SlideShare a Scribd company logo
1 of 5
Download to read offline
Hệ thần kinh tự chủ và tủy thượng thận
Hệ thần kinh tự chủ là bộ phận thần kinh kiểm soát các chức năng quan trọng cua cơ thể như
huyết áp, hoạt động cơ học và bài tiết của hệ tiêu hóa, hoạt động thải nước tiểu của bàng quang,
sự đổ mồ hôi, thân nhiệt và nhiều hoạt động khác của các tạng.
Có bốn nhóm nơrôn tạo nên hệ TKTC:
- Hệ giao cảm
- Hệ phó giao cảm
- Hệ thần kinh ruột
- Nhóm nơrôn của hạ đồi, than não và tủy sống.
Cách tổ chức của hệ thần kinh tự chủ
Bộ phận trung ương của hệ thần kinh tự chủ nằm tại hạ đồi, thân não và tủy sống. Các trung khu
thần kinh cao cấp hơn là hệ viền và một phần của vỏ não có thể ảnh hưởng lên hệ thần kinh tự
chủ bằng cách truyền tín hiệu cho hạ đồi và các vùng phía dưới của não.
Hệ thần kinh tự chủ là hệ vận động của các tạng, mạch máu và tuyến bài tiết. Thân tế bào của
nơrôn trước hạch ở trong thân não hay tủy sống. Sợi trục của nơrôn vận động có bao myelin
mỏng, tận cùng tại hạch thần kinh tự chủ. Nơrôn sau hạch có thân tế bào nằm trong hạch và sợi
trục không có myelin tận cùng tại tế bào hiệu ứng của các tạng.
Nhìn chung hạch giao cảm nằm gần hệ thần kinh trung ương trong khi hạch phó giao cảm nằm
gần mô hiệu ứng. Đường dẫn truyền thần kinh giao cảm có dây thần kinh trước hạch ngắn và dây
thần kinh sau hạch dài trong khi hệ phó giao cảm có dây thần kinh trước hạch dài và dây thần
kinh sau hạch ngắn.
 Hệ giao cảm
Các dây thần kinh giao cảm có thân tế bào nằm tại sừng bên tủy sống từ T1 đến L2. Sợi trục của
các nơrôn này đi ra khỏi tủy sống qua rễ trước, từ đó nó có thể đi vào chuỗi hạch giao cảm hay
hạch trước sống. Nơrôn sau hạch bắt nguồn từ chuỗi hạch giao cảm hay hạch trước sống. Nơrôn
trước hạch phân phối cho tủy thượng thận bắt nguồn từ sừng bên tủy sống và đi qua chuỗi hạch
giao cảm mà không tạo xináp và theo thần kinh tạng để đến tủy thượng thận, tận cùng tại các tế
bào thần kinh bài tiết epinephrine và norepinephrine vào máu. Các tế bào của tủy thượng thận có
nguồn gốc mô phôi từ mô thần kinh và tương đương với nơrôn sau hạch.
 Hệ phó giao cảm
Các dây thần kinh phó giao cảm có thân tế bào nằm tại nhân thân não hay đoạn cùng của tủy
sống S2-S4. Sợi trục của các nơrôn này đi ra khỏi thân não trong các dây thần kinh sọ III, VII, IX
và X hay đi ra khỏi tủy sống cùng qua các dây thần kinh chậu.
Dây thần kinh phó giao cảm trong thần kinh III đi đến các cơ thắt đồng tử và cơ thể mi của mắt.
Dây thần kinh phó giao cảm trong dây thần kinh VII đi đến các tuyến lệ, mũi, tuyến nước bọt
dưới hàm. Dây thần kinh phó giao cảm trong dây thần kinh IX đi đến tuyến mang tai. Khoảng
75% các dây thần kinh phó giao cảm nằm trong dây thần kinh X. Dây thần kinh X phân phối cho
tim, phổi, thực quản, dạ dày, ruột non, phần gần của đại tràng, gan, túi mật, tụy và phần trên niệu
quản.
Các dây thần kinh cùng phân phối cho đại tràng xuống, trực tràng, bàng quang và phần dưới của
niệu quản và cơ quan sinh dục.
Đặc điểm căn bản của chức năng giao cảm và phó giao cảm
Hai chất TGTK quan trọng nhất của hệ thần kinh tự chủ là acetylcholine và norepinephrine.
Nơrôn thần kinh tự chủ bài tiết acetylcholine được gọi là nơrôn cholinergic, nơrôn bài tiết
norepinephrine được gọi là nơrôn adrenergic. Tất cả các nơrôn trước hạch của hệ giao cảm và
phó giao cảm là cholinergic. Acetylcholine và các chất giống acetylcholine kích thích các nơrôn
sau hạch giao cảm và phó giao cảm.
Hầu như tất cả các nơrôn sau hạch của hệ phó giao cảm bài tiết acetylcholine, là thần kinh
cholinergic. Một số nơrôn sau hạch giao cảm bài tiết norepinephrine, là thần kinh adrenergic.
Tuy nhiên một số nơrôn sau hạch giao cảm lại là thần kinh cholinergic. Các dây thần kinh này
phân phối cho tuyến mồ hôi, cơ dựng lông và một số mạch máu.
 Tổng hợp và bài tiết acetylcholine và norepinephrine trong các tận cùng thần kinh
sau hạch.
Acetylcholine được tổng hợp trong đầu thần kinh tận cùng của dây thần kinh cholinergic qua sự
kết hợp của acetyl-coenzym A với choline. Một khi được phóng thích ra khỏi tận cùng thần kinh
cholinergic acetylcholine được thoái hóa nhanh chóng bởi acetylcholinesterase thành acetate và
choline. Choline dduwwojc vận chuyển trở lại vào sợi trục để tổng hợp acetylcholine trở lại.
Norepinephrine và epinephrine được tổng hợp từ aminoacid tyrosine. Tyrosine được biến dổi
thành DOPA rồi thành dopamine và cuối cùng thành norepinephrine. Trong tủy thượng thận
phản ứng này tiếp tục một bước nữa để biến 80% norepinephrine thành epinephrine. Tác dụng
của norepinephrine chấm dứt khi được lấy trở lại vào tận cùng thần kinh hay khuếch tán từ tận
cùng thần kinh vào dịch xung quanh. Khi vào trở lại trong sợi trục norepinephrine được đưa vào
trong các túi hay bị thoái hóa bởi mono-amino-oxidase (MAO).
 Thụ thể trên cơ quan hiệu ứng
- Thụ thể cholinergic được chia thành thụ thể muscarinic và nicotinic. Thụ thể muscarinic
được tìm thấy trên tất cả các tế bào hiệu ứng được phân phối các nơrôn sau hạch của hệ thần
kinh phó giao cảm cũng như các nơrôn sau hạch cholinergic của hệ thần kinh giao cảm. Thụ
thể nicotinic được tìm thấy trong các xináp giữa các nơrôn trước hạch và sau hạch cũng như
tại nơi tiếp hợp thần kinh cơ vân.
- Thụ thể adrenergic được chia thành thụ thể  và β, liên kết với protein G. Norepinephrine và
epinephrine có ái lực hơi khác nhau với thụ thể  và β. Norepinephrine kích thích chủ yếu
thụ thể  nhưng nó cũng kích thích thụ thể β ở mức thấp hơn. Epinephrine kích thích cả hai
loại thụ thể hầu như tương đương. Tác dụng tương đối của norepinephrine và epinephrine
trên các cơ quan phụ thuộc các loại thụ thể trên các cơ quan này.
+ Kích thích thụ thể  gây co mạch, giãn đồng tử, co cơ thắt tiêu hóa và bàng quang và co
cơ dựng lông.
+ Thụ thể β được chia thành thụ thể β1, β2 và 3. Kích thích thụ thể β1 làm tăng nhịp tim
và sự co bóp cơ tim. Kích thích thụ thể β2 làm giãn mạch cơ vân, giãn phế quản, giãn cơ
tử cung, sinh nhiệt và thủy phân glucose. Kích thích thụ thể 3 của tế bào mỡ khiến các
tế bào này bài tiết leptin, đến kích thích nơrôn hạ đồi của trung tâm thèm ăn.
 Tác dụng kích thích và ức chế của hệ giao cảm và phó giao cảm
Kích thích hệ giao cảm có tác dụng kích thích tại một số cơ quan nhưng tác dụng ức chế tại một
số cơ quan khác. Hệ phó giao cảm cũng vậy. Đôi khi cả hai hệ thần kinh này cùng tác dụng lên
một cơ quan với một hệ làm tăng hoạt động còn hệ kia làm giảm hoạt động tuy nhiên đối với
phần lớn các cơ quan thì có một hệ sẽ trội hơn.
 Tác dụng của hệ giao cảm và phó giao cảm trên các cơ quan chuyên biệt
 Mắt. Hai chức năng của mắt do hệ thần kinh tự chủ kiểm soát là thay đổi đường kính đồng tử
và độ khúc xạ của thấu kính. Kích thích hệ giao cảm làm co cơ tia của mống mắt, gây giãn
đồng tử, trong khi kích thích hệ phó giao cảm làm co cơ thắt của mống mắt, gây co đồng tử.
Sự gia tăng độ khúc xạ của thấu kính mắt hoàn toàn do hệ phó giao cảm kiểm soát. Kích
thích hệ phó giao cảm gây co cơ thể mi, làm trùng dây chằng treo thấu kính và làm cho thấu
kính phồng lên. Điều này giúp cho mắt nhìn gần.
 Các tuyến của cơ thể. Các tuyến mũi, nước bọt và tiêu hóa do hệ phó giao cảm kích thích bài
tiết một lượng lớn chất tiết chứa nhiều nước. Hệ giao cảm gây co mạch phân phối cho các
tuyến nên thường làm giảm tốc độ bài tiết của các tuyến này. Hệ giao cảm có tác dụng trực
tiếp trên các tế bào tuyến gây bài tiết một chất tiết nhiều enzym và chất nhầy.
Tuyến mồ hôi bài tiết nhiều mồ hôi khi kích thích hệ giao cảm. Hệ phó giao cảm không có
tác dụng trên sự bài tiết mồ hôi. Dây thần kinh giao cảm đến tuyến mồ hôi là thần kinh
cholinergic; hầu hết các dây thần kinh giao cảm khác là adrenergic.
Tuyến tại nách bài tiết một chất tiết đặc, có mùi, dưới sự kích thích của hệ giao cảm. Các
tuyến này không đáp ứng với hệ phó giao cảm. Dây thần kinh giao cảm đến tuyến tại nách là
thần kinh adrenergic.
 Đám rối thần kinh trong thành hệ tiêu hóa. Hệ giao cảm và phó giao cảm làm tăng hoặc
giảm hoạt động của hệ tiêu hóa chủ yếu bằng cách làm tăng hay giảm tác động lên hệ thần
kinh ruột. Nhìn chung hệ phó giao cảm làm tăng hoạt động của hệ tiêu hóa. Hoạt động bình
thường của hệ tiêu hóa ít chịu ảnh hưởng của hệ giao cảm nhưng sự kích thích mạnh hệ giao
cảm ức chế nhu động và làm tăng trương lực của của các cơ thắt tiêu hóa.
 Tim. Kích thích hệ giao cảm làm tăng tần số và cường độ co bóp cơ tim. Hệ phó giao cảm có
tác dụng ngược lại.
 Mạch máu đại tuần hoàn. Kích thích giao cảm gây co mạch, đặc biệt là mạch máu của các
tạng trong bụng và mạch máu da của các chi.
 Huyết áp động mạch. Huyết áp được quyết định bởi lực đẩy máu của tim và sức cản đối với
sự lưu thông máu qua các mạch máu. Kích thích hệ giao cảm làm tăng lực đẩy của tim và sức
cản đối với dòng máu, dẫn đến tăng huyết áp động mạch. Kích thích hệ phó giao cảm làm
giảm lực đẩy của tim nhưng không có tác dụng lên sức cản ngoại biên, dẫn đến giảm nhẹ
huyết áp động mạch.
 Chức năng của tủy thượng thận
Kích thích các dây thần kinh giao cảm đên tủy thượng thận làm cho một lượng lớn epinephrine
và norepinephrine được phóng thích vào máu. Khoảng 80% chất tiết là epinephrine và 20% là
norepinephrine. Tác dụng của epinephrine và norepinephrine được phóng thích từ tủy thượng
thận kéo dài 5-10 lần hơn nếu được bài tiết từ các nơrôn giao cảm vì các hormone này bị lấy ra
khỏi máu chậm hơn.
Norepinephrine lưu thông trong máu gây co mạch, làm tăng nhịp và sức co bóp của tim, ức chế
hệ tiêu hóa và làm giãn đồng tử. Epinephrine lưu thông trong máu, do tác dụng kích thích mạnh
các thụ thể β nên có tác dụng trên tim nhiều hơn là norepinephrine. Epinephrine chỉ gây co mạch
yếu tại cơ, dẫn đến tăng nhẹ huyết áp động mạch nhưng làm tăng nhiều cung lượng tim.
Epinephrine và norepinephrine được phóng thích từ tủy thượng thận cùng lúc với khi các cơ
quan bị kích thích bởi hệ giao cảm. Cơ chế cặp đôi này trong sự kích thích hệ giao cảm bảo đảm
hiệu quả tối ưu khi cần đến.
 Trương lực giao cảm và phó giao cảm
Hoạt động căn bản của hệ giao cảm và phó giao cảm được gọi là trương lực giao cảm và phó
giao cảm. Bình thường trương lực giao cảm gây co tiểu động mạch hệ đại tuần hoàn làm đường
kính động mạch giảm còn một nửa trong khi trương lực hệ phó giao cảm duy trì cử động bình
thường của hệ tiêu hóa.
 Sự phóng thích toàn thể của hệ thần kinh tự chủ
Trong một số trường hợp hệ giao cảm hoạt động rất mạnh và gây ra một phản ứng rộng khắp cơ
thể được gọi là đáp ứng báo động hay đáp ứng stress. Trường hợp khác sự hoạt hóa giao cảm xảy
ra tại các vùng riêng lẻ; thí dụ giãn mạch và đổ mồ hôi do tăng nhiệt độ tại chỗ. Hệ phó giao cảm
thường chịu trách nhiệm cho những thay đổi chuyên biệt trong chức năng của các tạng, thí dụ
thay đổi trong sự bài tiết nước bọt và dạ dày hay tống chất thải ra khỏi bàng quang hay trực
tràng.
Tác dụng toàn thể của hệ giao cảm có thể do sợ hãi, tức giận hay đau nhiều. Đáp ứng báo động
hay đáp ứng stress thường được gọi là phản ứng chiến đấu hay là chạy. Tác dụng toàn thể của hệ
giao cảm làm tăng huyết áp, lưu lượng máu đến cơ, đường huyết, thủy phân glycogen, kích hoạt
hệ thần kinh và giảm lưu lượng máu đến hệ tiêu hóa và thận và thời gian đông máu ngắn hơn.
Các tác dụng này cho phép người ta có thể thực hiện những hoạt động nặng hơn nhiều mà bình
thường khó có thể thực hiện.
Trung tâm điều hòa hệ TKTC là hạ đồi
Hệ TKTC được điều hòa bởi hạ đồi là trung tâm thần kinh có rất nhiều chức năng liên qua đến
- Sự điều hòa thân nhiệt
- Việc ăn và uống
- Nhịp tim và huyết áp
- Hoạt động bài xuất chất thải
- Hoạt động tình dục
- Sự tạo sữa
- Sự tăng trưởng

More Related Content

What's hot

HOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIM
HOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIMHOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIM
HOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIM
SoM
 
GIẢI PHẪU HỆ THẦN KINH - 12 ĐÔI THẦN KINH SỌ
GIẢI PHẪU HỆ THẦN KINH - 12 ĐÔI THẦN KINH SỌGIẢI PHẪU HỆ THẦN KINH - 12 ĐÔI THẦN KINH SỌ
GIẢI PHẪU HỆ THẦN KINH - 12 ĐÔI THẦN KINH SỌ
SoM
 
[Bài giảng, thần kinh] nao
[Bài giảng, thần kinh] nao[Bài giảng, thần kinh] nao
[Bài giảng, thần kinh] nao
tailieuhoctapctump
 
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNGSINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SoM
 
MẠCH MÁU CHI TRÊN
MẠCH MÁU CHI TRÊNMẠCH MÁU CHI TRÊN
MẠCH MÁU CHI TRÊN
SoM
 
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNGSINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SoM
 

What's hot (20)

HOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIM
HOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIMHOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIM
HOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIM
 
GIẢI PHẪU HỆ THẦN KINH - 12 ĐÔI THẦN KINH SỌ
GIẢI PHẪU HỆ THẦN KINH - 12 ĐÔI THẦN KINH SỌGIẢI PHẪU HỆ THẦN KINH - 12 ĐÔI THẦN KINH SỌ
GIẢI PHẪU HỆ THẦN KINH - 12 ĐÔI THẦN KINH SỌ
 
Viem
ViemViem
Viem
 
HỆ THẦN KINH
HỆ THẦN KINHHỆ THẦN KINH
HỆ THẦN KINH
 
MÔ SỤN
MÔ SỤNMÔ SỤN
MÔ SỤN
 
Sinh lý tuyến giáp
Sinh lý tuyến giápSinh lý tuyến giáp
Sinh lý tuyến giáp
 
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆUMÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
 
hệ hô hấp
hệ hô hấphệ hô hấp
hệ hô hấp
 
Ống cơ khép
Ống cơ khépỐng cơ khép
Ống cơ khép
 
[Bài giảng, thần kinh] nao
[Bài giảng, thần kinh] nao[Bài giảng, thần kinh] nao
[Bài giảng, thần kinh] nao
 
Giải phẫu não 1
Giải phẫu não 1Giải phẫu não 1
Giải phẫu não 1
 
SINH LÝ THỊ GIÁC
SINH LÝ THỊ GIÁCSINH LÝ THỊ GIÁC
SINH LÝ THỊ GIÁC
 
Sinh lý tuần hoàn
Sinh lý tuần hoàn Sinh lý tuần hoàn
Sinh lý tuần hoàn
 
GIẢI PHẨU VÙNG HẦU
GIẢI PHẨU VÙNG HẦUGIẢI PHẨU VÙNG HẦU
GIẢI PHẨU VÙNG HẦU
 
Bệnh án Xơ gan/viêm gan B mạn tính tiến triển
Bệnh án Xơ gan/viêm gan B mạn tính tiến triểnBệnh án Xơ gan/viêm gan B mạn tính tiến triển
Bệnh án Xơ gan/viêm gan B mạn tính tiến triển
 
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNGSINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
 
MẠCH MÁU CHI TRÊN
MẠCH MÁU CHI TRÊNMẠCH MÁU CHI TRÊN
MẠCH MÁU CHI TRÊN
 
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNGSINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
 
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầu
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầuTứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầu
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầu
 
Tuyến yên pp2003
Tuyến yên pp2003Tuyến yên pp2003
Tuyến yên pp2003
 

Similar to HỆ THẦN KINH TỰ CHỦ VÀ TỦY THƯỢNG THẬN

VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNG
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNGVÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNG
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNG
SoM
 
Các chất dẫn truyền thần kinh - Đại học Y dược TPHCM
Các chất dẫn truyền thần kinh - Đại học Y dược TPHCMCác chất dẫn truyền thần kinh - Đại học Y dược TPHCM
Các chất dẫn truyền thần kinh - Đại học Y dược TPHCM
Update Y học
 
Co che chong stress
Co che chong stressCo che chong stress
Co che chong stress
taka_team
 
SINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.doc
SINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.docSINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.doc
SINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.doc
HongBiThi1
 
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾT
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾTĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾT
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾT
SoM
 

Similar to HỆ THẦN KINH TỰ CHỦ VÀ TỦY THƯỢNG THẬN (20)

He tuan hoan p3
He tuan hoan p3He tuan hoan p3
He tuan hoan p3
 
He tuan hoan p3
He tuan hoan p3He tuan hoan p3
He tuan hoan p3
 
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNG
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNGVÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNG
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNG
 
than kinh.PDF
than kinh.PDFthan kinh.PDF
than kinh.PDF
 
Các chất dẫn truyền thần kinh - Đại học Y dược TPHCM
Các chất dẫn truyền thần kinh - Đại học Y dược TPHCMCác chất dẫn truyền thần kinh - Đại học Y dược TPHCM
Các chất dẫn truyền thần kinh - Đại học Y dược TPHCM
 
Co che chong stress
Co che chong stressCo che chong stress
Co che chong stress
 
Sinh Lý Neuron - Thần Kinh
Sinh Lý Neuron - Thần KinhSinh Lý Neuron - Thần Kinh
Sinh Lý Neuron - Thần Kinh
 
Hệ bài tiết (p1)
Hệ bài tiết (p1)Hệ bài tiết (p1)
Hệ bài tiết (p1)
 
VAI TRÒ CỦA HỆ THẦN KINH VÀ THỂ DỊCH TRONG ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG TIM MẠCH.pptx
VAI TRÒ CỦA HỆ THẦN KINH VÀ THỂ DỊCH TRONG ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG TIM MẠCH.pptxVAI TRÒ CỦA HỆ THẦN KINH VÀ THỂ DỊCH TRONG ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG TIM MẠCH.pptx
VAI TRÒ CỦA HỆ THẦN KINH VÀ THỂ DỊCH TRONG ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG TIM MẠCH.pptx
 
Gp.than kinh
Gp.than kinhGp.than kinh
Gp.than kinh
 
Hệ bài tiết (p1)
Hệ bài tiết (p1)Hệ bài tiết (p1)
Hệ bài tiết (p1)
 
Bài giảng Sinh lí dẫn truyền thần kinh.pptx
Bài giảng Sinh lí dẫn truyền thần kinh.pptxBài giảng Sinh lí dẫn truyền thần kinh.pptx
Bài giảng Sinh lí dẫn truyền thần kinh.pptx
 
Bs y3 thuốc tác dụng lên hệ tktv
Bs y3 thuốc tác dụng lên hệ tktv Bs y3 thuốc tác dụng lên hệ tktv
Bs y3 thuốc tác dụng lên hệ tktv
 
tài liệu ôn thi hsg sinh 8 năm 2022-2023
tài liệu ôn thi hsg sinh 8 năm 2022-2023tài liệu ôn thi hsg sinh 8 năm 2022-2023
tài liệu ôn thi hsg sinh 8 năm 2022-2023
 
Đề cương ôn thi sinh lý 2019
Đề cương ôn thi sinh lý 2019Đề cương ôn thi sinh lý 2019
Đề cương ôn thi sinh lý 2019
 
SINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.doc
SINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.docSINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.doc
SINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.doc
 
Hệ nội tiết
Hệ nội tiếtHệ nội tiết
Hệ nội tiết
 
tailieuchung_15_sinh_ly_noron_7721.pdf
tailieuchung_15_sinh_ly_noron_7721.pdftailieuchung_15_sinh_ly_noron_7721.pdf
tailieuchung_15_sinh_ly_noron_7721.pdf
 
THUỐC VẬN MẠCH TRONG HỒI SỨC
THUỐC VẬN MẠCH TRONG HỒI SỨCTHUỐC VẬN MẠCH TRONG HỒI SỨC
THUỐC VẬN MẠCH TRONG HỒI SỨC
 
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾT
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾTĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾT
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾT
 

More from SoM

More from SoM (20)

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
 

Recently uploaded

SGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấySGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
HongBiThi1
 
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạSGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
HongBiThi1
 
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK mới sẩy thai.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sẩy thai.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sẩy thai.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sẩy thai.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nhaSGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
HongBiThi1
 
Phác đồ TD chửa ngoài tử cung.pdf hay cập nhật
Phác đồ TD chửa ngoài tử cung.pdf hay cập nhậtPhác đồ TD chửa ngoài tử cung.pdf hay cập nhật
Phác đồ TD chửa ngoài tử cung.pdf hay cập nhật
HongBiThi1
 
SGK Ung thư trực tràng.pdf hay nha các bạn
SGK Ung thư trực tràng.pdf hay nha các bạnSGK Ung thư trực tràng.pdf hay nha các bạn
SGK Ung thư trực tràng.pdf hay nha các bạn
HongBiThi1
 
CÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩ
CÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩCÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩ
CÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩ
HongBiThi1
 
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtUng thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
HongBiThi1
 
SGK cũ sẩy thai.pdf cũ nhưng rất đầy đủ hay
SGK cũ sẩy thai.pdf cũ nhưng rất đầy đủ haySGK cũ sẩy thai.pdf cũ nhưng rất đầy đủ hay
SGK cũ sẩy thai.pdf cũ nhưng rất đầy đủ hay
HongBiThi1
 
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptxBản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
HongBiThi1
 
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuSốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
HongBiThi1
 
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnY4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

SGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấySGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
 
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạSGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
 
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
 
Nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc của Liên minh Châu Âu
Nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc của Liên minh Châu ÂuNguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc của Liên minh Châu Âu
Nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc của Liên minh Châu Âu
 
SGK mới sẩy thai.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sẩy thai.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sẩy thai.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sẩy thai.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nhaSGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
 
Phác đồ TD chửa ngoài tử cung.pdf hay cập nhật
Phác đồ TD chửa ngoài tử cung.pdf hay cập nhậtPhác đồ TD chửa ngoài tử cung.pdf hay cập nhật
Phác đồ TD chửa ngoài tử cung.pdf hay cập nhật
 
SGK Ung thư trực tràng.pdf hay nha các bạn
SGK Ung thư trực tràng.pdf hay nha các bạnSGK Ung thư trực tràng.pdf hay nha các bạn
SGK Ung thư trực tràng.pdf hay nha các bạn
 
CÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩ
CÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩCÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩ
CÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩ
 
SGK Hội chứng chảy máu trong ổ bụng Y6.pdf
SGK Hội chứng chảy máu trong ổ bụng Y6.pdfSGK Hội chứng chảy máu trong ổ bụng Y6.pdf
SGK Hội chứng chảy máu trong ổ bụng Y6.pdf
 
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtUng thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
 
SGK cũ sẩy thai.pdf cũ nhưng rất đầy đủ hay
SGK cũ sẩy thai.pdf cũ nhưng rất đầy đủ haySGK cũ sẩy thai.pdf cũ nhưng rất đầy đủ hay
SGK cũ sẩy thai.pdf cũ nhưng rất đầy đủ hay
 
Báo-cáo nghiên cứu khoa học tật khúc xạ.pptx
Báo-cáo nghiên cứu khoa học tật khúc xạ.pptxBáo-cáo nghiên cứu khoa học tật khúc xạ.pptx
Báo-cáo nghiên cứu khoa học tật khúc xạ.pptx
 
SGK cũ còi xương, thiếu vitamin A, D ở trẻ em.pdf
SGK cũ còi xương, thiếu vitamin A, D ở trẻ em.pdfSGK cũ còi xương, thiếu vitamin A, D ở trẻ em.pdf
SGK cũ còi xương, thiếu vitamin A, D ở trẻ em.pdf
 
gp mũi xoang và các mốc ứng dụng trong pt.ppt
gp mũi xoang và các mốc ứng dụng trong pt.pptgp mũi xoang và các mốc ứng dụng trong pt.ppt
gp mũi xoang và các mốc ứng dụng trong pt.ppt
 
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptxBản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
 
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuSốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
 
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnY4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
 

HỆ THẦN KINH TỰ CHỦ VÀ TỦY THƯỢNG THẬN

  • 1. Hệ thần kinh tự chủ và tủy thượng thận Hệ thần kinh tự chủ là bộ phận thần kinh kiểm soát các chức năng quan trọng cua cơ thể như huyết áp, hoạt động cơ học và bài tiết của hệ tiêu hóa, hoạt động thải nước tiểu của bàng quang, sự đổ mồ hôi, thân nhiệt và nhiều hoạt động khác của các tạng. Có bốn nhóm nơrôn tạo nên hệ TKTC: - Hệ giao cảm - Hệ phó giao cảm - Hệ thần kinh ruột - Nhóm nơrôn của hạ đồi, than não và tủy sống. Cách tổ chức của hệ thần kinh tự chủ Bộ phận trung ương của hệ thần kinh tự chủ nằm tại hạ đồi, thân não và tủy sống. Các trung khu thần kinh cao cấp hơn là hệ viền và một phần của vỏ não có thể ảnh hưởng lên hệ thần kinh tự chủ bằng cách truyền tín hiệu cho hạ đồi và các vùng phía dưới của não. Hệ thần kinh tự chủ là hệ vận động của các tạng, mạch máu và tuyến bài tiết. Thân tế bào của nơrôn trước hạch ở trong thân não hay tủy sống. Sợi trục của nơrôn vận động có bao myelin mỏng, tận cùng tại hạch thần kinh tự chủ. Nơrôn sau hạch có thân tế bào nằm trong hạch và sợi trục không có myelin tận cùng tại tế bào hiệu ứng của các tạng. Nhìn chung hạch giao cảm nằm gần hệ thần kinh trung ương trong khi hạch phó giao cảm nằm gần mô hiệu ứng. Đường dẫn truyền thần kinh giao cảm có dây thần kinh trước hạch ngắn và dây thần kinh sau hạch dài trong khi hệ phó giao cảm có dây thần kinh trước hạch dài và dây thần kinh sau hạch ngắn.  Hệ giao cảm Các dây thần kinh giao cảm có thân tế bào nằm tại sừng bên tủy sống từ T1 đến L2. Sợi trục của các nơrôn này đi ra khỏi tủy sống qua rễ trước, từ đó nó có thể đi vào chuỗi hạch giao cảm hay hạch trước sống. Nơrôn sau hạch bắt nguồn từ chuỗi hạch giao cảm hay hạch trước sống. Nơrôn trước hạch phân phối cho tủy thượng thận bắt nguồn từ sừng bên tủy sống và đi qua chuỗi hạch giao cảm mà không tạo xináp và theo thần kinh tạng để đến tủy thượng thận, tận cùng tại các tế bào thần kinh bài tiết epinephrine và norepinephrine vào máu. Các tế bào của tủy thượng thận có nguồn gốc mô phôi từ mô thần kinh và tương đương với nơrôn sau hạch.  Hệ phó giao cảm
  • 2. Các dây thần kinh phó giao cảm có thân tế bào nằm tại nhân thân não hay đoạn cùng của tủy sống S2-S4. Sợi trục của các nơrôn này đi ra khỏi thân não trong các dây thần kinh sọ III, VII, IX và X hay đi ra khỏi tủy sống cùng qua các dây thần kinh chậu. Dây thần kinh phó giao cảm trong thần kinh III đi đến các cơ thắt đồng tử và cơ thể mi của mắt. Dây thần kinh phó giao cảm trong dây thần kinh VII đi đến các tuyến lệ, mũi, tuyến nước bọt dưới hàm. Dây thần kinh phó giao cảm trong dây thần kinh IX đi đến tuyến mang tai. Khoảng 75% các dây thần kinh phó giao cảm nằm trong dây thần kinh X. Dây thần kinh X phân phối cho tim, phổi, thực quản, dạ dày, ruột non, phần gần của đại tràng, gan, túi mật, tụy và phần trên niệu quản. Các dây thần kinh cùng phân phối cho đại tràng xuống, trực tràng, bàng quang và phần dưới của niệu quản và cơ quan sinh dục. Đặc điểm căn bản của chức năng giao cảm và phó giao cảm Hai chất TGTK quan trọng nhất của hệ thần kinh tự chủ là acetylcholine và norepinephrine. Nơrôn thần kinh tự chủ bài tiết acetylcholine được gọi là nơrôn cholinergic, nơrôn bài tiết norepinephrine được gọi là nơrôn adrenergic. Tất cả các nơrôn trước hạch của hệ giao cảm và phó giao cảm là cholinergic. Acetylcholine và các chất giống acetylcholine kích thích các nơrôn sau hạch giao cảm và phó giao cảm. Hầu như tất cả các nơrôn sau hạch của hệ phó giao cảm bài tiết acetylcholine, là thần kinh cholinergic. Một số nơrôn sau hạch giao cảm bài tiết norepinephrine, là thần kinh adrenergic. Tuy nhiên một số nơrôn sau hạch giao cảm lại là thần kinh cholinergic. Các dây thần kinh này phân phối cho tuyến mồ hôi, cơ dựng lông và một số mạch máu.  Tổng hợp và bài tiết acetylcholine và norepinephrine trong các tận cùng thần kinh sau hạch. Acetylcholine được tổng hợp trong đầu thần kinh tận cùng của dây thần kinh cholinergic qua sự kết hợp của acetyl-coenzym A với choline. Một khi được phóng thích ra khỏi tận cùng thần kinh cholinergic acetylcholine được thoái hóa nhanh chóng bởi acetylcholinesterase thành acetate và choline. Choline dduwwojc vận chuyển trở lại vào sợi trục để tổng hợp acetylcholine trở lại. Norepinephrine và epinephrine được tổng hợp từ aminoacid tyrosine. Tyrosine được biến dổi thành DOPA rồi thành dopamine và cuối cùng thành norepinephrine. Trong tủy thượng thận phản ứng này tiếp tục một bước nữa để biến 80% norepinephrine thành epinephrine. Tác dụng của norepinephrine chấm dứt khi được lấy trở lại vào tận cùng thần kinh hay khuếch tán từ tận cùng thần kinh vào dịch xung quanh. Khi vào trở lại trong sợi trục norepinephrine được đưa vào trong các túi hay bị thoái hóa bởi mono-amino-oxidase (MAO).
  • 3.  Thụ thể trên cơ quan hiệu ứng - Thụ thể cholinergic được chia thành thụ thể muscarinic và nicotinic. Thụ thể muscarinic được tìm thấy trên tất cả các tế bào hiệu ứng được phân phối các nơrôn sau hạch của hệ thần kinh phó giao cảm cũng như các nơrôn sau hạch cholinergic của hệ thần kinh giao cảm. Thụ thể nicotinic được tìm thấy trong các xináp giữa các nơrôn trước hạch và sau hạch cũng như tại nơi tiếp hợp thần kinh cơ vân. - Thụ thể adrenergic được chia thành thụ thể  và β, liên kết với protein G. Norepinephrine và epinephrine có ái lực hơi khác nhau với thụ thể  và β. Norepinephrine kích thích chủ yếu thụ thể  nhưng nó cũng kích thích thụ thể β ở mức thấp hơn. Epinephrine kích thích cả hai loại thụ thể hầu như tương đương. Tác dụng tương đối của norepinephrine và epinephrine trên các cơ quan phụ thuộc các loại thụ thể trên các cơ quan này. + Kích thích thụ thể  gây co mạch, giãn đồng tử, co cơ thắt tiêu hóa và bàng quang và co cơ dựng lông. + Thụ thể β được chia thành thụ thể β1, β2 và 3. Kích thích thụ thể β1 làm tăng nhịp tim và sự co bóp cơ tim. Kích thích thụ thể β2 làm giãn mạch cơ vân, giãn phế quản, giãn cơ tử cung, sinh nhiệt và thủy phân glucose. Kích thích thụ thể 3 của tế bào mỡ khiến các tế bào này bài tiết leptin, đến kích thích nơrôn hạ đồi của trung tâm thèm ăn.  Tác dụng kích thích và ức chế của hệ giao cảm và phó giao cảm Kích thích hệ giao cảm có tác dụng kích thích tại một số cơ quan nhưng tác dụng ức chế tại một số cơ quan khác. Hệ phó giao cảm cũng vậy. Đôi khi cả hai hệ thần kinh này cùng tác dụng lên một cơ quan với một hệ làm tăng hoạt động còn hệ kia làm giảm hoạt động tuy nhiên đối với phần lớn các cơ quan thì có một hệ sẽ trội hơn.  Tác dụng của hệ giao cảm và phó giao cảm trên các cơ quan chuyên biệt  Mắt. Hai chức năng của mắt do hệ thần kinh tự chủ kiểm soát là thay đổi đường kính đồng tử và độ khúc xạ của thấu kính. Kích thích hệ giao cảm làm co cơ tia của mống mắt, gây giãn đồng tử, trong khi kích thích hệ phó giao cảm làm co cơ thắt của mống mắt, gây co đồng tử. Sự gia tăng độ khúc xạ của thấu kính mắt hoàn toàn do hệ phó giao cảm kiểm soát. Kích thích hệ phó giao cảm gây co cơ thể mi, làm trùng dây chằng treo thấu kính và làm cho thấu kính phồng lên. Điều này giúp cho mắt nhìn gần.  Các tuyến của cơ thể. Các tuyến mũi, nước bọt và tiêu hóa do hệ phó giao cảm kích thích bài tiết một lượng lớn chất tiết chứa nhiều nước. Hệ giao cảm gây co mạch phân phối cho các tuyến nên thường làm giảm tốc độ bài tiết của các tuyến này. Hệ giao cảm có tác dụng trực tiếp trên các tế bào tuyến gây bài tiết một chất tiết nhiều enzym và chất nhầy. Tuyến mồ hôi bài tiết nhiều mồ hôi khi kích thích hệ giao cảm. Hệ phó giao cảm không có tác dụng trên sự bài tiết mồ hôi. Dây thần kinh giao cảm đến tuyến mồ hôi là thần kinh cholinergic; hầu hết các dây thần kinh giao cảm khác là adrenergic. Tuyến tại nách bài tiết một chất tiết đặc, có mùi, dưới sự kích thích của hệ giao cảm. Các tuyến này không đáp ứng với hệ phó giao cảm. Dây thần kinh giao cảm đến tuyến tại nách là thần kinh adrenergic.
  • 4.  Đám rối thần kinh trong thành hệ tiêu hóa. Hệ giao cảm và phó giao cảm làm tăng hoặc giảm hoạt động của hệ tiêu hóa chủ yếu bằng cách làm tăng hay giảm tác động lên hệ thần kinh ruột. Nhìn chung hệ phó giao cảm làm tăng hoạt động của hệ tiêu hóa. Hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa ít chịu ảnh hưởng của hệ giao cảm nhưng sự kích thích mạnh hệ giao cảm ức chế nhu động và làm tăng trương lực của của các cơ thắt tiêu hóa.  Tim. Kích thích hệ giao cảm làm tăng tần số và cường độ co bóp cơ tim. Hệ phó giao cảm có tác dụng ngược lại.  Mạch máu đại tuần hoàn. Kích thích giao cảm gây co mạch, đặc biệt là mạch máu của các tạng trong bụng và mạch máu da của các chi.  Huyết áp động mạch. Huyết áp được quyết định bởi lực đẩy máu của tim và sức cản đối với sự lưu thông máu qua các mạch máu. Kích thích hệ giao cảm làm tăng lực đẩy của tim và sức cản đối với dòng máu, dẫn đến tăng huyết áp động mạch. Kích thích hệ phó giao cảm làm giảm lực đẩy của tim nhưng không có tác dụng lên sức cản ngoại biên, dẫn đến giảm nhẹ huyết áp động mạch.  Chức năng của tủy thượng thận Kích thích các dây thần kinh giao cảm đên tủy thượng thận làm cho một lượng lớn epinephrine và norepinephrine được phóng thích vào máu. Khoảng 80% chất tiết là epinephrine và 20% là norepinephrine. Tác dụng của epinephrine và norepinephrine được phóng thích từ tủy thượng thận kéo dài 5-10 lần hơn nếu được bài tiết từ các nơrôn giao cảm vì các hormone này bị lấy ra khỏi máu chậm hơn. Norepinephrine lưu thông trong máu gây co mạch, làm tăng nhịp và sức co bóp của tim, ức chế hệ tiêu hóa và làm giãn đồng tử. Epinephrine lưu thông trong máu, do tác dụng kích thích mạnh các thụ thể β nên có tác dụng trên tim nhiều hơn là norepinephrine. Epinephrine chỉ gây co mạch yếu tại cơ, dẫn đến tăng nhẹ huyết áp động mạch nhưng làm tăng nhiều cung lượng tim. Epinephrine và norepinephrine được phóng thích từ tủy thượng thận cùng lúc với khi các cơ quan bị kích thích bởi hệ giao cảm. Cơ chế cặp đôi này trong sự kích thích hệ giao cảm bảo đảm hiệu quả tối ưu khi cần đến.  Trương lực giao cảm và phó giao cảm Hoạt động căn bản của hệ giao cảm và phó giao cảm được gọi là trương lực giao cảm và phó giao cảm. Bình thường trương lực giao cảm gây co tiểu động mạch hệ đại tuần hoàn làm đường kính động mạch giảm còn một nửa trong khi trương lực hệ phó giao cảm duy trì cử động bình thường của hệ tiêu hóa.  Sự phóng thích toàn thể của hệ thần kinh tự chủ Trong một số trường hợp hệ giao cảm hoạt động rất mạnh và gây ra một phản ứng rộng khắp cơ thể được gọi là đáp ứng báo động hay đáp ứng stress. Trường hợp khác sự hoạt hóa giao cảm xảy ra tại các vùng riêng lẻ; thí dụ giãn mạch và đổ mồ hôi do tăng nhiệt độ tại chỗ. Hệ phó giao cảm
  • 5. thường chịu trách nhiệm cho những thay đổi chuyên biệt trong chức năng của các tạng, thí dụ thay đổi trong sự bài tiết nước bọt và dạ dày hay tống chất thải ra khỏi bàng quang hay trực tràng. Tác dụng toàn thể của hệ giao cảm có thể do sợ hãi, tức giận hay đau nhiều. Đáp ứng báo động hay đáp ứng stress thường được gọi là phản ứng chiến đấu hay là chạy. Tác dụng toàn thể của hệ giao cảm làm tăng huyết áp, lưu lượng máu đến cơ, đường huyết, thủy phân glycogen, kích hoạt hệ thần kinh và giảm lưu lượng máu đến hệ tiêu hóa và thận và thời gian đông máu ngắn hơn. Các tác dụng này cho phép người ta có thể thực hiện những hoạt động nặng hơn nhiều mà bình thường khó có thể thực hiện. Trung tâm điều hòa hệ TKTC là hạ đồi Hệ TKTC được điều hòa bởi hạ đồi là trung tâm thần kinh có rất nhiều chức năng liên qua đến - Sự điều hòa thân nhiệt - Việc ăn và uống - Nhịp tim và huyết áp - Hoạt động bài xuất chất thải - Hoạt động tình dục - Sự tạo sữa - Sự tăng trưởng