SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
___________________
Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ
VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN CỦA HIỆU TRƯỞNG
VÀO DẠY HỌC Ở BẬC TIỂU HỌC
TẠI QUẬN 11, TP. HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
___________________
Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ
VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN CỦA HIỆU TRƯỞNG
VÀO DẠY HỌC Ở BẬC TIỂU HỌC
TẠI QUẬN 11, TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số : 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ TỨ
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
LỜI CÁM ƠN
uận văn này là kết quả của quá trình học tập tại trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh và quá trình công tác của bản thân tại trường tiểu học Trưng Trắc Quận
11, Thành phố Hồ Chí Minh trong suốt nhiều năm qua.
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô đã tham gia
giảng dạy lớp cao học khóa 20 chuyên ngành Quản lý Giáo dục và các thầy cô ở Phòng
Khoa học Công nghệ & Sau Đại học, Khoa Tâm lý – Giáo dục của trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh, lãnh đạo Phòng Giáo dục Quận 11, tất cả cán bộ quản lý và thầy
cô trong các trường tiểu học ở quận 11 đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện cho tác giả trong
quá trình học tập và hoàn thành đề tài luận văn này.
Tác giả cũng vô cùng cảm ơn cô Lê Thị Vân, nguyên hiệu trưởng Trường Tiểu học
Trưng Trắc, người đã tạo mọi điều kiện để tác giả được đi học và hoàn thành được chương
trình học.
Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của tác giả đến Tiến sĩ Nguyễn Thị Tứ đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả nghiên cứu đề tài và hoàn chỉnhluận văn.
Mặc dù bản thân đã có nhiều nỗ lực nhưng chắc chắn luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp bổ sung của quý thầy cô và các
đồng nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10/2010
Tác giả
Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên
L
MỤC LỤC
3TLỜI CÁM ƠN3T ...............................................................................................................1
3TMỤC LỤC3T .....................................................................................................................2
3TDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT3T ..........................................................................4
3TMỞ ĐẦU3T........................................................................................................................1
3T1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:3T .................................................................................................1
3T2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:3T .........................................................................................3
3T3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU3T .......................................................3
3T4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC3T ..........................................................................................3
3T5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU3T...........................................................................................3
3T6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:3T ............................................................................................4
3T7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:3T ................................................................................4
3T8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN3T ...............................................................................................4
3TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CNTT3T .........5
3T1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề3T............................................................................................5
3T1.2 Những khái niệm cơ bản3T ..............................................................................................7
3T1.2.1 Quản lý3T .....................................................................................................................7
3T1.2.2. Quản lý giáo dục3T....................................................................................................11
3T1.2.3. Quản lý trường học3T ................................................................................................13
3T1.2.4. Quản lý hoạt động dạy học:3T ...................................................................................15
3T1.2.5 Công tác quản lý của người HT trường tiểu học:3T ...................................................16
3T1.2.6 Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở bậc tiểu học3T ...................................20
3T1.2.7 Công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học của HT trường tiểu học3T.......24
3TCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC Ở BẬC TIỂU HỌC QUẬN 113T .............................30
3T2.1 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu:3T ......................................................................30
3T2.1.1 Mẩu khảo sát3T...........................................................................................................30
3T2.1.2 Phương pháp nghiên cứu:3T .......................................................................................30
3T2.2 Kết quả thực trạng:3T ....................................................................................................32
3T2.2.1 Nhận thức:3T ..............................................................................................................32
3T2.2.2 Các nội dung quản lý:3T .............................................................................................38
3T2.3 Nguyên nhân của thực trạng3T......................................................................................60
3T2.3.1 Nguyên nhân chủ quan:3T ..........................................................................................61
3T2.3.2 Nguyên nhân khách quan:3T ......................................................................................65
3TCHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CNTT VÀO DẠY HỌC3T........................................68
3T3.1. Cơ sở đề xuất một số biện pháp3T ................................................................................68
3T3.2 Một số biện pháp đề xuất:3T ..........................................................................................69
3T3.2.1 Nhóm các biện pháp tăng cường việc xây dựng kế hoạch:3T ....................................69
3T3.2.2 Nhóm các biện pháp tăng cường việc xây dựng các quy định:3T ..............................70
3T3.2.3 Nhóm các biện pháp tăng cường việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện:3T .........................71
3T3.2.4 Nhóm các biện pháp tăng cường việc xây dựng các điều kiện hỗ trợ:3T...................75
3T3.2.5 Nhóm các biện pháp tăng cường việc kiểm tra, đánh giá:3T .....................................78
3T3.3 Khảo sát tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp:3T.........................................79
3TKẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ3T ......................................................................................89
3T1. Kết luận:3T ........................................................................................................................89
3T2. Kiến nghị:3T ......................................................................................................................90
3TTÀI LIỆU THAM KHẢO3T .........................................................................................92
3TPHỤ LỤC3T ....................................................................................................................95
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT Công nghệ thông tin
HT Hiệu trưởng
CBQL Cán bộ quản lý
GV Giáo viên
HS Học sinh
THPT Trung học phổ thông
THCS Trung học cơ sở
BGH Ban giám hiệu
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Thế giới đang phát triển với tốc độ như vũ bão, đặc biệt là đối với khoa học công
nghệ. Trong đó, công nghệ thông tin (CNTT) nổi lên như một ngành khoa học ứng dụng
phát triển nhất, với tốc độ cao và sự lan tỏa mạnh mẽ. Công nghệ thông tin phát triển thúc
đẩy nhiều ngành khác phát triển trong đó không thể không kể đến giáo dục. Việc ứng dụng
CNTT vào dạy học trở thành xu hướng tất yếu của nền giáo dục bất cứ quốc gia nào.
Các nước có nền giáo dục phát triển hầu hết đã thực hiện việc ứng dụng CNTT vào
dạy học và đã đạt được nhiều kết quả nhất định. Ứng dụng CNTT vào dạy học trên thế giới
tạo ra thêm những hình thức học tập đa dạng phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật như hình thức học tập trực tuyến (e-learning), các diễn đàn học tập (forum), các trang
web (websites) về dạy học,…
Nhà nước ta cũng đã có Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2020; Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về
Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước; Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT
ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và
ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012. Điều đó chứng tỏ việc ứng
dụng CNTT vào giáo dục nói chung và dạy học nói riêng hiện là vấn đề cấp bách, cần được
quan tâm hàng đầu.
Bậc tiểu học là bậc học nền tảng của bất cứ hệ thống giáo dục nào. Ở bậc học này,
học sinh (HS) được trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất để tiếp tục con đường
học tập trong tương lai. Trong kỷ nguyên công nghệ, việc được học tập trong một môi
trường giàu công nghệ là một điều kiện không thể tốt hơn. Nếu được tiếp cận sớm với môi
trường học và tư duy học tập hiện đại thì HS tiểu học của chúng ta sẽ có nhiều cơ hội phát
triển tốt hơn trong tương lai. Không những vậy, đó sẽ là một tiền đề thật tốt cho các bậc học
cao hơn để hướng giáo dục phát triển theo xu hướng hiện đại.
Ngoài ra, xét về góc độ sự phát triển của dạy học trong thời gian gần đây, khi mà
việc day học tích cực hóa hoạt động của người học được quan tâm hàng đầu thì ứng dụng
CNTT vào dạy học là một điều hết sức quan trọng. Giáo viên (GV) có nhiều lựa chọn hơn
trong việc đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc sử dụng công nghệ. HS cũng có
điều kiện tốt hơn trong việc tự giác, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập trong một
môi trường công nghệ, làm việc theo nhóm, gần gũi với thực tế và nâng cao kỹ năng xã hội.
Về góc độ tâm lý lứa tuổi, HS tiểu học với tri giác còn mang tính trực quan, ứng
dụng CNTT vào dạy học với nhiều hình ảnh sinh động, giải quyết được vấn đề khó khăn
trong việc thiết kế đồ dùng dạy học phù hợp. Hơn nữa, tính tò mò và hay thích khám phá ở
lứa tuổi các em khi đứng trước một điều mới mẻ như việc học với CNTT sẽ tạo động lực
thúc đẩy không nhỏ trong việc học.
Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở bậc tiểu học hiện nay vẫn còn nhiều
vấn đề cần phải làm rõ trong đó có thực trạng của việc ứng dụng CNTT còn nhiều vấn đề
bất cập. Trình độ CNTT của GV chưa đáp ứng được việc kết hợp ứng dụng CNTT vào đổi
mới phương pháp dạy học. Cơ sở vật chất còn hạn chế không đáp ứng được yêu cầu công
nghệ. Những vấn đề đó có thể giải quyết nếu như người hiệu trưởng (HT) có kế hoạch trong
quản lý việc ứng dụng CNTT. Việc ứng dụng CNTT vào dạy học của GV chịu sự tác động
không ít từ việc quản lý của người HT. HT một trường Tiểu học giờ đây ngoài những công
tác quản lý như trước kia còn phải đối mặt với một nhiệm vụ mới khó khăn hơn, đó là quản
lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Công tác quản lý này chịu ảnh hưởng từ
nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, từ phía trình độ CNTT của GV, của cả HT và từ phía
những khó khăn về cơ sở vật chất, môi trường dạy học v.v. Có thể nói rằng, quản lý việc
ứng dụng CNTT vào dạy học đạt hiệu quả cao sẽ giúp nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT
trong nhà trường, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học.
Việc nghiên cứu ứng dụng CNTT vào dạy học đã có nhiều tác giả nghiên cứu nhưng
ở bậc tiểu học và đứng về góc độ địa phương quận 11, nơi tác giả đang công tác thì công tác
quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học của HT còn nhiều vấn đề cần tìm hiểu về thực
trạng cũng như đưa ra những biện pháp quản lý phù hợp. Từ sự cần thiết trên, tác giả chọn
đề tài “Thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin của hiệu trưởng vào dạy học
ở bậc tiểu học tại Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh” làm nội dung cho đề tài nghiên cứu của bản
thân nhằm góp phần cải thiện chất lượng công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học
bậc tiểu học trên địa bàn quận 11.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Khảo sát thực trạng quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học của HT ở các trường
tiểu học ở quận 11, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện chất lượng của công tác
này.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 UKhách thể:
Công tác quản lý trường học của HT các trường tiểu học.
 UĐối tượng nghiên cứu:
Thực trạng công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học của HT các trường tiểu
học quận 11.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
- Công tác quản lý của HT về việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường tiểu học
quận 11 đã đạt được những thành tựu nhất định (bước đầu tạo hiệu quả trong dạy –
học, một số GV thành thạo trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học…).
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế (việc ứng dụng CNTT tin chỉ dừng ở mặt
hình thức, công tác quản lý chưa có kế hoạch cụ thể, cơ sở vật chất chưa đầy đủ…)
- Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác
quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học, trong đó chủ yếu là các yếu tố khách quan
(khả năng cơ sở vật chất, trình độ tin học và khả năng đổi mới phương pháp dạy học
không đáp ứng được cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học…)
- Khi có những giải pháp phù hợp cho công tác quản lý của HT về việc ứng dụng CNTT
vào dạy học ở tiểu học thì chất lượng công tác quản lý trường học nói chung và chất
lượng dạy học của GV và HS nói riêng sẽ được cải thiện.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý trường học của HT về việc ứng dụng
CNTT vào dạy học ở các trường tiểu học.
- Khảo sát thực trạng quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học của HT ở các trường
tiểu học tại quận 11, TPHCM.
- Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng.
- Đề xuất một số biện pháp cải thiện chất lượng quản lý công tác này.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Khảo sát 5 trường tiểu học của quận 11. (khảo sát 3 đối tượng: hiệu trưởng, cán bộ
quản lý và giáo viên)
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
 Phân tích tổng hợp, phân loại tài liệu… nhằm thu thập thông tin cho việc xây dựng
cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 Phương pháp điều tra (dùng bảng hỏi)
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Mở đầu
UChương 1U: Cơ sở lý luận về quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở
bậc tiểu học.
UChương 2U: Thực trạng quản lý về việc ứng dụng công nghệ thông tin của hiệu trưởng
vào dạy học ở bậc tiểu học ở quận 11.
UChương 3:U Một số biện pháp cải thiện chất lượng quản lý việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào dạy học ở tiểu học.
Kết luận và Kiến nghị
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG
CNTT
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới, giáo dục và CNTT đã có những bước tiến rất nhanh. Chính vì vậy, việc
ứng dụng CNTT vào dạy học đã và đang có nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đưa vào thực
tiễn dạy và học. Các lớp học công nghệ cao, mô hình quản lý việc dạy học có ứng dụng
CNTT ở các nước trên thế giới đã đạt được nhiều thành quả nhất định, đem lại hiệu quả cao
trong dạy học, góp phần nâng cao hiệu suất đào tạo.
Vấn đề nghiên cứu việc ứng dụng CNTT vào dạy học trong nước gần đây có nhiều
tác giả đã có bài viết và công trình nghiên cứu như:
- Đề tài Sử dụng CNTT-viễn thông để nâng cao hiệu quả dạy học và đổi mới phương
thức đào tạo của Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Cường, Viện nghiên cứu giáo dục đã đưa ra
được những biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả dạy học và giới thiệu những
hình thức dạy học ứng dụng công nghệ có thể vận dụng vào thực tiễn giáo dục Việt
Nam [7].
- Công trình nghiên cứu CNTT với việc dạy và học trong nhà trường Việt Nam của
Lưu Lâm đã phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của việc sử dụng CNTT trong
dạy và học đồng thời nêu lên được việc ứng dụng CNTT trong dạy và học ở hiện tại
và tương lai [19].
- Công trình nghiên cứu Đổi mới phương pháp giảng dạy (PPGD) bằng CNTT – Xu
thế của thời đại của TS. Quách Tuấn Ngọc báo cáo tại Hội thảo “Tin học trong quản
lý nhà trường” đã nêu quan niệm dạy và học theo hướng sử dụng CNTT và trình bày
một số thể nghiệm bước đầu trong việc sử dụng CNTT trong dạy và học thực hiện tại
trung tâm CNTT Bộ GD-ĐT [24].
- Kỷ yếu hội thảo Về cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng CNTT và
các thiết bị dạy học hiện đại để phát huy mạnh mẽ tính tích cực, chủ động sáng tạo,
kỹ năng thực hành và hứng thú học tập của học sinh do Trường THPT dân lập Ngôi
sao TP.Hồ Chí Minh tổ chức vào tháng 3/2003 đã nêu được thực tiễn việc vận dụng
CNTT tại một trường THPT dân lập ở TP.Hồ Chí Minh [27].
- Luận văn Thạc sĩ đề tài Một số biện pháp chỉ đạo của HT để đổi mới PPDH bằng sử
dụng CNTT ở các trường THPT vùng ven thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Trần
Phước Đức đã đề xuất nhiều biện pháp mang tính đột phá trong quản lý, đặc biệt là ở
khâu chỉ đạo của HT trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường vùng ven
còn gặp nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội [9].
- Tổng quan về ứng dụng CNTT trong giáo dục của Trần Khánh trường ĐHSP Thái
Nguyên cho cái nhìn khái quát về những thuận lợi khó khăn khi ứng dụng CNTT
trong giáo dục ở Việt Nam giai đoạn 2001-2005 [15].
- Đề án dạy học tin học và ứng dụng CNTT trong trường phổ thông giai đoạn 2004-
2006 của Bộ GD-ĐT giới thiệu một số mô hình, tổ chức dạy học môn tin học và định
hướng cho việc ứng dụng CNTT trong giai đoạn 2004 – 2006 [3].
- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng
CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước quy định rõ những nội dung cần ứng
dụng CNTT trong các lĩnh vực hoạt động của từng đơn vị hành chính sự nghiệp [23].
- Hướng dẫn số 9854/BGDĐT-CNTT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học
2007-2008 về CNTT của Bộ GD-ĐT ngày 07/9/2007 cũng nêu rõ cần phải đẩy mạnh
ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học. [5].
- Bài viết Ứng dụng CNTT trong quản lý trường THCS - Thực trạng và giải pháp của
TS Ngô Quang Sơn 10/2007 nêu lên những mặt tích cực và hạn chế trong việc ứng
dụng CNTT vào quản lý ở các trường THCS, đề xuất một số biện pháp để việc quản
lý nhà trường có hiệu quả hơn với việc ứng dụng CNTT [26].
- Luận văn thạc sĩ đề tài Thực trạng quản lý việc ứng dụng Công nghệ thông tin và
truyền thông vào giảng dạy ở các trường PTTH ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
của tác giả Phan Tấn Chí đã nêu lên được tình hình ứng dụng CNTT vào dạy học ở
các trường PTTH ở một huyện của tỉnh Tiền Giang, qua đó cũng đã xác định được
một số biện pháp quản lý cần thiết để việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở bậc PTTH
của địa phương từng bước đạt hiệu quả cao hơn. [6]
Tuy có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về việc ứng dụng CNTT vào dạy học
song những công trình nghiên cứu về thực trạng quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học
ở bậc tiểu học tại quận 11, thành phố Hồ Chí Minh còn ít được đề cập đến. Vì vậy, để góp
phần cải thiện chất lượng quản lý và dạy học, nghiên cứu thực trạng quản lý việc ứng dụng
CNTT vào dạy học ở các trường tiểu học quận 11 là việc làm cấp thiết.
1.2 Những khái niệm cơ bản
1.2.1 Quản lý
1.2.1.1 Khái niệm quản lý
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý
- Theo từ điển Tiếng Việt do Trung tâm từ điển học biên soạn 1998, khái niệm quản lý được
định nghĩa là:
+ Trông coi và giữ gìn theo yêu cầu nhất định.
+ Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định.
- Theo Henry Fayol: “Quản lý nghĩa là dự kiến, tổ chức, lãnh đạo, phối hợp và kiểm tra”
[20].
- Theo Harold Koontz: “ Quản lý là một thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá
nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình
thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với
thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất” [14].
- Tác giả Trần Kiểm trong quyển “Quản lý giáo dục và trường học” đã nêu một số cách định
nghĩa về quản lý như sau:
+ Theo “Bách khoa toàn thư Liên –Xô (cũ): “Quản lý là chức năng của những hệ
thống có tổ chức với những bản chất khác nhau (kỹ thuật, sinh vật, xã hội), nó bảo toàn cấu
trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình, mục đích
hoạt động” [16].
+ Hoạt động có sự tác động qua lại giữ hệ thống và mội trường. Do đó, quản lý được
hiểu là sự bảo đảm hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sự biến đổi liên tục của hệ
thống và môi trường, là chuyển hệ thống đến trạng thái mới, thích ứng với hoàn cảnh mới.
- Tác giả Nguyễn Minh Đạo định nghĩa: “Quản lý là sự tác động liên tục có định hướng, có
mục đích, có kế hoạch và có hệ thống của chủ thể quản lý (người, tổ chức) đến khách thể (
đối tượng ) về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế…bằng một hệ thống các luật lệ, các
chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi
trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [8].
- Trong cuốn “Lý luận quản lý nhà nước”, tác giả Mai Hữu Khuê có định nghĩa về quản lý
nhà nước như sau: “Quản lý là một phạm trù có liên quan mật thiết với hiệp tác và phân
công lao động, nó là một thuộc tính tự nhiên của mọi lao động hiệp tác. Từ khi xuất hiện
những hoạt động của quần thể loài người thì đã xuất hiện sự quản lý. Sự quản lý có trong cả
xã hội nguyên thủy, ở đó con người phải tập hợp với nhau để đấu tranh với thế giới tự
nhiên, muốn sinh tồn con người phải tổ chức sản xuất, tổ chức phân phối”.
Mỗi đơn vị quản lý luôn bao gồm hai bộ phận: bộ phận quản lý và bộ phận bị quản
lý. Trong đó, bộ phận quản lý còn được gọi là chủ thể quản lý, bao gồm cá nhân, tập thể hay
tổ chức được giao trách nhiệm quản lý . Bộ phận bị quản lý còn được gọi là khách thể, là
đối tượng chịu tác động quản lý từ chủ thể quản lý.
Dù định nghĩa như thế nào thì bản chất của hoạt động quản lý là cách thức tác động
(tổ chức, điều khiển, chỉ huy) có tính lịch sử và tính xã hội, hợp quy luật của chủ thể quản lý
đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt hiệu quả mong
muốn và đạt mục tiêu đề ra. Quản lý vừa là pháp lý, vừa là công nghệ, vừa là khoa học và
vừa là nghệ thuật. Quản lý giữ vai trò quan trọng trong mọi hoạt động trong đó có giáo dục.
Nói chung, các định nghĩa về quản lý đều tập trung vào hiệu quả công tác quản lý, mà điều
này phụ thuộc vào các yếu tố như chủ thể quản lý, khách thể quản lý và mục đích công tác
quản lý bằng tác động từ chủ thể tới khách thể quản lý nhờ công cụ và phương pháp quản
lý.
1.2.1.2 Chức năng quản lý
Lao động quản lý là dạng lao động đặc biệt. Nó gắn liền với quá trình lao động tập
thể và sự phân công lao động xã hội. Lao động quản lý thông qua sự tác động của chủ thể
quản lý. Theo tác giả Phạm Thanh Liêm: “Chức năng quản lý là hệ thống được quy định
một cách khách quan bởi những phân công và hợp tác lao động của đối tượng quản lý” [17].
Khi phân chia các chức năng quản lý, có nhiều quan điểm khác nhau. Tác giả Hà Sĩ
Hồ và Lê Tuấn đã tổng hợp và đề xuất các chức năng sau: Kế hoạch hóa; Xác định mục tiêu
và nhiệm vụ quản lý thông tin; Dự báo; Soạn thảo và đề ra quyết định; Công tác cán bộ;
Công tác ngân sách kinh phí; Tổ chức thực hiện ra quyết định, Điều chỉnh; Phối hợp; Chỉ
đạo hành chính; Kiểm tra; Tổng kết [11].
Tài liệu của UNESCO đề ra 7 chức năng: Kế hoạch hóa; Tổ chức; Bố trí biên chế;
Chỉ đạo; Phối hợp; Tổng kết; Quyết toán ngân sách [38].
Tóm lại, khi phân chia các chức năng quản lý, có nhiều quan điểm khác nhau, song
các quan điểm đều thống nhất ở những chức năng sau: Kế hoạch hóa; Tổ chức; Chỉ đạo;
Kiểm tra. Bốn chức năng trên có quan hệ với nhau tạo thành một chu trình quản lý.
Chức năng kế hoạch hóa:
Đây là giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất trong chu trình quản lý, kế hoạch hóa là
tổ chức công việc theo kế hoạch, đưa mọi hoạt động giáo dục vào công tác kế hoạch và có
mục tiêu cụ thể, biện pháp rõ ràng, xác định các điều kiện, nguồn lực để thực hiện mục tiêu,
chương trình hành động, xác định bước đi cụ thể trong một thời gian nhất định của hệ thống
quản lý.
Xác định mục tiêu là khâu đầu tiên của kế hoạch hóa. Mục tiêu là cái đích mà mọi
hoạt động phải hướng tới. Đồng thời xác định các nguồn lực đảm bảo và ưu tiên để đạt được
mục tiêu trong thời gian xác định.
Chức năng tổ chức:
Tổ chức là quá trình sắp xếp, phân bố công việc một cách khoa học, hợp lý cho các
bộ phận, các thành viên để mọi người có thể hoạt động một cách hào hứng, nhằm thực hiện
hiệu quả mục tiêu đang xây dựng, duy trì cơ cấu nhất đinh về vai trò, nhiệm vụ, vị trí công
tác. Trong chu trình quản lý thì tổ chức là giai đoạn đưa vào thực hiện những ý tưởng đã
được kế hoạch hóa để từng bước đưa nhà trường tiến đến mục tiêu.
Tóm lại, tổ chức là xác định cơ cấu về vai trò, nhiệm vụ được hợp thức hóa, được
xây dựng một cách có chủ định để đảm bảo cho hoạt động phù hợp với mỗi người và phối
hợp với nhau để công việc được trôi chảy, có hiệu quả.
Chức năng chỉ đạo
Chỉ đạo là quá trình tác động đến các thành viên của tổ chức, là những hành động xác
lập quyền chỉ huy, sự can thiệp của người quản lý trong toàn bộ quá trình quản lý, huy động,
điều hành mọi lực lượng thực hiện kế hoạch trong trật tự, làm cho họ nhiệt tình, tự giác nỗ
lực phấn đấu để nhanh chóng đưa nhà trường đạt các mục tiêu đã định.
Như vậy, chỉ đạo là hướng dẫn cụ thể theo một định hướng nhất định, liên kết, động
viên người dưới quyền hoàn thành nhiệm vụ nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.
Chức năng kiểm tra
Kiểm tra là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của quản lý. Lênin cho rằng “Quản
lý mà không có kiểm tra coi như không có quản lý”. Kiểm tra là một quá trình thiết lập và
thực hiện các cơ chế thích hợp để đảm bảo đạt được các mục tiêu của tổ chức. Kiểm tra
không những giúp cho việc đánh giá thực chất trạng thái đạt được của nhà trường khi kết
thức một chu kỳ kế hoạch mà còn có tác dụng tích cực cho việc chuẩn bị cho năm học sau.
Việc kiểm tra cá nhân, một nhóm hay một tổ chức nhằm giám sát, đánh giá và xử lý kết quả
đạt được của tổ chức so với mục tiêu quản lý đã định, nếu cần thiết sẽ điều chỉnh, uốn nắn
hoạt động. Quá trình kiểm tra có trình tự như sau:
- Xây dựng các chỉ tiêu, chuẩn mực hoạt động.
- So sánh đối chiếu, đo lường việc thực hiện nhiệm vụ với chỉ tiêu, chuẩn mực.
- Đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu so với kế hoạch, nếu sai lệch sẽ điều chỉnh hoạt
động, thậm chí điều chỉnh chuẩn mực hoặc mục tiêu.
Như vậy, kiểm tra nhằm theo dõi, giám sát thành quả hoạt động từ đó tiến hành sửa
chữa, uốn nắn, điều chỉnh cho phù hợp, những hoạt động này phải được thực hiện kịp thời
và khách quan.
1.2.1.3 Biện pháp quản lý
Biện pháp quản lý là cách làm, cách giải quyết những công việc cụ thể của công tác
quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý.
Để tồn tại con người phải lao động, khi xã hội ngày càng phát triển thì xu hướng lệ
thuộc lẫn nhau trong cuộc sống và lao động cũng phát triển theo. Vì vậy, con người có nhu
cầu lao động tập thể, hình thành nên cộng đồng và xã hội. Trong quá trình hoạt động của
mình, để đạt được những mục tiêu, cá nhân phải có biện pháp như là dự kiến kế hoạch, sắp
xếp tiến trình, tiến hành và tác động lên đối tượng bằng cách nào đó theo khả năng của
mình. Nói cách khác, đây chính là các biện pháp quản lý giúp con người đạt được mục tiêu
đã định. Trong quá trình lao động tập thể lại càng không thể thiếu được các biện pháp quản
lý, chẳng hạn như: xây dựng kế hoạch hoạt động, sự phân công điều hành chung, sự hợp tác
và tổ chức công việc...
Có nhiều khái niệm khác nhau về biện pháp quản lý, theo F.W. Taylor: “Biện pháp
quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con
người để chúng phát triển hợp với quy luật, đạt mục đích đề ra và dùng ý chí của người
quản lý”.
Khi tìm hiểu về các biện pháp quản lý cũng cần phải xem xét khái niệm phương
pháp quản lý. Phương pháp quản lý là tổng thể các cách thức tác động có thể có và có chủ
định của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Như vậy
phương pháp quản lý là khái niệm rộng hơn khái niệm biện pháp quản lý. Phương pháp
quản lý có vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý, biện pháp quản lý là cần thiết trong
quá trình quản lý. Quá trình quản lý là quá trình thực hiện các chức năng quản lý theo đúng
các nguyên tắc đã được xác định. Các nguyên tắc đó được vận dụng và được thực hiện
thông qua các phương pháp quản lý nhất định và các biện pháp quản lý phù hợp. Vì vậy,
việc vận dụng các phương pháp quản lý cũng như áp dụng các biện pháp quản lý là nội
dung cơ bản của quản lý.
Tóm lại, biện pháp quản lý là cách làm, cách giải quyết những công việc cụ thể của
công tác quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Hay nói cách khác, biện pháp quản lý là
những phương pháp quản lý cụ thể trong những sự việc cụ thể, đối tượng cụ thể và tình
huống cụ thể.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Giáo dục và quản lý giáo dục tồn tại song hành. Giáo dục là hoạt động truyền đạt và
lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người cho đời sau kế thừa và phát triển.
Trong quá trình tồn tại và phát triển của xã hội, quản lý là một thuộc tính bất biến. Giáo dục
là một hiện tượng xã hội. Do vậy, quản lý giáo dục cũng là một loại hình của quản lý xã hội.
Như đã phân tích ở trên, có nhiều tác giả đưa ra khái niệm quản lý với nhiều cách
tiếp cận khác nhau. Do đó, quản lý giáo dục cũng có thể được định nghĩa theo nhiều cách
khác nhau.
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động
điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy công tác đào tạo thế hệ trẻ theo
yêu cầu của xã hội” [2].
Trong tác phẩm “Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục”, M.I. Kondakop viết:
“Quản lý nhà trường là hệ thống xã hội – sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những
tác động có ý thức, có kế hoạch và có hướng đích của chủ thể quản lý lên tất cả các mặt của
đời sống nhà trường để đảm bảo sự vận hành tối ưu xã hội – kinh tế và tổ chức sư phạm của
quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn lên” [13].
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác
động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho sự vận hành
theo đường lối giáo dục của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa
mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự
kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [25].
Từ những quan niệm trên, có thể hiểu quản lý giáo dục là những hệ thống, những tác
động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến mọi đối tượng,
mọi yếu tố trong hệ thống nhằm đảm bảo chu trình vận hành của các cơ quan trong hệ thống
giáo dục và tiếp tục duy trì, phát triển hệ thống về số lượng lẫn chất lượng. Nói cách khác,
quản lý giáo dục là một quá trình diễn ra những tác động quản lý, đó là những hoạt động
điều hành các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ
theo yêu cầu phát triển của xã hội.
Xét trong phạm vi hẹp, công tác quản lý trường học bao gồm quản lý các quan hệ
giữa trường học, xã hội (quản lý bên ngoài) và quản lý nhà trường (quản lý bên trong).
Nhà trường là tổ chức giáo dục cơ sở trực tiếp làm công tác giáo dục đào tạo. Nó
chịu sự quản lý trực tiếp của các cấp quản lý giáo dục, đồng thời nhà trường cũng là một hệ
thống độc lập, tự quản. Việc quản lý nhà trường phải nhằm mục đích nâng cao chất lượng
hiệu quả giáo dục và phát triển nhà trường. Thực chất quản lý nhà trường là quản lý hoạt
động dạy và học, làm cho hoạt động dạy và học từ trạng thái này sang trạng thái khác để
tiến đến mục tiêu giáo dục. Quản lý nhà trường bao gồm:
- Quản lý quá trình sư phạm: tức là quản lý quá trình giáo dục và đào tạo.
Các yếu tố của quá trình giáo dục và đào tạo là: mục đích giáo dục, nội dung giáo
dục, phương pháp giáo dục, GV, HS, những phương tiện vật chất kỹ thuật, tài
chính… Trong sơ đồ biểu thị các đối tượng của quản lý giáo dục, mỗi ô là một hệ
thống con, mỗi hệ thống con đó bao gồm nhiều hệ thống nhỏ hơn nữa, tất cả tạo
thành một chỉnh thể thống nhất, trong đó nổi lên vai trò yếu tố con người – trung tâm
của quản lý.
- Quản lý nhân sự: tức là làm tăng động lực cho đội ngũ GV bằng các chính sách ưu
đãi và kích thích cơ sở vật chất, tâm lý. Ngoài ra còn bồi dưỡng nâng cao năng lực và
chất lượng GV.
- Quản lý tài lực và vật lực: là sử dụng một cách tối ưu nguồn tài lực, vật lực phục vụ
cho hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Quản lý môi trường (các quan hệ ngoài nhà trường): tức là làm cho nhà trường thật
sự gắn liền với sự phát triển của cộng đồng, của địa phương và của đất nước trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tóm lại, quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối
tượng và khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt
được kết quả mong muốn (mục tiêu giáo dục) một cách có hiệu quả nhất.
1.2.3. Quản lý trường học
Quản lí trường học là quản lí, lãnh đạo hoạt động dạy của GV, hoạt động học của HS,
hoạt động phục vụ việc học và việc dạy của cán bộ, nhân viên trong trường. Nhà trường là
đơn vị, cơ sở trực tiếp giáo dục - đào tạo, là cơ quan chuyên môn của ngành giáo dục đào
tạo, hoạt động của nhà trường rất đa dạng, phong phú và phức tạp nên việc quản lí, lãnh đạo
chặt chẽ, khoa học sẽ bảo đảm đoàn kết, thống nhất được mọi lực lượng, tạo nên sức mạnh
đồng bộ nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục đích giáo dục.
Trường học là một thể chế xã hội – nhà nước, là một đơn vị tổ chức hoàn chỉnh, một
cơ quan giáo dục chuyên biệt thực hiện chức năng giáo dục – đào tạo của nhà nước và của
cộng đồng xã hội chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào cuộc sống.
Nhà trường xã hội chũ nghĩa nằm trong hệ thống tư tưởng chính trị của Đảng và nhà
nước có nhiệm vụ giáo dục và hình thành thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cộng
sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ Việt Nam. Nhà trường là pháo đài vững chắc chống lại tư tưởng
lạc hậu, phản động.
Đặc trưng của nhà trường xã hội chủ nghĩa là thông qua dạy chữ để dạy người. Một
trong những nội dung quan trọng của nhà trường là giáo dục đạo đức và hình thành nhân
cách cho thế hệ trẻ. Công tác giáo dục đạo đức là nhiệm vụ chiến lược trọng tâm hàng đầu
và bao trùm lên mọi mặt công tác cho nhà trường. Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc, những phẩm chất, đức tính, những giá trị tinh thần cao quý của những con người
Việt Nam tùy thuộc phần lớn vào công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường.
Mục tiêu giáo dục đào tạo của nhà trường được xác định trong các nghị quyết của
Đảng, đó là: “Hình thành và phát triển nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân; đào tạo
nên những người lao động có đạo đức, sức khỏe, học vấn và nghề nghiệp; gắn bó với lí
tưởng độc lập dân tộc và xã hội chủ nghĩa; có ý thức cộng đồng… và phát huy giá trị văn
hóa dân tộc đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; có tính tổ chức kỷ luật và tác
phong công nghiệp; đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa, phục vụ
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [16].
Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lí nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng
trong phạm vi trách nhiệm của mình, đưa nhà trường vận hành theo nguyên lí giáo dục để
tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [10].
Như vậy, quản lí trường học là quản lí một hệ thống các hoạt động có mục đích, có kế
hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lí nhằm làm cho nhà trường vận hành theo đường lối
và nguyên lí giáo dục của Đảng, thể hiện được tính chất nhà trường xã hội chủ nghĩa, mà
mục tiêu là giáo dục thế hệ trẻ, là quá trình dạy – học và đào tạo cho đất nước nguồn nhân
lực không chỉ có trình độ chuyên môn giỏi mà còn có những phẩm chất đạo đức tốt, có đạo
đức nghề và có kỹ năng nghề nghiệp, có lòng yêu nghề yêu tổ quốc, có kiến thức văn hoá,
khoa học, lao động tự chủ sáng tạo, … đáp ứng với yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đó là nguồn nhân lực vừa hồng vừa chuyên, nguồn nhân lực vừa có đức vừa có tài.

More Related Content

More from Garment Space Blog0

Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...Garment Space Blog0
 
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...Garment Space Blog0
 
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Garment Space Blog0
 
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...Garment Space Blog0
 
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...Garment Space Blog0
 
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968Garment Space Blog0
 
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...Garment Space Blog0
 
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Garment Space Blog0
 
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537Garment Space Blog0
 
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...Garment Space Blog0
 
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...Garment Space Blog0
 
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...Garment Space Blog0
 
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...Garment Space Blog0
 
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...Garment Space Blog0
 
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291Garment Space Blog0
 
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...Garment Space Blog0
 
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Garment Space Blog0
 
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398Garment Space Blog0
 
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...Garment Space Blog0
 

More from Garment Space Blog0 (20)

Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
 
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
 
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
 
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
 
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
 
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
 
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
 
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
 
Toanvana16363 0907
Toanvana16363 0907Toanvana16363 0907
Toanvana16363 0907
 
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
 
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
 
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
 
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
 
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
 
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
 
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
 
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
 
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
 
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
 
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
 

Recently uploaded

Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 

Thuc trang quan_ly_viec_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_cua_hieu_truong_vao_day_hoc_o_bac_tieu_hoc_tai_quan_11_tp_ho_chi_minh_7407

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH ___________________ Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA HIỆU TRƯỞNG VÀO DẠY HỌC Ở BẬC TIỂU HỌC TẠI QUẬN 11, TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH ___________________ Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA HIỆU TRƯỞNG VÀO DẠY HỌC Ở BẬC TIỂU HỌC TẠI QUẬN 11, TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số : 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THỊ TỨ Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
  • 3. LỜI CÁM ƠN uận văn này là kết quả của quá trình học tập tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và quá trình công tác của bản thân tại trường tiểu học Trưng Trắc Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh trong suốt nhiều năm qua. Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô đã tham gia giảng dạy lớp cao học khóa 20 chuyên ngành Quản lý Giáo dục và các thầy cô ở Phòng Khoa học Công nghệ & Sau Đại học, Khoa Tâm lý – Giáo dục của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, lãnh đạo Phòng Giáo dục Quận 11, tất cả cán bộ quản lý và thầy cô trong các trường tiểu học ở quận 11 đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài luận văn này. Tác giả cũng vô cùng cảm ơn cô Lê Thị Vân, nguyên hiệu trưởng Trường Tiểu học Trưng Trắc, người đã tạo mọi điều kiện để tác giả được đi học và hoàn thành được chương trình học. Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của tác giả đến Tiến sĩ Nguyễn Thị Tứ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả nghiên cứu đề tài và hoàn chỉnhluận văn. Mặc dù bản thân đã có nhiều nỗ lực nhưng chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp bổ sung của quý thầy cô và các đồng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10/2010 Tác giả Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên L
  • 4. MỤC LỤC 3TLỜI CÁM ƠN3T ...............................................................................................................1 3TMỤC LỤC3T .....................................................................................................................2 3TDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT3T ..........................................................................4 3TMỞ ĐẦU3T........................................................................................................................1 3T1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:3T .................................................................................................1 3T2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:3T .........................................................................................3 3T3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU3T .......................................................3 3T4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC3T ..........................................................................................3 3T5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU3T...........................................................................................3 3T6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:3T ............................................................................................4 3T7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:3T ................................................................................4 3T8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN3T ...............................................................................................4 3TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CNTT3T .........5 3T1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề3T............................................................................................5 3T1.2 Những khái niệm cơ bản3T ..............................................................................................7 3T1.2.1 Quản lý3T .....................................................................................................................7 3T1.2.2. Quản lý giáo dục3T....................................................................................................11 3T1.2.3. Quản lý trường học3T ................................................................................................13 3T1.2.4. Quản lý hoạt động dạy học:3T ...................................................................................15 3T1.2.5 Công tác quản lý của người HT trường tiểu học:3T ...................................................16 3T1.2.6 Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở bậc tiểu học3T ...................................20 3T1.2.7 Công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học của HT trường tiểu học3T.......24 3TCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC Ở BẬC TIỂU HỌC QUẬN 113T .............................30 3T2.1 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu:3T ......................................................................30 3T2.1.1 Mẩu khảo sát3T...........................................................................................................30 3T2.1.2 Phương pháp nghiên cứu:3T .......................................................................................30 3T2.2 Kết quả thực trạng:3T ....................................................................................................32 3T2.2.1 Nhận thức:3T ..............................................................................................................32 3T2.2.2 Các nội dung quản lý:3T .............................................................................................38 3T2.3 Nguyên nhân của thực trạng3T......................................................................................60 3T2.3.1 Nguyên nhân chủ quan:3T ..........................................................................................61
  • 5. 3T2.3.2 Nguyên nhân khách quan:3T ......................................................................................65 3TCHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CNTT VÀO DẠY HỌC3T........................................68 3T3.1. Cơ sở đề xuất một số biện pháp3T ................................................................................68 3T3.2 Một số biện pháp đề xuất:3T ..........................................................................................69 3T3.2.1 Nhóm các biện pháp tăng cường việc xây dựng kế hoạch:3T ....................................69 3T3.2.2 Nhóm các biện pháp tăng cường việc xây dựng các quy định:3T ..............................70 3T3.2.3 Nhóm các biện pháp tăng cường việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện:3T .........................71 3T3.2.4 Nhóm các biện pháp tăng cường việc xây dựng các điều kiện hỗ trợ:3T...................75 3T3.2.5 Nhóm các biện pháp tăng cường việc kiểm tra, đánh giá:3T .....................................78 3T3.3 Khảo sát tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp:3T.........................................79 3TKẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ3T ......................................................................................89 3T1. Kết luận:3T ........................................................................................................................89 3T2. Kiến nghị:3T ......................................................................................................................90 3TTÀI LIỆU THAM KHẢO3T .........................................................................................92 3TPHỤ LỤC3T ....................................................................................................................95
  • 6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNTT Công nghệ thông tin HT Hiệu trưởng CBQL Cán bộ quản lý GV Giáo viên HS Học sinh THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở BGH Ban giám hiệu
  • 7. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Thế giới đang phát triển với tốc độ như vũ bão, đặc biệt là đối với khoa học công nghệ. Trong đó, công nghệ thông tin (CNTT) nổi lên như một ngành khoa học ứng dụng phát triển nhất, với tốc độ cao và sự lan tỏa mạnh mẽ. Công nghệ thông tin phát triển thúc đẩy nhiều ngành khác phát triển trong đó không thể không kể đến giáo dục. Việc ứng dụng CNTT vào dạy học trở thành xu hướng tất yếu của nền giáo dục bất cứ quốc gia nào. Các nước có nền giáo dục phát triển hầu hết đã thực hiện việc ứng dụng CNTT vào dạy học và đã đạt được nhiều kết quả nhất định. Ứng dụng CNTT vào dạy học trên thế giới tạo ra thêm những hình thức học tập đa dạng phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật như hình thức học tập trực tuyến (e-learning), các diễn đàn học tập (forum), các trang web (websites) về dạy học,… Nhà nước ta cũng đã có Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước; Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012. Điều đó chứng tỏ việc ứng dụng CNTT vào giáo dục nói chung và dạy học nói riêng hiện là vấn đề cấp bách, cần được quan tâm hàng đầu. Bậc tiểu học là bậc học nền tảng của bất cứ hệ thống giáo dục nào. Ở bậc học này, học sinh (HS) được trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất để tiếp tục con đường học tập trong tương lai. Trong kỷ nguyên công nghệ, việc được học tập trong một môi trường giàu công nghệ là một điều kiện không thể tốt hơn. Nếu được tiếp cận sớm với môi trường học và tư duy học tập hiện đại thì HS tiểu học của chúng ta sẽ có nhiều cơ hội phát triển tốt hơn trong tương lai. Không những vậy, đó sẽ là một tiền đề thật tốt cho các bậc học cao hơn để hướng giáo dục phát triển theo xu hướng hiện đại. Ngoài ra, xét về góc độ sự phát triển của dạy học trong thời gian gần đây, khi mà việc day học tích cực hóa hoạt động của người học được quan tâm hàng đầu thì ứng dụng CNTT vào dạy học là một điều hết sức quan trọng. Giáo viên (GV) có nhiều lựa chọn hơn
  • 8. trong việc đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc sử dụng công nghệ. HS cũng có điều kiện tốt hơn trong việc tự giác, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập trong một môi trường công nghệ, làm việc theo nhóm, gần gũi với thực tế và nâng cao kỹ năng xã hội. Về góc độ tâm lý lứa tuổi, HS tiểu học với tri giác còn mang tính trực quan, ứng dụng CNTT vào dạy học với nhiều hình ảnh sinh động, giải quyết được vấn đề khó khăn trong việc thiết kế đồ dùng dạy học phù hợp. Hơn nữa, tính tò mò và hay thích khám phá ở lứa tuổi các em khi đứng trước một điều mới mẻ như việc học với CNTT sẽ tạo động lực thúc đẩy không nhỏ trong việc học. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở bậc tiểu học hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề cần phải làm rõ trong đó có thực trạng của việc ứng dụng CNTT còn nhiều vấn đề bất cập. Trình độ CNTT của GV chưa đáp ứng được việc kết hợp ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy học. Cơ sở vật chất còn hạn chế không đáp ứng được yêu cầu công nghệ. Những vấn đề đó có thể giải quyết nếu như người hiệu trưởng (HT) có kế hoạch trong quản lý việc ứng dụng CNTT. Việc ứng dụng CNTT vào dạy học của GV chịu sự tác động không ít từ việc quản lý của người HT. HT một trường Tiểu học giờ đây ngoài những công tác quản lý như trước kia còn phải đối mặt với một nhiệm vụ mới khó khăn hơn, đó là quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Công tác quản lý này chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, từ phía trình độ CNTT của GV, của cả HT và từ phía những khó khăn về cơ sở vật chất, môi trường dạy học v.v. Có thể nói rằng, quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học đạt hiệu quả cao sẽ giúp nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong nhà trường, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học. Việc nghiên cứu ứng dụng CNTT vào dạy học đã có nhiều tác giả nghiên cứu nhưng ở bậc tiểu học và đứng về góc độ địa phương quận 11, nơi tác giả đang công tác thì công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học của HT còn nhiều vấn đề cần tìm hiểu về thực trạng cũng như đưa ra những biện pháp quản lý phù hợp. Từ sự cần thiết trên, tác giả chọn đề tài “Thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin của hiệu trưởng vào dạy học ở bậc tiểu học tại Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh” làm nội dung cho đề tài nghiên cứu của bản thân nhằm góp phần cải thiện chất lượng công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học bậc tiểu học trên địa bàn quận 11.
  • 9. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Khảo sát thực trạng quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học của HT ở các trường tiểu học ở quận 11, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện chất lượng của công tác này. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU  UKhách thể: Công tác quản lý trường học của HT các trường tiểu học.  UĐối tượng nghiên cứu: Thực trạng công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học của HT các trường tiểu học quận 11. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC - Công tác quản lý của HT về việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường tiểu học quận 11 đã đạt được những thành tựu nhất định (bước đầu tạo hiệu quả trong dạy – học, một số GV thành thạo trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học…). Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế (việc ứng dụng CNTT tin chỉ dừng ở mặt hình thức, công tác quản lý chưa có kế hoạch cụ thể, cơ sở vật chất chưa đầy đủ…) - Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học, trong đó chủ yếu là các yếu tố khách quan (khả năng cơ sở vật chất, trình độ tin học và khả năng đổi mới phương pháp dạy học không đáp ứng được cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học…) - Khi có những giải pháp phù hợp cho công tác quản lý của HT về việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở tiểu học thì chất lượng công tác quản lý trường học nói chung và chất lượng dạy học của GV và HS nói riêng sẽ được cải thiện. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý trường học của HT về việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường tiểu học.
  • 10. - Khảo sát thực trạng quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học của HT ở các trường tiểu học tại quận 11, TPHCM. - Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng. - Đề xuất một số biện pháp cải thiện chất lượng quản lý công tác này. 6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Khảo sát 5 trường tiểu học của quận 11. (khảo sát 3 đối tượng: hiệu trưởng, cán bộ quản lý và giáo viên) 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết  Phân tích tổng hợp, phân loại tài liệu… nhằm thu thập thông tin cho việc xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn  Phương pháp điều tra (dùng bảng hỏi) 8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Mở đầu UChương 1U: Cơ sở lý luận về quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở bậc tiểu học. UChương 2U: Thực trạng quản lý về việc ứng dụng công nghệ thông tin của hiệu trưởng vào dạy học ở bậc tiểu học ở quận 11. UChương 3:U Một số biện pháp cải thiện chất lượng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở tiểu học. Kết luận và Kiến nghị
  • 11. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CNTT 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trên thế giới, giáo dục và CNTT đã có những bước tiến rất nhanh. Chính vì vậy, việc ứng dụng CNTT vào dạy học đã và đang có nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đưa vào thực tiễn dạy và học. Các lớp học công nghệ cao, mô hình quản lý việc dạy học có ứng dụng CNTT ở các nước trên thế giới đã đạt được nhiều thành quả nhất định, đem lại hiệu quả cao trong dạy học, góp phần nâng cao hiệu suất đào tạo. Vấn đề nghiên cứu việc ứng dụng CNTT vào dạy học trong nước gần đây có nhiều tác giả đã có bài viết và công trình nghiên cứu như: - Đề tài Sử dụng CNTT-viễn thông để nâng cao hiệu quả dạy học và đổi mới phương thức đào tạo của Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Cường, Viện nghiên cứu giáo dục đã đưa ra được những biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả dạy học và giới thiệu những hình thức dạy học ứng dụng công nghệ có thể vận dụng vào thực tiễn giáo dục Việt Nam [7]. - Công trình nghiên cứu CNTT với việc dạy và học trong nhà trường Việt Nam của Lưu Lâm đã phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của việc sử dụng CNTT trong dạy và học đồng thời nêu lên được việc ứng dụng CNTT trong dạy và học ở hiện tại và tương lai [19]. - Công trình nghiên cứu Đổi mới phương pháp giảng dạy (PPGD) bằng CNTT – Xu thế của thời đại của TS. Quách Tuấn Ngọc báo cáo tại Hội thảo “Tin học trong quản lý nhà trường” đã nêu quan niệm dạy và học theo hướng sử dụng CNTT và trình bày một số thể nghiệm bước đầu trong việc sử dụng CNTT trong dạy và học thực hiện tại trung tâm CNTT Bộ GD-ĐT [24]. - Kỷ yếu hội thảo Về cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại để phát huy mạnh mẽ tính tích cực, chủ động sáng tạo, kỹ năng thực hành và hứng thú học tập của học sinh do Trường THPT dân lập Ngôi
  • 12. sao TP.Hồ Chí Minh tổ chức vào tháng 3/2003 đã nêu được thực tiễn việc vận dụng CNTT tại một trường THPT dân lập ở TP.Hồ Chí Minh [27]. - Luận văn Thạc sĩ đề tài Một số biện pháp chỉ đạo của HT để đổi mới PPDH bằng sử dụng CNTT ở các trường THPT vùng ven thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Trần Phước Đức đã đề xuất nhiều biện pháp mang tính đột phá trong quản lý, đặc biệt là ở khâu chỉ đạo của HT trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường vùng ven còn gặp nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội [9]. - Tổng quan về ứng dụng CNTT trong giáo dục của Trần Khánh trường ĐHSP Thái Nguyên cho cái nhìn khái quát về những thuận lợi khó khăn khi ứng dụng CNTT trong giáo dục ở Việt Nam giai đoạn 2001-2005 [15]. - Đề án dạy học tin học và ứng dụng CNTT trong trường phổ thông giai đoạn 2004- 2006 của Bộ GD-ĐT giới thiệu một số mô hình, tổ chức dạy học môn tin học và định hướng cho việc ứng dụng CNTT trong giai đoạn 2004 – 2006 [3]. - Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước quy định rõ những nội dung cần ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực hoạt động của từng đơn vị hành chính sự nghiệp [23]. - Hướng dẫn số 9854/BGDĐT-CNTT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2007-2008 về CNTT của Bộ GD-ĐT ngày 07/9/2007 cũng nêu rõ cần phải đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học. [5]. - Bài viết Ứng dụng CNTT trong quản lý trường THCS - Thực trạng và giải pháp của TS Ngô Quang Sơn 10/2007 nêu lên những mặt tích cực và hạn chế trong việc ứng dụng CNTT vào quản lý ở các trường THCS, đề xuất một số biện pháp để việc quản lý nhà trường có hiệu quả hơn với việc ứng dụng CNTT [26]. - Luận văn thạc sĩ đề tài Thực trạng quản lý việc ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông vào giảng dạy ở các trường PTTH ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang của tác giả Phan Tấn Chí đã nêu lên được tình hình ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường PTTH ở một huyện của tỉnh Tiền Giang, qua đó cũng đã xác định được một số biện pháp quản lý cần thiết để việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở bậc PTTH của địa phương từng bước đạt hiệu quả cao hơn. [6]
  • 13. Tuy có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về việc ứng dụng CNTT vào dạy học song những công trình nghiên cứu về thực trạng quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở bậc tiểu học tại quận 11, thành phố Hồ Chí Minh còn ít được đề cập đến. Vì vậy, để góp phần cải thiện chất lượng quản lý và dạy học, nghiên cứu thực trạng quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường tiểu học quận 11 là việc làm cấp thiết. 1.2 Những khái niệm cơ bản 1.2.1 Quản lý 1.2.1.1 Khái niệm quản lý Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý - Theo từ điển Tiếng Việt do Trung tâm từ điển học biên soạn 1998, khái niệm quản lý được định nghĩa là: + Trông coi và giữ gìn theo yêu cầu nhất định. + Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định. - Theo Henry Fayol: “Quản lý nghĩa là dự kiến, tổ chức, lãnh đạo, phối hợp và kiểm tra” [20]. - Theo Harold Koontz: “ Quản lý là một thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất” [14]. - Tác giả Trần Kiểm trong quyển “Quản lý giáo dục và trường học” đã nêu một số cách định nghĩa về quản lý như sau: + Theo “Bách khoa toàn thư Liên –Xô (cũ): “Quản lý là chức năng của những hệ thống có tổ chức với những bản chất khác nhau (kỹ thuật, sinh vật, xã hội), nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình, mục đích hoạt động” [16]. + Hoạt động có sự tác động qua lại giữ hệ thống và mội trường. Do đó, quản lý được hiểu là sự bảo đảm hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sự biến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển hệ thống đến trạng thái mới, thích ứng với hoàn cảnh mới.
  • 14. - Tác giả Nguyễn Minh Đạo định nghĩa: “Quản lý là sự tác động liên tục có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống của chủ thể quản lý (người, tổ chức) đến khách thể ( đối tượng ) về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế…bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [8]. - Trong cuốn “Lý luận quản lý nhà nước”, tác giả Mai Hữu Khuê có định nghĩa về quản lý nhà nước như sau: “Quản lý là một phạm trù có liên quan mật thiết với hiệp tác và phân công lao động, nó là một thuộc tính tự nhiên của mọi lao động hiệp tác. Từ khi xuất hiện những hoạt động của quần thể loài người thì đã xuất hiện sự quản lý. Sự quản lý có trong cả xã hội nguyên thủy, ở đó con người phải tập hợp với nhau để đấu tranh với thế giới tự nhiên, muốn sinh tồn con người phải tổ chức sản xuất, tổ chức phân phối”. Mỗi đơn vị quản lý luôn bao gồm hai bộ phận: bộ phận quản lý và bộ phận bị quản lý. Trong đó, bộ phận quản lý còn được gọi là chủ thể quản lý, bao gồm cá nhân, tập thể hay tổ chức được giao trách nhiệm quản lý . Bộ phận bị quản lý còn được gọi là khách thể, là đối tượng chịu tác động quản lý từ chủ thể quản lý. Dù định nghĩa như thế nào thì bản chất của hoạt động quản lý là cách thức tác động (tổ chức, điều khiển, chỉ huy) có tính lịch sử và tính xã hội, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt hiệu quả mong muốn và đạt mục tiêu đề ra. Quản lý vừa là pháp lý, vừa là công nghệ, vừa là khoa học và vừa là nghệ thuật. Quản lý giữ vai trò quan trọng trong mọi hoạt động trong đó có giáo dục. Nói chung, các định nghĩa về quản lý đều tập trung vào hiệu quả công tác quản lý, mà điều này phụ thuộc vào các yếu tố như chủ thể quản lý, khách thể quản lý và mục đích công tác quản lý bằng tác động từ chủ thể tới khách thể quản lý nhờ công cụ và phương pháp quản lý. 1.2.1.2 Chức năng quản lý Lao động quản lý là dạng lao động đặc biệt. Nó gắn liền với quá trình lao động tập thể và sự phân công lao động xã hội. Lao động quản lý thông qua sự tác động của chủ thể quản lý. Theo tác giả Phạm Thanh Liêm: “Chức năng quản lý là hệ thống được quy định một cách khách quan bởi những phân công và hợp tác lao động của đối tượng quản lý” [17].
  • 15. Khi phân chia các chức năng quản lý, có nhiều quan điểm khác nhau. Tác giả Hà Sĩ Hồ và Lê Tuấn đã tổng hợp và đề xuất các chức năng sau: Kế hoạch hóa; Xác định mục tiêu và nhiệm vụ quản lý thông tin; Dự báo; Soạn thảo và đề ra quyết định; Công tác cán bộ; Công tác ngân sách kinh phí; Tổ chức thực hiện ra quyết định, Điều chỉnh; Phối hợp; Chỉ đạo hành chính; Kiểm tra; Tổng kết [11]. Tài liệu của UNESCO đề ra 7 chức năng: Kế hoạch hóa; Tổ chức; Bố trí biên chế; Chỉ đạo; Phối hợp; Tổng kết; Quyết toán ngân sách [38]. Tóm lại, khi phân chia các chức năng quản lý, có nhiều quan điểm khác nhau, song các quan điểm đều thống nhất ở những chức năng sau: Kế hoạch hóa; Tổ chức; Chỉ đạo; Kiểm tra. Bốn chức năng trên có quan hệ với nhau tạo thành một chu trình quản lý. Chức năng kế hoạch hóa: Đây là giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất trong chu trình quản lý, kế hoạch hóa là tổ chức công việc theo kế hoạch, đưa mọi hoạt động giáo dục vào công tác kế hoạch và có mục tiêu cụ thể, biện pháp rõ ràng, xác định các điều kiện, nguồn lực để thực hiện mục tiêu, chương trình hành động, xác định bước đi cụ thể trong một thời gian nhất định của hệ thống quản lý. Xác định mục tiêu là khâu đầu tiên của kế hoạch hóa. Mục tiêu là cái đích mà mọi hoạt động phải hướng tới. Đồng thời xác định các nguồn lực đảm bảo và ưu tiên để đạt được mục tiêu trong thời gian xác định. Chức năng tổ chức: Tổ chức là quá trình sắp xếp, phân bố công việc một cách khoa học, hợp lý cho các bộ phận, các thành viên để mọi người có thể hoạt động một cách hào hứng, nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu đang xây dựng, duy trì cơ cấu nhất đinh về vai trò, nhiệm vụ, vị trí công tác. Trong chu trình quản lý thì tổ chức là giai đoạn đưa vào thực hiện những ý tưởng đã được kế hoạch hóa để từng bước đưa nhà trường tiến đến mục tiêu. Tóm lại, tổ chức là xác định cơ cấu về vai trò, nhiệm vụ được hợp thức hóa, được xây dựng một cách có chủ định để đảm bảo cho hoạt động phù hợp với mỗi người và phối hợp với nhau để công việc được trôi chảy, có hiệu quả. Chức năng chỉ đạo
  • 16. Chỉ đạo là quá trình tác động đến các thành viên của tổ chức, là những hành động xác lập quyền chỉ huy, sự can thiệp của người quản lý trong toàn bộ quá trình quản lý, huy động, điều hành mọi lực lượng thực hiện kế hoạch trong trật tự, làm cho họ nhiệt tình, tự giác nỗ lực phấn đấu để nhanh chóng đưa nhà trường đạt các mục tiêu đã định. Như vậy, chỉ đạo là hướng dẫn cụ thể theo một định hướng nhất định, liên kết, động viên người dưới quyền hoàn thành nhiệm vụ nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Chức năng kiểm tra Kiểm tra là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của quản lý. Lênin cho rằng “Quản lý mà không có kiểm tra coi như không có quản lý”. Kiểm tra là một quá trình thiết lập và thực hiện các cơ chế thích hợp để đảm bảo đạt được các mục tiêu của tổ chức. Kiểm tra không những giúp cho việc đánh giá thực chất trạng thái đạt được của nhà trường khi kết thức một chu kỳ kế hoạch mà còn có tác dụng tích cực cho việc chuẩn bị cho năm học sau. Việc kiểm tra cá nhân, một nhóm hay một tổ chức nhằm giám sát, đánh giá và xử lý kết quả đạt được của tổ chức so với mục tiêu quản lý đã định, nếu cần thiết sẽ điều chỉnh, uốn nắn hoạt động. Quá trình kiểm tra có trình tự như sau: - Xây dựng các chỉ tiêu, chuẩn mực hoạt động. - So sánh đối chiếu, đo lường việc thực hiện nhiệm vụ với chỉ tiêu, chuẩn mực. - Đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu so với kế hoạch, nếu sai lệch sẽ điều chỉnh hoạt động, thậm chí điều chỉnh chuẩn mực hoặc mục tiêu. Như vậy, kiểm tra nhằm theo dõi, giám sát thành quả hoạt động từ đó tiến hành sửa chữa, uốn nắn, điều chỉnh cho phù hợp, những hoạt động này phải được thực hiện kịp thời và khách quan. 1.2.1.3 Biện pháp quản lý Biện pháp quản lý là cách làm, cách giải quyết những công việc cụ thể của công tác quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Để tồn tại con người phải lao động, khi xã hội ngày càng phát triển thì xu hướng lệ thuộc lẫn nhau trong cuộc sống và lao động cũng phát triển theo. Vì vậy, con người có nhu cầu lao động tập thể, hình thành nên cộng đồng và xã hội. Trong quá trình hoạt động của mình, để đạt được những mục tiêu, cá nhân phải có biện pháp như là dự kiến kế hoạch, sắp
  • 17. xếp tiến trình, tiến hành và tác động lên đối tượng bằng cách nào đó theo khả năng của mình. Nói cách khác, đây chính là các biện pháp quản lý giúp con người đạt được mục tiêu đã định. Trong quá trình lao động tập thể lại càng không thể thiếu được các biện pháp quản lý, chẳng hạn như: xây dựng kế hoạch hoạt động, sự phân công điều hành chung, sự hợp tác và tổ chức công việc... Có nhiều khái niệm khác nhau về biện pháp quản lý, theo F.W. Taylor: “Biện pháp quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển hợp với quy luật, đạt mục đích đề ra và dùng ý chí của người quản lý”. Khi tìm hiểu về các biện pháp quản lý cũng cần phải xem xét khái niệm phương pháp quản lý. Phương pháp quản lý là tổng thể các cách thức tác động có thể có và có chủ định của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Như vậy phương pháp quản lý là khái niệm rộng hơn khái niệm biện pháp quản lý. Phương pháp quản lý có vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý, biện pháp quản lý là cần thiết trong quá trình quản lý. Quá trình quản lý là quá trình thực hiện các chức năng quản lý theo đúng các nguyên tắc đã được xác định. Các nguyên tắc đó được vận dụng và được thực hiện thông qua các phương pháp quản lý nhất định và các biện pháp quản lý phù hợp. Vì vậy, việc vận dụng các phương pháp quản lý cũng như áp dụng các biện pháp quản lý là nội dung cơ bản của quản lý. Tóm lại, biện pháp quản lý là cách làm, cách giải quyết những công việc cụ thể của công tác quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Hay nói cách khác, biện pháp quản lý là những phương pháp quản lý cụ thể trong những sự việc cụ thể, đối tượng cụ thể và tình huống cụ thể. 1.2.2. Quản lý giáo dục Giáo dục và quản lý giáo dục tồn tại song hành. Giáo dục là hoạt động truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người cho đời sau kế thừa và phát triển. Trong quá trình tồn tại và phát triển của xã hội, quản lý là một thuộc tính bất biến. Giáo dục là một hiện tượng xã hội. Do vậy, quản lý giáo dục cũng là một loại hình của quản lý xã hội.
  • 18. Như đã phân tích ở trên, có nhiều tác giả đưa ra khái niệm quản lý với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Do đó, quản lý giáo dục cũng có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội” [2]. Trong tác phẩm “Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục”, M.I. Kondakop viết: “Quản lý nhà trường là hệ thống xã hội – sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có kế hoạch và có hướng đích của chủ thể quản lý lên tất cả các mặt của đời sống nhà trường để đảm bảo sự vận hành tối ưu xã hội – kinh tế và tổ chức sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn lên” [13]. Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho sự vận hành theo đường lối giáo dục của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [25]. Từ những quan niệm trên, có thể hiểu quản lý giáo dục là những hệ thống, những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến mọi đối tượng, mọi yếu tố trong hệ thống nhằm đảm bảo chu trình vận hành của các cơ quan trong hệ thống giáo dục và tiếp tục duy trì, phát triển hệ thống về số lượng lẫn chất lượng. Nói cách khác, quản lý giáo dục là một quá trình diễn ra những tác động quản lý, đó là những hoạt động điều hành các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội. Xét trong phạm vi hẹp, công tác quản lý trường học bao gồm quản lý các quan hệ giữa trường học, xã hội (quản lý bên ngoài) và quản lý nhà trường (quản lý bên trong). Nhà trường là tổ chức giáo dục cơ sở trực tiếp làm công tác giáo dục đào tạo. Nó chịu sự quản lý trực tiếp của các cấp quản lý giáo dục, đồng thời nhà trường cũng là một hệ thống độc lập, tự quản. Việc quản lý nhà trường phải nhằm mục đích nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục và phát triển nhà trường. Thực chất quản lý nhà trường là quản lý hoạt
  • 19. động dạy và học, làm cho hoạt động dạy và học từ trạng thái này sang trạng thái khác để tiến đến mục tiêu giáo dục. Quản lý nhà trường bao gồm: - Quản lý quá trình sư phạm: tức là quản lý quá trình giáo dục và đào tạo. Các yếu tố của quá trình giáo dục và đào tạo là: mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, GV, HS, những phương tiện vật chất kỹ thuật, tài chính… Trong sơ đồ biểu thị các đối tượng của quản lý giáo dục, mỗi ô là một hệ thống con, mỗi hệ thống con đó bao gồm nhiều hệ thống nhỏ hơn nữa, tất cả tạo thành một chỉnh thể thống nhất, trong đó nổi lên vai trò yếu tố con người – trung tâm của quản lý. - Quản lý nhân sự: tức là làm tăng động lực cho đội ngũ GV bằng các chính sách ưu đãi và kích thích cơ sở vật chất, tâm lý. Ngoài ra còn bồi dưỡng nâng cao năng lực và chất lượng GV. - Quản lý tài lực và vật lực: là sử dụng một cách tối ưu nguồn tài lực, vật lực phục vụ cho hoạt động giáo dục của nhà trường. - Quản lý môi trường (các quan hệ ngoài nhà trường): tức là làm cho nhà trường thật sự gắn liền với sự phát triển của cộng đồng, của địa phương và của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tóm lại, quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt được kết quả mong muốn (mục tiêu giáo dục) một cách có hiệu quả nhất. 1.2.3. Quản lý trường học Quản lí trường học là quản lí, lãnh đạo hoạt động dạy của GV, hoạt động học của HS, hoạt động phục vụ việc học và việc dạy của cán bộ, nhân viên trong trường. Nhà trường là đơn vị, cơ sở trực tiếp giáo dục - đào tạo, là cơ quan chuyên môn của ngành giáo dục đào tạo, hoạt động của nhà trường rất đa dạng, phong phú và phức tạp nên việc quản lí, lãnh đạo chặt chẽ, khoa học sẽ bảo đảm đoàn kết, thống nhất được mọi lực lượng, tạo nên sức mạnh đồng bộ nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục đích giáo dục.
  • 20. Trường học là một thể chế xã hội – nhà nước, là một đơn vị tổ chức hoàn chỉnh, một cơ quan giáo dục chuyên biệt thực hiện chức năng giáo dục – đào tạo của nhà nước và của cộng đồng xã hội chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào cuộc sống. Nhà trường xã hội chũ nghĩa nằm trong hệ thống tư tưởng chính trị của Đảng và nhà nước có nhiệm vụ giáo dục và hình thành thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ Việt Nam. Nhà trường là pháo đài vững chắc chống lại tư tưởng lạc hậu, phản động. Đặc trưng của nhà trường xã hội chủ nghĩa là thông qua dạy chữ để dạy người. Một trong những nội dung quan trọng của nhà trường là giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ. Công tác giáo dục đạo đức là nhiệm vụ chiến lược trọng tâm hàng đầu và bao trùm lên mọi mặt công tác cho nhà trường. Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, những phẩm chất, đức tính, những giá trị tinh thần cao quý của những con người Việt Nam tùy thuộc phần lớn vào công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường. Mục tiêu giáo dục đào tạo của nhà trường được xác định trong các nghị quyết của Đảng, đó là: “Hình thành và phát triển nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân; đào tạo nên những người lao động có đạo đức, sức khỏe, học vấn và nghề nghiệp; gắn bó với lí tưởng độc lập dân tộc và xã hội chủ nghĩa; có ý thức cộng đồng… và phát huy giá trị văn hóa dân tộc đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; có tính tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp; đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [16]. Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lí nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, đưa nhà trường vận hành theo nguyên lí giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [10]. Như vậy, quản lí trường học là quản lí một hệ thống các hoạt động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lí nhằm làm cho nhà trường vận hành theo đường lối và nguyên lí giáo dục của Đảng, thể hiện được tính chất nhà trường xã hội chủ nghĩa, mà mục tiêu là giáo dục thế hệ trẻ, là quá trình dạy – học và đào tạo cho đất nước nguồn nhân lực không chỉ có trình độ chuyên môn giỏi mà còn có những phẩm chất đạo đức tốt, có đạo đức nghề và có kỹ năng nghề nghiệp, có lòng yêu nghề yêu tổ quốc, có kiến thức văn hoá, khoa học, lao động tự chủ sáng tạo, … đáp ứng với yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là nguồn nhân lực vừa hồng vừa chuyên, nguồn nhân lực vừa có đức vừa có tài.