SlideShare a Scribd company logo
1 of 26
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
NGUYỄN NHẬT TÂN
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ VÀ KHAI THÁC
QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU
TẬP THỂ - QUA NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP
TỎI LÝ SƠN CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 838 01 07
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
THỪA THIÊN HUẾ, năm 2018
Công trình đƣợc hoàn thành tại:
Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Hải Yến
Phản biện 1: ........................................:..........................
Phản biện 2: ...................................................................
Luận văn sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp
tại: Trƣờng Đại học Luật
Vào lúc...........giờ...........ngày...........tháng .......... năm...........
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu............................................................................ 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu........................................................... 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 4
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu................................... 4
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu...................................... 5
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.............................................................. 6
8. Bố cục luận văn .................................................................................... 6
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KHUNG PHÁP
LUẬT VỀ BẢO HỘ VÀ KHAI THÁC QUYỀN SỞ HỮU CÔNG
NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU TẬP THỂ ...................................... 8
1.1. Khái quát về nhãn hiệu tập thể và quyền sở hữu công nghiệp đối với
nhãn hiệu tập thể....................................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của nhãn hiệu tập thể.................................... 8
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn
hiệu tập thể................................................................................................ 8
1.2. Khái quát về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với
nhãn hiệu tập thể....................................................................................... 9
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối
với nhãn hiệu tập thể................................................................................. 9
1.2.2. Khái niệm, đặc điểm khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với
nhãn hiệu tập thể....................................................................................... 9
1.3. Khái quát nội dung pháp luật về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể.................................................... 10
1.3.1. Nguồn của pháp luật về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công
nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể ............................................................ 10
1.3.2. Nội dung của pháp luật Việt Nam về bảo hộ và khai thác quyền sở
hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể ............................................ 10
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1....................................................................... 11
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ,
KHAI THÁC QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN
HIỆU TẬP THỂ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NHÃN
HIỆU TẬP THỂ HÀNH TỎI LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI ...... 12
2.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể ............................................................ 12
2.1.2. Quy định của Pháp luật Việt Nam về khai thác quyền sở hữu công
nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể ............................................................ 12
2.2. Thực tiễn bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với
nhãn hiệu tập thể Hành tỏi Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi.......................13
2.2.1. Tình hình bảo hộ nhãn hiệu tập thể nói chung..............................13
2.2.2. Thực tiễn bảo hộ và khai thác nhãn hiệu tập thể Hành tỏi Lý Sơn ....13
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................15
Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ VÀ
KHAI THÁC QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN
HIỆU TẬP THỂ ....................................................................................16
3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật ................................................16
3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hộ và khai thác quyền sở
hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể.............................................16
3.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật bảo hộ và khai thác quyền
sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể ........................................17
3.3.1. Các giải pháp chung......................................................................17
3.3.2. Giải pháp cho huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi............................18
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................19
KẾT LUẬN ............................................................................................20
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một số địa phƣơng có những sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng sau
một thời gian dài sản xuất, kinh doanh tự phát, nay nhận thức đƣợc tầm
quan trọng của việc bảo hộ thƣơng hiệu (nhằm chống lại các sản phẩm
giả, nhái nhãn hiệu) cũng đã thực hiện các thủ tục cần thiết để cơ quan
quản lý nhà nƣớc cấp quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn
hiệu tập thể góp phần nâng cao giá trị nông sản, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của ngƣời sản xuất, điển hình một số nhãn hiệu tập thể nhƣ:
Bƣởi tôm vàng Đan Phƣợng; Hành Tỏi Lý Sơn; Măng cụt Lái Thiêu;
Mật ong U Minh Hạ; Bƣởi Đoan Hùng, bƣởi Phúc Trạch, cà-phê Buôn
Ma Thuột...
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hiện
nay đã và đang trở thành vấn đề đặc biệt quan tâm. Ngƣời dân chƣa ý
thức đƣợc việc bảo hộ và khai thác tài sản trí tuệ của mình, bên cạnh đó
quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ chƣa chặt chẽ, chƣa phù hợp ảnh
hƣởng đến việc bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với
các tài sản trí tuệ đó. Từ thực tiễn bảo hộ và khai thác quyền sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể Hành Tỏi Lý Sơn ở tỉnh Quảng
Ngãi (đƣợc Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ khoa học và công nghệ công
nhận nhãn hiệu tập thể từ năm 2009), nhận thấy ngƣời dân, các cơ sở sản
xuất tỏi Lý Sơn và cả chính quyền địa phƣơng gặp nhiều khó khăn trong
việc bảo vệ và khai thác thƣơng hiệu vì có sự trà trộn tỏi từ các địa
phƣơng khác vận chuyển đến đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi và mang
nhãn hiệu Hành Tỏi Lý Sơn.
Đó là lý do chính cho việc lựa chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam về
bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập
thể, qua nghiên cứu trƣờng hợp tỏi Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi”
làm luận văn cao học của mình.
2
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến việc nghiên cứu các quy định pháp luật về bảo hộ và
khai thác nhãn hiệu nói chung, nhãn hiệu tập thể nói riêng đã có nhiều
công trình nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau nhƣ: Luận văn Thạc sĩ
Luật học của tác giả Lê Thị Vân, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội:
Bảo hộ Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể theo Luật
sở hữu trí tuệ Việt Nam, năm 2013; Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác
giả Nguyễn Thị Pha, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội: Hành vi
xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật
dân sự Việt Nam, năm 2011; Luận văn Thạc sĩ Luật học của Nguyễn Thị
Lan Anh, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. Bên cạnh đó có những
bài viết nghiên cứu về bảo hộ nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu tập thể
nói riêng trên các tạp chí nhƣ: Trần Hải Linh (2015), Quản lý nhãn hiệu
tập thể cho các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Tạp
chí Khoa học – Công nghệ Nghệ An, số tháng 4/2015; Trần Văn Hải
(2016), Khắc phục một số rào cản về sở hữu trí tuệ mà các doanh
nghiệp Việt Nam sẽ gặp khi TPP được vận hành, Tạp chí Thƣơng hiệu
Việt số 76 + 77 (2016); Quế Thị Trâm Ngọc (2017), Tạo lập, quản lý và
phát triển nhãn hiệu tập thể trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Tạp chí Khoa
học – Công nghệ Nghệ An, số tháng 4/2017.
Các công trình nghiên cứu trên đây đã nghiên cứu những khía cạnh
khác nhau về pháp luật liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp đối với
nhãn hiệu tập thể nói. Tuy nhiên, chƣa có công trình nào nghiên cứu
tổng quan về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với
nhãn hiệu tập thể, đặc biệt chƣa đề cập đến những bất cập trong công tác
quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập, tính khả thi của Quy chế sử dụng nhãn
hiệu tập thể và hành vi trà trộn hàng hóa, dịch vụ tƣơng tự có nguồn gốc
địa lý khác gắn nhãn hiệu tập thể đƣợc bảo hộ để kinh doanh. Do vậy,
trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn, tác giả sẽ có sự tiếp thu, kế
thừa những thành quả, các giá trị mà các nghiên cứu đã chỉ ra làm nền
3
móng cho việc tiếp tục nghiên cứu đề tài của mình của về lý luận cũng
nhƣ thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng pháp luật về bảo hộ,
khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể. Từ thực
tiễn áp dụng đối với nhãn hiệu tập thể Hành Tỏi Lý Sơn của tỉnh Quảng
Ngãi để đƣa ra các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật để
nâng cao hiệu quả bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với
nhãn hiệu tập thể.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, nhiệm vụ đặt ra đối với tác giả của
luận văn nhƣ sau:
Nghiên cứu để làm rõ về mặt lý luận và khung pháp luật về bảo hộ
và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể.
Nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo hộ và khai thác quyền
sở hữu công nghiệp ở Việt Nam, cụ thể là các dấu hiệu đƣợc sử dụng là
nhãn hiệu tập thể; điều kiện đƣợc bảo hộ là nhãn hiệu tập thể; việc đăng
ký nhãn hiệu tập thể; khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn
hiệu tập thể.
Nghiên cứu thực tiễn việc bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công
nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể Hành Tỏi Lý Sơn trong công tác quản
lý, sử dụng; tính khả thi của Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể và hành
vi trà trộn Tỏi từ nhiều địa phƣơng khác đến huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng
Ngãi gắn nhãn hiệu Tỏi Lý Sơn để kinh doanh. Qua đó đề ra những biện
pháp để hoàn thiện các quy định pháp luật, nâng cao hiệu quả trong việc
bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể.
4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các quan điểm, các học thuyết về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối
với nhãn hiệu tập thể trong các công trình nghiên cứu để làm rõ cơ sở lý
luận, đánh giá pháp luật và thực tiễn áp dụng; Một số nội dung trong các
Nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế.
Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hộ và khai
thác quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu tập thể ( Luật sở hữu trí tuệ
sửa đổi, bổ sung năm 2009) và các văn bản liên quan; quy định pháp luật
quốc tế về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệp tập thể nhƣ.
Thực tiễn bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn
hiệu tập thể Hành Tỏi Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi. Từ đó chỉ ra những
vƣớng mắc trong các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp
luật về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể bao gồm các
quy định pháp luật trong việc cơ sở xác lập, đăng ký; khai thác quyền sở
hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể. Luận văn không nhằm vào
việc nghiên cứu các quy định của pháp luật trong việc thực thi quyền sở
hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể.
Thời gian: từ năm 2009 đến hết năm 2017
Địa bàn nghiên cứu: huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp luận nghiên cứu
Luận văn đƣợc trình bày dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ
nghĩa Mác – Lenin về nhà nƣớc và pháp luật và những quan điểm của
Đảng và Nhà nƣớc về phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng
XHCN trong thời kỳ đổi mới.
5
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày, luận văn sử dụng kết hợp
các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học khác nhau bao gồm:
- Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp: Phƣơng pháp này đƣợc sử
dụng trong tất cả các chƣơng của luận văn để phân tích các khái niệm,
phân tích quy định của pháp luật, các nguyên nhân dẫn đến thực trạng,...
- Phƣơng pháp đối chiếu, so sánh: Đƣợc sử dụng trong việc so sánh
các quy định pháp luật có liên quan để giải quyết những bất cập trong
thực trạng thực hiện pháp luật.
- Phƣơng pháp diễn giải quy nạp: Đƣợc sử dụng trong luận văn để
diễn giải thực trạng, các nội dung trích dẫn liên quan và đƣợc sử dụng
tất cả các chƣơng của luận văn.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu
khác: phƣơng pháp thống kê,...
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
6.1. Câu hỏi nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài, luận văn đã dựa trên một số câu hỏi nghiên
cứu sau:
Câu hỏi 1. Khái niệm, đặc điểm của nhãn hiệu tập thể và quyền sở
hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể là gì?
Câu hỏi 2. Khái niệm, đặc điểm của bảo hộ và khai thác quyền sở
hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể là gì?
Câu hỏi 3. Nguồn của pháp luật về bảo hộ và khai thác quyền sở
hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể là gì? Những nội dung cơ bản
của pháp luật Việt Nam về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công
nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể là gì?
Câu hỏi 4. Quy định pháp luật Việt Nam về bảo hộ, khai thác quyền
sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể và thực tiễn áp dụng đối
với nhãn hiệu tập thể Hành tỏi Lý Sơn nhƣ thế nào?
6
Câu hỏi 5. Phƣơng hƣớng, giải pháp cụ thể nào để hoàn thiện pháp
luật Việt Nam và cách thức tổ chức thực hiện pháp luật về bảo hộ, khai
thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể? Giải pháp
riêng đối với nhãn hiệu tập thể Hành tỏi Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi nhƣ
thế nào?
6.2. Giả thuyết nghiên cứu
Pháp luật Việt Nam về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công
nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể đã phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam
hay chƣa, đặc biệt vai trò quản lý của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn
hiệu tập thể và tính khả thi của Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu
tập thể trên thực tế.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa làm rõ các khái niệm,
đặc điểm của nhãn hiệu tập thể, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn
hiệu tập thể và bảo hộ, khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn
hiệu tập thể. Chỉ ra nguồn pháp luật và những nội dung cơ bản của pháp
luật Việt Nam về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với
nhãn hiệu tập thể.
Trên cơ sở các quy định pháp luật Việt Nam về bảo hộ, khai thác
quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể và những hạn chế,
bất cập của pháp luật trong thực tiễn áp dụng, lấy ví dụ áp dụng đối với
nhãn hiệu tập thể Hành tỏi Lý Sơn để có những định hƣớng, giải pháp
hoàn thiện pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật.
Trong thực tiễn áp dụng, những giải pháp của luận văn đề ra có ý
nghĩa thực tiễn để áp dụng đối với nhãn hiệu tập thể Hành tỏi Lý Sơn,
tỉnh Quảng Ngãi.
8. Bố cục luận văn
Chương 1: Những vấn đề lý luận và khung pháp luật về bảo hộ và
khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể.
7
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo hộ, khai thác
quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể và thực tiễn áp dụng
đối với nhãn hiệu tập thể Hành Tỏi Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Chương 3: Phƣơng hƣớng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện
pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể.
8
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KHUNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO
HỘ VÀ KHAI THÁC QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI
NHÃN HIỆU TẬP THỂ
1.1. Khái quát về nhãn hiệu tập thể và quyền sở hữu công
nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của nhãn hiệu tập thể
Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ
của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá,
dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
Nhãn hiệu tập thể có những đặc điểm chung nhƣ nhãn hiệu thông
thƣờng và có những đặc trƣng riêng nhƣ sau:
Thứ nhất, nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu có tính phân biệt;
Thứ hai, chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể phải là một tổ chức tập thể;
Thứ ba, việc sử dụng nhãn hiệu tập thể phải tuân theo Quy chế và
sử dụng nhãn hiệu tập thể;
Thứ tƣ, lợi ích của thành viên sử dụng nhãn hiệu tập thể gắn liền
với lợi ích của tập thể.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp đối với
nhãn hiệu tập thể
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể là quyền sở hữu
của tổ chức tập thể đối với nhãn hiệu đƣợc nhà nƣớc bảo hộ để các thành
viên của tổ chức tập thể sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ của họ trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, nhằm phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của các
cá nhân, tổ chức không là thành viên của tổ chức tập thể.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể có những đặc
điểm sau:
Thứ nhất, căn cứ xác lập quyền trên cơ sở đăng ký hoặc trên cơ sở
sử dụng (ví dụ ở Hoa Kỳ);
9
Thứ hai, chủ thể quyền bao gồm: chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể và
thành viên sử dụng;
Thứ ba, các quyền năng bao gồm: quyền sử dụng, quyền định đoạt
và quyền tự bảo vệ;
1.2. Khái quát về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp
đối với nhãn hiệu tập thể
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
đối với nhãn hiệu tập thể
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể là việc Nhà
nƣớc thông qua hệ thống pháp luật, xác lập quyền của các chủ thể (tổ chức
tập thể và thành viên) đối với nhãn hiệu tập thể và bảo vệ quyền đó, chống
lại bất kì sự xâm phạm nào của chủ thể khác.
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể có
những đặc điểm sau:
Thứ nhất, Nhà nƣớc là chủ thể bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
đối với nhãn hiệu tập thể. Công cụ để thực hiện là pháp luật;
Thứ hai, đối tƣợng đƣợc bảo hộ chính là các chủ thể quyền
Thứ ba, mục đích bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn
hiệu tập thể tƣơng tự mục đích bảo hộ các tài sản trí tuệ khác;
Thứ tƣ, có giới hạn về phạm vi bảo hộ.
1.2.2. Khái niệm, đặc điểm khai thác quyền sở hữu công nghiệp
đối với nhãn hiệu tập thể
Khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể là các
hoạt động sử dụng nhãn hiệu tập thể, chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu tập
thể nhằm mục đích lợi nhuận của các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối
với nhãn hiệu tập thể.
Khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể có
những đặc điểm sau:
Thứ nhất, chủ thể khai thác có số lƣợng lớn và đa dạng về hình thức;
10
Thứ hai, việc sử dụng nhãn hiệu tập thể tuân theo Quy chế sử dụng
nhãn hiệu tập thể;
Thứ ba, hoạt động khai thác của các chủ thể quyền mang tính chất lợi
ích tập thể.
1.3. Khái quát nội dung pháp luật về bảo hộ và khai thác
quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể
1.3.1. Nguồn của pháp luật về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể
Thứ nhất, đối với pháp luật quốc tế. Bao gồm các điều ƣớc quốc tế, văn
bản pháp luật quốc tế có liên quan nhƣ Công ƣớc Paris, Hiệp định TRIPs,
Quy định chung của Cộng đồng Châu Âu, Quy định chung của tổ chức sở
hữu trí tuệ thế giới WIPO.
Thứ hai, đối với pháp luật Việt Nam. Bao gồm: Hiến pháp, Bộ luật dân
sự, Luật sở hữu trí tuệ, các Điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam tham gia, các
văn bản dƣới luật khác có liên quan.
1.3.2. Nội dung của pháp luật Việt Nam về bảo hộ và khai thác
quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể
Đối với pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn
hiệu tập thể bao gồm các nội dung chính sau: dấu hiệu đƣợc sử dụng làm
nhãn hiệu tập thể; điều kiện bảo hộ nhãn hiệu tập thể; cơ chế và việc đăng
ký bảo hộ.
Đối với pháp luật về khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn
hiệu tập thể bao gồm các nội dung chính sau: chủ thể khai thác; hình thức
khai thác và các chính sách của Nhà nƣớc trong hoạt động khai thác.
11
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể là việc
Nhà nƣớc thông qua hệ thống pháp luật, xác lập quyền của các chủ thể
đối với nhãn hiệu tập thể và bảo vệ quyền đó, chống lại bất kì sự xâm
phạm nào của các chủ thể khác. Hoạt động trên có những đặc điểm nhƣ:
chủ thể bảo hộ chính là Nhà nƣớc thông qua các công cụ pháp luật; đối
tƣợng đƣợc bảo hộ chính là các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối
với nhãn hiệu tập thể; mục đích bảo hộ nhằm tạo nên sự phát triển kinh
tế - xã hội; việc bảo hộ thƣờng chỉ ở một nƣớc hoặc một khu vực.
Khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể là các
hoạt động sử dụng nhãn hiệu tập thể, chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu
tập thể nhằm mục đích lợi nhuận của các chủ thể quyền sở hữu công
nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể. Hoạt động này có những đặc điểm nhƣ
sau: chủ thể khai thác có tính đa dạng và số lƣợng lớn; việc sử dụng
nhãn hiệu tập thể của các chủ thể tuân theo Quy chế quản lý và sử dụng
nhãn hiệu tập thể; hoạt động khai thác của từng thành viên mang tính
“lợi ích tập thể”.
Nghiên cứu nguồn pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về bảo
hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể. Từ
đó đƣa ra những nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về bảo hộ và
khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể.
12
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ, KHAI
THÁC QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU
TẬP THỂ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU
TẬP THỂ HÀNH TỎI LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. Quy định của Pháp luật Việt Nam về bảo hộ và khai thác
quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể
2.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể
Một là, dấu hiệu đƣợc sử dụng làm nhãn hiệu tập thể gồm: dấu hiệu
chữ, dấu hiệu là hình vẽ và dấu hiệu là sự kết hợp các dấu hiệu chữ, hình vẽ
với nhau;
Hai là, điều kiện bảo hộ nhãn hiệu tập thể gồm:
Thứ nhất, dấu hiệu nhìn thấy đƣợc dƣới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ,
hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, đƣợc thể hiện
bằng một hoặc nhiều màu sắc;
Thứ hai, có khả năng phân biệt.
Ba là, về cơ chế và việc đăng ký
Thứ nhất, chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký phải là tổ chức tập thể
đƣợc thành lập hợp pháp „
Thứ hai, tài liệu nộp đơn đăng ký bao gồm: mẫu nhãn hiệu; danh mục
hàng hóa, dịch vụ và Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
Thứ ba, thủ tục xử lý đơn đăng ký có các nội dung chính sau: thẩm
định hình thức và thủ tục chỉnh sửa các thiếu sót về mặt hình thức; công bố
đơn; thẩm định nội dung; thời hạn bảo hộ và các trƣờng hợp chấm dứt hiệu
lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể.
2.1.2. Quy định của Pháp luật Việt Nam về khai thác quyền sở
hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể
Một là, chủ thể khai thác bao gồm chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể và các
thành viên sử dụng nhãn hiệu tập thể;
13
Hai là, hình thức khai thác bao gồm:
Thứ nhất, sử dụng nhãn hiệu tập thể gồm các hoạt động: gắn nhãn hiệu
lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, các phƣơng tiện kinh doanh; các hoạt động
lƣu thông, chào bán hàng hóa...
Thứ hai, hành vi chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể của chủ sở
hữu nhãn hiệu tập thể cho các thành viên của mình.
Ba là, chính sách của Nhà nƣớc trong hoạt động khai thác là các cơ sở
pháp lý thể hiện ý chí Nhà nƣớc trong việc khuyến khích, thúc đẩy, hỗ trợ
cho các hoạt động khai thác quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể nói riêng.
2.2. Thực tiễn bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp
đối với nhãn hiệu tập thể Hành tỏi Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi
2.2.1. Tình hình bảo hộ nhãn hiệu tập thể nói chung
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, các chủ thể kinh doanh đã
nhận thức đƣợc giá trị của các tài sản trí tuệ trong đó có nhãn hiệu tập thể
nên số lƣợng đơn đăng ký và số lƣợng nhãn hiệu tập thể đƣợc bảo hộ ngày
càng tăng lên đáng kể, mà chủ yếu là việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
đối với nhãn hiệu tập thể cho các đặc sản địa phƣơng. Cùng với sự phát
triển đó kéo theo sự tăng lên các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ,
không kiểm soát đƣợc hoặc khó kiểm soát, khó phát hiện để xử lý. Đồng
thời, Pháp luật Việt Nam hiện hành chƣa đảm bảo thực hiện tốt chức năng
bảo hộ của mình trên thực tế, vẫn còn đó nhiều quy định chƣa khả thi nên
việc tổ chức thực hiện pháp luật còn khó khăn.
2.2.2. Thực tiễn bảo hộ và khai thác nhãn hiệu tập thể Hành tỏi
Lý Sơn
Tỏi Lý Sơn là một đặc sản địa phƣơng nổi tiếng ở Việt Nam, có đặc
trƣng là vị cay dịu, hƣơng vị đặc biệt và rất có lợi cho sức khỏe. Ngày
10/12/2007, Cục SHTT Việt Nam đã có Quyết định số 19213/SHTT về
việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký số 92797 bảo hộ SHTT nhãn hiệu tập thể
14
Hành Tỏi Lý Sơn với 50 thành viên đƣợc phép sử dụng NHTT do ông
Trƣơng Quang Quả làm chủ giấy chứng nhận.
Sau khi đƣợc bảo hộ và quá trình khai thác nhãn hiệu tập thể Hành tỏi
Lý Sơn, xuất hiện việc vận chuyển tỏi có nguồn gốc từ địa phƣơng khác vào
huyện đảo Lý Sơn để trà trộn với tỏi Lý Sơn để bán sản phẩm ra thị trƣờng
làm ảnh hƣởng trầm trọng đến uy tín của sản phẩm. Vấn đề trên bộc lộ
những khó khăn trong bảo hộ và khai thác nhãn hiệu tập thể Hành tỏi Lý
Sơn nhƣ sau:
Một là, khó khăn trong bảo hộ
Thứ nhất, sản phẩm tỏi Lý Sơn chƣa có cơ sở phân biệt với các loại tỏi
có nguồn gốc từ địa phƣơng khác;
Thứ hai, việc phát hiện và xử lý chƣa khả thi;
Hai là, khó khăn trong khai thác
Thứ nhất, Hội sản xuất, kinh doanh và chế biến Hành tỏi Lý Sơn không
kiểm soát đƣợc tình hình sản xuất, kinh doanh của các thành viên;
Thứ hai, số lƣợng thành viên kinh doanh rất lớn tuy nhiên chỉ có 04
thành viên có khả năng gắn nhãn hiệu lên sản phẩm, còn lại đƣa sản phẩm
tỏi ra thị trƣờng mà không gắn nhãn hiệu tập thể;
Thứ ba, bộ máy cơ cấu tổ chức của Hội sản xuất, kinh doanh và chế
biến hành tỏi Lý Sơn hoạt động không hiệu quả.
15
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Pháp luật Việt Nam về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công
nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể hiện hành đã nội luật hóa các điều ƣớc
quốc tế mà Việt Nam tham gia. Tuy nhiên các quy định pháp luật còn
rời rạc, nhiều quy định không thực tế, gây khó khăn trong thực tiễn.
Nhận thức về giá trị tài sản trí tuệ càng nâng cao nên số lƣợng đơn
đăng ký và nhãn hiệu tập thể đƣợc bảo hộ ngày càng tăng lên. Cùng với
đó là sự tăng lên của các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
đối với nhãn hiệu tập thể. Cơ quan chức năng đã gặp nhiều khó khăn
trong kiểm soát và xử lý triệt để các hành vi xâm phạm trên. Thực tiễn
áp dụng đối với nhãn hiệu tập thể Hành tỏi Lý Sơn cũng đã bộc lộ những
khó khăn, hạn chế trong bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp
đối với nhãn hiệu tập thể nói trên.
16
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ
TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ VÀ KHAI
THÁC QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI
NHÃN HIỆU TẬP THỂ
3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật
Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật bảo hộ, khai thác quyền sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể đƣợc thể hiện trên các phƣơng diện
nhƣ sau:
Thứ nhất, tạo ra sự tƣơng thích của pháp luật về bảo hộ và khai thác
nhãn hiệu tập thể với các chuẩn mực quốc tế hay các cam kết của Việt Nam
khi tham gia tổ chức thƣơng mại thế giới WTO;
Thứ hai, phù hợp với các điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay;
Thứ ba, cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể và các
thành viên sử dụng nhãn hiệu tập thể;
Thứ tƣ, xác định vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nƣớc trong bảo
hộ và khai thác nhãn hiệu tập thể;
3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hộ và khai thác
quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể
Một là, hoàn thiện quy định về sử dụng dấu hiệu làm nhãn hiệu tập thể.
Cụ thể bổ sung các dấu hiệu nhƣ mùi vị, âm thanh để phù hợp hơn các
thông lệ quốc tế.
Hai là, hoàn thiện quy định về chủ thể đăng ký. Cụ thể cần thiết đặt ra
điều kiện nhƣ: tổ chức tập thể phải có nguồn gốc địa lý ở vùng có sản phẩm
đƣợc bảo hộ; phải xây dựng cơ cấu tổ chức, chiến lƣợc phát triển và cam kết
thực hiện;
Ba là, quy định về cơ cấu tổ chức của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể. Cụ
thể cần phải có ít nhất 03 (ba) Phòng (ban) trong cơ cấu tổ chức gồm: Phòng
(Ban) kinh doanh; Phòng (Ban) kiểm soát; Ban chấp hành.
17
Bốn là, bổ sung yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể. Cụ thể
nên bổ sung Quy trình sản xuất, kinh doanh đảm bảo chất lƣợng sản phẩm
vào đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể;
Năm là, hoàn thiện quy định về Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể,
bao gồm:
Thứ nhất, bổ sung Quy trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm trong nội
dung kèm theo Quy chế
Thứ hai, bổ sung quy định về quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể
trong khai thác nhãn hiệu tập thể. Cụ thể quy định việc chủ sở hữu nhãn
hiệu tập thể có quyền sử dụng và cho phép các thành viên sử dụng.
Thứ ba, bổ sung quy định về nghĩa vụ thành viên không đủ điều kiện
gắn nhãn hiệu lên sản phẩm. Cụ thể đối với các thành viên nêu trên, bị hạn
chế quyền tự do đƣa các sản phẩm của mình ra thị trƣờng.
Thứ tƣ, bổ sung quy định điều kiện cấp phép sử dụng nhãn hiệu tập thể
đối với các thành viên kinh doanh. Cụ thể đối với các thành viên hoạt động
kinh doanh thì phải đảm bảo điều kiện theo quy định pháp luật về gắn nhãn
hiệu lên sản phẩm, bao bì sản phẩm.
3.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật bảo hộ và khai
thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể
3.3.1. Các giải pháp chung
Trong nội dung luận văn, chúng tôi đƣa ra một số giải pháp để tổ chức
thực hiện pháp luật nhƣ sau:
Thứ nhất, trong công tác xây dựng pháp luật cần xem xét việc tách Luật
sở hữu trí tuệ ra thành các luật chuyên ngành nhƣ Luật sáng chế, Luật nhãn
hiệu... để đảm bảo các quy định mang tính chuyên biệt hơn;
Thứ hai, phân công rõ ràng trách nhiệm các cơ quan, tổ chức, cá nhân
trong quản lý nhà nƣớc về sở hữu công nghiệp ở địa phƣơng;
Thứ ba, phát triển khoa học – công nghệ hiện đại tạo nên cơ sở để pháp
luật sở hữu trí tuệ của nƣớc ta tiệm cận hơn với thông lệ quốc tế;
18
Thứ tƣ, cần chú trọng công tác tuyên truyền pháp luật, điều chỉnh ý
thức ngƣời dân;
3.3.2. Giải pháp cho huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Trong nội dung luận văn, chúng tôi đề xuất một số giải pháp tổ chức
thực hiện pháp luật liên quan đến Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập
thể; tổ chức, hoạt động của Hội sản xuất, kinh doanh và chế biến Hành tỏi
Lý Sơn (sau đây gọi là Hội); sự can thiệp của chính quyền địa phƣơng để
giải quyết những tồn tại nêu trên, đồng thời bảo hộ và khai thác tốt hơn nhãn
hiệu tập thể Hành tỏi Lý Sơn nhƣ sau:
Thứ nhất, cơ cấu lại tổ chức Hội sản xuất, kinh doanh và chế biến
Hành tỏi Lý Sơn và xây dựng, đào tạo chất lƣợng con ngƣời.
Thứ hai, xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể theo
hƣớng cân bằng lợi ích giữa chủ thể quản lý và chủ thể sử dụng. Chủ thể
quản lý phải có trách nhiệm trong việc xây dựng, duy trì và phát triển nhãn
hiệu tập thể, đem lại lợi ích cho các chủ thể sử dụng. Ngƣợc lại, các chủ thể
sử dụng phải thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ cam kết của mình đối
với chủ thể quản lý nhằm giữ vững uy tín của nhãn hiệu tập thể.
Thứ ba, phân biệt điều kiện trao quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể giữa
các thành viên sản xuất, kinh doanh trong sử dụng nhãn hiệu tập thể . Cần
phân biệt điều kiện trao quyền sử dụng NHTT giữa các thành viên sản xuất,
kinh doanh nhƣ sau: “Đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh
phải đủ các tiêu chuẩn về gắn nhãn hiệu, tem lên sản phẩm, bao bì sản
phẩm”.
Thứ tƣ, chú trọng công tác phối hợp giữa các cơ quan chính quyền địa
phƣơng và Hội sản xuất, kinh doanh và chế biến Hành tỏi Lý Sơn. Cần thiết
xây dựng Quy chế phối hợp kiểm soát, quản lý hoạt động sản xuất, kinh
doanh tỏi Lý Sơn với mục đích nắm đƣợc số lƣợng sản phẩm tỏi Lý Sơn thu
hoạch đƣợc theo mùa vụ của Hội viên và số lƣợng cung ứng ra thị trƣờng.
Thứ năm, xây dựng cách nhận biết và phân biệt sản phẩm tỏi Lý Sơn
với các sản phẩm cùng loại khác.
19
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Tính khả thi của pháp luật trƣớc hết phụ thuộc vào trình độ lập pháp
và cách thức tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng. Trong nội dung
luận văn đã đƣa ra các phƣơng hƣớng hoàn thiện và các nhóm giải pháp
nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể với trọng tâm thay đổi tập trung vào
công tác tổ chức, quản lý của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể và nâng cao tính
khả thi của Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.
Đối với nhãn hiệu tập thể Hành tỏi Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Trên cơ
sở nghiên cứu các quy định pháp luật, quan điểm giải quyết của chính
quyền địa phƣơng, luận văn đã đƣa ra những giải pháp cụ thể về tổ chức
thực hiện pháp luật nhằm bảo hộ và khai thác tốt hơn giá trị thƣơng mại của
nhãn hiệu tập thể Hành tỏi Lý Sơn.
20
KẾT LUẬN
Từ những nội dung cơ bản của luận văn chúng ta phần nào thấy đƣợc
tầm quan trọng của việc bảo hộ và khai thác các đối tƣợng của quyền sở
hữu công nghiệp nói chung và đối với nhãn hiệu tập thể nói riêng. Tuy
nhiên, khó khăn hiện nay là việc bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công
nghiệp đặc biệt là đối với nhãn hiệu tập thể còn khá mới mẻ đối với ngƣời
dân. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc bảo hộ và khai thác
nhãn hiệu tập thể ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong khi đó pháp luật về
bảo hộ và khai thác nhãn hiệu tập thể ở Việt Nam chƣa bao quát, giải quyết
triệt để những khó khăn, tồn tại đó.
Để phát huy hiệu quả việc bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công
nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể cần có sự phối hợp đồng bộ của các cơ
quan nhà nƣớc và mỗi ngƣời dân, cụ thể nhà nƣớc cần tăng cƣờng tuyên
truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ, nâng cao nhận thức của ngƣời
dân, đặc biệt là chủ sở hữu và thành viên sử dụng nhãn hiệu tập thể; có
những công cụ hỗ trợ kịp thời cho ngƣời dân trong đăng ký bảo hộ cũng
nhƣ quá trình khai thác nhãn hiệu tập thể. Song song với đó, pháp luật cần
có những thay đổi kịp thời để giải quyết những khó khăn trên. Có nhƣ vậy
mới tạo nên sự phát triển hài hòa và đồng bộ trong nền kinh tế, rút ngắn
khoảng cách hội nhập của Việt Nam đối với các nƣớc trong khu vực và trên
thế giới.

More Related Content

What's hot

Tranh chap dau tu nuoc ngoai giua nha dau tu va quoc gia tiep nhan dau tu tai...
Tranh chap dau tu nuoc ngoai giua nha dau tu va quoc gia tiep nhan dau tu tai...Tranh chap dau tu nuoc ngoai giua nha dau tu va quoc gia tiep nhan dau tu tai...
Tranh chap dau tu nuoc ngoai giua nha dau tu va quoc gia tiep nhan dau tu tai...huynhminhquan
 

What's hot (15)

Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu
Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệuXử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu
Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu
 
Luận văn: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, 9đ
Luận văn: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, 9đLuận văn: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, 9đ
Luận văn: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, 9đ
 
Luận văn: Bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý, HOT
Luận văn: Bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý, HOTLuận văn: Bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý, HOT
Luận văn: Bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý, HOT
 
Đề tài: Hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật, HAY
Đề tài: Hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật, HAYĐề tài: Hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật, HAY
Đề tài: Hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật, HAY
 
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóaSo sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
So sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
 
Tranh chap dau tu nuoc ngoai giua nha dau tu va quoc gia tiep nhan dau tu tai...
Tranh chap dau tu nuoc ngoai giua nha dau tu va quoc gia tiep nhan dau tu tai...Tranh chap dau tu nuoc ngoai giua nha dau tu va quoc gia tiep nhan dau tu tai...
Tranh chap dau tu nuoc ngoai giua nha dau tu va quoc gia tiep nhan dau tu tai...
 
Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian, HAY, 9đ
Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian, HAY, 9đBảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian, HAY, 9đ
Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian, HAY, 9đ
 
Luận văn: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử
Luận văn: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tửLuận văn: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử
Luận văn: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về tên miền, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về tên miền, HAY, 9đLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về tên miền, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về tên miền, HAY, 9đ
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệLuận văn: Giải quyết tranh chấp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
 
Luận văn: Pháp luật về tên miền liên quan đến nhãn hiệu, HOT
Luận văn: Pháp luật về tên miền liên quan đến nhãn hiệu, HOTLuận văn: Pháp luật về tên miền liên quan đến nhãn hiệu, HOT
Luận văn: Pháp luật về tên miền liên quan đến nhãn hiệu, HOT
 
Đề tài: Bảo hộ sáng chế cho dược phẩm theo Hiệp định TRIPS
Đề tài: Bảo hộ sáng chế cho dược phẩm theo Hiệp định TRIPSĐề tài: Bảo hộ sáng chế cho dược phẩm theo Hiệp định TRIPS
Đề tài: Bảo hộ sáng chế cho dược phẩm theo Hiệp định TRIPS
 
Luận văn: Pháp luật về khai thác, sử dụng quyền tác giả, HAY
Luận văn: Pháp luật về khai thác, sử dụng quyền tác giả, HAYLuận văn: Pháp luật về khai thác, sử dụng quyền tác giả, HAY
Luận văn: Pháp luật về khai thác, sử dụng quyền tác giả, HAY
 
Đề tài: Bảo hộ quyền tác giả trước những xâm phạm từ internet
Đề tài: Bảo hộ quyền tác giả trước những xâm phạm từ internetĐề tài: Bảo hộ quyền tác giả trước những xâm phạm từ internet
Đề tài: Bảo hộ quyền tác giả trước những xâm phạm từ internet
 
Góp vốn kinh doanh bằng quyền sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu
Góp vốn kinh doanh bằng quyền sở hữu công nghiệp là nhãn hiệuGóp vốn kinh doanh bằng quyền sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu
Góp vốn kinh doanh bằng quyền sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu
 

Similar to Pháp luật về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp, HAY

Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị
Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghịPháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị
Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghịhieu anh
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến...
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến...Luận văn: Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến...
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn thạc sĩ luật kinh tế Bảo hộ quyền sở hữu Công Nghiệp đối với chỉ dẫn...
Luận văn thạc sĩ luật kinh tế Bảo hộ quyền sở hữu Công Nghiệp đối với chỉ dẫn...Luận văn thạc sĩ luật kinh tế Bảo hộ quyền sở hữu Công Nghiệp đối với chỉ dẫn...
Luận văn thạc sĩ luật kinh tế Bảo hộ quyền sở hữu Công Nghiệp đối với chỉ dẫn...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tai lieu sở hữu trí tuệ
Tai lieu sở hữu trí tuệTai lieu sở hữu trí tuệ
Tai lieu sở hữu trí tuệHung Nguyen
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Sử dụng tên miền cạnh tranh không lành mạnh đối với nhãn hiệu - Gửi miễn phí ...
Sử dụng tên miền cạnh tranh không lành mạnh đối với nhãn hiệu - Gửi miễn phí ...Sử dụng tên miền cạnh tranh không lành mạnh đối với nhãn hiệu - Gửi miễn phí ...
Sử dụng tên miền cạnh tranh không lành mạnh đối với nhãn hiệu - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...
Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...
Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...huynhminhquan
 

Similar to Pháp luật về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp, HAY (20)

Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệuLuận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
 
Luận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂMLuận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
 
Bảo Hộ Nhãn Hiệu Chứng Nhận Ở Việt Nam Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ Năm 2005.doc
Bảo Hộ Nhãn Hiệu Chứng Nhận Ở Việt Nam Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ Năm 2005.docBảo Hộ Nhãn Hiệu Chứng Nhận Ở Việt Nam Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ Năm 2005.doc
Bảo Hộ Nhãn Hiệu Chứng Nhận Ở Việt Nam Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ Năm 2005.doc
 
Luận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAYLuận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAY
 
Luận văn: Bảo hộ tên thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Luận văn: Bảo hộ tên thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nayLuận văn: Bảo hộ tên thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Luận văn: Bảo hộ tên thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay
 
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, 9 ĐIỂM
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, 9 ĐIỂMLuận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, 9 ĐIỂM
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, 9 ĐIỂM
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, 9 ĐIỂMLuận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, 9 ĐIỂM
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂMLuận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Hộ Nhãn Hiệu Theo Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Hộ Nhãn Hiệu Theo Pháp Luật Sở Hữu Trí TuệLuận Văn Thạc Sĩ Bảo Hộ Nhãn Hiệu Theo Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Hộ Nhãn Hiệu Theo Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ
 
Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị
Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghịPháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị
Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến...
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến...Luận văn: Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến...
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến...
 
Luận văn thạc sĩ luật kinh tế Bảo hộ quyền sở hữu Công Nghiệp đối với chỉ dẫn...
Luận văn thạc sĩ luật kinh tế Bảo hộ quyền sở hữu Công Nghiệp đối với chỉ dẫn...Luận văn thạc sĩ luật kinh tế Bảo hộ quyền sở hữu Công Nghiệp đối với chỉ dẫn...
Luận văn thạc sĩ luật kinh tế Bảo hộ quyền sở hữu Công Nghiệp đối với chỉ dẫn...
 
Bài mẫu Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu, 9 ĐIỂM
 
BÀI MẪU Khóa luận: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, HAYBÀI MẪU Khóa luận: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, HAY
 
Tai lieu sở hữu trí tuệ
Tai lieu sở hữu trí tuệTai lieu sở hữu trí tuệ
Tai lieu sở hữu trí tuệ
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Sử dụng tên miền cạnh tranh không lành mạnh đối với nhãn hiệu - Gửi miễn phí ...
Sử dụng tên miền cạnh tranh không lành mạnh đối với nhãn hiệu - Gửi miễn phí ...Sử dụng tên miền cạnh tranh không lành mạnh đối với nhãn hiệu - Gửi miễn phí ...
Sử dụng tên miền cạnh tranh không lành mạnh đối với nhãn hiệu - Gửi miễn phí ...
 
Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...
Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...
Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...
 
Bảo Hộ Nhãn Hiệu Nổi Tiếng Theo Pháp Luật Liên Minh Châu Âu Và Bài Học Kinh N...
Bảo Hộ Nhãn Hiệu Nổi Tiếng Theo Pháp Luật Liên Minh Châu Âu Và Bài Học Kinh N...Bảo Hộ Nhãn Hiệu Nổi Tiếng Theo Pháp Luật Liên Minh Châu Âu Và Bài Học Kinh N...
Bảo Hộ Nhãn Hiệu Nổi Tiếng Theo Pháp Luật Liên Minh Châu Âu Và Bài Học Kinh N...
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phầnLuận văn: Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 

Pháp luật về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT NGUYỄN NHẬT TÂN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ VÀ KHAI THÁC QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU TẬP THỂ - QUA NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TỎI LÝ SƠN CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 838 01 07 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC THỪA THIÊN HUẾ, năm 2018
  • 2.
  • 3. Công trình đƣợc hoàn thành tại: Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Hải Yến Phản biện 1: ........................................:.......................... Phản biện 2: ................................................................... Luận văn sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Trƣờng Đại học Luật Vào lúc...........giờ...........ngày...........tháng .......... năm...........
  • 4.
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu............................................................................ 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu........................................................... 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 4 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu................................... 4 6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu...................................... 5 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.............................................................. 6 8. Bố cục luận văn .................................................................................... 6 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KHUNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ VÀ KHAI THÁC QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU TẬP THỂ ...................................... 8 1.1. Khái quát về nhãn hiệu tập thể và quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể....................................................................................... 8 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của nhãn hiệu tập thể.................................... 8 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể................................................................................................ 8 1.2. Khái quát về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể....................................................................................... 9 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể................................................................................. 9 1.2.2. Khái niệm, đặc điểm khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể....................................................................................... 9 1.3. Khái quát nội dung pháp luật về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể.................................................... 10 1.3.1. Nguồn của pháp luật về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể ............................................................ 10 1.3.2. Nội dung của pháp luật Việt Nam về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể ............................................ 10 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1....................................................................... 11 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ, KHAI THÁC QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU TẬP THỂ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU TẬP THỂ HÀNH TỎI LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI ...... 12 2.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể ............................................................ 12 2.1.2. Quy định của Pháp luật Việt Nam về khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể ............................................................ 12
  • 6. 2.2. Thực tiễn bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể Hành tỏi Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi.......................13 2.2.1. Tình hình bảo hộ nhãn hiệu tập thể nói chung..............................13 2.2.2. Thực tiễn bảo hộ và khai thác nhãn hiệu tập thể Hành tỏi Lý Sơn ....13 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................15 Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ VÀ KHAI THÁC QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU TẬP THỂ ....................................................................................16 3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật ................................................16 3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể.............................................16 3.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể ........................................17 3.3.1. Các giải pháp chung......................................................................17 3.3.2. Giải pháp cho huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi............................18 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................19 KẾT LUẬN ............................................................................................20
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một số địa phƣơng có những sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng sau một thời gian dài sản xuất, kinh doanh tự phát, nay nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc bảo hộ thƣơng hiệu (nhằm chống lại các sản phẩm giả, nhái nhãn hiệu) cũng đã thực hiện các thủ tục cần thiết để cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể góp phần nâng cao giá trị nông sản, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời sản xuất, điển hình một số nhãn hiệu tập thể nhƣ: Bƣởi tôm vàng Đan Phƣợng; Hành Tỏi Lý Sơn; Măng cụt Lái Thiêu; Mật ong U Minh Hạ; Bƣởi Đoan Hùng, bƣởi Phúc Trạch, cà-phê Buôn Ma Thuột... Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hiện nay đã và đang trở thành vấn đề đặc biệt quan tâm. Ngƣời dân chƣa ý thức đƣợc việc bảo hộ và khai thác tài sản trí tuệ của mình, bên cạnh đó quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ chƣa chặt chẽ, chƣa phù hợp ảnh hƣởng đến việc bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với các tài sản trí tuệ đó. Từ thực tiễn bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể Hành Tỏi Lý Sơn ở tỉnh Quảng Ngãi (đƣợc Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ khoa học và công nghệ công nhận nhãn hiệu tập thể từ năm 2009), nhận thấy ngƣời dân, các cơ sở sản xuất tỏi Lý Sơn và cả chính quyền địa phƣơng gặp nhiều khó khăn trong việc bảo vệ và khai thác thƣơng hiệu vì có sự trà trộn tỏi từ các địa phƣơng khác vận chuyển đến đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi và mang nhãn hiệu Hành Tỏi Lý Sơn. Đó là lý do chính cho việc lựa chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể, qua nghiên cứu trƣờng hợp tỏi Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn cao học của mình.
  • 8. 2 2. Tình hình nghiên cứu Liên quan đến việc nghiên cứu các quy định pháp luật về bảo hộ và khai thác nhãn hiệu nói chung, nhãn hiệu tập thể nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau nhƣ: Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Lê Thị Vân, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội: Bảo hộ Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, năm 2013; Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Thị Pha, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội: Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật dân sự Việt Nam, năm 2011; Luận văn Thạc sĩ Luật học của Nguyễn Thị Lan Anh, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. Bên cạnh đó có những bài viết nghiên cứu về bảo hộ nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu tập thể nói riêng trên các tạp chí nhƣ: Trần Hải Linh (2015), Quản lý nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Tạp chí Khoa học – Công nghệ Nghệ An, số tháng 4/2015; Trần Văn Hải (2016), Khắc phục một số rào cản về sở hữu trí tuệ mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khi TPP được vận hành, Tạp chí Thƣơng hiệu Việt số 76 + 77 (2016); Quế Thị Trâm Ngọc (2017), Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Tạp chí Khoa học – Công nghệ Nghệ An, số tháng 4/2017. Các công trình nghiên cứu trên đây đã nghiên cứu những khía cạnh khác nhau về pháp luật liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể nói. Tuy nhiên, chƣa có công trình nào nghiên cứu tổng quan về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể, đặc biệt chƣa đề cập đến những bất cập trong công tác quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập, tính khả thi của Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể và hành vi trà trộn hàng hóa, dịch vụ tƣơng tự có nguồn gốc địa lý khác gắn nhãn hiệu tập thể đƣợc bảo hộ để kinh doanh. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn, tác giả sẽ có sự tiếp thu, kế thừa những thành quả, các giá trị mà các nghiên cứu đã chỉ ra làm nền
  • 9. 3 móng cho việc tiếp tục nghiên cứu đề tài của mình của về lý luận cũng nhƣ thực tiễn. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng pháp luật về bảo hộ, khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể. Từ thực tiễn áp dụng đối với nhãn hiệu tập thể Hành Tỏi Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi để đƣa ra các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật để nâng cao hiệu quả bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, nhiệm vụ đặt ra đối với tác giả của luận văn nhƣ sau: Nghiên cứu để làm rõ về mặt lý luận và khung pháp luật về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể. Nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam, cụ thể là các dấu hiệu đƣợc sử dụng là nhãn hiệu tập thể; điều kiện đƣợc bảo hộ là nhãn hiệu tập thể; việc đăng ký nhãn hiệu tập thể; khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể. Nghiên cứu thực tiễn việc bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể Hành Tỏi Lý Sơn trong công tác quản lý, sử dụng; tính khả thi của Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể và hành vi trà trộn Tỏi từ nhiều địa phƣơng khác đến huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi gắn nhãn hiệu Tỏi Lý Sơn để kinh doanh. Qua đó đề ra những biện pháp để hoàn thiện các quy định pháp luật, nâng cao hiệu quả trong việc bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể.
  • 10. 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Các quan điểm, các học thuyết về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu tập thể trong các công trình nghiên cứu để làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá pháp luật và thực tiễn áp dụng; Một số nội dung trong các Nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế. Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu tập thể ( Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009) và các văn bản liên quan; quy định pháp luật quốc tế về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệp tập thể nhƣ. Thực tiễn bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể Hành Tỏi Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi. Từ đó chỉ ra những vƣớng mắc trong các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể bao gồm các quy định pháp luật trong việc cơ sở xác lập, đăng ký; khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể. Luận văn không nhằm vào việc nghiên cứu các quy định của pháp luật trong việc thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể. Thời gian: từ năm 2009 đến hết năm 2017 Địa bàn nghiên cứu: huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phƣơng pháp luận nghiên cứu Luận văn đƣợc trình bày dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lenin về nhà nƣớc và pháp luật và những quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN trong thời kỳ đổi mới.
  • 11. 5 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và trình bày, luận văn sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học khác nhau bao gồm: - Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong tất cả các chƣơng của luận văn để phân tích các khái niệm, phân tích quy định của pháp luật, các nguyên nhân dẫn đến thực trạng,... - Phƣơng pháp đối chiếu, so sánh: Đƣợc sử dụng trong việc so sánh các quy định pháp luật có liên quan để giải quyết những bất cập trong thực trạng thực hiện pháp luật. - Phƣơng pháp diễn giải quy nạp: Đƣợc sử dụng trong luận văn để diễn giải thực trạng, các nội dung trích dẫn liên quan và đƣợc sử dụng tất cả các chƣơng của luận văn. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu khác: phƣơng pháp thống kê,... 6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 6.1. Câu hỏi nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài, luận văn đã dựa trên một số câu hỏi nghiên cứu sau: Câu hỏi 1. Khái niệm, đặc điểm của nhãn hiệu tập thể và quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể là gì? Câu hỏi 2. Khái niệm, đặc điểm của bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể là gì? Câu hỏi 3. Nguồn của pháp luật về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể là gì? Những nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể là gì? Câu hỏi 4. Quy định pháp luật Việt Nam về bảo hộ, khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể và thực tiễn áp dụng đối với nhãn hiệu tập thể Hành tỏi Lý Sơn nhƣ thế nào?
  • 12. 6 Câu hỏi 5. Phƣơng hƣớng, giải pháp cụ thể nào để hoàn thiện pháp luật Việt Nam và cách thức tổ chức thực hiện pháp luật về bảo hộ, khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể? Giải pháp riêng đối với nhãn hiệu tập thể Hành tỏi Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi nhƣ thế nào? 6.2. Giả thuyết nghiên cứu Pháp luật Việt Nam về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể đã phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam hay chƣa, đặc biệt vai trò quản lý của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể và tính khả thi của Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể trên thực tế. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa làm rõ các khái niệm, đặc điểm của nhãn hiệu tập thể, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể và bảo hộ, khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể. Chỉ ra nguồn pháp luật và những nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể. Trên cơ sở các quy định pháp luật Việt Nam về bảo hộ, khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể và những hạn chế, bất cập của pháp luật trong thực tiễn áp dụng, lấy ví dụ áp dụng đối với nhãn hiệu tập thể Hành tỏi Lý Sơn để có những định hƣớng, giải pháp hoàn thiện pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật. Trong thực tiễn áp dụng, những giải pháp của luận văn đề ra có ý nghĩa thực tiễn để áp dụng đối với nhãn hiệu tập thể Hành tỏi Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. 8. Bố cục luận văn Chương 1: Những vấn đề lý luận và khung pháp luật về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể.
  • 13. 7 Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo hộ, khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể và thực tiễn áp dụng đối với nhãn hiệu tập thể Hành Tỏi Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi Chương 3: Phƣơng hƣớng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể.
  • 14. 8 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KHUNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ VÀ KHAI THÁC QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU TẬP THỂ 1.1. Khái quát về nhãn hiệu tập thể và quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của nhãn hiệu tập thể Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. Nhãn hiệu tập thể có những đặc điểm chung nhƣ nhãn hiệu thông thƣờng và có những đặc trƣng riêng nhƣ sau: Thứ nhất, nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu có tính phân biệt; Thứ hai, chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể phải là một tổ chức tập thể; Thứ ba, việc sử dụng nhãn hiệu tập thể phải tuân theo Quy chế và sử dụng nhãn hiệu tập thể; Thứ tƣ, lợi ích của thành viên sử dụng nhãn hiệu tập thể gắn liền với lợi ích của tập thể. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể là quyền sở hữu của tổ chức tập thể đối với nhãn hiệu đƣợc nhà nƣớc bảo hộ để các thành viên của tổ chức tập thể sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ của họ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức không là thành viên của tổ chức tập thể. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể có những đặc điểm sau: Thứ nhất, căn cứ xác lập quyền trên cơ sở đăng ký hoặc trên cơ sở sử dụng (ví dụ ở Hoa Kỳ);
  • 15. 9 Thứ hai, chủ thể quyền bao gồm: chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể và thành viên sử dụng; Thứ ba, các quyền năng bao gồm: quyền sử dụng, quyền định đoạt và quyền tự bảo vệ; 1.2. Khái quát về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể là việc Nhà nƣớc thông qua hệ thống pháp luật, xác lập quyền của các chủ thể (tổ chức tập thể và thành viên) đối với nhãn hiệu tập thể và bảo vệ quyền đó, chống lại bất kì sự xâm phạm nào của chủ thể khác. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể có những đặc điểm sau: Thứ nhất, Nhà nƣớc là chủ thể bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể. Công cụ để thực hiện là pháp luật; Thứ hai, đối tƣợng đƣợc bảo hộ chính là các chủ thể quyền Thứ ba, mục đích bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể tƣơng tự mục đích bảo hộ các tài sản trí tuệ khác; Thứ tƣ, có giới hạn về phạm vi bảo hộ. 1.2.2. Khái niệm, đặc điểm khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể Khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể là các hoạt động sử dụng nhãn hiệu tập thể, chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể nhằm mục đích lợi nhuận của các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể. Khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể có những đặc điểm sau: Thứ nhất, chủ thể khai thác có số lƣợng lớn và đa dạng về hình thức;
  • 16. 10 Thứ hai, việc sử dụng nhãn hiệu tập thể tuân theo Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; Thứ ba, hoạt động khai thác của các chủ thể quyền mang tính chất lợi ích tập thể. 1.3. Khái quát nội dung pháp luật về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể 1.3.1. Nguồn của pháp luật về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể Thứ nhất, đối với pháp luật quốc tế. Bao gồm các điều ƣớc quốc tế, văn bản pháp luật quốc tế có liên quan nhƣ Công ƣớc Paris, Hiệp định TRIPs, Quy định chung của Cộng đồng Châu Âu, Quy định chung của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO. Thứ hai, đối với pháp luật Việt Nam. Bao gồm: Hiến pháp, Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ, các Điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam tham gia, các văn bản dƣới luật khác có liên quan. 1.3.2. Nội dung của pháp luật Việt Nam về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể Đối với pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể bao gồm các nội dung chính sau: dấu hiệu đƣợc sử dụng làm nhãn hiệu tập thể; điều kiện bảo hộ nhãn hiệu tập thể; cơ chế và việc đăng ký bảo hộ. Đối với pháp luật về khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể bao gồm các nội dung chính sau: chủ thể khai thác; hình thức khai thác và các chính sách của Nhà nƣớc trong hoạt động khai thác.
  • 17. 11 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể là việc Nhà nƣớc thông qua hệ thống pháp luật, xác lập quyền của các chủ thể đối với nhãn hiệu tập thể và bảo vệ quyền đó, chống lại bất kì sự xâm phạm nào của các chủ thể khác. Hoạt động trên có những đặc điểm nhƣ: chủ thể bảo hộ chính là Nhà nƣớc thông qua các công cụ pháp luật; đối tƣợng đƣợc bảo hộ chính là các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể; mục đích bảo hộ nhằm tạo nên sự phát triển kinh tế - xã hội; việc bảo hộ thƣờng chỉ ở một nƣớc hoặc một khu vực. Khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể là các hoạt động sử dụng nhãn hiệu tập thể, chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể nhằm mục đích lợi nhuận của các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể. Hoạt động này có những đặc điểm nhƣ sau: chủ thể khai thác có tính đa dạng và số lƣợng lớn; việc sử dụng nhãn hiệu tập thể của các chủ thể tuân theo Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể; hoạt động khai thác của từng thành viên mang tính “lợi ích tập thể”. Nghiên cứu nguồn pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể. Từ đó đƣa ra những nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể.
  • 18. 12 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ, KHAI THÁC QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU TẬP THỂ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU TẬP THỂ HÀNH TỎI LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1. Quy định của Pháp luật Việt Nam về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể 2.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể Một là, dấu hiệu đƣợc sử dụng làm nhãn hiệu tập thể gồm: dấu hiệu chữ, dấu hiệu là hình vẽ và dấu hiệu là sự kết hợp các dấu hiệu chữ, hình vẽ với nhau; Hai là, điều kiện bảo hộ nhãn hiệu tập thể gồm: Thứ nhất, dấu hiệu nhìn thấy đƣợc dƣới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, đƣợc thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; Thứ hai, có khả năng phân biệt. Ba là, về cơ chế và việc đăng ký Thứ nhất, chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký phải là tổ chức tập thể đƣợc thành lập hợp pháp „ Thứ hai, tài liệu nộp đơn đăng ký bao gồm: mẫu nhãn hiệu; danh mục hàng hóa, dịch vụ và Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; Thứ ba, thủ tục xử lý đơn đăng ký có các nội dung chính sau: thẩm định hình thức và thủ tục chỉnh sửa các thiếu sót về mặt hình thức; công bố đơn; thẩm định nội dung; thời hạn bảo hộ và các trƣờng hợp chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể. 2.1.2. Quy định của Pháp luật Việt Nam về khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể Một là, chủ thể khai thác bao gồm chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể và các thành viên sử dụng nhãn hiệu tập thể;
  • 19. 13 Hai là, hình thức khai thác bao gồm: Thứ nhất, sử dụng nhãn hiệu tập thể gồm các hoạt động: gắn nhãn hiệu lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, các phƣơng tiện kinh doanh; các hoạt động lƣu thông, chào bán hàng hóa... Thứ hai, hành vi chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể cho các thành viên của mình. Ba là, chính sách của Nhà nƣớc trong hoạt động khai thác là các cơ sở pháp lý thể hiện ý chí Nhà nƣớc trong việc khuyến khích, thúc đẩy, hỗ trợ cho các hoạt động khai thác quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể nói riêng. 2.2. Thực tiễn bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể Hành tỏi Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi 2.2.1. Tình hình bảo hộ nhãn hiệu tập thể nói chung Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, các chủ thể kinh doanh đã nhận thức đƣợc giá trị của các tài sản trí tuệ trong đó có nhãn hiệu tập thể nên số lƣợng đơn đăng ký và số lƣợng nhãn hiệu tập thể đƣợc bảo hộ ngày càng tăng lên đáng kể, mà chủ yếu là việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể cho các đặc sản địa phƣơng. Cùng với sự phát triển đó kéo theo sự tăng lên các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, không kiểm soát đƣợc hoặc khó kiểm soát, khó phát hiện để xử lý. Đồng thời, Pháp luật Việt Nam hiện hành chƣa đảm bảo thực hiện tốt chức năng bảo hộ của mình trên thực tế, vẫn còn đó nhiều quy định chƣa khả thi nên việc tổ chức thực hiện pháp luật còn khó khăn. 2.2.2. Thực tiễn bảo hộ và khai thác nhãn hiệu tập thể Hành tỏi Lý Sơn Tỏi Lý Sơn là một đặc sản địa phƣơng nổi tiếng ở Việt Nam, có đặc trƣng là vị cay dịu, hƣơng vị đặc biệt và rất có lợi cho sức khỏe. Ngày 10/12/2007, Cục SHTT Việt Nam đã có Quyết định số 19213/SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký số 92797 bảo hộ SHTT nhãn hiệu tập thể
  • 20. 14 Hành Tỏi Lý Sơn với 50 thành viên đƣợc phép sử dụng NHTT do ông Trƣơng Quang Quả làm chủ giấy chứng nhận. Sau khi đƣợc bảo hộ và quá trình khai thác nhãn hiệu tập thể Hành tỏi Lý Sơn, xuất hiện việc vận chuyển tỏi có nguồn gốc từ địa phƣơng khác vào huyện đảo Lý Sơn để trà trộn với tỏi Lý Sơn để bán sản phẩm ra thị trƣờng làm ảnh hƣởng trầm trọng đến uy tín của sản phẩm. Vấn đề trên bộc lộ những khó khăn trong bảo hộ và khai thác nhãn hiệu tập thể Hành tỏi Lý Sơn nhƣ sau: Một là, khó khăn trong bảo hộ Thứ nhất, sản phẩm tỏi Lý Sơn chƣa có cơ sở phân biệt với các loại tỏi có nguồn gốc từ địa phƣơng khác; Thứ hai, việc phát hiện và xử lý chƣa khả thi; Hai là, khó khăn trong khai thác Thứ nhất, Hội sản xuất, kinh doanh và chế biến Hành tỏi Lý Sơn không kiểm soát đƣợc tình hình sản xuất, kinh doanh của các thành viên; Thứ hai, số lƣợng thành viên kinh doanh rất lớn tuy nhiên chỉ có 04 thành viên có khả năng gắn nhãn hiệu lên sản phẩm, còn lại đƣa sản phẩm tỏi ra thị trƣờng mà không gắn nhãn hiệu tập thể; Thứ ba, bộ máy cơ cấu tổ chức của Hội sản xuất, kinh doanh và chế biến hành tỏi Lý Sơn hoạt động không hiệu quả.
  • 21. 15 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Pháp luật Việt Nam về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể hiện hành đã nội luật hóa các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam tham gia. Tuy nhiên các quy định pháp luật còn rời rạc, nhiều quy định không thực tế, gây khó khăn trong thực tiễn. Nhận thức về giá trị tài sản trí tuệ càng nâng cao nên số lƣợng đơn đăng ký và nhãn hiệu tập thể đƣợc bảo hộ ngày càng tăng lên. Cùng với đó là sự tăng lên của các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể. Cơ quan chức năng đã gặp nhiều khó khăn trong kiểm soát và xử lý triệt để các hành vi xâm phạm trên. Thực tiễn áp dụng đối với nhãn hiệu tập thể Hành tỏi Lý Sơn cũng đã bộc lộ những khó khăn, hạn chế trong bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể nói trên.
  • 22. 16 Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ VÀ KHAI THÁC QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU TẬP THỂ 3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật bảo hộ, khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể đƣợc thể hiện trên các phƣơng diện nhƣ sau: Thứ nhất, tạo ra sự tƣơng thích của pháp luật về bảo hộ và khai thác nhãn hiệu tập thể với các chuẩn mực quốc tế hay các cam kết của Việt Nam khi tham gia tổ chức thƣơng mại thế giới WTO; Thứ hai, phù hợp với các điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay; Thứ ba, cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể và các thành viên sử dụng nhãn hiệu tập thể; Thứ tƣ, xác định vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nƣớc trong bảo hộ và khai thác nhãn hiệu tập thể; 3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể Một là, hoàn thiện quy định về sử dụng dấu hiệu làm nhãn hiệu tập thể. Cụ thể bổ sung các dấu hiệu nhƣ mùi vị, âm thanh để phù hợp hơn các thông lệ quốc tế. Hai là, hoàn thiện quy định về chủ thể đăng ký. Cụ thể cần thiết đặt ra điều kiện nhƣ: tổ chức tập thể phải có nguồn gốc địa lý ở vùng có sản phẩm đƣợc bảo hộ; phải xây dựng cơ cấu tổ chức, chiến lƣợc phát triển và cam kết thực hiện; Ba là, quy định về cơ cấu tổ chức của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể. Cụ thể cần phải có ít nhất 03 (ba) Phòng (ban) trong cơ cấu tổ chức gồm: Phòng (Ban) kinh doanh; Phòng (Ban) kiểm soát; Ban chấp hành.
  • 23. 17 Bốn là, bổ sung yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể. Cụ thể nên bổ sung Quy trình sản xuất, kinh doanh đảm bảo chất lƣợng sản phẩm vào đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể; Năm là, hoàn thiện quy định về Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, bao gồm: Thứ nhất, bổ sung Quy trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm trong nội dung kèm theo Quy chế Thứ hai, bổ sung quy định về quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể trong khai thác nhãn hiệu tập thể. Cụ thể quy định việc chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể có quyền sử dụng và cho phép các thành viên sử dụng. Thứ ba, bổ sung quy định về nghĩa vụ thành viên không đủ điều kiện gắn nhãn hiệu lên sản phẩm. Cụ thể đối với các thành viên nêu trên, bị hạn chế quyền tự do đƣa các sản phẩm của mình ra thị trƣờng. Thứ tƣ, bổ sung quy định điều kiện cấp phép sử dụng nhãn hiệu tập thể đối với các thành viên kinh doanh. Cụ thể đối với các thành viên hoạt động kinh doanh thì phải đảm bảo điều kiện theo quy định pháp luật về gắn nhãn hiệu lên sản phẩm, bao bì sản phẩm. 3.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể 3.3.1. Các giải pháp chung Trong nội dung luận văn, chúng tôi đƣa ra một số giải pháp để tổ chức thực hiện pháp luật nhƣ sau: Thứ nhất, trong công tác xây dựng pháp luật cần xem xét việc tách Luật sở hữu trí tuệ ra thành các luật chuyên ngành nhƣ Luật sáng chế, Luật nhãn hiệu... để đảm bảo các quy định mang tính chuyên biệt hơn; Thứ hai, phân công rõ ràng trách nhiệm các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý nhà nƣớc về sở hữu công nghiệp ở địa phƣơng; Thứ ba, phát triển khoa học – công nghệ hiện đại tạo nên cơ sở để pháp luật sở hữu trí tuệ của nƣớc ta tiệm cận hơn với thông lệ quốc tế;
  • 24. 18 Thứ tƣ, cần chú trọng công tác tuyên truyền pháp luật, điều chỉnh ý thức ngƣời dân; 3.3.2. Giải pháp cho huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi Trong nội dung luận văn, chúng tôi đề xuất một số giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật liên quan đến Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể; tổ chức, hoạt động của Hội sản xuất, kinh doanh và chế biến Hành tỏi Lý Sơn (sau đây gọi là Hội); sự can thiệp của chính quyền địa phƣơng để giải quyết những tồn tại nêu trên, đồng thời bảo hộ và khai thác tốt hơn nhãn hiệu tập thể Hành tỏi Lý Sơn nhƣ sau: Thứ nhất, cơ cấu lại tổ chức Hội sản xuất, kinh doanh và chế biến Hành tỏi Lý Sơn và xây dựng, đào tạo chất lƣợng con ngƣời. Thứ hai, xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể theo hƣớng cân bằng lợi ích giữa chủ thể quản lý và chủ thể sử dụng. Chủ thể quản lý phải có trách nhiệm trong việc xây dựng, duy trì và phát triển nhãn hiệu tập thể, đem lại lợi ích cho các chủ thể sử dụng. Ngƣợc lại, các chủ thể sử dụng phải thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ cam kết của mình đối với chủ thể quản lý nhằm giữ vững uy tín của nhãn hiệu tập thể. Thứ ba, phân biệt điều kiện trao quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể giữa các thành viên sản xuất, kinh doanh trong sử dụng nhãn hiệu tập thể . Cần phân biệt điều kiện trao quyền sử dụng NHTT giữa các thành viên sản xuất, kinh doanh nhƣ sau: “Đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh phải đủ các tiêu chuẩn về gắn nhãn hiệu, tem lên sản phẩm, bao bì sản phẩm”. Thứ tƣ, chú trọng công tác phối hợp giữa các cơ quan chính quyền địa phƣơng và Hội sản xuất, kinh doanh và chế biến Hành tỏi Lý Sơn. Cần thiết xây dựng Quy chế phối hợp kiểm soát, quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh tỏi Lý Sơn với mục đích nắm đƣợc số lƣợng sản phẩm tỏi Lý Sơn thu hoạch đƣợc theo mùa vụ của Hội viên và số lƣợng cung ứng ra thị trƣờng. Thứ năm, xây dựng cách nhận biết và phân biệt sản phẩm tỏi Lý Sơn với các sản phẩm cùng loại khác.
  • 25. 19 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 Tính khả thi của pháp luật trƣớc hết phụ thuộc vào trình độ lập pháp và cách thức tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng. Trong nội dung luận văn đã đƣa ra các phƣơng hƣớng hoàn thiện và các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể với trọng tâm thay đổi tập trung vào công tác tổ chức, quản lý của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể và nâng cao tính khả thi của Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể. Đối với nhãn hiệu tập thể Hành tỏi Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật, quan điểm giải quyết của chính quyền địa phƣơng, luận văn đã đƣa ra những giải pháp cụ thể về tổ chức thực hiện pháp luật nhằm bảo hộ và khai thác tốt hơn giá trị thƣơng mại của nhãn hiệu tập thể Hành tỏi Lý Sơn.
  • 26. 20 KẾT LUẬN Từ những nội dung cơ bản của luận văn chúng ta phần nào thấy đƣợc tầm quan trọng của việc bảo hộ và khai thác các đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp nói chung và đối với nhãn hiệu tập thể nói riêng. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là việc bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đặc biệt là đối với nhãn hiệu tập thể còn khá mới mẻ đối với ngƣời dân. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc bảo hộ và khai thác nhãn hiệu tập thể ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong khi đó pháp luật về bảo hộ và khai thác nhãn hiệu tập thể ở Việt Nam chƣa bao quát, giải quyết triệt để những khó khăn, tồn tại đó. Để phát huy hiệu quả việc bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể cần có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan nhà nƣớc và mỗi ngƣời dân, cụ thể nhà nƣớc cần tăng cƣờng tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ, nâng cao nhận thức của ngƣời dân, đặc biệt là chủ sở hữu và thành viên sử dụng nhãn hiệu tập thể; có những công cụ hỗ trợ kịp thời cho ngƣời dân trong đăng ký bảo hộ cũng nhƣ quá trình khai thác nhãn hiệu tập thể. Song song với đó, pháp luật cần có những thay đổi kịp thời để giải quyết những khó khăn trên. Có nhƣ vậy mới tạo nên sự phát triển hài hòa và đồng bộ trong nền kinh tế, rút ngắn khoảng cách hội nhập của Việt Nam đối với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.