SlideShare a Scribd company logo
1 of 108
LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
Dự thảo: Quang Đạo
BÁO CÁO TỔNG HỢP
Tuyên truyền nâng cao nhận thức
về chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường
và tổ chức các hoạt động
hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới hàng năm
trong hệ thống Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
Hà Nội - 11/2015
LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
Dự thảo: Quang Đạo
BÁO CÁO TỔNG HỢP
Tuyên truyền nâng cao nhận thức
về chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường
và tổ chức các hoạt động hưởng ứng
Ngày Môi trường Thế giới hàng năm
trong hệ thống Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
Viện nghiên cứu Môi trường
và các vấn đề Xã hội
TS. Lưu Tam Bát
Chủ nhiệm đề tài
TS. Nguyễn Thế Hùng
Các thành viên tham gia thực hiện:
TS. Nguyễn Thế Hùng; ThS. Nguyễn Thị Hải; TS. Lưu Tam Bát; ThS. Đoàn Việt
Tiến; CN. Nguyễn Bích Ngọc; CN. Lê Hồng Ngân; ThS. Lê Anh Tuấn; Hằng,
Quỳnh, a. Tú, e. Khải … ThS. Lê Quang Đạo;
Hà Nội - 11/2015
3
LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
BÁO CÁO TỔNG HỢP
Tuyên truyền nâng cao nhận thức
về chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường
và tổ chức các hoạt động hưởng ứng
Ngày Môi trường Thế giới hàng năm
trong hệ thống Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
(ĐÃ ĐƯỢC BỔ SUNG CHỈNH SỬA THEO CÁC Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG NGHIỆM
THU CẤP LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM
NGÀY .../12/2015)
Xác nhận của các Ủy viên nhận xét:
Uỷ viên 1 Uỷ viên 2
Hà Nội - 12/2015
Danh mục chữ viết tắt
KSON: Kiểm soát ô nhiễm
LHHVN: Liên hiệp hội Việt Nam
BVMT: Bảo vệ môi trường
ÔNMT: Ô nhiễm môi trường
CHXHCNVN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
BĐKH: Biến đổi khí hậu
TN&MT Tài nguyên môi trường
ĐDSH Đa dạng sinh học
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
BVTV Bảo vệ thực vật
UBND Ủy ban Nhân dân
VQG Vườn quốc gia
VACNE Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường VN
MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................................................6
MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
PHẦN I: MỘT SỐ KẾT QUẢ, MÍTTINH, HỘI THẢO, .......................................................5
TẬP HUẤN, ĐIỀU TRA KHẢO SÁT...................................................................................5
PHẦN II: BÁO CÁO TỔNG HỢP........................................................................................13
Ch ng 1. Pháp lu t b o v môi tr ng. Th c tr ng nh n th c v chính sách pháp lu tươ ậ ả ệ ườ ự ạ ậ ứ ề ậ
b o v môi tr ng trong m t s t ch c xã h i thu c LHHVN.ả ệ ườ ộ ố ổ ứ ộ ộ ........................................13
Ch ng II: Vai trò c a truy n thông trong vi c tuyên truy n nâng cao nh n th c v B oươ ủ ề ệ ề ậ ứ ề ả
v môi tr ng hi n nay Vi t Namệ ườ ệ ở ệ ...................................................................................56
Ch ng III: Ngày Môi tr ng th gi i, Vai trò c a các T ch c xã h i ngh nghi p thu cươ ườ ế ớ ủ ổ ứ ộ ề ệ ộ
LHHVN trong vi c h ng ng ngày môi tr ng th gi iệ ưở ứ ườ ế ớ ...................................................75
Ch ng IV: K t Lu nươ ế ậ .......................................................................................................100
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Liên hiệp hội Việt Nam là một tổ chức chính trị xã hội của giới trí thức KH&CN Việt
Nam. Liên hiệp hội Việt Nam được hình thành từ các Tổng hội/hội và các liên hiệp hội địa
phương.
Liên hiệp hội Việt Nam hiện nay gồm 73 Tổng hội/Hội ngành trung ương, 59 Liên hiệp
hội tỉnh/thành và khoảng 500 tổ chức KH&CN trong đó 382 tổ chức trực thuộc Cơ quan TW
LHHVN. Một hệ thống xuyên suốt cả nước với 2,1 triệu trí thức KHCN&MT.
Với một tổ chức lớn như vậy thì việc tham gia vào các hoạt động BVMT đã trở thành
thế mạnh của Liên hiệp hội Việt Nam. Và do đó nhu cầu nâng cao năng lực cho các tổ chức
xã hội nghề nghiệp này một tất yếu khách quan.
Vai trò, chức năng của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong vấn đề
bảo vệ môi trường đã được khẳng định trong rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật của
Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết liên tịch số 01/2004 giữa LHHVN và Bộ TN&MT mà
trong đó cho phép LHHVN được sử dụng ngân sách sự nghiệp môi trường cho các hoạt
động BVMT của mình.
Tuy nhiên hoạt động BVMT, nhất là công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về pháp
luật BVMT và tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày môi trường thế giới (5/6) hàng năm
của LHHVN vẫn còn nhiều hạn chế mà nguyên nhân của nó liên quan đến các yếu tố chủ
quan và khách quan khác nhau.
Dự án: “Tuyên truyền nâng cao nhận thức về chính sách, pháp luật bảo vệ môi
trường và tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới hàng năm trong
hệ thống Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam” được thực hiện bởi một đơn
vị trực thuộc LHHVN dưới sự hỗ trợ kinh phí từ Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ là tiền đề
cho các chương trình, dự án phối hợp về truyền thông môi trường, xây dựng và hoàn thiện
cơ chế chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường giữa hai đơn vị.
2. Mục tiêu
Nâng cao nhận thức và tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường cho
các tổ chức Khoa học và công nghệ thuộc hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam thông qua việc
tổ chức các hoạt động tập huấn, hội thảo và tổ chức truyền thông mít tinh, hành động hưởng
ứng Ngày Môi trường Thế giới.
1
3. Đơn vị thực hiện
Cơ quan quản lý:
- Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
- Địa chỉ: 53 Nguyễn Du - Hà Nội
- Điện thoại: 04 38226435
- Fax: 04 38227593
Đơn vị chủ trì thực hiện dự án
- Viện Nghiên cứu Môi trường và các vấn đề Xã hội
- Điện thoại: 0462919666
- Địa chỉ: Tầng 2, số nhà 26, ngõ 6 phố Vũ Hữu, phường Nhân Chính, quận Thanh
Xuân, thành phố Hà Nội.
- Họ và tên Viện trưởng: TS. Lưu Tam Bát
- Chủ nhiệm Dự án: TS. Nguyễn Thế Hùng
- Thư ký dự án: Th.S Lê Quang Đạo.
4. Phương pháp thực hiện
Dự án sử dụng cách tiếp cận có sự tham gia của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong
tất cả các hoạt động của dự án từ việc cung cấp thông tin cho đến việc tham gia hội thảo, tập
huấn và xây dựng các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới.
Dự án tổng hợp, phân tích vấn đề nhận thức về chính sách, pháp luật bảo vệ môi
trường, kỹ năng tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới để tìm kiếm các
nhân tố ảnh hưởng đến các hoạt động này trong thực tiễn.
Dự án được triển khai và sử dụng các phương pháp sau đây:
Thu thập tài liệu số liệu: Thu thập tài liệu của các tài liệu nghiên cứu có liên quan
đến công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật liên quan đến môi trường, các chủ
trương, chính sách, văn bản của Đảng và Nhà nước liên quan đến môi trường.
Điều tra xã hội học: Tiến hành khảo sát bằng các phiếu hỏi về nhận thức, hiểu biết về
pháp luật môi trường trong các tổ chức xã hội nghề nghiệp của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Hội thảo: Chia sẻ thông tin về chính sách pháp luật môi trường, chủ đề Ngày Môi
trường Thế giới năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường và lấy ý kiến đóng góp của đại diện
2
Liên hiệp Hội trong công tác truyền thông và nghiên cứu khoa học liên quan tới chủ đề này.
Tổ chức 02 hội thảo cho các đơn vị phối hợp và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trực
thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam với khoảng 50 người/hội thảo.
Tố chức 02 cuộc tập huấn cho các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trực thuộc Liên hiệp
Hội Việt Nam. Dự kiến tổ chức 2 lớp tập huấn với khoảng 50 người/lớp.
Tổ chức 01 cuộc mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới khoảng với 500 người
gồm cán bộ các Hội thành viên và tổ chức Khoa học và công nghệ trực thuộc Liên hiệp Hội
Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, sinh viên, đại học, cao đẳng và các tình nguyện
viên
5. Thời gian và địa điểm thực hiện
Thời gian thực hiện: 6 tháng (từ tháng 6/2015 đến tháng 12/2015)
Địa điểm thực hiện: Thành phố Hà Nội và Tỉnh Lào Cai
6. Đối tượng, phạm vi, qui mô dự án
- Đối tượng: Các Hội thành viên và tổ chức Khoa học và công nghệ trực thuộc Liên
hiệp Hội Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, các tình nguyện viên hoạt động trong
lĩnh vực môi trường.
- Phạm vi: Tuyên truyền về chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường và tổ chức các
hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới trong hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam và
đông đảo quần chúng nhân dân cùng tham gia và thu nhận được thông tin.
- Quy mô dự án:
Tổ chức 01 cuộc hội thảo, 01 cuộc tập huấn tại Hà Nội. 01 cuộc hội thảo, 01 cuộc tập
huấn tại Lào Cai, tổ chức một cuộc míttinh với khoảng 500 người tham gia ở Hà Nội.
+ Hội thảo, chia sẻ nâng cao nhận thức cho 100 cán bộ chủ chốt của các Hội thành
viên và tổ chức Khoa học và công nghệ trực thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam.
+ Tập huấn nâng cao năng lực cho 100 cán bộ của các Hội thành viên và tổ chức
KH&CN trực thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam.
+ Hai cuộc điều tra phỏng vấn tại Hà Nội và Tỉnh Lào Cai
+ Tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới khoảng 500 người, với sự
tham gia của đông đảo, cán bộ các Hội thành viên và tổ chức Khoa học và công nghệ trực
3
thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, sinh viên, đại học, cao đẳng
và các tình nguyện viên
4
PHẦN I: MỘT SỐ KẾT QUẢ, MÍTTINH, HỘI THẢO,
TẬP HUẤN, ĐIỀU TRA KHẢO SÁT.
I. TỔ CHỨC SỰ KIỆN NGÀY MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI 5/6/2015
1. Đơn vị thực hiện:
-Viện nghiên cứu Môi trường và các vấn đề Xã hội
-Trường Trung cấp kinh tế Tài nguyên và môi trường
2. Đơn vị phối hợp:
-Bộ Tài nguyên và Môi trường
-Ban Khoa học CN & Môi trường – LHHVN
- Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội
- Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật tài nguyên Môi trường
- Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
- Trường ĐH DL Đông Đô
Đặt vấn đề: Ngày Môi trường thế giới năm 2015 nhằm kêu gọi con người hãy bảo vệ
trái đất ngay từ bây giờ bằng những hành động thiết thực trong tiêu dùng vì đó là cách tốt
nhất đảm bảo cho tương lai của chúng ta và các thế hệ mai sau. Theo đánh giá của UNEP, hệ
sinh thái trên trái đất đang dần tiến tới mức suy thoái hoặc bị biến đổi, nguyên nhân là do sự
gia tăng dân số và phát triển kinh tế. Vào năm 2050, với các mô hình sản xuất và tiêu dùng
tiêu tốn nhiều tài nguyên thiên nhiên như hiện nay và cộng với đó là sự gia tăng dân số thế
giới dự kiến chạm tới ngưỡng 9,6 tỉ người, chúng ta sẽ phải cần tới 3 trái đất mới đáp ứng
được thói quen sinh hoạt và mức tiêu dùng như hiện tại.
Ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, tăng trưởng kinh tế còn dựa nhiều vào các yếu
tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Sản xuất công
nghiệp với công nghệ lạc hậu làm mức tiêu hao nguyên liệu, năng lượng còn rất lớn kéo theo
tỷ suất phát thải chất ô nhiễm cao, cộng với nhu cầu phát triển nóng các nền kinh tế, nhu cầu
tiêu dùng tăng và với nhiều thói quen tiêu dùng bởi phong tục, tập quán, đã trở thành một
trong những nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp khiến cho các nguồn tài nguyên bị khai
thác và môi trường bị ô nhiễm, gây mất cân bằng sinh thái.
Vì vậy, trong Thông điệp Ngày môi trường thế giới năm 2015 đã hướng đến nội
dung thiết thực với chính mỗi con người, với mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ là sản xuất và tiêu
dùng theo hướng bền vững. Thay vì nghĩ đến việc tìm kiếm một hành tinh khác để sinh
5
sống, chương trình Môi trường Liên Hợp quốc mong muốn và kêu gọi hãy cùng nhau bảo
vệ Trái đất này từ bây giờ. Sự phát triển của con người không nhất thiết phải bị trả giá bằng
trái đất. Sống bền vững nghĩa là làm nhiều hơn và tốt hơn nhưng với sự tốn kém ít hơn.Điều
đó nghĩa là phát triển kinh tế không thể khiến tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm một cách
nhanh chóng.
Nhận thức được vai trò của các tổ chức xã hội và khoa học trong việc cùng phối hợp
với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường truyền thông, nâng cao nhận thức cho cộng
đồng về các vấn đề môi trường và chính sách, pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường, Viện nghiên cứu Môi trường và các vấn đề Xã hội - LHHVN đã phối hợp tổ
chức sự kiện hưởng ứng Ngày môi trường thế giới năm 2015.
2. Nội dung, hình thức hoạt động:
- Tổ chức mít tinh hưởng ứng sự kiện Ngày môi trường thế giới 5/6/2015
- Diễu hành đi xe truyền thông về ý nghĩa của ngày môi trường thế giới
- Ra quân quét dọn, vệ sinh công cộng
3. Thời gian, địa điểm thực hiện
- Thời gian thực hiện: Ngày 5/6/2015
- Địa điểm: Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội
4. Kết quả hoạt động
Mít tinh hưởng ứng sự kiện Ngày môi trường thế giới 5/6
Có sự tham gia của các đại biểu:
Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường
Đại diện Ban Khoa học và công nghệ Môi trường – LHHVN
Viện trưởng, Viện phó - Viện nghiên cứu Môi trường và các vấn đề Xã hội
Hiệu trưởng trường Trường Trung cấp kinh tế Tài nguyên và môi trường
Lãnh đạo Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội
Hơn 500 người tham gia là sinh viên của các trường Trường Cao đẳng nghề Công
nghiệp Hà Nội, trung cấp Kinh tế tài nguyên và Môi trường; trường đại học Đông Đô, cùng
người dân sống quanh khu vực tổ chức sự kiện.
6
Tại sự kiện, ông Ngô Thuần Khiết, đại diện lãnh đạo VUSTA nêu tầm quan trọng của
việc tổ chức các hoạt động mittinh hưởng ứng Ngày môi trường thế giới hàng năm trong các
nhóm cộng đồng. Theo ông Ngô Thuần Khiết, các sự kiện này giúp một phần nâng cao nhận
thức của người dân đối với các vấn đề môi trường nói chung, các chủ đề thiết thực của ngày
môi trường thế giới hàng năm nói riêng, để từ đó mỗi cá nhân sẽ có những hành động phù
hợp của mình để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, do các cơ quan quản lý nhà nước còn gặp
nhiều khó khăn như kinh phí hạn hẹp, nhân lực mỏng, … nên không thể cùng một lúc tổ
chức nhiều sự kiện cho các nhóm cộng đồng khác nhau trên khắp cả nước, cần thiết phải có
sự tham gia chung tay của các tổ chức xã hội, trong đó vai trò vô cùng quan trọng của các tổ
chức trực thuộc LHHVN tại các địa phương trong việc tổ chức các sự kiện này tại cộng đồng
của mình.
Đại diện cho khối Thanh niên, bí thư Đoàn trường Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp
Hà Nội trao đổi tham luận về vai trò xung kích của thanh niên trong các hoạt động cộng
đồng nói chung, hoạt động truyền thông và bảo vệ môi trường nói riêng. Cần đẩy mạnh hơn
nữa vai trò này của thanh niên để các em chủ động hành động trong cộng đồng sống của họ,
thúc đẩy sự tham gia của các đối tượng khác thay đổi hành vi sống để bảo vệ môi trường,
tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường của Nhà nước.
Đi xe diễu hành truyền thông về ý nghĩa của ngày môi trường thế giới
Nhằm giúp nâng cao nhận thức của người dân về Ngày môi trường thế giới, đã có các
Đoàn viên thanh niên của các trường tham gia hoạt động đạp xe, treo cờ phướn với các khẩu
hiệu như: “Cùng nhau tiêu dùng có trách nhiệm vì một trái đất bền vững”; “ Nhiệt liệt
hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5/6/2015”; “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của
toàn xã hội”; Với hơn 200 Đoàn viên thanh niên đã chia thành nhiều tốp nhỏ sử dụng xe
đạp, xe máy đi qua các tuyến đường chính của Hà Nội như Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy
Hưng, Cửa Nam, Nguyễn Thái Học… Hoạt động này góp phần mang các thông điệp bảo vệ
môi trường tới gần hơn với người dân Thủ đô.
Quét dọn, vệ sinh công cộng
Hoạt động quét dọn, vệ sinh công cộng được thực hiện có sự tham gia của các bạn sinh
viên, tình nguyện viên các đoàn thể địa phương như Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội
Người cao tuổi, Đoàn thanh niên, … để làm sạch không gian sống.
7
5. Một số hình ảnh Mittinh Hưởng ứng ngày môi trường thế giới do Viện Nghiên cứu
Môi trường và các vấn đề Xã hội tổ chức.
8
II. HỘI THẢO TẠI LÀO CAI
Đơn vị thực hiện:
- Viện nghiên cứu Môi trường và các vấn đề Xã hội
- Trường Trung cấp kinh tế Tài nguyên và môi trường
Đơn vị phối hợp:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Ban Khoa học CN & Môi trường – LHHVN
- Liên hiệp hội Khoa học Kĩ thuật Lào Cai
- Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội
- Các tổ chức xã hội trực thuộc LHHVN
- Trường Trung cấp kinh tế Tài nguyên và môi trường
1. Đặt vấn đề
Khoa học kỹ thuật giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại,
bảo vệ tài nguyên môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức
cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển khoa học - công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế
giới. Tuy nhiên việc phát triển ở Việt Nam chưa chú trọng tới môi trường, nhiều doanh nghiệp
chỉ đối phó với việc bảo vệ môi trường. Phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học và công nghệ
gắn với phát triển văn hóa và nâng cao dân trí. Tăng nhanh và sử dụng có hiệu quả tiềm lực
khoa học và công nghệ của đất nước, nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa
học và công nghệ hiện đại trên thế giới. Hình thành đồng bộ cơ chế, chính sách khuyến khích
sáng tạo, trọng dụng nhân tài và đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ.
Nghị quyết Liên tịch số 01/2004/NQLT-LHH-BTNMT ngày 3 tháng 12 năm 2004 giữa
LHHVN và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xác định rõ nội dung hoạt động của LHHVN là
phối hợp với Bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường “Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp
luật về bảo vệ môi trường, đề xuất biện pháp xử lý vi phạm, tham gia giám sát việc thực hiện
các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường… Nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học - công
nghệ trong phòng ngừa ô nhiễm môi trường… Giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức về bảo vệ
môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho cộng đồng; lồng ghép vấn đề môi trường trong các
hoạt động kinh tế - xã hội ở cộng đồng; Tổ chức và trao giải thưởng môi trường hàng năm để
9
khuyến khích các hoạt động sáng tạo trong công tác bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên
nhiên…”. Tuy nhiên do thiếu nguồn kinh phí nên hoạt động bảo vệ môi trường chưa được quan
tâm đúng mức theo Nghị quyết liên tịch.
Trong khuôn khổ dự án “Tuyên truyền nâng cao nhận thức về chính sách, pháp luật
bảo vệ môi trường và tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới hàng
năm trong hệ thống Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam”với mục đích
Nâng cao nhận thức và tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường cho các tổ
chức Khoa học và công nghệ thuộc hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam thông qua việc tổ chức
các hoạt động tập huấn, hội thảo và tổ chức truyền thông mít tinh, hành động hưởng ứng
Ngày Môi trường Thế giới do LHHVN chủ trì, Viện Nghiên cứu Môi trường và các vấn đề
xã hội phối hợp với Trường Trung cấp kinh tế Tài nguyên và môi trường thực hiện, một
cuộc hội thảo tại Lào Cai đã được tiến hành.
Lào Cai là tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh ở khu vực Tây Bắc, đặc biệt công
nghiệp khai khoáng và tuyển khoáng, là khu vực hiện nay cụm khu công nghiệp phát triển
mạnh, có vùng biên giới giáp ranh, là một trong những tỉnh có khu du lịch nổi tiếng trong nước
và khu vực như Sa Pa, Phan Xi Păng. Nhưng với địa hình bị chia cắt mạnh và núi cao hiểm trở,
đại đa phần là bà con đồng bào dân tộc nên vấn đề hiểu biết và nhận thức về việc bảo vệ môi
trường còn nhiều khó khăn. Vì vậy vấn đề tuyên truyền về chính sách, pháp luật bảo vệ môi
trường, từ đó nâng cao nhận thức tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường là phát triển
công nghiêp, khai khoáng, hoạt động du lịch phải gắn với bảo vệ môi trường. Trách nhiệm
tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường không chỉ của chính quyền mà
là trách nhiệm của các tổ chức, các nhà khoa học, các tầng lớp nhân dân.
Hội thảo được thực hiện để lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị trực thuộc LHHVN
đang hoạt động trên địa bàn tỉnh cho nhiệm vụ truyền thông về pháp luật trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường cho các doanh nghiệp, ngành nghề và cộng đồng trên địa bàn.
2. Nội dung, hình thức hoạt động
- Hình thức hoạt động: Hội thảo
- Nội dung: trao đổi về vai trò của hội thành viên trong công tác truyền thông pháp luật
BVMT trên địa bàn tỉnh, thành quả và khó khăn của các đơn vị.
3. Thời gian, địa điểm thực hiện
- Thời gian
-Địa điểm hoạt động: LHHKHKT Lào Cai
10
4. Kết quả hoạt động
Đại biểu:
Các đơn vị:
- URENCO Lào Cai, …
Tổng cộng có 60 đại biểu tham gia hội thảo tại Lào Cai.
Ông ……..đại diện LHHKHKT Lào Cai khai mạc hội thảo đánh giá chung về những
thành quả và một số khó khăn của các đơn vị hội viên trong công tác bảo vệ môi trường nói
chung, truyền thông pháp luật BVMT của các đơn vị thành viên tới người dân và doanh
nghiệp trên địa bàn nói riêng. Về cơ bản các đơn vị ở tỉnh xa còn chậm cập nhật thông tin và
tiếp cân nguồn vốn để có thể thực hiện các hoạt động tuyên truyền pháp luật BVMT tới cộng
đồng.
Ông Ngô Thuần Khiết khẳng định vai trò quan trọng của các tổ chức xã hội, trong đó
có các tổ chức thành viên của VUSTA trong việc tham mưu và hỗ trợ, thực hiện các hoạt
động tuyên truyền về pháp luật BVMT cùng với các cơ quan quản lý nhà nước. Đây là lực
lượng tri thức dồi dào của xã hội cần được tận dụng để nâng cao hiệu quả công tác truyền
thông. Cần có sự gắn kết như là một mạng lưới, dưới sự điều phối thông tin, nguồn lực của
VUSTA để cùng chia sẻ những trách nhiệm xã hội về vấn đề môi trường cùng với các tổ
chức khác.
Một số mô hình truyền thông môi trường được ông Đoàn Việt Tiến, cán bộ Viện
Nghiên cứu môi trường và các vấn đề xã hội trình bày, trao đổi với các thành viên tham gia
hội thảo, từ đó cùng với các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm thực hiện tại địa phương.
11
5. Một số hình ảnh hội thảo tại Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Lào Cai- Viện
Nghiên cứu Môi trường và các vấn đề Xã hội tổ chức.
12
PHẦN II: BÁO CÁO TỔNG HỢP
Chương 1. Pháp luật bảo vệ môi trường. Thực trạng nhận thức về chính sách
pháp luật bảo vệ môi trường trong một số tổ chức xã hội thuộc LHHVN.
1.1. Tổng quan Pháp luật bảo vệ môi trường của một số quốc gia trên thế giới
1.1.1. Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Nhật Bản
Chính phủ Nhật Bản đã ban hành những quy định pháp luật nghiêm ngặt về tiêu chuẩn
phát thải chất thải, KSON nước, không khí và giám sát ô nhiễm chất độc hại. Đặc biệt coi
trọng chính sách giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về BVMT, khuyến khích các
doanh nghiệp và các tổ chức nỗ lực ngăn chặn KSON môi trường. Năm 1967, Nhật Bản ban
hành Luật cơ bản về KSON môi trường, trong đó đưa ra các quy định về kế hoạch KSON,
các tiêu chuẩn môi trường và hệ thống kiểm soát tổng tải lượng ô nhiễm. Đến năm 1971, Bộ
Môi trường Nhật Bản được thành lập nhằm thúc đẩy công tác quản lý KSON và bảo tồn
thiên nhiên của đất nước. Bộ Môi trường Nhật Bản, thuộc Chính phủ Nhật Bản chịu trách
nhiệm quy hoạch, điều phối và thúc đẩy các chính sách và kế hoạch môi trường quốc gia,
phối hợp với chính quyền các địa phương thi hành các bộ luật quốc gia trong lĩnh vực
KSON không khí, nước và đất, chống tiếng ồn, kiểm soát mùi và các bộ luật về bảo tồn thiên
nhiên.
Năm 1994 kế hoạch bảo vệ môi trường mang tính quốc gia lần đầu tiên được Chính
phủ Nhật Bản thông qua, những mục tiêu từ trung hạn đến dài hạn về bảo vệ môi trường sinh
thái được xác định, Nhật Bản phấn đấu trong vài thập niên tới sẽ là quốc gia đạt các tiêu
chuẩn quốc tế về môi trường. Và nước này cố gắng đạt tới là một trong những quốc gia thực
hiện tốt các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.
Luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước: Nhằm bảo vệ môi trường
nước trong một số khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao hoặc đã bị ô nhiễm, khắc phục tình trạng
này và nhằm bảo vệ môi trường nước tiêu chuẩn phục vụ cho các mục tiêu dân sinh và phát
triển kinh tế xã hội, Chính phủ Nhật Bản đã thực thi nhiều giải pháp khác nhau trong hơn 2
thập kỷ qua. Năm 1989, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua đạo luật “kiểm soát ô nhiễm môi
trường đất và môi trường nước". Đạo luật cho phép chính quyền Trung ương và chính quyền
địa phương xây dựng các kế hoạch thường niên bảo vệ nguồn nước (kể cả nước ngầm) phù
hợp tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng nguồn nước. Nhật Bản, có tới 70% nguồn cung cấp
nước là “nước mặt” - nước từ sông, hồ mà đây là nguồn cung cấp nước bị ảnh hưởng nhiều
nhất từ ô nhiễm môi trường; chỉ có 30% nguồn cung cấp nước là “nước ngầm”.
13
Các giải pháp xử lý ô nhiễm nguồn nước phải mang tính tổng thể và kết hợp với các
giải pháp chống ô nhiễm môi trường nói chung, chẳng hạn kiểm soát việc sử dụng các loại
hoá chất phục vụ nông nghiệp, áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt đối phó với rủi ro
đối với các sự cố tràn dầu trên biển và bảo vệ kho chứa dầu, chứa hoá chất của các cơ sở sản
xuất kinh doanh. Theo đạo luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước sửa đổi năm 1994, tỉnh
trưởng các tỉnh có quyền sử dụng các biện pháp đặc biệt và phù hợp với yêu cầu của địa
phương mình trong việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Sau đó, Bộ Môi trường Nhật Bản
cũng đã công bố bản “hướng dẫn bảo vệ nguồn nước ngầm và kiểm soát ô nhiễm". Đây là tài
liệu quan trọng mang tính phổ cập để giúp người dân và nhà kinh doanh biết cách khai thác,
sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên vô giá đó.
Thứ nhất, kiểm soát và ngăn chặn việc thải các hoá chất vào đất, bằng cách yêu cầu các
chủ thể kinh doanh có các giải pháp công nghệ để xử lý các chất thải hoá chất trước khi đổ
ra môi trường đất và yêu cầu các chủ thể này tuân thủ theo quy định của luật kiểm soát ô
nhiễm môi trường đất và môi trường nước.
Thứ hai, những ngành công nghiệp khai thác có sử dụng chất nổ (mìn) cần áp dụng các
giải pháp chống ô nhiễm do chất nổ gây ra phù hợp với đạo luật an toàn chất nổ. Thực tế cho
thấy, ô nhiễm do dùng mìn để khai khoáng không chỉ diễn ra khi nổ mìn mà nó còn để hậu
quả cả sau khi ngừng hoạt động bởi vậy yêu cầu sử dụng nghiêm ngặt các giải pháp cần thiết
hạn chế tác hại của mình đối với môi trường đất là hết sức quan trọng.
Và thứ ba, thực hiện các giải pháp kết hợp (công nghệ với sinh học, chính phủ trung
ương và địa phương...) nhằm cải tạo đất bạc màu do ô nhiễm gây ra. Cho tới những năm
1990, có hơn 7.000 ha đất nông nghiệp bạc màu được cải tạo. Như đã biết, đất trồng trọt ở
Nhật Bản bị ô nhiễm do các loại hoá chất trong canh tác, trong chăn nuôi và do cả những
nguyên nhân khác, đã làm cho đất canh tác ở một số khu vực bị bạc màu, bởi vậy khôi phục
đất theo hiện trạng tự nhiên và đáp ứng các yêu cầu của trồng trọt được cả chính quyền và các
nông trại Nhật Bản quan tâm.
Luật sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng: Nhằm bảo vệ môi trường không khí, giảm
hiệu ứng nhà kính và bảo vệ tầng ôzôn từ năm 1998, Chính phủ Nhật Bản đã thành lập 3
chương trình kiểm soát ô nhiễm môi trường khu vực tại Sapporo, Yokkaichi và Aichi. Đây
là 3 vùng có nguy cơ ô nhiễm không khí cao nhất nước bởi ở đây chính là những vùng tập
trung các cơ sở sản xuất công nghiệp nặng và hoá chất. Chính phủ Nhật Bản khuyến khích
sáng kiến sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm nhất đối với các nhà máy, các công sở, các
chủ trang thiết bị và phương tiện giao thông vận tải. Và thường gửi các khuyến cáo nhắc nhở
họ hãy sử dụng năng lượng phù hợp với “đạo luật sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng”.
Chính phủ khuyến khích sử dụng tiết kiệm năng lượng bằng cách giảm thuế và thực thi
chính sách tín dụng mềm đối với các hoạt động kinh doanh đặc biệt. Khuyến khích sử dụng
14
các nguyên liệu tái chế, Nhật Bản được coi là quốc gia có hệ thống tái chế nguyên liệu phế
thải vào loại hiện đại nhất thế giới. Đa dạng hoá các chương trình phát triển và sử dụng các
nguồn năng lượng. Chẳng hạn khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng ít gây ra hiệu
ứng nhà kính; sản xuất và sử dụng năng lượng mặt trời, thuỷ điện, địa nhiệt và phát triển
năng lượng điện hạt nhân. Đáng lưu ý là việc phát triển năng lượng điện hạt nhân trong thời
gian gần đây không được công luận ủng hộ như trước.
Luật bảo vệ tầng ôzôn và giảm lượng mưa axit: Quốc hội Nhật bản đã ban hành đạo
luật bảo vệ tầng ôzôn và giảm lượng mưa axit. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh
các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng các loại sản phẩm có thể thải ra các khí thải
như CFCs, Halon, Carbon Tetrachloride, Methyl bromide,...; các loại khí thải này trực tiếp
đe doạ và làm xói mòn tầng ôzôn.
Luật khuyến khích sử dụng nguyên liệu tái chế: Ngay từ khi kết thúc giai đoạn thần kỳ
(1973) Chính phủ Nhật Bản đã nhìn thấy sức ép của vấn đề phế thải và hướng tới phát triển
kinh tế bền vững trên cơ sở xử lý tốt rác thải và bảo vệ môi trường sinh thái. Chính phủ Nhật
Bản khuyến khích các chủ thể kinh doanh áp dụng các công nghệ tiên tiến và gia tăng tái sử
dụng các sản phẩm tái chế nhất là đối với các loại bao bì sản phẩm. Ở phương diện doanh
nghiệp, người ta cũng chú ý nhiều hơn đến các sáng kiến tiết kiệm nguyên liệu, bao bì sản
phẩm kéo dài chu kỳ sống cùng sản phẩm. Để giảm thiểu những phế thải cứng như các sản
phẩm điện tử, ôtô, xe máy hết hạn sử dụng, người ta khuyến khích các nhà sản xuất phải
quan tâm từ khi thiết kế sản phẩm mang tính tiết kiệm và khi hết hạn sử dụng có thể xử lý dễ
dàng và ít làm phương hại đến môi trường. Để giảm bớt rác thải cứng từ dân cư và tạo thuận
lợi cho quá trình tái chế phế thải, các tổ chức môi trường Nhật Bản đã hướng dẫn và cung
cấp phương tiện cho người dân để họ phân loại rác thải ngay tại nhà trước khi đưa ra tập
trung tại một điểm cố định. Bên cạnh giải pháp kiềm chế rác thải ngay từ khâu sản xuất sản
phẩm, Chính phủ Nhật Bản còn khuyến khích các hoạt động tái sử dụng các phế thải, sử
dụng các nguyên liệu và sản phẩm tái chế từ phế thải. Năm 1991 Quốc hội Nhật Bản đã ban
hành đạo luật khuyến khích sử dụng nguyên liệu tái chế. Đạo luật này yêu cầu các chủ thể
kinh doanh phải đẩy mạnh tái chế các loại phế thải một cách có kế hoạch để giảm thiếu sức
ép của phế thải đối với môi trường sống của con người. Đạo luật cũng yêu cầu các cơ quan
Chính phủ, chính quyền địa phương và các chủ thể kinh doanh liên kết, hợp tác trong vấn đề
tái chế và sử dụng phế thải. Chính phủ Nhật Bản cũng đã thực hiện một số giải pháp cần
thiết để thúc đẩy vấn đề này; chẳng hạn hỗ trợ về tài chính và thực thi chính sách tín dụng
mềm và giảm thuế đối với các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới trong tái chế phế thải.
Tháng 10 hàng năm được coi là tháng hành động vì tái chế phế thải [1] Trong tháng này các
cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương và các hiệp hội nghề nghiệp tăng cường
tuyên truyền, quảng bá các chương trình hành động ủng hộ việc tái chế phế thải, sử dụng các
sản phẩm phế thải. Trong tháng 10 người ta tổ chức nhiều hội thảo liên quan tới vấn đề này
15
và trao các giải thưởng cho những cá nhân, tổ chức có nhiều sáng kiến trong việc tái chế và
sử dụng sản phẩm tái chế. Bộ Môi trường chủ động khuyến khích, hướng dẫn khu vực tư
nhân thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về tái chế phế thải với sự tài trợ tích cực của
Quỹ Môi trường toàn cầu của Nhật Bản (Japan Fund of Global Environment).
Luật môi trường cơ bản: Luật Môi trường cơ bản được thông qua ngày 12/11/1993 và
có hiệu lực vào ngày 19/11/1993. Thay thế cho luật cơ bản trước đó, Luật cơ bản của Nhật
bản tạo cơ sở về cơ cấu cho các luật môi trường và các chính sách của Nhật Bản trong thế
giới toàn cầu hoá hiện nay. Luật tuyên bố các nguyên tắc cơ bản về chính sách môi trường,
xác định các trách nhiệm cho từng đối tượng trong xã hội, và đề ra các công cụ chính sách
nhằm bảo vệ môi trường trong nước và toàn cầu. Trước khi ban hành Luật Cơ bản, các chính
sách của Nhật Bản cũng đã được thúc đẩy dựa vào hai bộ luật. Ðó là Bộ luật cơ bản về Kiểm
soát ô nhiễm môi trường, ban hành vào năm 1967 nhằm chống lại ô nhiễm công nghiệp
nghiêm trọng xảy ra ở Nhật Bản vào thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh vào cuối những năm
50 và 60. Luật Môi trường cơ bản được ban hành là nhằm vào tất cả các vấn đề đó, thay thế
cho Luật cơ bản về Kiểm soát ô nhiễm môi trường. Một phần của Luật Bảo tồn thiên nhiên
cũng đã được thay thế bằng Luật mới này. Luật đặt ra ba nguyên tắc cơ bản về chính sách
môi trường, như sau:
- Một môi trường trong lành cho thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai.
- Tạo một xã hội bền vững mà những hoạt động của con người có những tác động tối
thiểu tới môi trường.
- Nhật Bản phải đóng góp tích cực vào việc bảo tồn môi trường toàn cầu thông qua hợp
tác quốc tế.
Sau đó Luật xác định trách nhiệm của từng đối tượng trong xã hội, như Chính phủ
trung ương, chính quyền địa phương, các tổ chức và nhân dân. Những đối tượng này phải nỗ
lực bảo vệ môi trường thông qua việc chia sẻ công bằng trách nhiệm, cùng hợp tác với nhau.
Dựa trên những nguyên tắc và trách nhiệm đó, Luật quy định các công cụ chính sách
trong chính sách môi trường của Nhật bản. Bổ sung cho các biện pháp pháp lý thông thường
là thực hiện việc kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ thiên nhiên, Luật còn đề ra các biện pháp sau
đây:
- Nghiên cứu môi trường trong xây dựng chính sách;
- Xây dựng một kế hoạch Môi trường cơ bản mô tả các định hướng của một chính sách
môi trường dài hạn. (Kế hoạch này được xây dựng vào ngày 16/12/1994);
- Ðánh giá tác động môi trường đối với các dự án phát triển;
16
- Các biện pháp kinh tế nhằm khuyến khích các hoạt động giảm tác động đến môi
trường;
- Cải thiện cơ sở hạ tầng xã hội như hệ thống cống rãnh, các phương tiện giao thông
vận tải, vv;
- Thúc đẩy các hoạt động môi trường của các tổ chức tập thể, của mọi công dân và các
tổ chức phi chính phủ, giáo dục môi trường, và cung cấp thông tin;
- Thúc đẩy khoa học và công nghệ;
- Hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường toàn cầu.
Ngoài các quy định ở trên, Luật môi trường cơ bản khuyến khích các hoạt động giảng
dạy và nghiên cứu về môi trường. Luật này cũng yêu cầu mỗi cá nhân cần tham gia tích cực
vào quá trình giáo dục môi trường. Giáo dục về môi trường được thực hiện theo hình thức
“học suốt đời” kể từ khi cắp sách đến trường cho đến lúc lớn lên và cả khi đã ở tuổi già. Và
cách thức giáo dục về môi trường cũng rất phong phú và đa dạng như học ở trường, ở nhà, ở
cộng đồng và ở nơi làm việc. Và người ta khuyến cáo rằng, để giải quyết vấn đề môi trường
ở Nhật Bản, điều trở nên vô cùng quan trọng là mỗi người phải tự giác nâng cao ý thức tự
học tập và tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, các hoạt
động tự nguyện bảo vệ môi trường bao gồm cả ủng hộ tài chính của mỗi người dân, của các
tổ chức, doanh nghiệp và của chính quyền các địa phương cũng được sự quan tâm của toàn
xã hội.
Kế hoạch môi trường cơ bản: Kế hoạch môi trường cơ bản được xây dựng theo quyết
định của Nghị Viện vào ngày 16/12/1994, đây là một kế hoạch quốc gia tổng hợp dài hạn về
bảo vệ môi trường, phù hợp với Ðiều 15 của Luật Môi trường (Luật số 91,1993). Văn bản
Luật bằng tiếng Anh là văn bản đâu tiên được soạn thảo nhằm nâng cao nhận thức của công
chúng về những định hướng trong tương lai của chính sách môi trường Nhật Bản. Những ai
cần tìm hiểu về chính sách chính thống và những biện pháp của Chính phủ Nhật Bản cần tìm
đọc văn bản gốc bằng tiếng Nhật Bản, được Cơ quan ấn hành của Chính phủ thuộc Bộ Tài
chính Nhật Bản công bố ("Kankyo Kihon Keikaku", ISBN4-17-15602-3).
1.1.2. Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Singapore
Singapore có một đạo luật khung tên là Luật Quản lý và Bảo vệ môi trường. Luật này
được ban hành lần đầu năm 1999 và đã được sửa đổi mới nhất là vào năm 2002. Luật này
tương đối lớn và đề cập nhiều vấn đề, bao gồm: các cơ quan nhà nước, công cụ cấp phép,
kiểm soát ô nhiễm không khí, kiểm soát ô nhiễm nước, ô nhiễm đất, chất thải nguy hại, kiểm
soát tiếng ồn, bảo tồn năng lượng, và các biện pháp thực thi.
17
Singapore là một trong số không nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã coi
nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái là một nhiệm vụ chiến lược trong chính sách phát triển
kinh tế - xã hội. Chính phủ Singapore đã tiến hành nhiều biện pháp kiểm soát và bảo vệ,
trong đó có các biện pháp pháp lý. Nhằm bảo đảm cho việc kiểm soát và bảo vệ môi trường
ở Singapore, một loạt các văn bản liên quan đến pháp luật về môi trường được ban hành, bao
gồm:
Đạo luật về môi trường và sức khoẻ cộng đồng: Đạo luật này điều chỉnh các vấn đề về
tiếng ồn, vệ sinh công cộng, chất thải rắn, chất thải độc hại và việc kiểm soát kinh doanh thực
phẩm, chôn cất, hoả táng cũng như quản lý các bể bơi. Để thi hành Đạo luật này có 14 văn bản
hướng dẫn thi hành.
Đạo luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường: Đạo luật này điều chỉnh các vấn đề liên
quan đến việc kiểm soát ô nhiễm môi trường và các hoạt động có mục đích liên quan
đến việc kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Đạo luật về hệ thống cống tiêu thoát nước: Đạo luật này được ban hành nhằm điều
chỉnh việc xây dựng, duy trì và cải tạo nâng cấp các hệ thống cống rãnh và hệ thống tiêu
thoát nước dưới mặt đất, việc xử lý nước thải thương mại cũng như các vấn đề liên quan đến
các hoạt động nêu trên.
Đạo luật về xuất nhập khẩu, quá cảnh chất thải nguy hiểm: Đạo luật này điều chỉnh
việc xuất nhập khẩu và quá cảnh chất thải nguy hiểm và các chất khí thải khác.
Để đảm bảo cho các đạo luật có hiệu lực thi hành trên thực tế, thì các biện pháp cưỡng
chế là không thể thiếu, do đó pháp luật về bảo vệ môi trường của Singapore cũng đã đặt ra
các biện pháp cưỡng chế khác nhau cho các mức vi phạm pháp luật về môi trường như sau:
Xử lý hình sự: Pháp luật bảo vệ môi trường Singapore lấy chế tài hình sự là công cụ cơ
bản để thực thi, biện pháp này được áp dụng đối với người bị kết án phạt tiền, phạt tù, bắt
bồi thường và đối với những vi phạm nhỏ thì phạt cải tạo lao động bắt buộc (chỉ áp dụng với
những bị cáo đủ 16 tuổi trở lên và đủ tiêu chuẩn y tế). Cụ thể là:
- Hình phạt tiền: Đây là hình phạt phổ biến nhất trong các đạo luật về bảo vệ môi
trường của Singapore, phạt tiền được xem là công cụ hữu hiệu trong việc tăng cường hiệu
lực pháp luật về bảo vệ môi trường của Singapore với phương châm “áp dụng rộng rãi hình
phạt tiền sẽ làm tăng hiệu quả trong việc trừng trị kẻ vi phạm và phòng ngừa các hành vi
tương tự...".
- Hình phạt tù: Đây là chế tài nghiêm khắc nhất nhằm trừng trị những người vi phạm
ngoan cố, khi mà các hành vi phạm tội có thể mang lại cho người phạm tội những khoản lợi
nhuận lớn nếu họ không bị phát hiện và hình phạt tiền vẫn không ngăn chặn được các hành
vi mà người đó gây ra. Ví dụ: theo Đạo luật về môi trường sức khoẻ cộng đồng và Đạo luật
18
kiểm soát ô nhiễm thì những người vi phạm lần đầu bị buộc tội về hành vi đưa chất thải hoặc
các chất độc hại vào nguồn nước ngầm có thể bị phạt tù đến 12 tháng. Đối với những người
tái phạm thì có thể bị phạt tù với chế độ khắc nghiệt từ 01 đến 12 tháng.
- Tạm giữ và tịch thu: Một số luật về môi trường quy định về việc tạm giữ và tịch thu
các công cụ, phương tiện được sử dụng vào việc phạm tội. Ngoài ra, nếu trường hợp thực
phẩm không phù hợp cho con người có thể bị tịch thu và tiêu huỷ theo Đạo luật về môi
trường và sức khoẻ cộng đồng và Đạo luật về mua bán thực phẩm.
- Lao động cải tạo bắt buộc: Lao động cải tạo bắt buộc là biện pháp mà qua thực tiễn
thực thi pháp luật về môi trường ở Singapore cho thấy đây là một biện pháp hữu hiệu để
ngăn chặn các vi phạm nhỏ, những người vi phạm đã bị áp dụng hình phạt lao động cải tạo
bắt buộc ít khi lặp lại hành vi đã vi phạm, đặc biệt rất ít người tái phạm. Cụ thể tại Mục 21A
quy định: “Người nào từ 16 tuổi trở lên bị kết án vì vi phạm một trong các quy định tại mục
18 hoặc 20, và nếu trước khi anh ta bị kết tội, toà án thấy rằng để cải tạo người vi phạm và
để bảo vệ môi trường cũng như sức khoẻ cộng đồng liên quan đến môi trường, người vi
phạm cần phải thực hiện công việc liên quan đến vệ sinh làm sạch các vị trí nhất định mà
không được trả thù lao thì thay cho các quyết định hoặc hình phạt khác và trừ khi có những
lý do đặc biệt. Tòa án sẽ ra quyết định bắt buộc lao động cải tạo đối với người vi phạm buộc
họ phải thực hiện công việc nói trên dưới sự giám sát của các nhân viên giám sát, phù hợp
với các quy định của mục này và mục 21B”. [2]
Biện pháp hành chính: Tuy pháp luật Singapore xem chế tài hình sự là quan trọng nhất
trong việc bảo vệ môi trường nhưng không vì thế mà xem nhẹ các chế tài hành chính và dân
sự bởi nếu chỉ riêng chế tài hình sự thì không thể bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả.
Không giống như các chế tài hình sự và dân sự thường là các biện pháp tức thời, các chế tài
hành chính thường có hiệu lực trong việc bảo đảm các biện pháp liên tục, đặc biệt là các hoạt
động gây ô nhiễm. Một số chế tài hành chính đã được chấp nhận là các kế hoạch sử dụng
đất, giấy phép và việc ban hành các mệnh lệnh thông báo.
Do tính cấp thiết của pháp luật về môi trường cho nên trong các Đạo luật về môi
trường cũng đã trao cho Bộ Môi trường một số quyền hạn để thực thi các công việc khẩn
cấp, nhằm thi hành ngay bất kỳ nhiệm vụ nào nếu nhiệm vụ đó là cấp bách đối với sự an
toàn xã hội, sức khoẻ hay dịch vụ cộng đồng. Ví dụ: trong điều 90 Luật Bảo vệ môi trường
quy định: “trong trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền có thể chỉ đạo thực hiện ngay
lập tức bất kỳ nhiệm vụ hoặc làm bất cứ việc gì theo quy định tại Luật này, nếu người có
thẩm quyền thấy công việc đó là cần thiết cho sức khoẻ cộng đồng hoặc cho sự an toàn của
xã hội”.
Biện pháp dân sự: Bên cạnh các chế tài về Hình sự và Hành chính, các Đạo luật môi
trường Singapore cũng quy định nhiều hình thức chế tài dân sự. Cụ thể như: Yêu cầu cá
19
nhân gây ô nhiễm phải nộp phạt, bồi thường thiệt hại, chi phí và các khoản phí tổn mà cơ
quan có thẩm quyền phải chịu để làm sạch môi trường... Theo Điều 97 của Luật Bảo vệ môi
trường của Singapore thì Chính phủ có thể thu giữ lại từ người sở hữu hoặc quản lý tài sản
các phí tổn và chi phí đã được sử dụng trong quá trình thực hiện bất kỳ nào đã được quy
định trong luật. Trong vòng 14 ngày theo quy định, nếu chi phí này chưa được thanh toán thì
vụ việc sẽ được đưa ra Toà.
Trên đây là một số quy định về tổng quan pháp luật môi trường Singapore. Từ một số
vấn đề nêu trên cho ta thấy sở dĩ môi trường Singapore trở nên sạch, đẹp và để có được một
Singapore là “thành phố của cây xanh” phải có rất nhiều yếu tố, nhưng chính pháp luật về
môi trường được quy định một cách toàn diện là công cụ hữu hiệu nhất để đảm bảo sự sạch,
đẹp cho môi trường Singapore.
1.1.3. Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Hàn Quốc
Có nhiều đạo luật cùng quy định về BVMT và trong đó có một đạo luật khung chỉ quy
định những vấn đề mang tính chung nhất, còn các vấn đề cụ thể được điều chỉnh bằng các
đạo luật khác.
Chính sách môi trường của Hàn Quốc không đưa ra quyền và nghĩa vụ cụ thể về
BVMT đối với các chủ thể, mà chỉ liệt kê ra các chính sách, công cụ BVMT sẽ được nhà
nước áp dụng, bao gồm: tiêu chuẩn môi trường, quy hoạch môi trường, quan trắc và đánh giá
môi trường, tuyên truyền giáo dục, khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, trực tiếp đầu tư,
thông báo mức phát thải được phép, kiểm soát đặc biệt đối với hóa chất độc hại, phóng xạ,
đối với những khu vực đã bị ô nhiễm, thiệt hại, đánh giá tác động môi trường, giải quyết
tranh chấp, giảm thiểu thiệt hại, thuế. Mỗi loại công cụ cũng chỉ được kể tên và đưa ra một
số nguyên tắc áp dụng, còn nội dung chi tiết của các công cụ này được thể hiện trong các
đạo luật vệ tinh.
Việc bảo vệ nguồn nước được đặc biệt coi trọng và quản lý theo hướng phân loại thành
hai nguồn cơ bản gồm các nguồn ô nhiễm tập trung và nguồn ô nhiễm không tập trung. Luật
Bảo tồn chất lượng nước và hệ sinh thái nước là một trong những đạo luật quan trọng nhất
trong hệ thống pháp luật BVMT. Luật này bao gồm các chương về quản lý môi trường nước
nói chung và phân loại thành lưu vực sông, hồ chứa, đầm lầy; quản lý các nguồn gây ô
nhiễm và kinh doanh dịch vụ xử lý nước. Việc đưa ra hai quy chế quản lý khác nhau đối với
hai loại nguồn gây ô nhiễm là kinh nghiệm có thể nghiên cứu tham khảo.
Quản lý chất thải và quản lý chất nguy hiểm, độc hại được tách riêng để quy định trong
hai đạo luật khác nhau và có sự gắn kết chặt chẽ với quá trình sản xuất kinh doanh. Hàn
Quốc rất coi trọng vấn đề này để BVMT trước quá trình công nghiệp hóa và phát triển kinh
tế; đồng thời, tạo cơ chế để gắn liền trách nhiệm BVMT với các doanh nghiệp.
20
Các đạo luật của Hàn Quốc đều có một chương quy định về các biện pháp chế tài hình
sự và hành chính áp dụng đối với hành vi vi phạm. Đạo luật khung về Chính sách môi
trường quy định cụ thể về các hành vi vi phạm tại điều 27 và mức hình phạt tối đa là 5 năm
tù hoặc phạt 50 triệu Won. Luật Bảo tồn chất lượng nước và hệ sinh thái cũng đưa ra hình
phạt đối với rất nhiều hành vi vi phạm và cả hình thức xử phạt đối với lỗi vô ý. Ví dụ: hành
vi xả thải vượt quá hạn ngạch mà không được phép của cơ quan nhà nước có thể bị xử phạt
tù đến 3 năm hoặc phạt tiền không quá 15 triệu Won. Các đạo luật của Hàn Quốc không có
quy định về đối tượng tác động hay hiệu lực về không gian. Tuy nhiên, hiệu lực về không
gian áp dụng chung cho các đạo luật tại Hàn Quốc bao gồm toàn bộ lãnh thổ và các vùng
biển thuộc quyền tài phán của quốc gia này.
1.1.4. Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Thụy Điển
Thụy Điển đã xây dựng một hệ thống luật pháp và quản lý toàn diện điều chỉnh tất cả
những hoạt động có tác hại đến môi trường, gồm: Đánh giá tác động môi trường và cấp phép
môi trường, quản lý chất thải, an toàn hóa chất, bảo vệ sức khỏe, các vùng bảo vệ, chất
lượng nước sạch và thực phẩm, an toàn gia súc. Quốc hội Thụy Điển đã thông qua 16 mục
tiêu môi trường là định hướng cho tất cả các ngành phải đạt tới cho đến năm 2020.
Thụy Điển là quốc gia có sự phân cấp mạnh trong công tác quy hoạch. Trách nhiệm lập
quy hoạch là của 290 quận trong cả quốc gia. Trong khi đó Uỷ ban hành chính các thành phố
có thẩm quyền cấp các giấy phép khác nhau trong đó có giấy phép môi trường. Luật quy
hoạch xây dựng và Luật bảo vệ môi trường điều chỉnh các hoạt động quy hoạch đất đai và
môi trường của quận, đồng thời phải đáp ứng cả lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng. Tại
cấp quận, phải có quy hoạch tổng thể, dưới đó là quy hoạch phát triển chiến lược của cộng
đồng, và các quy hoạch phát triển chi tiết.
Về công tác bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng tại Thụy Điển, 290 chính quyền
địa phương thực hiện các quy định của Luật và các quy định khác của nhà nước. Cơ quan có
thẩm quyền cao nhất trong chính quyền địa phương là Hội đồng nhân dân: quy định thuế,
luật địa phương, phê duyệt các quy hoạch xây dựng. Dưới Hội đồng nhân dân là Uỷ ban
nhân dân, có 3 thành viên chuyên trách, các thành viên khác là kiêm nhiệm, trực tiếp điều
hành các công việc thường nhật. Dưới Uỷ ban nhân dân là các ủy ban thường trực về môi
trường, xây dựng và các vấn đề khác, tùy thuộc quyết định của Uỷ ban nhân dân, các ủy ban
thường trực này thường phối hợp chặt chẽ với nhau trong công việc. Việc đánh giá tác động
môi trường ở Thuỵ Điển do các cơ sở chịu trách nhiệm thực hiện, trên cơ sở các dữ liệu và
số liệu về hiện trạng nên rất đầy đủ và chuẩn. Cơ quan quản lý môi trường địa phương thu
phí đối với hoạt động phê duyệt đánh giá tác động môi trường. Khái niệm Đánh giá môi
trường chiến lược còn mới và chưa áp dụng nhiều. Nội dung quy hoạch môi trường dựa trên
đánh giá môi trường và do phòng môi trường và sức khỏe chịu trách nhiệm xây dựng. Quá
21
trình quy hoạch môi trường luôn được tiến hành song song với các quy hoạch khác, các quy
hoạch môi trường không chỉ là môi trường mà còn là sức khỏe, an toàn thực phẩm.
1.2. Pháp luật hiện hành về bảo vệ Môi trường ở Việt Nam
1.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng
Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Một
trong những thành tựu của hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường là việc xây dựng, xác
định được hệ thống nguyên tắc cơ bản trong chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.
Những nguyên tắc, chính sách cơ bản xuất phát từ chủ trương phát triển kinh tế - xã hội theo
mô hình bền vững vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và ổn định, công
bằng xã hội. Nguyên tắc bảo vệ môi trường được nêu tại Điều 4 của Luật bảo vệ môi trường
năm 2014, như sau:
1. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình
và cá nhân.
2. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm
quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí
hậu để bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ
ngày 12-01-2011 đến ngày 19-01-2011. Đã khẳng định việc tiếp tục đổi mới nền kinh tế Việt
Nam theo hướng "Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy
mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát
huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng
cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại.".
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng
định: "Ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo
hướng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều
sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững,
nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực; từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo,
chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức. Tập trung giải
quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân. Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm
22
an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
Tiếp tục xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân
loại. Bảo vệ môi trường, chủ động phòng tránh thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi
khí hậu [4] văn kiện đại hội đảng.
(Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam - Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia - Hà Nội - 2006).
1.2.2. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường:
Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ
môi trường; kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định
của pháp luật.
Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để
xây dựng kỷ cương và văn hóa bảo vệ môi trường.
Bảo tồn đa dạng sinh học; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và
giảm thiểu chất thải.
Ưu tiên xử lý vấn đề môi trường bức xúc, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ô nhiễm
môi trường nguồn nước; chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư; phát triển hạ tầng kỹ thuật
bảo vệ môi trường.
Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho
bảo vệ môi trường trong ngân sách với tỷ lệ tăng dần theo tăng trưởng chung; các nguồn
kinh phí bảo vệ môi trường được quản lý thống nhất và ưu tiên sử dụng cho các lĩnh vực
trọng điểm trong bảo vệ môi trường.
Ưu đãi, hỗ trợ về tài chính, đất đai cho hoạt động bảo vệ môi trường, cơ sở sản xuất,
kinh doanh thân thiện với môi trường.
Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.
Phát triển khoa học, công nghệ môi trường; ưu tiên nghiên cứu, chuyển giao và áp
dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường; áp dụng tiêu
chuẩn môi trường đáp ứng yêu cầu tốt hơn về bảo vệ môi trường.
Gắn kết các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên với ứng phó với biến đổi
khí hậu, bảo đảm an ninh môi trường.
Nhà nước ghi nhận, tôn vinh cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích
cực trong hoạt động bảo vệ môi trường.
23
Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường; thực hiện đầy đủ cam kết
quốc tế về bảo vệ môi trường. [5]
Luật môi trường 2014
Những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích
Truyền thông, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ
sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học.
Bảo vệ, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải.
Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng
lượng tái tạo; giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ô-dôn.
Đăng ký cơ sở, sản phẩm thân thiện với môi trường; sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng
sản phẩm thân thiện với môi trường.
Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải, công
nghệ thân thiện với môi trường.
Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi trường; cung cấp dịch vụ
bảo vệ môi trường; thực hiện kiểm toán môi trường; tín dụng xanh; đầu tư xanh.
Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội các nguồn gen có giá trị kinh
tế và có lợi cho môi trường.
Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư thân thiện với môi trường.
Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ sinh môi
trường của cộng đồng dân cư.
Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ hủ tục gây hại đến
môi trường.
Đóng góp kiến thức, công sức, tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; thực hiện
hợp tác công tư về bảo vệ môi trường.[5] Luật môi trường 2014
Những hành vi bị nghiêm cấm
Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Khai thác nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt,
không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật.
Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục
loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
24
Vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không
đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất
phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí.
Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và
tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật.
Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ,
các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.
Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh
mục cho phép.
Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái;
sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá quy chuẩn kỹ
thuật môi trường.
Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên.
Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.
Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác
định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với con người.
Che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai
lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có
thẩm quyền để làm trái quy định về quản lý môi trường. [5] Luật môi trường 2014
1.2.3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014
Một số nội dung chính của Luật Bảo vệ môi trường được thể hiện dưới đây
1. Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và nguyên tắc bảo vệ môi trường
Nội dung cơ bản của phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng đã được giữ nguyên.
Tuy nhiên, để phù hợp với khái niệm lãnh thổ trong Luật Biển, khái niệm lãnh thổ đã được
làm rõ hơn, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời của nước CHXHCNVN. Đối
tượng áp dụng đã được xác định rõ là mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh
thổ nước CHXHCNVN đều có nghĩa vụ và trách nhiệm thực thi Luật này.
2. Giải thích từ ngữ
25
Các khái niệm về quy hoạch BVMT, khí nhà kính, ứng phó biến đổi khí hậu
(BĐKH), an ninh môi trường… đã được bổ sung. Các khái niệm về môi trường, ô nhiễm
môi trường, sức chịu tải của môi trường, đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá
tác động môi trường (ĐTM), phế liệu… đã được chỉnh sửa, bổ sung, phù hợp với nội dung
cơ bản của các khái niệm này. Tuy nhiên, giải thích từ ngữ chỉ áp dụng trong khuôn khổ của
Luật BVMT 2014. Phần lớn các thuật ngữ chỉ mới là những khái niệm, không phải là những
định nghĩa cơ bản, bất biến, nên vẫn có thể thay đổi theo sự phát triển của thực tiễn và nhận
thức.
3. Nguyên tắc BVMT
Luật BVMT 2014 có 8 nguyên tắc về BVMT (Luật BVMT 2005 có 5 nguyên tắc).
Những nội dung đã được bổ sung như: BVMT phải gắn kết với bảo tồn đa dạng sinh học
(ĐDSH), ứng phó BĐKH, sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải; BVMT phải gắn
kết với bảo đảm quyền của trẻ em, thúc đẩy giới và bảo đảm mọi người có quyền được sống
trong môi trường trong lành. Các chương, điều của Luật BVMT 2014 đã được xây dựng dựa
trên các nguyên tắc này.
4. Chính sách BVMT
Luật BVMT 2014 bổ sung chính sách về nguồn vốn đầu tư, trong đó yêu cầu bố trí
khoản chi riêng cho BVMT trong ngân sách với tỷ lệ tăng dần theo tăng trưởng chung; các
nguồn kinh phí BVMT được quản lý thống nhất và ưu tiên cho các lĩnh vực trọng điểm trong
BVMT (Khoản 5 Điều 5); gắn kết các hoạt động BVMT, bảo vệ tài nguyên với ứng phó
BĐKH, bảo đảm an ninh môi trường; Nhà nước ghi nhận, tôn vinh cơ quan, tổ chức, hộ gia
đình và cá nhân có những đóng góp tích cực trong BVMT.
5. Những hành vi bị ngiêm cấm
Luật BVMT 2014 có 16 khoản cấm được nêu trong Điều 7. Luật BVMT 2005 cũng có
16 khoản cấm nêu trong Điều 7.
Nội dung khác biệt giữa điều quy định những hành vi bị nghiêm cấm giữa hai luật là:
Luật BVMT 2014 cấm lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách
nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái về quản lý môi trường (Khoản 16 Điều 7). Như
vậy, hành vi bị nghiêm cấm không chỉ ở những đối tượng của quản lý nhà nước mà còn
chính là quản lý nhà nước.
Ngoài ra, Luật BVMT 2014 đã không kế thừa Khoản 16 Điều 7 của Luật BVMT 2005
quy định nghiêm cấm “các hành vi bị nghiêm cấm khác về BVMT theo quy định của pháp
luật” để hạn chế sự lạm dụng nghiêm cấm trong quản lý BVMT.
6. Quy hoạch BVMT
26
Quy hoạch BVMT là nội dung hoàn toàn mới của Luật BVMT 2014. Nội dung này đã
được bàn thảo rất nhiều và có những quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Tuy
nhiên, xuất phát từ yêu cầu cần có một tầm nhìn dài hạn và tổng thể về BVMT, gắn kết thực
sự giữa BVMT với phát triển kinh tế - xã hội, các cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm định đã
dựa trên ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các nhà khoa học, xây dựng mục Quy hoạch
BVMT gồm 5 điều với những nội dung cơ bản, có tính nguyên tắc như cấp độ, kỳ quy
hoạch, nội dung quy hoạch, trách nhiệm lập quy hoạch, tham vấn, thẩm định, phê duyệt quy
hoạch, rà soát và điều chỉnh quy hoạch.
Quy hoạch BVMT phải được xây dựng phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
và vì vậy phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh, quy hoạch sử dụng đất. Với những nguyên tắc này, việc xây dựng quy hoạch
BVMT không làm đảo lộn các quy hoạch cơ bản hiện có bởi vì nếu làm đảo lộn các quy
hoạch cơ bản hiện có, quy hoạch BVMT sẽ không có tính thực thi. Quy hoạch BVMT phải
dựa trên hiện trạng tự nhiên, kinh tế, xã hội để phân vùng môi trường, bảo tồn ĐDSH, quản
lý môi trường, quản lý chất thải, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật BVMT. Với các khoản
quy định tại Điều 9, nội dung của quy hoạch BVMT đã được mở rộng ngoài phạm vi của các
hoạt động BVMT và ở mức độ nào đó, quy hoạch BVMT đã đến gần với quy hoạch môi
trường như một số nước đã áp dụng.
Có một số ý kiến cho rằng, cần có quy hoạch BVMT vùng kinh tế - xã hội hoặc những
vùng có tính đặc thù. Tuy nhiên, khi xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch, phải có cấp
hành chính tương tự. Mặt khác, trong quy hoạch BVMT cấp quốc gia phải có nội dung quy
hoạch BVMT cấp vùng và cấp xây dựng, tổ chức thực hiện là Bộ TN&MT. Vì vậy, quy
hoạch BVMT chỉ còn 2 cấp độ, quốc gia và cấp tỉnh.
Yếu tố quyết định thực hiện thành công quy định về quy hoạch BVMT là khả năng tổ
chức triển khai ngay việc xây dựng quy hoạch BVMT cấp quốc gia, bởi vì, quy hoạch
BVMT cấp quốc gia là cơ sở khoa học, thực tiễn và pháp lý để xây dựng quy hoạch BVMT
cấp tỉnh.
7. Đánh giá môi trường chiến lược
Đối tượng phải lập báo cáo ĐMC về cơ bản giống đối tượng được quy định tại Luật
BVMT 2005. Tuy nhiên, trong điều kiện mới có quy hoạch BVMT và bảo đảm tính cần
thiết, thực thi của một số báo cáo ĐMC, Luật quy định giao Chính phủ quy định danh mục
các đối tượng phải lập ĐMC.
Luật BVMT 2014 quy định rõ, ngoài việc ĐMC phải được thực hiện đồng thời với quá
trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, kết quả ĐMC phải được xem xét, tích hợp
vào nội dung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (Khoản 2 và 3 Điều 14). Điều 15 Luật BVMT
27
2014 quy định rõ 10 nội dung chính của ĐMC. Trong khi đó, Điều 16 của Luật BVMT 2005
quy định có 5 nội dung chung. Có một số nội dung về tổ chức, trách nhiệm, phương thức
hoạt động của hội đồng thẩm định ĐMC tại Điều 17 Luật BVMT 2005 đã được lược bỏ bởi
vì trách nhiệm tổ chức thẩm định và phê duyệt thuộc về cơ quan quản lý nhà nước; các hội
đồng thẩm định chỉ giúp các cơ quan quản lý nhà nước thẩm định nên chỉ cần quy định cụ
thể trong các văn bản dưới luật.
8. Đánh giá tác động môi trường
Với mục đích hạn chế lạm dụng yêu cầu phải làm báo cáo ĐTM và tính lý thuyết của
một số ĐTM, Luật BVMT 2014 quy định chỉ có 3 nhóm đối tượng phải lập ĐTM. Đó là:
Các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ; Các dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu
di tích lịc sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam đã được xếp
hạng và Các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường. Để làm rõ hơn các dự án ở
khoản b và tiêu chí “nguy cơ tác động xấu đến môi trường” của các dự án nhóm c, Luật giao
Chính phủ quy định danh mục các dự án phải lập ĐTM.
Luật BVMT 2014 quy định rõ tại Điều 20 về lập lại báo cáo ĐTM, theo đó, chỉ những
dự án không triển khai trong vòng 24 tháng, thay đổi địa điểm dự án, phải lập lại báo cáo
ĐTM. Ngoài ra, đối với những dự án có thay đổi quy mô, công suất, công nghệ làm tăng tác
động xấu đến môi trường, Luật giao Chính phủ quy định cụ thể. Tại Khoản 4 Điều 19 Luật
BVMT 2005 quy định, “trường hợp thay đổi về quy mô, nội dung, thời gian triển khai, thực
hiện, hoàn thành dự án thì chủ dự án có trách nhiệm giải trình với cơ quan phê duyệt; trường
hợp cần thiết phải lập báo cáo ĐTM bổ sung”. Quy định này đã dẫn đến sự lạm dụng yêu
cầu báo cáo ĐTM lại hoặc ĐTM bổ sung, dẫn đến việc trốn tránh báo cáo ĐTM lại, ĐTM bổ
sung hoặc báo cáo ĐTM mang tính đối phó.
Nội dung của báo cáo ĐTM cũng được quy định cụ thể hơn tại Điều 22 Luật BVMT
2014. Những quy định về tổ chức, yêu cầu, trách nhiệm của hội đồng thẩm định cũng đã
được lược bỏ vì cơ quan chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định và phê duyệt
kết quả thẩm định là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (Khoản 1 Điều 27); các hội
đồng thẩm định chỉ có chức năng tư vấn cho cơ quan thẩm định và phê duyệt kết quả thẩm
định.
Điều 23 Luật BVMT 2005 quy định chủ dự án có trách nhiệm “thông báo cho cơ quan
phê duyệt báo cáo ĐTM để kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo và
yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM” (Điểm d Khoản 1); “Chỉ được đưa công
trình vào sử dụng khi đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đầy
đủ các yêu cầu quy định tại các điểm a, b và c của điều khoản này” (Điểm d Khoản 1 Điều
23). Quy định này dẫn tới tính thiếu thực thi nên tỷ lệ kiểm tra xác nhận thực hiện báo cáo
28
ĐTM (hậu thẩm định) trong thời gian vừa qua quá thấp, nhiều tỉnh chỉ dưới 10%, trong khi
các dự án không thể không vận hành.
Để khắc phục khiếm khuyết này, Luật BVMT 2014 quy định “chủ đầu tư phải báo cáo
cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM kết quả thực hiện các công trình BVMT phục vụ vận hành
dự án đối với dự án lớn, có nguy cơ tác động xấu đến môi trường do Chính phủ quy định.
Những dự án này chỉ được vận hành sau khi cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM kiểm tra, xác
nhận hoàn thành công trình BVMT” (Khoản 2 Điều 27). Đồng thời, để tránh việc gây khó dễ
cho chủ dự án, Điều 28 Luật BVMT 2014 quy định "trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận
được báo cáo hoàn thành công trình BVMT quy định tại Khoản 2 Điều 27 của Luật này, cơ
quan phê duyệt báo cáo ĐTM phải tổ chức kiểm tra và cấp giấy xác nhận hoàn thành công
trình BVMT của dự án. Trường hợp phải phân tích các chỉ tiêu môi trường phức tạp thì thời
gian cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT của dự án có thể kéo dài nhưng không
quá 30 ngày”. Như vậy, chỉ có những dự án do Chính phủ quy định mới có hậu thẩm định và
hậu thẩm định bị ràng buộc trong thời gian nhất định.
Liên quan đến hậu thẩm định nói riêng và công tác quản lý môi trường nói chung, vì
một số lý do có tính khách quan, các quy định về giấy phép môi trường chưa được đưa vào
Luật BVMT 2014.
9. Kế hoạch BVMT
Luật BVMT 2005 có quy định về cam kết BVMT nhưng trên thực tế, việc thực hiện
cam kết BVMT có nhiều khó khăn, thiếu thực thi, mang tính lý thuyết và trong nhiều trường
hợp đã dẫn đến tiêu cực trong công tác quản lý, dù từ “cam kết” cũng có ý nghĩa tích cực
nhất định.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, tạo điều kiện cho chủ dự án thực hiện trách
nhiệm và chủ động trong BVMT, mặt khác sẽ thuận lợi cho công tác quản lý BVMT đối với
các đối tượng không lập ĐTM, Luật BVMT 2014 quy định 6 điều mới về kế hoạch BVMT.
Luật BVMT 2014 giao Chính phủ quy định cụ thể đối tượng phải lập kế hoạch BVMT, 6
nội dung của kế hoạch BVMT, trách nhiệm tổ chức xác nhận kế hoạch BVMT của cơ quan
chuyên môn về BVMT cấp tỉnh, UBND cấp huyện (và có thể ủy quyền cho UBND cấp xã
với điều kiện cụ thể).
10. Ứng phó với BĐKH
Ứng phó với BĐKH liên quan đến nhiều lĩnh vực và nhiều nội dung đã được quy định
tại một số luật chuyên ngành như Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Tài nguyên nước,
Luật ĐDSH… Với hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay, chúng ta chưa thể xây dựng
một luật riêng về ứng phó với BĐKH trên cơ sở tích hợp tất cả nội dung về ứng phó với
BĐKH. Vì vậy, các cơ quan của Quốc hội và cơ quan soạn thảo đã nhất trí lựa chọn xây
29
dựng một chương riêng về ứng phó với BĐKH trong phạm vi điều chỉnh của Luật BVMT
2014. Với chương IV về ứng phó với BĐKH, lần đầu tiên chúng ta luật hóa những quy định
về ứng phó với BĐKH trong mối liên quan chặt chẽ với BVMT.
Chương ứng phó với BĐKH bao gồm 9 điều quy định chung về ứng phó với BĐKH;
lồng ghép nội dung ứng phó với BĐKH vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội; quản lý phát thải khí nhà kính; quản lý các chất làm suy giảm tầng ô-zôn; phát
triển năng lượng tái tạo; sản xuất và tiêu thụ thân thiện với môi trường; thu hồi năng lượng
từ chất thải; quyền và trách nhiệm của cộng đồng trong ứng phó với BĐKH; phát triển và
ứng dụng khoa học công nghệ ứng phó với BĐKH và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.
Các quy định tại chương này chỉ mới có tính cơ bản và tính nguyên tắc, làm cơ sở pháp
lý để xây dựng các chương trình, kế hoạch, dự án cụ thể trong lĩnh vực ứng phó với BĐKH
trong mối liên quan với BVMT. Việc giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải đã được
nhấn mạnh bên cạnh việc khuyến khích thu hồi năng lượng từ chất thải. Những quy định này
phải được cụ thể hóa trong công tác BVMT để tiến tới mục tiêu hầu hết chất thải được sử
dụng lại như là một nguồn tài nguyên chính và lâu dài.
11. BVMT biển và hải đảo
Luật BVMT 2005 có mục BVMT biển, bao gồm quy định về nguyên tắc BVMT biển,
bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên biển, kiểm soát xử lý ô nhiễm môi trường biển và tổ
chức phòng ngừa, ứng phó sự cố trên biển.
Hiện nay, Bộ TN&MT đang được giao xây dựng Luật Bảo vệ TN&MT biển. Để bảo
đảm tính hệ thống và toàn diện của lĩnh vực BVMT, Luật BVMT 2014 vẫn có chương riêng
về BVMT biển và hải đảo, bao gồm quy định chung về BVMT biển và hải đảo, kiểm soát và
xử lý ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường biển và
hải đảo. Luật Bảo vệ TN&MT biển sẽ cụ thể hóa các quy định này và thống nhất với Luật
BVMT 2014.
12. BVMT nước sông
BVMT nước sông tại Mục 2 Chương VII, Luật BVMT 2005 đã được viết lại, quy định
rõ hơn về BVMT nước sông, nội dung kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước lưu vực
sông (LVS), trách nhiệm của các cơ quan có liên quan đến BVMT nước LVS.
So với các quy định về BVMT nước LVS tại Luật BVMT 2005, Luật BVMT 2014 bổ
sung quy định các nguồn thải vào LVS phải được quản lý phù hợp với sức chịu tải của sông,
chất lượng nước sông và trầm tích phải được theo dõi và đánh giá, BVMT nước LVS phải
gắn liền với bảo tồn ĐDSH, khai thác và sử dụng nguồn nước sông. Nội dung kiểm soát ô
nhiễm và xử lý ô nhiễm môi trường LVS bao gồm việc thống kê, đánh giá, giảm thiểu và xử
lý chất thải đổ vào LVS; định kỳ quan trắc và đánh giá chất lượng nước sông và trầm tích;
30
điều tra, đánh giá sức chịu tải của sông; công bố các đoạn sông, dòng sông không còn khả
năng tiếp nhận chất thải; xác định hạn ngạch xả nước thải vào sông; xử lý và cải thiện môi
trường nước sông; quan trắc và đánh giá chất lượng nước sông và trầm tích sông xuyên biên
giới…
Để tổ chức thực hiện các quy định về BVMT nước sông, Luật BVMT 2014 giao rõ
trách nhiệm cho các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, trong đó, UBND cấp tỉnh chịu
trách nhiệm tổ chức BVMT nước LVS nội tỉnh, Bộ TN&MT chịu trách nhiệm tổ chức
BVMT nước LVS liên tỉnh và sông xuyên biên giới. Bộ TN&MT có trách nhiệm tổng hợp
thông tin về chất lượng môi trường nước, trầm tích các LVS, hàng năm báo cáo Thủ tướng
Chính phủ; xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án BVMT nước LVS liên
tỉnh.
Luật BVMT 2014 không có quy định về tổ chức và hoạt động của các Ủy ban BVMT
LVS Đồng Nai, sông Cầu, sông Nhuệ - sông Đáy. Luật cũng không giao cho Chính phủ quy
định chi tiết nội dung này. Vì vậy, Bộ TN&MT và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm
tổ chức thực hiện các quy định về BVMT nước sông, đặc biệt là nội dung kiểm soát và xử lý
ô nhiễm môi trường LVS tại Điều 53.
13. BVMT đất
Luật BVMT 2005 không có điều khoản riêng về BVMT đất. Luật BVMT 2014 có mục
về BVMT đất, bao gồm 3 điều, trong đó có quy định chung về BVMT đất, quản lý môi
trường đất và kiểm soát ô nhiễm môi trường đất.
Theo các quy định này, mọi hoạt động có sử dụng đất phải xem xét đến môi trường đất
và giải pháp BVMT đất; các tổ chức, cá nhân được giao sử dụng đất phải có trách nhiệm
BVMT đất; gây ô nhiễm môi trường đất phải có trách nhiệm xử lý, cải tạo và phục hồi môi
trường đất. Luật giao Chính phủ quy định chi tiết việc kiểm soát ô nhiễm đất để bảo đảm các
yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm đất phải được xác định, kiểm soát; cơ quan quản lý nhà nước
về BVMT có trách nhiệm tổ chức kiểm soát ô nhiễm môi trường đất; cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ có trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm đất tại cơ sở. Và lần đầu tiên, ô nhiễm
dioxin có nguồn gốc từ chất diệt cỏ dùng trong chiến tranh ở Việt Nam (chất da cam/dioxin)
đã được quy định trong pháp luật là phải được điều tra, đánh giá, khoanh vùng và xử lý bảo
đảm yêu cầu về BVMT như các chất độc hại khác.
Vì tính phức tạp của khoa học và thực tiễn ô nhiễm môi trường đất, những quy định về
kiểm soát ô nhiễm môi trường đất nên được xây dựng thành một nghị định riêng và cần được
nghiên cứu kỹ kinh nghiệm quản lý môi trường đất của các nước trên thế giới. Nghị định về
BVMT đất sẽ là tiền đề hình thành Luật BVMT đất trong tương lai.
14. BVMT không khí
31
Luật BVMT 2005 có mục về quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh
sáng, bức xạ, trong đó có điều quy định về quản lý và kiểm soát bụi, khí thải (Điều 83); quản
lý khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ô-zôn (Điều 84).
Chất lượng môi trường không khí, ô nhiễm môi trường không khí không chỉ bao hàm
bụi, khí thải, khí gây hiệu ứng nhà kính. Môi trường không khí ô nhiễm của các nước đang
phát triển đã chứng minh rằng ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính tác hại đến con
người. Vì vậy, Luật BVMT 2014 đã có mục riêng về lĩnh vực này, bao gồm những quy định
chung về BVMT không khí; quản lý chất lượng môi trường không khí xung quanh; kiểm
soát ô nhiễm môi trường không khí.
Theo các quy định này, các nguồn phát thải khí vào môi trường phải được đánh giá và
kiểm soát; tổ chức và cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát thải khí tác
động xấu đến môi trường phải có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý bảo đảm chất lượng môi
trường không khí. Luật giao Chính phủ quy định chi tiết về nội dung kiểm soát ô nhiễm môi
trường không khí, chủ yếu là quan trắc, thống kê, đánh giá, xả thải bảo đảm khả năng chịu
tải của môi trường không khí.
Cũng như cách tiếp cận với BVMT đất, BVMT không khí cần được xây dựng thành
một nghị định riêng.
15. BVMT tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ
tập trung
Luật BVMT 2005 có quy định về BVMT đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập
trung (Điều 36) nhưng chưa có các quy định về BVMT đối với các hình thức tổ chức khác
đang phổ biến và phát triển mạnh ở nước ta trong những năm gần đây như các khu kinh tế,
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao… Vì vậy, Luật BVMT 2014 quy định về
BVMT khu kinh tế (Điều 65), BVMT khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao
(Điều 66), BVMT cụm công nghiệp, khu kinh doanh dịch vụ tập trung (Điều 67), trong đó
quy định rõ chức năng của cơ quan quản lý BVMT, tổ chức và hoạt động BVMT tại các cơ
sở này. Luật giao Bộ trưởng Bộ TN&MT quy định chi tiết chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong BVMT tại các loại hình tổ chức sản
xuất nêu trên.
16. BVMT trong nhập khẩu phế liệu
Luật BVMT 2005 định nghĩa phế liệu là “sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản
xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất”; yêu cầu phế liệu nhập
khẩu phải được làm sạch, không lẫn vật liệu, hàng hóa cấm nhập khẩu, chất thải, tạp chất
nguy hại.
32
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo
Bao cao tong hop du an   quang đạo

More Related Content

What's hot

2014 luat bvmt-lep-2014-in-vietnamese
2014 luat bvmt-lep-2014-in-vietnamese2014 luat bvmt-lep-2014-in-vietnamese
2014 luat bvmt-lep-2014-in-vietnameseHgamar
 
Luat bao-ve-moi-truong-55-2014-qh13-tieng-viet
Luat bao-ve-moi-truong-55-2014-qh13-tieng-vietLuat bao-ve-moi-truong-55-2014-qh13-tieng-viet
Luat bao-ve-moi-truong-55-2014-qh13-tieng-vietQuy Cao Gia
 
Phát triển du lịch tại các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (cơ sở kh...
Phát triển du lịch tại các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (cơ sở kh...Phát triển du lịch tại các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (cơ sở kh...
Phát triển du lịch tại các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (cơ sở kh...nataliej4
 
Tom tat cs xd kha nang phuc hoi cac cl thich ung cho sinh ke ven bien
Tom tat cs xd kha nang phuc hoi cac cl thich ung cho sinh ke ven bienTom tat cs xd kha nang phuc hoi cac cl thich ung cho sinh ke ven bien
Tom tat cs xd kha nang phuc hoi cac cl thich ung cho sinh ke ven bienWind Lee
 
luat bao ve moi truong
luat bao ve moi truongluat bao ve moi truong
luat bao ve moi truongvinhphu68
 

What's hot (15)

Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sảnĐề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
 
Luận án: Pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề ở ĐB sông Hồng
Luận án: Pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề ở ĐB sông HồngLuận án: Pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề ở ĐB sông Hồng
Luận án: Pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề ở ĐB sông Hồng
 
Hiệu quả quản lý môi trường du lịch vườn quốc gia Cát Bà, HAY
Hiệu quả quản lý môi trường du lịch vườn quốc gia Cát Bà, HAYHiệu quả quản lý môi trường du lịch vườn quốc gia Cát Bà, HAY
Hiệu quả quản lý môi trường du lịch vườn quốc gia Cát Bà, HAY
 
2014 luat bvmt-lep-2014-in-vietnamese
2014 luat bvmt-lep-2014-in-vietnamese2014 luat bvmt-lep-2014-in-vietnamese
2014 luat bvmt-lep-2014-in-vietnamese
 
Pháp luật về Bảo vệ Môi trường trong hoạt động xây dựng, HAY
Pháp luật về Bảo vệ Môi trường trong hoạt động xây dựng, HAYPháp luật về Bảo vệ Môi trường trong hoạt động xây dựng, HAY
Pháp luật về Bảo vệ Môi trường trong hoạt động xây dựng, HAY
 
Đề tài: Quản lý về môi trường tại TP Rạch Giá, Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về môi trường tại TP Rạch Giá, Kiên Giang, HOTĐề tài: Quản lý về môi trường tại TP Rạch Giá, Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về môi trường tại TP Rạch Giá, Kiên Giang, HOT
 
Luat bao-ve-moi-truong-55-2014-qh13-tieng-viet
Luat bao-ve-moi-truong-55-2014-qh13-tieng-vietLuat bao-ve-moi-truong-55-2014-qh13-tieng-viet
Luat bao-ve-moi-truong-55-2014-qh13-tieng-viet
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
 
uận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật Việt Nam, HOT
uận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật Việt Nam, HOTuận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật Việt Nam, HOT
uận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Phát triển du lịch tại các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (cơ sở kh...
Phát triển du lịch tại các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (cơ sở kh...Phát triển du lịch tại các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (cơ sở kh...
Phát triển du lịch tại các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (cơ sở kh...
 
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoán
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoánLuận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoán
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoán
 
Pháp luật về hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu
Pháp luật về hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầuPháp luật về hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu
Pháp luật về hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu
 
Luận văn: Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đất sét
Luận văn: Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đất sétLuận văn: Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đất sét
Luận văn: Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đất sét
 
Tom tat cs xd kha nang phuc hoi cac cl thich ung cho sinh ke ven bien
Tom tat cs xd kha nang phuc hoi cac cl thich ung cho sinh ke ven bienTom tat cs xd kha nang phuc hoi cac cl thich ung cho sinh ke ven bien
Tom tat cs xd kha nang phuc hoi cac cl thich ung cho sinh ke ven bien
 
luat bao ve moi truong
luat bao ve moi truongluat bao ve moi truong
luat bao ve moi truong
 

Similar to Bao cao tong hop du an quang đạo

Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng...
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng...Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng...
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng...sividocz
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn_10301612052019
Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn_10301612052019Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn_10301612052019
Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn_10301612052019phamhieu56
 
Phật giáo với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
Phật giáo với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nayPhật giáo với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
Phật giáo với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận Văn Mối quan hệ biện chứng giữa phát triển xã hội và bảo vệ môi trường s...
Luận Văn Mối quan hệ biện chứng giữa phát triển xã hội và bảo vệ môi trường s...Luận Văn Mối quan hệ biện chứng giữa phát triển xã hội và bảo vệ môi trường s...
Luận Văn Mối quan hệ biện chứng giữa phát triển xã hội và bảo vệ môi trường s...sividocz
 
Luận Văn Đề Cương Tất Cả Các Ngành Đào Tạo Trong Trường Môi Trường Và Con Ng...
Luận Văn  Đề Cương Tất Cả Các Ngành Đào Tạo Trong Trường Môi Trường Và Con Ng...Luận Văn  Đề Cương Tất Cả Các Ngành Đào Tạo Trong Trường Môi Trường Và Con Ng...
Luận Văn Đề Cương Tất Cả Các Ngành Đào Tạo Trong Trường Môi Trường Và Con Ng...sividocz
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành...
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành...Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành...
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành...sividocz
 
Luận Văn Đề Cương Văn Hoá Du Lịch Môi Trường Và Con Người.doc
Luận Văn  Đề Cương Văn Hoá Du Lịch Môi Trường Và Con Người.docLuận Văn  Đề Cương Văn Hoá Du Lịch Môi Trường Và Con Người.doc
Luận Văn Đề Cương Văn Hoá Du Lịch Môi Trường Và Con Người.docsividocz
 
Noidungminhhoa giáo an dạy học theo chủ đề tích hợp
Noidungminhhoa giáo an dạy học theo chủ đề tích hợpNoidungminhhoa giáo an dạy học theo chủ đề tích hợp
Noidungminhhoa giáo an dạy học theo chủ đề tích hợpbinhlk
 
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...anh hieu
 

Similar to Bao cao tong hop du an quang đạo (20)

Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng...
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng...Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng...
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng...
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...
 
Môi trường
Môi trường Môi trường
Môi trường
 
Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn_10301612052019
Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn_10301612052019Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn_10301612052019
Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn_10301612052019
 
Phật giáo với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
Phật giáo với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nayPhật giáo với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
Phật giáo với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
 
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà NộiVai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
 
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Môi Trƣờng Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng.doc
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Môi Trƣờng Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng.docQuản Lý Nhà Nƣớc Về Môi Trƣờng Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng.doc
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Môi Trƣờng Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Luận văn: Quản lý về môi trường tại quận Ngũ Hành Sơn, HAY
Luận văn: Quản lý về môi trường tại quận Ngũ Hành Sơn, HAYLuận văn: Quản lý về môi trường tại quận Ngũ Hành Sơn, HAY
Luận văn: Quản lý về môi trường tại quận Ngũ Hành Sơn, HAY
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.docQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
 
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
 
Luận Văn Mối quan hệ biện chứng giữa phát triển xã hội và bảo vệ môi trường s...
Luận Văn Mối quan hệ biện chứng giữa phát triển xã hội và bảo vệ môi trường s...Luận Văn Mối quan hệ biện chứng giữa phát triển xã hội và bảo vệ môi trường s...
Luận Văn Mối quan hệ biện chứng giữa phát triển xã hội và bảo vệ môi trường s...
 
Pháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường Ở Việt Nam - Thực Trạng Và Giải Pháp.doc
Pháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường Ở Việt Nam - Thực Trạng Và Giải Pháp.docPháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường Ở Việt Nam - Thực Trạng Và Giải Pháp.doc
Pháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường Ở Việt Nam - Thực Trạng Và Giải Pháp.doc
 
Luận án: Cơ chế pháp lý trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam, HAY
Luận án: Cơ chế pháp lý trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam, HAYLuận án: Cơ chế pháp lý trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam, HAY
Luận án: Cơ chế pháp lý trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam, HAY
 
Luận Văn Đề Cương Tất Cả Các Ngành Đào Tạo Trong Trường Môi Trường Và Con Ng...
Luận Văn  Đề Cương Tất Cả Các Ngành Đào Tạo Trong Trường Môi Trường Và Con Ng...Luận Văn  Đề Cương Tất Cả Các Ngành Đào Tạo Trong Trường Môi Trường Và Con Ng...
Luận Văn Đề Cương Tất Cả Các Ngành Đào Tạo Trong Trường Môi Trường Và Con Ng...
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành...
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành...Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành...
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành...
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý chất thải y tế tại Hà Nội, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật về quản lý chất thải y tế tại Hà Nội, HOT, 9đLuận văn: Pháp luật về quản lý chất thải y tế tại Hà Nội, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật về quản lý chất thải y tế tại Hà Nội, HOT, 9đ
 
Luận Văn Đề Cương Văn Hoá Du Lịch Môi Trường Và Con Người.doc
Luận Văn  Đề Cương Văn Hoá Du Lịch Môi Trường Và Con Người.docLuận Văn  Đề Cương Văn Hoá Du Lịch Môi Trường Và Con Người.doc
Luận Văn Đề Cương Văn Hoá Du Lịch Môi Trường Và Con Người.doc
 
Noidungminhhoa giáo an dạy học theo chủ đề tích hợp
Noidungminhhoa giáo an dạy học theo chủ đề tích hợpNoidungminhhoa giáo an dạy học theo chủ đề tích hợp
Noidungminhhoa giáo an dạy học theo chủ đề tích hợp
 
Quản lý nhà nước về môi trường tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Quản lý nhà nước về môi trường tại quận Hải Châu, TP Đà NẵngQuản lý nhà nước về môi trường tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Quản lý nhà nước về môi trường tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
 
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
 

Bao cao tong hop du an quang đạo

  • 1. LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM VIỆN NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI Dự thảo: Quang Đạo BÁO CÁO TỔNG HỢP Tuyên truyền nâng cao nhận thức về chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường và tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới hàng năm trong hệ thống Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Hà Nội - 11/2015
  • 2. LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM VIỆN NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI Dự thảo: Quang Đạo BÁO CÁO TỔNG HỢP Tuyên truyền nâng cao nhận thức về chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường và tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới hàng năm trong hệ thống Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Viện nghiên cứu Môi trường và các vấn đề Xã hội TS. Lưu Tam Bát Chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Thế Hùng Các thành viên tham gia thực hiện: TS. Nguyễn Thế Hùng; ThS. Nguyễn Thị Hải; TS. Lưu Tam Bát; ThS. Đoàn Việt Tiến; CN. Nguyễn Bích Ngọc; CN. Lê Hồng Ngân; ThS. Lê Anh Tuấn; Hằng, Quỳnh, a. Tú, e. Khải … ThS. Lê Quang Đạo;
  • 3. Hà Nội - 11/2015 3
  • 4. LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM VIỆN NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI BÁO CÁO TỔNG HỢP Tuyên truyền nâng cao nhận thức về chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường và tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới hàng năm trong hệ thống Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (ĐÃ ĐƯỢC BỔ SUNG CHỈNH SỬA THEO CÁC Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CẤP LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM NGÀY .../12/2015) Xác nhận của các Ủy viên nhận xét: Uỷ viên 1 Uỷ viên 2 Hà Nội - 12/2015
  • 5. Danh mục chữ viết tắt KSON: Kiểm soát ô nhiễm LHHVN: Liên hiệp hội Việt Nam BVMT: Bảo vệ môi trường ÔNMT: Ô nhiễm môi trường CHXHCNVN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam BĐKH: Biến đổi khí hậu TN&MT Tài nguyên môi trường ĐDSH Đa dạng sinh học CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa BVTV Bảo vệ thực vật UBND Ủy ban Nhân dân VQG Vườn quốc gia VACNE Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường VN
  • 6. MỤC LỤC MỤC LỤC..............................................................................................................................6 MỞ ĐẦU................................................................................................................................1 PHẦN I: MỘT SỐ KẾT QUẢ, MÍTTINH, HỘI THẢO, .......................................................5 TẬP HUẤN, ĐIỀU TRA KHẢO SÁT...................................................................................5 PHẦN II: BÁO CÁO TỔNG HỢP........................................................................................13 Ch ng 1. Pháp lu t b o v môi tr ng. Th c tr ng nh n th c v chính sách pháp lu tươ ậ ả ệ ườ ự ạ ậ ứ ề ậ b o v môi tr ng trong m t s t ch c xã h i thu c LHHVN.ả ệ ườ ộ ố ổ ứ ộ ộ ........................................13 Ch ng II: Vai trò c a truy n thông trong vi c tuyên truy n nâng cao nh n th c v B oươ ủ ề ệ ề ậ ứ ề ả v môi tr ng hi n nay Vi t Namệ ườ ệ ở ệ ...................................................................................56 Ch ng III: Ngày Môi tr ng th gi i, Vai trò c a các T ch c xã h i ngh nghi p thu cươ ườ ế ớ ủ ổ ứ ộ ề ệ ộ LHHVN trong vi c h ng ng ngày môi tr ng th gi iệ ưở ứ ườ ế ớ ...................................................75 Ch ng IV: K t Lu nươ ế ậ .......................................................................................................100
  • 7. MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Liên hiệp hội Việt Nam là một tổ chức chính trị xã hội của giới trí thức KH&CN Việt Nam. Liên hiệp hội Việt Nam được hình thành từ các Tổng hội/hội và các liên hiệp hội địa phương. Liên hiệp hội Việt Nam hiện nay gồm 73 Tổng hội/Hội ngành trung ương, 59 Liên hiệp hội tỉnh/thành và khoảng 500 tổ chức KH&CN trong đó 382 tổ chức trực thuộc Cơ quan TW LHHVN. Một hệ thống xuyên suốt cả nước với 2,1 triệu trí thức KHCN&MT. Với một tổ chức lớn như vậy thì việc tham gia vào các hoạt động BVMT đã trở thành thế mạnh của Liên hiệp hội Việt Nam. Và do đó nhu cầu nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp này một tất yếu khách quan. Vai trò, chức năng của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong vấn đề bảo vệ môi trường đã được khẳng định trong rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết liên tịch số 01/2004 giữa LHHVN và Bộ TN&MT mà trong đó cho phép LHHVN được sử dụng ngân sách sự nghiệp môi trường cho các hoạt động BVMT của mình. Tuy nhiên hoạt động BVMT, nhất là công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về pháp luật BVMT và tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày môi trường thế giới (5/6) hàng năm của LHHVN vẫn còn nhiều hạn chế mà nguyên nhân của nó liên quan đến các yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau. Dự án: “Tuyên truyền nâng cao nhận thức về chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường và tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới hàng năm trong hệ thống Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam” được thực hiện bởi một đơn vị trực thuộc LHHVN dưới sự hỗ trợ kinh phí từ Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ là tiền đề cho các chương trình, dự án phối hợp về truyền thông môi trường, xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường giữa hai đơn vị. 2. Mục tiêu Nâng cao nhận thức và tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường cho các tổ chức Khoa học và công nghệ thuộc hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam thông qua việc tổ chức các hoạt động tập huấn, hội thảo và tổ chức truyền thông mít tinh, hành động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới. 1
  • 8. 3. Đơn vị thực hiện Cơ quan quản lý: - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam - Địa chỉ: 53 Nguyễn Du - Hà Nội - Điện thoại: 04 38226435 - Fax: 04 38227593 Đơn vị chủ trì thực hiện dự án - Viện Nghiên cứu Môi trường và các vấn đề Xã hội - Điện thoại: 0462919666 - Địa chỉ: Tầng 2, số nhà 26, ngõ 6 phố Vũ Hữu, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. - Họ và tên Viện trưởng: TS. Lưu Tam Bát - Chủ nhiệm Dự án: TS. Nguyễn Thế Hùng - Thư ký dự án: Th.S Lê Quang Đạo. 4. Phương pháp thực hiện Dự án sử dụng cách tiếp cận có sự tham gia của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong tất cả các hoạt động của dự án từ việc cung cấp thông tin cho đến việc tham gia hội thảo, tập huấn và xây dựng các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới. Dự án tổng hợp, phân tích vấn đề nhận thức về chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường, kỹ năng tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới để tìm kiếm các nhân tố ảnh hưởng đến các hoạt động này trong thực tiễn. Dự án được triển khai và sử dụng các phương pháp sau đây: Thu thập tài liệu số liệu: Thu thập tài liệu của các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật liên quan đến môi trường, các chủ trương, chính sách, văn bản của Đảng và Nhà nước liên quan đến môi trường. Điều tra xã hội học: Tiến hành khảo sát bằng các phiếu hỏi về nhận thức, hiểu biết về pháp luật môi trường trong các tổ chức xã hội nghề nghiệp của Liên hiệp Hội Việt Nam. Hội thảo: Chia sẻ thông tin về chính sách pháp luật môi trường, chủ đề Ngày Môi trường Thế giới năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường và lấy ý kiến đóng góp của đại diện 2
  • 9. Liên hiệp Hội trong công tác truyền thông và nghiên cứu khoa học liên quan tới chủ đề này. Tổ chức 02 hội thảo cho các đơn vị phối hợp và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trực thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam với khoảng 50 người/hội thảo. Tố chức 02 cuộc tập huấn cho các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trực thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam. Dự kiến tổ chức 2 lớp tập huấn với khoảng 50 người/lớp. Tổ chức 01 cuộc mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới khoảng với 500 người gồm cán bộ các Hội thành viên và tổ chức Khoa học và công nghệ trực thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, sinh viên, đại học, cao đẳng và các tình nguyện viên 5. Thời gian và địa điểm thực hiện Thời gian thực hiện: 6 tháng (từ tháng 6/2015 đến tháng 12/2015) Địa điểm thực hiện: Thành phố Hà Nội và Tỉnh Lào Cai 6. Đối tượng, phạm vi, qui mô dự án - Đối tượng: Các Hội thành viên và tổ chức Khoa học và công nghệ trực thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, các tình nguyện viên hoạt động trong lĩnh vực môi trường. - Phạm vi: Tuyên truyền về chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường và tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới trong hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam và đông đảo quần chúng nhân dân cùng tham gia và thu nhận được thông tin. - Quy mô dự án: Tổ chức 01 cuộc hội thảo, 01 cuộc tập huấn tại Hà Nội. 01 cuộc hội thảo, 01 cuộc tập huấn tại Lào Cai, tổ chức một cuộc míttinh với khoảng 500 người tham gia ở Hà Nội. + Hội thảo, chia sẻ nâng cao nhận thức cho 100 cán bộ chủ chốt của các Hội thành viên và tổ chức Khoa học và công nghệ trực thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam. + Tập huấn nâng cao năng lực cho 100 cán bộ của các Hội thành viên và tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam. + Hai cuộc điều tra phỏng vấn tại Hà Nội và Tỉnh Lào Cai + Tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới khoảng 500 người, với sự tham gia của đông đảo, cán bộ các Hội thành viên và tổ chức Khoa học và công nghệ trực 3
  • 10. thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, sinh viên, đại học, cao đẳng và các tình nguyện viên 4
  • 11. PHẦN I: MỘT SỐ KẾT QUẢ, MÍTTINH, HỘI THẢO, TẬP HUẤN, ĐIỀU TRA KHẢO SÁT. I. TỔ CHỨC SỰ KIỆN NGÀY MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI 5/6/2015 1. Đơn vị thực hiện: -Viện nghiên cứu Môi trường và các vấn đề Xã hội -Trường Trung cấp kinh tế Tài nguyên và môi trường 2. Đơn vị phối hợp: -Bộ Tài nguyên và Môi trường -Ban Khoa học CN & Môi trường – LHHVN - Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội - Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật tài nguyên Môi trường - Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Trường ĐH DL Đông Đô Đặt vấn đề: Ngày Môi trường thế giới năm 2015 nhằm kêu gọi con người hãy bảo vệ trái đất ngay từ bây giờ bằng những hành động thiết thực trong tiêu dùng vì đó là cách tốt nhất đảm bảo cho tương lai của chúng ta và các thế hệ mai sau. Theo đánh giá của UNEP, hệ sinh thái trên trái đất đang dần tiến tới mức suy thoái hoặc bị biến đổi, nguyên nhân là do sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế. Vào năm 2050, với các mô hình sản xuất và tiêu dùng tiêu tốn nhiều tài nguyên thiên nhiên như hiện nay và cộng với đó là sự gia tăng dân số thế giới dự kiến chạm tới ngưỡng 9,6 tỉ người, chúng ta sẽ phải cần tới 3 trái đất mới đáp ứng được thói quen sinh hoạt và mức tiêu dùng như hiện tại. Ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, tăng trưởng kinh tế còn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Sản xuất công nghiệp với công nghệ lạc hậu làm mức tiêu hao nguyên liệu, năng lượng còn rất lớn kéo theo tỷ suất phát thải chất ô nhiễm cao, cộng với nhu cầu phát triển nóng các nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng tăng và với nhiều thói quen tiêu dùng bởi phong tục, tập quán, đã trở thành một trong những nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp khiến cho các nguồn tài nguyên bị khai thác và môi trường bị ô nhiễm, gây mất cân bằng sinh thái. Vì vậy, trong Thông điệp Ngày môi trường thế giới năm 2015 đã hướng đến nội dung thiết thực với chính mỗi con người, với mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ là sản xuất và tiêu dùng theo hướng bền vững. Thay vì nghĩ đến việc tìm kiếm một hành tinh khác để sinh 5
  • 12. sống, chương trình Môi trường Liên Hợp quốc mong muốn và kêu gọi hãy cùng nhau bảo vệ Trái đất này từ bây giờ. Sự phát triển của con người không nhất thiết phải bị trả giá bằng trái đất. Sống bền vững nghĩa là làm nhiều hơn và tốt hơn nhưng với sự tốn kém ít hơn.Điều đó nghĩa là phát triển kinh tế không thể khiến tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm một cách nhanh chóng. Nhận thức được vai trò của các tổ chức xã hội và khoa học trong việc cùng phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường truyền thông, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về các vấn đề môi trường và chính sách, pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Viện nghiên cứu Môi trường và các vấn đề Xã hội - LHHVN đã phối hợp tổ chức sự kiện hưởng ứng Ngày môi trường thế giới năm 2015. 2. Nội dung, hình thức hoạt động: - Tổ chức mít tinh hưởng ứng sự kiện Ngày môi trường thế giới 5/6/2015 - Diễu hành đi xe truyền thông về ý nghĩa của ngày môi trường thế giới - Ra quân quét dọn, vệ sinh công cộng 3. Thời gian, địa điểm thực hiện - Thời gian thực hiện: Ngày 5/6/2015 - Địa điểm: Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội 4. Kết quả hoạt động Mít tinh hưởng ứng sự kiện Ngày môi trường thế giới 5/6 Có sự tham gia của các đại biểu: Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường Đại diện Ban Khoa học và công nghệ Môi trường – LHHVN Viện trưởng, Viện phó - Viện nghiên cứu Môi trường và các vấn đề Xã hội Hiệu trưởng trường Trường Trung cấp kinh tế Tài nguyên và môi trường Lãnh đạo Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Hơn 500 người tham gia là sinh viên của các trường Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội, trung cấp Kinh tế tài nguyên và Môi trường; trường đại học Đông Đô, cùng người dân sống quanh khu vực tổ chức sự kiện. 6
  • 13. Tại sự kiện, ông Ngô Thuần Khiết, đại diện lãnh đạo VUSTA nêu tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động mittinh hưởng ứng Ngày môi trường thế giới hàng năm trong các nhóm cộng đồng. Theo ông Ngô Thuần Khiết, các sự kiện này giúp một phần nâng cao nhận thức của người dân đối với các vấn đề môi trường nói chung, các chủ đề thiết thực của ngày môi trường thế giới hàng năm nói riêng, để từ đó mỗi cá nhân sẽ có những hành động phù hợp của mình để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, do các cơ quan quản lý nhà nước còn gặp nhiều khó khăn như kinh phí hạn hẹp, nhân lực mỏng, … nên không thể cùng một lúc tổ chức nhiều sự kiện cho các nhóm cộng đồng khác nhau trên khắp cả nước, cần thiết phải có sự tham gia chung tay của các tổ chức xã hội, trong đó vai trò vô cùng quan trọng của các tổ chức trực thuộc LHHVN tại các địa phương trong việc tổ chức các sự kiện này tại cộng đồng của mình. Đại diện cho khối Thanh niên, bí thư Đoàn trường Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội trao đổi tham luận về vai trò xung kích của thanh niên trong các hoạt động cộng đồng nói chung, hoạt động truyền thông và bảo vệ môi trường nói riêng. Cần đẩy mạnh hơn nữa vai trò này của thanh niên để các em chủ động hành động trong cộng đồng sống của họ, thúc đẩy sự tham gia của các đối tượng khác thay đổi hành vi sống để bảo vệ môi trường, tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường của Nhà nước. Đi xe diễu hành truyền thông về ý nghĩa của ngày môi trường thế giới Nhằm giúp nâng cao nhận thức của người dân về Ngày môi trường thế giới, đã có các Đoàn viên thanh niên của các trường tham gia hoạt động đạp xe, treo cờ phướn với các khẩu hiệu như: “Cùng nhau tiêu dùng có trách nhiệm vì một trái đất bền vững”; “ Nhiệt liệt hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5/6/2015”; “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội”; Với hơn 200 Đoàn viên thanh niên đã chia thành nhiều tốp nhỏ sử dụng xe đạp, xe máy đi qua các tuyến đường chính của Hà Nội như Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng, Cửa Nam, Nguyễn Thái Học… Hoạt động này góp phần mang các thông điệp bảo vệ môi trường tới gần hơn với người dân Thủ đô. Quét dọn, vệ sinh công cộng Hoạt động quét dọn, vệ sinh công cộng được thực hiện có sự tham gia của các bạn sinh viên, tình nguyện viên các đoàn thể địa phương như Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, Đoàn thanh niên, … để làm sạch không gian sống. 7
  • 14. 5. Một số hình ảnh Mittinh Hưởng ứng ngày môi trường thế giới do Viện Nghiên cứu Môi trường và các vấn đề Xã hội tổ chức. 8
  • 15. II. HỘI THẢO TẠI LÀO CAI Đơn vị thực hiện: - Viện nghiên cứu Môi trường và các vấn đề Xã hội - Trường Trung cấp kinh tế Tài nguyên và môi trường Đơn vị phối hợp: - Bộ Tài nguyên và Môi trường - Ban Khoa học CN & Môi trường – LHHVN - Liên hiệp hội Khoa học Kĩ thuật Lào Cai - Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội - Các tổ chức xã hội trực thuộc LHHVN - Trường Trung cấp kinh tế Tài nguyên và môi trường 1. Đặt vấn đề Khoa học kỹ thuật giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển khoa học - công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới. Tuy nhiên việc phát triển ở Việt Nam chưa chú trọng tới môi trường, nhiều doanh nghiệp chỉ đối phó với việc bảo vệ môi trường. Phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học và công nghệ gắn với phát triển văn hóa và nâng cao dân trí. Tăng nhanh và sử dụng có hiệu quả tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước, nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại trên thế giới. Hình thành đồng bộ cơ chế, chính sách khuyến khích sáng tạo, trọng dụng nhân tài và đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ. Nghị quyết Liên tịch số 01/2004/NQLT-LHH-BTNMT ngày 3 tháng 12 năm 2004 giữa LHHVN và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xác định rõ nội dung hoạt động của LHHVN là phối hợp với Bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường “Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, đề xuất biện pháp xử lý vi phạm, tham gia giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường… Nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong phòng ngừa ô nhiễm môi trường… Giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho cộng đồng; lồng ghép vấn đề môi trường trong các hoạt động kinh tế - xã hội ở cộng đồng; Tổ chức và trao giải thưởng môi trường hàng năm để 9
  • 16. khuyến khích các hoạt động sáng tạo trong công tác bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên…”. Tuy nhiên do thiếu nguồn kinh phí nên hoạt động bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức theo Nghị quyết liên tịch. Trong khuôn khổ dự án “Tuyên truyền nâng cao nhận thức về chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường và tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới hàng năm trong hệ thống Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam”với mục đích Nâng cao nhận thức và tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường cho các tổ chức Khoa học và công nghệ thuộc hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam thông qua việc tổ chức các hoạt động tập huấn, hội thảo và tổ chức truyền thông mít tinh, hành động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới do LHHVN chủ trì, Viện Nghiên cứu Môi trường và các vấn đề xã hội phối hợp với Trường Trung cấp kinh tế Tài nguyên và môi trường thực hiện, một cuộc hội thảo tại Lào Cai đã được tiến hành. Lào Cai là tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh ở khu vực Tây Bắc, đặc biệt công nghiệp khai khoáng và tuyển khoáng, là khu vực hiện nay cụm khu công nghiệp phát triển mạnh, có vùng biên giới giáp ranh, là một trong những tỉnh có khu du lịch nổi tiếng trong nước và khu vực như Sa Pa, Phan Xi Păng. Nhưng với địa hình bị chia cắt mạnh và núi cao hiểm trở, đại đa phần là bà con đồng bào dân tộc nên vấn đề hiểu biết và nhận thức về việc bảo vệ môi trường còn nhiều khó khăn. Vì vậy vấn đề tuyên truyền về chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường, từ đó nâng cao nhận thức tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường là phát triển công nghiêp, khai khoáng, hoạt động du lịch phải gắn với bảo vệ môi trường. Trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường không chỉ của chính quyền mà là trách nhiệm của các tổ chức, các nhà khoa học, các tầng lớp nhân dân. Hội thảo được thực hiện để lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị trực thuộc LHHVN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh cho nhiệm vụ truyền thông về pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp, ngành nghề và cộng đồng trên địa bàn. 2. Nội dung, hình thức hoạt động - Hình thức hoạt động: Hội thảo - Nội dung: trao đổi về vai trò của hội thành viên trong công tác truyền thông pháp luật BVMT trên địa bàn tỉnh, thành quả và khó khăn của các đơn vị. 3. Thời gian, địa điểm thực hiện - Thời gian -Địa điểm hoạt động: LHHKHKT Lào Cai 10
  • 17. 4. Kết quả hoạt động Đại biểu: Các đơn vị: - URENCO Lào Cai, … Tổng cộng có 60 đại biểu tham gia hội thảo tại Lào Cai. Ông ……..đại diện LHHKHKT Lào Cai khai mạc hội thảo đánh giá chung về những thành quả và một số khó khăn của các đơn vị hội viên trong công tác bảo vệ môi trường nói chung, truyền thông pháp luật BVMT của các đơn vị thành viên tới người dân và doanh nghiệp trên địa bàn nói riêng. Về cơ bản các đơn vị ở tỉnh xa còn chậm cập nhật thông tin và tiếp cân nguồn vốn để có thể thực hiện các hoạt động tuyên truyền pháp luật BVMT tới cộng đồng. Ông Ngô Thuần Khiết khẳng định vai trò quan trọng của các tổ chức xã hội, trong đó có các tổ chức thành viên của VUSTA trong việc tham mưu và hỗ trợ, thực hiện các hoạt động tuyên truyền về pháp luật BVMT cùng với các cơ quan quản lý nhà nước. Đây là lực lượng tri thức dồi dào của xã hội cần được tận dụng để nâng cao hiệu quả công tác truyền thông. Cần có sự gắn kết như là một mạng lưới, dưới sự điều phối thông tin, nguồn lực của VUSTA để cùng chia sẻ những trách nhiệm xã hội về vấn đề môi trường cùng với các tổ chức khác. Một số mô hình truyền thông môi trường được ông Đoàn Việt Tiến, cán bộ Viện Nghiên cứu môi trường và các vấn đề xã hội trình bày, trao đổi với các thành viên tham gia hội thảo, từ đó cùng với các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm thực hiện tại địa phương. 11
  • 18. 5. Một số hình ảnh hội thảo tại Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Lào Cai- Viện Nghiên cứu Môi trường và các vấn đề Xã hội tổ chức. 12
  • 19. PHẦN II: BÁO CÁO TỔNG HỢP Chương 1. Pháp luật bảo vệ môi trường. Thực trạng nhận thức về chính sách pháp luật bảo vệ môi trường trong một số tổ chức xã hội thuộc LHHVN. 1.1. Tổng quan Pháp luật bảo vệ môi trường của một số quốc gia trên thế giới 1.1.1. Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Nhật Bản Chính phủ Nhật Bản đã ban hành những quy định pháp luật nghiêm ngặt về tiêu chuẩn phát thải chất thải, KSON nước, không khí và giám sát ô nhiễm chất độc hại. Đặc biệt coi trọng chính sách giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về BVMT, khuyến khích các doanh nghiệp và các tổ chức nỗ lực ngăn chặn KSON môi trường. Năm 1967, Nhật Bản ban hành Luật cơ bản về KSON môi trường, trong đó đưa ra các quy định về kế hoạch KSON, các tiêu chuẩn môi trường và hệ thống kiểm soát tổng tải lượng ô nhiễm. Đến năm 1971, Bộ Môi trường Nhật Bản được thành lập nhằm thúc đẩy công tác quản lý KSON và bảo tồn thiên nhiên của đất nước. Bộ Môi trường Nhật Bản, thuộc Chính phủ Nhật Bản chịu trách nhiệm quy hoạch, điều phối và thúc đẩy các chính sách và kế hoạch môi trường quốc gia, phối hợp với chính quyền các địa phương thi hành các bộ luật quốc gia trong lĩnh vực KSON không khí, nước và đất, chống tiếng ồn, kiểm soát mùi và các bộ luật về bảo tồn thiên nhiên. Năm 1994 kế hoạch bảo vệ môi trường mang tính quốc gia lần đầu tiên được Chính phủ Nhật Bản thông qua, những mục tiêu từ trung hạn đến dài hạn về bảo vệ môi trường sinh thái được xác định, Nhật Bản phấn đấu trong vài thập niên tới sẽ là quốc gia đạt các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường. Và nước này cố gắng đạt tới là một trong những quốc gia thực hiện tốt các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường. Luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước: Nhằm bảo vệ môi trường nước trong một số khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao hoặc đã bị ô nhiễm, khắc phục tình trạng này và nhằm bảo vệ môi trường nước tiêu chuẩn phục vụ cho các mục tiêu dân sinh và phát triển kinh tế xã hội, Chính phủ Nhật Bản đã thực thi nhiều giải pháp khác nhau trong hơn 2 thập kỷ qua. Năm 1989, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua đạo luật “kiểm soát ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước". Đạo luật cho phép chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương xây dựng các kế hoạch thường niên bảo vệ nguồn nước (kể cả nước ngầm) phù hợp tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng nguồn nước. Nhật Bản, có tới 70% nguồn cung cấp nước là “nước mặt” - nước từ sông, hồ mà đây là nguồn cung cấp nước bị ảnh hưởng nhiều nhất từ ô nhiễm môi trường; chỉ có 30% nguồn cung cấp nước là “nước ngầm”. 13
  • 20. Các giải pháp xử lý ô nhiễm nguồn nước phải mang tính tổng thể và kết hợp với các giải pháp chống ô nhiễm môi trường nói chung, chẳng hạn kiểm soát việc sử dụng các loại hoá chất phục vụ nông nghiệp, áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt đối phó với rủi ro đối với các sự cố tràn dầu trên biển và bảo vệ kho chứa dầu, chứa hoá chất của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Theo đạo luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước sửa đổi năm 1994, tỉnh trưởng các tỉnh có quyền sử dụng các biện pháp đặc biệt và phù hợp với yêu cầu của địa phương mình trong việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Sau đó, Bộ Môi trường Nhật Bản cũng đã công bố bản “hướng dẫn bảo vệ nguồn nước ngầm và kiểm soát ô nhiễm". Đây là tài liệu quan trọng mang tính phổ cập để giúp người dân và nhà kinh doanh biết cách khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên vô giá đó. Thứ nhất, kiểm soát và ngăn chặn việc thải các hoá chất vào đất, bằng cách yêu cầu các chủ thể kinh doanh có các giải pháp công nghệ để xử lý các chất thải hoá chất trước khi đổ ra môi trường đất và yêu cầu các chủ thể này tuân thủ theo quy định của luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước. Thứ hai, những ngành công nghiệp khai thác có sử dụng chất nổ (mìn) cần áp dụng các giải pháp chống ô nhiễm do chất nổ gây ra phù hợp với đạo luật an toàn chất nổ. Thực tế cho thấy, ô nhiễm do dùng mìn để khai khoáng không chỉ diễn ra khi nổ mìn mà nó còn để hậu quả cả sau khi ngừng hoạt động bởi vậy yêu cầu sử dụng nghiêm ngặt các giải pháp cần thiết hạn chế tác hại của mình đối với môi trường đất là hết sức quan trọng. Và thứ ba, thực hiện các giải pháp kết hợp (công nghệ với sinh học, chính phủ trung ương và địa phương...) nhằm cải tạo đất bạc màu do ô nhiễm gây ra. Cho tới những năm 1990, có hơn 7.000 ha đất nông nghiệp bạc màu được cải tạo. Như đã biết, đất trồng trọt ở Nhật Bản bị ô nhiễm do các loại hoá chất trong canh tác, trong chăn nuôi và do cả những nguyên nhân khác, đã làm cho đất canh tác ở một số khu vực bị bạc màu, bởi vậy khôi phục đất theo hiện trạng tự nhiên và đáp ứng các yêu cầu của trồng trọt được cả chính quyền và các nông trại Nhật Bản quan tâm. Luật sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng: Nhằm bảo vệ môi trường không khí, giảm hiệu ứng nhà kính và bảo vệ tầng ôzôn từ năm 1998, Chính phủ Nhật Bản đã thành lập 3 chương trình kiểm soát ô nhiễm môi trường khu vực tại Sapporo, Yokkaichi và Aichi. Đây là 3 vùng có nguy cơ ô nhiễm không khí cao nhất nước bởi ở đây chính là những vùng tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp nặng và hoá chất. Chính phủ Nhật Bản khuyến khích sáng kiến sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm nhất đối với các nhà máy, các công sở, các chủ trang thiết bị và phương tiện giao thông vận tải. Và thường gửi các khuyến cáo nhắc nhở họ hãy sử dụng năng lượng phù hợp với “đạo luật sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng”. Chính phủ khuyến khích sử dụng tiết kiệm năng lượng bằng cách giảm thuế và thực thi chính sách tín dụng mềm đối với các hoạt động kinh doanh đặc biệt. Khuyến khích sử dụng 14
  • 21. các nguyên liệu tái chế, Nhật Bản được coi là quốc gia có hệ thống tái chế nguyên liệu phế thải vào loại hiện đại nhất thế giới. Đa dạng hoá các chương trình phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng. Chẳng hạn khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng ít gây ra hiệu ứng nhà kính; sản xuất và sử dụng năng lượng mặt trời, thuỷ điện, địa nhiệt và phát triển năng lượng điện hạt nhân. Đáng lưu ý là việc phát triển năng lượng điện hạt nhân trong thời gian gần đây không được công luận ủng hộ như trước. Luật bảo vệ tầng ôzôn và giảm lượng mưa axit: Quốc hội Nhật bản đã ban hành đạo luật bảo vệ tầng ôzôn và giảm lượng mưa axit. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng các loại sản phẩm có thể thải ra các khí thải như CFCs, Halon, Carbon Tetrachloride, Methyl bromide,...; các loại khí thải này trực tiếp đe doạ và làm xói mòn tầng ôzôn. Luật khuyến khích sử dụng nguyên liệu tái chế: Ngay từ khi kết thúc giai đoạn thần kỳ (1973) Chính phủ Nhật Bản đã nhìn thấy sức ép của vấn đề phế thải và hướng tới phát triển kinh tế bền vững trên cơ sở xử lý tốt rác thải và bảo vệ môi trường sinh thái. Chính phủ Nhật Bản khuyến khích các chủ thể kinh doanh áp dụng các công nghệ tiên tiến và gia tăng tái sử dụng các sản phẩm tái chế nhất là đối với các loại bao bì sản phẩm. Ở phương diện doanh nghiệp, người ta cũng chú ý nhiều hơn đến các sáng kiến tiết kiệm nguyên liệu, bao bì sản phẩm kéo dài chu kỳ sống cùng sản phẩm. Để giảm thiểu những phế thải cứng như các sản phẩm điện tử, ôtô, xe máy hết hạn sử dụng, người ta khuyến khích các nhà sản xuất phải quan tâm từ khi thiết kế sản phẩm mang tính tiết kiệm và khi hết hạn sử dụng có thể xử lý dễ dàng và ít làm phương hại đến môi trường. Để giảm bớt rác thải cứng từ dân cư và tạo thuận lợi cho quá trình tái chế phế thải, các tổ chức môi trường Nhật Bản đã hướng dẫn và cung cấp phương tiện cho người dân để họ phân loại rác thải ngay tại nhà trước khi đưa ra tập trung tại một điểm cố định. Bên cạnh giải pháp kiềm chế rác thải ngay từ khâu sản xuất sản phẩm, Chính phủ Nhật Bản còn khuyến khích các hoạt động tái sử dụng các phế thải, sử dụng các nguyên liệu và sản phẩm tái chế từ phế thải. Năm 1991 Quốc hội Nhật Bản đã ban hành đạo luật khuyến khích sử dụng nguyên liệu tái chế. Đạo luật này yêu cầu các chủ thể kinh doanh phải đẩy mạnh tái chế các loại phế thải một cách có kế hoạch để giảm thiếu sức ép của phế thải đối với môi trường sống của con người. Đạo luật cũng yêu cầu các cơ quan Chính phủ, chính quyền địa phương và các chủ thể kinh doanh liên kết, hợp tác trong vấn đề tái chế và sử dụng phế thải. Chính phủ Nhật Bản cũng đã thực hiện một số giải pháp cần thiết để thúc đẩy vấn đề này; chẳng hạn hỗ trợ về tài chính và thực thi chính sách tín dụng mềm và giảm thuế đối với các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới trong tái chế phế thải. Tháng 10 hàng năm được coi là tháng hành động vì tái chế phế thải [1] Trong tháng này các cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương và các hiệp hội nghề nghiệp tăng cường tuyên truyền, quảng bá các chương trình hành động ủng hộ việc tái chế phế thải, sử dụng các sản phẩm phế thải. Trong tháng 10 người ta tổ chức nhiều hội thảo liên quan tới vấn đề này 15
  • 22. và trao các giải thưởng cho những cá nhân, tổ chức có nhiều sáng kiến trong việc tái chế và sử dụng sản phẩm tái chế. Bộ Môi trường chủ động khuyến khích, hướng dẫn khu vực tư nhân thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về tái chế phế thải với sự tài trợ tích cực của Quỹ Môi trường toàn cầu của Nhật Bản (Japan Fund of Global Environment). Luật môi trường cơ bản: Luật Môi trường cơ bản được thông qua ngày 12/11/1993 và có hiệu lực vào ngày 19/11/1993. Thay thế cho luật cơ bản trước đó, Luật cơ bản của Nhật bản tạo cơ sở về cơ cấu cho các luật môi trường và các chính sách của Nhật Bản trong thế giới toàn cầu hoá hiện nay. Luật tuyên bố các nguyên tắc cơ bản về chính sách môi trường, xác định các trách nhiệm cho từng đối tượng trong xã hội, và đề ra các công cụ chính sách nhằm bảo vệ môi trường trong nước và toàn cầu. Trước khi ban hành Luật Cơ bản, các chính sách của Nhật Bản cũng đã được thúc đẩy dựa vào hai bộ luật. Ðó là Bộ luật cơ bản về Kiểm soát ô nhiễm môi trường, ban hành vào năm 1967 nhằm chống lại ô nhiễm công nghiệp nghiêm trọng xảy ra ở Nhật Bản vào thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh vào cuối những năm 50 và 60. Luật Môi trường cơ bản được ban hành là nhằm vào tất cả các vấn đề đó, thay thế cho Luật cơ bản về Kiểm soát ô nhiễm môi trường. Một phần của Luật Bảo tồn thiên nhiên cũng đã được thay thế bằng Luật mới này. Luật đặt ra ba nguyên tắc cơ bản về chính sách môi trường, như sau: - Một môi trường trong lành cho thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai. - Tạo một xã hội bền vững mà những hoạt động của con người có những tác động tối thiểu tới môi trường. - Nhật Bản phải đóng góp tích cực vào việc bảo tồn môi trường toàn cầu thông qua hợp tác quốc tế. Sau đó Luật xác định trách nhiệm của từng đối tượng trong xã hội, như Chính phủ trung ương, chính quyền địa phương, các tổ chức và nhân dân. Những đối tượng này phải nỗ lực bảo vệ môi trường thông qua việc chia sẻ công bằng trách nhiệm, cùng hợp tác với nhau. Dựa trên những nguyên tắc và trách nhiệm đó, Luật quy định các công cụ chính sách trong chính sách môi trường của Nhật bản. Bổ sung cho các biện pháp pháp lý thông thường là thực hiện việc kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ thiên nhiên, Luật còn đề ra các biện pháp sau đây: - Nghiên cứu môi trường trong xây dựng chính sách; - Xây dựng một kế hoạch Môi trường cơ bản mô tả các định hướng của một chính sách môi trường dài hạn. (Kế hoạch này được xây dựng vào ngày 16/12/1994); - Ðánh giá tác động môi trường đối với các dự án phát triển; 16
  • 23. - Các biện pháp kinh tế nhằm khuyến khích các hoạt động giảm tác động đến môi trường; - Cải thiện cơ sở hạ tầng xã hội như hệ thống cống rãnh, các phương tiện giao thông vận tải, vv; - Thúc đẩy các hoạt động môi trường của các tổ chức tập thể, của mọi công dân và các tổ chức phi chính phủ, giáo dục môi trường, và cung cấp thông tin; - Thúc đẩy khoa học và công nghệ; - Hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường toàn cầu. Ngoài các quy định ở trên, Luật môi trường cơ bản khuyến khích các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu về môi trường. Luật này cũng yêu cầu mỗi cá nhân cần tham gia tích cực vào quá trình giáo dục môi trường. Giáo dục về môi trường được thực hiện theo hình thức “học suốt đời” kể từ khi cắp sách đến trường cho đến lúc lớn lên và cả khi đã ở tuổi già. Và cách thức giáo dục về môi trường cũng rất phong phú và đa dạng như học ở trường, ở nhà, ở cộng đồng và ở nơi làm việc. Và người ta khuyến cáo rằng, để giải quyết vấn đề môi trường ở Nhật Bản, điều trở nên vô cùng quan trọng là mỗi người phải tự giác nâng cao ý thức tự học tập và tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, các hoạt động tự nguyện bảo vệ môi trường bao gồm cả ủng hộ tài chính của mỗi người dân, của các tổ chức, doanh nghiệp và của chính quyền các địa phương cũng được sự quan tâm của toàn xã hội. Kế hoạch môi trường cơ bản: Kế hoạch môi trường cơ bản được xây dựng theo quyết định của Nghị Viện vào ngày 16/12/1994, đây là một kế hoạch quốc gia tổng hợp dài hạn về bảo vệ môi trường, phù hợp với Ðiều 15 của Luật Môi trường (Luật số 91,1993). Văn bản Luật bằng tiếng Anh là văn bản đâu tiên được soạn thảo nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về những định hướng trong tương lai của chính sách môi trường Nhật Bản. Những ai cần tìm hiểu về chính sách chính thống và những biện pháp của Chính phủ Nhật Bản cần tìm đọc văn bản gốc bằng tiếng Nhật Bản, được Cơ quan ấn hành của Chính phủ thuộc Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ("Kankyo Kihon Keikaku", ISBN4-17-15602-3). 1.1.2. Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Singapore Singapore có một đạo luật khung tên là Luật Quản lý và Bảo vệ môi trường. Luật này được ban hành lần đầu năm 1999 và đã được sửa đổi mới nhất là vào năm 2002. Luật này tương đối lớn và đề cập nhiều vấn đề, bao gồm: các cơ quan nhà nước, công cụ cấp phép, kiểm soát ô nhiễm không khí, kiểm soát ô nhiễm nước, ô nhiễm đất, chất thải nguy hại, kiểm soát tiếng ồn, bảo tồn năng lượng, và các biện pháp thực thi. 17
  • 24. Singapore là một trong số không nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã coi nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái là một nhiệm vụ chiến lược trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Chính phủ Singapore đã tiến hành nhiều biện pháp kiểm soát và bảo vệ, trong đó có các biện pháp pháp lý. Nhằm bảo đảm cho việc kiểm soát và bảo vệ môi trường ở Singapore, một loạt các văn bản liên quan đến pháp luật về môi trường được ban hành, bao gồm: Đạo luật về môi trường và sức khoẻ cộng đồng: Đạo luật này điều chỉnh các vấn đề về tiếng ồn, vệ sinh công cộng, chất thải rắn, chất thải độc hại và việc kiểm soát kinh doanh thực phẩm, chôn cất, hoả táng cũng như quản lý các bể bơi. Để thi hành Đạo luật này có 14 văn bản hướng dẫn thi hành. Đạo luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường: Đạo luật này điều chỉnh các vấn đề liên quan đến việc kiểm soát ô nhiễm môi trường và các hoạt động có mục đích liên quan đến việc kiểm soát ô nhiễm môi trường. Đạo luật về hệ thống cống tiêu thoát nước: Đạo luật này được ban hành nhằm điều chỉnh việc xây dựng, duy trì và cải tạo nâng cấp các hệ thống cống rãnh và hệ thống tiêu thoát nước dưới mặt đất, việc xử lý nước thải thương mại cũng như các vấn đề liên quan đến các hoạt động nêu trên. Đạo luật về xuất nhập khẩu, quá cảnh chất thải nguy hiểm: Đạo luật này điều chỉnh việc xuất nhập khẩu và quá cảnh chất thải nguy hiểm và các chất khí thải khác. Để đảm bảo cho các đạo luật có hiệu lực thi hành trên thực tế, thì các biện pháp cưỡng chế là không thể thiếu, do đó pháp luật về bảo vệ môi trường của Singapore cũng đã đặt ra các biện pháp cưỡng chế khác nhau cho các mức vi phạm pháp luật về môi trường như sau: Xử lý hình sự: Pháp luật bảo vệ môi trường Singapore lấy chế tài hình sự là công cụ cơ bản để thực thi, biện pháp này được áp dụng đối với người bị kết án phạt tiền, phạt tù, bắt bồi thường và đối với những vi phạm nhỏ thì phạt cải tạo lao động bắt buộc (chỉ áp dụng với những bị cáo đủ 16 tuổi trở lên và đủ tiêu chuẩn y tế). Cụ thể là: - Hình phạt tiền: Đây là hình phạt phổ biến nhất trong các đạo luật về bảo vệ môi trường của Singapore, phạt tiền được xem là công cụ hữu hiệu trong việc tăng cường hiệu lực pháp luật về bảo vệ môi trường của Singapore với phương châm “áp dụng rộng rãi hình phạt tiền sẽ làm tăng hiệu quả trong việc trừng trị kẻ vi phạm và phòng ngừa các hành vi tương tự...". - Hình phạt tù: Đây là chế tài nghiêm khắc nhất nhằm trừng trị những người vi phạm ngoan cố, khi mà các hành vi phạm tội có thể mang lại cho người phạm tội những khoản lợi nhuận lớn nếu họ không bị phát hiện và hình phạt tiền vẫn không ngăn chặn được các hành vi mà người đó gây ra. Ví dụ: theo Đạo luật về môi trường sức khoẻ cộng đồng và Đạo luật 18
  • 25. kiểm soát ô nhiễm thì những người vi phạm lần đầu bị buộc tội về hành vi đưa chất thải hoặc các chất độc hại vào nguồn nước ngầm có thể bị phạt tù đến 12 tháng. Đối với những người tái phạm thì có thể bị phạt tù với chế độ khắc nghiệt từ 01 đến 12 tháng. - Tạm giữ và tịch thu: Một số luật về môi trường quy định về việc tạm giữ và tịch thu các công cụ, phương tiện được sử dụng vào việc phạm tội. Ngoài ra, nếu trường hợp thực phẩm không phù hợp cho con người có thể bị tịch thu và tiêu huỷ theo Đạo luật về môi trường và sức khoẻ cộng đồng và Đạo luật về mua bán thực phẩm. - Lao động cải tạo bắt buộc: Lao động cải tạo bắt buộc là biện pháp mà qua thực tiễn thực thi pháp luật về môi trường ở Singapore cho thấy đây là một biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn các vi phạm nhỏ, những người vi phạm đã bị áp dụng hình phạt lao động cải tạo bắt buộc ít khi lặp lại hành vi đã vi phạm, đặc biệt rất ít người tái phạm. Cụ thể tại Mục 21A quy định: “Người nào từ 16 tuổi trở lên bị kết án vì vi phạm một trong các quy định tại mục 18 hoặc 20, và nếu trước khi anh ta bị kết tội, toà án thấy rằng để cải tạo người vi phạm và để bảo vệ môi trường cũng như sức khoẻ cộng đồng liên quan đến môi trường, người vi phạm cần phải thực hiện công việc liên quan đến vệ sinh làm sạch các vị trí nhất định mà không được trả thù lao thì thay cho các quyết định hoặc hình phạt khác và trừ khi có những lý do đặc biệt. Tòa án sẽ ra quyết định bắt buộc lao động cải tạo đối với người vi phạm buộc họ phải thực hiện công việc nói trên dưới sự giám sát của các nhân viên giám sát, phù hợp với các quy định của mục này và mục 21B”. [2] Biện pháp hành chính: Tuy pháp luật Singapore xem chế tài hình sự là quan trọng nhất trong việc bảo vệ môi trường nhưng không vì thế mà xem nhẹ các chế tài hành chính và dân sự bởi nếu chỉ riêng chế tài hình sự thì không thể bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả. Không giống như các chế tài hình sự và dân sự thường là các biện pháp tức thời, các chế tài hành chính thường có hiệu lực trong việc bảo đảm các biện pháp liên tục, đặc biệt là các hoạt động gây ô nhiễm. Một số chế tài hành chính đã được chấp nhận là các kế hoạch sử dụng đất, giấy phép và việc ban hành các mệnh lệnh thông báo. Do tính cấp thiết của pháp luật về môi trường cho nên trong các Đạo luật về môi trường cũng đã trao cho Bộ Môi trường một số quyền hạn để thực thi các công việc khẩn cấp, nhằm thi hành ngay bất kỳ nhiệm vụ nào nếu nhiệm vụ đó là cấp bách đối với sự an toàn xã hội, sức khoẻ hay dịch vụ cộng đồng. Ví dụ: trong điều 90 Luật Bảo vệ môi trường quy định: “trong trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền có thể chỉ đạo thực hiện ngay lập tức bất kỳ nhiệm vụ hoặc làm bất cứ việc gì theo quy định tại Luật này, nếu người có thẩm quyền thấy công việc đó là cần thiết cho sức khoẻ cộng đồng hoặc cho sự an toàn của xã hội”. Biện pháp dân sự: Bên cạnh các chế tài về Hình sự và Hành chính, các Đạo luật môi trường Singapore cũng quy định nhiều hình thức chế tài dân sự. Cụ thể như: Yêu cầu cá 19
  • 26. nhân gây ô nhiễm phải nộp phạt, bồi thường thiệt hại, chi phí và các khoản phí tổn mà cơ quan có thẩm quyền phải chịu để làm sạch môi trường... Theo Điều 97 của Luật Bảo vệ môi trường của Singapore thì Chính phủ có thể thu giữ lại từ người sở hữu hoặc quản lý tài sản các phí tổn và chi phí đã được sử dụng trong quá trình thực hiện bất kỳ nào đã được quy định trong luật. Trong vòng 14 ngày theo quy định, nếu chi phí này chưa được thanh toán thì vụ việc sẽ được đưa ra Toà. Trên đây là một số quy định về tổng quan pháp luật môi trường Singapore. Từ một số vấn đề nêu trên cho ta thấy sở dĩ môi trường Singapore trở nên sạch, đẹp và để có được một Singapore là “thành phố của cây xanh” phải có rất nhiều yếu tố, nhưng chính pháp luật về môi trường được quy định một cách toàn diện là công cụ hữu hiệu nhất để đảm bảo sự sạch, đẹp cho môi trường Singapore. 1.1.3. Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Hàn Quốc Có nhiều đạo luật cùng quy định về BVMT và trong đó có một đạo luật khung chỉ quy định những vấn đề mang tính chung nhất, còn các vấn đề cụ thể được điều chỉnh bằng các đạo luật khác. Chính sách môi trường của Hàn Quốc không đưa ra quyền và nghĩa vụ cụ thể về BVMT đối với các chủ thể, mà chỉ liệt kê ra các chính sách, công cụ BVMT sẽ được nhà nước áp dụng, bao gồm: tiêu chuẩn môi trường, quy hoạch môi trường, quan trắc và đánh giá môi trường, tuyên truyền giáo dục, khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, trực tiếp đầu tư, thông báo mức phát thải được phép, kiểm soát đặc biệt đối với hóa chất độc hại, phóng xạ, đối với những khu vực đã bị ô nhiễm, thiệt hại, đánh giá tác động môi trường, giải quyết tranh chấp, giảm thiểu thiệt hại, thuế. Mỗi loại công cụ cũng chỉ được kể tên và đưa ra một số nguyên tắc áp dụng, còn nội dung chi tiết của các công cụ này được thể hiện trong các đạo luật vệ tinh. Việc bảo vệ nguồn nước được đặc biệt coi trọng và quản lý theo hướng phân loại thành hai nguồn cơ bản gồm các nguồn ô nhiễm tập trung và nguồn ô nhiễm không tập trung. Luật Bảo tồn chất lượng nước và hệ sinh thái nước là một trong những đạo luật quan trọng nhất trong hệ thống pháp luật BVMT. Luật này bao gồm các chương về quản lý môi trường nước nói chung và phân loại thành lưu vực sông, hồ chứa, đầm lầy; quản lý các nguồn gây ô nhiễm và kinh doanh dịch vụ xử lý nước. Việc đưa ra hai quy chế quản lý khác nhau đối với hai loại nguồn gây ô nhiễm là kinh nghiệm có thể nghiên cứu tham khảo. Quản lý chất thải và quản lý chất nguy hiểm, độc hại được tách riêng để quy định trong hai đạo luật khác nhau và có sự gắn kết chặt chẽ với quá trình sản xuất kinh doanh. Hàn Quốc rất coi trọng vấn đề này để BVMT trước quá trình công nghiệp hóa và phát triển kinh tế; đồng thời, tạo cơ chế để gắn liền trách nhiệm BVMT với các doanh nghiệp. 20
  • 27. Các đạo luật của Hàn Quốc đều có một chương quy định về các biện pháp chế tài hình sự và hành chính áp dụng đối với hành vi vi phạm. Đạo luật khung về Chính sách môi trường quy định cụ thể về các hành vi vi phạm tại điều 27 và mức hình phạt tối đa là 5 năm tù hoặc phạt 50 triệu Won. Luật Bảo tồn chất lượng nước và hệ sinh thái cũng đưa ra hình phạt đối với rất nhiều hành vi vi phạm và cả hình thức xử phạt đối với lỗi vô ý. Ví dụ: hành vi xả thải vượt quá hạn ngạch mà không được phép của cơ quan nhà nước có thể bị xử phạt tù đến 3 năm hoặc phạt tiền không quá 15 triệu Won. Các đạo luật của Hàn Quốc không có quy định về đối tượng tác động hay hiệu lực về không gian. Tuy nhiên, hiệu lực về không gian áp dụng chung cho các đạo luật tại Hàn Quốc bao gồm toàn bộ lãnh thổ và các vùng biển thuộc quyền tài phán của quốc gia này. 1.1.4. Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Thụy Điển Thụy Điển đã xây dựng một hệ thống luật pháp và quản lý toàn diện điều chỉnh tất cả những hoạt động có tác hại đến môi trường, gồm: Đánh giá tác động môi trường và cấp phép môi trường, quản lý chất thải, an toàn hóa chất, bảo vệ sức khỏe, các vùng bảo vệ, chất lượng nước sạch và thực phẩm, an toàn gia súc. Quốc hội Thụy Điển đã thông qua 16 mục tiêu môi trường là định hướng cho tất cả các ngành phải đạt tới cho đến năm 2020. Thụy Điển là quốc gia có sự phân cấp mạnh trong công tác quy hoạch. Trách nhiệm lập quy hoạch là của 290 quận trong cả quốc gia. Trong khi đó Uỷ ban hành chính các thành phố có thẩm quyền cấp các giấy phép khác nhau trong đó có giấy phép môi trường. Luật quy hoạch xây dựng và Luật bảo vệ môi trường điều chỉnh các hoạt động quy hoạch đất đai và môi trường của quận, đồng thời phải đáp ứng cả lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng. Tại cấp quận, phải có quy hoạch tổng thể, dưới đó là quy hoạch phát triển chiến lược của cộng đồng, và các quy hoạch phát triển chi tiết. Về công tác bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng tại Thụy Điển, 290 chính quyền địa phương thực hiện các quy định của Luật và các quy định khác của nhà nước. Cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong chính quyền địa phương là Hội đồng nhân dân: quy định thuế, luật địa phương, phê duyệt các quy hoạch xây dựng. Dưới Hội đồng nhân dân là Uỷ ban nhân dân, có 3 thành viên chuyên trách, các thành viên khác là kiêm nhiệm, trực tiếp điều hành các công việc thường nhật. Dưới Uỷ ban nhân dân là các ủy ban thường trực về môi trường, xây dựng và các vấn đề khác, tùy thuộc quyết định của Uỷ ban nhân dân, các ủy ban thường trực này thường phối hợp chặt chẽ với nhau trong công việc. Việc đánh giá tác động môi trường ở Thuỵ Điển do các cơ sở chịu trách nhiệm thực hiện, trên cơ sở các dữ liệu và số liệu về hiện trạng nên rất đầy đủ và chuẩn. Cơ quan quản lý môi trường địa phương thu phí đối với hoạt động phê duyệt đánh giá tác động môi trường. Khái niệm Đánh giá môi trường chiến lược còn mới và chưa áp dụng nhiều. Nội dung quy hoạch môi trường dựa trên đánh giá môi trường và do phòng môi trường và sức khỏe chịu trách nhiệm xây dựng. Quá 21
  • 28. trình quy hoạch môi trường luôn được tiến hành song song với các quy hoạch khác, các quy hoạch môi trường không chỉ là môi trường mà còn là sức khỏe, an toàn thực phẩm. 1.2. Pháp luật hiện hành về bảo vệ Môi trường ở Việt Nam 1.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Một trong những thành tựu của hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường là việc xây dựng, xác định được hệ thống nguyên tắc cơ bản trong chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường. Những nguyên tắc, chính sách cơ bản xuất phát từ chủ trương phát triển kinh tế - xã hội theo mô hình bền vững vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và ổn định, công bằng xã hội. Nguyên tắc bảo vệ môi trường được nêu tại Điều 4 của Luật bảo vệ môi trường năm 2014, như sau: 1. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. 2. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 12-01-2011 đến ngày 19-01-2011. Đã khẳng định việc tiếp tục đổi mới nền kinh tế Việt Nam theo hướng "Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.". Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: "Ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức. Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm 22
  • 29. an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Tiếp tục xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Bảo vệ môi trường, chủ động phòng tránh thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu [4] văn kiện đại hội đảng. (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Hà Nội - 2006). 1.2.2. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường: Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường; kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để xây dựng kỷ cương và văn hóa bảo vệ môi trường. Bảo tồn đa dạng sinh học; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải. Ưu tiên xử lý vấn đề môi trường bức xúc, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường nguồn nước; chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách với tỷ lệ tăng dần theo tăng trưởng chung; các nguồn kinh phí bảo vệ môi trường được quản lý thống nhất và ưu tiên sử dụng cho các lĩnh vực trọng điểm trong bảo vệ môi trường. Ưu đãi, hỗ trợ về tài chính, đất đai cho hoạt động bảo vệ môi trường, cơ sở sản xuất, kinh doanh thân thiện với môi trường. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường. Phát triển khoa học, công nghệ môi trường; ưu tiên nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường; áp dụng tiêu chuẩn môi trường đáp ứng yêu cầu tốt hơn về bảo vệ môi trường. Gắn kết các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên với ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh môi trường. Nhà nước ghi nhận, tôn vinh cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường. 23
  • 30. Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường; thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường. [5] Luật môi trường 2014 Những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích Truyền thông, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học. Bảo vệ, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải. Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ô-dôn. Đăng ký cơ sở, sản phẩm thân thiện với môi trường; sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường. Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường. Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi trường; cung cấp dịch vụ bảo vệ môi trường; thực hiện kiểm toán môi trường; tín dụng xanh; đầu tư xanh. Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội các nguồn gen có giá trị kinh tế và có lợi cho môi trường. Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư thân thiện với môi trường. Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ sinh môi trường của cộng đồng dân cư. Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ hủ tục gây hại đến môi trường. Đóng góp kiến thức, công sức, tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; thực hiện hợp tác công tư về bảo vệ môi trường.[5] Luật môi trường 2014 Những hành vi bị nghiêm cấm Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên. Khai thác nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật. Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. 24
  • 31. Vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường. Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí. Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật. Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức. Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên. Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường. Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với con người. Che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định về quản lý môi trường. [5] Luật môi trường 2014 1.2.3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 Một số nội dung chính của Luật Bảo vệ môi trường được thể hiện dưới đây 1. Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và nguyên tắc bảo vệ môi trường Nội dung cơ bản của phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng đã được giữ nguyên. Tuy nhiên, để phù hợp với khái niệm lãnh thổ trong Luật Biển, khái niệm lãnh thổ đã được làm rõ hơn, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời của nước CHXHCNVN. Đối tượng áp dụng đã được xác định rõ là mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ nước CHXHCNVN đều có nghĩa vụ và trách nhiệm thực thi Luật này. 2. Giải thích từ ngữ 25
  • 32. Các khái niệm về quy hoạch BVMT, khí nhà kính, ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH), an ninh môi trường… đã được bổ sung. Các khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường, sức chịu tải của môi trường, đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM), phế liệu… đã được chỉnh sửa, bổ sung, phù hợp với nội dung cơ bản của các khái niệm này. Tuy nhiên, giải thích từ ngữ chỉ áp dụng trong khuôn khổ của Luật BVMT 2014. Phần lớn các thuật ngữ chỉ mới là những khái niệm, không phải là những định nghĩa cơ bản, bất biến, nên vẫn có thể thay đổi theo sự phát triển của thực tiễn và nhận thức. 3. Nguyên tắc BVMT Luật BVMT 2014 có 8 nguyên tắc về BVMT (Luật BVMT 2005 có 5 nguyên tắc). Những nội dung đã được bổ sung như: BVMT phải gắn kết với bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH), ứng phó BĐKH, sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải; BVMT phải gắn kết với bảo đảm quyền của trẻ em, thúc đẩy giới và bảo đảm mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành. Các chương, điều của Luật BVMT 2014 đã được xây dựng dựa trên các nguyên tắc này. 4. Chính sách BVMT Luật BVMT 2014 bổ sung chính sách về nguồn vốn đầu tư, trong đó yêu cầu bố trí khoản chi riêng cho BVMT trong ngân sách với tỷ lệ tăng dần theo tăng trưởng chung; các nguồn kinh phí BVMT được quản lý thống nhất và ưu tiên cho các lĩnh vực trọng điểm trong BVMT (Khoản 5 Điều 5); gắn kết các hoạt động BVMT, bảo vệ tài nguyên với ứng phó BĐKH, bảo đảm an ninh môi trường; Nhà nước ghi nhận, tôn vinh cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có những đóng góp tích cực trong BVMT. 5. Những hành vi bị ngiêm cấm Luật BVMT 2014 có 16 khoản cấm được nêu trong Điều 7. Luật BVMT 2005 cũng có 16 khoản cấm nêu trong Điều 7. Nội dung khác biệt giữa điều quy định những hành vi bị nghiêm cấm giữa hai luật là: Luật BVMT 2014 cấm lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái về quản lý môi trường (Khoản 16 Điều 7). Như vậy, hành vi bị nghiêm cấm không chỉ ở những đối tượng của quản lý nhà nước mà còn chính là quản lý nhà nước. Ngoài ra, Luật BVMT 2014 đã không kế thừa Khoản 16 Điều 7 của Luật BVMT 2005 quy định nghiêm cấm “các hành vi bị nghiêm cấm khác về BVMT theo quy định của pháp luật” để hạn chế sự lạm dụng nghiêm cấm trong quản lý BVMT. 6. Quy hoạch BVMT 26
  • 33. Quy hoạch BVMT là nội dung hoàn toàn mới của Luật BVMT 2014. Nội dung này đã được bàn thảo rất nhiều và có những quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu cần có một tầm nhìn dài hạn và tổng thể về BVMT, gắn kết thực sự giữa BVMT với phát triển kinh tế - xã hội, các cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm định đã dựa trên ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các nhà khoa học, xây dựng mục Quy hoạch BVMT gồm 5 điều với những nội dung cơ bản, có tính nguyên tắc như cấp độ, kỳ quy hoạch, nội dung quy hoạch, trách nhiệm lập quy hoạch, tham vấn, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, rà soát và điều chỉnh quy hoạch. Quy hoạch BVMT phải được xây dựng phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và vì vậy phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch sử dụng đất. Với những nguyên tắc này, việc xây dựng quy hoạch BVMT không làm đảo lộn các quy hoạch cơ bản hiện có bởi vì nếu làm đảo lộn các quy hoạch cơ bản hiện có, quy hoạch BVMT sẽ không có tính thực thi. Quy hoạch BVMT phải dựa trên hiện trạng tự nhiên, kinh tế, xã hội để phân vùng môi trường, bảo tồn ĐDSH, quản lý môi trường, quản lý chất thải, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật BVMT. Với các khoản quy định tại Điều 9, nội dung của quy hoạch BVMT đã được mở rộng ngoài phạm vi của các hoạt động BVMT và ở mức độ nào đó, quy hoạch BVMT đã đến gần với quy hoạch môi trường như một số nước đã áp dụng. Có một số ý kiến cho rằng, cần có quy hoạch BVMT vùng kinh tế - xã hội hoặc những vùng có tính đặc thù. Tuy nhiên, khi xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch, phải có cấp hành chính tương tự. Mặt khác, trong quy hoạch BVMT cấp quốc gia phải có nội dung quy hoạch BVMT cấp vùng và cấp xây dựng, tổ chức thực hiện là Bộ TN&MT. Vì vậy, quy hoạch BVMT chỉ còn 2 cấp độ, quốc gia và cấp tỉnh. Yếu tố quyết định thực hiện thành công quy định về quy hoạch BVMT là khả năng tổ chức triển khai ngay việc xây dựng quy hoạch BVMT cấp quốc gia, bởi vì, quy hoạch BVMT cấp quốc gia là cơ sở khoa học, thực tiễn và pháp lý để xây dựng quy hoạch BVMT cấp tỉnh. 7. Đánh giá môi trường chiến lược Đối tượng phải lập báo cáo ĐMC về cơ bản giống đối tượng được quy định tại Luật BVMT 2005. Tuy nhiên, trong điều kiện mới có quy hoạch BVMT và bảo đảm tính cần thiết, thực thi của một số báo cáo ĐMC, Luật quy định giao Chính phủ quy định danh mục các đối tượng phải lập ĐMC. Luật BVMT 2014 quy định rõ, ngoài việc ĐMC phải được thực hiện đồng thời với quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, kết quả ĐMC phải được xem xét, tích hợp vào nội dung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (Khoản 2 và 3 Điều 14). Điều 15 Luật BVMT 27
  • 34. 2014 quy định rõ 10 nội dung chính của ĐMC. Trong khi đó, Điều 16 của Luật BVMT 2005 quy định có 5 nội dung chung. Có một số nội dung về tổ chức, trách nhiệm, phương thức hoạt động của hội đồng thẩm định ĐMC tại Điều 17 Luật BVMT 2005 đã được lược bỏ bởi vì trách nhiệm tổ chức thẩm định và phê duyệt thuộc về cơ quan quản lý nhà nước; các hội đồng thẩm định chỉ giúp các cơ quan quản lý nhà nước thẩm định nên chỉ cần quy định cụ thể trong các văn bản dưới luật. 8. Đánh giá tác động môi trường Với mục đích hạn chế lạm dụng yêu cầu phải làm báo cáo ĐTM và tính lý thuyết của một số ĐTM, Luật BVMT 2014 quy định chỉ có 3 nhóm đối tượng phải lập ĐTM. Đó là: Các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Các dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịc sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam đã được xếp hạng và Các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường. Để làm rõ hơn các dự án ở khoản b và tiêu chí “nguy cơ tác động xấu đến môi trường” của các dự án nhóm c, Luật giao Chính phủ quy định danh mục các dự án phải lập ĐTM. Luật BVMT 2014 quy định rõ tại Điều 20 về lập lại báo cáo ĐTM, theo đó, chỉ những dự án không triển khai trong vòng 24 tháng, thay đổi địa điểm dự án, phải lập lại báo cáo ĐTM. Ngoài ra, đối với những dự án có thay đổi quy mô, công suất, công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường, Luật giao Chính phủ quy định cụ thể. Tại Khoản 4 Điều 19 Luật BVMT 2005 quy định, “trường hợp thay đổi về quy mô, nội dung, thời gian triển khai, thực hiện, hoàn thành dự án thì chủ dự án có trách nhiệm giải trình với cơ quan phê duyệt; trường hợp cần thiết phải lập báo cáo ĐTM bổ sung”. Quy định này đã dẫn đến sự lạm dụng yêu cầu báo cáo ĐTM lại hoặc ĐTM bổ sung, dẫn đến việc trốn tránh báo cáo ĐTM lại, ĐTM bổ sung hoặc báo cáo ĐTM mang tính đối phó. Nội dung của báo cáo ĐTM cũng được quy định cụ thể hơn tại Điều 22 Luật BVMT 2014. Những quy định về tổ chức, yêu cầu, trách nhiệm của hội đồng thẩm định cũng đã được lược bỏ vì cơ quan chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định và phê duyệt kết quả thẩm định là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (Khoản 1 Điều 27); các hội đồng thẩm định chỉ có chức năng tư vấn cho cơ quan thẩm định và phê duyệt kết quả thẩm định. Điều 23 Luật BVMT 2005 quy định chủ dự án có trách nhiệm “thông báo cho cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM để kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM” (Điểm d Khoản 1); “Chỉ được đưa công trình vào sử dụng khi đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đầy đủ các yêu cầu quy định tại các điểm a, b và c của điều khoản này” (Điểm d Khoản 1 Điều 23). Quy định này dẫn tới tính thiếu thực thi nên tỷ lệ kiểm tra xác nhận thực hiện báo cáo 28
  • 35. ĐTM (hậu thẩm định) trong thời gian vừa qua quá thấp, nhiều tỉnh chỉ dưới 10%, trong khi các dự án không thể không vận hành. Để khắc phục khiếm khuyết này, Luật BVMT 2014 quy định “chủ đầu tư phải báo cáo cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM kết quả thực hiện các công trình BVMT phục vụ vận hành dự án đối với dự án lớn, có nguy cơ tác động xấu đến môi trường do Chính phủ quy định. Những dự án này chỉ được vận hành sau khi cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT” (Khoản 2 Điều 27). Đồng thời, để tránh việc gây khó dễ cho chủ dự án, Điều 28 Luật BVMT 2014 quy định "trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo hoàn thành công trình BVMT quy định tại Khoản 2 Điều 27 của Luật này, cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM phải tổ chức kiểm tra và cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT của dự án. Trường hợp phải phân tích các chỉ tiêu môi trường phức tạp thì thời gian cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT của dự án có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày”. Như vậy, chỉ có những dự án do Chính phủ quy định mới có hậu thẩm định và hậu thẩm định bị ràng buộc trong thời gian nhất định. Liên quan đến hậu thẩm định nói riêng và công tác quản lý môi trường nói chung, vì một số lý do có tính khách quan, các quy định về giấy phép môi trường chưa được đưa vào Luật BVMT 2014. 9. Kế hoạch BVMT Luật BVMT 2005 có quy định về cam kết BVMT nhưng trên thực tế, việc thực hiện cam kết BVMT có nhiều khó khăn, thiếu thực thi, mang tính lý thuyết và trong nhiều trường hợp đã dẫn đến tiêu cực trong công tác quản lý, dù từ “cam kết” cũng có ý nghĩa tích cực nhất định. Để khắc phục những hạn chế nêu trên, tạo điều kiện cho chủ dự án thực hiện trách nhiệm và chủ động trong BVMT, mặt khác sẽ thuận lợi cho công tác quản lý BVMT đối với các đối tượng không lập ĐTM, Luật BVMT 2014 quy định 6 điều mới về kế hoạch BVMT. Luật BVMT 2014 giao Chính phủ quy định cụ thể đối tượng phải lập kế hoạch BVMT, 6 nội dung của kế hoạch BVMT, trách nhiệm tổ chức xác nhận kế hoạch BVMT của cơ quan chuyên môn về BVMT cấp tỉnh, UBND cấp huyện (và có thể ủy quyền cho UBND cấp xã với điều kiện cụ thể). 10. Ứng phó với BĐKH Ứng phó với BĐKH liên quan đến nhiều lĩnh vực và nhiều nội dung đã được quy định tại một số luật chuyên ngành như Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Tài nguyên nước, Luật ĐDSH… Với hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay, chúng ta chưa thể xây dựng một luật riêng về ứng phó với BĐKH trên cơ sở tích hợp tất cả nội dung về ứng phó với BĐKH. Vì vậy, các cơ quan của Quốc hội và cơ quan soạn thảo đã nhất trí lựa chọn xây 29
  • 36. dựng một chương riêng về ứng phó với BĐKH trong phạm vi điều chỉnh của Luật BVMT 2014. Với chương IV về ứng phó với BĐKH, lần đầu tiên chúng ta luật hóa những quy định về ứng phó với BĐKH trong mối liên quan chặt chẽ với BVMT. Chương ứng phó với BĐKH bao gồm 9 điều quy định chung về ứng phó với BĐKH; lồng ghép nội dung ứng phó với BĐKH vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quản lý phát thải khí nhà kính; quản lý các chất làm suy giảm tầng ô-zôn; phát triển năng lượng tái tạo; sản xuất và tiêu thụ thân thiện với môi trường; thu hồi năng lượng từ chất thải; quyền và trách nhiệm của cộng đồng trong ứng phó với BĐKH; phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ ứng phó với BĐKH và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này. Các quy định tại chương này chỉ mới có tính cơ bản và tính nguyên tắc, làm cơ sở pháp lý để xây dựng các chương trình, kế hoạch, dự án cụ thể trong lĩnh vực ứng phó với BĐKH trong mối liên quan với BVMT. Việc giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải đã được nhấn mạnh bên cạnh việc khuyến khích thu hồi năng lượng từ chất thải. Những quy định này phải được cụ thể hóa trong công tác BVMT để tiến tới mục tiêu hầu hết chất thải được sử dụng lại như là một nguồn tài nguyên chính và lâu dài. 11. BVMT biển và hải đảo Luật BVMT 2005 có mục BVMT biển, bao gồm quy định về nguyên tắc BVMT biển, bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên biển, kiểm soát xử lý ô nhiễm môi trường biển và tổ chức phòng ngừa, ứng phó sự cố trên biển. Hiện nay, Bộ TN&MT đang được giao xây dựng Luật Bảo vệ TN&MT biển. Để bảo đảm tính hệ thống và toàn diện của lĩnh vực BVMT, Luật BVMT 2014 vẫn có chương riêng về BVMT biển và hải đảo, bao gồm quy định chung về BVMT biển và hải đảo, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường biển và hải đảo. Luật Bảo vệ TN&MT biển sẽ cụ thể hóa các quy định này và thống nhất với Luật BVMT 2014. 12. BVMT nước sông BVMT nước sông tại Mục 2 Chương VII, Luật BVMT 2005 đã được viết lại, quy định rõ hơn về BVMT nước sông, nội dung kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước lưu vực sông (LVS), trách nhiệm của các cơ quan có liên quan đến BVMT nước LVS. So với các quy định về BVMT nước LVS tại Luật BVMT 2005, Luật BVMT 2014 bổ sung quy định các nguồn thải vào LVS phải được quản lý phù hợp với sức chịu tải của sông, chất lượng nước sông và trầm tích phải được theo dõi và đánh giá, BVMT nước LVS phải gắn liền với bảo tồn ĐDSH, khai thác và sử dụng nguồn nước sông. Nội dung kiểm soát ô nhiễm và xử lý ô nhiễm môi trường LVS bao gồm việc thống kê, đánh giá, giảm thiểu và xử lý chất thải đổ vào LVS; định kỳ quan trắc và đánh giá chất lượng nước sông và trầm tích; 30
  • 37. điều tra, đánh giá sức chịu tải của sông; công bố các đoạn sông, dòng sông không còn khả năng tiếp nhận chất thải; xác định hạn ngạch xả nước thải vào sông; xử lý và cải thiện môi trường nước sông; quan trắc và đánh giá chất lượng nước sông và trầm tích sông xuyên biên giới… Để tổ chức thực hiện các quy định về BVMT nước sông, Luật BVMT 2014 giao rõ trách nhiệm cho các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, trong đó, UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức BVMT nước LVS nội tỉnh, Bộ TN&MT chịu trách nhiệm tổ chức BVMT nước LVS liên tỉnh và sông xuyên biên giới. Bộ TN&MT có trách nhiệm tổng hợp thông tin về chất lượng môi trường nước, trầm tích các LVS, hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ; xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án BVMT nước LVS liên tỉnh. Luật BVMT 2014 không có quy định về tổ chức và hoạt động của các Ủy ban BVMT LVS Đồng Nai, sông Cầu, sông Nhuệ - sông Đáy. Luật cũng không giao cho Chính phủ quy định chi tiết nội dung này. Vì vậy, Bộ TN&MT và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định về BVMT nước sông, đặc biệt là nội dung kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường LVS tại Điều 53. 13. BVMT đất Luật BVMT 2005 không có điều khoản riêng về BVMT đất. Luật BVMT 2014 có mục về BVMT đất, bao gồm 3 điều, trong đó có quy định chung về BVMT đất, quản lý môi trường đất và kiểm soát ô nhiễm môi trường đất. Theo các quy định này, mọi hoạt động có sử dụng đất phải xem xét đến môi trường đất và giải pháp BVMT đất; các tổ chức, cá nhân được giao sử dụng đất phải có trách nhiệm BVMT đất; gây ô nhiễm môi trường đất phải có trách nhiệm xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất. Luật giao Chính phủ quy định chi tiết việc kiểm soát ô nhiễm đất để bảo đảm các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm đất phải được xác định, kiểm soát; cơ quan quản lý nhà nước về BVMT có trách nhiệm tổ chức kiểm soát ô nhiễm môi trường đất; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm đất tại cơ sở. Và lần đầu tiên, ô nhiễm dioxin có nguồn gốc từ chất diệt cỏ dùng trong chiến tranh ở Việt Nam (chất da cam/dioxin) đã được quy định trong pháp luật là phải được điều tra, đánh giá, khoanh vùng và xử lý bảo đảm yêu cầu về BVMT như các chất độc hại khác. Vì tính phức tạp của khoa học và thực tiễn ô nhiễm môi trường đất, những quy định về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất nên được xây dựng thành một nghị định riêng và cần được nghiên cứu kỹ kinh nghiệm quản lý môi trường đất của các nước trên thế giới. Nghị định về BVMT đất sẽ là tiền đề hình thành Luật BVMT đất trong tương lai. 14. BVMT không khí 31
  • 38. Luật BVMT 2005 có mục về quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ, trong đó có điều quy định về quản lý và kiểm soát bụi, khí thải (Điều 83); quản lý khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ô-zôn (Điều 84). Chất lượng môi trường không khí, ô nhiễm môi trường không khí không chỉ bao hàm bụi, khí thải, khí gây hiệu ứng nhà kính. Môi trường không khí ô nhiễm của các nước đang phát triển đã chứng minh rằng ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính tác hại đến con người. Vì vậy, Luật BVMT 2014 đã có mục riêng về lĩnh vực này, bao gồm những quy định chung về BVMT không khí; quản lý chất lượng môi trường không khí xung quanh; kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Theo các quy định này, các nguồn phát thải khí vào môi trường phải được đánh giá và kiểm soát; tổ chức và cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát thải khí tác động xấu đến môi trường phải có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý bảo đảm chất lượng môi trường không khí. Luật giao Chính phủ quy định chi tiết về nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, chủ yếu là quan trắc, thống kê, đánh giá, xả thải bảo đảm khả năng chịu tải của môi trường không khí. Cũng như cách tiếp cận với BVMT đất, BVMT không khí cần được xây dựng thành một nghị định riêng. 15. BVMT tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung Luật BVMT 2005 có quy định về BVMT đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung (Điều 36) nhưng chưa có các quy định về BVMT đối với các hình thức tổ chức khác đang phổ biến và phát triển mạnh ở nước ta trong những năm gần đây như các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao… Vì vậy, Luật BVMT 2014 quy định về BVMT khu kinh tế (Điều 65), BVMT khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (Điều 66), BVMT cụm công nghiệp, khu kinh doanh dịch vụ tập trung (Điều 67), trong đó quy định rõ chức năng của cơ quan quản lý BVMT, tổ chức và hoạt động BVMT tại các cơ sở này. Luật giao Bộ trưởng Bộ TN&MT quy định chi tiết chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong BVMT tại các loại hình tổ chức sản xuất nêu trên. 16. BVMT trong nhập khẩu phế liệu Luật BVMT 2005 định nghĩa phế liệu là “sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất”; yêu cầu phế liệu nhập khẩu phải được làm sạch, không lẫn vật liệu, hàng hóa cấm nhập khẩu, chất thải, tạp chất nguy hại. 32