SlideShare a Scribd company logo
1 of 36
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
Khoa CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Học phần Ứng dụng CNTT vào Dạy học
ĐỒ ÁN LÝ THUYẾT
(Nhóm 3)
Nội dung trình bày: Phần tự nghiên cứu
 Chủ đề 1
 Chủ đề 2
 Chủ đề 3
 Chủ đề 4
GVHD : TS.Lê Đức Long
HVTH : Trần Hoàng Ngọc Đức
Lớp : NVSP khóa 4
TP.HCM, 09/2014
Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức
1
MỤC LỤC
CHỦ ĐỀ 1: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ VÀ VẤN ĐỀ DẠY HỌC Ở THẾ KỶ 21............................... 2
1.1. Những tiêu chuẩn về công nghệ đối với giáo viên và học sinh...........................................2
1.2. Ứng dụng ICT hỗ trợ người học với các nhu cầu giáo dục đặc biệt trên lớp:....................... 4
CHỦ ĐỀ 2: DẠY VÀ HỌC VỚI 3 PHẦN MỀM CÔNG CỤ CƠ BẢN:XỬLÝ VĂN BẢN,BẢNGTÍNH VÀ ỨNG
DỤNG CSDL..................................................................................................................................7
2.1. Sử dụngcác công cụ phần mềmcơ bảnđể làm gì? Khi nào? Vàcó nhữngthuậnlợi,khó
khăn gì? ...................................................................................................................................7
2.2. Tìm hiểuvề OpenOffice –phiênbảnViệthóa,Google Docs:xuấtxứ,chức năng,đặc điểm,
cài đặt, cách sử dụng cơ bản......................................................................................................8
2.2.1. OpenOffice – phiên bản Tiếng Việt:..........................................................................8
2.2.2. Google Docs:........................................................................................................ 13
2.3. So sánhchức năngvà đặc điểmcủa MicrosoftOffice vàOpenOffice.Nhữnghạnchế của
OpenOffice và các thủ thuật, mẹo vặt cần biết khi sử dụng OpenOffice...................................... 17
2.3.1. So sánh Microsoft Office & OpenOffice:................................................................. 17
2.3.2. Hạn chế của OpenOffice:....................................................................................... 18
2.3.3. Mẹo vặt, thủ thuật cần biết khi dùng OpenOffice: .................................................. 18
CHỦ ĐỀ 3: DẠY VÀ HỌC VỚI CÁC CÔNG CỤ MULTIMEDIA, HYPERMEDIA VÀ INTERNET................... 22
3.1. Tìm hiểu một số công cụ Multimedia và Hypermedia sử dụng cho dạy học...................... 22
3.1.1. Prezi:................................................................................................................... 22
3.1.2. TechSmith Jing:.................................................................................................... 24
3.2. Tìm hiểu các bước để xây dựng một WebLesson/Webquest........................................... 25
3.2.1. WebLesson:.......................................................................................................... 25
3.2.2. Webquest:........................................................................................................... 25
3.3. Tìm hiểu việc tổ chức nội dung và hoạt động dạy học với một LMS/LCMS cụ thể............. 28
CHỦ ĐỀ 4: DẠY VÀ HỌC VỚI CÁCPHẦN MỀM DẠY HỌC: Drill & Practice softwares,Tutorial softwares,
Instructional games, Simulation softwares, Integrated learning systemintelligent tutoring systems 29
4.1. Tìm hiểumộtsốphần mềmdạy học trongnước và nướcngoài có thể hỗ trợ cho việcdạy
học môn Tin học..................................................................................................................... 29
4.1.1. iSpring Presenter:................................................................................................. 29
4.1.2. Netop School:....................................................................................................... 32
4.2. Tìm hiểu những điểm tích cực và hạn chế của việc sử dụng phần mềm dạy học........... 35
Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức
2
CHỦ ĐỀ 1: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ VÀ VẤN ĐỀ
DẠY HỌC Ở THẾ KỶ 21
1.1. Những tiêu chuẩn về công nghệ đối với giáo viên và học sinh
 Đối với giáo viên:
Hiệp hội quốc tế các nhà giáo dục về công nghệ (International Society of Technology
Educators – ISTE), với sự giúp đỡ của các bên liên quan khác, đã phát triển Các tiêu chuẩn
quốc gia về công nghệ dạy học cho giáo viên (National Educational Technology Standards
for Teachers – NETS for Teachers) vào đầu thập niên 90. Các tiêu chuẩn này được phát triển
nhằm đảm bảo rằng các nhà giáo dục có một nền tảng vững chắc về công nghệ để trở
thành các giáo viên công nghệ hiệu quả. “Các giáo viên trong lớp học ngày nay phải được
chuẩn bị để cung cấp các cơ hội học tập có sự hỗ trợ của công nghệ cho học sinh. Việc được
chuẩn bị để sử dụng công nghệ và biết cách mà công nghệ có thể hỗ trợ việc học của học
sinh phải trở thành các kỹ năng toàn diện trong kho tàng chuyên môn của mỗi giáo viên.”,
(ISTE, 2002, p.4). Điều vô cùng quan trọng là các giáo viên phải nhận thức rằng có các tiêu
chuẩn công nghệ mà họ phải tuân thủ.
Các tiêu chuẩn về công nghệ dạy học dành cho giáo viên được phân thành 6 mục:
1. Các khái niệm và hoạt động công nghệ.
Các tiêu chuẩn này xác định sự hiểu biết của giáo viên về các vấn đề công nghệ cơ
bản và khả năng học hỏi công nghệ khi nó thay đổi và phát triển.
2. Lập kế hoạch và thiết kế các trải nghiệm và môi trường học tập.
Các tiêu chuẩn này xác định khả năng sáng tạo các môi trường học tập hiệu quả có
sử dụng công nghệ của giáo viên.
3. Dạy, học và chương trình giáo dục.
Các tiêu chuẩn này xác định khả năng của giáo viên trong việc sử dụng các chiến lược
phù hợp để tối đa hóa trải nghiệm học tập của học sinh khi sử dụng công nghệ.
4. Thẩm định và đánh giá.
Các tiêu chuẩn này xác định khả năng giáo viên sử dụng công nghệ trong việc đánh
giá người học.
5. Hiệu suất và thực tập chuyên môn.
Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức
3
Các tiêu chuẩn này xác định khả năng giáo viên sử dụng công nghệ trong các hoạt
động chuyên môn, bao gồm việc phát triển chuyên môn cao hơn và việc giao tiếp với
đồng nghiệp, phụ huynh, cộng đồng.
6. Các vấn đề về con người, luật pháp, đạo đức và xã hội.
Các tiêu chuẩn này xác định khả năng giáo viên tuân thủ các vấn đề về con người,
luật pháp, đạo đức và xã hội xung quanh việc sử dụng công nghệ trong nhà trường.
Mỗi mục tiêu chuẩn sẽ được phân tích thành các chỉ số hiệu suất để giải thích sự thành thạo
trong phạm vi của mục tiêu chuẩn đó một cách cụ thể hơn. Xem chi tiết tại trang web ISTE
(http://www.iste.org).
Cần lưu ý rằng có rất nhiều thứ đối với NETS cho giáo viên hơn là việc chỉ cần sở hữu các kỹ
năng công nghệ then chốt. Để thành thạo NETS cho giáo viên, người dạy phải có khả năng
lập kế hoạch và thực hiện các bài học có liên quan đến cách dùng công nghệ đầy ý nghĩa.
Người dạy cũng phải có thể đánh giá mức độ thành thạo công nghệ của người học và sử
dụng các công cụ công nghệ để đánh giá người học. Hơn nữa, giáo viên phải sử dụng công
nghệ để giúp quản lý lớp học và thực hành các kỹ năng tổ chức. Cuối cùng, phải có nhận
thức và sử dụng hiểu biết về các vấn đề con người, luật pháp, đạo đức, xã hội liên kết với
công nghệ được sử dụng theo thiết lập giáo dục.
 Đối với học sinh:
NETS cho học sinh cung cấp một tầm nhìn dành cho việc hoàn thành tổng thể và một bộ các
kiến thức, kỹ năng thực hành của học sinh cần đạt được.
Các tiêu chuẩn công nghệ là nhằm để học, thực hành và minh họa trong khi học sinh đang
làm việc trên nội dung trong chương trình học. Giáo viên cần đưa trực tiếp các tiêu chuẩn
công nghệ vào trong nội dung của bài dạy và phát triển các phiếu đánh giá sử dụng các chỉ
số hiệu suất cụ thể. Điều này không có ý nói rằng giáo viên sẽ không cần dạy các kỹ năng
công nghệ một cách rõ ràng, mà chỉ là các kỹ năng này nên được dạy có kết hợp với các trải
nghiệm học tập phù hợp, ý nghĩa chẳng hạn như giải quyết vấn đề, làm nghiên cứu.
NETS cho học sinh cũng được chia thành 6 mục:
1. Các khái niệm và hoạt động cơ bản.
Các tiêu chuẩn này xác định khả năng người học thể hiện sự thành thạo trong việc
dùng công nghệ.
2. Các vấn đề con người, đạo đức và xã hội.
Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức
4
Các tiêu chuẩn này xác định khả năng người học tuân thủ các vấn đề về con người,
luật pháp, đạo đức, xã hội xoay quanh việc sử dụng công nghệ trong trường học.
3. Các công cụ sản xuất dùng công nghệ.
Các tiêu chuẩn này xác định khả năng người học sử dụng công nghệ để sản xuất
thông tin trong các lĩnh vực khác nhau.
4. Các kỹ năng giao tiếp dùng công nghệ.
Các tiêu chuẩn này xác định khả năng người học sử dụng công nghệ để giao tiếp.
5. Các kỹ năng nghiên cứu dùng công nghệ.
Các tiêu chuẩn này xác định khả năng người học sử dụng công nghệ để nghiên cứu.
6. Các kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề dùng công nghệ.
Các tiêu chuẩn này xác định khả năng người học sử dụng công nghệ để giải quyết
các vấn đề thực tế.
1.2. Ứng dụng ICT hỗ trợ người học với các nhu cầu giáo dục đặc biệt trên
lớp:
ICT được sử dụng để hỗ trợ người học với các nhu cầu giáo dục đặc biệt (Special
Educational Needs – SEN) ở các trường công bình thường trong nhiều năm. Được biết
đến như là công nghệ hỗ trợ, nó phù hợp đối với sự phát triển trong công nghệ cũng
như đối với các thay đổi chính sách giáo dục dành cho người học với các như cầu khác
biệt.
Nhiều người học có nhu cầu giáo dục đặc biệt cho rằng việc sử dụng các thiết bị ICT
trong các trường công là một trải nghiệm cô độc, biệt lập. Họ không muốn dùng bất cứ
thứ gì khiến họ khác biệt với các bạn đồng lứa.
Ngay cả khi được trang bị các thiết bị phù hợp cho việc học ở trường và ở nhà, thì cũng
phát sinh các vấn đề như thiếu sự hỗ trợ để xử lý các vấn đề kỹ thuật, xã hội.
Đã có nhiều thay đổi trong hạ tầng giáo dục. Luật Giáo dục công nhận quyền của tất cả
học sinh và nhấn mạnh nhu cầu cung cấp CNTT để giúp vượt qua các trở ngại về mặt thể
chất. Trong sổ tay hướng dẫn của Hội đồng chương trình giáo dục quốc gia đã nêu: “Một
số học sinh bị khuyết tật sẽ cần máy tính với bàn phím phù hợp, thiết bị xử lý ký tự và các
phương tiện CNTT hỗ trợ khác. Học sinh giao tiếp khó khăn có thể cần các thiết bị hỗ trợ
giao tiếp xách tay sử dụng các bài giảng được ghi âm, tổng hợp cùng các ký tự, ký hiệu
và hình ảnh.”
Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức
5
Việc sử dụng CNTT trong lớp học không còn là chuyện cá nhân của giáo viên nữa, vì tất
cả người học đều được mong đợi sử dụng nó như một công cụ trong việc học. CNTT
đang trở thành một đặc trưng trong việc giáo dục tất cả trẻ em, chứ không chỉ là phương
tiện hỗ trợ cho các em bị khuyết tật.
Các trường học cam kết tăng cường cung cấp CNTT, kết hợp với các nguồn quỹ quốc gia,
tạo ra sự cung cấp CNTT ở mức cao cũng như khả năng truy cập Internet. Các nhân viên
được đào tạo ICT, có thái độ tích cực để đảm bảo nhu cầu sử dụng CNTT của tất cả
người học được đáp ứng, như:
- Tất cả máy tính phải được đặt ở vị trí có thể điều chỉnh độ cao cho các em ngồi xe
lăn.
- Bộ bảo vệ bàn phím có thể vừa vặn với toàn bộ bàn phím thông thường nhằm tránh
việc nhấn nhầm phím ở các em gặp khó khăn trong việc di chuyển bàn tay.
- Có con lăn chuột cho các em gặp khó khăn điều khiển bàn tay với chuột thông
thường.
- Màn hình cảm ứng ở một số màn hình để cung cấp khả năng nhập liệu trực tiếp cho
các em có nhiều khó khăn hơn.
- Độ trễ bàn phím được cài đặt cho các em không thể rút tay ra khỏi bàn phím nhanh
chóng, để tránh các ký tự bị lặp lại.
- Con trỏ chuột trên màn hình cần được phóng lớn để tất cả các em đều thấy chúng dễ
dàng, điều này không chỉ dành cho các em bị yếu thị lực.
- Màn hình có độ tương phản cao dành cho các em bị yếu thị lực.
- Máy tính cần mở tính năng Sticky Key cho các em tay bị yếu không thể nhấn hai
phím đồng thời.
- Tất cả máy tính phải có phần mềm xử lý văn bản phát âm được để các em thị lực yếu
có thể dùng tính năng “text to speech” hỗ trợ việc đọc. Font chữ dùng font Arial cỡ
lớn và đậm, nhưng các em phải biết cách điều chỉnh khi chúng thấy không dễ chịu.
- Một số máy tính cần có phần mềm xử lý ký hiệu. Chúng tự động thay thế các ký tự
thành chữ khi được gõ vào, cho phép nhân viên tạo ra các tài liệu dễ truy cập hơn đối
với người học cần hỗ trợ để đọc văn bản.
Bằng cách đảm bảo rằng tất cả học sinh đều có quyền truy cập các công nghệ, các trường
học đang cung cấp một môi trường toàn diện hơn so với trước đây. Nhưng mặc dù các tiện
ích này luôn sẵn sàng, thì người học với những nhu cầu giáo dục đặc biệt không phải luôn
Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức
6
sử dụng chúng. Đôi khi các em thích làm việc chung với các bạn đồng lứa hơn, chia sẻ những
điểm mạnh cá nhân và hỗ trợ người khác vượt qua khó khăn. Một môi trường giáo dục toàn
diện sẽ trao quyền cho các em bằng cách cho chúng sự lựa chọn.
Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức
7
CHỦ ĐỀ 2: DẠY VÀ HỌC VỚI 3 PHẦN MỀM CÔNG CỤ CƠ
BẢN: XỬ LÝ VĂN BẢN, BẢNG TÍNH VÀ ỨNG DỤNG CSDL
2.1. Sử dụng các công cụ phần mềm cơ bản để làm gì? Khi nào? Và có những
thuận lợi, khó khăn gì?
Phần mềm Công dụng Trường hợp áp dụng
Xử lý văn bản Tạo các tài liệu dựa trên ký
tự, hình ảnh
Báo cáo, công văn, thư từ,
đơn từ, bài giảng, đề thi, …
Bảng tính Tạo các tài liệu có cấu trúc
dạng bảng và sử dụng nhiều
phép tính dựa trên số liệu
Báo cáo tài chính, bảng
lương, kế hoạch chi tiêu, …
Ứng dụng CSDL Tạo, chỉnh sửa và quản lý
các dữ liệu dưới dạng bản
ghi
Quản lý hộ khẩu, công dân
của một tỉnh thành, quản lý
học sinh của một trường, …
 Thuận lợi:
- Gia tăng hiệu quả công việc, tăng hiệu quả trình bày: Các công cụ này giúp giáo viên
và người học tạo ra những sản phẩm đặc sắc, chuyên nghiệp. Người học cũng nhận
được sự khen ngợi và tính cạnh tranh khi sử dụng những công cụ này để tạo ra sản
phẩm hấp dẫn người xem.
- Tăng độ chính xác: các công cụ này giúp dễ dàng duy trì sự tỉ mỉ, chuẩn xác. Thông tin
càng chính xác thì càng giúp người học hiểu rõ hơn, hiệu quả hơn trong các hoạt động
dạy học.
- Tăng cường sự cộng tác và tương tác: các công cụ phần mềm này giúp người học gia
tăng sự cộng tác trong việc làm nhóm cũng như trao đổi thông tin.
 Khó khăn:
- Hầu hết được viết dưới ngôn ngữ nước ngoài, người dùng phải trải qua một khoá học
cơ bản mới có thể sử dụng hết các chức năng của chúng.
- Khiến con người quá lệ thuộc vào các máy móc, phần mềm, thiết bị trợ giúp. Từ đó
làm giảm khả năng thao tác và tính toán của con người.
Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức
8
2.2. Tìm hiểu về OpenOffice – phiên bản Việt hóa, Google Docs: xuất xứ, chức
năng, đặc điểm, cài đặt, cách sử dụng cơ bản.
2.2.1. OpenOffice – phiên bản Tiếng Việt:
a) Xuất xứ:
Tiền thân của OpenOffice là StarOffice, bộ phần mềm của hãng StarDivision tại Đức vào giữa
thập niên 1980s. Năm 1999, Sun Microsystems đã mua lại StarOffice và phát triển thành một
sản phẩm mã nguồn mở với dự án OpenOffice.org (OOo). Phiên bản OOo 1.0 đã được phát
hành vào ngày 30/4/2002. Sau 10 năm, dự án OOo đã phát triển ra toàn cầu và có hơn 100
triệu lượt download vào cuối 2010. Sau đó hãng Oracle đã thâu tóm Sun và tiếp tục tài trợ
phát triển OOo. Vào 1/6/2011, toàn bộ dự án và sản phẩm OOo đã được Oracle hiến tặng
cho Apache Software Foundation. Hiện nay OOo đã được đổi tên thành Apache OpenOffice.
Phiên bản mới nhất là Apache OO 4.1.1.
OpenOffice.org là đề án phần mềm nguồn mở với mục đích qua sự đóng góp của cộng
đồng những người viết phần mềm, soạn thảo ra một chương trình ứng dụng văn phòng
hoạt động được với tất cả các hệ điều hành phổ biến và khai thác các chức năng và tài liệu
thông qua các thành phần mở dựa trên các thư viện nguồn API và dạng hồ sơ XML.
OpenOffice.org gồm các ứng dụng soạn thảo văn bản, bảng tính điện tử, trình chiếu, xử lý
đồ họa véc-tơ và soạn thảo trang mạng với tất cả những mệnh lệnh tương đương với các
chương trình ứng dụng văn phòng khác và có thể thay thế được các phần mềm thương mại
này.
Dự án Việt hóa OpenOffice.org là một tiểu dự án của OpenOffice.org nhằm phổ cập rộng
rãi hơn dự án này cũng như sản phầm này đến cộng đồng người dùng tiếng Việt.
Trong khuôn khổ dự án Việt hóa OpenOffice.org, có một số nội dung sẽ được bám theo dự
án gốcOpenOffice.org, bao gồm:
 Soạn thảo trang chủ
 Cung cấp tài liệu tiếng Việt
 Cập nhật các phiên bản Việt hóa
 Cung cấp liên kết để tải xuống sản phẩm này
 Tăng cường bản địa hóa tiếng Việt
 Triển khai và tăng cường các dụng cụ ngôn ngữ (như bắt lỗi chính tả)
 Phổ biến OpenOffice.org trong cộng đồng người Việt
Dự án Việt hóa OpenOffice.org là dự án nhỏ, không thay thế dự án OpenOffice.org.
Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức
9
b) Đặc điểm:
- OpenOffice có thể chạy trên hầu hết các hệ điều hành phổ biến hiện nay: Windows (đòi hỏi
phải có Java Runtime Environment), Mac OS X, Solaris và Linux. Phiên bản mới nhất của
OpenOffice cho phép đọc/ghi các định dạng file của Microsoft Office khá hoàn hảo.
- OOo là phần mềm mã nguồn mở và miễn phí cho tất cả.
- OOo tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế: là phần mềm đầu tiên trên thế giới sử dụng
OASIS OpenDocument Format (ISO/IEC 26300).
- OOo rất dễ sử dụng vì có giao diện gần giống với Microsoft Office, có thể đọc và chỉnh sửa,
lưu lại file với định dạng của Microsoft Office.
- OOo hỗ trợ rất nhiều ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt.
- Người dùng sẽ nhận sự hỗ trợ từ cộng đồng.
c) Chức năng:
- Các thành phần cơ bản của OOo:
 Writer (trình soạn thảo văn bản có tính năng tương tự như Microsoft Word)
 Calc (trình bảng tính tương tự như Microsoft Excel)
 Draw (trình đồ họa cơ bản, tương tự Microsoft Visio)
 Impress (trình soạn thảo trình diễn, tương tự PowerPoint)
 Base (trình quản trị cơ sở dữ liệu, tương tự Microsoft Access)
 Math (trình viết công thức toán, tương tự Microsoft Equation Editor)
d) Cài đặt:
Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức
10
Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức
11
Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức
12
Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức
13
e) Cách sử dụng cơ bản:
Tham khảo tại trang chủ : https://www.openoffice.org/vi/about-documentation.html
2.2.2. Google Docs:
a) Xuất xứ:
Google Docs là một ứng dụng xử lý văn bản miễn phí dựa trên nền tảng web, trực tuyến
(hiện nay là điện toán đám mây) do tập đoàn Google cung cấp.
Google Docs bắt nguồn từ 2 ứng dụng là Writely & Google Spreadsheets.
Writely là ứng dụng xử lý văn bản dựa trên nền web do công ty Upstartle phát triển, ra mắt
vào 8/2005.
Google Spreadsheets ra mắt lần đầu tiên như một đợt kiểm tra có giới hạn trên Google Labs
vào 6/6/2006, có nguồn gốc từ XL2Web của hãng 2Web Technology, đã bị Google mua lại
vào 6/2005.
Vào 9/3/2006, Google loan báo đã thâu tóm Upstartle. Google tiếp tục cho người dùng đăng
ký sử dụng Writely cho đến khi nó được tích hợp vào Google Accounts vào 9/2006. Cùng lúc
đó, Google đã phát triển Google Spreadsheets dựa trên XL2Web và giới thiệu ra công chúng
vào 6/6/2006, cái mà sau này là một phần của Google Docs.
Google giới thiệu Google Docs cho người dùng Google Apps vào 02/2007.
Đến tháng 9/2007, Google giới thiệu ứng dụng trình chiếu cho Google Docs, kết quả của
việc mua lại công ty Tonic Systems vào 04/2007.
04/2012, Google ra mắt Google Drive để thay thế Google Docs. Nó kết hợp tất cả các chức
năng của Google Docs với việc tăng cường khả năng lưu trữ. Hay nói cách khác Google đã
tích hợp Google Docs vào Google Drive. Như vậy từ Google Drive ta sẽ sử dụng Google Docs
để tạo tài liệu.
Vậy Google Docs bao gồm Google Documents (tiền thân là Writely) – soạn thảo văn bản,
Google Spreadsheets (tiền thân là XL2Web)– bảng tính, Google Presentations (tiền thân từ
các sản phẩm của hãng Tonic Systems) – trình chiếu.
Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức
14
Đến 10/2012, Google đổi tên Google Documents, Spreadsheets, Presentations thành Google
Docs, Sheets và Slides.
Như vậy Google Docs từ chỗ là một bộ các ứng dụng văn phòng giờ chỉ còn là một ứng
dụng soạn thảo văn bản.
b) Đặc điểm: (hiểu theo nghĩa Google Docs là một bộ ứng dụng văn phòng)
- Là ứng dụng trên nền web, trực tuyến (hiện đã có khả năng làm việc offline với Chrome &
Chrome OS). Điều này nghĩa là chúng ta không cần cài đặt vào máy, có thể truy xuất, tạo và
hiệu chỉnh các tài liệu bất kỳ lúc nào, chỗ nào.
- Hoàn toàn miễn phí.
- Tính cộng tác và tương tác rất cao: mọi người có thể cùng làm việc trên cùng tài liệu ở
cùng thời điểm và theo thời gian thực (real time), dễ dàng chia sẻ.
- Việc lưu trữ hoàn toàn tự động, không cần phải nhớ bấm “Save”, thậm chí có thể xem được
các phiên bản trước đó của tài liệu, lịch sử những lần thay đổi nội dung của tài liệu (ai, lúc
nào).
- Hỗ trợ tốt các định dạng file của Microsoft Office: có thể mở, hiệu chỉnh các file của
Microsoft Office; dễ dàng chuyển đổi qua lại các định dạng file giữa Microsoft Officevà
Google Docs.
c) Chức năng:
- Các thành phần cơ bản của Google Docs:
 Documents (nay là Google Docs, trình soạn thảo văn bản có tính năng tương tự
như Microsoft Word)
 Spreadsheets (nay là Google Sheets, trình bảng tính tương tự như Microsoft Excel)
 Drawings (trình đồ họa cơ bản, tương tự Microsoft Visio)
 Presentations (nay là Google Slides, trình soạn thảo trình diễn, tương tự Microsoft
PowerPoint)
d) Cài đặt:
Tất cả những gì chúng ta cần là 1 tài khoản Gmail và 1 trình duyệt web (Chrome, Firefox,
Internet Explorer, Safari) đã bật Cookies và Javascript (mặc định đã được bật).
Sau khi đã đăng ký và kích hoạt thành công tài khoản Gmail, chúng ta có thể sử dụng
Google Docs mà không cần cài đặt bất kỳ thứ gì vào máy tính.
Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức
15
Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức
16
e) Cách sử dụngcơ bản:
Tham khảo trên trang chủ: https://support.google.com/docs/?hl=en#topic=1382883
Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức
17
2.3. So sánh chức năng và đặc điểm của Microsoft Office và OpenOffice.
Những hạn chế của OpenOffice và các thủ thuật, mẹo vặt cần biết khi sử
dụng OpenOffice.
2.3.1. So sánh Microsoft Office & OpenOffice:
Nội dung Microsoft Office OpenOffice
Chi phí Có phí Miễn phí
Hỗ trợ Trực tiếp từ Microsoft Từ cộng đồng
Mức độ phổ biến Cao hơn Thấp hơn
Yêu cầu hệ thống Cao hơn Thấp hơn
Giao diện và phím tắt -Hiện đại, hiện dùng dạng
Ribbon
-Đẹp và dễ nhìn hơn
-Truyền thống, dạng Menu
-Có một số khác biệt trong
cách bố trí giao diện và
phím tắt
Độ ổn định, tin cậy Cao hơn, đặc biệt khi cần xử
lý số liệu, dữ liệu với khối
lượng rất lớn
Thấp hơn
Khả năng cộng tác, đa user Cao hơn Thấp hơn
Chế độ trình bày văn bản
(lay out)
Nhiều hơn Ít hơn
Macro và Pivot tables -Có
-Không dùng được macros
và data pilot được tạo ra bởi
OpenOffice
-Có, Data Pilot thay cho
Pivot table
- Không dùng được macro
và pivot tables tạo ra bởi MS
Office
Sao chép biểu đồ trong
bảng tính sang ứng dụng
khác
Biểu đồ và các dữ liệu liên
quan đến biểu đồ được
nhúng vào ứng dụng khác
Biểu đồ là một đối tượng
được nhúng vào ứng dụng
khác
Tính năng truy cập từ xa
(remote access, access
anywhere, online access)
Có Không
Email Có Outlook Không
Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức
18
Bảo mật Cao hơn Tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì là
mã nguồn mở
2.3.2. Hạn chế của OpenOffice:
- Vì là mã nguồn mở nên tiềm ẩn các rủi ro bảo mật.
- Vì miễn phí nên khả năng hỗ trợ kịp thời cũng như sự duy trì, phát triển trong tương lai là
không chắc chắn.
- Không thể xử lý dữ liệu, số liệu với khối lượng cực lớn.
- Thiếu một số tính năng và phím tắt, cũng như số lượng add-ins chưa phong phú như
Microsoft Office.
- Chưa hỗ trợ hoàn toàn với các file được tạo ra bởi Microsoft Office.
- Tốc độ xử lý chậm hơn Microsoft Office.
- Không có các tính năng chia sẻ, cộng tác.
- Thiếu các ứng dụng văn phòng khác như Outlook, Onenote, Project.
- Mặc dù đã phát triển toàn cầu nhưng độ phổ biến còn thấp, vì vậy người dùng có thể gặp
trở ngại trong việc sử dụng.
2.3.3. Mẹo vặt, thủ thuật cần biết khi dùng OpenOffice:
- Thay đổi định dạng file khi lưu trữ về định dạng file của MS Office: mặc định OpenOffice sẽ
lưu ở định dạng .odt, điều này khiến những máy không cài OpenOffice và sử dụng MS Office
2007 trở về trước sẽ không đọc được.
Vào Công cụ (Tools)  Tùy chọn (Options) 
- Tính năng Navigator (Bộ điều hướng): cho phép tìm và xem theo từng loại thành phần
trong tài liệu thay vì phải cuộn tìm toàn tài liệu.
Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức
19
Vào Xem (View)  Bộ điều hướng (Navigator) 
- Chuyển đổi tài liệu: cho phép chuyển đổi định dạng của nhiều tài liệu OpenOffice hoặc MS
Office sang chuẩn định dạng OpenDocument (.odp)
Vào Tập tin (File)  Trợ lý (Wizard)  Trình chuyển đổi tài liệu:
+
Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức
20
- Tính năng mở 1 tài liệu trong nhiều cửa sổ khác nhau để chỉnh cùng lúc ở nhiều vị trí khác
nhau trong tài liệu thay vì phải cuộn lên cuộn xuống. Khi thay đổi được làm ở cửa sổ này thì
nó cũng sẽ được cập nhật trên các cửa sổ khác.
Tại cửa sổ của tài liệu đang mở, vào Cửa sổ (Window)  Cửa sổ mới (New Window):
- Có thể mở được các file có định dạng của MS Office phiên bản cũ, hoặc những file mà MS
Office không mở được.
- Gửi tài liệu như 1 email: OO sẽ dùng ứng dụng quản lý email mặc định có trên máy để gửi
thư có đính kèm tài liệu cần gửi mà không cần phải lưu tài liệu này trước trên máy rồi mở
ứng dụng quản lý email, rồi tạo email mới, rồi đính kèm tài liệu vào.
Vào Tập tin (File)  Gửi (Send) :
Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức
21
…
Xem thêm tại : http://www.openoffice.org/vi/about-documentation.html
Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức
22
CHỦ ĐỀ 3: DẠY VÀ HỌC VỚI CÁC CÔNG CỤ MULTIMEDIA,
HYPERMEDIA VÀ INTERNET
3.1. Tìm hiểu một số công cụ Multimedia và Hypermedia sử dụng cho dạy
học
3.1.1. Prezi:
a) Giới thiệu:
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với phần mềm thuyết trình đến từ Microsoft là PowerPoint
nhưng không phải lúc nào PowerPoint cũng là sự lựa chọn số một. Một trong những trường
hợp đó chúng ta cần phải biết đến Prezi, một phần mềm thuyết trình hoàn toàn khác biệt.
Prezi thực tế là một trang web cho phép bạn soạn thảo bài thuyết trình ngay tại trang chủ
www.prezi.com với nhiều loại tài khoản khác nhau, trong đó tất nhiên là cả tài khoản miễn
phí. Nhưng trên nền web thôi thì chưa đủ, Prezi cũng đã phát triển một phần mềm để tạo
lập bài thuyết trình ngay trên máy tính mà không cần phải vào trang chủ, phù hợp cho
những máy gặp khó khăn trong việc kết nối với internet.
Khác với PowerPoint, Prezi không giúp người dùng thuyết trình theo nhiều trang chiếu (slide)
mà chỉ thuyết trình trên một trang chiếu nhất định với khả năng phóng to vào từng phần của
bài thuyết trình để tạo thành một thể thống nhất. Phương thức của Prezi rất phù hợp với
những bài thuyết trình cần thể hiện sự tương quan giữa các phần, tạo cho bài thuyết trình có
phần mạch lạc, trực quan hơn rất nhiều.
Vì là ứng dụng dựa trên nền web (hay còn gọi là Software as a Service), nên chúng ta có thể
truy cập bất kỳ lúc nào, bất kỳ đâu, dễ dàng chia sẻ và rất dễ sử dụng.
Prezi do Peter Halacsy, Peter Arvai, Adam Somlai-Fischer sáng lập nên.
b) Sơ lược đặc điểm, chức năng:
- Một bài thuyết trình prezi có nội dung multimedia với text (Word, Pdf), image, sound, video
clip, …
- Chỉ có 1 trang chiếu duy nhất với khả năng phóng to nhỏ từng thành phần thoải mái (với
điều kiện không được bấm “Lock canvas”)
- Khi hoạt động như một phim Flash, do đó nhất thiết trên máy phải có Adobe Shockwave
Flash được cài đặt.
c) Cài đặt và sử dụng:
- Cài đặt:
Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức
23
Vào https://prezi.com/signup/public/ để đăng ký một tài khoản public miễn phí: có thể tạo,
cộng tác và lưu trữ các bài trình chiếu trực tiếp trên prezi.com với dung lượng lưu trữ là 100
MB nhưng tất cả các bài trình chiếu sẽ đều được chia sẻ với mọi người. Muốn tăng dung
lượng lưu trữ, mang tính riêng tư, bảo mật và nhiều tính năng khác thì phải đăng ký tài
khoản có phí.
Ngoài ra cũng có một phiên bản ứng dụng để cài đặt trên máy tính là Prezi Desktop, cho
phép tạo và lưu ngay trên máy, có thể đồng bộ với tài khoản trên prezi.com:
http://prezi.com/windows/
Cách cài đặt Prezi Desktop có thể tham khảo tại: https://prezi.com/support/article/win-
mac/prezi-for-windows-and-mac-the-beginners-guide/
Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức
24
- Cách sử dụng: https://prezi.com/support/article/
3.1.2. TechSmith Jing:
a) Giới thiệu:
Techsmith là hãng chuyên cung cấp những phần mềm chụp hình và quay video màn hình
desktop (screen capture). Chất lượng những sản phẩm của Techsmith đã được khẳng định từ
lâu qua hai chương trình nổi tiếng khắp thế giới là Camtasia và SnagIt.
Tuy nhiên, muốn sở hữu hai chương trình này, người dùng phải trả một chi phí khá. Trong
khi đó, Jing cũng có những công nghệ cao cấp của SnagIt và Camtasia mà lại hoàn toàn
miễn phí.
Với tiêu chí đơn giản, dễ dùng và có thể chia sẻ tức thì lên Internet, Jing được thiết kế đơn
giản (nhưng khá đẹp) giúp người dùng dễ dàng thao tác. Vì vậy, sau khixác định các khu vực
chụp (khu vực cố định hoặc cửa sổ lựa chọn), bạn có thể lựa chọn giữa một ảnh chụp (PNG)
và quay video (SWF).
Tất cả những gì cần làm là chỉ định một tên tập tin đầu ra và lưu các hình ảnh, video trên
máy, hoặc thiết lập Jing để tự động tải nó lên trên Screencast.com. Ngay lập tức đường dẫn
tập tin hoặc địa chỉ web được lưu trữ trong clipboard, chúng ta có thể chia sẻ ngay với người
khác.
Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức
25
b) Cài đặt và sử dụng:
- Tải về tại: http://www.techsmith.com/download/jing/
- Sử dụng: http://www.techsmith.com/tutorial-jing.html
3.2. Tìm hiểu các bước để xây dựng một WebLesson/Webquest
3.2.1. WebLesson:
- Được thiết kế một lần và có thể sử dụng nhiều lần cho nhiều đối tượng trong nhiều
thời điểm ở bất cứ địa điểm nào trong quá trình học tập.
- Các nội dung cần có cho 1 bài học trên mạng (Web Lesson):
o Mục tiêu của bài dạy
o Các chuẩn kiến thức
o Quá trình thực hiện (lên kế hoạch giảng dạy)
o Các nhiệm vụ dành cho người học
o Nguồn tài liệu tham khảo
Thiết kế bài học trên mạng
1. Để tiết kiệm thời gian và định hướng người học tới các trang web hữu ích, bạn sẽ giới
hạn côngviệc học tậpcủa học sinh tới một số trang web bạnđẽ xem và lựcchọn trước.
2. Bài học yêu cầu người học thu thập thông tin để trả lời một số câu hỏi thiết yếu.
3. Đặt câu hỏi bằng cách cắt dán thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
4. Xác định chuẩn kiến thức.
5. Lựa chọn chủ đề.
6. Xây dựng câu hỏi thiết yếu.
7. Tạo ngữ cảnh
8. Thiết kế nhiệm vụ học tập
9. Lựa chọn tài nguyên web
10. Xây dựng công cụ đánh giá
3.2.2. Webquest:
WebQuest là một hình thức học tập trong đó hầu như toàn bộ các thông tin, kiến thức đều
đến từ các trang Web trên Internet. Giáo viên sử dụng các bài tập dạng WebQuest để khuyến
khích học sinh sử dụng Internet nhằm rèn luyện các kỹ năng tư duy mức cao mà xã hội thế kỷ
21 yêu cầu.
Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức
26
Tạo các bài tập dạng WebQuest không phức tạp về mặt kỹ thuật. Chỉ cần biết tạo các liên kết
hyperlink trong các file tài liệu là bạn đã có thể tạo được WebQuest. Nghĩa là có thể soạn bài
tập dạng WebQuest bằng Word, PowerPoint hay Excel.
Nếu dự định gọi bài tập mình soạn là WebQuest, hãy kiểm tra xem các tiêu chí sau đây có đạt
không: Các nhiệm vụ đưa ra cho Học Sinh trong bài tập dạng WebQuest phải là các vấn đề lý
thú, phức tạp, thách thức, là phiên bảnthu nhỏ của các côngviệc mà người lớn đangthực hiện
ngoài xã hội.
Để hoàn thành các nhiệm vụ được giao, Học Sinh phải vận dụng các kỹ năng tư duy mức cao,
chứ không đơn giản chỉ là tìm đọc kiến thức rồi trả lời đúng sai, hoặc thực hiện các phép tính
công trừ đơn giản. Các kỹ năng tư duy mức cao bao gồm: tổng hợp, phân tích, giải quyết tình
huống, sáng tạo, đánh giá, ra quyết định.
Điều quan trọng nhất là các tư liệu này nên là các tư liệu "sống", chứ không phải là các bài
giảng của giáo viên, các bài viết trong sách giáo khoa đã được chắt lọc kỹ càng về nội dung.
Quy trình thiết kế WebQuest
Chọn và giới thiệu chủ đề
Chủ đề cần phải có mối liên kết rõ ràng với những nội dung được xác định trong chương trình
dạy học. Chủ đề có thể là một vấn đề quan trọng trong xã hội, đòi hỏi HS phải tỏ rõ quan
điểm. Quan điểm đó không thể được thể hiện bằng những câu trả lời như “đúng” hoặc “sai”
một cách đơn giản mà cần lập luận quan điểm trên cơ sở hiểu biết về chủ đề. Những câu hỏi
sau đây cần trả lời khi quyết định chủ đề:
 Chủ đề có phù hợp với chương trình đào tạo không?
 HS có hứng thú với chủ đề không?
 Chủ đề có gắn với tình huống, vấn đề thực tiễn không?
 Chủ đề có đủ lớn để tìm được tài liệu trên Internet không?
Sau khi quyết định chọn chủ đề, cần mô tả chủ đề để giới thiệu với HS. Đề tài cần được giới
thiệu một cách ngắn gọn, dễ hiểu để HS có thể làm quen với một đề tài khó.
Tìm nguồn tài liệu học tập
GV tìm các trang web có liên quan đến chủ đề, lựa chọn những trang thích hợp để đưa vào
liên kết trong WebQuest. Đối với từng nhóm bài tập riêng rẽ cần phải tìm hiểu, đánh giá và hệ
thống hóa các nguồn đã lựa chọn thành dạng các địa chỉ internet (URL). Giai đoạn này thường
đòi hỏi nhiều công sức. Bằng cách đó, người học sẽ được cung cấp các nguồn trực tuyến để
Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức
27
áp dụng vào việc xử lý và giải quyết các vấn đề. Những nguồn thông tin này được kết hợp
trong tài liệu WebQuest hoặc có sẵn ở dạng các siêu liên kết tới các trang Web bên ngoài.
Ngoài các trang Web, các nguồn thông tin tiếp theo có thể là các thông tin chuyên môn được
cung cấp qua Email, CD hoặc các ngân hàng dữ liệu kỹ thuật số (ví dụ các từ điển trực tuyến
trong dạy học ngoại ngữ). Điều quan trọng là phải nêu rõ nguồn tin đối với từng nội dung
công việc và trước đó các nguồn tin này phải được GV kiểm tra về chất lượng để đảm bảo tài
liệu đó là đáng tin cậy
Xác định mục đích
Cần xác định một cách rõ ràng những mục tiêu, yêu cầu đạt được trong việc thực hiện
WebQuest.
Các yêu cầu cần phù hợp với HS và có thể đạt được.
Xác định nhiệm vụ
Để đạt được mục đích của hoạt động học tập, HS cần phải giải quyết một nhiệm vụ hoặc một
vấn đề có ý nghĩa và vừa sức. Vấn đề hoặc nhiệm vụ phải cụ thể hóa đề tài đã được giới thiệu.
Nhiệm vụ học tập cho các nhóm là thành phần trung tâm của WebQuest. Nhiệm vụ định
hướng cho hoạt động của HS, cần tránh những nhiệm vụ theo kiểu ôn tập, tái hiện thuần túy.
Như vậy, xuất phát từ một vấn đề chung cần phải phát biểu những nhiệm vụ riêng một cách
ngắn gọn và rõ ràng. Những nhiệm vụ cần phải phong phú về yêu cầu, về phương tiện có thể
áp dụng, các dạng làm bài. Thông thường, chủ đề được chia thành các tiểu chủ đề nhỏ hơn
để từ đó xác định nhiệm vụ cho các nhóm khác nhau. Các nhóm cũng có thể có nhiệm vụ giải
quyết vấn đề từ những góc độ tiếp cận khác khau.
Thiết kế tiến trình
Sau khi đã xác định nhiệm vụ của các nhóm HS, cần thiết kế tiến trình thực hiện WebQuest.
Trong đó đưa ra những chỉ dẫn, hỗ trợ cho quá trình làm việc của HS. Tiến trình thực hiện
WebQuest gồm các giai đoạn chính là: nhập đề, xác định nhiệm vụ, hướng dẫn nguồn thông
tin, thực hiện, trình bày, đánh giá.
Trình bày trang Web
Các nội dung đã được chuẩn bị trên đây, bây giờ cần sử dụng để trình bày WebQuest. Để lập
ra trang WebQuest, không đòi hỏi những kiến thức về lập trình và cũng không cần các công
cụ phức tạp để thiết lập các trang HTML. Về cơ bản chỉ cần lập WebQuest, ví dụ trong chương
trình Word và lưu ở dạng thư mục HTML, không phải file doc. Có thể sử dụng các chương
Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức
28
trình điều hành Web, ví dụ như FrontPage, tham khảo các mẫu WebQuest trên Internet hiện
có. Trang WebQuest được đưa lên mạng nội bộ để sử dụng.
Thực hiện WebQuest
Sau khi đã WebQuest lên mạng nội bộ, tiến hành thử với HS để đánh giá và sửa chữa.
Đánh giá, sửa chữa
Việc đánh giá WebQuest để rút ra kinh nghiệm và sửa chữa cần có sự tham gia của HS, đặc
biệt là những thông tin phản hồi của HS về việc trình bày cũng như quá trình thực hiện
WebQuest. Có thể hỏi HS những câu hỏi sau:
 Các em đã học được những gì?
 Các em thích và không thích những gì?
 Có những vấn đề kỹ thuật nào trong WebQuest?
3.3. Tìm hiểu việc tổ chức nội dung và hoạt động dạy học với một LMS/LCMS
cụ thể.
Hệ thống ACeLS dựa trên CMS nguồn mở Moodle của thầy Lê Đức Long, khoa CNTT – Đại học
Sư phạm TP.HCM.
http://2learner.hcmup.edu.vn/ACeLS/home/
Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức
29
CHỦ ĐỀ 4: DẠY VÀ HỌC VỚI CÁC PHẦN MỀM DẠY HỌC:
Drill & Practice softwares, Tutorial softwares, Instructional
games, Simulation softwares, Integrated learning system
intelligent tutoring systems
4.1. Tìm hiểu một số phần mềm dạy học trong nước và nước ngoài có thể hỗ
trợ cho việc dạy học môn Tin học
4.1.1. iSpring Presenter:
http://www.ispringsolutions.com/ispring-presenter
a) Giới thiệu:
iSpring Presenter là phần mềm được tích hợp vào MS Powerpoint để bổ sung thêm các chức
năng hỗ trợ xây dựng bài giảng điện tử e-Learning theo đúng chuẩn, giúp giáo viên dễ dàng
xây dựng bài giảng điện tử trên chính phần mềm quen thuộc MS Powerpoint.
iSpring Presenter tương thích với các chuẩn bài giảng điện tử mới nhất hiện nay, iSpring
Presenter thật sự là một ứng dụng không thể thiếu cho những ai có nhu cầu trình diễn
PowerPoint và ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác giáo dục học. Phần mềm biến
Powerpoint thành công cụ soạn bài giảng e-Learning, có thể tạo bài giảng để học sinh tự học,
có thể ghi lại lời giảng, hình ảnh bạn giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash,
chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khác qua flash, có thể đưa bài giảng lên
giảng trực tuyến …
b) Tính năng:
- Chèn các đối tượng vào bài giảng:
iSpring Presenter cho phép chèn âm thanh, hình ảnh, video từ máy tính hoặc từ Youtube,
flash,… Thầy cô có thể thu âm bài giảng, ghi hình video giáo viên giảng bài vào mỗi slide
webcam trên máy tính của mình. iSpring còn cho phép đính kèm file là địa chỉ liên kết đến
các website tham khảo liên quan đến bài giảng.
Ưu điểm chính của việc thu âm hoặc quay video trong iSpring Presenter là khả năng đồng bộ
với các hoạt động của slide , nghĩa là khi thu âm hoặc quay video thì slide cũng đồng thời
Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức
30
được trình chiếu để thầy cô quan sát giảng bài. Sự đồng bộ ở đây có nghĩa là sự trùng khớp
giữa slide bài giảng và lời giảng của giáo viên.
- Soạn và chèn bài tập trắc nghiệm:
Đây là một ưu điểm rất mạnh của iSpring Presenter. Chương trình soạn bài tập trắc nghiệm
này cho phép soạn nhiều kiểu đề trắc nghiệm khác nhau như câu hỏi đúng/sai, đa lựa chọn,
điền khuyết…. Sau khi làm bài chương trình sẽ chấm và hiển thị điểm số của người làm đồng
thời gửi kết quả về email hoặc máy chủ của giáo viên nếu ứng dụng trực tuyến.
Với iSpring Presenter ta có thể soạn bài kiểm tra một cách nhanh chóng với các loại câu hỏi
trắc nghiệm sau:
+ Câu hỏi đúng/sai
+ Câu hỏi đa lựa chọn
+ Câu hỏi đa đáp án
+ Câu hỏi trả lời ngắn
+ Câu hỏi ghép cặp
+ Câu hỏi sắp xếp
+ Câu hỏi số học
Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức
31
+ Câu hỏi điền khuyết
+ Câu hỏi đa lựa chọn có danh sách đáp án: Là loại câu hỏi có nhiều lựa chọn để trả lời,
trong đó chỉ có một đáp án là câu trả lời đúng nhất. Nhưng đặc biệt ở đây, danh sách đáp án
sẽ có dạng drop-down menu. Dạng này không thể trình bày trên giấy mà phải làm trực tiếp
trên máy.
+ Câu hỏi dạng kéo – thả từ
Cần lưu ý thêm về một số thiết đặt khi soạn bài trắc nghiệm bằng cách chọn menu “Thiết
đặt” và tùy chỉnh cho phù hợp như tự trộn thứ tự câu, trộn đáp án, số lần làm thử, điểm đạt
tối thiểu, điểm số mỗi câu….
- Thiết đặt kiểu dữ liệu đầu ra và xuất bản:
Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng mà ta chọn kiểu dữ liệu xuất ra cho phù hợp. iSpring
Presenter có thể xuất bản thành nhiều định dạng đầu ra khác nhau như:
 Web: Bài giảng định dạng web trên máy tính cá nhân, web cho máy chủ web (gửi qua
FTP), web để chia sẻ qua email. Các định dạng này có dung lượng vừa phải nên chất
lượng cũng tương đối tốt.
 CD: Bài giảng để lưu trên đĩa CD: Định dạng này có kích thước lớn và chất lượng âm
thanh, hình ảnh tốt nhất.
Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức
32
 iSpring Online: Định dạng có chất lượng tương tự định dạng web và đòi hỏi phải có
tài khoản trên iSpring Online để tải trực triếp lên máy chủ của iSpring.
 LMS: Định dạng chuẩn e-Learning, tương thích với các website e-Learning theo chuẩn
SCORM, AICC. Tùy theo lựa chọn lưu cho trên máy tính cá nhân, web cho máy chủ
web (gửi qua FTP), web để chia sẻ qua email mà dung lượng và chất lượng file sẽ
thay đổi cho phù hợp.
4.1.2. Netop School:
http://www.netop.com/classroom-management-software/products/netop-school.htm
a) Giới thiệu:
NetOpSchool được phát triển bởi công ty Danware của Đan Mạch chuyên về các phần mềm
điều khiển từ xa thông qua máy tính.
NetOpSchool là một phần mềm hỗ trợ giảng dạy trong trường học có chức năng nối nhiều
máy tính với nhau trong một lớp học để tạo nên sự tương tác qua lại giữa máy tính của học
sinh, giáo viên (thường được sử dụng trong các phòng máy thực hành tin học). Đây là một
công cụ giảng dạy hiệu quả, giúp việc truyền đạt trở nên sinh động, trực quan và dễ hiểu
hơn.
Với phần mềm này, giáo viên dễ dàng quản lý và trợ giúp học viên đang sử dụng máy tính ở
xa mà không cần phải dịch chuyển từ chỗ này sang chỗ kia. Hơn thế nữa, NetOp School tạo
điều kiện thuận lợi cho tất cả học viên có cơ hội thực hành luôn những gì họ học được.
Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức
33
b) Tính năng:
- Các chức năng dành cho giáo viên:
+ Các chức năng giảng bài.
+ Các chức năng điều khiển lớp học.
+ Các chức năng cho làm kiểm tra.
+ Các chức năng quản lý lớp học
- Các chức năng dành cho học viên
+ Làm bài kiểm tra
+ Yêu cầu giúp đỡ
+ Thực hiện cùng với giáo viên.
* Giảng bài: Chia sẻ một màn hình bất kỳ cho cả lớp; phân phối đầu bài và thu lại bài tập. Với
NetOp School bạn có thế hướng dẫn cho từng học sinh. Bằng cách truyền màn hình của bạn
tới cả lớp, mỗi học sinh đều có thể theo dõi bài giảng như đang được ngồi ở hàng ghế đầu
tiên trong lớp. Và bạn không phải lo lắng về việc học sinh không chú tâm vào bài giảng,
Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức
34
NetOp School cho phép bạn khóa bàn phím và chuột của học sinh trong quá trình theo dõi
bài giảng.
* Quản lý: Quản lý lớp học của bạn và theo dõi các học sinh làm bài. Các giáo viên rất quan
tâm đến việc theo dõi học sinh trong quá trình làm bài. Với NetOp School bạn có thể quan
sát tất cả các học sinh cùng một lúc hoặc từng học sinh trên màn hình của bạn, và dễ dàng
đưa ra các trợ giúp cho học sinh.
* Điều khiển: Ngăn không cho học sinh truy xuất các website hoặc không cho sử dụng một
số chương trình ứng dụng. Với NetOp School bạn không phải lo lắng về việc học sinh truy
xuất vào các trang web không được phép hoặc chơi trò chơi (game) thay cho làm bài. Bạn có
thể áp dụng các chính sách để cho phép hoặc ngăn cấm các chương trình ứng dụng và các
địa chỉ web. Các chính sách có thể áp dụng và thay đổi phù hợp theo nội dung buổi học.
* Phân phối: Phân phối và thu lại các tài liệu từ học sinh. Bài kiểm tra và các bài tập có thể
được phân phối tới máy học sinh và thu lại từ máy của mọi học sinh bằng cách bấm vào một
nút.
* Kiểm tra: Soạn đề bài và thực hiện bài kiểm tra định kỳ với 10 loại câu hỏi khác nhau. Sử
dụng Test Center của NetOp School để kiểm tra học sinh trực tuyến. Đề bài được soạn thảo
nhanh chóng nhờ sử dụng mô đun Wizard. Sau khi có đầu bài kiểm tra, phân phối chúng tới
mọi học sinh cùng một lúc bằng cách bấm vào một nút. Cuối cùng, chấm bài và thông báo
điểm kiểm tra hoàn toàn tự động. Bạn có thể tạo các báo cáo về khả năng của từng học sinh.
Các chức năng khác:
- Cảnh báo: Khóa màn hình, bàn phím và chuột máy tính của học sinh bằng một lệnh đơn
giản để yêu cầu học sinh ngay lập tức tập trung vào bài giảng.
- Liên lạc: Cho phép tạo các diễn đàn trực tuyến trao đổi bằng text hoặc audio. Có khả năng
tham gia nhiều diễn đàn trao đổi cùng một lúc và lưu lại nội dung trao đổi, và có thể gửi
thông báo cho cả lớp bằng văn bản.
- Nhóm làm việc: Tạo các nhóm làm việc độc lập và chuyển các quyền của giáo viên cho
trưởng nhóm. Giáo viên giữ quyền điều khiển trên tất cả các nhóm
- Các lệnh: logoff, shutdown hoặc restart mọi máy tính trong lớp bằng một lệnh đơn giản.
Những lợi ích chính của NetOp School:
- Một giải pháp đào tạo có hiệu quả cao với sự trợ giúp của máy tính.
- Soạn đề kiểm tra theo 10 dạng câu hỏi và thực hiện kiểm tra trực truyến.
- Không cần phải đầu tư nâng cấp phần cứng.
Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức
35
- Tất cả học viên được bình đẳng về vị trí.
- Giảng viên dễ dàng quản lý và trợ giúp học viên tốt hơn.
- Tăng cường khả năng giám sát các học viên.
- Thảo luận trực tuyến dễ dàng với sự trợ giúp của các thiết bị đa phương tiện.
- Các học viên có thể yêu cầu giúp đỡ mỗi khi cần
- Có khả năng chạy thử trực tuyến.
- Dễ dàng tạo ra các nhóm thực hành độc lập.
- Dễ dàng chia sẻ và công tác trên các tài liệu chung.
- Giao diện cực kỳ thân thiện.
- Sử dụng công nghệ có khả năng đáp ứng nhanh và cực kỳ ổn định.
- Dễ dàng triển khai trên hệ thống mạng LAN và mạng WAN.
4.2. Tìm hiểu những điểm tích cực và hạn chế của việc sử dụng phần mềm dạy học
Phần mềm dạy học đã và đang là những công cụ trợ giúp rất tích cực cho người dạy và
người học, góp phần nâng cao chất lượng dạy-học.
- Điểm tích cực:
+ Tiết kiệm chi phí đào tạo
+ Rút ngắn giai đoạn đào tạo
+ Tăng hiệu quả việc học
+ Hấp dẫn giờ học
- Điểm hạn chế:
+ Tình trạng sử dụng dạy học tràn lan, phong trào, áp dụng tùy tiện với mọi môn học, mọi
hình thức và phương pháp dạy học.
+ Giáo viên khó tìm và lựa chọn phần mềm, cũng như linh hoạt khi sử dụng phần mềm dạy
học, chưa nhận thức rõ ràng tính năng, hiệu quả, ưu điểm nhược điểm của từng phần mềm
dạy học.
+ Quá nhiều lựa chọn dẫn đến việc không đồng nhất khi sử dụng và áp dụng phần mềm dạy
học.

More Related Content

What's hot

Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyếtUdcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
mrnxthanh
 
đồ áN lý thuyết nhóm 1
đồ áN lý thuyết  nhóm 1đồ áN lý thuyết  nhóm 1
đồ áN lý thuyết nhóm 1
Tuyet Hoang
 
Nhóm 7 nguyen canh toan - huynh quang thanh
Nhóm 7  nguyen canh toan - huynh quang thanhNhóm 7  nguyen canh toan - huynh quang thanh
Nhóm 7 nguyen canh toan - huynh quang thanh
Quang Thanh Huỳnh
 
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyếtUdcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
mrnxthanh
 

What's hot (19)

Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyếtUdcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
 
Do an ly thuyet nhóm 06
Do an ly thuyet nhóm 06Do an ly thuyet nhóm 06
Do an ly thuyet nhóm 06
 
Ly thuyết
Ly thuyếtLy thuyết
Ly thuyết
 
Doanlythuyet nhom33
Doanlythuyet nhom33Doanlythuyet nhom33
Doanlythuyet nhom33
 
Nvsp k2-357 nhom2-tu-nghien-cuu
Nvsp k2-357 nhom2-tu-nghien-cuuNvsp k2-357 nhom2-tu-nghien-cuu
Nvsp k2-357 nhom2-tu-nghien-cuu
 
đồ áN lý thuyết nhóm 1
đồ áN lý thuyết  nhóm 1đồ áN lý thuyết  nhóm 1
đồ áN lý thuyết nhóm 1
 
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy họcLuận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
 
Tieuchidanhgia_BGICT
Tieuchidanhgia_BGICTTieuchidanhgia_BGICT
Tieuchidanhgia_BGICT
 
Bài trình diễn dự án nhóm 7
Bài trình diễn dự án nhóm 7Bài trình diễn dự án nhóm 7
Bài trình diễn dự án nhóm 7
 
Nhóm 7 nguyen canh toan - huynh quang thanh
Nhóm 7  nguyen canh toan - huynh quang thanhNhóm 7  nguyen canh toan - huynh quang thanh
Nhóm 7 nguyen canh toan - huynh quang thanh
 
Lý thuyết đo lường hiện đại IRT
Lý thuyết đo lường hiện đại IRT Lý thuyết đo lường hiện đại IRT
Lý thuyết đo lường hiện đại IRT
 
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đLuận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
 
đồ án lt nhóm 9
đồ án lt   nhóm 9đồ án lt   nhóm 9
đồ án lt nhóm 9
 
Dcct tinh.205 cntt_va_udtrongmn_moi
Dcct tinh.205 cntt_va_udtrongmn_moiDcct tinh.205 cntt_va_udtrongmn_moi
Dcct tinh.205 cntt_va_udtrongmn_moi
 
Luận văn: Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Luận văn: Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy họcLuận văn: Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Luận văn: Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
 
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyếtUdcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
 
Bài trình diễn dự án nhóm 7
Bài trình diễn dự án nhóm 7Bài trình diễn dự án nhóm 7
Bài trình diễn dự án nhóm 7
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng bảng tương tác trong dạy học môn tin học tại t...
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng bảng tương tác trong dạy học môn tin học tại t...Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng bảng tương tác trong dạy học môn tin học tại t...
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng bảng tương tác trong dạy học môn tin học tại t...
 
Kế hoạch bài dạy
Kế hoạch bài dạyKế hoạch bài dạy
Kế hoạch bài dạy
 

Similar to Do anlythuyet nhom3_nvsp_k4_t7cn

Công nghệ dạy học ứng dụng cntt vào trong dạy học
Công nghệ dạy học  ứng dụng cntt vào trong dạy họcCông nghệ dạy học  ứng dụng cntt vào trong dạy học
Công nghệ dạy học ứng dụng cntt vào trong dạy học
Le Thu
 
Công nghệ dạy học ứng dụng cntt vào trong dạy học
Công nghệ dạy học  ứng dụng cntt vào trong dạy họcCông nghệ dạy học  ứng dụng cntt vào trong dạy học
Công nghệ dạy học ứng dụng cntt vào trong dạy học
Le Thu
 
Do an ly thuyet nhom 18 - nvspk02
Do an ly thuyet   nhom 18 - nvspk02Do an ly thuyet   nhom 18 - nvspk02
Do an ly thuyet nhom 18 - nvspk02
Thaomashi
 
Udcnttk2 nhom05 doanlythuyet
Udcnttk2 nhom05 doanlythuyetUdcnttk2 nhom05 doanlythuyet
Udcnttk2 nhom05 doanlythuyet
Phan_Oanh
 
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy họcđề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
Dang Nguyen
 
Chủ đề o1
Chủ đề o1Chủ đề o1
Chủ đề o1
Thaohoxe
 
Tong quan ve e learning
Tong quan ve e learningTong quan ve e learning
Tong quan ve e learning
Trung Trẻo
 
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao ...
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao ...Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao ...
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao ...
Man_Ebook
 

Similar to Do anlythuyet nhom3_nvsp_k4_t7cn (20)

Do an 1
Do an 1Do an 1
Do an 1
 
Công nghệ dạy học ứng dụng cntt vào trong dạy học
Công nghệ dạy học  ứng dụng cntt vào trong dạy họcCông nghệ dạy học  ứng dụng cntt vào trong dạy học
Công nghệ dạy học ứng dụng cntt vào trong dạy học
 
Công nghệ dạy học ứng dụng cntt vào trong dạy học
Công nghệ dạy học  ứng dụng cntt vào trong dạy họcCông nghệ dạy học  ứng dụng cntt vào trong dạy học
Công nghệ dạy học ứng dụng cntt vào trong dạy học
 
Chương 1 + 2
Chương 1 + 2Chương 1 + 2
Chương 1 + 2
 
Do an ly thuyet nhom 18 - nvspk02
Do an ly thuyet   nhom 18 - nvspk02Do an ly thuyet   nhom 18 - nvspk02
Do an ly thuyet nhom 18 - nvspk02
 
Nhom01 baocao1
Nhom01 baocao1Nhom01 baocao1
Nhom01 baocao1
 
Udcnttk2 nhom05 doanlythuyet
Udcnttk2 nhom05 doanlythuyetUdcnttk2 nhom05 doanlythuyet
Udcnttk2 nhom05 doanlythuyet
 
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy họcđề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
 
Chủ đề o1
Chủ đề o1Chủ đề o1
Chủ đề o1
 
UDCNTT_NHOM7
UDCNTT_NHOM7UDCNTT_NHOM7
UDCNTT_NHOM7
 
Tong quan ve e learning
Tong quan ve e learningTong quan ve e learning
Tong quan ve e learning
 
Bao_cao_BDTX_to_Tin_hoc__Co_Thanh__a0a2295ac7.pptx
Bao_cao_BDTX_to_Tin_hoc__Co_Thanh__a0a2295ac7.pptxBao_cao_BDTX_to_Tin_hoc__Co_Thanh__a0a2295ac7.pptx
Bao_cao_BDTX_to_Tin_hoc__Co_Thanh__a0a2295ac7.pptx
 
ĐỒ ÁN LÝ THUYẾT _ NHÓM 12
ĐỒ ÁN LÝ THUYẾT _ NHÓM 12ĐỒ ÁN LÝ THUYẾT _ NHÓM 12
ĐỒ ÁN LÝ THUYẾT _ NHÓM 12
 
Cam-nang-UDCNTT.pdf
Cam-nang-UDCNTT.pdfCam-nang-UDCNTT.pdf
Cam-nang-UDCNTT.pdf
 
ứng dụng CNTT và truyền thông trong quản lý trường THCS
ứng dụng CNTT và truyền thông trong quản lý trường THCSứng dụng CNTT và truyền thông trong quản lý trường THCS
ứng dụng CNTT và truyền thông trong quản lý trường THCS
 
Chương trình GDPTtin_hoc_2018 file Word .
Chương trình GDPTtin_hoc_2018 file Word .Chương trình GDPTtin_hoc_2018 file Word .
Chương trình GDPTtin_hoc_2018 file Word .
 
Smart Education 2018: 07 Presentation
Smart Education 2018: 07 PresentationSmart Education 2018: 07 Presentation
Smart Education 2018: 07 Presentation
 
Chude01nhom10_Slide
Chude01nhom10_SlideChude01nhom10_Slide
Chude01nhom10_Slide
 
Chude01 nhom13
Chude01 nhom13Chude01 nhom13
Chude01 nhom13
 
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao ...
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao ...Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao ...
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao ...
 

Recently uploaded

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 

Do anlythuyet nhom3_nvsp_k4_t7cn

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM Khoa CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Học phần Ứng dụng CNTT vào Dạy học ĐỒ ÁN LÝ THUYẾT (Nhóm 3) Nội dung trình bày: Phần tự nghiên cứu  Chủ đề 1  Chủ đề 2  Chủ đề 3  Chủ đề 4 GVHD : TS.Lê Đức Long HVTH : Trần Hoàng Ngọc Đức Lớp : NVSP khóa 4 TP.HCM, 09/2014
  • 2. Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 1 MỤC LỤC CHỦ ĐỀ 1: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ VÀ VẤN ĐỀ DẠY HỌC Ở THẾ KỶ 21............................... 2 1.1. Những tiêu chuẩn về công nghệ đối với giáo viên và học sinh...........................................2 1.2. Ứng dụng ICT hỗ trợ người học với các nhu cầu giáo dục đặc biệt trên lớp:....................... 4 CHỦ ĐỀ 2: DẠY VÀ HỌC VỚI 3 PHẦN MỀM CÔNG CỤ CƠ BẢN:XỬLÝ VĂN BẢN,BẢNGTÍNH VÀ ỨNG DỤNG CSDL..................................................................................................................................7 2.1. Sử dụngcác công cụ phần mềmcơ bảnđể làm gì? Khi nào? Vàcó nhữngthuậnlợi,khó khăn gì? ...................................................................................................................................7 2.2. Tìm hiểuvề OpenOffice –phiênbảnViệthóa,Google Docs:xuấtxứ,chức năng,đặc điểm, cài đặt, cách sử dụng cơ bản......................................................................................................8 2.2.1. OpenOffice – phiên bản Tiếng Việt:..........................................................................8 2.2.2. Google Docs:........................................................................................................ 13 2.3. So sánhchức năngvà đặc điểmcủa MicrosoftOffice vàOpenOffice.Nhữnghạnchế của OpenOffice và các thủ thuật, mẹo vặt cần biết khi sử dụng OpenOffice...................................... 17 2.3.1. So sánh Microsoft Office & OpenOffice:................................................................. 17 2.3.2. Hạn chế của OpenOffice:....................................................................................... 18 2.3.3. Mẹo vặt, thủ thuật cần biết khi dùng OpenOffice: .................................................. 18 CHỦ ĐỀ 3: DẠY VÀ HỌC VỚI CÁC CÔNG CỤ MULTIMEDIA, HYPERMEDIA VÀ INTERNET................... 22 3.1. Tìm hiểu một số công cụ Multimedia và Hypermedia sử dụng cho dạy học...................... 22 3.1.1. Prezi:................................................................................................................... 22 3.1.2. TechSmith Jing:.................................................................................................... 24 3.2. Tìm hiểu các bước để xây dựng một WebLesson/Webquest........................................... 25 3.2.1. WebLesson:.......................................................................................................... 25 3.2.2. Webquest:........................................................................................................... 25 3.3. Tìm hiểu việc tổ chức nội dung và hoạt động dạy học với một LMS/LCMS cụ thể............. 28 CHỦ ĐỀ 4: DẠY VÀ HỌC VỚI CÁCPHẦN MỀM DẠY HỌC: Drill & Practice softwares,Tutorial softwares, Instructional games, Simulation softwares, Integrated learning systemintelligent tutoring systems 29 4.1. Tìm hiểumộtsốphần mềmdạy học trongnước và nướcngoài có thể hỗ trợ cho việcdạy học môn Tin học..................................................................................................................... 29 4.1.1. iSpring Presenter:................................................................................................. 29 4.1.2. Netop School:....................................................................................................... 32 4.2. Tìm hiểu những điểm tích cực và hạn chế của việc sử dụng phần mềm dạy học........... 35
  • 3. Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 2 CHỦ ĐỀ 1: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ VÀ VẤN ĐỀ DẠY HỌC Ở THẾ KỶ 21 1.1. Những tiêu chuẩn về công nghệ đối với giáo viên và học sinh  Đối với giáo viên: Hiệp hội quốc tế các nhà giáo dục về công nghệ (International Society of Technology Educators – ISTE), với sự giúp đỡ của các bên liên quan khác, đã phát triển Các tiêu chuẩn quốc gia về công nghệ dạy học cho giáo viên (National Educational Technology Standards for Teachers – NETS for Teachers) vào đầu thập niên 90. Các tiêu chuẩn này được phát triển nhằm đảm bảo rằng các nhà giáo dục có một nền tảng vững chắc về công nghệ để trở thành các giáo viên công nghệ hiệu quả. “Các giáo viên trong lớp học ngày nay phải được chuẩn bị để cung cấp các cơ hội học tập có sự hỗ trợ của công nghệ cho học sinh. Việc được chuẩn bị để sử dụng công nghệ và biết cách mà công nghệ có thể hỗ trợ việc học của học sinh phải trở thành các kỹ năng toàn diện trong kho tàng chuyên môn của mỗi giáo viên.”, (ISTE, 2002, p.4). Điều vô cùng quan trọng là các giáo viên phải nhận thức rằng có các tiêu chuẩn công nghệ mà họ phải tuân thủ. Các tiêu chuẩn về công nghệ dạy học dành cho giáo viên được phân thành 6 mục: 1. Các khái niệm và hoạt động công nghệ. Các tiêu chuẩn này xác định sự hiểu biết của giáo viên về các vấn đề công nghệ cơ bản và khả năng học hỏi công nghệ khi nó thay đổi và phát triển. 2. Lập kế hoạch và thiết kế các trải nghiệm và môi trường học tập. Các tiêu chuẩn này xác định khả năng sáng tạo các môi trường học tập hiệu quả có sử dụng công nghệ của giáo viên. 3. Dạy, học và chương trình giáo dục. Các tiêu chuẩn này xác định khả năng của giáo viên trong việc sử dụng các chiến lược phù hợp để tối đa hóa trải nghiệm học tập của học sinh khi sử dụng công nghệ. 4. Thẩm định và đánh giá. Các tiêu chuẩn này xác định khả năng giáo viên sử dụng công nghệ trong việc đánh giá người học. 5. Hiệu suất và thực tập chuyên môn.
  • 4. Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 3 Các tiêu chuẩn này xác định khả năng giáo viên sử dụng công nghệ trong các hoạt động chuyên môn, bao gồm việc phát triển chuyên môn cao hơn và việc giao tiếp với đồng nghiệp, phụ huynh, cộng đồng. 6. Các vấn đề về con người, luật pháp, đạo đức và xã hội. Các tiêu chuẩn này xác định khả năng giáo viên tuân thủ các vấn đề về con người, luật pháp, đạo đức và xã hội xung quanh việc sử dụng công nghệ trong nhà trường. Mỗi mục tiêu chuẩn sẽ được phân tích thành các chỉ số hiệu suất để giải thích sự thành thạo trong phạm vi của mục tiêu chuẩn đó một cách cụ thể hơn. Xem chi tiết tại trang web ISTE (http://www.iste.org). Cần lưu ý rằng có rất nhiều thứ đối với NETS cho giáo viên hơn là việc chỉ cần sở hữu các kỹ năng công nghệ then chốt. Để thành thạo NETS cho giáo viên, người dạy phải có khả năng lập kế hoạch và thực hiện các bài học có liên quan đến cách dùng công nghệ đầy ý nghĩa. Người dạy cũng phải có thể đánh giá mức độ thành thạo công nghệ của người học và sử dụng các công cụ công nghệ để đánh giá người học. Hơn nữa, giáo viên phải sử dụng công nghệ để giúp quản lý lớp học và thực hành các kỹ năng tổ chức. Cuối cùng, phải có nhận thức và sử dụng hiểu biết về các vấn đề con người, luật pháp, đạo đức, xã hội liên kết với công nghệ được sử dụng theo thiết lập giáo dục.  Đối với học sinh: NETS cho học sinh cung cấp một tầm nhìn dành cho việc hoàn thành tổng thể và một bộ các kiến thức, kỹ năng thực hành của học sinh cần đạt được. Các tiêu chuẩn công nghệ là nhằm để học, thực hành và minh họa trong khi học sinh đang làm việc trên nội dung trong chương trình học. Giáo viên cần đưa trực tiếp các tiêu chuẩn công nghệ vào trong nội dung của bài dạy và phát triển các phiếu đánh giá sử dụng các chỉ số hiệu suất cụ thể. Điều này không có ý nói rằng giáo viên sẽ không cần dạy các kỹ năng công nghệ một cách rõ ràng, mà chỉ là các kỹ năng này nên được dạy có kết hợp với các trải nghiệm học tập phù hợp, ý nghĩa chẳng hạn như giải quyết vấn đề, làm nghiên cứu. NETS cho học sinh cũng được chia thành 6 mục: 1. Các khái niệm và hoạt động cơ bản. Các tiêu chuẩn này xác định khả năng người học thể hiện sự thành thạo trong việc dùng công nghệ. 2. Các vấn đề con người, đạo đức và xã hội.
  • 5. Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 4 Các tiêu chuẩn này xác định khả năng người học tuân thủ các vấn đề về con người, luật pháp, đạo đức, xã hội xoay quanh việc sử dụng công nghệ trong trường học. 3. Các công cụ sản xuất dùng công nghệ. Các tiêu chuẩn này xác định khả năng người học sử dụng công nghệ để sản xuất thông tin trong các lĩnh vực khác nhau. 4. Các kỹ năng giao tiếp dùng công nghệ. Các tiêu chuẩn này xác định khả năng người học sử dụng công nghệ để giao tiếp. 5. Các kỹ năng nghiên cứu dùng công nghệ. Các tiêu chuẩn này xác định khả năng người học sử dụng công nghệ để nghiên cứu. 6. Các kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề dùng công nghệ. Các tiêu chuẩn này xác định khả năng người học sử dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề thực tế. 1.2. Ứng dụng ICT hỗ trợ người học với các nhu cầu giáo dục đặc biệt trên lớp: ICT được sử dụng để hỗ trợ người học với các nhu cầu giáo dục đặc biệt (Special Educational Needs – SEN) ở các trường công bình thường trong nhiều năm. Được biết đến như là công nghệ hỗ trợ, nó phù hợp đối với sự phát triển trong công nghệ cũng như đối với các thay đổi chính sách giáo dục dành cho người học với các như cầu khác biệt. Nhiều người học có nhu cầu giáo dục đặc biệt cho rằng việc sử dụng các thiết bị ICT trong các trường công là một trải nghiệm cô độc, biệt lập. Họ không muốn dùng bất cứ thứ gì khiến họ khác biệt với các bạn đồng lứa. Ngay cả khi được trang bị các thiết bị phù hợp cho việc học ở trường và ở nhà, thì cũng phát sinh các vấn đề như thiếu sự hỗ trợ để xử lý các vấn đề kỹ thuật, xã hội. Đã có nhiều thay đổi trong hạ tầng giáo dục. Luật Giáo dục công nhận quyền của tất cả học sinh và nhấn mạnh nhu cầu cung cấp CNTT để giúp vượt qua các trở ngại về mặt thể chất. Trong sổ tay hướng dẫn của Hội đồng chương trình giáo dục quốc gia đã nêu: “Một số học sinh bị khuyết tật sẽ cần máy tính với bàn phím phù hợp, thiết bị xử lý ký tự và các phương tiện CNTT hỗ trợ khác. Học sinh giao tiếp khó khăn có thể cần các thiết bị hỗ trợ giao tiếp xách tay sử dụng các bài giảng được ghi âm, tổng hợp cùng các ký tự, ký hiệu và hình ảnh.”
  • 6. Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 5 Việc sử dụng CNTT trong lớp học không còn là chuyện cá nhân của giáo viên nữa, vì tất cả người học đều được mong đợi sử dụng nó như một công cụ trong việc học. CNTT đang trở thành một đặc trưng trong việc giáo dục tất cả trẻ em, chứ không chỉ là phương tiện hỗ trợ cho các em bị khuyết tật. Các trường học cam kết tăng cường cung cấp CNTT, kết hợp với các nguồn quỹ quốc gia, tạo ra sự cung cấp CNTT ở mức cao cũng như khả năng truy cập Internet. Các nhân viên được đào tạo ICT, có thái độ tích cực để đảm bảo nhu cầu sử dụng CNTT của tất cả người học được đáp ứng, như: - Tất cả máy tính phải được đặt ở vị trí có thể điều chỉnh độ cao cho các em ngồi xe lăn. - Bộ bảo vệ bàn phím có thể vừa vặn với toàn bộ bàn phím thông thường nhằm tránh việc nhấn nhầm phím ở các em gặp khó khăn trong việc di chuyển bàn tay. - Có con lăn chuột cho các em gặp khó khăn điều khiển bàn tay với chuột thông thường. - Màn hình cảm ứng ở một số màn hình để cung cấp khả năng nhập liệu trực tiếp cho các em có nhiều khó khăn hơn. - Độ trễ bàn phím được cài đặt cho các em không thể rút tay ra khỏi bàn phím nhanh chóng, để tránh các ký tự bị lặp lại. - Con trỏ chuột trên màn hình cần được phóng lớn để tất cả các em đều thấy chúng dễ dàng, điều này không chỉ dành cho các em bị yếu thị lực. - Màn hình có độ tương phản cao dành cho các em bị yếu thị lực. - Máy tính cần mở tính năng Sticky Key cho các em tay bị yếu không thể nhấn hai phím đồng thời. - Tất cả máy tính phải có phần mềm xử lý văn bản phát âm được để các em thị lực yếu có thể dùng tính năng “text to speech” hỗ trợ việc đọc. Font chữ dùng font Arial cỡ lớn và đậm, nhưng các em phải biết cách điều chỉnh khi chúng thấy không dễ chịu. - Một số máy tính cần có phần mềm xử lý ký hiệu. Chúng tự động thay thế các ký tự thành chữ khi được gõ vào, cho phép nhân viên tạo ra các tài liệu dễ truy cập hơn đối với người học cần hỗ trợ để đọc văn bản. Bằng cách đảm bảo rằng tất cả học sinh đều có quyền truy cập các công nghệ, các trường học đang cung cấp một môi trường toàn diện hơn so với trước đây. Nhưng mặc dù các tiện ích này luôn sẵn sàng, thì người học với những nhu cầu giáo dục đặc biệt không phải luôn
  • 7. Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 6 sử dụng chúng. Đôi khi các em thích làm việc chung với các bạn đồng lứa hơn, chia sẻ những điểm mạnh cá nhân và hỗ trợ người khác vượt qua khó khăn. Một môi trường giáo dục toàn diện sẽ trao quyền cho các em bằng cách cho chúng sự lựa chọn.
  • 8. Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 7 CHỦ ĐỀ 2: DẠY VÀ HỌC VỚI 3 PHẦN MỀM CÔNG CỤ CƠ BẢN: XỬ LÝ VĂN BẢN, BẢNG TÍNH VÀ ỨNG DỤNG CSDL 2.1. Sử dụng các công cụ phần mềm cơ bản để làm gì? Khi nào? Và có những thuận lợi, khó khăn gì? Phần mềm Công dụng Trường hợp áp dụng Xử lý văn bản Tạo các tài liệu dựa trên ký tự, hình ảnh Báo cáo, công văn, thư từ, đơn từ, bài giảng, đề thi, … Bảng tính Tạo các tài liệu có cấu trúc dạng bảng và sử dụng nhiều phép tính dựa trên số liệu Báo cáo tài chính, bảng lương, kế hoạch chi tiêu, … Ứng dụng CSDL Tạo, chỉnh sửa và quản lý các dữ liệu dưới dạng bản ghi Quản lý hộ khẩu, công dân của một tỉnh thành, quản lý học sinh của một trường, …  Thuận lợi: - Gia tăng hiệu quả công việc, tăng hiệu quả trình bày: Các công cụ này giúp giáo viên và người học tạo ra những sản phẩm đặc sắc, chuyên nghiệp. Người học cũng nhận được sự khen ngợi và tính cạnh tranh khi sử dụng những công cụ này để tạo ra sản phẩm hấp dẫn người xem. - Tăng độ chính xác: các công cụ này giúp dễ dàng duy trì sự tỉ mỉ, chuẩn xác. Thông tin càng chính xác thì càng giúp người học hiểu rõ hơn, hiệu quả hơn trong các hoạt động dạy học. - Tăng cường sự cộng tác và tương tác: các công cụ phần mềm này giúp người học gia tăng sự cộng tác trong việc làm nhóm cũng như trao đổi thông tin.  Khó khăn: - Hầu hết được viết dưới ngôn ngữ nước ngoài, người dùng phải trải qua một khoá học cơ bản mới có thể sử dụng hết các chức năng của chúng. - Khiến con người quá lệ thuộc vào các máy móc, phần mềm, thiết bị trợ giúp. Từ đó làm giảm khả năng thao tác và tính toán của con người.
  • 9. Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 8 2.2. Tìm hiểu về OpenOffice – phiên bản Việt hóa, Google Docs: xuất xứ, chức năng, đặc điểm, cài đặt, cách sử dụng cơ bản. 2.2.1. OpenOffice – phiên bản Tiếng Việt: a) Xuất xứ: Tiền thân của OpenOffice là StarOffice, bộ phần mềm của hãng StarDivision tại Đức vào giữa thập niên 1980s. Năm 1999, Sun Microsystems đã mua lại StarOffice và phát triển thành một sản phẩm mã nguồn mở với dự án OpenOffice.org (OOo). Phiên bản OOo 1.0 đã được phát hành vào ngày 30/4/2002. Sau 10 năm, dự án OOo đã phát triển ra toàn cầu và có hơn 100 triệu lượt download vào cuối 2010. Sau đó hãng Oracle đã thâu tóm Sun và tiếp tục tài trợ phát triển OOo. Vào 1/6/2011, toàn bộ dự án và sản phẩm OOo đã được Oracle hiến tặng cho Apache Software Foundation. Hiện nay OOo đã được đổi tên thành Apache OpenOffice. Phiên bản mới nhất là Apache OO 4.1.1. OpenOffice.org là đề án phần mềm nguồn mở với mục đích qua sự đóng góp của cộng đồng những người viết phần mềm, soạn thảo ra một chương trình ứng dụng văn phòng hoạt động được với tất cả các hệ điều hành phổ biến và khai thác các chức năng và tài liệu thông qua các thành phần mở dựa trên các thư viện nguồn API và dạng hồ sơ XML. OpenOffice.org gồm các ứng dụng soạn thảo văn bản, bảng tính điện tử, trình chiếu, xử lý đồ họa véc-tơ và soạn thảo trang mạng với tất cả những mệnh lệnh tương đương với các chương trình ứng dụng văn phòng khác và có thể thay thế được các phần mềm thương mại này. Dự án Việt hóa OpenOffice.org là một tiểu dự án của OpenOffice.org nhằm phổ cập rộng rãi hơn dự án này cũng như sản phầm này đến cộng đồng người dùng tiếng Việt. Trong khuôn khổ dự án Việt hóa OpenOffice.org, có một số nội dung sẽ được bám theo dự án gốcOpenOffice.org, bao gồm:  Soạn thảo trang chủ  Cung cấp tài liệu tiếng Việt  Cập nhật các phiên bản Việt hóa  Cung cấp liên kết để tải xuống sản phẩm này  Tăng cường bản địa hóa tiếng Việt  Triển khai và tăng cường các dụng cụ ngôn ngữ (như bắt lỗi chính tả)  Phổ biến OpenOffice.org trong cộng đồng người Việt Dự án Việt hóa OpenOffice.org là dự án nhỏ, không thay thế dự án OpenOffice.org.
  • 10. Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 9 b) Đặc điểm: - OpenOffice có thể chạy trên hầu hết các hệ điều hành phổ biến hiện nay: Windows (đòi hỏi phải có Java Runtime Environment), Mac OS X, Solaris và Linux. Phiên bản mới nhất của OpenOffice cho phép đọc/ghi các định dạng file của Microsoft Office khá hoàn hảo. - OOo là phần mềm mã nguồn mở và miễn phí cho tất cả. - OOo tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế: là phần mềm đầu tiên trên thế giới sử dụng OASIS OpenDocument Format (ISO/IEC 26300). - OOo rất dễ sử dụng vì có giao diện gần giống với Microsoft Office, có thể đọc và chỉnh sửa, lưu lại file với định dạng của Microsoft Office. - OOo hỗ trợ rất nhiều ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt. - Người dùng sẽ nhận sự hỗ trợ từ cộng đồng. c) Chức năng: - Các thành phần cơ bản của OOo:  Writer (trình soạn thảo văn bản có tính năng tương tự như Microsoft Word)  Calc (trình bảng tính tương tự như Microsoft Excel)  Draw (trình đồ họa cơ bản, tương tự Microsoft Visio)  Impress (trình soạn thảo trình diễn, tương tự PowerPoint)  Base (trình quản trị cơ sở dữ liệu, tương tự Microsoft Access)  Math (trình viết công thức toán, tương tự Microsoft Equation Editor) d) Cài đặt:
  • 11. Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 10
  • 12. Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 11
  • 13. Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 12
  • 14. Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 13 e) Cách sử dụng cơ bản: Tham khảo tại trang chủ : https://www.openoffice.org/vi/about-documentation.html 2.2.2. Google Docs: a) Xuất xứ: Google Docs là một ứng dụng xử lý văn bản miễn phí dựa trên nền tảng web, trực tuyến (hiện nay là điện toán đám mây) do tập đoàn Google cung cấp. Google Docs bắt nguồn từ 2 ứng dụng là Writely & Google Spreadsheets. Writely là ứng dụng xử lý văn bản dựa trên nền web do công ty Upstartle phát triển, ra mắt vào 8/2005. Google Spreadsheets ra mắt lần đầu tiên như một đợt kiểm tra có giới hạn trên Google Labs vào 6/6/2006, có nguồn gốc từ XL2Web của hãng 2Web Technology, đã bị Google mua lại vào 6/2005. Vào 9/3/2006, Google loan báo đã thâu tóm Upstartle. Google tiếp tục cho người dùng đăng ký sử dụng Writely cho đến khi nó được tích hợp vào Google Accounts vào 9/2006. Cùng lúc đó, Google đã phát triển Google Spreadsheets dựa trên XL2Web và giới thiệu ra công chúng vào 6/6/2006, cái mà sau này là một phần của Google Docs. Google giới thiệu Google Docs cho người dùng Google Apps vào 02/2007. Đến tháng 9/2007, Google giới thiệu ứng dụng trình chiếu cho Google Docs, kết quả của việc mua lại công ty Tonic Systems vào 04/2007. 04/2012, Google ra mắt Google Drive để thay thế Google Docs. Nó kết hợp tất cả các chức năng của Google Docs với việc tăng cường khả năng lưu trữ. Hay nói cách khác Google đã tích hợp Google Docs vào Google Drive. Như vậy từ Google Drive ta sẽ sử dụng Google Docs để tạo tài liệu. Vậy Google Docs bao gồm Google Documents (tiền thân là Writely) – soạn thảo văn bản, Google Spreadsheets (tiền thân là XL2Web)– bảng tính, Google Presentations (tiền thân từ các sản phẩm của hãng Tonic Systems) – trình chiếu.
  • 15. Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 14 Đến 10/2012, Google đổi tên Google Documents, Spreadsheets, Presentations thành Google Docs, Sheets và Slides. Như vậy Google Docs từ chỗ là một bộ các ứng dụng văn phòng giờ chỉ còn là một ứng dụng soạn thảo văn bản. b) Đặc điểm: (hiểu theo nghĩa Google Docs là một bộ ứng dụng văn phòng) - Là ứng dụng trên nền web, trực tuyến (hiện đã có khả năng làm việc offline với Chrome & Chrome OS). Điều này nghĩa là chúng ta không cần cài đặt vào máy, có thể truy xuất, tạo và hiệu chỉnh các tài liệu bất kỳ lúc nào, chỗ nào. - Hoàn toàn miễn phí. - Tính cộng tác và tương tác rất cao: mọi người có thể cùng làm việc trên cùng tài liệu ở cùng thời điểm và theo thời gian thực (real time), dễ dàng chia sẻ. - Việc lưu trữ hoàn toàn tự động, không cần phải nhớ bấm “Save”, thậm chí có thể xem được các phiên bản trước đó của tài liệu, lịch sử những lần thay đổi nội dung của tài liệu (ai, lúc nào). - Hỗ trợ tốt các định dạng file của Microsoft Office: có thể mở, hiệu chỉnh các file của Microsoft Office; dễ dàng chuyển đổi qua lại các định dạng file giữa Microsoft Officevà Google Docs. c) Chức năng: - Các thành phần cơ bản của Google Docs:  Documents (nay là Google Docs, trình soạn thảo văn bản có tính năng tương tự như Microsoft Word)  Spreadsheets (nay là Google Sheets, trình bảng tính tương tự như Microsoft Excel)  Drawings (trình đồ họa cơ bản, tương tự Microsoft Visio)  Presentations (nay là Google Slides, trình soạn thảo trình diễn, tương tự Microsoft PowerPoint) d) Cài đặt: Tất cả những gì chúng ta cần là 1 tài khoản Gmail và 1 trình duyệt web (Chrome, Firefox, Internet Explorer, Safari) đã bật Cookies và Javascript (mặc định đã được bật). Sau khi đã đăng ký và kích hoạt thành công tài khoản Gmail, chúng ta có thể sử dụng Google Docs mà không cần cài đặt bất kỳ thứ gì vào máy tính.
  • 16. Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 15
  • 17. Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 16 e) Cách sử dụngcơ bản: Tham khảo trên trang chủ: https://support.google.com/docs/?hl=en#topic=1382883
  • 18. Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 17 2.3. So sánh chức năng và đặc điểm của Microsoft Office và OpenOffice. Những hạn chế của OpenOffice và các thủ thuật, mẹo vặt cần biết khi sử dụng OpenOffice. 2.3.1. So sánh Microsoft Office & OpenOffice: Nội dung Microsoft Office OpenOffice Chi phí Có phí Miễn phí Hỗ trợ Trực tiếp từ Microsoft Từ cộng đồng Mức độ phổ biến Cao hơn Thấp hơn Yêu cầu hệ thống Cao hơn Thấp hơn Giao diện và phím tắt -Hiện đại, hiện dùng dạng Ribbon -Đẹp và dễ nhìn hơn -Truyền thống, dạng Menu -Có một số khác biệt trong cách bố trí giao diện và phím tắt Độ ổn định, tin cậy Cao hơn, đặc biệt khi cần xử lý số liệu, dữ liệu với khối lượng rất lớn Thấp hơn Khả năng cộng tác, đa user Cao hơn Thấp hơn Chế độ trình bày văn bản (lay out) Nhiều hơn Ít hơn Macro và Pivot tables -Có -Không dùng được macros và data pilot được tạo ra bởi OpenOffice -Có, Data Pilot thay cho Pivot table - Không dùng được macro và pivot tables tạo ra bởi MS Office Sao chép biểu đồ trong bảng tính sang ứng dụng khác Biểu đồ và các dữ liệu liên quan đến biểu đồ được nhúng vào ứng dụng khác Biểu đồ là một đối tượng được nhúng vào ứng dụng khác Tính năng truy cập từ xa (remote access, access anywhere, online access) Có Không Email Có Outlook Không
  • 19. Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 18 Bảo mật Cao hơn Tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì là mã nguồn mở 2.3.2. Hạn chế của OpenOffice: - Vì là mã nguồn mở nên tiềm ẩn các rủi ro bảo mật. - Vì miễn phí nên khả năng hỗ trợ kịp thời cũng như sự duy trì, phát triển trong tương lai là không chắc chắn. - Không thể xử lý dữ liệu, số liệu với khối lượng cực lớn. - Thiếu một số tính năng và phím tắt, cũng như số lượng add-ins chưa phong phú như Microsoft Office. - Chưa hỗ trợ hoàn toàn với các file được tạo ra bởi Microsoft Office. - Tốc độ xử lý chậm hơn Microsoft Office. - Không có các tính năng chia sẻ, cộng tác. - Thiếu các ứng dụng văn phòng khác như Outlook, Onenote, Project. - Mặc dù đã phát triển toàn cầu nhưng độ phổ biến còn thấp, vì vậy người dùng có thể gặp trở ngại trong việc sử dụng. 2.3.3. Mẹo vặt, thủ thuật cần biết khi dùng OpenOffice: - Thay đổi định dạng file khi lưu trữ về định dạng file của MS Office: mặc định OpenOffice sẽ lưu ở định dạng .odt, điều này khiến những máy không cài OpenOffice và sử dụng MS Office 2007 trở về trước sẽ không đọc được. Vào Công cụ (Tools)  Tùy chọn (Options)  - Tính năng Navigator (Bộ điều hướng): cho phép tìm và xem theo từng loại thành phần trong tài liệu thay vì phải cuộn tìm toàn tài liệu.
  • 20. Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 19 Vào Xem (View)  Bộ điều hướng (Navigator)  - Chuyển đổi tài liệu: cho phép chuyển đổi định dạng của nhiều tài liệu OpenOffice hoặc MS Office sang chuẩn định dạng OpenDocument (.odp) Vào Tập tin (File)  Trợ lý (Wizard)  Trình chuyển đổi tài liệu: +
  • 21. Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 20 - Tính năng mở 1 tài liệu trong nhiều cửa sổ khác nhau để chỉnh cùng lúc ở nhiều vị trí khác nhau trong tài liệu thay vì phải cuộn lên cuộn xuống. Khi thay đổi được làm ở cửa sổ này thì nó cũng sẽ được cập nhật trên các cửa sổ khác. Tại cửa sổ của tài liệu đang mở, vào Cửa sổ (Window)  Cửa sổ mới (New Window): - Có thể mở được các file có định dạng của MS Office phiên bản cũ, hoặc những file mà MS Office không mở được. - Gửi tài liệu như 1 email: OO sẽ dùng ứng dụng quản lý email mặc định có trên máy để gửi thư có đính kèm tài liệu cần gửi mà không cần phải lưu tài liệu này trước trên máy rồi mở ứng dụng quản lý email, rồi tạo email mới, rồi đính kèm tài liệu vào. Vào Tập tin (File)  Gửi (Send) :
  • 22. Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 21 … Xem thêm tại : http://www.openoffice.org/vi/about-documentation.html
  • 23. Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 22 CHỦ ĐỀ 3: DẠY VÀ HỌC VỚI CÁC CÔNG CỤ MULTIMEDIA, HYPERMEDIA VÀ INTERNET 3.1. Tìm hiểu một số công cụ Multimedia và Hypermedia sử dụng cho dạy học 3.1.1. Prezi: a) Giới thiệu: Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với phần mềm thuyết trình đến từ Microsoft là PowerPoint nhưng không phải lúc nào PowerPoint cũng là sự lựa chọn số một. Một trong những trường hợp đó chúng ta cần phải biết đến Prezi, một phần mềm thuyết trình hoàn toàn khác biệt. Prezi thực tế là một trang web cho phép bạn soạn thảo bài thuyết trình ngay tại trang chủ www.prezi.com với nhiều loại tài khoản khác nhau, trong đó tất nhiên là cả tài khoản miễn phí. Nhưng trên nền web thôi thì chưa đủ, Prezi cũng đã phát triển một phần mềm để tạo lập bài thuyết trình ngay trên máy tính mà không cần phải vào trang chủ, phù hợp cho những máy gặp khó khăn trong việc kết nối với internet. Khác với PowerPoint, Prezi không giúp người dùng thuyết trình theo nhiều trang chiếu (slide) mà chỉ thuyết trình trên một trang chiếu nhất định với khả năng phóng to vào từng phần của bài thuyết trình để tạo thành một thể thống nhất. Phương thức của Prezi rất phù hợp với những bài thuyết trình cần thể hiện sự tương quan giữa các phần, tạo cho bài thuyết trình có phần mạch lạc, trực quan hơn rất nhiều. Vì là ứng dụng dựa trên nền web (hay còn gọi là Software as a Service), nên chúng ta có thể truy cập bất kỳ lúc nào, bất kỳ đâu, dễ dàng chia sẻ và rất dễ sử dụng. Prezi do Peter Halacsy, Peter Arvai, Adam Somlai-Fischer sáng lập nên. b) Sơ lược đặc điểm, chức năng: - Một bài thuyết trình prezi có nội dung multimedia với text (Word, Pdf), image, sound, video clip, … - Chỉ có 1 trang chiếu duy nhất với khả năng phóng to nhỏ từng thành phần thoải mái (với điều kiện không được bấm “Lock canvas”) - Khi hoạt động như một phim Flash, do đó nhất thiết trên máy phải có Adobe Shockwave Flash được cài đặt. c) Cài đặt và sử dụng: - Cài đặt:
  • 24. Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 23 Vào https://prezi.com/signup/public/ để đăng ký một tài khoản public miễn phí: có thể tạo, cộng tác và lưu trữ các bài trình chiếu trực tiếp trên prezi.com với dung lượng lưu trữ là 100 MB nhưng tất cả các bài trình chiếu sẽ đều được chia sẻ với mọi người. Muốn tăng dung lượng lưu trữ, mang tính riêng tư, bảo mật và nhiều tính năng khác thì phải đăng ký tài khoản có phí. Ngoài ra cũng có một phiên bản ứng dụng để cài đặt trên máy tính là Prezi Desktop, cho phép tạo và lưu ngay trên máy, có thể đồng bộ với tài khoản trên prezi.com: http://prezi.com/windows/ Cách cài đặt Prezi Desktop có thể tham khảo tại: https://prezi.com/support/article/win- mac/prezi-for-windows-and-mac-the-beginners-guide/
  • 25. Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 24 - Cách sử dụng: https://prezi.com/support/article/ 3.1.2. TechSmith Jing: a) Giới thiệu: Techsmith là hãng chuyên cung cấp những phần mềm chụp hình và quay video màn hình desktop (screen capture). Chất lượng những sản phẩm của Techsmith đã được khẳng định từ lâu qua hai chương trình nổi tiếng khắp thế giới là Camtasia và SnagIt. Tuy nhiên, muốn sở hữu hai chương trình này, người dùng phải trả một chi phí khá. Trong khi đó, Jing cũng có những công nghệ cao cấp của SnagIt và Camtasia mà lại hoàn toàn miễn phí. Với tiêu chí đơn giản, dễ dùng và có thể chia sẻ tức thì lên Internet, Jing được thiết kế đơn giản (nhưng khá đẹp) giúp người dùng dễ dàng thao tác. Vì vậy, sau khixác định các khu vực chụp (khu vực cố định hoặc cửa sổ lựa chọn), bạn có thể lựa chọn giữa một ảnh chụp (PNG) và quay video (SWF). Tất cả những gì cần làm là chỉ định một tên tập tin đầu ra và lưu các hình ảnh, video trên máy, hoặc thiết lập Jing để tự động tải nó lên trên Screencast.com. Ngay lập tức đường dẫn tập tin hoặc địa chỉ web được lưu trữ trong clipboard, chúng ta có thể chia sẻ ngay với người khác.
  • 26. Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 25 b) Cài đặt và sử dụng: - Tải về tại: http://www.techsmith.com/download/jing/ - Sử dụng: http://www.techsmith.com/tutorial-jing.html 3.2. Tìm hiểu các bước để xây dựng một WebLesson/Webquest 3.2.1. WebLesson: - Được thiết kế một lần và có thể sử dụng nhiều lần cho nhiều đối tượng trong nhiều thời điểm ở bất cứ địa điểm nào trong quá trình học tập. - Các nội dung cần có cho 1 bài học trên mạng (Web Lesson): o Mục tiêu của bài dạy o Các chuẩn kiến thức o Quá trình thực hiện (lên kế hoạch giảng dạy) o Các nhiệm vụ dành cho người học o Nguồn tài liệu tham khảo Thiết kế bài học trên mạng 1. Để tiết kiệm thời gian và định hướng người học tới các trang web hữu ích, bạn sẽ giới hạn côngviệc học tậpcủa học sinh tới một số trang web bạnđẽ xem và lựcchọn trước. 2. Bài học yêu cầu người học thu thập thông tin để trả lời một số câu hỏi thiết yếu. 3. Đặt câu hỏi bằng cách cắt dán thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. 4. Xác định chuẩn kiến thức. 5. Lựa chọn chủ đề. 6. Xây dựng câu hỏi thiết yếu. 7. Tạo ngữ cảnh 8. Thiết kế nhiệm vụ học tập 9. Lựa chọn tài nguyên web 10. Xây dựng công cụ đánh giá 3.2.2. Webquest: WebQuest là một hình thức học tập trong đó hầu như toàn bộ các thông tin, kiến thức đều đến từ các trang Web trên Internet. Giáo viên sử dụng các bài tập dạng WebQuest để khuyến khích học sinh sử dụng Internet nhằm rèn luyện các kỹ năng tư duy mức cao mà xã hội thế kỷ 21 yêu cầu.
  • 27. Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 26 Tạo các bài tập dạng WebQuest không phức tạp về mặt kỹ thuật. Chỉ cần biết tạo các liên kết hyperlink trong các file tài liệu là bạn đã có thể tạo được WebQuest. Nghĩa là có thể soạn bài tập dạng WebQuest bằng Word, PowerPoint hay Excel. Nếu dự định gọi bài tập mình soạn là WebQuest, hãy kiểm tra xem các tiêu chí sau đây có đạt không: Các nhiệm vụ đưa ra cho Học Sinh trong bài tập dạng WebQuest phải là các vấn đề lý thú, phức tạp, thách thức, là phiên bảnthu nhỏ của các côngviệc mà người lớn đangthực hiện ngoài xã hội. Để hoàn thành các nhiệm vụ được giao, Học Sinh phải vận dụng các kỹ năng tư duy mức cao, chứ không đơn giản chỉ là tìm đọc kiến thức rồi trả lời đúng sai, hoặc thực hiện các phép tính công trừ đơn giản. Các kỹ năng tư duy mức cao bao gồm: tổng hợp, phân tích, giải quyết tình huống, sáng tạo, đánh giá, ra quyết định. Điều quan trọng nhất là các tư liệu này nên là các tư liệu "sống", chứ không phải là các bài giảng của giáo viên, các bài viết trong sách giáo khoa đã được chắt lọc kỹ càng về nội dung. Quy trình thiết kế WebQuest Chọn và giới thiệu chủ đề Chủ đề cần phải có mối liên kết rõ ràng với những nội dung được xác định trong chương trình dạy học. Chủ đề có thể là một vấn đề quan trọng trong xã hội, đòi hỏi HS phải tỏ rõ quan điểm. Quan điểm đó không thể được thể hiện bằng những câu trả lời như “đúng” hoặc “sai” một cách đơn giản mà cần lập luận quan điểm trên cơ sở hiểu biết về chủ đề. Những câu hỏi sau đây cần trả lời khi quyết định chủ đề:  Chủ đề có phù hợp với chương trình đào tạo không?  HS có hứng thú với chủ đề không?  Chủ đề có gắn với tình huống, vấn đề thực tiễn không?  Chủ đề có đủ lớn để tìm được tài liệu trên Internet không? Sau khi quyết định chọn chủ đề, cần mô tả chủ đề để giới thiệu với HS. Đề tài cần được giới thiệu một cách ngắn gọn, dễ hiểu để HS có thể làm quen với một đề tài khó. Tìm nguồn tài liệu học tập GV tìm các trang web có liên quan đến chủ đề, lựa chọn những trang thích hợp để đưa vào liên kết trong WebQuest. Đối với từng nhóm bài tập riêng rẽ cần phải tìm hiểu, đánh giá và hệ thống hóa các nguồn đã lựa chọn thành dạng các địa chỉ internet (URL). Giai đoạn này thường đòi hỏi nhiều công sức. Bằng cách đó, người học sẽ được cung cấp các nguồn trực tuyến để
  • 28. Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 27 áp dụng vào việc xử lý và giải quyết các vấn đề. Những nguồn thông tin này được kết hợp trong tài liệu WebQuest hoặc có sẵn ở dạng các siêu liên kết tới các trang Web bên ngoài. Ngoài các trang Web, các nguồn thông tin tiếp theo có thể là các thông tin chuyên môn được cung cấp qua Email, CD hoặc các ngân hàng dữ liệu kỹ thuật số (ví dụ các từ điển trực tuyến trong dạy học ngoại ngữ). Điều quan trọng là phải nêu rõ nguồn tin đối với từng nội dung công việc và trước đó các nguồn tin này phải được GV kiểm tra về chất lượng để đảm bảo tài liệu đó là đáng tin cậy Xác định mục đích Cần xác định một cách rõ ràng những mục tiêu, yêu cầu đạt được trong việc thực hiện WebQuest. Các yêu cầu cần phù hợp với HS và có thể đạt được. Xác định nhiệm vụ Để đạt được mục đích của hoạt động học tập, HS cần phải giải quyết một nhiệm vụ hoặc một vấn đề có ý nghĩa và vừa sức. Vấn đề hoặc nhiệm vụ phải cụ thể hóa đề tài đã được giới thiệu. Nhiệm vụ học tập cho các nhóm là thành phần trung tâm của WebQuest. Nhiệm vụ định hướng cho hoạt động của HS, cần tránh những nhiệm vụ theo kiểu ôn tập, tái hiện thuần túy. Như vậy, xuất phát từ một vấn đề chung cần phải phát biểu những nhiệm vụ riêng một cách ngắn gọn và rõ ràng. Những nhiệm vụ cần phải phong phú về yêu cầu, về phương tiện có thể áp dụng, các dạng làm bài. Thông thường, chủ đề được chia thành các tiểu chủ đề nhỏ hơn để từ đó xác định nhiệm vụ cho các nhóm khác nhau. Các nhóm cũng có thể có nhiệm vụ giải quyết vấn đề từ những góc độ tiếp cận khác khau. Thiết kế tiến trình Sau khi đã xác định nhiệm vụ của các nhóm HS, cần thiết kế tiến trình thực hiện WebQuest. Trong đó đưa ra những chỉ dẫn, hỗ trợ cho quá trình làm việc của HS. Tiến trình thực hiện WebQuest gồm các giai đoạn chính là: nhập đề, xác định nhiệm vụ, hướng dẫn nguồn thông tin, thực hiện, trình bày, đánh giá. Trình bày trang Web Các nội dung đã được chuẩn bị trên đây, bây giờ cần sử dụng để trình bày WebQuest. Để lập ra trang WebQuest, không đòi hỏi những kiến thức về lập trình và cũng không cần các công cụ phức tạp để thiết lập các trang HTML. Về cơ bản chỉ cần lập WebQuest, ví dụ trong chương trình Word và lưu ở dạng thư mục HTML, không phải file doc. Có thể sử dụng các chương
  • 29. Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 28 trình điều hành Web, ví dụ như FrontPage, tham khảo các mẫu WebQuest trên Internet hiện có. Trang WebQuest được đưa lên mạng nội bộ để sử dụng. Thực hiện WebQuest Sau khi đã WebQuest lên mạng nội bộ, tiến hành thử với HS để đánh giá và sửa chữa. Đánh giá, sửa chữa Việc đánh giá WebQuest để rút ra kinh nghiệm và sửa chữa cần có sự tham gia của HS, đặc biệt là những thông tin phản hồi của HS về việc trình bày cũng như quá trình thực hiện WebQuest. Có thể hỏi HS những câu hỏi sau:  Các em đã học được những gì?  Các em thích và không thích những gì?  Có những vấn đề kỹ thuật nào trong WebQuest? 3.3. Tìm hiểu việc tổ chức nội dung và hoạt động dạy học với một LMS/LCMS cụ thể. Hệ thống ACeLS dựa trên CMS nguồn mở Moodle của thầy Lê Đức Long, khoa CNTT – Đại học Sư phạm TP.HCM. http://2learner.hcmup.edu.vn/ACeLS/home/
  • 30. Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 29 CHỦ ĐỀ 4: DẠY VÀ HỌC VỚI CÁC PHẦN MỀM DẠY HỌC: Drill & Practice softwares, Tutorial softwares, Instructional games, Simulation softwares, Integrated learning system intelligent tutoring systems 4.1. Tìm hiểu một số phần mềm dạy học trong nước và nước ngoài có thể hỗ trợ cho việc dạy học môn Tin học 4.1.1. iSpring Presenter: http://www.ispringsolutions.com/ispring-presenter a) Giới thiệu: iSpring Presenter là phần mềm được tích hợp vào MS Powerpoint để bổ sung thêm các chức năng hỗ trợ xây dựng bài giảng điện tử e-Learning theo đúng chuẩn, giúp giáo viên dễ dàng xây dựng bài giảng điện tử trên chính phần mềm quen thuộc MS Powerpoint. iSpring Presenter tương thích với các chuẩn bài giảng điện tử mới nhất hiện nay, iSpring Presenter thật sự là một ứng dụng không thể thiếu cho những ai có nhu cầu trình diễn PowerPoint và ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác giáo dục học. Phần mềm biến Powerpoint thành công cụ soạn bài giảng e-Learning, có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, có thể ghi lại lời giảng, hình ảnh bạn giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khác qua flash, có thể đưa bài giảng lên giảng trực tuyến … b) Tính năng: - Chèn các đối tượng vào bài giảng: iSpring Presenter cho phép chèn âm thanh, hình ảnh, video từ máy tính hoặc từ Youtube, flash,… Thầy cô có thể thu âm bài giảng, ghi hình video giáo viên giảng bài vào mỗi slide webcam trên máy tính của mình. iSpring còn cho phép đính kèm file là địa chỉ liên kết đến các website tham khảo liên quan đến bài giảng. Ưu điểm chính của việc thu âm hoặc quay video trong iSpring Presenter là khả năng đồng bộ với các hoạt động của slide , nghĩa là khi thu âm hoặc quay video thì slide cũng đồng thời
  • 31. Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 30 được trình chiếu để thầy cô quan sát giảng bài. Sự đồng bộ ở đây có nghĩa là sự trùng khớp giữa slide bài giảng và lời giảng của giáo viên. - Soạn và chèn bài tập trắc nghiệm: Đây là một ưu điểm rất mạnh của iSpring Presenter. Chương trình soạn bài tập trắc nghiệm này cho phép soạn nhiều kiểu đề trắc nghiệm khác nhau như câu hỏi đúng/sai, đa lựa chọn, điền khuyết…. Sau khi làm bài chương trình sẽ chấm và hiển thị điểm số của người làm đồng thời gửi kết quả về email hoặc máy chủ của giáo viên nếu ứng dụng trực tuyến. Với iSpring Presenter ta có thể soạn bài kiểm tra một cách nhanh chóng với các loại câu hỏi trắc nghiệm sau: + Câu hỏi đúng/sai + Câu hỏi đa lựa chọn + Câu hỏi đa đáp án + Câu hỏi trả lời ngắn + Câu hỏi ghép cặp + Câu hỏi sắp xếp + Câu hỏi số học
  • 32. Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 31 + Câu hỏi điền khuyết + Câu hỏi đa lựa chọn có danh sách đáp án: Là loại câu hỏi có nhiều lựa chọn để trả lời, trong đó chỉ có một đáp án là câu trả lời đúng nhất. Nhưng đặc biệt ở đây, danh sách đáp án sẽ có dạng drop-down menu. Dạng này không thể trình bày trên giấy mà phải làm trực tiếp trên máy. + Câu hỏi dạng kéo – thả từ Cần lưu ý thêm về một số thiết đặt khi soạn bài trắc nghiệm bằng cách chọn menu “Thiết đặt” và tùy chỉnh cho phù hợp như tự trộn thứ tự câu, trộn đáp án, số lần làm thử, điểm đạt tối thiểu, điểm số mỗi câu…. - Thiết đặt kiểu dữ liệu đầu ra và xuất bản: Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng mà ta chọn kiểu dữ liệu xuất ra cho phù hợp. iSpring Presenter có thể xuất bản thành nhiều định dạng đầu ra khác nhau như:  Web: Bài giảng định dạng web trên máy tính cá nhân, web cho máy chủ web (gửi qua FTP), web để chia sẻ qua email. Các định dạng này có dung lượng vừa phải nên chất lượng cũng tương đối tốt.  CD: Bài giảng để lưu trên đĩa CD: Định dạng này có kích thước lớn và chất lượng âm thanh, hình ảnh tốt nhất.
  • 33. Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 32  iSpring Online: Định dạng có chất lượng tương tự định dạng web và đòi hỏi phải có tài khoản trên iSpring Online để tải trực triếp lên máy chủ của iSpring.  LMS: Định dạng chuẩn e-Learning, tương thích với các website e-Learning theo chuẩn SCORM, AICC. Tùy theo lựa chọn lưu cho trên máy tính cá nhân, web cho máy chủ web (gửi qua FTP), web để chia sẻ qua email mà dung lượng và chất lượng file sẽ thay đổi cho phù hợp. 4.1.2. Netop School: http://www.netop.com/classroom-management-software/products/netop-school.htm a) Giới thiệu: NetOpSchool được phát triển bởi công ty Danware của Đan Mạch chuyên về các phần mềm điều khiển từ xa thông qua máy tính. NetOpSchool là một phần mềm hỗ trợ giảng dạy trong trường học có chức năng nối nhiều máy tính với nhau trong một lớp học để tạo nên sự tương tác qua lại giữa máy tính của học sinh, giáo viên (thường được sử dụng trong các phòng máy thực hành tin học). Đây là một công cụ giảng dạy hiệu quả, giúp việc truyền đạt trở nên sinh động, trực quan và dễ hiểu hơn. Với phần mềm này, giáo viên dễ dàng quản lý và trợ giúp học viên đang sử dụng máy tính ở xa mà không cần phải dịch chuyển từ chỗ này sang chỗ kia. Hơn thế nữa, NetOp School tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả học viên có cơ hội thực hành luôn những gì họ học được.
  • 34. Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 33 b) Tính năng: - Các chức năng dành cho giáo viên: + Các chức năng giảng bài. + Các chức năng điều khiển lớp học. + Các chức năng cho làm kiểm tra. + Các chức năng quản lý lớp học - Các chức năng dành cho học viên + Làm bài kiểm tra + Yêu cầu giúp đỡ + Thực hiện cùng với giáo viên. * Giảng bài: Chia sẻ một màn hình bất kỳ cho cả lớp; phân phối đầu bài và thu lại bài tập. Với NetOp School bạn có thế hướng dẫn cho từng học sinh. Bằng cách truyền màn hình của bạn tới cả lớp, mỗi học sinh đều có thể theo dõi bài giảng như đang được ngồi ở hàng ghế đầu tiên trong lớp. Và bạn không phải lo lắng về việc học sinh không chú tâm vào bài giảng,
  • 35. Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 34 NetOp School cho phép bạn khóa bàn phím và chuột của học sinh trong quá trình theo dõi bài giảng. * Quản lý: Quản lý lớp học của bạn và theo dõi các học sinh làm bài. Các giáo viên rất quan tâm đến việc theo dõi học sinh trong quá trình làm bài. Với NetOp School bạn có thể quan sát tất cả các học sinh cùng một lúc hoặc từng học sinh trên màn hình của bạn, và dễ dàng đưa ra các trợ giúp cho học sinh. * Điều khiển: Ngăn không cho học sinh truy xuất các website hoặc không cho sử dụng một số chương trình ứng dụng. Với NetOp School bạn không phải lo lắng về việc học sinh truy xuất vào các trang web không được phép hoặc chơi trò chơi (game) thay cho làm bài. Bạn có thể áp dụng các chính sách để cho phép hoặc ngăn cấm các chương trình ứng dụng và các địa chỉ web. Các chính sách có thể áp dụng và thay đổi phù hợp theo nội dung buổi học. * Phân phối: Phân phối và thu lại các tài liệu từ học sinh. Bài kiểm tra và các bài tập có thể được phân phối tới máy học sinh và thu lại từ máy của mọi học sinh bằng cách bấm vào một nút. * Kiểm tra: Soạn đề bài và thực hiện bài kiểm tra định kỳ với 10 loại câu hỏi khác nhau. Sử dụng Test Center của NetOp School để kiểm tra học sinh trực tuyến. Đề bài được soạn thảo nhanh chóng nhờ sử dụng mô đun Wizard. Sau khi có đầu bài kiểm tra, phân phối chúng tới mọi học sinh cùng một lúc bằng cách bấm vào một nút. Cuối cùng, chấm bài và thông báo điểm kiểm tra hoàn toàn tự động. Bạn có thể tạo các báo cáo về khả năng của từng học sinh. Các chức năng khác: - Cảnh báo: Khóa màn hình, bàn phím và chuột máy tính của học sinh bằng một lệnh đơn giản để yêu cầu học sinh ngay lập tức tập trung vào bài giảng. - Liên lạc: Cho phép tạo các diễn đàn trực tuyến trao đổi bằng text hoặc audio. Có khả năng tham gia nhiều diễn đàn trao đổi cùng một lúc và lưu lại nội dung trao đổi, và có thể gửi thông báo cho cả lớp bằng văn bản. - Nhóm làm việc: Tạo các nhóm làm việc độc lập và chuyển các quyền của giáo viên cho trưởng nhóm. Giáo viên giữ quyền điều khiển trên tất cả các nhóm - Các lệnh: logoff, shutdown hoặc restart mọi máy tính trong lớp bằng một lệnh đơn giản. Những lợi ích chính của NetOp School: - Một giải pháp đào tạo có hiệu quả cao với sự trợ giúp của máy tính. - Soạn đề kiểm tra theo 10 dạng câu hỏi và thực hiện kiểm tra trực truyến. - Không cần phải đầu tư nâng cấp phần cứng.
  • 36. Ứng dụng CNTT vào Dạy học | Trần Hoàng Ngọc Đức 35 - Tất cả học viên được bình đẳng về vị trí. - Giảng viên dễ dàng quản lý và trợ giúp học viên tốt hơn. - Tăng cường khả năng giám sát các học viên. - Thảo luận trực tuyến dễ dàng với sự trợ giúp của các thiết bị đa phương tiện. - Các học viên có thể yêu cầu giúp đỡ mỗi khi cần - Có khả năng chạy thử trực tuyến. - Dễ dàng tạo ra các nhóm thực hành độc lập. - Dễ dàng chia sẻ và công tác trên các tài liệu chung. - Giao diện cực kỳ thân thiện. - Sử dụng công nghệ có khả năng đáp ứng nhanh và cực kỳ ổn định. - Dễ dàng triển khai trên hệ thống mạng LAN và mạng WAN. 4.2. Tìm hiểu những điểm tích cực và hạn chế của việc sử dụng phần mềm dạy học Phần mềm dạy học đã và đang là những công cụ trợ giúp rất tích cực cho người dạy và người học, góp phần nâng cao chất lượng dạy-học. - Điểm tích cực: + Tiết kiệm chi phí đào tạo + Rút ngắn giai đoạn đào tạo + Tăng hiệu quả việc học + Hấp dẫn giờ học - Điểm hạn chế: + Tình trạng sử dụng dạy học tràn lan, phong trào, áp dụng tùy tiện với mọi môn học, mọi hình thức và phương pháp dạy học. + Giáo viên khó tìm và lựa chọn phần mềm, cũng như linh hoạt khi sử dụng phần mềm dạy học, chưa nhận thức rõ ràng tính năng, hiệu quả, ưu điểm nhược điểm của từng phần mềm dạy học. + Quá nhiều lựa chọn dẫn đến việc không đồng nhất khi sử dụng và áp dụng phần mềm dạy học.