SlideShare a Scribd company logo
1 of 27
BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NGUYỄN VĂN GIANG
NGHIÊN CỨU KHU HỆ CÁ LƢU VỰC SÔNG BẰNG GIANG -
KỲ CÙNG THUỘC ĐỊA PHẬN VIỆT NAM
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
HÀ NỘI – 2018
Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ -
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Nguyễn Hữu Dực
Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Nguyễn Kiêm Sơn
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học
viện, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam vào hồi … giờ ….’, ngày … tháng …
năm 2018
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Hàng năm lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng cung cấp một lượng cá quan
trọng cho nhân dân hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng. Trong những thập niên gần đây
sông Bằng Giang - Kỳ Cùng đang phải chịu sự tác động mạnh mẽ của các hoạt động
kinh tế - xã hội: khai thác khoáng sản, rác thải sinh hoạt, các hoạt động trong công
nghiệp, gia tăng sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm nguồn
nước ảnh hưởng đến đời sống các loài cá và các loài thủy sinh vật khác. Tuy vây, cho
tới nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về khu hệ cá ở đây.
Vì vậy nghiên cứu đầy đủ tài nguyên đa dạng sinh học các loài cá, đánh giá hiện
trạng khai thác và các hoạt động bất lợi lên nguồn lợi cá, góp phần xây dựng những
cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp bảo vệ, sử dụng hợp lý, phát triển bền
vững nguồn lợi cá của hệ thống sông Bằng Giang - Kỳ Cùng là cấp thiết. Xuất phát từ
thực trạng trên, chọn đề tài “Nghiên cứu khu hệ cá lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ
Cùng thuộc địa phận Việt Nam”
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Xác định thành phần loài, mức độ đa dạng thành phần loài cá trong các đơn vị
phân loại của cá ở KVNC.
Đặc điểm phân bố theo địa điểm, nhóm sinh thái của các loài cá thuộc KVNC,
xác định phân bố địa lý khu hệ cá Bằng Giang – Kỳ Cùng.
Điều tra, đánh giá hiện trạng nguồn lợi và nghề cá tại KVNC. Đề xuất một số
biện pháp bảo vệ, khai thác hợp lí nguồn lợi cá khu hệ sông Bằng Giang – Kỳ Cùng,
từ đó xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng và phát triển bền vững nguồn lợi cá.
3. Nội dung nghiên cứu chính của luận án
Nghiên cứu đa dạng sinh học thành phần loài cá hệ thông sông Bằng Giang -
Kỳ Cùng.
Phân tích đặc điểm phân bố địa lí, phân bố theo sinh thái thủy vực của các loài
cá ở KVNC.
Đặc điểm, tính chất địa động vật của khu hệ cá Cao Lạng đối với khu hệ cá
nước ngọt Việt Nam.
Đánh giá hiện trạng nguồn lợi, nhu cầu sử dụng, tình hình khai thác của người
dân tại KVNC phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ nguồn lợi cá ở KVNC, đề ra biện
pháp bảo tồn nguồn lợi cá và phát triển nguồn lợi thủy sản thuộc hệ thống sông Bằng
Giang – Kỳ Cùng.
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tình hình nghiên cứu cá nƣớc ngọt
1.1.1. Lược sử nghiên cứu khu hệ cá nước ngọt Việt Nam
1.1.2. Lược sử nghiên cứu khu hệ cá lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng
Công trình nghiên cứu đầu tiên ở khu hệ cá Cao Bằng – Lạng Sơn là Vailant
E., (1891, 1904), thu thập và định loại 6 loài và mô tả 4 loài mới ở Lai Châu, ghi
2
nhận 5 loài cá ở Lạng Sơn. Chevey P. (1930, 1932, 1936, 1937) nghiên cứu thành
phần loài cá nước ngọt ở miền Bắc Việt Nam trong đó có khu hệ cá này.
Năm 1978, trong cuốn sách “Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt
Nam” Mai Đình Yên đã ghi nhận khu hệ cá Cao Bằng - Lạng Sơn có 56 loài thuộc 47
giống 13 họ, 5 bộ.
Công trình “Cá nước ngọt Việt Nam” tập 1 của Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sĩ
Vân (2001) và “Cá nước ngọt Việt Nam” tập 2, tập 3 của Nguyễn Văn Hảo (2005), đã
ghi nhận khu hệ cá Cao Bằng – Lạng Sơn có 101 loài cá thuộc 69 giống, nằm trong
18 họ và 5 bộ.
Năm 2005, Nguyễn Kiêm Sơn đã tiến hành điều tra “Khu hệ cá trong các thủy
vực thuộc tỉnh Cao Bằng, Kết quả đã tìm thấy 54 loài cá thuộc thuộc 42 giống, 15 họ
và 5 bộ.
Năm 2005, Ngô Sỹ Vân, Phạm Anh Tuấn công bố khu hệ cá hai tỉnh Cao Bằng
– Lạng Sơn có thành phần loài khá đa dạng phong phú gồm 107 loài thuộc 74 giống
22 họ và 7 bộ, trong đó có nhiều loài cá kinh tế, cá đặc hữu, cá quý hiếm. Nơi đây là
bãi đẻ của nhiều loài cá quý hiếm: cá lăng chấm, cá chiên, cá bỗng. Thành phần loài
chủ yếu là cá sống ở suối, sông, ao hồ, ít có loài có nguồn gốc từ biển.
Ở Trung Quốc đã có những nghiên cứu về thành phần loài cá: động vật chí
Trung Quốc cá Quảng Đông và cá Quảng Tây. Tổng số loài ghi nhận tại tỉnh Quảng
Tây là 290 loài cá, trong đó sông Tây Giang giáp Việt Nam nhận nguồn nước từ sông
Bằng Giang- Kỳ Cùng đã ghi nhận có 125 loài. Những năm gần đây khu hệ cá giáp
Việt Nam đã ghi nhận các loài cá mới cho khoa học: cá Chát mala (Acrossocheilus
malacopterus), cá Anh (Rectoris longibarbus) và đã ghi nhận có phân bố tại Việt
Nam.
Thien Quang Huynh and I-Shiung Chen (2013), công bố loài cá Cháo mới
Opsariichthys duchuunguyeni từ sông Bằng Giang - Kỳ Cùng thuộc hai tỉnh Cao
Bằng – Lạng Sơn, Đông Bắc Việt Nam.
Nguyễn Văn Hảo, Vũ Thị Hồng Nguyên, Nguyễn Thị Diệu Phương (2015), mô
tả ba loài cá mới thuộc giống Silurus Linnaeus, 1758, (Siluridae, Siluriformes) được
phát hiện ở các tỉnh phía bắc Việt Nam: Silurus caobangensis; Silurus langsonensis
và Silurus dakrongensis, trong ba loài cá mới được nghiên cứu có 2 loài được thu
mẫu tại khu hệ cá Bằng Giang - Kỳ Cùng.
Như vậy, đã có 7 công trình nghiên cứu về khu hệ cá lưu vực sông Bằng Giang
- Kỳ Cùng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra khu hệ cá lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ
Cùng, ghi nhận có 172 loài thuộc 93 giống, 23 họ và 7 bộ.
1.2. Khái quát về đặc điểm tự nhiên và xã hội khu vực nghiên cứu
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên KVNC
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Hệ thống sông Bằng Giang – Kỳ Cùng nằm về phía Đông Bắc của Việt Nam
thuộc hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn. Diện tích toàn vùng là 11.220 km2
.
3
1.2.1.2. Đặc điểm về hình thái và địa hình
Hệ thống sông Bằng Giang – Kỳ Cùng nằm trong vùng trũng xuống so với khu
vực xung quanh, thường gọi là máng trũng Cao – Lạng. Bao quanh về phía Tây Bắc,
Tây và Tây Nam là những dãy núi cao nhất khu Đông Bắc mà đỉnh cao nhất là Pia
Oắc 1930 m. Phía Đông Nam là vùng núi thấp với đỉnh cao nhất là đỉnh Mẫu Sơn
1541 m, Bà Xá 1166 m. Phía Cực Bắc, các đỉnh cao nhất đều đạt từ 900 đến trên
1000 m.
Về mặt hình thái lưu vực, sông Bằng có độ cao và độ dốc lưu vực lớn hơn sông
Kỳ Cùng. Dòng chính sông Bằng cũng thẳng hơn sông Kỳ Cùng, độ rộng bình quân
lưu vực nhỏ hơn sông Kỳ Cùng. Tuy vậy, tính chất máng trũng của địa hình vẫn thể
hiện rõ rệt
1.2.1.3. Đặc điểm khí hậu
Vị trí lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng tương đối khuất đối với gió mùa hạ
và trực tiếp đón gió mùa đông lạnh nên khô và ít mưa, lượng mưa tăng dần từ Đông
Nam lên Tây Bắc. Cũng do vị trí lưu vực khuất, lùi sâu trong lục địa mà lượng mưa
do bão gây ra thuộc loại thấp; tại Lạng Sơn 246mm/năm và Cao Bằng là
140mm/năm. Do ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa đông và sự che khuất đối với ảnh
hưởng của biển, là nguyên nhân giảm lượng mưa trong vùng, mùa mưa ngắn nhất
miền Bắc.
1.2.1.4. Chế độ thủy văn
Lƣu vực sông Bằng Giang: Mật độ sông suối của tỉnh Cao Bằng thuộc loại
trung bình (0,5 – 1,0km/km2
). Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm, đỉnh lũ cao
nhất vào tháng 8, lượng nước trong mùa lũ chiếm từ 70 -80%. Ngược lại, mùa khô
kéo dài tám tháng, lượng nước trong mùa chiếm 20 – 30%.
Lƣu vực sông Kỳ Cùng: Mật độ sông suối của tỉnh Lạng Sơn khá phát triển,
mật độ sông suối thuộc loại trên trung bình (từ 0,6 – 1,2 km/km2
) so với mật độ trung
bình của cả nước (0,6 km/km2
). Chia làm hai mùa: Mùa lũ tập trung vào các tháng 6
đến tháng 9 hàng năm, lượng nước trong mùa này chiếm 66 – 80% tổng lượng nước
trong năm. Mùa cạn kéo dài tám tháng, song lượng nước chiếm 20 – 34% dòng chảy
của năm.
1.2.2.Đặc điểm kinh tế - xã hội
Cao Bằng: Có diện tích đất tự nhiên 6.700,26km2
. Dân số ở Cao Bằng có
522,4 nghìn người, với mật độ dân số là 79,08 người/ km2
, kinh tế của Cao Bằng còn
chậm phát triển. Trên địa bàn tỉnh có 28 dân tộc, đông nhất là dân tộc Tày chiếm
42,54%; dân tộc Nùng chiếm 32,86%; dân tộc Dao chiếm 9,63%; dân tộc Mông
chiếm 8,45%; dân tộc Kinh chiếm 4,68%; dân tộc Sán Chay chiếm 1,23%; dân tộc Lô
Lô chiếm 0,39%; dân tộc Hoa chiếm 0,033%; dân tộc Ngái chiếm 0,013%; các dân
tộc khác chiếm 0,18%. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trong khi đó diện tích
4
đất canh tác có hạn, phần lớn cây trồng là lương thực, sản xuất mang tính chất độc
canh.
Lạng Sơn: Là một tỉnh nghèo, diện tích đất tự nhiên 8.310,09 km2
, năm 2016
dân số ở Lạng Sơn có 767,7 nghìn người, mật độ dân số là 92,5 người/ km2, dân tộc
ít người chiếm số đông (84,74 % tổng số dân của tỉnh). Là nơi chung sống của nhiều
dân tộc anh em, trong đó người Nùng chiếm 43,9%, người Tày 35,3%, người Kinh
chiếm 15,3%, tập trung phần lớn ở các thị xã, thị trấn; người Dao chiếm 3,5 %, dân
tộc Hoa, Sán Chay, Mông và các dân tộc khác chiếm khoảng 1,4 %.
CHƢƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TƢ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành trên lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng. Thời gian
nghiên cứu thực địa từ tháng 03 năm 2012 đến tháng 12 năm 2016. Trên khu vực 17
huyện thuộc 40 xã, tổng số ngày thực địa 188 ngày. Phân tích mẫu vật được tiến hành
tại Phòng thí nghiệm Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Bắc Ninh; Phòng thí
nghiệm, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Mẫu vật được lưu giữ tại Bảo tàng Thiên
nhiên Việt Nam.
2.2. Tƣ liệu nghiên cứu
Tư liệu để viết luận án gồm: toàn bộ mẫu vật cá chúng tôi thu thập được tiến
hành phân tích, định loại trong thời gian thực hiện đề tài là 1270 mẫu, nhật ký thực
địa ghi chép các dẫn liệu điều tra phỏng vấn người dân, ảnh chụp và các tài liệu khoa
học có liên quan.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
- Phƣơng pháp nghiên cứu ngoài thực địa
Phương pháp lựa chọn điểm nghiên cứu
Điểm thu mẫu đã bao trùm toàn bộ lưu vực nghiên cứu, từ các con suối nhỏ
đến các dòng sông chính, các phụ lưu, các ngã ba sông, các ao , hồ, đầm ruộng.
Điểm thu mẫu đã đại diện cho từng khu vực, lưu vực, đặc trưng cho từng thủy
vực, sinh cảnh sống cuả cá: vùng núi, đồng bằng, vùng có nước chảy nhanh, mạnh;
nước chảy chậm, nước tĩnh, nơi có thực vật che phủ, nơi thoáng đãng, vùng núi đá
vôi, vùng núi đất.
Thu thập mẫu cá
Tại mỗi địa điểm, chúng tôi đều tiến hành điều tra số loài có thể bắt gặp. Xử lý
mẫu: Định hình tạm thời để chụp ảnh, sau đó chuyển sang định hình có định trong
formalin với nồng độ từ 8 – 10%, kèm theo phiếu ghi tên phổ thông, tên địa phương,
thời gian và địa điểm thu mẫu, tên người thu mẫu.
5
Phỏng vấn người dân
Điều tra người dân có tham gia đánh bắt cá thường xuyên và không thường
xuyên trong khu vực nghiên cứu. Quan sát, chụp ảnh cảnh quan, ghi chép các hiện
tượng, sự việc liên quan đến nội dung nghiên cứu trong quá trình thực địa.
Phương pháp nghiên cứu sinh thái phân bố cá ở KVNC: Theo Đặng Ngọc Thanh
(2007)
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
Phương pháp phân loại cá:
Phân tích đặc điểm hình thái theo Pravdin I.F (1961).
Phương pháp phân loại cá theo nguyên tắc phân loại động vật của Mayr. E
(1969) và nguyên tắc phân loại và danh pháp động vật của Nguyễn Ngọc Châu
(2007). Về hệ thống phân loại học, chúng tôi theo Eschmeyer. W. N. (1998); Xác
định tên loài theo Froese R. & Pauly D. (www.fishbase.org, version 06/2017).
Các tài liệu chính dùng trong định loại: Mai Đình Yên (1978, 1979, 1992;
Nguyễn Văn Hảo (2001, 2005); Kottelat (2001a, 2001b); Rainboth (1996); Chen
Yong Gui và Lu Zhao Fa (2005); Yue P. Q. (2000); Zhang Chun Guang (2005).
Phương pháp xác định mức độ gần gũi giữa các khu hệ cá
Sử dụng công thức tính của Sorencen (1948),
Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Excel, Pass 3.0 và Access
Phương pháp xác định các yếu tố địa lý động vật: Theo Mai Đình Yên (1973) và
Nguyễn Hữu Dực (1995)
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Thành phần loài và cấu trúc khu hệ cá lƣu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng
3.1.1. Danh lục thành phần loài cá lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng
Qua phân tích, định loại 1270 mẫu cá đã được thu thập qua các đợt điều tra
thực địa tại khu vực nghiên cứu, trong thời gian từ 2012 đến 2017, đã xác định được
124 loài cá thuộc 71 giống, 18 họ và 5 bộ.
Tổng hợp danh lục loài của các tác giả trước đây tại khu vực nghiên cứu, tra
cứu đối chiếu, hiệu chỉnh từng tên chính danh, tên đồng vật các taxon theo Froese và
D. Pauly (www.fishbase.org, version 06/2017), sắp xếp hệ thống phân loại theo
Eschmeyer W. N. (1998). Kết quả đã xác định được ở KVNC có 202 loài thuộc 99
giống, 24 họ và 8 bộ (Bảng 3. 1).
6
Bảng 3. 1. Danh lục thành phần loài cá sông Bằng Giang – Kỳ Cùng
(Sắp xếp theo hệ thống Eschmeyer, 1998)
TT Tên khoa học Tên Việt Nam
Số
mẫu
Số loài đƣợc biết Loài ghi nhận Loài bảo tồn
ViệtNam
MiềnBắc
KVNC
SĐVN
BNN
IUCN
I Cypriniformes Bộ cá Chép
(1) Cyprinidae Họ cá Chép
1 Opsariichthys bidens Günther, 1873 Cá Cháo thường 35 + + + + + LC
2 Opsariichthys duchuunguyeni Huynh & Chen, 2014 Ꚛ Cá Cháo đông bắc 30 + NE
3 Opsariichthys sp. Cá Cháo 20 + + NE
4 Opsarius pulchellus (Smith, 1931) Cá Xảm - + LC
5 Nicholsicypris normalis (Nichols & Pope, 1927) Cá Dầm suối thường 12 + + NE
6 Zacco platypus (Temminck & Schlegel, 1844) Cá Chàm - + NE
7 Rasbora steineri (Nichols & Pope, 1927) Cá Mại sọc - + + + + LC
8 Rasbora aurotaenia Tirant, 1885 Cá Lòng tong đuôi vàng - + LC
9 Rasbora trilineata Steindachner, 1866 Cá Lòng tong sọc - + LC
10 Pseudorasbora sp. Cá Lòng tong 5 + + NE
11 Mylopharyngodon piceus (Richardson, 1846) Cá Trắm đen 1 + + DD
12 Ctenopharyngodon idella (Valenciennes, 1844) * ⸫ Cá Trắm cỏ 1 + + + NE
13 Ochetobius elongatus (Kner, 1867) Cá Chày tràng - + LC
14 Luciobrama macrocephalus (Lacepede, 1803) Cá Rồng măng - + + DD
15 Squaliobarbus curriculus (Richardson, 1846) Cá Chày mắt đỏ 5 + + + + DD
16 Elopichthys bambusa (Richardson, 1844) Cá Măng - + + + VU VU DD
17 Pseudolaubuca sinensis Bleeker, 1864 Cá Thiên hồ sông - + + LC
18 Hemiculter leucisculus (Basilewsky, 1855) * Cá Mương xanh 30 + + + + + LC
19 Toxabramis houdemeri Pellegrin, 1932 Cá Dầu hồ cao 17 + + + LC
20 Pseudohemiculter dispar (Peters, 1881) Cá Dầu sông mỏng 14 + + + + VU
51 2 3 4
7
21 Pseudohemiculter pacboensis Nguyen, 2001 Ꚛ Cá Dầu sông pác pó 8 + + NE
22 Pseudohemiculter hainanensis (Boulenger, 1900) Cá Dầu sông dày 12 + + LC
23 Hainania serrata Koller, 1927 Cá Mương gai 18 + + + DD
24 Megalobrama mantschuricus (Basilewsky, 1855) Cá Vền - + NE
25 Sinibrama macrops Gunther, 1868 Cá Nhác 1 - + + LC
26 Sinibrama affinis (Vaillant, 1892) Θ Cá Nhác 2 7 + + LC
27 Sinibrama melrosei (Nichols & Pope, 1927) Cá Nhác 3 - + DD
28 Ancherythroculter lini Luo, 1994 Cá Ngão mắt to 6 + + NE
29 Ancherythroculter daovantieni Banarescu, 1967 Θ Cá Ngão mắt to đào - + DD
30 Culter recurvirostris Sauvage, 1884 Cá Ngão gù - + + + DD
31 Chanodichthys erythropterus (Basilewsky, 1855) Cá Thiểu - + LC
32 Chanodichthys mongolicus (Basilewsky, 1855) Cá Ngão lạng sơn - + + LC
33 Rasborinus lineatus (Pellegrin, 1907) Cá Mại bầu - + + + LC
34 Xenocypris davidi Bleeker, 1871 Cá Mần 15 + + NE
35 Xenocypris microlepis Bleeker, 1871 Cá Mần giả - + LC
36 Hypophthalmichthys harmandi Sauvage, 1884 Cá Mè trắng việt nam 1 + + DD
37
Hypophthalmichthys molitrix(Valenciennes, 1844) *
⸫
Cá mè trắng trung quốc 1 + +
+ NT
38 Hypophthalmichthys nobilis (Richardson, 1845) * ⸫ Cá Mè hoa 1 + + + + DD
39 Hemibarbus macracanthus Lu, Luo & Chen, 1977 * Cá Đục chấm - + + DD
40 Hemibarbus medius Yue, 1995 * Cá Đục ngộ 30 + + + + NE
41 Hemibarbus umbrifer (Lin, 1931) Cá Đục ó lạng sơn 35 + + + LC
42 Sarcocheilichthys parvus Nichols, 1930 Cá Nhọ chảo - + LC
43 Sarcocheilichthys kiangsiensis Nichols, 1930 Cá Nhọ chảo Kiang 7 + + NE
44 Sarcocheilichthys nigripinnis (Günther, 1873) Cá Nhọ chảo vây đen 5 + + + + NE
45 Sarcocheilichthys caobangensis Ngu. & Ngo, 2001 Ꚛ Cá Nhọ chảo cao bằng 4 + + NE
46 Squalidus atromaculatus (Nichols & Pope, 1927) * Cá Đục trắng dài 15 + + + + LC
47 Squalidus chankaensis Dybowski, 1872 Cá Đục trắng dày 30 + + NE
48 Squalidus argentatus (Sau. & Dab., 1874) * Cá Đục trắng mỏng 23 + + DD
8
49 Abbottina binhi Nguyen, 2001 Θ Cá Đục đanh hoa 5 + + DD
50 Abbottina sp. Cá Đục đanh 4 + + DD
51 Microphysogobio labeoides (Nichols & Pope, 1927) * Cán Đục đanh chấm râu 8 + + + DD
52 Microphysogobio kachekensis (Oshima, 1926) Cá Đục đanh chấm hải nam 12 + + + + + LC
53 Microphysogobio vietnamica Mai, 1978 Θ Cá Đục đanh chấm mõm dài - + + DD
54 Microphysogobio yunnanensis (Yao -Yang, 1977) Cá Đục đanh chấmmõmngắn - + + DD
55 Pseudogobio guilinensis Yao & Yang, 1977 Cá Đục đanh chấm đại - + DD
56 Pseudogobio banggiangensis Nguyen, 2001 Ꚛ Cá Đục đanh sọc 15 + + NE
57 Saurogobio immaculatus Koller, 1927 Cá Đục đanh - + + DD
58 Saurogobio dabryi Bleeker, 1871 Cá Đục đanh đốm 20 + + NE
59 Gobiobotia kolleri Banarescu & Nalbant, 1966 Cá Đục râu 5 + + + + DD
60 Gobiobotia meridionalis Chen & Cao, 1977 Cá Đục râu meri 8 + + DD
61 Acheilognathus imfasciodorsalis Nguyen, 2001 Θ Cá Thè be vây chấm - + NE
62 Acheilognathus fasciodorsalis Nguyen, 2001 Θ Cá Thè be vây sọc 4 + + NE
63 Acheilognathus tonkinensis (Vaillant, 1892) Cá Thè be thường 15 + + + + + DD
64 Acheilognathus macropterus (Bleeker) Cá Thè be vây dài - + DD
65 Acheilognathus lamensis Nguyen, 1983 Θ Cá Thè be sông lam - + DD
66 Acheilognathus meridianus Wu, 1939 Cá Thè be nhánh - + DD
67 Rhodeus ocellatus (Kner, 1867) Cá Bướm chấm - + + + DD
68 Rhodeus spinalis Oshima, 1926 Cá Bướm gai 17 + + + LC
69 Rhodeus elongatus (Mai, 1978) Θ Cá Bướm dài - + + DD
70 Parator zonatus (Lin, 1935) Cá Cày chấm - + + NE
71 Folifer brevifilis (Peters, 1881) Cá Ngựa bắc 5 + + VU VU DD
72 Paraspinibarbus macracanthus(Pel. & Chev., 1936) Cá Cầy bắc - + DD
73 Spinibarbus babeensisNguyen, 2001 Θ Cá Chày đất ba bể 2 + + DD
74 Spinibarbus caldwelli (Nichols, 1925) Cá Chày đất vây lưng đen 2 + + VU DD
75 Spinibarbus hollandi Oshima, 1919 Cá Chày đất 10 + + + + + DD
76 Spinibarbus denticulatus (Oshima, 1926) * Cá Bỗng 20 + + + + + LC
9
77 Spinibarbus sp. Cá Bỗng cao bằng 5 + + DD
78 Barbodes semifasciolatus (Günther, 1868) Cá Đong đong 5 + + + + + LC
79 Neolissocheilus benasi (Pellegrin & Chevey, 1936) Cá Rai - + DD
80 Acrossocheilus iridescens (Nichols & Pope, 1927) * Cá Chát hoa 30 + + + + + DD
81 Acrossocheilus krempfi (Pellegrin & Chevey, 1936) Cá Chát trắng - + + + + DD
82 Acrossocheilus elongatus (Pel. & Chev., 1934) Cá Hân - + + DD
83 Acrossocheilus macroquadatus (Mai, 1978) Θ Cá Chát vảy to - + DD
84 Acrossocheilus malacopterus Zhang, 2005 Cá Chát ma la 35 + + + + DD
85 Acrossocheilus clivosius (Lin, 1935) Cá Chát vạch 10 + + DD
86 Acrossocheilus sp. Cá Chát 7 + + DD
87 Onychostoma ovale Pellegrin & Chevey, 1936 Cá Biên 5 + + DD
88 Onychostoma gerlachi (Peters, 1881) * Cá Sỉnh 14 + + + NT
89 Onychostoma simum (Sau. & Dab., 1874) Cá Sỉnh gai si mum - + + DD
90 Onychostoma laticeps Günther, 1896 * Cá Sỉnh gai 15 + + VU NE
91 Onychostoma leptura (Boulenger, 1900) * Cá Phao 5 + + DD
92 Luciocyprinus langsoni Vaillant, 1904 Cá Măng giả - + + CR VU
93 Rectoris posehensis Lin, 1935 Cá Anh 5 + + + NE
94 Rectoris mutabilis (Lin, 1933) Cá Vũ 3 + + + + NE
95 Rectoris longibarbus Zhu, Zhang & Lan, 2012 Cá Anh râu dài 5 + + + + NE
96 Ptychidio jordani Myers, 1930 Cá Miệng cuộn 2 + + + + CR
97 Ptychidio sp. Cá Miệng cuộn 2 + + DD
98 Vietnamia remtua Nguyen, Ngo & Nguyen, 2016 Ꚛ Cá Rèm tua 7 + + DD
99 Vietnamia sp. Cá Rèm tua nhiều sọc 2 + + DD
100 Semilabeo notabilis Peters, 1881 * Cá Anh vũ 23 + + VU VU DD
101 Semilabeo obscurus Lin, 1981 Cá Bột 30 + + LC
102 Bangana tonkinensis (Pellegrin & Chevey, 1934) Cá Hỏa - + VU
103 Labeo pierrei (Sauvage, 1880) Cá Trôi 1 + + VU
104 Labeo rohita (Hamilton, 1822) * ⸫ Cá Trôi rô hu 1 + + + + LC
10
105 Cirrhinus molitorella (Valenciennes, 1844) Cá Trôi mo li 1 + + + + NT
106 Cirrhinus mrigala (Hamilton, 1822) * ⸫ Cá Trôi mrigan 1 + + + + LC
107 Metzia formosae (Oshima, 1920) Cá Tép dầu 27 + + LC
108 Osteochilus salsburyi Nichols & Pope, 1927 * Cá Dầm đất 35 + + + + LC
109 Garra orientalis Nichols, 1925 Cá Bậu 18 + + + + LC
110 Garra pingi Tchang, 1929 Cá Đo - + + DD
111 Garra caudofasciata (Pellegrin vµ Chevey, 1936) Cá Lun sọc - + LC
112 Discogobio microstomus (Mai, 1978) Θ Cá Khứu 16 + + LC
113 Discogobio tetrabarbatus Lin, 1931 Cá Bám sừng - + LC
114 Discogobio caobangi Nguyen, 2001 Ꚛ Cá Bám sừng cao bằng 4 + + NE
115 Discogobio pacboensis Nguyen, 2001 Ꚛ Cá Bám sừng pác pó - + NE
116 Carassius auratus (Linnaeus, 1758) * Cá Diếc mắt đỏ 19 + + + + + LC
117 Carassioides cantonensis (Heincke, 1892) Cá Nhưng - + + + LC
118 Procypris mera Lin, 1933 Cá Chép gốc - + + EW DD
119 Cyprinus carpio Linnaeus, 1758 * Cá Chép 5 + + + VU
120 Cyprinus hyperdorsalis Nguyen, 1991 Θ Cá Lợ thân cao - + DD
121 Cyprinus exophthalmus Mai, 1978 Θ Cá Lợn con - + + DD
122 Cyprinus rubrofuscus Lacepede, 1803 Cá Chép - + LC
(2) Cobitidae Họ cá Chạch
123 Leptobotia elongata (Bleeker, 1870) Cá Chạch cát đóm 5 + + + VU
124 Cobitis taenia Linnaeus, 1758 Cá Chạch hoa đốm tròn - + LC
125 Cobitis sinensis Sauvage & Dabry, 1874 Cá Chạch hoa trung quốc 30 + + + LC
126 Sinibotia pulchra (Wu, 1939) Cá Chạch mình sọc 3 + + DD
127 Misgurnus tonkinensis Rendahl, 1937 Θ Cá Chạch bùn núi 3 + + NE
128 Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842 * Cá Chạch bùn 10 + + LC
(3) Balitoridae Họ cá Chạch vây bằng
129 Vanmanenia caobangensis Nguyen, 2005 Θ Cá Vây bằng cao bằng - + DD
130 Vanmanenia ventrosquamata (Mai, 1978) Θ Cá Vây bằng bụng vảy 4 + + DD
11
131 Balitora lancangjiangensis (Zheng,1980) Cá Vây bằng vảy lan cang - + + LC
132 Balitora kwangsiensis (Fang, 1930) Cá Vây bằng vảy quảng tây - + + LC
133 Balitora brucei Gray, 1830 Cá Chạch vây bằng vảy - + NT
134 Sinogastromyzon rugocauda Mai, 1978 Cá Bám đá 3 + + DD
135 Sinogastromyzon cf puliensis Liang, 1974 Cá Bám đá cao bằng 5 + + VU
136 Beaufortia leveretti (Nichols & Pope, 1927) Cá Bám đá có khuyết - + DD
(4) Nemacheilidae Họ cá Chạch cật
137 Schistura fasciolata (Nichols & Pope, 1927) Cá Chạch đá sọc 8 + + + + + DD
138 Schistura caudofurca (Mai, 1978) Cá Chạch suối đuôi đỏ 5 + + LC
139 Schistura incerta (Nichols, 1931) Cá Chạch suối in cer - + DD
140 Schistura chapaensis (Rendahl, 1944) Cá Chạch suối Sapa - + DD
141 Schistura sp1. Cá Chạch suối 1 8 + + DD
142 Schistura sp2. Cá Chạch suối 2 5 + + DD
143 Traccatichthys taeniatus (Pel. & Che., 1936) Cá Chạch suối - + LC
144 Traccatichthys pulcher (Nichols & Pope, 1927) Cá Chạch cật 25 + + + + LC
II Characiformes Bộ cá Hồng nhung
(5) Characidae Họ cá Hồng nhung
145 Piaractus brachypomus (Cuvier, 1818) * ⸫ Cá Chim trắng 1 + + NE
III Siluriformes Bộ cá Nheo
(6) Bagridae Họ cá Lăng
146 Pelteobagrus intermedius Nichols & Pope, 1927 Cá Bò trung gian - + LC
147 Pelteobagrus vachelii (Richardson, 1846) Cá Mần - + + + DD
148 Tachysurus fulvidraco (Richardson, 1846) Cá Bò 5 + + + LC
149 Tachysurus virgatus (Oshima, 1926) Cá Mịt - + DD
150 Pseudobagrus crassilabris (Günther, 1864) Cá Bò vàng lạng sơn 10 + + NE
151 Hemibagrus pluriradiatus (Vaillant, 1892) * Cá Lường 3 + + + LC
152 Hemibagrus guttatus (Lacepède, 1803) * Cá Lăng chấm 9 + + + VU VU DD
153 Hemibagrus dongbacensis Nguyen, 2005 Θ Cá Lăng đen chấm - + DD
12
154 Hemibagrus vietnamicus Mai, 1978 Θ Cá Huốt 3 + + EN EN DD
155 Hemibagrus hongus Mai, 1978 Cá Lăng - + DD
(7) Cranoglanididae Họ cá Ngạnh
156 Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846) Cá Ngạnh thon 7 + + VU
157 Cranoglanis henrici (Vaillant, 1893) Cá Ngạnh thường 5 + + LC
158 Cranoglanis caolangensis Nguyen, 2005 Θ Cá Ngạnh cao - + NE
(8) Siluridae Họ cá Nheo
159 Silurus asotus Linnaeus, 1758 * Cá Nheo 20 + + + + + LC
160 Silurus meridionalis Chen, 1977 * Cá Nheo lạng sơn 32 + + LC
161 Silurus langsonensis Nguyen, Vu & Nguyen, 2015 Θ Cá Nheo lạng sơn 4 + + DD
162 Silurus caobangensis Nguyen, Vu & Nguyen, 2015 Θ Cá Nheo vàng 5 + + DD
163 Pterocryptis cochinchinensis (Valenciennes, 1840) * Cá Thèo 7 + + LC
(9) Sisoridae Họ cá Chiên
164 Bagarius rutilus Ng & Kottelat, 2000 Cá Chiên 1 + + + + VU VU DD
165 Glyptothorax honghensis Li, 1984 Cá Chiên suối sông hồng 5 + + + DD
166 Glyptothorax hainanensis (Nichols & Pope, 1927) Cá Chiên suối hải nam 3 + + NE
167 Glyptothorax interspinalus (Mai, 1978) Cá Chiên suối - + NT
(10) Clariidae Họ cá Trê
168 Clarias fuscus (Lacepede, 1803) Cá Trê 10 + + + + + LC
169 Clarias gariepinus (Burchell, 1822) * ⸫ Cá Trê phi 1 + + + LC
170 Clarias sp. Cá Trê 9 + + DD
IV Osmeriformes Bộ cá Ốt me
(11) Salangidae Họ cá Ngần
171 Salanx chinensis (Osbeck, 1765) Cá Ngần trắng - + DD
172 Salanx ariakensis Kishinouye, 1902 Cá Ngần đầu nhọn - + NE
V Cyprinodontiformes Bộ cá Bạc đầu
(12) Aplocheilidae Họ cá Bạc đầu
173 Aplocheilus panchax (Hamilton, 1822) Cá Bạc đầu - + + LC
13
(13) Poeciliidae Họ cá Ăn muỗi
174 Gambusia affinis (Gaird & Birard, 1853) ⸫ Cá Ăn muỗi - + + + LC
175 Poecilia reticulata Peters, 1860 ⸫ Cá Bảy màu - + + NE
VI Beloniformes Bộ cá Nhái
(14) Adrianichthyidae Họ cá Sóc
176 Oryzias latipes (Temm. & Schl., 1846) Cá Sóc - + NE
177 Oryzias sinensis Chen, Uwa & Chu, 1989 Cá Sóc trung hoa - + LC
VII Synbranchiformes Bộ cá Mang liền
(15) Synbranchidae Họ Lƣơn thƣờng
178 Monopterus albus (Zuiew, 1793) * Lươn thường 5 + + + + + LC
(16) Mastacembelidae Họ cá Chạch sông
179 Mastacembelus armatus (Lacepède, 1800) * Cá Chạch sông 19 + + + + + LC
180 Mastacembelus aculeatus Basilewsky, 1855 Cá Chạch gai - + NE
181 Sinobdella sinensis (Bleeker, 1870) Cá Chạch gai trung hoa - + + + LC
VIII Perciformes Bộ cá Vƣợc
(17) Percichthyidae Họ cá Rô mo
182 Siniperca kwangsiensis Fang & Chong, 1932 Cá Rô mo dài - + DD
183 Siniperca scherzeri Steidanchner, 1892 Cá Rô mo ser chê 17 + + + + DD
184 Siniperca chuatsi(Basilewsky, 1855) Cá Rô mo - + NE
185 Siniperca vietnamensis Mai, 1978 Cá Rô mo cao - + + DD
186 Coreoperca whiteheadi Boulenger, 1900 * Cá Rô mo đầu trắng 32 + + + + LC
(18) Cichlidae Họ cá Rô phi
187 Oreochromis niloticus (Linnaeus, 1758) * ⸫ Cá Rô phi vằn 5 + + + NE
188 Oreochromis mossambicus (Peters, 1852) * ⸫ Cá Rô phi đen 5 + + NT
(19) Eleotridae Họ cá Bống đen
189 Eleotris fusca (Forster, 1801) Cá Bống đen tối - + LC
(20) Odontobutidae Họ cá Bống đen ống tròn
190 Sineleotris chalmersi (Nichols & Pope, 1927) Cá Bống suối đầu ngắn 5 + + LC
14
191 Sineleotris namxamensis Chen & Kottelat, 2004 Cá Bống nhỏ 3 + + DD
192 Neodontobutis tonkinensis (Mai, 1978) Cá Bống suối bắc bộ 3 + + DD
(21) Gobiidae Họ cá Bống trắng
193 Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) Cá Bống cát tối 8 + + LC
194 Rhinogobius giurinus (Rutter, 1897) Cá Bống đá 3 + + + + + LC
195 Rhinogobius leavelli (Herre, 1935) Cá Bống than 6 + + + LC
196 Rhinogobius brunneus (Tem. & Sch., 1845) Cá Bống khe 4 + + + DD
(22) Anabantidae Họ cá Rô đồng
197 Anabas testudineus (Bloch, 1792) Cá Rô đồng 5 + + + + DD
(23) Osphronemidae Họ cá Sặc
198 Macropodus opercularis(Linnaeus, 1758) Cá Đuôi cờ thường 3 + + + + + LC
(24) Channidae Họ cá Quả
199 Channa orientalisBloch & Schneider, 1801 Cá Chành dục - + NE
200 Channa maculata (Lacepède, 1801) * Cá Chuối 5 + + EN EN LC
201 Channa gachua (Hamilton, 1822) Cá Chuối suối 6 + + LC
202 Channa striata (Bloch, 1793) Cá Lóc 4 + + + + LC
Tổng cộng
1270
56
101
107
54
124
3
3
32
9
9
202
Ghi chú:
1 – Mai Đình Yên (1978); 2 – Nguyễn Văn Hảo (2001, 2005); 3 – Ngô Sỹ Vân (2005a); 4 – Nguyễn Kiêm Sơn (2005b); 5 – Tác giả
(2017); (*) - Loài có giá trị kinh tế; (⸫) - Loài nhập nội và nuôi; (Θ) – Loài đặc hữu cho miền Bắc; (Ꚛ) – Loài đặc hữu cho KVNC; (-)
– Loài ghi nhận trước đây tại KVNC không thu được mẫu; SĐVN – Sách Đỏ Việt Nam; IUCN – Danh Lục đỏ IUCN; BNN-loài có
tên trong danh mục các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển của Bộ
NN&PTNT.
(NE – Không đánh giá; LC – ít quan tâm; DD – thiếu dẫn liệu; NT – gần bị đe dọa; VU – sẽ nguy cấp; EN – nguy cấp; CR – rất nguy
cấp; EW – tuyệt chủng ngoài thiên nhiên).
15
3.1.2. Nhận xét về danh pháp và vị trí phân loại
Để có được danh sách loài trên đã hiệu chỉnh tên đơn vị phân loại, tên tác giả
hoặc vị trí phân loại của 53 loài 16 giống.
3.1.3. Tính chất đa dạng thành phần loài của khu hệ
Lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng thể hiện độ đa dạng thành phần loài cả
về bậc bộ, bậc họ, bậc giống và bậc loài được trình bày ở Bảng 3. 2.
Bảng 3. 2. Số lƣợng và tỷ lệ % các họ, các giống, các loài có trong các bộ
TT Bộ Tên Việt Nam
Họ Giống Loài
SL % SL % SL %
1 Beloniformes Bộ cá Kìm 1 4,17 1 1,01 2 0,99
2 Characiformes Bộ cá Hồng nhung 1 4,17 1 1,01 1 0,50
3 Cypriniformes Bộ cá Chép 4 16,67 69 69,70 144 71,29
4 Cyprinodontiformes Bộ cá Sóc 2 8,33 3 3,03 3 1,49
5 Osmeriformes Bộ cá Ngần 1 4,17 1 1,01 2 0,99
6 Perciformes Bộ cá Vược 8 33,33 11 11,11 21 10,40
7 Siluriformes Bộ cá Nheo 5 20,83 10 10,10 25 12,38
8 Synbranchiformes Bộ cá Mang liền 2 8,33 3 3,03 4 1,98
Tổng cộng 24 100 99 100 202 100
Về bậc bộ: bộ cá Vược có số họ nhiều nhất với 8 họ, chiếm 33,33%; tiếp theo
là bộ cá Nheo có 5 họ, chiếm 20,83%; bộ cá Chép có 4 họ, chiếm 16,67%; bộ cá
Mang liền và bộ cá Sóc cùng có 2 họ, chiếm 8,33%; có 3 bộ cá chỉ có 1 họ là bộ
Hồng nhung, bộ cá Kìm và bộ cá Ngần chiếm 4,17% (Bảng 3. 2).
Về bậc họ: họ cá Chép (Cyprinidae) cho số lượng giống lớn nhất với 59 giống,
chiếm 59,60%; ba họ có 4 giống là họ cá Chạch vây bằng (Balitoridae), họ cá Chạch
(Cobitidae), họ cá Lăng (Bagridae) chiếm 4,04%; 8 họ cá có 2 giống gồm: họ cá
Bống trắng (Gobiidae), họ cá Chạch sông (Mastacembelidae), họ cá Chạch cật
(Nemacheilidae), họ cá Bống tròn (Odotobutidae), họ cá Rô mo (Percichthyidae), họ
cá Ăn muỗi (Poeciliidae), họ cá Nheo (Siluridae) và họ cá Chiên (Sisoridae), chiếm
2,02%; 12 họ có 1 giống, chiếm 1,01%.
Về bậc giống: 99 giống cá có 52 giống đa loài, có từ 2 đến 7 loài, chiếm
52,53%; và 47 giống đơn loài, chiếm 47,47%. Có 1 giống cá có số loài đa dạng nhất
với 7 loài là giống Acrossocheilus, chiếm 3,47%; tiếp đến là giống Schistura và
Acheilognathus cùng có 6 loài, mỗi giống chiếm 2,97%; có 03 giống cho 5 loài, chiếm
2,48%; có 7 giống cho 04 loài, chiếm 1,98%; có 15 giống cho 03 loài, chiếm 1,49%;
có 24 giống có hai loài; còn lại 47 giống đơn loài. Xét về tỷ lệ giống có số loài chiếm
trên 1% tổng số giống có mặt tại khu hệ nghiên cứu, thì có 28 giống cho tỷ lệ trên 1%,
chiếm 28,28%; còn lại 71 giống cho tỷ lệ dưới 1%, chiếm 71,72%.
Về bậc loài: bộ cá Chép có số lượng loài nhiều nhất với 144 loài, chiếm 71,29%;
tiếp theo là bộ cá Nheo có 25 loài, chiếm 12,38%; bộ cá Vược có số lượng 21 loài,
chiếm 10,40%. Các bộ cá còn lại có số loài ít từ 1 đến 4 loài. Trong các họ cá phân bố
ở khu vực nghiên cứu, họ cá Chép (Cyprinidae) có số loài nhiều nhất, 122 loài, thuộc
59 giống, chiếm 60,4%; tiếp theo là họ cá Lăng có 10 loài, chiếm 4,95%; họ cá Chạch
16
vây bằng (Balitoridae) và họ cá Chạch cật (Nemacheilidae) cùng có 8 loài, chiếm
3,96%; họ cá Chạch (Cobitidae) có 6 loài, chiếm 2,97%; họ cá Rô mo
(Percichthyidae) và họ cá Nheo (Siluridae) có 5 loài, chiếm 2,48%; các họ cá còn lại
có từ 1 đến 4 loài, lần lượt chiếm từ 0,5% - 1,98%.
3.1.4. Mô tả đặc điểm hình thái các loài ghi nhận phân bố mới ở KVNC
Trong 202 loài cá đã được ghi nhận tại lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng,
trong luận án đã mô tả chi tiết đặc điểm hình thái của 10 đơn vị phân loại chưa loại
được tới loài gồm Opsariichthys sp., Pseodorasbora sp., Abbottina sp., Spinibarbus
sp., Acrossocheilus sp., Ptychidio sp., Vietnamia sp., Schistura sp1, Schistura sp2,
Clarias sp. và 3 loài ghi nhận phân bố mới cho Việt Nam mà chưa được tác giả trong
nước mô tả gồm Acrossocheilus malachopterus; Rectoris longibarbus và Ptychidio
jordani.
3.2. Giá trị bảo tồn của khu hệ
3.2.1. Tính chất đặc hữu
28 loài cá đặc hữu Miền Bắc Việt Nam có phân bố ở KVNC, chiếm 13,86 %.
Có 12 loài đặc hữu mới chỉ tìm thấy ở KVNC mà chưa tìm thấy ở các khu vực khác ở
Việt Nam, chiếm 5,9%.
So sánh số loài đặc hữu trong bộ cá Chép có ở KVNC với số loài đặc hữu
trong bộ cá chép trên cả nước và Bắc Việt Nam được trình bày ở Hình 3. 18.
Bộ cá Chép (Cypriniformes) có 79 loài đặc hữu trên cả nước, thì Miền Bắc có
23 loài (chiếm, 29,1%) phân bố ở KVNC; riêng lưu vực sông Bằng Giang- Kỳ Cùng
có 8 loài (chiếm, 10,1%).
Ở Miền Bắc có 63 loài đặc hữu trong bộ cá Chép (Cypriniformes), thì số loài
phân bố tại KVNC là 23 loài (chiếm, 36,5%), riêng KVNC là 8 loài (chiếm, 12,7%).
Có 1 giống và 4 loài đặc hữu từ phía Nam Trung Quốc có phân bố ở KVNC
gồm: Ptychidio và loài cá Miệng cuộn Ptychidio jordani, loài cá Anh Rectoris
longibarbus, loài cá Chát Acrossocheilus malacopterus và loài cá Chép gốc
Procypris mera.
Hình 3. 18. Biểu đồ chỉ số lƣợng, tỷ lệ % loài đặc hữu có ở KVNC
17
3.2.2. Số loài ghi nhận có trong SĐVN, QĐ 82 –BNN, danh lục đỏ IUCN
3.2.2.1. Loài ghi trong SĐVN
Theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) đã ghi nhận được tại khu hệ nghiên cứu có 9
loài được ghi trong Sách Đỏ (chiếm 4,45%). Trong đó có 5 loài mức độ sẽ nguy cấp
(VU), 2 loài ở mức nguy cấp (EN), 1 loài mức rất nguy cấp (CR) và 1 loài tuyệt
chủng ngoài tự nhiên (EW).
3.2.2.2. Loài có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo tồn và phát triển theo QĐ 82 –BNN
& PTNT
Theo QĐ 82 – BNN & PTNT năm 2008, trong khu vực nghiên cứu có 9 loài có
giá trị bảo tồn, (chiếm 4,45% tổng số loài tại KVNC) bao gồm: 7 loài ở mức nguy
cấp (VU); 2 loài ở mức nguy cấp (EN).
3.2.2.3. Tỷ lệ loài cá ghi trong Danh Lục Đỏ IUCN
Có 15 loài có tên trong Danh Lục Đỏ IUCN (2017) gồm: 6 loài sắp bị đe dọa
(NT), (chiếm 3,0%); 8 loài ở mức độ sẽ nguy cấp (VU), (chiếm 4,0%) và 1 loài rất
nguy cấp (CR), (chiếm 0,5%).
3.3. Phân bố của các loài cá lƣu vực sông Bằng Giang-Kỳ Cùng
3.3.1. Phân bố theo các huyện thuộc khu vực nghiên cứu
Số lượng loài bắt gặp tại các huyện thuộc khu vực nghiên cứu được trình bày ở
Hình 3. 22.
Hình 3. 22. Biểu đồ phân bố số loài cá và tỷ lệ % bắt gặp tại các huyện thuộc
KVNC
3.3.2. Phân bố theo hệ sinh thái thủy vực
Lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng có các kiểu hệ sinh thái thủy vực sau:
- Hệ sinh thái nước đứng gồm: ao, hồ và ruộng.
- Hệ sinh thái nước chảy: được chia ra hệ sinh thái sông, suối, sông chính
và phụ lưu của nó.
- Các dẫn liệu về sự phân bố của các loài tại lưu vực sông Kỳ Cùng và
sông Bằng Giang được thống kê và trình bày ở Hình 3. 23 và Hình 3. 24.
18
Hình 3. 24. Biểu đồ so sánh số lƣợng và tỷ lệ (%) các loài cá phân bố theo HST ở
các thủy vực sông Kỳ Cùng
Hình 3. 24. Biểu đồ so sánh số lƣợng và tỷ lệ (%) các loài cá phân bố theo HST ở
các thủy vực sông Bằng Giang
3.3.3. Phân bố theo địa hình
Lưu vực sông Bằng Giang và sông Kỳ Cùng có hai dạng địa hình chính: địa
hình núi đồi và địa hình máng trũng bằng phẳng, tuy nhiên ở mỗi lưu vực sông lại có
sự khác nhau. Lưu vực sông Bằng Giang địa hình đồi núi có số loài bắt gặp nhiều hơn
so với địa hình máng trũng, với 105 loài, địa hình máng trũng có số loài thấp hơn, chỉ
có 66 loài, số loài bắt gặp ở cả hai dạng địa hình là 59 loài. Ngược với lưu vực sông
Bằng Giang, lưu vực sông Kỳ Cùng địa hình máng trũng có số loài cao hơn với 103
loài, địa hình đồi núi có số loài thấp hơn, chỉ là 51 loài, số loài chung cho cả hai dạng
địa hình là 42 loài (Hình 3. 25).
19
Hình 3. 25. Biểu đồ số loài cá bắt gặp theo địa hình tại KVNC
3.3.4. Đặc điểm phân bố theo chiều thẳng đứng
Trên cơ sở hình thái tự nhiên về sinh cảnh sống, điều kiện môi trường và theo
Fishbase (2017). Trong tổng số 202 loài cá đã xác định tại khu vực nghiên cứu, được
phân chia thành 3 nhóm: nhóm cá sống tầng đáy và giáp đáy, nhóm cá tầng giữa sống
lơ lửng, và nhóm cá sống tầng trên, cá nổi.
Nhóm cá tầng trên có số loài thấp nhất, 3 loài (chiếm 1,5%); nhóm cá tầng giữa
có số loài nhiều nhất, 140 loài (chiếm 69,3%), nhóm cá tầng đáy và giáp đáy có 59
loài (chiếm 29,2%) (Hình 3. 26).
Hình 3. 26. So sánh số lƣợng, tỷ lệ (%) các loài cá phân bố theo các tầng nƣớc
20
3.4. So sánh thành phần loài khu hệ cá KVNC với các khu hệ cá khác
3.4.1. So sánh các đơn vị phân loại giữa khu hệ cá KVNC với các khu hệ cá khác
Khu vực nghiên cứu có mức độ đa dạng sinh học cao so với các khu vực khác
cả ở bậc bộ, bậc họ, bậc giống và bậc loài (Hình 3. 27).
Hình 3. 27. So sánh các đơn vị phân loại giữa KVNC với các khu hệ cá lân cận
3.4.2. So sánh mức độ gần gũi giữa KVNC với các khu vực lân cận
So sánh mức độ gần gũi về thành phần loài giữa các khu hệ cá đại diện cho các
khu địa lý cá nước ngọt miền Bắc (Hình 3. 28).
Hình 3. 28. Sơ đồ quan hệ về thành phần loài gữa KVNC với các khu hệ cá khác
21
Kết quả cho thấy, khu vực nghiên cứu có quan hệ ở mức độ rất gần gần gũi với
các khu hệ cá: sông Hồng (hệ số gần gũi S = 0,88); sông Đà (hệ số gần gũi S = 0,70);
sông Lam (hệ số gần gũi S = 0,72). Mức độ gần gũi với khu hệ cá sông Mã (hệ số gần
gũi S = 0,59) và có quan hệ ít gần gũi với khu hệ cá sông Gianh (hệ số gần gũi S =
0,33). Hình 3. 28 thể hiện mối quan hệ về thành phần loài giữa KVNC với các khu hệ
cá khác, được phân tích bằng phần mềm Pass 3.0. Kết quả cho thấy các lưu vực sông
gần nhau có quan hệ gần gũi với nhau, tạo thành 2 nhóm quan hệ: 1 - KVNC với lưu
vực sông Hồng và sông Đà, trong đó sông Hồng, sông Đà tạo thành nhóm quan hệ
nhỏ, gần gũi với KVNC; 2 – lưu vực sông Mã, sông Lam và sông Gianh, trong đó
sông Mã, sông Lam là một nhóm nhỏ, quan hệ gần gũi với sông Gianh
3.5. Đặc điểm địa động vật của khu hệ cá KVNC và vị trí của khu vực này trong
phân vùng địa lý phân bố cá nƣớc ngọt Việt Nam
Khu hệ cá sông Bằng Giang - Kỳ Cùng gồm các nhóm loài có nguồn gốc khác
nhau, thuộc hai phân vùng địa động vật: phân vùng Bắc Việt Nam - Hoa Nam và
phân vùng Ấn Độ - Mã lai, thuộc vùng Đông Phương, được trình bày ở Hình 3. 29
dưới đây.
Hình 3. 29. Nguồn gốc địa động vật của các loài cá tại khu vực nghiên cứu
Nguồn gốc Bắc Việt Nam - Hoa Nam có 145 loài, chiếm 82,9%; nguồn gốc
Ấn Độ - Mã Lai có số loài rất ít với 7 loài, chiếm 4,0%. Như vậy, khu hệ cá lưu vực
sông Bằng Giang – Kỳ Cùng có nguồn gốc Bắc Việt Nam - Hoa Nam chiếm ưu thế
so với nguồn gốc Ấn Độ - Mã Lai.
3.6. Giá trị của các loài cá thuộc lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng
Khu vực nghiên cứu đã xác định được có 34 loài cá có giá trị kinh tế, 25 loài
có giá trị bảo tồn, 15 loài có giá trị làm thuốc, 47 loài có giá trị làm cảnh, 13 loài có
giá trị phòng bệnh cho người và 10 loài có giá trị diệt sâu bệnh cho cây trồng.
22
3.7. Tình hình khai thác của ngƣ dân, ngƣ cụ khai thác
Quá trình thực địa, điều tra, phỏng vấn người dân tham gia đánh bắt tại các địa
phương trên địa bàn nghiên cứu cho thấy nguồn lợi cá tự nhiên ở lưu vực sông Bằng
Giang – Kỳ Cùng đang suy giảm.
3.7.1. Một số ngư cụ dùng trong khai thác chính ở KVNC
Khu vực nghiên cứu sử dụng 3 ngư cụ khai thác cá chính là: lưới, xung điện và
chài.
3.7.2. Nguồn lợi cá nuôi, cá tự nhiên trên địa bàn nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu có 18 loài cá nuôi với mục đích cung cấp nguồn thực
phẩm, làm cảnh cho nhân dân trong vùng, chiếm 8,9%. Nhìn chung, sản lượng cá
nuôi tại khu vực nghiên cứu cao gấp 3 – 4 lần so với tổng sản lượng cá khai thác tự
nhiên (Hình 3. 44 và 3. 45).
Hình 3. 44. Tỷ lệ % sản lƣợng cá nuôi, cá tự nhiên tại tỉnh Cao Bằng
Hình 3. 45. Tỷ lệ % sản lƣợng cá nuôi, cá tự nhiên tại tỉnh Lạng Sơn
23
3.7.3. Nguyên nhân suy giảm nguồn lợi
Suy giảm nguồn lợi phải kể đến nguyên nhân do biến đổi khí hậu toàn cầu ảnh
hưởng đến chế độ thủy văn của các lưu vực; do dân số tăng nhanh áp lực lên nhu cầu
sinh kế, nhu cầu làm thực phẩm; sự phát triển đô thị hóa, khu công nghiệp, xây cầu,
làm thủy điện, nhà máy đã làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường nước; kỹ thuật khai
thác cá mang tính hủy diệt. Tất cả các nguyên nhân trên đã và đang tác động trực tiếp
lên nguồn lợi cá tại KVNC.
3.7.4. Phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ, bảo tồn đa dạng
sinh học cá
3.7.4.1. Phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi
Các đối trượng cần được ưu tiên phục hồi tái tạo tại khu vực nghiên cứu bao
gồm: cá Anh Vũ (Semilabeo notabilis), cá Lăng chấm (Hemibagrus guttatus), cá
Lăng (Hemibagrus vietnamicus), cá Chiên (Bagarius rutilus), cá Chuối hoa (Channa
maculata), cá Chày đất (Spinibarbus caldwelli), cá Sỉnh (Onychostoma gerlachi), và
chú ý đến các loài có giá trị kinh tế. Song song với việc phục hồi, tái tạo nguồn lợi
thủy sản trên hệ thống Bằng Giang – Kỳ Cùng,
3.7.4.2. Bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học cá tại khu vực nghiên cứu
Bảo tồn các loài cá quý hiếm, có giá trị về mặt khoa học, kinh tế cao đang có
nguy cơ bị tuyệt chủng tại khu vực nghiên cứu cần có các giải pháp: Giải pháp chung
và giải pháp cụ thể.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Kết quả nghiên cứu lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng xác định được 202 loài
cá thuộc 99 giống, 24 họ và 8 bộ. Trong đó 124 loài thu được mẫu, 78 loài không
thu được mẫu, 170 loài được tổng hợp từ các nghiên cứu trước. Bổ sung cho khoa
học 1 giống và 1 loài mới, KVNC và cá nước ngọt Việt Nam 3 giống và 3 loài, 22
loài được ghi nhận phân bố mới cho KVNC và có 10 đơn vị phân loại chưa định
loại được đến loài. Có 28 loài đặc hữu miền Bắc Việt Nam, 12 loài mới chỉ ghi
nhận được tại KVNC, 25 loài cần được bảo tồn (9 loài SĐVN, 9 loài QĐ 82 và 15
loài theo IUCN). Bộ cá Vược có số họ nhiều nhất với 8 họ chiếm 33,33%; họ cá
Chép có số giống nhiều nhất 59 giống chiếm 59,6%; về bậc giống có 52 giống đa
loài, 47 giống đơn loài, giống cá Chát (Acrossocheilus) cho số loài nhiều nhất 7
loài; về bậc loài bộ cá Chép có 144 loài và họ cá Chép có 122 loài, chiếm ưu thế
so với các bộ, họ khác.
2. Về phân bố: KVNC huyện Phục Hòa và huyện Tràng Định có số loài nhiều nhất,
74 và 75 loài; HST nước chảy ưu thế hơn so với HST nước tĩnh, sông chính có số
loài nhiều hơn phụ lưu; sông Bằng Giang ở địa hình đồi núi và sông Kỳ Cùng ở
địa hình máng trũng có số loài nhiều hơn; phân bố theo tầng nước thì số loài sống
24
tầng giữa chiếm ưu thế. Về mức độ tương đồng thành phần loài: KVNC đa dạng
hơn các khu vực lân cận về bộ, họ, giống và loài; có quan hệ rất gần gũi với lưu
vực sông Hồng, sông Đà và sông Lam, quan hệ mức gần gũi với sông Mã, ít gần
gũi với sông Gianh. Về phân bố địa lý, địa động vật: KVNC có 4 yếu tố phân bố:
Yếu tố đặc hữu, yếu tố phân bố rộng, yếu tố Bắc Việt Nam – Hoa Nam và yếu tố
Mê Công, trong đó yếu tố Bắc Việt Nam – Hoa Nam chiếm ưu thế, chiếm 82,9%.
KVNC thuộc phân vùng địa động vật Bắc Việt Nam - Hoa Nam.
3. Tại KVNC có 34 loài cá kinh tế; 18 loài cá nuôi, trong đó 11 loài có nguồn gốc
nhập ngoại, 15 loài có giá trị làm thuốc, 47 loài cá làm cảnh, 13 loài cá phòng
bệnh cho người, 10 loài cá có tác dụng diệt sâu bệnh cho cây trồng; nguồn lợi cá
nuôi chiếm ưu thế so với nguồn lợi cá tự nhiên tại KVNC.
KIẾN NGHỊ
1. Đưa loài cá Miệng cuộn (Ptychidio jordani) theo danh lục IUCN vào danh sách
các loài cần được bảo tồn tại KVNC và Việt Nam.
2. - Xây dựng kế hoạch triển khai bảo vệ nghiêm ngặt đối với khúc sông chảy qua
xã Đình Phong, khu vực thác Bản Giốc xã Đàm Thủy huyện Trùng Khánh, nơi
đây là bãi đẻ của một số loài cá có giá tri bảo tồn được ghi trong Sách Đỏ Việt
Nam, cần nghiêm cấm đánh bắt vào mùa sinh sản từ tháng 1 – 3 âm lịch. Loài cá
cần bảo vệ: cá Anh vũ (Semilabeo notabilis), loài cá Lăng chấm (Hemibagrus
guttatus). Bảo vệ bãi đẻ khúc sông gần cửa khẩu Tà Lùng thuộc xã Mỹ Đức,
huyện Phục Hòa, là nơi sống và sinh sản loài cá Chiên, loài cá Anh vũ và loài cá
Lăng chấm được ghi trong SĐVN.
- Xây dựng các kế hoạch hành động để bảo vệ khúc sông từ thị trấn Thất Khê đến
biên giới Việt Trung, khu vực này là bãi đẻ của các loài cá quý hiếm: loài cá
Chiên (Bagarius rutilus), loài cá Ngựa bắc (Folifer brevifilis), loài cá Anh vũ
(Semilabeo notabilis) và loài cá Lăng chấm (Hemibagrus guttatus), và nhiều loài
cá khác, thời gian cấm 3 tháng, từ tháng 1-3 âm lịch.
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Xác định được đầy đủ nhất về thành phần loài cá ở khu hệ cá lưu vực sông
Bằng Giang – Kỳ Cùng với 202 loài, thuộc 99 giống, 24 họ và 8 bộ; đã bổ sung cho
khoa học 1 giống và 1 loài mới, bổ sung cho khu hệ cá Việt Nam 3 giống 3 loài và
cho vùng nghiên cứu 3 giống, 22 loài mới.
Xác định được đặc điểm phân bố của các loài cá ở khu vực nghiên cứu
Đã phát hiện khu hệ cá lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng có 25 loài có giá
trị bảo tồn và tình trạng của chúng.
Đề xuất được 2 giải pháp khai thác hợp lý, bảo tồn và phát triển bền vững
nguồn lợi cá tại khu vực nghiên cứu.
25
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Nguyễn Văn Giang, Nguyễn Hữu Dực, Nguyễn Kiêm Sơn (2015), "Dẫn liệu về
thành phần loài cá sông Kỳ Cùng, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam", Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. 31(4S), 50-55
2. Nguyễn Văn Giang, Nguyễn Hữu Dực, Nguyễn Kiêm Sơn (2015), "Dẫn liệu về
thành phần loài cá sông Bằng Giang, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam"Hội nghị Khoa
học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 6, Nxb Khoa học và
Công nghệ, Hà Nội, 91 - 95.
3. Nguyễn Văn Hảo, Ngô Sỹ Vân, Nguyễn Văn Giang (2016), "Mô tả giống cá mới
Vietnamia gen. n. và một loài mới Vietnamia remtua sp. n thuộc phân họ
Labeoninae (Cyprinidae, Cypriniformes) được phát hiện ở Cao Bằng, Việt Nam",
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 103 - 111.
4. Nguyễn Văn Giang, Nguyễn Hữu Dực, Nguyễn Kiêm Sơn (2016), "Bổ sung loài
cá chát (Acrosocheilus malacopterus Zhang, 2005), cho khu hệ cá nước ngọt Việt
Nam"Báo cáo Khoa học, Hội nghị toàn Quốc lần thứ hai Hệ thống Bảo tàng
Thiên nhiên Việt Nam, Nxb, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Giang, Nguyễn Hữu Dực, Nguyễn Kiêm Sơn (2017), "Ghi nhận
mới loài Rectoris longibarbus Zhu, Zhang & Lan 2012 (Cyprinidae) cho khu hệ
cá nước ngọt Việt Nam", Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và
Công nghệ. 33(1S), 1-6.

More Related Content

Similar to Luận án: Nghiên cứu khu hệ cá lưu vực sông Bằng Giang, HAY

Danh gia tac dong cua cong trinh thuy dien trung son den da
Danh gia tac dong cua cong trinh thuy dien trung son den da Danh gia tac dong cua cong trinh thuy dien trung son den da
Danh gia tac dong cua cong trinh thuy dien trung son den da
atrieu69
 
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc BộVùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Hoàng Mai
 

Similar to Luận án: Nghiên cứu khu hệ cá lưu vực sông Bằng Giang, HAY (20)

Nghiên Cứu Thành Phần Loài Và Đặc Điểm Phân Bố Của Các Loài Cá Sông Bàn Thạch...
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Và Đặc Điểm Phân Bố Của Các Loài Cá Sông Bàn Thạch...Nghiên Cứu Thành Phần Loài Và Đặc Điểm Phân Bố Của Các Loài Cá Sông Bàn Thạch...
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Và Đặc Điểm Phân Bố Của Các Loài Cá Sông Bàn Thạch...
 
Đồ án Thiết kế sơ bộ tàu câu cá ngừ đại dương thừa kế kinh nghiệm của ngư dân...
Đồ án Thiết kế sơ bộ tàu câu cá ngừ đại dương thừa kế kinh nghiệm của ngư dân...Đồ án Thiết kế sơ bộ tàu câu cá ngừ đại dương thừa kế kinh nghiệm của ngư dân...
Đồ án Thiết kế sơ bộ tàu câu cá ngừ đại dương thừa kế kinh nghiệm của ngư dân...
 
GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...
GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...
GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...
 
Luận án: Thành phần loài giun tròn ký sinh ở một số loài cá, HAY
Luận án: Thành phần loài giun tròn ký sinh ở một số loài cá, HAYLuận án: Thành phần loài giun tròn ký sinh ở một số loài cá, HAY
Luận án: Thành phần loài giun tròn ký sinh ở một số loài cá, HAY
 
Danh gia tac dong cua cong trinh thuy dien trung son den da
Danh gia tac dong cua cong trinh thuy dien trung son den da Danh gia tac dong cua cong trinh thuy dien trung son den da
Danh gia tac dong cua cong trinh thuy dien trung son den da
 
8
88
8
 
Luận án: Khả năng nhân giống cá Ong căng ở Huế, HAY
Luận án: Khả năng nhân giống cá Ong căng ở Huế, HAYLuận án: Khả năng nhân giống cá Ong căng ở Huế, HAY
Luận án: Khả năng nhân giống cá Ong căng ở Huế, HAY
 
Đồ Án Sấy Thiết Kế Hệ Thống Sấy Mực Dùng Thiết Bị Sấy Buồng Năng Suất 750 Kg mẻ
Đồ Án Sấy Thiết Kế Hệ Thống Sấy Mực Dùng Thiết Bị Sấy Buồng Năng Suất 750 Kg mẻĐồ Án Sấy Thiết Kế Hệ Thống Sấy Mực Dùng Thiết Bị Sấy Buồng Năng Suất 750 Kg mẻ
Đồ Án Sấy Thiết Kế Hệ Thống Sấy Mực Dùng Thiết Bị Sấy Buồng Năng Suất 750 Kg mẻ
 
7.LeDucTho.pdf
7.LeDucTho.pdf7.LeDucTho.pdf
7.LeDucTho.pdf
 
Ca chinh
Ca chinhCa chinh
Ca chinh
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Giá Trị Tôm Xuất Khẩu.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Giá Trị Tôm Xuất Khẩu.docxKhóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Giá Trị Tôm Xuất Khẩu.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Giá Trị Tôm Xuất Khẩu.docx
 
Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh sóc Trang
Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh sóc TrangQuản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh sóc Trang
Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh sóc Trang
 
Can gio tourist
Can gio touristCan gio tourist
Can gio tourist
 
Can Gio Tourist tổ chức các tour du lịch cần giờ giá rẻ phục vụ du khách
Can Gio Tourist tổ chức các tour du lịch cần giờ giá rẻ phục vụ du kháchCan Gio Tourist tổ chức các tour du lịch cần giờ giá rẻ phục vụ du khách
Can Gio Tourist tổ chức các tour du lịch cần giờ giá rẻ phục vụ du khách
 
Hiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây Nguyên
Hiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây NguyênHiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây Nguyên
Hiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây Nguyên
 
Chuyên Đề 13 ĐVTS.pptx
Chuyên Đề 13 ĐVTS.pptxChuyên Đề 13 ĐVTS.pptx
Chuyên Đề 13 ĐVTS.pptx
 
Luận văn: Đặc trưng khu hệ cá vùng biển vịnh Hạ Long, HAY - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Đặc trưng khu hệ cá vùng biển vịnh Hạ Long, HAY - Gửi miễn phí qua ...Luận văn: Đặc trưng khu hệ cá vùng biển vịnh Hạ Long, HAY - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Đặc trưng khu hệ cá vùng biển vịnh Hạ Long, HAY - Gửi miễn phí qua ...
 
NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG KHU HỆ CÁ VÙNG BIỂN VỊNH HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH 716836...
NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG KHU HỆ CÁ VÙNG BIỂN VỊNH HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH 716836...NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG KHU HỆ CÁ VÙNG BIỂN VỊNH HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH 716836...
NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG KHU HỆ CÁ VÙNG BIỂN VỊNH HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH 716836...
 
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc BộVùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
 
Phát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.docPhát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.doc
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Recently uploaded (20)

TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 

Luận án: Nghiên cứu khu hệ cá lưu vực sông Bằng Giang, HAY

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGUYỄN VĂN GIANG NGHIÊN CỨU KHU HỆ CÁ LƢU VỰC SÔNG BẰNG GIANG - KỲ CÙNG THUỘC ĐỊA PHẬN VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC HÀ NỘI – 2018
  • 2. Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Nguyễn Hữu Dực Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Nguyễn Kiêm Sơn Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi … giờ ….’, ngày … tháng … năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam
  • 3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Hàng năm lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng cung cấp một lượng cá quan trọng cho nhân dân hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng. Trong những thập niên gần đây sông Bằng Giang - Kỳ Cùng đang phải chịu sự tác động mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế - xã hội: khai thác khoáng sản, rác thải sinh hoạt, các hoạt động trong công nghiệp, gia tăng sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến đời sống các loài cá và các loài thủy sinh vật khác. Tuy vây, cho tới nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về khu hệ cá ở đây. Vì vậy nghiên cứu đầy đủ tài nguyên đa dạng sinh học các loài cá, đánh giá hiện trạng khai thác và các hoạt động bất lợi lên nguồn lợi cá, góp phần xây dựng những cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp bảo vệ, sử dụng hợp lý, phát triển bền vững nguồn lợi cá của hệ thống sông Bằng Giang - Kỳ Cùng là cấp thiết. Xuất phát từ thực trạng trên, chọn đề tài “Nghiên cứu khu hệ cá lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng thuộc địa phận Việt Nam” 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án Xác định thành phần loài, mức độ đa dạng thành phần loài cá trong các đơn vị phân loại của cá ở KVNC. Đặc điểm phân bố theo địa điểm, nhóm sinh thái của các loài cá thuộc KVNC, xác định phân bố địa lý khu hệ cá Bằng Giang – Kỳ Cùng. Điều tra, đánh giá hiện trạng nguồn lợi và nghề cá tại KVNC. Đề xuất một số biện pháp bảo vệ, khai thác hợp lí nguồn lợi cá khu hệ sông Bằng Giang – Kỳ Cùng, từ đó xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng và phát triển bền vững nguồn lợi cá. 3. Nội dung nghiên cứu chính của luận án Nghiên cứu đa dạng sinh học thành phần loài cá hệ thông sông Bằng Giang - Kỳ Cùng. Phân tích đặc điểm phân bố địa lí, phân bố theo sinh thái thủy vực của các loài cá ở KVNC. Đặc điểm, tính chất địa động vật của khu hệ cá Cao Lạng đối với khu hệ cá nước ngọt Việt Nam. Đánh giá hiện trạng nguồn lợi, nhu cầu sử dụng, tình hình khai thác của người dân tại KVNC phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ nguồn lợi cá ở KVNC, đề ra biện pháp bảo tồn nguồn lợi cá và phát triển nguồn lợi thủy sản thuộc hệ thống sông Bằng Giang – Kỳ Cùng. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Tình hình nghiên cứu cá nƣớc ngọt 1.1.1. Lược sử nghiên cứu khu hệ cá nước ngọt Việt Nam 1.1.2. Lược sử nghiên cứu khu hệ cá lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng Công trình nghiên cứu đầu tiên ở khu hệ cá Cao Bằng – Lạng Sơn là Vailant E., (1891, 1904), thu thập và định loại 6 loài và mô tả 4 loài mới ở Lai Châu, ghi
  • 4. 2 nhận 5 loài cá ở Lạng Sơn. Chevey P. (1930, 1932, 1936, 1937) nghiên cứu thành phần loài cá nước ngọt ở miền Bắc Việt Nam trong đó có khu hệ cá này. Năm 1978, trong cuốn sách “Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam” Mai Đình Yên đã ghi nhận khu hệ cá Cao Bằng - Lạng Sơn có 56 loài thuộc 47 giống 13 họ, 5 bộ. Công trình “Cá nước ngọt Việt Nam” tập 1 của Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sĩ Vân (2001) và “Cá nước ngọt Việt Nam” tập 2, tập 3 của Nguyễn Văn Hảo (2005), đã ghi nhận khu hệ cá Cao Bằng – Lạng Sơn có 101 loài cá thuộc 69 giống, nằm trong 18 họ và 5 bộ. Năm 2005, Nguyễn Kiêm Sơn đã tiến hành điều tra “Khu hệ cá trong các thủy vực thuộc tỉnh Cao Bằng, Kết quả đã tìm thấy 54 loài cá thuộc thuộc 42 giống, 15 họ và 5 bộ. Năm 2005, Ngô Sỹ Vân, Phạm Anh Tuấn công bố khu hệ cá hai tỉnh Cao Bằng – Lạng Sơn có thành phần loài khá đa dạng phong phú gồm 107 loài thuộc 74 giống 22 họ và 7 bộ, trong đó có nhiều loài cá kinh tế, cá đặc hữu, cá quý hiếm. Nơi đây là bãi đẻ của nhiều loài cá quý hiếm: cá lăng chấm, cá chiên, cá bỗng. Thành phần loài chủ yếu là cá sống ở suối, sông, ao hồ, ít có loài có nguồn gốc từ biển. Ở Trung Quốc đã có những nghiên cứu về thành phần loài cá: động vật chí Trung Quốc cá Quảng Đông và cá Quảng Tây. Tổng số loài ghi nhận tại tỉnh Quảng Tây là 290 loài cá, trong đó sông Tây Giang giáp Việt Nam nhận nguồn nước từ sông Bằng Giang- Kỳ Cùng đã ghi nhận có 125 loài. Những năm gần đây khu hệ cá giáp Việt Nam đã ghi nhận các loài cá mới cho khoa học: cá Chát mala (Acrossocheilus malacopterus), cá Anh (Rectoris longibarbus) và đã ghi nhận có phân bố tại Việt Nam. Thien Quang Huynh and I-Shiung Chen (2013), công bố loài cá Cháo mới Opsariichthys duchuunguyeni từ sông Bằng Giang - Kỳ Cùng thuộc hai tỉnh Cao Bằng – Lạng Sơn, Đông Bắc Việt Nam. Nguyễn Văn Hảo, Vũ Thị Hồng Nguyên, Nguyễn Thị Diệu Phương (2015), mô tả ba loài cá mới thuộc giống Silurus Linnaeus, 1758, (Siluridae, Siluriformes) được phát hiện ở các tỉnh phía bắc Việt Nam: Silurus caobangensis; Silurus langsonensis và Silurus dakrongensis, trong ba loài cá mới được nghiên cứu có 2 loài được thu mẫu tại khu hệ cá Bằng Giang - Kỳ Cùng. Như vậy, đã có 7 công trình nghiên cứu về khu hệ cá lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra khu hệ cá lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng, ghi nhận có 172 loài thuộc 93 giống, 23 họ và 7 bộ. 1.2. Khái quát về đặc điểm tự nhiên và xã hội khu vực nghiên cứu 1.2.1. Đặc điểm tự nhiên KVNC 1.2.1.1. Vị trí địa lý Hệ thống sông Bằng Giang – Kỳ Cùng nằm về phía Đông Bắc của Việt Nam thuộc hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn. Diện tích toàn vùng là 11.220 km2 .
  • 5. 3 1.2.1.2. Đặc điểm về hình thái và địa hình Hệ thống sông Bằng Giang – Kỳ Cùng nằm trong vùng trũng xuống so với khu vực xung quanh, thường gọi là máng trũng Cao – Lạng. Bao quanh về phía Tây Bắc, Tây và Tây Nam là những dãy núi cao nhất khu Đông Bắc mà đỉnh cao nhất là Pia Oắc 1930 m. Phía Đông Nam là vùng núi thấp với đỉnh cao nhất là đỉnh Mẫu Sơn 1541 m, Bà Xá 1166 m. Phía Cực Bắc, các đỉnh cao nhất đều đạt từ 900 đến trên 1000 m. Về mặt hình thái lưu vực, sông Bằng có độ cao và độ dốc lưu vực lớn hơn sông Kỳ Cùng. Dòng chính sông Bằng cũng thẳng hơn sông Kỳ Cùng, độ rộng bình quân lưu vực nhỏ hơn sông Kỳ Cùng. Tuy vậy, tính chất máng trũng của địa hình vẫn thể hiện rõ rệt 1.2.1.3. Đặc điểm khí hậu Vị trí lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng tương đối khuất đối với gió mùa hạ và trực tiếp đón gió mùa đông lạnh nên khô và ít mưa, lượng mưa tăng dần từ Đông Nam lên Tây Bắc. Cũng do vị trí lưu vực khuất, lùi sâu trong lục địa mà lượng mưa do bão gây ra thuộc loại thấp; tại Lạng Sơn 246mm/năm và Cao Bằng là 140mm/năm. Do ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa đông và sự che khuất đối với ảnh hưởng của biển, là nguyên nhân giảm lượng mưa trong vùng, mùa mưa ngắn nhất miền Bắc. 1.2.1.4. Chế độ thủy văn Lƣu vực sông Bằng Giang: Mật độ sông suối của tỉnh Cao Bằng thuộc loại trung bình (0,5 – 1,0km/km2 ). Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm, đỉnh lũ cao nhất vào tháng 8, lượng nước trong mùa lũ chiếm từ 70 -80%. Ngược lại, mùa khô kéo dài tám tháng, lượng nước trong mùa chiếm 20 – 30%. Lƣu vực sông Kỳ Cùng: Mật độ sông suối của tỉnh Lạng Sơn khá phát triển, mật độ sông suối thuộc loại trên trung bình (từ 0,6 – 1,2 km/km2 ) so với mật độ trung bình của cả nước (0,6 km/km2 ). Chia làm hai mùa: Mùa lũ tập trung vào các tháng 6 đến tháng 9 hàng năm, lượng nước trong mùa này chiếm 66 – 80% tổng lượng nước trong năm. Mùa cạn kéo dài tám tháng, song lượng nước chiếm 20 – 34% dòng chảy của năm. 1.2.2.Đặc điểm kinh tế - xã hội Cao Bằng: Có diện tích đất tự nhiên 6.700,26km2 . Dân số ở Cao Bằng có 522,4 nghìn người, với mật độ dân số là 79,08 người/ km2 , kinh tế của Cao Bằng còn chậm phát triển. Trên địa bàn tỉnh có 28 dân tộc, đông nhất là dân tộc Tày chiếm 42,54%; dân tộc Nùng chiếm 32,86%; dân tộc Dao chiếm 9,63%; dân tộc Mông chiếm 8,45%; dân tộc Kinh chiếm 4,68%; dân tộc Sán Chay chiếm 1,23%; dân tộc Lô Lô chiếm 0,39%; dân tộc Hoa chiếm 0,033%; dân tộc Ngái chiếm 0,013%; các dân tộc khác chiếm 0,18%. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trong khi đó diện tích
  • 6. 4 đất canh tác có hạn, phần lớn cây trồng là lương thực, sản xuất mang tính chất độc canh. Lạng Sơn: Là một tỉnh nghèo, diện tích đất tự nhiên 8.310,09 km2 , năm 2016 dân số ở Lạng Sơn có 767,7 nghìn người, mật độ dân số là 92,5 người/ km2, dân tộc ít người chiếm số đông (84,74 % tổng số dân của tỉnh). Là nơi chung sống của nhiều dân tộc anh em, trong đó người Nùng chiếm 43,9%, người Tày 35,3%, người Kinh chiếm 15,3%, tập trung phần lớn ở các thị xã, thị trấn; người Dao chiếm 3,5 %, dân tộc Hoa, Sán Chay, Mông và các dân tộc khác chiếm khoảng 1,4 %. CHƢƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TƢ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Đề tài được tiến hành trên lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng. Thời gian nghiên cứu thực địa từ tháng 03 năm 2012 đến tháng 12 năm 2016. Trên khu vực 17 huyện thuộc 40 xã, tổng số ngày thực địa 188 ngày. Phân tích mẫu vật được tiến hành tại Phòng thí nghiệm Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Bắc Ninh; Phòng thí nghiệm, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Mẫu vật được lưu giữ tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. 2.2. Tƣ liệu nghiên cứu Tư liệu để viết luận án gồm: toàn bộ mẫu vật cá chúng tôi thu thập được tiến hành phân tích, định loại trong thời gian thực hiện đề tài là 1270 mẫu, nhật ký thực địa ghi chép các dẫn liệu điều tra phỏng vấn người dân, ảnh chụp và các tài liệu khoa học có liên quan. 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa - Phƣơng pháp nghiên cứu ngoài thực địa Phương pháp lựa chọn điểm nghiên cứu Điểm thu mẫu đã bao trùm toàn bộ lưu vực nghiên cứu, từ các con suối nhỏ đến các dòng sông chính, các phụ lưu, các ngã ba sông, các ao , hồ, đầm ruộng. Điểm thu mẫu đã đại diện cho từng khu vực, lưu vực, đặc trưng cho từng thủy vực, sinh cảnh sống cuả cá: vùng núi, đồng bằng, vùng có nước chảy nhanh, mạnh; nước chảy chậm, nước tĩnh, nơi có thực vật che phủ, nơi thoáng đãng, vùng núi đá vôi, vùng núi đất. Thu thập mẫu cá Tại mỗi địa điểm, chúng tôi đều tiến hành điều tra số loài có thể bắt gặp. Xử lý mẫu: Định hình tạm thời để chụp ảnh, sau đó chuyển sang định hình có định trong formalin với nồng độ từ 8 – 10%, kèm theo phiếu ghi tên phổ thông, tên địa phương, thời gian và địa điểm thu mẫu, tên người thu mẫu.
  • 7. 5 Phỏng vấn người dân Điều tra người dân có tham gia đánh bắt cá thường xuyên và không thường xuyên trong khu vực nghiên cứu. Quan sát, chụp ảnh cảnh quan, ghi chép các hiện tượng, sự việc liên quan đến nội dung nghiên cứu trong quá trình thực địa. Phương pháp nghiên cứu sinh thái phân bố cá ở KVNC: Theo Đặng Ngọc Thanh (2007) 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm Phương pháp phân loại cá: Phân tích đặc điểm hình thái theo Pravdin I.F (1961). Phương pháp phân loại cá theo nguyên tắc phân loại động vật của Mayr. E (1969) và nguyên tắc phân loại và danh pháp động vật của Nguyễn Ngọc Châu (2007). Về hệ thống phân loại học, chúng tôi theo Eschmeyer. W. N. (1998); Xác định tên loài theo Froese R. & Pauly D. (www.fishbase.org, version 06/2017). Các tài liệu chính dùng trong định loại: Mai Đình Yên (1978, 1979, 1992; Nguyễn Văn Hảo (2001, 2005); Kottelat (2001a, 2001b); Rainboth (1996); Chen Yong Gui và Lu Zhao Fa (2005); Yue P. Q. (2000); Zhang Chun Guang (2005). Phương pháp xác định mức độ gần gũi giữa các khu hệ cá Sử dụng công thức tính của Sorencen (1948), Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Excel, Pass 3.0 và Access Phương pháp xác định các yếu tố địa lý động vật: Theo Mai Đình Yên (1973) và Nguyễn Hữu Dực (1995) CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Thành phần loài và cấu trúc khu hệ cá lƣu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng 3.1.1. Danh lục thành phần loài cá lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng Qua phân tích, định loại 1270 mẫu cá đã được thu thập qua các đợt điều tra thực địa tại khu vực nghiên cứu, trong thời gian từ 2012 đến 2017, đã xác định được 124 loài cá thuộc 71 giống, 18 họ và 5 bộ. Tổng hợp danh lục loài của các tác giả trước đây tại khu vực nghiên cứu, tra cứu đối chiếu, hiệu chỉnh từng tên chính danh, tên đồng vật các taxon theo Froese và D. Pauly (www.fishbase.org, version 06/2017), sắp xếp hệ thống phân loại theo Eschmeyer W. N. (1998). Kết quả đã xác định được ở KVNC có 202 loài thuộc 99 giống, 24 họ và 8 bộ (Bảng 3. 1).
  • 8. 6 Bảng 3. 1. Danh lục thành phần loài cá sông Bằng Giang – Kỳ Cùng (Sắp xếp theo hệ thống Eschmeyer, 1998) TT Tên khoa học Tên Việt Nam Số mẫu Số loài đƣợc biết Loài ghi nhận Loài bảo tồn ViệtNam MiềnBắc KVNC SĐVN BNN IUCN I Cypriniformes Bộ cá Chép (1) Cyprinidae Họ cá Chép 1 Opsariichthys bidens Günther, 1873 Cá Cháo thường 35 + + + + + LC 2 Opsariichthys duchuunguyeni Huynh & Chen, 2014 Ꚛ Cá Cháo đông bắc 30 + NE 3 Opsariichthys sp. Cá Cháo 20 + + NE 4 Opsarius pulchellus (Smith, 1931) Cá Xảm - + LC 5 Nicholsicypris normalis (Nichols & Pope, 1927) Cá Dầm suối thường 12 + + NE 6 Zacco platypus (Temminck & Schlegel, 1844) Cá Chàm - + NE 7 Rasbora steineri (Nichols & Pope, 1927) Cá Mại sọc - + + + + LC 8 Rasbora aurotaenia Tirant, 1885 Cá Lòng tong đuôi vàng - + LC 9 Rasbora trilineata Steindachner, 1866 Cá Lòng tong sọc - + LC 10 Pseudorasbora sp. Cá Lòng tong 5 + + NE 11 Mylopharyngodon piceus (Richardson, 1846) Cá Trắm đen 1 + + DD 12 Ctenopharyngodon idella (Valenciennes, 1844) * ⸫ Cá Trắm cỏ 1 + + + NE 13 Ochetobius elongatus (Kner, 1867) Cá Chày tràng - + LC 14 Luciobrama macrocephalus (Lacepede, 1803) Cá Rồng măng - + + DD 15 Squaliobarbus curriculus (Richardson, 1846) Cá Chày mắt đỏ 5 + + + + DD 16 Elopichthys bambusa (Richardson, 1844) Cá Măng - + + + VU VU DD 17 Pseudolaubuca sinensis Bleeker, 1864 Cá Thiên hồ sông - + + LC 18 Hemiculter leucisculus (Basilewsky, 1855) * Cá Mương xanh 30 + + + + + LC 19 Toxabramis houdemeri Pellegrin, 1932 Cá Dầu hồ cao 17 + + + LC 20 Pseudohemiculter dispar (Peters, 1881) Cá Dầu sông mỏng 14 + + + + VU 51 2 3 4
  • 9. 7 21 Pseudohemiculter pacboensis Nguyen, 2001 Ꚛ Cá Dầu sông pác pó 8 + + NE 22 Pseudohemiculter hainanensis (Boulenger, 1900) Cá Dầu sông dày 12 + + LC 23 Hainania serrata Koller, 1927 Cá Mương gai 18 + + + DD 24 Megalobrama mantschuricus (Basilewsky, 1855) Cá Vền - + NE 25 Sinibrama macrops Gunther, 1868 Cá Nhác 1 - + + LC 26 Sinibrama affinis (Vaillant, 1892) Θ Cá Nhác 2 7 + + LC 27 Sinibrama melrosei (Nichols & Pope, 1927) Cá Nhác 3 - + DD 28 Ancherythroculter lini Luo, 1994 Cá Ngão mắt to 6 + + NE 29 Ancherythroculter daovantieni Banarescu, 1967 Θ Cá Ngão mắt to đào - + DD 30 Culter recurvirostris Sauvage, 1884 Cá Ngão gù - + + + DD 31 Chanodichthys erythropterus (Basilewsky, 1855) Cá Thiểu - + LC 32 Chanodichthys mongolicus (Basilewsky, 1855) Cá Ngão lạng sơn - + + LC 33 Rasborinus lineatus (Pellegrin, 1907) Cá Mại bầu - + + + LC 34 Xenocypris davidi Bleeker, 1871 Cá Mần 15 + + NE 35 Xenocypris microlepis Bleeker, 1871 Cá Mần giả - + LC 36 Hypophthalmichthys harmandi Sauvage, 1884 Cá Mè trắng việt nam 1 + + DD 37 Hypophthalmichthys molitrix(Valenciennes, 1844) * ⸫ Cá mè trắng trung quốc 1 + + + NT 38 Hypophthalmichthys nobilis (Richardson, 1845) * ⸫ Cá Mè hoa 1 + + + + DD 39 Hemibarbus macracanthus Lu, Luo & Chen, 1977 * Cá Đục chấm - + + DD 40 Hemibarbus medius Yue, 1995 * Cá Đục ngộ 30 + + + + NE 41 Hemibarbus umbrifer (Lin, 1931) Cá Đục ó lạng sơn 35 + + + LC 42 Sarcocheilichthys parvus Nichols, 1930 Cá Nhọ chảo - + LC 43 Sarcocheilichthys kiangsiensis Nichols, 1930 Cá Nhọ chảo Kiang 7 + + NE 44 Sarcocheilichthys nigripinnis (Günther, 1873) Cá Nhọ chảo vây đen 5 + + + + NE 45 Sarcocheilichthys caobangensis Ngu. & Ngo, 2001 Ꚛ Cá Nhọ chảo cao bằng 4 + + NE 46 Squalidus atromaculatus (Nichols & Pope, 1927) * Cá Đục trắng dài 15 + + + + LC 47 Squalidus chankaensis Dybowski, 1872 Cá Đục trắng dày 30 + + NE 48 Squalidus argentatus (Sau. & Dab., 1874) * Cá Đục trắng mỏng 23 + + DD
  • 10. 8 49 Abbottina binhi Nguyen, 2001 Θ Cá Đục đanh hoa 5 + + DD 50 Abbottina sp. Cá Đục đanh 4 + + DD 51 Microphysogobio labeoides (Nichols & Pope, 1927) * Cán Đục đanh chấm râu 8 + + + DD 52 Microphysogobio kachekensis (Oshima, 1926) Cá Đục đanh chấm hải nam 12 + + + + + LC 53 Microphysogobio vietnamica Mai, 1978 Θ Cá Đục đanh chấm mõm dài - + + DD 54 Microphysogobio yunnanensis (Yao -Yang, 1977) Cá Đục đanh chấmmõmngắn - + + DD 55 Pseudogobio guilinensis Yao & Yang, 1977 Cá Đục đanh chấm đại - + DD 56 Pseudogobio banggiangensis Nguyen, 2001 Ꚛ Cá Đục đanh sọc 15 + + NE 57 Saurogobio immaculatus Koller, 1927 Cá Đục đanh - + + DD 58 Saurogobio dabryi Bleeker, 1871 Cá Đục đanh đốm 20 + + NE 59 Gobiobotia kolleri Banarescu & Nalbant, 1966 Cá Đục râu 5 + + + + DD 60 Gobiobotia meridionalis Chen & Cao, 1977 Cá Đục râu meri 8 + + DD 61 Acheilognathus imfasciodorsalis Nguyen, 2001 Θ Cá Thè be vây chấm - + NE 62 Acheilognathus fasciodorsalis Nguyen, 2001 Θ Cá Thè be vây sọc 4 + + NE 63 Acheilognathus tonkinensis (Vaillant, 1892) Cá Thè be thường 15 + + + + + DD 64 Acheilognathus macropterus (Bleeker) Cá Thè be vây dài - + DD 65 Acheilognathus lamensis Nguyen, 1983 Θ Cá Thè be sông lam - + DD 66 Acheilognathus meridianus Wu, 1939 Cá Thè be nhánh - + DD 67 Rhodeus ocellatus (Kner, 1867) Cá Bướm chấm - + + + DD 68 Rhodeus spinalis Oshima, 1926 Cá Bướm gai 17 + + + LC 69 Rhodeus elongatus (Mai, 1978) Θ Cá Bướm dài - + + DD 70 Parator zonatus (Lin, 1935) Cá Cày chấm - + + NE 71 Folifer brevifilis (Peters, 1881) Cá Ngựa bắc 5 + + VU VU DD 72 Paraspinibarbus macracanthus(Pel. & Chev., 1936) Cá Cầy bắc - + DD 73 Spinibarbus babeensisNguyen, 2001 Θ Cá Chày đất ba bể 2 + + DD 74 Spinibarbus caldwelli (Nichols, 1925) Cá Chày đất vây lưng đen 2 + + VU DD 75 Spinibarbus hollandi Oshima, 1919 Cá Chày đất 10 + + + + + DD 76 Spinibarbus denticulatus (Oshima, 1926) * Cá Bỗng 20 + + + + + LC
  • 11. 9 77 Spinibarbus sp. Cá Bỗng cao bằng 5 + + DD 78 Barbodes semifasciolatus (Günther, 1868) Cá Đong đong 5 + + + + + LC 79 Neolissocheilus benasi (Pellegrin & Chevey, 1936) Cá Rai - + DD 80 Acrossocheilus iridescens (Nichols & Pope, 1927) * Cá Chát hoa 30 + + + + + DD 81 Acrossocheilus krempfi (Pellegrin & Chevey, 1936) Cá Chát trắng - + + + + DD 82 Acrossocheilus elongatus (Pel. & Chev., 1934) Cá Hân - + + DD 83 Acrossocheilus macroquadatus (Mai, 1978) Θ Cá Chát vảy to - + DD 84 Acrossocheilus malacopterus Zhang, 2005 Cá Chát ma la 35 + + + + DD 85 Acrossocheilus clivosius (Lin, 1935) Cá Chát vạch 10 + + DD 86 Acrossocheilus sp. Cá Chát 7 + + DD 87 Onychostoma ovale Pellegrin & Chevey, 1936 Cá Biên 5 + + DD 88 Onychostoma gerlachi (Peters, 1881) * Cá Sỉnh 14 + + + NT 89 Onychostoma simum (Sau. & Dab., 1874) Cá Sỉnh gai si mum - + + DD 90 Onychostoma laticeps Günther, 1896 * Cá Sỉnh gai 15 + + VU NE 91 Onychostoma leptura (Boulenger, 1900) * Cá Phao 5 + + DD 92 Luciocyprinus langsoni Vaillant, 1904 Cá Măng giả - + + CR VU 93 Rectoris posehensis Lin, 1935 Cá Anh 5 + + + NE 94 Rectoris mutabilis (Lin, 1933) Cá Vũ 3 + + + + NE 95 Rectoris longibarbus Zhu, Zhang & Lan, 2012 Cá Anh râu dài 5 + + + + NE 96 Ptychidio jordani Myers, 1930 Cá Miệng cuộn 2 + + + + CR 97 Ptychidio sp. Cá Miệng cuộn 2 + + DD 98 Vietnamia remtua Nguyen, Ngo & Nguyen, 2016 Ꚛ Cá Rèm tua 7 + + DD 99 Vietnamia sp. Cá Rèm tua nhiều sọc 2 + + DD 100 Semilabeo notabilis Peters, 1881 * Cá Anh vũ 23 + + VU VU DD 101 Semilabeo obscurus Lin, 1981 Cá Bột 30 + + LC 102 Bangana tonkinensis (Pellegrin & Chevey, 1934) Cá Hỏa - + VU 103 Labeo pierrei (Sauvage, 1880) Cá Trôi 1 + + VU 104 Labeo rohita (Hamilton, 1822) * ⸫ Cá Trôi rô hu 1 + + + + LC
  • 12. 10 105 Cirrhinus molitorella (Valenciennes, 1844) Cá Trôi mo li 1 + + + + NT 106 Cirrhinus mrigala (Hamilton, 1822) * ⸫ Cá Trôi mrigan 1 + + + + LC 107 Metzia formosae (Oshima, 1920) Cá Tép dầu 27 + + LC 108 Osteochilus salsburyi Nichols & Pope, 1927 * Cá Dầm đất 35 + + + + LC 109 Garra orientalis Nichols, 1925 Cá Bậu 18 + + + + LC 110 Garra pingi Tchang, 1929 Cá Đo - + + DD 111 Garra caudofasciata (Pellegrin vµ Chevey, 1936) Cá Lun sọc - + LC 112 Discogobio microstomus (Mai, 1978) Θ Cá Khứu 16 + + LC 113 Discogobio tetrabarbatus Lin, 1931 Cá Bám sừng - + LC 114 Discogobio caobangi Nguyen, 2001 Ꚛ Cá Bám sừng cao bằng 4 + + NE 115 Discogobio pacboensis Nguyen, 2001 Ꚛ Cá Bám sừng pác pó - + NE 116 Carassius auratus (Linnaeus, 1758) * Cá Diếc mắt đỏ 19 + + + + + LC 117 Carassioides cantonensis (Heincke, 1892) Cá Nhưng - + + + LC 118 Procypris mera Lin, 1933 Cá Chép gốc - + + EW DD 119 Cyprinus carpio Linnaeus, 1758 * Cá Chép 5 + + + VU 120 Cyprinus hyperdorsalis Nguyen, 1991 Θ Cá Lợ thân cao - + DD 121 Cyprinus exophthalmus Mai, 1978 Θ Cá Lợn con - + + DD 122 Cyprinus rubrofuscus Lacepede, 1803 Cá Chép - + LC (2) Cobitidae Họ cá Chạch 123 Leptobotia elongata (Bleeker, 1870) Cá Chạch cát đóm 5 + + + VU 124 Cobitis taenia Linnaeus, 1758 Cá Chạch hoa đốm tròn - + LC 125 Cobitis sinensis Sauvage & Dabry, 1874 Cá Chạch hoa trung quốc 30 + + + LC 126 Sinibotia pulchra (Wu, 1939) Cá Chạch mình sọc 3 + + DD 127 Misgurnus tonkinensis Rendahl, 1937 Θ Cá Chạch bùn núi 3 + + NE 128 Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842 * Cá Chạch bùn 10 + + LC (3) Balitoridae Họ cá Chạch vây bằng 129 Vanmanenia caobangensis Nguyen, 2005 Θ Cá Vây bằng cao bằng - + DD 130 Vanmanenia ventrosquamata (Mai, 1978) Θ Cá Vây bằng bụng vảy 4 + + DD
  • 13. 11 131 Balitora lancangjiangensis (Zheng,1980) Cá Vây bằng vảy lan cang - + + LC 132 Balitora kwangsiensis (Fang, 1930) Cá Vây bằng vảy quảng tây - + + LC 133 Balitora brucei Gray, 1830 Cá Chạch vây bằng vảy - + NT 134 Sinogastromyzon rugocauda Mai, 1978 Cá Bám đá 3 + + DD 135 Sinogastromyzon cf puliensis Liang, 1974 Cá Bám đá cao bằng 5 + + VU 136 Beaufortia leveretti (Nichols & Pope, 1927) Cá Bám đá có khuyết - + DD (4) Nemacheilidae Họ cá Chạch cật 137 Schistura fasciolata (Nichols & Pope, 1927) Cá Chạch đá sọc 8 + + + + + DD 138 Schistura caudofurca (Mai, 1978) Cá Chạch suối đuôi đỏ 5 + + LC 139 Schistura incerta (Nichols, 1931) Cá Chạch suối in cer - + DD 140 Schistura chapaensis (Rendahl, 1944) Cá Chạch suối Sapa - + DD 141 Schistura sp1. Cá Chạch suối 1 8 + + DD 142 Schistura sp2. Cá Chạch suối 2 5 + + DD 143 Traccatichthys taeniatus (Pel. & Che., 1936) Cá Chạch suối - + LC 144 Traccatichthys pulcher (Nichols & Pope, 1927) Cá Chạch cật 25 + + + + LC II Characiformes Bộ cá Hồng nhung (5) Characidae Họ cá Hồng nhung 145 Piaractus brachypomus (Cuvier, 1818) * ⸫ Cá Chim trắng 1 + + NE III Siluriformes Bộ cá Nheo (6) Bagridae Họ cá Lăng 146 Pelteobagrus intermedius Nichols & Pope, 1927 Cá Bò trung gian - + LC 147 Pelteobagrus vachelii (Richardson, 1846) Cá Mần - + + + DD 148 Tachysurus fulvidraco (Richardson, 1846) Cá Bò 5 + + + LC 149 Tachysurus virgatus (Oshima, 1926) Cá Mịt - + DD 150 Pseudobagrus crassilabris (Günther, 1864) Cá Bò vàng lạng sơn 10 + + NE 151 Hemibagrus pluriradiatus (Vaillant, 1892) * Cá Lường 3 + + + LC 152 Hemibagrus guttatus (Lacepède, 1803) * Cá Lăng chấm 9 + + + VU VU DD 153 Hemibagrus dongbacensis Nguyen, 2005 Θ Cá Lăng đen chấm - + DD
  • 14. 12 154 Hemibagrus vietnamicus Mai, 1978 Θ Cá Huốt 3 + + EN EN DD 155 Hemibagrus hongus Mai, 1978 Cá Lăng - + DD (7) Cranoglanididae Họ cá Ngạnh 156 Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846) Cá Ngạnh thon 7 + + VU 157 Cranoglanis henrici (Vaillant, 1893) Cá Ngạnh thường 5 + + LC 158 Cranoglanis caolangensis Nguyen, 2005 Θ Cá Ngạnh cao - + NE (8) Siluridae Họ cá Nheo 159 Silurus asotus Linnaeus, 1758 * Cá Nheo 20 + + + + + LC 160 Silurus meridionalis Chen, 1977 * Cá Nheo lạng sơn 32 + + LC 161 Silurus langsonensis Nguyen, Vu & Nguyen, 2015 Θ Cá Nheo lạng sơn 4 + + DD 162 Silurus caobangensis Nguyen, Vu & Nguyen, 2015 Θ Cá Nheo vàng 5 + + DD 163 Pterocryptis cochinchinensis (Valenciennes, 1840) * Cá Thèo 7 + + LC (9) Sisoridae Họ cá Chiên 164 Bagarius rutilus Ng & Kottelat, 2000 Cá Chiên 1 + + + + VU VU DD 165 Glyptothorax honghensis Li, 1984 Cá Chiên suối sông hồng 5 + + + DD 166 Glyptothorax hainanensis (Nichols & Pope, 1927) Cá Chiên suối hải nam 3 + + NE 167 Glyptothorax interspinalus (Mai, 1978) Cá Chiên suối - + NT (10) Clariidae Họ cá Trê 168 Clarias fuscus (Lacepede, 1803) Cá Trê 10 + + + + + LC 169 Clarias gariepinus (Burchell, 1822) * ⸫ Cá Trê phi 1 + + + LC 170 Clarias sp. Cá Trê 9 + + DD IV Osmeriformes Bộ cá Ốt me (11) Salangidae Họ cá Ngần 171 Salanx chinensis (Osbeck, 1765) Cá Ngần trắng - + DD 172 Salanx ariakensis Kishinouye, 1902 Cá Ngần đầu nhọn - + NE V Cyprinodontiformes Bộ cá Bạc đầu (12) Aplocheilidae Họ cá Bạc đầu 173 Aplocheilus panchax (Hamilton, 1822) Cá Bạc đầu - + + LC
  • 15. 13 (13) Poeciliidae Họ cá Ăn muỗi 174 Gambusia affinis (Gaird & Birard, 1853) ⸫ Cá Ăn muỗi - + + + LC 175 Poecilia reticulata Peters, 1860 ⸫ Cá Bảy màu - + + NE VI Beloniformes Bộ cá Nhái (14) Adrianichthyidae Họ cá Sóc 176 Oryzias latipes (Temm. & Schl., 1846) Cá Sóc - + NE 177 Oryzias sinensis Chen, Uwa & Chu, 1989 Cá Sóc trung hoa - + LC VII Synbranchiformes Bộ cá Mang liền (15) Synbranchidae Họ Lƣơn thƣờng 178 Monopterus albus (Zuiew, 1793) * Lươn thường 5 + + + + + LC (16) Mastacembelidae Họ cá Chạch sông 179 Mastacembelus armatus (Lacepède, 1800) * Cá Chạch sông 19 + + + + + LC 180 Mastacembelus aculeatus Basilewsky, 1855 Cá Chạch gai - + NE 181 Sinobdella sinensis (Bleeker, 1870) Cá Chạch gai trung hoa - + + + LC VIII Perciformes Bộ cá Vƣợc (17) Percichthyidae Họ cá Rô mo 182 Siniperca kwangsiensis Fang & Chong, 1932 Cá Rô mo dài - + DD 183 Siniperca scherzeri Steidanchner, 1892 Cá Rô mo ser chê 17 + + + + DD 184 Siniperca chuatsi(Basilewsky, 1855) Cá Rô mo - + NE 185 Siniperca vietnamensis Mai, 1978 Cá Rô mo cao - + + DD 186 Coreoperca whiteheadi Boulenger, 1900 * Cá Rô mo đầu trắng 32 + + + + LC (18) Cichlidae Họ cá Rô phi 187 Oreochromis niloticus (Linnaeus, 1758) * ⸫ Cá Rô phi vằn 5 + + + NE 188 Oreochromis mossambicus (Peters, 1852) * ⸫ Cá Rô phi đen 5 + + NT (19) Eleotridae Họ cá Bống đen 189 Eleotris fusca (Forster, 1801) Cá Bống đen tối - + LC (20) Odontobutidae Họ cá Bống đen ống tròn 190 Sineleotris chalmersi (Nichols & Pope, 1927) Cá Bống suối đầu ngắn 5 + + LC
  • 16. 14 191 Sineleotris namxamensis Chen & Kottelat, 2004 Cá Bống nhỏ 3 + + DD 192 Neodontobutis tonkinensis (Mai, 1978) Cá Bống suối bắc bộ 3 + + DD (21) Gobiidae Họ cá Bống trắng 193 Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) Cá Bống cát tối 8 + + LC 194 Rhinogobius giurinus (Rutter, 1897) Cá Bống đá 3 + + + + + LC 195 Rhinogobius leavelli (Herre, 1935) Cá Bống than 6 + + + LC 196 Rhinogobius brunneus (Tem. & Sch., 1845) Cá Bống khe 4 + + + DD (22) Anabantidae Họ cá Rô đồng 197 Anabas testudineus (Bloch, 1792) Cá Rô đồng 5 + + + + DD (23) Osphronemidae Họ cá Sặc 198 Macropodus opercularis(Linnaeus, 1758) Cá Đuôi cờ thường 3 + + + + + LC (24) Channidae Họ cá Quả 199 Channa orientalisBloch & Schneider, 1801 Cá Chành dục - + NE 200 Channa maculata (Lacepède, 1801) * Cá Chuối 5 + + EN EN LC 201 Channa gachua (Hamilton, 1822) Cá Chuối suối 6 + + LC 202 Channa striata (Bloch, 1793) Cá Lóc 4 + + + + LC Tổng cộng 1270 56 101 107 54 124 3 3 32 9 9 202 Ghi chú: 1 – Mai Đình Yên (1978); 2 – Nguyễn Văn Hảo (2001, 2005); 3 – Ngô Sỹ Vân (2005a); 4 – Nguyễn Kiêm Sơn (2005b); 5 – Tác giả (2017); (*) - Loài có giá trị kinh tế; (⸫) - Loài nhập nội và nuôi; (Θ) – Loài đặc hữu cho miền Bắc; (Ꚛ) – Loài đặc hữu cho KVNC; (-) – Loài ghi nhận trước đây tại KVNC không thu được mẫu; SĐVN – Sách Đỏ Việt Nam; IUCN – Danh Lục đỏ IUCN; BNN-loài có tên trong danh mục các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển của Bộ NN&PTNT. (NE – Không đánh giá; LC – ít quan tâm; DD – thiếu dẫn liệu; NT – gần bị đe dọa; VU – sẽ nguy cấp; EN – nguy cấp; CR – rất nguy cấp; EW – tuyệt chủng ngoài thiên nhiên).
  • 17. 15 3.1.2. Nhận xét về danh pháp và vị trí phân loại Để có được danh sách loài trên đã hiệu chỉnh tên đơn vị phân loại, tên tác giả hoặc vị trí phân loại của 53 loài 16 giống. 3.1.3. Tính chất đa dạng thành phần loài của khu hệ Lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng thể hiện độ đa dạng thành phần loài cả về bậc bộ, bậc họ, bậc giống và bậc loài được trình bày ở Bảng 3. 2. Bảng 3. 2. Số lƣợng và tỷ lệ % các họ, các giống, các loài có trong các bộ TT Bộ Tên Việt Nam Họ Giống Loài SL % SL % SL % 1 Beloniformes Bộ cá Kìm 1 4,17 1 1,01 2 0,99 2 Characiformes Bộ cá Hồng nhung 1 4,17 1 1,01 1 0,50 3 Cypriniformes Bộ cá Chép 4 16,67 69 69,70 144 71,29 4 Cyprinodontiformes Bộ cá Sóc 2 8,33 3 3,03 3 1,49 5 Osmeriformes Bộ cá Ngần 1 4,17 1 1,01 2 0,99 6 Perciformes Bộ cá Vược 8 33,33 11 11,11 21 10,40 7 Siluriformes Bộ cá Nheo 5 20,83 10 10,10 25 12,38 8 Synbranchiformes Bộ cá Mang liền 2 8,33 3 3,03 4 1,98 Tổng cộng 24 100 99 100 202 100 Về bậc bộ: bộ cá Vược có số họ nhiều nhất với 8 họ, chiếm 33,33%; tiếp theo là bộ cá Nheo có 5 họ, chiếm 20,83%; bộ cá Chép có 4 họ, chiếm 16,67%; bộ cá Mang liền và bộ cá Sóc cùng có 2 họ, chiếm 8,33%; có 3 bộ cá chỉ có 1 họ là bộ Hồng nhung, bộ cá Kìm và bộ cá Ngần chiếm 4,17% (Bảng 3. 2). Về bậc họ: họ cá Chép (Cyprinidae) cho số lượng giống lớn nhất với 59 giống, chiếm 59,60%; ba họ có 4 giống là họ cá Chạch vây bằng (Balitoridae), họ cá Chạch (Cobitidae), họ cá Lăng (Bagridae) chiếm 4,04%; 8 họ cá có 2 giống gồm: họ cá Bống trắng (Gobiidae), họ cá Chạch sông (Mastacembelidae), họ cá Chạch cật (Nemacheilidae), họ cá Bống tròn (Odotobutidae), họ cá Rô mo (Percichthyidae), họ cá Ăn muỗi (Poeciliidae), họ cá Nheo (Siluridae) và họ cá Chiên (Sisoridae), chiếm 2,02%; 12 họ có 1 giống, chiếm 1,01%. Về bậc giống: 99 giống cá có 52 giống đa loài, có từ 2 đến 7 loài, chiếm 52,53%; và 47 giống đơn loài, chiếm 47,47%. Có 1 giống cá có số loài đa dạng nhất với 7 loài là giống Acrossocheilus, chiếm 3,47%; tiếp đến là giống Schistura và Acheilognathus cùng có 6 loài, mỗi giống chiếm 2,97%; có 03 giống cho 5 loài, chiếm 2,48%; có 7 giống cho 04 loài, chiếm 1,98%; có 15 giống cho 03 loài, chiếm 1,49%; có 24 giống có hai loài; còn lại 47 giống đơn loài. Xét về tỷ lệ giống có số loài chiếm trên 1% tổng số giống có mặt tại khu hệ nghiên cứu, thì có 28 giống cho tỷ lệ trên 1%, chiếm 28,28%; còn lại 71 giống cho tỷ lệ dưới 1%, chiếm 71,72%. Về bậc loài: bộ cá Chép có số lượng loài nhiều nhất với 144 loài, chiếm 71,29%; tiếp theo là bộ cá Nheo có 25 loài, chiếm 12,38%; bộ cá Vược có số lượng 21 loài, chiếm 10,40%. Các bộ cá còn lại có số loài ít từ 1 đến 4 loài. Trong các họ cá phân bố ở khu vực nghiên cứu, họ cá Chép (Cyprinidae) có số loài nhiều nhất, 122 loài, thuộc 59 giống, chiếm 60,4%; tiếp theo là họ cá Lăng có 10 loài, chiếm 4,95%; họ cá Chạch
  • 18. 16 vây bằng (Balitoridae) và họ cá Chạch cật (Nemacheilidae) cùng có 8 loài, chiếm 3,96%; họ cá Chạch (Cobitidae) có 6 loài, chiếm 2,97%; họ cá Rô mo (Percichthyidae) và họ cá Nheo (Siluridae) có 5 loài, chiếm 2,48%; các họ cá còn lại có từ 1 đến 4 loài, lần lượt chiếm từ 0,5% - 1,98%. 3.1.4. Mô tả đặc điểm hình thái các loài ghi nhận phân bố mới ở KVNC Trong 202 loài cá đã được ghi nhận tại lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng, trong luận án đã mô tả chi tiết đặc điểm hình thái của 10 đơn vị phân loại chưa loại được tới loài gồm Opsariichthys sp., Pseodorasbora sp., Abbottina sp., Spinibarbus sp., Acrossocheilus sp., Ptychidio sp., Vietnamia sp., Schistura sp1, Schistura sp2, Clarias sp. và 3 loài ghi nhận phân bố mới cho Việt Nam mà chưa được tác giả trong nước mô tả gồm Acrossocheilus malachopterus; Rectoris longibarbus và Ptychidio jordani. 3.2. Giá trị bảo tồn của khu hệ 3.2.1. Tính chất đặc hữu 28 loài cá đặc hữu Miền Bắc Việt Nam có phân bố ở KVNC, chiếm 13,86 %. Có 12 loài đặc hữu mới chỉ tìm thấy ở KVNC mà chưa tìm thấy ở các khu vực khác ở Việt Nam, chiếm 5,9%. So sánh số loài đặc hữu trong bộ cá Chép có ở KVNC với số loài đặc hữu trong bộ cá chép trên cả nước và Bắc Việt Nam được trình bày ở Hình 3. 18. Bộ cá Chép (Cypriniformes) có 79 loài đặc hữu trên cả nước, thì Miền Bắc có 23 loài (chiếm, 29,1%) phân bố ở KVNC; riêng lưu vực sông Bằng Giang- Kỳ Cùng có 8 loài (chiếm, 10,1%). Ở Miền Bắc có 63 loài đặc hữu trong bộ cá Chép (Cypriniformes), thì số loài phân bố tại KVNC là 23 loài (chiếm, 36,5%), riêng KVNC là 8 loài (chiếm, 12,7%). Có 1 giống và 4 loài đặc hữu từ phía Nam Trung Quốc có phân bố ở KVNC gồm: Ptychidio và loài cá Miệng cuộn Ptychidio jordani, loài cá Anh Rectoris longibarbus, loài cá Chát Acrossocheilus malacopterus và loài cá Chép gốc Procypris mera. Hình 3. 18. Biểu đồ chỉ số lƣợng, tỷ lệ % loài đặc hữu có ở KVNC
  • 19. 17 3.2.2. Số loài ghi nhận có trong SĐVN, QĐ 82 –BNN, danh lục đỏ IUCN 3.2.2.1. Loài ghi trong SĐVN Theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) đã ghi nhận được tại khu hệ nghiên cứu có 9 loài được ghi trong Sách Đỏ (chiếm 4,45%). Trong đó có 5 loài mức độ sẽ nguy cấp (VU), 2 loài ở mức nguy cấp (EN), 1 loài mức rất nguy cấp (CR) và 1 loài tuyệt chủng ngoài tự nhiên (EW). 3.2.2.2. Loài có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo tồn và phát triển theo QĐ 82 –BNN & PTNT Theo QĐ 82 – BNN & PTNT năm 2008, trong khu vực nghiên cứu có 9 loài có giá trị bảo tồn, (chiếm 4,45% tổng số loài tại KVNC) bao gồm: 7 loài ở mức nguy cấp (VU); 2 loài ở mức nguy cấp (EN). 3.2.2.3. Tỷ lệ loài cá ghi trong Danh Lục Đỏ IUCN Có 15 loài có tên trong Danh Lục Đỏ IUCN (2017) gồm: 6 loài sắp bị đe dọa (NT), (chiếm 3,0%); 8 loài ở mức độ sẽ nguy cấp (VU), (chiếm 4,0%) và 1 loài rất nguy cấp (CR), (chiếm 0,5%). 3.3. Phân bố của các loài cá lƣu vực sông Bằng Giang-Kỳ Cùng 3.3.1. Phân bố theo các huyện thuộc khu vực nghiên cứu Số lượng loài bắt gặp tại các huyện thuộc khu vực nghiên cứu được trình bày ở Hình 3. 22. Hình 3. 22. Biểu đồ phân bố số loài cá và tỷ lệ % bắt gặp tại các huyện thuộc KVNC 3.3.2. Phân bố theo hệ sinh thái thủy vực Lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng có các kiểu hệ sinh thái thủy vực sau: - Hệ sinh thái nước đứng gồm: ao, hồ và ruộng. - Hệ sinh thái nước chảy: được chia ra hệ sinh thái sông, suối, sông chính và phụ lưu của nó. - Các dẫn liệu về sự phân bố của các loài tại lưu vực sông Kỳ Cùng và sông Bằng Giang được thống kê và trình bày ở Hình 3. 23 và Hình 3. 24.
  • 20. 18 Hình 3. 24. Biểu đồ so sánh số lƣợng và tỷ lệ (%) các loài cá phân bố theo HST ở các thủy vực sông Kỳ Cùng Hình 3. 24. Biểu đồ so sánh số lƣợng và tỷ lệ (%) các loài cá phân bố theo HST ở các thủy vực sông Bằng Giang 3.3.3. Phân bố theo địa hình Lưu vực sông Bằng Giang và sông Kỳ Cùng có hai dạng địa hình chính: địa hình núi đồi và địa hình máng trũng bằng phẳng, tuy nhiên ở mỗi lưu vực sông lại có sự khác nhau. Lưu vực sông Bằng Giang địa hình đồi núi có số loài bắt gặp nhiều hơn so với địa hình máng trũng, với 105 loài, địa hình máng trũng có số loài thấp hơn, chỉ có 66 loài, số loài bắt gặp ở cả hai dạng địa hình là 59 loài. Ngược với lưu vực sông Bằng Giang, lưu vực sông Kỳ Cùng địa hình máng trũng có số loài cao hơn với 103 loài, địa hình đồi núi có số loài thấp hơn, chỉ là 51 loài, số loài chung cho cả hai dạng địa hình là 42 loài (Hình 3. 25).
  • 21. 19 Hình 3. 25. Biểu đồ số loài cá bắt gặp theo địa hình tại KVNC 3.3.4. Đặc điểm phân bố theo chiều thẳng đứng Trên cơ sở hình thái tự nhiên về sinh cảnh sống, điều kiện môi trường và theo Fishbase (2017). Trong tổng số 202 loài cá đã xác định tại khu vực nghiên cứu, được phân chia thành 3 nhóm: nhóm cá sống tầng đáy và giáp đáy, nhóm cá tầng giữa sống lơ lửng, và nhóm cá sống tầng trên, cá nổi. Nhóm cá tầng trên có số loài thấp nhất, 3 loài (chiếm 1,5%); nhóm cá tầng giữa có số loài nhiều nhất, 140 loài (chiếm 69,3%), nhóm cá tầng đáy và giáp đáy có 59 loài (chiếm 29,2%) (Hình 3. 26). Hình 3. 26. So sánh số lƣợng, tỷ lệ (%) các loài cá phân bố theo các tầng nƣớc
  • 22. 20 3.4. So sánh thành phần loài khu hệ cá KVNC với các khu hệ cá khác 3.4.1. So sánh các đơn vị phân loại giữa khu hệ cá KVNC với các khu hệ cá khác Khu vực nghiên cứu có mức độ đa dạng sinh học cao so với các khu vực khác cả ở bậc bộ, bậc họ, bậc giống và bậc loài (Hình 3. 27). Hình 3. 27. So sánh các đơn vị phân loại giữa KVNC với các khu hệ cá lân cận 3.4.2. So sánh mức độ gần gũi giữa KVNC với các khu vực lân cận So sánh mức độ gần gũi về thành phần loài giữa các khu hệ cá đại diện cho các khu địa lý cá nước ngọt miền Bắc (Hình 3. 28). Hình 3. 28. Sơ đồ quan hệ về thành phần loài gữa KVNC với các khu hệ cá khác
  • 23. 21 Kết quả cho thấy, khu vực nghiên cứu có quan hệ ở mức độ rất gần gần gũi với các khu hệ cá: sông Hồng (hệ số gần gũi S = 0,88); sông Đà (hệ số gần gũi S = 0,70); sông Lam (hệ số gần gũi S = 0,72). Mức độ gần gũi với khu hệ cá sông Mã (hệ số gần gũi S = 0,59) và có quan hệ ít gần gũi với khu hệ cá sông Gianh (hệ số gần gũi S = 0,33). Hình 3. 28 thể hiện mối quan hệ về thành phần loài giữa KVNC với các khu hệ cá khác, được phân tích bằng phần mềm Pass 3.0. Kết quả cho thấy các lưu vực sông gần nhau có quan hệ gần gũi với nhau, tạo thành 2 nhóm quan hệ: 1 - KVNC với lưu vực sông Hồng và sông Đà, trong đó sông Hồng, sông Đà tạo thành nhóm quan hệ nhỏ, gần gũi với KVNC; 2 – lưu vực sông Mã, sông Lam và sông Gianh, trong đó sông Mã, sông Lam là một nhóm nhỏ, quan hệ gần gũi với sông Gianh 3.5. Đặc điểm địa động vật của khu hệ cá KVNC và vị trí của khu vực này trong phân vùng địa lý phân bố cá nƣớc ngọt Việt Nam Khu hệ cá sông Bằng Giang - Kỳ Cùng gồm các nhóm loài có nguồn gốc khác nhau, thuộc hai phân vùng địa động vật: phân vùng Bắc Việt Nam - Hoa Nam và phân vùng Ấn Độ - Mã lai, thuộc vùng Đông Phương, được trình bày ở Hình 3. 29 dưới đây. Hình 3. 29. Nguồn gốc địa động vật của các loài cá tại khu vực nghiên cứu Nguồn gốc Bắc Việt Nam - Hoa Nam có 145 loài, chiếm 82,9%; nguồn gốc Ấn Độ - Mã Lai có số loài rất ít với 7 loài, chiếm 4,0%. Như vậy, khu hệ cá lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng có nguồn gốc Bắc Việt Nam - Hoa Nam chiếm ưu thế so với nguồn gốc Ấn Độ - Mã Lai. 3.6. Giá trị của các loài cá thuộc lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng Khu vực nghiên cứu đã xác định được có 34 loài cá có giá trị kinh tế, 25 loài có giá trị bảo tồn, 15 loài có giá trị làm thuốc, 47 loài có giá trị làm cảnh, 13 loài có giá trị phòng bệnh cho người và 10 loài có giá trị diệt sâu bệnh cho cây trồng.
  • 24. 22 3.7. Tình hình khai thác của ngƣ dân, ngƣ cụ khai thác Quá trình thực địa, điều tra, phỏng vấn người dân tham gia đánh bắt tại các địa phương trên địa bàn nghiên cứu cho thấy nguồn lợi cá tự nhiên ở lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng đang suy giảm. 3.7.1. Một số ngư cụ dùng trong khai thác chính ở KVNC Khu vực nghiên cứu sử dụng 3 ngư cụ khai thác cá chính là: lưới, xung điện và chài. 3.7.2. Nguồn lợi cá nuôi, cá tự nhiên trên địa bàn nghiên cứu Khu vực nghiên cứu có 18 loài cá nuôi với mục đích cung cấp nguồn thực phẩm, làm cảnh cho nhân dân trong vùng, chiếm 8,9%. Nhìn chung, sản lượng cá nuôi tại khu vực nghiên cứu cao gấp 3 – 4 lần so với tổng sản lượng cá khai thác tự nhiên (Hình 3. 44 và 3. 45). Hình 3. 44. Tỷ lệ % sản lƣợng cá nuôi, cá tự nhiên tại tỉnh Cao Bằng Hình 3. 45. Tỷ lệ % sản lƣợng cá nuôi, cá tự nhiên tại tỉnh Lạng Sơn
  • 25. 23 3.7.3. Nguyên nhân suy giảm nguồn lợi Suy giảm nguồn lợi phải kể đến nguyên nhân do biến đổi khí hậu toàn cầu ảnh hưởng đến chế độ thủy văn của các lưu vực; do dân số tăng nhanh áp lực lên nhu cầu sinh kế, nhu cầu làm thực phẩm; sự phát triển đô thị hóa, khu công nghiệp, xây cầu, làm thủy điện, nhà máy đã làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường nước; kỹ thuật khai thác cá mang tính hủy diệt. Tất cả các nguyên nhân trên đã và đang tác động trực tiếp lên nguồn lợi cá tại KVNC. 3.7.4. Phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học cá 3.7.4.1. Phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi Các đối trượng cần được ưu tiên phục hồi tái tạo tại khu vực nghiên cứu bao gồm: cá Anh Vũ (Semilabeo notabilis), cá Lăng chấm (Hemibagrus guttatus), cá Lăng (Hemibagrus vietnamicus), cá Chiên (Bagarius rutilus), cá Chuối hoa (Channa maculata), cá Chày đất (Spinibarbus caldwelli), cá Sỉnh (Onychostoma gerlachi), và chú ý đến các loài có giá trị kinh tế. Song song với việc phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên hệ thống Bằng Giang – Kỳ Cùng, 3.7.4.2. Bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học cá tại khu vực nghiên cứu Bảo tồn các loài cá quý hiếm, có giá trị về mặt khoa học, kinh tế cao đang có nguy cơ bị tuyệt chủng tại khu vực nghiên cứu cần có các giải pháp: Giải pháp chung và giải pháp cụ thể. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN 1. Kết quả nghiên cứu lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng xác định được 202 loài cá thuộc 99 giống, 24 họ và 8 bộ. Trong đó 124 loài thu được mẫu, 78 loài không thu được mẫu, 170 loài được tổng hợp từ các nghiên cứu trước. Bổ sung cho khoa học 1 giống và 1 loài mới, KVNC và cá nước ngọt Việt Nam 3 giống và 3 loài, 22 loài được ghi nhận phân bố mới cho KVNC và có 10 đơn vị phân loại chưa định loại được đến loài. Có 28 loài đặc hữu miền Bắc Việt Nam, 12 loài mới chỉ ghi nhận được tại KVNC, 25 loài cần được bảo tồn (9 loài SĐVN, 9 loài QĐ 82 và 15 loài theo IUCN). Bộ cá Vược có số họ nhiều nhất với 8 họ chiếm 33,33%; họ cá Chép có số giống nhiều nhất 59 giống chiếm 59,6%; về bậc giống có 52 giống đa loài, 47 giống đơn loài, giống cá Chát (Acrossocheilus) cho số loài nhiều nhất 7 loài; về bậc loài bộ cá Chép có 144 loài và họ cá Chép có 122 loài, chiếm ưu thế so với các bộ, họ khác. 2. Về phân bố: KVNC huyện Phục Hòa và huyện Tràng Định có số loài nhiều nhất, 74 và 75 loài; HST nước chảy ưu thế hơn so với HST nước tĩnh, sông chính có số loài nhiều hơn phụ lưu; sông Bằng Giang ở địa hình đồi núi và sông Kỳ Cùng ở địa hình máng trũng có số loài nhiều hơn; phân bố theo tầng nước thì số loài sống
  • 26. 24 tầng giữa chiếm ưu thế. Về mức độ tương đồng thành phần loài: KVNC đa dạng hơn các khu vực lân cận về bộ, họ, giống và loài; có quan hệ rất gần gũi với lưu vực sông Hồng, sông Đà và sông Lam, quan hệ mức gần gũi với sông Mã, ít gần gũi với sông Gianh. Về phân bố địa lý, địa động vật: KVNC có 4 yếu tố phân bố: Yếu tố đặc hữu, yếu tố phân bố rộng, yếu tố Bắc Việt Nam – Hoa Nam và yếu tố Mê Công, trong đó yếu tố Bắc Việt Nam – Hoa Nam chiếm ưu thế, chiếm 82,9%. KVNC thuộc phân vùng địa động vật Bắc Việt Nam - Hoa Nam. 3. Tại KVNC có 34 loài cá kinh tế; 18 loài cá nuôi, trong đó 11 loài có nguồn gốc nhập ngoại, 15 loài có giá trị làm thuốc, 47 loài cá làm cảnh, 13 loài cá phòng bệnh cho người, 10 loài cá có tác dụng diệt sâu bệnh cho cây trồng; nguồn lợi cá nuôi chiếm ưu thế so với nguồn lợi cá tự nhiên tại KVNC. KIẾN NGHỊ 1. Đưa loài cá Miệng cuộn (Ptychidio jordani) theo danh lục IUCN vào danh sách các loài cần được bảo tồn tại KVNC và Việt Nam. 2. - Xây dựng kế hoạch triển khai bảo vệ nghiêm ngặt đối với khúc sông chảy qua xã Đình Phong, khu vực thác Bản Giốc xã Đàm Thủy huyện Trùng Khánh, nơi đây là bãi đẻ của một số loài cá có giá tri bảo tồn được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, cần nghiêm cấm đánh bắt vào mùa sinh sản từ tháng 1 – 3 âm lịch. Loài cá cần bảo vệ: cá Anh vũ (Semilabeo notabilis), loài cá Lăng chấm (Hemibagrus guttatus). Bảo vệ bãi đẻ khúc sông gần cửa khẩu Tà Lùng thuộc xã Mỹ Đức, huyện Phục Hòa, là nơi sống và sinh sản loài cá Chiên, loài cá Anh vũ và loài cá Lăng chấm được ghi trong SĐVN. - Xây dựng các kế hoạch hành động để bảo vệ khúc sông từ thị trấn Thất Khê đến biên giới Việt Trung, khu vực này là bãi đẻ của các loài cá quý hiếm: loài cá Chiên (Bagarius rutilus), loài cá Ngựa bắc (Folifer brevifilis), loài cá Anh vũ (Semilabeo notabilis) và loài cá Lăng chấm (Hemibagrus guttatus), và nhiều loài cá khác, thời gian cấm 3 tháng, từ tháng 1-3 âm lịch. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Xác định được đầy đủ nhất về thành phần loài cá ở khu hệ cá lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng với 202 loài, thuộc 99 giống, 24 họ và 8 bộ; đã bổ sung cho khoa học 1 giống và 1 loài mới, bổ sung cho khu hệ cá Việt Nam 3 giống 3 loài và cho vùng nghiên cứu 3 giống, 22 loài mới. Xác định được đặc điểm phân bố của các loài cá ở khu vực nghiên cứu Đã phát hiện khu hệ cá lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng có 25 loài có giá trị bảo tồn và tình trạng của chúng. Đề xuất được 2 giải pháp khai thác hợp lý, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi cá tại khu vực nghiên cứu.
  • 27. 25 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Nguyễn Văn Giang, Nguyễn Hữu Dực, Nguyễn Kiêm Sơn (2015), "Dẫn liệu về thành phần loài cá sông Kỳ Cùng, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam", Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. 31(4S), 50-55 2. Nguyễn Văn Giang, Nguyễn Hữu Dực, Nguyễn Kiêm Sơn (2015), "Dẫn liệu về thành phần loài cá sông Bằng Giang, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam"Hội nghị Khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 6, Nxb Khoa học và Công nghệ, Hà Nội, 91 - 95. 3. Nguyễn Văn Hảo, Ngô Sỹ Vân, Nguyễn Văn Giang (2016), "Mô tả giống cá mới Vietnamia gen. n. và một loài mới Vietnamia remtua sp. n thuộc phân họ Labeoninae (Cyprinidae, Cypriniformes) được phát hiện ở Cao Bằng, Việt Nam", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 103 - 111. 4. Nguyễn Văn Giang, Nguyễn Hữu Dực, Nguyễn Kiêm Sơn (2016), "Bổ sung loài cá chát (Acrosocheilus malacopterus Zhang, 2005), cho khu hệ cá nước ngọt Việt Nam"Báo cáo Khoa học, Hội nghị toàn Quốc lần thứ hai Hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Nxb, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 5. Nguyễn Văn Giang, Nguyễn Hữu Dực, Nguyễn Kiêm Sơn (2017), "Ghi nhận mới loài Rectoris longibarbus Zhu, Zhang & Lan 2012 (Cyprinidae) cho khu hệ cá nước ngọt Việt Nam", Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. 33(1S), 1-6.