SlideShare a Scribd company logo
1 of 228
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TRẦN THỊ DIÊN
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM
THEO HƯỚNG HÀNG HÓA Ở TỈNH TUYÊN QUANG
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2020
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TRẦN THỊ DIÊN
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM
THEO HƯỚNG HÀNG HÓA Ở TỈNH TUYÊN QUANG
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 9.62.01.15
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN MẬU DŨNG
HÀ NỘI - 2020
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng đƣợc dùng để
bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã đƣợc cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2020
Tác giả luận án
Trần Thị Diên
i
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận
đƣợc sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của
của các cơ quan, tổ chức, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS.Nguyễn Mậu Dũng đã tận tình hƣớng dẫn, dành nhiều
công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kinh tế Tài nguyên và Môi trƣờng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí chuyên gia, cán bộ ở các sở, ban, ngành
của tỉnh Tuyên Quang, các hộ gia đình trồng cam, những ngƣời đã tham gia trả lời
phỏng vấn và viết phiếu khảo sát để giúp tôi thu thập đƣợc những thông tin, số liệu
phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, giảng viên Trƣờng Đại học
Tân Trào, gia đình, ngƣời thân, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, động viên, tạo
điều kiện và giúp đỡ về mọi mặt trong suốt quá trình làm nghiên cứu sinh của tôi.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên không tránh khỏi những hạn chế và thiếu
sót nhất định khi thực hiện luận án, kính mong quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và
những ngƣời quan tâm tiếp tục đóng góp ý kiến để vấn đề nghiên cứu ngày càng đƣợc
hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2020
Nghiên cứu sinh
Trần Thị Diên
ii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục biểu đồ ix
Danh mục sơ đồ ix
Danh mục hình ix
Danh mục hộp x
Trích yếu luận án xi
Thesis abstract xiii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 4
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4
1.4. Những đóng góp mới của đề tài 5
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
CAM THEO HƢỚNG HÀNG HÓA 7
2.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 7
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về phát triển sản xuất nông sản hàng hóa 7
2.1.2. Bản chất, vai trò và yêu cầu của giải pháp phát triển sản xuất cam theo
hƣớng hàng hóa 12
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trong nghiên cứu giải pháp phát triển sản
xuất cam theo hƣớng hàng hóa 17
2.1.4. Các tác nhân tham gia phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 20
2.1.5. Nội dung nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 21
2.1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 26
2.2. Cơ sở thực tiễn phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 32
2.2.1. Tình hình sản xuất cam hàng hóa trên thế giới 32
iii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
2.2.2. Kinh nghiệm trong phát triển sản xuất cam hàng hóa ở Việt Nam 35
2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 41
2.2.4. Tổng quan một số nghiên cứu liên quan và khoảng trống nghiên cứu 43
PHẦN 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48
3.1. ĐẶc điểm địa bàn nghiên cứu 48
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 48
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang 51
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 56
3.2.1. Phƣơng pháp tiếp cận và khung phân tích 56
3.2.2. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu 58
3.2.3. Phƣơng pháp thu thập thông tin 59
3.2.4. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu 63
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 66
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 69
4.1. Khái quát tình hình phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa trên địa
bàn tỉnh Tuyên Quang 69
4.1.1. Diện tích sản xuất cam hàng hóa của tỉnh 69
4.1.2. Năng suất và sản lƣợng cam hàng hóa của tỉnh 71
4.1.3. Tình hình tiêu thụ cam hàng hóa của tỉnh 72
4.2. Đánh giá thực trạng giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng
hóa ở tỉnh Tuyên Quang 74
4.2.1. Chủ trƣơng, chính sách phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 74
4.2.2. Quy hoạch và quản lý quy hoạch sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 76
4.2.3. Đầu tƣ cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 79
4.2.4. Cung ứng vật tƣ cho phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 81
4.2.5. Ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật phát triển sản xuất cam theo
hƣớng hàng hóa 84
4.2.6. Phát triển nguồn nhân lực cho sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 90
4.2.7. Phát triển thƣơng hiệu và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm 92
4.2.8. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế phát triển sản xuất cam theo hƣớng
hàng hóa 99
4.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 104
4.3.1. Nhóm yếu tố thuộc về nguồn lực phục vụ sản xuất 104
iv
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
4.3.2. Nhóm yếu tố thuộc quy trình, kỹ thuật sản xuất cam hàng hóa 109
4.3.3. Nhóm yếu tố thuộc về tổ chức và liên kết 114
4.3.4. Nhóm yếu tố thuộc về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm 119
4.3.5. Đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến doanh thu bán cam hàng hóa của hộ
điều tra 124
4.4. Định hƣớng và giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất cam theo hƣớng
hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang 126
4.4.1. Cơ sở đề ra giải pháp 126
4.4.2. Giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 131
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147
5.1. Kết luận 147
5.2. Kiến nghị 149
Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án 151
Tài liệu tham khảo 152
Phụ lục 160
v
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
BQ
BVTV
CSKD
CNH - HĐH
ĐVT
FAO
GO
HTX
HQKT
IC
IPM
KT-XH
KTCB
KHKT
MI
NN& PTNT
NXB
QTKT
SL
STT
SXNN
SWOT
TC
TNHH
Tr.đ
UBND
VA
VC
VietGAP
WTO
Bình quân
Bảo vệ thực vật
Cơ sở kinh doanh
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
Đơn vị tính
Tổ chức Nông Lƣơng thế giới
Giá trị sản xuất
Hợp tác xã
Hiệu quả kinh tế
Chi phí trung gian
Quản lý dịch hại tổng hợp
Kinh tế - Xã hội
Kiến thiết cơ bản
Khoa học kỹ thuật
Thu nhập hỗn hợp
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Nhà xuất bản
Quy trình kỹ thuật
Số lƣợng
Số thứ tự
Sản xuất nông nghiệp
Công cụ phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
Tổng chi phí
Thu nhập hỗn hợp
Triệu đồng
Ủy ban nhân dân
Giá trị gia tăng
Chi phí biến đổi
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam
Tổ chức Thƣơng mại Thế giới
vi
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
DANH MỤC BẢNG
TT Tên bảng Trang
2.1. Các nƣớc sản xuất cam hàng hóa lớn nhất thế giới 33
2.2. Diện tích, năng suất, sản lƣợng cam ở Việt Nam năm 2017 36
3.1. Diện tích đất tự nhiên phân theo mục đích sử dụng của tỉnh Tuyên Quang
năm 2017 51
3.2. Tình hình dân số của tỉnh Tuyên Quang 52
3.3. Tổng hợp mẫu phiếu thu thập thông tin 63
3.4. Các biến sử dụng trong mô hình hồi quy tuyến tính đa biến 65
4.1. Diện cam toàn tỉnh giai đoạn 2005 - 2017 69
4.2. Hiện trạng đất trồng cam trên vùng quy hoạch sản xuất cam 70
4.3. Giá bán, sản lƣợng hàng hóa và doanh thu tiêu thụ cam theo mùa vụ tại
vùng nghiên cứu năm 2017 73
4.4. Các hoạt động áp dụng chính sách cho vay và hỗ trợ kinh phí nhằm phát
triển vùng sản xuất cam ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2014 - 2020 75
4.5. Kết quả thực hiện chính sách quy hoạch phát triển sản xuất cam giai đoạn
2010 – 2017 77
4.6. Tình hình sử dụng giống cam của các nhóm hộ (% hộ) 85
4.7. Ý kiến đánh giá của hộ về giống cam tại vùng nghiên cứu (%) 85
4.8. Thiết bị, dụng cụ đầu tƣ cho sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa của hộ
điều tra 87
4.9. Kết quả thực hiện công tác khuyến nông, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật
giai đoạn 2015 - 2017 91
4.10. Thị trƣờng tiêu thụ cam theo thời vụ thu hoạch 2017 -2018 98
4.11. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng
hóa của toàn tỉnh 99
4.12. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng
hóa của hộ điều tra 100
4.13. Hiệu quả kinh tế sản xuất cam hàng hóa hộ giai đoạn 2015 - 2017 102
4.14. Hiệu quả sản xuất cam hàng hóa qua các kênh tiêu thụ 103
4.15. Mức độ thuận lợi của điều kiện tự nhiên ảnh hƣởng đến phát triển sản
xuất cam theo hƣớng hàng hóa 105
vii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
4.16. Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra 106
4.17. Ảnh hƣởng của quy mô sản xuất đến hiệu quả kinh tế sản xuất cam hàng hóa 107
4.18. Ảnh hƣởng của vay vốn đến hiệu quả sản xuất cam hàng hóa 108
4.19. Tỉ lệ hộ áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất cam hàng hóa (%) 110
4.20. Ảnh hƣởng của mô hình sản xuất đến hiệu quả sản xuất cam hàng hóa
của hộ 112
4.21. Tình hình áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trong sản xuất
cam hàng hóa 114
4.22. Ảnh hƣởng của tổ chức vùng sản xuất đến hiệu quả kinh tế sản xuất cam
hàng hóa 115
4.23. Các mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cam hàng hóa 118
4.24. Ảnh hƣởng của thời điểm tiêu thụ đến hiệu quả sản xuất cam theo hƣớng
hàng hóa của hộ trồng cam 120
4.25. Ảnh hƣởng của phƣơng thức tiêu thụ đến hiệu quả sản xuất cam theo
hƣớng hàng hóa của hộ 121
4.26. Khối lƣợng, mục đích và hình thức sử dụng sản phẩm của ngƣời tiêu
dùng cam 122
4.27. Tỉ lệ ý kiến đánh giá của ngƣời tiêu dùng về kênh phân phối, mức độ hài
lòng khi mua cam sành Hàm Yên 123
4.28. Giải thích các biến trong mô hình 125
4.29. Phân tích SWOT phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh
Tuyên Quang 127
4.30. Dự kiến diện tích, năng suất, sản lƣợng cam hàng hóa của tỉnh Tuyên
Quang giai đoạn 2020 - 2025 128
viii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TT Tên biểu đồ Trang
4.1. Cơ cấu diện tích cam phân theo huyện năm 2017 70
4.2. Năng suất cam phân theo vùng nghiên cứu giai đoạn 2005 - 2017 71
4.3. Sản lƣợng cam hàng hóa của tỉnh giai đoạn 2005 - 2017 72
4.4. Giá bán cam của các hộ sản xuất trên địa bàn nghiên cứu giai đoạn 2010 -
2017 72
4.5. Giá trị sản phẩm cam hàng hóa của tỉnh giai đoạn 2010 - 2017 74
4.6. Đánh giá về hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất cam 80
4.7. Thị trƣờng tiêu thụ cam qua các năm 97
4.8. Ý kiến ngƣời tiêu dùng về lý do chọn mua cam sành Hàm Yên 121
DANH MỤC SƠ ĐỒ
TT Tên sơ đồ Trang
2.1. Tổ chức chuỗi cung ứng cam tại các nƣớc công nghiệp phát triển 31
2.2. Chuỗi giá trị cam ở các nƣớc công nghiệp phát triển 31
3.1. Khung phân tích giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở
tỉnh Tuyên Quang 58
4.1. Giải pháp phát triển chuỗi giá trị cam của tỉnh Tuyên Quang 143
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
3.1. Sơ đồ vị trí tỉnh Tuyên Quang 48
4.1. Biểu trƣng và slogan của thƣơng hiệu Cam sành Hàm Yên 93
ix
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
DANH MỤC HỘP
TT Tên hộp Trang
4.1. Các chính sách cần đƣợc thực hiện đồng bộ và có hiệu quả 76
4.2. Khó khăn trong quản lý quy hoạch 78
4.3. Chính quyền địa phƣơng mời gọi đầu tƣ cơ sở hạ tầng cho phát triển sản
xuất cam 81
4.4. Hiện trạng sản xuất và sử dụng giống cam 84
4.5. Khó khăn trong thu hoạch cam 89
4.6. Chƣa quan tâm đến công nghệ và kỹ thuật bảo quản, chế biến 89
4.7. Phát triển thƣơng hiệu dựa trên niềm tin của ngƣời tiêu dùng 93
4.8. Để giữ vững thƣơng hiệu Cam sành Hàm Yên …. 94
4.9. Chúng tôi đã quan tâm đến ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất 110
4.10. Sản xuất cam theo mô hình VietGAP cho hiệu quả kinh tế cao 111
4.11. Không chỉ dừng lại ở tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ tham gia sản xuất giống,
bảo quản và hƣớng đến xuất khẩu cam 118
4.12. Tham gia liên kết sẽ hứa hẹn đầu ra đƣợc đảm bảo, giá bán tốt hơn, giúp
chúng tôi yên tâm sản xuất 119
x
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Trần Thị Diên
Tên luận án: Giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 9.62.01.15
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hƣởng, từ đó đề xuất
những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa
ở tỉnh Tuyên Quang.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu áp dụng các phƣơng pháp tiếp cận bao gồm: Tiếp cận có sự tham
gia; Tiếp cận thể chế; Tiếp cận theo quy mô sản xuất; Tiếp cận theo quan điểm phát
triển; Tiếp cận theo chuỗi giá trị sản phẩm.
Nghiên cứu sử dụng các phƣơng pháp thu thập thông tin nhƣ khảo sát bằng
bảng hỏi, thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu các tác nhân liên quan đến sản xuất và tiêu thụ
cam của tỉnh. Nghiên cứu tiến hành điều tra tổng số 330 phiếu khảo sát, bao gồm: 150
hộ sản xuất cam; 30 cơ sở cung cấp vật tƣ cho sản xuất cam; 45 cơ sở thu mua, tiêu thụ
cam; 15 cán bộ địa phƣơng và nhà khoa học; 90 ngƣời tiêu dùng cam.
Các phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng bao gồm: Phƣơng pháp thống kê;
Phƣơng pháp hạch toán kinh tế; Phƣơng pháp phân tích hồi quy đa biến; Phƣơng pháp
phân tích SWOT. Các số liệu đƣợc nhập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel,
phân tích mô hình kinh tế lƣợng hồi quy đa biến bằng phần mềm SPSS 22.0.
Kết quả chính và kết luận
Luận án hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận về phát triển
sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa, đƣa ra đƣợc khung lý thuyết, làm rõ nội dung cơ
bản của phạm trù phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa làm cơ sở nghiên cứu
thúc đẩy phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang.
Phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang tăng trƣởng
nhanh chóng cả về diện tích, năng suất, sản lƣợng, giá trị sản xuất hàng hóa qua các
năm. Đã có những chính sách quy hoạch và hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với sản xuất và
tiêu thụ cam của tỉnh, nhƣng quá trình phát triển vùng sản xuất cam hàng hóa còn gặp
xi
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
nhiều khó khăn, thách thức nhƣ: Các chính sách chƣa đồng bộ và hiệu quả; Công tác
quy hoạch chƣa chặt chẽ và ổn định, tình trạng diện tích cam ngoài vùng quy hoạch
không ngừng gia tăng; Cơ sở hạ tầng và cung ứng vật tƣ chƣa đáp ứng yêu cầu sản
xuất; Chất lƣợng cây cam giống còn kém; Trang thiết bị, dụng cụ dùng cho sản xuất còn
thô sơ; Việc chăm sóc cây cam, phòng trừ sâu bệnh hại chƣa đúng quy trình và chƣa
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững; Chƣa có nhà máy bảo quản và chế biến cam; Chất
lƣợng nguồn nhân lực tham gia phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa còn thấp;
Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cam còn đơn giản và chƣa phát triển; Cam đã có
thƣơng hiệu nhƣng thị trƣờng tiêu thụ còn khó khăn; Sản xuất cam đạt hiệu quả kinh tế
cao và gia tăng với tốc độ nhanh nhƣng còn nhiều rủi ro, bất ổn.
Nghiên cứu đã xác định và phân tích ảnh hƣởng của các nhóm yếu tố: Nhóm
yếu tố nguồn lực phục vụ sản xuất nhƣ điều kiện tự nhiên, điều kiện sản xuất của hộ
trồng cam, trình độ, kinh nghiệm của chủ hộ, quy mô sản xuất, nguồn vốn đầu tƣ;
Nhóm yếu tố thuộc quy trình, kỹ thuật sản xuất cam hàng hóa nhƣ kỹ thuật chăm sóc
vƣờn cam, mô hình sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP, phòng trừ sâu bệnh hại;
Nhóm yếu tố thuộc về tổ chức và liên kết nhƣ quy hoạch vùng sản xuất cam hàng hóa,
liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; Nhóm yếu tố thuộc về thị trƣờng tiêu thụ
sản phẩm nhƣ thời điểm tiêu thụ cam, phƣơng thức tiêu thụ và cầu của ngƣời tiêu
dùng. Ngoài ra, mô hình kinh tế lƣợng cũng chỉ ra một số yếu tố có ảnh hƣởng tích cực,
nếu gia tăng các yếu tố này sẽ làm tăng doanh thu bán cam hàng hóa của hộ trồng cam
nhƣ: kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ, số lần tập huấn, chính sách quy hoạch, vốn vay,
mô hình sản xuất cam VietGAP, chi phí sản xuất và phƣơng thức tiêu thụ sản phẩm.
Dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm phát
triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang, bao gồm: (i) Hoàn thiện một
số cơ chế chính sách và quy hoạch; (ii) Phát triển cơ sở hạ tầng và hệ thống cung ứng vật tƣ
cho vùng sản xuất; (iii) Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật; (iv) Tăng cƣờng liên kết,
phát triển chuỗi giá trị sản phẩm; (v) Phát triển nguồn nhân lực tham gia sản xuất và tiêu thụ
cam; (vi) Đẩy mạnh đầu tƣ cho thu hoạch, bảo quản, chế biến cam;
(vii) Giữ vững thƣơng hiệu “ Cam sành Hàm Yên” và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản
phẩm; (viii) Nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cam hàng hóa của hộ.
xii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Tran Thi Dien
Thesis title: The solutions for development of orange production as commodity
orientation in Tuyen Quang province.
Major: Agricultural Economics Code: 9.62.01.15
Educational organization:Vietnam National University of Agriculture
Research objectives
To evaluate the current situation of orange production, analyze the factors
affecting to this production situation and to propose some major solutions for
development of orange production ascommodity orientation in Tuyen Quang province.
Materials and Methods
Approach method: (i) Participatory approach; (ii) Institutional approach; (iii)
Scale-based approach; (iv) Development based approach; (v) Value chain based
approach.
Primary data was collected through household survey, group discussions, in-
depth interviews with the stakeholders regarding the production and consumption of
orange at the provincal, district, and commune level. They are planters (150); Input
providers (30); Collectors (45); Local officials, scientists (15); Final consumers (90).
Method of data analysis: Collected data was processed by using Microsoft Excel
and SPSS 22.0 software. Data analysis: (i) Statistical methods; (ii) Economic accounting
method; (iii) Multivariate regression analysis; and (iv) SWOT analysis.
Main findings and conclusions
The thesis has systematized and improved theoretical issues of development of
orange production as commodity orientation. The study has proposed a theoretical
framework and clarified the basic content of development of orange production as
commodity orientation as well. These contributions are basis theories for promoting
orange production as commodity orientation in Tuyen Quang province.
The development of orange production as commodity orientation in Tuyen
Quang province has grown rapidly in terms of area, productivity, output and gross
output over the years. Even though there have been policies of government regarding
planning and support for the production and marketing, the development of orange
xiii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
cultivation area has faced many difficulties and challenges: (i) The implemented
policies have not been synchronous and ineffective; (ii) Planning task is not close and
unstable; (iii) The area of orange farming outside the planned area is constantly
increasing; (iv) Infrastructure and input supply have not met production requirements;
(v) The quality of orange seedlings is still poor; (vi) Equipments used for production are
still rudimentary; (vii) The pest control is not in accordance with technical process and
does not meet the requirements of sustainable development; (viii)There is no activity to
preserve and process oranges; (ix)The quality of labors involved in orange production is
still low; (x) The linkages in production and marketing of oranges are simple and
undeveloped; (xi) Although the orange fruits have a good brand, it is difficult to sell
products; (xii) There are many risks and uncertainties in orange production .
There is a range of factors affecting the development of orange production in
Tuyen Quang province, including: (i) Natural condition; (ii) Demographic
characteristics of household head (education, experience, age); (iii) Production scale;
(iv) Financial captital; (v) Technical factors (VietGAP, pest control, harvesting time);
(vi) Linkage in production and consumption; (vii) Market and consumption. In addition,
econometric models also show some positive influences such as production experience
of grower, training times, planning policies, loans, VietGAP models, cost, output price,
and product consumption forms. If these factors increase, the total value of orange
producers will increase.
Based on the research findings, the thesis proposed solutions for development of
orange production as commodity orientation in Tuyen Quang province as follows: (i)
Completing a number of policy mechanisms and planning; (ii) Developing infrastructure
and input supply system for orange production; (iii) Promoting applying technical
advances in production and consumption; (iv) Strengthening linkages among
stakeholders in the product value chain; (v) Developing human resources involved in
the oranges production and marketing; (vi) Improving investment for orange harvesting,
preserving, and processing; (vii) Maintaining the brand of “Ham Yen Orange” and
expanding the consumption market; (viii) Improving the economic efficiency of orange
growers.
xiv
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đối với mỗi quốc gia, sản xuất hàng hoá luôn giữ vị trí quan trọng, vì vậy
giải pháp phát triển sản xuất hàng hóa luôn là mối quan tâm của mọi quốc gia,
lãnh thổ, ngành sản xuất. Trong khi lý luận về phát triển sản xuất đƣợc đề cập
khá rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế nhƣ FAO (1990), Gunnar (1989),
Dudley (1997), Patrick et al., (2011), Tomislav (2018), lý luận về giải pháp phát
triển sản xuất một ngành nông nghiệp cụ thể theo hƣớng hàng hóa còn thiếu
vắng. Các nghiên cứu về phát triển sản xuất thƣờng đƣợc tiếp cận theo hƣớng
gia tăng về số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm, rất ít nghiên cứu lý luận tiếp cận
giải pháp phát triển sản xuất theo hƣớng hàng hóa cho một nông sản cụ thể.
Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp có xuất phát điểm thấp với 64,9 % dân
số sống ở nông thôn và 43,3 % lao động nông nghiệp (Tổng cục Thống kê, 2017),
nhƣng có những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cho phép nƣớc ta phát triển một
nền nông nghiệp nhiệt đới, nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa. Trong
những năm qua, Việt Nam cũng đã có những định hƣớng và giải pháp phát triển nền
sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa nhằm tạo ra nhiều nông sản có giá trị
đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nƣớc và xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế. Văn kiện Đại hội XII của Đảng ta đã chỉ ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát
triển nông nghiệp, nông thôn là xây dựng nền nông nghiệp theo hƣớng sản xuất
hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để sản
phẩm nông nghiệp Việt Nam có đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng khu vực và quốc
tế (Văn phòng TW Đảng, 2016). Sản xuất nông sản hàng hóa nhằm mục tiêu khai
thác tiềm năng, lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, giải quyết việc làm, tăng thu
nhập, cải thiện đời sống cho nông dân, hƣớng đến xuất khẩu để tạo nguồn thu ngoại
tệ cho phát triển nền kinh tế đất nƣớc (Chính phủ, 2012). Tuy nhiên, sản xuất nông
sản hàng hóa ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn: sản xuất mang tính tự phát, quy
mô diện tích đất sản xuất nông nghiệp manh mún, chƣa có sự kết hợp hiệu quả giữa
nông dân và doanh nghiệp trong chế biến và tiêu thụ. Sản lƣợng nông sản hàng hóa
không nhiều. Cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ sản xuất và chế biến, trình
độ tổ chức quản lý, kinh nghiệm thƣờng trƣờng còn nhiều hạn chế (Văn phòng TW
Đảng, 2016). Vì vậy,
1
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết để có thể phát triển một nền nông
nghiệp sản xuất hàng hóa ở Việt Nam. Chỉ có phát triển nền nông nghiệp hàng
hóa có hiệu quả, đạt năng suất cao, chất lƣợng tốt, chủng loại hàng hóa phong
phú, khai thác đƣợc lợi thế cạnh tranh của vùng miền thì mới cải thiện đƣợc đời
sống của dân cƣ nông thôn.
Cây cam thuộc họ cam Rutaseae, họ phụ cam Aurantiodeae, chi Citrus, có
nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam Á (Đƣờng Hồng Dật,
2003). Cam là một trong những loại trái cây có giá trị dinh dƣỡng cao, rất có lợi
cho sức khỏe. Ngoài công dụng phổ biến là một loại thực phẩm, nƣớc giải khát,
cam còn đƣợc dùng là nguyên liệu chế biến trong ngành dƣợc phẩm, hóa mỹ
phẩm (Walter, 1989). Đối với nƣớc ta, cam là cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, là
loại cây trồng có vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt cũng nhƣ phát triển
kinh tế và văn hóa con ngƣời (Vũ Mạnh Hải, 2000). Việc phát triển sản xuất cam
theo hƣớng hàng hóa sẽ đƣa giá trị của ngành nông nghiệp tăng lên, đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao về sản phẩm quả tƣơi có chất lƣợng đối với ngƣời tiêu dùng.
Việc chuyển đổi diện tích một số cây trồng khác có năng suất, chất lƣợng thấp
sang trồng cam sẽ tạo những vùng chuyên môn hóa sản xuất cam hàng hóa, tạo
điều kiện để thực hiện đồng bộ các giải pháp về sản xuất, thu hoạch, chế biến,
bảo quản và tiêu thụ, có nhƣ vậy mới gia tăng đƣợc giá trị của quả cam, mang lại
thu nhập cao và ổn định cho ngƣời nông dân vùng trồng cam, thúc đẩy phát triển
sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa.
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, có nền kinh tế
nông - lâm nghiệp chiếm ƣu thế. Tỉnh có các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
thuận lợi và thích hợp cho việc phát triển sản xuất một số nông sản theo hƣớng sản
xuất hàng hóa, đặc biệt là cây cam. Cam là loại cây ăn quả đƣợc trồng từ nhiều đời
nay và là một trong những loại cây trồng thế mạnh của tỉnh, có giá trị kinh tế cao,
mang lại nguồn thu nhập cao cho ngƣời dân, giúp xóa đói giảm nghèo, giải quyết
việc làm cho lao động nông thôn (Hoàng Thanh Vân, 2015). Đến năm 2017, diện
tích cam của toàn tỉnh đạt 8.331 ha trong đó diện tích cam sành chiếm 96%, với hơn
4 nghìn hộ trồng cam. Diện tích cam cho thu hoạch là 4.926 ha, năng suất bình quân
đạt 13,7 tấn/ha, sản lƣợng đạt 67.486 tấn, trị giá đạt trên 630 tỷ đồng, diện tích cam
trồng mới chƣa cho thu hoạch là 3.400 ha (Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang, 2018).
Tỉnh Tuyên Quang đã triển khai thực hiện một số giải pháp phát triển sản xuất cam
theo hƣớng hàng hóa nhƣ: Chính sách và quy hoạch phát triển vùng sản xuất cam
2
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
tập trung; Hỗ trợ sản xuất hàng hóa; Xây dựng Đề án phát triển vùng sản xuất cam
tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2014-2020; Triển khai thực hiện một số dự án nhƣ: Cải
tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng phát triển vùng trồng cam sành Hàm Yên; Phát triển
chuỗi giá trị cam Hàm Yên; Xây dựng chợ đầu mối cam sành tại huyện Hàm Yên;
Quy hoạch sử dụng đất trồng cam đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030. Tuy
nhiên, các giải pháp đã triển khai chƣa đầy đủ và đồng bộ, cần thiết phải bổ sung,
hoàn thiện. Các hoạt động hỗ trợ của Đề án phát triển vùng sản xuất cam tập trung
của tỉnh chủ yếu tập trung vào khâu sản xuất, chƣa chú ý đến việc đầu tƣ cho chế
biến và xuất khẩu cam; Công tác quy hoạch chƣa ổn định, chƣa bền vững và có sự
thay đổi liên tục theo sự phát triển “nóng“ và tự phát của ngƣời dân địa phƣơng;
Việc quản lý quy hoạch chƣa chặt chẽ dẫn đến tính trạng ngƣời dân ồ ạt mở rộng
diện tích trồng cam ngoài vùng quy hoạch, gây nguy cơ bất ổn về sản lƣợng, giá bán
và chất lƣợng cam. Quá trình phát triển sản xuất cam của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế
về giống, kỹ thuật sản xuất, chất lƣợng sản phẩm, sản lƣợng hàng hóa, cơ sở vật
chất, kỹ thuật thu hoạch, bảo quản, chế biến, thƣơng hiệu sản phẩm và thị trƣờng
tiêu thụ (UBND tỉnh Tuyên Quang, 2015). Hoạt động sản xuất cam của nông hộ chủ
yếu mang tính tự phát và thủ công, chƣa sản xuất theo hƣớng hàng hóa đáp ứng nhu
cầu của thị trƣờng. Việc quản lý về tiêu chuẩn chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực
phẩm chƣa đƣợc chặt chẽ. Sản phẩm thu hoạch chủ yếu bán trôi nổi trên thị trƣờng
trong nƣớc, giá bán thấp. Sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa hộ
trồng cam và doanh nghiệp chƣa đƣợc xúc tiến nên sản phẩm chƣa thể xuất khẩu.
Tình trạng “đƣợc mùa, mất giá” vẫn diễn ra thƣờng xuyên. Quả cam sau khi thu hái
phải bán ngay, tỉ lệ sản phẩm bị thối, hỏng lớn. Việc tiêu thụ sản phẩm mang tính
thời vụ cao (UBND tỉnh Tuyên Quang, 2018).
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, một số câu hỏi nghiên cứu trong phát triển
sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh đang đƣợc đặt ra: Thực trạng giải pháp
phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay ra
sao? Những yếu tố nào ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng
hóa ở tỉnh Tuyên Quang? Đâu là giải pháp để phát triển sản xuất cam theo hƣớng
hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới? Tổng quan các công trình
nghiên cứu có liên quan chƣa thấy có nghiên cứu nào giải quyết đầy đủ các vấn
đề trên, rất cần các nghiên cứu nhằm đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển sản
xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang.
3
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài luận án là đánh giá thực trạng giải pháp và phân
tích các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở
tỉnh Tuyên Quang, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy phát
triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp phát
triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa.
(2) Đánh giá thực trạng thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất cam
theo hƣớng hàng hóa trên địa bàn tỉnhTuyên Quang.
(3) Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất cam theo
hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang.
(4) Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất cam
theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn
trong phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang. Đối
tƣợng khảo sát là các tác nhân liên quan đến sản xuất và tiêu thụ cam của tỉnh
Tuyên Quang, bao gồm: Nhà cung cấp đầu vào cho sản xuất; Hộ trồng cam;
Trung gian thu mua, bảo quản và tiêu thụ cam; Cơ quan quản lý nhà nƣớc; Các
chuyên gia, nhà khoa học; Ngƣời tiêu dùng cam.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về chủ trƣơng,
chính sách; Quy hoạch và quản lý quy hoạch; Cơ sở hạ tầng; khoa học, công
nghệ, kỹ thuật; Nguồn nhân lực; Thƣơng hiệu và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm.
Đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất cam theo
hƣớng hàng hóa, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm phát triển sản xuất
cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang.
* Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, trong
đó tập trung nghiên cứu tại 3 huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa và Yên Sơn với tiêu
chí là các huyện có diện tích trồng cam lớn nhất của tỉnh Tuyên Quang.
4
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
* Về thời gian:
- Số liệu thứ cấp: Thu thập trong giai đoạn 2005 - 2018.
- Số liệu sơ cấp: Thu thập thông tin về tình hình sản xuất và tiêu thụ cam,
khảo sát các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cam đƣợc thực hiện trong năm 2017.
- Các giải pháp đƣợc nghiên cứu và đề xuất nhằm phát triển sản xuất cam
theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Về lý luận: Đề tài luận giải và phát triển lý luận về sản xuất cam theo
hƣớng hàng hóa trên các khía cạnh: Khái niệm, bản chất phát triển sản xuất cam
theo hƣớng hàng hóa; Vai trò và yêu cầu của phát triển sản xuất cam theo hƣớng
hàng hóa; Các tác nhân tham gia phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa;
Nội dung nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa.
Nghiên cứu phát hiện các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất cam theo
hƣớng hàng hóa mà các nghiên cứu trƣớc đây chƣa làm rõ; Nghiên cứu vận
dụng các phƣơng pháp và đề xuất khung phân tích lý thuyết phù hợp làm cơ sở
cho các nghiên cứu có liên quan.
Về thực tiễn: Đề tài đã tổng kết đƣợc những bài học kinh nghiệm thực tiễn
về phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa. Đề tài cũng đã đánh giá thực
trạng giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang
theo các nội dung: Chủ trƣơng, chính sách; Quy hoạch và quản lý quy hoạch;
Đầu tƣ cơ sở hạ tầng; Ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật; Phát triển nguồn
nhân lực; Phát triển thƣơng hiệu và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm; Đánh giá kết
quả và hiệu quả phát triển sản xuất cam hàng hóa. Cùng với đó, đề tài đã làm rõ
tác động của các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng
hóa ở tỉnh Tuyên Quang. Đã đánh giá đƣợc những thuận lợi, khó khăn trong phát
triển sản xuất cam và đề xuất đƣợc hệ thống giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy
phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang trong những
năm tiếp theo.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Ýnghĩa khoa học: Đề tài đã hệ thống hóa, vận dụng và bổ sung vào lý
luận kinh tế nông nghiệp các khái niệm, phƣơng pháp và nội dung về giải pháp
phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa. Đề tài cung cấp nguồn tham khảo
hữu ích cho các nhà nghiên cứu phát triển nông nghiệp trong nƣớc và quốc tế.
Những kết quả nghiên cứu của đề tài là sự bổ sung thêm tài liệu về phát triển
5
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
nông nghiệp nói chung và ngành cam nói riêng, là tài liệu tham khảo phục vụ
giảng dạy, nghiên cứu và học tập cho chuyên ngành kinh tế nông nghiệp của các
học viện, trƣờng đại học.
Ýnghĩa thực tiễn: Đề tài là nghiên cứu đầu tiên về đánh giá thực trạng
sản xuất cam và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất cam theo
hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang, có sự kết hợp nhiều phƣơng pháp nghiên
cứu phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu, phù hợp với điều kiện và đặc
điểm tình hình sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang. Đề tài đã
luận giải nguyên nhân thực trạng và đề ra các giải pháp phát triển sản xuất cam
theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang. Đề tài cung cấp những căn cứ khoa
học để Ủy ban nhân dân và các sở, ban, ngành của tỉnh Tuyên Quang hoạch định
chính sách phát triển vùng sản xuất cam tập trung của Tỉnh.
6
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT CAM THEO HƢỚNG HÀNG HÓA
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM THEO
HƢỚNG HÀNG HÓA
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về phát triển sản xuất nông sản hàng hóa
2.1.1.1. Khái niệm phát triển sản xuất
* Khái niệm về phát triển
Phát triển đƣợc định nghĩa khái quát trong Từ điển Oxford là: “Sự gia
tăng dần của một sự vật theo hƣớng tiến bộ hơn, mạnh hơn...” (Oxford
University Press, 2015). Trong Từ điển Bách khoa của Việt Nam định nghĩa:
“Phát triển là một phạm trù của triết học, là quá trình vận động tiến lên từ thấp
đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một
sự vật” (NXB Từ điển Bách khoa, 2005). Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần
dần, vừa nhảy vọt để đƣa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Sự phát triển
là kết quả của quá trình thay đổi dần về lƣợng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá
trình diễn ra theo đƣờng xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dƣờng nhƣ sự
vật ban đầu nhƣng ở mức (cấp độ) cao hơn.
Raaman (1995) cho rằng: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm
tăng trƣởng mức sống con ngƣời và phân phối công bằng những thành quả tăng
trƣởng trong xã hội”.
Nhà kinh tế học Dudley (1977) cho rằng ít nhất phải bổ sung thêm ba đòi hỏi
bắt buộc vào khái niệm phát triển, đó là (i) Giảm đói nghèo và suy dinh dƣỡng;
(ii) Giảm bất bình đẳng thu nhập; (iii) Cải thiện điều kiện việc làm.
Còn Gunnar Myrdal, nhà kinh tế đƣợc trao giải Nobel về kinh tế năm
1974, lại cho rằng có một số nhóm các “giá trị phát triển” nhƣ tăng trƣởng kinh
tế, tăng mức sống, giảm bất bình đẳng xã hội và kinh tế, độc lập, đoàn kết dân
tộc, dân chủ hóa chính trị, những thay đổi tích cực về cấu trúc gia đình, văn hóa
của các xã hội nông nghiệp, công nghiệp hóa và bảo vệ môi trƣờng (Gunnar,
1989).
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về sự phát triển, nhƣng nhìn chung các
ý kiến đều cho rằng: Phát triển là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù
về hệ thống giá trị trong cuộc sống con ngƣời. Mục tiêu chung của phát triển là
nâng cao quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và quyền tự do của
7
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
ngƣời dân, làm cho cuộc sống của mỗi con ngƣời tốt đẹp hơn. Phát triển nhằm
thoả mãn những nhu cầu hiện tại mà không phƣơng hại đến khả năng đáp ứng
nhu cầu trong tƣơng lai. Về kinh tế, đó là sự tăng trƣởng, hiệu quả và ổn định;
Về xã hội là việc giảm đói nghèo, xây dựng thể chế, bảo tồn di sản và văn hoá
dân tộc; Về mặt môi trƣờng đó là đa dạng sinh học và thích nghi, bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên và ngăn chặn ô nhiễm môi trƣờng.
* Khái niệm về sản xuất
Theo Ph. Ăngghen: “điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài ngƣời với xã
hội loài vật là ở chỗ: loài vật may lắm chỉ hái lƣợm, trong khi con ngƣời lại sản
xuất” (NXB Chính trị quốc gia, 1993). Sản xuất vật chất là một loại hình hoạt động
thực tiễn với mục đích cải biến các đối tƣợng của giới tự nhiên theo nhu cầu tồn tại,
phát triển của con ngƣời và xã hội. Sản xuất vật chất giữ vai trò quyết định đối với
sự tồn tại và phát triển của xã hội, là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển
những mối quan hệ xã hội của con ngƣời; nó là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và
phát triển của xã hội loài ngƣời. Để tiến hành sản xuất vật chất con ngƣời phải có
quan hệ với tự nhiên và quan hệ với nhau, trên cơ sở những quan hệ sản xuất này mà
phát sinh các quan hệ khác nhƣ: chính trị, đạo đức, pháp luật (NXB Chính trị quốc
gia, 1993). Vì vậy, trong quá trình sản xuất vật chất con ngƣời không những làm
biến đổi tự nhiên, biến đổi xã hội đồng thời làm biến đổi cả bản thân mình.
Qua đó có thể hiểu, sản xuất là quá trình biến đổi những yếu tố đầu vào thành
sản phẩm đầu ra. Mục đích của quá trình chuyển hoá này là tạo ra các sản phẩm,
dịch vụ để cung cấp cho nhu cầu xã hội. Đầu vào của quá trình sản xuất bao gồm các
nguồn lực: đất đai, lao động, vốn, kĩ thuật, nguyên vật liệu, năng lƣợng, thông tin….
Đầu ra của quá trình sản xuất là các sản phẩm, dịch vụ và những tác
động ảnh hƣởng đến môi trƣờng. Sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu
trong các hoạt động kinh tế của con ngƣời. Sự phát triển của sản xuất vật chất
quyết định sự biến đổi, phát triển của toàn bộ đời sống xã hội. Sự vận động, phát
triển của xã hội có nguyên nhân từ sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Việt
Nam đang từng bƣớc phát triển nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà
nƣớc, theo định hƣớng XHCN, việc phát triển sản xuất phải theo phƣơng thức
sản xuất cho thị trƣờng. Trong phát triển sản xuất hàng hóa, ngƣời sản xuất phải
trả lời ba câu hỏi cơ bản: Sản xuất cái gì? Sản xuất nhƣ thế nào? Sản xuất cho ai?
* Phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất đƣợc nhìn nhận dƣới hai góc độ: Thứ nhất, là quá trình
8
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
tăng quy mô về số lƣợng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; Thứ hai, là quá trình nâng
cao chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Cả hai quá trình này đều nhằm phục
vụ cho đời sống con ngƣời. Phát triển sản xuất là yêu cầu tất yếu trong quá trình
tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới. Phát triển sản xuất càng có
vai trò quan trọng hơn khi nhu cầu của con ngƣời về sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ ngày càng tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng. Phát triển sản xuất sẽ làm gia
tăng nhiều hơn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ về số lƣợng, phong phú hơn về
chủng loại và chất lƣợng, phù hợp hơn về cơ cấu và phân bố của cải. Phát triển
sản xuất bên cạnh tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời, còn bao gồm các khía
cạnh khác nhƣ nâng cao phúc lợi cho ngƣời dân, nâng cao tiêu chuẩn sống, bao
gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khoẻ và bảo vệ môi trƣờng.
Từ những khái niệm về phát triển và sản xuất trên, ta có thể khái quát:
Phát triển sản xuất là quá trình nâng cao khả năng tác động của con người vào
đối tượng sản xuất để gia tăng số lượng và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người cả ở hiện tại và tương
lai. Mục tiêu của phát triển sản xuất là mang lại lợi ích nhiều hơn cho con người
cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
2.1.1.2. Khái niệm về sản xuất nông sản hàng
hóa * Nông sản hàng hóa
Nông sản là những sản phẩm của nông nghiệp nhƣ thóc, gạo, bông,
gai…. Theo sự phân chia có tính chất tƣơng đối của Việt Nam, nông nghiệp
thƣờng đƣợc hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi),
thuỷ sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp. Theo Hiệp định Nông nghiệp của Tổ chức
thƣơng mại thế giới (WTO), nông sản bao gồm một phạm vi khá rộng các loại hàng
hoá có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp nhƣ các sản phẩm nông nghiệp cơ bản
nhƣ lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau
quả tƣơi…; Các sản phẩm phái sinh nhƣ bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt…; Các sản phẩm
đƣợc chế biến từ sản phẩm nông nghiệp nhƣ bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích,
nƣớc ngọt, rƣợu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô…
Trong kinh tế chính trị Marx-Lenin, hàng hóa đƣợc định nghĩa là sản
phẩm của lao động thông qua trao đổi, mua bán. Karl Marx định nghĩa: hàng hóa
trƣớc hết là đồ vật mang hình dạng có khả năng thỏa mãn nhu cầu con ngƣời
nhờ vào các tính chất của nó. Để đồ vật trở thành hàng hóa cần phải có: Tính ích
dụng đối với ngƣời dùng; Giá trị (kinh tế) nghĩa là đƣợc chi phí bởi lao động; Sự
9
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
hạn chế để đạt đƣợc nó, nghĩa là độ khan hiếm (NXB Chính trị quốc gia, 1993).
Hàng hóa là sản phẩm của quá trình sản xuất, với mục đích để mang ra thị
trƣờng tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu và sự thỏa dụng của ngƣời tiêu dùng
(Đỗ Đức Bình và cs., 2012). Ngƣời sản xuất muốn thu đƣợc giá trị của hàng hóa
thông qua việc tiêu thụ thì phải quan tâm đến giá trị sử dụng của hàng hóa đối
với ngƣời tiêu dùng (biểu hiện ở độ thỏa dụng của ngƣời tiêu dùng về chất
lƣợng, hình thức, mẫu mã, tác dụng, lợi ích và sự tiện dụng khi tiêu dùng hàng
hóa). Ngƣợc lại, ngƣời tiêu dùng muốn đạt đƣợc nhu cầu, mong muốn thì phải
trả cho ngƣời sản xuất một giá trị (giá cả) của hàng hóa để bù đắp những chi phí
cho quá trình sản xuất và lợi ích mà ngƣời sản xuất đƣợc hƣởng (lợi nhuận).
Nông sản hàng hóa là phần nông sản do các đơn vị sản xuất thuộc mọi
thành phần kinh tế trong nông nghiệp bán ra thị trƣờng trong nƣớc hay xuất
khẩu, bao gồm cả phần bán cho các công ty quốc doanh, hợp tác xã, ngƣời tiêu
dùng, ngoài phần tiêu dùng trực tiếp của ngƣời sản xuất nông nghiệp và gia đình
họ (Nguyễn Văn Ngọc, 2006).
* Sản xuất nông sản hàng hóa
Sản xuất nông sản hàng hóa là quá trình sản xuất ra nông sản để trao đổi, để
bán, chứ không phải để tiêu dùng bởi chính ngƣời sản xuất nông sản đó. Sản xuất
nông sản hàng hóa ở nông hộ là quá trình nông hộ lựa chọn nông sản sản xuất, sử
dụng các nguồn lực, ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ để tạo ra khối
lƣợng nông sản lớn, có chất lƣợng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng. Sản
xuất nông sản hàng hóa có những đặc trƣng và ƣu thế sau (David et al., 1994): Do
mục đích của sản xuất hàng hóa là để đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của ngƣời tiêu
dùng, của thị trƣờng nên sự gia tăng không hạn chế của tiêu dùng, của thị trƣờng là
động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển sản xuất; Cạnh tranh ngày càng gay gắt nên
buộc ngƣời sản xuất nông sản hàng hóa phải năng động trong sản xuất kinh doanh,
phải thƣờng xuyên cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, khai thác và sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực sản xuất, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng năng
suất, sản lƣợng và nâng cao chất lƣợng sản phẩm, thúc đẩy tiêu thụ và gia tăng lợi
nhuận. Chính vì lẽ đó mà thúc đẩy sản xuất nông sản hàng hóa ngày càng phát triển
mạnh mẽ; Sự phát triển của nền kinh tế mở làm cho giao lƣu kinh tế, văn hóa giữa
các địa phƣơng trong nƣớc và quốc tế ngày càng phát triển. Quá trình lƣu thông
hàng hóa, tiền tệ ngày càng linh hoạt, thúc đẩy các hoạt động trao đổi thƣơng mại tự
do, mở rộng thị trƣờng, phát triển các quy trình công nghệ trong bảo quản, chế biến,
vận chuyển và phân phối
10
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
nông sản hàng hóa làm cho mọi khâu trong hoạt động sản xuất nông sản hàng
hóa ngày càng phát triển.
Để biểu thị sự phát triển của sản xuất nông sản hàng hóa, ngƣời ta thƣờng
dùng mức tăng của sản phẩm nông sản hàng hóa của năm so với năm gốc hoặc
mức tăng của giá trị nông sản hàng hoá hay tỷ suất nông sản hàng hoá trong một
thời gian nhất định.
Nhƣ vậy, sản xuất nông sản hàng hóa là quá trình sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực sản xuất để tạo ra nông sản có khối lượng lớn, chất lượng cao
nhằm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, mở rộng thị trường tiêu thụ
trong nước và xuất khẩu.
2.1.1.3. Giải pháp phát triển sản xuất nông sản hàng hóa
Giải pháp là cách thức, phƣơng thức hay phƣơng pháp hành động của con
ngƣời nhằm đạt đƣợc mục đích nhất định đã đƣợc đặt ra dựa trên cơ sở thực tiễn
và mục tiêu đã định sẵn trong tƣơng lai (Nguyễn Văn Ngọc, 2006). Trong nghiên
cứu phát triển sản xuất nông sản theo hƣớng hàng hóa đặt ra rất nhiều những khó
khăn, thách thức cần giải quyết. Với mục tiêu nhằm tăng lợi ích của ngƣời sản
xuất và ngƣời tiêu dùng nông sản hàng hóa, các giải pháp hƣớng tới việc tăng
quy mô về số lƣợng, đảm bảo hơn về chất lƣợng nông sản hàng hóa đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của con ngƣời đòi hỏi cần có những phƣơng pháp, cách thức
hành động phù hợp và mang tính khoa học là yêu cầu tất yếu.
Giải pháp phát triển sản xuất nông sản hàng hóa của một vùng sản xuất,
một địa phƣơng cụ thể phải dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm, lợi thế cũng nhƣ mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và
môi trƣờng của vùng, địa phƣơng đó.
Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc phát triển
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phải đƣợc nhận định rõ để làm cơ sở đƣa ra những
giải pháp cụ thể. Cơ sở đề xuất các giải pháp phải dựa trên phân tích các yếu tố
tác động đến hiệu quả thực hiện các giải pháp. Theo Đỗ Kim Chung và Phạm
Vân Đình (1997), có 5 nhóm yếu tố tác động đến hiệu quả thực hiện các giải
pháp phát triển sản xuất nông sản hàng hóa, bao gồm: Nhóm yếu tố liên quan đến
các chủ trƣơng, chính sách; Nhóm yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trƣờng;
Nhóm yếu tố liên quan đến ngƣời hoạch định chính sách và đƣa ra giải pháp;
Nhóm yếu tố liên quan đến những ngƣời thực hiện giải pháp; Nhóm yếu tố liên
quan đến khoa học kỹ thuật. Ngoài ra còn một số yếu tố khác nhƣ phong tục, tập
11
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
quán, trình độ dân trí... các yếu tố trên đều có ảnh hƣởng nhất định đến việc
hoạch định các giải pháp và đặc biệt là quá trình thực hiện giải pháp phát triển
sản xuất nông sản hàng hóa.
Đối với thị trƣờng quả tƣơi thì ngƣời tiêu dùng ngày càng quan tâm đến
chất lƣợng sản phẩm, đặc biệt là chất lƣợng an toàn thực phẩm thông qua các chỉ
tiêu về dƣ lƣợng thuốc trừ sâu, thuốc BVTV, dƣ lƣợng kháng sinh trong thực
phẩm. Trong sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa cần thực hiện theo đúng các
quy trình, công nghệ sản xuất thân thiện với môi trƣờng, để sản xuất ra các sản
phẩm có chất lƣợng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm vì lợi ích chung của ngƣời
sản xuất và ngƣời tiêu dùng. Để giải quyết đƣợc những vấn đề nêu trên, các giải
pháp phát triển sản xuất nông sản hàng hóa cần gắn liền với các mục tiêu: Kinh
tế tăng trƣởng ổn định; Sản xuất phải giữ vững và cải thiện môi trƣờng sinh thái;
Hiệu quả kinh tế gắn liền với hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trƣờng.
Tổng quan các vấn đề nghiên cứu, tác giả nhận định: Giải pháp phát triển
sản xuất nông sản hàng hóa là cách thức khai thác tiềm năng, lợi thế, giải quyết
những khó khăn, thách thức nhằm hướng đến mục tiêu cải thiện hiệu quả làm
việc và nâng cao lợi ích cho từng tác nhân tham gia chuỗi giá trị nông sản hàng
hóa, đảm bảo hiệu quả kinh tế gắn với hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
Cơ sở đề ra giải pháp phải dựa trên thực trạng sản xuất và tiêu thụ nông sản
hàng hóa, cơ hội và thách thức cũng như mục tiêu và định hướng phát triển sản
xuất nông sản theo hướng hàng hóa.
2.1.2. Bản chất, vai trò và yêu cầu của giải pháp phát triển sản xuất cam
theo hƣớng hàng hóa
Quả cam là loại nông sản đƣợc sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên
liệu cho ngành công nghiệp chế biến và nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của đời sống
xã hội. Phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa gắn với bản chất, vai trò và
yêu cầu của phát triển sản xuất nông sản hàng hóa.
2.1.2.1. Bản chất của phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa
Ngoài mục đích nhằm tăng thu nhập cho nông hộ, sản xuất nông sản hàng
hóa còn hƣớng đến mục tiêu mang lại lợi ích, bảo vệ sức khỏe ngƣời tiêu dùng,
bảo vệ môi trƣờng và giữ gìn hệ sinh thái (Davies et al., 1994). Phát triển sản
xuất cam theo hƣớng hàng hóa phải kiến tạo một hệ thống bền vững về kinh tế,
xã hội, môi trƣờng:
12
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
Về kinh tế, hoạt động sản xuất cam phải đạt hiệu quả cao, tạo ra đƣợc khối
lƣợng sản phẩm lớn với chất lƣợng tốt, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong
nƣớc và xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm.
Về xã hội, phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa phải đảm bảo cho
ngƣời dân vùng trồng cam có đủ việc làm, tăng thu nhập, mức sống ngày càng
đƣợc nâng cao, thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn
mới. Phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa phải đảm bảo cung cấp những
sản phẩm cam sạch, tƣơi ngon, chất lƣợng tốt, hình thức, mẫu mã đẹp, đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm, vì lợi ích và sức khỏe của ngƣời tiêu dùng.
Về môi trường, phát triển sản xuất cam hàng hóa phải khai thác có hiệu
quả các nguồn lực nhƣng không gây ô nhiễm môi trƣờng, không hủy hoại tài
nguyên thiên nhiên, giữ gìn nguồn nƣớc ngầm, không làm mất đi hệ sinh thái và
đa dạng sinh học, đảm bảo tính bền vững, đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại
nhƣng không làm phƣơng hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của tƣơng lai.
Phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa là quá trình sử dụng có hiệu
quả các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm cam có chất lƣợng cao, sản lƣợng lớn
nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng. Sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa là sản
xuất trên quy mô lớn, với những vùng sản xuất cam tập trung, khối lƣợng sản
phẩm nhiều, gắn với phát triển ngành công nghiệp bảo quản, chế biến cam, mở
rộng thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu. Phát triển sản xuất cam theo hƣớng
hàng hóa nhằm nâng cao thu nhập và mức sống cho ngƣời dân vùng trồng cam,
bảo vệ môi trƣờng sinh thái, vì lợi ích và sức khỏe cộng đồng.
2.1.2.2. Vai trò của phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa
Khi phát triển vùng trồng cam tập trung tạo ra khối lƣợng cam hàng hóa
lớn, sẽ tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp chế biến các sản
phẩm từ quả cam, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp và nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Khi công nghiệp chế biến
phát triển sẽ thu hút một bộ phận lao động nông thôn dôi dƣ trở thành công nhân
của các nhà máy chế biến, nhân viên của các doanh nghiệp kinh doanh thƣơng
mại, dịch vụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công
nghiệp, dịch vụ, thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về chuyển dịch cơ
cấu kinh tế đất nƣớc (Đỗ Kim Chung và Phạm Vân Đình, 1997). Phát triển vùng
sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa còn góp phần tạo cảnh quan, môi trƣờng sinh
thái góp phần phát triển ngành du lịch, dịch vụ trong nông nghiệp nhƣ các mô
13
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
hình tham quan, du lịch vƣờn rừng, nghỉ dƣỡng.
Việc phát triển vùng sản xuất cam hàng hóa còn thúc đẩy các hoạt động
nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất, thu
hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm, thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông
nghiệp. Khi phát triển vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung, sẽ thúc đẩy
quá trình hình thành và phát triển các doanh nghiệp tham gia vào các khâu trong
chuỗi giá trị của hàng hóa. Các dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp sẽ phát triển.
Các mối liên kết trong sản xuất nông nghiệp cũng phát triển, tạo thành một hệ
thống kinh tế bền chặt, hỗ trợ nhau, sự chuyên môn hóa ngày càng sâu rộng và
việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp ngày càng hiệu quả hơn
(Frost and Soost, 1968). Phát triển vùng sản xuất cam hàng hóa góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tạo ra sản lƣợng hàng hóa đủ lớn, có
chất lƣợng nhằm hƣớng đến xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc
tế và tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nƣớc.
Đối với những hộ trồng cam, khi quả cam trở thành sản phẩm hàng hóa,
có thƣơng hiệu, đƣợc mang đi tiêu thụ ở thị trƣờng rộng lớn trên khắp cả nƣớc
và xuất khẩu quốc tế, sẽ mang lại thu nhập cao để nâng cao đời sống, tái sản xuất
với quy mô ngày càng mở rộng. Đất đai, lao động, vốn và các nguồn lực sản xuất
khác của hộ sẽ đƣợc sử dụng có hiệu quả hơn. Các hộ sẽ có điều kiện tiếp cận
khoa học, kỹ thuật tiên tiến áp dụng vào trong sản xuất, có cơ hội tiếp cận thị
trƣờng rộng lớn, nâng cao nhận thức về sản xuất kinh doanh và kiến thức về
quản lý kinh tế thị trƣờng trong điều kiện hội nhập.
2.1.2.3. Yêu cầu của giải pháp phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa
a. Giải pháp phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa phải gắn với các giải
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây
Chỉ có nâng cao năng lực cạnh tranh, ngành trái cây mới phát triển và đáp
ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế, vƣợt qua đƣợc hàng rào kỹ
thuật của các quốc gia trong xuất khẩu, cạnh tranh với nhiều sản phẩm của nhiều
quốc gia khác. Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây đòi hỏi sự nỗ lực
của các tổ chức kinh tế trực tiếp tham gia vào sản xuất, nâng cao chất lƣợng cung
cấp các dịch vụ công của các cơ quan quản lý nhà nƣớc (Đỗ Kim Chung, 2010).
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các hàng rào thuế quan bị gỡ bỏ, các
hàng rào kỹ thuật của các nƣớc ngày càng siết chặt, thì sản xuất cam hàng hóa
cần phải cạnh tranh với các sản phẩm trái cây của các quốc gia khác ngay cả trên
14
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Từ quan niệm trên, nghiên cứu về giải pháp
phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa cần phải gắn với nghiên cứu các
giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm này, đảm bảo cho ngành
cam ngày càng phát triển bền vững cả trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.
b. Giải pháp phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa cần gắn với giải pháp
quy hoạch và hệ thống chính sách hỗ trợ đồng bộ, hiệu quả
Quy hoạch phát triển sản xuất nông sản hàng hóa phải theo hƣớng nâng
cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và tính bền vững của nền nông nghiệp. Phải
trên cơ sở đổi mới tƣ duy, tiếp cận thị trƣờng, kết hợp ứng dụng nhanh các thành
tựu khoa học, công nghệ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nƣớc, nhân lực,
thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trƣờng sinh thái để khai thác có hiệu
quả lợi thế và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, mỗi địa phƣơng (Chính phủ,
2012). Hệ thống chính sách hỗ trợ cần thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả
nhƣ: Nâng cao trình độ của ngƣời sản xuất; Giải quyết những khó khăn về vốn,
giống, kỹ thuật và công nghệ, thiết bị sản xuất; Xây dựng thƣơng hiệu; Phát triển
thị trƣờng; Đẩy mạnh liên kết giữa hộ, trang trại với thƣơng lái và doanh nghiệp;
Nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực đầu tƣ công về quy hoạch, chính sách
đất đai, giao thông, thủy lợi, điện sản xuất, chất lƣợng dịch vụ công (Ninh Đức
Hùng, 2011). Phải có hệ thống chính sách đảm bảo huy động cao các nguồn lực
xã hội, trƣớc hết là đất đai, lao động, rừng và biển, phát huy sức mạnh hội nhập
quốc tế và sự hỗ trợ của nhà nƣớc. Các chính sách hỗ trợ cần đồng bộ và hiệu
quả theo hƣớng tiếp cận theo chuỗi giá trị sản phẩm.
c. Giải pháp phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa phải gắn kết chặt chẽ
giữa các khâu tổ chức sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ
Việc phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa phải có sự gắn kết chặt
chẽ giữa các khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm, sự liên kết giữa các tác nhân tham
gia trong các khâu từ cung ứng vật tƣ đầu vào, quá trình sản xuất, thu hoạch, bảo
quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Khâu đột phá để ngành sản xuất cam có thể
phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung với giá trị sản phẩm cao là khâu
tiêu thụ. Sản xuất cam phải hƣớng đến thị trƣờng, hƣớng đến lợi ích của ngƣời tiêu
dùng, tạo dựng lòng tin đối với ngƣời tiêu dùng về sản phẩm có chất lƣợng, có uy
tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (Hume, 1957). Ngoài ra, việc xây dựng
thƣơng hiệu cho sản phẩm và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, hƣớng sản phẩm đến thị
trƣờng xuất khẩu là khâu then chốt để nâng cao giá trị sản phẩm, tạo
15
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
động lực để phát triển các khâu khác từ sản xuất đến thu hoạch, bảo quản và chế
biến. Ngƣợc lại, khâu sản xuất thực hiện tốt, đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật,
cho năng suất cao, chất lƣợng quả tốt, khâu thu hoạch đúng quy trình để sản
phẩm không bị xây xát, dập, thối hỏng, khâu bảo quản và chế biến giúp gia tăng
giá trị sản phẩm, làm cho quả tƣơi và bền hơn, có thể vận chuyển đi xa và lƣu
giữ trong nhiều ngày thì mới có thể đƣa sản phẩm đến những thị trƣờng tiêu thụ
lớn, khoảng cách xa, thúc đẩy quá trình tiêu thụ, đặc biệt là thị trƣờng xuất khẩu.
d. Giải pháp phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa phải phù hợp với điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường, phát huy lợi thế so sánh của vùng
Phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa phải xem xét trong điều kiện tự
nhiên và bối cảnh kinh tế, xã hội, môi trƣờng cụ thể của địa phƣơng đó để đặt ra các
mục tiêu và kế hoạch phát triển phù hợp. Tùy theo điều kiện cụ thể mà áp dụng các
giải pháp ƣu tiên khác nhau. Cam là loại cây ăn quả có quy luật sinh trƣởng và phát
triển riêng, phù hợp với điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu theo từng vùng, sản
phẩm thu hoạch mang tính thời vụ cao, năng suất và chất lƣợng sản phẩm khác nhau
ở mỗi vùng sản xuất khác nhau (Reuther, 1973). Ở địa phƣơng đã có sự phát triển
cây cam lâu đời nghĩa là đã có những lợi thế nhất định trong sản xuất cam, cần
nghiên cứu những giải pháp để phát triển hơn nữa vùng sản xuất cam tập trung theo
hƣớng hàng hóa để phát huy lợi thế so sánh của vùng (Rambo and Donavan, 1997).
Ứng dụng công nghệ kỹ thuật về giống, trong sản xuất và bảo quản, chế biến để hạn
chế tính thời vụ của sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm, mở rộng thị trƣờng tiêu
thụ sẽ mang lại những ý nghĩa không chỉ về mặt kinh tế, mà còn có ý nghĩa về mặt
chính trị, xã hội và môi trƣờng.
e. Giải pháp phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa phải đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững
Giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa là cách thức khai
thác tiềm năng, lợi thế, giải quyết những khó khăn, thách thức nhằm hƣớng đến
mục tiêu cải thiện hiệu quả làm việc và nâng cao lợi ích cho từng tác nhân tham
gia chuỗi giá trị quả cam, đảm bảo hiệu quả kinh tế gắn với hiệu quả xã hội và
hiệu quả môi trƣờng. Cơ sở đề ra giải pháp phải dựa trên thực trạng sản xuất và
tiêu thụ cam giai đoạn hiện nay, cơ hội và thách thức cũng nhƣ mục tiêu và định
hƣớng phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa trong tƣơng lai. Phát triển
sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa nhằm thoả mãn những nhu cầu hiện tại mà
không phƣơng hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu trong tƣơng lai. Mục tiêu của
16
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa là mang lại lợi ích nhiều hơn cho
con ngƣời cả về kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Về kinh tế, đó là sự tăng trƣởng
về diện tích, năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và ổn định; Về xã hội là tạo việc
làm, tăng thu nhập, giảm đói nghèo, xây dựng thể chế, bảo tồn di sản và văn hoá
dân tộc; Về môi trƣờng đó là đa dạng sinh học, thích nghi, bảo tồn tài nguyên
thiên nhiên, ngăn chặn ô nhiễm môi trƣờng, quy hoạch phát triển vùng trồng cam
gắn với quy hoạch phát triển vùng du lịch sinh thái.
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trong nghiên cứu giải pháp phát triển sản
xuất cam theo hƣớng hàng hóa
* Giống cam: Cây cam giống có thể sản xuất bằng phƣơng pháp chiết
cành hoặc ghép gốc. Cần chọn những cây cam mẹ khỏe, tốt để chiết, ghép vì nếu
chiết từ những cây kém phát triển, những cành thải loại không đủ tiêu chuẩn, sẽ
làm giảm khả năng phát triển, sinh trƣởng của cây khi trồng mới, sâu bệnh lan
rộng, chất lƣợng quả cam kém (Thanh Huyền, 2015). Trong phát triển sản xuất
cam theo hƣớng hàng hóa, giải pháp về giống cần tập trung nhân rộng các cơ sở
sản xuất và cung ứng giống, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất cây
cam giống cho năng suất cao, chất lƣợng quả tốt, quả ít hạt, cây cam có khả năng
chống chịu sâu bệnh hại, sớm cho quả và thời gian cho thu hoạch quả kéo dài,
đặc biệt chú trọng lai tạo và sản xuất giống cam có khả năng cho thu hoạch rải vụ
quanh năm, hạn chế tính mùa vụ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt
cần khuyến cáo các hộ trồng cam mua cây cam giống của các cơ sở sản xuất cây
giống đƣợc cấp phép, kiểm định chất lƣợng, tránh tình trạng ngƣời dân tự chiết
tạo cây giống không đảm bảo chất lƣợng.
* Trồng mới: Trồng mới là giai đoạn kiến thiết cơ bản để hình thành
vƣờn cam, giai đoạn này kéo dài từ 3 đến 4 năm. Chi phí cho giai đoạn trồng
mới chiếm tỉ trọng lớn và hình thành giá trị tài sản là vƣờn cây lâu năm cần phải
trích khấu hao và thu hồi vốn trong giai đoạn kinh doanh. Các yêu cầu kỹ thuật
về giống cây, làm đất, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trong giai đoạn này có ảnh
hƣởng quyết định đến năng suất, chất lƣợng sản phẩm cam hàng hóa và tuổi thọ
của vƣờn cây (Đào Thanh Vân, 2012). Giải pháp phát triển sản xuất cam hàng
hóa cần tập trung ruộng đất, san gạt mặt bằng để có quy mô diện tích lớn, thực
hiện cơ giới hóa trong khâu làm đất, bón phân, trồng và chăm sóc cây cam, tiết
kiệm chi phí, tăng năng suất lao động để hạ giá thành của vƣờn cam trong giai
đoạn kiến thiết cơ bản. Hộ trồng cam cần đƣợc trang bị kiến thức về hạch toán
17
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
kinh tế, tính toán đầy đủ, chính xác chi phí phát sinh trong giai đoạn trồng mới và
phân bổ khấu hao vƣờn cam trong thời kỳ thu hoạch để hạch toán kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh và có giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản
xuất cam của hộ.
* Chăm sóc vƣờn cam: Công việc tỉa cành, tạo tán cần đƣợc tiến hành
thƣờng xuyên hàng năm sau mỗi vụ thu hái quả. Cần cắt bỏ những cành khô,
cành tăm, cành quả mọc yếu và những cành bị sâu bệnh gây hại nhằm tạo cho tán
cây thông thoáng loại bỏ một phần sâu bệnh hại (Hoàng Minh, 2017). Hoa cam
thƣờng ra nhiều nhƣng tỉ lệ đậu quả chỉ vào khoảng 2-8% tùy thuộc vào điều
kiện chăm bón và đặc điểm của giống. Do đó ở thời kỳ nụ, hoa, quả non nên tỉa
bớt các hoa dị hình, quả non ra muộn và ở các vị trí không thích hợp cho việc
hình thành và phát triển quả. Công việc này có thể thực hiện đƣợc bằng cách
phun các chất điều hòa sinh trƣởng. Ở thời kỳ sau đậu quả 1-2 tuần lễ cần tiến
hành sử dụng các chất điều hòa sinh trƣởng kết hợp với bón phân bổ sung và các
nguyên tố vi lƣợng để tăng tỉ lệ đậu quả và thúc đẩy nhanh quá trình lớn của quả,
giảm số lƣợng hạt và làm đẹp mã quả. Cam cần đƣợc bón nhiều phân, cân đối
các nguyên tố dinh dƣỡng, đủ vi lƣợng để cây sinh trƣởng khỏe, chống sâu bệnh
hại, bền cây và cho năng suất cao (Nguyễn Ngọc Nông, 2015). Trong sản xuất
cam hàng hóa, chi phí phân bón chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất của
hộ trồng cam, bao gồm phân hữu cơ, phân vi sinh, phân hóa học. Giải pháp phát
triển sản xuất cam hàng hóa cần nghiên cứu lựa chọn các loại phân bón thích
hợp, tiết kiệm chi phí, cho năng suất cao nhƣng cũng hƣớng đến mục tiêu cải tạo
đất, bảo vệ môi trƣờng sinh thái.
* Thu hoạch cam: Cam cần đƣợc thu hái kịp thời khi trên vỏ quả xuất
hiện màu chín chiếm 1/4-1/3 vỏ quả. Không nên để quả chín lâu trên cây vì có
thể dẫn đến hiện tƣợng xốp quả (Đƣờng Hồng Dật, 2003). Cần tiến hành thu hái
vào những ngày trời nắng ráo. Dùng kéo mũi bằng và có lò xo để cắt sát cuống
quả, không nên cầm tay vặt quả. Sau khi hái nhẹ nhàng đặt trái vào giỏ hay sọt tre
có lót lá khô hoặc giấy xung quanh để tránh làm vỏ trái bị bầm dập, xây xát. Để
cam nơi thoáng mát, lau sạch vỏ và phân loại. Nếu phải vận chuyển đi xa nên cắt
bớt cuống trái và lá trên cuống trái để giảm xây xát và héo cam do lá bốc hơi
nƣớc nhiều (Thanh Huyền, 2015). Trong sản xuất cam hàng hóa, cần có các giải
pháp thu hoạch đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng, chế tạo các dụng cụ thu
hái, vận chuyển và sử dụng bao bì, tem mác đóng gói ngay khi thu hoạch để nâng
18
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
cao năng suất lao động, giảm tỉ lệ cam bị hƣ hỏng, giữ gìn quả cam đƣợc tƣơi
mới và ngƣời tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc, yên tâm sử dụng sản phẩm.
* Bảo quản, chế biến: Quả cam có khối lƣợng lớn, thuỷ phần cao nên dễ bị
dập nát, dễ bị héo, tỉ lệ hao hụt về khối lƣợng và chất lƣợng cao, khó vận chuyển và
bảo quản, thời gian thu hoạch ngắn (Đào Thanh Vân, 2012). Các vấn đề này đặt ra
cần có giải pháp liên quan đến hoạt động thu hái, phân loại, bao gói, bảo quản, chế
biến và tiêu thụ sản phẩm hợp lý. Nếu để trong điều kiện tự nhiên thì thời gian tồn
trữ thƣờng rất ngắn chỉ đƣợc vài ba ngày, nếu muốn thời gian tồn trữ kéo dài để
phục vụ cho việc xuất khẩu đi xa thì quả cam phải đƣợc tồn trữ
trong điều kiện lạnh. Qua nghiên cứu, các nhà chuyên môn cho thấy, quả cam
nếu đƣợc tồn trữ, bảo quản trong điều kiện nhiệt độ 5-10o
C, độ ẩm tƣơng đối
của không khí khoảng 85-92% thì thời gian tồn trữ có thể kéo dài 4-6 tuần lễ. Sau
khi thu hoạch, phần lớn cam đƣợc tiêu thụ dƣới dạng cam tƣơi. Ở nƣớc ta công
nghiệp chế biến cam mới ở giai đoạn đầu, số lƣợng quả chế biến không đáng kể
so với số lƣợng ăn tƣơi, do đó lãng phí và hƣ hỏng nhiều. Giải pháp phát triển
sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa cần gắn với giải pháp quy hoạch phát triển
ngành công nghiệp bảo quản và chế biến cam.
* Tiêu thụ: Nhìn chung, tập quán tiêu thụ quả tƣơi của nhân dân từ xƣa
đã thành truyền thống (Trần Hữu Cƣờng, 2008). Quả cam là nhu cầu tiêu dùng
hàng ngày của ngƣời dân đô thị, trong các ngày giỗ chạp, ngày hội, ngày tết,
thăm hỏi lẫn nhau của ngƣời dân. Trƣớc đây cam ở Việt Nam chủ yếu sử dụng
ăn tƣơi và sản lƣợng cam chỉ đủ để cung cấp cho thị trƣờng trong nƣớc. Kênh
tiêu thụ chủ yếu là do thƣơng lái đảm nhận từ việc thu gom, vận chuyển và bán
hàng cho các cửa hàng, đại lý, chợ, siêu thị. Ngày nay, khi phát triển sản xuất
cam theo hƣớng hàng hóa, cần hƣớng đến việc xuất khẩu sản phẩm ra thị trƣờng
nƣớc ngoài và phát triển đa dạng các kênh tiêu thụ, tổ chức các kênh tiêu thụ hợp
lý sẽ làm giảm chi phí giao dịch, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Các giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa cần gắn với
đặc điểm phát triển cây ăn quả dài ngày; Gắn với đặc điểm của ngành sản xuất
thực phẩm có yêu cầu cao về chất lƣợng, an toàn vệ sinh thực phẩm, vì lợi ích và
sức khỏe của ngƣời tiêu dùng; Phải gắn kết chặt chẽ giữa các khâu của quá trình
sản xuất; Tập trung các nguồn lực để sản xuất sản phẩm với quy mô lớn, chất
lƣợng tốt, sản lƣợng hàng hóa nhiều, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng quả tƣơi và
nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, hƣớng đến thị trƣờng xuất khẩu.
19
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
2.1.4. Các tác nhân tham gia phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa
Các tác nhân tham gia phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa có thể
đƣợc chia thành các nhóm sau:
2.1.4.1. Cơ sở cung cấp đầu vào cho sản xuất cam
Nhóm cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất là tác nhân liên quan trực
tiếp đến hoạt động sản xuất nông sản hàng hóa, nhƣ cung cấp cây giống, phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ lao động, máy móc thiết bị, vốn, khoa học kỹ
thuật (Đinh Văn Đãn, 2010). Do vậy, khi nhóm này phát triển sẽ thúc đẩy quá
trình phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa, đẩy mạnh quá trình lƣu
thông, phân phối, cung cấp các dịch vụ đầu vào nhanh chóng và hiệu quả, thực
hiện việc hỗ trợ kỹ thuật trong các khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản.
Khi nhóm đối tƣợng này phát triển trong sự cạnh tranh lành mạnh sẽ giúp các hộ
trồng cam có sự lựa chọn các yếu tố đầu vào một cách tối ƣu nhất, tiết kiệm chi
phí và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cam.
2.1.4.2. Hộ trồng cam
Hộ trồng cam đóng vai trò là chủ thể của quá trình sản xuất cam, đóng góp
vốn, lao động, diện tích đất đai và kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất cam.
Đây là nhóm đối tƣợng chính cần có sự tác động của các nhóm giải pháp, chính
sách nhằm phát triển sản xuất nông sản theo hƣớng hàng hóa (Đào Thế Tuấn,
2015). Trình độ nhận thức của chủ hộ về kinh tế thị trƣờng, sản xuất hàng hóa,
việc lựa chọn sử dụng các yếu tố đầu vào cho sản xuất, nâng cao hiệu quả sản
xuất, năng suất và chất lƣợng sản phẩm, kỹ thuật sản xuất, thu hái và bảo quản
sản phẩm... là những nội dung quan trọng có liên quan đến chủ thể sản xuất này.
2.1.4.3. Cơ sở thu mua, bảo quản, chế biến và tiêu thụ cam
Bao gồm các tác nhân trực tiếp và gián tiếp thu mua và tiêu thụ sản phẩm
cho nông hộ (ngƣời thu gom, thƣơng lái, nhà phân phối, ngƣời bán lẻ, cơ sở bảo
quản, chế biến nông sản,…). Nhóm này tạo ra các kênh phân phối và tiêu thụ
khác nhau giúp cho hộ sản xuất tiêu thụ đƣợc sản phẩm đầu ra (Nguyễn Văn Cự,
2015). Do vậy, khi nhóm này phát triển sẽ thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất
cam theo hƣớng hàng hóa, đẩy mạnh quá trình lƣu thông, phân phối, thúc đẩy
quá trình chế biến và tiêu thụ sản phẩm cam hàng hóa nhanh chóng, kịp thời, hiệu
quả với số lƣợng lớn, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ.
20
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
2.1.4.4. Cơ quan quản lý nhà nước
Chính quyền và các cơ quan chức năng của Nhà nƣớc có vai trò tham gia
vào quá trình phát triển sản xuất nông sản hàng hóa thông qua việc đứng ra quản
lý chung và ban hành các văn bản, quy hoạch, định hƣớng hoặc tiêu chuẩn để
quản lý hoạt động sản xuất nông nghiệp (Đỗ Hoàng Toàn, 2015). Trong nhiều
trƣờng hợp, các cơ quan chức năng đƣa ra các khuyến cáo nhằm giúp nông hộ
điều chỉnh hoạt động sản xuất. Nhóm này còn ban hành các chính sách hỗ trợ
hoặc có thể hạn chế việc phát triển sản xuất nhƣ chính sách về đất đai, chính sách
vay vốn, chính sách đào tạo nhân lực, hỗ trợ về khoa học, kỹ thuật…
2.1.4.5. Nhà khoa học
Các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp với vai trò
cung cấp kiến thức về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản cũng nhƣ
các dự báo thị trƣờng, định hƣớng cho sản xuất nông sản theo hƣớng hàng hóa
(Đỗ Kim Chung, 2015). Sự đóng góp tích cực của các nhà khoa học, các chuyên
gia về kinh tế, nông nghiệp thể hiện ở việc nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu
thụ, những cơ hội và thách thức trong phát triển sản xuất nông sản hàng hóa, từ
đó có những dự báo hay đề xuất các giải pháp nhằm tham mƣu, tƣ vấn cho các
cơ quan chức năng và các hộ gia đình trong phát triển sản xuất.
2.1.4.6. Người tiêu dùng cam
Đây là tác nhân với vai trò quyết định, bất kỳ một sản phẩm hàng hóa nào muốn
tồn tại và phát triển phải đáp ứng đƣợc nhu cầu, thị hiếu, sự thỏa mãn của ngƣời tiêu
dùng (Nguyễn Nguyên Cự, 2015). Việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phải gắn với lợi
ích của khách hàng. Việc khảo sát, nghiên cứu nhu cầu của ngƣời tiêu dùng đối với sản
phẩm cam về giá trị dinh dƣỡng, hình thức mẫu mã sản phẩm, vệ sinh an toàn thực
phẩm, cách thức để sản phẩm đến đƣợc với ngƣời tiêu dùng … là kim chỉ nam cho hoạt
động thực tiễn phát triển sản xuất và tiêu thụ cam theo hƣớng hàng hóa.
Để phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa, cần có sự liên kết chặt
chẽ giữa các tác nhân trong sản xuất và tiêu thụ cam. Các giải pháp đề xuất cũng
cần tác động đến từng tác nhân tham gia và mục tiêu phát triển cũng nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động và mang lại lợi ích nhiều hơn cho tất cả các tác nhân
tham gia phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa.
2.1.5. Nội dung nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng
hàng hóa
2.1.5.1. Chủ trương, chính sách phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa
Các chủ trƣơng, chính sách về nông nghiệp, khuyến nông, liên kết, thị
trƣờng của các ban ngành, các cấp chính quyền từ trung ƣơng đến địa phƣơng có
21
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20
tác động trực tiếp và sâu sắc đến phát triển sản xuất nông nghiệp theo hƣớng
hàng hóa (Phạm Vân Đình, 2009). Thể chế, chính sách có thể ở cấp cao (trung
ƣơng) nhƣ các quy định về sử dụng tài nguyên đất, rừng trong các luật hay bộ
luật; Các chiến lƣợc, chính sách phát triển sản xuất, kế hoạch sản xuất nông
nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng; Hoặc các chính sách về tài chính,
tiền tệ; Chính sách đào tạo nhân lực; Các chủ trƣơng chuyển đổi cơ cấu kinh tế,
cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng nông thôn mới. Ở cấp cơ sở/cộng đồng đó
có thể chỉ là những quy định, cam kết chung về bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ đất
đai, vệ sinh an toàn thực phẩm, vận động tham gia các tổ chức, hiệp hội hay phát
triển các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (OECD, 2015). Chính
sách đất đai phù hợp, ổn định, bền vững sẽ giúp các nông hộ tập trung ruộng đất
cho trồng cam, yên tâm sản xuất, đầu tƣ cho cải tạo ruộng đất, xây dựng cơ sở
vật chất góp phần thúc đẩy quá trình cơ giới hóa trong sản xuất, hình thành vùng
sản xuất cam hàng hóa tập trung, quy mô lớn. Chính sách đầu tƣ, hỗ trợ vốn,
khoa học kỹ thuật, dịch vụ nông nghiệp, phát triển thị trƣờng, công tác khuyến
nông, phát triển các mối liên kết trong sản xuất là cần thiết. Việc ban hành và
triển khai thực hiện các chủ trƣơng, chính sách một cách kịp thời, đồng bộ và có
hiệu quả sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các tác nhân tham gia vào quá trình sản xuất
kinh doanh cam theo hƣớng hàng hóa.
2.1.5.2. Quy hoạch và quản lý quy hoạch vùng sản xuất cam hàng hóa
Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải trên cơ sở đổi mới tƣ duy,
tiếp cận thị trƣờng, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nƣớc, nhân lực đƣợc
đào tạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trƣờng sinh thái để khai thác có
hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, mỗi địa phƣơng (Mai Thanh
Cúc, 2015). Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải gắn kết chặt chẽ sản
xuất với công nghiệp bảo quản, chế biến và thị trƣờng tiêu thụ; tích tụ ruộng đất,
hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung (Đỗ Kim Chung, 2015). Việc quy
hoạch vùng sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa phải gắn với chuyển đổi cơ
cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn, cùng với nguồn nhân lực đƣợc đào tạo,
đáp ứng yêu cầu sản xuất nông sản hàng hóa với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày
càng cao, phải có hệ thống chính sách đảm bảo huy động cao các nguồn lực xã hội,
phát huy sức mạnh hội nhập quốc tế và sự hỗ trợ của nhà nƣớc (Chính phủ, 2012).
Quy hoạch vùng sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa cần đƣợc cấp có thẩm quyền
phê duyệt và phù hợp với quy hoạch chung của cả nƣớc. Nội dung quy hoạch cần cụ
thể, xác định rõ các vùng đủ điều kiện đất
22
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc
Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc

More Related Content

Similar to Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc

Luận Văn Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí M...
Luận Văn Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí M...Luận Văn Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí M...
Luận Văn Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí M...tcoco3199
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yê...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yê...Đề Tài Khóa luận 2024 Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yê...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yê...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giáo Trình Sản Xuất Tinh Bột Dong Riềng
Giáo Trình Sản Xuất Tinh Bột Dong Riềng Giáo Trình Sản Xuất Tinh Bột Dong Riềng
Giáo Trình Sản Xuất Tinh Bột Dong Riềng nataliej4
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị vố...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị vố...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị vố...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị vố...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Phát Triển Các Hình Thức Tổ Chức Sản Xuất Trong Nông Nghiệp Tại Tỉnh...
Luận Văn Phát Triển Các Hình Thức Tổ Chức Sản Xuất Trong Nông Nghiệp Tại Tỉnh...Luận Văn Phát Triển Các Hình Thức Tổ Chức Sản Xuất Trong Nông Nghiệp Tại Tỉnh...
Luận Văn Phát Triển Các Hình Thức Tổ Chức Sản Xuất Trong Nông Nghiệp Tại Tỉnh...tcoco3199
 
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...Nguyễn Công Huy
 
Luận Văn Giải Pháp phát triển công nghiệp chế biến tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Giải Pháp phát triển công nghiệp chế biến tỉnh Quảng Nam.docLuận Văn Giải Pháp phát triển công nghiệp chế biến tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Giải Pháp phát triển công nghiệp chế biến tỉnh Quảng Nam.docsividocz
 
Đánh Giá Thích Hợp Đất Đai Phục Vụ Sử Dụng Đất Có Hiệu Quả Huyện Ngeun, Tỉnh ...
Đánh Giá Thích Hợp Đất Đai Phục Vụ Sử Dụng Đất Có Hiệu Quả Huyện Ngeun, Tỉnh ...Đánh Giá Thích Hợp Đất Đai Phục Vụ Sử Dụng Đất Có Hiệu Quả Huyện Ngeun, Tỉnh ...
Đánh Giá Thích Hợp Đất Đai Phục Vụ Sử Dụng Đất Có Hiệu Quả Huyện Ngeun, Tỉnh ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Tác Động Của Hoạt Động Tín Dụng Trong Việc Phát Triển Kinh Tế Nông N...
Luận Văn Tác Động Của Hoạt Động Tín Dụng Trong Việc Phát Triển Kinh Tế Nông N...Luận Văn Tác Động Của Hoạt Động Tín Dụng Trong Việc Phát Triển Kinh Tế Nông N...
Luận Văn Tác Động Của Hoạt Động Tín Dụng Trong Việc Phát Triển Kinh Tế Nông N...tcoco3199
 
Nghiên cứu xử lý bã thải dong riềng làm phân hữu cơ sinh học tại huyện Đà Bắc...
Nghiên cứu xử lý bã thải dong riềng làm phân hữu cơ sinh học tại huyện Đà Bắc...Nghiên cứu xử lý bã thải dong riềng làm phân hữu cơ sinh học tại huyện Đà Bắc...
Nghiên cứu xử lý bã thải dong riềng làm phân hữu cơ sinh học tại huyện Đà Bắc...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn Tỉnh Đăk Lắk.doc
Luận Văn Phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn Tỉnh Đăk Lắk.docLuận Văn Phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn Tỉnh Đăk Lắk.doc
Luận Văn Phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn Tỉnh Đăk Lắk.docsividocz
 
Lựa Chọn Các Biện Pháp Kỹ Thuật Thích Hợp Tăng Năng Suất Đậu Tương Đông Cho V...
Lựa Chọn Các Biện Pháp Kỹ Thuật Thích Hợp Tăng Năng Suất Đậu Tương Đông Cho V...Lựa Chọn Các Biện Pháp Kỹ Thuật Thích Hợp Tăng Năng Suất Đậu Tương Đông Cho V...
Lựa Chọn Các Biện Pháp Kỹ Thuật Thích Hợp Tăng Năng Suất Đậu Tương Đông Cho V...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc (20)

Luận Văn Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí M...
Luận Văn Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí M...Luận Văn Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí M...
Luận Văn Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí M...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yê...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yê...Đề Tài Khóa luận 2024 Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yê...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yê...
 
Giáo Trình Sản Xuất Tinh Bột Dong Riềng
Giáo Trình Sản Xuất Tinh Bột Dong Riềng Giáo Trình Sản Xuất Tinh Bột Dong Riềng
Giáo Trình Sản Xuất Tinh Bột Dong Riềng
 
Luận văn: Mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh nước sạch Thái Nguyên
Luận văn: Mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh nước sạch Thái NguyênLuận văn: Mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh nước sạch Thái Nguyên
Luận văn: Mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh nước sạch Thái Nguyên
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị vố...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị vố...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị vố...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị vố...
 
Luận Văn Phát Triển Các Hình Thức Tổ Chức Sản Xuất Trong Nông Nghiệp Tại Tỉnh...
Luận Văn Phát Triển Các Hình Thức Tổ Chức Sản Xuất Trong Nông Nghiệp Tại Tỉnh...Luận Văn Phát Triển Các Hình Thức Tổ Chức Sản Xuất Trong Nông Nghiệp Tại Tỉnh...
Luận Văn Phát Triển Các Hình Thức Tổ Chức Sản Xuất Trong Nông Nghiệp Tại Tỉnh...
 
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa công suất 400m3 ngày.đêm
Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa công suất 400m3 ngày.đêmĐề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa công suất 400m3 ngày.đêm
Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa công suất 400m3 ngày.đêm
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa công suất 400m3 ngày.đêm
Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa công suất 400m3 ngày.đêmĐề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa công suất 400m3 ngày.đêm
Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa công suất 400m3 ngày.đêm
 
Phát Triển Bền Vững Cây Bơ Trên Địa Bàn Huyện Krông Ana Tỉnh Đắk Lắk.doc
Phát Triển Bền Vững Cây Bơ Trên Địa Bàn Huyện Krông Ana Tỉnh Đắk Lắk.docPhát Triển Bền Vững Cây Bơ Trên Địa Bàn Huyện Krông Ana Tỉnh Đắk Lắk.doc
Phát Triển Bền Vững Cây Bơ Trên Địa Bàn Huyện Krông Ana Tỉnh Đắk Lắk.doc
 
Giải Pháp Thu Hút Đầu Tư Phát Triển Nông Nghiệp Tỉnh Hoà Bình.doc
Giải Pháp Thu Hút Đầu Tư Phát Triển Nông Nghiệp Tỉnh Hoà Bình.docGiải Pháp Thu Hút Đầu Tư Phát Triển Nông Nghiệp Tỉnh Hoà Bình.doc
Giải Pháp Thu Hút Đầu Tư Phát Triển Nông Nghiệp Tỉnh Hoà Bình.doc
 
Phát triển sản xuất hồ tiêu tại Huyện Cư Kuin, Tỉnh ĐắK LắK.doc
Phát triển sản xuất hồ tiêu tại Huyện Cư Kuin, Tỉnh ĐắK LắK.docPhát triển sản xuất hồ tiêu tại Huyện Cư Kuin, Tỉnh ĐắK LắK.doc
Phát triển sản xuất hồ tiêu tại Huyện Cư Kuin, Tỉnh ĐắK LắK.doc
 
Luận Văn Giải Pháp phát triển công nghiệp chế biến tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Giải Pháp phát triển công nghiệp chế biến tỉnh Quảng Nam.docLuận Văn Giải Pháp phát triển công nghiệp chế biến tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Giải Pháp phát triển công nghiệp chế biến tỉnh Quảng Nam.doc
 
Đánh Giá Thích Hợp Đất Đai Phục Vụ Sử Dụng Đất Có Hiệu Quả Huyện Ngeun, Tỉnh ...
Đánh Giá Thích Hợp Đất Đai Phục Vụ Sử Dụng Đất Có Hiệu Quả Huyện Ngeun, Tỉnh ...Đánh Giá Thích Hợp Đất Đai Phục Vụ Sử Dụng Đất Có Hiệu Quả Huyện Ngeun, Tỉnh ...
Đánh Giá Thích Hợp Đất Đai Phục Vụ Sử Dụng Đất Có Hiệu Quả Huyện Ngeun, Tỉnh ...
 
Luận Văn Tác Động Của Hoạt Động Tín Dụng Trong Việc Phát Triển Kinh Tế Nông N...
Luận Văn Tác Động Của Hoạt Động Tín Dụng Trong Việc Phát Triển Kinh Tế Nông N...Luận Văn Tác Động Của Hoạt Động Tín Dụng Trong Việc Phát Triển Kinh Tế Nông N...
Luận Văn Tác Động Của Hoạt Động Tín Dụng Trong Việc Phát Triển Kinh Tế Nông N...
 
luận văn Giải pháp phát triển sản xuất cà phê tại Kon Tum..doc
luận văn Giải pháp phát triển sản xuất cà phê tại Kon Tum..docluận văn Giải pháp phát triển sản xuất cà phê tại Kon Tum..doc
luận văn Giải pháp phát triển sản xuất cà phê tại Kon Tum..doc
 
Nghiên cứu xử lý bã thải dong riềng làm phân hữu cơ sinh học tại huyện Đà Bắc...
Nghiên cứu xử lý bã thải dong riềng làm phân hữu cơ sinh học tại huyện Đà Bắc...Nghiên cứu xử lý bã thải dong riềng làm phân hữu cơ sinh học tại huyện Đà Bắc...
Nghiên cứu xử lý bã thải dong riềng làm phân hữu cơ sinh học tại huyện Đà Bắc...
 
Luận Văn Phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn Tỉnh Đăk Lắk.doc
Luận Văn Phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn Tỉnh Đăk Lắk.docLuận Văn Phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn Tỉnh Đăk Lắk.doc
Luận Văn Phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn Tỉnh Đăk Lắk.doc
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp lâm sản, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp lâm sản, HAYBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp lâm sản, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp lâm sản, HAY
 
Lựa Chọn Các Biện Pháp Kỹ Thuật Thích Hợp Tăng Năng Suất Đậu Tương Đông Cho V...
Lựa Chọn Các Biện Pháp Kỹ Thuật Thích Hợp Tăng Năng Suất Đậu Tương Đông Cho V...Lựa Chọn Các Biện Pháp Kỹ Thuật Thích Hợp Tăng Năng Suất Đậu Tương Đông Cho V...
Lựa Chọn Các Biện Pháp Kỹ Thuật Thích Hợp Tăng Năng Suất Đậu Tương Đông Cho V...
 

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149

Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...
Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...
Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...
Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...
Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...
Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...
Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...
Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...
Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...
Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...
Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149 (20)

Luận Văn Một Số Biện Pháp Nhằm Quản Lý Hàng Hóa Tốt Hơn Tại Công Ty Tnhh.doc
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nhằm Quản Lý Hàng Hóa Tốt Hơn Tại Công Ty Tnhh.docLuận Văn Một Số Biện Pháp Nhằm Quản Lý Hàng Hóa Tốt Hơn Tại Công Ty Tnhh.doc
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nhằm Quản Lý Hàng Hóa Tốt Hơn Tại Công Ty Tnhh.doc
 
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...
 
Luận Văn Một Số Biện Pháp Maketing Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công...
Luận Văn Một Số Biện Pháp Maketing Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công...Luận Văn Một Số Biện Pháp Maketing Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công...
Luận Văn Một Số Biện Pháp Maketing Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công...
 
Luận Văn Lý Luận Chung Về Doanh Thu, Chi Phí, Kết Quả Kinh Doanh Và Kế Toán D...
Luận Văn Lý Luận Chung Về Doanh Thu, Chi Phí, Kết Quả Kinh Doanh Và Kế Toán D...Luận Văn Lý Luận Chung Về Doanh Thu, Chi Phí, Kết Quả Kinh Doanh Và Kế Toán D...
Luận Văn Lý Luận Chung Về Doanh Thu, Chi Phí, Kết Quả Kinh Doanh Và Kế Toán D...
 
Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...
Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...
Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...
 
Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...
Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...
Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...
 
Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...
Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...
Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...
 
Luận Văn Khu Đô Thị Dành Cho Ngƣời Thu Nhập Trung Bình Tại Kiến An Hải Phõng.doc
Luận Văn Khu Đô Thị Dành Cho Ngƣời Thu Nhập Trung Bình Tại Kiến An Hải Phõng.docLuận Văn Khu Đô Thị Dành Cho Ngƣời Thu Nhập Trung Bình Tại Kiến An Hải Phõng.doc
Luận Văn Khu Đô Thị Dành Cho Ngƣời Thu Nhập Trung Bình Tại Kiến An Hải Phõng.doc
 
Luận Văn Khai Thác Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Ven Biển Tiền Hải - Thái Binh...
Luận Văn Khai Thác Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Ven Biển Tiền Hải - Thái Binh...Luận Văn Khai Thác Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Ven Biển Tiền Hải - Thái Binh...
Luận Văn Khai Thác Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Ven Biển Tiền Hải - Thái Binh...
 
Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...
Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...
Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...
 
Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...
Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...
Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...
 
Luận Văn Khách Sạn Hòn Dáu.doc
Luận Văn Khách Sạn Hòn Dáu.docLuận Văn Khách Sạn Hòn Dáu.doc
Luận Văn Khách Sạn Hòn Dáu.doc
 
Luận Văn Khách Sạn Hoàng Anh.doc
Luận Văn Khách Sạn Hoàng Anh.docLuận Văn Khách Sạn Hoàng Anh.doc
Luận Văn Khách Sạn Hoàng Anh.doc
 
Luận Văn Khách Sạn Hoa Phuợng Đồ Sơn.doc
Luận Văn Khách Sạn Hoa Phuợng Đồ Sơn.docLuận Văn Khách Sạn Hoa Phuợng Đồ Sơn.doc
Luận Văn Khách Sạn Hoa Phuợng Đồ Sơn.doc
 
Luận Văn Khách Sạn Đồ Sơn.doc
Luận Văn Khách Sạn Đồ Sơn.docLuận Văn Khách Sạn Đồ Sơn.doc
Luận Văn Khách Sạn Đồ Sơn.doc
 
Luận Văn Học Viện Văn Hóa Nghệ Thuật Dân Tộc Việt Bắc.doc
Luận Văn Học Viện Văn Hóa Nghệ Thuật Dân Tộc Việt Bắc.docLuận Văn Học Viện Văn Hóa Nghệ Thuật Dân Tộc Việt Bắc.doc
Luận Văn Học Viện Văn Hóa Nghệ Thuật Dân Tộc Việt Bắc.doc
 
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh An Phöc Thịnh.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh An Phöc Thịnh.docLuận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh An Phöc Thịnh.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh An Phöc Thịnh.doc
 
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Bán Hàng Và X...
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Bán Hàng Và X...Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Bán Hàng Và X...
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Bán Hàng Và X...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 

Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Cam Theo Hướng Hàng Hóa Ở Tỉnh Tuyên Quang.doc

  • 1. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRẦN THỊ DIÊN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM THEO HƯỚNG HÀNG HÓA Ở TỈNH TUYÊN QUANG NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2020
  • 2. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRẦN THỊ DIÊN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM THEO HƯỚNG HÀNG HÓA Ở TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 9.62.01.15 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN MẬU DŨNG HÀ NỘI - 2020
  • 3. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng đƣợc dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã đƣợc cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2020 Tác giả luận án Trần Thị Diên i
  • 4. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của của các cơ quan, tổ chức, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS.Nguyễn Mậu Dũng đã tận tình hƣớng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Kinh tế Tài nguyên và Môi trƣờng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí chuyên gia, cán bộ ở các sở, ban, ngành của tỉnh Tuyên Quang, các hộ gia đình trồng cam, những ngƣời đã tham gia trả lời phỏng vấn và viết phiếu khảo sát để giúp tôi thu thập đƣợc những thông tin, số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, giảng viên Trƣờng Đại học Tân Trào, gia đình, ngƣời thân, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, động viên, tạo điều kiện và giúp đỡ về mọi mặt trong suốt quá trình làm nghiên cứu sinh của tôi. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định khi thực hiện luận án, kính mong quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và những ngƣời quan tâm tiếp tục đóng góp ý kiến để vấn đề nghiên cứu ngày càng đƣợc hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2020 Nghiên cứu sinh Trần Thị Diên ii
  • 5. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục biểu đồ ix Danh mục sơ đồ ix Danh mục hình ix Danh mục hộp x Trích yếu luận án xi Thesis abstract xiii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 4 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4 1.4. Những đóng góp mới của đề tài 5 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM THEO HƢỚNG HÀNG HÓA 7 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 7 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về phát triển sản xuất nông sản hàng hóa 7 2.1.2. Bản chất, vai trò và yêu cầu của giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 12 2.1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trong nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 17 2.1.4. Các tác nhân tham gia phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 20 2.1.5. Nội dung nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 21 2.1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 26 2.2. Cơ sở thực tiễn phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 32 2.2.1. Tình hình sản xuất cam hàng hóa trên thế giới 32 iii
  • 6. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 2.2.2. Kinh nghiệm trong phát triển sản xuất cam hàng hóa ở Việt Nam 35 2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 41 2.2.4. Tổng quan một số nghiên cứu liên quan và khoảng trống nghiên cứu 43 PHẦN 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48 3.1. ĐẶc điểm địa bàn nghiên cứu 48 3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 48 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang 51 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 56 3.2.1. Phƣơng pháp tiếp cận và khung phân tích 56 3.2.2. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu 58 3.2.3. Phƣơng pháp thu thập thông tin 59 3.2.4. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu 63 3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 66 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 69 4.1. Khái quát tình hình phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 69 4.1.1. Diện tích sản xuất cam hàng hóa của tỉnh 69 4.1.2. Năng suất và sản lƣợng cam hàng hóa của tỉnh 71 4.1.3. Tình hình tiêu thụ cam hàng hóa của tỉnh 72 4.2. Đánh giá thực trạng giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang 74 4.2.1. Chủ trƣơng, chính sách phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 74 4.2.2. Quy hoạch và quản lý quy hoạch sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 76 4.2.3. Đầu tƣ cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 79 4.2.4. Cung ứng vật tƣ cho phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 81 4.2.5. Ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 84 4.2.6. Phát triển nguồn nhân lực cho sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 90 4.2.7. Phát triển thƣơng hiệu và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm 92 4.2.8. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 99 4.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 104 4.3.1. Nhóm yếu tố thuộc về nguồn lực phục vụ sản xuất 104 iv
  • 7. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 4.3.2. Nhóm yếu tố thuộc quy trình, kỹ thuật sản xuất cam hàng hóa 109 4.3.3. Nhóm yếu tố thuộc về tổ chức và liên kết 114 4.3.4. Nhóm yếu tố thuộc về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm 119 4.3.5. Đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến doanh thu bán cam hàng hóa của hộ điều tra 124 4.4. Định hƣớng và giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang 126 4.4.1. Cơ sở đề ra giải pháp 126 4.4.2. Giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 131 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147 5.1. Kết luận 147 5.2. Kiến nghị 149 Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án 151 Tài liệu tham khảo 152 Phụ lục 160 v
  • 8. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BQ BVTV CSKD CNH - HĐH ĐVT FAO GO HTX HQKT IC IPM KT-XH KTCB KHKT MI NN& PTNT NXB QTKT SL STT SXNN SWOT TC TNHH Tr.đ UBND VA VC VietGAP WTO Bình quân Bảo vệ thực vật Cơ sở kinh doanh Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa Đơn vị tính Tổ chức Nông Lƣơng thế giới Giá trị sản xuất Hợp tác xã Hiệu quả kinh tế Chi phí trung gian Quản lý dịch hại tổng hợp Kinh tế - Xã hội Kiến thiết cơ bản Khoa học kỹ thuật Thu nhập hỗn hợp Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nhà xuất bản Quy trình kỹ thuật Số lƣợng Số thứ tự Sản xuất nông nghiệp Công cụ phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức Tổng chi phí Thu nhập hỗn hợp Triệu đồng Ủy ban nhân dân Giá trị gia tăng Chi phí biến đổi Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam Tổ chức Thƣơng mại Thế giới vi
  • 9. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 2.1. Các nƣớc sản xuất cam hàng hóa lớn nhất thế giới 33 2.2. Diện tích, năng suất, sản lƣợng cam ở Việt Nam năm 2017 36 3.1. Diện tích đất tự nhiên phân theo mục đích sử dụng của tỉnh Tuyên Quang năm 2017 51 3.2. Tình hình dân số của tỉnh Tuyên Quang 52 3.3. Tổng hợp mẫu phiếu thu thập thông tin 63 3.4. Các biến sử dụng trong mô hình hồi quy tuyến tính đa biến 65 4.1. Diện cam toàn tỉnh giai đoạn 2005 - 2017 69 4.2. Hiện trạng đất trồng cam trên vùng quy hoạch sản xuất cam 70 4.3. Giá bán, sản lƣợng hàng hóa và doanh thu tiêu thụ cam theo mùa vụ tại vùng nghiên cứu năm 2017 73 4.4. Các hoạt động áp dụng chính sách cho vay và hỗ trợ kinh phí nhằm phát triển vùng sản xuất cam ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2014 - 2020 75 4.5. Kết quả thực hiện chính sách quy hoạch phát triển sản xuất cam giai đoạn 2010 – 2017 77 4.6. Tình hình sử dụng giống cam của các nhóm hộ (% hộ) 85 4.7. Ý kiến đánh giá của hộ về giống cam tại vùng nghiên cứu (%) 85 4.8. Thiết bị, dụng cụ đầu tƣ cho sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa của hộ điều tra 87 4.9. Kết quả thực hiện công tác khuyến nông, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật giai đoạn 2015 - 2017 91 4.10. Thị trƣờng tiêu thụ cam theo thời vụ thu hoạch 2017 -2018 98 4.11. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa của toàn tỉnh 99 4.12. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa của hộ điều tra 100 4.13. Hiệu quả kinh tế sản xuất cam hàng hóa hộ giai đoạn 2015 - 2017 102 4.14. Hiệu quả sản xuất cam hàng hóa qua các kênh tiêu thụ 103 4.15. Mức độ thuận lợi của điều kiện tự nhiên ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 105 vii
  • 10. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 4.16. Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra 106 4.17. Ảnh hƣởng của quy mô sản xuất đến hiệu quả kinh tế sản xuất cam hàng hóa 107 4.18. Ảnh hƣởng của vay vốn đến hiệu quả sản xuất cam hàng hóa 108 4.19. Tỉ lệ hộ áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất cam hàng hóa (%) 110 4.20. Ảnh hƣởng của mô hình sản xuất đến hiệu quả sản xuất cam hàng hóa của hộ 112 4.21. Tình hình áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trong sản xuất cam hàng hóa 114 4.22. Ảnh hƣởng của tổ chức vùng sản xuất đến hiệu quả kinh tế sản xuất cam hàng hóa 115 4.23. Các mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cam hàng hóa 118 4.24. Ảnh hƣởng của thời điểm tiêu thụ đến hiệu quả sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa của hộ trồng cam 120 4.25. Ảnh hƣởng của phƣơng thức tiêu thụ đến hiệu quả sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa của hộ 121 4.26. Khối lƣợng, mục đích và hình thức sử dụng sản phẩm của ngƣời tiêu dùng cam 122 4.27. Tỉ lệ ý kiến đánh giá của ngƣời tiêu dùng về kênh phân phối, mức độ hài lòng khi mua cam sành Hàm Yên 123 4.28. Giải thích các biến trong mô hình 125 4.29. Phân tích SWOT phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang 127 4.30. Dự kiến diện tích, năng suất, sản lƣợng cam hàng hóa của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2020 - 2025 128 viii
  • 11. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 DANH MỤC BIỂU ĐỒ TT Tên biểu đồ Trang 4.1. Cơ cấu diện tích cam phân theo huyện năm 2017 70 4.2. Năng suất cam phân theo vùng nghiên cứu giai đoạn 2005 - 2017 71 4.3. Sản lƣợng cam hàng hóa của tỉnh giai đoạn 2005 - 2017 72 4.4. Giá bán cam của các hộ sản xuất trên địa bàn nghiên cứu giai đoạn 2010 - 2017 72 4.5. Giá trị sản phẩm cam hàng hóa của tỉnh giai đoạn 2010 - 2017 74 4.6. Đánh giá về hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất cam 80 4.7. Thị trƣờng tiêu thụ cam qua các năm 97 4.8. Ý kiến ngƣời tiêu dùng về lý do chọn mua cam sành Hàm Yên 121 DANH MỤC SƠ ĐỒ TT Tên sơ đồ Trang 2.1. Tổ chức chuỗi cung ứng cam tại các nƣớc công nghiệp phát triển 31 2.2. Chuỗi giá trị cam ở các nƣớc công nghiệp phát triển 31 3.1. Khung phân tích giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang 58 4.1. Giải pháp phát triển chuỗi giá trị cam của tỉnh Tuyên Quang 143 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 3.1. Sơ đồ vị trí tỉnh Tuyên Quang 48 4.1. Biểu trƣng và slogan của thƣơng hiệu Cam sành Hàm Yên 93 ix
  • 12. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 DANH MỤC HỘP TT Tên hộp Trang 4.1. Các chính sách cần đƣợc thực hiện đồng bộ và có hiệu quả 76 4.2. Khó khăn trong quản lý quy hoạch 78 4.3. Chính quyền địa phƣơng mời gọi đầu tƣ cơ sở hạ tầng cho phát triển sản xuất cam 81 4.4. Hiện trạng sản xuất và sử dụng giống cam 84 4.5. Khó khăn trong thu hoạch cam 89 4.6. Chƣa quan tâm đến công nghệ và kỹ thuật bảo quản, chế biến 89 4.7. Phát triển thƣơng hiệu dựa trên niềm tin của ngƣời tiêu dùng 93 4.8. Để giữ vững thƣơng hiệu Cam sành Hàm Yên …. 94 4.9. Chúng tôi đã quan tâm đến ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất 110 4.10. Sản xuất cam theo mô hình VietGAP cho hiệu quả kinh tế cao 111 4.11. Không chỉ dừng lại ở tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ tham gia sản xuất giống, bảo quản và hƣớng đến xuất khẩu cam 118 4.12. Tham gia liên kết sẽ hứa hẹn đầu ra đƣợc đảm bảo, giá bán tốt hơn, giúp chúng tôi yên tâm sản xuất 119 x
  • 13. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Trần Thị Diên Tên luận án: Giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 9.62.01.15 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hƣởng, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu áp dụng các phƣơng pháp tiếp cận bao gồm: Tiếp cận có sự tham gia; Tiếp cận thể chế; Tiếp cận theo quy mô sản xuất; Tiếp cận theo quan điểm phát triển; Tiếp cận theo chuỗi giá trị sản phẩm. Nghiên cứu sử dụng các phƣơng pháp thu thập thông tin nhƣ khảo sát bằng bảng hỏi, thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu các tác nhân liên quan đến sản xuất và tiêu thụ cam của tỉnh. Nghiên cứu tiến hành điều tra tổng số 330 phiếu khảo sát, bao gồm: 150 hộ sản xuất cam; 30 cơ sở cung cấp vật tƣ cho sản xuất cam; 45 cơ sở thu mua, tiêu thụ cam; 15 cán bộ địa phƣơng và nhà khoa học; 90 ngƣời tiêu dùng cam. Các phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng bao gồm: Phƣơng pháp thống kê; Phƣơng pháp hạch toán kinh tế; Phƣơng pháp phân tích hồi quy đa biến; Phƣơng pháp phân tích SWOT. Các số liệu đƣợc nhập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel, phân tích mô hình kinh tế lƣợng hồi quy đa biến bằng phần mềm SPSS 22.0. Kết quả chính và kết luận Luận án hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận về phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa, đƣa ra đƣợc khung lý thuyết, làm rõ nội dung cơ bản của phạm trù phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa làm cơ sở nghiên cứu thúc đẩy phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang. Phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang tăng trƣởng nhanh chóng cả về diện tích, năng suất, sản lƣợng, giá trị sản xuất hàng hóa qua các năm. Đã có những chính sách quy hoạch và hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với sản xuất và tiêu thụ cam của tỉnh, nhƣng quá trình phát triển vùng sản xuất cam hàng hóa còn gặp xi
  • 14. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 nhiều khó khăn, thách thức nhƣ: Các chính sách chƣa đồng bộ và hiệu quả; Công tác quy hoạch chƣa chặt chẽ và ổn định, tình trạng diện tích cam ngoài vùng quy hoạch không ngừng gia tăng; Cơ sở hạ tầng và cung ứng vật tƣ chƣa đáp ứng yêu cầu sản xuất; Chất lƣợng cây cam giống còn kém; Trang thiết bị, dụng cụ dùng cho sản xuất còn thô sơ; Việc chăm sóc cây cam, phòng trừ sâu bệnh hại chƣa đúng quy trình và chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững; Chƣa có nhà máy bảo quản và chế biến cam; Chất lƣợng nguồn nhân lực tham gia phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa còn thấp; Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cam còn đơn giản và chƣa phát triển; Cam đã có thƣơng hiệu nhƣng thị trƣờng tiêu thụ còn khó khăn; Sản xuất cam đạt hiệu quả kinh tế cao và gia tăng với tốc độ nhanh nhƣng còn nhiều rủi ro, bất ổn. Nghiên cứu đã xác định và phân tích ảnh hƣởng của các nhóm yếu tố: Nhóm yếu tố nguồn lực phục vụ sản xuất nhƣ điều kiện tự nhiên, điều kiện sản xuất của hộ trồng cam, trình độ, kinh nghiệm của chủ hộ, quy mô sản xuất, nguồn vốn đầu tƣ; Nhóm yếu tố thuộc quy trình, kỹ thuật sản xuất cam hàng hóa nhƣ kỹ thuật chăm sóc vƣờn cam, mô hình sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP, phòng trừ sâu bệnh hại; Nhóm yếu tố thuộc về tổ chức và liên kết nhƣ quy hoạch vùng sản xuất cam hàng hóa, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; Nhóm yếu tố thuộc về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm nhƣ thời điểm tiêu thụ cam, phƣơng thức tiêu thụ và cầu của ngƣời tiêu dùng. Ngoài ra, mô hình kinh tế lƣợng cũng chỉ ra một số yếu tố có ảnh hƣởng tích cực, nếu gia tăng các yếu tố này sẽ làm tăng doanh thu bán cam hàng hóa của hộ trồng cam nhƣ: kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ, số lần tập huấn, chính sách quy hoạch, vốn vay, mô hình sản xuất cam VietGAP, chi phí sản xuất và phƣơng thức tiêu thụ sản phẩm. Dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang, bao gồm: (i) Hoàn thiện một số cơ chế chính sách và quy hoạch; (ii) Phát triển cơ sở hạ tầng và hệ thống cung ứng vật tƣ cho vùng sản xuất; (iii) Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật; (iv) Tăng cƣờng liên kết, phát triển chuỗi giá trị sản phẩm; (v) Phát triển nguồn nhân lực tham gia sản xuất và tiêu thụ cam; (vi) Đẩy mạnh đầu tƣ cho thu hoạch, bảo quản, chế biến cam; (vii) Giữ vững thƣơng hiệu “ Cam sành Hàm Yên” và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm; (viii) Nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cam hàng hóa của hộ. xii
  • 15. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 THESIS ABSTRACT PhD candidate: Tran Thi Dien Thesis title: The solutions for development of orange production as commodity orientation in Tuyen Quang province. Major: Agricultural Economics Code: 9.62.01.15 Educational organization:Vietnam National University of Agriculture Research objectives To evaluate the current situation of orange production, analyze the factors affecting to this production situation and to propose some major solutions for development of orange production ascommodity orientation in Tuyen Quang province. Materials and Methods Approach method: (i) Participatory approach; (ii) Institutional approach; (iii) Scale-based approach; (iv) Development based approach; (v) Value chain based approach. Primary data was collected through household survey, group discussions, in- depth interviews with the stakeholders regarding the production and consumption of orange at the provincal, district, and commune level. They are planters (150); Input providers (30); Collectors (45); Local officials, scientists (15); Final consumers (90). Method of data analysis: Collected data was processed by using Microsoft Excel and SPSS 22.0 software. Data analysis: (i) Statistical methods; (ii) Economic accounting method; (iii) Multivariate regression analysis; and (iv) SWOT analysis. Main findings and conclusions The thesis has systematized and improved theoretical issues of development of orange production as commodity orientation. The study has proposed a theoretical framework and clarified the basic content of development of orange production as commodity orientation as well. These contributions are basis theories for promoting orange production as commodity orientation in Tuyen Quang province. The development of orange production as commodity orientation in Tuyen Quang province has grown rapidly in terms of area, productivity, output and gross output over the years. Even though there have been policies of government regarding planning and support for the production and marketing, the development of orange xiii
  • 16. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 cultivation area has faced many difficulties and challenges: (i) The implemented policies have not been synchronous and ineffective; (ii) Planning task is not close and unstable; (iii) The area of orange farming outside the planned area is constantly increasing; (iv) Infrastructure and input supply have not met production requirements; (v) The quality of orange seedlings is still poor; (vi) Equipments used for production are still rudimentary; (vii) The pest control is not in accordance with technical process and does not meet the requirements of sustainable development; (viii)There is no activity to preserve and process oranges; (ix)The quality of labors involved in orange production is still low; (x) The linkages in production and marketing of oranges are simple and undeveloped; (xi) Although the orange fruits have a good brand, it is difficult to sell products; (xii) There are many risks and uncertainties in orange production . There is a range of factors affecting the development of orange production in Tuyen Quang province, including: (i) Natural condition; (ii) Demographic characteristics of household head (education, experience, age); (iii) Production scale; (iv) Financial captital; (v) Technical factors (VietGAP, pest control, harvesting time); (vi) Linkage in production and consumption; (vii) Market and consumption. In addition, econometric models also show some positive influences such as production experience of grower, training times, planning policies, loans, VietGAP models, cost, output price, and product consumption forms. If these factors increase, the total value of orange producers will increase. Based on the research findings, the thesis proposed solutions for development of orange production as commodity orientation in Tuyen Quang province as follows: (i) Completing a number of policy mechanisms and planning; (ii) Developing infrastructure and input supply system for orange production; (iii) Promoting applying technical advances in production and consumption; (iv) Strengthening linkages among stakeholders in the product value chain; (v) Developing human resources involved in the oranges production and marketing; (vi) Improving investment for orange harvesting, preserving, and processing; (vii) Maintaining the brand of “Ham Yen Orange” and expanding the consumption market; (viii) Improving the economic efficiency of orange growers. xiv
  • 17. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đối với mỗi quốc gia, sản xuất hàng hoá luôn giữ vị trí quan trọng, vì vậy giải pháp phát triển sản xuất hàng hóa luôn là mối quan tâm của mọi quốc gia, lãnh thổ, ngành sản xuất. Trong khi lý luận về phát triển sản xuất đƣợc đề cập khá rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế nhƣ FAO (1990), Gunnar (1989), Dudley (1997), Patrick et al., (2011), Tomislav (2018), lý luận về giải pháp phát triển sản xuất một ngành nông nghiệp cụ thể theo hƣớng hàng hóa còn thiếu vắng. Các nghiên cứu về phát triển sản xuất thƣờng đƣợc tiếp cận theo hƣớng gia tăng về số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm, rất ít nghiên cứu lý luận tiếp cận giải pháp phát triển sản xuất theo hƣớng hàng hóa cho một nông sản cụ thể. Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp có xuất phát điểm thấp với 64,9 % dân số sống ở nông thôn và 43,3 % lao động nông nghiệp (Tổng cục Thống kê, 2017), nhƣng có những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cho phép nƣớc ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa. Trong những năm qua, Việt Nam cũng đã có những định hƣớng và giải pháp phát triển nền sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa nhằm tạo ra nhiều nông sản có giá trị đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nƣớc và xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Văn kiện Đại hội XII của Đảng ta đã chỉ ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn là xây dựng nền nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để sản phẩm nông nghiệp Việt Nam có đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng khu vực và quốc tế (Văn phòng TW Đảng, 2016). Sản xuất nông sản hàng hóa nhằm mục tiêu khai thác tiềm năng, lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân, hƣớng đến xuất khẩu để tạo nguồn thu ngoại tệ cho phát triển nền kinh tế đất nƣớc (Chính phủ, 2012). Tuy nhiên, sản xuất nông sản hàng hóa ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn: sản xuất mang tính tự phát, quy mô diện tích đất sản xuất nông nghiệp manh mún, chƣa có sự kết hợp hiệu quả giữa nông dân và doanh nghiệp trong chế biến và tiêu thụ. Sản lƣợng nông sản hàng hóa không nhiều. Cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ sản xuất và chế biến, trình độ tổ chức quản lý, kinh nghiệm thƣờng trƣờng còn nhiều hạn chế (Văn phòng TW Đảng, 2016). Vì vậy, 1
  • 18. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết để có thể phát triển một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa ở Việt Nam. Chỉ có phát triển nền nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả, đạt năng suất cao, chất lƣợng tốt, chủng loại hàng hóa phong phú, khai thác đƣợc lợi thế cạnh tranh của vùng miền thì mới cải thiện đƣợc đời sống của dân cƣ nông thôn. Cây cam thuộc họ cam Rutaseae, họ phụ cam Aurantiodeae, chi Citrus, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam Á (Đƣờng Hồng Dật, 2003). Cam là một trong những loại trái cây có giá trị dinh dƣỡng cao, rất có lợi cho sức khỏe. Ngoài công dụng phổ biến là một loại thực phẩm, nƣớc giải khát, cam còn đƣợc dùng là nguyên liệu chế biến trong ngành dƣợc phẩm, hóa mỹ phẩm (Walter, 1989). Đối với nƣớc ta, cam là cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, là loại cây trồng có vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt cũng nhƣ phát triển kinh tế và văn hóa con ngƣời (Vũ Mạnh Hải, 2000). Việc phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa sẽ đƣa giá trị của ngành nông nghiệp tăng lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về sản phẩm quả tƣơi có chất lƣợng đối với ngƣời tiêu dùng. Việc chuyển đổi diện tích một số cây trồng khác có năng suất, chất lƣợng thấp sang trồng cam sẽ tạo những vùng chuyên môn hóa sản xuất cam hàng hóa, tạo điều kiện để thực hiện đồng bộ các giải pháp về sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản và tiêu thụ, có nhƣ vậy mới gia tăng đƣợc giá trị của quả cam, mang lại thu nhập cao và ổn định cho ngƣời nông dân vùng trồng cam, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa. Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, có nền kinh tế nông - lâm nghiệp chiếm ƣu thế. Tỉnh có các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thuận lợi và thích hợp cho việc phát triển sản xuất một số nông sản theo hƣớng sản xuất hàng hóa, đặc biệt là cây cam. Cam là loại cây ăn quả đƣợc trồng từ nhiều đời nay và là một trong những loại cây trồng thế mạnh của tỉnh, có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập cao cho ngƣời dân, giúp xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn (Hoàng Thanh Vân, 2015). Đến năm 2017, diện tích cam của toàn tỉnh đạt 8.331 ha trong đó diện tích cam sành chiếm 96%, với hơn 4 nghìn hộ trồng cam. Diện tích cam cho thu hoạch là 4.926 ha, năng suất bình quân đạt 13,7 tấn/ha, sản lƣợng đạt 67.486 tấn, trị giá đạt trên 630 tỷ đồng, diện tích cam trồng mới chƣa cho thu hoạch là 3.400 ha (Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang, 2018). Tỉnh Tuyên Quang đã triển khai thực hiện một số giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa nhƣ: Chính sách và quy hoạch phát triển vùng sản xuất cam 2
  • 19. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 tập trung; Hỗ trợ sản xuất hàng hóa; Xây dựng Đề án phát triển vùng sản xuất cam tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2014-2020; Triển khai thực hiện một số dự án nhƣ: Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng phát triển vùng trồng cam sành Hàm Yên; Phát triển chuỗi giá trị cam Hàm Yên; Xây dựng chợ đầu mối cam sành tại huyện Hàm Yên; Quy hoạch sử dụng đất trồng cam đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030. Tuy nhiên, các giải pháp đã triển khai chƣa đầy đủ và đồng bộ, cần thiết phải bổ sung, hoàn thiện. Các hoạt động hỗ trợ của Đề án phát triển vùng sản xuất cam tập trung của tỉnh chủ yếu tập trung vào khâu sản xuất, chƣa chú ý đến việc đầu tƣ cho chế biến và xuất khẩu cam; Công tác quy hoạch chƣa ổn định, chƣa bền vững và có sự thay đổi liên tục theo sự phát triển “nóng“ và tự phát của ngƣời dân địa phƣơng; Việc quản lý quy hoạch chƣa chặt chẽ dẫn đến tính trạng ngƣời dân ồ ạt mở rộng diện tích trồng cam ngoài vùng quy hoạch, gây nguy cơ bất ổn về sản lƣợng, giá bán và chất lƣợng cam. Quá trình phát triển sản xuất cam của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế về giống, kỹ thuật sản xuất, chất lƣợng sản phẩm, sản lƣợng hàng hóa, cơ sở vật chất, kỹ thuật thu hoạch, bảo quản, chế biến, thƣơng hiệu sản phẩm và thị trƣờng tiêu thụ (UBND tỉnh Tuyên Quang, 2015). Hoạt động sản xuất cam của nông hộ chủ yếu mang tính tự phát và thủ công, chƣa sản xuất theo hƣớng hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng. Việc quản lý về tiêu chuẩn chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm chƣa đƣợc chặt chẽ. Sản phẩm thu hoạch chủ yếu bán trôi nổi trên thị trƣờng trong nƣớc, giá bán thấp. Sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa hộ trồng cam và doanh nghiệp chƣa đƣợc xúc tiến nên sản phẩm chƣa thể xuất khẩu. Tình trạng “đƣợc mùa, mất giá” vẫn diễn ra thƣờng xuyên. Quả cam sau khi thu hái phải bán ngay, tỉ lệ sản phẩm bị thối, hỏng lớn. Việc tiêu thụ sản phẩm mang tính thời vụ cao (UBND tỉnh Tuyên Quang, 2018). Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, một số câu hỏi nghiên cứu trong phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh đang đƣợc đặt ra: Thực trạng giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay ra sao? Những yếu tố nào ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang? Đâu là giải pháp để phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới? Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan chƣa thấy có nghiên cứu nào giải quyết đầy đủ các vấn đề trên, rất cần các nghiên cứu nhằm đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang. 3
  • 20. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài luận án là đánh giá thực trạng giải pháp và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa. (2) Đánh giá thực trạng thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa trên địa bàn tỉnhTuyên Quang. (3) Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang. (4) Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới. 1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn trong phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang. Đối tƣợng khảo sát là các tác nhân liên quan đến sản xuất và tiêu thụ cam của tỉnh Tuyên Quang, bao gồm: Nhà cung cấp đầu vào cho sản xuất; Hộ trồng cam; Trung gian thu mua, bảo quản và tiêu thụ cam; Cơ quan quản lý nhà nƣớc; Các chuyên gia, nhà khoa học; Ngƣời tiêu dùng cam. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu * Về nội dung: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về chủ trƣơng, chính sách; Quy hoạch và quản lý quy hoạch; Cơ sở hạ tầng; khoa học, công nghệ, kỹ thuật; Nguồn nhân lực; Thƣơng hiệu và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang. * Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, trong đó tập trung nghiên cứu tại 3 huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa và Yên Sơn với tiêu chí là các huyện có diện tích trồng cam lớn nhất của tỉnh Tuyên Quang. 4
  • 21. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 * Về thời gian: - Số liệu thứ cấp: Thu thập trong giai đoạn 2005 - 2018. - Số liệu sơ cấp: Thu thập thông tin về tình hình sản xuất và tiêu thụ cam, khảo sát các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cam đƣợc thực hiện trong năm 2017. - Các giải pháp đƣợc nghiên cứu và đề xuất nhằm phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Về lý luận: Đề tài luận giải và phát triển lý luận về sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa trên các khía cạnh: Khái niệm, bản chất phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa; Vai trò và yêu cầu của phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa; Các tác nhân tham gia phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa; Nội dung nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa. Nghiên cứu phát hiện các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa mà các nghiên cứu trƣớc đây chƣa làm rõ; Nghiên cứu vận dụng các phƣơng pháp và đề xuất khung phân tích lý thuyết phù hợp làm cơ sở cho các nghiên cứu có liên quan. Về thực tiễn: Đề tài đã tổng kết đƣợc những bài học kinh nghiệm thực tiễn về phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa. Đề tài cũng đã đánh giá thực trạng giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang theo các nội dung: Chủ trƣơng, chính sách; Quy hoạch và quản lý quy hoạch; Đầu tƣ cơ sở hạ tầng; Ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật; Phát triển nguồn nhân lực; Phát triển thƣơng hiệu và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm; Đánh giá kết quả và hiệu quả phát triển sản xuất cam hàng hóa. Cùng với đó, đề tài đã làm rõ tác động của các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang. Đã đánh giá đƣợc những thuận lợi, khó khăn trong phát triển sản xuất cam và đề xuất đƣợc hệ thống giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang trong những năm tiếp theo. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Ýnghĩa khoa học: Đề tài đã hệ thống hóa, vận dụng và bổ sung vào lý luận kinh tế nông nghiệp các khái niệm, phƣơng pháp và nội dung về giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa. Đề tài cung cấp nguồn tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu phát triển nông nghiệp trong nƣớc và quốc tế. Những kết quả nghiên cứu của đề tài là sự bổ sung thêm tài liệu về phát triển 5
  • 22. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 nông nghiệp nói chung và ngành cam nói riêng, là tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, nghiên cứu và học tập cho chuyên ngành kinh tế nông nghiệp của các học viện, trƣờng đại học. Ýnghĩa thực tiễn: Đề tài là nghiên cứu đầu tiên về đánh giá thực trạng sản xuất cam và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang, có sự kết hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu, phù hợp với điều kiện và đặc điểm tình hình sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang. Đề tài đã luận giải nguyên nhân thực trạng và đề ra các giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang. Đề tài cung cấp những căn cứ khoa học để Ủy ban nhân dân và các sở, ban, ngành của tỉnh Tuyên Quang hoạch định chính sách phát triển vùng sản xuất cam tập trung của Tỉnh. 6
  • 23. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM THEO HƢỚNG HÀNG HÓA 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM THEO HƢỚNG HÀNG HÓA 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về phát triển sản xuất nông sản hàng hóa 2.1.1.1. Khái niệm phát triển sản xuất * Khái niệm về phát triển Phát triển đƣợc định nghĩa khái quát trong Từ điển Oxford là: “Sự gia tăng dần của một sự vật theo hƣớng tiến bộ hơn, mạnh hơn...” (Oxford University Press, 2015). Trong Từ điển Bách khoa của Việt Nam định nghĩa: “Phát triển là một phạm trù của triết học, là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sự vật” (NXB Từ điển Bách khoa, 2005). Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đƣa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lƣợng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo đƣờng xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dƣờng nhƣ sự vật ban đầu nhƣng ở mức (cấp độ) cao hơn. Raaman (1995) cho rằng: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trƣởng mức sống con ngƣời và phân phối công bằng những thành quả tăng trƣởng trong xã hội”. Nhà kinh tế học Dudley (1977) cho rằng ít nhất phải bổ sung thêm ba đòi hỏi bắt buộc vào khái niệm phát triển, đó là (i) Giảm đói nghèo và suy dinh dƣỡng; (ii) Giảm bất bình đẳng thu nhập; (iii) Cải thiện điều kiện việc làm. Còn Gunnar Myrdal, nhà kinh tế đƣợc trao giải Nobel về kinh tế năm 1974, lại cho rằng có một số nhóm các “giá trị phát triển” nhƣ tăng trƣởng kinh tế, tăng mức sống, giảm bất bình đẳng xã hội và kinh tế, độc lập, đoàn kết dân tộc, dân chủ hóa chính trị, những thay đổi tích cực về cấu trúc gia đình, văn hóa của các xã hội nông nghiệp, công nghiệp hóa và bảo vệ môi trƣờng (Gunnar, 1989). Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về sự phát triển, nhƣng nhìn chung các ý kiến đều cho rằng: Phát triển là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá trị trong cuộc sống con ngƣời. Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và quyền tự do của 7
  • 24. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 ngƣời dân, làm cho cuộc sống của mỗi con ngƣời tốt đẹp hơn. Phát triển nhằm thoả mãn những nhu cầu hiện tại mà không phƣơng hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu trong tƣơng lai. Về kinh tế, đó là sự tăng trƣởng, hiệu quả và ổn định; Về xã hội là việc giảm đói nghèo, xây dựng thể chế, bảo tồn di sản và văn hoá dân tộc; Về mặt môi trƣờng đó là đa dạng sinh học và thích nghi, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn ô nhiễm môi trƣờng. * Khái niệm về sản xuất Theo Ph. Ăngghen: “điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài ngƣời với xã hội loài vật là ở chỗ: loài vật may lắm chỉ hái lƣợm, trong khi con ngƣời lại sản xuất” (NXB Chính trị quốc gia, 1993). Sản xuất vật chất là một loại hình hoạt động thực tiễn với mục đích cải biến các đối tƣợng của giới tự nhiên theo nhu cầu tồn tại, phát triển của con ngƣời và xã hội. Sản xuất vật chất giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội, là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan hệ xã hội của con ngƣời; nó là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển của xã hội loài ngƣời. Để tiến hành sản xuất vật chất con ngƣời phải có quan hệ với tự nhiên và quan hệ với nhau, trên cơ sở những quan hệ sản xuất này mà phát sinh các quan hệ khác nhƣ: chính trị, đạo đức, pháp luật (NXB Chính trị quốc gia, 1993). Vì vậy, trong quá trình sản xuất vật chất con ngƣời không những làm biến đổi tự nhiên, biến đổi xã hội đồng thời làm biến đổi cả bản thân mình. Qua đó có thể hiểu, sản xuất là quá trình biến đổi những yếu tố đầu vào thành sản phẩm đầu ra. Mục đích của quá trình chuyển hoá này là tạo ra các sản phẩm, dịch vụ để cung cấp cho nhu cầu xã hội. Đầu vào của quá trình sản xuất bao gồm các nguồn lực: đất đai, lao động, vốn, kĩ thuật, nguyên vật liệu, năng lƣợng, thông tin…. Đầu ra của quá trình sản xuất là các sản phẩm, dịch vụ và những tác động ảnh hƣởng đến môi trƣờng. Sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con ngƣời. Sự phát triển của sản xuất vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển của toàn bộ đời sống xã hội. Sự vận động, phát triển của xã hội có nguyên nhân từ sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Việt Nam đang từng bƣớc phát triển nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, theo định hƣớng XHCN, việc phát triển sản xuất phải theo phƣơng thức sản xuất cho thị trƣờng. Trong phát triển sản xuất hàng hóa, ngƣời sản xuất phải trả lời ba câu hỏi cơ bản: Sản xuất cái gì? Sản xuất nhƣ thế nào? Sản xuất cho ai? * Phát triển sản xuất Phát triển sản xuất đƣợc nhìn nhận dƣới hai góc độ: Thứ nhất, là quá trình 8
  • 25. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 tăng quy mô về số lƣợng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; Thứ hai, là quá trình nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Cả hai quá trình này đều nhằm phục vụ cho đời sống con ngƣời. Phát triển sản xuất là yêu cầu tất yếu trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới. Phát triển sản xuất càng có vai trò quan trọng hơn khi nhu cầu của con ngƣời về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ngày càng tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng. Phát triển sản xuất sẽ làm gia tăng nhiều hơn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ về số lƣợng, phong phú hơn về chủng loại và chất lƣợng, phù hợp hơn về cơ cấu và phân bố của cải. Phát triển sản xuất bên cạnh tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời, còn bao gồm các khía cạnh khác nhƣ nâng cao phúc lợi cho ngƣời dân, nâng cao tiêu chuẩn sống, bao gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khoẻ và bảo vệ môi trƣờng. Từ những khái niệm về phát triển và sản xuất trên, ta có thể khái quát: Phát triển sản xuất là quá trình nâng cao khả năng tác động của con người vào đối tượng sản xuất để gia tăng số lượng và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người cả ở hiện tại và tương lai. Mục tiêu của phát triển sản xuất là mang lại lợi ích nhiều hơn cho con người cả về kinh tế, xã hội và môi trường. 2.1.1.2. Khái niệm về sản xuất nông sản hàng hóa * Nông sản hàng hóa Nông sản là những sản phẩm của nông nghiệp nhƣ thóc, gạo, bông, gai…. Theo sự phân chia có tính chất tƣơng đối của Việt Nam, nông nghiệp thƣờng đƣợc hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), thuỷ sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp. Theo Hiệp định Nông nghiệp của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), nông sản bao gồm một phạm vi khá rộng các loại hàng hoá có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp nhƣ các sản phẩm nông nghiệp cơ bản nhƣ lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tƣơi…; Các sản phẩm phái sinh nhƣ bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt…; Các sản phẩm đƣợc chế biến từ sản phẩm nông nghiệp nhƣ bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nƣớc ngọt, rƣợu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô… Trong kinh tế chính trị Marx-Lenin, hàng hóa đƣợc định nghĩa là sản phẩm của lao động thông qua trao đổi, mua bán. Karl Marx định nghĩa: hàng hóa trƣớc hết là đồ vật mang hình dạng có khả năng thỏa mãn nhu cầu con ngƣời nhờ vào các tính chất của nó. Để đồ vật trở thành hàng hóa cần phải có: Tính ích dụng đối với ngƣời dùng; Giá trị (kinh tế) nghĩa là đƣợc chi phí bởi lao động; Sự 9
  • 26. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 hạn chế để đạt đƣợc nó, nghĩa là độ khan hiếm (NXB Chính trị quốc gia, 1993). Hàng hóa là sản phẩm của quá trình sản xuất, với mục đích để mang ra thị trƣờng tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu và sự thỏa dụng của ngƣời tiêu dùng (Đỗ Đức Bình và cs., 2012). Ngƣời sản xuất muốn thu đƣợc giá trị của hàng hóa thông qua việc tiêu thụ thì phải quan tâm đến giá trị sử dụng của hàng hóa đối với ngƣời tiêu dùng (biểu hiện ở độ thỏa dụng của ngƣời tiêu dùng về chất lƣợng, hình thức, mẫu mã, tác dụng, lợi ích và sự tiện dụng khi tiêu dùng hàng hóa). Ngƣợc lại, ngƣời tiêu dùng muốn đạt đƣợc nhu cầu, mong muốn thì phải trả cho ngƣời sản xuất một giá trị (giá cả) của hàng hóa để bù đắp những chi phí cho quá trình sản xuất và lợi ích mà ngƣời sản xuất đƣợc hƣởng (lợi nhuận). Nông sản hàng hóa là phần nông sản do các đơn vị sản xuất thuộc mọi thành phần kinh tế trong nông nghiệp bán ra thị trƣờng trong nƣớc hay xuất khẩu, bao gồm cả phần bán cho các công ty quốc doanh, hợp tác xã, ngƣời tiêu dùng, ngoài phần tiêu dùng trực tiếp của ngƣời sản xuất nông nghiệp và gia đình họ (Nguyễn Văn Ngọc, 2006). * Sản xuất nông sản hàng hóa Sản xuất nông sản hàng hóa là quá trình sản xuất ra nông sản để trao đổi, để bán, chứ không phải để tiêu dùng bởi chính ngƣời sản xuất nông sản đó. Sản xuất nông sản hàng hóa ở nông hộ là quá trình nông hộ lựa chọn nông sản sản xuất, sử dụng các nguồn lực, ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ để tạo ra khối lƣợng nông sản lớn, có chất lƣợng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng. Sản xuất nông sản hàng hóa có những đặc trƣng và ƣu thế sau (David et al., 1994): Do mục đích của sản xuất hàng hóa là để đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của ngƣời tiêu dùng, của thị trƣờng nên sự gia tăng không hạn chế của tiêu dùng, của thị trƣờng là động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển sản xuất; Cạnh tranh ngày càng gay gắt nên buộc ngƣời sản xuất nông sản hàng hóa phải năng động trong sản xuất kinh doanh, phải thƣờng xuyên cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng năng suất, sản lƣợng và nâng cao chất lƣợng sản phẩm, thúc đẩy tiêu thụ và gia tăng lợi nhuận. Chính vì lẽ đó mà thúc đẩy sản xuất nông sản hàng hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ; Sự phát triển của nền kinh tế mở làm cho giao lƣu kinh tế, văn hóa giữa các địa phƣơng trong nƣớc và quốc tế ngày càng phát triển. Quá trình lƣu thông hàng hóa, tiền tệ ngày càng linh hoạt, thúc đẩy các hoạt động trao đổi thƣơng mại tự do, mở rộng thị trƣờng, phát triển các quy trình công nghệ trong bảo quản, chế biến, vận chuyển và phân phối 10
  • 27. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 nông sản hàng hóa làm cho mọi khâu trong hoạt động sản xuất nông sản hàng hóa ngày càng phát triển. Để biểu thị sự phát triển của sản xuất nông sản hàng hóa, ngƣời ta thƣờng dùng mức tăng của sản phẩm nông sản hàng hóa của năm so với năm gốc hoặc mức tăng của giá trị nông sản hàng hoá hay tỷ suất nông sản hàng hoá trong một thời gian nhất định. Nhƣ vậy, sản xuất nông sản hàng hóa là quá trình sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất để tạo ra nông sản có khối lượng lớn, chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. 2.1.1.3. Giải pháp phát triển sản xuất nông sản hàng hóa Giải pháp là cách thức, phƣơng thức hay phƣơng pháp hành động của con ngƣời nhằm đạt đƣợc mục đích nhất định đã đƣợc đặt ra dựa trên cơ sở thực tiễn và mục tiêu đã định sẵn trong tƣơng lai (Nguyễn Văn Ngọc, 2006). Trong nghiên cứu phát triển sản xuất nông sản theo hƣớng hàng hóa đặt ra rất nhiều những khó khăn, thách thức cần giải quyết. Với mục tiêu nhằm tăng lợi ích của ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng nông sản hàng hóa, các giải pháp hƣớng tới việc tăng quy mô về số lƣợng, đảm bảo hơn về chất lƣợng nông sản hàng hóa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con ngƣời đòi hỏi cần có những phƣơng pháp, cách thức hành động phù hợp và mang tính khoa học là yêu cầu tất yếu. Giải pháp phát triển sản xuất nông sản hàng hóa của một vùng sản xuất, một địa phƣơng cụ thể phải dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, lợi thế cũng nhƣ mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và môi trƣờng của vùng, địa phƣơng đó. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phải đƣợc nhận định rõ để làm cơ sở đƣa ra những giải pháp cụ thể. Cơ sở đề xuất các giải pháp phải dựa trên phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả thực hiện các giải pháp. Theo Đỗ Kim Chung và Phạm Vân Đình (1997), có 5 nhóm yếu tố tác động đến hiệu quả thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất nông sản hàng hóa, bao gồm: Nhóm yếu tố liên quan đến các chủ trƣơng, chính sách; Nhóm yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trƣờng; Nhóm yếu tố liên quan đến ngƣời hoạch định chính sách và đƣa ra giải pháp; Nhóm yếu tố liên quan đến những ngƣời thực hiện giải pháp; Nhóm yếu tố liên quan đến khoa học kỹ thuật. Ngoài ra còn một số yếu tố khác nhƣ phong tục, tập 11
  • 28. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 quán, trình độ dân trí... các yếu tố trên đều có ảnh hƣởng nhất định đến việc hoạch định các giải pháp và đặc biệt là quá trình thực hiện giải pháp phát triển sản xuất nông sản hàng hóa. Đối với thị trƣờng quả tƣơi thì ngƣời tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lƣợng sản phẩm, đặc biệt là chất lƣợng an toàn thực phẩm thông qua các chỉ tiêu về dƣ lƣợng thuốc trừ sâu, thuốc BVTV, dƣ lƣợng kháng sinh trong thực phẩm. Trong sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa cần thực hiện theo đúng các quy trình, công nghệ sản xuất thân thiện với môi trƣờng, để sản xuất ra các sản phẩm có chất lƣợng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm vì lợi ích chung của ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng. Để giải quyết đƣợc những vấn đề nêu trên, các giải pháp phát triển sản xuất nông sản hàng hóa cần gắn liền với các mục tiêu: Kinh tế tăng trƣởng ổn định; Sản xuất phải giữ vững và cải thiện môi trƣờng sinh thái; Hiệu quả kinh tế gắn liền với hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trƣờng. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu, tác giả nhận định: Giải pháp phát triển sản xuất nông sản hàng hóa là cách thức khai thác tiềm năng, lợi thế, giải quyết những khó khăn, thách thức nhằm hướng đến mục tiêu cải thiện hiệu quả làm việc và nâng cao lợi ích cho từng tác nhân tham gia chuỗi giá trị nông sản hàng hóa, đảm bảo hiệu quả kinh tế gắn với hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Cơ sở đề ra giải pháp phải dựa trên thực trạng sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa, cơ hội và thách thức cũng như mục tiêu và định hướng phát triển sản xuất nông sản theo hướng hàng hóa. 2.1.2. Bản chất, vai trò và yêu cầu của giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa Quả cam là loại nông sản đƣợc sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến và nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của đời sống xã hội. Phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa gắn với bản chất, vai trò và yêu cầu của phát triển sản xuất nông sản hàng hóa. 2.1.2.1. Bản chất của phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa Ngoài mục đích nhằm tăng thu nhập cho nông hộ, sản xuất nông sản hàng hóa còn hƣớng đến mục tiêu mang lại lợi ích, bảo vệ sức khỏe ngƣời tiêu dùng, bảo vệ môi trƣờng và giữ gìn hệ sinh thái (Davies et al., 1994). Phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa phải kiến tạo một hệ thống bền vững về kinh tế, xã hội, môi trƣờng: 12
  • 29. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 Về kinh tế, hoạt động sản xuất cam phải đạt hiệu quả cao, tạo ra đƣợc khối lƣợng sản phẩm lớn với chất lƣợng tốt, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm. Về xã hội, phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa phải đảm bảo cho ngƣời dân vùng trồng cam có đủ việc làm, tăng thu nhập, mức sống ngày càng đƣợc nâng cao, thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa phải đảm bảo cung cấp những sản phẩm cam sạch, tƣơi ngon, chất lƣợng tốt, hình thức, mẫu mã đẹp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vì lợi ích và sức khỏe của ngƣời tiêu dùng. Về môi trường, phát triển sản xuất cam hàng hóa phải khai thác có hiệu quả các nguồn lực nhƣng không gây ô nhiễm môi trƣờng, không hủy hoại tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn nguồn nƣớc ngầm, không làm mất đi hệ sinh thái và đa dạng sinh học, đảm bảo tính bền vững, đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại nhƣng không làm phƣơng hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của tƣơng lai. Phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa là quá trình sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm cam có chất lƣợng cao, sản lƣợng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng. Sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa là sản xuất trên quy mô lớn, với những vùng sản xuất cam tập trung, khối lƣợng sản phẩm nhiều, gắn với phát triển ngành công nghiệp bảo quản, chế biến cam, mở rộng thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu. Phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa nhằm nâng cao thu nhập và mức sống cho ngƣời dân vùng trồng cam, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, vì lợi ích và sức khỏe cộng đồng. 2.1.2.2. Vai trò của phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa Khi phát triển vùng trồng cam tập trung tạo ra khối lƣợng cam hàng hóa lớn, sẽ tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ quả cam, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Khi công nghiệp chế biến phát triển sẽ thu hút một bộ phận lao động nông thôn dôi dƣ trở thành công nhân của các nhà máy chế biến, nhân viên của các doanh nghiệp kinh doanh thƣơng mại, dịch vụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nƣớc (Đỗ Kim Chung và Phạm Vân Đình, 1997). Phát triển vùng sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa còn góp phần tạo cảnh quan, môi trƣờng sinh thái góp phần phát triển ngành du lịch, dịch vụ trong nông nghiệp nhƣ các mô 13
  • 30. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 hình tham quan, du lịch vƣờn rừng, nghỉ dƣỡng. Việc phát triển vùng sản xuất cam hàng hóa còn thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm, thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Khi phát triển vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung, sẽ thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển các doanh nghiệp tham gia vào các khâu trong chuỗi giá trị của hàng hóa. Các dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp sẽ phát triển. Các mối liên kết trong sản xuất nông nghiệp cũng phát triển, tạo thành một hệ thống kinh tế bền chặt, hỗ trợ nhau, sự chuyên môn hóa ngày càng sâu rộng và việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp ngày càng hiệu quả hơn (Frost and Soost, 1968). Phát triển vùng sản xuất cam hàng hóa góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tạo ra sản lƣợng hàng hóa đủ lớn, có chất lƣợng nhằm hƣớng đến xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nƣớc. Đối với những hộ trồng cam, khi quả cam trở thành sản phẩm hàng hóa, có thƣơng hiệu, đƣợc mang đi tiêu thụ ở thị trƣờng rộng lớn trên khắp cả nƣớc và xuất khẩu quốc tế, sẽ mang lại thu nhập cao để nâng cao đời sống, tái sản xuất với quy mô ngày càng mở rộng. Đất đai, lao động, vốn và các nguồn lực sản xuất khác của hộ sẽ đƣợc sử dụng có hiệu quả hơn. Các hộ sẽ có điều kiện tiếp cận khoa học, kỹ thuật tiên tiến áp dụng vào trong sản xuất, có cơ hội tiếp cận thị trƣờng rộng lớn, nâng cao nhận thức về sản xuất kinh doanh và kiến thức về quản lý kinh tế thị trƣờng trong điều kiện hội nhập. 2.1.2.3. Yêu cầu của giải pháp phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa a. Giải pháp phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa phải gắn với các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây Chỉ có nâng cao năng lực cạnh tranh, ngành trái cây mới phát triển và đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế, vƣợt qua đƣợc hàng rào kỹ thuật của các quốc gia trong xuất khẩu, cạnh tranh với nhiều sản phẩm của nhiều quốc gia khác. Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây đòi hỏi sự nỗ lực của các tổ chức kinh tế trực tiếp tham gia vào sản xuất, nâng cao chất lƣợng cung cấp các dịch vụ công của các cơ quan quản lý nhà nƣớc (Đỗ Kim Chung, 2010). Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các hàng rào thuế quan bị gỡ bỏ, các hàng rào kỹ thuật của các nƣớc ngày càng siết chặt, thì sản xuất cam hàng hóa cần phải cạnh tranh với các sản phẩm trái cây của các quốc gia khác ngay cả trên 14
  • 31. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Từ quan niệm trên, nghiên cứu về giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa cần phải gắn với nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm này, đảm bảo cho ngành cam ngày càng phát triển bền vững cả trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. b. Giải pháp phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa cần gắn với giải pháp quy hoạch và hệ thống chính sách hỗ trợ đồng bộ, hiệu quả Quy hoạch phát triển sản xuất nông sản hàng hóa phải theo hƣớng nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và tính bền vững của nền nông nghiệp. Phải trên cơ sở đổi mới tƣ duy, tiếp cận thị trƣờng, kết hợp ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nƣớc, nhân lực, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trƣờng sinh thái để khai thác có hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, mỗi địa phƣơng (Chính phủ, 2012). Hệ thống chính sách hỗ trợ cần thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả nhƣ: Nâng cao trình độ của ngƣời sản xuất; Giải quyết những khó khăn về vốn, giống, kỹ thuật và công nghệ, thiết bị sản xuất; Xây dựng thƣơng hiệu; Phát triển thị trƣờng; Đẩy mạnh liên kết giữa hộ, trang trại với thƣơng lái và doanh nghiệp; Nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực đầu tƣ công về quy hoạch, chính sách đất đai, giao thông, thủy lợi, điện sản xuất, chất lƣợng dịch vụ công (Ninh Đức Hùng, 2011). Phải có hệ thống chính sách đảm bảo huy động cao các nguồn lực xã hội, trƣớc hết là đất đai, lao động, rừng và biển, phát huy sức mạnh hội nhập quốc tế và sự hỗ trợ của nhà nƣớc. Các chính sách hỗ trợ cần đồng bộ và hiệu quả theo hƣớng tiếp cận theo chuỗi giá trị sản phẩm. c. Giải pháp phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa phải gắn kết chặt chẽ giữa các khâu tổ chức sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ Việc phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa các khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm, sự liên kết giữa các tác nhân tham gia trong các khâu từ cung ứng vật tƣ đầu vào, quá trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Khâu đột phá để ngành sản xuất cam có thể phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung với giá trị sản phẩm cao là khâu tiêu thụ. Sản xuất cam phải hƣớng đến thị trƣờng, hƣớng đến lợi ích của ngƣời tiêu dùng, tạo dựng lòng tin đối với ngƣời tiêu dùng về sản phẩm có chất lƣợng, có uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (Hume, 1957). Ngoài ra, việc xây dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, hƣớng sản phẩm đến thị trƣờng xuất khẩu là khâu then chốt để nâng cao giá trị sản phẩm, tạo 15
  • 32. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 động lực để phát triển các khâu khác từ sản xuất đến thu hoạch, bảo quản và chế biến. Ngƣợc lại, khâu sản xuất thực hiện tốt, đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, cho năng suất cao, chất lƣợng quả tốt, khâu thu hoạch đúng quy trình để sản phẩm không bị xây xát, dập, thối hỏng, khâu bảo quản và chế biến giúp gia tăng giá trị sản phẩm, làm cho quả tƣơi và bền hơn, có thể vận chuyển đi xa và lƣu giữ trong nhiều ngày thì mới có thể đƣa sản phẩm đến những thị trƣờng tiêu thụ lớn, khoảng cách xa, thúc đẩy quá trình tiêu thụ, đặc biệt là thị trƣờng xuất khẩu. d. Giải pháp phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường, phát huy lợi thế so sánh của vùng Phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa phải xem xét trong điều kiện tự nhiên và bối cảnh kinh tế, xã hội, môi trƣờng cụ thể của địa phƣơng đó để đặt ra các mục tiêu và kế hoạch phát triển phù hợp. Tùy theo điều kiện cụ thể mà áp dụng các giải pháp ƣu tiên khác nhau. Cam là loại cây ăn quả có quy luật sinh trƣởng và phát triển riêng, phù hợp với điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu theo từng vùng, sản phẩm thu hoạch mang tính thời vụ cao, năng suất và chất lƣợng sản phẩm khác nhau ở mỗi vùng sản xuất khác nhau (Reuther, 1973). Ở địa phƣơng đã có sự phát triển cây cam lâu đời nghĩa là đã có những lợi thế nhất định trong sản xuất cam, cần nghiên cứu những giải pháp để phát triển hơn nữa vùng sản xuất cam tập trung theo hƣớng hàng hóa để phát huy lợi thế so sánh của vùng (Rambo and Donavan, 1997). Ứng dụng công nghệ kỹ thuật về giống, trong sản xuất và bảo quản, chế biến để hạn chế tính thời vụ của sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sẽ mang lại những ý nghĩa không chỉ về mặt kinh tế, mà còn có ý nghĩa về mặt chính trị, xã hội và môi trƣờng. e. Giải pháp phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa phải đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững Giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa là cách thức khai thác tiềm năng, lợi thế, giải quyết những khó khăn, thách thức nhằm hƣớng đến mục tiêu cải thiện hiệu quả làm việc và nâng cao lợi ích cho từng tác nhân tham gia chuỗi giá trị quả cam, đảm bảo hiệu quả kinh tế gắn với hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trƣờng. Cơ sở đề ra giải pháp phải dựa trên thực trạng sản xuất và tiêu thụ cam giai đoạn hiện nay, cơ hội và thách thức cũng nhƣ mục tiêu và định hƣớng phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa trong tƣơng lai. Phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa nhằm thoả mãn những nhu cầu hiện tại mà không phƣơng hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu trong tƣơng lai. Mục tiêu của 16
  • 33. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa là mang lại lợi ích nhiều hơn cho con ngƣời cả về kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Về kinh tế, đó là sự tăng trƣởng về diện tích, năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và ổn định; Về xã hội là tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm đói nghèo, xây dựng thể chế, bảo tồn di sản và văn hoá dân tộc; Về môi trƣờng đó là đa dạng sinh học, thích nghi, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn ô nhiễm môi trƣờng, quy hoạch phát triển vùng trồng cam gắn với quy hoạch phát triển vùng du lịch sinh thái. 2.1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trong nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa * Giống cam: Cây cam giống có thể sản xuất bằng phƣơng pháp chiết cành hoặc ghép gốc. Cần chọn những cây cam mẹ khỏe, tốt để chiết, ghép vì nếu chiết từ những cây kém phát triển, những cành thải loại không đủ tiêu chuẩn, sẽ làm giảm khả năng phát triển, sinh trƣởng của cây khi trồng mới, sâu bệnh lan rộng, chất lƣợng quả cam kém (Thanh Huyền, 2015). Trong phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa, giải pháp về giống cần tập trung nhân rộng các cơ sở sản xuất và cung ứng giống, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất cây cam giống cho năng suất cao, chất lƣợng quả tốt, quả ít hạt, cây cam có khả năng chống chịu sâu bệnh hại, sớm cho quả và thời gian cho thu hoạch quả kéo dài, đặc biệt chú trọng lai tạo và sản xuất giống cam có khả năng cho thu hoạch rải vụ quanh năm, hạn chế tính mùa vụ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt cần khuyến cáo các hộ trồng cam mua cây cam giống của các cơ sở sản xuất cây giống đƣợc cấp phép, kiểm định chất lƣợng, tránh tình trạng ngƣời dân tự chiết tạo cây giống không đảm bảo chất lƣợng. * Trồng mới: Trồng mới là giai đoạn kiến thiết cơ bản để hình thành vƣờn cam, giai đoạn này kéo dài từ 3 đến 4 năm. Chi phí cho giai đoạn trồng mới chiếm tỉ trọng lớn và hình thành giá trị tài sản là vƣờn cây lâu năm cần phải trích khấu hao và thu hồi vốn trong giai đoạn kinh doanh. Các yêu cầu kỹ thuật về giống cây, làm đất, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trong giai đoạn này có ảnh hƣởng quyết định đến năng suất, chất lƣợng sản phẩm cam hàng hóa và tuổi thọ của vƣờn cây (Đào Thanh Vân, 2012). Giải pháp phát triển sản xuất cam hàng hóa cần tập trung ruộng đất, san gạt mặt bằng để có quy mô diện tích lớn, thực hiện cơ giới hóa trong khâu làm đất, bón phân, trồng và chăm sóc cây cam, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động để hạ giá thành của vƣờn cam trong giai đoạn kiến thiết cơ bản. Hộ trồng cam cần đƣợc trang bị kiến thức về hạch toán 17
  • 34. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 kinh tế, tính toán đầy đủ, chính xác chi phí phát sinh trong giai đoạn trồng mới và phân bổ khấu hao vƣờn cam trong thời kỳ thu hoạch để hạch toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và có giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cam của hộ. * Chăm sóc vƣờn cam: Công việc tỉa cành, tạo tán cần đƣợc tiến hành thƣờng xuyên hàng năm sau mỗi vụ thu hái quả. Cần cắt bỏ những cành khô, cành tăm, cành quả mọc yếu và những cành bị sâu bệnh gây hại nhằm tạo cho tán cây thông thoáng loại bỏ một phần sâu bệnh hại (Hoàng Minh, 2017). Hoa cam thƣờng ra nhiều nhƣng tỉ lệ đậu quả chỉ vào khoảng 2-8% tùy thuộc vào điều kiện chăm bón và đặc điểm của giống. Do đó ở thời kỳ nụ, hoa, quả non nên tỉa bớt các hoa dị hình, quả non ra muộn và ở các vị trí không thích hợp cho việc hình thành và phát triển quả. Công việc này có thể thực hiện đƣợc bằng cách phun các chất điều hòa sinh trƣởng. Ở thời kỳ sau đậu quả 1-2 tuần lễ cần tiến hành sử dụng các chất điều hòa sinh trƣởng kết hợp với bón phân bổ sung và các nguyên tố vi lƣợng để tăng tỉ lệ đậu quả và thúc đẩy nhanh quá trình lớn của quả, giảm số lƣợng hạt và làm đẹp mã quả. Cam cần đƣợc bón nhiều phân, cân đối các nguyên tố dinh dƣỡng, đủ vi lƣợng để cây sinh trƣởng khỏe, chống sâu bệnh hại, bền cây và cho năng suất cao (Nguyễn Ngọc Nông, 2015). Trong sản xuất cam hàng hóa, chi phí phân bón chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất của hộ trồng cam, bao gồm phân hữu cơ, phân vi sinh, phân hóa học. Giải pháp phát triển sản xuất cam hàng hóa cần nghiên cứu lựa chọn các loại phân bón thích hợp, tiết kiệm chi phí, cho năng suất cao nhƣng cũng hƣớng đến mục tiêu cải tạo đất, bảo vệ môi trƣờng sinh thái. * Thu hoạch cam: Cam cần đƣợc thu hái kịp thời khi trên vỏ quả xuất hiện màu chín chiếm 1/4-1/3 vỏ quả. Không nên để quả chín lâu trên cây vì có thể dẫn đến hiện tƣợng xốp quả (Đƣờng Hồng Dật, 2003). Cần tiến hành thu hái vào những ngày trời nắng ráo. Dùng kéo mũi bằng và có lò xo để cắt sát cuống quả, không nên cầm tay vặt quả. Sau khi hái nhẹ nhàng đặt trái vào giỏ hay sọt tre có lót lá khô hoặc giấy xung quanh để tránh làm vỏ trái bị bầm dập, xây xát. Để cam nơi thoáng mát, lau sạch vỏ và phân loại. Nếu phải vận chuyển đi xa nên cắt bớt cuống trái và lá trên cuống trái để giảm xây xát và héo cam do lá bốc hơi nƣớc nhiều (Thanh Huyền, 2015). Trong sản xuất cam hàng hóa, cần có các giải pháp thu hoạch đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng, chế tạo các dụng cụ thu hái, vận chuyển và sử dụng bao bì, tem mác đóng gói ngay khi thu hoạch để nâng 18
  • 35. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 cao năng suất lao động, giảm tỉ lệ cam bị hƣ hỏng, giữ gìn quả cam đƣợc tƣơi mới và ngƣời tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc, yên tâm sử dụng sản phẩm. * Bảo quản, chế biến: Quả cam có khối lƣợng lớn, thuỷ phần cao nên dễ bị dập nát, dễ bị héo, tỉ lệ hao hụt về khối lƣợng và chất lƣợng cao, khó vận chuyển và bảo quản, thời gian thu hoạch ngắn (Đào Thanh Vân, 2012). Các vấn đề này đặt ra cần có giải pháp liên quan đến hoạt động thu hái, phân loại, bao gói, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm hợp lý. Nếu để trong điều kiện tự nhiên thì thời gian tồn trữ thƣờng rất ngắn chỉ đƣợc vài ba ngày, nếu muốn thời gian tồn trữ kéo dài để phục vụ cho việc xuất khẩu đi xa thì quả cam phải đƣợc tồn trữ trong điều kiện lạnh. Qua nghiên cứu, các nhà chuyên môn cho thấy, quả cam nếu đƣợc tồn trữ, bảo quản trong điều kiện nhiệt độ 5-10o C, độ ẩm tƣơng đối của không khí khoảng 85-92% thì thời gian tồn trữ có thể kéo dài 4-6 tuần lễ. Sau khi thu hoạch, phần lớn cam đƣợc tiêu thụ dƣới dạng cam tƣơi. Ở nƣớc ta công nghiệp chế biến cam mới ở giai đoạn đầu, số lƣợng quả chế biến không đáng kể so với số lƣợng ăn tƣơi, do đó lãng phí và hƣ hỏng nhiều. Giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa cần gắn với giải pháp quy hoạch phát triển ngành công nghiệp bảo quản và chế biến cam. * Tiêu thụ: Nhìn chung, tập quán tiêu thụ quả tƣơi của nhân dân từ xƣa đã thành truyền thống (Trần Hữu Cƣờng, 2008). Quả cam là nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của ngƣời dân đô thị, trong các ngày giỗ chạp, ngày hội, ngày tết, thăm hỏi lẫn nhau của ngƣời dân. Trƣớc đây cam ở Việt Nam chủ yếu sử dụng ăn tƣơi và sản lƣợng cam chỉ đủ để cung cấp cho thị trƣờng trong nƣớc. Kênh tiêu thụ chủ yếu là do thƣơng lái đảm nhận từ việc thu gom, vận chuyển và bán hàng cho các cửa hàng, đại lý, chợ, siêu thị. Ngày nay, khi phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa, cần hƣớng đến việc xuất khẩu sản phẩm ra thị trƣờng nƣớc ngoài và phát triển đa dạng các kênh tiêu thụ, tổ chức các kênh tiêu thụ hợp lý sẽ làm giảm chi phí giao dịch, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa cần gắn với đặc điểm phát triển cây ăn quả dài ngày; Gắn với đặc điểm của ngành sản xuất thực phẩm có yêu cầu cao về chất lƣợng, an toàn vệ sinh thực phẩm, vì lợi ích và sức khỏe của ngƣời tiêu dùng; Phải gắn kết chặt chẽ giữa các khâu của quá trình sản xuất; Tập trung các nguồn lực để sản xuất sản phẩm với quy mô lớn, chất lƣợng tốt, sản lƣợng hàng hóa nhiều, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng quả tƣơi và nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, hƣớng đến thị trƣờng xuất khẩu. 19
  • 36. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 2.1.4. Các tác nhân tham gia phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa Các tác nhân tham gia phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa có thể đƣợc chia thành các nhóm sau: 2.1.4.1. Cơ sở cung cấp đầu vào cho sản xuất cam Nhóm cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất là tác nhân liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất nông sản hàng hóa, nhƣ cung cấp cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ lao động, máy móc thiết bị, vốn, khoa học kỹ thuật (Đinh Văn Đãn, 2010). Do vậy, khi nhóm này phát triển sẽ thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa, đẩy mạnh quá trình lƣu thông, phân phối, cung cấp các dịch vụ đầu vào nhanh chóng và hiệu quả, thực hiện việc hỗ trợ kỹ thuật trong các khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản. Khi nhóm đối tƣợng này phát triển trong sự cạnh tranh lành mạnh sẽ giúp các hộ trồng cam có sự lựa chọn các yếu tố đầu vào một cách tối ƣu nhất, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cam. 2.1.4.2. Hộ trồng cam Hộ trồng cam đóng vai trò là chủ thể của quá trình sản xuất cam, đóng góp vốn, lao động, diện tích đất đai và kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất cam. Đây là nhóm đối tƣợng chính cần có sự tác động của các nhóm giải pháp, chính sách nhằm phát triển sản xuất nông sản theo hƣớng hàng hóa (Đào Thế Tuấn, 2015). Trình độ nhận thức của chủ hộ về kinh tế thị trƣờng, sản xuất hàng hóa, việc lựa chọn sử dụng các yếu tố đầu vào cho sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, năng suất và chất lƣợng sản phẩm, kỹ thuật sản xuất, thu hái và bảo quản sản phẩm... là những nội dung quan trọng có liên quan đến chủ thể sản xuất này. 2.1.4.3. Cơ sở thu mua, bảo quản, chế biến và tiêu thụ cam Bao gồm các tác nhân trực tiếp và gián tiếp thu mua và tiêu thụ sản phẩm cho nông hộ (ngƣời thu gom, thƣơng lái, nhà phân phối, ngƣời bán lẻ, cơ sở bảo quản, chế biến nông sản,…). Nhóm này tạo ra các kênh phân phối và tiêu thụ khác nhau giúp cho hộ sản xuất tiêu thụ đƣợc sản phẩm đầu ra (Nguyễn Văn Cự, 2015). Do vậy, khi nhóm này phát triển sẽ thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa, đẩy mạnh quá trình lƣu thông, phân phối, thúc đẩy quá trình chế biến và tiêu thụ sản phẩm cam hàng hóa nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả với số lƣợng lớn, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ. 20
  • 37. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 2.1.4.4. Cơ quan quản lý nhà nước Chính quyền và các cơ quan chức năng của Nhà nƣớc có vai trò tham gia vào quá trình phát triển sản xuất nông sản hàng hóa thông qua việc đứng ra quản lý chung và ban hành các văn bản, quy hoạch, định hƣớng hoặc tiêu chuẩn để quản lý hoạt động sản xuất nông nghiệp (Đỗ Hoàng Toàn, 2015). Trong nhiều trƣờng hợp, các cơ quan chức năng đƣa ra các khuyến cáo nhằm giúp nông hộ điều chỉnh hoạt động sản xuất. Nhóm này còn ban hành các chính sách hỗ trợ hoặc có thể hạn chế việc phát triển sản xuất nhƣ chính sách về đất đai, chính sách vay vốn, chính sách đào tạo nhân lực, hỗ trợ về khoa học, kỹ thuật… 2.1.4.5. Nhà khoa học Các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp với vai trò cung cấp kiến thức về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản cũng nhƣ các dự báo thị trƣờng, định hƣớng cho sản xuất nông sản theo hƣớng hàng hóa (Đỗ Kim Chung, 2015). Sự đóng góp tích cực của các nhà khoa học, các chuyên gia về kinh tế, nông nghiệp thể hiện ở việc nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ, những cơ hội và thách thức trong phát triển sản xuất nông sản hàng hóa, từ đó có những dự báo hay đề xuất các giải pháp nhằm tham mƣu, tƣ vấn cho các cơ quan chức năng và các hộ gia đình trong phát triển sản xuất. 2.1.4.6. Người tiêu dùng cam Đây là tác nhân với vai trò quyết định, bất kỳ một sản phẩm hàng hóa nào muốn tồn tại và phát triển phải đáp ứng đƣợc nhu cầu, thị hiếu, sự thỏa mãn của ngƣời tiêu dùng (Nguyễn Nguyên Cự, 2015). Việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phải gắn với lợi ích của khách hàng. Việc khảo sát, nghiên cứu nhu cầu của ngƣời tiêu dùng đối với sản phẩm cam về giá trị dinh dƣỡng, hình thức mẫu mã sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, cách thức để sản phẩm đến đƣợc với ngƣời tiêu dùng … là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn phát triển sản xuất và tiêu thụ cam theo hƣớng hàng hóa. Để phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong sản xuất và tiêu thụ cam. Các giải pháp đề xuất cũng cần tác động đến từng tác nhân tham gia và mục tiêu phát triển cũng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và mang lại lợi ích nhiều hơn cho tất cả các tác nhân tham gia phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa. 2.1.5. Nội dung nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 2.1.5.1. Chủ trương, chính sách phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa Các chủ trƣơng, chính sách về nông nghiệp, khuyến nông, liên kết, thị trƣờng của các ban ngành, các cấp chính quyền từ trung ƣơng đến địa phƣơng có 21
  • 38. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0909 23 26 20– Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0909 23 26 20 tác động trực tiếp và sâu sắc đến phát triển sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa (Phạm Vân Đình, 2009). Thể chế, chính sách có thể ở cấp cao (trung ƣơng) nhƣ các quy định về sử dụng tài nguyên đất, rừng trong các luật hay bộ luật; Các chiến lƣợc, chính sách phát triển sản xuất, kế hoạch sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng; Hoặc các chính sách về tài chính, tiền tệ; Chính sách đào tạo nhân lực; Các chủ trƣơng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng nông thôn mới. Ở cấp cơ sở/cộng đồng đó có thể chỉ là những quy định, cam kết chung về bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ đất đai, vệ sinh an toàn thực phẩm, vận động tham gia các tổ chức, hiệp hội hay phát triển các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (OECD, 2015). Chính sách đất đai phù hợp, ổn định, bền vững sẽ giúp các nông hộ tập trung ruộng đất cho trồng cam, yên tâm sản xuất, đầu tƣ cho cải tạo ruộng đất, xây dựng cơ sở vật chất góp phần thúc đẩy quá trình cơ giới hóa trong sản xuất, hình thành vùng sản xuất cam hàng hóa tập trung, quy mô lớn. Chính sách đầu tƣ, hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật, dịch vụ nông nghiệp, phát triển thị trƣờng, công tác khuyến nông, phát triển các mối liên kết trong sản xuất là cần thiết. Việc ban hành và triển khai thực hiện các chủ trƣơng, chính sách một cách kịp thời, đồng bộ và có hiệu quả sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các tác nhân tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh cam theo hƣớng hàng hóa. 2.1.5.2. Quy hoạch và quản lý quy hoạch vùng sản xuất cam hàng hóa Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải trên cơ sở đổi mới tƣ duy, tiếp cận thị trƣờng, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nƣớc, nhân lực đƣợc đào tạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trƣờng sinh thái để khai thác có hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, mỗi địa phƣơng (Mai Thanh Cúc, 2015). Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải gắn kết chặt chẽ sản xuất với công nghiệp bảo quản, chế biến và thị trƣờng tiêu thụ; tích tụ ruộng đất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung (Đỗ Kim Chung, 2015). Việc quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa phải gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn, cùng với nguồn nhân lực đƣợc đào tạo, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông sản hàng hóa với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao, phải có hệ thống chính sách đảm bảo huy động cao các nguồn lực xã hội, phát huy sức mạnh hội nhập quốc tế và sự hỗ trợ của nhà nƣớc (Chính phủ, 2012). Quy hoạch vùng sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa cần đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp với quy hoạch chung của cả nƣớc. Nội dung quy hoạch cần cụ thể, xác định rõ các vùng đủ điều kiện đất 22