhung tieu-de-di-muon
Nhung tieu-de-di-muonNhung tieu-de-di-muon
Nhung tieu-de-di-muon
 
Headlines Hack - Nhung tieu de di muon
Headlines Hack - Nhung tieu de di muon Headlines Hack - Nhung tieu de di muon
Headlines Hack - Nhung tieu de di muon
 
Những tiêu đề đi mượn
Những tiêu đề đi mượnNhững tiêu đề đi mượn
Những tiêu đề đi mượn
 
Nghệ thuật mượn tiêu đề
Nghệ thuật mượn tiêu đềNghệ thuật mượn tiêu đề
Nghệ thuật mượn tiêu đề
 
7 Nguyên tắc bất biến để xây dựng doanh nghiệp nhỏ - Steven S. Little
7 Nguyên tắc bất biến để xây dựng doanh nghiệp nhỏ - Steven S. Little7 Nguyên tắc bất biến để xây dựng doanh nghiệp nhỏ - Steven S. Little
7 Nguyên tắc bất biến để xây dựng doanh nghiệp nhỏ - Steven S. Little
 
Chinh phục mục tiêu - Books summary.pdf
Chinh phục mục tiêu - Books summary.pdfChinh phục mục tiêu - Books summary.pdf
Chinh phục mục tiêu - Books summary.pdf
 
D 5757
D 5757D 5757
D 5757
 
B i vi
B i viB i vi
B i vi
 
Co hoi thuan_loi_nhat_trong_lich_su_loai_nguoi
Co hoi thuan_loi_nhat_trong_lich_su_loai_nguoiCo hoi thuan_loi_nhat_trong_lich_su_loai_nguoi
Co hoi thuan_loi_nhat_trong_lich_su_loai_nguoi
 
Kn giai quyet_ra_quyet_dinh_3066
Kn giai quyet_ra_quyet_dinh_3066Kn giai quyet_ra_quyet_dinh_3066
Kn giai quyet_ra_quyet_dinh_3066
 
Quản lý sự thay đổi
Quản lý sự thay đổiQuản lý sự thay đổi
Quản lý sự thay đổi
 
Tư duy tích cực tạo thành công
Tư duy tích cực tạo thành côngTư duy tích cực tạo thành công
Tư duy tích cực tạo thành công
 
Quan ly nghiep pdf
Quan ly nghiep pdfQuan ly nghiep pdf
Quan ly nghiep pdf
 

More from Huynh Huu Tai

Design Thinking_User Innovation
Design Thinking_User InnovationDesign Thinking_User Innovation
Design Thinking_User InnovationHuynh Huu Tai
 
Design Thinking - Biến ý tưởng thành hiện thực
Design Thinking - Biến ý tưởng thành hiện thựcDesign Thinking - Biến ý tưởng thành hiện thực
Design Thinking - Biến ý tưởng thành hiện thựcHuynh Huu Tai
 
12 nguyên nhân hàng đầu khiến cho startup thất bại - báo cáo từ CB Insights
12 nguyên nhân hàng đầu khiến cho startup thất bại - báo cáo từ CB Insights12 nguyên nhân hàng đầu khiến cho startup thất bại - báo cáo từ CB Insights
12 nguyên nhân hàng đầu khiến cho startup thất bại - báo cáo từ CB InsightsHuynh Huu Tai
 
Design Thinking từ A đến Z, từ điển mini
Design Thinking từ A đến Z, từ điển miniDesign Thinking từ A đến Z, từ điển mini
Design Thinking từ A đến Z, từ điển miniHuynh Huu Tai
 
THIẾT KẾ SẢN PHẨM - 7 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
THIẾT KẾ SẢN PHẨM - 7 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦUTHIẾT KẾ SẢN PHẨM - 7 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
THIẾT KẾ SẢN PHẨM - 7 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦUHuynh Huu Tai
 
Xây dựng doanh nghiệp Agile
Xây dựng doanh nghiệp AgileXây dựng doanh nghiệp Agile
Xây dựng doanh nghiệp AgileHuynh Huu Tai
 
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨMPHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨMHuynh Huu Tai
 
Inbound Marketing - Từ lý thuyết đến thực tế
Inbound Marketing - Từ lý thuyết đến thực tếInbound Marketing - Từ lý thuyết đến thực tế
Inbound Marketing - Từ lý thuyết đến thực tếHuynh Huu Tai
 
Những câu trích dẫn hay từ cuốn sách CUỘC DỊCH CHUYỂN ĐẠI DƯƠNG XANH
Những câu trích dẫn hay từ cuốn sách CUỘC DỊCH CHUYỂN ĐẠI DƯƠNG XANHNhững câu trích dẫn hay từ cuốn sách CUỘC DỊCH CHUYỂN ĐẠI DƯƠNG XANH
Những câu trích dẫn hay từ cuốn sách CUỘC DỊCH CHUYỂN ĐẠI DƯƠNG XANHHuynh Huu Tai
 
Tư duy của một CEO
Tư duy của một CEOTư duy của một CEO
Tư duy của một CEOHuynh Huu Tai
 
ÁP DỤNG TƯ DUY KHÁM PHÁ
ÁP DỤNG TƯ DUY KHÁM PHÁÁP DỤNG TƯ DUY KHÁM PHÁ
ÁP DỤNG TƯ DUY KHÁM PHÁHuynh Huu Tai
 
Chiến lược đại dương xanh - Từ lý thuyết đến thực tế
Chiến lược đại dương xanh - Từ lý thuyết đến thực tếChiến lược đại dương xanh - Từ lý thuyết đến thực tế
Chiến lược đại dương xanh - Từ lý thuyết đến thực tếHuynh Huu Tai
 
7 MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG NỀN KINH TẾ SỐ
7 MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG NỀN KINH TẾ SỐ7 MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG NỀN KINH TẾ SỐ
7 MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG NỀN KINH TẾ SỐHuynh Huu Tai
 
Vietnam digital 2020 - Cập nhất mới nhất về Digital ở Việt Nam năm 2020
Vietnam digital 2020 - Cập nhất mới nhất về Digital ở Việt Nam năm 2020Vietnam digital 2020 - Cập nhất mới nhất về Digital ở Việt Nam năm 2020
Vietnam digital 2020 - Cập nhất mới nhất về Digital ở Việt Nam năm 2020Huynh Huu Tai
 
7 yếu tố cản trở quá trình chuyển đổi số
7 yếu tố cản trở quá trình chuyển đổi số7 yếu tố cản trở quá trình chuyển đổi số
7 yếu tố cản trở quá trình chuyển đổi sốHuynh Huu Tai
 
Case study: Câu chuyện Digital Transformation của The Coffee House
Case study: Câu chuyện Digital Transformation của The Coffee HouseCase study: Câu chuyện Digital Transformation của The Coffee House
Case study: Câu chuyện Digital Transformation của The Coffee HouseHuynh Huu Tai
 
Platform Strategy - Chiến Lược Nền Tảng (WeTransform)
Platform Strategy - Chiến Lược Nền Tảng (WeTransform)Platform Strategy - Chiến Lược Nền Tảng (WeTransform)
Platform Strategy - Chiến Lược Nền Tảng (WeTransform)Huynh Huu Tai
 
Kiếm Việc Không Khó
Kiếm Việc Không KhóKiếm Việc Không Khó
Kiếm Việc Không KhóHuynh Huu Tai
 
Xác định khách hàng mục tiêu phù hợp để chạy quảng cáo bất động sản
Xác định khách hàng mục tiêu phù hợp để chạy quảng cáo bất động sảnXác định khách hàng mục tiêu phù hợp để chạy quảng cáo bất động sản
Xác định khách hàng mục tiêu phù hợp để chạy quảng cáo bất động sảnHuynh Huu Tai
 
Tổng quan thương mại điện tử 2017
Tổng quan thương mại điện tử 2017Tổng quan thương mại điện tử 2017
Tổng quan thương mại điện tử 2017Huynh Huu Tai
 

More from Huynh Huu Tai (20)

Design Thinking_User Innovation
Design Thinking_User InnovationDesign Thinking_User Innovation
Design Thinking_User Innovation
 
Design Thinking - Biến ý tưởng thành hiện thực
Design Thinking - Biến ý tưởng thành hiện thựcDesign Thinking - Biến ý tưởng thành hiện thực
Design Thinking - Biến ý tưởng thành hiện thực
 
12 nguyên nhân hàng đầu khiến cho startup thất bại - báo cáo từ CB Insights
12 nguyên nhân hàng đầu khiến cho startup thất bại - báo cáo từ CB Insights12 nguyên nhân hàng đầu khiến cho startup thất bại - báo cáo từ CB Insights
12 nguyên nhân hàng đầu khiến cho startup thất bại - báo cáo từ CB Insights
 
Design Thinking từ A đến Z, từ điển mini
Design Thinking từ A đến Z, từ điển miniDesign Thinking từ A đến Z, từ điển mini
Design Thinking từ A đến Z, từ điển mini
 
THIẾT KẾ SẢN PHẨM - 7 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
THIẾT KẾ SẢN PHẨM - 7 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦUTHIẾT KẾ SẢN PHẨM - 7 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
THIẾT KẾ SẢN PHẨM - 7 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
 
Xây dựng doanh nghiệp Agile
Xây dựng doanh nghiệp AgileXây dựng doanh nghiệp Agile
Xây dựng doanh nghiệp Agile
 
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨMPHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
 
Inbound Marketing - Từ lý thuyết đến thực tế
Inbound Marketing - Từ lý thuyết đến thực tếInbound Marketing - Từ lý thuyết đến thực tế
Inbound Marketing - Từ lý thuyết đến thực tế
 
Những câu trích dẫn hay từ cuốn sách CUỘC DỊCH CHUYỂN ĐẠI DƯƠNG XANH
Những câu trích dẫn hay từ cuốn sách CUỘC DỊCH CHUYỂN ĐẠI DƯƠNG XANHNhững câu trích dẫn hay từ cuốn sách CUỘC DỊCH CHUYỂN ĐẠI DƯƠNG XANH
Những câu trích dẫn hay từ cuốn sách CUỘC DỊCH CHUYỂN ĐẠI DƯƠNG XANH
 
Tư duy của một CEO
Tư duy của một CEOTư duy của một CEO
Tư duy của một CEO
 
ÁP DỤNG TƯ DUY KHÁM PHÁ
ÁP DỤNG TƯ DUY KHÁM PHÁÁP DỤNG TƯ DUY KHÁM PHÁ
ÁP DỤNG TƯ DUY KHÁM PHÁ
 
Chiến lược đại dương xanh - Từ lý thuyết đến thực tế
Chiến lược đại dương xanh - Từ lý thuyết đến thực tếChiến lược đại dương xanh - Từ lý thuyết đến thực tế
Chiến lược đại dương xanh - Từ lý thuyết đến thực tế
 
7 MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG NỀN KINH TẾ SỐ
7 MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG NỀN KINH TẾ SỐ7 MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG NỀN KINH TẾ SỐ
7 MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG NỀN KINH TẾ SỐ
 
Vietnam digital 2020 - Cập nhất mới nhất về Digital ở Việt Nam năm 2020
Vietnam digital 2020 - Cập nhất mới nhất về Digital ở Việt Nam năm 2020Vietnam digital 2020 - Cập nhất mới nhất về Digital ở Việt Nam năm 2020
Vietnam digital 2020 - Cập nhất mới nhất về Digital ở Việt Nam năm 2020
 
7 yếu tố cản trở quá trình chuyển đổi số
7 yếu tố cản trở quá trình chuyển đổi số7 yếu tố cản trở quá trình chuyển đổi số
7 yếu tố cản trở quá trình chuyển đổi số
 
Case study: Câu chuyện Digital Transformation của The Coffee House
Case study: Câu chuyện Digital Transformation của The Coffee HouseCase study: Câu chuyện Digital Transformation của The Coffee House
Case study: Câu chuyện Digital Transformation của The Coffee House
 
Platform Strategy - Chiến Lược Nền Tảng (WeTransform)
Platform Strategy - Chiến Lược Nền Tảng (WeTransform)Platform Strategy - Chiến Lược Nền Tảng (WeTransform)
Platform Strategy - Chiến Lược Nền Tảng (WeTransform)
 
Kiếm Việc Không Khó
Kiếm Việc Không KhóKiếm Việc Không Khó
Kiếm Việc Không Khó
 
Xác định khách hàng mục tiêu phù hợp để chạy quảng cáo bất động sản
Xác định khách hàng mục tiêu phù hợp để chạy quảng cáo bất động sảnXác định khách hàng mục tiêu phù hợp để chạy quảng cáo bất động sản
Xác định khách hàng mục tiêu phù hợp để chạy quảng cáo bất động sản
 
Tổng quan thương mại điện tử 2017
Tổng quan thương mại điện tử 2017Tổng quan thương mại điện tử 2017
Tổng quan thương mại điện tử 2017
 

Recently uploaded

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 

Kỹ năng giải quyết vấn đề

  • 1. ­
  • 2. What’s Your Problem: To Solve Your Toughest Problems, Change the Problems You solve Copyright @ 2020 Thomas Wedell-Wedellsborg Vietnamese translation rights arranged with HARVARD BUSINESS REVIEW PRESS Vietnamese language edition published by WeTransform © 2022 KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Nhận thức lại vấn đề để tạo giải pháp đột phá Bản quyền bản tiếng Việt © WeTransform, 2022. Mọi ý kiến đóng góp về nội dung và hợp tác xin liên hệ: Huỳnh Hữu Tài Email: tai@wetransform.vn Website: www.wetransform.vn
  • 3. THOMAS WEDELL - WEDELLSBORG What's your problem? KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Nhận thức lại vấn đề để tạo giải pháp đột phá Biên dịch: TS. Tô Bá Lâm Huỳnh Hữu Tài & nhóm WeTransform WeTransform Harvard Business Review Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam
  • 4. 4 LỜI KHEN TẶNG DÀNH CHO CUỐN SÁCH NÀY "Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng thuyết phục rằng chúng ta thường bắt đầu giải quyết một vấn đề trước khi suy nghĩ thấu đáo về việc liệu chúng ta có đang giải quyết đúng vấn đề hay không. Nếu bạn muốn có siêu năng lực để giải quyết vấn đề tốt hơn, hãy đọc cuốn sách này." —Eric Schmidt, cựu CEO của Google “Cho dù bạn đang phải đối mặt với bất kỳ vấn đề nào, cuốn sách này sẽ thay đổi cách bạn giải quyết chúng. Thomas Wedell- Wedellsborg là một tác giả và nhà tư tưởng đặc biệt sáng suốt, và anh vừa nâng tầm một kiến thức thực tế. Mô hình của anh ấy sẽ không chỉ giúp bạn tạo ra nhiều ý tưởng sáng tạo hơn và đưa ra quyết định thông minh hơn mà còn dạy bạn cách quan sát tất cả ngóc ngách của vấn đề.” —Adam Grant, tác giả sách bán chạy nhất của The New York Times, Originals và Give and Take; người host của chương trình podcast TED WorkLife “Cuốn sách hấp dẫn bất ngờ này vừa mang tính thực tế vừa chứa đựng nhiều kiến thức. Wedell-Wedellsborg chỉ cho chúng ta cách loại bỏ những điểm mù về văn hóa và nhận thức đã ngăn
  • 5. 5 LỜI KHEN TẶNG DÀNH CHO CUỐN SÁCH NÀY cản chúng ta giải quyết những vấn đề khó khăn trong công việc và trong cuộc sống, thậm chí còn khiến việc giải quyết vấn đề trở nên thú vị.” —Amy C. Edmondson, Giáo sư Lãnh đạo và Quản lý Novartis, Trường Kinh doanh Harvard; tác giả cuốn sách The Fearless Organization “Giải quyết vấn đề chính là nền tảng của chiến lược, quản lý và lãnh đạo, nhưng rất ít người làm kinh doanh được đào tạo chính thức về lĩnh vực này. Thomas Wedell-Wedellsborg đã tạo ra một cuốn cẩm nang hướng dẫn thực tế và dễ tiếp cận về cách đóng khung vấn đề và nhận thức lại vấn đề, kiến thức này sẽ rất có giá trị cho bất kỳ ai đang tham gia kinh doanh hoặc làm việc trong các tổ chức chính phủ.” —Martin Reeves, Đối tác cao cấp, Công ty tư vấn Boston Consulting Group, chủ tịch BCG Henderson Institute “Thỉnh thoảng, tôi đọc một cuốn sách khiến tôi phải vỗ trán và tự hỏi: Tại sao trước giờ mình không làm như vậy nhỉ? Đó thật sự là một cú tát mạnh mẽ sau khi tôi đọc cuốn sách Kỹ năng giải quyết vấn đề — một cuốn sách cung cấp cho bạn, theo đúng nghĩa đen, một quy trình đơn giản, đã được chứng minh để trở nên sáng tạo, sâu sắc và hiệu quả hơn từng ngày. Bạn chắc chắn sẽ cảm thấy hứng khởi khi đọc cuốn sách này.” —Heidi Grant, tác giả cuốn sách Nine Things Successful People Do Differently và Reinforcements “Đây là thách thức mà chúng tôi dành cho bạn: Mở cuốn sách này ra ở một trang bất kỳ nào đó và bắt đầu đọc. Nếu bạn không cảm thấy bị thôi thúc phải mua cuốn sách này ngay lập
  • 6. 6 tức, cuộc sống của bạn thú vị hơn cuốc sống của chúng tôi rất nhiều. Bạn sẽ thích thú khi đọc nó. Cuốn sách gợi nhớ sự đơn giản tuyệt vời hiếm khi tìm thấy được vì chúng ta thường phức tạp hóa mọi thứ. Đây là cuốn sách kinh doanh hữu ích nhất mà chúng tôi đã đọc trong nhiều năm qua.” —Douglas Stone và Sheila Heen, đồng tác giả của cuốn sách bán chạy nhất của The New York Times, Difficult Conversations và Thanks for the Feedback
  • 7. 7 GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ Thomas Wedell-Wedellsborg đã dành cả thập kỷ vừa qua để nghiên cứu các khía cạnh thực tế của sự đổi mới sáng tạo và giải quyết vấn đề tại nơi làm việc. Nghiên cứu của ông đã được đăng trên các tạp chí kinh doanh nổi tiếng như Harvard Business Review, Sunday Times, Telegraph, BBC, Bloomberg Businessweek và Financial Times. Cùng với Paddy Miller, ông là đồng tácgiảcủaInnovationasUsual(HarvardBusinessReviewPress,2013), một cuốn sách giới thiệu về nghệ thuật dẫn đầu đổi mới sáng tạo. Với tư cách là một diễn giả và cố vấn điều hành, Wedell- Wedellsborg đã chia sẻ và cải tiến phương pháp nhận thức lại vấn đề của mình với nhiều khách hàng trên toàn thế giới, bao gồm Cisco, Microsoft, Citigroup, Time Warner, AbbVie, Caterpillar, Amgen, Prudential, Union Pacific, Credit Suisse, Deloitte, Wall Street Journal và Liên Hợp Quốc. Trước khi có được sự nghiệp hiện tại, Wedell-Wedellsborg từng là sĩ quan của Lực lượng Vệ binh Hoàng gia Đan Mạch. Ông có bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh của Trường Kinh doanh IESE và bằng Thạc sĩ của Đại học Copenhagen. Xuất thân từ Đan Mạch, giờ đây ông đang sống ở New York và đi khắp thế giới để diễn thuyết. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập trang web www. thomaswedell.com.
  • 8. 8 Mục lục Lời khen tặng dành cho cuốn sách này Giới thiệu về tác giả PHẦN I: GIẢI QUYẾT ĐÚNG VẤN ĐỀ Giới thiệu Vấn đề của bạn là gì? Chương 1 Nhận thức lại vấn đề là gì? PHẦN II : LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ Chương 2 Sẵn sàng nhận thức lại vấn đề Chương 3 Đóng khung vấn đề Chương 4 Nhìn ra bên ngoài khung vấn đề Chương 5 Tư duy lại mục tiêu Chương 6 Kiểm tra những điểm sáng Chương 7 Tự suy ngẫm Chương 8 Tiếp nhận quan điểm của người khác Chương 9 Tiến về phía trước
  • 9. 9 PHẦN III: VƯỢT QUA SỰ KHÁNG CỰ Chương 10 Ba thử thách về mặt chiến chuật Chương 11 Khi mọi người kháng cự với kỹ thuật nhận thức lại Kết luận Lời cảm ơn Phần ghi chú Tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh
  • 10. PHẦN I GIẢI QUYẾT ĐÚNG VẤN ĐỀ
  • 11. 11 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ CỦA BẠN LÀ GÌ? BẠN CÓ ĐANG GIẢI QUYẾT ĐÚNG VẤN ĐỀ HAY KHÔNG? Chúng ta sẽ bắt đầu với một câu hỏi. Hãy trả lời câu hỏi này thay cho đội ngũ của bạn, nơi làm việc của bạn, xã hội của bạn, gia đình của bạn hoặc là cho chính bản thân bạn: Chúng ta đã lãng phí bao nhiêu – thời gian, tiền bạc, công sức, thậm chí là cuộc sống – chỉ vì giải quyết sai vấn đề? Tôi đã đặt câu hỏi này cho nhiều người trên thế giới, và hiếm có ai cho rằng câu hỏi này là không quan trọng. Nếu bạn thấy khó khăn khi phải trả lời câu hỏi trên, hãy tiếp tục xem xét câu hỏi thứ hai: Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có thể cải thiện hơn về kỹ năng giải quyết đúng vấn đề? Chúng ta có thể tạo nên khác biệt gì cho cuộc sống của mình – cho mọi người và những gì mà bạn quan tâm – nếu chúng ta chọn đúng vấn đề tốt hơn? Cuốn sách này viết về việc làm thế nào để thực hiện được
  • 12. 12 điều đó. Mục đích của nó là nâng cấp khả năng giải quyết vấn đề, bằng cách chia sẻ một kỹ năng cụ thể được gọi là “nhận thức lại vấn đề” (reframing the problem) hay gọi tắt là “nhận thức lại” (reframing). Một nghiên cứu được thực hiện trong hơn 50 năm qua đã chỉ ra rằng nhận thức lại là một kỹ năng cực kỳ quan trọng - và không chỉ có ích cho việc giải quyết vấn đề.* Những người làm chủ khả năng nhận thức lại sẽ ra quyết định tốt hơn, có nhiều ý kiến sáng tạo hơn và thường có cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuyệt vời hơn nữa là kỹ năng này không quá khó để học.* Bằng cách đọc cuốn sách này, bạn sẽ trở thành một người có tư duy và kỹ năng giải quyết vấn đề tốt hơn. Bạn cũng sẽ tiến bộ và giải quyết tốt hơn các vấn đề hiện tại của mình – không phải là sau khi đọc cuốn sách mà là ngay trong chính quá trình bạn đọc cuốn sách này. Để có thể hiểu nhận thức lại là gì, hãy bắt đầu đọc trang tiếp theo. Vấn đề đầu tiên mà tôi muốn giới thiệu là vấn đề thang máy chậm. VẤN ĐỀ THANG MÁY CHẬM Đây là ý tưởng chủ đạo của cuốn sách này: Cách thức bạn nhận thức một vấn đề quyết định giải pháp nào bạn sẽ tìm ra. Bằng cách chuyển dịch cách thức bạn nhìn nhận vấn đề - hay nói cách khác là, bằng cách nhận thức lại vấn đề - bạn có thể thỉnh thoảng tìm được những giải pháp hoàn toàn tốt hơn.
  • 13. 13 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ CỦA BẠN LÀ GÌ? Để thấy được điều này hoạt động như thế nào trong thực tế, hãy xem xét ví dụ kinh điển này: vấn đề thang máy chậm.* Bạn là người chủ của một tòa nhà văn phòng cho thuê và người thuê đang phàn nàn về chiếc thang máy. Nó cũ kỹ và chậm chạp, và mọi người phải chờ đợi rất lâu. Nhiều người thuê dọa rằng họ sẽ chấm dứt hợp đồng nếu bạn không giải quyết vấn đề này. Đầu tiên, bạn hãy chú ý rằng vấn đề này được truyền đạt đến bạn một cách không được tự nhiên. Cũng giống như hầu hết các vấn đề mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống, một ai đó đã đóng khung vấn đề cho bạn: vấn đề ở đây là cái thang máy đang bị chậm. Nếu như cứ vội vàng đi tìm kiếm giải pháp, nhiều người trong chúng ta sẽ không chú ý vấn đề được đóng khung như thế nào; chúng ta cho rằng việc đóng khung như vậy là hợp lý. Hệ quả là, chúng ta bắt đầu suy nghĩ về các ý tưởng làm thế nào để thang máy trở nên nhanh hơn: Chúng ta có thể nâng cấp động cơ thang máy không? Chúng ta có thể cải tiến thuật toán của thang máy không? Chúng ta có cần phải lắp đặt một chiếc thang máy mới không? Những ý tưởng này sẽ rơi vào không gian giải pháp, đó là một nhóm những giải pháp dựa trên cùng những giả định về vấn đề là:
  • 14. 14 Những giải pháp này có thể mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn đặt vấn đề này với những người quản lý tòa nhà, họ đề xuất một giải pháp tao nhã hơn nhiều: lắp đặt thêm những chiếc gương cạnh thang máy.* Biện pháp đơn giản này đã chứng minh tính hiệu quả trong việc giảm thiểu những lời phàn nàn, bởi vì con người thường có xu hướng mất khái niệm về mặt thời gian khi được đưa cho một thứ gì đó hoàn toàn hấp dẫn để nhìn – đó chính là bản thân họ. MỘT CÁCH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TỐT HƠN Giải pháp lắp đặt chiếc gương không giải quyết vấn đề đã được nêu ra: nó không làm cho thang máy chạy nhanh hơn. Thay vào đó, nó đề xuất một cách hiểu khác – đó là, nhận thức lại vấn đề: Đây chính là cách chúng ta nói về nhận thức lại. Điểm mấu chốt của phương pháp chính là thấu hiểu được khái niệm phản
  • 15. 15 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ CỦA BẠN LÀ GÌ? trực giác: thỉnh thoảng, để giải quyết một vấn đề khó khăn, bạn phải tạm dừng việc tìm kiếm giải pháp. Thay vào đó, bạn phải dịch chuyển sự tập trung sang bản thân của vấn đề - không chỉ phân tích mà phải dịch chuyển cách mà bạn đóng khung nó. MỘT CÔNG CỤ MẠNH MẼ ĐÃ ĐƯỢC KIỂM CHỨNG Sứcmạnhcủaviệcnhậnthứclạiđãđượcbiếtđếntrongnhiều thập kỷ qua. Những người như Albert Einstein, Peter Drucker, và rất nhiều người khác đã chứng thực tầm quan trọng của nó.* Kết hợp đổi mới sáng tạo, giải quyết vấn đề, và đặt những câu hỏi đúng, nhận thức lại vấn đề luôn có sự liên quan đến bất kỳ điều gì bạn làm, dẫn dắt một đội nhóm, xây dựng một công ty khởi nghiệp (startup), chốt một hợp đồng, xây dựng chiến lược, giải quyết yêu cầu của khách hàng, hoặc làm nhiều thứ khác. Kỹ năng nhận thức lại cũng rất hữu ích đối với các vấn đề cá nhân bởi vì con người làm việc là để xây dựng sự nghiệp của họ, cải thiện tình trạng hôn nhân, hoặc làm cho những đứa con cứng đầu của họ ít cứng đầu hơn. Bạn có thể áp dụng kỹ thuật nhận thức lại cho bất kỳ vấn đề nào mà bạn gặp phải, ở bất kỳ lĩnh vực nào trong cuộc sống, để giải quyết các tình trạng khó xử và tìm ra cách tiến về phía trước. Hoặc như cách mà tôi thường nói: Mọi người đều có vấn đề. Việc nhận thức lại có thể giúp bạn giải quyết những vấn đề đó. Và việc giúp đỡ là cần thiết – bởi vì hầu hết chúng ta đều không được học nhận thức lại là gì, hoặc là làm cách nào để nhận thức lại. Thực tế, xuyên suốt công việc của tôi, tôi luôn tin rằng nhận thức lại là công cụ bị thiếu sót nhiều nhất trong bộ công cụ nhận thức của chúng ta.
  • 16. 16 VẤN ĐỀ ĐỐI VỚI KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Vài năm trước đây, một công ty nổi tiếng thuộc nhóm công ty Fortune 500 đã mời tôi dạy kỹ thuật nhận thức lại cho 350 nhân viên của họ. Buổi đào tạo của tôi là một phần của chương trình kéo dài 1 tuần về khả năng lãnh đạo đặc biệt, được thiết kế riêng cho các nhà lãnh đạo tài năng nhất của công ty. Để có thể được tham gia vào lớp học này, họ phải nằm trong top 2% nhân viên xuất sắc nhất công ty. Đến cuối tuần, chúng tôi đã thực hiện khảo sát những người tham gia và hỏi họ nhận thấy điều gì là hữu ích nhất trong khóa học này. Giữa những thứ mà mọi người được học xuyên suốt trong 5 ngày đầy ắp nội dung, buổi học hai tiếng về nhận thức lại nằm ở vị trí cao nhất trong danh sách. Đó không phải là lần đầu tiên tôi nhìn thấy phản ứng như vậy. Trong một thập kỷ qua, tôi đã dạy kỹ thuật nhận thức lại cho hàng nghìn người trên khắp thế giới và hầu hết mọi người đều nói rằng nó rất hữu ích với họ. Đây là một vài phản ứng kinh điển được trích nguyên văn từ trong các mẫu phản hồi: • “Nhìn nhận lại sự việc theo cách thức mới mẻ này giúp tôi được mở rộng tầm mắt.” • “Rất thích nó, mở mang nhận thức của tôi sang một cách suy nghĩ khác hoàn toàn.” • “Nhận thức lại là một khái niệm khủng khiếp mà tôi chưa tìm ra trước đây. Tôi sẽ trực tiếp sử dụng nó khi làm việc với đội nhóm của mình trong tương lai.” Với tôi, những phản ứng này thực sự - và tiếp tục sẽ là – rắc rối nghiêm trọng.
  • 17. 17 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ CỦA BẠN LÀ GÌ? Hãy nghĩ thử xem: Tại sao mọi người trên thế giới này lại không biết về nó? Làm thế nào mà một nhóm người thực sự thông minh làm việc trong doanh nghiệp toàn cầu nằm trong danh sách Fortune 500 – top 2% của công ty – lại không biết làm thế nào để giải quyết đúng vấn đề. Để hiểu rõ hơn mức độ phổ quát của vấn đề, tôi đã khảo sát 106 lãnh đạo điều hành ở cấp độ C (C-suite), đại diện 91 công ty thuộc lĩnh vực tư nhân và khu vực công ở 17 quốc gia. Kết quả thu được: 85% người tham gia khảo sát đã nói rằng tổ chức của họ không giỏi trong việc nhận thức lại vấn đề.* Hầu hết đều nói rằng công ty của họ đã lãng phí rất nhiều tài nguyên bởi vì sự thiếu sót này. Đây là sai lầm hết sức to lớn. Nhận thức lại là kỹ năng tư duy cơ bản. Một cách thẳng thắn, đây phải là điều mà mọi người được dạy từ rất lâu trước đó. Thật là hoàn toàn điên loạn khi chúng ta không giỏi nhận thức lại. Và điều này đã làm tôi hoảng sợ khi suy ngẫm xem liệu đã có bao nhiêu sai lầm phát sinh mỗi ngày bởi những con người thông minh, tài năng nhưng lại cứ giải quyết sai vấn đề. Đó chính là vấn đề mà cuốn sách này nhắm đến. Tôi đã tích lũy công trình nghiên cứu suốt một thế kỷ qua trong một hướng dẫn dễ dàng, duy nhất về giải quyết đúng vấn đề. Cấu trúc trung tâm của cuốn sách này là phương pháp nhận thức lại nhanh chóng, một cách tiếp cận đơn giản đã được chứng minh mà bạn có thể sử dụng để giải quyết mọi vấn đề trong bất kỳ ngữ cảnh nào. Quan trọng hơn cả, phương pháp này được thiết kế để có thể sử dụng nhanh chóng, như là một
  • 18. 18 phần của môi trường làm việc bận rộn hằng ngày: rất ít người trong chúng ta có thể chấp nhận một cách tiếp cận chậm hơn để giải quyết những vẫn đề thường trực. Tôi đã phát triển phương pháp này một cách từ từ trong suốt thập kỷ vừa qua và trong suốt quá trình tôi dạy kỹ thuật nhận thức lại cho mọi người ở tất cả các cấp độ và thâm niên, giúp họ giải quyết các vấn đề thực tế. Những chiến lược được nêu ra trong cuốn sách này dựa trên nhiều nghiên cứu trước đó về giải quyết vấn đề và đổi mới sáng tạo. Ngoài ra, sự lựa chọn của tôi về việc chiến lược nào sẽ được đề cập trong phương pháp này không dựa trên bất kỳ mô hình lý thuyết bao quát nào. Tôi chỉ chọn những chiến lược đã được chứng minh một cách nhất quán rằng nó thật sự hữu ích cho mọi người trong việc tư duy lại và giải quyết những vấn đề riêng của mình - và đồng thời nó cũng phải đủ rộng để có thể hữu ích cho nhiều vấn đề đa dạng trong các ngành nghề khác nhau. Tôi cũng đã xác minh các chiến lược này, thông qua các nghiên cứu mà tôi đã thực hiện về việc làm thế nào mà con người giải quyết các vấn đề gai góc trong tự nhiên, như là một phần gắn liền với công việc hàng ngày của họ hơn là chỉ trong những buổi hội thảo. Tôi đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu có chiều sâu về việc mỗi cá nhân sẽ thực hiện và giải quyết các vấn đề khó khăn cụ thể như thế nào và tạo ra các sáng tạo đột phá ra sao trong nhiều môi trường làm việc khác nhau - từ công ty khởi nghiệp nhỏ đến các công ty lớn và phức tạp như Cisco, Pfizer. Mặc dù việc nhận thức lại trong thực tế chắc chắn là rắc rối hơn một cấu trúc rõ ràng được xác lập trước, nhưng mỗi chiến
  • 19. 19 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ CỦA BẠN LÀ GÌ? lược đưa ra trong cuốn sách này - được biểu diễn bằng những phương pháp cụ thể - có thể được sử dụng để giải quyết các vấn đề thực tế và tìm ra những cách thức mới mẻ, sáng tạo để cung cấp cho bạn một kết quả rõ ràng. Cuốn sách này sẽ giúp bạn: • Tìm ra các giải pháp sáng tạo hơn cho những vấn đề khó khăn, trong công việc và trong cuộc sống. • Ngăn bản thân bạn và đội ngũ của bạn lãng phí thời gian cho những thứ sai lầm. • Nhận thức những quyết định lớn hiệu quả hơn, cải thiện tỷ lệ quyết định chính xác. • Giúp bạn thành công, thăng tiến trong sự nghiệp và gia tăng giá trị của bạn trong công ty. • Và quan trọng nhất: tạo ra sự khác biệt với những người và mục tiêu mà bạn quan tâm. Lưu ý rằng cuốn sách này được viết để bạn có thể ứng dụng ngay tức thì: ngay khi đọc qua từng chương sách, bạn có thể bắt đầu sử dụng phương pháp này ngay lập tức để giải quyết các vấn đề của riêng bạn. Đây là cách mà cuốn sách được trình bày. PHẦN TIẾP THEO CỦA CUỐN SÁCH Chương kế tiếp – Nhận thức lại vấn đề là gì? – chia sẻ nhanh một vài khái niệm cốt lõi cùng với những ví dụ đáng chú ý của việc nhận thức lại trong thực tế.
  • 20. 20 Phần II – Làm thế nào để nhận thức lại vấn đề – sẽ dẫn dắt bạn từng bước một đi qua phương pháp nhận thức lại. Đặc biệt nhấn mạnh những câu hỏi cần phải đề ra và giải quyết. Chúng ta sẽ được học các vấn đề sau: • Làm thế nào một câu hỏi đơn giản – Chúng ta đang cố gắng giải quyết vấn đề gì – sẽ ngăn mọi người khỏi việc đưa ra các ý tưởng tồi. • Tại sao các chuyên gia giải quyết vấn đề nhìn ra bên ngoài khung vấn đề trước khi họ đào sâu vào chi tiết. • Làm thế nào tư duy lại mục tiêu giúp giảm 80% khối lượng công việc. • Làm thế nào việc tìm kiếm và kiểm tra các ngoại lệ tích cực có thể ngay lập tức dẫn đến những ý tưởng đột phá. • Tại sao tự suy ngẫm về bản thân là yếu tố then chốt cho việc giải quyết các mâu thuẫn cá nhân. • Cách thức mà hai doanh nhân khởi nghiệp đã sử dụng để thẩm định vấn đề nhằm phát hiện ra cơ hội nhiều triệu đô la trong hai tuần. Sau khi đọc xong phần II, bạn sẽ được trang bị toàn bộ kiến thức cần thiết để sử dụng phương pháp tuyệt vời này. Phần III – Vượt qua sự kháng cự - là một nguồn mà bạn có thể tham khảo khi cần thiết, cho bạn biết cần phải làm khi mọi người chống lại quá trình nhận thức lại, khi họ không lắng nghe lời khuyên của bạn, khi họ là nạn nhân của suy nghĩ bất hợp tác, và nhiều trường hợp khác nữa.
  • 21. 21 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ CỦA BẠN LÀ GÌ? Xuyên suốt cuốn sách, tôi cũng sẽ chia sẻ rất nhiều ví dụ thực tế về việc làm thế nào kỹ năng nhận thức lại đã dẫn dắt mọi người đến những đột phá lớn. Những ví dụ này hầu như không nói về các giám đốc điều hành (CEO). Thay vào đó, chúng hầu hết tập trung vào những người mà bạn gọi là bình thường. Điều đó không có nghĩa là các CEO không sử dụng kỹ thuật nhận thức lại; nhiều nhà nghiên cứu quản lý gần đây đã chỉ ra rằng các CEO vẫn thực hành nhận thức lại và đạt được nhiều thành tựu to lớn.* Tuy nhiên, vai trò CEO là một công việc không bình thường mà có rất ít điểm chung với công việc thường ngày của chúng ta. Vậy nên, tôi đặt sự quan tâm của mình vào việc làm thế nào để tất cả chúng ta có thể cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề - không chỉ trong phòng họp mà còn trong mọi tình huống khác. Nói một cách ngắn gọn, tôi muốn dân chủ hóa kỹ thuật nhận thức lại. Những câu chuyện và con người bạn gặp gỡ trong cuốn sách này sẽ phản ánh sự tập trung đó. Bạn cũng sẽ làm quen với những nghiên cứu quan trọng nhất đằng sau khái niệm nhận thức lại. Hơn một nửa thế kỷ, nhận thức lại đã được nghiên cứu bởi các chuyên gia học thuật và thực hành từ nhiều ngành nghề khác nhau – vận hành, tâm lý học, toán học, khởi nghiệp, thiết kế, triết học, và nhiều ngành khác – và cuốn sách này thừa hưởng rất nhiều từ những công trình nghiên cứu của họ. Bạn sẽ gặp một số nhà tư tưởng chính về cách tiếp cận nhận thức lại trong những chương kế tiếp; nhiều người khác cũng sẽ được đề cập ở phần ghi chú ở cuối sách. Website của cuốn sách với địa chỉ www.howtoreframe.com, cũng cung cấp một số nghiên cứu chính sâu sắc, hữu ích nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các minh chứng mang tính chất
  • 22. 22 khoa học đằng sau kỹ thuật nhận thức lại (hay nếu bạn chỉ cần vài kết quả học thuật để đưa vào bài thuyết trình để trình bày với khách hàng). MÔ HÌNH NHẬN THỨC LẠI Cuối cùng, tôi muốn giới thiệu mô hình nhận thức lại (Reframing Canvas).* Mô hình mang đến một cái nhìn tổng quát về các bước chính của phương pháp, và bạn có thể sử dụng nó với nhóm của bạn hoặc khách hàng để nhận thức lại vấn đề. Bạn có thể tải miễn phí phiên bản in thân thiện với người dùng trên website của cuốn sách. Ở trang kế tiếp, bạn có thể thấy phiên bản tổng quát của mô hình. Hãy dành một chút thời gian để làm quen, nhưng đừng vội lo lắng về các chi tiết. Chúng ta sẽ bàn về nó sau trong những chương tiếp theo. Bây giờ, bạn chỉ cần chú ý rằng phương pháp này có 3 bước chính – Đóng khung vấn đề, Nhận thức lại vấn đề, Tiến về phía trước – với một vài chiến thuật bổ sung được lồng vào trong bước thứ 2. Hãy cùng bắt đầu nào.
  • 23. 23 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ CỦA BẠN LÀ GÌ?
  • 24. 24 CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ LÀ GÌ? VƯỢT RA NGOÀI SỰ PHÂN TÍCH Sự lạc quan là một trong những tính cách quan trọng của một người giải quyết vấn đề giỏi.* Khi đối mặt với các tình huống khó khăn, họ không chấp nhận số phận. Họ tin rằng có một cách nào đó tốt hơn để đi tiếp – và tin rằng họ có khả năng tìm ra nó. Tuy nhiên, lạc quan thôi là chưa đủ. Trong lịch sử đã có rất nhiều người lạc quan nhưng rồi vẫn đâm đầu vào tường.* Để có thể thành công, quán tính tiến lên phía trước phải đi đôi với khả
  • 25. 25 CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ LÀ GÌ? năng xác định đúng vấn đề. Đó là điều mà kỹ thuật nhận thức lại (và thực thể đầu tiên của nó là đóng khung vấn đề) nhắm đến. Điều quan trọng đầu tiên mà chúng ta cần chú ý là việc nhận thức lại sẽ khác với phân tích vấn đề. Theo ý của tôi, phân tích là khi bạn đặt câu hỏi: Tại sao thang máy lại chậm? và cố gắng tìm hiểu những yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến tốc độ. Để giỏi khả năng phân tích, đòi hỏi bạn phải có những thông tin chính xác, có phương pháp, biết hướng đến chi tiết và giỏi làm việc với các con số. Trong khi đó, nhận thức lại là một hoạt động ở cấp độ cao hơn. Đó là khi bạn hỏi: tốc độ của thang máy có phải là điều mà chúng ta cần tập trung giải quyết hay không? Để giỏi ở khả năng nhận thức lại, chúng ta không cần phải biết các chi tiết. Mà kỹ năng này sẽ thiên về việc bạn phải biết cách nhìn bức tranh ở cấp độ tổng thể và có khả năng xem xét tình huống ở nhiều góc độ khác nhau. Nhận thức lại không chỉ giới hạn ở việc khởi đầu của toàn bộ quá trình hoặc độc lập với việc phân tích và giải quyết vấn đề. Ngược lại, sự thấu hiểu vấn đề của bạn sẽ giúp phát triển giải pháp của bạn. Một nhà khởi nghiệp và người tư duy thiết kế sẽ nói cho bạn rằng, bạn không thể hi vọng có thể đóng khung một vấn đề một cách chính xác trừ phi bạn lăn xả vào vấn đề và thử nghiệm suy nghĩ của bạn trong tình huống thực tế. Để chỉ cho bạn thấy quá trình này diễn ra trong thực tế như thế nào, tôi sẽ chia sẻ một trong những ví dụ mạnh mẽ nhất mà tôi từng có. Ví dụ này hơi dài hơn câu chuyện thang máy chậm,
  • 26. 26 nhưng đã đi cùng tôi rất lâu. Đó là một ví dụ có liên quan đến những chú chó. VẤN ĐỀ VỀ TRẠM CỨU HỘ CHÓ Ở MỸ Người Mỹ rất yêu quý chó: hơn 40% gia đình ở Mỹ có nuôi một chú chó. Tuy nhiên, sự yêu quý dành cho những chú chó cưng này vẫn không thể ngăn được một vấn đề: mỗi năm, ước tính có hơn 3 triệu chú chó phải vào trạm cứu hộ và được đưa vào diện cần được nhận nuôi.* Các tổ chức bảo vệ quyền lợi động vật làm việc chăm chỉ để khơi gợi sự quan tâm của cộng đồng về vấn đề này. Một mẫu quảng cáo đặc trưng với hình ảnh một chú chó bị bỏ bê trông rất buồn bã được chọn lựa cẩn thận nhằm gợi lên sự trắc ẩn, cùng với một dòng chữ như: “Cứu một cuộc sống – nhận nuôi một chú chó” hoặc có thể là một lời đề nghị quyên góp. Thông qua những hoạt động như thế này, khoảng 1,4 triệu chú chó được nhận nuôi mỗi năm. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc hơn một triệu chú chó khác chưa được nhận nuôi, chưa kể đến mèo và các loại động vật khác. Mặc cho những nỗ lực ấn tượng của các nhóm bảo vệ và giải cứu, có rất ít thú cưng được nhận nuôi trong suốt hàng thập kỷ qua. Tuy nhiên, vẫn có một vài tin tốt. Trong một vài năm vừa qua, hai tổ chức nhỏ đã tìm được giải pháp cho vấn đề này. BarkBox là một trong hai tổ chức như thế. Đó là một công ty khởi nghiệp có trụ sở ở New York mà tôi đã có cơ hội giảng dạy về kỹ thuật nhận thức lại. BarkBox đã quyên góp 1% doanh thu của họ cho những chú chó cần sự giúp đỡ. Và rồi đến một ngày nọ, nhóm hoạt động phi lợi nhuận của họ đã quyết định có một góc nhìn mới về vấn đề chú chó ở các trạm cứu hộ.
  • 27. 27 CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ LÀ GÌ? GIẢI QUYẾT VIỆC TIẾP CẬN THÔNG TIN, KHÔNG PHẢI LÀ QUẢNG CÁO Trong điều kiện kinh phí eo hẹp của mình, BarkBox đã nhận ra rằng việc đầu tư vào quảng cáo sẽ không tạo ra nhiều sự khác biệt. Thay vào đó, họ bắt đầu xem xét những cách khác để nhận thức vấn đề. Như Henrik Werdelin, đồng sáng lập của BarkBox, đồng thời là lãnh đạo của dự án, đã chia sẻ với tôi:* “Chúng tôi nhận ra rằng tiếp cận thông tin chỉ là một phần nhỏ của vấn đề mà thôi. Các tổ chức bảo vệ động vật chủ yếu dựa vào Internet để tìm chủ mới cho các chú chó. Tuy nhiên, rất khó để tìm kiếm những trang web này và bởi vì chi phí dành cho trang web rất ít nên việc xây dựng trang web thường không tối ưu cho việc xem trên các thiết bị di động. Tôi nghĩ rằng, đó là một vấn đề có thể được giải quyết khá dễ dàng.” Dựa trên mô hình ứng dụng hẹn hò dành cho con người, BarkBox đã cho ra đời là một ứng dụng vui nhộn có tên BarkBuddy, thông qua đó mọi người có thể tìm thấy hồ sơ của các chú chó cần được nhận nuôi và liên hệ với trạm cứu hộ đang nuôi giữ chúng.
  • 28. 28 Được triển khai với khẩu hiệu: “Tìm những chú chó trong khu vực của bạn”, ứng dụng BarkBuddy đã có hơn 250.000 lượt tải về. Sau một khoảng thời gian ngắn, ứng dụng đã phục vụ hơn một triệu lượt xem hồ sơ mỗi tháng. Là ứng dụng hẹn hò đầu tiên dành cho các chú chó, BarkBuddy đã xuất hiện trên nhiều kênh truyền hình quốc gia và được phát sóng trên một talkshow nổi tiếng. Đây là một kết quả đầu tư khá hời khi mà chi phí để xây dựng và triển khai dự án này chỉ là 8.000 đô la.* Đây chính là ví dụ điển hình cho việc nhận thức lại: bằng cách suy nghĩ lại vấn đề thực sự là gì, Wedelin và nhóm của anh ấy đã xác định một phương án tiếp cận mới và hiệu quả hơn. Đồng thời, bạn hãy chú ý rằng khi xem xét ý nghĩa quan trọng nhất, cả đội vẫn đang làm việc trong khung vấn đề ban đầu: Làm thế nào để có nhiều chú chó được nhận nuôi hơn? Đó không phải là cách duy nhất để nhận thức vấn đề về trạm cứu hộ. MỘT CÁCH TIẾP CẬN KHÁC: CÁC CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP VỀ TRẠM CỨU HỘ Lori Weise là giám đốc điều hành của tổ chức giải cứu các chú chó trong thành phố có trụ sở tại Los Angeles và là một trong những người đi tiên phong trong chương trình can thiệp về trạm cứu hộ thú cưng.* Chương trình của Lori không tìm kiếm cách làm thế nào để có nhiều chú chó hơn được nhận nuôi hơn. Thay vào đó, chương trình tìm cách để giữ các chú chó ở lại với người chủ đầu tiên để mà chúng không bao giờ phải vào các trạm cứu hộ trong hệ thống các tổ chức bảo vệ. Trung bình có khoảng 30% các chú chó tham gia vào chương trình bảo vệ thuộc dạng “từ bỏ bởi người chủ” khi chủ của chúng, sau khi cân nhắc kỹ càng đã quyết định không nuôi
  • 29. 29 CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ LÀ GÌ? nữa. Trong cộng đồng bảo vệ động vật tự nguyện, nơi tập trung rất nhiều người có tình yêu sâu sắc với động vật, những người chủ như thế thường bị đánh giá một cách cay nghiệt: Làm sao mà bạn nhẫn tâm bỏ rơi những chú chó như cách bạn vứt bỏ một món đồ chơi bị hỏng? Sau đó, để ngăn các chú chó đến với những người chủ tồi, rất nhiều tổ chức bảo vệ yêu cầu người muốn nhận nuôi phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt – bất chấp thực tế là danh sách các chú chó cần nhà mới đang quá tải. Lori không nghĩ vậy, cô ấy nhìn thấy những thứ hoàn toàn khác. Cô ấy đã nói với tôi: “Tôi hoàn toàn không đồng tình với những gì người khác nghĩ về những người chủ tồi tệ. Tôi đã gặp nhiều người như thế này trong quá trình làm việc và hầu hết họ đều rất quan tâm đến các chú chó của mình. Họ không phải là người xấu. Có điều câu chuyện không đơn giản như thế.” Để tìm hiểu rõ lý do, Lori đã xây dựng một thí nghiệm nhỏ ở một tổ chức bảo vệ có trụ sở tại Nam Los Angeles. Bất kỳ khi nào một gia đình đến để chuyển giao chú chó của họ cho tổ chức bảo vệ, một trong những nhân viên của Lori sẽ hỏi họ: “Nếu có thể, bạn có muốn giữ lại chú chó của mình không?” Nếu gia đình đó trả lời là có, nhân viên sẽ tiếp tục hỏi tại sao gia đình họ lại bỏ rơi chú chó. Nếu đó là vấn đề mà Lori và nhân viên của cô ấy có thể giúp để giải quyết, họ sẽ sử dụng nguồn lực và các mối quan hệ của mình để hỗ trợ. Thử nghiệm của Lori đã khám phá ra một kết luận dựa trên dữ liệu hoàn toàn trái ngược với giả định trước đó: 75% những người chủ nói rằng họ muốn giữ lại chú chó của mình. Nhiều
  • 30. 30 người đã gặp phải khó khăn khi buộc phải bỏ rơi các chú chó của họ - và họ đã chăm sóc rất cẩn thận chúng nhiều năm trước khi bị buộc phải chuyển chúng đến tổ chức bảo vệ. Như Lori đã nêu: “Sự từ bỏ của người chủ” không phải là vấn đề về đạo đức. Thay vào đó là vấn đề về sự nghèo khó. Những gia đình này rất yêu các chú chó của mình nhưng đồng thời họ cũng rất nghèo. Chúng ta đang nói về những người mà trong nhiều trường hợp họ cũng không hoàn toàn chắc chắn làm thế nào để nuôi những đứa trẻ của họ vào giai đoạn cuối tháng. Vì vậy, khi một người chủ nhà mới đột nhiên yêu cầu một khoản đặt cọc để nuôi chó, họ không có cách nào để xoay xở đủ tiền. Trong những trường hợp khác, các chú chó cần khoảng 10 đô la cho một lần tiêm phòng bệnh dại, chưa kể đến các gia đình không có cách tiếp cận với bác sĩ thú y, hoặc có thể phải cảnh giác với các cơ quan chính phủ. Chuyển giao thú cưng của họ cho một trạm cứu hộ luôn là một lựa chọn cuối cùng trong những sự lựa chọn mà họ tin rằng có thể. Như Lori đã phát hiện, chương trình can thiệp không chỉ là khả thi về mặt kinh tế: thực tế nó thiên về hiệu quả về mặt chi phí hơn là các hoạt động khác của nhóm. Trước khi thực hiện chương trình này, tổ chức của Lori đã chi ra một khoảng trung bình là 85 đô la cho một thú cưng mà họ giúp đỡ. Chương trình can thiệp mới đã hạ chi phí thấp xuống còn khoảng 60 đô la cho mỗi thú cưng và do đó cải tiến một cách đáng kinh ngạc hiệu quả trên từng đô la của tổ chức. Sáng kiến này cũng cho phép nhiều gia đình có thể giữ lại những thú cưng của họ - và bằng cách giữ lại thú cưng thay vì đưa chúng vào trạm cứu hộ,
  • 31. 31 CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ LÀ GÌ? chương trình đã giải phóng thêm không gian để giúp đỡ các động vật khác khi cần thiết. Dựa trên công việc của Lori và nhiều nhà tiên phong khác, những chương trình can thiệp tương tự đã được nhân rộng khắp nước Mỹ, và cách tiếp cận này đã nhận được sự hỗ trợ của nhiều tổ chức doanh nghiệp. Và kết quả là số lượng thú cưng bị đưa vào trạm cứu hộ và số lượng thú cưng bị chết luôn ở mức thấp.* PHÂN BIỆT KHÁM PHÁ VỚI PHÁ VỠ KHUNG VẤN ĐỀ Hai câu chuyện trên minh họa cho sức mạnh của kỹ thuật nhận thức lại. Trong cả hai trường hợp, bằng cách tìm một vấn đề mới để giải quyết, một nhóm người nhỏ đã tạo nên sự thay đổi lớn. Những câu chuyện trên cũng đã chỉ ra rằng có hai cách tiếp cận khác nhau để nhận thức lại vấn đề - tôi gọi chúng là khám phá và phá vỡ khung vấn đề. Khám phá khung vấn đề là khi bạn đào sâu hơn vào vấn đề ban đầu Khám phá khung vấn đề cũng tương tự như phân tích vấn đề, nhưng bổ sung thêm một vài yếu tố sẽ giúp bạn nhìn ra khỏi khung vấn đề, từ đó xem xét kỹ tất cả các khía cạnh của tình
  • 32. 32 huống và do đó có thể tạo ra sự khác biệt. Đây là cách mà nhóm BarkBox đã làm. Họ bắt đầu bằng phát biểu “Không đủ người nhận nuôi” và họ quyết định đào sâu hơn vào vấn đề cho đến khi họ phát hiện ra một vấn đề “ẩn”: vấn đề tiếp cận thông tin. Và khi đã nhận thức lại vấn đề, họ đã tạo ra một tầm ảnh hưởng vượt mức kỳ vọng so với giá trị của khoản đầu tư 8.000 đô la của mình. Phá vỡ khung vấn đề là khi bạn bỏ qua hoàn toàn khung vấn đề ban đầu Chương trình của Lori đã phá vỡ khung vấn đề. Cô ấy đã suy nghĩ lại mục đích khởi nguồn công việc của cô ấy – nhìn nhận lại vấn đề không phải là về nhận nuôi mà là làm thế nào để giúp đỡ các gia đình nghèo giữ lại thú cưng của họ - và giúp thay đổi lĩnh vực của cô ấy thông qua quy trình làm việc. Cả hai cách tiếp cận này đều có thể dẫn đến sự đột phá. Nhưng ý tưởng phá vỡ khung vấn đề có tầm quan trọng hơn cả, bởi vì nếu bạn không làm chủ được nó, bạn sẽ rơi vào bẫy của khung vấn đề ban đầu. Mặc dù đối với những người giải quyết vấn đề dày dạn kinh nghiệm, rất dễ dàng để có thể đào sâu vào chi tiết, làm rõ ràng vấn đề để có được các manh mối, giúp giải quyết vấn đề trong khi hoàn toàn quên đi thách thức khung vấn đề tổng thể. Nhưng bằng cách phá vỡ khung vấn đề trong suy nghĩ, bạn sẽ thôi giới hạn bản thân trong việc suy nghĩ làm thế nào mà một vấn đề xảy ra và được nhận thức trước khi bạn bắt tay vào giải quyết vấn đề. ĐỘT PHÁ VỀ CÔNG NGHỆ HAY ĐỘT PHÁ VỀ TƯ DUY Có một khoảnh khắc tạo nên sự khác biệt tinh tế giữa hai câu chuyện trên. Câu chuyện BarkBuddy giống như là một câu
  • 33. 33 CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ LÀ GÌ? chuyện cổ tích kinh điển ở thung lũng Silicon: một vấn đề bị bỏ qua suốt nhiều năm trời đã được xác định và nhờ vào sức mạnh kinh ngạc của công nghệ, chúng ta bây giờ đã có một cách tốt hơn để giải quyết. Trong ngữ cảnh này, ứng dụng BarkBuddy đã được gắn chặt với thời điểm ra mắt. Nó sẽ không thể thực hiện được nếu như không có điện thoại thông minh, các chuẩn chia sẻ dữ liệu và một lượng lớn dân số đã làm quen với các ứng dụng hẹn hò trước đó. Giáo sư của trường đại học Dartmouth Ron Adner* gọi điều này là “những lăng kính ẩn”, với ẩn ý là để có những sáng tạo thành công, một hệ sinh thái về công nghệ phải được hỗ trợ sẵn và các đối tượng cộng tác trong hệ sinh thái đó phải sẵn sàng. Nhưng phát kiến của Lori thì không có bất kỳ điều gì liên quan đến công nghệ mới hoặc phải phụ thuộc vào một lượng lớn dân số phải được làm quen trước với một hành vi mới. Dĩ nhiên, nó cũng cần một hệ sinh thái với nhiều đối tượng cộng tác bao gồm bác sĩ thú y và tổ chức bảo vệ - tuy nhiên tất cả các đối tượng này đã tồn tại qua hàng thập kỷ mặc dù có nhiều khác biệt về cách thức hoạt động so với hiện nay. Điều này đã nêu lên một câu hỏi thú vị: Những gì đã ngăn chặn chúng ta tìm ra hai giải pháp sớm hơn? BarkBuddy không thể được xây dựng sớm hơn. Đơn giản là điều kiện chưa cho phép. Nhưng chương trình can thiệp của Lori thì sao? Về mặt lý thuyết, chúng ta có thể tìm ra giải pháp như vậy cách đây 20 năm hoặc thậm chí là 40 năm trước. Rào cản chính của việc hiện thực giải pháp không phải là khía cạnh công nghệ. Nó chính là niềm tin sai lệch – trong trường hợp này là tin rằng những gia đình từ bỏ chú chó của họ là những người chủ tồi.
  • 34. 34 Trải qua hàng thập kỷ, cả một cộng đồng đã bị che mắt bởi niềm tin đó. Lori đã phá vỡ nhận thức chỉ bởi một một dữ liệu đơn giản mà mọi người đã biết và đề xuất cho chúng ta một cách thức mới mẻ để hiểu về vấn đề. Đây chính là chủ đề cốt lõi của những câu chuyện trong cuốn sách này. Những nhà đổi mới sáng tạo và người giải quyết vấn đề thường có một sự mù quáng - dù đó là những kỹ sư cố gắng vượt qua giới hạn của vật lý, bác sỹ phát triển các loại thuốc mới hay những lập trình viên làm những việc đáng kinh ngạc với bit và byte. Nhưng trong phần lớn các trường hợp – đặc biệt là những trường hợp xảy ra trong đời sống hàng ngày của chúng ta – giải pháp cho một vấn đề không phải phụ thuộc vào sự đột phá công nghệ mà là đột phá về tư duy. Và như vậy, giải quyết các vấn đề khó khăn không phải lúc nào cũng đòi hỏi sự hiểu biết về các chi tiết hay phải là một người có tư duy hệ thống. Kỹ năng mà bạn cần có thể là về sự diễn dịch và khả năng cảm thụ; về việc nhìn thấy những gì đã tồn tại nhưng suy nghĩ lại ý nghĩa thực sự của nó. Thành công của phương pháp này phụ thuộc nhiều vào khả năng của bạn trong việc hoài nghi, chất vấn lại niềm tin của chính bản thân bạn và thách thức những giả định mà tất cả chúng ta đã chấp nhận trong suốt một thời gian dài – về đồng nghiệp, khách hàng, bạn bè, gia đình của chúng ta và thậm chí là chính bản thân chúng ta. *** Hy vọng rằng câu chuyện trên đã cho bạn một ý tưởng về sự khác biệt mà kỹ thuật nhận thức lại vấn đề có thể tạo ra. Để kết
  • 35. 35 CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ LÀ GÌ? luận lại chương này, dưới đây là 5 lợi ích cụ thể mà bạn có thể có được khi đọc cuốn sách này. 1. BẠN SẼ TRÁNH GIẢI QUYẾT SAI VẤN ĐỀ Loài người chúng ta có thiên hướng hành động. Khi đối diện với một vấn đề, họ sẽ ngay lập tức chuyển sang chế độ giải pháp, từ chối việc phân tích và ngay lập tức tiến lên phía trước: Tại sao chúng ta lại phải tiếp tục nói về vấn đề đó? Chúng ta hãy bắt tay vào tìm kiếm một giải pháp. Về cơ bản, thiên hướng hành động là tốt: bạn không muốn mắc kẹt trong sự cân nhắc bất tận. Nhưng nó cũng tiềm ẩn mối nguy hiểm mà con người sẽ gặp phải khi không hiểu một cách đầy đủ vấn đề mà họ đang giải quyết hoặc xem xét liệu rằng họ có đang nhắm đúng vào vấn đề ngay từ ban đầu hay không. Hệ quả tất yếu là họ thường lãng phí năng lượng cho một vấn đề sai, loay hoay với các phiên bản của cùng một giải pháp vô dụng cho đến khi họ sử dụng hết thời gian và tiền bạc. Thỉnh thoảng điều này được mô tả như là “sắp xếp lại những chiếc ghế trên tàu Titanic.” Tiến trình mà tôi chia sẻ trong cuốn sách này được thiết kế để bạn nhận thức lại vấn đề nhanh chóng, để bạn có thể được lợi cả về mặt tốc độ và có được sự thận trọng cần thiết. Bằng cách giới thiệu kỹ thuật nhận thức lại vấn đề trong giai đoạn đầu của tiến trình, trước cả khi mọi người bắt đầu yêu thích một giải pháp cụ thể nào đó, bạn có thể ngăn ngừa việc lãng phí nỗ lực và đạt được các mục tiêu của bạn nhanh hơn. 2. BẠN SẼ TÌM ĐƯỢC NHỮNG GIẢI PHÁP SÁNG TẠO HƠN Không phải tất cả mọi người đều phạm phải sai lầm khi nhanh chóng bắt tay vào hành động. Nhiều người đã học được
  • 36. 36 cách dành thời gian để phân tích vấn đề. Tuy nhiên, ngay cả khi đó, họ có thể bỏ qua một số cơ hội quan trọng. Cụ thể hơn, nhiều người tiếp cận việc phân tích vấn đề bằng cách đặt câu hỏi: Vấn đề thực sự là gì? Được dẫn dắt bởi câu hỏi này, họ đã đào sâu vào chi tiết, tìm kiếm các nguyên nhân “gốc rễ” của vấn đề. Câu chuyện chiếc thang máy đã làm nổi bật một kẽ hở quan trọng trong cách thức chúng ta suy nghĩ. Sự chậm chạp của thang máy được nhìn nhận là vấn đề thật sự, và việc mua thang máy mới sẽ giải quyết được vấn đề này. Tuy nhiên, quan trọng hơn nữa, đó không phải là cách duy nhất để nhìn nhận vấn đề. Thực ra, ý tưởng chỉ tồn tại một nguyên nhân gốc rễ có thể là sai lầm. Thông thường, vấn đề có nhiều nguyên nhân và có thể được đề cập thông qua nhiều cách khác nhau. Vấn đề thang máy chậm cũng có thể được nhận thức như là vấn đề gia tăng nhu cầu lúc cao điểm – quá nhiều người cần sử dụng thang máy tại cùng một thời điểm – mà có thể được giải quyết bằng cách giãn cách nhu cầu, chẳng hạn như sắp xếp xen kẽ thời gian nghỉ ăn trưa của mọi người. Nhận thức lại không phải là tìm thấy vấn đề thực sự; mà là về việc tìm ra một vấn đề tốt hơn để giải quyết. Nếu như cứ khăng khăng rằng chỉ có duy nhất một cách hiểu đúng về vấn đề, chúng ta có thể bỏ qua các khả năng tồn tại các giải pháp thông minh hơn và sáng tạo hơn. Nhận thức lại giúp bạn tìm ra các giải pháp này tốt hơn. 3. BẠN SẼ ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH TỐT HƠN Nghiên cứu đã chỉ ra rằng một trong những điều tốt nhất mà bạn có thể làm khi giải quyết vấn đề là tạo ra nhiều phương
  • 37. 37 CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ LÀ GÌ? án để có thể chọn lựa. Giáo sư Paul C.Nutt của trường Đại học Ohio State, một học giả hàng đầu trong lĩnh vực này, đã khám phá ra rằng 50% trường hợp con người sẽ đưa ra những quyết định tồi khi họ chỉ có duy nhất một phương án để cân nhắc:* • Tôi có nên học Thạc sỹ Quản trị kinh doanh hay không? • Tôi có nên đầu tư vào dự án này hay không? Ngược lại, những người mà tạo ra và xem xét nhiều sự lựa chọn sẽ mắc sai lầm chỉ 1/3 thời gian – và điều này vẫn đúng ngay cả khi cuối cùng họ nhắm đến kế hoạch ban đầu của họ: • Tôi sẽ theo học Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, khởi nghiệp, tìm kiếm một công việc mới, hay vẫn tiếp tục với vai trò hiện tại? • Tôi sẽ đầu tư vào dự án A, B hay C hay không nên đầu tư gì cả ở thời điểm hiện tại? Chỉ cần tăng thêm các sự lựa chọn thôi cũng giúp bạn có thể quyết định chính xác hơn. Tuy nhiên, tiền đề cho điều này là: những lựa chọn mà bạn xem xét phải khác nhau một cách đúng nghĩa. Khi không hiểu kỹ thuật nhận thức lại, người ta có thể nghĩ rằng phân tích của họ đã thực sự thấu đáo bởi vì họ đã xác định 15 giải pháp cho thang máy mới và nhanh hơn. Dĩ nhiên, họ chỉ tìm ra 15 phiên bản khác nhau của cùng một giải pháp. Nhận thức lại sẽ dẫn đến một quyết định tốt hơn bởi vì nó sẽ dẫn dắt bạn tìm ra những phương án thực sự khác nhau để chọn lựa. Và hơn thế nữa, việc lan truyền rộng rãi kỹ thuật nhận thức lại thậm chí có thể có tác động tích cực lớn hơn nữa – cả về mặt cá nhân và xã hội.
  • 38. 38 4. BẠN SẼ MỞ RỘNG CON ĐƯỜNG LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP CỦA MÌNH Ở mức độ cá nhân, giải quyết những vấn đề khó khăn là một trong những điều trọn vẹn nhất mà chúng ta có được, và đó là cách vĩ đại để tạo nên sự khác biệt cho loài người và những căn nguyên mà bạn quan tâm. Trên hết, tự học lấy khả năng nhận thức lại cũng sẽ mang lại hiệu quả rõ ràng cho sự nghiệp của bạn. Không có gì phải bàn cãi, trở thành một người giải quyết vấn đề tốt hơn, bạn sẽ ngay lập tức làm cho chính bản thân bạn trở nên có giá trị hơn đối với công ty của bạn. Và bởi vì nhận thức lại không cần bạn phải là một chuyên gia trong một lĩnh vực liên quan đến vấn đề đó – như bạn sẽ thấy ở các chương sau, những chuyên gia có thể thỉnh thoảng sẽ bị dính bẫy bởi chính sự tinh thông của họ - điều này cũng có nghĩa rằng bạn có thể đóng góp vào những lĩnh vực nằm ngoài vai trò của bạn, chẳng hạn như những chuyên gia tư vấn có thể đóng góp giá trị vào những ngành mà họ chưa từng làm việc bao giờ. Vậy nên, kỹ năng nhận thức lại sẽ vô cùng hữu ích trong trường hợp một ngày nào đó bạn muốn chuyển sang một vai trò khác. Dù không thông dụng, nhưng khả năng giải quyết vấn đề cũng được đánh giá cao trong thị trường việc làm. Trong một báo cáo gần đây, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã chia sẻ một danh sách bao gồm những kỹ năng quan trọng nhất trong tương lai.* Ba kỹ năng hàng đầu được liệt kê ở đây trông có vẻ quen thuộc: 1. Giải quyết vấn đề phức tạp (complex problem solving) 2. Tuy duy phản biện (critical thinking) 3. Sáng tạo (creativity)
  • 39. 39 CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ LÀ GÌ? Cuối cùng, nhận thức lại cũng sẽ giúp tương lai sự nghiệp của bạn vững chắc hơn, theo một cách rất khác biệt: giúp bạn giảm đi nguy cơ có thể bị thay thế bởi máy tính. Tùy thuộc vào vai trò hiện tại của bạn, mối hiểm họa này có thể xa vời hay gần ngay trước mắt. Tuy nhiên, tất cả các chuyên gia sẽ chia sẻ với bạn một thông điệp nghiêm túc: Trí tuệ nhân tạo (AI) và các mô thức tự động hóa đã bắt đầu lấy đi rất nhiều công việc mà con người đã từng có, bao gồm cả các công việc văn phòng. Tuy nhiên, việc phân tích vấn đề thì khác. Dựa vào bản chất của nó, định nghĩa và nhận thức lại một vấn đề là tác vụ duy nhất của con người, đòi hỏi sự hiểu biết nhiều mặt của tình huống; một năng khiếu trong việc hấp thụ sự mập mờ, thông tin rất khó để định lượng và khả năng để làm sáng tỏ và suy nghĩ lại dữ liệu có ý nghĩa gì. Đây là những điều mà máy tính sẽ không có khả năng thực hiện trong tương lai gần – và thuần thục kỹ năng nhận thức lại vấn đề sẽ giúp cho công việc hiện tại của bạn an toàn hơn, đồng thời mở ra các cơ hội nghề nghiệp mới cho bạn. 5. BẠN SẼ GIÚP TẠO RA MỘT XÃ HỘI KHỎE MẠNH HƠN Cuối cùng, nhận thức lại cũng rất quan trọng đối với sự vận hành liên tục của xã hội chúng ta. Giải quyết mâu thuẫn theo cách bền vững đòi hỏi con người tìm thấy sự tương đồng cơ bản với đối thủ của họ - thường bắt đầu bằng cách hình dung ra những vấn đề mà con người đang cố gắng giải quyết hơn là chiến đấu cho những giải pháp. Trong phần tiếp theo, tôi sẽ chỉ ra nhận thức lại đã được sử dụng để tìm ra những giải pháp mới cho mâu thuẫn chính trị sâu sắc như thế nào trong thực tế.* Đồng thời, học hỏi kỹ thuật nhận thức lại cũng là một hệ thống phòng thủ trí tuệ hữu ích – bởi vì nghiên cứu đã chỉ ra
  • 40. 40 rằng đóng khung vấn đề có thể trở thành một loại vũ khí.* Hãy quan sát cẩn thận cách các đảng phái chính trị mâu thuẫn nói về một chủ đề nóng, và bạn sẽ thấy họ sử dụng kỹ thuật nhận thức lại để tác động đến suy nghĩ của bạn như thế nào. Với góc nhìn này, nhận thức lại có thể được xem như là một kỹ năng tranh cử. Bằng cách nâng cao kỹ năng đóng khung vấn đề, bạn có thể trở nên tốt hơn trong việc phát hiện ra những ai đang cố gắng điều khiển bạn. Những người giỏi nhận thức lại sẽ làm tốt hơn trong việc bảo vệ bản thân khỏi sự mị dân và những người tạo ảnh hưởng tinh thần có chủ đích. Và các độc giả yêu quý của tôi, đó là lý do tại sao bạn nên giới thiệu cuốn sách này cho các đồng minh, đồng thời nói xấu nó một cách nhẹ nhàng với các đối thủ chính trị của bạn. TỔNG KẾT CHƯƠNG Nhận thức lại vấn đề là gì? Giải quyết các vần đề sẽ bao gồm 3 hoạt động mà bạn sẽ thực hiện lặp lại theo một chu trình có trình tự:
  • 41. 41 CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ LÀ GÌ? 1. Đóng khung vấn đề (và sau đó là nhận thức lại): xác định điều gì cần phải tập trung vào. 2. Phân tích vấn đề: nghiên cứu khung vấn đề đã được chọn lựa, cố gắng định lượng nó và hiểu được các chi tiết rõ ràng. 3. Giải quyết vấn đề: thực hiện những bước cần thiết để giải quyết vấn đề như thử nghiệm, tạo nguyên mẫu, và thậm chí là hiện thực một giải pháp đầy đủ. Có hai cách để nhìn vấn đề theo những góc độ mới: 1. Khám phá khung vấn đề: cố gắng nhận thức lại vấn đề bằng cách đào sâu vào chi tiết của lần đóng khung vấn đề đầu tiên. 2. Phá vỡ khung vấn đề: bước xa khỏi khung vấn đề được tạo nên ở lần đầu tiên, thiết lập một góc nhìn hoàn toàn khác. Hầu hết các vấn đề đều có nhiều nguyên nhân – và vì vậy, có thể có nhiều giải pháp khả thi. Những người nhìn vào vấn đề “thực sự” có thể có rủi ro bỏ qua những giải pháp sáng tạo, bởi vì họ dừng lại ở câu trả lời khả thi đầu tiên mà họ tìm thấy. Không phải tất cả giải pháp cho vấn đề đều thuộc về phạm trù chuyên môn. Thỉnh thoảng, chúng ta có thể tìm thấy những cách tiếp cận mới bằng cách hoài nghi, thay đổi niềm tin của mình hơn là áp dụng các công nghệ mới. Tạo ra nhiều sự lựa chọn sẽ cải thiện chất lượng quyết định của bạn – với giả định rằng những sự lựa chọn này là thực sự khác nhau. Vì thế, bạn có thể được hưởng lợi từ kỹ thuật nhận thức lại trong sự nghiệp của mình, xã hội mà bạn đang sống cũng vậy.
  • 42. PHẦN II LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ
  • 43. 43 CHƯƠNG 2 SẴN SÀNG NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ TIẾN TRÌNH Hầu hết mọi người nhận thức được việc ngay lập tức bắt tay vào hành động sẽ nguy hiểm như thế nào. Nhưng chính xác thì mọi người vẫn sẽ làm như thế vì sự thật là họ đều rất bận rộn. Một tác giả nhàn nhã đang nhấm nháp cà phê latte như tôi, chắc chắn là sẽ có rất nhiều thời gian để tham gia vào
  • 44. 44 cái mà cô con gái của bạn tôi gọi là “những suy nghĩ vẩn vơ”.* Nhưng những người đang bận rộn với công việc thông thường không có nhiều thời gian xa xỉ như vậy. Khi chịu áp lực về mặt thời gian, hầu hết chúng ta chọn lựa hành động ngay lập tức và hy vọng rằng mình có khả năng dọn dẹp hết mớ rắc rối nảy sinh sau đó. Điều này có thể tạo ra một chu trình tệ hại. Không dành thời gian để đưa ra những câu hỏi, chúng ta có thể tạo ra thêm các vấn đề khác cho chính mình và do đó sẽ làm thời gian càng thêm hạn hẹp. Như một nhân viên cấp cao đã mô tả: “Chúng ta không có thời gian để phát minh ra bánh xe vì chúng ta quá bận rộn với việc vác các vật nặng.”* Để thoát khỏi chiếc bẫy đó, đầu tiên bạn phải đối diện với hai giả định sai lầm về việc phân tích vấn đề: • Một là, việc đào sâu vào vấn đề đòi hỏi nhiều thời gian và kéo dài. • Hai là, bạn phải hoàn tất việc đào sâu này và thấu hiểu vấn đề một cách hoàn hảo trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào. Những lầm tưởng này có lẽ được đúc kết trong một thế giới đầy rẫy những lời trích dẫn nổi tiếng về việc giải quyết vấn đề, thông thường được cho là phát biểu của Albert Einstein: “Nếu tôi có một giờ để giải quyết vấn đề và cuộc sống của tôi phụ thuộc vào điều này, tôi sẽ dành 55 phút để xác định vấn đề và dùng 5 phút còn lại để giải quyết nó.”* Chắc chắn đây là một lời trích dẫn đầy cảm hứng, nhưng nó tồn tại một số vấn đề. Một mặt, nó không phải là từ Einstein.
  • 45. 45 CHƯƠNG 2 SẴN SÀNG NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ Nhà vật lý danh tiếng này là một người tin tưởng mạnh mẽ vào phân tích vấn đề, nhưng không có bất kỳ chứng cứ nào rằng câu nói “55 phút” là từ ông ấy. Quan trọng hơn nữa, thậm chí nếu Einstein đã từng phát biểu như thế, nó vẫn sẽ là một lời khuyên tồi. Dưới đây chính là những gì có thể xảy ra nếu bạn quản lý thời gian dựa vào lời khuyên của “Einstein”: Tóm lại, bạn sẽ bị tê liệt bởi việc phân tích, và nó thường kết thúc một cách tồi tệ. MỘT CÁCH TIẾP CẬN TỐT HƠN Dưới đây là một cách tốt hơn để suy nghĩ về nhận thức vấn đề. Đầu tiên, hãy nghĩ đến việc giải quyết vấn đề như là một đường thẳng, xác định bản chất của con người là hướng đến việc tìm kiếm giải pháp. Nhận thức lại vấn đề như là một vòng lặp của chu trình ngắn gọn như sau: cố ý điều hướng để tạm thời chuyển sự chú
  • 46. 46 tâm của con người đến câu hỏi ở cấp độ cao hơn về việc làm thế nào để đóng khung vấn đề.* Điều này sẽ giúp chúng ta quay trở lại chu trình với một cách hiểu mới hoặc cách hiểu tốt hơn về vấn đề. Nếu bạn thích, hãy xem nó như là một khoảng nghỉ ngơi trong hành trình di chuyển về phía trước, như là một bước lùi lại trước khi hành động. Vòng lặp nhận thức lại này được lặp đi lặp lại xuyên suốt hành trình giải quyết vấn đề, với nhiều khoảng nghỉ trong suốt quá trình di chuyển về phía trước của bạn. Một nhóm có thể bắt đầu với một vòng nhận thức lại vấn đề vào ngày thứ Hai, sau đó chuyển sang chế độ hành động cho cả tuần, và sau đó sẽ kiểm tra lại vấn đề vào ngày thứ Sáu. Họ sẽ hỏi: chúng ta có học được gì mới mẻ về vấn đề này hay không sau tất cả những gì chúng ta đã làm trong tuần này? Việc đóng khung vấn đề của chúng ta vẫn đúng chứ? Khi đó bạn sẽ nhớ lại quy trình tổng quan mà tôi đã chia sẻ trước đó (mô hình nhận thức lại vấn đề), phương pháp này sẽ có ba bước – đóng khung vấn đề, nhận thức lại vấn đề, tiến về phía trước – với các chiến lược được lồng ghép vào bước thứ hai. Trong hình bên dưới, bạn có thể thấy được làm cách điều này được ánh xạ vào vòng lặp như thế nào.
  • 47. 47 CHƯƠNG 2 SẴN SÀNG NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ BƯỚC 1 – ĐÓNG KHUNG VẤN ĐỀ Đây là sự kích hoạt cho toàn bộ tiến trình. Trong thực tế, nó bắt đầu với việc một ai đó hỏi: “Vấn đề mà chúng ta đang cố gắng giải quyết là gì?” Câu trả lời cho câu hỏi này – lý tưởng nhất là bạn nên viết nó ra – là nhận thức đầu tiên của bạn về vấn đề. BƯỚC 2 – NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ Nhận thức lại là giai đoạn mà bạn sẽ thách thức sự hiểu biết ban đầu của mình về vấn đề. Mục đích là để nhanh chóng phát hiện ra nhiều nhất có thể những khung vấn đề khác nhau. Bạn có thể nghĩ nó như là kỹ thuật động não (brainstorming), chỉ có điều thay vì là ý tưởng, bạn đang tìm kiếm nhiều cách khác nhau để nhận thức vấn đề. Điều này có thể ở dạng những câu hỏi (Tại sao thang máy chậm lại là một vấn đề cho mọi người?) hoặc ở dạng những đề nghị trực tiếp (Điều này có thể là một mánh khóe để làm giảm tiền thuê). Năm chiến lược kết hợp sau đây có thể giúp bạn tìm ra những cách nhận thức khác nhau cho cùng một vấn đề. Phụ
  • 48. 48 thuộc vào tình huống, bạn có thể nghiên cứu vài, tất cả, hoặc không chiến lược nào cả: • Nhìn ra bên ngoài khung vấn đề. Chúng ta đang bỏ lỡ điều gì? • Tư duy lại mục tiêu. Có một mục tiêu tốt hơn để theo đuổi hay không? • Kiểm tra những điểm sáng. Ở đâu không có vấn đề? • Tự suy ngẫm. Vai trò của tôi/chúng ta trong việc tạo ra vấn đề này là gì? • Tiếp nhận quan điểm của người khác. Vấn đề của họ là gì? BƯỚC 3 – TIẾN VỀ PHÍA TRƯỚC Bước này sẽ đóng vòng lặp lại và chuyển bạn trở về trạng thái hành động. Nó có thể là một sự tiếp tục của tiến trình hiện tại của bạn, một sự di chuyển để khám phá thêm các nhận thức mới mà bạn có, hoặc là cả hai. Nhiệm vụ quan trọng của bạn ở đây là xác định làm cách nào bạn có thể kiểm định việc đóng khung vấn đề của bạn thông qua việc thử nghiệm trong thực tế, đảm bảo rằng sự phân tích của bạn là đúng. (Hãy nghĩ về một bác sĩ chẩn đoán bệnh – mà triệu chứng có vẻ rất giống viêm màng não – sau đó, cô yêu cầu kiểm tra để xác nhận chẩn đoán trước khi bắt tay vào điều trị). Tại thời điểm này, bạn cũng có thể thiết lập lịch trình cho vòng lặp nhận thức lại tiếp theo.
  • 49. 49 CHƯƠNG 2 SẴN SÀNG NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ BẠN CẦN NHỮNG CÔNG CỤ GÌ ĐỂ NHẬN THỨC LẠI? Bạn không cần bất kỳ công cụ gì để có thể nhận thức lại một vấn đề, nhưng bảng lật hay bảng trắng sẽ hữu ích, đặc biệt là khi làm việc nhóm. Những công cụ như thế đặc biệt rất có ích để gắn kết mọi người, tạo điều kiện để mọi người cùng tham gia trao đổi và hợp tác với nhau. Danh sách kiểm tra (checklist) cũng có thể giúp bạn. Trong phần sau của cuốn sách, bạn có thể tìm thấy một mẫu checklist mà bạn có thể đặt trong không gian làm việc của mình. Đối với những vấn đề thực sự quan trọng – hoặc khi bạn tạo ra một tiến trình chính thống – hãy sử dụng mô hình nhận thức lại. Bạn sẽ tìm thấy chúng ở phần sau của cuốn sách này, và cũng có thể tải miễn phí và in chúng trên trang web của cuốn sách. AI NÊN THAM GIA? Bạn có thể nhận thức lại vấn đề một mình bạn – và thỉnh thoảng đó là một cách tốt để bắt đầu, chỉ để sắp xếp lại suy nghĩ của bạn. Nhưng thông thường bạn nên kéo thêm những người khác tham gia vào nhanh nhất có thể được. Chia sẻ vấn đề của bạn với những người khác – đặc biệt là những người khác biệt với bạn – mang đến một biện pháp trực tiếp cực kỳ hữu dụng để có thêm những quan điểm mới và có thể giúp bạn phát hiện ra các điểm mù trong suy nghĩ của bạn nhanh hơn rất nhiều. Nếu bạn bắt đầu với một nhóm nhỏ, tôi đề nghị bạn làm việc trong một nhóm 3 thành viên thay vì chỉ với 2 thành viên. Một nhóm 3 thành viên cho phép một người nghe và quan sát trong khi những người khác nói.
  • 50. 50 Để có hiệu quả tốt hơn, hãy kéo những người ngoài cuộc vào trong tiến trình – những người mà không gần gũi với vấn đề như bạn và có kết nối trực tiếp với bạn. Lôi kéo những người bên ngoài thường sẽ mất nhiều công sức hơn, nhưng thông thường với những vấn đề quan trọng, điều này là đáng giá. Ngoài ra, không có bất kỳ giới hạn nào hay yêu cầu nào liên quan đến quy mô nhóm. Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng thực tế. Nếu có thể chia sẻ vấn đề của bạn một cách rộng rãi, chẳng hạn như mạng nội bộ của công ty hoặc thậm chí trên các trang mạng xã hội, bạn hãy cứ làm và thử nghiệm đi. KHI NÀO TÔI NÊN SỬ DỤNG TIẾN TRÌNH NÀY Thường xuyên nếu cần thiết. Đừng bao giờ giả định rằng một vấn đề phải phức tạp đến một mức độ nhất định mới có thể tiến hành nhận thức lại. Thay vào đó, bạn cần điều chỉnh tiến trình nhận thức lại để phù hợp với mức độ phức tạp của vấn đề. Ở một đầu của phổ nhận thức lại vấn đề, có cái mà bạn có thể gọi là nhận thức lại ứng biến. Ví dụ như khi một người bạn phục kích bạn ở hành lang để nhờ giúp đỡ, hay là một vấn đề bất thình lình xuất hiện trong cuộc điện thoại với khách hàng. Trong những tình huống như vậy, hành động một cách có hệ thống hiếm khi khả thi. Thay vào đó, bạn cần hỏi vấn đề là gì, và sau đó sử dụng trực giác của bạn để phóng to một hoặc hai góc nhìn trông có vẻ tiềm năng để thực hiện nhận thức lại vấn đề. Ở một đầu khác của phổ là nhận thức lại có cấu trúc, những tình huống mà trong đó bạn có thể áp dụng tiến trình một cách có phương pháp. Bạn có thể triển khai một cuộc họp và sử dụng
  • 51. 51 CHƯƠNG 2 SẴN SÀNG NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ mô hình, hoặc bạn có thể ngồi xuống và suy nghĩ xuyên suốt vấn đề, chẳng hạn như bạn có thể làm như vậy trong khi bạn đọc cuốn sách này. Trong hai cách, nhận thức lại ứng biến là quan trọng nhất, chúng ta cần phải thành thạo kỹ năng này bởi vì nhận thức lại là một cách suy nghĩ hơn là một tiến trình. Nhà tâm lý học và chuyên gia giáo dục Stephen Kosslyn nói về “những thói quen của suy nghĩ”, những chu trình trí tuệ đơn giản, mà một khi học được có thể sử dụng trong hầu hết các vấn đề mà bạn gặp phải.* Bạn có thể tình cờ gặp một thời điểm mà tại đó, bạn có thể nhận thức lại các vấn đề một cách nhanh chóng, không cần phải dựa vào sự hiện diện của một danh sách những việc cần làm. Tuy nhiên, sử dụng một phiên bản có cấu trúc vẫn là một cách tuyệt vời để thực hành phương pháp này khi chỉ có một mình hoặc theo nhóm, và sẽ giúp bạn thực hiện phương pháp này nhanh chóng và hiệu quả hơn. Khi bạn đọc cuốn sách này, tôi đề nghị bạn sử dụng cả một danh sách kiểm tra hoặc mô hình để suy nghĩ xuyên suốt một vài vấn đề của bạn (thực hiện suy nghĩ nhiều hơn một phút). NÊN THỰC HIỆN TIẾN TRÌNH NÀY TRONG BAO LÂU? Phân tích đầy đủ một vấn đề có thể mất nhiều thời gian – nhưng xác định được vấn đề có đúng hay không để phân tích thì không mất nhiều thời gian như bạn nghĩ. Một khi bạn đã thực hành đủ, sử dụng chỉ từ 5 đến 15 phút cho phần giữa (bước nhận thức lại vấn đề thực sự) là đã đủ hiệu quả. Điều này có thể làm dấy lên sự ngờ vực cho những người mới tập làm quen với việc nhận thức lại. Khi mới nghe tuyên bố
  • 52. 52 này lần đầu, họ thường hỏi “5 phút ư? Nó còn không đủ để tôi giải thích vấn đề huống chi là nhận thức lại nó.” Chắc chắn rằng chúng ta cần nhiều thời gian hơn cho một số vấn đề phức tạp. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ thấy rằng các vấn đề có thể được nhận thức lại thành công một cách nhanh chóng, chỉ cần dựa trên mô tả vấn đề sơ lược mà thôi. Trong các buổi workshop của tôi, khi tôi đề nghị mọi người thử sử dụng phương pháp này cho một vấn đề cá nhân trong chỉ 5 phút, thường sẽ có 1 hoặc 2 người có trải nghiệm đột phá chỉ từ bài tập đầu tiên – thỉnh thoảng có những vấn đề mà họ bế tắc trong hàng tháng trời hoặc thậm chí là lâu hơn. Một cách tình cờ, tôi không phải là người duy nhất phát hiện rằng những trường hợp áp dụng nhanh thường mang lại hiệu quả. Giáo sư Hal Gregersen thuộc trường Đại học MIT, một học giả về kỹ năng giải quyết vấn đề, ủng hộ cho một bài tập được gọi là “sự bùng nổ câu hỏi”, mà ở đó ông ấy cho mọi người tổng cộng 2 phút để giải thích vấn đề của họ, và sau đó là 4 phút để cả nhóm đặt câu hỏi.* Gregersen giải thích: “Mọi người thường tin rằng vấn đề của họ cần được giải thích chi tiết, nhưng chia sẻ thách thức một cách nhanh chóng buộc bạn phải nhận thức nó ở một cấp độ cao hơn mà không phải bắt buộc hoặc hướng về việc chất vấn.” Tất nhiên, có rất niều vấn đề sẽ không thể có được khoảnh khắc a-ha! chỉ sau 5 phút phân tích. Một vài vấn đề cần nhiều vòng thực hiện nhận thức lại, đan xen với thử nghiệm. Nhưng dù với những trường hợp như vậy, vòng đầu tiên thực hiện nhận thức lại vấn đề là rất quan trọng, vì nó sẽ mở ra cánh cửa cho sự
  • 53. 53 CHƯƠNG 2 SẴN SÀNG NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ thấu hiểu sâu sắc sau đó, một khi bạn có đủ thời gian để nghiền ngẫm những câu hỏi này.* Thông thường, tôi đề nghị thực hiện nhiều vòng nhận thức lại ngắn hơn là một vòng dài, chỉ đơn giản bởi vì khả năng sử dụng kỹ thuật nhận thức lại trong những sự bùng nổ ngắn thì cực kỳ trọng yếu để có thể làm cho nó hữu ích trong môi trường hàng ngày. Tiến trình càng dài thì bạn càng khó sử dụng nó thường xuyên. THỨ TỰ CỦA CÁC CHIẾN LƯỢC CÓ QUAN TRỌNG KHÔNG? Với các chiến lược được liệt kê ở bước 2 (nhận thức lại), bạn không cần thiết phải thực hiện đúng trình tự. Khi giải quyết các vấn đề như là một phần của một cuộc trao đổi nhanh ở môi trường làm việc, bạn có thể thoải mái để nhảy trực tiếp đến một chiến lược cụ thể mà có vẻ như phù hợp nhất cho vấn đề của bạn. Tuy nhiên, có một ngoại lệ ở đây, và đó là “tiếp nhận quan điểm của người khác” - có nghĩa là hiểu quan điểm của các bên liên quan. Khi đối diện với một vấn đề, nhiều người cố gắng nhảy trực tiếp đến bước này: Bạn nói Peter đang buồn à? Có chuyện gì đang xảy ra với anh ấy à? Tuy nhiên, trong phương pháp của tôi, bạn sẽ chú ý rằng đó là một trong những bước cuối cùng. Điều này là có chủ đích. Vấn đề lớn đối có thể xảy ra khi bắt đầu phân tích các bên liên quan là bạn có thể bị mắc bẫy trong việc xem xét quan điểm sai nhóm người. Chuyên gia đổi mới sáng tạo Clayton Christensen đã nhận xét rằng sự đổi mới sáng tạo thường không bắt nguồn từ những hiểu biết về khách hàng của bạn mà là từ những hiểu biết về những người chưa phải là khách hàng. Thực
  • 54. 54 tế, như Christensen đã nêu ra trong nghiên cứu của mình về đổi mới sáng tạo đột phá, khi các công ty tập trung quá nhiều về việc thấu hiểu và phục vụ nhu cầu của khách hàng hiện tại, họ vô tình khiến sản phẩm của mình trở nên ít hữu dụng với những người chưa là khách hàng, tạo ra một lỗ hổng cho đối thủ tấn công. Vậy nên hãy bắt đầu bằng việc suy nghĩ về các mục tiêu và các điểm sáng, hỏi về việc có hay không các bên liên quan khác mà bạn cần phải chú ý (nhìn ra ngoài khung). Đào sâu vào các bên liên quan chỉ khi bạn phần nào chắc chắn rằng bạn đang xác định đúng đối tượng. *** Bên cạnh đó, bạn sẽ tìm thấy nhiều câu hỏi mẫu mà bạn có thể sử dụng để nhận thức lại các vấn đề trong cuốn sách này. Nhưng những câu hỏi này đích thực là các mẫu. Không như loạt phim Harry Potter, không có câu thần chú nào bạn cần phải học thuộc và phải sử dụng chính xác theo đúng trình tự để thành công. Tôi phải nhấn mạnh điều này vì có rất nhiều phương pháp giải quyết vấn đề yêu cầu bạn phải sử dụng một vài cụm từ chính xác, chẳng hạn như cụm từ mở đầu “làm thế nào chúng ta có thể” hoặc lời khuyên thường xuyên được lặp lại là hỏi “Tại sao” năm lần. Những cụm từ “chuẩn” như vậy có thể rất hữu ích ở một số thời điểm. Nhưng đồng thời, khi sử dụng phương pháp nhận thức lại, tôi trở nên dè dặt trong việc phụ thuộc quá nhiều vào những câu hỏi mẫu như thế. Những vấn đề trong thực tế thường khá rộng để mà một- câu-hỏi-phù-hợp-cho-tất-cả có thể sử dụng được. Trong nhiều
  • 55. 55 CHƯƠNG 2 SẴN SÀNG NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ trường hợp, khi mà một câu hỏi cụ thể trở thành một câu hỏi then chốt, chúng ta có thể đặt nặng việc nhấn mạnh câu hỏi đó nhằm mục đích gì. Với kinh nghiệm của tôi, điều quan trọng không phải là sử dụng câu hỏi một cách chính xác mà là những suy nghĩ nền tảng làm cho một người đặt ra câu hỏi đó. Khi xem xét các chuẩn mực văn hóa trong việc giao tiếp, một câu hỏi chuẩn có thể ẩn chứa nhiều vấn đề. Điều này thể hiện rõ ràng nhất khi bạn làm việc trong môi trường quốc tế và ít rõ nét hơn trong các ngữ cảnh mang tính chất địa phương. Nhưng rõ ràng, những cuộc họp đề xuất ý tưởng trong công ty và những cuộc họp phụ huynh sẽ đòi hỏi các hình thức giao tiếp khác nhau - cũng như ở phòng xử án và bể bơi, hay phòng học và phòng ngủ. Ngay cả một câu hỏi cơ bản như “Chúng ta có đang giải quyết đúng vấn đề không?” sẽ tốt hơn khi diễn đạt thành “Chúng ta có đang tập trung vào các điều đúng ở đây không?” Tôi đã làm việc với một vài tổ chức nơi mà mọi người thích nói về “các thách thức” hay “các cơ hội cải tiến” hơn là “các vấn đề” để làm giảm tính tiêu cực. Về mặt cá nhân, tôi nghiêng về việc gọi một vấn đề là vấn đề hơn là - Houston, chúng ta có một cơ hội cải tiến – nhưng nếu bạn trong ngữ cảnh khác sẽ đòi hỏi một chiến thuật ngôn từ khác. Sau cùng, việc đặt câu hỏi là quan trọng vì nó phản ánh một thái độ tò mò. Những người đặt câu hỏi hiểu rằng thế giới thường phức tạp hơn và bí ẩn hơn những gì mà các mô hình tư duy của họ có thể đề xuất. Họ hiểu rằng mình có thể sai và đó là bước đầu tiên để tìm kiếm các câu trả lời tốt hơn.
  • 56. 56 Bám chặt vào một phương pháp chuẩn bao gồm những câu hỏi mẫu sẽ kiến bạn gặp rủi ro khi bỏ lỡ sức mạnh của tư duy. Vì lý do đó, khi bạn đọc cuốn sách này, tìm kiếm để hiểu được sự cần thiết của mỗi chiến lược: Mục đích của những câu hỏi được hỏi là gì? Tập trung vào việc suy nghĩ thế nào chứ không phải là nói cái gì. MỜI BẠN THAM GIA MỘT THỬ THÁCH! Sẵn sàng để nhận thức lại vấn đề VẤN ĐỀ CỦA BẠN LÀ GÌ? Với hầu hết các cuốn sách, đầu tiên chúng ta sẽ hấp thu các ý tưởng và sau đó sẽ sử dụng các ý tưởng khi chúng ta hoàn thành việc đọc. Với cuốn sách này, bạn có thể sử dụng chúng để giải quyết vấn đề của riêng bạn trong khi bạn đang đọc nó, áp dụng phương pháp theo từng chương. Tôi đã áp dụng phương pháp nhận thức lại trong khi viết cuốn sách nên bạn cũng có thể làm điều tương tự. Tôi biết rằng vài người trong số chúng ta thích có ý tưởng trước rồi mới hành động. Nhưng tôi đề nghị bạn cố gắng áp dụng phương pháp này ngay khi bạn đang đọc. Bạn sẽ trở nên tốt hơn trong việc nhận thức lại đồng thời có thêm những góc nhìn mới về các vấn đề của bạn. Nếu bạn đi theo hướng này, dưới đây là một vài lời khuyên sẽ giúp bạn tối đa hóa việc học của bạn từ tiến trình. LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỌN CÁC VẤN ĐỀ CỦA BẠN Thông thường, khi sử dụng phương pháp nhận thức lại, bạn chỉ việc đơn thuần chọn bất kỳ vấn đề nào mà bạn quan
  • 57. 57 CHƯƠNG 2 SẴN SÀNG NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ tâm nhất. Nhưng ở đây, bạn cũng đang học hỏi về phương pháp nhận thức lại, vì vậy tôi đề xuất cách tiếp cận như sau: Chọn hai vấn đề. Các vấn đề thực tế luôn có sự đa dạng. Không phải mọi chiến lược đều hữu dụng – hoặc thậm chí là có thể áp dụng – cho một vấn đề cụ thể. Bằng cách chọn hai vấn đề, bạn sẽ làm quen với việc sử dụng và luyện tập thêm các chiến lược. Chọn các vấn đề từ những lĩnh vực khác nhau. Tôi đề xuất bạn chọn một vấn đề liên quan đến công việc và một vấn đề liên quan đến cuộc sống cá nhân của bạn. Tại sao lại là một vấn đề về cuộc sống cá nhân? Đó không phải là một chút tự lực. Tôi sẽ sớm đi hết Thời Đại Mới với bạn, giới thiệu các loại trà thảo mộc và các bạn đọc về luân xa chứ? Không hẳn là như vậy. Tôi đã phát hiện rằng các vấn đề cá nhân là các vấn đề “huấn luyện” lý tưởng để bạn thực hành nhận thức lại và làm chủ phương pháp này. Và dĩ nhiên, cả hai thế giới có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: giải quyết một vấn đề ở nhà thường có nghĩa là bạn sẽ có nhiều năng lượng cho các thách thức ở nơi làm việc và ngược lại. Chọn các vấn đề không quá cơ bản. Mọi người đều có những vấn đề nhỏ trong cuộc sống của họ: giặt giũ, quãng đường di chuyển dài, quá tải email… Những vấn đề như thế này có thể nhận thức lại – nhưng nếu mục đích chỉ là học hỏi phương pháp, chúng hiếm khi hữu ích vì bạn khó mà tập trung để giải quyết bởi vì chúng quá đơn giản. (Tôi nhớ một khách hàng đã nêu ra vấn đề của anh ấy như sau: “Mấy con thỏ đang ăn rau củ trong vườn của tôi!” Rất tiếc là vấn đề này không phải
  • 58. 58 là một vấn đề điển hình, và vì chủ thể của vấn đề là các con thỏ nên việc nhận thức lại sẽ không mang đến lợi ích to lớn nào.) Thay vào đó, tôi đề xuất bạn hãy chọn một vấn đề có liên quan đến con người. Nhận thức lại thông thường có tác dụng khi áp dụng cho các vấn đề “mờ” như sự lãnh đạo, các mối quan hệ ngang hàng, nuôi dạy con cái hay thậm chí chỉ là quản lý bản thân (ví dụ: một thói quen xấu mà bạn muốn từ bỏ). Tôi cũng đề xuất bạn chọn các vấn đề mà bạn cảm thấy không thoải mái với nó, hoặc bạn có thể ngại đối diện. Những vấn đề này có thể là: • Những tình huống mà bạn xử lý không tốt. Tôi thật sự gặp khó khăn với việc mở rộng kết nối. Tôi có một khoảng thời gian dài vất vả cố gắng làm giọng nói của mình dễ nghe hơn trong các cuộc họp với khách hàng. Chia sẻ những phản hồi tiêu cực với người khác, với tôi là một điều hết sức khó khăn. • Các mối quan hệ khó khăn. Tôi đã nhận thấy khó khăn khi làm việc với khách hàng X. Các cuộc trao đổi với sếp/đồng nghiệp/con cái thường xuyên trở nên tồi tệ. Tôi cảm thấy như tôi không tận dụng được vai trò mới của tôi trong nhóm này. • Quản lý chính bản thân. Tại sao tôi luôn luôn tệ hại trong việc giữ kỷ luật bản thân? Tôi nên làm gì để thực sự khai thác hết tiềm năng của tôi? Tôi thực sự ước ao có thể tìm được cách thể hiện khía cạnh sáng tạo của tôi. Chọn một vấn đề mà bạn tìm cách giải quyết trước đây là một ý kiến tuyệt vời. Bởi vì nếu giải quyết tốt những vấn đề mà trước đây bạn từng nỗ lực nhưng thất bại, nghĩa là bạn đã tận dụng hiệu quả phương pháp nhận thức lại.
  • 59. 59 CHƯƠNG 2 SẴN SÀNG NHẬN THỨC LẠI VẤN ĐỀ Kể từ bây giờ, hãy chọn những vấn đề mà bạn muốn giải quyết, sau đó tạo ra một ghi chú riêng cho mỗi vấn đề. Tôi đề nghị bạn viết chúng trên những mảnh giấy riêng lẻ hay tờ giấy ghi chú để bạn có thể xem lại chúng sau đó – hoặc vẫn có thể sử dụng mô hình nhận thức lại (sử dụng một mô hình ở phần sau cuốn sách hoặc tải về và in nó ra). Ở cuối mỗi chương, tôi sẽ hướng dẫn bạn làm thế nào để sử dụng kỹ thuật nhận thức lại ở chương đó trên vấn đề mà bạn đã chọn. Và nếu bạn gặp khó khăn trong việc chọn lựa vấn đề, tôi đã cung cấp cho bạn một vài gợi ý ở trang kế tiếp.