SlideShare a Scribd company logo
1 of 5
Download to read offline
HỒN NAM BỘ
                         Võ Hiếu Nghĩa – Người con Nam bộ ghi lại


     Người Nam bộ trước hết rất xứng đáng là những anh hùng thật sự mở mang bờ cõi, chịu
khỗ chịu cực, luôn kề bên cái chết bởi biết bao là hiểm họa từ hùm thiêng rắn độc, sơn lam
chướng khí, nhưng vẵn luôn giữ tính tình chân chất thật thà, thương bạn thương bè, là những
người hiệp nghĩa “thấy chuyện bất bằng chẵng tha”. Chúng ta hãy xem qua đặc tính của người
Nam bộ qua các nhân vật điển hình.



        Phần II : DẠ CỔ HOÀI LANG & THÀNH LỘC
Một trong các tổ sư âm nhạc miền Nam phải nói tới là ông Sáu Lầu với Dạ cổ Hoài lang. Các
lời hát trong bản nhạc này thể hiện các lời nói câu ca trong cửa miệng của người Nam bộ, dĩ
nhiên là trong đó có tôi. Khiến chúng ta dễ dàng cảm động và rơi nước mắt, nhớ lại một thuở
nào....

DẠ CỔ HOÀI LANG
                  Từ là từ phu tướng
             Bảo kiếm sắc phong lên đàng
             Vào ra luống trông tin chàng
                 Năm canh mơ màng
              Em luống trông tin chàng
               Ôi gan vàng quặn đau í a

               Đường dù xa ong bướm
           Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang
               Ðêm luống trông tin bạn
           Ngày mỏi mòn như đá vọng phu
                          Vọng phu vọng luống trong tin chàng
                                    Sao nỡ phũ phàng

                                  Chàng hỡi chàng có hay
                             Đêm thiếp nằm luống những sầu tây
                                 Bao thuở đó đây sum vầy
                               Duyên sắc cầm đừng lạt phai

                                  Là nguyện cho chàng
                            Nguyện cho chàng đặng chữ bằng an

                                              7
Mau trở lại gia đàng
                                   Cho én nhạn hiệp đôi í a
                                         Cao Văn Lầu


Cao Văn Lầu, thường gọi Sáu Lầu, (22 tháng 12 năm 1892 - 13 tháng 8 năm 1976) là một
nhạc sĩ và là tác giả bài "Dạ cổ hoài lang", một bài ca độc đáo và nổi tiếng nhất trong nghệ
thuật cải lương Việt Nam.
Cao Văn Lầu sinh ngày 22 tháng 12 năm 1892 tại xóm Cái Cui, làng Chí Mỹ, sau sát nhập với
làng Thuận Lễ trở thành xã Thuận Mỹ, huyện Vàm Cỏ, tỉnh Long An.
Khi Cao Văn Lầu được bốn tuổi (năm 1896), ông Chín Giỏi (chưa rõ tên thật, cha Cao Văn lầu)
vì nghèo, vì bị áp bức nên đã cùng vợ và sáu đứa con nhỏ xuống ghe, tìm đất khác sinh sống.
Buổi đầu, ông Chín Giỏi đến tá túc trên đất của một người bà con ở Gia Hội (Bạc Liêu). Sau 9
tháng đi làm mướn cật lực mà không đủ ăn, gia đình ông lại phải dời sang Xà Phiên (nay
thuộc Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang), khẩn hoang làm ruộng.
Khoảng một năm sau, hơn 40 công đất, nhờ khó nhọc mới có được, bị địa chủ chiếm lấy. Nhờ
người giới thiệu, gia đình ông Chín Giỏi dọn về Họng Chàng Bè (Giá Rai, Bạc Liêu) để tiếp tục
khẩn hoang, nhưng rồi số đất này về sau cũng về tay người khác.
Xót cảnh trắng tay của ông Giỏi, hương sư Chơn ở làng Vĩnh Lợi tổng Thạnh Hòa, cho ông cất
một căn chòi lá ở trên đất công điền gần chùa Vĩnh Phước An (nay thuộc phường 2, thị xã Bạc
Liêu). Ở đó, vợ chồng ông và các con phải đi làm thuê, đi câu để chạy ăn từng bữa.
Hòa thượng Minh Bảo (? - 1912), trụ trì chùa Vĩnh Phước An, thấy gia đình ông Chín Giỏi vất
vả quá mà không đủ ăn, nên đề nghị cho Cao Văn Lầu, lúc đó mới 8 tuổi, vào chùa ở để chia sẻ
gánh nặng. Kể từ đó chú bé Lầu, vừa kinh kệ, vừa được nhà sư dạy chữ Nho.
Năm 1903, nhờ cha đến xin, Cao Văn Lầu được phép trở về nhà để học chữ Quốc ngữ. Nhưng
chỉ học đến "lớp nhì năm thứ hai" (Cours moyen 2e année) tức lớp 4 ngày nay, thì ông Lầu phải
thôi học vì nhà gặp thêm cảnh khó: anh đi ở rể, chị lấy chồng, cha già yếu...Vậy là, năm 15 tuổi
(1907), Cao Văn Lầu phải thay cha và anh chị đi làm những việc nặng nhọc để nuôi gia đình.
Lúc bấy giờ tại xóm Rạch Ông Bổn có một thầy đàn nổi tiếng tên Lê Tài Khí, tục gọi Hai Khị
hay Nhạc Khị. Ông thầy này bị mù cả hai mắt thêm có tật ở chân, nhưng ngón đàn của ông thật
điêu luyện.
Năm 1908, Cao Văn Lầu nhờ cha dẫn đến thầy Hai Khị để xin học đàn mỗi đêm. Nhờ yêu thích
và siêng năng, ông mau chóng sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ như đàn tranh, cò, kìm,
trống lễ; và trở thành một nhạc sĩ nồng cốt trong ban cổ nhạc của thầy.
Năm 1912, ông bắt đầu đi hát với Sáu Thìn và cô Phấn với bài Tứ đại oán Bùi Kiệm thi rớt.
Năm 21 tuổi (1913), Cao Văn Lầu vâng lệnh cha mẹ đi cưới vợ, đó là cô Trần Thị Tấn, một cô
gái nết na ở điền Tư Ô (Chung Bá Khánh).
Khoảng thời gian này, ông sáng tác được một bản ngắn mang tên Bá điểu, sau đổi lại Thu
phong, gồm tám câu nhịp bốn. Sau nữa, bản nhạc này được soạn giả Trịnh Thiên Tư đặt thêm
lời ca và có tên mới là Mừng khi gặp bạn.


                                               8
Năm 1917, ông sáng tác thêm một khúc gồm 22 câu, theo một chủ đề của thầy Nhạc Khị đề
xướng là "Chinh phụ vọng chinh phu" (chủ đề được rút ra từ bản Nam ai "Tô Huệ chức cẩm hồi
văn") nhưng chưa kịp sửa chữa và trình thầy thì gặp nghịch cảnh đau lòng. Vợ ông đã ba năm
mà vẫn chưa có dấu hiệu thai nghén, theo tục xưa, cha mẹ buộc ông phải trả vợ về nhà cha mẹ
ruột.
Khoảng một năm sau, trong tâm trạng nhớ thương vợ, bản nhạc trên được đem ra soạn lại.
Nghe bạn đồng môn tên Ba Chột góp ý, ông bỏ bớt 2 câu trùng lắp, bài nhạc còn chẵn 20 câu
nhịp đôi.
Tết Trung Thu năm Mậu Ngọ (15 tháng 8 âm lịch, nhằm ngày 19 tháng 9 năm 1918), ông cùng
các bạn đến thăm thầy, luôn tiện trình bày bản nhạc chưa có tên trên. Nghe xong, thầy Nhạc
Khị hết sức khen ngợi.
Đêm đó có nhà sư Nguyệt Chiếu cùng tham dự, thầy Nhạc Khị liền nhờ nhà sư đặt tên cho bản
nhạc. Nhà sư nói:"... tuy nhạc và lời ca còn vài điểm bất nhất, nhưng cái chung vẫn diễn tả
được tâm tư của nàng Tô Huệ [5]. Vậy cứ theo tích này mà đặt tên cho bài là "Dạ cổ hoài lang"
(Nghe tiếng trống đêm nhớ chồng). Kể từ đêm đó, bài ca này được loan truyền nhanh chóng.
Năm 1919, ông Lầu làm nhạc công trong gánh hát cải lương của Ba Xú (Bạc Liêu).
Cách mạng tháng Tám thành công, ông tham gia Mặt trận Liên Việt ở ấp Vĩnh Phước, xã Vĩnh
Lợi, tỉnh Bạc Liêu.
Năm 1947, ông nhận nhiệm vụ đặc biệt là cứu và đã cứu được một số cán bộ bị thực dân Pháp
bắt.
Từ 1918 đến năm 1974, ngoài bản "Dạ cổ hoài lang", mà sau này phát triển thành bản "vọng
cổ", làm thay đổi một phần bộ mặt cải lương; ông Cao Văn Lầu còn sáng tác thêm 10 bản nữa,
nhưng đa phần chỉ lưu hành ở Bạc Liêu.
Ông mất lúc 13 giờ ngày 13 tháng 8 năm 1976 tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 84 tuổi.
Chú thích
Theo Trần Đức Thuận. Học giả Vương Hồng Sển nói ông có tật ở tay (sách ghi ở mục tài liệu).
 Trong Hồi ký 50 năm mê hát, Ông Vương Hồng Sển cho biết: "Nếu phải kể công đầu, đáng
làm hậu tổ cải lương, đó là ông Hai Khị ở Bạc Liêu. Nghe đâu ông sống lối năm 1915...Ông
đau cổ xạ, ngón tay co rút và ngo ngoe rất khó. Thế mà ông có tài riêng, không ai bắt chước
được. Ai muốn thử tài cứ đến nhà, ban đầu ông giở mùng cho xem, chỉ trống, kèn, chụp chõa
trơ trơ ở trong ấy. Thế rồi khách ra ngồi salon, ông Khị chun vô mùng, một “mình ên”, rồi bỗng
nghe trọn bộ cổ nhạc khua động có tiết tấu nhịp nhàng y như có cả bốn năm người hòa tấu:
trống xổ, kèn thổi, đờn kéo ò e, chụp chõa lùng tùng xòa...Không ai biết ông làm cách nào mà
được vậy, quả là diệu thuật" (sách ghi ở mục tài liệu, tr. 46).
 Do quá nhớ thương, thi thoảng vợ chồng ông vẫn lén lút gặp nhau. Sau, vợ ông thụ thai, hai
người lại được xum họp.



                          **********************************


                                              9
Thành Lộc với Dạ cổ hoài lang
Thành Lộc trong Dạ cổ hoài lang
"Đối với nghệ sĩ, gặp được một vai hay như bắt được vàng. Với tôi,
vai ông Tư trong Dạ cổ hoài lang còn hơn thế nữa, là kim cương
trong đời...".
NSƯT Thành Lộc bâng khuâng nói như thế khi nhắc đến vai diễn mà
anh đã đóng hơn 300 suất tại Sân khấu nhỏ 5B Võ Văn Tần (nay là
Nhà hát Sân khấu nhỏ TP.HCM). Bây giờ, Dạ cổ hoài lang vẫn được
diễn thường xuyên với các nghệ sĩ khác đóng vai ông Tư, nhưng dấu
ấn Thành Lộc đã khắc sâu trong tâm trí khán giả, và không thể phủ
nhận chính anh đã mở một đường dây kịch bản dễ thương đến như thế để làm nền cho bạn diễn
sau này.
Bắt đầu là một kịch bản của Thanh Hoàng dự trại sáng tác do Hội Sân khấu và Đài truyền hình
TP.HCM (HTV) tổ chức. Khi đạo diễn Công Ninh đưa kịch bản cho Thành Lộc thì câu đầu
tiên Lộc hỏi là: "Nó được giải mấy?". Công Ninh đáp: "Giải 4". "Ừ, giải 4 thì tui nhận, còn giải
nhất, giải nhì thì không". Sao lạ vậy ? Thành Lộc cười: "Đề tài tác phẩm đoạt giải nhất, nhì
thường khô khan, nhân vật không thực. Khi đọc Dạ cổ hoài lang tôi thấy nó rất "đời", rất
"người" nên tôi nhận liền". Quả nhiên, Dạ cổ hoài lang trở thành một hiện tượng của sân khấu
TP.HCM, có người mua vé xem đi xem lại mấy lần mà nước mắt vẫn tuôn trào. Thập niên 80,
90 thế kỷ trước, hoàn cảnh người dân TP.HCM rất giống với kịch bản, nhiều gia đình rơi vào
cảnh xuất ngoại chia lìa, nên câu chuyện trên sân khấu đã xoáy sâu vào trái tim người ta. Nó
còn là chuyện dị biệt văn hóa, nỗi đau của người Việt Nam nơi đất khách, làm rung động tâm
hồn khán giả. Thậm chí, không cần đi ra nước ngoài, những người bỏ quê lên thành phố lập
nghiệp cũng tìm thấy trong Dạ cổ hoài lang những rưng rưng hoài niệm về một vùng quê bình
yên có lũy tre xanh, có dòng sông nhỏ, có con đò chông chênh, có câu hò ngọt lịm mỗi hoàng
hôn. Thế là người ta khóc...
Riêng Thành Lộc khóc vì một hoài niệm nữa: "Tôi bắt gặp nhân vật ông Tư sao mà giống ba
tôi. Ông sống hoài cổ, và một chút bảo thủ. Tôi là lớp diễn viên hồi mới giải phóng nên có
những quan điểm sống, quan điểm làm nghề khác với ông, thành ra hai cha con cứ hay tranh
luận gay gắt, y như mâu thuẫn giữa ông Tư và đứa cháu trong vở. Tôi đã diễn với vốn sống từ
ba tôi, có những câu thoại, những động tác tôi cố tình lặp lại hình ảnh của ông. Thí dụ, dáng đi
dáng đứng, hoặc gặp bất kỳ người nào đến chơi là bắt ngồi nghe ông kể chuyện quá khứ, hoặc
khi cãi không lại tôi thì ông cười hề hề nhẫn nhịn...". Ba của Thành Lộc là NSND Thành Tôn,
một cây cổ thụ trong làng hát bội. Ông sống thọ 84 tuổi.
       Những ngày cuối đời, ông vẫn say mê nghề hát đến quên cả bệnh tật. Trong căn phòng
nhỏ, khi học trò đến hỏi về những vai diễn thì ông lập tức nhảy khỏi ghế, đứng lên múa những
động tác vũ đạo, quay tít người trong cái khoảng không chưa đầy 4 mét vuông. Múa xong, ông
lăn ra thở hổn hển nhưng nét mặt tràn đầy sung sướng. Thậm chí, khi ông nằm ở Bệnh viện
Nguyễn Trãi, nghệ sĩ Kim Thanh đến hỏi về vai Châu Xương, ông liền nhảy xuống giường múa
ngay một lớp. Và đúng một tuần sau ông ra đi vĩnh viễn. Trái tim nghệ sĩ ấy đập cho đến phút


                                               10
cuối cùng với nghệ thuật. Đó chính là chất liệu để Thành Lộc sáng tạo lớp diễn tuyệt vời cho
cái chết của ông Tư.
       Trong kịch bản, ông Tư chết trên giường bệnh, có một bác sĩ người Mỹ giả làm con trai
ông đến đưa tiễn. Nhưng Thành Lộc phản đối: "Tôi không thích có người nước ngoài chen vào
tâm hồn người Việt. Bi kịch này là do chính người Việt gây ra thì không ai có quyền chen vào
giải quyết. Tôi muốn ông Tư phải đứng cao hơn nỗi đau, chết trong sự thăng hoa chứ không
phải chết trong nỗi đau. Như ba tôi, chết trong sự thăng hoa nghệ thuật. Vì vậy, tôi để cho ông
Tư leo lên sân thượng, là một điểm cao, và chết trong niềm hạnh phúc khi đối diện đất trời bao
la. Như thế, giá trị của bi kịch mới đẩy lên tuyệt đỉnh". Quả thực cái chết ấy đã đóng lại vở diễn
như một giọt nước mắt hóa thạch trong lòng khán giả, mãi mãi không quên mảnh ván mong
manh bắc cầu đưa ông già lên hòa nhập cùng tuyết và gió, để tâm hồn ông thoát khỏi thể xác
già nua bay về với quê cha đất tổ, trẻ trung như ngày ấy ngồi bên bờ sông hát bài Dạ cổ hoài
lang chờ cô thôn nữ... Cái chết ấy lại làm hồi sinh một cái gì đó thật mãnh liệt trong lòng khán
giả, hình như là tình yêu Tổ quốc, hình như là văn hóa dân tộc, mà không cần phải dùng những
lời đao to búa lớn.
      Thật xứng đáng khi Dạ cổ hoài lang đoạt cùng lúc 5 huy chương vàng (HCV) trong Hội
diễn Sân khấu nhỏ TP.HCM năm 1995 (HCV cho cả vở, và 4 HCV cho 4 nghệ sĩ Thành Lộc,
Việt Anh, Hồng Vân, Quốc Thảo). Sau vở này, Thành Lộc được phong (thật ra quá ư trầy vi
tróc vảy lắm đấy, vì là công dân Saigon cũ mà) Nghệ sĩ Ưu tú, 5B nâng cấp thành Nhà hát Sân
khấu nhỏ, và khán giả đổ xô đi tìm lại bài Dạ cổ hoài lang, còn nghệ sĩ đổ xô đi hát Dạ cổ hoài
lang tại các tụ điểm, sân khấu. Một "cú hích" mạnh đến thế!
      Nhưng còn một "cú hích" khác cũng mạnh không kém, là chinh phục khán giả phía Bắc.
Thật sự, sau giải phóng rất ít đoàn hát ra Bắc biểu diễn, và khán giả cũng như nghệ sĩ phía Bắc
cũng không đánh giá cao mảng kịch nói phía Nam. Nhưng khi Dạ cổ hoài lang Bắc du, suất
nào cả khán phòng cũng vừa vỗ tay vừa khóc. Thành Lộc còn nhớ nghệ sĩ Lan Hương lên sân
khấu ôm anh mà khóc như đứa trẻ. Còn NSND Đào Mộng Long thì bay bổng đến nỗi lạc
đường về, lên tận mãi Công viên Lê Nin rất xa nhà của cụ.
Hạnh phúc vậy thì thôi!
(BáoThanh Niên)


VÕ HIẾU NGHĨA
Một người con Nam bộ ghi lại
29/10/2012    *********************************************




                                               11

More Related Content

What's hot (12)

Phan 2
Phan 2Phan 2
Phan 2
 
Thi nhan hai phong tap 2
Thi nhan hai phong tap 2Thi nhan hai phong tap 2
Thi nhan hai phong tap 2
 
Chan dung thi nhan hp tap2.doc
Chan dung thi nhan hp tap2.docChan dung thi nhan hp tap2.doc
Chan dung thi nhan hp tap2.doc
 
Buoi hen cuoi cung bb
Buoi hen cuoi cung bbBuoi hen cuoi cung bb
Buoi hen cuoi cung bb
 
Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)
Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)
Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)
 
Bang
BangBang
Bang
 
Tho va doi tap 2
Tho va doi tap 2Tho va doi tap 2
Tho va doi tap 2
 
Hang tám cô
Hang tám côHang tám cô
Hang tám cô
 
Bat tre dong_xanh
Bat tre dong_xanhBat tre dong_xanh
Bat tre dong_xanh
 
Khép một vầng trăng
Khép một vầng trăngKhép một vầng trăng
Khép một vầng trăng
 
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 9 hoc ki 2 de 3
Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 9  hoc ki 2 de 3Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 9  hoc ki 2 de 3
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 9 hoc ki 2 de 3
 
Thơ
ThơThơ
Thơ
 

Viewers also liked

7 ân huệ của thánh thần vhn
7 ân huệ của thánh thần vhn7 ân huệ của thánh thần vhn
7 ân huệ của thánh thần vhn
Vo Hieu Nghia
 
8 ban tay danh nhan vhn
8 ban tay danh nhan vhn8 ban tay danh nhan vhn
8 ban tay danh nhan vhn
Vo Hieu Nghia
 

Viewers also liked (16)

Hy khuong TVKHE VHN
Hy khuong TVKHE VHNHy khuong TVKHE VHN
Hy khuong TVKHE VHN
 
Hành trình phương đông04 8
Hành trình phương đông04 8Hành trình phương đông04 8
Hành trình phương đông04 8
 
Antaeus Con của đất vhn
Antaeus Con của đất vhnAntaeus Con của đất vhn
Antaeus Con của đất vhn
 
Mặt trái của kỳ quan vhn
Mặt trái của kỳ quan vhnMặt trái của kỳ quan vhn
Mặt trái của kỳ quan vhn
 
Besame mucho VHN
 Besame mucho VHN Besame mucho VHN
Besame mucho VHN
 
Cathedral total vhn
Cathedral total vhnCathedral total vhn
Cathedral total vhn
 
7 ân huệ của thánh thần vhn
7 ân huệ của thánh thần vhn7 ân huệ của thánh thần vhn
7 ân huệ của thánh thần vhn
 
Thương xá taxVHN
Thương xá taxVHNThương xá taxVHN
Thương xá taxVHN
 
Photoshop04
Photoshop04Photoshop04
Photoshop04
 
Tinh than lam viec VHN
Tinh than lam viec VHNTinh than lam viec VHN
Tinh than lam viec VHN
 
Guồng máy
Guồng máyGuồng máy
Guồng máy
 
8 ban tay danh nhan vhn
8 ban tay danh nhan vhn8 ban tay danh nhan vhn
8 ban tay danh nhan vhn
 
1 gates vhn 01 bill
1 gates vhn 01 bill1 gates vhn 01 bill
1 gates vhn 01 bill
 
Vài Lời nói đầu - Sách VHNghĩa
Vài Lời nói đầu - Sách VHNghĩaVài Lời nói đầu - Sách VHNghĩa
Vài Lời nói đầu - Sách VHNghĩa
 
Phan b Trigger VHN
Phan b Trigger VHNPhan b Trigger VHN
Phan b Trigger VHN
 
Power point Règlement de conflits en milieur de travail
Power point   Règlement de conflits en milieur de travailPower point   Règlement de conflits en milieur de travail
Power point Règlement de conflits en milieur de travail
 

Similar to Hồn Nam Bộ 2 - VHN

Màu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu LoanMàu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu Loan
lechi55
 
Thai Thanh -- Hoang hai Thuy
Thai Thanh  -- Hoang hai ThuyThai Thanh  -- Hoang hai Thuy
Thai Thanh -- Hoang hai Thuy
Hoa Bien
 
Ben doi hiu quanh -- khanh ly
Ben doi hiu quanh  -- khanh lyBen doi hiu quanh  -- khanh ly
Ben doi hiu quanh -- khanh ly
Hoa Bien
 
Pham duy va ban tho
Pham duy va ban thoPham duy va ban tho
Pham duy va ban tho
cohtran
 

Similar to Hồn Nam Bộ 2 - VHN (20)

Tâm thành và lộc đời
Tâm thành và lộc đờiTâm thành và lộc đời
Tâm thành và lộc đời
 
Màu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu LoanMàu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu Loan
 
HƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.Sển
HƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.SểnHƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.Sển
HƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.Sển
 
Người thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênNgười thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiên
 
Thai Thanh -- Hoang hai Thuy
Thai Thanh  -- Hoang hai ThuyThai Thanh  -- Hoang hai Thuy
Thai Thanh -- Hoang hai Thuy
 
Ben doi hiu quanh -- khanh ly
Ben doi hiu quanh  -- khanh lyBen doi hiu quanh  -- khanh ly
Ben doi hiu quanh -- khanh ly
 
Bt c.minh
Bt c.minhBt c.minh
Bt c.minh
 
Nghệ thuật bài chòi
Nghệ thuật bài chòiNghệ thuật bài chòi
Nghệ thuật bài chòi
 
Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính
Cái tôi trong thơ Nguyễn BínhCái tôi trong thơ Nguyễn Bính
Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính
 
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
 
Pham duy va ban tho
Pham duy va ban thoPham duy va ban tho
Pham duy va ban tho
 
Kieu nguyen du
Kieu nguyen duKieu nguyen du
Kieu nguyen du
 
Trích dẫn 3 bài hành VHN
Trích dẫn 3 bài hành VHNTrích dẫn 3 bài hành VHN
Trích dẫn 3 bài hành VHN
 
15. coi nguon bai thochuẩnxy copy
15. coi nguon bai thochuẩnxy   copy15. coi nguon bai thochuẩnxy   copy
15. coi nguon bai thochuẩnxy copy
 
Bàn về 3 bài hành VHN
Bàn về 3 bài hành VHNBàn về 3 bài hành VHN
Bàn về 3 bài hành VHN
 
Van hien (so 05) new
Van hien (so 05)   newVan hien (so 05)   new
Van hien (so 05) new
 
Hồn Nam Bộ 1 VHN
Hồn  Nam  Bộ 1 VHNHồn  Nam  Bộ 1 VHN
Hồn Nam Bộ 1 VHN
 
Tập thơ: HOÀI NIỆM
Tập thơ:  HOÀI NIỆMTập thơ:  HOÀI NIỆM
Tập thơ: HOÀI NIỆM
 
Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)
 
Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)
 

More from Vo Hieu Nghia

Từ đập vào mắt mình là dessole
Từ đập vào mắt mình là dessoleTừ đập vào mắt mình là dessole
Từ đập vào mắt mình là dessole
Vo Hieu Nghia
 

More from Vo Hieu Nghia (20)

Từ đập vào mắt mình là dessole
Từ đập vào mắt mình là dessoleTừ đập vào mắt mình là dessole
Từ đập vào mắt mình là dessole
 
Gộp lại các ổ đĩa
Gộp lại các ổ đĩaGộp lại các ổ đĩa
Gộp lại các ổ đĩa
 
Tuần lễ vui vẻ bb copy
Tuần lễ vui vẻ bb   copyTuần lễ vui vẻ bb   copy
Tuần lễ vui vẻ bb copy
 
Kỷ niệm 49 năm lễ kết hôn
Kỷ niệm 49 năm lễ kết hônKỷ niệm 49 năm lễ kết hôn
Kỷ niệm 49 năm lễ kết hôn
 
FIFO 2015 VHN
FIFO 2015 VHNFIFO 2015 VHN
FIFO 2015 VHN
 
Bùi quốc châu 2015 VHN
Bùi quốc châu 2015 VHNBùi quốc châu 2015 VHN
Bùi quốc châu 2015 VHN
 
Phuong's birthday VHN
  Phuong's birthday VHN  Phuong's birthday VHN
Phuong's birthday VHN
 
Huu Duyen VHN
Huu Duyen VHNHuu Duyen VHN
Huu Duyen VHN
 
Đặt tên con VHN
Đặt tên con VHNĐặt tên con VHN
Đặt tên con VHN
 
Phương nam vhn
Phương nam vhnPhương nam vhn
Phương nam vhn
 
1967 Dung Nghia Phượng VHN
1967 Dung Nghia Phượng VHN1967 Dung Nghia Phượng VHN
1967 Dung Nghia Phượng VHN
 
1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN
1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN
1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN
 
Đông tây gặp nhau VHN
Đông tây gặp nhau VHNĐông tây gặp nhau VHN
Đông tây gặp nhau VHN
 
Chuyện một đoạn kết có hậu VHN
 Chuyện một đoạn kết có hậu VHN Chuyện một đoạn kết có hậu VHN
Chuyện một đoạn kết có hậu VHN
 
Chầm chậm 2015 VHN
 Chầm chậm 2015 VHN Chầm chậm 2015 VHN
Chầm chậm 2015 VHN
 
Từ đất đá khô cằn VHN
 Từ đất đá khô cằn VHN Từ đất đá khô cằn VHN
Từ đất đá khô cằn VHN
 
Hamlet vhn 2015
Hamlet vhn 2015Hamlet vhn 2015
Hamlet vhn 2015
 
Hiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHN
Hiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHNHiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHN
Hiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHN
 
Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
 Vài chi tiết nhớ về TPP VHN Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
 
Nobel hóa 2015 vhn
Nobel hóa 2015 vhnNobel hóa 2015 vhn
Nobel hóa 2015 vhn
 

Hồn Nam Bộ 2 - VHN

  • 1. HỒN NAM BỘ Võ Hiếu Nghĩa – Người con Nam bộ ghi lại Người Nam bộ trước hết rất xứng đáng là những anh hùng thật sự mở mang bờ cõi, chịu khỗ chịu cực, luôn kề bên cái chết bởi biết bao là hiểm họa từ hùm thiêng rắn độc, sơn lam chướng khí, nhưng vẵn luôn giữ tính tình chân chất thật thà, thương bạn thương bè, là những người hiệp nghĩa “thấy chuyện bất bằng chẵng tha”. Chúng ta hãy xem qua đặc tính của người Nam bộ qua các nhân vật điển hình. Phần II : DẠ CỔ HOÀI LANG & THÀNH LỘC Một trong các tổ sư âm nhạc miền Nam phải nói tới là ông Sáu Lầu với Dạ cổ Hoài lang. Các lời hát trong bản nhạc này thể hiện các lời nói câu ca trong cửa miệng của người Nam bộ, dĩ nhiên là trong đó có tôi. Khiến chúng ta dễ dàng cảm động và rơi nước mắt, nhớ lại một thuở nào.... DẠ CỔ HOÀI LANG Từ là từ phu tướng Bảo kiếm sắc phong lên đàng Vào ra luống trông tin chàng Năm canh mơ màng Em luống trông tin chàng Ôi gan vàng quặn đau í a Đường dù xa ong bướm Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang Ðêm luống trông tin bạn Ngày mỏi mòn như đá vọng phu Vọng phu vọng luống trong tin chàng Sao nỡ phũ phàng Chàng hỡi chàng có hay Đêm thiếp nằm luống những sầu tây Bao thuở đó đây sum vầy Duyên sắc cầm đừng lạt phai Là nguyện cho chàng Nguyện cho chàng đặng chữ bằng an 7
  • 2. Mau trở lại gia đàng Cho én nhạn hiệp đôi í a Cao Văn Lầu Cao Văn Lầu, thường gọi Sáu Lầu, (22 tháng 12 năm 1892 - 13 tháng 8 năm 1976) là một nhạc sĩ và là tác giả bài "Dạ cổ hoài lang", một bài ca độc đáo và nổi tiếng nhất trong nghệ thuật cải lương Việt Nam. Cao Văn Lầu sinh ngày 22 tháng 12 năm 1892 tại xóm Cái Cui, làng Chí Mỹ, sau sát nhập với làng Thuận Lễ trở thành xã Thuận Mỹ, huyện Vàm Cỏ, tỉnh Long An. Khi Cao Văn Lầu được bốn tuổi (năm 1896), ông Chín Giỏi (chưa rõ tên thật, cha Cao Văn lầu) vì nghèo, vì bị áp bức nên đã cùng vợ và sáu đứa con nhỏ xuống ghe, tìm đất khác sinh sống. Buổi đầu, ông Chín Giỏi đến tá túc trên đất của một người bà con ở Gia Hội (Bạc Liêu). Sau 9 tháng đi làm mướn cật lực mà không đủ ăn, gia đình ông lại phải dời sang Xà Phiên (nay thuộc Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang), khẩn hoang làm ruộng. Khoảng một năm sau, hơn 40 công đất, nhờ khó nhọc mới có được, bị địa chủ chiếm lấy. Nhờ người giới thiệu, gia đình ông Chín Giỏi dọn về Họng Chàng Bè (Giá Rai, Bạc Liêu) để tiếp tục khẩn hoang, nhưng rồi số đất này về sau cũng về tay người khác. Xót cảnh trắng tay của ông Giỏi, hương sư Chơn ở làng Vĩnh Lợi tổng Thạnh Hòa, cho ông cất một căn chòi lá ở trên đất công điền gần chùa Vĩnh Phước An (nay thuộc phường 2, thị xã Bạc Liêu). Ở đó, vợ chồng ông và các con phải đi làm thuê, đi câu để chạy ăn từng bữa. Hòa thượng Minh Bảo (? - 1912), trụ trì chùa Vĩnh Phước An, thấy gia đình ông Chín Giỏi vất vả quá mà không đủ ăn, nên đề nghị cho Cao Văn Lầu, lúc đó mới 8 tuổi, vào chùa ở để chia sẻ gánh nặng. Kể từ đó chú bé Lầu, vừa kinh kệ, vừa được nhà sư dạy chữ Nho. Năm 1903, nhờ cha đến xin, Cao Văn Lầu được phép trở về nhà để học chữ Quốc ngữ. Nhưng chỉ học đến "lớp nhì năm thứ hai" (Cours moyen 2e année) tức lớp 4 ngày nay, thì ông Lầu phải thôi học vì nhà gặp thêm cảnh khó: anh đi ở rể, chị lấy chồng, cha già yếu...Vậy là, năm 15 tuổi (1907), Cao Văn Lầu phải thay cha và anh chị đi làm những việc nặng nhọc để nuôi gia đình. Lúc bấy giờ tại xóm Rạch Ông Bổn có một thầy đàn nổi tiếng tên Lê Tài Khí, tục gọi Hai Khị hay Nhạc Khị. Ông thầy này bị mù cả hai mắt thêm có tật ở chân, nhưng ngón đàn của ông thật điêu luyện. Năm 1908, Cao Văn Lầu nhờ cha dẫn đến thầy Hai Khị để xin học đàn mỗi đêm. Nhờ yêu thích và siêng năng, ông mau chóng sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ như đàn tranh, cò, kìm, trống lễ; và trở thành một nhạc sĩ nồng cốt trong ban cổ nhạc của thầy. Năm 1912, ông bắt đầu đi hát với Sáu Thìn và cô Phấn với bài Tứ đại oán Bùi Kiệm thi rớt. Năm 21 tuổi (1913), Cao Văn Lầu vâng lệnh cha mẹ đi cưới vợ, đó là cô Trần Thị Tấn, một cô gái nết na ở điền Tư Ô (Chung Bá Khánh). Khoảng thời gian này, ông sáng tác được một bản ngắn mang tên Bá điểu, sau đổi lại Thu phong, gồm tám câu nhịp bốn. Sau nữa, bản nhạc này được soạn giả Trịnh Thiên Tư đặt thêm lời ca và có tên mới là Mừng khi gặp bạn. 8
  • 3. Năm 1917, ông sáng tác thêm một khúc gồm 22 câu, theo một chủ đề của thầy Nhạc Khị đề xướng là "Chinh phụ vọng chinh phu" (chủ đề được rút ra từ bản Nam ai "Tô Huệ chức cẩm hồi văn") nhưng chưa kịp sửa chữa và trình thầy thì gặp nghịch cảnh đau lòng. Vợ ông đã ba năm mà vẫn chưa có dấu hiệu thai nghén, theo tục xưa, cha mẹ buộc ông phải trả vợ về nhà cha mẹ ruột. Khoảng một năm sau, trong tâm trạng nhớ thương vợ, bản nhạc trên được đem ra soạn lại. Nghe bạn đồng môn tên Ba Chột góp ý, ông bỏ bớt 2 câu trùng lắp, bài nhạc còn chẵn 20 câu nhịp đôi. Tết Trung Thu năm Mậu Ngọ (15 tháng 8 âm lịch, nhằm ngày 19 tháng 9 năm 1918), ông cùng các bạn đến thăm thầy, luôn tiện trình bày bản nhạc chưa có tên trên. Nghe xong, thầy Nhạc Khị hết sức khen ngợi. Đêm đó có nhà sư Nguyệt Chiếu cùng tham dự, thầy Nhạc Khị liền nhờ nhà sư đặt tên cho bản nhạc. Nhà sư nói:"... tuy nhạc và lời ca còn vài điểm bất nhất, nhưng cái chung vẫn diễn tả được tâm tư của nàng Tô Huệ [5]. Vậy cứ theo tích này mà đặt tên cho bài là "Dạ cổ hoài lang" (Nghe tiếng trống đêm nhớ chồng). Kể từ đêm đó, bài ca này được loan truyền nhanh chóng. Năm 1919, ông Lầu làm nhạc công trong gánh hát cải lương của Ba Xú (Bạc Liêu). Cách mạng tháng Tám thành công, ông tham gia Mặt trận Liên Việt ở ấp Vĩnh Phước, xã Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Năm 1947, ông nhận nhiệm vụ đặc biệt là cứu và đã cứu được một số cán bộ bị thực dân Pháp bắt. Từ 1918 đến năm 1974, ngoài bản "Dạ cổ hoài lang", mà sau này phát triển thành bản "vọng cổ", làm thay đổi một phần bộ mặt cải lương; ông Cao Văn Lầu còn sáng tác thêm 10 bản nữa, nhưng đa phần chỉ lưu hành ở Bạc Liêu. Ông mất lúc 13 giờ ngày 13 tháng 8 năm 1976 tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 84 tuổi. Chú thích Theo Trần Đức Thuận. Học giả Vương Hồng Sển nói ông có tật ở tay (sách ghi ở mục tài liệu). Trong Hồi ký 50 năm mê hát, Ông Vương Hồng Sển cho biết: "Nếu phải kể công đầu, đáng làm hậu tổ cải lương, đó là ông Hai Khị ở Bạc Liêu. Nghe đâu ông sống lối năm 1915...Ông đau cổ xạ, ngón tay co rút và ngo ngoe rất khó. Thế mà ông có tài riêng, không ai bắt chước được. Ai muốn thử tài cứ đến nhà, ban đầu ông giở mùng cho xem, chỉ trống, kèn, chụp chõa trơ trơ ở trong ấy. Thế rồi khách ra ngồi salon, ông Khị chun vô mùng, một “mình ên”, rồi bỗng nghe trọn bộ cổ nhạc khua động có tiết tấu nhịp nhàng y như có cả bốn năm người hòa tấu: trống xổ, kèn thổi, đờn kéo ò e, chụp chõa lùng tùng xòa...Không ai biết ông làm cách nào mà được vậy, quả là diệu thuật" (sách ghi ở mục tài liệu, tr. 46). Do quá nhớ thương, thi thoảng vợ chồng ông vẫn lén lút gặp nhau. Sau, vợ ông thụ thai, hai người lại được xum họp. ********************************** 9
  • 4. Thành Lộc với Dạ cổ hoài lang Thành Lộc trong Dạ cổ hoài lang "Đối với nghệ sĩ, gặp được một vai hay như bắt được vàng. Với tôi, vai ông Tư trong Dạ cổ hoài lang còn hơn thế nữa, là kim cương trong đời...". NSƯT Thành Lộc bâng khuâng nói như thế khi nhắc đến vai diễn mà anh đã đóng hơn 300 suất tại Sân khấu nhỏ 5B Võ Văn Tần (nay là Nhà hát Sân khấu nhỏ TP.HCM). Bây giờ, Dạ cổ hoài lang vẫn được diễn thường xuyên với các nghệ sĩ khác đóng vai ông Tư, nhưng dấu ấn Thành Lộc đã khắc sâu trong tâm trí khán giả, và không thể phủ nhận chính anh đã mở một đường dây kịch bản dễ thương đến như thế để làm nền cho bạn diễn sau này. Bắt đầu là một kịch bản của Thanh Hoàng dự trại sáng tác do Hội Sân khấu và Đài truyền hình TP.HCM (HTV) tổ chức. Khi đạo diễn Công Ninh đưa kịch bản cho Thành Lộc thì câu đầu tiên Lộc hỏi là: "Nó được giải mấy?". Công Ninh đáp: "Giải 4". "Ừ, giải 4 thì tui nhận, còn giải nhất, giải nhì thì không". Sao lạ vậy ? Thành Lộc cười: "Đề tài tác phẩm đoạt giải nhất, nhì thường khô khan, nhân vật không thực. Khi đọc Dạ cổ hoài lang tôi thấy nó rất "đời", rất "người" nên tôi nhận liền". Quả nhiên, Dạ cổ hoài lang trở thành một hiện tượng của sân khấu TP.HCM, có người mua vé xem đi xem lại mấy lần mà nước mắt vẫn tuôn trào. Thập niên 80, 90 thế kỷ trước, hoàn cảnh người dân TP.HCM rất giống với kịch bản, nhiều gia đình rơi vào cảnh xuất ngoại chia lìa, nên câu chuyện trên sân khấu đã xoáy sâu vào trái tim người ta. Nó còn là chuyện dị biệt văn hóa, nỗi đau của người Việt Nam nơi đất khách, làm rung động tâm hồn khán giả. Thậm chí, không cần đi ra nước ngoài, những người bỏ quê lên thành phố lập nghiệp cũng tìm thấy trong Dạ cổ hoài lang những rưng rưng hoài niệm về một vùng quê bình yên có lũy tre xanh, có dòng sông nhỏ, có con đò chông chênh, có câu hò ngọt lịm mỗi hoàng hôn. Thế là người ta khóc... Riêng Thành Lộc khóc vì một hoài niệm nữa: "Tôi bắt gặp nhân vật ông Tư sao mà giống ba tôi. Ông sống hoài cổ, và một chút bảo thủ. Tôi là lớp diễn viên hồi mới giải phóng nên có những quan điểm sống, quan điểm làm nghề khác với ông, thành ra hai cha con cứ hay tranh luận gay gắt, y như mâu thuẫn giữa ông Tư và đứa cháu trong vở. Tôi đã diễn với vốn sống từ ba tôi, có những câu thoại, những động tác tôi cố tình lặp lại hình ảnh của ông. Thí dụ, dáng đi dáng đứng, hoặc gặp bất kỳ người nào đến chơi là bắt ngồi nghe ông kể chuyện quá khứ, hoặc khi cãi không lại tôi thì ông cười hề hề nhẫn nhịn...". Ba của Thành Lộc là NSND Thành Tôn, một cây cổ thụ trong làng hát bội. Ông sống thọ 84 tuổi. Những ngày cuối đời, ông vẫn say mê nghề hát đến quên cả bệnh tật. Trong căn phòng nhỏ, khi học trò đến hỏi về những vai diễn thì ông lập tức nhảy khỏi ghế, đứng lên múa những động tác vũ đạo, quay tít người trong cái khoảng không chưa đầy 4 mét vuông. Múa xong, ông lăn ra thở hổn hển nhưng nét mặt tràn đầy sung sướng. Thậm chí, khi ông nằm ở Bệnh viện Nguyễn Trãi, nghệ sĩ Kim Thanh đến hỏi về vai Châu Xương, ông liền nhảy xuống giường múa ngay một lớp. Và đúng một tuần sau ông ra đi vĩnh viễn. Trái tim nghệ sĩ ấy đập cho đến phút 10
  • 5. cuối cùng với nghệ thuật. Đó chính là chất liệu để Thành Lộc sáng tạo lớp diễn tuyệt vời cho cái chết của ông Tư. Trong kịch bản, ông Tư chết trên giường bệnh, có một bác sĩ người Mỹ giả làm con trai ông đến đưa tiễn. Nhưng Thành Lộc phản đối: "Tôi không thích có người nước ngoài chen vào tâm hồn người Việt. Bi kịch này là do chính người Việt gây ra thì không ai có quyền chen vào giải quyết. Tôi muốn ông Tư phải đứng cao hơn nỗi đau, chết trong sự thăng hoa chứ không phải chết trong nỗi đau. Như ba tôi, chết trong sự thăng hoa nghệ thuật. Vì vậy, tôi để cho ông Tư leo lên sân thượng, là một điểm cao, và chết trong niềm hạnh phúc khi đối diện đất trời bao la. Như thế, giá trị của bi kịch mới đẩy lên tuyệt đỉnh". Quả thực cái chết ấy đã đóng lại vở diễn như một giọt nước mắt hóa thạch trong lòng khán giả, mãi mãi không quên mảnh ván mong manh bắc cầu đưa ông già lên hòa nhập cùng tuyết và gió, để tâm hồn ông thoát khỏi thể xác già nua bay về với quê cha đất tổ, trẻ trung như ngày ấy ngồi bên bờ sông hát bài Dạ cổ hoài lang chờ cô thôn nữ... Cái chết ấy lại làm hồi sinh một cái gì đó thật mãnh liệt trong lòng khán giả, hình như là tình yêu Tổ quốc, hình như là văn hóa dân tộc, mà không cần phải dùng những lời đao to búa lớn. Thật xứng đáng khi Dạ cổ hoài lang đoạt cùng lúc 5 huy chương vàng (HCV) trong Hội diễn Sân khấu nhỏ TP.HCM năm 1995 (HCV cho cả vở, và 4 HCV cho 4 nghệ sĩ Thành Lộc, Việt Anh, Hồng Vân, Quốc Thảo). Sau vở này, Thành Lộc được phong (thật ra quá ư trầy vi tróc vảy lắm đấy, vì là công dân Saigon cũ mà) Nghệ sĩ Ưu tú, 5B nâng cấp thành Nhà hát Sân khấu nhỏ, và khán giả đổ xô đi tìm lại bài Dạ cổ hoài lang, còn nghệ sĩ đổ xô đi hát Dạ cổ hoài lang tại các tụ điểm, sân khấu. Một "cú hích" mạnh đến thế! Nhưng còn một "cú hích" khác cũng mạnh không kém, là chinh phục khán giả phía Bắc. Thật sự, sau giải phóng rất ít đoàn hát ra Bắc biểu diễn, và khán giả cũng như nghệ sĩ phía Bắc cũng không đánh giá cao mảng kịch nói phía Nam. Nhưng khi Dạ cổ hoài lang Bắc du, suất nào cả khán phòng cũng vừa vỗ tay vừa khóc. Thành Lộc còn nhớ nghệ sĩ Lan Hương lên sân khấu ôm anh mà khóc như đứa trẻ. Còn NSND Đào Mộng Long thì bay bổng đến nỗi lạc đường về, lên tận mãi Công viên Lê Nin rất xa nhà của cụ. Hạnh phúc vậy thì thôi! (BáoThanh Niên) VÕ HIẾU NGHĨA Một người con Nam bộ ghi lại 29/10/2012 ********************************************* 11