SlideShare a Scribd company logo
1 of 11
64

                                   Chương 6

                       TRUYỀN HÌNH SỐ
6.1 Khái niệm chung về truyền hình số
        Các hệ thống truyền hình phổ biến hiện nay như: NTSC, PAL, SECAM là các
hệ thống truyền hình tương tự. Tín hiệu Video là hàm liên tục theo thời gian. Tín
hiệu truyền hình tương tự (từ khâu tạo dựng, truyền dẫn, phát sóng đến khâu thu tín
hiệu đều chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố (nhiễu và can nhiễu từ nội bộ hệ thống và
từ bên ngoài) làm giảm chất lượng hình ảnh.
6.1.1 Đặc điểm của truyền hình số
        Để khắc phục những hiện tượng này người ta mã hóa tín hiệu hình ở dạng số
để xử lý. Truyền hình số có những ưu điểm sau:
        + Có thể tiến hành rất nhiều quá trình xử lý trong Studio (trung tâm truyền
hình) mà tỉ số S⁄ N không giảm (biến đổi chất lượng cao). Trong truyền hình tương tự
thì việc này gây ra méo tích lũy(mỗi khâu xử lý đều gây méo).
        + Thuận lợi cho quá trình ghi đọc: có thể ghi đọc vô hạn lần mà chất lượng
không bị giảm.
        + Dễ sử dụng thiết bị tự động kiểm tra và điều khiển nhờ máy tính.
        + Có khả năng lưu tín hiệu số trong các bộ nhớ có cấu trúc đơn giản và sau đó
đọc nó với tốc độ tùy ý.
        + Khả năng truyền trên cự ly lớn: tính chống nhiễu cao (do việc cài mã sửa
lỗi, chống lỗi, bảo vệ...).
        + Dễ tạo dạng lấy mẫu tín hiệu, do đó dễ thực hiện việc chuyển đổi hệ truyền
hình, đồng bộ từ nhiều nguồn khác nhau, dể thực hiện những kỹ xảo trong truyền
hình.
        + Các thiết bị số làm việc ổn định, vận hành dễ dàng và không cần điều chỉnh
các thiết bị trong khi khai thác.
        + Có khả năng xử lý nhiều lần đồng thời một số tín hiệu (nhờ ghép kênh phân
chia theo thời gian).
        + Có khả năng thu tốt trong truyền sóng đa đường. Hiện tượng bóng ma
thuờng xảy ra trong hệ thống truyền hình tương tự do tín hiệu truyền đến máy thu
theo nhiều đường.Việc tránh nhiễu đồng kênh trong hệ thống thông tin số cũng làm
giảm đi hiện tượng này trong truyền hình quảng bá.
        + Tiết kiệm được phổ tần nhờ sử dụng các kỹ thuật nén băng tần, tỉ lệ nén có
thể lên đến 40 lần mà hầu như người xem không nhận biết được sự suy giảm chất
lượng. Từ đó có thể truyền được nhiều chương trình trên một kênh sóng, trong khi
truyền hình tương tự mỗi chương trình phảI dùng một kênh sóng riêng.
        + Có khả năng truyền hình đa phương tiện, tạo ra loại hình thông tin 2 chiều,
dịch vụ tương tác, thông tin giao dịch giữa điểm và điểm. Do sự phát triển của công
nghệ truyền hình số, các dịch vụ tương tác ngày càng phong phú đa dạng và ngày
càng mở rộng. Trong đó có sự kết hợp giữa máy thu hình và hệ thống máy tính,
truyền hình từ phương tiện thông tin đạI chúng trở thành phương tiện thông tin cá
nhân.
        Tuy nhiên truyền hình số cũng có những nhược điểm đáng quan tâm:
65

       +Dải thông của tín hiệu tăng do đó độ rộng băng tần của thiết bị và hệ thống
truyền lớn hơn nhiều so với tín hiệu tương tự.
       + Việc kiểm tra chất lượng tín hiệu số ở mỗi điểm của kênh truyền thường
phức tạp hơn (phải dùng mạch chuyển đổi số-tương tự).
6.1.2 Hiện trạng về truyền hình số
       Số hóa toàn bộ hệ thống truyền hình nghĩa là chuyển tín hiệu tương tự sang
dạng số từ Camera truyền hình, máy phát hình, kênh truyền đến máy thu hình.Việc
số hóa hệ thống truyền hình hiện nay (NTSC, PAL, SECAM) chủ yếu là ở khâu phân
tích ảnh cho đến đầu vào của máy phát hình (thiết bị Studio) một phần công đoạn
trong máy phát hình (điều chế, xử lý tín hiệu) một phần lớn công đoạn trong máy thu
hình. Trong thực tế số hóa hoàn toàn cả hệ thống truyền hình là một điều hết sức khó
khăn mà chỉ thực hiện số hóa một số khâu quan trọng mà thôi vì truyền hình tương tự
còn rất phổ biến, đồìng thời phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị còn rất mới mẽ và đắt
tiền.
+ Sơ đồ khối của hệ thống truyền hình số


   T.hiệu
   hình         Mã hóa tín          Mã hóa           Biến đổi
   t.tự vào     hiệu hình            kênh            tín hiệu

                                                                           Kênh
   T.hiệu                                                               truyền hình
   Video
   t.tự ra      Giải mã tín         Giải mã          Biến đổi
                 hiệu hình           kênh            tín hiệu


                    Hình 6.1 Sơ đồ khối của hệ thống truyền hình số
6.2 Cơ sở biến đổi tín hiệu truyền hình
6.2.1 Biến đổi tín hiệu Video
       Biến đổi tín hiệu Video tương tự thành Video số là biến đổi thuận, còn biến
đổi tín hiệu Video số thành tương tự là biến đổi ngược. Trong hệ thống truyền hình
số có rất nhiều bộ biến đổi thuận và ngược.
       Khi biến đổi tín hiệu Video màu tương tự thành tín hiệu Video màu số ta có
thể dùng 2 phương pháp sau:
Phương pháp 1:
       Biến đổi trực tiếp tín hiệu màu tổng hợp NTSC, PAL, SECAM ra tín hiệu số
Phương pháp 2:
       Biến đổi riêng từng tín hiệu thành phần (tín hiệu chói Y, tín hiệu số R-Y và B-
Y hoặc các tín hiệu màu cơ bản R, G, B) ra tín hiệu số và tryuền đồng thời theo thời
gian hoặc ghép kênh theo thời gian.
       Phương pháp 2 Biến đổi riêng các tín hiệu thành phần (của tín hiệu màu)
thành tín hiệu sô sẽ làm tốc độ bit tăng cao hơn so với việc biến đổi tín hiệu màu
Video tổng hợp. Cách này có ưu điểm là không phụ thuộc các hệ thống truyền hình
tương tự, thuận tiện cho việc trao đổi các chương trình truyền hình. Cũng có thể giảm
tốc độ bit nếu sử dụng mã thích hợp. Do mã riêng các thành phần tín hiệu màu, nên
66

có thể khử được nhiễu qua lại (nhiễu của tín hiệu lấy mẫu với các hài của tải tần
màu).
        Vì những nguyên nhân trên cho nên cách biến đổi số các tín hiệu thành phần
(của tín hiệu Video màu tổng hợp) ưu việt hơn cách biến đổi trực tiếp tín hiệu Video
màu tổng hợp. Do đó, tổ chức truyền thanh truyền hình quốc tế khuyến cáo nên dùng
loại này cho trung tâm truyền hình (studio), truyền dẫn, phát sóng và ghi hình.
6.2.2 Chọn tần số lấy mẫu
        Công đoạn đầu tiên của quá trình biến đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số là
lấy mẫu (có nghĩa là rời rạc tín hiệu tương tự theo thời gian). Do đó tần số lấy mẫu
là một trong những thông số cơ bản của hệ thống kỹ thuật số. Có nhiều yếu tố quyết
định việc lựa chọn tần số lấy mẫu. Tần số lấy mẫu cần được xác định sao cho hình
ảnh nhận được có chất lượng cao nhất, tín hiệu truyền đi với tốc độ bit nhỏ nhất, độ
rộng băng tần nhỏ nhất và mạch đơn giản.
        a. Lấy mẫu tín hiệu Video : Để cho việc lấy mẫu không gây méo, ta phải
chọn tần số lấy mẫu thoả mãn công thức Kachenhicop ƒsa ≥ 2ƒmax (ƒmax = 5,5MHz đối
với hệ PAL) nghĩa là ƒsa ≥ 11MHz.
        Trường hợp ƒsa < 2ƒmax sẽ xảy ra hiện thượng chồng phổ làm xuất hiện các
thành phần phụ (alias components) và xuất hiện méo, ví dụ như hiệu ứng lưới trên
màn hình (do các tín hiệu vô ích nằm trong băng tần video), méo sườn xung tín hiệu,
làm nhoè biên ảnh (do hiệu ứng bậc thang), các điểm sáng tối nhấp nháy trên màn
hình.
        Trị số ƒsa tối ưu sẽ khác nhau cho các trường hợp: tín hiệu chói (trắng đen), tín
hiệu màu cơ bản (R, G, B). các tín hiệu số màu, tín hiệu Video màu tổng hợp. Cuối
cùng việc chọn tần số lấy mẫu phụ thuộc vào hệ thống truyền hình màu.
        Trong trường hợp lấïy mẫu tín hiệu Video màu tổng hợp phải chú ý đến tần số
sóng mang phụ ƒsc, khi chọn ƒsa có thể xuất hiện các trường hợp sau đây:
        + ƒsa gấp nhiều lần ƒsc, ví dụ ƒsa = 3ƒsc hoặc 4ƒsc (hệ PAL, NTSC chỉ dùng một
tần số ƒsc). Hệ SECAM dùng hai sóng mang phụ màu nên không dùng được một tần
số ƒsa cho các tín hiệu hiệu số màu.
        +ƒsa không có quan hệ trực tiếp với ƒsc. Trong trường hợp này ngoài các thành
phần tín hiệu có ích sẽ xuất hiện các thành phần tín hiệu phụ do liên hợp giữa ƒsa và
ƒsc hoặc hài của ƒsc trong phổ tín hiệu lấy mẫu. Đặc biệt thành phần tín hiệu (ƒsa -2ƒsc)
sẽ gây méo tín hiệu Video (tương tự) được khôi phục lại gọi là méo điều chế chéo
(Intermodulation). Méo này sẽ không xuất hiện trong trường hợp lấy mẫu và mã hóa
riêng tín hiệu chói và các tín hiệu số màu. Trong trường hợp lấy mẫu tín hiệu Video
màu tổng hợp cho hệ NTSC, PAL thường thì người ta chọn bằng hài bậc 3 tần số tải
màu ƒsc :      ƒsa =3ƒsc.
        ƒsaPAL = 13,3 MHz > 2ƒmaxPAL = 2x5=10MHz hoặc 2x5,5=11MHz.
        ƒsaNTSC = 10,7 MHz > 2ƒmaxNTSC = 2x4,2=8,4MHz.
        Nếu chọn ƒsa= 4ƒsc thì cho chất lượng khôi phục rất tốt. Tuy nhiên, nó sẽ làm
tăng tốc độ bit tín hiệu số
        + Nếu tín hiệu truyền đi từng thành phần chất lượng hình ảnh thu được đảm
bảo tốt hơn do ảnh hưởng của sóng mang phụ khi lấy mẫu không có.
        + Tần số lấy mẫu của tín hiệu chói ƒsaY≥ 2ƒmaxY và bằng bội số của tần số dòng.
67

       + Tần số lấy mẫu các tín hiệu màu ƒsa(R-Y)(B-Y)≥ 2ƒmax (R-Y)(B-Y) và bằng bội số của
tần số dòng.
       Kết hợp điều này với thực tế người ta chọn:
                ƒsaY= 13,5 MHz
                ƒsa(R-Y)(B-Y)= ƒsc= 6,75MHz cho cả 2 tiêu chuẩn: 625⁄ 50 và 525⁄ 60.
       Tuy nhiên, sự lựa chọn ƒsa theo định lý Kachenhicop thì chưa đủ mà phải thỏa
thêm các điều kiện sau:
       - Tần số ƒsa phải đồng bộ với tần số quét dòng fH.
       - Tần số ƒsa phải đồng bộ với tần số quét mành ƒV.
       - Tần số ƒsa phải đồng bộ với tần số ảnh fP, fP= 2ƒV.
6.2.3 Lượng tử hóa tín hiệu Video
       Qúa trình lượng tử hóa tín hiệu rời rạc (sau khi lấy mẫu) bao gồm việc chia
biên độ thành nhiều mức (nhiều khoảng) và sắp xếp mỗi trị của mẫu bằng một mức.
       Các khoảng chia (khoảng lượng tử) có thể đều nhau và cũng có thể không đều
nhau và ta gọi là lượng tử tuyến tính và lượng tử phi tuyến. Trong quá trình lượng tử
hóa biên độ của các mẫu nằm trong cùng một khoảng lượng tử (Q) sẽ có biên độ
bằng nhau, biên độ này có thể là nằm bậc trên hay nằm bậc dưới của mức lượng tử.
Mỗi bậc tương ứng với một mã số nhất định.
       Nếu ta làm tròn với bậc trên của thang lượng tử thì gọi là lượng tử hóa trên
bậc. Nếu làm tròn với bậc dưới thì gọi là lượng tử hóa dưới bậc. Hai phương pháp
này gọi chung là lượng tử hóa có thang nửa bậc.
       Nếu làm tròn với mức ở giữa khoảng lượng tử thì gọi là lượng tử hóa có
thang nửa bậc. Loại có thang nửa bậc cho độ chính xác cao hơn (sai số lượng tử nhỏ
hơn) so với lượng tử hóa không có thang nửa bậc. Tuy nhiên nó có nhược điểm là
nhiễu kênh trống.
6.2.4 Mã hóa tín hiệu Video
       Mã hóa tín hiệu Video là biến đổi tín hiệu đã lượng tử hóa thành tín hiệu số
bằng cách sắp xếp số nhị phân cho các mức lượng tử hóa và ánh xạ của các mức này
thành tín hiệu có 2 mức logic “0” và “1”.
       Theo lý thuyết và thực nghiệm ta có thể dùng mã 8 bit (tức 2 8 =256 mức
lượng tử) để mã hóa tín hiệu Video. Nếu số bit tăng độ chính xác của bộ chuyển đổi
tăng nhưng tốc độ bit tăng đòi hỏi kênh truyền rộng đồng thời đáp ứng của bộ chuyển
đổi thấp.
       Các mã sử dụng trong truyền hình số có thể được chia thành 4 nhóm như sau:
       + Các mã để mã hoá tín hiệu truyền hình
       + Các mã để truyền có hiệu quả cao theo kênh thông tin
       + Các mã thuận tiện cho việc giải mã và đồng bộ ở bên thu
       + Các mã để xử lý số tín hiệu trong các bộ phận khác nhau của hệ thống
truyền hình số
       Mã sơ cấp để tạo tín hiệu số ở trung tâm truyền hình, có dạng tín hiệu nhị
phân liên tục, các bit 0 và 1 có thể được biểu diễn bằng các phương pháp khác nhau,
được phân biệt bằng thời gian tồn tại, cực tính, mức pha… chẳng hạn NRZ, RZ,
Biphase (hai pha)…
       Mã sơ cấp là mã cơ sở để hình thành mã bảo vệ. Mã bảo vệ dùng để tăng
cường khả năng chịu đựng nhiễu cho tín hiệu truyền trong kênh thông tin.
68

       Tùy theo cách sắp xếp số nhị phân mà ta có các loại PCM (Pulse Code
Modulation:Điều chế xung mã) tuyến tính hay DPCM (Diffirent PCM: PCM vi sai).
PCM tuyến tính truyền số mức lượng tử (mã nhị phân) còn DPCM truyền tín hiệu số
bằng liên hợp các gía trị lượng tử của một vài mẫu.
       Phương pháp điều chế PCM tuyến tính 8 bit cho kết quả hình ảnh thu được rất
tốt. Các hiện tương méo lượng tử giảm đáng kể. Do vậy đối với các hình ảnh yêu cầu
chất lượng cao người ta thường dùng loại này (Studio) nhưng nó có nhược điểm là
tốc độ bit lớn, kênh truyền phải có băng tần rộng.
       Tần số lấy mẫu của của tín hiệu Video màu tổng hợp là 13,5MHz. Với mã hóa
riêng từng thành phần tín hiệu chói có tần số lấy mẫu là 13,5MHz và các tín hiệu
màu có tần số lấy mẫu là 6,75MHz
       Gọi C là tốc độ bit đơn vị là b ⁄ s.
       Ta có C = ƒsa.m
       Vậy CVID tổnghợp = 13,5.8 = 108 Mb ⁄ s
             CTPC = 13,5.8 = 108 Mb ⁄ s (TPC: thành phần các tín hiệu chói)
          CTPM = 6,75.8= 54 Mb ⁄ s (TPM: thành phần các tín hiệu màu)
         ⇒ C= (108 + 2.54) = 216Mb⁄ s
       Độ rộng băng tần của kênh truyền phải là: W ≥ 3C⁄ 4
       WVID tổng hợp ≥ 108.3⁄ 4= 81MHz
       Wcác thtp ≥ 216.3/4 = 162 MHz (thtp: tín hiệu thành phần)
       Ta thấy băng tần của kênh truyền rất lớn so với kênh truyền của tín hiệu tương
tự (6,5MHz). Muốn truyền đi xa đối với tín hiệu truyền hình số người ta phải giảm
tốc độ bit.
6.3 Giảm tốc độ bit trong truyền hình
         Nếu sử dụng dụng PCM tuyến tính để biến đổi số tín hiệu Video tương tự thì
tốc độ bit sẽ tăng rất cao và do đó thiết bị Video số cũng như thiết bị truyền dẫn số
cần phải có dải thông rất lớn so với trương hợp tín hiệu Video tương tự.
        Trong truyền hình số người ta thường lấy tỷ lệ tần số lấy mẫu tín hiệu chói và
tần số lấy mẫu tín hiệu các tín hiệu số màu để đánh giá chất lượng hình ảnh.
                  ƒsY    : ƒsc:R-Y : ƒsc:B-Y
                    4     : 4 : 4 chất lượng cao nhất
                    4     : 2 : 2 chất lượng cao
                    4    : 1 : 1 chất lương trung bình
                    2    : 1 : 1 (dùng cho thoại truyền hình )
        Việc giảm tốc độ bit dựa vào các yếu tố sau:
        + Nguồn tín hiệu Video được xem như nguồn có nhớ. Các thông tin được
truyền trên 2 dòng kề nhau chỉ khác nhau rất ít và được xem là giống nhau. Nó cũng
đúng cho cả hai mành (nửa ảnh) và 2 ảnh kề nhau. Hay nói cách khác : Một số thông
tin nhất định trong tín hiệu Video có thể được khôi phục lại ở đầu thu mà không cần
truyền đi nó.
        + Dựa vào những đặc điểm sinh lý của mắt người : độ nhạy của mắt, các đặc
điểm về phổ của mắt, khả năng phân biệt của mắt, độ lưu ảnh của võng mạc nên
không cần truyền đi toàn bộ thông tin chứa trong các dòng và các mành hoặc các ảnh
liên tục, các tín hiệu không truyền đi đó gọi là tín hiệu dư thừa (Redundanced Video
Signal)
69

       + Để giảm tốc độ bit truyền hình số còn thực hiện chọn mã thích hợp có thể
thực hiện theo các nhóm sau:
       + DPCM: PCM phi tuyến, PCM có dự báo, PCM vi sai.
       + Mã chuyển vị (chuyển đổi).
       + Mã nội suy và ngoại suy.
       Trong đó: PCM đòi hỏi tốc độ bit cao. DPCM sử dụng đặc trưng thống kê ảnh
và tín hiệu Video và cũng như đặc điểm của mắt người cho phép làm giảm tốc độ bit
nên trong truyền hình số người ta thường dùng phương pháp điều chế xung mã vi sai
hơn cả.
6.4 Số hóa tín hiệu ở Studio
6.4.1. Sơ đồ khối của kênh hình của Trung tâm truyền hình

    Camera             ADC

    Telecine           ADC
                                                      Đường truyền

                                          Trộn
     Tổg hợp                               số             B.đổi
                                                                       VTR
       ảnh                                                 mã
                        B.đổi                     T.hiệu          Xung đồng hồ
       VTR               mã                       đồng bộ         và lấy mẫu
      Đường truyền
                                                            Đ.bộ
                        Đ.bộ

             Hình 6.2 Sơ đồ khối của kênh hình của Trung tâm truyền hình
       Mục đích : Số hóa toàn bộ khâu sản xuất chương trình truyền hình. Các tín
hiệu Video (ra từ Camera, Telecine...) qua bộ biến đổi DAC để chuyển sang dạng số,
đến thiết bị trộn. Tín hiệu ra từ thiết bị trộn có thể được ghi hình VTR số, hoặc
truyền dẫn đến các Studio khác hoặc máy phát. Thiết bị đồng bộ tạo tín hiệu đồng
bộ,các tín hiệu đồng hồ và xung lấy mẫu cho các thiết bị số.
6.4.2. Các tín hiệu số ở Studio
       Tiêu chuẩn NTSC : 525/60, ƒMax = 4,2MHz ; ƒH = 15750Hz ; TH= 63,555µs
       Tiêu chuẩn PAL : 625/50, ƒMax= 5,5MHz ; ƒH= 15625Hz ; TH= 64µs
       Tín hiệu Video trong Studio bao gồm :
       Tín hiệu chói Y với fS/Y = 13,5MHz, mã PCM tuyến tính, 8bit/1pixel
       Tín hiệu hiệu số màu C : fS/C = 6,75 MHz, mã PCM tuyến tính, 8bit /1 pixel
       Tín hiệu số được tạo theo 3 cách :
       + Nối tiếp, ghép kênh theo thời gian thành một dòng : tốc độ bit 216Mb/s, môt
kênh truyền, băng tần cỡ 150 MHz, ưu điểm là chỉ có 1 mạch chuyển đổi.
       + Song song 3 tín hiệu (cho 1 kênh hình): tốc độ bit 108Mb/s, 54Mb/s,
54Mb/s; số kênh là 3 kênh hẹp; ưu điểm từng băng tần hẹp, nhược điểm là nhiều
đường truyền
       + Nối tiếp song song (ghép kênh theo thời gian và truyền song song) :kết hợp
giữa 2 cách trên.
6.4.3. Bộ nhớ ảnh số
70

       Bộ nhớ ảnh số trong khâu xử lý tín hiệu số, cho phép tạo được nhiều hiệu ứng
đặc biệt.
       Giả sử số mẫu trên 1 dòng là 720, số dòng là 625
       Nên 1 ảnh có : 720×625 = 450.000 mẫu (điểm ảnh trên 1 ảnh)
       Mà 1 mẫu tương ứng với 8 bit nên dung lượng bộ nhớ 1 ảnh cần khoảng
                 8×1/2triệu ≈ 4Mbit
       Hiện nay người ta sử dụng riêng bộ nhớ hình ảnh số cho từng tín hiệu
              Y : dùng bộ nhớ 4Mbit             C : dùng bộ nhớ 2Mbit
       Có 2 phương pháp :
+ Bộ nhớ ảnh số theo nguyên tắc làm trễ tín hiệu (nguyên lý ghi dịch)



                   τ        τ     τ      τ        τ


      vào
                                  . ..                         Mạch
                                                                Xử          ra
                   H              ...
                                  H               H             lý


                   T              T               T


                Hình 6.3 Bộ nhớ ảnh số theo nguyên tắc làm trễ tín hiệu

      Bộ nhớ đồng thời đọc các mầu của tín hiệu Video trễ 1 khoảng thời gian :
      1, 2, 3...điểm ảnh (τ )
      1, 2, 3...dòng hình (H)   tập hợp các mẫu này có thể được dùng để hạn chế
      1, 2, 3...mành (T)         độ dư thừa thông tin trong tín hiệu Video

+ Bộ nhớ theo nguyên tắc ghi đọc tùy ý


        Vào (Video số)                        Bộ nhớ        ra (Video số)




                       Tạo địa chỉ ghi                 Tạo địa chỉ đọc


                                                         Xung chuẩn
                                         Điều khiển


                  Hình 6.4 Bộ nhớ ảnh số theo nguyên tắc ghi đọc tuỳ ý
71

       Tín hiệu Video số được ghi vào bộ nhớ theo địa chỉ nhờ mạch điều khiển
(theo xung nhịp đồng hồ, đồng bộ với tín hiệu ghi)
       Việc đọc ra được điều khiển bằng bộ tạo địa chỉ, đọc theo phương pháp dịch
chuyển (nhờ mạch điều khiển theo xung nhịp đồng hồ đồng bộ với tín hiệu chuẩn)
       Bộ nhớ này được dùng nhiều trong xử lý tín hiệu Video, tạo hiệu ứng đặc biệt,
sửa lỗi thời gian, biến đổi tiêu chuẩn truyền hình, giảm nhiễu đồng bộ ảnh...
6.5 Các hệ thống truyền hình số quảng bá
       Truyền hình quảng bá là truyền hình số kết hợp với công nghệ nén số cho ưu
điểm nổi bật là tiết kiệm được bộ nhớ và tiết kiệm kênh truyền. Một kênh truyền hình
quảng bá truyền thống khi truyền tín hiệu truyền hình số có thể truyền trên 6 chương
trình và mỗi chương trình có thể kèm theo 2 đến 4 đường tiếng. Ứng dụng kỹ thuật
truyền hình số có nén có thể truyền một chương trình truyền hình độ phân giải cao
HDTV trên một kênh thông thường có băng thông (6-8)MHz, điều mà kỹ thuật tương
tự không thể giải quyết được.
       Truyền hình số có nén được sử dụng rộng rãi cho nhiều cấp chất lượng khác
nhau. Từ SDTV có chất lượng tiêu chuẩn đến HDTV có chất lượng cao với tốc độ bít
từ 5-24Mb/s, được truyền dẫn và phát sóng qua cáp, qua vệ tinh và trên mặt đất. Có
rất nhiều tiêu chuẩn nén dùng cho truyền hình số: MPEG-1, 2, 3, 4, 7…(Moving
Picture Experts Group).
       Việc phát chương trình quảng bá truyền hình số (digital video broadcasting
DVB) chủ yếu sử dụng tiêu chuẩn nén MPEG – 2, nó có phương thức sửa mã sai; căn
cứ vào các chương trình multimedia, sẽ chọn lựa các phương thức điều chế tương
ứng và biên mã của các đường thông tin.
       Hiện nay có ba tiêu chuẩn truyền hình số có nén dùng trong truyền dẫn và phát
sóng là DVB (châu Âu), ATSC (Mỹ), ISDB-T (Nhật), trong đó DVB tỏ ra có nhiều
ưu điểm và có khoảng 84% số nước trên thế giới, trong đó có VN lựa chọn sử dụng.
       Mô hình hệ thống truyền dẫn DVB được mô tả như hình vẽ dưới đây:
  Dòng chg
  trình 1                   Truyền đa          Mã hoá đầu     Điều chế   Đến mạng
                           chương trình         cuối cáp       QAM          cáp


  Dòng chg       Ghép
  trình 2        kênh       Truyền đa           Mã hoá        Điều chế   Đến vệ
                chương     chương trình          kênh          QPSK       tinh
                 trình

  Dòng chg                                                               Đến máy
  trình n                   Truyền đa           Mã hoá        Điều chế   phát sóng
                           chương trình          kênh         COFDM      trạm mặt
  Truy cập có                                                               đất
  điều kiện

                   Hình 6.5 Mô hình hệ thống truyền dẫn DVB
       Sau khi xác định các tiêu chuẩn của phát truyền hình số DVB, do các sự
truyền tải Multimedia khác nhau, lĩnh vực ứng dụng khác nhau nên DVB đã được tổ
72

chức và phân chia thành một số hệ thống, cụ thể là hệ thống quảng bá truyền hình số
vệ tinh DVB–S (Satellite); hệ thống quảng bá truyền hình số hữu tuyến DVB–C
(Cable); hệ thống quảng bá truyền hình số trên trái đất DVB–T (Terrestrial); hệ thống
quảng bá truyền hình số vi ba DVB–M (Microwave); hệ thống quảng bá truyền hình
số theo mạng tương tác DVB–I (Interact); hệ thống truyền hình số hệ thống cộng
đồng DVB–CS (Community System),v.v .
6.5.1 Hệ thống quảng bá truyền hình số hữu tuyến DVB-C
       Đặc điểm chung:
       DVB-C: Hệ thống truyền dẫn qua cáp sử dụng độ rộng kênh truyền 7-8MHz,
điều chế QAM với 64 trạng thái (64-QAM), tốc độ dữ liệu cực đại từ lớp truyền
MPEG-2 là 38,1Mb/s.
       Trong mạng truyền hình hữu tuyến do tín hiệu hình ảnh được truyền tải trên
đường dây cáp đồng trục nên nó ít bị can nhiễu bên ngoài. Trong các nguyên tắc
DVB đã qui định sử dụng các phương thức điều chế QAM, căn cứ vào trạng thái môi
trường truyền tải có thể sử dụng các tốc độ điều chế khác nhau như 16-QAM; 128-
QAM; 256-QAM .
       Tín hiệu
      từ vệ tinh        Máy thu           Bộ giải điều
                       vệ tinh số           chế số             Bộ trộn
       Tín hiệu
       từ vệ tinh       Máy thu           Bộ giải điều                      Mạng hữu
                       vệ tinh số           chế số                           tuyến
       Tín hiệu                                                  Máy
       từ vệ tinh       Máy thu           Bộ giải điều           phát
                       vệ tinh số           chế số

                    Hình 6.6 sơ đồ khối hệ thống truyền hình số hữu tuyến
       Hình 6.6 là sơ đồ của hệ thống quảng bá truyền hình số hữu tuyến . Nếu tín
hiệu truyền hình lấy nguồn từ vệ tinh thì cần một máy thu vệ tinh số IRD (Integrated
Receiver Coder) để thu các chương trình khác nhau và chuyển đổi thành dòng dữ
liệu MPEG-2, đối với tín hiệu thị tần – âm tần AV thì cần bộ giải nén biên mã số để
giải mã tín hiệu, tạo ra dòng dữ liệu MPEG-2. Nguồn tín hiệu khác nhau sẽ tạo ra
dòng dữ liệu MPEG-2 ở bộ trộn nhiều đường số để tiến hành trộn và thu được dòng
tín hiệu có tốc độ cao hơn . Sau đó tín hiệu này đưa vào bộ điều chế QAM, bộ biến
tần để đạt được dải tần cần thiết cho mạng truyền hình hữu tuyến.
6.5.2 Hệ thống quảng bá truyền hình số vệ tinh DVB–S
    Đặc điểm chung:
       DVB-S: Hệ thống truyền dẫn qua vệ tinh DVB-S có các đặc trưng như sau: Sử
dụng băng tần băng C và KU, điều chế số QPSK, tối ưu hoá cho từng tải riêng cho
từng bộ phát đáp (Transponder: thiết bị thu phát trên vệ tinh) và công suất hiệu dụng,
tốc độ dữ liệu cực đại từ lớp truyền MPEG-2 là 38,1Mb/s.
            Bộ mã hóa
              MPEG                   Bộ          Bộ          Bộ đổi
                                                                      Phát lên
            Bộ mã hóa               trộn        điều         tần lên
                                                                      vệ tinh
              MPEG                 nhiều        chế
                                   đường       QPSK
            Bộ mã hóa
              MPEG
            Hình 6.7 Sơ đồ khối hệ thống quảng bá truyền hình số vệ tinh
73




        Nguyên lí quảng bá truyền hình số vệ tinh trình bày ở hình 6.7. Thông tin âm
tần và thị tần và các tín hiệu số trước tiên sẽ đi qua bộ nén biên mã số MPEG 2
(ENC) tiến hành việc nén biên mã , tín hiệu truyền hình số với tốc độ trên 200Mb/s
được nén xuống còn 6Mb/s, dòng số liệu MPEG-2 bị nén nhiều đường sẽ được đưa
vào bộ trộn nhiều đường số tiến hành việc trộn, ở ngõ ra sẽ nhận được dòng mã
MPEG-2 có tốc độ càng cao hơn. Căn cứ vào yêu cầu, các chương trình truyền hình
cần truyền tải sẽ được thực hiện việc mã hóa, sau đó dòng số liệu MPEG-2 được đưa
vào bộ điều chế số QPSK. Cuối cùng tiến hành biến tần, tín hiệu QPSK được điều
chế tới trung tần IF, đạt tới tần số vi ba cần thiết của dải sóng C hoặc K U, thông qua
anten phát tiến hành phát xạ lên truyền hình vệ tinh.
        Sơ đồ khối của hệ thống thu truyền hình số vệ tinh như hình 6.8. Tín hiệu vệ
tinh qua bộ biến tần LNB, máy thu vệ tinh số IRD (integrated receiver coder ) sẽ tiến
hành việc giải điều chế QPSK, giải mã đưa ra tín hiệu âm tần và thị tần, nếu dùng
đầu nối thu CATV ở trước thì mạng truyền hình hữu tuyến có thể được chia thành
phương thức truyền tải tương tự và phương thức truyền tải số.
        Trong phương thức truyền tải tương tự thì số đường truyền đạt và số lượng
máy thu bằng nhau, do tín hiệu đầu ra của máy thu vệ tinh số IRD là AV cho nên cần
phải dùng các bộ điều chế tương tự với các kênh tần khác nhau để truyền tải tín hiệu
tới hộ dùng.
       Tín hiệu từ vệ
                                                      A
       tinh                Bộ             Máy                         Tivi
                          biến          thu vệ                       thông
                           tần          tinh số       V             thường

                        Hình 6.8 Sơ đồ khối hệ thống thu truyền hình số
6.5.3 Hệ thống quảng bá truyền hình số trên mặt đất DVB –T
       Đặc điểm chung:
       DVB-T: Hệ thống phát sóng số trên mặt đất DVB-T sử dụng độ rộng kênh 7-
8MHz, tốc độ dữ liệu cực đại từ lớp truyền MPEG-2 là 24Mb/s. Người ta sử dụng
phương pháp điều chế số mã hoá ghép kênh theo tần số trực giao COFDM do sự
truyền tải của hệ thống quảng bá truyền hình số trên mặt đất tương đối đặc biệt, có
     Tín hiệu từ    Máy thu
hiện tượngtinh xạ tín hiệu nhiều lần, can nhiễu rất nghiêm trọng.
        vệ phản vệ tinh số                           Bộ trộn nhiều đường

    Tín hiệu từ
       vệ tinh      Máy thu                              Bộ điều chế số
                   vệ tinh số

                   Bộ mã hóa                              Bộ nâng tần
           A
           V       MPEG - 2
                                                          VHF UHF
           A       Bộ mã hóa
           V       MPEG - 2

                           Hình 6.9 Sơ đồ khối hệ thống DVB-T
74

More Related Content

What's hot

Ly thuyet anten & truyen song
Ly thuyet anten & truyen songLy thuyet anten & truyen song
Ly thuyet anten & truyen songtiểu minh
 
Chuong 4.1 tin hieu va pho
Chuong 4.1 tin hieu va phoChuong 4.1 tin hieu va pho
Chuong 4.1 tin hieu va phothanhyu
 
Truyen song-va-anten
Truyen song-va-antenTruyen song-va-anten
Truyen song-va-antenĐỗ Kiệt
 
đề Cương ôn tập thông tin vệ tinh
đề Cương ôn tập thông tin vệ tinhđề Cương ôn tập thông tin vệ tinh
đề Cương ôn tập thông tin vệ tinhHải Dương
 
Kỹ thuật siêu cao tần tài liệu, tai lieu
Kỹ thuật siêu cao tần   tài liệu, tai lieuKỹ thuật siêu cao tần   tài liệu, tai lieu
Kỹ thuật siêu cao tần tài liệu, tai lieuhung_pham_94
 
Phần bai tap mau anten & truyen song (mang tinh chat tham khao)
Phần bai tap mau anten & truyen song (mang tinh chat tham khao)Phần bai tap mau anten & truyen song (mang tinh chat tham khao)
Phần bai tap mau anten & truyen song (mang tinh chat tham khao)tiểu minh
 
Chuong 5_ KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ SỐ.pdf
Chuong 5_ KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ SỐ.pdfChuong 5_ KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ SỐ.pdf
Chuong 5_ KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ SỐ.pdfCngNguynHuy8
 
Kĩ thuật truyền hình
Kĩ thuật truyền hìnhKĩ thuật truyền hình
Kĩ thuật truyền hìnhHằng Jessi
 
Báo cáo chuyển mạch
Báo cáo chuyển mạchBáo cáo chuyển mạch
Báo cáo chuyển mạchHải Dương
 
Tổng quan về Truyền hình màu
Tổng quan về Truyền hình màuTổng quan về Truyền hình màu
Tổng quan về Truyền hình màuNgananh Saodem
 
Ptit mô phỏng hệ thống truyền thông slide
Ptit mô phỏng hệ thống truyền thông slidePtit mô phỏng hệ thống truyền thông slide
Ptit mô phỏng hệ thống truyền thông slideLinh Linpine
 
Cac ky thuat_dieu_che_4543
Cac ky thuat_dieu_che_4543Cac ky thuat_dieu_che_4543
Cac ky thuat_dieu_che_4543PTIT HCM
 
trắc nghiệm ôn tập thông tin di động
trắc nghiệm ôn tập thông tin di độngtrắc nghiệm ôn tập thông tin di động
trắc nghiệm ôn tập thông tin di độngPTIT HCM
 
thông tin di động ptit
thông tin di động ptitthông tin di động ptit
thông tin di động ptitThích Chiều
 
[Báo cáo] Bài tập lớn Thông tin số: MIMO OFDM
[Báo cáo] Bài tập lớn Thông tin số: MIMO OFDM[Báo cáo] Bài tập lớn Thông tin số: MIMO OFDM
[Báo cáo] Bài tập lớn Thông tin số: MIMO OFDMThe Nguyen Manh
 
Giáo trình xử lý ảnh
Giáo trình xử lý ảnhGiáo trình xử lý ảnh
Giáo trình xử lý ảnhTùng Trần
 

What's hot (20)

Đề tài: Mô phỏng kênh truyền vô tuyến số bằng matlab, 9đ
Đề tài: Mô phỏng kênh truyền vô tuyến số bằng matlab, 9đ Đề tài: Mô phỏng kênh truyền vô tuyến số bằng matlab, 9đ
Đề tài: Mô phỏng kênh truyền vô tuyến số bằng matlab, 9đ
 
Thiết kế hệ thống thông tin quang WDM sử dụng khuếch đại quang
Thiết kế hệ thống thông tin quang WDM sử dụng khuếch đại quangThiết kế hệ thống thông tin quang WDM sử dụng khuếch đại quang
Thiết kế hệ thống thông tin quang WDM sử dụng khuếch đại quang
 
Ly thuyet anten & truyen song
Ly thuyet anten & truyen songLy thuyet anten & truyen song
Ly thuyet anten & truyen song
 
Chuong 4.1 tin hieu va pho
Chuong 4.1 tin hieu va phoChuong 4.1 tin hieu va pho
Chuong 4.1 tin hieu va pho
 
Truyen song-va-anten
Truyen song-va-antenTruyen song-va-anten
Truyen song-va-anten
 
đề Cương ôn tập thông tin vệ tinh
đề Cương ôn tập thông tin vệ tinhđề Cương ôn tập thông tin vệ tinh
đề Cương ôn tập thông tin vệ tinh
 
Kỹ thuật siêu cao tần tài liệu, tai lieu
Kỹ thuật siêu cao tần   tài liệu, tai lieuKỹ thuật siêu cao tần   tài liệu, tai lieu
Kỹ thuật siêu cao tần tài liệu, tai lieu
 
Phần bai tap mau anten & truyen song (mang tinh chat tham khao)
Phần bai tap mau anten & truyen song (mang tinh chat tham khao)Phần bai tap mau anten & truyen song (mang tinh chat tham khao)
Phần bai tap mau anten & truyen song (mang tinh chat tham khao)
 
Chuong 5_ KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ SỐ.pdf
Chuong 5_ KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ SỐ.pdfChuong 5_ KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ SỐ.pdf
Chuong 5_ KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ SỐ.pdf
 
Kĩ thuật truyền hình
Kĩ thuật truyền hìnhKĩ thuật truyền hình
Kĩ thuật truyền hình
 
Báo cáo chuyển mạch
Báo cáo chuyển mạchBáo cáo chuyển mạch
Báo cáo chuyển mạch
 
Tổng quan về Truyền hình màu
Tổng quan về Truyền hình màuTổng quan về Truyền hình màu
Tổng quan về Truyền hình màu
 
Ptit mô phỏng hệ thống truyền thông slide
Ptit mô phỏng hệ thống truyền thông slidePtit mô phỏng hệ thống truyền thông slide
Ptit mô phỏng hệ thống truyền thông slide
 
Chap9
Chap9Chap9
Chap9
 
Cac ky thuat_dieu_che_4543
Cac ky thuat_dieu_che_4543Cac ky thuat_dieu_che_4543
Cac ky thuat_dieu_che_4543
 
trắc nghiệm ôn tập thông tin di động
trắc nghiệm ôn tập thông tin di độngtrắc nghiệm ôn tập thông tin di động
trắc nghiệm ôn tập thông tin di động
 
He thong truyen dan PDH va SDH
He thong truyen dan PDH va SDHHe thong truyen dan PDH va SDH
He thong truyen dan PDH va SDH
 
thông tin di động ptit
thông tin di động ptitthông tin di động ptit
thông tin di động ptit
 
[Báo cáo] Bài tập lớn Thông tin số: MIMO OFDM
[Báo cáo] Bài tập lớn Thông tin số: MIMO OFDM[Báo cáo] Bài tập lớn Thông tin số: MIMO OFDM
[Báo cáo] Bài tập lớn Thông tin số: MIMO OFDM
 
Giáo trình xử lý ảnh
Giáo trình xử lý ảnhGiáo trình xử lý ảnh
Giáo trình xử lý ảnh
 

Viewers also liked

GT Truyền hình cáp Digital
GT Truyền hình cáp DigitalGT Truyền hình cáp Digital
GT Truyền hình cáp DigitalNgananh Saodem
 
Chương 1: Dai cuong vo tuyen truyen hinh
Chương 1: Dai cuong vo tuyen truyen hinh Chương 1: Dai cuong vo tuyen truyen hinh
Chương 1: Dai cuong vo tuyen truyen hinh Ngananh Saodem
 
Truyền hình-số-cntt
Truyền hình-số-cnttTruyền hình-số-cntt
Truyền hình-số-cnttTrung Vi
 
Chương 5: Hệ màu PAL
Chương 5: Hệ màu PALChương 5: Hệ màu PAL
Chương 5: Hệ màu PALNgananh Saodem
 
đề Cương xử lý âm thanh hình ảnh
đề Cương xử lý âm thanh hình ảnhđề Cương xử lý âm thanh hình ảnh
đề Cương xử lý âm thanh hình ảnhHải Dương
 
Chương 4: Hệ màu NTSC
Chương 4: Hệ màu NTSCChương 4: Hệ màu NTSC
Chương 4: Hệ màu NTSCNgananh Saodem
 
Chương 2: May thu hinh trang den
Chương 2: May thu hinh trang den Chương 2: May thu hinh trang den
Chương 2: May thu hinh trang den Ngananh Saodem
 
Digital satellite television
Digital satellite televisionDigital satellite television
Digital satellite televisionsudeep kumar
 
Phan tich mach_dien_8783
Phan tich mach_dien_8783Phan tich mach_dien_8783
Phan tich mach_dien_8783PU ZY
 
cong nghệ phát thanh truyền hình analog
cong nghệ phát thanh truyền hình analogcong nghệ phát thanh truyền hình analog
cong nghệ phát thanh truyền hình analogPhi Hung Trinh
 
Truyen hinh so ve tinh dth - lap dat truyen hinh avg
Truyen hinh so ve tinh dth - lap dat truyen hinh avgTruyen hinh so ve tinh dth - lap dat truyen hinh avg
Truyen hinh so ve tinh dth - lap dat truyen hinh avgPhạm Huấn
 
Bao cao truyen hinh
Bao cao truyen hinhBao cao truyen hinh
Bao cao truyen hinhbuianhminh
 
Thiet ke-catv
Thiet ke-catvThiet ke-catv
Thiet ke-catvvanliemtb
 
Truyền dẫn số - Presentation1
Truyền dẫn số - Presentation1Truyền dẫn số - Presentation1
Truyền dẫn số - Presentation1Nguyễn Ngọc Dự
 
Nghiên Cứu Phân Hệ Thông Tin Vệ Tinh VINASAT1
Nghiên Cứu Phân Hệ Thông Tin Vệ Tinh VINASAT1Nghiên Cứu Phân Hệ Thông Tin Vệ Tinh VINASAT1
Nghiên Cứu Phân Hệ Thông Tin Vệ Tinh VINASAT1Hưng Lê
 
Chương 3: Cơ sở vật lý của truyền hình màu và Thiết lập hệ truyền hình màu
Chương 3: Cơ sở vật lý của truyền hình màu và Thiết lập hệ truyền hình màuChương 3: Cơ sở vật lý của truyền hình màu và Thiết lập hệ truyền hình màu
Chương 3: Cơ sở vật lý của truyền hình màu và Thiết lập hệ truyền hình màuNgananh Saodem
 
Giao trinh ky thuat xung so
Giao trinh ky thuat xung soGiao trinh ky thuat xung so
Giao trinh ky thuat xung sokhoangtoicuocdoi
 

Viewers also liked (20)

GT Truyền hình cáp Digital
GT Truyền hình cáp DigitalGT Truyền hình cáp Digital
GT Truyền hình cáp Digital
 
Chương 1: Dai cuong vo tuyen truyen hinh
Chương 1: Dai cuong vo tuyen truyen hinh Chương 1: Dai cuong vo tuyen truyen hinh
Chương 1: Dai cuong vo tuyen truyen hinh
 
Truyền hình-số-cntt
Truyền hình-số-cnttTruyền hình-số-cntt
Truyền hình-số-cntt
 
Chương 5: Hệ màu PAL
Chương 5: Hệ màu PALChương 5: Hệ màu PAL
Chương 5: Hệ màu PAL
 
đề Cương xử lý âm thanh hình ảnh
đề Cương xử lý âm thanh hình ảnhđề Cương xử lý âm thanh hình ảnh
đề Cương xử lý âm thanh hình ảnh
 
Chương 4: Hệ màu NTSC
Chương 4: Hệ màu NTSCChương 4: Hệ màu NTSC
Chương 4: Hệ màu NTSC
 
Chương 2: May thu hinh trang den
Chương 2: May thu hinh trang den Chương 2: May thu hinh trang den
Chương 2: May thu hinh trang den
 
Digital satellite television
Digital satellite televisionDigital satellite television
Digital satellite television
 
Phan tich mach_dien_8783
Phan tich mach_dien_8783Phan tich mach_dien_8783
Phan tich mach_dien_8783
 
cong nghệ phát thanh truyền hình analog
cong nghệ phát thanh truyền hình analogcong nghệ phát thanh truyền hình analog
cong nghệ phát thanh truyền hình analog
 
DVB-S2
DVB-S2DVB-S2
DVB-S2
 
Truyen hinh so ve tinh dth - lap dat truyen hinh avg
Truyen hinh so ve tinh dth - lap dat truyen hinh avgTruyen hinh so ve tinh dth - lap dat truyen hinh avg
Truyen hinh so ve tinh dth - lap dat truyen hinh avg
 
Kỹ thuật số
Kỹ thuật sốKỹ thuật số
Kỹ thuật số
 
Bao cao truyen hinh
Bao cao truyen hinhBao cao truyen hinh
Bao cao truyen hinh
 
Thiet ke-catv
Thiet ke-catvThiet ke-catv
Thiet ke-catv
 
Truyền dẫn số - Presentation1
Truyền dẫn số - Presentation1Truyền dẫn số - Presentation1
Truyền dẫn số - Presentation1
 
Nghiên Cứu Phân Hệ Thông Tin Vệ Tinh VINASAT1
Nghiên Cứu Phân Hệ Thông Tin Vệ Tinh VINASAT1Nghiên Cứu Phân Hệ Thông Tin Vệ Tinh VINASAT1
Nghiên Cứu Phân Hệ Thông Tin Vệ Tinh VINASAT1
 
Chương 3: Cơ sở vật lý của truyền hình màu và Thiết lập hệ truyền hình màu
Chương 3: Cơ sở vật lý của truyền hình màu và Thiết lập hệ truyền hình màuChương 3: Cơ sở vật lý của truyền hình màu và Thiết lập hệ truyền hình màu
Chương 3: Cơ sở vật lý của truyền hình màu và Thiết lập hệ truyền hình màu
 
Giao trinh ky thuat xung so
Giao trinh ky thuat xung soGiao trinh ky thuat xung so
Giao trinh ky thuat xung so
 
Chuong 3 he thong viba va ve tinh
Chuong 3 he thong viba va ve tinhChuong 3 he thong viba va ve tinh
Chuong 3 he thong viba va ve tinh
 

Similar to Chương 6: Truyền hình số

Xu ly tin hieu am thanh và hình ảnh giảng dạy slide
Xu ly tin hieu am thanh và hình ảnh giảng dạy slideXu ly tin hieu am thanh và hình ảnh giảng dạy slide
Xu ly tin hieu am thanh và hình ảnh giảng dạy slidenovrain1
 
Tổng quan về vo ip(vnpro)
Tổng quan về vo ip(vnpro)Tổng quan về vo ip(vnpro)
Tổng quan về vo ip(vnpro)ltphong_it
 
Xu ly am thanh va hinh anh
Xu ly am thanh va hinh anhXu ly am thanh va hinh anh
Xu ly am thanh va hinh anhCharles Luong
 
1 nguyen li truyen hinh va nguyen li phat
1 nguyen li truyen hinh va nguyen li phat1 nguyen li truyen hinh va nguyen li phat
1 nguyen li truyen hinh va nguyen li phatHate To Love
 
Mo phong qua_trinh_diu_ch_ofdm_matlab
Mo phong qua_trinh_diu_ch_ofdm_matlabMo phong qua_trinh_diu_ch_ofdm_matlab
Mo phong qua_trinh_diu_ch_ofdm_matlabNhu Danh
 
Méo tín hiệu trong các hệ thống thông
Méo tín hiệu trong các hệ thống thôngMéo tín hiệu trong các hệ thống thông
Méo tín hiệu trong các hệ thống thôngNguyễn Tuấn
 
Báo cáo truyền hình
Báo cáo truyền hìnhBáo cáo truyền hình
Báo cáo truyền hìnhbuianhminh
 
THC_Gioi thieu Truyen hinh.pptx
THC_Gioi thieu Truyen hinh.pptxTHC_Gioi thieu Truyen hinh.pptx
THC_Gioi thieu Truyen hinh.pptxssuser248b9d1
 
Xây dựng ứng dụng VoIP và các vấn đề cần giải quyết 2
Xây dựng ứng dụng VoIP và các vấn đề cần giải quyết 2Xây dựng ứng dụng VoIP và các vấn đề cần giải quyết 2
Xây dựng ứng dụng VoIP và các vấn đề cần giải quyết 2Huy Đậu Ngọc
 
Ky thuat truyen dan hoang quan trung
Ky thuat truyen dan   hoang quan trungKy thuat truyen dan   hoang quan trung
Ky thuat truyen dan hoang quan trungBảo Bối
 
Dvb t2
Dvb t2Dvb t2
Dvb t2Lam To
 
Khối thu phát
Khối thu phátKhối thu phát
Khối thu phátsirhieu
 

Similar to Chương 6: Truyền hình số (20)

Ktvt
KtvtKtvt
Ktvt
 
Xu ly tin hieu am thanh và hình ảnh giảng dạy slide
Xu ly tin hieu am thanh và hình ảnh giảng dạy slideXu ly tin hieu am thanh và hình ảnh giảng dạy slide
Xu ly tin hieu am thanh và hình ảnh giảng dạy slide
 
Tổng quan về vo ip(vnpro)
Tổng quan về vo ip(vnpro)Tổng quan về vo ip(vnpro)
Tổng quan về vo ip(vnpro)
 
Đề tài: Kỹ thuật ghép kênh tín hiệu số nâng cao hiệu suất, HAY
Đề tài: Kỹ thuật ghép kênh tín hiệu số nâng cao hiệu suất, HAYĐề tài: Kỹ thuật ghép kênh tín hiệu số nâng cao hiệu suất, HAY
Đề tài: Kỹ thuật ghép kênh tín hiệu số nâng cao hiệu suất, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu kỹ thuật ghép kênh tín hiệu số, HOT
Luận văn: Nghiên cứu kỹ thuật ghép kênh tín hiệu số, HOTLuận văn: Nghiên cứu kỹ thuật ghép kênh tín hiệu số, HOT
Luận văn: Nghiên cứu kỹ thuật ghép kênh tín hiệu số, HOT
 
Xu ly am thanh va hinh anh
Xu ly am thanh va hinh anhXu ly am thanh va hinh anh
Xu ly am thanh va hinh anh
 
1 nguyen li truyen hinh va nguyen li phat
1 nguyen li truyen hinh va nguyen li phat1 nguyen li truyen hinh va nguyen li phat
1 nguyen li truyen hinh va nguyen li phat
 
Camera
CameraCamera
Camera
 
Mo phong qua_trinh_diu_ch_ofdm_matlab
Mo phong qua_trinh_diu_ch_ofdm_matlabMo phong qua_trinh_diu_ch_ofdm_matlab
Mo phong qua_trinh_diu_ch_ofdm_matlab
 
Đề tài: Sử dụng hiệu quả phổ và nâng cao chất lượng kênh truyền
Đề tài: Sử dụng hiệu quả phổ và nâng cao chất lượng kênh truyềnĐề tài: Sử dụng hiệu quả phổ và nâng cao chất lượng kênh truyền
Đề tài: Sử dụng hiệu quả phổ và nâng cao chất lượng kênh truyền
 
Vtth
VtthVtth
Vtth
 
Méo tín hiệu trong các hệ thống thông
Méo tín hiệu trong các hệ thống thôngMéo tín hiệu trong các hệ thống thông
Méo tín hiệu trong các hệ thống thông
 
Báo cáo truyền hình
Báo cáo truyền hìnhBáo cáo truyền hình
Báo cáo truyền hình
 
Nghiên cứu kỹ thuật ghép kênh tín hiệu số nâng cao hiệu suất sử dụng băng tần...
Nghiên cứu kỹ thuật ghép kênh tín hiệu số nâng cao hiệu suất sử dụng băng tần...Nghiên cứu kỹ thuật ghép kênh tín hiệu số nâng cao hiệu suất sử dụng băng tần...
Nghiên cứu kỹ thuật ghép kênh tín hiệu số nâng cao hiệu suất sử dụng băng tần...
 
THC_Gioi thieu Truyen hinh.pptx
THC_Gioi thieu Truyen hinh.pptxTHC_Gioi thieu Truyen hinh.pptx
THC_Gioi thieu Truyen hinh.pptx
 
Chap6
Chap6Chap6
Chap6
 
Xây dựng ứng dụng VoIP và các vấn đề cần giải quyết 2
Xây dựng ứng dụng VoIP và các vấn đề cần giải quyết 2Xây dựng ứng dụng VoIP và các vấn đề cần giải quyết 2
Xây dựng ứng dụng VoIP và các vấn đề cần giải quyết 2
 
Ky thuat truyen dan hoang quan trung
Ky thuat truyen dan   hoang quan trungKy thuat truyen dan   hoang quan trung
Ky thuat truyen dan hoang quan trung
 
Dvb t2
Dvb t2Dvb t2
Dvb t2
 
Khối thu phát
Khối thu phátKhối thu phát
Khối thu phát
 

More from Ngananh Saodem

Đáp án Tư tưởng HCM (tham khảo)
Đáp án Tư tưởng HCM (tham khảo)Đáp án Tư tưởng HCM (tham khảo)
Đáp án Tư tưởng HCM (tham khảo)Ngananh Saodem
 
Trắc nghiệm Tư tưởng HCM
Trắc nghiệm Tư tưởng HCMTrắc nghiệm Tư tưởng HCM
Trắc nghiệm Tư tưởng HCMNgananh Saodem
 
Trắc nghiệm môn chính trị - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Trắc nghiệm môn chính trị - Chủ nghĩa xã hội khoa họcTrắc nghiệm môn chính trị - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Trắc nghiệm môn chính trị - Chủ nghĩa xã hội khoa họcNgananh Saodem
 
Đề cương Vi xử lý - Hệ cao đẳng - Trắc nghiệm
Đề cương Vi xử lý - Hệ cao đẳng - Trắc nghiệmĐề cương Vi xử lý - Hệ cao đẳng - Trắc nghiệm
Đề cương Vi xử lý - Hệ cao đẳng - Trắc nghiệmNgananh Saodem
 
Tổng quan Vi điều khiển - Chức năng các chân 8951
Tổng quan Vi điều khiển - Chức năng các chân 8951Tổng quan Vi điều khiển - Chức năng các chân 8951
Tổng quan Vi điều khiển - Chức năng các chân 8951Ngananh Saodem
 
Bai giang autoCAD smith.n ebooks
Bai giang autoCAD   smith.n ebooksBai giang autoCAD   smith.n ebooks
Bai giang autoCAD smith.n ebooksNgananh Saodem
 
Danh sách thí sinh trúng tuyển Cao đẳng Vinatex 2012
Danh sách thí sinh trúng tuyển Cao đẳng Vinatex 2012Danh sách thí sinh trúng tuyển Cao đẳng Vinatex 2012
Danh sách thí sinh trúng tuyển Cao đẳng Vinatex 2012Ngananh Saodem
 
TỔNG HỢP KẾT QUẢ TUYỂN SINH 2012 TẠI VINATEXCOLLEGE
TỔNG HỢP KẾT QUẢ TUYỂN SINH 2012 TẠI VINATEXCOLLEGETỔNG HỢP KẾT QUẢ TUYỂN SINH 2012 TẠI VINATEXCOLLEGE
TỔNG HỢP KẾT QUẢ TUYỂN SINH 2012 TẠI VINATEXCOLLEGENgananh Saodem
 
Thay thái độ_Đổi cuộc đời
Thay thái độ_Đổi cuộc đờiThay thái độ_Đổi cuộc đời
Thay thái độ_Đổi cuộc đờiNgananh Saodem
 

More from Ngananh Saodem (12)

Đáp án Tư tưởng HCM (tham khảo)
Đáp án Tư tưởng HCM (tham khảo)Đáp án Tư tưởng HCM (tham khảo)
Đáp án Tư tưởng HCM (tham khảo)
 
ĐỪNG ĐỢI
ĐỪNG ĐỢIĐỪNG ĐỢI
ĐỪNG ĐỢI
 
Trắc nghiệm Tư tưởng HCM
Trắc nghiệm Tư tưởng HCMTrắc nghiệm Tư tưởng HCM
Trắc nghiệm Tư tưởng HCM
 
Trắc nghiệm môn chính trị - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Trắc nghiệm môn chính trị - Chủ nghĩa xã hội khoa họcTrắc nghiệm môn chính trị - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Trắc nghiệm môn chính trị - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Đề cương Vi xử lý - Hệ cao đẳng - Trắc nghiệm
Đề cương Vi xử lý - Hệ cao đẳng - Trắc nghiệmĐề cương Vi xử lý - Hệ cao đẳng - Trắc nghiệm
Đề cương Vi xử lý - Hệ cao đẳng - Trắc nghiệm
 
Tổng quan Vi điều khiển - Chức năng các chân 8951
Tổng quan Vi điều khiển - Chức năng các chân 8951Tổng quan Vi điều khiển - Chức năng các chân 8951
Tổng quan Vi điều khiển - Chức năng các chân 8951
 
Bai giang autoCAD smith.n ebooks
Bai giang autoCAD   smith.n ebooksBai giang autoCAD   smith.n ebooks
Bai giang autoCAD smith.n ebooks
 
HANH PHUC
HANH PHUCHANH PHUC
HANH PHUC
 
ĐÔI KHI...
ĐÔI KHI...ĐÔI KHI...
ĐÔI KHI...
 
Danh sách thí sinh trúng tuyển Cao đẳng Vinatex 2012
Danh sách thí sinh trúng tuyển Cao đẳng Vinatex 2012Danh sách thí sinh trúng tuyển Cao đẳng Vinatex 2012
Danh sách thí sinh trúng tuyển Cao đẳng Vinatex 2012
 
TỔNG HỢP KẾT QUẢ TUYỂN SINH 2012 TẠI VINATEXCOLLEGE
TỔNG HỢP KẾT QUẢ TUYỂN SINH 2012 TẠI VINATEXCOLLEGETỔNG HỢP KẾT QUẢ TUYỂN SINH 2012 TẠI VINATEXCOLLEGE
TỔNG HỢP KẾT QUẢ TUYỂN SINH 2012 TẠI VINATEXCOLLEGE
 
Thay thái độ_Đổi cuộc đời
Thay thái độ_Đổi cuộc đờiThay thái độ_Đổi cuộc đời
Thay thái độ_Đổi cuộc đời
 

Chương 6: Truyền hình số

  • 1. 64 Chương 6 TRUYỀN HÌNH SỐ 6.1 Khái niệm chung về truyền hình số Các hệ thống truyền hình phổ biến hiện nay như: NTSC, PAL, SECAM là các hệ thống truyền hình tương tự. Tín hiệu Video là hàm liên tục theo thời gian. Tín hiệu truyền hình tương tự (từ khâu tạo dựng, truyền dẫn, phát sóng đến khâu thu tín hiệu đều chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố (nhiễu và can nhiễu từ nội bộ hệ thống và từ bên ngoài) làm giảm chất lượng hình ảnh. 6.1.1 Đặc điểm của truyền hình số Để khắc phục những hiện tượng này người ta mã hóa tín hiệu hình ở dạng số để xử lý. Truyền hình số có những ưu điểm sau: + Có thể tiến hành rất nhiều quá trình xử lý trong Studio (trung tâm truyền hình) mà tỉ số S⁄ N không giảm (biến đổi chất lượng cao). Trong truyền hình tương tự thì việc này gây ra méo tích lũy(mỗi khâu xử lý đều gây méo). + Thuận lợi cho quá trình ghi đọc: có thể ghi đọc vô hạn lần mà chất lượng không bị giảm. + Dễ sử dụng thiết bị tự động kiểm tra và điều khiển nhờ máy tính. + Có khả năng lưu tín hiệu số trong các bộ nhớ có cấu trúc đơn giản và sau đó đọc nó với tốc độ tùy ý. + Khả năng truyền trên cự ly lớn: tính chống nhiễu cao (do việc cài mã sửa lỗi, chống lỗi, bảo vệ...). + Dễ tạo dạng lấy mẫu tín hiệu, do đó dễ thực hiện việc chuyển đổi hệ truyền hình, đồng bộ từ nhiều nguồn khác nhau, dể thực hiện những kỹ xảo trong truyền hình. + Các thiết bị số làm việc ổn định, vận hành dễ dàng và không cần điều chỉnh các thiết bị trong khi khai thác. + Có khả năng xử lý nhiều lần đồng thời một số tín hiệu (nhờ ghép kênh phân chia theo thời gian). + Có khả năng thu tốt trong truyền sóng đa đường. Hiện tượng bóng ma thuờng xảy ra trong hệ thống truyền hình tương tự do tín hiệu truyền đến máy thu theo nhiều đường.Việc tránh nhiễu đồng kênh trong hệ thống thông tin số cũng làm giảm đi hiện tượng này trong truyền hình quảng bá. + Tiết kiệm được phổ tần nhờ sử dụng các kỹ thuật nén băng tần, tỉ lệ nén có thể lên đến 40 lần mà hầu như người xem không nhận biết được sự suy giảm chất lượng. Từ đó có thể truyền được nhiều chương trình trên một kênh sóng, trong khi truyền hình tương tự mỗi chương trình phảI dùng một kênh sóng riêng. + Có khả năng truyền hình đa phương tiện, tạo ra loại hình thông tin 2 chiều, dịch vụ tương tác, thông tin giao dịch giữa điểm và điểm. Do sự phát triển của công nghệ truyền hình số, các dịch vụ tương tác ngày càng phong phú đa dạng và ngày càng mở rộng. Trong đó có sự kết hợp giữa máy thu hình và hệ thống máy tính, truyền hình từ phương tiện thông tin đạI chúng trở thành phương tiện thông tin cá nhân. Tuy nhiên truyền hình số cũng có những nhược điểm đáng quan tâm:
  • 2. 65 +Dải thông của tín hiệu tăng do đó độ rộng băng tần của thiết bị và hệ thống truyền lớn hơn nhiều so với tín hiệu tương tự. + Việc kiểm tra chất lượng tín hiệu số ở mỗi điểm của kênh truyền thường phức tạp hơn (phải dùng mạch chuyển đổi số-tương tự). 6.1.2 Hiện trạng về truyền hình số Số hóa toàn bộ hệ thống truyền hình nghĩa là chuyển tín hiệu tương tự sang dạng số từ Camera truyền hình, máy phát hình, kênh truyền đến máy thu hình.Việc số hóa hệ thống truyền hình hiện nay (NTSC, PAL, SECAM) chủ yếu là ở khâu phân tích ảnh cho đến đầu vào của máy phát hình (thiết bị Studio) một phần công đoạn trong máy phát hình (điều chế, xử lý tín hiệu) một phần lớn công đoạn trong máy thu hình. Trong thực tế số hóa hoàn toàn cả hệ thống truyền hình là một điều hết sức khó khăn mà chỉ thực hiện số hóa một số khâu quan trọng mà thôi vì truyền hình tương tự còn rất phổ biến, đồìng thời phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị còn rất mới mẽ và đắt tiền. + Sơ đồ khối của hệ thống truyền hình số T.hiệu hình Mã hóa tín Mã hóa Biến đổi t.tự vào hiệu hình kênh tín hiệu Kênh T.hiệu truyền hình Video t.tự ra Giải mã tín Giải mã Biến đổi hiệu hình kênh tín hiệu Hình 6.1 Sơ đồ khối của hệ thống truyền hình số 6.2 Cơ sở biến đổi tín hiệu truyền hình 6.2.1 Biến đổi tín hiệu Video Biến đổi tín hiệu Video tương tự thành Video số là biến đổi thuận, còn biến đổi tín hiệu Video số thành tương tự là biến đổi ngược. Trong hệ thống truyền hình số có rất nhiều bộ biến đổi thuận và ngược. Khi biến đổi tín hiệu Video màu tương tự thành tín hiệu Video màu số ta có thể dùng 2 phương pháp sau: Phương pháp 1: Biến đổi trực tiếp tín hiệu màu tổng hợp NTSC, PAL, SECAM ra tín hiệu số Phương pháp 2: Biến đổi riêng từng tín hiệu thành phần (tín hiệu chói Y, tín hiệu số R-Y và B- Y hoặc các tín hiệu màu cơ bản R, G, B) ra tín hiệu số và tryuền đồng thời theo thời gian hoặc ghép kênh theo thời gian. Phương pháp 2 Biến đổi riêng các tín hiệu thành phần (của tín hiệu màu) thành tín hiệu sô sẽ làm tốc độ bit tăng cao hơn so với việc biến đổi tín hiệu màu Video tổng hợp. Cách này có ưu điểm là không phụ thuộc các hệ thống truyền hình tương tự, thuận tiện cho việc trao đổi các chương trình truyền hình. Cũng có thể giảm tốc độ bit nếu sử dụng mã thích hợp. Do mã riêng các thành phần tín hiệu màu, nên
  • 3. 66 có thể khử được nhiễu qua lại (nhiễu của tín hiệu lấy mẫu với các hài của tải tần màu). Vì những nguyên nhân trên cho nên cách biến đổi số các tín hiệu thành phần (của tín hiệu Video màu tổng hợp) ưu việt hơn cách biến đổi trực tiếp tín hiệu Video màu tổng hợp. Do đó, tổ chức truyền thanh truyền hình quốc tế khuyến cáo nên dùng loại này cho trung tâm truyền hình (studio), truyền dẫn, phát sóng và ghi hình. 6.2.2 Chọn tần số lấy mẫu Công đoạn đầu tiên của quá trình biến đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số là lấy mẫu (có nghĩa là rời rạc tín hiệu tương tự theo thời gian). Do đó tần số lấy mẫu là một trong những thông số cơ bản của hệ thống kỹ thuật số. Có nhiều yếu tố quyết định việc lựa chọn tần số lấy mẫu. Tần số lấy mẫu cần được xác định sao cho hình ảnh nhận được có chất lượng cao nhất, tín hiệu truyền đi với tốc độ bit nhỏ nhất, độ rộng băng tần nhỏ nhất và mạch đơn giản. a. Lấy mẫu tín hiệu Video : Để cho việc lấy mẫu không gây méo, ta phải chọn tần số lấy mẫu thoả mãn công thức Kachenhicop ƒsa ≥ 2ƒmax (ƒmax = 5,5MHz đối với hệ PAL) nghĩa là ƒsa ≥ 11MHz. Trường hợp ƒsa < 2ƒmax sẽ xảy ra hiện thượng chồng phổ làm xuất hiện các thành phần phụ (alias components) và xuất hiện méo, ví dụ như hiệu ứng lưới trên màn hình (do các tín hiệu vô ích nằm trong băng tần video), méo sườn xung tín hiệu, làm nhoè biên ảnh (do hiệu ứng bậc thang), các điểm sáng tối nhấp nháy trên màn hình. Trị số ƒsa tối ưu sẽ khác nhau cho các trường hợp: tín hiệu chói (trắng đen), tín hiệu màu cơ bản (R, G, B). các tín hiệu số màu, tín hiệu Video màu tổng hợp. Cuối cùng việc chọn tần số lấy mẫu phụ thuộc vào hệ thống truyền hình màu. Trong trường hợp lấïy mẫu tín hiệu Video màu tổng hợp phải chú ý đến tần số sóng mang phụ ƒsc, khi chọn ƒsa có thể xuất hiện các trường hợp sau đây: + ƒsa gấp nhiều lần ƒsc, ví dụ ƒsa = 3ƒsc hoặc 4ƒsc (hệ PAL, NTSC chỉ dùng một tần số ƒsc). Hệ SECAM dùng hai sóng mang phụ màu nên không dùng được một tần số ƒsa cho các tín hiệu hiệu số màu. +ƒsa không có quan hệ trực tiếp với ƒsc. Trong trường hợp này ngoài các thành phần tín hiệu có ích sẽ xuất hiện các thành phần tín hiệu phụ do liên hợp giữa ƒsa và ƒsc hoặc hài của ƒsc trong phổ tín hiệu lấy mẫu. Đặc biệt thành phần tín hiệu (ƒsa -2ƒsc) sẽ gây méo tín hiệu Video (tương tự) được khôi phục lại gọi là méo điều chế chéo (Intermodulation). Méo này sẽ không xuất hiện trong trường hợp lấy mẫu và mã hóa riêng tín hiệu chói và các tín hiệu số màu. Trong trường hợp lấy mẫu tín hiệu Video màu tổng hợp cho hệ NTSC, PAL thường thì người ta chọn bằng hài bậc 3 tần số tải màu ƒsc : ƒsa =3ƒsc. ƒsaPAL = 13,3 MHz > 2ƒmaxPAL = 2x5=10MHz hoặc 2x5,5=11MHz. ƒsaNTSC = 10,7 MHz > 2ƒmaxNTSC = 2x4,2=8,4MHz. Nếu chọn ƒsa= 4ƒsc thì cho chất lượng khôi phục rất tốt. Tuy nhiên, nó sẽ làm tăng tốc độ bit tín hiệu số + Nếu tín hiệu truyền đi từng thành phần chất lượng hình ảnh thu được đảm bảo tốt hơn do ảnh hưởng của sóng mang phụ khi lấy mẫu không có. + Tần số lấy mẫu của tín hiệu chói ƒsaY≥ 2ƒmaxY và bằng bội số của tần số dòng.
  • 4. 67 + Tần số lấy mẫu các tín hiệu màu ƒsa(R-Y)(B-Y)≥ 2ƒmax (R-Y)(B-Y) và bằng bội số của tần số dòng. Kết hợp điều này với thực tế người ta chọn: ƒsaY= 13,5 MHz ƒsa(R-Y)(B-Y)= ƒsc= 6,75MHz cho cả 2 tiêu chuẩn: 625⁄ 50 và 525⁄ 60. Tuy nhiên, sự lựa chọn ƒsa theo định lý Kachenhicop thì chưa đủ mà phải thỏa thêm các điều kiện sau: - Tần số ƒsa phải đồng bộ với tần số quét dòng fH. - Tần số ƒsa phải đồng bộ với tần số quét mành ƒV. - Tần số ƒsa phải đồng bộ với tần số ảnh fP, fP= 2ƒV. 6.2.3 Lượng tử hóa tín hiệu Video Qúa trình lượng tử hóa tín hiệu rời rạc (sau khi lấy mẫu) bao gồm việc chia biên độ thành nhiều mức (nhiều khoảng) và sắp xếp mỗi trị của mẫu bằng một mức. Các khoảng chia (khoảng lượng tử) có thể đều nhau và cũng có thể không đều nhau và ta gọi là lượng tử tuyến tính và lượng tử phi tuyến. Trong quá trình lượng tử hóa biên độ của các mẫu nằm trong cùng một khoảng lượng tử (Q) sẽ có biên độ bằng nhau, biên độ này có thể là nằm bậc trên hay nằm bậc dưới của mức lượng tử. Mỗi bậc tương ứng với một mã số nhất định. Nếu ta làm tròn với bậc trên của thang lượng tử thì gọi là lượng tử hóa trên bậc. Nếu làm tròn với bậc dưới thì gọi là lượng tử hóa dưới bậc. Hai phương pháp này gọi chung là lượng tử hóa có thang nửa bậc. Nếu làm tròn với mức ở giữa khoảng lượng tử thì gọi là lượng tử hóa có thang nửa bậc. Loại có thang nửa bậc cho độ chính xác cao hơn (sai số lượng tử nhỏ hơn) so với lượng tử hóa không có thang nửa bậc. Tuy nhiên nó có nhược điểm là nhiễu kênh trống. 6.2.4 Mã hóa tín hiệu Video Mã hóa tín hiệu Video là biến đổi tín hiệu đã lượng tử hóa thành tín hiệu số bằng cách sắp xếp số nhị phân cho các mức lượng tử hóa và ánh xạ của các mức này thành tín hiệu có 2 mức logic “0” và “1”. Theo lý thuyết và thực nghiệm ta có thể dùng mã 8 bit (tức 2 8 =256 mức lượng tử) để mã hóa tín hiệu Video. Nếu số bit tăng độ chính xác của bộ chuyển đổi tăng nhưng tốc độ bit tăng đòi hỏi kênh truyền rộng đồng thời đáp ứng của bộ chuyển đổi thấp. Các mã sử dụng trong truyền hình số có thể được chia thành 4 nhóm như sau: + Các mã để mã hoá tín hiệu truyền hình + Các mã để truyền có hiệu quả cao theo kênh thông tin + Các mã thuận tiện cho việc giải mã và đồng bộ ở bên thu + Các mã để xử lý số tín hiệu trong các bộ phận khác nhau của hệ thống truyền hình số Mã sơ cấp để tạo tín hiệu số ở trung tâm truyền hình, có dạng tín hiệu nhị phân liên tục, các bit 0 và 1 có thể được biểu diễn bằng các phương pháp khác nhau, được phân biệt bằng thời gian tồn tại, cực tính, mức pha… chẳng hạn NRZ, RZ, Biphase (hai pha)… Mã sơ cấp là mã cơ sở để hình thành mã bảo vệ. Mã bảo vệ dùng để tăng cường khả năng chịu đựng nhiễu cho tín hiệu truyền trong kênh thông tin.
  • 5. 68 Tùy theo cách sắp xếp số nhị phân mà ta có các loại PCM (Pulse Code Modulation:Điều chế xung mã) tuyến tính hay DPCM (Diffirent PCM: PCM vi sai). PCM tuyến tính truyền số mức lượng tử (mã nhị phân) còn DPCM truyền tín hiệu số bằng liên hợp các gía trị lượng tử của một vài mẫu. Phương pháp điều chế PCM tuyến tính 8 bit cho kết quả hình ảnh thu được rất tốt. Các hiện tương méo lượng tử giảm đáng kể. Do vậy đối với các hình ảnh yêu cầu chất lượng cao người ta thường dùng loại này (Studio) nhưng nó có nhược điểm là tốc độ bit lớn, kênh truyền phải có băng tần rộng. Tần số lấy mẫu của của tín hiệu Video màu tổng hợp là 13,5MHz. Với mã hóa riêng từng thành phần tín hiệu chói có tần số lấy mẫu là 13,5MHz và các tín hiệu màu có tần số lấy mẫu là 6,75MHz Gọi C là tốc độ bit đơn vị là b ⁄ s. Ta có C = ƒsa.m Vậy CVID tổnghợp = 13,5.8 = 108 Mb ⁄ s CTPC = 13,5.8 = 108 Mb ⁄ s (TPC: thành phần các tín hiệu chói) CTPM = 6,75.8= 54 Mb ⁄ s (TPM: thành phần các tín hiệu màu) ⇒ C= (108 + 2.54) = 216Mb⁄ s Độ rộng băng tần của kênh truyền phải là: W ≥ 3C⁄ 4 WVID tổng hợp ≥ 108.3⁄ 4= 81MHz Wcác thtp ≥ 216.3/4 = 162 MHz (thtp: tín hiệu thành phần) Ta thấy băng tần của kênh truyền rất lớn so với kênh truyền của tín hiệu tương tự (6,5MHz). Muốn truyền đi xa đối với tín hiệu truyền hình số người ta phải giảm tốc độ bit. 6.3 Giảm tốc độ bit trong truyền hình Nếu sử dụng dụng PCM tuyến tính để biến đổi số tín hiệu Video tương tự thì tốc độ bit sẽ tăng rất cao và do đó thiết bị Video số cũng như thiết bị truyền dẫn số cần phải có dải thông rất lớn so với trương hợp tín hiệu Video tương tự. Trong truyền hình số người ta thường lấy tỷ lệ tần số lấy mẫu tín hiệu chói và tần số lấy mẫu tín hiệu các tín hiệu số màu để đánh giá chất lượng hình ảnh. ƒsY : ƒsc:R-Y : ƒsc:B-Y 4 : 4 : 4 chất lượng cao nhất 4 : 2 : 2 chất lượng cao 4 : 1 : 1 chất lương trung bình 2 : 1 : 1 (dùng cho thoại truyền hình ) Việc giảm tốc độ bit dựa vào các yếu tố sau: + Nguồn tín hiệu Video được xem như nguồn có nhớ. Các thông tin được truyền trên 2 dòng kề nhau chỉ khác nhau rất ít và được xem là giống nhau. Nó cũng đúng cho cả hai mành (nửa ảnh) và 2 ảnh kề nhau. Hay nói cách khác : Một số thông tin nhất định trong tín hiệu Video có thể được khôi phục lại ở đầu thu mà không cần truyền đi nó. + Dựa vào những đặc điểm sinh lý của mắt người : độ nhạy của mắt, các đặc điểm về phổ của mắt, khả năng phân biệt của mắt, độ lưu ảnh của võng mạc nên không cần truyền đi toàn bộ thông tin chứa trong các dòng và các mành hoặc các ảnh liên tục, các tín hiệu không truyền đi đó gọi là tín hiệu dư thừa (Redundanced Video Signal)
  • 6. 69 + Để giảm tốc độ bit truyền hình số còn thực hiện chọn mã thích hợp có thể thực hiện theo các nhóm sau: + DPCM: PCM phi tuyến, PCM có dự báo, PCM vi sai. + Mã chuyển vị (chuyển đổi). + Mã nội suy và ngoại suy. Trong đó: PCM đòi hỏi tốc độ bit cao. DPCM sử dụng đặc trưng thống kê ảnh và tín hiệu Video và cũng như đặc điểm của mắt người cho phép làm giảm tốc độ bit nên trong truyền hình số người ta thường dùng phương pháp điều chế xung mã vi sai hơn cả. 6.4 Số hóa tín hiệu ở Studio 6.4.1. Sơ đồ khối của kênh hình của Trung tâm truyền hình Camera ADC Telecine ADC Đường truyền Trộn Tổg hợp số B.đổi VTR ảnh mã B.đổi T.hiệu Xung đồng hồ VTR mã đồng bộ và lấy mẫu Đường truyền Đ.bộ Đ.bộ Hình 6.2 Sơ đồ khối của kênh hình của Trung tâm truyền hình Mục đích : Số hóa toàn bộ khâu sản xuất chương trình truyền hình. Các tín hiệu Video (ra từ Camera, Telecine...) qua bộ biến đổi DAC để chuyển sang dạng số, đến thiết bị trộn. Tín hiệu ra từ thiết bị trộn có thể được ghi hình VTR số, hoặc truyền dẫn đến các Studio khác hoặc máy phát. Thiết bị đồng bộ tạo tín hiệu đồng bộ,các tín hiệu đồng hồ và xung lấy mẫu cho các thiết bị số. 6.4.2. Các tín hiệu số ở Studio Tiêu chuẩn NTSC : 525/60, ƒMax = 4,2MHz ; ƒH = 15750Hz ; TH= 63,555µs Tiêu chuẩn PAL : 625/50, ƒMax= 5,5MHz ; ƒH= 15625Hz ; TH= 64µs Tín hiệu Video trong Studio bao gồm : Tín hiệu chói Y với fS/Y = 13,5MHz, mã PCM tuyến tính, 8bit/1pixel Tín hiệu hiệu số màu C : fS/C = 6,75 MHz, mã PCM tuyến tính, 8bit /1 pixel Tín hiệu số được tạo theo 3 cách : + Nối tiếp, ghép kênh theo thời gian thành một dòng : tốc độ bit 216Mb/s, môt kênh truyền, băng tần cỡ 150 MHz, ưu điểm là chỉ có 1 mạch chuyển đổi. + Song song 3 tín hiệu (cho 1 kênh hình): tốc độ bit 108Mb/s, 54Mb/s, 54Mb/s; số kênh là 3 kênh hẹp; ưu điểm từng băng tần hẹp, nhược điểm là nhiều đường truyền + Nối tiếp song song (ghép kênh theo thời gian và truyền song song) :kết hợp giữa 2 cách trên. 6.4.3. Bộ nhớ ảnh số
  • 7. 70 Bộ nhớ ảnh số trong khâu xử lý tín hiệu số, cho phép tạo được nhiều hiệu ứng đặc biệt. Giả sử số mẫu trên 1 dòng là 720, số dòng là 625 Nên 1 ảnh có : 720×625 = 450.000 mẫu (điểm ảnh trên 1 ảnh) Mà 1 mẫu tương ứng với 8 bit nên dung lượng bộ nhớ 1 ảnh cần khoảng 8×1/2triệu ≈ 4Mbit Hiện nay người ta sử dụng riêng bộ nhớ hình ảnh số cho từng tín hiệu Y : dùng bộ nhớ 4Mbit C : dùng bộ nhớ 2Mbit Có 2 phương pháp : + Bộ nhớ ảnh số theo nguyên tắc làm trễ tín hiệu (nguyên lý ghi dịch) τ τ τ τ τ vào . .. Mạch Xử ra H ... H H lý T T T Hình 6.3 Bộ nhớ ảnh số theo nguyên tắc làm trễ tín hiệu Bộ nhớ đồng thời đọc các mầu của tín hiệu Video trễ 1 khoảng thời gian : 1, 2, 3...điểm ảnh (τ ) 1, 2, 3...dòng hình (H) tập hợp các mẫu này có thể được dùng để hạn chế 1, 2, 3...mành (T) độ dư thừa thông tin trong tín hiệu Video + Bộ nhớ theo nguyên tắc ghi đọc tùy ý Vào (Video số) Bộ nhớ ra (Video số) Tạo địa chỉ ghi Tạo địa chỉ đọc Xung chuẩn Điều khiển Hình 6.4 Bộ nhớ ảnh số theo nguyên tắc ghi đọc tuỳ ý
  • 8. 71 Tín hiệu Video số được ghi vào bộ nhớ theo địa chỉ nhờ mạch điều khiển (theo xung nhịp đồng hồ, đồng bộ với tín hiệu ghi) Việc đọc ra được điều khiển bằng bộ tạo địa chỉ, đọc theo phương pháp dịch chuyển (nhờ mạch điều khiển theo xung nhịp đồng hồ đồng bộ với tín hiệu chuẩn) Bộ nhớ này được dùng nhiều trong xử lý tín hiệu Video, tạo hiệu ứng đặc biệt, sửa lỗi thời gian, biến đổi tiêu chuẩn truyền hình, giảm nhiễu đồng bộ ảnh... 6.5 Các hệ thống truyền hình số quảng bá Truyền hình quảng bá là truyền hình số kết hợp với công nghệ nén số cho ưu điểm nổi bật là tiết kiệm được bộ nhớ và tiết kiệm kênh truyền. Một kênh truyền hình quảng bá truyền thống khi truyền tín hiệu truyền hình số có thể truyền trên 6 chương trình và mỗi chương trình có thể kèm theo 2 đến 4 đường tiếng. Ứng dụng kỹ thuật truyền hình số có nén có thể truyền một chương trình truyền hình độ phân giải cao HDTV trên một kênh thông thường có băng thông (6-8)MHz, điều mà kỹ thuật tương tự không thể giải quyết được. Truyền hình số có nén được sử dụng rộng rãi cho nhiều cấp chất lượng khác nhau. Từ SDTV có chất lượng tiêu chuẩn đến HDTV có chất lượng cao với tốc độ bít từ 5-24Mb/s, được truyền dẫn và phát sóng qua cáp, qua vệ tinh và trên mặt đất. Có rất nhiều tiêu chuẩn nén dùng cho truyền hình số: MPEG-1, 2, 3, 4, 7…(Moving Picture Experts Group). Việc phát chương trình quảng bá truyền hình số (digital video broadcasting DVB) chủ yếu sử dụng tiêu chuẩn nén MPEG – 2, nó có phương thức sửa mã sai; căn cứ vào các chương trình multimedia, sẽ chọn lựa các phương thức điều chế tương ứng và biên mã của các đường thông tin. Hiện nay có ba tiêu chuẩn truyền hình số có nén dùng trong truyền dẫn và phát sóng là DVB (châu Âu), ATSC (Mỹ), ISDB-T (Nhật), trong đó DVB tỏ ra có nhiều ưu điểm và có khoảng 84% số nước trên thế giới, trong đó có VN lựa chọn sử dụng. Mô hình hệ thống truyền dẫn DVB được mô tả như hình vẽ dưới đây: Dòng chg trình 1 Truyền đa Mã hoá đầu Điều chế Đến mạng chương trình cuối cáp QAM cáp Dòng chg Ghép trình 2 kênh Truyền đa Mã hoá Điều chế Đến vệ chương chương trình kênh QPSK tinh trình Dòng chg Đến máy trình n Truyền đa Mã hoá Điều chế phát sóng chương trình kênh COFDM trạm mặt Truy cập có đất điều kiện Hình 6.5 Mô hình hệ thống truyền dẫn DVB Sau khi xác định các tiêu chuẩn của phát truyền hình số DVB, do các sự truyền tải Multimedia khác nhau, lĩnh vực ứng dụng khác nhau nên DVB đã được tổ
  • 9. 72 chức và phân chia thành một số hệ thống, cụ thể là hệ thống quảng bá truyền hình số vệ tinh DVB–S (Satellite); hệ thống quảng bá truyền hình số hữu tuyến DVB–C (Cable); hệ thống quảng bá truyền hình số trên trái đất DVB–T (Terrestrial); hệ thống quảng bá truyền hình số vi ba DVB–M (Microwave); hệ thống quảng bá truyền hình số theo mạng tương tác DVB–I (Interact); hệ thống truyền hình số hệ thống cộng đồng DVB–CS (Community System),v.v . 6.5.1 Hệ thống quảng bá truyền hình số hữu tuyến DVB-C Đặc điểm chung: DVB-C: Hệ thống truyền dẫn qua cáp sử dụng độ rộng kênh truyền 7-8MHz, điều chế QAM với 64 trạng thái (64-QAM), tốc độ dữ liệu cực đại từ lớp truyền MPEG-2 là 38,1Mb/s. Trong mạng truyền hình hữu tuyến do tín hiệu hình ảnh được truyền tải trên đường dây cáp đồng trục nên nó ít bị can nhiễu bên ngoài. Trong các nguyên tắc DVB đã qui định sử dụng các phương thức điều chế QAM, căn cứ vào trạng thái môi trường truyền tải có thể sử dụng các tốc độ điều chế khác nhau như 16-QAM; 128- QAM; 256-QAM . Tín hiệu từ vệ tinh Máy thu Bộ giải điều vệ tinh số chế số Bộ trộn Tín hiệu từ vệ tinh Máy thu Bộ giải điều Mạng hữu vệ tinh số chế số tuyến Tín hiệu Máy từ vệ tinh Máy thu Bộ giải điều phát vệ tinh số chế số Hình 6.6 sơ đồ khối hệ thống truyền hình số hữu tuyến Hình 6.6 là sơ đồ của hệ thống quảng bá truyền hình số hữu tuyến . Nếu tín hiệu truyền hình lấy nguồn từ vệ tinh thì cần một máy thu vệ tinh số IRD (Integrated Receiver Coder) để thu các chương trình khác nhau và chuyển đổi thành dòng dữ liệu MPEG-2, đối với tín hiệu thị tần – âm tần AV thì cần bộ giải nén biên mã số để giải mã tín hiệu, tạo ra dòng dữ liệu MPEG-2. Nguồn tín hiệu khác nhau sẽ tạo ra dòng dữ liệu MPEG-2 ở bộ trộn nhiều đường số để tiến hành trộn và thu được dòng tín hiệu có tốc độ cao hơn . Sau đó tín hiệu này đưa vào bộ điều chế QAM, bộ biến tần để đạt được dải tần cần thiết cho mạng truyền hình hữu tuyến. 6.5.2 Hệ thống quảng bá truyền hình số vệ tinh DVB–S Đặc điểm chung: DVB-S: Hệ thống truyền dẫn qua vệ tinh DVB-S có các đặc trưng như sau: Sử dụng băng tần băng C và KU, điều chế số QPSK, tối ưu hoá cho từng tải riêng cho từng bộ phát đáp (Transponder: thiết bị thu phát trên vệ tinh) và công suất hiệu dụng, tốc độ dữ liệu cực đại từ lớp truyền MPEG-2 là 38,1Mb/s. Bộ mã hóa MPEG Bộ Bộ Bộ đổi Phát lên Bộ mã hóa trộn điều tần lên vệ tinh MPEG nhiều chế đường QPSK Bộ mã hóa MPEG Hình 6.7 Sơ đồ khối hệ thống quảng bá truyền hình số vệ tinh
  • 10. 73 Nguyên lí quảng bá truyền hình số vệ tinh trình bày ở hình 6.7. Thông tin âm tần và thị tần và các tín hiệu số trước tiên sẽ đi qua bộ nén biên mã số MPEG 2 (ENC) tiến hành việc nén biên mã , tín hiệu truyền hình số với tốc độ trên 200Mb/s được nén xuống còn 6Mb/s, dòng số liệu MPEG-2 bị nén nhiều đường sẽ được đưa vào bộ trộn nhiều đường số tiến hành việc trộn, ở ngõ ra sẽ nhận được dòng mã MPEG-2 có tốc độ càng cao hơn. Căn cứ vào yêu cầu, các chương trình truyền hình cần truyền tải sẽ được thực hiện việc mã hóa, sau đó dòng số liệu MPEG-2 được đưa vào bộ điều chế số QPSK. Cuối cùng tiến hành biến tần, tín hiệu QPSK được điều chế tới trung tần IF, đạt tới tần số vi ba cần thiết của dải sóng C hoặc K U, thông qua anten phát tiến hành phát xạ lên truyền hình vệ tinh. Sơ đồ khối của hệ thống thu truyền hình số vệ tinh như hình 6.8. Tín hiệu vệ tinh qua bộ biến tần LNB, máy thu vệ tinh số IRD (integrated receiver coder ) sẽ tiến hành việc giải điều chế QPSK, giải mã đưa ra tín hiệu âm tần và thị tần, nếu dùng đầu nối thu CATV ở trước thì mạng truyền hình hữu tuyến có thể được chia thành phương thức truyền tải tương tự và phương thức truyền tải số. Trong phương thức truyền tải tương tự thì số đường truyền đạt và số lượng máy thu bằng nhau, do tín hiệu đầu ra của máy thu vệ tinh số IRD là AV cho nên cần phải dùng các bộ điều chế tương tự với các kênh tần khác nhau để truyền tải tín hiệu tới hộ dùng. Tín hiệu từ vệ A tinh Bộ Máy Tivi biến thu vệ thông tần tinh số V thường Hình 6.8 Sơ đồ khối hệ thống thu truyền hình số 6.5.3 Hệ thống quảng bá truyền hình số trên mặt đất DVB –T Đặc điểm chung: DVB-T: Hệ thống phát sóng số trên mặt đất DVB-T sử dụng độ rộng kênh 7- 8MHz, tốc độ dữ liệu cực đại từ lớp truyền MPEG-2 là 24Mb/s. Người ta sử dụng phương pháp điều chế số mã hoá ghép kênh theo tần số trực giao COFDM do sự truyền tải của hệ thống quảng bá truyền hình số trên mặt đất tương đối đặc biệt, có Tín hiệu từ Máy thu hiện tượngtinh xạ tín hiệu nhiều lần, can nhiễu rất nghiêm trọng. vệ phản vệ tinh số Bộ trộn nhiều đường Tín hiệu từ vệ tinh Máy thu Bộ điều chế số vệ tinh số Bộ mã hóa Bộ nâng tần A V MPEG - 2 VHF UHF A Bộ mã hóa V MPEG - 2 Hình 6.9 Sơ đồ khối hệ thống DVB-T
  • 11. 74