SlideShare a Scribd company logo
1 of 12
KỸ THUẬT NUÔI CHIM CẢNH.

Dấu hiệu bệnh ở chim là những triệu chứng cho biết rằng chim bị bệnh. Khi chúng ta
phát hiện ra những dấu hiệu bị bệnh ở một con chim thì thực chất, nó đã bị bệnh khá
nặng rồi. Chim cảnh, cũng giống như những loài chim là con mồi khác, thường giấu đi
những biểu hiện về bệnh. Chúng làm như vậy vì thú săn mồi thường tìm kiếm những
dấu hiệu của bệnh tật hoặc điểm yếu ở con mồi khi lựa chọn mục tiêu. Do đó, con mồi
cần có vẻ ngoài khỏe mạnh, nếu không nó chắc chắn sẽ trở thành mục tiêu của những
con thú săn.

Và trong nhiều trường hợp, khi những dấu hiệu về bệnh tật của chim được biểu hiện ra
bên ngoài thì đó là lúc chúng đã trở nên quá yếu để có thể che giấu được những dấu
hiệu đó. Về điểm này, đặc biệt phải kể đến những loài chim có kích thước nhỏ bé, sống
trong địa bàn cư trú nhỏ hẹp thì thậm chí một cái chạm nhẹ cũng có thể làm chúng
choáng váng. Đó là lý do tại sao việc phát hiện những dấu hiệu về bệnh ở chim và việc
giám sát những chú chim của chúng ta ít nhất 2 lần mỗi ngày để kịp thời phát hiện
những dấu hiệu này lại đặc biệt quan trọng đối với những người nuôi chim.

Nếu bạn phát hiện bất cứ một dấu hiệu bệnh nào trong danh sách các dấu hiệu dưới
đây thì hãy liên hệ ngay với bác sỹ thú y. Yếu ớt, thở dốc, chảy máu, bị thương, sức
khỏe suy sụp, lên cơn tai biến ngập máu, hoặc bất cứ một dấu hiệu về hệ thống thần
kinh nào khác đều rất nguy hiểm, cần được cấp cứu kịp thời, và chú ý theo dõi:

1. Các dấu hiệu thay đổi ở vẻ bề ngoài hoặc tư thế:

· Nằm co lại
· Đậu thấp trên cành cây
· Đậu dưới đáy lồng
· Nằm gục đầu vào một phía của lồng thay vì đậu trên cành
· Đầu rúc dưới cánh
· Xù lông (cả trước và sau)
· Yếu ớt
· Mất thăng bằng, đứng loạng choạng, hoặc bị ngã khỏi cành cây
· Bị sưng hoặc có những cục u ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể
· Bứt lông hoặc làm đau cơ thể của chính nó
· Run rẩy
· Không rỉa lông, chải chuốt cho mình
· Bị những con khác quấy rối
· Mắt mờ, trũng xuống, hoặc có màu dị thường
· Đi vòng tròn
· Chim hoặc phân chim có mùi lạ
· Cánh rũ xuống hoặc giương cao

2. Những thay đổi trong hoạt động hoặc dáng điệu:

· Mất tính linh động
· Ít kêu, hót hoặc tiếng kêu và tiếng hót thay đổi
· Cánh rũ xuống
· Bớt rỉa lông
· Kéo hoặc mổ vào lông
· Sức khỏe suy sụp
· Lên cơn tai biến
· Ngủ nhiều hơn hoặc mắt luôn nhắm
· Phản ứng kém đối với các kích thích
· Thay đổi về tính khí, chẳng hạn: ngoan ngoãn hơn, hay bướng bỉnh hơn...
· Biểu hiện những hành vi như chim non: cứ đòi ăn mãi.

3. Những thay đổi về màu sắc, khối lượng, độ rắn và số lượng phân:

· Thay đổi màu sắc của sạn urat (phần thường có màu trắng chứa trong phân chim),
nước tiểu (phần trong suốt), hoặc phần phân còn lại.
· Thay đổi trong độ rắn: lỏng (lượng nước tiểu tăng), phân lỏng (tiêu chảy), phân rắn
(táo bón)
· Phân có chứa máu
· Phân có chứa thức ăn chưa được tiêu hóa
· Số lượng hoặc kích cỡ phân tăng
· Sạn urat tăng

4. Những thay đổi bề ngoài của đầu:
· Chất dịch tiết ra quanh mắt hoặc/và lỗ mũi
· Mắt lác hoặc mắt khép một nửa
· Mỏ lớn quá khổ hoặc dễ bị bong thành từng mảng
· Mỏ đen bóng ở vẹt mào (triệu chứng của bệnh mỏ và lông nhiễm khuẩn Psittacine)
· Bệnh mất cân đối (một bên đầu trông có vẻ bị sưng hoặc nhỏ hơn so với bên kia) Mắt
hoe đỏ hoặc mất đi phần lông quanh mắt
· Mỏ đổi màu
· Đầu hơi co giật

5. Những thay đổi ở lông:

· Lông xù hoặc tưa
· Rụng lông, lông dị dạng, hoặc lông bị gãy
· Phần lông trên đầu, quanh lỗ hậu môn, hoặc những vùng khác trên cơ thể bị ướt, biến
màu, hoặc xù.
· Lông có màu xám xịt
· Có những đốm lông rụng hoặc trụi
· Màu sắc lông không bình thường

6. Những thay đổi ở chân:

· Chân khập khiễng
· Bàn chân dễ bị tróc da, khô cứng, hoặc bị biến màu
· Móng chân phát triển không bình thường
· Chân hoặc khớp sưng

7. Những thay đổi về hô hấp:

· Khó thở
· Mỏ há ra khi thở
· Đuôi lắc lư khi thở
· Hắt hơi
· Có chất bài tiết chảy hoặc đóng lớp quanh lỗ mũi
· Thở khò khè
· Không chịu nổi các bài tập (thở nặng nhọc sau mỗi bài tập hoặc không thể tập)
· Âm thanh giọng hót thay đổi

8. Thay đổi trong ăn/uống/tiêu hóa:

· Tăng hoặc giảm sự thèm ăn
· Tăng hoặc giảm uống
· Nôn mửa hoặc ợ ra
· Gắng sức đẩy trứng
· Tiêu chảy
· Diều sưng
· Giảm cân (sử dụng cân để biết trọng lượng của chim giảm) và/hoặc xương nhô lên
(xương ức)
· Bài tiết từ miệng
· Không thể đưa thức ăn lên miệng hoặc làm điều đó một cách vụng về
· Lỗ hậu môn lồi ra

9. Bị thương:

· Bị bỏng
· Bị thương do bị cắn/mổ
· Bị thương do bị va đập vào cửa sổ hoặc các vật khác khi đang bay
· Chảy máu
Tác giả: Holly Nash
Ban Thú ý, Công ty Drs. Foster & Smith.
Đào Thu dịch


  Phòng và Chữa bệnh cho Chim cảnh
Công việc chữa bệnh cho chim cảnh, cho đến nay ở VN ta, vẫn là những kinh nghiệm
mang tính cá nhân, truyền miệng và ít được nghiên cứu một cách bài bản.

Người nuôi chim cảnh thường rất khó khăn trước tình huống chim bệnh: không thể
chẩn đoán cụ thể chim bệnh gì và cũng không biết nên dùng thuốc gì để điều trị vì hạn
chế thông tin.
Ngay cả ra cửa hàng thuốc thú y, hoặc các cơ sở thú y cũng chỉ có thể tìm được một số
loại thuốc thông dụng dạng kháng sinh bao vây nhiều loại bệnh dành cho gia súc, gia
cầm, chứ gần như không tìm được những liều thuốc đặc trị cho những bệnh mang tính
đặc trưng của một số loài chim cảnh.

Việc chia sẻ kinh nghiệm sử dụng thuốc chữa và phòng bệnh cho chim là rất cần thiết
--> Xin mời các bạn cùng tham gia trao đổi kinh nghiệm, để có thể chăm nuôi những
chú chim cảnh của chúng ta được tốt hơn.
1. Nguyên tắc chung trong việc chữa bệnh cho chim cảnh:

Các loại thuốc dành cho gia cầm đang bán trên thị trường, nhìn chung, đều có thể được
xem xét để ứng dụng cho việc chữa bệnh cho chim cảnh.

Bao gồm:
- các loại kháng sinh phổ rộng, chữa một số bệnh thường gặp ở gia cầm (gà, vịt..) và
do vậy cũng có thể xem xét ứng dụng chữa bệnh cho chim.
- các loại thuốc đặc trị một số bệnh nhất định: như tụ huyết trùng, bạch hầu...: cũng có
thể ứng dụng chữa trị khi chim cảnh bị những bệnh này.
- các loại thuốc hỗ trợ giúp khôi phục sức khỏe sau khi gia cầm bị bệnh, hoặc giúp
tăng cường sức đề kháng: cũng có thể ứng dụng với liều lượng phù hợp với chim cảnh.

- Trong điều kiện nuôi chim cảnh chơi: phương án cho chim uống thuốc thường được
sử dụng.
- Nếu nuôi chim kinh doanh với số lượng nhiều: cần trang bị kiến thức và một số dụng
cụ thú y cần thiết như ống kim tiêm, để có thể chữa trị kịp thời, tránh lây lan ra cả đàn
chim nuôi.

Nguyên tắc 1: Mỗi loại thuốc kháng sinh phổ rộng thường chỉ có khả năng đặc trị một
số bệnh nhất định. Những bệnh khác (dù có quảng cáo trên bao bì thuốc) chỉ mang tính
phòng ngừa, bao vây --> cần xem xét kĩ các tính năng của thuốc để ứng dụng phù hợp,
chữa đúng bệnh.

Nguyên tắc 2: Rất cần lưu í đến thể trọng của chim cảnh (thường nhỏ hơn gà vịt) để từ
đó cân nhắc liều lượng sử dụng thuốc một cách hợp lí. Dùng quá liều: chim không
những không khỏi bệnh mà còn có thể ngộ độc, gây những biến chứng tai hại.
Nguyên tắc 3: Cần theo dõi sát sao diễn tiến tình trạng bệnh của chim trong quá trình
sử dụng thuốc để có những nhận định, phân tích và điều chỉnh kịp thời. Chim có quá
trình trao đổi chất diễn ra rất nhanh nên nếu không chú ý đến các phản ứng cơ thể của
chim trước việc sử dụng thuốc thì rất khó điều trị tốt.

Nguyên tắc 4: khi một cá thể chim bị bệnh và cần sử dụng thuốc điều trị: nên cách li
chim bệnh ra khỏi khu vực nuôi các chim khác để tránh lây lan.
Chim bị bệnh cần được nhốt nuôi ở nơi yên tĩnh, ấm áp, cung cấp đầy đủ thức ăn,
nước uống cho chim. Nếu khí hậu đang lạnh thì cần trùm áo lồng và thậm chí cần sưởi
ấm riêng cho chim.
Chỉ khi chim hồi phục hoàn toàn mới đưa trở lại vào chuồng chung hoặc đưa về khu
vực nuôi chung nhiều chim khác.

Nguyên tắc 5: các bệnh hô hấp, tiêu hóa rất dễ lây lan.
Khi phát hiện một cá thể chim bị bệnh: ngoài việc cách li tập trung chữa bệnh cho cá
thể đó, cần theo dõi thật kĩ các cá thể còn lại để kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc
lây bệnh.
Với các chuồng nuôi tập thể có phát hiện ra chim bệnh: nên sử dụng thuốc phòng bệnh
cho tất cả các cá thể còn lại trong chuồng.
Nguyên tắc 6:
- Hậu quả của thức ăn, nước uống bẩn thường là các bệnh về đường tiêu hóa
- Hậu quả của khí hậu lạnh, gió lùa thường là các bệnh về đường hô hấp
- Hậu quả của chuồng trại bẩn không được vệ sinh dọn rửa thường là các bệnh về rận
mạt, kí sinh trùng trên lông chim, các bệnh về ghẻ ngứa, nổi trái (nổi đậu)

--> cùng với việc phát hiện và chữa bệnh: cần xử lí các nguyên nhân gây ra bệnh bằng
cách theo dõi chất lượng thức ăn, nước uống, tình hình thời tiết khí hậu và vệ sinh, khử
trùng nơi nuôi chim một cách hợp lí.
Bệnh Thường Gặp ở Chim Cảnh

1.Mùa xuân là mùa chim cảnh dễ bị nhiễm bệnh

Có nhiều loại chim do “nóng trong” nên phát bệnh. Nếu như gặp trường hợp này, ta có
thể hái mầm liễu ( ngọn liễu non) cho các loại chim ăn ngũ cốc và ăn tạp ăn, bắt nhện
cho chim sâu ăn để “hạ hỏa” cho chim; cũng có thể giảm bớt khẩu phần ăn có mỡ và
nhiều chất béo, đồng thời mỗi tuần cho chim uống một lần berberin (lấy ¼ viên
berberin tức khoảnh 1g hòa với nước) cũng có thể làm cho chim đỡ nóng hơn. Ngoài
ra vào mùa hè, ngoài việc chăm sóc, vệ sinh chuồng, thức ăn, Nước uống và chống
muỗi cắn cho chim, chúng ta nên thường xuyên cho các loại chim, chẳng hạn như
chim ăn ngũ cốc ăn Rau Răng ngựa (hay còn gọi là cỏ sống đời), kê tươi, và Ngô tươi;
cho chim ăn sâu, ăn nhện, dế, ve v.v…Với cách này ta cũng có thể tăng cường sức đề
kháng cho chim

2.Cách chữa viêm tuyến nhờn ở chim

Phần đuôi chim có một tuyến nhờn – đó là nơi tiết ra chất dịch giúp chim làm mượt
lông vũ. Tuyến này của chim bị thương, bị nhiễm trùng hay chim bị cảm nắng, Cảm
lạnh v.v…đều là những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tuyến nhờn ở chim. Những
con chim bị mắc bệnh này thường tỏ ra mệt mỏi, lông vũ tả tơi, biếng ăn, tuyến nhờn
đỏ tấy, mưng mủ. Khi phát hiện ra chim có bệnh, ta có thể chữa bằng cách sau:

- Dùng cồn iôt khử trùng tuyến nhờn.

- Dùng kim đã khử trùng đâm thủng tuyến nhờn, dùng tay bóp cho mủ ra hết (bóp khi
nàonhinf thấy Máu tươi là được)

- Bôi cồn iôt một lần nữa vào chỗ đau của chim.

Sau khi làm các động tác trên, ta nên cho chim vào nơi yên tĩnh, tránh nơi quá nóng
hoặc quá lạnh, cho chim ăn thức ăn có chất bổ, sau một thời gian, chim sẽ khỏi bênh.

3.Chữa các bệnh về Chân cho chim

Chim nuôi trong lồng, chân thường dễ bị vật nhọn cứa vào hoặc bị côn trùng cắn rồi
nhiễm trùng, mưng mủ, sưng tấy, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến hoại thư xương. Để
ngăn chặn và phòng chống những bệnh này cho chim, ta nên thường xuyên khử trùng
chuồng, đồng thời kiểm tra loại bỏ các vật cứng nhọn. Nếu chăng may chim bị mắc
bệnh, chúng ta phải dùng dao nhọn lấy mủ ra tiêp đó dùng nước Muối sinh lý (hay còn
gọi là muối đẳng trương) hoặcdungf dung dịch Thuốc tím 0,1%(pêmăngnát kali) rủa
sạch vết thương, sau cùng bôi cồn iốt và thuốc chống nhiễm trùng lên là đuợc.
4.Diệt ký sinh trùng làm hại chim

Ký sinh trùng làm hại chim thường rất nhỏ, chúng bám vào lông và Da chim, ăn dần
lông, da, thậm chí hút cả Máu chim. Để phòng ngừa ký sinh trùng cho chim, việc quan
trọng nhất là ta phải thường xuyên giữ cho lồng chim được sạch sẽ, khô ráo, đồng thời
phát hiện sớm nếu chim bị ký sinh trùng xâm hại hoặc có rận. Khi làm vệ sinh lồng
chim ta có thể nhúng lồng chim qua nước sôi già. Đối với nhũng chim bị ký sinh trùng,
ta dùng nước pha với vài giọt dầu hỏa (dầu tây) rắc vào lông chim, đồng thời dùng bột
băng phiến 20% rắc vào lông chim (phải xoa nhẹ để bột thấm sâu vào phía trong). Làm
như vậy ta có thể tiêu diệt ký sinh làm hại chim.

5.Phòng chứng Béo phì ở chim

Chim nhốt trong lồng thời gian dài, ít vận động, lại ăn nhiều thức ăn có mỡ, nhiều chất
Đạm nên rất dễ dẫn đến chứng béo phì. Mắc chứng béo phì, chim trở nên chậm chạp,
không hay nhảy nhót, ca múa, hô hấp khó khăn,có con trong khi nhảy nhót, đột ngọt
chết do lâu ngày không vận động. Để tránh tình trạng trên, ta nên cho chim ăn một
cách khoa học. Đồng thời thường xuyên giúp chim Vận động và cố kéo dài thời gian
hoạt động cho chim

6.Chữa bệnh dạ dày cho chim

Chim ăn phải thức ăn để lâu ngày, hay uống phải nước bẩn đều dẫn đến bị viêm dạ
dày.Khi bị bệnh, lông chim tả tơi, thân hình gầy gò, thường tỏ ra ủ rũ, phan dính đặc,
có màu vàng trắng ,mùi hôi. Nếu không chữa trị kịp thợi chim sẽ die. Bởi vậy để
phòng cho chim khỏi bị bệnh viêm dạ dày, chúng ta phải thường xuyên chú ý giữ đồ
ăn, thức uống của chịm sạch sẽ. Với nhũng con chim bị bệnh,cần nhốt chúng vào
những nơi ấm áp, ít gió, mỗi ngyaf cho uống 0,2 đến 1mg thuốc kiết lị hòa với nước
đườn. Cho chim uống liền trong 3 ngày. Ngoài ra người ta còn cho vào trong thức ăn
của chim một lượng bột than gỗ để bột than gỗ hút bớt chất độc trong dạ dày chim.

7.Chữa cảm và viêm Phổi cho chim

Khí hậu thay đổi đột ngột hoặc sau khi Tắm xong gặp phải gió mạnh, chim nuôi trong
chuồng rất dễ bị cảm, lông vũ tả tơi, Thở khò khè, ăn yếu dần, nước Mũi chảy ra, có
lúc toàn thân run lẩy bẩy. Số lượng chết do bị cảm và viêm phổi ở chim thường rất
cao. Ta có thể chữa cho chim theo cách sau

Kịp thời đưa chim vào nơi kín gió, ấm áp, nhưng thoáng đãng để tĩnh dưỡng.

Cho chim ăn thức ăn có nhiều dinh dưỡng.

Dùng bông thấm với dầu thầu dầu lau nước mũi cho chim.

Hòa nước Đường (đường trắng) cho chim uống, đồng thời mỗi ngày cho chim uống 2
lần 2 – 3g thuốc Têtraxilin.

***Giống chim hót nào cũng thích tắm

Ngay chim bổi ở rừng mới bắt về, nhát người là thế, nhưng nếu cho tắm là chúng sà
vào chén nước tắm ngay. Mỗi ngày hoặc vài ngày ta nên siêng năng cho chim tắm một
lần vào lúc có nắng ấm. Chim được tắm thường xuyên thì mau dạn, sung sức, do trong
mình được mát mẻ, mọi thứ ký sinh trùng như rận mạt sống trong lông, trên da của
chim sẽ được tẩy sạch…

Mỗi lần tắm, ta nên sang chim qua một lồng tắm. Loại lồng này có kích thước phải
vừa phải, dùng chung cho nhiều giống chim, giá cũng rẻ lại bền. Trong khi chim tắm
táp ta tranh thủ làm vệ sinh lồng nuôi cho thật sạch sẽ, để khi tắm chim xong (độ 15
phút) là có thể sang chim trở lại lồng. Chim ở lồng nào quen lồng đó, không nên nay
nhốt lồng này, mai lại sang qua lồng nọ khiến chim sợ hãi mà nhát thêm. Chừng vào
con chim cảm thấy được “an cư” chúng mới chịu hót và siêng hót được.

Ngoài việc tắm nước ra, mỗi ngày còn phải cho chim tắm nắng. Tắm nắng có nghĩa là
treo lồng chim hót ra chỗ có ánh nắng ban mai, mỗi ngày độ nửa giờ để chim hấp thụ
Vitamin D, có nhiều trong tia tử ngoại mặt trời, nhờ đó bộ xương chim mới cứng cáp,
tinh thần chim hưng phấn, và làm ung trứng rận mạt trong lớp lông vũ…Chim không
được tắm nắng mỗi ngày sẽ còi cọc, suy yếu, biếng hót.
môi trường do bụi bậm, khí độc hại .
- - Do khí hậu, đem chim từ vùng này qua vùng khác có khí hậu khác nhau, để chim
ngoài trời ngoài sương, để chim dưới mái tole hay phòng có máy lạnh .
- Do môi trường, chuyển chỗ ở chim từ yên tĩnh qua ồn ào, gần chợ, gần đường xá
đông người qua lại, gần chó mèo, chuột thằn lằn quấy phá .
- Do suy kiệt, cho chim tắm chiều tối bị cảm lạnh, hay tắm nắng gắt lâu bị cảm nắng,
cho chim thức khuya không trùm lồng cho chim ngủ sớm, thi đấu hót sáng chiều thiếu
nghỉ ngơi ăn uống, chim đang thay lông thiếu chăm sóc bị suy .
1. Liều phòng bệnh cho chim khuyên :

PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH TIÊU CHẢY CHO CHIM VÀNH KHUYÊN

  1.   Bênh ký sinh trùng :
       Chim bị giun sán sống ký sinh ở đường ruột. Chim kém ăn,ốm, khát nước, xù
       lông, xệ cánh, đi phân lỏng có mùi hôi không màu. Cách chữa :
       - 1- 2 mg Pipérazine hoặc 2mg bột trái cau già ( cau ăn trầu );
       - 15ml nước pha đường 25% ;
       Cho chim uống liên tục trong 2 ngày ( liều trên dùng trong 1 ngày ).

       2. Bệnh tiêu chảy do E.coli :
       Do chim đề kháng kém, dư đạm, béo, tiêu hóa không hết tạo cho chủng E.coli
       gây bệnh tiêu chảy, phân thay đổi màu. Cách chữa :
       - 1 – 2 mg Ampicilin;
       - 15ml nước pha đường 25%;
       Cho chim uống liên tục trong 3 ngày .

       3. Bệnh tụ huyết trùng ( vi khuẩn ):
       Chim cứ rũ, lim rim, khó thở, chân co rút, đi phân chảy có nhớt và màu xanh.
       Cách chữa :
       - 1 – 2 mg Streptomycine hay Kanamycine hoặc Teramycine;
       - 15ml nước pha đường 25%;
       Cho chim uống liên tục trong 4 ngày .

       4. Bệnh do vi rút :
       Chim bệnh thường rút cổ, ngủ gục, bỏ ăn, khó thở, sút cân nhanh, run rẩy, đi
       phân lỏng, trắng, dính xung quanh hậu môn. Cách chữa :
       - Chủng ngừa bằng vaccin;
- Điều trị bằng vitamin hoặc mật ong pha loãng dùng cho tới khi chim hết bệnh.

5. Bệnh do bị “ Sốc “ :
Chim phản ứng với bất kỳ lý do nào bằng việc đi phân lỏng, nhưng sức khỏe
trông như bình thường. Điều trị bằng cách đưa chim trở lại tinh thần ổn định và
bồi dưỡng cho chim sẽ hết bệnh mà không phải dùng thuốc, như dùng thêm sữa,
đường, mật ong

Ghi nhớ :
- Việc sử dụng thuốc khánh sinh đều cẩn trọng về liều lượng và theo dõi kỹ
lưỡng, tránh bị phạm thuốc hay quá liều.
- Khi cho chim uống thuốc để ý chim có uống không, nếu không chim sẽ chết
khát.
- Vài lần khuấy thuốc bị lắng đọng ở đáy cóng.
- Nếu cho chim uống hết thuốc thì cho thêm nước tuyệt đối không để thiếu nước.
- Cho chim ăn bình thường, không cho ăn trái cây xanh, chua hoặc giảm chất
đạm, béo như bột có nhiều trứng để chim sớm bình phục.
- Tách chim bệnh nuôi riêng ra nếu ở lồng tập thể để tránh lây lan qua chim khỏe
mạnh.
- Làm vệ sinh lồng và khu vực nuôi chim.
- Cho các chim khỏe mạnh còn lại uống liều thuốc phòng ngừa .

Nguyên nhân và phòng ngừa
Chim khuyên bị tiêu chảy do nhiều nguyên nhân như bị nhiễm vi khuẩn, E.coli
và những nguyên nhân tổng hợp phải chích ngừa bằng vaccin hay điều trị bằng
kháng sinh mới khỏi, và phòng ngừa bằng cách vệ sinh, khử trùng lồng nuôi
nhốt, khử khu vực tập trung chim để duy trì sức khỏe của chim .
Ngoài ra còn có các nguyên nhân tưởng như không có gì ăn nhập mà cũng có thể
gây bệnh tiêu chảy cho chim, chim bị “ Sốc “ mà phản ứng lại bằng tiêu lỏng .
- Do ăn uống, chim ăn thức ăn bị chua mốc, nước uống bị thối, thay đổi thức ăn
đột ngột, cho ăn quá bổ hoặc thiếu chất, đói no thất thường như bỏ đói bỏ khát .
- Do kém vệ sinh, chim thiếu tắm nước, tắm nắng, lồng nuôi nhốt không vệ sinh
ô nhiễm
Liều phòng bệnh cho chim khuyên:
- 50mg chloraphénicol hoặc Teramycine;
- 1 lít nước chín
Cho chim uống liên tục 3 – 4 ngày .
2. Tiêu độc, tẩy trùng :
Dùng thuốc sát trùng phổ thông để diệt khuẩn, virur, nấm mốc, ngừa cảm cúm H5N1
có thể dùng thuốc bột Solamid hay Biodin 10g pha với nước phun xịt lồng và pha
nước cho chim tắm .
Kết luận
Chim vành khuyên rất dễ mắc bệnh tiêu chảy, làm cho người nuôi bận tâm rất nhiều.
Con chim đang líu lo bỗng dưng im bặt, chim mình nuôi mà không nghe hót hỏi làm
sao mà không buồn . Tóm lại chim vành khuyên bị bệnh do bị sốc, bởi thay đổi chủ
nuôi, thay đổi bột đột ngột . Vì vậy khi mua chim khuyên nên xin bột cũ chim đang ăn,
hỏi thành phần chế biến hoặc nhãn hiệu người bán .
Trước khi mua chim khuyên, nên khám sức khỏe chim bằng cách nhìn sắc thái biểu
hiện sự khỏe mạnh linh hoạt. Điều quan trọng nhìn phân chim hoặc vạch bụng chim
xem , nếu chim bệnh bụng bị sưng đỏ, ruột sưng nổi lên thấy rõ, chim ốm lườn bén
ngọt, phân trắng dính hậu môn .
Khi đã biết cách phân biệt chim khỏe, chim bệnh, biết cách định bệnh và điều trị thì
việc chữa bệnh không còn khó khăn và đáng lo ngại nữa .
Chừng đó, khi ta có con chim khuyên quý hay lỡ mua con chim khuyên hay cực kỳ bị
bệnh, tốt nhất nên chữa trị càng sớm càng tốt, không nên bán đi vô tình làm lây lan
bệnh hay kéo dài làm tồi tệ thêm sức khỏe dẫn tới chim bị chết oan uổng. Hơn nữa ta
cứu được một con chim quý hết bệnh, chim mạnh khỏe trở lại líu lo cho ta thưởng
thức, thì Niềm vui đó còn gì sung sướng hơn !


Tắm nắng chỉ nên tắm vào buổi sáng, trước mười giờ mới tốt.

More Related Content

Similar to Kỹ thuật nuôi chim cảnh

Gà Ăn Không Tiêu, Nguyên Nhân và cách chữa trị hiệu quả nhất mà bạn nên biết.pdf
Gà Ăn Không Tiêu, Nguyên Nhân và cách chữa trị hiệu quả nhất mà bạn nên biết.pdfGà Ăn Không Tiêu, Nguyên Nhân và cách chữa trị hiệu quả nhất mà bạn nên biết.pdf
Gà Ăn Không Tiêu, Nguyên Nhân và cách chữa trị hiệu quả nhất mà bạn nên biết.pdfĐá Gà Bình Luận
 
Benh_thuong_gap_tren_vit_ngan_hinh_anh.pdf
Benh_thuong_gap_tren_vit_ngan_hinh_anh.pdfBenh_thuong_gap_tren_vit_ngan_hinh_anh.pdf
Benh_thuong_gap_tren_vit_ngan_hinh_anh.pdfVHongVKhnh
 
Thu y c4. bệnh tụ huyết trùng trâu bò
Thu y   c4. bệnh tụ huyết trùng trâu bòThu y   c4. bệnh tụ huyết trùng trâu bò
Thu y c4. bệnh tụ huyết trùng trâu bòSinhKy-HaNam
 
Thu y c3. bệnh giun đũa gà và sán lá gan
Thu y   c3. bệnh giun đũa gà và sán lá ganThu y   c3. bệnh giun đũa gà và sán lá gan
Thu y c3. bệnh giun đũa gà và sán lá ganSinhKy-HaNam
 
_new_1220142.pptx.ghkjgyjftyhgkugkugbuhuuj
_new_1220142.pptx.ghkjgyjftyhgkugkugbuhuuj_new_1220142.pptx.ghkjgyjftyhgkugkugbuhuuj
_new_1220142.pptx.ghkjgyjftyhgkugkugbuhuujdaongocphuc051
 
ô Nhiễm thực phẩm do ký sinh trùng
ô Nhiễm thực phẩm do ký sinh trùngô Nhiễm thực phẩm do ký sinh trùng
ô Nhiễm thực phẩm do ký sinh trùngMai Hương Hương
 
Thu y c2. hội chứng nhiễm trùng
Thu y   c2. hội chứng nhiễm trùngThu y   c2. hội chứng nhiễm trùng
Thu y c2. hội chứng nhiễm trùngSinhKy-HaNam
 
Tac dung cua dong trung ha thao voi dan ong nhu the nao |Hoanghaigroup
Tac dung cua dong trung ha thao voi dan ong nhu the nao |HoanghaigroupTac dung cua dong trung ha thao voi dan ong nhu the nao |Hoanghaigroup
Tac dung cua dong trung ha thao voi dan ong nhu the nao |HoanghaigroupHoàng Hải Group
 
Bệnh tụ huyết trùng gia cầm
Bệnh tụ huyết trùng gia cầmBệnh tụ huyết trùng gia cầm
Bệnh tụ huyết trùng gia cầmVHongVKhnh
 
Thu y c3. bệnh tiên mao trùng trâu bò
Thu y   c3. bệnh tiên mao trùng trâu bòThu y   c3. bệnh tiên mao trùng trâu bò
Thu y c3. bệnh tiên mao trùng trâu bòSinhKy-HaNam
 
Những loại thuốc độc hại trong tầm với của chó mèo
Những loại thuốc độc hại trong tầm với của chó mèoNhững loại thuốc độc hại trong tầm với của chó mèo
Những loại thuốc độc hại trong tầm với của chó mèoGabrielle Quynh Anh Nguyen
 
Những loại thuốc độc hại trong tầm với của chó mèo
Những loại thuốc độc hại trong tầm với của chó mèoNhững loại thuốc độc hại trong tầm với của chó mèo
Những loại thuốc độc hại trong tầm với của chó mèoGabrielle Quynh Anh Nguyen
 
Cách Nhận Biết Và Phòng Chống Bệnh marek ở gà.pdf
Cách Nhận Biết Và Phòng Chống Bệnh marek ở gà.pdfCách Nhận Biết Và Phòng Chống Bệnh marek ở gà.pdf
Cách Nhận Biết Và Phòng Chống Bệnh marek ở gà.pdfĐá Gà Bình Luận
 
Thuật dưỡng sinh
Thuật dưỡng sinhThuật dưỡng sinh
Thuật dưỡng sinhlam04dt
 
TẤT TẦN TẬT NHỮNG ĐIỀU CÁC BẠN CẦN BIẾT VỀ GÀ NƯỚC NHỮNG LƯU Ý KHI NUÔI GÀ N...
TẤT TẦN TẬT NHỮNG ĐIỀU CÁC BẠN CẦN BIẾT VỀ GÀ NƯỚC  NHỮNG LƯU Ý KHI NUÔI GÀ N...TẤT TẦN TẬT NHỮNG ĐIỀU CÁC BẠN CẦN BIẾT VỀ GÀ NƯỚC  NHỮNG LƯU Ý KHI NUÔI GÀ N...
TẤT TẦN TẬT NHỮNG ĐIỀU CÁC BẠN CẦN BIẾT VỀ GÀ NƯỚC NHỮNG LƯU Ý KHI NUÔI GÀ N...Đá Gà Bình Luận
 
Thực hành bán thuốc (mọi đối tượng)
Thực hành bán thuốc (mọi đối tượng)Thực hành bán thuốc (mọi đối tượng)
Thực hành bán thuốc (mọi đối tượng)Lopkedon Pro
 
thực hành bán thuốc
thực hành bán thuốcthực hành bán thuốc
thực hành bán thuốcssuser3d167f
 
San la da co o trau bo (2) (1).pptx
San la da co o trau bo (2) (1).pptxSan la da co o trau bo (2) (1).pptx
San la da co o trau bo (2) (1).pptxHuynhKhanh21
 
REP 20.pptx anh huong cua thuoc tru sau den suc
REP 20.pptx anh huong cua thuoc tru sau den sucREP 20.pptx anh huong cua thuoc tru sau den suc
REP 20.pptx anh huong cua thuoc tru sau den sucbomonnhacongdong
 
Thuoc Nexium 40mg tri trao nguoc da day Cong dung lieu dung Tracuuthuoctay
Thuoc Nexium 40mg tri trao nguoc da day Cong dung lieu dung TracuuthuoctayThuoc Nexium 40mg tri trao nguoc da day Cong dung lieu dung Tracuuthuoctay
Thuoc Nexium 40mg tri trao nguoc da day Cong dung lieu dung TracuuthuoctayVũ Hải Long
 

Similar to Kỹ thuật nuôi chim cảnh (20)

Gà Ăn Không Tiêu, Nguyên Nhân và cách chữa trị hiệu quả nhất mà bạn nên biết.pdf
Gà Ăn Không Tiêu, Nguyên Nhân và cách chữa trị hiệu quả nhất mà bạn nên biết.pdfGà Ăn Không Tiêu, Nguyên Nhân và cách chữa trị hiệu quả nhất mà bạn nên biết.pdf
Gà Ăn Không Tiêu, Nguyên Nhân và cách chữa trị hiệu quả nhất mà bạn nên biết.pdf
 
Benh_thuong_gap_tren_vit_ngan_hinh_anh.pdf
Benh_thuong_gap_tren_vit_ngan_hinh_anh.pdfBenh_thuong_gap_tren_vit_ngan_hinh_anh.pdf
Benh_thuong_gap_tren_vit_ngan_hinh_anh.pdf
 
Thu y c4. bệnh tụ huyết trùng trâu bò
Thu y   c4. bệnh tụ huyết trùng trâu bòThu y   c4. bệnh tụ huyết trùng trâu bò
Thu y c4. bệnh tụ huyết trùng trâu bò
 
Thu y c3. bệnh giun đũa gà và sán lá gan
Thu y   c3. bệnh giun đũa gà và sán lá ganThu y   c3. bệnh giun đũa gà và sán lá gan
Thu y c3. bệnh giun đũa gà và sán lá gan
 
_new_1220142.pptx.ghkjgyjftyhgkugkugbuhuuj
_new_1220142.pptx.ghkjgyjftyhgkugkugbuhuuj_new_1220142.pptx.ghkjgyjftyhgkugkugbuhuuj
_new_1220142.pptx.ghkjgyjftyhgkugkugbuhuuj
 
ô Nhiễm thực phẩm do ký sinh trùng
ô Nhiễm thực phẩm do ký sinh trùngô Nhiễm thực phẩm do ký sinh trùng
ô Nhiễm thực phẩm do ký sinh trùng
 
Thu y c2. hội chứng nhiễm trùng
Thu y   c2. hội chứng nhiễm trùngThu y   c2. hội chứng nhiễm trùng
Thu y c2. hội chứng nhiễm trùng
 
Tac dung cua dong trung ha thao voi dan ong nhu the nao |Hoanghaigroup
Tac dung cua dong trung ha thao voi dan ong nhu the nao |HoanghaigroupTac dung cua dong trung ha thao voi dan ong nhu the nao |Hoanghaigroup
Tac dung cua dong trung ha thao voi dan ong nhu the nao |Hoanghaigroup
 
Bệnh tụ huyết trùng gia cầm
Bệnh tụ huyết trùng gia cầmBệnh tụ huyết trùng gia cầm
Bệnh tụ huyết trùng gia cầm
 
Thu y c3. bệnh tiên mao trùng trâu bò
Thu y   c3. bệnh tiên mao trùng trâu bòThu y   c3. bệnh tiên mao trùng trâu bò
Thu y c3. bệnh tiên mao trùng trâu bò
 
Những loại thuốc độc hại trong tầm với của chó mèo
Những loại thuốc độc hại trong tầm với của chó mèoNhững loại thuốc độc hại trong tầm với của chó mèo
Những loại thuốc độc hại trong tầm với của chó mèo
 
Những loại thuốc độc hại trong tầm với của chó mèo
Những loại thuốc độc hại trong tầm với của chó mèoNhững loại thuốc độc hại trong tầm với của chó mèo
Những loại thuốc độc hại trong tầm với của chó mèo
 
Cách Nhận Biết Và Phòng Chống Bệnh marek ở gà.pdf
Cách Nhận Biết Và Phòng Chống Bệnh marek ở gà.pdfCách Nhận Biết Và Phòng Chống Bệnh marek ở gà.pdf
Cách Nhận Biết Và Phòng Chống Bệnh marek ở gà.pdf
 
Thuật dưỡng sinh
Thuật dưỡng sinhThuật dưỡng sinh
Thuật dưỡng sinh
 
TẤT TẦN TẬT NHỮNG ĐIỀU CÁC BẠN CẦN BIẾT VỀ GÀ NƯỚC NHỮNG LƯU Ý KHI NUÔI GÀ N...
TẤT TẦN TẬT NHỮNG ĐIỀU CÁC BẠN CẦN BIẾT VỀ GÀ NƯỚC  NHỮNG LƯU Ý KHI NUÔI GÀ N...TẤT TẦN TẬT NHỮNG ĐIỀU CÁC BẠN CẦN BIẾT VỀ GÀ NƯỚC  NHỮNG LƯU Ý KHI NUÔI GÀ N...
TẤT TẦN TẬT NHỮNG ĐIỀU CÁC BẠN CẦN BIẾT VỀ GÀ NƯỚC NHỮNG LƯU Ý KHI NUÔI GÀ N...
 
Thực hành bán thuốc (mọi đối tượng)
Thực hành bán thuốc (mọi đối tượng)Thực hành bán thuốc (mọi đối tượng)
Thực hành bán thuốc (mọi đối tượng)
 
thực hành bán thuốc
thực hành bán thuốcthực hành bán thuốc
thực hành bán thuốc
 
San la da co o trau bo (2) (1).pptx
San la da co o trau bo (2) (1).pptxSan la da co o trau bo (2) (1).pptx
San la da co o trau bo (2) (1).pptx
 
REP 20.pptx anh huong cua thuoc tru sau den suc
REP 20.pptx anh huong cua thuoc tru sau den sucREP 20.pptx anh huong cua thuoc tru sau den suc
REP 20.pptx anh huong cua thuoc tru sau den suc
 
Thuoc Nexium 40mg tri trao nguoc da day Cong dung lieu dung Tracuuthuoctay
Thuoc Nexium 40mg tri trao nguoc da day Cong dung lieu dung TracuuthuoctayThuoc Nexium 40mg tri trao nguoc da day Cong dung lieu dung Tracuuthuoctay
Thuoc Nexium 40mg tri trao nguoc da day Cong dung lieu dung Tracuuthuoctay
 

More from Luong NguyenThanh

Iso fdis-9001-2015 full (nguồn dịch)
Iso fdis-9001-2015 full (nguồn dịch)Iso fdis-9001-2015 full (nguồn dịch)
Iso fdis-9001-2015 full (nguồn dịch)Luong NguyenThanh
 
ISO 9001:2015 Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu
ISO 9001:2015 Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu ISO 9001:2015 Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu
ISO 9001:2015 Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu Luong NguyenThanh
 
Kiến tập Vaccine Thú ý
Kiến tập Vaccine Thú ýKiến tập Vaccine Thú ý
Kiến tập Vaccine Thú ýLuong NguyenThanh
 
Báo cáo quy trình thiết bị ii
Báo cáo quy trình thiết bị iiBáo cáo quy trình thiết bị ii
Báo cáo quy trình thiết bị iiLuong NguyenThanh
 
Các loại vi khuẩn gây độc
Các loại vi khuẩn gây độcCác loại vi khuẩn gây độc
Các loại vi khuẩn gây độcLuong NguyenThanh
 
Graduation thesis: Cordyceps
Graduation thesis: CordycepsGraduation thesis: Cordyceps
Graduation thesis: CordycepsLuong NguyenThanh
 
Sach cn xu_ly_nuoc_thai_pp_sinhhoac_luong_duc_pham_3276
Sach cn xu_ly_nuoc_thai_pp_sinhhoac_luong_duc_pham_3276Sach cn xu_ly_nuoc_thai_pp_sinhhoac_luong_duc_pham_3276
Sach cn xu_ly_nuoc_thai_pp_sinhhoac_luong_duc_pham_3276Luong NguyenThanh
 
Pcr polymerase chain_reaction
Pcr polymerase chain_reactionPcr polymerase chain_reaction
Pcr polymerase chain_reactionLuong NguyenThanh
 
Biological wastewater treatment. MB.Luong Nguyen Thanh
Biological wastewater treatment. MB.Luong Nguyen ThanhBiological wastewater treatment. MB.Luong Nguyen Thanh
Biological wastewater treatment. MB.Luong Nguyen ThanhLuong NguyenThanh
 
Bài thuyết trình nhóm 6. phomat (1)
Bài thuyết trình nhóm 6. phomat (1)Bài thuyết trình nhóm 6. phomat (1)
Bài thuyết trình nhóm 6. phomat (1)Luong NguyenThanh
 
Nghiên cứu sản xuất ethanol tu rom ra
Nghiên cứu sản xuất ethanol tu rom raNghiên cứu sản xuất ethanol tu rom ra
Nghiên cứu sản xuất ethanol tu rom raLuong NguyenThanh
 
Phòng thí nghiệm cấp 3
Phòng thí nghiệm cấp 3Phòng thí nghiệm cấp 3
Phòng thí nghiệm cấp 3Luong NguyenThanh
 

More from Luong NguyenThanh (20)

Iso fdis-9001-2015 full (nguồn dịch)
Iso fdis-9001-2015 full (nguồn dịch)Iso fdis-9001-2015 full (nguồn dịch)
Iso fdis-9001-2015 full (nguồn dịch)
 
ISO 9001:2015 Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu
ISO 9001:2015 Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu ISO 9001:2015 Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu
ISO 9001:2015 Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu
 
Kiến tập Vaccine Thú ý
Kiến tập Vaccine Thú ýKiến tập Vaccine Thú ý
Kiến tập Vaccine Thú ý
 
Báo cáo quy trình thiết bị ii
Báo cáo quy trình thiết bị iiBáo cáo quy trình thiết bị ii
Báo cáo quy trình thiết bị ii
 
Các loại vi khuẩn gây độc
Các loại vi khuẩn gây độcCác loại vi khuẩn gây độc
Các loại vi khuẩn gây độc
 
Immune system ( revision)
Immune system ( revision)Immune system ( revision)
Immune system ( revision)
 
Graduation thesis: Cordyceps
Graduation thesis: CordycepsGraduation thesis: Cordyceps
Graduation thesis: Cordyceps
 
Manitol sualan1
Manitol sualan1Manitol sualan1
Manitol sualan1
 
Cn enzyme
Cn enzymeCn enzyme
Cn enzyme
 
Sach cn xu_ly_nuoc_thai_pp_sinhhoac_luong_duc_pham_3276
Sach cn xu_ly_nuoc_thai_pp_sinhhoac_luong_duc_pham_3276Sach cn xu_ly_nuoc_thai_pp_sinhhoac_luong_duc_pham_3276
Sach cn xu_ly_nuoc_thai_pp_sinhhoac_luong_duc_pham_3276
 
Pcr polymerase chain_reaction
Pcr polymerase chain_reactionPcr polymerase chain_reaction
Pcr polymerase chain_reaction
 
Biological wastewater treatment. MB.Luong Nguyen Thanh
Biological wastewater treatment. MB.Luong Nguyen ThanhBiological wastewater treatment. MB.Luong Nguyen Thanh
Biological wastewater treatment. MB.Luong Nguyen Thanh
 
Qttb3 (1) (1)
Qttb3 (1) (1)Qttb3 (1) (1)
Qttb3 (1) (1)
 
Bài thuyết trình nhóm 6. phomat (1)
Bài thuyết trình nhóm 6. phomat (1)Bài thuyết trình nhóm 6. phomat (1)
Bài thuyết trình nhóm 6. phomat (1)
 
Khangsinh
KhangsinhKhangsinh
Khangsinh
 
Chuong4 taibansuachuadna
Chuong4 taibansuachuadnaChuong4 taibansuachuadna
Chuong4 taibansuachuadna
 
Mẹ hiền quán thế âm
Mẹ hiền quán thế âmMẹ hiền quán thế âm
Mẹ hiền quán thế âm
 
Nghiên cứu sản xuất ethanol tu rom ra
Nghiên cứu sản xuất ethanol tu rom raNghiên cứu sản xuất ethanol tu rom ra
Nghiên cứu sản xuất ethanol tu rom ra
 
Phòng thí nghiệm cấp 3
Phòng thí nghiệm cấp 3Phòng thí nghiệm cấp 3
Phòng thí nghiệm cấp 3
 
Bản dịch nhóm 9
Bản dịch  nhóm 9Bản dịch  nhóm 9
Bản dịch nhóm 9
 

Kỹ thuật nuôi chim cảnh

  • 1. KỸ THUẬT NUÔI CHIM CẢNH. Dấu hiệu bệnh ở chim là những triệu chứng cho biết rằng chim bị bệnh. Khi chúng ta phát hiện ra những dấu hiệu bị bệnh ở một con chim thì thực chất, nó đã bị bệnh khá nặng rồi. Chim cảnh, cũng giống như những loài chim là con mồi khác, thường giấu đi những biểu hiện về bệnh. Chúng làm như vậy vì thú săn mồi thường tìm kiếm những dấu hiệu của bệnh tật hoặc điểm yếu ở con mồi khi lựa chọn mục tiêu. Do đó, con mồi cần có vẻ ngoài khỏe mạnh, nếu không nó chắc chắn sẽ trở thành mục tiêu của những con thú săn. Và trong nhiều trường hợp, khi những dấu hiệu về bệnh tật của chim được biểu hiện ra bên ngoài thì đó là lúc chúng đã trở nên quá yếu để có thể che giấu được những dấu hiệu đó. Về điểm này, đặc biệt phải kể đến những loài chim có kích thước nhỏ bé, sống trong địa bàn cư trú nhỏ hẹp thì thậm chí một cái chạm nhẹ cũng có thể làm chúng choáng váng. Đó là lý do tại sao việc phát hiện những dấu hiệu về bệnh ở chim và việc giám sát những chú chim của chúng ta ít nhất 2 lần mỗi ngày để kịp thời phát hiện những dấu hiệu này lại đặc biệt quan trọng đối với những người nuôi chim. Nếu bạn phát hiện bất cứ một dấu hiệu bệnh nào trong danh sách các dấu hiệu dưới đây thì hãy liên hệ ngay với bác sỹ thú y. Yếu ớt, thở dốc, chảy máu, bị thương, sức khỏe suy sụp, lên cơn tai biến ngập máu, hoặc bất cứ một dấu hiệu về hệ thống thần kinh nào khác đều rất nguy hiểm, cần được cấp cứu kịp thời, và chú ý theo dõi: 1. Các dấu hiệu thay đổi ở vẻ bề ngoài hoặc tư thế: · Nằm co lại · Đậu thấp trên cành cây · Đậu dưới đáy lồng · Nằm gục đầu vào một phía của lồng thay vì đậu trên cành · Đầu rúc dưới cánh · Xù lông (cả trước và sau) · Yếu ớt · Mất thăng bằng, đứng loạng choạng, hoặc bị ngã khỏi cành cây · Bị sưng hoặc có những cục u ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể · Bứt lông hoặc làm đau cơ thể của chính nó
  • 2. · Run rẩy · Không rỉa lông, chải chuốt cho mình · Bị những con khác quấy rối · Mắt mờ, trũng xuống, hoặc có màu dị thường · Đi vòng tròn · Chim hoặc phân chim có mùi lạ · Cánh rũ xuống hoặc giương cao 2. Những thay đổi trong hoạt động hoặc dáng điệu: · Mất tính linh động · Ít kêu, hót hoặc tiếng kêu và tiếng hót thay đổi · Cánh rũ xuống · Bớt rỉa lông · Kéo hoặc mổ vào lông · Sức khỏe suy sụp · Lên cơn tai biến · Ngủ nhiều hơn hoặc mắt luôn nhắm · Phản ứng kém đối với các kích thích · Thay đổi về tính khí, chẳng hạn: ngoan ngoãn hơn, hay bướng bỉnh hơn... · Biểu hiện những hành vi như chim non: cứ đòi ăn mãi. 3. Những thay đổi về màu sắc, khối lượng, độ rắn và số lượng phân: · Thay đổi màu sắc của sạn urat (phần thường có màu trắng chứa trong phân chim), nước tiểu (phần trong suốt), hoặc phần phân còn lại. · Thay đổi trong độ rắn: lỏng (lượng nước tiểu tăng), phân lỏng (tiêu chảy), phân rắn (táo bón) · Phân có chứa máu · Phân có chứa thức ăn chưa được tiêu hóa · Số lượng hoặc kích cỡ phân tăng · Sạn urat tăng 4. Những thay đổi bề ngoài của đầu:
  • 3. · Chất dịch tiết ra quanh mắt hoặc/và lỗ mũi · Mắt lác hoặc mắt khép một nửa · Mỏ lớn quá khổ hoặc dễ bị bong thành từng mảng · Mỏ đen bóng ở vẹt mào (triệu chứng của bệnh mỏ và lông nhiễm khuẩn Psittacine) · Bệnh mất cân đối (một bên đầu trông có vẻ bị sưng hoặc nhỏ hơn so với bên kia) Mắt hoe đỏ hoặc mất đi phần lông quanh mắt · Mỏ đổi màu · Đầu hơi co giật 5. Những thay đổi ở lông: · Lông xù hoặc tưa · Rụng lông, lông dị dạng, hoặc lông bị gãy · Phần lông trên đầu, quanh lỗ hậu môn, hoặc những vùng khác trên cơ thể bị ướt, biến màu, hoặc xù. · Lông có màu xám xịt · Có những đốm lông rụng hoặc trụi · Màu sắc lông không bình thường 6. Những thay đổi ở chân: · Chân khập khiễng · Bàn chân dễ bị tróc da, khô cứng, hoặc bị biến màu · Móng chân phát triển không bình thường · Chân hoặc khớp sưng 7. Những thay đổi về hô hấp: · Khó thở · Mỏ há ra khi thở · Đuôi lắc lư khi thở · Hắt hơi · Có chất bài tiết chảy hoặc đóng lớp quanh lỗ mũi · Thở khò khè · Không chịu nổi các bài tập (thở nặng nhọc sau mỗi bài tập hoặc không thể tập)
  • 4. · Âm thanh giọng hót thay đổi 8. Thay đổi trong ăn/uống/tiêu hóa: · Tăng hoặc giảm sự thèm ăn · Tăng hoặc giảm uống · Nôn mửa hoặc ợ ra · Gắng sức đẩy trứng · Tiêu chảy · Diều sưng · Giảm cân (sử dụng cân để biết trọng lượng của chim giảm) và/hoặc xương nhô lên (xương ức) · Bài tiết từ miệng · Không thể đưa thức ăn lên miệng hoặc làm điều đó một cách vụng về · Lỗ hậu môn lồi ra 9. Bị thương: · Bị bỏng · Bị thương do bị cắn/mổ · Bị thương do bị va đập vào cửa sổ hoặc các vật khác khi đang bay · Chảy máu Tác giả: Holly Nash Ban Thú ý, Công ty Drs. Foster & Smith. Đào Thu dịch Phòng và Chữa bệnh cho Chim cảnh Công việc chữa bệnh cho chim cảnh, cho đến nay ở VN ta, vẫn là những kinh nghiệm mang tính cá nhân, truyền miệng và ít được nghiên cứu một cách bài bản. Người nuôi chim cảnh thường rất khó khăn trước tình huống chim bệnh: không thể chẩn đoán cụ thể chim bệnh gì và cũng không biết nên dùng thuốc gì để điều trị vì hạn chế thông tin. Ngay cả ra cửa hàng thuốc thú y, hoặc các cơ sở thú y cũng chỉ có thể tìm được một số
  • 5. loại thuốc thông dụng dạng kháng sinh bao vây nhiều loại bệnh dành cho gia súc, gia cầm, chứ gần như không tìm được những liều thuốc đặc trị cho những bệnh mang tính đặc trưng của một số loài chim cảnh. Việc chia sẻ kinh nghiệm sử dụng thuốc chữa và phòng bệnh cho chim là rất cần thiết --> Xin mời các bạn cùng tham gia trao đổi kinh nghiệm, để có thể chăm nuôi những chú chim cảnh của chúng ta được tốt hơn. 1. Nguyên tắc chung trong việc chữa bệnh cho chim cảnh: Các loại thuốc dành cho gia cầm đang bán trên thị trường, nhìn chung, đều có thể được xem xét để ứng dụng cho việc chữa bệnh cho chim cảnh. Bao gồm: - các loại kháng sinh phổ rộng, chữa một số bệnh thường gặp ở gia cầm (gà, vịt..) và do vậy cũng có thể xem xét ứng dụng chữa bệnh cho chim. - các loại thuốc đặc trị một số bệnh nhất định: như tụ huyết trùng, bạch hầu...: cũng có thể ứng dụng chữa trị khi chim cảnh bị những bệnh này. - các loại thuốc hỗ trợ giúp khôi phục sức khỏe sau khi gia cầm bị bệnh, hoặc giúp tăng cường sức đề kháng: cũng có thể ứng dụng với liều lượng phù hợp với chim cảnh. - Trong điều kiện nuôi chim cảnh chơi: phương án cho chim uống thuốc thường được sử dụng. - Nếu nuôi chim kinh doanh với số lượng nhiều: cần trang bị kiến thức và một số dụng cụ thú y cần thiết như ống kim tiêm, để có thể chữa trị kịp thời, tránh lây lan ra cả đàn chim nuôi. Nguyên tắc 1: Mỗi loại thuốc kháng sinh phổ rộng thường chỉ có khả năng đặc trị một số bệnh nhất định. Những bệnh khác (dù có quảng cáo trên bao bì thuốc) chỉ mang tính phòng ngừa, bao vây --> cần xem xét kĩ các tính năng của thuốc để ứng dụng phù hợp, chữa đúng bệnh. Nguyên tắc 2: Rất cần lưu í đến thể trọng của chim cảnh (thường nhỏ hơn gà vịt) để từ đó cân nhắc liều lượng sử dụng thuốc một cách hợp lí. Dùng quá liều: chim không những không khỏi bệnh mà còn có thể ngộ độc, gây những biến chứng tai hại.
  • 6. Nguyên tắc 3: Cần theo dõi sát sao diễn tiến tình trạng bệnh của chim trong quá trình sử dụng thuốc để có những nhận định, phân tích và điều chỉnh kịp thời. Chim có quá trình trao đổi chất diễn ra rất nhanh nên nếu không chú ý đến các phản ứng cơ thể của chim trước việc sử dụng thuốc thì rất khó điều trị tốt. Nguyên tắc 4: khi một cá thể chim bị bệnh và cần sử dụng thuốc điều trị: nên cách li chim bệnh ra khỏi khu vực nuôi các chim khác để tránh lây lan. Chim bị bệnh cần được nhốt nuôi ở nơi yên tĩnh, ấm áp, cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho chim. Nếu khí hậu đang lạnh thì cần trùm áo lồng và thậm chí cần sưởi ấm riêng cho chim. Chỉ khi chim hồi phục hoàn toàn mới đưa trở lại vào chuồng chung hoặc đưa về khu vực nuôi chung nhiều chim khác. Nguyên tắc 5: các bệnh hô hấp, tiêu hóa rất dễ lây lan. Khi phát hiện một cá thể chim bị bệnh: ngoài việc cách li tập trung chữa bệnh cho cá thể đó, cần theo dõi thật kĩ các cá thể còn lại để kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc lây bệnh. Với các chuồng nuôi tập thể có phát hiện ra chim bệnh: nên sử dụng thuốc phòng bệnh cho tất cả các cá thể còn lại trong chuồng. Nguyên tắc 6: - Hậu quả của thức ăn, nước uống bẩn thường là các bệnh về đường tiêu hóa - Hậu quả của khí hậu lạnh, gió lùa thường là các bệnh về đường hô hấp - Hậu quả của chuồng trại bẩn không được vệ sinh dọn rửa thường là các bệnh về rận mạt, kí sinh trùng trên lông chim, các bệnh về ghẻ ngứa, nổi trái (nổi đậu) --> cùng với việc phát hiện và chữa bệnh: cần xử lí các nguyên nhân gây ra bệnh bằng cách theo dõi chất lượng thức ăn, nước uống, tình hình thời tiết khí hậu và vệ sinh, khử trùng nơi nuôi chim một cách hợp lí. Bệnh Thường Gặp ở Chim Cảnh 1.Mùa xuân là mùa chim cảnh dễ bị nhiễm bệnh Có nhiều loại chim do “nóng trong” nên phát bệnh. Nếu như gặp trường hợp này, ta có thể hái mầm liễu ( ngọn liễu non) cho các loại chim ăn ngũ cốc và ăn tạp ăn, bắt nhện cho chim sâu ăn để “hạ hỏa” cho chim; cũng có thể giảm bớt khẩu phần ăn có mỡ và
  • 7. nhiều chất béo, đồng thời mỗi tuần cho chim uống một lần berberin (lấy ¼ viên berberin tức khoảnh 1g hòa với nước) cũng có thể làm cho chim đỡ nóng hơn. Ngoài ra vào mùa hè, ngoài việc chăm sóc, vệ sinh chuồng, thức ăn, Nước uống và chống muỗi cắn cho chim, chúng ta nên thường xuyên cho các loại chim, chẳng hạn như chim ăn ngũ cốc ăn Rau Răng ngựa (hay còn gọi là cỏ sống đời), kê tươi, và Ngô tươi; cho chim ăn sâu, ăn nhện, dế, ve v.v…Với cách này ta cũng có thể tăng cường sức đề kháng cho chim 2.Cách chữa viêm tuyến nhờn ở chim Phần đuôi chim có một tuyến nhờn – đó là nơi tiết ra chất dịch giúp chim làm mượt lông vũ. Tuyến này của chim bị thương, bị nhiễm trùng hay chim bị cảm nắng, Cảm lạnh v.v…đều là những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tuyến nhờn ở chim. Những con chim bị mắc bệnh này thường tỏ ra mệt mỏi, lông vũ tả tơi, biếng ăn, tuyến nhờn đỏ tấy, mưng mủ. Khi phát hiện ra chim có bệnh, ta có thể chữa bằng cách sau: - Dùng cồn iôt khử trùng tuyến nhờn. - Dùng kim đã khử trùng đâm thủng tuyến nhờn, dùng tay bóp cho mủ ra hết (bóp khi nàonhinf thấy Máu tươi là được) - Bôi cồn iôt một lần nữa vào chỗ đau của chim. Sau khi làm các động tác trên, ta nên cho chim vào nơi yên tĩnh, tránh nơi quá nóng hoặc quá lạnh, cho chim ăn thức ăn có chất bổ, sau một thời gian, chim sẽ khỏi bênh. 3.Chữa các bệnh về Chân cho chim Chim nuôi trong lồng, chân thường dễ bị vật nhọn cứa vào hoặc bị côn trùng cắn rồi nhiễm trùng, mưng mủ, sưng tấy, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến hoại thư xương. Để ngăn chặn và phòng chống những bệnh này cho chim, ta nên thường xuyên khử trùng chuồng, đồng thời kiểm tra loại bỏ các vật cứng nhọn. Nếu chăng may chim bị mắc bệnh, chúng ta phải dùng dao nhọn lấy mủ ra tiêp đó dùng nước Muối sinh lý (hay còn gọi là muối đẳng trương) hoặcdungf dung dịch Thuốc tím 0,1%(pêmăngnát kali) rủa sạch vết thương, sau cùng bôi cồn iốt và thuốc chống nhiễm trùng lên là đuợc.
  • 8. 4.Diệt ký sinh trùng làm hại chim Ký sinh trùng làm hại chim thường rất nhỏ, chúng bám vào lông và Da chim, ăn dần lông, da, thậm chí hút cả Máu chim. Để phòng ngừa ký sinh trùng cho chim, việc quan trọng nhất là ta phải thường xuyên giữ cho lồng chim được sạch sẽ, khô ráo, đồng thời phát hiện sớm nếu chim bị ký sinh trùng xâm hại hoặc có rận. Khi làm vệ sinh lồng chim ta có thể nhúng lồng chim qua nước sôi già. Đối với nhũng chim bị ký sinh trùng, ta dùng nước pha với vài giọt dầu hỏa (dầu tây) rắc vào lông chim, đồng thời dùng bột băng phiến 20% rắc vào lông chim (phải xoa nhẹ để bột thấm sâu vào phía trong). Làm như vậy ta có thể tiêu diệt ký sinh làm hại chim. 5.Phòng chứng Béo phì ở chim Chim nhốt trong lồng thời gian dài, ít vận động, lại ăn nhiều thức ăn có mỡ, nhiều chất Đạm nên rất dễ dẫn đến chứng béo phì. Mắc chứng béo phì, chim trở nên chậm chạp, không hay nhảy nhót, ca múa, hô hấp khó khăn,có con trong khi nhảy nhót, đột ngọt chết do lâu ngày không vận động. Để tránh tình trạng trên, ta nên cho chim ăn một cách khoa học. Đồng thời thường xuyên giúp chim Vận động và cố kéo dài thời gian hoạt động cho chim 6.Chữa bệnh dạ dày cho chim Chim ăn phải thức ăn để lâu ngày, hay uống phải nước bẩn đều dẫn đến bị viêm dạ dày.Khi bị bệnh, lông chim tả tơi, thân hình gầy gò, thường tỏ ra ủ rũ, phan dính đặc, có màu vàng trắng ,mùi hôi. Nếu không chữa trị kịp thợi chim sẽ die. Bởi vậy để phòng cho chim khỏi bị bệnh viêm dạ dày, chúng ta phải thường xuyên chú ý giữ đồ ăn, thức uống của chịm sạch sẽ. Với nhũng con chim bị bệnh,cần nhốt chúng vào những nơi ấm áp, ít gió, mỗi ngyaf cho uống 0,2 đến 1mg thuốc kiết lị hòa với nước đườn. Cho chim uống liền trong 3 ngày. Ngoài ra người ta còn cho vào trong thức ăn của chim một lượng bột than gỗ để bột than gỗ hút bớt chất độc trong dạ dày chim. 7.Chữa cảm và viêm Phổi cho chim Khí hậu thay đổi đột ngột hoặc sau khi Tắm xong gặp phải gió mạnh, chim nuôi trong
  • 9. chuồng rất dễ bị cảm, lông vũ tả tơi, Thở khò khè, ăn yếu dần, nước Mũi chảy ra, có lúc toàn thân run lẩy bẩy. Số lượng chết do bị cảm và viêm phổi ở chim thường rất cao. Ta có thể chữa cho chim theo cách sau Kịp thời đưa chim vào nơi kín gió, ấm áp, nhưng thoáng đãng để tĩnh dưỡng. Cho chim ăn thức ăn có nhiều dinh dưỡng. Dùng bông thấm với dầu thầu dầu lau nước mũi cho chim. Hòa nước Đường (đường trắng) cho chim uống, đồng thời mỗi ngày cho chim uống 2 lần 2 – 3g thuốc Têtraxilin. ***Giống chim hót nào cũng thích tắm Ngay chim bổi ở rừng mới bắt về, nhát người là thế, nhưng nếu cho tắm là chúng sà vào chén nước tắm ngay. Mỗi ngày hoặc vài ngày ta nên siêng năng cho chim tắm một lần vào lúc có nắng ấm. Chim được tắm thường xuyên thì mau dạn, sung sức, do trong mình được mát mẻ, mọi thứ ký sinh trùng như rận mạt sống trong lông, trên da của chim sẽ được tẩy sạch… Mỗi lần tắm, ta nên sang chim qua một lồng tắm. Loại lồng này có kích thước phải vừa phải, dùng chung cho nhiều giống chim, giá cũng rẻ lại bền. Trong khi chim tắm táp ta tranh thủ làm vệ sinh lồng nuôi cho thật sạch sẽ, để khi tắm chim xong (độ 15 phút) là có thể sang chim trở lại lồng. Chim ở lồng nào quen lồng đó, không nên nay nhốt lồng này, mai lại sang qua lồng nọ khiến chim sợ hãi mà nhát thêm. Chừng vào con chim cảm thấy được “an cư” chúng mới chịu hót và siêng hót được. Ngoài việc tắm nước ra, mỗi ngày còn phải cho chim tắm nắng. Tắm nắng có nghĩa là treo lồng chim hót ra chỗ có ánh nắng ban mai, mỗi ngày độ nửa giờ để chim hấp thụ Vitamin D, có nhiều trong tia tử ngoại mặt trời, nhờ đó bộ xương chim mới cứng cáp, tinh thần chim hưng phấn, và làm ung trứng rận mạt trong lớp lông vũ…Chim không được tắm nắng mỗi ngày sẽ còi cọc, suy yếu, biếng hót. môi trường do bụi bậm, khí độc hại . - - Do khí hậu, đem chim từ vùng này qua vùng khác có khí hậu khác nhau, để chim
  • 10. ngoài trời ngoài sương, để chim dưới mái tole hay phòng có máy lạnh . - Do môi trường, chuyển chỗ ở chim từ yên tĩnh qua ồn ào, gần chợ, gần đường xá đông người qua lại, gần chó mèo, chuột thằn lằn quấy phá . - Do suy kiệt, cho chim tắm chiều tối bị cảm lạnh, hay tắm nắng gắt lâu bị cảm nắng, cho chim thức khuya không trùm lồng cho chim ngủ sớm, thi đấu hót sáng chiều thiếu nghỉ ngơi ăn uống, chim đang thay lông thiếu chăm sóc bị suy . 1. Liều phòng bệnh cho chim khuyên : PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH TIÊU CHẢY CHO CHIM VÀNH KHUYÊN 1. Bênh ký sinh trùng : Chim bị giun sán sống ký sinh ở đường ruột. Chim kém ăn,ốm, khát nước, xù lông, xệ cánh, đi phân lỏng có mùi hôi không màu. Cách chữa : - 1- 2 mg Pipérazine hoặc 2mg bột trái cau già ( cau ăn trầu ); - 15ml nước pha đường 25% ; Cho chim uống liên tục trong 2 ngày ( liều trên dùng trong 1 ngày ). 2. Bệnh tiêu chảy do E.coli : Do chim đề kháng kém, dư đạm, béo, tiêu hóa không hết tạo cho chủng E.coli gây bệnh tiêu chảy, phân thay đổi màu. Cách chữa : - 1 – 2 mg Ampicilin; - 15ml nước pha đường 25%; Cho chim uống liên tục trong 3 ngày . 3. Bệnh tụ huyết trùng ( vi khuẩn ): Chim cứ rũ, lim rim, khó thở, chân co rút, đi phân chảy có nhớt và màu xanh. Cách chữa : - 1 – 2 mg Streptomycine hay Kanamycine hoặc Teramycine; - 15ml nước pha đường 25%; Cho chim uống liên tục trong 4 ngày . 4. Bệnh do vi rút : Chim bệnh thường rút cổ, ngủ gục, bỏ ăn, khó thở, sút cân nhanh, run rẩy, đi phân lỏng, trắng, dính xung quanh hậu môn. Cách chữa : - Chủng ngừa bằng vaccin;
  • 11. - Điều trị bằng vitamin hoặc mật ong pha loãng dùng cho tới khi chim hết bệnh. 5. Bệnh do bị “ Sốc “ : Chim phản ứng với bất kỳ lý do nào bằng việc đi phân lỏng, nhưng sức khỏe trông như bình thường. Điều trị bằng cách đưa chim trở lại tinh thần ổn định và bồi dưỡng cho chim sẽ hết bệnh mà không phải dùng thuốc, như dùng thêm sữa, đường, mật ong Ghi nhớ : - Việc sử dụng thuốc khánh sinh đều cẩn trọng về liều lượng và theo dõi kỹ lưỡng, tránh bị phạm thuốc hay quá liều. - Khi cho chim uống thuốc để ý chim có uống không, nếu không chim sẽ chết khát. - Vài lần khuấy thuốc bị lắng đọng ở đáy cóng. - Nếu cho chim uống hết thuốc thì cho thêm nước tuyệt đối không để thiếu nước. - Cho chim ăn bình thường, không cho ăn trái cây xanh, chua hoặc giảm chất đạm, béo như bột có nhiều trứng để chim sớm bình phục. - Tách chim bệnh nuôi riêng ra nếu ở lồng tập thể để tránh lây lan qua chim khỏe mạnh. - Làm vệ sinh lồng và khu vực nuôi chim. - Cho các chim khỏe mạnh còn lại uống liều thuốc phòng ngừa . Nguyên nhân và phòng ngừa Chim khuyên bị tiêu chảy do nhiều nguyên nhân như bị nhiễm vi khuẩn, E.coli và những nguyên nhân tổng hợp phải chích ngừa bằng vaccin hay điều trị bằng kháng sinh mới khỏi, và phòng ngừa bằng cách vệ sinh, khử trùng lồng nuôi nhốt, khử khu vực tập trung chim để duy trì sức khỏe của chim . Ngoài ra còn có các nguyên nhân tưởng như không có gì ăn nhập mà cũng có thể gây bệnh tiêu chảy cho chim, chim bị “ Sốc “ mà phản ứng lại bằng tiêu lỏng . - Do ăn uống, chim ăn thức ăn bị chua mốc, nước uống bị thối, thay đổi thức ăn đột ngột, cho ăn quá bổ hoặc thiếu chất, đói no thất thường như bỏ đói bỏ khát . - Do kém vệ sinh, chim thiếu tắm nước, tắm nắng, lồng nuôi nhốt không vệ sinh ô nhiễm Liều phòng bệnh cho chim khuyên:
  • 12. - 50mg chloraphénicol hoặc Teramycine; - 1 lít nước chín Cho chim uống liên tục 3 – 4 ngày . 2. Tiêu độc, tẩy trùng : Dùng thuốc sát trùng phổ thông để diệt khuẩn, virur, nấm mốc, ngừa cảm cúm H5N1 có thể dùng thuốc bột Solamid hay Biodin 10g pha với nước phun xịt lồng và pha nước cho chim tắm . Kết luận Chim vành khuyên rất dễ mắc bệnh tiêu chảy, làm cho người nuôi bận tâm rất nhiều. Con chim đang líu lo bỗng dưng im bặt, chim mình nuôi mà không nghe hót hỏi làm sao mà không buồn . Tóm lại chim vành khuyên bị bệnh do bị sốc, bởi thay đổi chủ nuôi, thay đổi bột đột ngột . Vì vậy khi mua chim khuyên nên xin bột cũ chim đang ăn, hỏi thành phần chế biến hoặc nhãn hiệu người bán . Trước khi mua chim khuyên, nên khám sức khỏe chim bằng cách nhìn sắc thái biểu hiện sự khỏe mạnh linh hoạt. Điều quan trọng nhìn phân chim hoặc vạch bụng chim xem , nếu chim bệnh bụng bị sưng đỏ, ruột sưng nổi lên thấy rõ, chim ốm lườn bén ngọt, phân trắng dính hậu môn . Khi đã biết cách phân biệt chim khỏe, chim bệnh, biết cách định bệnh và điều trị thì việc chữa bệnh không còn khó khăn và đáng lo ngại nữa . Chừng đó, khi ta có con chim khuyên quý hay lỡ mua con chim khuyên hay cực kỳ bị bệnh, tốt nhất nên chữa trị càng sớm càng tốt, không nên bán đi vô tình làm lây lan bệnh hay kéo dài làm tồi tệ thêm sức khỏe dẫn tới chim bị chết oan uổng. Hơn nữa ta cứu được một con chim quý hết bệnh, chim mạnh khỏe trở lại líu lo cho ta thưởng thức, thì Niềm vui đó còn gì sung sướng hơn ! Tắm nắng chỉ nên tắm vào buổi sáng, trước mười giờ mới tốt.