SlideShare a Scribd company logo
1 of 3
Download to read offline
Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ
Readiness Assurance Test
Readiness Assurance Test gồm 10 câu. Thời gian làm test 10 phút
Bài kiểm tra đảm bảo chuẩn bị bài
Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ
Chương trình Sản Phụ khoa. Tín chỉ Sản Phụ khoa 1
© Quyền sở hữu trí tuệ thuộc về Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
1. Bất thường trong cách xâm nhập của nguyên bào nuôi vào các động mạch xoắn ở màng rụng là sự khởi đầu của cơ chế bệnh
sinh chủ yếu của tiền sản giật. Bất thường này được thể hiện sớm nhất qua dấu hiệu nào? Chọn một câu đúng
a. Tăng trở kháng giường mạch máu rốn ở nhau
b. Tăng trở kháng của động mạch tử cung i
c. Tăng lưu lượng dòng chảy qua mạch máu rốn
d. Tăng lưu lượng dòng chảy qua động mạch tử cung
2. Nguyên nhân gây ra phù não trong tiền sản giật là gì? Chọn một câu đúng
a. Thay đổi áp lực keo của huyết tương do cô đặc máu
b. Tăng áp suất thủy tĩnh mao mạch do tăng huyết áp
c. Tăng tính thấm thành mạch do tổn thương cấu trúc ii
d. Rối loạn thăng bằng kiềm-toan do tình trạng thiếu O2
3. Năm 2013, ACOG đã đề nghị những thay đổi quan trọng trong tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sản giật, trong đó có tiêu chuẩn liên
quan đến tình trạng đạm niệu. Thay đổi liên quan đến đạm niệu này đã được ACOG phát biểu thế nào? Chọn một câu đúng
a. Sự hiện diện của đạm niệu không còn được xem là yếu tố quan trọng để chẩn đoán tiền sản giật
b. Khi đạm niệu ở mẫu nước tiểu bất kỳ âm tính thì phải thực hiện đạm niệu 24 giờ để chẩn đoán
c. Chẩn đoán tiền sản giật có thể được thiết lập mà không cần sự có mặt của đạm niệu iii
d. Mức đạm niệu cao hơn 5 gram trong 24 giờ là một dấu hiệu nặng của tiền sản giật
4. Xử trí tiền sản giật với dấu hiệu nặng phải tuân thủ các nguyên tắc quan trọng. Chọn một nguyên tắc được phát biểu đúng
a. Chấm dứt thai kỳ là biện pháp duy nhất giải quyết triệt để tình trạng tiền sản giật iv
b. Điều kiện quan trọng nhất để quyết định chấm dứt thai kỳ là diễn biến nặng của đạm niệu
c. Mục tiêu dùng thuốc chống tăng huyết áp là đưa huyết áp của thai phụ về trị số bình thường
d. Mục tiêu của dùng MgSO4 là dùng tác dụng an thần của nó để ngăn cản sự xuất hiện cơn co giật
5. Hãy xác định điều trị nào là điều trị nền tảng của quản lý tiền sản giật? Chọn một câu đúng
a. Thuốc chống tăng huyết áp v
b. Magnesium sulfate
c. Nhóm barbiturate hoặc nhóm zepam
d. Thuốc chống kết tập tiểu cầu
6. Hãy xác định các đặc điểm của thay đổi hô hấp ở bệnh nhân bị ngộ độc MgSO4 khi điều trị tiền sản giật. Chọn một câu đúng
a. Thở nhanh, nông, co kéo
b. Thở chậm, không co kéo vi
c. Thở kiểu Cheyne-Stokes
d. Thở kiểu Kussmaul
7. Nhiều nhóm thuốc chống tăng huyết áp khác nhau được đề nghị dùng trong điều trị tiền sản giật. Nhóm thuốc chống tăng
huyết áp nào đánh trực tiếp vào cơ chế bệnh sinh của bệnh lý này? Chọn một câu đúng
a. Thuốc ức chế kênh canxi
b. Thuốc ức chế thụ thể alpha
c. Thuốc ức chế thụ thể beta
d. Thuốc giãn mạch trực tiếp vii
Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ
Readiness Assurance Test
Readiness Assurance Test gồm 10 câu. Thời gian làm test 10 phút
8. Có thể xuất hiện thai chậm tăng trưởng trong tử cung khi có tiền sản giật. Sự hiện diện của tình trạng thai chậm tăng trưởng
trong tử cung ảnh hưởng ra sao đến quyết định xử trí tiền sản giật? Chọn một câu đúng
a. Tình trạng này xác lập chẩn đoán tiền sản giật có biểu hiện nặng. Khi đó, xử trí như tiền sản giật có biểu hiện nặng
b. Nguyên tắc xử trí tiền sản giật là không đổi. Xử trí thai song song thai chậm tăng trưởng tùy vào tình trạng thai viii
c. Thuốc chống tăng huyết áp và corticoids liệu pháp có thể được dùng an toàn, dù có tình trạng thai chậm tăng trưởng
d. Tiền sản giật là một bệnh lý độc lập. Xử trí tiền sản giật không bị thay đổi khi có kèm tình trạng thai chậm tăng trưởng
9. Các bằng chứng y học chứng cứ hiện nay đã cho thấy biện pháp nào có hiệu quả trong dự phòng tiền sản giật áp dụng trên
dân số nguy cơ cao của tiền sản giật. Chọn một câu đúng
a. Dùng các chất chống oxy hóa
b. Dùng progesterone
c. Bổ sung vitamin D
d. Dùng acetylsalicylic acid ix
10. Suy thận cấp trong tiền sản giật được xếp vào nhóm nào? Chọn một câu đúng
a. Hoại tử ống thận cấp x
b. Hoại tử vỏ thận cấp
c. Giảm cung lượng tuần hoàn
d. Suy thận cấp sau thận
REFERENCES
i
Trong sự phát triển bánh nhau bình thường, các nguyên bào nuôi trải qua quá trình giả tạo mạch (giả mạch máu) để có hình dạng giống như tế bào nội mô. Trong
giai đoạn sớm của sự phát triển bánh nhau, các nguyên bào nuôi ngoài gai nhau xâm nhập vào hệ thống động mạch xoắn tử cung ở màng rụng và cơ tử cung. Các
nguyên bào nuôi này thay thế cho lớp nội mô mạch máu của động mạch xoắn, làm cho các động mạch xoắn đang có khẩu kính nhỏ, đề kháng thành mạch cao
chuyển dạng thành khẩu kính lớn, đề kháng thành mạch giảm giúp cho sự tưới máu bánh nhau được đầy đủ, phù hợp để dinh dưỡng thai. Điều này tạo ra cho bánh
nhau trở thành một hệ thống có trở kháng thấp, trong một thai kỳ bình thường. Trong tiền sản giật, sự chuyển dạng này xảy ra không hoàn toàn, các đợt xâm nhập
của nguyên bào nuôi vào động mạch xoắn bị giới hạn, chỉ xảy ra ở phần nông là lớp màng rụng. Đoạn trong lớp cơ tử cung vẫn hẹp. Hệ quả là trong tiền sản giật,
hệ thống vẫn có trở kháng cao, với tưới máu không đầy đủ. Cơ chế chính xác gây ra sự xâm nhập bất thường của nguyên bào nuôi và sự tái cấu trúc không trọn
vẹn của động mạch xoắn xảy ra trong tiền sản giật còn chưa rõ. Dường như là tiền sản giật là một hội chứng trong thai kỳ có nguồn gốc phát sinh từ bánh nhau,
gây ra do sự xâm nhập các nguyên bào nuôi không hoàn toàn dẫn đến sự rối loạn chức năng tế bào nội mô lan tỏa ở cơ thể người mẹ. Nguồn: Bài TBL 4-7: Quản
lý tăng huyết áp trong thai kỳ. Sinh bệnh học của các bệnh lý tăng huyết áp trong thai kỳ: Các đợt xâm nhập của nguyên bào nuôi. Trang 1.
ii
Dòng thác các chuỗi sự kiện gây ra hội chứng tiền sản giật đặc trưng bởi sự tổn thương nội mô dẫn đến sự co mạch, thoát huyết tương, thiếu máu và hình thành
các mảng huyết khối. Sự tổn thương tế bào nội mô của mẹ xảy ra ở đa cơ quan, đặc biệt là gan, não và thận. Tổn thương bệnh học của các cơ quan trong tiền sản
giật là sự giảm tưới máu lan rộng. Tại não: phù não và xuất huyết trong nhu mô não. Sự phù não trong tiền sản giật không liên quan đến mức độ nặng của tăng
huyết áp, trình trạng phù này xảy ra thứ phát do rối loạn nội mô hơn là do tăng huyết áp. Nguồn: Bài TBL 4-7: Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ. Sinh bệnh học
của các bệnh lý tăng huyết áp trong thai kỳ: Các đợt xâm nhập của nguyên bào nuôi. Trang 2.
iii
Tiền sản giật là một hội chứng bao gồm tăng huyết áp có kèm đạm niệu xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Đạm niệu là một tiêu chuẩn quan trọng trong chẩn
đoán tiền sản giật vì đây là dấu ấn chủ yếu phản ánh tình trạng tổn thương nội mô hệ thống - đặc trưng trong cơ chế bệnh sinh của hội chứng tiền sản giật. Tuy
nhiên, có khoảng 10% tăng huyết áp thai kỳ xuất hiện cơn co giật nhưng không có đạm niệu. Đồng thời, những bằng chứng gần đây cho thấy số lượng đạm niệu
không có mối liên quan đến kết cục xấu của thai kỳ. Đây là cơ sở của thay đổi tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sản giật, đề nghị bởi ACOG. Như vậy, tiêu chuẩn chẩn
đoán tiền sản giật dựa vào huyết áp và đạm niệu. Bên cạnh tiêu chuẩn này, ACOG khuyến cáo rằng đạm niệu hiện không còn nhất thiết phải có để chẩn đoán tiền
sản giật. Khi đạm niệu âm tính, tiền sản giật được chẩn đoán dựa vào huyết áp và một trong những tổn thương đa cơ quan mới xuất hiện. Các cơ quan được đề cập
đến gồm giảm tiểu cầu, suy thận, suy giảm chức năng gan, phù phổi và triệu chứng thần kinh. Nguồn: Bài TBL 4-7: Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ. Nhận biết
và đánh giá các bệnh lý tăng huyết áp thai kỳ.Trang 1.
iv
Tiền sản giật là một bệnh lý có nguồn gốc từ nhau thai. Sự hiện diện của bánh nhau với hoạt năng của nó là khởi nguồn của các thay đổi sinh bệnh học của tiền
sản giật. Sanh là biện pháp duy nhất giải quyết triệt để tình trạng tiền sản giật và sản giật. Tuy nhiên, chỉ định chấm dứt thai kỳ để điều trị tiền sản giật phải đối mặt
với tình trạng con: non tháng và IUGR là hai vấn đề phải giải quyết. Mục tiêu của bất cứ kế hoạch điều trị nào là cân bằng dự hậu của mẹ và con để giảm thiểu đến
mức thấp nhất có thể được kết cục xấu của mẹ và con, và đạt được hiệu quả cao nhất trong can thiệp điều trị. Một cách tổng quát, do đây là bệnh lý mà tính mạng
người mẹ bị đe dọa, nên luôn có sự ưu tiên cho tính mạng người mẹ, sau đó là khả năng thích ứng của thai trong môi trường ngoài tử cung. Đôi khi, đối với thai,
cuộc sống mới ngoài tử cung có thể sẽ tốt hơn. Trong trường hợp này can thiệp sẽ nặng về phía chấm dứt thai kỳ, do đem lại lợi ích cho cả mẹ và con. Quyết định
chấm dứt thai kỳ hoặc kéo dài thai kỳ tùy thuộc vào từng trường hợp riêng biệt. Nguồn: Bài TBL 4-7: Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ. Quản lý tiền sản giật:
quyết định chấm dứt thai kỳ và các vấn đề có liên quan. Trang 1.
Mục tiêu phải đạt được của điều trị bằng thuốc chống tăng huyết áp là giữ cho huyết áp tâm trương ổn định ở 90-100 mgHg, và huyết áp tâm thu ổn định ở mức
140-150 mgHg. Mục tiêu điều trị có 2 thành phần: (1) trị số huyết áp mục tiêu phải đạt và (2) sự ổn định của huyết áp trong suốt quá trình điều trị. Mục tiêu của
điều trị thuốc chống tăng huyết áp không phải là một trị số bình thường. Cần thận trọng khi đưa về huyết áp bình thường vì việc này sẽ dẫn đến giảm tưới máu tử
cung nhau. Thành phần thứ nhì của mục tiêu điều trị thuốc chống tăng huyết áp là đảm bảo sự ổn định của huyết áp. Sau khi đưa huyết áp về trị số mục tiêu,
thường thì việc này là không mấy khó khăn, thì mục tiêu khó khăn nhất phải đạt là đảm bảo duy trì được một điều trị nền nhằm ngăn cản mọi sự biến động quá
mức của huyết áp. Nguồn: Bài TBL 4-7: Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ. Quản lý tiền sản giật: thuốc chống tăng huyết áp và magnesium sulfate. Trang 1.
Cơ chế tác dụng của MgSO4 là kích hoạt giãn mạch máu não, làm giảm thiếu máu cục bộ bởi sự co thắt mạch máu não trong cơn sản giật. MgSO4 cạnh tranh với
Ca++
, phong bế dẫn truyền và ngăn cản co giật. MgSO4 có nhiều ưu điểm so với các thuốc chống co giật khác trong điều trị tiền sản giật như diazepam hay
phenytoin. Các thuốc chống co giật vừa kể có hiệu quả kém, lại có thể có ảnh hưởng xấu trên thai nhi.Tuy nhiên cần nhớ rằng đối với cơn co giật, thì ngoài việc
dùng MgSO4 thì hai điều trị nền tảng, căn cơ nhất vẫn là (1) điều trị kiểm soát huyết áp và (2) chấm dứt thai kỳ sau điều trị nội khoa. Cần lưu ý thêm rằng do mục
đích của việc dùng MgSO4 là ngừa co giật, mà nguy cơ co giật trong tiền sản giật có biểu hiện nặng là <2% và trong tiền sản giật không có biểu hiện nặng là
<0.5%, nên không cần dùng MgSO4 cho những bệnh nhân tiền sản giật không có biểu hiện nặng. Với các bệnh nhân tiền sản giật không có biểu hiện nặng, việc
nghỉ ngơi, theo dõi huyết áp thường xuyên, thực hiện chế độ ăn nhiều đạm, và dặn dò bệnh nhân cách theo dõi triệu chứng của biểu hiện nặng của mẹ là quan trọng
nhất. Nguồn: Bài TBL 4-7: Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ. Quản lý tiền sản giật: thuốc chống tăng huyết áp và magnesium sulfate. Trang 4.
v
Thuốc trong điều trị tiền sản giật gồm có các thuốc chống tăng huyết áp và thuốc ngừa co giật. Thuốc chống tăng huyết áp là điều trị nền tảng. Thuốc ngừa co
giật chỉ ngăn cản sự xuất hiện của cơn co giật, mà không tác động lên cơ chế gây co giật, do đó không làm cải thiện cơ chế bệnh sinh. Trong tiền sản giật, co mạch
Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ
Readiness Assurance Test
Readiness Assurance Test gồm 10 câu. Thời gian làm test 10 phút
là cơ chế bệnh sinh chủ yếu. Vai trò của điều trị thuốc chống tăng huyết áp là đánh vào nền tảng của cơ chế bệnh sinh. Thuốc chống tăng huyết áp được chỉ định
khi có tình trạng tăng huyết áp nặng. Nguồn: Bài TBL 4-7: Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ. Quản lý tiền sản giật: thuốc chống tăng huyết áp và magnesium
sulfate. Trang 1.
vi
Khi nồng độ MgSO4 vượt ngưỡng, sẽ có ngộ độc MgSO4. để đạt được hiệu quả điều trị, nồng độ Mg++
phải ở trong khoảng 4-7 mEq/L
. Vì MgSO4 chỉ bài tiết qua
thận nên phải duy trì lượng nước tiểu thải ra > 25 mL/giờ
hoặc 100 ml
trong 4 giờ để tránh tích tụ thuốc. Ở những thai phụ bị tiền sản giật nặng mà nước tiểu dưới 30
ml
mỗi giờ thì cần ngưng dùng khi cung lượng nước tiểu ở dưới ngưỡng này. Khi nồng độ Mg++
bắt đầu vượt ngưỡng điều trị, dấu hiệu mất phản xạ gân xương
bánh chè sẽ là dấu hiệu sớm nhất. Vì thế, cần theo dõi phản xạ gân xương bánh chè như một chỉ báo là nồng độ Mg++
đã vượt ngưỡng điều trị và cần phải ngưng
ngay việc dùng thêm MgSO4
. Sau phản xạ bánh chè là hô hấp. Khi có giảm tần số hô hấp < 12 lần / phút phải xem là có ngộ độc MgSO4. Luôn phải chuẩn bị chất
giải độc MgSO4 là calcium gluconate. Khi có ngộ độc MgSO4, calcium gluconate được dùng với liều 10 mL
calcium gluconate 10% tiêm mạch trong thời gian
không dưới 10 phút và đặt nội khí quản nếu bệnh nhân ngưng thở. Nguồn: Bài TBL 4-7: Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ. Quản lý tiền sản giật: thuốc chống
tăng huyết áp và magnesium sulfate. Trang 4.
vii
Hydralazin là một thuốc giãn mạch trực tiếp. Thuốc không gây hại cho sản phụ và thai nhi nên được dùng trong tiền sản giật. Hydralazin được hấp thu nhanh
chóng và hầu như hoàn toàn sau khi uống. Hydralazin đạt nồng độ đỉnh trong huyết thanh trong 1-2 giờ sau khi uống thuốc. Thải trừ thuốc qua thận. 70- 90% được
đào thải qua nước tiểu trong 24 giờ, chỉ một lượng nhỏ được tìm thấy ở dạng không đổi. Do tác dụng giãn mạch trực tiếp nên có thể dẫn đến mất cân bằng giữa
lòng mạch và thể tích huyết tương lưu hành, gây nên tác dụng không mong muốn quan trọng nhất là hạ huyết áp đột ngột có thể gây suy thai. Vì thế, có xu hướng
không dùng hydralazin đơn độc, mà thường kết hợp với một phong tỏa adrenergic alpha khác như labetalol hay propranolol. Các tác dụng ngoại ý khác là nhịp tim
nhanh, đánh trống ngực, đau thắt ngực, tụt huyết áp, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, nhức đầu, bồn chồn, khó ngủ, rối loạn tạo máu, nổi mẫn, ớn lạnh...Hydralazin bị
chống chỉ định trong các trường hợp quá mẫn với hydralazin, bệnh động mạch vành, van 2 lá do thấp, lupus ban đỏ, phình động mạch chủ cấp. Nguồn: Bài TBL 4-
7: Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ. Quản lý tiền sản giật: thuốc chống tăng huyết áp và magnesium sulfate. Trang 2.
viii
Cũng trước đây, thai chậm tăng trưởng trong tử cung được xem là triệu chứng nặng, do được cho là phản ánh trình trạng cấp máu của đơn vị nhau thai. Tuy
nhiên, phân loại mới đánh giá cần xử lý IUGR theo tình trạng và mức độ của IUGR, nên không còn dùng tiêu chuẩn IUGR để đánh giá độ năng của tiền sản giật.
Khi tiền sản giật có kèm theo IUGR, ta chỉ gọi là tiền sản giật có IUGR, mà không còn gọi là tiền sản giật nặng nữa. Nguồn: Bài TBL 4-7: Quản lý tăng huyết áp
trong thai kỳ. Nhận biết và đánh giá các bệnh lý tăng huyết áp thai kỳ.Trang 1.
Kiểm định tuổi thai bằng các dữ kiện đã có từ trước, đánh giá tăng trưởng bào thai tìm dấu chứng của IUGR (siêu âm sinh trắc), các dấu hiệu của suy thoái trao đổi
tử cung nhau thông qua lượng giá sức khỏe thai như non-stress test và AFI (BPP), BPP biến đổi, velocimetry Doppler sẽ cung cấp các chỉ báo quan trọng về tình
trạng thai, mà quan trọng nhất là so sánh việc kéo dài cuộc sống trong tử cung và khả năng thích ứng của thai với môi trường ngoài tử cung. Việc quyết định là
khó khăn. Cần cân nhắc các yếu tố lợi ích của việc chấm dứt thai kỳ trên mẹ và ảnh hưởng của non tháng và/hoặc IUGR trên con. Về phía mẹ, buộc phải xác định
rằng tình trạng nặng hiện nay có cho phép thực hiện một can thiệp trì hoãn hay buộc phải chấm dứt thai kỳ ngay. Liệu sự trì hoãn này có mang lại thêm lợi ích nào
cho con hay không. Nguồn: Bài TBL 4-7: Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ. Quản lý tiền sản giật: quyết định chấm dứt thai kỳ và các vấn đề có liên quan.
Trang 1-2.
ix
Do không có được các chứng cứ đủ mạnh nên không có được các khuyến cáo mạnh liên quan đến dự phòng tiền sản giật. Trong bài sử dụng các khuyến cáo của
Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization - WHO) về dự phòng và điều trị tiền sản giật-sản giật (2011). WHO khuyến cáo sử dụng Aspirin liều thấp 60-
80 mg/ngày để dự phòng tiền sản giật ở các phụ nữ có nguy cơ cao. Mức độ khuyến cáo: mạnh.
Tiền căn là yếu tố quan trọng để quyết định tiến hành dự phòng với aspirin liều thấp. Các thai phụ với ít nhất một đặc điểm tiền căn sau được xếp vào nhóm có
nguy cao tiền sản giật: (1) có tiền sản giật trong thai kỳ trước đó, nhất là có tiền căn bị tiền sản giật khởi phát sớm và sanh non trước 34 tuần 0/7
, (2) đái tháo đường,
(3) tăng huyết áp mạn, (4) bệnh lý thận, (5) bệnh lý tự miễn, (6) đa thai. Liều aspirin được khuyến cáo là 75 mg/ngày (hay liều lân cận 60-80 mg/ngày).
Khi dự phòng được tiến hành cho dân số nguy cơ cao, hiệu quả dự phòng bằng aspirin cho tiền sản giật và biến chứng của nó là rõ rệt. Với các thai phụ này, việc
dự phòng tiền sản giật và các biến chứng của nó bằng aspirin liều thấp nên được khởi động từ cuối tam cá nguyệt I hay trước tuần thứ 20 thai kỳ. Trong trường hợp
dùng aspirin để dự phòng cho dân số có nguy cơ trung bình, hiệu quả này sẽ kém hơn. Mức độ chứng cứ: trung bình. Khuyến cáo của WHO chủ yếu dựa trên tổng
quan Cochrane 2007. Tổng quan này tổng hợp 51 nghiên cứu đơn lẽ, khảo sát trên 36,500 phụ nữ, cho thấy aspirin liều 60-80 mg/ngày chỉ làm giảm nhẹ nguy cơ
tiền sản giật và các kết cục bất lợi khác của tiền sản giật trên các phụ nữ có nguy cơ cao(19%, RR 0,81*), làm giảm một tỷ lệ nhỏ tần suất và bệnh suất của tiền
sản giật và không gây ra tác dụng có hại nào đáng kể, mặc dù tác dụng lâu dài trên thai vẫn chưa được loại trừ. Nguồn: Bài TBL 4-7: Quản lý tăng huyết áp trong
thai kỳ. Dự phòng các bệnh lý tăng huyết áp trong thai kỳ: Quan điểm hiện nay. Trang 1-2.
x
Suy thận cấp là biến chứng thường gặp và là một trong những nguyên nhân gây tử vong mẹ và thai nhi của tiền sản giật. Co thắt mạch máu ở thận, với cơ chế như
đã trình bày, có thể gây tổn thương vi cầu thận. Tổn thương vi cầu thể hiện bằng protein niệu. Tiền sản giật rất nặng còn có thể gây co thắt mạnh mạch máu thận,
dẫn đến hoại tử ống thận cấp, với biến chứng vô niệu. Vì thế, tổn thương cầu thận và ống thận của tiền sản giật có thể gây tử vong cho thai phụ. Các tổn thương
cầu thận và ống thận còn có thể dẫn đến suy thận mãn sau này. Tổn thương thận dẫn đến những thay đổi sinh hóa ở thai phụ bị tiền sản giật. Ở thai phụ bị tiền sản
giật có biểu hiện nặng, tăng tính thấm vi cầu thể hiện qua protein niệu, trong khi đó, hoại tử ống thận được thể hiện bằng biến động tăng cao trong máu của urê,
creatinin và acid uric. Nguồn: Bài TBL 4-7: Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ. Nhận biết và đánh giá các biến chứng của tình trạng tăng huyết áp thai kì. Trang
1.

More Related Content

What's hot

Vì sao cho con bú lại gây vô kinh ?
Vì sao cho con bú lại gây vô kinh ?Vì sao cho con bú lại gây vô kinh ?
Vì sao cho con bú lại gây vô kinh ?Bs. Nhữ Thu Hà
 
TRẮC NGHIỆM LƯỢNG GIÁ SỨC KHỎE THAI (1)
TRẮC NGHIỆM LƯỢNG GIÁ SỨC KHỎE THAI (1)TRẮC NGHIỆM LƯỢNG GIÁ SỨC KHỎE THAI (1)
TRẮC NGHIỆM LƯỢNG GIÁ SỨC KHỎE THAI (1)SoM
 
TRẮC NGHIỆM CHUYỂN DẠ BÌNH THƯỜNG (1)
TRẮC NGHIỆM CHUYỂN DẠ BÌNH THƯỜNG (1)TRẮC NGHIỆM CHUYỂN DẠ BÌNH THƯỜNG (1)
TRẮC NGHIỆM CHUYỂN DẠ BÌNH THƯỜNG (1)SoM
 
TRẮC NGHIỆM LƯỢNG GIÁ SỨC KHỎE THAI (2)
TRẮC NGHIỆM LƯỢNG GIÁ SỨC KHỎE THAI (2)TRẮC NGHIỆM LƯỢNG GIÁ SỨC KHỎE THAI (2)
TRẮC NGHIỆM LƯỢNG GIÁ SỨC KHỎE THAI (2)SoM
 
TRẮC NGHIỆM RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA CARBOHYDRAT TRONG THAI KỲ
TRẮC NGHIỆM RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA CARBOHYDRAT TRONG THAI KỲTRẮC NGHIỆM RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA CARBOHYDRAT TRONG THAI KỲ
TRẮC NGHIỆM RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA CARBOHYDRAT TRONG THAI KỲSoM
 
CÁCH KHAM SẢN KHOA - ĐH Y KHOA PNT
CÁCH KHAM SẢN KHOA - ĐH Y KHOA PNTCÁCH KHAM SẢN KHOA - ĐH Y KHOA PNT
CÁCH KHAM SẢN KHOA - ĐH Y KHOA PNTTín Nguyễn-Trương
 
CTG ( EFM )
CTG ( EFM )CTG ( EFM )
CTG ( EFM )SoM
 
SUY THAI TRONG CHUYỂN DẠ
SUY THAI TRONG CHUYỂN DẠSUY THAI TRONG CHUYỂN DẠ
SUY THAI TRONG CHUYỂN DẠSoM
 
TRẮC NGHIỆM NỬA ĐẦU THAI KỲ 2
TRẮC NGHIỆM NỬA ĐẦU THAI KỲ 2TRẮC NGHIỆM NỬA ĐẦU THAI KỲ 2
TRẮC NGHIỆM NỬA ĐẦU THAI KỲ 2SoM
 
NHAU BỌNG NON
NHAU BỌNG NONNHAU BỌNG NON
NHAU BỌNG NONSoM
 
SINH LÝ CHUYỂN DẠ
SINH LÝ CHUYỂN DẠSINH LÝ CHUYỂN DẠ
SINH LÝ CHUYỂN DẠSoM
 
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOATHỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOASoM
 
CHUYỂN DẠ SANH THƯỜNG
CHUYỂN DẠ SANH THƯỜNGCHUYỂN DẠ SANH THƯỜNG
CHUYỂN DẠ SANH THƯỜNGSoM
 
SINH LÝ CHUYỂN DẠ
SINH LÝ CHUYỂN DẠSINH LÝ CHUYỂN DẠ
SINH LÝ CHUYỂN DẠSoM
 
TRẮC NGHIỆM QUẢN LÝ CHUYỂN DẠ VỚI VẤN ĐỀ BẤT THƯỜNG
TRẮC NGHIỆM QUẢN LÝ CHUYỂN DẠ VỚI VẤN ĐỀ BẤT THƯỜNGTRẮC NGHIỆM QUẢN LÝ CHUYỂN DẠ VỚI VẤN ĐỀ BẤT THƯỜNG
TRẮC NGHIỆM QUẢN LÝ CHUYỂN DẠ VỚI VẤN ĐỀ BẤT THƯỜNGSoM
 
TRẮC NGHIỆM CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG NỬA SAU THAI KỲ 2
TRẮC NGHIỆM CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG NỬA SAU THAI KỲ 2TRẮC NGHIỆM CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG NỬA SAU THAI KỲ 2
TRẮC NGHIỆM CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG NỬA SAU THAI KỲ 2SoM
 
BĂNG HUYẾT SAU SINH
BĂNG HUYẾT SAU SINHBĂNG HUYẾT SAU SINH
BĂNG HUYẾT SAU SINHSoM
 
TÂN SINH TRONG BIỂU MÔ CỔ TỬ CUNG
TÂN SINH TRONG BIỂU MÔ CỔ TỬ CUNGTÂN SINH TRONG BIỂU MÔ CỔ TỬ CUNG
TÂN SINH TRONG BIỂU MÔ CỔ TỬ CUNGSoM
 
SA DÂY RỐN
SA DÂY RỐNSA DÂY RỐN
SA DÂY RỐNSoM
 
RỐI LOẠN CƠN CO TỬ CUNG
RỐI LOẠN CƠN CO TỬ CUNGRỐI LOẠN CƠN CO TỬ CUNG
RỐI LOẠN CƠN CO TỬ CUNGSoM
 

What's hot (20)

Vì sao cho con bú lại gây vô kinh ?
Vì sao cho con bú lại gây vô kinh ?Vì sao cho con bú lại gây vô kinh ?
Vì sao cho con bú lại gây vô kinh ?
 
TRẮC NGHIỆM LƯỢNG GIÁ SỨC KHỎE THAI (1)
TRẮC NGHIỆM LƯỢNG GIÁ SỨC KHỎE THAI (1)TRẮC NGHIỆM LƯỢNG GIÁ SỨC KHỎE THAI (1)
TRẮC NGHIỆM LƯỢNG GIÁ SỨC KHỎE THAI (1)
 
TRẮC NGHIỆM CHUYỂN DẠ BÌNH THƯỜNG (1)
TRẮC NGHIỆM CHUYỂN DẠ BÌNH THƯỜNG (1)TRẮC NGHIỆM CHUYỂN DẠ BÌNH THƯỜNG (1)
TRẮC NGHIỆM CHUYỂN DẠ BÌNH THƯỜNG (1)
 
TRẮC NGHIỆM LƯỢNG GIÁ SỨC KHỎE THAI (2)
TRẮC NGHIỆM LƯỢNG GIÁ SỨC KHỎE THAI (2)TRẮC NGHIỆM LƯỢNG GIÁ SỨC KHỎE THAI (2)
TRẮC NGHIỆM LƯỢNG GIÁ SỨC KHỎE THAI (2)
 
TRẮC NGHIỆM RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA CARBOHYDRAT TRONG THAI KỲ
TRẮC NGHIỆM RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA CARBOHYDRAT TRONG THAI KỲTRẮC NGHIỆM RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA CARBOHYDRAT TRONG THAI KỲ
TRẮC NGHIỆM RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA CARBOHYDRAT TRONG THAI KỲ
 
CÁCH KHAM SẢN KHOA - ĐH Y KHOA PNT
CÁCH KHAM SẢN KHOA - ĐH Y KHOA PNTCÁCH KHAM SẢN KHOA - ĐH Y KHOA PNT
CÁCH KHAM SẢN KHOA - ĐH Y KHOA PNT
 
CTG ( EFM )
CTG ( EFM )CTG ( EFM )
CTG ( EFM )
 
SUY THAI TRONG CHUYỂN DẠ
SUY THAI TRONG CHUYỂN DẠSUY THAI TRONG CHUYỂN DẠ
SUY THAI TRONG CHUYỂN DẠ
 
TRẮC NGHIỆM NỬA ĐẦU THAI KỲ 2
TRẮC NGHIỆM NỬA ĐẦU THAI KỲ 2TRẮC NGHIỆM NỬA ĐẦU THAI KỲ 2
TRẮC NGHIỆM NỬA ĐẦU THAI KỲ 2
 
NHAU BỌNG NON
NHAU BỌNG NONNHAU BỌNG NON
NHAU BỌNG NON
 
SINH LÝ CHUYỂN DẠ
SINH LÝ CHUYỂN DẠSINH LÝ CHUYỂN DẠ
SINH LÝ CHUYỂN DẠ
 
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOATHỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
 
CHUYỂN DẠ SANH THƯỜNG
CHUYỂN DẠ SANH THƯỜNGCHUYỂN DẠ SANH THƯỜNG
CHUYỂN DẠ SANH THƯỜNG
 
SINH LÝ CHUYỂN DẠ
SINH LÝ CHUYỂN DẠSINH LÝ CHUYỂN DẠ
SINH LÝ CHUYỂN DẠ
 
TRẮC NGHIỆM QUẢN LÝ CHUYỂN DẠ VỚI VẤN ĐỀ BẤT THƯỜNG
TRẮC NGHIỆM QUẢN LÝ CHUYỂN DẠ VỚI VẤN ĐỀ BẤT THƯỜNGTRẮC NGHIỆM QUẢN LÝ CHUYỂN DẠ VỚI VẤN ĐỀ BẤT THƯỜNG
TRẮC NGHIỆM QUẢN LÝ CHUYỂN DẠ VỚI VẤN ĐỀ BẤT THƯỜNG
 
TRẮC NGHIỆM CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG NỬA SAU THAI KỲ 2
TRẮC NGHIỆM CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG NỬA SAU THAI KỲ 2TRẮC NGHIỆM CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG NỬA SAU THAI KỲ 2
TRẮC NGHIỆM CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG NỬA SAU THAI KỲ 2
 
BĂNG HUYẾT SAU SINH
BĂNG HUYẾT SAU SINHBĂNG HUYẾT SAU SINH
BĂNG HUYẾT SAU SINH
 
TÂN SINH TRONG BIỂU MÔ CỔ TỬ CUNG
TÂN SINH TRONG BIỂU MÔ CỔ TỬ CUNGTÂN SINH TRONG BIỂU MÔ CỔ TỬ CUNG
TÂN SINH TRONG BIỂU MÔ CỔ TỬ CUNG
 
SA DÂY RỐN
SA DÂY RỐNSA DÂY RỐN
SA DÂY RỐN
 
RỐI LOẠN CƠN CO TỬ CUNG
RỐI LOẠN CƠN CO TỬ CUNGRỐI LOẠN CƠN CO TỬ CUNG
RỐI LOẠN CƠN CO TỬ CUNG
 

Similar to TRẮC NGHIỆM QUẢN LÝ TĂNG HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ (tiền sản giật)

Y học sinh sản.pdf
Y học sinh sản.pdfY học sinh sản.pdf
Y học sinh sản.pdfssuser6130da
 
18 thai-nghen-co-nguy-co-cao
18 thai-nghen-co-nguy-co-cao18 thai-nghen-co-nguy-co-cao
18 thai-nghen-co-nguy-co-caoDuy Quang
 
CÁC RỐI LOẠN TĂNG HUYẾT ÁP (tiền sản giật)
CÁC RỐI LOẠN TĂNG HUYẾT ÁP (tiền sản giật)CÁC RỐI LOẠN TĂNG HUYẾT ÁP (tiền sản giật)
CÁC RỐI LOẠN TĂNG HUYẾT ÁP (tiền sản giật)SoM
 
NHAU BONG NON
NHAU BONG NONNHAU BONG NON
NHAU BONG NONSoM
 
Cập nhật sẩy thai liên tiếp
Cập nhật sẩy thai liên tiếpCập nhật sẩy thai liên tiếp
Cập nhật sẩy thai liên tiếpanhvuh0
 
Fetal distress by Tan Tran
Fetal distress by Tan TranFetal distress by Tan Tran
Fetal distress by Tan TranTnTrn96
 
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung Thai chậm tăng trưởng trong tử cung
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung nataliej4
 
SUY THAI TRONG CHUYỂN DẠ
SUY THAI TRONG CHUYỂN DẠSUY THAI TRONG CHUYỂN DẠ
SUY THAI TRONG CHUYỂN DẠSoM
 
Suy thai cấp
Suy thai cấpSuy thai cấp
Suy thai cấpLcPhmHunh
 
CLS - Động kinh
CLS - Động kinh CLS - Động kinh
CLS - Động kinh HA VO THI
 
TRẮC NGHIỆM CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG NỬA SAU THAI KỲ
TRẮC NGHIỆM CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG NỬA SAU THAI KỲTRẮC NGHIỆM CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG NỬA SAU THAI KỲ
TRẮC NGHIỆM CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG NỬA SAU THAI KỲSoM
 
TRẮC NGHIỆM CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG NỬA SAU THAI KỲ 3
TRẮC NGHIỆM CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG NỬA SAU THAI KỲ 3TRẮC NGHIỆM CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG NỬA SAU THAI KỲ 3
TRẮC NGHIỆM CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG NỬA SAU THAI KỲ 3SoM
 
Luận Văn Nghiên Cứu Giá Trị Của Fetal Fibronectin Âm Đạo Và Interleukin 8 Cổ ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giá Trị Của Fetal Fibronectin Âm Đạo Và Interleukin 8 Cổ ...Luận Văn Nghiên Cứu Giá Trị Của Fetal Fibronectin Âm Đạo Và Interleukin 8 Cổ ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giá Trị Của Fetal Fibronectin Âm Đạo Và Interleukin 8 Cổ ...tcoco3199
 
Chuyên đề Thai ngoài tử cung.docx
Chuyên đề Thai ngoài tử cung.docxChuyên đề Thai ngoài tử cung.docx
Chuyên đề Thai ngoài tử cung.docxHngNguyn260052
 
BỆNH NGUYÊN BÀO NUÔI THAI KỲ
BỆNH NGUYÊN BÀO NUÔI THAI KỲBỆNH NGUYÊN BÀO NUÔI THAI KỲ
BỆNH NGUYÊN BÀO NUÔI THAI KỲSoM
 
Luận Văn Nghiên Cứu Huyết Khối Tĩnh Mạch Sâu Chi Dưới Và Các Yếu Tố Nguy Cơ T...
Luận Văn Nghiên Cứu Huyết Khối Tĩnh Mạch Sâu Chi Dưới Và Các Yếu Tố Nguy Cơ T...Luận Văn Nghiên Cứu Huyết Khối Tĩnh Mạch Sâu Chi Dưới Và Các Yếu Tố Nguy Cơ T...
Luận Văn Nghiên Cứu Huyết Khối Tĩnh Mạch Sâu Chi Dưới Và Các Yếu Tố Nguy Cơ T...tcoco3199
 

Similar to TRẮC NGHIỆM QUẢN LÝ TĂNG HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ (tiền sản giật) (20)

Y học sinh sản.pdf
Y học sinh sản.pdfY học sinh sản.pdf
Y học sinh sản.pdf
 
18 thai-nghen-co-nguy-co-cao
18 thai-nghen-co-nguy-co-cao18 thai-nghen-co-nguy-co-cao
18 thai-nghen-co-nguy-co-cao
 
Siêu âm Doppler trong tiên lượng sức khoẻ của thai phụ tiền sản giật
Siêu âm Doppler trong tiên lượng sức khoẻ của thai phụ tiền sản giậtSiêu âm Doppler trong tiên lượng sức khoẻ của thai phụ tiền sản giật
Siêu âm Doppler trong tiên lượng sức khoẻ của thai phụ tiền sản giật
 
CÁC RỐI LOẠN TĂNG HUYẾT ÁP (tiền sản giật)
CÁC RỐI LOẠN TĂNG HUYẾT ÁP (tiền sản giật)CÁC RỐI LOẠN TĂNG HUYẾT ÁP (tiền sản giật)
CÁC RỐI LOẠN TĂNG HUYẾT ÁP (tiền sản giật)
 
HẬU SẢN - ĐH Y KHOA PNT
HẬU SẢN - ĐH Y KHOA PNTHẬU SẢN - ĐH Y KHOA PNT
HẬU SẢN - ĐH Y KHOA PNT
 
NHAU BONG NON
NHAU BONG NONNHAU BONG NON
NHAU BONG NON
 
Cập nhật sẩy thai liên tiếp
Cập nhật sẩy thai liên tiếpCập nhật sẩy thai liên tiếp
Cập nhật sẩy thai liên tiếp
 
Giá trị của Fetal fibronectin âm đạo và Interleukin 8 cổ tử cung, HAY
Giá trị của Fetal fibronectin âm đạo và Interleukin 8 cổ tử cung, HAYGiá trị của Fetal fibronectin âm đạo và Interleukin 8 cổ tử cung, HAY
Giá trị của Fetal fibronectin âm đạo và Interleukin 8 cổ tử cung, HAY
 
Fetal distress by Tan Tran
Fetal distress by Tan TranFetal distress by Tan Tran
Fetal distress by Tan Tran
 
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung Thai chậm tăng trưởng trong tử cung
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung
 
SUY THAI TRONG CHUYỂN DẠ
SUY THAI TRONG CHUYỂN DẠSUY THAI TRONG CHUYỂN DẠ
SUY THAI TRONG CHUYỂN DẠ
 
Suy thai cấp
Suy thai cấpSuy thai cấp
Suy thai cấp
 
CLS - Động kinh
CLS - Động kinh CLS - Động kinh
CLS - Động kinh
 
TRẮC NGHIỆM CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG NỬA SAU THAI KỲ
TRẮC NGHIỆM CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG NỬA SAU THAI KỲTRẮC NGHIỆM CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG NỬA SAU THAI KỲ
TRẮC NGHIỆM CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG NỬA SAU THAI KỲ
 
TRẮC NGHIỆM CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG NỬA SAU THAI KỲ 3
TRẮC NGHIỆM CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG NỬA SAU THAI KỲ 3TRẮC NGHIỆM CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG NỬA SAU THAI KỲ 3
TRẮC NGHIỆM CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG NỬA SAU THAI KỲ 3
 
Dọa sinh non
Dọa sinh nonDọa sinh non
Dọa sinh non
 
Luận Văn Nghiên Cứu Giá Trị Của Fetal Fibronectin Âm Đạo Và Interleukin 8 Cổ ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giá Trị Của Fetal Fibronectin Âm Đạo Và Interleukin 8 Cổ ...Luận Văn Nghiên Cứu Giá Trị Của Fetal Fibronectin Âm Đạo Và Interleukin 8 Cổ ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giá Trị Của Fetal Fibronectin Âm Đạo Và Interleukin 8 Cổ ...
 
Chuyên đề Thai ngoài tử cung.docx
Chuyên đề Thai ngoài tử cung.docxChuyên đề Thai ngoài tử cung.docx
Chuyên đề Thai ngoài tử cung.docx
 
BỆNH NGUYÊN BÀO NUÔI THAI KỲ
BỆNH NGUYÊN BÀO NUÔI THAI KỲBỆNH NGUYÊN BÀO NUÔI THAI KỲ
BỆNH NGUYÊN BÀO NUÔI THAI KỲ
 
Luận Văn Nghiên Cứu Huyết Khối Tĩnh Mạch Sâu Chi Dưới Và Các Yếu Tố Nguy Cơ T...
Luận Văn Nghiên Cứu Huyết Khối Tĩnh Mạch Sâu Chi Dưới Và Các Yếu Tố Nguy Cơ T...Luận Văn Nghiên Cứu Huyết Khối Tĩnh Mạch Sâu Chi Dưới Và Các Yếu Tố Nguy Cơ T...
Luận Văn Nghiên Cứu Huyết Khối Tĩnh Mạch Sâu Chi Dưới Và Các Yếu Tố Nguy Cơ T...
 

More from SoM

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonSoM
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy SoM
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpSoM
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíSoM
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxSoM
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápSoM
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timSoM
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timSoM
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusSoM
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuSoM
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào SoM
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfSoM
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfSoM
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdfSoM
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfSoM
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdfSoM
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfSoM
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfSoM
 

More from SoM (20)

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
 

Recently uploaded

Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸTiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸHongBiThi1
 
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaSGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfHongBiThi1
 
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfSGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất haySGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdfHot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnNTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất haySGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hayHongBiThi1
 
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptxÔn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptxHongBiThi1
 
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất haySGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônHongBiThi1
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸTiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
 
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaSGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
 
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
 
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfSGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
 
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
 
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất haySGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdfHot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
 
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnNTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
 
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất haySGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
 
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptxÔn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptx
 
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất haySGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
 
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
 

TRẮC NGHIỆM QUẢN LÝ TĂNG HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ (tiền sản giật)

  • 1. Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ Readiness Assurance Test Readiness Assurance Test gồm 10 câu. Thời gian làm test 10 phút Bài kiểm tra đảm bảo chuẩn bị bài Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ Chương trình Sản Phụ khoa. Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 © Quyền sở hữu trí tuệ thuộc về Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 1. Bất thường trong cách xâm nhập của nguyên bào nuôi vào các động mạch xoắn ở màng rụng là sự khởi đầu của cơ chế bệnh sinh chủ yếu của tiền sản giật. Bất thường này được thể hiện sớm nhất qua dấu hiệu nào? Chọn một câu đúng a. Tăng trở kháng giường mạch máu rốn ở nhau b. Tăng trở kháng của động mạch tử cung i c. Tăng lưu lượng dòng chảy qua mạch máu rốn d. Tăng lưu lượng dòng chảy qua động mạch tử cung 2. Nguyên nhân gây ra phù não trong tiền sản giật là gì? Chọn một câu đúng a. Thay đổi áp lực keo của huyết tương do cô đặc máu b. Tăng áp suất thủy tĩnh mao mạch do tăng huyết áp c. Tăng tính thấm thành mạch do tổn thương cấu trúc ii d. Rối loạn thăng bằng kiềm-toan do tình trạng thiếu O2 3. Năm 2013, ACOG đã đề nghị những thay đổi quan trọng trong tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sản giật, trong đó có tiêu chuẩn liên quan đến tình trạng đạm niệu. Thay đổi liên quan đến đạm niệu này đã được ACOG phát biểu thế nào? Chọn một câu đúng a. Sự hiện diện của đạm niệu không còn được xem là yếu tố quan trọng để chẩn đoán tiền sản giật b. Khi đạm niệu ở mẫu nước tiểu bất kỳ âm tính thì phải thực hiện đạm niệu 24 giờ để chẩn đoán c. Chẩn đoán tiền sản giật có thể được thiết lập mà không cần sự có mặt của đạm niệu iii d. Mức đạm niệu cao hơn 5 gram trong 24 giờ là một dấu hiệu nặng của tiền sản giật 4. Xử trí tiền sản giật với dấu hiệu nặng phải tuân thủ các nguyên tắc quan trọng. Chọn một nguyên tắc được phát biểu đúng a. Chấm dứt thai kỳ là biện pháp duy nhất giải quyết triệt để tình trạng tiền sản giật iv b. Điều kiện quan trọng nhất để quyết định chấm dứt thai kỳ là diễn biến nặng của đạm niệu c. Mục tiêu dùng thuốc chống tăng huyết áp là đưa huyết áp của thai phụ về trị số bình thường d. Mục tiêu của dùng MgSO4 là dùng tác dụng an thần của nó để ngăn cản sự xuất hiện cơn co giật 5. Hãy xác định điều trị nào là điều trị nền tảng của quản lý tiền sản giật? Chọn một câu đúng a. Thuốc chống tăng huyết áp v b. Magnesium sulfate c. Nhóm barbiturate hoặc nhóm zepam d. Thuốc chống kết tập tiểu cầu 6. Hãy xác định các đặc điểm của thay đổi hô hấp ở bệnh nhân bị ngộ độc MgSO4 khi điều trị tiền sản giật. Chọn một câu đúng a. Thở nhanh, nông, co kéo b. Thở chậm, không co kéo vi c. Thở kiểu Cheyne-Stokes d. Thở kiểu Kussmaul 7. Nhiều nhóm thuốc chống tăng huyết áp khác nhau được đề nghị dùng trong điều trị tiền sản giật. Nhóm thuốc chống tăng huyết áp nào đánh trực tiếp vào cơ chế bệnh sinh của bệnh lý này? Chọn một câu đúng a. Thuốc ức chế kênh canxi b. Thuốc ức chế thụ thể alpha c. Thuốc ức chế thụ thể beta d. Thuốc giãn mạch trực tiếp vii
  • 2. Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ Readiness Assurance Test Readiness Assurance Test gồm 10 câu. Thời gian làm test 10 phút 8. Có thể xuất hiện thai chậm tăng trưởng trong tử cung khi có tiền sản giật. Sự hiện diện của tình trạng thai chậm tăng trưởng trong tử cung ảnh hưởng ra sao đến quyết định xử trí tiền sản giật? Chọn một câu đúng a. Tình trạng này xác lập chẩn đoán tiền sản giật có biểu hiện nặng. Khi đó, xử trí như tiền sản giật có biểu hiện nặng b. Nguyên tắc xử trí tiền sản giật là không đổi. Xử trí thai song song thai chậm tăng trưởng tùy vào tình trạng thai viii c. Thuốc chống tăng huyết áp và corticoids liệu pháp có thể được dùng an toàn, dù có tình trạng thai chậm tăng trưởng d. Tiền sản giật là một bệnh lý độc lập. Xử trí tiền sản giật không bị thay đổi khi có kèm tình trạng thai chậm tăng trưởng 9. Các bằng chứng y học chứng cứ hiện nay đã cho thấy biện pháp nào có hiệu quả trong dự phòng tiền sản giật áp dụng trên dân số nguy cơ cao của tiền sản giật. Chọn một câu đúng a. Dùng các chất chống oxy hóa b. Dùng progesterone c. Bổ sung vitamin D d. Dùng acetylsalicylic acid ix 10. Suy thận cấp trong tiền sản giật được xếp vào nhóm nào? Chọn một câu đúng a. Hoại tử ống thận cấp x b. Hoại tử vỏ thận cấp c. Giảm cung lượng tuần hoàn d. Suy thận cấp sau thận REFERENCES i Trong sự phát triển bánh nhau bình thường, các nguyên bào nuôi trải qua quá trình giả tạo mạch (giả mạch máu) để có hình dạng giống như tế bào nội mô. Trong giai đoạn sớm của sự phát triển bánh nhau, các nguyên bào nuôi ngoài gai nhau xâm nhập vào hệ thống động mạch xoắn tử cung ở màng rụng và cơ tử cung. Các nguyên bào nuôi này thay thế cho lớp nội mô mạch máu của động mạch xoắn, làm cho các động mạch xoắn đang có khẩu kính nhỏ, đề kháng thành mạch cao chuyển dạng thành khẩu kính lớn, đề kháng thành mạch giảm giúp cho sự tưới máu bánh nhau được đầy đủ, phù hợp để dinh dưỡng thai. Điều này tạo ra cho bánh nhau trở thành một hệ thống có trở kháng thấp, trong một thai kỳ bình thường. Trong tiền sản giật, sự chuyển dạng này xảy ra không hoàn toàn, các đợt xâm nhập của nguyên bào nuôi vào động mạch xoắn bị giới hạn, chỉ xảy ra ở phần nông là lớp màng rụng. Đoạn trong lớp cơ tử cung vẫn hẹp. Hệ quả là trong tiền sản giật, hệ thống vẫn có trở kháng cao, với tưới máu không đầy đủ. Cơ chế chính xác gây ra sự xâm nhập bất thường của nguyên bào nuôi và sự tái cấu trúc không trọn vẹn của động mạch xoắn xảy ra trong tiền sản giật còn chưa rõ. Dường như là tiền sản giật là một hội chứng trong thai kỳ có nguồn gốc phát sinh từ bánh nhau, gây ra do sự xâm nhập các nguyên bào nuôi không hoàn toàn dẫn đến sự rối loạn chức năng tế bào nội mô lan tỏa ở cơ thể người mẹ. Nguồn: Bài TBL 4-7: Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ. Sinh bệnh học của các bệnh lý tăng huyết áp trong thai kỳ: Các đợt xâm nhập của nguyên bào nuôi. Trang 1. ii Dòng thác các chuỗi sự kiện gây ra hội chứng tiền sản giật đặc trưng bởi sự tổn thương nội mô dẫn đến sự co mạch, thoát huyết tương, thiếu máu và hình thành các mảng huyết khối. Sự tổn thương tế bào nội mô của mẹ xảy ra ở đa cơ quan, đặc biệt là gan, não và thận. Tổn thương bệnh học của các cơ quan trong tiền sản giật là sự giảm tưới máu lan rộng. Tại não: phù não và xuất huyết trong nhu mô não. Sự phù não trong tiền sản giật không liên quan đến mức độ nặng của tăng huyết áp, trình trạng phù này xảy ra thứ phát do rối loạn nội mô hơn là do tăng huyết áp. Nguồn: Bài TBL 4-7: Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ. Sinh bệnh học của các bệnh lý tăng huyết áp trong thai kỳ: Các đợt xâm nhập của nguyên bào nuôi. Trang 2. iii Tiền sản giật là một hội chứng bao gồm tăng huyết áp có kèm đạm niệu xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Đạm niệu là một tiêu chuẩn quan trọng trong chẩn đoán tiền sản giật vì đây là dấu ấn chủ yếu phản ánh tình trạng tổn thương nội mô hệ thống - đặc trưng trong cơ chế bệnh sinh của hội chứng tiền sản giật. Tuy nhiên, có khoảng 10% tăng huyết áp thai kỳ xuất hiện cơn co giật nhưng không có đạm niệu. Đồng thời, những bằng chứng gần đây cho thấy số lượng đạm niệu không có mối liên quan đến kết cục xấu của thai kỳ. Đây là cơ sở của thay đổi tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sản giật, đề nghị bởi ACOG. Như vậy, tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sản giật dựa vào huyết áp và đạm niệu. Bên cạnh tiêu chuẩn này, ACOG khuyến cáo rằng đạm niệu hiện không còn nhất thiết phải có để chẩn đoán tiền sản giật. Khi đạm niệu âm tính, tiền sản giật được chẩn đoán dựa vào huyết áp và một trong những tổn thương đa cơ quan mới xuất hiện. Các cơ quan được đề cập đến gồm giảm tiểu cầu, suy thận, suy giảm chức năng gan, phù phổi và triệu chứng thần kinh. Nguồn: Bài TBL 4-7: Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ. Nhận biết và đánh giá các bệnh lý tăng huyết áp thai kỳ.Trang 1. iv Tiền sản giật là một bệnh lý có nguồn gốc từ nhau thai. Sự hiện diện của bánh nhau với hoạt năng của nó là khởi nguồn của các thay đổi sinh bệnh học của tiền sản giật. Sanh là biện pháp duy nhất giải quyết triệt để tình trạng tiền sản giật và sản giật. Tuy nhiên, chỉ định chấm dứt thai kỳ để điều trị tiền sản giật phải đối mặt với tình trạng con: non tháng và IUGR là hai vấn đề phải giải quyết. Mục tiêu của bất cứ kế hoạch điều trị nào là cân bằng dự hậu của mẹ và con để giảm thiểu đến mức thấp nhất có thể được kết cục xấu của mẹ và con, và đạt được hiệu quả cao nhất trong can thiệp điều trị. Một cách tổng quát, do đây là bệnh lý mà tính mạng người mẹ bị đe dọa, nên luôn có sự ưu tiên cho tính mạng người mẹ, sau đó là khả năng thích ứng của thai trong môi trường ngoài tử cung. Đôi khi, đối với thai, cuộc sống mới ngoài tử cung có thể sẽ tốt hơn. Trong trường hợp này can thiệp sẽ nặng về phía chấm dứt thai kỳ, do đem lại lợi ích cho cả mẹ và con. Quyết định chấm dứt thai kỳ hoặc kéo dài thai kỳ tùy thuộc vào từng trường hợp riêng biệt. Nguồn: Bài TBL 4-7: Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ. Quản lý tiền sản giật: quyết định chấm dứt thai kỳ và các vấn đề có liên quan. Trang 1. Mục tiêu phải đạt được của điều trị bằng thuốc chống tăng huyết áp là giữ cho huyết áp tâm trương ổn định ở 90-100 mgHg, và huyết áp tâm thu ổn định ở mức 140-150 mgHg. Mục tiêu điều trị có 2 thành phần: (1) trị số huyết áp mục tiêu phải đạt và (2) sự ổn định của huyết áp trong suốt quá trình điều trị. Mục tiêu của điều trị thuốc chống tăng huyết áp không phải là một trị số bình thường. Cần thận trọng khi đưa về huyết áp bình thường vì việc này sẽ dẫn đến giảm tưới máu tử cung nhau. Thành phần thứ nhì của mục tiêu điều trị thuốc chống tăng huyết áp là đảm bảo sự ổn định của huyết áp. Sau khi đưa huyết áp về trị số mục tiêu, thường thì việc này là không mấy khó khăn, thì mục tiêu khó khăn nhất phải đạt là đảm bảo duy trì được một điều trị nền nhằm ngăn cản mọi sự biến động quá mức của huyết áp. Nguồn: Bài TBL 4-7: Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ. Quản lý tiền sản giật: thuốc chống tăng huyết áp và magnesium sulfate. Trang 1. Cơ chế tác dụng của MgSO4 là kích hoạt giãn mạch máu não, làm giảm thiếu máu cục bộ bởi sự co thắt mạch máu não trong cơn sản giật. MgSO4 cạnh tranh với Ca++ , phong bế dẫn truyền và ngăn cản co giật. MgSO4 có nhiều ưu điểm so với các thuốc chống co giật khác trong điều trị tiền sản giật như diazepam hay phenytoin. Các thuốc chống co giật vừa kể có hiệu quả kém, lại có thể có ảnh hưởng xấu trên thai nhi.Tuy nhiên cần nhớ rằng đối với cơn co giật, thì ngoài việc dùng MgSO4 thì hai điều trị nền tảng, căn cơ nhất vẫn là (1) điều trị kiểm soát huyết áp và (2) chấm dứt thai kỳ sau điều trị nội khoa. Cần lưu ý thêm rằng do mục đích của việc dùng MgSO4 là ngừa co giật, mà nguy cơ co giật trong tiền sản giật có biểu hiện nặng là <2% và trong tiền sản giật không có biểu hiện nặng là <0.5%, nên không cần dùng MgSO4 cho những bệnh nhân tiền sản giật không có biểu hiện nặng. Với các bệnh nhân tiền sản giật không có biểu hiện nặng, việc nghỉ ngơi, theo dõi huyết áp thường xuyên, thực hiện chế độ ăn nhiều đạm, và dặn dò bệnh nhân cách theo dõi triệu chứng của biểu hiện nặng của mẹ là quan trọng nhất. Nguồn: Bài TBL 4-7: Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ. Quản lý tiền sản giật: thuốc chống tăng huyết áp và magnesium sulfate. Trang 4. v Thuốc trong điều trị tiền sản giật gồm có các thuốc chống tăng huyết áp và thuốc ngừa co giật. Thuốc chống tăng huyết áp là điều trị nền tảng. Thuốc ngừa co giật chỉ ngăn cản sự xuất hiện của cơn co giật, mà không tác động lên cơ chế gây co giật, do đó không làm cải thiện cơ chế bệnh sinh. Trong tiền sản giật, co mạch
  • 3. Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ Readiness Assurance Test Readiness Assurance Test gồm 10 câu. Thời gian làm test 10 phút là cơ chế bệnh sinh chủ yếu. Vai trò của điều trị thuốc chống tăng huyết áp là đánh vào nền tảng của cơ chế bệnh sinh. Thuốc chống tăng huyết áp được chỉ định khi có tình trạng tăng huyết áp nặng. Nguồn: Bài TBL 4-7: Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ. Quản lý tiền sản giật: thuốc chống tăng huyết áp và magnesium sulfate. Trang 1. vi Khi nồng độ MgSO4 vượt ngưỡng, sẽ có ngộ độc MgSO4. để đạt được hiệu quả điều trị, nồng độ Mg++ phải ở trong khoảng 4-7 mEq/L . Vì MgSO4 chỉ bài tiết qua thận nên phải duy trì lượng nước tiểu thải ra > 25 mL/giờ hoặc 100 ml trong 4 giờ để tránh tích tụ thuốc. Ở những thai phụ bị tiền sản giật nặng mà nước tiểu dưới 30 ml mỗi giờ thì cần ngưng dùng khi cung lượng nước tiểu ở dưới ngưỡng này. Khi nồng độ Mg++ bắt đầu vượt ngưỡng điều trị, dấu hiệu mất phản xạ gân xương bánh chè sẽ là dấu hiệu sớm nhất. Vì thế, cần theo dõi phản xạ gân xương bánh chè như một chỉ báo là nồng độ Mg++ đã vượt ngưỡng điều trị và cần phải ngưng ngay việc dùng thêm MgSO4 . Sau phản xạ bánh chè là hô hấp. Khi có giảm tần số hô hấp < 12 lần / phút phải xem là có ngộ độc MgSO4. Luôn phải chuẩn bị chất giải độc MgSO4 là calcium gluconate. Khi có ngộ độc MgSO4, calcium gluconate được dùng với liều 10 mL calcium gluconate 10% tiêm mạch trong thời gian không dưới 10 phút và đặt nội khí quản nếu bệnh nhân ngưng thở. Nguồn: Bài TBL 4-7: Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ. Quản lý tiền sản giật: thuốc chống tăng huyết áp và magnesium sulfate. Trang 4. vii Hydralazin là một thuốc giãn mạch trực tiếp. Thuốc không gây hại cho sản phụ và thai nhi nên được dùng trong tiền sản giật. Hydralazin được hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn sau khi uống. Hydralazin đạt nồng độ đỉnh trong huyết thanh trong 1-2 giờ sau khi uống thuốc. Thải trừ thuốc qua thận. 70- 90% được đào thải qua nước tiểu trong 24 giờ, chỉ một lượng nhỏ được tìm thấy ở dạng không đổi. Do tác dụng giãn mạch trực tiếp nên có thể dẫn đến mất cân bằng giữa lòng mạch và thể tích huyết tương lưu hành, gây nên tác dụng không mong muốn quan trọng nhất là hạ huyết áp đột ngột có thể gây suy thai. Vì thế, có xu hướng không dùng hydralazin đơn độc, mà thường kết hợp với một phong tỏa adrenergic alpha khác như labetalol hay propranolol. Các tác dụng ngoại ý khác là nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, đau thắt ngực, tụt huyết áp, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, nhức đầu, bồn chồn, khó ngủ, rối loạn tạo máu, nổi mẫn, ớn lạnh...Hydralazin bị chống chỉ định trong các trường hợp quá mẫn với hydralazin, bệnh động mạch vành, van 2 lá do thấp, lupus ban đỏ, phình động mạch chủ cấp. Nguồn: Bài TBL 4- 7: Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ. Quản lý tiền sản giật: thuốc chống tăng huyết áp và magnesium sulfate. Trang 2. viii Cũng trước đây, thai chậm tăng trưởng trong tử cung được xem là triệu chứng nặng, do được cho là phản ánh trình trạng cấp máu của đơn vị nhau thai. Tuy nhiên, phân loại mới đánh giá cần xử lý IUGR theo tình trạng và mức độ của IUGR, nên không còn dùng tiêu chuẩn IUGR để đánh giá độ năng của tiền sản giật. Khi tiền sản giật có kèm theo IUGR, ta chỉ gọi là tiền sản giật có IUGR, mà không còn gọi là tiền sản giật nặng nữa. Nguồn: Bài TBL 4-7: Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ. Nhận biết và đánh giá các bệnh lý tăng huyết áp thai kỳ.Trang 1. Kiểm định tuổi thai bằng các dữ kiện đã có từ trước, đánh giá tăng trưởng bào thai tìm dấu chứng của IUGR (siêu âm sinh trắc), các dấu hiệu của suy thoái trao đổi tử cung nhau thông qua lượng giá sức khỏe thai như non-stress test và AFI (BPP), BPP biến đổi, velocimetry Doppler sẽ cung cấp các chỉ báo quan trọng về tình trạng thai, mà quan trọng nhất là so sánh việc kéo dài cuộc sống trong tử cung và khả năng thích ứng của thai với môi trường ngoài tử cung. Việc quyết định là khó khăn. Cần cân nhắc các yếu tố lợi ích của việc chấm dứt thai kỳ trên mẹ và ảnh hưởng của non tháng và/hoặc IUGR trên con. Về phía mẹ, buộc phải xác định rằng tình trạng nặng hiện nay có cho phép thực hiện một can thiệp trì hoãn hay buộc phải chấm dứt thai kỳ ngay. Liệu sự trì hoãn này có mang lại thêm lợi ích nào cho con hay không. Nguồn: Bài TBL 4-7: Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ. Quản lý tiền sản giật: quyết định chấm dứt thai kỳ và các vấn đề có liên quan. Trang 1-2. ix Do không có được các chứng cứ đủ mạnh nên không có được các khuyến cáo mạnh liên quan đến dự phòng tiền sản giật. Trong bài sử dụng các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization - WHO) về dự phòng và điều trị tiền sản giật-sản giật (2011). WHO khuyến cáo sử dụng Aspirin liều thấp 60- 80 mg/ngày để dự phòng tiền sản giật ở các phụ nữ có nguy cơ cao. Mức độ khuyến cáo: mạnh. Tiền căn là yếu tố quan trọng để quyết định tiến hành dự phòng với aspirin liều thấp. Các thai phụ với ít nhất một đặc điểm tiền căn sau được xếp vào nhóm có nguy cao tiền sản giật: (1) có tiền sản giật trong thai kỳ trước đó, nhất là có tiền căn bị tiền sản giật khởi phát sớm và sanh non trước 34 tuần 0/7 , (2) đái tháo đường, (3) tăng huyết áp mạn, (4) bệnh lý thận, (5) bệnh lý tự miễn, (6) đa thai. Liều aspirin được khuyến cáo là 75 mg/ngày (hay liều lân cận 60-80 mg/ngày). Khi dự phòng được tiến hành cho dân số nguy cơ cao, hiệu quả dự phòng bằng aspirin cho tiền sản giật và biến chứng của nó là rõ rệt. Với các thai phụ này, việc dự phòng tiền sản giật và các biến chứng của nó bằng aspirin liều thấp nên được khởi động từ cuối tam cá nguyệt I hay trước tuần thứ 20 thai kỳ. Trong trường hợp dùng aspirin để dự phòng cho dân số có nguy cơ trung bình, hiệu quả này sẽ kém hơn. Mức độ chứng cứ: trung bình. Khuyến cáo của WHO chủ yếu dựa trên tổng quan Cochrane 2007. Tổng quan này tổng hợp 51 nghiên cứu đơn lẽ, khảo sát trên 36,500 phụ nữ, cho thấy aspirin liều 60-80 mg/ngày chỉ làm giảm nhẹ nguy cơ tiền sản giật và các kết cục bất lợi khác của tiền sản giật trên các phụ nữ có nguy cơ cao(19%, RR 0,81*), làm giảm một tỷ lệ nhỏ tần suất và bệnh suất của tiền sản giật và không gây ra tác dụng có hại nào đáng kể, mặc dù tác dụng lâu dài trên thai vẫn chưa được loại trừ. Nguồn: Bài TBL 4-7: Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ. Dự phòng các bệnh lý tăng huyết áp trong thai kỳ: Quan điểm hiện nay. Trang 1-2. x Suy thận cấp là biến chứng thường gặp và là một trong những nguyên nhân gây tử vong mẹ và thai nhi của tiền sản giật. Co thắt mạch máu ở thận, với cơ chế như đã trình bày, có thể gây tổn thương vi cầu thận. Tổn thương vi cầu thể hiện bằng protein niệu. Tiền sản giật rất nặng còn có thể gây co thắt mạnh mạch máu thận, dẫn đến hoại tử ống thận cấp, với biến chứng vô niệu. Vì thế, tổn thương cầu thận và ống thận của tiền sản giật có thể gây tử vong cho thai phụ. Các tổn thương cầu thận và ống thận còn có thể dẫn đến suy thận mãn sau này. Tổn thương thận dẫn đến những thay đổi sinh hóa ở thai phụ bị tiền sản giật. Ở thai phụ bị tiền sản giật có biểu hiện nặng, tăng tính thấm vi cầu thể hiện qua protein niệu, trong khi đó, hoại tử ống thận được thể hiện bằng biến động tăng cao trong máu của urê, creatinin và acid uric. Nguồn: Bài TBL 4-7: Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ. Nhận biết và đánh giá các biến chứng của tình trạng tăng huyết áp thai kì. Trang 1.