SlideShare a Scribd company logo
1 of 10
1
Nguyễn Văn Nội - Các giải pháp kết cấu trong thi công tầng hầm và hố đào
CÁC GIẢI PHÁP KẾT CẤU TRONG THI CÔNG TẦNG HẦM VÀ HỐ ĐÀO
NGUYỄN VĂN NỘI
Các kết cấu hố đào sâu, tầng hầm, công trình ngầm dưới mặt đất luôn đặt ra những thách thức
lớn đối với đơn vị thi công, lựa chọn các giải pháp công nghệ. Đặc biệt, đối với những vị trí có nền địa
chất phức tạp, mực nước ngầm cao, mặt bằng thi công hạn hẹp và chiều sâu hố đào lớn. Để mang lại
hướng nhìn tổng quát hơn đối với các công nghệ thi công hầm, công trình ngầm đã được áp dụng tại
Việt Nam và trên thế giới. Bài viết sẽ đưa ra các giải pháp cho các dạng kết cấu này nhằm mang lại
hiệu quả tối ưu, đảm bảo ổn định của kết cấu và đáp ứng được yêu cầu tiến độ thi công.
Từ khóa: giải pháp kết cấu, công nghệ thi công, tầng hầm
1. Các giải pháp, công nghệ áp dụng trong thi công tầng hầm
Hiện nay, để thi công các công trình ngầm, tầng hầm thì có rất nhiều biện pháp công nghệ thi công
có thể áp dụng. Tuy nhiên, tùy vào vị trí địa lý của hạng mục, kết cấu nền địa chất xung quanh hố đào,
mực nước ngầm hiện hữu, chiều sâu hố đào và năng lực của đơn vị thi công, chúng ta có thể chia
thành 1 số công nghệ thi công được áp dụng phổ biến tại như sau:
a, Công nghệ thi công top-down
Công nghệ thi công Top-down là công nghệ thi công phần ngầm của công trình, theo phương pháp
từ trên xuống, bắt đầu từ sàn tầng cao độ mặt đất tự nhiên cote 0.00. Công nghệ này được áp dụng
phổ biến trong xây dựng các tầng hầm nhà cao tầng từ 2-4 tầng hầm. Do có thể đồng thời vừa thi công
các tầng hầm, các kết cấu dưới mặt đất tự nhiên, vừa có thể thi công phần thân công trình, kết cấu
phía trên mặt đất nhằm rút ngắn được tiến độ thời gian thi công.
Ưu điểm lớn nhất của công nghệ này là khi kết hợp với hệ tường vây bằng cọc barrete sẽ thuận
lợi cho việc thi công tại những mặt bằng không gian chật hẹp, điều kiện địa chất không ổn đinh, mực
nước ngầm cao. Lợi dụng được hệ kết cấu vách tường bao, dầm khung và cột (bằng cọc khoan nhồi
hoặc cọc kingspot) để chống đỡ tăng ổn định của kết cấu tường vây nên không cần phải sử dụng hệ
thanh thép hình chống tạm.
Tuy nhiên, công nghệ này có 1 số nhược điểm như do thi công trong không gian chật nên khó khăn
trong việc di chuyển máy móc thiết bị, vận chuyển đất đá ở các tầng phía dưới, đồng thời phải bố trí
các hệ thống chiếu sáng và thông gió. Việc liên kết giữa các kết cấu chịu lực của các tầng hầm cột
dầm vách cũng gây khó khăn hơn (phải sử dụng mối nối coupler nối thép, xử lý mạch ngừng bê tông
giữa các đợt thi công…)
b, Công nghệ thi công semi top-down
Công nghệ semi Top-down cũng tương tự như Top-down nhưng sẽ bắt đào đất và thi công kết cấu
ở tầng hầm thứ nhất thay vì thi công từ sàn cao độ cote 0.00 (top-down). Đối với những vị trí có nền
địa chất ổn định, mực nước ngầm thấp, việc thi công đào đất đến cao độ tầng hầm thứ 1 không làm
ảnh hưởng đến hệ tường vây thì sẽ tiết kiệm được chi phí do chưa cần sử dụng đến hệ giằng chống.
Đồng thời, đảm bảo tiến độ hoàn thành phần ngầm trong công trình nhanh hơn phần thân giúp cho tiến
độ chung được thông suốt mà thi công Top-down không giải quyết được (trong 1 số trường hợp khi thi
công phần thân tới tầng thứ 5 nhưng phần ngầm chưa thi công xong).
c, Công nghệ thi công bottom-up
Bottom-up là công nghệ thi công tầng hầm cổ điển và được áp dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam, có
những ưu thế mà công nghệ thi công khác không thể thay thế được. Việc thi công tầng hầm theo
phương pháp này đòi hỏi phải có biện pháp giữ ổn định tường chắn tường vây khi thi công đào xuống
đáy tầng hầm ở độ sâu thiết kế. Tuy nhiên, với những vị trí có địa chất ổn định, mặt bằng thi công rộng
thì có thế tiến hành theo phương pháp đào mở theo mái dốc taluy (phụ thuộc vào góc ma sát của đất).
2
Nguyễn Văn Nội - Các giải pháp kết cấu trong thi công tầng hầm và hố đào
Ưu điểm của phương pháp này là thi công đơn giản, đáp ứng được các giải pháp kết cấu và kiến
trúc, kiểm soát được chất lượng thi công. Tuy nhiên, nhược điểm là khó khăn khi thi công ở những nơi
có mực nước ngầm lớn, thời tiết mưa gió và phải có biện pháp để hạ nước ngầm, bơm nước ra khỏi
hố móng.
Mỗi phương pháp công nghệ thi công (top-down, semi top-down, bottom-up…) đều có những ưu
khuyết điểm riêng của nó. Tùy theo yêu cầu của tiến độ, vị trí mặt bằng thi công, đặc điểm địa chất và
chiều sâu hố đào tầng hầm mà chúng ta có thể phân tích đánh giá và áp dụng các công nghệ, biện
pháp thi công phù hợp.
2. Giải pháp hệ kết cấu tường vây trong thi công tầng hầm, hố đào
Dựa trên kết quả phân tích các điều kiện ảnh hưởng đến các công nghệ thi công kể trên, mà chúng
ta có thể dụng các phương án kết cấu đối với tường vây và các giải pháp tăng cường ổn định tường
vây, hố đào phù hợp trong suốt quá trình thiết kế và thi công (bảng 1).
Chiều sâu hố đào H
(m)
Giải pháp kết cấu tường vây
4m < H ≤ 6m
- Tường cừ thép ( ≤1 tầng chống, neo)
- Cọc xi măng đất (≤ 1 tầng chống, neo)
6m < H ≤ 10m
- Tường cừ thép (1-2 tầng chống, neo)
- Cọc xi măng đất (1-2 tầng chống, neo)
- Tường vây barrette (1-2 tầng chống, neo)
10m < H - Tường vây barrette (≥ 02 tầng chống, neo)
20m < H
- Tường vây cọc khoan nhồi secant piles (≥ 04 tầng
chống,neo), trong điều kiện địa chất phức tạp, tầng
đá xuất hiện sớm.
- Tường vây barrette (≥ 04 tầng chống, neo)
Bảng 1: Chiều sâu hố đào và các giải pháp kết cấu tường vây
a, Tường vây bằng cọc khoan nhồi Secant piles
Cọc khoan nhồi secant piles (cọc cát tuyến hoặc cọc cắt) là một phương pháp ít được sử dụng đến
trong thi công tầng hầm, hố đào tại Việt Nam. Tường vây bằng cọc secant piles cấu tạo gồm các cọc
khoan nhồi bê tông cốt thép giao nhau theo cấu trúc liên kết dạng “Secant Piles Wall – Hard/Hard or
Hard/Soft”. Để tăng cường sự ổn định liên kết giữa các cọc với nhau, có thể gia cố bằng hệ thép hình
chông, neo hoặc các dầm BTCT tùy thuộc vào hình dạng của hố đào, địa chất, vị trí nơi thi công.
3
Nguyễn Văn Nội - Các giải pháp kết cấu trong thi công tầng hầm và hố đào
Hình 1: Cọc secant piles
Hệ kết cấu tường vây này được áp dụng đối với những hố đào dạng hình trụ tròn, tầng hầm có
chiều sâu >20m, hoặc vị trí xuất hiện tầng địa chất đá gốc sớm mà các phương án tường vây khác
không áp dụng được (tường vây cọc barrette, tường cừ thép..).
a, Hố dạng hình chữ nhật và liên kết Secant Wall – Hard/Soft
b, Hố dạng hình tròn và liên kết Secant Wall – Hard/Hard
c, Chi tiết liên kết cọc
Hinh 2: Hình dạng hố đào và các chi tiết liên kết cọc secant pile.
Thi công khoan hạ cọc secant piles bằng cách sử dụng gầu khoan ruột gà khoan phá đất đá kết
hợp khí nén công suất lớn và xoay hạ ống vách. Trong quá trình khoan, thành vách hố đào được giữ
ổn định bằng ống vách đến cao trình đáy hố khoan, hoặc đến khi chạm đá cứng không thể hạ tiếp.
Ưu điểm của tường vây bằng cọc secant piles là sử dụng được trong vị trí chật hẹp, gần các hạng
mục lân cân. Có thể dung trong điều kiện địa chất phức tạp, đông thời tăng tính liên kết, tăng độ cứng
4
Nguyễn Văn Nội - Các giải pháp kết cấu trong thi công tầng hầm và hố đào
kết kếu so với các loại tường vây khác. Nhược điểm là khó kiểm soát dung sai cho phép (1% phương
thằng đứng) của cọc sâu.Chi phí tăng cao, cần máy móc thiết bị khoan chuyên dụng.
b, Tường vây bằng cọc barrette
Tường cọc Barrette là tường bê tông cốt thép đổ tại chỗ (tường BTCT trong đất) được dùng phổ
biến trong thi công tầng hầm với công trình nhà cao tầng. Cọc barrette có tiết diện hình chữ nhật với
chiều dày từ 600-800mm trở lên, chiều sâu cọc phụ thuộc vào địa chất vị trí thi công (có thể dài đến
50m). Tường vây cọc barrette được cấu tạo từ các đoạn cọc barrette (tấm panel) âm/dương chiều rộng
thay đổi từ 3,6m đến 6.0m, liên kết với nhau bằng các cốt thép liên kết, gioăng cao su hoặc thép tấm
(tôn) nhằm tăng khả năng chống thấm và chịu lực của kết cấu. Ngoài ra, tùy theo cách phân chia các
tấm panel mà bố trí thêm tấm panel trung tính.
Hình 3: Mặt bằng chia tấm tường vây điển hình
c, Tường vây bằng cọc ván thép (cừ Larsen)
Trong lĩnh vực xây dựng, cọc ván thép (cừ Larsen, steel sheet pile) được sử dụng ngày càng phổ
biến. Từ các công trình thủy công như cảng, bờ kè, cầu tàu, đê chắn song,, công trình cầu, đường hầm
đến các công trình dân dụng như bãi đậu xe ngầm, tầng hầm nhà nhiều tầng, hố đào nhà công nghiệp.
Tường vây cọc ván thép phù hợp với hố đào, công trình ngầm có chiều sâu <10m. Do sự linh hoạt
trong thi công, dễ dàng vận chuyển, có thể luân chuyển sử dụng đươc nhiều lần đồng thời khả năng
chịu tải tốt. Ngoài tường vây bằng cọc ván thép, còn có cọc ván kết cấu BTCT được sử dụng trong các
công trình cảng, bờ kè trong trường hợp cọc ván BTCT có tác dụng bao chắn phía ngoài, liên kết cố
định với các kết cấu khác và không tái sử dụng lại.
Hình 4: Chi tiết cừ larsen
5
Nguyễn Văn Nội - Các giải pháp kết cấu trong thi công tầng hầm và hố đào
d, Tường vây bằng cọc xi măng đất
Cọc xi măng đất kết hợp công nghệ jet grouting cải tạo đất sử dụng trong các hố đào áp dụng ở
nhiều nước trên thế giới. Với mực đích tăng cường sự ổn định cho đất nền xung quanh hố đào, giảm
chuyển vị ngang của tường trong hố đào đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận ở những vị trí có
địa chất yếu, chống thấm và ngăn mực nước ngầm trong các hố đào sử dụng tường vây hoặc hố đào
mở theo máy taluy.
3. Các giải pháp giữ ổn định hệ tường vây trong thi công hố đào
Tùy vào việc lựa chọn các phương pháp công nghệ thi công top-down, semi top-down hoặc bottom-
up trong thi công hố đào mà áp dụng các giải pháp tăng cường, giữ ổn định của tường vây. Dưới đây,
sẽ giới thiệu 1 số giải pháp được áp dụng phổ biến như sau:
a, Giải pháp giữ ổn định bằng dầm BTCT đỉnh tường vây
Dầm bo đỉnh tường vây bằng BTCT nhằm tăng cường liên kết và chịu tải trọng ngang giữa các tấm
cọc panel tường barrette hoặc tường vây cọc khoan nhồi. Giải pháp này áp dụng trong thi công top-
down, semi top-down hoặc kết hợp với giải pháp neo, chống trong thi công bottom-up.
Trong 1 số trường hợp có thể sử dụng dầm khung BTCT (vách) dọc theo chiều sâu hố đào (bố trí
nhiều lớp - thay thế hệ chống thép hình), liên kết với tường vây nhằm giảm áp lực từ đất nền xung
quang.
b, Giải pháp giữ ổn định bằng Hệ chống thép hình
Hệ chống thép hình (hoặc Hệ văng chống shoring) là hệ kết cấu thép hình H,I,C… được thiết kế
tính toán và liên kết với nhau có tác dụng chịu tải trọng ngang và tăng cường tường vây (tường vây
cọc barrette, cọc secant pile hoặc cừ larsen…).
Số lượng tầng thanh chống có thể là 1 tầng chống, 2 tầng chống hoặc nhiều hơn tuỳ theo chiều
sâu hố đào, dạng hình học của hố đào và điều kiện địa chất trong phạm vi chiều sâu tường vây.
Hình 5: Mặt bằng, mặt cắt bố trí hệ chống thép hình
Ưu điểm: Thi công lắp dựng linh hoạt, dễ dàng và có thể tái sử dụng đươc nhiều lần. Kiểm soát
điều chỉnh được khả năng chịu lực của hệ chống và tường vây bằng các kích thủy lực lắp trong hệ
chống thép hình. Ngoài ra giải pháp này áp dụng được trong điều kiện địa chất yếu, mặt bằng thi công
chật hẹp gần với các hạng mục lân cận.
Nhược điểm: Hệ chống thép hình lắp dựng bên trong lòng hố đào chiếm diện tích gây khó khăn
cho các công tác thi công và máy móc thiết bị vận chuyển.
6
Nguyễn Văn Nội - Các giải pháp kết cấu trong thi công tầng hầm và hố đào
Hệ chống thép hình ngoài việc chịu tải trong ngang từ nền đất xung quanh và tường vây, nó còn
chịu tải trọng của bản thân (đặc biệt với những hố đào kích thước lớn). Vì vậy, cần phải bố trí các cột
cọc khoan nhồi, hoặc cọc kingpost trong hố đào để neo giữ đảm bảo ổn định của hệ chống.
c, Giải pháp giữ ổn định bằng phương pháp neo đất
Neo đất là giải pháp truyền tải trọng kéo của hệ tường vây vào lớp đất chịu tải. Được áp dụng nhiều
trong thi công tầng hầm hố đào tại những vị trí có nền địa chất ổn định, mặt bằng rộng và không ảnh
hưởng đến các hạng mục lân cận.
Về kết cấu của neo đất này về cơ bản gồm 3 phần: đầu neo, chiều dài neo tự do (lõi neo) và bầu
neo.
Hình 5: Cấu tạo neo đất
Theo kết cấu neo đất có thể chia làm 2 loại neo thường và neo ứng suất trước:
- Neo thường: Là loại neo mà trong quá trình lắp đặt thanh lõi neo không được căng ứng suất
trước. Đối với neo này, lõi neo có độ giãn đáng kể khi tải trọng tác dụng, do vậy chuyển dịch của đầu
neo sẽ tương đối lớn khi sức chịu tải của neo được huy động tối đa. Độ dài của neo phụ thuộc vào kết
cấu tường và kết cấu nền chứa neo.
- Neo ứng suất trước: Là loại neo mà khi lắp đặt lõi neo cáp đã được căng ứng suất trước. Để
giảm bớt sự chuyển dịch của đầu neo tới giới hạn có thể chấp nhận được, neo đất thường được tạo
ứng suất trước bằng cách kéo trước neo đất về phía kết cấu [1]
Theo mục đích sử dụng có thể chia ra thành neo tạm thời và neo cố định.
- Neo tạm thời là loại neo có thể tháo ra sau khi kết cấu có khả năng chịu lực. Hiện nay neo tạm
thời được phát triển và sử dụng phổ biến loại neo có thể di chuyển (tháo dỡ) cáp sau khi hoàn thành
quá trình xây dựng.
- Neo cố định được sử dụng lâu hơn tùy thuộc vào thời gian tồn tại của công trình và tham gia vào
quá trình chịu lực chung của kết cấu.
Sự dính bám của neo vào đất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện đất nền, độ sâu của bầu neo so
với mặt đất, kích thước bầu neo và áp lực phun vữa, lực căng neo và góc độ khoan.
Ưu điểm: Có thể áp dụng trong thi công các hồ đào sâu, hố đào thi công dễ dàng không bị vướng
như giải pháp hệ chống thép hình. Tuy nhiên, tại những vị trí có nền đất yếu, mực nước ngầm lớn thì
sẽ gây khó khăn trong thi công, khó áp dụng.
7
Nguyễn Văn Nội - Các giải pháp kết cấu trong thi công tầng hầm và hố đào
Hình 6: Thi công phụt vữa neo đất
d, Giải pháp Cọc xi măng đất nhằm tăng cường chịu tải và gia cố nền đất bên ngoài hố đào.
Cọc xi măng đất là hỗn hợp kết dính trộn lẫn giữa đất nguyên trạng tại vị trí thi công và vữa xi măng
được phun bởi áp lực cao xuống nền đất bởi thiết bị phun khoan nhằm tạo thành các trụ xi măng đất
có cường độ chịu lực và sự đặc chắc lớn hơn so với đất nền hiện trạng. Cường độ của cọc xi măng
đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố tùy theo mục đích sử dụng và yêu cầu của thiết kế cũng như tính chất
của đất, quy trình trộn, đường kính lỗ khoan, áp lực của của tia phun vữa và tốc độ quay của cần trộn,
tốc độ nâng cần trộn.
Hình 7: Thi công cọc xi măng đất
Cọc xi măng đất được áp dụng rộng rãi trong việc xử lý kết cấu nền móng, gia cố nền đất phía
ngoài tường vây tại những vị trí có nền địa chất yếu, mực nước ngầm lớn.
Công nghệ thi công cọc xi măng đất hiện nay đang áp dụng hai phương pháp của Châu Âu và Nhật
Bản là phương pháp trộn khô và trộn ướt [2]
Phương pháp trộn khô (dry jet mixing): sử dụng cần khoan có gắn các cánh cắt đất, chúng cắt đất
sau đó trộn đất với xi măng bột (có hoặc không có chất phụ gia) được dẫn bởi khí nén dọc theo trục
khoan để tạo thành một trụ (độ ẩm của đất cần phải không nhỏ hơn 20 %).
8
Nguyễn Văn Nội - Các giải pháp kết cấu trong thi công tầng hầm và hố đào
Hình 8: Sơ đồ quy trình công nghệ trộn khô
Phương pháp trộn ướt (wet jet mixing hay còn được gọi là jet-grouting) là quá trình phun tia nước
và vữa với áp suất cao vào nền đất xung quang lỗ khoan. Các phần tử, hạt đất nền xung quanh lỗ
khoan bị xói tơi ra và hòa trộn với vữa xi măng (có hoặc không có chất phụ gia) đông cứng tạo thành
trụ xi măng đất đồng nhất.
Hình 9: Sơ đồ quy trình công nghệ trộn ướt
Cường độ và tính thấm phụ thuộc vào thành phần và đặc tính của đất (hàm lượng hạt mịn, hàm
lượng hữu cơ, loại sét, thành phần hạt...), khối lượng và chủng loại vữa và quy trình trộn.
4. Tính toán phân tích mô hình kết cấu và quan trắc chuyển vị trong thi công
a, Tính toán phân tích mô hình kết cấu tường vây
Việc phân tích tính toán đối với kết cấu tường vây chủ yếu sử dụng các phần mềm địa kỹ thuật
chuyên dụng như Plaxis 2D (hoặc Geoslope) trong quá trình thiết kế, lựa chọn các phương pháp công
nghệ thi công.
Phần mềm Plaxis 2D theo phương pháp phần tử hữu hạn cho phép mô phỏng kết cấu tường vây
dựa trên các thông số hình học của tường vây, hố đào (kích thước, tiết diện, chiều sâu…), số lượng vị
trí khoảng các neo chống, loại vật liệu sử dụng, báo cáo khảo sát địa chất và các thông số cơ bản của
đất nền (γ, c, φ, k, E..), mực nước ngầm và các loại tải trọng, hoạt tải trên trên mặt đất xung quanh.
Đặc biệt, phương pháp sẽ đưa ra các kết quả mô phỏng về chuyển vị ngang, lực cắt, mô-men uốn của
tường vây theo các giai đoạn thi công đào đất, bố trí chống neo và các phương án công nghệ sử dụng
trong thi công tầng hầm, hố đào.
9
Nguyễn Văn Nội - Các giải pháp kết cấu trong thi công tầng hầm và hố đào
Hình 10: Mặt cắt tính toán trong Plaxis
b. Tính toán thiết kế hệ kết cấu giữ ổn định tường vây
Tính toán đối với Hệ chống thép hình: xây dụng mô hình hệ dàn chống bằng các phần mềm kết
cấu không gian (phần mềm SAP, Etabs, Staad...) nhằm tính toán sự ổn định và khả năng chịu lực của
tiết diện thanh chống và cột chống dưới tác động của tải trọng ngang; áp lực gây ra do đất nước và
hoạt tải xung quanh, cùng với các thông số có được từ phần mềm Plaxis 2D.
Tính toán đối với phương án neo đất: dựa trên các giá trị ứng suất dính bám danh định của bầu
neo đƣợc xác định mối tường quan với chỉ số SPT,, tính chất cơ lý của nền đất, chiều dài bầu neo, góc
nghiêng của neo và loại kết cấu neo sử dụng, cùng với các thông số có được từ phần mềm Plaxis 2D.
[5]
c, Quan trắc chuyển vị trong thi công tầng hầm, hố đào
Bên cạnh mô hình phân tích nội lực biến dạng bằng các phần mềm kết cấu mô phỏng (Plaxis 2D,
SAP, Etabs…) thì trong suốt quá trình thi công đều phải theo dõi liên tục chuyển vị của tường vây bằng
việc lắp đặt các điểm hệ thống quan trắc (Inlinometer) ở các mặt của hố đào. Dựa theo tiêu chuẩn
ASTM D6230-98 “Phương pháp thí nghiệm cho sự dịch chuyển của đất sử dụng đầu dò đo nghiêng”
nhằm theo dõi quá trình chuyển dịch của đất nền xung quanh hố đào, lún và biến dạng của kết cấu để
có những biện pháp xử lý kịp thời tránh gây ảnh hưởng cho bản thân công trình và khu vực xung quanh
[4].
Kết luận
Trên đây là những công nghệ thi công và các giải pháp kết cấu đã và đang được áp dụng phổ biến
ở Việt Nam và trên thế giới trong thi công tầng hầm và hố đào. Việc phân tích, đánh giá và lựa chọn
các phương án thi công cần được tính toán và thiết kế ngay giai đoạn đầu của dự án để đảm bảo các
tiêu chí về kỹ thuật, kinh tế và tiến độ của dự án.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. TCVN-8870 : 2011, “Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu neo đất”.
2. TCVN 9906 : 2014, “Công trình thủy lợi - Cọc xi măng đất thi công theo phương pháp Jet-
grouting - Yêu cầu thiết kế, thi công và nghiệm thu cho xử lý nền đất yếu”.
3. TCVN 10304 : 2014, “Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế”.
Tiếng Anh
10
Nguyễn Văn Nội - Các giải pháp kết cấu trong thi công tầng hầm và hố đào
4. ASTM D6230 – 98, Standard Test Method for Monitoring Ground Movement Using Probe-
Type Inclinometers
5. BS 8081:1989, Code of practice for ground anchorages

More Related Content

What's hot

Câu hỏi đồ án tốt nghiệp khoa xây dựng
Câu hỏi đồ án tốt nghiệp khoa xây dựngCâu hỏi đồ án tốt nghiệp khoa xây dựng
Câu hỏi đồ án tốt nghiệp khoa xây dựngchiennuce
 
TCVN 5574:2012 - Kết cấu Bê tông và Bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 5574:2012 - Kết cấu Bê tông và Bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kếTCVN 5574:2012 - Kết cấu Bê tông và Bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 5574:2012 - Kết cấu Bê tông và Bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kếshare-connect Blog
 
Chuong 2 lien ket trong ket cau thep
Chuong 2 lien ket trong ket cau thepChuong 2 lien ket trong ket cau thep
Chuong 2 lien ket trong ket cau thepKhương Vũ Hoàng
 
Bài giảng kết cấu bê tông cốt thép
Bài giảng kết cấu bê tông cốt thépBài giảng kết cấu bê tông cốt thép
Bài giảng kết cấu bê tông cốt thépTrieu Nguyen Xuan
 
GT Nền móng - Châu Ngọc Ẩn
GT Nền móng - Châu Ngọc ẨnGT Nền móng - Châu Ngọc Ẩn
GT Nền móng - Châu Ngọc Ẩnshare-connect Blog
 
TÍNH TOÁN CỐT ĐAI DẦM THEO TCVN 5574-2018
TÍNH TOÁN CỐT ĐAI DẦM THEO TCVN 5574-2018TÍNH TOÁN CỐT ĐAI DẦM THEO TCVN 5574-2018
TÍNH TOÁN CỐT ĐAI DẦM THEO TCVN 5574-2018VOBAOTOAN
 
thuyết minh đồ án nền móng
thuyết minh đồ án nền móngthuyết minh đồ án nền móng
thuyết minh đồ án nền móngHo Ngoc Thuan
 
VẼ COLUMN STRIPS HAY MIDDLE STRIPS TRONG SAFE
VẼ COLUMN STRIPS HAY MIDDLE STRIPS TRONG SAFEVẼ COLUMN STRIPS HAY MIDDLE STRIPS TRONG SAFE
VẼ COLUMN STRIPS HAY MIDDLE STRIPS TRONG SAFEVOBAOTOAN
 
Kiến thức sử dụng Etabs
Kiến thức sử dụng EtabsKiến thức sử dụng Etabs
Kiến thức sử dụng EtabsHồ Việt Hùng
 
Vo phan hoang_the_thao_phan_tich_va_tinh_toan_mong_coc
Vo phan hoang_the_thao_phan_tich_va_tinh_toan_mong_cocVo phan hoang_the_thao_phan_tich_va_tinh_toan_mong_coc
Vo phan hoang_the_thao_phan_tich_va_tinh_toan_mong_cocMinh Tuấn Phạm
 
Giáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 2 - Đỗ Đình Đức
Giáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 2 - Đỗ Đình ĐứcGiáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 2 - Đỗ Đình Đức
Giáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 2 - Đỗ Đình Đứcshare-connect Blog
 
Huong dan cac bai tap mau sap2000 v14
Huong dan cac bai tap mau sap2000 v14Huong dan cac bai tap mau sap2000 v14
Huong dan cac bai tap mau sap2000 v14Ttx Love
 
Giáo trình Bê tông cốt thép 1 - Phần cấu kiện cơ bản - Phan Quang Minh
Giáo trình Bê tông cốt thép 1 - Phần cấu kiện cơ bản - Phan Quang MinhGiáo trình Bê tông cốt thép 1 - Phần cấu kiện cơ bản - Phan Quang Minh
Giáo trình Bê tông cốt thép 1 - Phần cấu kiện cơ bản - Phan Quang Minhshare-connect Blog
 
ĐỒ ÁN BÊ TÔNG 2 ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
ĐỒ ÁN BÊ TÔNG 2 ĐẠI HỌC XÂY DỰNGĐỒ ÁN BÊ TÔNG 2 ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
ĐỒ ÁN BÊ TÔNG 2 ĐẠI HỌC XÂY DỰNGchiennuce
 
Khung bê tông cốt thép toàn khối - Lê Bá Huế
Khung bê tông cốt thép toàn khối - Lê Bá HuếKhung bê tông cốt thép toàn khối - Lê Bá Huế
Khung bê tông cốt thép toàn khối - Lê Bá Huếshare-connect Blog
 
2.cau tao-cot-thep
2.cau tao-cot-thep2.cau tao-cot-thep
2.cau tao-cot-thepthinhkts339
 

What's hot (20)

Câu hỏi đồ án tốt nghiệp khoa xây dựng
Câu hỏi đồ án tốt nghiệp khoa xây dựngCâu hỏi đồ án tốt nghiệp khoa xây dựng
Câu hỏi đồ án tốt nghiệp khoa xây dựng
 
Luận văn: Nghiên cứu sử dụng cọc ép tại Hải Phòng, HAY
Luận văn: Nghiên cứu sử dụng cọc ép tại Hải Phòng, HAYLuận văn: Nghiên cứu sử dụng cọc ép tại Hải Phòng, HAY
Luận văn: Nghiên cứu sử dụng cọc ép tại Hải Phòng, HAY
 
TCVN 5574:2012 - Kết cấu Bê tông và Bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 5574:2012 - Kết cấu Bê tông và Bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kếTCVN 5574:2012 - Kết cấu Bê tông và Bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 5574:2012 - Kết cấu Bê tông và Bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế
 
Chuong 2 lien ket trong ket cau thep
Chuong 2 lien ket trong ket cau thepChuong 2 lien ket trong ket cau thep
Chuong 2 lien ket trong ket cau thep
 
Bài giảng kết cấu bê tông cốt thép
Bài giảng kết cấu bê tông cốt thépBài giảng kết cấu bê tông cốt thép
Bài giảng kết cấu bê tông cốt thép
 
GT Nền móng - Châu Ngọc Ẩn
GT Nền móng - Châu Ngọc ẨnGT Nền móng - Châu Ngọc Ẩn
GT Nền móng - Châu Ngọc Ẩn
 
TÍNH TOÁN CỐT ĐAI DẦM THEO TCVN 5574-2018
TÍNH TOÁN CỐT ĐAI DẦM THEO TCVN 5574-2018TÍNH TOÁN CỐT ĐAI DẦM THEO TCVN 5574-2018
TÍNH TOÁN CỐT ĐAI DẦM THEO TCVN 5574-2018
 
thuyết minh đồ án nền móng
thuyết minh đồ án nền móngthuyết minh đồ án nền móng
thuyết minh đồ án nền móng
 
VẼ COLUMN STRIPS HAY MIDDLE STRIPS TRONG SAFE
VẼ COLUMN STRIPS HAY MIDDLE STRIPS TRONG SAFEVẼ COLUMN STRIPS HAY MIDDLE STRIPS TRONG SAFE
VẼ COLUMN STRIPS HAY MIDDLE STRIPS TRONG SAFE
 
Kiến thức sử dụng Etabs
Kiến thức sử dụng EtabsKiến thức sử dụng Etabs
Kiến thức sử dụng Etabs
 
Vo phan hoang_the_thao_phan_tich_va_tinh_toan_mong_coc
Vo phan hoang_the_thao_phan_tich_va_tinh_toan_mong_cocVo phan hoang_the_thao_phan_tich_va_tinh_toan_mong_coc
Vo phan hoang_the_thao_phan_tich_va_tinh_toan_mong_coc
 
Chương 2 sàn
Chương 2 sànChương 2 sàn
Chương 2 sàn
 
Đề tài: Tính toán lệch tâm xiên cho cột bê tông cốt thép nhà cao tầng
Đề tài: Tính toán lệch tâm xiên cho cột bê tông cốt thép nhà cao tầngĐề tài: Tính toán lệch tâm xiên cho cột bê tông cốt thép nhà cao tầng
Đề tài: Tính toán lệch tâm xiên cho cột bê tông cốt thép nhà cao tầng
 
Giáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 2 - Đỗ Đình Đức
Giáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 2 - Đỗ Đình ĐứcGiáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 2 - Đỗ Đình Đức
Giáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 2 - Đỗ Đình Đức
 
Huong dan cac bai tap mau sap2000 v14
Huong dan cac bai tap mau sap2000 v14Huong dan cac bai tap mau sap2000 v14
Huong dan cac bai tap mau sap2000 v14
 
Giáo trình Bê tông cốt thép 1 - Phần cấu kiện cơ bản - Phan Quang Minh
Giáo trình Bê tông cốt thép 1 - Phần cấu kiện cơ bản - Phan Quang MinhGiáo trình Bê tông cốt thép 1 - Phần cấu kiện cơ bản - Phan Quang Minh
Giáo trình Bê tông cốt thép 1 - Phần cấu kiện cơ bản - Phan Quang Minh
 
ĐỒ ÁN BÊ TÔNG 2 ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
ĐỒ ÁN BÊ TÔNG 2 ĐẠI HỌC XÂY DỰNGĐỒ ÁN BÊ TÔNG 2 ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
ĐỒ ÁN BÊ TÔNG 2 ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
 
Khung bê tông cốt thép toàn khối - Lê Bá Huế
Khung bê tông cốt thép toàn khối - Lê Bá HuếKhung bê tông cốt thép toàn khối - Lê Bá Huế
Khung bê tông cốt thép toàn khối - Lê Bá Huế
 
2.cau tao-cot-thep
2.cau tao-cot-thep2.cau tao-cot-thep
2.cau tao-cot-thep
 
Đề tài: Ổn định của cột bê tông cốt thép tiết diện chữ nhật, HAY
Đề tài: Ổn định của cột bê tông cốt thép tiết diện chữ nhật, HAYĐề tài: Ổn định của cột bê tông cốt thép tiết diện chữ nhật, HAY
Đề tài: Ổn định của cột bê tông cốt thép tiết diện chữ nhật, HAY
 

Similar to Cac giai phap ket cau trong thi cong tang ham va ho dao _ Nguyen Van Noi

Các vấn đề nền và mong 1
Các vấn đề nền và mong 1Các vấn đề nền và mong 1
Các vấn đề nền và mong 1hoangvanhuan91
 
Kỹ thuật thi công thi công Top-base
Kỹ thuật thi công thi công Top-baseKỹ thuật thi công thi công Top-base
Kỹ thuật thi công thi công Top-baseThuan Truong
 
Ung dung cong nghe thi cong top-down tai hang muc phong bom be lang xoay du a...
Ung dung cong nghe thi cong top-down tai hang muc phong bom be lang xoay du a...Ung dung cong nghe thi cong top-down tai hang muc phong bom be lang xoay du a...
Ung dung cong nghe thi cong top-down tai hang muc phong bom be lang xoay du a...Noi Nguyen
 
Tong quan ve_thi_cong_cong_trinh_ngam
Tong quan ve_thi_cong_cong_trinh_ngamTong quan ve_thi_cong_cong_trinh_ngam
Tong quan ve_thi_cong_cong_trinh_ngamNguyen Trung
 
Danh gia nguyen nhan anh huong den chat luong thi cong coc va tuong vay baret...
Danh gia nguyen nhan anh huong den chat luong thi cong coc va tuong vay baret...Danh gia nguyen nhan anh huong den chat luong thi cong coc va tuong vay baret...
Danh gia nguyen nhan anh huong den chat luong thi cong coc va tuong vay baret...Noi Nguyen
 
Hướng dẫn thiết kế cống trong đồ án tốt nghiệp
Hướng dẫn thiết kế cống trong đồ án tốt nghiệpHướng dẫn thiết kế cống trong đồ án tốt nghiệp
Hướng dẫn thiết kế cống trong đồ án tốt nghiệpTung Ken
 
Tcvn 198-1997 12
Tcvn 198-1997 12Tcvn 198-1997 12
Tcvn 198-1997 12Hoang Vu
 
Bài tiểu luận công nghệ thi công tường chắn đất có cốt
Bài tiểu luận công nghệ thi công tường chắn đất có cốtBài tiểu luận công nghệ thi công tường chắn đất có cốt
Bài tiểu luận công nghệ thi công tường chắn đất có cốtjackjohn45
 
Các Loại Móng Và 9 Bí Mật Gia Chủ Không Biết Khi Thi Công Móng
Các Loại Móng Và 9 Bí Mật Gia Chủ Không Biết Khi Thi Công MóngCác Loại Móng Và 9 Bí Mật Gia Chủ Không Biết Khi Thi Công Móng
Các Loại Móng Và 9 Bí Mật Gia Chủ Không Biết Khi Thi Công MóngKiến Trúc KISATO
 
Ung dung cac cong nghe trong thi cong thap nuoc khan cap
Ung dung cac cong nghe trong thi cong thap nuoc khan capUng dung cac cong nghe trong thi cong thap nuoc khan cap
Ung dung cac cong nghe trong thi cong thap nuoc khan capNoi Nguyen
 
Chỉ dẫn thiết kế sàn vượt nhịp lớn
Chỉ dẫn thiết kế sàn vượt nhịp lớnChỉ dẫn thiết kế sàn vượt nhịp lớn
Chỉ dẫn thiết kế sàn vượt nhịp lớnTrung Kien Nguyen
 
Chỉ dẫn thiết kế sàn vượt nhịp lớn
Chỉ dẫn thiết kế sàn vượt nhịp lớnChỉ dẫn thiết kế sàn vượt nhịp lớn
Chỉ dẫn thiết kế sàn vượt nhịp lớnHồ Việt Hùng
 
31. co so lua chon tuong barret cho tang ham nha cao tang
31. co so lua chon tuong barret cho tang ham nha cao tang31. co so lua chon tuong barret cho tang ham nha cao tang
31. co so lua chon tuong barret cho tang ham nha cao tanganhdeptrai52
 
Bai giang cau tao kien truc20
Bai giang  cau tao kien truc20Bai giang  cau tao kien truc20
Bai giang cau tao kien truc20Duy Vọng
 

Similar to Cac giai phap ket cau trong thi cong tang ham va ho dao _ Nguyen Van Noi (20)

05 cac giai phap thiet ke
05 cac giai phap thiet ke05 cac giai phap thiet ke
05 cac giai phap thiet ke
 
Các vấn đề nền và mong 1
Các vấn đề nền và mong 1Các vấn đề nền và mong 1
Các vấn đề nền và mong 1
 
Kỹ thuật thi công thi công Top-base
Kỹ thuật thi công thi công Top-baseKỹ thuật thi công thi công Top-base
Kỹ thuật thi công thi công Top-base
 
Ung dung cong nghe thi cong top-down tai hang muc phong bom be lang xoay du a...
Ung dung cong nghe thi cong top-down tai hang muc phong bom be lang xoay du a...Ung dung cong nghe thi cong top-down tai hang muc phong bom be lang xoay du a...
Ung dung cong nghe thi cong top-down tai hang muc phong bom be lang xoay du a...
 
Tong quan ve_thi_cong_cong_trinh_ngam
Tong quan ve_thi_cong_cong_trinh_ngamTong quan ve_thi_cong_cong_trinh_ngam
Tong quan ve_thi_cong_cong_trinh_ngam
 
Danh gia nguyen nhan anh huong den chat luong thi cong coc va tuong vay baret...
Danh gia nguyen nhan anh huong den chat luong thi cong coc va tuong vay baret...Danh gia nguyen nhan anh huong den chat luong thi cong coc va tuong vay baret...
Danh gia nguyen nhan anh huong den chat luong thi cong coc va tuong vay baret...
 
Hướng dẫn thiết kế cống trong đồ án tốt nghiệp
Hướng dẫn thiết kế cống trong đồ án tốt nghiệpHướng dẫn thiết kế cống trong đồ án tốt nghiệp
Hướng dẫn thiết kế cống trong đồ án tốt nghiệp
 
Tcvn 198-1997 12
Tcvn 198-1997 12Tcvn 198-1997 12
Tcvn 198-1997 12
 
Bài tiểu luận công nghệ thi công tường chắn đất có cốt
Bài tiểu luận công nghệ thi công tường chắn đất có cốtBài tiểu luận công nghệ thi công tường chắn đất có cốt
Bài tiểu luận công nghệ thi công tường chắn đất có cốt
 
Các Loại Móng Và 9 Bí Mật Gia Chủ Không Biết Khi Thi Công Móng
Các Loại Móng Và 9 Bí Mật Gia Chủ Không Biết Khi Thi Công MóngCác Loại Móng Và 9 Bí Mật Gia Chủ Không Biết Khi Thi Công Móng
Các Loại Móng Và 9 Bí Mật Gia Chủ Không Biết Khi Thi Công Móng
 
Ung dung cac cong nghe trong thi cong thap nuoc khan cap
Ung dung cac cong nghe trong thi cong thap nuoc khan capUng dung cac cong nghe trong thi cong thap nuoc khan cap
Ung dung cac cong nghe trong thi cong thap nuoc khan cap
 
Đề tài: Ứng dụng công nghệ tường trong đất có neo vào xây dựng
Đề tài: Ứng dụng công nghệ tường trong đất có neo vào xây dựngĐề tài: Ứng dụng công nghệ tường trong đất có neo vào xây dựng
Đề tài: Ứng dụng công nghệ tường trong đất có neo vào xây dựng
 
Chỉ dẫn thiết kế sàn vượt nhịp lớn
Chỉ dẫn thiết kế sàn vượt nhịp lớnChỉ dẫn thiết kế sàn vượt nhịp lớn
Chỉ dẫn thiết kế sàn vượt nhịp lớn
 
Chỉ dẫn thiết kế sàn vượt nhịp lớn
Chỉ dẫn thiết kế sàn vượt nhịp lớnChỉ dẫn thiết kế sàn vượt nhịp lớn
Chỉ dẫn thiết kế sàn vượt nhịp lớn
 
31. co so lua chon tuong barret cho tang ham nha cao tang
31. co so lua chon tuong barret cho tang ham nha cao tang31. co so lua chon tuong barret cho tang ham nha cao tang
31. co so lua chon tuong barret cho tang ham nha cao tang
 
Đề tài: Giải pháp thi công cọc ly tâm ứng suất trước bằng Robot
Đề tài: Giải pháp thi công cọc ly tâm ứng suất trước bằng RobotĐề tài: Giải pháp thi công cọc ly tâm ứng suất trước bằng Robot
Đề tài: Giải pháp thi công cọc ly tâm ứng suất trước bằng Robot
 
Bai giang cau tao kien truc20
Bai giang  cau tao kien truc20Bai giang  cau tao kien truc20
Bai giang cau tao kien truc20
 
Đề tài: Xây dựng mô hình khoan tự động ứng dụng PLC, HOT
Đề tài: Xây dựng mô hình khoan tự động ứng dụng PLC, HOTĐề tài: Xây dựng mô hình khoan tự động ứng dụng PLC, HOT
Đề tài: Xây dựng mô hình khoan tự động ứng dụng PLC, HOT
 
Luận văn: Xây dựng mô hình khoan tự động ứng dụng PLC, HAY
Luận văn: Xây dựng mô hình khoan tự động ứng dụng PLC, HAYLuận văn: Xây dựng mô hình khoan tự động ứng dụng PLC, HAY
Luận văn: Xây dựng mô hình khoan tự động ứng dụng PLC, HAY
 
DESIGN STATION
DESIGN STATIONDESIGN STATION
DESIGN STATION
 

More from Noi Nguyen

Cong nghe thi cong Cang bien nuoc sau.pdf
Cong nghe thi cong Cang bien nuoc sau.pdfCong nghe thi cong Cang bien nuoc sau.pdf
Cong nghe thi cong Cang bien nuoc sau.pdfNoi Nguyen
 
Be tong khoi lon – cac phuong phap phong chong vet nut trong thi cong - Nguye...
Be tong khoi lon – cac phuong phap phong chong vet nut trong thi cong - Nguye...Be tong khoi lon – cac phuong phap phong chong vet nut trong thi cong - Nguye...
Be tong khoi lon – cac phuong phap phong chong vet nut trong thi cong - Nguye...Noi Nguyen
 
Bien phap ha muc nuoc ngam
Bien phap ha muc nuoc ngam Bien phap ha muc nuoc ngam
Bien phap ha muc nuoc ngam Noi Nguyen
 
Bang tinh do chat k dat
Bang tinh do chat k datBang tinh do chat k dat
Bang tinh do chat k datNoi Nguyen
 
Phan 3 - thi nghiem ket cau xay dung
Phan 3 - thi nghiem ket cau xay dungPhan 3 - thi nghiem ket cau xay dung
Phan 3 - thi nghiem ket cau xay dungNoi Nguyen
 
Phan 2: thi nghiem hoan thien
Phan 2: thi nghiem hoan thienPhan 2: thi nghiem hoan thien
Phan 2: thi nghiem hoan thienNoi Nguyen
 
Phan 1: thi nghiem phan tho
Phan 1: thi nghiem phan thoPhan 1: thi nghiem phan tho
Phan 1: thi nghiem phan thoNoi Nguyen
 

More from Noi Nguyen (7)

Cong nghe thi cong Cang bien nuoc sau.pdf
Cong nghe thi cong Cang bien nuoc sau.pdfCong nghe thi cong Cang bien nuoc sau.pdf
Cong nghe thi cong Cang bien nuoc sau.pdf
 
Be tong khoi lon – cac phuong phap phong chong vet nut trong thi cong - Nguye...
Be tong khoi lon – cac phuong phap phong chong vet nut trong thi cong - Nguye...Be tong khoi lon – cac phuong phap phong chong vet nut trong thi cong - Nguye...
Be tong khoi lon – cac phuong phap phong chong vet nut trong thi cong - Nguye...
 
Bien phap ha muc nuoc ngam
Bien phap ha muc nuoc ngam Bien phap ha muc nuoc ngam
Bien phap ha muc nuoc ngam
 
Bang tinh do chat k dat
Bang tinh do chat k datBang tinh do chat k dat
Bang tinh do chat k dat
 
Phan 3 - thi nghiem ket cau xay dung
Phan 3 - thi nghiem ket cau xay dungPhan 3 - thi nghiem ket cau xay dung
Phan 3 - thi nghiem ket cau xay dung
 
Phan 2: thi nghiem hoan thien
Phan 2: thi nghiem hoan thienPhan 2: thi nghiem hoan thien
Phan 2: thi nghiem hoan thien
 
Phan 1: thi nghiem phan tho
Phan 1: thi nghiem phan thoPhan 1: thi nghiem phan tho
Phan 1: thi nghiem phan tho
 

Cac giai phap ket cau trong thi cong tang ham va ho dao _ Nguyen Van Noi

  • 1. 1 Nguyễn Văn Nội - Các giải pháp kết cấu trong thi công tầng hầm và hố đào CÁC GIẢI PHÁP KẾT CẤU TRONG THI CÔNG TẦNG HẦM VÀ HỐ ĐÀO NGUYỄN VĂN NỘI Các kết cấu hố đào sâu, tầng hầm, công trình ngầm dưới mặt đất luôn đặt ra những thách thức lớn đối với đơn vị thi công, lựa chọn các giải pháp công nghệ. Đặc biệt, đối với những vị trí có nền địa chất phức tạp, mực nước ngầm cao, mặt bằng thi công hạn hẹp và chiều sâu hố đào lớn. Để mang lại hướng nhìn tổng quát hơn đối với các công nghệ thi công hầm, công trình ngầm đã được áp dụng tại Việt Nam và trên thế giới. Bài viết sẽ đưa ra các giải pháp cho các dạng kết cấu này nhằm mang lại hiệu quả tối ưu, đảm bảo ổn định của kết cấu và đáp ứng được yêu cầu tiến độ thi công. Từ khóa: giải pháp kết cấu, công nghệ thi công, tầng hầm 1. Các giải pháp, công nghệ áp dụng trong thi công tầng hầm Hiện nay, để thi công các công trình ngầm, tầng hầm thì có rất nhiều biện pháp công nghệ thi công có thể áp dụng. Tuy nhiên, tùy vào vị trí địa lý của hạng mục, kết cấu nền địa chất xung quanh hố đào, mực nước ngầm hiện hữu, chiều sâu hố đào và năng lực của đơn vị thi công, chúng ta có thể chia thành 1 số công nghệ thi công được áp dụng phổ biến tại như sau: a, Công nghệ thi công top-down Công nghệ thi công Top-down là công nghệ thi công phần ngầm của công trình, theo phương pháp từ trên xuống, bắt đầu từ sàn tầng cao độ mặt đất tự nhiên cote 0.00. Công nghệ này được áp dụng phổ biến trong xây dựng các tầng hầm nhà cao tầng từ 2-4 tầng hầm. Do có thể đồng thời vừa thi công các tầng hầm, các kết cấu dưới mặt đất tự nhiên, vừa có thể thi công phần thân công trình, kết cấu phía trên mặt đất nhằm rút ngắn được tiến độ thời gian thi công. Ưu điểm lớn nhất của công nghệ này là khi kết hợp với hệ tường vây bằng cọc barrete sẽ thuận lợi cho việc thi công tại những mặt bằng không gian chật hẹp, điều kiện địa chất không ổn đinh, mực nước ngầm cao. Lợi dụng được hệ kết cấu vách tường bao, dầm khung và cột (bằng cọc khoan nhồi hoặc cọc kingspot) để chống đỡ tăng ổn định của kết cấu tường vây nên không cần phải sử dụng hệ thanh thép hình chống tạm. Tuy nhiên, công nghệ này có 1 số nhược điểm như do thi công trong không gian chật nên khó khăn trong việc di chuyển máy móc thiết bị, vận chuyển đất đá ở các tầng phía dưới, đồng thời phải bố trí các hệ thống chiếu sáng và thông gió. Việc liên kết giữa các kết cấu chịu lực của các tầng hầm cột dầm vách cũng gây khó khăn hơn (phải sử dụng mối nối coupler nối thép, xử lý mạch ngừng bê tông giữa các đợt thi công…) b, Công nghệ thi công semi top-down Công nghệ semi Top-down cũng tương tự như Top-down nhưng sẽ bắt đào đất và thi công kết cấu ở tầng hầm thứ nhất thay vì thi công từ sàn cao độ cote 0.00 (top-down). Đối với những vị trí có nền địa chất ổn định, mực nước ngầm thấp, việc thi công đào đất đến cao độ tầng hầm thứ 1 không làm ảnh hưởng đến hệ tường vây thì sẽ tiết kiệm được chi phí do chưa cần sử dụng đến hệ giằng chống. Đồng thời, đảm bảo tiến độ hoàn thành phần ngầm trong công trình nhanh hơn phần thân giúp cho tiến độ chung được thông suốt mà thi công Top-down không giải quyết được (trong 1 số trường hợp khi thi công phần thân tới tầng thứ 5 nhưng phần ngầm chưa thi công xong). c, Công nghệ thi công bottom-up Bottom-up là công nghệ thi công tầng hầm cổ điển và được áp dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam, có những ưu thế mà công nghệ thi công khác không thể thay thế được. Việc thi công tầng hầm theo phương pháp này đòi hỏi phải có biện pháp giữ ổn định tường chắn tường vây khi thi công đào xuống đáy tầng hầm ở độ sâu thiết kế. Tuy nhiên, với những vị trí có địa chất ổn định, mặt bằng thi công rộng thì có thế tiến hành theo phương pháp đào mở theo mái dốc taluy (phụ thuộc vào góc ma sát của đất).
  • 2. 2 Nguyễn Văn Nội - Các giải pháp kết cấu trong thi công tầng hầm và hố đào Ưu điểm của phương pháp này là thi công đơn giản, đáp ứng được các giải pháp kết cấu và kiến trúc, kiểm soát được chất lượng thi công. Tuy nhiên, nhược điểm là khó khăn khi thi công ở những nơi có mực nước ngầm lớn, thời tiết mưa gió và phải có biện pháp để hạ nước ngầm, bơm nước ra khỏi hố móng. Mỗi phương pháp công nghệ thi công (top-down, semi top-down, bottom-up…) đều có những ưu khuyết điểm riêng của nó. Tùy theo yêu cầu của tiến độ, vị trí mặt bằng thi công, đặc điểm địa chất và chiều sâu hố đào tầng hầm mà chúng ta có thể phân tích đánh giá và áp dụng các công nghệ, biện pháp thi công phù hợp. 2. Giải pháp hệ kết cấu tường vây trong thi công tầng hầm, hố đào Dựa trên kết quả phân tích các điều kiện ảnh hưởng đến các công nghệ thi công kể trên, mà chúng ta có thể dụng các phương án kết cấu đối với tường vây và các giải pháp tăng cường ổn định tường vây, hố đào phù hợp trong suốt quá trình thiết kế và thi công (bảng 1). Chiều sâu hố đào H (m) Giải pháp kết cấu tường vây 4m < H ≤ 6m - Tường cừ thép ( ≤1 tầng chống, neo) - Cọc xi măng đất (≤ 1 tầng chống, neo) 6m < H ≤ 10m - Tường cừ thép (1-2 tầng chống, neo) - Cọc xi măng đất (1-2 tầng chống, neo) - Tường vây barrette (1-2 tầng chống, neo) 10m < H - Tường vây barrette (≥ 02 tầng chống, neo) 20m < H - Tường vây cọc khoan nhồi secant piles (≥ 04 tầng chống,neo), trong điều kiện địa chất phức tạp, tầng đá xuất hiện sớm. - Tường vây barrette (≥ 04 tầng chống, neo) Bảng 1: Chiều sâu hố đào và các giải pháp kết cấu tường vây a, Tường vây bằng cọc khoan nhồi Secant piles Cọc khoan nhồi secant piles (cọc cát tuyến hoặc cọc cắt) là một phương pháp ít được sử dụng đến trong thi công tầng hầm, hố đào tại Việt Nam. Tường vây bằng cọc secant piles cấu tạo gồm các cọc khoan nhồi bê tông cốt thép giao nhau theo cấu trúc liên kết dạng “Secant Piles Wall – Hard/Hard or Hard/Soft”. Để tăng cường sự ổn định liên kết giữa các cọc với nhau, có thể gia cố bằng hệ thép hình chông, neo hoặc các dầm BTCT tùy thuộc vào hình dạng của hố đào, địa chất, vị trí nơi thi công.
  • 3. 3 Nguyễn Văn Nội - Các giải pháp kết cấu trong thi công tầng hầm và hố đào Hình 1: Cọc secant piles Hệ kết cấu tường vây này được áp dụng đối với những hố đào dạng hình trụ tròn, tầng hầm có chiều sâu >20m, hoặc vị trí xuất hiện tầng địa chất đá gốc sớm mà các phương án tường vây khác không áp dụng được (tường vây cọc barrette, tường cừ thép..). a, Hố dạng hình chữ nhật và liên kết Secant Wall – Hard/Soft b, Hố dạng hình tròn và liên kết Secant Wall – Hard/Hard c, Chi tiết liên kết cọc Hinh 2: Hình dạng hố đào và các chi tiết liên kết cọc secant pile. Thi công khoan hạ cọc secant piles bằng cách sử dụng gầu khoan ruột gà khoan phá đất đá kết hợp khí nén công suất lớn và xoay hạ ống vách. Trong quá trình khoan, thành vách hố đào được giữ ổn định bằng ống vách đến cao trình đáy hố khoan, hoặc đến khi chạm đá cứng không thể hạ tiếp. Ưu điểm của tường vây bằng cọc secant piles là sử dụng được trong vị trí chật hẹp, gần các hạng mục lân cân. Có thể dung trong điều kiện địa chất phức tạp, đông thời tăng tính liên kết, tăng độ cứng
  • 4. 4 Nguyễn Văn Nội - Các giải pháp kết cấu trong thi công tầng hầm và hố đào kết kếu so với các loại tường vây khác. Nhược điểm là khó kiểm soát dung sai cho phép (1% phương thằng đứng) của cọc sâu.Chi phí tăng cao, cần máy móc thiết bị khoan chuyên dụng. b, Tường vây bằng cọc barrette Tường cọc Barrette là tường bê tông cốt thép đổ tại chỗ (tường BTCT trong đất) được dùng phổ biến trong thi công tầng hầm với công trình nhà cao tầng. Cọc barrette có tiết diện hình chữ nhật với chiều dày từ 600-800mm trở lên, chiều sâu cọc phụ thuộc vào địa chất vị trí thi công (có thể dài đến 50m). Tường vây cọc barrette được cấu tạo từ các đoạn cọc barrette (tấm panel) âm/dương chiều rộng thay đổi từ 3,6m đến 6.0m, liên kết với nhau bằng các cốt thép liên kết, gioăng cao su hoặc thép tấm (tôn) nhằm tăng khả năng chống thấm và chịu lực của kết cấu. Ngoài ra, tùy theo cách phân chia các tấm panel mà bố trí thêm tấm panel trung tính. Hình 3: Mặt bằng chia tấm tường vây điển hình c, Tường vây bằng cọc ván thép (cừ Larsen) Trong lĩnh vực xây dựng, cọc ván thép (cừ Larsen, steel sheet pile) được sử dụng ngày càng phổ biến. Từ các công trình thủy công như cảng, bờ kè, cầu tàu, đê chắn song,, công trình cầu, đường hầm đến các công trình dân dụng như bãi đậu xe ngầm, tầng hầm nhà nhiều tầng, hố đào nhà công nghiệp. Tường vây cọc ván thép phù hợp với hố đào, công trình ngầm có chiều sâu <10m. Do sự linh hoạt trong thi công, dễ dàng vận chuyển, có thể luân chuyển sử dụng đươc nhiều lần đồng thời khả năng chịu tải tốt. Ngoài tường vây bằng cọc ván thép, còn có cọc ván kết cấu BTCT được sử dụng trong các công trình cảng, bờ kè trong trường hợp cọc ván BTCT có tác dụng bao chắn phía ngoài, liên kết cố định với các kết cấu khác và không tái sử dụng lại. Hình 4: Chi tiết cừ larsen
  • 5. 5 Nguyễn Văn Nội - Các giải pháp kết cấu trong thi công tầng hầm và hố đào d, Tường vây bằng cọc xi măng đất Cọc xi măng đất kết hợp công nghệ jet grouting cải tạo đất sử dụng trong các hố đào áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Với mực đích tăng cường sự ổn định cho đất nền xung quanh hố đào, giảm chuyển vị ngang của tường trong hố đào đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận ở những vị trí có địa chất yếu, chống thấm và ngăn mực nước ngầm trong các hố đào sử dụng tường vây hoặc hố đào mở theo máy taluy. 3. Các giải pháp giữ ổn định hệ tường vây trong thi công hố đào Tùy vào việc lựa chọn các phương pháp công nghệ thi công top-down, semi top-down hoặc bottom- up trong thi công hố đào mà áp dụng các giải pháp tăng cường, giữ ổn định của tường vây. Dưới đây, sẽ giới thiệu 1 số giải pháp được áp dụng phổ biến như sau: a, Giải pháp giữ ổn định bằng dầm BTCT đỉnh tường vây Dầm bo đỉnh tường vây bằng BTCT nhằm tăng cường liên kết và chịu tải trọng ngang giữa các tấm cọc panel tường barrette hoặc tường vây cọc khoan nhồi. Giải pháp này áp dụng trong thi công top- down, semi top-down hoặc kết hợp với giải pháp neo, chống trong thi công bottom-up. Trong 1 số trường hợp có thể sử dụng dầm khung BTCT (vách) dọc theo chiều sâu hố đào (bố trí nhiều lớp - thay thế hệ chống thép hình), liên kết với tường vây nhằm giảm áp lực từ đất nền xung quang. b, Giải pháp giữ ổn định bằng Hệ chống thép hình Hệ chống thép hình (hoặc Hệ văng chống shoring) là hệ kết cấu thép hình H,I,C… được thiết kế tính toán và liên kết với nhau có tác dụng chịu tải trọng ngang và tăng cường tường vây (tường vây cọc barrette, cọc secant pile hoặc cừ larsen…). Số lượng tầng thanh chống có thể là 1 tầng chống, 2 tầng chống hoặc nhiều hơn tuỳ theo chiều sâu hố đào, dạng hình học của hố đào và điều kiện địa chất trong phạm vi chiều sâu tường vây. Hình 5: Mặt bằng, mặt cắt bố trí hệ chống thép hình Ưu điểm: Thi công lắp dựng linh hoạt, dễ dàng và có thể tái sử dụng đươc nhiều lần. Kiểm soát điều chỉnh được khả năng chịu lực của hệ chống và tường vây bằng các kích thủy lực lắp trong hệ chống thép hình. Ngoài ra giải pháp này áp dụng được trong điều kiện địa chất yếu, mặt bằng thi công chật hẹp gần với các hạng mục lân cận. Nhược điểm: Hệ chống thép hình lắp dựng bên trong lòng hố đào chiếm diện tích gây khó khăn cho các công tác thi công và máy móc thiết bị vận chuyển.
  • 6. 6 Nguyễn Văn Nội - Các giải pháp kết cấu trong thi công tầng hầm và hố đào Hệ chống thép hình ngoài việc chịu tải trong ngang từ nền đất xung quanh và tường vây, nó còn chịu tải trọng của bản thân (đặc biệt với những hố đào kích thước lớn). Vì vậy, cần phải bố trí các cột cọc khoan nhồi, hoặc cọc kingpost trong hố đào để neo giữ đảm bảo ổn định của hệ chống. c, Giải pháp giữ ổn định bằng phương pháp neo đất Neo đất là giải pháp truyền tải trọng kéo của hệ tường vây vào lớp đất chịu tải. Được áp dụng nhiều trong thi công tầng hầm hố đào tại những vị trí có nền địa chất ổn định, mặt bằng rộng và không ảnh hưởng đến các hạng mục lân cận. Về kết cấu của neo đất này về cơ bản gồm 3 phần: đầu neo, chiều dài neo tự do (lõi neo) và bầu neo. Hình 5: Cấu tạo neo đất Theo kết cấu neo đất có thể chia làm 2 loại neo thường và neo ứng suất trước: - Neo thường: Là loại neo mà trong quá trình lắp đặt thanh lõi neo không được căng ứng suất trước. Đối với neo này, lõi neo có độ giãn đáng kể khi tải trọng tác dụng, do vậy chuyển dịch của đầu neo sẽ tương đối lớn khi sức chịu tải của neo được huy động tối đa. Độ dài của neo phụ thuộc vào kết cấu tường và kết cấu nền chứa neo. - Neo ứng suất trước: Là loại neo mà khi lắp đặt lõi neo cáp đã được căng ứng suất trước. Để giảm bớt sự chuyển dịch của đầu neo tới giới hạn có thể chấp nhận được, neo đất thường được tạo ứng suất trước bằng cách kéo trước neo đất về phía kết cấu [1] Theo mục đích sử dụng có thể chia ra thành neo tạm thời và neo cố định. - Neo tạm thời là loại neo có thể tháo ra sau khi kết cấu có khả năng chịu lực. Hiện nay neo tạm thời được phát triển và sử dụng phổ biến loại neo có thể di chuyển (tháo dỡ) cáp sau khi hoàn thành quá trình xây dựng. - Neo cố định được sử dụng lâu hơn tùy thuộc vào thời gian tồn tại của công trình và tham gia vào quá trình chịu lực chung của kết cấu. Sự dính bám của neo vào đất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện đất nền, độ sâu của bầu neo so với mặt đất, kích thước bầu neo và áp lực phun vữa, lực căng neo và góc độ khoan. Ưu điểm: Có thể áp dụng trong thi công các hồ đào sâu, hố đào thi công dễ dàng không bị vướng như giải pháp hệ chống thép hình. Tuy nhiên, tại những vị trí có nền đất yếu, mực nước ngầm lớn thì sẽ gây khó khăn trong thi công, khó áp dụng.
  • 7. 7 Nguyễn Văn Nội - Các giải pháp kết cấu trong thi công tầng hầm và hố đào Hình 6: Thi công phụt vữa neo đất d, Giải pháp Cọc xi măng đất nhằm tăng cường chịu tải và gia cố nền đất bên ngoài hố đào. Cọc xi măng đất là hỗn hợp kết dính trộn lẫn giữa đất nguyên trạng tại vị trí thi công và vữa xi măng được phun bởi áp lực cao xuống nền đất bởi thiết bị phun khoan nhằm tạo thành các trụ xi măng đất có cường độ chịu lực và sự đặc chắc lớn hơn so với đất nền hiện trạng. Cường độ của cọc xi măng đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố tùy theo mục đích sử dụng và yêu cầu của thiết kế cũng như tính chất của đất, quy trình trộn, đường kính lỗ khoan, áp lực của của tia phun vữa và tốc độ quay của cần trộn, tốc độ nâng cần trộn. Hình 7: Thi công cọc xi măng đất Cọc xi măng đất được áp dụng rộng rãi trong việc xử lý kết cấu nền móng, gia cố nền đất phía ngoài tường vây tại những vị trí có nền địa chất yếu, mực nước ngầm lớn. Công nghệ thi công cọc xi măng đất hiện nay đang áp dụng hai phương pháp của Châu Âu và Nhật Bản là phương pháp trộn khô và trộn ướt [2] Phương pháp trộn khô (dry jet mixing): sử dụng cần khoan có gắn các cánh cắt đất, chúng cắt đất sau đó trộn đất với xi măng bột (có hoặc không có chất phụ gia) được dẫn bởi khí nén dọc theo trục khoan để tạo thành một trụ (độ ẩm của đất cần phải không nhỏ hơn 20 %).
  • 8. 8 Nguyễn Văn Nội - Các giải pháp kết cấu trong thi công tầng hầm và hố đào Hình 8: Sơ đồ quy trình công nghệ trộn khô Phương pháp trộn ướt (wet jet mixing hay còn được gọi là jet-grouting) là quá trình phun tia nước và vữa với áp suất cao vào nền đất xung quang lỗ khoan. Các phần tử, hạt đất nền xung quanh lỗ khoan bị xói tơi ra và hòa trộn với vữa xi măng (có hoặc không có chất phụ gia) đông cứng tạo thành trụ xi măng đất đồng nhất. Hình 9: Sơ đồ quy trình công nghệ trộn ướt Cường độ và tính thấm phụ thuộc vào thành phần và đặc tính của đất (hàm lượng hạt mịn, hàm lượng hữu cơ, loại sét, thành phần hạt...), khối lượng và chủng loại vữa và quy trình trộn. 4. Tính toán phân tích mô hình kết cấu và quan trắc chuyển vị trong thi công a, Tính toán phân tích mô hình kết cấu tường vây Việc phân tích tính toán đối với kết cấu tường vây chủ yếu sử dụng các phần mềm địa kỹ thuật chuyên dụng như Plaxis 2D (hoặc Geoslope) trong quá trình thiết kế, lựa chọn các phương pháp công nghệ thi công. Phần mềm Plaxis 2D theo phương pháp phần tử hữu hạn cho phép mô phỏng kết cấu tường vây dựa trên các thông số hình học của tường vây, hố đào (kích thước, tiết diện, chiều sâu…), số lượng vị trí khoảng các neo chống, loại vật liệu sử dụng, báo cáo khảo sát địa chất và các thông số cơ bản của đất nền (γ, c, φ, k, E..), mực nước ngầm và các loại tải trọng, hoạt tải trên trên mặt đất xung quanh. Đặc biệt, phương pháp sẽ đưa ra các kết quả mô phỏng về chuyển vị ngang, lực cắt, mô-men uốn của tường vây theo các giai đoạn thi công đào đất, bố trí chống neo và các phương án công nghệ sử dụng trong thi công tầng hầm, hố đào.
  • 9. 9 Nguyễn Văn Nội - Các giải pháp kết cấu trong thi công tầng hầm và hố đào Hình 10: Mặt cắt tính toán trong Plaxis b. Tính toán thiết kế hệ kết cấu giữ ổn định tường vây Tính toán đối với Hệ chống thép hình: xây dụng mô hình hệ dàn chống bằng các phần mềm kết cấu không gian (phần mềm SAP, Etabs, Staad...) nhằm tính toán sự ổn định và khả năng chịu lực của tiết diện thanh chống và cột chống dưới tác động của tải trọng ngang; áp lực gây ra do đất nước và hoạt tải xung quanh, cùng với các thông số có được từ phần mềm Plaxis 2D. Tính toán đối với phương án neo đất: dựa trên các giá trị ứng suất dính bám danh định của bầu neo đƣợc xác định mối tường quan với chỉ số SPT,, tính chất cơ lý của nền đất, chiều dài bầu neo, góc nghiêng của neo và loại kết cấu neo sử dụng, cùng với các thông số có được từ phần mềm Plaxis 2D. [5] c, Quan trắc chuyển vị trong thi công tầng hầm, hố đào Bên cạnh mô hình phân tích nội lực biến dạng bằng các phần mềm kết cấu mô phỏng (Plaxis 2D, SAP, Etabs…) thì trong suốt quá trình thi công đều phải theo dõi liên tục chuyển vị của tường vây bằng việc lắp đặt các điểm hệ thống quan trắc (Inlinometer) ở các mặt của hố đào. Dựa theo tiêu chuẩn ASTM D6230-98 “Phương pháp thí nghiệm cho sự dịch chuyển của đất sử dụng đầu dò đo nghiêng” nhằm theo dõi quá trình chuyển dịch của đất nền xung quanh hố đào, lún và biến dạng của kết cấu để có những biện pháp xử lý kịp thời tránh gây ảnh hưởng cho bản thân công trình và khu vực xung quanh [4]. Kết luận Trên đây là những công nghệ thi công và các giải pháp kết cấu đã và đang được áp dụng phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới trong thi công tầng hầm và hố đào. Việc phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án thi công cần được tính toán và thiết kế ngay giai đoạn đầu của dự án để đảm bảo các tiêu chí về kỹ thuật, kinh tế và tiến độ của dự án. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. TCVN-8870 : 2011, “Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu neo đất”. 2. TCVN 9906 : 2014, “Công trình thủy lợi - Cọc xi măng đất thi công theo phương pháp Jet- grouting - Yêu cầu thiết kế, thi công và nghiệm thu cho xử lý nền đất yếu”. 3. TCVN 10304 : 2014, “Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế”. Tiếng Anh
  • 10. 10 Nguyễn Văn Nội - Các giải pháp kết cấu trong thi công tầng hầm và hố đào 4. ASTM D6230 – 98, Standard Test Method for Monitoring Ground Movement Using Probe- Type Inclinometers 5. BS 8081:1989, Code of practice for ground anchorages