SlideShare a Scribd company logo
1 of 40
Download to read offline
1
Suy nghĩ về pháp luật về hợp đồng vay tài sản
theo quy định của pháp luật hiện hành
* NCS. Ths.Trần Văn Duy – Vien HLKXHVN
** Ths. Nguyễn Hương Lan - Ban Pháp chế BIDV
1. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật dân sự về hợp đồng vay
tài sản
Về cơ bản, các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và các văn bản
hướng dẫn thi hành về chế định hợp đồng vay tài sản đã từng bước đi vào đời
sống, góp phần làm ổn định tình hình kinh tế - xã hội và đời sống của dân cư
trong cộng đồng; là cơ sở pháp lý cho Tòa án trong việc giải quyết các tranh
chấp phát sinh từ hợp đồng vay tài sản. Tuy nhiên, trong thực tế việc áp dụng
các quy định của pháp luật dân sự về hợp đồng vay tài sản trong giải quyết
các tranh chấp về hợp đồng vay tài sản còn có những vướng mắc sau đây.
Thứ nhất, về đối tượng của hợp đồng vay tài sản
Đối tượng của hợp đồng vay tài sản là một điều khoản chủ yếu, là căn
cứ để thực hiện các điều khoản khác. Trong quan hệ vay tài sản, các bên được
tự do lựa chọn đối tượng để xác lập hợp đồng. Tuy nhiên, đối với những tài
sản mà pháp luật cấm hoặc hạn chế lưu thông thì khi giao kết hợp đồng vay
tài sản các bên phải tuân thủ theo quy định này. Trong thực tế xét xử của
ngành Tòa án về hợp đồng vay tài sản có đối tượng là ngoại tệ và vàng chưa
có sự thống nhất với nhau.
3.1.1.1. Đối tượng cho vay là ngoại tệ
Về nguyên tắc, người dân có quyền cất giữ tài sản bằng ngoại tệ
nhưng khi giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam thì người dân phải bán số ngoại tệ
2
đã cất giữ cho tổ chức tín dụng lấy đồng Việt Nam để sử dụng. Pháp lệnh
Ngoại hối năm 2005 dành riêng chương IV để quy định việc quản lý ngoại hối
trên lãnh thổ Việt Nam. Cụ thể: Nghiêm cấm triệt để các giao dịch, thanh
toán, niêm yết, quảng cáo bằng ngoại tệ giữa các tổ chức, cá nhân trên lãnh
thổ Việt Nam (Điều 22); Quy định cụ thể về việc mở và sử dụng tài khoản, sử
dụng ngoại tệ tiền mặt, thẻ thanh toán và các đồng tiền ở khu vực biên giới
(Điều 23, 26, 27); Quy định quyền và phạm vi sử dụng ngoại tệ tiền mặt của
cá nhân (Điều 24, 25).
Như vậy, theo quy định của pháp luật, cá nhân và tổ chức không được
tự do mua bán, cho vay với nhau bằng ngoại tệ. Do đó, ngoại tệ không thể là
đối tượng của hợp đồng vay tài sản. Tuy nhiên, thực tế hiện nay trong xã hội,
việc người dân, tổ chức giao dịch với nhau bằng ngoại tệ diễn ra khá phổ
biến, kể cả trong quan hệ cho vay, mượn. Mặt khác, trong những năm gần
đây, do chính sách "mở cửa" của nhà nước ta, việc giao lưu hợp tác với nước
ngoài trở thành bình thường hóa. Các quan hệ vay mượn bằng ngoại tệ cũng
đã trở nên bình thường hơn và các tranh chấp cũng phát sinh nhiều hơn. Qua
việc tìm hiểu một số án về tranh chấp hợp đồng vay nợ trong những năm gần
đây có đối tượng tranh chấp là ngoại tệ, chúng ta thấy không có sự thống nhất
trong cách áp dụng luật. Mặc dù theo Báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân
tối cao năm 2000 có hướng dẫn về vấn đề này là "Buộc bên vay phải trả cho
bên vay khoản nợ gốc, còn khoản lãi mà bên cho vay đã nhận thì buộc họ nộp
lại để tịch thu xung quỹ nhà nước" [66]. Tuy nhiên, vấn đề đó cũng chưa đi
vào thực tế và chưa áp dụng một cách thống nhất.
- Trường hợp 1: có Tòa quy đổi số tiền ngoại tệ ra tiền Việt Nam và
buộc bên vay trả số tiền gốc vay bằng ngoại tệ sau khi đã quy đổi ra tiền Việt
Nam và khoản tiền lãi bằng đồng Việt Nam.
Thực tiễn: Tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa bà Nguyễn Thị Năm
với bà Nguyễn Thị Bé Hoa. Ngày 18/6/1999, bà Năm có cho bà Hoa vay
3
50.000 USD, lãi suất 3%/tháng, hạn trả ngày 18/6/2000, có thế chấp căn nhà
475 Trần Hưng Đạo, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Bản án sơ thẩm số 178
ngày 20/11/2000 của Tòa án nhân dân quận 1 và bản án phúc thẩm số 132
ngày 25/4/2001 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã xử buộc bà
Hoa có trách nhiệm trả cho bà Năm số tiền tổng cộng là 877.900.000đ (gốc là
785.500.000đ và tiền lãi là 92.400.000đ).
- Trường hợp 2: có Tòa buộc bên vay trả tiền gốc và lãi bằng ngoại tệ
cho bên vay.
Thực tiễn: Bản án sơ thẩm số 09 ngày 20/11/1997 của Tòa án nhân
dân quận Ngô Quyền và bản án phúc thẩm số 33 ngày 29/4/1998 của Tòa án
nhân dân thành phố Hải Phòng đã xử tranh chấp về hợp đồng hợp đồng vay
tài sản giữa anh Nguyễn Xuân Tiến và Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàn
Hải - Hải Phòng. Công ty này phải trả cho anh Tiến 5.000 USD nợ gốc và
1.630 USD tiền lãi, tổng cộng là 6.630 USD.
- Trường hợp 3: có Toà tuyên hợp đồng vô hiệu nhưng khi huỷ hợp
đồng Toà án lại không giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu.
Thực tiễn: Năm 1996 - 2000, ông Nguyễn Đức Từ cho vợ chồng ông
Kiều Xuân Long (Thành phố Hồ Chí Minh) vay 190.000 USD, thể hiện qua
hai giấy nợ. Bên vay không trả đúng hạn, tháng 06/2002 ông Từ khởi kiện
dân sự ra Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Hội đồng xét xử tuyên
buộc vợ chồng ông Long trả lại toàn bộ số tiền. Tỷ giá ngoại tệ quy đổi áp
dụng theo công bố của Ngân hàng nhà nước Việt Nam tại thời điểm trả tiền.
Bị đơn kháng cáo, xin toà cho một khoảng thời gian nhất định để thu xếp việc
trả tiền. Tháng 9/2002 Toà phúc thẩm tuyên huỷ bản án sơ thẩm vì cho rằng
đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Việc cho vay bằng ngoại tệ giữa các
bên là giao dịch trái pháp luật, phải tuyên huỷ hợp đồng nhưng toà sơ thẩm lại
chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn là không có cơ sở.
4
Chúng ta thấy rằng, vấn đề áp dụng pháp luật ở đây không thống nhất
về các vấn đề hợp đồng vay tài sản là ngoại tệ. Tại Điều 7 "Quyền sử dụng ngoại
tệ của cá nhân" Nghị định của Chính phủ về quản lý ngoại hối có quy định:
Trên lãnh thổ Việt Nam, Người cư trú hoặc Người không cư
trú là cá nhân có ngoại tệ được quyền cất giữ, mang theo người,
được gửi tại ngân hàng và sử dụng theo quy định tại Khoản 2,
Khoản 3 Điều 5 và Điều 6 của Nghị định này hoặc bán cho các tổ
chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối và bàn đổi ngoại tệ
trên cơ sở tự nguyện [21].
Trong các quy định của Bộ luật Dân sự hiện nay không có quy định
đối với đối tượng của hợp đồng vay là ngoại tệ. Do vậy, tất cả những hợp
đồng vay tài sản có đối tượng là ngoại tệ được ký kết giữa các chủ thể không
được phép hoạt động ngoại hối đều là giao dịch trái luật. Vì vậy, trong quá
trình xét xử Toà án phải tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu và giải quyết
hậu quả của hợp đồng vay ngoại tệ cần theo hướng dẫn tại Báo cáo công tác
ngành Toà án năm 2000 và phương hướng nhiệm vụ công tác ngành Toà án
năm 2001:
Buộc bên vay phải trả cho bên cho vay khoản nợ gốc, còn
khoản lãi mà bên cho vay đã nhận thì buộc họ nộp lại để sung quỹ
Nhà nước. Nếu lãi nhận bằng đồng Việt Nam thì nộp bằng đồng
Việt Nam; nếu lãi nhận bằng vàng thì nộp lại bằng vàng hoặc bằng
đồng Việt Nam tương đương với giá trị vàng tại thời điểm xét xử sơ
thẩm; nếu nhận lãi bằng ngoại tệ thì nộp bằng trị giá tiền đồng Việt
Nam tương đương với giá trị ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước
công bố tại thời điểm xét xử sơ thẩm [66].
3.1.1.2. Đối tượng cho vay là vàng
5
Đối với hợp đồng vay có đối tượng là vàng, được quy định tại các văn
bản, cụ thể như sau:
- Quyết định số 42/NH1 ngày 21/2/21992 của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam cho phép huy động vốn và chi vay bảo đảm giá trị theo vàng;
- Quyết định số 57/QĐ-NH1 ngày 31/3/1992 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam quy định lãi suất huy động vốn và cho vay bảo đảm
giá trị theo vàng có quy định: lãi suất huy động tối thiểu 4%/năm, lãi suất cho
vay tối đa là 7%/năm;
- Công văn số 219/NCPL ngày 9/7/1992 của Toà án nhân dân tối cao
hướng dẫn giải quyết việc cho vay bằng vàng có lãi có quy định mức lãi suất là
7%/năm và khi xét xử buộc phải trả vốn gốc cộng với lãi theo lãi suất 7%/năm;
- Khoản 5 phần I của Thông tư liên tịch số 01/TTLT-TANDTC-BTP-BTC
ngày 19/6/1997 của Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao,
Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản, có
quy định: "Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng vay tài sản là vàng, thì
lãi suất chỉ được chấp nhận khi Nhà nước có quy định và cách tính lãi suất
không có phân biệt như các trường hợp đã nêu ở khoản 4 trên đây, mà chỉ
tính bằng mức lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định" [75].
- Quyết định số 432/2000/QĐ-NHNN1 ngày 03/10/2000 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước về nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn bằng vàng,
bằng đồng Việt Nam bảo đảm giá trị theo vàng của các tổ chức tín dụng.
Quyết định này thay thế 2 Quyết định trên. Điều 1 quy định: Cho phép các tổ
chức tín dụng có giấy phép hoạt động ngoại hối được huy động vốn có kỳ hạn
bằng vàng, bằng Việt Nam đồng bảo đảm giá trị theo vàng, tổ chức và khách
hàng thoả thuận giá vàng, quy đổi trên cơ sở giá mua, giá bán các loại vàng
miếng được lựa chọn trên thị trường tại thời điểm quy đổi.
6
Như vậy, kể từ ngày 19/10/2000 Nhà nước đã cho phép các tổ chức tín
dụng có giấy phép hoạt động ngoại hối được huy động vốn có kỳ hạn…, cho
vay bằng vàng, bằng Việt Nam đồng bảo đảm giá trị theo giá vàng của dân
cư. Lãi suất do tổ chức tín dụng quy định và thoả thuận với khách hàng trong
hợp đồng không có ấn định một lãi suất cố định.
Tuy nhiên, đối với các hợp đồng vay tài sản có đối tượng là vàng của
cá nhân, tổ chức (không phải là tổ chức tín dụng, ngân hàng) được xác lập từ
ngày 19/10/2000 đến nay chưa có quy định của pháp luật, đồng thời cũng
chưa có hướng dẫn thi hành của Toà án nhân dân tối cao về cách tính lãi suất.
Do vậy, trong quá trình giải quyết tranh chấp gặp rất nhiều vướng mắc, mặc
dù các bên có thoả thuận trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng.
Thực tiễn: Bản án sơ thẩm số 24/2006/DSST ngày 17/5/2006 của Toà
án nhân dân thành phố Nha Trang, giữa các đương sự:
Nguyên đơn: ông Đỗ Trọng Tuân (sinh năm 1949) và bà Lại Thị Kim
Oanh (sinh năm 1954)
Bị đơn: ông Nguyễn Thành Long (sinh năm 1946) và bà Nguyễn Thị
Đức (sinh năm 1956)
Nội dung: Năm 2003 ông Long và bà Đức có vay của ông Tuân và bà
Oanh 20 chỉ vàng 96%, lãi suất 3%/tháng.
Hội đồng xét xử buộc ông Long và bà Đức trả cho ông Tuân và bà
Oanh 20 chỉ vàng 96% nợ gốc và không áp dụng lãi suất, nhưng quy đổi ra
đồng Việt Nam là 1.500.000đ/chỉ vào thời điểm xét xử sơ thẩm.
Sau đó, bị đơn kháng cáo và Toà án nhân dân tỉnh Khánh Hoà xét xử
phúc thẩm thông qua bản án số 74/2006/DSPT ngày 14/8/2006 cũng tuyên
buộc ông Long và bà Đức trả cho ông Tuân và bà Oanh 20 chỉ vàng 96% nợ
gốc và không áp dụng lãi suất, nhưng không chấp nhận số tiền quy đổi ra
đồng Việt Nam là 1.500.000đ/chỉ vào thời điểm xét xử sơ thẩm vì lúc đó giá
7
vàng là 1.292.000đ/chỉ. Và tại thời điểm xét xử phúc thẩm thì giá vàng là
1.187.000đ/chỉ nên chỉ chấp nhận theo giá vàng này.
3.1.2. Về hình thức của hợp đồng vay tài sản
Hiện nay, các vụ án tranh chấp về hợp đồng vay tài sản chiếm một số
lượng lớn trong các vụ án dân sự. Đặc biệt, thời gian qua số lượng các vụ tranh
chấp về hợp đồng vay tài sản có hình thức bằng lời nói chiếm tỷ lệ lớn. Đối với
những loại hợp đồng vay này nếu không có người thứ ba làm chứng, thì tạo rất
nhiều khó khăn cho thẩm phán trong xác định, đánh giá chứng cứ. Trừ các hợp
đồng vay tín dụng với ngân hàng, còn phần lớn các vụ án vay nợ được xác lập
giữa các đương sự không có hợp đồng vay mượn. Chứng cứ làm cơ sở để bên
cho vay kiện bên đi vay là các loại giấy tờ như giấy vay tiền, giấy xác nhận nợ.
Về hình thức, các giấy nợ vô cùng sơ sài, cẩu thả, nhưng trong đó lại ghi nhận
cho vay với nhau hàng chục triệu đồng, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Về vấn
đề này, trong Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát giải quyết án về hợp đồng vay
tài sản năm 1998 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao nêu rõ:
Về nội dung của bản kết luận cần phần tích đánh giá tình tiết
của vụ án, đặc biệt là chú ý đến nội dung của bản hợp đồng vay tài
sản (nếu có bản hợp đồng viết). Nếu chỉ là hợp đồng miệng cần chú ý
đến lời khai của các bên liên quan đến việc vay tài sản, từ đó đánh giá
những nội dung mà hai bên thống nhất (tài sản gốc, lãi). Những
trường hợp chỉ một bên khai hoặc tuy hai bên có khai nhưng mâu
thuẫn, thì thông thường lời khai của bị đơn (bên vay) là có cơ sở.
Trường hợp bên cho vay có khai cho bên vay nhiều khoản tài sản
nhưng có những khoản tài sản Toà án cho hỏi bên cho vay thì yêu cầu
làm rõ trước khi kết luận vụ án".
Thực tiễn: Vụ án Lê Văn Tải kiện hợp tác xã Vĩnh Hoa, xã Quỳnh
Vinh, Quỳnh Lưu (Toà án nhân dân tỉnh Nghệ An, án phúc thẩm số 07/DSPT
ngày 20/3/2001).
8
Tháng 9/1991 ông Tải có cho hợp tác xã vay 1.600.000đ lãi suất
9%/tháng. Khi đó kế toán là ông Cừ và thủ quỹ là ông Hảo có lập phiếu thu
và giấy vay, nhưng nội dung của phiếu thu và giấy vay không nói rõ là vay
của ai. Khi thanh toán chi trả số tiền này lại chỉ chi trả cho ông Cừ và ông
Hảo chứ không phải ông Tải. Theo ông Cừ và ông Hảo, sau đó họ chi trả cho
ông Tải. Ông Cừ và ông Hảo thừa nhận hợp tác xã còn nợ ông Tải tính đến
30.1.1995 là 6.550.560đ cả gốc và lãi. hợp tác xã làm giấy chuyển nợ cho ông
Tải lấy tại xóm trưởng xóm 8, nhưng cho đến nay ông vẫn chưa được thanh
toán khoản nợ này. Vì vậy, ông Tải làm đơn yêu cầu toà án giải quyết.
Án sơ thẩm quyết định: xác định hợp tác xã còn nợ ông Tải số tiền
6.550.560đ tính mức lãi suất 2%/tháng từ tháng 2/1995 đến tháng 12/2000 để
buộc hợp tác xã phải trả cho ông Tải tổng cộng số tiền 15.880.500đ.
Lý do: căn cứ vào Điều 467 để xác định đây là hợp đồng vay tài sản,
Điều 471 xác định nghĩa vụ của bên vay, Điều 473 Bộ luật Dân sự để xác
định lãi suất tiền vay.
Kháng cáo: hợp tác xã yêu cầu xem xét lại việc vay tiền không có khế
ước vay, không có chữ ký của chủ tài khoản, khi thay đổi ban quản lý hợp tác xã
không nhận được báo cáo bàn giao nên không có vào sổ sách chi trả cho ông Tải.
Án phúc thẩm quyết định: Sửa án sơ thẩm, bác đơn yêu cầu của ông
Tải về việc kiện đòi hợp tác xã Vĩnh Hoa.
Lý do: Áp dụng khoản 2 Điều 69 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ
án dân sự, Điều 468 Bộ luật Dân sự về hình thức của hợp đồng vay tài sản,
căn cứ vào các biện luận về việc thủ quỹ và kế toán tự lập phiếu thu, phiếu chi
không có tên ông Tải là việc làm trái nguyên tắc thu chi tài chính nên ông Tải
không có căn cứ để khởi kiện hợp tác xã Vĩnh Hoa.
Cùng một vụ án nhưng hai cấp đã có những quan điểm khác nhau và
dẫn đến việc áp dụng điều luật cũng khác nhau. Cấp sơ thẩm đã dựa vào các
9
điều luật đã được trích dẫn để xác định đây là hợp đồng vay tài sản nhưng
chưa tiến hành xác định rõ hình thức của hợp đồng này là văn bản hay là
miệng. Trên thực tế thì không có văn bản nào thể hiện việc hợp tác xã vay
tiền của ông Tải, còn nếu hợp đồng là giao kết bằng miệng thì không hợp
pháp vì mọi hoạt động tài chính của hợp tác xã đều phải lập sổ sách kế toán.
Do vậy, quyết định của cấp sơ thẩm là không đúng. Do vậy, hợp đồng vay tài
sản giữa cá nhân với pháp nhân nhất thiết phải lập thành văn bản, nên chăng
Bộ luật Dân sự cần bổ sung quy định này.
3.1.3. Về lãi suất của hợp đồng vay tài sản
Tranh chấp trong các hợp đồng vay tài sản chủ yếu bởi mâu thuẫn lợi
ích giữa người đi vay và người cho vay. Lãi suất giữ một vai trò vô cùng quan
trọng trong hợp đồng vay tài sản vì vậy, lãi suất cũng là một trong những nội
dung thường xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên, việc xử lý các tranh chấp liên quan
đến lãi suất trong giai đoạn hiện nay là rất khó khăn. Các quy định của pháp
luật về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản còn chưa rõ ràng, thiếu ổn định,
một số quy định còn chồng chéo. Điều này dẫn đến việc nhận thức về cách
tính lãi suất thường có sự nhầm lẫn, thiếu thống nhất.
Qua bài viết "Cách tính lãi suất trong hợp đồng vay tài sản" đăng trên
tạp chí Toà án nhân dân, số 9 tháng 05/2005 [31], chúng ta sẽ thấy rõ điều
này. Theo đó, bài viết đưa ra một vụ án cụ thể và nêu ba quan điểm khác nhau
về tính lãi suất: Ngày 30/10/1996, bà Nguyễn Thị A cho ông Trần Văn B vay
số tiền 200.000.000đ, lãi suất hai bên thoả thuận là 5%/tháng, khi nào cần báo
trước một tháng. Bà A đã nhận lãi đủ và đúng theo thoả thuận đến
30/05/2001. Sau đó, ông B không trả lãi và vốn. Bà A đã khởi kiện yêu cầu
xem xét buộcông B trả gốc và lãi chưa trả. Có nhiều quan điểm khác nhau về
cách tính lãi suất trong vụ án này:
Quan điểm thứ nhất: Bà A đã nhận lãi của ông B mỗi tháng
200.000.000đ x 5% = 10.000.000đ. Từ tháng 2/1996 đến tháng 5/2001 tổng
10
sô tiền lãi đã nhận là 510.000.000đ. Lãi suất này được tính lại kể từ ngày
01/07/1996. Như vậy, bà A chỉ được nhận lãi theo thoả thuận đến ngày
01/07/1996. Sau ngày 01/07/1996, lãi suất sẽ được tính đến thời điểm xét xử
với mức lãi tại thời điểm xét xử. Cụ thể:
- Từ tháng 2/1996 đến tháng 07/1996 lãi phải trả: 10.000.000đ x 6 tháng
= 60.000.000đ.
- Từ tháng 07/1996 đến tháng 05/2004 (thời điểm xét xử) lấy mức lãi
suất tại thời điểm xét xử là 0,625%/ tháng để tính: 200.000.000đ x 81 tháng
= 101.250.000đ.
- Như vậy, tổng số tiền lãi đến thời điểm xét xử bà A chỉ được nhận là:
161.250.00đ và số vốn là: 200.000.000đ. Bà A đã nhận 510.000.000đ lãi suất
nên phải hoàn trả cho ông B số tiền chênh lệch: 510.000.000đ - 361.250.000đ
= 148.750.000đ.
Quan điểm thứ hai: số lãi bà A đã nhận không tính lại. Số lãi bà A
chưa nhận từ thời điểm 05/2001 đến thời điểm xét xử được tính lại với lãi suất
tại thời điểm xét xử. Cụ thể:
- Lãi suất phải trả: 200.000.000đ x 0,625đ x 36 tháng = 45.000.000đ
- Vốn phải trả: 200.000.000đ
Như vậy, ông B phải hoàn trả cho bà A tổng số tiền gốc và lãi là
245.00.000đ.
Quan điểm thứ ba: số lãi đã nhận không tính lại. Lãi suất chưa trả từ
tháng 05/2001 đến thời điểm xét xử được tính theo mức lãi suất tại thời điểm
giao dịch và cho phép vượt 50%. Cụ thể: tại thời điểm giao dịch tháng
01/1996 theo Quyết định số 381/QĐ-NHNN1 ngày 28/12/1995 lãi suất loại
cho vay trung hạn và dài hạn là 1,7%. Do đó, chấp nhận mức lãi suất của hợp
đồng vay là 2,55/tháng. Cụ thể ông B phải trả tổng lãi:
- 200.000.000đ x 2,55% x 36 tháng =183.600.000đ
11
- Vốn phải trả: 200.000.000đ
Như vậy, ông B phải trả cho bà A tổng số tiền là 383.600.000đ.
Cách tính lãi khác nhau như trên đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi
ích hợp pháp của các bên đương sự:
- Quan điểm thứ nhất: nguyên đơn không chỉ không đòi được vốn mà
phải bồi hoàn cho bị đơn 148.750.000đ.
- Quan điểm thứ hai: nguyên đơn không chỉ được nhận lại vốn mà còn
nhận lãi là 45.000.000đ.
- Quan điểm thứ ba: nguyên đơn nhận lãi lớn gấp nhiều lần so với
quan điểm thứ hai.
Tác giả, khi giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản có lãi suất ở
ngoài tổ chức tín dụng như thế này Toà án căn cứ vào hướng dẫn tại Thông tư
liên tịch số 01/TTLT, ngày 19/6/1997, như sau:
- Đối với các hợp đồng vay tài sản giao kết trước ngày 01/7/1996 thì
chỉ tính lãi suất chưa trả theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995; đối với
số tiền đã trả không tính lại.
- Đối với các hợp đồng vay tài sản giao kết trước ngày 01/07/1996 trở
đi thì việc tính lãi phải tuân theo các quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995,
số tiền lãi đã trả cũng phải được giải quyết lại, mức lãi suất mà các bên thoả
thuân cao hơn mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 473 Bộ luật Dân
sự năm 1995.
Trở lại vụ án trên, bà A đã cho ông B vay 200.000.000đ từ ngày
30/01/1996, tức là hợp đồng này được giao kết trước ngày 01/07/1996 và theo
hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 01 như trên, thì số tiền lãi cho ông B cho
bà A: 200.000.000đ x 5%/tháng x 5 tháng = 50.000.000đ không tính lại. Còn
số tiền lãi đã trả từ 01/7/1996 phải tính lại (theo khoản 4 mục I Thông tư
12
liên tịch 01, khoản 1 Điều 473 Bộ luật Dân sự năm 1995). Tại thời điểm vay,
lãi suất cao nhât cho loại vay trung hạn và dài hạn theo Quyết định số
381/QĐ-NHNN1 ngày 28/12/1995 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là
1,7%/tháng. Như vậy, Toà án chỉ chấp nhận mức lãi suất của hợp đồng vay tài
sản tính từ 01/7/1996: 1,7% + 1,7% x 50% = 2,55%/tháng. Mức lãi suất này
được tính đến thời điểm xét xử sơ thẩm tháng 05/2004. Cụ thể tiền lãi được
tính lại từ 01/07/1996 đến tháng 05/2004 là: 200.000.000đ x 2,55% x 95 tháng =
484.500.000đ.
Số tiền lãi bà A đã nhận từ 01/07/1996 đến 30/05/2001 là:
200.000.000đ x 5%/tháng x 59 tháng = 590.000.000đ. Như vậy, số tiền lãi mà
bà A đã nhận là vượt quá số tiền mà bà A được nhận theo quy định của pháp
luật: 590.000.000đ - 484.500.000đ = 105.500.000đ. Theo đó, số tiền này cần
được khấu trừ vào tiền gốc. Do vậy, số tiền ông B phải trả cho bà A là
200.000.000đ - 105.500.000đ = 94.500.000đ.
Bên cạnh đó, ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được hoạt động
kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận
tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh
toán và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Việc các ngân hàng cho
vay có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào chính sách tiền tệ quốc gia
và quy định của pháp luật liên quan đến lãi suất. Về nguyên tắc, lãi suất cho
vay càng cao và doanh số cho vay càng lớn, thì ngân hàng càng thu được lãi
lớn. Do đó, tuỳ theo nguồn vốn huy động được và các dự án cho vay, chiến
lược kinh doanh của từng ngân hàng mà các ngân hàng có thể quy định lãi
suất cho vay khác nhau. Chính vì vậy, trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà
nước đã cho phép các ngân hàng được tự điều chỉnh lãi suất cho vay cho phù
hợp với điều kiện thực tế và chiến lược kinh doanh của mình. Việc các ngân
hàng tự quyết định lãi suất cho vay, lãi suất huy động và tự chịu trách nhiệm
về quyết định của mình cũng phù hợp với quy định của Hiến pháp và Luật các
13
tổ chức tín dụng: các tổ chức tín dụng có quyền tự chủ kinh doanh và tự chịu
trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình.
Tuy nhiên, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 cho đến nay, các ngân
hàng tỏ ra rất lo lắng về lãi suất cho vay mà mình đã thoả thuận với khách
hàng trong các hợp đồng vay vì mặc dù chính sách tiền tệ quốc gia và các văn
bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước không hạn chế các ngân
hàng ấn định lãi suất cho vay, nhưng Bộ luật Dân sự năm 2005 đã quy định
mức tối đa đối với lãi suất vay. Cho nên, có thể có hàng triệu hợp đồng tín
dụng bị vô hiệu do vi phạm quy định nói trên của Bộ luật Dân sự năm 2005.
Thực trạng các quy định pháp luật về lãi suất trong hợp đồng vay tài
sản hiện nay còn đang nóng bỏng, bất ổn, chồng chéo, có chỗ chưa phù hợp
nên chưa phát huy được vai trò điều chỉnh đối với đời sống xã hội. Điều
này dẫn đến tình trạng vấn đề lãi suất trong hợp đồng vay tài sản vốn đã đa
dạng và phức tạp thì nay lại càng đa dạng và phức tạp hơn. Chính vì thế, cần
sớm hoàn thiện các quy định của pháp luật về lãi suất trong hợp đồng vay tài
sản, có như thế mới thúc đẩy được các giao lưu dân sự ngày càng phát triển
phù hợp.
3.1.4. Về hợp đồng tín dụng
Đối với hoạt động vay tín dụng Ngân hàng, hiện nay Nhà nước đã có
chính sách vay vốn cụ thể cho từng đối tượng, từng thành phần kinh tế và địa
phương đồng thời song song với chính sách vay vốn thì hàng loạt các biện
pháp bảo đảm như: thế chấp, cầm cố, bảo lãnh,… đã được ban hành nhằm bảo
vệ quyền lợi của Ngân hàng trong việc cho vay vốn. Tuy nhiên, Bộ luật Dân
sự năm 2005 quy định lãi suất cho vay trên thị trường không được vượt quá
150% lãi suất cơ bản mà Ngân hàng Nhà nước công bố. Theo các Ngân hàng,
đây là một kiểu ràng buộc lãi suất mang tính hành chính, gây khó cho hoạt
động tín dụng và hạn chế sự phát triển dịch vụ của ngành ngân hàng.
14
Trên thực tế, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại được
hình thành trên cơ sở thoả thuận với khách hàng, cộng với chi phí và tỷ lệ rủi
ro. Áp dụng tỷ lệ nhất định như Bộ luật Dân sự năm 2005 vô hình chung tạo
ra một kiểu lãi suất trần, khống chế đầu ra của các Ngân hàng, ngược với chủ
trương tự do hoá lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước thực hiện.
Ngân hàng nhà nước công bố lãi suất cơ bản theo định kỳ hàng tháng.
Do vậy, mức trần lãi suất cho vay tối đa của các tổ chức tín dụng cũng thay
đổi tương ứng theo từng tháng. Ví dụ tháng 8/2006 mức lãi suất cơ bản do
Ngân hàng Nhà nước công bố là 8,25%/năm. Như vậy, mức lãi suất vay trong
các hợp đồng vay tài sản không được phép vượt quá 12,375%/năm. Tuy
nhiên, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại, nhất là khối cổ phần,
ngấp nghé mức 12-13%/năm, cá biệt có trường hợp lên tới 14%/năm. Thực tế,
rất nhiều thoả thuận về mức lãi suất cho vay trong các Hợp đồng tín dụng
giữa tổ chức tín dụng và khách hàng có mức lãi suất quá 150% mức lãi suất
cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố là vi phạm. Hậu quả là khi tranh chấp
xảy ra, các tổ chức tín dụng không thể thu được tiền lãi từ hợp đồng tín dụng
có mức lãi suất cho vay vượt quy định và thoả thuận cho vay có thể bị vô
hiệu hoá.
Do vậy, nếu quy định về lãi suất vay tại Điều 476 Bộ luật Dân sự năm
2005 được áp dụng đối với dịch vụ cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng, thì
quy định này là không phù hợp vì bốn lý do chính sau đây:
Thứ nhất, hoạt động cho vay vốn ngân hàng được điều chỉnh bởi các
văn bản pháp luật chuyên ngành (Luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản
hướng dẫn thi hành). Cho nên, lãi suất cho vay của các ngân hàng đối với
khách hàng đã được xác định theo quy định của luật chuyên ngành. Khoản 12
Điều 9 Luật Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân
hàng Nhà nước công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất
kinh doanh. Lãi suất cơ bản được Ngân hàng Nhà nước công bố hàng tháng
15
trên cơ sở tham khảo mức lãi suất cho vay thương mại đối với khách hàng tốt
nhất của nhóm các tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước lựa chọn trong
từng thời kỳ. Trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố điều
chỉnh kịp thời. Do đó, lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố là
tương đối linh hoạt và sát với lãi suất trên thị trường. Vì vậy, việc các ngân
hàng xác định lãi suất cho vay trên cơ sở lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà
nước công bố đảm bảo nguyên tắc: hoạt động theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước.
Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước không công bố lãi suất cơ bản đối với
loại cho vay tương ứng mà chỉ công bố lãi suất cơ bản chung. Do đó, các ngân
hàng không có đủ cơ sở pháp lý để thực hiện quy định của Bộ luật Dân sự
năm 2005 về việc hạn chế lãi suất cho vay không quá 150% lãi suất cơ bản do
Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng. Chính vì vậy,
hiện tại lãi suất cho vay của các ngân hàng áp dụng đối với loại cho vay ngắn
hạn (từ 12 tháng trở xuống), cho vay trung hạn (từ 12 tháng đến 60 tháng) và
cho vay dài hạn (trên 60 tháng) đều được ấn định trên cơ sở mức lãi suất cơ
bản chung do Ngân hàng Nhà nước công bố hàng tháng.
Thứ ba, nguồn vốn cho vay của các ngân hàng chủ yếu là tiền gửi của
các tổ chức và cá nhân. Hiện nay, pháp luật không hạn chế lãi suất tiền gửi
của các tổ chức và cá nhân tại ngân hàng, nên lãi suất tiền gửi được xác định
trên nhu cầu huy động vốn, chính sách khách hàng, chiến lược kinh doanh của
từng ngân hàng và mặt bằng lãi suất tiền gửi trên thị trường. Do đó, nếu pháp
luật hiện hành không hạn chế lãi suất huy động (lãi suất tiền gửi) mà Bộ luật
Dân sự năm 2005 khống chế lãi suất cho vay đối với dịch vụ tín dụng ngân
hàng, thì ngân hàng có thể thua lỗ do lãi suất cho vay bằng hoặc thấp hơn lãi
suất huy động. Thậm chí ngay cả trường hợp lãi suất cho vay cao hơn lãi suất
huy động, ngân hàng vẫn có thể không có lãi vì khoản chênh lệch giữa lãi suất
cho vay và lãi suất huy động chưa đủ bù đắp các chi phí cho hoạt động của
16
ngân hàng liên quan đến hoạt động huy động vốn và cho vay đó. Do vậy, việc
các ngân hàng bị hạn chế lãi suất cho vay theo quy định của Bộ luật Dân sự
năm 2005 mà không có quy định lãi suất trần hoặc lãi suất sàn đối với lãi suất
tiền gửi là chưa hợp lý.
Thứ tư, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO) vào tháng 11/2006. Do đó, chính sách tiền tệ của nước ta
cần được tiếp tục đổi mới theo nguyên tắc trên thị trường với việc phát triển
thị trường tiền tệ phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn Việt
Nam. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng khẳng định hạn chế
và xoá bỏ sự can thiệp hành chính vào quá trình hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp. Vì vậy, việc Bộ luật Dân sự năm 2005 hạn chế lãi suất vay nêu
trên mà không có loại trừ đối với một số lĩnh vực đặc thù đã được điều chỉnh
bởi các văn bản pháp luật chuyên ngành không chỉ không phù hợp với chủ
trương và chính sách của Đảng, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế mà còn không
nhất quán với cơ chế điều hành lãi suất hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
3.1.5. Vấn đề "hình sự hoá" các quan hệ vay tài sản
Dưới góc độ lập pháp, "hình sự hoá" là hoạt động mang tính quy luật
tất yếu, khách quan, phản ánh sự nhận thức, sự đánh giá và tỏ thái độ của Nhà
nước, của cộng đồng để xác định những hành vi nào là hành vi nguy hiểm ở
mức độ đáng kể cho xã hội. Như vậy, "hình sự hoá" là việc quy định hình phạt,
điều kiện quyết định hình phạt đối với loại tội phạm này hay tội phạm khác.
Qua thực tiễn xét xử của Toà án các cấp cho thấy các vụ việc bị hình
sự hoá thường gắn liền với tranh chấp về tài sản hoặc về hợp đồng có liên
quan đến tài sản. Bên có quyền bị xâm phạm đã không khởi kiện ra toà dân
sự, toà kinh tế, mà đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành khởi tố, điều
tra, truy tố đối với người vi phạm nghĩa vụ. Trong thực tế, cá biệt cũng có
những trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng cố ý dùng biện pháp khởi tố, điều
tra để đòi nợ cho chủ nợ.
17
Quan hệ vay mượn tài sản hay tiền bạc là một hình thức giúp đỡ nhau
trong lúc khó khăn thiếu vốn. Đương nhiên có vay phải có trả và người vay
còn phải chịu mức lãi suất nếu các bên có thoả thuận và trên cơ sở tự nguyện.
Tuy nhiên, trong thời gian qua các quan hệ nêu trên có nhiều biến tướng tiêu
cực, khó kiểm soát nổi. Tình trạng vay mượn dưới hình thức diễn ra rất phổ
biến, kết cục là các "con nợ" không có khả năng trả nợ. Lúc này một vấn đề
được đặt ra "con nợ" hay người đi vay cố ý không chịu trả nợ hay nói cách
khác họ đã có hành vi lừa đảo lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của
người khác hay không?
Theo Điều 139, 140 Bộ luật hình sự năm 1999 thì tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng những thủ đoạn
gian dối. Như vậy, hành vi chiếm đoạt tài sản là việc cố ý chuyển dịch tài sản
của người khác thành tài sản thuộc sở hữu của mình một cách bất hợp pháp, ý
thức chiếm đoạt có thể phát sinh trước, trong hoặc sau khi đã chiếm giữ tài
sản. Điều này luôn có ý nghĩa quyết định về việc xác định trách nhiệm hình
sự hay trách nhiệm dân sự là căn cứ then chốt để các cơ quan tiến hành định
tội. Tránh trường hợp "hình sự hoá" các quan hệ dân sự, các cơ quan tiến
hành tố tụng cần phải chứng minh một cách rõ ràng cụ thể.
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140 Bộ luật Hình sự)
bao gồm hai trường hợp:
- Bằng những thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn, chiếm đoạt tài sản của
người khác đã giao cho mình trên cơ sở hợp đồng vay mượn…
- Sử dụng tài sản của người khác đã được giao cho mình trên cơ sở
hợp đồng vay mượn vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng
trả lại tài sản.
Hành vi phạm tội của Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là
hành vi chiếm đoạt toàn bộ hay một phần tài sản đã được giao trên cơ sở hợp
18
đồng đã được ký kết giữa chủ tài sản và người có hành vi chiếm đoạt. Đối
tượng của hành vi chiếm đoạt trong tội này là những tài sản được giao ngay
thẳng cho người phạm tội trên cơ sở hợp đồng. Hành vi chiếm đoạt ở đây là
hành vi không thực hiện đúng hợp đồng thể hiện ở chỗ: không trả lại tài sản
bằng thủ đoạn bỏ trốn hoặc bằng thủ đoạn gian dối như giả tạo bí mật, đánh
tráo tài sản vào mục đích bất hợp pháp.
Tuy nhiên, trong hợp đồng vay tài sản không kỳ hạn rất khó xác định
thời hạn nào là trả cũng như xác định hành vi chiếm đoạt từ lúc nào. Có
trường hợp bên đi vay chưa có điều kiện thực sự, nhưng cũng có trường hợp
người đi vay cố ý dây dưa nhằm mục đích chiếm đoạt. Đó là vấn đề mà các cơ
quan Toà án khi giải quyết các vụ việc như thế nào cần phải xác định rõ hành
vi đó có phải là hành vi chiếm đoạt hay không? Với những quy định về các tội
trong Bộ luật Hình sự như vậy sẽ góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm
của các bên khi thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình. Thực tiễn xét xử cho
thấy, việc lạm dụng áp dụng pháp luật hình sự đối với các hành vi vi phạm
nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng vay tài sản thông qua việc can thiệp thái quá,
không cần thiết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã xảy ra phổ biến, gây
ra những thiệt hại không nhỏ cho cá nhân, gia đình, bạn bè,... của người bị xử
oan và tác động xấu tới toàn xã hội.
2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật dân sự về hợp đồng vay
tài sản
Thực tế, chế định hợp đồng vay tài sản đã góp phần tích cực trong
việc giải quyết hàng trăm nghìn vụ án tranh chấp, bảo đảm pháp chế xã hội
chủ nghĩa, thể hiện tính công minh của pháp luật. Nhưng thực tế cũng cho
thấy, nhiều tranh chấp đã không được giải quyết thoả đáng kịp thời, gây khiếu
kiện kéo dài, làm giảm sút niềm tin vào tính nghiêm minh và đúng đắn của
pháp luật. Thiệt hại là công lý chưa bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp
19
của các chủ thể. Bởi vậy, việc hoàn thiện những quy định của chế định hợp
đồng vay tài sản được xem là nhiệm vụ có tính cấp bách và kịp thời.
3.2.1. Về đối tượng của hợp đồng
Ngoại tệ có nên được xem là đối tượng của hợp đồng vay tài sản hay
không pháp luật cần có một sự quy định rõ ràng. Nếu cấm việc sử dụng đối
tượng vay của hợp đồng vay tài sản là ngoại tệ thì phải có sự kết hợp giữa quy
định của pháp luật với các biện pháp xử lý cụ thể trong thực tiễn để tránh
trường hợp pháp luật thì cấm nhưng trên thực tế điều này vẫn diễn ra thường
xuyên và phổ biến.
Các quy định về hợp đồng vay tài sản cần phải bao quát cả đến các
quan hệ cho vay giữa các tổ chức tín dụng với khách hàng mà theo quy định
của pháp luật, tổ chức tín dụng là tổ chức được phép hoạt động ngoại hối. Vì
thế việc bổ sung thêm đối tượng của hợp đồng vay tài sản vào Điều 471 Bộ
luật Dân sự năm 2005 là cần thiết. Ngoài ra, cần quy định cụ thể và tách bạch
các đối tượng là vàng, kim khí quý, đá quý và không để chung trong đối
tượng là vật. Việc tách bạch như vậy sẽ giải quyết được vấn đề lãi suất trong
hợp đồng vay tài sản có đối tượng là vàng - một vấn đề mà Bộ luật Dân sự
hiện hành vẫn còn đang bỏ ngỏ.
Từ những lý giải trên, tác giả đề nghị sửa lại Điều 471 Bộ luật Dân sự
năm 2005 như sau:
1. Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên theo
đó bên cho vay giao cho bên vay một khoản tiền là nội tệ hoặc
ngoại tệ, các giấy tờ có giá như tiền, vàng, kim khí quý, đá quý hoặc
vật; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả tiền, các giấy tờ có giá
hoặc vàng, kim khí quý đa quý, vật cùng loại theo đúng số lượng,
chất lượng và trả lãi theo thoả thuận.
20
2. Đối với những hợp đồng vay tài sản có đối tượng là ngoại
tệ khi giao kết phải tuân theo quy định pháp luật của nhà nước về
quản lý ngoại hối [61].
Nếu việc hạn chế sử dụng ngoại tệ trong các giao dịch được sửa đổi
theo hướng thông thoáng thì có thể bỏ khoản 2.
3.2.2. Về hình thức của hợp đồng
Hình thức của hợp đồng là một trong những vấn đề mang tính lý luận
phức tạp của chế định hợp đồng. Tầm quan trọng của chúng không chỉ dừng
lại ở giá trị chứng cứ khi nảy sinh tranh chấp mà còn liên quan đến việc xác
định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, vấn đề hợp đồng vô hiệu, hậu quả
pháp lý khi hợp đồng vô hiệu về hình thức. Mặc dù Bộ luật Dân sự đã có
những quy định về hình thức hợp đồng, trong đó ghi nhận rõ ràng các hình
thức nhưng nhìn chung, toàn bộ quy định liên quan về hình thức của hợp đồng
chưa thể hiện được quan điểm pháp lý mang tính toàn diện và hệ thống. Số
lượng những vụ tranh chấp tại hợp đồng vay tài sản chủ yếu là hợp đồng
miệng, bằng lời nói. Thực tế xét xử cho thấy, các hợp đồng vay tài sản giao
kết bằng lời nói nhiều hơn các hợp đồng giao kết bằng văn bản. Đối với
những hợp đồng giao kết bằng lời nói nếu không có bên thứ ba làm chứng, đã
tạo rất nhiều khó khăn cho thẩm phán trong quá trình điều tra, thu thập chứng
cứ để giải quyết tranh chấp. Do vậy, Bộ luật Dân sự cần quy định chi tiết hơn
về hình thức của hợp đồng vay tài sản để tạo điều kiện thuận lợi cho Toà án
có cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vay tài sản;
đồng thời đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của các bên, bên vay không còn
lý do để từ chối việc vay mượn của mình, còn bên cho vay không thể ép buộc
bên vay hoặc lợi dụng giấy tờ vay nợ không rõ ràng để đi đòi nợ. Đây là giao
dịch hết sức phổ biến của đời sống dân sự, dễ có những xung đột về lợi ích
giữa các chủ thể. Mặt khác, việc quy định hợp đồng vay tài sản phải được lập
21
thành văn bản thống nhất với quy định liên quan tại mục 5 chương XVII Bộ
luật Dân sự về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự. Bởi vậy, một bản hợp đồng
vay tài sản được ký kết với những điều khoản được quy định rõ ràng là căn cứ
xác đáng nhất để các bên thực hiện nghĩa vụ một cách trung thực và tự nguyện.
3.2.3. Về nghĩa vụ của bên cho vay
Tại khoản 3 Điều 473 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "bên cho
vay không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn trừ trường hợp
quy định ở Điều 478 của Bộ luật này" [61]. Thực ra quyền yêu cầu trả lại tài
sản trước thời hạn không chỉ được quy định ở Điều 478 mà còn được quy
định ở Điều 475. Tuy nhiên, việc đòi lại tài sản trước thời hạn là quyền của
bên cho vay khi thoả mãn các điều kiện do các bên thoả thuận hoặc pháp luật
quy định. Không có quyền không có nghĩa là người cho vay phải có nghĩa vụ
đối lập với quyền đó. Do đó, để tránh sự trùng lặp và đảm bảo được sự khái
quát của tên điều luật đối với nội dung thì việc quy định như ở khoản 3 Điều 473
là không cần thiết. Bên cạnh đó, khoản 1 và khoản 2 Điều 473 quy định như
vậy là quá chung chung. Do đó, Điều 473 nên quy định như sau:
Bên cho vay có các nghĩa vụ sau đây:
1. Trong trường hợp cho vay tài sản là tiền hoặc các giấy tờ
có giá như tiền, thì phải giao tiền cho bên vay đầy đủ, đúng thời
hạn đã thoả thuận;
2. Trong trường hợp tài sản cho vay là vàng, kim khí quý,
đá quý hoặc vật, thì phải giao tài sản đúng số lượng, chất lượng,
thời điểm và tại địa điểm đã thoả thuận, nếu:
a. Vay không có lãi mà tài sản vay không bảo đảm chất
lượng do có khuyết tật, nếu bên cho vay ngay tình không biết về
khuyết tật của tài sản, thì bên cho vay không có nghĩa vụ đổi lại tài
22
sản vay; trong trường hợp bên cho vay biết tài sản có khuyết tật mà
vẫn cho vay thì phải đổi lại tài sản;
b. Vay có lãi mà tài sản không đảm bảo chất lượng, thì bên
cho vay có nghĩa vụ đổi lại tài sản vay và bồi thường thiệt hại.
3. Đối với hợp đồng vay tài sản có lãi, khi đến hạn trả nợ
mà bên vay không thực hiện nghĩa vụ, thì bên cho vay không được
thoả thuận với bên vay nhập lãi vào nợ gốc để tính lãi vào thời gian
tiếp theo.
4. Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời
hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 475 của Bộ luật này [61].
3.2.4. Về nghĩa vụ trả nợ của bên vay
Tại khoản 4 Điều 474 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Trong
trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả
không đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ
bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại
thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận" [61].
Trong hợp đồng vay có thời hạn mà khi đến hạn bên vay không thực
hiện nghĩa vụ trả nợ và bên cho vay không đồng ý cho vay tiếp thì bên vay đã
vi phạm nghĩa vụ trả tiền. Theo quy định tại khoản 2 Điều 305 Bộ luật Dân sự
năm 2005 thì: "Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó
phải trả lãi cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn
chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc
pháp luật có quy định khác" [61].
Trong trường hợp này vì trước đó giữa các bên đã thoả thuận một hợp
đồng cho vay có kỳ hạn và không có lãi, nếu khi đến hạn bên vay không trả
nợ mà áp dụng lãi suất nợ quá hạn sẽ không tương xứng với việc áp dụng chế
tài trong trường hợp các bên đã thoả thuận trước đó hợp đồng vay có thời hạn
23
và có lãi. Do đó, khi đến hạn mà bên vay không thực hiện nghĩa vụ thì chỉ nên
áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời
gian chậm trả như khoản 4 Điều 474 là hợp lý và đây cũng được coi là trường
hợp pháp luật có quy định khác của khoản 2 Điều 305.
Đối với hợp đồng vay có lãi và có kỳ hạn tại khoản 5 Điều 474 Bộ
luật Dân sự năm 2005 quy định: "Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn
bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc
và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương
ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ" [61]. Quy định như khoản 5 đã dẫn
đến hai cách hiểu khác nhau về cách tính lãi đối với hợp đồng vay có kỳ hạn
và có lãi trong trường hợp bên vay không trả hoặc không đầy đủ:
Cách 1:
Lãi = lãi suất thoả thuận x nợ gốc + lãi suất nợ quá hạn theo lãi suất cơ
bản do Ngân hàng Nhà nước công bố x nợ gốc x thời hạn vay
Cách 2:
Lãi = (nợ gốc lãi) x lãi suất nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân
hàng Nhà nước công bố x thời hạn vay.
Cả hai cách hiểu trên là chưa chính xác, bởi vì:
- Tiền lãi về nguyên tắc chỉ được tính trên nợ gốc (Khoản 2 Điều 209
Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi
trên nợ gốc, trừ trường hợp có thoả thuận khác" [61]).
- Nếu tính lãi suất nợ quá hạn thì phải tính theo thời gian chậm trả chứ
không được tính trên thời hạn vay.
Có ý kiến cho rằng "tương ứng với thời hạn vay" tức là khoảng thời
gian này tương ứng với thời hạn của loại cho vay nào (ngắn hạn, trung hạn, dài
hạn) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định thì áp dụng mức trần lãi suất
24
cho vay của loại vay đó. Ý kiến như vậy là không hợp lý bởi lẽ "tương ứng
với thời hạn vay" phải được hiểu là tương ứng với khoảng thời gian do các bên
thoả thuận hoặc pháp luật quy định mà trong khoảng thời gian đó bên vay
được quyền sở hữu tài sản của bên cho vay. Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 474
Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng đã quy định là tính lãi theo lãi suất cơ bản do
Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả. Như vậy,
ngay trong cùng một điều luật, việc quy định đã không có sự thống nhất.
Do đó, Điều 474 Nghĩa vụ trả nợ của bên vay nên quy định như sau:
1. Bên vay tài sản là tiền hoặc các giấy tờ có giá như tiền, thì phải trả
đủ tiền hoặc các giấy tờ có giá như tiền khi đến hạn;
2. Trong trường hợp vay tài sản là vàng, kim khí quý, đá quý hoặc vật,
thì phải trả tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp
có thoả thuận khác;
3. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật hoặc các tài sản khác
không phải là tiền, thì có thể trả bằng tiền theo giá trị của vật hoặc tài sản đã
vay tại thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý;
4. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay,
trừ trường hợp có thoả thuận khác;
5. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không
trả nợ hoặc trả không đầy đủ, thì bên vay phải trả lãi đối với khoanr nợ chậm
trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời
hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
6. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả
không đầy đủ, thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc tương ứng với thời hạn
chậm trả tại thời điểm trả nợ, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3.2.5. Về sử dụng tài sản vay
25
Tại Điều 475 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Các bên có thể
thoả thuận về việc tài sản vay và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn,
nếu đã vướng mắc mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích" [61].
Rõ ràng ở đây Điều luật không quy định hậu quả pháp lý trong trường
hợp này sẽ giải quyết như thế nào? Nếu là vay có kỳ hạn và có lãi thì khi đòi lại
tài sản vay trước kỳ hạn bên cho vay có được trả lãi không? Nếu được thì tính
đến thời điểm nào, thời điểm trả tài sản hay phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn?
Trong trường hợp này, nên coi đây là một căn cứ để bên cho vay đơn
phương đình chỉ hợp đồng. Khi đó các bên sẽ giải quyết hậu quả của chấm
dứt hợp đồng tức là bên cho vay tài sản có quyền lấy lại tài sản, được hưởng
lãi đến thời điểm chấm dứt hợp đồng và có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Điều này nên được sửa theo hướng sau: Các bên có thể thoả thuận về việc tài
sản vay phải được sử dụng đúng mục đích vay; bên cho vay có quyền kiểm tra
việc sử dụng tài sản và có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng nếu đã nhắc
nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích.
3.2.6. Về lãi suất
Trong hợp đồng vay tài sản thì lãi suất là một yếu tố rất quan trọng vì nó
là cơ sở để tính lãi và đa số các tranh chấp về hợp đồng vay tài sản có nguyên
nhân từ lãi, mức lãi suất. Trên thực tế, quan hệ vay tài sản nói chung là rất phong
phú, đa dạng, mức lãi suất được xem là phù hợp mà các bên tham gia giao dịch
đưa ra và có thể cùng chấp nhận được chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố.
Về nguyên tắc, lãi suất cho vay cụ thể sẽ do các bên thoả thuận, tuy
nhiên, nhằm ngăn ngừa hiện tượng cho vay nặng lãi và cũng tạo cơ sở pháp lý
để giải quyết các tranh chấp về lãi suất hoặc trong trường hợp không có cơ sở
xác định rõ mức lãi đã thoả thuận, Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định về
mức lãi suất tại khoản 1 Điều 476: "Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng
không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công
26
bố đối với loại cho vay tương ứng" [61]. Bộ luật Dân sự năm 2005 sử dụng khái
niệm "lãi suất cơ bản" để làm căn cứ viện dẫn khi xác định lãi suất trong hợp
đồng vay tài sản. Tuy vậy, lãi suất cơ bản hiện nay không còn phù hợp bởi vì:
- Cơ chế điều hành lãi suất bằng cách giao cho Ngân hàng Nhà nước
ban hành mức lãi suất cơ bản như cách quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 là
không còn phù hợp do việc xác định lãi suất tiền vay trong thực tế hiện nay đã
có nhiều biến động và chịu chi phối mạnh mẽ của quy luật thị trường, vượt xa
những dự liệu của nhà làm luật khi ban hành Bộ luật Dân sự năm 2005. Bản
thân các quy định về lãi suất cơ bản, suy cho cùng, cũng chỉ là kết quả tham
khảo từ lãi suất thị trường liên ngân hàng ở Việt Nam, nhưng thực chất lại
thường mang tính chủ quan của cơ quan quản lý, không theo kịp lãi suất thực
tế diễn ra trên thị trường và đôi khi tỏ ra lạc hậu rất xa so với thực tế.
- Sự thay đổi cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước cũng
như sự thay đổi trong các quan hệ cung - cầu trong thị trường vốn, theo hướng
ngày càng tiến dần đến với những đòi hỏi khách quan của loại quan hệ này,
đòi hỏi cần có sự thay đổi căn cứ xác định lãi suất thích ứng. Sắp tới, Nhà
nước sẽ không điều hành lãi suất theo cơ chế công bố lãi suất cơ bản như từ
trước tới nay, nên căn cứ áp dụng lãi suất cơ bản trong Bộ luật Dân sự hiện
hành không còn khả thi.
- Về mặt kỹ thuật, nhiều điều luật quy định về lãi suất trong Bộ luật
Dân sự năm 2005 không được trình bày chặt chẽ, có thể được hiểu theo nhiều
nghĩa khác nhay, gây khó khăn cho việc áp dụng và thực thi pháp luật.
Bên cạnh đó, hiện nay ở từng thời điểm nhất định, Ngân hàng Nhà
nước chỉ công bố một mức lãi suất cơ bản nhất định duy nhất để các tổ chức
tín dụng tham khảo ấn định lãi suất kinh doanh và định hướng lãi suất thị
trường. Ngân hàng Nhà nước không công bố các mức lãi suất có bản khác
nhau tương ứng với từng loại cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Do vậy,
đề nghị bỏ cụm từ "đối với loại cho vay tương ứng".
27
Ngoài ra, khoản 1 Điều 476 Bộ luật Dân sự hiện hành chưa xác định
cụ thể hậu quả pháp lý của việc vi phạm quy định của pháp luật về lãi suất
trong hợp đồng. Nội dung khoản 1 Điều 476 chưa xác định rõ chế tài khi các
bên thoả thuận mức lãi suất trong hợp đồng vay tài sản vượt quá lãi suất quy
định. Vấn đề này còn nhiều cách hiểu và cách vận dụng khác nhau:
Một là, nếu thoả thuận trong hợp đồng vượt quá mức lãi suất quy
định, thì phần vượt quá đó sẽ được cơ quan áp dụng pháp luật tính lại cho
bằng với mức lãi suất quy định. Như vậy, nội dung của điều khoản này bị vô
hiệu một phần, đó là phần vượt mức lãi suất quy định và phần vô hiệu này
không ảnh hưởng đến toàn bộ điều khoản lãi suất của hợp đồng.
Hai là, nếu thoả thuận về điều khoản lãi suất trong hợp đồng là vi
phạm pháp luật, thì nội dung của thoả thuận này bị xem là vô hiệu tuyệt đối. Và
nếu toàn bộ điều khoản lãi suất vô hiệu, thì coi như hợp đồng vay không có lãi.
Ba là, nếu các bên thoả thuận vượt quá mức lãi suất quy định, rồi
không nhất trí với nhau về mức lãi suất đó, dẫn đến tranh chấp tại toà, thì phải
áp dụng khoản 2 Điều 476 là có sự tranh chấp về lãi suất, thì lãi suất phải
được toà án xác định lại theo lãi suất cơ bản, chứ không phải tính lại cho bằng
với 150% lãi suất cơ bản.
Theo Khoản 2 Điều 476 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Trong
trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi
suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng
Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ" [61].
Như vậy, "có tranh chấp về lãi suất" ở đây được hiểu là gì? Nếu các
bên thoả thuận mức lãi suất quá cao và sau đó bên vay lại không chấp nhận
mức lãi suất đó nữa và khởi kiện thì giải quyết như thế nào? Sẽ áp dụng mức
lãi suất có kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định như tại khoản 2 hay áp
dụng mức lãi suất bằng 150% mức lãi suất cao nhất do Ngân hàng Nhà nước
quy định như quy định tại khoản 1 và các văn bản khác? Để tránh cho việc
28
hiểu sai dẫn đến việc áp dụng khác nhau về vấn đề này, khoản 2 Điều 476 nên
bỏ cụm từ "hoặc có tranh chấp về lãi suất".
Việc tính lãi trong hợp đồng vay tài sản có đối tượng là vàng thì vẫn
đang bị bỏ ngỏ. Thực tế chưa có văn bản hướng dẫn và hiện nay cũng chưa có
quy định nào của nhà nước quy định về vấn đề này áp dụng cho đối tượng là
vàng, điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho các cơ quan khi áp dụng và giải
quyết, nên pháp luật cần quy định về vấn đề này là rất cần thiết.
Vì Bộ luật Dân sự có vai trò quan trọng trong việc ổn định các quan
hệ dân sự trong xã hội, bảo đảm sự an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, nên
cần phải có những điều khoản được quy định thật chặt chẽ, đảm bảo tính ổn
định và giá trị lâu bền của bộ luật. Do vậy, với những bất cập nói trên, cần
thiết phải tìm kiếm một lãi suất phù hợp để căn cứ cho việc xác định lãi suất
trong Bộ luật Dân sự và để viện dẫn về lãi suất trong các hợp đồng vay tài sản.
3.3. MỘT SỐ VƯỚNG MẮC VỀ ĐƯỜNG LỐI GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN
Trong thời gian qua, do áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự năm
2005 và hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao nên việc giải quyết tranh chấp
dân sự về hợp đồng vay tài sản của ngành Toà án đã có sự biến chuyển tích cực:
giảm tỉ lệ bản án sơ thẩm bị cấp phúc thẩm sửa án, huỷ án; các bản án có hiệu
lực pháp luật cũng ít sai sót nên tỉ lệ án bị giám đốc thẩm cũng giảm nhiều.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây (từ năm 2005 đến nay), các Toà án
đã gặp một số khó khăn, vướng mắc khi giải quyết tranh chấp về hợp đồng
vay tài sản.
3.3.1. Sự biến tướng của hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản do các đương sự ký kết bị biến tướng thành hợp
đồng dân sự khác (giả tạo) nhưng lại được chính pháp luật dân sự thừa nhận
29
khi phát sinh tranh chấp. Cụ thể: Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
phát hiện nhiều vụ án dân sự về hợp đồng vay tài sản nhưng khi thực hiện
giao dịch thì bên cho vay yêu cầu bên vay phải ký kết dưới dạng hợp đồng đặt
cọc mua bán nhà hoặc hợp đồng mua bán nhà. Đồng thời, bên cho vay thu giữ
giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của
bên vay. Khi đến hạn trả nợ, nếu bên vay không trả vốn và lãi thì bên cho vay
yêu cầu tiến hành thủ tục mua bán nhà (hoặc hợp đồng đặt cọc mua bán nhà).
Khi giải quyết những vụ này, nguyên đơn có nhiều thuận lợi hơn về chứng cứ
(do các chứng cứ này đã được công chứng hoặc chứng thực) và thường được
Toà án chấp nhận yêu cầu của họ cho dù Toà án biết rõ đó là hợp đồng giả tạo
để che dấu một hợp đồng khác. Lãi suất trong các hợp đồng này thường rất
cao so với quy định của Điều 476 Bộ luật Dân sự năm 2005.
Ví dụ: Bà Nguyễn Thị Đ ở tại quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, từng mất
nhà vì vay tiền của một người chuyên cho vay nặng lãi tại khu vực Hoà Hưng,
đau khổ kể: "Lúc mới vay chủ nợ dễ dãi lắm,cần bao nhiêu tiền cũng đưa ngay.
Lúc tôi không có tiền để đóng lãi cũng được bà ta đưa tiền để đóng lãi lại cho bà
ta. Khi nợ lên đến hơn 500 triệu thì bà ta mới gộp mấy cái giấy nợ nói giờ phải
viết lại thành giấy bán nhà". Nghe giải thích của chủ nợ là ký giấy bán nhà trên
hình thức mà thôi, nên bà Đ đã tin tưởng. Nào ngờ mới quá hạn trả nợ có mấy ngày
là chủ nợ trở mặt đòi lấy lại nhà. Bà Đ không chịu nên bị kiện ra toà và bị toà
tuyên thua kiện, phải bán nhà cho chủ nợ với giá chỉ bằng một nửa giá thị trường.
Sở dĩ bên cho vay buộc con nợ phải ký hợp đồng bán nhà (thường là giá
rẻ hơn nhiều so với giá thị trường) là nhằm bảo đảm lợi ích của những đối tượng
chuyên cho vay nặng lãi. Nếu chỉ ký hợp đồng thông thường với lãi suất cao, khi
người vay không trả được nợ, bên cho vay kiện ra toà thì toà thường tuyên buộc
con nợ phải trả nợ gốc và lãi với mức lãi suất tính tối đa cũng chỉ bằng 150%
mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng quy định. Chính vì vậy, để "cột" nghĩa vụ
của con nợ, chủ nợ thường ép con nợ phải ký giấy bán nhà, nếu không trả được nợ
30
thì sẽ mất nhà. Tuy nhiên, tác giả cho rằng khi tiến hành thu thập và đánh giá chứng
cứ trong các hợp đồng đặt cọc mua bán nhà. Nếu có đủ chứng cứ để kết luận
những hợp đồng trên giả tạo thì Toà án có thể áp dụng các quy định của Điều 129
và Điều 137 Bộ luật Dân sự năm 2005 để tuyên bố vô hiệu và chuyển sang xét
xử hợp đồng vay tài sản với lãi suất cơ bản để buộc bên vay trả cho bên cho vay.
3.3.2. Xác định trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với hợp
đồng vay tài sản
Theo Điều 25 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định trách
nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch dân sự do một bên thực hiện.
Tuy nhiên, cho đến nay thì chỉ có một căn cứ duy nhất để có thể xác định
trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện, đó
là "… nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình". Thực tế xét
xử cho thấy, nguyên đơn thường không đủ chứng cứ để có thể chứng minh
khoản tiền mà họ cho vay đã được bị đơn sử dụng để "… nhằm đáp ứng nhu
cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình". Vì vậy, thông thường Toà án chỉ buộc
được một bên (vợ hoặc chồng) phải trả nợ cho nguyên đơn. Điều này dẫn đến
hậu quả là sau khi giải quyết những vụ án này, việc thi hành án sẽ không thể
thực hiện được vì người vợ (hoặc chồng) không chấp nhận bán tài sản chung
để cho người kia thi hành án. Trong những trường hợp này, cơ quan thi hành
án thường phải đẻ vợ chồng họ tự phân chia tài sản hoặc phải chờ bản án của
Toà án xét xử phân chia tài sản chung của vợ chồng để có căn cứ thi hành án.
Nếu họ không tự phân chia hoặc không yêu cầu Toà án phân chia thì việc thi
hành án sẽ bị kéo dài, gây thiệt hại cho nguyên đơn.
Để khắc phục tình trạng nêu trên, phương án lấy giá trị tài sản giao dịch
để làm căn cứ xác định tư cách tham gia tố tụng của người chồng (hoặc vợ)
trong vụ án tranh chấp về hợp đồng vay tài sản mà chỉ có chồng (hoặc vợ) giao
kết với nguyên đơn là hiệu quả nhất. Tiếp đó, căn cứ vào giá trị tài sản giao
dịch, Toà án có thể đánh giá chứng cứ để từ đó xác định trách nhiệm liên đới
31
của cả hai vợ chồng đối với nguyên đơn trong quan hệ vay tài sản. Điều 27
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định tài sản chung của vợ chồng.
Khoản 2, 3 Điều 28 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 cũng quy định việc
thoả thuận bàn bạc của vợ chồng trong việc sử dụng tài sản chung có giá trị lớn.
Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra là: trong các tranh chấp về hợp đồng
vay tài sản, trường hợp nào thì xác định tài sản có giá trị lớn? Nếu đã xác định
tài sản có giá trị lớn thì khi thụ lý Toà án có cần phải triệu tập vợ (hoặc
chồng) của bị đơn (là người vay tài sản) vào tham gia tố tụng với tư cách là
người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan hay không? Trong trường hợp nào
thì cả vợ (chồng) của người vay tài sản được xác định là đồng bị đơn?
Ví dụ: Bản án dân sự sơ thẩm số 26/DSST ngày 22/8/2005 của Toà án
nhân dân quận Tân Bình xét xử tranh chấp về hợp đồng vay tài sản giữa
nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Bích và bị đơn là bà Phan Thị Ánh, số nợ này
là 20 triệu đồng. Vì cho rằng khoản tiền này là tài sản có giá trị lớn và là tài
sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nên Toà án đã triệu tập ông
Đương Đức Khiêm (chồng bà Ánh) vào tham gia tố tụng với tư cách là người
có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, và bản án này đã buộc ông Khiêm liên đới
với bà Ánh trả nợ. Nhưng bản án dân sự phúc thẩm số 134/DSPT ngày
05/12/2005 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận định rằng
số nợ trên không phải là tài sản có giá trị lớn nên đã sửa án sơ thẩm, xác định
chỉ có bà Ánh chịu trách nhiệm trả nợ cho bà Bích.
3.3.3. Hợp đồng vay tài sản có bảo đảm của người thứ ba
Trường hợp bên vay tài sản chết mà không để lại di sản thừa kế thì
nguyên đơn có quyền khởi kiện người thừa kế đòi lại tài sản hay không?
Trường hợp bên vay không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì nguyên
đơn có quyền khởi kiện người bảo lãnh được không? Trường hợp bên nhận
nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay.
Nguyên đơn có quyền khởi kiện bên nào? Bên người vay hay người nhận
32
nghĩa vụ trả nợ cho người vay? Trường hợp bên nhận nghĩa vụ trả nợ thay
cho bên vay đã thực hiện được một phần nghĩa vụ trả nợ rồi sau đó không trả
tiếp. Nguyên đơn có quyền khởi kiện người vay hay không?
Ví dụ: Ông H ký hợp đồng vay 20 lượng vàng SJC của ông K với thời
hạn vay 12 tháng, lãi suất 3%/tháng. Hợp đồng vay tài sản ký ngày 30/4/2004.
Ông H đã trả được 03 tháng tiền lãi. Ngày 01/01/2005 ông H bị bệnh và mất,
bà Y (là vợ) và 02 con là M, N là người được hưởng thừa kế gồm: 01 căn nhà, số
dư nợ 250 triệu đồng của ông H với Công ty TNHH TM-DV Z. Về số tiền này
thì công ty ký biên bản, thoả thuận trả nợ thay cho các thừa kế của ông H (biên
bản lập ngày 30/6/2005) nhưng sau đó công ty không thực hiện. Ông K nhận thấy
bà Y và 02 con là M, N vẫn còn khả năng trả được nợ nên đã kiện ra Toà án nhân
dân quận. Bản án sơ thẩm nhận định họ là người thừa kế nên phải có nghĩa vụ
trả nợ cho ông K. Mặc dù trước đó giữa công ty Z và bà Y cùng 02 con đã thỏa
thuận chuyển nghĩa vụ trả nợ cho công ty nhưng hai bên đã không thực hiện.
Trường hợp này, những người thừa kế hợp pháp phải có nghĩa vụ trả
nợ cho người chết theo Điều 637 Bộ luật Dân sự năm 2005. Còn việc chuyển
giao nghĩa vụ như trên là không hợp pháp vì lúc này không có sự đồng ý của
bên có quyền. Do đó, ông K kiện bà Y và 02 con là hợp pháp. Sau đó, bà Y có
quyền kiện công ty Z để đòi số nợ dư là 250 triệu đồng.
Trên đây là một số vướng mắc về thực tiễn xét xử của ngành Toà án
về hợp đồng vay tài sản trong thời gian qua, cũng như là quan điểm của tác
giả về vấn đề này nhằm mục đích góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam về hợp đồng vay tài sản.
33
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, thấy rằng hợp đồng vay tài sản là
một dạng của hợp đồng dân sự. Đây là loại hợp đồng tồn tại lâu đời và rất phổ
biến ở nước ta nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn để sản xuất kinh doanh
và giải quyết những khó khăn tạm thời trong đời sống hàng ngày của nhân
dân lao động. Hợp đồng vay tài sản mang bản chất nhân đạo sâu sắc, vì vậy
chế định hợp đồng vay tài sản đã được ghi nhận trong các bộ luật cổ xưa. Mặt
khác, hợp đồng vay tài sản góp phần vào việc lưu thông tiền tệ, ổn định đời
sống kinh tế - xã hội.
Qua thời gian, chế định hợp đồng vay tài sản ngày càng hoàn thiện.
Chế định hợp đồng vay tài sản trong luật dân sự Việt nam ghi nhận và điều
chỉnh các quan hệ chủ yếu đã hình thành, ổn định và phổ biến trong lĩnh vực
vay tài sản. Hợp đồng vay tài sản cũng giống như các loại hợp đồng dân sự
khác được Bộ luật Dân sự năm 2005 kế thừa, phát triển đều dựa trên sự tự do
thoả thuận và thống nhất ý chí giữa bên cho vay và bên vay. Trong giao lưu
dân sự, các quan hệ vay tài sản phần lớn được điều chỉnh bởi các quy định của
Bộ luật Dân sự năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bên cạnh đó,
những quan hệ vay tài sản còn chịu sự điều chỉnh của một số quy định trong
Bộ luật hình sự và các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành ngân hàng.
Mặc dù còn những bất cập như đã nêu và đề nghị hướng giải quyết
trong quá trình nghiên cứu, chế định hợp đồng vay tài sản góp phần bảo vệ
cuộc sống cộng đồng ổn định trong lĩnh vực vay tài sản đồng thời đưa ra các
căn cứ cần thiết để xử lý các tranh chấp phát sinh từ loại hợp đồng này. Bởi
vậy, xây dựng và thực hiện các quy định pháp luật về hợp đồng vay tài sản là
hai hoạt động có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau để phát huy
hiệu quả điều chỉnh các quan hệ vay tài sản trong thực tế.
34
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Mạnh Bách (1995), Pháp luật về hợp đồng, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
2. Nguyễn Mạnh Bách (1998), Nghĩa vụ dân sự trong luật dân sự Việt Nam,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Nguyễn Mạnh Bách (2004), Luật dân sự Việt Nam lược khảo, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
4. Trần Văn Biên (2001), "Một số vấn đề vướng mắc trong việc giải quyết
các tranh chấp về hợp đồng vay tài sản liên quan đến trả lãi và lãi
suất", Nhà nước và pháp luật, (11).
5. Trần Văn Biên (2004), "Về chế định hợp đồng vay tài sản", Lập pháp, (9).
6. Trần Văn Biên (2004), "Mấy ý kiến góp ý cho các quy định của dự thảo Bộ
luật Dân sự (sửa đổi) về hợp đồng vay tài sản", Khoa học pháp lý, (1).
7. Thái Bình (2005), "Dân điêu đứng vì vay nặng lãi", Báo Pháp luật Thành
phố Hồ Chí Minh, (28 + 30).
8. Vương Bình (2005), "Xử án xưa về tranh chấp khi chơi hụi", Nguyệt san
Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, (96).
9. Bộ Hình luật Sài Gòn 1972.
10. Bộ Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật 1936 - 1939.
11. Bộ Dân luật Bắc Kỳ 1931.
12. Bộ Dân luật Giản yếu Nam Kỳ 1883.
13. Bộ Dân luật Sài Gòn 1972.
14. Bộ luật Gia Long 1812.
15. Bộ luật Hồng Đức 1483.
16. Bộ luật Dân sự Nhật Bản.
35
17. Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa Pháp (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan.
19. Hà Huy Cầu (2001), "Xác định hành vi chiếm đọat trong quan hệ vay
mượn, chơi hụi", Đặc san nghề luật, (2).
20. Nguyễn Hữu Chính (1996), Hợp đồng vay tài sản - Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
21. Chính phủ (1998), Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8 về quản lý ngoại
hối, Hà Nội.
22. Chính phủ (1999), Nghị định 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11 về giao dịch
bảo đảm, Hà Nội.
23. Chính phủ (1999), Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12 về bảo đảm
tiền vay của các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
24. Chính phủ (2006), Nghị định số 144/2006/NĐ-CP ngày 27/11 quy định về
hình thức họ, hụi, biêu, phường; quyền nghĩa vụ và trách nhiệm của
những người tham gia họ, Hà Nội.
25. Chính phủ (2006), Nghị định 163/20069/NĐ-CP ngày 29/12 về giao dịch
bảo đảm, Hà Nội.
26. Ngô Huy Cương (2003), "Tổng quan về luật tài sản", Journals of
Economic - Law, http://www.vnu.edu.vn
27. Nguyễn Thùy Dương (1999), Những vấn đề cơ bản và thuật ngữ của Bộ
luật Dân sự, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
28. Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận các hợp đồng thông dụng trong luật
dân sự Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
29. Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận khoa học về bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự trong luật dân sự Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh.
30. Nguyễn Ngọc Điệp (2003), Tìm hiểu luật dân sự, Nxb Công an nhân dân
Hà Nội.
36
31. Châu Thị Điệp (2005), "Cách tính lãi suất trong hợp đồng vay tài sản",
Tòa án nhân dân, (5).
32. Lê Thu Hà (2002), "Bàn về thời điểm trả nợ trong hợp đồng vay tài sản",
Đặc san nghề luật, (3).
33. Bùi Đăng Hiếu (2005), "Tiền - Một loại tài sản trong quan hệ dân sự",
Luật học, (1).
34. Nguyễn Văn Hương (2004), "Tội cho vay lãi nặng - Những bất cập của Bộ
luật Hình sự và giải pháp khắc phục", Tòa án nhân dân, (19).
35. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2002), Giáo trình Luật dân sự Việt
Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
36. C. Mác (1978), Tư bản, quyển 3, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.
37. Lý Hoàng Mai (2005), "Ảnh hường của việc cải cách chính sách lãi suất
với phát triển kinh tế", Nghiên cứu kinh tế, (10).
38. Triệu Quốc Mạnh (2000), Pháp luật và dân luật đại cương, Nxb Thành
phố Hồ Chí Minh.
39. Lê Thị Mận (2005), Tiền tệ - ngân hàng và thanh toán quốc tế, Nxb Tổng
hợp, Thành phố Hồ Chí Minh.
40. Vũ Văn Mẫu (1967), Dân luật lược giản, quyển nhất, Sài Gòn.
41. Vũ Văn Mẫu (1975), Cổ luật Việt Nam và tư pháp sử, Sài Gòn.
42. Michel Froment (2006), Các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới, Nxb Tư
pháp, Hà Nội.
43. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (1995), Quyết định số 381/QĐ-NH1, ngày
28/12 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về điều chỉnh lãi suất tiền
gửi và tiền vay đối với tổ chức kinh tế và dân cư, Hà Nội.
44. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1999), Thông tư 01/1999/TT-NHNN ngày
16/9 hướng dẫn Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 của
Chính phủ về quản lý ngoại hối, Hà Nội.
37
45. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2000), Quyết định số 241/2000/NHNN
ngày 2/8 của Thống đốc ngân hàng nhà nước về việc thay đổi cơ chế điều
hành lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Hà Nội.
46. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN
ngày 31/12 của Thống đốc ngân hàng nhà nước về việc ban hành
quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Hà Nội.
47. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2002), Quyết định số 28/2002/QĐ-NHNN,
ngày 11/0 của Thống đốc ngân hàng nhà nước về sửa đổi Điều 2 của
Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN, ngày 31/12/2001 của Thống
đốc ngân hàng nhà nước về việc ban hành quy chế cho vay của tổ
chức tín dụng đối với khách hàng, Hà Nội.
48. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2002), Quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN,
ngày 30/05/2002 của Thống đốc ngân hàng nhà nước về việc thực
hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong họat động tín dụng thương mại
bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Hà Nội.
49. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2003), Quyết định số 1452/2003/QĐ-NHNN
ngày 3/11 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy
chế cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng, Hà Nội.
50. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2004), Quyết định số 94/2004/QĐ-NHNN
ngày 20/1 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi một
số điều của quy chế cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng ban hành
kèm theo Quyết định số 1452/2003/QĐ-NHNN ngày 3/11/2003 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Hà Nội.
51. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN,
ngày 3/2 về việc sửa đổỉ, bổ sung một số điều của quy chế cho vay
của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết
định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước, Hà Nội.
38
52. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN
ngày 31/5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ
sung khoản 6 Điều 1 Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày
3/2/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cho vay
của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết
định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước, Hà Nội.
53. Phạm Duy Nghĩa (2002), "Quyền tài sản trong cải cách kinh tế: quan
niệm, một vài bài học nước ngoài và kiến nghị", Nghiên cứu lập
pháp, (11).
54. Nhà pháp luật Việt - Pháp (2002), Đại cương pháp luật về hợp đồng, Nxb Văn
hóa thông tin, Hà Nội.
55. Nguyễn Như Phát, Lê Thị Thu Thủy (2003), Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
56. Lê Văn Quang (2003), Quan hệ giữa Nhà nước và xã hội dân sự Việt Nam
lịch sử và hiện tại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
57. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
58. Quốc hội (1997), Luật Ngân hàng nhà nước, Hà Nội.
59. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.
60. Quốc hội (2003), Luật Ngân hàng nhà nước (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
61. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội
62. Quốc hội (2005), Luật giao dịch điện tử, Hà Nội.
63. Quốc hội (2005), Luật các công cụ chuyển nhượng, Hà Nội.
64. Đoàn Thái Sơn (1999), Những vấn đề cơ bản của việc xây dựng và hoàn
thiên pháp luật về thương phiếu, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường
Đại học Luật Hà Nội.
65. Võ Hương Thanh (2001), Hỏi đáp về luật dân sự, Nxb Tổng hợp, Đồng Nai.
39
66. Tòa án nhân dân tối cao (2001), Báo cáo công tác ngành Tòa án năm
2000 và phương hướng nhiệm vụ công tác Tòa án 2001, Hà Nội.
67. Tòa án nhân dân tối cao (2002), Báo cáo công tác ngành Tòa án năm
2001 và phương hướng nhiệm vụ công tác Tòa án 2002, Hà Nội.
68. Tòa án nhân dân tối cao (2003), Báo cáo công tác ngành Tòa án năm
2002 và phương hướng nhiệm vụ công tác Tòa án 2003, Hà Nội.
69. Tòa án nhân dân tối cao (2004), Báo cáo công tác ngành Tòa án năm
2003 và phương hướng nhiệm vụ công tác Tòa án 2004, Hà Nội.
70. Tòa án nhân dân tối cao (2005), Báo cáo công tác ngành Tòa án năm
2004 và phương hướng nhiệm vụ công tác Tòa án 2005, Hà Nội.
71. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Báo cáo công tác ngành Tòa án năm
2005 và phương hướng nhiệm vụ công tác Tòa án 2006, Hà Nội.
72. Tòa án nhân dân tối cao (2007), Báo cáo công tác ngành Tòa án năm
2006 và phương hướng nhiệm vụ công tác Tòa án 2007, Hà Nội.
73. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (1992), Thông tư
liên ngành số 04/TTLN ngày 8/8 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về nợ
hụi, Hà Nội.
74. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (1996), Thông tư
liên ngành số 03/TTLN, ngày 10/08 của Tòa án nhân dân tối cao,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật theo nghị
quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự 1995, Hà Nội.
75. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ
Tài chính (1997), Thông tư liên tịch số 01/1997/TTLT ngày 19/6 của
Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp,
Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản, Hà Nội.
76. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật La Mã, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội.
40
77. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật dân sự Việt nam, tập 2,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
78. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1993), Giáo trình Lịch sử Nhà nước và
Pháp luật Việt Nam, Hà Nội.
79. Nguyễn Văn Tuyến (2005), Giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại
trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nxb Tư pháp Hà Nội.
80. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2005), Pháp lệnh quản lý ngoại hối, Hà Nội.
81. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (1998), Báo cáo tổng kết kiểm sát giải
quyết án hợp đồng vay tài sản, Hà Nội.
82. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1995), Bình luận khoa
học Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
83. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1997), Bình luận khoa
học Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
84. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1998), Bình luận khoa
học Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

More Related Content

What's hot

Bao lanh ngan hang
Bao lanh ngan hangBao lanh ngan hang
Bao lanh ngan hangvanloi1802
 
Luat ngan hang nnvn 46.2010.qh12
Luat ngan hang nnvn 46.2010.qh12Luat ngan hang nnvn 46.2010.qh12
Luat ngan hang nnvn 46.2010.qh12Hung Nguyen
 
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ ngân hàng thương mạiNghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ ngân hàng thương mạiDigiword Ha Noi
 
Tài liệu định kèm
Tài liệu định kèmTài liệu định kèm
Tài liệu định kèmtiểu minh
 
Effects of circular 06
Effects of circular 06Effects of circular 06
Effects of circular 06nucuoiphale125
 
Chuong 5. phuong thuc tin dung ct
Chuong 5. phuong thuc tin dung ctChuong 5. phuong thuc tin dung ct
Chuong 5. phuong thuc tin dung ctkuhi_1993
 

What's hot (20)

Hop dong-tin-dung
Hop dong-tin-dungHop dong-tin-dung
Hop dong-tin-dung
 
Đề tài: Cầm cố và thế chấp tài sản tại Ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Cầm cố và thế chấp tài sản tại Ngân hàng Agribank, HOTĐề tài: Cầm cố và thế chấp tài sản tại Ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Cầm cố và thế chấp tài sản tại Ngân hàng Agribank, HOT
 
Hop dong-the-chap
Hop dong-the-chapHop dong-the-chap
Hop dong-the-chap
 
Bao lanh ngan hang
Bao lanh ngan hangBao lanh ngan hang
Bao lanh ngan hang
 
Luận văn: Đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay theo pháp luật, HOT
Luận văn: Đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay theo pháp luật, HOTLuận văn: Đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay theo pháp luật, HOT
Luận văn: Đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay theo pháp luật, HOT
 
Đề tài: Hợp đồng vay tiền của Hộ gia đình tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Hợp đồng vay tiền của Hộ gia đình tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Hợp đồng vay tiền của Hộ gia đình tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Hợp đồng vay tiền của Hộ gia đình tại Ngân hàng Agribank
 
Tt 02 03
Tt 02 03Tt 02 03
Tt 02 03
 
Luận văn: Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản, HAY
Luận văn: Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản, HAYLuận văn: Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản, HAY
Luận văn: Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản, HAY
 
Luat ngan hang nnvn 46.2010.qh12
Luat ngan hang nnvn 46.2010.qh12Luat ngan hang nnvn 46.2010.qh12
Luat ngan hang nnvn 46.2010.qh12
 
Pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cấp tín dụng, HAY
Pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cấp tín dụng, HAYPháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cấp tín dụng, HAY
Pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cấp tín dụng, HAY
 
Luận văn: Đăng ký giao dịch bảo đảm tại ngân hàng Techcombank
Luận văn: Đăng ký giao dịch bảo đảm tại ngân hàng TechcombankLuận văn: Đăng ký giao dịch bảo đảm tại ngân hàng Techcombank
Luận văn: Đăng ký giao dịch bảo đảm tại ngân hàng Techcombank
 
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ ngân hàng thương mạiNghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
 
Pháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnh, HOT
Pháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnh, HOTPháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnh, HOT
Pháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnh, HOT
 
Tài liệu định kèm
Tài liệu định kèmTài liệu định kèm
Tài liệu định kèm
 
Bao lanh ngan hang
Bao lanh ngan hangBao lanh ngan hang
Bao lanh ngan hang
 
Effects of circular 06
Effects of circular 06Effects of circular 06
Effects of circular 06
 
Đề tài: Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng, HAY
Đề tài: Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng, HAYĐề tài: Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng, HAY
Đề tài: Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng, HAY
 
Bieu phi 2011 gui pr
Bieu phi 2011 gui prBieu phi 2011 gui pr
Bieu phi 2011 gui pr
 
Đề tài: Hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh vay vốn ngân hàng, HAY
Đề tài: Hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh vay vốn ngân hàng, HAYĐề tài: Hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh vay vốn ngân hàng, HAY
Đề tài: Hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh vay vốn ngân hàng, HAY
 
Chuong 5. phuong thuc tin dung ct
Chuong 5. phuong thuc tin dung ctChuong 5. phuong thuc tin dung ct
Chuong 5. phuong thuc tin dung ct
 

Viewers also liked

Luat su va bi cao james patterson peter_de_jong
Luat su va bi cao james patterson peter_de_jongLuat su va bi cao james patterson peter_de_jong
Luat su va bi cao james patterson peter_de_jongHung Nguyen
 
Luatsuvangheluatsu
LuatsuvangheluatsuLuatsuvangheluatsu
LuatsuvangheluatsuHung Nguyen
 
Tong quan phap luat quoc te va phap luat bien mot so nuoc
Tong quan phap luat quoc te va phap luat bien mot so nuocTong quan phap luat quoc te va phap luat bien mot so nuoc
Tong quan phap luat quoc te va phap luat bien mot so nuocHung Nguyen
 
Luu y khi giai quyet vu viec dan su theo luat hon nhan va gia dinh 2014
Luu y khi giai quyet vu viec dan su theo luat hon nhan va gia dinh 2014Luu y khi giai quyet vu viec dan su theo luat hon nhan va gia dinh 2014
Luu y khi giai quyet vu viec dan su theo luat hon nhan va gia dinh 2014Hung Nguyen
 
Luat mat tran to quoc viet nam 2015
Luat mat tran to quoc viet nam 2015Luat mat tran to quoc viet nam 2015
Luat mat tran to quoc viet nam 2015Hung Nguyen
 
Nguoi bi hai rut don yeu cau khoi to vu an
Nguoi bi hai rut don yeu cau khoi to vu anNguoi bi hai rut don yeu cau khoi to vu an
Nguoi bi hai rut don yeu cau khoi to vu anHung Nguyen
 
Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015
Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015
Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015Hung Nguyen
 
Ky nang giai quyet vu an kinh doanh thuong mai lao dong (chuong trinh dao tao...
Ky nang giai quyet vu an kinh doanh thuong mai lao dong (chuong trinh dao tao...Ky nang giai quyet vu an kinh doanh thuong mai lao dong (chuong trinh dao tao...
Ky nang giai quyet vu an kinh doanh thuong mai lao dong (chuong trinh dao tao...Hung Nguyen
 
Pháp luật về Thương mại điện tử tại Việt Nam
Pháp luật về Thương mại điện tử tại Việt NamPháp luật về Thương mại điện tử tại Việt Nam
Pháp luật về Thương mại điện tử tại Việt NamHung Nguyen
 
Giao trinh luat dat dai (dh luat ha noi)
Giao trinh luat dat dai (dh luat ha noi)Giao trinh luat dat dai (dh luat ha noi)
Giao trinh luat dat dai (dh luat ha noi)Hung Nguyen
 
Nhung diem moi cua bo luat lao dong 2012
Nhung diem moi cua bo luat lao dong 2012Nhung diem moi cua bo luat lao dong 2012
Nhung diem moi cua bo luat lao dong 2012Hung Nguyen
 
Phan quyet cua toa trong tai thuong truc la haye ve giai quyet tranh chap bie...
Phan quyet cua toa trong tai thuong truc la haye ve giai quyet tranh chap bie...Phan quyet cua toa trong tai thuong truc la haye ve giai quyet tranh chap bie...
Phan quyet cua toa trong tai thuong truc la haye ve giai quyet tranh chap bie...Hung Nguyen
 
De cuong-luat-chung-khoan hlu-2012
De cuong-luat-chung-khoan hlu-2012De cuong-luat-chung-khoan hlu-2012
De cuong-luat-chung-khoan hlu-2012Hung Nguyen
 
Luat hang khong dan dung 2006
Luat hang khong dan dung 2006Luat hang khong dan dung 2006
Luat hang khong dan dung 2006Hung Nguyen
 
Electrokinetic Remediation of Heavy Metal contaminated soil
Electrokinetic Remediation of Heavy Metal contaminated soilElectrokinetic Remediation of Heavy Metal contaminated soil
Electrokinetic Remediation of Heavy Metal contaminated soilVijai Krishnan
 

Viewers also liked (16)

Luat su va bi cao james patterson peter_de_jong
Luat su va bi cao james patterson peter_de_jongLuat su va bi cao james patterson peter_de_jong
Luat su va bi cao james patterson peter_de_jong
 
Luatsuvangheluatsu
LuatsuvangheluatsuLuatsuvangheluatsu
Luatsuvangheluatsu
 
Tong quan phap luat quoc te va phap luat bien mot so nuoc
Tong quan phap luat quoc te va phap luat bien mot so nuocTong quan phap luat quoc te va phap luat bien mot so nuoc
Tong quan phap luat quoc te va phap luat bien mot so nuoc
 
Luu y khi giai quyet vu viec dan su theo luat hon nhan va gia dinh 2014
Luu y khi giai quyet vu viec dan su theo luat hon nhan va gia dinh 2014Luu y khi giai quyet vu viec dan su theo luat hon nhan va gia dinh 2014
Luu y khi giai quyet vu viec dan su theo luat hon nhan va gia dinh 2014
 
Luat mat tran to quoc viet nam 2015
Luat mat tran to quoc viet nam 2015Luat mat tran to quoc viet nam 2015
Luat mat tran to quoc viet nam 2015
 
Nguoi bi hai rut don yeu cau khoi to vu an
Nguoi bi hai rut don yeu cau khoi to vu anNguoi bi hai rut don yeu cau khoi to vu an
Nguoi bi hai rut don yeu cau khoi to vu an
 
Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015
Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015
Luat bau cu dai bieu quoc hoi va dai bieu hoi dong nhan dan 2015
 
Ky nang giai quyet vu an kinh doanh thuong mai lao dong (chuong trinh dao tao...
Ky nang giai quyet vu an kinh doanh thuong mai lao dong (chuong trinh dao tao...Ky nang giai quyet vu an kinh doanh thuong mai lao dong (chuong trinh dao tao...
Ky nang giai quyet vu an kinh doanh thuong mai lao dong (chuong trinh dao tao...
 
Pháp luật về Thương mại điện tử tại Việt Nam
Pháp luật về Thương mại điện tử tại Việt NamPháp luật về Thương mại điện tử tại Việt Nam
Pháp luật về Thương mại điện tử tại Việt Nam
 
Giao trinh luat dat dai (dh luat ha noi)
Giao trinh luat dat dai (dh luat ha noi)Giao trinh luat dat dai (dh luat ha noi)
Giao trinh luat dat dai (dh luat ha noi)
 
Nhung diem moi cua bo luat lao dong 2012
Nhung diem moi cua bo luat lao dong 2012Nhung diem moi cua bo luat lao dong 2012
Nhung diem moi cua bo luat lao dong 2012
 
Phan quyet cua toa trong tai thuong truc la haye ve giai quyet tranh chap bie...
Phan quyet cua toa trong tai thuong truc la haye ve giai quyet tranh chap bie...Phan quyet cua toa trong tai thuong truc la haye ve giai quyet tranh chap bie...
Phan quyet cua toa trong tai thuong truc la haye ve giai quyet tranh chap bie...
 
De cuong-luat-chung-khoan hlu-2012
De cuong-luat-chung-khoan hlu-2012De cuong-luat-chung-khoan hlu-2012
De cuong-luat-chung-khoan hlu-2012
 
Luat hang khong dan dung 2006
Luat hang khong dan dung 2006Luat hang khong dan dung 2006
Luat hang khong dan dung 2006
 
ppt on gss
ppt on gssppt on gss
ppt on gss
 
Electrokinetic Remediation of Heavy Metal contaminated soil
Electrokinetic Remediation of Heavy Metal contaminated soilElectrokinetic Remediation of Heavy Metal contaminated soil
Electrokinetic Remediation of Heavy Metal contaminated soil
 

Similar to Hoan thien hop dong vay

[123doc] - tieu-luan-mon-luat-dan-su-hop-dong-vay-tai-san.doc
[123doc] - tieu-luan-mon-luat-dan-su-hop-dong-vay-tai-san.doc[123doc] - tieu-luan-mon-luat-dan-su-hop-dong-vay-tai-san.doc
[123doc] - tieu-luan-mon-luat-dan-su-hop-dong-vay-tai-san.docnguyehieu1
 
Lai suat trong hop dong vay tien
Lai suat trong hop dong vay tienLai suat trong hop dong vay tien
Lai suat trong hop dong vay tienHung Nguyen
 
Tim hieu cac tranh chap trong mot so linh vuc phap luat (binh luan cac vu an)
Tim hieu cac tranh chap trong mot so linh vuc phap luat (binh luan cac vu an)Tim hieu cac tranh chap trong mot so linh vuc phap luat (binh luan cac vu an)
Tim hieu cac tranh chap trong mot so linh vuc phap luat (binh luan cac vu an)Hung Nguyen
 
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN ...
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN ...ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN ...
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN ...Luận Văn 1800
 
Giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng - Gử...
Giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng  - Gử...Giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng  - Gử...
Giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng - Gử...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quy che cho vay nhnn
Quy che cho vay nhnnQuy che cho vay nhnn
Quy che cho vay nhnnCon Con
 
Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay, 9đ
Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay, 9đXử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay, 9đ
Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay, 9đDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay
Luận văn: Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vayLuận văn: Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay
Luận văn: Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vayViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Điều kiện thanh toán quốc tế
Điều kiện thanh toán quốc tếĐiều kiện thanh toán quốc tế
Điều kiện thanh toán quốc tếnhungzi
 
Điều kiện thanh toán quốc tế
Điều kiện thanh toán quốc tếĐiều kiện thanh toán quốc tế
Điều kiện thanh toán quốc tếnhungzi
 

Similar to Hoan thien hop dong vay (20)

[123doc] - tieu-luan-mon-luat-dan-su-hop-dong-vay-tai-san.doc
[123doc] - tieu-luan-mon-luat-dan-su-hop-dong-vay-tai-san.doc[123doc] - tieu-luan-mon-luat-dan-su-hop-dong-vay-tai-san.doc
[123doc] - tieu-luan-mon-luat-dan-su-hop-dong-vay-tai-san.doc
 
Luận Văn Thạc Sĩ Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Vay Tiền Theo Pháp Luật Tố...
Luận Văn Thạc Sĩ Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Vay Tiền Theo Pháp Luật Tố...Luận Văn Thạc Sĩ Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Vay Tiền Theo Pháp Luật Tố...
Luận Văn Thạc Sĩ Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Vay Tiền Theo Pháp Luật Tố...
 
Lai suat trong hop dong vay tien
Lai suat trong hop dong vay tienLai suat trong hop dong vay tien
Lai suat trong hop dong vay tien
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Tiễn Giải Quyết Các Tranh Chấp Của Tand Về Quyền Th...
Báo Cáo Thực Tập Thực Tiễn Giải Quyết Các Tranh Chấp Của Tand Về Quyền Th...Báo Cáo Thực Tập Thực Tiễn Giải Quyết Các Tranh Chấp Của Tand Về Quyền Th...
Báo Cáo Thực Tập Thực Tiễn Giải Quyết Các Tranh Chấp Của Tand Về Quyền Th...
 
Tim hieu cac tranh chap trong mot so linh vuc phap luat (binh luan cac vu an)
Tim hieu cac tranh chap trong mot so linh vuc phap luat (binh luan cac vu an)Tim hieu cac tranh chap trong mot so linh vuc phap luat (binh luan cac vu an)
Tim hieu cac tranh chap trong mot so linh vuc phap luat (binh luan cac vu an)
 
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN ...
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN ...ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN ...
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN ...
 
Giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng - Gử...
Giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng  - Gử...Giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng  - Gử...
Giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng - Gử...
 
Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Qua Thực Tiễn Xét Xử Của Tòa Án Nhân ...
Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Qua Thực Tiễn Xét Xử Của Tòa Án Nhân ...Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Qua Thực Tiễn Xét Xử Của Tòa Án Nhân ...
Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Qua Thực Tiễn Xét Xử Của Tòa Án Nhân ...
 
Hop dong-tin-dung-trung-han-dai-han
Hop dong-tin-dung-trung-han-dai-hanHop dong-tin-dung-trung-han-dai-han
Hop dong-tin-dung-trung-han-dai-han
 
Quy che cho vay nhnn
Quy che cho vay nhnnQuy che cho vay nhnn
Quy che cho vay nhnn
 
Luận Văn Pháp Luật Về Cho Vay Có Bảo Đảm Bằng Cầm Cố Giấy Tờ Có Giá Tại Các ...
Luận Văn Pháp Luật Về Cho Vay Có Bảo Đảm Bằng Cầm Cố Giấy Tờ Có Giá Tại Các ...Luận Văn Pháp Luật Về Cho Vay Có Bảo Đảm Bằng Cầm Cố Giấy Tờ Có Giá Tại Các ...
Luận Văn Pháp Luật Về Cho Vay Có Bảo Đảm Bằng Cầm Cố Giấy Tờ Có Giá Tại Các ...
 
Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay, 9đ
Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay, 9đXử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay, 9đ
Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay, 9đ
 
Luận văn: Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay
Luận văn: Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vayLuận văn: Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay
Luận văn: Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay
 
Thế Chấp Quyền Sử Dụng Đất Theo Pháp Luật Việt Nam Hiện Nay.doc
Thế Chấp Quyền Sử Dụng Đất Theo Pháp Luật Việt Nam Hiện Nay.docThế Chấp Quyền Sử Dụng Đất Theo Pháp Luật Việt Nam Hiện Nay.doc
Thế Chấp Quyền Sử Dụng Đất Theo Pháp Luật Việt Nam Hiện Nay.doc
 
Cơ Sở Lý Luận Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Qua Thực Tiễn Xét Xử...
Cơ Sở Lý Luận Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Qua Thực Tiễn Xét Xử...Cơ Sở Lý Luận Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Qua Thực Tiễn Xét Xử...
Cơ Sở Lý Luận Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Qua Thực Tiễn Xét Xử...
 
Điều kiện thanh toán quốc tế
Điều kiện thanh toán quốc tếĐiều kiện thanh toán quốc tế
Điều kiện thanh toán quốc tế
 
Điều kiện thanh toán quốc tế
Điều kiện thanh toán quốc tếĐiều kiện thanh toán quốc tế
Điều kiện thanh toán quốc tế
 
Luận văn: Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản, 9 ĐIỂMLuận văn: Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9 ĐIỂMLuận văn: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9 ĐIỂM
 
Pháp Luật Về Nhà Ở Hình Thành Trong Tương Lai, HOT.docx
Pháp Luật Về Nhà Ở Hình Thành Trong Tương Lai, HOT.docxPháp Luật Về Nhà Ở Hình Thành Trong Tương Lai, HOT.docx
Pháp Luật Về Nhà Ở Hình Thành Trong Tương Lai, HOT.docx
 

Recently uploaded

luat-su-dan-su-ho-so-7-hao-nguyet-ver-2.docx
luat-su-dan-su-ho-so-7-hao-nguyet-ver-2.docxluat-su-dan-su-ho-so-7-hao-nguyet-ver-2.docx
luat-su-dan-su-ho-so-7-hao-nguyet-ver-2.docxcuonglee1
 
kich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-07 HNGD 02.docx
kich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-07 HNGD 02.docxkich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-07 HNGD 02.docx
kich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-07 HNGD 02.docxcuonglee1
 
kich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-DS07 Tranh chấp Ly hôn 2.docx
kich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-DS07 Tranh chấp Ly hôn 2.docxkich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-DS07 Tranh chấp Ly hôn 2.docx
kich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-DS07 Tranh chấp Ly hôn 2.docxcuonglee1
 
648079791-123doc-Thu-Hoach-Ho-So-Dan-Su-So-07-Hvtp.docx
648079791-123doc-Thu-Hoach-Ho-So-Dan-Su-So-07-Hvtp.docx648079791-123doc-Thu-Hoach-Ho-So-Dan-Su-So-07-Hvtp.docx
648079791-123doc-Thu-Hoach-Ho-So-Dan-Su-So-07-Hvtp.docxcuonglee1
 
kich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-DS07 Tranh chấp Ly hôn 2 03.docx
kich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-DS07 Tranh chấp Ly hôn 2 03.docxkich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-DS07 Tranh chấp Ly hôn 2 03.docx
kich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-DS07 Tranh chấp Ly hôn 2 03.docxcuonglee1
 
9.1. Kịch bản Diễn án LS. DS 07 FULL TÊN.docx
9.1. Kịch bản Diễn án LS. DS 07 FULL TÊN.docx9.1. Kịch bản Diễn án LS. DS 07 FULL TÊN.docx
9.1. Kịch bản Diễn án LS. DS 07 FULL TÊN.docxcuonglee1
 

Recently uploaded (6)

luat-su-dan-su-ho-so-7-hao-nguyet-ver-2.docx
luat-su-dan-su-ho-so-7-hao-nguyet-ver-2.docxluat-su-dan-su-ho-so-7-hao-nguyet-ver-2.docx
luat-su-dan-su-ho-so-7-hao-nguyet-ver-2.docx
 
kich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-07 HNGD 02.docx
kich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-07 HNGD 02.docxkich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-07 HNGD 02.docx
kich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-07 HNGD 02.docx
 
kich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-DS07 Tranh chấp Ly hôn 2.docx
kich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-DS07 Tranh chấp Ly hôn 2.docxkich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-DS07 Tranh chấp Ly hôn 2.docx
kich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-DS07 Tranh chấp Ly hôn 2.docx
 
648079791-123doc-Thu-Hoach-Ho-So-Dan-Su-So-07-Hvtp.docx
648079791-123doc-Thu-Hoach-Ho-So-Dan-Su-So-07-Hvtp.docx648079791-123doc-Thu-Hoach-Ho-So-Dan-Su-So-07-Hvtp.docx
648079791-123doc-Thu-Hoach-Ho-So-Dan-Su-So-07-Hvtp.docx
 
kich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-DS07 Tranh chấp Ly hôn 2 03.docx
kich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-DS07 Tranh chấp Ly hôn 2 03.docxkich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-DS07 Tranh chấp Ly hôn 2 03.docx
kich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-DS07 Tranh chấp Ly hôn 2 03.docx
 
9.1. Kịch bản Diễn án LS. DS 07 FULL TÊN.docx
9.1. Kịch bản Diễn án LS. DS 07 FULL TÊN.docx9.1. Kịch bản Diễn án LS. DS 07 FULL TÊN.docx
9.1. Kịch bản Diễn án LS. DS 07 FULL TÊN.docx
 

Hoan thien hop dong vay

  • 1. 1 Suy nghĩ về pháp luật về hợp đồng vay tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành * NCS. Ths.Trần Văn Duy – Vien HLKXHVN ** Ths. Nguyễn Hương Lan - Ban Pháp chế BIDV 1. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật dân sự về hợp đồng vay tài sản Về cơ bản, các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành về chế định hợp đồng vay tài sản đã từng bước đi vào đời sống, góp phần làm ổn định tình hình kinh tế - xã hội và đời sống của dân cư trong cộng đồng; là cơ sở pháp lý cho Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vay tài sản. Tuy nhiên, trong thực tế việc áp dụng các quy định của pháp luật dân sự về hợp đồng vay tài sản trong giải quyết các tranh chấp về hợp đồng vay tài sản còn có những vướng mắc sau đây. Thứ nhất, về đối tượng của hợp đồng vay tài sản Đối tượng của hợp đồng vay tài sản là một điều khoản chủ yếu, là căn cứ để thực hiện các điều khoản khác. Trong quan hệ vay tài sản, các bên được tự do lựa chọn đối tượng để xác lập hợp đồng. Tuy nhiên, đối với những tài sản mà pháp luật cấm hoặc hạn chế lưu thông thì khi giao kết hợp đồng vay tài sản các bên phải tuân thủ theo quy định này. Trong thực tế xét xử của ngành Tòa án về hợp đồng vay tài sản có đối tượng là ngoại tệ và vàng chưa có sự thống nhất với nhau. 3.1.1.1. Đối tượng cho vay là ngoại tệ Về nguyên tắc, người dân có quyền cất giữ tài sản bằng ngoại tệ nhưng khi giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam thì người dân phải bán số ngoại tệ
  • 2. 2 đã cất giữ cho tổ chức tín dụng lấy đồng Việt Nam để sử dụng. Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 dành riêng chương IV để quy định việc quản lý ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. Cụ thể: Nghiêm cấm triệt để các giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo bằng ngoại tệ giữa các tổ chức, cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam (Điều 22); Quy định cụ thể về việc mở và sử dụng tài khoản, sử dụng ngoại tệ tiền mặt, thẻ thanh toán và các đồng tiền ở khu vực biên giới (Điều 23, 26, 27); Quy định quyền và phạm vi sử dụng ngoại tệ tiền mặt của cá nhân (Điều 24, 25). Như vậy, theo quy định của pháp luật, cá nhân và tổ chức không được tự do mua bán, cho vay với nhau bằng ngoại tệ. Do đó, ngoại tệ không thể là đối tượng của hợp đồng vay tài sản. Tuy nhiên, thực tế hiện nay trong xã hội, việc người dân, tổ chức giao dịch với nhau bằng ngoại tệ diễn ra khá phổ biến, kể cả trong quan hệ cho vay, mượn. Mặt khác, trong những năm gần đây, do chính sách "mở cửa" của nhà nước ta, việc giao lưu hợp tác với nước ngoài trở thành bình thường hóa. Các quan hệ vay mượn bằng ngoại tệ cũng đã trở nên bình thường hơn và các tranh chấp cũng phát sinh nhiều hơn. Qua việc tìm hiểu một số án về tranh chấp hợp đồng vay nợ trong những năm gần đây có đối tượng tranh chấp là ngoại tệ, chúng ta thấy không có sự thống nhất trong cách áp dụng luật. Mặc dù theo Báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao năm 2000 có hướng dẫn về vấn đề này là "Buộc bên vay phải trả cho bên vay khoản nợ gốc, còn khoản lãi mà bên cho vay đã nhận thì buộc họ nộp lại để tịch thu xung quỹ nhà nước" [66]. Tuy nhiên, vấn đề đó cũng chưa đi vào thực tế và chưa áp dụng một cách thống nhất. - Trường hợp 1: có Tòa quy đổi số tiền ngoại tệ ra tiền Việt Nam và buộc bên vay trả số tiền gốc vay bằng ngoại tệ sau khi đã quy đổi ra tiền Việt Nam và khoản tiền lãi bằng đồng Việt Nam. Thực tiễn: Tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa bà Nguyễn Thị Năm với bà Nguyễn Thị Bé Hoa. Ngày 18/6/1999, bà Năm có cho bà Hoa vay
  • 3. 3 50.000 USD, lãi suất 3%/tháng, hạn trả ngày 18/6/2000, có thế chấp căn nhà 475 Trần Hưng Đạo, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Bản án sơ thẩm số 178 ngày 20/11/2000 của Tòa án nhân dân quận 1 và bản án phúc thẩm số 132 ngày 25/4/2001 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã xử buộc bà Hoa có trách nhiệm trả cho bà Năm số tiền tổng cộng là 877.900.000đ (gốc là 785.500.000đ và tiền lãi là 92.400.000đ). - Trường hợp 2: có Tòa buộc bên vay trả tiền gốc và lãi bằng ngoại tệ cho bên vay. Thực tiễn: Bản án sơ thẩm số 09 ngày 20/11/1997 của Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền và bản án phúc thẩm số 33 ngày 29/4/1998 của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng đã xử tranh chấp về hợp đồng hợp đồng vay tài sản giữa anh Nguyễn Xuân Tiến và Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàn Hải - Hải Phòng. Công ty này phải trả cho anh Tiến 5.000 USD nợ gốc và 1.630 USD tiền lãi, tổng cộng là 6.630 USD. - Trường hợp 3: có Toà tuyên hợp đồng vô hiệu nhưng khi huỷ hợp đồng Toà án lại không giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu. Thực tiễn: Năm 1996 - 2000, ông Nguyễn Đức Từ cho vợ chồng ông Kiều Xuân Long (Thành phố Hồ Chí Minh) vay 190.000 USD, thể hiện qua hai giấy nợ. Bên vay không trả đúng hạn, tháng 06/2002 ông Từ khởi kiện dân sự ra Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Hội đồng xét xử tuyên buộc vợ chồng ông Long trả lại toàn bộ số tiền. Tỷ giá ngoại tệ quy đổi áp dụng theo công bố của Ngân hàng nhà nước Việt Nam tại thời điểm trả tiền. Bị đơn kháng cáo, xin toà cho một khoảng thời gian nhất định để thu xếp việc trả tiền. Tháng 9/2002 Toà phúc thẩm tuyên huỷ bản án sơ thẩm vì cho rằng đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Việc cho vay bằng ngoại tệ giữa các bên là giao dịch trái pháp luật, phải tuyên huỷ hợp đồng nhưng toà sơ thẩm lại chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn là không có cơ sở.
  • 4. 4 Chúng ta thấy rằng, vấn đề áp dụng pháp luật ở đây không thống nhất về các vấn đề hợp đồng vay tài sản là ngoại tệ. Tại Điều 7 "Quyền sử dụng ngoại tệ của cá nhân" Nghị định của Chính phủ về quản lý ngoại hối có quy định: Trên lãnh thổ Việt Nam, Người cư trú hoặc Người không cư trú là cá nhân có ngoại tệ được quyền cất giữ, mang theo người, được gửi tại ngân hàng và sử dụng theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 5 và Điều 6 của Nghị định này hoặc bán cho các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối và bàn đổi ngoại tệ trên cơ sở tự nguyện [21]. Trong các quy định của Bộ luật Dân sự hiện nay không có quy định đối với đối tượng của hợp đồng vay là ngoại tệ. Do vậy, tất cả những hợp đồng vay tài sản có đối tượng là ngoại tệ được ký kết giữa các chủ thể không được phép hoạt động ngoại hối đều là giao dịch trái luật. Vì vậy, trong quá trình xét xử Toà án phải tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu và giải quyết hậu quả của hợp đồng vay ngoại tệ cần theo hướng dẫn tại Báo cáo công tác ngành Toà án năm 2000 và phương hướng nhiệm vụ công tác ngành Toà án năm 2001: Buộc bên vay phải trả cho bên cho vay khoản nợ gốc, còn khoản lãi mà bên cho vay đã nhận thì buộc họ nộp lại để sung quỹ Nhà nước. Nếu lãi nhận bằng đồng Việt Nam thì nộp bằng đồng Việt Nam; nếu lãi nhận bằng vàng thì nộp lại bằng vàng hoặc bằng đồng Việt Nam tương đương với giá trị vàng tại thời điểm xét xử sơ thẩm; nếu nhận lãi bằng ngoại tệ thì nộp bằng trị giá tiền đồng Việt Nam tương đương với giá trị ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm xét xử sơ thẩm [66]. 3.1.1.2. Đối tượng cho vay là vàng
  • 5. 5 Đối với hợp đồng vay có đối tượng là vàng, được quy định tại các văn bản, cụ thể như sau: - Quyết định số 42/NH1 ngày 21/2/21992 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép huy động vốn và chi vay bảo đảm giá trị theo vàng; - Quyết định số 57/QĐ-NH1 ngày 31/3/1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định lãi suất huy động vốn và cho vay bảo đảm giá trị theo vàng có quy định: lãi suất huy động tối thiểu 4%/năm, lãi suất cho vay tối đa là 7%/năm; - Công văn số 219/NCPL ngày 9/7/1992 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết việc cho vay bằng vàng có lãi có quy định mức lãi suất là 7%/năm và khi xét xử buộc phải trả vốn gốc cộng với lãi theo lãi suất 7%/năm; - Khoản 5 phần I của Thông tư liên tịch số 01/TTLT-TANDTC-BTP-BTC ngày 19/6/1997 của Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản, có quy định: "Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng vay tài sản là vàng, thì lãi suất chỉ được chấp nhận khi Nhà nước có quy định và cách tính lãi suất không có phân biệt như các trường hợp đã nêu ở khoản 4 trên đây, mà chỉ tính bằng mức lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định" [75]. - Quyết định số 432/2000/QĐ-NHNN1 ngày 03/10/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn bằng vàng, bằng đồng Việt Nam bảo đảm giá trị theo vàng của các tổ chức tín dụng. Quyết định này thay thế 2 Quyết định trên. Điều 1 quy định: Cho phép các tổ chức tín dụng có giấy phép hoạt động ngoại hối được huy động vốn có kỳ hạn bằng vàng, bằng Việt Nam đồng bảo đảm giá trị theo vàng, tổ chức và khách hàng thoả thuận giá vàng, quy đổi trên cơ sở giá mua, giá bán các loại vàng miếng được lựa chọn trên thị trường tại thời điểm quy đổi.
  • 6. 6 Như vậy, kể từ ngày 19/10/2000 Nhà nước đã cho phép các tổ chức tín dụng có giấy phép hoạt động ngoại hối được huy động vốn có kỳ hạn…, cho vay bằng vàng, bằng Việt Nam đồng bảo đảm giá trị theo giá vàng của dân cư. Lãi suất do tổ chức tín dụng quy định và thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng không có ấn định một lãi suất cố định. Tuy nhiên, đối với các hợp đồng vay tài sản có đối tượng là vàng của cá nhân, tổ chức (không phải là tổ chức tín dụng, ngân hàng) được xác lập từ ngày 19/10/2000 đến nay chưa có quy định của pháp luật, đồng thời cũng chưa có hướng dẫn thi hành của Toà án nhân dân tối cao về cách tính lãi suất. Do vậy, trong quá trình giải quyết tranh chấp gặp rất nhiều vướng mắc, mặc dù các bên có thoả thuận trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng. Thực tiễn: Bản án sơ thẩm số 24/2006/DSST ngày 17/5/2006 của Toà án nhân dân thành phố Nha Trang, giữa các đương sự: Nguyên đơn: ông Đỗ Trọng Tuân (sinh năm 1949) và bà Lại Thị Kim Oanh (sinh năm 1954) Bị đơn: ông Nguyễn Thành Long (sinh năm 1946) và bà Nguyễn Thị Đức (sinh năm 1956) Nội dung: Năm 2003 ông Long và bà Đức có vay của ông Tuân và bà Oanh 20 chỉ vàng 96%, lãi suất 3%/tháng. Hội đồng xét xử buộc ông Long và bà Đức trả cho ông Tuân và bà Oanh 20 chỉ vàng 96% nợ gốc và không áp dụng lãi suất, nhưng quy đổi ra đồng Việt Nam là 1.500.000đ/chỉ vào thời điểm xét xử sơ thẩm. Sau đó, bị đơn kháng cáo và Toà án nhân dân tỉnh Khánh Hoà xét xử phúc thẩm thông qua bản án số 74/2006/DSPT ngày 14/8/2006 cũng tuyên buộc ông Long và bà Đức trả cho ông Tuân và bà Oanh 20 chỉ vàng 96% nợ gốc và không áp dụng lãi suất, nhưng không chấp nhận số tiền quy đổi ra đồng Việt Nam là 1.500.000đ/chỉ vào thời điểm xét xử sơ thẩm vì lúc đó giá
  • 7. 7 vàng là 1.292.000đ/chỉ. Và tại thời điểm xét xử phúc thẩm thì giá vàng là 1.187.000đ/chỉ nên chỉ chấp nhận theo giá vàng này. 3.1.2. Về hình thức của hợp đồng vay tài sản Hiện nay, các vụ án tranh chấp về hợp đồng vay tài sản chiếm một số lượng lớn trong các vụ án dân sự. Đặc biệt, thời gian qua số lượng các vụ tranh chấp về hợp đồng vay tài sản có hình thức bằng lời nói chiếm tỷ lệ lớn. Đối với những loại hợp đồng vay này nếu không có người thứ ba làm chứng, thì tạo rất nhiều khó khăn cho thẩm phán trong xác định, đánh giá chứng cứ. Trừ các hợp đồng vay tín dụng với ngân hàng, còn phần lớn các vụ án vay nợ được xác lập giữa các đương sự không có hợp đồng vay mượn. Chứng cứ làm cơ sở để bên cho vay kiện bên đi vay là các loại giấy tờ như giấy vay tiền, giấy xác nhận nợ. Về hình thức, các giấy nợ vô cùng sơ sài, cẩu thả, nhưng trong đó lại ghi nhận cho vay với nhau hàng chục triệu đồng, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Về vấn đề này, trong Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát giải quyết án về hợp đồng vay tài sản năm 1998 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao nêu rõ: Về nội dung của bản kết luận cần phần tích đánh giá tình tiết của vụ án, đặc biệt là chú ý đến nội dung của bản hợp đồng vay tài sản (nếu có bản hợp đồng viết). Nếu chỉ là hợp đồng miệng cần chú ý đến lời khai của các bên liên quan đến việc vay tài sản, từ đó đánh giá những nội dung mà hai bên thống nhất (tài sản gốc, lãi). Những trường hợp chỉ một bên khai hoặc tuy hai bên có khai nhưng mâu thuẫn, thì thông thường lời khai của bị đơn (bên vay) là có cơ sở. Trường hợp bên cho vay có khai cho bên vay nhiều khoản tài sản nhưng có những khoản tài sản Toà án cho hỏi bên cho vay thì yêu cầu làm rõ trước khi kết luận vụ án". Thực tiễn: Vụ án Lê Văn Tải kiện hợp tác xã Vĩnh Hoa, xã Quỳnh Vinh, Quỳnh Lưu (Toà án nhân dân tỉnh Nghệ An, án phúc thẩm số 07/DSPT ngày 20/3/2001).
  • 8. 8 Tháng 9/1991 ông Tải có cho hợp tác xã vay 1.600.000đ lãi suất 9%/tháng. Khi đó kế toán là ông Cừ và thủ quỹ là ông Hảo có lập phiếu thu và giấy vay, nhưng nội dung của phiếu thu và giấy vay không nói rõ là vay của ai. Khi thanh toán chi trả số tiền này lại chỉ chi trả cho ông Cừ và ông Hảo chứ không phải ông Tải. Theo ông Cừ và ông Hảo, sau đó họ chi trả cho ông Tải. Ông Cừ và ông Hảo thừa nhận hợp tác xã còn nợ ông Tải tính đến 30.1.1995 là 6.550.560đ cả gốc và lãi. hợp tác xã làm giấy chuyển nợ cho ông Tải lấy tại xóm trưởng xóm 8, nhưng cho đến nay ông vẫn chưa được thanh toán khoản nợ này. Vì vậy, ông Tải làm đơn yêu cầu toà án giải quyết. Án sơ thẩm quyết định: xác định hợp tác xã còn nợ ông Tải số tiền 6.550.560đ tính mức lãi suất 2%/tháng từ tháng 2/1995 đến tháng 12/2000 để buộc hợp tác xã phải trả cho ông Tải tổng cộng số tiền 15.880.500đ. Lý do: căn cứ vào Điều 467 để xác định đây là hợp đồng vay tài sản, Điều 471 xác định nghĩa vụ của bên vay, Điều 473 Bộ luật Dân sự để xác định lãi suất tiền vay. Kháng cáo: hợp tác xã yêu cầu xem xét lại việc vay tiền không có khế ước vay, không có chữ ký của chủ tài khoản, khi thay đổi ban quản lý hợp tác xã không nhận được báo cáo bàn giao nên không có vào sổ sách chi trả cho ông Tải. Án phúc thẩm quyết định: Sửa án sơ thẩm, bác đơn yêu cầu của ông Tải về việc kiện đòi hợp tác xã Vĩnh Hoa. Lý do: Áp dụng khoản 2 Điều 69 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Điều 468 Bộ luật Dân sự về hình thức của hợp đồng vay tài sản, căn cứ vào các biện luận về việc thủ quỹ và kế toán tự lập phiếu thu, phiếu chi không có tên ông Tải là việc làm trái nguyên tắc thu chi tài chính nên ông Tải không có căn cứ để khởi kiện hợp tác xã Vĩnh Hoa. Cùng một vụ án nhưng hai cấp đã có những quan điểm khác nhau và dẫn đến việc áp dụng điều luật cũng khác nhau. Cấp sơ thẩm đã dựa vào các
  • 9. 9 điều luật đã được trích dẫn để xác định đây là hợp đồng vay tài sản nhưng chưa tiến hành xác định rõ hình thức của hợp đồng này là văn bản hay là miệng. Trên thực tế thì không có văn bản nào thể hiện việc hợp tác xã vay tiền của ông Tải, còn nếu hợp đồng là giao kết bằng miệng thì không hợp pháp vì mọi hoạt động tài chính của hợp tác xã đều phải lập sổ sách kế toán. Do vậy, quyết định của cấp sơ thẩm là không đúng. Do vậy, hợp đồng vay tài sản giữa cá nhân với pháp nhân nhất thiết phải lập thành văn bản, nên chăng Bộ luật Dân sự cần bổ sung quy định này. 3.1.3. Về lãi suất của hợp đồng vay tài sản Tranh chấp trong các hợp đồng vay tài sản chủ yếu bởi mâu thuẫn lợi ích giữa người đi vay và người cho vay. Lãi suất giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong hợp đồng vay tài sản vì vậy, lãi suất cũng là một trong những nội dung thường xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên, việc xử lý các tranh chấp liên quan đến lãi suất trong giai đoạn hiện nay là rất khó khăn. Các quy định của pháp luật về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản còn chưa rõ ràng, thiếu ổn định, một số quy định còn chồng chéo. Điều này dẫn đến việc nhận thức về cách tính lãi suất thường có sự nhầm lẫn, thiếu thống nhất. Qua bài viết "Cách tính lãi suất trong hợp đồng vay tài sản" đăng trên tạp chí Toà án nhân dân, số 9 tháng 05/2005 [31], chúng ta sẽ thấy rõ điều này. Theo đó, bài viết đưa ra một vụ án cụ thể và nêu ba quan điểm khác nhau về tính lãi suất: Ngày 30/10/1996, bà Nguyễn Thị A cho ông Trần Văn B vay số tiền 200.000.000đ, lãi suất hai bên thoả thuận là 5%/tháng, khi nào cần báo trước một tháng. Bà A đã nhận lãi đủ và đúng theo thoả thuận đến 30/05/2001. Sau đó, ông B không trả lãi và vốn. Bà A đã khởi kiện yêu cầu xem xét buộcông B trả gốc và lãi chưa trả. Có nhiều quan điểm khác nhau về cách tính lãi suất trong vụ án này: Quan điểm thứ nhất: Bà A đã nhận lãi của ông B mỗi tháng 200.000.000đ x 5% = 10.000.000đ. Từ tháng 2/1996 đến tháng 5/2001 tổng
  • 10. 10 sô tiền lãi đã nhận là 510.000.000đ. Lãi suất này được tính lại kể từ ngày 01/07/1996. Như vậy, bà A chỉ được nhận lãi theo thoả thuận đến ngày 01/07/1996. Sau ngày 01/07/1996, lãi suất sẽ được tính đến thời điểm xét xử với mức lãi tại thời điểm xét xử. Cụ thể: - Từ tháng 2/1996 đến tháng 07/1996 lãi phải trả: 10.000.000đ x 6 tháng = 60.000.000đ. - Từ tháng 07/1996 đến tháng 05/2004 (thời điểm xét xử) lấy mức lãi suất tại thời điểm xét xử là 0,625%/ tháng để tính: 200.000.000đ x 81 tháng = 101.250.000đ. - Như vậy, tổng số tiền lãi đến thời điểm xét xử bà A chỉ được nhận là: 161.250.00đ và số vốn là: 200.000.000đ. Bà A đã nhận 510.000.000đ lãi suất nên phải hoàn trả cho ông B số tiền chênh lệch: 510.000.000đ - 361.250.000đ = 148.750.000đ. Quan điểm thứ hai: số lãi bà A đã nhận không tính lại. Số lãi bà A chưa nhận từ thời điểm 05/2001 đến thời điểm xét xử được tính lại với lãi suất tại thời điểm xét xử. Cụ thể: - Lãi suất phải trả: 200.000.000đ x 0,625đ x 36 tháng = 45.000.000đ - Vốn phải trả: 200.000.000đ Như vậy, ông B phải hoàn trả cho bà A tổng số tiền gốc và lãi là 245.00.000đ. Quan điểm thứ ba: số lãi đã nhận không tính lại. Lãi suất chưa trả từ tháng 05/2001 đến thời điểm xét xử được tính theo mức lãi suất tại thời điểm giao dịch và cho phép vượt 50%. Cụ thể: tại thời điểm giao dịch tháng 01/1996 theo Quyết định số 381/QĐ-NHNN1 ngày 28/12/1995 lãi suất loại cho vay trung hạn và dài hạn là 1,7%. Do đó, chấp nhận mức lãi suất của hợp đồng vay là 2,55/tháng. Cụ thể ông B phải trả tổng lãi: - 200.000.000đ x 2,55% x 36 tháng =183.600.000đ
  • 11. 11 - Vốn phải trả: 200.000.000đ Như vậy, ông B phải trả cho bà A tổng số tiền là 383.600.000đ. Cách tính lãi khác nhau như trên đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự: - Quan điểm thứ nhất: nguyên đơn không chỉ không đòi được vốn mà phải bồi hoàn cho bị đơn 148.750.000đ. - Quan điểm thứ hai: nguyên đơn không chỉ được nhận lại vốn mà còn nhận lãi là 45.000.000đ. - Quan điểm thứ ba: nguyên đơn nhận lãi lớn gấp nhiều lần so với quan điểm thứ hai. Tác giả, khi giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản có lãi suất ở ngoài tổ chức tín dụng như thế này Toà án căn cứ vào hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/TTLT, ngày 19/6/1997, như sau: - Đối với các hợp đồng vay tài sản giao kết trước ngày 01/7/1996 thì chỉ tính lãi suất chưa trả theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995; đối với số tiền đã trả không tính lại. - Đối với các hợp đồng vay tài sản giao kết trước ngày 01/07/1996 trở đi thì việc tính lãi phải tuân theo các quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995, số tiền lãi đã trả cũng phải được giải quyết lại, mức lãi suất mà các bên thoả thuân cao hơn mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 473 Bộ luật Dân sự năm 1995. Trở lại vụ án trên, bà A đã cho ông B vay 200.000.000đ từ ngày 30/01/1996, tức là hợp đồng này được giao kết trước ngày 01/07/1996 và theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 01 như trên, thì số tiền lãi cho ông B cho bà A: 200.000.000đ x 5%/tháng x 5 tháng = 50.000.000đ không tính lại. Còn số tiền lãi đã trả từ 01/7/1996 phải tính lại (theo khoản 4 mục I Thông tư
  • 12. 12 liên tịch 01, khoản 1 Điều 473 Bộ luật Dân sự năm 1995). Tại thời điểm vay, lãi suất cao nhât cho loại vay trung hạn và dài hạn theo Quyết định số 381/QĐ-NHNN1 ngày 28/12/1995 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là 1,7%/tháng. Như vậy, Toà án chỉ chấp nhận mức lãi suất của hợp đồng vay tài sản tính từ 01/7/1996: 1,7% + 1,7% x 50% = 2,55%/tháng. Mức lãi suất này được tính đến thời điểm xét xử sơ thẩm tháng 05/2004. Cụ thể tiền lãi được tính lại từ 01/07/1996 đến tháng 05/2004 là: 200.000.000đ x 2,55% x 95 tháng = 484.500.000đ. Số tiền lãi bà A đã nhận từ 01/07/1996 đến 30/05/2001 là: 200.000.000đ x 5%/tháng x 59 tháng = 590.000.000đ. Như vậy, số tiền lãi mà bà A đã nhận là vượt quá số tiền mà bà A được nhận theo quy định của pháp luật: 590.000.000đ - 484.500.000đ = 105.500.000đ. Theo đó, số tiền này cần được khấu trừ vào tiền gốc. Do vậy, số tiền ông B phải trả cho bà A là 200.000.000đ - 105.500.000đ = 94.500.000đ. Bên cạnh đó, ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Việc các ngân hàng cho vay có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào chính sách tiền tệ quốc gia và quy định của pháp luật liên quan đến lãi suất. Về nguyên tắc, lãi suất cho vay càng cao và doanh số cho vay càng lớn, thì ngân hàng càng thu được lãi lớn. Do đó, tuỳ theo nguồn vốn huy động được và các dự án cho vay, chiến lược kinh doanh của từng ngân hàng mà các ngân hàng có thể quy định lãi suất cho vay khác nhau. Chính vì vậy, trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép các ngân hàng được tự điều chỉnh lãi suất cho vay cho phù hợp với điều kiện thực tế và chiến lược kinh doanh của mình. Việc các ngân hàng tự quyết định lãi suất cho vay, lãi suất huy động và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình cũng phù hợp với quy định của Hiến pháp và Luật các
  • 13. 13 tổ chức tín dụng: các tổ chức tín dụng có quyền tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Tuy nhiên, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 cho đến nay, các ngân hàng tỏ ra rất lo lắng về lãi suất cho vay mà mình đã thoả thuận với khách hàng trong các hợp đồng vay vì mặc dù chính sách tiền tệ quốc gia và các văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước không hạn chế các ngân hàng ấn định lãi suất cho vay, nhưng Bộ luật Dân sự năm 2005 đã quy định mức tối đa đối với lãi suất vay. Cho nên, có thể có hàng triệu hợp đồng tín dụng bị vô hiệu do vi phạm quy định nói trên của Bộ luật Dân sự năm 2005. Thực trạng các quy định pháp luật về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản hiện nay còn đang nóng bỏng, bất ổn, chồng chéo, có chỗ chưa phù hợp nên chưa phát huy được vai trò điều chỉnh đối với đời sống xã hội. Điều này dẫn đến tình trạng vấn đề lãi suất trong hợp đồng vay tài sản vốn đã đa dạng và phức tạp thì nay lại càng đa dạng và phức tạp hơn. Chính vì thế, cần sớm hoàn thiện các quy định của pháp luật về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản, có như thế mới thúc đẩy được các giao lưu dân sự ngày càng phát triển phù hợp. 3.1.4. Về hợp đồng tín dụng Đối với hoạt động vay tín dụng Ngân hàng, hiện nay Nhà nước đã có chính sách vay vốn cụ thể cho từng đối tượng, từng thành phần kinh tế và địa phương đồng thời song song với chính sách vay vốn thì hàng loạt các biện pháp bảo đảm như: thế chấp, cầm cố, bảo lãnh,… đã được ban hành nhằm bảo vệ quyền lợi của Ngân hàng trong việc cho vay vốn. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định lãi suất cho vay trên thị trường không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản mà Ngân hàng Nhà nước công bố. Theo các Ngân hàng, đây là một kiểu ràng buộc lãi suất mang tính hành chính, gây khó cho hoạt động tín dụng và hạn chế sự phát triển dịch vụ của ngành ngân hàng.
  • 14. 14 Trên thực tế, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại được hình thành trên cơ sở thoả thuận với khách hàng, cộng với chi phí và tỷ lệ rủi ro. Áp dụng tỷ lệ nhất định như Bộ luật Dân sự năm 2005 vô hình chung tạo ra một kiểu lãi suất trần, khống chế đầu ra của các Ngân hàng, ngược với chủ trương tự do hoá lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước thực hiện. Ngân hàng nhà nước công bố lãi suất cơ bản theo định kỳ hàng tháng. Do vậy, mức trần lãi suất cho vay tối đa của các tổ chức tín dụng cũng thay đổi tương ứng theo từng tháng. Ví dụ tháng 8/2006 mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố là 8,25%/năm. Như vậy, mức lãi suất vay trong các hợp đồng vay tài sản không được phép vượt quá 12,375%/năm. Tuy nhiên, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại, nhất là khối cổ phần, ngấp nghé mức 12-13%/năm, cá biệt có trường hợp lên tới 14%/năm. Thực tế, rất nhiều thoả thuận về mức lãi suất cho vay trong các Hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng có mức lãi suất quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố là vi phạm. Hậu quả là khi tranh chấp xảy ra, các tổ chức tín dụng không thể thu được tiền lãi từ hợp đồng tín dụng có mức lãi suất cho vay vượt quy định và thoả thuận cho vay có thể bị vô hiệu hoá. Do vậy, nếu quy định về lãi suất vay tại Điều 476 Bộ luật Dân sự năm 2005 được áp dụng đối với dịch vụ cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng, thì quy định này là không phù hợp vì bốn lý do chính sau đây: Thứ nhất, hoạt động cho vay vốn ngân hàng được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật chuyên ngành (Luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành). Cho nên, lãi suất cho vay của các ngân hàng đối với khách hàng đã được xác định theo quy định của luật chuyên ngành. Khoản 12 Điều 9 Luật Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Lãi suất cơ bản được Ngân hàng Nhà nước công bố hàng tháng
  • 15. 15 trên cơ sở tham khảo mức lãi suất cho vay thương mại đối với khách hàng tốt nhất của nhóm các tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước lựa chọn trong từng thời kỳ. Trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố điều chỉnh kịp thời. Do đó, lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố là tương đối linh hoạt và sát với lãi suất trên thị trường. Vì vậy, việc các ngân hàng xác định lãi suất cho vay trên cơ sở lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đảm bảo nguyên tắc: hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước không công bố lãi suất cơ bản đối với loại cho vay tương ứng mà chỉ công bố lãi suất cơ bản chung. Do đó, các ngân hàng không có đủ cơ sở pháp lý để thực hiện quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về việc hạn chế lãi suất cho vay không quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng. Chính vì vậy, hiện tại lãi suất cho vay của các ngân hàng áp dụng đối với loại cho vay ngắn hạn (từ 12 tháng trở xuống), cho vay trung hạn (từ 12 tháng đến 60 tháng) và cho vay dài hạn (trên 60 tháng) đều được ấn định trên cơ sở mức lãi suất cơ bản chung do Ngân hàng Nhà nước công bố hàng tháng. Thứ ba, nguồn vốn cho vay của các ngân hàng chủ yếu là tiền gửi của các tổ chức và cá nhân. Hiện nay, pháp luật không hạn chế lãi suất tiền gửi của các tổ chức và cá nhân tại ngân hàng, nên lãi suất tiền gửi được xác định trên nhu cầu huy động vốn, chính sách khách hàng, chiến lược kinh doanh của từng ngân hàng và mặt bằng lãi suất tiền gửi trên thị trường. Do đó, nếu pháp luật hiện hành không hạn chế lãi suất huy động (lãi suất tiền gửi) mà Bộ luật Dân sự năm 2005 khống chế lãi suất cho vay đối với dịch vụ tín dụng ngân hàng, thì ngân hàng có thể thua lỗ do lãi suất cho vay bằng hoặc thấp hơn lãi suất huy động. Thậm chí ngay cả trường hợp lãi suất cho vay cao hơn lãi suất huy động, ngân hàng vẫn có thể không có lãi vì khoản chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động chưa đủ bù đắp các chi phí cho hoạt động của
  • 16. 16 ngân hàng liên quan đến hoạt động huy động vốn và cho vay đó. Do vậy, việc các ngân hàng bị hạn chế lãi suất cho vay theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 mà không có quy định lãi suất trần hoặc lãi suất sàn đối với lãi suất tiền gửi là chưa hợp lý. Thứ tư, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 11/2006. Do đó, chính sách tiền tệ của nước ta cần được tiếp tục đổi mới theo nguyên tắc trên thị trường với việc phát triển thị trường tiền tệ phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn Việt Nam. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng khẳng định hạn chế và xoá bỏ sự can thiệp hành chính vào quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, việc Bộ luật Dân sự năm 2005 hạn chế lãi suất vay nêu trên mà không có loại trừ đối với một số lĩnh vực đặc thù đã được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật chuyên ngành không chỉ không phù hợp với chủ trương và chính sách của Đảng, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế mà còn không nhất quán với cơ chế điều hành lãi suất hiện hành của Ngân hàng Nhà nước. 3.1.5. Vấn đề "hình sự hoá" các quan hệ vay tài sản Dưới góc độ lập pháp, "hình sự hoá" là hoạt động mang tính quy luật tất yếu, khách quan, phản ánh sự nhận thức, sự đánh giá và tỏ thái độ của Nhà nước, của cộng đồng để xác định những hành vi nào là hành vi nguy hiểm ở mức độ đáng kể cho xã hội. Như vậy, "hình sự hoá" là việc quy định hình phạt, điều kiện quyết định hình phạt đối với loại tội phạm này hay tội phạm khác. Qua thực tiễn xét xử của Toà án các cấp cho thấy các vụ việc bị hình sự hoá thường gắn liền với tranh chấp về tài sản hoặc về hợp đồng có liên quan đến tài sản. Bên có quyền bị xâm phạm đã không khởi kiện ra toà dân sự, toà kinh tế, mà đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành khởi tố, điều tra, truy tố đối với người vi phạm nghĩa vụ. Trong thực tế, cá biệt cũng có những trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng cố ý dùng biện pháp khởi tố, điều tra để đòi nợ cho chủ nợ.
  • 17. 17 Quan hệ vay mượn tài sản hay tiền bạc là một hình thức giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn thiếu vốn. Đương nhiên có vay phải có trả và người vay còn phải chịu mức lãi suất nếu các bên có thoả thuận và trên cơ sở tự nguyện. Tuy nhiên, trong thời gian qua các quan hệ nêu trên có nhiều biến tướng tiêu cực, khó kiểm soát nổi. Tình trạng vay mượn dưới hình thức diễn ra rất phổ biến, kết cục là các "con nợ" không có khả năng trả nợ. Lúc này một vấn đề được đặt ra "con nợ" hay người đi vay cố ý không chịu trả nợ hay nói cách khác họ đã có hành vi lừa đảo lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của người khác hay không? Theo Điều 139, 140 Bộ luật hình sự năm 1999 thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng những thủ đoạn gian dối. Như vậy, hành vi chiếm đoạt tài sản là việc cố ý chuyển dịch tài sản của người khác thành tài sản thuộc sở hữu của mình một cách bất hợp pháp, ý thức chiếm đoạt có thể phát sinh trước, trong hoặc sau khi đã chiếm giữ tài sản. Điều này luôn có ý nghĩa quyết định về việc xác định trách nhiệm hình sự hay trách nhiệm dân sự là căn cứ then chốt để các cơ quan tiến hành định tội. Tránh trường hợp "hình sự hoá" các quan hệ dân sự, các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải chứng minh một cách rõ ràng cụ thể. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140 Bộ luật Hình sự) bao gồm hai trường hợp: - Bằng những thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn, chiếm đoạt tài sản của người khác đã giao cho mình trên cơ sở hợp đồng vay mượn… - Sử dụng tài sản của người khác đã được giao cho mình trên cơ sở hợp đồng vay mượn vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Hành vi phạm tội của Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt toàn bộ hay một phần tài sản đã được giao trên cơ sở hợp
  • 18. 18 đồng đã được ký kết giữa chủ tài sản và người có hành vi chiếm đoạt. Đối tượng của hành vi chiếm đoạt trong tội này là những tài sản được giao ngay thẳng cho người phạm tội trên cơ sở hợp đồng. Hành vi chiếm đoạt ở đây là hành vi không thực hiện đúng hợp đồng thể hiện ở chỗ: không trả lại tài sản bằng thủ đoạn bỏ trốn hoặc bằng thủ đoạn gian dối như giả tạo bí mật, đánh tráo tài sản vào mục đích bất hợp pháp. Tuy nhiên, trong hợp đồng vay tài sản không kỳ hạn rất khó xác định thời hạn nào là trả cũng như xác định hành vi chiếm đoạt từ lúc nào. Có trường hợp bên đi vay chưa có điều kiện thực sự, nhưng cũng có trường hợp người đi vay cố ý dây dưa nhằm mục đích chiếm đoạt. Đó là vấn đề mà các cơ quan Toà án khi giải quyết các vụ việc như thế nào cần phải xác định rõ hành vi đó có phải là hành vi chiếm đoạt hay không? Với những quy định về các tội trong Bộ luật Hình sự như vậy sẽ góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của các bên khi thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình. Thực tiễn xét xử cho thấy, việc lạm dụng áp dụng pháp luật hình sự đối với các hành vi vi phạm nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng vay tài sản thông qua việc can thiệp thái quá, không cần thiết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã xảy ra phổ biến, gây ra những thiệt hại không nhỏ cho cá nhân, gia đình, bạn bè,... của người bị xử oan và tác động xấu tới toàn xã hội. 2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật dân sự về hợp đồng vay tài sản Thực tế, chế định hợp đồng vay tài sản đã góp phần tích cực trong việc giải quyết hàng trăm nghìn vụ án tranh chấp, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, thể hiện tính công minh của pháp luật. Nhưng thực tế cũng cho thấy, nhiều tranh chấp đã không được giải quyết thoả đáng kịp thời, gây khiếu kiện kéo dài, làm giảm sút niềm tin vào tính nghiêm minh và đúng đắn của pháp luật. Thiệt hại là công lý chưa bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp
  • 19. 19 của các chủ thể. Bởi vậy, việc hoàn thiện những quy định của chế định hợp đồng vay tài sản được xem là nhiệm vụ có tính cấp bách và kịp thời. 3.2.1. Về đối tượng của hợp đồng Ngoại tệ có nên được xem là đối tượng của hợp đồng vay tài sản hay không pháp luật cần có một sự quy định rõ ràng. Nếu cấm việc sử dụng đối tượng vay của hợp đồng vay tài sản là ngoại tệ thì phải có sự kết hợp giữa quy định của pháp luật với các biện pháp xử lý cụ thể trong thực tiễn để tránh trường hợp pháp luật thì cấm nhưng trên thực tế điều này vẫn diễn ra thường xuyên và phổ biến. Các quy định về hợp đồng vay tài sản cần phải bao quát cả đến các quan hệ cho vay giữa các tổ chức tín dụng với khách hàng mà theo quy định của pháp luật, tổ chức tín dụng là tổ chức được phép hoạt động ngoại hối. Vì thế việc bổ sung thêm đối tượng của hợp đồng vay tài sản vào Điều 471 Bộ luật Dân sự năm 2005 là cần thiết. Ngoài ra, cần quy định cụ thể và tách bạch các đối tượng là vàng, kim khí quý, đá quý và không để chung trong đối tượng là vật. Việc tách bạch như vậy sẽ giải quyết được vấn đề lãi suất trong hợp đồng vay tài sản có đối tượng là vàng - một vấn đề mà Bộ luật Dân sự hiện hành vẫn còn đang bỏ ngỏ. Từ những lý giải trên, tác giả đề nghị sửa lại Điều 471 Bộ luật Dân sự năm 2005 như sau: 1. Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên theo đó bên cho vay giao cho bên vay một khoản tiền là nội tệ hoặc ngoại tệ, các giấy tờ có giá như tiền, vàng, kim khí quý, đá quý hoặc vật; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả tiền, các giấy tờ có giá hoặc vàng, kim khí quý đa quý, vật cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và trả lãi theo thoả thuận.
  • 20. 20 2. Đối với những hợp đồng vay tài sản có đối tượng là ngoại tệ khi giao kết phải tuân theo quy định pháp luật của nhà nước về quản lý ngoại hối [61]. Nếu việc hạn chế sử dụng ngoại tệ trong các giao dịch được sửa đổi theo hướng thông thoáng thì có thể bỏ khoản 2. 3.2.2. Về hình thức của hợp đồng Hình thức của hợp đồng là một trong những vấn đề mang tính lý luận phức tạp của chế định hợp đồng. Tầm quan trọng của chúng không chỉ dừng lại ở giá trị chứng cứ khi nảy sinh tranh chấp mà còn liên quan đến việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, vấn đề hợp đồng vô hiệu, hậu quả pháp lý khi hợp đồng vô hiệu về hình thức. Mặc dù Bộ luật Dân sự đã có những quy định về hình thức hợp đồng, trong đó ghi nhận rõ ràng các hình thức nhưng nhìn chung, toàn bộ quy định liên quan về hình thức của hợp đồng chưa thể hiện được quan điểm pháp lý mang tính toàn diện và hệ thống. Số lượng những vụ tranh chấp tại hợp đồng vay tài sản chủ yếu là hợp đồng miệng, bằng lời nói. Thực tế xét xử cho thấy, các hợp đồng vay tài sản giao kết bằng lời nói nhiều hơn các hợp đồng giao kết bằng văn bản. Đối với những hợp đồng giao kết bằng lời nói nếu không có bên thứ ba làm chứng, đã tạo rất nhiều khó khăn cho thẩm phán trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ để giải quyết tranh chấp. Do vậy, Bộ luật Dân sự cần quy định chi tiết hơn về hình thức của hợp đồng vay tài sản để tạo điều kiện thuận lợi cho Toà án có cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vay tài sản; đồng thời đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của các bên, bên vay không còn lý do để từ chối việc vay mượn của mình, còn bên cho vay không thể ép buộc bên vay hoặc lợi dụng giấy tờ vay nợ không rõ ràng để đi đòi nợ. Đây là giao dịch hết sức phổ biến của đời sống dân sự, dễ có những xung đột về lợi ích giữa các chủ thể. Mặt khác, việc quy định hợp đồng vay tài sản phải được lập
  • 21. 21 thành văn bản thống nhất với quy định liên quan tại mục 5 chương XVII Bộ luật Dân sự về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự. Bởi vậy, một bản hợp đồng vay tài sản được ký kết với những điều khoản được quy định rõ ràng là căn cứ xác đáng nhất để các bên thực hiện nghĩa vụ một cách trung thực và tự nguyện. 3.2.3. Về nghĩa vụ của bên cho vay Tại khoản 3 Điều 473 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "bên cho vay không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn trừ trường hợp quy định ở Điều 478 của Bộ luật này" [61]. Thực ra quyền yêu cầu trả lại tài sản trước thời hạn không chỉ được quy định ở Điều 478 mà còn được quy định ở Điều 475. Tuy nhiên, việc đòi lại tài sản trước thời hạn là quyền của bên cho vay khi thoả mãn các điều kiện do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định. Không có quyền không có nghĩa là người cho vay phải có nghĩa vụ đối lập với quyền đó. Do đó, để tránh sự trùng lặp và đảm bảo được sự khái quát của tên điều luật đối với nội dung thì việc quy định như ở khoản 3 Điều 473 là không cần thiết. Bên cạnh đó, khoản 1 và khoản 2 Điều 473 quy định như vậy là quá chung chung. Do đó, Điều 473 nên quy định như sau: Bên cho vay có các nghĩa vụ sau đây: 1. Trong trường hợp cho vay tài sản là tiền hoặc các giấy tờ có giá như tiền, thì phải giao tiền cho bên vay đầy đủ, đúng thời hạn đã thoả thuận; 2. Trong trường hợp tài sản cho vay là vàng, kim khí quý, đá quý hoặc vật, thì phải giao tài sản đúng số lượng, chất lượng, thời điểm và tại địa điểm đã thoả thuận, nếu: a. Vay không có lãi mà tài sản vay không bảo đảm chất lượng do có khuyết tật, nếu bên cho vay ngay tình không biết về khuyết tật của tài sản, thì bên cho vay không có nghĩa vụ đổi lại tài
  • 22. 22 sản vay; trong trường hợp bên cho vay biết tài sản có khuyết tật mà vẫn cho vay thì phải đổi lại tài sản; b. Vay có lãi mà tài sản không đảm bảo chất lượng, thì bên cho vay có nghĩa vụ đổi lại tài sản vay và bồi thường thiệt hại. 3. Đối với hợp đồng vay tài sản có lãi, khi đến hạn trả nợ mà bên vay không thực hiện nghĩa vụ, thì bên cho vay không được thoả thuận với bên vay nhập lãi vào nợ gốc để tính lãi vào thời gian tiếp theo. 4. Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 475 của Bộ luật này [61]. 3.2.4. Về nghĩa vụ trả nợ của bên vay Tại khoản 4 Điều 474 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận" [61]. Trong hợp đồng vay có thời hạn mà khi đến hạn bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ và bên cho vay không đồng ý cho vay tiếp thì bên vay đã vi phạm nghĩa vụ trả tiền. Theo quy định tại khoản 2 Điều 305 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì: "Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác" [61]. Trong trường hợp này vì trước đó giữa các bên đã thoả thuận một hợp đồng cho vay có kỳ hạn và không có lãi, nếu khi đến hạn bên vay không trả nợ mà áp dụng lãi suất nợ quá hạn sẽ không tương xứng với việc áp dụng chế tài trong trường hợp các bên đã thoả thuận trước đó hợp đồng vay có thời hạn
  • 23. 23 và có lãi. Do đó, khi đến hạn mà bên vay không thực hiện nghĩa vụ thì chỉ nên áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả như khoản 4 Điều 474 là hợp lý và đây cũng được coi là trường hợp pháp luật có quy định khác của khoản 2 Điều 305. Đối với hợp đồng vay có lãi và có kỳ hạn tại khoản 5 Điều 474 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ" [61]. Quy định như khoản 5 đã dẫn đến hai cách hiểu khác nhau về cách tính lãi đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi trong trường hợp bên vay không trả hoặc không đầy đủ: Cách 1: Lãi = lãi suất thoả thuận x nợ gốc + lãi suất nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố x nợ gốc x thời hạn vay Cách 2: Lãi = (nợ gốc lãi) x lãi suất nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố x thời hạn vay. Cả hai cách hiểu trên là chưa chính xác, bởi vì: - Tiền lãi về nguyên tắc chỉ được tính trên nợ gốc (Khoản 2 Điều 209 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thoả thuận khác" [61]). - Nếu tính lãi suất nợ quá hạn thì phải tính theo thời gian chậm trả chứ không được tính trên thời hạn vay. Có ý kiến cho rằng "tương ứng với thời hạn vay" tức là khoảng thời gian này tương ứng với thời hạn của loại cho vay nào (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định thì áp dụng mức trần lãi suất
  • 24. 24 cho vay của loại vay đó. Ý kiến như vậy là không hợp lý bởi lẽ "tương ứng với thời hạn vay" phải được hiểu là tương ứng với khoảng thời gian do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định mà trong khoảng thời gian đó bên vay được quyền sở hữu tài sản của bên cho vay. Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 474 Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng đã quy định là tính lãi theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả. Như vậy, ngay trong cùng một điều luật, việc quy định đã không có sự thống nhất. Do đó, Điều 474 Nghĩa vụ trả nợ của bên vay nên quy định như sau: 1. Bên vay tài sản là tiền hoặc các giấy tờ có giá như tiền, thì phải trả đủ tiền hoặc các giấy tờ có giá như tiền khi đến hạn; 2. Trong trường hợp vay tài sản là vàng, kim khí quý, đá quý hoặc vật, thì phải trả tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác; 3. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật hoặc các tài sản khác không phải là tiền, thì có thể trả bằng tiền theo giá trị của vật hoặc tài sản đã vay tại thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý; 4. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác; 5. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ, thì bên vay phải trả lãi đối với khoanr nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. 6. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ, thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 3.2.5. Về sử dụng tài sản vay
  • 25. 25 Tại Điều 475 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Các bên có thể thoả thuận về việc tài sản vay và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn, nếu đã vướng mắc mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích" [61]. Rõ ràng ở đây Điều luật không quy định hậu quả pháp lý trong trường hợp này sẽ giải quyết như thế nào? Nếu là vay có kỳ hạn và có lãi thì khi đòi lại tài sản vay trước kỳ hạn bên cho vay có được trả lãi không? Nếu được thì tính đến thời điểm nào, thời điểm trả tài sản hay phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn? Trong trường hợp này, nên coi đây là một căn cứ để bên cho vay đơn phương đình chỉ hợp đồng. Khi đó các bên sẽ giải quyết hậu quả của chấm dứt hợp đồng tức là bên cho vay tài sản có quyền lấy lại tài sản, được hưởng lãi đến thời điểm chấm dứt hợp đồng và có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại. Điều này nên được sửa theo hướng sau: Các bên có thể thoả thuận về việc tài sản vay phải được sử dụng đúng mục đích vay; bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích. 3.2.6. Về lãi suất Trong hợp đồng vay tài sản thì lãi suất là một yếu tố rất quan trọng vì nó là cơ sở để tính lãi và đa số các tranh chấp về hợp đồng vay tài sản có nguyên nhân từ lãi, mức lãi suất. Trên thực tế, quan hệ vay tài sản nói chung là rất phong phú, đa dạng, mức lãi suất được xem là phù hợp mà các bên tham gia giao dịch đưa ra và có thể cùng chấp nhận được chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Về nguyên tắc, lãi suất cho vay cụ thể sẽ do các bên thoả thuận, tuy nhiên, nhằm ngăn ngừa hiện tượng cho vay nặng lãi và cũng tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp về lãi suất hoặc trong trường hợp không có cơ sở xác định rõ mức lãi đã thoả thuận, Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định về mức lãi suất tại khoản 1 Điều 476: "Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công
  • 26. 26 bố đối với loại cho vay tương ứng" [61]. Bộ luật Dân sự năm 2005 sử dụng khái niệm "lãi suất cơ bản" để làm căn cứ viện dẫn khi xác định lãi suất trong hợp đồng vay tài sản. Tuy vậy, lãi suất cơ bản hiện nay không còn phù hợp bởi vì: - Cơ chế điều hành lãi suất bằng cách giao cho Ngân hàng Nhà nước ban hành mức lãi suất cơ bản như cách quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 là không còn phù hợp do việc xác định lãi suất tiền vay trong thực tế hiện nay đã có nhiều biến động và chịu chi phối mạnh mẽ của quy luật thị trường, vượt xa những dự liệu của nhà làm luật khi ban hành Bộ luật Dân sự năm 2005. Bản thân các quy định về lãi suất cơ bản, suy cho cùng, cũng chỉ là kết quả tham khảo từ lãi suất thị trường liên ngân hàng ở Việt Nam, nhưng thực chất lại thường mang tính chủ quan của cơ quan quản lý, không theo kịp lãi suất thực tế diễn ra trên thị trường và đôi khi tỏ ra lạc hậu rất xa so với thực tế. - Sự thay đổi cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước cũng như sự thay đổi trong các quan hệ cung - cầu trong thị trường vốn, theo hướng ngày càng tiến dần đến với những đòi hỏi khách quan của loại quan hệ này, đòi hỏi cần có sự thay đổi căn cứ xác định lãi suất thích ứng. Sắp tới, Nhà nước sẽ không điều hành lãi suất theo cơ chế công bố lãi suất cơ bản như từ trước tới nay, nên căn cứ áp dụng lãi suất cơ bản trong Bộ luật Dân sự hiện hành không còn khả thi. - Về mặt kỹ thuật, nhiều điều luật quy định về lãi suất trong Bộ luật Dân sự năm 2005 không được trình bày chặt chẽ, có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhay, gây khó khăn cho việc áp dụng và thực thi pháp luật. Bên cạnh đó, hiện nay ở từng thời điểm nhất định, Ngân hàng Nhà nước chỉ công bố một mức lãi suất cơ bản nhất định duy nhất để các tổ chức tín dụng tham khảo ấn định lãi suất kinh doanh và định hướng lãi suất thị trường. Ngân hàng Nhà nước không công bố các mức lãi suất có bản khác nhau tương ứng với từng loại cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Do vậy, đề nghị bỏ cụm từ "đối với loại cho vay tương ứng".
  • 27. 27 Ngoài ra, khoản 1 Điều 476 Bộ luật Dân sự hiện hành chưa xác định cụ thể hậu quả pháp lý của việc vi phạm quy định của pháp luật về lãi suất trong hợp đồng. Nội dung khoản 1 Điều 476 chưa xác định rõ chế tài khi các bên thoả thuận mức lãi suất trong hợp đồng vay tài sản vượt quá lãi suất quy định. Vấn đề này còn nhiều cách hiểu và cách vận dụng khác nhau: Một là, nếu thoả thuận trong hợp đồng vượt quá mức lãi suất quy định, thì phần vượt quá đó sẽ được cơ quan áp dụng pháp luật tính lại cho bằng với mức lãi suất quy định. Như vậy, nội dung của điều khoản này bị vô hiệu một phần, đó là phần vượt mức lãi suất quy định và phần vô hiệu này không ảnh hưởng đến toàn bộ điều khoản lãi suất của hợp đồng. Hai là, nếu thoả thuận về điều khoản lãi suất trong hợp đồng là vi phạm pháp luật, thì nội dung của thoả thuận này bị xem là vô hiệu tuyệt đối. Và nếu toàn bộ điều khoản lãi suất vô hiệu, thì coi như hợp đồng vay không có lãi. Ba là, nếu các bên thoả thuận vượt quá mức lãi suất quy định, rồi không nhất trí với nhau về mức lãi suất đó, dẫn đến tranh chấp tại toà, thì phải áp dụng khoản 2 Điều 476 là có sự tranh chấp về lãi suất, thì lãi suất phải được toà án xác định lại theo lãi suất cơ bản, chứ không phải tính lại cho bằng với 150% lãi suất cơ bản. Theo Khoản 2 Điều 476 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ" [61]. Như vậy, "có tranh chấp về lãi suất" ở đây được hiểu là gì? Nếu các bên thoả thuận mức lãi suất quá cao và sau đó bên vay lại không chấp nhận mức lãi suất đó nữa và khởi kiện thì giải quyết như thế nào? Sẽ áp dụng mức lãi suất có kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định như tại khoản 2 hay áp dụng mức lãi suất bằng 150% mức lãi suất cao nhất do Ngân hàng Nhà nước quy định như quy định tại khoản 1 và các văn bản khác? Để tránh cho việc
  • 28. 28 hiểu sai dẫn đến việc áp dụng khác nhau về vấn đề này, khoản 2 Điều 476 nên bỏ cụm từ "hoặc có tranh chấp về lãi suất". Việc tính lãi trong hợp đồng vay tài sản có đối tượng là vàng thì vẫn đang bị bỏ ngỏ. Thực tế chưa có văn bản hướng dẫn và hiện nay cũng chưa có quy định nào của nhà nước quy định về vấn đề này áp dụng cho đối tượng là vàng, điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho các cơ quan khi áp dụng và giải quyết, nên pháp luật cần quy định về vấn đề này là rất cần thiết. Vì Bộ luật Dân sự có vai trò quan trọng trong việc ổn định các quan hệ dân sự trong xã hội, bảo đảm sự an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, nên cần phải có những điều khoản được quy định thật chặt chẽ, đảm bảo tính ổn định và giá trị lâu bền của bộ luật. Do vậy, với những bất cập nói trên, cần thiết phải tìm kiếm một lãi suất phù hợp để căn cứ cho việc xác định lãi suất trong Bộ luật Dân sự và để viện dẫn về lãi suất trong các hợp đồng vay tài sản. 3.3. MỘT SỐ VƯỚNG MẮC VỀ ĐƯỜNG LỐI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN Trong thời gian qua, do áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao nên việc giải quyết tranh chấp dân sự về hợp đồng vay tài sản của ngành Toà án đã có sự biến chuyển tích cực: giảm tỉ lệ bản án sơ thẩm bị cấp phúc thẩm sửa án, huỷ án; các bản án có hiệu lực pháp luật cũng ít sai sót nên tỉ lệ án bị giám đốc thẩm cũng giảm nhiều. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây (từ năm 2005 đến nay), các Toà án đã gặp một số khó khăn, vướng mắc khi giải quyết tranh chấp về hợp đồng vay tài sản. 3.3.1. Sự biến tướng của hợp đồng vay tài sản Hợp đồng vay tài sản do các đương sự ký kết bị biến tướng thành hợp đồng dân sự khác (giả tạo) nhưng lại được chính pháp luật dân sự thừa nhận
  • 29. 29 khi phát sinh tranh chấp. Cụ thể: Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện nhiều vụ án dân sự về hợp đồng vay tài sản nhưng khi thực hiện giao dịch thì bên cho vay yêu cầu bên vay phải ký kết dưới dạng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà hoặc hợp đồng mua bán nhà. Đồng thời, bên cho vay thu giữ giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên vay. Khi đến hạn trả nợ, nếu bên vay không trả vốn và lãi thì bên cho vay yêu cầu tiến hành thủ tục mua bán nhà (hoặc hợp đồng đặt cọc mua bán nhà). Khi giải quyết những vụ này, nguyên đơn có nhiều thuận lợi hơn về chứng cứ (do các chứng cứ này đã được công chứng hoặc chứng thực) và thường được Toà án chấp nhận yêu cầu của họ cho dù Toà án biết rõ đó là hợp đồng giả tạo để che dấu một hợp đồng khác. Lãi suất trong các hợp đồng này thường rất cao so với quy định của Điều 476 Bộ luật Dân sự năm 2005. Ví dụ: Bà Nguyễn Thị Đ ở tại quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, từng mất nhà vì vay tiền của một người chuyên cho vay nặng lãi tại khu vực Hoà Hưng, đau khổ kể: "Lúc mới vay chủ nợ dễ dãi lắm,cần bao nhiêu tiền cũng đưa ngay. Lúc tôi không có tiền để đóng lãi cũng được bà ta đưa tiền để đóng lãi lại cho bà ta. Khi nợ lên đến hơn 500 triệu thì bà ta mới gộp mấy cái giấy nợ nói giờ phải viết lại thành giấy bán nhà". Nghe giải thích của chủ nợ là ký giấy bán nhà trên hình thức mà thôi, nên bà Đ đã tin tưởng. Nào ngờ mới quá hạn trả nợ có mấy ngày là chủ nợ trở mặt đòi lấy lại nhà. Bà Đ không chịu nên bị kiện ra toà và bị toà tuyên thua kiện, phải bán nhà cho chủ nợ với giá chỉ bằng một nửa giá thị trường. Sở dĩ bên cho vay buộc con nợ phải ký hợp đồng bán nhà (thường là giá rẻ hơn nhiều so với giá thị trường) là nhằm bảo đảm lợi ích của những đối tượng chuyên cho vay nặng lãi. Nếu chỉ ký hợp đồng thông thường với lãi suất cao, khi người vay không trả được nợ, bên cho vay kiện ra toà thì toà thường tuyên buộc con nợ phải trả nợ gốc và lãi với mức lãi suất tính tối đa cũng chỉ bằng 150% mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng quy định. Chính vì vậy, để "cột" nghĩa vụ của con nợ, chủ nợ thường ép con nợ phải ký giấy bán nhà, nếu không trả được nợ
  • 30. 30 thì sẽ mất nhà. Tuy nhiên, tác giả cho rằng khi tiến hành thu thập và đánh giá chứng cứ trong các hợp đồng đặt cọc mua bán nhà. Nếu có đủ chứng cứ để kết luận những hợp đồng trên giả tạo thì Toà án có thể áp dụng các quy định của Điều 129 và Điều 137 Bộ luật Dân sự năm 2005 để tuyên bố vô hiệu và chuyển sang xét xử hợp đồng vay tài sản với lãi suất cơ bản để buộc bên vay trả cho bên cho vay. 3.3.2. Xác định trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với hợp đồng vay tài sản Theo Điều 25 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch dân sự do một bên thực hiện. Tuy nhiên, cho đến nay thì chỉ có một căn cứ duy nhất để có thể xác định trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện, đó là "… nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình". Thực tế xét xử cho thấy, nguyên đơn thường không đủ chứng cứ để có thể chứng minh khoản tiền mà họ cho vay đã được bị đơn sử dụng để "… nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình". Vì vậy, thông thường Toà án chỉ buộc được một bên (vợ hoặc chồng) phải trả nợ cho nguyên đơn. Điều này dẫn đến hậu quả là sau khi giải quyết những vụ án này, việc thi hành án sẽ không thể thực hiện được vì người vợ (hoặc chồng) không chấp nhận bán tài sản chung để cho người kia thi hành án. Trong những trường hợp này, cơ quan thi hành án thường phải đẻ vợ chồng họ tự phân chia tài sản hoặc phải chờ bản án của Toà án xét xử phân chia tài sản chung của vợ chồng để có căn cứ thi hành án. Nếu họ không tự phân chia hoặc không yêu cầu Toà án phân chia thì việc thi hành án sẽ bị kéo dài, gây thiệt hại cho nguyên đơn. Để khắc phục tình trạng nêu trên, phương án lấy giá trị tài sản giao dịch để làm căn cứ xác định tư cách tham gia tố tụng của người chồng (hoặc vợ) trong vụ án tranh chấp về hợp đồng vay tài sản mà chỉ có chồng (hoặc vợ) giao kết với nguyên đơn là hiệu quả nhất. Tiếp đó, căn cứ vào giá trị tài sản giao dịch, Toà án có thể đánh giá chứng cứ để từ đó xác định trách nhiệm liên đới
  • 31. 31 của cả hai vợ chồng đối với nguyên đơn trong quan hệ vay tài sản. Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định tài sản chung của vợ chồng. Khoản 2, 3 Điều 28 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 cũng quy định việc thoả thuận bàn bạc của vợ chồng trong việc sử dụng tài sản chung có giá trị lớn. Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra là: trong các tranh chấp về hợp đồng vay tài sản, trường hợp nào thì xác định tài sản có giá trị lớn? Nếu đã xác định tài sản có giá trị lớn thì khi thụ lý Toà án có cần phải triệu tập vợ (hoặc chồng) của bị đơn (là người vay tài sản) vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan hay không? Trong trường hợp nào thì cả vợ (chồng) của người vay tài sản được xác định là đồng bị đơn? Ví dụ: Bản án dân sự sơ thẩm số 26/DSST ngày 22/8/2005 của Toà án nhân dân quận Tân Bình xét xử tranh chấp về hợp đồng vay tài sản giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Bích và bị đơn là bà Phan Thị Ánh, số nợ này là 20 triệu đồng. Vì cho rằng khoản tiền này là tài sản có giá trị lớn và là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nên Toà án đã triệu tập ông Đương Đức Khiêm (chồng bà Ánh) vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, và bản án này đã buộc ông Khiêm liên đới với bà Ánh trả nợ. Nhưng bản án dân sự phúc thẩm số 134/DSPT ngày 05/12/2005 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận định rằng số nợ trên không phải là tài sản có giá trị lớn nên đã sửa án sơ thẩm, xác định chỉ có bà Ánh chịu trách nhiệm trả nợ cho bà Bích. 3.3.3. Hợp đồng vay tài sản có bảo đảm của người thứ ba Trường hợp bên vay tài sản chết mà không để lại di sản thừa kế thì nguyên đơn có quyền khởi kiện người thừa kế đòi lại tài sản hay không? Trường hợp bên vay không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì nguyên đơn có quyền khởi kiện người bảo lãnh được không? Trường hợp bên nhận nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay. Nguyên đơn có quyền khởi kiện bên nào? Bên người vay hay người nhận
  • 32. 32 nghĩa vụ trả nợ cho người vay? Trường hợp bên nhận nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay đã thực hiện được một phần nghĩa vụ trả nợ rồi sau đó không trả tiếp. Nguyên đơn có quyền khởi kiện người vay hay không? Ví dụ: Ông H ký hợp đồng vay 20 lượng vàng SJC của ông K với thời hạn vay 12 tháng, lãi suất 3%/tháng. Hợp đồng vay tài sản ký ngày 30/4/2004. Ông H đã trả được 03 tháng tiền lãi. Ngày 01/01/2005 ông H bị bệnh và mất, bà Y (là vợ) và 02 con là M, N là người được hưởng thừa kế gồm: 01 căn nhà, số dư nợ 250 triệu đồng của ông H với Công ty TNHH TM-DV Z. Về số tiền này thì công ty ký biên bản, thoả thuận trả nợ thay cho các thừa kế của ông H (biên bản lập ngày 30/6/2005) nhưng sau đó công ty không thực hiện. Ông K nhận thấy bà Y và 02 con là M, N vẫn còn khả năng trả được nợ nên đã kiện ra Toà án nhân dân quận. Bản án sơ thẩm nhận định họ là người thừa kế nên phải có nghĩa vụ trả nợ cho ông K. Mặc dù trước đó giữa công ty Z và bà Y cùng 02 con đã thỏa thuận chuyển nghĩa vụ trả nợ cho công ty nhưng hai bên đã không thực hiện. Trường hợp này, những người thừa kế hợp pháp phải có nghĩa vụ trả nợ cho người chết theo Điều 637 Bộ luật Dân sự năm 2005. Còn việc chuyển giao nghĩa vụ như trên là không hợp pháp vì lúc này không có sự đồng ý của bên có quyền. Do đó, ông K kiện bà Y và 02 con là hợp pháp. Sau đó, bà Y có quyền kiện công ty Z để đòi số nợ dư là 250 triệu đồng. Trên đây là một số vướng mắc về thực tiễn xét xử của ngành Toà án về hợp đồng vay tài sản trong thời gian qua, cũng như là quan điểm của tác giả về vấn đề này nhằm mục đích góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về hợp đồng vay tài sản.
  • 33. 33 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, thấy rằng hợp đồng vay tài sản là một dạng của hợp đồng dân sự. Đây là loại hợp đồng tồn tại lâu đời và rất phổ biến ở nước ta nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn để sản xuất kinh doanh và giải quyết những khó khăn tạm thời trong đời sống hàng ngày của nhân dân lao động. Hợp đồng vay tài sản mang bản chất nhân đạo sâu sắc, vì vậy chế định hợp đồng vay tài sản đã được ghi nhận trong các bộ luật cổ xưa. Mặt khác, hợp đồng vay tài sản góp phần vào việc lưu thông tiền tệ, ổn định đời sống kinh tế - xã hội. Qua thời gian, chế định hợp đồng vay tài sản ngày càng hoàn thiện. Chế định hợp đồng vay tài sản trong luật dân sự Việt nam ghi nhận và điều chỉnh các quan hệ chủ yếu đã hình thành, ổn định và phổ biến trong lĩnh vực vay tài sản. Hợp đồng vay tài sản cũng giống như các loại hợp đồng dân sự khác được Bộ luật Dân sự năm 2005 kế thừa, phát triển đều dựa trên sự tự do thoả thuận và thống nhất ý chí giữa bên cho vay và bên vay. Trong giao lưu dân sự, các quan hệ vay tài sản phần lớn được điều chỉnh bởi các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bên cạnh đó, những quan hệ vay tài sản còn chịu sự điều chỉnh của một số quy định trong Bộ luật hình sự và các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành ngân hàng. Mặc dù còn những bất cập như đã nêu và đề nghị hướng giải quyết trong quá trình nghiên cứu, chế định hợp đồng vay tài sản góp phần bảo vệ cuộc sống cộng đồng ổn định trong lĩnh vực vay tài sản đồng thời đưa ra các căn cứ cần thiết để xử lý các tranh chấp phát sinh từ loại hợp đồng này. Bởi vậy, xây dựng và thực hiện các quy định pháp luật về hợp đồng vay tài sản là hai hoạt động có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau để phát huy hiệu quả điều chỉnh các quan hệ vay tài sản trong thực tế.
  • 34. 34 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Mạnh Bách (1995), Pháp luật về hợp đồng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Nguyễn Mạnh Bách (1998), Nghĩa vụ dân sự trong luật dân sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Nguyễn Mạnh Bách (2004), Luật dân sự Việt Nam lược khảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Trần Văn Biên (2001), "Một số vấn đề vướng mắc trong việc giải quyết các tranh chấp về hợp đồng vay tài sản liên quan đến trả lãi và lãi suất", Nhà nước và pháp luật, (11). 5. Trần Văn Biên (2004), "Về chế định hợp đồng vay tài sản", Lập pháp, (9). 6. Trần Văn Biên (2004), "Mấy ý kiến góp ý cho các quy định của dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) về hợp đồng vay tài sản", Khoa học pháp lý, (1). 7. Thái Bình (2005), "Dân điêu đứng vì vay nặng lãi", Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, (28 + 30). 8. Vương Bình (2005), "Xử án xưa về tranh chấp khi chơi hụi", Nguyệt san Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, (96). 9. Bộ Hình luật Sài Gòn 1972. 10. Bộ Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật 1936 - 1939. 11. Bộ Dân luật Bắc Kỳ 1931. 12. Bộ Dân luật Giản yếu Nam Kỳ 1883. 13. Bộ Dân luật Sài Gòn 1972. 14. Bộ luật Gia Long 1812. 15. Bộ luật Hồng Đức 1483. 16. Bộ luật Dân sự Nhật Bản.
  • 35. 35 17. Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa Pháp (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan. 19. Hà Huy Cầu (2001), "Xác định hành vi chiếm đọat trong quan hệ vay mượn, chơi hụi", Đặc san nghề luật, (2). 20. Nguyễn Hữu Chính (1996), Hợp đồng vay tài sản - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 21. Chính phủ (1998), Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8 về quản lý ngoại hối, Hà Nội. 22. Chính phủ (1999), Nghị định 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11 về giao dịch bảo đảm, Hà Nội. 23. Chính phủ (1999), Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Hà Nội. 24. Chính phủ (2006), Nghị định số 144/2006/NĐ-CP ngày 27/11 quy định về hình thức họ, hụi, biêu, phường; quyền nghĩa vụ và trách nhiệm của những người tham gia họ, Hà Nội. 25. Chính phủ (2006), Nghị định 163/20069/NĐ-CP ngày 29/12 về giao dịch bảo đảm, Hà Nội. 26. Ngô Huy Cương (2003), "Tổng quan về luật tài sản", Journals of Economic - Law, http://www.vnu.edu.vn 27. Nguyễn Thùy Dương (1999), Những vấn đề cơ bản và thuật ngữ của Bộ luật Dân sự, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 28. Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận các hợp đồng thông dụng trong luật dân sự Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 29. Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận khoa học về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong luật dân sự Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 30. Nguyễn Ngọc Điệp (2003), Tìm hiểu luật dân sự, Nxb Công an nhân dân Hà Nội.
  • 36. 36 31. Châu Thị Điệp (2005), "Cách tính lãi suất trong hợp đồng vay tài sản", Tòa án nhân dân, (5). 32. Lê Thu Hà (2002), "Bàn về thời điểm trả nợ trong hợp đồng vay tài sản", Đặc san nghề luật, (3). 33. Bùi Đăng Hiếu (2005), "Tiền - Một loại tài sản trong quan hệ dân sự", Luật học, (1). 34. Nguyễn Văn Hương (2004), "Tội cho vay lãi nặng - Những bất cập của Bộ luật Hình sự và giải pháp khắc phục", Tòa án nhân dân, (19). 35. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2002), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 36. C. Mác (1978), Tư bản, quyển 3, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội. 37. Lý Hoàng Mai (2005), "Ảnh hường của việc cải cách chính sách lãi suất với phát triển kinh tế", Nghiên cứu kinh tế, (10). 38. Triệu Quốc Mạnh (2000), Pháp luật và dân luật đại cương, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 39. Lê Thị Mận (2005), Tiền tệ - ngân hàng và thanh toán quốc tế, Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh. 40. Vũ Văn Mẫu (1967), Dân luật lược giản, quyển nhất, Sài Gòn. 41. Vũ Văn Mẫu (1975), Cổ luật Việt Nam và tư pháp sử, Sài Gòn. 42. Michel Froment (2006), Các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 43. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (1995), Quyết định số 381/QĐ-NH1, ngày 28/12 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về điều chỉnh lãi suất tiền gửi và tiền vay đối với tổ chức kinh tế và dân cư, Hà Nội. 44. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1999), Thông tư 01/1999/TT-NHNN ngày 16/9 hướng dẫn Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối, Hà Nội.
  • 37. 37 45. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2000), Quyết định số 241/2000/NHNN ngày 2/8 của Thống đốc ngân hàng nhà nước về việc thay đổi cơ chế điều hành lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Hà Nội. 46. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12 của Thống đốc ngân hàng nhà nước về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Hà Nội. 47. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2002), Quyết định số 28/2002/QĐ-NHNN, ngày 11/0 của Thống đốc ngân hàng nhà nước về sửa đổi Điều 2 của Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN, ngày 31/12/2001 của Thống đốc ngân hàng nhà nước về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Hà Nội. 48. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2002), Quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN, ngày 30/05/2002 của Thống đốc ngân hàng nhà nước về việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong họat động tín dụng thương mại bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Hà Nội. 49. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2003), Quyết định số 1452/2003/QĐ-NHNN ngày 3/11 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng, Hà Nội. 50. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2004), Quyết định số 94/2004/QĐ-NHNN ngày 20/1 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi một số điều của quy chế cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1452/2003/QĐ-NHNN ngày 3/11/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Hà Nội. 51. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN, ngày 3/2 về việc sửa đổỉ, bổ sung một số điều của quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Hà Nội.
  • 38. 38 52. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 1 Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Hà Nội. 53. Phạm Duy Nghĩa (2002), "Quyền tài sản trong cải cách kinh tế: quan niệm, một vài bài học nước ngoài và kiến nghị", Nghiên cứu lập pháp, (11). 54. Nhà pháp luật Việt - Pháp (2002), Đại cương pháp luật về hợp đồng, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 55. Nguyễn Như Phát, Lê Thị Thu Thủy (2003), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 56. Lê Văn Quang (2003), Quan hệ giữa Nhà nước và xã hội dân sự Việt Nam lịch sử và hiện tại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 57. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. 58. Quốc hội (1997), Luật Ngân hàng nhà nước, Hà Nội. 59. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự, Hà Nội. 60. Quốc hội (2003), Luật Ngân hàng nhà nước (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 61. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội 62. Quốc hội (2005), Luật giao dịch điện tử, Hà Nội. 63. Quốc hội (2005), Luật các công cụ chuyển nhượng, Hà Nội. 64. Đoàn Thái Sơn (1999), Những vấn đề cơ bản của việc xây dựng và hoàn thiên pháp luật về thương phiếu, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 65. Võ Hương Thanh (2001), Hỏi đáp về luật dân sự, Nxb Tổng hợp, Đồng Nai.
  • 39. 39 66. Tòa án nhân dân tối cao (2001), Báo cáo công tác ngành Tòa án năm 2000 và phương hướng nhiệm vụ công tác Tòa án 2001, Hà Nội. 67. Tòa án nhân dân tối cao (2002), Báo cáo công tác ngành Tòa án năm 2001 và phương hướng nhiệm vụ công tác Tòa án 2002, Hà Nội. 68. Tòa án nhân dân tối cao (2003), Báo cáo công tác ngành Tòa án năm 2002 và phương hướng nhiệm vụ công tác Tòa án 2003, Hà Nội. 69. Tòa án nhân dân tối cao (2004), Báo cáo công tác ngành Tòa án năm 2003 và phương hướng nhiệm vụ công tác Tòa án 2004, Hà Nội. 70. Tòa án nhân dân tối cao (2005), Báo cáo công tác ngành Tòa án năm 2004 và phương hướng nhiệm vụ công tác Tòa án 2005, Hà Nội. 71. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Báo cáo công tác ngành Tòa án năm 2005 và phương hướng nhiệm vụ công tác Tòa án 2006, Hà Nội. 72. Tòa án nhân dân tối cao (2007), Báo cáo công tác ngành Tòa án năm 2006 và phương hướng nhiệm vụ công tác Tòa án 2007, Hà Nội. 73. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (1992), Thông tư liên ngành số 04/TTLN ngày 8/8 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về nợ hụi, Hà Nội. 74. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (1996), Thông tư liên ngành số 03/TTLN, ngày 10/08 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật theo nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự 1995, Hà Nội. 75. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính (1997), Thông tư liên tịch số 01/1997/TTLT ngày 19/6 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản, Hà Nội. 76. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật La Mã, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
  • 40. 40 77. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật dân sự Việt nam, tập 2, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 78. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1993), Giáo trình Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam, Hà Nội. 79. Nguyễn Văn Tuyến (2005), Giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nxb Tư pháp Hà Nội. 80. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2005), Pháp lệnh quản lý ngoại hối, Hà Nội. 81. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (1998), Báo cáo tổng kết kiểm sát giải quyết án hợp đồng vay tài sản, Hà Nội. 82. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1995), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 83. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1997), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 84. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1998), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.