SlideShare a Scribd company logo
1 of 73
THUYẾT MINH DỰ ÁN
XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI CÁ GIỐNG
VÀ CÁ KOI
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN
Địa điểm:
tỉnh Nghệ An
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN
-----------  -----------
DỰ ÁN
XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI CÁ GIỐNG
THÁT LÁT VÀ CÁ KOI
Địa điểm: tỉnh Nghệ An
ĐƠN VỊ TƯ VẤN CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN
0918755356-0903034381 Giám đốc
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
2
MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................... 2
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU................................................................................... 6
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ................................................................. 6
II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN........................................................ 6
III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ........................................................................ 7
IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ......................................................................... 8
V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN.............................................................. 9
5.1. Mục tiêu chung........................................................................................ 9
5.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................10
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN.......................11
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ
ÁN................................................................................................................11
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. .................................................11
1.2. Điều kiện xã hội vùng dự án....................................................................13
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG.....................................................15
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN...........................................................................19
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án...........................................................19
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư..................................21
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ...................................24
4.1. Địa điểm xây dựng..................................................................................24
4.2. Hình thức đầu tư.....................................................................................24
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.24
5.1. Nhu cầu sử dụng đất................................................................................24
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.............24
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ...................25
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
3
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ..............25
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ......25
2.1. Đối tượng nuôi của dự án........................................................................25
2.2. Kỹ thuật nuôi cá thát lát cườm.................................................................26
2.3. Nhà máy chế biến sản phẩm cá................................................................40
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .............................43
I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG....................................................................43
1.1. Chuẩn bị mặt bằng ..................................................................................43
1.2. Phương án tổng thểbồi thường, giải phóng mặt bằng, táiđịnh cư:................43
1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật....................................43
II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH...................43
2.1. Các phương án xây dựng công trình.........................................................43
2.2. Các phương án kiến trúc..........................................................................44
III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN...................................................45
3.1. Phương án tổ chức thực hiện ...................................................................45
3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý .....................46
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG................................47
I. GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................47
II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. ...............47
III. SỰ PHÙ HỢP ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN......................................48
IV. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI
VỚI MÔI TRƯỜNG .....................................................................................48
4.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình....................................................48
4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................50
V. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ,
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ...........................................................................52
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
4
VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG............................................53
6.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................53
6.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................54
VII. KẾT LUẬN ...........................................................................................56
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ
HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .............................................................................57
I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN..................................................57
II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN.......................59
2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án........................................................59
2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án:........................59
2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: ................................................................59
2.4. Phương ánvay. ........................................................................................60
2.5. Các thông số tài chính của dự án..............................................................60
KẾT LUẬN ..................................................................................................63
I. KẾT LUẬN. ..............................................................................................63
II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. .....................................................................63
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ...............................64
Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án.................................64
Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm. .......................................................65
Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm....................................66
Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm.....................................................67
Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án............................................68
Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn...................................69
Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. ...........................70
Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). .............................71
Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).........................72
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
5
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
6
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
Tên doanh nghiệp/tổ chức: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN
Mã số doanh nghiệp: - do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Nghệ An cấp
Địa chỉ trụ sở:
Thông tin về người đại diện theo pháp luậtcủa doanhnghiệp/tổ chức đăng ký
đầu tư, gồm:
Họ tên:
Chức danh:Giám đốc
Giới tính: Nữ
Sinh ngày:
Dân tộc: Kinh
Quốc tịch: Việt Nam
Loại giấy tờ pháp lý của cá nhân: Chứng minh nhân dân
Số giấy tờ pháp lý của cá nhân:
Ngày cấp:
Nơi cấp: Công an Thành phố
Địa chỉ thường trú: MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN
Tên dự án:
“Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Địa điểm thực hiện dự án: tỉnh Nghệ An.
Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 35.000,0 m2
(3,50 ha).
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.
Tổng mức đầu tư của dự án: 55.000.000.000 đồng.
(Năm mươi lăm tỷ đồng)
Trong đó:
+ Vốn tự có (30%) : 16.500.000.000 đồng.
+ Vốn vay - huy động (70%) : 38.500.000.000 đồng.
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
7
Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:
Cung cấp cá thương phẩm 348,2 tấn/năm
Cung cấp cá giống 27,9 tấn/năm
II. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
Nước ta hiện là một nước nông nghiệp, trong quá trình xây dựng đất nước
Đảng và nhà nước ta đang phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại hóa.
Trong những năm gần đây nền kinh tế- xã hội nước ta đã phát triển một cách
mạnh mẽ. Các ngành công nghiệp, dịch vụ và công nghệ phát triển đa dạng. Tuy
nhiên đối với Việt Nam nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng trong đó
chăn nuôi đóng vai trò quan trọng thiết yếu. Đặc biệt những năm gần đây thời
tiết khắc nghiệt, dịch bệnh hoành hành, giá cả mặt hàng nông nghiệp và chăn
nuôi bấp bênh. Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, lương thực, thực
phẩm không cung cấp đủ cho thị trường nội địa dẫn đến ảnh hưởng đến vấn đề
an ninh lương thực của đất nước. Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp luôn được
các cấp lãnh đạo và cơ quan nhà nước quan tâm, đặc biệt là vấn đề đầu tư và tiếp
cận các công nghệ, kỹ thuật tiến bộ trong trồng trọt và chăn nuôi từng bước nâng
cao năng xuất. Đồng thời với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước trong
các ngành sản xuất nông nghiệp đã tạo điều kiện cho ngành kinh tế này phát
triển và từng bước đi vào hiện đại.
Các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam chủ yếu vẫn để tiêu thụ ở thị trường
nội địa. Với thị trường xuất khẩu, chúng ta thường hay không thành công là do
chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế.
Hơn nữa, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi hiện đang đứng trước một thực tế khó
khăn là giá bán khá cao so với một số nước khác, không cạnh tranh được mà
nguyên nhân sâu xa cũng chính vì hình thức chăn nuôi ở nước ta vẫn là hình
thức truyền thống và lạc hậu nên năng suất sản lượng thấp, chi phí cao.
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
8
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng thủy sản nước
lợ khá phổ biến, tuy nhiên việc áp dụng kỹ thuật, công nghệtrong nuôi cá nước
ngọt còn mới mẻ, chưa rộng rãi. Nhiều địa phương trên cả nước, mặc dù nuôi
trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn về biến đổi khí hậu, dịch bệnh và ô nhiễm
nguồn nước, nhưng sản lượng nuôi thủy sản vẫn duy trì ổn định, tăng đều qua
từng năm là do việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, nâng cao
giá trị sản phẩm.
Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Xây
dựng môhình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”tại tỉnh Nghệ Annhằm phát huy
được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ
tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngànhnuôi
trồng thủy sảncủa tỉnh Nghệ An.
III. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc
hội;
 Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc
hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18
tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;
 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm
2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc
Hộinước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;
 Nghị định số 31/2021/NĐ-CPngày 26 tháng 03 năm 2021Quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ
sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
9
 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng;
 Nghị định số 54/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2021quy định về đánh
giá sơ bộ tác động môi trường;
 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm
2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp;
 Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xây
dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch
xây dựng;
 Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây
dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tại
Phụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXDngày 31 tháng 08 năm 2021 của
Bộ Xây dựngban hành định mức xây dựng;
 Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn
đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình
năm 2020.
IV. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN
4.1. Mục tiêu chung
 Phát triển dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
theohướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấphạ tầng kỹ thuật cần thiết cho trang
trại nuôi trồng thủy sản một cách chất lượng nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản
phẩm ngànhchăn nuôi thủy sản, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu
quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.
 Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của
khu vực tỉnh Nghệ An.
 Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế,
đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của
địa phương, của tỉnh Nghệ An.
 Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho
nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá
môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
10
4.2. Mục tiêu cụ thể
 Phát triển mô hình nông nghiệp nuôi trồng thủy sảnchuyên nghiệp, cung
cấp các sản phẩm thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá thát lát cườm, cá giống,
... góp phần cung cấp sản phẩmchất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo
vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
 Tổ chức trang trại nuôi trồng thủy sản thương phẩm theo phương châm
"năng suất cao - chi phí thấp - phát triển bền vững".
 Nâng cao chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng, giá thành sản phẩm
thấp. Xây dựng thương hiệu của chủ đầu tư lớn mạnh và có tầm cỡ trong nước
và trong khu vực.
 Cung cấp sản phẩm nông sản cho thị trường khu vực Nghệ An và các khu
vực kinh tế trọng điểm cả nước.
 Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau:
Cung cấp cá thương phẩm 348,2 tấn/năm
Cung cấp cá giống 27,9 tấn/năm
 Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu
chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.
 Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng
cao cuộc sống cho người dân.
 Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh
Nghệ Annói chung.
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
11
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN
DỰ ÁN
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.
Vị trí địa lý
Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, thuộc vùng Bắc Trung
Bộ - miền Trung Việt Nam.
Tỉnh Nghệ An có vị trí địa lý:
- Phía bắc giáp tỉnh Thanh Hóa
- Phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh
- Phía đông giáp Biển Đông
- Phía tây bắc giáp tỉnh Hủa Phăn, Lào
- Phía tây giáp tỉnh Xiêng Khoảng, Lào
Các điểm cực của tỉnh Nghệ An:
Điểm cực bắc tại: xã Thông Thụ, huyện Quế Phong.
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
12
Điểm cực đông tại: xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai.
Điểm cực tây tại: xã Mường Ải, huyện Kỳ Sơn.
Điểm cực nam tại: xã Nam Kim, huyện Nam Đàn.
Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà
Nội 291 km về phía nam.Tỉnh Nghệ An có đường biên giới dài 419 km trên bộ
và đường bờ biển ở phía đông dài 82 km.
Điều kiện tự nhiên
Sông Giăng trong KDL sinh thái Pha Lài, nằm trong vườn quốc gia Pù
Mát
Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là hè
và đông. Từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch hàng năm, tỉnh chịu ảnh hưởng của
gió phơn tây nam khô và nóng. Vào mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió mùa
đông bắc lạnh và ẩm ướt. Nghệ An có đường biên giới với Lào dài 419 km, là
tỉnh có đường biên giới dài trên bộ dài nhất Việt Nam.
Diện tích: 16.490,25 km².
Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.670 mm.
Nhiệt độ trung bình: 25,2 °C.
Số giờ nắng trong năm: 1.420 giờ.
Độ ẩm tương đối trung bình: 86-87%.
Vĩ độ: 18°33′ đến 19°25′ vĩ bắc.
Kinh độ: 102°53′ đến 105°46′ kinh đông.
Nghệ An là một tỉnh có đầy đủ địa hình núi cao, trung du, đồng bằng và
ven biển. Phía Tây là dãy núi Bắc Trường Sơn. Tỉnh có 10 huyện miền núi,
trong số đó 5 huyện là miền núi cao. Các huyện miền núi này tạo thành miền
Tây Nghệ An. Có 9 huyện trong số trên nằm trong Khu dự trữ sinh quyển miền
tây Nghệ An đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
13
Các huyện, thị còn lại là trung du và ven biển, trong đó Hoàng Mai, Quỳnh Lưu,
Diễn Châu, Nghi Lộc, và Cửa Lò giáp biển.
Tài nguyên khoáng sản
Tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản quý hiếm như vàng, đá quý, ru bi,
thiếc, đá trắng, đá granít, đá bazan... Đặc biệt là đá vôi (nguyên liệu sản xuất xi
măng) có trữ lượng trên 1 tỷ m3, trong đó vùng Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu
có trên 340 triệu m3; vùng Tràng Sơn, Giang Sơn, Bài Sơn thuộc huyện Đô
Lương có trữ lượng trên 400 triệu m3 vẫn chưa được khai thác; vùng Lèn Kim
Nhan xã Long Sơn, Phúc Sơn, Hồi Sơn (Anh Sơn) qua khảo sát có trên 250 triệu
m3; vùng Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp ước tính 1 tỷ m3. Đá trắng ở Quỳ Hợp
có trên 100 triệu m3; tổng trữ lượng đá xây dựng toàn tỉnh ước tính trên 1 tỷ m3.
Đá bazan trữ lượng 360 triệu m3; thiếc Quỳ Hợp trữ lượng trên 70.000 tấn, nước
khoáng Bản Khạng có trữ lượng và chất lượng khá cao. Ngoài ra tỉnh còn có
một số loại khoáng sản khác như than bùn, sản xuất phân vi sinh, quặng
mănggan, muối sản xuất sôđa... là nguồn nguyên liệu để phát triển các ngành
công nghiệp, vật liệu xây dựng, hoá chất, công nghiệp hàng tiêu dùng và xuất
khẩu.
1.2. Điều kiện xã hội vùng dự án.
Tình hình kinh tế
GRDP năm 2021 tăng 6,20% (quý I tăng 9,88%; quý II tăng 5,49%; quý
III tăng 2,70%; quý IV tăng 7,44%), là mức tăng trưởng ấn tượng trong bối cảnh
dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế
- xã hội thì đây là thành công lớn của tỉnh Nghệ An với mức tăng trưởng năm
2021 đứng thứ 3 khu vực Bắc Trung Bộ và thứ 22 của cả nước.
Trong mức tăng chung của toàn tỉnh, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản tăng 5,59%, đóng góp 19,68% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm; khu
vực công nghiệp và xây dựng tăng 13,59%, đóng góp 66,18%; khu vực dịch vụ
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
14
tăng 1,26%, đóng góp 8,75%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 6,53%,
đóng góp 5,38%.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, sản lượng của một số cây
trồng như lúa, cây ăn quả, sản phẩm thịt lợn hơi, sữa bò tươi và sản lượng thủy
sản khai thác năm 2021 tăng khá nên tốc độ tăng của khu vực này đạt cao hơn
năm 2020. Ngành nông nghiệp đóng góp 0,86 điểm phần trăm vào tốc độ tăng
tổng giá trị tăng thêm của toàn tỉnh; ngành lâm nghiệp đóng góp 0,15 điểm phần
trăm; ngành thủy sản đóng góp 0,21 điểm phần trăm.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp đóng góp
3,09 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn tỉnh. Trong
đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt tăng trưởng của
nền kinh tế với mức tăng 19,07%, đóng góp 2,37 điểm phần trăm; sản xuất và
phân phối điện đóng góp 0,56 điểm phần trăm; khai khoáng đóng góp 0,15 điểm
phần trăm. Ngành xây dựng đóng góp 1,02 điểm phần trăm.
Dịch Covid-19 làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và
dịch vụ. Khu vực dịch vụ trong năm 2021 đạt mức tăng thấp nhất trong các năm
2016-2021. Bán buôn và bán lẻ đóng góp 0,08 điểm phần trăm; vận tải, kho bãi
đóng góp 0,14 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
đóng góp 0,35 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 0,53 điểm phần
trăm.
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 6,53% do thu ngân sách năm
2021 tăng cao, nhất là các khoản thu của doanh nghiệp, cá thể thuộc dòng thuế
sản phẩm như thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất, nhập khẩu.
Về cơ cấu nền kinh tế năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm tỷ trọng 24,57%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 29,48%; khu
vực dịch vụ chiếm 40,87%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,08%.
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
15
Đặc điểm dân số và nguồn nhân lực
Dân số Nghệ An (theo điều tra dân số năm 2019) có 3.327.791 người.
Trên toàn tỉnh Nghệ An có nhiều dân tộc cùng sinh sống như người Thái, người
Mường bên cạnh dân tộc chính là người Kinh. Cùng thời điểm này Nghệ An có
37 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Nghệ An là tỉnh có dân số đông
thứ 4 cả nước nhưng có thể sẽ tụt xuống vị trí thứ 5 do tỉnh Đồng Nai đang có sự
nhập cư cơ học rất cao.
Dân cư ở Nghệ An phân bố không đồng đều, tại khu vực các huyện đồng
bằng Diễn Châu, Nghi Lộc, Đô Lương, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Nam Đàn,
Hưng Nguyên, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, Hoàng Mai có mật độ cao, hơn
500 người/km2. Đối với các huyện Nghĩa Đàn, Thanh Chương, Quỳ Hợp, Anh
Sơn, Tân Kỳ thì mật độ dân số trung bình khá đông, khoảng 130-250
người/km2, nhưng ở những huyện này mật độ cao chỉ tập trung ở các khu vực
thung lũng, các nơi ở sâu trong núi thì rất thưa thớt. Các huyện phía Tây có mật
độ trên dưới 50 người/km2 như: Quỳ Châu, Con Cuông, Kỳ Sơn, Tương Dương,
Quế Phong đều có mật độ dân số rất thấp, nguyên nhân là do địa hình hiểm trở,
khí hậu khắc nghiệt, giao thông khó khăn. Trong số các huyện đồng bằng ven
biển thì huyện Quỳnh Lưu là đông dân nhất, Thanh Chương là huyện miền núi
có dân số lớn nhất, là huyện miền núi duy nhất ở Nghệ An có dân số vượt
ngưỡng hơn 250.000 người.
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
Từ 1995 – 2020: Sản lượng thủy sản Việt Nam tăng mạnh, tăng gấp hơn
6 lần, từ 1,3 triệu tấn năm 1995 lên 8,4 triệu tấn năm 2020, tăng trưởng trung
bình hàng năm 8%. Trong đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm 54%, khai
thác chiếm 46%.
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
16
Nuôi trồng thủy sản
Từ 1995-2020: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam tăng gấp 11
lần, tăng trưởng trung bình hàng năm 10% từ 415 nghìn tấn lên gần 4,6 triệu
tấn. Nuôi trồng thủy sản phục vụ cho xuất khẩu tập trung chủ yếu ở ĐBSCL
(chiếm 95% tổng sản lượng cá tra và 80% sản lượng tôm).
Các loài nuôi chính ở Việt Nam
Năm 2020: diện tích nuôi thủy sản của cả nước là 1,3 triệu ha và
10.000.000 m3 nuôi lồng (7.500.000 m3 lồng nuôi mặn lợ và 2.500.000 m3 nuôi
ngọt);
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
17
Sản lượng nuôi 4,56 triệu tấn. Trong đó, tôm nuôi 950.000 tấn (tôm sú đạt
267,7 nghìn tấn, tôm chân trắng 632,3 nghìn tấn, tôm khác 50.000 tấn), cá tra
1.560.000 tấn.
Cả nước có 2.362 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ (1.750 cơ sở giống
tôm sú và 612 cơ sở giống tôm chân trắng). Sản xuất được là 79,3 triệu con tôm
giống (tôm sú 15,8 triệu con; tôm chân trắng 64,1 triệu con.
Riêng khu vực ĐBSCL có khoảng 120 cơ sở sản xuất giống cá tra bố mẹ,
gần 4.000 ha ương dưỡng cá tra giống; sản xuất được khoảng 2 tỷ cá tra giống.
Diện tích nuôi biển 260 nghìn ha và 7,5 triệu m3 lồng; sản lượng đạt 600
nghìn tấn. Trong đó nuôi cá biển 8,7 nghìn ha và 3,8 triệu m3 lồng, sản lượng 38
nghìn tấn; nhuyễn thể 54,5 nghìn ha, 375 nghìn tấn; tôm hùm 3,7 triệu m3 lồng,
2,1 nghìn tấn; rong biển 10.150 ha, 120 nghìn tấn; còn lại là cua biển và các đối
tượng nuôi khác: cá nước lạnh (cá hồi, cá tầm…đạt 3.720 tấn, cao hơn 2 lần so
với năm 2015 (1.585 tấn).
Cơ hội và thách thức của ngành thủy sản
Chính phủ VN, ngành thủy sản và doanh nghiệp thủy sản ngày càng quan
tâm đến ATTP, trách nhiệm môi trường – XH, các nhà máy chế biến đều áp
dụng HACCP, ngày càng nhiều vùng nuôi, nhà máy chế biến đạt các chứng
nhận bền vững như ASC, GLOBAL GAP, MSC,VietGAP…
Chính phủ, Bộ nông nghiệp, tổng cục thủy sản và các cơ quan ban ngành
ngày càng quan tâm phát triển ngành thủy sản với mục tiêu và kế hoạch phát
triển lớn. (QĐ số 1445/QD-TTg ngày 16/8/2013, phê duyệt kế hoạch tổng thể
phát triển ngành TS đến 2020, tầm nhìn tới 2030 )
Có thể cung cấp khối lượng lớn thủy sản an toàn, chất lượng ổn định nhờ
nguồn cung dồi dào với tiềm năng của 28 tỉnh ven biển, nguồn đất/nước nuôi
trồng thủy sản và ngành chế biến phát triển với hơn 600 doanh nghiệp thủy sản.
Tất cả doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu đều tư nhân, có thể chủ động đầu
tư cho ngành thủy sản.
Công nghệ chế biến phát triển có thể tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, có
giá trị gia tăng cao.
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
18
Đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng các nước nhờ nguồn cung ổn định,
và áp dụng các mô hình khép kín, liên kết chuỗi tốt trong các ngành hàng.
Có nguồn lao động tay nghề cao và ổn định
Có nhiều hiệp định FTA với các nước và vùng lãnh thổ mang lại lợi thế
về thuế xuất nhập khẩu và cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm. Đến nay,
Việt Nam đã tham gia 16 FTA, với các nước tham gia chiếm 73% xuất khẩu
thủy sản Việt Nam, trong đó 13FTA đã ký (chiếm 71% xuất khẩu)
Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ T8/2020 và hiệp định UKVFTA sẽ thúc
đẩy xuất khẩu sang EU và Anh
Định hướng chiến lược ngành thủy sản
Quyết định 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 03 năm 2021 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2045 với các mục tiêu sau:
Mục tiêu chung đến năm 2030
Phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia, sản xuất
hàng hóa lớn gắn với công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển bền vững và chủ
động thích ứng với biến đổi khí hậu; có cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất
hợp lý, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; có thương hiệu uy tín, khả năng
cạnh tranh và hội nhập quốc tế; đời sống vật chất tinh thần của người dân không
ngừng nâng cao, bảo đảm an sinh xã hội; góp phần bảo đảm quốc phòng, an
ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2030
a) Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3,0 - 4,0%/năm.
b) Tổng sản lượng thủy sản sản xuất trong nước đạt 9,8 triệu tấn; trong đó
sản lượng nuôi trồng thủy sản 7,0 triệu tấn, sản lượng khai thác thủy sản 2,8
triệu tấn.
c) Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 14 - 16 tỷ USD.
d) Giải quyết việc làm cho trên 3,5 triệu lao động, có thu nhập bình quân
đầu người lao động thủy sản tương đương thu nhập bình quân chung lao động cả
nước. Xây dựng các làng cá ven biển, đảo thành các cộng đồng dân cư văn
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
19
minh, có đời sống văn hóa tinh thần đậm đà bản sắc riêng gắn với xây dựng
nông thôn mới.
Tầm nhìn đến năm 2045
Thủy sản là ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững, có trình độ
quản lý, khoa học công nghệ tiên tiến; là trung tâm chế biến thủy sản sâu, thuộc
nhóm ba nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới; giữ vị trí quan
trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển, góp phần bảo
đảm an ninh dinh dưỡng, thực phẩm; bảo đảm an sinh xã hội, làng cá xanh, sạch,
đẹp, văn minh; lao động thủy sản có mức thu nhập ngang bằng mức bình quân
chung cả nước; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ
quyền biển đảo của Tổ quốc.
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án
Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau:
Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị
TT Nội dung Diện tích ĐVT
I Xây dựng 35.000,0 m2
1 Khu nhà máy 3.000,0 m2
2 Khu cây xanh 9.850,0 m2
3 Khu nhà văn phòng 500,0 m2
4 Khu nhà xe 1.000,0 m2
5 Hệ thống xử lý nước thải 150,0 m2
6 Khu ao nuôi cá 18.000,0 m2
7 Đường nội bộ 2.500,0 m2
Hệ thống tổng thể
- Hệ thống cấp nước Hệ thống
- Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống
- Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
20
TT Nội dung Diện tích ĐVT
- Hệ thống PCCC Hệ thống
II Thiết bị
1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ
2 Thiết bị chăn nuôi thủy sản Trọn Bộ
3 Thiết bị sơ chế, bảo quản, vận chuyển Trọn Bộ
4 Thiết bị ấp trứng, ương nuôi Trọn Bộ
5 Thiết bị khác Trọn Bộ
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
21
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư
(ĐVT:1000 đồng)
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
I Xây dựng 35.000,0 m2
25.355.000
1 Khu nhà máy 3.000,0 m2 3.880 11.640.000
2 Khu cây xanh 9.850,0 m2 50 492.500
3 Khu nhà văn phòng 500,0 m2 4.460 2.230.000
4 Khu nhà xe 1.000,0 m2 650 650.000
5 Hệ thống xử lý nước thải 150,0 m2 1.300 195.000
6 Khu ao nuôi cá 18.000,0 m2 140 2.520.000
7 Đường nội bộ 2.500,0 m2 300 750.000
Hệ thống tổng thể
- Hệ thống cấp nước Hệ thống 2.100.000 2.100.000
- Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống 2.362.500 2.362.500
- Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống 1.995.000 1.995.000
- Hệ thống PCCC Hệ thống 420.000 420.000
II Thiết bị 21.058.675
1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ 787.500 787.500
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
22
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
2 Thiết bị chăn nuôi thủy sản Trọn Bộ 13.571.250 13.571.250
3 Thiết bị sơ chế, bảo quản, vận chuyển Trọn Bộ 4.071.375 4.071.375
4 Thiết bị ấp trứng, ương nuôi Trọn Bộ 1.628.550 1.628.550
5 Thiết bị khác Trọn Bộ 1.000.000 1.000.000
III Chi phí quản lý dự án 2,550 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 1.183.556
IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 2.626.077
1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,377 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 174.778
2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 0,730 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 338.826
3 Chi phí thiết kế kỹ thuật 1,870 GXDtt * ĐMTL% 474.012
4 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 1,028 GXDtt * ĐMTL% 260.706
5 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,050 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 23.143
6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 0,142 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 65.836
7 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 0,159 GXDtt * ĐMTL% 40.349
8 Chi phí thẩm tra dự toán côngtrình 0,154 GXDtt * ĐMTL% 39.056
9 Chi phí giám sát thi công xây dựng 2,270 GXDtt * ĐMTL% 575.543
10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 0,596 GTBtt * ĐMTL% 125.590
11 Chi phí báo cáo đánh giá tác động môi trường TT 508.239
V Chi phí vốn lưu động TT 2.248.450
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
23
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
VI Chi phí dự phòng 5% 2.528.242
Tổng cộng 55.000.000
Ghi chú: Dự toán sơ bộ tổng mức đầu tư được tính toán theo Quyết định 65/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 20 tháng 01 năm
2021 về Ban hành suấtvốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020,Thông tư
số 11/2021/TT-BXD ngày31 tháng 8 năm 2021của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư
xây dựng và Phụ lục VIII về định mức chi phíquản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31
tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng.
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
24
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
4.1. Địa điểm xây dựng
Dự án“Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” được thực
hiệntại, tỉnh Nghệ An.
4.2. Hình thức đầu tư
Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới.
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO
5.1. Nhu cầu sử dụng đất
Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất
TT Nội dung Diện tích (m2
) Tỷ lệ (%)
1 Khu nhà máy 3.000,0 8,57%
2 Khu cây xanh 9.850,0 28,14%
3 Khu nhà văn phòng 500,0 1,43%
4 Khu nhà xe 1.000,0 2,86%
5 Hệ thống xử lý nước thải 150,0 0,43%
6 Khu ao nuôi cá 18.000,0 51,43%
7 Đường nội bộ 2.500,0 7,14%
Tổng cộng 35.000,0 100,00%
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án
Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa
phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là
tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử
dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho
quá trình thực hiện.
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
25
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình
TT Nội dung Diện tích ĐVT
I Xây dựng 35.000,0 m2
1 Khu nhà máy 3.000,0 m2
2 Khu cây xanh 9.850,0 m2
3 Khu nhà văn phòng 500,0 m2
4 Khu nhà xe 1.000,0 m2
5 Hệ thống xử lý nước thải 150,0 m2
6 Khu ao nuôi cá 18.000,0 m2
7 Đường nội bộ 2.500,0 m2
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ
2.1. Đối tượng nuôi của dự án
Các đối tượng nuôi của dự án là: cá thát lát cườm thương phẩm, cá giống,
cá Koi,...
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
26
2.2. Kỹ thuật nuôi cá thát lát cườm
Cá Thát Lát Cườm được biết đến đây là loài cá có thịt rất ngon và được
chế biến thành nhiều món cao cấp. Chính vì thế mà trong tự nhiên loài cá Thát
Lát Cườm được khai thác quá mức dẫn đến nguy cơ suy giảm. Tuy nhiên, các cơ
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
27
sở lai tạo giống cá Thát Lát Cườm đã giúp bà con nông dân cải thiện kinh tế và
không phụ thuộc vào lượng cá trong tự nhiên.
Nguồn gốc phân loại
Cá thát lát cườm có hệ thống phân loại như sau:
Ngành có dây sống: Chordata
Ngành phụ có xương sống: Vertebrata
Tổng lớp miệng có hàm: Gnathostomata
Bộ: Osteoglossiformes
Họ: Notopteridae
Giống: Chitala
Loài: Chitala chitala Hamilton
+ Tên khoa học khác: Notopterus chitala, Notopterus maculatus; Chitala
ornat.
+ Tên tiếng Việt khác: cá cườm, cá nàng hai, cá đao, cá còm.
+ Tên tiếng Anh: Clown knife fish hay Feather back fish.
Cá có màu xám bạc, lưng sẫm hơn. Cá trưởng thành có 4 – 10 đốm đen,
viền trắng nằm dọc phía trên vây hậu môn. Lúc cá còn nhỏ thân có 10 – 15 sọc
đen ngang thân. Khoảng 2 tháng tuổi phần dưới của các sọc này xuất hiện các
đốm nâu tròn. Cá càng lớn, đốm càng rõ nét trong khi các sọc mờ dần rồi mất
hẳn.
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
28
Đặc điểm hình thái
Đặc điểm hình thái của cá Thát Lát Cườm
Cá có thân dài, dẹp bên, lưng gù độ cong của lưng tăng dần theo kích
thước của cá. Lườn bụng bên có hai hàng gai chạy dọc theo lườn bụng. Vảy nhỏ
phủ khắp thân và đầu, vảy dính rất chắc, khó rụng, vảy ở đầu có cùng kích thước
với vảy ở thân. Đường bên bắt đầu từ mép trên của lỗ mang và chấm dứt ở điểm
giữa gốc vi đuôi.
Vi lưng của cá thát lát cườmnhỏ, nằm lệch về phía sau của thân, gần điểm
giữa gốc vi đuôi hơn gần chóp mõm. Gốc vi hậu môn rất dài, vi hậu môn nối
liền với vi đuôi. Vi bụng rất nhỏ. Vi đuôi tròn, không chẻ hai.
Cá có đầu nhỏ, nhọn, dẹp bên. Miệng trước, rạch miệng xiên kéo dài qua
khỏi mắt, xương hàm trên phát triển. Răng nhọn, bén mọc ở hàm dưới, phần gai
giữa xương hàm trước, xương khẩu cái, xương lá mía và lưỡi, ngoài ra còn có
đám răng nhỏ mịn trên xương bướm phụ. Có một đôi râu mũi ngắn nhỏ. Mắt
nằm lệch về phía lưng của đầu, gần chóp mõm hơn gần điểm cuối của xương
nắp mang. Phần trán gần hai mắt cong và lồi tương đương đường kính mắt.
Miệng rộng, màng da sau xương nắp mang rất phát triển.
Đặc điểm phân bố
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
29
Đặc điểm phân bố của cá Thát Lát Cườm
Trong tự nhiên, cá Thát Lát Cườm phân bố ở nhiều nước trên thế giới như
Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia. Ở Việt Nam, cá
phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên (Gia
Lai, Đắk Lắk, Kom Tum). Mùa nước lũ, cá đi vào các đồng ruộng ngập nước
sinh sống, mùa khô, cá ra sống ở các rạch lớn, sông chính, các vực nước sâu. Cá
thát lát cườm sống được ở vực nước có lượng oxy thấp, nhờ cơ quan hô hấp phụ.
Trong điều kiện tự nhiên, cá sống ở tầng giữa và tầng đáy. Ban ngày cá thường
ẩn nấp trong đám thực vật thuỷ sinh. Ban đêm cá hoạt động nhiều hơn, cá bơi lội
chậm nhẹ nhàng, vây hậu môn hoạt động liên tục như làn sóng, cá thích sống
trong môi trường có nhiều thực vật thuỷ sinh lớn, pH nước 6,5 – 7, nhiệt độ
thích hợp cho cá từ 26 – 28 độ C.
Nhiệt độ không sinh học của cá thát lát cườmlà 11,6 độ C. Cá 1 – 50 ngày
tuổi có ngưỡng nhiệt độ dưới dao động trong khoảng 10,1 – 11 độ C, ngưỡng
nhiệt độ trên từ 41 – 41,7 độ C; ngưỡng độ mặn của là 11 – 12‰, ngưỡng pH
thấp là 3,5 – 4,5 và ngưỡng oxy là 0,53 – 0,77 mg/L.
Đặc điểm dinh dưỡng
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
30
Hệ tiêu hoá của thát lát cườm gồm miệng, thực quản, dạ dày và ruột. Cá
có miệng trước, rộng, rạch miệng xiên và kéo dài ra khỏi mắt, xương hàm trên
phát triển. Răng nhiều, nhọn mọc ở hàm dưới trên phần giữa xương trước hàm,
trên xương khẩu cái, xương lá mía và lưỡi. Ngoài ra còn có đám răng nhỏ mịn
trên xương bướm phụ, vì vậy chúng có thể bắt giữ, cắn xé con mồi. Thực quản
của cá ngắn, rộng và có vách hơi dày. Dạ dày hình chữ J có vách hơi dày. Ranh
giới giữa ruột non và ruột già không phân biệt rõ ràng. Tỉ lệ Li/L0 = 0,3 cho nên
đây là loài ăn động vật.
Tỉ lệ chiều dài ruột và chiều dài thân (Li/Ls) của cá thát lát cườm từ ngày
tuổi thứ 5 đến 30 biến đổi ít, dao động từ 0,31 – 0,5 và cá giai đoạn 30 ngày tuổi
đã thể hiện tính ăn động vật.
Cá thát lát thuộc nhóm ăn tạp, trong ống tiêu hóa của chúng đã bắt gặp
côn trùng, giáp xác, phiêu sinh thực vật, rễ thực vật thủy sinh, cá con, nhuyễn
thể và bùn đáy. Trong dạ dày cá thát lát (Notopterus notopterus Pallat) cỡ cá 99
– 281 mm có 25,09% là giáp xác và 17,41% là cá, 14,95% côn trùng, 14,51 mùn
bả hữu cơ, 20,18% mảnh thực vật, 0,4% tảo, 0,11% nguyên sinh động vật và
0,47% động vật thân mềm. Trong khi đó, thức ăn ưa thích của thát lát cườm là
giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể và cá. Cá và tép là loại thức ăn ưa thích nhất của
chúng. Cá chiếm tỷ lệ từ 20,05 – 40,65% trong dạ dày cá còm, còn giáp xác
chiếm 3,5 – 38,39% và các tỷ lệ này phụ thuộc vào các vùng sinh sống khác
nhau của thát lát cườm ở Ấn Độ. Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của thát
lát cườm gồm có tảo lục (4%), tảo khuê (4%), tảo lam (3%), giáp xác (10%),
nguyên sinh động vật (5%), mùn bả hữu cơ (3%), nhuyễn thể (13%), luân trùng
(4%), côn trùng (15%), thực vật bậc cao thủy sinh (5%), cát và bùn (4%), cá
(28%) và một số thức ăn không xác định được (2%).
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
31
Cá thát lát cườm rất dữ. Cá tấn công những con cá khác để làm mồi khi
đói. Khi bị sốc môi trường hoặc thay đổimồi ăn đột ngột chúng có thể bỏ ăn cho
đến khi kiệt sức và nhiễm bệnh chết. Do đó trong điều kiện nuôi không nên gây
sốc môi trường hay thay đổi mồi đột ngột mà phải tập cho cá quen dần với thức
ăn mới và cho cá ăn đúng giờ.
Do cá thát lát cườm có đặc tính ăn động vật nên khi sử dụng thức ăn hỗn
hợp các hàm lượng carbohydrate cao để nuôi cá thì chúng phải được tập cho ăn
từ nhỏ.
Đặc điểm sinh trưởng
Từ cá bột mới nở đến cá con 3 – 4 cm mất khoảng 30 – 40 ngày. Cá chậm
lớn và phải mất thêm 30 – 40 ngày nữa cá mới đạt chiều dài 12 – 15 cm. Trong
nuôi thương phẩm, từ tháng thứ 3 cá tăng trọng nhanh, sau 6 tháng nuôi cá có
thể đạt khối lượng 400 – 500 g và sau 1 năm nuôi cá có thể đạt 1 kg. Mỗi năm cá
có thể tăng trọng thêm 1 – 1,2 kg.
So với cá cùng họ thì cá thát lát cườm có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn cá
thát lát thường. Cá tăng trọng nhanh, thông thường cá sau 1 năm tuổi có chiều
dài trung bình khoảng 30 – 40 cm và nặng từ 800 – 1.200 g/con. Trong ao nuôi,
cá thát lát cườm có thể đạt kích cỡ 500 – 600 g/con sau 6 tháng nuôi.
Đặc điểm sinh sản và sản xuất giống
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
32
Cá Thát Lát Cườm cái thành thục khoảng 3 năm tuổi, còn cá đực thành
thục sớm hơn, khoảng 2 năm tuổi. Cá bố mẹ thát lát cườm được nuôi vỗ bằng
thức ăn tươi sống gồm cá nhỏ, cá rô phi và tép và hệ số thành thục của cá thát lát
cườm cái đạt cao nhất vào tháng 6 với giá trị là 4,63 ± 0,50%. Cá thát lát cườm
được nuôi vỗ sau 4 tháng sẽ thành thục. Cá đẻ trứng vào giá thể là vật liệu cứng.
Ống nhựa có đường kính 25 cm được cá ưa thích hơn tấm Fibrociment có kích
thước 30 x 200 cm. Cá thát lát Ssinh sản cườm nhân tạo hay bán nhân tạo đều
đạt hiệu quả cao. Cá được nuôi vỗ tham gia sinh sản 3 lần trong năm với thời
gian tái thành thục khoảng 37 ngày. Sức sinh sản tương đối của cá là 432 – 535
trứng/kg cá cái (720 – 783 trứng/con cá cái). Sức sinh sản của cá thát lát cườm
từ 5,65 – 14,33 trứng/g cá cái hay 8.238 – 18.569 trứng/con cá cái.
Thức ăn cần thiết cho cá bột trong quá trình ương ở tuần đầu là động vật
phiêu sinh. Từ tuần thứ hai thức ăn là trùn chỉ và Moina. Việc ương cá thát lát
cườm trong giai lưới sử dụng thức ăn là trứng cá trôi, trùn chỉ sống, và trứng
cá.Sau 28 ngày, tỷ lệ sống của cá dao động từ 65 – 85%. Cá thát lát cườm được
ương 30 ngày trong bể với 4 loại thức ăn là trùn chỉ, ấu trùng muỗi đỏ, phiêu
sinh động vật và lăng quăng cho tỷ lệ sống của cá từ 80 – 100%; đối với thức ăn
là phiêu sinh động vật và lăng quăng cho tỷ lệ sống của cá thát lát cườm là
100%.
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
33
Hiện nay, có nhiều cơ sở sản xuất giống và ương Thát Lát Cườm ở một số
tỉnh đã cung cấp giống cá thát lát cườm phục vụ cho nhu cầu nuôi thương phẩm
đối tượng có giá trị kinh tế cao này.
Điều kiện ao nuôi
Diện tích ao nuôi trong khoảng 500 – 3.000 m2, có thể nuôi ở diện tích lớn
hơn tùy theo điều kiện của từng hộ nuôi. Độ sâu nước ao từ 1 – 1,5 m.
Ao gần nơi có nguồn nước sạch và có cống cấp thoát nước chủ động.
Bờ ao phải cao hơn mực nước cao nhất trong năm là 0,5 m, ao phải có
cống tràn để thuận tiện trong việc điều chỉnh mực nước trong ao .
Trên bờ ao không nên trồng nhiều cây to, che ánh nắng mặt trời.
Chuẩn bị ao nuôi
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
34
Tát cạn ao, vét bùn.
Tu sửa bờ ao, lấp lỗ mọi, chống rò rỉ, mất nước, chống cá khác vào ao.
Bón vôi: thường dùng là vôi bột, bón 7 – 10 kg/100 m2 ao. Những ao hơi
bị phèn thì bón nhiều hơn, có thể tới 15 kg/100 m2.
Phơi đáy ao: nếu gặp trời nắng mà phơi được đáy ao vài ngày là tốt nhất.
Nhưng lưu ý là những vùng đất bị nhiễm phèn thì không nên phơi lâu, chỉ cần
phơi ráo mặt là tốt nhất, không nên phơi nứt nẻ chân chim.
Bón phân gây màu: có thể dùng phân gà (7 – 10kg/100m2 ao), phân heo
(20kg/100m2 ao), hoặc phân xanh (các loại lá xanh, tốt nhất là lá cộng sản (bồ
ít)) để bón lót cho ao từ 15 – 20 kg/100 m2 ao. Cũng có thể dùng phân vô cơ:
DAP, NPK,… để bón gây màu nước.
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
35
Lấy nước cho ao 0,3 – 0,5m ngâm 3 – 5 ngày, sau đó mới cấp nước cho
ao đủ độ sâu cần thiết từ 1,2 – 1,5 m.
Thả cá
Mật độ thả 7 – 15 con/m2
Kích cỡ cá 4 – 6 cm/con
Cá khỏe mạnh, không xây xát, không dị hình, đồng cỡ.
Vận chuyển và thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát để tránh sốc nhiệt
độ.
Ngâm bao cá trong ao từ 10 – 15 phút, sau đó mở miệng và khoát nước
vào bao cho cá từ từ bơi ra ngoài.
Thức ăn và thu hoạch
Sử dụng thức ăn tươi sống: tép, cá tạp, ốc,… hay phụ phẩm từ các nhà
máy chế biến. Có thể tập dần cho cá ăn thức ăn công nghiệp để chủ động nguồn
thức ăn cho cá.
Khẩu phần thức ăn: 5 – 7% trọng lượng cá/ngày.
Làm sàn thả thức ăn để dễ kiểm tra lượng thức ăn hàng ngày.
Cho ăn ngày 2 lần.
Định kỳ bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng cho cá, liều lượng
Vitamin C khoảng 1% lượng thức ăn .
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
36
Hàng ngày kiểm tra hoạt động của cá để phát hiện những bất thường và có
biện pháp xử lý kịp thời.
Sau 8 – 10 tháng cá đạt trọng lượng 0,5 – 1kg/con thì có thể thu hoạch.
Thu hoạch cá
Các bệnh thường gặp ở cá Thát Lát Cườm
Bệnh xuất huyết, đỏ lườn
Dấu hiệu bệnh lý
Cá thát lát bệnh có dấu hiệu xuất huyết ở vây, gan, thận và tỳ tạng. Cấu
trúc mô mang, gan, thận và tỳ tạng có biến đổi chủ yếu gồm xung huyết, xuất
huyết và hoại tử. Cấu trúc mô da cơ thì không có sự thay đổi. Cá thường bị bệnh
xuất huyết trong 2 tháng đầu của vụ nuôi.
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
37
Bệnh xuất huyết, đỏ lườn ở cá Thát Lát Cườm
Nguyên nhân
Do vi khuẩn Aeromonas hydrophila chủng H1F39 và D2F71. Độc lực
LD50 của 2 chủng vi khuẩn khá cao, chủng vi khuẩn H1F39 có giá trị LD50 là:
4,06 x 103 CFU/ml và D2F71 với LD50 là 1,26 x 104 CFU/mL.
Phòng và trị bệnh
Điều trị bệnh nhiễm khuẩn bằng cách trộn một trong các loại kháng sinh:
florfenicol, flumequine, doxycycline, cefotaxime,
trimethoprim+sulfamethoxazol,… với liều lượng 1g/kg thức ăn cho cá ăn liên
tục 5 ngày. Sau đó bổ sung Vitamin C và men tiêu hóa với liều lượng 3g/kg thức
ăn trong 3 ngày để tăng sức đề kháng bệnh cho cá. Tuy nhiên, khi điều trị bệnh
khi khuẩn cho cá cần lưu ý vi khuẩn Aeromonas hydrophyla trên cá thát lát đã
kháng với một số dòng vi khuẩn ampicillin, cefazolin và colistin, streptomycin.
Kết hợp với xử lý môi trường nước bằng muối hoặc hóa chất sát khuẩn như
BKC 80% với liều lượng 1lit/2.000 m3, hoặc dùng thuốc tím (KMnO4) tắm cho
cá, liều dùng 4g/m3. Xử lý vôi và muối khi trời mưa bão để ổn định môi trường.
Bệnh xuất huyết được phòng bệnh bằng cách sử dụng thảo dược chiết xuất từ lá
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
38
diệp hạ châu hoặc cây cỏ mực trộn vào thức ăn cho cá ăn định kỳ hàng tuần để
nâng cao tỷ lệ sống và tăng sức đề kháng cho cá.
Dấu hiệu bệnh lý: cá bị đốm đỏ trên thân, xuất huyết ở vây, vòm miệng và
mắt, cá có dấu hiệu trương bụng, khoan bụng chứ đầy dịch vàng và tỳ tạng bị
tổn thương.
A: Cá xuất huyết vây và vòm miệng
B: Hoại tử và xuất huyết da
C: Đốm đỏ trên thân và mắt
D: Dịch vàng ở bụng và xuất huyết tỳ tạng
Phòng và trị bệnh
Trị bệnh bằng một trong các loại kháng sinh: amoxicillin kết hợp với
clavulanic acid, flofenicol, cefotaxime, doxycylline, cephalexin, cefazolin. Tuy
nhiên, bệnh vi khuẩn Edwardsiella tarda trên cá thát lát kháng với một số kháng
sinh trimethoprim+sulfamethoxazol, norflox, oxytetracylin, ampicilin,
rifarmpicin và navobiocin.
Bệnh lở loét
Dấu hiệu bệnh lý: cá bị xuất huyết, lở loét và các vết loét lan rộng toàn
thân. Mang, hậu môn bị xuất huyết và viêm nặng. Bụng chứa nhiều dịch nhờn.
Khi các vết loét ăn vào tới xương thì cá sẽ chết.
Nguyên nhân: bệnh lở loét gây ra bởi virus Rhabdovirus. Virus thường
xâm nhập qua đường ruột, mang, mắt, các vết trầy xước trên cơ thể cá.
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
39
Phòng và trị bệnh
Đối với bệnh này thì không có thuốc đặc trị, phòng bệnh là chính. Định
kỳ 2 tuần xử lý nước ao nuôi bằng các loại hóa chất diệt khuẩn như: tạt vôi liều
lượng: 2 kg/100 m3, tắm cho cá bằng muối ăn 1% trong 30 phút, hoặc tắm bằng
thuốc tím KMnO4 (liều lượng 10 g/m3) từ lô đến 30 phút. Khi cá có dấu hiệu
bệnh lý, trộn các loại kháng sinh amoxicillin, doxycylline, cephalexin vào thức
ăn hàng ngày của cá, thực hiện liên tục trong 5 ngày. Định kỳ bổ sung vitamin C
và Premix khoáng vào thức ăn nhằm giúp cá tăng cường sức đề kháng bệnh.
Bệnh nấm
Dấu hiệu bệnh lý: da cá xuất hiện vùng trắng xám có những sợi nhỏ mềm,
sợi nấm phát triển mạnh đan chéo nhau thành từng búi như bông.
Trị bệnh: nấm trên cá bằng cách tắm Formol (20ppm ngâm sau 24 giờ),
antizol (30ppm ngâm sau 1 giờ), bằng Xanh Methylen.
Bệnh ký sinh trùng
Ngoại ký sinh: bệnh trùng bánh xe, bệnh trùng quả dưa. Dấu hiệu bệnh lý:
thân cá có nhiều trùng bám thành hạt lấm tấm nhỏ màu trắng đục có thể nhìn
thấy bằng mắt thường cá nổi lên mặt nước lờ đờ. Diệt ngoại ký sinh bằng cách
tắm cho cá trong nước muối 1% hoặc phun trực tiếp CuSO4 nồng độ 0,5 –
0,7ppm xuống ao. Ngoài ra, dùng có thể dùng Formol nồng độ 25 – 30ml/m3
tắm cá để diệt ngoại ký sinh.
Nội ký sinh: Các loại sán lá đơn chủ 16 móc, sán lá 18 móc, giun tròn, …
Xử lý bệnh nội ký sinh cho cá bằng cách định kỳ sổ nội ký sinh bằng
Praziquantel, Vimax, Ivermectin, trộn vào thức ăn cho cá ăn liên tục 3 ngày định
kỳ 1 lần/tháng.
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
40
2.3. Nhà máy chế biến sản phẩm cá
Quy trình sơ chế, chế biến cá
Nguyên liệu
Rửa sạch
Sơ chế
Rửa lại
Fillet
Kiểm xương
Cân trọng lượng cho từng cỡ
Định hình
Xếp khay
Cấp đông – 400
C/2 giờ
Dò kim loại
Đóng gói
Bảo quản ở -18o
C
Nước thải
Chất thải rắn
Nước thải
Chất thải rắn
Chất thải rắn
Chất thải rắn
Nhiệt thừa
Nhiệt thừa
Quy trình chế biến cá
Thuyết minh quy trình:
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
41
Nguyên liệu cá được công ty thu mua trong khu vực, đảm bảo được chất
lượng tươi ngon, không lẫn các tạp chất khác của các nguyên liệu. Sau đó,
nguyên liệu được bảo quản trong kho lạnh nếu quá trình sản xuất không kịp.
Sau khi tiếp nhận, cá được đưa sang rửa sạch để loại bỏ tạp chất trước khi
qua khâu sơ chế. Cá sau khi sơ chế sẽ được ngâm rửa bằng nước sạch. Khoảng
400 – 500 kg cá được rửa sạch thì sẽ thay nước một lần. Nhiệt độ nước rửa
nguyên liệu khoảng từ 25 – 300C, thời gian ngâm cá từ 30 – 40 phút.
Tiếp theo tại khâu Fillet, sử dụng dao chuyên dùng để fillet cá: Tách thịt 2
bên thân cá, bỏ đầu, bỏ nội tạng, dưới vòi nước chảy liên tục, thao tác phải đúng
kỹ thuật và tránh vỡ nội tạng. Sau khi fillet xong, sản phẩm được qua khâu kiểm
xương để không để sót thịt trong xương. Cỡ cá được tính bằng số gram/miếng.
Cá được phân ra theo các cỡ khác nhau. Bán thành phẩm trên bàn phân cỡ phải
được duy trì ở nhiệt độ nhỏ hơn 120C bằng đá.Miếng Fillet được phân thành các
size như: 60 -120; 120 -170; 170 - 220; 220 - Up (gram/ miếng) hoặc 3 – 5, 5 – 7,
7 – 9, 4 – 6, 6 – 8, 8 – 10, 10 – 12 (Oz/ miếng), hoặc theo yêu cầu của khách
hàng.
Sau khi phân loại xong, miếng fillet được định hình để xếp khuôn. Mieáng
fillet sau khi xếp khuôn được đưa vào cấp đông trong các tủ cấp đông. Thời gian
cấp đông phụ thuộc vào loại, kích cỡ sản phẩm, công suất máy,… Tủ được vệ
sinh trước khi cấp đông để đảm bảo an toàn vệ sinh cho sản phẩm.Việc cấp đông
tức là hạ thấp nhiệt độ sản phẩm đến một mức độ nhất định để ức chế sự phát
triền của VSV, làm chậm sự hư hỏng, tăng thời gian bảo quản, đảm bảo khi sử
dụng sản phẩm vẫn giữ được mức độ tươi tốt và chất lượng như trước khi cấp
đông. Sản phẩm sẽ được cấp đông ở nhiệt độ - 40oC. Thời gian cấp đông khoảng
2 giờ.
Sau đó, sản phẩm cho qua máy dò kim loại trước khi bao gói để phát hiện và
loại bỏ hoặc tái chế những sản phẩm có dính kim loại. Bán thành phẩm sau khi
mạ băng được kiểm tra nhanh bên ngoài để phát hiện những sai sót về kĩ thuật
xếp,thẻ cỡ và tạp chất. Sai kỹ thuật xếp có thể bị loại ra chế biến lại. Sau khi đã
kiểm tra xong, các sản phẩm đạt yêu cầu sẽ được dán size cỡ, mỗi block cá được
cho vào túi PE.
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
42
Thùng chứa sản phẩm phải được đánh kí hiệu kích cỡ bên ngoài cho từng
loại. Trên thùng có ghi tên Công ty, tên sản phẩm, ngày sản xuất, hạn tiêu dùng
và số cỡ. Tiến hành nẹp đai (2 ngang, 2 dọc) sau đó chuyển về kho bảo quản.
Bao gói cho sản phẩm nhằm các mục đích:
- Bảo quản sản phẩm chống lại các hiện tượng mất nước, giảm trọng lượng.
- Tránh cho sản phẩm không bị ôxy hoá, không bị va đập sứt mẻ góc hay
gãy đôi.
- Không cho các nguồn vi sinh vật trực tiếp lây nhiễm vào sản phẩm.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển và mua bán sản phẩm.
Nhiệt độ trong kho bảo quản là - 20 ± 20C. Thùng sản phẩm được xếp theo
quy định của kho. Thời gian bảo quản không quá 18 tháng kể từ ngày sản xuất -
nhập kho.
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
43
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
1.1. Chuẩn bị mặt bằng
Chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện đầy đủ các
thủ tục về đất đai theo quy định hiện hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện
đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ quan ban ngành và luật định.
1.2. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư:
Dự án thực hiện tái định cư theo quy định hiện hành.
1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Dự án chỉ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến dự án như đường
giao thông đối ngoại và hệ thống giao thông nội bộ trong khu vực.
II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
2.1. Các phương án xây dựng công trình
TT Nội dung Diện tích ĐVT
I Xây dựng 35.000,0 m2
1 Khu nhà máy 3.000,0 m2
2 Khu cây xanh 9.850,0 m2
3 Khu nhà văn phòng 500,0 m2
4 Khu nhà xe 1.000,0 m2
5 Hệ thống xử lý nước thải 150,0 m2
6 Khu ao nuôi cá 18.000,0 m2
7 Đường nội bộ 2.500,0 m2
Hệ thống tổng thể
- Hệ thống cấp nước Hệ thống
- Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống
- Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
44
TT Nội dung Diện tích ĐVT
- Hệ thống PCCC Hệ thống
Các danh mục xây dựng công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy
chuẩn và quy định về thiết kế xây dựng. Chi tiết được thể hiện trong giai đoạn
thiết kế cơ sở xin phép xây dựng.
2.2. Các phương án kiến trúc
Căn cứ vào nhiệm vụ các hạng mục xây dựng và yêu cầu thực tế để thiết
kế kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. Chi tiết sẽ được thể hiện trong giai
đoạn lập dự án khả thi và Bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án. Cụ thể các nội dung
như:
1. Phương án tổ chức tổng mặt bằng.
2. Phương án kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng.
3. Thiết kế các hạng mục hạ tầng.
Trên cơ sở hiện trạng khu vực dự án, thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật
của dự án với các thông số như sau:
 Hệ thống giao thông
Xác định cấp đường, cấp tải trọng, điểm đấu nối để vạch tuyến và phương
án kết cấu nền và mặt đường.
 Hệ thống cấp nước
Xác định nhu cầu dùng nước của dự án, xác định nguồn cấp nước sạch
(hoặc trạm xử lý nước), chọn loại vật liệu, xác định các vị trí cấp nước để vạch
tuyến cấp nước bên ngoài nhà, xác định phương án đi ống và kết cấu kèm theo.
 Hệ thống thoát nước
Tính toán lưu lượng thoát nước mặt của từng khu vực dự án, chọn tuyến
thoát nước mặt của khu vực, xác định điểm đấu nối. Thiết kế tuyến thu và thoát
nước mặt, chọn vật liệu và các thông số hình học của tuyến.
 Hệ thống xử lý nước thải
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
45
Khi dự án đi vào hoạt động, chỉ có nước thải sinh hoạt, nước thải từ các
khu sản xuất không đáng kể nên không cần tính đến phương án xử lý nước thải.
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, hệ thống xử lý nước thải
trong sản xuất (nước từ việc xử lý giá thể, nước có chứa các hóa chất xử lý mẫu
trong quá trình sản xuất).
 Hệ thống cấp điện
Tính toán nhu cầu sử dụng điện của dự án. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng
điện của từng tiểu khu để lựa chọn giải pháp thiết kế tuyến điện trung thế, điểm
đặt trạm hạ thế. Chọn vật liệu sử dụng và phương án tuyến cấp điện hạ thế ngoài
nhà. Ngoài ra dự án còn đầu tư thêm máy phát điện dự phòng.
III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN
3.1. Phương án tổ chức thực hiện
Dự ánđược chủ đầu tư trực tiếp tổ chức triển khai, tiến hành xây dựng và
khai thác khi đi vào hoạt động.
Dự án chủ yếu sử dụng lao động địa phương. Đối với lao động chuyên
môn nghiệp vụ, chủ đầu tư sẽ tuyển dụng thêm và lên kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ cho con em trong vùng để từ đó về phục vụ trong quá trình
hoạt động sau này.
Bảng tổng hợp Phương án nhân sự dự kiến(ĐVT: 1000 đồng)
TT Chức danh
Số
lượng
Mức thu
nhập bình
quân/tháng
Tổng
lương
năm
Bảo
hiểm
21,5%
Tổng/năm
1 Giám đốc 1 25.000 300.000 64.500 364.500
2
Ban quản lý,
điều hành
2 15.000 360.000 77.400 437.400
3
Công nhân
viên văn
phòng, kỹ sư
nông nghiệp
4 8.000 384.000 82.560 466.560
4
Công nhân sản
xuất
30 6.500 2.340.000 503.100 2.843.100
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
46
TT Chức danh
Số
lượng
Mức thu
nhập bình
quân/tháng
Tổng
lương
năm
Bảo
hiểm
21,5%
Tổng/năm
5
Lao động thời
vụ
12 5.500 792.000 170.280 962.280
Cộng 49 348.000 4.176.000 897.840 5.073.840
3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý
Thời gian hoạt động dự án: 50 năm kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương
đầutư.
Tiến độ thực hiện: 24 tháng kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầu tư,
trong đó:
STT Nội dung công việc Thời gian
1 Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Quý III/2022
2
Thủ tục phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ
1/500
Quý IV/2022
3 Thủ tục phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Quý IV/2022
4
Thủ tục giao đất, thuê đất và chuyển mục đích sử dụng
đất
Quý I/2023
5 Thủ tục liên quan đến kết nối hạ tầng kỹ thuật Quý II/2023
6
Thẩm định, phê duyệt TKCS, Tổng mức đầu tư và phê
duyệt TKKT
Quý II/2023
7
Cấp phép xây dựng (đối với công trình phải cấp phép xây
dựng theo quy định)
Quý III/2023
8 Thi công và đưa dự án vào khai thác, sử dụng
Quý IV/2023
đến Quý
III/2024
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
47
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Mục đíchcủa công tác đánh giá tác động môi trường của dự án“Xây dựng
mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”là xem xét đánh giá những yếu tố tích
cực và tiêu cực ảnh hưởng đến khu vực thực hiện dự án và khu vực lân cận, để
từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất
lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho chính
dự án khi đi vào hoạt động, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường.
II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG.
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/11/2020;
- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 đã được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 22/11/20013;
- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 đã được Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2006;
- Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/11/2019;
- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát
nước và xử lý nước thải;
- Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy định
về xác định thiệt hại đối với môi trường;
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
48
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ quy định
về Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của một số nghị định chi tiết, hướng
dẫn thi hành Luật bảo vệ Môi trường;
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng:
- TCVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống công trình - Tiêu
chuẩn thiết kế;
- QCVN 01:2008/BXD - Quy hoạch xây dựng;
- TCVN 7957:2008 - Tiêu chuẩn Thiết kế thoát nước - Mạng lưới bên
ngoài và công trình;
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh;
- Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT
ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động,
05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
III. SỰ PHÙ HỢP ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”được thực
hiện tại, tỉnh Nghệ An.
IV. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI
VỚI MÔI TRƯỜNG
4.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình
Tác động đến môi trường không khí:
Quá trình xây dựng sẽ không tránh khỏi phát sinh nhiều bụi (ximăng, đất,
cát…)từcôngviệc đào đất,sanủimặt bằng, vậnchuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
49
xây dựng, phatrộnvàsửdụngvôivữa, đấtcát...hoạtđộngcủacácmáymóc thiết bị
cũngnhư các phươngtiệnvận tảivà thicôngcơ giớitại công trường sẽ gây ra tiếng
ồn.Bụi phát sinh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân trên công
trường và người dân lưu thông trên tuyến đường.
Tiếng ồnphátsinh trongquátrìnhthi công là không thể tránh khỏi. Tiếng ồn
có thể phát sinh khi xe, máy vận chuyển đất đá, vật liệu hoạt động trên công
trường sẽ gây ảnh hưởng đến người dân sống hai bên tuyến đường vận chuyển
và người tham gia giao thông.
Tác động của nước thải:
Trong giai đoạn thi công cũng có phát sinh nước thải sinh hoạt của công
nhân xây dựng. Lượng nước thải này tuy không nhiều nhưng cũng cần phải
được kiểm soát chặt chẽ để không làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm.
Nước mưa chảy tràn qua khu vực Dự án trong thời gian xây dựng cũng là
một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường nếu dòng chảy cuốn theo bụi,
đất đá, xăng dầu và các loại rác thải sinh hoạt. Trong quá trình xây dựng dự án
áp dụng các biện pháp thoát nước mưa thích hợp.
Tác động của chất thải rắn:
Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này gồm 2 loại: Chất thải rắn từ
quá trình xây dựng và rác sinh hoạt của công nhân xây dựng. Các chất thải rắn
phát sinh trong giai đoạn này nếu không được quản lý và xử lý kịp thời sẽ có thể
bị cuốn trôi theo nước mưa gây tắc nghẽn đuờng thoát nước và gây ra các vấn đề
vệ sinh khác. Ở đây, phần lớn phế thải xây dựng (xà bần, cát, sỏi…) sẽ được tái
sử dụng làm vật liệu san lấp. Riêng rác sinh hoạt rất ít vì lượng công nhân không
nhiều cũng sẽ được thu gom và giao cho các đơn vị dịch vụ vệ sinh đô thị xử lý
ngay.
Tác động đến hệ sinh thái, cảnh quan khu vực:
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
50
Quá trình thi công cần đào đắp, san lấp mặt bằng, bóc hữu cơ và chặt bỏ
lớp thảm thực vật trong phạm vi quy hoạch nên tác động đến hệ sinh thái và
cảnh quan khu vực dự án, cảnh quan tự nhiên được thay thế bằng cảnh quan
nhân tạo.
Tác động đến sức khỏe cộng đồng:
Các chất có trong khí thải giao thông, bụi do quá trình xây dựng sẽ gây
tác động đến sức khỏe công nhân, người dân xung quanh (có phương tiện vận
chuyển chạy qua) và các công trình lân cận. Một số tác động có thể xảy ra như
sau:
– Các chất gây ô nhiễm trong khí thải động cơ (Bụi, SO2, CO, NOx, THC,...),
nếu hấp thụ trong thời gian dài, con người có thể bị những căn bệnh mãn tính
như về mắt, hệ hô hấp, thần kinh và bệnh tim mạch, nhiều loại chất thải có trong
khí thải nếu hấp thụ lâu ngày sẽ có khả năng gây bệnh ung thư;
– Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện giao thông, xe ủi, máy đầm,…gây tác
động hệ thần kinh, tim mạch và thính giác của cán bộ công nhân viên và người
dân trong khu vực dự án;
– Các sự cố trong quá trình xây dựng như: tai nạn lao động, tai nạn giao thông,
cháy nổ,… gây thiệt hại về con người, tài sản và môi trường.
– Tuy nhiên, những tác động có hại do hoạt động xây dựng diễn ra có tính chất
tạm thời, mang tính cục bộ.
4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng
Tác động do bụi và khí thải:
Đối với dự án, bụi và khí thải sẽ phát sinh do các nguồn chính:
Từ hoạt động giao thông (các phương tiện vận chuyển ra vào dự án);
Từ quá trình hoạt động:
 Bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển, bốc dở, nhập liệu;
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
51
 Bụi phát sinh từ dây chuyền sản xuất (nếu có);
Hoạt động của dự án luôn gắn liền với các hoạt động chuyên chở hàng
hóa nhập, xuất kho và nguyên liệu. Đồng nghĩa với việc khi dự án đi vào hoạt
động sẽ phát sinh ô nhiễm không khí từ các phương tiện xe chuyên chở vận tải
chạy bằng dầu DO.
Mức độ ô nhiễm này còn tùy thuộc vào từng thời điểm có số lượng xe tập
trung ít hay nhiều, tức là còn phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa nhập, xuất kho.
Đây là nguồn gây ô nhiễm di động nên lượng chất ô nhiễm này sẽ rải đều
trên những đoạn đường mà xe đi qua, chất độc hại phát tán cục bộ. Xét riêng lẻ,
tuy chúng không gây tác động rõ rệt đối với con người nhưng lượng khí thải này
góp phần làm tăng tải lượng ô nhiễm cho môi trường xung quanh. Cho nên chủ
dự án cũng sẽ áp dụng các biện pháp quản lý nội vi nhằm hạn chế đến mức thấp
nhất ảnh hưởng do ô nhiễm không khí đến chất lượng môi trường tại khu vực dự
án trong giai đoạn này.
Tác động do nước thải
Nguồn nước thải phát sinh tại dự án chủ yếu là nước thải sinh hoạt và
nước mưa chảy tràn.
Thành phần nước thải sinh hoạt chủ yếu bao gồm: Chất rắn lơ lửng (SS),
các chất hữu cơ (COD, BOD), dinh dưỡng (N, P…), vi sinh vật (virus, vi khuẩn,
nấm…)
Nếu nước thải sinh hoạt không được thu gom và xử lý thích hợp thì chúng
sẽ gây ô nhiễm môi trường nước mặt, đất, nước ngầm và là nguy cơ lan truyền
bệnh cho con người và gia súc.
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
52
Nước mưa chảy tràn: Vào mùa mưa, nuớc mưa chảy tràn qua khu vực sân
bãi có thể cuốn theo đất cát, lá cây… rơi vãi trên mặt đất đưa xuống hệ thống
thoát nước, làm tăng mức độ ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận.
Tác động do chất thải rắn
Chất thải rắn sản xuất không nguy hại:phát sinh trong quá trình hoạt động
Chất thải rắn sản xuất nguy hại:Các chất thải rắn nguy hại phát sinh dính
hóa chất trong quá trình hoạt động. Xăng xe, sơn, dầu mỡ tra máy trong quá
trình bảo dưỡng thiết bị, máy móc; vỏ hộp đựng sơn, vecni, dầu mỡ; chất kết
dính, chất bịt kín là các thành phần nguy hại đối với môi trường và con người.
Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh từ hoạt động của công nhân viên phần
rác thải chủ yếu là thực phẩm thừa, bao bì đựng thức ăn hay đồ uống như hộp
xốp, bao cà phê, ly sinh tố, hộp sữa tươi, đũa tre, ống hút, muỗng nhựa, giấy,…;
cành, lá cây phát sinh từ hoạt động vệ sinh sân vườn trong khuôn viên của nhà
máy. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1993), thì hệ số phát sinh
chất thải rắn sinh hoạt là 0,5 kg/người/ngày
V. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ,
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
Căn cứ quá trình tham quan, khảo sát công nghệ trên địa bàn cả nước đối
với các phương pháp đã giới thiệu trên, phương án công nghệ áp dụng tại dự án
là công nghệ hiện đại phù hợp với quy mô dự án, đảm bảo các quy chuẩn môi
trường, bên cạnh đó, công nghệ sản xuất, máy móc chủ yếu mua tại trong nước
nên không cần phải chuyển giao công nghệ. Máy móc sản xuất đáp ứng các tiêu
chí yêu cầu sau:
- Phù hợp với tất cả các loại sản phẩm đầu vào
- Sử dụng tiết kiệm quỹ đất.
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
53
- Chi phí đầu tư hợp lý.
VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG
6.1. Giai đoạn xây dựng dự án
Thường xuyên kiểm tra các phương tiện thi công nhằm đảm bảo các thiết
bị, máy móc luôn ở trong điều kiện tốt nhất về mặt kỹ thuật, điều này sẽ giúp
hạn chế được sự phát tán các chất ô nhiễm vào môi trường;
Bố trí hợp lý tuyến đường vận chuyển và đi lại. Các phương tiện đi ra
khỏi công trường được vệ sinh sạch sẽ, che phủ bạt (nếu không có thùng xe) và
làm ướt vật liệu để tránh rơi vãi đất, cát… ra đường, là nguyên nhân gián tiếp
gây ra tai nạn giao thông;
Công nhân làm việc tại công trường được sử dụng các thiết bị bảo hộ lao
động như khẩu trang, mũ bảo hộ, kính phòng hộ mắt;
Máy móc, thiết bị thực hiện trên công trường cũng như máy móc thiết bị
phục vụ hoạt động của dự án phải tuân thủ các tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn
(ví dụ: TCVN 4726 – 89 Máy cắt kim loại - Yêu cầu đối với trang thiết bị điện;
TCVN 4431-1987 Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng toàn phần: Lan can an toàn -
Điều kiện kĩ thuật, …)
Hạn chế vận chuyển vào giờ cao điểm: hoạt động vận chuyển đường bộ sẽ
được sắp xếp vào buổi sáng (từ 8h đến 11h00), buổi chiều (từ 13h30 đến 16h30),
buổi tối (từ 18h00 đến 20h) để tránh giờ tan ca của công nhân của các công trình
lân cận;
Phun nước làm ẩm các khu vực gây bụi như đường đi, đào đất, san ủi mặt
bằng…
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
54
Che chắn các bãi tập kết vật liệu khỏi gió, mưa, nước chảy tràn, bố trí ở
cuối hướng gió và có biện pháp cách ly tránh hiện tượng gió cuốn để không ảnh
hưởng toàn khu vực.
Đối với chất thải rắn sinh hoạt được thu gom vào những thùng chuyên
dụng có nắp đậy. Chủ đầu tư sẽ ký kết với đơn vị khác để thu gom, xử lý chất
thải sinh hoạt đúng theo quy định hiện hành của nhà nước.
Xây dựng nội quy cấm phóng uế, vứt rác sinh hoạt, đổ nước thải bừa bãi
gây ô nhiễm môi trường và tuyên truyền cho công nhân viên của dự án.
Luôn nhắc nhở công nhân tuân thủ nội quy lao động, an toàn lao động và
giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cộng đồng.
6.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng
Giảm thiểu ô nhiễm không khí
Nồng độ khí thải phát sinh từ phương tiện giao thông ngoài sự phụ thuộc
vào tính chất của loại nhiên liệu sử dụng còn phải phụ thuộc vào động cơ của
các phương tiện. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của các phương
tiện vận chuyển, Chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp sau:
Tất cả phương tiện vận chuyển ra vào dự án phải đạt Tiêu chuẩn Việt
Nam về an toàn kỹ thuật và môi trường theo đúng Thông tư số 10/2009/TT-
BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải ngày 24/06/2009;
Quy định nội quy cho các phương tiện ra vào dự án như quy định tốc độ
đối với các phương tiện di chuyển trong khuôn viên dự án, yêu cầu tắt máy khi
trong thời gian xe chờ…;
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
55
Trồng cây xanh cách ly xung quanh khu vực thực hiện dự án và đảm bảo
diện tích cây xanh chiếm 20% tổng diện tích dự án như đã trình bày trong báo
cáo;
Giảm thiểu tác động nước thải
Quy trình xử lý nước thải bằng bể tự hoại:
Nước thải từ bồn cầu được xử lý bằng bể tự hoại. Bể tự hoại là công trình
đồng thời làm hai chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng. Cặn lắng giữ trong bể
từ 3 – 6 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị
phân hủy, một phần tạo thành các chất hòa tan. Nước thải lắng trong bể với thời
gian dài bảo đảm hiệu suất lắng cao.
Khi qua bể tự hoại, nồng độ các chất hữu cơ trong nước thải giảm khoảng
30%, riêng các chất lơ lửng hầu như được giữ lại hoàn toàn.
Bùn từ bể tự hoại được chủ đầu tư hợp đồng với đơn vị có chức năng để
hút và vận chuyển đi nơi khác xử lý.
Giảm thiểu tác động nước mưa chảy tràn:
Thiết kế xây dựng và vận hành hệ thống thoát nước mưa tách biệt hoàn
toàn với với hệ thống thu gom nước thải;
Định kỳ nạo vét các hố ga và khai thông cống thoát nước mưa;
Quản lý tốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn sản xuất và chất thải nguy
hại, tránh các loại chất thải này rơi vãi hoặc bị cuốn vào hệ thống thoát nước
mưa.
Giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn
Chủ đầu tư cam kết sẽ tuân thủ đúng pháp luật hiện hành trong công tác
thu gom, lưu trữ và xử lý các chất thải rắn, cụ thể là tuân thủ theo Nghị định số
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
56
38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về việc quản lý chất thải và
phế liệu thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 30/6/2015 về Quy định
quản lý chất thải nguy hại.
VII. KẾT LUẬN
Các tác động từ hoạt động của dự án tới môi trường là không lớn và hoàn
toàn có thể kiểm soát được. Đồng thời, các sản phẩm mà dự án tạo ra đóng vai
trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hoạt động của dự
án mang lại lợi ích đáng giá và đặc biệt có hiệu quả về mặt xã hội lớn lao, tạo
điều kiện công việc làm cho người lao động tại địa phương.
Trong quá trình hoạt động của dự án, các yếu tố ô nhiễm môi trường phát
sinh không thể tránh khỏi. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ
môi trường, mối quan hệ giữa phát triển sản xuất và giữ gìn trong sạch môi
trường sống, Chủ đầu tư sẽ thực hiện các bước yêu cầu của công tác bảo vệ môi
trường. Bên cạnh đó, vấn đề an toàn lao động trong sản xuất cũng được chú
trọng.
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
57
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ –NGUỒN VỐN THỰC
HIỆNVÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN
I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN.
Nguồn vốn: vốn chủ sở hữu 30%, vốn vay 70%. Chủ đầu tưsẽ làm việc
với các ngân hàng thương mại để vay dài hạn. Lãi suất cho vay các ngân hàng
thương mại theo lãi suất hiện hành.
Tổng mức đầu tư xây dựng công trình được lập dựa theo quyết định về Suất
vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổnghợp bộ phận kết cấu công
trình của Bộ Xây dựng; giá thiết bị dựa trên cơ sở tham khảo các bản chào giá
của các nhà cung cấp vật tư thiết bị.
Nội dung tổng mức đầu tư
Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây
dựng dự án “Xâydựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”làm cơ sở để
lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án.
Tổng mức đầu tư bao gồm: Chi phí xây dựng và lắp đặt, Chi phí vật tư thiết
bị; Chi phí tư vấn, Chi phí quản lý dự án & chi phí khác, dự phòng phí.
Chi phí xây dựng và lắp đặt
Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình; Chi phí xây dựng
công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí nhà tạm tại hiện
trường để ở và điều hành thi công.
Chi phí thiết bị
Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao công
nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo
hiểm thiết bị; thuế và các loại phí có liên quan.
Các thiết bị chính, để giảm chi phí đầu tư mua sắm thiết bị và tiết kiệm
chi phí lãi vay, các phương tiện vận tải có thể chọn phương án thuê khi cần thiết.
Với phương án này không những giảm chi phí đầu tư mà còn giảm chi phí điều
hành hệ thống vận chuyển như chi phí quản lý và lương lái xe, chi phí bảo trì
bảo dưỡng và sửa chữa…
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”
Tư vấn dự án:0918755356
58
Chi phí quản lý dự án
Chi phí quản lý dự án tính theo Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn
đầu tư xây dựng công trình.
Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công
việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn
thành nghiệm thu bàn giao công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm:
- Chi phí tổ chức lập dự án đầu tư.
- Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, tổng mức đầu tư; chi phí tổ chức
thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công
trình.
- Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
- Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí
xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình;
- Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán,
quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;
- Chi phí khởi công, khánh thành;
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: bao gồm
- Chi phí khảo sát xây dựng phục vụ thiết kế cơ sở;
- Chi phí khảo sát phục vụ thiết kế bản vẽ thi công;
- Chi phí tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây
dựng công trình;
- Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí
phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn
nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư thiết, tổng
thầu xây dựng;
- Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng và giám
sát lắp đặt thiết bị;
- Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán, định
du an nuoi ca that lat va ca koi
du an nuoi ca that lat va ca koi
du an nuoi ca that lat va ca koi
du an nuoi ca that lat va ca koi
du an nuoi ca that lat va ca koi
du an nuoi ca that lat va ca koi
du an nuoi ca that lat va ca koi
du an nuoi ca that lat va ca koi
du an nuoi ca that lat va ca koi
du an nuoi ca that lat va ca koi
du an nuoi ca that lat va ca koi
du an nuoi ca that lat va ca koi
du an nuoi ca that lat va ca koi
du an nuoi ca that lat va ca koi

More Related Content

Similar to du an nuoi ca that lat va ca koi

Similar to du an nuoi ca that lat va ca koi (20)

dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356
dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356
dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356
 
Thuyết minh dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356
Thuyết minh dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356Thuyết minh dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356
Thuyết minh dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356
 
Dự án sẩn xuất đệm lót sinh học và viên nén 0918755356
Dự án sẩn xuất đệm lót sinh học và viên nén 0918755356Dự án sẩn xuất đệm lót sinh học và viên nén 0918755356
Dự án sẩn xuất đệm lót sinh học và viên nén 0918755356
 
Dự án sản xuất đệm lót sinh học và viên nén
Dự án sản xuất đệm lót sinh học và viên nénDự án sản xuất đệm lót sinh học và viên nén
Dự án sản xuất đệm lót sinh học và viên nén
 
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAODỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
 
Thuyết minh dự án nhà máy điện rác
Thuyết minh dự án nhà máy điện rácThuyết minh dự án nhà máy điện rác
Thuyết minh dự án nhà máy điện rác
 
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUCDU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC
 
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
 
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất tơ tằm
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất tơ tằm Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất tơ tằm
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất tơ tằm
 
chăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ caochăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ cao
 
chăn nuôi công nghệ cao.docx
chăn nuôi công nghệ cao.docxchăn nuôi công nghệ cao.docx
chăn nuôi công nghệ cao.docx
 
dự án trang trại nuôi heo
dự án trang trại nuôi heodự án trang trại nuôi heo
dự án trang trại nuôi heo
 
TRỒNG TRỌT KẾT HỢP CHĂN NUÔI
TRỒNG TRỌT KẾT HỢP CHĂN NUÔITRỒNG TRỌT KẾT HỢP CHĂN NUÔI
TRỒNG TRỌT KẾT HỢP CHĂN NUÔI
 
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tâydự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
 
dự án nuôi vịt, trồng măng tây 0903034381
dự án nuôi vịt, trồng măng tây 0903034381dự án nuôi vịt, trồng măng tây 0903034381
dự án nuôi vịt, trồng măng tây 0903034381
 
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡngdu lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
 
Thuyết minh dự án nhà máy phân bón
Thuyết minh dự án nhà máy phân bónThuyết minh dự án nhà máy phân bón
Thuyết minh dự án nhà máy phân bón
 
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vật
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vậtThuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vật
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vật
 
DU AN NHA MAY DAU THUC VAT
DU AN NHA MAY DAU THUC VATDU AN NHA MAY DAU THUC VAT
DU AN NHA MAY DAU THUC VAT
 
Dự án trang trại nấm 0918755356
Dự án trang trại nấm 0918755356Dự án trang trại nấm 0918755356
Dự án trang trại nấm 0918755356
 

More from LẬP DỰ ÁN VIỆT

More from LẬP DỰ ÁN VIỆT (20)

Thuyết minh dự án du lịch sinh thái.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái.docxThuyết minh dự án du lịch sinh thái.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái.docx
 
THUYẾT MINH DU AN CANG LOGISTIC - VUNG TAU.docx
THUYẾT MINH DU AN CANG LOGISTIC - VUNG TAU.docxTHUYẾT MINH DU AN CANG LOGISTIC - VUNG TAU.docx
THUYẾT MINH DU AN CANG LOGISTIC - VUNG TAU.docx
 
Dự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”.docx
Dự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”.docxDự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”.docx
Dự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”.docx
 
Dự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”.docx
Dự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”.docxDự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”.docx
Dự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”.docx
 
Thuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docx
Thuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docxThuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docx
Thuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docx
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356
 
dự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docx
dự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docxdự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docx
dự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docx
 
Thuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docx
Thuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docxThuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docx
Thuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docx
 
DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356
 
Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356
Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356
Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356
 
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxTHuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
 
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docxDỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
 
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxTHuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
 
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docxTHuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
 
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docxThuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
 
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docxThuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ caoThuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
 

du an nuoi ca that lat va ca koi

  • 1. THUYẾT MINH DỰ ÁN XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI CÁ GIỐNG VÀ CÁ KOI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN Địa điểm: tỉnh Nghệ An
  • 2. CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN -----------  ----------- DỰ ÁN XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI CÁ GIỐNG THÁT LÁT VÀ CÁ KOI Địa điểm: tỉnh Nghệ An ĐƠN VỊ TƯ VẤN CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN 0918755356-0903034381 Giám đốc
  • 3. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 2 MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................... 2 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU................................................................................... 6 I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ................................................................. 6 II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN........................................................ 6 III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ........................................................................ 7 IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ......................................................................... 8 V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN.............................................................. 9 5.1. Mục tiêu chung........................................................................................ 9 5.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................10 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN.......................11 I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN................................................................................................................11 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. .................................................11 1.2. Điều kiện xã hội vùng dự án....................................................................13 II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG.....................................................15 III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN...........................................................................19 3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án...........................................................19 3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư..................................21 IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ...................................24 4.1. Địa điểm xây dựng..................................................................................24 4.2. Hình thức đầu tư.....................................................................................24 V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.24 5.1. Nhu cầu sử dụng đất................................................................................24 5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.............24 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ...................25
  • 4. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 3 I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ..............25 II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ......25 2.1. Đối tượng nuôi của dự án........................................................................25 2.2. Kỹ thuật nuôi cá thát lát cườm.................................................................26 2.3. Nhà máy chế biến sản phẩm cá................................................................40 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .............................43 I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG....................................................................43 1.1. Chuẩn bị mặt bằng ..................................................................................43 1.2. Phương án tổng thểbồi thường, giải phóng mặt bằng, táiđịnh cư:................43 1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật....................................43 II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH...................43 2.1. Các phương án xây dựng công trình.........................................................43 2.2. Các phương án kiến trúc..........................................................................44 III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN...................................................45 3.1. Phương án tổ chức thực hiện ...................................................................45 3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý .....................46 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG................................47 I. GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................47 II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. ...............47 III. SỰ PHÙ HỢP ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN......................................48 IV. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG .....................................................................................48 4.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình....................................................48 4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................50 V. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ, CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ...........................................................................52
  • 5. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 4 VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG............................................53 6.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................53 6.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................54 VII. KẾT LUẬN ...........................................................................................56 CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .............................................................................57 I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN..................................................57 II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN.......................59 2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án........................................................59 2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án:........................59 2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: ................................................................59 2.4. Phương ánvay. ........................................................................................60 2.5. Các thông số tài chính của dự án..............................................................60 KẾT LUẬN ..................................................................................................63 I. KẾT LUẬN. ..............................................................................................63 II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. .....................................................................63 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ...............................64 Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án.................................64 Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm. .......................................................65 Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm....................................66 Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm.....................................................67 Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án............................................68 Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn...................................69 Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. ...........................70 Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). .............................71 Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).........................72
  • 6. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 5
  • 7. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 6 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ Tên doanh nghiệp/tổ chức: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN Mã số doanh nghiệp: - do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Nghệ An cấp Địa chỉ trụ sở: Thông tin về người đại diện theo pháp luậtcủa doanhnghiệp/tổ chức đăng ký đầu tư, gồm: Họ tên: Chức danh:Giám đốc Giới tính: Nữ Sinh ngày: Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam Loại giấy tờ pháp lý của cá nhân: Chứng minh nhân dân Số giấy tờ pháp lý của cá nhân: Ngày cấp: Nơi cấp: Công an Thành phố Địa chỉ thường trú: MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN Tên dự án: “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Địa điểm thực hiện dự án: tỉnh Nghệ An. Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 35.000,0 m2 (3,50 ha). Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác. Tổng mức đầu tư của dự án: 55.000.000.000 đồng. (Năm mươi lăm tỷ đồng) Trong đó: + Vốn tự có (30%) : 16.500.000.000 đồng. + Vốn vay - huy động (70%) : 38.500.000.000 đồng.
  • 8. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 7 Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp: Cung cấp cá thương phẩm 348,2 tấn/năm Cung cấp cá giống 27,9 tấn/năm II. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ Nước ta hiện là một nước nông nghiệp, trong quá trình xây dựng đất nước Đảng và nhà nước ta đang phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại hóa. Trong những năm gần đây nền kinh tế- xã hội nước ta đã phát triển một cách mạnh mẽ. Các ngành công nghiệp, dịch vụ và công nghệ phát triển đa dạng. Tuy nhiên đối với Việt Nam nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng trong đó chăn nuôi đóng vai trò quan trọng thiết yếu. Đặc biệt những năm gần đây thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh hoành hành, giá cả mặt hàng nông nghiệp và chăn nuôi bấp bênh. Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, lương thực, thực phẩm không cung cấp đủ cho thị trường nội địa dẫn đến ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực của đất nước. Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp luôn được các cấp lãnh đạo và cơ quan nhà nước quan tâm, đặc biệt là vấn đề đầu tư và tiếp cận các công nghệ, kỹ thuật tiến bộ trong trồng trọt và chăn nuôi từng bước nâng cao năng xuất. Đồng thời với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước trong các ngành sản xuất nông nghiệp đã tạo điều kiện cho ngành kinh tế này phát triển và từng bước đi vào hiện đại. Các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam chủ yếu vẫn để tiêu thụ ở thị trường nội địa. Với thị trường xuất khẩu, chúng ta thường hay không thành công là do chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế. Hơn nữa, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi hiện đang đứng trước một thực tế khó khăn là giá bán khá cao so với một số nước khác, không cạnh tranh được mà nguyên nhân sâu xa cũng chính vì hình thức chăn nuôi ở nước ta vẫn là hình thức truyền thống và lạc hậu nên năng suất sản lượng thấp, chi phí cao.
  • 9. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 8 Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng thủy sản nước lợ khá phổ biến, tuy nhiên việc áp dụng kỹ thuật, công nghệtrong nuôi cá nước ngọt còn mới mẻ, chưa rộng rãi. Nhiều địa phương trên cả nước, mặc dù nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn về biến đổi khí hậu, dịch bệnh và ô nhiễm nguồn nước, nhưng sản lượng nuôi thủy sản vẫn duy trì ổn định, tăng đều qua từng năm là do việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm. Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Xây dựng môhình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”tại tỉnh Nghệ Annhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngànhnuôi trồng thủy sảncủa tỉnh Nghệ An. III. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ  Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội;  Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;  Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;  Nghị định số 31/2021/NĐ-CPngày 26 tháng 03 năm 2021Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;  Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;
  • 10. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 9  Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;  Nghị định số 54/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2021quy định về đánh giá sơ bộ tác động môi trường;  Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;  Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;  Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;  Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tại Phụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXDngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựngban hành định mức xây dựng;  Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020. IV. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN 4.1. Mục tiêu chung  Phát triển dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” theohướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấphạ tầng kỹ thuật cần thiết cho trang trại nuôi trồng thủy sản một cách chất lượng nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngànhchăn nuôi thủy sản, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.  Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Nghệ An.  Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Nghệ An.  Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.
  • 11. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 10 4.2. Mục tiêu cụ thể  Phát triển mô hình nông nghiệp nuôi trồng thủy sảnchuyên nghiệp, cung cấp các sản phẩm thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá thát lát cườm, cá giống, ... góp phần cung cấp sản phẩmchất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.  Tổ chức trang trại nuôi trồng thủy sản thương phẩm theo phương châm "năng suất cao - chi phí thấp - phát triển bền vững".  Nâng cao chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng, giá thành sản phẩm thấp. Xây dựng thương hiệu của chủ đầu tư lớn mạnh và có tầm cỡ trong nước và trong khu vực.  Cung cấp sản phẩm nông sản cho thị trường khu vực Nghệ An và các khu vực kinh tế trọng điểm cả nước.  Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau: Cung cấp cá thương phẩm 348,2 tấn/năm Cung cấp cá giống 27,9 tấn/năm  Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.  Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.  Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Nghệ Annói chung.
  • 12. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 11 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. Vị trí địa lý Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, thuộc vùng Bắc Trung Bộ - miền Trung Việt Nam. Tỉnh Nghệ An có vị trí địa lý: - Phía bắc giáp tỉnh Thanh Hóa - Phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh - Phía đông giáp Biển Đông - Phía tây bắc giáp tỉnh Hủa Phăn, Lào - Phía tây giáp tỉnh Xiêng Khoảng, Lào Các điểm cực của tỉnh Nghệ An: Điểm cực bắc tại: xã Thông Thụ, huyện Quế Phong.
  • 13. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 12 Điểm cực đông tại: xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai. Điểm cực tây tại: xã Mường Ải, huyện Kỳ Sơn. Điểm cực nam tại: xã Nam Kim, huyện Nam Đàn. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội 291 km về phía nam.Tỉnh Nghệ An có đường biên giới dài 419 km trên bộ và đường bờ biển ở phía đông dài 82 km. Điều kiện tự nhiên Sông Giăng trong KDL sinh thái Pha Lài, nằm trong vườn quốc gia Pù Mát Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là hè và đông. Từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch hàng năm, tỉnh chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam khô và nóng. Vào mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh và ẩm ướt. Nghệ An có đường biên giới với Lào dài 419 km, là tỉnh có đường biên giới dài trên bộ dài nhất Việt Nam. Diện tích: 16.490,25 km². Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.670 mm. Nhiệt độ trung bình: 25,2 °C. Số giờ nắng trong năm: 1.420 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 86-87%. Vĩ độ: 18°33′ đến 19°25′ vĩ bắc. Kinh độ: 102°53′ đến 105°46′ kinh đông. Nghệ An là một tỉnh có đầy đủ địa hình núi cao, trung du, đồng bằng và ven biển. Phía Tây là dãy núi Bắc Trường Sơn. Tỉnh có 10 huyện miền núi, trong số đó 5 huyện là miền núi cao. Các huyện miền núi này tạo thành miền Tây Nghệ An. Có 9 huyện trong số trên nằm trong Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
  • 14. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 13 Các huyện, thị còn lại là trung du và ven biển, trong đó Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, và Cửa Lò giáp biển. Tài nguyên khoáng sản Tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản quý hiếm như vàng, đá quý, ru bi, thiếc, đá trắng, đá granít, đá bazan... Đặc biệt là đá vôi (nguyên liệu sản xuất xi măng) có trữ lượng trên 1 tỷ m3, trong đó vùng Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu có trên 340 triệu m3; vùng Tràng Sơn, Giang Sơn, Bài Sơn thuộc huyện Đô Lương có trữ lượng trên 400 triệu m3 vẫn chưa được khai thác; vùng Lèn Kim Nhan xã Long Sơn, Phúc Sơn, Hồi Sơn (Anh Sơn) qua khảo sát có trên 250 triệu m3; vùng Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp ước tính 1 tỷ m3. Đá trắng ở Quỳ Hợp có trên 100 triệu m3; tổng trữ lượng đá xây dựng toàn tỉnh ước tính trên 1 tỷ m3. Đá bazan trữ lượng 360 triệu m3; thiếc Quỳ Hợp trữ lượng trên 70.000 tấn, nước khoáng Bản Khạng có trữ lượng và chất lượng khá cao. Ngoài ra tỉnh còn có một số loại khoáng sản khác như than bùn, sản xuất phân vi sinh, quặng mănggan, muối sản xuất sôđa... là nguồn nguyên liệu để phát triển các ngành công nghiệp, vật liệu xây dựng, hoá chất, công nghiệp hàng tiêu dùng và xuất khẩu. 1.2. Điều kiện xã hội vùng dự án. Tình hình kinh tế GRDP năm 2021 tăng 6,20% (quý I tăng 9,88%; quý II tăng 5,49%; quý III tăng 2,70%; quý IV tăng 7,44%), là mức tăng trưởng ấn tượng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội thì đây là thành công lớn của tỉnh Nghệ An với mức tăng trưởng năm 2021 đứng thứ 3 khu vực Bắc Trung Bộ và thứ 22 của cả nước. Trong mức tăng chung của toàn tỉnh, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,59%, đóng góp 19,68% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 13,59%, đóng góp 66,18%; khu vực dịch vụ
  • 15. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 14 tăng 1,26%, đóng góp 8,75%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 6,53%, đóng góp 5,38%. Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, sản lượng của một số cây trồng như lúa, cây ăn quả, sản phẩm thịt lợn hơi, sữa bò tươi và sản lượng thủy sản khai thác năm 2021 tăng khá nên tốc độ tăng của khu vực này đạt cao hơn năm 2020. Ngành nông nghiệp đóng góp 0,86 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn tỉnh; ngành lâm nghiệp đóng góp 0,15 điểm phần trăm; ngành thủy sản đóng góp 0,21 điểm phần trăm. Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp đóng góp 3,09 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn tỉnh. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 19,07%, đóng góp 2,37 điểm phần trăm; sản xuất và phân phối điện đóng góp 0,56 điểm phần trăm; khai khoáng đóng góp 0,15 điểm phần trăm. Ngành xây dựng đóng góp 1,02 điểm phần trăm. Dịch Covid-19 làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ. Khu vực dịch vụ trong năm 2021 đạt mức tăng thấp nhất trong các năm 2016-2021. Bán buôn và bán lẻ đóng góp 0,08 điểm phần trăm; vận tải, kho bãi đóng góp 0,14 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đóng góp 0,35 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 0,53 điểm phần trăm. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 6,53% do thu ngân sách năm 2021 tăng cao, nhất là các khoản thu của doanh nghiệp, cá thể thuộc dòng thuế sản phẩm như thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất, nhập khẩu. Về cơ cấu nền kinh tế năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 24,57%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 29,48%; khu vực dịch vụ chiếm 40,87%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,08%.
  • 16. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 15 Đặc điểm dân số và nguồn nhân lực Dân số Nghệ An (theo điều tra dân số năm 2019) có 3.327.791 người. Trên toàn tỉnh Nghệ An có nhiều dân tộc cùng sinh sống như người Thái, người Mường bên cạnh dân tộc chính là người Kinh. Cùng thời điểm này Nghệ An có 37 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Nghệ An là tỉnh có dân số đông thứ 4 cả nước nhưng có thể sẽ tụt xuống vị trí thứ 5 do tỉnh Đồng Nai đang có sự nhập cư cơ học rất cao. Dân cư ở Nghệ An phân bố không đồng đều, tại khu vực các huyện đồng bằng Diễn Châu, Nghi Lộc, Đô Lương, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Nam Đàn, Hưng Nguyên, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, Hoàng Mai có mật độ cao, hơn 500 người/km2. Đối với các huyện Nghĩa Đàn, Thanh Chương, Quỳ Hợp, Anh Sơn, Tân Kỳ thì mật độ dân số trung bình khá đông, khoảng 130-250 người/km2, nhưng ở những huyện này mật độ cao chỉ tập trung ở các khu vực thung lũng, các nơi ở sâu trong núi thì rất thưa thớt. Các huyện phía Tây có mật độ trên dưới 50 người/km2 như: Quỳ Châu, Con Cuông, Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong đều có mật độ dân số rất thấp, nguyên nhân là do địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, giao thông khó khăn. Trong số các huyện đồng bằng ven biển thì huyện Quỳnh Lưu là đông dân nhất, Thanh Chương là huyện miền núi có dân số lớn nhất, là huyện miền núi duy nhất ở Nghệ An có dân số vượt ngưỡng hơn 250.000 người. II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG Từ 1995 – 2020: Sản lượng thủy sản Việt Nam tăng mạnh, tăng gấp hơn 6 lần, từ 1,3 triệu tấn năm 1995 lên 8,4 triệu tấn năm 2020, tăng trưởng trung bình hàng năm 8%. Trong đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm 54%, khai thác chiếm 46%.
  • 17. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 16 Nuôi trồng thủy sản Từ 1995-2020: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam tăng gấp 11 lần, tăng trưởng trung bình hàng năm 10% từ 415 nghìn tấn lên gần 4,6 triệu tấn. Nuôi trồng thủy sản phục vụ cho xuất khẩu tập trung chủ yếu ở ĐBSCL (chiếm 95% tổng sản lượng cá tra và 80% sản lượng tôm). Các loài nuôi chính ở Việt Nam Năm 2020: diện tích nuôi thủy sản của cả nước là 1,3 triệu ha và 10.000.000 m3 nuôi lồng (7.500.000 m3 lồng nuôi mặn lợ và 2.500.000 m3 nuôi ngọt);
  • 18. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 17 Sản lượng nuôi 4,56 triệu tấn. Trong đó, tôm nuôi 950.000 tấn (tôm sú đạt 267,7 nghìn tấn, tôm chân trắng 632,3 nghìn tấn, tôm khác 50.000 tấn), cá tra 1.560.000 tấn. Cả nước có 2.362 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ (1.750 cơ sở giống tôm sú và 612 cơ sở giống tôm chân trắng). Sản xuất được là 79,3 triệu con tôm giống (tôm sú 15,8 triệu con; tôm chân trắng 64,1 triệu con. Riêng khu vực ĐBSCL có khoảng 120 cơ sở sản xuất giống cá tra bố mẹ, gần 4.000 ha ương dưỡng cá tra giống; sản xuất được khoảng 2 tỷ cá tra giống. Diện tích nuôi biển 260 nghìn ha và 7,5 triệu m3 lồng; sản lượng đạt 600 nghìn tấn. Trong đó nuôi cá biển 8,7 nghìn ha và 3,8 triệu m3 lồng, sản lượng 38 nghìn tấn; nhuyễn thể 54,5 nghìn ha, 375 nghìn tấn; tôm hùm 3,7 triệu m3 lồng, 2,1 nghìn tấn; rong biển 10.150 ha, 120 nghìn tấn; còn lại là cua biển và các đối tượng nuôi khác: cá nước lạnh (cá hồi, cá tầm…đạt 3.720 tấn, cao hơn 2 lần so với năm 2015 (1.585 tấn). Cơ hội và thách thức của ngành thủy sản Chính phủ VN, ngành thủy sản và doanh nghiệp thủy sản ngày càng quan tâm đến ATTP, trách nhiệm môi trường – XH, các nhà máy chế biến đều áp dụng HACCP, ngày càng nhiều vùng nuôi, nhà máy chế biến đạt các chứng nhận bền vững như ASC, GLOBAL GAP, MSC,VietGAP… Chính phủ, Bộ nông nghiệp, tổng cục thủy sản và các cơ quan ban ngành ngày càng quan tâm phát triển ngành thủy sản với mục tiêu và kế hoạch phát triển lớn. (QĐ số 1445/QD-TTg ngày 16/8/2013, phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển ngành TS đến 2020, tầm nhìn tới 2030 ) Có thể cung cấp khối lượng lớn thủy sản an toàn, chất lượng ổn định nhờ nguồn cung dồi dào với tiềm năng của 28 tỉnh ven biển, nguồn đất/nước nuôi trồng thủy sản và ngành chế biến phát triển với hơn 600 doanh nghiệp thủy sản. Tất cả doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu đều tư nhân, có thể chủ động đầu tư cho ngành thủy sản. Công nghệ chế biến phát triển có thể tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, có giá trị gia tăng cao.
  • 19. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 18 Đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng các nước nhờ nguồn cung ổn định, và áp dụng các mô hình khép kín, liên kết chuỗi tốt trong các ngành hàng. Có nguồn lao động tay nghề cao và ổn định Có nhiều hiệp định FTA với các nước và vùng lãnh thổ mang lại lợi thế về thuế xuất nhập khẩu và cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm. Đến nay, Việt Nam đã tham gia 16 FTA, với các nước tham gia chiếm 73% xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong đó 13FTA đã ký (chiếm 71% xuất khẩu) Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ T8/2020 và hiệp định UKVFTA sẽ thúc đẩy xuất khẩu sang EU và Anh Định hướng chiến lược ngành thủy sản Quyết định 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 03 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với các mục tiêu sau: Mục tiêu chung đến năm 2030 Phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia, sản xuất hàng hóa lớn gắn với công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển bền vững và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; có cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; có thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế; đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng nâng cao, bảo đảm an sinh xã hội; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2030 a) Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3,0 - 4,0%/năm. b) Tổng sản lượng thủy sản sản xuất trong nước đạt 9,8 triệu tấn; trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản 7,0 triệu tấn, sản lượng khai thác thủy sản 2,8 triệu tấn. c) Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 14 - 16 tỷ USD. d) Giải quyết việc làm cho trên 3,5 triệu lao động, có thu nhập bình quân đầu người lao động thủy sản tương đương thu nhập bình quân chung lao động cả nước. Xây dựng các làng cá ven biển, đảo thành các cộng đồng dân cư văn
  • 20. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 19 minh, có đời sống văn hóa tinh thần đậm đà bản sắc riêng gắn với xây dựng nông thôn mới. Tầm nhìn đến năm 2045 Thủy sản là ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững, có trình độ quản lý, khoa học công nghệ tiên tiến; là trung tâm chế biến thủy sản sâu, thuộc nhóm ba nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới; giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển, góp phần bảo đảm an ninh dinh dưỡng, thực phẩm; bảo đảm an sinh xã hội, làng cá xanh, sạch, đẹp, văn minh; lao động thủy sản có mức thu nhập ngang bằng mức bình quân chung cả nước; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN 3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau: Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị TT Nội dung Diện tích ĐVT I Xây dựng 35.000,0 m2 1 Khu nhà máy 3.000,0 m2 2 Khu cây xanh 9.850,0 m2 3 Khu nhà văn phòng 500,0 m2 4 Khu nhà xe 1.000,0 m2 5 Hệ thống xử lý nước thải 150,0 m2 6 Khu ao nuôi cá 18.000,0 m2 7 Đường nội bộ 2.500,0 m2 Hệ thống tổng thể - Hệ thống cấp nước Hệ thống - Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống - Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống
  • 21. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 20 TT Nội dung Diện tích ĐVT - Hệ thống PCCC Hệ thống II Thiết bị 1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ 2 Thiết bị chăn nuôi thủy sản Trọn Bộ 3 Thiết bị sơ chế, bảo quản, vận chuyển Trọn Bộ 4 Thiết bị ấp trứng, ương nuôi Trọn Bộ 5 Thiết bị khác Trọn Bộ
  • 22. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 21 3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư (ĐVT:1000 đồng) TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT I Xây dựng 35.000,0 m2 25.355.000 1 Khu nhà máy 3.000,0 m2 3.880 11.640.000 2 Khu cây xanh 9.850,0 m2 50 492.500 3 Khu nhà văn phòng 500,0 m2 4.460 2.230.000 4 Khu nhà xe 1.000,0 m2 650 650.000 5 Hệ thống xử lý nước thải 150,0 m2 1.300 195.000 6 Khu ao nuôi cá 18.000,0 m2 140 2.520.000 7 Đường nội bộ 2.500,0 m2 300 750.000 Hệ thống tổng thể - Hệ thống cấp nước Hệ thống 2.100.000 2.100.000 - Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống 2.362.500 2.362.500 - Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống 1.995.000 1.995.000 - Hệ thống PCCC Hệ thống 420.000 420.000 II Thiết bị 21.058.675 1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ 787.500 787.500
  • 23. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 22 TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT 2 Thiết bị chăn nuôi thủy sản Trọn Bộ 13.571.250 13.571.250 3 Thiết bị sơ chế, bảo quản, vận chuyển Trọn Bộ 4.071.375 4.071.375 4 Thiết bị ấp trứng, ương nuôi Trọn Bộ 1.628.550 1.628.550 5 Thiết bị khác Trọn Bộ 1.000.000 1.000.000 III Chi phí quản lý dự án 2,550 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 1.183.556 IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 2.626.077 1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,377 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 174.778 2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 0,730 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 338.826 3 Chi phí thiết kế kỹ thuật 1,870 GXDtt * ĐMTL% 474.012 4 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 1,028 GXDtt * ĐMTL% 260.706 5 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,050 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 23.143 6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 0,142 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 65.836 7 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 0,159 GXDtt * ĐMTL% 40.349 8 Chi phí thẩm tra dự toán côngtrình 0,154 GXDtt * ĐMTL% 39.056 9 Chi phí giám sát thi công xây dựng 2,270 GXDtt * ĐMTL% 575.543 10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 0,596 GTBtt * ĐMTL% 125.590 11 Chi phí báo cáo đánh giá tác động môi trường TT 508.239 V Chi phí vốn lưu động TT 2.248.450
  • 24. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 23 TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT VI Chi phí dự phòng 5% 2.528.242 Tổng cộng 55.000.000 Ghi chú: Dự toán sơ bộ tổng mức đầu tư được tính toán theo Quyết định 65/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 20 tháng 01 năm 2021 về Ban hành suấtvốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020,Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày31 tháng 8 năm 2021của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng và Phụ lục VIII về định mức chi phíquản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng.
  • 25. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 24 IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 4.1. Địa điểm xây dựng Dự án“Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” được thực hiệntại, tỉnh Nghệ An. 4.2. Hình thức đầu tư Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới. V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO 5.1. Nhu cầu sử dụng đất Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất TT Nội dung Diện tích (m2 ) Tỷ lệ (%) 1 Khu nhà máy 3.000,0 8,57% 2 Khu cây xanh 9.850,0 28,14% 3 Khu nhà văn phòng 500,0 1,43% 4 Khu nhà xe 1.000,0 2,86% 5 Hệ thống xử lý nước thải 150,0 0,43% 6 Khu ao nuôi cá 18.000,0 51,43% 7 Đường nội bộ 2.500,0 7,14% Tổng cộng 35.000,0 100,00% 5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời. Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện.
  • 26. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 25 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình TT Nội dung Diện tích ĐVT I Xây dựng 35.000,0 m2 1 Khu nhà máy 3.000,0 m2 2 Khu cây xanh 9.850,0 m2 3 Khu nhà văn phòng 500,0 m2 4 Khu nhà xe 1.000,0 m2 5 Hệ thống xử lý nước thải 150,0 m2 6 Khu ao nuôi cá 18.000,0 m2 7 Đường nội bộ 2.500,0 m2 II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ 2.1. Đối tượng nuôi của dự án Các đối tượng nuôi của dự án là: cá thát lát cườm thương phẩm, cá giống, cá Koi,...
  • 27. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 26 2.2. Kỹ thuật nuôi cá thát lát cườm Cá Thát Lát Cườm được biết đến đây là loài cá có thịt rất ngon và được chế biến thành nhiều món cao cấp. Chính vì thế mà trong tự nhiên loài cá Thát Lát Cườm được khai thác quá mức dẫn đến nguy cơ suy giảm. Tuy nhiên, các cơ
  • 28. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 27 sở lai tạo giống cá Thát Lát Cườm đã giúp bà con nông dân cải thiện kinh tế và không phụ thuộc vào lượng cá trong tự nhiên. Nguồn gốc phân loại Cá thát lát cườm có hệ thống phân loại như sau: Ngành có dây sống: Chordata Ngành phụ có xương sống: Vertebrata Tổng lớp miệng có hàm: Gnathostomata Bộ: Osteoglossiformes Họ: Notopteridae Giống: Chitala Loài: Chitala chitala Hamilton + Tên khoa học khác: Notopterus chitala, Notopterus maculatus; Chitala ornat. + Tên tiếng Việt khác: cá cườm, cá nàng hai, cá đao, cá còm. + Tên tiếng Anh: Clown knife fish hay Feather back fish. Cá có màu xám bạc, lưng sẫm hơn. Cá trưởng thành có 4 – 10 đốm đen, viền trắng nằm dọc phía trên vây hậu môn. Lúc cá còn nhỏ thân có 10 – 15 sọc đen ngang thân. Khoảng 2 tháng tuổi phần dưới của các sọc này xuất hiện các đốm nâu tròn. Cá càng lớn, đốm càng rõ nét trong khi các sọc mờ dần rồi mất hẳn.
  • 29. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 28 Đặc điểm hình thái Đặc điểm hình thái của cá Thát Lát Cườm Cá có thân dài, dẹp bên, lưng gù độ cong của lưng tăng dần theo kích thước của cá. Lườn bụng bên có hai hàng gai chạy dọc theo lườn bụng. Vảy nhỏ phủ khắp thân và đầu, vảy dính rất chắc, khó rụng, vảy ở đầu có cùng kích thước với vảy ở thân. Đường bên bắt đầu từ mép trên của lỗ mang và chấm dứt ở điểm giữa gốc vi đuôi. Vi lưng của cá thát lát cườmnhỏ, nằm lệch về phía sau của thân, gần điểm giữa gốc vi đuôi hơn gần chóp mõm. Gốc vi hậu môn rất dài, vi hậu môn nối liền với vi đuôi. Vi bụng rất nhỏ. Vi đuôi tròn, không chẻ hai. Cá có đầu nhỏ, nhọn, dẹp bên. Miệng trước, rạch miệng xiên kéo dài qua khỏi mắt, xương hàm trên phát triển. Răng nhọn, bén mọc ở hàm dưới, phần gai giữa xương hàm trước, xương khẩu cái, xương lá mía và lưỡi, ngoài ra còn có đám răng nhỏ mịn trên xương bướm phụ. Có một đôi râu mũi ngắn nhỏ. Mắt nằm lệch về phía lưng của đầu, gần chóp mõm hơn gần điểm cuối của xương nắp mang. Phần trán gần hai mắt cong và lồi tương đương đường kính mắt. Miệng rộng, màng da sau xương nắp mang rất phát triển. Đặc điểm phân bố
  • 30. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 29 Đặc điểm phân bố của cá Thát Lát Cườm Trong tự nhiên, cá Thát Lát Cườm phân bố ở nhiều nước trên thế giới như Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia. Ở Việt Nam, cá phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên (Gia Lai, Đắk Lắk, Kom Tum). Mùa nước lũ, cá đi vào các đồng ruộng ngập nước sinh sống, mùa khô, cá ra sống ở các rạch lớn, sông chính, các vực nước sâu. Cá thát lát cườm sống được ở vực nước có lượng oxy thấp, nhờ cơ quan hô hấp phụ. Trong điều kiện tự nhiên, cá sống ở tầng giữa và tầng đáy. Ban ngày cá thường ẩn nấp trong đám thực vật thuỷ sinh. Ban đêm cá hoạt động nhiều hơn, cá bơi lội chậm nhẹ nhàng, vây hậu môn hoạt động liên tục như làn sóng, cá thích sống trong môi trường có nhiều thực vật thuỷ sinh lớn, pH nước 6,5 – 7, nhiệt độ thích hợp cho cá từ 26 – 28 độ C. Nhiệt độ không sinh học của cá thát lát cườmlà 11,6 độ C. Cá 1 – 50 ngày tuổi có ngưỡng nhiệt độ dưới dao động trong khoảng 10,1 – 11 độ C, ngưỡng nhiệt độ trên từ 41 – 41,7 độ C; ngưỡng độ mặn của là 11 – 12‰, ngưỡng pH thấp là 3,5 – 4,5 và ngưỡng oxy là 0,53 – 0,77 mg/L. Đặc điểm dinh dưỡng
  • 31. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 30 Hệ tiêu hoá của thát lát cườm gồm miệng, thực quản, dạ dày và ruột. Cá có miệng trước, rộng, rạch miệng xiên và kéo dài ra khỏi mắt, xương hàm trên phát triển. Răng nhiều, nhọn mọc ở hàm dưới trên phần giữa xương trước hàm, trên xương khẩu cái, xương lá mía và lưỡi. Ngoài ra còn có đám răng nhỏ mịn trên xương bướm phụ, vì vậy chúng có thể bắt giữ, cắn xé con mồi. Thực quản của cá ngắn, rộng và có vách hơi dày. Dạ dày hình chữ J có vách hơi dày. Ranh giới giữa ruột non và ruột già không phân biệt rõ ràng. Tỉ lệ Li/L0 = 0,3 cho nên đây là loài ăn động vật. Tỉ lệ chiều dài ruột và chiều dài thân (Li/Ls) của cá thát lát cườm từ ngày tuổi thứ 5 đến 30 biến đổi ít, dao động từ 0,31 – 0,5 và cá giai đoạn 30 ngày tuổi đã thể hiện tính ăn động vật. Cá thát lát thuộc nhóm ăn tạp, trong ống tiêu hóa của chúng đã bắt gặp côn trùng, giáp xác, phiêu sinh thực vật, rễ thực vật thủy sinh, cá con, nhuyễn thể và bùn đáy. Trong dạ dày cá thát lát (Notopterus notopterus Pallat) cỡ cá 99 – 281 mm có 25,09% là giáp xác và 17,41% là cá, 14,95% côn trùng, 14,51 mùn bả hữu cơ, 20,18% mảnh thực vật, 0,4% tảo, 0,11% nguyên sinh động vật và 0,47% động vật thân mềm. Trong khi đó, thức ăn ưa thích của thát lát cườm là giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể và cá. Cá và tép là loại thức ăn ưa thích nhất của chúng. Cá chiếm tỷ lệ từ 20,05 – 40,65% trong dạ dày cá còm, còn giáp xác chiếm 3,5 – 38,39% và các tỷ lệ này phụ thuộc vào các vùng sinh sống khác nhau của thát lát cườm ở Ấn Độ. Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của thát lát cườm gồm có tảo lục (4%), tảo khuê (4%), tảo lam (3%), giáp xác (10%), nguyên sinh động vật (5%), mùn bả hữu cơ (3%), nhuyễn thể (13%), luân trùng (4%), côn trùng (15%), thực vật bậc cao thủy sinh (5%), cát và bùn (4%), cá (28%) và một số thức ăn không xác định được (2%).
  • 32. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 31 Cá thát lát cườm rất dữ. Cá tấn công những con cá khác để làm mồi khi đói. Khi bị sốc môi trường hoặc thay đổimồi ăn đột ngột chúng có thể bỏ ăn cho đến khi kiệt sức và nhiễm bệnh chết. Do đó trong điều kiện nuôi không nên gây sốc môi trường hay thay đổi mồi đột ngột mà phải tập cho cá quen dần với thức ăn mới và cho cá ăn đúng giờ. Do cá thát lát cườm có đặc tính ăn động vật nên khi sử dụng thức ăn hỗn hợp các hàm lượng carbohydrate cao để nuôi cá thì chúng phải được tập cho ăn từ nhỏ. Đặc điểm sinh trưởng Từ cá bột mới nở đến cá con 3 – 4 cm mất khoảng 30 – 40 ngày. Cá chậm lớn và phải mất thêm 30 – 40 ngày nữa cá mới đạt chiều dài 12 – 15 cm. Trong nuôi thương phẩm, từ tháng thứ 3 cá tăng trọng nhanh, sau 6 tháng nuôi cá có thể đạt khối lượng 400 – 500 g và sau 1 năm nuôi cá có thể đạt 1 kg. Mỗi năm cá có thể tăng trọng thêm 1 – 1,2 kg. So với cá cùng họ thì cá thát lát cườm có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn cá thát lát thường. Cá tăng trọng nhanh, thông thường cá sau 1 năm tuổi có chiều dài trung bình khoảng 30 – 40 cm và nặng từ 800 – 1.200 g/con. Trong ao nuôi, cá thát lát cườm có thể đạt kích cỡ 500 – 600 g/con sau 6 tháng nuôi. Đặc điểm sinh sản và sản xuất giống
  • 33. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 32 Cá Thát Lát Cườm cái thành thục khoảng 3 năm tuổi, còn cá đực thành thục sớm hơn, khoảng 2 năm tuổi. Cá bố mẹ thát lát cườm được nuôi vỗ bằng thức ăn tươi sống gồm cá nhỏ, cá rô phi và tép và hệ số thành thục của cá thát lát cườm cái đạt cao nhất vào tháng 6 với giá trị là 4,63 ± 0,50%. Cá thát lát cườm được nuôi vỗ sau 4 tháng sẽ thành thục. Cá đẻ trứng vào giá thể là vật liệu cứng. Ống nhựa có đường kính 25 cm được cá ưa thích hơn tấm Fibrociment có kích thước 30 x 200 cm. Cá thát lát Ssinh sản cườm nhân tạo hay bán nhân tạo đều đạt hiệu quả cao. Cá được nuôi vỗ tham gia sinh sản 3 lần trong năm với thời gian tái thành thục khoảng 37 ngày. Sức sinh sản tương đối của cá là 432 – 535 trứng/kg cá cái (720 – 783 trứng/con cá cái). Sức sinh sản của cá thát lát cườm từ 5,65 – 14,33 trứng/g cá cái hay 8.238 – 18.569 trứng/con cá cái. Thức ăn cần thiết cho cá bột trong quá trình ương ở tuần đầu là động vật phiêu sinh. Từ tuần thứ hai thức ăn là trùn chỉ và Moina. Việc ương cá thát lát cườm trong giai lưới sử dụng thức ăn là trứng cá trôi, trùn chỉ sống, và trứng cá.Sau 28 ngày, tỷ lệ sống của cá dao động từ 65 – 85%. Cá thát lát cườm được ương 30 ngày trong bể với 4 loại thức ăn là trùn chỉ, ấu trùng muỗi đỏ, phiêu sinh động vật và lăng quăng cho tỷ lệ sống của cá từ 80 – 100%; đối với thức ăn là phiêu sinh động vật và lăng quăng cho tỷ lệ sống của cá thát lát cườm là 100%.
  • 34. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 33 Hiện nay, có nhiều cơ sở sản xuất giống và ương Thát Lát Cườm ở một số tỉnh đã cung cấp giống cá thát lát cườm phục vụ cho nhu cầu nuôi thương phẩm đối tượng có giá trị kinh tế cao này. Điều kiện ao nuôi Diện tích ao nuôi trong khoảng 500 – 3.000 m2, có thể nuôi ở diện tích lớn hơn tùy theo điều kiện của từng hộ nuôi. Độ sâu nước ao từ 1 – 1,5 m. Ao gần nơi có nguồn nước sạch và có cống cấp thoát nước chủ động. Bờ ao phải cao hơn mực nước cao nhất trong năm là 0,5 m, ao phải có cống tràn để thuận tiện trong việc điều chỉnh mực nước trong ao . Trên bờ ao không nên trồng nhiều cây to, che ánh nắng mặt trời. Chuẩn bị ao nuôi
  • 35. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 34 Tát cạn ao, vét bùn. Tu sửa bờ ao, lấp lỗ mọi, chống rò rỉ, mất nước, chống cá khác vào ao. Bón vôi: thường dùng là vôi bột, bón 7 – 10 kg/100 m2 ao. Những ao hơi bị phèn thì bón nhiều hơn, có thể tới 15 kg/100 m2. Phơi đáy ao: nếu gặp trời nắng mà phơi được đáy ao vài ngày là tốt nhất. Nhưng lưu ý là những vùng đất bị nhiễm phèn thì không nên phơi lâu, chỉ cần phơi ráo mặt là tốt nhất, không nên phơi nứt nẻ chân chim. Bón phân gây màu: có thể dùng phân gà (7 – 10kg/100m2 ao), phân heo (20kg/100m2 ao), hoặc phân xanh (các loại lá xanh, tốt nhất là lá cộng sản (bồ ít)) để bón lót cho ao từ 15 – 20 kg/100 m2 ao. Cũng có thể dùng phân vô cơ: DAP, NPK,… để bón gây màu nước.
  • 36. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 35 Lấy nước cho ao 0,3 – 0,5m ngâm 3 – 5 ngày, sau đó mới cấp nước cho ao đủ độ sâu cần thiết từ 1,2 – 1,5 m. Thả cá Mật độ thả 7 – 15 con/m2 Kích cỡ cá 4 – 6 cm/con Cá khỏe mạnh, không xây xát, không dị hình, đồng cỡ. Vận chuyển và thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát để tránh sốc nhiệt độ. Ngâm bao cá trong ao từ 10 – 15 phút, sau đó mở miệng và khoát nước vào bao cho cá từ từ bơi ra ngoài. Thức ăn và thu hoạch Sử dụng thức ăn tươi sống: tép, cá tạp, ốc,… hay phụ phẩm từ các nhà máy chế biến. Có thể tập dần cho cá ăn thức ăn công nghiệp để chủ động nguồn thức ăn cho cá. Khẩu phần thức ăn: 5 – 7% trọng lượng cá/ngày. Làm sàn thả thức ăn để dễ kiểm tra lượng thức ăn hàng ngày. Cho ăn ngày 2 lần. Định kỳ bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng cho cá, liều lượng Vitamin C khoảng 1% lượng thức ăn .
  • 37. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 36 Hàng ngày kiểm tra hoạt động của cá để phát hiện những bất thường và có biện pháp xử lý kịp thời. Sau 8 – 10 tháng cá đạt trọng lượng 0,5 – 1kg/con thì có thể thu hoạch. Thu hoạch cá Các bệnh thường gặp ở cá Thát Lát Cườm Bệnh xuất huyết, đỏ lườn Dấu hiệu bệnh lý Cá thát lát bệnh có dấu hiệu xuất huyết ở vây, gan, thận và tỳ tạng. Cấu trúc mô mang, gan, thận và tỳ tạng có biến đổi chủ yếu gồm xung huyết, xuất huyết và hoại tử. Cấu trúc mô da cơ thì không có sự thay đổi. Cá thường bị bệnh xuất huyết trong 2 tháng đầu của vụ nuôi.
  • 38. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 37 Bệnh xuất huyết, đỏ lườn ở cá Thát Lát Cườm Nguyên nhân Do vi khuẩn Aeromonas hydrophila chủng H1F39 và D2F71. Độc lực LD50 của 2 chủng vi khuẩn khá cao, chủng vi khuẩn H1F39 có giá trị LD50 là: 4,06 x 103 CFU/ml và D2F71 với LD50 là 1,26 x 104 CFU/mL. Phòng và trị bệnh Điều trị bệnh nhiễm khuẩn bằng cách trộn một trong các loại kháng sinh: florfenicol, flumequine, doxycycline, cefotaxime, trimethoprim+sulfamethoxazol,… với liều lượng 1g/kg thức ăn cho cá ăn liên tục 5 ngày. Sau đó bổ sung Vitamin C và men tiêu hóa với liều lượng 3g/kg thức ăn trong 3 ngày để tăng sức đề kháng bệnh cho cá. Tuy nhiên, khi điều trị bệnh khi khuẩn cho cá cần lưu ý vi khuẩn Aeromonas hydrophyla trên cá thát lát đã kháng với một số dòng vi khuẩn ampicillin, cefazolin và colistin, streptomycin. Kết hợp với xử lý môi trường nước bằng muối hoặc hóa chất sát khuẩn như BKC 80% với liều lượng 1lit/2.000 m3, hoặc dùng thuốc tím (KMnO4) tắm cho cá, liều dùng 4g/m3. Xử lý vôi và muối khi trời mưa bão để ổn định môi trường. Bệnh xuất huyết được phòng bệnh bằng cách sử dụng thảo dược chiết xuất từ lá
  • 39. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 38 diệp hạ châu hoặc cây cỏ mực trộn vào thức ăn cho cá ăn định kỳ hàng tuần để nâng cao tỷ lệ sống và tăng sức đề kháng cho cá. Dấu hiệu bệnh lý: cá bị đốm đỏ trên thân, xuất huyết ở vây, vòm miệng và mắt, cá có dấu hiệu trương bụng, khoan bụng chứ đầy dịch vàng và tỳ tạng bị tổn thương. A: Cá xuất huyết vây và vòm miệng B: Hoại tử và xuất huyết da C: Đốm đỏ trên thân và mắt D: Dịch vàng ở bụng và xuất huyết tỳ tạng Phòng và trị bệnh Trị bệnh bằng một trong các loại kháng sinh: amoxicillin kết hợp với clavulanic acid, flofenicol, cefotaxime, doxycylline, cephalexin, cefazolin. Tuy nhiên, bệnh vi khuẩn Edwardsiella tarda trên cá thát lát kháng với một số kháng sinh trimethoprim+sulfamethoxazol, norflox, oxytetracylin, ampicilin, rifarmpicin và navobiocin. Bệnh lở loét Dấu hiệu bệnh lý: cá bị xuất huyết, lở loét và các vết loét lan rộng toàn thân. Mang, hậu môn bị xuất huyết và viêm nặng. Bụng chứa nhiều dịch nhờn. Khi các vết loét ăn vào tới xương thì cá sẽ chết. Nguyên nhân: bệnh lở loét gây ra bởi virus Rhabdovirus. Virus thường xâm nhập qua đường ruột, mang, mắt, các vết trầy xước trên cơ thể cá.
  • 40. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 39 Phòng và trị bệnh Đối với bệnh này thì không có thuốc đặc trị, phòng bệnh là chính. Định kỳ 2 tuần xử lý nước ao nuôi bằng các loại hóa chất diệt khuẩn như: tạt vôi liều lượng: 2 kg/100 m3, tắm cho cá bằng muối ăn 1% trong 30 phút, hoặc tắm bằng thuốc tím KMnO4 (liều lượng 10 g/m3) từ lô đến 30 phút. Khi cá có dấu hiệu bệnh lý, trộn các loại kháng sinh amoxicillin, doxycylline, cephalexin vào thức ăn hàng ngày của cá, thực hiện liên tục trong 5 ngày. Định kỳ bổ sung vitamin C và Premix khoáng vào thức ăn nhằm giúp cá tăng cường sức đề kháng bệnh. Bệnh nấm Dấu hiệu bệnh lý: da cá xuất hiện vùng trắng xám có những sợi nhỏ mềm, sợi nấm phát triển mạnh đan chéo nhau thành từng búi như bông. Trị bệnh: nấm trên cá bằng cách tắm Formol (20ppm ngâm sau 24 giờ), antizol (30ppm ngâm sau 1 giờ), bằng Xanh Methylen. Bệnh ký sinh trùng Ngoại ký sinh: bệnh trùng bánh xe, bệnh trùng quả dưa. Dấu hiệu bệnh lý: thân cá có nhiều trùng bám thành hạt lấm tấm nhỏ màu trắng đục có thể nhìn thấy bằng mắt thường cá nổi lên mặt nước lờ đờ. Diệt ngoại ký sinh bằng cách tắm cho cá trong nước muối 1% hoặc phun trực tiếp CuSO4 nồng độ 0,5 – 0,7ppm xuống ao. Ngoài ra, dùng có thể dùng Formol nồng độ 25 – 30ml/m3 tắm cá để diệt ngoại ký sinh. Nội ký sinh: Các loại sán lá đơn chủ 16 móc, sán lá 18 móc, giun tròn, … Xử lý bệnh nội ký sinh cho cá bằng cách định kỳ sổ nội ký sinh bằng Praziquantel, Vimax, Ivermectin, trộn vào thức ăn cho cá ăn liên tục 3 ngày định kỳ 1 lần/tháng.
  • 41. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 40 2.3. Nhà máy chế biến sản phẩm cá Quy trình sơ chế, chế biến cá Nguyên liệu Rửa sạch Sơ chế Rửa lại Fillet Kiểm xương Cân trọng lượng cho từng cỡ Định hình Xếp khay Cấp đông – 400 C/2 giờ Dò kim loại Đóng gói Bảo quản ở -18o C Nước thải Chất thải rắn Nước thải Chất thải rắn Chất thải rắn Chất thải rắn Nhiệt thừa Nhiệt thừa Quy trình chế biến cá Thuyết minh quy trình:
  • 42. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 41 Nguyên liệu cá được công ty thu mua trong khu vực, đảm bảo được chất lượng tươi ngon, không lẫn các tạp chất khác của các nguyên liệu. Sau đó, nguyên liệu được bảo quản trong kho lạnh nếu quá trình sản xuất không kịp. Sau khi tiếp nhận, cá được đưa sang rửa sạch để loại bỏ tạp chất trước khi qua khâu sơ chế. Cá sau khi sơ chế sẽ được ngâm rửa bằng nước sạch. Khoảng 400 – 500 kg cá được rửa sạch thì sẽ thay nước một lần. Nhiệt độ nước rửa nguyên liệu khoảng từ 25 – 300C, thời gian ngâm cá từ 30 – 40 phút. Tiếp theo tại khâu Fillet, sử dụng dao chuyên dùng để fillet cá: Tách thịt 2 bên thân cá, bỏ đầu, bỏ nội tạng, dưới vòi nước chảy liên tục, thao tác phải đúng kỹ thuật và tránh vỡ nội tạng. Sau khi fillet xong, sản phẩm được qua khâu kiểm xương để không để sót thịt trong xương. Cỡ cá được tính bằng số gram/miếng. Cá được phân ra theo các cỡ khác nhau. Bán thành phẩm trên bàn phân cỡ phải được duy trì ở nhiệt độ nhỏ hơn 120C bằng đá.Miếng Fillet được phân thành các size như: 60 -120; 120 -170; 170 - 220; 220 - Up (gram/ miếng) hoặc 3 – 5, 5 – 7, 7 – 9, 4 – 6, 6 – 8, 8 – 10, 10 – 12 (Oz/ miếng), hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Sau khi phân loại xong, miếng fillet được định hình để xếp khuôn. Mieáng fillet sau khi xếp khuôn được đưa vào cấp đông trong các tủ cấp đông. Thời gian cấp đông phụ thuộc vào loại, kích cỡ sản phẩm, công suất máy,… Tủ được vệ sinh trước khi cấp đông để đảm bảo an toàn vệ sinh cho sản phẩm.Việc cấp đông tức là hạ thấp nhiệt độ sản phẩm đến một mức độ nhất định để ức chế sự phát triền của VSV, làm chậm sự hư hỏng, tăng thời gian bảo quản, đảm bảo khi sử dụng sản phẩm vẫn giữ được mức độ tươi tốt và chất lượng như trước khi cấp đông. Sản phẩm sẽ được cấp đông ở nhiệt độ - 40oC. Thời gian cấp đông khoảng 2 giờ. Sau đó, sản phẩm cho qua máy dò kim loại trước khi bao gói để phát hiện và loại bỏ hoặc tái chế những sản phẩm có dính kim loại. Bán thành phẩm sau khi mạ băng được kiểm tra nhanh bên ngoài để phát hiện những sai sót về kĩ thuật xếp,thẻ cỡ và tạp chất. Sai kỹ thuật xếp có thể bị loại ra chế biến lại. Sau khi đã kiểm tra xong, các sản phẩm đạt yêu cầu sẽ được dán size cỡ, mỗi block cá được cho vào túi PE.
  • 43. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 42 Thùng chứa sản phẩm phải được đánh kí hiệu kích cỡ bên ngoài cho từng loại. Trên thùng có ghi tên Công ty, tên sản phẩm, ngày sản xuất, hạn tiêu dùng và số cỡ. Tiến hành nẹp đai (2 ngang, 2 dọc) sau đó chuyển về kho bảo quản. Bao gói cho sản phẩm nhằm các mục đích: - Bảo quản sản phẩm chống lại các hiện tượng mất nước, giảm trọng lượng. - Tránh cho sản phẩm không bị ôxy hoá, không bị va đập sứt mẻ góc hay gãy đôi. - Không cho các nguồn vi sinh vật trực tiếp lây nhiễm vào sản phẩm. - Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển và mua bán sản phẩm. Nhiệt độ trong kho bảo quản là - 20 ± 20C. Thùng sản phẩm được xếp theo quy định của kho. Thời gian bảo quản không quá 18 tháng kể từ ngày sản xuất - nhập kho.
  • 44. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 43 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG 1.1. Chuẩn bị mặt bằng Chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai theo quy định hiện hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ quan ban ngành và luật định. 1.2. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: Dự án thực hiện tái định cư theo quy định hiện hành. 1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật Dự án chỉ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến dự án như đường giao thông đối ngoại và hệ thống giao thông nội bộ trong khu vực. II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 2.1. Các phương án xây dựng công trình TT Nội dung Diện tích ĐVT I Xây dựng 35.000,0 m2 1 Khu nhà máy 3.000,0 m2 2 Khu cây xanh 9.850,0 m2 3 Khu nhà văn phòng 500,0 m2 4 Khu nhà xe 1.000,0 m2 5 Hệ thống xử lý nước thải 150,0 m2 6 Khu ao nuôi cá 18.000,0 m2 7 Đường nội bộ 2.500,0 m2 Hệ thống tổng thể - Hệ thống cấp nước Hệ thống - Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống - Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống
  • 45. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 44 TT Nội dung Diện tích ĐVT - Hệ thống PCCC Hệ thống Các danh mục xây dựng công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy định về thiết kế xây dựng. Chi tiết được thể hiện trong giai đoạn thiết kế cơ sở xin phép xây dựng. 2.2. Các phương án kiến trúc Căn cứ vào nhiệm vụ các hạng mục xây dựng và yêu cầu thực tế để thiết kế kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. Chi tiết sẽ được thể hiện trong giai đoạn lập dự án khả thi và Bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án. Cụ thể các nội dung như: 1. Phương án tổ chức tổng mặt bằng. 2. Phương án kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. 3. Thiết kế các hạng mục hạ tầng. Trên cơ sở hiện trạng khu vực dự án, thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật của dự án với các thông số như sau:  Hệ thống giao thông Xác định cấp đường, cấp tải trọng, điểm đấu nối để vạch tuyến và phương án kết cấu nền và mặt đường.  Hệ thống cấp nước Xác định nhu cầu dùng nước của dự án, xác định nguồn cấp nước sạch (hoặc trạm xử lý nước), chọn loại vật liệu, xác định các vị trí cấp nước để vạch tuyến cấp nước bên ngoài nhà, xác định phương án đi ống và kết cấu kèm theo.  Hệ thống thoát nước Tính toán lưu lượng thoát nước mặt của từng khu vực dự án, chọn tuyến thoát nước mặt của khu vực, xác định điểm đấu nối. Thiết kế tuyến thu và thoát nước mặt, chọn vật liệu và các thông số hình học của tuyến.  Hệ thống xử lý nước thải
  • 46. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 45 Khi dự án đi vào hoạt động, chỉ có nước thải sinh hoạt, nước thải từ các khu sản xuất không đáng kể nên không cần tính đến phương án xử lý nước thải. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, hệ thống xử lý nước thải trong sản xuất (nước từ việc xử lý giá thể, nước có chứa các hóa chất xử lý mẫu trong quá trình sản xuất).  Hệ thống cấp điện Tính toán nhu cầu sử dụng điện của dự án. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng điện của từng tiểu khu để lựa chọn giải pháp thiết kế tuyến điện trung thế, điểm đặt trạm hạ thế. Chọn vật liệu sử dụng và phương án tuyến cấp điện hạ thế ngoài nhà. Ngoài ra dự án còn đầu tư thêm máy phát điện dự phòng. III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN 3.1. Phương án tổ chức thực hiện Dự ánđược chủ đầu tư trực tiếp tổ chức triển khai, tiến hành xây dựng và khai thác khi đi vào hoạt động. Dự án chủ yếu sử dụng lao động địa phương. Đối với lao động chuyên môn nghiệp vụ, chủ đầu tư sẽ tuyển dụng thêm và lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho con em trong vùng để từ đó về phục vụ trong quá trình hoạt động sau này. Bảng tổng hợp Phương án nhân sự dự kiến(ĐVT: 1000 đồng) TT Chức danh Số lượng Mức thu nhập bình quân/tháng Tổng lương năm Bảo hiểm 21,5% Tổng/năm 1 Giám đốc 1 25.000 300.000 64.500 364.500 2 Ban quản lý, điều hành 2 15.000 360.000 77.400 437.400 3 Công nhân viên văn phòng, kỹ sư nông nghiệp 4 8.000 384.000 82.560 466.560 4 Công nhân sản xuất 30 6.500 2.340.000 503.100 2.843.100
  • 47. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 46 TT Chức danh Số lượng Mức thu nhập bình quân/tháng Tổng lương năm Bảo hiểm 21,5% Tổng/năm 5 Lao động thời vụ 12 5.500 792.000 170.280 962.280 Cộng 49 348.000 4.176.000 897.840 5.073.840 3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý Thời gian hoạt động dự án: 50 năm kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầutư. Tiến độ thực hiện: 24 tháng kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầu tư, trong đó: STT Nội dung công việc Thời gian 1 Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Quý III/2022 2 Thủ tục phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500 Quý IV/2022 3 Thủ tục phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Quý IV/2022 4 Thủ tục giao đất, thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất Quý I/2023 5 Thủ tục liên quan đến kết nối hạ tầng kỹ thuật Quý II/2023 6 Thẩm định, phê duyệt TKCS, Tổng mức đầu tư và phê duyệt TKKT Quý II/2023 7 Cấp phép xây dựng (đối với công trình phải cấp phép xây dựng theo quy định) Quý III/2023 8 Thi công và đưa dự án vào khai thác, sử dụng Quý IV/2023 đến Quý III/2024
  • 48. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 47 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG I. GIỚI THIỆU CHUNG Mục đíchcủa công tác đánh giá tác động môi trường của dự án“Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến khu vực thực hiện dự án và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho chính dự án khi đi vào hoạt động, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường. II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. - Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/11/2020; - Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 22/11/20013; - Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2006; - Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/11/2019; - Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; - Nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; - Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải; - Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường;
  • 49. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 48 - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ quy định về Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của một số nghị định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ Môi trường; Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng: - TCVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; - QCVN 01:2008/BXD - Quy hoạch xây dựng; - TCVN 7957:2008 - Tiêu chuẩn Thiết kế thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình; - QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; - QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; - Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. III. SỰ PHÙ HỢP ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”được thực hiện tại, tỉnh Nghệ An. IV. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 4.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình Tác động đến môi trường không khí: Quá trình xây dựng sẽ không tránh khỏi phát sinh nhiều bụi (ximăng, đất, cát…)từcôngviệc đào đất,sanủimặt bằng, vậnchuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu
  • 50. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 49 xây dựng, phatrộnvàsửdụngvôivữa, đấtcát...hoạtđộngcủacácmáymóc thiết bị cũngnhư các phươngtiệnvận tảivà thicôngcơ giớitại công trường sẽ gây ra tiếng ồn.Bụi phát sinh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân trên công trường và người dân lưu thông trên tuyến đường. Tiếng ồnphátsinh trongquátrìnhthi công là không thể tránh khỏi. Tiếng ồn có thể phát sinh khi xe, máy vận chuyển đất đá, vật liệu hoạt động trên công trường sẽ gây ảnh hưởng đến người dân sống hai bên tuyến đường vận chuyển và người tham gia giao thông. Tác động của nước thải: Trong giai đoạn thi công cũng có phát sinh nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng. Lượng nước thải này tuy không nhiều nhưng cũng cần phải được kiểm soát chặt chẽ để không làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm. Nước mưa chảy tràn qua khu vực Dự án trong thời gian xây dựng cũng là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường nếu dòng chảy cuốn theo bụi, đất đá, xăng dầu và các loại rác thải sinh hoạt. Trong quá trình xây dựng dự án áp dụng các biện pháp thoát nước mưa thích hợp. Tác động của chất thải rắn: Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này gồm 2 loại: Chất thải rắn từ quá trình xây dựng và rác sinh hoạt của công nhân xây dựng. Các chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này nếu không được quản lý và xử lý kịp thời sẽ có thể bị cuốn trôi theo nước mưa gây tắc nghẽn đuờng thoát nước và gây ra các vấn đề vệ sinh khác. Ở đây, phần lớn phế thải xây dựng (xà bần, cát, sỏi…) sẽ được tái sử dụng làm vật liệu san lấp. Riêng rác sinh hoạt rất ít vì lượng công nhân không nhiều cũng sẽ được thu gom và giao cho các đơn vị dịch vụ vệ sinh đô thị xử lý ngay. Tác động đến hệ sinh thái, cảnh quan khu vực:
  • 51. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 50 Quá trình thi công cần đào đắp, san lấp mặt bằng, bóc hữu cơ và chặt bỏ lớp thảm thực vật trong phạm vi quy hoạch nên tác động đến hệ sinh thái và cảnh quan khu vực dự án, cảnh quan tự nhiên được thay thế bằng cảnh quan nhân tạo. Tác động đến sức khỏe cộng đồng: Các chất có trong khí thải giao thông, bụi do quá trình xây dựng sẽ gây tác động đến sức khỏe công nhân, người dân xung quanh (có phương tiện vận chuyển chạy qua) và các công trình lân cận. Một số tác động có thể xảy ra như sau: – Các chất gây ô nhiễm trong khí thải động cơ (Bụi, SO2, CO, NOx, THC,...), nếu hấp thụ trong thời gian dài, con người có thể bị những căn bệnh mãn tính như về mắt, hệ hô hấp, thần kinh và bệnh tim mạch, nhiều loại chất thải có trong khí thải nếu hấp thụ lâu ngày sẽ có khả năng gây bệnh ung thư; – Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện giao thông, xe ủi, máy đầm,…gây tác động hệ thần kinh, tim mạch và thính giác của cán bộ công nhân viên và người dân trong khu vực dự án; – Các sự cố trong quá trình xây dựng như: tai nạn lao động, tai nạn giao thông, cháy nổ,… gây thiệt hại về con người, tài sản và môi trường. – Tuy nhiên, những tác động có hại do hoạt động xây dựng diễn ra có tính chất tạm thời, mang tính cục bộ. 4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng Tác động do bụi và khí thải: Đối với dự án, bụi và khí thải sẽ phát sinh do các nguồn chính: Từ hoạt động giao thông (các phương tiện vận chuyển ra vào dự án); Từ quá trình hoạt động:  Bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển, bốc dở, nhập liệu;
  • 52. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 51  Bụi phát sinh từ dây chuyền sản xuất (nếu có); Hoạt động của dự án luôn gắn liền với các hoạt động chuyên chở hàng hóa nhập, xuất kho và nguyên liệu. Đồng nghĩa với việc khi dự án đi vào hoạt động sẽ phát sinh ô nhiễm không khí từ các phương tiện xe chuyên chở vận tải chạy bằng dầu DO. Mức độ ô nhiễm này còn tùy thuộc vào từng thời điểm có số lượng xe tập trung ít hay nhiều, tức là còn phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa nhập, xuất kho. Đây là nguồn gây ô nhiễm di động nên lượng chất ô nhiễm này sẽ rải đều trên những đoạn đường mà xe đi qua, chất độc hại phát tán cục bộ. Xét riêng lẻ, tuy chúng không gây tác động rõ rệt đối với con người nhưng lượng khí thải này góp phần làm tăng tải lượng ô nhiễm cho môi trường xung quanh. Cho nên chủ dự án cũng sẽ áp dụng các biện pháp quản lý nội vi nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng do ô nhiễm không khí đến chất lượng môi trường tại khu vực dự án trong giai đoạn này. Tác động do nước thải Nguồn nước thải phát sinh tại dự án chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn. Thành phần nước thải sinh hoạt chủ yếu bao gồm: Chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (COD, BOD), dinh dưỡng (N, P…), vi sinh vật (virus, vi khuẩn, nấm…) Nếu nước thải sinh hoạt không được thu gom và xử lý thích hợp thì chúng sẽ gây ô nhiễm môi trường nước mặt, đất, nước ngầm và là nguy cơ lan truyền bệnh cho con người và gia súc.
  • 53. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 52 Nước mưa chảy tràn: Vào mùa mưa, nuớc mưa chảy tràn qua khu vực sân bãi có thể cuốn theo đất cát, lá cây… rơi vãi trên mặt đất đưa xuống hệ thống thoát nước, làm tăng mức độ ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận. Tác động do chất thải rắn Chất thải rắn sản xuất không nguy hại:phát sinh trong quá trình hoạt động Chất thải rắn sản xuất nguy hại:Các chất thải rắn nguy hại phát sinh dính hóa chất trong quá trình hoạt động. Xăng xe, sơn, dầu mỡ tra máy trong quá trình bảo dưỡng thiết bị, máy móc; vỏ hộp đựng sơn, vecni, dầu mỡ; chất kết dính, chất bịt kín là các thành phần nguy hại đối với môi trường và con người. Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh từ hoạt động của công nhân viên phần rác thải chủ yếu là thực phẩm thừa, bao bì đựng thức ăn hay đồ uống như hộp xốp, bao cà phê, ly sinh tố, hộp sữa tươi, đũa tre, ống hút, muỗng nhựa, giấy,…; cành, lá cây phát sinh từ hoạt động vệ sinh sân vườn trong khuôn viên của nhà máy. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1993), thì hệ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt là 0,5 kg/người/ngày V. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ, CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT Căn cứ quá trình tham quan, khảo sát công nghệ trên địa bàn cả nước đối với các phương pháp đã giới thiệu trên, phương án công nghệ áp dụng tại dự án là công nghệ hiện đại phù hợp với quy mô dự án, đảm bảo các quy chuẩn môi trường, bên cạnh đó, công nghệ sản xuất, máy móc chủ yếu mua tại trong nước nên không cần phải chuyển giao công nghệ. Máy móc sản xuất đáp ứng các tiêu chí yêu cầu sau: - Phù hợp với tất cả các loại sản phẩm đầu vào - Sử dụng tiết kiệm quỹ đất.
  • 54. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 53 - Chi phí đầu tư hợp lý. VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG 6.1. Giai đoạn xây dựng dự án Thường xuyên kiểm tra các phương tiện thi công nhằm đảm bảo các thiết bị, máy móc luôn ở trong điều kiện tốt nhất về mặt kỹ thuật, điều này sẽ giúp hạn chế được sự phát tán các chất ô nhiễm vào môi trường; Bố trí hợp lý tuyến đường vận chuyển và đi lại. Các phương tiện đi ra khỏi công trường được vệ sinh sạch sẽ, che phủ bạt (nếu không có thùng xe) và làm ướt vật liệu để tránh rơi vãi đất, cát… ra đường, là nguyên nhân gián tiếp gây ra tai nạn giao thông; Công nhân làm việc tại công trường được sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động như khẩu trang, mũ bảo hộ, kính phòng hộ mắt; Máy móc, thiết bị thực hiện trên công trường cũng như máy móc thiết bị phục vụ hoạt động của dự án phải tuân thủ các tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn (ví dụ: TCVN 4726 – 89 Máy cắt kim loại - Yêu cầu đối với trang thiết bị điện; TCVN 4431-1987 Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng toàn phần: Lan can an toàn - Điều kiện kĩ thuật, …) Hạn chế vận chuyển vào giờ cao điểm: hoạt động vận chuyển đường bộ sẽ được sắp xếp vào buổi sáng (từ 8h đến 11h00), buổi chiều (từ 13h30 đến 16h30), buổi tối (từ 18h00 đến 20h) để tránh giờ tan ca của công nhân của các công trình lân cận; Phun nước làm ẩm các khu vực gây bụi như đường đi, đào đất, san ủi mặt bằng…
  • 55. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 54 Che chắn các bãi tập kết vật liệu khỏi gió, mưa, nước chảy tràn, bố trí ở cuối hướng gió và có biện pháp cách ly tránh hiện tượng gió cuốn để không ảnh hưởng toàn khu vực. Đối với chất thải rắn sinh hoạt được thu gom vào những thùng chuyên dụng có nắp đậy. Chủ đầu tư sẽ ký kết với đơn vị khác để thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt đúng theo quy định hiện hành của nhà nước. Xây dựng nội quy cấm phóng uế, vứt rác sinh hoạt, đổ nước thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường và tuyên truyền cho công nhân viên của dự án. Luôn nhắc nhở công nhân tuân thủ nội quy lao động, an toàn lao động và giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cộng đồng. 6.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng Giảm thiểu ô nhiễm không khí Nồng độ khí thải phát sinh từ phương tiện giao thông ngoài sự phụ thuộc vào tính chất của loại nhiên liệu sử dụng còn phải phụ thuộc vào động cơ của các phương tiện. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của các phương tiện vận chuyển, Chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp sau: Tất cả phương tiện vận chuyển ra vào dự án phải đạt Tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn kỹ thuật và môi trường theo đúng Thông tư số 10/2009/TT- BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải ngày 24/06/2009; Quy định nội quy cho các phương tiện ra vào dự án như quy định tốc độ đối với các phương tiện di chuyển trong khuôn viên dự án, yêu cầu tắt máy khi trong thời gian xe chờ…;
  • 56. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 55 Trồng cây xanh cách ly xung quanh khu vực thực hiện dự án và đảm bảo diện tích cây xanh chiếm 20% tổng diện tích dự án như đã trình bày trong báo cáo; Giảm thiểu tác động nước thải Quy trình xử lý nước thải bằng bể tự hoại: Nước thải từ bồn cầu được xử lý bằng bể tự hoại. Bể tự hoại là công trình đồng thời làm hai chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng. Cặn lắng giữ trong bể từ 3 – 6 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất hòa tan. Nước thải lắng trong bể với thời gian dài bảo đảm hiệu suất lắng cao. Khi qua bể tự hoại, nồng độ các chất hữu cơ trong nước thải giảm khoảng 30%, riêng các chất lơ lửng hầu như được giữ lại hoàn toàn. Bùn từ bể tự hoại được chủ đầu tư hợp đồng với đơn vị có chức năng để hút và vận chuyển đi nơi khác xử lý. Giảm thiểu tác động nước mưa chảy tràn: Thiết kế xây dựng và vận hành hệ thống thoát nước mưa tách biệt hoàn toàn với với hệ thống thu gom nước thải; Định kỳ nạo vét các hố ga và khai thông cống thoát nước mưa; Quản lý tốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn sản xuất và chất thải nguy hại, tránh các loại chất thải này rơi vãi hoặc bị cuốn vào hệ thống thoát nước mưa. Giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn Chủ đầu tư cam kết sẽ tuân thủ đúng pháp luật hiện hành trong công tác thu gom, lưu trữ và xử lý các chất thải rắn, cụ thể là tuân thủ theo Nghị định số
  • 57. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 56 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về việc quản lý chất thải và phế liệu thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 30/6/2015 về Quy định quản lý chất thải nguy hại. VII. KẾT LUẬN Các tác động từ hoạt động của dự án tới môi trường là không lớn và hoàn toàn có thể kiểm soát được. Đồng thời, các sản phẩm mà dự án tạo ra đóng vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hoạt động của dự án mang lại lợi ích đáng giá và đặc biệt có hiệu quả về mặt xã hội lớn lao, tạo điều kiện công việc làm cho người lao động tại địa phương. Trong quá trình hoạt động của dự án, các yếu tố ô nhiễm môi trường phát sinh không thể tránh khỏi. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, mối quan hệ giữa phát triển sản xuất và giữ gìn trong sạch môi trường sống, Chủ đầu tư sẽ thực hiện các bước yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, vấn đề an toàn lao động trong sản xuất cũng được chú trọng.
  • 58. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 57 CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ –NGUỒN VỐN THỰC HIỆNVÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN. Nguồn vốn: vốn chủ sở hữu 30%, vốn vay 70%. Chủ đầu tưsẽ làm việc với các ngân hàng thương mại để vay dài hạn. Lãi suất cho vay các ngân hàng thương mại theo lãi suất hiện hành. Tổng mức đầu tư xây dựng công trình được lập dựa theo quyết định về Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổnghợp bộ phận kết cấu công trình của Bộ Xây dựng; giá thiết bị dựa trên cơ sở tham khảo các bản chào giá của các nhà cung cấp vật tư thiết bị. Nội dung tổng mức đầu tư Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng dự án “Xâydựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi”làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án. Tổng mức đầu tư bao gồm: Chi phí xây dựng và lắp đặt, Chi phí vật tư thiết bị; Chi phí tư vấn, Chi phí quản lý dự án & chi phí khác, dự phòng phí. Chi phí xây dựng và lắp đặt Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình; Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công. Chi phí thiết bị Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế và các loại phí có liên quan. Các thiết bị chính, để giảm chi phí đầu tư mua sắm thiết bị và tiết kiệm chi phí lãi vay, các phương tiện vận tải có thể chọn phương án thuê khi cần thiết. Với phương án này không những giảm chi phí đầu tư mà còn giảm chi phí điều hành hệ thống vận chuyển như chi phí quản lý và lương lái xe, chi phí bảo trì bảo dưỡng và sửa chữa…
  • 59. Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá giống thát lát và cá Koi” Tư vấn dự án:0918755356 58 Chi phí quản lý dự án Chi phí quản lý dự án tính theo Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình. Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm: - Chi phí tổ chức lập dự án đầu tư. - Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, tổng mức đầu tư; chi phí tổ chức thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình. - Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; - Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí xây dựng công trình; - Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình; - Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; - Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình; - Chi phí khởi công, khánh thành; Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: bao gồm - Chi phí khảo sát xây dựng phục vụ thiết kế cơ sở; - Chi phí khảo sát phục vụ thiết kế bản vẽ thi công; - Chi phí tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình; - Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình; - Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư thiết, tổng thầu xây dựng; - Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng và giám sát lắp đặt thiết bị; - Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; - Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán, định