SlideShare a Scribd company logo
1 of 114
Download to read offline
1
BÀI 1
VIÊM PHẾ QUẢN
MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Định nghĩa
Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc phế quản lớn và phế quản
trung bình. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng gặp nhiều nhất ở trẻ em và
người già. Bệnh hay xảy ra về mùa lạnh. Bệnh lành tính và sau khi khỏi thường không
để lại di chứng.
2. Nguyên nhân
- Tác nhân gây bệnh: Virus chiếm đa số, vi trùng: thường là cầu trùng Gr(+) như phế
cầu, tụ cầu, các hơi độc: amoniac, SO2, chlorin
- Điều kiện thuận lợi:
+ Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: viêm mũi, viêm họng, viêm xoang...
+ Thay đổi thời tiết, nhiễm lạnh đột ngột
+ Cơ thể suy kiệt, giảm miễn dịch
+ Môi trường ẩm thấp, nhiều khói bụi...
+ Hút thuốc lá
3. Biểu hiện lâm sàng
- Sốt: thường sốt nhẹ, đôi khi không rõ ràng nhưng cũng có khi không sốt, người
mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức mình mẩy.
- Ho: là triệu chứng nổi bậc. Lúc đầu ho khan nên người bệnh thấy rát cổ và đau
ngực, về sau ho có đờm nên đỡ rát cổ hơn.
- Đờm: sau vài ngày ho khan, người bệnh ho có đơm, và số lượng đờm cũng tăng
dần lên. Đờm lẫn nhầy mủ, màu vàng hoặc lờ lờ xanh.
- Đau nóng rát vùng sau xương ức, có khi đau cả lồng ngực.
- Chụp Xquang phổi: không có gì đặc biệt, chỉ có thể thấy rốn phổi đậm.
4. Tiến triển và tiên lượng
- Phần lớn bệnh khỏi hoàn toàn sau 5-6 ngày điều trị và không để lại di chứng.
1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng bệnh viêm phế quản
2. Trình bày được các thuốc điều trị bệnh viêm phế quản.
3. Hướng dẫn được người bệnh sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
2
- Một số trường hợp có thể tái phát nếu phòng bệnh không tốt.
- Viêm phế quản cấp có thể làm khởi phát cơn hen, nhất là hen nhiễm khuẩn.
5. Điều trị
- Kháng sinh:
+ Uống: Cephalecine 0,5g x 4 viên / ngày, Bactrim 480mg x 4 viên / ngày
Erythromycine 0,5g x 4 viên / ngày
+ Tiêm: Gentamycine 80mg x 2 ống / ngày tiêm bắp
Cefotaxime 1g / lọ x 2 lọ / ngày tiêm bắp hoặc tĩnh mạch
- Thuốc giảm ho, long đờm: Terpin codein, Mucitux Mucosolvan
- Thuốc hạ sốt: Paracethamol
- Đảm bảo chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, giữ gìn và nâng cao sức khoẻ. Không
hút thuốc lá, tránh để bị nhiễm lạnh, tránh môi trường bụi, khói, ô nhiễm. Điều trị
tích cực và triệt để các ổ nhiễm khuẩn tai mũi họng và các bệnh mãn tính đường hô
hấp kết hợp với tập thở, tập thể dục thể thao thường xuyên.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1. Viêm phế quản là gì? Nguyên nhân gây viêm phế quản ?
Câu 2. Trình bày triệu chứng lâm sàng của Viêm phế quản.
Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm phế quản là :
A. Vi khuẩn B. Virus C. Ký sinh trùng D. Thay đổi thời
tiết
Câu 4. Yếu tố nào sau đây là điều kiện thuận lợi dẫn đến viêm phế quản ?
A. Vi khuẩn B. Hút thuốc lá nhiều năm C. Virus D. Ký sinh trùng.
Câu 5. Kháng sinh nào sau đây dùng điều trị viêm phế quản?
A. Metronidazol B. Ciprofloxacin C. Cephalexin D. Prednisolon
Câu 6 Tính chất sốt trong bệnh viêm phế quản cấp là:
A. Sốt cao đột ngột, rét run B. Sốt nhẹ kéo dài
C. Sốt nhẹ hoặc không sốt D.Tất cả đều sai
Câu 7. Yếu tố thuận lợi có thể đưa đến viêm phế quản cấp là:
A. Môi trường ẩm thấp B. Hít phải hơi độc
C. Thay đổi thời tiết D. Tất cả đều đúng
Câu 8. Yếu tố thuận lợi nào ít liên quan đến viêm phế quản cấp là:
A. Giảm miễn dịch B. Hút thuốc lá
C. Môi trường nhiều khói bụi D. Cơ thể suy kiệt
3
Câu 9. Viêm phế quản cấp là bệnh:
A. Xảy ra ở mọi lứa tuổi B. Bệnh lành tính
C. Hay xảy ra về mùa lạnh D. Tất cả đều đúng
Tài liệu tham khảo
1. Vũ Văn Giáp (2012). Bài giảng Viêm phế quản cấp. Bệnh học nội khoa tập 1, bộ
môn nội Đại học y Hà Nội. Nhà xuất bản y học, tr 9 – 13
4
BÀI 2
VIÊM PHỔI – BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH (COPD)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
I. VIÊM PHỔI
1. Đại cương
Viêm phổi là quá trình viêm nhiễm của nhu mô phổi, bao gồm viêm phế nang,
tổ chức liên kết và tiểu phế quản tận. Bệnh thường gặp vào mùa lạnh và gặp ở mọi lứa
tuổi.
2. Nguyên nhân
- Tác nhân gây bệnh
+ Vi khuẩn: Phế cầu, liên cầu, tụ cầu ...
+ Virus.
+ Ký sinh trùng: giun, sán
+ Nấm
- Điều kiện thuận lợi:
+ Thời tiết lạnh.
+ Cơ thể suy yếu.
+ Những người nằm liệt giường, không có khả năng tự vận động.
+ Những người bị suy giảm miễn dịch: người bệnh đang được điều trị
bằng Corticoide, người bệnh AIDS...
3. Triệu chứng lâm sàng
- Bệnh xảy ra đột ngột, bắt đầu bằng cơn rét run, ớn lạnh, sau đó sốt cao, nhiệt độ cơ
thể tăng lên rất cao, mặt đỏ, môi khô, lưỡi bẩn, vẻ mặt nhiễm trùng.
- Mạch nhanh
- Khó thở xuất hiện sau đó vài giờ, toát mồ hôi, môi tím nhẹ. Nhịp thở nhanh nông.
- Người bệnh có thể có tiền sử nhiễm khuẩn đường hô hấp trước đó, ở người già
các triệu chứng trên thường không rầm rộ
- Đau ngực: đau ở vùng phổi bị tổn thương, triệu chứng này bao giờ cũng có, đôi khi
là triệu chứng nổi bậc.
1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, bệnh viêm phổi, COPD
2. Trình bày được các thuốc điều trị bệnh viêm phổi, COPD
3. Hướng dẫn được người bệnh sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và phòng tránh
được bệnh viêm phổi, COPD
5
- Ho: lúc đầu ho khan, sau đó ho có đờm, đờm có màu rỉ sắt quánh dính.
- Khám phổi: có hội chứng đặc phổi: gõ đục, rung thanh tăng, rì rào phế nang giảm
hoặc mất, nghe có ran nổ.
4. Cận lâm sàng
- Xquang phổi: có một đám mờ hình tam giác, đáy quay ra ngoài, đỉnh quay vào trong.
- Xét nghiệm máu: số lượng bạch cầu tăng cao, chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung
tính.
- Tốc độ lắng máu tăng cao.
- Xét nghiệm đờm: nhộm gram và nuôi cấy tìm vi khuẩn gây bệnh.
5. Tiến triển và biến chứng
- Người bệnh sốt liên tục trong tuần lễ đầu, thân nhiệt luôn ở mức 39-40 độ.
- Sau 1 tuần các triệu chứng trên giảm đi: sốt giảm đổ mồ hôi, tiểu nhiều, người
bệnh cảm thấy dễ chịu hơn nhưng vẫn còn ho nhiều.
- Một số biến chứng có thể xảy ra (do điều trị muộn hoặc điều trị không đúng):
+ Sốc nhiễm trùng.
+ Tràn mủ màng phổi.
+ Áp xe phổi.
6. Điều trị
- Kháng sinh:
+ Gentamycine 80mg x 2 ống / ngày/ lần, tiêm bắp
+ Cefotaxime 1g / lọ x 2 lọ / ngày tiêm bắp hoặc tĩnh mạch
- Hạ sốt: Paracethamol
- Giảm ho, long đờm: xem 2.5.2.
- Cho thở oxy nếu có khó thở, tím tái.
II. BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH (COPD)
1. Định nghĩa:
COPD là một tình trạng bệnh mãn tính đặc trưng bởi sự giới hạn lưu luợng khí
không hồi phục hoàn toàn. Biểu hiện lâm sàng thường là ho-khạc đàm-khó thở nhiều
năm trước khi bị giới hạn lưu lượng khí. (Trước đây từ COPD dùng để chỉ 2 bệnh:
viêm phế quản mãn và khí phế thủng)
2. Nguyên nhân gây rối loạn lưu lượng khí không hồi phục:
- Xơ hóa và hẹp các đường dẫn khí nhỏ (tái cấu trúc).
- Phá hủy phế nang gây mất sự co đàn hồi, mất chỗ nâng vách đường dẫn khí nhỏ.
3. Yếu tố nguy cơ
- Yếu tố bản thân:
+ Genes (thiếu α1-antitrypsin)
6
+ Quá mẫn đường dẫn khí
+ Kém phát triển phổi
- Yếu tố tiếp xúc:
+ Khói thuốc lá: là yếu tố nguy cơ hàng đầu.
+ Khói, bụi, hóa chất công nghiệp, ô nhiễm không khí.
+ Nhiễm trùng hô hấp tái diễn (virus, vi trùng).
4. Triệu chứng lâm sàng:
- Ho khúc khắc, khạc đàm dây dưa ít nhất 3 tháng trong ít nhất 2 năm liền
- Về sau mệt-khó thở khi gắng sức rồi khó thở trở nên thường xuyên hơn, thỉnh thoảng
có những đợt khó thở nặng lên nhất là khi có yếu tố tiếp xúc hoặc khi thời tiết trở
lạnh (gọi là COPD đợt cấp). Khó thở chủ yếu thì thở ra.
- Khám:
+ Các khoảng liên sườn dãn rộng, lồng ngực hình thùng (nếu bị khí phế thủng 2 bên).
+ Bờ sườn dưới thụt vào khi bệnh nhân hít vào: dấu hiệu Hoover.
+ Nghe phổi: rales ngáy, rít rất thường xuyên, âm phế bào giảm ở một vùng phổi. Có
thể có rales nổ nếu bội nhiễm phổi.
5. Cận lâm sàng:
- Test chức năng phổi (Ghi phế dung ký): test dãn phế quản.
- Đo khí máu động mạch (biết được mức độ suy hô hấp, thiếu oxy mô).
- Chụp X-quang phổi.
6. Chẩn đoán phân biệt :
- Hen phế quản
- Dãn phế quản
- Suy tim sung huyết
7. Biến chứng :
- Bội nhiễm cây phế quản, bội nhiễm phổi (viêm phổi do vi trùng thường), viêm phổi
lao.
- Tâm phế mãn.
- Suy hô hấp mãn, có những đợt cấp.
- Tràn khí màng phổi: hiếm gặp hơn.
8. Điều trị :
- Thuốc dãn phế quản: cường β2 dạng khí dung (Ventolin) hay kết hợp với
anticholinergic như Ipratropium (có trong thuốc Combivent), giống như thuốc dùng cắt
cơn hen phế quản nhưng kém hiệu quả hơn
- Glucocorticoide toàn thân: chỉ định khi các thuốc dãn phế quản không hiệu quả, khó
thở nặng hay tái diễn cơn khó thở kịch phát
7
- Glucocorticoide tác dụng kéo dài dạng khí dung (Seretide, Symbicort) cũng giúp
kiểm soát phần nào bệnh, nhưng vai trò kém hơn so với kiểm soát hen phế quản
- Thở oxy lâu dài: khi có suy hô hấp mãn với paO2 ≤ 55mmHg hoặc SaO2 ≤ 88%
- Phẫu thuật ghép phổi: cần cân nhắc khi thuốc hầu như không tác dụng, có suy hô hấp
mãn
9. Truyền thông giáo dục sức khỏe, phòng bệnh:
- Ngưng hút thuốc lá.
- Điều chỉnh hoặc tránh các yếu tố nguy cơ.
- Luyện tập phục hồi chức năng có hướng dẫn.
- Uống nước đều và đủ trong ngày.
- Chủng ngừa cúm và phế cầu mỗi năm.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Điền vào chỗ trống
Câu 1. Viêm phổi là quá trình viêm nhiễm ở…. Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi.
Câu 2. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lý có….không phục hồi hoàn
toàn
Chọn câu trả lời đúng nhất
1. Yếu tố nguy cơ hàng đầu gây bệnh COPD là:
A. Dị ứng B. Sự thay đổi thời tiết, gió mùa
C. Nhiễm khuẩn D. Khói thuốc lá
2. Ho trong viêm phế quản là:
A. Ho khan, sau có đờm B. Ho khạc bọt hồng
C. Ho nhiều sau cơn khó thở D. Ho khi thay đổi tư thế
3. Đặc trưng của khó thở trong viêm phổi là:
A. Khó thở chậm, thì thở ra B. Khó thở nhanh nông, hai thì
C. Khó thở khi nằm D. Khó thở nhanh, thì hít vào
4. Đờm đặc trưng của viêm phổi là:
A. Đờm rỉ sắt quánh dính B. Đờm trắng, dính, khó khạc
C. Đờm bọt hồng D. Đờm nhầy trong, số lượng nhiều
8
Tài liệu tham khảo
1. Ngô Quý Châu (2012). Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bệnh học nội khoa tập 1, bộ
môn nội Đại học y Hà Nội. Nhà xuất bản y học, tr 42-58.
2. Trần Văn Ngọc (2012). Điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Giáo trình
Điều trị học nội khoa bộ môn nội Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất
bản y học, tr 322-331
3. Trần Văn Ngọc (2012). Viêm phổi do vi khuẩn. Giáo trình Bệnh học nội khoa bộ
môn nội Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản y học, tr 281- 293
9
BÀI 3
TĂNG HUYẾT ÁP
MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Định nghĩa
Gọi là tăng huyết áp khi thấy HA tối đa (HA tâm thu) tăng trên 140 mmHg và /
hoặc HA tối thiểu (HA tâm trương) tăng trên 90 mmHg.
2. Nguyên nhân
- Tăng huyết ápthứ phát:
+ Nguyên nhân thận: viêm cầu thận cấp, suy thận, hẹp động mạch thận ...
+ Nguyên nhân nội tiết.
+ Nguyên nhân khác: hẹp eo động mạch chủ, nhiễm độc thai nghén ...
- Tăng huyết áp nguyên phát: khi không tìm thấy nguyên nhân, chiếm 90% trường hợp
tăng huyết áp.
3. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng tăng huyết áp chỉ có khi huyết áp tăng lên đột ngột, người bệnh cảm
thấy chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, nôn mửa. Phần lớn không có triệu chứng, phát
hiện là nhờ đo huyết áp.
4. Biến chứng
Tăng huyết áp dễ gây ra các biến chứng:
- Tim: suy tim trái, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim...
- Não: tai biến mạch máu não, bệnh nhân tử vong nhanh hoặc tàn phế.
- Thận: gây suy thận mãn
- Mắt: mờ mắt, xuất tiết, xuất huyết, phù gai thị.
4. Điều trị
- Cho người bệnh nằm nghỉ tại giường, tránh xúc động hay lo lắng.
- Ăn lạt, hạn chế muối, tránh uống cà phê, rượu, bỏ thuốc lá.
- Giảm cân nặng bằng cách luyện tập và dinh dưỡng.
- Nên ăn dầu thực vật thay cho mỡ động vật.
1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, cách đề phòng bệnh tăng huyết áp
2. Trình bày được các thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp.
3. Hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và theo dõi được các tác
dụng phụ của thuốc.
10
- Thuốc hạ huyết áp:
+ Nifedipine (Adalate 10mg, Adalate LA 30mg )
+ Renitec 5mg, 10mg Aldomet 250mg
+ Provinil 25mg
+ Propranolol 40mg
+ Captopril25mg
- Các thuốc lợi tiểu.
5. Phòng bệnh
- Tránh làm việc căng thẳng, tránh thức khuya, tránh những xúc động mạnh, lo lắng,
sợ hãi, buồn bực.
- Không nên làm việc gắng sức.
- Tránh để bị lạnh đột ngột.
- Nên tập thể dục vừa sức.
- Hướng dẫn cho người bệnh những biện pháp phòng chống tai biến do tăng huyết
áp: theo dõi huyết áp thường xuyên, tuân thủ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sử dụng
thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất:
1. Trong các thuốc sau, thuốc nào không có tác dụng làm hạ HA kéo dài:
A. Adalate 10mg B. Adalate LA 30mg
C. Renitec 5mg D. Aldomet 250mg
2. Trong các thuốc sau, thuốc nào không có tác dụng làm hạ HA:
A. Trofurit B. Adalate 10mg
C. Aldomet 250mg D. Atropin
3. Trước và sau khi cho người bệnh tăng HA dùng thuốc cần lưu ý điều nào sau
đây:
A. Đếm mạch B. Đo HA
C. Đếm nhịp thở D. Lấy nhiệt độ
4. Điều nào là đúng khi hướng dẫn cho người bệnh những biện pháp phòng
chống tai biến do tăng huyết áp:
A. Theo dõi huyết áp thường xuyên
B. Tuân thủ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi
C. Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc
D. Tất cả đều đúng
11
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Gia Khải, Nguyễn Quang Tuấn (2012). Tăng huyết áp. Giáo trình Bệnh học
nội khoa tập 1 bộ môn nội Đại học y Hà Nội. Nhà xuất bản y học, tr 169 – 184.
12
BÀI 4
SUY TIM – NHỒI MÁU CƠ TIM
MỤC TIÊU BÀI HỌC
I. SUY TIM
1. Định nghĩa
- Suy tim là tình trạng tim không đủ khả năng bơm máu đến các cơ quan để đáp ứng
nhu cầu oxy và chất dinh dưỡng của tố chức.
- Suy tim là hậu quả cuối cùng của tất cả các bệnh lý về tim, bệnh về máu, bệnh phổi
và nhiều bệnh khác.
2. Nguyên nhân
- Bệnh xơ vữa động mạch vành làm cản trở dòng máu đến nuôi tim.
- Bệnh tăng huyết áp: tim phải làm việc gắng sức, lâu ngày dẫn đến suy tim.
- Các bệnh van tim (hẹp hở van 2 lá, hẹp hở van động mạch chủ, hẹp hở van động
mạch phổi) gây suy tim do sự rối loạn huyết động.
- Tràn dịch màng ngoài tim, viêm màng ngoài tim co thắt.
- Các bệnh phổi mạn tính (hen phế quản, viêm phế quản mạn, lao phổi) gây tăng áp
lực động mạch phổi, hậu quả là suy tim phải.
- Bệnh Basedow.
- Thiếu vitamin B1 (bệnh Beri-Beri)
- Bệnh tim bẩm sinh.
3. Triệu chứng lâm sàng
- Khó thở, nhịp thở nhanh, lúc đầu khó thở khi gắng sức, về sau khó thở thường
xuyên, người bệnh phải ngồi hoặc ở trong tư thế nửa ngồi nửa nằm mới thở được.
- Tím môi và đầu chi, trường hợp nặng có thể tím toàn thân.
- Ho ra máu.
- Phù chân: phù mềm, ấn lõm 2 chi dưới, nặng hơn có tràn dịch màng bụng, màng phổi.
1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng của suy tim, nhồi máu cơ
tim.
2. Trình bày được các thuốc điều trị bệnh suy tim, nhồi máu cơ tim.
3. Hướng dẫn được người bệnh sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và theo dõi được
các tác dụng phụ của thuốc.
13
- Gan to, mềm, ấn tức. Giai đoạn đầu điều trị tích cực gan nhỏ lại, rồi sau đó gan to
trở lại trong những đợt tái phát (còn gọi là gan đèn xếp). Về sau gan không thu nhỏ
lại nữa (trong suy tim giai đoạn cuối), dẫn đến xơ gan.
- Lượng nước tiểu ít do máu đến thận ít.
- Nhịp tim nhanh, ngoài ra còn nghe được những tiếng tim bệnh lý.
- Chụp Xquang: bóng tim to toàn bộ.
4. Điều trị
- Nguyên tắc
+ Nghỉ ngơi nhằm làm giảm công việc cho tim.
+ Làm tăng cường sự co bóp cho tim bằng các thuốc trợ tim.
+ Hạn chế sự ứ trệ tuần hoàn bằng các thuốc lợi tiểu, hạn chế uống nước và ăn ít muối.
- Tuỳ mức độ suy tim, mức độ phù mà có chế độ ăn lạt tuyệt đối hoặc tương đối
- Uống nước: hạn chế, dựa vào lượng nước tiểu 24h để bù nước.
- Không để người bệnh gắng sức (leo cao, mang nặng, rặn đẻ, táo bón...)
- Khi bệnh nặng để người bệnh ở tư thế nửa nằm nửa ngồi.
- Thuốc trợ tim: DIGOXIN, có tác dụng: làm tăng sức co bóp cho cơ tim và làm
chậm nhịp tim.
- Thuốc lợi tiểu:
+ Furosemide (Lasix, Trofurit) viên 40mg, ống 20mg.
+ Hydrochlorothiazide (Hypothiazide 25mg)
- Khi dùng thuốc lợi tiểu sẽ gây mất kali, do đó phải bù thêm kali bằng đường
uống (viên Kalichlorur 0,6g), ăn nhiều các loại hoa quả có chứa kali : chuối, cam, hồng
xiêm...
II. NHỒI MÁU CƠ TIM
1. Định nghĩa:
NMCT là tình trạng một vùng cơ tim bị hoại tử do mảng xơ vữa làm tắc nghẽn lòng
mạch vành tiếp liệu máu cho nó.
2. Triệu chứng lâm sàng:
- Đau ngực: là TC chính, có tính chất :
+ Vị trí: đau ở vùng trước tim hay sau xương ức.
+ Cảm giác khó chịu như đè ép, nặng nề hay như bóp nghẹt.
+ Lan lên cổ, dưới hàm, ra mặt trong tay trái, ngón tay út.
+ Xảy ra cả khi nghỉ ngơi hoặc gắng sức.
+ Thời gian đau kéo dài > 30 phút. Nghỉ ngơi hay ngậm nitroglycerin không giảm
hoặc giảm ít.
Có khỏang 23% NMCT không đau, gặp ở người lớn tuổi, người đái tháo đường.
- Triệu chứng kèm:
14
+ Khó thở
+ Buồn ói
+ Vã mồ hôi
+ Da tái, tay chân lạnh, mạch nhanh và yếu, HA tụt (coi chừng sốc)
3. Cận lâm sàng:
- Men tim troponin I&T, CKMB ↑
- ECG
- Siêu âm tim Doppler màu
- Chụp mạch vành tim
4. Điều trị:
- Xử trí ban đầu: nằm nghỉ ngơi tuyệt đối, chuyển bệnh nhân sớm tới cơ sở y tế chuyên
khoa gần nhất.
- Ở tuyến chuyên khoa:
+ Thuốc tái lập tuần hoàn mạch vành: thuốc làm tan cục máu r-tPA, streptokinase,
urokinase, APSAC có thể phối hợp với thuốc kháng đông Heparin (fanxiparine)
+ Thuốc dãn mạch vành nhóm Nitrates:
* Nitroglycerine ngậm hoặc tiêm TM ngừa lan rộng vùng nhồi máu
* Nitroglycerine và nitrates dạng uống ngừa tái nhồi máu, ngừa cơn đau ngực sau
NMCT.
- Thuốc ức chế : giảm lan rộng vùng NM, ngừa tái NMCT, ngừa cơn đau ngực sau
nhồi máu.
- Thuốc ngừa huyết khối mạch vành: Aspirin liều thấp (80 – 160mg/ngày) dùng lâu dài
hoặc Clopidogrel (Plavix) 75mg/ngày
- Thuốc ức chế men chuyển: cải thiện lâu dài chức năng tim
- Can thiệp mạch vành: càng sớm càng tốt
+ Nong mạch vành
+ Đặt giá đỡ (stent) mạch vành
+ Phẫu thuật bắc cầu (bypass)
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
(Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất)
1. Trước và sau khi cho người bệnh suy tim dùng thuốc trợ tim cần lưu ý điều
nào sau đây?
A. Đếm mạch B. Đo HA
C. Đếm nhịp thở D. Lấy nhiệt độ
15
2. Triệu chứng nào không có ở người bệnh suy tim?
A. Khó thở nhanh B. Tím môi và đầu chi
C. Phù chân D. Tiểu nhiều
3. Ở người bệnh suy tim, thuốc được cho uống vào buổi sáng:
A. Lợi tiểu B. An thần
C. Kali D. Trợ tim
4. Ở người bệnh suy tim, thuốc được cho uống vào buổi tối:
A. Lợi tiểu B. An thần
C. Kali D. Trợ tim
5. Ở người bệnh suy tim, thuốc được cho uống sau ăn:
A. Lợi tiểu B. An thần
C. Kali D. Trợ tim
6. Người bệnh suy tim trước khi ra viện cần được hướng dẫn:
A. Chế độ ăn uống B. Chế độ nghỉ ngơi
C. Dùng thuốc đúng chỉ định D. Tất cả đều đúng
7. Đặc điểm của gan trong suy tim:
A. Gan to, đau B. Gan to, mềm, ấn tức
C. Gan to, mềm D. Gan to, không đau
8. Trong các thuốc sau, thuốc nào không có tác dụng làm hạ HA kéo dài?
A. Adalate 10mg B. Adalate LA 30mg
C. Renitec 5mg D. Aldomet 250mg
Tài liệu tham khảo
1. Châu Ngọc Hoa, Lê Hoài Nam (2012). Bài giảng Suy tim. Giáo trình Bệnh học nội
khoa bộ môn nội Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản y học, tr 107-
121
2. Nguyễn Quang Tuấn, Đinh Huỳnh Linh (2012). Nhồi máu cơ tim cấp. Giáo trình
bệnh học nội khoa tập 1 bộ môn nội Đại học y Hà Nội. Nhà xuất bản y học, tr 185-201
16
BÀI 5
LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG
MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Đại cương
1.1. Nhắc lại giải phẫu và sinh lý
- Dạ dày là đoạn phình to nhất của ống tiêu hoá, nó chứa đựng, co bóp, nhào trộn
thức ăn. -
- Dịch vị là một chất lỏng, pH = 1, bao gồm:
+ Các men tiêu hoá: pepsin, men sữa, lipaza
+ Acid chlohydric ( HCl ), có tác dụng:
* Tạo môi trường cho các men hoạt động.
* Ngăn ngừa sự lên men thối rữa trong dạ dày.
* Diệt khuẩn.
* Góp phần vào cơ chế đóng mở môn vị và tâm vị.
+ Các chất nhầy: tạo thành một màng dai, kiềm, bao phủ toàn bộ niêm mạc dạ dày.
1.2. Sinh lý bệnh
Loét dạ dày tá tràng là do mất cân bằng giữa yếu tố gây loét và yếu tố bảo vệ:
- Yếu tố gây loét:
+ HCl và pepsin của dịch vị.
+ Helico bacter Pylori - xoắn khuẩn gram âm có vai trò quan trọng trong bệnh sinh
của loét dạ dày tá tràng.
+ Các thuốc kháng viêm non steroid và steroid.
+ Rượu và thuốc lá.
+ Căng thẳng về thần kinh, tâm lý, chấn thương về tình cảm và tinh thần.
+ Thức ăn quá cay, chua.
- Yếu tố bảo vệ: Vai trò của các chất nhầy.
1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, cách đề phòng loét dạ dày -
tá tràng.
2. Trình bày được các thuốc điều trị loét dạ dày - tá tràng.
3. Hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và theo dõi
được các tác dụng phụ của thuốc.
17
1.3. Giải phẫu bệnh
- Vị trí ổ loét hay gặp nhất là:
+ Ở dạ dày: bờ cong nhỏ, hang vị, tâm vị.
+ Hành tá tràng.
- Số lượng: thường chỉ 1 ổ loét, nhưng cũng có thể 2-3 ổ.
- Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ.
2. Triệu chứng lâm sàng
* Đau bụng là triệu chứng chính:
- Đau vùng thượng vị, đau như bỏng rát, hoặc đau quặn tức, đau âm ỉ.
- Đau có tính chất chu kỳ trong ngày và trong năm:
+ Loét dạ dày: đau sau ăn 10 phút – 1h
+ Loét tá tràng: đau bụng vào lúc đói hoặc vào ban đêm
- Mỗi đợt đau khoảng vài tuần rồi khỏi
- Thời kỳ không đau kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng, có khi cả năm.Thường đến
năm sau, vào mùa lạnh, một chu kỳ đau mới như trên lại xuất hiện
- Càng về sau, bệnh dần dần mất tính chất chu kỳ. Người bệnh có nhiều đợt đau trong
năm, rồi trở thành đau liên tục.
*Ợ hợi, ợ chua, buồn nôn, nôn mửa, bụng chướng hơi, táo bón.
3. Cận lâm sàng
- Soi dạ dày: để xác định vị trí, kích thước ổ loét
- Chụp dạ dày tá tràng có chất cản quang để phát hiện ổ loét.
4. Biến chứng
- Xuất huyết tiêu hoá: Là biến chứng hay gặp nhất. Với nhiều mức độ, người bệnh
nôn ra máu và đi cầu phân đen. Nếu mất nhiều máu có thể gây truỵ tim mạch và
dẫn đến tử vong nếu không được xử trí kịp thời.
- Thủng ổ loét: Đột nhiên đau bụng dữ dội vùng thượng vị, đau như dao đâm, khám
thấy bụng cứng như gỗ. Cần phải phẫu thuật khâu lỗ thủng.
- Hẹp môn vị: Ăn không tiêu, nôn mửa nhiều, chất nôn có thể là thức ăn của nhiều bữa
ăn trước đó, có mùi đặc biệt vì đã lên men.
- Ung thư hoá: Chỉ gặp trong loét dạ dày.
5. Điều trị
5.1. Điều trị nội khoa
- Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi:
+ Trong đợt đau: nên ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, không quá nóng hoặc quá lạnh,
hạn chế xơ sợi. Ngoài đợt đau ăn uống bình thường.
+ Nên ăn nhẹ, từng ít một và nhai kỹ, không nên ăn quá nhiều và quá nhanh.
+ Uống nhiều nước.
18
+ Tránh các thức ăn cay, chua, kích thích, thức ăn đóng hộp...
+ Có chế độ nghỉ ngơi và làm việc thích hợp, thay đổi lối sống để hạn chế bệnh tái phát
+ Tránh những suy nghĩ lo lắng, tránh thức khuya.
- Thuốc:
+ Kháng sinh: Amoxicilin, Clarithromycin, Imidazol, Metronidazol...
+ Kháng tiết: Kháng thụ thể H2 của histamin: Cimetidin, Ranitidin, Famotidin; Ức chế
bơm proton: Omeprazol ( Losec, Lomac... )
+ Kháng acid: Maalox, Gastropulgit, Phosphalugel, Varogel
+ Bảo vệ niêm mạc: Cytotec, Succrafate.
- Điều trị ngoại khoa:Được chỉ định trong những trường hợp sau:
+ Chảy máu tiêu hoá tái phát nhiều lần, chảy máu nặng, điều trị nội khoa không kết
quả.
+ Thủng ổ loét, hẹp môn vị, nghi loét ác tính.
+ Loét đã điều trị nội khoa đúng phương pháp trong nhiều năm mà không có kết quả.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Câu 1. HCl của dịch vị không có tác dụng nào dưới đây:
A. Tiêu hóa protide B. Diệt khuẩn
C. Ngăn ngừa sự lên men thối rữa D. Diệt virus
Câu 2. Cơ chế gây loét dạ dày tá tràng là do:
A. HCl
B. Các thuốc kháng viêm
C. Rượu và thuốc lá
D. Mất cân bằng giữa yếu tố gây loét và yếu tố bảo vệ
Câu 3. Thuốc hạ sốt giảm đau có thể dùng được cho người bệnh bị loét dạ dày tá
tràng:
A. Hapacol B. Idarac
C. Indocid D. Tất cả đều sai
Tài liệu tham khảo
1. Đào Văn Long (2012). Loét dạ dày tá tràng. Bệnh học nội khoa tập 2 bộ môn nội
Đại học y Hà Nội. Nhà xuất bản y học, tr 24-31.
2. Quách Trọng Đức, Trần Kiều Miên (2012). Điều trị loét dạ dày tá tràng. Điều trị
học nội khoa bộ môn nội Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản y học,
tr 209- 222.
19
BÀI 6
XƠ GAN
MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Đại cương
- Xơ gan là bệnh khá phổ biến trên thế giới cũng như ở nước ta.
- Trong xơ gan có 3 loại tổn thương:
+ Thoái hoá nhu mô gan.
+ Xơ hoá tổ chức liên kết.
+ Tăng sản tế bào gan, cấu tạo nên những hạt tái tạo, làm đảo lộn cấu trúc bình
thường của gan.
2. Nguyên nhân
- Do viêm gan virus: đặc biệt là virus viêm gan B và C.
- Nghiện rượu nặng và kéo dài
- Nhiễm độc hoá chất và thuốc
- Ứ máu, ứ mật lâu trong gan
- Do ký sinh trùng: sán máng, sán lá gan...
3. Triệu chứng lâm sàng
3.1. Xơ gan giai đoạn còn bù:
Triệu chứng khá nghèo nàn, người bệnh vẫn sinh hoạt bình thường, có thể có
một số dấu hiệu gợi ý:
- Mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu, sợ mỡ.
- Rối loạn tiêu hoá, bụng chướng hơi, phân lúc lỏng lúc bón.
- Đau tức vùng hạ sườn phải.
- Chảy máu cam, chảy máu chân răng.
- Có các sao mạch ở da, cổ, ngực, bàn tay son.
- Gan to, lách to.
3.2. Xơ gan giai đoạn mất bù: Biểu hiện bằng 2 hội chứng chính:
1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng bệnh xơ gan.
2. Trình bày được các thuốc điều trị bệnh xơ gan.
3. Hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và theo dõi được các
tác dụng phụ của thuốc.
20
3.2.1. Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa:
- Cổ trướng: còn gọi là bụng báng hay tràn dịch màng bụng, số lượng dịch có thể từ 3-
10 lít, dịch màu vàng nhạt, phản ứng Rivalta dương tính.
- Tuần hoàn bàng hệ trên da bụng: tĩnh mạch nổi rõ trên da bụng.
- Giãn tĩnh mạch thực quản: biểu hiện gián tiếp bằng nôn ra máu tươi.
- Lách to: do ứ máu.
3.2.2.Hội chứng suy gan:
- Toàn thể trạng giảm sút: suy nhược, chán ăn, chậm tiêu, sút cân.
- Phù 2 chi dưới, phù mềm, ấn lõm.
- Vàng da: thường da người bệnh có màu vàng rơm.
- Gan thường teo nhỏ, mật độ chắc, bờ sắc.
- Chảy máu cam, chân răng, dưới da.
- Lượng nước tiểu ít.
4. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu:
+ Công thức máu: hồng cầu giảm, bạch cầu tăng.
+ Bilirubin tăng nếu có suy gan nặng.
+ Các xét nghiệm men gan bị rối loạn rõ rệt: AST, ALT tăng cao.
+ Tỷ prothrombin hạ thấp, do đó người bệnh có thể bị chảy máu nhiều nơi trên cơ thể.
- Siêu âm: xác định kích thước của gan, nhu mô gan và các cấu trúc bình thường
trong nhu mô gan.
- Chọc dò dịch cổ trướng để lấy dịch xét nghiệm.
- Xét nghiệm nước tiểu.
5. Tiến triển và biến chứng
5.1. Tiến triển: Xơ gan là một bệnh mạn tính, diễn tiến nặng dần lên, không khỏi
hẳn được. Tuy nhiên, nếu được điều trị tốt, bệnh có thể ổn định trong một thời gian
dài.
5.2. Biến chứng
- Xuất huyết tiêu hoá do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản.
- Nhiễm khuẩn dịch cổ trướng.
- Xơ gan ung thư hoá.
- Hôn mê gan.
6. Điều trị
- Chế độ nghỉ ngơi: nghỉ ngơi tuyệt đối trong giai đoạn tiến triển.
- Chế độ ăn uống: ăn nhiều đạm, đường, vitamin, uống nhiều nước hoa quả, ăn
nhiều đạm và chỉ hạn chế đạm khi xơ gan mất bù, hạn chế muối. Tuyệt đối không
21
được uống rượu.
- Thuốc:
+ Glucose truyền tĩnh mạch: Glucose 20%, 30%.
+Vitamin B, C, K, acid folic.
+ Thuốc lợi tiểu khi có phù hoặc cổ trướng.
+ Truyền albumin, truyền dịch, máu.
- Cầm máu qua nội soi nếu có biến chứng xuất huyết tiêu hoá.
- Chọc tháo bớt dịch cổ trướng khi bụng quá căng.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Câu 1. Xơ gan còn bù là giai đoạn:
A. Khó phát hiện
B. Triệu chứng lâm sàng không điển hình
C. Giai đoạn sớm
D. Tất cả đều đúng
2. Triệu chứng nào luôn luôn có trong hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa:
A. Cổ trướng B. Tuần hoàn bàng hệ
C. Giãn tĩnh mạch thực quản D. Lách to
3. Chảy máu tiêu hoá trên người bệnh xơ gan là do:
A. Loét dạ dày tá tràng B. Vỡ tĩnh mạch thực quản
C. Viêm dạ dày cấp chảy máu D. Rối loạn đông máu
4. Đặc trưng của vàng da trên người bệnh xơ gan là:
A. Vàng kín đáo B. Vàng sẫm
C. Vàng đột ngột D. Vàng rơm
5. Dấu hiệu sớm nhất của xơ gan giai đoạn còn bù là:
A. Tuần hoàn bàng hệ
B. Mệt mỏi, chán ăn, sợ mỡ, khó tiêu kéo dài
C. Chảy máu chân răng
D. Bụng chướng, đầy hơi, tiêu chảy
Tài liệu tham khảo
1. Đào Văn Long (2012). Xơ gan. Bệnh học nội khoa tập 2 bộ môn nội Đại học y Hà
Nội. Nhà xuất bản y học, tr 9-16.
2. Võ Thị Mỹ Dung (2012). Điều trị xơ gan. Điều trị học nội khoa bộ môn nội Đại học
y dược thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản y học, tr 252- 264
22
BÀI 7
VIÊM TỤY CẤP
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Đại cương
Viêm tụy cấp là một bệnh lý thường gặp ở khoa cấp cứu các bệnh viện, bệnh
thường nhập viện với bệnh cảnh đau bụng cấp. Khoảng 10-15% trường hợp viêm
tụy cấp diễn tiến nặng có thể tử vong.
Viêm tụy cấp là tổn thương viêm lan tỏa nhu mô tụy cấp tính.Về giải phẫu
bệnh có hai thể viêm tụy phù nề và viêm tụy hoại tử chảy máu.
2. Nguyên nhân
2.1. Tắc nghẽn: do sỏi hoặc khối u
- Do sỏi: gồm sỏi mật hoặc sỏi bùn/ vi sỏi.
- Sỏi mật là nguyên nhân nhiều nhất gây viêm tụy cấp, nữ  nam 1,5 lần
- Sỏi bùn/ vi sỏi: do sự kết tụ của các tinh thể trong mật tụy.
- Do khối u: ung thư tụy nguyên phát hoặc di căn
2.2. Do nghiện rượu: nam  nữ 6 lần
2.3. Thuốc: furosemide, azathioprine, một số thuốc ngừa thai uống
2.4. Do chuyển hóa: lipides máu cao, nhất là triglycerides hoặc do tăng canxi máu
2.5. Nhiễm trùng: do vi rút (quai bị, viêm gan siêu vi B, enterovirus,
cytomegalovirus), vi khuẩn (salmonela, shigella, E.coli..), ký sinh trùng (giun
đũa).
2.6. Các nguyên nhân khác: tổn thương do phẫu thuật hoặc nội soi, tổn thương
tụy do vết thương kín hoặc xuyên thấu, viêm tụy di truyền hoặc không rõ nguyên
nhân
3. Triệu chứng lâm sàng
3.1. Triệu chứng cơ năng:
- Tính chất đau bụng (nhất là trên BN có tiền sử sỏi mật, nghiện rượu): đau đột ngột,
dữ dội, liên tục, không giảm sau khi ói mửa, giảm phần nào ở tư thế cò súng. Vị trí đau
Ðiểm đau viêm tụy cấp: điểm sườn – lưng trái đau.
thường ở thượng vị, đau lan ra hông sườn trái. Đau bụng thường khởi phát sau các
bữa ăn thịnh soạn, ăn quá nhiều đạm và rượu.
1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng của Viêm tụy cấp.
2. Trình bày được các cận lâm sàng giúp chẩn đoán xác định Viêm tụy cấp.
3. Hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và theo dõi được các
tác dụng phụ của thuốc trong điều trị nội khoa của Viêm tụy cấp
23
- Buồn ói và ói, táo bón.
3.2. Triệu chứng thực thể: nghèo nàn hơn
- Trướng hơi bụng: thường có.
- Căng cứng vùng thượng vị: thường có.
- Âm nhu động ruột mất do liệt ruột: thường có.
- Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (SIRS): sốt, nhịp tim nhanh, thở nhanh.
- Dấu hiệu gợi ý tình trạng nặng: giảm âm thở, giảm tưới máu mô, rối loạn ý thức.
- Dấu hiệu viêm phúc mạc: cũng gặp trong viêm tụy nặng.
- Tràn dịch màng phổi (thường ở bên trái).
- Dấu hiệu chỉ dẫn có chảy máu trong ổ bụng gặp trong viêm tụy chảy máu: dấu
hiệu Cullen (vết bầm quanh rốn), hoặc dấu hiệu Grey-Turner (vết bầm 2 bên mạn
sườn): hiếm gặp.
- Ðiểm đau viêm tụy cấp: điểm sườn – lưng trái đau.
4. Cận lâm sàng
4.1. Xét nghiệm máu:
- Amylase máu  ≥ 3 lần trị số bình thường cao (chắc chắn sau khi loại trừ bệnh
tuyến nước bọt, thủng ruột, nhồi máu ruột).
- Lipase máu  ≥ 3 lần trị số bình thường
- Các xét nghiệm khác nên làm
+ Amylase nước tiểu: tăng trễ hơn amylase máu (tăng từ 6 – 10 giờ sau khởi bệnh)
và tăng cao nhất trong vòng 7 - 10 ngày sau. Amylase nước tiểu bình thường là 0 -
375 U/L.
- Phân tích máu: chú ý WBC và RBC, HCT%.
4.2. Chụp XQ bụng đứng không chuẩn bị
4.3. Siêu âm bụng
4.4. CT scan bụng
4.5.Chụp mật tụy ngược dòng qua nội soi tá tràng (ERCP)
5. Biến chứng
5.1. Biến chứng hệ thống:
- Sốc
- Chảy máu tiêu hóa
- Tắc nghẽn ống mật chủ
- Liệt ruột
- Nhồi máu lách hoặc vỡ lách
- Đông máu nội mạch lan tỏa (DIC)
- Hoại tử mỡ dưới da
24
- Hội chứng nguy cấp hô hấp (Acute Respiratory Distress Syndrome: ARDS)
5.2. Biến chứng tại chỗ:
- Hoại tử tụy vô trùng hoặc nhiễm trùng: thường xảy ra trong vòng 1 - 2 tuần sau
khởi phát VTC. Hoại tử tụy nhiễm trùng thì phải phẫu thuật và dùng kháng sinh.
- Nang giả tụy (Pancreatic pseudocysts): Nếu nang giả càng lớn ra hoặc bị xuất
huyết, bị vỡ hay ấp xe thì phải phẫu thuật.
- Áp xe tụy: là tình trạng tụy viêm tạo bọc dịch mủ tiến triển hơn 4 đến 6 tuần.
Điều trị phẫu thuật.
- Tràn dịch màng bụng và màng phổi do viêm tụy: thường do vỡ ống tụy chính.
Điều trị: hút dịch qua ống mũi-dạ dày và nuôi ăn qua tĩnh mạch trong 2 - 3 tuần.
Nếu thất bại thì phải phẫu thuật.
6. Điều trị
6.1. Điều trị nội khoa: chủ yếu vì 90 – 96% viêm tụy cấp phục hồi nhờ điều trị
nội khoa
* Hồi phục nhanh thể tích lòng mạch: vì giảm thể tích máu là nguyên nhân chính
gây giảm tưới máu tụy, làm viêm tụy càng tiến triển nặng.
- Thông thường BN mới nhập viện nên truyền dịch TM tốc độ 250 - 300 ml/giờ để
duy trì cung lượng nước tiểu ít nhất là 0,5 ml/kg/giờ.
- Nếu có dấu hiệu thiếu hụt thể tích nặng thì truyền dịch TM tích cực
* Giảm đau: meperidin (dolosal, dolargan) dùng đường tĩnh mạch.
* Giảm hoạt động của tụy, dạ dày, ruột:
- Không ăn và uống ngay cả uống thuốc, nuôi dưỡng qua truyền tĩnh mạch ít nhất
1đến 2 ngày (có khi lâu hơn)
- Đặt sonde mũi –dạ dày hút áp lực thấp, nhất là ở BN có tình trạng nôn và buồn
nôn nặng hoặc liệt ruột.
- Atropin tiêm: giảm tiết dịch tụy, dịch vị.
- Octreotide (Sandostatin) ô 0,1mg 1 ống x 3 TDD / ngày.
* Kháng sinh (KS): dùng sớm trong trường hợp VTC do sỏi mật (có tam chứng
Charcot). Dùng KS phổ rộng diệt cả vi khuẩn Gram(-) và vi khuẩn kỵ khí, như:
- Piperacillin-tazobactam.
hoặc Fluoroquinolone + Metronidazole hoặc Cephalosporin thế hệ 3 hoặc
Carbapenem như imipenem và meropenem.
* Hỗ trợ dinh dưỡng: nuôi dưỡng sớm qua đường ruột bằng sonde mũi-hỗng tràng
(nasojejunal tube). Nếu không thể duy trì đường nuôi dưỡng này hoặc BN không
dung nạp được thì phải nuôi dưỡng hoàn toàn qua đường tĩnh mạch.
* Điều trị biến chứng:
- Nhiễm trùng: nhiễm trùng của tuyến tụy bị viêm (áp xe tụy) là 1 nguy cơ, đặc
biệt sau tuần đầu. Nghi ngờ khi: tình trạng BN tệ hơn + sốt + WBC  sau khi
25
những triệu chứng khác bắt đầu lắng dịu => cấy máu và CT scan để chẩn đoán.
Điều trị: kháng sinh phổ rộng + phẫu thuật
- Biến chứng phổi: xẹp phổi, tràn dịch màng phổi, viêm phổi, ARDS
- Suy thận cấp: do mất nước nặng hoặc do hoại tử ống thận cấp
- Viêm tụy mãn: là biến chứng muộn, phải dùng men tụy lâu dài
6.2. Điều trị ngoại khoa:
- Áp xe tụy
- Nang giả tụy (pseudocystic pancreatitis)
- Viêm tụy cấp do sỏi mật:
+ Nếu viêm tụy nhẹ: đợi các triệu chứng lắng dịu mới phẫu thuật cắt bỏ túi mật
+ Nếu viêm tụy cấp nặng: điều trị nội soi hay phẫu thuật. Nội soi thường làm trước
đối với BN lớn tuổi và có 1 bệnh khác (bệnh tim), nếu thất bại mới phẫu thuật (cắt
bỏ túi mật, làm sạch đường mật)
- Các tình huống lâm sàng khác phải chỉ định phẫu thuật:
+ Viêm tụy cấp mà điều trị và hồi sức nội khoa đúng nhưng không kết quả
+ Phẫu thuật vì lầm với 1 bụng ngoại khoa khác
6.3. Ăn và chế độ ăn
- Không nên cho ăn quá sớm (không được dựa vào amylase máu hay nước tiểu về
bình thường). Chỉ nên cho ăn khi giảm đau bụng nhiều hoặc hết đau, hết ói và
chức năng ruột phục hồi.
- Thức ăn từ lỏng sang dạng sệt đến dạng đặc, từ chất ngọt đến chất thịt, chất béo.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Câu 1. Thuốc giảm đau chống chỉ định dùng trong viêm tụy cấp là:
A. Morphin B. Atropin C. Meperidin D. Không chọn câu nào
Câu 2. Biện pháp làm giảm hoạt động tuyến tụy trong viêm tụy cấp:
A. Dùng thuốc nhuận tràng
B. Chườm lạnh thượng vị
C. Dùng kháng sinh phổ rộng
D. Nhịn ăn uống, không uống thuốc
Câu 3 Trị số amylase máu tăng có giá trị chẩn đoán viêm tụy cấp khi lớn hơn trị
số bình thường từ:
A. Gấp 2 lần B. Gấp 3 lần C. Gấp 4 lần D. Gấp 5 lần
26
Câu 4. Trong viêm tụy cấp, có thể bắt đầu cho ăn khi:
A. Amylase máu về bình thường
B. Siêu âm không thấy bất thường tuyến tụy
C. Bệnh nhân hết ói, hết đau bụng, trung tiện hoặc đại tiện được
D. Một câu trả lời khác
Câu 5. Điều nào không đúng đối với bệnh viêm tụy cấp?
A. Là tình trạng tự tiêu hóa tuyến tụy, men trypsine có vai trò chính trong cơ chế bệnh
sinh
B. Nguyên nhân chiếm đa số là sỏi mật và nghiện rượu
C. Amylase máu thường tăng sớm và tăng kéo dài hơn amylase nước tiểu
D. Là bệnh mang tính chất nội - ngoại khoa
Tài liệu tham khảo.
1. Nguyễn Thị Vân Hồng (2012). Viêm tụy cấp. Giáo trình Bệnh học nội khoa tập 2 bộ
môn nội Đại học y Hà Nội. Nhà xuất bản y học, tr 54- 62
27
BÀI 8
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG – SUY THẬN MÃN
MỤC TIÊU BÀI HỌC
I. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1. Định nghĩa
Đái tháo đường là một nhóm bệnh chuyển hoá với đặc trưng tăng glucose
huyết. Glucose huyết gia tăng do sự tiết insulin bị thiếu hụt hoặc do insulin tác dụng
kém, hoặc do cả hai. Tăng đường huyết mãn tính trong đái tháo đường dẫn đến
những thương tổn, rối loạn chức năng và suy yếu nhiều cơ quan đặc biệt là mắt,
thận, thần kinh, tim và mạch máu.
2. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
2.1. Lâm sàng
- Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều.
- Sụt cân nhanh: 5-10kg trong vài tháng.
- Người bệnh luôn luôn có cảm giác đói.
2.2. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu: đường máu tăng.
- Xét nghiệm nước tiểu: có đường trong nước tiểu.
Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường
- Glucose máu lúc đói > 7 mmol/l và phải thực hiện ít nhất 2 lần liên tiếp.
- Glucose máu bất kỳ > 11 mmol/l, kết hợp với các triệu chứng lâm sàng.
1. Trình bày được nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường, suy thận mãn.
2. Hướng dẫn được điều trị bệnh đái tháo đường, suy thận mãn.
3. Hướng dẫn được người bệnh sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
28
Bảng 8.1: Phân biệt 2 type đái tháo đường cổ điển
Type 1 Type 2
Tỷ lệ 10-20 % 80-90 %
Tuổi khởi phát < 40 tuổi trên 40 tuổi
Trọng lượng ban đầu Không béo phì Thường béo phì
Khởi bệnh Rầm rộ Kín đáo
Uống nhiều Rõ Ít rõ
Ăn nhiều và sụt cân Có Không
Tiết insulin Giảm nhiều Bình thường hoặc giảm ít
Phụ thuộc insulin Có Không
Biến chứng Nhiều và sớm Ít, chậm
3. Biến chứng
- Hôn mê: do hạ đường huyết, toan ceton, mất nước.
- Mắt: đục thuỷ tinh thể, viêm thần kinh thị, glaucome, rối loạn chiết quang nên
bệnh nhân nhìn lúc tỏ lúc mờ.
- Thận: bệnh thận đái tháo đường, là nguyên nhân dẫn đến suy thận
- Thần kinh: viêm đa dây thần kinh ngoại biên, bệnh lý thần kinh tự động...
- Mạch máu: tăng lipid máu, tăng huyết áp, tắc mạch chi dưới, mạch thận, tắc
mạch não...
- Nhiễm trùng: da, phổi, tiết niệu...
4. Điều trị
4.1. Thuốc
- Insulin: có nhiều loại: nhanh (Lispro, Regular), trung gian (NPH, Lente), chậm (PZI,
Ultralente HM, Glargine), tiêm dưới da.
- Thuốc uống: Siofor , Stagide, Predian, Diabenese, Daonil, Amaryl
4.2. Chế độ ăn uống:
- Năng lượng 50-55% glucid, 30-35% lipid, 15% protid.
- Glucid: nên dùng đường đa: tinh bột, bánh mì; tránh các đường đơn như mật,
kẹo chocolat, sữa chua, bánh ngọt, trái cây... vì hấp thu nhanh, làm tăng tiết insulin.
- Lipid: nên dùng dầu thực vật, các loại cá.
- Ăn nhiều rau, thức ăn sợi xơ để chậm hấp thu.
- Nên chia 5-6 bữa ăn trong ngày.
II. SUY THẬN MÃN
1. ĐỊNH NGHĨA
Suy thận mãn là sự giảm dần (từ 3- 6 tháng cho đến nhiều năm) và không hồi phục
chức năng thận (đào thải các sản phẩm chuyển hóa, các độc chất, duy trì cân bằng
nước, điện giải, thăng bằng kiềm toan và các chức năng nội tiết).
29
2. NGUYÊN NHÂN
- Bệnh lý cầu thận : viêm vi cầu thận mãn do rối loạn miễn dịch , tiểu đường .
- Bệnh ống thận : do nhiễm trùng ,độc chất , rối loạn chuyển hóa ,bệnh thận do tắc
nghẽn ( sỏi, u chèn ép niệu quản , u xơ TLT )
- Bệnh mạch máu thận : tăng HA , hẹp ĐM thận
- Bệnh lý thận bẩm sinh : thận đa nang , thận độc nhất .
3. SINH LÝ BỆNH :
Đơn vị hoạt động của thận là các nerphron . Khi các nerphron bị tổn thương không
hoạt động nữa , các nerphron lành mạnh sẽ phì đại tăng độ thanh lọc để đảm nhiệm
công việc của các nerphron đã mất đi , không nerphron nào mới sinh ra . Khi tỉ lệ tổn
thương lớn hơn 90% suy thận trở nên nổi bật gây rối loạn chức năng thận quan trọng .
4. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
Một tập hợp các dấu hiệu và triệu chứng của suy thận tiến triển gọi là hội chứng urê
huyết tăng biểu hiện rõ rệt khi độ lọc cầu thận < 15 ml/ phút
4.1. Biểu hiện thần kinh cơ:
- Thần kinh trung ương :
+ Giảm khả năng tập trung ,hay quên ,mất ngủ , ngủ gà .
+ Nấc cục , vọp bẻ , co giật bắp thịt .
- Thần kinh ngoại biên : rối loạn vận động ( teo cơ , yếu chi, phản xạ gân xương giảm)
và cảm giác ( nóng bỏng , châm chích ) thường đối xứng và ở phần xa của chi , hay
gặp ở hai chân nhiều hơn hai tay .
4.2. Biểu hiện tiêu hóa :
- Chán ăn ,nấc cụt , buồn nôn , nôn ói , táo bón , tiêu chảy, lở loét niêm mạc miệng.
- Viêm loét niêm mạc dạ dày ruột gây xuất huyết tiêu hóa làm nặng thêm tình trạng
thiếu máu .
4.3. Biểu hiện tim mạch : tăng huyết áp , suy tim , phù phổi cấp.
4.4. Biểu hiện huyết học : Thiếu máu , rối loạn đông máu , nhiễm trùng .
4.5. Rối loạn nước và điện giải
4.6. Rối loạn thăng bằng kiềm toan :toan máu biến dưỡng ( nhịp thở Kussmaul :thở
chậm,sâu,mùi khai ), kiềm hóa máu ( do điều trị hoặc nôn mửa nhiều ).
4.7. Rối loạn chuyển hóa-nội tiết :
- Giảm dung nạp đường.
- Hạ thân nhiệt
- Nội tiết : nam bất lực ,giảm tinh trùng , nữ : mất kinh,vô sinh
4.8. Biểu hiện ở da : da màu vàng tái, khô , ngứa , nhiều vết cào gãi , vết bầm máu ,
xuất huyết .
30
5. CÁC GIAI ĐOẠN SUY THẬN MÃN
Mức độ suy thận Lâm sàng Creatinin máu Độ thanh lọc cầu
thận
Độ I
( Suy thận nhẹ )
Không có TCLS
của HC tăng urê
huyết
Triệu chứng của
bệnh nguyên nhân
< 2mg% > 50ml/ph
Độ II
( Suy thận TB )
Thiếu máu nhẹ
Tăng huyết áp
Tiểu nhiều , tiểu
đêm
2 - 4 mg% 30 - 50ml/ph
Độ III
( Suy thận nặng )
Triệu chứng suy
thận rõ
4 – 8 mg% 10- 30ml/ph
Độ IV
( Suy thận GĐ
cuối )
Đầu đủ các biểu
hiện lâm sàng của
STM
> 8 mg% < 10ml/ph
BẢNG 8.2: PHÂN ĐỘ SUY THẬN MÃN
Tóm lại : Suy thận mãn là một hội chứng do nhiều nguyên nhân gây ra . Triệu chứng
lâm sàng biểu hiện ở nhiều cơ quan nhưng không đặc hiệu chỉ rõ rệt trong suy thận
mãn giai đoạn cuối . Việc chẩn đoán chủ yếu dựa trên xét nghiệm sinh hoá đánh giá
chức năng thận .
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Câu 1. Suy thận mạn là tình trạng chức năng thận suy giảm kéo dài trong bao
lâu?
A. < 3 ngày B. 3 ngày – 3 tuần
C. 3 tuần – 3 tháng D. > 3 tháng
Câu 2. Thuốc ức chế men chuyển giữ vai trò quan trọng trong điều trị chậm tiến
triển bệnh thận mạn do có nhiều tác dụng, ngoại trừ:
A. Giảm đạm niệu B. Giảm lipid máu
C. Giảm huyết áp toàn thân D. Giảm xơ hóa cầu thận và xơ teo ống thận
Câu 3. Erythropoietin được dùng trên bệnh nhân suy thận mạn:
A. Ngưng dùng khi bệnh nhân chạy thận nhân tạo
B. Được dùng đường tiêm tĩnh mạch
31
C. Có thể dùng 1 tháng 1 lần
D. Cần làm xét nghiệm sắt huyết thanh trước khi dùng
Câu 4. Người bệnh đái tháo đường không nên ăn:
A. Đường đơn B. Những loại quả sấy khô
C. Sữa chua, bánh ngọt D. Tất cả đều đúng
Câu 5. Dấu hiệu nào cho biết hạ đường máu mức độ nặng:
A. Vã mồ hôi B. Co giật và hôn mê
C. Run tay chân D. Mất trí nhớ
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Khoa Diệu Vân (2012). Đái tháo đường. Bệnh học nội khoa tập 2 bộ môn
nội Đại học y Hà nội. Nhà xuất bản y học, tr 322- 341
2. Trần Thị Bích Hương (2012). Điều trị bệnh thận mạn và suy thận mạn. Điều trị học
nội khoa bộ môn nội Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản y học, tr
389- 401.
3. Đỗ Gia Tuyển (2012). Bệnh thận mạn và suy thận mạn tính. Bệnh học nội khoa tập
1 bộ môn nội Đại học y Hà Nội. Nhà xuất bản y học 398- 42
32
BÀI 9
BỆNH BASEDOW
MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Đại cương
- Basedow là một bệnh lý nhiễm độc giáp kèm cường giáp, thường gặp trên lâm sàng
với các biểu hiện chính: nhiễm độc giáp kèm bướu giáp lớn lan toả, lồi mắt và tổn
thương ở ngoại biên.
- Bệnh được xem là bệnh tự miễn, nguyên nhân chưa rõ, có bản chất di truyền với
15% người bệnh có người thân mắc bệnh tương tự.
- Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất 20-40, ưu thế phụ nữ.
2. Triệu chứng lâm sàng
Biểu hiện tại tuyến giáp và ngoài tuyến giáp:
2.1. Tại tuyến giáp
- Bướu giáp: bướu lớn, thường lan toả, tương đối đều, mềm, đàn hồi hoặc hơi cứng,
nghe có thể có tiếng thổi tại bướu. Nếu bướu lớn có thể chèn ép các cơ quan lân cận.
- Hội chứng nhiễm độc giáp:
+Tim mạch: hồi hộp, nhịp tim nhanh, loạn nhịp, khó thở khi gắng sức lẫn khi nghỉ
ngơi.
+ Thần kinh cơ: run tay, yếu cơ, teo cơ. Người bệnh thường mệt mỏi, dễ kích thích,
thay đổi tính tình, dễ cảm xúc, nói nhiều, bất an, không tập trung tư tưởng, mất ngủ.
+ Rối loạn vận mạch ngoại vi, mặt khi đỏ khi tái, tăng tiết nhiều mồ hôi, lòng bàn
tay, chân ẩm.
+ Dấu tăng chuyển hoá: tăng thân nhiệt, luôn có cảm giác nóng, tắm nhiều lần
trong ngày, gầy nhanh, uống nhiều nước, khó chịu nóng.
+ Tiêu hoá: ăn nhiều nhưng vẫn gầy, tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa, vàng da.
+ Sinh dục: giảm tình dục, rối loạn kinh nguỵêt, vô sinh, liệt dương, chứng vú to
nam giới.
+ Da và cơ quan phụ thuộc: ngứa, có biểu hiện rối loạn sắc tố da, tóc khô, mất tính
mềm mại, dễ rụng, móng tay chân giòn, dễ gãy.
2.2. Biểu hiện ngoài tuyến giáp
1. Trình bày được định nghĩa, triệu chứng lâm sàng của bệnh Basedow.
2. Kể được nguyên nhân gâ bệnh Basedow.
3. Hướng dẫn cách điều trị, phòng bệnh Basedow.
33
- Thương tổn mắt: có dấu co kéo mi trên, có cảm giác dị vật trong mắt, sợ ánh sáng,
chảy nước mắt, phù mi mắt...
- Phù niêm: thường thấy trước cẳng chân, dưới đầu gối, có tính chất đối xứng. Da
vùng thương tổn bóng, thâm nhiễm cứng, lông mọc thưa.
- To đầu chi: đầu ngón tay, ngón chân biến dạng hình dùi trống.
3. Cận lâm sàng
- T3, T4, FT3, FT4: đều tăng
- TSH giảm
- Độ tập trung I131 tại tuyến giáp sau 24h tăng cao hơn bình thường.
- Siêu âm: tuyến giáp phì đại, eo tuyến dày, cấu trúc đồng nhất.
4. Điều trị
4.1. Thuốc kháng giáp
- Carbimazol (neomercazol) 5mg, Methimazol 5mg
- PTU 50mg, MTU 25mg
- Thời gian điều trị từ 6 tháng đến 2 năm.
- Tác dụng phụ: rối loạn tiêu hoá, phát ban, nổi mề đay, sốt, đau khớp, giảm bạch cầu.
4.2. Các phương tiện khác
- Iod vô cơ: giảm phóng thích hormon giáp vào máu.
- Lithium
- An thần.
- Ức chế beta.
- Phẫu thuật
- Iod phóng xạ.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Chọn câu trả lời đúng nhất:
1. Bướu giáp đơn gặp nhiều nhất ở lứa tuổi:
A. Dậy thì B. Mãn kinh
C. Có thai D. Tất cả đều đúng
2. Loại thuốc điều trị bướu cổ không do thiếu iod là:
A. Lugol B. Lipiodol
C. L-Thyroxin D. IK
3. Ăn hoặc uống những chất nào sau đây có thể gây bướu cổ?
34
A. Bắp cải trắng B.Cyanogenic glycosid
C. Sắn D. Tất cả đều đúng
4. Mắt của người bệnh Basedow có biểu hiện:
A. Không có gì thay đổi B. Lồi
C. Lõm, hốc hác D. Phẳng
5. Tuyến giáp trong bệnh Basedow không có dấu hiệu nào?
A. Bướu lớn B. Mềm, đàn hồi
C. Rất cứng, chắc D. Nghe có tiếng thổi
6. Thương tổn mắt trong bệnh Basedow:
A. Cảm giác dị vật trong mắt B. Sợ ánh sáng
C. Chảy nước mắt D. Tất cả đều đúng
7. Da và cơ quan phụ thuộc trong bệnh Basedow không có dấu hiệu nào?
A. Ngứa B. Rối loạn sắc tố da
C. Da khô D. Nổi mụn nước
8. Thân nhiệt của người bệnh Basedow thường là:
A. Rất cao B. Tăng thân nhiệt
C. Giảm thân nhiệt D. 370C
9. Thời gian điều trị từ thuốc kháng giáp là:
A. 6 tháng B. 1 năm
C. 6 tháng đến 2 năm D. Trên 2 năm
10. Chỉ định điều trị Iod phóng xạ trong bệnh Basedow khi:
A. Suy tim B. Người lớn tuổi
C. Hết tuổi sinh đẻ D. Điều trị nội khoa không kết quả
11. Chỉ định phẫu thuật trong bệnh Basedow khi:
A. Suy tim B. Người lớn tuổi
C. Hết tuổi sinh đẻ D. Điều trị nội khoa không kết quả
12. Người bệnh đái tháo đường nên ăn:
A.Nhiều rau B.Thịt, cá, trứng
C.Dầu thực vật D.Tất cả đều đúng
13. Người bệnh đái tháo đường nên:
A. Ăn thêm các bữa ăn phụ B. Chỉ ăn 3 bữa chính
C. Chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ D. Hạn chế ăn.
14. Người bệnh đái tháo đường không nên ăn:
A. Đường đơn B. Những loại quả sấy khô
35
C. Sữa chua, bánh ngọt D. Tất cả đều đúng
15. Người bệnh đái tháo đường dễ bị nhiễm trùng:
A. Da, răng B. Phổi (lao phổi)
C. Tiết niệu D. Tất cả đều đúng
16. Insulin được bảo quản ở nhiệt độ: (oC)
A. 4-8 B. 2-8
C. 5-10 D. < 0oC
17. Đường tiêm Insulin trong điều trị thông thường:
A. Tiêm bắp B. Tĩnh mạch
C. Dưới da D. Tất cả đều đúng.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Quang Bảy (2012). Bệnh cường giáp. Bệnh học nội khoa tập 2 bộ môn nội
Đại học y Hà nội. Nhà xuất bản y học, tr 302- 314.
36
BÀI 10
VIÊM DÂY THẦN KINH TỌA- TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
I. VIÊM DÂY THẦN KINH TỌA
1. ĐẠI CƯƠNG
- Thần kinh tọa hợp thành bởi các rể L4, L5, S1, S2 và S3, nó đi ra khỏi vùng chậu
xuống 1/3 dưới mặt sau đùi thì chia thành 2 dây thần kinh hông khoeo ngoài và hông
khoeo trong.
- Ðau thần kinh tọa thường do những tổn thương ở đoạn đốt sống thắt lưng cùng.
- Hay gặp ở những người đang độ tuổi lao động, làm việc khuân vác nặng hay làm
việc trong tư thế cúi lưng kéo dài lập đi lập lại.
2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Biểu hiện lâm sàng qua 2 hội chứng: Hội chứng cột sống và hội chứng rể thần kinh.
2.1. Hội chứng cột sống:
- Ðau: Xảy ra đột ngột sau chấn thương, vận động cột sống quá mức.
+ Từ từ: đau mãn tính, tái phát nhiều lần.
+ Ðau nửa đêm về sáng, thay đổi thời tiết ( thoái hóa cột sống.
+ Ðau chiều tối ( thoát đĩa nệm).
- Khám lâm sàng:
+ Ðộng tác cúi.
+ Ðộng tác nghiêng cột sống
+ Tìm điểm sau cột sống.
2.2. Hội chứng rễ thần kinh:
- Ðau: dọc theo lộ trình của dây thần kinh tọa: đau tự nhiên hay khi ta ấn ngón tay dọc
đường đi của dây thần kinh tọa:
( Ðau rể L5: đau từ mông lan mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mu bàn chân
và ngón cái.
( Ðau rể S1: đau từ mặt lan sau mặt đùi, mặt sau cẳng chân, lòng bàn chân và ngón út.
1. Trình bày được các triệu chứng lâm sàng, nguyên nhân bệnh viêm dây thần
kinh tọa, tai biến mạch máu não
2. Trình bày được cách điều trị viêm dây thần kinh tọa, tai biến mạch máu não
3. Hướng dẫn được các biện pháp chăm sóc, dự phòng viêm dây thần kinh tọa,
tai biến mạch máu não.
37
- Khám lâm sàng:
+ Ðiểm đau cạnh cột sống (2-5 cm) ( điểm xuất chiếu của rể thần kinh tương ứng.
+ Dấu hiệu bấm chuông: ấn vào điểm đau xuất hiện cảm giác đau theo rể thần kinh
+ Ðiểm VALLEIX: điểm giữa ụ gối-mấu chuyển lớn. Điểm giữa nếp lằn mông. Điểm
giữa sau mặt đùi. Ðiểm giữa nếp khoeo.
+ Dấu LASÈGUE: <70 độ
2.3. Hỏi bệnh sử: có thể hiểu được yếu tố làm kích thích đau.
- Khởi phát đột ngột: sau chấn thương, vận động quá sức của cột sống là biểu hiện đau
cấp tính của đĩa nệm và cột sống thắt lưng.
- Khởi phát từ từ: gặp trong bệnh mãn tính, tái phát nhiều lần.
- Ðau dữ dội: bệnh nhân nằm yên, không giám cử động.
- Ðau nửa đêm đến sáng, thay đổi thời tiết ( thoái hóa cột sống.
- Ðau chiều tối ( thoát đĩa nệm).
3. NGUYÊN NHÂN:
- Thoái đĩa dệm: thường gặp ở người khuân vác nặng phải cúi lưng thường xuyên.
- Thoái hóa đốt sống lưng ở người già.
- Do chấn thương: té ngồi gây xẹp cột sống, té đập hay bị đánh vào vùng thắt lưng.
- Khối u tại chỗ hay do di căn gây chèn vào thần kinh tọa.
4. ÐIỀU TRỊ:
4.1. Ðiều trị nội khoa:
- Nghỉ ngơi tuyệt đối tránh đi lại nhiều trong giai đoạn cấp.
- Thuốc:
+ Kháng viêm: Diclofenac 50mg 1 viên x 3 lần/ngày hoặc Indomethacin 25mg 1 viên
x 3 lần/ngày.
+ Giảm đau: Paracetamol 500mg 1 viên x 4 lần/ngày. Hoặc Floctafenin 200mg 1 viên
x 2 lần/ngày
+ Dãn cơ: Decontractyl 500mg 1 viên x 2 lần/ngày.
4.2. Ðiều trị ngoại khoa:
- Ðiều trị nội khoa thất bại.
- Ðau thần kinh tọa kiểu liệt chân.
II. TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
1. ĐỊNH NGHĨA
Tai biến mạch máu não (TBMMN) là tình trạng tổn thương chức năng thần kinh
xảy ra đột ngột do nguyên nhân mạch máu não (thường do tắc hoặc vỡ động mạch
não).
Thường xảy ra ở những người trung niên hoặc cao tuổi (> 50 tuổi). Được chia
làm hai thể chính : Nhồi máu não (NMN) chiếm khoảng 80%, Xuất huyết não (XHN)
38
chiếm khoảng 20%.
2. YẾU TỐ NGUY CƠ
- Tăng huyết áp.
- Đái tháo đường.
- Hút thuốc
- Béo phì
- Sử dụng một số thuốc chống đông máu…
3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
3.1. Nhồi máu não
- Tiền sử thiếu máu não thoáng qua, có các yếu tố nguy cơ.
- Liệt nửa người, liệt các dây thần kinh sọ não, kèm rối loạn cảm giác, thất ngôn…
diễn ra từ từ, tăng dần.
- Thường không có rối loạn ý thức hoặc rối loạn nhẹ, rối loạn ý thức nặng nếu tổn
thương não rộng. Cơn động kinh ít gặp.
3.2. Xuất huyết não.
- Khởi phát thường đột ngột, dữ dội, nôn, rối loạn ý thức.
- Liệt nửa người, liệt dây thần kinh sọ…xuất hiện nhanh, rầm rộ.
- Cơn động kinh gặp nhiều hơn.
- Có thể kèm theo xuất huyết màng não.
4. CẬN LÂM SÀNG
- Chụp cắt lớp vi tính sọ não (Ctscanner) : nhìn thấy hình ảnh tổn thương nhồi máu
hoặc xuất huyết.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) : độ nhạy cao hơn Ctscanner sọ não.
- Các xét nghiệm khác : công thức tế bào máu , siêu âm tim, xquang tim phổi…
5. ĐIỀU TRỊ
5.1. Nguyên tắc :
- Điều trị triệu chứng
- Thuốc : chống đông, tái tưới máu, ức chế ngưng tập tiểu cầu, bảo vệ tế bào thần kinh.
- Phục hồi chức năng và phòng bệnh.
5.2. Cụ thể :
- Thuốc tiêu sợi huyết : cần dùng khi bệnh nhân đến sớm trước 3h kể từ lúc xảy ra tai
biến.
- Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu : Aspirin 81mg 1v (u)
- Thuốc chống đông máu : heparin
- Điều trị bệnh kèm theo : Tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu.
- Điều trị phẫu thuật trong trường hợp tụ máu ở tiểu não, khối máu tụ lớn đe dọa gây
39
tụt kẹt hạnh nhân tiểu não, hoặc khi có triệu chứng chèn ép thân não.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất:
1. Tai biến mạch máu não được chia thành mấy nhóm
A. 2 nhóm B. 3 nhóm
C. 4 nhóm D. 5 nhóm
2. Thuốc nào sau đây không dùng cho tai biến mạch máu não thể xuất huyết não:
A. Piracetam B. Aspirin
C. Amlodipin D. Atorvastatin
3. Rối loạn cảm giác do trong đau dây thần kinh tọa có đặc điểm:
A.Kích thích nhẹ trên mặt da cũng đau B.Cảm giác tê bì như kiến bò
C.Có thể bị chuột rút D.Rối loạn cảm giác tăng lên dần
4. Nguyên nhân thường gặp đau dây thần kinh toạ ở người cao tuổi là:
A. Tai biến của thương hàn B. Lao cột sống
C. Thoái hoá đốt sống lưng D. Thoát vị đĩa đệm
Tài liệu tham khảo
1. Hồ Thị Kim Thanh (2012). Tai biến mạch máu não. Bệnh học nội khoa tập 1 bộ
môn nội Đại học y Hà Nội. Nhà xuất bản y học, tr 479- 490
40
BÀI 11
BỆNH BẠCH HẦU – HO GÀ – UỐN VÁN
MỤC TIÊU BÀI HỌC
I. BỆNH BẠCH HẦU
1. Nguyên nhân
- Do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây nên.
2. Triệu chứng
Có 2 biểu hiện lâm sàng chính đi đôi với nhau:
- Biểu hiện tại chỗ: màng giả và tùy theo từng vị trí mà có những triệu chứng lâm sàng
khác nhau.
- Biểu hiện toàn thân: tình trạng nhiễm độc tố và tùy theo mức độ nhiễm độc nhiều hay
ít mà ta có những thể bệnh nặng hoặc nhẹ khác nhau.
Sau thời kỳ ủ bệnh 2 – 5 ngày, em bé sốt nhẹ 380
C - 380
5C, mức độ nhiễm độc nhẹ
hoặc không có trong thể nhẹ hoặc trầm trọng hơn với xanh tái, bứt rức, mạch nhanh và
trụy mạch thường xảy ra vào giai đoạn tiến triển của bệnh.
2.1. Bạch hầu mũi
- Bệnh nhân thường bị chảy nước mũi lẫn máu, màng giả khu trú ở vách mũi, loa mũi
trong một thời gian dài. Màng giả khu trú ở mũi sau có khuynh hướng lan ra sau vùng
họng, dễ đưa đến tình trạng nhiễm độc tố toàn thân.
2.2. Bạch hầu họng
- Đây là thể bệnh thường gặp nhất, cần khám phá và điều trị sớm để khỏi phải diễn tiến
thành các thể nặng hơn, như bạch hầu thanh quản, bạch hầu ác tính.
- Đầu tiên em bé sốt nhẹ, quấy khóc, vẻ mệt mỏi, đau cổ họng và khó nuốt, niêm mạc
amydal và họng có những chấm trắng nhỏ, kèm theo hạch dưới hàm sưng to và đau.
- Màng giả bạch hầu thường màu trắng ngà hay trắng xám, dính chặt vào lớp thượng bì
bên dưới, khi bong tróc rất dễ chảy máu, có khuynh hướng phát triển và lan rộng rất
nhanh chóng.
2.3. Bạch hầu ác tính
- Thường xuất hiện sau bạch hầu họng được chẩn đoán và điều trị muộn.
- Khởi phát của bạch hầu ác tính có thể âm ỉ từ từ giống như trong bạch hầu họng,
nhưng cứng, có thể xuất hiện đột ngột với sốt cao ói mửa, đau cổ họng và sau đó đưa
1. Trình bày đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng bệnh bạch hầu- Ho
gà- uốn ván.
2. Kể được các bước điều trị, phòng bệnh bạch hầu-ho gà – uốn ván.
41
đến tình trạng nhiễm độc tố toàn thân. Màng giả lan nhanh khắp vòm hầu, dày xám,
xuất huyết với nhiều tổ chức hoại tử chung quanh. Hạch dưới hàm và vùng cổ sưng to
làm cho cổ bạnh ra. Hơi thở hôi thối, giọng nói lè nhè khó nghe, người mệt mỏi xanh
xao. Xuất huyết da niêm nhiều nơi: tiể ra máu, ói ra máu, gan to và đau, trụy tim mạch
và tử vong trong vòng 24 – 48 giờ, lâu nhất là 1 tuần lễ.
2.4. Bạch hầu thanh quản: Bệnh diễn tiến qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn khàn tiếng: sốt nhẹ, thỉnh thoảng ho khan, khàn giọng đến tắt tiếng.
- Giai đoạn khó thở: mới đầu khó thở xuất hiện về đêm, tăng dần và liên tục, thở rít, co
kéo các cơ hô hấp phụ, lõm ngực.
- Giai đoạn ngạt thở: bé lịm dần, bất động, mê man, tím tái rồi chết.
2.5. Bạch hầu da
- Vi khuẩn bạch hầu có thể tấn công vào da qua các vết thương hoặc vết phỏng. Đa số
xảy ra ở chi dưới, kể cả vùng quanh hậu môn. Sang thương điển hình thường là vết
trũng sâu, đường kính từ 0,5 – 3 cm. Vết loét có màu nâu xám, dễ xuất huyết và bong
tróc tự nhiên từ 1 – 3 tuần sau.
2.6. Bạch hầu ở một số nơi khác
- Niêm mạc sinh dục và tiết niệu.
- Lưỡi, nướu răng, thực quản.
- Kết mạc mắt.
- Tai giữa, ...
3. Biến chứng
3.1. Biến chứng do màng giả lan rộng bít kín đường hô hấp
3.2. Biến chứng do độc tố bạch hầu:
- Viêm cơ tim
- Viêm dây thần kinh ngoại biên
+ Liệt vòm hầu: nói giọng mũi, nuốt khó.
+ Liệt chi.
+ Liệt cơ hoành, liệt cơ liên sườn dễ đưa đến suy hô hấp và tử vong.
- Các biến chứng khác
+ Thuyên tắc mạch não do rung nhĩ, đưa đến liệt nửa người.
+ Bội nhiễm phổi.
+ Xuất huyết dưới da do giảm tiểu cầu.
+ Phát ban dạng sởi.
4. Điều trị
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng nhiễm độc rất cần thiết phải điều trị thật sớm. Có
thể áp dụng các nguyên tắc như sau:
- Trung hoà độc tố càng sớm càng tốt
42
- Trung hòa độc tố bạch hầu bằng kháng độc tố (S.A.D). Hiện nay, trong điều trị bạch
hầu, S.A.D. là loại thuốc đặc trị, chưa có gì thay thế được.
- Kháng sinh diệt vi khuẩn gây bạch hầu: Kháng sinh đứng hàng thứ hai sau S.A.D, tốt
nhất là Penicillin G 50.000 – 100.000 đv/kg/ngày. Nếu dị ứng với Penicillin có thể
dùng Erythromycin với liều 50 mg/kg/ngày. Thời gian dùng kháng sinh khoảng 7 – 10
ngày là đủ.
- Chống tái phát
- Chống bội nhiễm: vệ sinh tai-mũi-họng, mắt, da
- Theo dõi, phát hiện và xử trí các biến chứng
- Dinh dưỡng đầy đủ
5. Phòng ngừa
- Điều trị cho người lành mang vi khuẩn: Dùng PNC hoặc Erythromycin.
- Đối với bệnh nhân mắc bệnh: Để tránh tình trạng gieo rắc vi trùng bạch hầu ra ngoài
tập thể lành mạnh, các bệnh nhân bị mắc bệnh bạch hầu chỉ được xuất viện khi cấy cổ
họng ít nhất 2 lần âm tính cách nhau 24 giờ và lần 1 được tính sau khi đã ngưng kháng
sinh.
- Đối với người tiếp xúc: Nếu người tiếp xúc được theo dõi kỹ lưỡng thì khi nào xuất
hiện triệu chứng bệnh mới dùng S.A.D; còn nếu không theo dõi được mỗi ngày, có thể
dùng ngay 10.000 đv S.A.D phối hợp hoặc không với kháng sinh và đồng thời tiến
hành chủng ngừa.
- Chích ngừa: Hiện nay, bạch hầu là bệnh có thể phòng ngừa dễ dàng. Tốt nhất là dùng
vaccine 3 trong 1 kháng bạch hầu, uốn ván và ho gà (thuốc chủng DTC).
II. HO GÀ
Bệnh ho gà là bệnh nhiễm trùng cấp tính ở đường hô hấp do vi trùng Bordetella
pertussis gây ra. Bệnh lây lan qua dịch tiết đường hô hấp.
1. Lâm sàng
1.1. Thời kỳ ủ bệnh: 7-10 ngày.
1.2. Thời kỳ viêm long:
- Kéo dài 1-2 ngày và là thời kỳ lây nhất.
- Sốt nhẹ, sổ mũi, ho ít, niêm mạc mắt sung huyết.
1.3. Thời kỳ ho cơn:
- Điển hình, mỗi cơn ho kéo dài, không sao kiềm chế được. Bệnh nhân ho liên tiếp 5-
20 lần, cách nhau độ vài giây. Dấu hiệu cổ điển để chẩn đoán là tiếng hít sâu kêu rất to
giống tiếng gà gáy. Sau cơn ho, bệnh nhân thường ói mửa, vẻ mệt mỏi và đờ đẫn. Ho
ban đêm hơn là ban ngày. Cơn ho không đáp ứng với các thuốc ho thông thường.
- Thời kỳ này kéo dài 2-4 tuần.
1.4. Thời kỳ phục hồi: kéo dài độ 3-4 tuần, cơn ho thưa dần và cường độ ho cũng
giảm dần.
43
2. Biến chứng:
Biến chứng thường gặp nhất của bệnh ho gà là viêm phổi. Biến chứng thần kinh
ít gặp hơn nhưng rất nguy hiểm: co giật, liệt nửa người, liệt 2 chân, điếc, mù, á khẩu.
Ngoài ra còn một số biến chứng hiếm gặp khác.
3. Điều trị:
- Erythromycine 40-50mg/kg/ngày chia 4 liều, uống tối thiểu 14 ngày.
- Trẻ dưới 6 tháng phải nhập viện theo dõi.
- Cách ly chặt chẽ bệnh nhân để tránh lây lan cho người khác.
- Chăm sóc, điều dưỡng cẩn thận, hút đàm nhớt thường xuyên, tránh các kích thích có
thể gây cơn ho.
- Dinh dưỡng, đầy đủ và thích hợp, tăng cường dưỡng khí (khi cần thiết).
4. Phòng ngừa:
- Bệnh ho gà là bệnh ngừa được dễ dàng bằng thuốc chủng 3 trong 1: DTC
- Đối với người tiếp xúc: Erythromycin 40-50mg/kg/ngày trong 14 ngày.
III. UỐN VÁN
Là bệnh nhiễm trùng do vi trùng yếm khí Clostridium tetani gây ra.
1. Đường vào
- Vết thương da niêm
- Tổn thương da niêm mãn tính; chàm, loét hoại tử da, viêm tai giữa
- Vết thương phẫu thuật: sản phụ khoa, đại tràng….
- Phá thai và đỡ đẻ không vô trùng
- Không tìm thấy ngõ vào
2. Lâm sàng
Uốn ván toàn thân là thể bệnh thường gặp nhất
2.1. Khởi phát: mỏi hàm, nhai khó, nói khó, nuốt vướng, uống nước sặc, hàm cứng,
không há lớn được.
2.2. Toàn phát:
- Co cứng cơ: xuất hiện và lan tràn theo trình tự
+ Cơ nhai dẫn đến cứng hàm
+ Cơ mặt dẫn đến nét mặt cười nhăn
+ Cơ gáy làm cho cổ cứng
+ Cơ lưng làm lưng cứng
+ Cơ bụng làm bụng gồng cứng
+ Cơ chi dưới dẫn đến chân duỗi thẳng
+ Cơ chi trên dẫn đến tay gồng cứng
- Co giật và co thắt
44
- Rối loạn cơ năng: khó nói, khó nuốt, khó thở, khó tiểu
- Tổng trạng: tỉnh táo, không sốt cao lúc mới bệnh
- Hệ thần kinh thực vật có thể bị tổn thương: sốt cao, mạch nhanh, huyết áp dao động,
vả mồ hôi nhiều, tăng tiết đàm nhiều.
- Uốn ván rốn: bỏ bú, mắt nhắm, khóc không ra tiếng, cơ toàn thân co cứng, co giật
nhiều, co thắt tím tái, sốt cao. Tử vong 70-80%.
3. Điều trị:
- Kháng độc tố uốn ván: HTIG hoặc SAT
- Chống co giật: nhóm Benzodiazepine, nhóm Barbiturates hoặc Vecnronium,
Pancuronium.
- Chống suy hô hấp:
+ Hút đàm thường xuyên
+ Thở O2
+ Mở khí quản khí cần thiết
- Thuốc diệt vi trùng uốn ván: Penicillin hoặc Métronidazole. Xử lý vết thương đúng:
mở rộng, cắt lọc, phá vỡ các ngóc ngách lấy hết đi vật, rửa oxy già, để hở.
- Điều chỉnh rối loạn thần kinh thực vật: Labetatol
4. Phòng ngừa
4.1. Tiêm phòng uốn ván
- Trẻ mới sinh: theo lịch ngừa bạch hầu- uốn ván- ho gà (vaccine DTC)
- Trẻ lớn và người lớn:
+ Lần 1: lần đến khám đầu tiên
+ Lần 2: 4-6 tuần sau lần 1
+ Lần 3: 6 tháng -1năm sau lần 2
+ Nhắc lại: mỗi 10 năm kể từ lần cuối.
4.2. Khi bị thương:
- Xử lý vết thương đúng
- Tiêm phòng uốn ván: HTIG: 250-500 đv TB hoặc SAT 1.500-3.000đv TB
Đồng thời tiêm VAT
4.3. Đề phòng uốn ván rốn:
- Quản lý thai, tránh đẻ rơi
- Thủ thuật đỡ đẻ và săn sóc rốn phải vô trùng
- Tiêm phòng uốn ván cho mẹ khi mang thai
45
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Chọn câu trả lời đúng nhất:
1. Vi khuẩn gây bệnh uốn ván là:
A. ClostridiumTetani B. Yersmiapestis C. Salmonella D. VibrioCholerae.
2. Thuốc nào sau đây KHÔNG có tác dụng chống co giật trong bệnh uốn ván:
A. Diazepam B. Phenobacbital B.Gardenal D. Salbutamol.
3. Vi trùng nào gây bệnh ho gà?
A. Vibriocholerae B. Salmonell C. Shigella D. Bordetella Pertussis.
4. Để phòng ngừa bệnh ho gà cần:
A. Diệt muỗi B. Diệt chuột, bọ chét
C. Vệ sinh môi trường D. Chủng vaccin DTC.
5. Bệnh bạch hầu lây truyền chủ yếu qua đường:
A. Tiêu hoá B. Hô hấp C. Máu D. Tình dục.
6. Bệnh bạch hầu gây ra biên chứng nào sau đây?
A. Viêm cơ tim B. Viêm cầu thận C. Viêm màng não mủ D.Thủng ruột.
7. Trong các thể lâm sàng của bệnh bạch hầu, thể thường gặp nhất là:
A. Bạch hầu họng B. Bạch hầu thanh quản
C. Bạch hầu mũi D. Bạch hầu ác tính.
Tài liệu tham khảo
1. Bùi Đại - Nguyễn Hoàng Tuấn (2005), Bạch hầu, Bệnh học truyền nhiễm, NXB Y
học, tr 204-209
2. Bùi Đại - Nguyễn Hoàng Tuấn (2005), Ho gà, Bệnh học truyền nhiễm, NXB Y học,
tr218-224
2. Bùi Đại - Nguyễn Hoàng Tuấn (2005), Uốn ván, Bệnh học truyền nhiễm, NXB Y
học, tr 101-110
46
BÀI 12
BỆNH LỴ - SỞI – THƯƠNG HÀN
MỤC TIÊU BÀI HỌC
I. BỆNH LỴ
LỴ AMIP
1. Đại cương
Lỵ amip là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histotyca.
2. Dịch tể học
- Tuổi mắc bệnh: nhiều nhất 20 - 30 tuổi. Trẻ em dưới 15 tuổi ít mắc bệnh.
- Tình hình kinh tế xã hội và vệ sinh: bệnh hay xảy ra trong điều kiện vệ sinh thấp
kém, ăn uống thiếu vệ sinh, vệ sinh ngoại cảnh thấp sinh ra ruồi phát triển.
- Phương thức lây bệnh:
+ Lây gián tiếp: qua thức ăn, nước uống, nước rửa rau quả, ruồi là trung gian truyền
bệnh nguy hiểm.
+ Lây trực tiếp: thường do tay bẩn, bào nang dính dưới móng tay từ đó đưa vào miệng
qua thức ăn.
+ Ngoài ra có thể lây qua đường tình dục (đồng tình luyến ái).
3. Triệu chứng
3.1. Lâm sàng
Bệnh đa dạng. Phần lớn ngưòi nhiễm amip có ít hoặc không có triệu chứng.
* Cấp tính: hội chứng lỵ.
- Đau quặn bụng: ở manh tràng (hố chậu phải), dọc theo khung đại tràng.
- Mót rặn.
- Phân nhầy máu đôi khi xen kẽ vối tiêu lỏng, số lượng không nhiều, đi nhiều lần trong
ngày.
* Bán cấp: đau bụng, mót rặn ít, tiêu chảy phân lỏng ít nhầy đôi khi có táo bón.
* Mãn tính: triệu chứng giống viêm đại tràng mạn tính.
- Đau bụng liên tục hay từng cơn.
1. Trình bày được nguyên nhân, dịch tễ học của bệnh lỵ ,sởi và thương hàn.
2. Kể được triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng bệnh lỵ ,sởi và thương
hàn
3. Thực hiện được điều trị, phòng bệnh lỵ ,sởi và thương hàn.
47
- Rối loạn tiêu hoá: tiêu chảy, đầy bụng, ăn không tiêu. Bệnh nhân suy nhược, biếng
ăn, sụt cân.
3.2. Cận lâm sàng
Soi tươi phân ngay sau khi đại tiện (phân nhầy máu) có amip hoạt động.
4. Biến chứng
- Thủng ruột: gây viêm phúc mạc, bệnh nhân đau bụng dữ dội, sốt cao, co cứng thành
bụng.
- Xuất huyết tiêu hoá: Do tốn thương mạch máu.
- Lồng ruột thường gặp ở vùng manh tràng.
- Viêm loét đại tràng sau lỵ.
-Viêm ruột thừa do amip.
5. Điều trị
- Thể bào nang trong phân (ít hoặc không có triệu chứng):Diloxanide
(Furamide)500mg x 31ần/ ngày x 10 ngày, hoặc Paramomycin 8-12 mg/kg x 3
lần/ngày x 7 ngày.
- Dưỡng bào trong phân: Metronidazole (Klion, Flagyl) 750mg X 3 lần/ngày X 5 - 10
ngày.
Hoặc Diloxanide furoate liều như trên hoặc Tetracycline 500mg X 41ần/ngày X 5
ngày.
- Thế nặng điều trị như trên và kết hợp vối DehydroEmetine lmg/kg/ngày X10 ngày.
Hoặc Emetine lmg/kg/ngày X 10 ngày.
6. Phòng ngừa
- Phát hiện người lành mang bào nang đế điều trị.
- Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp, rửa tay sạch sẽ trước
khi ăn; ăn chín, uống sôi, tránh ruồi.
- Xử lý tốt nước thải và nước uống.
+ Xử lý phân và chất thải.
+ Xử lý chặt chẽ các nguồn cung cấp nước: nước nấu ăn, sinh hoạt.
- Vệ sinh thực phẩm và ăn uống: thức ăn nâu chín kỹ, uống nước sôi, rửa tay xà phòng
sau khi đại tiện và trưóc khi ăn.
- Hạn chế đi lại và giao lưu hàng hoá.
LỴ TRỰC KHUẨN
1. Đại cương
Là bệnh lý viêm nhiễm cấp tính ở đường tiêu hoá do trực trùng Shigella gây ra,
Shigella là loại trực trùng Gram (-).
2. Dịch tể học
- Hay gặp ở các nước có điều kiện sống kém.
48
2.1. Nguồn bệnh
- Người là nguồn lây bệnh duy nhất, người lành mang trùng, người bệnh, người đang
thời kỳ hồi phục thải vi trùng trong phân và lây cho người xung quanh.
2.2. Đường lây truyên bệnh
- Bệnh gây trực tiếp từ người sang người qua tay bẩn. Vi trùng sống được nhiều tháng
ở nhiệt độ thích hợp trong thức ăn và nước.
- Lây gián tiếp qua thực phẩm, nước, ruồi nhặng. Bệnh có thể gây thành dịch ở những
nơi sống chật chội, điều kiện vệ sinh cá nhân kém, nguồn nước ô nhiễm.
3. Triệu chứng
3.1. Lâm sàng
* Thời kỳ ủ bệnh: không có biểu hiện lâm sàng trung bình 1-5 ngày.
* Thời kỳ khởi phát: Đột ngột với các triệu chứng:
- Hồng cầu nhiễm trùng: Sốt cao 39-40°C, đau nhức cơ, toàn thân mệt mỏi, biếng ăn,
buồn nôn, nôn mửa.
- Tiêu hoá: Đại tiện phân lỏng hoặc toàn nước vàng, kéo dài từ 1-3 ngày gây mất nước
và điện phân.
* Thời kỳ toàn phát: Có hội chứng lỵ điển hình với:- Đau quặn bụng từng cơn dọc
khung đại tràng.
- Mót rặn.
- Phân nhầy máu.
- Một ngày đi từ 20 -40 lần, lượng phân ít dần.
3.2. Cận lâm sàng
- Công thức máu: Bạch cầu thường tăng, tỷ lệ bạch cầu đa nhân tăng.
- Xét nghiệm phân: có giá trị quan trọng và cần thiết trong chẩn đoán gồm:
+ Soi tươi phân: (lấy phần nhầy máu) thấy nhiều hồng cầu, bạch cầu đa nhân.
+ Cấy phân và làm kháng sinh đồ.
4. Biến chứng
Thường ít xảy ra ngay khi không được điều trị kịp thời.
4.1. Biến chứng sớm
- Sốc do mất nước và điện giải.
- Thủng ruột già ở cơ thế suy kiệt.
- Sa trực tràng.
- Nhiễm trùng huyết do vi trùng Gram (-).
- Viêm màng não, viêm phổi.
4.2. Biến chứng muộn
- Suy dinh dưỡng.
49
- Viêm loét đại tràng.
5. Điều trị
5.1. Bù nước và điên giải
- Truyền dịch nếu mất nước và điện giải nặng, uống dung dịch ORS sớm.
5.2. Kháng sinh
- Có vai trò rút ngắn thời gian bệnh và giảm ngắn thời gian thải vi trùng ra phân.
Kháng sinh được dùng là:
+ Ampicilline: 2 g/ngày chia 4 lần, dùng trong 5 ngày. Trẻ em 100 mg/kg/ngày chia 4
lần.
+ Trimethoprim — sulfame thoxazole (viên 80mg + 400 mg) uống 960 mg (160mg
+800 mg) X 2 lần/ngày trong 5 ngày, trẻ em 48 mg/kg chia 2 lần/ngày.
5.3. Điều trị triệu chứng
Các thuốc làm giảm nhu động ruột: Paregoric, Diphenoxylate,...có thể làm
giảm các triệu chứng nhưng không nên sử dụng vì làm kéo dài thời gian bệnh và làm
chậm thải trừ vi khuẩn
6. Phòng ngừa
Bệnh do Shigella lây truyền chủ yếu do tay bẩn, do thức ăn hoặc do ruồi, người
là nguồn lây duy nhất. Do đó việc phòng bệnh nhằm vào ba vấn đề:
- Vệ sinh thực phẩm, ăn uống và nưốc: cần rửa tay trước khi ăn và chê biên thực phẩm.
- Sử dụng nước sạch, xử lý nước thải hợp vệ sinh, diệt ruồi.
- Phát hiện và cách ly người bệnh. Sát trùng chất thải của bệnh nhân.
- Kiểm tra phát hiện và điều trị người lành mang trùng.
II. BỆNH SỞI
Sởi là 1 bệnh truyền nhiễm do siêu vi sởi gây ra thuộc gia đình Paramyxoviridae,
có tính lây nhiễm mạnh qua đường hô hấp.
1. Triệu chứng lâm sàng
1.1. Thời kỳ ủ bệnh: 10-12 ngày
1.2.Thời kỳ khởi phát: còn gọi là thời kỳ viêm long.
- Sốt: 38-40C
- Viêm long: là triệu chứng gần như không bao giờ thiếu trong bệnh sởi.
+ Viêm long ở mắt gây chảy nước mắt, nhiều ghèn, kết mạc mắt đỏ
+ Viêm long ở mũi, khàn giọng, ho có đàm.
+ Viêm long đường tiêu hóa gây tiêu chảy
+ Dấu KOPLIK (+)
1.3. Thời kỳ toàn phát: còn gọi là thời kỳ phát ban
- Ban xuất hiện đầu tiên sau tai, ban đầu ra 2 bên má, cổ, ngực, bụng và phần chi trên.
Rồi trong 24 giờ kế, ban lan ra sau lưng, hông và chi dưới.
50
1.4. Thời kỳ phục hồi: Thông thường sởi bay theo trình tự xuất hiện để lại những vết
thâm đen trên mặt da, được gọi là vết vằn da hổ. Bệnh nhân ăn uống khá hơn, tổng
trạng hồi phục lại dần.
2. Biến chứng:
- Viêm phổi, viêm tai giữa
- Viêm thanh quản, tiêu chảy cấp
- Loét miệng
- Biến chứng thần kinh
- Viêm kết mạc mắt: do thiếu vitamine A
- Suy dinh dưỡng nặng: do một chế độ ăn quá kiêng cữ.
3. Điều trị:
- Dinh dưỡng: cho trẻ dùng những thức ăn nhiếu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa.
- Vệ sinh răng, miệng, da, mắt: chà răng, súc miệng, dùng kháng sinh nhỏ mắt, tắm rửa
sạch sẽ.
- Điều trị triệu chứng:
+ Hạ nhiệt: lau mát hoặc dùng Acétaminophen
+ Giảm ho bằng Dextromethorphan, Codéine
- Điều trị các biến chứng (nếu có)
4. Phòng bệnh:
- Dùng thuốc chủng ngừa sởi với siêu vi sống, giảm độc lực. Có thể dùng lúc trẻ được
9 tháng (miễn dịch ít nhất 5 năm).
- Hiện nay, thuốc chủng sởi có thể phối hợp với các loại thuốc cũng ngừa khác như sốt
bại liệt, ho gà, uốn ván, bạch hầu…Hiệu lực của các loại thuốc phối hợp này không bị
giảm đi
III. BỆNH THƯƠNG HÀN
1. Đại cương
Thương hàn là một bệnh nhiễm trùng toàn thân do Salmonella typhi hoặc
Salmonella paratyphi A, B, C gây ra. Bệnh lây lan qua đường tiêu hóa, có đặc điểm
lâm sàng là sốt kéo dài và gây nhiều biến chứng, quan trọng hơn cả là biến chứng xuất
huyết tiêu hóa và thủng ruột.
2. Lâm sàng
2.1. Thời kỳ ủ bệnh: Trung bình 7 – 14 ngày, nhưng có thể thay đổi từ 3 – 60 ngày.
2.2. Thời kỳ khởi phát
- Nhức đầu đi kèm với tình trạng mệt mỏi, chán ăn, đau cơ các chi, mất ngủ.
- Đau bụng, buồn nôn, ói mửa, táo bón.
- Sốt từ từ tăng dần mỗi ngày, thường tăng về buổi chiều trong 5 - 7 ngày đầu của
bệnh.
51
- Chảy máu cam: thường chỉ gặp ở trẻ em.
- Ho khan, đau bụng, đau ngực là những triệu chứng ít gặp hơn.
2.3. Thời kỳ toàn phát
2.3.1. Sốt: là những triệu chứng quan trọng. Sốt có một số đặc điểm:
- Sốt tăng dần trong tuần lễ đầu và đạt đến mức cao liên tục 390
C – 410
C vào tuần thứ
2 của bệnh tạo thành hình ảnh sốt hình cao nguyên.
- Thường sốt chỉ kèm theo ớn lạnh.
- Mạch nhiệt phân ly.
2.3.2. Dấu hiệu nhiễm trùng - nhiễm độc
- Bệnh nhân nằm bất động, vẻ vô cảm thờ ơ tuy vẫn phân biệt các kích thích từ môi
trường chung quanh, môi khô, má đỏ, lưỡi đỏ bợn trắng. Nếu nặng hơn bệnh nhân lừ
đừ, mê sảng, mất định hướng.
2.3.3.Triệu chứng tiêu hóa
- Bệnh nhân thường tiêu chảy xen kẽ với táo bón.
- Tình trạng bụng: sình bụng, đầy hơi, đau nhẹ lan tỏa. Sờ thấy lạo xạo hố chậu phải.
- Gan, lách to mềm, ấn đau.
2.3.4. Hồng ban
- Xuất hiện vào ngày thứ 7 – 10 của bệnh. Đường kính 2 – 4 mm. vị trí thường gặp ở
bụng, phần dưới của ngực, hông, biến mất khi đè. Hồng ban biến mất sau 2 – 3 ngày.
2.4.Thời kỳ lui bệnh
Nếu bệnh nhân không tử vong vì các biến chứng, ngay cả không được điều trị đặc
hiệu, bệnh nhân sẽ chuyển sang thời kỳ lui bệnh vào tuần thứ 3 – 4 hạ sốt dần, các
triệu chứng từ từ thuyên giảm và thời gian hồi phục kéo dài.
3. Cận lâm sàng: Soi tươi và cấy phân tìm VT, huyết thanh chẩn đoán Widal.
4. Biến chứng
4.1.Biến chứng ở đường tiêu hóa
- Xuất huyết tiêu hóa
- Thủng ruột
- Biến chứng đường gan mật: Viêm túi mật hay viêm gan
4.2.Biến chứng tim mạch
- Viêm cơ tim
- Viêm tắt động mạch, tĩnh mạch
- Viêm ngoài màng tim
4.3.Biến chứng đường tiết niệu
- Viêm vi cầu thận
- Suy thận cấp
52
4.4.Biến chứng nhiễm trùng khu trú các cơ quan
Hầu hết các cơ quan đều có thể bị tụ mủ bởi vi trùng thương hàn.
5. Các nguyên tắc điều trị
5.1. Kháng sinh: dùng 1 trong các loại thuốc sau tùy theo sự lựa chọn:
- Trimethoprim - Sulfamethoxazole
+ Trimethoprim 8 mg/kg/ngày dùng trong 14 ngày.
+ Sulfamethoxazol 40 mg/kg/ngày dùng trong 14 ngày.
- Chloramphenicol 50 mg/kg/ngày dùng trong 14 ngày.
- Ampicillin 80 mg/kg/ngày dùng trong 14 ngày.
- Amoxicillin 50 mg/kg/ngày dùng trong 14 ngày.
Hiện nay tỷ lệ kháng 4 loại thuốc trên rất cao. Vì vậy thường người ta điều trị bằng
một trong các loại thuốc sau:
- Ceftriaxone
- Nhóm Fluoroquinolon: Thường dùng là Ofloxacin (không dùng cho trẻ em và phụ nữ
có thai).
5.2. Chăm sóc điều dưỡng tốt
5.3. Dinh dưỡng đầy đủ
5.4. Phát hiện các biến chứng kịp thời
6. Phòng bệnh
- Cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường, kiểm soát nước thải cống rãnh, sát trùng
nước cung cấp bằng dung dịch clor.
- Diệt trùng và xử lý chất thải của bệnh nhân như phân, nước tiểu, mẫu thử máu.
- Cách ly bệnh nhân tại bệnh viện.
- Điều trị người lành mang trùng.
- Người lành bệnh không nên cho hành nghề nấu ăn.
- Chích ngừa bằng vaccin salmonella bất hoạt bằng acéton hoặc dùng vaccin uống.
Tài liệu tham khảo
1. Bùi Đại - Nguyễn Hoàng Tuấn (2005), Bệnh lỵ, Bệnh học truyền nhiễm, NXB Y
học, tr 39-48, tr 92-101, tr 197-203,
2. Bùi Đại - Nguyễn Hoàng Tuấn (2005), Bệnh tả, Bệnh học truyền nhiễm, NXB Y
học, tr 92-101
3. Bùi Đại - Nguyễn Hoàng Tuấn (2005), Bệnh sởi, Bệnh học truyền nhiễm, NXB Y
học, tr 197-203.
4. Bùi Đại - Nguyễn Hoàng Tuấn (2005), Bệnh thương hàn, Bệnh học truyền nhiễm,
NXB Y học, tr 56 - 62
53
BÀI 13
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Đại cương
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do vi rút Dengue gây nên. Vi rút
Dengue có 4 týp thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Vi rút truyền từ người
bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền
bệnh chủ yếu.
Bệnh xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em
và người lớn. Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết
tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu
không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong.
2. Diễn biến lâm sàng bệnh sốt xuất huyết dengue
Bệnh sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh
chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn:
giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Phát hiện sớm bệnh và hiểu
rõ những vấn đề lâm sàng trong từng giai đoạn của bệnh giúp chẩn đoán sớm, điều trị
đúng và kịp thời, nhằm cứu sống người bệnh.
2.1. Giai đoạn sốt
2.1.1. Lâm sàng
- Sốt cao đột ngột, liên tục.
- Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.
- Da xung huyết.
- Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.
- Nghiệm pháp dây thắt dương tính (dấu Lacet +).
- Thường có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
2.1.2.Cận lâm sàng
- Dung tích hồng cầu (Hematocrit) bình thường.
- Số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm dần (nhưng còn trên 100.000/mm3
).
- Số lượng bạch cầu thường giảm.
2.2. Giai đoạn nguy hiểm: Thường vào ngày thứ 3-7 của bệnh
2.2.1. Lâm sàng
1. Trình bày đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng bệnh sốt xuất
huyết
2. Kể được các bước điều trị, phòng bệnh sốt xuất huyết
54
- Người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt.
- Có thể có các biểu hiện sau:
* Biểu hiện thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch (thường kéo dài 24-48
giờ):
+ Tràn dịch màng phổi, mô kẽ, màng bụng, nề mi mắt, gan to, có thể đau.
+ Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện vật vã, bứt rứt hoặc li
bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và
tối thiểu ≤ 20 mmHg), tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp, tiểu ít.
* Xuất huyết:
+ Xuất huyết dưới da: Nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết thường ở mặt trước
hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn hoặc mảng bầm tím.
+ Xuất huyết ở niêm mạc: Chảy máu mũi, lợi, tiểu ra máu. Kinh nguyệt kéo dài hoặc
xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn.
+ Xuất huyết nội tạng như tiêu hóa, phổi, não là biểu hiện nặng.
- Một số trường hợp nặng có thể có biểu hiện suy tạng như viêm gan nặng, viêm não,
viêm cơ tim. Những biểu hiện nặng này có thể xảy ra ở một số người bệnh không có
dấu hiệu thoát huyết tương rõ hoặc không sốc.
2.2.2. Cận lâm sàng
- Hematocrit tăng so với giá trị ban đầu của người bệnh hoặc so với giá trị trung bình
của dân số ở cùng lứa tuổi.
- Số lượng tiểu cầu giảm dưới 100.000/mm3
(<100 G/L).
- Enzym AST, ALT thường tăng.
- Trong trường hợp nặng có thể có rối loạn đông máu.
- Siêu âm hoặc xquang có thể phát hiện tràn dịch màng bụng, màng phổi.
2.3. Giai đoạn hồi phục
2.3.1. Lâm sàng
- Sau 24-48 giờ của giai đoạn nguy hiểm, có hiện tượng tái hấp thu dần dịch từ mô kẽ
vào bên trong lòng mạch. Giai đoạn này kéo dài 48-72 giờ.
- Người bệnh hết sốt, toàn trạng tốt lên, thèm ăn, huyết động ổn định và tiểu nhiều.
- Có thể có nhịp tim chậm và thay đổi về điện tâm đồ.
- Trong giai đoạn này, nếu truyền dịch quá mức có thể gây ra phù phổi hoặc suy tim.
2.3.2. Cận lâm sàng
- Hematocrit trở về bình thường hoặc có thể thấp hơn do hiện tượng pha loãng máu khi
dịch được tái hấp thu trở lại.
- Số lượng bạch cầu máu thường tăng lên sớm sau giai đoạn hạ sốt.
- Số lượng tiểu cầu dần trở về bình thường, muộn hơn so với số lượng bạch cầu.
3. Chẩn đoán
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf
12 BENH HOC CĐ.pdf

More Related Content

Similar to 12 BENH HOC CĐ.pdf

phác đồ hồi sức tích cực
phác đồ hồi sức tích cựcphác đồ hồi sức tích cực
phác đồ hồi sức tích cựcSoM
 
Phac do dieu tri hen o nguoi lon byt 2009
Phac do dieu tri hen o nguoi lon   byt 2009Phac do dieu tri hen o nguoi lon   byt 2009
Phac do dieu tri hen o nguoi lon byt 2009Mac Truong
 
Ca lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Ca lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhCa lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Ca lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
[123doc] - benh-hoc-copd-dieu-tri-copd-ths-bs-vo-pham-minh-thu.pdf
[123doc] - benh-hoc-copd-dieu-tri-copd-ths-bs-vo-pham-minh-thu.pdf[123doc] - benh-hoc-copd-dieu-tri-copd-ths-bs-vo-pham-minh-thu.pdf
[123doc] - benh-hoc-copd-dieu-tri-copd-ths-bs-vo-pham-minh-thu.pdfChinSiro
 
Hen phế quản
Hen phế quảnHen phế quản
Hen phế quảnMartin Dr
 
VIÊM PHỔI - ÁP XE PHỔI
VIÊM PHỔI - ÁP XE PHỔIVIÊM PHỔI - ÁP XE PHỔI
VIÊM PHỔI - ÁP XE PHỔISoM
 
VIÊM PHỔI _ ÁP XE PHỔI
VIÊM PHỔI _ ÁP XE PHỔIVIÊM PHỔI _ ÁP XE PHỔI
VIÊM PHỔI _ ÁP XE PHỔISoM
 
Khám lâm sàng hô hấp.pptx
Khám lâm sàng hô hấp.pptxKhám lâm sàng hô hấp.pptx
Khám lâm sàng hô hấp.pptxhoangminhTran8
 
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồnghướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồngSoM
 
Mất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãn
Mất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãnMất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãn
Mất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãnBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
CÁC BỆNH HÔ HẤP & THUỐC
CÁC BỆNH HÔ HẤP & THUỐCCÁC BỆNH HÔ HẤP & THUỐC
CÁC BỆNH HÔ HẤP & THUỐCDr Hoc
 
2._benh_ly___thuoc_ho_hap.pptx
2._benh_ly___thuoc_ho_hap.pptx2._benh_ly___thuoc_ho_hap.pptx
2._benh_ly___thuoc_ho_hap.pptxgamhong8
 
VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG
VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNGVIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG
VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNGSoM
 

Similar to 12 BENH HOC CĐ.pdf (20)

phác đồ hồi sức tích cực
phác đồ hồi sức tích cựcphác đồ hồi sức tích cực
phác đồ hồi sức tích cực
 
BYT_Hen PQ
BYT_Hen PQBYT_Hen PQ
BYT_Hen PQ
 
Phac do dieu tri hen o nguoi lon byt 2009
Phac do dieu tri hen o nguoi lon   byt 2009Phac do dieu tri hen o nguoi lon   byt 2009
Phac do dieu tri hen o nguoi lon byt 2009
 
Ca lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Ca lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhCa lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Ca lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
 
[123doc] - benh-hoc-copd-dieu-tri-copd-ths-bs-vo-pham-minh-thu.pdf
[123doc] - benh-hoc-copd-dieu-tri-copd-ths-bs-vo-pham-minh-thu.pdf[123doc] - benh-hoc-copd-dieu-tri-copd-ths-bs-vo-pham-minh-thu.pdf
[123doc] - benh-hoc-copd-dieu-tri-copd-ths-bs-vo-pham-minh-thu.pdf
 
Hen phế quản
Hen phế quảnHen phế quản
Hen phế quản
 
VIÊM PHỔI - ÁP XE PHỔI
VIÊM PHỔI - ÁP XE PHỔIVIÊM PHỔI - ÁP XE PHỔI
VIÊM PHỔI - ÁP XE PHỔI
 
VIÊM PHỔI _ ÁP XE PHỔI
VIÊM PHỔI _ ÁP XE PHỔIVIÊM PHỔI _ ÁP XE PHỔI
VIÊM PHỔI _ ÁP XE PHỔI
 
Khám lâm sàng hô hấp.pptx
Khám lâm sàng hô hấp.pptxKhám lâm sàng hô hấp.pptx
Khám lâm sàng hô hấp.pptx
 
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồnghướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng
 
Viêm Phổi
Viêm PhổiViêm Phổi
Viêm Phổi
 
Mất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãn
Mất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãnMất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãn
Mất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãn
 
Triệu chứng viêm phế quản phổi.docx
Triệu chứng viêm phế quản phổi.docxTriệu chứng viêm phế quản phổi.docx
Triệu chứng viêm phế quản phổi.docx
 
cach tri ho man tinh.docx
cach tri ho man tinh.docxcach tri ho man tinh.docx
cach tri ho man tinh.docx
 
Viêm phổi
Viêm phổiViêm phổi
Viêm phổi
 
CÁC BỆNH HÔ HẤP & THUỐC
CÁC BỆNH HÔ HẤP & THUỐCCÁC BỆNH HÔ HẤP & THUỐC
CÁC BỆNH HÔ HẤP & THUỐC
 
2._benh_ly___thuoc_ho_hap.pptx
2._benh_ly___thuoc_ho_hap.pptx2._benh_ly___thuoc_ho_hap.pptx
2._benh_ly___thuoc_ho_hap.pptx
 
VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG
VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNGVIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG
VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG
 
Viem phe quan man tinh la gi.docx
Viem phe quan man tinh la gi.docxViem phe quan man tinh la gi.docx
Viem phe quan man tinh la gi.docx
 
Các bài học nội định hướng
Các bài học nội định hướngCác bài học nội định hướng
Các bài học nội định hướng
 

Recently uploaded

Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfSGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfHongBiThi1
 
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaSGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônSGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônHongBiThi1
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHongBiThi1
 
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfHongBiThi1
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHongBiThi1
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônHongBiThi1
 
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdfBài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdfMinhTTrn14
 
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸTiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸHongBiThi1
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
 
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfSGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
 
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaSGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
 
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônSGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
 
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
 
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
 
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
 
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdfBài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
 
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸTiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
 

12 BENH HOC CĐ.pdf

  • 1. 1 BÀI 1 VIÊM PHẾ QUẢN MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Định nghĩa Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc phế quản lớn và phế quản trung bình. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng gặp nhiều nhất ở trẻ em và người già. Bệnh hay xảy ra về mùa lạnh. Bệnh lành tính và sau khi khỏi thường không để lại di chứng. 2. Nguyên nhân - Tác nhân gây bệnh: Virus chiếm đa số, vi trùng: thường là cầu trùng Gr(+) như phế cầu, tụ cầu, các hơi độc: amoniac, SO2, chlorin - Điều kiện thuận lợi: + Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: viêm mũi, viêm họng, viêm xoang... + Thay đổi thời tiết, nhiễm lạnh đột ngột + Cơ thể suy kiệt, giảm miễn dịch + Môi trường ẩm thấp, nhiều khói bụi... + Hút thuốc lá 3. Biểu hiện lâm sàng - Sốt: thường sốt nhẹ, đôi khi không rõ ràng nhưng cũng có khi không sốt, người mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức mình mẩy. - Ho: là triệu chứng nổi bậc. Lúc đầu ho khan nên người bệnh thấy rát cổ và đau ngực, về sau ho có đờm nên đỡ rát cổ hơn. - Đờm: sau vài ngày ho khan, người bệnh ho có đơm, và số lượng đờm cũng tăng dần lên. Đờm lẫn nhầy mủ, màu vàng hoặc lờ lờ xanh. - Đau nóng rát vùng sau xương ức, có khi đau cả lồng ngực. - Chụp Xquang phổi: không có gì đặc biệt, chỉ có thể thấy rốn phổi đậm. 4. Tiến triển và tiên lượng - Phần lớn bệnh khỏi hoàn toàn sau 5-6 ngày điều trị và không để lại di chứng. 1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng bệnh viêm phế quản 2. Trình bày được các thuốc điều trị bệnh viêm phế quản. 3. Hướng dẫn được người bệnh sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
  • 2. 2 - Một số trường hợp có thể tái phát nếu phòng bệnh không tốt. - Viêm phế quản cấp có thể làm khởi phát cơn hen, nhất là hen nhiễm khuẩn. 5. Điều trị - Kháng sinh: + Uống: Cephalecine 0,5g x 4 viên / ngày, Bactrim 480mg x 4 viên / ngày Erythromycine 0,5g x 4 viên / ngày + Tiêm: Gentamycine 80mg x 2 ống / ngày tiêm bắp Cefotaxime 1g / lọ x 2 lọ / ngày tiêm bắp hoặc tĩnh mạch - Thuốc giảm ho, long đờm: Terpin codein, Mucitux Mucosolvan - Thuốc hạ sốt: Paracethamol - Đảm bảo chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, giữ gìn và nâng cao sức khoẻ. Không hút thuốc lá, tránh để bị nhiễm lạnh, tránh môi trường bụi, khói, ô nhiễm. Điều trị tích cực và triệt để các ổ nhiễm khuẩn tai mũi họng và các bệnh mãn tính đường hô hấp kết hợp với tập thở, tập thể dục thể thao thường xuyên. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1. Viêm phế quản là gì? Nguyên nhân gây viêm phế quản ? Câu 2. Trình bày triệu chứng lâm sàng của Viêm phế quản. Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm phế quản là : A. Vi khuẩn B. Virus C. Ký sinh trùng D. Thay đổi thời tiết Câu 4. Yếu tố nào sau đây là điều kiện thuận lợi dẫn đến viêm phế quản ? A. Vi khuẩn B. Hút thuốc lá nhiều năm C. Virus D. Ký sinh trùng. Câu 5. Kháng sinh nào sau đây dùng điều trị viêm phế quản? A. Metronidazol B. Ciprofloxacin C. Cephalexin D. Prednisolon Câu 6 Tính chất sốt trong bệnh viêm phế quản cấp là: A. Sốt cao đột ngột, rét run B. Sốt nhẹ kéo dài C. Sốt nhẹ hoặc không sốt D.Tất cả đều sai Câu 7. Yếu tố thuận lợi có thể đưa đến viêm phế quản cấp là: A. Môi trường ẩm thấp B. Hít phải hơi độc C. Thay đổi thời tiết D. Tất cả đều đúng Câu 8. Yếu tố thuận lợi nào ít liên quan đến viêm phế quản cấp là: A. Giảm miễn dịch B. Hút thuốc lá C. Môi trường nhiều khói bụi D. Cơ thể suy kiệt
  • 3. 3 Câu 9. Viêm phế quản cấp là bệnh: A. Xảy ra ở mọi lứa tuổi B. Bệnh lành tính C. Hay xảy ra về mùa lạnh D. Tất cả đều đúng Tài liệu tham khảo 1. Vũ Văn Giáp (2012). Bài giảng Viêm phế quản cấp. Bệnh học nội khoa tập 1, bộ môn nội Đại học y Hà Nội. Nhà xuất bản y học, tr 9 – 13
  • 4. 4 BÀI 2 VIÊM PHỔI – BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH (COPD) MỤC TIÊU BÀI HỌC I. VIÊM PHỔI 1. Đại cương Viêm phổi là quá trình viêm nhiễm của nhu mô phổi, bao gồm viêm phế nang, tổ chức liên kết và tiểu phế quản tận. Bệnh thường gặp vào mùa lạnh và gặp ở mọi lứa tuổi. 2. Nguyên nhân - Tác nhân gây bệnh + Vi khuẩn: Phế cầu, liên cầu, tụ cầu ... + Virus. + Ký sinh trùng: giun, sán + Nấm - Điều kiện thuận lợi: + Thời tiết lạnh. + Cơ thể suy yếu. + Những người nằm liệt giường, không có khả năng tự vận động. + Những người bị suy giảm miễn dịch: người bệnh đang được điều trị bằng Corticoide, người bệnh AIDS... 3. Triệu chứng lâm sàng - Bệnh xảy ra đột ngột, bắt đầu bằng cơn rét run, ớn lạnh, sau đó sốt cao, nhiệt độ cơ thể tăng lên rất cao, mặt đỏ, môi khô, lưỡi bẩn, vẻ mặt nhiễm trùng. - Mạch nhanh - Khó thở xuất hiện sau đó vài giờ, toát mồ hôi, môi tím nhẹ. Nhịp thở nhanh nông. - Người bệnh có thể có tiền sử nhiễm khuẩn đường hô hấp trước đó, ở người già các triệu chứng trên thường không rầm rộ - Đau ngực: đau ở vùng phổi bị tổn thương, triệu chứng này bao giờ cũng có, đôi khi là triệu chứng nổi bậc. 1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, bệnh viêm phổi, COPD 2. Trình bày được các thuốc điều trị bệnh viêm phổi, COPD 3. Hướng dẫn được người bệnh sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và phòng tránh được bệnh viêm phổi, COPD
  • 5. 5 - Ho: lúc đầu ho khan, sau đó ho có đờm, đờm có màu rỉ sắt quánh dính. - Khám phổi: có hội chứng đặc phổi: gõ đục, rung thanh tăng, rì rào phế nang giảm hoặc mất, nghe có ran nổ. 4. Cận lâm sàng - Xquang phổi: có một đám mờ hình tam giác, đáy quay ra ngoài, đỉnh quay vào trong. - Xét nghiệm máu: số lượng bạch cầu tăng cao, chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính. - Tốc độ lắng máu tăng cao. - Xét nghiệm đờm: nhộm gram và nuôi cấy tìm vi khuẩn gây bệnh. 5. Tiến triển và biến chứng - Người bệnh sốt liên tục trong tuần lễ đầu, thân nhiệt luôn ở mức 39-40 độ. - Sau 1 tuần các triệu chứng trên giảm đi: sốt giảm đổ mồ hôi, tiểu nhiều, người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn nhưng vẫn còn ho nhiều. - Một số biến chứng có thể xảy ra (do điều trị muộn hoặc điều trị không đúng): + Sốc nhiễm trùng. + Tràn mủ màng phổi. + Áp xe phổi. 6. Điều trị - Kháng sinh: + Gentamycine 80mg x 2 ống / ngày/ lần, tiêm bắp + Cefotaxime 1g / lọ x 2 lọ / ngày tiêm bắp hoặc tĩnh mạch - Hạ sốt: Paracethamol - Giảm ho, long đờm: xem 2.5.2. - Cho thở oxy nếu có khó thở, tím tái. II. BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH (COPD) 1. Định nghĩa: COPD là một tình trạng bệnh mãn tính đặc trưng bởi sự giới hạn lưu luợng khí không hồi phục hoàn toàn. Biểu hiện lâm sàng thường là ho-khạc đàm-khó thở nhiều năm trước khi bị giới hạn lưu lượng khí. (Trước đây từ COPD dùng để chỉ 2 bệnh: viêm phế quản mãn và khí phế thủng) 2. Nguyên nhân gây rối loạn lưu lượng khí không hồi phục: - Xơ hóa và hẹp các đường dẫn khí nhỏ (tái cấu trúc). - Phá hủy phế nang gây mất sự co đàn hồi, mất chỗ nâng vách đường dẫn khí nhỏ. 3. Yếu tố nguy cơ - Yếu tố bản thân: + Genes (thiếu α1-antitrypsin)
  • 6. 6 + Quá mẫn đường dẫn khí + Kém phát triển phổi - Yếu tố tiếp xúc: + Khói thuốc lá: là yếu tố nguy cơ hàng đầu. + Khói, bụi, hóa chất công nghiệp, ô nhiễm không khí. + Nhiễm trùng hô hấp tái diễn (virus, vi trùng). 4. Triệu chứng lâm sàng: - Ho khúc khắc, khạc đàm dây dưa ít nhất 3 tháng trong ít nhất 2 năm liền - Về sau mệt-khó thở khi gắng sức rồi khó thở trở nên thường xuyên hơn, thỉnh thoảng có những đợt khó thở nặng lên nhất là khi có yếu tố tiếp xúc hoặc khi thời tiết trở lạnh (gọi là COPD đợt cấp). Khó thở chủ yếu thì thở ra. - Khám: + Các khoảng liên sườn dãn rộng, lồng ngực hình thùng (nếu bị khí phế thủng 2 bên). + Bờ sườn dưới thụt vào khi bệnh nhân hít vào: dấu hiệu Hoover. + Nghe phổi: rales ngáy, rít rất thường xuyên, âm phế bào giảm ở một vùng phổi. Có thể có rales nổ nếu bội nhiễm phổi. 5. Cận lâm sàng: - Test chức năng phổi (Ghi phế dung ký): test dãn phế quản. - Đo khí máu động mạch (biết được mức độ suy hô hấp, thiếu oxy mô). - Chụp X-quang phổi. 6. Chẩn đoán phân biệt : - Hen phế quản - Dãn phế quản - Suy tim sung huyết 7. Biến chứng : - Bội nhiễm cây phế quản, bội nhiễm phổi (viêm phổi do vi trùng thường), viêm phổi lao. - Tâm phế mãn. - Suy hô hấp mãn, có những đợt cấp. - Tràn khí màng phổi: hiếm gặp hơn. 8. Điều trị : - Thuốc dãn phế quản: cường β2 dạng khí dung (Ventolin) hay kết hợp với anticholinergic như Ipratropium (có trong thuốc Combivent), giống như thuốc dùng cắt cơn hen phế quản nhưng kém hiệu quả hơn - Glucocorticoide toàn thân: chỉ định khi các thuốc dãn phế quản không hiệu quả, khó thở nặng hay tái diễn cơn khó thở kịch phát
  • 7. 7 - Glucocorticoide tác dụng kéo dài dạng khí dung (Seretide, Symbicort) cũng giúp kiểm soát phần nào bệnh, nhưng vai trò kém hơn so với kiểm soát hen phế quản - Thở oxy lâu dài: khi có suy hô hấp mãn với paO2 ≤ 55mmHg hoặc SaO2 ≤ 88% - Phẫu thuật ghép phổi: cần cân nhắc khi thuốc hầu như không tác dụng, có suy hô hấp mãn 9. Truyền thông giáo dục sức khỏe, phòng bệnh: - Ngưng hút thuốc lá. - Điều chỉnh hoặc tránh các yếu tố nguy cơ. - Luyện tập phục hồi chức năng có hướng dẫn. - Uống nước đều và đủ trong ngày. - Chủng ngừa cúm và phế cầu mỗi năm. CÂU HỎI ÔN TẬP Điền vào chỗ trống Câu 1. Viêm phổi là quá trình viêm nhiễm ở…. Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi. Câu 2. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lý có….không phục hồi hoàn toàn Chọn câu trả lời đúng nhất 1. Yếu tố nguy cơ hàng đầu gây bệnh COPD là: A. Dị ứng B. Sự thay đổi thời tiết, gió mùa C. Nhiễm khuẩn D. Khói thuốc lá 2. Ho trong viêm phế quản là: A. Ho khan, sau có đờm B. Ho khạc bọt hồng C. Ho nhiều sau cơn khó thở D. Ho khi thay đổi tư thế 3. Đặc trưng của khó thở trong viêm phổi là: A. Khó thở chậm, thì thở ra B. Khó thở nhanh nông, hai thì C. Khó thở khi nằm D. Khó thở nhanh, thì hít vào 4. Đờm đặc trưng của viêm phổi là: A. Đờm rỉ sắt quánh dính B. Đờm trắng, dính, khó khạc C. Đờm bọt hồng D. Đờm nhầy trong, số lượng nhiều
  • 8. 8 Tài liệu tham khảo 1. Ngô Quý Châu (2012). Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bệnh học nội khoa tập 1, bộ môn nội Đại học y Hà Nội. Nhà xuất bản y học, tr 42-58. 2. Trần Văn Ngọc (2012). Điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Giáo trình Điều trị học nội khoa bộ môn nội Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản y học, tr 322-331 3. Trần Văn Ngọc (2012). Viêm phổi do vi khuẩn. Giáo trình Bệnh học nội khoa bộ môn nội Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản y học, tr 281- 293
  • 9. 9 BÀI 3 TĂNG HUYẾT ÁP MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Định nghĩa Gọi là tăng huyết áp khi thấy HA tối đa (HA tâm thu) tăng trên 140 mmHg và / hoặc HA tối thiểu (HA tâm trương) tăng trên 90 mmHg. 2. Nguyên nhân - Tăng huyết ápthứ phát: + Nguyên nhân thận: viêm cầu thận cấp, suy thận, hẹp động mạch thận ... + Nguyên nhân nội tiết. + Nguyên nhân khác: hẹp eo động mạch chủ, nhiễm độc thai nghén ... - Tăng huyết áp nguyên phát: khi không tìm thấy nguyên nhân, chiếm 90% trường hợp tăng huyết áp. 3. Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng tăng huyết áp chỉ có khi huyết áp tăng lên đột ngột, người bệnh cảm thấy chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, nôn mửa. Phần lớn không có triệu chứng, phát hiện là nhờ đo huyết áp. 4. Biến chứng Tăng huyết áp dễ gây ra các biến chứng: - Tim: suy tim trái, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim... - Não: tai biến mạch máu não, bệnh nhân tử vong nhanh hoặc tàn phế. - Thận: gây suy thận mãn - Mắt: mờ mắt, xuất tiết, xuất huyết, phù gai thị. 4. Điều trị - Cho người bệnh nằm nghỉ tại giường, tránh xúc động hay lo lắng. - Ăn lạt, hạn chế muối, tránh uống cà phê, rượu, bỏ thuốc lá. - Giảm cân nặng bằng cách luyện tập và dinh dưỡng. - Nên ăn dầu thực vật thay cho mỡ động vật. 1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, cách đề phòng bệnh tăng huyết áp 2. Trình bày được các thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp. 3. Hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và theo dõi được các tác dụng phụ của thuốc.
  • 10. 10 - Thuốc hạ huyết áp: + Nifedipine (Adalate 10mg, Adalate LA 30mg ) + Renitec 5mg, 10mg Aldomet 250mg + Provinil 25mg + Propranolol 40mg + Captopril25mg - Các thuốc lợi tiểu. 5. Phòng bệnh - Tránh làm việc căng thẳng, tránh thức khuya, tránh những xúc động mạnh, lo lắng, sợ hãi, buồn bực. - Không nên làm việc gắng sức. - Tránh để bị lạnh đột ngột. - Nên tập thể dục vừa sức. - Hướng dẫn cho người bệnh những biện pháp phòng chống tai biến do tăng huyết áp: theo dõi huyết áp thường xuyên, tuân thủ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất: 1. Trong các thuốc sau, thuốc nào không có tác dụng làm hạ HA kéo dài: A. Adalate 10mg B. Adalate LA 30mg C. Renitec 5mg D. Aldomet 250mg 2. Trong các thuốc sau, thuốc nào không có tác dụng làm hạ HA: A. Trofurit B. Adalate 10mg C. Aldomet 250mg D. Atropin 3. Trước và sau khi cho người bệnh tăng HA dùng thuốc cần lưu ý điều nào sau đây: A. Đếm mạch B. Đo HA C. Đếm nhịp thở D. Lấy nhiệt độ 4. Điều nào là đúng khi hướng dẫn cho người bệnh những biện pháp phòng chống tai biến do tăng huyết áp: A. Theo dõi huyết áp thường xuyên B. Tuân thủ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi C. Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc D. Tất cả đều đúng
  • 11. 11 Tài liệu tham khảo 1. Phạm Gia Khải, Nguyễn Quang Tuấn (2012). Tăng huyết áp. Giáo trình Bệnh học nội khoa tập 1 bộ môn nội Đại học y Hà Nội. Nhà xuất bản y học, tr 169 – 184.
  • 12. 12 BÀI 4 SUY TIM – NHỒI MÁU CƠ TIM MỤC TIÊU BÀI HỌC I. SUY TIM 1. Định nghĩa - Suy tim là tình trạng tim không đủ khả năng bơm máu đến các cơ quan để đáp ứng nhu cầu oxy và chất dinh dưỡng của tố chức. - Suy tim là hậu quả cuối cùng của tất cả các bệnh lý về tim, bệnh về máu, bệnh phổi và nhiều bệnh khác. 2. Nguyên nhân - Bệnh xơ vữa động mạch vành làm cản trở dòng máu đến nuôi tim. - Bệnh tăng huyết áp: tim phải làm việc gắng sức, lâu ngày dẫn đến suy tim. - Các bệnh van tim (hẹp hở van 2 lá, hẹp hở van động mạch chủ, hẹp hở van động mạch phổi) gây suy tim do sự rối loạn huyết động. - Tràn dịch màng ngoài tim, viêm màng ngoài tim co thắt. - Các bệnh phổi mạn tính (hen phế quản, viêm phế quản mạn, lao phổi) gây tăng áp lực động mạch phổi, hậu quả là suy tim phải. - Bệnh Basedow. - Thiếu vitamin B1 (bệnh Beri-Beri) - Bệnh tim bẩm sinh. 3. Triệu chứng lâm sàng - Khó thở, nhịp thở nhanh, lúc đầu khó thở khi gắng sức, về sau khó thở thường xuyên, người bệnh phải ngồi hoặc ở trong tư thế nửa ngồi nửa nằm mới thở được. - Tím môi và đầu chi, trường hợp nặng có thể tím toàn thân. - Ho ra máu. - Phù chân: phù mềm, ấn lõm 2 chi dưới, nặng hơn có tràn dịch màng bụng, màng phổi. 1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng của suy tim, nhồi máu cơ tim. 2. Trình bày được các thuốc điều trị bệnh suy tim, nhồi máu cơ tim. 3. Hướng dẫn được người bệnh sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và theo dõi được các tác dụng phụ của thuốc.
  • 13. 13 - Gan to, mềm, ấn tức. Giai đoạn đầu điều trị tích cực gan nhỏ lại, rồi sau đó gan to trở lại trong những đợt tái phát (còn gọi là gan đèn xếp). Về sau gan không thu nhỏ lại nữa (trong suy tim giai đoạn cuối), dẫn đến xơ gan. - Lượng nước tiểu ít do máu đến thận ít. - Nhịp tim nhanh, ngoài ra còn nghe được những tiếng tim bệnh lý. - Chụp Xquang: bóng tim to toàn bộ. 4. Điều trị - Nguyên tắc + Nghỉ ngơi nhằm làm giảm công việc cho tim. + Làm tăng cường sự co bóp cho tim bằng các thuốc trợ tim. + Hạn chế sự ứ trệ tuần hoàn bằng các thuốc lợi tiểu, hạn chế uống nước và ăn ít muối. - Tuỳ mức độ suy tim, mức độ phù mà có chế độ ăn lạt tuyệt đối hoặc tương đối - Uống nước: hạn chế, dựa vào lượng nước tiểu 24h để bù nước. - Không để người bệnh gắng sức (leo cao, mang nặng, rặn đẻ, táo bón...) - Khi bệnh nặng để người bệnh ở tư thế nửa nằm nửa ngồi. - Thuốc trợ tim: DIGOXIN, có tác dụng: làm tăng sức co bóp cho cơ tim và làm chậm nhịp tim. - Thuốc lợi tiểu: + Furosemide (Lasix, Trofurit) viên 40mg, ống 20mg. + Hydrochlorothiazide (Hypothiazide 25mg) - Khi dùng thuốc lợi tiểu sẽ gây mất kali, do đó phải bù thêm kali bằng đường uống (viên Kalichlorur 0,6g), ăn nhiều các loại hoa quả có chứa kali : chuối, cam, hồng xiêm... II. NHỒI MÁU CƠ TIM 1. Định nghĩa: NMCT là tình trạng một vùng cơ tim bị hoại tử do mảng xơ vữa làm tắc nghẽn lòng mạch vành tiếp liệu máu cho nó. 2. Triệu chứng lâm sàng: - Đau ngực: là TC chính, có tính chất : + Vị trí: đau ở vùng trước tim hay sau xương ức. + Cảm giác khó chịu như đè ép, nặng nề hay như bóp nghẹt. + Lan lên cổ, dưới hàm, ra mặt trong tay trái, ngón tay út. + Xảy ra cả khi nghỉ ngơi hoặc gắng sức. + Thời gian đau kéo dài > 30 phút. Nghỉ ngơi hay ngậm nitroglycerin không giảm hoặc giảm ít. Có khỏang 23% NMCT không đau, gặp ở người lớn tuổi, người đái tháo đường. - Triệu chứng kèm:
  • 14. 14 + Khó thở + Buồn ói + Vã mồ hôi + Da tái, tay chân lạnh, mạch nhanh và yếu, HA tụt (coi chừng sốc) 3. Cận lâm sàng: - Men tim troponin I&T, CKMB ↑ - ECG - Siêu âm tim Doppler màu - Chụp mạch vành tim 4. Điều trị: - Xử trí ban đầu: nằm nghỉ ngơi tuyệt đối, chuyển bệnh nhân sớm tới cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất. - Ở tuyến chuyên khoa: + Thuốc tái lập tuần hoàn mạch vành: thuốc làm tan cục máu r-tPA, streptokinase, urokinase, APSAC có thể phối hợp với thuốc kháng đông Heparin (fanxiparine) + Thuốc dãn mạch vành nhóm Nitrates: * Nitroglycerine ngậm hoặc tiêm TM ngừa lan rộng vùng nhồi máu * Nitroglycerine và nitrates dạng uống ngừa tái nhồi máu, ngừa cơn đau ngực sau NMCT. - Thuốc ức chế : giảm lan rộng vùng NM, ngừa tái NMCT, ngừa cơn đau ngực sau nhồi máu. - Thuốc ngừa huyết khối mạch vành: Aspirin liều thấp (80 – 160mg/ngày) dùng lâu dài hoặc Clopidogrel (Plavix) 75mg/ngày - Thuốc ức chế men chuyển: cải thiện lâu dài chức năng tim - Can thiệp mạch vành: càng sớm càng tốt + Nong mạch vành + Đặt giá đỡ (stent) mạch vành + Phẫu thuật bắc cầu (bypass) CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ (Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất) 1. Trước và sau khi cho người bệnh suy tim dùng thuốc trợ tim cần lưu ý điều nào sau đây? A. Đếm mạch B. Đo HA C. Đếm nhịp thở D. Lấy nhiệt độ
  • 15. 15 2. Triệu chứng nào không có ở người bệnh suy tim? A. Khó thở nhanh B. Tím môi và đầu chi C. Phù chân D. Tiểu nhiều 3. Ở người bệnh suy tim, thuốc được cho uống vào buổi sáng: A. Lợi tiểu B. An thần C. Kali D. Trợ tim 4. Ở người bệnh suy tim, thuốc được cho uống vào buổi tối: A. Lợi tiểu B. An thần C. Kali D. Trợ tim 5. Ở người bệnh suy tim, thuốc được cho uống sau ăn: A. Lợi tiểu B. An thần C. Kali D. Trợ tim 6. Người bệnh suy tim trước khi ra viện cần được hướng dẫn: A. Chế độ ăn uống B. Chế độ nghỉ ngơi C. Dùng thuốc đúng chỉ định D. Tất cả đều đúng 7. Đặc điểm của gan trong suy tim: A. Gan to, đau B. Gan to, mềm, ấn tức C. Gan to, mềm D. Gan to, không đau 8. Trong các thuốc sau, thuốc nào không có tác dụng làm hạ HA kéo dài? A. Adalate 10mg B. Adalate LA 30mg C. Renitec 5mg D. Aldomet 250mg Tài liệu tham khảo 1. Châu Ngọc Hoa, Lê Hoài Nam (2012). Bài giảng Suy tim. Giáo trình Bệnh học nội khoa bộ môn nội Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản y học, tr 107- 121 2. Nguyễn Quang Tuấn, Đinh Huỳnh Linh (2012). Nhồi máu cơ tim cấp. Giáo trình bệnh học nội khoa tập 1 bộ môn nội Đại học y Hà Nội. Nhà xuất bản y học, tr 185-201
  • 16. 16 BÀI 5 LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Đại cương 1.1. Nhắc lại giải phẫu và sinh lý - Dạ dày là đoạn phình to nhất của ống tiêu hoá, nó chứa đựng, co bóp, nhào trộn thức ăn. - - Dịch vị là một chất lỏng, pH = 1, bao gồm: + Các men tiêu hoá: pepsin, men sữa, lipaza + Acid chlohydric ( HCl ), có tác dụng: * Tạo môi trường cho các men hoạt động. * Ngăn ngừa sự lên men thối rữa trong dạ dày. * Diệt khuẩn. * Góp phần vào cơ chế đóng mở môn vị và tâm vị. + Các chất nhầy: tạo thành một màng dai, kiềm, bao phủ toàn bộ niêm mạc dạ dày. 1.2. Sinh lý bệnh Loét dạ dày tá tràng là do mất cân bằng giữa yếu tố gây loét và yếu tố bảo vệ: - Yếu tố gây loét: + HCl và pepsin của dịch vị. + Helico bacter Pylori - xoắn khuẩn gram âm có vai trò quan trọng trong bệnh sinh của loét dạ dày tá tràng. + Các thuốc kháng viêm non steroid và steroid. + Rượu và thuốc lá. + Căng thẳng về thần kinh, tâm lý, chấn thương về tình cảm và tinh thần. + Thức ăn quá cay, chua. - Yếu tố bảo vệ: Vai trò của các chất nhầy. 1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, cách đề phòng loét dạ dày - tá tràng. 2. Trình bày được các thuốc điều trị loét dạ dày - tá tràng. 3. Hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và theo dõi được các tác dụng phụ của thuốc.
  • 17. 17 1.3. Giải phẫu bệnh - Vị trí ổ loét hay gặp nhất là: + Ở dạ dày: bờ cong nhỏ, hang vị, tâm vị. + Hành tá tràng. - Số lượng: thường chỉ 1 ổ loét, nhưng cũng có thể 2-3 ổ. - Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ. 2. Triệu chứng lâm sàng * Đau bụng là triệu chứng chính: - Đau vùng thượng vị, đau như bỏng rát, hoặc đau quặn tức, đau âm ỉ. - Đau có tính chất chu kỳ trong ngày và trong năm: + Loét dạ dày: đau sau ăn 10 phút – 1h + Loét tá tràng: đau bụng vào lúc đói hoặc vào ban đêm - Mỗi đợt đau khoảng vài tuần rồi khỏi - Thời kỳ không đau kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng, có khi cả năm.Thường đến năm sau, vào mùa lạnh, một chu kỳ đau mới như trên lại xuất hiện - Càng về sau, bệnh dần dần mất tính chất chu kỳ. Người bệnh có nhiều đợt đau trong năm, rồi trở thành đau liên tục. *Ợ hợi, ợ chua, buồn nôn, nôn mửa, bụng chướng hơi, táo bón. 3. Cận lâm sàng - Soi dạ dày: để xác định vị trí, kích thước ổ loét - Chụp dạ dày tá tràng có chất cản quang để phát hiện ổ loét. 4. Biến chứng - Xuất huyết tiêu hoá: Là biến chứng hay gặp nhất. Với nhiều mức độ, người bệnh nôn ra máu và đi cầu phân đen. Nếu mất nhiều máu có thể gây truỵ tim mạch và dẫn đến tử vong nếu không được xử trí kịp thời. - Thủng ổ loét: Đột nhiên đau bụng dữ dội vùng thượng vị, đau như dao đâm, khám thấy bụng cứng như gỗ. Cần phải phẫu thuật khâu lỗ thủng. - Hẹp môn vị: Ăn không tiêu, nôn mửa nhiều, chất nôn có thể là thức ăn của nhiều bữa ăn trước đó, có mùi đặc biệt vì đã lên men. - Ung thư hoá: Chỉ gặp trong loét dạ dày. 5. Điều trị 5.1. Điều trị nội khoa - Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi: + Trong đợt đau: nên ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, không quá nóng hoặc quá lạnh, hạn chế xơ sợi. Ngoài đợt đau ăn uống bình thường. + Nên ăn nhẹ, từng ít một và nhai kỹ, không nên ăn quá nhiều và quá nhanh. + Uống nhiều nước.
  • 18. 18 + Tránh các thức ăn cay, chua, kích thích, thức ăn đóng hộp... + Có chế độ nghỉ ngơi và làm việc thích hợp, thay đổi lối sống để hạn chế bệnh tái phát + Tránh những suy nghĩ lo lắng, tránh thức khuya. - Thuốc: + Kháng sinh: Amoxicilin, Clarithromycin, Imidazol, Metronidazol... + Kháng tiết: Kháng thụ thể H2 của histamin: Cimetidin, Ranitidin, Famotidin; Ức chế bơm proton: Omeprazol ( Losec, Lomac... ) + Kháng acid: Maalox, Gastropulgit, Phosphalugel, Varogel + Bảo vệ niêm mạc: Cytotec, Succrafate. - Điều trị ngoại khoa:Được chỉ định trong những trường hợp sau: + Chảy máu tiêu hoá tái phát nhiều lần, chảy máu nặng, điều trị nội khoa không kết quả. + Thủng ổ loét, hẹp môn vị, nghi loét ác tính. + Loét đã điều trị nội khoa đúng phương pháp trong nhiều năm mà không có kết quả. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ Câu 1. HCl của dịch vị không có tác dụng nào dưới đây: A. Tiêu hóa protide B. Diệt khuẩn C. Ngăn ngừa sự lên men thối rữa D. Diệt virus Câu 2. Cơ chế gây loét dạ dày tá tràng là do: A. HCl B. Các thuốc kháng viêm C. Rượu và thuốc lá D. Mất cân bằng giữa yếu tố gây loét và yếu tố bảo vệ Câu 3. Thuốc hạ sốt giảm đau có thể dùng được cho người bệnh bị loét dạ dày tá tràng: A. Hapacol B. Idarac C. Indocid D. Tất cả đều sai Tài liệu tham khảo 1. Đào Văn Long (2012). Loét dạ dày tá tràng. Bệnh học nội khoa tập 2 bộ môn nội Đại học y Hà Nội. Nhà xuất bản y học, tr 24-31. 2. Quách Trọng Đức, Trần Kiều Miên (2012). Điều trị loét dạ dày tá tràng. Điều trị học nội khoa bộ môn nội Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản y học, tr 209- 222.
  • 19. 19 BÀI 6 XƠ GAN MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Đại cương - Xơ gan là bệnh khá phổ biến trên thế giới cũng như ở nước ta. - Trong xơ gan có 3 loại tổn thương: + Thoái hoá nhu mô gan. + Xơ hoá tổ chức liên kết. + Tăng sản tế bào gan, cấu tạo nên những hạt tái tạo, làm đảo lộn cấu trúc bình thường của gan. 2. Nguyên nhân - Do viêm gan virus: đặc biệt là virus viêm gan B và C. - Nghiện rượu nặng và kéo dài - Nhiễm độc hoá chất và thuốc - Ứ máu, ứ mật lâu trong gan - Do ký sinh trùng: sán máng, sán lá gan... 3. Triệu chứng lâm sàng 3.1. Xơ gan giai đoạn còn bù: Triệu chứng khá nghèo nàn, người bệnh vẫn sinh hoạt bình thường, có thể có một số dấu hiệu gợi ý: - Mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu, sợ mỡ. - Rối loạn tiêu hoá, bụng chướng hơi, phân lúc lỏng lúc bón. - Đau tức vùng hạ sườn phải. - Chảy máu cam, chảy máu chân răng. - Có các sao mạch ở da, cổ, ngực, bàn tay son. - Gan to, lách to. 3.2. Xơ gan giai đoạn mất bù: Biểu hiện bằng 2 hội chứng chính: 1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng bệnh xơ gan. 2. Trình bày được các thuốc điều trị bệnh xơ gan. 3. Hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và theo dõi được các tác dụng phụ của thuốc.
  • 20. 20 3.2.1. Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa: - Cổ trướng: còn gọi là bụng báng hay tràn dịch màng bụng, số lượng dịch có thể từ 3- 10 lít, dịch màu vàng nhạt, phản ứng Rivalta dương tính. - Tuần hoàn bàng hệ trên da bụng: tĩnh mạch nổi rõ trên da bụng. - Giãn tĩnh mạch thực quản: biểu hiện gián tiếp bằng nôn ra máu tươi. - Lách to: do ứ máu. 3.2.2.Hội chứng suy gan: - Toàn thể trạng giảm sút: suy nhược, chán ăn, chậm tiêu, sút cân. - Phù 2 chi dưới, phù mềm, ấn lõm. - Vàng da: thường da người bệnh có màu vàng rơm. - Gan thường teo nhỏ, mật độ chắc, bờ sắc. - Chảy máu cam, chân răng, dưới da. - Lượng nước tiểu ít. 4. Cận lâm sàng - Xét nghiệm máu: + Công thức máu: hồng cầu giảm, bạch cầu tăng. + Bilirubin tăng nếu có suy gan nặng. + Các xét nghiệm men gan bị rối loạn rõ rệt: AST, ALT tăng cao. + Tỷ prothrombin hạ thấp, do đó người bệnh có thể bị chảy máu nhiều nơi trên cơ thể. - Siêu âm: xác định kích thước của gan, nhu mô gan và các cấu trúc bình thường trong nhu mô gan. - Chọc dò dịch cổ trướng để lấy dịch xét nghiệm. - Xét nghiệm nước tiểu. 5. Tiến triển và biến chứng 5.1. Tiến triển: Xơ gan là một bệnh mạn tính, diễn tiến nặng dần lên, không khỏi hẳn được. Tuy nhiên, nếu được điều trị tốt, bệnh có thể ổn định trong một thời gian dài. 5.2. Biến chứng - Xuất huyết tiêu hoá do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản. - Nhiễm khuẩn dịch cổ trướng. - Xơ gan ung thư hoá. - Hôn mê gan. 6. Điều trị - Chế độ nghỉ ngơi: nghỉ ngơi tuyệt đối trong giai đoạn tiến triển. - Chế độ ăn uống: ăn nhiều đạm, đường, vitamin, uống nhiều nước hoa quả, ăn nhiều đạm và chỉ hạn chế đạm khi xơ gan mất bù, hạn chế muối. Tuyệt đối không
  • 21. 21 được uống rượu. - Thuốc: + Glucose truyền tĩnh mạch: Glucose 20%, 30%. +Vitamin B, C, K, acid folic. + Thuốc lợi tiểu khi có phù hoặc cổ trướng. + Truyền albumin, truyền dịch, máu. - Cầm máu qua nội soi nếu có biến chứng xuất huyết tiêu hoá. - Chọc tháo bớt dịch cổ trướng khi bụng quá căng. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ Câu 1. Xơ gan còn bù là giai đoạn: A. Khó phát hiện B. Triệu chứng lâm sàng không điển hình C. Giai đoạn sớm D. Tất cả đều đúng 2. Triệu chứng nào luôn luôn có trong hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa: A. Cổ trướng B. Tuần hoàn bàng hệ C. Giãn tĩnh mạch thực quản D. Lách to 3. Chảy máu tiêu hoá trên người bệnh xơ gan là do: A. Loét dạ dày tá tràng B. Vỡ tĩnh mạch thực quản C. Viêm dạ dày cấp chảy máu D. Rối loạn đông máu 4. Đặc trưng của vàng da trên người bệnh xơ gan là: A. Vàng kín đáo B. Vàng sẫm C. Vàng đột ngột D. Vàng rơm 5. Dấu hiệu sớm nhất của xơ gan giai đoạn còn bù là: A. Tuần hoàn bàng hệ B. Mệt mỏi, chán ăn, sợ mỡ, khó tiêu kéo dài C. Chảy máu chân răng D. Bụng chướng, đầy hơi, tiêu chảy Tài liệu tham khảo 1. Đào Văn Long (2012). Xơ gan. Bệnh học nội khoa tập 2 bộ môn nội Đại học y Hà Nội. Nhà xuất bản y học, tr 9-16. 2. Võ Thị Mỹ Dung (2012). Điều trị xơ gan. Điều trị học nội khoa bộ môn nội Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản y học, tr 252- 264
  • 22. 22 BÀI 7 VIÊM TỤY CẤP MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Đại cương Viêm tụy cấp là một bệnh lý thường gặp ở khoa cấp cứu các bệnh viện, bệnh thường nhập viện với bệnh cảnh đau bụng cấp. Khoảng 10-15% trường hợp viêm tụy cấp diễn tiến nặng có thể tử vong. Viêm tụy cấp là tổn thương viêm lan tỏa nhu mô tụy cấp tính.Về giải phẫu bệnh có hai thể viêm tụy phù nề và viêm tụy hoại tử chảy máu. 2. Nguyên nhân 2.1. Tắc nghẽn: do sỏi hoặc khối u - Do sỏi: gồm sỏi mật hoặc sỏi bùn/ vi sỏi. - Sỏi mật là nguyên nhân nhiều nhất gây viêm tụy cấp, nữ  nam 1,5 lần - Sỏi bùn/ vi sỏi: do sự kết tụ của các tinh thể trong mật tụy. - Do khối u: ung thư tụy nguyên phát hoặc di căn 2.2. Do nghiện rượu: nam  nữ 6 lần 2.3. Thuốc: furosemide, azathioprine, một số thuốc ngừa thai uống 2.4. Do chuyển hóa: lipides máu cao, nhất là triglycerides hoặc do tăng canxi máu 2.5. Nhiễm trùng: do vi rút (quai bị, viêm gan siêu vi B, enterovirus, cytomegalovirus), vi khuẩn (salmonela, shigella, E.coli..), ký sinh trùng (giun đũa). 2.6. Các nguyên nhân khác: tổn thương do phẫu thuật hoặc nội soi, tổn thương tụy do vết thương kín hoặc xuyên thấu, viêm tụy di truyền hoặc không rõ nguyên nhân 3. Triệu chứng lâm sàng 3.1. Triệu chứng cơ năng: - Tính chất đau bụng (nhất là trên BN có tiền sử sỏi mật, nghiện rượu): đau đột ngột, dữ dội, liên tục, không giảm sau khi ói mửa, giảm phần nào ở tư thế cò súng. Vị trí đau Ðiểm đau viêm tụy cấp: điểm sườn – lưng trái đau. thường ở thượng vị, đau lan ra hông sườn trái. Đau bụng thường khởi phát sau các bữa ăn thịnh soạn, ăn quá nhiều đạm và rượu. 1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng của Viêm tụy cấp. 2. Trình bày được các cận lâm sàng giúp chẩn đoán xác định Viêm tụy cấp. 3. Hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và theo dõi được các tác dụng phụ của thuốc trong điều trị nội khoa của Viêm tụy cấp
  • 23. 23 - Buồn ói và ói, táo bón. 3.2. Triệu chứng thực thể: nghèo nàn hơn - Trướng hơi bụng: thường có. - Căng cứng vùng thượng vị: thường có. - Âm nhu động ruột mất do liệt ruột: thường có. - Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (SIRS): sốt, nhịp tim nhanh, thở nhanh. - Dấu hiệu gợi ý tình trạng nặng: giảm âm thở, giảm tưới máu mô, rối loạn ý thức. - Dấu hiệu viêm phúc mạc: cũng gặp trong viêm tụy nặng. - Tràn dịch màng phổi (thường ở bên trái). - Dấu hiệu chỉ dẫn có chảy máu trong ổ bụng gặp trong viêm tụy chảy máu: dấu hiệu Cullen (vết bầm quanh rốn), hoặc dấu hiệu Grey-Turner (vết bầm 2 bên mạn sườn): hiếm gặp. - Ðiểm đau viêm tụy cấp: điểm sườn – lưng trái đau. 4. Cận lâm sàng 4.1. Xét nghiệm máu: - Amylase máu  ≥ 3 lần trị số bình thường cao (chắc chắn sau khi loại trừ bệnh tuyến nước bọt, thủng ruột, nhồi máu ruột). - Lipase máu  ≥ 3 lần trị số bình thường - Các xét nghiệm khác nên làm + Amylase nước tiểu: tăng trễ hơn amylase máu (tăng từ 6 – 10 giờ sau khởi bệnh) và tăng cao nhất trong vòng 7 - 10 ngày sau. Amylase nước tiểu bình thường là 0 - 375 U/L. - Phân tích máu: chú ý WBC và RBC, HCT%. 4.2. Chụp XQ bụng đứng không chuẩn bị 4.3. Siêu âm bụng 4.4. CT scan bụng 4.5.Chụp mật tụy ngược dòng qua nội soi tá tràng (ERCP) 5. Biến chứng 5.1. Biến chứng hệ thống: - Sốc - Chảy máu tiêu hóa - Tắc nghẽn ống mật chủ - Liệt ruột - Nhồi máu lách hoặc vỡ lách - Đông máu nội mạch lan tỏa (DIC) - Hoại tử mỡ dưới da
  • 24. 24 - Hội chứng nguy cấp hô hấp (Acute Respiratory Distress Syndrome: ARDS) 5.2. Biến chứng tại chỗ: - Hoại tử tụy vô trùng hoặc nhiễm trùng: thường xảy ra trong vòng 1 - 2 tuần sau khởi phát VTC. Hoại tử tụy nhiễm trùng thì phải phẫu thuật và dùng kháng sinh. - Nang giả tụy (Pancreatic pseudocysts): Nếu nang giả càng lớn ra hoặc bị xuất huyết, bị vỡ hay ấp xe thì phải phẫu thuật. - Áp xe tụy: là tình trạng tụy viêm tạo bọc dịch mủ tiến triển hơn 4 đến 6 tuần. Điều trị phẫu thuật. - Tràn dịch màng bụng và màng phổi do viêm tụy: thường do vỡ ống tụy chính. Điều trị: hút dịch qua ống mũi-dạ dày và nuôi ăn qua tĩnh mạch trong 2 - 3 tuần. Nếu thất bại thì phải phẫu thuật. 6. Điều trị 6.1. Điều trị nội khoa: chủ yếu vì 90 – 96% viêm tụy cấp phục hồi nhờ điều trị nội khoa * Hồi phục nhanh thể tích lòng mạch: vì giảm thể tích máu là nguyên nhân chính gây giảm tưới máu tụy, làm viêm tụy càng tiến triển nặng. - Thông thường BN mới nhập viện nên truyền dịch TM tốc độ 250 - 300 ml/giờ để duy trì cung lượng nước tiểu ít nhất là 0,5 ml/kg/giờ. - Nếu có dấu hiệu thiếu hụt thể tích nặng thì truyền dịch TM tích cực * Giảm đau: meperidin (dolosal, dolargan) dùng đường tĩnh mạch. * Giảm hoạt động của tụy, dạ dày, ruột: - Không ăn và uống ngay cả uống thuốc, nuôi dưỡng qua truyền tĩnh mạch ít nhất 1đến 2 ngày (có khi lâu hơn) - Đặt sonde mũi –dạ dày hút áp lực thấp, nhất là ở BN có tình trạng nôn và buồn nôn nặng hoặc liệt ruột. - Atropin tiêm: giảm tiết dịch tụy, dịch vị. - Octreotide (Sandostatin) ô 0,1mg 1 ống x 3 TDD / ngày. * Kháng sinh (KS): dùng sớm trong trường hợp VTC do sỏi mật (có tam chứng Charcot). Dùng KS phổ rộng diệt cả vi khuẩn Gram(-) và vi khuẩn kỵ khí, như: - Piperacillin-tazobactam. hoặc Fluoroquinolone + Metronidazole hoặc Cephalosporin thế hệ 3 hoặc Carbapenem như imipenem và meropenem. * Hỗ trợ dinh dưỡng: nuôi dưỡng sớm qua đường ruột bằng sonde mũi-hỗng tràng (nasojejunal tube). Nếu không thể duy trì đường nuôi dưỡng này hoặc BN không dung nạp được thì phải nuôi dưỡng hoàn toàn qua đường tĩnh mạch. * Điều trị biến chứng: - Nhiễm trùng: nhiễm trùng của tuyến tụy bị viêm (áp xe tụy) là 1 nguy cơ, đặc biệt sau tuần đầu. Nghi ngờ khi: tình trạng BN tệ hơn + sốt + WBC  sau khi
  • 25. 25 những triệu chứng khác bắt đầu lắng dịu => cấy máu và CT scan để chẩn đoán. Điều trị: kháng sinh phổ rộng + phẫu thuật - Biến chứng phổi: xẹp phổi, tràn dịch màng phổi, viêm phổi, ARDS - Suy thận cấp: do mất nước nặng hoặc do hoại tử ống thận cấp - Viêm tụy mãn: là biến chứng muộn, phải dùng men tụy lâu dài 6.2. Điều trị ngoại khoa: - Áp xe tụy - Nang giả tụy (pseudocystic pancreatitis) - Viêm tụy cấp do sỏi mật: + Nếu viêm tụy nhẹ: đợi các triệu chứng lắng dịu mới phẫu thuật cắt bỏ túi mật + Nếu viêm tụy cấp nặng: điều trị nội soi hay phẫu thuật. Nội soi thường làm trước đối với BN lớn tuổi và có 1 bệnh khác (bệnh tim), nếu thất bại mới phẫu thuật (cắt bỏ túi mật, làm sạch đường mật) - Các tình huống lâm sàng khác phải chỉ định phẫu thuật: + Viêm tụy cấp mà điều trị và hồi sức nội khoa đúng nhưng không kết quả + Phẫu thuật vì lầm với 1 bụng ngoại khoa khác 6.3. Ăn và chế độ ăn - Không nên cho ăn quá sớm (không được dựa vào amylase máu hay nước tiểu về bình thường). Chỉ nên cho ăn khi giảm đau bụng nhiều hoặc hết đau, hết ói và chức năng ruột phục hồi. - Thức ăn từ lỏng sang dạng sệt đến dạng đặc, từ chất ngọt đến chất thịt, chất béo. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ Câu 1. Thuốc giảm đau chống chỉ định dùng trong viêm tụy cấp là: A. Morphin B. Atropin C. Meperidin D. Không chọn câu nào Câu 2. Biện pháp làm giảm hoạt động tuyến tụy trong viêm tụy cấp: A. Dùng thuốc nhuận tràng B. Chườm lạnh thượng vị C. Dùng kháng sinh phổ rộng D. Nhịn ăn uống, không uống thuốc Câu 3 Trị số amylase máu tăng có giá trị chẩn đoán viêm tụy cấp khi lớn hơn trị số bình thường từ: A. Gấp 2 lần B. Gấp 3 lần C. Gấp 4 lần D. Gấp 5 lần
  • 26. 26 Câu 4. Trong viêm tụy cấp, có thể bắt đầu cho ăn khi: A. Amylase máu về bình thường B. Siêu âm không thấy bất thường tuyến tụy C. Bệnh nhân hết ói, hết đau bụng, trung tiện hoặc đại tiện được D. Một câu trả lời khác Câu 5. Điều nào không đúng đối với bệnh viêm tụy cấp? A. Là tình trạng tự tiêu hóa tuyến tụy, men trypsine có vai trò chính trong cơ chế bệnh sinh B. Nguyên nhân chiếm đa số là sỏi mật và nghiện rượu C. Amylase máu thường tăng sớm và tăng kéo dài hơn amylase nước tiểu D. Là bệnh mang tính chất nội - ngoại khoa Tài liệu tham khảo. 1. Nguyễn Thị Vân Hồng (2012). Viêm tụy cấp. Giáo trình Bệnh học nội khoa tập 2 bộ môn nội Đại học y Hà Nội. Nhà xuất bản y học, tr 54- 62
  • 27. 27 BÀI 8 ĐÁI THÁO ĐƯỜNG – SUY THẬN MÃN MỤC TIÊU BÀI HỌC I. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 1. Định nghĩa Đái tháo đường là một nhóm bệnh chuyển hoá với đặc trưng tăng glucose huyết. Glucose huyết gia tăng do sự tiết insulin bị thiếu hụt hoặc do insulin tác dụng kém, hoặc do cả hai. Tăng đường huyết mãn tính trong đái tháo đường dẫn đến những thương tổn, rối loạn chức năng và suy yếu nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu. 2. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng 2.1. Lâm sàng - Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều. - Sụt cân nhanh: 5-10kg trong vài tháng. - Người bệnh luôn luôn có cảm giác đói. 2.2. Cận lâm sàng - Xét nghiệm máu: đường máu tăng. - Xét nghiệm nước tiểu: có đường trong nước tiểu. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường - Glucose máu lúc đói > 7 mmol/l và phải thực hiện ít nhất 2 lần liên tiếp. - Glucose máu bất kỳ > 11 mmol/l, kết hợp với các triệu chứng lâm sàng. 1. Trình bày được nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường, suy thận mãn. 2. Hướng dẫn được điều trị bệnh đái tháo đường, suy thận mãn. 3. Hướng dẫn được người bệnh sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
  • 28. 28 Bảng 8.1: Phân biệt 2 type đái tháo đường cổ điển Type 1 Type 2 Tỷ lệ 10-20 % 80-90 % Tuổi khởi phát < 40 tuổi trên 40 tuổi Trọng lượng ban đầu Không béo phì Thường béo phì Khởi bệnh Rầm rộ Kín đáo Uống nhiều Rõ Ít rõ Ăn nhiều và sụt cân Có Không Tiết insulin Giảm nhiều Bình thường hoặc giảm ít Phụ thuộc insulin Có Không Biến chứng Nhiều và sớm Ít, chậm 3. Biến chứng - Hôn mê: do hạ đường huyết, toan ceton, mất nước. - Mắt: đục thuỷ tinh thể, viêm thần kinh thị, glaucome, rối loạn chiết quang nên bệnh nhân nhìn lúc tỏ lúc mờ. - Thận: bệnh thận đái tháo đường, là nguyên nhân dẫn đến suy thận - Thần kinh: viêm đa dây thần kinh ngoại biên, bệnh lý thần kinh tự động... - Mạch máu: tăng lipid máu, tăng huyết áp, tắc mạch chi dưới, mạch thận, tắc mạch não... - Nhiễm trùng: da, phổi, tiết niệu... 4. Điều trị 4.1. Thuốc - Insulin: có nhiều loại: nhanh (Lispro, Regular), trung gian (NPH, Lente), chậm (PZI, Ultralente HM, Glargine), tiêm dưới da. - Thuốc uống: Siofor , Stagide, Predian, Diabenese, Daonil, Amaryl 4.2. Chế độ ăn uống: - Năng lượng 50-55% glucid, 30-35% lipid, 15% protid. - Glucid: nên dùng đường đa: tinh bột, bánh mì; tránh các đường đơn như mật, kẹo chocolat, sữa chua, bánh ngọt, trái cây... vì hấp thu nhanh, làm tăng tiết insulin. - Lipid: nên dùng dầu thực vật, các loại cá. - Ăn nhiều rau, thức ăn sợi xơ để chậm hấp thu. - Nên chia 5-6 bữa ăn trong ngày. II. SUY THẬN MÃN 1. ĐỊNH NGHĨA Suy thận mãn là sự giảm dần (từ 3- 6 tháng cho đến nhiều năm) và không hồi phục chức năng thận (đào thải các sản phẩm chuyển hóa, các độc chất, duy trì cân bằng nước, điện giải, thăng bằng kiềm toan và các chức năng nội tiết).
  • 29. 29 2. NGUYÊN NHÂN - Bệnh lý cầu thận : viêm vi cầu thận mãn do rối loạn miễn dịch , tiểu đường . - Bệnh ống thận : do nhiễm trùng ,độc chất , rối loạn chuyển hóa ,bệnh thận do tắc nghẽn ( sỏi, u chèn ép niệu quản , u xơ TLT ) - Bệnh mạch máu thận : tăng HA , hẹp ĐM thận - Bệnh lý thận bẩm sinh : thận đa nang , thận độc nhất . 3. SINH LÝ BỆNH : Đơn vị hoạt động của thận là các nerphron . Khi các nerphron bị tổn thương không hoạt động nữa , các nerphron lành mạnh sẽ phì đại tăng độ thanh lọc để đảm nhiệm công việc của các nerphron đã mất đi , không nerphron nào mới sinh ra . Khi tỉ lệ tổn thương lớn hơn 90% suy thận trở nên nổi bật gây rối loạn chức năng thận quan trọng . 4. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Một tập hợp các dấu hiệu và triệu chứng của suy thận tiến triển gọi là hội chứng urê huyết tăng biểu hiện rõ rệt khi độ lọc cầu thận < 15 ml/ phút 4.1. Biểu hiện thần kinh cơ: - Thần kinh trung ương : + Giảm khả năng tập trung ,hay quên ,mất ngủ , ngủ gà . + Nấc cục , vọp bẻ , co giật bắp thịt . - Thần kinh ngoại biên : rối loạn vận động ( teo cơ , yếu chi, phản xạ gân xương giảm) và cảm giác ( nóng bỏng , châm chích ) thường đối xứng và ở phần xa của chi , hay gặp ở hai chân nhiều hơn hai tay . 4.2. Biểu hiện tiêu hóa : - Chán ăn ,nấc cụt , buồn nôn , nôn ói , táo bón , tiêu chảy, lở loét niêm mạc miệng. - Viêm loét niêm mạc dạ dày ruột gây xuất huyết tiêu hóa làm nặng thêm tình trạng thiếu máu . 4.3. Biểu hiện tim mạch : tăng huyết áp , suy tim , phù phổi cấp. 4.4. Biểu hiện huyết học : Thiếu máu , rối loạn đông máu , nhiễm trùng . 4.5. Rối loạn nước và điện giải 4.6. Rối loạn thăng bằng kiềm toan :toan máu biến dưỡng ( nhịp thở Kussmaul :thở chậm,sâu,mùi khai ), kiềm hóa máu ( do điều trị hoặc nôn mửa nhiều ). 4.7. Rối loạn chuyển hóa-nội tiết : - Giảm dung nạp đường. - Hạ thân nhiệt - Nội tiết : nam bất lực ,giảm tinh trùng , nữ : mất kinh,vô sinh 4.8. Biểu hiện ở da : da màu vàng tái, khô , ngứa , nhiều vết cào gãi , vết bầm máu , xuất huyết .
  • 30. 30 5. CÁC GIAI ĐOẠN SUY THẬN MÃN Mức độ suy thận Lâm sàng Creatinin máu Độ thanh lọc cầu thận Độ I ( Suy thận nhẹ ) Không có TCLS của HC tăng urê huyết Triệu chứng của bệnh nguyên nhân < 2mg% > 50ml/ph Độ II ( Suy thận TB ) Thiếu máu nhẹ Tăng huyết áp Tiểu nhiều , tiểu đêm 2 - 4 mg% 30 - 50ml/ph Độ III ( Suy thận nặng ) Triệu chứng suy thận rõ 4 – 8 mg% 10- 30ml/ph Độ IV ( Suy thận GĐ cuối ) Đầu đủ các biểu hiện lâm sàng của STM > 8 mg% < 10ml/ph BẢNG 8.2: PHÂN ĐỘ SUY THẬN MÃN Tóm lại : Suy thận mãn là một hội chứng do nhiều nguyên nhân gây ra . Triệu chứng lâm sàng biểu hiện ở nhiều cơ quan nhưng không đặc hiệu chỉ rõ rệt trong suy thận mãn giai đoạn cuối . Việc chẩn đoán chủ yếu dựa trên xét nghiệm sinh hoá đánh giá chức năng thận . CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ Câu 1. Suy thận mạn là tình trạng chức năng thận suy giảm kéo dài trong bao lâu? A. < 3 ngày B. 3 ngày – 3 tuần C. 3 tuần – 3 tháng D. > 3 tháng Câu 2. Thuốc ức chế men chuyển giữ vai trò quan trọng trong điều trị chậm tiến triển bệnh thận mạn do có nhiều tác dụng, ngoại trừ: A. Giảm đạm niệu B. Giảm lipid máu C. Giảm huyết áp toàn thân D. Giảm xơ hóa cầu thận và xơ teo ống thận Câu 3. Erythropoietin được dùng trên bệnh nhân suy thận mạn: A. Ngưng dùng khi bệnh nhân chạy thận nhân tạo B. Được dùng đường tiêm tĩnh mạch
  • 31. 31 C. Có thể dùng 1 tháng 1 lần D. Cần làm xét nghiệm sắt huyết thanh trước khi dùng Câu 4. Người bệnh đái tháo đường không nên ăn: A. Đường đơn B. Những loại quả sấy khô C. Sữa chua, bánh ngọt D. Tất cả đều đúng Câu 5. Dấu hiệu nào cho biết hạ đường máu mức độ nặng: A. Vã mồ hôi B. Co giật và hôn mê C. Run tay chân D. Mất trí nhớ Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Khoa Diệu Vân (2012). Đái tháo đường. Bệnh học nội khoa tập 2 bộ môn nội Đại học y Hà nội. Nhà xuất bản y học, tr 322- 341 2. Trần Thị Bích Hương (2012). Điều trị bệnh thận mạn và suy thận mạn. Điều trị học nội khoa bộ môn nội Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản y học, tr 389- 401. 3. Đỗ Gia Tuyển (2012). Bệnh thận mạn và suy thận mạn tính. Bệnh học nội khoa tập 1 bộ môn nội Đại học y Hà Nội. Nhà xuất bản y học 398- 42
  • 32. 32 BÀI 9 BỆNH BASEDOW MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Đại cương - Basedow là một bệnh lý nhiễm độc giáp kèm cường giáp, thường gặp trên lâm sàng với các biểu hiện chính: nhiễm độc giáp kèm bướu giáp lớn lan toả, lồi mắt và tổn thương ở ngoại biên. - Bệnh được xem là bệnh tự miễn, nguyên nhân chưa rõ, có bản chất di truyền với 15% người bệnh có người thân mắc bệnh tương tự. - Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất 20-40, ưu thế phụ nữ. 2. Triệu chứng lâm sàng Biểu hiện tại tuyến giáp và ngoài tuyến giáp: 2.1. Tại tuyến giáp - Bướu giáp: bướu lớn, thường lan toả, tương đối đều, mềm, đàn hồi hoặc hơi cứng, nghe có thể có tiếng thổi tại bướu. Nếu bướu lớn có thể chèn ép các cơ quan lân cận. - Hội chứng nhiễm độc giáp: +Tim mạch: hồi hộp, nhịp tim nhanh, loạn nhịp, khó thở khi gắng sức lẫn khi nghỉ ngơi. + Thần kinh cơ: run tay, yếu cơ, teo cơ. Người bệnh thường mệt mỏi, dễ kích thích, thay đổi tính tình, dễ cảm xúc, nói nhiều, bất an, không tập trung tư tưởng, mất ngủ. + Rối loạn vận mạch ngoại vi, mặt khi đỏ khi tái, tăng tiết nhiều mồ hôi, lòng bàn tay, chân ẩm. + Dấu tăng chuyển hoá: tăng thân nhiệt, luôn có cảm giác nóng, tắm nhiều lần trong ngày, gầy nhanh, uống nhiều nước, khó chịu nóng. + Tiêu hoá: ăn nhiều nhưng vẫn gầy, tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa, vàng da. + Sinh dục: giảm tình dục, rối loạn kinh nguỵêt, vô sinh, liệt dương, chứng vú to nam giới. + Da và cơ quan phụ thuộc: ngứa, có biểu hiện rối loạn sắc tố da, tóc khô, mất tính mềm mại, dễ rụng, móng tay chân giòn, dễ gãy. 2.2. Biểu hiện ngoài tuyến giáp 1. Trình bày được định nghĩa, triệu chứng lâm sàng của bệnh Basedow. 2. Kể được nguyên nhân gâ bệnh Basedow. 3. Hướng dẫn cách điều trị, phòng bệnh Basedow.
  • 33. 33 - Thương tổn mắt: có dấu co kéo mi trên, có cảm giác dị vật trong mắt, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, phù mi mắt... - Phù niêm: thường thấy trước cẳng chân, dưới đầu gối, có tính chất đối xứng. Da vùng thương tổn bóng, thâm nhiễm cứng, lông mọc thưa. - To đầu chi: đầu ngón tay, ngón chân biến dạng hình dùi trống. 3. Cận lâm sàng - T3, T4, FT3, FT4: đều tăng - TSH giảm - Độ tập trung I131 tại tuyến giáp sau 24h tăng cao hơn bình thường. - Siêu âm: tuyến giáp phì đại, eo tuyến dày, cấu trúc đồng nhất. 4. Điều trị 4.1. Thuốc kháng giáp - Carbimazol (neomercazol) 5mg, Methimazol 5mg - PTU 50mg, MTU 25mg - Thời gian điều trị từ 6 tháng đến 2 năm. - Tác dụng phụ: rối loạn tiêu hoá, phát ban, nổi mề đay, sốt, đau khớp, giảm bạch cầu. 4.2. Các phương tiện khác - Iod vô cơ: giảm phóng thích hormon giáp vào máu. - Lithium - An thần. - Ức chế beta. - Phẫu thuật - Iod phóng xạ. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ Chọn câu trả lời đúng nhất: 1. Bướu giáp đơn gặp nhiều nhất ở lứa tuổi: A. Dậy thì B. Mãn kinh C. Có thai D. Tất cả đều đúng 2. Loại thuốc điều trị bướu cổ không do thiếu iod là: A. Lugol B. Lipiodol C. L-Thyroxin D. IK 3. Ăn hoặc uống những chất nào sau đây có thể gây bướu cổ?
  • 34. 34 A. Bắp cải trắng B.Cyanogenic glycosid C. Sắn D. Tất cả đều đúng 4. Mắt của người bệnh Basedow có biểu hiện: A. Không có gì thay đổi B. Lồi C. Lõm, hốc hác D. Phẳng 5. Tuyến giáp trong bệnh Basedow không có dấu hiệu nào? A. Bướu lớn B. Mềm, đàn hồi C. Rất cứng, chắc D. Nghe có tiếng thổi 6. Thương tổn mắt trong bệnh Basedow: A. Cảm giác dị vật trong mắt B. Sợ ánh sáng C. Chảy nước mắt D. Tất cả đều đúng 7. Da và cơ quan phụ thuộc trong bệnh Basedow không có dấu hiệu nào? A. Ngứa B. Rối loạn sắc tố da C. Da khô D. Nổi mụn nước 8. Thân nhiệt của người bệnh Basedow thường là: A. Rất cao B. Tăng thân nhiệt C. Giảm thân nhiệt D. 370C 9. Thời gian điều trị từ thuốc kháng giáp là: A. 6 tháng B. 1 năm C. 6 tháng đến 2 năm D. Trên 2 năm 10. Chỉ định điều trị Iod phóng xạ trong bệnh Basedow khi: A. Suy tim B. Người lớn tuổi C. Hết tuổi sinh đẻ D. Điều trị nội khoa không kết quả 11. Chỉ định phẫu thuật trong bệnh Basedow khi: A. Suy tim B. Người lớn tuổi C. Hết tuổi sinh đẻ D. Điều trị nội khoa không kết quả 12. Người bệnh đái tháo đường nên ăn: A.Nhiều rau B.Thịt, cá, trứng C.Dầu thực vật D.Tất cả đều đúng 13. Người bệnh đái tháo đường nên: A. Ăn thêm các bữa ăn phụ B. Chỉ ăn 3 bữa chính C. Chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ D. Hạn chế ăn. 14. Người bệnh đái tháo đường không nên ăn: A. Đường đơn B. Những loại quả sấy khô
  • 35. 35 C. Sữa chua, bánh ngọt D. Tất cả đều đúng 15. Người bệnh đái tháo đường dễ bị nhiễm trùng: A. Da, răng B. Phổi (lao phổi) C. Tiết niệu D. Tất cả đều đúng 16. Insulin được bảo quản ở nhiệt độ: (oC) A. 4-8 B. 2-8 C. 5-10 D. < 0oC 17. Đường tiêm Insulin trong điều trị thông thường: A. Tiêm bắp B. Tĩnh mạch C. Dưới da D. Tất cả đều đúng. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Quang Bảy (2012). Bệnh cường giáp. Bệnh học nội khoa tập 2 bộ môn nội Đại học y Hà nội. Nhà xuất bản y học, tr 302- 314.
  • 36. 36 BÀI 10 VIÊM DÂY THẦN KINH TỌA- TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO MỤC TIÊU BÀI HỌC: I. VIÊM DÂY THẦN KINH TỌA 1. ĐẠI CƯƠNG - Thần kinh tọa hợp thành bởi các rể L4, L5, S1, S2 và S3, nó đi ra khỏi vùng chậu xuống 1/3 dưới mặt sau đùi thì chia thành 2 dây thần kinh hông khoeo ngoài và hông khoeo trong. - Ðau thần kinh tọa thường do những tổn thương ở đoạn đốt sống thắt lưng cùng. - Hay gặp ở những người đang độ tuổi lao động, làm việc khuân vác nặng hay làm việc trong tư thế cúi lưng kéo dài lập đi lập lại. 2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG Biểu hiện lâm sàng qua 2 hội chứng: Hội chứng cột sống và hội chứng rể thần kinh. 2.1. Hội chứng cột sống: - Ðau: Xảy ra đột ngột sau chấn thương, vận động cột sống quá mức. + Từ từ: đau mãn tính, tái phát nhiều lần. + Ðau nửa đêm về sáng, thay đổi thời tiết ( thoái hóa cột sống. + Ðau chiều tối ( thoát đĩa nệm). - Khám lâm sàng: + Ðộng tác cúi. + Ðộng tác nghiêng cột sống + Tìm điểm sau cột sống. 2.2. Hội chứng rễ thần kinh: - Ðau: dọc theo lộ trình của dây thần kinh tọa: đau tự nhiên hay khi ta ấn ngón tay dọc đường đi của dây thần kinh tọa: ( Ðau rể L5: đau từ mông lan mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mu bàn chân và ngón cái. ( Ðau rể S1: đau từ mặt lan sau mặt đùi, mặt sau cẳng chân, lòng bàn chân và ngón út. 1. Trình bày được các triệu chứng lâm sàng, nguyên nhân bệnh viêm dây thần kinh tọa, tai biến mạch máu não 2. Trình bày được cách điều trị viêm dây thần kinh tọa, tai biến mạch máu não 3. Hướng dẫn được các biện pháp chăm sóc, dự phòng viêm dây thần kinh tọa, tai biến mạch máu não.
  • 37. 37 - Khám lâm sàng: + Ðiểm đau cạnh cột sống (2-5 cm) ( điểm xuất chiếu của rể thần kinh tương ứng. + Dấu hiệu bấm chuông: ấn vào điểm đau xuất hiện cảm giác đau theo rể thần kinh + Ðiểm VALLEIX: điểm giữa ụ gối-mấu chuyển lớn. Điểm giữa nếp lằn mông. Điểm giữa sau mặt đùi. Ðiểm giữa nếp khoeo. + Dấu LASÈGUE: <70 độ 2.3. Hỏi bệnh sử: có thể hiểu được yếu tố làm kích thích đau. - Khởi phát đột ngột: sau chấn thương, vận động quá sức của cột sống là biểu hiện đau cấp tính của đĩa nệm và cột sống thắt lưng. - Khởi phát từ từ: gặp trong bệnh mãn tính, tái phát nhiều lần. - Ðau dữ dội: bệnh nhân nằm yên, không giám cử động. - Ðau nửa đêm đến sáng, thay đổi thời tiết ( thoái hóa cột sống. - Ðau chiều tối ( thoát đĩa nệm). 3. NGUYÊN NHÂN: - Thoái đĩa dệm: thường gặp ở người khuân vác nặng phải cúi lưng thường xuyên. - Thoái hóa đốt sống lưng ở người già. - Do chấn thương: té ngồi gây xẹp cột sống, té đập hay bị đánh vào vùng thắt lưng. - Khối u tại chỗ hay do di căn gây chèn vào thần kinh tọa. 4. ÐIỀU TRỊ: 4.1. Ðiều trị nội khoa: - Nghỉ ngơi tuyệt đối tránh đi lại nhiều trong giai đoạn cấp. - Thuốc: + Kháng viêm: Diclofenac 50mg 1 viên x 3 lần/ngày hoặc Indomethacin 25mg 1 viên x 3 lần/ngày. + Giảm đau: Paracetamol 500mg 1 viên x 4 lần/ngày. Hoặc Floctafenin 200mg 1 viên x 2 lần/ngày + Dãn cơ: Decontractyl 500mg 1 viên x 2 lần/ngày. 4.2. Ðiều trị ngoại khoa: - Ðiều trị nội khoa thất bại. - Ðau thần kinh tọa kiểu liệt chân. II. TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO 1. ĐỊNH NGHĨA Tai biến mạch máu não (TBMMN) là tình trạng tổn thương chức năng thần kinh xảy ra đột ngột do nguyên nhân mạch máu não (thường do tắc hoặc vỡ động mạch não). Thường xảy ra ở những người trung niên hoặc cao tuổi (> 50 tuổi). Được chia làm hai thể chính : Nhồi máu não (NMN) chiếm khoảng 80%, Xuất huyết não (XHN)
  • 38. 38 chiếm khoảng 20%. 2. YẾU TỐ NGUY CƠ - Tăng huyết áp. - Đái tháo đường. - Hút thuốc - Béo phì - Sử dụng một số thuốc chống đông máu… 3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG 3.1. Nhồi máu não - Tiền sử thiếu máu não thoáng qua, có các yếu tố nguy cơ. - Liệt nửa người, liệt các dây thần kinh sọ não, kèm rối loạn cảm giác, thất ngôn… diễn ra từ từ, tăng dần. - Thường không có rối loạn ý thức hoặc rối loạn nhẹ, rối loạn ý thức nặng nếu tổn thương não rộng. Cơn động kinh ít gặp. 3.2. Xuất huyết não. - Khởi phát thường đột ngột, dữ dội, nôn, rối loạn ý thức. - Liệt nửa người, liệt dây thần kinh sọ…xuất hiện nhanh, rầm rộ. - Cơn động kinh gặp nhiều hơn. - Có thể kèm theo xuất huyết màng não. 4. CẬN LÂM SÀNG - Chụp cắt lớp vi tính sọ não (Ctscanner) : nhìn thấy hình ảnh tổn thương nhồi máu hoặc xuất huyết. - Chụp cộng hưởng từ (MRI) : độ nhạy cao hơn Ctscanner sọ não. - Các xét nghiệm khác : công thức tế bào máu , siêu âm tim, xquang tim phổi… 5. ĐIỀU TRỊ 5.1. Nguyên tắc : - Điều trị triệu chứng - Thuốc : chống đông, tái tưới máu, ức chế ngưng tập tiểu cầu, bảo vệ tế bào thần kinh. - Phục hồi chức năng và phòng bệnh. 5.2. Cụ thể : - Thuốc tiêu sợi huyết : cần dùng khi bệnh nhân đến sớm trước 3h kể từ lúc xảy ra tai biến. - Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu : Aspirin 81mg 1v (u) - Thuốc chống đông máu : heparin - Điều trị bệnh kèm theo : Tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu. - Điều trị phẫu thuật trong trường hợp tụ máu ở tiểu não, khối máu tụ lớn đe dọa gây
  • 39. 39 tụt kẹt hạnh nhân tiểu não, hoặc khi có triệu chứng chèn ép thân não. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất: 1. Tai biến mạch máu não được chia thành mấy nhóm A. 2 nhóm B. 3 nhóm C. 4 nhóm D. 5 nhóm 2. Thuốc nào sau đây không dùng cho tai biến mạch máu não thể xuất huyết não: A. Piracetam B. Aspirin C. Amlodipin D. Atorvastatin 3. Rối loạn cảm giác do trong đau dây thần kinh tọa có đặc điểm: A.Kích thích nhẹ trên mặt da cũng đau B.Cảm giác tê bì như kiến bò C.Có thể bị chuột rút D.Rối loạn cảm giác tăng lên dần 4. Nguyên nhân thường gặp đau dây thần kinh toạ ở người cao tuổi là: A. Tai biến của thương hàn B. Lao cột sống C. Thoái hoá đốt sống lưng D. Thoát vị đĩa đệm Tài liệu tham khảo 1. Hồ Thị Kim Thanh (2012). Tai biến mạch máu não. Bệnh học nội khoa tập 1 bộ môn nội Đại học y Hà Nội. Nhà xuất bản y học, tr 479- 490
  • 40. 40 BÀI 11 BỆNH BẠCH HẦU – HO GÀ – UỐN VÁN MỤC TIÊU BÀI HỌC I. BỆNH BẠCH HẦU 1. Nguyên nhân - Do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây nên. 2. Triệu chứng Có 2 biểu hiện lâm sàng chính đi đôi với nhau: - Biểu hiện tại chỗ: màng giả và tùy theo từng vị trí mà có những triệu chứng lâm sàng khác nhau. - Biểu hiện toàn thân: tình trạng nhiễm độc tố và tùy theo mức độ nhiễm độc nhiều hay ít mà ta có những thể bệnh nặng hoặc nhẹ khác nhau. Sau thời kỳ ủ bệnh 2 – 5 ngày, em bé sốt nhẹ 380 C - 380 5C, mức độ nhiễm độc nhẹ hoặc không có trong thể nhẹ hoặc trầm trọng hơn với xanh tái, bứt rức, mạch nhanh và trụy mạch thường xảy ra vào giai đoạn tiến triển của bệnh. 2.1. Bạch hầu mũi - Bệnh nhân thường bị chảy nước mũi lẫn máu, màng giả khu trú ở vách mũi, loa mũi trong một thời gian dài. Màng giả khu trú ở mũi sau có khuynh hướng lan ra sau vùng họng, dễ đưa đến tình trạng nhiễm độc tố toàn thân. 2.2. Bạch hầu họng - Đây là thể bệnh thường gặp nhất, cần khám phá và điều trị sớm để khỏi phải diễn tiến thành các thể nặng hơn, như bạch hầu thanh quản, bạch hầu ác tính. - Đầu tiên em bé sốt nhẹ, quấy khóc, vẻ mệt mỏi, đau cổ họng và khó nuốt, niêm mạc amydal và họng có những chấm trắng nhỏ, kèm theo hạch dưới hàm sưng to và đau. - Màng giả bạch hầu thường màu trắng ngà hay trắng xám, dính chặt vào lớp thượng bì bên dưới, khi bong tróc rất dễ chảy máu, có khuynh hướng phát triển và lan rộng rất nhanh chóng. 2.3. Bạch hầu ác tính - Thường xuất hiện sau bạch hầu họng được chẩn đoán và điều trị muộn. - Khởi phát của bạch hầu ác tính có thể âm ỉ từ từ giống như trong bạch hầu họng, nhưng cứng, có thể xuất hiện đột ngột với sốt cao ói mửa, đau cổ họng và sau đó đưa 1. Trình bày đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng bệnh bạch hầu- Ho gà- uốn ván. 2. Kể được các bước điều trị, phòng bệnh bạch hầu-ho gà – uốn ván.
  • 41. 41 đến tình trạng nhiễm độc tố toàn thân. Màng giả lan nhanh khắp vòm hầu, dày xám, xuất huyết với nhiều tổ chức hoại tử chung quanh. Hạch dưới hàm và vùng cổ sưng to làm cho cổ bạnh ra. Hơi thở hôi thối, giọng nói lè nhè khó nghe, người mệt mỏi xanh xao. Xuất huyết da niêm nhiều nơi: tiể ra máu, ói ra máu, gan to và đau, trụy tim mạch và tử vong trong vòng 24 – 48 giờ, lâu nhất là 1 tuần lễ. 2.4. Bạch hầu thanh quản: Bệnh diễn tiến qua 3 giai đoạn: - Giai đoạn khàn tiếng: sốt nhẹ, thỉnh thoảng ho khan, khàn giọng đến tắt tiếng. - Giai đoạn khó thở: mới đầu khó thở xuất hiện về đêm, tăng dần và liên tục, thở rít, co kéo các cơ hô hấp phụ, lõm ngực. - Giai đoạn ngạt thở: bé lịm dần, bất động, mê man, tím tái rồi chết. 2.5. Bạch hầu da - Vi khuẩn bạch hầu có thể tấn công vào da qua các vết thương hoặc vết phỏng. Đa số xảy ra ở chi dưới, kể cả vùng quanh hậu môn. Sang thương điển hình thường là vết trũng sâu, đường kính từ 0,5 – 3 cm. Vết loét có màu nâu xám, dễ xuất huyết và bong tróc tự nhiên từ 1 – 3 tuần sau. 2.6. Bạch hầu ở một số nơi khác - Niêm mạc sinh dục và tiết niệu. - Lưỡi, nướu răng, thực quản. - Kết mạc mắt. - Tai giữa, ... 3. Biến chứng 3.1. Biến chứng do màng giả lan rộng bít kín đường hô hấp 3.2. Biến chứng do độc tố bạch hầu: - Viêm cơ tim - Viêm dây thần kinh ngoại biên + Liệt vòm hầu: nói giọng mũi, nuốt khó. + Liệt chi. + Liệt cơ hoành, liệt cơ liên sườn dễ đưa đến suy hô hấp và tử vong. - Các biến chứng khác + Thuyên tắc mạch não do rung nhĩ, đưa đến liệt nửa người. + Bội nhiễm phổi. + Xuất huyết dưới da do giảm tiểu cầu. + Phát ban dạng sởi. 4. Điều trị Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng nhiễm độc rất cần thiết phải điều trị thật sớm. Có thể áp dụng các nguyên tắc như sau: - Trung hoà độc tố càng sớm càng tốt
  • 42. 42 - Trung hòa độc tố bạch hầu bằng kháng độc tố (S.A.D). Hiện nay, trong điều trị bạch hầu, S.A.D. là loại thuốc đặc trị, chưa có gì thay thế được. - Kháng sinh diệt vi khuẩn gây bạch hầu: Kháng sinh đứng hàng thứ hai sau S.A.D, tốt nhất là Penicillin G 50.000 – 100.000 đv/kg/ngày. Nếu dị ứng với Penicillin có thể dùng Erythromycin với liều 50 mg/kg/ngày. Thời gian dùng kháng sinh khoảng 7 – 10 ngày là đủ. - Chống tái phát - Chống bội nhiễm: vệ sinh tai-mũi-họng, mắt, da - Theo dõi, phát hiện và xử trí các biến chứng - Dinh dưỡng đầy đủ 5. Phòng ngừa - Điều trị cho người lành mang vi khuẩn: Dùng PNC hoặc Erythromycin. - Đối với bệnh nhân mắc bệnh: Để tránh tình trạng gieo rắc vi trùng bạch hầu ra ngoài tập thể lành mạnh, các bệnh nhân bị mắc bệnh bạch hầu chỉ được xuất viện khi cấy cổ họng ít nhất 2 lần âm tính cách nhau 24 giờ và lần 1 được tính sau khi đã ngưng kháng sinh. - Đối với người tiếp xúc: Nếu người tiếp xúc được theo dõi kỹ lưỡng thì khi nào xuất hiện triệu chứng bệnh mới dùng S.A.D; còn nếu không theo dõi được mỗi ngày, có thể dùng ngay 10.000 đv S.A.D phối hợp hoặc không với kháng sinh và đồng thời tiến hành chủng ngừa. - Chích ngừa: Hiện nay, bạch hầu là bệnh có thể phòng ngừa dễ dàng. Tốt nhất là dùng vaccine 3 trong 1 kháng bạch hầu, uốn ván và ho gà (thuốc chủng DTC). II. HO GÀ Bệnh ho gà là bệnh nhiễm trùng cấp tính ở đường hô hấp do vi trùng Bordetella pertussis gây ra. Bệnh lây lan qua dịch tiết đường hô hấp. 1. Lâm sàng 1.1. Thời kỳ ủ bệnh: 7-10 ngày. 1.2. Thời kỳ viêm long: - Kéo dài 1-2 ngày và là thời kỳ lây nhất. - Sốt nhẹ, sổ mũi, ho ít, niêm mạc mắt sung huyết. 1.3. Thời kỳ ho cơn: - Điển hình, mỗi cơn ho kéo dài, không sao kiềm chế được. Bệnh nhân ho liên tiếp 5- 20 lần, cách nhau độ vài giây. Dấu hiệu cổ điển để chẩn đoán là tiếng hít sâu kêu rất to giống tiếng gà gáy. Sau cơn ho, bệnh nhân thường ói mửa, vẻ mệt mỏi và đờ đẫn. Ho ban đêm hơn là ban ngày. Cơn ho không đáp ứng với các thuốc ho thông thường. - Thời kỳ này kéo dài 2-4 tuần. 1.4. Thời kỳ phục hồi: kéo dài độ 3-4 tuần, cơn ho thưa dần và cường độ ho cũng giảm dần.
  • 43. 43 2. Biến chứng: Biến chứng thường gặp nhất của bệnh ho gà là viêm phổi. Biến chứng thần kinh ít gặp hơn nhưng rất nguy hiểm: co giật, liệt nửa người, liệt 2 chân, điếc, mù, á khẩu. Ngoài ra còn một số biến chứng hiếm gặp khác. 3. Điều trị: - Erythromycine 40-50mg/kg/ngày chia 4 liều, uống tối thiểu 14 ngày. - Trẻ dưới 6 tháng phải nhập viện theo dõi. - Cách ly chặt chẽ bệnh nhân để tránh lây lan cho người khác. - Chăm sóc, điều dưỡng cẩn thận, hút đàm nhớt thường xuyên, tránh các kích thích có thể gây cơn ho. - Dinh dưỡng, đầy đủ và thích hợp, tăng cường dưỡng khí (khi cần thiết). 4. Phòng ngừa: - Bệnh ho gà là bệnh ngừa được dễ dàng bằng thuốc chủng 3 trong 1: DTC - Đối với người tiếp xúc: Erythromycin 40-50mg/kg/ngày trong 14 ngày. III. UỐN VÁN Là bệnh nhiễm trùng do vi trùng yếm khí Clostridium tetani gây ra. 1. Đường vào - Vết thương da niêm - Tổn thương da niêm mãn tính; chàm, loét hoại tử da, viêm tai giữa - Vết thương phẫu thuật: sản phụ khoa, đại tràng…. - Phá thai và đỡ đẻ không vô trùng - Không tìm thấy ngõ vào 2. Lâm sàng Uốn ván toàn thân là thể bệnh thường gặp nhất 2.1. Khởi phát: mỏi hàm, nhai khó, nói khó, nuốt vướng, uống nước sặc, hàm cứng, không há lớn được. 2.2. Toàn phát: - Co cứng cơ: xuất hiện và lan tràn theo trình tự + Cơ nhai dẫn đến cứng hàm + Cơ mặt dẫn đến nét mặt cười nhăn + Cơ gáy làm cho cổ cứng + Cơ lưng làm lưng cứng + Cơ bụng làm bụng gồng cứng + Cơ chi dưới dẫn đến chân duỗi thẳng + Cơ chi trên dẫn đến tay gồng cứng - Co giật và co thắt
  • 44. 44 - Rối loạn cơ năng: khó nói, khó nuốt, khó thở, khó tiểu - Tổng trạng: tỉnh táo, không sốt cao lúc mới bệnh - Hệ thần kinh thực vật có thể bị tổn thương: sốt cao, mạch nhanh, huyết áp dao động, vả mồ hôi nhiều, tăng tiết đàm nhiều. - Uốn ván rốn: bỏ bú, mắt nhắm, khóc không ra tiếng, cơ toàn thân co cứng, co giật nhiều, co thắt tím tái, sốt cao. Tử vong 70-80%. 3. Điều trị: - Kháng độc tố uốn ván: HTIG hoặc SAT - Chống co giật: nhóm Benzodiazepine, nhóm Barbiturates hoặc Vecnronium, Pancuronium. - Chống suy hô hấp: + Hút đàm thường xuyên + Thở O2 + Mở khí quản khí cần thiết - Thuốc diệt vi trùng uốn ván: Penicillin hoặc Métronidazole. Xử lý vết thương đúng: mở rộng, cắt lọc, phá vỡ các ngóc ngách lấy hết đi vật, rửa oxy già, để hở. - Điều chỉnh rối loạn thần kinh thực vật: Labetatol 4. Phòng ngừa 4.1. Tiêm phòng uốn ván - Trẻ mới sinh: theo lịch ngừa bạch hầu- uốn ván- ho gà (vaccine DTC) - Trẻ lớn và người lớn: + Lần 1: lần đến khám đầu tiên + Lần 2: 4-6 tuần sau lần 1 + Lần 3: 6 tháng -1năm sau lần 2 + Nhắc lại: mỗi 10 năm kể từ lần cuối. 4.2. Khi bị thương: - Xử lý vết thương đúng - Tiêm phòng uốn ván: HTIG: 250-500 đv TB hoặc SAT 1.500-3.000đv TB Đồng thời tiêm VAT 4.3. Đề phòng uốn ván rốn: - Quản lý thai, tránh đẻ rơi - Thủ thuật đỡ đẻ và săn sóc rốn phải vô trùng - Tiêm phòng uốn ván cho mẹ khi mang thai
  • 45. 45 CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ Chọn câu trả lời đúng nhất: 1. Vi khuẩn gây bệnh uốn ván là: A. ClostridiumTetani B. Yersmiapestis C. Salmonella D. VibrioCholerae. 2. Thuốc nào sau đây KHÔNG có tác dụng chống co giật trong bệnh uốn ván: A. Diazepam B. Phenobacbital B.Gardenal D. Salbutamol. 3. Vi trùng nào gây bệnh ho gà? A. Vibriocholerae B. Salmonell C. Shigella D. Bordetella Pertussis. 4. Để phòng ngừa bệnh ho gà cần: A. Diệt muỗi B. Diệt chuột, bọ chét C. Vệ sinh môi trường D. Chủng vaccin DTC. 5. Bệnh bạch hầu lây truyền chủ yếu qua đường: A. Tiêu hoá B. Hô hấp C. Máu D. Tình dục. 6. Bệnh bạch hầu gây ra biên chứng nào sau đây? A. Viêm cơ tim B. Viêm cầu thận C. Viêm màng não mủ D.Thủng ruột. 7. Trong các thể lâm sàng của bệnh bạch hầu, thể thường gặp nhất là: A. Bạch hầu họng B. Bạch hầu thanh quản C. Bạch hầu mũi D. Bạch hầu ác tính. Tài liệu tham khảo 1. Bùi Đại - Nguyễn Hoàng Tuấn (2005), Bạch hầu, Bệnh học truyền nhiễm, NXB Y học, tr 204-209 2. Bùi Đại - Nguyễn Hoàng Tuấn (2005), Ho gà, Bệnh học truyền nhiễm, NXB Y học, tr218-224 2. Bùi Đại - Nguyễn Hoàng Tuấn (2005), Uốn ván, Bệnh học truyền nhiễm, NXB Y học, tr 101-110
  • 46. 46 BÀI 12 BỆNH LỴ - SỞI – THƯƠNG HÀN MỤC TIÊU BÀI HỌC I. BỆNH LỴ LỴ AMIP 1. Đại cương Lỵ amip là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histotyca. 2. Dịch tể học - Tuổi mắc bệnh: nhiều nhất 20 - 30 tuổi. Trẻ em dưới 15 tuổi ít mắc bệnh. - Tình hình kinh tế xã hội và vệ sinh: bệnh hay xảy ra trong điều kiện vệ sinh thấp kém, ăn uống thiếu vệ sinh, vệ sinh ngoại cảnh thấp sinh ra ruồi phát triển. - Phương thức lây bệnh: + Lây gián tiếp: qua thức ăn, nước uống, nước rửa rau quả, ruồi là trung gian truyền bệnh nguy hiểm. + Lây trực tiếp: thường do tay bẩn, bào nang dính dưới móng tay từ đó đưa vào miệng qua thức ăn. + Ngoài ra có thể lây qua đường tình dục (đồng tình luyến ái). 3. Triệu chứng 3.1. Lâm sàng Bệnh đa dạng. Phần lớn ngưòi nhiễm amip có ít hoặc không có triệu chứng. * Cấp tính: hội chứng lỵ. - Đau quặn bụng: ở manh tràng (hố chậu phải), dọc theo khung đại tràng. - Mót rặn. - Phân nhầy máu đôi khi xen kẽ vối tiêu lỏng, số lượng không nhiều, đi nhiều lần trong ngày. * Bán cấp: đau bụng, mót rặn ít, tiêu chảy phân lỏng ít nhầy đôi khi có táo bón. * Mãn tính: triệu chứng giống viêm đại tràng mạn tính. - Đau bụng liên tục hay từng cơn. 1. Trình bày được nguyên nhân, dịch tễ học của bệnh lỵ ,sởi và thương hàn. 2. Kể được triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng bệnh lỵ ,sởi và thương hàn 3. Thực hiện được điều trị, phòng bệnh lỵ ,sởi và thương hàn.
  • 47. 47 - Rối loạn tiêu hoá: tiêu chảy, đầy bụng, ăn không tiêu. Bệnh nhân suy nhược, biếng ăn, sụt cân. 3.2. Cận lâm sàng Soi tươi phân ngay sau khi đại tiện (phân nhầy máu) có amip hoạt động. 4. Biến chứng - Thủng ruột: gây viêm phúc mạc, bệnh nhân đau bụng dữ dội, sốt cao, co cứng thành bụng. - Xuất huyết tiêu hoá: Do tốn thương mạch máu. - Lồng ruột thường gặp ở vùng manh tràng. - Viêm loét đại tràng sau lỵ. -Viêm ruột thừa do amip. 5. Điều trị - Thể bào nang trong phân (ít hoặc không có triệu chứng):Diloxanide (Furamide)500mg x 31ần/ ngày x 10 ngày, hoặc Paramomycin 8-12 mg/kg x 3 lần/ngày x 7 ngày. - Dưỡng bào trong phân: Metronidazole (Klion, Flagyl) 750mg X 3 lần/ngày X 5 - 10 ngày. Hoặc Diloxanide furoate liều như trên hoặc Tetracycline 500mg X 41ần/ngày X 5 ngày. - Thế nặng điều trị như trên và kết hợp vối DehydroEmetine lmg/kg/ngày X10 ngày. Hoặc Emetine lmg/kg/ngày X 10 ngày. 6. Phòng ngừa - Phát hiện người lành mang bào nang đế điều trị. - Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn; ăn chín, uống sôi, tránh ruồi. - Xử lý tốt nước thải và nước uống. + Xử lý phân và chất thải. + Xử lý chặt chẽ các nguồn cung cấp nước: nước nấu ăn, sinh hoạt. - Vệ sinh thực phẩm và ăn uống: thức ăn nâu chín kỹ, uống nước sôi, rửa tay xà phòng sau khi đại tiện và trưóc khi ăn. - Hạn chế đi lại và giao lưu hàng hoá. LỴ TRỰC KHUẨN 1. Đại cương Là bệnh lý viêm nhiễm cấp tính ở đường tiêu hoá do trực trùng Shigella gây ra, Shigella là loại trực trùng Gram (-). 2. Dịch tể học - Hay gặp ở các nước có điều kiện sống kém.
  • 48. 48 2.1. Nguồn bệnh - Người là nguồn lây bệnh duy nhất, người lành mang trùng, người bệnh, người đang thời kỳ hồi phục thải vi trùng trong phân và lây cho người xung quanh. 2.2. Đường lây truyên bệnh - Bệnh gây trực tiếp từ người sang người qua tay bẩn. Vi trùng sống được nhiều tháng ở nhiệt độ thích hợp trong thức ăn và nước. - Lây gián tiếp qua thực phẩm, nước, ruồi nhặng. Bệnh có thể gây thành dịch ở những nơi sống chật chội, điều kiện vệ sinh cá nhân kém, nguồn nước ô nhiễm. 3. Triệu chứng 3.1. Lâm sàng * Thời kỳ ủ bệnh: không có biểu hiện lâm sàng trung bình 1-5 ngày. * Thời kỳ khởi phát: Đột ngột với các triệu chứng: - Hồng cầu nhiễm trùng: Sốt cao 39-40°C, đau nhức cơ, toàn thân mệt mỏi, biếng ăn, buồn nôn, nôn mửa. - Tiêu hoá: Đại tiện phân lỏng hoặc toàn nước vàng, kéo dài từ 1-3 ngày gây mất nước và điện phân. * Thời kỳ toàn phát: Có hội chứng lỵ điển hình với:- Đau quặn bụng từng cơn dọc khung đại tràng. - Mót rặn. - Phân nhầy máu. - Một ngày đi từ 20 -40 lần, lượng phân ít dần. 3.2. Cận lâm sàng - Công thức máu: Bạch cầu thường tăng, tỷ lệ bạch cầu đa nhân tăng. - Xét nghiệm phân: có giá trị quan trọng và cần thiết trong chẩn đoán gồm: + Soi tươi phân: (lấy phần nhầy máu) thấy nhiều hồng cầu, bạch cầu đa nhân. + Cấy phân và làm kháng sinh đồ. 4. Biến chứng Thường ít xảy ra ngay khi không được điều trị kịp thời. 4.1. Biến chứng sớm - Sốc do mất nước và điện giải. - Thủng ruột già ở cơ thế suy kiệt. - Sa trực tràng. - Nhiễm trùng huyết do vi trùng Gram (-). - Viêm màng não, viêm phổi. 4.2. Biến chứng muộn - Suy dinh dưỡng.
  • 49. 49 - Viêm loét đại tràng. 5. Điều trị 5.1. Bù nước và điên giải - Truyền dịch nếu mất nước và điện giải nặng, uống dung dịch ORS sớm. 5.2. Kháng sinh - Có vai trò rút ngắn thời gian bệnh và giảm ngắn thời gian thải vi trùng ra phân. Kháng sinh được dùng là: + Ampicilline: 2 g/ngày chia 4 lần, dùng trong 5 ngày. Trẻ em 100 mg/kg/ngày chia 4 lần. + Trimethoprim — sulfame thoxazole (viên 80mg + 400 mg) uống 960 mg (160mg +800 mg) X 2 lần/ngày trong 5 ngày, trẻ em 48 mg/kg chia 2 lần/ngày. 5.3. Điều trị triệu chứng Các thuốc làm giảm nhu động ruột: Paregoric, Diphenoxylate,...có thể làm giảm các triệu chứng nhưng không nên sử dụng vì làm kéo dài thời gian bệnh và làm chậm thải trừ vi khuẩn 6. Phòng ngừa Bệnh do Shigella lây truyền chủ yếu do tay bẩn, do thức ăn hoặc do ruồi, người là nguồn lây duy nhất. Do đó việc phòng bệnh nhằm vào ba vấn đề: - Vệ sinh thực phẩm, ăn uống và nưốc: cần rửa tay trước khi ăn và chê biên thực phẩm. - Sử dụng nước sạch, xử lý nước thải hợp vệ sinh, diệt ruồi. - Phát hiện và cách ly người bệnh. Sát trùng chất thải của bệnh nhân. - Kiểm tra phát hiện và điều trị người lành mang trùng. II. BỆNH SỞI Sởi là 1 bệnh truyền nhiễm do siêu vi sởi gây ra thuộc gia đình Paramyxoviridae, có tính lây nhiễm mạnh qua đường hô hấp. 1. Triệu chứng lâm sàng 1.1. Thời kỳ ủ bệnh: 10-12 ngày 1.2.Thời kỳ khởi phát: còn gọi là thời kỳ viêm long. - Sốt: 38-40C - Viêm long: là triệu chứng gần như không bao giờ thiếu trong bệnh sởi. + Viêm long ở mắt gây chảy nước mắt, nhiều ghèn, kết mạc mắt đỏ + Viêm long ở mũi, khàn giọng, ho có đàm. + Viêm long đường tiêu hóa gây tiêu chảy + Dấu KOPLIK (+) 1.3. Thời kỳ toàn phát: còn gọi là thời kỳ phát ban - Ban xuất hiện đầu tiên sau tai, ban đầu ra 2 bên má, cổ, ngực, bụng và phần chi trên. Rồi trong 24 giờ kế, ban lan ra sau lưng, hông và chi dưới.
  • 50. 50 1.4. Thời kỳ phục hồi: Thông thường sởi bay theo trình tự xuất hiện để lại những vết thâm đen trên mặt da, được gọi là vết vằn da hổ. Bệnh nhân ăn uống khá hơn, tổng trạng hồi phục lại dần. 2. Biến chứng: - Viêm phổi, viêm tai giữa - Viêm thanh quản, tiêu chảy cấp - Loét miệng - Biến chứng thần kinh - Viêm kết mạc mắt: do thiếu vitamine A - Suy dinh dưỡng nặng: do một chế độ ăn quá kiêng cữ. 3. Điều trị: - Dinh dưỡng: cho trẻ dùng những thức ăn nhiếu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa. - Vệ sinh răng, miệng, da, mắt: chà răng, súc miệng, dùng kháng sinh nhỏ mắt, tắm rửa sạch sẽ. - Điều trị triệu chứng: + Hạ nhiệt: lau mát hoặc dùng Acétaminophen + Giảm ho bằng Dextromethorphan, Codéine - Điều trị các biến chứng (nếu có) 4. Phòng bệnh: - Dùng thuốc chủng ngừa sởi với siêu vi sống, giảm độc lực. Có thể dùng lúc trẻ được 9 tháng (miễn dịch ít nhất 5 năm). - Hiện nay, thuốc chủng sởi có thể phối hợp với các loại thuốc cũng ngừa khác như sốt bại liệt, ho gà, uốn ván, bạch hầu…Hiệu lực của các loại thuốc phối hợp này không bị giảm đi III. BỆNH THƯƠNG HÀN 1. Đại cương Thương hàn là một bệnh nhiễm trùng toàn thân do Salmonella typhi hoặc Salmonella paratyphi A, B, C gây ra. Bệnh lây lan qua đường tiêu hóa, có đặc điểm lâm sàng là sốt kéo dài và gây nhiều biến chứng, quan trọng hơn cả là biến chứng xuất huyết tiêu hóa và thủng ruột. 2. Lâm sàng 2.1. Thời kỳ ủ bệnh: Trung bình 7 – 14 ngày, nhưng có thể thay đổi từ 3 – 60 ngày. 2.2. Thời kỳ khởi phát - Nhức đầu đi kèm với tình trạng mệt mỏi, chán ăn, đau cơ các chi, mất ngủ. - Đau bụng, buồn nôn, ói mửa, táo bón. - Sốt từ từ tăng dần mỗi ngày, thường tăng về buổi chiều trong 5 - 7 ngày đầu của bệnh.
  • 51. 51 - Chảy máu cam: thường chỉ gặp ở trẻ em. - Ho khan, đau bụng, đau ngực là những triệu chứng ít gặp hơn. 2.3. Thời kỳ toàn phát 2.3.1. Sốt: là những triệu chứng quan trọng. Sốt có một số đặc điểm: - Sốt tăng dần trong tuần lễ đầu và đạt đến mức cao liên tục 390 C – 410 C vào tuần thứ 2 của bệnh tạo thành hình ảnh sốt hình cao nguyên. - Thường sốt chỉ kèm theo ớn lạnh. - Mạch nhiệt phân ly. 2.3.2. Dấu hiệu nhiễm trùng - nhiễm độc - Bệnh nhân nằm bất động, vẻ vô cảm thờ ơ tuy vẫn phân biệt các kích thích từ môi trường chung quanh, môi khô, má đỏ, lưỡi đỏ bợn trắng. Nếu nặng hơn bệnh nhân lừ đừ, mê sảng, mất định hướng. 2.3.3.Triệu chứng tiêu hóa - Bệnh nhân thường tiêu chảy xen kẽ với táo bón. - Tình trạng bụng: sình bụng, đầy hơi, đau nhẹ lan tỏa. Sờ thấy lạo xạo hố chậu phải. - Gan, lách to mềm, ấn đau. 2.3.4. Hồng ban - Xuất hiện vào ngày thứ 7 – 10 của bệnh. Đường kính 2 – 4 mm. vị trí thường gặp ở bụng, phần dưới của ngực, hông, biến mất khi đè. Hồng ban biến mất sau 2 – 3 ngày. 2.4.Thời kỳ lui bệnh Nếu bệnh nhân không tử vong vì các biến chứng, ngay cả không được điều trị đặc hiệu, bệnh nhân sẽ chuyển sang thời kỳ lui bệnh vào tuần thứ 3 – 4 hạ sốt dần, các triệu chứng từ từ thuyên giảm và thời gian hồi phục kéo dài. 3. Cận lâm sàng: Soi tươi và cấy phân tìm VT, huyết thanh chẩn đoán Widal. 4. Biến chứng 4.1.Biến chứng ở đường tiêu hóa - Xuất huyết tiêu hóa - Thủng ruột - Biến chứng đường gan mật: Viêm túi mật hay viêm gan 4.2.Biến chứng tim mạch - Viêm cơ tim - Viêm tắt động mạch, tĩnh mạch - Viêm ngoài màng tim 4.3.Biến chứng đường tiết niệu - Viêm vi cầu thận - Suy thận cấp
  • 52. 52 4.4.Biến chứng nhiễm trùng khu trú các cơ quan Hầu hết các cơ quan đều có thể bị tụ mủ bởi vi trùng thương hàn. 5. Các nguyên tắc điều trị 5.1. Kháng sinh: dùng 1 trong các loại thuốc sau tùy theo sự lựa chọn: - Trimethoprim - Sulfamethoxazole + Trimethoprim 8 mg/kg/ngày dùng trong 14 ngày. + Sulfamethoxazol 40 mg/kg/ngày dùng trong 14 ngày. - Chloramphenicol 50 mg/kg/ngày dùng trong 14 ngày. - Ampicillin 80 mg/kg/ngày dùng trong 14 ngày. - Amoxicillin 50 mg/kg/ngày dùng trong 14 ngày. Hiện nay tỷ lệ kháng 4 loại thuốc trên rất cao. Vì vậy thường người ta điều trị bằng một trong các loại thuốc sau: - Ceftriaxone - Nhóm Fluoroquinolon: Thường dùng là Ofloxacin (không dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai). 5.2. Chăm sóc điều dưỡng tốt 5.3. Dinh dưỡng đầy đủ 5.4. Phát hiện các biến chứng kịp thời 6. Phòng bệnh - Cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường, kiểm soát nước thải cống rãnh, sát trùng nước cung cấp bằng dung dịch clor. - Diệt trùng và xử lý chất thải của bệnh nhân như phân, nước tiểu, mẫu thử máu. - Cách ly bệnh nhân tại bệnh viện. - Điều trị người lành mang trùng. - Người lành bệnh không nên cho hành nghề nấu ăn. - Chích ngừa bằng vaccin salmonella bất hoạt bằng acéton hoặc dùng vaccin uống. Tài liệu tham khảo 1. Bùi Đại - Nguyễn Hoàng Tuấn (2005), Bệnh lỵ, Bệnh học truyền nhiễm, NXB Y học, tr 39-48, tr 92-101, tr 197-203, 2. Bùi Đại - Nguyễn Hoàng Tuấn (2005), Bệnh tả, Bệnh học truyền nhiễm, NXB Y học, tr 92-101 3. Bùi Đại - Nguyễn Hoàng Tuấn (2005), Bệnh sởi, Bệnh học truyền nhiễm, NXB Y học, tr 197-203. 4. Bùi Đại - Nguyễn Hoàng Tuấn (2005), Bệnh thương hàn, Bệnh học truyền nhiễm, NXB Y học, tr 56 - 62
  • 53. 53 BÀI 13 SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Đại cương Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do vi rút Dengue gây nên. Vi rút Dengue có 4 týp thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Vi rút truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu. Bệnh xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong. 2. Diễn biến lâm sàng bệnh sốt xuất huyết dengue Bệnh sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Phát hiện sớm bệnh và hiểu rõ những vấn đề lâm sàng trong từng giai đoạn của bệnh giúp chẩn đoán sớm, điều trị đúng và kịp thời, nhằm cứu sống người bệnh. 2.1. Giai đoạn sốt 2.1.1. Lâm sàng - Sốt cao đột ngột, liên tục. - Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn. - Da xung huyết. - Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt. - Nghiệm pháp dây thắt dương tính (dấu Lacet +). - Thường có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam. 2.1.2.Cận lâm sàng - Dung tích hồng cầu (Hematocrit) bình thường. - Số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm dần (nhưng còn trên 100.000/mm3 ). - Số lượng bạch cầu thường giảm. 2.2. Giai đoạn nguy hiểm: Thường vào ngày thứ 3-7 của bệnh 2.2.1. Lâm sàng 1. Trình bày đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng bệnh sốt xuất huyết 2. Kể được các bước điều trị, phòng bệnh sốt xuất huyết
  • 54. 54 - Người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. - Có thể có các biểu hiện sau: * Biểu hiện thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch (thường kéo dài 24-48 giờ): + Tràn dịch màng phổi, mô kẽ, màng bụng, nề mi mắt, gan to, có thể đau. + Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu ≤ 20 mmHg), tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp, tiểu ít. * Xuất huyết: + Xuất huyết dưới da: Nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn hoặc mảng bầm tím. + Xuất huyết ở niêm mạc: Chảy máu mũi, lợi, tiểu ra máu. Kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn. + Xuất huyết nội tạng như tiêu hóa, phổi, não là biểu hiện nặng. - Một số trường hợp nặng có thể có biểu hiện suy tạng như viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim. Những biểu hiện nặng này có thể xảy ra ở một số người bệnh không có dấu hiệu thoát huyết tương rõ hoặc không sốc. 2.2.2. Cận lâm sàng - Hematocrit tăng so với giá trị ban đầu của người bệnh hoặc so với giá trị trung bình của dân số ở cùng lứa tuổi. - Số lượng tiểu cầu giảm dưới 100.000/mm3 (<100 G/L). - Enzym AST, ALT thường tăng. - Trong trường hợp nặng có thể có rối loạn đông máu. - Siêu âm hoặc xquang có thể phát hiện tràn dịch màng bụng, màng phổi. 2.3. Giai đoạn hồi phục 2.3.1. Lâm sàng - Sau 24-48 giờ của giai đoạn nguy hiểm, có hiện tượng tái hấp thu dần dịch từ mô kẽ vào bên trong lòng mạch. Giai đoạn này kéo dài 48-72 giờ. - Người bệnh hết sốt, toàn trạng tốt lên, thèm ăn, huyết động ổn định và tiểu nhiều. - Có thể có nhịp tim chậm và thay đổi về điện tâm đồ. - Trong giai đoạn này, nếu truyền dịch quá mức có thể gây ra phù phổi hoặc suy tim. 2.3.2. Cận lâm sàng - Hematocrit trở về bình thường hoặc có thể thấp hơn do hiện tượng pha loãng máu khi dịch được tái hấp thu trở lại. - Số lượng bạch cầu máu thường tăng lên sớm sau giai đoạn hạ sốt. - Số lượng tiểu cầu dần trở về bình thường, muộn hơn so với số lượng bạch cầu. 3. Chẩn đoán