SlideShare a Scribd company logo
1 of 5
Kinh tế Việt Nam năm 2010 – Lòng tin
                                và những thách thức
                                                       PGS.TS Trương Quang Thông



Một năm 2010 đã trôi qua, tiếp nối thêm một giai đọan kinh tế quá khó khăn của hai năm
2008-2009 trước đó. Trước những diễn biến quá nhanh, thậm chí ngoài những dự báo và
tầm kiểm soát, của một số chỉ số kinh tế, xem ra những mục tiêu kinh tế vĩ mô của năm
2010 thực khó mà đạt được như kỳ vọng. Theo dòng thời sự, khái niệm lòng tin đã tỏ rõ
giá trị của nó đối với các kỳ vọng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn, đặc biệt khi mà nền
kinh tế Việt Nam đã, đang và chắc chắn sẽ đứng trước quá nhiều thách thức. Do điều kiện
giới hạn, bài viết nầy chỉ bàn về một số vấn đề liên quan đến chính sách tiền tệ và nợ
công của Việt Nam.

Niềm tin và chính sách tiền tệ
Các quan chức Ngân hàng Nhà nước ít ra cũng đã thừa nhận mục tiêu ổn định giá trị
đồng nội tệ trong năm qua đã không đạt được do các nguyên nhân khác nhau, trong đó có
nguyên nhân sức cạnh tranh yếu kém của nền kinh tế, do nhập siêu lớn, v.v… Một số
nguyên nhân khác như chất lượng của tăng trưởng GDP, do cung nhỏ hơn cầu, do tiền ít
nhiều đang nằm ngòai vòng kiểm soát, v.v… lại ít được nghe nói đến và thảo luận một
cách thấu đáo. Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 đã có những bước tiến bộ, trong đó, mục
tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát đã được đưa lên hàng đầu,
và trong thực hiện, đã được xem là một mục tiêu có tính tập trung hơn. Về mặt chiến
lược, Ngân hàng Nhà nước vẫn xem lãi suất trong dài hạn là một công cụ quan trọng của
chính sách tiền tệ. Lãi suất dài hạn lại phụ thuộc, và chịu sự tác động của các mức lãi suất
ngắn hạn kỳ vọng khác nhau, và đây chính là một trong những điểm yếu của việc điều
hành chính sách lãi suất (và cả chính sách tỷ giá) của Ngân hàng Nhà nước trong vài ba
năm qua. Những thông tin khác nhau về chính sách tiền tệ, có lúc khoan, có lúc nhặt, xuất
phát từ phía Ngân hàng Nhà nước, đã vô hình trung trở thành những tín hiệu cho sự mất

                                             1
lòng tin vào chính sách tiền tệ của các tác nhân của nền kinh tế. Lãi suất đã được thả nổi
trong một thời gian dài, lại trở lại chịu sự kiểm sóat trong năm 2008, và gần đây, lại tiếp
được thả nổi “có kiểm sóat”. Trong các nguyên nhân khác nhau gây ra mức lạm phát cao
trong năm 2010, phải kể đến việc điều chỉnh tỷ giá. Tỷ giá đồng Việt nam so với đô-la
Mỹ đã được ổn định trong một thời gian khá dài, với một biên độ phá giá cũng khá ổn
định, đã trở thành một kỳ vọng “ổn định” của các nhà kinh doanh và đầu tư. Thế nhưng,
qua đợt tăng tỷ giá vừa qua, thông qua một thông điệp quá bất ngờ từ phía Ngân hàng
Nhà nước, những chỉ dấu cho sự mất lòng tin vào chính sách đã trở thành một vấn đề
mang tính thực tế. Các tác nhân của thị trường khó có thể biết được định hướng của chính
sách tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục làm gì và làm ra sao đã dần dần trở thành
một câu hỏi thường nhật, tuy khó, nhưng thường đã có sẵn lời giải mang tính kinh
nghiệm trong giới tài chính-ngân hàng.
Một thông điệp khác thường được nghe nói đến là Ngân hàng Nhà nước sẽ mạnh dạn sử
dụng quỹ dự trữ ngoại hối để can thiệp bình ổn tỷ giá. Thế nhưng, giới tài chính-ngân
hàng lại có nhận xét rằng, hình như ngân hàng trung ương của chúng ta có vẻ cố gắng hạn
chế sử dụng nó. Nhìn qua cán cân thanh tóan Việt Nam trong hai năm vừa qua, chúng ta
ghi nhận những thâm hụt lớn trong cán cân tổng thể, dù rằng, năm 2010 được ước tính
một mức thâm hụt cải thiện hơn, ở mức 3,3 tỷ USD so với mức thâm hụt 8,16 tỷ của năm
2009. Trong khi mà quỹ dự trữ ngoại hối ngày càng sụt giảm đáng quan ngại, từ mức 22-
23 tỷ USD vào năm 2008 đã giảm xuống còn khỏang 12-13 tỷ vào năm 2010, chỉ đủ cho
khỏang 8 tuần nhập khẩu, thì việc xem xét cơ chế bù đắp thâm hụt cán cân tổng thể bằng
quỹ dự trữ ngoại hối quả là một bài tóan nan giải.

Cán cân thanh toán Việt Nam 2007-2010
Đơn vị: triệu USD
                                              2007        2008       2009         2010E
A. TÀI KHOẢN VÃNG LAI                          (7)      (10,787)    (7,440)      (6,050)
1. Cán cân thương mại                       (10,438)    (12,782)    (8,306)      (8,200)
2. Dịch vụ ròng                               (897)       (915)     (1,129)       (550)
3. Chuyển tiền (ròng)                         6,430       7,311      6,527        6,900
4. Thu nhập từ đầu tư (ròng)                 (2,190)     (4,401)    (4,532)      (4,200)
B. TÀI KHOẢN VỐN VÀ TÀI CHÍNH                17,730      12,341     11,452       11,750

                                            2
5. Đầu tư trực tiếp                           6,516        9,279          6,900     7,600
6. Vay trả nợ trung và dài hạn                2,269         992           4,473     2,200
7. Vay trả nợ ngắn hạn                           79        1,971           256      1,100
8. Đầu tư giấy tờ có giá                      6,243        (578)          0,128     1,250
9. Tiền và tiền gửi                           2,623         677           (305)     (400)
C. LỖI VÀ SAI SÓT                              (439)      (1,081)       (12,178)   (9,000)
D. CÁN CÂN TỔNG THỂ                           10,199        473          (8,166)   (3,300)
Nguồn số liệu: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, EIU và ước tính của tác giả (2010)


Đầu tư trực tiếp (FDI) từ lâu nay vẫn thường được xem như một “cứu cánh” bù đắp cho
thâm hụt cán cân thương mại. Thế nhưng, FDI lại ít nhiểu gây ra sự thâm hụt đó, thông
qua nhu cầu thanh tóan nhập khẩu các khỏan nguyên vật liệu, chiếm phần lớn trong cơ
cấu giá thành, đặc biệt trong những ngành dệt may, lắp ráp điện tử. Các luồng vốn FDI,
FII (đầu tư gián tiếp) ồ ạt vào Việt Nam, trong nhiều trường hợp, lại “hâm nóng” thị
trường tiền tệ Việt Nam, do những bất cập của chính sách tài khóa va tiền tệ. Có thể thấy
rõ điều nầy qua hai năm 2007-2008.


Trên một phương diện khác, nghiệp vụ thị trường mở (OMO) vẫn chưa thể là một công
cụ mềm dẻo để can thiệp vào thị trường ngoại hối. Thị trường sẽ dò đoán Ngân hàng Nhà
nước sẽ phối hợp sử dụng các công cụ nào, một khi phải tung quỹ dự trữ ngoại hối ra
trong giai đọan hiện tại? Không tính các yếu tố khác, một hậu quả rõ ràng sẽ xảy ra là,
cầu nội tệ sẽ tiếp tục tăng mạnh, gây thêm áp lực tăng lãi suất và gia tăng lạm phát cho
nền kinh tế.
Vấn đề nợ công
Tại Hội nghị Nhóm các nhà tài trợ cho Việt nam diễn ra hồi tháng 12-2010 tại Hà Nội,
đại diện Bộ tài chính đã cho biết, đến thời điểm hiện tại, dư nợ công của Việt Nam bằng
56,7% GDP và nợ nước ngòai của quốc gia là 42,2% GDP và cho rằng, nợ công và nợ
nước ngòai của Việt Nam vẫn nằm trong phạm vi an tòan. Giới phân tích tự hỏi, thế nào
là an tòan trong khi chất lượng tăng trưởng GDP của Việt Nam rõ ràng đang có vấn đề,
và một nền kinh tế như của Việt Nam, chủ yếu dựa vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài,
sẽ tạo ra bao nhiêu, và như thế nào những dòng tiền trong tương lai để trả nợ, một khi mà,


                                               3
các giá trị gia tăng từ xuất khẩu, từ đầu tư nước ngoài vào tăng trưởng kinh tế trong dài
hạn đã xuất hiện ngày càng nhiều hơn những chỉ dấu không bền vững?

Bộ Tài chính dường như đã quên đề cập các hậu quả có thể có của một chính sách tiền tệ,
nếu cứ được thực thi theo cái cung cách hiện nay, đối với gánh nặng trả nợ quốc gia sẽ
gia tăng trong tương lai. Rõ ràng đồng tiền Việt Nam đã mất giá quá nhanh so với đô-la
Mỹ trong một thời gian ngắn vừa qua. Bên cạnh đó, đồng Yen cũng đang lên giá so với
đồng Việt Nam. Điều cần nhớ là, đồng đô-la Mỹ và đồng yen Nhật Bản là hai đồng tiền
chủ yếu của nợ công Việt Nam. Với áp lực mất giá của đồng Việt Nam so với hai đồng
tiền nói trên như trong giai đọan hiện nay, rõ ràng, áp lực trả nợ ngày càng lớn đối với
nền kinh tế Việt Nam. Gánh nặng nợ trong dài hạn sẽ ngày càng chồng chất. Việc phối
hợp các chính sách rõ ràng là cần phải cải thiện: trong các thông diệp từ phía Bộ Tài
chính, công luận nghe nhiều hơn các chính sách tài khóa, chính sách đầu tư, chính sách
nợ nước ngòai,v.v… mà thiếu vắng sự liên kết với chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà
nước.

Bàn về vấn đề nợ công của Việt nam, không thể không bàn đến vai trò của các doanh
nghiệp nhà nước. Nợ công của Việt Nam đã đổ vào các doanh nghiệp nhà nước với một
tỷ lệ không nhỏ. Vụ Vinashin vừa qua đã là một bài học đau đớn. Ngay cả khi vị lãnh đạo
mới nhất của Vinashin tuyên bố rằng, Vinashin đã vay thì phải trả, chứ không ai trả thay
cả, thì công luận lại suy nghĩ rằng, chưa biết khả năng trả nợ như thế nào, nhưng chắc
chắn một khi Vinashin không có khả năng trả nợ, thì chính ngân sách quốc gia sẽ là
người trả thay, vì không khó để biết rằng, hầu hết các khỏan nợ vay nước ngòai của các
doanh nghiệp nhà nước đều phải được đảm bảo bằng bảo lãnh của chính phủ thông qua
Bộ Tài chính.

Những thách thức sắp tới
Chuẩn bị bước vào thềm năm mới 2011, các diễn biến, thách thức khác nhau đã gây thêm
những áp lực mới cho chính sách tiền tệ quốc gia, vào nguy cơ gia tăng lạm phát. Chẳng
hạn, trong các áp lực làm cho lãi suất đồng nội tệ tăng nhanh trong thời gian vừa qua, và

                                           4
có thể trong ngắn hạn sắp tới, giới tài chính-ngân hàng đã râm ran khả năng một số ngân
hàng có thể sử dụng những công ty con, công ty “vệ tinh” của mình để cho vay (gửi tiền)
vào các ngân hàng khác thay vì phương cách kiếm lợi nhuận cổ điển trên thị trường liên
ngân hàng hiện đã bị Thông tư 13/2010 xiết chặt hơn. Người ta cũng bàn đến phương
thức tương tự trong các giao dịch ngoại hối nhằm thóat khỏi qui định về biên độ mua bán
ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước. Những diễn biến đó, nếu đúng thực tế, dường như
cũng nằm ngòai tầm kiểm sóat của Ngân hàng Nhà nước.


Một áp lực khác là lộ trình tăng vốn lên 3.000 tỷ của hơn 20 ngân hàng thương mại, với
hạn chót là ngày 31-12-2010. Chưa bàn đến thực lực tài chính của các ngân hàng nầy,
nhưng một câu hỏi đặt ra là lấy từ đâu ra số tiền hàng chục ngàn tỷ cho các ngân hàng
nầy tăng vốn? Cầu của nội tệ rõ ràng sẽ gia tăng. Mặt khác, ngay cả khi mọi việc đã êm
xuôi, tất cả các ngân hàng đều thỏa mãn yêu cầu tăng vốn theo Nghị đinh 141/2006, thì
một vấn đề khác lại được đặt ra. Các ngân hàng đã tăng vốn thì phải tăng chỉ tiêu kinh
doanh, cho vay để thỏa mãn nhu cầu cổ tức tối thiểu có thể cho các cổ đông. Cho vay
buộc phải gia tăng, và đó, cần phải hút càng mạnh tiền vào hệ thống ngân hàng thương
mại, càng tăng cầu nội tệ, và do đó, càng tăng áp lực cho việc gia tăng lãi suất và lạm
phát.
Trở lại vấn đề nợ công. Tiếp sau phát biểu khá tự tin về khả năng trả nợ của Vinashin như
trên đã trích dẫn, thì thông tin về việc Vinashin xin gia hạn khỏan nợ nước ngoài trị giá
60 triệu đô-la Mỹ lại tiếp tục làm cho công luận thất vọng. Sau Vinashin thì còn ai nữa?
Các thách thức chắc chắn sẽ còn nhiều hơn nữa, và hơn bao giờ hết, vấn đề lòng tin lại
được đặt ra một cách nghiêm túc cho các nhà họach định và thực thi chính sách kinh tế
của Việt nam.

Tháng 12/2010




                                           5

More Related Content

What's hot

Dinh tre kinh te và van de kich cau
Dinh tre kinh te và van de kich cauDinh tre kinh te và van de kich cau
Dinh tre kinh te và van de kich cau
Trương Quang Thông
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Tạ Đình Chương
 
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
Nguyễn Tuấn Anh
 
Dh9 kt nguyen thi nhu mai_ dkt083078
Dh9 kt nguyen thi nhu mai_ dkt083078Dh9 kt nguyen thi nhu mai_ dkt083078
Dh9 kt nguyen thi nhu mai_ dkt083078
Huynh Loc
 
SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)
SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)
SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)
Skillful_KimChi
 
Msbs weekly starfish_strategy_20140303
Msbs weekly starfish_strategy_20140303Msbs weekly starfish_strategy_20140303
Msbs weekly starfish_strategy_20140303
Diễn Đàn YouStock
 
Translation: Vietnam taps reserves but dong still likely to slide
Translation: Vietnam taps reserves but dong still likely to slideTranslation: Vietnam taps reserves but dong still likely to slide
Translation: Vietnam taps reserves but dong still likely to slide
An Nguyen
 
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải phápThị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Huyền Trần
 

What's hot (20)

Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt ra
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt raHệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt ra
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt ra
 
Dinh tre kinh te và van de kich cau
Dinh tre kinh te và van de kich cauDinh tre kinh te và van de kich cau
Dinh tre kinh te và van de kich cau
 
Q4 2013 Colliers Vietnam Investment Digest (VN)
Q4 2013 Colliers Vietnam Investment Digest (VN)Q4 2013 Colliers Vietnam Investment Digest (VN)
Q4 2013 Colliers Vietnam Investment Digest (VN)
 
20140226 dailyvn
20140226 dailyvn20140226 dailyvn
20140226 dailyvn
 
Tiểu luận môn nghiep vụ ngân hàng trung ương
Tiểu luận môn nghiep vụ ngân hàng trung ươngTiểu luận môn nghiep vụ ngân hàng trung ương
Tiểu luận môn nghiep vụ ngân hàng trung ương
 
Sự cạnh tranh
Sự cạnh tranhSự cạnh tranh
Sự cạnh tranh
 
Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTM
 Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTM Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTM
Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTM
 
Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012
Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012
Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
 
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
 
Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản
Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản
Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản
 
Dh9 kt nguyen thi nhu mai_ dkt083078
Dh9 kt nguyen thi nhu mai_ dkt083078Dh9 kt nguyen thi nhu mai_ dkt083078
Dh9 kt nguyen thi nhu mai_ dkt083078
 
Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng nhà nướcNgân hàng nhà nước
Ngân hàng nhà nước
 
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdfCHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf
 
SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)
SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)
SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK)
 
Tiểu luận Tài chính tienf tệ
Tiểu luận Tài chính tienf tệTiểu luận Tài chính tienf tệ
Tiểu luận Tài chính tienf tệ
 
Msbs weekly starfish_strategy_20140303
Msbs weekly starfish_strategy_20140303Msbs weekly starfish_strategy_20140303
Msbs weekly starfish_strategy_20140303
 
Translation: Vietnam taps reserves but dong still likely to slide
Translation: Vietnam taps reserves but dong still likely to slideTranslation: Vietnam taps reserves but dong still likely to slide
Translation: Vietnam taps reserves but dong still likely to slide
 
Bt cuoi ky phan chung
Bt cuoi ky   phan chungBt cuoi ky   phan chung
Bt cuoi ky phan chung
 
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải phápThị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
 

Viewers also liked (8)

EXTRACURRICULAR ACTIVITIES in our school, Italy
EXTRACURRICULAR ACTIVITIES in our school, ItalyEXTRACURRICULAR ACTIVITIES in our school, Italy
EXTRACURRICULAR ACTIVITIES in our school, Italy
 
Local market survey_Finland
Local market survey_FinlandLocal market survey_Finland
Local market survey_Finland
 
Pencil
PencilPencil
Pencil
 
Chiesa dell' ascensione
Chiesa dell' ascensioneChiesa dell' ascensione
Chiesa dell' ascensione
 
Anthony Gold media contacts
Anthony Gold media contactsAnthony Gold media contacts
Anthony Gold media contacts
 
Komikia
KomikiaKomikia
Komikia
 
RI_Harold_Jooste_230616
RI_Harold_Jooste_230616RI_Harold_Jooste_230616
RI_Harold_Jooste_230616
 
Dissecció d'un ull
Dissecció d'un ullDissecció d'un ull
Dissecció d'un ull
 

Similar to Kinh tế việt nam 2010

Chuong 2 rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2   rui ro tham hut tai khoaChuong 2   rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2 rui ro tham hut tai khoa
Le Thuy Hanh
 
Chuong 3 bat on thi truong tai chinh
Chuong 3   bat on thi truong tai chinhChuong 3   bat on thi truong tai chinh
Chuong 3 bat on thi truong tai chinh
Le Thuy Hanh
 
Cap nhat ket qua kinh doanh quy iii.2020 va 9 t2020
Cap nhat ket qua kinh doanh quy iii.2020 va 9 t2020Cap nhat ket qua kinh doanh quy iii.2020 va 9 t2020
Cap nhat ket qua kinh doanh quy iii.2020 va 9 t2020
ngothithungan1
 
Cap nhat ket qua kinh doanh Quy III/2020 va 9T2020
Cap nhat ket qua kinh doanh Quy III/2020 va 9T2020Cap nhat ket qua kinh doanh Quy III/2020 va 9T2020
Cap nhat ket qua kinh doanh Quy III/2020 va 9T2020
ngothithungan1
 
Thực trạng hoạt động thị trường liên ngân hàng việt nam
Thực trạng hoạt động thị trường liên ngân hàng việt namThực trạng hoạt động thị trường liên ngân hàng việt nam
Thực trạng hoạt động thị trường liên ngân hàng việt nam
tttt999
 
ruirohoatdongngoaibangtaicacnhtm-131103020025-phpapp01
ruirohoatdongngoaibangtaicacnhtm-131103020025-phpapp01ruirohoatdongngoaibangtaicacnhtm-131103020025-phpapp01
ruirohoatdongngoaibangtaicacnhtm-131103020025-phpapp01
Elly Quan (Quan Thi Hanh Mai)
 
Tong ket ttck_2010-trien_vong_2011_22012011_bsc
Tong ket ttck_2010-trien_vong_2011_22012011_bscTong ket ttck_2010-trien_vong_2011_22012011_bsc
Tong ket ttck_2010-trien_vong_2011_22012011_bsc
newlife9x225
 
Thiet ke Bao cao thuong nien - Vietcapital ar 2011
Thiet ke Bao cao thuong nien - Vietcapital ar 2011Thiet ke Bao cao thuong nien - Vietcapital ar 2011
Thiet ke Bao cao thuong nien - Vietcapital ar 2011
Viết Nội Dung
 

Similar to Kinh tế việt nam 2010 (20)

Chuong 2 rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2   rui ro tham hut tai khoaChuong 2   rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2 rui ro tham hut tai khoa
 
Chuong 2 rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2   rui ro tham hut tai khoaChuong 2   rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2 rui ro tham hut tai khoa
 
Tong ket 2009
Tong ket 2009Tong ket 2009
Tong ket 2009
 
Chuong 3 bat on thi truong tai chinh
Chuong 3   bat on thi truong tai chinhChuong 3   bat on thi truong tai chinh
Chuong 3 bat on thi truong tai chinh
 
Chuong 3 bat on thi truong tai chinh
Chuong 3   bat on thi truong tai chinhChuong 3   bat on thi truong tai chinh
Chuong 3 bat on thi truong tai chinh
 
1212 le thi loi
1212 le thi loi1212 le thi loi
1212 le thi loi
 
Cap nhat ket qua kinh doanh quy iii.2020 va 9 t2020
Cap nhat ket qua kinh doanh quy iii.2020 va 9 t2020Cap nhat ket qua kinh doanh quy iii.2020 va 9 t2020
Cap nhat ket qua kinh doanh quy iii.2020 va 9 t2020
 
Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt NamBáo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
 
Đề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hay
Đề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hayĐề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hay
Đề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hay
 
Cap nhat ket qua kinh doanh Quy III/2020 va 9T2020
Cap nhat ket qua kinh doanh Quy III/2020 va 9T2020Cap nhat ket qua kinh doanh Quy III/2020 va 9T2020
Cap nhat ket qua kinh doanh Quy III/2020 va 9T2020
 
Vepr cs 14 20171110
Vepr cs 14 20171110Vepr cs 14 20171110
Vepr cs 14 20171110
 
Nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước
Nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nướcNhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước
Nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước
 
Bcvtvn q1 2014
Bcvtvn q1 2014Bcvtvn q1 2014
Bcvtvn q1 2014
 
Thực trạng hoạt động thị trường liên ngân hàng việt nam
Thực trạng hoạt động thị trường liên ngân hàng việt namThực trạng hoạt động thị trường liên ngân hàng việt nam
Thực trạng hoạt động thị trường liên ngân hàng việt nam
 
ruirohoatdongngoaibangtaicacnhtm-131103020025-phpapp01
ruirohoatdongngoaibangtaicacnhtm-131103020025-phpapp01ruirohoatdongngoaibangtaicacnhtm-131103020025-phpapp01
ruirohoatdongngoaibangtaicacnhtm-131103020025-phpapp01
 
báo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdf
báo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdfbáo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdf
báo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdf
 
Tong ket ttck_2010-trien_vong_2011_22012011_bsc
Tong ket ttck_2010-trien_vong_2011_22012011_bscTong ket ttck_2010-trien_vong_2011_22012011_bsc
Tong ket ttck_2010-trien_vong_2011_22012011_bsc
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2022_SBV .pdf
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2022_SBV         .pdfBÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2022_SBV         .pdf
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2022_SBV .pdf
 
Lecture 4a capital flows - bop - monetary policy
Lecture 4a capital flows - bop - monetary policyLecture 4a capital flows - bop - monetary policy
Lecture 4a capital flows - bop - monetary policy
 
Thiet ke Bao cao thuong nien - Vietcapital ar 2011
Thiet ke Bao cao thuong nien - Vietcapital ar 2011Thiet ke Bao cao thuong nien - Vietcapital ar 2011
Thiet ke Bao cao thuong nien - Vietcapital ar 2011
 

Kinh tế việt nam 2010

  • 1. Kinh tế Việt Nam năm 2010 – Lòng tin và những thách thức PGS.TS Trương Quang Thông Một năm 2010 đã trôi qua, tiếp nối thêm một giai đọan kinh tế quá khó khăn của hai năm 2008-2009 trước đó. Trước những diễn biến quá nhanh, thậm chí ngoài những dự báo và tầm kiểm soát, của một số chỉ số kinh tế, xem ra những mục tiêu kinh tế vĩ mô của năm 2010 thực khó mà đạt được như kỳ vọng. Theo dòng thời sự, khái niệm lòng tin đã tỏ rõ giá trị của nó đối với các kỳ vọng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn, đặc biệt khi mà nền kinh tế Việt Nam đã, đang và chắc chắn sẽ đứng trước quá nhiều thách thức. Do điều kiện giới hạn, bài viết nầy chỉ bàn về một số vấn đề liên quan đến chính sách tiền tệ và nợ công của Việt Nam. Niềm tin và chính sách tiền tệ Các quan chức Ngân hàng Nhà nước ít ra cũng đã thừa nhận mục tiêu ổn định giá trị đồng nội tệ trong năm qua đã không đạt được do các nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân sức cạnh tranh yếu kém của nền kinh tế, do nhập siêu lớn, v.v… Một số nguyên nhân khác như chất lượng của tăng trưởng GDP, do cung nhỏ hơn cầu, do tiền ít nhiều đang nằm ngòai vòng kiểm soát, v.v… lại ít được nghe nói đến và thảo luận một cách thấu đáo. Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 đã có những bước tiến bộ, trong đó, mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát đã được đưa lên hàng đầu, và trong thực hiện, đã được xem là một mục tiêu có tính tập trung hơn. Về mặt chiến lược, Ngân hàng Nhà nước vẫn xem lãi suất trong dài hạn là một công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ. Lãi suất dài hạn lại phụ thuộc, và chịu sự tác động của các mức lãi suất ngắn hạn kỳ vọng khác nhau, và đây chính là một trong những điểm yếu của việc điều hành chính sách lãi suất (và cả chính sách tỷ giá) của Ngân hàng Nhà nước trong vài ba năm qua. Những thông tin khác nhau về chính sách tiền tệ, có lúc khoan, có lúc nhặt, xuất phát từ phía Ngân hàng Nhà nước, đã vô hình trung trở thành những tín hiệu cho sự mất 1
  • 2. lòng tin vào chính sách tiền tệ của các tác nhân của nền kinh tế. Lãi suất đã được thả nổi trong một thời gian dài, lại trở lại chịu sự kiểm sóat trong năm 2008, và gần đây, lại tiếp được thả nổi “có kiểm sóat”. Trong các nguyên nhân khác nhau gây ra mức lạm phát cao trong năm 2010, phải kể đến việc điều chỉnh tỷ giá. Tỷ giá đồng Việt nam so với đô-la Mỹ đã được ổn định trong một thời gian khá dài, với một biên độ phá giá cũng khá ổn định, đã trở thành một kỳ vọng “ổn định” của các nhà kinh doanh và đầu tư. Thế nhưng, qua đợt tăng tỷ giá vừa qua, thông qua một thông điệp quá bất ngờ từ phía Ngân hàng Nhà nước, những chỉ dấu cho sự mất lòng tin vào chính sách đã trở thành một vấn đề mang tính thực tế. Các tác nhân của thị trường khó có thể biết được định hướng của chính sách tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục làm gì và làm ra sao đã dần dần trở thành một câu hỏi thường nhật, tuy khó, nhưng thường đã có sẵn lời giải mang tính kinh nghiệm trong giới tài chính-ngân hàng. Một thông điệp khác thường được nghe nói đến là Ngân hàng Nhà nước sẽ mạnh dạn sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối để can thiệp bình ổn tỷ giá. Thế nhưng, giới tài chính-ngân hàng lại có nhận xét rằng, hình như ngân hàng trung ương của chúng ta có vẻ cố gắng hạn chế sử dụng nó. Nhìn qua cán cân thanh tóan Việt Nam trong hai năm vừa qua, chúng ta ghi nhận những thâm hụt lớn trong cán cân tổng thể, dù rằng, năm 2010 được ước tính một mức thâm hụt cải thiện hơn, ở mức 3,3 tỷ USD so với mức thâm hụt 8,16 tỷ của năm 2009. Trong khi mà quỹ dự trữ ngoại hối ngày càng sụt giảm đáng quan ngại, từ mức 22- 23 tỷ USD vào năm 2008 đã giảm xuống còn khỏang 12-13 tỷ vào năm 2010, chỉ đủ cho khỏang 8 tuần nhập khẩu, thì việc xem xét cơ chế bù đắp thâm hụt cán cân tổng thể bằng quỹ dự trữ ngoại hối quả là một bài tóan nan giải. Cán cân thanh toán Việt Nam 2007-2010 Đơn vị: triệu USD 2007 2008 2009 2010E A. TÀI KHOẢN VÃNG LAI (7) (10,787) (7,440) (6,050) 1. Cán cân thương mại (10,438) (12,782) (8,306) (8,200) 2. Dịch vụ ròng (897) (915) (1,129) (550) 3. Chuyển tiền (ròng) 6,430 7,311 6,527 6,900 4. Thu nhập từ đầu tư (ròng) (2,190) (4,401) (4,532) (4,200) B. TÀI KHOẢN VỐN VÀ TÀI CHÍNH 17,730 12,341 11,452 11,750 2
  • 3. 5. Đầu tư trực tiếp 6,516 9,279 6,900 7,600 6. Vay trả nợ trung và dài hạn 2,269 992 4,473 2,200 7. Vay trả nợ ngắn hạn 79 1,971 256 1,100 8. Đầu tư giấy tờ có giá 6,243 (578) 0,128 1,250 9. Tiền và tiền gửi 2,623 677 (305) (400) C. LỖI VÀ SAI SÓT (439) (1,081) (12,178) (9,000) D. CÁN CÂN TỔNG THỂ 10,199 473 (8,166) (3,300) Nguồn số liệu: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, EIU và ước tính của tác giả (2010) Đầu tư trực tiếp (FDI) từ lâu nay vẫn thường được xem như một “cứu cánh” bù đắp cho thâm hụt cán cân thương mại. Thế nhưng, FDI lại ít nhiểu gây ra sự thâm hụt đó, thông qua nhu cầu thanh tóan nhập khẩu các khỏan nguyên vật liệu, chiếm phần lớn trong cơ cấu giá thành, đặc biệt trong những ngành dệt may, lắp ráp điện tử. Các luồng vốn FDI, FII (đầu tư gián tiếp) ồ ạt vào Việt Nam, trong nhiều trường hợp, lại “hâm nóng” thị trường tiền tệ Việt Nam, do những bất cập của chính sách tài khóa va tiền tệ. Có thể thấy rõ điều nầy qua hai năm 2007-2008. Trên một phương diện khác, nghiệp vụ thị trường mở (OMO) vẫn chưa thể là một công cụ mềm dẻo để can thiệp vào thị trường ngoại hối. Thị trường sẽ dò đoán Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp sử dụng các công cụ nào, một khi phải tung quỹ dự trữ ngoại hối ra trong giai đọan hiện tại? Không tính các yếu tố khác, một hậu quả rõ ràng sẽ xảy ra là, cầu nội tệ sẽ tiếp tục tăng mạnh, gây thêm áp lực tăng lãi suất và gia tăng lạm phát cho nền kinh tế. Vấn đề nợ công Tại Hội nghị Nhóm các nhà tài trợ cho Việt nam diễn ra hồi tháng 12-2010 tại Hà Nội, đại diện Bộ tài chính đã cho biết, đến thời điểm hiện tại, dư nợ công của Việt Nam bằng 56,7% GDP và nợ nước ngòai của quốc gia là 42,2% GDP và cho rằng, nợ công và nợ nước ngòai của Việt Nam vẫn nằm trong phạm vi an tòan. Giới phân tích tự hỏi, thế nào là an tòan trong khi chất lượng tăng trưởng GDP của Việt Nam rõ ràng đang có vấn đề, và một nền kinh tế như của Việt Nam, chủ yếu dựa vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, sẽ tạo ra bao nhiêu, và như thế nào những dòng tiền trong tương lai để trả nợ, một khi mà, 3
  • 4. các giá trị gia tăng từ xuất khẩu, từ đầu tư nước ngoài vào tăng trưởng kinh tế trong dài hạn đã xuất hiện ngày càng nhiều hơn những chỉ dấu không bền vững? Bộ Tài chính dường như đã quên đề cập các hậu quả có thể có của một chính sách tiền tệ, nếu cứ được thực thi theo cái cung cách hiện nay, đối với gánh nặng trả nợ quốc gia sẽ gia tăng trong tương lai. Rõ ràng đồng tiền Việt Nam đã mất giá quá nhanh so với đô-la Mỹ trong một thời gian ngắn vừa qua. Bên cạnh đó, đồng Yen cũng đang lên giá so với đồng Việt Nam. Điều cần nhớ là, đồng đô-la Mỹ và đồng yen Nhật Bản là hai đồng tiền chủ yếu của nợ công Việt Nam. Với áp lực mất giá của đồng Việt Nam so với hai đồng tiền nói trên như trong giai đọan hiện nay, rõ ràng, áp lực trả nợ ngày càng lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Gánh nặng nợ trong dài hạn sẽ ngày càng chồng chất. Việc phối hợp các chính sách rõ ràng là cần phải cải thiện: trong các thông diệp từ phía Bộ Tài chính, công luận nghe nhiều hơn các chính sách tài khóa, chính sách đầu tư, chính sách nợ nước ngòai,v.v… mà thiếu vắng sự liên kết với chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Bàn về vấn đề nợ công của Việt nam, không thể không bàn đến vai trò của các doanh nghiệp nhà nước. Nợ công của Việt Nam đã đổ vào các doanh nghiệp nhà nước với một tỷ lệ không nhỏ. Vụ Vinashin vừa qua đã là một bài học đau đớn. Ngay cả khi vị lãnh đạo mới nhất của Vinashin tuyên bố rằng, Vinashin đã vay thì phải trả, chứ không ai trả thay cả, thì công luận lại suy nghĩ rằng, chưa biết khả năng trả nợ như thế nào, nhưng chắc chắn một khi Vinashin không có khả năng trả nợ, thì chính ngân sách quốc gia sẽ là người trả thay, vì không khó để biết rằng, hầu hết các khỏan nợ vay nước ngòai của các doanh nghiệp nhà nước đều phải được đảm bảo bằng bảo lãnh của chính phủ thông qua Bộ Tài chính. Những thách thức sắp tới Chuẩn bị bước vào thềm năm mới 2011, các diễn biến, thách thức khác nhau đã gây thêm những áp lực mới cho chính sách tiền tệ quốc gia, vào nguy cơ gia tăng lạm phát. Chẳng hạn, trong các áp lực làm cho lãi suất đồng nội tệ tăng nhanh trong thời gian vừa qua, và 4
  • 5. có thể trong ngắn hạn sắp tới, giới tài chính-ngân hàng đã râm ran khả năng một số ngân hàng có thể sử dụng những công ty con, công ty “vệ tinh” của mình để cho vay (gửi tiền) vào các ngân hàng khác thay vì phương cách kiếm lợi nhuận cổ điển trên thị trường liên ngân hàng hiện đã bị Thông tư 13/2010 xiết chặt hơn. Người ta cũng bàn đến phương thức tương tự trong các giao dịch ngoại hối nhằm thóat khỏi qui định về biên độ mua bán ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước. Những diễn biến đó, nếu đúng thực tế, dường như cũng nằm ngòai tầm kiểm sóat của Ngân hàng Nhà nước. Một áp lực khác là lộ trình tăng vốn lên 3.000 tỷ của hơn 20 ngân hàng thương mại, với hạn chót là ngày 31-12-2010. Chưa bàn đến thực lực tài chính của các ngân hàng nầy, nhưng một câu hỏi đặt ra là lấy từ đâu ra số tiền hàng chục ngàn tỷ cho các ngân hàng nầy tăng vốn? Cầu của nội tệ rõ ràng sẽ gia tăng. Mặt khác, ngay cả khi mọi việc đã êm xuôi, tất cả các ngân hàng đều thỏa mãn yêu cầu tăng vốn theo Nghị đinh 141/2006, thì một vấn đề khác lại được đặt ra. Các ngân hàng đã tăng vốn thì phải tăng chỉ tiêu kinh doanh, cho vay để thỏa mãn nhu cầu cổ tức tối thiểu có thể cho các cổ đông. Cho vay buộc phải gia tăng, và đó, cần phải hút càng mạnh tiền vào hệ thống ngân hàng thương mại, càng tăng cầu nội tệ, và do đó, càng tăng áp lực cho việc gia tăng lãi suất và lạm phát. Trở lại vấn đề nợ công. Tiếp sau phát biểu khá tự tin về khả năng trả nợ của Vinashin như trên đã trích dẫn, thì thông tin về việc Vinashin xin gia hạn khỏan nợ nước ngoài trị giá 60 triệu đô-la Mỹ lại tiếp tục làm cho công luận thất vọng. Sau Vinashin thì còn ai nữa? Các thách thức chắc chắn sẽ còn nhiều hơn nữa, và hơn bao giờ hết, vấn đề lòng tin lại được đặt ra một cách nghiêm túc cho các nhà họach định và thực thi chính sách kinh tế của Việt nam. Tháng 12/2010 5