SlideShare a Scribd company logo
1 of 183
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ MINH LOAN
LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2015
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ MINH LOAN
LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số : 62 31 01 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN KHẮC THANH
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ
theo đúng quy định.
Tác giả
Nguyễn Thị Minh Loan
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI
6
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 6
1.2. Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước 13
1.3. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài và những
vấn đề đặt ra cần phải tiếp tục nghiên cứu
24
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO
ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI
29
2.1. Lý luận về lợi ích kinh tế 29
2.2. Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài
36
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của người lao động trong các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
50
2.4. Kinh nghiệm một số tỉnh của Việt Nam về việc giải quyết lợi ích kinh tế
của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
69
Chương 3: THỰC TRẠNG LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC
NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
76
3.1. Những thuận lợi và khó khăn thực hiện lợi ích kinh tế của người lao
động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn
thành phố Hà Nội
76
3.2. Tình hình thực hiện lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội
82
3.3. Đánh giá chung về thực hiện lợi ích kinh tế của người lao động trong các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội
100
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO ĐẢM LỢI ÍCH
KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
118
4.1. Những quan điểm cơ bản nhằm bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao
động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn
thành phố Hà Nội
118
4.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động
trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố
Hà Nội
127
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLLĐ : Bộ luật lao động
CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CNTB : Chủ nghĩa tư bản
DN : Doanh nghiệp
DNCVĐTNN : Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
FIE : Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
ISO : Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
KCN : Khu công nghiệp
LIKT : Lợi ích kinh tế
QHSX : Quan hệ sản xuất
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TTATXH : Trật tự an toàn xã hội
USD : Đô la Mỹ
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Các quốc gia có số vốn đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam 6
tháng đầu năm 2014
61
Bảng 3.1: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp vào sự
tăng trưởng của GDP
88
Bảng 3.2: Mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp FDI 90
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Đánh giá trình độ chuyên môn của lực lượng lao động
thành phố Hà Nội năm 2013
78
Biểu đồ 3.2: Mức độ hài lòng về các chế độ cho công nhân 89
Biểu đồ 3.3: Lý do chưa hài lòng của người lao động 92
Biểu đồ 3.4: Nguyên nhân đình công của người lao động 94
Biểu đồ 3.5: Các tổ chức đại diện đấu tranh cho người lao động trong
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
96
Biểu đồ 3.6: Hoàn cảnh cư trú của người lao động trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội
98
Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động,
doanh nghiệp, nhà nước
59
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tình hình hiện nay trước sự bùng nổ về khoa học kỹ thuật thông tin
và xu thế toàn cầu hóa kinh tế đã tạo cho nền kinh tế thế giới phát triển năng
động mạnh mẽ hơn, cùng với xu thế chung đó đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng đã có sự gia tăng hơn trước rất nhiều.
Sự gia tăng đó do nhiều yếu tố khách quan tác động, đặc biệt là sự tác
động của nền kinh tế thế giới bước đầu thoát ra khỏi khủng hoảng. Lạm phát ở
một số nước Châu Á giảm, tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước trong khu vực đã có
chiều hướng gia tăng. Đầu tư nước ngoài vào thành phố Hà Nội có sự khởi sắc
đã tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đáng chú ý là các dự
án đầu tư được thực hiện đã góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm cho
số lượng lớn lao động của thành phố Hà Nội.
Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DNCVĐTNN) đã quan tâm
đến lợi ích của người lao động làm việc ở cơ sở sản xuất của họ, trả lương cho công
nhân ở mức thoả đáng đáp ứng nhu cầu tái sản xuất sức lao động, quan tâm đến điều
kiện môi trường làm việc của công nhân và đã có những hoạt động nhằm nâng cao
đời sống tinh thần cho công nhân. Phần lớn người lao động trong các DNCVĐTNN
có thu nhập khá ổn định, tiền thưởng tăng lên, lợi ích kinh tế (LIKT) của người lao
động được bảo đảm, đời sống của họ từng bước được cải thiện, góp phần thực hiện
mục tiêu ổn định kinh tế - xã hội ở Thủ đô và các tỉnh lân cận.
Tuy nhiên, bên cạnh các DNCVĐTNN có sự quan tâm đối với đời sống vật
chất, tinh thần cho người lao động, cũng còn không ít các chủ doanh nghiệp (DN)
do chạy theo lợi nhuận, mưu lợi cho mình nên đã hạn chế, không quan tâm tới lợi ích
chính đáng của người lao động làm việc trong cơ sở sản xuất của mình, trả lương cho
công nhân thấp, lương không bảo đảm tái sản xuất sức lao động ở mức bình thường,
điều kiện, môi trường làm việc độc hại không được xử lý, trang thiết bị cho người lao
động không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn lao động. Nhiều DNCVĐTNN
không lo được chỗ ở cho công nhân, phần lớn công nhân tự thuê nhà, phòng trọ để cư
trú, các nhà trọ gần với khu vực làm việc của công nhân, nhưng mang tính tạm bợ, bố
2
trí trong không gian chật hẹp, thiếu điện nước thường xuyên. Đời sống tinh thần của
công nhân cũng rất hạn chế, ngoài giờ làm việc công nhân ít được tiếp xúc với các
phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, phim ảnh, ti vi…
Nhìn chung, tình trạng một số DNCVĐTNN vẫn chưa quan tâm thích đáng
đến lợi ích kinh tế của người lao động cụ thể là:
- Vi phạm lợi ích kinh tế trực tiếp của người lao động: Tiền công; tiền
thưởng; quỹ phúc lợi, bảo hiểm.
- Vi phạm lợi ích kinh tế gián tiếp: Điều kiện môi trường làm việc độc hại,
trang thiết bị cho người lao động không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn lao
động thấp; đời sống tinh thần thiếu thốn.
- Xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực trong quá trình sử dụng lao động, lừa
đảo, đánh đập người lao động, không thể hiện sự quan tâm đến lợi ích kinh tế của
người lao động...
Do điều kiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trong các
DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội không được bảo đảm dẫn tới tình trạng
người lao động trong nhiều DN đình công, đấu tranh đòi tăng lương, cải thiện môi
trường làm việc, yêu cầu các chủ DN quan tâm tới các nhu cầu và lợi ích chính
đáng của công nhân. Mặt khác, cũng do lợi ích của công nhân bị xâm hại, mức
lương thấp, điều kiện cuộc sống khó khăn đã có một bộ phận công nhân sa vào các
tệ nạn xã hội trộm cắp, cờ bạc, lừa đảo… Tất cả các hiện tượng tiêu cực nảy sinh
trong đời sống của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố
Hà Nội đã tác động không tốt đối với sự phát triển kinh tế và trật tự an toàn xã hội
(TTATXH) trên địa bàn thành phố.
Trước thực trạng trên dẫn đến có nhiều cuộc đình công, bãi công, của người
lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội. Do tích tụ mâu
thuẫn trong giải quyết lợi ích kinh tế của người lao động trong các DNCVĐTNN
xuất hiện những xung đột xã hội, gây ra những biến động xấu về kinh tế, chính trị.
Đây không chỉ là vấn đề bức xúc mà còn là vấn đề phải giải quyết cơ bản lâu dài
trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài và bảo đảm lợi ích kinh tế cho người lao
động, cần phải được nghiên cứu và có những giải pháp cần thiết. Vì vậy, nghiên cứu
3
sinh lựa chọn vấn đề: "Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội", để làm đề tài luận án
Tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
sâu sắc.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về LIKT của người lao động trong
các DNCVĐTNN. Luận án đánh giá thực trạng LIKT của người lao động trong
các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm qua. Trên cơ
sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm bảo đảm LIKT của người lao động trong
các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn về LIKT và LIKT của người lao
động trong các DNCVĐTNN.
- Phân tích, đánh giá thực trạng LIKT của người lao động trong các
DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đề xuất những quan điểm và giải pháp nhằm bảo đảm LIKT của người lao
động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án: Luận án tập trung nghiên cứu về
LIKT mà người lao động có được khi làm việc trong các DNCVĐTNN trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Về nội dung: Trên địa bàn thành phố Hà Nội có vốn đầu tư nói chung, mà
chỉ nghiên cứu trong DN thuộc loại 100% vốn đầu tư nước ngoài.
- Về không gian: Trên địa bàn thành phố Hà Nội ở 3 khu công nghiệp
(KCN): KCN Bắc Thăng Long huyện Đông Anh, Hà Nội; KCN Nội Bài huyện Sóc
Sơn, Hà Nội, và KCN Quang Minh huyện Mê Linh, Hà Nội.
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu từ năm 2000 đến 2014 và đề xuất giải
pháp đến năm 2020.
4
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận của luận án
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chủ
trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; chính sách, pháp luật của Nhà
nước; kết quả của những công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu có liên quan đến
LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN. Từ đó, xây dựng cơ sở lý luận
cho đề tài của luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án
- Về phương pháp luận: Luận án sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hoá khoa học để phân
tích các vấn đề lý luận và thực tiễn.
- Về phương pháp nghiên cứu cụ thể: Sử dụng các phương pháp thống kê,
phân tích, lô gíc kết hợp với lịch sử, khảo sát thực tiễn.
- Kế thừa một cách có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình khoa
học đã được công bố, đồng thời cập nhật, bổ sung những tư liệu mới về chủ đề
nghiên cứu.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Làm rõ khái niệm, bản chất, đặc trưng và cơ cấu LIKT của người lao động
trong các DNCVĐTNN.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến LIKT của người lao động trong các
DNCVĐTNN.
- Đánh giá thực trạng LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN trên
địa bàn thành phố Hà Nội. Chỉ ra được những nguyên nhân gây nên xung đột về lợi
ích giữa người lao động với các chủ DNCVĐTNN.
- Đề xuất các quan điểm nhằm bảo đảm LIKT của người lao động trong các
DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đề xuất 03 nhóm giải pháp nhằm bảo đảm LIKT của người lao động trong
các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong
giảng dạy, nghiên cứu những vấn đề liên quan đến LIKT của người lao động nói
chung và người lao động trong các DNCVĐTNN nói riêng.
5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về mặt lý luận, luận án đã hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý
luận cơ bản về LIKT như: Khái niệm về lợi ích, LIKT, LIKT của người lao động
trong các DNCVĐTNN, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến LIKT của
người lao động. Trên cơ sở đó, luận án góp phần tạo ra cơ sở lý luận vững chắc về
LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN ở Việt Nam.
- Về mặt thực tiễn, từ phân tích thực trạng LIKT của người lao động trong
các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2000 - 2014, luận án chỉ
ra những kết quả đạt được, những mặt hạn chế chủ yếu và nguyên nhân của những
hạn chế đó, đưa ra các quan điểm và giải pháp có tính khả thi, nhằm bảo đảm LIKT
của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội. Vì vậy,
luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo tốt cho thành phố Hà Nội nói riêng để
vận dụng vào giải quyết mối quan hệ LIKT giữa người lao động, DNCVĐTNN và
các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm 4 chương, 12 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI
1.1.1. Một số tác phẩm nghiên cứu về lợi ích kinh tế tiêu biểu của
nước ngoài
Trong tác phẩm "The wealth of nations" (Của cải của các dân tộc) [3, tr.65]
của A.Smith, cho rằng: Sự tiến bộ vĩ đại nhất trong quá trình phát triển sức sản xuất
của lao động và tỷ lệ đáng kể của nghệ thuật, kỹ năng và trí thông minh, rõ ràng đã
được xuất hiện nhờ kết quả của việc phân công lao động. Ông đã quan sát quá trình
làm việc của các xưởng thủ công thấy rõ khi có sự phân công chuyên môn hoá thì
năng suất của mỗi người trong điều kiện phân công chuyên môn hoá đã tăng gấp
nhiều lần. Điều quan trọng hơn cả là thông qua việc sản xuất theo lối phân công
chuyên môn hoá lao động, sẽ phát hiện ra cơ sở lợi ích. LIKT và phân công lao
động chính là hai phạm trù có mối quan hệ gắn bó với nhau, vì lợi ích cá nhân mà
con người thực hiện thông qua việc phân công lao động để mỗi người tự trau dồi
nghề nghiệp của mình một cách chuyên sâu đến mức độ hoàn hảo, khiến việc lao
động mang lại hiệu quả cao nhất. Mặt khác, khi tham gia vào phân công lao động sẽ
làm cho lợi ích cá nhân gia tăng.
Hơn nữa, A.Smith còn có một quan điểm hết sức độc đáo và thực tế so với
đương thời khi ông cho rằng động lực thúc đẩy con người lao động để làm ra của
cải vật chất cho xã hội, tạo ra sự phồn thịnh của mọi quốc gia, mọi dân tộc chính là
LIKT của mỗi cá nhân, lòng ham tư lợi, vị kỷ của cá nhân, ham làm giàu. Đây là
quan điểm rất tiến bộ và thực tế, nhưng A.Smith đã bị các nhà kinh tế đương thời
phê bình khá gay gắt.
A.Smith đã làm sáng tỏ mối quan hệ giữa lợi ích chung của toàn dân tộc,
toàn quốc gia và LIKT của mỗi cá nhân. Ông khẳng định quốc gia sẽ trở nên phồn
thịnh nếu mọi cá nhân không ngừng nỗ lực để cải thiện sinh hoạt của riêng mình tức
thực hiện lợi ích cá nhân của mình. Mọi người lao động, phục vụ người khác chính
là vì lợi ích riêng của họ, do đó khi muốn họ làm việc, phục vụ thì chúng ta không
7
bao giờ nói với họ về những nhu cầu của chúng ta, mà chỉ nói với họ về mối tư lợi
của họ. Đây thực sự là một quan niệm đặc biệt về LIKT, tính thực tiễn và tiến bộ
của quan điểm đặc biệt này đã được thực tế chứng minh.
Theo A.Smith, trong quá trình hoạt động kinh tế, mỗi người đều theo đuổi lợi
ích cá nhân, đều nỗ lực cải thiện mức sống của mình, như thế tất yếu sẽ dẫn đến làm
tăng của cải xã hội. Nhưng xuất phát từ tính vị kỷ của con người, lợi ích của cá
nhân này bị hạn chế bởi lợi ích của cá nhân khác và trong quá trình thực hiện LIKT,
tất cả các chủ thể đều có mối quan hệ với nhau. A.Smith đã viết: "Anh cho tôi thứ
mà tôi thích, anh sẽ có thứ mà anh yêu cầu, đó chính là ý nghĩa của trao đổi" [3,
tr.65]. Từ quan điểm đó, A.Smith đã chỉ rõ: Đó chính là toàn bộ ý nghĩa quan hệ
kinh tế và cũng chính bằng cách này mà người ta nhận được phần lớn các dịch vụ
cần thiết trong cuộc sống. Như vậy, lần đầu tiên ông đã nghiên cứu các lợi ích trong
mối quan hệ lẫn nhau giữa chúng, Ông cho rằng, bất cứ lợi ích nào cũng chỉ được
đáp ứng trong trường hợp nó không mâu thuẫn với tăng năng suất của tư bản. Tiền
lương cao không mâu thuẫn với lợi ích xã hội, vì theo mức tăng tiền lương thì năng
suất lao động cũng sẽ được tăng lên. Mặt tích cực trong lý luận lợi ích của A. Smith
là ở chỗ: LIKT được coi là động lực cơ bản của sự phát triển sản xuất xã hội, ông
thừa nhận yếu tố khách quan trong nội dung của LIKT với tư cách là đầu mối trong
hoạt động kinh tế của con người [3].
Nhà kinh tế David Ricardo (1772 - 1823) đã khẳng định: Lợi ích kinh tế của
các giai cấp khác nhau được xây dựng trên cơ sở lý luận về giá trị, tiền lương và lợi
nhuận chỉ là bộ phận của giá trị và cũng là nguồn gốc của lao động. Do đó, việc
tăng hay giảm tiền lương sẽ không ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa, mà chỉ ảnh
hưởng đến việc phân phối giá trị đã được tạo ra giữa công nhân và tư bản, vì vậy sẽ
ảnh hưởng đến lợi ích của họ. Khi giá trị vật phẩm tiêu dùng thiết yếu giảm xuống,
tiền công lao động giảm, lợi nhuận của nhà tư bản tăng lên. Điều đó thể hiện trong
số giá trị mới được tạo ra, phần của công nhân nhỏ hơn, còn phần của người sử
dụng lao động (nhà tư bản) thì lớn hơn, đây là mối quan hệ tỷ lệ nghịch về lợi ích,
nếu lợi ích của người đi thuê công nhân tăng thì lợi ích của người đi làm thuê sẽ
giảm và ngược lại [82]. Phát hiện này của ông có ý nghĩa rất lớn đối với việc nghiên
cứu quan hệ lợi ích giữa chủ và thợ trong các cơ sở sản xuất có thuê mướn lao động.
8
Laprinmenco (1978), Những vấn đề lợi ích trong chủ nghĩa Mác - Lênin
Trong tác phẩm này, tác giả đã đưa ra quan niệm về lợi ích mang tính triết học, theo
ông, "Lợi ích chính là mối quan hệ xã hội khách quan của sự tự khẳng định xã hội
của chủ thể" [48, tr.16-30]. Về bản chất của lợi ích, ông cho rằng nghiên cứu quá
trình tự khẳng định bản thân trong đời sống xã hội sẽ hiểu được bản chất và nội
dung lợi ích khách quan của chủ thể. Bởi vì, hoạt động tự khẳng định bản thân trong
xã hội là nhân tố quan trọng nhất của những hoạt động có mục đích của con người.
Khi thực hiện các hoạt động này, con người sẽ bộc lộ những đặc tính thể hiện rõ sự
phù hợp của họ với vị trí và vai trò của mình trong xã hội. Họ thấy mình thuộc vào
giai cấp, tầng lớp nào? Đó chính là nội dung của lợi ích và LIKT. Tóm lại, nội dung
của LIKT là phương thức tự khẳng định xã hội của anh ta, thể hiện trước hết ở
phương thức thỏa mãn những nhu cầu vật chất (kinh tế) của chủ thể.
Phân tích mối quan hệ giữa nhu cầu và lợi ích để soi sáng quá trình hình
thành quan hệ lợi ích trong xã hội. Ông cho rằng, lợi ích và nhu cầu luôn gắn bó
hữu cơ với nhau, quan hệ lợi ích chỉ xuất hiện khi có quan hệ nhu cầu, lợi ích xuất
phát từ nhu cầu và đồng thời là phương tiện để thoả mãn nhu cầu. Ông cũng phân
tích những đặc tính của lợi ích nói chung, LIKT nói riêng và đã tán thành quan điểm
của V.I.Lênin khi cho rằng LIKT là một hiện tượng có thực, biểu hiện của các mối
quan hệ kinh tế khách quan. Tính khách quan của lợi ích thể hiện ở chỗ, nó xuất
hiện bên ngoài chủ thể, không phụ thuộc vào nhận thức của chủ thể, lợi ích cũng
mang tính lịch sử cụ thể và tính giai cấp. Những quan điểm về LIKT của ông chủ
yếu xuất phát từ việc phân tích, phát triển các chỉ dẫn của Lênin về vấn đề này.
B.B.Radaev (1971), Lợi ích kinh tế trong chủ nghĩa xã hội [10], trong tác
phẩm này tác giả bên cạnh việc phân tích bản chất của LIKT, tác giả còn nhận diện
hệ thống LIKT đặc thù của xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN) và đi sâu phân tích vai
trò động lực phát triển xã hội của LIKT trong môi trường xã hội XHCN của Liên
Xô (cũ). Ông cũng nhìn thấy mối quan hệ biện chứng của LIKT với lợi ích tinh
thần, LIKT riêng và lợi ích chung của xã hội, nếu điều tiết hợp lý hệ thống các mối
quan hệ LIKT này sẽ tạo động lực phát triển của xã hội.
Tóm lại, những công trình nghiên cứu tiêu biểu về LIKT của các tác giả nước
9
ngoài đã thể hiện rõ những quan điểm dưới góc độ nghiên cứu khác nhau về lợi ích
và LIKT nói chung. Nhưng cũng đã có nhiều ý kiến đồng nhất, đặc biệt là vai trò
của LIKT với tư cách là một động lực phát triển xã hội.
1.1.2. Một số tác phẩm tiêu biểu ở nước ngoài nghiên cứu về đầu tư và
mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động
Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908 - 1970), đã đưa ra thuyết về nhu cầu
nổi tiếng vào những năm 1950 (Thuyết nhu cầu của Maslow). Học thuyết này chỉ
rõ: Lợi ích nhu cầu - động lực kinh tế, bổ sung gắn kết động lực nhu cầu - LIKT,
mọi lợi ích đều xuất phát từ nhu cầu của con người mong muốn và luôn đấu tranh
để thoả mãn đáp ứng những nhu cầu đó. Nhu cầu của con người có hai nhóm chính:
nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs). Theo đó, nhu cầu
bậc thấp bao giờ cũng cần thiết và quan trọng hơn, đóng vai trò định hướng của mục
tiêu cá nhân. Khi nhu cầu bậc thấp được thoả mãn, những nhu cầu bậc cao sẽ là
động cơ hành động và khi những nhu cầu chưa được thoả mãn ở bậc dưới sẽ lấn át
những nhu cầu chưa được thoả mãn ở bậc cao hơn và chúng cần được thoả mãn
trước khi một cá nhân tiến lên các bậc cao hơn của tháp nhu cầu.
Theo Harold Meyerson (Mỹ), "Công nhân cũng xứng đáng hưởng lợi ích từ
năng suất lao động của họ" [124]. Đây là một bài báo dựa trên quan điểm cá nhân
của Harold Meyerson, được đăng trên trang điện tử của tạp chí danh tiếng
Washington Post - về dự luật của Đảng Dân chủ, mang tên nhà Dân chủ Chris Van
Hollen, dự luật Hollen. Dựa trên thực tế của nước Mỹ hiện tại, khi mà mức tăng
lương, thu nhập của người công nhân không tương xứng với năng suất lao động mà
họ đã tạo ra, dự luật Hollen yêu cầu, mức lương của công nhân sẽ được tăng tương
xứng với năng suất họ tạo ra. Lấy dẫn chứng trong khoảng thời gian từ năm 1942
đến 1972, năng suất tăng 97% còn tiền lương trung bình tăng 95%, sau đó, cùng với
sự suy giảm quyền lực của các tổ chức lao động mà trong khoảng thời gian từ 1979
đến 2011, năng suất tăng 75% nhưng tiền lương trung bình chỉ tăng 5%. Trong khi
đó, lương của các CEO (Chief Executive Officer - Tổng giám đốc) lại tăng rất cao,
từ 1978 đến 2013, lương của các CEO tăng đến 937%. Dự luật này đưa ra, theo tác
giả - dự kiến sẽ gặp rất nhiều những phản ứng từ giới CEO, phố Wall cũng như là
thách thức đối với ứng viên tổng thống đảng Dân chủ năm 2016 tới đây.
10
Daniel S. Hamermesh, Daiji Kawaguchi, Jungmin Lee (2014), Does labour
legislation benefit workers? Well-being after an hours reduction. (Author: Daniel S.
Hamermesh, Daiji Kawaguchi, Jungmin Lee [113]. Trong nội dung nghiên cứu này,
nhóm tác giả đã căn cứ vào câu hỏi "Phải chăng, trong nền kinh tế hiện đại, người
công nhân đang phải làm việc quá vất vả? Liệu họ có cảm thấy tốt hơn nếu cân bằng
được số lượng giờ lao động?" Nhóm tác giả đã kiểm tra sự hài lòng về cuộc sống
của người Hàn Quốc và Nhật Bản trong một giai đoạn, khi họ bất ngờ phải đối mặt
với án phạt khi làm quá giờ. Sử dụng phương pháp nghiên cứu mặt cắt ngang, nhóm
tác giả nhận thấy được sự hài lòng của công nhân từ điều luật này; phát hiện tương
tự cũng được tìm ra tại Hàn Quốc khi sử dụng phương pháp dữ liệu theo chiều dọc,
đó là người vợ hạnh phúc hơn khi chồng phải làm việc ít hơn. Nhìn chung, theo
nghiên cứu này, việc luật hoá để giảm giờ lao động của công nhân sẽ mang lại lợi
ích và sự hài lòng cho người lao động.
N.Driffield và K. Taylor (2000), "FDI and the labour market: a review of the
evidence and policy implications" [119] khẳng định, loạt các kết quả liên quan đến
tác động thị trường lao động và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Anh. Bài viết
chứng minh rằng một trong những tác động quan trọng của FDI là tăng sự bất bình
đẳng tiền lương và sử dụng lao động có tay nghề tương đối nhiều tại các DN trong
nước. Kết quả này do sự kết hợp của hai tác động: 1) Sự gia nhập của DN đa quốc
gia (MNE: Multi-national Enterprises) làm tăng nhu cầu về công nhân lành nghề
trong một ngành công nghiệp hoặc khu vực, do đó làm tăng sự bất bình đẳng tiền
lương; 2) Sự phát triển của công nghệ xảy ra từ nước ngoài tác động tới các DN
trong nước, là kết quả của những tác động lan toả, nhu cầu về công nhân lành nghề
tăng lên ở các công ty trong nước, tiếp tục tạo thêm sự bất bình đẳng tiền lương.
Nghiên cứu cũng xem xét các tác động của vốn FDI và sự khác biệt về năng suất lao
động giữa các DN trong và ngoài nước; các tác động này sẽ được thảo luận, dựa
trên quan điểm của phát triển khu vực và hiệu quả khả năng thu hút nguồn vốn FDI
để giảm thất nghiệp cơ cấu.
Dirk Willem te Velde và Oliver Morrissey (2002), "Foreign Direct
Investment, Skills and Wage Inequality in East Asia" [116]. Công trình nghiên cứu về
11
những tác động của FDI đến tiền lương và những bất công về tiền lương ở 5 quốc gia
Đông Á giai đoạn 1985-1995. Theo đó, sự bất công về lương giảm dần ở một vài
nước, nhưng không phải ở tất cả quốc gia Đông Á. Nghiên cứu dựa trên dữ liệu ILO
(International Labour Organization) của nhóm tác giả không tìm ra được nhiều những
bằng chứng mạnh mẽ cho thấy FDI làm giảm sự bất công bằng về tiền lương, điển
hình FDI làm tăng sự bất công này ở Thái Lan. Qua nghiên cứu này, nhóm tác giả
khẳng định: muốn tận dụng lợi thế của FDI thì các quốc gia cần quan tâm đầu tư hơn
nữa về chất lượng nguồn nhân lực.
Viện Nghiên cứu phát triển hải ngoại của Anh (ODI) (2002), "Foreign
Direct Investment: Who gains?" (ODI Briefing Paper; Publication) [114]. Nghiên
cứu này dựa trên tình hình của các DN FDI tại 5 quốc gia Đông Á và 5 quốc gia
châu Phi; qua đó cho thấy: về cơ bản các DN FDI đã trả công cho người lao động
cao hơn các DN trong nước, tuy nhiên chỉ đối với Mỹ nhóm công nhân có trình độ
chuyên môn, tay nghề cao, tạo ra khoảng cách chênh lệch về thu nhập ngày càng
rõ rệt giữa lao động trong các DNCVĐTTN (FDI) với lao động ở DN trong nước.
Nghiên cứu cũng đưa ra 4 giải pháp về chính sách cho các quốc gia tiếp nhận vốn
FDI, đồng thời nhằm hạn chế mặt trái của nó mang lại.
Timothy BesleyRobin Burgess (2008), "Labor Regulation Hinder Economic
Performance? Evidence from India - 2008" [121]. Bài báo này tập trung vào phân tích
quan hệ lao động trong các bang của Ấn Độ đã ảnh hưởng đến mô hình tăng trưởng
sản xuất trong giai đoạn 2005 - 2008. Những vấn đề về: Tranh chấp luật theo hướng
ủng hộ công nhân có kinh nghiệm giảm sản lượng, việc làm, đầu tư và năng suất,
ngược lại, sản lượng sản xuất không đăng ký hoặc không chính thức tăng lên. Điều
chỉnh theo hướng ủng hộ công nhân cũng có liên quan với sự gia tăng nghèo đô
thị. Vấn đề này cho thấy, những nỗ lực khắc phục tình trạng mất cân bằng quyền
lực giữa vốn và lao động có thể dẫn tới làm tổn thương người nghèo.
Khondoker Abdul Mottaleb and Kaliappa Kalirajan (2010), "Determinants of
Foreign Direct Investment in Developing Countries: A Comparative Analysis"
[117]. Các tác giả đã chỉ ra, bằng việc thu hẹp khoảng cách giữa tiết kiệm nội địa và
đầu tư cùng việc đưa công nghệ mới nhất và quản lý bí quyết từ các nước phát triển,
12
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt
được tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở các nước đang phát triển. Các quốc gia
đang phát triển đã không được coi là địa điểm thuận lợi cho FDI như các nước phát
triển, chẳng hạn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nigeria và Sudan đang tiếp nhận phần
lớn nguồn FDI. Mặt khác, đã sử dụng dữ liệu từ 68 nước đang phát triển có thu
nhập thấp và trung bình thấp, xác định các yếu tố quyết định dòng vốn FDI vào các
nước đang phát triển. Dựa trên một cuộc thảo luận so sánh tập trung vào lý do tại
sao một số nước thành công trong việc thu hút FDI, trong khi những nước có GDP
lớn hơn, tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn, tỷ lệ của thương mại quốc tế cao hơn và
môi trường kinh doanh thân thiện hơn là thành công hơn trong việc thu hút FDI.
Behzad Azarhoushang (2013), The effects of FDI on China’s economic
development; case of Volkswagen in China. (Behzad Azarhoushang- Institute of
Management Berlin, Publication) [112]. Trong nội dung nghiên cứu này, tác giả đưa
ra một cái nhìn tổng quan về tình hình đầu tư FDI ở Trung Quốc, lấy điển hình là DN
ô tô Volkswagen. Nghiên cứu đã chỉ ra những tác động của FDI đến mọi mặt của
kinh tế Trung Quốc: sản lượng, nguồn lao động, tiền lương, tình hình xuất khẩu.
Nguồn nhân lực chất lượng cao, sự cạnh tranh của DN FDI với DN trong nước về
việc thu hút nhân lực, cũng như sự mất cân đối về tiền lương trả cho 3 nhóm công
nhân: Công nhân lành nghề, công nhân bán chuyên và công nhân không có tay nghề.
Abhirup Bhunia (2013), Labour in times of rising foreign direct investment
in developing countries [111]. Tác giả đưa ra những đánh giá về tác động của FDI
đến tình trạng tiền lương, tiền thưởng và thu nhập của công nhân các quốc gia tiếp
nhận vốn đầu tư có sự hấp dẫn về nguồn lao động giá rẻ. Tuy nhiên, lợi thế này đã
không còn phát huy tác dụng trong bối cảnh hiện nay, mà là chất lượng lao động,
môi trường, đầu tư, chính sách ưu đãi…
Layna Mosley (2013), Labour rights and Multinational Production [118].
Trong đó, tác giả tập trung nghiên cứu mối quan hệ về lao động trong các tập đoàn đa
quốc gia, những tranh cãi về "cuộc đua tới đáy", cạnh tranh toàn cầu đang làm giảm
sự bảo vệ đối với hầu hết người lao động ở các nước đang phát triển. Tác giả đã có
một nghiên cứu xuyên quốc gia về quyền lợi lao động tập thể, đầu tư nước ngoài và
13
thương mại. Để làm điều này, Layna Mosley xây dựng một cơ sở dữ liệu toàn diện
mới về vi phạm quyền lao động ở các nước đang phát triển. Nội dung của cơ sở dữ
liệu tập trung vào quyền lợi tập thể, bao gồm cả cơ hội để liên hiệp, thương lượng tập
thể, tổ chức các cuộc đình công và quyền hợp pháp. Dữ liệu của tác giả xây dựng dựa
trên 90 quốc gia trong giai đoạn 1985-2002, dựa trên cơ sở 3 nguồn: Báo cáo quốc
gia về tình hình nhân quyền (Bộ ngoại giao Mỹ); báo cáo của Uỷ ban chuyên gia về
việc áp dụng Công ước và Khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế; khảo sát về
hành vi vi phạm của Tổ chức quốc tế về thương mại tự do.
Nguyễn Từ Phương (2014), Reforming labour relations in Vietnam [122].
Trong đó, tác giả đánh giá cao việc thành lập Uỷ ban Quan hệ lao động của Tổng
Liên đoàn lao động Việt Nam, điều này phản ánh một quá trình liên tục của cải cách
pháp luật và quy định giải quyết tranh chấp lao động chủ yếu dưới dạng các cuộc
đình công của người lao động ở Việt Nam. Mục tiêu hoạt động của Uỷ ban cho thấy
sự nhận thức đúng đắn của chính quyền đến những lợi ích và nhu cầu của công nhân
làm việc trong các DN. Từ những nội dung cải cách về công đoàn, chính sách tiền
lương nhằm hạn chế các cuộc đình công vốn chủ yếu xuất phát từ vấn đề lương
thưởng. Bài viết cho thấy sự thay đổi tích cực trong quan hệ lao động ở Việt Nam
thời gian gần đây, nhờ sự can thiệp của Nhà nước.
Tóm lại, những công trình nghiên cứu về FDI và quan hệ giữa chủ DN và
người lao động của các tác giả nước ngoài thể hiện rõ những quan điểm khác nhau
về FDI ở các quốc gia khác nhau trên nhiều lĩnh vực, nhưng tất cả đều có mục đích
chung là tìm kiếm lợi nhuận. Từ đó, gây ra mâu thuẫn giữa chủ DN và người lao
động về LIKT, để giải quyết được cần phải có sự điều tiết, can thiệp của Nhà nước,
cơ quan chức năng liên quan và các tổ chức chính trị xã hội.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢ TRONG NƯỚC
1.2.1. Một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về lợi ích kinh tế
Ở nước ta, trước Đại hội IV (1976), vấn đề LIKT đã được quan tâm nhưng
chưa đúng mức, do hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, đặt lợi ích dân tộc lên trên
LIKT đối với cá nhân người lao động. Đến thập niên 80 thập kỷ XX, LIKT đối với
lao động nông nghiệp được quan tâm. Thể hiện ở Chỉ thị số 100/CT-TW của Ban Bí
14
thư Trung ương Đảng (khoá IV) về khoán sản phẩm trong nông nghiệp ngày
13/1/1981, với phương hướng: "Khuyến khích hơn nữa lợi ích chính đáng của
người lao động". Qua đó, đã tạo ra động lực thúc đẩy để người nông dân hăng say
sản xuất, làm cho năng suất và sản lượng lương thực có sự tăng vượt trội so với
những năm trước.
- Nghị quyết 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IV (1979) đã đặt
ra vấn đề kết hợp 3 LIKT: Nhà nước, tập thể và cá nhân người lao động, đây chính
là điểm mốc mở đầu cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về LIKT từ năm 1981 đến nay.
- Nghị quyết Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, ngày
5/4/1988 nhấn mạnh: "Giải quyết đúng đắn các mối quan hệ về lợi ích, nhất là đảm
bảo lợi ích chính đáng của người sản xuất trước.., không ngừng cải thiện đời sống
nhân dân lao động, góp phần tích luỹ cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội".
Như vậy, ở Việt Nam vấn đề LIKT được chú ý nhiều từ Hội nghị Trung
ương lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương khoá IV (7- 1979). Nhưng đến Nghị
quyết lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương khoá VI (1989) mới thật sự khẳng
định: "Lợi ích của người sản xuất kinh doanh là động lực trực tiếp đối với hoạt động
kinh tế và tạo cơ sở cho việc đáp ứng các lợi ích khác".
Trong thập niên 80 - 90 của thế kỷ 20, vấn đề LIKT đã thu hút được mối
quan tâm của nhiều nhà kinh tế học và triết học, một số công trình chuyên luận và
các chuyên đề về LIKT đã được xuất bản. Các công trình tiêu biểu:
- Bàn về lợi ích kinh tế là một tuyển tập gồm nhiều bài viết của một số nhà
nghiên cứu lý luận của Việt Nam như Đào Duy Tùng, Phạm Thành, Vũ Hữu Ngoạn,
Lê Xuân Tùng, Nguyễn Duy Bảy [86]. Cuốn sách ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu cần
phải có những cơ sở lý luận khoa học để hoàn thiện hệ thống quản lý kinh tế. Với
nhận thức rõ ràng về vai trò, động lực thúc đẩy phát triển hoạt động kinh tế của lợi
ích, một mắt xích quan trọng trong cơ chế tác động của các quy luật kinh tế khách
quan, các tác giả của cuốn sách mong muốn tìm ra những phương thức hữu hiệu để
có thể kết hợp các lợi ích xã hội với lợi ích cá nhân trong nền kinh tế kế hoạch hoá
tập trung bao cấp.
Bên cạnh đó, các tác giả cũng đánh giá thực trạng của việc quản lý kinh tế
nhà nước trong việc quan tâm đến các LIKT, trong hệ thống LIKT cá nhân, LIKT
15
tập thể và xã hội, chỉ ra nguyên nhân sự trì trệ của giai đoạn này chính là sự quan
tâm chưa đúng mức đến vai trò của lợi ích cá nhân và ý thức của mỗi người dân đối
với lợi ích xã hội còn thấp. Chính vì vậy, việc chăm lo cho lợi ích tập thể trở thành
hiện tượng "cha chung không ai khóc". Những đề xuất của các tác giả đều là: Nhận
thức đúng vai trò của mỗi lợi ích trong hệ thống lợi ích xã hội, xây dựng cơ chế
quản lý nhằm điều tiết và quan tâm đúng mức đến mỗi lợi ích trong hệ thống ba lợi
ích đó.
Nguyễn Linh Khiếu (1999), Lợi ích động lực phát triển xã hội [44]. Tác giả
đã tổng kết lại nhiều nghiên cứu khác nhau về lợi ích trong nước và ngoài nước.
Tác giả đã đưa ra một cách tiếp cận mới về khái niệm lợi ích: "Lợi ích chỉ có ý
nghĩa là lợi ích trong các quan hệ lợi ích cụ thể. Ngoài quan hệ lợi ích nó không
còn là lợi ích nữa mà chỉ là cái có lợi hay có ích đối với các chủ thể ở một hoàn
cảnh nhất định. Trong trường hợp này, nó cũng giống như các đối tượng thoả mãn
nhu cầu hoặc chính là các đối tượng thoả mãn nhu cầu" [44, tr.48-50]. Từ sự phân
tích trên, tác giả đã đưa ra khái niệm về quan hệ lợi ích như một khái niệm trung
gian để giải thích khái niệm lợi ích. Ông viết: "Quan hệ lợi ích là mối quan hệ
khách quan giữa các chủ thể có cùng nhu cầu và cùng đối tượng thoả mãn nhu cầu
như nhau trong việc thực hiện nhu cầu ấy". Quan hệ lợi ích chỉ nảy sinh trong một
hoàn cảnh xã hội nhất định và chỉ nảy sinh khi quan hệ nhu cầu trở nên không trực
tiếp thực hiện được.
Ngoài ra, tác giả còn phân tích mối quan hệ biện chứng giữa lợi ích vật chất và
lợi ích tinh thần; giữa lợi ích chung và lợi ích riêng; giữa lợi ích trước mắt và lợi ích
lâu dài. Mối quan hệ biện chứng giữa các lợi ích tiêu biểu với tư cách là động lực
của xã hội đã được ông biện giải rất rành mạch và thuyết phục. Về quan hệ giữa lợi
ích vật chất (LIKT) và lợi ích tinh thần, tác giả khẳng định: "Xét đến cùng thì các
lợi ích vật chất đóng vai trò quyết định và là tiền đề, là cơ sở để thực hiện các lợi
ích tinh thần. Và thực hiện được các lợi ích tinh thần sẽ tạo ra những khả năng mới
trong sự nảy sinh cũng như làm xuất hiện những phương thức thực hiện lợi ích vật
chất mới" [44, tr.70]. Khi phân tích bản chất, vai trò của lợi ích chung và lợi ích
riêng, tác giả nhận thấy rõ vai trò, động lực trực tiếp của lợi ích riêng trong việc thôi
16
thúc cá nhân hoạt động, nó chính là nhân tố quyết định con người tích cực tham gia
hoạt động xã hội, vì vậy nó là cơ sở để thực hiện lợi ích chung. Ngược lại, khi lợi
ích chung của mọi thành viên trong xã hội được thực hiện nó sẽ đóng vai trò là điều
kiện và định hướng cho lợi ích riêng, cho nên, chỉ khi tạo lập được mối quan hệ hài
hoà giữa lợi ích chung và lợi ích riêng mới có thể tạo ra sự phát triển của mỗi cá
nhân và của cả xã hội. Nguyễn Linh Khiếu cũng tổng kết lại quá trình sử dụng vai
trò, động lực của lợi ích trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đây là một công trình
khoa học vừa mang tính lý luận quan trọng về lợi ích nói chung vừa nghiên cứu về
LIKT nói riêng.
Nguyễn Linh Khiếu (2002), Góp phần nghiên cứu quan hệ lợi ích [45]. Tác giả đi
sâu phân tích cụ thể hơn về vai trò của LIKT trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam
và cho rằng "Quan hệ kinh tế của một xã hội biểu hiện tập trung nhất của các quan hệ
lợi ích" [45, tr.122]. Từ việc nghiên cứu mối quan hệ kinh tế thể hiện cụ thể các
quan hệ LIKT, tác giả cho rằng: Trong nền kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay có
những xu hướng vận động cụ thể như: Kinh tế nhà nước vận động theo xu hướng
mà nhà nước ta mong muốn: "định hướng xã hội chủ nghĩa"; kinh tế tập thể vận
động theo cơ chế thị trường; kinh tế tư bản nhà nước và tư bản tư nhân vận động
theo xu hướng phát triển tư bản chủ nghĩa; kinh tế cá thể, tiểu chủ cũng vận động
theo hướng tư nhân. Mỗi xu hướng vận động lại có một hệ thống LIKT riêng. Các
xu hướng phát triển này theo nhiều hướng khác nhau, với thực trạng kinh tế xã hội
hiện nay, thấy rằng tất cả các xu hướng đều đưa nền kinh tế nước ta ngày một phát
triển. Đó là một sự vận động theo hướng tổng lực các thành phần kinh tế, trong đó
xu hướng XHCN đang đóng vai trò chủ đạo.
Đỗ Huy Hà (2013), Giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế trong quá trình đô thị
hoá ở nước ta hiện nay [36]. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu về quá trình đô thị hoá và
việc thu hẹp đất sản xuất nông nghiệp, người nông dân không còn hoặc còn rất ít đất
để sản xuất. Do bị mất đất, người nông dân khó khăn tìm nghề kiếm sống vì họ chỉ
quen với sản xuất nông nghiệp, trình độ văn hoá thấp và sự thay đổi cách sống, lề
thói, phong tục tập quán, kéo theo nhiều hệ luỵ…Tác giả đã đưa ra khái niệm: Lợi ích
kinh tế là những quan hệ kinh tế phản ánh những nhu cầu, động cơ khách quan về sự
17
hoạt động của các chủ thể khi tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội và do hệ
thống quan hệ sản xuất quyết định [36, tr.10]. Tác giả đã nghiên cứu những kết quả
tích cực về xử lý quan hệ LIKT, từ đó cũng thấy được những hạn chế, khó khăn về
việc xử lý các quan hệ LIKT phát sinh trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội; tác giả đã
đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm giải quyết mối quan hệ LIKT trong quá trình đô
thị hoá, để giải quyết hài hoà các quan hệ về LIKT giữa các chủ thể.
Hoàng Văn Luận (2000), Lợi ích động lực của sự phát triển bền vững [57].
Luận án đã đi sâu phân tích, khảo sát nhu cầu và những hoạt động của con người
nhằm thoả mãn nhu cầu làm cơ sở để nghiên cứu về lợi ích. Tác giả chỉ rõ hoạt
động thoả mãn nhu cầu của con người bao gồm: Hoạt động tạo ra của cải vật chất
cụ thể và hoạt động trao đổi các của cải vật chất ấy để đáp ứng tốt nhất và đầy đủ
nhất nhu cầu của mình. Tác giả khẳng định: Lợi ích không những chỉ xuất hiện
trong mối quan hệ giữa các chủ thể có cùng nhu cầu giống nhau và có chung đối
tượng thoả mãn nhu cầu. Đây là khâu cơ bản nhất để khảo sát về lợi ích, lợi ích
không những chỉ xuất hiện trong mối quan hệ giữa các chủ thể có cùng nhu cầu
giống nhau và có chung đối tượng thoả mãn nhu cầu ấy. Từ những phân tích như
trên, tác giả đã đưa ra khái niệm về lợi ích như sau: Lợi ích là một khái niệm
mang tính lịch sử - xã hội dùng để chỉ phần giá trị của nhu cầu được thoả mãn
thông qua trao đổi hoạt động với các chủ thể nhu cầu khác trong những điều kiện
lịch sử nhất định.
Trần Thị Lan (2012), Quan hệ LIKT trong thu hồi đất của nông dân để xây
dựng các khu công nghiệp và khu đô thị mới ở Hà Nội [54]. Luận án trình bày thực
trạng giải quyết các quan hệ các mối quan hệ LIKT giữa các chủ thể kinh tế, nảy
sinh trong thu hồi đất của nông dân để xây dựng các KCN và khu đô thị mới ở Hà
Nội. Tác giả luận án đưa ra khái niệm: Lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế khách
quan, phản ánh phần giá trị để thỏa mãn nhu cầu của chủ thể, được quy định bởi các
quan hệ kinh tế nhất định và được hiện thực hóa bằng các khoản thu nhập cũng như
quyền sử dụng các nguồn lực, yếu tố vật chất cần thiết để duy trì hoạt động và
không ngừng tái tạo ra thu nhập bảo đảm cho chủ thể kinh tế tồn tại, hoạt động và
phát triển.
18
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về quan hệ giữa lợi ích kinh tế và sự
hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
1.2.2.1. Nghiên cứu về thực hiện lợi ích kinh tế của người lao động với tư
cách là một chủ thể trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Về hướng nghiên cứu quan hệ LIKT của người lao động và hoạt động của các
DNCVĐTNN ở Việt Nam, có một số công trình tiêu biểu của các tác giả sau đây:
Trần Minh Yến (2007), "Đình công, tiền lương - hai vấn đề nổi bật trong lĩnh
vực lao động, việc làm ở nước ta hiện nay" [102, tr.43-52]. Tác giả bài viết đã phân
tích về đặc điểm cơ bản của các cuộc đình công ở nước ta hiện nay, đình công có xu
hướng tăng nhanh về số lượng, lớn về quy mô, có tính chất lan tỏa và ngày càng gay
gắt, phức tạp hơn. Đình công đã xảy ra ở các thành phần kinh tế và mọi loại hình
DN, nguyên nhân chủ yếu xảy ra ở DNCVĐTNN (điển hình là DN Đài Loan và DN
Hàn Quốc), đó là: Thứ nhất, về phía DNCVĐTNN (người sử dụng lao động), thực
tế hầu hết các cuộc đình công đều xuất phát từ sự vi phạm pháp luật lao động, vi
phạm những cam kết từ phía người sử dụng lao động. Thứ hai, về phía người lao
động, do người lao động hiểu biết pháp luật còn hạn chế và do thu nhập thấp, mức
lương tối thiểu thấp, thiếu nhà ở, điều kiện sinh hoạt khó khăn. Thứ ba, về phía cơ
quan quản lý nhà nước, chưa làm tốt việc tổ chức và phối hợp thực hiện, kiểm tra,
thanh tra thực hiện các quy định pháp luật về lao động, tiền lương nên việc vi phạm
lao động còn nhiều. Thứ tư, vai trò của công đoàn còn yếu và mờ nhạt, chưa lãnh
đạo được các cuộc đình công theo đúng trình tự của BLLĐ quy định.
Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp giảm thiểu đình công: Tăng cường hoàn
thiện hệ thống pháp luật lao động; nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý Nhà
nước để luật pháp đã được ban hành phải được tuân thủ một cách nghiêm túc triệt
để; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp; đối với DN phải chấp
hành đầy đủ các qui định về chế độ tiền lương, trả lương thấp; đối với người lao
động, phải tăng cường hiểu biết kiến thức về pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ
pháp luật lao động.
Đỗ Thị Vân Anh (2010), "Nguyên nhân đình công ở một số DN trong thời
gian qua"[2]. Trong đó, đã phân tích một hiện tượng xã hội mới xuất hiện, đó là mối
19
quan hệ vừa đấu tranh, vừa hợp tác giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Đình công là hiện tượng không mới trong quá trình công nghiệp hóa trên thế giới,
nhằm bảo đảm sự công bằng xã hội, tuy nhiên cách xử lý nó như thế nào lại phản
ánh bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng XNCH mà Việt Nam đang đặt
ra. Đây cũng là vấn đề phức tạp đã và đang được tranh luận khá sôi nổi ở một số
diễn đàn khoa học trong nước, để góp phần vào việc giảm thiểu xung đột giữa
người lao động và giới chủ, tiến tới loại bỏ đình công, việc tìm hiểu những nguyên
nhân dẫn tới đình công trong các DN, cả nhà nước lẫn tư nhân là rất cần thiết. Hầu
hết các lý do mà công nhân đưa ra để họ tổ chức đình công ở tất cả các DN đều tập
trung vào các vấn đề như làm tăng ca, điều kiện làm việc, sinh hoạt không bảo đảm,
lương thưởng quá thấp, không lo đủ cho cuộc sống, thực hiện một số nội quy, quy
định quá khắc nghiệt đối với người lao động nên không những không khuyến khích
người lao động tăng năng suất mà còn có tác động ngược trở lại... Tác giả đã đưa ra
một số nội dung khác như: Bảo đảm trả đúng hạn lương sẽ loại bỏ yếu tố gây bãi
công cao nhất; các chế độ phúc lợi và quyền lợi vật chất, chế độ bảo hộ lao động,
thời gian làm việc, nghỉ ngơi, nội quy lao động trái với quy định của pháp luật,
người sử dụng lao động không thực hiện đúng những quy định của pháp luật.
Để tiếp tục thúc đẩy sản xuất phát triển, cải thiện, tạo sự hài hòa trong quan
hệ lợi ích giữa hai tầng lớp xã hội, người sử dụng lao động và người lao động, tác
giả đã đưa ra cần giải quyết một số vấn đề cơ bản sau: khuyến khích người sử dụng
lao động thu lợi nhuận chính đáng; tăng cường kiểm tra, đẩy lùi tiêu cực; có chính
sách phân chia lợi nhuận công bằng; biểu dương chủ DN có thành tích cải thiện đời
sống người lao động; quan tâm và giúp đỡ người có thu nhập thấp; người sử dụng
lao động và người lao động có sự thống nhất và minh bạch về lợi ích; công đoàn
cần thực hiện đúng vai trò và nhiệm vụ của mình trong DN.
Nhìn chung, các bài viết trên đã đi sâu nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến đình
công của người lao động trong các DN. Tuy nhiên còn chưa toàn diện sâu sắc, chỉ
nêu ra những vấn đề chung mà người lao động quan tâm là tiền lương, tiền thưởng,
một số giải pháp nêu ra chưa giải quyết được triệt để về điều kiện làm việc, cơ hội
thăng tiến trong nghề nghiệp của người lao động.
20
1.2.2.2. Nghiên cứu sự hoạt động của các doanh nghiệp có 100% vốn nước
ngoài đầu tư vào Việt Nam
Cùng với những văn bản quy phạm pháp luật thể hiện rõ đường lối chính
sách của Đảng và Nhà nước đối với người lao động làm việc trong các
DNCVĐTNN, bên cạnh đó cũng có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về cơ chế
và chính sách giải quyết vấn đề này. Các công trình nghiên cứu về tác động của đầu
tư nước ngoài tập trung giải quyết những vấn đề nhận thức luận về đầu tư nước
ngoài. Có thể kể ra một số công trình tiêu biểu như:
Mai Đức Lộc (1994), Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc phát triển kinh
tế ở Việt Nam [56]. Luận án phân tích một cách toàn diện vấn đề đầu tư trực tiếp
nước ngoài trong việc phát triển kinh tế, tìm ra mối liên hệ khách quan giữa việc
phát triển kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tác động của đầu tư nước ngoài
trong việc phát triển kinh tế Việt Nam, thành tựu cũng như tồn tại của hoạt động
triển khai Luật Đầu tư nước ngoài; xu hướng vận động chủ yếu của các dòng đầu tư
nhập vào Việt Nam. Từ đó, tác giả của luận án đã đề ra phương hướng và những
biện pháp chủ yếu nhằm thu hút và phát huy có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Việt Nam.
Nguyễn Duy Quang (2007), Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Liên minh châu
Âu vào Việt Nam [81]. Luận án đã trình bày những cơ sở lý luận và thực tiễn của
việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Liên minh châu Âu vào Việt Nam; đánh
giá thực trạng đầu tư trực tiếp của Liên minh châu Âu vào Việt Nam; những yếu tố
tác động, nguyên nhân thành công và hạn chế; khả năng phát triển quan hệ đầu tư
giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu; tác giả luận án đưa ra những phương hướng
và một số kiến nghị, giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ Liên minh châu Âu vào Việt Nam.
- Trong diễn đàn tháng 6/2012, "Tạo dựng một làn sóng FDI" [73, tr.12-13].
Trong 25 năm qua, dòng vốn FDI đã góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế Việt
Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, thực tiễn nguồn vốn FDI vào
Việt Nam cũng bộc lộ không ít hạn chế, tiêu cực trong quá trình đầu tư. Với định
hướng đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng
hiện đại, thì chính sách thu hút FDI phải được đổi mới. Theo Lê Đăng Doanh
21
(nguyên Viện trưởng Viện quản lý Kinh tế Trung ương): Nếu chậm trễ nâng cấp
dòng vốn FDI, Việt Nam sẽ gánh chịu hậu quả xấu. Ông khẳng định: chúng ta phải
đổi mới tư duy và tăng cường hành động để làm mới, nâng cấp dòng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, tạo nên một hình ảnh mới về địa điểm đầu tư
Việt Nam gắn với chất lượng và hiệu quả. Từng Bộ, ngành, địa phương cần thực
hiện nghiêm túc các yêu cầu sửa đổi bổ sung hệ thống pháp luật liên quan đến đầu
tư - kinh doanh, tạo dựng môi trường đầu tư, cơ chế chính sách thuận lợi cho các
nhà đầu tư chất lượng cao theo định hướng mới của nền kinh tế.
Theo tác giả Nguyễn Mại (Chủ tịch Hội DN đầu tư nước ngoài): Cần đổi
mới đồng bộ để nâng cao chất lượng nguồn vốn FDI [73, tr.12-13]. Hiện nay, có
6 vấn đề đang nổi lên trong hoạt động FDI, gồm: Công nghệ lạc hậu của một số
nhà đầu tư nước ngoài; ô nhiễm môi trường; chuyển giá; mâu thuẫn giữa DN và
người lao động; phân cấp quản lý đầu tư; Phát triển ồ ạt KCN, khu kinh tế.
Những hạn chế bất cập trong việc thu hút, sử dụng và quản lý nguồn vốn FDI
đang đặt ra yêu cầu cấp bách như nâng cao chất lượng nguồn vốn này theo
hướng coi trọng hơn chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững. Chất lượng và
hiệu quả sử dụng của các dự án FDI cần được xem xét dưới góc độ phù hợp với
mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của từng ngành,
vùng lãnh thổ và địa phương.
Trần Quang Lâm, An Như Hải (2006), Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở
Việt Nam hiện nay [49]. Trong cuốn sách này các tác giả đã nêu rõ lý do nghiên
cứu: Quốc gia nào thu hút được nhiều nguồn vốn quốc tế và sử dụng có hiệu quả,
thì có nhiều cơ hội tăng trưởng kinh tế hơn, qua đó rút ngắn nhanh hơn khoảng cách
tụt hậu so với các nước phát triển. Chính vì vậy, các nước đang phát triển phải cạnh
tranh trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhờ đó, nguồn vốn đầu tư
nước ngoài đã tăng lên và có tác động tích cực vào sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Các tác giả khẳng định: Để phát triển và sử dụng có hiệu quả kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài, đặc biệt nguồn vốn FDI, thì chúng ta phải nỗ lực nhiều phương diện,
Đảng ta đã nhận định: Nguồn vốn nước ngoài chưa trở thành nguồn lực quan trọng
để phát triển kinh tế ở nước ta. Vì vậy, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu về: Kinh tế
22
có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. Nội dung được thể hiện: Cơ sở lý
luận và thực tiễn về kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) trong nền kinh tế thị
trường: Nguồn gốc và bản chất của FIE ở Việt Nam hiện nay; các hình thức và đặc
trưng kinh tế của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Thực trạng phát triển và sử
dụng FIE ở Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2005: Thực trạng hoạt động của FIE
trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam; đánh giá tổng quát
hoạt động của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam; vai trò cơ bản của khu
vực FIE trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam; kinh nghiệm ở
một số nước trong việc thu hút và sử dụng FIE, các tác giả lấy kinh nghiệm của các
nước sau: Kinh nghiệm của Trung Quốc; Hàn Quốc; Thái Lan; xu thế, triển vọng và
giải pháp phát triển, sử dụng khu vực FIE ở Việt Nam: Xu thế và triển vọng của khu
vực FIE ở Việt Nam; những quan điểm cơ bản về phát triển và sử dụng FIE trong
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta; những giải pháp phát triển, mở
rộng và sử dụng khu vực FIE để phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Vũ Hoàng Dương (2011), "Một số vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
ở Việt Nam" [24]. Tác giả đi sâu nghiên cứu về thực trạng FDI của Việt Nam, xu
hướng vận động của dòng vốn vào Việt Nam tính đến cuối năm 2010 với số lượng
vốn và số lượng dự án ngày càng tăng. Bài viết đã khẳng định điểm khác biệt giữa
hai cuộc khủng hoảng: Cuộc khủng hoảng năm 1997 không làm thay đổi bản chất
của FDI, luồng vốn từ nơi dư tới nơi thiếu trên tất cả các lĩnh vực, từ đó nhà đầu tư
thu được lợi nhuận cũng như tăng thêm nguồn vốn; nhưng cuộc khủng hoảng mới
đây, nguồn vốn FDI có xu hướng tập trung vào công nghệ xanh, đặc biệt là các
nước đang phát triển. Tác giả đã phân chia được cơ cấu đầu tư FDI tính đến năm
2010 và được phân chia: FDI đầu tư theo ngành; FDI đầu tư theo hình thức đầu tư;
FDI đầu tư theo đối tác đầu tư.
Từ đó, tác giả bài viết đã rút ra sự tác động của FDI đến phát triển kinh tế
Việt Nam, những tác động tích cực: FDI và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; FDI với
tăng trưởng xuất khẩu và mở rộng thị trường quốc tế; tác động của FDI với chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất trong khu vực công nghiệp và
dịch vụ; khả năng tạo việc làm của DN FDI; đóng góp tương đối tốt vào ngân sách
23
nhà nước. Qua đó đã rút ra được những hạn chế: Tác động lan tỏa của FDI đến các
DN trong nước còn hạn chế; hạn chế trong việc thúc đẩy chuyển giao công nghệ và
nâng cao năng lực quản lý; một vấn đề là giá trị gia tăng tạo ra thấp. Bên cạnh
những đóng góp của khu vực FDI, tác giả đã đưa ra hàng loạt những số liệu cho
thấy sự đầu tư của FDI vào Việt Nam hiện nay chỉ như một công xưởng lắp ráp chứ
không hề tạo ra nhiều giá trị; vấn đề trách nhiệm xã hội của DN FDI với tài nguyên,
môi trường.
Từ sự phân tích ở trên, tác giả đã đi tới kết luận về thực trạng FDI tại Việt
Nam trong thời gian qua, khẳng định sự đóng góp của FDI đối với sự phát triển của
nền kinh tế trong thời gian qua. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này những hạn chế từ
nguồn vốn FDI đang ngày càng lộ rõ, Việt Nam vẫn phải thu hút nguồn vốn FDI
nhưng cần có sự chọn lọc, tránh tình trạng bão hòa và không hiệu quả.
Nguyễn Văn Dần (2014), Khủng hoảng kinh tế toàn cầu những khuyến nghị
nhằm thu hút FDI của Việt Nam [25, tr.63-65]. Tác giả khẳng định mặc dù khủng
hoảng kinh tế toàn cầu nhưng kết quả thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong những năm
qua vẫn rất khả quan. Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trực tiếp
nước ngoài, đặc biệt Hà Nội là một trong các thành phố có nhiều lợi thế về thu hút
nguồn vốn FDI trên cả các phương diện về số lượng, quy mô vốn dự án. Để nâng cao
hiệu quả thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI vào các KCN Hà Nội thời gian tới cần đảm
bảo phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2020, tầm nhìn 2050.
Tác giả đã khẳng định: Dòng vốn quốc tế vào các nước đang phát triển; FDI
vào Việt Nam trong những năm gần đây; thu hút FDI vào các KCN Hà Nội. Từ đó,
đưa ra một số khuyến nghị chính sách về thu hút nguồn vốn FDI đối với thành phố
Hà Nội đến năm 2020 như sau: Thu hút FDI phải gắn với các khâu đột phá của
thành phố là: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; cải cách hành chính với mục
tiêu xây dựng chính quyền đô thị, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu; ưu tiên thu hút các dự
án có công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, sử dụng hiệu quả nguồn tài
nguyên, khoáng sản, đất đai, tạo điều kiện và tăng cường liên kết với các DN trong
nước; Hà Nội cần phấn đấu đi đầu, nhanh chóng thực hiện tốt đầy đủ vị trí trung
tâm của cả nước về chính trị, kinh tế văn hóa, khoa học kỹ thuật đồng thời là hạt
24
nhân của phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và các tỉnh phía Bắc; giai đoạn
trước mắt cần tập trung các mục tiêu hiện đại hóa, nâng cao chất lượng phát triển và
thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào đổi
mới công nghệ, ứng dụng công nghệ hiện đại, phát triển theo chiều sâu, chủ động
hội nhập quốc tế; thu hút FDI vào các KCN Hà Nội cần giải quyết đồng thời ba
nhiệm vụ: Phát triển kinh tế, tạo động lực mạnh cho phát triển kinh tế vùng và cả
nước; phát triển bền vững, bảo đảm sự ổn định về chính trị, trật tự an ninh quốc
phòng, sự lành mạnh môi trường văn hóa sinh thái; phát triển có hiệu quả về kinh
tế, xã hội và môi trường, coi hiệu quả tổng thể, lâu dài chi phối hiệu quả cụ thể,
trước mắt.
1.3. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN PHẢI TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.3.1. Những vấn đề có liên quan đến đề tài đã có sự thống nhất
Nghiên cứu chủ đề về LIKT đã có nhiều nhà kinh tế học và triết học Việt
Nam đã công bố các công trình chuyên sâu liên quan đến vấn đề LIKT. Mỗi tác giả
nghiên cứu tiếp cận và làm sáng tỏ về LIKT ở những góc độ khác nhau nhưng về cơ
bản các tác giả đã có những vấn đề thống nhất sau đây:
* Về cơ sở lý luận:
- Các công trình nghiên cứu đã làm rõ khái niệm LIKT, LIKT của người
lao động.
- Các tác giả đều xác định LIKT có vai trò và tầm quan trọng to lớn đối với
các hoạt động kinh tế của cá nhân, nó đóng vai trò là động lực thúc đẩy sản xuất xã
hội phát triển.
- Các tác giả luận giải được một số đặc trưng của lợi ích kinh tế của người
lao động, cụ thể:
+ Lợi ích kinh tế luôn gắn liền với nhu cầu kinh tế. Các tác giả có những đánh
giá khác nhau về mức độ gắn kết LIKT với nhu cầu kinh tế (nhu cầu vật chất). Một
số tác giả cho LIKT chính là nhu cầu kinh tế, số khác lại cho LIKT tuy gắn bó với
nhu cầu kinh tế nhưng có nội hàm khác hẳn. Nhưng tất cả đều thống nhất quan điểm
LIKT và nhu cầu kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau. LIKT bắt nguồn từ nhu
25
cầu và là cái để đáp ứng nhu cầu kinh tế, nhu cầu kinh tế làm nảy sinh LIKT.
+ Lợi ích kinh tế có tính khách quan. Có rất nhiều tác giả cùng chung quan
điểm khẳng định tính khách quan của LIKT. Lợi ích tồn tại như một mối quan hệ xã
hội khách quan không phụ thuộc vào ý muốn của con người, điển hình như tác giả
Khổng Doãn Hợi, Vũ Hữu Ngoạn cũng khẳng định: LIKT là một phạm trù kinh tế
khách quan, là hình thức biểu hiện trước hết của quan hệ sản xuất, nó không tùy
thuộc vào ý chí, lòng ham muốn của con người. LIKT là cơ chế tác động chung của
tất cả các quy luật kinh tế.
+ Lợi ích kinh tế là hình thức biểu hiện của QHSX, do QHSX quyết định.
Con người khi tham gia vào mối quan hệ kinh tế trao đổi các giá trị để thỏa
mãn nhu cầu kinh tế của mình. Trong QHSX, trước hết là quan hệ sở hữu về tư liệu
sản xuất, việc thực hiện LIKT của chủ thể phụ thuộc vào vị trí của họ trong xã hội.
Người nào nắm tư liệu sản xuất, quyền điều phối QHSX sẽ có cơ hội thỏa mãn lợi
ích của mình tốt hơn. Theo quan điểm của tác giả Đào Duy Tùng thì: Lợi ích kinh tế
là hình thức biểu hiện những quan hệ kinh tế, quan hệ giữa người và người trong
sản xuất [86, tr.9]. Điều này thể hiện: Người nào nắm tư liệu sản xuất, điều hành
quá trình sản xuất, quyết định phân phối sản phẩm cũng chính là người giữ vai trò
quyết định trong hệ thống sản xuất.
+ Trong mỗi xã hội tồn tại các lợi ích kinh tế khác nhau.
Trong LIKT là dạng lợi ích vật chất, xét theo tiêu chí đối tượng thỏa mãn. Dưới
góc độ khái quát nhất, có thể phân chia LIKT thành LIKT cá nhân; LIKT tập thể và
toàn xã hội. Giải quyết một cách hợp lý các quan hệ lợi ích này sẽ tạo động lực cho sự
phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội. Nếu lợi ích được kết hợp với nhau hài hòa
sẽ tạo động lực cho sự phát triển, nếu có mâu thuẫn sẽ triệt tiêu động lực phát triển.
+ Lợi ích kinh tế là động lực thúc đẩy con người hoạt động tạo ra sự phát
triển kinh tế - xã hội. Dù không có sự đồng nhất quan điểm về khái niệm lợi ích
nhưng các tác giả đều có quan điểm thống nhất về vai trò động lực xã hội của lợi ích.
Những tác giả đại diện cho xu hướng coi lợi ích chính là nhu cầu thì cho rằng lợi ích
chính là những nhu cầu có điều kiện thực hiện của con người trong xã hội và khi đó
nhu cầu sẽ biểu hiện ở động cơ thúc đẩy con người hành động để thỏa mãn nhu cầu
26
đó. Hay nói cách khác thì lợi ích chính là những nhu cầu trở thành động cơ của hành
động [82]. Những tác giả cho lợi ích chính là phương tiện thỏa mãn nhu cầu cũng
khẳng định lợi ích là động cơ thúc đẩy con người trong xã hội hành động. Tuy việc
phân tích của họ có khác nhau giữa các tác giả, nhưng theo họ thì tính chất động lực
của nhu cầu được thực hiện không phải một cách trực tiếp mà thông qua khâu lợi ích,
còn lợi ích là khâu trực tiếp hơn cả trong việc làm hình thành nên động cơ tư tưởng
thúc đẩy con người ta hành động nhằm giành lấy cái thỏa mãn nhu cầu.
Cũng đồng nhất với Lê Hữu Tầng, Nguyễn Trọng Chuẩn cho rằng con người
hành động là nhằm đạt được những cái để thỏa mãn một hệ thống đa dạng các nhu
cầu với những mức độ cấp thiết cần được thỏa mãn khác nhau, vào những giai đoạn,
những thời điểm khác nhau và trong những hoàn cảnh khác nhau. Tuy nhiên, trước
sau nhu cầu vẫn là một sức mạnh thúc đẩy con người hoạt động. Phương tiện để
thỏa mãn nhu cầu là lợi ích, cho nên lợi ích quyết định hành vi, quyết định hoạt
động con người [58, tr.35]. Các tác giả thuộc xu hướng thứ ba, nằm trung giữa xu
hướng thứ nhất cho lợi ích là một dạng nhu cầu và xu hướng thứ hai cho lợi ích có
tính khách quan không phụ thuộc vào ý muốn của con người. Tác giả Lê Xuân
Tùng "Lợi ích kinh tế là cái biểu hiện những động cơ, mục đích, những nhân tố
khách quan thúc đẩy hoạt động lao động của con người" [86, tr.94].
* Về cơ sở thực tiễn: Các công trình nghiên cứu về LIKT của người lao động
làm việc trong các DNCVĐTNN dưới các dạng sách, luận án, bài báo, nhìn chung
cơ bản đã có sự thống nhất về một số nội dung sau đây:
Một là: Các công trình nghiên cứu đã phân tích, đánh giá hoạt động của các
DNCVĐTNN trên phạm vi cả nước. Đồng thời đã làm rõ quan hệ LIKT của người
lao động trong các DNCVĐTNN.
Hai là: Thực trạng của quan hệ LIKT trong các DNCVĐTNN và các giải
pháp nhằm giải quyết hài hòa quan hệ LIKT của người lao động trong các
DNCVĐTNN.
Ba là: Các tác giả nghiên cứu về việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam, những đóng góp của sự đầu tư đó đối với nền kinh tế quốc dân. Để thu
hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài trong đó giải pháp về vai trò của Nhà
nước đề ra những chính sách phù hợp cho hoạt động đầu tư nước ngoài đạt hiệu quả
27
cao luôn được chú trọng.
Bốn là: Nguyên nhân đình công của người lao động ở một số DNCVĐTNN
là do mức thu nhập (lương) của người công nhân còn quá thấp, tiền lương danh
nghĩa so với tiền lương thực tế còn quá chênh lệch, vấn đề nhà ở của những người
lao động trong các DNCVĐTNN còn khó khăn, phần lớn công nhân phải đi thuê
nhà, chỗ ở chật chội, nóng bức, đời sống của người công nhân chưa thật sự được
giới chủ quan tâm.
1.3.2. Những nội dung có liên quan đến đề tài chưa có sự thống nhất
Bên cạnh những quan điểm đã thống nhất ở trên đây, việc nghiên cứu về
LIKT người lao động trong các DNCVĐTNN vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra, nhất là
trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Có thể khái quát một số nội
dung chủ yếu chưa thống nhất về LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN
ở Việt Nam là:
Thứ nhất: Chưa đưa ra những tiêu chí đánh giá về LIKT của người lao động.
Do đó, các công trình nghiên cứu về LIKT tập trung chủ yếu vào phân tích mối
quan hệ lợi ích và LIKT, mối quan hệ giữa các chủ thể trong quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh (SXKD).
Thứ hai: Chưa phân tích làm rõ được một cách đầy đủ các nguyên nhân gây
cản trở cho việc thực hiện LIKT của người lao động làm việc trong các
DNCVĐTNN.
Thứ ba: Quy định về mức lương tối thiểu đối với DNCVĐTNN còn nhiều
bất cập. Các chủ doanh nghiệp lợi dụng những quy định này đề ra mức lương cho
người lao động, dẫn tới sự chênh lệch giữa lương và thu nhập thực tế, thu nhập của
người lao động thấp là nguyên nhân dẫn đến đình công, bãi công gây mất
TTATXH.
Thứ tư: Mối quan hệ giữa LIKT và vấn đề tăng năng suất lao động cá nhân.
Các chủ DNCVĐTNN cũng lợi dụng để chỉ đóng bảo hiểm theo lương cơ bản gây
thiệt hại về lợi ích cho người lao động.
1.3.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu và các bài viết đã công bố tuy có
nhiều nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về LIKT, LIKT người lao động, đầu tư
28
nước ngoài vào Việt Nam, nhưng chưa có công trình nào phân tích một cách có hệ
thống cơ sở lý luận và khảo sát thực tiễn về LIKT của người lao động trong các
DNCVĐTNN. Thực tế hiện nay cho thấy, LIKT của người lao động trong các
DNCVĐTNN ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng
vẫn còn nhiều bất cập, vấn đề việc làm, thu nhập, mất TTATXH, cản trở quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) của Thủ đô. Vì vậy, LIKT của người
lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội cần được tiếp tục
nghiên cứu và làm sáng rõ ở những khía cạnh sau:
Một là: Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện những vấn đề lý luận về LIKT, đặc biệt
làm rõ nội hàm của khái niệm LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN,
Hai là: Phân tích cơ cấu và các nhân tố ảnh hưởng đến LIKT của người lao
động trong các DNCVĐTNN.
Ba là: Chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện LIKT của
người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Bốn là: Đánh giá thực trạng LIKT của người lao động trong các
DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ đó thấy được những vấn đề đặt ra
cần được giải quyết trong việc bảo đảm LIKT của người lao động ở khu vực này.
Năm là: Đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm bảo đảm lợi ích kinh tế
của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng
và cả nước nói chung.
29
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
2.1. LÝ LUẬN VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ
2.1.1. Quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về lợi
ích kinh tế
2.1.1.1. Quan niệm của C.Mác (1818 - 1883) và Ph.Ăngghen (1820 - 1895)
Khi nghiên cứu vai trò động lực phát triển của LIKT, các nhà kinh điển của
chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ thừa nhận tính chất, động lực của LIKT trong phát
triển nền kinh tế - xã hội do A.Smith đã phát hiện ra mà còn chứng minh vai trò của
LIKT trong cuộc cách mạng xã hội, trong đấu tranh giai cấp. LIKT chính là mục đích
có tính cốt lõi của cuộc đấu tranh giai cấp chứ không phải quyền lực chính trị. Chính
sự không công bằng trong sự phân chia LIKT trong xã hội là nguyên nhân nảy sinh ra
các mâu thuẫn dẫn đến các cuộc cách mạng và đấu tranh giai cấp.
Trong tác phẩm "Hệ tư tưởng Đức", C.Mác và Ph. Ănghen đã giải quyết
một cách duy vật biện chứng vấn đề cơ bản của Triết học, các ông công khai
thừa nhận rằng: Đã xuất phát một cách có ý thức từ những tiền đề nhất định, hơn
nữa những tiền đề không phải giáo điều, tư biện mà là thực tế hiện thực. Tiền đề
đầu tiên là con người phải có khả năng sống, sau đó mới làm ra mọi sản phẩm
vật chất và tinh thần, nói cách khác là con người muốn sáng tạo ra lịch sử thì
trước hết phải tồn tại, tồn tại là tiền đề để phát triển và sáng tạo nhưng muốn
sống được thì trước hết cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở quần áo và một vài
thứ cần thiết nữa. Như vậy, hành động lịch sử đầu tiên là con người sản xuất ra
những tư liệu sinh hoạt thỏa mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời
sống vật chất, đây là một điều kiện cơ bản của lịch sử. Theo C.Mác, con người
muốn tồn tại và làm ra lịch sử thì trước hết phải tham gia vào việc sản xuất ra
bản thân ra những thứ đó, ông cho rằng:
… hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu để thỏa
mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất và đó
30
là một hành vi lịch sử, một điều kiện cơ bản của mọi lịch sử mà hiện nay
cũng như hàng nghìn năm về trước người ta phải thực hiện hàng ngày,
hàng giờ chỉ để nhằm duy trì con người [59, tr.286-287].
Từ việc nghiên cứu vai trò quyết định của quá trình sản xuất ra những nhu cầu
đầu tiên đối với sự tồn tại và phát triển của lịch sử, C.Mác chỉ rõ sự phát triển của lịch
sử là do vai trò của con người, trong đó động lực thúc đẩy con người hoạt động là nhu
cầu và nhu cầu nảy sinh xuất hiện cùng với sự tồn tại phát triển của xã hội. Hơn nữa,
C.Mác còn nghiên cứu lợi ích và đi đến kết luận: Tất cả những gì con người để giành
lấy đều dính liền với lợi ích của họ.
Như vậy, nhu cầu và lợi ích là những động lực chủ yếu của hoạt động của con
người, trong đó lợi ích có vai trò đặc biệt. Nếu nhu cầu là nguồn gốc đầu tiên của
hoạt động thì lợi ích là khâu trung gian chuyển hóa những nhu cầu khách quan của
thế giới bên ngoài vào lực lượng bên trong kích thích con người hoạt động. Trong
lời nói đầu của Tác phẩm "Phê phán triết học pháp quyền của Hêghen", nói tới tác
dụng "động lực xã hội" của các lợi ích, C. Mác và Ăngghen cũng đã phân tích rõ: Ở
đâu không có lợi ích chung thì ở đó không có sự thống nhất về mục đích, càng
không thể thống nhất về hành động.
Tiếp đó trong tác phẩm "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" (1848), khi so sánh
(Cuộc cách mạng cộng sản) do giai cấp công nhân tiến hành với các cuộc cách
mạng khác, C.Mác và Ăngghen chỉ rõ:
Các cuộc cách mạng trước kia là những cuộc cách mạng do một
thiểu số các giai cấp bóc lột, vì lợi ích thiểu số đó; còn cuộc cách mạng
cộng sản do giai cấp công nhân lãnh đạo là cuộc cách mạng do đa số và
vì lợi ích của đại đa số con người - giai cấp công nhân, nhân dân lao
động các dân tộc. Do vậy, lợi ích được hiểu dưới góc độ giải phóng con
người [60, tr.366 -367].
Trong cuộc đấu tranh giai cấp, LIKT nắm vai trò là yếu tố điều tiết cơ bản mà
các yếu tố khác đều phải tuân theo. Ph.Ănghen đã đưa ra một luận điểm nổi tiếng đó
là "Những quan hệ kinh tế của một xã hội nhất định nào đó biểu hiện trước hết dưới
hình thức lợi ích" [61, tr.376].
31
Rõ ràng, lợi ích lớn nhất và đầu tiên của con người ở trong xã hội trước hết là
sự tồn tại với việc thỏa mãn những nhu cầu của đời sống vật chất - kinh tế, nghĩa là
có tính chất hiện thực, sau đó với vai trò của chủ thể sáng tạo có mục đích, có ý
thức, con người có những lợi ích mới về tinh thần, đạo đức, đạo lý. Với lôgic đó có
thể thấy, vấn đề LIKT trong tính xuyên suốt của đời sống xã hội, trên cơ sở hiện
thực của những mối quan hệ khách quan của lực lượng sản xuất và QHSX đã xem
xét sự vận động chuyển hóa giữa lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, giữa lợi ích cá
nhân và lợi ích xã hội.
Ph.Ăngghen cho rằng: Lợi ích kinh tế là nguyên tắc điều tiết cơ bản mà tất cả
mọi nguyên tắc phải tuân theo. Do đó, bất cứ hoạt động nào của con người cũng bị
chi phối bởi hai động lực chính đó là: Động lực vật chất (kinh tế) và động lực tinh
thần, để đạt được những kết quả cao trong hoạt động kinh tế, không chỉ duy nhất là
động lực kinh tế, mà còn cả động lực tinh thần. Trong đó, hoạt động kinh tế luôn giữ
vai trò quyết định nhất, là động lực quan trọng thúc đẩy hoạt động của con người. Vì
mọi hoạt động của con người có mối quan hệ phụ thuộc trực tiếp và chặt chẽ vào hai
yếu tố đó là: Khả năng của con người và động lực kích thích. Cho nên, các chính sách
kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế bao giờ cũng phải đặc biệt quan tâm đến lợi ích thiết
thân của người lao động, tức là LIKT vì nó luôn là động lực kích thích đối với con
người, đối với tập thể và đối với toàn xã hội. Đồng thời, khi LIKT được thực hiện thì
nó cũng tạo cơ sở, tiền đề để thực hiện các loại lợi ích khác.
2.1.1.2. Quan niệm của V.I.Lênin (1870-1924)
Trong tác phẩm "Bút ký Triết học" V.I.Lênin đã đề cao tư tưởng của Hêghen
và có sự thống nhất về mặt động lực xã hội của vấn đề lợi ích, thể hiện: "lợi ích, nếu
được xét hài hòa, nó sẽ liên kết được mọi con người lại với nhau; nó sẽ thúc đẩy cả
một dân tộc, cả nhân loại…". V.I.Lênin viết: "Một khi chiếm được chính quyền nhà
nước, giai cấp vô sản có một lợi ích căn bản nhất, sống còn nhất là phải tăng số
lượng sản phẩm, phải nâng cao sức sản xuất của xã hội" [53, tr.433]. Do đó, để tìm
nguồn gốc của những hiện tượng xã hội trong những QHSX và phải quy những hiện
tượng ấy vào lợi ích của những giai cấp nhất định.
Trong quá trình xây dựng CNXH, V.I.Lênin luôn kế thừa, phát triển tư tưởng
của C.Mác và Ănghghen về lợi ích, nhất là lợi ích của hai giai cấp trong liên minh
32
công - nông khi xây dựng chính quyền của mình, nền sản xuất: chủ nghĩa xã hội là
một công trường khiến cho người lao động - công - nông, tri thức.., có thể thi thố tài
năng lao động sáng tạo.., lần đầu tiên họ đứng thẳng người, tự thấy mình là con
người.., và lần đầu tiên lao động cho chính mình… V.I.Lênin cũng cho rằng: Lợi
ích của giai cấp này hay giai cấp khác được xác định một cách khách quan theo vai
trò mà họ có trong hệ thống quan hệ sản xuất, theo những hoàn cảnh và điều kiện
sống của họ.
Quan điểm của V.I.Lênin về LIKT còn được trình bày ở nhiều tác phẩm khác
nhau như: "Những nhiệm vụ của chính quyền Xô viết", "Bàn về thuế lương thực";
"Về chế độ hợp tác xã"… Tư tưởng nổi bật được thể hiện là lợi ích của công nhân,
nông dân và các tầng lớp lao động khác là động lực, là đòn bẩy của cuộc các mạng
hiện đại.
Như vậy, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đều thấy rõ lợi ích
quan trọng nhất của những người lao động không phải là lợi ích về chính trị, mà
chính là LIKT. Vì vậy, để đảm bảo cho sự phát triển và trường tồn của xã hội do
những người vô sản tạo dựng nên thì việc nâng cao LIKT, đảm bảo cho nhân dân lao
động một cuộc sống no đủ, hạnh phúc chính là việc quan trọng nhất.
2.1.1.3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về lợi ích kinh tế
Trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh khẳng định: Cần
phải nhận thức, vận dụng phát huy tất cả các động lực, trong đó thông qua động lực
của con người với tư cách là cộng đồng và cá nhân. Nghiên cứu về nhu cầu và lợi
ích, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Hành động của con người luôn gắn liền với nhu cầu
và lợi ích: "Tục ngữ có câu: Dân dĩ thực vi thiên, lại có câu: Có thực mới vực được
đạo; nghĩa là không có ăn thì chẳng làm gì được cả" [66, tr.572]; hay "Bởi vì dân
lấy ăn làm gốc, có thực mới vực được đạo, nếu bụng đói thì các cô chú nói gì hay
mấy cũng không ai nghe" [67, tr.411]. Từ quan điểm đó, theo Người bất cứ một
công việc gì phải biết kích thích đến lợi ích cá nhân, lợi ích của người lao động,
luôn coi trọng lợi ích cá nhân và luôn phải kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và
lợi ích xã hội. Nói về lợi ích cá nhân, Người nhấn mạnh: "phải thực hiện ba khoán,
một thưởng, nếu ai thực hiện vượt mức quy định thì được thưởng. Có như thế mới
33
kích thích mọi người cố gắng hơn nữa, thưởng, phạt phải công bằng" [69, tr.411].
Trái lại, "nếu làm xấu, làm hỏng, có khi phải bồi thường lại cho nhà nước, Chính
phủ không phát lương cho những người ăn không" [67, tr.338]
Khi tìm hiểu về lợi ích, Người viết: "Lợi ích của giai cấp công nhân và lợi
ích của nhân dân là nhất trí" [68, tr.288] và "Ngoài lợi ích của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động, Đảng ta không có lợi ích nào khác" [68, tr.286]; "Nhưng thực tế
thì chỉ có chế độ của chúng ta mới thật sự phục vụ lợi ích của nhân dân, trước hết là
nhân dân lao động, bảo đảm mọi quyền lợi của nhân dân" [68, tr.593]. Quan điểm
về lợi ích của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ được người đề cập nhấn mạnh trong
cách mạng giải phóng dân tộc, trong công cuộc xây dựng kiến thiết đất nước mà bao
trùm lên tất cả Người đã chỉ rõ việc gì có lợi cho dân dù khó khăn cũng phải cố
gắng làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh. Ngay cả trong lĩnh vực giữ
gìn an ninh trật tự Người cũng nêu rõ:
Giữ gìn trật tự an ninh trước hết là công việc của công an, bộ
đội, cảnh sát, nhưng chính quyền ta là chính quyền của dân, bất cứ
việc to việc nhỏ đều dựa vào lực lượng của nhân dân để phụng sự lợi
ích của nhân dân, việc giữ gìn trật tự an ninh càng phải dựa vào sáng
kiến và lực lượng của nhân dân. Mọi công dân, bất kỳ già, trẻ, gái,
trai bất kỳ làm việc gì đều có nhiệm vụ giúp chính quyền giữ gìn trật
tự an ninh và trật tự an ninh trực tiếp quan hệ đến lợi ích của bản
thân của mọi người [65, tr.9].
2.1.2. Quan niệm của các nhà nghiên cứu và của tác giả luận án về lợi
ích kinh tế
Khi bàn về lợi ích các nhà nghiên cứu lý luận trong và ngoài nước từ nhiều
góc độ tiếp cận khác nhau đã nêu lên nhiều vấn đề về LIKT, đặc biệt là khái niệm
lợi ích: "Lợi ích từ tiếng la tinh Interest, nghĩa là: Có ý nghĩa quan trọng, là nguyên
nhân hiện thực của các hành động xã hội, các sự kiện, thành tựu ẩn dấu đằng sau
những sự thúc đẩy trực tiếp động cơ, ý đồ, lý tưởng của các cá nhân, tập đoàn xã
hội, giai cấp tham gia vào những hành động đó" [33, tr.321-322].
Bàn về LIKT các nhà nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài nước từ
nhiều góc độ tiếp cận khác nhau đã nêu lên những khái niệm về LIKT:
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp
Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp

More Related Content

What's hot

Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiềnBài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiềnNam Cengroup
 
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninKinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninSơn Bùi
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh   56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh Thùy Linh
 
đáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trịđáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trịĐinh Công Lượng
 
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1vietlod.com
 
Đề Cương ôn tập luật kinh tế
Đề Cương ôn tập luật kinh tếĐề Cương ôn tập luật kinh tế
Đề Cương ôn tập luật kinh tếBee Bee
 
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt namBài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt namvoxeoto68
 
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giảiBài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giảiKetoantaichinh.net
 
Thất nghiệp
Thất nghiệpThất nghiệp
Thất nghiệpLyLy Tran
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin (Có Đáp Án)
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin (Có Đáp Án) Câu Hỏi Trắc Nghiệm Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin (Có Đáp Án)
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin (Có Đáp Án) nataliej4
 
đáP án lịch sử học thuyết kinh tế
đáP án lịch sử học thuyết kinh tếđáP án lịch sử học thuyết kinh tế
đáP án lịch sử học thuyết kinh tếRồng Ngủ Gật
 
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookboomingbookbooming
 
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tếĐề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tếSương Tuyết
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
bài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môbài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môTrung Billy
 
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếLyLy Tran
 

What's hot (20)

Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiềnBài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
 
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninKinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh   56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 
đáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trịđáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trị
 
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P1
 
Đề Cương ôn tập luật kinh tế
Đề Cương ôn tập luật kinh tếĐề Cương ôn tập luật kinh tế
Đề Cương ôn tập luật kinh tế
 
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt namBài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
 
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giảiBài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải
 
Tiểu luận quản trị
Tiểu luận quản trịTiểu luận quản trị
Tiểu luận quản trị
 
Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...
Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...
Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...
 
Thất nghiệp
Thất nghiệpThất nghiệp
Thất nghiệp
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
 
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin (Có Đáp Án)
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin (Có Đáp Án) Câu Hỏi Trắc Nghiệm Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin (Có Đáp Án)
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin (Có Đáp Án)
 
đáP án lịch sử học thuyết kinh tế
đáP án lịch sử học thuyết kinh tếđáP án lịch sử học thuyết kinh tế
đáP án lịch sử học thuyết kinh tế
 
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
 
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tếĐề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
 
bài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môbài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi mô
 
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế
 

Similar to Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp

Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội hieu anh
 

Similar to Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp (20)

Quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOT
Quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOTQuan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOT
Quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOT
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Quyền của người lao động làm việc tại doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền của người lao động làm việc tại doanh nghiệp có vốn nước ngoàiQuyền của người lao động làm việc tại doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền của người lao động làm việc tại doanh nghiệp có vốn nước ngoài
 
Quyền của người lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Quyền của người lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiQuyền của người lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Quyền của người lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
 
Quyền của người lao động tại doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài
Quyền của người lao động tại doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoàiQuyền của người lao động tại doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài
Quyền của người lao động tại doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài
 
Đề tài: Thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp ở Đồng Nai, HAY
Đề tài: Thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp ở Đồng Nai, HAYĐề tài: Thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp ở Đồng Nai, HAY
Đề tài: Thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp ở Đồng Nai, HAY
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAYLuận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
 
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAYLuận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
 
BÀI MẪU Luận án tiến sĩ luật lao động, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MẪU Luận án tiến sĩ luật lao động, 9 ĐIỂM, HAYBÀI MẪU Luận án tiến sĩ luật lao động, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MẪU Luận án tiến sĩ luật lao động, 9 ĐIỂM, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà NộiLuận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà Nội
 
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nghành công nghiệp
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nghành công nghiệpLuận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nghành công nghiệp
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nghành công nghiệp
 
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoàiQuyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
 
Luận văn: Chiến lược thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp dệt may
Luận văn: Chiến lược thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp dệt mayLuận văn: Chiến lược thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp dệt may
Luận văn: Chiến lược thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp dệt may
 
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy Nhơn
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy NhơnLuận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy Nhơn
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy Nhơn
 
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiLuận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
 
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền trungĐầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 
Đề tài: Kế toán và khoản trích theo lương tại công ty Truyền thông V
Đề tài: Kế toán và khoản trích theo lương tại công ty Truyền thông VĐề tài: Kế toán và khoản trích theo lương tại công ty Truyền thông V
Đề tài: Kế toán và khoản trích theo lương tại công ty Truyền thông V
 
Ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp
Ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong các khu công nghiệpƯu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp
Ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp
 
Ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp tập trung theo pháp luật
Ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp tập trung theo pháp luậtƯu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp tập trung theo pháp luật
Ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp tập trung theo pháp luật
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

Luận án: Lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ MINH LOAN LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2015
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ MINH LOAN LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 62 31 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN KHẮC THANH HÀ NỘI - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định. Tác giả Nguyễn Thị Minh Loan
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 6 1.2. Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước 13 1.3. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra cần phải tiếp tục nghiên cứu 24 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 29 2.1. Lý luận về lợi ích kinh tế 29 2.2. Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 36 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam 50 2.4. Kinh nghiệm một số tỉnh của Việt Nam về việc giải quyết lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 69 Chương 3: THỰC TRẠNG LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 76 3.1. Những thuận lợi và khó khăn thực hiện lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội 76 3.2. Tình hình thực hiện lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội 82 3.3. Đánh giá chung về thực hiện lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội 100 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO ĐẢM LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 118 4.1. Những quan điểm cơ bản nhằm bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội 118 4.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội 127 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLLĐ : Bộ luật lao động CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNTB : Chủ nghĩa tư bản DN : Doanh nghiệp DNCVĐTNN : Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FIE : Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ISO : Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Tổng sản phẩm quốc nội KCN : Khu công nghiệp LIKT : Lợi ích kinh tế QHSX : Quan hệ sản xuất SXKD : Sản xuất kinh doanh TTATXH : Trật tự an toàn xã hội USD : Đô la Mỹ XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Các quốc gia có số vốn đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam 6 tháng đầu năm 2014 61 Bảng 3.1: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp vào sự tăng trưởng của GDP 88 Bảng 3.2: Mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp FDI 90
  • 7. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Đánh giá trình độ chuyên môn của lực lượng lao động thành phố Hà Nội năm 2013 78 Biểu đồ 3.2: Mức độ hài lòng về các chế độ cho công nhân 89 Biểu đồ 3.3: Lý do chưa hài lòng của người lao động 92 Biểu đồ 3.4: Nguyên nhân đình công của người lao động 94 Biểu đồ 3.5: Các tổ chức đại diện đấu tranh cho người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 96 Biểu đồ 3.6: Hoàn cảnh cư trú của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội 98 Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động, doanh nghiệp, nhà nước 59
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong tình hình hiện nay trước sự bùng nổ về khoa học kỹ thuật thông tin và xu thế toàn cầu hóa kinh tế đã tạo cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động mạnh mẽ hơn, cùng với xu thế chung đó đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng đã có sự gia tăng hơn trước rất nhiều. Sự gia tăng đó do nhiều yếu tố khách quan tác động, đặc biệt là sự tác động của nền kinh tế thế giới bước đầu thoát ra khỏi khủng hoảng. Lạm phát ở một số nước Châu Á giảm, tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước trong khu vực đã có chiều hướng gia tăng. Đầu tư nước ngoài vào thành phố Hà Nội có sự khởi sắc đã tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đáng chú ý là các dự án đầu tư được thực hiện đã góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động của thành phố Hà Nội. Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DNCVĐTNN) đã quan tâm đến lợi ích của người lao động làm việc ở cơ sở sản xuất của họ, trả lương cho công nhân ở mức thoả đáng đáp ứng nhu cầu tái sản xuất sức lao động, quan tâm đến điều kiện môi trường làm việc của công nhân và đã có những hoạt động nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân. Phần lớn người lao động trong các DNCVĐTNN có thu nhập khá ổn định, tiền thưởng tăng lên, lợi ích kinh tế (LIKT) của người lao động được bảo đảm, đời sống của họ từng bước được cải thiện, góp phần thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế - xã hội ở Thủ đô và các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, bên cạnh các DNCVĐTNN có sự quan tâm đối với đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, cũng còn không ít các chủ doanh nghiệp (DN) do chạy theo lợi nhuận, mưu lợi cho mình nên đã hạn chế, không quan tâm tới lợi ích chính đáng của người lao động làm việc trong cơ sở sản xuất của mình, trả lương cho công nhân thấp, lương không bảo đảm tái sản xuất sức lao động ở mức bình thường, điều kiện, môi trường làm việc độc hại không được xử lý, trang thiết bị cho người lao động không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn lao động. Nhiều DNCVĐTNN không lo được chỗ ở cho công nhân, phần lớn công nhân tự thuê nhà, phòng trọ để cư trú, các nhà trọ gần với khu vực làm việc của công nhân, nhưng mang tính tạm bợ, bố
  • 9. 2 trí trong không gian chật hẹp, thiếu điện nước thường xuyên. Đời sống tinh thần của công nhân cũng rất hạn chế, ngoài giờ làm việc công nhân ít được tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, phim ảnh, ti vi… Nhìn chung, tình trạng một số DNCVĐTNN vẫn chưa quan tâm thích đáng đến lợi ích kinh tế của người lao động cụ thể là: - Vi phạm lợi ích kinh tế trực tiếp của người lao động: Tiền công; tiền thưởng; quỹ phúc lợi, bảo hiểm. - Vi phạm lợi ích kinh tế gián tiếp: Điều kiện môi trường làm việc độc hại, trang thiết bị cho người lao động không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn lao động thấp; đời sống tinh thần thiếu thốn. - Xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực trong quá trình sử dụng lao động, lừa đảo, đánh đập người lao động, không thể hiện sự quan tâm đến lợi ích kinh tế của người lao động... Do điều kiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội không được bảo đảm dẫn tới tình trạng người lao động trong nhiều DN đình công, đấu tranh đòi tăng lương, cải thiện môi trường làm việc, yêu cầu các chủ DN quan tâm tới các nhu cầu và lợi ích chính đáng của công nhân. Mặt khác, cũng do lợi ích của công nhân bị xâm hại, mức lương thấp, điều kiện cuộc sống khó khăn đã có một bộ phận công nhân sa vào các tệ nạn xã hội trộm cắp, cờ bạc, lừa đảo… Tất cả các hiện tượng tiêu cực nảy sinh trong đời sống của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tác động không tốt đối với sự phát triển kinh tế và trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn thành phố. Trước thực trạng trên dẫn đến có nhiều cuộc đình công, bãi công, của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội. Do tích tụ mâu thuẫn trong giải quyết lợi ích kinh tế của người lao động trong các DNCVĐTNN xuất hiện những xung đột xã hội, gây ra những biến động xấu về kinh tế, chính trị. Đây không chỉ là vấn đề bức xúc mà còn là vấn đề phải giải quyết cơ bản lâu dài trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài và bảo đảm lợi ích kinh tế cho người lao động, cần phải được nghiên cứu và có những giải pháp cần thiết. Vì vậy, nghiên cứu
  • 10. 3 sinh lựa chọn vấn đề: "Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội", để làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN. Luận án đánh giá thực trạng LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm qua. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm bảo đảm LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn về LIKT và LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN. - Phân tích, đánh giá thực trạng LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Đề xuất những quan điểm và giải pháp nhằm bảo đảm LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án: Luận án tập trung nghiên cứu về LIKT mà người lao động có được khi làm việc trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án - Về nội dung: Trên địa bàn thành phố Hà Nội có vốn đầu tư nói chung, mà chỉ nghiên cứu trong DN thuộc loại 100% vốn đầu tư nước ngoài. - Về không gian: Trên địa bàn thành phố Hà Nội ở 3 khu công nghiệp (KCN): KCN Bắc Thăng Long huyện Đông Anh, Hà Nội; KCN Nội Bài huyện Sóc Sơn, Hà Nội, và KCN Quang Minh huyện Mê Linh, Hà Nội. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu từ năm 2000 đến 2014 và đề xuất giải pháp đến năm 2020.
  • 11. 4 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận của luận án Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; chính sách, pháp luật của Nhà nước; kết quả của những công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu có liên quan đến LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN. Từ đó, xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài của luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án - Về phương pháp luận: Luận án sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hoá khoa học để phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn. - Về phương pháp nghiên cứu cụ thể: Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, lô gíc kết hợp với lịch sử, khảo sát thực tiễn. - Kế thừa một cách có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã được công bố, đồng thời cập nhật, bổ sung những tư liệu mới về chủ đề nghiên cứu. 5. Những đóng góp mới của luận án - Làm rõ khái niệm, bản chất, đặc trưng và cơ cấu LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN. - Đánh giá thực trạng LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chỉ ra được những nguyên nhân gây nên xung đột về lợi ích giữa người lao động với các chủ DNCVĐTNN. - Đề xuất các quan điểm nhằm bảo đảm LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Đề xuất 03 nhóm giải pháp nhằm bảo đảm LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu những vấn đề liên quan đến LIKT của người lao động nói chung và người lao động trong các DNCVĐTNN nói riêng.
  • 12. 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về mặt lý luận, luận án đã hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về LIKT như: Khái niệm về lợi ích, LIKT, LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến LIKT của người lao động. Trên cơ sở đó, luận án góp phần tạo ra cơ sở lý luận vững chắc về LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN ở Việt Nam. - Về mặt thực tiễn, từ phân tích thực trạng LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2000 - 2014, luận án chỉ ra những kết quả đạt được, những mặt hạn chế chủ yếu và nguyên nhân của những hạn chế đó, đưa ra các quan điểm và giải pháp có tính khả thi, nhằm bảo đảm LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội. Vì vậy, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo tốt cho thành phố Hà Nội nói riêng để vận dụng vào giải quyết mối quan hệ LIKT giữa người lao động, DNCVĐTNN và các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 12 tiết.
  • 13. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI 1.1.1. Một số tác phẩm nghiên cứu về lợi ích kinh tế tiêu biểu của nước ngoài Trong tác phẩm "The wealth of nations" (Của cải của các dân tộc) [3, tr.65] của A.Smith, cho rằng: Sự tiến bộ vĩ đại nhất trong quá trình phát triển sức sản xuất của lao động và tỷ lệ đáng kể của nghệ thuật, kỹ năng và trí thông minh, rõ ràng đã được xuất hiện nhờ kết quả của việc phân công lao động. Ông đã quan sát quá trình làm việc của các xưởng thủ công thấy rõ khi có sự phân công chuyên môn hoá thì năng suất của mỗi người trong điều kiện phân công chuyên môn hoá đã tăng gấp nhiều lần. Điều quan trọng hơn cả là thông qua việc sản xuất theo lối phân công chuyên môn hoá lao động, sẽ phát hiện ra cơ sở lợi ích. LIKT và phân công lao động chính là hai phạm trù có mối quan hệ gắn bó với nhau, vì lợi ích cá nhân mà con người thực hiện thông qua việc phân công lao động để mỗi người tự trau dồi nghề nghiệp của mình một cách chuyên sâu đến mức độ hoàn hảo, khiến việc lao động mang lại hiệu quả cao nhất. Mặt khác, khi tham gia vào phân công lao động sẽ làm cho lợi ích cá nhân gia tăng. Hơn nữa, A.Smith còn có một quan điểm hết sức độc đáo và thực tế so với đương thời khi ông cho rằng động lực thúc đẩy con người lao động để làm ra của cải vật chất cho xã hội, tạo ra sự phồn thịnh của mọi quốc gia, mọi dân tộc chính là LIKT của mỗi cá nhân, lòng ham tư lợi, vị kỷ của cá nhân, ham làm giàu. Đây là quan điểm rất tiến bộ và thực tế, nhưng A.Smith đã bị các nhà kinh tế đương thời phê bình khá gay gắt. A.Smith đã làm sáng tỏ mối quan hệ giữa lợi ích chung của toàn dân tộc, toàn quốc gia và LIKT của mỗi cá nhân. Ông khẳng định quốc gia sẽ trở nên phồn thịnh nếu mọi cá nhân không ngừng nỗ lực để cải thiện sinh hoạt của riêng mình tức thực hiện lợi ích cá nhân của mình. Mọi người lao động, phục vụ người khác chính là vì lợi ích riêng của họ, do đó khi muốn họ làm việc, phục vụ thì chúng ta không
  • 14. 7 bao giờ nói với họ về những nhu cầu của chúng ta, mà chỉ nói với họ về mối tư lợi của họ. Đây thực sự là một quan niệm đặc biệt về LIKT, tính thực tiễn và tiến bộ của quan điểm đặc biệt này đã được thực tế chứng minh. Theo A.Smith, trong quá trình hoạt động kinh tế, mỗi người đều theo đuổi lợi ích cá nhân, đều nỗ lực cải thiện mức sống của mình, như thế tất yếu sẽ dẫn đến làm tăng của cải xã hội. Nhưng xuất phát từ tính vị kỷ của con người, lợi ích của cá nhân này bị hạn chế bởi lợi ích của cá nhân khác và trong quá trình thực hiện LIKT, tất cả các chủ thể đều có mối quan hệ với nhau. A.Smith đã viết: "Anh cho tôi thứ mà tôi thích, anh sẽ có thứ mà anh yêu cầu, đó chính là ý nghĩa của trao đổi" [3, tr.65]. Từ quan điểm đó, A.Smith đã chỉ rõ: Đó chính là toàn bộ ý nghĩa quan hệ kinh tế và cũng chính bằng cách này mà người ta nhận được phần lớn các dịch vụ cần thiết trong cuộc sống. Như vậy, lần đầu tiên ông đã nghiên cứu các lợi ích trong mối quan hệ lẫn nhau giữa chúng, Ông cho rằng, bất cứ lợi ích nào cũng chỉ được đáp ứng trong trường hợp nó không mâu thuẫn với tăng năng suất của tư bản. Tiền lương cao không mâu thuẫn với lợi ích xã hội, vì theo mức tăng tiền lương thì năng suất lao động cũng sẽ được tăng lên. Mặt tích cực trong lý luận lợi ích của A. Smith là ở chỗ: LIKT được coi là động lực cơ bản của sự phát triển sản xuất xã hội, ông thừa nhận yếu tố khách quan trong nội dung của LIKT với tư cách là đầu mối trong hoạt động kinh tế của con người [3]. Nhà kinh tế David Ricardo (1772 - 1823) đã khẳng định: Lợi ích kinh tế của các giai cấp khác nhau được xây dựng trên cơ sở lý luận về giá trị, tiền lương và lợi nhuận chỉ là bộ phận của giá trị và cũng là nguồn gốc của lao động. Do đó, việc tăng hay giảm tiền lương sẽ không ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa, mà chỉ ảnh hưởng đến việc phân phối giá trị đã được tạo ra giữa công nhân và tư bản, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của họ. Khi giá trị vật phẩm tiêu dùng thiết yếu giảm xuống, tiền công lao động giảm, lợi nhuận của nhà tư bản tăng lên. Điều đó thể hiện trong số giá trị mới được tạo ra, phần của công nhân nhỏ hơn, còn phần của người sử dụng lao động (nhà tư bản) thì lớn hơn, đây là mối quan hệ tỷ lệ nghịch về lợi ích, nếu lợi ích của người đi thuê công nhân tăng thì lợi ích của người đi làm thuê sẽ giảm và ngược lại [82]. Phát hiện này của ông có ý nghĩa rất lớn đối với việc nghiên cứu quan hệ lợi ích giữa chủ và thợ trong các cơ sở sản xuất có thuê mướn lao động.
  • 15. 8 Laprinmenco (1978), Những vấn đề lợi ích trong chủ nghĩa Mác - Lênin Trong tác phẩm này, tác giả đã đưa ra quan niệm về lợi ích mang tính triết học, theo ông, "Lợi ích chính là mối quan hệ xã hội khách quan của sự tự khẳng định xã hội của chủ thể" [48, tr.16-30]. Về bản chất của lợi ích, ông cho rằng nghiên cứu quá trình tự khẳng định bản thân trong đời sống xã hội sẽ hiểu được bản chất và nội dung lợi ích khách quan của chủ thể. Bởi vì, hoạt động tự khẳng định bản thân trong xã hội là nhân tố quan trọng nhất của những hoạt động có mục đích của con người. Khi thực hiện các hoạt động này, con người sẽ bộc lộ những đặc tính thể hiện rõ sự phù hợp của họ với vị trí và vai trò của mình trong xã hội. Họ thấy mình thuộc vào giai cấp, tầng lớp nào? Đó chính là nội dung của lợi ích và LIKT. Tóm lại, nội dung của LIKT là phương thức tự khẳng định xã hội của anh ta, thể hiện trước hết ở phương thức thỏa mãn những nhu cầu vật chất (kinh tế) của chủ thể. Phân tích mối quan hệ giữa nhu cầu và lợi ích để soi sáng quá trình hình thành quan hệ lợi ích trong xã hội. Ông cho rằng, lợi ích và nhu cầu luôn gắn bó hữu cơ với nhau, quan hệ lợi ích chỉ xuất hiện khi có quan hệ nhu cầu, lợi ích xuất phát từ nhu cầu và đồng thời là phương tiện để thoả mãn nhu cầu. Ông cũng phân tích những đặc tính của lợi ích nói chung, LIKT nói riêng và đã tán thành quan điểm của V.I.Lênin khi cho rằng LIKT là một hiện tượng có thực, biểu hiện của các mối quan hệ kinh tế khách quan. Tính khách quan của lợi ích thể hiện ở chỗ, nó xuất hiện bên ngoài chủ thể, không phụ thuộc vào nhận thức của chủ thể, lợi ích cũng mang tính lịch sử cụ thể và tính giai cấp. Những quan điểm về LIKT của ông chủ yếu xuất phát từ việc phân tích, phát triển các chỉ dẫn của Lênin về vấn đề này. B.B.Radaev (1971), Lợi ích kinh tế trong chủ nghĩa xã hội [10], trong tác phẩm này tác giả bên cạnh việc phân tích bản chất của LIKT, tác giả còn nhận diện hệ thống LIKT đặc thù của xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN) và đi sâu phân tích vai trò động lực phát triển xã hội của LIKT trong môi trường xã hội XHCN của Liên Xô (cũ). Ông cũng nhìn thấy mối quan hệ biện chứng của LIKT với lợi ích tinh thần, LIKT riêng và lợi ích chung của xã hội, nếu điều tiết hợp lý hệ thống các mối quan hệ LIKT này sẽ tạo động lực phát triển của xã hội. Tóm lại, những công trình nghiên cứu tiêu biểu về LIKT của các tác giả nước
  • 16. 9 ngoài đã thể hiện rõ những quan điểm dưới góc độ nghiên cứu khác nhau về lợi ích và LIKT nói chung. Nhưng cũng đã có nhiều ý kiến đồng nhất, đặc biệt là vai trò của LIKT với tư cách là một động lực phát triển xã hội. 1.1.2. Một số tác phẩm tiêu biểu ở nước ngoài nghiên cứu về đầu tư và mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908 - 1970), đã đưa ra thuyết về nhu cầu nổi tiếng vào những năm 1950 (Thuyết nhu cầu của Maslow). Học thuyết này chỉ rõ: Lợi ích nhu cầu - động lực kinh tế, bổ sung gắn kết động lực nhu cầu - LIKT, mọi lợi ích đều xuất phát từ nhu cầu của con người mong muốn và luôn đấu tranh để thoả mãn đáp ứng những nhu cầu đó. Nhu cầu của con người có hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs). Theo đó, nhu cầu bậc thấp bao giờ cũng cần thiết và quan trọng hơn, đóng vai trò định hướng của mục tiêu cá nhân. Khi nhu cầu bậc thấp được thoả mãn, những nhu cầu bậc cao sẽ là động cơ hành động và khi những nhu cầu chưa được thoả mãn ở bậc dưới sẽ lấn át những nhu cầu chưa được thoả mãn ở bậc cao hơn và chúng cần được thoả mãn trước khi một cá nhân tiến lên các bậc cao hơn của tháp nhu cầu. Theo Harold Meyerson (Mỹ), "Công nhân cũng xứng đáng hưởng lợi ích từ năng suất lao động của họ" [124]. Đây là một bài báo dựa trên quan điểm cá nhân của Harold Meyerson, được đăng trên trang điện tử của tạp chí danh tiếng Washington Post - về dự luật của Đảng Dân chủ, mang tên nhà Dân chủ Chris Van Hollen, dự luật Hollen. Dựa trên thực tế của nước Mỹ hiện tại, khi mà mức tăng lương, thu nhập của người công nhân không tương xứng với năng suất lao động mà họ đã tạo ra, dự luật Hollen yêu cầu, mức lương của công nhân sẽ được tăng tương xứng với năng suất họ tạo ra. Lấy dẫn chứng trong khoảng thời gian từ năm 1942 đến 1972, năng suất tăng 97% còn tiền lương trung bình tăng 95%, sau đó, cùng với sự suy giảm quyền lực của các tổ chức lao động mà trong khoảng thời gian từ 1979 đến 2011, năng suất tăng 75% nhưng tiền lương trung bình chỉ tăng 5%. Trong khi đó, lương của các CEO (Chief Executive Officer - Tổng giám đốc) lại tăng rất cao, từ 1978 đến 2013, lương của các CEO tăng đến 937%. Dự luật này đưa ra, theo tác giả - dự kiến sẽ gặp rất nhiều những phản ứng từ giới CEO, phố Wall cũng như là thách thức đối với ứng viên tổng thống đảng Dân chủ năm 2016 tới đây.
  • 17. 10 Daniel S. Hamermesh, Daiji Kawaguchi, Jungmin Lee (2014), Does labour legislation benefit workers? Well-being after an hours reduction. (Author: Daniel S. Hamermesh, Daiji Kawaguchi, Jungmin Lee [113]. Trong nội dung nghiên cứu này, nhóm tác giả đã căn cứ vào câu hỏi "Phải chăng, trong nền kinh tế hiện đại, người công nhân đang phải làm việc quá vất vả? Liệu họ có cảm thấy tốt hơn nếu cân bằng được số lượng giờ lao động?" Nhóm tác giả đã kiểm tra sự hài lòng về cuộc sống của người Hàn Quốc và Nhật Bản trong một giai đoạn, khi họ bất ngờ phải đối mặt với án phạt khi làm quá giờ. Sử dụng phương pháp nghiên cứu mặt cắt ngang, nhóm tác giả nhận thấy được sự hài lòng của công nhân từ điều luật này; phát hiện tương tự cũng được tìm ra tại Hàn Quốc khi sử dụng phương pháp dữ liệu theo chiều dọc, đó là người vợ hạnh phúc hơn khi chồng phải làm việc ít hơn. Nhìn chung, theo nghiên cứu này, việc luật hoá để giảm giờ lao động của công nhân sẽ mang lại lợi ích và sự hài lòng cho người lao động. N.Driffield và K. Taylor (2000), "FDI and the labour market: a review of the evidence and policy implications" [119] khẳng định, loạt các kết quả liên quan đến tác động thị trường lao động và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Anh. Bài viết chứng minh rằng một trong những tác động quan trọng của FDI là tăng sự bất bình đẳng tiền lương và sử dụng lao động có tay nghề tương đối nhiều tại các DN trong nước. Kết quả này do sự kết hợp của hai tác động: 1) Sự gia nhập của DN đa quốc gia (MNE: Multi-national Enterprises) làm tăng nhu cầu về công nhân lành nghề trong một ngành công nghiệp hoặc khu vực, do đó làm tăng sự bất bình đẳng tiền lương; 2) Sự phát triển của công nghệ xảy ra từ nước ngoài tác động tới các DN trong nước, là kết quả của những tác động lan toả, nhu cầu về công nhân lành nghề tăng lên ở các công ty trong nước, tiếp tục tạo thêm sự bất bình đẳng tiền lương. Nghiên cứu cũng xem xét các tác động của vốn FDI và sự khác biệt về năng suất lao động giữa các DN trong và ngoài nước; các tác động này sẽ được thảo luận, dựa trên quan điểm của phát triển khu vực và hiệu quả khả năng thu hút nguồn vốn FDI để giảm thất nghiệp cơ cấu. Dirk Willem te Velde và Oliver Morrissey (2002), "Foreign Direct Investment, Skills and Wage Inequality in East Asia" [116]. Công trình nghiên cứu về
  • 18. 11 những tác động của FDI đến tiền lương và những bất công về tiền lương ở 5 quốc gia Đông Á giai đoạn 1985-1995. Theo đó, sự bất công về lương giảm dần ở một vài nước, nhưng không phải ở tất cả quốc gia Đông Á. Nghiên cứu dựa trên dữ liệu ILO (International Labour Organization) của nhóm tác giả không tìm ra được nhiều những bằng chứng mạnh mẽ cho thấy FDI làm giảm sự bất công bằng về tiền lương, điển hình FDI làm tăng sự bất công này ở Thái Lan. Qua nghiên cứu này, nhóm tác giả khẳng định: muốn tận dụng lợi thế của FDI thì các quốc gia cần quan tâm đầu tư hơn nữa về chất lượng nguồn nhân lực. Viện Nghiên cứu phát triển hải ngoại của Anh (ODI) (2002), "Foreign Direct Investment: Who gains?" (ODI Briefing Paper; Publication) [114]. Nghiên cứu này dựa trên tình hình của các DN FDI tại 5 quốc gia Đông Á và 5 quốc gia châu Phi; qua đó cho thấy: về cơ bản các DN FDI đã trả công cho người lao động cao hơn các DN trong nước, tuy nhiên chỉ đối với Mỹ nhóm công nhân có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, tạo ra khoảng cách chênh lệch về thu nhập ngày càng rõ rệt giữa lao động trong các DNCVĐTTN (FDI) với lao động ở DN trong nước. Nghiên cứu cũng đưa ra 4 giải pháp về chính sách cho các quốc gia tiếp nhận vốn FDI, đồng thời nhằm hạn chế mặt trái của nó mang lại. Timothy BesleyRobin Burgess (2008), "Labor Regulation Hinder Economic Performance? Evidence from India - 2008" [121]. Bài báo này tập trung vào phân tích quan hệ lao động trong các bang của Ấn Độ đã ảnh hưởng đến mô hình tăng trưởng sản xuất trong giai đoạn 2005 - 2008. Những vấn đề về: Tranh chấp luật theo hướng ủng hộ công nhân có kinh nghiệm giảm sản lượng, việc làm, đầu tư và năng suất, ngược lại, sản lượng sản xuất không đăng ký hoặc không chính thức tăng lên. Điều chỉnh theo hướng ủng hộ công nhân cũng có liên quan với sự gia tăng nghèo đô thị. Vấn đề này cho thấy, những nỗ lực khắc phục tình trạng mất cân bằng quyền lực giữa vốn và lao động có thể dẫn tới làm tổn thương người nghèo. Khondoker Abdul Mottaleb and Kaliappa Kalirajan (2010), "Determinants of Foreign Direct Investment in Developing Countries: A Comparative Analysis" [117]. Các tác giả đã chỉ ra, bằng việc thu hẹp khoảng cách giữa tiết kiệm nội địa và đầu tư cùng việc đưa công nghệ mới nhất và quản lý bí quyết từ các nước phát triển,
  • 19. 12 đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở các nước đang phát triển. Các quốc gia đang phát triển đã không được coi là địa điểm thuận lợi cho FDI như các nước phát triển, chẳng hạn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nigeria và Sudan đang tiếp nhận phần lớn nguồn FDI. Mặt khác, đã sử dụng dữ liệu từ 68 nước đang phát triển có thu nhập thấp và trung bình thấp, xác định các yếu tố quyết định dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển. Dựa trên một cuộc thảo luận so sánh tập trung vào lý do tại sao một số nước thành công trong việc thu hút FDI, trong khi những nước có GDP lớn hơn, tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn, tỷ lệ của thương mại quốc tế cao hơn và môi trường kinh doanh thân thiện hơn là thành công hơn trong việc thu hút FDI. Behzad Azarhoushang (2013), The effects of FDI on China’s economic development; case of Volkswagen in China. (Behzad Azarhoushang- Institute of Management Berlin, Publication) [112]. Trong nội dung nghiên cứu này, tác giả đưa ra một cái nhìn tổng quan về tình hình đầu tư FDI ở Trung Quốc, lấy điển hình là DN ô tô Volkswagen. Nghiên cứu đã chỉ ra những tác động của FDI đến mọi mặt của kinh tế Trung Quốc: sản lượng, nguồn lao động, tiền lương, tình hình xuất khẩu. Nguồn nhân lực chất lượng cao, sự cạnh tranh của DN FDI với DN trong nước về việc thu hút nhân lực, cũng như sự mất cân đối về tiền lương trả cho 3 nhóm công nhân: Công nhân lành nghề, công nhân bán chuyên và công nhân không có tay nghề. Abhirup Bhunia (2013), Labour in times of rising foreign direct investment in developing countries [111]. Tác giả đưa ra những đánh giá về tác động của FDI đến tình trạng tiền lương, tiền thưởng và thu nhập của công nhân các quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư có sự hấp dẫn về nguồn lao động giá rẻ. Tuy nhiên, lợi thế này đã không còn phát huy tác dụng trong bối cảnh hiện nay, mà là chất lượng lao động, môi trường, đầu tư, chính sách ưu đãi… Layna Mosley (2013), Labour rights and Multinational Production [118]. Trong đó, tác giả tập trung nghiên cứu mối quan hệ về lao động trong các tập đoàn đa quốc gia, những tranh cãi về "cuộc đua tới đáy", cạnh tranh toàn cầu đang làm giảm sự bảo vệ đối với hầu hết người lao động ở các nước đang phát triển. Tác giả đã có một nghiên cứu xuyên quốc gia về quyền lợi lao động tập thể, đầu tư nước ngoài và
  • 20. 13 thương mại. Để làm điều này, Layna Mosley xây dựng một cơ sở dữ liệu toàn diện mới về vi phạm quyền lao động ở các nước đang phát triển. Nội dung của cơ sở dữ liệu tập trung vào quyền lợi tập thể, bao gồm cả cơ hội để liên hiệp, thương lượng tập thể, tổ chức các cuộc đình công và quyền hợp pháp. Dữ liệu của tác giả xây dựng dựa trên 90 quốc gia trong giai đoạn 1985-2002, dựa trên cơ sở 3 nguồn: Báo cáo quốc gia về tình hình nhân quyền (Bộ ngoại giao Mỹ); báo cáo của Uỷ ban chuyên gia về việc áp dụng Công ước và Khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế; khảo sát về hành vi vi phạm của Tổ chức quốc tế về thương mại tự do. Nguyễn Từ Phương (2014), Reforming labour relations in Vietnam [122]. Trong đó, tác giả đánh giá cao việc thành lập Uỷ ban Quan hệ lao động của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, điều này phản ánh một quá trình liên tục của cải cách pháp luật và quy định giải quyết tranh chấp lao động chủ yếu dưới dạng các cuộc đình công của người lao động ở Việt Nam. Mục tiêu hoạt động của Uỷ ban cho thấy sự nhận thức đúng đắn của chính quyền đến những lợi ích và nhu cầu của công nhân làm việc trong các DN. Từ những nội dung cải cách về công đoàn, chính sách tiền lương nhằm hạn chế các cuộc đình công vốn chủ yếu xuất phát từ vấn đề lương thưởng. Bài viết cho thấy sự thay đổi tích cực trong quan hệ lao động ở Việt Nam thời gian gần đây, nhờ sự can thiệp của Nhà nước. Tóm lại, những công trình nghiên cứu về FDI và quan hệ giữa chủ DN và người lao động của các tác giả nước ngoài thể hiện rõ những quan điểm khác nhau về FDI ở các quốc gia khác nhau trên nhiều lĩnh vực, nhưng tất cả đều có mục đích chung là tìm kiếm lợi nhuận. Từ đó, gây ra mâu thuẫn giữa chủ DN và người lao động về LIKT, để giải quyết được cần phải có sự điều tiết, can thiệp của Nhà nước, cơ quan chức năng liên quan và các tổ chức chính trị xã hội. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢ TRONG NƯỚC 1.2.1. Một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về lợi ích kinh tế Ở nước ta, trước Đại hội IV (1976), vấn đề LIKT đã được quan tâm nhưng chưa đúng mức, do hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, đặt lợi ích dân tộc lên trên LIKT đối với cá nhân người lao động. Đến thập niên 80 thập kỷ XX, LIKT đối với lao động nông nghiệp được quan tâm. Thể hiện ở Chỉ thị số 100/CT-TW của Ban Bí
  • 21. 14 thư Trung ương Đảng (khoá IV) về khoán sản phẩm trong nông nghiệp ngày 13/1/1981, với phương hướng: "Khuyến khích hơn nữa lợi ích chính đáng của người lao động". Qua đó, đã tạo ra động lực thúc đẩy để người nông dân hăng say sản xuất, làm cho năng suất và sản lượng lương thực có sự tăng vượt trội so với những năm trước. - Nghị quyết 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IV (1979) đã đặt ra vấn đề kết hợp 3 LIKT: Nhà nước, tập thể và cá nhân người lao động, đây chính là điểm mốc mở đầu cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về LIKT từ năm 1981 đến nay. - Nghị quyết Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, ngày 5/4/1988 nhấn mạnh: "Giải quyết đúng đắn các mối quan hệ về lợi ích, nhất là đảm bảo lợi ích chính đáng của người sản xuất trước.., không ngừng cải thiện đời sống nhân dân lao động, góp phần tích luỹ cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội". Như vậy, ở Việt Nam vấn đề LIKT được chú ý nhiều từ Hội nghị Trung ương lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương khoá IV (7- 1979). Nhưng đến Nghị quyết lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương khoá VI (1989) mới thật sự khẳng định: "Lợi ích của người sản xuất kinh doanh là động lực trực tiếp đối với hoạt động kinh tế và tạo cơ sở cho việc đáp ứng các lợi ích khác". Trong thập niên 80 - 90 của thế kỷ 20, vấn đề LIKT đã thu hút được mối quan tâm của nhiều nhà kinh tế học và triết học, một số công trình chuyên luận và các chuyên đề về LIKT đã được xuất bản. Các công trình tiêu biểu: - Bàn về lợi ích kinh tế là một tuyển tập gồm nhiều bài viết của một số nhà nghiên cứu lý luận của Việt Nam như Đào Duy Tùng, Phạm Thành, Vũ Hữu Ngoạn, Lê Xuân Tùng, Nguyễn Duy Bảy [86]. Cuốn sách ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu cần phải có những cơ sở lý luận khoa học để hoàn thiện hệ thống quản lý kinh tế. Với nhận thức rõ ràng về vai trò, động lực thúc đẩy phát triển hoạt động kinh tế của lợi ích, một mắt xích quan trọng trong cơ chế tác động của các quy luật kinh tế khách quan, các tác giả của cuốn sách mong muốn tìm ra những phương thức hữu hiệu để có thể kết hợp các lợi ích xã hội với lợi ích cá nhân trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đánh giá thực trạng của việc quản lý kinh tế nhà nước trong việc quan tâm đến các LIKT, trong hệ thống LIKT cá nhân, LIKT
  • 22. 15 tập thể và xã hội, chỉ ra nguyên nhân sự trì trệ của giai đoạn này chính là sự quan tâm chưa đúng mức đến vai trò của lợi ích cá nhân và ý thức của mỗi người dân đối với lợi ích xã hội còn thấp. Chính vì vậy, việc chăm lo cho lợi ích tập thể trở thành hiện tượng "cha chung không ai khóc". Những đề xuất của các tác giả đều là: Nhận thức đúng vai trò của mỗi lợi ích trong hệ thống lợi ích xã hội, xây dựng cơ chế quản lý nhằm điều tiết và quan tâm đúng mức đến mỗi lợi ích trong hệ thống ba lợi ích đó. Nguyễn Linh Khiếu (1999), Lợi ích động lực phát triển xã hội [44]. Tác giả đã tổng kết lại nhiều nghiên cứu khác nhau về lợi ích trong nước và ngoài nước. Tác giả đã đưa ra một cách tiếp cận mới về khái niệm lợi ích: "Lợi ích chỉ có ý nghĩa là lợi ích trong các quan hệ lợi ích cụ thể. Ngoài quan hệ lợi ích nó không còn là lợi ích nữa mà chỉ là cái có lợi hay có ích đối với các chủ thể ở một hoàn cảnh nhất định. Trong trường hợp này, nó cũng giống như các đối tượng thoả mãn nhu cầu hoặc chính là các đối tượng thoả mãn nhu cầu" [44, tr.48-50]. Từ sự phân tích trên, tác giả đã đưa ra khái niệm về quan hệ lợi ích như một khái niệm trung gian để giải thích khái niệm lợi ích. Ông viết: "Quan hệ lợi ích là mối quan hệ khách quan giữa các chủ thể có cùng nhu cầu và cùng đối tượng thoả mãn nhu cầu như nhau trong việc thực hiện nhu cầu ấy". Quan hệ lợi ích chỉ nảy sinh trong một hoàn cảnh xã hội nhất định và chỉ nảy sinh khi quan hệ nhu cầu trở nên không trực tiếp thực hiện được. Ngoài ra, tác giả còn phân tích mối quan hệ biện chứng giữa lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần; giữa lợi ích chung và lợi ích riêng; giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Mối quan hệ biện chứng giữa các lợi ích tiêu biểu với tư cách là động lực của xã hội đã được ông biện giải rất rành mạch và thuyết phục. Về quan hệ giữa lợi ích vật chất (LIKT) và lợi ích tinh thần, tác giả khẳng định: "Xét đến cùng thì các lợi ích vật chất đóng vai trò quyết định và là tiền đề, là cơ sở để thực hiện các lợi ích tinh thần. Và thực hiện được các lợi ích tinh thần sẽ tạo ra những khả năng mới trong sự nảy sinh cũng như làm xuất hiện những phương thức thực hiện lợi ích vật chất mới" [44, tr.70]. Khi phân tích bản chất, vai trò của lợi ích chung và lợi ích riêng, tác giả nhận thấy rõ vai trò, động lực trực tiếp của lợi ích riêng trong việc thôi
  • 23. 16 thúc cá nhân hoạt động, nó chính là nhân tố quyết định con người tích cực tham gia hoạt động xã hội, vì vậy nó là cơ sở để thực hiện lợi ích chung. Ngược lại, khi lợi ích chung của mọi thành viên trong xã hội được thực hiện nó sẽ đóng vai trò là điều kiện và định hướng cho lợi ích riêng, cho nên, chỉ khi tạo lập được mối quan hệ hài hoà giữa lợi ích chung và lợi ích riêng mới có thể tạo ra sự phát triển của mỗi cá nhân và của cả xã hội. Nguyễn Linh Khiếu cũng tổng kết lại quá trình sử dụng vai trò, động lực của lợi ích trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đây là một công trình khoa học vừa mang tính lý luận quan trọng về lợi ích nói chung vừa nghiên cứu về LIKT nói riêng. Nguyễn Linh Khiếu (2002), Góp phần nghiên cứu quan hệ lợi ích [45]. Tác giả đi sâu phân tích cụ thể hơn về vai trò của LIKT trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam và cho rằng "Quan hệ kinh tế của một xã hội biểu hiện tập trung nhất của các quan hệ lợi ích" [45, tr.122]. Từ việc nghiên cứu mối quan hệ kinh tế thể hiện cụ thể các quan hệ LIKT, tác giả cho rằng: Trong nền kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay có những xu hướng vận động cụ thể như: Kinh tế nhà nước vận động theo xu hướng mà nhà nước ta mong muốn: "định hướng xã hội chủ nghĩa"; kinh tế tập thể vận động theo cơ chế thị trường; kinh tế tư bản nhà nước và tư bản tư nhân vận động theo xu hướng phát triển tư bản chủ nghĩa; kinh tế cá thể, tiểu chủ cũng vận động theo hướng tư nhân. Mỗi xu hướng vận động lại có một hệ thống LIKT riêng. Các xu hướng phát triển này theo nhiều hướng khác nhau, với thực trạng kinh tế xã hội hiện nay, thấy rằng tất cả các xu hướng đều đưa nền kinh tế nước ta ngày một phát triển. Đó là một sự vận động theo hướng tổng lực các thành phần kinh tế, trong đó xu hướng XHCN đang đóng vai trò chủ đạo. Đỗ Huy Hà (2013), Giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế trong quá trình đô thị hoá ở nước ta hiện nay [36]. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu về quá trình đô thị hoá và việc thu hẹp đất sản xuất nông nghiệp, người nông dân không còn hoặc còn rất ít đất để sản xuất. Do bị mất đất, người nông dân khó khăn tìm nghề kiếm sống vì họ chỉ quen với sản xuất nông nghiệp, trình độ văn hoá thấp và sự thay đổi cách sống, lề thói, phong tục tập quán, kéo theo nhiều hệ luỵ…Tác giả đã đưa ra khái niệm: Lợi ích kinh tế là những quan hệ kinh tế phản ánh những nhu cầu, động cơ khách quan về sự
  • 24. 17 hoạt động của các chủ thể khi tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội và do hệ thống quan hệ sản xuất quyết định [36, tr.10]. Tác giả đã nghiên cứu những kết quả tích cực về xử lý quan hệ LIKT, từ đó cũng thấy được những hạn chế, khó khăn về việc xử lý các quan hệ LIKT phát sinh trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội; tác giả đã đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm giải quyết mối quan hệ LIKT trong quá trình đô thị hoá, để giải quyết hài hoà các quan hệ về LIKT giữa các chủ thể. Hoàng Văn Luận (2000), Lợi ích động lực của sự phát triển bền vững [57]. Luận án đã đi sâu phân tích, khảo sát nhu cầu và những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu làm cơ sở để nghiên cứu về lợi ích. Tác giả chỉ rõ hoạt động thoả mãn nhu cầu của con người bao gồm: Hoạt động tạo ra của cải vật chất cụ thể và hoạt động trao đổi các của cải vật chất ấy để đáp ứng tốt nhất và đầy đủ nhất nhu cầu của mình. Tác giả khẳng định: Lợi ích không những chỉ xuất hiện trong mối quan hệ giữa các chủ thể có cùng nhu cầu giống nhau và có chung đối tượng thoả mãn nhu cầu. Đây là khâu cơ bản nhất để khảo sát về lợi ích, lợi ích không những chỉ xuất hiện trong mối quan hệ giữa các chủ thể có cùng nhu cầu giống nhau và có chung đối tượng thoả mãn nhu cầu ấy. Từ những phân tích như trên, tác giả đã đưa ra khái niệm về lợi ích như sau: Lợi ích là một khái niệm mang tính lịch sử - xã hội dùng để chỉ phần giá trị của nhu cầu được thoả mãn thông qua trao đổi hoạt động với các chủ thể nhu cầu khác trong những điều kiện lịch sử nhất định. Trần Thị Lan (2012), Quan hệ LIKT trong thu hồi đất của nông dân để xây dựng các khu công nghiệp và khu đô thị mới ở Hà Nội [54]. Luận án trình bày thực trạng giải quyết các quan hệ các mối quan hệ LIKT giữa các chủ thể kinh tế, nảy sinh trong thu hồi đất của nông dân để xây dựng các KCN và khu đô thị mới ở Hà Nội. Tác giả luận án đưa ra khái niệm: Lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan, phản ánh phần giá trị để thỏa mãn nhu cầu của chủ thể, được quy định bởi các quan hệ kinh tế nhất định và được hiện thực hóa bằng các khoản thu nhập cũng như quyền sử dụng các nguồn lực, yếu tố vật chất cần thiết để duy trì hoạt động và không ngừng tái tạo ra thu nhập bảo đảm cho chủ thể kinh tế tồn tại, hoạt động và phát triển.
  • 25. 18 1.2.2. Các công trình nghiên cứu về quan hệ giữa lợi ích kinh tế và sự hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam 1.2.2.1. Nghiên cứu về thực hiện lợi ích kinh tế của người lao động với tư cách là một chủ thể trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Về hướng nghiên cứu quan hệ LIKT của người lao động và hoạt động của các DNCVĐTNN ở Việt Nam, có một số công trình tiêu biểu của các tác giả sau đây: Trần Minh Yến (2007), "Đình công, tiền lương - hai vấn đề nổi bật trong lĩnh vực lao động, việc làm ở nước ta hiện nay" [102, tr.43-52]. Tác giả bài viết đã phân tích về đặc điểm cơ bản của các cuộc đình công ở nước ta hiện nay, đình công có xu hướng tăng nhanh về số lượng, lớn về quy mô, có tính chất lan tỏa và ngày càng gay gắt, phức tạp hơn. Đình công đã xảy ra ở các thành phần kinh tế và mọi loại hình DN, nguyên nhân chủ yếu xảy ra ở DNCVĐTNN (điển hình là DN Đài Loan và DN Hàn Quốc), đó là: Thứ nhất, về phía DNCVĐTNN (người sử dụng lao động), thực tế hầu hết các cuộc đình công đều xuất phát từ sự vi phạm pháp luật lao động, vi phạm những cam kết từ phía người sử dụng lao động. Thứ hai, về phía người lao động, do người lao động hiểu biết pháp luật còn hạn chế và do thu nhập thấp, mức lương tối thiểu thấp, thiếu nhà ở, điều kiện sinh hoạt khó khăn. Thứ ba, về phía cơ quan quản lý nhà nước, chưa làm tốt việc tổ chức và phối hợp thực hiện, kiểm tra, thanh tra thực hiện các quy định pháp luật về lao động, tiền lương nên việc vi phạm lao động còn nhiều. Thứ tư, vai trò của công đoàn còn yếu và mờ nhạt, chưa lãnh đạo được các cuộc đình công theo đúng trình tự của BLLĐ quy định. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp giảm thiểu đình công: Tăng cường hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động; nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý Nhà nước để luật pháp đã được ban hành phải được tuân thủ một cách nghiêm túc triệt để; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp; đối với DN phải chấp hành đầy đủ các qui định về chế độ tiền lương, trả lương thấp; đối với người lao động, phải tăng cường hiểu biết kiến thức về pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật lao động. Đỗ Thị Vân Anh (2010), "Nguyên nhân đình công ở một số DN trong thời gian qua"[2]. Trong đó, đã phân tích một hiện tượng xã hội mới xuất hiện, đó là mối
  • 26. 19 quan hệ vừa đấu tranh, vừa hợp tác giữa người sử dụng lao động và người lao động. Đình công là hiện tượng không mới trong quá trình công nghiệp hóa trên thế giới, nhằm bảo đảm sự công bằng xã hội, tuy nhiên cách xử lý nó như thế nào lại phản ánh bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng XNCH mà Việt Nam đang đặt ra. Đây cũng là vấn đề phức tạp đã và đang được tranh luận khá sôi nổi ở một số diễn đàn khoa học trong nước, để góp phần vào việc giảm thiểu xung đột giữa người lao động và giới chủ, tiến tới loại bỏ đình công, việc tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới đình công trong các DN, cả nhà nước lẫn tư nhân là rất cần thiết. Hầu hết các lý do mà công nhân đưa ra để họ tổ chức đình công ở tất cả các DN đều tập trung vào các vấn đề như làm tăng ca, điều kiện làm việc, sinh hoạt không bảo đảm, lương thưởng quá thấp, không lo đủ cho cuộc sống, thực hiện một số nội quy, quy định quá khắc nghiệt đối với người lao động nên không những không khuyến khích người lao động tăng năng suất mà còn có tác động ngược trở lại... Tác giả đã đưa ra một số nội dung khác như: Bảo đảm trả đúng hạn lương sẽ loại bỏ yếu tố gây bãi công cao nhất; các chế độ phúc lợi và quyền lợi vật chất, chế độ bảo hộ lao động, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, nội quy lao động trái với quy định của pháp luật, người sử dụng lao động không thực hiện đúng những quy định của pháp luật. Để tiếp tục thúc đẩy sản xuất phát triển, cải thiện, tạo sự hài hòa trong quan hệ lợi ích giữa hai tầng lớp xã hội, người sử dụng lao động và người lao động, tác giả đã đưa ra cần giải quyết một số vấn đề cơ bản sau: khuyến khích người sử dụng lao động thu lợi nhuận chính đáng; tăng cường kiểm tra, đẩy lùi tiêu cực; có chính sách phân chia lợi nhuận công bằng; biểu dương chủ DN có thành tích cải thiện đời sống người lao động; quan tâm và giúp đỡ người có thu nhập thấp; người sử dụng lao động và người lao động có sự thống nhất và minh bạch về lợi ích; công đoàn cần thực hiện đúng vai trò và nhiệm vụ của mình trong DN. Nhìn chung, các bài viết trên đã đi sâu nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến đình công của người lao động trong các DN. Tuy nhiên còn chưa toàn diện sâu sắc, chỉ nêu ra những vấn đề chung mà người lao động quan tâm là tiền lương, tiền thưởng, một số giải pháp nêu ra chưa giải quyết được triệt để về điều kiện làm việc, cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp của người lao động.
  • 27. 20 1.2.2.2. Nghiên cứu sự hoạt động của các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam Cùng với những văn bản quy phạm pháp luật thể hiện rõ đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người lao động làm việc trong các DNCVĐTNN, bên cạnh đó cũng có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về cơ chế và chính sách giải quyết vấn đề này. Các công trình nghiên cứu về tác động của đầu tư nước ngoài tập trung giải quyết những vấn đề nhận thức luận về đầu tư nước ngoài. Có thể kể ra một số công trình tiêu biểu như: Mai Đức Lộc (1994), Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc phát triển kinh tế ở Việt Nam [56]. Luận án phân tích một cách toàn diện vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc phát triển kinh tế, tìm ra mối liên hệ khách quan giữa việc phát triển kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tác động của đầu tư nước ngoài trong việc phát triển kinh tế Việt Nam, thành tựu cũng như tồn tại của hoạt động triển khai Luật Đầu tư nước ngoài; xu hướng vận động chủ yếu của các dòng đầu tư nhập vào Việt Nam. Từ đó, tác giả của luận án đã đề ra phương hướng và những biện pháp chủ yếu nhằm thu hút và phát huy có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Nguyễn Duy Quang (2007), Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Liên minh châu Âu vào Việt Nam [81]. Luận án đã trình bày những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Liên minh châu Âu vào Việt Nam; đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp của Liên minh châu Âu vào Việt Nam; những yếu tố tác động, nguyên nhân thành công và hạn chế; khả năng phát triển quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu; tác giả luận án đưa ra những phương hướng và một số kiến nghị, giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ Liên minh châu Âu vào Việt Nam. - Trong diễn đàn tháng 6/2012, "Tạo dựng một làn sóng FDI" [73, tr.12-13]. Trong 25 năm qua, dòng vốn FDI đã góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, thực tiễn nguồn vốn FDI vào Việt Nam cũng bộc lộ không ít hạn chế, tiêu cực trong quá trình đầu tư. Với định hướng đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thì chính sách thu hút FDI phải được đổi mới. Theo Lê Đăng Doanh
  • 28. 21 (nguyên Viện trưởng Viện quản lý Kinh tế Trung ương): Nếu chậm trễ nâng cấp dòng vốn FDI, Việt Nam sẽ gánh chịu hậu quả xấu. Ông khẳng định: chúng ta phải đổi mới tư duy và tăng cường hành động để làm mới, nâng cấp dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, tạo nên một hình ảnh mới về địa điểm đầu tư Việt Nam gắn với chất lượng và hiệu quả. Từng Bộ, ngành, địa phương cần thực hiện nghiêm túc các yêu cầu sửa đổi bổ sung hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư - kinh doanh, tạo dựng môi trường đầu tư, cơ chế chính sách thuận lợi cho các nhà đầu tư chất lượng cao theo định hướng mới của nền kinh tế. Theo tác giả Nguyễn Mại (Chủ tịch Hội DN đầu tư nước ngoài): Cần đổi mới đồng bộ để nâng cao chất lượng nguồn vốn FDI [73, tr.12-13]. Hiện nay, có 6 vấn đề đang nổi lên trong hoạt động FDI, gồm: Công nghệ lạc hậu của một số nhà đầu tư nước ngoài; ô nhiễm môi trường; chuyển giá; mâu thuẫn giữa DN và người lao động; phân cấp quản lý đầu tư; Phát triển ồ ạt KCN, khu kinh tế. Những hạn chế bất cập trong việc thu hút, sử dụng và quản lý nguồn vốn FDI đang đặt ra yêu cầu cấp bách như nâng cao chất lượng nguồn vốn này theo hướng coi trọng hơn chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững. Chất lượng và hiệu quả sử dụng của các dự án FDI cần được xem xét dưới góc độ phù hợp với mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của từng ngành, vùng lãnh thổ và địa phương. Trần Quang Lâm, An Như Hải (2006), Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay [49]. Trong cuốn sách này các tác giả đã nêu rõ lý do nghiên cứu: Quốc gia nào thu hút được nhiều nguồn vốn quốc tế và sử dụng có hiệu quả, thì có nhiều cơ hội tăng trưởng kinh tế hơn, qua đó rút ngắn nhanh hơn khoảng cách tụt hậu so với các nước phát triển. Chính vì vậy, các nước đang phát triển phải cạnh tranh trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhờ đó, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã tăng lên và có tác động tích cực vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Các tác giả khẳng định: Để phát triển và sử dụng có hiệu quả kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt nguồn vốn FDI, thì chúng ta phải nỗ lực nhiều phương diện, Đảng ta đã nhận định: Nguồn vốn nước ngoài chưa trở thành nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế ở nước ta. Vì vậy, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu về: Kinh tế
  • 29. 22 có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. Nội dung được thể hiện: Cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) trong nền kinh tế thị trường: Nguồn gốc và bản chất của FIE ở Việt Nam hiện nay; các hình thức và đặc trưng kinh tế của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Thực trạng phát triển và sử dụng FIE ở Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2005: Thực trạng hoạt động của FIE trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam; đánh giá tổng quát hoạt động của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam; vai trò cơ bản của khu vực FIE trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam; kinh nghiệm ở một số nước trong việc thu hút và sử dụng FIE, các tác giả lấy kinh nghiệm của các nước sau: Kinh nghiệm của Trung Quốc; Hàn Quốc; Thái Lan; xu thế, triển vọng và giải pháp phát triển, sử dụng khu vực FIE ở Việt Nam: Xu thế và triển vọng của khu vực FIE ở Việt Nam; những quan điểm cơ bản về phát triển và sử dụng FIE trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta; những giải pháp phát triển, mở rộng và sử dụng khu vực FIE để phát triển kinh tế ở Việt Nam. Vũ Hoàng Dương (2011), "Một số vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam" [24]. Tác giả đi sâu nghiên cứu về thực trạng FDI của Việt Nam, xu hướng vận động của dòng vốn vào Việt Nam tính đến cuối năm 2010 với số lượng vốn và số lượng dự án ngày càng tăng. Bài viết đã khẳng định điểm khác biệt giữa hai cuộc khủng hoảng: Cuộc khủng hoảng năm 1997 không làm thay đổi bản chất của FDI, luồng vốn từ nơi dư tới nơi thiếu trên tất cả các lĩnh vực, từ đó nhà đầu tư thu được lợi nhuận cũng như tăng thêm nguồn vốn; nhưng cuộc khủng hoảng mới đây, nguồn vốn FDI có xu hướng tập trung vào công nghệ xanh, đặc biệt là các nước đang phát triển. Tác giả đã phân chia được cơ cấu đầu tư FDI tính đến năm 2010 và được phân chia: FDI đầu tư theo ngành; FDI đầu tư theo hình thức đầu tư; FDI đầu tư theo đối tác đầu tư. Từ đó, tác giả bài viết đã rút ra sự tác động của FDI đến phát triển kinh tế Việt Nam, những tác động tích cực: FDI và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; FDI với tăng trưởng xuất khẩu và mở rộng thị trường quốc tế; tác động của FDI với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất trong khu vực công nghiệp và dịch vụ; khả năng tạo việc làm của DN FDI; đóng góp tương đối tốt vào ngân sách
  • 30. 23 nhà nước. Qua đó đã rút ra được những hạn chế: Tác động lan tỏa của FDI đến các DN trong nước còn hạn chế; hạn chế trong việc thúc đẩy chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực quản lý; một vấn đề là giá trị gia tăng tạo ra thấp. Bên cạnh những đóng góp của khu vực FDI, tác giả đã đưa ra hàng loạt những số liệu cho thấy sự đầu tư của FDI vào Việt Nam hiện nay chỉ như một công xưởng lắp ráp chứ không hề tạo ra nhiều giá trị; vấn đề trách nhiệm xã hội của DN FDI với tài nguyên, môi trường. Từ sự phân tích ở trên, tác giả đã đi tới kết luận về thực trạng FDI tại Việt Nam trong thời gian qua, khẳng định sự đóng góp của FDI đối với sự phát triển của nền kinh tế trong thời gian qua. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này những hạn chế từ nguồn vốn FDI đang ngày càng lộ rõ, Việt Nam vẫn phải thu hút nguồn vốn FDI nhưng cần có sự chọn lọc, tránh tình trạng bão hòa và không hiệu quả. Nguyễn Văn Dần (2014), Khủng hoảng kinh tế toàn cầu những khuyến nghị nhằm thu hút FDI của Việt Nam [25, tr.63-65]. Tác giả khẳng định mặc dù khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng kết quả thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong những năm qua vẫn rất khả quan. Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt Hà Nội là một trong các thành phố có nhiều lợi thế về thu hút nguồn vốn FDI trên cả các phương diện về số lượng, quy mô vốn dự án. Để nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI vào các KCN Hà Nội thời gian tới cần đảm bảo phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2020, tầm nhìn 2050. Tác giả đã khẳng định: Dòng vốn quốc tế vào các nước đang phát triển; FDI vào Việt Nam trong những năm gần đây; thu hút FDI vào các KCN Hà Nội. Từ đó, đưa ra một số khuyến nghị chính sách về thu hút nguồn vốn FDI đối với thành phố Hà Nội đến năm 2020 như sau: Thu hút FDI phải gắn với các khâu đột phá của thành phố là: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; cải cách hành chính với mục tiêu xây dựng chính quyền đô thị, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu; ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai, tạo điều kiện và tăng cường liên kết với các DN trong nước; Hà Nội cần phấn đấu đi đầu, nhanh chóng thực hiện tốt đầy đủ vị trí trung tâm của cả nước về chính trị, kinh tế văn hóa, khoa học kỹ thuật đồng thời là hạt
  • 31. 24 nhân của phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và các tỉnh phía Bắc; giai đoạn trước mắt cần tập trung các mục tiêu hiện đại hóa, nâng cao chất lượng phát triển và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ hiện đại, phát triển theo chiều sâu, chủ động hội nhập quốc tế; thu hút FDI vào các KCN Hà Nội cần giải quyết đồng thời ba nhiệm vụ: Phát triển kinh tế, tạo động lực mạnh cho phát triển kinh tế vùng và cả nước; phát triển bền vững, bảo đảm sự ổn định về chính trị, trật tự an ninh quốc phòng, sự lành mạnh môi trường văn hóa sinh thái; phát triển có hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường, coi hiệu quả tổng thể, lâu dài chi phối hiệu quả cụ thể, trước mắt. 1.3. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN PHẢI TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.3.1. Những vấn đề có liên quan đến đề tài đã có sự thống nhất Nghiên cứu chủ đề về LIKT đã có nhiều nhà kinh tế học và triết học Việt Nam đã công bố các công trình chuyên sâu liên quan đến vấn đề LIKT. Mỗi tác giả nghiên cứu tiếp cận và làm sáng tỏ về LIKT ở những góc độ khác nhau nhưng về cơ bản các tác giả đã có những vấn đề thống nhất sau đây: * Về cơ sở lý luận: - Các công trình nghiên cứu đã làm rõ khái niệm LIKT, LIKT của người lao động. - Các tác giả đều xác định LIKT có vai trò và tầm quan trọng to lớn đối với các hoạt động kinh tế của cá nhân, nó đóng vai trò là động lực thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển. - Các tác giả luận giải được một số đặc trưng của lợi ích kinh tế của người lao động, cụ thể: + Lợi ích kinh tế luôn gắn liền với nhu cầu kinh tế. Các tác giả có những đánh giá khác nhau về mức độ gắn kết LIKT với nhu cầu kinh tế (nhu cầu vật chất). Một số tác giả cho LIKT chính là nhu cầu kinh tế, số khác lại cho LIKT tuy gắn bó với nhu cầu kinh tế nhưng có nội hàm khác hẳn. Nhưng tất cả đều thống nhất quan điểm LIKT và nhu cầu kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau. LIKT bắt nguồn từ nhu
  • 32. 25 cầu và là cái để đáp ứng nhu cầu kinh tế, nhu cầu kinh tế làm nảy sinh LIKT. + Lợi ích kinh tế có tính khách quan. Có rất nhiều tác giả cùng chung quan điểm khẳng định tính khách quan của LIKT. Lợi ích tồn tại như một mối quan hệ xã hội khách quan không phụ thuộc vào ý muốn của con người, điển hình như tác giả Khổng Doãn Hợi, Vũ Hữu Ngoạn cũng khẳng định: LIKT là một phạm trù kinh tế khách quan, là hình thức biểu hiện trước hết của quan hệ sản xuất, nó không tùy thuộc vào ý chí, lòng ham muốn của con người. LIKT là cơ chế tác động chung của tất cả các quy luật kinh tế. + Lợi ích kinh tế là hình thức biểu hiện của QHSX, do QHSX quyết định. Con người khi tham gia vào mối quan hệ kinh tế trao đổi các giá trị để thỏa mãn nhu cầu kinh tế của mình. Trong QHSX, trước hết là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, việc thực hiện LIKT của chủ thể phụ thuộc vào vị trí của họ trong xã hội. Người nào nắm tư liệu sản xuất, quyền điều phối QHSX sẽ có cơ hội thỏa mãn lợi ích của mình tốt hơn. Theo quan điểm của tác giả Đào Duy Tùng thì: Lợi ích kinh tế là hình thức biểu hiện những quan hệ kinh tế, quan hệ giữa người và người trong sản xuất [86, tr.9]. Điều này thể hiện: Người nào nắm tư liệu sản xuất, điều hành quá trình sản xuất, quyết định phân phối sản phẩm cũng chính là người giữ vai trò quyết định trong hệ thống sản xuất. + Trong mỗi xã hội tồn tại các lợi ích kinh tế khác nhau. Trong LIKT là dạng lợi ích vật chất, xét theo tiêu chí đối tượng thỏa mãn. Dưới góc độ khái quát nhất, có thể phân chia LIKT thành LIKT cá nhân; LIKT tập thể và toàn xã hội. Giải quyết một cách hợp lý các quan hệ lợi ích này sẽ tạo động lực cho sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội. Nếu lợi ích được kết hợp với nhau hài hòa sẽ tạo động lực cho sự phát triển, nếu có mâu thuẫn sẽ triệt tiêu động lực phát triển. + Lợi ích kinh tế là động lực thúc đẩy con người hoạt động tạo ra sự phát triển kinh tế - xã hội. Dù không có sự đồng nhất quan điểm về khái niệm lợi ích nhưng các tác giả đều có quan điểm thống nhất về vai trò động lực xã hội của lợi ích. Những tác giả đại diện cho xu hướng coi lợi ích chính là nhu cầu thì cho rằng lợi ích chính là những nhu cầu có điều kiện thực hiện của con người trong xã hội và khi đó nhu cầu sẽ biểu hiện ở động cơ thúc đẩy con người hành động để thỏa mãn nhu cầu
  • 33. 26 đó. Hay nói cách khác thì lợi ích chính là những nhu cầu trở thành động cơ của hành động [82]. Những tác giả cho lợi ích chính là phương tiện thỏa mãn nhu cầu cũng khẳng định lợi ích là động cơ thúc đẩy con người trong xã hội hành động. Tuy việc phân tích của họ có khác nhau giữa các tác giả, nhưng theo họ thì tính chất động lực của nhu cầu được thực hiện không phải một cách trực tiếp mà thông qua khâu lợi ích, còn lợi ích là khâu trực tiếp hơn cả trong việc làm hình thành nên động cơ tư tưởng thúc đẩy con người ta hành động nhằm giành lấy cái thỏa mãn nhu cầu. Cũng đồng nhất với Lê Hữu Tầng, Nguyễn Trọng Chuẩn cho rằng con người hành động là nhằm đạt được những cái để thỏa mãn một hệ thống đa dạng các nhu cầu với những mức độ cấp thiết cần được thỏa mãn khác nhau, vào những giai đoạn, những thời điểm khác nhau và trong những hoàn cảnh khác nhau. Tuy nhiên, trước sau nhu cầu vẫn là một sức mạnh thúc đẩy con người hoạt động. Phương tiện để thỏa mãn nhu cầu là lợi ích, cho nên lợi ích quyết định hành vi, quyết định hoạt động con người [58, tr.35]. Các tác giả thuộc xu hướng thứ ba, nằm trung giữa xu hướng thứ nhất cho lợi ích là một dạng nhu cầu và xu hướng thứ hai cho lợi ích có tính khách quan không phụ thuộc vào ý muốn của con người. Tác giả Lê Xuân Tùng "Lợi ích kinh tế là cái biểu hiện những động cơ, mục đích, những nhân tố khách quan thúc đẩy hoạt động lao động của con người" [86, tr.94]. * Về cơ sở thực tiễn: Các công trình nghiên cứu về LIKT của người lao động làm việc trong các DNCVĐTNN dưới các dạng sách, luận án, bài báo, nhìn chung cơ bản đã có sự thống nhất về một số nội dung sau đây: Một là: Các công trình nghiên cứu đã phân tích, đánh giá hoạt động của các DNCVĐTNN trên phạm vi cả nước. Đồng thời đã làm rõ quan hệ LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN. Hai là: Thực trạng của quan hệ LIKT trong các DNCVĐTNN và các giải pháp nhằm giải quyết hài hòa quan hệ LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN. Ba là: Các tác giả nghiên cứu về việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, những đóng góp của sự đầu tư đó đối với nền kinh tế quốc dân. Để thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài trong đó giải pháp về vai trò của Nhà nước đề ra những chính sách phù hợp cho hoạt động đầu tư nước ngoài đạt hiệu quả
  • 34. 27 cao luôn được chú trọng. Bốn là: Nguyên nhân đình công của người lao động ở một số DNCVĐTNN là do mức thu nhập (lương) của người công nhân còn quá thấp, tiền lương danh nghĩa so với tiền lương thực tế còn quá chênh lệch, vấn đề nhà ở của những người lao động trong các DNCVĐTNN còn khó khăn, phần lớn công nhân phải đi thuê nhà, chỗ ở chật chội, nóng bức, đời sống của người công nhân chưa thật sự được giới chủ quan tâm. 1.3.2. Những nội dung có liên quan đến đề tài chưa có sự thống nhất Bên cạnh những quan điểm đã thống nhất ở trên đây, việc nghiên cứu về LIKT người lao động trong các DNCVĐTNN vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Có thể khái quát một số nội dung chủ yếu chưa thống nhất về LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN ở Việt Nam là: Thứ nhất: Chưa đưa ra những tiêu chí đánh giá về LIKT của người lao động. Do đó, các công trình nghiên cứu về LIKT tập trung chủ yếu vào phân tích mối quan hệ lợi ích và LIKT, mối quan hệ giữa các chủ thể trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD). Thứ hai: Chưa phân tích làm rõ được một cách đầy đủ các nguyên nhân gây cản trở cho việc thực hiện LIKT của người lao động làm việc trong các DNCVĐTNN. Thứ ba: Quy định về mức lương tối thiểu đối với DNCVĐTNN còn nhiều bất cập. Các chủ doanh nghiệp lợi dụng những quy định này đề ra mức lương cho người lao động, dẫn tới sự chênh lệch giữa lương và thu nhập thực tế, thu nhập của người lao động thấp là nguyên nhân dẫn đến đình công, bãi công gây mất TTATXH. Thứ tư: Mối quan hệ giữa LIKT và vấn đề tăng năng suất lao động cá nhân. Các chủ DNCVĐTNN cũng lợi dụng để chỉ đóng bảo hiểm theo lương cơ bản gây thiệt hại về lợi ích cho người lao động. 1.3.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết Nhìn chung, các công trình nghiên cứu và các bài viết đã công bố tuy có nhiều nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về LIKT, LIKT người lao động, đầu tư
  • 35. 28 nước ngoài vào Việt Nam, nhưng chưa có công trình nào phân tích một cách có hệ thống cơ sở lý luận và khảo sát thực tiễn về LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN. Thực tế hiện nay cho thấy, LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng vẫn còn nhiều bất cập, vấn đề việc làm, thu nhập, mất TTATXH, cản trở quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) của Thủ đô. Vì vậy, LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội cần được tiếp tục nghiên cứu và làm sáng rõ ở những khía cạnh sau: Một là: Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện những vấn đề lý luận về LIKT, đặc biệt làm rõ nội hàm của khái niệm LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN, Hai là: Phân tích cơ cấu và các nhân tố ảnh hưởng đến LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN. Ba là: Chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bốn là: Đánh giá thực trạng LIKT của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ đó thấy được những vấn đề đặt ra cần được giải quyết trong việc bảo đảm LIKT của người lao động ở khu vực này. Năm là: Đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong các DNCVĐTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
  • 36. 29 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 2.1. LÝ LUẬN VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ 2.1.1. Quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về lợi ích kinh tế 2.1.1.1. Quan niệm của C.Mác (1818 - 1883) và Ph.Ăngghen (1820 - 1895) Khi nghiên cứu vai trò động lực phát triển của LIKT, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ thừa nhận tính chất, động lực của LIKT trong phát triển nền kinh tế - xã hội do A.Smith đã phát hiện ra mà còn chứng minh vai trò của LIKT trong cuộc cách mạng xã hội, trong đấu tranh giai cấp. LIKT chính là mục đích có tính cốt lõi của cuộc đấu tranh giai cấp chứ không phải quyền lực chính trị. Chính sự không công bằng trong sự phân chia LIKT trong xã hội là nguyên nhân nảy sinh ra các mâu thuẫn dẫn đến các cuộc cách mạng và đấu tranh giai cấp. Trong tác phẩm "Hệ tư tưởng Đức", C.Mác và Ph. Ănghen đã giải quyết một cách duy vật biện chứng vấn đề cơ bản của Triết học, các ông công khai thừa nhận rằng: Đã xuất phát một cách có ý thức từ những tiền đề nhất định, hơn nữa những tiền đề không phải giáo điều, tư biện mà là thực tế hiện thực. Tiền đề đầu tiên là con người phải có khả năng sống, sau đó mới làm ra mọi sản phẩm vật chất và tinh thần, nói cách khác là con người muốn sáng tạo ra lịch sử thì trước hết phải tồn tại, tồn tại là tiền đề để phát triển và sáng tạo nhưng muốn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở quần áo và một vài thứ cần thiết nữa. Như vậy, hành động lịch sử đầu tiên là con người sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt thỏa mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất, đây là một điều kiện cơ bản của lịch sử. Theo C.Mác, con người muốn tồn tại và làm ra lịch sử thì trước hết phải tham gia vào việc sản xuất ra bản thân ra những thứ đó, ông cho rằng: … hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất và đó
  • 37. 30 là một hành vi lịch sử, một điều kiện cơ bản của mọi lịch sử mà hiện nay cũng như hàng nghìn năm về trước người ta phải thực hiện hàng ngày, hàng giờ chỉ để nhằm duy trì con người [59, tr.286-287]. Từ việc nghiên cứu vai trò quyết định của quá trình sản xuất ra những nhu cầu đầu tiên đối với sự tồn tại và phát triển của lịch sử, C.Mác chỉ rõ sự phát triển của lịch sử là do vai trò của con người, trong đó động lực thúc đẩy con người hoạt động là nhu cầu và nhu cầu nảy sinh xuất hiện cùng với sự tồn tại phát triển của xã hội. Hơn nữa, C.Mác còn nghiên cứu lợi ích và đi đến kết luận: Tất cả những gì con người để giành lấy đều dính liền với lợi ích của họ. Như vậy, nhu cầu và lợi ích là những động lực chủ yếu của hoạt động của con người, trong đó lợi ích có vai trò đặc biệt. Nếu nhu cầu là nguồn gốc đầu tiên của hoạt động thì lợi ích là khâu trung gian chuyển hóa những nhu cầu khách quan của thế giới bên ngoài vào lực lượng bên trong kích thích con người hoạt động. Trong lời nói đầu của Tác phẩm "Phê phán triết học pháp quyền của Hêghen", nói tới tác dụng "động lực xã hội" của các lợi ích, C. Mác và Ăngghen cũng đã phân tích rõ: Ở đâu không có lợi ích chung thì ở đó không có sự thống nhất về mục đích, càng không thể thống nhất về hành động. Tiếp đó trong tác phẩm "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" (1848), khi so sánh (Cuộc cách mạng cộng sản) do giai cấp công nhân tiến hành với các cuộc cách mạng khác, C.Mác và Ăngghen chỉ rõ: Các cuộc cách mạng trước kia là những cuộc cách mạng do một thiểu số các giai cấp bóc lột, vì lợi ích thiểu số đó; còn cuộc cách mạng cộng sản do giai cấp công nhân lãnh đạo là cuộc cách mạng do đa số và vì lợi ích của đại đa số con người - giai cấp công nhân, nhân dân lao động các dân tộc. Do vậy, lợi ích được hiểu dưới góc độ giải phóng con người [60, tr.366 -367]. Trong cuộc đấu tranh giai cấp, LIKT nắm vai trò là yếu tố điều tiết cơ bản mà các yếu tố khác đều phải tuân theo. Ph.Ănghen đã đưa ra một luận điểm nổi tiếng đó là "Những quan hệ kinh tế của một xã hội nhất định nào đó biểu hiện trước hết dưới hình thức lợi ích" [61, tr.376].
  • 38. 31 Rõ ràng, lợi ích lớn nhất và đầu tiên của con người ở trong xã hội trước hết là sự tồn tại với việc thỏa mãn những nhu cầu của đời sống vật chất - kinh tế, nghĩa là có tính chất hiện thực, sau đó với vai trò của chủ thể sáng tạo có mục đích, có ý thức, con người có những lợi ích mới về tinh thần, đạo đức, đạo lý. Với lôgic đó có thể thấy, vấn đề LIKT trong tính xuyên suốt của đời sống xã hội, trên cơ sở hiện thực của những mối quan hệ khách quan của lực lượng sản xuất và QHSX đã xem xét sự vận động chuyển hóa giữa lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Ph.Ăngghen cho rằng: Lợi ích kinh tế là nguyên tắc điều tiết cơ bản mà tất cả mọi nguyên tắc phải tuân theo. Do đó, bất cứ hoạt động nào của con người cũng bị chi phối bởi hai động lực chính đó là: Động lực vật chất (kinh tế) và động lực tinh thần, để đạt được những kết quả cao trong hoạt động kinh tế, không chỉ duy nhất là động lực kinh tế, mà còn cả động lực tinh thần. Trong đó, hoạt động kinh tế luôn giữ vai trò quyết định nhất, là động lực quan trọng thúc đẩy hoạt động của con người. Vì mọi hoạt động của con người có mối quan hệ phụ thuộc trực tiếp và chặt chẽ vào hai yếu tố đó là: Khả năng của con người và động lực kích thích. Cho nên, các chính sách kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế bao giờ cũng phải đặc biệt quan tâm đến lợi ích thiết thân của người lao động, tức là LIKT vì nó luôn là động lực kích thích đối với con người, đối với tập thể và đối với toàn xã hội. Đồng thời, khi LIKT được thực hiện thì nó cũng tạo cơ sở, tiền đề để thực hiện các loại lợi ích khác. 2.1.1.2. Quan niệm của V.I.Lênin (1870-1924) Trong tác phẩm "Bút ký Triết học" V.I.Lênin đã đề cao tư tưởng của Hêghen và có sự thống nhất về mặt động lực xã hội của vấn đề lợi ích, thể hiện: "lợi ích, nếu được xét hài hòa, nó sẽ liên kết được mọi con người lại với nhau; nó sẽ thúc đẩy cả một dân tộc, cả nhân loại…". V.I.Lênin viết: "Một khi chiếm được chính quyền nhà nước, giai cấp vô sản có một lợi ích căn bản nhất, sống còn nhất là phải tăng số lượng sản phẩm, phải nâng cao sức sản xuất của xã hội" [53, tr.433]. Do đó, để tìm nguồn gốc của những hiện tượng xã hội trong những QHSX và phải quy những hiện tượng ấy vào lợi ích của những giai cấp nhất định. Trong quá trình xây dựng CNXH, V.I.Lênin luôn kế thừa, phát triển tư tưởng của C.Mác và Ănghghen về lợi ích, nhất là lợi ích của hai giai cấp trong liên minh
  • 39. 32 công - nông khi xây dựng chính quyền của mình, nền sản xuất: chủ nghĩa xã hội là một công trường khiến cho người lao động - công - nông, tri thức.., có thể thi thố tài năng lao động sáng tạo.., lần đầu tiên họ đứng thẳng người, tự thấy mình là con người.., và lần đầu tiên lao động cho chính mình… V.I.Lênin cũng cho rằng: Lợi ích của giai cấp này hay giai cấp khác được xác định một cách khách quan theo vai trò mà họ có trong hệ thống quan hệ sản xuất, theo những hoàn cảnh và điều kiện sống của họ. Quan điểm của V.I.Lênin về LIKT còn được trình bày ở nhiều tác phẩm khác nhau như: "Những nhiệm vụ của chính quyền Xô viết", "Bàn về thuế lương thực"; "Về chế độ hợp tác xã"… Tư tưởng nổi bật được thể hiện là lợi ích của công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác là động lực, là đòn bẩy của cuộc các mạng hiện đại. Như vậy, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đều thấy rõ lợi ích quan trọng nhất của những người lao động không phải là lợi ích về chính trị, mà chính là LIKT. Vì vậy, để đảm bảo cho sự phát triển và trường tồn của xã hội do những người vô sản tạo dựng nên thì việc nâng cao LIKT, đảm bảo cho nhân dân lao động một cuộc sống no đủ, hạnh phúc chính là việc quan trọng nhất. 2.1.1.3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về lợi ích kinh tế Trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh khẳng định: Cần phải nhận thức, vận dụng phát huy tất cả các động lực, trong đó thông qua động lực của con người với tư cách là cộng đồng và cá nhân. Nghiên cứu về nhu cầu và lợi ích, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Hành động của con người luôn gắn liền với nhu cầu và lợi ích: "Tục ngữ có câu: Dân dĩ thực vi thiên, lại có câu: Có thực mới vực được đạo; nghĩa là không có ăn thì chẳng làm gì được cả" [66, tr.572]; hay "Bởi vì dân lấy ăn làm gốc, có thực mới vực được đạo, nếu bụng đói thì các cô chú nói gì hay mấy cũng không ai nghe" [67, tr.411]. Từ quan điểm đó, theo Người bất cứ một công việc gì phải biết kích thích đến lợi ích cá nhân, lợi ích của người lao động, luôn coi trọng lợi ích cá nhân và luôn phải kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Nói về lợi ích cá nhân, Người nhấn mạnh: "phải thực hiện ba khoán, một thưởng, nếu ai thực hiện vượt mức quy định thì được thưởng. Có như thế mới
  • 40. 33 kích thích mọi người cố gắng hơn nữa, thưởng, phạt phải công bằng" [69, tr.411]. Trái lại, "nếu làm xấu, làm hỏng, có khi phải bồi thường lại cho nhà nước, Chính phủ không phát lương cho những người ăn không" [67, tr.338] Khi tìm hiểu về lợi ích, Người viết: "Lợi ích của giai cấp công nhân và lợi ích của nhân dân là nhất trí" [68, tr.288] và "Ngoài lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Đảng ta không có lợi ích nào khác" [68, tr.286]; "Nhưng thực tế thì chỉ có chế độ của chúng ta mới thật sự phục vụ lợi ích của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động, bảo đảm mọi quyền lợi của nhân dân" [68, tr.593]. Quan điểm về lợi ích của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ được người đề cập nhấn mạnh trong cách mạng giải phóng dân tộc, trong công cuộc xây dựng kiến thiết đất nước mà bao trùm lên tất cả Người đã chỉ rõ việc gì có lợi cho dân dù khó khăn cũng phải cố gắng làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh. Ngay cả trong lĩnh vực giữ gìn an ninh trật tự Người cũng nêu rõ: Giữ gìn trật tự an ninh trước hết là công việc của công an, bộ đội, cảnh sát, nhưng chính quyền ta là chính quyền của dân, bất cứ việc to việc nhỏ đều dựa vào lực lượng của nhân dân để phụng sự lợi ích của nhân dân, việc giữ gìn trật tự an ninh càng phải dựa vào sáng kiến và lực lượng của nhân dân. Mọi công dân, bất kỳ già, trẻ, gái, trai bất kỳ làm việc gì đều có nhiệm vụ giúp chính quyền giữ gìn trật tự an ninh và trật tự an ninh trực tiếp quan hệ đến lợi ích của bản thân của mọi người [65, tr.9]. 2.1.2. Quan niệm của các nhà nghiên cứu và của tác giả luận án về lợi ích kinh tế Khi bàn về lợi ích các nhà nghiên cứu lý luận trong và ngoài nước từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau đã nêu lên nhiều vấn đề về LIKT, đặc biệt là khái niệm lợi ích: "Lợi ích từ tiếng la tinh Interest, nghĩa là: Có ý nghĩa quan trọng, là nguyên nhân hiện thực của các hành động xã hội, các sự kiện, thành tựu ẩn dấu đằng sau những sự thúc đẩy trực tiếp động cơ, ý đồ, lý tưởng của các cá nhân, tập đoàn xã hội, giai cấp tham gia vào những hành động đó" [33, tr.321-322]. Bàn về LIKT các nhà nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài nước từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau đã nêu lên những khái niệm về LIKT: