SlideShare a Scribd company logo
1 of 82
i
TRƯỜNGĐH SPKT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – YSINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
----o0o----
Tp. HCM, ngày 05 tháng 10 năm 2018
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ tên sinh viên: Phạm Quang Minh MSSV: 14141195
Hồ Văn Trọng MSSV: 14141338
Chuyên ngành: CNKT Điện tử - Truyền thông Mã ngành: 141
Hệ đào tạo: Đại học chính quy Mã hệ: 1
Khóa: 2014 Lớp: 14141DT1
I. TÊN ĐỀ TÀI:
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG BỘ THÍ NGHIỆM VI XỬ LÝ GIAO TIẾP KIT
INTEL GALILEO
II. NHIỆM VỤ
1. Các số liệu ban đầu:
- Thiết kế và thi công được bộ thí nghiệm vi xử lý hoàn chỉnh với những chức năng
cơ bản như: bàn phím, led đơn, led 7 đoạn, LCD… hoặc những ứng dụng cao
hơn: giao tiếp máy tính, điều khiển động cơ.
- Xây dựng các bài tập thí nghiệm giao tiếp đơn giản với led đơn, led 7 đoạn, nút
nhấn, switch, bàn phím ma trận, LCD, chuyển đổi ADC.
2. Nội dung thực hiện:
- Tìm hiểu về kit Intel Galileo, phần mềm Arduino, các mạch giao tiếp ngoại vi
với vi điều khiển.
- Thiết kế phần cứng bộ thí nghiệm (thiết kế mạch nguyên lý, mạch in, thi công).
- Xây dựng các bài thực hành cơ bản, viết chương trình thực thi và kiểm tra kết
quả trên bộ thí nghiệm.
- Thu thập kết quả. Kiểm tra tính ổn định của hệ thống. Viết báo cáo luận văn.
- Báo cáo đề tài tốt nghiệp.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 01/10/2018
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 05/01/2019
V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: ThS. Ngô Bá Việt
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN BM. ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH
ii
TRƯỜNGĐH SPKT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – YSINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
----o0o----
Tp. HCM,ngày 05 tháng 10 năm 2018
LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ tên sinh viên 1: Phạm Quang Minh
Lớp: 14141DT1A MSSV: 14141195
Họ tên sinh viên 2: Hồ Văn Trọng
Lớp: 14141DT1A MSSV: 14141338
Tên đề tài:
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG BỘ THÍ NGHIỆM VI XỬ LÝ SỬ DỤNG KIT
INTEL GALILEO
Tuần/ngày Nội dung
Xác nhận
GVHD
1
(01-06/10)
- Gặp GVHD để phổ biến quy định: thực hiện chọn
đề tài, tên đề tài, thời gian làm việc.
- Duyệt đề tài.
- Viết đề cương cho đề tài.
2
(08-13/10)
- Tìm hiểu tổng quan về kit Intel Galileo.
- Tìm hiểu về cách thức lập trình và biên dịch trên
kit Intel Galileo.
3
(15-20/10)
- Thiết kế sơ đồ khối, giải thích chức năng các khối
- Tính toán lựa chọn linh kiện cho từng khối
4
(22-27/10)
- Thiết kế sơ đồ nguyên lý và giải thích hoạt động
của mạch.
5
(29/10-
03/11)
- Thiết kế và thi công từng khối nhỏ trong mạch.
6
(05-10/11)
- Lập trình trên phần mềm Arduino.
- Mô phỏng, chạy chương trình từng khối đã thi
công.
7
(12-17/11)
- Lập trình trên phần mềm Arduino.
- Mô phỏng, chạy chương trình từng khối đã thi
công.
iii
8
(19-24/11)
- Lập trình trên phần mềm Arduino.
- Mô phỏng, chạy chương trình từng khối đã thi
công.
9
(26/11-
01/12)
- Thiết kế và thi công mô hình tổng hợp các khối.
- Mô phỏng, chạy chương trình tổng hợp các khối.
10
(03-08/12)
- Thiết kế và thi công mô hình tổng hợp các khối.
- Mô phỏng, chạy chương trình tổng hợp các khối.
11
(10-15/12)
- Kiểm tra, hoàn thiện mô hình, chạy thử và sửa lỗi.
12
(17-22/12)
- Viết báo cáo.
13
(24-29/12)
- Viết báo cáo.
14
(31/12-
05/01)
- Hoàn thiện, chỉnh sửa báo cáo gửi cho GVHD để
xem xét góp ý lần cuối trước khi in báo cáo.
15
(06-18/01)
- Nộp quyển báo cáo và làm Slide báo cáo.
GV HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ và tên)
iv
LỜI CAM ĐOAN
Đề tài này là do chúng tôi tự thực hiện dựa vào một số tài liệutrước đó và không
sao chép từ tài liệu hay công trình đã có trước đó.
Người thực hiện đề tài
Phạm Quang Minh
Hồ Văn Trọng
v
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, lời đầu tiên cho phép chúng tôi được gửi
lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý thầy cô Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật
TP.HCM nói chung và các thầy cô trong Khoa Điện – Điện Tử nói riêng, những
người đã tận tình dạy dỗ, trang bị cho chúng tôi những kiến thức nền tảng và kiến
thức chuyên ngành quan trọng, giúp nhóm chúng tôi có được cơ sở lý thuyết vững
vàng và đã luôn tạo điều kiện giúp đỡ tốt nhất cho chúng tôi trong quá trình học tập
và nghiên cứu.
Đặc biệt, chúng tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Ngô Bá Việt đã tận tình giúp
đỡ, đưa ra những định hướng nghiên cứu cũng như hướng giải quyết một số vấn đề
để chúng tôi có thể thực hiện tốt đề tài.
Mặc dù đã cố gắng hết sức, song do điều kiện thời gian và kinh nghiệm thực tế
của chúng tôi còn ít, cho nên đề tài không thể tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô giáo.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày 05 tháng 01 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Phạm Quang Minh
Hồ Văn Trọng
vi
MỤC LỤC
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP...............................................................................i
LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP............................................... ii
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................iv
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................................v
MỤC LỤC ..........................................................................................................................vi
LIỆT KÊ HÌNH ẢNH................................................................................................... viii
LIỆT KÊ BẢNG ...............................................................................................................xi
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... xii
TÓM TẮT .......................................................................................................................xiii
Chương 1. TỔNG QUAN ...........................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU...............................................................................................................1
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................2
1.4 GIỚI HẠN ................................................................................................................2
1.5 BỐ CỤC....................................................................................................................2
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT..............................................................................4
2.1 KHÁI QUÁT VỀ VI XỬ LÝ – VI ĐIỀU KHIỂN..............................................4
2.1.1 Vi xử lý và vi điều khiển ..........................................................................4
2.1.2 Hệ thống điều khiển tích hợp (SoC)........................................................5
2.2 TRUYỀN DỮ LIỆU CHUẨN I2C .......................................................................5
2.3 TRUYỀN DỮ LIỆU CHUẨN SPI........................................................................8
2.4 TRUYỀN DỮ LIỆU CHUẨN 1-WIRE ...............................................................9
2.5 PHẦN MỀM ARDUINO .................................................................................... 10
2.6 GIỚI THIỆU PHẦN CỨNG............................................................................... 11
2.6.1 Bộ xử lý trung tâm - Intel Galileo Gen 2............................................. 11
2.6.2 Thiết bị đầu vào ...................................................................................... 14
2.6.3 Thiết bị đầu ra ......................................................................................... 16
2.6.4 Thiết bị thời gian thực DS1307 ............................................................ 26
Chương 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ ............................................................ 28
3.1 GIỚI THIỆU ......................................................................................................... 28
3.2 TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG ...................................................... 28
vii
3.2.1 Thiết kế sơ đồ khối hệ thống................................................................. 28
3.2.2 Tính toán và thiết kế mạch .................................................................... 29
3.3 SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ TOÀN MẠCH .............................................................. 38
Chương 4. THI CÔNG HỆ THỐNG .................................................................... 39
4.1 GIỚI THIỆU ......................................................................................................... 39
4.2 THI CÔNG HỆ THỐNG..................................................................................... 39
4.2.1 Thi công bo mạch hệ thống ................................................................... 39
4.2.2 Lắp ráp và kiểm tra................................................................................. 42
4.3 ĐÓNG GÓI VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH .......................................................... 44
4.3.1 Đóng gói, thiết kế mô hình.................................................................... 44
4.3.2 Thi công mô hình.................................................................................... 44
4.4 LẬP TRÌNH HỆ THỐNG................................................................................... 46
4.4.1 Lưu đồ giải thuật..................................................................................... 46
4.4.2 Phần mềm lập trình cho Intel Galileo Gen 2....................................... 48
4.5 VIẾT TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG, THAO TÁC............................ 51
Chương 5. KẾT QUẢ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ................................................ 55
5.1 KẾT QUẢ.............................................................................................................. 55
5.1.1 Kết quả nghiên cứu................................................................................. 55
5.1.2 Kết quả thi công...................................................................................... 55
5.2 NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ................................................................................. 56
Chương 6. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ....................................... 57
6.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 57
6.1.1 Ưu điểm ................................................................................................... 57
6.1.2 Khuyết điểm............................................................................................ 57
6.2 HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI ....................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 59
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 60
viii
LIỆT KÊ HÌNH ẢNH
Hình Trang
Hình 2.1: Mô hình truyền dữ liệu chuẩn I2C...................................................................6
Hình 2.2: Quá trình thiết bị chủ ghi dữ liệu vào thiết bị tớ ............................................6
Hình 2.3: Quá trình thiết bị chủ đọc dữ liệu vào thiết bị tớ ...........................................7
Hình 2.4: Mô hình truyền dữ liệu chuẩn SPI ...................................................................8
Hình 2.5: Mô hình truyền dữ liệu chuẩn 1-Wire.............................................................9
Hình 2.6: Dạng sóng quá trình truyền nhận dữ liệu chuẩn 1-Wire ............................ 10
Hình 2.7: Biểu tượng phần mềm Arduino ..................................................................... 10
Hình 2.8: Giao diện phần mềm Arduino ....................................................................... 11
Hình 2.9: Mặt trên kit Intel Galileo Gen 2 .................................................................... 12
Hình 2.10: Mặt dưới kit Intel Galileo Gen 2................................................................. 12
Hình 2.11: Sơ đồ nguyên lý chip xử lý trung tâm trên kit........................................... 13
Hình 2.12: Sơ đồ bố trí chân I/O trên kit Intel Galileo Gen 2 .................................... 13
Hình 2.13: Ma trận phím 4x4 ngoài thực tế .................................................................. 14
Hình 2.14: Cảm biến LM35 ngoài thực tế..................................................................... 15
Hình 2.15: Led 7 đoạn đôi ngoài thực tế ....................................................................... 16
Hình 2.16: LCD 16x2 ngoài thực tế ............................................................................... 16
Hình 2.17: Sơ đồ chân LCD 16x2 .................................................................................. 17
Hình 2.18: Led ma trận 8x8 ngoài thực tế..................................................................... 18
Hình 2.19: Sơ đồ chân led ma trận 8x8 ......................................................................... 19
Hình 2.20: IC 74HC595 ngoài thực tế ........................................................................... 19
Hình 2.21: Sơ đồ chân IC 74HC595 .............................................................................. 20
Hình 2.22: Cấu trúc bên trong IC 74HC595 ................................................................. 21
Hình 2.23: IC 74HC138 ngoài thực tế ........................................................................... 22
Hình 2.24: Sơ đồ chân IC 74HC138 .............................................................................. 22
Hình 2.25: IC L298 ngoài thực tế................................................................................... 25
Hình 2.26: Sơ đồ chân IC L298...................................................................................... 25
Hình 2.27: IC DS1307 ngoài thực tế.............................................................................. 26
Hình 2.28: Sơ đồ chân IC DS1307................................................................................. 26
Hình 2.29: Địa chỉ các thanh ghi IC DS1307 ............................................................... 27
ix
Hình 3.1: Sơ đồ khối của hệ thống ................................................................................. 28
Hình 3.2: Sơ đồ nguyên lý của khối xử lý trung tâm ................................................... 29
Hình 3.3: Sơ đồ nguyên lý khối nút nhấn đơn .............................................................. 31
Hình 3.4: Sơ đồ nguyên lý khối ma trận phím 4x4 ...................................................... 32
Hình 3.5: Sơ đồ nguyên lý khối led đơn........................................................................ 33
Hình 3.6: Sơ đồ nguyên lý khối led 7 đoạn................................................................... 33
Hình 3.7: Transistor A1015 ngoài thực tế ..................................................................... 34
Hình 3.8: Sơ đồ nguyên lý khối LCD 16x2 .................................................................. 35
Hình 3.9: Sơ đồ nguyên lý khối led ma trận 8x8.......................................................... 35
Hình 3.10: Sơ đồ nguyên lý khối cảm biến nhiệt độ.................................................... 36
Hình 3.11: Sơ đồ nguyên lý khối thời gian thực........................................................... 36
Hình 3.12: Sơ đồ nguyên lý khối động cơ..................................................................... 36
Hình 3.13: Sơ đồ nguyên lý khối nguồn........................................................................ 37
Hình 3.14: Adapter 12V – 2A......................................................................................... 37
Hình 3.15: Sơ đồ nguyên lý khối switch giao tiếp ....................................................... 38
Hình 4.1: Mạch in PCB lớp dưới.................................................................................... 39
Hình 4.2: Mạch in PCB lớp trên..................................................................................... 40
Hình 4.3: Sơ đồ bố trí linh kiện ...................................................................................... 40
Hình 4.4: Board thí nghiệm mặt dưới ............................................................................ 43
Hình 4.5: Board thí nghiệm mặt trên ............................................................................. 43
Hình 4.6: Mô hình tổng thể ............................................................................................. 44
Hình 4.7: Mô hình nhìn từ trên xuống ........................................................................... 45
Hình 4.8: Mặt trước mô hình .......................................................................................... 45
Hình 4.9: Mặt hông mô hình ........................................................................................... 45
Hình 4.10: Lưu đồ hoạt động toàn bộ hệ thống ............................................................ 46
Hình 4.11: Lưu đồ điều khiển bằng nút nhấn, ma trận phím ...................................... 47
Hình 4.12: Lưu đồ hiển thị .............................................................................................. 47
Hình 4.13: Trang chủ Arduino........................................................................................ 49
Hình 4.14: Biểu tượng phần mềm Arduino................................................................... 49
Hình 4.15: Giao diện phần mềm Arduino ..................................................................... 49
x
Hình 4.16: Giao diện các chức năng trong mục Tools ................................................ 50
Hình 4.17: Hộp thoại Boards Manager .......................................................................... 50
Hình 4.18: Giao diện phần mềm khi tiến hành chọn kit Intel Galileo Gen 2 ........... 51
Hình 4.19: Bộ xử lý trung tâm và board thí nghiệm đã kết nối .................................. 51
Hình 4.20: Vị trí nút BTN_NGUON trên board thí nghiệm ....................................... 52
Hình 4.21: Kết nối cáp Micro USB giữa bộ xử lý trung tâm với máy tính............... 52
Hình 4.22: Giao diện phầm mềm khi tiến hành chọn kit giao tiếp............................. 53
Hình 4.23: Giao diện phần mềm khi chọn cổng COM giao tiếp ................................ 53
Hình 4.24: Báo hiệu giao tiếp thành công với kit ở góc dưới bên phải ..................... 53
Hình 4.25: Biểu tượng công cụ biên dịch chương trình .............................................. 53
Hình 4.26: Báo hiệu biên dịch chương trình hoàn tất và không có lỗi ...................... 54
Hình 4.27: Biểu tượng công cụ nạp chương trình ........................................................ 54
Hình 4.28: Báo hiệu nạp chương trình thành công ...................................................... 54
Hình 4.29: Board thí nghiệm sau khi nạp chương trình .............................................. 54
Hình 5.1: Mô hình bộ thí nghiệm ................................................................................... 55
Hình 5.2: Bộ xử lý trung tâm .......................................................................................... 56
xi
LIỆT KÊ BẢNG
Bảng Trang
Bảng 2.1: Các kí hiệu và ý nghĩa chân của LCD.......................................................... 17
Bảng 2.2: Các kí hiệu và ý nghĩa chân IC 74HC595 ................................................... 20
Bảng 2.3: Bảng trạng thái IC 74HC595......................................................................... 21
Bảng 2.4: Các kí hiệu và ý nghĩa chân của 74HC138 ................................................. 23
Bảng 2.5: Bảng trạng thái IC 74HC138......................................................................... 24
Bảng 2.6: Các kí hiệu và ý nghĩa chân IC DS1307...................................................... 26
Bảng 3.1: Các chân của kit Intel Galileo Gen 2 sử dụng trong đề tài........................ 30
Bảng 4.1: Danh sách các linh kiện sử dụng .................................................................. 41
Bảng 4.2: Các công cụ trên giao diện phần mềm Arduino.......................................... 48
xii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
1 SoC System-on-a-chip
2 I2C Inter-Integrated Circuit
3 SPI Serial Peripheral Bus
4 LAN Local Area Network
5 WAN Wide area network
6 VGA Video Graphics Adaptor
7 ADC Analog-to-digital Converter
8 DAC Digital-to-analog Converter
9 PWM Pulse Width Modulation
12 USB Universal Serial Bus
13 MISO Master Input Slave Output
14 MOSI Master Output Slave Input
15 SCK Serial Clock
16 SS Slave Select
17 CPU Central Processing Unit
18 SCL Serial Clock
19 SDA Serial Data
20 EEPROM
Electrically Erasable Programmable Read-Only
Memory
21 GSM Global System for Mobile
22 TFT Thin Film Transistor
xiii
TÓM TẮT
Hiện nay, vi điều khiển và vi xử lý là xu hướng tuy không mới nhưng rất thịnh
hành. Vì thế trong những năm gần đây, các nhà sản xuất chip điện tử đã cho ra đời
những dòng vi điều khiển mới với những tính năng vượt bậc đáp ứng nhu cầu phát
triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật. Một trong những dòng vi điều khiển mới
phải kể đến là Intel Galileo.
Với mục đích muốn tiếp cận gần hơn với dòng vi điều khiển mới này nên nhóm
chúng tôi thực hiện đồ án “Thiết kế và thi công bộ thí nghiệm vi xử lý giao tiếp kit
Intel Galileo”. Hệ thống của chúng tôi bao gồm những chức năng sau:
 Bộ thí nghiệm vi xử lý hoàn chỉnh với những chức năng cơ bản như: bàn phím,
led đơn, led 7 đoạn, LCD… hoặc những ứng dụng cao hơn: giao tiếpmáy tính,
điều khiển động cơ.
 Các bài tập thí nghiệm giao tiếp đơn giản với led đơn, led 7 đoạn, nút nhấn,
bàn phím ma trận, LCD, chuyển đổi ADC…
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 1
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Vi điều khiển đã trở nên quen thuộc trong các ngành kỹ thuật và dân dụng với
nhiều ưu điểm hơn hẳn so với IC số như: thiết kế board mạch đơn giản, điều khiển dễ
dàng, linh hoạt hơn… từ đó mang lại cho người sử dụng nhiều tiện ích. Trong những
năm gần đây, các nhà sản xuất chip điện tử đã cho ra đời những dòng vi điều khiển
với những tính năng mới đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ
thuật: giao tiếp cổng USB, truyển dữ liệu UART, điềuchế độ rộng xung, tăng bộ nhớ
nội… [1].
Nhận thấy tầm quan trọng trên nên việc khảo sát, tìm hiểu vi điều khiển ở nhiều
cấp độ khác nhau từ đơn giản đến phức tạp là hết sức cần thiết. Vì thế đã có rất nhiều
đề tài, đồ án tốt nghiệp, bộ thí nghiệm liên quan đến vi điều khiển để phục vụ việc
học tập, thực hành, nghiên cứu đối với học sinh, sinh viên ví dụ như: “Thiết kế bộ thí
nghiệm PIC 18F2455/2550/5555/4550”[2], “Thiết kế nhà thông minh dùng vi điều
khiển PIC 16F887” [3], “Hệ thống điểm danh bằng vân tay ứng dụng vi điều khiển
ARM” [4], “Ứng dụng kit Raspberry nhận dạng mặt người” [5]…
Từ thực tế hiện nay, ta thấy các đề tài thường sử dụng vi điều khiển họ PIC,
ARM… là chủ yếu. Bên cạnh đó chúng tôi nhận thấy dòng vi điều khiển Intel nói
chung và kit Intel Galileo nói riêng còn khá mới mẻ và chưa được phổ biến rộng rãi
nên hầu hết các bộ thí nghiệm, board thực tập hiện nay cho dòng vi điều khiển này
gần như là chưa có. Chính vì vậy, đây là lý do mà chúng tôi quyết định chọn đề tài:
“Thiết kế và thi công bộ thí nghiệm vi xử lý giao tiếp kit Intel Galileo” với mục
đích tiếp cận gần hơn với dòng vi điều khiển Intel này và hơn hết có thể phục vụ nhu
cầu học tập của các bạn sinh viên trong tương lai.
1.2 MỤC TIÊU
 Thiết kế và thi công được bộ thí nghiệm vi xử lý hoàn chỉnh với những chức
năng cơ bản như: bàn phím, led đơn, led 7 đoạn, LCD… hoặc những ứng dụng
cao hơn: giao tiếp máy tính, điều khiển động cơ.
 Xây dựng các bài tập thí nghiệm giao tiếp đơn giản với led đơn, led 7 đoạn,
nút nhấn, bàn phím ma trận, LCD, chuyển đổi ADC…
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 2
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Trong báo cáo này chúng tôi đã cố gắng trình bày một cách thật logic để người
đọc có thể dễ dàng nắm rõ được kiến thức, phương thức cũng như cách thức hoạt
động của hệ thống.
Nội dung nghiên cứu được chúng tôi chia làm 5 nội dung chính như sau:
 NỘI DUNG 1: Tìm hiểu về kit Intel Galileo, phần mềm Arduino, các mạch giao
tiếp ngoại vi với vi điều khiển.
 NỘI DUNG 2: Thiết kế phần cứng bộ thí nghiệm (thiết kế mạch nguyên lý,
mạch in, thi công).
 NỘI DUNG 3: Xây dựng các bài thực hành cơ bản, viết chương trình thực thi
và kiểm tra kết quả trên bộ thí nghiệm.
 NỘI DUNG 4: Thu thập kết quả, viết báo cáo luận văn.
 NỘI DUNG 5: Báo cáo đề tài tốt nghiệp.
1.4 GIỚI HẠN
 Sử dụng kit Intel Galilleo làm mạch điều khiển, sử dụng các họ IC giao tiếp,
hiển thị, giải mã, mở rộng port để thiết kế các module ngoại vi kết nối với mạch
điều khiển.
 Các bài tập thí nghiệm viết trên chương trình Arduino.
 Số lượng module dự kiến điều khiển: 6 module.
1.5 BỐ CỤC
 Chương 1: Tổng Quan
Chương này trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu, nội dung nghiên cứu, các giới
hạn thông số và bố cục đồ án.
 Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết
Chương này tập trung vào những lý thuyết liên quan đến đề tài bao gồm cơ sở
lý thuyết về Intel Galileo, các chuẩn giao tiếp sử dụng trong đề tài cũng như cơ sở lý
thuyết về các thiết bị, linh kiện sử dụng trong mô hình bộ thí nghiệm.
 Chương 3: Tính Toán Và Thiết Kế
Chương này giới thiệu tổng quan về các yêu cầu của đề tài, thiết kế và tính toán
những phần nào như: thiết kế sơ đồ khối hệ thống, sơ đồ nguyên lý toàn mạch, tính
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 3
toán thiết kế mạch.
 Chương 4: Thi Công Hệ Thống
Chương này trình bày về quá trình vẽ mạch in, lắp ráp các thiết bị, đo kiểm tra
mạch, lắp ráp mô hình. Thiết kế lưu đồ giải thuật cho chương trình và viết chương
trình cho hệ thống. Hướng dẫn quy trình sử dụng hệ thống.
 Chương 5: Kết Quả Nhận Xét Đánh Giá
Chương này trình bày về những kết quả đã đạt được so với mục tiêu đề ra sau
quá trình nghiên cứu thi công. Từ những kết quả đạt được để đánh giá quá trình nghiên
cứu hoàn thành bao nhiêu phần trăm so với mục tiêu ban đầu.
 Chương 6: Kết Luận Và Hướng Phát Triển
Chương này trình bày về những kết quả mà đồ án đạt được, những hạn chế, từ
đó rút ra kết luận và hướng phát triển để giải quyết các vấn đề tồn đọng để đồ án hoàn
thiện hơn.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 4
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 KHÁI QUÁT VỀ VI XỬ LÝ – VI ĐIỀU KHIỂN
2.1.1 Vi xử lý và vi điều khiển
Vi xử lý là thuật ngữ chung dùng để đề cập đến kỹ thuật ứng dụng các công
nghệ vi điện tử, công nghệ tích hợp và khả năng xử lý theo chương trình vào các lĩnh
vực khác nhau.
Vào những giai đoạn đầu trong quá trình phát triển của công nghệ vi xử lý, các
chip (hay các vi xử lý) được chế tạo chỉ tích hợp những phần cứng thiết yếu như CPU
cùng các mạch giao tiếp giữa CPU và các phần cứng khác. Trong giai đoạn này, các
phần cứng khác (kể cả bộ nhớ) thường không được tích hợp trên chip mà phải ghép
nối thêm bên ngoài. Các phần cứng này được gọi là các ngoại vi. Về sau, nhờ sự phát
triển vượt bậc của công nghệ tích hợp, các ngoại vi cũng được tích hợp vào bên trong
IC và người ta gọi các vi xử lý đã được tích hợp thêm các ngoại vi là các “vi điều
khiển”. Việc tích hợp thêm các ngoại vi vào trong cùng một IC với CPU tạo ra nhiều
lợi ích như làm giảm thiểu các ghép nối bên ngoài, giảm thiểu số lượng linh kiện điện
tử phụ, giảm chi phí cho thiết kế hệ thống, đơn giản hóa việc thiết kế, nâng cao hiệu
suất và tính linh hoạt. Ranh giới giữa hai khái niệm “vi xử lý” và “vi điều khiển” thực
sự không cần phải phân biệt rõ ràng. Thuật ngữ “vi xử lý” được sử dụng khi đề cập
đến các khái niệm cơ bản của kỹ thuật vi xử lý nói chung và sẽ dùng thuật ngữ “vi
điều khiển” khi đi sâu nghiên cứu một họ chip cụ thể.
Về cơ bản kiến trúc của một vi xử lý gồm những phần cứng sau:
- Đơn vị xử lý trung tâm CPU (Central Processing Unit).
- Các bộ nhớ (Memories).
- Các cổng vào/ra song song (Parallel I/O Ports).
- Các cổng vào/ra nối tiếp (Serial I/O Ports).
- Các bộ đếm/bộ định thời (Timers).
Ngoài ra với mỗi loại vi điều khiển cụ thể còn có thể có thêm một số phần cứng
khác như bộ biến đổi tương tự-số ADC, bộ biến đổi số-tương tự DAC, các mạch điều
chế dạng sóng WG, điều chế độ rộng xung PWM…
Bộ não của mỗi vi xử lý chính là CPU, các phần cứng khác chỉ là các cơ quan
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 5
chấp hành dưới quyền của CPU. Mỗi cơ quan này đều có một cơ chế hoạt động nhất
định mà CPU phải tuân theo khi giao tiếp với chúng. Để có thể giao tiếp và điều các
ngoại vi, CPU sử dụng 03 loại tín hiệu cơ bản là tín hiệu địa chỉ (Address), tín hiệu
dữ liệu (Data) và tín hiệu điều khiển (Control). Về mặt vật lý thì các tín hiệu này là
các đường nhỏ dẫn điện nối từ CPU đến các ngoại vi hoặc thậm chí là giữa các ngoại
vi với nhau. Tập hợp các đường tín hiệu có cùng chức năng gọi là các bus. Như vậy
ta có các bus địa chỉ, bus dữ liệu và bus điều khiển [9].
2.1.2 Hệ thống điều khiển tích hợp (SoC)
Khái niệm SoC ngày nay đã trở nên phổ biến. SoC được hiểu là toàn bộ "một
hệ thống" được đóng gói hoàn chỉnh trong một chip (vi mạch điện tử). Một hệ thống
thông thường là một hệ thống hoàn chỉnh thực hiện một hoặc nhiều chức năng nào
đó, ví dụ như một máy tính cá nhân gồm một bo mạch chủ để kết nối các thành phần
như CPU, USB, VGA, RS232…
Cấu trúc phần cứng của một SoC bao gồm:
- Đơn vị xử lý trung tâm CPU (Central Processing Unit).
- BUS hệ thống (System BUS).
- Bộ nhớ (Memory).
- Thành phần điều khiển nội (Internal block).
- Ngoại vi (Peripheral).
Các chip vi hệ thống (SoC) trong tương lai sẽ có tới 1000 bộ xử lý và 100 MB
memory, đồng thời được tích hợp rất nhiều khối như: ADC, I2C, PWM, DAC,
Wireless, SPI, USB, Ethernet… Các chip SoC này sẽ là nền tảng của các sản phẩm
có khả năng kết nối mạng WAN-LAN không dây cho các dịch vụ thông tin, giải trí,
truyền thông, định vị [6].
2.2 TRUYỀN DỮ LIỆU CHUẨN I2C
I2C là giao thức truyền thông nối tiếp đồng bộ phổ biến hiện nay, được sử dụng
rộng rãi trong việc kết nối nhiều IC với nhau, hay kết nối giữa IC và các ngoại vi với
tốc độ thấp. Các thiết bị ngày nay như: NVRAM, LCD, keypad, led matrix, ADC,
DAC… gần như tất cả đều hướng tới dùng chuẩn này. Tốc độ I2C ngày càng cao và
có thể lên đến Mbit/s.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 6
Hình 2.1: Mô hình truyền dữ liệu chuẩn I2C
Đặc điểm: I2C sử dụng hai đường truyền tín hiệu:
- Một đường xung nhịp đồng hồ(SCL) chỉ do Master phát đi ( thông thường ở
100kHz và 400kHz. Mức cao nhất là 1Mhz và 3.4MHz).
- Một đường dữ liệu(SDA) theo 2 hướng.
Quá trình truyền dữ liệuchuẩn I2C:
Quá trình thiết bị chủ ghi dữ liệuvào thiết bị tớ:
Hình 2.2: Quá trình thiết bị chủ ghi dữ liệu vào thiết bị tớ
Bước 1: Thiết bị chủ tạo trạng thái START để bắt đầu quá trình truyền dữ liệu,
các thiết bị tớ sẽ ở trạng thái sẵn sàng nhận địa chỉ từ thiết bị chủ.
Bước 2: Thiết bị chủ gởi địa chỉ của thiết bị tớ cần giao tiếp - khi đó tất cả các
thiết bị tớ đều nhận địa chỉ và so sánh với địa chỉ của mình, các thiết bị tớ sau khi
phát hiện không phải địa chỉ của mình thì chờ cho đếnkhi nào nhận trạng thái START
mới. Trong dữ liệu 8 bit thì có 7 bit địa chỉ và 1 bit điều khiển đọc/ghi (R/W): thì bit
này bằng 0 để báo cho thiết bị tớ sẽ nhận byte tiếp theo.
Bước 3: Thiết bị chủ chờ nhận tínhiệu bắt tay từ thiết bị tớ. Thiết bị tớ nào đúng
địa chỉ thì phát 1 tín hiệu trả lời cho chủ biết.
Bước 4: Thiết bị chủ tiến hành gởi địa chỉ của ô nhớ bắt đầu cần ghi dữ liệu, bit
R/W ở trạng thái ghi.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 7
Bước 5: Thiết bị chủ chờ nhận tín hiệu trả lời từ thiết bị tớ.
Bước 6: Thiết bị chủ tiến hành gởi dữ liệu để ghi vào thiết bị tớ, mỗi lần ghi 1
byte, sau khi gửi xong thì tiến hành chờ nhận tín hiệu trả lời từ thiết bị tớ, quá trình
thực hiện cho đến byte cuối cùng xong rồi thì thiết bị chủ chuyển sang trạng thái
STOP để chấm dứt quá trình giao tiếp với thiết bị tớ.
Quá trình thiết bị chủ đọc dữ liệuvào thiết bị tớ:
Hình 2.3: Quá trình thiết bị chủ đọc dữ liệu vào thiết bị tớ
Bước 1: Thiết bị chủ tạo trạng thái START để bắt đầu quá trình truyền dữ liệu,
các thiết bị tớ sẽ ở trạng thái sẵn sàng nhận địa chỉ từ thiết bị chủ.
Bước 2: Thiết bị chủ gởi địa chỉ của thiết bị tớ cần giao tiế, khi đó tất cả các
thiết bị tớ đều nhận địa chỉ và so sánh với địa chỉ của mình, các thiết bị tớ sau khi
phát hiện không phải địa chỉ của mình thì chờ cho đếnkhi nào nhận trạng thái START
mới. Trong dữ liệu 8 bit thì có 7 bit địa chỉ và 1 bit điều khiển đọc/ghi (R/W): thì bit
này bằng 0 để báo cho thiết bị tớ sẽ nhận byte tiếp theo.
Bước 3: Thiết bị chủ chờ nhận tínhiệu bắt tay từ thiết bị tớ. Thiết bị tớ nào đúng
địa chỉ thì phát 1 tín hiệu trả lời cho chủ biết.
Bước 4: Thiết bị chủ tiến hành gởi địa chỉ của ô nhớ bắt đầu cần đọc dữ liệu,
bit R/W ở trạng thái đọc.
Bước 5: Thiết bị chủ chờ nhận tín hiệu trả lời từ thiết bị tớ.
Bước 6: Thiết bị chủ chuyển sang trạng thái STOP, bắt đầu lại trạng thái
START, tiến hành gởi địa chỉ của thiết bị và bit R/W bằng 1 để yêu cầu tớ gởi dữ liệu
nội dung ô nhớ của địa chỉ đã nhận.
Bước 7: Thiết bị chủ sau khi nhận sẽ báo tín hiệu trả lời, quá trình này thực hiện
cho đến khi nhận hết dữ liệu mong muốn thì thiết bị chủ tạo tín hiệu STOP để chấm
dứt [7].
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 8
2.3 TRUYỀN DỮ LIỆU CHUẨN SPI
SPI là một chuẩn đồng bộ nối tiếp để truyền dữ liệu ở chế độ song công toàn
phần full-duplex (hai chiều, hai phía). Đôi khi SPI còn được gọi là giao diện bốn dây.
Hình 2.4: Mô hình truyền dữ liệu chuẩn SPI
Đặc điểm: Giao tiếp SPI được thực hiện thông qua BUS 4 dây MISO, MOSI,
SCK, SS
- MISO: thường được kí hiệu là SDO, dùng để truyền dữ liệu ra khỏi module
SPI khi đặt cấu hình là thiết bị tớ và nhận dữ liệu khi đặt cấu hình là thiết bị chủ.
- MOSI: thường được kí hiệu là SDI, dùng để truyền dữ liệura khỏi module SPI
khi đặt cấu hình là thiết bị chủ và nhận dữ liệu khi đặt cấu hình là thiết bị tớ.
- SCK: cấp xung đồng bộ để truyền nhận dữ liệu với một thiết bị tớ nào đó.
- SS: cấp tín hiệu chọn ở ngõ ra của module SPI đến một ngoại vi khác nếu cấu
hình là thiết bị chủ và là ngõ vào nhận tín hiệu chọn nếu cấu hình là thiết bị tớ.
Quá trình hoạt động của chuẩn SPI:
Thiết bị chủ tạo tín hiệu đồng hồ SCK và cung cấp cho ngõ vào xung SCK của
thiết bị tớ. Xung này có chức năng giữ nhịp cho giao tiếp SPI, vì SPI là chuẩn truyền
đồng bộ nên cần 1 đường giữ nhịp, mỗi nhịp trên chân SCK báo 1 bit dữ liệu đến
hoặc đi. Sự tồn tại của xung SCK giúp quá trình tuyền ít bị lỗi và vì thế tốc độ truyền
của SPI có thể đạt rất cao.
Slave Select (SS) được sử dụng để chọn một thiết bị tớ cụ thể bởi thiết bị
chủ. Nếu thiết bị chủ kéo đường SS của một thiết bị tớ nào đó xuống mức thấp thì
việc giao tiếp sẽ xảy ra giữa thiết bị chủ và thiết bị tớ đó.
Vì tín hiệu SCK được tạo ra bởi thiết bị chủ, luồng dữ liệu được điều khiển bởi
thiết bị chủ. Với mỗi chu kỳ xung SCK, một bit dữ liệu được truyền từ thiết bị chủ
đến thiết bị tớ và một bit dữ liệu được truyền từ thiết bị tớ đến thiết bị chủ.
Quá trình này xảy ra đồng thời và sau 8 chu kỳ xung SCK, một byte dữ liệu
được truyền theo cả hai hướng [10].
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 9
2.4 TRUYỀN DỮ LIỆU CHUẨN 1-WIRE
Là chuẩn giao tiếp không đồng bộ và bán song công (half-duplex). Giao tiếp
này tuân theo mối liên hệ chủ tớ một cách chặt chẽ. Trên một bus có thể gắn 1 hoặc
nhiều thiết bị tớ nhưng chỉ có một thiết bị chủ có thể kết nối đến bus này.
Hình 2.5: Mô hình truyền dữ liệu chuẩn 1-Wire
Đặc điểm: chuẩn giao tiếp này chỉ cần 1 dây để truyền tín hiệu và làm nguồn
nuôi (nếu không tính dây mass).
Quá trình truyền nhận dữ liệuchuẩn 1-wire:
Bốn bước truyền nhận dữ liệu cơ bản của bus 1-wire là reset/presence, gửi bit
1, gửi bit 0, và đọc bit . Thao tác byte như gửi byte và đọc byte dựa trên thao tác từng
bit.
Bước 1: Gửi bit 1 (“Write 1” signal)
Thiết bị chủ kéo bus xuống mức thấp trong khoảng 1 đến 15µs. Sau đó nhả bus
ra cho đến hết phần còn lại của khe thời gian
Bước 2: Gửi bit 0 (“Write 0” signal)
Kéo bus xuống mức thấp trong ít nhất 60µs, và tối đa là 120 µs.
Lưu ý: giữa các lần gửi bit (0 hoặc 1), phải có khoảng thời gian phục hồi bus tối
thiểu 1 µs.
Bước 3: Đọc bit
Thiết bị chủ kéo bus xuống mức thấp từ 0 -15µs. Khi đó thiết bị tớ sẽ giữ bus ở
mức thấp nếu muốn gửi bit 0, nếu muốn gửi bit 1 đơn giản là nhả bus. Bus nên lấy
mẫu 15 µs sau khi bus kéo xuống mức thấp.
Bước 4: Reset/Presence
Thiết bị chủ kéo bus xuống thấp ít nhất 8 khe thời gian (tức là 480 µs) và sau
đó nhả bus. Khoảng thời gian bus ở mức thấp đó gọi là tín hiệu reset. Nếu có thiết bị
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 10
tớ gắn trên bus nó sẻ trả lời bằng tín hiệu Presence tức là thiết bị tớ sẽ kéo bus xuống
mức thấp trong khoảng thời gian 60µs. Nếu không có tín hiệu Presence, thiết bị chủ
sẽ hiểu rằng không có thiết bị tớ nào trên bus, và các giao tiếp tiếp theo sẽ không thể
diễn ra [11].
Hình 2.6: Dạng sóng quá trình truyền nhận dữ liệu chuẩn 1-Wire
2.5 PHẦN MỀM ARDUINO
Hình 2.7: Biểu tượng phần mềm Arduino
Phần mềm Arduino cung cấp môi trường lập trình tích hợp mã nguồn mở hỗ trợ
người dùng viết code và tải nó lên bo mạch Arduino. Đây là môi trường đa nền tảng,
hỗ trợ một loạt các bo mạch Arduino cùng rất nhiều tính năng độc đáo. Ứng dụng lập
trình này có giao diện được sắp xếp hợp lý, phù hợp với cả những người dùng chuyên
nghiệp lẫn không chuyên.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 11
Arduino có các chức năng hữu ích như làm nổi bật cú pháp, thụt đầu dòng tự
động... trên giao diện đồ họa được sắp xếp hợp lý. Phần mềm này còn tích hợp các
bộ sưu tập ví dụ mẫu trợ giúp cho những người lần đầu tiên sử dụng cùng với một
mảng thư viện phong phú như EEPROM, Firmata, GSM, Servo, TFT, WiFi...
Truy cập vào trang chủ Arduino http://arduino.cc để tải phần mềm và cài đặt.
Phần mềm được hỗ trợ miễn phí cho người dùng, với bản cập nhật mới nhất là
Arduino 1.8.8. Ở phiên bản mới nhất này thì đã tích hợp cho dòng kit Intel Galileo.
Hình 2.8: Giao diện phần mềm Arduino
2.6 GIỚI THIỆU PHẦN CỨNG
2.6.1 Bộ xử lý trung tâm - Intel Galileo Gen2
Việc lựa chọn một dòng vi điều khiển, dòng chip, hay một board mạch nào đó
để làm khối xử lý trung tâm thông thường có rất nhiều lựa chọn, có thể kể ra một số
tên như: Raspberry Pi, các dòng Arduino, Intel Edison, các dòng ARM, các dòng
PIC… Nhưng chúng tôi quyết định chọn kit Intel Galileo Gen 2 vì những nguyên
nhân sau đây:
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 12
Hình 2.9: Mặt trên kit Intel Galileo Gen 2
Hình 2.10: Mặt dưới kit Intel Galileo Gen 2
Intel Galileo Gen 2 là sản phẩm được phổ biến rộng rãi trong giới học sinh, sinh
viên Việt Nam hiện nay. Cải tiến lớn nhất của Gen 2 là việc Intel đã thiết kế lại một
phần board mạch để nâng tốc độ làm việc của các chân giao tiếp lên. Intel Galileo
Gen 2 được trang bị bộ xử lý trung tâm Intel Quark X1000 - SoC với khả năng tiết
kiệm năng lượng vượt trội, đồng thời kit cũng tương thích với chuẩn phần mềm
Arduino là hai ưu điểm lớn nhất giúp người sử dụng có thể làm vô số các ứng dụng
khác nhau: robot, IoT, hệ thống điều khiển tự động,...
Với kích thước nhỏ gọn nhưng bo mạch có Ethernet tích hợp với hỗ trợ Power
Over Ethernet ( PoE ), cổng USB 2.0, khe cắm micrso-SD, khe cắm thẻ mini PCI
Express, 20 ngõ vào/ra kỹ thuật số (trong đó có thể sử dụng 6 ngõ như PWM xuất ra
với độ phân giải 8/12 bit và 6 ngõ vào tương tự với độ phân giải 12 bit), kết nối micro
USB, cổng ICSP, cổng JTAG và 2 nút reset.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 13
Hình 2.11: Sơ đồ nguyên lý chip xử lý trung tâm trên kit
Intel Galileo Gen 2 hỗ trợ hoạt động ở mức 3,3V hoặc 5V. Phần cứng và định
dạng chân trong phần mềm được thiết kế tương tự như Arduino Uno R3. Các chân số
0 đến 13 (các chân ISF và GND liền kề), ngõ vào tương tự từ chân số 0 đến chân số
5, chân nguồn, chân ICSP và các chân UART (chân số 0 và chân số 1), đều ở cùng vị
trí như trên Arduino Uno R3.
Hình 2.12: Sơ đồ bố trí chân I/O trên kit Intel Galileo Gen 2
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 14
Thông số kỹ thuật cơ bản:
- Chiều dài: 124 mm
- Chiều rộng: 72 mm
- Bộ xử lý trung tâm: Microcontroller SoC Quark X1000
- Nguồn cấp: 7~15 VDC với adapter 12 VDC 1.25 A chính hãng đi kèm, cần
cấp nguồn cho board bằng adapter chính hãng để board có thể hoạt động ổn định nhất.
- Mức điện áp logic giao tiếp: tương thích 3.3 và 5 VDC.
- Tương thích chuẩn chân giao tiếp Arduino.
- Số chân giao tiếp Digital I/O: 14 (6 chân ngõ ra PWM phân giải 8/12-bit).
- Số chân Analog Input: 6
- Tích hợp công nghệ Power Over Ethernet (PoE).
- 1 khe cắm USB 2.0, Micrso-SD, - PCI Express mini-card.
- Cổng kết nối micro USB, ICSP, JTAG.
- Bộ nhớ Flash: 512 kB
- Bộ nhớ RAM: 256 MB DDR3
- Bộ nhớ SRAM: 512 kB
- Bộ nhớ EEPROM: 8kB
- Tốc độ xung nhịp: 400 MHz
2.6.2 Thiết bị đầu vào
a. Ma trận phím 4x4
Hình 2.13: Ma trận phím 4x4 ngoài thực tế
Ma trận phím 4x4 gồm có 16 nút bấm được sắp xếp theo ma trận 4 hàng, 4 cột.
Các nút bấm trong cùng một hàng và một cột được nối với nhau, vì vậy ma trận phím
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 15
4x4 sẽ có tổng cộng 8 ngõ vào/ra. Ma trận phím 4x4 cho phép nhập dữ liệu vào bộ
điều khiển qua đó dùng để điều khiển một thiết bị ngoại vi nào đó.
Để giao tiếp được với ma trận phím 4x4, dùng phương pháp quét để kiểm tra
xem nút nào được bấm.
Thông số kỹ thuật cơ bản:
- Kích thước: 1.69 in x 1.54 in x 0.39 in (4.3 cm x 3.9 cm x 1.0 cm)
- Khối lượng: 0.39 oz (11 g)
b. Cảm biến nhiệt độ LM35
Hình 2.14: Cảm biến LM35 ngoài thực tế
Với ưu điểm như hoạt động khá chính xác với sai số ít, kích thước nhỏ và giá
thành thấp, IC cảm biến nhiệt độ LM35 là một trong những cảm biến tương tự được
sử dụng rất nhiều trong các ứng dụng đo nhiệt độ. LM35 là cảm biến tiêu hao điện
năng thấp sử dụng điện áp 5V. Cảm biến gồm có 3 chân, 2 chân nguồn, 1 chân tín
hiệu ra dạng Analog.
Thông số kỹ thuật cơ bản:
- Kích thước: 4.30mm × 4.30mm
- Điện áp hoạt động: 4-20V DC
- Điện áp ra: -1V đến 6V
- Công suất tiêu thụ: 60uA
- Độ phân giải điện áp đầu ra là 10mV/°C
- Khoảng đo nhiệt độ: -55°C đến 150°C
- Độ chính xác thực tế: 1/4°C ở nhiệt độ phòng và 3/4°C ngoài khoảng -55°C
tới 150°C.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 16
2.6.3 Thiết bị đầu ra
a. Led 7 đoạn
Hình 2.15: Led 7 đoạn đôi ngoài thực tế
Trong các thiết bị, để báo trạng thái hoạt động của thiết bị đó cho người sử dụng
với thông số chỉ là các dãy số đơn thuần, thường người ta sử dụng led 7 đoạn. Led 7
đoạn được sử dụng khi các dãy số không đòi hỏi quá phức tạp, chỉ cần hiện thị số là
đủ, chẳng hạn led 7 đoạn được dùng để hiển thị nhiệt độ phòng, hiển thị số lượng sản
phẩm được kiểm tra sau một công đoạn nào đó.
Thông số kỹ thuật cơ bản led7 đoạn 5621BS:
- Màu đỏ, anode chung.
- 2 dot, 10 chân.
- Điện áp rơi trên LED là 2.2V.
- Dòng tối đa chạy qua mỗi LED là 25mA.
- Dòng chạy bình thường: 10mA. Nếu nguồn 5V thì mỗi led phải nối với 1 điện
trở 330 Ω (dòng chạy qua mỗi led 13mA).
b. LCD 16 x 2
Hình 2.16: LCD 16x2 ngoài thực tế
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 17
LCD là kiểu màn hình tinh thể lỏng nhỏ dùng để hiển thị dữ liệu. Mỗi ô của
LCD bao gồm các chấm tinh thể lỏng, các chấm này kết hợp với nhau theo trình tự
ẩn hoặc hiện sẽ tạo nên các kí tự cần hiển thị. LCD có hai cách giao tiếp cơ bản là
mắc nối tiếp và nối song song.
Hình 2.17: Sơ đồ chân LCD 16x2
Bảng 2.1: Các kí hiệu và ý nghĩa chân của LCD
Chân
n
Kí hiệu Chức Năng
1 VSS GND
Mass
2 VDD Nguồn cung cấp cho LCD
3 VEE Chỉnh độ tương phản
4 RS Chọn thanh ghi trong LCD
5 RW Đọc và ghi dữ liệu
6 E Cho phép chọn LCD
7 D0 Đường dẫn dữ liệu 0
8 D1 Đường dẫn dữ liệu 1
9 D2 Đường dẫn dữ liệu 2
10 D3 Đường dẫn dữ liệu 3
11 D4 Đường dẫn dữ liệu 4
12 D5 Đường dẫn dữ liệu 5
13 D6 Đường dẫn dữ liệu 6
14 D7 Đường dẫn dữ liệu 7
15 A Đèn nền (5 VDC)
16 K Đèn nền (GND)
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 18
Sử dụng một biến trở 10K điều chỉnh độ tương phản của LCD. Đường dẫn điều
khiển E (Enable) kích hoạt hoặc không kích hoạt bộ hiển thị. Khi bộ hiển thị được
kích hoạt, nó sẽ kiểm tra trạng thái của hai đường dẫn điều khiển khác và sau đó đánh
giá các đường dẫn từ các đường dẫn dữ liệu cho phù hợp. Khi bộ hiển thị không được
kích hoạt trạng thái của các đường dẫn điều khiển khác bị bỏ qua và các đường dẫn
dữ liệu được chuyển trạng thái điện trở (ba trạng thái). Khi đó, bus dữ liệu có thể
được sử dụng cho các mục đích khác. Đường dẫn RW (đọc /ghi) báo hiệu cho biết
liệu các dữ liệu đã được ghi vào bộ dữ liệu đã được ghi vào bộ hiển thị hay cần được
đọc ra từ bộ hiển thị. Cuối cùng đường dẫn RS (lựa chọn thanh ghi) cho thấy các dữ
liệu được truyền có liên quan đến các lệnh dùng cho bộ điều khiển hiển thị hay liên
quan đến kí tự cần được ghi vào bộ hiển thị.
Thông số kỹ thuật cơ bản:
- Điện áp MAX : 7V.
- Điện áp MIN : -0,3V.
- Hoạt động ổn định : 2.7-5.5V.
- Điện áp ra mức cao : > 2.4V.
- Điện áp ra mức thấp : <0.4V.
- Dòng điện cấp nguồn : 350uA - 600uA.
- Nhiệt độ hoạt động : -30 - 75 độ C.
c. Led ma trận 8 x 8
Hình 2.18: Led ma trận 8x8 ngoài thực tế
Led ma trận 8x8 đơn giản chỉ là 64 con led được sắp xếp với nhau theo dạng ma
trận, thành 8 hàng và 8 cột.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 19
Hình 2.19: Sơ đồ chân led ma trận 8x8
Thông số kỹ thuật cơ bản ledmatrix 8x8 1588BS:
- Kích thước ma trận 38x38 mm.
- Kích thước chấm 3,7 mm.
- Khoảng cách chấm 4,76 mm.
- Dòng hoạt động thấp.
- Độ tương phản và ánh sáng cao.
- Có thể kết hợp nhiều ma trận theo chiều ngang.
d. IC 74HC595
Hình 2.20: IC 74HC595 ngoài thực tế
74HC595 là IC ghi dịch 8 bit kết hợp chốt dữ liệu , đầu vào nối tiếp đầu ra song
song. IC 74HC595 thường dùng trong các mạch quét led 7 đoạn, led matrix, led
đơn… để tiết kiệm tối đa số chân của vi điều khiển. Có thể mở rộng thêm số lượng
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 20
chân của vi điều khiển tùy theo mục đích sử dụng bằng việc mắc nối tiếp đầu vào dữ
liệu các IC với nhau.
Hình 2.21: Sơ đồ chân IC 74HC595
Bảng 2.2: Các kí hiệu và ý nghĩa chân IC 74HC595
Chân
n
Kí hiệu Chức Năng
1 Q1 Ngõ ra dữ liệu
2 Q2 Ngõ ra dữ liệu
3 Q3 Ngõ ra dữ liệu
4 Q4 Ngõ ra dữ liệu
5 Q5 Ngõ ra dữ liệu
6 Q6 Ngõ ra dữ liệu
7 Q7 Ngõ ra dữ liệu
8 GND Nguồn 0V
9 Q7S Ngõ ra dữ liệu nối tiếp
10 MR Reset
11 SHCP Dịch dữ liệu
12 STCP Xuất dữ liệu ngõ ra
13 OE Cho phép ngõ ra
14 DS Ngõ vào dữ liệu nối tiếp
15 Q0 Ngõ ra dữ liệu
16 VCC Nguồn 5V
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 21
Bảng 2.3: Bảng trạng thái IC 74HC595
INPUTS
FUNCTION
SER SRCLK SRCLR RCLK OE
X X X X H Outputs QA-QH are disabled.
X X X X L Outputs QA-QH are enabled.
X X L X X Shift register is cleared.
L ↑ H X X First stage of the shift register
goes low. Other stages store
the data of previous stage,
respectively.
H ↑ H X X First stage of the shift register
goes high. Other stages store
the data of previous stage,
respectively.
X X X ↑ X Shift register data is stored in
the storage register.
Hình 2.22: Cấu trúc bên trong IC 74HC595
Nguyên lý hoạt động:
Đặt dữ liệu vào chân DS, và tạo một xung SHCP thì dữ liệu tại chân DS sẽ được
dịch vào thanh ghi 8-STAGE SHIFT REGISTER. Lần lượt làm như trên 8 lần (dịch
bit cao trước), thì ta được 8 bit trong thanh ghi 8-STAGE SHIFT REGISTER.
Sau đó tạo một xung STCP thì 8 bit trong thanh ghi 8-STAGE SHIFT
REGISTER sẽ được sao chép sang thanh ghi 8-BIT STORAGE REGISTER. Lúc này
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 22
nếu chân OE ở mức thấp thì ngõ ra sẽ bằng với giá trị thanh ghi 8-BIT STORAGE
REGISTER, còn nếu chân OE ở mức cao thì ngõ ra ở trạng thái tổng trở cao.
Thông số kỹ thuật cơ bản IC74HC595:
- Điện áp hoạt động: 2V – 6V.
- Dòng ra: 35mA.
- 8 bit serial vào, 8 bit serial hoặc song song ra.
- Thanh ghi lưu trữ với 3 trạng thái ra.
- Tần số quét 100 Mhz.
- Giới hạn tầm nhiệt: -40°C đến 125°C.
e. IC 74HC138
Hình 2.23: IC 74HC138 ngoài thực tế
IC 74HC138 là bộ giải mã 3 đầu vào (A1, A2, A3), 8 đầu phủ định (Y0 - Y7). IC
74HC138 có 3 đầu vào cho phép: hai đầu tích cực ở mức thấp (E1 và E2) và một đầu
tích cực ở mức cao (E3). Tất cả các đầu ra của 74HC138 sẽ ở mức cao, trừ khi E1,
E2 ở mức thấp và E3 ở mức cao. Khi các đầu vào E1, E2 ở mức thấp và E3 ở mức
cao thì đầu ra của 74HC138 sẽ được quyết định bởi đầu vào.
Hình 2.24: Sơ đồ chân IC 74HC138
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 23
Nguyên lý hoạt động:
Cơ chế giải mã 3 bit và đầu ra tương ứng như sau nếu 3 bit A2, A1, A0 nhận
các giá trị tương ứng:
- 000: thì đầu ra Y0 ở mức logic thấp, các đầu ra còn lại đều ở mức logic cao.
- 001: thì đầu ra Y1 ở mức logic thấp, các đầu ra còn lại đều ở mức logic cao.
- 010: thì đầu ra Y2 ở mức logic thấp, các đầu ra còn lại đều ở mức logic cao.
- 011: thì đầu ra Y3 ở mức logic thấp, các đầu ra còn lại đều ở mức logic cao.
- 100: thì đầu ra Y4 ở mức logic thấp, các đầu ra còn lại đều ở mức logic cao.
- 101: thì đầu ra Y5 ở mức logic thấp, các đầu ra còn lại đều ở mức logic cao.
- 110: thì đầu ra Y6 ở mức logic thấp, các đầu ra còn lại đều ở mức logic cao.
- 111: thì đầu ra Y7 ở mức logic thấp, các đầu ra còn lại đều ở mức logic cao.
Bảng 2.4: Các kí hiệu và ý nghĩa chân của 74HC138
Chân Kí hiệu Chức Năng
1 A0 Ngõ vào dữ liệu
2 A1 Ngõ vào dữ liệu
3 A2 Ngõ vào dữ liệu
4 𝐸1 Cho phép hoạt động
5 𝐸2 Cho phép hoạt động
6 E3 Cho phép hoạt động
7 𝑌7 Ngõ ra dữ liệu
8 GND Nguồn 0V
9 𝑌6 Ngõ ra dữ liệu
10 𝑌5 Ngõ ra dữ liệu
11 𝑌4 Ngõ ra dữ liệu
12 𝑌3 Ngõ ra dữ liệu
13 𝑌2 Cho phép ngõ ra
14 𝑌1 Ngõ ra dữ liệu
15 𝑌0 Ngõ ra dữ liệu
16 VCC Nguồn 5V
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 24
Bảng 2.5: Bảng trạng thái IC 74HC138
INPUT OUTPUT
𝐸1 𝐸2 E3 A0 A1 A2 𝑌0 𝑌1 𝑌2 𝑌3 𝑌4 𝑌5 𝑌6 𝑌7
H X X X X X H H H H H H H H
X H X X X X H H H H H H H H
X X L X X X H H H H H H H H
L L H L L L L H H H H H H H
L L H H L L H L H H H H H H
L L H L H L H H L H H H H H
L L H H H L H H H L H H H H
L L H L L H H H H H L H H H
L L H H L H H H H H H L H H
L L H L H H H H H H H H L H
L L H H H H H H H H H H H L
Thông số kỹ thuật cơ bản IC74HC138:
- IC giải mã 3 đường sang 8 đường.
- Điện áp hoạt động: 2V – 6V.
- Dòng ra: 5.2 mA.
- Dòng điện vào thấp khoảng 10-6 A.
- Các đầu ra tương thích với CMOS, NMOS và TTL.
- Khả năng loại trừ tạp âm cao trong thiết bị CMOS.
- Giới hạn tầm nhiệt: -40°C đến 85°C.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 25
f. IC L298
Hình 2.25: IC L298 ngoài thực tế
IC L298 ứng dụng trong việc điều khiển cùng lúc 2 động cơ theo chiều quay bất
kì, kết hợp với điều xung PWM có thể điều chỉnh tốc độ xoay của động cơ. Thích
hợp cho điều khiển động cơ bước lưỡng cực và động cơ DC chổi than.
Hình 2.26: Sơ đồ chân IC L298
Thông số kỹ thuật cơ bản:
- Điện áp điều khiển: +5 V ~ +35 V
- Dòng tối đa cho mỗi cầu H: 2A
- Điện áp tín hiệu điều khiển: +5 V ~ +7 V
- Dòng tín hiệu điều khiển: 0 ~ 36mA
- Công suất hao phí: 20W (khi nhiệt độ T = 75 ℃)
- Nhiệt độ vận hành: -25 ℃ ~ +130 ℃
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 26
2.6.4 Thiết bị thời gian thực DS1307
IC thời gian thực (RTC) DS1307 có thể đếm giờ, phút, giây, thứ, ngày tháng,
năm. Giao tiếp với vi điều khiển thông qua chuẩn I2C, và đóng vai trò là thiết bị tớ
khi kết nối đến bus I2C này. Có thể đếm thời gian theo định dạng 24 giờ hoặc 12 giờ
với chỉ thị AM/PM. Ngoài ra bên trong chip có bộ dò phát hiện mất nguồn và tự động
chuyển sang sử dụng nguồn pin dự phòng.
Hình 2.27: IC DS1307 ngoài thực tế
Hình 2.28: Sơ đồ chân IC DS1307
Bảng 2.6: Các kí hiệu và ý nghĩa chân IC DS1307
Chân
n
Kí hiệu Chức Năng
1 X1 Kết nối thạch anh
2 X2 Kết nối thạch anh
3 VBAT Kết nối pin dự phòng
4 GND Nguồn 0V
5 SDA Chân dữ liệu
6 SCL Chân nhận xung clock
7 SQW Ngõ xuất xung vuông
8 VCC Nguồn 5V
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 27
Hình dưới đây là địa chỉ của các thanh ghi RAM và RTC của DS 1307. Thanh
ghi RTC có địa chỉ từ 00-07h. các thanh ghi RAM chiếm địa chỉ từ 08h - 3Fh.
Các thông tin về thời gian và lịch thu được bằng cách đọc các byte trong thanh
ghi tương ứng. Thời gian và lịch được thiết lập hoặc khởi tạo bằng cách viết các
byte thanh ghi thích hợp. Lưu ý dữ liệu lưu thời gian chứa trong thanh ghi đều theo
định dạng BCD. Thứ trong tuần thay đổi tại lúc nữa đêm, lưu dưới dạng con số (Ví
dụ 1 là Chủ Nhật, 2 là Thứ hai, 3 là thứ 3 ...). Khi lần đầu tiên IC được cấp nguồn các
thanh ghi thời gian và lịch reset về 01/01/00 01 00:00:00. (MM/DD/YY DOW
HH:MM:SS).
Hình 2.29: Địa chỉ các thanh ghi IC DS1307
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 28
Chương 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
3.1 GIỚI THIỆU
Ở chương này, khảo sát một số nội dung sau:
 Sơ đồ khối hệ thống
 Trình bày chức năng của từng khối
 Trình bày những linh kiện của từng khối
 Sơ đồ nguyên lý toàn hệ thống
3.2 TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
3.2.1 Thiết kế sơ đồ khối hệ thống
Theo yêu cầu của đề tài, chúng tôi tiến hành thiết kế sơ đồ khối của hệ thống:
KHỐI CẢM
BIẾN
KHỐI XỬ LÝ
TRUNG TÂM
KHỐI
HIỂN THỊ
KHỐI NGUỒN
KHỐI NÚT
NHẤN
KHỐI
THỜI
GIAN
THỰC
KHỐI
ĐỘNG CƠ
Hình 3.1: Sơ đồ khối của hệ thống
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 29
Chức năng từng khối:
 Khối nguồn: cung cấp nguồn 5V DC cho mạch hoạt động và 12VDC
cho động cơ DC.
 Khối xử lý trung tâm: xử lý tín hiệu vào ra của các khối còn lại.
 Khối nút nhấn: gửi tín hiệu đến khối xử lý trung tâm.
 Khối hiển thị: hiển thị dữ liệu theo nhu cầu người dùng.
 Khối cảm biến: gửi tín hiệu tương tự đến khối xử lý trung tâm.
 Khối thời gian thực: DS1307.
 Khối động cơ: động cơ 12VDC.
3.2.2 Tính toán và thiết kế mạch
a. Khối xử lý trung tâm – Intel Galileo Gen2
Intel Galileo Gen 2 tích hợp sức mạnh tính toán mà vi xử lý Atom mang lại.
Board mạch có kích thước nhỏ, dễ dàng để giao tiếp, sử dụng, bao gồm 20 ngõ vào/ra
kỹ thuật số (trong đó có thể sử dụng 6 ngõ như PWM xuất ra với độ phân giải 8/12
bit và 6 ngõ vào tương tự với độ phân giải 12 bit). Ngoài ra nó còn được tích hợp
thêm ethernet, RAM và bộ nhớ Flash, các chân có thể cấu hình GPIO hoặc các chuẩn
giao tiếp khác như UART, I2C, SPI…
Dưới đây là sơ đồ nguyên lí của khối điều khiển trung tâm và sơ đồ chân thực
tế của Intel Galileo Gen 2.
Hình 3.2: Sơ đồ nguyên lý của khối xử lý trung tâm
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 30
Bảng 3.1: Các chân của kit Intel Galileo Gen 2 sử dụng trong đề tài
Chân
trên kit
Kí hiệu
trong mạch Chức năng trong đề tài Module ngoại vi
0 0
Điều khiển tín hiệu SHCP các thanh ghi
dịch 74HC595
8 led đơn
1 1
Điều khiển tín hiệu DS các thanh ghi
dịch 74HC595
8 8
Điều khiển tín hiệu STCP các thanh ghi
dịch 74HC595
12 12
Điều khiển tín hiệu SHCP các thanh ghi
dịch 74HC595
6 led 7 đoạn
10 10
Điều khiển tín hiệu DS các thanh ghi
dịch 74HC595
9 9
Điều khiển tín hiệu STCP các thanh ghi
dịch 74HC595
13 13
Điều khiển tín hiệu SHCP các thanh ghi
dịch 74HC595
LCD 16x2
11 11
Điều khiển tín hiệu DS các thanh ghi
dịch 74HC595
7 7
Điều khiển tín hiệu STCP các thanh ghi
dịch 74HC595
6 6
Điều khiển tín hiệu OE các thanh ghi
dịch 74HC595
8 led đơn, 6 led 7
đoạn, LCD 16x2
3 3_HANG1 Ngõ vào tín hiệu
Nút nhấn đơn, 4
hàng của ma trận
phím 4x4
2 2_HANG2 Ngõ vào tín hiệu
A2 A2_HANG3 Ngõ vào tín hiệu
A3 A3_HANG4 Ngõ vào tín hiệu
5 5
Điều khiển tín hiệu SHCP các thanh ghi
dịch 74HC595
Led matrix 8x8
Điều khiển tín hiệu INT1 IC L298 Động cơ DC
Điều khiển tín hiệu A của IC 74HC138 Ma trận phím 4x4
4 4
Điều khiển tín hiệu STCP các thanh ghi
dịch 74HC595
Led matrix 8x8
Điều khiển tín hiệu INT2 IC L298 Động cơ DC
Điều khiển tín hiệu A của IC 74HC138 Ma trận phím 4x4
A1 A1
Điều khiển tín hiệu DS các thanh ghi
dịch 74HC595
Led matrix 8x8
Điều khiển tín hiệu EN IC L298 Động cơ DC
A0 A0 Ngõ vào tín hiệu Cảm biến LM35
A4 SDA Tín hiệu giao tiếp chuẩn I2C Thời gian thực
DS1307A5 SCL Tín hiệu giao tiếp chuẩn I2C
GND GND GND Nối mass
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 31
Ghi chú:
- SHCP : dùng để cấp xung Clock.
- DS : dùng để dịch dữ liệu nối tiếp.
- STCP : dùng để điều khiển nạp dữ liệu song song từ bên trong IC thanh ghi
dịch ra bên ngoài để điều khiển module ngoại vi.
- OE : dùng để cho phép xuất dữ liệu.
b. Khối nút nhấn
 Khối nút nhấn đơn:
Sơ đồ kết nối của khối nút nhấn đơn như hình bên dưới.
Hình 3.3: Sơ đồ nguyên lý khối nút nhấn đơn
Nguyên lý hoạt động:
Ở đây lấy ví dụ cho nút nhấn BTN1, các nút nhấn khác có cách thức hoạt động
tương tự. Khi chưa nhấn nút, chân 3 được nối với VCC thông qua led báo hiệu trạng
thái và điện trở 330Ω (điện trở pullup), tín hiệu trả về sẽ là giá trị ‘1’ (HIGH). Khi
nhấn nút, chân 3 sẽ được nối trực tiếpvới GND. Tín hiệu trả về sẽ là giá trị ‘0’ (LOW).
Trở kháng tại đầu vào của MCU nằm trong khoảng 100KΩ – 1MΩ.
Thông thường ta chọn giá trị điện trở kéo (R) bằng 1/10 trở kháng (R1) của
MCU. [8]
Chọn R1 = 100KΩ
 R =
𝑅1
10
=
100
10
= 10KΩ. (3.1)
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 32
Vì do mạch có sử dụng led đơn để báo hiệu trạng thái nút nhấn nên chúng tôi sử
dụng điện trở kéo (R) là 330Ω thay vì 10KΩ.
 Khối ma trận phím 4x4:
Khối ma trận phím 4x4 sử dụng điện trở kéo lên tương tự như khối nút nhấn
đơn. Ma trận phím được kết nối với khối xử lý trung tâm thông qua header 8x1. Sơ
đồ kết nối của khối ma trận phím như hình bên dưới.
Hình 3.4: Sơ đồ nguyên lý khối ma trận phím 4x4
Nguyên lý hoạt động:
Để giao tiếp được với ma trận phím 4x4, tôi dùng phương pháp quét để kiểm
tra xem nút nào được bấm, cụ thể cách quét như sau (quét theo cột):
Các chân 3_HANG1, 2_HANG2, A2_HANG3, A3_HANG4 (các hàng) được
thiết lập là các chân INPUT, còn lại các chân COT1, COT2, COT3, COT4 (các cột)
là các chân dùng để quét.
Giả sử MP0 được nhấn:
Cho COT1= 0, các COT2= COT3= COT4= 1, kiểm tra trạng thái của các hàng:
HANG1= 0 và HANG2= HANG3= HANG4= 1: vậy kết luận có nút được nhấn trên
COT1.
Quét tương tự đối với những nút bấm khác. Số thứ tự tương ứng nút nhấn được
quy định bởi người lập trình.
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 33
c. Khối hiển thị
 Khối ledđơn
Sơ đồ kết nối của khối led đơn như hình bên dưới.
Hình 3.5: Sơ đồ nguyên lý khối led đơn
Tính toán chọn điện trở hạn dòng phù hợp cho led: dòng để led hoạt động tốt là
10-20mA cho mỗi con led. Với điện áp mỗi led là 1.9V, dòng ở khoảng 10mA, điện
áp vào là 5V
𝑅 𝐿𝐸𝐷=
𝑉𝑐𝑐 − 𝑉𝐿𝐸𝐷
𝐼 𝐿𝐸𝐷
=
5−1.9
0.01
= 310 Ω (3.2)
Trên thị trường không có điện trở 310 Ω mà chỉ có điện trở 330 Ω nên chúng
tôi chọn điện trở cho led là 330 Ω.
 Khối led7 đoạn
Sơ đồ kết nối của khối led 7 đoạn như hình bên dưới.
Hình 3.6: Sơ đồ nguyên lý khối led 7 đoạn
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 34
Để cung cấp đủ dòng thì chúng tôi chọn transistor PNP A1015 để có ngõ ra
bão hòa – tức hoạt động ở dòng Ic lớn nhất.
Hình 3.7: Transistor A1015 ngoài thực tế
Thông số kỹ thuật cơ bản:
- Loại PNP
- Điện áp cực đại: VCBO = -50V, VCEO = -50V, VEBO = -5V
- Dòng điện cực đại: IC = - 150mA, IB = -50mA
- Nhiệt độ làm việc: -55°C ~ 125°C
Tính toán chọn điện trở hạn dòng phù hợp cho led: dòng để led hoạt động tốt
là 10-20mA cho mỗi con led. Với điện áp mỗi led là 1.9V, dòng ở khoảng 10mA,
điện áp vào là 5V
𝑅 𝐿𝐸𝐷=
𝑉𝑐𝑐 − 𝑉𝐿𝐸𝐷
𝐼 𝐿𝐸𝐷
=
5−1.9
0.01
= 310 Ω
Trên thị trường không có điện trở 310 Ω mà chỉ có điện trở 330 Ω nên chúng
tôi chọn điện trở cho led là 330 Ω.
Tính toán chọn điện trở kéo lên phù hợp cho transistor:
Transistor A1015 có hệ số β thuộc khoảng từ 70 – 400, chọn hệ số β = 100.
𝐼 𝐵 =
𝐼 𝑐
β
=
25
80
= 0.3125 mA (3.3)
𝑅 𝐵=
𝑉𝑐𝑐 − 𝑉𝐿𝐸𝐷
𝐼 𝐵
=
5−2.2
0.3125
= 8.96 KΩ (3.4)
Chọn 𝑅 𝐵 = 10 kΩ.
 Khối LCD 16x2
Sơ đồ kết nối của khối LCD 16x2 như hình bên dưới.
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 35
Hình 3.8: Sơ đồ nguyên lý khối LCD 16x2
 Khối ledmatrix 8x8
Sơ đồ kết nối của khối led matrix 8x8 như hình bên dưới.
Hình 3.9: Sơ đồ nguyên lý khối led ma trận 8x8
Tính toán chọn điện trở hạn dòng phù hợp cho led và điện trở kéo lên phù hợp
cho transistor tương tự như khối led 7 đoạn.
d. Khối cảm biến
Sơ đồ kết nối của khối cảm biến như hình bên dưới.
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 36
Hình 3.10: Sơ đồ nguyên lý khối cảm biến nhiệt độ
Điện áp hoạt động: 5VDC.
Dòng tiêu thụ: 60uA.
e. Khối thời gian thực
Sơ đồ kết nối của khối thời gian thực DS1307 như hình bên dưới.
Hình 3.11: Sơ đồ nguyên lý khối thời gian thực
f. Khối động cơ
Sơ đồ kết nối của khối động cơ như hình bên dưới.
Hình 3.12: Sơ đồ nguyên lý khối động cơ
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 37
g. Khối nguồn
Dưới đây là sơ đồ nguyên lý khối nguồn:
Hình 3.13: Sơ đồ nguyên lý khối nguồn
Tuy nhiên thực tế, trên thị trường điện tử đã có nhiều sản phẩm với giá cả hợp
lý thay thế để cung cấp nguồn cho board mạch mang lại sự tiện dụng, tiết kiệm ví dụ
như là Adapter.
Intel Galileo Gen 2 có thể sử dụng nguồn từ 7-15 VDC để hoạt động. Tuy nhiên,
động cơ DC sử dụng nguồn 12V DC. Vì thế, chúng tôi quyết định sử dụng Adapter
12V để cung cấp nguồn cho toàn mạch và khối nguồn.
Dòng tiêu thụ của Intel Galileo Gen 2s là 100mA cho mỗi chân GPIO.
Tổng số chân GPIO sử dụng là 20 chân, công thức tính dòng tiêu thụ
Dòng tiêu thụ = 20 x 100mA = 2000mA = 2A
Dòng tiêu thụ là 2A nên nhóm chọn Adapter với dòng ngõ ra là 2A.
Hình 3.14: Adapter 12V – 2A
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 38
Thông số kỹ thuật cơ bản
- Đầu vào: 100-240V50/60Hz.
- Đầu ra: 12V – 2A.
- Trọng lượng: 91g / 3.21oz.
- Cung cấp năng lượng với đầu kết nối 2.1mm x 5.5mm.
- Kích thước nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ.
- Hiệu quả: ≥ 80%.
- Quy định điện áp ổn định.
- Bảo vệ quá áp và ngắn mạch.
- Đầu ra ổn định, gợn thấp và nhiễu thấp.
- Hiệu quả cao và tiêu thụ năng lượng thấp.
h. Khối switch giao tiếp
Để giao tiếp các khối với khối xử lý trung tâm, chúng tôi sử dụng các switch.
Người dùng muốn sử dụng khối nào chỉ cần gạt switch cấp nguồn và switch điều
khiển (nếu có) của khối đó. Dưới đây là sơ đồ nguyên lý khối switch giao tiếp.
Hình 3.15: Sơ đồ nguyên lý khối switch giao tiếp
3.3 SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ TOÀN MẠCH
Sơ đồ nguyên lý toàn mạch được trình bày ở phần phụ lục.
CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 39
Chương 4. THI CÔNGHỆ THỐNG
4.1 GIỚI THIỆU
Sau quá trình tính toán, thiết kế và lựa chọn các linh kiện thích hợp, tiến hành
thi công PCB, lắp ráp và kiểm tra mạch.
4.2 THI CÔNG HỆ THỐNG
4.2.1 Thi công bo mạch hệ thống
Sau khi thiết kế xong sơ đồ nguyên lý và tiến hành vẽ mạch PCB với kích thước
board là 24 x 23.6 cm. Dưới đây là sơ đồ mạch in lớp trên, lớp dưới và 3D của hệ
thống.
Hình 4.1: Mạch in PCB lớp dưới
CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 40
Hình 4.2: Mạch in PCB lớp trên
Hình 4.3: Sơ đồ bố trí linh kiện
CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 41
Dưới đây là bảng linh kiện sử dụng trong đề tài: “Thiết kế và thi công bộ thí
nghiệm vi xử lý giao tiếp kit Intel Galileo”.
Bảng 4.1: Danh sách các linh kiện sử dụng
STT Tên linh kiện Thông số, Giátrị Dạng vỏ
1 Intel Galileo Gen 2
31 chân
Vin = 7 – 15V (power supply jack)
Vout = 1,8V
Iout = 100mA
2 IC 74HC595
16 chân
Nguồn cấp: 2V – 6V
Dòng: 35mA
DIP-16
3 IC 74HC138
16 chân
Nguồn cấp: 2V – 6V
Dòng: 5.2mA
DIP-16
4 IC L298
15 chân
Nguồn cấp: 4.5V – 7V
Dòng ra cực đại: 3A
Multiwatt-
15
5 IC LM2576
5 chân
Nguồn cấp: 4V – 40V
Dòng ra: 3A
TO-263-6
6 IC DS1307
8 chân
Nguồn cấp: 4.5V – 5.5V
Dòng : 200uA
DIP-8
7 Transistor
2SA1015, 3 chân, loại PNP
2SC1815, 3 chân, loại NPN
TO-92
8 Nút nhấn
4 chân kích thước 6x6x5 mm
Loại: NC
DIP
9 Điện trở
Giá trị: 10kΩ, 330Ω, 4.7 kΩ
Công suất: 0.25W
Sai số: 5%
Axial
10 Diode
1N4407, Umax= 1000V, Imax= 1A
1N5822, Umax= 40V, Imax= 3A
DO-41
DO-201AD
11 Led đơn
Xanh, 3mm, 1.8 < ΔV < 2.2 VDC
Đỏ, 5mm, 2 < ΔV < 3 VDC
Radial
12
Domino CON2
KF128
5.08mm – 200mil - 300V - 10A
CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 42
13 Rào cái, rào đực
Khoảng cách mỗi chân: 2.54mm
Độ sâu của lỗ cắm / độ dài của chân
cắm: 11.5 mm
Polyamid
14 LCD 16x2
16 chân HD44780
Nguồn cấp: 2.7V – 5V
Dòng : 350uA – 600uA
TUXGR
15 Led 7 đoạn
10 chân, HSN-5621BS
Nguồn cấp: 2.2V
Dòng : 10mA
Tube
16 Thạch anh Tần số: 32.768 kHz Typical
17 Tụ Gốm 104 100nF/50V Radial
18 Ma trận phím Loại 4x4, 4.3x3.9x1cm
19 Led ma trận Loại 8x8, 1588BS, 38x38mm
20 Relay
5 chân, 12VDC
Nguồn cấp: 3V – 48VDC
21 Cuộn cảm Dòng 3A, giá trị 100uH
22 Cảm biến LM35
3 chân
Nguồn cấp: 4V – 30V
Dòng : 60uA
TO-92-3
23 DIP Switch
Loại: 6p, 4p, 2p màu đỏ
Dòng : 100mA
4.2.2 Lắp ráp và kiểm tra
Quy trình lắp ráp – kiểm tra mạch :
Bước 1: Đặt và gia công mạch in 2 lớp cho board thí nghiệm.
Bước 2: Rửa board đồng sạch sẽ bằng nước rửa mạch sau khi ủi mạch.
Bước 3: Tiến hành khoan lỗ cho board mạch xử lý trung tâm.
Bước 4: Hàn tất cả các linh kiện cần thiết vào 2 board mạch.
Bước 5: Kết nối các đầu bus của board mạch xử lý trung tâm với board mạch
bộ thí nghiệm.
Bước 6: Kiểm tra kết nối các bus hoàn chỉnh.
Bước 7: Cuối cùng nạp chương trình và test chương trình có đạt như yêu cầu
ban đầu không.
CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 43
Hình 4.4: Board thí nghiệm mặt dưới
Hình 4.5: Board thí nghiệm mặt trên
CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 44
4.3 ĐÓNG GÓI VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH
4.3.1 Đóng gói, thiết kế mô hình
Sau khi kiểm tra mạch hoạt động tốt ta tiến hành đóng hộp thành mô hình. Mô
hình được đóng gói trong 1 hình hộp chữ nhật bằng mica trong dày 4 mm với kích
thước là 38x25x7 cm.
4.3.2 Thi công mô hình
Mô hình được làm bằng chất liệumica - một dạng bọt xốp thường được sử dụng
để làm mô hình trong ngành kiến trúc. Loại nguyên liệu này rất dễ mua, có thể tìm
thấy ở các cửa hàng bán vật liệu quảng cáo. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà thể mua
loại dày hay mỏng, tốt hay thường. Đặc điểm của mica là tuy nhẹ nhưng lại cứng cáp.
Để cắt mica theo ý tưởng mô hình đặt ra sử dụng máy cắt laser. Để kết nối các
mảnh ghép sau khi cắt, chúng tôi sử dụng keo chuyên dụng là keo 502.
Hình 4.6: Mô hình tổng thể
CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 45
Hình 4.7: Mô hình nhìn từ trên xuống
Hình 4.8: Mặt trước mô hình
Hình 4.9: Mặt hông mô hình
CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 46
4.4 LẬP TRÌNH HỆ THỐNG
4.4.1 Lưu đồ giải thuật
a. Lưu đồ hoạt động toàn bộ hệ thống
Để bắt đầu cho một chương trình hay yêu cầu được thực hiên trên board thì việc
đầu tiên là khởi tạo hệ thống (khai báo các chân tín hiệu điều khiển), bộ xử lý trung
tâm sẽ đưa tín hiệu điều khiển thông qua các chân kết đến từng khối trong board,
kiểm tra nếu sai thì quay lại để kiểm tra , ngược lại nếu đúng thì bộ xử lý trung tâm
sẽ gửi tín hiệu điều khiển đi theo lập trình trên phần mềm và hiển thị theo yêu cầu.
Bắt đầu
Kiểm tra tín hiệu
Kết thúc
Khởi tạo hệ thống
Phân tích, trích
xuất hiển thị
S
Đ
Hình 4.10: Lưu đồ hoạt động toàn bộ hệ thống
b. Lưu đồ điều khiển bằng nút nhấn, ma trận phím
Tương tự như phần lưu đồ hoạt động toàn bộ hệ thống, dưới đây là lưu đồ điều
khiển bằng nút nhấn, ma trận phím. Nếu nút nhấn có nhấn, sẽ gửi tín hiệu về cho bộ
xử lý trung tâm xử lý, nếu chưa có tác động của nút nhấn thì quay lại tiếp tục kiểm
tra, nếu có tác động thì sẽ thực hiện yêu cầu của người lập trình trên phần mềm.
CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 47
Bắt đầu
Kiểm tra nút nhấn?
Kết thúc
Khởi tạo hệ thống
Thực hiện yêu cầu
S
Đ
Hình 4.11: Lưu đồ điều khiển bằng nút nhấn, ma trận phím
c. Lưu đồ hiển thị
Bộ xử lý trung tâm sẽ đưa tín hiệu điều khiển các IC 74HC595, các IC này sẽ
gửi tín hiệu đầu ra ở các chân để kiểm tra và điều khiển từng thiết bị, nếu sai sẽ quay
lại kiểm tra xem dữ liệu có được xuất đến IC hay chưa , đúng thì sẽ đưa dữ liệu ra
ngoài và hiển thị lên thiết bị theo yêu cầu người lập trình.
Bắt đầu
Kiểm tra tín hiệu
yêu cầu
Khởi tạo hệ thống
Hiển thị dữ liệu lên
LCD, led đơn, led
7 đoạn
S
Dữ liệu vào
74HC595
Đ
Kết thúc
Hình 4.12: Lưu đồ hiển thị
CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 48
4.4.2 Phần mềm lập trình cho Intel Galileo Gen2
Arduino 1.8.7
Môi trường phát triển tích hợp Arduino IDE 1.8.7 là một ứng dụng đa nền tảng
được viết bằng Java, và được dẫn xuất từ IDE cho ngôn ngữ lập trình xử lý và các dự
án lắp ráp. Do có tính chất mã nguồn mở nên môi trường lập trình này hoàn toàn miễn
phí và có thể mở rộng thêm bởi người dùng có kinh nghiệm.
Người sử dụng chỉ cần định nghĩa hai hàm để thực hiện một chương trình hoạt
động theo chu trình:
setup(): hàm chạy một lần duy nhất vào lúc bắt đầu của một chương trình dùng
để khởi tạo các thiết lập.
loop(): hàm được gọi lặp lại liên tục cho đến khi bo mạch được tắt.
Các icon cho phép sử dụng nhanh các chức năng thường dùng của IDE được
mô tả như bảng dưới đây:
Bảng 4.2: Các công cụ trên giao diện phần mềm Arduino
ICON Tên Chức năng
Verify
Biên dịch chương trình soạn thảo để
kiểm tra các lỗi lập trình
Upload
Biên dịch và nạp chương trình đang
soạn thảo
New Mở trang soạn thảo mới
Open Mở các chương trình đã lưu
Save Lưu chương trình đang soạn thảo
Serial Monitor
Mở cửa sổ Serial Monitor để gửi và
nhận dữ liệu giữa máy tính và board
Các bước giao tiếpphần mềm Arduino 1.8.7 với kit Intel Galileo Gen2:
Bước 1: Truy cập vào trang chủ Arduino http://arduino.cc để tải phần mềm
và cài đặt. Chọn thẻ Software rồi chọn mục Download. Phần mềm được hỗ trợ
miễn phí cho người dùng, với bản cập nhật mới nhất là Arduino 1.8.8. Ở đề tài này
chúng tôi sử dụng phiên bản 1.8.7.
CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 49
Hình 4.13: Trang chủ Arduino
Bước 2: Tiến hành cài đặt phần mềm. Phần mềm sau khi cài đặt sẽ có biểu
tượng trên giao diện desktop như sau:
Hình 4.14: Biểu tượng phần mềm Arduino
Bước 3: Mở phần mềm bằng cách nhấp đúp chuột vào biểu tượng như hình
trên. Sau khi mở, phần mềm sẽ có giao diện như sau:
Hình 4.15: Giao diện phần mềm Arduino
CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 50
Bước 4: Chọn Tools -> Board -> Boards Manager
Hình 4.16: Giao diện các chức năng trong mục Tools
Bước 5: Một hộp thoại sẽ hiện ra. Chọn Arduino Certified trong mục Type.
Nhấp chuột chọn thẻ Intel i586 Boards by Intel. Chọn Version mới nhất trong mục
Select Version rồi Install. Chờ cài đặt hoàn thành.
Hình 4.17: Hộp thoại Boards Manager
Bước 6: Sau khi hoàn thành cài đặt, board Intel Galileo Gen 2 đã được tích
hợp vào phần mềm. Tiến hành chọn kit Intel Galileo Gen 2 như hình sau. Như vậy đã
có thể giao tiếp phần mềm Arduino với kit Intel Galileo Gen 2.
CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 51
Hình 4.18: Giao diện phần mềm khi tiến hành chọn kit Intel Galileo Gen 2
4.5 VIẾT TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG, THAO TÁC
Để đề tài được áp dụng trong thực tế và người dùng có thể dễ dàng sử dụng.
Dưới đây là tài liệu hướng dẫn sử dụng do chúng tôi trình bày:
Bước 1: Kết nối bộ xử lý trung tâm với board thí nghiệm. Cấp nguồn cho bộ xử
lý trung tâm và board thí nghiệm. Nhấn nút BTN_NGUON để cấp điện cho board thí
nghiệm. Khi led nguồn ở khối nguồn phát sáng báo hiệu board thí nghiệm đã được
cấp nguồn thành công.
Hình 4.19: Bộ xử lý trung tâm và board thí nghiệm đã kết nối
CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 52
Hình 4.20: Vị trí nút BTN_NGUON trên board thí nghiệm
Bước 2: Cắm cáp Micro USB để kết nốt board Intel Galileo với máy tính người
dùng để bắt đầu lập trình.
Hình 4.21: Kết nối cáp Micro USB giữa bộ xử lý trung tâm với máy tính
Bước 3: Mở và viết chương trình trên phần mềm Arduino.
Bước 4: Từ giao diện phần mềm chọn Tools -> Board -> Intel Galileo Gen 2.
Chọn cổng COM giao tiếp phù hợp trong Tools -> Port. Sau khi chọn kết quả lần lượt
như sau:
CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 53
Hình 4.22: Giao diện phầm mềm khi tiến hành chọn kit giao tiếp
Hình 4.23: Giao diện phần mềm khi chọn cổng COM giao tiếp
Hình 4.24: Báo hiệu giao tiếp thành công với kit ở góc dưới bên phải
Bước 5: Biên dịch và kiểm tra chương trình cho đến khi hết lỗi. Nhấn công cụ
trong khung màu đỏ ở hình dưới đây để tiến hành biên dịch.
Hình 4.25: Biểu tượng công cụ biên dịch chương trình
CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 54
Hình 4.26: Báo hiệu biên dịch chương trình hoàn tất và không có lỗi
Bước 6: Nạp chương trình từ phần mềm xuống board thí nghiệm. Nhấn công
cụ trong khung màu đỏ ở hình dưới đây để tiến hành nạp chương trình.
Hình 4.27: Biểu tượng công cụ nạp chương trình
Hình 4.28: Báo hiệu nạp chương trình thành công
Bước 7: Gạt switch nguồn và switch điều khiển (nếu có) của khối cần sử dụng.
Lưu ý: chỉ có thể sử dụng 1 trong 3 khối: led ma trận 8x8 , ma trận phím 4x4 hoặc
động cơ, không thể sử dụng song song cùng lúc 3 khối này.
Nạp chương trình lại 1 lần nữa và quan sát kết quả trên bộ thí nghiệm.
Hình 4.29: Board thí nghiệm sau khi nạp chương trình
CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 55
Chương 5. KẾT QUẢ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ
5.1 KẾT QUẢ
5.1.1 Kết quả nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài gần 3 tháng, chúng tôi đã đạt
được các kết quả như sau:
 Tìm hiểu và nghiên cứu tổng quan cấu tạo, chức năng của kit Intel Galileo
Gen 2.
 Thiết kế và thi công hoàn thiện bộ thí nghiệm, tổng hợp được nhiều khối trên
cùng một board mạch.
 Biết cách sử dụng phần mềm thiết kế mạch như Altium Designer cùng với
phần mềm lập trình cho kit Intel Galileo Gen 2.
 Xây dựng được các bài tập thí nghiệm đơn giản hoạt động như mong muốn
trên board mạch.
5.1.2 Kết quả thi công
Qua quá trình thiết kế phần cứng, chọn lựa linh kiện và lên ý tưởng hoàn thiện
mô hình, dưới đây là kết quả mà chúng tôi đã thực hiện được:
Hình 5.1: Mô hình bộ thí nghiệm
CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 56
Hình 5.2: Bộ xử lý trung tâm
5.2 NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ
Sau thời gian nghiên cứu, thi công thì đồ án tốt nghiệp của nhóm với đề tài
“Thiết kế và thi công bộ thí nghiệm vi xử lý giao tiếp kit Intel Galileo” đã hoàn
thiện.
Nhìn chung, mô hình đã hoạt động ổn định, có thể làm việc liên tục, đạt 90%
yêu cầu đề ra ban đầu. Người dùng thao tác đơn giản, dễ sử dụng. Hệ thống đảm bảo
an toàn cho người dùng.
Hệ thống sử dụng nguồn cấp nhỏ nên an toàn cho người sử dụng trước nguy cơ
điện giật.
Thời gian đáp ứng từ khi nhấn nút nhấn trực tiếp khá nhanh. Thời gian đáp ứng
khi nạp chương trình cho đến khi mạch hoạt động tùy thuộc máy tính người sử dụng.
Tuy nhiên, do sự hạn chế về kiến thức và thời gian thực hiện, nguồn tài liệu
tham khảo chủ yếu thông qua Internet và một sốgiáo trình tham khảo nên đề tài không
tránh khỏi sai sót và còn một số hạn chế:
- Hạn chế lớn nhất là chưa có được nguồn điện dự trữ để cung cấp cho hệ
thống hoạt động khi bị mất nguồn chính.
- Vì điều kiện kinh phí và thời gian có hạn, nên nhóm chỉ thực hiện mô hình
mang tính tương đối.
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 57
Chương 6. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
6.1 KẾT LUẬN
Với những mục tiêu đã đề ra, đề tài đã giải quyết và hoàn thành được những
mục tiêu đặt ra ban đầu như:
- Tìm hiểu tổng quan: cấu tạo phần cứng, chức năng các chân của dòng kit
Intel Galileo mang tính ứng dụng cao.
- Thiết kế và thi công được bộ thí nghiệm vi xử lý hoàn chỉnh với những chức
năng cơ bản như: bàn phím, led đơn, led 7 đoạn, LCD… hoặc những ứng
dụng cao hơn: giao tiếp máy tính, điều khiển động cơ.
- Xây dựng các bài tập thí nghiệm giao tiếp đơn giản với led đơn, led 7 đoạn,
nút nhấn, bàn phím ma trận, LCD, chuyển đổi ADC….
- Mô hình hệ thống dễ sử dụng, tiện lợi, đáp ứng nhu cầu cần thiết về sử dụng
thiết bị của người dùng.
- Phần mềm miễn phí, có sẵn trên Internet.
6.1.1 Ưu điểm
- Phần cứng được thiết kế nhỏ gọn, đơn giản, dễ sử dụng, mô hình được trang
trí đẹp, trực quan.
- Cách thức điều khiển và giao tiếp với mô hình đơn giản với người lập trình.
- Chi phí của hệ thống ở mức trung bình khá và đáp ứng gần như đầy đủ các
yêu cầu đặt ra.
6.1.2 Khuyết điểm
Dù chúng tôi đã rất cố gắng hoàn thành đề tài một cách tốt nhất có thể tuy nhiên
hệ thống vẫn còn một vài khuyết điểm sau:
- Các khối hiển thị chưa đạt hiệu suất hiển thị tối đa, khối led matrix 8x8 còn
nhấp nháy liên tục khó quan sát, chưa thể kết hợp cùng các khối khác .
- Khối LCD 16x2 và khối led 7 đoạn khi hiển thị cùng 1 lúc thì hiệu suất hiển
thị kém, led 7 đoạn nhấp nháy liên tục nhưng khi sử dụng độc lập thì tương
đối ổn định.
- Nạp chương trình vào kit Intel Galileo Gen 2 xảy ra nhiều lỗi.
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 58
- Kiến thức, thời gian cũng như kinh phí hạn chế nên mô hình không được tối
ưu 100%.
6.2 HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
Với mong muốn đưa đến cho người sử dụng một bộ thí nghiệm hoàn thiện để
có thể ứng dụng thực tiễn hơn, chúng tôi xin được đưa ra một số ý kiến phát triển cho
đề tài như sau:
- Ngoài phần mềm Arduino IDE được sử dụng trong đề tài thì có thể lập trình
thêm trên 2 phần mềm có thể lập trình cho kit Intel Galileo Gen 2 như Linux
hoặc Mac OS X.
- Mở rộng thêm nhiều port để tăng số thiết bị ngoại vi nhằm tăng tính ứng
dụng cho bộ thí nghiệm.
- Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng phần mềm Arduino IDE để lập trình trên
kit Intel Galileo Gen 2, vì thế ngoài kit mà đề tài sử dụng thì có thể dùng kit
Arduino UNO R3 để lập trình thay thế tương ứng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Đình Phú, “Giáo trình vi điều khiển PIC 16F887”, Xuất bản ĐH
SPKT TP.HCM, năm 2014.
[2] Phạm Văn Khích, “Thiết kế bộ thí nghiệm PIC 18F2455/2550/5555/4550”,
NCKH cấp trường, trường ĐHSPKT, TP.HCM, tháng 10 năm 2008.
[3] Nguyễn Văn Bình, “Thiết kế nhà thông minh dùng vi điều khiển PIC
16F887”, Đồ án tốt nghiệp, trường ĐHSPKT, TP.HCM, năm 2014.
[4] Trần Anh Đề, Trần Sơn Lành, “Hệ thống điểm danh bằng vân tay ứng dụng
vi điềukhiểnARM”, Đồ án tốt nghiệp, trường ĐHSPKT, TP.HCM, tháng 7 năm 2016.
[5] Huỳnh Công Thành, Nguyễn Trung Vinh, “Ứng dụng kit Raspberry nhận
dạng mặt người”, Đồ án tốt nghiệp, trường ĐHSPKT, TP.HCM, tháng 7 năm 2016.
[6] Đỗ Tiến Anh, Lâm Thanh Sang, “Thiết kế hệ thống điều khiển và giám sát
thiết bị qua webserver sử dụng kit Intel Edison”, Đồ án tốt nghiệp, trường ĐHSPKT,
TP.HCM, tháng 07 năm 2018.
[7] Nguyễn Đình Phú, “Giáo trình thực hành vi điều khiển PIC”, Xuất bản ĐH
SPKT TP.HCM, tháng 08 năm 2016.
[8] Trần Thu Hà (chủ biên), Trương Thị Bích Ngà, Nguyễn Thị Lưỡng, Bùi
Thị Tuyết Đan, Phù Thị Ngọc Hiếu, Dương Thị Cẩm Tú, “Giáo trình Điện tử cơ
bản”, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, 2014.
[9] Lê Hiếu, “Vi điều khiển, Vi xử lý là gì ?”, thegioiic.com/forums/vi-dieu-
khien-vi-xu-ly-la-gi, 19 tháng 03 năm 2012.
[10] MSP430, “Giới thiệu giao thức SPI”, electronicctu.net/Thread-Chuan-
giao-tiep-SPI.html, 26 tháng 5 năm 2012.
[11] Ý tưởng nhanh, “Chuẩn giaotiếp 1-Wire”, ytuongnhanh.vn/chi-tiet/chuan-
giao-tiep-1-wire-156.html, năm 2017.
PHỤ LỤC
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 60
PHỤ LỤC
1. Các bài tập thí nghiệm giao tiếp đơn giản và kếtquả thu được
Bài 1: Đo và hiển thị nhiệt độ ở bên trái hàng 2 của LCD. Hàng 1 hiển thị chữ
“NHIET DO PHONG:”.Có 4 nút nhấn lần lượt với chức năng như sau:
BTN1: nhấn lần 1 nhiệt độ hiển thị ở bên phải hàng 2 của LCD, nhấn lần 2 nhiệt
độ hiển thị ở bên trái hàng 2 của LCD và lặp lại.
BTN2: Nhấn lần 1 sáng 4 led bên phải, nhấn lần 2 sáng 4 led bên trái, nhấn lần
3 8 led sáng xen kẽ , nhấn lần 4 led tắt và lặp lại.
BTN3: Nhấn lần 1 động cơ hoạt động, nhấn lần 2 động cơ ngừng và lặp lại .
BTN4: Thay đổi cấp tốc độ động cơ (2 cấp).
Code chương trình:
//DIEU KHIEN LED DON
int SHCP_LEDDON = 0;
int STCP_LEDDON = 8;
int G_3M =6;
int DS_LEDDON = 1;
//DIEU KHIEN NUT NHAN DON
const int nutnhan4 = A3;
const int nutnhan3 = A2;
const int nutnhan2 = 2;
const int nutnhan1 = 3;
//DIEU KHIEN DONG CO
int input1 = 5;//PWM
int input2 = 4;
int E_L298 = A1;
//DIEU KHIEN LCD VA CAM BIEN NHIET DO
#include <LiquidCrystal.h>
#include <Wire.h>
LiquidCrystal lcd(7);
int cambien = A0;
void setup() {
//KHOI TAO DONG CO
pinMode(input1,OUTPUT);
Đề tài: Thiết kế bộ thí nghiệm vi xử lý giao tiếp Kit Intel Galileo
Đề tài: Thiết kế bộ thí nghiệm vi xử lý giao tiếp Kit Intel Galileo
Đề tài: Thiết kế bộ thí nghiệm vi xử lý giao tiếp Kit Intel Galileo
Đề tài: Thiết kế bộ thí nghiệm vi xử lý giao tiếp Kit Intel Galileo
Đề tài: Thiết kế bộ thí nghiệm vi xử lý giao tiếp Kit Intel Galileo
Đề tài: Thiết kế bộ thí nghiệm vi xử lý giao tiếp Kit Intel Galileo
Đề tài: Thiết kế bộ thí nghiệm vi xử lý giao tiếp Kit Intel Galileo
Đề tài: Thiết kế bộ thí nghiệm vi xử lý giao tiếp Kit Intel Galileo
Đề tài: Thiết kế bộ thí nghiệm vi xử lý giao tiếp Kit Intel Galileo

More Related Content

What's hot

Ứng dụng công nghệ IoT để thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị ...
 Ứng dụng công nghệ IoT để thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị ... Ứng dụng công nghệ IoT để thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị ...
Ứng dụng công nghệ IoT để thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị ...hieu anh
 
[123doc] dieu-khien-thiet-bi-qua-module-wifi-esp8266
[123doc]   dieu-khien-thiet-bi-qua-module-wifi-esp8266[123doc]   dieu-khien-thiet-bi-qua-module-wifi-esp8266
[123doc] dieu-khien-thiet-bi-qua-module-wifi-esp8266Ngo Gia HAi
 
Hệ thống IoT điều khiển và giám sát ngôi nhà
Hệ thống IoT điều khiển và giám sát ngôi nhàHệ thống IoT điều khiển và giám sát ngôi nhà
Hệ thống IoT điều khiển và giám sát ngôi nhàanh hieu
 
Đồ án Thiết kế hệ thống tưới cây tự động sử dụng Arduino
Đồ án Thiết kế hệ thống tưới cây tự động sử dụng ArduinoĐồ án Thiết kế hệ thống tưới cây tự động sử dụng Arduino
Đồ án Thiết kế hệ thống tưới cây tự động sử dụng ArduinoVerdie Carter
 
mạng truyền thông công nghiệp
mạng truyền thông công nghiệpmạng truyền thông công nghiệp
mạng truyền thông công nghiệpvanquanglong
 
Báo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểm
Báo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểmBáo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểm
Báo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểmLuanvantot.com 0934.573.149
 
Đồ án Năng lượng mặt trời đi sâu tìm hiểu thuật toán P&O bám điểm công suất c...
Đồ án Năng lượng mặt trời đi sâu tìm hiểu thuật toán P&O bám điểm công suất c...Đồ án Năng lượng mặt trời đi sâu tìm hiểu thuật toán P&O bám điểm công suất c...
Đồ án Năng lượng mặt trời đi sâu tìm hiểu thuật toán P&O bám điểm công suất c...Vita Howe
 
Hệ thống giám sát điện năng tiêu thụ và điều khiển thiết bị điện từ xa
Hệ thống giám sát điện năng tiêu thụ và điều khiển thiết bị điện từ xaHệ thống giám sát điện năng tiêu thụ và điều khiển thiết bị điện từ xa
Hệ thống giám sát điện năng tiêu thụ và điều khiển thiết bị điện từ xaDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
(Led nháy theo nhạc) báo cáo đồ án điện tử viễn thông 1
(Led nháy theo nhạc) báo cáo đồ án điện tử   viễn thông 1(Led nháy theo nhạc) báo cáo đồ án điện tử   viễn thông 1
(Led nháy theo nhạc) báo cáo đồ án điện tử viễn thông 1Huy Tuong
 

What's hot (20)

Đề tài: Hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị trong nhà, HAY
Đề tài: Hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị trong nhà, HAYĐề tài: Hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị trong nhà, HAY
Đề tài: Hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị trong nhà, HAY
 
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đạiHệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
 
Ứng dụng công nghệ IoT để thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị ...
 Ứng dụng công nghệ IoT để thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị ... Ứng dụng công nghệ IoT để thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị ...
Ứng dụng công nghệ IoT để thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị ...
 
[123doc] dieu-khien-thiet-bi-qua-module-wifi-esp8266
[123doc]   dieu-khien-thiet-bi-qua-module-wifi-esp8266[123doc]   dieu-khien-thiet-bi-qua-module-wifi-esp8266
[123doc] dieu-khien-thiet-bi-qua-module-wifi-esp8266
 
Hệ thống IoT điều khiển và giám sát ngôi nhà
Hệ thống IoT điều khiển và giám sát ngôi nhàHệ thống IoT điều khiển và giám sát ngôi nhà
Hệ thống IoT điều khiển và giám sát ngôi nhà
 
Luận văn: Thiết kế nhà giữ xe tự động sử dụng PLC S7-200, HOT
Luận văn: Thiết kế nhà giữ xe tự động sử dụng PLC S7-200, HOTLuận văn: Thiết kế nhà giữ xe tự động sử dụng PLC S7-200, HOT
Luận văn: Thiết kế nhà giữ xe tự động sử dụng PLC S7-200, HOT
 
Đồ án Thiết kế hệ thống tưới cây tự động sử dụng Arduino
Đồ án Thiết kế hệ thống tưới cây tự động sử dụng ArduinoĐồ án Thiết kế hệ thống tưới cây tự động sử dụng Arduino
Đồ án Thiết kế hệ thống tưới cây tự động sử dụng Arduino
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển động cơ theo nhiệt độ, HAY
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển động cơ theo nhiệt độ, HAYĐề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển động cơ theo nhiệt độ, HAY
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển động cơ theo nhiệt độ, HAY
 
mạng truyền thông công nghiệp
mạng truyền thông công nghiệpmạng truyền thông công nghiệp
mạng truyền thông công nghiệp
 
Báo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểm
Báo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểmBáo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểm
Báo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểm
 
Luận văn: Cấu trúc điều khiển bộ biến đổi DC hai chiều, HAY
Luận văn: Cấu trúc điều khiển bộ biến đổi DC hai chiều, HAYLuận văn: Cấu trúc điều khiển bộ biến đổi DC hai chiều, HAY
Luận văn: Cấu trúc điều khiển bộ biến đổi DC hai chiều, HAY
 
Đồ án Năng lượng mặt trời đi sâu tìm hiểu thuật toán P&O bám điểm công suất c...
Đồ án Năng lượng mặt trời đi sâu tìm hiểu thuật toán P&O bám điểm công suất c...Đồ án Năng lượng mặt trời đi sâu tìm hiểu thuật toán P&O bám điểm công suất c...
Đồ án Năng lượng mặt trời đi sâu tìm hiểu thuật toán P&O bám điểm công suất c...
 
Đề tài: Hệ thống cảnh báo hỏa hoạn và khí độc nguy hiểm, 9đ
Đề tài: Hệ thống cảnh báo hỏa hoạn và khí độc nguy hiểm, 9đĐề tài: Hệ thống cảnh báo hỏa hoạn và khí độc nguy hiểm, 9đ
Đề tài: Hệ thống cảnh báo hỏa hoạn và khí độc nguy hiểm, 9đ
 
Hệ thống giám sát điện năng tiêu thụ và điều khiển thiết bị điện từ xa
Hệ thống giám sát điện năng tiêu thụ và điều khiển thiết bị điện từ xaHệ thống giám sát điện năng tiêu thụ và điều khiển thiết bị điện từ xa
Hệ thống giám sát điện năng tiêu thụ và điều khiển thiết bị điện từ xa
 
Đề tài: Hệ thống giám sát điện năng tiêu thụ trong hộ gia đình
Đề tài: Hệ thống giám sát điện năng tiêu thụ trong hộ gia đìnhĐề tài: Hệ thống giám sát điện năng tiêu thụ trong hộ gia đình
Đề tài: Hệ thống giám sát điện năng tiêu thụ trong hộ gia đình
 
Đề tài: Tìm hiểu dây chuyền sản xuất Nhà máy bia Hà Nội, HAY
Đề tài: Tìm hiểu dây chuyền sản xuất Nhà máy bia Hà Nội, HAYĐề tài: Tìm hiểu dây chuyền sản xuất Nhà máy bia Hà Nội, HAY
Đề tài: Tìm hiểu dây chuyền sản xuất Nhà máy bia Hà Nội, HAY
 
Bộ điều khiển giám sát DC Link trong hệ thống điện mặt trời, HAY
Bộ điều khiển giám sát DC Link trong hệ thống điện mặt trời, HAYBộ điều khiển giám sát DC Link trong hệ thống điện mặt trời, HAY
Bộ điều khiển giám sát DC Link trong hệ thống điện mặt trời, HAY
 
(Led nháy theo nhạc) báo cáo đồ án điện tử viễn thông 1
(Led nháy theo nhạc) báo cáo đồ án điện tử   viễn thông 1(Led nháy theo nhạc) báo cáo đồ án điện tử   viễn thông 1
(Led nháy theo nhạc) báo cáo đồ án điện tử viễn thông 1
 
Tính toán phần điện cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí 2 công suất
Tính toán phần điện cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí 2 công suấtTính toán phần điện cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí 2 công suất
Tính toán phần điện cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí 2 công suất
 
Chuong 3 ton hao dien moi
Chuong 3  ton hao dien moiChuong 3  ton hao dien moi
Chuong 3 ton hao dien moi
 

Similar to Đề tài: Thiết kế bộ thí nghiệm vi xử lý giao tiếp Kit Intel Galileo

Thiết kế thi công hệ thống điều khiển tín hiệu đèn giao thông thông qua xử l...
 Thiết kế thi công hệ thống điều khiển tín hiệu đèn giao thông thông qua xử l... Thiết kế thi công hệ thống điều khiển tín hiệu đèn giao thông thông qua xử l...
Thiết kế thi công hệ thống điều khiển tín hiệu đèn giao thông thông qua xử l...anh hieu
 
Giám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tô
Giám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tôGiám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tô
Giám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tôhieu anh
 
ỨNG DỤNG PLC S7-1200 ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT LÒ ĐỐT BÃ MÍA
ỨNG DỤNG PLC S7-1200 ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT LÒ ĐỐT BÃ MÍA ỨNG DỤNG PLC S7-1200 ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT LÒ ĐỐT BÃ MÍA
ỨNG DỤNG PLC S7-1200 ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT LÒ ĐỐT BÃ MÍA hieu anh
 
He thong dieu khien va giam sat cac thiet bi trong nha
He thong dieu khien va giam sat cac thiet bi trong nhaHe thong dieu khien va giam sat cac thiet bi trong nha
He thong dieu khien va giam sat cac thiet bi trong nhaHuy Tuong
 

Similar to Đề tài: Thiết kế bộ thí nghiệm vi xử lý giao tiếp Kit Intel Galileo (20)

Đề tài: Mô hình điều khiển, giám sát bãi giữ xe ô tô tự động, 9đ
Đề tài: Mô hình điều khiển, giám sát bãi giữ xe ô tô tự động, 9đĐề tài: Mô hình điều khiển, giám sát bãi giữ xe ô tô tự động, 9đ
Đề tài: Mô hình điều khiển, giám sát bãi giữ xe ô tô tự động, 9đ
 
Đề tài: Hệ thống Iot phục vụ cho nông nghiệp ứng dụng Gateway
Đề tài: Hệ thống Iot phục vụ cho nông nghiệp ứng dụng GatewayĐề tài: Hệ thống Iot phục vụ cho nông nghiệp ứng dụng Gateway
Đề tài: Hệ thống Iot phục vụ cho nông nghiệp ứng dụng Gateway
 
Đề tài: Mô hình giám sát và điều khiển mô hình trồng nấm rơm
Đề tài: Mô hình giám sát và điều khiển mô hình trồng nấm rơmĐề tài: Mô hình giám sát và điều khiển mô hình trồng nấm rơm
Đề tài: Mô hình giám sát và điều khiển mô hình trồng nấm rơm
 
Đề tài: Hệ thống tính cước phí đường sắt metro sử dụng Rfid
Đề tài: Hệ thống tính cước phí đường sắt metro sử dụng RfidĐề tài: Hệ thống tính cước phí đường sắt metro sử dụng Rfid
Đề tài: Hệ thống tính cước phí đường sắt metro sử dụng Rfid
 
Hệ thống chăm sóc vườn lan sử dụng năng lượng mặt trời, HOT
Hệ thống chăm sóc vườn lan sử dụng năng lượng mặt trời, HOTHệ thống chăm sóc vườn lan sử dụng năng lượng mặt trời, HOT
Hệ thống chăm sóc vườn lan sử dụng năng lượng mặt trời, HOT
 
Đề tài: Mô hình nhà nuôi chim yến điều khiển, giám sát từ xa
Đề tài: Mô hình nhà nuôi chim yến điều khiển, giám sát từ xaĐề tài: Mô hình nhà nuôi chim yến điều khiển, giám sát từ xa
Đề tài: Mô hình nhà nuôi chim yến điều khiển, giám sát từ xa
 
Thiết kế thi công hệ thống điều khiển tín hiệu đèn giao thông thông qua xử l...
 Thiết kế thi công hệ thống điều khiển tín hiệu đèn giao thông thông qua xử l... Thiết kế thi công hệ thống điều khiển tín hiệu đèn giao thông thông qua xử l...
Thiết kế thi công hệ thống điều khiển tín hiệu đèn giao thông thông qua xử l...
 
Đề tài: Hệ thống điều khiển tín hiệu đèn giao thông qua xử lý ảnh
Đề tài: Hệ thống điều khiển tín hiệu đèn giao thông qua xử lý ảnhĐề tài: Hệ thống điều khiển tín hiệu đèn giao thông qua xử lý ảnh
Đề tài: Hệ thống điều khiển tín hiệu đèn giao thông qua xử lý ảnh
 
Đề tài: Thiết kế bãi giữ xe ứng dụng công nghệ RFID và xử lý ảnh
Đề tài: Thiết kế bãi giữ xe ứng dụng công nghệ RFID và xử lý ảnhĐề tài: Thiết kế bãi giữ xe ứng dụng công nghệ RFID và xử lý ảnh
Đề tài: Thiết kế bãi giữ xe ứng dụng công nghệ RFID và xử lý ảnh
 
Đề tài: Thiết kế và thi công khung ảnh điện tử, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế và thi công khung ảnh điện tử, HAY, 9đĐề tài: Thiết kế và thi công khung ảnh điện tử, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế và thi công khung ảnh điện tử, HAY, 9đ
 
Đề tài: Thiết kế vòng tay đo nhịp tim sử dụng công nghệ IoTs, HAY
Đề tài: Thiết kế vòng tay đo nhịp tim sử dụng công nghệ IoTs, HAYĐề tài: Thiết kế vòng tay đo nhịp tim sử dụng công nghệ IoTs, HAY
Đề tài: Thiết kế vòng tay đo nhịp tim sử dụng công nghệ IoTs, HAY
 
Giám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tô
Giám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tôGiám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tô
Giám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tô
 
Đề tài: Giám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tô
Đề tài: Giám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tôĐề tài: Giám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tô
Đề tài: Giám sát và cảnh báo hoạt động phương tiện vận tải ô tô
 
ỨNG DỤNG PLC S7-1200 ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT LÒ ĐỐT BÃ MÍA
ỨNG DỤNG PLC S7-1200 ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT LÒ ĐỐT BÃ MÍA ỨNG DỤNG PLC S7-1200 ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT LÒ ĐỐT BÃ MÍA
ỨNG DỤNG PLC S7-1200 ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT LÒ ĐỐT BÃ MÍA
 
Đề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAYĐề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công cửa hàng giặt sấy tự phục vụ, HAY
 
Đề tài: Thiết kế và thi công hệ thống quang báo, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế và thi công hệ thống quang báo, HAY, 9đĐề tài: Thiết kế và thi công hệ thống quang báo, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế và thi công hệ thống quang báo, HAY, 9đ
 
Đề tài: Thiết kế dây chuyền phân loại đai ốc ứng dụng xử lý ảnh
Đề tài: Thiết kế dây chuyền phân loại đai ốc ứng dụng xử lý ảnhĐề tài: Thiết kế dây chuyền phân loại đai ốc ứng dụng xử lý ảnh
Đề tài: Thiết kế dây chuyền phân loại đai ốc ứng dụng xử lý ảnh
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống nuôi cá tự động, HOT, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống nuôi cá tự động, HOT, 9đĐề tài: Thiết kế hệ thống nuôi cá tự động, HOT, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống nuôi cá tự động, HOT, 9đ
 
Đề tài: Thiết kế cơ cấu nhận biết, phân loại vỉ thuốc lỗi, HAY
Đề tài: Thiết kế cơ cấu nhận biết, phân loại vỉ thuốc lỗi, HAYĐề tài: Thiết kế cơ cấu nhận biết, phân loại vỉ thuốc lỗi, HAY
Đề tài: Thiết kế cơ cấu nhận biết, phân loại vỉ thuốc lỗi, HAY
 
He thong dieu khien va giam sat cac thiet bi trong nha
He thong dieu khien va giam sat cac thiet bi trong nhaHe thong dieu khien va giam sat cac thiet bi trong nha
He thong dieu khien va giam sat cac thiet bi trong nha
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 

Recently uploaded (19)

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 

Đề tài: Thiết kế bộ thí nghiệm vi xử lý giao tiếp Kit Intel Galileo

  • 1. i TRƯỜNGĐH SPKT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – YSINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC ----o0o---- Tp. HCM, ngày 05 tháng 10 năm 2018 NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Họ tên sinh viên: Phạm Quang Minh MSSV: 14141195 Hồ Văn Trọng MSSV: 14141338 Chuyên ngành: CNKT Điện tử - Truyền thông Mã ngành: 141 Hệ đào tạo: Đại học chính quy Mã hệ: 1 Khóa: 2014 Lớp: 14141DT1 I. TÊN ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG BỘ THÍ NGHIỆM VI XỬ LÝ GIAO TIẾP KIT INTEL GALILEO II. NHIỆM VỤ 1. Các số liệu ban đầu: - Thiết kế và thi công được bộ thí nghiệm vi xử lý hoàn chỉnh với những chức năng cơ bản như: bàn phím, led đơn, led 7 đoạn, LCD… hoặc những ứng dụng cao hơn: giao tiếp máy tính, điều khiển động cơ. - Xây dựng các bài tập thí nghiệm giao tiếp đơn giản với led đơn, led 7 đoạn, nút nhấn, switch, bàn phím ma trận, LCD, chuyển đổi ADC. 2. Nội dung thực hiện: - Tìm hiểu về kit Intel Galileo, phần mềm Arduino, các mạch giao tiếp ngoại vi với vi điều khiển. - Thiết kế phần cứng bộ thí nghiệm (thiết kế mạch nguyên lý, mạch in, thi công). - Xây dựng các bài thực hành cơ bản, viết chương trình thực thi và kiểm tra kết quả trên bộ thí nghiệm. - Thu thập kết quả. Kiểm tra tính ổn định của hệ thống. Viết báo cáo luận văn. - Báo cáo đề tài tốt nghiệp. III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 01/10/2018 IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 05/01/2019 V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: ThS. Ngô Bá Việt CÁN BỘ HƯỚNG DẪN BM. ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH
  • 2. ii TRƯỜNGĐH SPKT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – YSINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC ----o0o---- Tp. HCM,ngày 05 tháng 10 năm 2018 LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Họ tên sinh viên 1: Phạm Quang Minh Lớp: 14141DT1A MSSV: 14141195 Họ tên sinh viên 2: Hồ Văn Trọng Lớp: 14141DT1A MSSV: 14141338 Tên đề tài: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG BỘ THÍ NGHIỆM VI XỬ LÝ SỬ DỤNG KIT INTEL GALILEO Tuần/ngày Nội dung Xác nhận GVHD 1 (01-06/10) - Gặp GVHD để phổ biến quy định: thực hiện chọn đề tài, tên đề tài, thời gian làm việc. - Duyệt đề tài. - Viết đề cương cho đề tài. 2 (08-13/10) - Tìm hiểu tổng quan về kit Intel Galileo. - Tìm hiểu về cách thức lập trình và biên dịch trên kit Intel Galileo. 3 (15-20/10) - Thiết kế sơ đồ khối, giải thích chức năng các khối - Tính toán lựa chọn linh kiện cho từng khối 4 (22-27/10) - Thiết kế sơ đồ nguyên lý và giải thích hoạt động của mạch. 5 (29/10- 03/11) - Thiết kế và thi công từng khối nhỏ trong mạch. 6 (05-10/11) - Lập trình trên phần mềm Arduino. - Mô phỏng, chạy chương trình từng khối đã thi công. 7 (12-17/11) - Lập trình trên phần mềm Arduino. - Mô phỏng, chạy chương trình từng khối đã thi công.
  • 3. iii 8 (19-24/11) - Lập trình trên phần mềm Arduino. - Mô phỏng, chạy chương trình từng khối đã thi công. 9 (26/11- 01/12) - Thiết kế và thi công mô hình tổng hợp các khối. - Mô phỏng, chạy chương trình tổng hợp các khối. 10 (03-08/12) - Thiết kế và thi công mô hình tổng hợp các khối. - Mô phỏng, chạy chương trình tổng hợp các khối. 11 (10-15/12) - Kiểm tra, hoàn thiện mô hình, chạy thử và sửa lỗi. 12 (17-22/12) - Viết báo cáo. 13 (24-29/12) - Viết báo cáo. 14 (31/12- 05/01) - Hoàn thiện, chỉnh sửa báo cáo gửi cho GVHD để xem xét góp ý lần cuối trước khi in báo cáo. 15 (06-18/01) - Nộp quyển báo cáo và làm Slide báo cáo. GV HƯỚNG DẪN (Ký và ghi rõ họ và tên)
  • 4. iv LỜI CAM ĐOAN Đề tài này là do chúng tôi tự thực hiện dựa vào một số tài liệutrước đó và không sao chép từ tài liệu hay công trình đã có trước đó. Người thực hiện đề tài Phạm Quang Minh Hồ Văn Trọng
  • 5. v LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, lời đầu tiên cho phép chúng tôi được gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý thầy cô Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM nói chung và các thầy cô trong Khoa Điện – Điện Tử nói riêng, những người đã tận tình dạy dỗ, trang bị cho chúng tôi những kiến thức nền tảng và kiến thức chuyên ngành quan trọng, giúp nhóm chúng tôi có được cơ sở lý thuyết vững vàng và đã luôn tạo điều kiện giúp đỡ tốt nhất cho chúng tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, chúng tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Ngô Bá Việt đã tận tình giúp đỡ, đưa ra những định hướng nghiên cứu cũng như hướng giải quyết một số vấn đề để chúng tôi có thể thực hiện tốt đề tài. Mặc dù đã cố gắng hết sức, song do điều kiện thời gian và kinh nghiệm thực tế của chúng tôi còn ít, cho nên đề tài không thể tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô giáo. Xin chân thành cảm ơn! TP.HCM, ngày 05 tháng 01 năm 2019 Sinh viên thực hiện Phạm Quang Minh Hồ Văn Trọng
  • 6. vi MỤC LỤC NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP...............................................................................i LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP............................................... ii LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................iv LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................................v MỤC LỤC ..........................................................................................................................vi LIỆT KÊ HÌNH ẢNH................................................................................................... viii LIỆT KÊ BẢNG ...............................................................................................................xi DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... xii TÓM TẮT .......................................................................................................................xiii Chương 1. TỔNG QUAN ...........................................................................................1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................................1 1.2 MỤC TIÊU...............................................................................................................1 1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................2 1.4 GIỚI HẠN ................................................................................................................2 1.5 BỐ CỤC....................................................................................................................2 Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT..............................................................................4 2.1 KHÁI QUÁT VỀ VI XỬ LÝ – VI ĐIỀU KHIỂN..............................................4 2.1.1 Vi xử lý và vi điều khiển ..........................................................................4 2.1.2 Hệ thống điều khiển tích hợp (SoC)........................................................5 2.2 TRUYỀN DỮ LIỆU CHUẨN I2C .......................................................................5 2.3 TRUYỀN DỮ LIỆU CHUẨN SPI........................................................................8 2.4 TRUYỀN DỮ LIỆU CHUẨN 1-WIRE ...............................................................9 2.5 PHẦN MỀM ARDUINO .................................................................................... 10 2.6 GIỚI THIỆU PHẦN CỨNG............................................................................... 11 2.6.1 Bộ xử lý trung tâm - Intel Galileo Gen 2............................................. 11 2.6.2 Thiết bị đầu vào ...................................................................................... 14 2.6.3 Thiết bị đầu ra ......................................................................................... 16 2.6.4 Thiết bị thời gian thực DS1307 ............................................................ 26 Chương 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ ............................................................ 28 3.1 GIỚI THIỆU ......................................................................................................... 28 3.2 TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG ...................................................... 28
  • 7. vii 3.2.1 Thiết kế sơ đồ khối hệ thống................................................................. 28 3.2.2 Tính toán và thiết kế mạch .................................................................... 29 3.3 SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ TOÀN MẠCH .............................................................. 38 Chương 4. THI CÔNG HỆ THỐNG .................................................................... 39 4.1 GIỚI THIỆU ......................................................................................................... 39 4.2 THI CÔNG HỆ THỐNG..................................................................................... 39 4.2.1 Thi công bo mạch hệ thống ................................................................... 39 4.2.2 Lắp ráp và kiểm tra................................................................................. 42 4.3 ĐÓNG GÓI VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH .......................................................... 44 4.3.1 Đóng gói, thiết kế mô hình.................................................................... 44 4.3.2 Thi công mô hình.................................................................................... 44 4.4 LẬP TRÌNH HỆ THỐNG................................................................................... 46 4.4.1 Lưu đồ giải thuật..................................................................................... 46 4.4.2 Phần mềm lập trình cho Intel Galileo Gen 2....................................... 48 4.5 VIẾT TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG, THAO TÁC............................ 51 Chương 5. KẾT QUẢ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ................................................ 55 5.1 KẾT QUẢ.............................................................................................................. 55 5.1.1 Kết quả nghiên cứu................................................................................. 55 5.1.2 Kết quả thi công...................................................................................... 55 5.2 NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ................................................................................. 56 Chương 6. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ....................................... 57 6.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 57 6.1.1 Ưu điểm ................................................................................................... 57 6.1.2 Khuyết điểm............................................................................................ 57 6.2 HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI ....................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 59 PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 60
  • 8. viii LIỆT KÊ HÌNH ẢNH Hình Trang Hình 2.1: Mô hình truyền dữ liệu chuẩn I2C...................................................................6 Hình 2.2: Quá trình thiết bị chủ ghi dữ liệu vào thiết bị tớ ............................................6 Hình 2.3: Quá trình thiết bị chủ đọc dữ liệu vào thiết bị tớ ...........................................7 Hình 2.4: Mô hình truyền dữ liệu chuẩn SPI ...................................................................8 Hình 2.5: Mô hình truyền dữ liệu chuẩn 1-Wire.............................................................9 Hình 2.6: Dạng sóng quá trình truyền nhận dữ liệu chuẩn 1-Wire ............................ 10 Hình 2.7: Biểu tượng phần mềm Arduino ..................................................................... 10 Hình 2.8: Giao diện phần mềm Arduino ....................................................................... 11 Hình 2.9: Mặt trên kit Intel Galileo Gen 2 .................................................................... 12 Hình 2.10: Mặt dưới kit Intel Galileo Gen 2................................................................. 12 Hình 2.11: Sơ đồ nguyên lý chip xử lý trung tâm trên kit........................................... 13 Hình 2.12: Sơ đồ bố trí chân I/O trên kit Intel Galileo Gen 2 .................................... 13 Hình 2.13: Ma trận phím 4x4 ngoài thực tế .................................................................. 14 Hình 2.14: Cảm biến LM35 ngoài thực tế..................................................................... 15 Hình 2.15: Led 7 đoạn đôi ngoài thực tế ....................................................................... 16 Hình 2.16: LCD 16x2 ngoài thực tế ............................................................................... 16 Hình 2.17: Sơ đồ chân LCD 16x2 .................................................................................. 17 Hình 2.18: Led ma trận 8x8 ngoài thực tế..................................................................... 18 Hình 2.19: Sơ đồ chân led ma trận 8x8 ......................................................................... 19 Hình 2.20: IC 74HC595 ngoài thực tế ........................................................................... 19 Hình 2.21: Sơ đồ chân IC 74HC595 .............................................................................. 20 Hình 2.22: Cấu trúc bên trong IC 74HC595 ................................................................. 21 Hình 2.23: IC 74HC138 ngoài thực tế ........................................................................... 22 Hình 2.24: Sơ đồ chân IC 74HC138 .............................................................................. 22 Hình 2.25: IC L298 ngoài thực tế................................................................................... 25 Hình 2.26: Sơ đồ chân IC L298...................................................................................... 25 Hình 2.27: IC DS1307 ngoài thực tế.............................................................................. 26 Hình 2.28: Sơ đồ chân IC DS1307................................................................................. 26 Hình 2.29: Địa chỉ các thanh ghi IC DS1307 ............................................................... 27
  • 9. ix Hình 3.1: Sơ đồ khối của hệ thống ................................................................................. 28 Hình 3.2: Sơ đồ nguyên lý của khối xử lý trung tâm ................................................... 29 Hình 3.3: Sơ đồ nguyên lý khối nút nhấn đơn .............................................................. 31 Hình 3.4: Sơ đồ nguyên lý khối ma trận phím 4x4 ...................................................... 32 Hình 3.5: Sơ đồ nguyên lý khối led đơn........................................................................ 33 Hình 3.6: Sơ đồ nguyên lý khối led 7 đoạn................................................................... 33 Hình 3.7: Transistor A1015 ngoài thực tế ..................................................................... 34 Hình 3.8: Sơ đồ nguyên lý khối LCD 16x2 .................................................................. 35 Hình 3.9: Sơ đồ nguyên lý khối led ma trận 8x8.......................................................... 35 Hình 3.10: Sơ đồ nguyên lý khối cảm biến nhiệt độ.................................................... 36 Hình 3.11: Sơ đồ nguyên lý khối thời gian thực........................................................... 36 Hình 3.12: Sơ đồ nguyên lý khối động cơ..................................................................... 36 Hình 3.13: Sơ đồ nguyên lý khối nguồn........................................................................ 37 Hình 3.14: Adapter 12V – 2A......................................................................................... 37 Hình 3.15: Sơ đồ nguyên lý khối switch giao tiếp ....................................................... 38 Hình 4.1: Mạch in PCB lớp dưới.................................................................................... 39 Hình 4.2: Mạch in PCB lớp trên..................................................................................... 40 Hình 4.3: Sơ đồ bố trí linh kiện ...................................................................................... 40 Hình 4.4: Board thí nghiệm mặt dưới ............................................................................ 43 Hình 4.5: Board thí nghiệm mặt trên ............................................................................. 43 Hình 4.6: Mô hình tổng thể ............................................................................................. 44 Hình 4.7: Mô hình nhìn từ trên xuống ........................................................................... 45 Hình 4.8: Mặt trước mô hình .......................................................................................... 45 Hình 4.9: Mặt hông mô hình ........................................................................................... 45 Hình 4.10: Lưu đồ hoạt động toàn bộ hệ thống ............................................................ 46 Hình 4.11: Lưu đồ điều khiển bằng nút nhấn, ma trận phím ...................................... 47 Hình 4.12: Lưu đồ hiển thị .............................................................................................. 47 Hình 4.13: Trang chủ Arduino........................................................................................ 49 Hình 4.14: Biểu tượng phần mềm Arduino................................................................... 49 Hình 4.15: Giao diện phần mềm Arduino ..................................................................... 49
  • 10. x Hình 4.16: Giao diện các chức năng trong mục Tools ................................................ 50 Hình 4.17: Hộp thoại Boards Manager .......................................................................... 50 Hình 4.18: Giao diện phần mềm khi tiến hành chọn kit Intel Galileo Gen 2 ........... 51 Hình 4.19: Bộ xử lý trung tâm và board thí nghiệm đã kết nối .................................. 51 Hình 4.20: Vị trí nút BTN_NGUON trên board thí nghiệm ....................................... 52 Hình 4.21: Kết nối cáp Micro USB giữa bộ xử lý trung tâm với máy tính............... 52 Hình 4.22: Giao diện phầm mềm khi tiến hành chọn kit giao tiếp............................. 53 Hình 4.23: Giao diện phần mềm khi chọn cổng COM giao tiếp ................................ 53 Hình 4.24: Báo hiệu giao tiếp thành công với kit ở góc dưới bên phải ..................... 53 Hình 4.25: Biểu tượng công cụ biên dịch chương trình .............................................. 53 Hình 4.26: Báo hiệu biên dịch chương trình hoàn tất và không có lỗi ...................... 54 Hình 4.27: Biểu tượng công cụ nạp chương trình ........................................................ 54 Hình 4.28: Báo hiệu nạp chương trình thành công ...................................................... 54 Hình 4.29: Board thí nghiệm sau khi nạp chương trình .............................................. 54 Hình 5.1: Mô hình bộ thí nghiệm ................................................................................... 55 Hình 5.2: Bộ xử lý trung tâm .......................................................................................... 56
  • 11. xi LIỆT KÊ BẢNG Bảng Trang Bảng 2.1: Các kí hiệu và ý nghĩa chân của LCD.......................................................... 17 Bảng 2.2: Các kí hiệu và ý nghĩa chân IC 74HC595 ................................................... 20 Bảng 2.3: Bảng trạng thái IC 74HC595......................................................................... 21 Bảng 2.4: Các kí hiệu và ý nghĩa chân của 74HC138 ................................................. 23 Bảng 2.5: Bảng trạng thái IC 74HC138......................................................................... 24 Bảng 2.6: Các kí hiệu và ý nghĩa chân IC DS1307...................................................... 26 Bảng 3.1: Các chân của kit Intel Galileo Gen 2 sử dụng trong đề tài........................ 30 Bảng 4.1: Danh sách các linh kiện sử dụng .................................................................. 41 Bảng 4.2: Các công cụ trên giao diện phần mềm Arduino.......................................... 48
  • 12. xii DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 SoC System-on-a-chip 2 I2C Inter-Integrated Circuit 3 SPI Serial Peripheral Bus 4 LAN Local Area Network 5 WAN Wide area network 6 VGA Video Graphics Adaptor 7 ADC Analog-to-digital Converter 8 DAC Digital-to-analog Converter 9 PWM Pulse Width Modulation 12 USB Universal Serial Bus 13 MISO Master Input Slave Output 14 MOSI Master Output Slave Input 15 SCK Serial Clock 16 SS Slave Select 17 CPU Central Processing Unit 18 SCL Serial Clock 19 SDA Serial Data 20 EEPROM Electrically Erasable Programmable Read-Only Memory 21 GSM Global System for Mobile 22 TFT Thin Film Transistor
  • 13. xiii TÓM TẮT Hiện nay, vi điều khiển và vi xử lý là xu hướng tuy không mới nhưng rất thịnh hành. Vì thế trong những năm gần đây, các nhà sản xuất chip điện tử đã cho ra đời những dòng vi điều khiển mới với những tính năng vượt bậc đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật. Một trong những dòng vi điều khiển mới phải kể đến là Intel Galileo. Với mục đích muốn tiếp cận gần hơn với dòng vi điều khiển mới này nên nhóm chúng tôi thực hiện đồ án “Thiết kế và thi công bộ thí nghiệm vi xử lý giao tiếp kit Intel Galileo”. Hệ thống của chúng tôi bao gồm những chức năng sau:  Bộ thí nghiệm vi xử lý hoàn chỉnh với những chức năng cơ bản như: bàn phím, led đơn, led 7 đoạn, LCD… hoặc những ứng dụng cao hơn: giao tiếpmáy tính, điều khiển động cơ.  Các bài tập thí nghiệm giao tiếp đơn giản với led đơn, led 7 đoạn, nút nhấn, bàn phím ma trận, LCD, chuyển đổi ADC…
  • 14. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 1 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vi điều khiển đã trở nên quen thuộc trong các ngành kỹ thuật và dân dụng với nhiều ưu điểm hơn hẳn so với IC số như: thiết kế board mạch đơn giản, điều khiển dễ dàng, linh hoạt hơn… từ đó mang lại cho người sử dụng nhiều tiện ích. Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất chip điện tử đã cho ra đời những dòng vi điều khiển với những tính năng mới đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật: giao tiếp cổng USB, truyển dữ liệu UART, điềuchế độ rộng xung, tăng bộ nhớ nội… [1]. Nhận thấy tầm quan trọng trên nên việc khảo sát, tìm hiểu vi điều khiển ở nhiều cấp độ khác nhau từ đơn giản đến phức tạp là hết sức cần thiết. Vì thế đã có rất nhiều đề tài, đồ án tốt nghiệp, bộ thí nghiệm liên quan đến vi điều khiển để phục vụ việc học tập, thực hành, nghiên cứu đối với học sinh, sinh viên ví dụ như: “Thiết kế bộ thí nghiệm PIC 18F2455/2550/5555/4550”[2], “Thiết kế nhà thông minh dùng vi điều khiển PIC 16F887” [3], “Hệ thống điểm danh bằng vân tay ứng dụng vi điều khiển ARM” [4], “Ứng dụng kit Raspberry nhận dạng mặt người” [5]… Từ thực tế hiện nay, ta thấy các đề tài thường sử dụng vi điều khiển họ PIC, ARM… là chủ yếu. Bên cạnh đó chúng tôi nhận thấy dòng vi điều khiển Intel nói chung và kit Intel Galileo nói riêng còn khá mới mẻ và chưa được phổ biến rộng rãi nên hầu hết các bộ thí nghiệm, board thực tập hiện nay cho dòng vi điều khiển này gần như là chưa có. Chính vì vậy, đây là lý do mà chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Thiết kế và thi công bộ thí nghiệm vi xử lý giao tiếp kit Intel Galileo” với mục đích tiếp cận gần hơn với dòng vi điều khiển Intel này và hơn hết có thể phục vụ nhu cầu học tập của các bạn sinh viên trong tương lai. 1.2 MỤC TIÊU  Thiết kế và thi công được bộ thí nghiệm vi xử lý hoàn chỉnh với những chức năng cơ bản như: bàn phím, led đơn, led 7 đoạn, LCD… hoặc những ứng dụng cao hơn: giao tiếp máy tính, điều khiển động cơ.  Xây dựng các bài tập thí nghiệm giao tiếp đơn giản với led đơn, led 7 đoạn, nút nhấn, bàn phím ma trận, LCD, chuyển đổi ADC…
  • 15. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 2 1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Trong báo cáo này chúng tôi đã cố gắng trình bày một cách thật logic để người đọc có thể dễ dàng nắm rõ được kiến thức, phương thức cũng như cách thức hoạt động của hệ thống. Nội dung nghiên cứu được chúng tôi chia làm 5 nội dung chính như sau:  NỘI DUNG 1: Tìm hiểu về kit Intel Galileo, phần mềm Arduino, các mạch giao tiếp ngoại vi với vi điều khiển.  NỘI DUNG 2: Thiết kế phần cứng bộ thí nghiệm (thiết kế mạch nguyên lý, mạch in, thi công).  NỘI DUNG 3: Xây dựng các bài thực hành cơ bản, viết chương trình thực thi và kiểm tra kết quả trên bộ thí nghiệm.  NỘI DUNG 4: Thu thập kết quả, viết báo cáo luận văn.  NỘI DUNG 5: Báo cáo đề tài tốt nghiệp. 1.4 GIỚI HẠN  Sử dụng kit Intel Galilleo làm mạch điều khiển, sử dụng các họ IC giao tiếp, hiển thị, giải mã, mở rộng port để thiết kế các module ngoại vi kết nối với mạch điều khiển.  Các bài tập thí nghiệm viết trên chương trình Arduino.  Số lượng module dự kiến điều khiển: 6 module. 1.5 BỐ CỤC  Chương 1: Tổng Quan Chương này trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu, nội dung nghiên cứu, các giới hạn thông số và bố cục đồ án.  Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết Chương này tập trung vào những lý thuyết liên quan đến đề tài bao gồm cơ sở lý thuyết về Intel Galileo, các chuẩn giao tiếp sử dụng trong đề tài cũng như cơ sở lý thuyết về các thiết bị, linh kiện sử dụng trong mô hình bộ thí nghiệm.  Chương 3: Tính Toán Và Thiết Kế Chương này giới thiệu tổng quan về các yêu cầu của đề tài, thiết kế và tính toán những phần nào như: thiết kế sơ đồ khối hệ thống, sơ đồ nguyên lý toàn mạch, tính
  • 16. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 3 toán thiết kế mạch.  Chương 4: Thi Công Hệ Thống Chương này trình bày về quá trình vẽ mạch in, lắp ráp các thiết bị, đo kiểm tra mạch, lắp ráp mô hình. Thiết kế lưu đồ giải thuật cho chương trình và viết chương trình cho hệ thống. Hướng dẫn quy trình sử dụng hệ thống.  Chương 5: Kết Quả Nhận Xét Đánh Giá Chương này trình bày về những kết quả đã đạt được so với mục tiêu đề ra sau quá trình nghiên cứu thi công. Từ những kết quả đạt được để đánh giá quá trình nghiên cứu hoàn thành bao nhiêu phần trăm so với mục tiêu ban đầu.  Chương 6: Kết Luận Và Hướng Phát Triển Chương này trình bày về những kết quả mà đồ án đạt được, những hạn chế, từ đó rút ra kết luận và hướng phát triển để giải quyết các vấn đề tồn đọng để đồ án hoàn thiện hơn.
  • 17. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 4 Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 KHÁI QUÁT VỀ VI XỬ LÝ – VI ĐIỀU KHIỂN 2.1.1 Vi xử lý và vi điều khiển Vi xử lý là thuật ngữ chung dùng để đề cập đến kỹ thuật ứng dụng các công nghệ vi điện tử, công nghệ tích hợp và khả năng xử lý theo chương trình vào các lĩnh vực khác nhau. Vào những giai đoạn đầu trong quá trình phát triển của công nghệ vi xử lý, các chip (hay các vi xử lý) được chế tạo chỉ tích hợp những phần cứng thiết yếu như CPU cùng các mạch giao tiếp giữa CPU và các phần cứng khác. Trong giai đoạn này, các phần cứng khác (kể cả bộ nhớ) thường không được tích hợp trên chip mà phải ghép nối thêm bên ngoài. Các phần cứng này được gọi là các ngoại vi. Về sau, nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghệ tích hợp, các ngoại vi cũng được tích hợp vào bên trong IC và người ta gọi các vi xử lý đã được tích hợp thêm các ngoại vi là các “vi điều khiển”. Việc tích hợp thêm các ngoại vi vào trong cùng một IC với CPU tạo ra nhiều lợi ích như làm giảm thiểu các ghép nối bên ngoài, giảm thiểu số lượng linh kiện điện tử phụ, giảm chi phí cho thiết kế hệ thống, đơn giản hóa việc thiết kế, nâng cao hiệu suất và tính linh hoạt. Ranh giới giữa hai khái niệm “vi xử lý” và “vi điều khiển” thực sự không cần phải phân biệt rõ ràng. Thuật ngữ “vi xử lý” được sử dụng khi đề cập đến các khái niệm cơ bản của kỹ thuật vi xử lý nói chung và sẽ dùng thuật ngữ “vi điều khiển” khi đi sâu nghiên cứu một họ chip cụ thể. Về cơ bản kiến trúc của một vi xử lý gồm những phần cứng sau: - Đơn vị xử lý trung tâm CPU (Central Processing Unit). - Các bộ nhớ (Memories). - Các cổng vào/ra song song (Parallel I/O Ports). - Các cổng vào/ra nối tiếp (Serial I/O Ports). - Các bộ đếm/bộ định thời (Timers). Ngoài ra với mỗi loại vi điều khiển cụ thể còn có thể có thêm một số phần cứng khác như bộ biến đổi tương tự-số ADC, bộ biến đổi số-tương tự DAC, các mạch điều chế dạng sóng WG, điều chế độ rộng xung PWM… Bộ não của mỗi vi xử lý chính là CPU, các phần cứng khác chỉ là các cơ quan
  • 18. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 5 chấp hành dưới quyền của CPU. Mỗi cơ quan này đều có một cơ chế hoạt động nhất định mà CPU phải tuân theo khi giao tiếp với chúng. Để có thể giao tiếp và điều các ngoại vi, CPU sử dụng 03 loại tín hiệu cơ bản là tín hiệu địa chỉ (Address), tín hiệu dữ liệu (Data) và tín hiệu điều khiển (Control). Về mặt vật lý thì các tín hiệu này là các đường nhỏ dẫn điện nối từ CPU đến các ngoại vi hoặc thậm chí là giữa các ngoại vi với nhau. Tập hợp các đường tín hiệu có cùng chức năng gọi là các bus. Như vậy ta có các bus địa chỉ, bus dữ liệu và bus điều khiển [9]. 2.1.2 Hệ thống điều khiển tích hợp (SoC) Khái niệm SoC ngày nay đã trở nên phổ biến. SoC được hiểu là toàn bộ "một hệ thống" được đóng gói hoàn chỉnh trong một chip (vi mạch điện tử). Một hệ thống thông thường là một hệ thống hoàn chỉnh thực hiện một hoặc nhiều chức năng nào đó, ví dụ như một máy tính cá nhân gồm một bo mạch chủ để kết nối các thành phần như CPU, USB, VGA, RS232… Cấu trúc phần cứng của một SoC bao gồm: - Đơn vị xử lý trung tâm CPU (Central Processing Unit). - BUS hệ thống (System BUS). - Bộ nhớ (Memory). - Thành phần điều khiển nội (Internal block). - Ngoại vi (Peripheral). Các chip vi hệ thống (SoC) trong tương lai sẽ có tới 1000 bộ xử lý và 100 MB memory, đồng thời được tích hợp rất nhiều khối như: ADC, I2C, PWM, DAC, Wireless, SPI, USB, Ethernet… Các chip SoC này sẽ là nền tảng của các sản phẩm có khả năng kết nối mạng WAN-LAN không dây cho các dịch vụ thông tin, giải trí, truyền thông, định vị [6]. 2.2 TRUYỀN DỮ LIỆU CHUẨN I2C I2C là giao thức truyền thông nối tiếp đồng bộ phổ biến hiện nay, được sử dụng rộng rãi trong việc kết nối nhiều IC với nhau, hay kết nối giữa IC và các ngoại vi với tốc độ thấp. Các thiết bị ngày nay như: NVRAM, LCD, keypad, led matrix, ADC, DAC… gần như tất cả đều hướng tới dùng chuẩn này. Tốc độ I2C ngày càng cao và có thể lên đến Mbit/s.
  • 19. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 6 Hình 2.1: Mô hình truyền dữ liệu chuẩn I2C Đặc điểm: I2C sử dụng hai đường truyền tín hiệu: - Một đường xung nhịp đồng hồ(SCL) chỉ do Master phát đi ( thông thường ở 100kHz và 400kHz. Mức cao nhất là 1Mhz và 3.4MHz). - Một đường dữ liệu(SDA) theo 2 hướng. Quá trình truyền dữ liệuchuẩn I2C: Quá trình thiết bị chủ ghi dữ liệuvào thiết bị tớ: Hình 2.2: Quá trình thiết bị chủ ghi dữ liệu vào thiết bị tớ Bước 1: Thiết bị chủ tạo trạng thái START để bắt đầu quá trình truyền dữ liệu, các thiết bị tớ sẽ ở trạng thái sẵn sàng nhận địa chỉ từ thiết bị chủ. Bước 2: Thiết bị chủ gởi địa chỉ của thiết bị tớ cần giao tiếp - khi đó tất cả các thiết bị tớ đều nhận địa chỉ và so sánh với địa chỉ của mình, các thiết bị tớ sau khi phát hiện không phải địa chỉ của mình thì chờ cho đếnkhi nào nhận trạng thái START mới. Trong dữ liệu 8 bit thì có 7 bit địa chỉ và 1 bit điều khiển đọc/ghi (R/W): thì bit này bằng 0 để báo cho thiết bị tớ sẽ nhận byte tiếp theo. Bước 3: Thiết bị chủ chờ nhận tínhiệu bắt tay từ thiết bị tớ. Thiết bị tớ nào đúng địa chỉ thì phát 1 tín hiệu trả lời cho chủ biết. Bước 4: Thiết bị chủ tiến hành gởi địa chỉ của ô nhớ bắt đầu cần ghi dữ liệu, bit R/W ở trạng thái ghi.
  • 20. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 7 Bước 5: Thiết bị chủ chờ nhận tín hiệu trả lời từ thiết bị tớ. Bước 6: Thiết bị chủ tiến hành gởi dữ liệu để ghi vào thiết bị tớ, mỗi lần ghi 1 byte, sau khi gửi xong thì tiến hành chờ nhận tín hiệu trả lời từ thiết bị tớ, quá trình thực hiện cho đến byte cuối cùng xong rồi thì thiết bị chủ chuyển sang trạng thái STOP để chấm dứt quá trình giao tiếp với thiết bị tớ. Quá trình thiết bị chủ đọc dữ liệuvào thiết bị tớ: Hình 2.3: Quá trình thiết bị chủ đọc dữ liệu vào thiết bị tớ Bước 1: Thiết bị chủ tạo trạng thái START để bắt đầu quá trình truyền dữ liệu, các thiết bị tớ sẽ ở trạng thái sẵn sàng nhận địa chỉ từ thiết bị chủ. Bước 2: Thiết bị chủ gởi địa chỉ của thiết bị tớ cần giao tiế, khi đó tất cả các thiết bị tớ đều nhận địa chỉ và so sánh với địa chỉ của mình, các thiết bị tớ sau khi phát hiện không phải địa chỉ của mình thì chờ cho đếnkhi nào nhận trạng thái START mới. Trong dữ liệu 8 bit thì có 7 bit địa chỉ và 1 bit điều khiển đọc/ghi (R/W): thì bit này bằng 0 để báo cho thiết bị tớ sẽ nhận byte tiếp theo. Bước 3: Thiết bị chủ chờ nhận tínhiệu bắt tay từ thiết bị tớ. Thiết bị tớ nào đúng địa chỉ thì phát 1 tín hiệu trả lời cho chủ biết. Bước 4: Thiết bị chủ tiến hành gởi địa chỉ của ô nhớ bắt đầu cần đọc dữ liệu, bit R/W ở trạng thái đọc. Bước 5: Thiết bị chủ chờ nhận tín hiệu trả lời từ thiết bị tớ. Bước 6: Thiết bị chủ chuyển sang trạng thái STOP, bắt đầu lại trạng thái START, tiến hành gởi địa chỉ của thiết bị và bit R/W bằng 1 để yêu cầu tớ gởi dữ liệu nội dung ô nhớ của địa chỉ đã nhận. Bước 7: Thiết bị chủ sau khi nhận sẽ báo tín hiệu trả lời, quá trình này thực hiện cho đến khi nhận hết dữ liệu mong muốn thì thiết bị chủ tạo tín hiệu STOP để chấm dứt [7].
  • 21. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 8 2.3 TRUYỀN DỮ LIỆU CHUẨN SPI SPI là một chuẩn đồng bộ nối tiếp để truyền dữ liệu ở chế độ song công toàn phần full-duplex (hai chiều, hai phía). Đôi khi SPI còn được gọi là giao diện bốn dây. Hình 2.4: Mô hình truyền dữ liệu chuẩn SPI Đặc điểm: Giao tiếp SPI được thực hiện thông qua BUS 4 dây MISO, MOSI, SCK, SS - MISO: thường được kí hiệu là SDO, dùng để truyền dữ liệu ra khỏi module SPI khi đặt cấu hình là thiết bị tớ và nhận dữ liệu khi đặt cấu hình là thiết bị chủ. - MOSI: thường được kí hiệu là SDI, dùng để truyền dữ liệura khỏi module SPI khi đặt cấu hình là thiết bị chủ và nhận dữ liệu khi đặt cấu hình là thiết bị tớ. - SCK: cấp xung đồng bộ để truyền nhận dữ liệu với một thiết bị tớ nào đó. - SS: cấp tín hiệu chọn ở ngõ ra của module SPI đến một ngoại vi khác nếu cấu hình là thiết bị chủ và là ngõ vào nhận tín hiệu chọn nếu cấu hình là thiết bị tớ. Quá trình hoạt động của chuẩn SPI: Thiết bị chủ tạo tín hiệu đồng hồ SCK và cung cấp cho ngõ vào xung SCK của thiết bị tớ. Xung này có chức năng giữ nhịp cho giao tiếp SPI, vì SPI là chuẩn truyền đồng bộ nên cần 1 đường giữ nhịp, mỗi nhịp trên chân SCK báo 1 bit dữ liệu đến hoặc đi. Sự tồn tại của xung SCK giúp quá trình tuyền ít bị lỗi và vì thế tốc độ truyền của SPI có thể đạt rất cao. Slave Select (SS) được sử dụng để chọn một thiết bị tớ cụ thể bởi thiết bị chủ. Nếu thiết bị chủ kéo đường SS của một thiết bị tớ nào đó xuống mức thấp thì việc giao tiếp sẽ xảy ra giữa thiết bị chủ và thiết bị tớ đó. Vì tín hiệu SCK được tạo ra bởi thiết bị chủ, luồng dữ liệu được điều khiển bởi thiết bị chủ. Với mỗi chu kỳ xung SCK, một bit dữ liệu được truyền từ thiết bị chủ đến thiết bị tớ và một bit dữ liệu được truyền từ thiết bị tớ đến thiết bị chủ. Quá trình này xảy ra đồng thời và sau 8 chu kỳ xung SCK, một byte dữ liệu được truyền theo cả hai hướng [10].
  • 22. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 9 2.4 TRUYỀN DỮ LIỆU CHUẨN 1-WIRE Là chuẩn giao tiếp không đồng bộ và bán song công (half-duplex). Giao tiếp này tuân theo mối liên hệ chủ tớ một cách chặt chẽ. Trên một bus có thể gắn 1 hoặc nhiều thiết bị tớ nhưng chỉ có một thiết bị chủ có thể kết nối đến bus này. Hình 2.5: Mô hình truyền dữ liệu chuẩn 1-Wire Đặc điểm: chuẩn giao tiếp này chỉ cần 1 dây để truyền tín hiệu và làm nguồn nuôi (nếu không tính dây mass). Quá trình truyền nhận dữ liệuchuẩn 1-wire: Bốn bước truyền nhận dữ liệu cơ bản của bus 1-wire là reset/presence, gửi bit 1, gửi bit 0, và đọc bit . Thao tác byte như gửi byte và đọc byte dựa trên thao tác từng bit. Bước 1: Gửi bit 1 (“Write 1” signal) Thiết bị chủ kéo bus xuống mức thấp trong khoảng 1 đến 15µs. Sau đó nhả bus ra cho đến hết phần còn lại của khe thời gian Bước 2: Gửi bit 0 (“Write 0” signal) Kéo bus xuống mức thấp trong ít nhất 60µs, và tối đa là 120 µs. Lưu ý: giữa các lần gửi bit (0 hoặc 1), phải có khoảng thời gian phục hồi bus tối thiểu 1 µs. Bước 3: Đọc bit Thiết bị chủ kéo bus xuống mức thấp từ 0 -15µs. Khi đó thiết bị tớ sẽ giữ bus ở mức thấp nếu muốn gửi bit 0, nếu muốn gửi bit 1 đơn giản là nhả bus. Bus nên lấy mẫu 15 µs sau khi bus kéo xuống mức thấp. Bước 4: Reset/Presence Thiết bị chủ kéo bus xuống thấp ít nhất 8 khe thời gian (tức là 480 µs) và sau đó nhả bus. Khoảng thời gian bus ở mức thấp đó gọi là tín hiệu reset. Nếu có thiết bị
  • 23. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 10 tớ gắn trên bus nó sẻ trả lời bằng tín hiệu Presence tức là thiết bị tớ sẽ kéo bus xuống mức thấp trong khoảng thời gian 60µs. Nếu không có tín hiệu Presence, thiết bị chủ sẽ hiểu rằng không có thiết bị tớ nào trên bus, và các giao tiếp tiếp theo sẽ không thể diễn ra [11]. Hình 2.6: Dạng sóng quá trình truyền nhận dữ liệu chuẩn 1-Wire 2.5 PHẦN MỀM ARDUINO Hình 2.7: Biểu tượng phần mềm Arduino Phần mềm Arduino cung cấp môi trường lập trình tích hợp mã nguồn mở hỗ trợ người dùng viết code và tải nó lên bo mạch Arduino. Đây là môi trường đa nền tảng, hỗ trợ một loạt các bo mạch Arduino cùng rất nhiều tính năng độc đáo. Ứng dụng lập trình này có giao diện được sắp xếp hợp lý, phù hợp với cả những người dùng chuyên nghiệp lẫn không chuyên.
  • 24. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 11 Arduino có các chức năng hữu ích như làm nổi bật cú pháp, thụt đầu dòng tự động... trên giao diện đồ họa được sắp xếp hợp lý. Phần mềm này còn tích hợp các bộ sưu tập ví dụ mẫu trợ giúp cho những người lần đầu tiên sử dụng cùng với một mảng thư viện phong phú như EEPROM, Firmata, GSM, Servo, TFT, WiFi... Truy cập vào trang chủ Arduino http://arduino.cc để tải phần mềm và cài đặt. Phần mềm được hỗ trợ miễn phí cho người dùng, với bản cập nhật mới nhất là Arduino 1.8.8. Ở phiên bản mới nhất này thì đã tích hợp cho dòng kit Intel Galileo. Hình 2.8: Giao diện phần mềm Arduino 2.6 GIỚI THIỆU PHẦN CỨNG 2.6.1 Bộ xử lý trung tâm - Intel Galileo Gen2 Việc lựa chọn một dòng vi điều khiển, dòng chip, hay một board mạch nào đó để làm khối xử lý trung tâm thông thường có rất nhiều lựa chọn, có thể kể ra một số tên như: Raspberry Pi, các dòng Arduino, Intel Edison, các dòng ARM, các dòng PIC… Nhưng chúng tôi quyết định chọn kit Intel Galileo Gen 2 vì những nguyên nhân sau đây:
  • 25. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 12 Hình 2.9: Mặt trên kit Intel Galileo Gen 2 Hình 2.10: Mặt dưới kit Intel Galileo Gen 2 Intel Galileo Gen 2 là sản phẩm được phổ biến rộng rãi trong giới học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay. Cải tiến lớn nhất của Gen 2 là việc Intel đã thiết kế lại một phần board mạch để nâng tốc độ làm việc của các chân giao tiếp lên. Intel Galileo Gen 2 được trang bị bộ xử lý trung tâm Intel Quark X1000 - SoC với khả năng tiết kiệm năng lượng vượt trội, đồng thời kit cũng tương thích với chuẩn phần mềm Arduino là hai ưu điểm lớn nhất giúp người sử dụng có thể làm vô số các ứng dụng khác nhau: robot, IoT, hệ thống điều khiển tự động,... Với kích thước nhỏ gọn nhưng bo mạch có Ethernet tích hợp với hỗ trợ Power Over Ethernet ( PoE ), cổng USB 2.0, khe cắm micrso-SD, khe cắm thẻ mini PCI Express, 20 ngõ vào/ra kỹ thuật số (trong đó có thể sử dụng 6 ngõ như PWM xuất ra với độ phân giải 8/12 bit và 6 ngõ vào tương tự với độ phân giải 12 bit), kết nối micro USB, cổng ICSP, cổng JTAG và 2 nút reset.
  • 26. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 13 Hình 2.11: Sơ đồ nguyên lý chip xử lý trung tâm trên kit Intel Galileo Gen 2 hỗ trợ hoạt động ở mức 3,3V hoặc 5V. Phần cứng và định dạng chân trong phần mềm được thiết kế tương tự như Arduino Uno R3. Các chân số 0 đến 13 (các chân ISF và GND liền kề), ngõ vào tương tự từ chân số 0 đến chân số 5, chân nguồn, chân ICSP và các chân UART (chân số 0 và chân số 1), đều ở cùng vị trí như trên Arduino Uno R3. Hình 2.12: Sơ đồ bố trí chân I/O trên kit Intel Galileo Gen 2
  • 27. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 14 Thông số kỹ thuật cơ bản: - Chiều dài: 124 mm - Chiều rộng: 72 mm - Bộ xử lý trung tâm: Microcontroller SoC Quark X1000 - Nguồn cấp: 7~15 VDC với adapter 12 VDC 1.25 A chính hãng đi kèm, cần cấp nguồn cho board bằng adapter chính hãng để board có thể hoạt động ổn định nhất. - Mức điện áp logic giao tiếp: tương thích 3.3 và 5 VDC. - Tương thích chuẩn chân giao tiếp Arduino. - Số chân giao tiếp Digital I/O: 14 (6 chân ngõ ra PWM phân giải 8/12-bit). - Số chân Analog Input: 6 - Tích hợp công nghệ Power Over Ethernet (PoE). - 1 khe cắm USB 2.0, Micrso-SD, - PCI Express mini-card. - Cổng kết nối micro USB, ICSP, JTAG. - Bộ nhớ Flash: 512 kB - Bộ nhớ RAM: 256 MB DDR3 - Bộ nhớ SRAM: 512 kB - Bộ nhớ EEPROM: 8kB - Tốc độ xung nhịp: 400 MHz 2.6.2 Thiết bị đầu vào a. Ma trận phím 4x4 Hình 2.13: Ma trận phím 4x4 ngoài thực tế Ma trận phím 4x4 gồm có 16 nút bấm được sắp xếp theo ma trận 4 hàng, 4 cột. Các nút bấm trong cùng một hàng và một cột được nối với nhau, vì vậy ma trận phím
  • 28. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 15 4x4 sẽ có tổng cộng 8 ngõ vào/ra. Ma trận phím 4x4 cho phép nhập dữ liệu vào bộ điều khiển qua đó dùng để điều khiển một thiết bị ngoại vi nào đó. Để giao tiếp được với ma trận phím 4x4, dùng phương pháp quét để kiểm tra xem nút nào được bấm. Thông số kỹ thuật cơ bản: - Kích thước: 1.69 in x 1.54 in x 0.39 in (4.3 cm x 3.9 cm x 1.0 cm) - Khối lượng: 0.39 oz (11 g) b. Cảm biến nhiệt độ LM35 Hình 2.14: Cảm biến LM35 ngoài thực tế Với ưu điểm như hoạt động khá chính xác với sai số ít, kích thước nhỏ và giá thành thấp, IC cảm biến nhiệt độ LM35 là một trong những cảm biến tương tự được sử dụng rất nhiều trong các ứng dụng đo nhiệt độ. LM35 là cảm biến tiêu hao điện năng thấp sử dụng điện áp 5V. Cảm biến gồm có 3 chân, 2 chân nguồn, 1 chân tín hiệu ra dạng Analog. Thông số kỹ thuật cơ bản: - Kích thước: 4.30mm × 4.30mm - Điện áp hoạt động: 4-20V DC - Điện áp ra: -1V đến 6V - Công suất tiêu thụ: 60uA - Độ phân giải điện áp đầu ra là 10mV/°C - Khoảng đo nhiệt độ: -55°C đến 150°C - Độ chính xác thực tế: 1/4°C ở nhiệt độ phòng và 3/4°C ngoài khoảng -55°C tới 150°C.
  • 29. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 16 2.6.3 Thiết bị đầu ra a. Led 7 đoạn Hình 2.15: Led 7 đoạn đôi ngoài thực tế Trong các thiết bị, để báo trạng thái hoạt động của thiết bị đó cho người sử dụng với thông số chỉ là các dãy số đơn thuần, thường người ta sử dụng led 7 đoạn. Led 7 đoạn được sử dụng khi các dãy số không đòi hỏi quá phức tạp, chỉ cần hiện thị số là đủ, chẳng hạn led 7 đoạn được dùng để hiển thị nhiệt độ phòng, hiển thị số lượng sản phẩm được kiểm tra sau một công đoạn nào đó. Thông số kỹ thuật cơ bản led7 đoạn 5621BS: - Màu đỏ, anode chung. - 2 dot, 10 chân. - Điện áp rơi trên LED là 2.2V. - Dòng tối đa chạy qua mỗi LED là 25mA. - Dòng chạy bình thường: 10mA. Nếu nguồn 5V thì mỗi led phải nối với 1 điện trở 330 Ω (dòng chạy qua mỗi led 13mA). b. LCD 16 x 2 Hình 2.16: LCD 16x2 ngoài thực tế
  • 30. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 17 LCD là kiểu màn hình tinh thể lỏng nhỏ dùng để hiển thị dữ liệu. Mỗi ô của LCD bao gồm các chấm tinh thể lỏng, các chấm này kết hợp với nhau theo trình tự ẩn hoặc hiện sẽ tạo nên các kí tự cần hiển thị. LCD có hai cách giao tiếp cơ bản là mắc nối tiếp và nối song song. Hình 2.17: Sơ đồ chân LCD 16x2 Bảng 2.1: Các kí hiệu và ý nghĩa chân của LCD Chân n Kí hiệu Chức Năng 1 VSS GND Mass 2 VDD Nguồn cung cấp cho LCD 3 VEE Chỉnh độ tương phản 4 RS Chọn thanh ghi trong LCD 5 RW Đọc và ghi dữ liệu 6 E Cho phép chọn LCD 7 D0 Đường dẫn dữ liệu 0 8 D1 Đường dẫn dữ liệu 1 9 D2 Đường dẫn dữ liệu 2 10 D3 Đường dẫn dữ liệu 3 11 D4 Đường dẫn dữ liệu 4 12 D5 Đường dẫn dữ liệu 5 13 D6 Đường dẫn dữ liệu 6 14 D7 Đường dẫn dữ liệu 7 15 A Đèn nền (5 VDC) 16 K Đèn nền (GND)
  • 31. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 18 Sử dụng một biến trở 10K điều chỉnh độ tương phản của LCD. Đường dẫn điều khiển E (Enable) kích hoạt hoặc không kích hoạt bộ hiển thị. Khi bộ hiển thị được kích hoạt, nó sẽ kiểm tra trạng thái của hai đường dẫn điều khiển khác và sau đó đánh giá các đường dẫn từ các đường dẫn dữ liệu cho phù hợp. Khi bộ hiển thị không được kích hoạt trạng thái của các đường dẫn điều khiển khác bị bỏ qua và các đường dẫn dữ liệu được chuyển trạng thái điện trở (ba trạng thái). Khi đó, bus dữ liệu có thể được sử dụng cho các mục đích khác. Đường dẫn RW (đọc /ghi) báo hiệu cho biết liệu các dữ liệu đã được ghi vào bộ dữ liệu đã được ghi vào bộ hiển thị hay cần được đọc ra từ bộ hiển thị. Cuối cùng đường dẫn RS (lựa chọn thanh ghi) cho thấy các dữ liệu được truyền có liên quan đến các lệnh dùng cho bộ điều khiển hiển thị hay liên quan đến kí tự cần được ghi vào bộ hiển thị. Thông số kỹ thuật cơ bản: - Điện áp MAX : 7V. - Điện áp MIN : -0,3V. - Hoạt động ổn định : 2.7-5.5V. - Điện áp ra mức cao : > 2.4V. - Điện áp ra mức thấp : <0.4V. - Dòng điện cấp nguồn : 350uA - 600uA. - Nhiệt độ hoạt động : -30 - 75 độ C. c. Led ma trận 8 x 8 Hình 2.18: Led ma trận 8x8 ngoài thực tế Led ma trận 8x8 đơn giản chỉ là 64 con led được sắp xếp với nhau theo dạng ma trận, thành 8 hàng và 8 cột.
  • 32. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 19 Hình 2.19: Sơ đồ chân led ma trận 8x8 Thông số kỹ thuật cơ bản ledmatrix 8x8 1588BS: - Kích thước ma trận 38x38 mm. - Kích thước chấm 3,7 mm. - Khoảng cách chấm 4,76 mm. - Dòng hoạt động thấp. - Độ tương phản và ánh sáng cao. - Có thể kết hợp nhiều ma trận theo chiều ngang. d. IC 74HC595 Hình 2.20: IC 74HC595 ngoài thực tế 74HC595 là IC ghi dịch 8 bit kết hợp chốt dữ liệu , đầu vào nối tiếp đầu ra song song. IC 74HC595 thường dùng trong các mạch quét led 7 đoạn, led matrix, led đơn… để tiết kiệm tối đa số chân của vi điều khiển. Có thể mở rộng thêm số lượng
  • 33. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 20 chân của vi điều khiển tùy theo mục đích sử dụng bằng việc mắc nối tiếp đầu vào dữ liệu các IC với nhau. Hình 2.21: Sơ đồ chân IC 74HC595 Bảng 2.2: Các kí hiệu và ý nghĩa chân IC 74HC595 Chân n Kí hiệu Chức Năng 1 Q1 Ngõ ra dữ liệu 2 Q2 Ngõ ra dữ liệu 3 Q3 Ngõ ra dữ liệu 4 Q4 Ngõ ra dữ liệu 5 Q5 Ngõ ra dữ liệu 6 Q6 Ngõ ra dữ liệu 7 Q7 Ngõ ra dữ liệu 8 GND Nguồn 0V 9 Q7S Ngõ ra dữ liệu nối tiếp 10 MR Reset 11 SHCP Dịch dữ liệu 12 STCP Xuất dữ liệu ngõ ra 13 OE Cho phép ngõ ra 14 DS Ngõ vào dữ liệu nối tiếp 15 Q0 Ngõ ra dữ liệu 16 VCC Nguồn 5V
  • 34. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 21 Bảng 2.3: Bảng trạng thái IC 74HC595 INPUTS FUNCTION SER SRCLK SRCLR RCLK OE X X X X H Outputs QA-QH are disabled. X X X X L Outputs QA-QH are enabled. X X L X X Shift register is cleared. L ↑ H X X First stage of the shift register goes low. Other stages store the data of previous stage, respectively. H ↑ H X X First stage of the shift register goes high. Other stages store the data of previous stage, respectively. X X X ↑ X Shift register data is stored in the storage register. Hình 2.22: Cấu trúc bên trong IC 74HC595 Nguyên lý hoạt động: Đặt dữ liệu vào chân DS, và tạo một xung SHCP thì dữ liệu tại chân DS sẽ được dịch vào thanh ghi 8-STAGE SHIFT REGISTER. Lần lượt làm như trên 8 lần (dịch bit cao trước), thì ta được 8 bit trong thanh ghi 8-STAGE SHIFT REGISTER. Sau đó tạo một xung STCP thì 8 bit trong thanh ghi 8-STAGE SHIFT REGISTER sẽ được sao chép sang thanh ghi 8-BIT STORAGE REGISTER. Lúc này
  • 35. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 22 nếu chân OE ở mức thấp thì ngõ ra sẽ bằng với giá trị thanh ghi 8-BIT STORAGE REGISTER, còn nếu chân OE ở mức cao thì ngõ ra ở trạng thái tổng trở cao. Thông số kỹ thuật cơ bản IC74HC595: - Điện áp hoạt động: 2V – 6V. - Dòng ra: 35mA. - 8 bit serial vào, 8 bit serial hoặc song song ra. - Thanh ghi lưu trữ với 3 trạng thái ra. - Tần số quét 100 Mhz. - Giới hạn tầm nhiệt: -40°C đến 125°C. e. IC 74HC138 Hình 2.23: IC 74HC138 ngoài thực tế IC 74HC138 là bộ giải mã 3 đầu vào (A1, A2, A3), 8 đầu phủ định (Y0 - Y7). IC 74HC138 có 3 đầu vào cho phép: hai đầu tích cực ở mức thấp (E1 và E2) và một đầu tích cực ở mức cao (E3). Tất cả các đầu ra của 74HC138 sẽ ở mức cao, trừ khi E1, E2 ở mức thấp và E3 ở mức cao. Khi các đầu vào E1, E2 ở mức thấp và E3 ở mức cao thì đầu ra của 74HC138 sẽ được quyết định bởi đầu vào. Hình 2.24: Sơ đồ chân IC 74HC138
  • 36. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 23 Nguyên lý hoạt động: Cơ chế giải mã 3 bit và đầu ra tương ứng như sau nếu 3 bit A2, A1, A0 nhận các giá trị tương ứng: - 000: thì đầu ra Y0 ở mức logic thấp, các đầu ra còn lại đều ở mức logic cao. - 001: thì đầu ra Y1 ở mức logic thấp, các đầu ra còn lại đều ở mức logic cao. - 010: thì đầu ra Y2 ở mức logic thấp, các đầu ra còn lại đều ở mức logic cao. - 011: thì đầu ra Y3 ở mức logic thấp, các đầu ra còn lại đều ở mức logic cao. - 100: thì đầu ra Y4 ở mức logic thấp, các đầu ra còn lại đều ở mức logic cao. - 101: thì đầu ra Y5 ở mức logic thấp, các đầu ra còn lại đều ở mức logic cao. - 110: thì đầu ra Y6 ở mức logic thấp, các đầu ra còn lại đều ở mức logic cao. - 111: thì đầu ra Y7 ở mức logic thấp, các đầu ra còn lại đều ở mức logic cao. Bảng 2.4: Các kí hiệu và ý nghĩa chân của 74HC138 Chân Kí hiệu Chức Năng 1 A0 Ngõ vào dữ liệu 2 A1 Ngõ vào dữ liệu 3 A2 Ngõ vào dữ liệu 4 𝐸1 Cho phép hoạt động 5 𝐸2 Cho phép hoạt động 6 E3 Cho phép hoạt động 7 𝑌7 Ngõ ra dữ liệu 8 GND Nguồn 0V 9 𝑌6 Ngõ ra dữ liệu 10 𝑌5 Ngõ ra dữ liệu 11 𝑌4 Ngõ ra dữ liệu 12 𝑌3 Ngõ ra dữ liệu 13 𝑌2 Cho phép ngõ ra 14 𝑌1 Ngõ ra dữ liệu 15 𝑌0 Ngõ ra dữ liệu 16 VCC Nguồn 5V
  • 37. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 24 Bảng 2.5: Bảng trạng thái IC 74HC138 INPUT OUTPUT 𝐸1 𝐸2 E3 A0 A1 A2 𝑌0 𝑌1 𝑌2 𝑌3 𝑌4 𝑌5 𝑌6 𝑌7 H X X X X X H H H H H H H H X H X X X X H H H H H H H H X X L X X X H H H H H H H H L L H L L L L H H H H H H H L L H H L L H L H H H H H H L L H L H L H H L H H H H H L L H H H L H H H L H H H H L L H L L H H H H H L H H H L L H H L H H H H H H L H H L L H L H H H H H H H H L H L L H H H H H H H H H H H L Thông số kỹ thuật cơ bản IC74HC138: - IC giải mã 3 đường sang 8 đường. - Điện áp hoạt động: 2V – 6V. - Dòng ra: 5.2 mA. - Dòng điện vào thấp khoảng 10-6 A. - Các đầu ra tương thích với CMOS, NMOS và TTL. - Khả năng loại trừ tạp âm cao trong thiết bị CMOS. - Giới hạn tầm nhiệt: -40°C đến 85°C.
  • 38. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 25 f. IC L298 Hình 2.25: IC L298 ngoài thực tế IC L298 ứng dụng trong việc điều khiển cùng lúc 2 động cơ theo chiều quay bất kì, kết hợp với điều xung PWM có thể điều chỉnh tốc độ xoay của động cơ. Thích hợp cho điều khiển động cơ bước lưỡng cực và động cơ DC chổi than. Hình 2.26: Sơ đồ chân IC L298 Thông số kỹ thuật cơ bản: - Điện áp điều khiển: +5 V ~ +35 V - Dòng tối đa cho mỗi cầu H: 2A - Điện áp tín hiệu điều khiển: +5 V ~ +7 V - Dòng tín hiệu điều khiển: 0 ~ 36mA - Công suất hao phí: 20W (khi nhiệt độ T = 75 ℃) - Nhiệt độ vận hành: -25 ℃ ~ +130 ℃
  • 39. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 26 2.6.4 Thiết bị thời gian thực DS1307 IC thời gian thực (RTC) DS1307 có thể đếm giờ, phút, giây, thứ, ngày tháng, năm. Giao tiếp với vi điều khiển thông qua chuẩn I2C, và đóng vai trò là thiết bị tớ khi kết nối đến bus I2C này. Có thể đếm thời gian theo định dạng 24 giờ hoặc 12 giờ với chỉ thị AM/PM. Ngoài ra bên trong chip có bộ dò phát hiện mất nguồn và tự động chuyển sang sử dụng nguồn pin dự phòng. Hình 2.27: IC DS1307 ngoài thực tế Hình 2.28: Sơ đồ chân IC DS1307 Bảng 2.6: Các kí hiệu và ý nghĩa chân IC DS1307 Chân n Kí hiệu Chức Năng 1 X1 Kết nối thạch anh 2 X2 Kết nối thạch anh 3 VBAT Kết nối pin dự phòng 4 GND Nguồn 0V 5 SDA Chân dữ liệu 6 SCL Chân nhận xung clock 7 SQW Ngõ xuất xung vuông 8 VCC Nguồn 5V
  • 40. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 27 Hình dưới đây là địa chỉ của các thanh ghi RAM và RTC của DS 1307. Thanh ghi RTC có địa chỉ từ 00-07h. các thanh ghi RAM chiếm địa chỉ từ 08h - 3Fh. Các thông tin về thời gian và lịch thu được bằng cách đọc các byte trong thanh ghi tương ứng. Thời gian và lịch được thiết lập hoặc khởi tạo bằng cách viết các byte thanh ghi thích hợp. Lưu ý dữ liệu lưu thời gian chứa trong thanh ghi đều theo định dạng BCD. Thứ trong tuần thay đổi tại lúc nữa đêm, lưu dưới dạng con số (Ví dụ 1 là Chủ Nhật, 2 là Thứ hai, 3 là thứ 3 ...). Khi lần đầu tiên IC được cấp nguồn các thanh ghi thời gian và lịch reset về 01/01/00 01 00:00:00. (MM/DD/YY DOW HH:MM:SS). Hình 2.29: Địa chỉ các thanh ghi IC DS1307
  • 41. CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 28 Chương 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ 3.1 GIỚI THIỆU Ở chương này, khảo sát một số nội dung sau:  Sơ đồ khối hệ thống  Trình bày chức năng của từng khối  Trình bày những linh kiện của từng khối  Sơ đồ nguyên lý toàn hệ thống 3.2 TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG 3.2.1 Thiết kế sơ đồ khối hệ thống Theo yêu cầu của đề tài, chúng tôi tiến hành thiết kế sơ đồ khối của hệ thống: KHỐI CẢM BIẾN KHỐI XỬ LÝ TRUNG TÂM KHỐI HIỂN THỊ KHỐI NGUỒN KHỐI NÚT NHẤN KHỐI THỜI GIAN THỰC KHỐI ĐỘNG CƠ Hình 3.1: Sơ đồ khối của hệ thống
  • 42. CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 29 Chức năng từng khối:  Khối nguồn: cung cấp nguồn 5V DC cho mạch hoạt động và 12VDC cho động cơ DC.  Khối xử lý trung tâm: xử lý tín hiệu vào ra của các khối còn lại.  Khối nút nhấn: gửi tín hiệu đến khối xử lý trung tâm.  Khối hiển thị: hiển thị dữ liệu theo nhu cầu người dùng.  Khối cảm biến: gửi tín hiệu tương tự đến khối xử lý trung tâm.  Khối thời gian thực: DS1307.  Khối động cơ: động cơ 12VDC. 3.2.2 Tính toán và thiết kế mạch a. Khối xử lý trung tâm – Intel Galileo Gen2 Intel Galileo Gen 2 tích hợp sức mạnh tính toán mà vi xử lý Atom mang lại. Board mạch có kích thước nhỏ, dễ dàng để giao tiếp, sử dụng, bao gồm 20 ngõ vào/ra kỹ thuật số (trong đó có thể sử dụng 6 ngõ như PWM xuất ra với độ phân giải 8/12 bit và 6 ngõ vào tương tự với độ phân giải 12 bit). Ngoài ra nó còn được tích hợp thêm ethernet, RAM và bộ nhớ Flash, các chân có thể cấu hình GPIO hoặc các chuẩn giao tiếp khác như UART, I2C, SPI… Dưới đây là sơ đồ nguyên lí của khối điều khiển trung tâm và sơ đồ chân thực tế của Intel Galileo Gen 2. Hình 3.2: Sơ đồ nguyên lý của khối xử lý trung tâm
  • 43. CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 30 Bảng 3.1: Các chân của kit Intel Galileo Gen 2 sử dụng trong đề tài Chân trên kit Kí hiệu trong mạch Chức năng trong đề tài Module ngoại vi 0 0 Điều khiển tín hiệu SHCP các thanh ghi dịch 74HC595 8 led đơn 1 1 Điều khiển tín hiệu DS các thanh ghi dịch 74HC595 8 8 Điều khiển tín hiệu STCP các thanh ghi dịch 74HC595 12 12 Điều khiển tín hiệu SHCP các thanh ghi dịch 74HC595 6 led 7 đoạn 10 10 Điều khiển tín hiệu DS các thanh ghi dịch 74HC595 9 9 Điều khiển tín hiệu STCP các thanh ghi dịch 74HC595 13 13 Điều khiển tín hiệu SHCP các thanh ghi dịch 74HC595 LCD 16x2 11 11 Điều khiển tín hiệu DS các thanh ghi dịch 74HC595 7 7 Điều khiển tín hiệu STCP các thanh ghi dịch 74HC595 6 6 Điều khiển tín hiệu OE các thanh ghi dịch 74HC595 8 led đơn, 6 led 7 đoạn, LCD 16x2 3 3_HANG1 Ngõ vào tín hiệu Nút nhấn đơn, 4 hàng của ma trận phím 4x4 2 2_HANG2 Ngõ vào tín hiệu A2 A2_HANG3 Ngõ vào tín hiệu A3 A3_HANG4 Ngõ vào tín hiệu 5 5 Điều khiển tín hiệu SHCP các thanh ghi dịch 74HC595 Led matrix 8x8 Điều khiển tín hiệu INT1 IC L298 Động cơ DC Điều khiển tín hiệu A của IC 74HC138 Ma trận phím 4x4 4 4 Điều khiển tín hiệu STCP các thanh ghi dịch 74HC595 Led matrix 8x8 Điều khiển tín hiệu INT2 IC L298 Động cơ DC Điều khiển tín hiệu A của IC 74HC138 Ma trận phím 4x4 A1 A1 Điều khiển tín hiệu DS các thanh ghi dịch 74HC595 Led matrix 8x8 Điều khiển tín hiệu EN IC L298 Động cơ DC A0 A0 Ngõ vào tín hiệu Cảm biến LM35 A4 SDA Tín hiệu giao tiếp chuẩn I2C Thời gian thực DS1307A5 SCL Tín hiệu giao tiếp chuẩn I2C GND GND GND Nối mass
  • 44. CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 31 Ghi chú: - SHCP : dùng để cấp xung Clock. - DS : dùng để dịch dữ liệu nối tiếp. - STCP : dùng để điều khiển nạp dữ liệu song song từ bên trong IC thanh ghi dịch ra bên ngoài để điều khiển module ngoại vi. - OE : dùng để cho phép xuất dữ liệu. b. Khối nút nhấn  Khối nút nhấn đơn: Sơ đồ kết nối của khối nút nhấn đơn như hình bên dưới. Hình 3.3: Sơ đồ nguyên lý khối nút nhấn đơn Nguyên lý hoạt động: Ở đây lấy ví dụ cho nút nhấn BTN1, các nút nhấn khác có cách thức hoạt động tương tự. Khi chưa nhấn nút, chân 3 được nối với VCC thông qua led báo hiệu trạng thái và điện trở 330Ω (điện trở pullup), tín hiệu trả về sẽ là giá trị ‘1’ (HIGH). Khi nhấn nút, chân 3 sẽ được nối trực tiếpvới GND. Tín hiệu trả về sẽ là giá trị ‘0’ (LOW). Trở kháng tại đầu vào của MCU nằm trong khoảng 100KΩ – 1MΩ. Thông thường ta chọn giá trị điện trở kéo (R) bằng 1/10 trở kháng (R1) của MCU. [8] Chọn R1 = 100KΩ  R = 𝑅1 10 = 100 10 = 10KΩ. (3.1)
  • 45. CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 32 Vì do mạch có sử dụng led đơn để báo hiệu trạng thái nút nhấn nên chúng tôi sử dụng điện trở kéo (R) là 330Ω thay vì 10KΩ.  Khối ma trận phím 4x4: Khối ma trận phím 4x4 sử dụng điện trở kéo lên tương tự như khối nút nhấn đơn. Ma trận phím được kết nối với khối xử lý trung tâm thông qua header 8x1. Sơ đồ kết nối của khối ma trận phím như hình bên dưới. Hình 3.4: Sơ đồ nguyên lý khối ma trận phím 4x4 Nguyên lý hoạt động: Để giao tiếp được với ma trận phím 4x4, tôi dùng phương pháp quét để kiểm tra xem nút nào được bấm, cụ thể cách quét như sau (quét theo cột): Các chân 3_HANG1, 2_HANG2, A2_HANG3, A3_HANG4 (các hàng) được thiết lập là các chân INPUT, còn lại các chân COT1, COT2, COT3, COT4 (các cột) là các chân dùng để quét. Giả sử MP0 được nhấn: Cho COT1= 0, các COT2= COT3= COT4= 1, kiểm tra trạng thái của các hàng: HANG1= 0 và HANG2= HANG3= HANG4= 1: vậy kết luận có nút được nhấn trên COT1. Quét tương tự đối với những nút bấm khác. Số thứ tự tương ứng nút nhấn được quy định bởi người lập trình.
  • 46. CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 33 c. Khối hiển thị  Khối ledđơn Sơ đồ kết nối của khối led đơn như hình bên dưới. Hình 3.5: Sơ đồ nguyên lý khối led đơn Tính toán chọn điện trở hạn dòng phù hợp cho led: dòng để led hoạt động tốt là 10-20mA cho mỗi con led. Với điện áp mỗi led là 1.9V, dòng ở khoảng 10mA, điện áp vào là 5V 𝑅 𝐿𝐸𝐷= 𝑉𝑐𝑐 − 𝑉𝐿𝐸𝐷 𝐼 𝐿𝐸𝐷 = 5−1.9 0.01 = 310 Ω (3.2) Trên thị trường không có điện trở 310 Ω mà chỉ có điện trở 330 Ω nên chúng tôi chọn điện trở cho led là 330 Ω.  Khối led7 đoạn Sơ đồ kết nối của khối led 7 đoạn như hình bên dưới. Hình 3.6: Sơ đồ nguyên lý khối led 7 đoạn
  • 47. CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 34 Để cung cấp đủ dòng thì chúng tôi chọn transistor PNP A1015 để có ngõ ra bão hòa – tức hoạt động ở dòng Ic lớn nhất. Hình 3.7: Transistor A1015 ngoài thực tế Thông số kỹ thuật cơ bản: - Loại PNP - Điện áp cực đại: VCBO = -50V, VCEO = -50V, VEBO = -5V - Dòng điện cực đại: IC = - 150mA, IB = -50mA - Nhiệt độ làm việc: -55°C ~ 125°C Tính toán chọn điện trở hạn dòng phù hợp cho led: dòng để led hoạt động tốt là 10-20mA cho mỗi con led. Với điện áp mỗi led là 1.9V, dòng ở khoảng 10mA, điện áp vào là 5V 𝑅 𝐿𝐸𝐷= 𝑉𝑐𝑐 − 𝑉𝐿𝐸𝐷 𝐼 𝐿𝐸𝐷 = 5−1.9 0.01 = 310 Ω Trên thị trường không có điện trở 310 Ω mà chỉ có điện trở 330 Ω nên chúng tôi chọn điện trở cho led là 330 Ω. Tính toán chọn điện trở kéo lên phù hợp cho transistor: Transistor A1015 có hệ số β thuộc khoảng từ 70 – 400, chọn hệ số β = 100. 𝐼 𝐵 = 𝐼 𝑐 β = 25 80 = 0.3125 mA (3.3) 𝑅 𝐵= 𝑉𝑐𝑐 − 𝑉𝐿𝐸𝐷 𝐼 𝐵 = 5−2.2 0.3125 = 8.96 KΩ (3.4) Chọn 𝑅 𝐵 = 10 kΩ.  Khối LCD 16x2 Sơ đồ kết nối của khối LCD 16x2 như hình bên dưới.
  • 48. CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 35 Hình 3.8: Sơ đồ nguyên lý khối LCD 16x2  Khối ledmatrix 8x8 Sơ đồ kết nối của khối led matrix 8x8 như hình bên dưới. Hình 3.9: Sơ đồ nguyên lý khối led ma trận 8x8 Tính toán chọn điện trở hạn dòng phù hợp cho led và điện trở kéo lên phù hợp cho transistor tương tự như khối led 7 đoạn. d. Khối cảm biến Sơ đồ kết nối của khối cảm biến như hình bên dưới.
  • 49. CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 36 Hình 3.10: Sơ đồ nguyên lý khối cảm biến nhiệt độ Điện áp hoạt động: 5VDC. Dòng tiêu thụ: 60uA. e. Khối thời gian thực Sơ đồ kết nối của khối thời gian thực DS1307 như hình bên dưới. Hình 3.11: Sơ đồ nguyên lý khối thời gian thực f. Khối động cơ Sơ đồ kết nối của khối động cơ như hình bên dưới. Hình 3.12: Sơ đồ nguyên lý khối động cơ
  • 50. CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 37 g. Khối nguồn Dưới đây là sơ đồ nguyên lý khối nguồn: Hình 3.13: Sơ đồ nguyên lý khối nguồn Tuy nhiên thực tế, trên thị trường điện tử đã có nhiều sản phẩm với giá cả hợp lý thay thế để cung cấp nguồn cho board mạch mang lại sự tiện dụng, tiết kiệm ví dụ như là Adapter. Intel Galileo Gen 2 có thể sử dụng nguồn từ 7-15 VDC để hoạt động. Tuy nhiên, động cơ DC sử dụng nguồn 12V DC. Vì thế, chúng tôi quyết định sử dụng Adapter 12V để cung cấp nguồn cho toàn mạch và khối nguồn. Dòng tiêu thụ của Intel Galileo Gen 2s là 100mA cho mỗi chân GPIO. Tổng số chân GPIO sử dụng là 20 chân, công thức tính dòng tiêu thụ Dòng tiêu thụ = 20 x 100mA = 2000mA = 2A Dòng tiêu thụ là 2A nên nhóm chọn Adapter với dòng ngõ ra là 2A. Hình 3.14: Adapter 12V – 2A
  • 51. CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 38 Thông số kỹ thuật cơ bản - Đầu vào: 100-240V50/60Hz. - Đầu ra: 12V – 2A. - Trọng lượng: 91g / 3.21oz. - Cung cấp năng lượng với đầu kết nối 2.1mm x 5.5mm. - Kích thước nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ. - Hiệu quả: ≥ 80%. - Quy định điện áp ổn định. - Bảo vệ quá áp và ngắn mạch. - Đầu ra ổn định, gợn thấp và nhiễu thấp. - Hiệu quả cao và tiêu thụ năng lượng thấp. h. Khối switch giao tiếp Để giao tiếp các khối với khối xử lý trung tâm, chúng tôi sử dụng các switch. Người dùng muốn sử dụng khối nào chỉ cần gạt switch cấp nguồn và switch điều khiển (nếu có) của khối đó. Dưới đây là sơ đồ nguyên lý khối switch giao tiếp. Hình 3.15: Sơ đồ nguyên lý khối switch giao tiếp 3.3 SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ TOÀN MẠCH Sơ đồ nguyên lý toàn mạch được trình bày ở phần phụ lục.
  • 52. CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 39 Chương 4. THI CÔNGHỆ THỐNG 4.1 GIỚI THIỆU Sau quá trình tính toán, thiết kế và lựa chọn các linh kiện thích hợp, tiến hành thi công PCB, lắp ráp và kiểm tra mạch. 4.2 THI CÔNG HỆ THỐNG 4.2.1 Thi công bo mạch hệ thống Sau khi thiết kế xong sơ đồ nguyên lý và tiến hành vẽ mạch PCB với kích thước board là 24 x 23.6 cm. Dưới đây là sơ đồ mạch in lớp trên, lớp dưới và 3D của hệ thống. Hình 4.1: Mạch in PCB lớp dưới
  • 53. CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 40 Hình 4.2: Mạch in PCB lớp trên Hình 4.3: Sơ đồ bố trí linh kiện
  • 54. CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 41 Dưới đây là bảng linh kiện sử dụng trong đề tài: “Thiết kế và thi công bộ thí nghiệm vi xử lý giao tiếp kit Intel Galileo”. Bảng 4.1: Danh sách các linh kiện sử dụng STT Tên linh kiện Thông số, Giátrị Dạng vỏ 1 Intel Galileo Gen 2 31 chân Vin = 7 – 15V (power supply jack) Vout = 1,8V Iout = 100mA 2 IC 74HC595 16 chân Nguồn cấp: 2V – 6V Dòng: 35mA DIP-16 3 IC 74HC138 16 chân Nguồn cấp: 2V – 6V Dòng: 5.2mA DIP-16 4 IC L298 15 chân Nguồn cấp: 4.5V – 7V Dòng ra cực đại: 3A Multiwatt- 15 5 IC LM2576 5 chân Nguồn cấp: 4V – 40V Dòng ra: 3A TO-263-6 6 IC DS1307 8 chân Nguồn cấp: 4.5V – 5.5V Dòng : 200uA DIP-8 7 Transistor 2SA1015, 3 chân, loại PNP 2SC1815, 3 chân, loại NPN TO-92 8 Nút nhấn 4 chân kích thước 6x6x5 mm Loại: NC DIP 9 Điện trở Giá trị: 10kΩ, 330Ω, 4.7 kΩ Công suất: 0.25W Sai số: 5% Axial 10 Diode 1N4407, Umax= 1000V, Imax= 1A 1N5822, Umax= 40V, Imax= 3A DO-41 DO-201AD 11 Led đơn Xanh, 3mm, 1.8 < ΔV < 2.2 VDC Đỏ, 5mm, 2 < ΔV < 3 VDC Radial 12 Domino CON2 KF128 5.08mm – 200mil - 300V - 10A
  • 55. CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 42 13 Rào cái, rào đực Khoảng cách mỗi chân: 2.54mm Độ sâu của lỗ cắm / độ dài của chân cắm: 11.5 mm Polyamid 14 LCD 16x2 16 chân HD44780 Nguồn cấp: 2.7V – 5V Dòng : 350uA – 600uA TUXGR 15 Led 7 đoạn 10 chân, HSN-5621BS Nguồn cấp: 2.2V Dòng : 10mA Tube 16 Thạch anh Tần số: 32.768 kHz Typical 17 Tụ Gốm 104 100nF/50V Radial 18 Ma trận phím Loại 4x4, 4.3x3.9x1cm 19 Led ma trận Loại 8x8, 1588BS, 38x38mm 20 Relay 5 chân, 12VDC Nguồn cấp: 3V – 48VDC 21 Cuộn cảm Dòng 3A, giá trị 100uH 22 Cảm biến LM35 3 chân Nguồn cấp: 4V – 30V Dòng : 60uA TO-92-3 23 DIP Switch Loại: 6p, 4p, 2p màu đỏ Dòng : 100mA 4.2.2 Lắp ráp và kiểm tra Quy trình lắp ráp – kiểm tra mạch : Bước 1: Đặt và gia công mạch in 2 lớp cho board thí nghiệm. Bước 2: Rửa board đồng sạch sẽ bằng nước rửa mạch sau khi ủi mạch. Bước 3: Tiến hành khoan lỗ cho board mạch xử lý trung tâm. Bước 4: Hàn tất cả các linh kiện cần thiết vào 2 board mạch. Bước 5: Kết nối các đầu bus của board mạch xử lý trung tâm với board mạch bộ thí nghiệm. Bước 6: Kiểm tra kết nối các bus hoàn chỉnh. Bước 7: Cuối cùng nạp chương trình và test chương trình có đạt như yêu cầu ban đầu không.
  • 56. CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 43 Hình 4.4: Board thí nghiệm mặt dưới Hình 4.5: Board thí nghiệm mặt trên
  • 57. CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 44 4.3 ĐÓNG GÓI VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH 4.3.1 Đóng gói, thiết kế mô hình Sau khi kiểm tra mạch hoạt động tốt ta tiến hành đóng hộp thành mô hình. Mô hình được đóng gói trong 1 hình hộp chữ nhật bằng mica trong dày 4 mm với kích thước là 38x25x7 cm. 4.3.2 Thi công mô hình Mô hình được làm bằng chất liệumica - một dạng bọt xốp thường được sử dụng để làm mô hình trong ngành kiến trúc. Loại nguyên liệu này rất dễ mua, có thể tìm thấy ở các cửa hàng bán vật liệu quảng cáo. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà thể mua loại dày hay mỏng, tốt hay thường. Đặc điểm của mica là tuy nhẹ nhưng lại cứng cáp. Để cắt mica theo ý tưởng mô hình đặt ra sử dụng máy cắt laser. Để kết nối các mảnh ghép sau khi cắt, chúng tôi sử dụng keo chuyên dụng là keo 502. Hình 4.6: Mô hình tổng thể
  • 58. CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 45 Hình 4.7: Mô hình nhìn từ trên xuống Hình 4.8: Mặt trước mô hình Hình 4.9: Mặt hông mô hình
  • 59. CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 46 4.4 LẬP TRÌNH HỆ THỐNG 4.4.1 Lưu đồ giải thuật a. Lưu đồ hoạt động toàn bộ hệ thống Để bắt đầu cho một chương trình hay yêu cầu được thực hiên trên board thì việc đầu tiên là khởi tạo hệ thống (khai báo các chân tín hiệu điều khiển), bộ xử lý trung tâm sẽ đưa tín hiệu điều khiển thông qua các chân kết đến từng khối trong board, kiểm tra nếu sai thì quay lại để kiểm tra , ngược lại nếu đúng thì bộ xử lý trung tâm sẽ gửi tín hiệu điều khiển đi theo lập trình trên phần mềm và hiển thị theo yêu cầu. Bắt đầu Kiểm tra tín hiệu Kết thúc Khởi tạo hệ thống Phân tích, trích xuất hiển thị S Đ Hình 4.10: Lưu đồ hoạt động toàn bộ hệ thống b. Lưu đồ điều khiển bằng nút nhấn, ma trận phím Tương tự như phần lưu đồ hoạt động toàn bộ hệ thống, dưới đây là lưu đồ điều khiển bằng nút nhấn, ma trận phím. Nếu nút nhấn có nhấn, sẽ gửi tín hiệu về cho bộ xử lý trung tâm xử lý, nếu chưa có tác động của nút nhấn thì quay lại tiếp tục kiểm tra, nếu có tác động thì sẽ thực hiện yêu cầu của người lập trình trên phần mềm.
  • 60. CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 47 Bắt đầu Kiểm tra nút nhấn? Kết thúc Khởi tạo hệ thống Thực hiện yêu cầu S Đ Hình 4.11: Lưu đồ điều khiển bằng nút nhấn, ma trận phím c. Lưu đồ hiển thị Bộ xử lý trung tâm sẽ đưa tín hiệu điều khiển các IC 74HC595, các IC này sẽ gửi tín hiệu đầu ra ở các chân để kiểm tra và điều khiển từng thiết bị, nếu sai sẽ quay lại kiểm tra xem dữ liệu có được xuất đến IC hay chưa , đúng thì sẽ đưa dữ liệu ra ngoài và hiển thị lên thiết bị theo yêu cầu người lập trình. Bắt đầu Kiểm tra tín hiệu yêu cầu Khởi tạo hệ thống Hiển thị dữ liệu lên LCD, led đơn, led 7 đoạn S Dữ liệu vào 74HC595 Đ Kết thúc Hình 4.12: Lưu đồ hiển thị
  • 61. CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 48 4.4.2 Phần mềm lập trình cho Intel Galileo Gen2 Arduino 1.8.7 Môi trường phát triển tích hợp Arduino IDE 1.8.7 là một ứng dụng đa nền tảng được viết bằng Java, và được dẫn xuất từ IDE cho ngôn ngữ lập trình xử lý và các dự án lắp ráp. Do có tính chất mã nguồn mở nên môi trường lập trình này hoàn toàn miễn phí và có thể mở rộng thêm bởi người dùng có kinh nghiệm. Người sử dụng chỉ cần định nghĩa hai hàm để thực hiện một chương trình hoạt động theo chu trình: setup(): hàm chạy một lần duy nhất vào lúc bắt đầu của một chương trình dùng để khởi tạo các thiết lập. loop(): hàm được gọi lặp lại liên tục cho đến khi bo mạch được tắt. Các icon cho phép sử dụng nhanh các chức năng thường dùng của IDE được mô tả như bảng dưới đây: Bảng 4.2: Các công cụ trên giao diện phần mềm Arduino ICON Tên Chức năng Verify Biên dịch chương trình soạn thảo để kiểm tra các lỗi lập trình Upload Biên dịch và nạp chương trình đang soạn thảo New Mở trang soạn thảo mới Open Mở các chương trình đã lưu Save Lưu chương trình đang soạn thảo Serial Monitor Mở cửa sổ Serial Monitor để gửi và nhận dữ liệu giữa máy tính và board Các bước giao tiếpphần mềm Arduino 1.8.7 với kit Intel Galileo Gen2: Bước 1: Truy cập vào trang chủ Arduino http://arduino.cc để tải phần mềm và cài đặt. Chọn thẻ Software rồi chọn mục Download. Phần mềm được hỗ trợ miễn phí cho người dùng, với bản cập nhật mới nhất là Arduino 1.8.8. Ở đề tài này chúng tôi sử dụng phiên bản 1.8.7.
  • 62. CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 49 Hình 4.13: Trang chủ Arduino Bước 2: Tiến hành cài đặt phần mềm. Phần mềm sau khi cài đặt sẽ có biểu tượng trên giao diện desktop như sau: Hình 4.14: Biểu tượng phần mềm Arduino Bước 3: Mở phần mềm bằng cách nhấp đúp chuột vào biểu tượng như hình trên. Sau khi mở, phần mềm sẽ có giao diện như sau: Hình 4.15: Giao diện phần mềm Arduino
  • 63. CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 50 Bước 4: Chọn Tools -> Board -> Boards Manager Hình 4.16: Giao diện các chức năng trong mục Tools Bước 5: Một hộp thoại sẽ hiện ra. Chọn Arduino Certified trong mục Type. Nhấp chuột chọn thẻ Intel i586 Boards by Intel. Chọn Version mới nhất trong mục Select Version rồi Install. Chờ cài đặt hoàn thành. Hình 4.17: Hộp thoại Boards Manager Bước 6: Sau khi hoàn thành cài đặt, board Intel Galileo Gen 2 đã được tích hợp vào phần mềm. Tiến hành chọn kit Intel Galileo Gen 2 như hình sau. Như vậy đã có thể giao tiếp phần mềm Arduino với kit Intel Galileo Gen 2.
  • 64. CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 51 Hình 4.18: Giao diện phần mềm khi tiến hành chọn kit Intel Galileo Gen 2 4.5 VIẾT TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG, THAO TÁC Để đề tài được áp dụng trong thực tế và người dùng có thể dễ dàng sử dụng. Dưới đây là tài liệu hướng dẫn sử dụng do chúng tôi trình bày: Bước 1: Kết nối bộ xử lý trung tâm với board thí nghiệm. Cấp nguồn cho bộ xử lý trung tâm và board thí nghiệm. Nhấn nút BTN_NGUON để cấp điện cho board thí nghiệm. Khi led nguồn ở khối nguồn phát sáng báo hiệu board thí nghiệm đã được cấp nguồn thành công. Hình 4.19: Bộ xử lý trung tâm và board thí nghiệm đã kết nối
  • 65. CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 52 Hình 4.20: Vị trí nút BTN_NGUON trên board thí nghiệm Bước 2: Cắm cáp Micro USB để kết nốt board Intel Galileo với máy tính người dùng để bắt đầu lập trình. Hình 4.21: Kết nối cáp Micro USB giữa bộ xử lý trung tâm với máy tính Bước 3: Mở và viết chương trình trên phần mềm Arduino. Bước 4: Từ giao diện phần mềm chọn Tools -> Board -> Intel Galileo Gen 2. Chọn cổng COM giao tiếp phù hợp trong Tools -> Port. Sau khi chọn kết quả lần lượt như sau:
  • 66. CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 53 Hình 4.22: Giao diện phầm mềm khi tiến hành chọn kit giao tiếp Hình 4.23: Giao diện phần mềm khi chọn cổng COM giao tiếp Hình 4.24: Báo hiệu giao tiếp thành công với kit ở góc dưới bên phải Bước 5: Biên dịch và kiểm tra chương trình cho đến khi hết lỗi. Nhấn công cụ trong khung màu đỏ ở hình dưới đây để tiến hành biên dịch. Hình 4.25: Biểu tượng công cụ biên dịch chương trình
  • 67. CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 54 Hình 4.26: Báo hiệu biên dịch chương trình hoàn tất và không có lỗi Bước 6: Nạp chương trình từ phần mềm xuống board thí nghiệm. Nhấn công cụ trong khung màu đỏ ở hình dưới đây để tiến hành nạp chương trình. Hình 4.27: Biểu tượng công cụ nạp chương trình Hình 4.28: Báo hiệu nạp chương trình thành công Bước 7: Gạt switch nguồn và switch điều khiển (nếu có) của khối cần sử dụng. Lưu ý: chỉ có thể sử dụng 1 trong 3 khối: led ma trận 8x8 , ma trận phím 4x4 hoặc động cơ, không thể sử dụng song song cùng lúc 3 khối này. Nạp chương trình lại 1 lần nữa và quan sát kết quả trên bộ thí nghiệm. Hình 4.29: Board thí nghiệm sau khi nạp chương trình
  • 68. CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 55 Chương 5. KẾT QUẢ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ 5.1 KẾT QUẢ 5.1.1 Kết quả nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài gần 3 tháng, chúng tôi đã đạt được các kết quả như sau:  Tìm hiểu và nghiên cứu tổng quan cấu tạo, chức năng của kit Intel Galileo Gen 2.  Thiết kế và thi công hoàn thiện bộ thí nghiệm, tổng hợp được nhiều khối trên cùng một board mạch.  Biết cách sử dụng phần mềm thiết kế mạch như Altium Designer cùng với phần mềm lập trình cho kit Intel Galileo Gen 2.  Xây dựng được các bài tập thí nghiệm đơn giản hoạt động như mong muốn trên board mạch. 5.1.2 Kết quả thi công Qua quá trình thiết kế phần cứng, chọn lựa linh kiện và lên ý tưởng hoàn thiện mô hình, dưới đây là kết quả mà chúng tôi đã thực hiện được: Hình 5.1: Mô hình bộ thí nghiệm
  • 69. CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 56 Hình 5.2: Bộ xử lý trung tâm 5.2 NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ Sau thời gian nghiên cứu, thi công thì đồ án tốt nghiệp của nhóm với đề tài “Thiết kế và thi công bộ thí nghiệm vi xử lý giao tiếp kit Intel Galileo” đã hoàn thiện. Nhìn chung, mô hình đã hoạt động ổn định, có thể làm việc liên tục, đạt 90% yêu cầu đề ra ban đầu. Người dùng thao tác đơn giản, dễ sử dụng. Hệ thống đảm bảo an toàn cho người dùng. Hệ thống sử dụng nguồn cấp nhỏ nên an toàn cho người sử dụng trước nguy cơ điện giật. Thời gian đáp ứng từ khi nhấn nút nhấn trực tiếp khá nhanh. Thời gian đáp ứng khi nạp chương trình cho đến khi mạch hoạt động tùy thuộc máy tính người sử dụng. Tuy nhiên, do sự hạn chế về kiến thức và thời gian thực hiện, nguồn tài liệu tham khảo chủ yếu thông qua Internet và một sốgiáo trình tham khảo nên đề tài không tránh khỏi sai sót và còn một số hạn chế: - Hạn chế lớn nhất là chưa có được nguồn điện dự trữ để cung cấp cho hệ thống hoạt động khi bị mất nguồn chính. - Vì điều kiện kinh phí và thời gian có hạn, nên nhóm chỉ thực hiện mô hình mang tính tương đối.
  • 70. CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 57 Chương 6. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 6.1 KẾT LUẬN Với những mục tiêu đã đề ra, đề tài đã giải quyết và hoàn thành được những mục tiêu đặt ra ban đầu như: - Tìm hiểu tổng quan: cấu tạo phần cứng, chức năng các chân của dòng kit Intel Galileo mang tính ứng dụng cao. - Thiết kế và thi công được bộ thí nghiệm vi xử lý hoàn chỉnh với những chức năng cơ bản như: bàn phím, led đơn, led 7 đoạn, LCD… hoặc những ứng dụng cao hơn: giao tiếp máy tính, điều khiển động cơ. - Xây dựng các bài tập thí nghiệm giao tiếp đơn giản với led đơn, led 7 đoạn, nút nhấn, bàn phím ma trận, LCD, chuyển đổi ADC…. - Mô hình hệ thống dễ sử dụng, tiện lợi, đáp ứng nhu cầu cần thiết về sử dụng thiết bị của người dùng. - Phần mềm miễn phí, có sẵn trên Internet. 6.1.1 Ưu điểm - Phần cứng được thiết kế nhỏ gọn, đơn giản, dễ sử dụng, mô hình được trang trí đẹp, trực quan. - Cách thức điều khiển và giao tiếp với mô hình đơn giản với người lập trình. - Chi phí của hệ thống ở mức trung bình khá và đáp ứng gần như đầy đủ các yêu cầu đặt ra. 6.1.2 Khuyết điểm Dù chúng tôi đã rất cố gắng hoàn thành đề tài một cách tốt nhất có thể tuy nhiên hệ thống vẫn còn một vài khuyết điểm sau: - Các khối hiển thị chưa đạt hiệu suất hiển thị tối đa, khối led matrix 8x8 còn nhấp nháy liên tục khó quan sát, chưa thể kết hợp cùng các khối khác . - Khối LCD 16x2 và khối led 7 đoạn khi hiển thị cùng 1 lúc thì hiệu suất hiển thị kém, led 7 đoạn nhấp nháy liên tục nhưng khi sử dụng độc lập thì tương đối ổn định. - Nạp chương trình vào kit Intel Galileo Gen 2 xảy ra nhiều lỗi.
  • 71. CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 58 - Kiến thức, thời gian cũng như kinh phí hạn chế nên mô hình không được tối ưu 100%. 6.2 HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI Với mong muốn đưa đến cho người sử dụng một bộ thí nghiệm hoàn thiện để có thể ứng dụng thực tiễn hơn, chúng tôi xin được đưa ra một số ý kiến phát triển cho đề tài như sau: - Ngoài phần mềm Arduino IDE được sử dụng trong đề tài thì có thể lập trình thêm trên 2 phần mềm có thể lập trình cho kit Intel Galileo Gen 2 như Linux hoặc Mac OS X. - Mở rộng thêm nhiều port để tăng số thiết bị ngoại vi nhằm tăng tính ứng dụng cho bộ thí nghiệm. - Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng phần mềm Arduino IDE để lập trình trên kit Intel Galileo Gen 2, vì thế ngoài kit mà đề tài sử dụng thì có thể dùng kit Arduino UNO R3 để lập trình thay thế tương ứng.
  • 72. TÀI LIỆU THAM KHẢO BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Đình Phú, “Giáo trình vi điều khiển PIC 16F887”, Xuất bản ĐH SPKT TP.HCM, năm 2014. [2] Phạm Văn Khích, “Thiết kế bộ thí nghiệm PIC 18F2455/2550/5555/4550”, NCKH cấp trường, trường ĐHSPKT, TP.HCM, tháng 10 năm 2008. [3] Nguyễn Văn Bình, “Thiết kế nhà thông minh dùng vi điều khiển PIC 16F887”, Đồ án tốt nghiệp, trường ĐHSPKT, TP.HCM, năm 2014. [4] Trần Anh Đề, Trần Sơn Lành, “Hệ thống điểm danh bằng vân tay ứng dụng vi điềukhiểnARM”, Đồ án tốt nghiệp, trường ĐHSPKT, TP.HCM, tháng 7 năm 2016. [5] Huỳnh Công Thành, Nguyễn Trung Vinh, “Ứng dụng kit Raspberry nhận dạng mặt người”, Đồ án tốt nghiệp, trường ĐHSPKT, TP.HCM, tháng 7 năm 2016. [6] Đỗ Tiến Anh, Lâm Thanh Sang, “Thiết kế hệ thống điều khiển và giám sát thiết bị qua webserver sử dụng kit Intel Edison”, Đồ án tốt nghiệp, trường ĐHSPKT, TP.HCM, tháng 07 năm 2018. [7] Nguyễn Đình Phú, “Giáo trình thực hành vi điều khiển PIC”, Xuất bản ĐH SPKT TP.HCM, tháng 08 năm 2016. [8] Trần Thu Hà (chủ biên), Trương Thị Bích Ngà, Nguyễn Thị Lưỡng, Bùi Thị Tuyết Đan, Phù Thị Ngọc Hiếu, Dương Thị Cẩm Tú, “Giáo trình Điện tử cơ bản”, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, 2014. [9] Lê Hiếu, “Vi điều khiển, Vi xử lý là gì ?”, thegioiic.com/forums/vi-dieu- khien-vi-xu-ly-la-gi, 19 tháng 03 năm 2012. [10] MSP430, “Giới thiệu giao thức SPI”, electronicctu.net/Thread-Chuan- giao-tiep-SPI.html, 26 tháng 5 năm 2012. [11] Ý tưởng nhanh, “Chuẩn giaotiếp 1-Wire”, ytuongnhanh.vn/chi-tiet/chuan- giao-tiep-1-wire-156.html, năm 2017.
  • 73. PHỤ LỤC BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 60 PHỤ LỤC 1. Các bài tập thí nghiệm giao tiếp đơn giản và kếtquả thu được Bài 1: Đo và hiển thị nhiệt độ ở bên trái hàng 2 của LCD. Hàng 1 hiển thị chữ “NHIET DO PHONG:”.Có 4 nút nhấn lần lượt với chức năng như sau: BTN1: nhấn lần 1 nhiệt độ hiển thị ở bên phải hàng 2 của LCD, nhấn lần 2 nhiệt độ hiển thị ở bên trái hàng 2 của LCD và lặp lại. BTN2: Nhấn lần 1 sáng 4 led bên phải, nhấn lần 2 sáng 4 led bên trái, nhấn lần 3 8 led sáng xen kẽ , nhấn lần 4 led tắt và lặp lại. BTN3: Nhấn lần 1 động cơ hoạt động, nhấn lần 2 động cơ ngừng và lặp lại . BTN4: Thay đổi cấp tốc độ động cơ (2 cấp). Code chương trình: //DIEU KHIEN LED DON int SHCP_LEDDON = 0; int STCP_LEDDON = 8; int G_3M =6; int DS_LEDDON = 1; //DIEU KHIEN NUT NHAN DON const int nutnhan4 = A3; const int nutnhan3 = A2; const int nutnhan2 = 2; const int nutnhan1 = 3; //DIEU KHIEN DONG CO int input1 = 5;//PWM int input2 = 4; int E_L298 = A1; //DIEU KHIEN LCD VA CAM BIEN NHIET DO #include <LiquidCrystal.h> #include <Wire.h> LiquidCrystal lcd(7); int cambien = A0; void setup() { //KHOI TAO DONG CO pinMode(input1,OUTPUT);