SlideShare a Scribd company logo
1 of 244
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG CÁN BỘ TÒA ÁN
CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO THẨM PHÁN CHUYÊN BIỆT
HỘI NHẬP QUỐC TẾ
TẬP 2
Năm 2014
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT VIẾT ĐẦY ĐỦ VIẾT TẮT
1 Bộ luật Dân sự BLDS
2 Bộ luật Tố tụng dân sự BLTTDS
3 Bộ luật Tố tụng hình sự BLTTHS
4 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển PLTTBGTB
5 Luật Trọng tài thương mại Luật TTTM
6 Luật Tương trợ tư pháp Luật TTTP
7 Luật Hôn nhân và gia đình Luật HNVGĐ
8 Tòa án nhân dân TAND
9 Tòa án nhân dân tối cao TAND tối cao
10 Viện kiểm sát nhân dân VKSND
11 Viện kiểm sát nhân dân tối cao VKSND tối cao
12 Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa CHXHCN
13 Trách nhiệm hữu hạn TNHH
14 Thương mại cổ phần TMCP
15 Doanh nghiệp tư nhân DNTN
PHẦN III:
KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
---------------------
BÀI 1:
KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ
CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Ths. Tống Anh Hào
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
I. VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự: Vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài là vụ việc dân sự có ít nhất một trong các đương sự là người
nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc các quan hệ dân sự
giữa các đương sự là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để
xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh
tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
Như vậy, những vụ việc có yếu tố sau đây là vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài:
a) Đương sự là người nước ngoài: đó là người có quốc tịch không
phải Việt nam hoặc người không quốc tịch.
b) Đương sự là người Việt Nam định cư ở nước ngoài: bao gồm công
dân Việt Nam ( là người có quốc tịch Việt Nam) hoặc người gốc Việt Nam cư
trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng
có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo
nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở
nước ngoài.
c) Các quan hệ dân sự giữa các đương sự là công dân, cơ quan, tổ
chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo
pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài.
d) Tài sản ở nước ngoài: là tài sản ở ngoài biên giới lãnh thổ của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân
sự.
II. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ
NƯỚC NGOÀI
5
Để bảo đảm giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đúng
thẩm quyền, ngoài quy định chung về thẩm quyền cần phải tuạn theo như
thẩm quyền theo lãnh thổ, theo sự lựa chọn của nguyên đơn thì cần chú ý:
1. Thẩm quyền theo vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài:
a) Thẩm quyền chung:
- Bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ sở chính tại Việt Nam
hoặc bị đơn có cơ quan quản lý, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam;
- Bị đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn,
sinh sống lâu dài tại Việt Nam hoặc có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;
- Nguyên đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú,
làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam đối với vụ việc dân sự về yêu cầu đòi
tiền cấp dưỡng, xác định cha mẹ;
- Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi,
chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật Việt Nam hoặc xảy ra trên lãnh thổ Việt
Nam, nhưng có ít nhất một trong các đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức
nước ngoài;
- Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi,
chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc xảy ra ởở nước ngoài,
nhưng các đương sự đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam và nguyên
đơn hoặc bị đơn cư trú tại Việt Nam;
- Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mà việc thực hiện toàn bộ hoặc
một phần hợp đồng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;
- Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam.
b) Thẩm quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam
- Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm
quyền giải quyết riêng biệt của Toà án Việt Nam:
+ Vụ án dân sự có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản
có trên lãnh thổ Việt Nam;
+ Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển mà người vận chuyển
có trụ sở chính hoặc chi nhánh tại Việt Nam;
+ Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc
người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống ở Việt
Nam.
- Những việc dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền
giải quyết riêng biệt của Toà án Việt Nam:
+ Xác định một sự kiện pháp lý, nếu sự kiện đó xảy ra trên lãnh thổ
Việt Nam;
+ Tuyên bố công dân nước ngoài, người không quốc tịch bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự nếu họ cư trú, làm ăn,
6
sinh sống ở Việt Nam và việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập
quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam;
+ Tuyên bố công dân nước ngoài, người không quốc tịch mất tích, đã
chết nếu họ có mặt ở Việt Nam tại thời điểm có sự kiện xảy ra mà sự kiện đó
là căn cứ để tuyên bố một người mất tích, đã chết và việc tuyên bố đó có liên
quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam;
+ Yêu cầu Toà án Việt Nam tuyên bố công dân Việt Nam mất tích, đã
chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của
họ trên lãnh thổ Việt Nam;
+ Công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ hoặc công
nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với bất động sản vô chủ trên
lãnh thổ Việt Nam.
2. Thẩm quyền theo cấp Tòa án:
Hiện nay theo hướng mở rộng thẩm quyền giải quyết các loại vụ việc
cho Tòa án nhân dân cấp huyện, cho nên các vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngoài thẩm quyền của tòa án theo cấp được xác định như sau:
a) Vụ án có yếu tố nước ngoài mà có 1 hoặc 1 số đương sự đang ở
nước ngoài thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh.
b) Những vụ án có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của cấp
huyện:
- Tất cả các đương sự tại thời điểm thụ lý giải quyết đều đang cư trú,
học tập, sinh sống, học tập, làm việc tại Việt Nam
- Đối với yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn,
các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha, mẹ và con, về nhận
cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu
vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên
giới với Việt Nam,
- Những vụ việc mà Tòa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý đúng thẩm
quyền (không có yếu tố nước ngoài) nhưng quá trình giải quyết đương sự đã
thay đổi nơi cư trú, thay đổi quốc tịch, hoặc có tình tiết mới là cho vụ việc có
yếu tố nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết.
III. THU THẬP CHỨNG CỨ ĐỐI VỚI VỤ ÁN CÓ YẾU TỐ NƯỚC
NGOÀI
1. Quyền và nghĩa vụ của đương sự trong việc cung cấp chứng
cứ và chứng minh:
Trong vụ việc dân sự, đương sự có quyền và có nghĩa vụ cung cấp các
tài liệu chứng cứ để chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ. Nếu đương
sự không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải
chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy
đủ đó.
7
- Nguyên đơn, người có yêu cầu phản tố, hoặc yêu cầu độc lập yêu
cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra tài liệu
chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp. Nếu
đương không cung cấp được đầy đủ những tài liệu chứng cứ để chứng minh
yêu cầu của mình là có căn cứ thì sẽ bị Tòa án không chấp nhận yêu cầu.
- Người phản đối yêu cầu của người khác thì phải đưa ra tài liệu chứng
cứ để chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ nếu không thì sẽ không được
Tòa án chấp nhận.
2. Trách nhiệm Tòa án trong việc thu thập chứng cứ
Tuy nghĩa vụ thu thập, giao nộp tài liệu chứng cứ và chứng minh là của
đương sự. Nhưng Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc dân sự
không hoàn toàn thụ động, đương sự giao nộp chứng cứ như thế nào thì xét
xử như thế đó. Bộ luật tố tụng dân sự quy định:
a) Trong trường hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc
dân sự chưa đủ cơ sở để giải quyết thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao
nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ. Nếu Tòa án đã yêu cầu đương sự cung cấp
tài liệu chứng cứ, nhưng đương sự không cung cấp được đầy đủ chứng cứ
thì phải chịu trách nhiệm về việc không cung cấp đủ tài liệu chứng cứ. Những
tình tiết nào đương sự trình bày, nhưng không được các đương sự khác thừa
nhận mà không có tài liệu chứng cứ để chứng minh thì sẽ không được chấp
nhận.
b) Trong trường hợp xét thấy cần thiết:
- Lấy lời khai của đương sự,
Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa
có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Đương sự phải tự
viết bản khai và ký tên của mình. Trong trường hợp đương sự không thể tự
viết được thì Thẩm phán lấy lời khai của đương sự. Việc lấy lời khai của
đương sự chỉ tập trung vào những tình tiết mà đương sự khai chưa đầy đủ,
rõ ràng.
- Xem xét, thẩm định tại chỗ:
Việc xem xét, thẩm định tại chỗ phải do Thẩm phán tiến hành với sự có
mặt của đại diện Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối
tượng cần xem xét, thẩm định và phải báo trước việc xem xét, thẩm định tại
chỗ để đương sự biết và chứng kiến việc xem xét, thẩm định đó.
c) Trong các trường hợp đương sự có yêu cầu hoặc xét thấy cần thiết
Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập
tài liệu, chứng cứ:
- Lấy lời khai người làm chứng;
- Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa các đương sự với người
làm chứng;
8
- Định giá tài sản khi đương sự yêu cầu hoặc trong trường hợp các
đương sự thỏa thuận hay tổ chức thẩm định giá định giá thấp nhằm trốn tránh
nghĩa vụ.
Giá thấp là giá của tài sản đang tranh chấp mà các đương sự thỏa
thuận hoặc thẩm định giá đưa ra giá thấp hơn mức giá mà tại địa phương căn
cứ để tính thuế khi có phát sinh giao dịch.
- Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;
- Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe
được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân
sự.
d) Khi có yêu cầu của đương sự thì thẩm phán ra quyết định: Trưng
cầu giám định.
3. Tài liệu chứng cứ ở nước ngoài
Các tài liệu ở nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường
hợp pháp luật Việt Nam quy định miễn hợp pháp hóa lãnh sự và giao nộp thu
thập theo đúng thủ tục tố tụng thì mới trở thành chứng cứ của vụ việc dân sự.
a) Khái niệm hợp pháp hóa lãnh sự:
Theo khoàn 2 điều 2 Nghị định 111/2011/NĐ-CP quy định:
“Hợp pháp hóa lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài
để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.”
Hợp pháp hóa lãnh sự là một thủ tục hành chính với chức năng xác
nhận giá trị của một văn bản công nước ngoài, kiểm tra tính xác thực của chữ
ký trên văn bản và tư cách của người ký văn bản đó.
Hợp pháp hóa lãnh sự chỉ là chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh
trên giấy tờ, tài liệu, không bao hàm chứng nhận về nội dung và hình thức
của giấy tờ, tài liệu.
Khi các công dân của một nước muốn một văn bản công được cấp bởi
các nhà chức trách của nước đó có hiệu lực tại một nước khác, hoặc ngược
lại, một văn bản được cấp bởi các nhà chức trách của nước khác, phải được
hợp pháp hóa lạnh sự của cơ quan ngoại giao.
b) Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa
lãnh sự của Việt Nam
- Bộ Ngoại giao có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa
lãnh sự ở trong nước.
Bộ Ngoại giao có thể ủy quyền cho cơ quan ngoại vụ các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp
pháp hóa lãnh sự.
9
- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác
được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài
(sau đây gọi là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp
pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài.
c) Các giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp
hóa lãnh sự
- Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh
sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành
viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
- Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại
giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền
của nước ngoài.
- Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh
sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước
ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự phù
hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.
IV. ỦY THÁC TƯ PHÁP VÀ TỐNG ĐẠT CÁC VĂN BẢN TỐ TỤNG Ở
NƯỚC NGOÀI
Ủy thác tư pháp là việc trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, Toà
án ra quyết định yêu cầu Toà án khác hoặc cơ quan có thẩm quyền khác lấy
lời khai của đương sự, của người làm chứng, thẩm định tại chỗ, định giá tài
sản hoặc các biện pháp khác để thu thập chứng cứ, xác minh các tình tiết
của vụ việc dân sự.
Theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam,trong trường hợp
việc thu thập chứng cứ phải tiến hành ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì Toà án
làm thủ tục uỷ thác thông qua cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc các
cơ quan tiến hành tố tụng dân sự của nước ngoài mà nước đó và Việt Nam
đã ký kết hiệp định tương trợ tư pháp hoặc cùng Việt Nam gia nhập điều ước
quốc tế có quy định về vấn đề này.
1. Phạm vi thực hiện ủy thác tư pháp và tống đạt các văn bản tố
tụng ở nước ngoài:
Theo pháp luật tương trợ tư pháp hiện nay thì Phạm vi thực hiện ủy
thác tư pháp và tống đạt các văn bản tố tụng ở nước ngoài bao gồm:
a) Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về
dân sự;
b) Triệu tập người làm chứng, người giám định;
c) Thu thập, cung cấp chứng cứ;
d) Các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về dân sự.
10
2. Thẩm quyền yêu cầu thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự
a) Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: các Tòa
phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền yêu cầu thực hiện tương
trợ tư pháp về dân sự.
b) Trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, nếu phát sinh yêu cầu
tương trợ tư pháp về dân sự thì Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh lập hồ sơ ủy thác tư pháp gửi tới Tòa án nhân dân cấp tỉnh để
thực hiện theo thủ tục chung.
3. Hồ sơ ủy thác yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự
Trường hợp cần ủy thác tư pháp để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền
nước ngoài thực hiện việc tương trơ tư pháp thì tiến hành lập hồ sơ như sau:
a) Hồ sơ ủy thác yêu cầu nước ngoài thực hiện tương trợ tư pháp về
dân sự phải có các văn bản cụ thể như sau:
- Văn bản yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự: là văn bản của
Tòa án yêu cầu ủy thác tư pháp đề nghị Bộ tư pháp chuyển hồ sơ đến cơ
quan có thẩm quyền thực hiện việc ủy thá tư pháp và gửi trả kết quả.
- Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự: là văn bản yêu cầu cơ quan có
thẩm quyền nước ngoài thực hiện những nôi dung ủy thác tư pháp.
- Giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước
được yêu cầu ủy thác:
- Các giấy tờ, tài liệu khác phục vụ cho việc thực hiện ủy thác tư pháp
(Ví dụ: Thông báo về việc thụ lý vụ án; Quyết định ủy thác thu thập chứng cứ;
giấy triệu tập đương sự, Bản án, Quyết định của Tòa án …),
b) Cách thức lập hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự
Hồ sơ ủy thác tư pháp được lập như sau:
- Hồ sơ ủy thác tư pháp phải do Chánh án hoặc Phó Chánh án được
Chánh án ủy nhiệm ký: Văn bản yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự
Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự, Giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan
có thẩm quyền của nước được yêu cầu ủy thác . Hồ sơ được lập thành ba bộ
và gửi tới Bộ Tư pháp.
- Văn bản yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự do Tòa án lập
phải là bản chính và các văn bản, giấy tờ, tài liệu khác phục vụ cho việc thực
hiện ủy thác tư pháp là bản chính hoặc bản sao. Bản sao và bản dịch của các
văn bản, giấy tờ, tài liệu này phải được chứng thực hợp lệ theo quy định của
pháp luật về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng
thực chữ ký.
- Trường hợp vụ việc cần ủy thác tư pháp cho nhiều đương sự có nội
dung ủy thác khác nhau hoặc có địa chỉ khác nhau hoặc khác quốc tịch thì
Tòa án phải lập riêng hồ sơ ủy thác tư pháp cho từng đương sự.
11
- Trường hợp yêu cầu tương trợ tư pháp đối với đương sự là người
vừa có quốc tịch Việt Nam vừa có quốc tịch nước ngoài thì Tòa án lập hồ sơ
ủy thác như trường hợp thực hiện ủy thác tư pháp cho công dân Việt Nam ở
nước ngoài khi Tòa án xác định quốc tịch hữu hiệu của đương sự là quốc tịch
Việt Nam và nếu không trái với pháp luật nước ngoài hoặc nước ngoài không
phản đối.
Ngôn ngữ của hồ sơ ủy thác tư pháp được thực hiện như sau:
+ Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài đã có điều ước quốc tế về
tương trợ tư pháp thì ngôn ngữ của hồ sơ ủy thác tư pháp là ngôn ngữ được
quy định trong điều ước quốc tế đó.
+ Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế
về tương trợ tư pháp thì hồ sơ ủy thác tư pháp phải kèm theo bản dịch ra
ngôn ngữ của nước được yêu cầu tương trợ tư pháp hoặc dịch ra một ngôn
ngữ khác mà nước được yêu cầu chấp nhận.
+ Trường hợp Tòa án lập hồ sơ không xác định được ngôn ngữ tương
trợ tư pháp mà nước được yêu cầu tương trợ tư pháp chấp nhuận, thì Tòa án
gửi văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao xác định. Trong thời hạn năm ngày làm
việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm trả lời
bằng văn bản.
4. Việc tống đạt các văn bản tố tụng, ủy thác tư pháp cơ quan Đại
diện của Việt nam ở nước ngoài thực hiện đối với công dân Việt nam ở
nước ngoài
Yêu cầu cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiến hành thực hiện
những việc như: tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu, lấy lời khai, triệu tập người
làm chứng, người giám định, cung cấp, thu thập chứng cứ và các trường hợp
tương trợ tư pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam cho đương sự
là công dân Việt nam ở nước ngoài, được theo thủ tục Bộ luật Tố tụng dân
sự, các quy định khác của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam
là thành viên và không trái với pháp luật của nước sở tại. cụ thể như sau:
a) Hồ sơ tống đạt văn bản tố tụng và ủy thác tư pháp thực hiện tương
tự như ủy thác tư pháp cho cơ quan nước ngoài, riêng ngôn ngữ là tiếng Việt.
Trong trường hợp này, hồ sơ ủy thác tư pháp không phải hợp pháp hóa lãnh
sự.
b) Thủ tục tống đạt:
- Trường hợp người được tống đạt đã nhận văn bản ủy thác hoặc
người được tống đạt vắng mặt tại địa chỉ nhưng có người thân thích có đủ
năng lực hành vi dân sự ký nhận thay và cam kết giao tận tay cho người đó
thì cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài lập biên bản về việc đã thực hiện
việc tống đạt. Trường hợp người được tống đạt đã chuyển đến địa chỉ mới
khác với địa chỉ đã yêu cầu ủy thác tư pháp thì cơ quan đại diện Việt Nam ở
nước ngoài cần tống đạt đến địa chỉ mới.
12
- Trường hợp tên, địa chỉ hoặc thông tin cá nhân của người được tống
đạt không đúng, hoặc đã chuyển đến địa chỉ mới nhưng không rõ địa chỉ mới,
hoặc vắng mặt tại địa chỉ mà không rõ thời điểm trở về thì cơ quan đại diện
Việt Nam ở nước ngoài lập biên bản về việc không thực hiện được việc tống
đạt và nêu rõ lý do.
- Trường hợp người được tống đạt từ chối nhận hồ sơ ủy thác thì
người thực hiện việc tống đạt phải lập biên bản về việc từ chối nhận hồ sơ
trong đó nêu rõ lý do của việc từ chối, có chữ ký của người tống đạt, chữ ký
của người được tống đạt, trong trường hợp người đó không ký vào biên bản
thì cần có chữ ký của người làm chứng về việc người đó từ chối nhận văn
bản.
- Trường hợp đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà vẫn không thể
thực hiện được việc tống đạt, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiến
hành niêm yết công khai tại trụ sở của mình. Sau thời hạn ba mươi ngày kể
từ ngày niêm yết, nếu người được tống đạt không đến nhận hồ sơ ủy thác thì
cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài lập biên bản về việc đã thực hiện
thủ tục niêm yết công khai và kết quả của việc niêm yết.
5. Xử lý kết quả ủy thác tư pháp và tống đạt các văn bản tố tụng
tại Tòa án
a) Xử lý kết quả tống đạt văn bản tố tụng, ủy thác tư pháp cho công
dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài:
- Trường hợp Tòa án nhận được văn bản thông báo kết quả thực hiện
ủy thác tư pháp của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cho biết tên,
địa chỉ hoặc thông tin cá nhân của người được tống đạt không đúng, hoặc đã
chuyển đến địa chỉ mới nhưng không rõ địa chỉ mới, hoặc vắng mặt tại địa chỉ
mà không rõ thời điểm trở về nên không thực hiện được việc tống đạt thì Tòa
án thu thập tài liệu để xác định chính xác nơi cư trú ở nước ngoài của người
cần tống đạt.
+ Nếu xác định được nơi cư trú của người cần tống đạt thì tiếp tục tiến
hành ủy thác tư pháp.
+ Nếu không xác định được địa chỉ của đương sự nước ngoài, thì Tòa
án căn cứ quy định của BLTTDS giải quyết.
- Trường hợp Tòa án nhận được văn bản thông báo kết quả thực hiện
ủy thác tư pháp đạt kết quả thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ việc theo quy
định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
b) Xử lý kết quả ủy thác tư pháp cho người nước ngoài đang cư trú ở
nước ngoài:
- Trường hợp Tòa án nhận được kết quả thực hiện ủy thác của cơ
quan có thẩm quyền của nước ngoài thông báo việc tên, địa chỉ, thông tin cá
nhân của người cần tống đạt không đúng hoặc người cần tống đạt đã chuyển
đến địa chỉ mới nhưng không rõ địa chỉ mới hoặc người cần tống đạt vắng
13
mặt tại địa chỉ mà không rõ thời điểm trở về, thì Tòa án thu thập tài liệu cứng
cứ:
+ Nếu xác định được địa chỉ thì tiếp tục tiến hành ủy thác tư pháp lần
thứ hai
+ Nếu việc thực hiện ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của
nước ngoài vẫn không có kết quả mặc dù Tòa án đã tiến hành mọi biện pháp
để xác minh địa chỉ, tên và thông tin cá nhân của đương sự ở nước ngoài
nhưng vẫn không xác định được thông tin chính xác thì Tòa án tiếp tục giải
quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
- Trường hợp Tòa án nhận được kết quả thực hiện ủy thác của cơ
quan có thẩm quyền của nước ngoài thông báo về việc người được tống đạt
đã nhận được văn bản ủy thác tư pháp hoặc người được tống đạt từ chối
nhận, thực hiện yêu cầu ủy thác tư pháp thì Tòa án tiến hành giải quyết vụ
việc theo thủ tục chung.
- Trường hợp vụ việc dân sự không thể thực hiện được việc ủy thác tư
pháp do Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế hoặc không áp
dụng được nguyên tắc có đi có lại, thì Tòa án đã thụ lý vụ việc tiến hành thủ
tục niêm yết công khai hồ sơ ủy thác tư pháp tại trụ sở Tòa án, Ủy ban nhân
dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của đương sự được ủy thác
tư pháp (nếu có) trong thời hạn sáu tháng và đăng trên báo hàng ngày của
trung ương trong ba số liên tiếp và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài
truyền hình của trung ương (kênh sóng dành cho người nước ngoài) ba lần
trong ba ngày liên tiếp. Nếu hết thời hạn này mà không có tin tức của đương
sự ở nước ngoài thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục
chung.
c) Trường hợp Tòa án ủy thác tư pháp để tống đạt bản án, quyết định
của Tòa án cấp sơ thẩm cho đương sự đang cư trú ở nước ngoài mà trong
thời hạn ba tháng kể từ ngày tống đạt bản án, quyết định cho người cần tống
đạt hoặc thời hạn sáu tháng kể từ ngày niêm yết bản án, quyết định tại cơ
quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc kể từ ngày gửi hồ sơ ủy thác tư
pháp cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện ủy thác tư pháp
mà Tòa án không nhận được kháng cáo của đương sự ở nước ngoài, và
trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị không có người khác kháng cáo. Viện
kiểm sát không kháng nghị, thì bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có
hiệu lực pháp luật và Tòa án không phải tiếp tục tiến hành ủy thác tư pháp.
d) Sau sáu tháng kể từ ngày Bộ Tư pháp gửi hồ sơ ủy thác tư pháp
hợp lệ lần thứ hai cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc Bộ
Ngoại giao mà không nhận được thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp
thì Tòa án yêu cầu ủy thác tư pháp sẽ căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ
đã thu nhập được để giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật mà không
phải tiếp tục yêu cầu ủy thác tư pháp.
đ) Trường hợp nhận được thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp
thì Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ việc nếu xét thấy tài
14
liệu, chứng cứ đã đúng vào đủ theo nội dung yêu cầu; trường hợp tài liệu,
chứng cứ chưa đúng hoặc chưa đủ theo nội dung đã yêu cầu thì Tòa án tiếp
tục ủy thác tư pháp theo thủ tục chung.
V. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NHÀ ĐẤT CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài
a) Quyền sở hữu nhà của người Việt Nam định cư ở nước ngoài:
Từ khi nhà nước ta thực hiện đường lối đổi mới, mở rộng hợp tác quốc
tế thì điểu kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở
tại Việt nam ngày càng mở rộng.
- Theo luật nhà ở năm 2005 sửa đổi năm 2009 thì người Việt Nam định
cư ở nước ngoài có quyền sở hữu nhà như sau:
+ Có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình
sinh sống tại Việt Nam khi có đủ 2 điều kiện:
Thứ nhất là Người có quốc tịch Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam
thuộc diện: người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư;
người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có
kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm
việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở
trong nước.
Thứ hai: được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú
tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì:
+ Đối với người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng: người về
đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng
góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà
cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu được cơ quan có thẩm quyền của
Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba
tháng trở lên thì Có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung
cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại
Việt Nam.”
- Theo Luật nhà ở năm 2014 thì người Việt nam định cư ở nước ngoài
nếu được phép nhập cảnh vào Việt nam thì có quyền sở hữu nhà như công
dân Việt nam đang sống ở trong nước.
Tuy nhiên, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài được công
nhận quyền sở hữu nhà phải thông qua một trong những hình thức sau đây:
+ Mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh
doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động
sản);
+ Mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình,
cá nhân;
15
+ Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây
dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở
theo quy định của pháp luật;
b) Quyền sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
- Theo pháp luật hiện nay thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài có
được quyền sử dụng đất thông qua một trong những hình thức sau đây:
+ Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để người Việt Nam định
cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán
kết hợp cho thuê;
+ Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thu tiền thuê
đất một lần cho cả thời gian thuê để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất sản xuất, kinh doanh
phi nông nghiệp; đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh;
đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê;
+ Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp,
cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà
ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển
quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế,
nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận
quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở;
- Quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
đối với sử dụng đất
Nói chung người Việt Na định cư ở nước ngoài, khi sử dụng đất thì
phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ quy định chung tại điểu 166 và điều
170 của luật đất đai như những người sử dụng đất khác. Riêng đối với việc
giao dịch về quyền sử dụng đất, giao dịch tài sản liên quan đến quyền sử
dụng đất thì có các quyền cụ thể như sau:
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhà nước giao đất có
thu tiền sử dụng dất; nhà nước cho thuê đất thu tiền 1 lần suốt thời gian
thuê; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc thuê đất, thuê lại đất trả
tiền một lần cho cả thời gian thuê, thuê lại trong khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì có quyền: chuyển
nhượng, cho thuê, tặng cho, thế chấp, góp vốn là quyền sử dụng đất và tài
sản gắn liền với đất.
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhà nước cho thuê đất
trả tiền thuê đấthàng năm; thuê đất, thuê lại đất trong khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế trả tiền thuê đất,
thuê lại đất hàng năm thì có quyền: thế chấp, bán, góp vốn tài sản trên đất,
cho thuê lại quyền sử dụng đất với hình thức trả tiền hằng năm.
16
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền
sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà
ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
*Được chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi
nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở; tặng cho nhà ở gắn
liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà
tình nghĩa. Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện
được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của
nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở;
*Thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng
được phép hoạt động tại Việt Nam;
*Cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở trong thời gian không sử dụng.
c) Quyền về thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất:
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hưởng quyền nhận thừa
kế đất với di sản là nhà và đất theo pháp luật thừa kế. Tuy nhiên người đó có
được quyền sở hữu nhà hoặc quyền sử dụng đất hay không thì phải căn cứ
vào luật nhà ở và luật đất đai để xác định như sau:
- Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người
Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn
liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì người nhận thừa kế không
được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho
quyền sử dụng đất thừa kế cho người có quyền được cấp giấy.
- Trường hợp trong số những người nhận thừa kế có người Việt Nam
định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với
quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam còn những người khác thuộc diện được
nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai mà
chưa phân chia thừa kế quyền sử dụng đất cho từng người nhận thừa kế thì
những người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo
quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập
nhật vào sổ địa chính.
Khi giải quyết xong việc phân chia thừa kế:
+ Đối với người thuộc đối tượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì cơ quan
nhà nước có thẩm quyền sẽ xét cấp cho họ Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
+ Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng
được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì phần thừa
17
kế mà người đó hưởng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử
dụng đất cho người có quyền được sở hữu nhà, quyền sử dụng đất.
Người nhận thừa kế trong các trường hợp không thuộc đối tượng được
mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì được ủy quyền
bằng văn bản cho người khác trông nom hoặc tạm sử dụng đất và thực hiện
nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp
luật có liên quan.
2. Quyền sử dụng đất đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là những doanh nghiệp 100%
vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà
nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của
pháp luật về đầu tư.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện quyền sử dụng đất
như sau:
a) Được quyền sử dụng đất:
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền sử dụng đất trong
những trường hợp sau đây:
- Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để
bán kết hợp cho thuê;
- Nhà nước cho thuê đất, thu tiền thuê hàng năm hoặc thu tiền thuê đất
một lần để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất thực hiện dự
án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;
đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất xây dựng công trình công cộng
có mục đích kinh doanh; đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê;
- Nhận quyền sử dụng đất do góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
b) Quyền của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với đất:
Ngoài quyền và nghĩa vụ chung, trong giao dịch về đất đai doanh
nghiệp có những quyền như sau:
- Doanh nghiệp liên doanh giữa tổ chức nước ngoài, cá nhân nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài với tổ chức kinh tế mà tổ chức
kinh tế góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong trường hợp: Đất của tổ chức
kinh tế góp vốn do được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất
trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà tiền sử dụng đất, tiền thuê
đất đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc đất của tổ chức
kinh tế góp vốn do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền đã trả
cho việc nhận chuyển nhượng không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
thì doanh nghiệp liên doanh có quyền: chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho,
góp vốn là quyền sử dụng đất.
18
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê
đất thu tiền thuê đất hàng năm có các quyền và nghĩa vụ sau đây: thế chấp,
góp vốn, bán tài sản gắn liền với đất thuê; cho thuê nhà ở trong trường hợp
được phép đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước Việt Nam
cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước Việt Nam giao đất có thu tiền sử
dụng đất để thực hiện dự án: chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp quyền sử
dụng đất; góp vón bằng quyền sử dụng đất.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sử dụng đất được hình
thành do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam thì
có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hình thành do
nhận chuyển nhượng cổ phần là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà nhà đầu tư nước ngoài
chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp thì
doanh nghiệp có các quyền đối với đất như doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài như nói ở trên;
+ Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hình thành do
nhận chuyển nhượng cổ phần là doanh nghiệp mà bên Việt Nam chiếm tỷ lệ
cổ phần chi phối theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp thì doanh
nghiệp có quyền đối với đất như doanh nghiệp trong nước.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện
các dự án đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trả tiền
thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn, giảm tiền sử dụng
đất, tiền thuê đất thì có quyền:
+ Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án
xây dựng kinh doanh nhà ở mà được miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất, tiền
thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai như
trường hợp không được miễn hoặc không được giảm tiền sử dụng đất, tiền
thuê đất;
+ Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự
án đầu tư vì mục đích lợi nhuận nhưng không thực hiện dự án kinh doanh
nhà ở.
*Nếu được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa
vụ theo quy định của pháp luật về đất đai như trường hợp không được miễn
hoặc không được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với loại đất có mục
đích sử dụng tương ứng;
*Nếu được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa
vụ theo quy định của pháp luật về đất đai như trường hợp Nhà nước cho thuê
đất trả tiền thuê đất hàng năm đối với loại đất có mục đích sử dụng tương
ứng.
19
3. Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà, chuyển nhượng
quyền sử dụng đất, đòi tài sản có đương sự là người Việt Nam định cư
ở nước ngoài
Trong trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài khởi kiện yêu
cầu trả lại nhà hoặc quyền sử dụng đất vì cho rằng đã nhờ người trong nước
mua nhà, chuyển quyền sử dụng đất thì Tòa án giải quyết như sau:
a) Nói chung do chính sách về nhà ở của những năm trước đây chưa
cho phép người Việt nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà và quyền
sử dụng đất nên có nhiều người Việt nam định cư ở nước ngoài mua nhà,
chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở Việt nam nhưng nhờ người thân đang
sinh sống cư trú ở trong nước đứng tên trên các giấy tờ về quyền sở hữu nhà
hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng quyền sử dụng đất. Cho nên nếu xét
về mặt pháp lý, về hồ sơ mua bán nhà, chuyển nhượng đất thì người Việt
Nam định cư ở nước ngoài không phải là chủ sở hữu nhà, không phải là
người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy trong trường
hợp tranh chấp về quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất giữa người Việt
Nam định cư ở nước ngoài với người trong nước rất khó xác định thật sự ai
là người mua nhà, ai là người chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Để có cơ sở đánh giá, chứng minh việc nầy, cần thu thập chứng cứ để
làm rỏ hai vấn đề sau đây:
- Ai là người trực tiếp thương lượng, thỏa thuận với người chủ nhà,
người sử dụng đất củ để mua nhà, chuyển quyền sử dụng đất?
- Ai là người thanh toán tiền, phương thức thanh toán, nguồn tiền để
chi trả ở đâu; người nước ngoài nếu cho rằng đả chuyển tiền về Việt nam để
thanh toán tiền mua nhà, quyển quyền sử dụng đất thì chuyển tiền cách nào?
Ai là người giao tiền, ai là người nhận tiền...?
b) Trường hợp đã đủ cơ sở để kết luận nhà, đất là do người Việt Nam
định cư ở nước ngoài mua, chuyển nhượng thì giải quyết như sau:
- Nếu theo quy định của pháp luật tại thời điểm xét xử người Việt Nam
định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà hoặc được quyền sử dụng đất
đối với nhà đất đang tranh chấp thì Tòa án công nhận nhà đất đang tranh
chấp thuộc quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cho họ và tính công sức
cho người đã thay mặt họ lập hồ sơ mua bán, chuyển nhượng và đứng tên
trên giấy tờ nói trên.
Công sức thông thường = ½ chênh lệc giá
- Nếu theo quy định của pháp luật tại thời điểm xét xử người Việt Nam
định cư ở nước ngoài không được quyền sở hữu nhà hoặc được quyền sử
dụng đất đối với nhà đất đang tranh chấp thì Tòa án tuyên trả lại số tiền hoặc
tài sản khác của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã, dùng để mua nhà
hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đồng thời buộc người được Tòa
công nhận sở hữu nhà, quyền sử dụng đất thanh toán họ ½ số tiền chênh
20
lệch giá (½ chênh lệch giá = giá tại thởi điểm xét xử - giá đã mua hoặc
chuyển nhượng).
21
Bài 2:
KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN KINH DOANH, THƯƠNG MẠI CÓ YẾU TỐ
NƯỚC NGOÀI
- Ths. Nguyễn Văn Tiến
Phó Chánh Tòa Tòa Kinh tế TAND tối cao
- Ths. Trần Phụng Vương
Thẩm tra viên Tòa Kinh tế TAND tối cao
- Ths. Nguyễn Quốc Tuấn
Thẩm tra viên Tòa Kinh tế TAND tối cao
Vụ án kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài là các tranh chấp
kinh doanh, thương mại mà ít nhất có một trong các đương sự là người nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc các quan hệ kinh doanh,
thương mại giữa các đương sự là công dân, cơ quan tổ chức Việt Nam
nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước
ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở
nước ngoài, hoặc cần phải ủy thác cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài.
Theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại
Điều 7 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 hướng
dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung”
của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự hướng dẫn quy định tại khoản 3
Điều 33 BLTTDS (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP) thì:
- Đương sự ở nước ngoài bao gồm: Đương sự là người nước ngoài
không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có
mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự; Đương sự là
người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài có mặt hoặc
không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;
Đương sự là người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt
Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc
dân sự; Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở
Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ
việc dân sự; Cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước
ngoài hay cơ quan, tổ chức Việt Nam mà không có trụ sở, chi nhánh, văn
phòng đại diện tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.
22
- Tài sản ở nước ngoài là tài sản được xác định theo quy định của Bộ
luật dân sự năm 2005 ở ngoài biên giới lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam tại thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.
- Cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của
nước ngoài là trường hợp trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự cần phải
tiến hành một hoặc một số hoạt động tố tụng dân sự ở nước ngoài mà Tòa
án Việt Nam không thể thực hiện được, cần phải yêu cầu cơ quan đại diện
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện hoặc đề
nghị Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện theo quy định
của Luật tương trợ tư pháp Việt Nam; điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
Do đó, khi giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại có yếu tố nước
ngoài, Thẩm phán cần nắm vững các kỹ năng chung khi giải quyết các vụ án
dân sự (theo nghĩa rộng) và các kỹ năng mang tính đặc thù như kỹ năng xác
định và phân biệt thẩm quyền của Tòa án và Trọng tài thương mại; kỹ năng
về ủy thác tư pháp, và kỹ năng về lựa chọn luật áp dụng để giải quyết các vụ
án kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài. Nội dung bài này chủ yếu
nêu các kỹ năng mang tính đặc thù khi giải quyết vụ án kinh doanh, thương
mại có yếu tố nước ngoài.
1. Kỹ năng xác định và phân biệt thẩm quyền của Tòa án và Trọng
tài thương mại
1.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại có
yếu tố nước ngoài của Tòa án Việt Nam
1.1.1. Theo quy định tại Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa
đổi bổ sung năm 2011, sau đây viết tắt là BLTTDS); điểm b khoản 1 Điều 2;
Điều 6 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định
trong Phần thứ nhất "Những quy định chung" của BLTTDS thì Tòa án có
thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về kinh doanh, thương mại sau đây:
i. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa
cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau, giữa một hoặc các bên
không có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận (mong
muốn của cá nhân tổ chức đó thu được lợi nhuận mà không phân biệt có thu
được hay không thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, thương mại đó)
bao gồm: mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý; ký
gửi; thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng; tư vấn, kỹ thuật; vận chuyển hàng
hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa; vận chuyển
hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; mua bán cổ
phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; đầu tư, tài chính, ngân hàng; bảo
hiểm; thăm dò, khai thác.
ii. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá
nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Đối với các tranh chấp
23
này thì không nhất thiết đòi hỏi cá nhân, tổ chức phải có đăng ký kinh doanh
mà chỉ đòi hỏi cá nhân, tổ chức đều có mục đích lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh, thương mại; nếu chỉ có một bên có mục đích lợi nhuận, còn bên kia
không có mục đích lợi nhuận thì tranh chấp đó là tranh chấp về dân sự.
iii. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các
thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải
thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công
ty. Nếu giữa công ty với các thành viên của công ty hoặc giữa các thành viên
của công ty có tranh chấp với nhau, nhưng tranh chấp đó không liên quan
đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách,
chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty mà chỉ liên quan đến các quan hệ
khác như quan hệ lao động, quan hệ dân sự (ví dụ: Tranh chấp về bảo hiểm
xã hội, về trợ cấp cho người lao động, về hợp đồng lao động, về hợp đồng
vay, mượn tài sản...) thì tranh chấp đó không phải là tranh chấp về kinh
doanh, thương mại, mà tùy từng trường hợp cụ thể để xác định đó là tranh
chấp về dân sự hay tranh chấp về lao động.
iv. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có
quy định.
1.1.2. Theo quy định tại khoản 1 Điều 410 BLTTDS thì Tòa án Việt
Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự nói chung (các vụ việc về
kinh doanh, thương mại nói riêng) được quy định tại các điều từ Điều 25 đến
Điều 32 BLTTDS mà các vụ việc dân sự đó có yếu tố nước ngoài, và thẩm
quyền của Tòa án các cấp, thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ, thẩm
quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn đối với các vụ việc dân
sự có yếu tố nước ngoài được áp dụng theo các quy định tại các điều từ Điều
33 đến Điều 36 BLTTDS, trừ các trường hợp chương XXXV BLTTDS có quy
định khác.
Khoản 2 Điều 410 BLTTDS quy định các trường hợp Tòa án Việt Nam
có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, cụ thể:
Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại có yếu
tố nước ngoài trong các trường hợp sau đây:
a) Bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ sở chính tại Việt Nam
hoặc bị đơn có cơ quan quản lý, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam;
b) Bị đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm
ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam hoặc có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam; …
d) Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi,
chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật Việt Nam hoặc xảy ra trên lãnh thổ Việt
Nam, nhưng có ít nhất một trong các đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức
nước ngoài;
đ) Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi,
chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc xảy ra ở nước ngoài,
24
nhưng các đương sự đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam và nguyên
đơn hoặc bị đơn cư trú tại Việt Nam;
e) Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mà việc thực hiện toàn bộ hoặc
một phần hợp đồng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;
Đối chiếu quy định tại điểm a khoản 2 Điều 410 với các Điều từ 33 đến
Điều 36 BLTTDS thì thấy: Đối với trường hợp bị đơn là tổ chức nước ngoài
không có trụ sở chính và Chi nhánh tại Việt Nam nhưng lại có cơ quan quản
lý, Văn phòng đại diện tại Việt Nam, việc xác định thẩm quyền giải quyết vụ
việc kinh doanh, thương mại loại này có thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt
Nam hay không thì đã được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 410 BLTTDS.
Tuy nhiên, Điều 410 BLTTDS mới chỉ quy định chung về thẩm quyền của Toà
án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài chứ không
quy định cụ thể thẩm quyền của Tòa án cụ thể nào của Việt Nam. Để xác
định thẩm quyền cụ thể là Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết thì khoản 1
của Điều 410 BLTTDS đã quy định là phải căn cứ vào các quy định tại
Chương III của Bộ luật tố tụng dân sự, tức là Tòa án Việt Nam có thẩm quyền
giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại được quy định tại các Điều 29
và Điều 30 BLTTDS mà các vụ việc kinh doanh, thương mại đó có yếu tố
nước ngoài, và thẩm quyền của Tòa án các cấp, thẩm quyền của Tòa án theo
lãnh thổ, thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn đối với
các vụ việc kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài được áp dụng theo
các quy định Điều 33 đến Điều 36 BLTTDS, trừ trường hợp chương XXXV
của Bộ luật tố tụng dân sự có quy định khác.
Ngoài việc quy định những trường hợp Tòa án Việt Nam có thẩm
quyền chung giải quyết các vụ việc dân sự nói chung (vụ việc về kinh doanh,
thương mại nói riêng) có yếu tố nước ngoài, Bộ luật tố tụng dân sự còn quy
định những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (trong đó có vụ việc về kinh
doanh, thương mại nói riêng) thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt
Nam.
Theo quy định tại Điều 411 BLTTDS thì: “Những vụ án dân sự có yếu
tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Toà án Việt
Nam: a) Vụ án dân sự có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản
có trên lãnh thổ Việt Nam; b) Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển
mà người vận chuyển có trụ sở chính hoặc Chi nhánh tại Việt Nam...”.
- Bên cạnh các quy định tại các Điều 410 và 411 BLTTDS, các văn bản
pháp luật chuyên ngành cũng có các quy định xác định thẩm quyền giải quyết
tranh chấp có yếu tố nước ngoài của Tòa án.
+ Theo quy định tại Điều 260 của Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005
thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp hàng hải khi có ít nhất một bên là tổ
chức, cá nhân nước ngoài:
1) Trường hợp hợp đồng có ít nhất một bên là tổ chức, cá nhân nước
ngoài thì các bên tham gia hợp đồng có thể thoả thuận đưa tranh chấp ra giải
quyết tại Trọng tài hoặc Toà án ở nước ngoài;
25
2) Trường hợp các bên liên quan đến tranh chấp hàng hải đều là tổ
chức, cá nhân nước ngoài và có thoả thuận bằng văn bản giải quyết tranh
chấp bằng Trọng tài Việt Nam thì Trọng tài Việt Nam có quyền giải quyết đối
với tranh chấp hàng hải đó, ngay cả khi nơi xảy ra tranh chấp ngoài lãnh thổ
Việt Nam. Tranh chấp hàng hải trong trường hợp này cũng có thể được giải
quyết tại Toà án Việt Nam nếu căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ
giữa các bên liên quan đến tranh chấp hàng hải theo pháp luật Việt Nam
hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở Việt Nam.
+ Theo quy định tại Điều 172 Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm
2006 thì Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ
hợp đồng vận chuyển hàng không quốc tế, đó là:
1) Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ
hợp đồng vận chuyển hàng không quốc tế hành khách, hành lý, hàng hoá
theo lựa chọn của người khởi kiện trong các trường hợp sau đây:
a- Người vận chuyển có trụ sở chính hoặc địa điểm kinh doanh chính
tại Việt Nam;
b- Người vận chuyển có địa điểm kinh doanh và giao kết hợp đồng vận
chuyển tại Việt Nam;
c- Việt Nam là địa điểm đến của hành trình vận chuyển.
2) Hợp đồng vận chuyển quốc tế quy định tại khoản 1 Điều này là hợp
đồng vận chuyển mà theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng, địa điểm
xuất phát và địa điểm đến trên lãnh thổ của hai quốc gia hoặc trên lãnh thổ
của một quốc gia nhưng có địa điểm dừng thoả thuận trên lãnh thổ của một
quốc gia khác, không kể có gián đoạn trong vận chuyển hoặc chuyển tải.
3) Đối với tranh chấp về thiệt hại xảy ra trong trường hợp hành khách
bị chết hoặc bị thương thì ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, Toà án Việt
Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong trường hợp hành khách có
nơi cư trú chính và thường xuyên tại Việt Nam vào thời điểm xảy ra tai nạn,
với điều kiện:
a- Người vận chuyển có hoạt động khai thác vận chuyển hành khách
trực tiếp bằng tàu bay của mình hoặc bằng tàu bay của người vận chuyển
khác theo hợp đồng giao kết giữa những người vận chuyển về việc liên danh
khai thác các chuyến bay vận chuyển hành khách;
b- Người vận chuyển sử dụng trụ sở của mình hoặc trụ sở của người
vận chuyển khác có hợp đồng liên danh giao kết với mình để kinh doanh vận
chuyển hành khách bằng đường hàng không tại Việt Nam.
4) Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp thực hiện theo quy định của
Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự của Việt Nam.
Và theo quy định tại Điều 185 Luật hàng không dân dụng Việt Nam
năm 2006 thì thẩm quyền xét xử của Toà án là Tòa án nơi xảy ra thiệt hại có
thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại của người thứ ba ở mặt
26
đất, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên có quy định khác.
+ Điều 12 Luật đầu tư Việt Nam năm 2005 quy định tranh chấp liên
quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương
lượng, hoà giải, Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định của pháp luật.
Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước với nhau hoặc với cơ quan
quản lý nhà nước Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt
Nam được giải quyết thông qua Trọng tài hoặc Toà án Việt Nam.
Tranh chấp mà một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài hoặc tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước ngoài
với nhau được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau
đây: Toà án Việt Nam, Trọng tài Việt Nam, Trọng tài nước ngoài, Trọng tài
quốc tế, Trọng tài do các bên tranh chấp thoả thuận thành lập.
Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan quản lý nhà nước
Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam được giải
quyết thông qua Trọng tài hoặc Toà án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác trong hợp đồng được ký giữa đại diện cơ quan nhà nước có thẩm
quyền với nhà đầu tư nước ngoài hoặc trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1.1.3. Về thẩm quyền của Tòa án các cấp
Theo quy định tại khoản 3 Điều 33 và Điều 34 BLTTDS thì các tranh
chấp kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải
quyết sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
(gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh), mà cụ thể là Tòa Kinh tế Tòa án
nhân dân cấp tỉnh. Tuy nhiên, cần lưu ý các trường hợp sau:
- Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có yếu tố nước
ngoài mà Tòa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền,
nếu trong quá trình giải quyết mới có sự thay đổi, như có đương sự hoặc tài
sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có
thẩm quyền của nước ngoài, thì theo quy định tại Điều 412 BLTTDS, Tòa án
nhân dân cấp huyện đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó.
- Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài
và đã được Tòa án nhân dân cấp tỉnh thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu
trong quá trình giải quyết có sự thay đổi không còn đương sự, tài sản ở nước
ngoài và không cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm
quyền của nước ngoài, thì theo quy định tại Điều 412 BLTTDS, Tòa án nhân
dân cấp tỉnh đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó.
Ví dụ: Vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp về hợp đồng tin dụng
giữa nguyên đơn là Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam,
27
với bị đơn là Công ty cổ phần Hợp Thành; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan là bà Nguyễn Thị Thu Hương và ông Đỗ Mạnh Tuấn.
Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam (sau đây viết tắt là Ngân
hàng) cho Công ty cổ phần Hợp Thành (sau đây viết tắt là Công ty Hợp
Thành) vay 26.100.000.000 đồng theo 4 hợp đồng tín dụng. Tài sản thế chấp
quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của ông Đỗ Mạnh Tuấn và bà
Nguyễn Thị Thu Hương. Tại khoản 5.4 Điều 5 Hợp đồng thế chấp được ký
kết ngày 15/11/2010 quy định quy định: “Giải quyết tranh chấp: Mọi bất đồng
phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng được các bên trực tiếp thương
lượng giải quyết trên tinh thần thiện chí, bình đẳng, tôn trọng quyền lợi hợp
pháp của các bên. Trong trường hợp không tự thương lượng được thì mọi
tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc có liên quan tới hợp đồng sẽ được
đưa ra giải quyết tại Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân Tỉnh, Thành phố Hải
Dương hoặc được đưa ra giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam,
theo quy tắc tố tụng trọng tài của trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. Quyết
định của Tòa án có hiệu lực bắt buộc đối với các bên theo quy định của pháp
luật. Trừ khi pháp luật có quy định khác hoặc có thỏa thuận khác bằng văn
bản, các bên sẽ tiếp tục thực hiện trách nhiệm của mình theo hợp đồng này
trong suốt quá trình các bên tiến hành bất cứ thủ tục tố tụng nào theo điều
này”.
Do Công ty Hợp Thành vi phạm nghĩa vụ trả nợ, nên ngày 20/5/2013,
Ngân hàng khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương buộc Công ty
Hợp Thành trả gốc và lãi theo các hợp đồng tín dụng; nếu không trả được thì
yêu cầu kê biên, bán đấu giá tài sản đảm bảo theo quy định. Kèm theo đơn
khởi kiện là Công văn ngày 13/5/2013 của Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ
Công an gửi Tòa án nhân dân huyện Cẩm Giàng với nội dung bà Nguyễn Thị
Thu Hương, xuất cảnh ngày 11/02/2013, hiện chưa thấy thông tin nhập cảnh.
Ngày 04/6/2013, Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương đã có Thông báo về
việc thụ lý vụ án số 02/2013/TB-TLVA tranh chấp hợp đồng tín dụng và hợp
đồng thế chấp tài sản theo đơn khởi kiện của Ngân hàng.
Ngày 20/9/2013, bà Nguyễn Thị Thu Hương là người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan có đơn khiếu nại cho rằng tranh chấp giữa nguyên đơn và
bị đơn là tranh chấp quy định tại điểm m khoản 1 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân
sự, thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện; tranh chấp
hợp đồng thế chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài, không thuộc
thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương. Đề nghị Chánh án Tòa án
nhân dân tỉnh Hải Dương căn cứ Điều 29, 33, 37 Bộ luật tố tụng dân sự và
Điều 5 Luật TTTM chuyển vụ án đến Tòa án nhân dân huyện Cẩm Giàng giải
quyết theo thẩm quyền.
Những vấn đề lưu ý:
- Tại thời điểm khởi kiện và Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương thụ lý vụ
án thì bà Nguyễn Thị Thu Hương đang ở nước ngoài, nên Tòa án nhân dân
tỉnh Hải Dương thụ lý giải quyết vụ án là đúng thẩm quyền (theo quy định tại
28
khoản 3 Điều 33 và điểm c khoản 1 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự). Sau đó,
bà Hương đã về nước thì Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương vẫn tiếp tục giải
quyết vụ án là đúng theo quy định tại Điều 412 Bộ luật tố tụng dân sự và
hướng dẫn tại điểm b khoản 5 Điều 7 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày
03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Trong hợp đồng thế chấp tài sản giữa ông Đỗ Mạnh Tuấn và bà
Nguyễn Thị Thu Hương với Ngân hàng được ký kết ngày 15/11/2010, các
bên vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, vừa có thỏa
thuận giải quyết tranh chấp bằng Tòa án mà các bên không có thỏa thuận lại
hoặc thỏa thuận mới về cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Nếu
một trong các bên đã khởi kiện tại Trọng tài mà Tòa án vẫn thụ lý vụ án là
không đúng. Tuy nhiên, do không có căn cứ xác định Trung tâm trọng tài
quốc tế Việt Nam đã thụ lý đơn khởi kiện, nên Tòa án nhân dân tỉnh Hải
Dương thụ lý giải quyết là đúng. Điều này cũng phù hợp với hướng dẫn tại
khoản 4 Điều 2 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20 tháng 3 năm 2014
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một
số quy định Luật TTTM về thẩm quyền, trình tự, thủ tục tố tụng của Tòa án
đối với hoạt động trọng tài (được nêu ở phần dưới đây).
1.2. Về phân biệt thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại
quốc tế giữa Trọng tài và Tòa án
Theo quy định tại Điều 2 và Điều 5 Luật trọng tài thương mại (được
Quốc hội thông qua ngày 17/6/2010 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/01/2011, sau đây viết tắt là Luật TTTM), thì Trọng tài thương mại có thẩm
quyền giải quyết các tranh chấp i) Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt
động thương mại; ii) Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một
bên có hoạt động thương mại; iii) 3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp
luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng
tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh
chấp.
Điều 6 Luật TTTM quy định: Trong trường hợp các bên tranh chấp đã
có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ
chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng
tài không thể thực hiện được.
* Thỏa thuận trọng tài vô hiệu đươc quy định tại Điều 6 và Điều 18 Luật
TTTM, Điều 3 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định
Luật TTTM (có hiệu lực pháp luật kể từ ngày 02/7/2014). Theo đó, Thoả
thuận trọng tài vô hiệu là thỏa thuận trọng tài thuộc một trong các trường hợp
như sau:
Thứ nhất, Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm
quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 Luật TTTM. Nghĩa là không phải là
tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại hay tranh chấp
phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại
29
hoặc tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết
bằng Trọng tài.
Thứ hai, Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật (không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc
không phải là người được ủy quyền hợp pháp hoặc là người được ủy quyền
hợp pháp nhưng vượt quá phạm vi được ủy quyền).
Về nguyên tắc thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác
lập thì thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu. Trường hợp thỏa thuận trọng tài do
người không có thẩm quyền xác lập nhưng trong quá trình xác lập, thực hiện
thỏa thuận trọng tài hoặc trong tố tụng trọng tài mà người có thẩm quyền xác
lập thỏa thuận trọng tài đã chấp nhận hoặc đã biết mà không phản đối thì
thỏa thuận trọng tài không vô hiệu.
Thứ ba, Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi
dân sự (là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc
người bị hạn chếnăng lực hành vi dân sự). Trong trường hợp này thì Tòa án
cần thu thập chứng cứ để chứng minh người xác lập thoả thuận trọng tài
không có năng lực hành vi dân sự thì phải có giấy tờ tài liệu chứng minh ngày
tháng năm sinh hoặc kết luận của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định
của Tòa án xác định, tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Thứ tư, Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định
tại Điều 16 Luật TTTM. Điều 16 luật TTTM quy định thỏa thuận trọng tài có
thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc
dưới hình thức thỏa thuận riêng. Thỏa thuận trọng tài phải được xác lập dưới
dạng văn bản và các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập
dưới dạng văn bản:
- Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram,
fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
- Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản
giữa các bên;
- Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm
quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
- Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện
thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu
tương tự khác;
- Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự
tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
Thứ năm, Đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng
tài. Theo quy định tại Điều 4 và Điều 132 Bộ luật dân sự.
Thứ sáu, Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật. Thuộc
trường hợp quy định tại Điều 128 Bộ luật dân sự.
30
* Thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được đươc quy định tại
Điều 6 và Điều 43 Luật TTTM, Điều 4 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày
20/3/2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi
hành một số quy định Luật TTTM. Theo đó, Thoả thuận trọng tài vô hiệu là
thỏa thuận trọng tài thuộc một trong các trường hợp như sau:
i. Các bên đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm
trọng tài cụ thể nhưng Trung tâm trọng tài này đã chấm dứt hoạt động mà
không có tổ chức trọng tài kế thừa, và các bên không thỏa thuận được việc
lựa chọn Trung tâm trọng tài khác để giải quyết tranh chấp.
ii. Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên
trọng tài vụ việc, nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp, vì sự kiện bất khả
kháng hoặc trở ngại khách quan mà Trọng tài viên không thể tham gia giải
quyết tranh chấp, hoặc Trung tâm trọng tài, Tòa án không thể tìm được Trọng
tài viên như các bên thỏa thuận và các bên không thỏa thuận được việc lựa
chọn Trọng tài viên khác để thay thế.
iii. Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên
trọng tài vụ việc, nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp, Trọng tài viên từ chối
việc được chỉ định hoặc Trung tâm trọng tài từ chối việc chỉ định Trọng tài
viên và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn Trọng tài viên khác để
thay thế.
iv. Các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng
tài nhưng lại thỏa thuận áp dụng Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài khác
với Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài đã thỏa thuận và điều lệ
của Trung tâm trọng tài do các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp không
cho phép áp dụng Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài khác và các bên
không thỏa thuận được về việc lựa chọn Quy tắc tố tụng trọng tài thay thế.
v. Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng có điều khoản
về thỏa thuận trọng tài được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp
hàng hoá, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn quy định tại Điều 17 Luật TTTM
nhưng khi phát sinh tranh chấp, người tiêu dùng không đồng ý lựa chọn
Trọng tài giải quyết tranh chấp.
* Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP
ngày 20/3/2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng
dẫn thi hành một số quy định Luật TTTM thì "Tranh chấp có thỏa thuận trọng
tài nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật
có quy định khác:
a) Có quyết định của Tòa án huỷ phán quyết trọng tài, hủy quyết định
của Hội đồng trọng tài về việc công nhận sự thỏa thuận của các bên;
b) Có quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài,
Trung tâm trọng tài quy định tại khoản 1 Điều 43 các điểm a, b, d và đ khoản
1 Điều 59 Luật TTTM;
31
c) Tranh chấp thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5
Điều 4 Nghị quyết này".
Điều 2 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014, cũng hướng
dẫn xử lý các trường hợp khi có yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp phát
sinh trong lĩnh vực quy định tại Điều 2 Luật TTTM, Theo đó thì Tòa án yêu
cầu một hoặc các bên cho biết tranh chấp đó các bên có thoả thuận trọng tài
hay không. Tòa án phải kiểm tra, xem xét các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi
kiện để xác định vụ tranh chấp đó có thuộc trường hợp thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án hay không. Tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý
như sau:
a) Trường hợp tranh chấp không có thoả thuận trọng tài hoặc đã có
bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định, phán
quyết có hiệu lực pháp luật của Trọng tài xác định vụ tranh chấp không có
thỏa thuận trọng tài thì Tòa án xem xét thụ lý, giải quyết theo thẩm quyền (trừ
trường hợp theo điểm c dưới đây).
b) Trường hợp tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài và thỏa thuận
trọng tài không thuộc trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì
Tòa án căn cứ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 168 BLTTDS để trả lại đơn
khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện cho người khởi
kiện.
Trường hợp sau khi thụ lý vụ án Tòa án mới phát hiện vụ tranh chấp
đã có thoả thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài không thuộc trường hợp
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Tòa án căn cứ quy định tại điểm i
khoản 1 Điều 192 BLTTDS ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án, trả lại
đơn khởi kiện và các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện cho người khởi kiện.
c) Trường hợp đã có yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp và Hội
đồng trọng tài đang giải quyết vụ tranh chấp thì dù Tòa án nhận thấy tranh
chấp không thuộc thẩm quyền của Trọng tài, không có thỏa thuận trọng tài
hoặc tuy đã có thoả thuận trọng tài nhưng thuộc trường hợp thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án mà người khởi kiện có yêu cầu Tòa án giải quyết
tranh chấp thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, trường hợp
Tòa án đã thụ lý thì ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án, trừ trường
hợp Tòa án thụ lý vụ tranh chấp trước khi có yêu cầu Trọng tài giải quyết
tranh chấp. Sau khi có quyết định, phán quyết của Hội đồng trọng tài quy định
tại các điều 43, 58, 59 và 61 Luật TTTM mà người khởi kiện có yêu cầu Tòa
án giải quyết, thì Tòa án xem xét thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.
Dưới đây xin nêu ra một ví dụ cụ thể về thỏa thuận trọng tài như sau:
Vụ việc kinh doanh, thương mại yêu cầu xem xét quyết định của Hội
đồng trọng tài về thỏa thuận trọng tài giữa bên yêu cầu Công ty Galien
Pharam (Pháp) và bên liên quan là Công ty Cổ phần Thiên Ý (sau đây viết tắt
là Công ty Thiên Ý).
32
Công ty Galien Pharam được thành lập bởi pháp luật Pháp. Ngày
04/5/2007, Công ty Galien Pharam được Sở Thương mại thành phố Hồ Chí
Minh cho phép mở Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh để xúc tiến
các hoạt động thương mại, nghiên cứu thị trường, thúc đẩy các hợp đồng
kinh tế với các nhà nhập khẩu thuốc tại thị trường Việt Nam. Đồng thời, Bộ Y
tế đã cấp phép hoạt động cho Công ty Galien Pharam về thuốc và nguyên
liệu làm thuốc tại Việt Nam.
Ngày 01/01/2008, Công ty Galien Pharam và Công ty Thiên Ý ký Hợp
đồng phần phối độc quyền thuốc số 04/HĐPPĐQ-TY/08. Trong đó, tại khoản
IV Điều 3 Hợp đồng, các bên thỏa thuận: "Trường hợp có tranh chấp mà
không giải quyết được thì sẽ được can thiệp bởi Trọng tài kinh tế thành phố
Hồ Chí Minh".
Ngày 19/11/2009, bà Nguyễn Thị Bạch Yến- Giám đốc Công ty Thiên Ý
và ông Võ Văn Phương- Giám đốc Công ty Galien Pharam (đã nghỉ hưu từ
ngày 01/3/2009) ký Biên bản làm việc, theo đó các bên thỏa thuận "Trong quá
trình thực hiện, nếu phát sinh tranh chấp, hai bên sẽ cùng nhau thương
lượng giải quyết trên tinh thần hợp tác, nếu thương lượng không thành thì
các bên có quyền yêu cầu Trung tâm Trọng tài thương mại thành phố Hồ Chí
Minh, Việt Nam giải quyết theo quy định của pháp luât".
Ngày 12/12/2009, Công ty Thiên Ý có đơn khởi kiện đối với Công ty
Galien Pharam tại Trung tâm Trọng tài thương mại thành phố Hồ Chí Minh
(gọi tắt là Trancent) yêu cầu giải quyết tranh chấp Hợp đồng phần phối độc
quyền thuốc số 04 nêu trên.
Công ty Galien Pharam không đồng ý việc Trancent thụ lý giải quyết,
nên khiếu nại và cho rằng thỏa thuận trọng tài tại khoản IV Điều 3 của Hợp
đồng không quy đinh rõ tổ chức trọng tài nào của Việt Nam có thẩm quyền
giải quyết vụ việc tranh chấp, còn ngày 19/11/2009, ông Phương ký bản thỏa
thuận trọn Trancent để giải quyết là không đúng thẩm quyền, vì ông Phương
đã nghỉ hưu từ tháng 3/2009 và ông Phương không được người có thẩm
quyền ký kết của Công ty Galien Pharam ủy quyền ký, nên thỏa thuận trọng
tài bị vô hiệu.
Ngày 25/3/2010, Hội đồng trong tài do Trancent thành lập có Quyết
định số 33/QĐ-TT quyết định: Thỏa thuận trọng tài giữa Công ty Thiên Ý và
Công ty Galien Pharam là đúng quy định nên thuộc thẩm quyền giải quyết
của Hội đồng trọng tài thuộc Trancent.
Không đồng ý với quyết định nêu trên, nên ngày 27/8/2010, Công ty
Galien Pharam khiếu nại.
Tại Quyết định giải quyết số 107/QĐ-Trancent ngày 22/12/2010 Hội
đồng trong tài thuộc Trancent quyết định: Thỏa thuận trọng tài giữa Công ty
Thiên Ý và Công ty Galien Pharam thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội đồng
trọng tài thuộcTrancent là đúng quy định pháp luật.
33
Ngày 07/01/2011, Công ty Galien Pharam có đơn yêu cầu Tòa án nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh xem xét lại quyết định nêu trên của Hội đồng
trọng tài thuộc Trancent.
Tại Quyết định giải quyết yêu cầu xem xét lại quyết định của Hội đồng
trọng tài về thỏa thuận trọng tài số 146/2011/QĐ-VDS ngày 27/01/2011, Tòa
án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định: thỏa thuận trọng tài giữa
Công ty Thiên Ý và Công ty Galien Pharam (ngày 19/11/2009) là vô hiệu. Vụ
việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân.
Sau khi có quyết định nêu trên của Tòa án, thì tại Quyết định số
24/2011/QĐ-Trancent ngày 01/3/2011, Trancent đã quyết định: đình chỉ giả
quyết vụ tranh chấp giữa Công ty Thiên Ý và Công ty Galien Pharam do vụ
việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài.
Vấn đề đặt ra ở đây là: Tranh chấp hợp đồng trên thuộc thẩm quyền
giải quyết của Trung tâm Trọng tài thương mại thành phố Hồ Chí Minh hay
Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh?
- Do các bên ký kết hợp đồng tại thời điểm Pháp lệnh trọng tài thương
mại 2003 đang có hiệu lực pháp luật, còn Luật TTTM đến ngày 01/01/2011
mới có hiệu lực pháp luật; do vậy, phải áp dụng Pháp lệnh trọng tài thương
mại 2003 để giải quyết;
- Thỏa thuận trọng tài tại khoản IV Điều 3 Hợp đồng phân phối độc
quyền ngày 01/01/2008 như sau "Trường hợp có tranh chấp mà không giải
quyết được thì sẽ được can thiệp bởi Trọng tài kinh tế thành phố Hồ Chí
Minh" là thoả thuận không quy định rõ tổ chức Trọng tài cụ thể nào của Việt
Nam có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp (Thỏa thuận trọng tài vi phạm
khoản 4 Điều 10 Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003);
- Còn thỏa thuận trọng tài ngày 19/11/2009 như trên đã nêu cũng vô
hiệu do người ký thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết; vì ông
Phương đã nghỉ hưu trước đó và ông Phương cũng không được người có
thẩm quyền ký kết ủy quyền mà vẫn ký là không đúng thẩm quyền (Thỏa
thuận trọng tài vi phạm khoản 2 Điều 10 Pháp lệnh Trọng tài thương mại
2003);
Vì vậy, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định thỏa thuận
trọng tài vô hiệu và vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án là có căn cứ, đúng
pháp luật.
Trong trường hợp này, nếu các bên không có thỏa thuân nào khác thì
căn cứ vào Điều 30 Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003, Công ty Thiên Ý có
quyền khởi kiện vụ tranh chấp ra Tòa án.
2. Kỹ năng Ủy thác tư pháp
2.1. Xác định các trường hợp Ủy thác tư pháp
Trong quá trình giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại có yếu tố
nước ngoài, cần phải tiến hành một hoặc một số hoạt động tố tụng dân sự ở
34
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)

More Related Content

What's hot

Nghị định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng th...
Nghị định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng th...Nghị định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng th...
Nghị định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng th...Học Huỳnh Bá
 
Nghị định về công chứng, chứng thực
Nghị định về công chứng, chứng thựcNghị định về công chứng, chứng thực
Nghị định về công chứng, chứng thựcHọc Huỳnh Bá
 
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH: TÌNH HUỐNG PHÂN CHIA T...
TS. BÙI QUANG XUÂN       MÔN LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH: TÌNH HUỐNG PHÂN CHIA T...TS. BÙI QUANG XUÂN       MÔN LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH: TÌNH HUỐNG PHÂN CHIA T...
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH: TÌNH HUỐNG PHÂN CHIA T...Minh Chanh
 
Luu y khi giai quyet vu viec dan su theo luat hon nhan va gia dinh 2014
Luu y khi giai quyet vu viec dan su theo luat hon nhan va gia dinh 2014Luu y khi giai quyet vu viec dan su theo luat hon nhan va gia dinh 2014
Luu y khi giai quyet vu viec dan su theo luat hon nhan va gia dinh 2014Hung Nguyen
 
LUẬT SƯ TƯ VẤN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI THỦ DẦU MỘT BÌNH DƯƠNG
LUẬT SƯ TƯ VẤN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI THỦ DẦU MỘT BÌNH DƯƠNGLUẬT SƯ TƯ VẤN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI THỦ DẦU MỘT BÌNH DƯƠNG
LUẬT SƯ TƯ VẤN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI THỦ DẦU MỘT BÌNH DƯƠNGluatsubinhduong
 
[Tố Tụng Dân Sự 2005]Tham quyen toa an (file word)
[Tố Tụng Dân Sự 2005]Tham quyen toa an (file word)[Tố Tụng Dân Sự 2005]Tham quyen toa an (file word)
[Tố Tụng Dân Sự 2005]Tham quyen toa an (file word)Le The Ham
 
17.2010.nd cp(luatdaugia)
17.2010.nd cp(luatdaugia)17.2010.nd cp(luatdaugia)
17.2010.nd cp(luatdaugia)Hotland.vn
 
Nguoi bi hai rut don yeu cau khoi to vu an
Nguoi bi hai rut don yeu cau khoi to vu anNguoi bi hai rut don yeu cau khoi to vu an
Nguoi bi hai rut don yeu cau khoi to vu anHung Nguyen
 
100 tình huống và 100 câu hỏi về quyền dân sự chính trị
100 tình huống và 100 câu hỏi về quyền dân sự chính trị100 tình huống và 100 câu hỏi về quyền dân sự chính trị
100 tình huống và 100 câu hỏi về quyền dân sự chính trịjackjohn45
 
Luật công chứng số 82
Luật công chứng số 82Luật công chứng số 82
Luật công chứng số 82Học Huỳnh Bá
 

What's hot (16)

Nghị định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng th...
Nghị định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng th...Nghị định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng th...
Nghị định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng th...
 
Nghị định về công chứng, chứng thực
Nghị định về công chứng, chứng thựcNghị định về công chứng, chứng thực
Nghị định về công chứng, chứng thực
 
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH: TÌNH HUỐNG PHÂN CHIA T...
TS. BÙI QUANG XUÂN       MÔN LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH: TÌNH HUỐNG PHÂN CHIA T...TS. BÙI QUANG XUÂN       MÔN LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH: TÌNH HUỐNG PHÂN CHIA T...
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH: TÌNH HUỐNG PHÂN CHIA T...
 
Hướng dẫn viết đơn khởi kiện trong vụ án hành chính
Hướng dẫn viết đơn khởi kiện trong vụ án hành chínhHướng dẫn viết đơn khởi kiện trong vụ án hành chính
Hướng dẫn viết đơn khởi kiện trong vụ án hành chính
 
Luu y khi giai quyet vu viec dan su theo luat hon nhan va gia dinh 2014
Luu y khi giai quyet vu viec dan su theo luat hon nhan va gia dinh 2014Luu y khi giai quyet vu viec dan su theo luat hon nhan va gia dinh 2014
Luu y khi giai quyet vu viec dan su theo luat hon nhan va gia dinh 2014
 
Hướng giải quyết khi mua phải đất bị chồng lấn?
Hướng giải quyết khi mua phải đất bị chồng lấn?Hướng giải quyết khi mua phải đất bị chồng lấn?
Hướng giải quyết khi mua phải đất bị chồng lấn?
 
LUẬT SƯ TƯ VẤN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI THỦ DẦU MỘT BÌNH DƯƠNG
LUẬT SƯ TƯ VẤN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI THỦ DẦU MỘT BÌNH DƯƠNGLUẬT SƯ TƯ VẤN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI THỦ DẦU MỘT BÌNH DƯƠNG
LUẬT SƯ TƯ VẤN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI THỦ DẦU MỘT BÌNH DƯƠNG
 
Quyền khởi kiện bên cung ứng dịch vụ làm tiết lộ thông tin doanh nghiệp
Quyền khởi kiện bên cung ứng dịch vụ làm tiết lộ thông tin doanh nghiệpQuyền khởi kiện bên cung ứng dịch vụ làm tiết lộ thông tin doanh nghiệp
Quyền khởi kiện bên cung ứng dịch vụ làm tiết lộ thông tin doanh nghiệp
 
Nghị định 107
Nghị định 107Nghị định 107
Nghị định 107
 
[Tố Tụng Dân Sự 2005]Tham quyen toa an (file word)
[Tố Tụng Dân Sự 2005]Tham quyen toa an (file word)[Tố Tụng Dân Sự 2005]Tham quyen toa an (file word)
[Tố Tụng Dân Sự 2005]Tham quyen toa an (file word)
 
Thủ Tục Ly Hôn Có Yếu Tố Nước Ngoài
Thủ Tục Ly Hôn Có Yếu Tố Nước NgoàiThủ Tục Ly Hôn Có Yếu Tố Nước Ngoài
Thủ Tục Ly Hôn Có Yếu Tố Nước Ngoài
 
17.2010.nd cp(luatdaugia)
17.2010.nd cp(luatdaugia)17.2010.nd cp(luatdaugia)
17.2010.nd cp(luatdaugia)
 
Nguoi bi hai rut don yeu cau khoi to vu an
Nguoi bi hai rut don yeu cau khoi to vu anNguoi bi hai rut don yeu cau khoi to vu an
Nguoi bi hai rut don yeu cau khoi to vu an
 
100 tình huống và 100 câu hỏi về quyền dân sự chính trị
100 tình huống và 100 câu hỏi về quyền dân sự chính trị100 tình huống và 100 câu hỏi về quyền dân sự chính trị
100 tình huống và 100 câu hỏi về quyền dân sự chính trị
 
Luật công chứng số 82
Luật công chứng số 82Luật công chứng số 82
Luật công chứng số 82
 
51.2009.nd cp
51.2009.nd cp51.2009.nd cp
51.2009.nd cp
 

Viewers also liked

Boi thuong thiet hai do suc khoe tinh mang bi xam hai
Boi thuong thiet hai do suc khoe tinh mang bi xam haiBoi thuong thiet hai do suc khoe tinh mang bi xam hai
Boi thuong thiet hai do suc khoe tinh mang bi xam haiHung Nguyen
 
Luat cong an nhan dan 2014
Luat cong an nhan dan 2014Luat cong an nhan dan 2014
Luat cong an nhan dan 2014Hung Nguyen
 
Thông tư : Van bangoc 07.2015.tt.nhnn
Thông tư : Van bangoc 07.2015.tt.nhnnThông tư : Van bangoc 07.2015.tt.nhnn
Thông tư : Van bangoc 07.2015.tt.nhnnHung Nguyen
 
Cach dung tu ngu va thuat ngu kinh te viet anh
Cach dung tu ngu va thuat ngu kinh te viet   anhCach dung tu ngu va thuat ngu kinh te viet   anh
Cach dung tu ngu va thuat ngu kinh te viet anhHung Nguyen
 
Một số câu hỏi đúng sai về luật thương mại
Một số câu hỏi đúng sai về luật thương mạiMột số câu hỏi đúng sai về luật thương mại
Một số câu hỏi đúng sai về luật thương mạiHung Nguyen
 
Toa an quoc te ve luat bien
Toa an quoc te ve luat bienToa an quoc te ve luat bien
Toa an quoc te ve luat bienHung Nguyen
 
Báo cáo Thương mại Điện tử VN 2013
Báo cáo Thương mại Điện tử VN 2013Báo cáo Thương mại Điện tử VN 2013
Báo cáo Thương mại Điện tử VN 2013Hung Nguyen
 
Luat sy quan quan doi nhan dan viet nam
Luat sy quan quan doi nhan dan viet namLuat sy quan quan doi nhan dan viet nam
Luat sy quan quan doi nhan dan viet namHung Nguyen
 
Binh luan chuyen sau ve cac toi tham nhung
Binh luan chuyen sau ve cac toi tham nhungBinh luan chuyen sau ve cac toi tham nhung
Binh luan chuyen sau ve cac toi tham nhungHung Nguyen
 
Luat dau tu cong 2014
Luat dau tu cong 2014Luat dau tu cong 2014
Luat dau tu cong 2014Hung Nguyen
 
Luat nghia vu quan su 2015
Luat nghia vu quan su 2015Luat nghia vu quan su 2015
Luat nghia vu quan su 2015Hung Nguyen
 
37 an le qua quyet dinh cua hoi dong tham phan tandtc
37 an le qua quyet dinh cua hoi dong tham phan tandtc37 an le qua quyet dinh cua hoi dong tham phan tandtc
37 an le qua quyet dinh cua hoi dong tham phan tandtcHung Nguyen
 
Nhung dieu chua biet ve so huu tri tue
Nhung dieu chua biet ve so huu tri tueNhung dieu chua biet ve so huu tri tue
Nhung dieu chua biet ve so huu tri tueHung Nguyen
 
Phap luat kinh te bai giang
Phap luat kinh te bai giangPhap luat kinh te bai giang
Phap luat kinh te bai giangHung Nguyen
 
Luat thi hanh an dan su 2008
Luat thi hanh an dan su 2008Luat thi hanh an dan su 2008
Luat thi hanh an dan su 2008Hung Nguyen
 
Thong tin phap luat phap luat ve ly hon - quyen cua phu nu khi ly hon
Thong tin phap luat   phap luat ve ly hon - quyen cua phu nu khi ly honThong tin phap luat   phap luat ve ly hon - quyen cua phu nu khi ly hon
Thong tin phap luat phap luat ve ly hon - quyen cua phu nu khi ly honHung Nguyen
 
Du thao nghi quyet cua hdtptandtc ve an le
Du thao nghi quyet cua hdtptandtc ve an leDu thao nghi quyet cua hdtptandtc ve an le
Du thao nghi quyet cua hdtptandtc ve an leHung Nguyen
 

Viewers also liked (17)

Boi thuong thiet hai do suc khoe tinh mang bi xam hai
Boi thuong thiet hai do suc khoe tinh mang bi xam haiBoi thuong thiet hai do suc khoe tinh mang bi xam hai
Boi thuong thiet hai do suc khoe tinh mang bi xam hai
 
Luat cong an nhan dan 2014
Luat cong an nhan dan 2014Luat cong an nhan dan 2014
Luat cong an nhan dan 2014
 
Thông tư : Van bangoc 07.2015.tt.nhnn
Thông tư : Van bangoc 07.2015.tt.nhnnThông tư : Van bangoc 07.2015.tt.nhnn
Thông tư : Van bangoc 07.2015.tt.nhnn
 
Cach dung tu ngu va thuat ngu kinh te viet anh
Cach dung tu ngu va thuat ngu kinh te viet   anhCach dung tu ngu va thuat ngu kinh te viet   anh
Cach dung tu ngu va thuat ngu kinh te viet anh
 
Một số câu hỏi đúng sai về luật thương mại
Một số câu hỏi đúng sai về luật thương mạiMột số câu hỏi đúng sai về luật thương mại
Một số câu hỏi đúng sai về luật thương mại
 
Toa an quoc te ve luat bien
Toa an quoc te ve luat bienToa an quoc te ve luat bien
Toa an quoc te ve luat bien
 
Báo cáo Thương mại Điện tử VN 2013
Báo cáo Thương mại Điện tử VN 2013Báo cáo Thương mại Điện tử VN 2013
Báo cáo Thương mại Điện tử VN 2013
 
Luat sy quan quan doi nhan dan viet nam
Luat sy quan quan doi nhan dan viet namLuat sy quan quan doi nhan dan viet nam
Luat sy quan quan doi nhan dan viet nam
 
Binh luan chuyen sau ve cac toi tham nhung
Binh luan chuyen sau ve cac toi tham nhungBinh luan chuyen sau ve cac toi tham nhung
Binh luan chuyen sau ve cac toi tham nhung
 
Luat dau tu cong 2014
Luat dau tu cong 2014Luat dau tu cong 2014
Luat dau tu cong 2014
 
Luat nghia vu quan su 2015
Luat nghia vu quan su 2015Luat nghia vu quan su 2015
Luat nghia vu quan su 2015
 
37 an le qua quyet dinh cua hoi dong tham phan tandtc
37 an le qua quyet dinh cua hoi dong tham phan tandtc37 an le qua quyet dinh cua hoi dong tham phan tandtc
37 an le qua quyet dinh cua hoi dong tham phan tandtc
 
Nhung dieu chua biet ve so huu tri tue
Nhung dieu chua biet ve so huu tri tueNhung dieu chua biet ve so huu tri tue
Nhung dieu chua biet ve so huu tri tue
 
Phap luat kinh te bai giang
Phap luat kinh te bai giangPhap luat kinh te bai giang
Phap luat kinh te bai giang
 
Luat thi hanh an dan su 2008
Luat thi hanh an dan su 2008Luat thi hanh an dan su 2008
Luat thi hanh an dan su 2008
 
Thong tin phap luat phap luat ve ly hon - quyen cua phu nu khi ly hon
Thong tin phap luat   phap luat ve ly hon - quyen cua phu nu khi ly honThong tin phap luat   phap luat ve ly hon - quyen cua phu nu khi ly hon
Thong tin phap luat phap luat ve ly hon - quyen cua phu nu khi ly hon
 
Du thao nghi quyet cua hdtptandtc ve an le
Du thao nghi quyet cua hdtptandtc ve an leDu thao nghi quyet cua hdtptandtc ve an le
Du thao nghi quyet cua hdtptandtc ve an le
 

Similar to Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)

Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)Hung Nguyen
 
Thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản khi người bị kiện đang chấp hành hình ph...
Thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản khi người bị kiện đang chấp hành hình ph...Thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản khi người bị kiện đang chấp hành hình ph...
Thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản khi người bị kiện đang chấp hành hình ph...Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng
 
Nhà nước và pháp luật
Nhà nước và pháp luậtNhà nước và pháp luật
Nhà nước và pháp luậtHọc Huỳnh Bá
 
TƯ VẤN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI ĐỒNG NAI, BÌNH DƯƠNG, BÌNH PHƯỚC
TƯ VẤN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI ĐỒNG NAI, BÌNH DƯƠNG, BÌNH PHƯỚCTƯ VẤN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI ĐỒNG NAI, BÌNH DƯƠNG, BÌNH PHƯỚC
TƯ VẤN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI ĐỒNG NAI, BÌNH DƯƠNG, BÌNH PHƯỚCluatsubinhduong
 
Thuật ngữ pháp lý bất động sản thường gặp
Thuật ngữ pháp lý bất động sản thường gặpThuật ngữ pháp lý bất động sản thường gặp
Thuật ngữ pháp lý bất động sản thường gặpLearningHT
 
Từ Điển Pháp Lý
Từ Điển Pháp LýTừ Điển Pháp Lý
Từ Điển Pháp LýPhap Nguyen
 
Sổ tay BĐS cho người mới (Phần 1: Khái niệm)
Sổ tay BĐS cho người mới (Phần 1: Khái niệm)Sổ tay BĐS cho người mới (Phần 1: Khái niệm)
Sổ tay BĐS cho người mới (Phần 1: Khái niệm)LearningHT
 
Hoi dap phap luat ve to tung hanh chinh
Hoi dap phap luat ve to tung hanh chinhHoi dap phap luat ve to tung hanh chinh
Hoi dap phap luat ve to tung hanh chinhHung Nguyen
 
Luật dân sự
Luật dân sựLuật dân sự
Luật dân sựN3 Q
 
Trình bày trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự - TẢI FREE ZALO: 093...
Trình bày trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự - TẢI FREE ZALO: 093...Trình bày trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự - TẢI FREE ZALO: 093...
Trình bày trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự - TẢI FREE ZALO: 093...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thủ tục khởi kiện quyết định không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thủ tục khởi kiện quyết định không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtThủ tục khởi kiện quyết định không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thủ tục khởi kiện quyết định không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtLuật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng
 

Similar to Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2) (20)

Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
 
Thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản khi người bị kiện đang chấp hành hình ph...
Thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản khi người bị kiện đang chấp hành hình ph...Thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản khi người bị kiện đang chấp hành hình ph...
Thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản khi người bị kiện đang chấp hành hình ph...
 
Thủ tục yêu cầu giải quyết hôn nhân không đăng ký kết hôn
Thủ tục yêu cầu giải quyết hôn nhân không đăng ký kết hônThủ tục yêu cầu giải quyết hôn nhân không đăng ký kết hôn
Thủ tục yêu cầu giải quyết hôn nhân không đăng ký kết hôn
 
Thừa kế thế vị có áp dụng đối với cháu của người chết là con nuôi
Thừa kế thế vị có áp dụng đối với cháu của người chết là con nuôiThừa kế thế vị có áp dụng đối với cháu của người chết là con nuôi
Thừa kế thế vị có áp dụng đối với cháu của người chết là con nuôi
 
Quyền thừa kế của cha mẹ nuôi đối với di sản của con nuôi để lại
Quyền thừa kế của cha mẹ nuôi đối với di sản của con nuôi để lạiQuyền thừa kế của cha mẹ nuôi đối với di sản của con nuôi để lại
Quyền thừa kế của cha mẹ nuôi đối với di sản của con nuôi để lại
 
Nhà nước và pháp luật
Nhà nước và pháp luậtNhà nước và pháp luật
Nhà nước và pháp luật
 
TƯ VẤN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI ĐỒNG NAI, BÌNH DƯƠNG, BÌNH PHƯỚC
TƯ VẤN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI ĐỒNG NAI, BÌNH DƯƠNG, BÌNH PHƯỚCTƯ VẤN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI ĐỒNG NAI, BÌNH DƯƠNG, BÌNH PHƯỚC
TƯ VẤN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI ĐỒNG NAI, BÌNH DƯƠNG, BÌNH PHƯỚC
 
Thủ tục tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài.
Thủ tục tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài.Thủ tục tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài.
Thủ tục tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài.
 
Hướng xử lý khi người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam
Hướng xử lý khi người nước ngoài phạm tội ở Việt NamHướng xử lý khi người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam
Hướng xử lý khi người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam
 
Thuật ngữ pháp lý bất động sản thường gặp
Thuật ngữ pháp lý bất động sản thường gặpThuật ngữ pháp lý bất động sản thường gặp
Thuật ngữ pháp lý bất động sản thường gặp
 
Tu dien-phap-ly
Tu dien-phap-lyTu dien-phap-ly
Tu dien-phap-ly
 
Từ Điển Pháp Lý
Từ Điển Pháp LýTừ Điển Pháp Lý
Từ Điển Pháp Lý
 
Giải quyết tranh chấp khi nhà đất chỉ ghi tên vợ hoặc chồng
Giải quyết tranh chấp khi nhà đất chỉ ghi tên vợ hoặc chồngGiải quyết tranh chấp khi nhà đất chỉ ghi tên vợ hoặc chồng
Giải quyết tranh chấp khi nhà đất chỉ ghi tên vợ hoặc chồng
 
Sổ tay BĐS cho người mới (Phần 1: Khái niệm)
Sổ tay BĐS cho người mới (Phần 1: Khái niệm)Sổ tay BĐS cho người mới (Phần 1: Khái niệm)
Sổ tay BĐS cho người mới (Phần 1: Khái niệm)
 
Trình tự, thủ tục yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi hợp pháp
Trình tự, thủ tục yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi hợp phápTrình tự, thủ tục yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi hợp pháp
Trình tự, thủ tục yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi hợp pháp
 
Hoi dap phap luat ve to tung hanh chinh
Hoi dap phap luat ve to tung hanh chinhHoi dap phap luat ve to tung hanh chinh
Hoi dap phap luat ve to tung hanh chinh
 
Luật dân sự
Luật dân sựLuật dân sự
Luật dân sự
 
Trình bày trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự - TẢI FREE ZALO: 093...
Trình bày trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự - TẢI FREE ZALO: 093...Trình bày trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự - TẢI FREE ZALO: 093...
Trình bày trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự - TẢI FREE ZALO: 093...
 
Thủ tục khởi kiện quyết định không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thủ tục khởi kiện quyết định không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtThủ tục khởi kiện quyết định không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thủ tục khởi kiện quyết định không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
 
Pldc
PldcPldc
Pldc
 

Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)

  • 1. TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO TRƯỜNG CÁN BỘ TÒA ÁN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẨM PHÁN CHUYÊN BIỆT HỘI NHẬP QUỐC TẾ TẬP 2 Năm 2014
  • 2. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT VIẾT ĐẦY ĐỦ VIẾT TẮT 1 Bộ luật Dân sự BLDS 2 Bộ luật Tố tụng dân sự BLTTDS 3 Bộ luật Tố tụng hình sự BLTTHS 4 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển PLTTBGTB 5 Luật Trọng tài thương mại Luật TTTM 6 Luật Tương trợ tư pháp Luật TTTP 7 Luật Hôn nhân và gia đình Luật HNVGĐ 8 Tòa án nhân dân TAND 9 Tòa án nhân dân tối cao TAND tối cao 10 Viện kiểm sát nhân dân VKSND 11 Viện kiểm sát nhân dân tối cao VKSND tối cao 12 Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa CHXHCN 13 Trách nhiệm hữu hạn TNHH 14 Thương mại cổ phần TMCP 15 Doanh nghiệp tư nhân DNTN
  • 3.
  • 4. PHẦN III: KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI --------------------- BÀI 1: KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ths. Tống Anh Hào Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao I. VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự: Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự có ít nhất một trong các đương sự là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc các quan hệ dân sự giữa các đương sự là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. Như vậy, những vụ việc có yếu tố sau đây là vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài: a) Đương sự là người nước ngoài: đó là người có quốc tịch không phải Việt nam hoặc người không quốc tịch. b) Đương sự là người Việt Nam định cư ở nước ngoài: bao gồm công dân Việt Nam ( là người có quốc tịch Việt Nam) hoặc người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. c) Các quan hệ dân sự giữa các đương sự là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài. d) Tài sản ở nước ngoài: là tài sản ở ngoài biên giới lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự. II. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 5
  • 5. Để bảo đảm giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đúng thẩm quyền, ngoài quy định chung về thẩm quyền cần phải tuạn theo như thẩm quyền theo lãnh thổ, theo sự lựa chọn của nguyên đơn thì cần chú ý: 1. Thẩm quyền theo vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài: a) Thẩm quyền chung: - Bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc bị đơn có cơ quan quản lý, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam; - Bị đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam hoặc có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam; - Nguyên đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam đối với vụ việc dân sự về yêu cầu đòi tiền cấp dưỡng, xác định cha mẹ; - Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật Việt Nam hoặc xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng có ít nhất một trong các đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài; - Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc xảy ra ởở nước ngoài, nhưng các đương sự đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam và nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú tại Việt Nam; - Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mà việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần hợp đồng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam; - Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam. b) Thẩm quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam - Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Toà án Việt Nam: + Vụ án dân sự có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam; + Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển mà người vận chuyển có trụ sở chính hoặc chi nhánh tại Việt Nam; + Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống ở Việt Nam. - Những việc dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Toà án Việt Nam: + Xác định một sự kiện pháp lý, nếu sự kiện đó xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam; + Tuyên bố công dân nước ngoài, người không quốc tịch bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự nếu họ cư trú, làm ăn, 6
  • 6. sinh sống ở Việt Nam và việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam; + Tuyên bố công dân nước ngoài, người không quốc tịch mất tích, đã chết nếu họ có mặt ở Việt Nam tại thời điểm có sự kiện xảy ra mà sự kiện đó là căn cứ để tuyên bố một người mất tích, đã chết và việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam; + Yêu cầu Toà án Việt Nam tuyên bố công dân Việt Nam mất tích, đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam; + Công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ hoặc công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với bất động sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam. 2. Thẩm quyền theo cấp Tòa án: Hiện nay theo hướng mở rộng thẩm quyền giải quyết các loại vụ việc cho Tòa án nhân dân cấp huyện, cho nên các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thẩm quyền của tòa án theo cấp được xác định như sau: a) Vụ án có yếu tố nước ngoài mà có 1 hoặc 1 số đương sự đang ở nước ngoài thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh. b) Những vụ án có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của cấp huyện: - Tất cả các đương sự tại thời điểm thụ lý giải quyết đều đang cư trú, học tập, sinh sống, học tập, làm việc tại Việt Nam - Đối với yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha, mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam, - Những vụ việc mà Tòa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý đúng thẩm quyền (không có yếu tố nước ngoài) nhưng quá trình giải quyết đương sự đã thay đổi nơi cư trú, thay đổi quốc tịch, hoặc có tình tiết mới là cho vụ việc có yếu tố nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết. III. THU THẬP CHỨNG CỨ ĐỐI VỚI VỤ ÁN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 1. Quyền và nghĩa vụ của đương sự trong việc cung cấp chứng cứ và chứng minh: Trong vụ việc dân sự, đương sự có quyền và có nghĩa vụ cung cấp các tài liệu chứng cứ để chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ. Nếu đương sự không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ đó. 7
  • 7. - Nguyên đơn, người có yêu cầu phản tố, hoặc yêu cầu độc lập yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra tài liệu chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp. Nếu đương không cung cấp được đầy đủ những tài liệu chứng cứ để chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ thì sẽ bị Tòa án không chấp nhận yêu cầu. - Người phản đối yêu cầu của người khác thì phải đưa ra tài liệu chứng cứ để chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ nếu không thì sẽ không được Tòa án chấp nhận. 2. Trách nhiệm Tòa án trong việc thu thập chứng cứ Tuy nghĩa vụ thu thập, giao nộp tài liệu chứng cứ và chứng minh là của đương sự. Nhưng Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc dân sự không hoàn toàn thụ động, đương sự giao nộp chứng cứ như thế nào thì xét xử như thế đó. Bộ luật tố tụng dân sự quy định: a) Trong trường hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc dân sự chưa đủ cơ sở để giải quyết thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ. Nếu Tòa án đã yêu cầu đương sự cung cấp tài liệu chứng cứ, nhưng đương sự không cung cấp được đầy đủ chứng cứ thì phải chịu trách nhiệm về việc không cung cấp đủ tài liệu chứng cứ. Những tình tiết nào đương sự trình bày, nhưng không được các đương sự khác thừa nhận mà không có tài liệu chứng cứ để chứng minh thì sẽ không được chấp nhận. b) Trong trường hợp xét thấy cần thiết: - Lấy lời khai của đương sự, Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Đương sự phải tự viết bản khai và ký tên của mình. Trong trường hợp đương sự không thể tự viết được thì Thẩm phán lấy lời khai của đương sự. Việc lấy lời khai của đương sự chỉ tập trung vào những tình tiết mà đương sự khai chưa đầy đủ, rõ ràng. - Xem xét, thẩm định tại chỗ: Việc xem xét, thẩm định tại chỗ phải do Thẩm phán tiến hành với sự có mặt của đại diện Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định và phải báo trước việc xem xét, thẩm định tại chỗ để đương sự biết và chứng kiến việc xem xét, thẩm định đó. c) Trong các trường hợp đương sự có yêu cầu hoặc xét thấy cần thiết Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ: - Lấy lời khai người làm chứng; - Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa các đương sự với người làm chứng; 8
  • 8. - Định giá tài sản khi đương sự yêu cầu hoặc trong trường hợp các đương sự thỏa thuận hay tổ chức thẩm định giá định giá thấp nhằm trốn tránh nghĩa vụ. Giá thấp là giá của tài sản đang tranh chấp mà các đương sự thỏa thuận hoặc thẩm định giá đưa ra giá thấp hơn mức giá mà tại địa phương căn cứ để tính thuế khi có phát sinh giao dịch. - Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ; - Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự. d) Khi có yêu cầu của đương sự thì thẩm phán ra quyết định: Trưng cầu giám định. 3. Tài liệu chứng cứ ở nước ngoài Các tài liệu ở nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam quy định miễn hợp pháp hóa lãnh sự và giao nộp thu thập theo đúng thủ tục tố tụng thì mới trở thành chứng cứ của vụ việc dân sự. a) Khái niệm hợp pháp hóa lãnh sự: Theo khoàn 2 điều 2 Nghị định 111/2011/NĐ-CP quy định: “Hợp pháp hóa lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.” Hợp pháp hóa lãnh sự là một thủ tục hành chính với chức năng xác nhận giá trị của một văn bản công nước ngoài, kiểm tra tính xác thực của chữ ký trên văn bản và tư cách của người ký văn bản đó. Hợp pháp hóa lãnh sự chỉ là chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu, không bao hàm chứng nhận về nội dung và hình thức của giấy tờ, tài liệu. Khi các công dân của một nước muốn một văn bản công được cấp bởi các nhà chức trách của nước đó có hiệu lực tại một nước khác, hoặc ngược lại, một văn bản được cấp bởi các nhà chức trách của nước khác, phải được hợp pháp hóa lạnh sự của cơ quan ngoại giao. b) Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự của Việt Nam - Bộ Ngoại giao có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở trong nước. Bộ Ngoại giao có thể ủy quyền cho cơ quan ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự. 9
  • 9. - Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài. c) Các giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự - Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại. - Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. - Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài. IV. ỦY THÁC TƯ PHÁP VÀ TỐNG ĐẠT CÁC VĂN BẢN TỐ TỤNG Ở NƯỚC NGOÀI Ủy thác tư pháp là việc trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, Toà án ra quyết định yêu cầu Toà án khác hoặc cơ quan có thẩm quyền khác lấy lời khai của đương sự, của người làm chứng, thẩm định tại chỗ, định giá tài sản hoặc các biện pháp khác để thu thập chứng cứ, xác minh các tình tiết của vụ việc dân sự. Theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam,trong trường hợp việc thu thập chứng cứ phải tiến hành ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì Toà án làm thủ tục uỷ thác thông qua cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự của nước ngoài mà nước đó và Việt Nam đã ký kết hiệp định tương trợ tư pháp hoặc cùng Việt Nam gia nhập điều ước quốc tế có quy định về vấn đề này. 1. Phạm vi thực hiện ủy thác tư pháp và tống đạt các văn bản tố tụng ở nước ngoài: Theo pháp luật tương trợ tư pháp hiện nay thì Phạm vi thực hiện ủy thác tư pháp và tống đạt các văn bản tố tụng ở nước ngoài bao gồm: a) Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về dân sự; b) Triệu tập người làm chứng, người giám định; c) Thu thập, cung cấp chứng cứ; d) Các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về dân sự. 10
  • 10. 2. Thẩm quyền yêu cầu thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự a) Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền yêu cầu thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự. b) Trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, nếu phát sinh yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự thì Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh lập hồ sơ ủy thác tư pháp gửi tới Tòa án nhân dân cấp tỉnh để thực hiện theo thủ tục chung. 3. Hồ sơ ủy thác yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự Trường hợp cần ủy thác tư pháp để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thực hiện việc tương trơ tư pháp thì tiến hành lập hồ sơ như sau: a) Hồ sơ ủy thác yêu cầu nước ngoài thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự phải có các văn bản cụ thể như sau: - Văn bản yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự: là văn bản của Tòa án yêu cầu ủy thác tư pháp đề nghị Bộ tư pháp chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc ủy thá tư pháp và gửi trả kết quả. - Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự: là văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thực hiện những nôi dung ủy thác tư pháp. - Giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu ủy thác: - Các giấy tờ, tài liệu khác phục vụ cho việc thực hiện ủy thác tư pháp (Ví dụ: Thông báo về việc thụ lý vụ án; Quyết định ủy thác thu thập chứng cứ; giấy triệu tập đương sự, Bản án, Quyết định của Tòa án …), b) Cách thức lập hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự Hồ sơ ủy thác tư pháp được lập như sau: - Hồ sơ ủy thác tư pháp phải do Chánh án hoặc Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm ký: Văn bản yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự, Giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu ủy thác . Hồ sơ được lập thành ba bộ và gửi tới Bộ Tư pháp. - Văn bản yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự do Tòa án lập phải là bản chính và các văn bản, giấy tờ, tài liệu khác phục vụ cho việc thực hiện ủy thác tư pháp là bản chính hoặc bản sao. Bản sao và bản dịch của các văn bản, giấy tờ, tài liệu này phải được chứng thực hợp lệ theo quy định của pháp luật về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký. - Trường hợp vụ việc cần ủy thác tư pháp cho nhiều đương sự có nội dung ủy thác khác nhau hoặc có địa chỉ khác nhau hoặc khác quốc tịch thì Tòa án phải lập riêng hồ sơ ủy thác tư pháp cho từng đương sự. 11
  • 11. - Trường hợp yêu cầu tương trợ tư pháp đối với đương sự là người vừa có quốc tịch Việt Nam vừa có quốc tịch nước ngoài thì Tòa án lập hồ sơ ủy thác như trường hợp thực hiện ủy thác tư pháp cho công dân Việt Nam ở nước ngoài khi Tòa án xác định quốc tịch hữu hiệu của đương sự là quốc tịch Việt Nam và nếu không trái với pháp luật nước ngoài hoặc nước ngoài không phản đối. Ngôn ngữ của hồ sơ ủy thác tư pháp được thực hiện như sau: + Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài đã có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì ngôn ngữ của hồ sơ ủy thác tư pháp là ngôn ngữ được quy định trong điều ước quốc tế đó. + Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì hồ sơ ủy thác tư pháp phải kèm theo bản dịch ra ngôn ngữ của nước được yêu cầu tương trợ tư pháp hoặc dịch ra một ngôn ngữ khác mà nước được yêu cầu chấp nhận. + Trường hợp Tòa án lập hồ sơ không xác định được ngôn ngữ tương trợ tư pháp mà nước được yêu cầu tương trợ tư pháp chấp nhuận, thì Tòa án gửi văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao xác định. Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm trả lời bằng văn bản. 4. Việc tống đạt các văn bản tố tụng, ủy thác tư pháp cơ quan Đại diện của Việt nam ở nước ngoài thực hiện đối với công dân Việt nam ở nước ngoài Yêu cầu cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiến hành thực hiện những việc như: tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu, lấy lời khai, triệu tập người làm chứng, người giám định, cung cấp, thu thập chứng cứ và các trường hợp tương trợ tư pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam cho đương sự là công dân Việt nam ở nước ngoài, được theo thủ tục Bộ luật Tố tụng dân sự, các quy định khác của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và không trái với pháp luật của nước sở tại. cụ thể như sau: a) Hồ sơ tống đạt văn bản tố tụng và ủy thác tư pháp thực hiện tương tự như ủy thác tư pháp cho cơ quan nước ngoài, riêng ngôn ngữ là tiếng Việt. Trong trường hợp này, hồ sơ ủy thác tư pháp không phải hợp pháp hóa lãnh sự. b) Thủ tục tống đạt: - Trường hợp người được tống đạt đã nhận văn bản ủy thác hoặc người được tống đạt vắng mặt tại địa chỉ nhưng có người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự ký nhận thay và cam kết giao tận tay cho người đó thì cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài lập biên bản về việc đã thực hiện việc tống đạt. Trường hợp người được tống đạt đã chuyển đến địa chỉ mới khác với địa chỉ đã yêu cầu ủy thác tư pháp thì cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cần tống đạt đến địa chỉ mới. 12
  • 12. - Trường hợp tên, địa chỉ hoặc thông tin cá nhân của người được tống đạt không đúng, hoặc đã chuyển đến địa chỉ mới nhưng không rõ địa chỉ mới, hoặc vắng mặt tại địa chỉ mà không rõ thời điểm trở về thì cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài lập biên bản về việc không thực hiện được việc tống đạt và nêu rõ lý do. - Trường hợp người được tống đạt từ chối nhận hồ sơ ủy thác thì người thực hiện việc tống đạt phải lập biên bản về việc từ chối nhận hồ sơ trong đó nêu rõ lý do của việc từ chối, có chữ ký của người tống đạt, chữ ký của người được tống đạt, trong trường hợp người đó không ký vào biên bản thì cần có chữ ký của người làm chứng về việc người đó từ chối nhận văn bản. - Trường hợp đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà vẫn không thể thực hiện được việc tống đạt, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở của mình. Sau thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày niêm yết, nếu người được tống đạt không đến nhận hồ sơ ủy thác thì cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài lập biên bản về việc đã thực hiện thủ tục niêm yết công khai và kết quả của việc niêm yết. 5. Xử lý kết quả ủy thác tư pháp và tống đạt các văn bản tố tụng tại Tòa án a) Xử lý kết quả tống đạt văn bản tố tụng, ủy thác tư pháp cho công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài: - Trường hợp Tòa án nhận được văn bản thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cho biết tên, địa chỉ hoặc thông tin cá nhân của người được tống đạt không đúng, hoặc đã chuyển đến địa chỉ mới nhưng không rõ địa chỉ mới, hoặc vắng mặt tại địa chỉ mà không rõ thời điểm trở về nên không thực hiện được việc tống đạt thì Tòa án thu thập tài liệu để xác định chính xác nơi cư trú ở nước ngoài của người cần tống đạt. + Nếu xác định được nơi cư trú của người cần tống đạt thì tiếp tục tiến hành ủy thác tư pháp. + Nếu không xác định được địa chỉ của đương sự nước ngoài, thì Tòa án căn cứ quy định của BLTTDS giải quyết. - Trường hợp Tòa án nhận được văn bản thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp đạt kết quả thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. b) Xử lý kết quả ủy thác tư pháp cho người nước ngoài đang cư trú ở nước ngoài: - Trường hợp Tòa án nhận được kết quả thực hiện ủy thác của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông báo việc tên, địa chỉ, thông tin cá nhân của người cần tống đạt không đúng hoặc người cần tống đạt đã chuyển đến địa chỉ mới nhưng không rõ địa chỉ mới hoặc người cần tống đạt vắng 13
  • 13. mặt tại địa chỉ mà không rõ thời điểm trở về, thì Tòa án thu thập tài liệu cứng cứ: + Nếu xác định được địa chỉ thì tiếp tục tiến hành ủy thác tư pháp lần thứ hai + Nếu việc thực hiện ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài vẫn không có kết quả mặc dù Tòa án đã tiến hành mọi biện pháp để xác minh địa chỉ, tên và thông tin cá nhân của đương sự ở nước ngoài nhưng vẫn không xác định được thông tin chính xác thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. - Trường hợp Tòa án nhận được kết quả thực hiện ủy thác của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông báo về việc người được tống đạt đã nhận được văn bản ủy thác tư pháp hoặc người được tống đạt từ chối nhận, thực hiện yêu cầu ủy thác tư pháp thì Tòa án tiến hành giải quyết vụ việc theo thủ tục chung. - Trường hợp vụ việc dân sự không thể thực hiện được việc ủy thác tư pháp do Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế hoặc không áp dụng được nguyên tắc có đi có lại, thì Tòa án đã thụ lý vụ việc tiến hành thủ tục niêm yết công khai hồ sơ ủy thác tư pháp tại trụ sở Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của đương sự được ủy thác tư pháp (nếu có) trong thời hạn sáu tháng và đăng trên báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương (kênh sóng dành cho người nước ngoài) ba lần trong ba ngày liên tiếp. Nếu hết thời hạn này mà không có tin tức của đương sự ở nước ngoài thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục chung. c) Trường hợp Tòa án ủy thác tư pháp để tống đạt bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm cho đương sự đang cư trú ở nước ngoài mà trong thời hạn ba tháng kể từ ngày tống đạt bản án, quyết định cho người cần tống đạt hoặc thời hạn sáu tháng kể từ ngày niêm yết bản án, quyết định tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc kể từ ngày gửi hồ sơ ủy thác tư pháp cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện ủy thác tư pháp mà Tòa án không nhận được kháng cáo của đương sự ở nước ngoài, và trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị không có người khác kháng cáo. Viện kiểm sát không kháng nghị, thì bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có hiệu lực pháp luật và Tòa án không phải tiếp tục tiến hành ủy thác tư pháp. d) Sau sáu tháng kể từ ngày Bộ Tư pháp gửi hồ sơ ủy thác tư pháp hợp lệ lần thứ hai cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc Bộ Ngoại giao mà không nhận được thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp thì Tòa án yêu cầu ủy thác tư pháp sẽ căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã thu nhập được để giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật mà không phải tiếp tục yêu cầu ủy thác tư pháp. đ) Trường hợp nhận được thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp thì Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ việc nếu xét thấy tài 14
  • 14. liệu, chứng cứ đã đúng vào đủ theo nội dung yêu cầu; trường hợp tài liệu, chứng cứ chưa đúng hoặc chưa đủ theo nội dung đã yêu cầu thì Tòa án tiếp tục ủy thác tư pháp theo thủ tục chung. V. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NHÀ ĐẤT CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài a) Quyền sở hữu nhà của người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Từ khi nhà nước ta thực hiện đường lối đổi mới, mở rộng hợp tác quốc tế thì điểu kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt nam ngày càng mở rộng. - Theo luật nhà ở năm 2005 sửa đổi năm 2009 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sở hữu nhà như sau: + Có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam khi có đủ 2 điều kiện: Thứ nhất là Người có quốc tịch Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam thuộc diện: người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước. Thứ hai: được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì: + Đối với người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng: người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì Có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.” - Theo Luật nhà ở năm 2014 thì người Việt nam định cư ở nước ngoài nếu được phép nhập cảnh vào Việt nam thì có quyền sở hữu nhà như công dân Việt nam đang sống ở trong nước. Tuy nhiên, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài được công nhận quyền sở hữu nhà phải thông qua một trong những hình thức sau đây: + Mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); + Mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; 15
  • 15. + Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật; b) Quyền sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài - Theo pháp luật hiện nay thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được quyền sử dụng đất thông qua một trong những hình thức sau đây: + Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê; + Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê; + Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. + Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở; - Quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với sử dụng đất Nói chung người Việt Na định cư ở nước ngoài, khi sử dụng đất thì phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ quy định chung tại điểu 166 và điều 170 của luật đất đai như những người sử dụng đất khác. Riêng đối với việc giao dịch về quyền sử dụng đất, giao dịch tài sản liên quan đến quyền sử dụng đất thì có các quyền cụ thể như sau: + Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng dất; nhà nước cho thuê đất thu tiền 1 lần suốt thời gian thuê; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc thuê đất, thuê lại đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê, thuê lại trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì có quyền: chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thế chấp, góp vốn là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. + Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đấthàng năm; thuê đất, thuê lại đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế trả tiền thuê đất, thuê lại đất hàng năm thì có quyền: thế chấp, bán, góp vốn tài sản trên đất, cho thuê lại quyền sử dụng đất với hình thức trả tiền hằng năm. 16
  • 16. + Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. *Được chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở; tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa. Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở; *Thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; *Cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở trong thời gian không sử dụng. c) Quyền về thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hưởng quyền nhận thừa kế đất với di sản là nhà và đất theo pháp luật thừa kế. Tuy nhiên người đó có được quyền sở hữu nhà hoặc quyền sử dụng đất hay không thì phải căn cứ vào luật nhà ở và luật đất đai để xác định như sau: - Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế cho người có quyền được cấp giấy. - Trường hợp trong số những người nhận thừa kế có người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam còn những người khác thuộc diện được nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai mà chưa phân chia thừa kế quyền sử dụng đất cho từng người nhận thừa kế thì những người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào sổ địa chính. Khi giải quyết xong việc phân chia thừa kế: + Đối với người thuộc đối tượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xét cấp cho họ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. + Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì phần thừa 17
  • 17. kế mà người đó hưởng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất cho người có quyền được sở hữu nhà, quyền sử dụng đất. Người nhận thừa kế trong các trường hợp không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì được ủy quyền bằng văn bản cho người khác trông nom hoặc tạm sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Quyền sử dụng đất đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là những doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện quyền sử dụng đất như sau: a) Được quyền sử dụng đất: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền sử dụng đất trong những trường hợp sau đây: - Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê; - Nhà nước cho thuê đất, thu tiền thuê hàng năm hoặc thu tiền thuê đất một lần để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê; - Nhận quyền sử dụng đất do góp vốn bằng quyền sử dụng đất. b) Quyền của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với đất: Ngoài quyền và nghĩa vụ chung, trong giao dịch về đất đai doanh nghiệp có những quyền như sau: - Doanh nghiệp liên doanh giữa tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài với tổ chức kinh tế mà tổ chức kinh tế góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong trường hợp: Đất của tổ chức kinh tế góp vốn do được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc đất của tổ chức kinh tế góp vốn do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. thì doanh nghiệp liên doanh có quyền: chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, góp vốn là quyền sử dụng đất. 18
  • 18. - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm có các quyền và nghĩa vụ sau đây: thế chấp, góp vốn, bán tài sản gắn liền với đất thuê; cho thuê nhà ở trong trường hợp được phép đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở. - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước Việt Nam giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án: chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vón bằng quyền sử dụng đất. - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sử dụng đất được hình thành do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây: + Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hình thành do nhận chuyển nhượng cổ phần là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà nhà đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp thì doanh nghiệp có các quyền đối với đất như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như nói ở trên; + Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hình thành do nhận chuyển nhượng cổ phần là doanh nghiệp mà bên Việt Nam chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp thì doanh nghiệp có quyền đối với đất như doanh nghiệp trong nước. - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyền: + Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án xây dựng kinh doanh nhà ở mà được miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai như trường hợp không được miễn hoặc không được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; + Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư vì mục đích lợi nhuận nhưng không thực hiện dự án kinh doanh nhà ở. *Nếu được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai như trường hợp không được miễn hoặc không được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với loại đất có mục đích sử dụng tương ứng; *Nếu được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai như trường hợp Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm đối với loại đất có mục đích sử dụng tương ứng. 19
  • 19. 3. Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đòi tài sản có đương sự là người Việt Nam định cư ở nước ngoài Trong trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài khởi kiện yêu cầu trả lại nhà hoặc quyền sử dụng đất vì cho rằng đã nhờ người trong nước mua nhà, chuyển quyền sử dụng đất thì Tòa án giải quyết như sau: a) Nói chung do chính sách về nhà ở của những năm trước đây chưa cho phép người Việt nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà và quyền sử dụng đất nên có nhiều người Việt nam định cư ở nước ngoài mua nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở Việt nam nhưng nhờ người thân đang sinh sống cư trú ở trong nước đứng tên trên các giấy tờ về quyền sở hữu nhà hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng quyền sử dụng đất. Cho nên nếu xét về mặt pháp lý, về hồ sơ mua bán nhà, chuyển nhượng đất thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài không phải là chủ sở hữu nhà, không phải là người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy trong trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất giữa người Việt Nam định cư ở nước ngoài với người trong nước rất khó xác định thật sự ai là người mua nhà, ai là người chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Để có cơ sở đánh giá, chứng minh việc nầy, cần thu thập chứng cứ để làm rỏ hai vấn đề sau đây: - Ai là người trực tiếp thương lượng, thỏa thuận với người chủ nhà, người sử dụng đất củ để mua nhà, chuyển quyền sử dụng đất? - Ai là người thanh toán tiền, phương thức thanh toán, nguồn tiền để chi trả ở đâu; người nước ngoài nếu cho rằng đả chuyển tiền về Việt nam để thanh toán tiền mua nhà, quyển quyền sử dụng đất thì chuyển tiền cách nào? Ai là người giao tiền, ai là người nhận tiền...? b) Trường hợp đã đủ cơ sở để kết luận nhà, đất là do người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua, chuyển nhượng thì giải quyết như sau: - Nếu theo quy định của pháp luật tại thời điểm xét xử người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà hoặc được quyền sử dụng đất đối với nhà đất đang tranh chấp thì Tòa án công nhận nhà đất đang tranh chấp thuộc quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cho họ và tính công sức cho người đã thay mặt họ lập hồ sơ mua bán, chuyển nhượng và đứng tên trên giấy tờ nói trên. Công sức thông thường = ½ chênh lệc giá - Nếu theo quy định của pháp luật tại thời điểm xét xử người Việt Nam định cư ở nước ngoài không được quyền sở hữu nhà hoặc được quyền sử dụng đất đối với nhà đất đang tranh chấp thì Tòa án tuyên trả lại số tiền hoặc tài sản khác của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã, dùng để mua nhà hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đồng thời buộc người được Tòa công nhận sở hữu nhà, quyền sử dụng đất thanh toán họ ½ số tiền chênh 20
  • 20. lệch giá (½ chênh lệch giá = giá tại thởi điểm xét xử - giá đã mua hoặc chuyển nhượng). 21
  • 21. Bài 2: KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN KINH DOANH, THƯƠNG MẠI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI - Ths. Nguyễn Văn Tiến Phó Chánh Tòa Tòa Kinh tế TAND tối cao - Ths. Trần Phụng Vương Thẩm tra viên Tòa Kinh tế TAND tối cao - Ths. Nguyễn Quốc Tuấn Thẩm tra viên Tòa Kinh tế TAND tối cao Vụ án kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài là các tranh chấp kinh doanh, thương mại mà ít nhất có một trong các đương sự là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc các quan hệ kinh doanh, thương mại giữa các đương sự là công dân, cơ quan tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài, hoặc cần phải ủy thác cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài. Theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại Điều 7 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự hướng dẫn quy định tại khoản 3 Điều 33 BLTTDS (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP) thì: - Đương sự ở nước ngoài bao gồm: Đương sự là người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự; Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự; Đương sự là người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự; Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự; Cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan, tổ chức Việt Nam mà không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự. 22
  • 22. - Tài sản ở nước ngoài là tài sản được xác định theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 ở ngoài biên giới lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự. - Cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài là trường hợp trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự cần phải tiến hành một hoặc một số hoạt động tố tụng dân sự ở nước ngoài mà Tòa án Việt Nam không thể thực hiện được, cần phải yêu cầu cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện hoặc đề nghị Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện theo quy định của Luật tương trợ tư pháp Việt Nam; điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại. Do đó, khi giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài, Thẩm phán cần nắm vững các kỹ năng chung khi giải quyết các vụ án dân sự (theo nghĩa rộng) và các kỹ năng mang tính đặc thù như kỹ năng xác định và phân biệt thẩm quyền của Tòa án và Trọng tài thương mại; kỹ năng về ủy thác tư pháp, và kỹ năng về lựa chọn luật áp dụng để giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài. Nội dung bài này chủ yếu nêu các kỹ năng mang tính đặc thù khi giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài. 1. Kỹ năng xác định và phân biệt thẩm quyền của Tòa án và Trọng tài thương mại 1.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài của Tòa án Việt Nam 1.1.1. Theo quy định tại Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011, sau đây viết tắt là BLTTDS); điểm b khoản 1 Điều 2; Điều 6 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất "Những quy định chung" của BLTTDS thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về kinh doanh, thương mại sau đây: i. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau, giữa một hoặc các bên không có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận (mong muốn của cá nhân tổ chức đó thu được lợi nhuận mà không phân biệt có thu được hay không thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, thương mại đó) bao gồm: mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý; ký gửi; thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng; tư vấn, kỹ thuật; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; đầu tư, tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác. ii. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Đối với các tranh chấp 23
  • 23. này thì không nhất thiết đòi hỏi cá nhân, tổ chức phải có đăng ký kinh doanh mà chỉ đòi hỏi cá nhân, tổ chức đều có mục đích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, thương mại; nếu chỉ có một bên có mục đích lợi nhuận, còn bên kia không có mục đích lợi nhuận thì tranh chấp đó là tranh chấp về dân sự. iii. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty. Nếu giữa công ty với các thành viên của công ty hoặc giữa các thành viên của công ty có tranh chấp với nhau, nhưng tranh chấp đó không liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty mà chỉ liên quan đến các quan hệ khác như quan hệ lao động, quan hệ dân sự (ví dụ: Tranh chấp về bảo hiểm xã hội, về trợ cấp cho người lao động, về hợp đồng lao động, về hợp đồng vay, mượn tài sản...) thì tranh chấp đó không phải là tranh chấp về kinh doanh, thương mại, mà tùy từng trường hợp cụ thể để xác định đó là tranh chấp về dân sự hay tranh chấp về lao động. iv. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định. 1.1.2. Theo quy định tại khoản 1 Điều 410 BLTTDS thì Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự nói chung (các vụ việc về kinh doanh, thương mại nói riêng) được quy định tại các điều từ Điều 25 đến Điều 32 BLTTDS mà các vụ việc dân sự đó có yếu tố nước ngoài, và thẩm quyền của Tòa án các cấp, thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ, thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được áp dụng theo các quy định tại các điều từ Điều 33 đến Điều 36 BLTTDS, trừ các trường hợp chương XXXV BLTTDS có quy định khác. Khoản 2 Điều 410 BLTTDS quy định các trường hợp Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, cụ thể: Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp sau đây: a) Bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc bị đơn có cơ quan quản lý, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam; b) Bị đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam hoặc có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam; … d) Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật Việt Nam hoặc xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng có ít nhất một trong các đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài; đ) Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc xảy ra ở nước ngoài, 24
  • 24. nhưng các đương sự đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam và nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú tại Việt Nam; e) Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mà việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần hợp đồng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam; Đối chiếu quy định tại điểm a khoản 2 Điều 410 với các Điều từ 33 đến Điều 36 BLTTDS thì thấy: Đối với trường hợp bị đơn là tổ chức nước ngoài không có trụ sở chính và Chi nhánh tại Việt Nam nhưng lại có cơ quan quản lý, Văn phòng đại diện tại Việt Nam, việc xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc kinh doanh, thương mại loại này có thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam hay không thì đã được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 410 BLTTDS. Tuy nhiên, Điều 410 BLTTDS mới chỉ quy định chung về thẩm quyền của Toà án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài chứ không quy định cụ thể thẩm quyền của Tòa án cụ thể nào của Việt Nam. Để xác định thẩm quyền cụ thể là Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết thì khoản 1 của Điều 410 BLTTDS đã quy định là phải căn cứ vào các quy định tại Chương III của Bộ luật tố tụng dân sự, tức là Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại được quy định tại các Điều 29 và Điều 30 BLTTDS mà các vụ việc kinh doanh, thương mại đó có yếu tố nước ngoài, và thẩm quyền của Tòa án các cấp, thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ, thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài được áp dụng theo các quy định Điều 33 đến Điều 36 BLTTDS, trừ trường hợp chương XXXV của Bộ luật tố tụng dân sự có quy định khác. Ngoài việc quy định những trường hợp Tòa án Việt Nam có thẩm quyền chung giải quyết các vụ việc dân sự nói chung (vụ việc về kinh doanh, thương mại nói riêng) có yếu tố nước ngoài, Bộ luật tố tụng dân sự còn quy định những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (trong đó có vụ việc về kinh doanh, thương mại nói riêng) thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam. Theo quy định tại Điều 411 BLTTDS thì: “Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Toà án Việt Nam: a) Vụ án dân sự có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam; b) Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển mà người vận chuyển có trụ sở chính hoặc Chi nhánh tại Việt Nam...”. - Bên cạnh các quy định tại các Điều 410 và 411 BLTTDS, các văn bản pháp luật chuyên ngành cũng có các quy định xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài của Tòa án. + Theo quy định tại Điều 260 của Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp hàng hải khi có ít nhất một bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài: 1) Trường hợp hợp đồng có ít nhất một bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì các bên tham gia hợp đồng có thể thoả thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án ở nước ngoài; 25
  • 25. 2) Trường hợp các bên liên quan đến tranh chấp hàng hải đều là tổ chức, cá nhân nước ngoài và có thoả thuận bằng văn bản giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Việt Nam thì Trọng tài Việt Nam có quyền giải quyết đối với tranh chấp hàng hải đó, ngay cả khi nơi xảy ra tranh chấp ngoài lãnh thổ Việt Nam. Tranh chấp hàng hải trong trường hợp này cũng có thể được giải quyết tại Toà án Việt Nam nếu căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ giữa các bên liên quan đến tranh chấp hàng hải theo pháp luật Việt Nam hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở Việt Nam. + Theo quy định tại Điều 172 Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 thì Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng không quốc tế, đó là: 1) Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng không quốc tế hành khách, hành lý, hàng hoá theo lựa chọn của người khởi kiện trong các trường hợp sau đây: a- Người vận chuyển có trụ sở chính hoặc địa điểm kinh doanh chính tại Việt Nam; b- Người vận chuyển có địa điểm kinh doanh và giao kết hợp đồng vận chuyển tại Việt Nam; c- Việt Nam là địa điểm đến của hành trình vận chuyển. 2) Hợp đồng vận chuyển quốc tế quy định tại khoản 1 Điều này là hợp đồng vận chuyển mà theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng, địa điểm xuất phát và địa điểm đến trên lãnh thổ của hai quốc gia hoặc trên lãnh thổ của một quốc gia nhưng có địa điểm dừng thoả thuận trên lãnh thổ của một quốc gia khác, không kể có gián đoạn trong vận chuyển hoặc chuyển tải. 3) Đối với tranh chấp về thiệt hại xảy ra trong trường hợp hành khách bị chết hoặc bị thương thì ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong trường hợp hành khách có nơi cư trú chính và thường xuyên tại Việt Nam vào thời điểm xảy ra tai nạn, với điều kiện: a- Người vận chuyển có hoạt động khai thác vận chuyển hành khách trực tiếp bằng tàu bay của mình hoặc bằng tàu bay của người vận chuyển khác theo hợp đồng giao kết giữa những người vận chuyển về việc liên danh khai thác các chuyến bay vận chuyển hành khách; b- Người vận chuyển sử dụng trụ sở của mình hoặc trụ sở của người vận chuyển khác có hợp đồng liên danh giao kết với mình để kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường hàng không tại Việt Nam. 4) Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự của Việt Nam. Và theo quy định tại Điều 185 Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 thì thẩm quyền xét xử của Toà án là Tòa án nơi xảy ra thiệt hại có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại của người thứ ba ở mặt 26
  • 26. đất, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. + Điều 12 Luật đầu tư Việt Nam năm 2005 quy định tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải, Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định của pháp luật. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước với nhau hoặc với cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài hoặc Toà án Việt Nam. Tranh chấp mà một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây: Toà án Việt Nam, Trọng tài Việt Nam, Trọng tài nước ngoài, Trọng tài quốc tế, Trọng tài do các bên tranh chấp thoả thuận thành lập. Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài hoặc Toà án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng được ký giữa đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư nước ngoài hoặc trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 1.1.3. Về thẩm quyền của Tòa án các cấp Theo quy định tại khoản 3 Điều 33 và Điều 34 BLTTDS thì các tranh chấp kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh), mà cụ thể là Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Tuy nhiên, cần lưu ý các trường hợp sau: - Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có yếu tố nước ngoài mà Tòa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình giải quyết mới có sự thay đổi, như có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, thì theo quy định tại Điều 412 BLTTDS, Tòa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó. - Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài và đã được Tòa án nhân dân cấp tỉnh thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình giải quyết có sự thay đổi không còn đương sự, tài sản ở nước ngoài và không cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, thì theo quy định tại Điều 412 BLTTDS, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó. Ví dụ: Vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp về hợp đồng tin dụng giữa nguyên đơn là Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam, 27
  • 27. với bị đơn là Công ty cổ phần Hợp Thành; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị Thu Hương và ông Đỗ Mạnh Tuấn. Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam (sau đây viết tắt là Ngân hàng) cho Công ty cổ phần Hợp Thành (sau đây viết tắt là Công ty Hợp Thành) vay 26.100.000.000 đồng theo 4 hợp đồng tín dụng. Tài sản thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của ông Đỗ Mạnh Tuấn và bà Nguyễn Thị Thu Hương. Tại khoản 5.4 Điều 5 Hợp đồng thế chấp được ký kết ngày 15/11/2010 quy định quy định: “Giải quyết tranh chấp: Mọi bất đồng phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng được các bên trực tiếp thương lượng giải quyết trên tinh thần thiện chí, bình đẳng, tôn trọng quyền lợi hợp pháp của các bên. Trong trường hợp không tự thương lượng được thì mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc có liên quan tới hợp đồng sẽ được đưa ra giải quyết tại Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân Tỉnh, Thành phố Hải Dương hoặc được đưa ra giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, theo quy tắc tố tụng trọng tài của trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. Quyết định của Tòa án có hiệu lực bắt buộc đối với các bên theo quy định của pháp luật. Trừ khi pháp luật có quy định khác hoặc có thỏa thuận khác bằng văn bản, các bên sẽ tiếp tục thực hiện trách nhiệm của mình theo hợp đồng này trong suốt quá trình các bên tiến hành bất cứ thủ tục tố tụng nào theo điều này”. Do Công ty Hợp Thành vi phạm nghĩa vụ trả nợ, nên ngày 20/5/2013, Ngân hàng khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương buộc Công ty Hợp Thành trả gốc và lãi theo các hợp đồng tín dụng; nếu không trả được thì yêu cầu kê biên, bán đấu giá tài sản đảm bảo theo quy định. Kèm theo đơn khởi kiện là Công văn ngày 13/5/2013 của Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an gửi Tòa án nhân dân huyện Cẩm Giàng với nội dung bà Nguyễn Thị Thu Hương, xuất cảnh ngày 11/02/2013, hiện chưa thấy thông tin nhập cảnh. Ngày 04/6/2013, Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương đã có Thông báo về việc thụ lý vụ án số 02/2013/TB-TLVA tranh chấp hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp tài sản theo đơn khởi kiện của Ngân hàng. Ngày 20/9/2013, bà Nguyễn Thị Thu Hương là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn khiếu nại cho rằng tranh chấp giữa nguyên đơn và bị đơn là tranh chấp quy định tại điểm m khoản 1 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự, thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện; tranh chấp hợp đồng thế chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài, không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương. Đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương căn cứ Điều 29, 33, 37 Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 5 Luật TTTM chuyển vụ án đến Tòa án nhân dân huyện Cẩm Giàng giải quyết theo thẩm quyền. Những vấn đề lưu ý: - Tại thời điểm khởi kiện và Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương thụ lý vụ án thì bà Nguyễn Thị Thu Hương đang ở nước ngoài, nên Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương thụ lý giải quyết vụ án là đúng thẩm quyền (theo quy định tại 28
  • 28. khoản 3 Điều 33 và điểm c khoản 1 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự). Sau đó, bà Hương đã về nước thì Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương vẫn tiếp tục giải quyết vụ án là đúng theo quy định tại Điều 412 Bộ luật tố tụng dân sự và hướng dẫn tại điểm b khoản 5 Điều 7 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. - Trong hợp đồng thế chấp tài sản giữa ông Đỗ Mạnh Tuấn và bà Nguyễn Thị Thu Hương với Ngân hàng được ký kết ngày 15/11/2010, các bên vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Tòa án mà các bên không có thỏa thuận lại hoặc thỏa thuận mới về cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Nếu một trong các bên đã khởi kiện tại Trọng tài mà Tòa án vẫn thụ lý vụ án là không đúng. Tuy nhiên, do không có căn cứ xác định Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam đã thụ lý đơn khởi kiện, nên Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương thụ lý giải quyết là đúng. Điều này cũng phù hợp với hướng dẫn tại khoản 4 Điều 2 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20 tháng 3 năm 2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định Luật TTTM về thẩm quyền, trình tự, thủ tục tố tụng của Tòa án đối với hoạt động trọng tài (được nêu ở phần dưới đây). 1.2. Về phân biệt thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa Trọng tài và Tòa án Theo quy định tại Điều 2 và Điều 5 Luật trọng tài thương mại (được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2010 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2011, sau đây viết tắt là Luật TTTM), thì Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp i) Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; ii) Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; iii) 3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Điều 6 Luật TTTM quy định: Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được. * Thỏa thuận trọng tài vô hiệu đươc quy định tại Điều 6 và Điều 18 Luật TTTM, Điều 3 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định Luật TTTM (có hiệu lực pháp luật kể từ ngày 02/7/2014). Theo đó, Thoả thuận trọng tài vô hiệu là thỏa thuận trọng tài thuộc một trong các trường hợp như sau: Thứ nhất, Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 Luật TTTM. Nghĩa là không phải là tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại hay tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại 29
  • 29. hoặc tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài. Thứ hai, Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc không phải là người được ủy quyền hợp pháp hoặc là người được ủy quyền hợp pháp nhưng vượt quá phạm vi được ủy quyền). Về nguyên tắc thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập thì thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu. Trường hợp thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập nhưng trong quá trình xác lập, thực hiện thỏa thuận trọng tài hoặc trong tố tụng trọng tài mà người có thẩm quyền xác lập thỏa thuận trọng tài đã chấp nhận hoặc đã biết mà không phản đối thì thỏa thuận trọng tài không vô hiệu. Thứ ba, Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự (là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chếnăng lực hành vi dân sự). Trong trường hợp này thì Tòa án cần thu thập chứng cứ để chứng minh người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự thì phải có giấy tờ tài liệu chứng minh ngày tháng năm sinh hoặc kết luận của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định của Tòa án xác định, tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Thứ tư, Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 Luật TTTM. Điều 16 luật TTTM quy định thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng. Thỏa thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản và các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản: - Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật; - Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên; - Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên; - Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác; - Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận. Thứ năm, Đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài. Theo quy định tại Điều 4 và Điều 132 Bộ luật dân sự. Thứ sáu, Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật. Thuộc trường hợp quy định tại Điều 128 Bộ luật dân sự. 30
  • 30. * Thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được đươc quy định tại Điều 6 và Điều 43 Luật TTTM, Điều 4 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định Luật TTTM. Theo đó, Thoả thuận trọng tài vô hiệu là thỏa thuận trọng tài thuộc một trong các trường hợp như sau: i. Các bên đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài cụ thể nhưng Trung tâm trọng tài này đã chấm dứt hoạt động mà không có tổ chức trọng tài kế thừa, và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn Trung tâm trọng tài khác để giải quyết tranh chấp. ii. Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp, vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà Trọng tài viên không thể tham gia giải quyết tranh chấp, hoặc Trung tâm trọng tài, Tòa án không thể tìm được Trọng tài viên như các bên thỏa thuận và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn Trọng tài viên khác để thay thế. iii. Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp, Trọng tài viên từ chối việc được chỉ định hoặc Trung tâm trọng tài từ chối việc chỉ định Trọng tài viên và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn Trọng tài viên khác để thay thế. iv. Các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài nhưng lại thỏa thuận áp dụng Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài khác với Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài đã thỏa thuận và điều lệ của Trung tâm trọng tài do các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp không cho phép áp dụng Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài khác và các bên không thỏa thuận được về việc lựa chọn Quy tắc tố tụng trọng tài thay thế. v. Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng có điều khoản về thỏa thuận trọng tài được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hoá, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn quy định tại Điều 17 Luật TTTM nhưng khi phát sinh tranh chấp, người tiêu dùng không đồng ý lựa chọn Trọng tài giải quyết tranh chấp. * Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định Luật TTTM thì "Tranh chấp có thỏa thuận trọng tài nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác: a) Có quyết định của Tòa án huỷ phán quyết trọng tài, hủy quyết định của Hội đồng trọng tài về việc công nhận sự thỏa thuận của các bên; b) Có quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài, Trung tâm trọng tài quy định tại khoản 1 Điều 43 các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều 59 Luật TTTM; 31
  • 31. c) Tranh chấp thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 4 Nghị quyết này". Điều 2 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014, cũng hướng dẫn xử lý các trường hợp khi có yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực quy định tại Điều 2 Luật TTTM, Theo đó thì Tòa án yêu cầu một hoặc các bên cho biết tranh chấp đó các bên có thoả thuận trọng tài hay không. Tòa án phải kiểm tra, xem xét các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện để xác định vụ tranh chấp đó có thuộc trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án hay không. Tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau: a) Trường hợp tranh chấp không có thoả thuận trọng tài hoặc đã có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định, phán quyết có hiệu lực pháp luật của Trọng tài xác định vụ tranh chấp không có thỏa thuận trọng tài thì Tòa án xem xét thụ lý, giải quyết theo thẩm quyền (trừ trường hợp theo điểm c dưới đây). b) Trường hợp tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài không thuộc trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Tòa án căn cứ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 168 BLTTDS để trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện cho người khởi kiện. Trường hợp sau khi thụ lý vụ án Tòa án mới phát hiện vụ tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài không thuộc trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Tòa án căn cứ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 192 BLTTDS ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án, trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện cho người khởi kiện. c) Trường hợp đã có yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp và Hội đồng trọng tài đang giải quyết vụ tranh chấp thì dù Tòa án nhận thấy tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Trọng tài, không có thỏa thuận trọng tài hoặc tuy đã có thoả thuận trọng tài nhưng thuộc trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án mà người khởi kiện có yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, trường hợp Tòa án đã thụ lý thì ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án, trừ trường hợp Tòa án thụ lý vụ tranh chấp trước khi có yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp. Sau khi có quyết định, phán quyết của Hội đồng trọng tài quy định tại các điều 43, 58, 59 và 61 Luật TTTM mà người khởi kiện có yêu cầu Tòa án giải quyết, thì Tòa án xem xét thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung. Dưới đây xin nêu ra một ví dụ cụ thể về thỏa thuận trọng tài như sau: Vụ việc kinh doanh, thương mại yêu cầu xem xét quyết định của Hội đồng trọng tài về thỏa thuận trọng tài giữa bên yêu cầu Công ty Galien Pharam (Pháp) và bên liên quan là Công ty Cổ phần Thiên Ý (sau đây viết tắt là Công ty Thiên Ý). 32
  • 32. Công ty Galien Pharam được thành lập bởi pháp luật Pháp. Ngày 04/5/2007, Công ty Galien Pharam được Sở Thương mại thành phố Hồ Chí Minh cho phép mở Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh để xúc tiến các hoạt động thương mại, nghiên cứu thị trường, thúc đẩy các hợp đồng kinh tế với các nhà nhập khẩu thuốc tại thị trường Việt Nam. Đồng thời, Bộ Y tế đã cấp phép hoạt động cho Công ty Galien Pharam về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam. Ngày 01/01/2008, Công ty Galien Pharam và Công ty Thiên Ý ký Hợp đồng phần phối độc quyền thuốc số 04/HĐPPĐQ-TY/08. Trong đó, tại khoản IV Điều 3 Hợp đồng, các bên thỏa thuận: "Trường hợp có tranh chấp mà không giải quyết được thì sẽ được can thiệp bởi Trọng tài kinh tế thành phố Hồ Chí Minh". Ngày 19/11/2009, bà Nguyễn Thị Bạch Yến- Giám đốc Công ty Thiên Ý và ông Võ Văn Phương- Giám đốc Công ty Galien Pharam (đã nghỉ hưu từ ngày 01/3/2009) ký Biên bản làm việc, theo đó các bên thỏa thuận "Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh tranh chấp, hai bên sẽ cùng nhau thương lượng giải quyết trên tinh thần hợp tác, nếu thương lượng không thành thì các bên có quyền yêu cầu Trung tâm Trọng tài thương mại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam giải quyết theo quy định của pháp luât". Ngày 12/12/2009, Công ty Thiên Ý có đơn khởi kiện đối với Công ty Galien Pharam tại Trung tâm Trọng tài thương mại thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Trancent) yêu cầu giải quyết tranh chấp Hợp đồng phần phối độc quyền thuốc số 04 nêu trên. Công ty Galien Pharam không đồng ý việc Trancent thụ lý giải quyết, nên khiếu nại và cho rằng thỏa thuận trọng tài tại khoản IV Điều 3 của Hợp đồng không quy đinh rõ tổ chức trọng tài nào của Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc tranh chấp, còn ngày 19/11/2009, ông Phương ký bản thỏa thuận trọn Trancent để giải quyết là không đúng thẩm quyền, vì ông Phương đã nghỉ hưu từ tháng 3/2009 và ông Phương không được người có thẩm quyền ký kết của Công ty Galien Pharam ủy quyền ký, nên thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu. Ngày 25/3/2010, Hội đồng trong tài do Trancent thành lập có Quyết định số 33/QĐ-TT quyết định: Thỏa thuận trọng tài giữa Công ty Thiên Ý và Công ty Galien Pharam là đúng quy định nên thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội đồng trọng tài thuộc Trancent. Không đồng ý với quyết định nêu trên, nên ngày 27/8/2010, Công ty Galien Pharam khiếu nại. Tại Quyết định giải quyết số 107/QĐ-Trancent ngày 22/12/2010 Hội đồng trong tài thuộc Trancent quyết định: Thỏa thuận trọng tài giữa Công ty Thiên Ý và Công ty Galien Pharam thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội đồng trọng tài thuộcTrancent là đúng quy định pháp luật. 33
  • 33. Ngày 07/01/2011, Công ty Galien Pharam có đơn yêu cầu Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xem xét lại quyết định nêu trên của Hội đồng trọng tài thuộc Trancent. Tại Quyết định giải quyết yêu cầu xem xét lại quyết định của Hội đồng trọng tài về thỏa thuận trọng tài số 146/2011/QĐ-VDS ngày 27/01/2011, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định: thỏa thuận trọng tài giữa Công ty Thiên Ý và Công ty Galien Pharam (ngày 19/11/2009) là vô hiệu. Vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân. Sau khi có quyết định nêu trên của Tòa án, thì tại Quyết định số 24/2011/QĐ-Trancent ngày 01/3/2011, Trancent đã quyết định: đình chỉ giả quyết vụ tranh chấp giữa Công ty Thiên Ý và Công ty Galien Pharam do vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài. Vấn đề đặt ra ở đây là: Tranh chấp hợp đồng trên thuộc thẩm quyền giải quyết của Trung tâm Trọng tài thương mại thành phố Hồ Chí Minh hay Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh? - Do các bên ký kết hợp đồng tại thời điểm Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 đang có hiệu lực pháp luật, còn Luật TTTM đến ngày 01/01/2011 mới có hiệu lực pháp luật; do vậy, phải áp dụng Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 để giải quyết; - Thỏa thuận trọng tài tại khoản IV Điều 3 Hợp đồng phân phối độc quyền ngày 01/01/2008 như sau "Trường hợp có tranh chấp mà không giải quyết được thì sẽ được can thiệp bởi Trọng tài kinh tế thành phố Hồ Chí Minh" là thoả thuận không quy định rõ tổ chức Trọng tài cụ thể nào của Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp (Thỏa thuận trọng tài vi phạm khoản 4 Điều 10 Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003); - Còn thỏa thuận trọng tài ngày 19/11/2009 như trên đã nêu cũng vô hiệu do người ký thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết; vì ông Phương đã nghỉ hưu trước đó và ông Phương cũng không được người có thẩm quyền ký kết ủy quyền mà vẫn ký là không đúng thẩm quyền (Thỏa thuận trọng tài vi phạm khoản 2 Điều 10 Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003); Vì vậy, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định thỏa thuận trọng tài vô hiệu và vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án là có căn cứ, đúng pháp luật. Trong trường hợp này, nếu các bên không có thỏa thuân nào khác thì căn cứ vào Điều 30 Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003, Công ty Thiên Ý có quyền khởi kiện vụ tranh chấp ra Tòa án. 2. Kỹ năng Ủy thác tư pháp 2.1. Xác định các trường hợp Ủy thác tư pháp Trong quá trình giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài, cần phải tiến hành một hoặc một số hoạt động tố tụng dân sự ở 34