SlideShare a Scribd company logo
1 of 4
Download to read offline
VÀI NÉT VỀ TOÀ ÁN QUỐC TẾ VỀ LUẬT BIỂN
Ngày 16/11/1994, Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 (sau đây
gọi là Công ước 1982) đã có hiệu lực. Với 320 điều khoản, 17 phần và 9 phụ lục, một
bản hiến chương đồ sộ điều phối hoạt động của con người trên 70% bề mặt của trái đất
bị bao phủ bởi các biển và đại dương đã bước vào đời sống của nhân loại. Trong lịch sử
loài người, sự kiện này có thể so sánh với việc Christopher Columbus phát hiện ra châu
Mỹ 500 năm trước đây, ngày 12/10/1492.
Ngày nay, do sự cạn kiệt tài nguyên đất liền, sự bùng nổ dân số, sự phát triển của
luật pháp, các nước đều có nhu cầu mở rộng quyền lực của mình ra các vùng biển tiếp
liền với lãnh thổ. Mâu thuẫn giữa hai nguyên tắc nền tảng trong luật biển là chủ quyền
quốc gia và tự do trên biển ngày càng trở nên gay gắt. Để giải quyết các tranh chấp có
thể xảy ra giữa các quốc gia thành viên về việc giải thích hay áp dụng Công ước 1982,
Công ước quy định các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ giải quyết mọi tranh chấp
giữa họ bằng các phương pháp hòa bình theo đúng điều 2 khoản 3 của Hiến chương
Liên hợp quốc. Bất kỳ một quốc gia thành viên nào tham gia vào một vụ tranh chấp liên
quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước đều có thể yêu cầu quốc gia khác hay
các bên khác đưa vụ tranh chấp ra hòa giải theo thủ tục mà Công ước đã quy định tại
Mục 1 của Phụ lục V. Trong trường hợp khi tranh chấp không thể giải quyết được bằng
thủ tục hoà giải thì theo yêu cầu của một bên tranh chấp, vụ việc có thể được đưa ra
trước các toà án có thẩm quyền, trong số đó có Toà án quốc tế về Luật biển, cơ quan tài
phán quốc tế mới được lập ra trong khuôn khổ của Công ước.
Cuộc bầu cử đầu tiên để thành lập Toà án quốc tế về Luật biển, theo quy định của
Công ước, phải được diễn ra chậm nhất là sáu tháng sau ngày Công ước có hiệu lực, tức
là tới ngày 16/5/1995. Tuy nhiên, phải tới ngày 1/8/1996, cuộc bầu cử các quan toà của
Toà án quốc tế về Luật biển mới được tổ chức. Điều này cũng có những lý do riêng của
nó. Tại Hội nghị lần thứ ba của Liên hợp quốc về Luật biển (1973-1982), trước việc các
quốc gia đang phát triển đòi hỏi phải xây dựng lại một trật tự pháp lý trên biển mới
công bằng, Mỹ và một số nước tư bản phát triển chống đối, đòi xét lại Phần XI của dự
thảo Công ước về chế độ pháp lý của Vùng - di sản chung của loài người (Vùng là đáy
biển và lòng đất dưới đáy biển của biển cả nằm ngoài các vùng biển thuộc quyền tài
phán quốc gia) và thể thức điều hành của Cơ quan quyền lực Vùng. Thái độ này của Mỹ
đã cản trở việc đầu tư kỹ thuật cao vào khai thác Vùng. Để Công ước thực sự có tính
phổ thông, tạo điều kiện cho các cường quốc tham gia, phát huy được sức mạnh của các
khu vực và các hệ thống pháp lý khác nhau trên thế giới, trên cơ sở có sự nhân nhượng
của các nước đang phát triển, theo sáng kiến của Tổng thư ký Liên hợp quốc, một Thoả
thuận mới đã được ký kết vào ngày 29/7/1994 cho phép thay đổi nội dung Phần XI của
Công ước, đồng thời kéo dài thời gian chuẩn bị thành lập các cơ quan quốc tế do Công
ước quy định như Toà án quốc tế về Luật biển, Cơ quan quyền lực Vùng. Tới nay các
cường quốc lớn như Đức, úc, Nhật, Anh, Trung Quốc đều đã phê chuẩn Công ước.
Toà án quốc tế về Luật biển đặt trụ sở chính thức tại Hăm buốc thuộc Cộng hoà
Liên bang Đức.
1
Số thành viên của Toà án gồm 21 quan toà độc lập được tuyển chọn trong số các
nhân vật nổi tiếng nhất về công bằng và liêm khiết, có năng lực rõ ràng trong lĩnh vực
luật biển.
Việc lựa chọn được tiến hành trên các nguyên tắc:
- Thành phần của Toà án phải bảo đảm có sự đại diện của các hệ thống pháp lý
chủ yếu của thế giới và một sự phân chia công bằng về mặt địa lý.
- Mỗi quốc gia thành viên có quyền chỉ định nhiều nhất là hai người. Các thành
viên của Toà án sẽ được tuyển lựa trên danh sách đề cử. Tuy nhiên, Toà án không thể có
quá một công dân của cùng một quốc gia.
- Các thành viên của Toà được bầu bằng bỏ phiếu kín, là những ứng cử viên đạt
được số phiếu bầu cao nhất và phải được 2/3 số quốc gia thành viên có mặt và bỏ phiếu.
Trên cơ sở này, cuộc bầu cử đầu tiên đã chọn được 21 thành viên đầu tiên chia
cho 5 nhóm nước. Khu vực châu Phi: Engo (Camơrun), 3 năm; Warioba (Tandania), 3
năm; Ndiaye (Xênêgal), 6 năm; Mensah (Gana), 9 năm; Marsit (Tuyndi), 9 năm. Khu
vực châu Á: Rao (ấn Độ), 3 năm; Akl (Li Băng), 3 năm; Zhao (Trung Quốc), 6 năm;
Yamamoto (Nhật Bản), 9 năm; Park (Triều Tiên), 9 năm. Khu vực Đông Âu: Kolodkin
(Nga), 3 năm; Yankov (Bungari), 6 năm; Vukas (Crôatia), 9 năm. Khu vực Mỹ La tinh
và vùng biển Caribê: Marotta Rangel (Braxin), 3 năm; Caminos (achentina), 6 năm;
Laing (Bêlidơ), 6 năm; Nelson (Grênađa), 9 năm. Khu vực châu Âu và các khu vực
khác: Wolfrum (Đức), 3 năm; Eiriksson (Aixơlen), 6 năm; Treves (Italia), 6 năm và
Anderson (Anh), 9 năm. Nhiệm kỳ của các thành viên là 9 năm và họ đều có quyền tái
cử. Tuy nhiên, để duy trì tính liên tục của Toà án không bị ảnh hưởng khi các thành
viên mãn hạn nhiệm kỳ, ở cuộc bầu cử đầu tiên này 7 người sẽ mãn nhiệm sau 3 năm, 7
người sẽ mãn nhiệm sau 6 năm và họ được chỉ định qua rút thăm do Tổng thư ký Liên
hợp quốc thực hiện ngay sau cuộc bầu cử đầu tiên. Điều đó có nghĩa là cứ ba năm thì
thành phần của Toà án lại được đổi mới một phần ba.
Theo nguyên tắc độc lập xét xử của thẩm phán, một thành viên của Toà án không
thể đảm nhiệm bất kỳ một chức vụ chính trị hay hành chính nào, cũng không được chủ
động tham gia hay có liên quan về tài chính trong một hoạt động nào của một xí nghiệp
đang tiến hành thăm dò hoặc khai thác các tài nguyên ở biển hay ở đáy biển hoặc một
việc sử dụng biển, đáy biển vào mục đích thương mại khác. Thành viên của Toà cũng
không được làm những nhiệm vụ đại diện, cố vấn hay luật sư trong bất kỳ một vụ kiện
nào.
Một phiên Toà được coi là hợp lệ khi nó có đủ ít nhất 11 thành viên được bầu
ngồi xử án. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm quá trình xét xử của Toà án pháp lý quốc tế,
nhằm giải quyết nhanh các vụ kiện mỗi năm, Toà án lập ra một viện gồm 5 thành viên
được bầu để xét xử theo thủ tục rút gọn. Nếu thấy cần thiết, Toà cũng có thể lập ra các
viện gồm ít nhất là ba thành viên được bầu để xét xử các loại vụ kiện nhất định. Các
phán quyết của một trong số các viện này đều được coi như phán quyết của Toà án quốc
tế về Luật biển, chúng đều có tính chất tối hậu mà tất cả các bên trong vụ tranh chấp
phải tuân theo.
2
Về thẩm quyền của Toà án, Toà được để ngỏ cho tất cả các quốc gia thành viên
cũng như cho các thực thể không phải là quốc gia thành viên trong tất cả các trường hợp
liên quan đến việc quản lý và khai thác Vùng - di sản chung của loài người - hay cho
mọi tranh chấp được đưa ra theo mọi thoả thuận khác giao cho Toà án một thẩm quyền
được tất cả các bên trong vụ tranh chấp chấp nhận. Theo điều 297, Toà có thẩm quyền
giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước về việc
thi hành các quyền thuộc chủ quyền hay quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với
các quyền tự do của các quốc gia khác về hàng hải, hàng không, đặt dây cáp và ống dẫn
ngầm; đối với nghiên cứu khoa học biển; đối với các tài nguyên sinh vật thuộc vùng đặc
quyền kinh tế.
Công ước mở rộng khả năng tự lựa chọn các thủ tục bắt buộc dẫn tới các quyết
định bắt buộc. Điều 287 quy định khi ký hay phê chuẩn Công ước hoặc tham gia Công
ước hay ở bất kỳ thời điểm naò sau đó, để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến
việc giải thích hay áp dụng Công ước, quốc gia được quyền tự do lựa chọn, dưới hình
thức tuyên bố bằng văn bản một hay nhiều biện pháp sau:
a) Toà án quốc tế về Luật biển,
b) Toà án pháp lý quốc tế,
c) Một Toà Trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII của Công ước,
d) Một Toà Trọng tài đặc biệt để giải quyết các tranh chấp trong từng lĩnh vực
riêng biệt như nghiên cứu khoa học biển, nghề cá, giao thông biển,... được thành lập
theo đúng Phụ lục VII của Công ước.
Quyền tự do lựa chọn cũng có thể hàm ý tồn tại tình huống không lựa chọn một
biện pháp nào. Khi đó, theo điều 287, khoản 3 của Công ước, một quốc gia thành viên
tham gia vào một vụ tranh chấp mà không được một tuyên bố còn có hiệu lực bảo vệ thì
được xem là đã chấp nhận thủ tục trọng tài trù định ở Phụ lục VII. Ngược lại, quyền tự
do lựa chọn cũng dẫn tới tình huống một quốc gia có thể tuyên bố chấp nhận một thủ
tục duy nhất, hoặc hai hay nhiều thủ tục cùng lúc. Trong số 15 nước đã ra tuyên bố chấp
nhận thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc này, Vương quốc Bỉ vào lúc ký Công ước
ngày 5/12/1984 đã chấp nhận theo thứ tự: Toà Trọng tài được thành lập theo đúng Phụ
lục VII của Công ước; Toà án quốc tế về Luật biển; Toà án pháp lý quốc tế. Nga,
Ucraina và Bielorus chọn Toà Trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII của Công
ước nhưng bảo lưu một số vấn đề cho thủ tục trọng tài đặc biệt. Cap Ve, Ôman và
Uruguay chọn Toà án quốc tế về Luật biển và thứ hai là Toà án pháp lý quốc tế. Như
vậy, sẽ có vấn đề cạnh tranh giữa danh nghĩa xét xử dựa trên điều 287 của Công ước và
danh nghĩa khác phù hợp với điều 36 khoản 2 Quy chế của Toà án pháp lý quốc tế. Trên
thực tế, điều 298 của Công ước đã loại bỏ khỏi các thủ tục bắt buộc dẫn tới các quyết
định bắt buộc này một số loại tranh chấp sau: các tranh chấp liên quan tới việc phân
định các vùng biển giữa các quốc gia; các tranh chấp về vịnh hay danh nghĩa lịch sử;
các tranh chấp liên quan đến các hoạt động quân sự; các tranh chấp liên quan đến các
hành động bắt buộc chấp hành đã được thực hiện trong việc thi hành các quyền thuộc
chủ quyền; các tranh chấp mà Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khi thi hành các chức
năng của mình do Hiến chương Liên hợp quốc giao phó có trách nhiệm phải giải quyết.
3
Là một quốc gia ven Biển Đông, nước đầu tiên thiết lập vùng đặc quyền về kinh
tế 200 hải lý trong khu vực Đông Nam Á và cũng là nước đầu tiên trong khu vực phê
chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982, nếu không kể Indonexia và
Philippin là hai quốc gia quần đảo, Việt Nam hoan nghênh sự ra đời của Toà án quốc tế
về Luật biển, đồng thời nhận thức rõ trách nhiệm sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật
trong nước phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, điều chỉnh thống nhất các hoạt
động nhằm bảo vệ tốt nhất chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nước ta
trên biển. Chúng ta luôn tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế giải quyết mọi
tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, đồng thời phải nâng cao năng lực của các thẩm
phán, các toà án trong việc xét xử các vụ việc liên quan đến biển và mong rằng trong
tương lai không xa, Việt Nam sẽ sớm có những người đủ năng lực trở thành các thành
viên của Toà án quốc tế về Luật biển cũng như của các cơ quan tài phán quốc tế khác,
góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam, một quốc gia ven biển quan trọng trong khu
vực và trên thế giới, góp phần bảo vệ trật tự pháp lý trên biển, giữ cho biển Việt Nam
luôn vẹn toàn, trong lành cho hôm nay và cho mai sau./.
TS. Nguyễn Hồng Thao
4

More Related Content

Viewers also liked

Boi thuong thiet hai do suc khoe tinh mang bi xam hai
Boi thuong thiet hai do suc khoe tinh mang bi xam haiBoi thuong thiet hai do suc khoe tinh mang bi xam hai
Boi thuong thiet hai do suc khoe tinh mang bi xam haiHung Nguyen
 
37 an le qua quyet dinh cua hoi dong tham phan tandtc
37 an le qua quyet dinh cua hoi dong tham phan tandtc37 an le qua quyet dinh cua hoi dong tham phan tandtc
37 an le qua quyet dinh cua hoi dong tham phan tandtcHung Nguyen
 
Thông tư : Van bangoc 07.2015.tt.nhnn
Thông tư : Van bangoc 07.2015.tt.nhnnThông tư : Van bangoc 07.2015.tt.nhnn
Thông tư : Van bangoc 07.2015.tt.nhnnHung Nguyen
 
Cach dung tu ngu va thuat ngu kinh te viet anh
Cach dung tu ngu va thuat ngu kinh te viet   anhCach dung tu ngu va thuat ngu kinh te viet   anh
Cach dung tu ngu va thuat ngu kinh te viet anhHung Nguyen
 
Luat cong an nhan dan 2014
Luat cong an nhan dan 2014Luat cong an nhan dan 2014
Luat cong an nhan dan 2014Hung Nguyen
 
Một số câu hỏi đúng sai về luật thương mại
Một số câu hỏi đúng sai về luật thương mạiMột số câu hỏi đúng sai về luật thương mại
Một số câu hỏi đúng sai về luật thương mạiHung Nguyen
 
Nhung dieu chua biet ve so huu tri tue
Nhung dieu chua biet ve so huu tri tueNhung dieu chua biet ve so huu tri tue
Nhung dieu chua biet ve so huu tri tueHung Nguyen
 
Luat sy quan quan doi nhan dan viet nam
Luat sy quan quan doi nhan dan viet namLuat sy quan quan doi nhan dan viet nam
Luat sy quan quan doi nhan dan viet namHung Nguyen
 
Báo cáo Thương mại Điện tử VN 2013
Báo cáo Thương mại Điện tử VN 2013Báo cáo Thương mại Điện tử VN 2013
Báo cáo Thương mại Điện tử VN 2013Hung Nguyen
 
Binh luan chuyen sau ve cac toi tham nhung
Binh luan chuyen sau ve cac toi tham nhungBinh luan chuyen sau ve cac toi tham nhung
Binh luan chuyen sau ve cac toi tham nhungHung Nguyen
 
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)Hung Nguyen
 
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)Hung Nguyen
 
Phap luat kinh te bai giang
Phap luat kinh te bai giangPhap luat kinh te bai giang
Phap luat kinh te bai giangHung Nguyen
 
Luat thi hanh an dan su 2008
Luat thi hanh an dan su 2008Luat thi hanh an dan su 2008
Luat thi hanh an dan su 2008Hung Nguyen
 

Viewers also liked (14)

Boi thuong thiet hai do suc khoe tinh mang bi xam hai
Boi thuong thiet hai do suc khoe tinh mang bi xam haiBoi thuong thiet hai do suc khoe tinh mang bi xam hai
Boi thuong thiet hai do suc khoe tinh mang bi xam hai
 
37 an le qua quyet dinh cua hoi dong tham phan tandtc
37 an le qua quyet dinh cua hoi dong tham phan tandtc37 an le qua quyet dinh cua hoi dong tham phan tandtc
37 an le qua quyet dinh cua hoi dong tham phan tandtc
 
Thông tư : Van bangoc 07.2015.tt.nhnn
Thông tư : Van bangoc 07.2015.tt.nhnnThông tư : Van bangoc 07.2015.tt.nhnn
Thông tư : Van bangoc 07.2015.tt.nhnn
 
Cach dung tu ngu va thuat ngu kinh te viet anh
Cach dung tu ngu va thuat ngu kinh te viet   anhCach dung tu ngu va thuat ngu kinh te viet   anh
Cach dung tu ngu va thuat ngu kinh te viet anh
 
Luat cong an nhan dan 2014
Luat cong an nhan dan 2014Luat cong an nhan dan 2014
Luat cong an nhan dan 2014
 
Một số câu hỏi đúng sai về luật thương mại
Một số câu hỏi đúng sai về luật thương mạiMột số câu hỏi đúng sai về luật thương mại
Một số câu hỏi đúng sai về luật thương mại
 
Nhung dieu chua biet ve so huu tri tue
Nhung dieu chua biet ve so huu tri tueNhung dieu chua biet ve so huu tri tue
Nhung dieu chua biet ve so huu tri tue
 
Luat sy quan quan doi nhan dan viet nam
Luat sy quan quan doi nhan dan viet namLuat sy quan quan doi nhan dan viet nam
Luat sy quan quan doi nhan dan viet nam
 
Báo cáo Thương mại Điện tử VN 2013
Báo cáo Thương mại Điện tử VN 2013Báo cáo Thương mại Điện tử VN 2013
Báo cáo Thương mại Điện tử VN 2013
 
Binh luan chuyen sau ve cac toi tham nhung
Binh luan chuyen sau ve cac toi tham nhungBinh luan chuyen sau ve cac toi tham nhung
Binh luan chuyen sau ve cac toi tham nhung
 
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
Tai lieu tap huan giai quyet vu an lao dong 2014 (truong dao tao tham phan)
 
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 2)
 
Phap luat kinh te bai giang
Phap luat kinh te bai giangPhap luat kinh te bai giang
Phap luat kinh te bai giang
 
Luat thi hanh an dan su 2008
Luat thi hanh an dan su 2008Luat thi hanh an dan su 2008
Luat thi hanh an dan su 2008
 

Similar to Toa an quoc te ve luat bien

Tong quan phap luat quoc te va phap luat bien mot so nuoc
Tong quan phap luat quoc te va phap luat bien mot so nuocTong quan phap luat quoc te va phap luat bien mot so nuoc
Tong quan phap luat quoc te va phap luat bien mot so nuocHung Nguyen
 
Slide môn Công pháp QT-Luật biển QT.pptx
Slide môn Công pháp QT-Luật biển QT.pptxSlide môn Công pháp QT-Luật biển QT.pptx
Slide môn Công pháp QT-Luật biển QT.pptxNguynKhnhHuyn56
 
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (tap 1)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (tap 1)Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (tap 1)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (tap 1)Hung Nguyen
 
Phan quyet cua toa trong tai thuong truc la haye ve giai quyet tranh chap bie...
Phan quyet cua toa trong tai thuong truc la haye ve giai quyet tranh chap bie...Phan quyet cua toa trong tai thuong truc la haye ve giai quyet tranh chap bie...
Phan quyet cua toa trong tai thuong truc la haye ve giai quyet tranh chap bie...Hung Nguyen
 
Những nội dung cơ bản của công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
Những nội dung cơ bản của công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trịNhững nội dung cơ bản của công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
Những nội dung cơ bản của công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trịjackjohn45
 
Tuyển tập hiến pháp của một số nước trên thế giới
Tuyển tập hiến pháp của một số nước trên thế giớiTuyển tập hiến pháp của một số nước trên thế giới
Tuyển tập hiến pháp của một số nước trên thế giớiSỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
 
tailieuxanh_16_8636.pdf
tailieuxanh_16_8636.pdftailieuxanh_16_8636.pdf
tailieuxanh_16_8636.pdfMaiAnh264
 
Luật hàng hải việt nam 2005
Luật hàng hải việt nam 2005Luật hàng hải việt nam 2005
Luật hàng hải việt nam 2005Buiyen1993
 
Tư pháp qt
Tư pháp qtTư pháp qt
Tư pháp qtTran Thoa
 
Bai kt luat duqt (1)
Bai kt luat duqt (1)Bai kt luat duqt (1)
Bai kt luat duqt (1)Hằng Đào
 

Similar to Toa an quoc te ve luat bien (20)

BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Luật biển, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Luật biển, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Luật biển, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Luật biển, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOTLuận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
 
Tong quan phap luat quoc te va phap luat bien mot so nuoc
Tong quan phap luat quoc te va phap luat bien mot so nuocTong quan phap luat quoc te va phap luat bien mot so nuoc
Tong quan phap luat quoc te va phap luat bien mot so nuoc
 
Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển và giải pháp giải quyết tr...
Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển và giải pháp giải quyết tr...Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển và giải pháp giải quyết tr...
Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển và giải pháp giải quyết tr...
 
Slide môn Công pháp QT-Luật biển QT.pptx
Slide môn Công pháp QT-Luật biển QT.pptxSlide môn Công pháp QT-Luật biển QT.pptx
Slide môn Công pháp QT-Luật biển QT.pptx
 
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (tap 1)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (tap 1)Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (tap 1)
Tai lieu chuong trinh dao tao tham phan so cap (tap 1)
 
Vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAY
Vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAYVấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAY
Vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAY
 
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tếTòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
 
Phan quyet cua toa trong tai thuong truc la haye ve giai quyet tranh chap bie...
Phan quyet cua toa trong tai thuong truc la haye ve giai quyet tranh chap bie...Phan quyet cua toa trong tai thuong truc la haye ve giai quyet tranh chap bie...
Phan quyet cua toa trong tai thuong truc la haye ve giai quyet tranh chap bie...
 
Luận văn: Vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật Biển
Luận văn: Vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật BiểnLuận văn: Vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật Biển
Luận văn: Vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật Biển
 
Những nội dung cơ bản của công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
Những nội dung cơ bản của công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trịNhững nội dung cơ bản của công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
Những nội dung cơ bản của công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
 
Tuyển tập hiến pháp của một số nước trên thế giới
Tuyển tập hiến pháp của một số nước trên thế giớiTuyển tập hiến pháp của một số nước trên thế giới
Tuyển tập hiến pháp của một số nước trên thế giới
 
tailieuxanh_16_8636.pdf
tailieuxanh_16_8636.pdftailieuxanh_16_8636.pdf
tailieuxanh_16_8636.pdf
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biểnLuận văn: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển, HAY
Đề tài: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển, HAYĐề tài: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển, HAY
Đề tài: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển, HAY
 
Luật hàng hải việt nam 2005
Luật hàng hải việt nam 2005Luật hàng hải việt nam 2005
Luật hàng hải việt nam 2005
 
Luận văn: Hoạch định đường cơ sở theo quy định của Luật biển
Luận văn: Hoạch định đường cơ sở theo quy định của Luật biểnLuận văn: Hoạch định đường cơ sở theo quy định của Luật biển
Luận văn: Hoạch định đường cơ sở theo quy định của Luật biển
 
Tư pháp qt
Tư pháp qtTư pháp qt
Tư pháp qt
 
Bai kt luat duqt (1)
Bai kt luat duqt (1)Bai kt luat duqt (1)
Bai kt luat duqt (1)
 
Kinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển
Kinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biểnKinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển
Kinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển
 

Toa an quoc te ve luat bien

  • 1. VÀI NÉT VỀ TOÀ ÁN QUỐC TẾ VỀ LUẬT BIỂN Ngày 16/11/1994, Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 (sau đây gọi là Công ước 1982) đã có hiệu lực. Với 320 điều khoản, 17 phần và 9 phụ lục, một bản hiến chương đồ sộ điều phối hoạt động của con người trên 70% bề mặt của trái đất bị bao phủ bởi các biển và đại dương đã bước vào đời sống của nhân loại. Trong lịch sử loài người, sự kiện này có thể so sánh với việc Christopher Columbus phát hiện ra châu Mỹ 500 năm trước đây, ngày 12/10/1492. Ngày nay, do sự cạn kiệt tài nguyên đất liền, sự bùng nổ dân số, sự phát triển của luật pháp, các nước đều có nhu cầu mở rộng quyền lực của mình ra các vùng biển tiếp liền với lãnh thổ. Mâu thuẫn giữa hai nguyên tắc nền tảng trong luật biển là chủ quyền quốc gia và tự do trên biển ngày càng trở nên gay gắt. Để giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra giữa các quốc gia thành viên về việc giải thích hay áp dụng Công ước 1982, Công ước quy định các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ giải quyết mọi tranh chấp giữa họ bằng các phương pháp hòa bình theo đúng điều 2 khoản 3 của Hiến chương Liên hợp quốc. Bất kỳ một quốc gia thành viên nào tham gia vào một vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước đều có thể yêu cầu quốc gia khác hay các bên khác đưa vụ tranh chấp ra hòa giải theo thủ tục mà Công ước đã quy định tại Mục 1 của Phụ lục V. Trong trường hợp khi tranh chấp không thể giải quyết được bằng thủ tục hoà giải thì theo yêu cầu của một bên tranh chấp, vụ việc có thể được đưa ra trước các toà án có thẩm quyền, trong số đó có Toà án quốc tế về Luật biển, cơ quan tài phán quốc tế mới được lập ra trong khuôn khổ của Công ước. Cuộc bầu cử đầu tiên để thành lập Toà án quốc tế về Luật biển, theo quy định của Công ước, phải được diễn ra chậm nhất là sáu tháng sau ngày Công ước có hiệu lực, tức là tới ngày 16/5/1995. Tuy nhiên, phải tới ngày 1/8/1996, cuộc bầu cử các quan toà của Toà án quốc tế về Luật biển mới được tổ chức. Điều này cũng có những lý do riêng của nó. Tại Hội nghị lần thứ ba của Liên hợp quốc về Luật biển (1973-1982), trước việc các quốc gia đang phát triển đòi hỏi phải xây dựng lại một trật tự pháp lý trên biển mới công bằng, Mỹ và một số nước tư bản phát triển chống đối, đòi xét lại Phần XI của dự thảo Công ước về chế độ pháp lý của Vùng - di sản chung của loài người (Vùng là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của biển cả nằm ngoài các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia) và thể thức điều hành của Cơ quan quyền lực Vùng. Thái độ này của Mỹ đã cản trở việc đầu tư kỹ thuật cao vào khai thác Vùng. Để Công ước thực sự có tính phổ thông, tạo điều kiện cho các cường quốc tham gia, phát huy được sức mạnh của các khu vực và các hệ thống pháp lý khác nhau trên thế giới, trên cơ sở có sự nhân nhượng của các nước đang phát triển, theo sáng kiến của Tổng thư ký Liên hợp quốc, một Thoả thuận mới đã được ký kết vào ngày 29/7/1994 cho phép thay đổi nội dung Phần XI của Công ước, đồng thời kéo dài thời gian chuẩn bị thành lập các cơ quan quốc tế do Công ước quy định như Toà án quốc tế về Luật biển, Cơ quan quyền lực Vùng. Tới nay các cường quốc lớn như Đức, úc, Nhật, Anh, Trung Quốc đều đã phê chuẩn Công ước. Toà án quốc tế về Luật biển đặt trụ sở chính thức tại Hăm buốc thuộc Cộng hoà Liên bang Đức. 1
  • 2. Số thành viên của Toà án gồm 21 quan toà độc lập được tuyển chọn trong số các nhân vật nổi tiếng nhất về công bằng và liêm khiết, có năng lực rõ ràng trong lĩnh vực luật biển. Việc lựa chọn được tiến hành trên các nguyên tắc: - Thành phần của Toà án phải bảo đảm có sự đại diện của các hệ thống pháp lý chủ yếu của thế giới và một sự phân chia công bằng về mặt địa lý. - Mỗi quốc gia thành viên có quyền chỉ định nhiều nhất là hai người. Các thành viên của Toà án sẽ được tuyển lựa trên danh sách đề cử. Tuy nhiên, Toà án không thể có quá một công dân của cùng một quốc gia. - Các thành viên của Toà được bầu bằng bỏ phiếu kín, là những ứng cử viên đạt được số phiếu bầu cao nhất và phải được 2/3 số quốc gia thành viên có mặt và bỏ phiếu. Trên cơ sở này, cuộc bầu cử đầu tiên đã chọn được 21 thành viên đầu tiên chia cho 5 nhóm nước. Khu vực châu Phi: Engo (Camơrun), 3 năm; Warioba (Tandania), 3 năm; Ndiaye (Xênêgal), 6 năm; Mensah (Gana), 9 năm; Marsit (Tuyndi), 9 năm. Khu vực châu Á: Rao (ấn Độ), 3 năm; Akl (Li Băng), 3 năm; Zhao (Trung Quốc), 6 năm; Yamamoto (Nhật Bản), 9 năm; Park (Triều Tiên), 9 năm. Khu vực Đông Âu: Kolodkin (Nga), 3 năm; Yankov (Bungari), 6 năm; Vukas (Crôatia), 9 năm. Khu vực Mỹ La tinh và vùng biển Caribê: Marotta Rangel (Braxin), 3 năm; Caminos (achentina), 6 năm; Laing (Bêlidơ), 6 năm; Nelson (Grênađa), 9 năm. Khu vực châu Âu và các khu vực khác: Wolfrum (Đức), 3 năm; Eiriksson (Aixơlen), 6 năm; Treves (Italia), 6 năm và Anderson (Anh), 9 năm. Nhiệm kỳ của các thành viên là 9 năm và họ đều có quyền tái cử. Tuy nhiên, để duy trì tính liên tục của Toà án không bị ảnh hưởng khi các thành viên mãn hạn nhiệm kỳ, ở cuộc bầu cử đầu tiên này 7 người sẽ mãn nhiệm sau 3 năm, 7 người sẽ mãn nhiệm sau 6 năm và họ được chỉ định qua rút thăm do Tổng thư ký Liên hợp quốc thực hiện ngay sau cuộc bầu cử đầu tiên. Điều đó có nghĩa là cứ ba năm thì thành phần của Toà án lại được đổi mới một phần ba. Theo nguyên tắc độc lập xét xử của thẩm phán, một thành viên của Toà án không thể đảm nhiệm bất kỳ một chức vụ chính trị hay hành chính nào, cũng không được chủ động tham gia hay có liên quan về tài chính trong một hoạt động nào của một xí nghiệp đang tiến hành thăm dò hoặc khai thác các tài nguyên ở biển hay ở đáy biển hoặc một việc sử dụng biển, đáy biển vào mục đích thương mại khác. Thành viên của Toà cũng không được làm những nhiệm vụ đại diện, cố vấn hay luật sư trong bất kỳ một vụ kiện nào. Một phiên Toà được coi là hợp lệ khi nó có đủ ít nhất 11 thành viên được bầu ngồi xử án. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm quá trình xét xử của Toà án pháp lý quốc tế, nhằm giải quyết nhanh các vụ kiện mỗi năm, Toà án lập ra một viện gồm 5 thành viên được bầu để xét xử theo thủ tục rút gọn. Nếu thấy cần thiết, Toà cũng có thể lập ra các viện gồm ít nhất là ba thành viên được bầu để xét xử các loại vụ kiện nhất định. Các phán quyết của một trong số các viện này đều được coi như phán quyết của Toà án quốc tế về Luật biển, chúng đều có tính chất tối hậu mà tất cả các bên trong vụ tranh chấp phải tuân theo. 2
  • 3. Về thẩm quyền của Toà án, Toà được để ngỏ cho tất cả các quốc gia thành viên cũng như cho các thực thể không phải là quốc gia thành viên trong tất cả các trường hợp liên quan đến việc quản lý và khai thác Vùng - di sản chung của loài người - hay cho mọi tranh chấp được đưa ra theo mọi thoả thuận khác giao cho Toà án một thẩm quyền được tất cả các bên trong vụ tranh chấp chấp nhận. Theo điều 297, Toà có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước về việc thi hành các quyền thuộc chủ quyền hay quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với các quyền tự do của các quốc gia khác về hàng hải, hàng không, đặt dây cáp và ống dẫn ngầm; đối với nghiên cứu khoa học biển; đối với các tài nguyên sinh vật thuộc vùng đặc quyền kinh tế. Công ước mở rộng khả năng tự lựa chọn các thủ tục bắt buộc dẫn tới các quyết định bắt buộc. Điều 287 quy định khi ký hay phê chuẩn Công ước hoặc tham gia Công ước hay ở bất kỳ thời điểm naò sau đó, để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước, quốc gia được quyền tự do lựa chọn, dưới hình thức tuyên bố bằng văn bản một hay nhiều biện pháp sau: a) Toà án quốc tế về Luật biển, b) Toà án pháp lý quốc tế, c) Một Toà Trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII của Công ước, d) Một Toà Trọng tài đặc biệt để giải quyết các tranh chấp trong từng lĩnh vực riêng biệt như nghiên cứu khoa học biển, nghề cá, giao thông biển,... được thành lập theo đúng Phụ lục VII của Công ước. Quyền tự do lựa chọn cũng có thể hàm ý tồn tại tình huống không lựa chọn một biện pháp nào. Khi đó, theo điều 287, khoản 3 của Công ước, một quốc gia thành viên tham gia vào một vụ tranh chấp mà không được một tuyên bố còn có hiệu lực bảo vệ thì được xem là đã chấp nhận thủ tục trọng tài trù định ở Phụ lục VII. Ngược lại, quyền tự do lựa chọn cũng dẫn tới tình huống một quốc gia có thể tuyên bố chấp nhận một thủ tục duy nhất, hoặc hai hay nhiều thủ tục cùng lúc. Trong số 15 nước đã ra tuyên bố chấp nhận thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc này, Vương quốc Bỉ vào lúc ký Công ước ngày 5/12/1984 đã chấp nhận theo thứ tự: Toà Trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII của Công ước; Toà án quốc tế về Luật biển; Toà án pháp lý quốc tế. Nga, Ucraina và Bielorus chọn Toà Trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII của Công ước nhưng bảo lưu một số vấn đề cho thủ tục trọng tài đặc biệt. Cap Ve, Ôman và Uruguay chọn Toà án quốc tế về Luật biển và thứ hai là Toà án pháp lý quốc tế. Như vậy, sẽ có vấn đề cạnh tranh giữa danh nghĩa xét xử dựa trên điều 287 của Công ước và danh nghĩa khác phù hợp với điều 36 khoản 2 Quy chế của Toà án pháp lý quốc tế. Trên thực tế, điều 298 của Công ước đã loại bỏ khỏi các thủ tục bắt buộc dẫn tới các quyết định bắt buộc này một số loại tranh chấp sau: các tranh chấp liên quan tới việc phân định các vùng biển giữa các quốc gia; các tranh chấp về vịnh hay danh nghĩa lịch sử; các tranh chấp liên quan đến các hoạt động quân sự; các tranh chấp liên quan đến các hành động bắt buộc chấp hành đã được thực hiện trong việc thi hành các quyền thuộc chủ quyền; các tranh chấp mà Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khi thi hành các chức năng của mình do Hiến chương Liên hợp quốc giao phó có trách nhiệm phải giải quyết. 3
  • 4. Là một quốc gia ven Biển Đông, nước đầu tiên thiết lập vùng đặc quyền về kinh tế 200 hải lý trong khu vực Đông Nam Á và cũng là nước đầu tiên trong khu vực phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982, nếu không kể Indonexia và Philippin là hai quốc gia quần đảo, Việt Nam hoan nghênh sự ra đời của Toà án quốc tế về Luật biển, đồng thời nhận thức rõ trách nhiệm sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, điều chỉnh thống nhất các hoạt động nhằm bảo vệ tốt nhất chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nước ta trên biển. Chúng ta luôn tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, đồng thời phải nâng cao năng lực của các thẩm phán, các toà án trong việc xét xử các vụ việc liên quan đến biển và mong rằng trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ sớm có những người đủ năng lực trở thành các thành viên của Toà án quốc tế về Luật biển cũng như của các cơ quan tài phán quốc tế khác, góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam, một quốc gia ven biển quan trọng trong khu vực và trên thế giới, góp phần bảo vệ trật tự pháp lý trên biển, giữ cho biển Việt Nam luôn vẹn toàn, trong lành cho hôm nay và cho mai sau./. TS. Nguyễn Hồng Thao 4