SlideShare a Scribd company logo
1 of 14
MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
                                                PGS, TS NGUYỄN VIẾT THẢO(*)


Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị là biểu hiện của mối
quan hệ giữa hai lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, đó là lĩnh vực kinh tế và
lĩnh vực chính trị; liên quan mật thiết đến mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và
kiến trúc thượng tầng; giữa cái khách quan và cái chủ quan; giữa cái tất yếu và
cái có thể... Về mặt lịch sử - thực tiễn, do xử lý không đúng mối quan hệ này,
nên cải tổ, cải cách đã đẩy Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu từ
khủng hoảng tới rối loạn và thất bại vào cuối thế kỷ XX. Do vậy, nhất thiết phải
nắm vững biện chứng giữa kinh tế và chính trị, nâng cao trình độ tư duy lý luận;
đồng thời, phải sâu sát thực tiễn, biết phân tích cụ thể từng tình hình cụ thể mà
công cuộc đổi mới, phát triển đất nước tạo ra.(*)
   Phép biện chứng duy vật do C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin xây dựng đã
vạch rõ rằng, kinh tế là yếu tố quyết định cuối cùng đối với chính trị và chính trị là
biểu hiện tập trung của kinh tế, là kinh tế cô đọng lại. Trong mỗi thời đại lịch sử,
sự vận động của các chế độ chính trị - xã hội, suy cho cùng, đều phụ thuộc vào
sự vận động của chế độ kinh tế - xã hội, trong đó phương thức sản xuất có vai
trò, vị trí hàng đầu. Mặt khác, các nhà kinh điển cũng sớm cảnh báo, điều đó
hoàn toàn không có nghĩa rằng kinh tế là nhân tố duy nhất chủ động, còn mọi
thứ khác chỉ có tác dụng thụ động. Chính trị, cũng như các nhân tố khác của
thượng tầng kiến trúc và của ý thức xã hội, có sự độc lập tương đối và tác động
trở lại đối với kinh tế. Dưới sự tác động của chính trị, kinh tế có thể được thúc
đẩy, hoặc bị kìm hãm, hoặc vừa được thúc đẩy, vừa bị kìm hãm.
   Vai trò quyết định của kinh tế là điều không thể bác bỏ, nhưng điều quan trọng
hơn cần nhận thức nhất quán lại là sự quyết định ấy không bao giờ diễn ra một
cách trực tiếp, đơn tuyến từ kinh tế đến chính trị; mà phải thông qua nhiều tầng
nấc, nhiều khâu trung gian (xã hội, văn hoá, tư tưởng...), phải thông qua hoạt
động thực tiễn của con người và bị khúc xạ nhiều lần. Như thực tế đã chứng
minh, không phải ở đâu có đa nguyên kinh tế là tất yếu có đa nguyên chính trị;
không phải ở đâu có tự do kinh tế là tự nhiên sẽ có nền chính trị dân chủ... Trên
cơ sở tổng kết lịch sử chính trị thế giới, Lênin đã kết luận một cách xác đáng rằng
chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế; rằng chính trị bao
giờ cũng được ưu tiên hơn so với kinh tế.
  Nội dung cơ bản của đổi mới kinh tế ở nước ta là chuyển từ mô hình kinh tế
kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định

(
hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình chuyển dịch này bao gồm hàng loạt thay đổi
sâu rộng về cơ cấu thành phần kinh tế, chế độ và hình thức sở hữu các tư liệu
sản xuất, hình thức tổ chức và cơ chế quản lý kinh tế. Mặc dù mang định hướng
xã hội chủ nghĩa, nhưng nền kinh tế thị trường của nước ta vẫn phải thể hiện
đầy đủ bản chất và những đặc trưng chung của kinh tế thị trường. Về bản chất,
kinh tế thị trường là hệ quả tất yếu của trình độ xã hội hoá các lực lượng sản
xuất; là hệ thống các quan hệ kinh tế do nền sản xuất hàng hoá tạo ra; là kiểu tổ
chức nền sản xuất có “đầu vào” và “đầu ra” đều là hàng hoá; là chuỗi sản xuất -
kinh doanh trong đó các chủ thể kinh tế vừa độc lập, vừa lệ thuộc lẫn nhau, cạnh
tranh và hợp tác với nhau nhằm mục tiêu đạt giá trị gia tăng ngày càng nhiều
hơn. Có thể khái quát 5 đặc trưng chung của kinh tế thị trường. Một là, các hoạt
động kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường, dưới sự chi phối của các
quy luật thị trường, trước hết là quy luật giá trị và quy luật cung cầu. Hai là, quan
hệ giữa các chủ thể kinh tế là quan hệ tiền tệ. Ba là, thị trường trở thành căn cứ
chủ yếu đề phân bố các nguồn lực kinh tế. Bốn là, giá trị gia tăng và lợi nhuận tối
đa trở thành động lực bên trong, trực tiếp chi phối hoạt động của các doanh
nghiệp. Năm là, kinh tế thị trường là tự do hoá kinh tế, mở cửa và hội nhập.
   Nội dung cơ bản của đổi mới chính trị ở nước ta là đổi mới tư duy lý luận và
hoạt động thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội,
trong đó trọng tâm là đổi mới hệ thống chính trị. Nói đến hệ thống chính trị là nói
đến quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước, đến bộ máy chính quyền và các thiết
chế quản lý xã hội. Đây là những vấn đề cơ bản, mang ý nghĩa sống còn đối với
mọi cuộc cách mạng, mọi chế độ xã hội. Vì vậy, đổi mới hệ thống chính trị vừa đòi
hỏi sự nhạy bén, theo kịp xu thế thời đại; vừa yêu cầu sự tỉnh táo, khôn khéo và,
đặc biệt, sự tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc. Với mục tiêu
thực hiện tốt hơn nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy đầy đủ quyền làm chủ
của nhân dân, quá trình đổi mới hệ thống chính trị đã và đang được triển khai trên
các hướng chủ yếu. Một là, đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với xã hội nói chung và các thành tố trong hệ thống chính trị nói riêng. Hai là,
đổi mới hoạt động lập pháp và giám sát tối cao của Quốc hội. Ba là, đổi mới tổ
chức, bộ máy và phương thức điều hành của Chính phủ, gắn với cải cách mạnh
mẽ nền hành chính quốc gia. Bốn là, đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ
quan tư pháp. Năm là, đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận và các đoàn
thể chính trị - xã hội.
   Đảng ta đã khởi đầu công cuộc đổi mới bằng đổi mới toàn diện và sớm chú
trọng giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị.
Đại hội VII (1991) sớm xác định: “Về quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới
chính trị, phải tập trung sức làm tốt đổi mới kinh tế, đáp ứng những đòi hỏi cấp
bách của nhân dân về đời sống, việc làm và các nhu cầu xã hội khác, xây dựng
cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, coi đó là điều kiện quan trọng để
tiến hành thuận lợi đổi mới trong lĩnh vực chính trị. Đồng thời với đổi mới kinh tế,
phải từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính
trị, phát huy ngày càng tốt quyền làm chủ và năng lực sáng tạo của nhân dân
trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Vì chính trị đụng chạm đến
các mối quan hệ đặc biệt phức tạp và nhạy cảm trong xã hội, nên việc đổi mới
trong hệ thống chính trị nhất thiết phải trên cơ sở nghiên cứu và chuẩn bị rất
nghiêm túc, không cho phép gây mất ổn định chính trị, dẫn đến sự rối loạn.
Nhưng không vì vậy mà tiến hành chậm trễ đổi mới hệ thống chính trị, nhất là về
tổ chức bộ máy và cán bộ, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các đoàn thể
nhân dân, bởi đó là điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và thực hiện
dân chủ”(1).
   Đại hội X (2006) có nhiệm vụ tổng kết 20 năm đổi mới. Với sự từng trải của
đội tiền phong dẫn dắt đất nước, dân tộc vượt qua khủng hoảng và nhiều thách
thức lịch sử, Đảng ta khẳng định: “Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có
bước đi, hình thức và cách làm phù hợp... Đổi mới tất cả các mặt của đời sống
xã hội nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, có những bước đi thích hợp; bảo
đảm sự gắn kết chặt chẽ và đồng bộ giữa ba nhiệm vụ: phát triển kinh tế là trung
tâm, xây dựng Đảng là then chốt và phát triển văn hoá - nền tảng tinh thần của
xã hội”.(2)
   Trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua, Đảng, Nhà nước đã xử lý thành công mối
quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta trên ba vấn
 đề then chốt. Một là, đã xây dựng, vận hành nền kinh tế thị trường phù hợp với
điều kiện cụ thể của đất nước và dân tộc. Hai là, đã xây dựng, vận hành nền kinh
 tế thị trường phù hợp với chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa. Ba là, đã xác lập hệ
thống chính trị với mô hình, cơ cấu và cơ chế hoạt động phù hợp với nền kinh tế
           thị trường, nhà nước pháp quyền và dân chủ xã hội chủ nghĩa.
   Xây dựng, vận hành nền kinh tế thị trường phù hợp với điều kiện cụ thể
của đất nước và dân tộc là một đòi hỏi khách quan, có cơ sở lý luận và
thực tiễn không thể bác bỏ. Chỉ tính riêng kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa,
cũng đã có kinh tế thị trường tự do của Mỹ - Anh, kinh tế thị trường xã hội của
một số nước Tây Âu, kinh tế thị trường có kế hoạch của Nhật Bản, kinh tế thị
trường có sự kết hợp giữa quản lý tập trung cao của nhà nước với phát huy vai
trò điều tiết của thị trường do các NIC ở Đông Á áp dụng... Sở dĩ đã xuất hiện
nhiều mô hình kinh tế thị trường khác nhau là vì, cùng với những đặc trưng
chung, còn nhiều tính chất riêng, quyết định nội dung và phương thức vận động
của mỗi nền kinh tế thị trường. Các tính chất riêng gắn liền với các điều kiện lịch
sử, kinh tế, văn hoá, xã hội... của mỗi nước và đặc điểm, xu thế của thế giới
trong từng giai đoạn cụ thể. Cần nhấn mạnh một số điều kiện cụ thể sau:
Chế độ sở hữu và cơ cấu các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất. Đến nay, kinh
tế thị trường đã được xây dựng và phát triển qua nhiều chế độ kinh tế - xã hội
khác nhau, cho nên đã thích ứng với sự đa dạng về chế độ sở hữu và cơ cấu các
hình thức sở hữu tư liệu sản xuất. Trong cơ cấu đa dạng đó, chế độ sở hữu nào
có vị trí chủ thể và hình thức sở hữu nào có vai trò chủ đạo sẽ quyết định mục
đích, mô hình và con đường cho từng nền kinh tế thị trường. Trên thực tế, sở hữu
tư bản tư nhân, sở hữu tư bản tập thể, sở hữu tư bản nhà nước... đã từng tạo ra
các biến thể là kinh tế thị trường tự do và kinh tế thị trường xã hội ngay trong lòng
chủ nghĩa tư bản. Do vậy, với sự tồn tại sẵn của chế độ công hữu gồm nhiều hình
thức sở hữu do nhà nước và tập thể làm đại diện, các quốc gia xã hội chủ nghĩa
hoàn toàn có cơ sở khách quan để xây dựng một kiểu kinh tế thị trường phù hợp
với đặc điểm riêng.
   Quy mô kinh tế - xã hội và đặc điểm lịch sử của từng quốc gia. Mỗi nền kinh tế
thị trường cụ thể bao giờ cũng được gieo trồng trên một mảnh đất hiện thực của
quốc gia- dân tộc. Quá trình hình thành dân tộc Mỹ khác xa so với các quốc gia
dân tộc châu Âu; lịch sử hàng trăm năm yên bình của các nước Bắc Âu rất khác
so với lịch sử Nhật Bản; quy mô kinh tế - xã hội của các “con rồng” Đông Á
không thể so sánh với các cường quốc tư bản Âu - Mỹ, v.v... Các sự khác biệt
này chi phối mạnh mẽ đến tính chất của mỗi nền kinh tế thị trường, như thực tế
đã thể hiện một cách sáng tỏ.
   Bản sắc văn hoá dân tộc. Dưới tác động của nhiều nhân tố, trong đó có đạo
Tin lành, dân tộc Mỹ coi tự do, tự chủ của con người cá nhân, hành động, hiệu
quả và thịnh vượng là những giá trị cao nhất. Các dân tộc châu Âu thì lại rất coi
trọng công bằng, phúc lợi xã hội và dân chủ. Ở Nhật Bản có truyền thống đề cao
sự đồng thuận trên mọi cấp độ gia đình, tập thể và xã hội. Những bản sắc văn
hoá đó làm cho nền kinh tế thị trường này không bị lẫn lộn với nền kinh tế thị
trường khác.
   Đặc điểm và xu thế của thế giới. Nền kinh tế thị trường nào cũng là một nền
kinh tế mở cửa và hội nhập quốc tế. Bởi vậy, nó chịu sự tác động trực tiếp và
phổ biến của đặc điểm và xu thế thế giới trong từng thời kỳ lịch sử. Ngày nay, thế
giới đang trở thành một chỉnh thể dưới tác động của xu thế toàn cầu hoá; đang
phải thực hiện mục tiêu phát triển bền vững như một mệnh lệnh của thời đại;
đang lấy hoà bình, hợp tác và phát triển làm chủ đề chung... Trong bối cảnh thế
giới đương đại, các quốc gia đi sau không cần trải qua tuần tự các bước hình
thành và phát triển của kinh tế thị trường hàng trăm năm qua; không thể rập
khuôn các mô hình kinh tế thị trường có sẵn, mà phải sáng tạo ra các mô hình
mới, đáp ứng đòi hỏi của hiện thực khách quan.
  Xây dựng, vận hành nền kinh tế thị trường phù hợp với chế độ chính trị
  xã hội chủ nghĩa cũng là một đòi hỏi khách quan, phù hợp với chế độ
chính trị và nguyện vọng của đông đảo nhân dân Việt Nam. Toàn bộ lịch sử
kinh tế thị trường trong suốt hàng trăm năm qua chứng minh rằng bản thân nền
  kinh tế này rất cần sự quản lý và điều tiết của nhà nước. Bàn tay vô hình của cơ
chế thị trường hoàn toàn không đủ để vận hành nền kinh tế thị trường, mà phải có
cả bàn tay hữu hình của bộ máy nhà nước do từng chế độ chính trị, chế độ xã hội
   xây dựng nên. Mỗi nhà nước quản lý, điều tiết, vận hành nền kinh tế thị trường
 theo mục tiêu, lợi ích của mình trên cơ sở tôn trọng những quy luật kinh tế chung.
  Nhà nước tư sản, dưới mọi biểu hiện khác nhau của nó, đều sử dụng kinh tế thị
 trường như một con đường, phương tiện và công cụ nhằm củng cố chế độ xã hội
tư bản chủ nghĩa, làm gia tăng giá trị thặng dư, tức là phục vụ mục tiêu, lợi ích giai
    cấp của giai cấp tư sản. Dĩ nhiên, trong quá trình này, chúng không thể không
  quan tâm đáp ứng một phần lợi ích của người lao động nói riêng và của toàn xã
                                    hội nói chung.
   Rõ ràng là, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa chỉ là một phương án (phương
án đầu tiên xét về mặt lịch sử) của kinh tế thị trường. Lịch sử loài người không
dừng lại ở chủ nghĩa tư bản. Cho nên, việc xuất hiện những mô thức mới của kinh
tế thị trường, trong đó có nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc,
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam... cũng là những
phương án hợp lôgích.
    Do nhận thức kịp thời những vấn đề lý luận và thực tiễn rất quan trọng nêu
trên, Đảng, Nhà nước ta đã chủ động và tích cực xây dựng, hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa phù hợp với các quy luật
khách quan, vừa phù hợp với các đặc điểm, điều kiện cụ thể của đất nước và
chế độ xã hội ở Việt Nam. Sự phù hợp của thể chế kinh tế thị trường với chế độ
xã hội, trong đó quan trọng nhất là thể chế chính trị và hệ thống chính trị, là biểu
hiện nổi bật, là thực chất của mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính
trị ở nước ta. Thông qua sự phù hợp này, những tất yếu kinh tế và những đòi hỏi
chính trị khách quan đã đồng thời được đảm bảo, gắn kết với nhau và tạo tiền đề
cho nhau trong cả thể chế kinh tế thị trường và hệ thống chính trị xã hội chủ
nghĩa ở nước ta.
    Trong xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
 nghĩa, sự gắn kết nêu trên được thể hiện ngay trong mục đích của nền kinh tế,
chế độ sở hữu, phương thức vận hành, chế độ phân phối và trong phương châm
  kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Mục đích
 phát triển kinh tế thị trường ở nước ta không phải thuần túy là làm gia tăng giá
  trị, lợi nhuận kinh tế; mà là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
  văn minh. Đó là một nền kinh tế đa hình thức sở hữu, đa thành phần kinh tế,
  trong đó chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất được duy trì và kinh tế nhà
 nước đóng vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể là nền tảng của
 nền kinh tế cả nước. Phương thức vận hành nền kinh tế là vừa theo cơ chế thị
trường, vừa phát huy cao độ vai trò điều tiết và chức năng quản lý của nhà nước
  pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Chế độ
   phân phối kết hợp phân phối theo quy mô đóng góp và hiệu quả sử dụng các
nguồn lực với các chính sách tái phân phối thu nhập, đảm bảo phúc lợi xã hội và
                   an sinh xã hội do nhà nước chủ trì triển khai.
   Trong xây dựng, đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta, sự
gắn kết nêu trên được thể hiện trước hết qua bước chuyển từ hệ thống
chuyên chính vô sản sang hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, trong đó nổi
bật là bước chuyển từ nhà nước chuyên chính vô sản sang nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tiếp đó, nó
được thể hiện qua việc xác định cơ cấu thành phần gồm 8 thành tố hiện nay của
hệ thống chính trị; cả 8 thành tố đó đều là công cụ nhằm thực hiện quyền làm
chủ của nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh: mọi quyền hành và lực lượng đều
tập trung ở nơi dân. Theo tinh thần này, Đảng và Nhà nước (hai thành tố quan
trọng nhất trong hệ thống chính trị) đã nỗ lực phấn đấu để các đường lối, chủ
trương, chính sách ban hành phải phù hợp với quy luật khách quan, phù hợp với
điều kiện cụ thể của đất nước và phải hợp lòng dân. Mặt trận Tổ quốc được giao
phó thêm một chức năng quan trọng là tổ chức phản biện xã hội đối với một số
chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước. Nhờ vậy,
hệ thống chính trị của nước ta đã thích ứng với bối cảnh mới của kinh tế thị
trường, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
   Trong những năm tới, sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước có nhiều vận
động bước ngoặt, tạo ra đòi hỏi cấp thiết về tiếp tục đổi mới toàn diện cả thể chế
kinh tế và hệ thống chính trị. Bước ngoặt lớn nhất sẽ là nền kinh tế chuyển từ
giai đoạn tăng trưởng để thoát nghèo kéo dài suốt 15-20 năm qua sang giai
đoạn tăng trưởng để cất cánh. Giai đoạn tăng trưởng mới không cho phép tiếp
tục duy trì kiểu tăng trưởng về lượng chủ yếu là nhờ tăng đầu tư, mà đòi hỏi tăng
trưởng với chất lượng cao chủ yếu dựa vào sự gia tăng năng suất lao động,
nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, đảm bảo sự bền vững về kinh tế, xã
hội, môi trường sinh thái. Trước yêu cầu mới, cần tiếp tục đẩy mạnh đổi mới kinh
tế, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, đi đôi với tích cực đổi mới hệ thống chính trị.
    Để đảm bảo mối quan hệ thuận chiều giữa hai quá trình đổi mới kinh tế và
đổi mới hệ thống chính trị, cần dân chủ hoá và minh bạch hoá hơn nữa quá trình
ra các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Đảng lãnh đạo, nhưng
không đưa ra trước các quyết định, mà trước hết là phải tạo điều kiện, cơ chế
cho giới chuyên môn, cho nhân dân thảo luận, nêu các phương án khác nhau.
Vai trò lãnh đạo của Đảng được thể hiện trong việc đưa ra quyết định cuối cùng,
lựa chọn một phương án cụ thể. Kiên quyết phòng chống nguy cơ một số nhóm
lợi ích chi phối quá trình hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách. Đổi mới
thể chế kinh tế là để giải phóng sức sản xuất, phát triển sức sản xuất; đổi mới hệ
thống chính trị là để tập hợp toàn dân, tổ chức toàn dân thực hiện mục tiêu,
nhiệm vụ chung. Chỉ như vậy, quá trình đổi mới mới tiếp tục được đẩy mạnh
đồng bộ, hài hoà cả về kinh tế và hệ thống chính trị, đưa Việt Nam tới đích dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.


  XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KHOA HỌC KẾ CẬN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
     NHIỆM VỤ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
                      TRONG THỜI KỲ MỚI
                    (Báo cáo đề dẫn Hội thảo)

       Trong hơn 55 năm xây dựng và phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh đã có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng
và nhân dân ta. Học viện đã đào tạo cho Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị
hàng vạn cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp, cán bộ lý luận chính trị; cung
cấp nhiều luận cứ khoa học có giá trị cho việc hoạch định đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong mọi giai đoạn cách mạng, Học viện
luôn thực hiện tốt chức năng là công cụ tổ chức và tư tưởng của Đảng. Với
những thành tích đó, Học viện đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều
phần thưởng cao quý như Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao Vàng,
và gần đây nhất là danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới. Nguyên
nhân của những thành công trên đã được đánh giá qua các lần tổng kết trước
đây, và các đánh giá đều thống nhất nhận định: sự nỗ lực, cố gắng không mệt
mỏi của các thế hệ cán bộ, đặc biệt là cán bộ khoa học của Học viện là nhân tố
quyết định mọi thành công của Học viện.
       Như chúng ta đều biết, đội ngũ cán bộ khoa học là lực lượng nòng cốt, là
“đội quân chủ lực” trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của Học viện.
Chất lượng của đội ngũ cán bộ khoa học quyết định chất lượng công tác của
Học viện, diện mạo, “bản sắc” của đội ngũ cán bộ khoa học quyết định diện mạo,
bản sắc của Học viện, uy tín của đội ngũ cán bộ khoa học quyết định đến vị thế,
uy tín của Học viện trong đời sống xã hội. Nhận thức rõ vị trí, vai trò của đội ngũ
cán bộ khoa học trong quá trình phát triển của Học viện, Ban Cán sự đảng, Ban
Giám đốc, Đảng uỷ Học viện luôn quan tâm chăm lo đến công tác xây dựng, đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học để đội ngũ cán bộ này đủ sức đáp ứng được
yêu cầu nhiệm vụ. Nhờ vậy, Học viện đã có được một đội ngũ cán bộ khoa học
khá đông đảo về số lượng với chất lượng không ngừng được nâng cao.
       Tính đến tháng 8 năm 2005 tổng số cán bộ khoa học có học hàm GS,
PGS và học vị từ thạc sỹ trở lên là 404 người, chiếm 48,33% tổng số cán bộ,
công chức, viên chức của Học viện, trong đó có 13 nhà giáo Ưu tú chiếm 1,55%;
có 11 giáo sư, chiếm 1,32%; có 52 phó giáo sư, chiếm 6,22%; có 197 tiến sỹ,
chiếm 23,56%; có 144 thạc sỹ, chiếm 17,22%; tổng số cán bộ, công chức, viên
chức của Học viện. Số cán bộ khoa học có trình độ cử nhân chỉ có 90 người,
chiếm 10,76%.
Đứng trên quan điểm lịch sử, cụ thể và toàn diện để đánh giá thì đội ngũ
cán bộ khoa học của Học viện có những mặt mạnh rất cơ bản như: bản lĩnh
chính trị vững vàng, trung thành với sự nghiệp cách mạng và mục tiêu xã hội chủ
nghĩa; có lối sống lành mạnh, giản dị; tâm huyết với nghề nghiệp, say mê với
công tác nghiên cứu, giảng dạy; tuyệt đại đa số được đào tạo cơ bản, đã được
thử thách trong hoạt động thực tiễn cách mạng và có khả năng, năng lực tốt và
có kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Trên nhiều lĩnh vực
chuyên ngành đã có những cán bộ có uy tín trong và ngoài Học viện, đang phát
huy có hiệu quả năng lực nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và giảng dạy lý luận
chính trị. Một số cán bộ khoa học vừa là nhà giáo dục, nhà sư phạm, người thầy
gương mẫu, vừa là nhà khoa học có nhiều công trình được đánh giá cao, có thể
trở thành những nhà khoa học đầu ngành có uy tín. Một số đồng chí có khả năng
sư phạm tốt, biết kết hợp một cách sáng tạo các phương pháp khác nhau, các
phương tiện hiện đại cho từng môn học và từng đối tượng học viên mang lại
hiệu quả cao, phát huy được tính chủ động, tích cực và sáng tạo của người học.
Nhiều đồng chí luôn theo sát những vấn đề bức xúc nảy sinh từ thực tiễn để thu
thập và xử lý thông tin, vì vậy các bài giảng luôn sống động, mang tính thời sự
cao nhờ những tri thức thực tiễn và cách thức luận giải vấn đề khoa học từ thực
tiễn đang đòi hỏi. Một số cán bộ khoa học được đào tạo ở nước ngoài có trình
độ ngoại ngữ khá thành thạo trong nghiên cứu khoa học và trong giao tiếp.
Trong những năm qua đội ngũ cán bộ khoa học của Học viện đã có những đóng
góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc; đã có bước
trưởng thành vượt bậc cả về số lượng và chất lượng.
       Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm và sự trưởng thành rất cơ bản đó,
chuyển sang thời kỳ mới, trước những yêu cầu mới, nhiệm vụ mới, đội ngũ cán
bộ khoa học còn bộc lộ một số điểm hạn chế, bất cập như Nghị quyết 52 của Bộ
Chính trị đã chỉ rõ. Đó là: “Chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu còn
một số mặt hạn chế, nhất là về khả năng cập nhật kiến thức khoa học hiện đại,
hiểu biết thực tiễn đất nước và thế giới, về khả năng ngoại ngữ, tin học và sử
dụng những phương pháp giảng dạy hiện đại”. Đặc biệt, do công tác xây dựng
lực lượng kế cận còn chậm nên đội ngũ cán bộ khoa học của Học viện đã bộc lộ
rõ sự hẫng hụt giữa thế hệ cán bộ khoa học hiện đang giữ vị trí chủ chốt trong
hoạt động khoa học của Học viện với thế hệ cán bộ khoa học kế cận.
       Một đội ngũ cán bộ khoa học mạnh là một đội ngũ có đủ về số lượng để
có thể đảm đương được nhiệm vụ, có chất lượng cao để hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ, đồng thời phải đảm bảo cơ cấu hợp lý về mặt chuyên môn, giới tính,
độ tuổi,….
       Cơ cấu độ tuổi nói lên khả năng phát triển liên tục, bền vững của đội ngũ
cán bộ khoa học. Cơ cấu về độ tuổi của đội ngũ cán bộ khoa học Học viện hiện
nay như sau: dưới 30 có 63 người; 31 - 40 tuổi có 115 người; 41 - 50 tuổi có 127
người; 51 tuổi trở lên có 154 người. Cơ cấu này bất hợp lý vì cán bộ có độ tuổi
cao chiếm tỷ lệ lớn, tỷ lệ cán bộ có độ tuổi dưới 30 quá thấp, chỉ chiếm 15,59%,
không bảo đảm sự phát triển bền vững của toàn đội ngũ trong tương lai. Trên
thực tế, nếu không tính đến yếu tố kéo dài thời gian công tác thì từ nay đến năm
2010 sẽ có 100 cán bộ khoa học về hưu, trong đó có: 23 GS,PGS ; 48 tiến sĩ
và30 thạc sĩ. Như vậy, chưa tính đến nhân tố gia tăng về yêu cầu nhiệm vụ thì
trong 5 năm tới Học viện vẫn phải đào tạo để thay thế cho số cán bộ khoa học
nghỉ hưu. Trong thực tế, do sự phát triển của yêu cầu nhiệm vụ nên đội ngũ cán
bộ khoa học cũng phải có sự phát triển tương ứng về số lượng và chất lượng thì
mới có thể không bị hẫng hụt. Chính vì vậy, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ
khoa học kế cận cho tương lai, trước hết là cho giai đoạn 2010 - 2015 là nhiệm
vụ trọng yếu vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài của Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
       Bước sang thời kỳ mới, thời kỳ đất nước tiến hành đẩy nhanh quá trình
CNH, HĐH nhằm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; trong bối cảnh
khu vực và thế giới có những diễn biến hết sức phức tạp, đặt nước ta trước
những thời cơ và thách thức to lớn, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân phải đoàn kết,
sáng suốt và nỗ lực cao để đạt tới mục tiêu đã đề ra. Trong bối cảnh đó, ngày 30
tháng 7 năm 2005 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 52- NQ/TW về đổi mới, nâng
cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học của Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Nghị quyết yêu cầu Học viện phải đổi mới mạnh
mẽ, toàn diện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đẩy mạnh hoạt động nghiên
cứu khoa học, tổng kết thực tiễn để ngang tầm với đòi hỏi của công cuộc đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nghị quyết đã đề ra những quan điểm, định hướng lớn và chỉ ra những giải pháp
cụ thể cần thực hiện trong quá trình thực hiện yêu cầu nhiệm vụ nêu trên. Về
công tác xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học, Nghị quyết của Bộ Chính trị đã chỉ
rõ: “Coi trọng việc xây dựng và thực hiện quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng phát
triển đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu, đặc biệt là cán bộ khoa học đầu
ngành; có biện pháp mạnh và cấp thiết để sau một số năm đáp ứng đủ số
lượng, bảo đảm chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu cho Học
viện”.
       Để triển khai thực hiện tốt Nghị quyết của Bộ Chính trị về Học viện trên
lĩnh vực công tác cán bộ khoa học, đòi hỏi sự sự thống nhất trong nhận thức và
hành động của cả hệ thống chính trị ở Học viện, đặc biệt là sự đóng góp nhiệt
tình của các đồng chí cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học chủ chốt, các
chuyên gia đầu ngành trong Học viện. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, được
sự đồng ý của Ban Giám đốc Học viện, sự giúp đỡ của Vụ Quản lý khoa học, Vụ
Tổ chức - Cán bộ tổ chức hội thảo khoa học này với mong muốn chúng ta cùng
nhau trao đổi và thống nhất được phương hướng, mục tiêu và những giải pháp
mạnh nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kế cận đủ sức đảm đương được
yêu cầu nhiệm vụ của Học viện trong giai đoạn 2010 - 2015.
       Để có thể đề ra được phương hướng, mục tiêu và giải pháp đúng đắn,
phù hợp trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kế cận cho giai đoạn
2010 - 2015, trước hết chúng ta cần đánh giá được thực trạng của đội ngũ cán
bộ khoa học trẻ hiện có.
       Như chúng ta đã biết, từ năm 1990 trở đi, Học viện đã chú trọng việc
tuyển dụng những sinh viên mới tốt nghiệp loại khá giỏi các ngành khoa học xã
hội và nhân văn để đào tạo cán bộ kế cận. Trong 15 năm qua chúng ta đã tuyển
dụng được trên dưới 200 cán bộ trẻ theo nguồn này, trong đó có 139 cán bộ trẻ
được xếp vào ngạch nghiên cứu viên và giảng viên với định hướng là sẽ đào tạo
họ thành cán bộ khoa học cho các đơn vị trong Học viện. Học viện cũng đã tiến
hành một số biện pháp để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học trẻ như:
tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn, ngoại ngữ, tin học; lựa chọn, cử những
cán bộ tỏ ra có triển vọng đi đào tạo cao học, nghiên cứu sinh trong và ngoài
nước; xây dựng tiêu chuẩn để cán bộ khoa học trẻ phấn đấu, trưởng thành; giao
cho các cán bộ khoa học có kinh nghiệm nhiệm vụ kèm cặp cán bộ khoa học trẻ
vv…Đồng thời với các biện pháp tổ chức đó, Đảng uỷ, các tổ chức đoàn thể
trong Học viện cũng thường xuyên quan tâm giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng, đạo
đức, tác phong cho đội ngũ cán bộ này. Nhờ đó, đội ngũ cán bộ khoa học trẻ của
Học viện đã có bước trưởng thành nhất định về trình độ lý luận chính trị, trình độ
chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và đã bước đầu nhập cuộc vào việc thực hiện
nhiệm vụ chính trị của Học viện. Cụ thể là: Về trình độ học vấn, đội ngũ cán bộ
khoa học trẻ có 3 tiến sĩ, 54 thạc sĩ và có 40 em đang theo học cao học, nghiên
cứu sinh trong nước và ở nước ngoài. Hầu hết cán bộ khoa học trẻ (trừ những
em mới tuyển dụng) đều đã được đào tạo theo chương trình Cao cấp lý luận
chính trị hoặc cử nhân chính trị. Cán bộ khoa học trẻ của Học viện có trình độ
ngoại ngữ, tin học khá thành thạo trong giao tiếp, một số người có thể sử dụng
được ngoại ngữ trong nghiên cứu khoa học. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ khoa
học trẻ đã có sự nỗ lực cao trong học tập nâng cao trình độ và rèn luyên lập
trường, tư tưởng, đạo đức cách mạng, một số cán bộ trẻ đã thể hiện được năng
lực trong công tác nghiên cứu khoa học, tỏ ra có triển vọng trở thành người cán
bộ khoa học thực thụ.
       Tuy nhiên, so với yêu cầu thì đội ngũ cán bộ khoa học trẻ của Học viện
phát triển còn chậm. Sau một thời gian khá dài (10 - 15 năm), đến nay, số cán
bộ khoa học trẻ có trình độ sau đại học chỉ chiếm 41%, còn 82 cán bộ khoa học
trẻ vẫn chỉ có trình độ cử nhân. Quan trọng hơn, cho đến nay, số lượng cán bộ
khoa học trẻ có thể đảm nhiệm được công tác giảng dạy rất ít ỏi. Một số cán bộ
trẻ được bố trí báo cáo chuyên đề chủ yếu là do đơn vị tạo kiện để họ được
hưởng phụ cấp đứng bục. Đặc biệt đáng lo lắng là trong số cán bộ trẻ đã xuất
hiện tình trạng thờ ơ, bàng quan với các hoạt động của Học viện hoặc nhụt chí,
giảm sút tinh thần tiến thủ. Trong khi đó, yêu cầu đặt ra là phải xây dựng được
một đội ngũ cán bộ khoa học đủ về số lượng, có năng lực trí tuệ, trình độ cao về
chuyên môn, nghiệp vụ; bản lĩnh chính trị vững vàng và phẩm chất đạo đức tốt,
đủ sức đảm đương được nhiệm vụ chính trị của Học viện trong giai đoạn mới.
Bởi vậy, chúng ta phải có những giải pháp mạnh và đồng bộ trong tất cả các
khâu từ quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đến bố trí, sử dụng và thực
hiện chính sách đối với cán bộ khoa học trẻ. Sau đây, chúng tôi xin nêu lên một
số vấn đề có tính chất phác thảo để chúng ta cùng trao đổi, thảo luận đi đến thống
nhất chung.

1. Về vấn đề tạo nguồn cán bộ khoa học bổ sung.
       Để đảm bảo mục tiêu đề ra về lực lượng cán bộ khoa học kế cận, không
thể không tiến hành tuyển chọn bổ sung. Nhưng trước thực trạng đội ngũ cán bộ
khoa học trẻ của Học viện phát triển chậm, đã có ý kiến cho rằng, không nên
tuyển dụng sinh viên để đào tạo trở thành cán bộ khoa học vì thời gian đào tạo
quá lâu, lại không bảo đảm chắc chắn có thể đào tạo được những cán bộ khoa
học thực thụ. Theo họ, cách tốt nhất là tuyển chọn những cán bộ đã có học hàm,
học vị hoặc những cán bộ lãnh đạo quản lý về công tác tại Học viện. Theo chúng
tôi, nếu làm như vậy sẽ đáp ứng được ngay nhu cầu cán bộ của Học viện,
nhưng việc tuyển chọn cũng không phải dễ dàng. Hơn nữa, không thể vì công
tác đào tạo cán bộ khoa học kế cận khó khăn mà chúng ta không chuẩn bị cho
tương lai phát triển của Học viện. Vì vậy, phải chăng, kết hợp tuyển chọn cán bộ
khoa học làm việc được ngay với tuyển chọn để đào tạo lâu dài là giải pháp tối
ưu? Về nguồn tuyển chọn nên chăng cũng cần đa dạng, trong đó tập trung vào
những nguồn chủ yếu sau:
       - Giảng viên của các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, của các trường đại học, cao đẳng có thành tích trong giảng dạy và nghiên cứu
khoa học.
        - Các đồng chí có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ đã bảo vệ luận văn, luận án
ở các trường đại học trong và ngoài nước có chuyên ngành phù hợp.
       - Các đồng chí cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các Bộ, Ban, Ngành, Đoàn thể
ở Trung ương và địa phương về học tập tại Học viện, sau khi tốt nghiệp cử nhân
chính trị hay cao cấp lý luận chính trị với kết quả học tập tốt, có khả năng nghiên
cứu và giảng dạy.
        - Cử nhân mới ra trường có chuyên ngành phù hợp và hội đủ các điều
kiện cần thiết (học lực loại khá, giỏi, có đạo đức tốt, là đảng viên hoặc có thể trở
thành đảng viên).
       Đối với nguồn tuyển chọn để đào tạo lâu dài, hiện cũng có những ý kiến
khác nhau. Có ý kiến cho rằng, tuyển rải rác với số lượng ít, chỉ cần đủ để thay
thế biên chế của cán bộ nghỉ hưu. Cũng có ý kiến cho rằng, chỉ tuyển theo từng
đợt với số lượng lớn để có điều kiện tập trung đào tạo. Đúng là để có điều kiện
tập trung đào tạo theo quy trình thì tuyển chọn theo từng đợt là thích hợp. Cùng
vì vậy mà hiện nay Học viện đang chuẩn bị cho việc tuyển dụng và đào tạo lớp
cán bộ trẻ mới (với số lượng 60 em) để xây dựng lực lượng kế cận. Nhưng nên
chăng, bên cạnh việc tuyển theo đợt tập trung chúng ta cũng cần luôn luôn mở
rộng cửa với những tài năng trẻ thực sự muốn về công tác tại Học viện? Bên
cạnh đó, quy trình tuyển chọn cũng là vấn đề cần phải có sự nghiên cứu, trao đổi
để đảm bảo chọn lựa được những người thật sự có năng lực và triển vọng trở
thành người cán bộ khoa học lý luận chính trị.
2. Vấn đề xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ khoa học kế cận của Học viện.
       Đây là một nội dung rất quan trọng, nhằm xây dựng, phát triển nguồn
nhân lực khoa học chất lượng cao của Học viện. Hiện nay, vẫn có người cho
rằng, việc xây dựng quy hoạch cán bộ khoa học là công việc của Vụ Tổ chức -
Cán bộ còn các đơn vị chỉ thực hiện theo. Rõ ràng là, việc làm rõ trách nhiệm cụ
thể của cơ quan tham mưu về công tác cán bộ, của các cấp uỷ Đảng cũng như
của thủ trưởng và tập thể lãnh đạo đơn vị về công tác này là hết sức cần thiết.
Nhưng đồng thời cũng cần khẳng định rằng, quy hoạch phải tiến hành từ cơ sở,
từ đơn vị mới đảm bảo tính khoa học và sát hợp.
3. Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học kế cận:
       Qua các lần hội nghị, hội thảo và các đề tài khoa học đã tiến hành, chúng
ta đã thống nhất được một số vấn đề liên quan đến công tác đào tạo và bồi
dưỡng, cán bộ khoa học và cán bộ khoa học kế cận. Chẳng hạn, về nội dung
đào tạo, bồi dưỡng nhiều ý kiến đều thống nhất: cần rèn luyện cán bộ khoa học
trẻ về lập trường cộng sản, đạo đức cách mạng, tác phong của người cán bộ lý
luận, người giảng viên Trường Đảng……Đồng thời, cần tập trung trang bị cho
cán bộ khoa học về lý luận chủ nghĩa Mác - lê nin, tư tưởng Hồ chí Minh, trong
đó đặc biệt chú ý trang bị kiến thức về kinh điển mác xít; về kiến thức chuyên
sâu của các chuyên ngành; về tri thức thực tiễn; về phương pháp nghiên cứu
khoa học và phương pháp giảng dạy; về ngoại ngữ và tin học….Về quy trình đào
tạo, có thể bao gồm các khâu cơ bản sau: tuyển dụng và tập trung đào tạo cử
nhân chính trị hoặc Cao cấp lý luận chính trị theo chương trình đặc biệt; tập sự ở
các đơn vị khoa học; đào tạo cao học, nghiên cứu sinh; đi thực tế. Tuy nhiên,
việc tiến hành khâu nào trước lại là vấn đề cần phải tính toán, cân nhắc, nhằm
đảm bảo công tác đào tạo cán bộ khoa học kế cận vừa tiết kiệm được thời gian,
công sức vừa đạt chất lượng cao.
        Về phương thức đào tạo, bồi dưỡng, phải căn cứ vào từng nội dung và
thời gian trong quy trình đào tạo, nhưng nên chăng cũng cần phải hết sức đa
dạng, linh hoạt, đảm bảo phát huy tối đa những điều kiện và nguồn lực hiện có
của Học viện, đồng thời, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của bản thân
cán bộ trẻ trong qúa trình đào tạo, tạo điều kiện để họ biến quá trình đào tạo
thành quá trình tự đào tạo, để họ tự hoàn thiện nhân cách của người cán bộ
khoa học. Vì vậy, ngoài việc đào tạo theo các chương trình đào cử nhân, thạc sĩ,
tiến sĩ còn phải thông qua nhiều phương thức khác nhau giúp họ làm quen và
được thử thách trong môi trường khoa học và môi trường thực tiễn, như:
        - Tổ chức các lớp bồi dưỡng kinh điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và các lý thuyết đương đại chuyên sâu cho cán bộ nghiên cứu, giảng dạy có
trình độ thạc sĩ, tiến sỹ ở Học viện.
        - Đưa cán bộ khoa học trẻ đi xâm nhập thực tế và nghiên cứu, tổng kết
thực tiễn. Phương thức đào tạo thông qua đi thực tế không những giúp họ tiếp
cận với những vấn đề đang đặt ra từ thực tiễn, rèn luyện phương pháp tổng kết
thực tiễn mà còn rèn luyện bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng, đạo đức tác
phong của người cán bộ khoa học trường Đảng.
        - Đào tạo cán bộ khoa học trẻ thông qua các đề tài, chương trình, dự án
khoa học trọng điểm, kể cả các chương trình hợp tác quốc tế. Chọn nhân lực
cho các đề tài dự án đó, dưới sự lãnh đạo khoa học trực tiếp của các giáo sư có
kinh nghiệm. Thí điểm các đề tài loại đó, mà mỗi đề tài có 1 GS làm chủ nhiệm,
từ 5 đến 10 tiến sĩ, với đầu tư kinh phí thỏa đáng, ra được các công trình có giá
trị khoa học cao. Mặt khác, khuyến khích các cán bộ khoa học trẻ tham gia luận
chứng, làm chủ nhiệm các đề tài khoa học bằng cách giao một số đề tài, trước
hết là đề tài cấp cơ sở để cán bộ trẻ đấu thầu với nhau. Sau khi trúng thầu, sẽ
cử những chuyên gia giỏi phù hợp chuyên ngành làm cố vấn. Lực lượng cộng
tác viên của những đề tài này bắt buộc phải là những cán bộ trẻ.
        - Đầu tư các nguồn lực và điều kiện, chọn ra từ 10 đến 20 nhà khoa học
có uy tín nhất, giao cho họ bồi dưỡng từ 20 đến 40 tiến sĩ trẻ (mỗi GS, nhà khoa
học có uy tín lớn nhận đỡ đầu 3,4 người) thì trong khoảng 5 đến 10 năm tới, Học
viện sẽ có một lực lượng khoa học nòng cốt làm cơ sở phát triển tiềm lực khoa học lâu
dài.
        Chỉ có mạnh dạn và quyết tâm đầu tư theo chiều sâu như vậy mới có thể
đào tạo được những cán bộ khoa học giỏi và các chuyên gia.
4. Vấn đề quản lý cán bộ khoa học trẻ
        Đã có những ý kiến cảnh báo rằng, nếu tiếp tục buông lỏng quản lý đối
với cán bộ trẻ, thì không những không xây dựng được một đội ngũ cán bộ khoa
học cho tương lai mà còn tạo nên những “kiêu binh”, những kẻ học đòi theo thói
“trí thức rởm”. Ý kiến đó không phải không có cơ sở khi trong đội ngũ cán bộ trẻ
đã xuất hiện những người có biểu hiện chạy theo lối sống thực dụng, chỉ biết kêu
ca, phàn nàn hoặc giảm sút tinh thần tiến thủ, không chịu khắc phục khó khăn,
nỗ lực vươn lên. Vì vậy, việc tăng cường công tác quản lý đối với những cán bộ
trẻ là một yêu cầu cấp bách hiện nay.
Tăng cường công tác quản lý tốt đối với cán bộ khoa học trẻ là nhằm giúp họ có
định hướng đúng trên bước đường học tập, rèn luyên trở thành người cán bộ
khoa học lý luận thực thụ. Để quản lý tốt đối với cán bộ trẻ thì trước hết phải
giao nhiệm vụ cho họ một cách rõ ràng, định thời gian hoàn thành. Ví dụ: khi
được tuyển dụng, cán bộ trẻ phải cam kết hoàn thành chương trình học tập Cử
nhân chính trị theo chương trình đặc biệt. Sau đó, lại giao nhiệm vụ cho họ trong
vòng từ 2 - 3 năm phải thi đỗ và hoàn thành chương trình thạc sĩ v.v... Đồng
thời, cần thường xuyên kiểm tra thái độ và kết quả học tập, rèn luyện, phấn đấu.
Những cán bộ khoa học trẻ có tinh thần hăng say học tập, tích cực rèn luyện
phấn đấu, đạt thành tích cao trong học tập, nghiên cứu khoa học cần phải được
biểu dương, khen thưởng kịp thời. Mặt khăc, cần hoàn thiện Quy chế làm việc
của cán bộ nói chung, Quy chế giảng viên, nghiên cứu viên nói riêng để quản lý
đội ngũ, đảm bảo vừa bảo vệ được cán bộ, vừa phát huy tối đa năng lực của
từng người. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Quy chế, kịp thời phát hiện
những sai lệch để có biện pháp điều chỉnh, xử lý nghiêm những cán bộ vi phạm
Quy chế. Việc qnản lý chủ yếu căn cứ vào kết quả và chất lượng công việc.
5. Vấn đề thực hiện chính sách đối với cán bộ khoa học kế cận:
         Đổi mới và hoàn thiện hơn nữa chế độ đãi ngộ đối với cán bộ nói chung,
cán bộ khoa học nói riêng là nhân tố rất quan trọng. Họ phải được nhìn nhận,
đánh giá đúng với vai trò, vị thế của họ, trên cơ sở đó mà có chế độ đãi ngộ thoả
đáng, tạo động lực cho cán bộ yên tâm công tác. Tuy nhiên, cần kiến quyết
chống lại tư tưởng ỷ lại, trông chờ theo cơ chế bao cấp cũ. Vì vây, việc thực hiện
chính sách cần gắn liền với kết quả học tập, phấn đấu của cán bộ khoa học trẻ,
tuyệt đối tránh tình trạng dàn đều. Những người có quá trình phấn đấu tốt sẽ
được đãi ngộ xứng đáng, được tạo điều kiện để phát triển, như: cử đi đào tạo ở
nước ngoài; tăng lương sớm, vv… Còn những người không có tinh thần vươn
lên, kết quả học tập kém, vi phạm kỷ luật thì phải có biện pháp xử lý như: kéo dài
thời gian tập sự, kéo dài thời gian nâng lương, ….
        Bên cạnh tiền lương, Học viện cũng cần có cơ chế thưởng cho những
cán bộ có thành tích xuất sắc trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Cũng cần
nhấn mạnh thêm đối với người trí thức thì bên cạnh những giá trị về vật chất, họ
rất cần được tôn vinh về mặt tinh thần, danh dự, uy tín khoa học. Vì vậy, chúng
ta cần chú ý đến yếu tố này để tạo ra cơ chế như động lực thúc đẩy hoạt động
giản dạy và nghiên cứu.
         Trong khả năng có thể của Học viện, cần tạo điều kiện tốt nhất về nhà ở
ổn định cho cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học, mục đích là tạo điều kiện
thuận lợi cho đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ khoa học nói riêng yên tâm công
tác. Đồng thời, tạo điều kiện vật chất thuận lợi cho việc tuyển chọn được những
cán bộ giỏi về Học viện công tác.
       Hình thành cơ chế và vận dụng chính sách có sự ưu đãi đối với cán bộ
khoa học đi thực tế dài hạn tại các địa phương địa phương
       Trang bị thêm những phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ cho nghiên
cứu và giảng dạy như phòng làm việc, máy vi tính, kết nối mạng Internet... .
       Hình thành Quỹ hỗ trợ tài năng nghiên cứu khoa học dành cho những
người trẻ tuổi (dưới 35), phát hiện và bồi dưỡng những người thực sự có năng
lực.
       Như vậy, việc xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kế cận cho Học viện đòi
hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau. Việc tổ chức thực hiện
cũng không hề đơn giản, vì đây là vấn đề con người, liên quan đến lợi ích, nhân
phẩm, danh dự của từng cán bộ, nên không thể tuỳ tiện thí nghiệm, thử nghiệm.
Vì vậy, rất mong các nhà khoa học cùng thảo luận, trao đổi thẳng thắn để chúng
ta có được các biện pháp mạnh và cấp thiết theo yêu cầu của Bộ Chính trị về
công tác xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học của Học viện trong giai đoạn mới.
       Xin trân trọng cảm ơn tất cả các đồng chí!

More Related Content

Viewers also liked

Qua trinh nhan thuc va chu truong giai quyet cac van de xh
Qua trinh nhan thuc va chu truong giai quyet cac van de xhQua trinh nhan thuc va chu truong giai quyet cac van de xh
Qua trinh nhan thuc va chu truong giai quyet cac van de xhMyLan2014
 
Làm rõ về đặc điểm nhà nước pháp quyền XHCN và vai trò của Đoàn thanh niên tr...
Làm rõ về đặc điểm nhà nước pháp quyền XHCN và vai trò của Đoàn thanh niên tr...Làm rõ về đặc điểm nhà nước pháp quyền XHCN và vai trò của Đoàn thanh niên tr...
Làm rõ về đặc điểm nhà nước pháp quyền XHCN và vai trò của Đoàn thanh niên tr...dinhtrongtran39
 
Phap luat dai_cuong
Phap luat dai_cuongPhap luat dai_cuong
Phap luat dai_cuongPU ZY
 
Ngân hàng câu hỏi môn đường lối cm
Ngân hàng câu hỏi môn đường lối cmNgân hàng câu hỏi môn đường lối cm
Ngân hàng câu hỏi môn đường lối cmngochaitranbk
 
Quá trình nhận thức và chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội
Quá trình nhận thức và chủ trương giải quyết các vấn đề xã hộiQuá trình nhận thức và chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội
Quá trình nhận thức và chủ trương giải quyết các vấn đề xã hộiVanthanh Pham
 
Giao an dt c6 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming
Giao an dt c6 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookboomingGiao an dt c6 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming
Giao an dt c6 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookboomingbookbooming
 
PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI THỜI KÌ ĐỔI MỚI
PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI THỜI KÌ ĐỔI MỚIPHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI THỜI KÌ ĐỔI MỚI
PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI THỜI KÌ ĐỔI MỚIdinhtrongtran39
 
Hệ thống chính trị
Hệ thống chính trịHệ thống chính trị
Hệ thống chính trịxuancon
 
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trườngQuá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trườngSon Lã
 
Chương 3 những vấn đề cơ bản về pháp luật2
Chương 3   những vấn đề cơ bản về pháp luật2Chương 3   những vấn đề cơ bản về pháp luật2
Chương 3 những vấn đề cơ bản về pháp luật2Tử Long
 
Bài giảng: Quyền lực chính trị - TS Trịnh Thị Xuyến
Bài giảng: Quyền lực chính trị - TS Trịnh Thị XuyếnBài giảng: Quyền lực chính trị - TS Trịnh Thị Xuyến
Bài giảng: Quyền lực chính trị - TS Trịnh Thị Xuyếncuonganh247
 
Chương 2 những vấn đề cơ bản về nhà nước
Chương 2   những vấn đề cơ bản về nhà nướcChương 2   những vấn đề cơ bản về nhà nước
Chương 2 những vấn đề cơ bản về nhà nướcTử Long
 
Quá trình đổi mới tư duy về nhận thức Kinh Tế Thị Trường ở Việt nam của Đảng
Quá trình đổi mới tư duy về nhận thức Kinh Tế Thị Trường ở Việt nam của ĐảngQuá trình đổi mới tư duy về nhận thức Kinh Tế Thị Trường ở Việt nam của Đảng
Quá trình đổi mới tư duy về nhận thức Kinh Tế Thị Trường ở Việt nam của ĐảngThanh Hien Vo
 
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCNXây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCNminh tu minh
 
Chương 5 đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbo...
Chương 5 đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbo...Chương 5 đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbo...
Chương 5 đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbo...bookbooming
 

Viewers also liked (20)

Qua trinh nhan thuc va chu truong giai quyet cac van de xh
Qua trinh nhan thuc va chu truong giai quyet cac van de xhQua trinh nhan thuc va chu truong giai quyet cac van de xh
Qua trinh nhan thuc va chu truong giai quyet cac van de xh
 
Thuyet trinh
Thuyet trinhThuyet trinh
Thuyet trinh
 
Bài 1 cd 12
Bài 1 cd 12Bài 1 cd 12
Bài 1 cd 12
 
He thong chinh tri
He thong chinh triHe thong chinh tri
He thong chinh tri
 
Làm rõ về đặc điểm nhà nước pháp quyền XHCN và vai trò của Đoàn thanh niên tr...
Làm rõ về đặc điểm nhà nước pháp quyền XHCN và vai trò của Đoàn thanh niên tr...Làm rõ về đặc điểm nhà nước pháp quyền XHCN và vai trò của Đoàn thanh niên tr...
Làm rõ về đặc điểm nhà nước pháp quyền XHCN và vai trò của Đoàn thanh niên tr...
 
Phap luat dai_cuong
Phap luat dai_cuongPhap luat dai_cuong
Phap luat dai_cuong
 
8.chương 6
8.chương 68.chương 6
8.chương 6
 
Ngân hàng câu hỏi môn đường lối cm
Ngân hàng câu hỏi môn đường lối cmNgân hàng câu hỏi môn đường lối cm
Ngân hàng câu hỏi môn đường lối cm
 
Quá trình nhận thức và chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội
Quá trình nhận thức và chủ trương giải quyết các vấn đề xã hộiQuá trình nhận thức và chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội
Quá trình nhận thức và chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội
 
Giao an dt c6 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming
Giao an dt c6 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookboomingGiao an dt c6 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming
Giao an dt c6 Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbooming
 
PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI THỜI KÌ ĐỔI MỚI
PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI THỜI KÌ ĐỔI MỚIPHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI THỜI KÌ ĐỔI MỚI
PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI THỜI KÌ ĐỔI MỚI
 
Hệ thống chính trị
Hệ thống chính trịHệ thống chính trị
Hệ thống chính trị
 
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trườngQuá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường
 
Chương 3 những vấn đề cơ bản về pháp luật2
Chương 3   những vấn đề cơ bản về pháp luật2Chương 3   những vấn đề cơ bản về pháp luật2
Chương 3 những vấn đề cơ bản về pháp luật2
 
Bài giảng: Quyền lực chính trị - TS Trịnh Thị Xuyến
Bài giảng: Quyền lực chính trị - TS Trịnh Thị XuyếnBài giảng: Quyền lực chính trị - TS Trịnh Thị Xuyến
Bài giảng: Quyền lực chính trị - TS Trịnh Thị Xuyến
 
Co che quan ly VN truoc doi moi
Co che quan ly VN truoc doi moiCo che quan ly VN truoc doi moi
Co che quan ly VN truoc doi moi
 
Chương 2 những vấn đề cơ bản về nhà nước
Chương 2   những vấn đề cơ bản về nhà nướcChương 2   những vấn đề cơ bản về nhà nước
Chương 2 những vấn đề cơ bản về nhà nước
 
Quá trình đổi mới tư duy về nhận thức Kinh Tế Thị Trường ở Việt nam của Đảng
Quá trình đổi mới tư duy về nhận thức Kinh Tế Thị Trường ở Việt nam của ĐảngQuá trình đổi mới tư duy về nhận thức Kinh Tế Thị Trường ở Việt nam của Đảng
Quá trình đổi mới tư duy về nhận thức Kinh Tế Thị Trường ở Việt nam của Đảng
 
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCNXây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
 
Chương 5 đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbo...
Chương 5 đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbo...Chương 5 đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbo...
Chương 5 đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbo...
 

Recently uploaded

Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem Số Mệnh
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 

Recently uploaded (20)

Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 

MốI Quan Hệ GiữA đổI MớI Kinh Tế Và đổI MớI Hệ ThốNg ChíNh Trị

  • 1. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ PGS, TS NGUYỄN VIẾT THẢO(*) Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị là biểu hiện của mối quan hệ giữa hai lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, đó là lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực chính trị; liên quan mật thiết đến mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng; giữa cái khách quan và cái chủ quan; giữa cái tất yếu và cái có thể... Về mặt lịch sử - thực tiễn, do xử lý không đúng mối quan hệ này, nên cải tổ, cải cách đã đẩy Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu từ khủng hoảng tới rối loạn và thất bại vào cuối thế kỷ XX. Do vậy, nhất thiết phải nắm vững biện chứng giữa kinh tế và chính trị, nâng cao trình độ tư duy lý luận; đồng thời, phải sâu sát thực tiễn, biết phân tích cụ thể từng tình hình cụ thể mà công cuộc đổi mới, phát triển đất nước tạo ra.(*) Phép biện chứng duy vật do C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin xây dựng đã vạch rõ rằng, kinh tế là yếu tố quyết định cuối cùng đối với chính trị và chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, là kinh tế cô đọng lại. Trong mỗi thời đại lịch sử, sự vận động của các chế độ chính trị - xã hội, suy cho cùng, đều phụ thuộc vào sự vận động của chế độ kinh tế - xã hội, trong đó phương thức sản xuất có vai trò, vị trí hàng đầu. Mặt khác, các nhà kinh điển cũng sớm cảnh báo, điều đó hoàn toàn không có nghĩa rằng kinh tế là nhân tố duy nhất chủ động, còn mọi thứ khác chỉ có tác dụng thụ động. Chính trị, cũng như các nhân tố khác của thượng tầng kiến trúc và của ý thức xã hội, có sự độc lập tương đối và tác động trở lại đối với kinh tế. Dưới sự tác động của chính trị, kinh tế có thể được thúc đẩy, hoặc bị kìm hãm, hoặc vừa được thúc đẩy, vừa bị kìm hãm. Vai trò quyết định của kinh tế là điều không thể bác bỏ, nhưng điều quan trọng hơn cần nhận thức nhất quán lại là sự quyết định ấy không bao giờ diễn ra một cách trực tiếp, đơn tuyến từ kinh tế đến chính trị; mà phải thông qua nhiều tầng nấc, nhiều khâu trung gian (xã hội, văn hoá, tư tưởng...), phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người và bị khúc xạ nhiều lần. Như thực tế đã chứng minh, không phải ở đâu có đa nguyên kinh tế là tất yếu có đa nguyên chính trị; không phải ở đâu có tự do kinh tế là tự nhiên sẽ có nền chính trị dân chủ... Trên cơ sở tổng kết lịch sử chính trị thế giới, Lênin đã kết luận một cách xác đáng rằng chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế; rằng chính trị bao giờ cũng được ưu tiên hơn so với kinh tế. Nội dung cơ bản của đổi mới kinh tế ở nước ta là chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định (
  • 2. hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình chuyển dịch này bao gồm hàng loạt thay đổi sâu rộng về cơ cấu thành phần kinh tế, chế độ và hình thức sở hữu các tư liệu sản xuất, hình thức tổ chức và cơ chế quản lý kinh tế. Mặc dù mang định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng nền kinh tế thị trường của nước ta vẫn phải thể hiện đầy đủ bản chất và những đặc trưng chung của kinh tế thị trường. Về bản chất, kinh tế thị trường là hệ quả tất yếu của trình độ xã hội hoá các lực lượng sản xuất; là hệ thống các quan hệ kinh tế do nền sản xuất hàng hoá tạo ra; là kiểu tổ chức nền sản xuất có “đầu vào” và “đầu ra” đều là hàng hoá; là chuỗi sản xuất - kinh doanh trong đó các chủ thể kinh tế vừa độc lập, vừa lệ thuộc lẫn nhau, cạnh tranh và hợp tác với nhau nhằm mục tiêu đạt giá trị gia tăng ngày càng nhiều hơn. Có thể khái quát 5 đặc trưng chung của kinh tế thị trường. Một là, các hoạt động kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường, dưới sự chi phối của các quy luật thị trường, trước hết là quy luật giá trị và quy luật cung cầu. Hai là, quan hệ giữa các chủ thể kinh tế là quan hệ tiền tệ. Ba là, thị trường trở thành căn cứ chủ yếu đề phân bố các nguồn lực kinh tế. Bốn là, giá trị gia tăng và lợi nhuận tối đa trở thành động lực bên trong, trực tiếp chi phối hoạt động của các doanh nghiệp. Năm là, kinh tế thị trường là tự do hoá kinh tế, mở cửa và hội nhập. Nội dung cơ bản của đổi mới chính trị ở nước ta là đổi mới tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, trong đó trọng tâm là đổi mới hệ thống chính trị. Nói đến hệ thống chính trị là nói đến quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước, đến bộ máy chính quyền và các thiết chế quản lý xã hội. Đây là những vấn đề cơ bản, mang ý nghĩa sống còn đối với mọi cuộc cách mạng, mọi chế độ xã hội. Vì vậy, đổi mới hệ thống chính trị vừa đòi hỏi sự nhạy bén, theo kịp xu thế thời đại; vừa yêu cầu sự tỉnh táo, khôn khéo và, đặc biệt, sự tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc. Với mục tiêu thực hiện tốt hơn nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, quá trình đổi mới hệ thống chính trị đã và đang được triển khai trên các hướng chủ yếu. Một là, đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với xã hội nói chung và các thành tố trong hệ thống chính trị nói riêng. Hai là, đổi mới hoạt động lập pháp và giám sát tối cao của Quốc hội. Ba là, đổi mới tổ chức, bộ máy và phương thức điều hành của Chính phủ, gắn với cải cách mạnh mẽ nền hành chính quốc gia. Bốn là, đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp. Năm là, đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội. Đảng ta đã khởi đầu công cuộc đổi mới bằng đổi mới toàn diện và sớm chú trọng giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. Đại hội VII (1991) sớm xác định: “Về quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, phải tập trung sức làm tốt đổi mới kinh tế, đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của nhân dân về đời sống, việc làm và các nhu cầu xã hội khác, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, coi đó là điều kiện quan trọng để
  • 3. tiến hành thuận lợi đổi mới trong lĩnh vực chính trị. Đồng thời với đổi mới kinh tế, phải từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, phát huy ngày càng tốt quyền làm chủ và năng lực sáng tạo của nhân dân trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Vì chính trị đụng chạm đến các mối quan hệ đặc biệt phức tạp và nhạy cảm trong xã hội, nên việc đổi mới trong hệ thống chính trị nhất thiết phải trên cơ sở nghiên cứu và chuẩn bị rất nghiêm túc, không cho phép gây mất ổn định chính trị, dẫn đến sự rối loạn. Nhưng không vì vậy mà tiến hành chậm trễ đổi mới hệ thống chính trị, nhất là về tổ chức bộ máy và cán bộ, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, bởi đó là điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và thực hiện dân chủ”(1). Đại hội X (2006) có nhiệm vụ tổng kết 20 năm đổi mới. Với sự từng trải của đội tiền phong dẫn dắt đất nước, dân tộc vượt qua khủng hoảng và nhiều thách thức lịch sử, Đảng ta khẳng định: “Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp... Đổi mới tất cả các mặt của đời sống xã hội nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, có những bước đi thích hợp; bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ và đồng bộ giữa ba nhiệm vụ: phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt và phát triển văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội”.(2) Trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua, Đảng, Nhà nước đã xử lý thành công mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta trên ba vấn đề then chốt. Một là, đã xây dựng, vận hành nền kinh tế thị trường phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước và dân tộc. Hai là, đã xây dựng, vận hành nền kinh tế thị trường phù hợp với chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa. Ba là, đã xác lập hệ thống chính trị với mô hình, cơ cấu và cơ chế hoạt động phù hợp với nền kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Xây dựng, vận hành nền kinh tế thị trường phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước và dân tộc là một đòi hỏi khách quan, có cơ sở lý luận và thực tiễn không thể bác bỏ. Chỉ tính riêng kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, cũng đã có kinh tế thị trường tự do của Mỹ - Anh, kinh tế thị trường xã hội của một số nước Tây Âu, kinh tế thị trường có kế hoạch của Nhật Bản, kinh tế thị trường có sự kết hợp giữa quản lý tập trung cao của nhà nước với phát huy vai trò điều tiết của thị trường do các NIC ở Đông Á áp dụng... Sở dĩ đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế thị trường khác nhau là vì, cùng với những đặc trưng chung, còn nhiều tính chất riêng, quyết định nội dung và phương thức vận động của mỗi nền kinh tế thị trường. Các tính chất riêng gắn liền với các điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hoá, xã hội... của mỗi nước và đặc điểm, xu thế của thế giới trong từng giai đoạn cụ thể. Cần nhấn mạnh một số điều kiện cụ thể sau:
  • 4. Chế độ sở hữu và cơ cấu các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất. Đến nay, kinh tế thị trường đã được xây dựng và phát triển qua nhiều chế độ kinh tế - xã hội khác nhau, cho nên đã thích ứng với sự đa dạng về chế độ sở hữu và cơ cấu các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất. Trong cơ cấu đa dạng đó, chế độ sở hữu nào có vị trí chủ thể và hình thức sở hữu nào có vai trò chủ đạo sẽ quyết định mục đích, mô hình và con đường cho từng nền kinh tế thị trường. Trên thực tế, sở hữu tư bản tư nhân, sở hữu tư bản tập thể, sở hữu tư bản nhà nước... đã từng tạo ra các biến thể là kinh tế thị trường tự do và kinh tế thị trường xã hội ngay trong lòng chủ nghĩa tư bản. Do vậy, với sự tồn tại sẵn của chế độ công hữu gồm nhiều hình thức sở hữu do nhà nước và tập thể làm đại diện, các quốc gia xã hội chủ nghĩa hoàn toàn có cơ sở khách quan để xây dựng một kiểu kinh tế thị trường phù hợp với đặc điểm riêng. Quy mô kinh tế - xã hội và đặc điểm lịch sử của từng quốc gia. Mỗi nền kinh tế thị trường cụ thể bao giờ cũng được gieo trồng trên một mảnh đất hiện thực của quốc gia- dân tộc. Quá trình hình thành dân tộc Mỹ khác xa so với các quốc gia dân tộc châu Âu; lịch sử hàng trăm năm yên bình của các nước Bắc Âu rất khác so với lịch sử Nhật Bản; quy mô kinh tế - xã hội của các “con rồng” Đông Á không thể so sánh với các cường quốc tư bản Âu - Mỹ, v.v... Các sự khác biệt này chi phối mạnh mẽ đến tính chất của mỗi nền kinh tế thị trường, như thực tế đã thể hiện một cách sáng tỏ. Bản sắc văn hoá dân tộc. Dưới tác động của nhiều nhân tố, trong đó có đạo Tin lành, dân tộc Mỹ coi tự do, tự chủ của con người cá nhân, hành động, hiệu quả và thịnh vượng là những giá trị cao nhất. Các dân tộc châu Âu thì lại rất coi trọng công bằng, phúc lợi xã hội và dân chủ. Ở Nhật Bản có truyền thống đề cao sự đồng thuận trên mọi cấp độ gia đình, tập thể và xã hội. Những bản sắc văn hoá đó làm cho nền kinh tế thị trường này không bị lẫn lộn với nền kinh tế thị trường khác. Đặc điểm và xu thế của thế giới. Nền kinh tế thị trường nào cũng là một nền kinh tế mở cửa và hội nhập quốc tế. Bởi vậy, nó chịu sự tác động trực tiếp và phổ biến của đặc điểm và xu thế thế giới trong từng thời kỳ lịch sử. Ngày nay, thế giới đang trở thành một chỉnh thể dưới tác động của xu thế toàn cầu hoá; đang phải thực hiện mục tiêu phát triển bền vững như một mệnh lệnh của thời đại; đang lấy hoà bình, hợp tác và phát triển làm chủ đề chung... Trong bối cảnh thế giới đương đại, các quốc gia đi sau không cần trải qua tuần tự các bước hình thành và phát triển của kinh tế thị trường hàng trăm năm qua; không thể rập khuôn các mô hình kinh tế thị trường có sẵn, mà phải sáng tạo ra các mô hình mới, đáp ứng đòi hỏi của hiện thực khách quan. Xây dựng, vận hành nền kinh tế thị trường phù hợp với chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa cũng là một đòi hỏi khách quan, phù hợp với chế độ chính trị và nguyện vọng của đông đảo nhân dân Việt Nam. Toàn bộ lịch sử
  • 5. kinh tế thị trường trong suốt hàng trăm năm qua chứng minh rằng bản thân nền kinh tế này rất cần sự quản lý và điều tiết của nhà nước. Bàn tay vô hình của cơ chế thị trường hoàn toàn không đủ để vận hành nền kinh tế thị trường, mà phải có cả bàn tay hữu hình của bộ máy nhà nước do từng chế độ chính trị, chế độ xã hội xây dựng nên. Mỗi nhà nước quản lý, điều tiết, vận hành nền kinh tế thị trường theo mục tiêu, lợi ích của mình trên cơ sở tôn trọng những quy luật kinh tế chung. Nhà nước tư sản, dưới mọi biểu hiện khác nhau của nó, đều sử dụng kinh tế thị trường như một con đường, phương tiện và công cụ nhằm củng cố chế độ xã hội tư bản chủ nghĩa, làm gia tăng giá trị thặng dư, tức là phục vụ mục tiêu, lợi ích giai cấp của giai cấp tư sản. Dĩ nhiên, trong quá trình này, chúng không thể không quan tâm đáp ứng một phần lợi ích của người lao động nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Rõ ràng là, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa chỉ là một phương án (phương án đầu tiên xét về mặt lịch sử) của kinh tế thị trường. Lịch sử loài người không dừng lại ở chủ nghĩa tư bản. Cho nên, việc xuất hiện những mô thức mới của kinh tế thị trường, trong đó có nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam... cũng là những phương án hợp lôgích. Do nhận thức kịp thời những vấn đề lý luận và thực tiễn rất quan trọng nêu trên, Đảng, Nhà nước ta đã chủ động và tích cực xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa phù hợp với các quy luật khách quan, vừa phù hợp với các đặc điểm, điều kiện cụ thể của đất nước và chế độ xã hội ở Việt Nam. Sự phù hợp của thể chế kinh tế thị trường với chế độ xã hội, trong đó quan trọng nhất là thể chế chính trị và hệ thống chính trị, là biểu hiện nổi bật, là thực chất của mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta. Thông qua sự phù hợp này, những tất yếu kinh tế và những đòi hỏi chính trị khách quan đã đồng thời được đảm bảo, gắn kết với nhau và tạo tiền đề cho nhau trong cả thể chế kinh tế thị trường và hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Trong xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự gắn kết nêu trên được thể hiện ngay trong mục đích của nền kinh tế, chế độ sở hữu, phương thức vận hành, chế độ phân phối và trong phương châm kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Mục đích phát triển kinh tế thị trường ở nước ta không phải thuần túy là làm gia tăng giá trị, lợi nhuận kinh tế; mà là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là một nền kinh tế đa hình thức sở hữu, đa thành phần kinh tế, trong đó chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất được duy trì và kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể là nền tảng của nền kinh tế cả nước. Phương thức vận hành nền kinh tế là vừa theo cơ chế thị
  • 6. trường, vừa phát huy cao độ vai trò điều tiết và chức năng quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Chế độ phân phối kết hợp phân phối theo quy mô đóng góp và hiệu quả sử dụng các nguồn lực với các chính sách tái phân phối thu nhập, đảm bảo phúc lợi xã hội và an sinh xã hội do nhà nước chủ trì triển khai. Trong xây dựng, đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta, sự gắn kết nêu trên được thể hiện trước hết qua bước chuyển từ hệ thống chuyên chính vô sản sang hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, trong đó nổi bật là bước chuyển từ nhà nước chuyên chính vô sản sang nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tiếp đó, nó được thể hiện qua việc xác định cơ cấu thành phần gồm 8 thành tố hiện nay của hệ thống chính trị; cả 8 thành tố đó đều là công cụ nhằm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh: mọi quyền hành và lực lượng đều tập trung ở nơi dân. Theo tinh thần này, Đảng và Nhà nước (hai thành tố quan trọng nhất trong hệ thống chính trị) đã nỗ lực phấn đấu để các đường lối, chủ trương, chính sách ban hành phải phù hợp với quy luật khách quan, phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước và phải hợp lòng dân. Mặt trận Tổ quốc được giao phó thêm một chức năng quan trọng là tổ chức phản biện xã hội đối với một số chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước. Nhờ vậy, hệ thống chính trị của nước ta đã thích ứng với bối cảnh mới của kinh tế thị trường, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Trong những năm tới, sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước có nhiều vận động bước ngoặt, tạo ra đòi hỏi cấp thiết về tiếp tục đổi mới toàn diện cả thể chế kinh tế và hệ thống chính trị. Bước ngoặt lớn nhất sẽ là nền kinh tế chuyển từ giai đoạn tăng trưởng để thoát nghèo kéo dài suốt 15-20 năm qua sang giai đoạn tăng trưởng để cất cánh. Giai đoạn tăng trưởng mới không cho phép tiếp tục duy trì kiểu tăng trưởng về lượng chủ yếu là nhờ tăng đầu tư, mà đòi hỏi tăng trưởng với chất lượng cao chủ yếu dựa vào sự gia tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, đảm bảo sự bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái. Trước yêu cầu mới, cần tiếp tục đẩy mạnh đổi mới kinh tế, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đi đôi với tích cực đổi mới hệ thống chính trị. Để đảm bảo mối quan hệ thuận chiều giữa hai quá trình đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị, cần dân chủ hoá và minh bạch hoá hơn nữa quá trình ra các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Đảng lãnh đạo, nhưng không đưa ra trước các quyết định, mà trước hết là phải tạo điều kiện, cơ chế cho giới chuyên môn, cho nhân dân thảo luận, nêu các phương án khác nhau. Vai trò lãnh đạo của Đảng được thể hiện trong việc đưa ra quyết định cuối cùng, lựa chọn một phương án cụ thể. Kiên quyết phòng chống nguy cơ một số nhóm
  • 7. lợi ích chi phối quá trình hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách. Đổi mới thể chế kinh tế là để giải phóng sức sản xuất, phát triển sức sản xuất; đổi mới hệ thống chính trị là để tập hợp toàn dân, tổ chức toàn dân thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chung. Chỉ như vậy, quá trình đổi mới mới tiếp tục được đẩy mạnh đồng bộ, hài hoà cả về kinh tế và hệ thống chính trị, đưa Việt Nam tới đích dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KHOA HỌC KẾ CẬN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI KỲ MỚI (Báo cáo đề dẫn Hội thảo) Trong hơn 55 năm xây dựng và phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Học viện đã đào tạo cho Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị hàng vạn cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp, cán bộ lý luận chính trị; cung cấp nhiều luận cứ khoa học có giá trị cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong mọi giai đoạn cách mạng, Học viện luôn thực hiện tốt chức năng là công cụ tổ chức và tư tưởng của Đảng. Với những thành tích đó, Học viện đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao Vàng, và gần đây nhất là danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới. Nguyên nhân của những thành công trên đã được đánh giá qua các lần tổng kết trước đây, và các đánh giá đều thống nhất nhận định: sự nỗ lực, cố gắng không mệt mỏi của các thế hệ cán bộ, đặc biệt là cán bộ khoa học của Học viện là nhân tố quyết định mọi thành công của Học viện. Như chúng ta đều biết, đội ngũ cán bộ khoa học là lực lượng nòng cốt, là “đội quân chủ lực” trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của Học viện. Chất lượng của đội ngũ cán bộ khoa học quyết định chất lượng công tác của Học viện, diện mạo, “bản sắc” của đội ngũ cán bộ khoa học quyết định diện mạo, bản sắc của Học viện, uy tín của đội ngũ cán bộ khoa học quyết định đến vị thế, uy tín của Học viện trong đời sống xã hội. Nhận thức rõ vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ khoa học trong quá trình phát triển của Học viện, Ban Cán sự đảng, Ban Giám đốc, Đảng uỷ Học viện luôn quan tâm chăm lo đến công tác xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học để đội ngũ cán bộ này đủ sức đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Nhờ vậy, Học viện đã có được một đội ngũ cán bộ khoa học khá đông đảo về số lượng với chất lượng không ngừng được nâng cao. Tính đến tháng 8 năm 2005 tổng số cán bộ khoa học có học hàm GS, PGS và học vị từ thạc sỹ trở lên là 404 người, chiếm 48,33% tổng số cán bộ, công chức, viên chức của Học viện, trong đó có 13 nhà giáo Ưu tú chiếm 1,55%; có 11 giáo sư, chiếm 1,32%; có 52 phó giáo sư, chiếm 6,22%; có 197 tiến sỹ, chiếm 23,56%; có 144 thạc sỹ, chiếm 17,22%; tổng số cán bộ, công chức, viên chức của Học viện. Số cán bộ khoa học có trình độ cử nhân chỉ có 90 người, chiếm 10,76%.
  • 8. Đứng trên quan điểm lịch sử, cụ thể và toàn diện để đánh giá thì đội ngũ cán bộ khoa học của Học viện có những mặt mạnh rất cơ bản như: bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với sự nghiệp cách mạng và mục tiêu xã hội chủ nghĩa; có lối sống lành mạnh, giản dị; tâm huyết với nghề nghiệp, say mê với công tác nghiên cứu, giảng dạy; tuyệt đại đa số được đào tạo cơ bản, đã được thử thách trong hoạt động thực tiễn cách mạng và có khả năng, năng lực tốt và có kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Trên nhiều lĩnh vực chuyên ngành đã có những cán bộ có uy tín trong và ngoài Học viện, đang phát huy có hiệu quả năng lực nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và giảng dạy lý luận chính trị. Một số cán bộ khoa học vừa là nhà giáo dục, nhà sư phạm, người thầy gương mẫu, vừa là nhà khoa học có nhiều công trình được đánh giá cao, có thể trở thành những nhà khoa học đầu ngành có uy tín. Một số đồng chí có khả năng sư phạm tốt, biết kết hợp một cách sáng tạo các phương pháp khác nhau, các phương tiện hiện đại cho từng môn học và từng đối tượng học viên mang lại hiệu quả cao, phát huy được tính chủ động, tích cực và sáng tạo của người học. Nhiều đồng chí luôn theo sát những vấn đề bức xúc nảy sinh từ thực tiễn để thu thập và xử lý thông tin, vì vậy các bài giảng luôn sống động, mang tính thời sự cao nhờ những tri thức thực tiễn và cách thức luận giải vấn đề khoa học từ thực tiễn đang đòi hỏi. Một số cán bộ khoa học được đào tạo ở nước ngoài có trình độ ngoại ngữ khá thành thạo trong nghiên cứu khoa học và trong giao tiếp. Trong những năm qua đội ngũ cán bộ khoa học của Học viện đã có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc; đã có bước trưởng thành vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm và sự trưởng thành rất cơ bản đó, chuyển sang thời kỳ mới, trước những yêu cầu mới, nhiệm vụ mới, đội ngũ cán bộ khoa học còn bộc lộ một số điểm hạn chế, bất cập như Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ. Đó là: “Chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu còn một số mặt hạn chế, nhất là về khả năng cập nhật kiến thức khoa học hiện đại, hiểu biết thực tiễn đất nước và thế giới, về khả năng ngoại ngữ, tin học và sử dụng những phương pháp giảng dạy hiện đại”. Đặc biệt, do công tác xây dựng lực lượng kế cận còn chậm nên đội ngũ cán bộ khoa học của Học viện đã bộc lộ rõ sự hẫng hụt giữa thế hệ cán bộ khoa học hiện đang giữ vị trí chủ chốt trong hoạt động khoa học của Học viện với thế hệ cán bộ khoa học kế cận. Một đội ngũ cán bộ khoa học mạnh là một đội ngũ có đủ về số lượng để có thể đảm đương được nhiệm vụ, có chất lượng cao để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đồng thời phải đảm bảo cơ cấu hợp lý về mặt chuyên môn, giới tính, độ tuổi,…. Cơ cấu độ tuổi nói lên khả năng phát triển liên tục, bền vững của đội ngũ cán bộ khoa học. Cơ cấu về độ tuổi của đội ngũ cán bộ khoa học Học viện hiện nay như sau: dưới 30 có 63 người; 31 - 40 tuổi có 115 người; 41 - 50 tuổi có 127 người; 51 tuổi trở lên có 154 người. Cơ cấu này bất hợp lý vì cán bộ có độ tuổi cao chiếm tỷ lệ lớn, tỷ lệ cán bộ có độ tuổi dưới 30 quá thấp, chỉ chiếm 15,59%, không bảo đảm sự phát triển bền vững của toàn đội ngũ trong tương lai. Trên thực tế, nếu không tính đến yếu tố kéo dài thời gian công tác thì từ nay đến năm 2010 sẽ có 100 cán bộ khoa học về hưu, trong đó có: 23 GS,PGS ; 48 tiến sĩ và30 thạc sĩ. Như vậy, chưa tính đến nhân tố gia tăng về yêu cầu nhiệm vụ thì
  • 9. trong 5 năm tới Học viện vẫn phải đào tạo để thay thế cho số cán bộ khoa học nghỉ hưu. Trong thực tế, do sự phát triển của yêu cầu nhiệm vụ nên đội ngũ cán bộ khoa học cũng phải có sự phát triển tương ứng về số lượng và chất lượng thì mới có thể không bị hẫng hụt. Chính vì vậy, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kế cận cho tương lai, trước hết là cho giai đoạn 2010 - 2015 là nhiệm vụ trọng yếu vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Bước sang thời kỳ mới, thời kỳ đất nước tiến hành đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nhằm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; trong bối cảnh khu vực và thế giới có những diễn biến hết sức phức tạp, đặt nước ta trước những thời cơ và thách thức to lớn, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân phải đoàn kết, sáng suốt và nỗ lực cao để đạt tới mục tiêu đã đề ra. Trong bối cảnh đó, ngày 30 tháng 7 năm 2005 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 52- NQ/TW về đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Nghị quyết yêu cầu Học viện phải đổi mới mạnh mẽ, toàn diện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn để ngang tầm với đòi hỏi của công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết đã đề ra những quan điểm, định hướng lớn và chỉ ra những giải pháp cụ thể cần thực hiện trong quá trình thực hiện yêu cầu nhiệm vụ nêu trên. Về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học, Nghị quyết của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: “Coi trọng việc xây dựng và thực hiện quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu, đặc biệt là cán bộ khoa học đầu ngành; có biện pháp mạnh và cấp thiết để sau một số năm đáp ứng đủ số lượng, bảo đảm chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu cho Học viện”. Để triển khai thực hiện tốt Nghị quyết của Bộ Chính trị về Học viện trên lĩnh vực công tác cán bộ khoa học, đòi hỏi sự sự thống nhất trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị ở Học viện, đặc biệt là sự đóng góp nhiệt tình của các đồng chí cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học chủ chốt, các chuyên gia đầu ngành trong Học viện. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, được sự đồng ý của Ban Giám đốc Học viện, sự giúp đỡ của Vụ Quản lý khoa học, Vụ Tổ chức - Cán bộ tổ chức hội thảo khoa học này với mong muốn chúng ta cùng nhau trao đổi và thống nhất được phương hướng, mục tiêu và những giải pháp mạnh nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kế cận đủ sức đảm đương được yêu cầu nhiệm vụ của Học viện trong giai đoạn 2010 - 2015. Để có thể đề ra được phương hướng, mục tiêu và giải pháp đúng đắn, phù hợp trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kế cận cho giai đoạn 2010 - 2015, trước hết chúng ta cần đánh giá được thực trạng của đội ngũ cán bộ khoa học trẻ hiện có. Như chúng ta đã biết, từ năm 1990 trở đi, Học viện đã chú trọng việc tuyển dụng những sinh viên mới tốt nghiệp loại khá giỏi các ngành khoa học xã hội và nhân văn để đào tạo cán bộ kế cận. Trong 15 năm qua chúng ta đã tuyển dụng được trên dưới 200 cán bộ trẻ theo nguồn này, trong đó có 139 cán bộ trẻ được xếp vào ngạch nghiên cứu viên và giảng viên với định hướng là sẽ đào tạo họ thành cán bộ khoa học cho các đơn vị trong Học viện. Học viện cũng đã tiến
  • 10. hành một số biện pháp để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học trẻ như: tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn, ngoại ngữ, tin học; lựa chọn, cử những cán bộ tỏ ra có triển vọng đi đào tạo cao học, nghiên cứu sinh trong và ngoài nước; xây dựng tiêu chuẩn để cán bộ khoa học trẻ phấn đấu, trưởng thành; giao cho các cán bộ khoa học có kinh nghiệm nhiệm vụ kèm cặp cán bộ khoa học trẻ vv…Đồng thời với các biện pháp tổ chức đó, Đảng uỷ, các tổ chức đoàn thể trong Học viện cũng thường xuyên quan tâm giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng, đạo đức, tác phong cho đội ngũ cán bộ này. Nhờ đó, đội ngũ cán bộ khoa học trẻ của Học viện đã có bước trưởng thành nhất định về trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và đã bước đầu nhập cuộc vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Học viện. Cụ thể là: Về trình độ học vấn, đội ngũ cán bộ khoa học trẻ có 3 tiến sĩ, 54 thạc sĩ và có 40 em đang theo học cao học, nghiên cứu sinh trong nước và ở nước ngoài. Hầu hết cán bộ khoa học trẻ (trừ những em mới tuyển dụng) đều đã được đào tạo theo chương trình Cao cấp lý luận chính trị hoặc cử nhân chính trị. Cán bộ khoa học trẻ của Học viện có trình độ ngoại ngữ, tin học khá thành thạo trong giao tiếp, một số người có thể sử dụng được ngoại ngữ trong nghiên cứu khoa học. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ khoa học trẻ đã có sự nỗ lực cao trong học tập nâng cao trình độ và rèn luyên lập trường, tư tưởng, đạo đức cách mạng, một số cán bộ trẻ đã thể hiện được năng lực trong công tác nghiên cứu khoa học, tỏ ra có triển vọng trở thành người cán bộ khoa học thực thụ. Tuy nhiên, so với yêu cầu thì đội ngũ cán bộ khoa học trẻ của Học viện phát triển còn chậm. Sau một thời gian khá dài (10 - 15 năm), đến nay, số cán bộ khoa học trẻ có trình độ sau đại học chỉ chiếm 41%, còn 82 cán bộ khoa học trẻ vẫn chỉ có trình độ cử nhân. Quan trọng hơn, cho đến nay, số lượng cán bộ khoa học trẻ có thể đảm nhiệm được công tác giảng dạy rất ít ỏi. Một số cán bộ trẻ được bố trí báo cáo chuyên đề chủ yếu là do đơn vị tạo kiện để họ được hưởng phụ cấp đứng bục. Đặc biệt đáng lo lắng là trong số cán bộ trẻ đã xuất hiện tình trạng thờ ơ, bàng quan với các hoạt động của Học viện hoặc nhụt chí, giảm sút tinh thần tiến thủ. Trong khi đó, yêu cầu đặt ra là phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ khoa học đủ về số lượng, có năng lực trí tuệ, trình độ cao về chuyên môn, nghiệp vụ; bản lĩnh chính trị vững vàng và phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức đảm đương được nhiệm vụ chính trị của Học viện trong giai đoạn mới. Bởi vậy, chúng ta phải có những giải pháp mạnh và đồng bộ trong tất cả các khâu từ quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đến bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách đối với cán bộ khoa học trẻ. Sau đây, chúng tôi xin nêu lên một số vấn đề có tính chất phác thảo để chúng ta cùng trao đổi, thảo luận đi đến thống nhất chung. 1. Về vấn đề tạo nguồn cán bộ khoa học bổ sung. Để đảm bảo mục tiêu đề ra về lực lượng cán bộ khoa học kế cận, không thể không tiến hành tuyển chọn bổ sung. Nhưng trước thực trạng đội ngũ cán bộ khoa học trẻ của Học viện phát triển chậm, đã có ý kiến cho rằng, không nên tuyển dụng sinh viên để đào tạo trở thành cán bộ khoa học vì thời gian đào tạo quá lâu, lại không bảo đảm chắc chắn có thể đào tạo được những cán bộ khoa học thực thụ. Theo họ, cách tốt nhất là tuyển chọn những cán bộ đã có học hàm,
  • 11. học vị hoặc những cán bộ lãnh đạo quản lý về công tác tại Học viện. Theo chúng tôi, nếu làm như vậy sẽ đáp ứng được ngay nhu cầu cán bộ của Học viện, nhưng việc tuyển chọn cũng không phải dễ dàng. Hơn nữa, không thể vì công tác đào tạo cán bộ khoa học kế cận khó khăn mà chúng ta không chuẩn bị cho tương lai phát triển của Học viện. Vì vậy, phải chăng, kết hợp tuyển chọn cán bộ khoa học làm việc được ngay với tuyển chọn để đào tạo lâu dài là giải pháp tối ưu? Về nguồn tuyển chọn nên chăng cũng cần đa dạng, trong đó tập trung vào những nguồn chủ yếu sau: - Giảng viên của các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, của các trường đại học, cao đẳng có thành tích trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. - Các đồng chí có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ đã bảo vệ luận văn, luận án ở các trường đại học trong và ngoài nước có chuyên ngành phù hợp. - Các đồng chí cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các Bộ, Ban, Ngành, Đoàn thể ở Trung ương và địa phương về học tập tại Học viện, sau khi tốt nghiệp cử nhân chính trị hay cao cấp lý luận chính trị với kết quả học tập tốt, có khả năng nghiên cứu và giảng dạy. - Cử nhân mới ra trường có chuyên ngành phù hợp và hội đủ các điều kiện cần thiết (học lực loại khá, giỏi, có đạo đức tốt, là đảng viên hoặc có thể trở thành đảng viên). Đối với nguồn tuyển chọn để đào tạo lâu dài, hiện cũng có những ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, tuyển rải rác với số lượng ít, chỉ cần đủ để thay thế biên chế của cán bộ nghỉ hưu. Cũng có ý kiến cho rằng, chỉ tuyển theo từng đợt với số lượng lớn để có điều kiện tập trung đào tạo. Đúng là để có điều kiện tập trung đào tạo theo quy trình thì tuyển chọn theo từng đợt là thích hợp. Cùng vì vậy mà hiện nay Học viện đang chuẩn bị cho việc tuyển dụng và đào tạo lớp cán bộ trẻ mới (với số lượng 60 em) để xây dựng lực lượng kế cận. Nhưng nên chăng, bên cạnh việc tuyển theo đợt tập trung chúng ta cũng cần luôn luôn mở rộng cửa với những tài năng trẻ thực sự muốn về công tác tại Học viện? Bên cạnh đó, quy trình tuyển chọn cũng là vấn đề cần phải có sự nghiên cứu, trao đổi để đảm bảo chọn lựa được những người thật sự có năng lực và triển vọng trở thành người cán bộ khoa học lý luận chính trị. 2. Vấn đề xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ khoa học kế cận của Học viện. Đây là một nội dung rất quan trọng, nhằm xây dựng, phát triển nguồn nhân lực khoa học chất lượng cao của Học viện. Hiện nay, vẫn có người cho rằng, việc xây dựng quy hoạch cán bộ khoa học là công việc của Vụ Tổ chức - Cán bộ còn các đơn vị chỉ thực hiện theo. Rõ ràng là, việc làm rõ trách nhiệm cụ thể của cơ quan tham mưu về công tác cán bộ, của các cấp uỷ Đảng cũng như của thủ trưởng và tập thể lãnh đạo đơn vị về công tác này là hết sức cần thiết. Nhưng đồng thời cũng cần khẳng định rằng, quy hoạch phải tiến hành từ cơ sở, từ đơn vị mới đảm bảo tính khoa học và sát hợp. 3. Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học kế cận: Qua các lần hội nghị, hội thảo và các đề tài khoa học đã tiến hành, chúng ta đã thống nhất được một số vấn đề liên quan đến công tác đào tạo và bồi dưỡng, cán bộ khoa học và cán bộ khoa học kế cận. Chẳng hạn, về nội dung đào tạo, bồi dưỡng nhiều ý kiến đều thống nhất: cần rèn luyện cán bộ khoa học
  • 12. trẻ về lập trường cộng sản, đạo đức cách mạng, tác phong của người cán bộ lý luận, người giảng viên Trường Đảng……Đồng thời, cần tập trung trang bị cho cán bộ khoa học về lý luận chủ nghĩa Mác - lê nin, tư tưởng Hồ chí Minh, trong đó đặc biệt chú ý trang bị kiến thức về kinh điển mác xít; về kiến thức chuyên sâu của các chuyên ngành; về tri thức thực tiễn; về phương pháp nghiên cứu khoa học và phương pháp giảng dạy; về ngoại ngữ và tin học….Về quy trình đào tạo, có thể bao gồm các khâu cơ bản sau: tuyển dụng và tập trung đào tạo cử nhân chính trị hoặc Cao cấp lý luận chính trị theo chương trình đặc biệt; tập sự ở các đơn vị khoa học; đào tạo cao học, nghiên cứu sinh; đi thực tế. Tuy nhiên, việc tiến hành khâu nào trước lại là vấn đề cần phải tính toán, cân nhắc, nhằm đảm bảo công tác đào tạo cán bộ khoa học kế cận vừa tiết kiệm được thời gian, công sức vừa đạt chất lượng cao. Về phương thức đào tạo, bồi dưỡng, phải căn cứ vào từng nội dung và thời gian trong quy trình đào tạo, nhưng nên chăng cũng cần phải hết sức đa dạng, linh hoạt, đảm bảo phát huy tối đa những điều kiện và nguồn lực hiện có của Học viện, đồng thời, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của bản thân cán bộ trẻ trong qúa trình đào tạo, tạo điều kiện để họ biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, để họ tự hoàn thiện nhân cách của người cán bộ khoa học. Vì vậy, ngoài việc đào tạo theo các chương trình đào cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ còn phải thông qua nhiều phương thức khác nhau giúp họ làm quen và được thử thách trong môi trường khoa học và môi trường thực tiễn, như: - Tổ chức các lớp bồi dưỡng kinh điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các lý thuyết đương đại chuyên sâu cho cán bộ nghiên cứu, giảng dạy có trình độ thạc sĩ, tiến sỹ ở Học viện. - Đưa cán bộ khoa học trẻ đi xâm nhập thực tế và nghiên cứu, tổng kết thực tiễn. Phương thức đào tạo thông qua đi thực tế không những giúp họ tiếp cận với những vấn đề đang đặt ra từ thực tiễn, rèn luyện phương pháp tổng kết thực tiễn mà còn rèn luyện bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng, đạo đức tác phong của người cán bộ khoa học trường Đảng. - Đào tạo cán bộ khoa học trẻ thông qua các đề tài, chương trình, dự án khoa học trọng điểm, kể cả các chương trình hợp tác quốc tế. Chọn nhân lực cho các đề tài dự án đó, dưới sự lãnh đạo khoa học trực tiếp của các giáo sư có kinh nghiệm. Thí điểm các đề tài loại đó, mà mỗi đề tài có 1 GS làm chủ nhiệm, từ 5 đến 10 tiến sĩ, với đầu tư kinh phí thỏa đáng, ra được các công trình có giá trị khoa học cao. Mặt khác, khuyến khích các cán bộ khoa học trẻ tham gia luận chứng, làm chủ nhiệm các đề tài khoa học bằng cách giao một số đề tài, trước hết là đề tài cấp cơ sở để cán bộ trẻ đấu thầu với nhau. Sau khi trúng thầu, sẽ cử những chuyên gia giỏi phù hợp chuyên ngành làm cố vấn. Lực lượng cộng tác viên của những đề tài này bắt buộc phải là những cán bộ trẻ. - Đầu tư các nguồn lực và điều kiện, chọn ra từ 10 đến 20 nhà khoa học có uy tín nhất, giao cho họ bồi dưỡng từ 20 đến 40 tiến sĩ trẻ (mỗi GS, nhà khoa học có uy tín lớn nhận đỡ đầu 3,4 người) thì trong khoảng 5 đến 10 năm tới, Học viện sẽ có một lực lượng khoa học nòng cốt làm cơ sở phát triển tiềm lực khoa học lâu dài. Chỉ có mạnh dạn và quyết tâm đầu tư theo chiều sâu như vậy mới có thể đào tạo được những cán bộ khoa học giỏi và các chuyên gia.
  • 13. 4. Vấn đề quản lý cán bộ khoa học trẻ Đã có những ý kiến cảnh báo rằng, nếu tiếp tục buông lỏng quản lý đối với cán bộ trẻ, thì không những không xây dựng được một đội ngũ cán bộ khoa học cho tương lai mà còn tạo nên những “kiêu binh”, những kẻ học đòi theo thói “trí thức rởm”. Ý kiến đó không phải không có cơ sở khi trong đội ngũ cán bộ trẻ đã xuất hiện những người có biểu hiện chạy theo lối sống thực dụng, chỉ biết kêu ca, phàn nàn hoặc giảm sút tinh thần tiến thủ, không chịu khắc phục khó khăn, nỗ lực vươn lên. Vì vậy, việc tăng cường công tác quản lý đối với những cán bộ trẻ là một yêu cầu cấp bách hiện nay. Tăng cường công tác quản lý tốt đối với cán bộ khoa học trẻ là nhằm giúp họ có định hướng đúng trên bước đường học tập, rèn luyên trở thành người cán bộ khoa học lý luận thực thụ. Để quản lý tốt đối với cán bộ trẻ thì trước hết phải giao nhiệm vụ cho họ một cách rõ ràng, định thời gian hoàn thành. Ví dụ: khi được tuyển dụng, cán bộ trẻ phải cam kết hoàn thành chương trình học tập Cử nhân chính trị theo chương trình đặc biệt. Sau đó, lại giao nhiệm vụ cho họ trong vòng từ 2 - 3 năm phải thi đỗ và hoàn thành chương trình thạc sĩ v.v... Đồng thời, cần thường xuyên kiểm tra thái độ và kết quả học tập, rèn luyện, phấn đấu. Những cán bộ khoa học trẻ có tinh thần hăng say học tập, tích cực rèn luyện phấn đấu, đạt thành tích cao trong học tập, nghiên cứu khoa học cần phải được biểu dương, khen thưởng kịp thời. Mặt khăc, cần hoàn thiện Quy chế làm việc của cán bộ nói chung, Quy chế giảng viên, nghiên cứu viên nói riêng để quản lý đội ngũ, đảm bảo vừa bảo vệ được cán bộ, vừa phát huy tối đa năng lực của từng người. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Quy chế, kịp thời phát hiện những sai lệch để có biện pháp điều chỉnh, xử lý nghiêm những cán bộ vi phạm Quy chế. Việc qnản lý chủ yếu căn cứ vào kết quả và chất lượng công việc. 5. Vấn đề thực hiện chính sách đối với cán bộ khoa học kế cận: Đổi mới và hoàn thiện hơn nữa chế độ đãi ngộ đối với cán bộ nói chung, cán bộ khoa học nói riêng là nhân tố rất quan trọng. Họ phải được nhìn nhận, đánh giá đúng với vai trò, vị thế của họ, trên cơ sở đó mà có chế độ đãi ngộ thoả đáng, tạo động lực cho cán bộ yên tâm công tác. Tuy nhiên, cần kiến quyết chống lại tư tưởng ỷ lại, trông chờ theo cơ chế bao cấp cũ. Vì vây, việc thực hiện chính sách cần gắn liền với kết quả học tập, phấn đấu của cán bộ khoa học trẻ, tuyệt đối tránh tình trạng dàn đều. Những người có quá trình phấn đấu tốt sẽ được đãi ngộ xứng đáng, được tạo điều kiện để phát triển, như: cử đi đào tạo ở nước ngoài; tăng lương sớm, vv… Còn những người không có tinh thần vươn lên, kết quả học tập kém, vi phạm kỷ luật thì phải có biện pháp xử lý như: kéo dài thời gian tập sự, kéo dài thời gian nâng lương, …. Bên cạnh tiền lương, Học viện cũng cần có cơ chế thưởng cho những cán bộ có thành tích xuất sắc trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Cũng cần nhấn mạnh thêm đối với người trí thức thì bên cạnh những giá trị về vật chất, họ rất cần được tôn vinh về mặt tinh thần, danh dự, uy tín khoa học. Vì vậy, chúng ta cần chú ý đến yếu tố này để tạo ra cơ chế như động lực thúc đẩy hoạt động giản dạy và nghiên cứu. Trong khả năng có thể của Học viện, cần tạo điều kiện tốt nhất về nhà ở ổn định cho cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học, mục đích là tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ khoa học nói riêng yên tâm công
  • 14. tác. Đồng thời, tạo điều kiện vật chất thuận lợi cho việc tuyển chọn được những cán bộ giỏi về Học viện công tác. Hình thành cơ chế và vận dụng chính sách có sự ưu đãi đối với cán bộ khoa học đi thực tế dài hạn tại các địa phương địa phương Trang bị thêm những phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy như phòng làm việc, máy vi tính, kết nối mạng Internet... . Hình thành Quỹ hỗ trợ tài năng nghiên cứu khoa học dành cho những người trẻ tuổi (dưới 35), phát hiện và bồi dưỡng những người thực sự có năng lực. Như vậy, việc xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kế cận cho Học viện đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau. Việc tổ chức thực hiện cũng không hề đơn giản, vì đây là vấn đề con người, liên quan đến lợi ích, nhân phẩm, danh dự của từng cán bộ, nên không thể tuỳ tiện thí nghiệm, thử nghiệm. Vì vậy, rất mong các nhà khoa học cùng thảo luận, trao đổi thẳng thắn để chúng ta có được các biện pháp mạnh và cấp thiết theo yêu cầu của Bộ Chính trị về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học của Học viện trong giai đoạn mới. Xin trân trọng cảm ơn tất cả các đồng chí!