SlideShare a Scribd company logo
1 of 89
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH 7 TPHCM
Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Giảng viên hƣớng dẫn: ThS NGÔ NGỌC CƢƠNG
Sinh viên thực hiện : HỒ BÌNH XUÂN YẾN
MSSV: 1154010116 Lớp: 11DQTC01
TP. Hồ Chí Minh, năm 2015
ii
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu trong bài là chính xác, trung thực, đƣợc lấy từ ngân hàng Agribank chi
nhánh 7 TPHCM.
TPHCM, tháng 8 năm 2015
Ngƣời viết đề tài
Hồ Bình Xuân Yến
iii
LỜI CÁM ƠN
Qua thời gian 4 năm đƣợc học tập và rèn luyện tại trƣờng Đại học Công nghệ
TPHCM tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm từ phía nhà trƣờng, sự giảng dạy nhiệt tình
của các thầy cô và học đƣợc nhiều kiến thức bổ ích, những kinh nghiệm sống rất
đáng quý, đó là một hành trang vững chắc cho tôi tự tin bƣớc vào đời.
Tôi xin trân trọng cám ơn nhà trƣờng nói chung và các thầy cô khoa Quản trị kinh
doanh nói riêng đã luôn tạo điều kiện tốt nhất để tôi học tập và rèn luyện tại trƣờng.
Tôi xin chân thành cám ơn ThS Ngô Ngọc Cƣơng đã nhiệt tình hƣớng dẫn em trong
suốt quá trình làm bài khóa luận này.
Tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến Ban lãnh đạo NHNo&PTNT chi nhánh 7,
các anh chị trực tiếp hƣớng dẫn, luôn tạo điều kiện để tôi tiếp xúc với công việc
thực tế trong thời gian tôi thực tập tại đơn vị và cung cấp số liệu cần thiết để tôi
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng tôi xin kính chúc quý thầy cô trƣờng Đại học Công nghệ TPHCM, các
anh chị tại NHNo&PTNT chi nhánh 7 nhiều sức khỏe và thành công.
Tôi xin chân thành cám ơn!
TPHCM, ngày 31 tháng 8 năm
2015
Hồ Bình Xuân Yến
iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Thành phố HCM, ngày 31 tháng 8 năm 2015
Giáo viên hƣớng dẫn
ThS NGÔ NGỌC CƢƠNG
v
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................2
3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu..............................................................................2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu...........................................................................................3
5. Kết cấu tổng quát của luận văn .................................................................................3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ ...............................................................................4
1.1 Khái quát chung về DNVVN...................................................................................4
1.1.1 Khái niệm DNVVN...........................................................................................4
1.1.2 Đặc điểm của DNVVN .....................................................................................4
1.1.3 Vai trò của DNVVN..........................................................................................5
1.2 Những vấn đề chung về tín dụng ngân hàng và tín dụng đối với DNVVN.........6
1.2.1 Khái niệm về tín dụng .......................................................................................6
1.2.2 Đặc điểm tín dụng ngân hàng đối với DNVVN................................................6
1.2.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNVVN .............................................7
1.2.4 Phân loại các hình thức tín dụng đối với DNVVN ...........................................8
1.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả mở rộng tín dụng đối với DNVVN ...................9
1.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng đối với DNVVN.....................10
Kết luận chƣơng 1:.......................................................................................................11
CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN CHI NHÁNH 7, TPHCM...................................................................12
2.1 Giới thiệu về Agribank chi nhánh 7, TPHCM ....................................................12
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Agribank chi nhánh 7, TPHCM ........12
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban....................................................13
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận tín dụng................................................14
2.1.4 Các hoạt động chủ yếu của chi nhánh.............................................................15
2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh 7,
TPHCM giai đoạn 2012 – 2014 ...................................................................................16
2.2.1 Thực trạng về nhu cầu vốn của các DNVVN hiện nay...................................16
2.2.2 Quy trình tín dụng đối với DNVVN tại Agribank 7, TPHCM .......................17
vi
2.2.3 Phân tích HĐTD đối với DNVVN tại Agribank 7 TPHCM năm 2012-2014.19
2.2.3.1 Tình hình chung vể HĐKD tại chi nhánh .................................................19
2.2.3.1.1 Hoạt động huy động vốn ....................................................................19
2.2.3.1.2 Hoạt động cho vay............................................................................23
2.2.3.1.3 Kết quả HĐKD của Agribank 7, TPHCM giai đoạn 2012 – 2014 ...28
2.2.3.2 Phân tích HĐTD đối với DNVVN tại chi nhánh ......................................32
2.2.3.2.1 Doanh số cho vay...............................................................................32
2.2.3.2.2 Doanh số thu nợ .................................................................................35
2.2.3.2.3 Tình hình dƣ nợ cho vay ....................................................................41
2.2.3.3 Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng tại Agribank 7, TPHCM ................45
2.2.3.3.1 Tình hình nợ quá hạn..........................................................................45
2.2.3.3.2 Lợi nhuận đạt đƣợc.............................................................................47
2.2.3.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng...........................................50
2.3 Nhận xét hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh 7,
TPHCM.........................................................................................................................51
2.3.1 Kết quả đạt đƣợc .............................................................................................51
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân .................................................................................52
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI AGRIBANK CHI
NHÁNH 7 TPHCM......................................................................................................56
3.1 Định hƣớng phát triển tín dụng đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh 7...56
3.2 Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank
chi nhánh 7, TPHCM...................................................................................................58
3.2.1 Đẩy mạnh công tác huy động nguồn vốn........................................................58
3.2.2 Nâng cao tỷ trọng cho vay không phải bảo đảm bằng tài sản và mở rộng
cho vay tín chấp...........................................................................................................61
3.2.3 Đẩy mạnh công tác Marketing, chăm sóc khách hàng...................................62
3.2.4 Đa dạng hóa các sản phẩm .............................................................................64
3.2.5 Tăng cƣờng công tác xử lý nợ quá hạn ..........................................................67
3.2.6 Sàn lọc và lựa chọn khách hàng là DNVVN..................................................69
3.2.7 Tăng cƣờng công tác thu thập nâng cao chất lƣợng thông tin .......................70
3.2.8 Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay ..............................71
3.2.9 Nâng cao năng lực, trình độ cán bộ nhân viên
……………………………. 72
vii
3.3 Kiến nghị đối với Agribank chi nhánh 7, TPHCM............................................74
Kết luận chƣơng 3:.......................................................................................................75
KẾT LUẬN...................................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
viii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Ý nghĩa
NHTM Ngân hàng thƣơng mại
NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc
Argibank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
DN Doanh nghiệp
DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
TCTC Tổ chức tài chính
CBTD Cán bộ tín dụng
TCTD Tổ chức tín dụng
LN Lợi nhuận
HĐTD Hoạt động tín dụng
HĐKD Hoạt động kinh doanh
SWIFT
Society for Worldwide Interbank Financial
Telecommunication
(Hội Viễn Thông Tài Chính Liên Ngân Hàng Thế Giới)
L/C Letter of Credit - thƣ tín dụng
T/T Telegraphic transfer - điện chuyển tiền
VISA
Master Card
Thẻ thanh toán quốc tế
WESTERN UNION Mạng lƣới chuyển tiền toàn cầu
ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Danh mục
các bảng
Ý nghĩa
Bảng 1.1 Phân loại DNVVN
Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động của Argibank 7 từ năm 2012 đến năm 2014
Bảng 2.2 Doanh số cho vay, thu nợ, dƣ nợ tại Argibank 7
Bảng 2.3 Dƣ nợ cho vay của ngân hàng Argibank 7 giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.4 Kết quả kinh doanh của ngân hàng Argibank 7 giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.5 Doanh số cho vay đối với DNVVN tại Argibank 7 giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.6 Cơ cấu doanh số cho vay đối với DNVVN tại Agribank 7, năm 2012-2014
Bảng 2.7 Doanh số thu nợ đối với DNVVN tại Argibank 7 giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.8 Cơ cấu doanh số thu nợ đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh 7, giai
đoạn 2012-2014
Bảng 2.9 Tình hình dƣ nợ cho vay theo đối tƣợng tại Argibank 7 năm 2012-2014
Bảng 2.10 Cơ cấu dƣ nợ cho vay đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh 7, giai
đoạn 2012-2014
Bảng 2.11 Cơ cấu dƣ nợ cho vay đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh 7, giai
đoạn 2012-2014
Bảng 2.12 Lợi nhuận từ HĐTD đối với DNVVN tại Argibank 7 năm 2012-2014
Bảng 2.13 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng Agribank chi nhánh 7
giai đoạn 2012-2014
x
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Danh mục
các biểu đồ
Ý nghĩa
Hình 2.1 Biểu đồ tổng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT chi nhánh 7
giai đoạn 2012-2014
Hình 2.2
Biểu đồ doanh số cho vay, thu nợ và dƣ nợ tại Argibank chi nhánh 7
giai đoạn 2012-2014
Hình 2.3 Biểu đồ dƣ nợ cho vay của ngân hàng Argibank chi nhánh 7 giai
đoạn 2012-2014
Hình 2.4
Biểu đồ thể hiện tổng thu nhập và chi phí của Argibank chi nhánh 7
giai đoạn 2012-2014
Hình 2.5 Biểu đồ lợi nhuận qua các năm 2012-2014 của Argibank chi nhánh 7
Hình 2.6
Biểu đồ doanh số cho vay đối với DNVVN tại Argibank chi nhánh 7
giai đoạn 2012-2014
Hình 2.7
Biểu đồ doanh số cho vay đối với DNVVN tại Argibank chi nhánh 7
giai đoạn 2012-2014
Hình 2.8
Biểu đồ dƣ nợ cho vay đối với DNVVN tại NHNo&PTNT chi
nhánh 7 giai đoạn 2012-2014
Hình 2.9 Biều đồ nợ xấu đối với DNVVN tại NHNo&PTNT chi nhánh 7 giai
đoạn 2012-2014
Hình 2.10
Biểu đồ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT chi
nhánh 7 giai đoạn 2012-2014
Sơ đố 2.1 Cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT chi nhánh 7, TPHCM
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ cùng với sự đồng hành của
nhiều thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt là sự phát triển của thành phần doanh
nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò ngày một quan trọng và đang khẳng định vị thế của
mình. Theo thống kê, nƣớc ta hiện nay có khoảng hơn 600.000 DNVVN, chiếm
khoảng 97% tổng doanh số các doanh nghiệp trong nƣớc, đóng góp khoảng 90%
GDP, những doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác các nguồn
lực kinh tế của đất nƣớc nhƣ giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống ngƣời lao
động. Vì thế sự tồn tại và phát triển của các DNVVN đóng vai trò quan trọng trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nƣớc, góp phần đƣa Việt Nam thành một
nƣớc công nghiệp phát triển.
Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt
Nam nói chung và các DNVVN nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức,
đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới kỹ thuật công nghệ, mở rộng quy mô sản
xuất,… để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên trƣờng quốc tế. Một trong các
khó khăn lớn nhất mà hầu hết các doanh nghiệp đều vƣớng phải đó là vấn đề về vốn.
Các doanh nghiệp đƣợc thành lập và đi vào hoạt động luôn cần phải có một lƣợng vốn
nhất định. Nguồn vốn này chủ yếu là các nguồn vốn tự có của các chủ doanh nghiệp
hay vay từ các tổ chức tín dụng, trong đó các NHTM có vai trò hết sức quan trọng
trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn đối với các DNVVN để giúp các doanh nghiệp vƣợt
qua khó khăn khi thiếu vốn hoạt động.
Vậy sự cần thiết phải mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNVVN quan trọng như
thế nào?
Thứ nhất, hoạt động tín dụng DN nói chung và tín dụng đối với DNVVN, đáp ứng
nhu cầu vốn cần thiết cho nền kinh tế, là kênh dẫn vốn gián tiếp, đóng vai trò quan
trọng trong việc chuyển dịch một khối lƣợng lớn các nguồn lực tài chính trong xã hội,
để đầu tƣ cho phát triển kinh tế xã hội và thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại
hoá Đất nƣớc.
Thứ hai, hiện nay tín dụng vẫn còn là nghiệp vụ chính đem lại nguồn thu chủ yếu
cho các NHTM, trong đó doanh thu từ tín dụng DNVVN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
doanh thu của ngân hàng, nó mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của các
NHTM trong giai đoạn hiện nay.
2
Thứ ba, mở rộng tín dụng đối với DNVVN tạo tiền đề cho ngân hàng mở rộng và
phát triển các hoạt động dịch vụ khác, từng bƣớc thay đổi cơ cấu doanh thu theo hƣớng
giảm dần tỷ trọng doanh thu từ hoạt động cấp tín dụng, tăng dần tỷ trọng doanh thu từ
các hoạt động dịch vụ, đây là một hƣớng đi mới mà các NHTM đang lựa chọn.
Tuy nhiên trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế hiện nay, tất cả các lĩnh vực
phải đối mặt với sự trì trệ, khả năng huy động vốn gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó
ngân hàng phải đối mặt với nợ xấu tăng cao nên khả năng cung ứng vốn cho DNVVN
cũng gặp nhiều hạn chế. Chính vì thế, để có cái nhìn tống quan hơn về tình hình cung
ứng vốn cho doanh nghiệp tại ngân hàng và từ đó hình thành nên các giải pháp đề xuẩt
để có thể mở ra con đƣờng phát triển cho các DNVVN nên em đã chọn đề tài “Phân
tích hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh 7, TPHCM”.
2. Mục đích nghiên cứu
 Mục tiêu chung:
Phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh
7 TPHCM. Từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng,
góp phần tích cực vào sự phát triển của chi nhánh.
 Mục tiêu cụ thể:
Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về tín dụng của NHTM và tín dụng DNVVN.
Tổng hợp xử lý số liệu, phân tích, đánh giá về tình tình hoạt động của Agribank
chi nhánh 7, TPHCM giai đoạn 2012- 2014 nhằm tìm ra và phát huy những mặt mạnh,
khắc phục những tồn tại yếu kém trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh.
Dựa trên cơ sở phân tích và định hƣớng phát triển của ngân hàng để đề xuất các
giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với
DNVVN tại chi nhánh.
3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
 Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Agribank chi
nhánh 7 giai đoạn 2012-2014
 Phạm vi nghiên cứu:
 Phạm vi nội dung
Phân tích và đánh giá tình hình HĐTD đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh 7,
TPHCM.
3
 Phạm vi không gian
Các số liệu và thông tin liên quan đến Agribank chi nhánh 7 đƣợc thu thập từ
nhiều phòng ban khác nhau trong ngân hàng. Số liệu cụ thể về hoạt động tin dụng đƣợc
thu thập từ Phòng Kinh Doanh tại chi nhánh.
 Phạm vi thời gian
Thời gian nghiên cứu hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh 7 giai đoạn từ
năm 2012 đến năm 2014
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp thu thập thông tin: sử dụng dữ liệu thông tin từ các báo cáo qua các
năm (báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) của ngân hàng giai
đoạn 2012-2014, các văn bản hƣớng dẫn thực hiện, Quyết định, Nghị quyết liên quan
đến vấn đề tín dụng của Chính phủ và NHNN Việt Nam.
Phƣơng pháp phân tích: sử dụng phƣơng pháp tổng hợp thống kê, mô tả, các
phƣơng pháp so sánh tuyệt đối, tƣơng đối nhằm mục đích so sánh, xem xét sự thay đổi
của tình hình hoạt động tín dụng qua các giai đoạn.
5. Kết cấu tổng quát của khóa luận
Khóa luận gồm 3 chƣơng:
 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng đối với DNVVN
 Chƣơng 2: Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh
7, TPHCM
 Chƣơng 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNVVN
tại Agribank chi nhánh 7, TPHCM
4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1.1 Khái quát chung về DNVVN
1.1.1 Khái niệm DNVVN
Theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP do chính phủ ban hành ngày 30 tháng 6 năm
2009 thì: ―Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh thẹo
quy định pháp luật, đƣợc chia thành 3 cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn
vốn hoặc theo số lao động bình quân năm‖
Bảng 1.1 Phân loại DNVVN
Ngành nghể DN siêu
nhỏ
DN nhỏ DN vừa
Số lao động Tổng nguồn
vốn
Số lao động Tổng nguồn
vốn
Số lao động
Nông lâm
nghiệp và
thủy sản
< 10 ngƣời < 20 tỷ đồng 10 ngƣời
đến 200
ngƣời
20 tỷ đến
100 tỷ đồng
200 ngƣời
đến 300
ngƣời
Công
nghiệp và
xây dựng
< 10 ngƣời < 20 tỷ đồng 10 ngƣời
đến 200
ngƣời
20 tỷ đến
100 tỷ đồng
200 ngƣời
đến 300
ngƣời
Thƣơng
mại và Dịch
vụ
< 10 ngƣời < 20 tỷ đồng 10 ngƣời
đến 50
ngƣời
20 tỷ đến
100 tỷ đồng
50 ngƣời
đến 100
ngƣời
1.1.2 Đặc điểm của DNVVN
Đƣợc thành lập chủ yếu từ nguồn vốn tiết kiệm của cá nhân, gia đình và vay mƣợn
từ bạn bè nên các DNVVN ở Việt Nam thƣờng có quy mô rất nhỏ.
Nguồn nhân lực tại các DNVVN ở Việt Nam có mặt bằng chất lƣợng thấp hơn so
với các nƣớc khác, khoảng 43% ngƣời đứng đầu doanh nghiệp có trình độ dƣới cao
đẳng, đa phần họ không đƣợc đào tạo các chuyên môn về quản trị doanh nghiệp và các
kiến thức liên quan đến quản trị tài chính.
5
Quy mô sản xuất nhỏ cùng với sự thiếu hụt về vốn nên các DNVVN không đủ điều
kiện để trang bị thêm trang thiết bị, do đó nhiều doanh nghiệp vẫn còn sử dụng những
thiết bị cũ, nhiều dây chuyền sản xuất lạc hậu chƣa đáp ứng đƣợc tốc độ phát triển
chung của nền kinh tế.
1.1.3 Vai trò của DNVVN
 Vai trò của DNVVN đối với nền kinh tế:
Đóng góp vào kết quả hoạt động của nền kinh tế, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh
thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định và hiệu quả.
DNVVN của Việt Nam cung cấp cho thị trƣờng một khối lƣợng lớn hàng hoá, dịch
vụ đáp ứng nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng trong nƣớc cũng nhƣ xuất khẩu.
DNVVN rất phù hợp trong việc hỗ trợ các DN lớn, nhƣ làm đầu mối tiêu thụ sản
phẩm, cung cấp nguyên nhiên liệu đầu vào…
DNVVN nhờ hoạt động với quy mô nhỏ lên rất linh hoạt trong việc trong việc
chuyển hƣớng kinh doanh từ những ngành nghề kém hiệu quả sang ngành nghề hiệu
quả hơn.
Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng cường phát triển các mối quan hệ
kinh tế, đặc biết là mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài thông qua các DN xuất,
nhập khẩu hàng hoá.
Phát triển DNVVN sẽ dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tất cả các khía
cạnh vùng kinh tế, ngành kinh tế, thành phần kinh tế.
Các doanh nghiệp hình thành và phát triển trong những ngành nghề khác nhau,
nhƣng có mối quan hệ mật thiết và liên kết với nhau, chia sẻ rủi ro làm tăng hiệu quả
nền kinh tế.
 Vai trò của DNVVN đối với xã hội
Tạo nhiều việc làm cho người lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã
hội.
Đặc điểm chung của DNVVN là hoạt động chủ yếu trong các ngành sử dụng nhiều
lao động, do đó đã tạo việc làm cho ngƣời lao động, giải quyết tốt các vấn đề xã hội,
mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cƣ.
Nâng cao thu nhập của dân cư, góp phần xoá đói giảm nghèo, thực hiện công
bằng xã hội.
6
Phát triển DNVVN tại thành thị cũng nhƣ các vùng nông thôn sẽ phát huy đƣợc lợi
thế của từng vùng và đều góp phần tăng thu nhập của các tầng lớp dân cƣ, rút ngắn sự
khác biệt về thu nhập giữa các vùng
Tạo môi trường thuận lợi để phát triển các tài năng kinh doanh.
DNVVN làm xuất hiện nhiều tài năng trong kinh doanh, một bộ phận cán bộ trong
các DNVVN đã qua thử thách và đƣợc đào tạo, chọn lọc trở thành các doanh nhân tiêu
biểu biết cách làm giầu cho bản thân và xã hội.
1.2 Những vấn đề chung về tín dụng ngân hàng và tín dụng đối với DNVVN
1.2.1 Khái niệm về tín dụng
Trong thực tế thuật ngữ tín dụng đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau, hiểu theo
cách đơn giản thì tín dụng là sự vay mƣợn, hiểu theo cách cao hơn thì tín dụng là sự
chuyển nhƣợng tạm thời một lƣợng giá trị từ ngƣời sở hữu sang ngƣời sử dụng, để sau
một thời gian thu về một lƣợng giá trị lớn hơn lƣợng giá trị ban đầu. Tín dụng biểu
hiện các quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình phân phối lọai vốn tiền tệ theo nguyên
tắc hoàn trả và có lãi.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ vay muợn giữa ngân hàng và các tổ chức, doanh
nghiệp và cá nhân theo nguyên tắc sử dụng vốn đúng mục đích, hoàn trả đúng hạn cả
gốc và lãi.
Các chủ thể trong nền kinh tế thị trƣờng luôn ở một trong hai trạng thái, hoặc là
tạm thời thừa vốn, hoặc là tạm thời thiếu vốn, vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
trong toàn xã hội, tín dụng ngân hàng là hình thức phổ biến và có vai trò là kênh dẫn
vốn hiệu quả từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn của nền kinh tế.
1.2.2 Đặc điểm tín dụng ngân hàng đối với DNVVN
 Phạm vi hoạt động rộng và thời hạn đa dạng, quy mô tín dụng nhỏ.
Tín dụng đối với các DNVVN có quan hệ với rất nhiều các chủ thể, hoạt động
trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế và tham gia vào tất cả các khâu, các giai đoạn trong
quá trình sản xuất, kinh doanh, vì vậy thời hạn cho vay rất đa dạng bao gồm ngắn
,trung và dài hạn. Do quy mô hoạt động của các DNVVN thƣờng nhỏ, tài sản thế chấp
ít, chƣa đủ điều kiện, uy tín của DN còn thấp nên quy mô tín dụng còn nhỏ bé.
 Hoạt động theo nguyên tắc thƣơng mại và thị trƣờng
7
NHTM trong nền kinh tế thị trƣờng có quan hệ và tác động với rất nhiều các chủ
thể của nền kinh tế và tham gia vào hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề vì vậy hoạt động
tín dụng DNVVN phải tuân theo nguyên tắc thƣơng mại và thị trƣờng.
 Hoạt động luôn hƣớng tới hiệu quả và tuân thủ nguyên tắc hoàn trả.
Mục tiêu hoạt động của NHTM là lợi nhuận, thu nhập từ tín dụng DNVVN chiếm
một tỷ trọng đáng kể trong tổng thu, vì vậy luôn tìm những cơ hội đầu tƣ hiệu quả và
với chi phí thấp nhất. Nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng chủ yếu là vốn đi huy
động từ nền kinh tế và dân cƣ, vì vậy tín dụng DNVVN phải đƣợc hoàn trả đúng hạn.
 Hoạt động tuân thủ theo quy định nghiêm ngặt và quy chế riêng
Để bảo vệ ngƣời gửi tiền và đi vay ngân hàng trung ƣơng áp dụng những quy định
nhằm đảm bảo an toàn trong kinh doanh nhƣ: Không đƣợc phép cho một khách hàng
vay vƣợt quá 15% so với vốn tự có, quy định về giám sát, quản trị rủi ro…
1.2.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNVVN
 Tín dụng ngân hàng bổ sung vốn cho các DNVVN, đảm bảo hoạt động của
DNVVN phát triển ổn định và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền kinh tế thị trƣờng, để tồn tại và
phát triển chiếm lĩnh thị trƣờng, thị phần, các DNVVN cần thiết phải cải tiến kỹ thuật,
đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Mặt
khác để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục không bị gián đoạn, các
DNVVN cần thiết phải dự trữ một lƣợng nhất định hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu. Để
làm đƣợc việc này cần phải có vốn, trong khi trên thực tế thì rất ít có DNVVN có đủ
vốn để thực hiện. Tín dụng ngân hàng sẽ giúp các DNVVN chủ động trong việc thực
hiện mục đích của mình và bảo đảm cho sản xuất kinh doanh đƣợc ổn định.
Tín dụng ngân hàng góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả năng cạnh
tranh của các DNVVN. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trên thị trƣờng thì
phải cạnh tranh với nhau, đó là một quy luật tất yếu. Đặc biệt, đối với các DNVVN, do
có một số hạn chế nhất định nên việc chiếm lĩnh ƣu thế cạnh tranh với các doanh
nghiệp lớn trong và ngoài nƣớc là một điều hết sức khó khăn. Do đó, xu hƣớng hiện
nay của các DNVVN là tăng cƣờng liên doanh tập trung vốn đầu tƣ sản xuất nhằm tăng
sức cạnh tranh.
 Tín dụng ngân hàng góp phần tạo nên một cơ cấu vốn tối ƣu, và nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn của DNVVN.
8
Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DNVVN. Khi sử
dụng vốn tín dụng thì doanh nghiệp phải tuân theo nguyên tắc hoàn trả cả lãi và gốc
đúng hạn cho dù có làm ăn hiệu quả hay không. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải
có phƣơng án sản xuất khả thi, không chỉ để thu hồi đủ vốn mà còn phải tìm cách sử
dụng vốn một cách hiệu quả nhất và đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất
ngân hàng thì mới trả đƣợc nợ và kinh doanh có lãi.
Tín dụng ngân hàng giúp hình thành cơ cấu vốn tối ƣu cho doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Trong nền kinh tế thị khó khăn nhƣ hiện nay thì ít có doanh nghiệp nào có đủ vốn
tự có để sử dụng vào hoạt động đầu tƣ sản xuất kinh doanh. Do đó, nguồn vốn vay
chính là công cụ đòn bẩy hiệu quả để doanh nghiệp tối ƣu hóa hiệu quả sử dụng vốn.
Để sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả thì doanh nghiệp phải có một cơ cấu vốn tối ƣu,
kết hợp sử dụng vốn tự có và nguồn vốn vay nhằm giúp doanh nghiệp mở rộng sản
xuất và nâng cao hiệu quả hoạt động..
1.2.4 Phân loại các hình thức tín dụng đối với DNVVN
 Căn cứ vào thời gian cho vay:
Tín dụng ngắn hạn: là loại hình tín dụng có thời hạn không quá 12 tháng, đƣợc sử
dụng để cho vay bổ sung vốn lƣu động và các nhu cầu về thiếu hụt vốn tạm thời của
DNVVN
Tín dụng trung hạn: là loại hình tín dụng có thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng,
đƣợc cho vay để mua sắm tài sản cố định, sửa chữa, cải tạo tài sản đảm bảo có thời
gian hoàn vốn trên 1 năm.
Tín dụng dài hạn: là loại hình tín dụng có thời hạn trên 60 tháng. Đƣợc sử dụng để
cho vay các nhu cầu về mua sắm tài sản cố định, xây dựng cơ bản, có thời gian thu hồi
vốn trên 5 năm.
 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối khách hàng:
Tín dụng có tài sản đảm bảo: là loại hình tín dụng mà khoản vay đƣợc đảm bảo
bằng tài sản thế chấp của chủ thể đi vay, tài sản hình thảnh từ vốn vay hoặc bảo lãnh
bằng tài sản thế chấp của bên thứ 3.
Tín dụng không có tài sản đảm bảo: là loại hình tín dụng không có tài sản thế
chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh.
 Căn cứ vào phƣơng thức cho vay:
9
Cho vay từng lần: là phƣơng thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng phải
thực hiện các thủ tục cần thiết và ký hợp đồng tín dụng. Nhu cầu vay vốn đƣợc xác
định theo từng phƣơng án kinh doanh.
Cho vay theo hạn mức tín dụng: là phƣơng thức cho vay trong đó ngân hàng và
khách hàng thỏa thuận một mức dƣ nợ tối đa, trong một khoảng thời gian nhất định.
Hạn mức cho vay là mức dƣ nợ tối đa đƣợc duy trì trong suốt khoảng thời gian vay.
Cho vay theo hạn mức thấu chi: là một hình thức cấp tín dụng cho khách hàng,
trong đó ngân hàng chấp thuận cho khách hàng chi trả vƣợt quá số dƣ có trong tài
khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng trong một thời hạn nhất định.
1.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả mở rộng tín dụng đối với DNVVN
 Doanh số cho vay:
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay
trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chƣa.
Doanh số cho vay thƣờng đƣợc xác định theo tháng, quý, năm.
 Doanh số thu nợ:
Là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân
hàng kể cả năm nay và những năm trƣớc đó.
 Dƣ nợ cho vay:
Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho
vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về.
 Nợ quá hạn:
Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả đƣợc cho
ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản
dƣ nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh
chất lƣợng của nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng.
 Tỷ lệ dƣ nợ trên vốn huy động.
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn.
Thông thƣờng khi nguồn vốn huy động ở ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn
vốn sử dụng thì dƣ nợ thƣờng gấp nhiều lần so với vốn huy động. Nếu ngân hàng sử
dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì không hiệu quả bằng việc sử
dụng nguồn Một số chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả tín dụng 1/2 vốn huy động
10
đƣợc. Do vậy, tỷ lệ này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động ngân hàng, khi đó ngân
hàng sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn huy động đƣợc.
Ta có công thức nhƣ sau:
Tỷ lệ dƣ nợ trên tổng nguồn vốn = x 100%
 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ.
Chỉ tiêu này thƣờng nói lên chất lƣợng tín dụng của một ngân hàng. Thông
thƣờng chỉ số này dƣới mức 5% thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng bình thƣờng.
Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ trọng trên tổng dƣ nợ
lớn thì nó phản ánh chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng kém, rủi ro tín dụng
cao và ngƣợc lại
Ta có công thức sau:
Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100%
1.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng đối với DNVVN
 Môi trƣờng phát triển kinh tế:
Môi trƣờng kinh tế là nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của các DNVVN. Khi môi trƣờng kinh tế ổn định mọi mặt thì ngân hàng và
DNVVN đều hoạt động tốt, tín dụng đƣợc mở rộng, ngƣợc lại nền kinh tế suy thoái và
mất đi sự ổn định thì DNVVN và ngân hàng sẽ gặp khó khăn.
Trong môi trƣờng kinh tế đầy biến động nhƣ hiện nay đó là; lạm phát, giá cả gia
tăng, tỷ giá và lãi xuất biến động, đã gây ra không ít khó khăn, thách thức cho các
DNVVN và các NHTM. Mặt khác đa số các DNVVN hiện nay do nguồn vốn tích luỹ
còn hạn hẹp. Trong khi vẫn còn lƣợng tiền mặt khá lớn trong dân cƣ, bởi do tâm lý,
thói quen sử dụng tiền mặt và không quen giao dịch qua ngân hàng của họ, do đó công
tác huy động vốn của ngân hàng gặp khó khăn.
 Môi trƣờng cạnh tranh giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng.
Trong nền kinh tế thị trƣờng, cạnh tranh giữa các ngân hàng thƣơng mại hay giữa
các DNVVN với nhau là một nhân tố khách quan. Chúng ta cần có một sự cạnh tranh
lành mạnh và công bằng, để tạo một sân chơi bình đẳng giữa các DNVVN, cũng nhƣ
giữa các NHTM, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của DNVVN và NHTM hiệu quả hơn,
11
từ đó mở rộng tín dụng. Trái lại nếu sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, sẽ gây ra tổn thất
không chỉ cho các DNVVN mà cho cả các NHTM tín dụng sẽ không đƣợc mở rộng.
 Nhân tố thuuộc về các DNVVN:
Hiện nay hầu hết các DNVVN còn có khó khăn về tài chính, khả năng tiếp cận với
vốn vay tín dụng còn hạn chế, do tài sản đảm bảo ít, hoặc chƣa đủ điều kiện; kinh
nghiệm quản lý còn thiếu do mới thành lập, trình độ quản lý tài chính còn non kém,
mang nặng tính gia đình, báo cáo tài chính thiếu tính minh bạch, không chính xác, khó
khăn cho ngân hàng trong quá trình thẩm định cho vay.
 Chiến lƣợc hoạt động và các chính sách tín dụng của ngân hàng:
Căn cứ vào tình hình thực tế và từng giai đoạn cụ thể các NHTM để xây dựng
chiến lƣợc hoạt động, đƣợc cụ thể hoá bằng những chính sách nhƣ chính sách tín dụng,
chính sách khách hàng… Chính sách tín dụng phản ánh cƣơng lĩnh tài trợ của ngân
hàng và nó có ảnh hƣởng trực tiếp đến việc mở rộng tín dụng DNVVN. Một chiến lƣợc
hoạt động đúng đắn, với tầm nhìn dài hạn và có những bƣớc đi vững chắc, một chính
sách tín dụng phù hợp sẽ là kim chỉ nam cho hoạt động cho vay đúng hƣớng, thúc đẩy
hoạt động tín dụng phát triển ổn định, bền vững, ngƣợc lại sẽ kìm hãm tăng trƣởng, mở
rộng tín dụng.
Kết luận chƣơng 1:
Chủ trƣơng, đƣờng lối phát triển kinh tế nhất quán của Đảng và Nhà nƣớc ta là:
Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự
quản lý của Nhà nƣớc. DNVVN là bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trƣờng định
hƣớng xã hội chủ nghĩa và có những đóng góp quan trọng để thực hiện mục tiêu phát
triển kinh tế quốc gia.
Thực hiện mục tiêu đến năm 2020 cả nƣớc có 600.000 DNVVN hoạt động trên các
lĩnh vực. Tín dụng ngân hàng luôn là kênh hỗ trợ vốn quan trọng giúp các DNVVN
mở rộng và phát triển, tƣơng xứng với tiềm năng và đáp ứng mục tiêu, định hƣớng phát
triển kinh tế - xã hội.
Trong chƣơng 1của khóa luận đã hệ thống hoá và làm rõ hơn một số lý luận cơ bản
về DNVVN; Tín dụng và mở rộng tín dụng đối với DNVVN của NHTM. Qua nghiên
cứu lý luận và khảo sát thực tế, để tìm ra những nhân tố ảnh hƣởng đến mở rộng tín
dụng đối với DNVVN, đây là những kinh nghiệm tốt cho các NHTM tham khảo.
12
CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH 7, TPHCM
2.1 Giới thiệu về Agribank chi nhánh 7, TPHCM
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Agribank chi nhánh 7, TPHCM
Đƣợc thành lập tháng 06/2007 theo quyết định số153/QĐ/HĐQT - TCCB của Hội
đồng quản trị Agribank Việt Nam. Là đơn vị đƣợc xếp hạng doanh nghiệp Nhà nƣớc
hạng I, trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Với phƣơng châm hoạt động là: ―Mang phồn thịnh đến với khách hàng‖, chi nhánh
7 NHNo&PTNT, không ngừng mở rộng mạng lƣới đổi mới trang thiết bị, nâng cao
chất lƣợng phục vụ, triển khai các chƣơng trình tín dụng trọng điểm nhƣ: cho vay theo
QĐ 67/QĐ –TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, cho vay phát triển kinh tế chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, cho vay đối với ngƣời đi lao động có thời hạn ở nƣớc ngoài,…
Từ năm 2010 đến nay họat động kinh doanh đã có bƣớc tăng trƣởng khá. Nguồn
vốn tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt 40%, dƣ nợ tăng trƣởng bình quân hàng năm
25%, lợi nhuận tăng trƣởng bình quân hàng năm 20%/năm. Hoạt động thanh tóan quốc
tế và kinh doanh ngọai tệ tăng trƣởng bình quân hàng năm trên 20%, chi nhánh đã có
quan hệ thanh toán với trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ; uy tín vị thế của chi nhánh
trên địa bàn đối với các đối tác và khách hàng tiếp tục đƣợc nâng cao.
Là doanh nghiệp nhà nƣớc hạng đặc biệt, Agribank chi nhánh 7 đã quy tụ đội ngũ
cán bộ nhân viên không chỉ có trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ giỏi mà còn có đạo
đức nghề nghiệp, nhạy bén trong quan hệ giao tiếp, năng động, ham học hỏi,…giúp
ngân hàng ngày một đi lên.
13
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban
 Cơ cấu tổ chức Agribank chi nhánh 7, TPHCM
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Agribank chi nhánh 7, TPHCM
( Nguồn: chi nhánh 7, Agribank, TPHCM )
 Chức năng các phòng ban:
Ban giám đốc:
Ban giám đốc có nhiệm vụ thực hiện và đề ra mọi hoạt động chiến lƣợc phát triển
kinh doanh cũng nhƣ xét duyệt điều hành và quản lý hoạt động bộ phận kinh doanh của
ngân hàng phù hợp với nhiệm vụ và quyền hạn đƣợc giao và phải chịu trách nhiệm về
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG KHTH
PHÒNG KẾ TOÁN
PHÒNG KẾ TOÁN
NGÂN QUỸ
PHÒNG TÍN
DỤNG
PHÒNG HÀNH
CHÁNH NHÂN SỰ
CHI NHÁNH LOẠI
3
CÁC PHÒNG
GIAO DỊCH
14
hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Là ngƣời đại diện cho chi nhánh trong
các vấn đề liên quan đến quan hệ nhân sự, tố tụng, tranh chấp, giải thể. Bên cạnh đó,
bân giám đốc còn đề ra các chính sách tuyển dụng, khen thƣởng, xử phạt nhân viên
theo đúng quy định của Agribank và pháp luật.
Phòng tín dụng: có nhiệm vụ nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn để
lập kế hoạch kinh doanh ngắn trung và dài hạn. Chủ động tìm kiếm các dự án, khách
hàng, làm đầu mối tiếp xúc với khách hàng, hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn;
thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định, lập báo cáo thẩm định, soạn thảo hợp
đồng tín dụng; giám sát các khoản vay và đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.
Phòng kế toán: quản lý về tài khoản, thanh toán, điện toán thông tin, chuyển tiền,
thu đổi ngoại tệ, điều chuyển vốn nội bộ, chi tiêu theo kế hoạch đƣợc hội sở duyệt và
các báo cáo kế toán, quyết toán, tham mƣu cho giám đốc xây dựng và phát triển các
sản phẩm dịch vụ mới.
Phòng hành chính nhân sự: Tổ chức thực hiện việc quy hoạch cán bộ, quản lý
nhân sự, chi trả lƣơng cho ngƣời lao động, đào tạo nhân viên, thực hiện chính sách cán
bộ, và thi đua khen thƣởng. Lập kế hoạch đầu tƣ xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết
bị, công cụ lao động và tổ chức thực hiện theo kế hoạch đƣợc duyệt. Thực hiện công
tác văn thƣ hành chính quản trị.
Ngoài ra phòng hành chính nhân sự còn phối hợp với các phòng nghiệp vụ để xác
định kế hoạch phát triển mạng lƣới, tham mƣu cho giám đốc; hƣớng dẫn các cán bộ
thực hiện các chế độ chính sách của pháp luật, quản lý theo dõi tác phong làm việc của
cán bộ trong chi nhánh.
Phòng kế toán ngân quỹ: thực hiện công tác kết toán và quản lý thu chi tiền mặt,
xuất nhập ấn chỉ có giá. Kiểm trá thực thu, thực chi theo chứng từ kế toán, thu đổi
ngoại tệ. Chịu trách nhiệm bảo quản tiền, ấn chỉ quan trọng, và toàn bộ hồ sơ thế chấp,
cầm cố của khách hàng vay. Ghi chép đầy đủ chính xác từng nghiệp vụ kinh tế phát
sinh, lập bảng cân đối từng kỳ và gửi lên Ngân hàng cấp trên
Phòng giao dịch: Thực hiện các chức năng giống nhƣ chi nhánh nhƣng với quy
mô nhỏ hơn (thực hiện trong mức phán quyết ủy quyền). Phòng giao dịch có chức năng
thực hiện một số nội dung hoạt động NHTM trong một cụm dân cƣ, cụm kinh tế (
thuộc phạm vi hoạt động của đơn vị trực tiếp quản lý) theo ủy quyền của giám đốc chi
nhánh trực tiếp quản lý.
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận tín dụng
15
 Chức năng: hiện nay bộ phận tín dụng của chi nhánh thực hiện 2 chức năng cơ
bản là:
Huy động vốn và cho vay vốn tiền tệ theo nguyên tắc hoàn trả có lãi, thể hiện trên
2 loại nghiệp vụ là huy động vốn nhàn rỗi tạm thời và cho vay vốn đối với nhu cầu cần
thiết.
Kiểm soát các hoạt động kinh tế thông qua các quan hệ tín dụng đối với tổ chức và
cá nhân.
 Nhiệm vụ:
Thực hiện cho vay theo đúng quy trình, quy định của đơn vị, phối hợp với các
phòng ban chuyên môn trong đơn vị để xử lý các công việc về nghiệp vụ tín dụng theo
sự chỉ đạo của ban giám đốc.
Phân tích khách hàng vay theo quy trình nghiệp vụ, đánh giá tài sản đảm bảo nợ
vay, quyết định hạn mức tín dụng. Thƣờng xuyên phân loại dƣ nợ, phân tích nợ quá
hạn, tìm nguyên nhân và đề ra hƣớng khắc phục.
Thực hiện các công tác thẩm định nhƣ thu thập, quản lý, cung cấp thông tin cho
việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro và thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy
định.
2.1.4 Các hoạt động chủ yếu của chi nhánh
 Hoạt động huy động vốn:
Huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng nhất của các NHTM. Nguồn vốn hoạt động
chủ yếu là vốn huy động tại chỗ, bên cạnh đó chi nhánh còn nhận vốn uỷ thác của các
tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế và vốn điều chuyển từ chi nhánh ngân hàng cấp trên.
Vốn huy động tại địa phƣơng bao gồm cả nội và ngoại tệ, là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm của chi nhánh 7 NHNo&PTNT với các hình thức chủ yếu sau: Nhận tiền gửi
tiết kiệm nội, ngoại tệ của các tầng lớp dân cƣ, bao gồm tiết kiệm không kỳ hạn và tiết
kiệm có kỳ hạn; Nhận tiền gửi thanh toán nội tệ và ngoại tệ của các tổ chức và cá nhân;
Nhận vốn uỷ thác của các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế từ ngân hàng cấp trên
chuyển về nhƣ các dự án; ADB, RDF, WB- 2561, KFW, FRP…; Phát hành kỳ phiếu,
trái phiếu có mục đích và nhận tiền gửi bảo đảm thanh toán.
 Hoạt động sử dụng vốn:
Hoạt động sử dụng vốn là những hoạt động nhằm duy trì khả năng thanh toán của
Ngân hàng để đáp ứng nhu cầu rút tiền và thanh toán thƣờng xuyên của khách hàng.
16
Bao gồm các hoạt động nhƣ: Đầu tƣ vào chứng khoán; Hoạt động cho vay,…Trong đó,
cho vay là một hình thức chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động sử dụng vốn của
ngân hàng.
Hiện nay hoạt động cho vay vẫn là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất đối với
các NHTM Việt Nam, cũng nhƣ với Agribank chi nhánh 7. Sự chuyển hoá từ vốn tiền
gửi sang vốn tín dụng không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối với bản thân
ngân hàng. Vì hoạt động cho vay đã tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu để đáp ứng các
khoản chi phí nhƣ, trả lãi tiền gửi, vay của khách hàng, bù đắp chi phí kinh doanh và
tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Hiện tại doanh thu của chi nhánh 7 Agribank chủ yếu
vẫn là thu từ hoạt động tín dụng mà chủ yếu là từ thu lãi cho vay chiếm trên 80% tổng
doanh thu. Hoạt động sử dụng vốn với các hình thức nhƣ sau: Cho vay ngắn hạn đối
với các công ty, xí nghiệp, cá nhân có nhu cầu vay vốn (cho vay tiêu dùng, hỗ trợ du
học, kinh doanh, dịch vụ,…); Cho vay chiết khấu, cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá;
Cho vay trung dài hạn đối với các thành phần kinh tế của các đơn vị doanh nghiệp
trong và ngoài nƣớc.
 Các hoạt động khác:
Bên cạnh các hoạt động chính nhƣ huy động vốn và hoạt động sử dụng vốn, chi
nhánh còn một số hoạt động khác nhƣ: Mua bán các loại ngoại tệ theo phƣơng thức
giao ngay, kỳ hạn,…; Thanh toán, tài trợ XNK hàng hóa, chiết khấu hàng hóa, chứng
từ, thực hiện chuyển hàng hóa tiền tệ qua hệ thống SWIFT, bảo đảm nhanh chóng, chi
phí hợp lý, an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, T/T,…; Phát hành, thanh
toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế nhƣ VISA, Master card,… thanh toán qua mạng
bằng thẻ; Thực hiện giao ngân quỹ, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và
chi trả kiều hối WESTERN UNION, chuyển tiền trong và ngoài nƣớc; Các nghiệp vụ
bảo lãnh trong và ngoài nƣớc: bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế, thực hiện hợp
đồng,…
2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh 7,
TPHCM giai đoạn 2012 – 2014
2.2.1 Thực trạng về nhu cầu vốn của các DNVVN hiện nay
Nếu trƣớc năm 1989, DNVVN chủ yếu tập trung ở khu vực quốc doanh thì trong
giai đoạnh này, số DNVVN thuộc sở hữu Nhà nƣớc giảm đáng kể. Ngƣợc lại, số
DNVVN ngoài quốc doanh lại tăng nhanh về số lƣợng, chất lƣợng và ngành nghề. Sự
phát triển của các DNVVN đã góp phần đáng kể trong huy động vốn đầu tƣ xã hội, giải
17
quyết công ăn việc làm, đóng góp chung cho sự phát triển đất nƣớc. Theo khảo sát của
Phòng Thƣơng Mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy, có 22.5% doanh nghiệp cho
biết không thể tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng vì lãi suất quá cao, 20.5% doanh
nghiệp cho biết không thể đáp ứng yêu cầu của ngân hàng đƣa ra, 2.5% doanh nghiệp
nói có nợ xấu, 41.6% doanh nghiệp không có nhu cầu vay và 13.1% doanh nghiệp
thuộc các trƣờng hợp khác.
Chính phủ đã đề ra mục tiêu phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2011 -
2015 là thành lập mới 350.000 doanh nghiệp và đến ngày 31/12/2015, cả nƣớc sẽ có
khoảng 700.000 doanh nghiệp hoạt động. Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực
doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc, đầu tƣ của
khu vực này chiếm khoảng 35% tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội, đóng góp 40% GDP, 30%
tổng thu ngân sách nhà nƣớc, tạo thêm 3.5 - 4 triệu việc làm mới trong giai đoạn 2011-
2015. Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp không ít khó khăn để phát
triển hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong việc tiếp cận vốn vay. Nguyên nhân xuất
phát từ chính quy mô, ít chiến lƣợc bài bản nên không đáp ứng đƣợc những điều kiện
về tài sản thế chấp, uy tín và thƣơng hiệu của loại hình doanh nghiệp này, cửa vay vốn
cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có phần hạn chế hơn. Bên cạnh đó, các doanh
nghiệp vừa và nhỏ còn vấp phải những hạn chế khác về trình độ quản lý, vốn, tài sản
thế chấp, năng lực sản xuất kinh doanh…
2.2.2 Quy trình tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank chi
nhánh 7, TPHCM
Để nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng, mỗi
ngân hàng cần thiết lập một quy trình tín dụng hợp lý. Và đây cũng là quy trình bắt
buộc phải thực hiện khi khách hàng vay vốn.
 Quy trình tín dụng đƣợc Agribank chi nhánh 7 xây dựng gồm:
Bƣớc 1: Tiếp xúc trực tiếp và tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng:
Cán bộ tín dụng là ngƣời tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, để nắm bắt mọi nhu
cầu về sử dụng các dịch vụ ngân hàng của khách hàng, tƣ vấn giúp đỡ và hƣớng dẫn
khách hàng lập hồ sơ, thủ tục vay vốn.
Bƣớc 2: Kiểm tra hồ sơ và phân tích khách hàng:
Cán bộ tín dụng thực hiện công việc kiểm tra hồ sơ và phân tích khách hàng trƣớc
khi cho vay. Đây là công việc rất quan trọng quyết định đến chất lƣợng của khoản cho
vay. Nội dung chủ yếu của bƣớc này là thu nhập và xử lý thông tin liên quan đến khách
18
hàng vay vốn bao gồm năng lực pháp lý, năng lực tài chính, năng lực sử dụng vốn vay;
uy tín, khả năng tạo ra lợi nhuận, nguồn ngân quỹ, quyền sở hữu các tài sản và các điều
kiện kinh tế liên quan khác đến khách hàng vay vốn; tính khả thi, hiệu quả của phƣơng
án hoặc dự án vay vốn; tính thanh khoản của tài sản bảo đảm trong trƣờng hợp phải xử
lý tài sản để thu nợ; dự báo về các rủi ro có thể xảy ra.
Bƣớc 3: Thẩm định, phân tích các khoản vay:
Đây là bƣớc quan trọng nhất và thƣờng chiếm nhiều thời gian nhất trong quá trình
cho vay. Việc thẩm định này sẽ đƣa đến kết quả có tài trợ cho khoản vay đó hay không.
Để thẩm định khoản vay, ngân hàng thƣờng dựa trên những thông tin đã thu thập đƣợc
tại bƣớc 1 về khách hàng, đồng thời căn cứ vào khả năng đáp ứng nhu cầu vay của
khách hàng từ nội tại ngân hàng (nhƣ nguồn vốn cho vay, định hƣớng cho vay…). Kết
thúc bƣớc này cán bộ tín dụng và phòng tín dụng phải viết báo cáo về kết quả thẩm
định để trình lãnh đạo ra quyết định cuối cùng về khoản vay.
Bƣớc 4: Quyết định cho vay và ký hợp đồng tín dụng:
Căn cứ kết quả thẩm định tại bƣớc 3 lãnh đạo ngân hàng ra quyết định cho vay
(hay không cho vay), có thông báo gửi cho khách hàng, trƣờng hợp đồng ý cho vay thì
cùng với khách hàng ký kết hợp đồng tín dụng: hợp đồng tín dụng là văn kiện ghi lại
thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng về việc cho vay. Hợp đồng tín dụng có
những nội dung chính sau: Giới thiệu về khách hàng và ngân hàng; Mục đích sử dụng
vốn vay; Lãi suất vay vốn và các loại phí (nếu có); Thời hạn cho vay; Các loại bảo
đảm; Điều kiện và kỳ hạn giải ngân; Điều kiện thanh toán và các điều kiện khác.
Thông thƣờng các mẫu hợp đồng đã đƣợc các ngân hàng chuẩn hoá. Tuy nhiên, nếu
khoản vay có tính đặc thù cao, phức tạp, giá trị vay lớn, đƣợc nhiều ngân hàng đồng tài
trợ… thì hợp đồng này sẽ đƣợc soạn thảo từng lần và thƣờng do một công ty tƣ vấn
luật chuyên nghiệp thực hiện.
Bƣớc 5: Giải ngân và kiểm soát trong và sau khi cho vay:
Sau khi ký hợp đồng tín dụng, ngân hàng có trách nghiệm chuyển tiền cho khách
hàng theo cam kết nhƣ đã thoả thuận. Đồng thời ngân hàng kiểm tra việc sử dụng vốn
vay về mục đích vay vốn, tiến độ thực hiện phƣơng án/dự án sản xuất kinh doanh. Quá
trình này cho phép ngân hàng có thêm thông tin về khách hàng và khoản vay để có các
biện pháp xử lý kịp thời. Ví dụ nếu chất lƣợng khoản cho vay bị đe doạ ngân hàng có
thể thu hồi nợ trƣớc hạn hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản đảm bảo.
Bƣớc 6: Thu nợ thanh lý hợp đồng tín dụng và đƣa ra phán quyết cho vay mới:
19
Quan hệ cho vay kết thúc khi ngân hàng thu hết nợ gốc và lãi và hợp đồng tín dụng
đƣợc thanh lý. Trƣờng hợp khách hàng không thanh toán nợ đúng hạn, ngân hàng cần
xem xét nguyên nhân để có ứng xử cho vay phù hợp, ví dụ khách hàng chƣa trả đủ nợ
do nguyên nhân khách quan, chính đáng, ngân hàng có thể xem xét cơ cấu lại nợ, tuy
nhiên nếu khách hàng cố tình không trả nợ ngân hàng có thể xem xét xử lý các TSĐB
để thu hồi nợ hoặc khởi kiện khách hàng theo quy định pháp luật.
Trƣờng hợp cho vay dự án vƣợt quyền phán quyết của chi nhánh thì sau khi hoàn
tất hồ sơ, thẩm định, lập tờ trình và chuyển hồ sơ lên chi nhánh ngân hàng cấp trên
thẩm định lại và xét duyệt, khi có thông báo về việc chấp thuận cho vay, chuyển
xuống, chi nhánh ký hợp đồng tín dụng với khách hàng và tổ chức giải ngân, quản lý
món vay.
2.2.3 Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh 7
TPHCM giai đoạn 2102-2014
2.2.3.1 Tình hình chung vể hoạt động kinh doanh tại chi nhánh
2.2.3.1.1 Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là nghiệp vụ cơ bản và quan trọng nhất đối với NHTM bởi nguồn
vốn kinh doanh chủ yếu của NHTM là nguồn vốn huy động dƣới các hình thức tiền
gửi, do đó kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng phần lớn phụ thuộc vào kết quả
hoạt động huy động vốn. Tuy nhiên với chính sách thắt chặt tiền tệ và kiềm chế lạm
phát nhƣ hiện nay thì khả năng huy động vốn của ngân hàng rất khó khăn. Nhận thấy
đƣợc những khó khăn này, ngân hàng luôn chú trọng đến việc thu hút tiền nhàn rỗi
trong dân cƣ và tranh thủ những nguồn vốn khác nên qua các năm, ngân hàng luôn có
tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn khá cao. Cụ thể nhƣ sau:
20
Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động của Agribank chi nhánh 7 từ năm 2012 đến năm 2014 ( đơn vị: tỷ đồng)
Tình hình huy động vốn
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch
năm 2013/2012
Chênh lệch năm
2014/2013
Số tiền Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Tƣơng
đối
Tuyệt
đối
Tƣơng
đối
Tuyệt
đối
Tổng nguốn vốn huy động 3,155 100% 3,659 100% 3,821 100% 16 % 504 4.43% 162
1.Cơ cấu huy động theo loại tiền 3,155 100% 3,659 100% 3,821 100% 16 % 504 4.43% 162
Nội tệ 2,153 68.2% 2,379 65% 2,710 70.9% 10.5% 226 13.9% 331
Vàng huy đổi ra VND 601 19.1% 645 17.6% 659 17.3% 7.3% 44 2.2% 14
Ngoại tệ huy đổi ra VND 401 12.7% 635 17.4% 452 11.8% 58.4% 234 (28.8) (183)
2.Cơ cấu huy động theo kỳ hạn 3,155 100% 3,659 100% 3,821 100% 16 % 504 4.43% 162
Tiền gửi không kỳ hạn 284 9% 616 16.8% 629 16.5% 117% 332 2.1% 13
Tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng 1,105 35% 1,278 34.9% 1,357 35.5% 15.6% 173 6.2% 79
Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng 1,766 56% 1,765 48.3% 1,835 48% (0.05) (1) 4% 70
3.Cơ cấu huy động theo đối tƣợng 3,155 100% 3,659 100% 3,821 100% 16 % 504 4.43% 162
21
Huy động từ dân cƣ 1,036 32.8% 1,340 36.6% 1,479 38.7% 29.3% 304 10.37% 139
Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế 1,869 59.2% 2,319 63.4% 2,342 61.3% 24.1% 450 1% 23
Tiền gửi từ các TCTD, TCTC khác 250 7.9% 0 0% 0 0% (7.9) (250) 0% 0
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh 7)
22
Hình 2.1 Biểu đồ tổng nguồn vốn huy động của Agribank chi nhánh 7 giai đoạn
2012-2014
Dựa vào bảng 2.1 ta thấy nguồn vốn huy động của Agribank chi nhánh 7 qua các
năm từ 2012 đến 2014 đều tăng. Nhằm tăng cƣờng nguồn vốn đáp ứng cho các hoạt
động đầu ra, ngân hàng luôn quan tâm khai thác các nguồn vốn nhƣ: huy động nguồn
vốn nhàn rỗi trong dân cƣ, vốn ủy thác đầu tƣ,…huy động vốn qua phát hành kỳ phiếu
và các loại tiền gửi. Cụ thể năm 2013 tổng nguồn vốn huy động là 3,659 tỷ đồng tăng
504 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tăng 16% so với năm 2012. So với những năm trƣớc thì đây
vẫn là sự tăng trƣởng chậm và có phần sụt giảm. Cuối năm 2014, tình hình huy động
vốn vẫn tiếp tục giảm sút, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thƣơng mại ngày càng gây
gắt với nhiều mức lãi suất linh hoạt khác nhau. Do vậy, năm 2014 tuy nguồn vốn huy
động của chi nhánh tăng 162 tỷ đồng nhƣng tốc độ tăng trƣởng thấp hơn năm 2013 với
4.43%.
Cơ cấu huy động xét theo đối tƣợng thì nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế
qua các năm đều chiếm tỷ trọng cao hơn 50% tổng nguồn vốn huy động. Theo số liệu
bảng 2.1 cho thấy, năm 2012 tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế là
59.2%, năm 2013 là 63.4% và năm 2014 là 61.3%. Nguyên nhân là do hiện nay hầu hết
các tổ chức kinh tế, các công ty, doanh nghiệp đều mở tài khoản của mình tại ngân
hàng nhằm phục vụ cho việc chi trả cho các hoạt động mua bán, thanh toán hợp đồng
XNK và chi trả lƣơng cho nhân viên, nộp thuế,…nên tỷ trọng nguồn vốn huy động từ
các tổ chức kinh tế đều tăng qua các năm.
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
3155
3659 3821
Tổng vốn huy động
Tổng vốn huy động
(tỷ đồng)
23
Xếp thứ hai sau nhóm các tổ chức kinh tế là các nguồn vốn huy động đƣợc từ dân
cƣ. Qua các năm, tiền gửi trong dân cƣ cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu huy
động vốn của ngân hàng. Năm 2012 tiền gửi trong dân cƣ của chi nhánh là 1,306 tỷ
đồng, chiếm tỷ lệ 32.8% trong tổng nguồn vốn huy động. Do sự cạnh tranh giữa các tổ
chức tín dụng trong việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi ngày càng gay gắt nên chi nhánh
đã đƣa ra nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng với nhiều sản phẩm hấp dẫn cùng nhiều
chƣơng trình khuyến mãi để thu hút ngƣời dân đến gửi tiền tại chi nhánh. Kết quả, đến
năm 2013, tiền gửi từ dân cƣ là 1340 tỷ đồng tăng thêm 304 tỷ đồng, đạt tỷ trọng
36.6% trong tổng vốn huy động và năm 2014 là 1479 tỷ đồng tăng 139 tỷ đồng, đạt tỷ
trọng 38.7%.
Nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng cao là cơ sở của việc tăng trƣởng tín dụng,
ngoài ra với việc không ngừng tăng cƣờng và cũng cố đội ngũ cán bộ một cách nghiêm
túc khi làm việc đã tạo đƣợc thế cạnh tranh cho chi nhánh trong hệ thống ngân hàng.
Điều này có thể giúp chi nhánh đẩy mạnh hoạt động tín dụng mang về lợi nhuận cho
ngân hàng. Đồng thời cũng giúp chi nhánh khẳng định vị thế của mình trong hệ thống
Argibank cũng nhƣ lòng tin trong lòng khách hàng trong địa bàn TPHCM.
2.2.3.1.2 Hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay đóng vay trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân
hàng, khoảng 80% lợi nhuận của ngân hàng đến từ hoạt động cho vay. Tình hình tín
dụng tại Agribank chi nhánh 7 giai đoạn 2012-2014 có nhiều biến động do nhu cầu vốn
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và phục vụ đời sống
của các cá nhân ngày càng cao và đa dạng. Ngân hàng đã nổ lực hoạt động đáp ứng tối
đa nhu cầu của khách hàng với nhiều hình thức tín dụng nhƣ cho vay từng lần, cho vay
theo hạn mức tín dụng, chiết khấu giấy tờ có giá,…Tình hình dƣ nợ của hoạt động tín
dụng của chi nhánh giai đoạn 2012-2014 nhƣ sau:
24
Bảng 2.2 Doanh số cho vay, thu nợ, dƣ nợ tại Agribank chi nhánh 7, giai đoạn
2012-2014
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Chênh lệch
năm 2013/2012
Chênh lệch
năm 2014/2013
Tốc độ
tăng
trƣởng
bình
quân
Tƣơng
đối
Tuyệt
đối
Tƣơng
đối
Tuyệt
đối
Doanh
số cho
vay
1202.5 1327.1 1435.3 10.4% 124.6 8.15% 108.2 9.3%
Doanh
số thu
nợ
1189.3 1298.1 1413.7 9.1% 108.8 8.9% 115.6 9%
Dƣ nợ 1423 1480 1497 4% 57 1.15% 17 2.6%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh 7)
Hình 2.2 Biểu đồ doanh số cho vay, thu nợ và dƣ nợ tại Argibank chi nhánh 7 giai
đoạn 2012-2014
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1202.5
1327.1
1435.3
1189.3
1298.1
1413.71423
1480 1497
Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ
Doanh số cho vay
(tỷ đồng)
Doanh số thu nợ
(tỷ đồng)
Dư nợ
(tỷ đồng)
25
Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng
nhƣ nhu cầu vay tiêu dùng phục vụ sinh hoạt của cá nhân, từ kết quả trên ta thấy:
doanh số cho vay các thành phần kinh tế của chi nhánh tăng qua các năm từ 2012 đến
2014 với tốc độ tăng trƣởng bình quân 9.3%. Năm 2013 doanh số cho vay tăng 124.6
tỷ đồng, với tốc độ tăng trƣởng 10.4% so với năm 2012. Xã hội ngày càng phát triển,
để bắt kịp sự tiến bộ, ngày một đi lên của nền kinh tế, các doanh nghiệp đã mạnh dạn
hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng để mở rộng quy mô sản xuất
kinh doanh, cải tiến trang thiết bị của mình để tạo lợi thế cạnh tranh với các doanh
nghiệp khác. Do vậy, đến năm 2014, con số này vẫn tiếp tục tăng lên 108.2 tỷ đồng,
với tốc độ tăng trƣởng 8.15% so với năm 2013.
Cùng với việc đẩy mạnh cho vay thì công tác thu hồi nợ cũng rất đƣợc chi nhánh
quan tâm. Vì vậy việc thu hồi nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi luôn đƣợc đặt lên hàng
đầu để đồng vốn bỏ ra đƣợc quay vòng nhanh chóng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Nhìn chung doanh số thu hồi nợ của chi nhánh đều tăng qua các năm. Năm 2013 đạt
1298.1 tỷ đồng, tăng 108.8 tỷ đồng so với năm 2012. Đến năm 2014, con số này tăng
lên 1413.7 tỷ đồng, tăng 115.6 tỷ so với 2013. Tốc độ tăng trƣởng trong giai đoạn
2012-2014 biến động không nhiều và đạt bình quân 9%/năm. Đây cũng là một tín hiệu
đáng mừng, nó cho thấy các doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay để mở rộng đẩy
mạnh sản xuất, hoạt động có hiệu quả và mang lại lợi nhuận, có khả năng thanh toán
các khoản nợ cho ngân hàng, chi trả lƣơng giải quyết công ăn việc làm cho dân
cƣ,..đóng góp một phần khá lớn cho sự phát triển của nền kinh tế. Bên cạnh đó, việc
thu hồi một khoản nợ đúng với các cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công
của ngân hàng trong quá trình cấp tín dụng và nó cũng là một trong những yếu tố để
kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng.
26
Bảng 2.3 Dƣ nợ cho vay của của Argibank chi nhánh 7 giai đoạn 2012-2014
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch
Năm 2013/2014
Chênh lệch
Năm 2014/2013
Tốc độ
tăng
trƣởng
bnh quânSố
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Tƣơng
đối
Tuyệt
đối
Tƣơng
đối
Tuyệt
đối
Tổng dƣ nợ 1,423 100% 1,480 100% 1,497 100% 4% 57 1.15% 17 2.6%
Cho vay ngắn
hạn
859 60.4% 883 59.7% 1.001 66.9% 2.8% 24 13.4% 118 8.1%
Cho vay
trung dài hạn
564 39.6% 597 40.3% 496 33.1% 5.9% 33 (16.9)
%
(101) (5.5)%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh 7)
27
Hình 2.3 Biểu đồ dƣ nợ cho vay của ngân hàng Argibank chi nhánh 7 giai đoạn
2012-2014
Qua bảng 2.3 và hình 2.3, ta thấy dƣ nợ tín dụng của ngân hàng tăng qua các năm.
Cụ thể, dƣ nợ tín dụng năm 2013 là 1480 tỷ đồng, tăng 57 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 4% so
với năm 2012. Năm 2014, con số này vẫn tiếp tục tăng lên 1,497 tỷ đồng, cao hơn năm
2013 17 tỷ đồng, tốc độ tăng trƣởng đạt 1.15% so với năm 2013. Dựa vào kết quả trên
ta thấy, dƣ nợ cho vay vẫn tiếp tục tăng qua các năm tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng lại
giảm dần, đặc biệt trong năm 2014, tốc độ tăng trƣởng chỉ đạt 1.15%. Nguyên nhân
của vấn đề trên có thể là do nền kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp không đáp ứng
đƣợc điều kiện ngân hàng đƣa ra nên khó có thể tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay từ ngân
hàng. Một nguyên nhân khác là do phía ngân hàng thận trọng hơn trong việc cho vay vì
lo ngại sự xuất hiện của nhiều rủi ro tín dụng.
Nhìn chung tỷ trọng cho vay ngắn hạn có xu hƣớng tăng và cho vay dài hạn có xu
hƣớng giảm trong giai đoạn 2012-2014, từ 39.6% (năm 2012) giảm xuống còn 33.1%
(năm 2014). Nguyên nhân bởi vì năm 2012 chi nhánh đã đầu tƣ nhiều dự án cho vay
trung dài hạn của các doanh nghiệp để đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang
thiết bị, phƣơng tiện phục vụ sản xuất kinh doanh. Khi các dự án vay trung, dài hạn
này ổn định đi vào khai thác, sử dụng thì nhu cầu vốn vay trung dài hạn giảm, nhu cầu
vốn vay ngắn hạn tăng lên. Chính vì thế, trong giai đoạn này chi nhánh đã điều chỉnh
cơ cấu dƣ nợ theo hƣớng tăng dần tỷ trọng dƣ nợ cho vay ngắn hạn, và giảm dần tỷ
trọng cho vay trung dài hạn cho phù hợp cơ cấu nguồn vốn và đảm bảo tốt khả năng
1380
1400
1420
1440
1460
1480
1500
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1423
1480
1497
Dư nợ cho vay
Dư nợ cho vay
(tỷ đồng)
28
thanh khoản. Bên cạnh đó, chi nhánh còn áp dụng chính sách hạn chế tín dụng và phân
tán rủi ro mà Agribank Việt Nam đƣa ra nên chi nhánh đã đẩy mạnh loại hình cho vay
ngắn hạn. Do vậy, từ bảng 2.3 ta thấy cho vay ngắn hạn của ngân hàng qua các năm
đều chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay trung dài hạn trong tổng dƣ nợ tín dụng. Năm
2012 cho vay ngắn hạn chiếm 60.4%, năm 2013 là 59.7% và năm 2014 là 66.9% trên
tổng dƣ nợ. Hình thức cho vay này giúp ngân hàng sớm thu đƣợc nợ và an toàn hơn
tránh đƣợc nhiều rủi ro trong nền kinh tế biến động.
2.2.3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh 7,
TPHCM giai đoạn 2012 – 2014
Với triết lý kinh doanh “Argibank mang phồn vinh đến với khách hàng”, mục tiêu
của ngân hàng là tiếp tục giữ vững vị trí là NHTM hàng đầu Việt Nam và luôn phấn
đấu để trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng tiên tiến, có uy tín trong khu vực và
quốc tế. Với các mục tiêu và những phấn đấu trong thời gian qua, chi nhánh đã vƣợt
qua những khó khăn và thử thách để hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra. Cụ thể:
Bảng 2.4 Kết quả kinh doanh của Argibank chi nhánh 7 giai đoạn 2012-2014
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Chênh lệch
năm 2013/2012
Chênh lệch
năm 2014/2013
Tƣơng
đối
Tuyệt
đối
Tƣơng
đối
Tuyệt
đối
Thu nhập 415.3 443.1 481.5 6.7% 27.8 8.7% 38.4
Chi phí 391.5 415.8 451.4 6.2% 24.3 8.6% 35.6
Lợi nhuận 23.8 27.3 30.1 14.7% 3.5 10.3% 2.8
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh 7)
29
Hình 2.4 Biểu đồ thể hiện tổng thu nhập và chi phí của Argibank chi nhánh 7 giai
đoạn 2012-2014
Hình 2.5 Biểu đồ lợi nhuận qua các năm 2012-2014 của Argibank chi nhánh 7
Qua các bảng 2.4 và các biểu đồ hình 2.4 hình 2.5, ta thấy đƣợc kết quả hoạt động
kinh doanh của Agribank chi nhánh 7 từ năm 2012 đến năm 2014. Nhìn chung tổng thu
nhập và lợi nhuận của chi nhánh đều tăng qua các năm. Cụ thể:
Tổng thu nhập năm 2013 là 443.1 tỷ đồng tăng 27.8 tỷ đồng so với năm 2012 là
415.3 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trƣởng 6.7%. Sang năm 2014, tốc độ tăng trƣởng đạt
đƣợc 8.7% so với năm 2013 với tổng thu nhập là 481.5 tỷ đồng. Có đƣợc kết quả trên
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
500
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
415.3
443.1
481.5
391.5
415.8
451.4
Tổng thu nhập và chi phí
Tổng thu nhập
(tỷ đồng)
Tổng chi phí
(tỷ đồng)
0
5
10
15
20
25
30
35
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
23.8
27.3
30.1
Lợi nhuận đạt được
Lợi nhuận
(tỷ đồng)
30
là do trong thời gian qua nguồn vốn huy động của chi nhánh liên tục tăng, đặc biệt là
các nguồn vốn có chi phí thấp nhƣ: nguồn vốn tiền gửi của các tổ chức, bảo hiểm, Kho
Bạc Nhà Nƣớc, nguồn vốn uỷ thác từ các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế... Sự tăng
trƣởng nguồn vốn này cùng với những ƣu thế nhân lực và mạng lƣới hoạt động rộng
lớn trải khắp địa bàn, đã giúp chi nhánh mở rộng cho vay đối với mọi thành phần kinh
tế và dân cƣ phát triển sản xuất kinh doanh và phục vụ nhu cầu đời sống. Ngoài ra, các
khoản thu chủ yếu khác của chi nhánh đều là thu từ nguồn lãi cho vay và thu từ các
nguồn khác (chủ yếu là các hoạt động dịch vụ). Lãi suất cho vay giai đoạn 2012- 2014
đƣợc điều chỉnh chỉnh theo hƣớng giảm dần phù hợp với xu hƣớng của nền kinh tế vĩ
mô. Điều này một mặt giúp nhiều doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay
của ngân hàng, mặt khác cũng góp phần làm tăng tổng thu nhập cho phía ngân hàng.
Cùng với việc tăng cƣờng khai thác các khoản thu, chi nhánh luôn tìm cách để giảm
thấp chi phí bằng việc đẩy mạnh huy động vốn với lãi xuất thấp, tiết kiệm các khoản
chi phí không cần thiết, mọi khoản chi phí cho hoạt động kinh doanh phải đảm bảo hợp
lý và đem lại hiệu quả. Tổng chi phí của chi nhánh cũng tăng qua các năm, trong đó
khoản chi chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí là chi trả tiền gửi huy động, tiền vay
(chiếm khoản 90% tổng chi của chi nhánh) và các khoản chi khác nhƣ dự phòng rủi ro,
chi cho quản lý, lƣơng cho cán bộ nhân viên,…Các khoản chi này là điều hợp lý vì
trong thời gian qua hoạt động tín dụng của ngân hàng đƣợc đẩy mạnh là nhờ vào nguồn
vốn dồi dào từ công tác huy động vốn nên phần lớn chi phí của chi nhánh là chi trả lãi
cho tiền gửi huy động và các khoản vay của các NHTM khác. Năm 2013 tổng chi phí
là 415.8 tỷ đồng tăng 24.3 tỷ đồng tƣơng đƣơng tăng 6.2% so với năm 2012. Sang năm
2014, tổng chi phí vẫn tiếp tục tăng thêm với tốc độ 8.6%, tức tăng 35.6 tỷ đồng so với
năm 2013 (tổng chi phí năm 2014 là 451.4 tỷ đồng).
Tổng thu nhập, tổng chi phí và lợi nhuận đều tăng qua các năm. Mặc dù lợi nhuận
tăng nhƣng tuy nhiên tốc độ tăng của lợi nhuận năm 2014 (10.3%) lại thấp hơn năm
2013 (14.7%). Nguyên nhân của vấn đề này là do tốc độ tăng của thu nhập (từ 6.7%
năm 2013 lên 8.7% năm 2014, chênh lệch 2%) thấp hơn tốc độ tăng của chi phí (từ
6.2% năm 2013 lên 8.6% năm 2014, chênh lệch 2.4%) do phải chi trả nhiều cho hoạt
động của chi nhánh ( chủ yếu là chi trả lãi huy động và lãi vay).
Nhìn chung hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những năm qua đã mang lại
nhiều lợi nhuận, đảm bảo đời sống cho cán bộ nhân viên và làm tròn nghĩa vụ đối với
Nhà nƣớc. Hoạt động chính đem lại lợi nhuận cho chi nhánh là hoạt động tín dụng.
31
Điều này cho thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh không những đã góp phần vào
phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng mà còn tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.
32
2.2.3.2 Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại chi nhánh
2.2.3.2.1 Doanh số cho vay
Bảng 2.5 Doanh số cho vay đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh 7 giai đoạn 2012-2014
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch
Năm 2013/2012
Chênh lệch
Năm 2014/2013
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tƣơng
đối
Tuyệt
đối
Tƣơng
đối
Tuyệt
đối
Doanh số cho
vay đối với
DNVVN
305.5 25.4% 380.6 28.7% 432.7 30.1% 24.6% 75.1 13.7% 52.1
Doanh số cho
vay đối với các
đối tƣợng khác
897 74.6% 946.5 71.3% 1002.6 69.9% 5.5% 49.5 5.9% 56.1
Tổng doanh số
cho vay
1202.5 100% 1327.1 100% 1435.3 100% 32.4% 324.6 8.2% 108.2
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh 7)
33
Hình 2.6 Biểu đồ doanh số cho vay đối với DNVVN tại Argibank chi nhánh 7
giai đoạn 2012-2014
Doanh số cho vay đối với DNVVN của chi nhánh 7 có xu hƣớng tăng qua từng
năm. Doanh số cho vay năm 2012 là 305.5 tỷ đồng, đến năm 2013 là 380.6 tỷ đồng,
tức tăng 75.1 tỷ đồng và tốc độ tăng trƣởng là 24.6% so với năm 2012. Bƣớc sang năm
2014, nền kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thực hiện theo quy định của thông tƣ số
08/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014 do Thống đốc NHNN ban hành, theo đó quy định
lãi suất cho vay tối đa đối với DNVVN là 8%/năm nhằm giúp các doanh nghiệp vƣợt
qua khó khăn, góp phần thúc đẩy sản xuất. Tuy nhiên kết quả vẫn không nhƣ mong
đợi, tốc độ tăng của doanh thu cho vay giảm thấp hơn năm 2013 còn 13.7% mặc dù
doanh số cho vay nhìn chung vẫn tăng thêm 52.1 tỷ đồng.
Theo bảng 2.5 ta thấy tỷ trọng doanh số cho vay đối với DNVVN năm 2012 chiếm
hơn ¼ tổng doanh số cho vay của chi nhánh. Năm 2013 tỷ trọng cho vay đối với
DNVVN chiếm 28.7%, năm 2014 chiếm 30.1%, nhìn chung con số này vẫn tăng qua
từng năm nhƣng tốc độ tăng trƣởng không cao và không có đột biến trong giai đoạn
2012-2014. Nguyên nhân có thể kể đến là do số lƣợng DNVVN tăng nhƣng hiệu quả
sản xuất không cao, gặp nhiều khó khăn trong hoạt động và chƣa có phƣơng án sản
xuất khả thi, các con số báo cáo còn sơ xài, không minh bạch nên ngân hàng vẫn còn
dè dặt trong vấn đề cho vay đối với đối tƣợng này.
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
305.5
380.6
432.7
Doanh số cho vay đối với DNVVN
Doanh số cho vay
đối với DNVVN
(tỷ đồng)
34
Bảng 2.6 Cơ cấu doanh số cho vay đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh 7, giai đoạn 2012-2014
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh 7)
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013/2014 Năm 2014/2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền % % Số tiền % Số tiền
1. Theo thành phần kinh tế 305.5 100 380.6 100 432.7 100 24.58 75.1 13.69 52.1
Công ty TNHH 175.38 57.41 190.8 50.13 231.65 53.54 8.8 15.42 21.4 40.85
Doanh nghiệp tƣ nhân 31.647 10.26 54.64 14.36 78.36 18.11 72.65 22.993 43.41 23.72
Công ty cổ phần 68.27 22.35 96.33 25.31 95.01 21.96 41.1 28.06 (1.37) (1.32)
Kinh tế tập thể 30.203 9.88 38.82 10.2 27.68 6.39 28.53 8.617 (28.7) (11.14)
2. Theo thời hạn vay 305.5 100 380.6 100 432.7 100 24.58 75.1 13.69 52.1
Ngắn hạn 197.44 64.63 258.08 67.81 335.21 77.47 30.71 60.64 29.89 77.13
Trung, dài hạn 108.06 35.37 122.52 32.19 97.49 22.53 11.8 14.46 (20.43) (25.03)
35
Xét theo thành phần kinh tế, nhìn chung doanh số cho vay đối với nhóm công ty
TNHH chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng dần qua các năm. Nếu cuối năm 2012, doanh số
cho vay đối với đối tƣợng này là 175.38 tỷ đồng thì đến cuối năm 2013, con số này
tăng lên 190.8 tỷ đồng với tốc độ tăng 8.8% và chiếm tỷ trọng 14.36% trong tổng
doanh số cho vay đối với DNVVN. Không dừng tại đó, sang năm 2014 doanh số cho
vay với nhóm này tăng trƣởng mạnh với tốc độ 21.4% (gấp 2.5 lần so với giai đoạn
trƣớc) và đạt mức 231.65 tỷ đồng, tăng 40.85 tỷ đồng so với năm 2013. Đứng thứ hai
sau nhóm công ty TNHH là nhóm Công ty cổ phần, tỷ trọng của nhóm này tăng qua
các năm và không có sự biến động nhiều. Năm 2012 là 22.35%, năm 2013 là 25.41%
và năm 2014 là 21.96%. Qua đó, ta có thể thấy đƣợc chiến lƣợc chủ yếu của chi nhánh
trong giai đoạn 2012- 2014 là nhắm đến đối tƣợng khách hàng nằm trong nhóm Công
ty TNHH và CTCP.
Xét theo thời hạn cho vay, ta có thể thấy xu hƣớng cho vay của ngân hàng là tập
trung vào cho vay ngắn hạn, tăng nguồn vốn cho vay ngắn hạn và giảm dần nguồn vốn
trung dài hạn. Doanh số cho vay ngắn hạn tăng mạnh qua các năm, từ 197.44 tỷ đồng
(năm 2012) tăng lên đến 335.21 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2014 và chiếm tỷ
trọng 77.47%. Điều này đã phản ánh đƣợc nỗ lực của Ngân hàng trong việc đáp ứng
nhu cầu vốn ngắn hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ đầu tƣ ngắn hạn
của các DNVVN. Qua đó cũng cho thấy các DNVVN dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn
tín dụng ngắn hạn hơn là nguồn vốn trung và dài hạn vì phần lớn doanh nghiệp vay vốn
ngắn hạn là để đáp ứng nhu cầu vốn lƣu động thiếu hụt tạm thời giúp quá trình sản xuất
diễn ra thông suốt và hiệu quả.
2.2.3.2.2 Doanh số thu nợ
Hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn đặt mục tiêu hàng đầu là an toàn, hiệu quả,
đảm bảo vốn sinh lời. Ngân hàng muốn hoạt động hiệu quả thì không chỉ chú trọng đến
doanh số cho vay mà phải chú trọng đến tình hình thu hồi nợ của mình. Việc thu hồi
các khoản nợ đúng hạn theo các điều khoản hợp đồng tín dụng là một mục tiêu luôn
đƣợc chi nhánh quan tâm đến. Ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc thu hổi nợ đối với
hoạt động của mình, chi nhánh luôn theo dõi, giám sát các khoản vay và có nhiều biện
pháp tích cực trong công tác thu hồi nợ nhƣ phát mãi tài sản, trích lập dự phòng,…Kết
quả công tác thu hồi nợ của chi nhánh nhƣ sau:
36
Bảng 2.7 Doanh số thu nợ đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh 7 giai đoạn 2012-2014
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch năm
2013/2012
Chênh lệch năm
2013/2012
Số tiền Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ
trọng
Tƣơng
đối
Tuyệt đối Tƣơng
đối
Tuyệt đối
Doanh số thu
nợ đối với
DNVVN
299 25.1% 374.2 28.8% 412.4 29.2% 25.2% 75.2 10.2% 38.2
Doanh số thu
nợ đối với các
đối tƣợng khác
890.3 74.9% 923.9 71.2% 1001.3 70.8% 3.8% 33.6 8.4% 77.4
Tổng doanh số
thu nợ
1189.3 100% 1298.1 100% 1413.7 100% 9.1% 108.8 8.9% 115.6
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh 7)
37
Hình 2.7 Biểu đồ doanh số thu nợ đối với DNVVN tại Argibank chi nhánh 7
giai đoạn 2012-2014
Qua bảng 2.7 và hình 2.7 ta thấy doanh số thu hồi nợ đối với DNVVN của chi
nhánh tăng qua các năm. Năm 2013, doanh số thu nợ đối với DNVVN đạt 374.2 tỷ
đồng tăng 75.2 tỷ đồng với tốc độ tăng trƣởng 25.2% so với năm 2012. Đây là một sự
nổ lực đáng kể của ngân hàng trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế. Bƣớc sang
năm 2014, ngân hàng tiếp tục chủ trƣơng thu hồi những khoản vay đối với DNVVN và
mở ra những phƣơng án tín dụng mới phù hợp với từng nhóm khách hàng, luôn cân
nhắc các lĩnh vực kinh doanh của khách hàng trƣớc khi cho vay. Kết quả năm 2014,
tuy tốc độ tăng không cao nhƣ năm trƣớc, chỉ ở mức 10.2% nhƣng doanh số thu nợ đối
với DNVVN cũng đạt 412.4 tỷ đồng, tăng 38.2 tỷ đồng so với năm 2013.
Theo bảng 2.7 ta thấy tỷ trọng doanh số thu nợ đối với DNVVN cũng tăng qua các
năm. Năm 2013, tỷ trọng này chiếm 28.8% cao hơn so với năm 2012 (25.1%). Năm
2014 tỷ trọng thu hồi nợ tiếp tục tăng và ở mức 29.2%. Tuy sự gia tăng của tỷ trọng
này trong tổng doanh số thu hồi nợ không đáng kể nhƣng một tín hiệu đáng mừng là
khả năng trả nợ của các DNVVN cũng tăng qua từng năm. Điều này cho thấy, chính
nhờ vào sự nổ lực phát triển cùng những chiến lƣợc kinh doanh và phải kể đến nguồn
vốn tín dụng từ phía ngân hàng đã giúp cho các doanh nghiệp này hoạt động ngày càng
hiệu quả.
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
299
374.2
412.4
Doanh số thu nợ đối với DNVVN
Doanh số thu nợ
đối với DNVVN
(tỷ đồng)
38
Bảng 2.8 Cơ cấu doanh số thu nợ đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh 7, giai đoạn 2012-2014
Đơn vị tính: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh 7)
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013/2014 Năm 2014/2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền % % Tuyệt
đối
% Tuyệt
đối
1. Theo thành phần kinh tế 299 100 374.2 100 412.4 100 25.2 75.2 10.2 38.2
Công ty TNHH 148.21 49.57 189.11 50.54 195.06 47.3 27.6 40.9 3.15 5.95
DNTN 52.68 17.68 61.1 16.33 81.24 19.7 21.26 11.24 32.96 20.14
CTCP 70.54 23.59 94.04 25.13 106.3 25.7 33.3 23.5 13.04 12.26
Kinh tế tập thể 27.39 9.16 29.95 8 29.8 7.23 9.35 2.56 (0.5) (0.15)
2. Theo thời hạn vay 299 100 374.2 100 412.4 100 25.2 75.2 10.2 38.2
Ngắn hạn 174.49 58.4 243.94 65.2 278.08 67.4 39.8 69.45 14 34.14
Trung, dài hạn 124.51 41.6 130.26 34.8 134.32 32.6 4.6 5.75 3.1 4.06
39
Do tích cực đôn đốc khách hàng thu hổi nợ nên doanh số thu hồi nợ đều tăng qua
các năm. Đạt đƣợc thắng lợi đó là cả một quá trình phấn đấu của tập thể các cán bộ
nhân viên của chi nhánh. Xét theo thành phần kinh tế thì công ty TNHH là nhóm khách
hàng có doanh số thu hồi nợ cao nhất. Cụ thể trong năm 2012, chỉ tính riêng cho nhóm
công ty TNHH thì doanh số này đạt 148.21 tỷ đồng, chiếm 49.57% trong tổng doanh
số thu hồi nợ đối với DNVVN. Sang năm 2013, con số này tăng lên 189.11 tỷ đồng,
tƣơng đƣơng với tỷ trọng 50.54%, tốc độ tăng trƣởng ấn tƣợng với 27.6%. Không dừng
lại tại đó, đến cuối năm 2014 doanh số thu hồi nợ tiếp tục tăng lên 195.06 tỷ đồng, tốc
độ tăng không cao nhƣ năm vừa rồi là do trong năm nền kinh tế trong năm 2014 không
đƣợc khả quan, nhiều công ty làm ăn khó khăn nên doanh số thu hồi nợ không tăng cao
nhƣ năm trƣớc. Xếp sau nhóm công ty TNHH là nhóm khách hàng CTCP. Doanh số
thu nợ đối với CTCP trong năm 2012 là 70.54 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 23.59%; năm
2013 là 94.04 tỷ đồng, tăng 23.5 tỷ đồng so với năm 2012 và đạt tốc độ tăng 33.3%;
năm 2014 là tiếp tục tăng 106.3 tỷ đồng, tốc độ tăng thấp hơn so với năm 2013, chỉ với
13.04%. Nguyên nhân có thể kể đến là do phần lớn các khoản nợ của thành phần kinh
tế này là nợ dài hạn nên việc tất toán nợ cho ngân hàng còn phụ thuộc vào thời gian trả
nợ, cộng thêm nhóm khách hàng này thƣờng tham gia vào các chƣơng trình hay dự án
lớn nên việc thanh toán nợ cho ngân hàng còn phụ thuộc vào khối lƣợng công trình
hoàn thành nên thƣờng hay xảy ra tình trạng gia hạn nợ ảnh hƣởng đến tốc độ tăng
trƣởng trong doanh số thu hồi nợ của chi nhánh.
Thu nợ ngắn hạn: việc thu nợ ngắn hạn là công tác quan trọng trong hoạt động tín
dụng góp phần tái đầu tƣ tín dụng và đẩy mạnh tốc độ luân chuyển trong lƣu thông tiền
tệ. Nhìn chung thu nợ ngắn hạn đối với DNVVN đều tăng qua các năm và chiếm tỷ
trọng cao trong cơ cấu doanh số thu nợ theo thời hạn. Năm 2013 doanh số thu nợ ngắn
hạn là 243.94 tỷ đồng, chiếm 65.2%, tăng 69.45 tỷ đồng so với cuối năm 2012. Đến
cuối năm 2014, thu nợ ngắn hạn tiếp tục tăng thêm 34.14 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng
trƣởng 14% và chiếm tỷ trọng 67.4%. Kết quả này là tín hiệu tốt của sự an toàn nguồn
vốn tín dụng, đồng thời cũng cho thấy sự kinh doanh hiệu quả của khách hàng
Thu nợ trung dài hạn có xu hƣớng giảm trong giai đoạn 2012-2014. Năm 2012 thu
nợ trung dài hạn đạt 124.51 tỷ đồng, chiếm 41.6%. Tỷ trọng doanh số thu nợ giảm còn
34.8% trong năm 2013 và tiếp tục giảm đến cuối năm 2014 còn 32.6% trong tổng
doanh số thu nợ đối với DNVVN. Tuy doanh số thu nợ có giảm nhƣng không ảnh
hƣởng nhiều đến doanh số thu nợ vì nó chiếm tỷ trọng thấp trong khi thu nợ ngắn hạn
lại tăng cao nên làm cho tổng doanh số thu nợ tăng lên. Có đƣợc kết quả đó là do sự nổ
40
lực tích cực của các cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ, đôn đốc, nhắc nhở
khách hàng trả nợ đúng hạn.
41
2.2.3.2.3 Tình hình dƣ nợ cho vay
Bảng 2.9 Tình hình dƣ nợ cho vay theo đối tƣợng tại chi nhánh 7 Agribank giai đoạn 2012-2014
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch năm
2013/2012
Chênh lệch năm
2013/2012
Số tiền Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ
trọng
Tƣơng
đối
Tuyệt
đối
Tƣơng
đối
Tuyệt
đối
Dƣ nợ cho vay
đối với DNVVN
480.7 33.8% 528.4 35.7% 542.5 36.2% 9.9% 47.7 2.7% 14.1
Dƣ nợ cho vay
đối với các đối
tƣợng khác
942.3 66.2% 951.6 64.3% 954.5 63.8% 1% 9.3 0.3% 2.9
Tổng dƣ nợ cho
vay
1423 100% 1480 100% 1497 100% 4% 57 1.1% 17
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh 7)
42
Hình 2.8 Biểu đồ dƣ nợ cho vay đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh 7 giai
đoạn 2012-2014
Nhìn vào bảng 2.9 và hình 2.8 ta thấy dƣ nợ cho vay đối với DNVVN tăng qua
từng năm. Nếu năm 2012 là 480.7 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 33.8% thì đến năm 2013 con
số này lại tăng lên 528.4 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 35.7% trong tổng dƣ nợ và đạt tốc độ
tăng trƣởng 9.9% so với năm 2012. Bƣớc sang năm 2014, dƣ nợ cho vay đối với
DNVVN vẫn tăng nhƣng không đáng kể với 542.5 tỷ đồng tăng 14.1 tỷ đồng, tƣơng
đƣơng với tốc độ tăng trƣởng chỉ 2.7%. Dƣ nợ đối với DNVVN chiếm khoảng hơn 1/3
tổng dƣ nợ năm 2012 của chi nhánh tức 33.8%. Trong 2 năm 2013 và 2014, thực hiện
theo chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ nhằm giúp các doanh nghiệp vƣợt qua khó
khăn, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh sản xuất, chi nhánh đã tập
trung nguồn dƣ nợ cho các DNVVN vì đây là một thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng
tƣơng đối trên địa bàn. Do đó, tỷ trọng dƣ nợ cho vay đối với DNVVN tăng dần trong
2 năm này, năm 2013 chiếm 35.7% và năm 2014 là 36.2%. Tuy tốc độ tăng trong 2
năm 2013 và 2014 không có nhiều biến động nhƣng cũng cho thấy sự quan tâm, chú ý
của chi nhánh đối với nhóm khách hàng tiềm năng này.
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
1000
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
480.7 528.4 542.5
942.3 951.6 954.5
Dư nợ cho vay đối với DNVVN
Dư nợ cho vay
đối với DNVVN
(tỷ đồng)
Dư nợ cho vay
đối với các đối tượng khác
(tỷ đồng)
43
Bảng 2.10 Cơ cấu dƣ nợ cho vay đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh 7, giai đoạn 2012-2014
Đơn vị tính: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh 7)
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013/2014 Năm 2014/2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền % % Tuyệt
đối
% Tuyệt
đối
1. Theo thành phần kinh tế 480.7 100 528.4 100 542.5 100 9.9 47.7 2.7 14.1
Công ty TNHH 198.05 41.2 234.12 44.3 256.22 47.23 18.21 36.07 9.44 22.1
DNTN 102.67 21.36 110.17 20.85 116.85 21.54 7.3 7.5 6.1 6.68
CTCP 135.26 28.14 146.04 27.64 152.44 28.1 8 10.78 4.38 6.4
Kinh tế tập thể 44.72 9.3 38.07 7.21 16.99 3.13 (14.9) (6.65) (55.4) (21.08)
2. Theo thời hạn vay 480.7 100 528.4 100 542.5 100 9.9 47.7 2.7 14.1
Ngắn hạn 326.61 67.9 372.52 70.5 410.13 75.6 14.06 45.91 10.1 37.61
Trung, dài hạn 154.09 32.1 155.88 29.5 132.37 24.4 1.16 1.79 (15.08) (23.51)
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, RẤT HAY

More Related Content

What's hot

1. giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay dnnvv tại nh...
1. giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay dnnvv tại nh...1. giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay dnnvv tại nh...
1. giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay dnnvv tại nh...
candacelovejeremy123
 

What's hot (18)

Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhành ngân hàng công ...
Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhành ngân hàng công ...Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhành ngân hàng công ...
Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhành ngân hàng công ...
 
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp á châu chi...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp á châu chi...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp á châu chi...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp á châu chi...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tec...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tec...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tec...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tec...
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC...
 
1. giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay dnnvv tại nh...
1. giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay dnnvv tại nh...1. giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay dnnvv tại nh...
1. giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay dnnvv tại nh...
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng BIDV Điểm cao - sdt/ ZAL...
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng BIDV Điểm cao - sdt/ ZAL...Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng BIDV Điểm cao - sdt/ ZAL...
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng BIDV Điểm cao - sdt/ ZAL...
 
Đề tài: Hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại, HAY
Đề tài: Hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại, HAYĐề tài: Hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại, HAY
Đề tài: Hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại, HAY
 
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mạiLuận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
 
Đề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank
 
Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam...
Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam...Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam...
Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông ngh...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông ngh...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông ngh...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông ngh...
 
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE Q...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE Q...PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE Q...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE Q...
 

Similar to Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, RẤT HAY

Similar to Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, RẤT HAY (20)

Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân ...Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân ...
 
PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...
PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...
PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOTLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
 
Đề tài chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HOT, ĐIỂM CAO
Đề tài  chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HOT, ĐIỂM CAOĐề tài  chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HOT, ĐIỂM CAO
Đề tài chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HOT, ĐIỂM CAO
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...
Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...
Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN - TẢI FREE ZALO: 093 4...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN - TẢI FREE ZALO: 093 4...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN - TẢI FREE ZALO: 093 4...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN - TẢI FREE ZALO: 093 4...
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...
Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...
Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...
 
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải...Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải...
 
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát tri...
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát tri...Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát tri...
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát tri...
 
Đề tài nghiệp vụ bảo lãnh, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài nghiệp vụ bảo lãnh, HAY, ĐIỂM 8Đề tài nghiệp vụ bảo lãnh, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài nghiệp vụ bảo lãnh, HAY, ĐIỂM 8
 
Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank.pdf
Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank.pdfGiải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank.pdf
Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank.pdf
 
Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank
Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại SacombankGiải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank
Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE QUA...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE QUA...GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE QUA...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE QUA...
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE ZAL...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE ZAL...GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE ZAL...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE ZAL...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đ...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đ...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đ...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đ...
 
Đề tài phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018
Đề tài  phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018Đề tài  phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018
Đề tài phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 

Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, RẤT HAY

  • 1. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH 7 TPHCM Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giảng viên hƣớng dẫn: ThS NGÔ NGỌC CƢƠNG Sinh viên thực hiện : HỒ BÌNH XUÂN YẾN MSSV: 1154010116 Lớp: 11DQTC01 TP. Hồ Chí Minh, năm 2015
  • 2. ii LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong bài là chính xác, trung thực, đƣợc lấy từ ngân hàng Agribank chi nhánh 7 TPHCM. TPHCM, tháng 8 năm 2015 Ngƣời viết đề tài Hồ Bình Xuân Yến
  • 3. iii LỜI CÁM ƠN Qua thời gian 4 năm đƣợc học tập và rèn luyện tại trƣờng Đại học Công nghệ TPHCM tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm từ phía nhà trƣờng, sự giảng dạy nhiệt tình của các thầy cô và học đƣợc nhiều kiến thức bổ ích, những kinh nghiệm sống rất đáng quý, đó là một hành trang vững chắc cho tôi tự tin bƣớc vào đời. Tôi xin trân trọng cám ơn nhà trƣờng nói chung và các thầy cô khoa Quản trị kinh doanh nói riêng đã luôn tạo điều kiện tốt nhất để tôi học tập và rèn luyện tại trƣờng. Tôi xin chân thành cám ơn ThS Ngô Ngọc Cƣơng đã nhiệt tình hƣớng dẫn em trong suốt quá trình làm bài khóa luận này. Tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến Ban lãnh đạo NHNo&PTNT chi nhánh 7, các anh chị trực tiếp hƣớng dẫn, luôn tạo điều kiện để tôi tiếp xúc với công việc thực tế trong thời gian tôi thực tập tại đơn vị và cung cấp số liệu cần thiết để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Cuối cùng tôi xin kính chúc quý thầy cô trƣờng Đại học Công nghệ TPHCM, các anh chị tại NHNo&PTNT chi nhánh 7 nhiều sức khỏe và thành công. Tôi xin chân thành cám ơn! TPHCM, ngày 31 tháng 8 năm 2015 Hồ Bình Xuân Yến
  • 4. iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Thành phố HCM, ngày 31 tháng 8 năm 2015 Giáo viên hƣớng dẫn ThS NGÔ NGỌC CƢƠNG
  • 5. v MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................2 3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu..............................................................................2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu...........................................................................................3 5. Kết cấu tổng quát của luận văn .................................................................................3 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ ...............................................................................4 1.1 Khái quát chung về DNVVN...................................................................................4 1.1.1 Khái niệm DNVVN...........................................................................................4 1.1.2 Đặc điểm của DNVVN .....................................................................................4 1.1.3 Vai trò của DNVVN..........................................................................................5 1.2 Những vấn đề chung về tín dụng ngân hàng và tín dụng đối với DNVVN.........6 1.2.1 Khái niệm về tín dụng .......................................................................................6 1.2.2 Đặc điểm tín dụng ngân hàng đối với DNVVN................................................6 1.2.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNVVN .............................................7 1.2.4 Phân loại các hình thức tín dụng đối với DNVVN ...........................................8 1.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả mở rộng tín dụng đối với DNVVN ...................9 1.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng đối với DNVVN.....................10 Kết luận chƣơng 1:.......................................................................................................11 CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH 7, TPHCM...................................................................12 2.1 Giới thiệu về Agribank chi nhánh 7, TPHCM ....................................................12 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Agribank chi nhánh 7, TPHCM ........12 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban....................................................13 2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận tín dụng................................................14 2.1.4 Các hoạt động chủ yếu của chi nhánh.............................................................15 2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh 7, TPHCM giai đoạn 2012 – 2014 ...................................................................................16 2.2.1 Thực trạng về nhu cầu vốn của các DNVVN hiện nay...................................16 2.2.2 Quy trình tín dụng đối với DNVVN tại Agribank 7, TPHCM .......................17
  • 6. vi 2.2.3 Phân tích HĐTD đối với DNVVN tại Agribank 7 TPHCM năm 2012-2014.19 2.2.3.1 Tình hình chung vể HĐKD tại chi nhánh .................................................19 2.2.3.1.1 Hoạt động huy động vốn ....................................................................19 2.2.3.1.2 Hoạt động cho vay............................................................................23 2.2.3.1.3 Kết quả HĐKD của Agribank 7, TPHCM giai đoạn 2012 – 2014 ...28 2.2.3.2 Phân tích HĐTD đối với DNVVN tại chi nhánh ......................................32 2.2.3.2.1 Doanh số cho vay...............................................................................32 2.2.3.2.2 Doanh số thu nợ .................................................................................35 2.2.3.2.3 Tình hình dƣ nợ cho vay ....................................................................41 2.2.3.3 Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng tại Agribank 7, TPHCM ................45 2.2.3.3.1 Tình hình nợ quá hạn..........................................................................45 2.2.3.3.2 Lợi nhuận đạt đƣợc.............................................................................47 2.2.3.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng...........................................50 2.3 Nhận xét hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh 7, TPHCM.........................................................................................................................51 2.3.1 Kết quả đạt đƣợc .............................................................................................51 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân .................................................................................52 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH 7 TPHCM......................................................................................................56 3.1 Định hƣớng phát triển tín dụng đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh 7...56 3.2 Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank chi nhánh 7, TPHCM...................................................................................................58 3.2.1 Đẩy mạnh công tác huy động nguồn vốn........................................................58 3.2.2 Nâng cao tỷ trọng cho vay không phải bảo đảm bằng tài sản và mở rộng cho vay tín chấp...........................................................................................................61 3.2.3 Đẩy mạnh công tác Marketing, chăm sóc khách hàng...................................62 3.2.4 Đa dạng hóa các sản phẩm .............................................................................64 3.2.5 Tăng cƣờng công tác xử lý nợ quá hạn ..........................................................67 3.2.6 Sàn lọc và lựa chọn khách hàng là DNVVN..................................................69 3.2.7 Tăng cƣờng công tác thu thập nâng cao chất lƣợng thông tin .......................70 3.2.8 Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay ..............................71 3.2.9 Nâng cao năng lực, trình độ cán bộ nhân viên ……………………………. 72
  • 7. vii 3.3 Kiến nghị đối với Agribank chi nhánh 7, TPHCM............................................74 Kết luận chƣơng 3:.......................................................................................................75 KẾT LUẬN...................................................................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 8. viii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Ý nghĩa NHTM Ngân hàng thƣơng mại NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc Argibank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn DN Doanh nghiệp DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TCTC Tổ chức tài chính CBTD Cán bộ tín dụng TCTD Tổ chức tín dụng LN Lợi nhuận HĐTD Hoạt động tín dụng HĐKD Hoạt động kinh doanh SWIFT Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication (Hội Viễn Thông Tài Chính Liên Ngân Hàng Thế Giới) L/C Letter of Credit - thƣ tín dụng T/T Telegraphic transfer - điện chuyển tiền VISA Master Card Thẻ thanh toán quốc tế WESTERN UNION Mạng lƣới chuyển tiền toàn cầu
  • 9. ix DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG Danh mục các bảng Ý nghĩa Bảng 1.1 Phân loại DNVVN Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động của Argibank 7 từ năm 2012 đến năm 2014 Bảng 2.2 Doanh số cho vay, thu nợ, dƣ nợ tại Argibank 7 Bảng 2.3 Dƣ nợ cho vay của ngân hàng Argibank 7 giai đoạn 2012-2014 Bảng 2.4 Kết quả kinh doanh của ngân hàng Argibank 7 giai đoạn 2012-2014 Bảng 2.5 Doanh số cho vay đối với DNVVN tại Argibank 7 giai đoạn 2012-2014 Bảng 2.6 Cơ cấu doanh số cho vay đối với DNVVN tại Agribank 7, năm 2012-2014 Bảng 2.7 Doanh số thu nợ đối với DNVVN tại Argibank 7 giai đoạn 2012-2014 Bảng 2.8 Cơ cấu doanh số thu nợ đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh 7, giai đoạn 2012-2014 Bảng 2.9 Tình hình dƣ nợ cho vay theo đối tƣợng tại Argibank 7 năm 2012-2014 Bảng 2.10 Cơ cấu dƣ nợ cho vay đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh 7, giai đoạn 2012-2014 Bảng 2.11 Cơ cấu dƣ nợ cho vay đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh 7, giai đoạn 2012-2014 Bảng 2.12 Lợi nhuận từ HĐTD đối với DNVVN tại Argibank 7 năm 2012-2014 Bảng 2.13 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng Agribank chi nhánh 7 giai đoạn 2012-2014
  • 10. x DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Danh mục các biểu đồ Ý nghĩa Hình 2.1 Biểu đồ tổng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT chi nhánh 7 giai đoạn 2012-2014 Hình 2.2 Biểu đồ doanh số cho vay, thu nợ và dƣ nợ tại Argibank chi nhánh 7 giai đoạn 2012-2014 Hình 2.3 Biểu đồ dƣ nợ cho vay của ngân hàng Argibank chi nhánh 7 giai đoạn 2012-2014 Hình 2.4 Biểu đồ thể hiện tổng thu nhập và chi phí của Argibank chi nhánh 7 giai đoạn 2012-2014 Hình 2.5 Biểu đồ lợi nhuận qua các năm 2012-2014 của Argibank chi nhánh 7 Hình 2.6 Biểu đồ doanh số cho vay đối với DNVVN tại Argibank chi nhánh 7 giai đoạn 2012-2014 Hình 2.7 Biểu đồ doanh số cho vay đối với DNVVN tại Argibank chi nhánh 7 giai đoạn 2012-2014 Hình 2.8 Biểu đồ dƣ nợ cho vay đối với DNVVN tại NHNo&PTNT chi nhánh 7 giai đoạn 2012-2014 Hình 2.9 Biều đồ nợ xấu đối với DNVVN tại NHNo&PTNT chi nhánh 7 giai đoạn 2012-2014 Hình 2.10 Biểu đồ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh 7 giai đoạn 2012-2014 Sơ đố 2.1 Cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT chi nhánh 7, TPHCM
  • 11. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ cùng với sự đồng hành của nhiều thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt là sự phát triển của thành phần doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò ngày một quan trọng và đang khẳng định vị thế của mình. Theo thống kê, nƣớc ta hiện nay có khoảng hơn 600.000 DNVVN, chiếm khoảng 97% tổng doanh số các doanh nghiệp trong nƣớc, đóng góp khoảng 90% GDP, những doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác các nguồn lực kinh tế của đất nƣớc nhƣ giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống ngƣời lao động. Vì thế sự tồn tại và phát triển của các DNVVN đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nƣớc, góp phần đƣa Việt Nam thành một nƣớc công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các DNVVN nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới kỹ thuật công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất,… để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên trƣờng quốc tế. Một trong các khó khăn lớn nhất mà hầu hết các doanh nghiệp đều vƣớng phải đó là vấn đề về vốn. Các doanh nghiệp đƣợc thành lập và đi vào hoạt động luôn cần phải có một lƣợng vốn nhất định. Nguồn vốn này chủ yếu là các nguồn vốn tự có của các chủ doanh nghiệp hay vay từ các tổ chức tín dụng, trong đó các NHTM có vai trò hết sức quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn đối với các DNVVN để giúp các doanh nghiệp vƣợt qua khó khăn khi thiếu vốn hoạt động. Vậy sự cần thiết phải mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNVVN quan trọng như thế nào? Thứ nhất, hoạt động tín dụng DN nói chung và tín dụng đối với DNVVN, đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết cho nền kinh tế, là kênh dẫn vốn gián tiếp, đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch một khối lƣợng lớn các nguồn lực tài chính trong xã hội, để đầu tƣ cho phát triển kinh tế xã hội và thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đất nƣớc. Thứ hai, hiện nay tín dụng vẫn còn là nghiệp vụ chính đem lại nguồn thu chủ yếu cho các NHTM, trong đó doanh thu từ tín dụng DNVVN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của ngân hàng, nó mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của các NHTM trong giai đoạn hiện nay.
  • 12. 2 Thứ ba, mở rộng tín dụng đối với DNVVN tạo tiền đề cho ngân hàng mở rộng và phát triển các hoạt động dịch vụ khác, từng bƣớc thay đổi cơ cấu doanh thu theo hƣớng giảm dần tỷ trọng doanh thu từ hoạt động cấp tín dụng, tăng dần tỷ trọng doanh thu từ các hoạt động dịch vụ, đây là một hƣớng đi mới mà các NHTM đang lựa chọn. Tuy nhiên trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế hiện nay, tất cả các lĩnh vực phải đối mặt với sự trì trệ, khả năng huy động vốn gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó ngân hàng phải đối mặt với nợ xấu tăng cao nên khả năng cung ứng vốn cho DNVVN cũng gặp nhiều hạn chế. Chính vì thế, để có cái nhìn tống quan hơn về tình hình cung ứng vốn cho doanh nghiệp tại ngân hàng và từ đó hình thành nên các giải pháp đề xuẩt để có thể mở ra con đƣờng phát triển cho các DNVVN nên em đã chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh 7, TPHCM”. 2. Mục đích nghiên cứu  Mục tiêu chung: Phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh 7 TPHCM. Từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, góp phần tích cực vào sự phát triển của chi nhánh.  Mục tiêu cụ thể: Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về tín dụng của NHTM và tín dụng DNVVN. Tổng hợp xử lý số liệu, phân tích, đánh giá về tình tình hoạt động của Agribank chi nhánh 7, TPHCM giai đoạn 2012- 2014 nhằm tìm ra và phát huy những mặt mạnh, khắc phục những tồn tại yếu kém trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Dựa trên cơ sở phân tích và định hƣớng phát triển của ngân hàng để đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại chi nhánh. 3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu  Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh 7 giai đoạn 2012-2014  Phạm vi nghiên cứu:  Phạm vi nội dung Phân tích và đánh giá tình hình HĐTD đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh 7, TPHCM.
  • 13. 3  Phạm vi không gian Các số liệu và thông tin liên quan đến Agribank chi nhánh 7 đƣợc thu thập từ nhiều phòng ban khác nhau trong ngân hàng. Số liệu cụ thể về hoạt động tin dụng đƣợc thu thập từ Phòng Kinh Doanh tại chi nhánh.  Phạm vi thời gian Thời gian nghiên cứu hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh 7 giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp thu thập thông tin: sử dụng dữ liệu thông tin từ các báo cáo qua các năm (báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) của ngân hàng giai đoạn 2012-2014, các văn bản hƣớng dẫn thực hiện, Quyết định, Nghị quyết liên quan đến vấn đề tín dụng của Chính phủ và NHNN Việt Nam. Phƣơng pháp phân tích: sử dụng phƣơng pháp tổng hợp thống kê, mô tả, các phƣơng pháp so sánh tuyệt đối, tƣơng đối nhằm mục đích so sánh, xem xét sự thay đổi của tình hình hoạt động tín dụng qua các giai đoạn. 5. Kết cấu tổng quát của khóa luận Khóa luận gồm 3 chƣơng:  Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng đối với DNVVN  Chƣơng 2: Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh 7, TPHCM  Chƣơng 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh 7, TPHCM
  • 14. 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1.1 Khái quát chung về DNVVN 1.1.1 Khái niệm DNVVN Theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP do chính phủ ban hành ngày 30 tháng 6 năm 2009 thì: ―Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh thẹo quy định pháp luật, đƣợc chia thành 3 cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn hoặc theo số lao động bình quân năm‖ Bảng 1.1 Phân loại DNVVN Ngành nghể DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Nông lâm nghiệp và thủy sản < 10 ngƣời < 20 tỷ đồng 10 ngƣời đến 200 ngƣời 20 tỷ đến 100 tỷ đồng 200 ngƣời đến 300 ngƣời Công nghiệp và xây dựng < 10 ngƣời < 20 tỷ đồng 10 ngƣời đến 200 ngƣời 20 tỷ đến 100 tỷ đồng 200 ngƣời đến 300 ngƣời Thƣơng mại và Dịch vụ < 10 ngƣời < 20 tỷ đồng 10 ngƣời đến 50 ngƣời 20 tỷ đến 100 tỷ đồng 50 ngƣời đến 100 ngƣời 1.1.2 Đặc điểm của DNVVN Đƣợc thành lập chủ yếu từ nguồn vốn tiết kiệm của cá nhân, gia đình và vay mƣợn từ bạn bè nên các DNVVN ở Việt Nam thƣờng có quy mô rất nhỏ. Nguồn nhân lực tại các DNVVN ở Việt Nam có mặt bằng chất lƣợng thấp hơn so với các nƣớc khác, khoảng 43% ngƣời đứng đầu doanh nghiệp có trình độ dƣới cao đẳng, đa phần họ không đƣợc đào tạo các chuyên môn về quản trị doanh nghiệp và các kiến thức liên quan đến quản trị tài chính.
  • 15. 5 Quy mô sản xuất nhỏ cùng với sự thiếu hụt về vốn nên các DNVVN không đủ điều kiện để trang bị thêm trang thiết bị, do đó nhiều doanh nghiệp vẫn còn sử dụng những thiết bị cũ, nhiều dây chuyền sản xuất lạc hậu chƣa đáp ứng đƣợc tốc độ phát triển chung của nền kinh tế. 1.1.3 Vai trò của DNVVN  Vai trò của DNVVN đối với nền kinh tế: Đóng góp vào kết quả hoạt động của nền kinh tế, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định và hiệu quả. DNVVN của Việt Nam cung cấp cho thị trƣờng một khối lƣợng lớn hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng trong nƣớc cũng nhƣ xuất khẩu. DNVVN rất phù hợp trong việc hỗ trợ các DN lớn, nhƣ làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm, cung cấp nguyên nhiên liệu đầu vào… DNVVN nhờ hoạt động với quy mô nhỏ lên rất linh hoạt trong việc trong việc chuyển hƣớng kinh doanh từ những ngành nghề kém hiệu quả sang ngành nghề hiệu quả hơn. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng cường phát triển các mối quan hệ kinh tế, đặc biết là mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài thông qua các DN xuất, nhập khẩu hàng hoá. Phát triển DNVVN sẽ dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tất cả các khía cạnh vùng kinh tế, ngành kinh tế, thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp hình thành và phát triển trong những ngành nghề khác nhau, nhƣng có mối quan hệ mật thiết và liên kết với nhau, chia sẻ rủi ro làm tăng hiệu quả nền kinh tế.  Vai trò của DNVVN đối với xã hội Tạo nhiều việc làm cho người lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội. Đặc điểm chung của DNVVN là hoạt động chủ yếu trong các ngành sử dụng nhiều lao động, do đó đã tạo việc làm cho ngƣời lao động, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cƣ. Nâng cao thu nhập của dân cư, góp phần xoá đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội.
  • 16. 6 Phát triển DNVVN tại thành thị cũng nhƣ các vùng nông thôn sẽ phát huy đƣợc lợi thế của từng vùng và đều góp phần tăng thu nhập của các tầng lớp dân cƣ, rút ngắn sự khác biệt về thu nhập giữa các vùng Tạo môi trường thuận lợi để phát triển các tài năng kinh doanh. DNVVN làm xuất hiện nhiều tài năng trong kinh doanh, một bộ phận cán bộ trong các DNVVN đã qua thử thách và đƣợc đào tạo, chọn lọc trở thành các doanh nhân tiêu biểu biết cách làm giầu cho bản thân và xã hội. 1.2 Những vấn đề chung về tín dụng ngân hàng và tín dụng đối với DNVVN 1.2.1 Khái niệm về tín dụng Trong thực tế thuật ngữ tín dụng đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau, hiểu theo cách đơn giản thì tín dụng là sự vay mƣợn, hiểu theo cách cao hơn thì tín dụng là sự chuyển nhƣợng tạm thời một lƣợng giá trị từ ngƣời sở hữu sang ngƣời sử dụng, để sau một thời gian thu về một lƣợng giá trị lớn hơn lƣợng giá trị ban đầu. Tín dụng biểu hiện các quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình phân phối lọai vốn tiền tệ theo nguyên tắc hoàn trả và có lãi. Tín dụng ngân hàng là quan hệ vay muợn giữa ngân hàng và các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân theo nguyên tắc sử dụng vốn đúng mục đích, hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi. Các chủ thể trong nền kinh tế thị trƣờng luôn ở một trong hai trạng thái, hoặc là tạm thời thừa vốn, hoặc là tạm thời thiếu vốn, vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong toàn xã hội, tín dụng ngân hàng là hình thức phổ biến và có vai trò là kênh dẫn vốn hiệu quả từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn của nền kinh tế. 1.2.2 Đặc điểm tín dụng ngân hàng đối với DNVVN  Phạm vi hoạt động rộng và thời hạn đa dạng, quy mô tín dụng nhỏ. Tín dụng đối với các DNVVN có quan hệ với rất nhiều các chủ thể, hoạt động trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế và tham gia vào tất cả các khâu, các giai đoạn trong quá trình sản xuất, kinh doanh, vì vậy thời hạn cho vay rất đa dạng bao gồm ngắn ,trung và dài hạn. Do quy mô hoạt động của các DNVVN thƣờng nhỏ, tài sản thế chấp ít, chƣa đủ điều kiện, uy tín của DN còn thấp nên quy mô tín dụng còn nhỏ bé.  Hoạt động theo nguyên tắc thƣơng mại và thị trƣờng
  • 17. 7 NHTM trong nền kinh tế thị trƣờng có quan hệ và tác động với rất nhiều các chủ thể của nền kinh tế và tham gia vào hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề vì vậy hoạt động tín dụng DNVVN phải tuân theo nguyên tắc thƣơng mại và thị trƣờng.  Hoạt động luôn hƣớng tới hiệu quả và tuân thủ nguyên tắc hoàn trả. Mục tiêu hoạt động của NHTM là lợi nhuận, thu nhập từ tín dụng DNVVN chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng thu, vì vậy luôn tìm những cơ hội đầu tƣ hiệu quả và với chi phí thấp nhất. Nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng chủ yếu là vốn đi huy động từ nền kinh tế và dân cƣ, vì vậy tín dụng DNVVN phải đƣợc hoàn trả đúng hạn.  Hoạt động tuân thủ theo quy định nghiêm ngặt và quy chế riêng Để bảo vệ ngƣời gửi tiền và đi vay ngân hàng trung ƣơng áp dụng những quy định nhằm đảm bảo an toàn trong kinh doanh nhƣ: Không đƣợc phép cho một khách hàng vay vƣợt quá 15% so với vốn tự có, quy định về giám sát, quản trị rủi ro… 1.2.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNVVN  Tín dụng ngân hàng bổ sung vốn cho các DNVVN, đảm bảo hoạt động của DNVVN phát triển ổn định và nâng cao năng lực cạnh tranh. Cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền kinh tế thị trƣờng, để tồn tại và phát triển chiếm lĩnh thị trƣờng, thị phần, các DNVVN cần thiết phải cải tiến kỹ thuật, đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Mặt khác để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục không bị gián đoạn, các DNVVN cần thiết phải dự trữ một lƣợng nhất định hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu. Để làm đƣợc việc này cần phải có vốn, trong khi trên thực tế thì rất ít có DNVVN có đủ vốn để thực hiện. Tín dụng ngân hàng sẽ giúp các DNVVN chủ động trong việc thực hiện mục đích của mình và bảo đảm cho sản xuất kinh doanh đƣợc ổn định. Tín dụng ngân hàng góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNVVN. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trên thị trƣờng thì phải cạnh tranh với nhau, đó là một quy luật tất yếu. Đặc biệt, đối với các DNVVN, do có một số hạn chế nhất định nên việc chiếm lĩnh ƣu thế cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nƣớc là một điều hết sức khó khăn. Do đó, xu hƣớng hiện nay của các DNVVN là tăng cƣờng liên doanh tập trung vốn đầu tƣ sản xuất nhằm tăng sức cạnh tranh.  Tín dụng ngân hàng góp phần tạo nên một cơ cấu vốn tối ƣu, và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DNVVN.
  • 18. 8 Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DNVVN. Khi sử dụng vốn tín dụng thì doanh nghiệp phải tuân theo nguyên tắc hoàn trả cả lãi và gốc đúng hạn cho dù có làm ăn hiệu quả hay không. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có phƣơng án sản xuất khả thi, không chỉ để thu hồi đủ vốn mà còn phải tìm cách sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất và đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất ngân hàng thì mới trả đƣợc nợ và kinh doanh có lãi. Tín dụng ngân hàng giúp hình thành cơ cấu vốn tối ƣu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong nền kinh tế thị khó khăn nhƣ hiện nay thì ít có doanh nghiệp nào có đủ vốn tự có để sử dụng vào hoạt động đầu tƣ sản xuất kinh doanh. Do đó, nguồn vốn vay chính là công cụ đòn bẩy hiệu quả để doanh nghiệp tối ƣu hóa hiệu quả sử dụng vốn. Để sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả thì doanh nghiệp phải có một cơ cấu vốn tối ƣu, kết hợp sử dụng vốn tự có và nguồn vốn vay nhằm giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất và nâng cao hiệu quả hoạt động.. 1.2.4 Phân loại các hình thức tín dụng đối với DNVVN  Căn cứ vào thời gian cho vay: Tín dụng ngắn hạn: là loại hình tín dụng có thời hạn không quá 12 tháng, đƣợc sử dụng để cho vay bổ sung vốn lƣu động và các nhu cầu về thiếu hụt vốn tạm thời của DNVVN Tín dụng trung hạn: là loại hình tín dụng có thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng, đƣợc cho vay để mua sắm tài sản cố định, sửa chữa, cải tạo tài sản đảm bảo có thời gian hoàn vốn trên 1 năm. Tín dụng dài hạn: là loại hình tín dụng có thời hạn trên 60 tháng. Đƣợc sử dụng để cho vay các nhu cầu về mua sắm tài sản cố định, xây dựng cơ bản, có thời gian thu hồi vốn trên 5 năm.  Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối khách hàng: Tín dụng có tài sản đảm bảo: là loại hình tín dụng mà khoản vay đƣợc đảm bảo bằng tài sản thế chấp của chủ thể đi vay, tài sản hình thảnh từ vốn vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản thế chấp của bên thứ 3. Tín dụng không có tài sản đảm bảo: là loại hình tín dụng không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh.  Căn cứ vào phƣơng thức cho vay:
  • 19. 9 Cho vay từng lần: là phƣơng thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng phải thực hiện các thủ tục cần thiết và ký hợp đồng tín dụng. Nhu cầu vay vốn đƣợc xác định theo từng phƣơng án kinh doanh. Cho vay theo hạn mức tín dụng: là phƣơng thức cho vay trong đó ngân hàng và khách hàng thỏa thuận một mức dƣ nợ tối đa, trong một khoảng thời gian nhất định. Hạn mức cho vay là mức dƣ nợ tối đa đƣợc duy trì trong suốt khoảng thời gian vay. Cho vay theo hạn mức thấu chi: là một hình thức cấp tín dụng cho khách hàng, trong đó ngân hàng chấp thuận cho khách hàng chi trả vƣợt quá số dƣ có trong tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng trong một thời hạn nhất định. 1.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả mở rộng tín dụng đối với DNVVN  Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chƣa. Doanh số cho vay thƣờng đƣợc xác định theo tháng, quý, năm.  Doanh số thu nợ: Là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trƣớc đó.  Dƣ nợ cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về.  Nợ quá hạn: Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả đƣợc cho ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dƣ nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng của nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng.  Tỷ lệ dƣ nợ trên vốn huy động. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn. Thông thƣờng khi nguồn vốn huy động ở ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn vốn sử dụng thì dƣ nợ thƣờng gấp nhiều lần so với vốn huy động. Nếu ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì không hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn Một số chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả tín dụng 1/2 vốn huy động
  • 20. 10 đƣợc. Do vậy, tỷ lệ này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động ngân hàng, khi đó ngân hàng sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn huy động đƣợc. Ta có công thức nhƣ sau: Tỷ lệ dƣ nợ trên tổng nguồn vốn = x 100%  Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ. Chỉ tiêu này thƣờng nói lên chất lƣợng tín dụng của một ngân hàng. Thông thƣờng chỉ số này dƣới mức 5% thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng bình thƣờng. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ trọng trên tổng dƣ nợ lớn thì nó phản ánh chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng kém, rủi ro tín dụng cao và ngƣợc lại Ta có công thức sau: Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100% 1.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng đối với DNVVN  Môi trƣờng phát triển kinh tế: Môi trƣờng kinh tế là nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNVVN. Khi môi trƣờng kinh tế ổn định mọi mặt thì ngân hàng và DNVVN đều hoạt động tốt, tín dụng đƣợc mở rộng, ngƣợc lại nền kinh tế suy thoái và mất đi sự ổn định thì DNVVN và ngân hàng sẽ gặp khó khăn. Trong môi trƣờng kinh tế đầy biến động nhƣ hiện nay đó là; lạm phát, giá cả gia tăng, tỷ giá và lãi xuất biến động, đã gây ra không ít khó khăn, thách thức cho các DNVVN và các NHTM. Mặt khác đa số các DNVVN hiện nay do nguồn vốn tích luỹ còn hạn hẹp. Trong khi vẫn còn lƣợng tiền mặt khá lớn trong dân cƣ, bởi do tâm lý, thói quen sử dụng tiền mặt và không quen giao dịch qua ngân hàng của họ, do đó công tác huy động vốn của ngân hàng gặp khó khăn.  Môi trƣờng cạnh tranh giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Trong nền kinh tế thị trƣờng, cạnh tranh giữa các ngân hàng thƣơng mại hay giữa các DNVVN với nhau là một nhân tố khách quan. Chúng ta cần có một sự cạnh tranh lành mạnh và công bằng, để tạo một sân chơi bình đẳng giữa các DNVVN, cũng nhƣ giữa các NHTM, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của DNVVN và NHTM hiệu quả hơn,
  • 21. 11 từ đó mở rộng tín dụng. Trái lại nếu sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, sẽ gây ra tổn thất không chỉ cho các DNVVN mà cho cả các NHTM tín dụng sẽ không đƣợc mở rộng.  Nhân tố thuuộc về các DNVVN: Hiện nay hầu hết các DNVVN còn có khó khăn về tài chính, khả năng tiếp cận với vốn vay tín dụng còn hạn chế, do tài sản đảm bảo ít, hoặc chƣa đủ điều kiện; kinh nghiệm quản lý còn thiếu do mới thành lập, trình độ quản lý tài chính còn non kém, mang nặng tính gia đình, báo cáo tài chính thiếu tính minh bạch, không chính xác, khó khăn cho ngân hàng trong quá trình thẩm định cho vay.  Chiến lƣợc hoạt động và các chính sách tín dụng của ngân hàng: Căn cứ vào tình hình thực tế và từng giai đoạn cụ thể các NHTM để xây dựng chiến lƣợc hoạt động, đƣợc cụ thể hoá bằng những chính sách nhƣ chính sách tín dụng, chính sách khách hàng… Chính sách tín dụng phản ánh cƣơng lĩnh tài trợ của ngân hàng và nó có ảnh hƣởng trực tiếp đến việc mở rộng tín dụng DNVVN. Một chiến lƣợc hoạt động đúng đắn, với tầm nhìn dài hạn và có những bƣớc đi vững chắc, một chính sách tín dụng phù hợp sẽ là kim chỉ nam cho hoạt động cho vay đúng hƣớng, thúc đẩy hoạt động tín dụng phát triển ổn định, bền vững, ngƣợc lại sẽ kìm hãm tăng trƣởng, mở rộng tín dụng. Kết luận chƣơng 1: Chủ trƣơng, đƣờng lối phát triển kinh tế nhất quán của Đảng và Nhà nƣớc ta là: Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc. DNVVN là bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và có những đóng góp quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia. Thực hiện mục tiêu đến năm 2020 cả nƣớc có 600.000 DNVVN hoạt động trên các lĩnh vực. Tín dụng ngân hàng luôn là kênh hỗ trợ vốn quan trọng giúp các DNVVN mở rộng và phát triển, tƣơng xứng với tiềm năng và đáp ứng mục tiêu, định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội. Trong chƣơng 1của khóa luận đã hệ thống hoá và làm rõ hơn một số lý luận cơ bản về DNVVN; Tín dụng và mở rộng tín dụng đối với DNVVN của NHTM. Qua nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế, để tìm ra những nhân tố ảnh hƣởng đến mở rộng tín dụng đối với DNVVN, đây là những kinh nghiệm tốt cho các NHTM tham khảo.
  • 22. 12 CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH 7, TPHCM 2.1 Giới thiệu về Agribank chi nhánh 7, TPHCM 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Agribank chi nhánh 7, TPHCM Đƣợc thành lập tháng 06/2007 theo quyết định số153/QĐ/HĐQT - TCCB của Hội đồng quản trị Agribank Việt Nam. Là đơn vị đƣợc xếp hạng doanh nghiệp Nhà nƣớc hạng I, trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Với phƣơng châm hoạt động là: ―Mang phồn thịnh đến với khách hàng‖, chi nhánh 7 NHNo&PTNT, không ngừng mở rộng mạng lƣới đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất lƣợng phục vụ, triển khai các chƣơng trình tín dụng trọng điểm nhƣ: cho vay theo QĐ 67/QĐ –TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, cho vay phát triển kinh tế chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cho vay đối với ngƣời đi lao động có thời hạn ở nƣớc ngoài,… Từ năm 2010 đến nay họat động kinh doanh đã có bƣớc tăng trƣởng khá. Nguồn vốn tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt 40%, dƣ nợ tăng trƣởng bình quân hàng năm 25%, lợi nhuận tăng trƣởng bình quân hàng năm 20%/năm. Hoạt động thanh tóan quốc tế và kinh doanh ngọai tệ tăng trƣởng bình quân hàng năm trên 20%, chi nhánh đã có quan hệ thanh toán với trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ; uy tín vị thế của chi nhánh trên địa bàn đối với các đối tác và khách hàng tiếp tục đƣợc nâng cao. Là doanh nghiệp nhà nƣớc hạng đặc biệt, Agribank chi nhánh 7 đã quy tụ đội ngũ cán bộ nhân viên không chỉ có trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ giỏi mà còn có đạo đức nghề nghiệp, nhạy bén trong quan hệ giao tiếp, năng động, ham học hỏi,…giúp ngân hàng ngày một đi lên.
  • 23. 13 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban  Cơ cấu tổ chức Agribank chi nhánh 7, TPHCM Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Agribank chi nhánh 7, TPHCM ( Nguồn: chi nhánh 7, Agribank, TPHCM )  Chức năng các phòng ban: Ban giám đốc: Ban giám đốc có nhiệm vụ thực hiện và đề ra mọi hoạt động chiến lƣợc phát triển kinh doanh cũng nhƣ xét duyệt điều hành và quản lý hoạt động bộ phận kinh doanh của ngân hàng phù hợp với nhiệm vụ và quyền hạn đƣợc giao và phải chịu trách nhiệm về GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KHTH PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG HÀNH CHÁNH NHÂN SỰ CHI NHÁNH LOẠI 3 CÁC PHÒNG GIAO DỊCH
  • 24. 14 hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Là ngƣời đại diện cho chi nhánh trong các vấn đề liên quan đến quan hệ nhân sự, tố tụng, tranh chấp, giải thể. Bên cạnh đó, bân giám đốc còn đề ra các chính sách tuyển dụng, khen thƣởng, xử phạt nhân viên theo đúng quy định của Agribank và pháp luật. Phòng tín dụng: có nhiệm vụ nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn để lập kế hoạch kinh doanh ngắn trung và dài hạn. Chủ động tìm kiếm các dự án, khách hàng, làm đầu mối tiếp xúc với khách hàng, hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn; thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định, lập báo cáo thẩm định, soạn thảo hợp đồng tín dụng; giám sát các khoản vay và đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Phòng kế toán: quản lý về tài khoản, thanh toán, điện toán thông tin, chuyển tiền, thu đổi ngoại tệ, điều chuyển vốn nội bộ, chi tiêu theo kế hoạch đƣợc hội sở duyệt và các báo cáo kế toán, quyết toán, tham mƣu cho giám đốc xây dựng và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới. Phòng hành chính nhân sự: Tổ chức thực hiện việc quy hoạch cán bộ, quản lý nhân sự, chi trả lƣơng cho ngƣời lao động, đào tạo nhân viên, thực hiện chính sách cán bộ, và thi đua khen thƣởng. Lập kế hoạch đầu tƣ xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, công cụ lao động và tổ chức thực hiện theo kế hoạch đƣợc duyệt. Thực hiện công tác văn thƣ hành chính quản trị. Ngoài ra phòng hành chính nhân sự còn phối hợp với các phòng nghiệp vụ để xác định kế hoạch phát triển mạng lƣới, tham mƣu cho giám đốc; hƣớng dẫn các cán bộ thực hiện các chế độ chính sách của pháp luật, quản lý theo dõi tác phong làm việc của cán bộ trong chi nhánh. Phòng kế toán ngân quỹ: thực hiện công tác kết toán và quản lý thu chi tiền mặt, xuất nhập ấn chỉ có giá. Kiểm trá thực thu, thực chi theo chứng từ kế toán, thu đổi ngoại tệ. Chịu trách nhiệm bảo quản tiền, ấn chỉ quan trọng, và toàn bộ hồ sơ thế chấp, cầm cố của khách hàng vay. Ghi chép đầy đủ chính xác từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập bảng cân đối từng kỳ và gửi lên Ngân hàng cấp trên Phòng giao dịch: Thực hiện các chức năng giống nhƣ chi nhánh nhƣng với quy mô nhỏ hơn (thực hiện trong mức phán quyết ủy quyền). Phòng giao dịch có chức năng thực hiện một số nội dung hoạt động NHTM trong một cụm dân cƣ, cụm kinh tế ( thuộc phạm vi hoạt động của đơn vị trực tiếp quản lý) theo ủy quyền của giám đốc chi nhánh trực tiếp quản lý. 2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận tín dụng
  • 25. 15  Chức năng: hiện nay bộ phận tín dụng của chi nhánh thực hiện 2 chức năng cơ bản là: Huy động vốn và cho vay vốn tiền tệ theo nguyên tắc hoàn trả có lãi, thể hiện trên 2 loại nghiệp vụ là huy động vốn nhàn rỗi tạm thời và cho vay vốn đối với nhu cầu cần thiết. Kiểm soát các hoạt động kinh tế thông qua các quan hệ tín dụng đối với tổ chức và cá nhân.  Nhiệm vụ: Thực hiện cho vay theo đúng quy trình, quy định của đơn vị, phối hợp với các phòng ban chuyên môn trong đơn vị để xử lý các công việc về nghiệp vụ tín dụng theo sự chỉ đạo của ban giám đốc. Phân tích khách hàng vay theo quy trình nghiệp vụ, đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay, quyết định hạn mức tín dụng. Thƣờng xuyên phân loại dƣ nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề ra hƣớng khắc phục. Thực hiện các công tác thẩm định nhƣ thu thập, quản lý, cung cấp thông tin cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro và thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định. 2.1.4 Các hoạt động chủ yếu của chi nhánh  Hoạt động huy động vốn: Huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng nhất của các NHTM. Nguồn vốn hoạt động chủ yếu là vốn huy động tại chỗ, bên cạnh đó chi nhánh còn nhận vốn uỷ thác của các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế và vốn điều chuyển từ chi nhánh ngân hàng cấp trên. Vốn huy động tại địa phƣơng bao gồm cả nội và ngoại tệ, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chi nhánh 7 NHNo&PTNT với các hình thức chủ yếu sau: Nhận tiền gửi tiết kiệm nội, ngoại tệ của các tầng lớp dân cƣ, bao gồm tiết kiệm không kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạn; Nhận tiền gửi thanh toán nội tệ và ngoại tệ của các tổ chức và cá nhân; Nhận vốn uỷ thác của các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế từ ngân hàng cấp trên chuyển về nhƣ các dự án; ADB, RDF, WB- 2561, KFW, FRP…; Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu có mục đích và nhận tiền gửi bảo đảm thanh toán.  Hoạt động sử dụng vốn: Hoạt động sử dụng vốn là những hoạt động nhằm duy trì khả năng thanh toán của Ngân hàng để đáp ứng nhu cầu rút tiền và thanh toán thƣờng xuyên của khách hàng.
  • 26. 16 Bao gồm các hoạt động nhƣ: Đầu tƣ vào chứng khoán; Hoạt động cho vay,…Trong đó, cho vay là một hình thức chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng. Hiện nay hoạt động cho vay vẫn là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất đối với các NHTM Việt Nam, cũng nhƣ với Agribank chi nhánh 7. Sự chuyển hoá từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối với bản thân ngân hàng. Vì hoạt động cho vay đã tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu để đáp ứng các khoản chi phí nhƣ, trả lãi tiền gửi, vay của khách hàng, bù đắp chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Hiện tại doanh thu của chi nhánh 7 Agribank chủ yếu vẫn là thu từ hoạt động tín dụng mà chủ yếu là từ thu lãi cho vay chiếm trên 80% tổng doanh thu. Hoạt động sử dụng vốn với các hình thức nhƣ sau: Cho vay ngắn hạn đối với các công ty, xí nghiệp, cá nhân có nhu cầu vay vốn (cho vay tiêu dùng, hỗ trợ du học, kinh doanh, dịch vụ,…); Cho vay chiết khấu, cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá; Cho vay trung dài hạn đối với các thành phần kinh tế của các đơn vị doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc.  Các hoạt động khác: Bên cạnh các hoạt động chính nhƣ huy động vốn và hoạt động sử dụng vốn, chi nhánh còn một số hoạt động khác nhƣ: Mua bán các loại ngoại tệ theo phƣơng thức giao ngay, kỳ hạn,…; Thanh toán, tài trợ XNK hàng hóa, chiết khấu hàng hóa, chứng từ, thực hiện chuyển hàng hóa tiền tệ qua hệ thống SWIFT, bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, T/T,…; Phát hành, thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế nhƣ VISA, Master card,… thanh toán qua mạng bằng thẻ; Thực hiện giao ngân quỹ, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối WESTERN UNION, chuyển tiền trong và ngoài nƣớc; Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nƣớc: bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế, thực hiện hợp đồng,… 2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh 7, TPHCM giai đoạn 2012 – 2014 2.2.1 Thực trạng về nhu cầu vốn của các DNVVN hiện nay Nếu trƣớc năm 1989, DNVVN chủ yếu tập trung ở khu vực quốc doanh thì trong giai đoạnh này, số DNVVN thuộc sở hữu Nhà nƣớc giảm đáng kể. Ngƣợc lại, số DNVVN ngoài quốc doanh lại tăng nhanh về số lƣợng, chất lƣợng và ngành nghề. Sự phát triển của các DNVVN đã góp phần đáng kể trong huy động vốn đầu tƣ xã hội, giải
  • 27. 17 quyết công ăn việc làm, đóng góp chung cho sự phát triển đất nƣớc. Theo khảo sát của Phòng Thƣơng Mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy, có 22.5% doanh nghiệp cho biết không thể tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng vì lãi suất quá cao, 20.5% doanh nghiệp cho biết không thể đáp ứng yêu cầu của ngân hàng đƣa ra, 2.5% doanh nghiệp nói có nợ xấu, 41.6% doanh nghiệp không có nhu cầu vay và 13.1% doanh nghiệp thuộc các trƣờng hợp khác. Chính phủ đã đề ra mục tiêu phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2011 - 2015 là thành lập mới 350.000 doanh nghiệp và đến ngày 31/12/2015, cả nƣớc sẽ có khoảng 700.000 doanh nghiệp hoạt động. Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc, đầu tƣ của khu vực này chiếm khoảng 35% tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội, đóng góp 40% GDP, 30% tổng thu ngân sách nhà nƣớc, tạo thêm 3.5 - 4 triệu việc làm mới trong giai đoạn 2011- 2015. Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp không ít khó khăn để phát triển hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong việc tiếp cận vốn vay. Nguyên nhân xuất phát từ chính quy mô, ít chiến lƣợc bài bản nên không đáp ứng đƣợc những điều kiện về tài sản thế chấp, uy tín và thƣơng hiệu của loại hình doanh nghiệp này, cửa vay vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có phần hạn chế hơn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn vấp phải những hạn chế khác về trình độ quản lý, vốn, tài sản thế chấp, năng lực sản xuất kinh doanh… 2.2.2 Quy trình tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank chi nhánh 7, TPHCM Để nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng, mỗi ngân hàng cần thiết lập một quy trình tín dụng hợp lý. Và đây cũng là quy trình bắt buộc phải thực hiện khi khách hàng vay vốn.  Quy trình tín dụng đƣợc Agribank chi nhánh 7 xây dựng gồm: Bƣớc 1: Tiếp xúc trực tiếp và tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng: Cán bộ tín dụng là ngƣời tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, để nắm bắt mọi nhu cầu về sử dụng các dịch vụ ngân hàng của khách hàng, tƣ vấn giúp đỡ và hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ, thủ tục vay vốn. Bƣớc 2: Kiểm tra hồ sơ và phân tích khách hàng: Cán bộ tín dụng thực hiện công việc kiểm tra hồ sơ và phân tích khách hàng trƣớc khi cho vay. Đây là công việc rất quan trọng quyết định đến chất lƣợng của khoản cho vay. Nội dung chủ yếu của bƣớc này là thu nhập và xử lý thông tin liên quan đến khách
  • 28. 18 hàng vay vốn bao gồm năng lực pháp lý, năng lực tài chính, năng lực sử dụng vốn vay; uy tín, khả năng tạo ra lợi nhuận, nguồn ngân quỹ, quyền sở hữu các tài sản và các điều kiện kinh tế liên quan khác đến khách hàng vay vốn; tính khả thi, hiệu quả của phƣơng án hoặc dự án vay vốn; tính thanh khoản của tài sản bảo đảm trong trƣờng hợp phải xử lý tài sản để thu nợ; dự báo về các rủi ro có thể xảy ra. Bƣớc 3: Thẩm định, phân tích các khoản vay: Đây là bƣớc quan trọng nhất và thƣờng chiếm nhiều thời gian nhất trong quá trình cho vay. Việc thẩm định này sẽ đƣa đến kết quả có tài trợ cho khoản vay đó hay không. Để thẩm định khoản vay, ngân hàng thƣờng dựa trên những thông tin đã thu thập đƣợc tại bƣớc 1 về khách hàng, đồng thời căn cứ vào khả năng đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng từ nội tại ngân hàng (nhƣ nguồn vốn cho vay, định hƣớng cho vay…). Kết thúc bƣớc này cán bộ tín dụng và phòng tín dụng phải viết báo cáo về kết quả thẩm định để trình lãnh đạo ra quyết định cuối cùng về khoản vay. Bƣớc 4: Quyết định cho vay và ký hợp đồng tín dụng: Căn cứ kết quả thẩm định tại bƣớc 3 lãnh đạo ngân hàng ra quyết định cho vay (hay không cho vay), có thông báo gửi cho khách hàng, trƣờng hợp đồng ý cho vay thì cùng với khách hàng ký kết hợp đồng tín dụng: hợp đồng tín dụng là văn kiện ghi lại thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng về việc cho vay. Hợp đồng tín dụng có những nội dung chính sau: Giới thiệu về khách hàng và ngân hàng; Mục đích sử dụng vốn vay; Lãi suất vay vốn và các loại phí (nếu có); Thời hạn cho vay; Các loại bảo đảm; Điều kiện và kỳ hạn giải ngân; Điều kiện thanh toán và các điều kiện khác. Thông thƣờng các mẫu hợp đồng đã đƣợc các ngân hàng chuẩn hoá. Tuy nhiên, nếu khoản vay có tính đặc thù cao, phức tạp, giá trị vay lớn, đƣợc nhiều ngân hàng đồng tài trợ… thì hợp đồng này sẽ đƣợc soạn thảo từng lần và thƣờng do một công ty tƣ vấn luật chuyên nghiệp thực hiện. Bƣớc 5: Giải ngân và kiểm soát trong và sau khi cho vay: Sau khi ký hợp đồng tín dụng, ngân hàng có trách nghiệm chuyển tiền cho khách hàng theo cam kết nhƣ đã thoả thuận. Đồng thời ngân hàng kiểm tra việc sử dụng vốn vay về mục đích vay vốn, tiến độ thực hiện phƣơng án/dự án sản xuất kinh doanh. Quá trình này cho phép ngân hàng có thêm thông tin về khách hàng và khoản vay để có các biện pháp xử lý kịp thời. Ví dụ nếu chất lƣợng khoản cho vay bị đe doạ ngân hàng có thể thu hồi nợ trƣớc hạn hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản đảm bảo. Bƣớc 6: Thu nợ thanh lý hợp đồng tín dụng và đƣa ra phán quyết cho vay mới:
  • 29. 19 Quan hệ cho vay kết thúc khi ngân hàng thu hết nợ gốc và lãi và hợp đồng tín dụng đƣợc thanh lý. Trƣờng hợp khách hàng không thanh toán nợ đúng hạn, ngân hàng cần xem xét nguyên nhân để có ứng xử cho vay phù hợp, ví dụ khách hàng chƣa trả đủ nợ do nguyên nhân khách quan, chính đáng, ngân hàng có thể xem xét cơ cấu lại nợ, tuy nhiên nếu khách hàng cố tình không trả nợ ngân hàng có thể xem xét xử lý các TSĐB để thu hồi nợ hoặc khởi kiện khách hàng theo quy định pháp luật. Trƣờng hợp cho vay dự án vƣợt quyền phán quyết của chi nhánh thì sau khi hoàn tất hồ sơ, thẩm định, lập tờ trình và chuyển hồ sơ lên chi nhánh ngân hàng cấp trên thẩm định lại và xét duyệt, khi có thông báo về việc chấp thuận cho vay, chuyển xuống, chi nhánh ký hợp đồng tín dụng với khách hàng và tổ chức giải ngân, quản lý món vay. 2.2.3 Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh 7 TPHCM giai đoạn 2102-2014 2.2.3.1 Tình hình chung vể hoạt động kinh doanh tại chi nhánh 2.2.3.1.1 Hoạt động huy động vốn Huy động vốn là nghiệp vụ cơ bản và quan trọng nhất đối với NHTM bởi nguồn vốn kinh doanh chủ yếu của NHTM là nguồn vốn huy động dƣới các hình thức tiền gửi, do đó kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng phần lớn phụ thuộc vào kết quả hoạt động huy động vốn. Tuy nhiên với chính sách thắt chặt tiền tệ và kiềm chế lạm phát nhƣ hiện nay thì khả năng huy động vốn của ngân hàng rất khó khăn. Nhận thấy đƣợc những khó khăn này, ngân hàng luôn chú trọng đến việc thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cƣ và tranh thủ những nguồn vốn khác nên qua các năm, ngân hàng luôn có tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn khá cao. Cụ thể nhƣ sau:
  • 30. 20 Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động của Agribank chi nhánh 7 từ năm 2012 đến năm 2014 ( đơn vị: tỷ đồng) Tình hình huy động vốn Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch năm 2013/2012 Chênh lệch năm 2014/2013 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tổng nguốn vốn huy động 3,155 100% 3,659 100% 3,821 100% 16 % 504 4.43% 162 1.Cơ cấu huy động theo loại tiền 3,155 100% 3,659 100% 3,821 100% 16 % 504 4.43% 162 Nội tệ 2,153 68.2% 2,379 65% 2,710 70.9% 10.5% 226 13.9% 331 Vàng huy đổi ra VND 601 19.1% 645 17.6% 659 17.3% 7.3% 44 2.2% 14 Ngoại tệ huy đổi ra VND 401 12.7% 635 17.4% 452 11.8% 58.4% 234 (28.8) (183) 2.Cơ cấu huy động theo kỳ hạn 3,155 100% 3,659 100% 3,821 100% 16 % 504 4.43% 162 Tiền gửi không kỳ hạn 284 9% 616 16.8% 629 16.5% 117% 332 2.1% 13 Tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng 1,105 35% 1,278 34.9% 1,357 35.5% 15.6% 173 6.2% 79 Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng 1,766 56% 1,765 48.3% 1,835 48% (0.05) (1) 4% 70 3.Cơ cấu huy động theo đối tƣợng 3,155 100% 3,659 100% 3,821 100% 16 % 504 4.43% 162
  • 31. 21 Huy động từ dân cƣ 1,036 32.8% 1,340 36.6% 1,479 38.7% 29.3% 304 10.37% 139 Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế 1,869 59.2% 2,319 63.4% 2,342 61.3% 24.1% 450 1% 23 Tiền gửi từ các TCTD, TCTC khác 250 7.9% 0 0% 0 0% (7.9) (250) 0% 0 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh 7)
  • 32. 22 Hình 2.1 Biểu đồ tổng nguồn vốn huy động của Agribank chi nhánh 7 giai đoạn 2012-2014 Dựa vào bảng 2.1 ta thấy nguồn vốn huy động của Agribank chi nhánh 7 qua các năm từ 2012 đến 2014 đều tăng. Nhằm tăng cƣờng nguồn vốn đáp ứng cho các hoạt động đầu ra, ngân hàng luôn quan tâm khai thác các nguồn vốn nhƣ: huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ, vốn ủy thác đầu tƣ,…huy động vốn qua phát hành kỳ phiếu và các loại tiền gửi. Cụ thể năm 2013 tổng nguồn vốn huy động là 3,659 tỷ đồng tăng 504 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tăng 16% so với năm 2012. So với những năm trƣớc thì đây vẫn là sự tăng trƣởng chậm và có phần sụt giảm. Cuối năm 2014, tình hình huy động vốn vẫn tiếp tục giảm sút, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thƣơng mại ngày càng gây gắt với nhiều mức lãi suất linh hoạt khác nhau. Do vậy, năm 2014 tuy nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng 162 tỷ đồng nhƣng tốc độ tăng trƣởng thấp hơn năm 2013 với 4.43%. Cơ cấu huy động xét theo đối tƣợng thì nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế qua các năm đều chiếm tỷ trọng cao hơn 50% tổng nguồn vốn huy động. Theo số liệu bảng 2.1 cho thấy, năm 2012 tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế là 59.2%, năm 2013 là 63.4% và năm 2014 là 61.3%. Nguyên nhân là do hiện nay hầu hết các tổ chức kinh tế, các công ty, doanh nghiệp đều mở tài khoản của mình tại ngân hàng nhằm phục vụ cho việc chi trả cho các hoạt động mua bán, thanh toán hợp đồng XNK và chi trả lƣơng cho nhân viên, nộp thuế,…nên tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế đều tăng qua các năm. 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 3155 3659 3821 Tổng vốn huy động Tổng vốn huy động (tỷ đồng)
  • 33. 23 Xếp thứ hai sau nhóm các tổ chức kinh tế là các nguồn vốn huy động đƣợc từ dân cƣ. Qua các năm, tiền gửi trong dân cƣ cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu huy động vốn của ngân hàng. Năm 2012 tiền gửi trong dân cƣ của chi nhánh là 1,306 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 32.8% trong tổng nguồn vốn huy động. Do sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trong việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi ngày càng gay gắt nên chi nhánh đã đƣa ra nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng với nhiều sản phẩm hấp dẫn cùng nhiều chƣơng trình khuyến mãi để thu hút ngƣời dân đến gửi tiền tại chi nhánh. Kết quả, đến năm 2013, tiền gửi từ dân cƣ là 1340 tỷ đồng tăng thêm 304 tỷ đồng, đạt tỷ trọng 36.6% trong tổng vốn huy động và năm 2014 là 1479 tỷ đồng tăng 139 tỷ đồng, đạt tỷ trọng 38.7%. Nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng cao là cơ sở của việc tăng trƣởng tín dụng, ngoài ra với việc không ngừng tăng cƣờng và cũng cố đội ngũ cán bộ một cách nghiêm túc khi làm việc đã tạo đƣợc thế cạnh tranh cho chi nhánh trong hệ thống ngân hàng. Điều này có thể giúp chi nhánh đẩy mạnh hoạt động tín dụng mang về lợi nhuận cho ngân hàng. Đồng thời cũng giúp chi nhánh khẳng định vị thế của mình trong hệ thống Argibank cũng nhƣ lòng tin trong lòng khách hàng trong địa bàn TPHCM. 2.2.3.1.2 Hoạt động cho vay Hoạt động cho vay đóng vay trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khoảng 80% lợi nhuận của ngân hàng đến từ hoạt động cho vay. Tình hình tín dụng tại Agribank chi nhánh 7 giai đoạn 2012-2014 có nhiều biến động do nhu cầu vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và phục vụ đời sống của các cá nhân ngày càng cao và đa dạng. Ngân hàng đã nổ lực hoạt động đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng với nhiều hình thức tín dụng nhƣ cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, chiết khấu giấy tờ có giá,…Tình hình dƣ nợ của hoạt động tín dụng của chi nhánh giai đoạn 2012-2014 nhƣ sau:
  • 34. 24 Bảng 2.2 Doanh số cho vay, thu nợ, dƣ nợ tại Agribank chi nhánh 7, giai đoạn 2012-2014 (Đơn vị tính: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch năm 2013/2012 Chênh lệch năm 2014/2013 Tốc độ tăng trƣởng bình quân Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Doanh số cho vay 1202.5 1327.1 1435.3 10.4% 124.6 8.15% 108.2 9.3% Doanh số thu nợ 1189.3 1298.1 1413.7 9.1% 108.8 8.9% 115.6 9% Dƣ nợ 1423 1480 1497 4% 57 1.15% 17 2.6% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh 7) Hình 2.2 Biểu đồ doanh số cho vay, thu nợ và dƣ nợ tại Argibank chi nhánh 7 giai đoạn 2012-2014 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1202.5 1327.1 1435.3 1189.3 1298.1 1413.71423 1480 1497 Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ Doanh số cho vay (tỷ đồng) Doanh số thu nợ (tỷ đồng) Dư nợ (tỷ đồng)
  • 35. 25 Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng nhƣ nhu cầu vay tiêu dùng phục vụ sinh hoạt của cá nhân, từ kết quả trên ta thấy: doanh số cho vay các thành phần kinh tế của chi nhánh tăng qua các năm từ 2012 đến 2014 với tốc độ tăng trƣởng bình quân 9.3%. Năm 2013 doanh số cho vay tăng 124.6 tỷ đồng, với tốc độ tăng trƣởng 10.4% so với năm 2012. Xã hội ngày càng phát triển, để bắt kịp sự tiến bộ, ngày một đi lên của nền kinh tế, các doanh nghiệp đã mạnh dạn hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, cải tiến trang thiết bị của mình để tạo lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Do vậy, đến năm 2014, con số này vẫn tiếp tục tăng lên 108.2 tỷ đồng, với tốc độ tăng trƣởng 8.15% so với năm 2013. Cùng với việc đẩy mạnh cho vay thì công tác thu hồi nợ cũng rất đƣợc chi nhánh quan tâm. Vì vậy việc thu hồi nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi luôn đƣợc đặt lên hàng đầu để đồng vốn bỏ ra đƣợc quay vòng nhanh chóng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nhìn chung doanh số thu hồi nợ của chi nhánh đều tăng qua các năm. Năm 2013 đạt 1298.1 tỷ đồng, tăng 108.8 tỷ đồng so với năm 2012. Đến năm 2014, con số này tăng lên 1413.7 tỷ đồng, tăng 115.6 tỷ so với 2013. Tốc độ tăng trƣởng trong giai đoạn 2012-2014 biến động không nhiều và đạt bình quân 9%/năm. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng, nó cho thấy các doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay để mở rộng đẩy mạnh sản xuất, hoạt động có hiệu quả và mang lại lợi nhuận, có khả năng thanh toán các khoản nợ cho ngân hàng, chi trả lƣơng giải quyết công ăn việc làm cho dân cƣ,..đóng góp một phần khá lớn cho sự phát triển của nền kinh tế. Bên cạnh đó, việc thu hồi một khoản nợ đúng với các cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công của ngân hàng trong quá trình cấp tín dụng và nó cũng là một trong những yếu tố để kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng.
  • 36. 26 Bảng 2.3 Dƣ nợ cho vay của của Argibank chi nhánh 7 giai đoạn 2012-2014 (Đơn vị tính: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch Năm 2013/2014 Chênh lệch Năm 2014/2013 Tốc độ tăng trƣởng bnh quânSố tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tổng dƣ nợ 1,423 100% 1,480 100% 1,497 100% 4% 57 1.15% 17 2.6% Cho vay ngắn hạn 859 60.4% 883 59.7% 1.001 66.9% 2.8% 24 13.4% 118 8.1% Cho vay trung dài hạn 564 39.6% 597 40.3% 496 33.1% 5.9% 33 (16.9) % (101) (5.5)% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh 7)
  • 37. 27 Hình 2.3 Biểu đồ dƣ nợ cho vay của ngân hàng Argibank chi nhánh 7 giai đoạn 2012-2014 Qua bảng 2.3 và hình 2.3, ta thấy dƣ nợ tín dụng của ngân hàng tăng qua các năm. Cụ thể, dƣ nợ tín dụng năm 2013 là 1480 tỷ đồng, tăng 57 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 4% so với năm 2012. Năm 2014, con số này vẫn tiếp tục tăng lên 1,497 tỷ đồng, cao hơn năm 2013 17 tỷ đồng, tốc độ tăng trƣởng đạt 1.15% so với năm 2013. Dựa vào kết quả trên ta thấy, dƣ nợ cho vay vẫn tiếp tục tăng qua các năm tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng lại giảm dần, đặc biệt trong năm 2014, tốc độ tăng trƣởng chỉ đạt 1.15%. Nguyên nhân của vấn đề trên có thể là do nền kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp không đáp ứng đƣợc điều kiện ngân hàng đƣa ra nên khó có thể tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay từ ngân hàng. Một nguyên nhân khác là do phía ngân hàng thận trọng hơn trong việc cho vay vì lo ngại sự xuất hiện của nhiều rủi ro tín dụng. Nhìn chung tỷ trọng cho vay ngắn hạn có xu hƣớng tăng và cho vay dài hạn có xu hƣớng giảm trong giai đoạn 2012-2014, từ 39.6% (năm 2012) giảm xuống còn 33.1% (năm 2014). Nguyên nhân bởi vì năm 2012 chi nhánh đã đầu tƣ nhiều dự án cho vay trung dài hạn của các doanh nghiệp để đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, phƣơng tiện phục vụ sản xuất kinh doanh. Khi các dự án vay trung, dài hạn này ổn định đi vào khai thác, sử dụng thì nhu cầu vốn vay trung dài hạn giảm, nhu cầu vốn vay ngắn hạn tăng lên. Chính vì thế, trong giai đoạn này chi nhánh đã điều chỉnh cơ cấu dƣ nợ theo hƣớng tăng dần tỷ trọng dƣ nợ cho vay ngắn hạn, và giảm dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn cho phù hợp cơ cấu nguồn vốn và đảm bảo tốt khả năng 1380 1400 1420 1440 1460 1480 1500 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1423 1480 1497 Dư nợ cho vay Dư nợ cho vay (tỷ đồng)
  • 38. 28 thanh khoản. Bên cạnh đó, chi nhánh còn áp dụng chính sách hạn chế tín dụng và phân tán rủi ro mà Agribank Việt Nam đƣa ra nên chi nhánh đã đẩy mạnh loại hình cho vay ngắn hạn. Do vậy, từ bảng 2.3 ta thấy cho vay ngắn hạn của ngân hàng qua các năm đều chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay trung dài hạn trong tổng dƣ nợ tín dụng. Năm 2012 cho vay ngắn hạn chiếm 60.4%, năm 2013 là 59.7% và năm 2014 là 66.9% trên tổng dƣ nợ. Hình thức cho vay này giúp ngân hàng sớm thu đƣợc nợ và an toàn hơn tránh đƣợc nhiều rủi ro trong nền kinh tế biến động. 2.2.3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh 7, TPHCM giai đoạn 2012 – 2014 Với triết lý kinh doanh “Argibank mang phồn vinh đến với khách hàng”, mục tiêu của ngân hàng là tiếp tục giữ vững vị trí là NHTM hàng đầu Việt Nam và luôn phấn đấu để trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng tiên tiến, có uy tín trong khu vực và quốc tế. Với các mục tiêu và những phấn đấu trong thời gian qua, chi nhánh đã vƣợt qua những khó khăn và thử thách để hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra. Cụ thể: Bảng 2.4 Kết quả kinh doanh của Argibank chi nhánh 7 giai đoạn 2012-2014 (Đơn vị tính: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch năm 2013/2012 Chênh lệch năm 2014/2013 Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Thu nhập 415.3 443.1 481.5 6.7% 27.8 8.7% 38.4 Chi phí 391.5 415.8 451.4 6.2% 24.3 8.6% 35.6 Lợi nhuận 23.8 27.3 30.1 14.7% 3.5 10.3% 2.8 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh 7)
  • 39. 29 Hình 2.4 Biểu đồ thể hiện tổng thu nhập và chi phí của Argibank chi nhánh 7 giai đoạn 2012-2014 Hình 2.5 Biểu đồ lợi nhuận qua các năm 2012-2014 của Argibank chi nhánh 7 Qua các bảng 2.4 và các biểu đồ hình 2.4 hình 2.5, ta thấy đƣợc kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh 7 từ năm 2012 đến năm 2014. Nhìn chung tổng thu nhập và lợi nhuận của chi nhánh đều tăng qua các năm. Cụ thể: Tổng thu nhập năm 2013 là 443.1 tỷ đồng tăng 27.8 tỷ đồng so với năm 2012 là 415.3 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trƣởng 6.7%. Sang năm 2014, tốc độ tăng trƣởng đạt đƣợc 8.7% so với năm 2013 với tổng thu nhập là 481.5 tỷ đồng. Có đƣợc kết quả trên 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 415.3 443.1 481.5 391.5 415.8 451.4 Tổng thu nhập và chi phí Tổng thu nhập (tỷ đồng) Tổng chi phí (tỷ đồng) 0 5 10 15 20 25 30 35 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 23.8 27.3 30.1 Lợi nhuận đạt được Lợi nhuận (tỷ đồng)
  • 40. 30 là do trong thời gian qua nguồn vốn huy động của chi nhánh liên tục tăng, đặc biệt là các nguồn vốn có chi phí thấp nhƣ: nguồn vốn tiền gửi của các tổ chức, bảo hiểm, Kho Bạc Nhà Nƣớc, nguồn vốn uỷ thác từ các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế... Sự tăng trƣởng nguồn vốn này cùng với những ƣu thế nhân lực và mạng lƣới hoạt động rộng lớn trải khắp địa bàn, đã giúp chi nhánh mở rộng cho vay đối với mọi thành phần kinh tế và dân cƣ phát triển sản xuất kinh doanh và phục vụ nhu cầu đời sống. Ngoài ra, các khoản thu chủ yếu khác của chi nhánh đều là thu từ nguồn lãi cho vay và thu từ các nguồn khác (chủ yếu là các hoạt động dịch vụ). Lãi suất cho vay giai đoạn 2012- 2014 đƣợc điều chỉnh chỉnh theo hƣớng giảm dần phù hợp với xu hƣớng của nền kinh tế vĩ mô. Điều này một mặt giúp nhiều doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng, mặt khác cũng góp phần làm tăng tổng thu nhập cho phía ngân hàng. Cùng với việc tăng cƣờng khai thác các khoản thu, chi nhánh luôn tìm cách để giảm thấp chi phí bằng việc đẩy mạnh huy động vốn với lãi xuất thấp, tiết kiệm các khoản chi phí không cần thiết, mọi khoản chi phí cho hoạt động kinh doanh phải đảm bảo hợp lý và đem lại hiệu quả. Tổng chi phí của chi nhánh cũng tăng qua các năm, trong đó khoản chi chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí là chi trả tiền gửi huy động, tiền vay (chiếm khoản 90% tổng chi của chi nhánh) và các khoản chi khác nhƣ dự phòng rủi ro, chi cho quản lý, lƣơng cho cán bộ nhân viên,…Các khoản chi này là điều hợp lý vì trong thời gian qua hoạt động tín dụng của ngân hàng đƣợc đẩy mạnh là nhờ vào nguồn vốn dồi dào từ công tác huy động vốn nên phần lớn chi phí của chi nhánh là chi trả lãi cho tiền gửi huy động và các khoản vay của các NHTM khác. Năm 2013 tổng chi phí là 415.8 tỷ đồng tăng 24.3 tỷ đồng tƣơng đƣơng tăng 6.2% so với năm 2012. Sang năm 2014, tổng chi phí vẫn tiếp tục tăng thêm với tốc độ 8.6%, tức tăng 35.6 tỷ đồng so với năm 2013 (tổng chi phí năm 2014 là 451.4 tỷ đồng). Tổng thu nhập, tổng chi phí và lợi nhuận đều tăng qua các năm. Mặc dù lợi nhuận tăng nhƣng tuy nhiên tốc độ tăng của lợi nhuận năm 2014 (10.3%) lại thấp hơn năm 2013 (14.7%). Nguyên nhân của vấn đề này là do tốc độ tăng của thu nhập (từ 6.7% năm 2013 lên 8.7% năm 2014, chênh lệch 2%) thấp hơn tốc độ tăng của chi phí (từ 6.2% năm 2013 lên 8.6% năm 2014, chênh lệch 2.4%) do phải chi trả nhiều cho hoạt động của chi nhánh ( chủ yếu là chi trả lãi huy động và lãi vay). Nhìn chung hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những năm qua đã mang lại nhiều lợi nhuận, đảm bảo đời sống cho cán bộ nhân viên và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc. Hoạt động chính đem lại lợi nhuận cho chi nhánh là hoạt động tín dụng.
  • 41. 31 Điều này cho thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh không những đã góp phần vào phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng mà còn tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.
  • 42. 32 2.2.3.2 Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại chi nhánh 2.2.3.2.1 Doanh số cho vay Bảng 2.5 Doanh số cho vay đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh 7 giai đoạn 2012-2014 (Đơn vị tính: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch Năm 2013/2012 Chênh lệch Năm 2014/2013 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Doanh số cho vay đối với DNVVN 305.5 25.4% 380.6 28.7% 432.7 30.1% 24.6% 75.1 13.7% 52.1 Doanh số cho vay đối với các đối tƣợng khác 897 74.6% 946.5 71.3% 1002.6 69.9% 5.5% 49.5 5.9% 56.1 Tổng doanh số cho vay 1202.5 100% 1327.1 100% 1435.3 100% 32.4% 324.6 8.2% 108.2 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh 7)
  • 43. 33 Hình 2.6 Biểu đồ doanh số cho vay đối với DNVVN tại Argibank chi nhánh 7 giai đoạn 2012-2014 Doanh số cho vay đối với DNVVN của chi nhánh 7 có xu hƣớng tăng qua từng năm. Doanh số cho vay năm 2012 là 305.5 tỷ đồng, đến năm 2013 là 380.6 tỷ đồng, tức tăng 75.1 tỷ đồng và tốc độ tăng trƣởng là 24.6% so với năm 2012. Bƣớc sang năm 2014, nền kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thực hiện theo quy định của thông tƣ số 08/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014 do Thống đốc NHNN ban hành, theo đó quy định lãi suất cho vay tối đa đối với DNVVN là 8%/năm nhằm giúp các doanh nghiệp vƣợt qua khó khăn, góp phần thúc đẩy sản xuất. Tuy nhiên kết quả vẫn không nhƣ mong đợi, tốc độ tăng của doanh thu cho vay giảm thấp hơn năm 2013 còn 13.7% mặc dù doanh số cho vay nhìn chung vẫn tăng thêm 52.1 tỷ đồng. Theo bảng 2.5 ta thấy tỷ trọng doanh số cho vay đối với DNVVN năm 2012 chiếm hơn ¼ tổng doanh số cho vay của chi nhánh. Năm 2013 tỷ trọng cho vay đối với DNVVN chiếm 28.7%, năm 2014 chiếm 30.1%, nhìn chung con số này vẫn tăng qua từng năm nhƣng tốc độ tăng trƣởng không cao và không có đột biến trong giai đoạn 2012-2014. Nguyên nhân có thể kể đến là do số lƣợng DNVVN tăng nhƣng hiệu quả sản xuất không cao, gặp nhiều khó khăn trong hoạt động và chƣa có phƣơng án sản xuất khả thi, các con số báo cáo còn sơ xài, không minh bạch nên ngân hàng vẫn còn dè dặt trong vấn đề cho vay đối với đối tƣợng này. 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 305.5 380.6 432.7 Doanh số cho vay đối với DNVVN Doanh số cho vay đối với DNVVN (tỷ đồng)
  • 44. 34 Bảng 2.6 Cơ cấu doanh số cho vay đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh 7, giai đoạn 2012-2014 (Đơn vị tính: tỷ đồng) (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh 7) Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013/2014 Năm 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % % Số tiền % Số tiền 1. Theo thành phần kinh tế 305.5 100 380.6 100 432.7 100 24.58 75.1 13.69 52.1 Công ty TNHH 175.38 57.41 190.8 50.13 231.65 53.54 8.8 15.42 21.4 40.85 Doanh nghiệp tƣ nhân 31.647 10.26 54.64 14.36 78.36 18.11 72.65 22.993 43.41 23.72 Công ty cổ phần 68.27 22.35 96.33 25.31 95.01 21.96 41.1 28.06 (1.37) (1.32) Kinh tế tập thể 30.203 9.88 38.82 10.2 27.68 6.39 28.53 8.617 (28.7) (11.14) 2. Theo thời hạn vay 305.5 100 380.6 100 432.7 100 24.58 75.1 13.69 52.1 Ngắn hạn 197.44 64.63 258.08 67.81 335.21 77.47 30.71 60.64 29.89 77.13 Trung, dài hạn 108.06 35.37 122.52 32.19 97.49 22.53 11.8 14.46 (20.43) (25.03)
  • 45. 35 Xét theo thành phần kinh tế, nhìn chung doanh số cho vay đối với nhóm công ty TNHH chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng dần qua các năm. Nếu cuối năm 2012, doanh số cho vay đối với đối tƣợng này là 175.38 tỷ đồng thì đến cuối năm 2013, con số này tăng lên 190.8 tỷ đồng với tốc độ tăng 8.8% và chiếm tỷ trọng 14.36% trong tổng doanh số cho vay đối với DNVVN. Không dừng tại đó, sang năm 2014 doanh số cho vay với nhóm này tăng trƣởng mạnh với tốc độ 21.4% (gấp 2.5 lần so với giai đoạn trƣớc) và đạt mức 231.65 tỷ đồng, tăng 40.85 tỷ đồng so với năm 2013. Đứng thứ hai sau nhóm công ty TNHH là nhóm Công ty cổ phần, tỷ trọng của nhóm này tăng qua các năm và không có sự biến động nhiều. Năm 2012 là 22.35%, năm 2013 là 25.41% và năm 2014 là 21.96%. Qua đó, ta có thể thấy đƣợc chiến lƣợc chủ yếu của chi nhánh trong giai đoạn 2012- 2014 là nhắm đến đối tƣợng khách hàng nằm trong nhóm Công ty TNHH và CTCP. Xét theo thời hạn cho vay, ta có thể thấy xu hƣớng cho vay của ngân hàng là tập trung vào cho vay ngắn hạn, tăng nguồn vốn cho vay ngắn hạn và giảm dần nguồn vốn trung dài hạn. Doanh số cho vay ngắn hạn tăng mạnh qua các năm, từ 197.44 tỷ đồng (năm 2012) tăng lên đến 335.21 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2014 và chiếm tỷ trọng 77.47%. Điều này đã phản ánh đƣợc nỗ lực của Ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ đầu tƣ ngắn hạn của các DNVVN. Qua đó cũng cho thấy các DNVVN dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngắn hạn hơn là nguồn vốn trung và dài hạn vì phần lớn doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn là để đáp ứng nhu cầu vốn lƣu động thiếu hụt tạm thời giúp quá trình sản xuất diễn ra thông suốt và hiệu quả. 2.2.3.2.2 Doanh số thu nợ Hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn đặt mục tiêu hàng đầu là an toàn, hiệu quả, đảm bảo vốn sinh lời. Ngân hàng muốn hoạt động hiệu quả thì không chỉ chú trọng đến doanh số cho vay mà phải chú trọng đến tình hình thu hồi nợ của mình. Việc thu hồi các khoản nợ đúng hạn theo các điều khoản hợp đồng tín dụng là một mục tiêu luôn đƣợc chi nhánh quan tâm đến. Ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc thu hổi nợ đối với hoạt động của mình, chi nhánh luôn theo dõi, giám sát các khoản vay và có nhiều biện pháp tích cực trong công tác thu hồi nợ nhƣ phát mãi tài sản, trích lập dự phòng,…Kết quả công tác thu hồi nợ của chi nhánh nhƣ sau:
  • 46. 36 Bảng 2.7 Doanh số thu nợ đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh 7 giai đoạn 2012-2014 (Đơn vị tính: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch năm 2013/2012 Chênh lệch năm 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Doanh số thu nợ đối với DNVVN 299 25.1% 374.2 28.8% 412.4 29.2% 25.2% 75.2 10.2% 38.2 Doanh số thu nợ đối với các đối tƣợng khác 890.3 74.9% 923.9 71.2% 1001.3 70.8% 3.8% 33.6 8.4% 77.4 Tổng doanh số thu nợ 1189.3 100% 1298.1 100% 1413.7 100% 9.1% 108.8 8.9% 115.6 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh 7)
  • 47. 37 Hình 2.7 Biểu đồ doanh số thu nợ đối với DNVVN tại Argibank chi nhánh 7 giai đoạn 2012-2014 Qua bảng 2.7 và hình 2.7 ta thấy doanh số thu hồi nợ đối với DNVVN của chi nhánh tăng qua các năm. Năm 2013, doanh số thu nợ đối với DNVVN đạt 374.2 tỷ đồng tăng 75.2 tỷ đồng với tốc độ tăng trƣởng 25.2% so với năm 2012. Đây là một sự nổ lực đáng kể của ngân hàng trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế. Bƣớc sang năm 2014, ngân hàng tiếp tục chủ trƣơng thu hồi những khoản vay đối với DNVVN và mở ra những phƣơng án tín dụng mới phù hợp với từng nhóm khách hàng, luôn cân nhắc các lĩnh vực kinh doanh của khách hàng trƣớc khi cho vay. Kết quả năm 2014, tuy tốc độ tăng không cao nhƣ năm trƣớc, chỉ ở mức 10.2% nhƣng doanh số thu nợ đối với DNVVN cũng đạt 412.4 tỷ đồng, tăng 38.2 tỷ đồng so với năm 2013. Theo bảng 2.7 ta thấy tỷ trọng doanh số thu nợ đối với DNVVN cũng tăng qua các năm. Năm 2013, tỷ trọng này chiếm 28.8% cao hơn so với năm 2012 (25.1%). Năm 2014 tỷ trọng thu hồi nợ tiếp tục tăng và ở mức 29.2%. Tuy sự gia tăng của tỷ trọng này trong tổng doanh số thu hồi nợ không đáng kể nhƣng một tín hiệu đáng mừng là khả năng trả nợ của các DNVVN cũng tăng qua từng năm. Điều này cho thấy, chính nhờ vào sự nổ lực phát triển cùng những chiến lƣợc kinh doanh và phải kể đến nguồn vốn tín dụng từ phía ngân hàng đã giúp cho các doanh nghiệp này hoạt động ngày càng hiệu quả. 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 299 374.2 412.4 Doanh số thu nợ đối với DNVVN Doanh số thu nợ đối với DNVVN (tỷ đồng)
  • 48. 38 Bảng 2.8 Cơ cấu doanh số thu nợ đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh 7, giai đoạn 2012-2014 Đơn vị tính: tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh 7) Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013/2014 Năm 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % % Tuyệt đối % Tuyệt đối 1. Theo thành phần kinh tế 299 100 374.2 100 412.4 100 25.2 75.2 10.2 38.2 Công ty TNHH 148.21 49.57 189.11 50.54 195.06 47.3 27.6 40.9 3.15 5.95 DNTN 52.68 17.68 61.1 16.33 81.24 19.7 21.26 11.24 32.96 20.14 CTCP 70.54 23.59 94.04 25.13 106.3 25.7 33.3 23.5 13.04 12.26 Kinh tế tập thể 27.39 9.16 29.95 8 29.8 7.23 9.35 2.56 (0.5) (0.15) 2. Theo thời hạn vay 299 100 374.2 100 412.4 100 25.2 75.2 10.2 38.2 Ngắn hạn 174.49 58.4 243.94 65.2 278.08 67.4 39.8 69.45 14 34.14 Trung, dài hạn 124.51 41.6 130.26 34.8 134.32 32.6 4.6 5.75 3.1 4.06
  • 49. 39 Do tích cực đôn đốc khách hàng thu hổi nợ nên doanh số thu hồi nợ đều tăng qua các năm. Đạt đƣợc thắng lợi đó là cả một quá trình phấn đấu của tập thể các cán bộ nhân viên của chi nhánh. Xét theo thành phần kinh tế thì công ty TNHH là nhóm khách hàng có doanh số thu hồi nợ cao nhất. Cụ thể trong năm 2012, chỉ tính riêng cho nhóm công ty TNHH thì doanh số này đạt 148.21 tỷ đồng, chiếm 49.57% trong tổng doanh số thu hồi nợ đối với DNVVN. Sang năm 2013, con số này tăng lên 189.11 tỷ đồng, tƣơng đƣơng với tỷ trọng 50.54%, tốc độ tăng trƣởng ấn tƣợng với 27.6%. Không dừng lại tại đó, đến cuối năm 2014 doanh số thu hồi nợ tiếp tục tăng lên 195.06 tỷ đồng, tốc độ tăng không cao nhƣ năm vừa rồi là do trong năm nền kinh tế trong năm 2014 không đƣợc khả quan, nhiều công ty làm ăn khó khăn nên doanh số thu hồi nợ không tăng cao nhƣ năm trƣớc. Xếp sau nhóm công ty TNHH là nhóm khách hàng CTCP. Doanh số thu nợ đối với CTCP trong năm 2012 là 70.54 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 23.59%; năm 2013 là 94.04 tỷ đồng, tăng 23.5 tỷ đồng so với năm 2012 và đạt tốc độ tăng 33.3%; năm 2014 là tiếp tục tăng 106.3 tỷ đồng, tốc độ tăng thấp hơn so với năm 2013, chỉ với 13.04%. Nguyên nhân có thể kể đến là do phần lớn các khoản nợ của thành phần kinh tế này là nợ dài hạn nên việc tất toán nợ cho ngân hàng còn phụ thuộc vào thời gian trả nợ, cộng thêm nhóm khách hàng này thƣờng tham gia vào các chƣơng trình hay dự án lớn nên việc thanh toán nợ cho ngân hàng còn phụ thuộc vào khối lƣợng công trình hoàn thành nên thƣờng hay xảy ra tình trạng gia hạn nợ ảnh hƣởng đến tốc độ tăng trƣởng trong doanh số thu hồi nợ của chi nhánh. Thu nợ ngắn hạn: việc thu nợ ngắn hạn là công tác quan trọng trong hoạt động tín dụng góp phần tái đầu tƣ tín dụng và đẩy mạnh tốc độ luân chuyển trong lƣu thông tiền tệ. Nhìn chung thu nợ ngắn hạn đối với DNVVN đều tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh số thu nợ theo thời hạn. Năm 2013 doanh số thu nợ ngắn hạn là 243.94 tỷ đồng, chiếm 65.2%, tăng 69.45 tỷ đồng so với cuối năm 2012. Đến cuối năm 2014, thu nợ ngắn hạn tiếp tục tăng thêm 34.14 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trƣởng 14% và chiếm tỷ trọng 67.4%. Kết quả này là tín hiệu tốt của sự an toàn nguồn vốn tín dụng, đồng thời cũng cho thấy sự kinh doanh hiệu quả của khách hàng Thu nợ trung dài hạn có xu hƣớng giảm trong giai đoạn 2012-2014. Năm 2012 thu nợ trung dài hạn đạt 124.51 tỷ đồng, chiếm 41.6%. Tỷ trọng doanh số thu nợ giảm còn 34.8% trong năm 2013 và tiếp tục giảm đến cuối năm 2014 còn 32.6% trong tổng doanh số thu nợ đối với DNVVN. Tuy doanh số thu nợ có giảm nhƣng không ảnh hƣởng nhiều đến doanh số thu nợ vì nó chiếm tỷ trọng thấp trong khi thu nợ ngắn hạn lại tăng cao nên làm cho tổng doanh số thu nợ tăng lên. Có đƣợc kết quả đó là do sự nổ
  • 50. 40 lực tích cực của các cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ, đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn.
  • 51. 41 2.2.3.2.3 Tình hình dƣ nợ cho vay Bảng 2.9 Tình hình dƣ nợ cho vay theo đối tƣợng tại chi nhánh 7 Agribank giai đoạn 2012-2014 (Đơn vị tính: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch năm 2013/2012 Chênh lệch năm 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Dƣ nợ cho vay đối với DNVVN 480.7 33.8% 528.4 35.7% 542.5 36.2% 9.9% 47.7 2.7% 14.1 Dƣ nợ cho vay đối với các đối tƣợng khác 942.3 66.2% 951.6 64.3% 954.5 63.8% 1% 9.3 0.3% 2.9 Tổng dƣ nợ cho vay 1423 100% 1480 100% 1497 100% 4% 57 1.1% 17 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh 7)
  • 52. 42 Hình 2.8 Biểu đồ dƣ nợ cho vay đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh 7 giai đoạn 2012-2014 Nhìn vào bảng 2.9 và hình 2.8 ta thấy dƣ nợ cho vay đối với DNVVN tăng qua từng năm. Nếu năm 2012 là 480.7 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 33.8% thì đến năm 2013 con số này lại tăng lên 528.4 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 35.7% trong tổng dƣ nợ và đạt tốc độ tăng trƣởng 9.9% so với năm 2012. Bƣớc sang năm 2014, dƣ nợ cho vay đối với DNVVN vẫn tăng nhƣng không đáng kể với 542.5 tỷ đồng tăng 14.1 tỷ đồng, tƣơng đƣơng với tốc độ tăng trƣởng chỉ 2.7%. Dƣ nợ đối với DNVVN chiếm khoảng hơn 1/3 tổng dƣ nợ năm 2012 của chi nhánh tức 33.8%. Trong 2 năm 2013 và 2014, thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ nhằm giúp các doanh nghiệp vƣợt qua khó khăn, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh sản xuất, chi nhánh đã tập trung nguồn dƣ nợ cho các DNVVN vì đây là một thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng tƣơng đối trên địa bàn. Do đó, tỷ trọng dƣ nợ cho vay đối với DNVVN tăng dần trong 2 năm này, năm 2013 chiếm 35.7% và năm 2014 là 36.2%. Tuy tốc độ tăng trong 2 năm 2013 và 2014 không có nhiều biến động nhƣng cũng cho thấy sự quan tâm, chú ý của chi nhánh đối với nhóm khách hàng tiềm năng này. 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 480.7 528.4 542.5 942.3 951.6 954.5 Dư nợ cho vay đối với DNVVN Dư nợ cho vay đối với DNVVN (tỷ đồng) Dư nợ cho vay đối với các đối tượng khác (tỷ đồng)
  • 53. 43 Bảng 2.10 Cơ cấu dƣ nợ cho vay đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh 7, giai đoạn 2012-2014 Đơn vị tính: tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh 7) Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013/2014 Năm 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % % Tuyệt đối % Tuyệt đối 1. Theo thành phần kinh tế 480.7 100 528.4 100 542.5 100 9.9 47.7 2.7 14.1 Công ty TNHH 198.05 41.2 234.12 44.3 256.22 47.23 18.21 36.07 9.44 22.1 DNTN 102.67 21.36 110.17 20.85 116.85 21.54 7.3 7.5 6.1 6.68 CTCP 135.26 28.14 146.04 27.64 152.44 28.1 8 10.78 4.38 6.4 Kinh tế tập thể 44.72 9.3 38.07 7.21 16.99 3.13 (14.9) (6.65) (55.4) (21.08) 2. Theo thời hạn vay 480.7 100 528.4 100 542.5 100 9.9 47.7 2.7 14.1 Ngắn hạn 326.61 67.9 372.52 70.5 410.13 75.6 14.06 45.91 10.1 37.61 Trung, dài hạn 154.09 32.1 155.88 29.5 132.37 24.4 1.16 1.79 (15.08) (23.51)